PDA

View Full Version : Tỳ Sa Môn



Triển
09-28-2012, 04:33 AM
Tượng hình Tây Tạng thời Quốc xã

Tượng Phật làm từ thiên thạch

Nina Weber

http://cdn4.spiegel.de/images/image-406363-galleryV9-uyoj.jpg
Người đàn ông sắt: hình tượng gần một ngàn năm làm từ thiên thạch
(Hình ảnh: AFP / University Stuttgart / Elmar Buchner)

Hình tượng này có một tiểu sử sinh động. Tượng hình tìm thấy trong chương trình khám phá Tây Tạng được đài thọ ở thời Quốc xã đưa từ Tây Tạng sang Đức, rồi biến mất vào tay sưu tầm tư nhân. Bây giờ hình tượng này lần đầu tiên được mang ra xét nghiệm. Kết quả là tượng hình được tạc từ thiên thạch và là hình tượng duy nhất bằng thiên thạch trên thế giới.

Việc điêu khắc hình tượng người đàn ông sắt chắc chắn phải là một thử thách lớn. Tượng có chiều cao 24 phân, nặng 10,6 kí-lô, có hình dáng nam giới, có lẽ là vị Tỳ Sa Môn (Vaisravana) trong Phật giáo. Vị Tỳ Sa Môn này là biểu hiện cho sự thịnh vượng mà cũng là biểu tượng hộ pháp. Trước đây gần một ngàn năm, người ta phỏng đoán như vậy, một điêu khắc gia đã thực hiện bức tượng Người đàn ông sắt này từ một loại chất liệu cứng rắn, tương tự như gang.

Chất liệu này được các nghiên cứu gia người Đức và Áo xác nhận là thiên thạch trong đặc san chuyên môn "Meteoritics and Planetary Science (http://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/j.1945-5100.2012.01409.x/abstract)" (Khoa học thiên thạch và hành tinh thể). Phân tích hóa học còn cho biết thêm loại đá này thuộc thể loại thiên thạch Chinga, là loại thiên thạch rơi vào trái đất trước đây 15 ngàn năm ở vùng biên giới giữa Tây Bá Lợi Á (Siberia) và Mông Cổ. Người ta phát hiện nhiều mảnh vụn của thiên thạch ở nơi này.

Theo công bố của nhóm nghiên cứu, hình tượng có hình dáng con người này là hình tượng duy nhất được tạc từ thiên thạch. Chất liệu từ thiên thạch này rất cứng rắn, do ngoài phần lớn chất sắt còn có 16 phần trăm chất kền (Nickel). Chuyên gia địa chất Elmar Buchner của Đại học Stuttgart, người khảo sát đầu tiên, đã gọi chất liệu này như là một hợp chất gang tự nhiên.

Chữ Vạn trên ngực

Hình tượng đã từng trải qua nhiều thăng trầm năm tháng, vì được đưa sang Châu Âu từ thập niên 30. Chuyên gia động vật và nhân chủng học Ernst Schäfer đã đưa bức tượng trong chuyến khảo sát Tây Tạng sang Đức, qua sự đài thọ của người thuộc Đức Quốc xã. Nhóm người tháp tùng Schäfer có bổn phận phải chứng minh nguồn gốc chủng tộc Aryan. Có lẽ vì trên ngực của hình tượng có chữ Vạn, một biểu tượng xưa tượng trưng cho may mắn, và có thể xem như phiên bản đảo nghịch của biểu tượng thập tự sắt của người Quốc xã nên họ đã mang bức tượng người đàn ông sắt này về Đức. Như ông Buchner kể lại rằng có cả một thư mục ghi tất cả các đồ vật ông Schäfer đã mang về từ cuộc khám phá Tây Tạng. Trong đó có nhiều vật thể có chạm khắc biểu tượng chữ Vạn. Tuy nhiên thư mục này không được giữ nguyên vẹn nên không truy được nguồn gốc bức tượng ông Schäfer đã tìm được ở đâu.

'Người đàn ông sắt' đã mất nhiều năm do lưu lạc trong sưu tầm của tư nhân, nhưng khi bức tượng xuất hiện cách đây vài năm ở một buổi bán đấu giá, các nhà khảo cổ đã chú ý. Một khoa học gia trong nhóm nghiên cứu đã mua luôn bức tượng để thuận lợi khảo sát hợp chất của bức tượng ở phương diện hóa học cho chính xác.

Thần vật tại thiên

Theo những nhà nghiên cứu, thiên thạch được xem trong nhiều nền văn hóa như thần vật trên trời, ví dụ như trong văn hóa người da đỏ ở Bắc Mỹ hoặc thổ dân của Úc. Dao và các vật dụng khác được làm từ thiên thạch như các hình tượng chim chóc do đó mà được tìm thấy ở nhiều nơi khác nhau. Chỉ có hình tượng mang hình hài con người được tạc từ thiên thạch này cho đến nay là duy nhất.

Các khoa học gia không thể cho câu trả lời rõ ràng là bức tượng này được tạc lúc nào. Nhưng họ phỏng đoán rằng bức tượng này phải được kỳ công thực hiện vào thế kỷ thứ 11 trong vùng đất của Tây Tạng ngày nay. Bởi vì người nghệ sĩ tạc tược này không chỉ tạc tượng từ chất liệu rất cứng mà còn đã lát vàng ở phần thân trước của bức tượng.

Sau khi các nhà khoa học truy ra được tông tích của bức tượng, họ muốn công chúng được chiêm ngưỡng bức tượng này. Ông Buchner cho hay, "chúng tôi lên kế hoạch cho một viện bảo tàng thích hợp được phép mượn giữ lâu dài để trưng bày".



(* dịch lại từ Buddha-Statue aus Meteorit geschnitzt (http://www.spiegel.de/wissenschaft/mensch/tausend-jahre-alte-buddha-statue-ist-aus-meteorit-geschnitzt-a-858258.html) )

ốc
10-25-2012, 08:51 AM
Giáo sư Đại học Hán Thành ông A chim Bay e cho rằng bức tượng phật giáo vừa xua61t hiện gần đây chỉ là "hàng nhái" được chế tạo ngay tại Âu châu trong thế kỷ 20 chứ không phải là được đem về từ Tây tạng. Tuy nhiên thành phần cấu tạo bằng vật chất từ ngoài vũ trụ là sự thực.

http://www.guardian.co.uk/science/2012/oct/24/nazi-buddha-statue-space-fake

Ông giáo sư nêu ra 13 yếu tố đặc trưng của loại tượng "giả Tây tạng" (psuedo-Tibetan) trên bức tượng này: chân đi giầy, mặc quần dài, cử chỉ của bàn tay, và bộ râu rậm rạp... là những nét điển hình của loại tượng làm giả tại châu Âu cho người thích sưu tầm cổ vật Á châu.

Nhà nghiên cứu lịch sử Đức Isrun Engelhardt đã nghiên cứu về chuyến khảo cổ của ông Ernst Schäfer thời kỳ Quốc xã và xác nhận rằng bức tượng này không có trong danh sách liệt kê rất tỉ mỉ những chứng vật thu thập được lúc ấy. (Và người Đức thì làm việc cẩn thận tỉ mỉ không ai sánh bằng. Em nhớ người Pháp bảo họ là "ăng quy lê đờ mút.")

Triển
10-28-2012, 12:56 AM
Achim Bayer cũng là giáo sư đại học người Đức tại đại học Hamburg (Đức) và đại học Dongguk (Đại Hàn)
Elmar Buchner cũng là giáo sư người Đức tại đại học Stuttgart


Cũng có thể là tượng bên trên làm nhái theo tượng Tỳ Sa Môn này: http://www.5000art.com/e-files/vaisravana.htm

http://www.5000art.com/images/e-file-photo-1/ef-vaisravana-bronze.jpg



Để xem ông Buchner phản ứng ra sao.