PDA

View Full Version : Tu Giữa Chợ



tonthattue
08-26-2012, 12:06 PM
Tu giữa chợ
Cách nay đã hơn mười bốn năm, khi còn đứng bán rau cải cho một farmer market phía bắc Atlanta, một hôm xe hư, tôi phải nhờ ông bạn đồng hương chở về nhà. Câu chuyện hôm nay hầu quí vị bắt đầu từ một ngã tư với bốn bản stop.
Khi chúng tôi stop thì phía kia có một chiếc xe ngừng chừng hai giây chậm hơn. Đến phiên xe chúng tôi thì tài xế nầy đưa tay “mời đi”. Ông bạn tôi vừa nhấn ga thì đã chưởi thề bằng tiếng Đức, nếu qua tiếng Mỹ thì nhiều chữ F. Đại để tôi cứ tưởng tượng nguyên văn như sau.
Xe mình đến trước mà nó còn đạo đức giả nhường cho mình đi. Cái thứ ân huệ rẻ tiền cướp dựt đầy rẩy trên xứ Mỹ. Bọn lưu manh dạy cho con nít lúc nào cũng trả lời OK, tuy gần chết. Sau một cuộc đi xa đầy tai ách như xe nổ lốp gần chết, bị móc túi, bị hotel lột sạch ví v.v… mà vẫn nói là chuyến đi tuyệt diệu chưa từng có, một khi có ai hỏi. Bọn nầy quả là trí trá, rẻ tiền làm sao qua mặt được tôi. Tôi đi guốc trong bụng chúng nó.
Tử ngã tư stop bốn phía nầy đến nhà tôi chừng mười năm phút. Thời gian đó ông bạn đồng liêu phát thanh đều trên một đề tài duy nhất về những thứ bịp bợm như rút thăm, free cái nầy, free cái kia. Những thư mời credit card có những chữ thật to đều rỗng tếch, những chữ nhỏ xí không đọc ra là những cái thòng lọng siết cổ mình.
Thính giả duy nhất ngồi kề là tôi. Những điều ông vừa nói kê khai ở đoạn ngay trên là những điều đúng, nhất là lối viết quanh co trong các văn tự pháp lý để nói những điều rất đơn giản, cố ý đẩy người vào nợ nần vô lối. Nhưng mấy điều ông ta nói về người tài xế ngẫy tay ở ngã tư làm tôi suy nghĩ. Tôi đã tìm mọi cơ hội nói cho ông bạn biết cảm nghĩ riêng của tôi. Nhưng không có. Mãi cho đến hôm từ giả để đi làm một nơi gần nhà tuy ít tiền, tôi can đảm nói vì nghĩ rất khó gặp lại, vã lại lúc ấy ông cũng đầy cảm khái của cảnh chia tay.
Câu chuyện tuy đơn giản chỉ có thế nhưng nó có thể mở đầu cho những lời bàn dài dòng, kéo theo những lý thuyết và những quan điểm tôn giáo liên hệ. Tôi cũng có vài suy nghĩ trong phạm vi nhỏ hẹp của một người – không khiêm nhượng giả dối mà nói là vô học, không dốc phách nói là học giả - một người tròm trèm dăm ba chữ của Thánh Hiển. Nhưng tôi chỉ nói rất ít với ông bạn. Từ lúc chia tay đến nay đã 12 năm, từ lúc ngừng ở bản stop đến nay đã 15 năm. Tôi không dám - cũng như không có thì giờ - luận bàn. Đại để tôi chỉ nói tóm lược như sau.
Trừ phi khi bạn có khả năng đi guốc trong bụng người (read the mind…) đoan chắc người kia nghĩ ra sao; người kia đưa tay mời đi để nói với bạn: thưa ông, tôi công nhận quyền ưu tiên tới trước của ông, tôi cho ông biết rằng tôi ngừng chờ, không như nhiều kẻ khác dành đường gây tai nạn. Xin ông tiến hành (proceed), tôi sẽ không đưa xe ra giữa đường để hai xe của chúng mình hôn nhau. Chào bình an.

HoangVan
08-26-2012, 05:54 PM
~o) .. Cám ơn anh Tuệ chia sẻ một câu chuyện dễ thương . Và tôi cũng hoan nghênh anh không phí thời giờ luận bàn . Có 2 điều được người chỉ lại, tôi xin đem ra đóng góp theo ý bài :



1_ nói ra là sai rồi .. càng nói lại càng sai ..
2_ mọi việc đến từ không và sẽ về không .. nếu thấy được điều này thì tâm an .. @};-



Tôi cũng đã từng có lúc nóng nảy và phán xét như anh bạn tài xế, nhưng biết đâu sự thật có thể chỉ là .. phía bên kia muốn đi gấp mà thấy bên mình còn cẩn thận nên ra dấu mời mình đi .. cho nó nhanh .. :)

Vâng, tu là sửa chữa bộ máy của mình, và giữa chợ trong cái xô cái đẩy thì mau nhận ra chỗ hư hỏng .. ~o) @};- :)

Triển
08-26-2012, 09:32 PM
Vâng, tu là sửa chữa bộ máy của mình, và giữa chợ trong cái xô cái đẩy thì mau nhận ra chỗ hư hỏng .. ~o) @};- :)



.....tu tập chỉ có thể tu tại gia, hoặc đến chùa, lên nhà thờ. Tu mà ra giữa chợ ngồi tu chỉ có hai lý do: truyền đạo, hoặc muốn tranh luận với đạo khác.

Thứ nhất, công thức của truyền đạo thông thường theo tâm lý, là đến tận nhà người ta để truyền bá đạo, chứ không lái xe đến ngã tư có bảng xì tốp còn đính kèm thêm pho quay. Xin phép cho tôi được gắn thêm cái bảng mới, ngay bên dưới bảng phụ pho quay, giải thích cho cái bảng phụ pho quay đó: nô quay! Bởi vì cái luật giao thông có phần quái đản này tự nó đã đi vào ngỏ cụt.

Thứ hai, nếu đã không lái xe đến ngã tư đòi truyền đạo, mà chỉ muốn tranh luận rồi vẫy tay vẫy chân nhường quyền ưu tiên, ưu bụt thôi, thì trên căn bản đã có vấn đề nằm trên hai phương diện: thời gian và không gian. Về không gian, cái ngã tư vốn dĩ chỉ để đi ngang qua, không phải là chỗ để ngừng lại ngồi chiêm nghiệm cái sự đời kéo theo hậu quả đến muộn, về trễ. Về thời gian, càng dừng lâu ở ngã tư càng gây đình trệ giao thông rồi sinh ra giận dữ phát tiết về quyền ưu tiên ưu bụt: em rất đúng còn anh thì đã quá sai. Dẫu sao nếu muốn tranh luận nghĩa là không phải tu. Bởi vì còn tu tập nghĩa là tâm chưa thanh tịnh, tâm chưa thanh tịnh mà đến chỗ ồn ào, cốt chỉ để chứng minh cái ngược đời chứ làm sao tu?

Sau cùng là mọi sự tranh chấp cần có cảnh sát can thiệp và giải quyết. Không giam giữ thì cũng treo giò treo cẳng vì lý do lái xe leo lề. Phó thường dân nên giữ thân phận là hơn, nếu cố gắng bày tỏ thái độ và hành vi theo dân chủ e rằng dân giả cũng vi hiến chứ nói chi quan thật. Bởi vì luật pháp cần kiện cáo có bằng cớ và tên tuổi, chứ nói ong nói bướm thì chiếu theo luật pháp gọi là một hiện hành dân chủ mất trật tự.

:))



http://4.bp.blogspot.com/-doTjyDPJQfA/ToEhCwEbNdI/AAAAAAAAAxU/UxErZ6tLNqs/s1600/00034854%2B4-Way%2BStop.jpg

Tuấn Nguyễn
08-27-2012, 02:15 AM
.....tu tập chỉ có thể tu tại gia, hoặc đến chùa, lên nhà thờ. Tu mà ra giữa chợ ngồi tu chỉ có hai lý do: truyền đạo, hoặc muốn tranh luận với đạo khác.
:))
Anh Tr ơi! tôi nhớ hình như có một câu mà đại để là đề cao việc tu giữa chợ. Đi từ dễ tới khó: Tu ở chùa, tu ở nhà, tu ở chợ.
Và người nào mà tu được ở chợ thì người ấy mới đúng là "siêu tu"!

Triển
08-27-2012, 03:52 AM
anh Tuấn,

tu tập vô bờ bến, câu hỏi được đặt ra sẽ là: thế nào là "siêu tu"?

Ở Việt Nam ngoài việc ở chợ có "thầy cúng" ra, thì còn các vị tu sĩ Nam Tông, bữa trưa đi chậm chạp khất thực, nhờ sự hỗ trợ của thập phương bá tánh. Lúc ôm bình bát đi lòng vòng đó, họ sống trong thế giới tụng niệm của họ, không màn chuyện đời. Còn các thầy các cha bên Thiên Chúa giáo thì tôi chưa thấy ra chợ bao giờ.
Các hội đoàn tăng ni Phật giáo, hoặc Thiên Chúa giáo đi khắp nơi ủy lạo đồng bào nghèo khổ, kém may mắn là hành vi làm việc thiện, bác ái, tạo phước cho bá tánh chứ không phải làm vậy để có phước cho mình, để tu cho mình.

Có thể là tôi u mê không nhận ra được hình tướng chân như trong việc tu tập ở chợ đời. Tôi chỉ thấy có kết quả trái ngược, thiên hạ đánh nhau rầm rầm mà thôi.

HX
08-27-2012, 06:47 AM
Mém chút nữa là bị mấy lời "u mê" ở trên kia của anh 5 Triển thuyết phục :) j/k

Triển
08-27-2012, 07:41 AM
Sau khi xem đoạn phim hơn nửa giờ của vị sư Hằng Trường thuyết giảng, thì HX có được trí huệ bát nhã nào về chuyện ra chợ ngồi tu? HX giải thích xem sao, chứ tôi vẫn còn u mê chưa hiểu ra đó? Tôi thấy ở nhà hay lên chùa ngồi tu sướng hơn nhiều. Cái điều quan trọng là không phải thuyết phục ai điều gì mà họ không thích nghe và không có lợi ích chi cho việc tu tập của chính mình. ;)

Thoa
08-27-2012, 07:46 AM
Tu giữa chợ vẫn còn thua tu giữa phố xa.

Hương-Trầm
08-27-2012, 08:06 AM
Mừng đại-ca ghé bến Tâm Tình êm-ả.
-" Thứ nhất là tu tại nhà
Thứ hai tại chợ, thứ ba tại chùa".
Tu được ở chợ là có được huyền đai đệ nhị đẳng. Hy-vọng chữ Nhẫn đã viên tròn chứ không phải viên ... dẹp.
Kính mừng.
Thân kính,

Hương-Trầm

tonthattue
08-27-2012, 08:29 AM
người khách lạ
tôn thất tuệ

Mây hạ thấp đưa người qua phố vắng
phố xa xăm phố ngắn khách đứng chờ
mua một cõi lòng đời sương tạnh
mua một thời vắng bóng nét trầm kha.

Trái bí đỏ vàng tươi giờ tan học
khấc khổ qua xanh ngọc ngón tay lành
lũ cà tím áo ai ngày nắng mới
thoảng hương trà vương vấn khối tình ngâu.

Người khách lạ xin mua ngàn thứ
nhét cho vừa túi nhạc lưng trời
bình mực cạn đong đầy mùa giao hưởng
thả rêu phong mái ngói xa vời.

Người khách lạ mời mua hành lý
ai mua giúp chiều mưa ngày cát bụi
đổ trên thây phấn nhạt hoa lài
xin bày bán những giờ chiêm nghiệm
bút dư thừa như dáo mác lãng du
lúc Hạng Võ vào đường bí tử.
Người khách lạ bán đứt dòng tâm cảm.
Không người mua, ai mấy thiết tha.

Mua rất nhiều bán chẳng được chi
người khác lạ cười tươi trong khối óc
nở thành hoa trên vũng bùn sình
ôm thế sự ngàn mây trong kẻ tóc
ngửa bàn tay hứng hết cả dòng đời.-

xứ lạ cô đơn 1985

Tuấn Nguyễn
08-27-2012, 08:51 AM
Tôi không dám luận về việc tu hành, nhưng theo ý tôi thì tu ở chợ mà tu được thì người đó đã trải qua việc thử thách trong "cõi ta bà". Chứ còn tu mà như anh Triển nói là thích tu ở chùa "sướng" hơn thì chính chữ "sướng" tự nó đã nói lên một điều gì đó mà hình như dị ứng với "tu".
Ở VN ngày nay, có một số người tu còn sướng hơn là "đã được lên thiên đường". Do đó họ không muốn tu đắc đạo. Chỉ muốn tu trong nước CHXHCNVN thôi! Ôi! sướng rên mé đìu hiu!
Vừa rồi đọc báo tôi lại thấy dân Thái Lan biểu tình phản đối một số nhà sư. Họ tụng kinh theo điệu Hit hop!

Triển
08-27-2012, 09:16 AM
Đọc xong câu bình loạn của anh Tuấn tôi càng thấy tâm đắc cái ý tưởng ngồi tu nhà "sướng" hơn của tôi, và cái lý do tôi từng hỏi anh Hàn Sinh là có phải Phật tử không mới luận bàn sống chết có kết quả nhãn tiền ngay ở anh Tuấn, cứ như tái sinh vậy. :) Tôi không có lợi, đối phương không có lợi, mà Phật giáo cũng không có lợi gì. Chẳng ai có lợi lộc gì cả. :) - Chỉ hơn thua nhau dăm ba câu, rồi chạy tít vào một góc nói bóng nói gió, tu ở chợ là rứa sao? ;)

catvan
08-27-2012, 10:07 AM
người khách lạ
tôn thất tuệ

Mây hạ thấp đưa người qua phố vắng
phố xa xăm phố ngắn khách đứng chờ
mua một cõi lòng đời sương tạnh
mua một thời vắng bóng nét trầm kha.

Trái bí đỏ vàng tươi giờ tan học
khấc khổ qua xanh ngọc ngón tay lành
lũ cà tím áo ai ngày nắng mới
thoảng hương trà vương vấn khối tình ngâu.

Người khách lạ xin mua ngàn thứ
nhét cho vừa túi nhạc lưng trời
bình mực cạn đong đầy mùa giao hưởng
thả rêu phong mái ngói xa vời.

Người khách lạ mời mua hành lý
ai mua giúp chiều mưa ngày cát bụi
đổ trên thây phấn nhạt hoa lài
xin bày bán những giờ chiêm nghiệm
bút dư thừa như dáo mác lãng du
lúc Hạng Võ vào đường bí tử.
Người khách lạ bán đứt dòng tâm cảm.
Không người mua, ai mấy thiết tha.

Mua rất nhiều bán chẳng được chi
người khác lạ cười tươi trong khối óc
nở thành hoa trên vũng bùn sình
ôm thế sự ngàn mây trong kẻ tóc
ngửa bàn tay hứng hết cả dòng đời.-

xứ lạ cô đơn 1985

Chào anh Tuệ,
V đọc bài này nhớ nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu đã rao hồi lâu lắm: " buồn này ai có mua..." :D

Và gần đây hơn là ông Đồng Đức Bốn:

Chợ buồn đem bán những vui
Đã mua được cái ngậm ngùi chưa em

Tuấn Nguyễn
08-27-2012, 08:43 PM
- Chỉ hơn thua nhau dăm ba câu, rồi chạy tít vào một góc nói bóng nói gió, tu ở chợ là rứa sao? ;)
Ôi! anh Triển ám chỉ ai vậy? Anh làm tôi cảm thấy nhột.

Triển
08-27-2012, 10:08 PM
tôi không có nói anh, tôi nói tính cách chung một số tình trạng bài viết đăng trong diễn đàn, hoặc là ở mạch này. Phần anh có chuyện, xin phép tôi nói thẳng theo tôi thấy là anh nói huỵch tẹt, không có nói quanh co, nói thẳng ra. Như ít lâu chuyện thiên hạ trộm bài của anh đăng ở đâu đó chẳng hạn. Ngoài ra anh không có tuyên bố, hoặc tỏ ra am hiểu việc "tu giữa chợ", mà anh chỉ hơi phóng đại cho tôi nghe việc tu giữa chợ là siêu tu hay là ultra tu, mega tu chi đó thôi anh Tuấn. :)

hoài vọng
08-28-2012, 12:01 AM
....... việc tu giữa chợ là siêu tu hay là ultra tu, mega tu chi đó thôi anh Tuấn. :)
Vậy nếu tôi " ôm " một chai ngồi tu giữa chợ thì thuộc loại tu gì anh Triển ?

RaginCajun
08-28-2012, 04:08 AM
Vậy nếu tôi " ôm " một chai ngồi tu giữa chợ thì thuộc loại tu gì anh Triển ?... hà hà... là super tu! :P

ntđl
08-28-2012, 07:15 AM
*

Tôn Thất tiên sanh.
Xin vái chào làm quen với ông.

Cám ơn ông bài viết Tu Giữa Chợ. Cám ơn luôn mấy ý kiến của bạn đọc trong mạch bài này.
Để tui lòng vòng mần màn châm dầu nhớt lấy trớn cái héng ông Tôn Thất.

Số là dzầy : Tui nhận lầm ông với một ông khác cùng tên cùng họ. Lúc trước ông ni vốn 'đồng... hobby" với tui, cùng trong nhóm bơi lội, lâu rồi hổng thấy ông nữa, hỏi vợ chồng cô em ông (cũng đồng nghiệp bơi lội) thì cô biểu vì sức khoẻ ông hổng còn tráng kiện như xưa. Cái dzồi... thấy tên ông xuất hiện trong phố, tui làm lơ, sợ la làng ông sẽ hết hồn. Hôm bữa tình cờ gặp ông ngoài chùa mới biết bé cái lầm, người giống người nhưng thiệt là hổng phải !

Ông Tôn Thất, tui nói vầy hổng biết trúng trật thể nào - ai thấy sai làm ơn dạy dùm tui mang ơn.

Dà, tui hiểu tu ở đây chỉ ra chuyện tu tâm dưỡng tánh giữ gìn ngôn từ lời nói hành vi với người xung quanh chớ hổng hàm thêm bất cứ một ý nghĩa nào khác.
Thành dza mới có dzụ - nhớ đại khái héng - "thứ nhứt là tu tại gia, thứ nhì tại chợ, thứ ba tại chùa".
Nơi chốn tu tùy gu tùy taste, dễ khó hay sướng khổ là nhận định riêng của từng người.
Nói vậy để kết luận (vững nhưng hổng chắc... lắm) rằng tu ở đây cốt hổng phải để thành chánh quả nghĩa là lên niết bàn, nhưng để thành "phó quả" nghĩa là tạo an bình hiền hoà cho chính mình và tha nhơn.

Bời dzậy, dzì thế, cho nên...
Tu tại gia là tu cho gia đình mình, cái ni còn hạn hẹp lắm cà, công quả của mình chỉ gia đình mình hưởng. Tu tại chợ là tâm đã mở thêm được chút xíu cho bạn hàng và khách hàng, chừng tại chùa thì cái tâm đã bát ngát hơn vì chúng sanh đồng loại.

Nói vậy rồi tui bỗng sanh lòng tư lự khi "evaluate" chuyện tu. Sướng khổ khó dễ của chỗ để tu... chỗ nào thân tâm bị chia trí nhứt thì tu khó nhứt. Tui tin rằng chuyện chia đẳng cấp tu (nhứt nhì ba) trong câu nói ni hoàn toàn ước lượng theo kết quả (tính bằng con số, ở đây là số người) tạo thành.
Hy vọng là nếu có sai, tui cũng hổng nhiều... lắm !

*

Câu chuyện tu tại chợ giữa chủ xe và khách quá giang xe, theo tui, nó chỉ là cái suy nghĩ khác biệt do khả năng nhận thức giữa hai người trước cùng một sự việc.
Giả như sự việc xảy ra trong tình trạng tu tại gia, thì ông khách quá giang sẽ nín thinh. Mi lầm cứ việc lầm... tiếp, chẳng mắc mớ chi tới ta dzáo nạo.
Nhưng đề bài là tu tại chợ heng, thành tác giả cho ông khách quá giang lên tiếng 12 năm sau đó. Điều này phải hiểu như là sau 12 năm dài, con đường tu của ông khách đã xa hơn một đoạn rồi.
(Biết đâu... trong 12 năm nữa, ông khách sẽ vào chùa công quả, mần màn sám hối dùm cho kép chủ xe này và tất cả những kép chủ xe nóng nảy khác của thế giới !)

Tui nghĩ câu chuyện Tu Tại Gia của ông Tôn Thất hổng mang ý hướng "lầu bầu" bất cứ một ai đang tham gia mạch bài này.
Tác giả đã cho người quá giang chờ tới 12 năm dài mới lên tiếng với tài xế, và chỉ lên tiếng khi ông biết là không còn cơ hội gặp lại.
Còn chúng ta, những người đang nói chuyện, ta vẩn cứ ở đây, có ai sắp đi xa hay đi luôn đâu nào. Yên trí lớn đi héng.
Xin hết.

TB : Tui vốn có tật lắm điều hổng bỏ, chưa bỏ đặng. Só-dzy với bà con chuyện già hàm của tui trong mạch bài này.
Dà, chữ tiên sanh thì tui xài hoài và xài trong ý kính trọng. Hồi bữa kêu ông HS là tiên sanh rồi bị ông ấy hiểu lầm. Trong cái rủi luôn luôn có cái may... nhờ vụ hiểu lầm ni mà tui biết người này hổng phải người nọ. Tui kêu ông Nguyên Nhơn là tiên sanh mà ổng hổng thắc mắc chi dzáo.

Triển
08-28-2012, 09:36 AM
Vậy nếu tôi " ôm " một chai ngồi tu giữa chợ thì thuộc loại tu gì anh Triển ?

Đại ca ôm nguyên chai tu thì không phải là tiểu tu rồi! ;)

khờ khạo
08-28-2012, 10:55 AM
Sướng khổ khó dễ của chỗ để tu... chỗ nào thân tâm bị chia trí nhứt thì tu khó nhứt. .

Dà, nếu tính theo tiêu chí này thì diễn đàn DT là chỗ khó tu hạng nhất, vì em thấy rất nhiều vị "chuyên tu" vì vô đây chơi mà mất biết bao đạo hạnh tu tập.

Camel
08-28-2012, 11:14 AM
Dà, nếu tính theo tiêu chí này thì diễn đàn DT là chỗ khó tu hạng nhất, vì em thấy rất nhiều vị "chuyên tu" vì vô đây chơi mà mất biết bao đạo hạnh tu tập.

Em thì lại nghĩ hơi khác anh Khờ Khạo ! (đang nghĩ tới khi đi học được dạy tên người khác phải viết HOA, mà nick anh Khờ lại viết thường , thôi em kính anh nên viết Hoa viết Bông mong anh không quở em giống như anh Hàn Sinh ;) ) ... rằng thì là càng lớn tuổi con người ta càng chai sạn nên càng khó tu , chứ còn tu ỏ nơi mô cũng thế thôi . Em làm cái thống kê nho nhỏ em thấy càng lớn tuổi người ta càng hận thù , càng ghim nhau .... chứ các anh chị em trẻ trong phố này họ ít có thù oán nhau , họ có nói gì vài hôm thì cũng quên tuốt luốt , cái gì họ không thích nghe cái họ làm thinh ... chỉ có cái họ nhà cao niên mới là lắm chuyện , gây nhau tối ngày (cái này trong đó em có nói cả em ! )

6Quit
08-28-2012, 11:32 AM
Vậy nếu tôi " ôm " một chai ngồi tu giữa chợ thì thuộc loại tu gì anh Triển ?

Anh HV ơi, cái này kêu là "tu ôm", có liên quan gì tới bia ôm không thì đợi tui hỏi bác Tôm mới biết ...:))

ngocdam66
08-28-2012, 02:06 PM
Em thì lại nghĩ hơi khác anh Khờ Khạo ! (đang nghĩ tới khi đi học được dạy tên người khác phải viết HOA, mà nick anh Khờ lại viết thường , thôi em kính anh nên viết Hoa viết Bông mong anh không quở em giống như anh Hàn Sinh ;) ) ... rằng thì là càng lớn tuổi con người ta càng chai sạn nên càng khó tu , chứ còn tu ỏ nơi mô cũng thế thôi . Em làm cái thống kê nho nhỏ em thấy càng lớn tuổi người ta càng hận thù , càng ghim nhau .... chứ các anh chị em trẻ trong phố này họ ít có thù oán nhau , họ có nói gì vài hôm thì cũng quên tuốt luốt , cái gì họ không thích nghe cái họ làm thinh ... chỉ có cái họ nhà cao niên mới là lắm chuyện , gây nhau tối ngày (cái này trong đó em có nói cả em ! )

Chời ý bác nói tui:))tui còn 2 que nửa là chẳn 7 Bó nà̀o có dám gây với ai trong phố này bác ui.b-)

khờ khạo
08-28-2012, 03:04 PM
Em thấy bác cứ theo chòng bác Thuynh hoài

Tuấn Nguyễn
08-28-2012, 06:42 PM
Vậy nếu tôi " ôm " một chai ngồi tu giữa chợ thì thuộc loại tu gì anh Triển ?
Anh HV,
Tu theo kiểu anh thì lên thiên đường hoài!
Chúc mừng anh!

Triển
08-28-2012, 08:36 PM
Anh HV ơi, cái này kêu là "tu ôm", có liên quan gì tới bia ôm không thì đợi tui hỏi bác Tôm mới biết ...:))
anh Sáu đang diễn tả phong trào "tu tiên" ở VN hử? Nếu như rứa là phải mở mạch mới đặt tên là "ôm giữa chợ". ;)

Triển
08-28-2012, 09:02 PM
... chỉ có cái họ nhà cao niên mới là lắm chuyện , gây nhau tối ngày (cái này trong đó em có nói cả em ! )
Cho nên những người cao niên thời đại khai phóng người ta bỏ cao niên hết, đi lấy nhi đồng không đó. Thì ông bà mình hay nói là chồng già vợ trẻ là tiên trên trời. Tu tiên đó chứ không vừa đâu. Nhưng gần đây nghe nói những ông lão tu tiên này sau mấy phen vượt đồi, trèo núi rốt cuộc hát bài lầm của Lam Phương thiếu điều tự tử đó. Cũng gian truân lắm, tội nghiệp lắm, không ai dám ganh tị với họ đâu. :))

tonthattue
08-29-2012, 01:53 PM
Oh mia patria si belle e perduta
O membranza si cara e fatal!

Oh mia patria si belle e perduta! Oh, ma si belle patrie est perdue! Ôi tổ quốc tuyệt vời của ta nay đã mất
Hy vọng tôi hiểu được câu thứ nhất trong chữ ký của Ma đàm NTDL. Còn câu thứ hai thì đoán mò chơi. Remembrance tiếng Anh có bà con chi với membraza? tôi cứ cho là có và có nghĩa là hoài niệm . A la Recherche du Temps Perdu của Marcel Proust đã có người dịch thành cuốn Remembrances Lost. Còn chữ fatal chắc là fatal của Pháp và Anh là chết. Cho nên tôi xin nói tiếp: nhớ thương khắc khoải chết điếng lòng.
Oh mia patria si bella e perduta! O membranza si cara e fatal. Ôi quê hương tuyệt vời của ta nay đã mất; ngày đêm thương nhớ khắc khoải chết điếng lòng.
La Tinh thì còn xa hơn tiếng Pháp, còn xa như Hán Văn hay Sancrit, Pali. Tôi nhìn đời rất đẹp nên thấy Ma đàm dùng cổ ngữ để nói nỗi lòng mà không dám nói ra. Thầy Pháp Văn của tôi chỉ dùng ngôn ngữ nầy khi thốt ra những lời thuộc phạm trù linh thiêng và riêng tư nhất, thầy không muốn người ta nghe huỵch toẹt, ví như, Oh ma mère, entité irréelle, réelle, surréelle, transcendentale, petite fleur sauvage et embaumante dans la verdure de mon coeur et ma vie. Ôi, mẹ tôi, một thực tại không thực, có thực, siêu thực, siêu nhiên, một đóa hoa dại tỏa hương thơm ngát trong cánh đồng xanh của tim tôi và đời tôi.
Xem qua có sự na ná giông giống giữa hai trường hợp dùng tiếng Pháp và La Tinh nói trên.
Với sự cho phép của tất cả thân hữu, tôi xin ngây ngô vái cây đa, nghĩa là lấy bài của mình để minh họa:
Tâm cảm đâu?
Kìa tâm cảm nơi sóng vỗ dạt dào
Nơi sóng nhỏ lăn tăn hồ súng rộ
Nơi sóng mắt ai buồn không để lộ
Nơi sóng môi ai quyết dấu niềm vui.

Thân chúc Ma Đàm và các thân hữu mọi sự an lành.
ttt

HoangVan
08-29-2012, 04:28 PM
... :) ...
một chi tiết nhỏ là chữ "e" đây là "et-and" chứ không phải "est-is" mặc dù nó có thể là "est-is" . (oh patrie si belle et perdue, oh mémoire si chère et fatale)
@};- .. những gì anh viết rất đẹp và đầy đủ ý .. @};-



@};-

hoài vọng
08-29-2012, 09:10 PM
anh Sáu đang diễn tả phong trào "tu tiên" ở VN hử? Nếu như rứa là phải mở mạch mới đặt tên là "ôm giữa chợ". ;)
Để trả lại không khí thanh tịnh nhà bác Tuệ....Mời anh Triển và các bàn loạn sĩ mở mạch mới chủ đề Tu , tất cả cái gì dính dáng đến Tu như tu hú ....tu tiên ...v...v...

TL4
08-29-2012, 09:38 PM
Để trả lại không khí thanh tịnh nhà bác Tuệ....Mời anh Triển và các bàn loạn sĩ mở mạch mới chủ đề Tu , tất cả cái gì dính dáng đến Tu như tu hú ....tu tiên ...v...v...

Chào anh Hoài vọng

Ông hàng xóm của tôi gần như là đi tu nhưng rất thích hát ka ra o Ke
thì gọi là gì ạ?

Triển
08-29-2012, 09:44 PM
Chào anh Hoài vọng

Ông hàng xóm của tôi gần như là đi tu nhưng rất thích hát thì gọi là gì ạ?


Dễ ợt, Phạm Thiên Thư. ;))

TL4
08-29-2012, 09:54 PM
Dễ ợt, Phạm Thiên Thư. ;))
thế mà Dân bá linh kháo ổng là Phạm đủ Thứ.

Triển
08-29-2012, 10:06 PM
thế mà Dân bá linh kháo ổng là Phạm đủ Thứ.
dân Bá Linh nào mà kháo ông ấy phạm đủ thứ, chỉ có hội nhà văn(g) Việt Nam chê ông ấy Phạm Văn(g) Hóa cả một thời gian dài khiến ông ấy lui về hang cà phê Hoa Vàng tu động, giờ được nhà nước sửa sai cho xuất bản lại Đoạn Trường Vô Thanh nên có bài báo làm PR thổi lên đó ;), vừa làm tu sĩ vừa nghệ sĩ đó.

Tuấn Nguyễn
09-01-2012, 06:41 AM
khiến ông ấy lui về hang cà phê Hoa Vàng tu động,

Anh Triển ơi! lại có tu động nữa sao anh? Tu động là tu kiểu chi?

tonthattue
09-01-2012, 10:49 AM
http://static.grindtv.com/images/1/00/40/25/93/402593.jpg
Càng đông chúng ta càng vui nhiều
Đã gọi là chợ dù chợ chồm hổm hay siêu thị, càng đông chúng ta càng vui nhiều. Do đó mối ưu lo của Hoài Vọng muốn có cái thanh tịnh cho thread nầy không cần thiết, tuy có tính cách gentleman. Thiền đường, chợ búa, lầu xanh ... đều là những giả hợp trên dòng sông chân như
Tối hôm qua trăng tròn lần thứ hai trong một tháng, chu kỳ cứ ba năm. Người ta gọi là trăng xanh. Blue moon được đúc (coined) 1946; có người nói là lầm. Nhưng màu xanh (từ da trời cho đến xanh biển) vẫn là màu tình nhất trong bảy màu phân chia từ ánh sáng qua lăng kinh hay mống cầu vồng (Vibgyor). Nó rất khó cho việc phối hợp trong thời trang, trong hội họa, trong trang hoàng phòng ốc v.v… Nhưng ngoài thế giới tạo hình thì nó không gây khó khăn như trong Blue Tango với giọng nam tính của nường Amanda Lear hay trong Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn /Từ Linh.
Nhưng dù xanh hay xám nàng trăng đến cửa thì Nguyễn Công Trứ chơi một màn ghép chữ: Nguyệt lai môn hạ nhàn. Để đối với việc ghép khác là thị tại môn tiền náo. Chợ trước cửa nhà thì ồn ào. Như vậy, Hoài Vọng không thể làm cheer leader như mấy cô sexy bên lề sân bóng basket hay football cứ đưa cái bản “more noise” kêu khán giả la ó cổ võ.
Chợ là nơi phải đến để mua rượu để mà tu nguyên cả bình; để mua cà phê, và thuốc lá (nếu cần); đến mà mua những tin tức, mua những kiến thức, mua những kinh nghiệm. Chợ là nơi tương tác (interaction), một nơi yêu mến cho ai theo Khổng Tử: Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư. Chợ là một nơi quân tử và tiểu nhân gặp nhau. Tuy là một thực tế nhưng mở miệng nói ra điều nầy mang tính chất kiêu ngạo, hàm ý kẻ khác là tiểu nhân còn ta là quân tử. Ba người đứng trước ta thế nào cũng có kẻ làm thầy của ta.
Biết sự cầu học của tôi, Hoàng Văn đã chỉ cho cách dịch chữ ký của NTĐL hoàn chỉnh hơn: Oh mia patria si belle e perduta
O membranza si cara e fatal! Oh ma patrie si belle et perdue; oh mémoire si chère et fatale.
Việc làm nầy được tiếp nhận chân phương, nghĩa là lời của Hoàng Văn không mất đi. Có những người mình nói thì mất lời; có những người mình không nói thì mất người.
Tôi luôn cố gắng tìm hiểu các điều mà thân hữu nêu ra. Một điều không dễ gì đạt đúng. Sự tiếp nhận của ta bị điều kiện hóa bởi vô số điều kiện kể cả tiền kiếp nếu tin có tiền kiếp. Sáu bảy chục năm trước, người Mỹ cũng ăn mỡ heo như mọi nơi trước khi chuyển qua dầu thực vật. Điều kiện làm việc trong các xưởng nầy không có chi tốt đẹp, tai nạn, chết chóc là chuyện thường. Một ký giả nói có công nhân rớt trong bồn mỡ chết mà chẳng ai hay. Bài báo làm rung động cả thị xã. Dân chúng không biết ý của tác giả bênh vực cho thợ thuyền mà họ nghĩ rằng thực phẩm họ ăn không vệ sinh và đã yêu cầu chánh quyền có những biện pháp kiểm soát. Hy vọng đấy là câu chuyện trong môn quản trị khoa học, nhưng nó cũng nói lên phần nào sự chéo hèo trong truyền thông.
Giữa chợ có lắm điều làm mình chưng hửng trước khi thấm bề sâu. “Bửa ni rằm tui ăn chay nếu không thì tui xé xác bà”. Có thể người nói muốn khoe chuyện ăn chay. Nhưng ở một khía cạnh khác, nhờ việc nầy mà bà kia giới hạn phản ứng bằng mấy câu chưởi thay vì nắm đầu đối phương đánh tới chết; hậu quả không lường cho cả đôi bên, ngắn hạn và dài hạn.
Có câu nói của ai không biết, Tản Đà chăng? Văn chương hạ giới rẻ như bèo. Văn chương cũng là cái chợ trong ý nghĩa đẹp cũng như xấu.

lời câm nín
tôn thất tuệ

Tôi nhìn lũ trẻ tôi nhìn tôi
tôi sống lại quảng đời tôi đã mất
tôi sống lại nguồn khơi thời ấy
tay mẹ hiền tôi sợ mất mẹ tôi
vào lớp học đi theo cô giáo.

Một thế giới tinh khôi chưa từng thấy
một chiếc bàn nho nhỏ ghế xích đu
con ngựa gỗ nhồi lên như sóng
quả cam lớn màu vàng treo ở cửa.
Tôi nghe hát những điệu ru mới lạ
tiếng ca dao tôi vẫn giữ trong lòng.
Tôi tập đọc, tập ngồi ngay ngắn
nét bút chì tôi tập viết khoan thai
rồi tất cả nhẹ êm như bản nhạc.

Rồi tôi lớn tôi đi vào cuộc sống
tiếng nhạc nào tôi hát cho đời đây?
Những đứa trẻ không nhà nơi đầu xóm
và không mẹ lang thang ngoài phố
đứng nhìn xem trẻ khác vui đùa.

Tôi đã gặp một đoàn trẻ em đi quét gạo
trong cái hồn nhiên chật hẹp
đàn chim sẻ trong thế giới của người
lượm thóc rơi.
Lúc tan chợ thềm hoang vắng khách
những cây chổi nhỏ nhoi trên tay hạt
chiếc cọ sơn em vẽ bức tranh đời
khung vải lớn em làm tay họa sĩ bé tý hon
tiền công họa chưa đủ nửa lon vơi
mà cát sạn chiếm đầy hơn phân nửa.

Tôi nhìn chúng đi về trong buổi tối
như đời tôi bóng xế đã nghiêng nhiều
tôi đã mất một thời niên thiếu
như đã mất một kỷ niệm mà thôi.
Đây chúng mất những gì tôi đã có
trong vòng tay của mẹ của nhà trường;
mất tất cả để không còn một kỷ niệm
cô giáo hiền với nét mặt xinh tươi.

Trên xứ lạ trên đường lưu lạc
tôi còn đây với lũ trẻ lạc loài
khúc nhạc nào tôi hát cho đời nghe?
Một khúc hát lưng chừng rồi buông nhịp
như đời tôi buông nhịp với thời gian?

Một ngày còn đó, ngày còn trên mặt đất
tôi vẫn hát một lời câm nín
để nghe rõ tiếng chân đi trên cát
chân học trò bay nhảy trong giờ chơi.

Tôi vẫn hát một lời câm nín
hát thật sâu, sâu mãi trong lòng
để mơ ước một ngày nào đó
bao đứa trẻ sẽ thành tất cả
thành tất cả thần đồng âm nhạc
nhuộm cuộc đời bằng khúc nhạc hiền êm.

(Saint Exupéry: Mozart assassiné)

tonthattue
09-02-2012, 11:49 AM
giữa chợ ba tư
tôn thất tuệ

Lạc đà đủng đỉnh, nũng nịu với thần dân
nàng bước xuống, kiệu vàng lay động
chiếc khăn quàng màu đỏ
màu trái đào vừa hái trong vườn xa
và tươi ngọt như đôi môi nàng rung hhẹ.

Nàng đến tận các hàng rau cải
những củ hành nồng ấm tỏa mùi hương.
Mua chiếc lược cài lên mái tóc,
chiếc gương soi, soi cũng thấy bóng người,
mua hạt hạnh đem về vườn thượng uyển
gieo thành cây, cây hạnh của triều vua.

Đây công chúa vào lúc xuân thì bừng nở
chốn khiêm cung nàng chán lắm rồi
đâu cũng thấy màu vương giả
lạnh như tiền, lạnh cả làn môi.
Nét vàng son nàng chỉ muốn có trong lòng
nơi hoa bưởi trắng ngà không vướng bụi
nơi người kia với nét buồn mơ.

Bước ra chợ, lạc đà gõ nhịp
có trái ngọt dịu lên vùng thương nhớ
có bóng người, ta để chút tình ta.
Người với ta cùng chung hơi thở
giữa chợ đời có ai biết lòng ta?!




Dans Un Marché Persan / In A Persian Market Place
nhạc Albert Ketelbey
http://www.youtube.com/watch?v=pY9rHa75UHs

HoangVan
09-02-2012, 05:08 PM
http://i284.photobucket.com/albums/ll1/mayvang_01/tgc_2012090301.jpg

tonthattue
09-05-2012, 06:11 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/04/EDGAR_DEGAS_-_En_un_caf%C3%A9_o_La_Absenta_%28Museo_de_Orsay%2C _Par%C3%ADs%2C_1873._%C3%93leo_sobre_lienzo%2C_92_ x_68.5_cm%29.jpg/220px-EDGAR_DEGAS_-_En_un_caf%C3%A9_o_La_Absenta_%28Museo_de_Orsay%2C _Par%C3%ADs%2C_1873._%C3%93leo_sobre_lienzo%2C_92_ x_68.5_cm%29.jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:EDGAR_DEGAS_-_En_un_caf%C3%A9_o_La_Absenta_(Museo_de_Orsay,_Par %C3%ADs,_1873._%C3%93leo_sobre_lienzo,_92_x_68.5_c m).jpg) tranh Degas
Còn o bán rượu anh còn say sưa
Một người ngồi tham thiền dưới gốc cây lớn. Xuất định, ông đứng dậy. Việc làm êm ả ấy vẫn khiến cho con chim trên cành bay lên vì sợ hãi. Trong lúc ấy một người đứng quanh vùng đưa súng bắn chết con vật có cánh. Người kia cảm thấy mình có lỗi, nên ngồi trở lại suy nghiệm về nhiều thứ nhưng chú ý đến sự tương hệ, liên hệ giữa các yếu tố, giữa thời gian, không gian, nghiệp quả v.v…
Những sự việc rời rạc như một kẻ ngồi rồi đứng dậy, con chim từ đâu bay đến đậu rồi cất cánh, một người đứng chơi chưa hẵn với ý định săn bắn nhưng có tâm thức muốn sát sanh v.v… Những thứ ấy tạo nên một chuổi nguyên nhân, kết quả, hổ tương, lui tới. Người và vật đều dự phần vào những sinh thành ấy, ít hay nhiều.
Lebos, một người Pháp chỉ viết tiếng Anh, trong một cuốn sách đã ghi lại sự ngạc nhiên của Tây Âu trong việc nầy: Hảng xe hơi Toyota đã xây một cái chùa, có sư sải tụng niệm, hương khói hằng ngày để cầu siêu cho những ai đã chết liên quan đến xe Toyota: ngồi trên xe hoặc bị xe kẻ khác đụng, cầu nguyện cho mọi nạn nhân từ những xế hộp mình chế ra.
Người Thái Tây cho đó là chuyện ruồi bu. Toyota không nên bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh. Họ đã xong trách nhiệm, các tiêu chuẩn ethique đã hội đủ: không nói dối, xe ra thị trường đã được kiểm phẩm; nếu có hư sót thì thâu hồi, hoặc đã bồi thường đầy đủ cho nạn nhân theo lệnh tòa hay thương thuyết đôi bên. Tai nạn có vô số lý do: người lái xe cẩu thả, xe khác chạm vào xe mình, thời tiết, tình trạng đường sá, ngoài sự kiểm soát của kẻ làm ra xe.
Lập luận trên thật đúng, và rất đúng trên quan điểm pháp lý. Nhưng nếu đi lên một vài cấp nữa, có tính chất hoàn vũ thì sẽ thấy hãng Toyota có tham dự vào sự cấu kết tương duyên; vì có cái xe ấy, hoặc vì dùng cái xe ấy v.v…Nếu sự việc là một bức tranh thì nó cũng mang hình ảnh của Toyota, dù rất nhỏ, một chấm trên khung vải to lớn.
Đây không đề cập đến hình thức tôn giáo là ngôi chùa; nạn nhân đa số có thể không ở trong tín ngưỡng nầy.
Điểm chính yếu là sự tương quan mật thiết giữa các yếu tố. Triết học Đông phương nhấn mạnh đến nhân và duyên; lắm lúc duyên thành nhân. Đang lúc nóng giận mà có cây súng trong tay thì bóp cò. Người Pháp nói “muốn là được” (vouloir c’est pouvoir) trong trường hợp nầy ngược lại làm được gây nên ý muốn làm. Chừng mười năm trước tại Mỹ có sự nghịch thường về tội phạm. Thống kê cho biết các vụ sát nhân có chủ mưu thuyên giảm rất nhiều nhưng chuyện giết người ngẫu hứng gia tăng phi tiển: bắn nhau trên freeway khi kẹt xe mà bóp còi chửi nhau, dành nhau một chỗ đậu xe, một câu nói bị hiểu lầm trong quán tạp hóa… Đó là những chuyện mà quá lắm là đấm nhau vài cú, thế nhưng có sẵn súng thì ông bắn cho mà coi. Đối với bây giờ thì chẳng có nghĩa lý gì nhưng chừng đầu thập niên 1960, cái váy ngắn (mini jupe, mini skirt) đã gây nhiều vụ tấn công tình dục.
Tâm thức độc ác là một yếu tố lớn đưa đến những sự việc đáng buồn, tâm thức ấy đã điều kiện hóa sự nhận biết, thúc đẩy con người hành động theo chiều hướng sai lệch. Khổng Tử, tuy nhấn mạnh đến việc trị dân, yêu cầu “quân tử thận kỳ độc”, khi ở một mình riêng rẻ huân tập suy nghĩ nhân ái.
Chừng nào chưa ra đến ngoại tầng không gian, mọi vật từ con muỗi cho đến boeing vĩ đại vẫn theo sự điều dẫn của trọng lực trong một tập hợp liền lạc. Sự phung phí giấy vệ sinh trong phòng tắm góp phần trong việc tạo nên cái nóng kinh khủng, bây giờ gọi là hiệu ứng nhà kính (green house effects).
Ca dao VN thì bình dân hơn, nó nằm giữa chợ:
Còn trời còn nước còn non
Còn o bán rượu anh còn say sưa.

Hương-Trầm
09-05-2012, 10:35 AM
Hình như say mà gặp nước thì không tốt. Bên muội đang mưa nhờ ảnh-hưởng của bão. Mừng quá vì khỏi tưới cây. Đúng là kẻ khóc, người cười!
Chiều sau cơn mưa, nhất là trời đang chuyển thu trông dịu-dàng, đằm-thắm. Nó không có cái dồn-dập, náo nhiệt, rực-rỡ màu-sắc như trong Dans Un Marché Persan mà rất u-tịch với bầu trời xám với núi rừng trùng điệp xa xa...
Gởi đại-ca nghe Bolero của Ravel. Ảnh đi kèm theo ý Muội, có vẻ sci-fi; nhưng chịu thôi vì không biết làm cách nào khác trừ cách bê nguyên con từ Youtube.
Thân kính,

Hương-Trầm

http://www.youtube.com/watch?v=Urfjyj4FnUc&feature=related

mờ mờ
09-07-2012, 05:19 AM
mm gởi anh Tôn Thất Tuệ một nhánh hoa banksia ericifolia, hầu mong huynh có được chút thanh tịnh giữa... phố chợ.

http://farm9.staticflickr.com/8032/7936213792_ffd56eaebc.jpg

HoangVan
09-07-2012, 05:38 AM
oh .. oh .. mm đi bẻ nhánh của người ta há .. @};- .. (chứ làm gì trong vườn của mm có banksia .. :P ..)

tonthattue
09-07-2012, 09:40 AM
André Derain Paysage de Provence
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/thumb/f/fb/Landscape_in_Provence_(Paysage_de_Provence)_-_André_Derain.jpg/748px-Landscape_in_Provence_(Paysage_de_Provence)_-_André_Derain.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/f/fb/Landscape_in_Provence_(Paysage_de_Provence)_-_André_Derain.jpg)
Ngọt bòng chớ mua
Ra đi mẹ có dặn lòng
Chanh chua mua lấy, ngọt bòng đừng mua.
Ra đi có thể là đi chợ, ra đi khỏi nhà mẹ về nhà chồng sống riêng, đi vào dòng đời. Nếu có sự ra đi khác quan trọng hơn đi chợ, thế nào mẹ cũng dặn nhiều. Nhưng dặn lòng thì chỉ vài điều thôi. Chanh chua mua lấy ngọt bòng đừng mua.
Về thực vật, có nghe nói trái bòng dòng họ chanh (citrus), rất chua, không có ý vị như chanh giấy, hay chanh vỏ dày. Đến ngày Tết, người ta đi hái lá bứa, trái bòng, khế chua chà xác bộ lư đồng cho sáng vì không có dầu chùi láng (brass polisher).
Còn chanh thì chua ai cũng rõ, mà đi chợ mua chanh trộn xà lách hay làm thuốc ho; vị chua và trái chanh là hai mặt của bàn tay, mình với ta tuy hai mà một, ta với mình tuy một mà hai. Do đó mua vị chua là mua trái chanh.
Nhưng giữa chợ vẫn có kẻ trưng trái bòng mà nói là ngọt như quýt đường, con đừng nghe nó dụ dỗ; bòng làm sao mà ngọt, con muốn ngọt thì mua xoài, cam, sầu riêng. Trái bòng không có giá trị thực phẩm mà kẻ ấy muốn bán như cam Xã Đoài, mít Lái Thiêu. Ai nghe thì cứ việc mua; còn con, con chớ dại mó vào. Nhớ giữ nằm lòng.
Trên chợ đời, loại người bán bòng ngọt thì vô số kể, ở mọi lãnh vực, kể cả những nơi linh thiêng. Bọn tuyên truyền xỏ lá, chính trị xa lông được báo chí đưa lên mây xanh; bộ máy tuyên truyền nhà nước biến những tay sát nhân thành đấng nhân từ, cha già của dân tộc. Mỗi mùa bầu cử ở các cấp, dân chúng đều được uống nước đường từ quả bòng.
Người Mỹ có lối nói giống như câu ca dao nầy. Họ dùng hai động từ “sell” và “buy”. Người đưa ra chính sách, lập luận v.v…làm hành động bán và người nghe theo là mua.
Lẫm rẫm, nghĩ lại nhiều khi mình đã uống nước ngọt bòng mà không rõ. Mình đã tiếp nhận những điều không đúng, từ vui đùa cho đến tủy não. Vui đùa thì: con ơi giữ lấy lời cha, một đêm ăn trộm bằng ba năm làm. Mà cũng không đùa chi mấy, thụt két thì khỏe ru, nói láo ăn tiền v.v…
Ở lớp ba ngày xưa 60 mươi năm trước, học sinh đã biết bài tập đọc Trí khôn của con người. Một con cọp nghe nói người rất khôn; nó gặp một nông dân đang cày ruộng và hỏi ông ta trí khôn con người ra mần răng. Ông đáp trí khôn ta để ở nhà. Chúa rừng năn nỉ muốn xem và yêu cầu ông ta về lấy cho coi. Ông đáp: Được nhưng khi ta đi thì chú mi thịt con trâu, vậy chú mi hãy để ta trói lại, trở lui ta sẽ mở ra. Con vật đồng ý. Nhưng khi trói xong, tay cày nầy dùng dao rựa thịt con cọp sau khi nói cho nó biết đấy là trí khôn của con người.
À ra, như vậy trí khôn con người chỉ là sự lừa đảo, mà còn tệ là lừa đảo con vật thuộc loài hạ đẳng. Con cọp uống nước đường bòng thì đã rõ, nhưng đầu óc non trẻ của học sinh đã khoái chí, còn nguy hiểm hơn trẻ con Mỹ ngày nay thích Coca Cola để mập phì bệnh hoạn.
Trước đây tôi dự tính gởi biếu đài Public TV mươi lăm đồng tượng trưng mỗi tháng. Nhưng tôi không những đã bỏ ý định nầy mà còn không xem nữa. Lý do: họ đã chiếu một phim dạy cách bắn nai trong mục thể thao ngoài trời. Để hạ một con thú ngơ ngác, họ dùng tất cả những thứ súng tân tiến nhất, những máy dò tinh vi, những ống kính hữu hiệu nhất như trong chiến tranh. Con thú đã vào ngay tụ điểm, như phi công đã đưa mục tiêu màn nhắm (to zero in).
Thời không xa lắm, những kẻ mà tây phương cho là những thằng mọi đen đã mã thượng tay đôi với các con thú. Trong cuộc chạy đua, nếu ta mệt thì mi sống thoát; nếu mi mệt nằm xuống ta sẽ bỏ mi vô nồi.
Văn minh ư? Mọi rợ ứ? Bán khai ư?

catvan
09-08-2012, 06:42 PM
Đại Ca kính,
V thì V nghe ngọt bòng hay chua bòng chi cũng hông mua.
V sang kính tặng Đại Ca một " cúc vàng khai độ", bông năm ngoái trong vườn.
Kính chúc đại ca luôn vui.

http://i1148.photobucket.com/albums/o573/cvbam/DSC_1220.jpg

tonthattue
09-11-2012, 09:57 AM
Lối nuôi gà chọi ngày xưa
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi.
Cách mười hôm, vua hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi.
Cách mười hôm, vua lại hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi .
Mười hôm sau, vua lại hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Được rồi. Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy.

Trang Tử (trích từ Cổ Học Tinh Hoa)


Lời Bàn của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc và Tử An Trần Lê Nhân, đồng tác giả của tuyển tập

1. Chưa trông thấy gà khác, đã muốn chọi, thế là tức khí hão, chớ vị tất chọi mà đã được.

2. Trông thấy bóng gà khác, đã muốn chọi , thế là cậy khỏe, chớ vị tất chọi mà đã được.

3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi, thể là còn hiếu thắng chớ vị tất chọi mà đã được .

Chỉ đến lúc mất hết tất cả tức khí, cậy khỏe, hiếu thắng, luyện đã được hình toàn thần toàn đủ hết cả ngón hay, mà trông bề ngoài trơ ra như gỗ, là lúc ấy mới chọi được, có khi không phải đợi chọi, gà khác ngó thấy cũng đủ mà trốn tránh rồi. Thể mới hay những bậc thánh hiền chỉ thu cái tài vào khuôn phép, nên cái khí vào tâm thần, chỉ cốt trong mình cho đầy đủ, không có ý gì tranh cạnh với ai, là thiên hạ hồ dễ đã ai tranh cạnh nổi. Những kẻ chỉ vụ bề ngoài, chăm chăm danh lợi, tranh giành mới lấy làm vui lòng, tham lam mới lấy làm mãn nguyện; là những hạng tầm thường, có khi hại đến thân mà vẫn tự đắc cho là phải.
-------------

@Cát Vân; cảm ơn nhiều về cành cúc đại đóa; hôm qua bà xã tôi mới mua hai chậu cúc kim tức là cúc túy muội hoa nhỏ như hột nút áo, đúng là cúc; sẽ phơi khô bỏ vào trà Lipton vì sợ hóa chất trong trà VN. Trà Thư (The Book of tea)
viết rằng nhà văn thời xưa Vương Dương Minh đã ngồi hằng giờ nhìn cúc mà trò chuyện.

Đậu
09-11-2012, 01:04 PM
Lối nuôi gà chọi ngày xưa
Vua Tuyên Vương sai Kỷ Sảnh nuôi một con gà chọi.
Được mười hôm, vua hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được, gà hăng lắm, chưa thấy gà khác đã muốn chọi rồi.
Cách mười hôm, vua hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà còn hăng, mới thấy bóng gà khác đã muốn chọi rồi.
Cách mười hôm, vua lại hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Chưa được. Gà còn hơi hăng, trông thấy gà khác đã muốn chọi rồi .
Mười hôm sau, vua lại hỏi:
- Gà đã đem chọi được chưa ?
Kỷ Sảnh thưa:
- Được rồi. Gà bây giờ, cho nghe thấy tiếng gà khác cũng không cho vào đâu. Trông thì tựa như gà gỗ, mà thực thì đủ các ngón hay. Gà khác coi thấy cũng đủ sợ, phải lùi chạy.

Trang Tử (trích từ Cổ Học Tinh Hoa)



Nhời bàn Đậu Luộc.

Người nuôi gà chọi phải biết phân loại nội dung gà, thế mới là hay. Người cá cược phải nom cách xử lý của gà ở đấu trường, trước khi chọi, mà đặt cược, thế mới mong khỏi bị thua. Nói chung, nội dung gà có ba loại như sau.

1. Chưa trông thấy gà khác, đã muốn chọi, thế là có cảnh giác cao độ, chớ vị tất chọi mà thua đặng. Ví như người biết lo xa. Luôn xem xét kèo cột trong nhà. Cái nào cần chửa thì làm liền tay. Chả đợi khi mưa to gió nhớn mới bắt tay vào việc. E rằng bấy giờ chả còn kịp. Các cụ cũng dạy "Phòng bệnh hơn chữa bệnh" đấy thây.

2. Trông thấy bóng gà khác, đã muốn chọi , thế là có nghiên cứu binh pháp, chớ vị tất chọi mà thua đặng. Ví như khi lâm trận thì biết lấy câu "tiên hạ thủ vi cường" làm đầu. Lấy nhanh thắng chậm. Lấy cái cố ý thắng cái sơ ý. Đặng như làm vậy thì kẻ thù nào cũng đánh thắng.

3. Trông thực thấy gà khác đã muốn chọi, thể là không đủ chuẩn gà chọi, chớ vị tất chọi mà đã được. Ví như gà nuốt giây thung, động thái chậm chạp. Không lên kế hoạch tập kích gà địch trước khi ra đấu trường. Gà loại này nên bỏ vào nồi hầm với cà rốt khoai tây. Đợi cho thịt nhừ thì dọn ra dĩa mà ăn chung với bánh mỳ. Chứ mong gì đánh đấm người ơi.

tonthattue
09-13-2012, 07:12 PM
Gái khôn tìm chồng
Bấy lâu nay, đệ chỉ biết Mr Peanut là văn gia nay lại biết thêm biệt tài về võ nghiệp. Những lời bàn của huynh cho thấy huynh thật thông suốt lục thao tam lược. Những kiến thức ấy nếu không thành đạt qua những kinh nghiệm chiến trường như vượt Trường Sơn, Tây Tiến … thì huynh thuộc thành phần siêu quát. Ví dụ Văn Cao – khi VN chưa có không lực - đã viết bản nhạc Không Quân VN như thử ngồi trên F5 siêu thanh; ví dụ Gia Cát Lượng ngồi sau trướng mà biết thiên hạ qua phân thế nào, biết cuộc cờ tay ba Ngô Thục Ngụy sẽ đi về đâu, tuy một lòng quyết giúp Lưu bị tranh tài. Nếu không băng đèo vượt suối như trên, huynh thế nào cũng rành binh thư Tôn Tử của Ngô Khởi hay ngay cả Von Clausewitz. Bái phục
Ngồi giữa chợ, đệ hay nghe: trai khôn tìm vợ chợ đông, gái khôn tìm chồng ở chốn ba quân.
Giữa chợ, ta có thể tìm gặp những người cần cù gồng gánh, tự túc không phải lường đảo mà giàu có, không phung phí vì biết đồng tiền khó kiếm. Bên phía người đẹp, các anh thư nghĩ đến những chiến sĩ anh hùng, những tráng sĩ tài hoa, những người có những tư tưởng cao xa về võ nghiệp.
Trong khung cảnh ấy, huynh sẽ đếm mệt nghĩ số các nàng ái mộ huynh; nghĩ đến đó đệ phát ghen.
Phần đệ, đệ nhà gần chợ, mươi lăm hôm lại có gánh mãi võ Sơn Đông. Gánh nầy bán thuốc dán hiệu con rắn, gánh nọ bán dầu “đau cái lưng xức cái lưng; đau cái tay xức cái tay”; gánh kia bán tam tinh hải cẩu bổ thận hoàn. Nói chung, lúc nào cũng có trống đánh, phèn la xủm xoẹt, múa kiếm, múa chùy, đại đao sáng chói, trủy chủ nhọn hoắt. Có cảnh bẻ cong cây sắt, chặt đôi cục gạch. Có một kẻ đi ngang thấy thiên hạ vỗ tay bèn làm thầy đời mà lưu ý mọi người rằng võ mà mãi theo kiểu Sơn Đông không phải là võ nơi luận kiếm Hoa Sơn; Võ Thiếu Lâm như ông bác sĩ giải phẩu còn võ trong chợ nầy còn thua anh chàng hoạn heo thiến gà.
Càng đông chúng ta càng vui nhiều.

Đậu
09-14-2012, 12:22 PM
Bác tonthattue khen quá nhời làm em xấu hổ. Em hổng phải là văn gia, cũng không theo võ nghiệp, lại chả nghiên cứu binh pháp binh mỹ gì cả. Em chỉ viết lăng nhăng, múa may loạn xạ và nói bừa. Nếu số mệnh an bài tốt thì trúng tủ, bằng chả thi sai bét bẹt. Em "như người say bên đường" mà thôi.

ntđl
09-14-2012, 01:25 PM
Hoàng thân tôn thất ôi.

Dà, đúng đó ông à. Tui là một trong số những người ái mộ đứng chình ình đó đó nha.
Nhưng... ôi những cái nhưng làm dzối dzắm cuộc đời Đậu...
Tui hổng phải nàng ông à, tui là mụ, một mụ "trinh nữ hết dầu" (hiểu theo thánh kinh héng) đang chiêu hiền đãi sĩ sửa soạn kiếp sau.

Và... tui đang nhắm thu James Đậu dzìa dưới trướng.
Hổng biết Đậu có ưng không nữa lận ?

Dà, dĩ nhiên tui hổng bắt James Đậu phải "ngồi" ở kiếp sau, mà cứ tiếp tục "đứng" và đứng cho vững- ngay cả lỡ có ngộ độc thực phẩm - thành chỉ có thể để Đậu đứng ở hậu cung, rồi nhờ ổng đưa lưng gánh vác sơn hà xã tắc với ông quan võ nọ.

Tui nghĩ Đậu sẽ hân hoan dzô cùng, bị lúc mô ổng cũng hào hứng tới... "the very last drop"..
Dà... James Đậu vốn hà tiện và tiếc của !
Cái này hổng phải tui chế à nha, term untill the last drop là của ổng chớ hổng ai khác !

Ý kiến Đậu thế nào, nhớ cho tui biết héng, tui xin cám ơn trước !

hoanghac
09-15-2012, 02:21 AM
Chào chủ nhà và quí vị cô bác

Ai cũng biết bà chị họ Ngô là đờn bà mà . Bà chị nhắc đến mấy cô trinh nữ hết dầu trong Kinh Thánh làm tui thắc mắc quá , các cha các cụ mình không dám hỏi sợ bị mắng " dzô " đầu . Chiện là thế này , mấy cô trinh nữ tân thời mang đèn mà hổng mang dầu mè trong đêm tân hôn chờ những chàng trai xứ Mỹ đến rước các cô nàng về dinh . Khi sắp đến giờ chờ tới rước đi . vài cô hổng mang dầu bèn xin xỏ ỉ ôi , cho em tí dầu để đốt đèn , kẻo chàng rể tới rước . Không có đèn đuốc tối thui các cô nàng sợ các chàng rước lộn người . Vài cô khôn ngoan từ chối cho dầu , viện lý rằng , đèn em chỉ đủ dầu dùng mà thôi . Các chị có cần thì ra ngoài cái quán đầu làng đầu ngõ mà mua . Khi các nàng đi mua dầu thì các chàng rể tới rước cô dâu đi . Các cô không dầu trở về thấy tình cảnh như vậy bèn khóc than thê thảm .

Chiện này mà xảy ra trong thời thế này chắc không ổn . Chàng rể nào mà không rước bà về mà mở hồ sơ , ngày mai bà mở I-phone 5 ra , text một hơi . Thế là chàng rể này tức tốc tới rước nàng về dinh ngay .

hoanghac
09-15-2012, 02:32 AM
Chào anh Tuệ

"Bên phía người đẹp, các anh thư nghĩ đến những chiến sĩ anh hùng, những tráng sĩ tài hoa, những người có những tư tưởng cao xa về võ nghiệp.
"

Bây giờ nghĩ lại , chúng ta là những chiến sĩ VNCH hào hùng thua cho những 5 anh em trên chiếc xe tăng T 54, mặt mũi non choẹt tiến quân vô dinh Ðộc Lập , nghĩ mà buồn .

tonthattue
09-15-2012, 02:14 PM
@Cò Vàng Hoàng Hạc

Mã tấu ngày nay
Ngô Khởi biểu diễn tài nghệ luyện tập quân đội bằng cách đem giết hai cung phi sủng ái, hai kẻ theo lệnh của vua là không chịu nghe theo hiệu lệnh, sau đó không ai dám hó hé nhúc nhích theo ý riêng. Người đời khen tài của kẻ nổi danh giết vợ cầu vinh, nhưng không ai có một lời ngắn về thân phận làm con chốt thí của hai nàng nầy.
Bàn cờ Đông Dương đã được sắp xếp êm thắm bên trong mà bên ngoài thì ầm ỉ, ồn ào chiến tranh lạnh, chiến tranh nóng. Trung Cọng từ Mao cho đến mấy cái lỗ miệng trên radio không ngớt chửi Mỹ, khinh thị chú Sam là con cọp giấy. Nhưng suốt thời gian trên tại Ba Lan, hằng tuần đều có hai đại sứ toàn quyền Hoa Mỹ ngồi nói chuyện, có khi cùng nhâm nhi ngũ gia bì, mai quế lộ, hay bourbon Kentucky, dĩ nhiên không có cờ tây.
Cứ tiếp diễn như vậy. Rồi Kissinger đáp máy bay từ Saigon đi Bắc Kinh… rồi Nixon trong bài diễn văn hằng năm về tình hình liên bang trở thành người Mỹ đầu tiên trong chính trường và báo chí không chỉ danh Tàu là Mainland China nữa mà dùng People’s Republic of China … rồi Nixon qua Tàu cùng bà vợ Julia mặc toàn màu đỏ như muốn ôm cầm thánh kinh đỏ của Mao. Rồi VN hóa chiến tranh. Rồi Nixon chuẩn bị tư tưởng bằng cách nói nếu rồi đây miền Nam nằm trong tay của CS là vấn đề của quý vị.
Lỗi phải về ai trong thảm kịch nầy làm sao nói hết. Nói mãi rồi phải đem cả thuyết duyên khởi của Phật, thuyết nhị nguyên (ta và không ta), đem cả duy vật biện chứng từ con người hữu tri, homo sapien, đến con chó của Pavlov, lòng tham vô đáy của con người v.v...
Đem vấn đề về mức độ sờ mó được, ta sẽ thấy cái buồn của Cò Vàng nhà ta như sau:
Bây giờ nghĩ lại , chúng ta là những chiến sĩ VNCH hào hùng thua cho những 5 kẻ trên chiếc xe tăng T 54, mặt mũi non choẹt tiến quân vô dinh Ðộc Lập , nghĩ mà buồn.
(Tại Cà Mâu, một chú bé chăn trâu đứng ra tiếp thu, một kẻ muốn tân công bèn đeo cho chàng cây súng colt).
Nỗi buồn sẽ nguôi ngoai, không còn giận dữ (colere) mà gồng mình chấp nhận (indignation) khi biết một điều rất quen thuộc đông tây mà đầu tiên được viết vào sách bởi Von Clausewitz; trong De La Guerre, nhà quân sự Đức nầy viết rằng quân sự là phương tiện của chính trị. Đúng vậy, trái táo rụng mãi, mà thế giới phải chờ Newton nói lên sức hút của trái đất.
Tướng McArthur, lừng lẫy trên chiến trường Thái Bình Dương trước và sau thế chiến 2 đã hiểu bài học nói trên. Khi đang chỉ huy lực lượng Liên Hiệp Quốc (thực sự là Mỹ) ở Nam Hàn, ông muốn đánh thốc vào Bắc Kinh dẹp luôn chế độ CS của Mao nhưng tổng thống Truman không đồng ý và gọi ông về nước năm 1951, thực tế chấm dứt binh nghiệp.
Thời 1945, tướng Nhật Bản đã đề nghị với thủ tướng Trần Trọng Kim đại để như sau: Nhật đã thua rồi đó thưa Ngài, nhưng nay với lực lượng trong tay, nếu Ngài muốn, tôi sẽ quét sạch đám CS cho Ngài dễ làm việc”. Học giả của chúng ta từ chối, tránh đổ máu của dân mình.
Trận oanh tạc 12 ngày đêm ở ngoài Bắc chỉ là một sự chịu đựng mà lại được thổi phồng là Điện Biên Phủ trên không. Những nhân chứng gọi là trung thực cho biết Hà Nội lúc ấy cũng như Saigon vào ngày 29 hay 3O tháng tư. Chỉ thả bom một ngày nữa là Hà Nội đầu hàng. Nhưng Johnson ra lệnh ngưng.
Quyết định chính trị luôn kéo theo những hậu quả khốc hại cho một phía nào đó để trao đổi một địa bàn hoạt động; chúng kéo theo rất nhiều cung phi của nhà vua dưới mã tấu của Ngô Khởi.
Cung nữ Hoàng Hạc thời nay cũng bị những kẻ mang mã tấu hành hạ.

HoangVan
09-15-2012, 06:28 PM
.. ~o) ..
Nixon anh Tuệ ạ .. không phải Johnson ..
Cám ơn anh Tuệ đã nhắc đến Clausewitz, cho chúng ta chấp nhận vai trò diễn viên trong màn kịch, có tài có giỏi cũng chỉ là trang phục vài vạn ngày .. @};- ..



~o) ~o) ~o)

Đậu
09-19-2012, 09:43 AM
Hoàng thân tôn thất ôi.

Dà, đúng đó ông à. Tui là một trong số những người ái mộ đứng chình ình đó đó nha.
Nhưng... ôi những cái nhưng làm dzối dzắm cuộc đời Đậu...
Tui hổng phải nàng ông à, tui là mụ, một mụ "trinh nữ hết dầu" (hiểu theo thánh kinh héng) đang chiêu hiền đãi sĩ sửa soạn kiếp sau.

Và... tui đang nhắm thu James Đậu dzìa dưới trướng.
Hổng biết Đậu có ưng không nữa lận ?

Dà, dĩ nhiên tui hổng bắt James Đậu phải "ngồi" ở kiếp sau, mà cứ tiếp tục "đứng" và đứng cho vững- ngay cả lỡ có ngộ độc thực phẩm - thành chỉ có thể để Đậu đứng ở hậu cung, rồi nhờ ổng đưa lưng gánh vác sơn hà xã tắc với ông quan võ nọ.

Tui nghĩ Đậu sẽ hân hoan dzô cùng, bị lúc mô ổng cũng hào hứng tới... "the very last drop"..
Dà... James Đậu vốn hà tiện và tiếc của !
Cái này hổng phải tui chế à nha, term untill the last drop là của ổng chớ hổng ai khác !

Ý kiến Đậu thế nào, nhớ cho tui biết héng, tui xin cám ơn trước !

Trước khi giả nhời câu hỏi chủ lực, em xin suy gẫm về việc "trinh nữ hết dầu". Gẫm rằng sông có lúc người có khúc. Lúc gió nhớn thì nước sông gợn sóng nhớn, gió nhỏ gợn sóng nhỏ. Đấy là việc thường tình phủ huyện. Thì người ta nghe khúc nhạc buồn làm răng vui đặng. Cũng là chuyện thế gian hằng ngày. Thì như làm vậy, em suy ra cái vụ hết dầu là chưa nghiêm trọng bằng việc mất luôn cái đèn. Vì chưng còn đèn thì còn có chỗ đổ dầu, chứ hổng có đèn thời biết rót dầu vào mô? Mà sao cái vụ dầu nhớt lại liên quan đến "trinh nữ" vậy ta? Không "trinh nữ" có đặng chăng? Còn chùm chữ "điện nước" cũng dành riêng cho phụ nữ, là răng?

Còn cái việc "đứng" "ngồi" cũng là sao? Ai đứng, ai ngồi? Em không rõ nhưng về cánh đàn ông thì có lúc đứng lúc ngồi tùy theo nhu cầu đòi hỏi lúc bây giờ mà có phương án hành xử cho đúng nơi đúng lúc và đúng thì. Em xin ngừng tư duy một phút đặng vinh danh ông ns chủ nhân câu hát "về đây đứng ngồi" vì nó mang tính thực dụng rất cao.

À, sẵn đang nói chuyện "đứng ngồi" thì em xin tiện mồm cải chánh là cái sờ-lô-gần "untill the last drop" hổng phải là thương hiệu của em. Chị nhầm với ai khác rồi đấy. Cái tôn chí của em là "good to the last drop". Sơ dịch sang Việt ngữ là "giọt cuối tốt như giọt đầu".

Sau rốt, em xin giả nhời câu hỏi chủ lực là em xin lỗi. Em không dzìa dưới trướng của chị ở kiếp mơi đặng. Chủ yếu là em không tin có kiếp sau. Một kiếp là oải chè đậu rồi.

tonthattue
09-20-2012, 06:23 AM
@Mr Peanut
Lụy o bán dầu
Cách sông nên phải lụy đò
Túi trời nên phải lụy o bán dầu.
Dầu chi cũng là dầu. Từ dầu xức tóc cho đến dầu nhớt bỏ vào sên xe đạp, nhất là dĩa dầu phụng thắp cho sáng canh khuya. Cái o thứ nhất bán rượu cho nên mình còn say sưa. Còn cái o thứ hai thì mình cần để thắp sáng.
Dầu là một sáng chế của con người thường lấy từ thực vật, như đậu phụng của Mr Peanut. (Tạm ngưng, bả ép gọi là bánh dầu rất quí để trồng thuốc lá, rất ngon và cháy, làm cho thuốc Gò Vấp nổi tiếng). Ngày nay dầu đã thay thế mỡ heo ở nhiều nước, nhất là xứ Cờ Hoa. Chuyện dầu nấu ăn các bà sành hơn. Một lần ở California, có bà bạn cũng ở trong hoàng tộc bảo tôi đến nhà bà xào thit bò với dầu olive. Tôi tự nói thì cũng như dầu hột bông gòn thôi. Nhưng ăn thật thì biết mình sai. Ô hay, chừ mới biết tại sao olive mắc hơn. Lợi tức tuổi già eo hẹp, nhà tôi phải dùng dầu phụng, nhưng vẫn ngon hơn dầu các loại khác.
Ở vùng tôi có quán ăn Ý nhưng do một cặp vợ chồng Albany ở bên kia bờ biển Adriatic làm chủ. Bước vào quán Mễ thì bạn được cho ăn free ngay một dĩa nacho và một chén salsa, sau đó bạn chỉ uống một ly cà phê thì đã lời lắm rồi. Nếu bạn vào quán Ý nầy, xề đít vào ghế thì bạn có ngay một rỗ bánh mì, một chén tỏi xay; trên bàn có sẵn chai dầu olive, bạn châm vào tỏi chấm bánh mì ăn. Hương vị là lạ, ngây ngây, ăn tỏi nhiều thì bớt phong thấp.
Điều tôi muốn nói khi liên tưởng đến post của NTDL, của Hoàng Hạc và Mr Peanut là cái nầy. Tại sao các chai dầu olive chính hiệu con nai vàng mang chữ rất to: Virgin Olive Oil. Tôi ô tô ma lách dịch qua tiếng Pháp hai cách: Huile vierge d'olive / Huile d'olive vierge. Dầu còn trinh trắng hay trái olive còn trinh trắng trước khi đưa vào máy ép?
Rắc rối như vậy vì có sự can thiệp của con người. Trong nhiều tác động thiên nhiên, các thứ dầu làm cho các hoạt động lớn nhỏ trôi chảy hơn, không cần phải virgin vierge gì ráo. "Xin đừng mắn mó nhựa ra tay". Nói chung, o nào bán dầu, có dầu thì mấy anh phải lụy.
Còn về thứ dầu nghĩa bóng làm cho cuộc đời trôi chảy, xin hẹn sẽ trình bày sau.
Bây giờ trời mát vào thu, mưa tuần qua, hạt cải bẹ xanh (cải cay) trổ xanh khắp nơi. Chúng sẽ sống qua mùa đông có hoa vàng suốt xuân mới. Nhưng bây giờ tôi đi nhổ cải non, chiều nay bà chủ của tôi sẽ cho ăn bánh xèo chiên dầu phụng.

tonthattue
09-20-2012, 07:26 AM
@Hoàng Văn
Cảm ơn HV đính chính tên TT Mỹ trong vụ ném bom là Richard Nixon chứ không phải vị tiền nhiệm Lyndon Johnson.
Clausewitz không phải là người duy nhất viết về chiến tranh, nhưng được tôn vinh là cây viết cổ điển có tầm ảnh hưởng lớn và được khai thác trong các tác phẩm cận đại về du kích, chiến tranh toàn diện (không phải nguyên tử), phản du kích v.v... HV đã nhận định sự lệ thuộc của quân sự vào chính trị cho nên nói giới nhà binh làm trò diễn viên trong bi hài kịch. Quân dưỡng tam niên dụng nhất nhật.
Quan điểm quân sự là phương tiện của chính trị làm cho Lenine để cuốn sách của Clausewitz ở đầu giường. Sự thành lập quân ủy ở các cấp có nguồn gốc từ đây. Truyện ngắn "Đồng Cỏ Miên" (quên tác giả) cho biết trong cuộc hành quân chống Khmer Rouge, mỗi tổ tam tam gồm hai anh lính mới tò tè nghĩa vụ quân sự trong Nam và một bộ đội ngoài Bắc điều động. Trostky được xem là cha đẻ của hồng quân Nga nhưng điều động lực lượng do Staline đảm nhiệm.
Các lý thuyết gia ngày nay thuyên giảm mức độ lệ thuộc của quân sự bằng cách nói theo Lenine: quân sự và chính trị là hai mặt của đồng tiền, không thể tách rời; một cuộc chiến càng mang tính cách chính trị bao nhiêu thì tính cách quân sự cũng gia tăng theo tỷ lệ; nói ngược lại cũng đúng vậy.
Vào trại tập trung ngày đầu đã nghe: ngụy quyền là tay sai, ngụy quân là công cụ; cho nên các anh là lính tội nhẹ, bọn ngụy quyền sẽ bị trừng trị đúng mức. Các anh am tâm hãy thành thực tự khai để hưởng khoan hồng của cách mạng. Phe mình nghe sướng quá phết thêm mấy chục cuộc hành quân. Người khai nhiều chiến công nhất được quản giáo và chính trị viên "biểu dương" học tập tốt và yêu cầu mọi người đứng dậy vỗ tay. Hôm sau cả tiểu đoàn chứng kiến anh ta xách bị ra đi. Thực tế ai cũng biết lính bị trừng trị nhiều nhất, chết nhiều nhất. Về nhà mới biết nhiều ông tổng giám đốc, đổng lý văn phòng chỉ sơ sơ vài tháng là qua đường êm xuôi.

HoangVan
09-20-2012, 04:29 PM
.. ~o) ..

Cám ơn anh Tuệ cho biết thêm về cái bạo tàn của CS .. :( .. Nếu bình chọn một môi trường đào tạo thuật hèn hạ xảo quyệt man trá và hung tàn thì không gì hơn môi trường CS với những nhân tài chóp bu mà chúng ta đã và đang thấy. Trớ trêu thay, chính trị đã mất chữ chính và quả đất này đang vật vã dưới bản tính thấp kém nhất của con người. Toàn cầu hóa lòng tham muốn và ai chết mặc ai ...

Đậu
09-21-2012, 08:28 AM
@Mr Peanut
Lụy o bán dầu
Cách sông nên phải lụy đò
Túi trời nên phải lụy o bán dầu.
Điều tôi muốn nói khi liên tưởng đến post của NTDL, của Hoàng Hạc và Mr Peanut là cái nầy. Tại sao các chai dầu olive chính hiệu con nai vàng mang chữ rất to: Virgin Olive Oil. Tôi ô tô ma lách dịch qua tiếng Pháp hai cách: Huile vierge d'olive / Huile d'olive vierge. Dầu còn trinh trắng hay trái olive còn trinh trắng trước khi đưa vào máy ép?



Em trôm nghĩ, việc dùng chữ "virgin" trên nhãn hiệu là có mục đích tuyên truyền cho lối điều chế đặc biệt trong công nghệ chế biến dầu o-lựu. Chứ không phải là chiến thuật bi-o nhằm quảng bá cấp độ vơ-gần của trái olive dùng để ép ra dầu hoặc kỹ thuật đóng chai lâu ngày không xì hơi xì khói.

Em nghe nói, trong quá trình chế biến này người ta đặc biệt chú ttrọng đến nhân tố trực tiếp đụng chạm vào trái o-lựu từ A đến Dzét. Từ lúc giồng cây, hái quả, rửa quả, lau quả, ép quả và sau rốt là công đoạn bao bì cũng phải tuân thủ theo một điều kiện tiên quyết là người ấy phải là trinh nữ. Nếu lơ là lề luật này thì sẽ dẫn đến việc tinh dầu bị biến sắc. Nom không đẹp mắt tẹo nào. Thành ra em xin có nhời tư vấn đến các chị đang có ý định xin vào cơ xưởng chế biến dầu vơ-gần o-lựu là nếu đã có chồng con, nghĩa là không còn là trinh nữ thì đừng đến xin việc. Chủ nhân sẽ không mướn đâu. Dù tiền công có bèo đi nữa. Còn trinh nam thì họ không cần. Các anh giai chớ có bén bảng đến mần chi. Chỉ hao phí thời gian và tiền bạc.

Tin em đi. Trái tim em chỉ nói nhời tốt lành.

hoanghac
09-22-2012, 03:12 AM
Các bác ơi

Xin coi định nghĩa về Virgin Olive Oil trong wikipedia

Retail grades in IOC member nations
Italian label for "extra vergine" oil

In countries that adhere to the standards of the IOC[25] the labels in stores show an oil's grade.

Extra-virgin olive oil comes from virgin oil production only, contains no more than 0.8% acidity, and is judged to have a superior taste. Extra Virgin olive oil accounts for less than 10% of oil in many producing countries; the percentage is far higher in the Mediterranean countries (Greece: 80%, Italy: 45%, Spain 30%). It is used on salads, added at the table to soups and stews and for dipping.
Virgin olive oil comes from virgin oil production only, has an acidity less than 1.5%, and is judged to have a good taste.
Pure olive oil. Oils labeled as Pure olive oil or Olive oil are usually a blend of refined and virgin production oil.
Olive oil is a blend of virgin and refined production oil, of no more than 2% acidity. It commonly lacks a strong flavor.
Olive pomace oil is refined pomace olive oil often blended with some virgin oil. It is fit for consumption, but may not be described simply as olive oil. It has a more neutral flavor than pure or virgin olive oil, making it unfashionable among connoisseurs; however, it has the same fat composition as regular olive oil, giving it the same health benefits. It also has a high smoke point, and thus is widely used in restaurants as well as home cooking in some countries.
Lampante oil is olive oil not suitable as food; lampante comes from olive oil's long-standing use in oil-burning lamps. Lampante oil is mostly used in the industrial market.
Refined olive oil is the olive oil obtained from virgin olive oils by refining methods that do not lead to alterations in the initial glyceridic structure. It has a free acidity, expressed as oleic acid, of not more than 0.3 grams per 100 grams (0.3%) and its other characteristics correspond to those fixed for this category in this standard. This is obtained by refining virgin olive oils with a high acidity level and/or organoleptic defects that are eliminated after refining. Note that no solvents have been used to extract the oil, but it has been refined with the use of charcoal and other chemical and physical filters.

Retail grades in the United States from the USDA

As the United States is not a member, the IOC retail grades have no legal meaning in that country; terms such as "extra virgin" may be used without legal restrictions but as of October 25, 2010, the U.S. Standards for Grades of Olive Oil and Olive-Pomace Oil went into effect.[26] The U.S. Department of Agriculture (USDA) currently has a four-part grading of olive oil based on acidity, absence of defects, odor and flavor:[26]

U.S. Extra Virgin Olive Oil for oil with excellent flavor and odor and free fatty acid content of 0.8g per 100g (0.8%);
U.S. Virgin Olive Oil for oil with reasonably good flavor and odor and free fatty acid content of not more than 2g per 100g (2%);
U.S. Virgin Olive Oil Not Fit For Human Consumption Without Further Processing is a virgin oil of poor flavor and odor;
U.S. Olive Oil is an oil mix of both virgin and refined oils;
U.S. Refined Olive Oil is an oil made from refined oils with some restrictions on the processing;

These grades are voluntary. Certification is available from the USDA on a fee-for-service basis.[26]

tonthattue
09-23-2012, 06:40 PM
http://i1148.photobucket.com/albums/o573/cvbam/lilyofthevalley.jpg
hình của Hương Trầm / Cát Vân

Vung vít đầu thu
(sau khi nói về trường hợp một ông bạn bị tin tặc xâm nhập gia cư, tôi có viết thêm mây chữ dưới đây)

Hình như Bin Laden chỉ dùng người đưa tin thay vì computer hay các thứ viễn liên, cell phone, đánh morse v.v… . Cao nhân tất hữu cao nhân trị. Thời thế chiến 2, đồng minh đã bỏ vào một xác chết nói là của một đại tá quân báo, ôm theo những cách giải mật v.v... Đức đã dùng nhưng bị sập ổ. Bin Laden không thể dùng bồ câu, vì chim không thể thích nghi tự ngụy trang và chim không nói nên phải mang theo những bức thư dù viết theo mật mã.
Có an toàn không? Trong tiếng Pháp có câu nói khó dịch vì lối văn phạm riêng của ngôn ngữ nầy. Nhưng đại để: tin là tin vào cái gì khả dĩ có thể có mà chưa chắc có. Từ đó phát sinh nhiều câu hỏi qua vài ví dụ sau đây:
Có chi bảo đảm người mang tin không tiết lộ? Có chi bảo đảm người mang tin không phải là nhị trùng từ lâu hay mới trở dạ?
Có chi bảo đảm rằng anh cận vệ không chỉa súng vào đầu ông tổng thống? Chuyện đã xẩy ra ở Congo; Laurent Desire Kabila đã bị bắn cận kề (close range).
Thế nhưng bi đát là các yếu nhân không dám xuất hành nếu không có rất nhiều vũ khi quanh mình. Tin tưởng của các yếu nhân cũng giống như các ngân hàng tin tưởng ai có good credit history sẽ được cấp thẻ tín dụng, hay cho vay. Chính phủ Mỹ qui định những điều cần thiết để các nhà bank không bị quịt nợ, (tiền của nhà bank là tiền của chính phủ cho vay).
Nhưng các nhà bank đều phá sản. Tin mới nhất, năm nay cho đến tháng 9, Missouri đã có 42 cơ sở tài chánh dẹp tiệm. Các nhà bank hiện giờ được tiền thuế của người dân bảo lãnh (bailed out).
Tôi suýt bị mất job vì cái chuyện ni.. Một bà khó tính hỏi tôi có bảo đảm bao carrot là organic hay không. Tôi nói cách tốt nhất là bà đưa nó ra trước mặt và hỏi: carrot mi có phải là organic không. Nó sẽ trả lời cho bà. Chuyện được đem lên sếp vừa vừa; tôi giải thích rằng cái thùng có đề chữ organic thì tôi nói organic; muốn chắc thì bắc thang lên hỏi ông trời, chứ hỏi ông chủ thì ông cũng cười trừ như tôi.
Nếu có ai hỏi tông tông làm sao ông biết cái anh John Dow không trở tay; bí quá ông sẽ nhờ Lão Tử.

Lão Tử nói với ông bạn cùng đứng trên cầu rằng dưới nước cá lội sung sướng. Người kia hỏi ông không phải là cá làm sao biết cá sung sướng. Ông cụ xuất chưởng gần như cách không đả ngưu: bạn không phải là tôi làm sao bạn biết tôi không biết.
Nếu tôi không nhầm, câu chuyện chừng đó và nội dung nhằm khen tài của Lão Tử.
Đáng lý ông cụ không nên trả lời vì ngôn ngữ còn vướng bận. Bạn không phải là tôi làm sao biết tôi không biết. Bằng vào gậy ông, ông không phải là cá làm sao biết cá vui sướng.
Đức Phật thường im lặng để cho trực giác làm việc. Lão Tử cũng không kém: đạo khả đạo bất thành đạo.
Tri kiến của các bậc cao nhân dựa trên các cảm quan ở tầng số cao hơn người thường. Chúng sinh không biết đường bay của chim, đường đi của cá nhưng chư Phật biết. Các vị ấy đã lấy tâm hồn rộng mở của mình hòa với tâm hồn muôn loại, để thấy tất cả mà không biết nói ra sao. Lấy lòng mà đãi đời thì sẽ hiểu đời.
Đây là câu hỏi: làm sao cho cái to lớn vô cùng biến thành cái nhỏ vô cùng; làm sao cho cái nhỏ vô cùng thành cái lớn vô cùng? Tây phương đã nói đến cực đại và cực tiểu; trong toán học có cái lớn viết như số 8 nằm ngang và cái nhỏ nhất gọi là epsilon. Nhưng chỉ có mấy ông “khùng” (khùng đáng yêu) phương Đông mới hỏi như rứa.
Một kẻ học đạo đau khổ không giải đáp được, đau khổ hơn đau bệnh trĩ, đến thỉnh ý một đạo sĩ sống trong túp lều tranh trên một ngọn đồi nhìn xuống cái hồ.
Ông đi vô bếp lấy ra một cục muối sống (rock salt) đưa cho thư sinh và ân cần thân mật nói: hởi người bạn trẻ thân mến của ta, hãy đem hột muối nầy xuống dưới chân đồi thả vào cái hồ. Xong đi thẳng về nhà, không phải nhọc công lên đồi từ biệt.
Cửa hồn tôi khép lại, không cho vũ trụ lòn vô. Thi sĩ Trụ Vũ không cho vũ trụ vào tâm hồn, vẫn có nghĩa là tâm hồn ông ta đủ sức hàm chứa cả vũ trụ. Nếu ông mở ra, thế gian, thiên đường, hiện tại quá khứ tương lai sẽ ngủ đỗ đêm xuân nơi góc hồn của nhà thơ nghèo xứ Sịa Thừa Thiên.
Lão Tử cũng mở tâm hồn cho cá lội, để nghe những tiếng long lanh của rong rêu; cũng như Minou Drouet nghe tiếng chuông thanh tao của những đóa linh lan, (muguet) trong tuyết trắng, trắng như thân hoa.
Thung lũng Subligna, Georgia
ngày thứ hai của mùa thu 2012

tonthattue
09-25-2012, 07:57 AM
ngõ hạnh
tôn thất tuệ

ngõ vào Hạnh dậu chè xanh ngắt
vào Ngõ Hạnh cà phê thơm ngát.
Mái tranh mọng nơi quê xứ mộng
những chàng trai tóc rủ triết nhân
ngồi xuống đó mà tâm hồn đâu đó:
nhân loại đâu? nhân loại trong ta
nhân loại đâu? nhân loại ngoài ta.

Cà phê Hạnh giọt buồn đếm nhỏ
những giọt mưa rơi nhẹ quán nhà duyên
nhưng rơi nặng len vào ý tưởng.
Hạnh nơi nầy, hạnh phúc của dòng sông
dòng tư tưởng chảy bền không nghỉ
dòng Hương xanh, xanh biếc là sông.

ngõ vào Hạnh êm đềm thơm ngát
mà đoan trang mà duyên dáng thầm duyên
tà áo Hạnh trinh nguyên thẳng nếp.
dành cho ai, hạnh phúc về ai?
cho tất cả mà không cho ai cả
chưa tìm ra mặt đệt ngây ngô
còn nguyên khối tịch nhiên mẹ dựng
thuở ban sơ trong sữa ngọt tay mềm.-

Bối cảnh: Ngõ Hạnh là một quán cà phê trong Thành Nội Huế

Hương-Trầm
09-28-2012, 01:32 PM
Kính Đại-ca,
Mời đại-ca ngắm trăng, nghe nhạc cùng bọn em.
Thân kính,

Hương-Trầm


http://www.youtube.com/watch?v=nT7_IZPHHb0&feature=related

tonthattue
10-11-2012, 05:44 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2c/Vincent_Van_Gogh_0021.jpg/437px-Vincent_Van_Gogh_0021.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2c/Vincent_Van_Gogh_0021.jpg)
cherry tree, Van Gogh

tiếp tục
tôn thất tuệ

Anh sẽ tiếp tục một lời thơ dài vô tận
đến cỏ xanh hoa héo trên nấm mồ
tay quờ quạng vẽ lên trí não
những ngày qua trong nét bút đa tình
em ngoảnh mặt vì lời thơ nát
câu ngắn dài như mưa nắng không đều nhau.

Anh sẽ tiếp tục một lời thơ dài vô tận
như mỗi chiều em thấy suối nắng dài ghê
nhưng rất ngắn không đủ chiếu lên bia đá
để đọc lên những ý tưởng ngày nào
anh ghi lại như nét buồn gây ý nhạc.

Anh nói dối, nào có bia nào ghi chữ
chỉ có tim anh mới đủ máu làm mực ghi
tâm hồn anh là muôn ngàn tờ giấy trắng
tả môi em bập bẹ tiếng thiên đàng.

Em dàn trải trên trường đời mục nát
dạy những gì thiên hạ đã quên đi
nhưng đơn giản như nụ cười buổi sáng
anh làm thơ để lại cho người.

Anh sẽ tiếp tục một lời thơ dài vô tận
như nụ cười em để lại cho ngày xanh
làm hoa nở và tin yêu trổi dậy.

Sau mộ bia anh vẫn còn tiếp tục nghe em
và tiếp tục một lời thơ dài vô tận.-

Hương-Trầm
10-11-2012, 09:48 AM
Sáng nay Trầm nhìn người ta "gặt" mùa cỏ cuối. Hương cỏ ngát hăng và những bành cỏ to chất rãi-rác, lung tung trên cánh đồng bao la còn sót những bông hoa dại ven bờ.
Trời, mây rất đẹp tuy người hơi ho hen.
Mời đại-ca nghe Symphony No.6 của Beethoven.
Thân kính,

Hương-Trầm

http://www.youtube.com/watch?v=iMJPZ-mu-Ts&feature=related

tonthattue
10-30-2012, 08:16 PM
http://www.lapausepaint.fr/wp-content/uploads/2012/04/la-palissade.png
trên cõi người
tôn thất tuệ
Các cuộc xử tử vẫn tiếp diễn trên thế giới nhưng cách thức thì thay đổi rất nhiều. Từ việc chém bêu đầu để răn đe, trống đánh kèn thổi, tuyên ngôn tuyên cáo rồi đến hành quyết trong phòng nhỏ. Từ khi tuyên xử cho đến khi thi hành bản án khác nhau. Như bên Tàu thì thi hành ngay, vì pháp trường và pháp đình một chỗ. Thân nhân phải trả tiền mấy viên đạn như mẹ phải trả tiền đạn họ dùng bắn con mình. Theo một cáo buộc, bị phủ nhận bời Trung Cọng, bác sĩ đã mỗ lấy các cơ phận và da khi nạn nhân chưa chết hoàn toàn vì TC tiếc viên đạn, coup de grace, để gia đình khỏi tốn thêm.
Văn minh nhất bây giờ tại nước Mỹ là chích một ống thuốc độc, thế là xong.
Nhưng theo luật và theo lương tâm nghề nghiệp (ethic), cái ống chích, cây kim chích phải sát trùng và phải thoa cồn chỗ chích.
Đúng rồi, chích thuốc là chích thuốc dù chích cho chết hay cho lành bệnh. Còn không thì treo bằng bác sĩ.
Người ta đang đem chuyện nầy làm điều vui khi bênh vực quyền của thú vật tại bên Tàu, để so sánh so sánh sự văn minh các nước.
Thật là một wrong issue. Án tử hình là sai vì các xứ dân chủ chủ trương thà tha ngàn người có tội hơn giết một kẻ vô tội; trong lúc ấy các nước CS thì thà giết lầm hơn bỏ sót.
Hôm nay (giữa tháng 2-2011) người ta vừa tha một tử tù (tên Graves) vì xử oan sau 14 năm ngồi tù tại Texas. George Bush junior, khi làm thống đốc Texas, đạt chức vô địch ra lệnh thi hành án tử hình. Cũng tại tiểu bang nầy, tại tòa thượng thẩm, luật sư của một bị cáo xin hủy bản án vì luật sư biện hộ ở tòa dưới ngủ (making a nap) trong phiên xử. Tòa không chấp nhận bằng cách nói ông ta ngủ trong lúc không quan trọng. Cũng tại Texas nầy, một luật sư được tòa cho rất nhiều mối cải; ông ta làm chủ rất nhiều tiệm rượu và nhà hàng; ông luôn thù tiếp các ông tòa và nhân viên tòa án. (Tôi xin cam đoan đã đọc những điều nầy trên New York Times).
Cách đây hơn một trăm năm, trong một lớp hình luật tại Mỹ; một sinh viên phát biểu một điều gì; một sinh viên khác lên đánh; giáo sư can và ra lệnh cả lớp viết bài tường trình sự việc. Hơn nửa số bài viết có những chi tiết sai (về diễn biến hay ý kiến của hai người). Sự đôi co nầy do ông giáo tổ chức để biết người ta làm chứng như thế nào. Một sự việc rất đơn giản, xẩy ra trước mắt gần kề, người tường trình là kẻ có học mà kết quả rất đáng nghi ngờ. Rất khó nhận dạng người khác chủng tộc. Tòa không chịu chấp cung nhận dạng của trẻ con dưới mười tuổi.
Nếu OJ Simpson không có tiền, không ai biết tiếng thì cũng như hàng trăm người da đen khác sẽ có luật sư "chùa"; loại luật sư chuyên môn dụ bị can nhận tội nói là để nhẹ án nhưng thực để khỏi mất thì giờ của họ, kiếm tiền nhanh.
Nhưng trước khi chết bị can được thuyết trình rằng cho đến khi chết bị can vẫn là người còn sống và bình đẳng trong mọi khía cạnh, được bảo vệ như nhau trong đó có việc khử trùng ống chích, cây kim chích và chỗ đưa thuốc độc vào người.
Đó là chân lý La Palice (http://en.wikipedia.org/wiki/The_Song_of_la_Palice), ghi trên mộ bia:
Ci git Monsieur de La Palice. Si il n'était pas mort, il serait encore en vie. (Nơi đây Đức ngài La Place an nghỉ; nếu ngài không chết thì ngài còn sống)
Trên cõi người có những chuyện như ri và có chuyện trong lịch sử là vua Asoka của Ấn Độ đã bãi bỏ án tử hình hai ngàn năm trước.- (cuối tháng hai 2011)

Lại nói thêm hôm nay (gần cuối tháng 3, 2011), chuyện xử bắn, thực ? hư? tinparis.net đưa lên net bức ảnh không rõ, nói là từ Washington Post tháng 9 năm 1975 trong đó Trịnh Công Sơn đọc diễn văn khai mạc buổi hành quyết một kẻ phản động. Bức hình không đủ để nhận dạng ai là ai. Xem cho biết để tìm hiểu đúng sai.

tonthattue
11-08-2012, 09:54 AM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Woher_kommen_wir_Wer_sind_wir_Wohin_gehen_wir.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/fc/Woher_kommen_wir_Wer_sind_wir_Wohin_gehen_wir.jpg)
tranh Gauguin: Ta từ đấu đến?
Hạnh nguyện
(trích một email gởi vài thân hữu cảm ơn có lời thăm hỏi)

Năm nay tôi 74 tuổi nhưng vẫn cuốc đất được và lên xuống ngọn đồi và cầu thang nhà không có vấn đề. Thật ra năng suất không bằng như xưa. Các buổi hoàng hôn, tôi thích nhìn gà tập trung trước cửa chuồng như xem lại hàng ngũ sau một ngày đánh đấm moi móc rác ẩm quanh vườn. Cẩu thập kê tam nhưng nhiều con gà và các con vịt đã quá mức ba năm mà chúng vẫn ăn bắp hột như người Mỹ ăn pop corn.
Vợ chồng tôi sống trong cái yên tĩnh nầy; nhưng trong cái yên lặng ấy chúng tôi đã thở hít một sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Đủ thứ chim đến xin ăn, chúng làm tổ khắp nơi, trong bụi hồng rậm, trong nhà kho, dưới mái hiên. Cây cỏ bừng sống theo mùa riêng có hoa riêng có khách thưởng ngoạn riêng là các loài ong khác nhau.
Về ý thức, chúng tôi quan niệm mọi thứ sinh thành như những cơ duyên thuận hợp, có tác động của ngũ uẩn nhưng trên dòng sông chân như. Chân như chính là chiều sâu của biển cả, như nhạc đề chính của một giao khúc. Chính nhờ vậy, mỗi khi bị giao động vì một ký ức về cảnh đời đen tối, chúng tôi niệm: … chiếu ngũ uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Thật vậy, độ nhất thiết khổ ách là cứu cánh của tôn giáo chân chính.
Sau một năm là thợ mộc, Jesus bắt đầu sứ mệnh kêu gọi yêu thương đồng loại và lưu ý ai ai xa lánh tội lỗi. Cùng các tông đồ, Jesus đi từ làng nầy qua làng nọ khắp Palestine trong mục đích trên; đến Jesusalem, Jesus được dân chúng hoan nghênh như một vị cứu tinh lỗi lạc. Nhưng sau đó họ đã ruồng bỏ Ngài khi Ngài chỉ nói đến một vương quốc tâm linh an lạc và không muốn lãnh đạo một phong trào quốc gia cầm gươm chống người La Mã cai trị. Kẻ thù của Ngài là bọn cho vay nặng lãi, đám sát sanh cúng tế, nhảy ra vu cáo Ngài về tội phỉ báng (blasphemy) khi xưng là con của Thượng Đế; giáo tòa Senhedrin đã y án; sau đó chúng đưa Ngài cho toàn quyền Pontius Pilate về tội phản nghịch, (bị vu cáo) xưng là vua của người Do Thái. Ngài vẫn phải chết tuy nói rõ: Vương quốc của tôi không ở chỗ nầy, tôi không phải là vua người Do Thái; nếu đúng vậy thì sao họ lại bắt tôi nạp cho ông?! Độ nhất thiết khổ ách, một cách triệt để nằm trong ý muốn của Jesus.
Chúng tôi vẫn thích một tôn giáo nhân bản trong nghĩa con người tự do đóng góp vào cái tự do triết học. Con người có quyền đưa ra các hạnh nguyện làm mục tiêu của cuộc sống như Phổ Hiền cưu mang hạnh nguyện cứu độ. Hạnh nguyện không nhất thiết phải to lớn, trái lại rất nhỏ nhoi như lo quét dọn dẹp vĩa hè ngay trước nhà để cho ai đi qua cũng thấy vui, tốt cho mình và cho kẻ khác.
Chúng tôi tin rằng sự hấp thụ sức sống thiên nhiên cọng với lối sống bình dị đã mang lại sức khỏe thể xác và tinh thần.
Cảm ơn các anh chị có lời thăm hỏi và cầu chúc cho gia đình tôi. Xin hồi hướng công đức nầy đến các anh chị và tất cả, công đức nầy mới trông rất nhỏ nhưng như quả cam Dương Diên Nghệ được vua cho đem về làng nấu thành nồi nước lớn, chia mỗi người một tách, mọi người sẽ hưởng cái yên lành dịu êm của công đức nầy. ttt
kèm phụ bản:

nguyên lý
tôn thất tuệ

1.-
Anh đặt bút viết cho em một dòng chữ
đã lâu rồi, trên mặt giấy, nhớ thương vơi.
Viết cho em một dòng chữ thật u mê
kinh sám hối vì anh đã hiện diện
trên cõi đời anh chỉ tìm ra một nguyên lý
(đó là) thương nhớ đầy vơi;
kinh ăn năn vì loài người đã hiện diện
hương mộc lan làm anh say mất buổi sáng
những hàm oan làm anh mê ngủ suốt ngày;
Viết cho em một dòng ngây dại
ánh sáng mờ mắt nhắm tay buông.

2.-
Nguyên lý ấy anh đem theo như lời nguyện
khi xác thân rục rã mờ phai
khi danh vọng nhẵn trơn tờ giấy trắng
khi đền đài bay vội với hoa lau.
Một lời nguyện làm yên cương vó ngựa
một thuyền thơ
sau khi trút bỏ mọi thứ trên bờ.

Anh bó tay vì dùng nhớ thương hạn hẹp
giữa thênh thang hạnh nguyện thiêng liêng
ngựa anh què chui rúc hẻm nhỏ
giữa không gian vô tận của trước sau.

Anh vẽ được lối đi cho kiếp tới
bằng hành trang chất chứa hôm nay
không rủ bỏ cuộc đời không từ chối
không buộc chân bằng hệ lụy nhỏ nhoi
đầy ý thiện lưng đeo túi gấm
đường rộng thênh muôn ngã được phơi bày
anh vẽ được lối đi cho kiếp tới.

Trong kiếp nầy anh một mực thương em
em hiền lành em sớt chia cho trùn dế
tấm lòng anh nguyên khởi nhu hòa
em suốt trong như viên ngọc từ bi
em tinh lọc những hôn mê bợn cặn.
Anh nhớ thương và đem theo viên ngọc từ bi
đôi mắt sáng mở đường vào huyền nhiệm.

Viết cho em một dòng chữ thật tinh khôi
ánh sáng chiếu mắt tuôn lời cầu nguyện
điểm khởi hành vào thế giới tinh anh.
Cảm ơn em hóa hiện hình người.-

Hương-Trầm
11-10-2012, 07:47 AM
Trên cõi người quả là nhiêu-khê, phiền-toái. Những bài học mới, không chờ đợi làm mình đôi khi bật ngữa. Chuyện đời người ngoài tình yêu, gia-đình; còn có tôn-giáo, chính-trị. Hai cái sau mới là nghiệp-chướng, khẩu-nghiệp, tai bay vạ gió. Chuyện tôn-giáo tiểu em luôn hát câu "xê ra cho người ta làm việc" để bảo-đảm an-toàn trên xa-lộ cho mình. Ngứa miệng nói bậy hay nói đúng là gió tanh, mưa máu giang-hồ ngay:((!
Chuyện chính chị chính em cũng thấy vậy mà không phải vậy.Thôi! Tốt nhất vác cuốc vào rừng chờ thời Nghiêu-Thuấn. Chúng tăng nói gì thì nói. Tin có ngày bán lúa giống không kịp. Thời thế tạo gian-hùng. Tin ai, hỏi ai bây giờ!?
Dieu seul le sait.
Thân kính,

Hương-Trầm

hoanghac
11-10-2012, 07:27 PM
"Cảm ơn em hóa hiện hình người.-"

Anh Tuệ ơi !

Hình như em này từ Liêu Trai Chí Dị mà thành người .

tonthattue
11-20-2012, 06:07 PM
loạn ngôn
tôn thất tuệ
Nơi tôi ở chiều nay mưa như Huế
khí hậu khô nên không khốn khổ như ngoài kia.
Hơn thế nữa
cơm ngày ba bữa tắm rửa hai lần
có cái áo dày hơn bao bố
một đồng thôi cũng đủ ấm qua ngày.
Kinh Di Đà vẫn còn như xưa nơi Thuận Hóa
Như thị ngã văn nhất thời Phật tại...*
Phật nói gì nghe lạ quá đi
xứ của Phật đất bằng như ruộng lúa
nhà bên nhà gấm phủ màn hoa
người quên đói vì theo hương của gió
cửa không khóa.
Kỳ Phật quốc độ thượng vô ác đạo chi danh
hà huống hữu thiệt.**
Mưa như mưa chiều kia ngoài xứ Huế.
Kinh Di Đà lôi ra đọc ở quán McDonald
Nếu trần gian không đem tiền mua súng đạn
thì sá gì nhà gấm với màn nhung,
trường trẻ rộng nhà thương thơm hơn mít.
Nhưng thấy Phật là tôi buồn vô hậu
Phật sinh ra nơi chốn ác ôn
Chúa ra đời nơi người xem nhau thua con chó.
Nhưng mưa ơi, chiều nay buồn vô hậu,
Buồn vô hậu nên để lửng bài thơ.

Georgia Dec 15, 2009

* Tôi nghe như vầy, một thời Phật tại (nước Xá Vệ)...
** Nơi xứ Phật, không có tên chỉ tội ác, huống là tội tác

tonthattue
11-22-2012, 03:56 PM
cảm thức về ngày tạ ơn
tôn thất tuệ

Hơn năm năm nay tôi đã về vùng quê nhiều cây cối nhưng lá rụng không thành vấn đề như lúc còn ở quanh Atlanta. Trong mười hai cô Hằng một năm thì tôi đã để mất một em lo quét lá, từ mấy cây ốc của riêng mình và mấy cây ốc bên hàng xóm đổ qua. Lá phải bỏ vào bao giấy thùng giấy, hay trong thùng nhựa. Nhà ở góc đường nên phải dọn lá gần 100 mét (300 feet) bờ lề. Lao động sinh ra sáng kiến, nói vậy nếu muốn ủng hộ duy vật sử quan.
Tôi mới nghĩ ra lấy cái máy cắt cỏ có lưỡi đôi, biến chế theo nhu cầu chém nát cỏ đổ xuống làm phân; lấy cái máy ấy nghiền lá un đống trên đường, hốt bỏ vào gốc cây hay ăn gian để đó mưa gió cuốn đi, đúng như tiểu bang "Gone With The Wind".
Cây trong thành phố, từ lòng đất phát ra giữa những vùng mà chủ nhân xem lá là thành phần bất hảo phải lượm ngay. Chính vì vậy chúng không có gì ăn; vì trong rừng lá chồng lên lá, mục rả trở về cỗi nguồn trong sự tuần hoàn của vạn vật. Không có gì ăn nên cây không thọ, vã lại, cây trồng hoặc cùi từ nhánh hoặc bứng không có rễ đột để đi xuống sâu dễ bị gió lật.
Cây trong thị tứ không có sự bảo vệ tự nhiên của môi sinh. Cây cối to nhỏ từ đại thụ cho đến dây leo sống chung và trừ khử bênh tật cho nhau. Ví dụ, cây sồi chống vi khuẩn A ở bên cạnh cây sếu sẽ giúp sếu trừ độc hại vi khuẩn nầy. Dựa vào nguyên tắc cọng sinh ấy, Lương Nông Quốc Tế đã phối hợp với Trung Cọng thí nghiệm thành công trồng nhiều loại lúa khác nhau ở các luống to lớn xen kẻ. Các loại ấy khắc chế địch thủ của nhau như sâu, rầy, nấm v.v....
Trở về chuyện quét lá, thật nhiêu khê, nhất là lúc đã giá lạnh. Tôi không bao giờ phiền trách những ngọn lá khô. Chúng đã làm cho bầu trời xanh mát, chận những tia cực tím, cực đỏ, nhả hơi nước trong bóng mát, làm cho máy lạnh bớt chạy, chúng đã hút smog do con người thải ra. Nay chúng tàn lụi, khô héo rơi xuống đất như mọi sự chấm dứt của cuộc đời khác dù là vua chúa, kẻ nghèo cùng v.v...
Với những công đức vừa nêu, lá khô đáng được giải quyết, nếu không với thái độ biết ơn cao quý thì cũng không nên cho kèm theo những lời mắn mỏ như Shit, God damn... Cha mẹ đã nuôi dưỡng con cái, lúc chết các vị phải được chôn cất tử tế. So sánh hai việc là điều khập khểnh quá to và quá nhỏ, nhưng trên cái nhìn hoàn vũ thì đại pháp bất tăng bất giảm, bất cấu bất tịnh v.v...
Những dòng nầy được viết hôm nay, sáng ngày Thanks Giving 2012 của Hoa Kỳ. 1984 tôi được yêu cầu cầu nguyện trong một bữa ăn đông người. Tôi xin trời đất làm sao cho mọi người được ăn chỉ bằng một phần nhỏ của bữa cơm nầy. Giữa chừng chủ nhà cho biết từ trước đến nay, bà chỉ nghe cầu nguyện làm sao cho chính mình được tiếp tục có ăn.
Thấy một ông quan đánh một nông dân, vua Louis 10 (hay 12?) ra lệnh mời ông ăn một bữa không có bánh mì. Hôm sau, khi được hỏi có được thù tiếp đầy đủ không, ông nói chỉ tiếc không có bánh mì. Nhà vua giải thích tại vì ông đánh một người làm ruộng. Phùng Khánh, tức là ni sư Trí Hải, người dịch Siddharta của Herman Hess, đã học bài liên hợp tình người từ một người chị. Bé Khánh, mặc chiếc áo lụa vàng, đến thăm người chị đã xuất gia ở chùa Viên Thông, chị chỉ cho biết bao nhiêu bàn tay đã góp sức mà có cái áo, từ người nuôi tằm hái dâu cho đến ông thợ may. Bài học đã đưa PK suy nghĩ học hỏi thâm sâu về sự liên hợp của các pháp trong sự sinh thành vạn sự hữu hình lẫn vô hình.
Lần hồi con người vì tiện nghi đã không thấy những khổ nhọc để cung hiến thực phẩm. Người Mỹ không thấy việc 12 quả trứng có khi chưa được một MK là một điều quá khó, nó nằm trong cái vĩ đại to lớn của nước nầy bên cạnh phi thuyền con thoi và những khám phá không gian cực đại, khám phá hạ nguyên tử cục tiểu.
Trước sự sung mãn quá tầm cỡ, người thụ hưởng quên cảm ơn chính sách nhân bản lấy con người làm gốc, làm cứu cánh tuy con người cũng là một phương tiện sản xuất. Một bản tường trình của World Bank tin tưởng tuyệt đối rằng nạn đói chỉ là hậu quả của một nền chính trị phi nhân, chứ không phải thiếu tài nguyên thiên nhiên hay kiến thức. Gần ba chục năm trước, một giáo sư tại đại học UC San Diego đã nghiên cứu lối sống trên những vùng khó khăn như sa mạc Phi Châu cũng đi đến kết luận như vậy. Bắc Hàn đói kém mà Nam Hàn thì thành một trong năm con rồng của Đông Nam Á. Sau 1975, heo ở Cà Mâu ăn gạo trắng vì ngăn sông cách chợ, dân thành phố thì bị tội buôn lậu và tịch thu nếu đen quá 15 kg khoai mì; các trạm kiểm soát từ Saigon đi Đà Lạt xông một mùi thối vì rau cải bị tịch thu chất đống. Sudan đã phục kích đốt cháy các đoàn xe cứu đói. Phụ nữ Afganistan dưới thời Taliban không được làm việc; không có tiền họ phải đi lượm những mẫu bánh mì mốc, quết nhỏ trong cối đá cho con ăn. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh, nghe mà muốn chảy nước mắt.
Ở một điểm khác, người Âu Châu nhập cư lục địa Mỹ đã quên ơn người địa phương. Lớp người đầu tiên gần như chết đói và muốn trở về quê cũ; lạnh quá không thể trồng lúa mì. Người Da Dỏ chỉ cho họ phải làm đất và gieo hạt trước khi giá lạnh, lớp đá trên mặt thành một thứ cách nhiệt như người Eskimo ở trong nhà đá. Hạt được giữ ấm và ẩm sẽ nẩy mầm ngay khi băng tang.
Thế nhưng người mà Kha Luân Bố cho là tiền nhân của thánh Gandhi bị đánh đuổi giết chóc. Bò dài sừng cũng bị tiêu diệt, xương bò chất thành núi để chận đường lương thực của người Native Indian. Những ai sống sót thì bị tập trung vào các khu reservation. Họ đã mất hết mọi thứ kể cả truyền thống văn hóa. Họ được những đặc ân (sic) như uống rượu dễ dàng và được mở sòng bạc. Ngày nay người gốc Âu dùng tiền và thế lực vào khai thác hai điều nầy, nhất là mở casino. Các đội banh dùng hình ảnh người Da Đỏ như một thời thượng, chẳng có ý nghĩa tương thân hay ý thức lịch sử. Red Skin football ở Washington DC cũng giống như con ó Falcon của Atlanta; Seminole (bộ lạc) college football của Florida State U có khác gì con cá sấu Gator của Florida U.
Văn minh vũ khí đã vào các reservation nầy, cách đây ít hôm (mùa Thanks Giving 2012), tại một khu tập trung North Dakota, một người đem súng giết cả nhà người khác. Một chú bé giả chết nằm dưới xác của người anh đã thoát chết cùng một cô bé còn sống vì ham trượt tuyết sau đồi.
Sự bị ngược đãi nầy sẽ được vơi đi trên mức đại hùng đại lực đại từ bi, nếu sự đó được đem nhỏ lại vừa tầm với câu chuyện sau đây. Một thiền sư đã bị bò cạp cắn nhiều lần mà vẫn vớt chúng khỏi chết trôi. Trước sự chê cười thế gian, ông nói cắn là việc của nó, vớt là việc của tôi.
Trong thế giới hiện tượng, không có gì tuyệt đối, khóc cười bên nhau. Những người nhập cư đầu tiên đã tạo dựng những hạ tầng cơ sở, những con đường nhỏ, những con đê, những rừng thông, họ vẫn ôm ấp những ước mơ như không bị đàn áp về tôn giáo, muốn tổ chưc chính quyền các cấp trong tinh thần tự trị để dân có thể tham gia. Họ không tránh được những sai lầm như xài phí tài nguyên thiên nhiên, tự tôn xem người Da Đỏ và Da Đen là những loài hạ đẳng.
Họ đã theo đường lối thực tiển (pragmatism), điều mà Staline mơ ước và khuyên cán bộ CS nên theo; họ không tha thiết triết lý trừu tượng như kiểu Decarte. Họ nói sự ồn ào huyên náo là kẻ thù của tự do tư tưởng, cho nên họ thiết kế các thành phố có chỗ nghỉ ngơi như công viên, những khu bảo trì thiên nhiên, họ nói người lái xe cày có quyền hưởng tiện nghi của xe du lịch nên đã chế tractor có cửa kính và máy nóng lạnh.
Trong tinh thần thực tiển ấy, tôi cũng xin ngưng viết với câu nói bình dân của Hoa Kỳ: có chanh thì ta làm nước chanh (lemon / lemonade). Trong hoàn cảnh phức tạp của quốc gia nầy, hãy tiếp nhận sự việc với ý thiện, bình thản và tươi vui.
Thầy Tăng than phiền với thầy Huệ có người cho trái bầu khô to để chật cả căn nhà, vất đi thì sợ buồn lòng người biếu, lấy nước ngoài suối thì làm sao đem vào nhà. Thầy Huệ thực tiển nói: sao huynh không lấy nó làm chiếc thuyền tiêu dao Ngũ Hồ?*
Kính chúc an vui, một Thanks Giving đầy đủ nhất. 2012

* theo Trang Tử

tonthattue
12-04-2012, 06:07 AM
http://www.lovethesepics.com/wp-content/uploads/2011/10/A-typical-house-in-the-Amazon.jpg
lắng đọng và xôn xao
tôn thất tuệ

Bức hình trên đây chụp trên bờ sông Amazone. Vùng rain forest đem chúng ta về những bờ nước trên những mạch máu của miền Nam. Nhưng châu thổ Amazone mang nhiều tính chất kỳ quái và thiêng liêng của thiên nhiên. Nhiều bộ lạc có lối sống ít văn minh hơn cảnh nhà mái lá dừa nước. Cảnh nầy cũng văn minh hơn những vùng thượng du mà tôi có dịp xem qua.
Tôi tin còn có rất nhiều bộ lạc được mô tả trong vài danh từ không đẹp cho lắm như mọi rợ, bán khai, hiện sống xa khuất tầm mắt của cộng đồng người trên hành tinh nầy. Có thể họ theo chủ thuyết cơ vật sinh cơ tâm nên không chịu làm cái cần cẩu mà xuống dưới mé suối đem nước từng chiếc bầu hồ lô. Họ không làm cái cộ đập lúa mà lấy tay truốt hạt từ nhánh rơm.
Vì sao tôi lại nói chuyện nầy vào lúc các thân hữu đề cập đến chuyện tận thế, đến bão mặt trời, trăng rụng xuống cầu?
Tận thế lúc nào không biết, trái đất tung vỡ lúc nào không biết, nhưng trên lý nhân quả, lý duyên khởi và diễn trình thành trụ hoại không, những việc ấy ắc xẩy ra. Nói tận thế thì to quá cho nên nói đến các nền văn minh bị suy thoái. Rất nhiều nguyên do: thay đổi khí hậu, phát minh mới, lòng người ly tán, hành sử trái với lẽ thường của đạo, nghịch thiên dả vong. Khảo cổ tìm ra những thành phố bị chôn vùi dưới đất hay chìm sâu xuống biển (Venise sẽ như vậy chăng?)
Tôi tin những tia sáng sao, tia sáng như tôi đốt củi vào mùa đông, bắt nguồn từ một bếp lò ngoại tầng. Những thiên thể ấy cháy, ở vào giai đoạn hoại không. Nhưng nó có thể tạo ra các khối hơi (nebulas), như khói lò của tôi vợn thành khối trên mặt hồ, để rồi bắt đầu giai đoạn thành. Không có cái gì mất đi, hay được tạo ra; rien ne se perd, rien ne se crée, Lavoisier.
Một trong những phương cách tận thế là điên khùng hay vô ý, các kho vũ khí hạch nhân nổ và tự động qua lại như đánh vô lây. Trái đất có thể thành quá lạnh, hay quá nóng, thiếu ôc xi, các nơi mỏng của vỏ trứng gà nức cho lửa nước trào ra, khí độc đi kèm. Hai quả bom nguyên tử ở Nhật 1945 so với kho hạch nhân ngày nay còn tệ hơn chiếc xe nhựa đồ chơi với xe tăng thiết giáp. Tình trạng nầy không thể thỏa mãn Mao Trạch Đông trong hy vọng còn hai hay ba trăm triệu dân Tàu cầm tầm vông gậy gộc làm chủ thế giới. Thế giới đâu còn mà thống trị; vả lại xin hỏi ngộ chết mà nị không chết hay sao còn nhiều như vậy.
Quả đất cháy không riêng gì những chất hữu cơ mà những thứ như sỏi đá cũng biến thành năng lượng. Cơ duyên sẽ tạo ra hiện tượng. Phòng thí nghiệm của một đại học Mỹ đã biến chế khí hydro thành kim loại dẫn điện thần tốc. Dưới một áp suất rất cao khí hydro biến thành chất đặc không dẫn điện, rối biến thành chất dẫn điện rồi thành superconduct. Vậy thì ngược lại, đá sỏi, tàu bè, dinh thự có thể thành chất đốt để phát ra ánh sao. Và xa xa trong vũ trụ có người hát nhạc Lê Trạch Lựu: em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh, đêm đêm u tối về đây thắp sao.
Hoặc cháy chưa hết rồi ngưng, hoặc không cháy nhưng mọi thứ đều tiêu ma. Người chết hết, không ai than khóc, không còn nhà quàn funeral home, không còn chim ăn thịt thối.
Nếu không có cái gì tuyệt đối, và nếu nghiệp lực và duyên hành vẫn còn, những con người mọi rợ bán khai và có thể hai đứa bé trên bức hình nầy còn sống sót. Vì sao, khó hiểu nhưng có thể đã nhờ cái mọi rợ mà ăn vào thân thể, thấm vào da những thứ chống với phóng xạ.
Những kẻ sống sót ấy từng vùng riêng rẻ xa cách nhau. Họ tiếp tục sống, cải thiện dần dần, phát minh từ những dụng cụ thô sơ, vài ngàn năm vài chục ngàn năm họ sẽ có nhà chọc trời như ở Chicago, New York, có computer và liên lạc với nhau bằng internet. Lại đánh nhau, lại cùng nhau chết.
Trong số mấy tỷ con người hiện nay, có vài chục vài trăm người đã mất trí nhớ, có sự sống như thực vật, hồi sinh dần dần. Internet, vệ tinh v.v... tìm thấy họ trong những khu rừng xanh và phán một chữ mọi rợ nhưng trong họ có tiềm tiếm năng thay thế ông chủ tòa Hắc Ốc, Thanh Ốc, Huỳnh Ốc và chủ công ty Macrohard, đi xe không người lái, có những em bé về sau là Beethoven, là Albert Einstein, thành Al Capone...
Ngã kim nhật tại tọa chi địa, cổ chi nhân tằng tiên ngã tọa chi. (Nguyễn Công Trứ)
Khi đã nắm vững quy luật thì không có gì sợ hãi, thì có tự do. Khi biết đâu rẻ trái được, đâu đi nhanh đi nhậm, các con đường thành phố và xa lộ... đều thuộc về bạn. Bạn không sợ bị tù hay phạt vạ và tránh tai nạn ở mức tối đa.
Khi có ân sủng phân biệt thiện ác, tốt xâu, con người sẽ hành sử thích đáng tạo sự an bình cho chính mình và không gây náo động chung quanh.---

tonthattue
12-10-2012, 01:15 PM
http://timewellness.files.wordpress.com/2012/11/151462784a.jpg?w=360&h=240&crop=1
cần sa
tôn thất tuệ

Sáng tinh sương, một loại nai đi tìm những thứ lá ăn ngay để say thuốc nằm phê rồi mới thức dậy. Nai thì không có giờ ngủ giờ ăn, đi ăn đêm nhiều hơn ngày. Các nhà khoa học quan sát có sự trùng hợp ở nhiều loài thú rừng. Họ cho rằng việc hút thuốc rất tự nhiên. Các thứ "doping" có khắp nơi trong không gian và thời gian.
50 năm trước ở miền Thượng Kontum Darlac, trẻ con cho đến già đều hút thuốc trong những ống dố (pipe) bằng tre rất dễ cháy (không như các pipe bruyere). Lúc tôi làm ở Bộ Xã Hội, bs Quế mua thuốc rê đưa cho đồng bào thượng di tản khỏi làng vì chiến tranh.
Uống rượu cũng là một thứ "high making". Có thể trong thời gian hái trái, cổ nhân ăn nhằm trái chín quá hóa rượu (tinh bột > đường > rượu). Như các bạn thường ăn những khúc mía có chấm đỏ đã lên men. Người Thượng biết cách cho lên men sắn. Sắn đập dập bỏ men, rồi để vào ghè, dùng lá tranh dằn xuống đáy rồi cứ châm nước vào mà hút cho đến khi không còn mùi rượu. Vì hút bằng cây trúc thông lõi cho nên gọi là rượu cần, không liên hệ đến cần sa.
Những bộ lạc văn minh hơn có áo quần màu mè khắp nơi đều có hương vị của thuốc lá. Lửa ở trên môi, lửa ở giữa nhà là những "tượng" dương chống với khí âm của núi đồi; (núi âm sông dương, tĩnh / động). Có thể khí âm khắc chế trở ngược để hóa giải độc tính của thuốc. Không ai thèm nghiên cứu ảnh hưởng của nó mãi cho đến gần đây. Nhưng hai thứ thuốc lá ấy hoàn toàn khác nhau. Một bên văn minh trồng với nhiều hóa chất độc hại, rồi lại tẩm bằng hóa chất tạo mùi, cái đầu lọc làm bằng nylon đốt nóng kẹo thành đặc, giấy quấn cũng nhiều hóa chất như làm cho nó trắng tinh, và nhất là chất lưu huỳnh làm cho thuốc tự cháy sau khi mồi lửa. Thuốc người thượng thì khác, trồng tự nhiên và không có filter và giấy và các thứ khác.
Các hãng bảo hiểm nhân thọ ở Mỹ cách đây 30 năm (không hiểu bây giờ thì sao), xem người hút ống dố và cigar là "non smoker". Đấy chỉ là một cách mua bán bảo hiểm, vì pipe tobacco và cigar đều có hóa chất.
Trà, cafe, chocolat đều là doping cỏn con.
Về chuyện con nai ăn lá, người ta dùng nó để đưa ra việc hợp pháp hóa cần sa mà họ cho là hợp với thiên nhiên. Họ kèm theo những cảnh thú vật đùa vui như người. Một loài khỉ nhảy lên cây nghiêng ra bờ nước nhào xuống rồi trở lại như hồi nhỏ học sinh thường lên cây sung plonger xuống sông Bến Ngự. Chụp được bức ảnh con quạ dùng cái nắp nhôm hộp kẹo trược tuyết trên mái nhà. Chẳng có chi lạ, con chó con mèo trong nhà vẫn có những trò chơi. Tuy vậy tôi không tin các nhà khoa học biết được cái dụng của các hành động của thú rừng.
Nước Mỹ giống như một freeway, hai chiều nam bắc, đông tây. Người đi nam đã khô cổ khô họng đòi hạn chế hút thuốc, bảo vệ chính người bập phà và người thứ hai (second smoker). Có vài điều lệ đi đến chỗ dị hợm. Không phải là cấm hút trong công viên hay trong bãi đậu xe của chính phủ. Cái nầy mới là tầm phào. Nếu bạn không hút thuốc mà làm nghề sửa ống nước hay thợ điện, sửa bếp gas. Bạn có quyền cho chủ nhà biết và chủ nhà không được hút thuốc trong thời gian service của bạn. Không có anh thợ nào đòi hỏi như vậy nếu không muốn nhận câu trả lời: forget it.
Bên kia người đi bắc thì xin bỏ phiếu cho hút cần sa. Vài tiểu bang đã có đa số thuận trong kỳ bầu cử chung tháng qua; Colorado và Washington State (http://healthland.time.com/2012/11/07/two-u-s-states-become-first-to-legalize-marijuana/). Chưa được ban hành thành luật mà đêm ấy khi ông bà Obama reo vui thắng cuộc thì ở các bar hai tiểu bang nầy đã đốt marijuana. Chỉ thấy đề cập đến khía cạnh pháp lý. Tòa án tối cao sẽ chấp thuận? Các cơ sở của chính phủ trung ương hoặc tự trị nhưng nhận tiền trợ cấp của chính phủ không cho phép hút trong khuôn viên.
Không hiểu họ sẽ điều hành ra sao việc phân phối. Có quyền mua trực tiếp từ Mexico? Nếu được thì chấp nhận việc đem cần sa lên máy bay hay di chuyển trên xe qua biên giới và đi qua các tiểu bang cấm. Số lượng thuốc tích trữ lậu nay đem ra thị trường bán thỏa thích. Xin tưởng tượng những điều lệ về cigarette và rượu sẽ áp dụng cho việc bán ma túy nầy. "We Card" xem thẻ căn cước. Ngoài ra có thêm chuyện trồng cần sa. Các tiểu bang không chấp nhận sẽ có những pháp định khắc khe nếu bạn ở trong tình trạng bất ổn tuy hút từ bên ngoài, hay bạn có thuốc trên người hay trên xe.
Tại Colorado, chỉ được phép hút ngoài campus. Ví dụ, sinh viên John Doe ra khỏi rào một thước đứng hút cần sa, rồi trở vô trong tình trạng under influence; anh có thể có những hành vi nguy hiểm. Cần sa có tác dụng gây những ảo giác, hallucination, hoang tưởng. (xin xem các di luỵ khác ở đây (http://alcoholism.about.com/od/pot/a/marijuana.htm)). Cần sa và các đèn màu nhất là tím đưa bạn vào một thế giới hội họa khác với các cuộc triển lãm cổ điển. Bộ Quốc Phòng Mỹ ghi nhận cần sa đã tạo ra nhiều tai nạn, bắn súng bất thường trong giới nhà binh. Nó mang tính chất bạo động.
Từ nhỏ, tôi nghe nói những mưu sĩ thâm trầm hút thuốc phiện đen sẽ đưa ra nhiều kế hoạch. Như vậy nếu đúng thì tác dụng của opium đem lại một lối hành sử khác coi bộ êm ả hơn. Người Pháp đã lập công quản Régie d'Opium (RO) và nếu bạn muốn đi ro một hơi thì mua một ngao. Các nhà văn như Vũ Trọng Phụng cũng ro. Nhưng có trường hợp ro - hy vọng không đúng - của Lưu Trọng Lưu: nghe nói ông đi mua thuốc cho con thì đi ro và trở về, tuy có đem thuốc, nhưng quá trễ, con đã chết. Thời xưa không có những cuộc nghiên cứu xã hội học để biết kỷ càng hơn.
Lấy lập luận tự nhiên thì tôi xin nói một điều tự nhiên, tự nhiên hơn con nai ăn lá say, đã không được dùng tới. Đó là trường hợp loạn luân. Levy Strauss, sáng lập thuyết cơ cấu luận, cho rằng từ khi thành người hiểu biết (homo sapien) tiền nhân đã ngăn cấm loạn luân (incest) và đề phòng bức bách bằng cách che kín việc giao hợp nam nữ. Nhờ vậy giống người không trùng chủng nhỏ con như mấy con gà tre to bằng cái chén. Những việc làm như porn, nudisme = ít nhất cho đến bây giờ = còn ít hơn con muỗi trên lưng khổng đại tượng tức là ý thức hằng triệu năm của nhân loại.
Với những bạn trên dưới thất thập, các con đã lớn cho nên lo âu về cần sa nên hướng đến thế hệ tiếp, cháu nội cháu ngoại.----

tonthattue
12-21-2012, 09:20 PM
[QUOTE=tonthattue;62300]http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/0/04/EDGAR_DEGAS_-_En_un_café_o_La_Absenta_(Museo_de_Orsay%2C_Parí s%2C_1873._Óleo_sobre_lienzo%2C_92_x_68.5_cm).jpg/220px-EDGAR_DEGAS_-_En_un_café_o_La_Absenta_(Museo_de_Orsay%2C_Parí s%2C_1873._Óleo_sobre_lienzo%2C_92_x_68.5_cm).jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:EDGAR_DEGAS_-_En_un_café_o_La_Absenta_(Museo_de_Orsay,_París, _1873._Óleo_sobre_lienzo,_92_x_68.5_cm).jpg) tranh Degas
Còn o bán rượu anh còn say sưa
Một người ngồi tham thiền dưới gốc cây lớn. Xuất định, ông đứng dậy. Việc làm êm ả ấy vẫn khiến cho con chim trên cành bay lên vì sợ hãi. Trong lúc ấy một người đứng quanh vùng đưa súng bắn chết con vật có cánh. Người kia cảm thấy mình có lỗi, nên ngồi trở lại suy nghiệm về nhiều thứ nhưng chú ý đến sự tương hệ, liên hệ giữa các yếu tố, giữa thời gian, không gian, nghiệp quả v.v…
Những sự việc rời rạc như một kẻ ngồi rồi đứng dậy, con chim từ đâu bay đến đậu rồi cất cánh, một người đứng chơi chưa hẵn với ý định săn bắn nhưng có tâm thức muốn sát sanh v.v… Những thứ ấy tạo nên một chuổi nguyên nhân, kết quả, hổ tương, lui tới. Người và vật đều dự phần vào những sinh thành ấy, ít hay nhiều.
Lebos, một người Pháp chỉ viết tiếng Anh, trong một cuốn sách đã ghi lại sự ngạc nhiên của Tây Âu trong việc nầy: Hảng xe hơi Toyota đã xây một cái chùa, có sư sải tụng niệm, hương khói hằng ngày để cầu siêu cho những ai đã chết liên quan đến xe Toyota: ngồi trên xe hoặc bị xe kẻ khác đụng, cầu nguyện cho mọi nạn nhân từ những xế hộp mình chế ra.
Người Thái Tây cho đó là chuyện ruồi bu. Toyota không nên bị mặc cảm tội lỗi ám ảnh. Họ đã xong trách nhiệm, các tiêu chuẩn ethique đã hội đủ: không nói dối, xe ra thị trường đã được kiểm phẩm; nếu có hư sót thì thâu hồi, hoặc đã bồi thường đầy đủ cho nạn nhân theo lệnh tòa hay thương thuyết đôi bên. Tai nạn có vô số lý do: người lái xe cẩu thả, xe khác chạm vào xe mình, thời tiết, tình trạng đường sá, ngoài sự kiểm soát của kẻ làm ra xe.
Lập luận trên thật đúng, và rất đúng trên quan điểm pháp lý. Nhưng nếu đi lên một vài cấp nữa, có tính chất hoàn vũ thì sẽ thấy hãng Toyota có tham dự vào sự cấu kết tương duyên; vì có cái xe ấy, hoặc vì dùng cái xe ấy v.v…Nếu sự việc là một bức tranh thì nó cũng mang hình ảnh của Toyota, dù rất nhỏ, một chấm trên khung vải to lớn.
Đây không đề cập đến hình thức tôn giáo là ngôi chùa; nạn nhân đa số có thể không ở trong tín ngưỡng nầy.
Điểm chính yếu là sự tương quan mật thiết giữa các yếu tố. Triết học Đông phương nhấn mạnh đến nhân và duyên; lắm lúc duyên thành nhân. Đang lúc nóng giận mà có cây súng trong tay thì bóp cò. Người Pháp nói “muốn là được” (vouloir c’est pouvoir) trong trường hợp nầy ngược lại làm được gây nên ý muốn làm. Chừng mười năm trước tại Mỹ có sự nghịch thường về tội phạm. Thống kê cho biết các vụ sát nhân có chủ mưu thuyên giảm rất nhiều nhưng chuyện giết người ngẫu hứng gia tăng phi tiển: bắn nhau trên freeway khi kẹt xe mà bóp còi chửi nhau, dành nhau một chỗ đậu xe, một câu nói bị hiểu lầm trong quán tạp hóa… Đó là những chuyện mà quá lắm là đấm nhau vài cú, thế nhưng có sẵn súng thì ông bắn cho mà coi. Đối với bây giờ thì chẳng có nghĩa lý gì nhưng chừng đầu thập niên 1960, cái váy ngắn (mini jupe, mini skirt) đã gây nhiều vụ tấn công tình dục.
Tâm thức độc ác là một yếu tố lớn đưa đến những sự việc đáng buồn, tâm thức ấy đã điều kiện hóa sự nhận biết, thúc đẩy con người hành động theo chiều hướng sai lệch. Khổng Tử, tuy nhấn mạnh đến việc trị dân, yêu cầu “quân tử thận kỳ độc”, khi ở một mình riêng rẻ huân tập suy nghĩ nhân ái.
Chừng nào chưa ra đến ngoại tầng không gian, mọi vật từ con muỗi cho đến boeing vĩ đại vẫn theo sự điều dẫn của trọng lực trong một tập hợp liền lạc. Sự phung phí giấy vệ sinh trong phòng tắm góp phần trong việc tạo nên cái nóng kinh khủng, bây giờ gọi là hiệu ứng nhà kính (green house effects).
Ca dao VN thì bình dân hơn, nó nằm giữa chợ:
Còn trời còn nước còn non
Còn o bán rượu anh còn say sưa.


tiếp theo với chuyện súng đạn http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/36/1956prime2.jpg/300px-1956prime2.jpg (https://dtphorum.com/wiki/File:1956prime2.jpg)


Tuy đã post khá lâu, bài ngắn nầy được vài thân hữu nhớ và đem ra dùng khi bàn luận về súng ống sau vụ bắn hại trẻ con ở Connectitcut. Đến tay một quan thầy thuốc ở San Jose, câu ca dao cuối được thêm:
Còn o bán rượu anh còn say sưa
Còn ai bán súng còn người chết oan.
Án mạng ghê gớm cũng không buông tha khối người Việt. Mỗi khi có chuyện cướp phá và bắn nhau, điều tra viên dòm ngó người Việt. Các nhà tội phạm học nói rằng người Miên bắn người Miên, người Lào bắn người Lào, người Việt cũng thế, các dân thiểu số cũng cùng mô thức ngay cả người Mỹ đen.
Các vụ bắn giết nầy như tội phạm thường, không mang tính chất chính trị, ngoại trừ hai trường hợp: thứ nhất là nhân viên báo Văn Nghệ Tiền Phong bị sát hại, với lời cáo buộc do Mặt Trận (tiền thân của Việt Tân) thanh toán, và Trần Khánh Vân bị Trần Văn Bé Tư bắn bị thương. Ngoài ra nhiều bài báo có đăng cáo buộc Mặt Trận giết nhiều người để thị uy nhưng xẩy ra bên Thái Lan.
Có hai trường hợp dùng súng thương tâm vô cùng.
Thứ nhất, ở San Jose 1984, một học sinh tự vận bằng cây súng nhỏ của cha vì không được điểm A cuối năm để vào đại học danh tiếng như bố mẹ ước vọng. Thứ hai ở Santa Ana chừng 1987, một thiếu phụ, làm việc tại Bank of America, dùng súng bắn con tật nguyền, bệnh down, xong đến tối lên nằm giữa freeway Garden Grove và bị xe 18 bánh nghiến nát.
Nhưng dù với lý do nào, các sự việc nầy đều xẩy ra trong nền văn minh súng đạn ở Bắc Mỹ. Sự đam mê súng đạn đã đến mức khó tưởng tượng. Một công ty ở Alabama đã thành công với một nghề mới: lấy tro thiêu xác độn vào đạn súng lục, súng săn và súng trường; lý thuyết marketing là vinh danh và đưa người thân vào chốn vĩnh cửu, làm cho vong linh thỏa thích khi hạ được con nai, hay bất cứ thú rừng nào. (xem tin ở đây (http://www.mynameisfoxtrot.com/journal/2012/11/13/holy-smoke-a-cremation-alternative-for-gun-owners.html)).
Tại Connecticut mấy tuần trước khi có vụ thảm sát ở trường, chính quyền địa phương đã bắt đầu chiến dịch mua lại súng một cách vô danh. Người đem đến không cần khai tên họ; nhưng nếu cần, họ khai đã làm chủ cây súng bất hợp pháp để xóa hồ sơ. Có bà tìm ra trong tủ áo lâu năm một cây súng máy của Đức thời Hitler mà Nga đã dùng làm mẫu cho AK. Bà không biết và sau khi được chỉ rõ bà nói sẽ bán cho người thích đồ cổ với giá 25 ngàn MK.
Nhưng cũng tình cờ trong lịch sử. Connecticut là đất dụng võ của “đế quốc Colt”. (http://en.wikipedia.org/wiki/Colt's_Manufacturing_Company)
Với cơ sở chính to lớn bên bờ Connecticut River, từ giữa thế kỷ 19 cho đến nay, công ty Colt sản xuất rất nhiều súng, có M16. Nhưng “lịch sử” nhất là Colt 45 vô cùng đắc lực trong việc bành trướng qua miền Tây, chống lại các nhóm thực dân khác và các bộ lạc thổ dân Da Đỏ. (Súng nầy là loại súng lục, sáu viên, khác với Colt 45 tự động mà VN hay nói là Colt Douze; 12 ly tương đương với 0.45 inch).
Khi ra tranh cử phó TT 2008, nữ thống đốc Alaska, Sarah Palin, được xem là ứng viên mà giới bảo thủ trông chờ cả 30 năm. Bà là tay súng cừ khôi, bắn các thú lớn. Văn phòng của bà đã bị chiếm gần hết bởi một con cọp độn bông gòn. Một chủ quán vùng quanh Ngũ Hổ đã vẽ hình bà ở truồng cầm cây súng M16 cười thỏa thich, thiên hạ đùng đùng đi xem.
Chính trị gia cả hai đảng CH và DC đều nhận tiền của giới làm súng, buôn bán súng. Cổ súy cho việc dễ dàng dùng súng là đảng CH; Town House, web gần như chính thức của đảng luôn chủ xướng mở rộng tu chính án số 2; đảng CH đang tìm cách ngăn chận việc phê chuẩn hiệp ước do Liên Hiệp Quốc bảo trợ kiểm soát vũ khí.
Nhưng một đảng viên CH lâu năm, sau khi đã trực diện với tội ác, đã phải kêu gọi kiểm soát vũ khí. Bloomberg, thị trưởng New York đã dùng mấy triệu thành lập một PAC (political action committee) giúp cho các ứng viên các cấp cùng chủ trương nầy.
Một bình luận gia bảo thủ chống việc bà gọi là chính trị hóa vụ trường học . Ann Cutler kêu gọi ai cũng mang súng, khi ấy những kẻ như cậu Lanza sẽ run mà không dám hành động. Ý kiến nầy gây nhớ một phim Western. Có chàng thanh niên mất người yêu vì không đeo súng, nàng xem là cù lần yếu hèn, không giống ai. Rồi ra chúng ta sẽ làm nghề thợ da, làm nịt và bao súng, hay nghề cắt lõm các cuốn sách dày như tự điển Larousse, Thánh Kinh, Bộ Đại Bát Nhã.. để cất dấu súng.
Tin mới nhất của ngày tận thế hôm nay 21 thg 12 ghi nhận hội người có súng đề nghị vũ trang tất cả nhân viên ngành giáo dục. Song song với tin bắn vô tội vạ ở một nhà thờ Pennsylvania, 4 người chết và 3 trọng thương.
To lớn hơn, vào thời sau nguyên tử là hạch nhân. Có người chủ trương rằng bom hạch nhân trong tay kẻ yêu hòa bình ít nguy hiểm hơn lưỡi dao cạo trong tay kẻ ác, vì không bao giờ dùng. Không bao giờ dùng thì chế làm chi.
Nhưng thế giới có ai yêu hòa bình đâu. Ciné thời trước xem người Da Đỏ là thứ hạ tiện cần tiêu diệt trong bước tiến mà họ cho đã được linh thiêng sắp sẵn.
Trái với Ann Cutler, một linh mục ở Los Angeles mấy chục năm trước đã đề nghị cấm làm đồ chơi theo bạo động như súng và xe tăng. Một tờ báo lớn đã hoan nghênh bằng cách xin xóa bỏ những điều không hay ông đã làm. Nếu nhà tu nầy còn sống thì ông sẽ hoảng hốt vì một trò chơi mới ở Florida. Mua vé vào cửa, bạn được giao một cây súng thật 100% và một số đạn giả; bạn sẽ thấy những mục tiêu là (hình ảnh) người thật đang trốn chạy, nếu bạn bắn trúng người ấy sẽ ngả lăn ra chết máu me tùm lum. Khi ra về bạn sẽ được cấp một chứng chỉ bắn bao nhiêu viên đạn trúng bao nhiêu người để kỷ niệm, biết đâu sẽ dùng làm credit đi xin việc v.v…ví dụ như trình diễn súng; Paula Broadwell, bồ tèo của tướng Petraous là tay súng trên màn ảnh của nhà làm súng ở Virginia.
Giáo sư Nguyễn Đăng Thục nói trong giờ triết đông rằng một đứa bé nếu được huấn luyện làm sao có cùng cảm giác khi đánh vào hòn đá và vào đầu con chó, thằng bé sẽ giết người rất dễ dàng. Tôi xin được phép nói, người chơi trò chơi vừa nói sẽ giết người dễ hơn đứa bé nầy.
Nói tới đứa bé, tôi liên tưởng đến Elian Gonzales (http://en.wikipedia.org/wiki/Eli%C3%A1n_Gonz%C3%A1lez_affair) sống sót trong chuyến vượt biên từ Cuba đến Miami cùng người mẹ và cha ghẻ tháng 11, 1999, sau đó người cha đã yêu cầu trả về xứ. Tôi xin đứng ra ngoài mọi ý kiến quốc cọng, mọi di lụy về chính trị. Nhưng trong khối bòng bong hổn loạn ấy, tôi chú ý đến ý kiến của một nhà văn xứ Nam Mỹ. Thật tình Gabriel Garcia Marquez (http://www.themodernword.com/gabo/gabo_shipwrecked.html)không dấu được lối viết có phần thiên vị chống Mỹ khi viết trên New York Times. Nhưng phải đồng ý với tác giả “Trăm Nam Cô Đơn” trong sự lo âu rằng đứa bé đã được nuôi dưỡng trong tinh thần bạo động. Theo ông, không có ai ở Miami để ý đến sự nguy hại cho sức khỏe tâm thần của Elian. Bằng chứng là tấm hình ngày sinh nhật thứ sáu, Elian đội nón trận, súng đạn đầy người và la liệt chung quanh. Marquez tiếp: chẳng bao lâu sau buổi tiệc nầy một đứa bé cùng tuổi ở Michigan bắn chết đứa bạn cùng lớp với khẩu súng lục. Bài tham luận của cây bút gốc Colombia mang tựa đề: Shipwrecked On Dry Land, ý nói Elian không chết chìm trên biển (nghĩa đen) mà chết chìm trên cạn.
Xin cảm ơn tất cả đã đọc những dòng lộn xộn không đầu đuôi. Để bù đắp, người tình (sic) không chân dung, thuộc loại tình câm của tôi sẽ tấu nhạc chúc mừng (http://www.youtube.com/watch?v=5tvjR0j5yEY) các bạn Noel vui và năm mới vui luôn. Tháng 12, 2012