PDA

View Full Version : Mời đọc



tonthattue
10-17-2012, 07:57 PM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5c/Claude_Monet%2C_Impression%2C_soleil_levant%2C_187 2.jpg/780px-Claude_Monet%2C_Impression%2C_soleil_levant%2C_187 2.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/5/5c/Claude_Monet%2C_Impression%2C_soleil_levant%2C_187 2.jpg)
Claude Monet
Mời đọc
Cách nay hơn một tháng tôi nhận một bản tin nội bộ đồng hương từ một người ở vùng thủ đô Mỹ. Các bản tin, email khác từ trước đến nay chưa có câu ghi sau đây:
Disclaimer: read / forward at your own risk. Dễ hiểu nhưng khó dịch ngắn gọn. Giải trừ trách nhiệm của người gởi.
Lúc nầy đã vào thu, mùa đám cưới. Chưa có ai mời nhưng vợ chồng tôi đã cắt trước xén sau mấy tháng trước dành được một trăm; khi mới đủ thì có người mời ăn đám cưới. “Giá” bình dân xìu xìn ển ển, năm chục một người đã bãnh rồi. May quá,“âm dạc” không có gì hay nhưng không làm bể lỗ tai như thông lệ. Một ông khách cùng phu nhân ngồi chung bàn tự giới thiệu là người điều hành một văn phòng luật pháp; ông nói quanh quanh cho biết mình là chủ nhân và chuyên lo bồi thường các thứ, không riêng gì xe cộ.
Chẳng có gì để nói trong lãnh vực giấy trắng mực đen, ra tòa vô tòa, tôi đem câu trên ra hỏi. Trúng nghề, ông ta nói lâu và dùng nhiều danh từ luật, nhiều lúc đi hơi xa quảng cáo cho thương nghiệp của mình. Nay tôi nói lại một cách đơn giản.
At your own risk là một thành ngữ được thấy khắp nơi, ngay cả như ngoài bãi đậu xe thì có: Park at your own risk. Xe mất, hay bị đụng phá, xin quý khách tự lo đừng vô tiệm tui mà kêu réo. Mua lon sơn cũng thấy trên nhãn lưu ý khách hàng tự lo cái nguy bị sơn túa ra xe; mua vật liệu xây cất cũng vậy, bạn tự niềng nịt, cột buộc, chủ nhân chỉ cung cấp dây nhợ mà thôi; giữa đường đồ đạt “tự do” gây tai nạn cho kẻ khác thì thuộc “your own risk”.
Cũng vậy, với câu giải trừ trên, nếu khi đọc bạn tức hộc máu hãy uống lon cốc để cứu hỏa; nếu hộc máu thiệt thì dùng Obama Care. Nếu tức đến độ phải chết thì thân nhân dùng bảo hiểm nhân thọ. Người chuyển đã giải trừ mọi thứ trách nhiệm.
Nếu bạn chuyển cho người khác mà họ không thích rồi đến sinh sự thì đó là “at your own risk”. Cái “risk” nầy có khi to lắm như chết người, bị đốt nhà, cả xóm cả làng bị lây.
Ông bạn nầy, theo lời ông khách kia, mời đọc nhưng thủ rất kỷ vì nước Mỹ có nền văn minh kiện tụng. Hằng năm Nhật Bản sản xuất kỹ sư với con số ngang với luật sư Mỹ hàng năm có chứng chỉ hành nghề. Nhà luật nầy nói thêm mời đọc trong các web cũng cần disclaimer loại nầy. Xuất hiện trên web chẳng khác cư ngụ ở vị trí chiến lược, giữa trục giao thông của các thế lực. Hay ít ra như có nhà ở ngã ba; không có thằng bé bên phải ném đá chọc chó không ngủ được, thì có con mẹ bên trái ó đâm, đem xú chiêng xì líp ra phơi chấn ngang mắt, mất tầm nhìn. Nghe mấy chữ xếch xi nầy, bà vợ mắng yêu: nói tầm bậy, ông.
Vị nữ lưu nầy có vài ý kiến, coi bộ từng là giang hồ hiệp khách trên các diễn đàn. Theo bà, tự thân các web đầy cạm bẩy như bất cứ xã hội nào; cạm bẫy là một sự vui thích. Mấy đứa con nít núp sau bụi cây cả giờ chờ bố đi làm về nhảy ra làm ma dọa. Nếu người cha tĩnh bơ đi vô nhà thì chúng buồn lắm, nên ông vờ hoảng sợ té nhào cho chúng thích, không hoài công mai phục. Cũng vậy, để cho vui nhiều kẻ hiểu rộng mà chỉ hụ hợ trước mấy lời lăng nhăng dao to búa lớn.
Nếu ví dụ trên đúng sự thật, bà kia tinh quái không khác gì Mai Siêu Phong luyện cửu âm bạch cốt trảo.
Khi mở mục Mời Đọc nầy, tôi không cần bất cứ disclaimer nào. Chẳng phải vì anh hùng hay điếc không sợ súng. Chỉ vì nghèo. Có ai kiện tôi thì luật sư đều từ chối. Không ai đi kiện một kẻ cùng đinh đòi bồi thường, ngay cả án phí cũng không trả được. Vậy disclaimer làm gì?!
Mà có làm disclaimer thì làm trước khi quá trễ. Chúng tôi có cái bản “Không mời mọc” (No sollicitations); có hôm quên treo ở cỗng rào, họ đi vào đành phải tiếp, dù mời mọc thương mãi hay tinh thần. Đã để người ta vô nhà, không trà nước thì cũng vài câu đưa đẩy cho xong mà không cần kêu cảnh sát 911.
Xin mời đọc ở post sau.

Đậu
10-18-2012, 09:54 AM
Khi mở mục Mời Đọc nầy, tôi không cần bất cứ disclaimer nào.

Write at your own risk:)

tonthattue
10-19-2012, 07:28 PM
Write at your own risk:)


Cảm ơn Mr Peanut ghé chơi.
Chọt bút vài dòng trong phố nhà - tuy không rùng rợn nguy hiểm như viết trong các chế độc độc tài kể cả Muslim – có khi cũng u đầu sưng trán. Cho nên không thể quên lời lưu ý của Mr Peanut: “Write at your own risk”. Thank you, thank you again.

tonthattue
10-20-2012, 06:54 AM
Hang Ngu Công
Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?
Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".
- Tại làm sao mà đặt tên như thế?
- Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ
- Coi hình dáng lão, không phải là người ngu cớ gì lại đặt cái tên như thế?
- Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".
Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!
Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".
Đức Khổng Tử nghe thấy, nói: "Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy! Hoàn Công là bá quân, Quản Trọng là Hiền Thần. Tuy đã vào bậc khôn ngoan, mà còn tự cho là ngu dại". (Khổng Tử Tập Ngữ)

Cổ học tinh hoa, Bài 106, quyển 1

Người post viết thêm:
Tôi nhớ có đọc một ấn bản với một đoạn kết khá khác biệt. Nhà vua, sau khi nghe câu chuyện, quỳ xuống tạ lỗi và nhận mình là Tề Ngu Công đã để chính sự mục nát như vậy.
Hai ấn bản nầy mang hai ý hướng không khác xa nhau lắm nhưng có đường lối riêng. Ấn bản trong trí nhớ của tôi muốn đề cao giới làm vua. Trong lúc ấy ấn bản bên trên mô tả vua Tề quả thật ngu dốt. Mới nghe chưa biết thâm ý mà đã phán: Lão thế thì ngu thật.
Đối điểm là sự khôn ngoan tinh tế của Quản Trọng, đề cao vai trò của các kẻ ra làm quan và phụ tá cho vua. Trong sự hiểu biết nhỏ bé của tôi, giáo huấn chính, không duy nhất, của Khổng Tử là đào tạo một tầng lớp cầm quyền có đạo đức giúp các vị vua thi hành thiên mệnh. (Nghịch ý trời thì bị diệt vong).

Hương-Trầm
10-21-2012, 08:10 PM
Đã đọc cái đại-ca mời. Cũng chẳng có chi to tát hay riêng tư mà phải rào trước, đón sau. Cho tới chừ thì là toàn lời lẽ của thánh ... Tàu. Em đây cũng sinh lòng đi tới, mai mốt mở một tiệm tạp-hóa có bảng-hiệu Mời Cười. Bước vô một tiếng hì hì, bước ra một tiếng hì hì là mọi giận hờn trôi tuốt xuống sông.
Chuyện làm ăn muốn phất cho ngon thì nên cẩn-thận. Dạ em đang nhờ người coi ngày, giờ hoàng đạo và chổ nào đắc địa thì em mới đào móng đặt nền. Nhân tiện xin ban Điều hành cấp cho em cái môn-bài chứng-nhận em đã ra phòng thương-mãi của phố thị-thực chữ ký và đóng dấu hợp lệ để em bỏ túi cho chắc ăn; nhỡ sau nầy có ai chôm cái bảng hiệu Mời Cười của em (vì kẹt vốn chưa khai-trương) thì em cũng yên tâm đi mời thầy cải cải dùm.
Sau nầy phất lên được sẽ không quên chia sớt cười cùng đại-ca.
Thân kính,

Hương-Trầm

Đậu
10-22-2012, 10:29 AM
Hang Ngu Công
Vua Hoàn Công nước Tề đi săn, đuổi con hươu chạy vào trong một cái hang, thấy có một ông lão, bèn hỏi rằng: "Hang này tên gọi là hang gì"?
Ông lão thưa: "Tên là hang Ngu Công".
- Tại làm sao mà đặt tên như thế?
- Tại kẻ hạ thần đây mới thành có tên ấỵ
- Coi hình dáng lão, không phải là người ngu cớ gì lại đặt cái tên như thế?
- Để hạ thần xin nói: Nguyên hạ thần có con bò cái đẻ được một con. Khi bò con đã lớn, hạ thần đem đi bán, rồi lấy tiền mua một con ngựa con đem về cùng nuôi với con bò cái. Một hôm, có một chàng thiếu niên đến lấy lý "bò không đẻ ra được ngựa" bèn bắt con ngựa con đem đi. Tôi chịu mất, không cãi được. Vì thế xa gần đâu cũng cho tôi là ngu, mới gọi hang tôi ở đây là hang Ngu Công".
Hoàn Công nói: "Lão thế thì ngu thật"!
Buổi chiều hôm sau, Hoàn Công đem câu chuyện kể lại cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nói: "Đó chính là cái ngu của Di Ngô nàỵ Nếu được vua giỏi như vua Nghiêu, bầy tôi minh như Cao Dao, thì khi nào lại có kẻ dám ngỗ ngược, lấy không ngựa của người ta như vậỵ Ngu Công mà đành để mất ngựa, chắc là biết rõ hình pháp ngày nay không ra gì. Xin nhà vua kíp chỉnh đốn các chính sự lại".
Đức Khổng Tử nghe thấy, nói: "Đệ tử ta đâu, ghi lấy việc ấy! Hoàn Công là bá quân, Quản Trọng là Hiền Thần. Tuy đã vào bậc khôn ngoan, mà còn tự cho là ngu dại". (Khổng Tử Tập Ngữ)

Cổ học tinh hoa, Bài 106, quyển 1



Nhời bàn Đậu Rán

Xưa nay việc nổi tiếng khôn ngoan tài, trí thì nhiều; Việc để tiếng nhân đức, đạo hạnh thì cũng nhiều nhưng nổi tiếng "ngu" thì chỉ có ba người. Người thứ nhất là Ngu Cơ, có tên là Ngu Diệu Dặc, là vợ của Sở Bá Vương Hạng Vũ bấy giờ đang tranh thiên hạ với Hán Vường Lưu Bang. Hạng Vũ vốn có nhiều thê nhiều thiếp, lại có cả nghìn cung nữ ngày đêm sẵn sàng săn sóc Hạng Vũ từ A đến dzét, thế mà lại mê đắm Ngu Cơ mà phong cho làm chánh thiếp thì nom ra Ngu Cơ chả ngu tí nào. Tài khéo là đằng khác. Nói chả phải ngoa, ngu đặng như làm vậy thì cũng nên ngu.

Người thứ hai là Ngu Công, đời nào chả rõ, đã huy động cả nhà mình dọn sạch một quả núi trước cửa để làm xa lộ bằng các phương tiện rất thủ công. Lúc mới khởi công, thì đây là việc làm trái phép lấn chiếm lòng lề đàng, đáng bị mời lên phường xã đặng mần rõ vụ việc nhưng sau xét thấy việc qua lại của nhân dân quanh đó đặng phần dễ dàng thì chánh quyền địa phương bèn lập trạm thâu phí dọc theo bề dài tuyến đường. Giá biểu có phần linh động cho thành phần có chánh sách hoặc có công với cách mạng. Lại còn tạo ra nhiều cửa hàng dọc theo tuyến đặng cung cấp các dịch vụ này nọ cho khách du lịch, vãng lai. Lợi nhuận khôn sao kể hết.

Ngu công nghe đặng việc này thì lên xã huyện khiếu nại vì vụ việc thâu phí và làm kinh tế dọc tuyến xa lộ hoàn toán không đúng với mục đích ban đầu của ông và gia đình đề ra. Chánh quyền ở hai nơi không tiếp khiến ông bị uất khí dâng lên não, tạo ra một cơn nhồi máu cơ tim rất nghiêm trọng. Con cháu phải đưa vào trạm xá gần nhà cấp cứu. Có kẻ báo cho chánh quyền quyền địa phương hay việc đột quy này. Họ bèn chỉ đạo xuống ban quản lý trạm xá phải giữ kín vụ việc hết sức. Ai vi phạm sẽ bị trừng trị thích đáng vì đây là "bí mật quốc gia".

Người đời sau khi nghe việc này thì tắc lưỡi bẩy lần. Nhớ đến câu "để cho nhà nước lo" thì thấy đúng lắm. Đoạn tiếc cho Ngu công bỏ công bỏ của làm cỗ sẵn cho nhà nước sơi và nguyền rủa cái đám chánh quyền vô lại thời đó.

Người thứ ba là Ngu Công đời Tề, là người được nhắc trong câu chuyện trên. Ngu Công vốn làm nghề chăn nuôi nhưng có duyên ngầm với đất cát, đương thời gọi là nhà đất. Cho nên cái giai đoạn chuyển tiếp đẳng cấp từ nông dân đến đại gia rất gắt. Đùng một cái là lên voi. Nói nào ngay, cái lúc Ngu công dắt ngưa non về nuôi chung với bò mẹ thì chả dám mơ đến ngày mình là đại gia? Chủ nhân của một cái hang được Tề Hoàn Công, là vua đương đại, đặt chân đến và công nhận chủ quyền cho mình. Cái chủ quyền bất thành văn ấy mạnh gấp nghìn lần cái Sổ Đỏ, Sổ Hồng thời nay.

Có người cho là đất đai thời ấy giá rất bèo. Chủ lực là dùng cho việc chăn nuôi trồng trọt chứ làm giầu từ đất là chuyện không thể. Đất đai đã kinh qua cải tạo mà còn bị đánh giá thấp tè, huống gì là cái hang xa lắc xa lơ ở vùng cao vùng sâu vùng xa vùng núi. Ơ, nghĩ thế là nhầm. Thời nào, đời nào đất đai mà chả đắt. Không đắt hàng thì cũng đắt tiền. Chả lắm người đòi mua thì cũng có người giả lắm tiền. Sách xưa có chép "tấc đất tấc vàng" là vây.

Nom việc đời nay, thấy thiên hạ rủ nhau đi thăm hang động này nọ thì đoán ngày xưa nhân gian cũng khoái nhòm cái thiên nhiên dã ngoại lắm. Cái "Hang Ngu Công", ngày ấy, có nhẽ cũng lắm khách du lịch qua lại. Người ta sẽ mua cái bảng làm từ đá hoa cương trên có khắc hàng chữ "Te Hoan Cong was here" và dựng trước cửa hang như một thương hiệu thiên triều. Cái bảng ấy là cái sờ-lô-gờn trên cả tuyệt vời với giá trị triệt để: "chả có nhẽ nào sai đặng" vì có vua làm chứng và cái chứng ấy là có thật. Ai nhòm bảng ấy cũng tin vì có đứa nào dám mang vua ra trửng rỡn đâu. Có mà chết ngay tại chỗ, ăn năn tội chả kịp chứ lại.

Rồi thì Ngu công lên đời. Lên xe xuống ngựa. Kẻ hầu người hạ. Ăn sung mặc sướng. Năm thê bẩy thiếp. Bấy giờ, có ai rám gọi Ngu công là Ngu công như ngày nao?

Những việc lên đời trên đều khả thi nếu Quản Trọng trì trệ việc chỉnh sửa chính sự. Còn như rốt ráo thi hành cải cách thì, lúc ấy, cái thằng thiếu niên ngỗ ngáo mang con ngựa non giả lại cho Ngu Công. Ngu công hết ngu. Rồi cái hang gì đó không còn tên "hang Ngu công" nữa. Thế là Ngu công mất chủ quyền. Mất chủ quyền thì mần răng kinh doanh đây. Không kinh doanh thì hết giầu.

Ngần ấy cái mất xẩy ra là bởi vì Tề Hoàn Công, sau khi tham quan hang động này nọ, đã kể cho Quản Trọng nghe. Quản Trọng nghe xong thì giận cái đứa dám qua mặt mình, coi thường chính sự quốc gia. Mọi sự mất mát của Ngu công, có thể nói, là bắt đầu từ Tề Hoàn Công nhiều chuyện mà ra.

Đấy, nom gương Ngu Công đời Tề thì rút ra cái kinh nghiệm là bắt người nghe chuyện phải kín mồm kín miệng. Đừng kể lại cho ai nghe nhá. Thề đi rồi mới kể.

ốc
10-22-2012, 11:14 AM
Người ngu thì gọi là "ngu công" thế người ngủ thì gọi là cái gì công hở anh Đậu?

Em hỏi là tự vì qua trải nghiệm cuộc sống rút ra bài học xương máu là có nhiều chả phải ngu nhưng chỉ vì cứ nhắm mắt ngủ nên chả biết gì sất cả.

khờ khạo
10-22-2012, 12:11 PM
Em nghĩ các Công đến giờ đều phải ngủ chứ chả tài nào thức suốt được, bằng như Công không chịu ngủ mà tuyền thức, ắt có vấn đề vậy.



Hay lại phải ăn một nồi chè cho dễ ngủ.

Đậu
10-22-2012, 12:54 PM
Em nghĩ các Công đến giờ đều phải ngủ chứ chả tài nào thức suốt được, bằng như Công không chịu ngủ mà tuyền thức, ắt có vấn đề vậy.



Hay lại phải ăn một nồi chè cho dễ ngủ.




Có ông Quan Công tài tình quá sức. Thức trắng cả đêm mà chả rớ đến nồi chè đậu đen giã nhiệt.

tonthattue
10-23-2012, 05:59 PM
Nước Đại Ngu
Tháng 2 năm Canh Thìn (1400 (http://vi.wikipedia.org/wiki/1400)[/URL]), Lê Quý Ly truất ngôi của cháu ngoại là Trần Thiếu Đế (http://vi.wikipedia.org/wiki/1400), tự lập làm vua, lấy quốc hiệu là Đại Ngu (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_Thi%E1%BA%BFu_%C4%90%E1%BA%BF), đổi niên hiệu là Thánh Nguyên (聖元). Ông đổi sang họ Hồ, lập nên nhà Hồ (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_Ngu).
Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_H%E1%BB%93), đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn. Tuy nhiên, Hồ Quý Ly đã nhận sai. Dòng dõi vua Thuấn chỉ có chi họ Diêu và họ Quy chứ không có chi nào họ Hồ. Theo Sử ký (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thu%E1%BA%A5n) Tư Mã Thiên (http://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%AD_k%C3%BD), Hồ Công Mãn là thủy tổ họ Trần chứ không phải họ Hồ. Vua Chu Vũ Vương (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_M%C3%A3_Thi%C3%AAn) sau khi diệt nhà Thương (http://vi.wikipedia.org/wiki/Chu_V%C5%A9_V%C6%B0%C6%A1ng), tìm được Quy Mãn là dòng dõi vua Thuấn và phong cho làm vua nước Trần (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Th%C6%B0%C6%A1ng). Sau khi mất, Mãn được đặt thụy hiệu là Trần Hồ công (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_(n%C6%B0%E1%BB%9Bc)). Công là tước, Hồ là thụy hiệu (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%E1%BB%93_c%C3%B4ng) chứ không phải họ (http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A5y_hi%E1%BB%87u). Từ Trần Hồ công truyền các đời, tới Trần Thân công, Trần Tương công... Các vua nước Trần từ thời Tây Chu (http://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%8D) trở đi đều là dòng dõi Trần Hồ công chứ không phải mang họ Hồ. Do đó Lê Quý Ly đổi sang họ Hồ và nhận dòng dõi vua Thuấn chỉ là mượn danh dòng họ đế vương cổ xưa. Sau này nhà Minh sang đánh Đại Ngu cũng kể ra 1 trong 22 tội của Hồ Quý Ly là tự ý đổi từ họ Lê sang họ Hồ. (trích từ Wikidepia).

Như rứa là tui có thêm một ngu công thứ tư, tiếp theo ba trự của Mr Peanut. Nhờ anh Triển trong mục Khấu Linh, tui mới biết Hán Việt Tự Điển, nay chưa biết xài đầy đủ nhưng có mở chữ Ngu. Tui thấy các nghĩa nêu ra đại để rất xấu gần với chữ ngu ngốc trong tiếng Việt. Tuy nhiên có một phân mục: ngu là vui. Vậy đặt tên nước là vui, cho nên rất nhiều kẻ ham vui (từ xấu đến tốt).
Thì ra Ngu là lấy theo tên Ngu Thuấn. (Xin đừng lẫn với vua Nghiêu đi cặp với vua Thuấn nầy).
Hán Việt Từ Điển ghi:

(Danh từ) Nhà Ngu 虞 (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2y_Chu) (trong khoảng 2697-2033 trước Tây lịch). Vua Thuấn 舜 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=虞), được vua Nghiêu 堯 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=舜) trao ngôi vua, lập ra nhà Ngu.
(Danh từ) Nước Ngu, chỗ con cháu vua Thuấn ở. Nay thuộc tỉnh Sơn Tây 山 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=堯)[URL="http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=西"]西 (http://www.hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=山).
Luận tân tri cố (ngược với ôn cố tri tân), tui nói lấy tên Đại Ngu là tầm bậy, khác với lối truyền thông hiện nay. Dân chúng ngay cả bây giờ có đủ mọi phương tiện mà mấy ai có thì giờ mà tìm hiễu chữ ngu nó ra sao. Nghiêu Thuấn thì cũng giới hạn trong một số rất nhỏ các anh đồ, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm. Đại đa số dân chúng suy nghĩ rất đơn giản gần với cuộc sống thực tại.
Ngu công thứ tư nầy thành ngu vì quá giỏi, quá không ngu, cứ tưởng ai cũng giỏi như mình. Những danh từ như tên nước là một vũ khi đấu tranh, đóng góp rất lớn vào việc xây đựng đất nước, nên tự nó phải nghe cho được lỗ tai. Ví dụ: Nam quốc (sơn hà nam đế cư). Đại Ngu nghe nó ra làm sao, chỉ tổ cho dân thích nói lái đâm vô thọc ra, xì xào…

ốc
10-23-2012, 09:46 PM
Lê Quý Ly sở dĩ đổi sang họ Hồ vì nhận mình có thủy tổ là Hồ Công Mãn, dòng dõi vua Thuấn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thuấn), đặt sang quốc hiệu Đại Ngu để kế tục Ngu Thuấn.
Em nghĩ đấy là thiên hạ đồn đại thôi chứ Hồ Quý Ly có gia phả bao nhiêu đời mang họ Hồ hẳn hoi chứ đâu phải chọn lựa rồi nhận bá vơ. Đặt tên nước thì nhất định là có bắt chước từ trong sử, nhưng cái chi tiết Hồ công thì có thể là ngẫu nhiên.

Chả hiểu thế nào mà mấy người họ Hồ trong lịch sử cứ tuyền là phải đổi tên đổi họ. Ngày xưa xửa xừa xưa có Hồ Ly Tinh đổi tên thành Đắc Kỷ; Quy Mãn thì giở thành Hồ công; tổ tiên của nhà Hồ thì đổi sang họ Lê, rồi Lê Quý Ly thì lại đổi giở ngược họ Hồ (đổi tên nước thành nước Đại Ngu); về sau có thêm Hồ Thơm đổi ra Nguyễn Huệ; gần đây có người đương họ Nguyễn tự dưng đổi sang họ Hồ (đổi tên nước thành nước Đại Loạn hay Đại Bịp gì đấy); nhưng con giai nhà họ Hồ chả hiểu sao lại đổi ra họ Nông (có người xem bói thì bảo Hồ + Nông nói lái ra Hồng Nô nghĩa là gì thì đã rõ). Ấy là họ Hồ bị cái dớp không chừng.

tonthattue
10-25-2012, 06:22 PM
@Ốc: Cảm ơn Ốc cho ăn món ốc gạo thơm ngát mùi lá sả, lá ổi; bà con đang chờ món ốc kế tiếp.

Vô đỏ ra xanh, vô voi ra lừa, vô Ròm ra Ma

Guilford Co. voters say ballot cast for Romney came up Obama on machine
GREENSBORO, N.C. –The presidential election is just around the corner and voting issues have already become a problem in Guilford County.
On Monday, several voters complained that their electronic ballot machine cast the wrong vote. All the complaints were made by people who voted at the Bur-Mil Park polling location.
One of the voters, Sher Coromalis, says she cast her ballot for Governor Mitt Romney, but every time she entered her vote the machine defaulted to President Obama.
“I was so upset that this could happen,” said Coromalis.
Guilford County Board of Elections Director George Gilbert says the problem arises every election. It can be resolved after the machine is re-calibrated by poll workers.
“It’s not a conspiracy it’s just a machine that needs to be corrected,” Gilbert said.
After the third try, Coromalis says she was able to get her vote counted for Gov. Romney but was still annoyed.
“I should have just mailed it in,” Coromalis said.
Marie Haydock, who also voted at the Bur-Mil Park polling location, had the same problem.
“The frustration is… every vote counts,” said Haydock.
Elections officials say the machines have been fixed as of Tuesday, and no problems have been reported since.
Early voting ends November 3 http://myfox8.com/2012/10/23/guilford-county-voters-say-they-voted-for-the-wrong-candidate/

Mại dô, mãi võ Sơn Đông:
Nói trước là tôi chỉ nói về máy móc sai lạc, chớ tôi không nuôi voi hay nuôi lừa, hai việc nầy không thuộc phần tôi. Tuy quý vị quá thừa sức đọc tiếng Anh, theo phép, tôi ít ra cũng phải tóm lược.
Nhiều cử tri (bỏ phiếu sớm) than phiền họ đã chọn Romney nhưng máy ghi điểm cho Obama. Đấy không phải la làng làm xấu mà có sự chứng nhận của ủy ban bầu cử tại chỗ là quận hạt Guilford, thuộc North Carolina. Máy đã sửa xong . Bà Sher Coromalis bầu lại và thỏa mãn.
Tiểu bang nầy nổi tiếng vì đại hội đảng DC 2012 họp ở đây và hiện là tiểu bang nhà của John Edward, thượng nghị sĩ cựu ứng cử viên PTT 2004 và nằm trong short list làm phó của Obama, nhưng đang rắc rối với pháp luật dùng tiền ứng cử nuôi gái trong lúc bà vợ đang ung thư gần chết, vả đã chết thật rồi.
Ngày hôm nay lại có tin, máy bầu cử tại bốn tiểu bang quyết định (Pennsylvania, Vỉginia, Florida, Colorado) đang trục trặc làm cho người ta hoài nghi sự trung thực trong kết quả cuối cùng. Xin mở link http://news.yahoo.com/exclusive-e-voting-puts-vote-accuracy-risk-four-183125308.html

Nói về mấy tuần đầu trên miền nam Thái Lan. Quý vị đều biết boxing Thái, đánh đấm chân tay đủ thứ. Sau nầy, tôi mới biết ngày chủ nhật, xứ Thái hầu như bị tê liệt vì dân chúng xem võ và cá cuộc; đứng xa các quán nước bạn chỉ nghe: xám loi, xóng loi, nghĩa là ba trăm, hai trăm ... họ đánh cá.
Cái thôn xóm đánh cá người Muslim gần biên giới Mã Lai, nơi thuyền tôi đổ bộ, cũng sống theo lối ấy. Dân làng thường dẫn từng người trong nhóm cho uống cà phê hay ăn hủ tiếu. Nơi quán nầy, ngày chủ nhật cả làng đến đánh cá trên bộ. Có một ông thua to ngồi buồn xo. Bỗng dưng ông đứng đậy chạy đâu đó cầm ra hai trái ớt Thái, một trái xanh lục một trái đỏ. Ông đến gần một cậu bé VN, ông chỉ chỏ làm sao cho nó hiểu trái ớt đỏ là đấu thủ quần đỏ, còn người kia là ớt xanh. Ông hỏi, cũng bằng ngôn ngữ quốc tế, nó chọn phe nào và ông đánh cá theo. Trúng tủ, ông mừng quá cho bà con uống cà phê lia chia.
Màu xanh lục của trái ớt không phải là xanh biển của đảng DC. Nhưng xanh với đỏ cũng chỉ trò chơi. Có người nói DC và CH khác nhau như Coca Cola và Pepsi Cola. Cả hai cô đều la; cô thứ nhất, áo đỏ, vừa ca vừa la. Cô thứ hai, quần xanh, có cái bẹp bị xì nên cô la. Có người Hỏa tinh xuống chơi. Muốn đoán kết quả thì đem hai chai nước ngọt ra mời, khách chọn cô ca thì CH thắng, khách thích bẹp xì thì DC lên khơi.
Những ai không tin tưởng vào computer, vì gian lận hay tham nhũng mua thứ dõm, vẫn còn một lối thoát là xin keo. Ở nông thôn có lệ cúng đất, ngoài thịt thà bánh trái, còn có đôi hia, tức là giày ống. Cúng xong gia chủ xin keo để biết thần có chứng hay không. Một sấp một ngữa là OK.
Vậy khi không tin tưởng và để được an lòng, mình hãy xin một keo. Nếu được sấp ngữa thì đi mua một TV lớn để xem lễ đăng quang.
Nếu hai sấp hay hai ngữa thì hạ hồi phân giải. Quân sư quạt mo chỉ làm như vầy như vầy.

khờ khạo
10-26-2012, 01:57 PM
Nếu được sấp ngữa thì đi mua một TV lớn để xem lễ đăng quang.
Nếu hai sấp hay hai ngữa thì hạ hồi phân giải.

Vậy xác suất giữa hai sấp hai ngửa và một sấp một ngửa có phải là 50/50 không anh ? Nếu phải thì mình chơi một đồng xu, head và tail kiểu overtime banh cà na cho gọn việc sổ sách.

Ngày đó em tấp vô làng Tak Bai, giáp giới Mã Lai, anh vô làng nào ?

tonthattue
11-01-2012, 09:06 AM
Xin xem post dưới.
Xin mod xóa #14 nầy

tonthattue
11-01-2012, 09:22 AM
Ngày đó em tấp vô làng Tak Bai, giáp giới Mã Lai, anh vô làng nào ?

Xin post lại


@Khờ Khạo
Thuyền tôi tấp vào một nơi mà 49 mạng người lớn nhỏ đều tin là một hải đảo mãi cho đến khi có nhân viên Liên Hiệp Quốc biết tiếng Anh mới biết là đất liền. Làng Bangrapa thuộc Patani quận hạt cực Nam của Thái bên phía vịnh Xiêm La ngó qua VN.
Bán đảo Malay như một cánh chân thọt ra từ thân hình Thái tròn trịa. Cùng chia phần lòi nầy là Miến Diện, Thái, Mã Lai và Singapor. Nó cũng chia biển thành hai vịnh: Xiêm La và Bengal.
Bangrapa là một làng Hồi Giáo, thuộc chủng tộc Mã lai,sống nghề đánh cá ven biển; họ chỉ có những chiếc thuyền nhỏ. (Các tàu cào lớn hãm hiếp thuyền nhân VN đều thuộc người Thái gốc Tàu và có hình dáng giống VN). Vì vậy vào lúc chúng tôi đến, thời tiết không thuận lợi nên dân làng nghỉ ngơi, sửa sang nhà cửa (phần nhiều là nhà sàn).
Đám thuyền nhân được đưa vào một trường học. Dân chúng đến bao quanh xem như xem một đoàn xiệc lạ, có voi ngựa làm trò. Sau đó họ đem cho áo quần, thức ăn. Riêng tôi, tôi được cái quần không ống, là một cái xà rông vấn quanh người. Chúng tôi được hướng dẫn đến các giếng múc nước tắm và được cho xà bông.
Dân tỵ nạn cảm thấy an lạc, nhất là vì biết mình không bị sóng đưa về âm phủ, và thấy lối sống tại chỗ hoàn toàn khác với cảnh chụp dựt sau 75. Cái thôn quê nầy còn hơn các tỉnh thành, người bán cà rem dùng xe Honda 75, trong lúc VN chỉ có Honda 50. Khi đến Bangkok, tôi được một người Mỹ nói rằng Thái đã bỏ xa VN 50 năm; nhưng cô bạn cùng bàn ăn không dồng ý và đưa con số lên 200 năm; thời điểm lúc ấy là 1982.
Tôi suýt quên nói chuyện lạ. Đàn ông hút thuốc vấn trong lá dừa nước non phơi khô. Lỏi thuốc ướt như cẩm lệ Huế, chỉ to như nhang; một điếu cẩm lệ trung bình ở Huế có thể vấn thành mười điếu trong lá dừa. Tôi nghĩ họ hút lá dừa thì đúng hơn. Tập tục ăn trầu cau còn mạnh hơn ở VN. Nhưng họ ăn trái cau đã chín vàng như sắp mọc mộng trồng xuống đất; VN thì thích cau dầy, không non không già. Bạn của cây cau là cây dừa có mặt khắp các miền bờ biển. Pattani cũng thế, ở đây người ta lấy cơm dừa khô bán cho các kỹ nghệ như làm dầu, xà bông v.v…Với khách tha hương, Pattani nhiều lúc giống như Tam Quan, Bình Định; về miền Trung, bóng dừa và ngàn thông dương liễu.
Dân làng hướng về Mã Lai, vì ngôn ngữ, chủng tộc và tôn giáo. Tuy vậy, chủ nhật họ mở TV Thái để xem boxing và đánh cá trên bộ, và có chuyện dùng hai trái ớt như kể ở post phía trên.
Ở đây chừng mươi hôm, chúng tôi được đưa về trại Songkhla. Trại nầy trống vốc, như trại lính sau đợt giải ngũ. Ba tuần sau chúng tôi “đi tù” ở Sikiw, vì Thái Lan, theo sự khuyến khích của Hoa Kỳ trong chính sách gọi là nhân đạo làm nãn lòng đừng vượt biên, (humane deterrence) đã xem thuyền nhân là kẻ nhập cư bất hợp pháp phải bỏ tù. Trại Sikiw trước kia là một trại tù bỏ trống.
Miền Nam Thái gần cả thế kỷ, vì nhiều lý do hổn tạp, hiện hữu như một thế giới riêng, muốn tách rời Thái. Trung Cọng đã tài trợ huấn luyện Mã Cọng gây khốn khổ cho Mã Lai mà chính phủ Anh đã phải dùng chính sách phản du kích của Thompson kiểm soát thực phẩm, không cho lọt vào phiến quân quanh các đồn điền cao su. Dư đảng chạy qua biên giới Thái và hoạt động trong vùng Pattani, cho đến 1980 khi TC thỏa hiệp với Thái Lan không viện trợ nữa.
Thế nhưng Nam Thái vẫn còn bất ổn với yếu tố mới là tinh thần quá khích Muslim. Pattani đã muốn ly khai nhưng bất thành năm 2008. Hiện tại, khu vực nầy luôn có bom nổ, giết hại như các nơi có tương tranh với người Muslim.
Trong tinh thần mời đọc, xin mời xem hai vấn đề khác nhau:
Pattani ly khai
(http://en.wikipedia.org/wiki/South_Thailand_insurgency)Dự án đào kênh Kra cắt ngang bán đảo Ma Lai
(http://www.kracanal-sez.com/history.html)(chuyện sấp ngửa xin keo sẽ tính sau)

Hương-Trầm
11-15-2012, 02:10 PM
Kính cùng đại-ca,
Cho tới bây giờ sương vẫn còn lãng đãng ngoài trời mà chiều thu thì buồn như chưa bao giờ buồn thế. Chiều nay không phải đại-ca Mời Đọc mà tiểu Trầm em mời đại-ca nghe Thái-Hiền ru chút tình quê-hương. Thái-Hiền và Thái-Thảo đều có giọng ca thiên-phú; chỉ tiếc cả hai cô không biết, hoặc không được hướng-dẫn (hay quá dựa vào bóng cổ thụ của cha?) để trao-chuốt thêm cho ngày một toàn-mỹ hơn. Có những bài các cô hát rất bựa, nhưng bài nầy thì hay lắm. Sĩ-Phú thì không ai qua mặt được ông ấy rất nhiều bài, có cả bài nầy.
"Sương lan mờ bờ sông tưởng gần nhau. Sương lan mờ và hồn tôi nghe đau". (XD), và "Trời chiều quê cũ nơi đâu. Trên sông khói sóng nỗi sầu bao la" (Nhật mộ hương-quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng sử nhân sầu). Chiều nay nơi em là vậy, Và nỗi nhớ quê xưa thấm-đẩm cả trời!
Thân kính,

Hương-Trầm

Nhớ Quê Hương (http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=0tlybVWKh8)
Tình Quê Hương (http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=DT6lvEqNJ7)

Hương-Trầm
12-09-2012, 08:03 AM
Mời đại-ca đọc http://mail.yimg.com/ok/u/assets/img/emoticons/emo31.gif!

80-Year-Old Priest Allegedly Bites Off Fellow Clergyman’s Ear During Epic Brawl Over…a Parking Spot (http://www.theblaze.com/stories/80-year-old-priest-allegedly-bites-off-fellow-clergymans-ear-during-epic-brawl-over-a-parking-spot/)80-Year-Old Priest Allegedly Bites Off Fellow Clergyman’s Ear During Epic Brawl Over…a Parking Spot (http://www.theblaze.com/stories/80-year-old-priest-allegedly-bites-off-fellow-clergymans-ear-during-epic-brawl-over-a-parking-spot/)

Hương-Trầm

hoài vọng
12-09-2012, 06:02 PM
. Thái-Hiền và Thái-Thảo đều có giọng ca thiên-phú; chỉ tiếc cả hai cô không biết, hoặc không được hướng-dẫn (hay quá dựa vào bóng cổ thụ của cha?) để trao-chuốt thêm cho ngày một toàn-mỹ hơn. Có những bài các cô hát rất bựa, nhưng bài nầy thì hay lắm. Thái Thảo thì tôi không có ý kiến ! Tôi nghĩ Thái Hiền không cần phải trao-chuốt giọng ca ( tôi dị ứng với giọng ca Ý Lan ) và như giọng của bà Thái Thanh tôi cũng không thích nghe ...Đừng buồn lòng nghe Hương Trầm vì chỉ là ý kiến của riêng tôi

Hương-Trầm
12-10-2012, 09:10 AM
Bá nhân bá ... thích. Anh cứ tự-nhiên. Thái-Thanh hát nhiều bài cũng oải lắm, nhưng đa-số thì hay vì bà hát thật xuất-thần (ý riêng của Trầm). Trầm không dị-ứng với Ý-Lan, chỉ khiếp thôi. Tiếng hát quá mức lã-lơi, rên-rĩ đến nổi da gà. Nhưng có một bài mà theo Trầm thì Ý-Lan hát rất hay, là bài Tháng Sáu Trời Mưa (Thơ Nguyên-Sa, nhạc Hoàng-Thanh-Tâm). Trầm chỉ nghe ÝLan hát duy-nhất bản nhạc đó.
Trầm là O Cười, cười hở mười cái răng, không buồn đâu. Anh cứ thoải-mái cho biết ý-kiến để cùng vui, cùng ... cải và cùng cười.

Hương-Trầm

hoài vọng
12-10-2012, 11:00 PM
Tiếng hát quá mức lã-lơi, rên-rĩ đến nổi da gà. Nhưng có một bài mà theo Trầm thì Ý-Lan hát rất hay, là bài Tháng Sáu Trời Mưa (Thơ Nguyên-Sa, nhạc Hoàng-Thanh-Tâm). Trầm chỉ nghe ÝLan hát duy-nhất bản nhạc đó.

Hương-Trầm Có thể so sánh tiếng hát Ý Lan và giọng đọc Dạ Lan lả lơi như nhau ....đã có nhiều anh lính hằng đêm mê mẩn nghe Dạ Lan vừa thở vừa thủ thỉ trong chương trình phát thanh Tiếng Nói Dạ Lan

hoanghac
12-12-2012, 04:13 AM
Chào quí bạn

Hồi xưa tôi thích nghe Thái Thanh hát , đa số là nhạc Phạm Duy . Bây giờ nghe tiểu sử PD oải quá nên không thích nữa . Ý Lan thì tôi thích nhất là bản Mình Ơi . Mới đây là bản Đừng Nhìn Nhau Anh Ơi .

Hình như còn có ca sĩ Thái Lan hát ở Chiang Mai nữa . ( Cô này ca bản Ai ơi ăn ớt đừng nhỏ giọt sầu .)

Hương-Trầm
12-12-2012, 09:09 AM
Còn anh lúc đó thế nào? Kể cho Trầm nghe đi.

Hương-Trầm

Hương-Trầm
12-12-2012, 09:18 AM
Ông Bà ta đã phán một câu xanh ... lè rằng thì là "xướng ca vô loại". Phạm-Duy, Trịnh-Công-sơn, Vũ-Thành-An v..v.. đều có những "tiểu-sử" bá chấy bò cạp. Vì vậy kệ nó đi anh, mình nghe nhạc, không thèm nghe người.

Hương-Trầm

hoài vọng
12-13-2012, 06:01 PM
Hồi xưa tôi thích nghe Thái Thanh hát , đa số là nhạc Phạm Duy . Bây giờ nghe tiểu sử PD oải quá nên không thích nữa . Ý Lan thì tôi thích nhất là bản Mình Ơi . Mới đây là bản Đừng Nhìn Nhau Anh Ơi .

Anh Cò , khi người ta về già thường muốn vớt vát mọi thứ ( kể cả các chính chị gia !)





. Vì vậy kệ nó đi anh, mình nghe nhạc, không thèm nghe người.

Hương-Trầm....đồng ý 100 phần 100...

Hương-Trầm
12-15-2012, 09:12 AM
....đồng ý 100 phần 100...[/QUOTE]

Cám-ơn anh!
Trầm chợt nhớ bài 100% mà Hùng-Cường, Mai-Lệ-Huyền hát .

Hương-Trầm

tonthattue
12-17-2012, 06:25 AM
huế và chiến tranh
vũ anh
http://www.tuanbaosongonline.com/images/upload/Article/hue.jpgCố đô Huế đối với tôi có khá nhiều gắn bó, có thể nói suốt trong thời chiến tranh. Có lẽ vì thế hình ảnh của Huế trong tôi cũng hơi khác những người bạn Huế của tôi và ngay cả với người bạn đời của tôi bây giờ, một người Huế chính hiệu. Tôi không phải là quân nhân của Sư Đoàn 1 Bộ Binh, cũng chẳng phải là lính của Đại Đội Hắc Báo. Vào thời đi lại nhiều với Huế, tôi chưa bị gọi động viên vào quân đội, nhưng lại làm cái nghề có nhiều liên quan đến những mặt trận từ Quảng Trị vào đến Quảng Ngãi. Là phóng viên mặt trận cho Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia liên tiếp 7 năm không kể thời gian bị gọi động viên thụ huấn tại trường Bộ Binh Thủ Đức, tôi đã có dịp đi khá nhiều trong phạm vi Huế, vùng phụ cận và tỉnh Thừa Thiên. Dường như hai phần ba thời gian nói trên tôi dùng để tường thuật tất cả những gì xảy ra ở vùng Hỏa Tuyến nói chung và Huế-Thừa Thiên nói riêng.
Tôi không sống ở Huế như một người dân Huế, nhưng vui buồn theo cái vui buồn của họ. Tuy chiến tranh tàn phá hàng ngày ở vùng phụ cận, nhưng Huế không bao giờ mất đi cái vẻ mơ mộng của đất thần kinh, nhất là không bao giờ mất đi nét văn hóa đặc biệt của Huế. Tôi gọi một cách nôm na và bình dân đó là văn hóa Huế. Thế nhưng muốn hiểu thật cặn kẽ đất thần kinh, tôi nghĩ chúng ta cần có một cuộc nghiên cứu rất công phu và khoa học về nét văn hóa đặc biệt của vùng đất này thì mới nói hết được cái tinh chất cốt lõi của nó.
Hiện nay, theo những thông tin từ trong nước và từ tổ chức American Joiner thì công trình nghiên cứu của Hoàng Phủ Ngọc Phan cũng có những điểm đáng chú ý, nhưng ông Phan lại là một nhân vật gây tranh cãi và những tin đồn ông dính dấp tới vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế khiến nhiều người Việt ở hải ngoại và ngay cả người Huế hiện nay nghi ngờ giá trị thực của công trình nghiên cứu này. Riêng bản thân, tôi không dám viết về văn hóa Huế vì sự hiểu biết rất giới hạn của mình mà chỉ viết ra ở đây vài kỷ niệm về Huế vào thời chiến tranh.
Huế là đất của văn học và đồng thời cũng là quê hương của các cuộc tranh đấu. Điều này có lẽ không ai phủ nhận được. Có lẽ vì thế mà một số đông người dân ở Huế thường hay bị ngộ nhận là Tả phái. Nhưng nếu nhìn sâu vào những sinh hoạt của giới trẻ ở Đại Học Huế, người ta thấy rõ phần đồng họ không cực đoan trong các khuynh hướng xã hội và chính trị như người ta tưởng. Phần cốt lõi trong tư tưởng của họ vẫn chỉ là làm sao giữ cho xã hội của Huế không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi do chiến tranh hay do nhà cầm quyền gây ra. Nhà văn Đỗ Tấn, một bạn vong niên của tôi vào thời ấy có lần nói với tôi tại văn phòng của ông ở Đài Phát Thanh Huế vào Mùa Hè 1967: “Cậu cứ kiếm khắp thành phố xem có một snack-bar nào cho lính Mỹ không. Dân chúng ở đây họ buộc hội đồng thành phố và áp lực với ông thị trưởng không cho phép bất cứ người nào kinh doanh loại hình giải trí này, bởi nó sẽ xé nát cái xã hội đang có trật tự ở đây. Sở dĩ người ta hoài nghi lớp thanh niên và sinh viên Huế có đầu óc quá cấp tiến là vì những luồng gió mới về tự do dân chủ khiến cho họ không chấp nhận ngồi yên để cho chính quyền địa phương muốn làm gì thì làm. Họ không thích chiến tranh, nhưng điều đó không có nghĩa là họ chống chiến tranh, bởi vì một điều rất rõ: Họ không muốn chiến tranh làm thay đổi Huế của họ. Cho nên chính quyền địa phương ở đây nếu không hiểu rõ những suy nghĩ và mối quan tâm của người Huế mà chỉ giản dị chỉ ngón tay và bảo họ là Tả phái hay thiên Cộng.”
Đỗ Tấn nổi tiếng với những truyện ngắn rất sâu sắc của ông đăng trên các nhật báo ở Saigon. Đã có thời gian ông làm việc cho Đài Phát Thanh Huế, hoạt động đảng phái ở Huế và Đà Nẵng. Huế thực ra chỉ là nơi tôi thường tạm dừng chân khi phải làm nhiệm vụ tường thuật ở các mặt trận vùng Quảng Trị. Tôi ít khi lưu trú tại Quảng Trị lâu mà thường sau mỗi công tác tôi quay trở lại Huế. Thứ nhất nếu lưu trú ở Quảng Trị, tôi không có phương tiện gởi tin hay băng ghi âm. Thứ hai, về Huế tôi dễ tìm chỗ trọ hơn và phương tiện gởi tin qua điện thoại quân sự ở đồn Mang Cá, nơi là bản doanh của Sư Đoàn 1 Bộ Binh hoặc có thể vào Quân Y Viện Nguyễn Tri Phương thường dễ dàng cho tôi hơn.
Thời gian vào giữa thập niên 60, bọn phóng viên mặt trận chúng tôi thường không được chính phủ chi trả đủ tiền ăn và ở khách sạn. Chúng tôi có được trả một số tiền công tác phí nhưng phải một tháng sau mới lãnh được. Cho nên khi nhận lệnh công tác, tôi phải bỏ tiền túi ra trước, rồi lãnh công tác phí sau. Mọi phương tiên di chuyển và lưu trú chúng tôi phải tự lo do quen biết bên Không Quân và những đầu mối liên lạc của chúng tôi ở mỗi địa phương. Ở Huế chỉ có một số ít khách sạn, nhưng giá tiền một đêm đều là giá trên trời, chúng tôi không thể nào chịu nổi. Nhưng nhà văn Đỗ Tấn đã chỉ cho tôi biết hai phương tiện rẻ nhất để trọ tại Huế, đó là thuê đò và thứ hai là ở trọ tại nhà một số quân nhân cơ hữu của Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
Nói đến Sông Hương và đò, tôi bỗng nhớ lại rằng đã có lúc tại hải ngoại có một nhà văn nữ viết bằng tiếng Anh, những điều hơi quá đáng về nước sông Hương và chuyện ngủ đò. Chính vì thế mà nhà văn nữ này đã bị nhiều người chỉ trích. Tôi không bênh vực tác giả cũng như không ngả theo những người chỉ trích. Tôi chỉ viết ra một kinh nghiệm vào thời gian tôi còn là phóng viên lao vào cuộc chiến ở miền hỏa tuyến đó. Thật ra mới đầu, nghe nhiều người đàm tiếu về chuyện ngủ đò, tôi cũng ngại và đem câu chuyễn này ra nói với Đỗ Tấn. Ông cười khà khà: “Thì mi cứ theo tao rồi biết thôi”. Người bạn vong niên của tôi dẫn tôi xuống bến đò Gia Hội. Không cần phải trả giá gì cả bởi vì ông biết rõ từng người chủ đò ở Huế. Chúng tôi hẹn xuống đò vào lúc 7 giờ tối và sẽ xuôi ngược lên cầu Bạch Hổ, và trở lại Gia Hội trước giờ giới nghiêm.
Khi xuống đò mới nhận thấy cái nếp Huế: gia đình chủ đò ở phía sau, một nửa khoang phía trước dành cho khách thuê. Mọi thứ đều tươm tất. Trời tháng 10, Huế đã lạnh lắm. Chủ đò trải chiếc nệm bông ngoài có bọc nhiễu hoa văn và hai tấm mền nhồi bông gòn giống như chăn bông miền Bắc. Nhà văn Đỗ Tấn đã đặt chủ đò cho ăn cơm hến. Lần đầu tiên tôi ăn cơm hến và nhận thấy được cái vị đặc biệt của nó. Ông Tấn nói: “Lợi tức của người dân Huế thua xa người dân ở các nơi khác trên đất nước. Tuy nghèo nhưng lúc nào cũng phải tươm tất. Cậu cứ nhìn gia đình người chủ đò, chỉ ở một nửa khoang thuyền thôi nhưng họ xếp đặt đâu ra đó. Vừa rồi bạn ăn cơm hến là chính hiệu Huế đó, vì ở thành phố này không thiếu gì cơm hến không phải là cơm hến”. Cơm nước xong chủ đò pha cho một bình trà Huế. Theo lời ông bạn vong niên của tôi, gói trà này là do ông đưa cho chủ đò, được hái từ môt vài đồn điền trà còn an ninh tại Bạch Mã. Tôi nghe thì cũng biết vậy thôi, nhưng khi uống loại trà Huế tôi thấy nó hơi khác. Vị chát trong nước trà có vẻ chát hơn so với trà Bảo Lộc, nhưng cái hậu có vẻ ngọt hơn nhiều.
Bến đò chỉ ồn ào vào lúc 7 hay 8 giờ, nhưng nó trở lại yên tĩnh khi các con đò có người thuê lần lượt rời bên. Tôi giục ông Tấn: “Mình đi chứ”. Ông nói chờ một chút để đón ban nhạc. Chỉ khoảng 15 phút sau, một ban nhạc cổ Huế gồm 2 nữ và 2 nam, tất cả đều đã lớn tuổi, lục tục kéo nhau xuống đò. Nhà văn Đỗ Tấn nói cho tôi biết những người này là thành viên của ban nhạc Đại Nội hoặc thuộc gia đình họ. Họ làm thêm để giúp thêm cặp vào ngân sách gia đình. Các nhạc công chơi hai loại đàn, tỳ bà và đàn tranh cho hai ca nữ hát. Họ ngồi chung quanh lò sưởi than hồng trên bong trước của con đò. Người đàn ông chơi đàn tì bà có lẽ là trưởng toán giải thích cho chúng tôi ý nghĩa của mỗi làn điệu ca cổ của Huế. Con đò cứ lững thững bồng bên trên dòng sông lên tới cầu Bạch Hổ rồi tiến lên thêm một quãng nữa. Có lẽ trong suốt thời gian chiến tranh, cái buổi tối ngồi trên đò, nghe những nghệ nhân xứ Huế nói và hát những Nam Ai, Nam Bình, tiếng đàn tranh và đàn tì bà réo rắt trong đêm khuya thanh vắng giữa Hương giang đã trở thành một hình ảnh không bao giờ phai nhạt trong tim tôi. Đò Huế là như thế và dĩ nhiên nó vẫn có những trò làm vẩn đục nét thanh cao của đò Huế do khách trọ, nhưng đây là cá biệt, không thể vơ đũa cả nắm.
Những người Huế mà tôi quen biết phần lớn là quân nhân và công chức. Họ rất quan tâm đến tình hình đất nước và chính trị. Sự phức tạp của đảng phái ở Huế chỉ sau có Quảng Nam và Đà Nẵng, và chính vì thế mà khi chính quyền ở cố đô được trao vào những người thiếu kinh nghiệm và mang tinh thần quân phiệt nặng nề nên dân chúng xa lánh. Ai cũng biết cơ bản của văn hóa Huế là văn hóa Phật giáo. Ấy vậy mà đã có nhiều giai đoạn nhà cầm quyền ở Huế đã dễ dãi phủ nhận nó và cáo buộc các chùa Phật giáo ở Huế là “ổ Việt Cộng”.
Tôi không bao giờ phủ nhận là có thể có cán bộ Cộng sản trà trộn vào những ngôi chùa này, nhưng không phải là tất cả. Trong cuộc chiến tranh không có chiến tuyến rõ rệt và bí mật, cần phải tỉnh táo, không thể đập chuột trong lọ sành bằng búa tạ. Do xa rời văn hóa Phật giáo và tạo ra nhiều ngộ nhận đẩy lớp thanh niên trí thức Huế sang cánh tả, một môi trường dễ khuyến khích họ lọt vào tay Việt Cộng, chính quyền Huế thường không phải là chính quyền được lòng dân chúng. Người dân Huế hầu hết chịu đựng được cảnh nghèo, nhưng họ không thể chịu đựng được cảnh bất công. Đã tranh đấu là họ tranh đấu tới cùng. Cuộc khủng hoảng Phật giáo năm1963 vì thế đã dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Chế độ đó sụp đổ không có gì oan uổng cả, nhưng hậu quả nguy hiểm không lường.
Nếu những ai đã có dịp sống với người dân thường ở Huế thời gian sau cuộc đảo chính 1-11-1963 thì sẽ thấy niềm tin vào chính quyền của dân chúng Huế hoàn toàn tan vỡ. Một khi niềm tin không còn thì hệ thống tình báo nhân dân, một hệ thống rất quan trong trong cuộc chiến ở Miền Trung nói chung và Huế nói riêng cũng sẽ kém hữu hiệu. Đó là lý do tại sao khi Thân Trọng Một đưa cả một trung đoàn địa phương vào Huế đêm giao thừa mà chính quyền địa phương không hay biết gì cho đến khi tiếng súng bắt đầu nổ trong thành nội.
Tết Mậu Thân, tôi chỉ đến được Huế vào ngày Tết Đống Đa tức ngày Mồng 5 Tết. Hệ Thống Truyền Thanh Quốc Gia ở Saigon bị đánh sập, chúng tôi phải di chuyển lên Đài Dự Phòng ở Quán Tre để làm việc. Những phương tiện hàng không quân sự đến phi trường Phú Bài chỉ dành cho việc chuyển quân. Nhưng do quen biết, tôi có được một chỗ ngồi trên chuyến C-47 chở đạn dược ra Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng tôi phải xin phương tiện di chuyển bằng PT-Boat của Lực Lượng Vùng I Duyên Hải vào đến Bao Vinh. Từ Bao Vinh đành phải đánh liều cuốc bộ vào thành phố Huế, nhưng may mắn đến nhờ được một ông chở xe ôm đưa đến Đài Phát Thanh Huế, và may mắn hơn nữa ông chở xe ôm này không phải là Việt Cộng.
Ngày tôi đến Huế, lực lượng Nhảy Dù đã giải tỏa được cửa Thượng Tứ, nhưng các trận đánh trong thành nội vẫn còn tiếp diễn khá nặng. Do cuộc chiến diễn ra ngay trong thành nội, tôi được chứng kiến những bức tường của Hoàng thành Huế nó vững vàng như thế nào và tôi cho rằng có lẽ Việt Nam là một dân tộc nhỏ bé dễ bị xâm lăng cho nên những thành quách được dựng lên là kết quả của những sáng kiến quân sự đầy trí tuệ.
Đi ở phía ngoài Hoàng thành Huế, người ta chỉ nghĩ rằng đấy là một thành quách rêu phong, chỉ có giá trị một thời khi người ta chưa có bom đạn như ngày nay. Nhưng tôi đã chứng kiện tận mắt một phi tuần 3 khu trục cơ AD-6 đánh bom và hỏa tiễn vào một ổ kháng cự của Việt cộng cố thủ tại bức thành nằm về phía bên phải Phú Văn Lâu. Bom nặng nhất của không lực VNCH lúc đó là 750 pounds và hỏa tiễn Sidewinder sức công phá cũng tương đương với một trái bom 750 pounds. Những phi công đánh bom và hỏa tiễn rất chính xác nhưng hết một phi tuần, bức tường thành chỉ bị “mẻ” một miếng lớn chứ không sập được, nhưng nếu có lên đứng trên bức tường thành ấy mới thấy rằng hoàng thành chỉ là bức tường dầy vài thước bằng đất nện và trong và ngoài được che chắn bằng đá ong. Nhưng không triệt hạ được những ổ kháng cự gần Phú Văn Lâu thì không kéo lá cờ Mặt Trận Giải Phòng Miền Nam xuống và kéo cờ VNCH lên cột cờ lớn ở đây được. Vì thế cái giá xương máu mà đại đội Hắc Báo của Sư Đoàn 1 Bộ Binh đã phải trả để hoàn thành nhiệm vụ nói trên đắt lắm.
Nhưng điều làm tôi hoảng kinh nhất vẫn là những ngày tôi theo chân đoàn người cả quân lẫn dân đi khai quật những nấm mồ tập thể ở khu trường tiểu học Gia Hội, ở quận Phú Thứ và Giạ Lê Thượng. Những nấm mồ tập thể này gồm thi thể đã rữa thối thuộc đủ mọi thành phần trong khối dân chúng ở Huế bị Việt Cộng bắt khi chiếm Huế. Dân có, cảnh sát có, quân nhân có, tu sĩ có, sinh viên học sinh có.
Trước khi rút hỏi Huế vào ngày 20 tháng Giêng, Việt Cộng đã tập trung số người bị bắt tại những địa điểm nói trên và giết chết họ bằng cuốc, búa và cả rìu bổ củi. Hàng ngàn người bị Việt Cộng xử tử đã bị chôn như vậy, chân tay họ còn bị trói vào nhau bằng giây điện thoại. Thân Trọng Một (người Huế gọi ông ta là Một“chột”) khi chiếm được Huế liền tập trung dân chúng lại và phân loại. Nhà văn Đỗ Tấn cho biết những người bị đem đi thủ tiêu được Thân Trọng Một xếp vào loại nợ máu với nhân dân. Ông nói: “Cái cách giết người ghê tởm như thời trung cổ tôi tưởng chỉ có thể tái hiện dưới thời bọn Đức Quốc Xã, nhưng không ngờ ngày nay (1968) nó lại xuất hiện ở giữa cái đất Huế này”.
Theo ước lượng có khoảng độ 6,000 người bị giết vì họ bị đập vỡ sọ. Cảnh giết người này trên một cánh đồng rộng ở Phú Thứ là đáng sợ nhất. Nó ám ảnh tôi đến cả mấy năm sau đó. Do Việt Cộng giết vội vã và chỉ vùi xuống sơ sài, những cơn mưa xuân ở Huế khiến cho cả một cánh đồng rộng, những bàn tay của người chết bật lên thẳng đứng, mùi hôi thối của thịt người tan rữa, cho nên dù mang khẩu trang dày đến đâu cũng không chịu nổi. Ấy vậy mà thân nhân của các nạn nhân đã nhào những chiếc hố lớn như thế để tìm ra thân nhân họ. Chỉ nhìn vào cảnh ấy, nhiều người đã bật khóc như những đứa trẻ.
Tuy nhiên, theo tôi một cách nào đó, chính cách giết người man rợ đó của Việt Cộng tại Huế đã làm thức tỉnh tất cả những người dân Miền Nam chứ không phải chỉ có Huế. Cái nhìn của người Huế đã có thiện cảm hơn đối với lính, đối với chính quyền địa phương. Dù họ vẫn không ưa gì những việc làm tệ hại của một số quan chức chính quyền Huế, nhưng thảm kịch đã làm cho người dân Huế phải tạm chấp nhận chế độ và kể từ năm 1969, hệ thống tình báo nhân dân mới được lập lại tinh vi hơn và đã làm cho kế hoạch bình định tại Thừa Thiên và Huế hữu hiệu hơn. Chỉ có một điều đáng tiếc là chính quyền Trung Ương tại Saigon đã không có một kế hoạch qui mô hơn để cho toàn thế giới biết người Cộng sản xử sự với dân chúng Miền Nam Việt Nam như thế nào.
Truyền thông của chính phủ đã có đầy đủ những băng ghi hình, ghi âm phỏng vấn những nhân sĩ trí thức, đảng phái và gia đình nạn nhân, nhưng Bộ Thông Tin không hề có một chuẩn bị nào làm một phim tài liệu lớn hay cho in những tài liệu sách báo về Tết Mậu Thân ở Huế. Cuốn phim tài liệu duy nhất liên quan đến Tết Mậu Thân ở Huế là phim “Sóng Đỏ” của Trung Tâm Quốc Gia Điện Ảnh, nhưng phim tài liệu này không phản ảnh được đầy đủ tính chất của thảm kịch Tết Mậu Thân ở Huế.
Cách đây khoảng một chục năm, một cộng đồng ở đây đã lập ra một ủy ban sưu tập lại những tài liệu liên quan đến cái chết của 6,000 người Huế trong Tết Mậu Thân để lập hồ sơ truy tố nhà cầm quyền Việt Nam ra trước tòa án quốc tế về tội ác chiến tranh. Cho đến nay, ngoài một tác phẩm của cựu dân biểu Nguyễn Lý Tưởng không được mang tính chất của một hồ sơ có thể kiện ra tòa án quốc tế, dường như cái ủy ban soạn thảo tài liệu nói trên cũng không còn hiện hữu. Cá nhân, tôi cho rằng thời điểm của năm 1968, chúng ta còn cả một chính phủ, còn đất, còn quyền lực và lại ở ngay ở hoàn cảnh thuận lợi mà đã không làm được điều nói trên thì 44 năm sau, liệu chúng ta còn cơ hội nào có thể làm được những điều mà ai trong cộng đồng cũng mong muốn: để lại một hồ sơ chi tiết cho con cháu mai sau về một trong những thảm kịch lớn nhất, bi thảm nhất mà Huế phải chịu đựng không?
Thật ra khi viết về Huế và chiến tranh, tôi không muốn nhắc lại thảm kịch Tết Mậu Thân. Lý do rất dễ hiểu: Việt cộng phạm vào tôi giết người kinh tởm ở Huế, điều đó không ai có thể phủ nhận được, nhưng nó mới chỉ là vế đầu. Còn vế thứ hai là một câu hỏi: Một thành phố có cả một sư đoàn bộ binh đồn trú, một tiểu khu với những người lính địa phương thuần thục trong chiến tranh, một ty cảnh sát đông đảo với một ban tình báo tinh nhuệ mà để cho Thân Trọng Một kéo cả một trung đoàn vào và chiếm Huế chỉ trong đêm giao thừa? Sao vậy? Chưa có một lời giải thích, chưa có người nào nhận lỗi và từ chức vào thời điểm sau Tết Mậu Thân của chính quyền Huế thời Đệ Nhị Cộng Hòa.
Trong thâm tâm, khi viết về Huế, tôi muốn Huế trong trí nhớ của tôi không có thảm kịch. Huế phải là những buổi sáng, buổi chiều lặng lẽ như nước sông Hương lững lờ chảy. Huế trong tôi phải là mầu tím thẫm của sương chiều mùa Đông trên Ngự Bình. Huế phải là Huế trong quá khứ thấp thoáng những tà áo trắng trên những đường mòn trong thành nội hay trên cầu Tràng Tiền những buổi tan trường. Huế trong tôi phải là những mơ ước thanh bình nương theo giọng Nam Bình hay hò Mái Nhị trên những chuyến đò bập bềnh trôi về Kim Long. Và cuối cùng Huế trong tôi vẫn còn là những hình ảnh trong sáng của nghệ thuật ẩm thực từ nem, tré, bún bò cho tới những loại bánh, chè được chế biến tinh tươm.
Tôi không phải là người Huế, cũng không phải là người hiểu hết văn hóa Huế. Nhưng vì tôi đã có những năm tháng chia sẻ với Huế niềm vui nhẹ nhàng cũng như nỗi buồn day dứt của những biến cố tai ương cho nên thành phố này cũng dạy cho tôi nhiều hiểu biết về con người đất thần kinh. Không đến Huế, không sống ở Huế thì sẽ không hiểu tại sao lửa đạn chiến tranh không làm thay đổi được nếp sống và nét văn hóa Huế, không hiểu được ngay trong lòng của cuộc chiến ngày một lan rộng lúc bấy giờ, Huế vẫn là:
Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo
Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.

(Sống Magazine)

ảnh: tìm xác thân nhân


vài dòng

vài dòng viết thêm của người gởi

Nhà văn Đỗ Tấn nói trong bài có vợ là con bác ruột của tôi. Tên thật là Đỗ Tấn Xuân. Khi anh Xuân xuất hiện trong già đình thì tôi còn nhỏ và ở tận Bến Ngự. Lại biết rất lõm bõm về con người ấy. Anh Xuân từ trong khu chiến Quãng Ngãi về tề. Lúc ấy có phong trào về tề từ Quảng Ngãi như thầy Diêu dạy Việt Văn, thầy Phi dạy Anh văn. Tôi cũng chì biết anh viết cho tập san Nhành Lúa Mới và làm cho Đài Phát Thanh Huế.
Nhà anh Xuân là nhà ông nội tôi, nơi trú ngụ của mấy cặp vợ chồng con cái. Nhà ở đường Âm Hồn góc Kiệt 1. Nhà phía sau cùng ranh và ngó ra Kiệt là của ông hiệu trường Huỳnh Hoà và tổng giám thị Nguyễn Đoá. Cả hai ông nầy đều người trong Quảng. Trong dịp Mậu Thân, theo như cáo buộc của nhiều tài liệu, con gái ông Đoá là Đoan Trinh là tay sát thủ chạy xe Honda gặp lính và công chức là bắn ngay.
Nhà bên anh Xuân có đồng hồ điện nên cho nhà ông Hoà câu đồng hồ phụ. Khi Mậu Thân xấy ra, tại đây chỉ có gia đình em vợ anh Xuân. Người nầy cũng chết phía trên núi khi VC rút lui.
Anh Xuân đã dọn nhà về gần Ngã Tư Anh Danh, đường Hoà Binh và Thượng Tứ. Mấy đứa con nít vào hỏi thăm thì bác gái tôi nói không có ai ở nhà, anh Xuân đi ăn Tết đâu xa không thấy về. Thấy không xong, sẩm tối hai ông bà tầu thoát.
Đỗ Tấn đã chết sau 75; bà vợ còn sống đã 90.
Tôi chưa hề đọc Đỗ Tấn, và trong đời chỉ giao tiếp qua loa vài lần.

Hương-Trầm
12-19-2012, 11:20 AM
Đã biết Huế, không cần là dân Huế, thì Huế hôm nay so với ngày xưa thay đổi nhiều lắm, không còn là "Huế xưa" nữa! Cũng như Sài-gòn bây giờ không còn là Sài-gòn xưa...

Hương-Trầm

Hương-Trầm
12-20-2012, 03:10 PM
Tiểu em nghĩ lại rồi. Chổ đại-ca phải nghe bản Aranjuez (http://www.youtube.com/watch?v=aY-Xnkb43No) mới hay chứ không phải là bản Bolero của Ravel. Cái hùng tráng của núi đồi, của những cánh đồng cỏ vô-tận làm mình liên-tưởng đến những bầy ngựa hoang dã ngẫng đầu hí vang khi bốn vó không hề chậm lại. Những dòng sông xinh đẹp gợi trong tâm-hồn mơ đến một cõi thiên-thai nào đó.
Em mời đại-ca, đại-tẩu nghe nhạc. Em làm tỳ-nữ đứng hầu nghe ké. Second movement là hay nhất theo ngu-ý của tiểu em.
Xem như tiểu em chúc mừng anh chị năm mới nghe,
Thân kính,

Hương-Trầm

tonthattue
12-22-2012, 06:13 PM
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/3/35/Gauguin_Il_Cristo_giallo.jpg/477px-Gauguin_Il_Cristo_giallo.jpg (http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/3/35/Gauguin_Il_Cristo_giallo.jpg)

le Christ jaune, Gauguin

Xin chúc mọi người an lạc
******************************************
chuyện dưới thế:
Joaquin Rodrigo mù từ nhỏ và học dương cầm, không chơi guitar sành nhưng ông hiểu hơi nhạc trong dòng máu Tây Ban Nha. Bây giờ nói đến cầm tấu khúc nầy, người ta chỉ nghĩ đến hành âm adagio. Nó được trình diễn khắp nơi dưới nhiều hình thức, nhiều lời nhạc. Adagio dễ được tiếp nhận vì tính cách du dương nhẹ nhàng, không riêng gì trong nhạc phẩm của Rodrigo. Nhưng có thể suy diễn sự bất quân bình về phương diện quảng bá, một phần vì ba hành âm rời rạc. Hành âm cuối không hấp dẫn so với hai phần trước. Tuy vậy tác phẩm nầy tạo cho Rodrigo chỗ đứng chắc chắn trong ngành âm nhạc.
Tự điển bình dân Wiki viết: The Concierto de Aranjuez was inspired by the gardens at Palacio Real de Aranjuez (https://dtphorum.com/wiki/Palacio_Real_de_Aranjuez), the spring resort palace and gardens built by Philip II (https://dtphorum.com/wiki/Philip_II_of_Spain) in the last half of the 16th century and rebuilt in the middle of the 18th century by Ferdinand VI (https://dtphorum.com/wiki/Ferdinand_VI_of_Spain). The work attempts to transport the listener to another place and time through the evocation of the sounds of nature.
Như vậy ông đã dùng thính giác làm thị giác vì ông mù từ nhỏ. Những bậc tài danh đã vượt quá giác quan đến một siêu thức. Rodrigo, tuy vậy, không sánh kịp Beethoven điếc mà vẫn tuyệt chiêu, nhất là hoà tấu khúc số 9; trong khi ấy Rodrigo vẫn còn giữ kho vàng quí nhất của âm nhạc là lỗ tai.

nhạc nắng
tôn thất tuệ

Mắt tôi tối lại
tôi nghe nhạc nắng hôm nay
khi mất sức thấy của ngày
khi tay nhìn rõ heo may.

Đưa tay lên màu đen mới.
Gai nhọn đâm đầy hàng dây kẻm.
Bước chân nhẹ đất ẩm mưa đêm qua.
Nhạc nắng của ngày, nhạc lắng thật yên.

Nhạc nắng hôm nay, nhạc trổi bình minh.
Mưa vào đêm nên đem nhạc vào sáng.
Tấu nhạc hừng đông không cần ánh sáng.

Tấu nhạc ban mai;
trùng dế ngủ say, ếch nhái sợ ngày
bỏ mất sức thấy để nghe nhạc nắng hôm nay.

Tôi nghe nhạc nắng hôm nay
nhạc nắng của người ấy đứng may.
trong xanh nhạc nắng trên tay.-

xin mời thưởng thức nhạc giữa đường phố (http://www.youtube.com/watch?v=Q327PLPaci8)

tonthattue
12-23-2012, 03:41 PM
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/2c/Rubber_tree_plantation.JPG/450px-Rubber_tree_plantation.JPG (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/2/2c/Rubber_tree_plantation.JPG) rừng cao su
Giới thiệu Nửa Hồn Xuân Lộc của Thái Luân
tôn thất tuệ
Khi xuân Tân Mão 2011 còn nóng hổi mới ra lò, tôi viết một lời bàn ngắn về cái video có Khánh Ly hát tặng lãnh sự CSVN tại San Francisco. Theo tôi việc nầy đã manh nha từ ngàn xưa, ngày xưa thì đúng hơn vì cô Mai (tục danh Mai Đen) đã tham dự nhiều buổi sinh hoạt tại Đà Lạt trước những biến động đấu tranh miền Trung; trong dịp nầy Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã minh thị nói VN chỉ có một con đường là đi theo MTGPMN tuy ông không chịu nói đã nhiều lần vô bưng. Ở đoạn nầy tôi viện dẫn hồi ký của Nguyễn Đắc Xuân, ông viết thêm rằng các người tham dự đã đọc và bình luận thơ của Thái Luân. Ngoài LM Lan còn có nhiều nhân vật trí vận và có Trịnh Công Sơn. Sau đó TCS cho ra những bản nhạc phản chiến mạnh mẽ, tăng cường bởi tiếng hát Khánh Ly đến tầm mức công phá.
Nguyễn Đắc Xuân không nói nội dung các bài thơ của Thái Luân. Tôi còn nghi vấn phải chăng Thái Luân có mặt. Sau khi tra cứu và hỏi các nhân vật sống, tôi ghi nhận Thái Luân không có mặt ở Đà Lạt bao giờ cũng như mất tích trên địa bàn sinh hoạt ở Huế. Nhưng không khí, như mô tả qua ngòi bút của NĐX, đã gây ấn tượng không tốt cho Thái Luân.
Thái Luân trong quá khứ đã gây cho vợ chồng tôi một ấn tượng khó tả khi chúng tôi đến thăm Phạm Duy vào lúc nhạc sĩ nầy vừa hoàn tất phổ nhạc Bi Hài Kịch thơ của Thái Luân. PD chỉ nói tác giả là một sĩ quan QLVNCH ngành tâm lý chiến ở Huế. Bi Hài Kịch là bi hài kịch (tragécomédie) thực sự của chúng ta, khi hai bên tương tranh chém giết nhau chỉ như công cụ của đạo diễn. Diễn viên ôm súng bắn, diễn viên gục đầu đường, diễn viên đang tra tấn, diễn viên chịu cực hình, tất cả xẩy ra trên quê hương, mà quê hương là ba má, quê hương là khoai sắn, là con thơ.
Tôi tin NĐX đã chuyển tập thơ nầy cho PD vì PD đã phổ mấy bài của NĐX trong Tâm Ca. PD nói ông đang phổ bài thứ hai thuật lại lời nói của một một kỹ nữ với học sinh Đồng Khánh: em đừng cười chị, để chị diễn lại trò móc túi để cho thằng lính Mỹ thỏa mãn thú con heo, nếu không chúng sẽ đè em ra mà làm. Vợ chồng tôi thấy khó chịu vì nó hoàn toàn khác với tính cách cao thượng và nghệ thuật của Bi Hài Kịch và tôi mất cảm tình với Thái Luân. Tâm cảm nầy tôi vẫn còn giữ khi viết về các buổi họp tại ĐaLạt như trên.
Sau khi viết xong lời ghi vội, tôi gặp bài Nửa Hồn Xuân Lộc. Tôi chưa nhất thiết đã kéo Thái Luân vào một chiều hướng nào nhưng tôi thấy sự thiết tha của TL là chân thành. Tôi tìm hiểu thêm. PD hay thay đổi lời thơ của kẻ khác, theo ý mình, thêm nhân vật tên Duyên vào thơ Nguyễn Tất Nhiên; chỉ dùng ý thơ từ một bài rất dài của Phạm Thiên Thư thành bàiLên Non Tìm Động Hoa Vàng. Ông cũng đã phổ bài Lá Diêu Bông của Hoàng Cầm theo một lối khác với nguyên bản. Việc nầy không tác hại quyết liệt, hơn nữa ông phải uyển chuyển lời cho ăn khớp với nhạc. Nhưng lời diễn dịch của PD trong trường hợp nầy đã quá xa với một đoạn ngắn Thái Luân viết như sau:
Xin cám ơn những cô gái bán bar nhỏ con
Đã gồng mình chịu đựng
Vì cuộc sống .Của các cô
Và của Việt Nam.
Thưa thầy giáo, thưa công chức:
Xin đừng vênh vênh cái mặt đạo đức
Chửi người ta
Con gái Huế bây giờ đi bán bar!

Tôi không biết PD có hoàn tất dự định hay không. Tôi chỉ thấy bài Bi Hài Kịch trên một nguyệt san của Thích Đức Nhuận.
Đoạn thơ ngắn trên đây tôi vừa tìm gặp đã đảo ngược cái nhìn của tôi về Thái Luân, cho nên tôi đã chuyển bài Nửa Hồn Xuân Lộc cho nhiều thân hữu.
Một người bạn ở bên Đức đọc và nói với tôi rằng ông nổi da gà và thích cái hào hùng chân thành của Nguyễn Phúc Sông Hương tức Thái Luân; một nhà văn ở đường Thượng Tứ nói sẽ học thuộc bài thơ. Thái Luân lúc còn là thiếu úy ở Huế có 25 bài thơ trong đó có bài Bi Hài Kich và Cảm ơn Bar nói trên. Ông bị phạt 40 ngày trọng cấm và ba tháng tù. Nhưng sau đó tiếp tục đời lính và chức vụ cuối cùng là thiếu tá tiểu đoàn trưởng vùng 2 chiến thuật.
Xin hẹn khi có cuốn sách mới của Thái Luân, sẽ hầu các bạn vài nhận định và thảo luận về bài giới thiệu của một ông tiến sĩ mà tôi thấy hơi khó hiểu, nhiều méo mó như ông đã nhiều lần méo mó.
Bài viết đã xưa nay đem ra với lời cầu chúc an vui cho mọi người, cầu mong có thái luân trường cửu như tên Thái Luân; nhịp nhàng của triệu chòm thiên thể, nhịp nhàng của loài ong trong tổ mật, nhịp nhàng trong ý nguyện tình đời.
Nửa hồn? hà tiện à? Hồn đã nát, chụp lại một mãnh vỡ nhỏ xíu, nói dốc thành một nửa cho oai. Nhưng nửa hồn của Thái Luân được liệt kê trong những nửa hồn đông tây kim cổ, trong đó có nửa hồn định mệnh (http://www.youtube.com/watch?v=g6PYYiQlD4o) của một người điếc lừng danh muôn thuở. 2012 năm cùng tháng tận.

Nửa Hồn Xuân Lộc


Nguyễn Phúc Sông Hương

Nếu được như bố già thượng sĩ
Nghe tin lui quân chỉ nhìn trời,
Vỗ về nón sắt, cười khinh bạc,
Chắc hẳn lòng ta cũng thảnh thơi.

Còn ta nhận lệnh rời Xuân Lộc
Lại muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ áo mình đầy khói súng
Cay nồng mắt người gục trên vai.

Vì chắc ôm nhau em sẽ khóc,
Khóc theo, vợ lính cả trăm người!
Em biết dù tim ta sắt đá
Cũng vỡ theo ngàn giọt lệ rơi.

Mây xa dù quen đời chia biệt
Ngoảnh mặt ra đi cũng ngậm ngùi.
Rút quân, bỏ lại hồn ta đó
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời!

Bí mật lui quân mà đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi.
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn
Núm ruột miền Trung đứt đoạn rồi.

Sáng mai thức dậy, em buồn lắm
Sẽ khóc trách ta nỡ phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi!

Đêm nay Xuân Lộc vầng trăng khuyết
Như một vành tang bịt đất trời!
Chân theo quân rút, hồn ta ở
Sông nước La Ngà pha máu sôi.

Thương chiếc cầu tre chờ thác lũ
Cuốn qua Xuân Lộc khóc cùng người
Ta đi, áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi.

Tiếc quá nắng vàng phơi áo trận,
Vườn nhà em chuối chín vàng tươi.
Ta nhớ người bên đàn thỏ trắng,
Cho bầy gà nắm lúa đang phơi,

Chôm chôm hai gốc đong đưa võng,
Ru nắng mùa xuân đẹp nụ cười...
Nếu được đưa quân lên Định Quán
Cuối cùng một trận cũng là vui

Núi Chứa Chan kia sừng sững đứng
Sư đoàn 18 sao quân lui?
Thân ta là ngựa sao không hí
Cho nỗi đau lan rộng đất trời.

Hồn ta là kiếm sao không chém
Rạp ngã rừng xanh, bạt núi đồi.
Hỡi ơi! chân bước qua Bình Giã
Cẩm Mỹ nhà ai khói, ngậm ngùi!

Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy
Xóm làng Gia Kiệm nhớ khôn nguôi.
Đêm nay Xuân Lộc, đoàn quân rút
Đành biệt nhau, xin tạ lỗi người.

Chao ơi tiếng tắc kè thê thiết
Kêu giữa đêm dài sợ lẻ loi,
Chân bước, nửa hồn chinh chiến giục
Nửa hồn Xuân Lộc gọi quay lui.

Ta biết dưới hầm em đang khóc
Thét gầm pháo địch dập không thôi...

Buổi chiều nhận lệnh rời Xuân Lộc
Ta muốn tìm em nói ít lời,
Nhưng sợ em buồn, không nói được
Nên đành lặng lẽ mà đi thôi!

Ngại phút rời xa em sẽ khóc,
Bao người vợ lính sẽ buồn theo
Yếu đuối tim ta người chiến sĩ
Loạn rừng, tội nghiệp tiếng chim kêu.

Rút quân bỏ lại đời ta đó,
Bảo Chánh, Gia Rai lửa ngút trời,
Lửa ngút, trái tim ta lửa ngút,
Trái tim người lính mới yêu người.

Vì bí mật quân, ta đành phụ
Mối tình Long Khánh tội người ơi
Mất thêm Xuân Lộc tay càng ngắn,
Núm ruột miền Trung càng xa vời.

Sáng mai chắc chắn em buồn lắm
Sẽ trách sao ta lại phụ người.
Lòng ta như trái sầu riêng rụng
Trong vườn em đó vỡ làm đôi

Cao nguyên bài học đầy cay đắng
Lớp lớp người rơi, lớp lớp rơi ...
Ta chẳng muốn làm người bại trận
Thành người tình phụ đó em ơi.

Ðêm nay quân rút hồn ta ở
Nhìn nước La Ngà pha máu sôi,
Thương chiếc cầu chờ cơn thác lũ
Tràn qua Xuân Lộc cuốn theo người.

Ta đi áo nhuộm màu đất đỏ
Cao su vướng tóc mãi thơm mùi,
Tội nghiệp nắng vàng chờ áo trận
Khi tàn chinh chiến sẽ đem phơi.

Em hỡi, em thương đàn thỏ trắng,
Bầy gà mất mẹ sống mồ côi
Em hỡi em thương người lính trận
Người lính đêm nay phụ bạc rồi.

Bao năm ta trọn tình đất đỏ,
Một phút này thôi thẹn với đời
Sốt rét đêm run, ngày không ngã
Bao lần máu đổ dửng dưng cười.
Một phút này thôi, hừ lại ngã,
Bỏ thành, bỏ đất nhục nào vơi.

Nếu được đưa quân lên Ðịnh Quán,
Cuối cùng một trận cũng là vui.
Sáng mai chân bước qua Bình Giã,
Cẩm Mỹ nhìn lui luống ngậm ngùi!

Lửa cháy, cả lòng ta lửa cháy,
Một trời Gia Kiệm nhớ khôn nguôi.
Muôn năm em hỡi trời xuân Lộc
Giữ nửa hồn ta mãi với người.

Giữ nửa hồn ta bên chiếc võng
Dưới giàn thiên lý bóng trăng soi .. .
Ðêm nay quân rút sầu riêng rụng
Trong vườn em và trong tim tôi!

Tôi sợ một ngày mai bại trận
Ðể em côi cút lại trên đời.
Nếu phải một ngày mai bại trận
Ðêm nay sao ta lại bỏ người!

Em hỡi, dưới hầm ai đang khóc,
Thét gào pháo địch mãi không thôi.
Xuân Lộc trời ơi Xuân Lộc cháy
Ai gọi tôi về trời Gia Rai!! ./-


(xuất xứ: Đặc Trưng cũ)

Hương-Trầm
12-31-2012, 08:59 AM
Kính đại-ca
Đọc bài thơ Nửa Hồn Xuân-Lộc của Nguyễn-Phúc Sông-Hương sao mà thấm-thía, sao mà đau-đớn, tái-tê đến vậy! Chữ nghĩa không đủ để diễn-tả những cảm-xúc của mình, chỉ biết chân-thành cám-ơn đại-ca đã giới-thiệu một bài thơ tuyệt-vời đầy hào-hùng, bi-tráng; cũng xin cám-ơn tác-giả vô cùng.
Ngẫm lại, tự-nhiên buồn không tả. Những kẻ ăn học, khoa bảng, hấp-thụ nền văn-hóa tuyệt-vời ngày xưa, nhờ nó mà ăn trên, ngồi trước; nay lại trở mặt làm những điều tán tận lương tâm thì so ra với những kẻ mình xem như: "thương nữ bất tri vong quốc hận, cách giang do xướng Hậu đình hoa" thì quả là nhơ-nhớp vạn lần.
Một lần nữa, xin cám-ơn đại-ca, tác-giả.
Thân kính,

Hương-Trầm

Hương-Trầm
02-01-2013, 02:49 PM
http://i1358.photobucket.com/albums/q768/hoangthochau/028_zpsf5f454c4.jpg

Đại-ca,
Trầm mang hương thơm của hoa và vầng trăng rằm trong vườn đến tặng đại-ca.
Trầm bước ra sân, ngồi xuống bậc thềm, nhìn quanh. Có một chút gì ngậm-ngùi dù lòng rất đổi bình yên.
Cám-ơn đại-ca về mọi điều. Cám-ơn nhiều lắm dù lòng mang ơn không thể diễn-tả hết bằng lời.
Trầm khép cửa, đi đây.
Chỉ xin anh cho Trầm một dấu lặng dài vạn trường canh (http://www.youtube.com/watch?v=owpkZzSRlYA&feature=em-share_video_user).
Thân kính,

Hương-Trầm