PDA

View Full Version : Yoga mới



Triển
09-30-2012, 07:51 AM
Sức mạnh đầy dược tính của mũi kim đan


http://www.mdr.de/lexi-tv/handarbeit104_v-teaserTop_zc-11a84362.jpg?version=5698

Những gì ông bà chúng ta chưa biết đã được khoa học ngày nay chứng minh: đan móc có lợi cho sức khỏe và tinh thần. Chuyện đan móc đã có một khoảng thời gian dài được gọi là thủ công nghệ lỗi thời đào thải nay lại sinh ra một loạt các hiệu ứng có giá trị như đan móc sẽ hạ huyết áp, giảm trầm cảm, tăng cường tự tin, sáng tạo và suy nghĩ có logic.

Từ năm 2004 khi làn sóng đan móc tràn bờ, phong trào mũi kim đã hoàn toàn trở về ngự trị, đặc biệt được yêu chuộng ở những thành phố lớn, nơi sở thích đan móc thường bị trêu chọc.
Ngày xuất hiện càng nhiều các quán cà-phê đan móc và các hiệu bán laine, các nhóm đan móc trên mạng cũng như tụ tập đan móc ở các nơi công cộng, đã chứng tỏ sự phát hiện mới một truyền thống cũ đã có từ ngàn năm. Tình yêu mũi kim, sợi chỉ đã lớn hơn những chiếc áo laine của kỹ nghệ may sẵn. Mọi người đã đồng quan niệm về việc này.

Tốt hơn thiền

Tiến sĩ Herbert Benson của đại học Y khoa Harvard cho hay trong quyển sách của ông "The Relaxation Response" (Giải pháp nghỉ ngơi) rằng "làm việc với sợi laine hóa giải được mệt mỏi". Đặc biệt đời sống ở đô thị lớn rất mệt mỏi nên phong trào đan móc cũng thăng hoa. Benson nói thêm: "Cũng như thiền hay cầu nguyện, đan móc tạo điều kiện gián tiếp giải thoát tạp niệm".

Trong khi thiền thỉnh thoảng bị tẩu hỏa nhập ma, đan móc lại hoàn toàn không có phản ứng phụ nào. "Phẩm chất đơn điệu của đan móc cùng với tiếng tích tắc va chạm của mũi kim, có tác dụng tương tự như một câu kinh an thần. Tâm trí có thể tự do bay nhảy trong khi lý trí lại đang tập trung vào công việc đan móc". Các nhà tâm lý học gọi việc đan móc là một hình thức Yoga mới.

Đan móc theo công thức

Ở Mỹ bác sĩ hiện nay khuyên nhủ các người bệnh nặng nên cầm kim trước khi họ biên toa thuốc chống trầm cảm. Trung tâm New Yorker Cabrini Medical Center khuyên những bệnh nhân điều trị khó chuyển sang đan tay.
Cô y tá Helen Carrie nghĩ rằng đan móc cũng như thêu thùa, may vá và hội họa, được liệt vào loại công việc dù bệnh nhân đang đau đớn "vẫn cảm giác được trở lại làm người". Khi đan xong được một mảnh, trung tâm khen thưởng của não bộ sẽ tràn đầy nội tiết tố hưng phấn.
Vì vậy ông Owen Fischer người New York về hưu từng bị ung thư đã không thể bỏ đan móc được nữa. Vào năm 1997 trong lúc hóa trị ung thư ông đã tìm cách quên đau đớn và an ủi bằng cách đan tay. "Từ đó tôi không bao giờ ngừng đan móc nữa". Trong một tiệm cà-phê dành riêng cho người đan móc ông Fischer đã tìm được đồng cảm và đã xem nơi đó như ở nhà của mình: "Tôi gần như sống trong tiệm này".

Luyện tập trí óc

Đan móc không chỉ hài hòa cho tinh thần mà còn luyện tập não bộ, vì hai bán cầu não đều được cần dùng đến. Song song với khả năng phân bố thủ công nhịp nhàng, tài nghệ của một người điều hành cũng được đòi hỏi, như ý niệm phác họa cùng với giải pháp nhanh chóng.

Ngay từ khi mới tập đan móc, vỡ lòng với các bài hướng dẫn thường được cho là không thể đọc nổi, người ta đã phải vận dụng trí tưởng tượng và suy nghĩ theo logic: "1m rìa, 3m phải *3m ngoắc lên kim đan phụ trước khi làm, 3m phải, ngoắc sợi trên kim phụ sang phải, từ * tt lặp lại. Dòng kết thúc với 3m phải, 1m bìa". Ai đọc xong hướng dẫn này mà lập tức hiểu ngay? Cho cái mánh: m là chữ viết tắt của "mũi".

Xa rời thế giới tiêu thụ

Chuyện đan móc chỉ liên quan đến phong trào muốn duy trì sức khỏe toàn diện để ngày càng có nhiều người lúc rảnh rỗi đã quyết định giải trí với mũi kim? Các nhà nhân chủng học phủ nhận điều này.

Đan móc ngày nay biểu lộ cá tính và phương thức đối chọi cực đoan chống loại hàng hóa máy móc kiểu H&M và IKEA. Theo nữ chuyên gia nhân chủng học Paige West của đại học Columbia, người ta thỏa mãn được mong ước trong lúc đan một cái gì đó riêng tư, tự tạo từ A đến Z. Người nào đan móc là bước ra khỏi cuộc sống tiêu thụ. Bà West tóm tắt rằng qua việc đan móc, con người hiện đại ngày nay đã tìm lại được kết quả công việc, một loại niềm vui ngày càng hiếm: "Niềm tự hào có được sản phẩm tự tạo". Không xa lạ gì nữa, cứ đơn giản là đan móc thôi!

Việc gầy dựng lại một loại "thủ công nghệ đơn giản" không phải là mới. Trong giai đoạn từ 1860 đến 1910 những người nghệ sĩ chỉ trích kỹ nghệ máy móc của phong trào Arts&Crafts đã quay lưng lại với hàng hóa kỹ nghệ làm sẵn và đam mê thủ công nghệ.

Chỉ đơn giản là một mũi kim gồ ghề thôi sao?

Những người ái mộ đan móc dù vậy vẫn còn đối diện với sự châm biếm rằng, đan móc chỉ là một biểu lộ thời trang, giúp những đô thị lớn thoát ra khỏi bề ngoài nhàm chán, có được tí gồ ghề đại tỉnh thành. Có thể cái bề ngoài cũng quan trọng đó. Nhưng ít nhất những người tâm địa ngờ vực kia phải cầm được một cái mũ laine tự đan trước đã, rồi mới có thể thưa thốt.


(* dịch từ "Die heilsame Kraft der Maschen (http://www.mdr.de/lexi-tv/Kraft_der_Maschen100.html)" )

hue huong
09-30-2012, 12:15 PM
Cảm ơn anh Triển đã mang bài nầy về .^:)^
Tôi ít đi chùa , ít ăn chay , chưa quy y.... không phải là phật tử thuần túy nhưng tôi niệm phật rất thường . Không phải cầu xin chi nhưng để tâm trí yên ổn . Tay tôi móc đều nhưng tôi niệm phật theo thói quen như bà nội của tôi .Tôi chỉ thuộc vài câu kinh đơn giản và chưa nghĩ tới việc nghiên cứu các bộ kinh .:-|
Tôi thấy thanh thản khi vừa móc vừa niệm phật thầm như một hình thức tịnh tâm .

Triển
09-30-2012, 08:21 PM
chị Huệ Hương ơi, thiền không phải của đạo Phật sáng chế đâu chị, nhưng mà có tính từ trong câu tự bạch này của chị quan trọng....

"Tôi thấy thanh thản khi vừa móc vừa niệm phật thầm như một hình thức tịnh tâm"

....đó là "thanh thản". http://comtipp.com/smileys/klatschy.gif