PDA

View Full Version : Hồi ký về gia đình nguyễn tương_nhất linh - hoàng đạo - thạch lam



hoanghac
12-07-2012, 04:05 AM
Anh em nhà Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh): ánh sáng và bóng tối.



Nhà văn Khúc Hà Linh vừa gửi tới Phongdiep.net tư liệu "Anh em nhà Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh: ánh sáng và bóng tối." Phongdiep.net xin cảm ơn thịnh tình của nhà văn Khúc Hà Linh và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc

Khúc Hà Linh

(bản gửi Phongdiep.net )

http://www.vietnamlit.org/wiki/images/4/40/Nhat_Linh.jpg

Anh em nhà Nguyễn Tường Tam( Nhất Linh):
Ánh sáng và bóng tối.




Lời mở sách



Đầu những năm 60 của thế kỷ trước, tôi còn là cậu học sinh trường trung học. Tôi không nhớ từ đâu một lần có trong tay cuốn truyện Nắng Thu của Nhất Linh. Giữa cái tuổi đang mộng mơ, được đọc một cuốn truyện tả về mối tình lãng mạn giữa một anh sinh viên trường thuốc với một cô gái quê dịu dàng xinh đẹp bị câm… xúc động vô cùng. Hình ảnh chàng Phong và cô Trâm với cái tên tác giả Nhất Linh cứ bám riết lấy tôi đến tận bây giờ. Mãi sau này đọc những truyện của Nhất Linh và tìm hiểu mới biết rằng đây là nhà văn trụ cột của Tự lực văn đoàn từ khi tôi còn trong cát bụi.

TLVĐ, với tôi còn là một kỷ niệm thời học trò mãi mãi không quên.



Năm ấy tôi được cử đi thi học sinh giỏi văn khối 10( hệ 10 năm) toàn tỉnh.

Kết quả chấm thi thật bất ngờ: là hai bài được điểm 9 trên 10.

Ban giám khảo bàn nhau phải tìm ra một trong hai bài có điều gì đó tốt hơn, thưởng thêm nửa điểm để phân loại. Đầu tiên có ý kiến so chữ viết, nhưng cả hai bài chữ viết đẹp ngang nhau. Lần thứ hai xét về ngữ pháp, nhưng chẳng ai bị lỗi chính tả, lại vẫn hoà! Cuối cùng có ý kiến, tìm bài nào có kiến thức phong phú, ngoài chương trình sách giáo khoa mà nhà trường đã dạy để chọn làm thủ khoa.



Năm ấy tôi bình giảng bài thơ Cô gái sông Hương của Tố Hữu. Cũng như mọi học trò lúc bấy giờ, tôi đã say sưa bình về tấm lòng nhân hậu của Tố Hữu trước cảnh đời lầm lạc, khổ đau của cô gái sông Hương từng dấn thân vào vũng bùn ô uế. Cô đắng cay làm thú vui cho những kẻ có quyền có tiền…Nhưng Tố Hữu, nhà thơ cách mạng có đôi mắt nhìn bao dung, chẳng những không khinh rẻ mà còn cho rằng đời cô kỹ nữ sau này sẽ thơm như hoa lài, trong như nước suối….Cái mà ban giám khảo thích bài văn của tôi, là bởi giữa giọng điệu của một lối văn khuôn phép, thì lại có hình ảnh cô Tuyết trong tiểu thuyết Đời mưa gió của Nhất Linh và Khái Hưng, để chứng minh so sánh. Cũng bởi những dòng viết ấy, ban giám khảo có cảm tình, khen bài văn ý tứ dồi dào, kiến thức tỏ ra rộng rãi hơn…



Điểm 9,5 in đậm trên bài viết đã cho tôi giải nhất, rồi trở thành trưởng đoàn học sinh tỉnh Hải Dương đi thi văn miền Bắc, từ năm đầu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ .



Ngót nửa thế kỷ, hôm nay nhớ lại vẫn bâng khuâng…

Thật là thú vị khi những năm gần đây được bạn bè khích lệ, tôi dành thời gian tìm hiểu và nghiên cứu về nhóm văn chương TLVĐ .



Tôi đã về quê hương thị trấn Cẩm Giàng, nơi có Trại văn chương, có ngôi nhà của gia đình Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam sinh sống qua bao thế hệ. Ở đấy còn mộ phần cụ Nguyễn Tường Nhu, là thân phụ các nhà văn . Ở đấy còn nhiều kỷ vật, của một gia đình gốc quan lại nhưng cuộc đời thanh bạch, sống gần gũi dân quê, trải nhiều gian nan, cả những tháng ngày nghèo túng.. Tôi đã đi, về nơi đây dễ đến chục lần, đã trở thành quen thuộc với nhiều người dân chân thật và mến khách.



Một lần từ toa xe lửa bước xuống ga Cẩm Giàng, trời bỗng nhiên đổ mưa to. Tôi đang dò dẫm đi về phía trụ sở uỷ ban nhân dân thị trấn, thì một bác bán hàng ở giữa phố cứ nhìn tôi tươi cười mời vào nghỉ tạm.



Tôi ngần ngại thì bác vồn vã nói như người quen đã lâu:

- Bác cứ vào đây ngồi đỡ mưa đã. Có phải bác về Uỷ ban thị trấn không? Cháu nhận ra bác rồi. Bác đã về đây nhiều lần, còn nói chuyện về Tự lực văn đoàn, văn chương Thạch Lam, đúng không? Nhờ bác mà dân quê cháu mới hiểu thêm thị trấn này từ ngày xưa đã có những dòng họ nổi tiếng văn chương như thế. Thì ra bà con thị trấn Cẩm Giàng đã nghe tôi nói chuyện, bình văn và đã nhớ đến tôi, chứ mình làm sao có thể biết được. Vợ chồng người bán hàng còn nhiệt tình pha cho tôi tách cà phê uống cho ấm bụng.



Quả thật, tôi đã có dịp chuyện trò cùng nhiều nhân chứng của một thời đầy biến động lịch sử ở nơi đây; về làng Trữ La viếng thăm mộ cụ Nguyễn Tường Nhu, trang trại gia đình các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam… trong đó còn chiếc ao bốn xung quanh xanh mát những cây ăn quả, và từng trò chuyện với người chủ mới đang trông nom khu vườn của người xưa.



Nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam từng biết rằng những năm Ba mư*ơi thế kỷ XX, ở nư**ớc ta xuất hiện một nhóm văn học Tự Lực văn đoàn (TLVĐ). Văn chư*ơng của họ đó thể hiện t*ư* tư**ởng tiến bộ trong đấu tranh chống phong kiến, thực dân, phổ biến quan niệm nhân quyền, dân quyền, quan điểm tiến bộ về cá nhân, về gia đình, xã hội.



Thành viên chính của TLVĐ gồm có tám ngư***ời được gọi là “bát tú”- tám ngôi sao: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, Khái Hư***ng, Thế Lữ, Tú Mỡ, Trần Tiêu và Xuân Diệu. Và trong số ấy, có ba anh em ruột họ Nguyễn Tư**ờng với các bút danh: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, đ*ư*ợc sinh ra và lớn lên từ thị trấn Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.



Hơn bảy chục năm qua đã có biết bao công trình nghiên cứu về cuộc đời và văn chương của họ. Viết cuốn sách này, tôi xem mình chỉ là người vác rìu qua cửa nhà Lỗ Ban. Nhưng ai dám bảo rằng tôi không có niềm vui, lòng kính trọng gia đình Nguyễn Tường đã sinh ra con người những nhân vật mà tôi tâm phục, khẩu phục qua cuộc đời và sự học tập phấn đấu đầy gian khổ của họ?



Cuốn sách không có ý nhận định đánh giá về văn chương TLVĐ mà chỉ là chắp nối lại những quãng thời gian của những con người từng bị bụi thời gian che phủ. Đất Cẩm Giàng là nơi sinh thành, dung dưỡng và ghi nhiều ký ức tuổi thơ của những thế hệ họ Nguyễn Tường. Cuộc đời họ, qua nhiều biến cố thăng trầm, có ánh hào quang và bóng tối. Đầy nước mắt và nụ cười. Nhưng văn chương của họ thì vẩn toả sáng mãi.

Tôi thành thật cám ơn những ai đã nhiệt tình cổ vũ, khích lệ tôi, đặc biệt các đồng chí lãnh đạo địa phương và bà con ở thị trấn Cẩm giàng đã đóng góp nhiều ý kiến… Cám ơn các ông : Hà Huy Chương, Trần Quang Thông, Nguyễn Phúc Lai… những người đã khích lệ và có những việc làm thiết thực giúp đỡ để cuốn sách ra đời.

Tác giả





Phần 1. Cẩm Giàng - sông gấm



Lai lịch vùng đất



Mảnh đất này có cách đây gần bốn trăm năm, trong thư tịch cổ gọi là Cẩm Giang(sông Gấm), rồi sau vì tránh tên huý của chúa Trịnh Giang mà đổi, gọi chệch thành Cẩm Giàng. Phía bắc thị trấn là ngã ba sông, mềm mại nh**ư dải lụa. Đây là chỗ giao thoa hai vùng văn hoá quan họ Kinh Bắc và vùng văn hoá hào hiệp, khoa cử xứ Đông. Từ trước cách mạng tháng Tám năm 1945 đất này thuộc xã Kim Quan, tổng Kim Quan, huyện Cẩm Giàng.



Đến năm Minh Mạng thứ 19 (1838) lỵ sở huyện Cẩm Giàng từ thôn Trữ La chuyển về khu đất phía đông bắc thôn Kim Quan cùng xã. Thế là Kim Quan thành danh giá, thành thủ phủ Cẩm Giàng, có huyện đường đông vui sầm uất. Vì thế, chẳng bao lâu ở cái đất đồng bằng, có ngã ba sông, hình thành phố lẻ, chợ nhỏ, thu hút dân các vùng về đây lập nghiệp. Từ khi có cầu Cẩm Giàng, ga xe lửa thì đất lỵ sở ngày càng có giá, việc đi lại buôn bán càng tấp nập. Khoảng năm 1925 xảy ra mâu thuẫn về đất cát, quyền lợi của nhân dân và hương lý sở tại, và để giải quyết mâu thuẫn đó, ở đây đã lập ra khu vực hành chính riêng, tách làng thành phố(tức phố thuộc làng). Cách mạng tháng Tám thành công, nhưng phải đến tháng 4 năm 1946 xã Kim Giang mới được thành lập. Khu phố có huyện lỵ đóng nằm trên địa bàn xã Kim Giang. Hơn chục năm sau, ngày 19 tháng 9 năm 1958 Uỷ ban hành chính liên khu 3 quyết định thành lập thị trấn Cẩm Giàng trên cơ sở phố huyện cũ. Vậy là thị trấn Cẩm Giàng trở thành một trong 19 đơn vị cơ sở hành chính của huyện Cẩm Giàng- một huyện nổi tiếng về hiếu học và khoa bảng.



Thị trấn Cẩm Giàng có chiều dài gần một nghìn mét, nằm dọc tuyến đường sắt Hà Nội- Hải Phòng. Dấu hiệu nhận ra cái phố huyện bé nhỏ này là cây cầu sắt dài 35 mét, bắc trên sông Cẩm Giàng từ năm 1901.



Không chỉ là vựa lúa, là trung tâm kinh tế của huyện, miền đất ấy còn là nơi giao thông thuận lợi, trên bến d**ưới thuyền, có mối giao thương với các huyện Bình Giang, Mỹ Hào( Hưng Yên), Lang Tài, Gia Bình ( Kinh Bắc). Ga Cẩm Giàng là cái gạch nối giữa Hải Phòng và Hà Nội. Đ*ư**ờng bộ, đ**ường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh bạn dễ dàng, bán buôn trao đổi với các vùng tiện lợi, nên dân tứ chiếng về đây lập c**ư, coi là đất lành cò đậu. Từ đời này qua đời khác, họ sinh sôi nẩy nở, làm ăn buôn bán rồi thành người Cẩm Giàng, chứ chẳng mấy ai quê gốc, trừ rất ít người từ xó lân cận dịch chuyển về. Đất chật, như**ng thị trấn hội đủ yếu tố thiên nhiên, con ng**ười và không gian văn hoá, nó tiêu biểu cho cả một vựng quê có truyền thống khoa bảng từ đời xưa.



Sử sách nước ta còn ghi, năm 1075 dưới triều Lý Nhân Tông có ông Lê Văn Thịnh, người Kinh Bắc đã khai khoa cho sĩ tử nước nhà. Lại đến năm 1086, ông Mạc Hiển Tích, quê Nam Sách là người mở khoa cho cỏc nho sĩ xứ Đông. Phải gần 100 năm sau (năm 1185), ông Bùi Quốc Khái, quê Ngọc Liên là người mở đầu cho khoa cử trên đất Cẩm Giàng . Ông Khái học tài, như*ng không chịu đi thi. Khi 44 tuổi mới ra ứng thí, đỗ hội nguyên, làm quan đến chức Đô ngự sử d*ưới thời vua Lý Cao Tông. Khi triều đình đổ nát, gian thần lộng hành, ông treo ấn từ quan, xuất gia đầu Phật, thọ 93 tuổi. Dân chúng thờ ông ở chùa Thiên Niên gần hồ Tây, và đặt bài vị thờ ở đình làng Trinh Sài – Hà Nội.



Khoa thi 1246- Thiên ứng Chính Bình 15, triều Trần có lệ lấy Tam khôi, thì ông Phạm Văn Tuấn , xã Cẩm Vũ đỗ Bảng nhãn. Đây là vị tam khôi đầu tiên ở Xứ Đông xư*a. Cẩm Giàng có nhiều ngư*ời cùng đỗ trong một khoa thi. Đó là khoa năm 1484 triều vua Lê Thánh Tông có tới 5 ngư*ời đỗ Hoàng giáp và Tiến sĩ. Ngoài ra chư**a kể cú khoa thi tới ba, bốn ngư*ời cùng đỗ. Xã Cẩm Sơn có 11 vị tiến sĩ, hoặc xã Ngọc Liên có 8 tiến sĩ đều là niềm tự hào của quê hư*ơng.



Theo Văn chỉ Cẩm Giàng, thì từ khoa năm 1185, khi có vị tiến sĩ đầu tiên, cho đến khoa 1754, trải dài 569 năm, qua 44 khoa thi dư*ới các triều đại, có 59 vị đại khoa , chiếm 1, 97% tiến sĩ cả n*ước. Khoa thi 1754, niên hiệu Cảnh H*ưng 15 - Lê Hiển Tông , ông Nguyễn Điệu Huyễn, xã Ngọc Liên là ngư*ời đỗ tiến sĩ cuối cùng trên đất Cẩm Giàng.



Từ năm 1655 ở đây có Văn chỉ, ghi tên các nhà khoa bảng trong huyện. Năm 1920, trường Kiêm bị là trường học đầu tiên duy nhất thành lập, cho học sinh cả huyện đến học tập.



Có phải phong thổ Cẩm Giàng đã tạo ra gần sáu chục đại khoa thời trước, trong đó thôn Kim Quan (sau này tách ra thành một phần thuộc đất thị trấn) có 6 tiến sĩ, để đời sau đã sinh ra tài năng văn học trong một gia đình có ba anh em ruột là các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam? Cả ba người đều là người sáng lập, trụ cột của TLVĐ, một tổ chức văn chương nổi tiếng trên văn đàn nước nhà từ những năm ba mươi thế kỷ trước.



Phố huyện Cẩm Giàng.



Sau khi hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta, thực dân Pháp bỏ cấp phủ. Tri phủ đóng ở huyện nào thì trực tiếp cai trị huyện ấy.



Cẩm Giang ngày xưa, bây giờ gọi Cẩm Giàng, có một phố huyện nhỏ, lại nghèo cách tỉnh lỵ Hải Dương chừng hơn chục cây số theo đường chim bay, còn về Hà Nội lại tròn bốn mươi cây số. Ở đây có đường đá về tỉnh lỵ Hải Dương, đường về thị trấn Sặt, đường liên tỉnh sang tận Lang Tài , Bắc Ninh lân cận. Vì thế phố huyện tuy nhỏ hẹp nhưng cũng là nơi thông thoáng với ngoài. Đó là chưa kể đầu phố còn có dòng sông, một thời thuyền mắm muối từ xứ Nghệ, Hà Tĩnh lần ra tận đây trao đổi hàng hoá rồi ra đi.. Phố huyện thời ấy lèo tèo mấy căn nhà gạch, còn lại mấy chục căn nhà tranh tre nứa lá nằm sát con đường sắt Hà Nội - Hải Dương. Bốn chung quanh là cánh đồng quê, và xa tít là những luỹ tre xanh ngắt bao bọc lấy làng xóm ngàn đời lam lũ nắng mưa.



Ga Cẩm Giàng là món quà vô giá đối với cái phố huyện nửa cổ nửa kim này. Tuy chỉ là chiếc ga xép, lại bị ép chặt bởi đoạn đường sắt chạy qua, không thể phình ra được…nhưng phố huyện tự hãnh diện vượt lên trước các làng xã xung quanh. Không chỉ tự hào là đất huyện lỵ, là nơi giao lưu buôn bán khu vực, còn là chỗ tụ tập tinh hoa của vùng. Những tin tức, chuyện lạ gần xa khắp nước được ùa vào cái phố nhỏ này thường qua mồm khách đi tàu. Chuyện chính trị, quốc gia, quốc tế theo con tàu mỗi ngày lên xuống Hải Phòng, Hà Nội rồi gửi lại chỉ cần một ít lâu dần cũng thành nhiều. Thành ra có người bảo con gái phố huyện khôn ngoan và thạo giỏi hơn, đẹp hơn con gái làng khác. Vậy mà ga Cẩm Giàng chỉ lèo tèo vài chiếc quán dựng tạm bợ, hai bên trồng rào găng. Đến mùa, găng chín đỏ hấp dẫn bọn trẻ con nhà nghèo, nhưng chẳng mấy đứa dám ăn, bởi nó có mùi vị hắc đáng sợ. Đêm đêm, những khi có chuyến tàu ngược xuôi, thì hình như có một bàn tay vô hình đánh thức, phố ga choàng tỉnh dậy rộn rã ào ạt lên chốc lát. Tiếng bánh xe sắt nghiến đường ray xa dần, thì đêm đen lại lọt thỏm vào cảnh vắng vẻ, buồn thiu.



Tiếng là huyện lỵ giữa một vùng đồng bằng, nhưng bấy giờ nó chỉ sang hơn làng quê khác nhờ cái chợ và mấy hiệu bán hàng của Hoa kiều, ông hai Phóng, tư Vầy, bà năm Tầu. Cuối phố có lối rẽ xuống bến đò sông Sen, hai bên xanh biếc những dặng tre. Người đi qua lối này đều ngó vào cổng huyện màu xám, có hai người lính lệ đứng gác như hai con tốt đỏ trong bộ quân tam cúc, nhưng vẫn phảng phất của chút uy quyền của một chính phủ bù nhìn cho Pháp . Những ngày nắng còn đỡ, chỉ cần mưa một ngày đêm, cả phố huyện sũng nước và nhầy nhụa bùn như thể ruộng bừa chuẩn bị cấy. Và cái phổ ga càng ảm đạm, buồn thiu, thấp thoáng vài con người lầm lũi, tan vào các con đường nhỏ, rồi mất hút trong các luỹ tre xanh.



Bài thơ của Nguyễn Duy Huệ, ông giáo về hưu, từng sống những năm trên đất này, tuy mới chấm phá nhưng vẫn gợi lên nét sinh hoạt khá sinh động nơi phố huyện Cẩm Giàng:



Bạn cũ giờ này sống nơi đâu?

Có còn nhớ buổi tắm chân cầu

V*ườn chùa hái ổi ai trèo nữa

Lỗ đáo sân ga bỏ đã lâu.



Nhà th*ương ông ký ngồi xem truyện

Ngõ cụt thằng tây huýt sáo mồm

Im bặt sân trư*ờng ông đốc nói

Buồn thiu mẹ ốm đã m*ươi hôm...



Chuồn chuồn bay thấp cơn m*ưa tới

Cá nổi ao nghè lá rụng thêm

Hành khất quẩn quanh quầy thuốc bắc

Cụ già dắt cháu bư*ớc qua thềm.




Cổng chợ cò cư*a ông xẩm hát

Cửa quan cậu ấm đứng tồng ngồng

Trong nhà cụ chánh lau khăn áo

Tới dự phiên chầu buổi nghị đông.







Chính cái phố huyện bé nhỏ, buồn thiu ấy là nơi chôn rau cắt rốn của một dòng họ mà sau này sinh ra những nhà văn nổi tiếng trên văn đàn nước nhà: Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, từng làm trụ cột Tự Lực văn đoàn những năm 1930 –1945 ở nước



Nhưng cũng ít người biết những nhà văn ấy nguồn gốc họ Nguyễn Tường.





Còn nữa

Nguồn : www.Phongdiep.net

hoanghac
12-07-2012, 04:06 AM
Phần 2. Từ Cẩm Phố đến Cẩm Giàng, cuộc thiên di họ Nguyễn Tường


1.

Gần đây một cuộc thống kê ngẫu nhiên về danh tính qua 3654 người dân ở 19 xã, thị trấn của huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, nhưng chỉ có 87 người mang họ Nguyễn. Trong số 2,3% người họ Nguyễn ấy, chủ yếu là Nguyễn Văn, Nguyễn Xuân, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đình, Nguyễn Đức, Nguyễn Ngọc, Nguyễn Trọng , Nguyễn Phú, Nguyễn Huy … tuyệt nhiên không có ai họ Nguyễn Tường.



Vậy mà từ những năm nửa đầu thế kỷ 19, cách đây khoảng một thế kỷ rưỡi ở Cẩm Giàng có một dòng họ Nguyễn Tường từng sinh sống .

Sử sách còn ghi rằng:



Cụ Nguyễn Văn Vân ( 1774-1822) là hậu duệ của một dòng họ Nguyễn sinh sống ở xã Phước Điền, phủ Hà Trung, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá . Đến cụ Vân là đời thứ 5 mới di cư vào Gia Định thời chúa Nguyễn, và sau này lại dời ra Cẩm Phố, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn, ( nay thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam). Năm Bính Thìn( 1796) lúc Tây Sơn và Nguyễn Ánh đánh nhau ở Gia Định, cụ thi đỗ nhị trường rồi được bổ chức Lễ sinh, vào làm việc bên cạnh Nguyễn Ánh. Năm 1797 cụ theo Nguyễn Ánh ra đánh Quảng Nam lập được công to, rồi đóng quân ở cửa biển Đại Chiêm- Hội An.



“Gia phả họ Nguyễn Tường” hiện đang lưu giữ ở Hội An , trong phần nói về cụ Vân có ghi rằng : một lần khi hành quân ở Quảng Nam, Nguyễn Ánh chỉ ngọn núi hỏi:

- Ngọn núi này tên là gì?

- Bẩm, tên là núi Phước Tường.

- Nguyễn Phước là họ của ta. Vậy ban cho ngươi họ Nguyễn Tường.

Sau đó cụ Vân đã đổi chữ đệm từ Văn thành chữ Tường .

Năm Kỷ Mùi 1799, Nguyễn Tường Vân theo Nguyễn Ánh đánh vào Quy Nhơn, thắng trận được phong làm Tham luận vệ túc trực, rồi chuyển vào giữ chức Tri bạ chánh doanh, cai quản nội gia Nguyễn Ánh

Năm Tân Dậu( 1801) cụ theo Nguyễn Ánh đánh chiếm Phú Xuân. Khi Nguyễn Ánh lên ngôi, cụ được cử làm phó sứ cùng chánh sứ Trịnh Hoài Đức sang đề nghị nhà Thanh phong vương cho Nguyễn Ánh, lúc trở về được giữ chức Cai bạ Quảng Nam ( 1803). Cụ Vân có lần bị giáng chức rồi lại thăng kí lục tỉnh Bình Thuận, rồi Hiệp trấn Nghệ An. Năm 1813 được thăng Hữu Tham tri bộ Hộ, kiêm Hiệp trấn Nghệ An,. Năm Kỷ Mão –1819 sung làm Đề điệu trường thi Sơn Nam hạ, rồi lãnh chức Hộ tào Bắc thành( Hà Nội ). Khi Gia Long mất , cụ được triệu về kinh, nhưng Tổng trấn khi ấy là Lê Chất tâu xin ở lại giữ chức Phó tổng trấn trông coi việc ở Bắc Thành. Năm Minh mệnh thứ ba(1822) được triệu hồi về Huế thăng chức Bộ binh thượng thư (tương đương bộ trưởng quốc phòng ngày nay), tước Nhuận Trạch hầu . Nhưng giữ chức chưa được bao lâu, cụ mất ngày 8 tháng 10 năm 1822, hưởng dương 49 tuổi. Mộ phần quốc táng tại xã Phú Xuân, Đại Lộc, Quảng Nam.



Cụ thượng thư bộ binh, Nhuận Trạch hầu Nguyễn Tường Vân có hai vợ. Chính thất phu nhân Phan Thị Thục sinh ra phó bảng Nguyễn Tường Vĩnh, từng làm Tuần vũ Định Tường. Thứ phu nhân Nguyễn Khoa Thị Nhàn, sinh ra bốn con trai là Nguyễn Tường Khuôn, Nguyễn Tường Phổ, Nguyễn Tường Thanh, Nguyễn Tường Tránh.. Gia phả- Sáchđã dẫn.

Xin chỉ nói về người con thứ Nguyễn Tường Phổ sau này ra làm quan và sinh sống tại Cẩm Giàng, trở thành vị khai nguyên dòng họ Nguyễn Tường ở đây.



2.

Nguyễn Tường Phổ ( 1807- 1856), tự là Quảng Thức và Hy Nhân, hiệu Thứ Trai. Tuổi trẻ kháu khỉnh thông minh, học rộng biết nhiều, có chí khí. Đã hay văn thạo sử, lại cung kiếm toàn tài. Năm 35 tuổi đỗ Tiến sĩ Tam giáp ( khoa thi Nhâm Dần 1842). Sau khi đỗ được bổ chức Hàn lâm viện biên tu Nội các, rồi thăng tri phủ Hoằng An ( Bến Tre), tri phủ Tân An( Gia Định). Năm Tự Đức thứ 6(1853) giáng bổ Giáo thụ huyện Điện Bàn, sau thăng quyền đốc học Quảng Nam. (Các nhà khoa bảng Việt Nam- Ngô Đức Thọ chủ biên- Văn học, 1993). Cụ Phổ từng làm tri phủ Cẩm Giàng, chẳng bao lâu bị giáng chức làm giáo thụ Hải Dương. Sau làm đốc học tỉnh Hải Dương.

Cụ là người nổi tiếng thơ văn, được sĩ phu trọng vọng. Trong cuốn sách Quốc triều đăng khoa lục, ông Cao Xuân Dục( 1842- 1923) từng là thượng thư bộ học, lại là nhà sử học, đã bình phẩm rằng :" Đó là người có khí tiết, không a dua, không thiết gì sự thăng quan tiến chức, chỉ lấy câu thơ, chén rượu làm vui, Người bấy giờ ví ông với Đào Tiềm ”.



Cụ Phổ sinh ra Nguyễn Tường Trấp( còn gọi là Tiếp) trưởng nam, và Nguyễn Tường Chữ thứ nam.. Không thấy nói về ông Chữ, còn Nguyễn Tường Tiếp làm tri huyện Cẩm Giàng, dân trong vùng quen gọi là Huyện Giám. Tại thời điểm này có ông Phạm Phú Thứ, người xã Đông Bàn, cùng huyện Diên Phước, tỉnh Quảng Nam được triều đình Tự Đức bổ làm Tổng đốc Hải An (bao gồm cả Hải Dương bây giờ- KHL).

Ông Phạm Phú Thứ ( 1820-1883) hiệu Trúc Đường, đỗ tiến sĩ năm 1843, có thời kỳ làm tri phủ Lạng Giang, sau làm Tổng đốc Hải An. Chính ở đây ông huyện Giám đã xây dựng được mối giao tình giữa hai nhà họ Phạm và họ Nguyễn, đồng hương Quảng Nam sống trên đất Bắc. Ở Đà Lạt những năm 50- 60 của thế kỷ trước còn con đường mang tên Phạm Phú Thứ xanh rợp bóng lá thông . Theo Phạm Phú Minh, người cháu Tổng đốc kể lại, thì ông huyện Giám đã tặng cụ cố một đôi câu đối khá dài khắc trên gỗ mầu nâu, nguyên văn như sau :

* Huệ chính kỳ huân, Lục Đầu giang đông hạ văn thiên lý

* Hùng văn đại bút , Ngũ Hành sơn nam trung đệ nhất phong.

Nghĩa là :

Công lao cai trị đầy ân huệ,

từ Lục Đầu giang xuôi về đông , còn nghe ngàn dặm.

Văn chương bút lực thật lớn lao,

cả Ngũ Hành sơn riêng cõi nam, phong cách đứng đầu.



Ông huyện Giám có ba người vợ. Bà cả là Huỳnh Thị Tòng, bà thứ là Nguyễn Thị Nho, bà ba Trương Thị Lý. Trong số bốn người con của ông, Nguyễn Tường Chiếu, tục gọi là Nhu có mối quan hệ đặc biệt tới các nhân vật trong cuốn sách này..

Ông Nhu sinh năm 1881, vừa học Hán vừa thạo chữ tây, có thời kỳ sang Sầm Nưa ( Lào) làm thông phán toà sứ, nên thường gọi là Thông Nhu hay Phán Nhu. ( Việc này ở phần sau sẽ nói kỹ) . Ông Nhu lập gia đình với bà Lê Thị Sâm, con gái cả viên quan võ Lê Quang Thuật, tục gọi Quản Thuật huyện Cẩm Giàng. Ông bà Nhu sinh đ*ược 7 con, một gái sáu trai. Trong quyển Hồi ký gia đình NguyễnTư*ờng của bà Nguyễn Thị Thế ấn hành năm 1974 ở Sài Gòn, kể lại như sau:



“Thứ tự gia đình tôi theo đúng tuổi là anh cả Nguyễn Tư*ờng Thụy sau nầy làm Tổng giám đốc bư*u điện, sinh năm Quý Mão (1903),

Anh hai Nguyễn Tư*ờng Cẩm, Kỹ s*ư canh nông, Giám đốc báo Ngày Nay, sinh năm Giáp Thìn (1904),

Anh ba Nguyễn Tư*ờng Tam, Nhất Linh, sinh năm Bính Ngọ (1906),

Anh tư* Nguyễn Tư*ờng Long- Hoàng Đạo sinh năm Đinh Mùi (1907),

Tôi Nguyễn Thị Thế, thứ năm , sinh năm Kỷ Dậu (1909),

Em sáu Nguyễn Tư*ờng Vinh (Lân), Thạch Lam sinh năm Canh Tuất (1910),

Em bẩy Nguyễn Tư*ờng Bách, Bác sĩ, sinh năm Bính Thìn (1916)”.

Thời Pháp, thông phán tòa sứ là người Việt được Pháp đào tạo về hành chính và thông thạo tiếng Pháp. Họ làm việc tại toà Thống sứ hay Khâm sứ. Thống sứ là quan Pháp cai trị Bắc Kỳ. Như vậy ông Nhu làm thông phán toà Khâm sứ, do quan cai trị người Pháp đứng đầu các xứ bảo hộ của vua, như Trung kỳ, Lào, Miên, có trách nhiệm thay mặt chímh phủ Pháp và Toàn quyền Đông dương để giao thiệp với Triều đình Huế và sắp xếp việc cai trị ở Trung Kỳ.



Vậy là tiến sĩ Nguyễn Tường Phổ - người Quảng Nam ra Cẩm Giàng làm quan trở thành vị khai nguyên cho dòng họ Nguyễn Tường trên mảnh đất này. Cụ là nội tổ của các anh em nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam.



Ông Nhu qua đời năm 1918 để lại cho người vợ goá 37 tuổi với một đàn con thơ bé.

Thế Uyên hồi ức: Gia đình mẹ tôi xưa nghèo, và trở thành khốn quẫn sau khi ông ( tức ông Nhu- TG chú thích) mất bên Lào . Bà buôn bán tảo tần nuôi bảy người con ở cái phố huyện buồn thiu…Các anh em trai đi học, mẹ tôi là con gái độc nhất nên ở nhà thay mẹ lo việc nội trợ…( Trang 261, TLVĐ trong tiến trình văn học dân tộc, VHTT- 2000).



3 .

Người Việt Nam có quan niệm về thế thứ dòng họ rất giản dị: Người đầu tiên đến vùng đất nào mở mang, sinh cơ lập nghiệp, thì con cháu chắt các đời sau coi là vị tổ của dòng họ trên vùng quê ấy. Nếu như thế, tính từ Nguyễn Tường Phổ lập nghiệp trên đất Cẩm Giàng là đời thứ nhất, thì họ Nguyễn Tường có một tri phủ (ông Phổ). Sang đời thứ hai có một tri huyện(ông Nguyễn Tường Tiếp), đến đời thứ ba có một thông phán toà sứ(ông Nguyễn Tường Nhu). Đến đời thứ tư có 3 đại biểu Quốc hội khoá I (bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Tường Tam - nhà văn Nhất Linh, bộ trưởng Kinh tế Nguyễn Tường Long - nhà văn Hoàng Đạo, và bác sĩ Nguyễn Tường Bách), một tổng giám đốc Bưu điện (ông Tường Thuỵ), một kỹ sư kiêm giám đốc báo Ngày Nay(ông Tường Cẩm). Trong đó có Tự Lực Văn Đoàn, mà ba anh em làm chủ súy(Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam). Trong bẩy người con, trừ Nguyễn Tường Thuỵ làm kỹ thuật, còn lại 6 người đều có duyên phận văn chương nghệ thuật, tham gia quản lý báo chí và nhà in Tự Lực văn đoàn. Nhất Linh đa tài hơn cả, ông làm hoạ sĩ, làm báo, say mê nhạc, thổi hắc tiêu rất hay , viết tiểu thuyết có bản lĩnh . Thời kỳ lưu lạc ở Lào, đã dùng nghề vẽ phông kiếm sống chờ thời đi du học. Bác sĩ Nguyễn Tường Bách và Nguyễn Thị Thế từng viết hồi ký về gia đình Nguyễn Tường.

Đời thứ 5 họ Nguyễn Tường là các con của bẩy anh chị em Nhất Linh. Họ được sinh ra trên miền Bắc, sau này vào miền nam sinh sống, nhiều người cũng theo nghiệp chú bác làm văn chương , như Tường Hùng ( con trai Nguyễn Tường Thuỵ gọi Nhất Linh là chú ruột), Thế Uyên ( con trai bà Nguyễn Thị Thế, gọi Nhất Linh là bác), Trần Khánh Triệu (con trai Nhất Linh, làm con nuôi Khái Hưng), Nguyễn Tường Giang (con trai Thạch Lam)...



Đọc bài Nắm cỏ đ**ưa về tấc đất xư**a của nhà văn Phạm Phú Minh trong Tạp chí Thế kỷ 21 (tháng 7-2002) mới biết rằng: năm 1975, Nguyễn Tư**ờng Thạch (con trai Nhất Linh ) đã hỏa thiêu di cốt của cha và gửi bình tro tại chùa Kim C**ương đ**ường Trần Quang Diệu tại quận 3 Sài Gòn. Năm 1981 bà Nhất Linh sang Pháp đoàn tụ với con, đã qua đời năm đó, được an táng ở Pháp. Hai mươi năm sau, vào 2001, các con của ông bà Nhất Linh đã quyết định dời mộ cha mẹ và chị gái lớn là Nguyễn Thị Th**ư về Hội An - Quảng Nam, nguyên quán của gia tộc Nguyễn Tư**ờng. Mộ ông bà Nhất Linh nằm gần mộ cụ tổ tiến sĩ Nguyễn Tư**ờng Phổ, ngư**ời đầu tiên của họ Nguyễn Tư**ờng ra làm quan và lập nghiệp ngoài Bắc, như**ng khi mất đã đư**ợc triều đình nhà Nguyễn cho phép mang thi hài về an táng tại quê nhà.



Ở Hội An vẫn còn Nhà thờ tộc Nguyễn Tường nằm trên đường Phan Đình Phùng, ngay cạnh Khổng Miếu. . Toạ lạc ở khối phố 4, phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, nhà thờ còn giữ được những di ảnh từ đời trước: Bức ảnh truyền thần Thượng thư bộ binh Nguyễn Tường Vân, khi đi sứ nhà Thanh được hoạ sĩ người Thanh vẽ khá đẹp , mang màu sắc phong cách tranh Tàu. Bức ảnh vẽ tiến sĩ tam giáp Nguyễn Tường Phổ đến nay vẫn được thờ trong nhà thờ họ Nguyễn Tường . Điều đặc biệt là ngày 10-1-2008 UBND tỉnh Quảng Nam cấp Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh cho nhà thờ. Công trình kiến trúc này xây dựng từ thế kỷ trước, được trùng tu nhiều lần, còn nghĩa trang dòng họ Nguyễn Tường cách đó gần một cây số.



Trong khi đó, cách Hội An ngót một nghìn cây số về phía bắc, ở Cẩm Giàng còn giữ được ngôi mộ của ông Thông Nhu. Số là khi ông mất tại Sầm Nưa( Lào ) nhưng thi hài được mang về an táng tại nghĩa trang làng La A, xã Kim Giang, cách trung tâm ga Cẩm Giàng khoảng 2 km. Những năm 40 thế kỷ 20, gia đình Nguyễn Tường ly tán: Thạch Lam mất năm 1942 ở Hà Nội, Hoàng Đạo mất năm 1948 ở Trung Quốc, Nhất Linh lưu vong nước ngoài…Gia đình đã uỷ cho ông Ngô Như Khiết (người làng La A ) trông nom giúp mộ phần người đã khuất.. Ông Khiết mất năm 1995, bà vợ ông là Bùi Thị Ngũ và người con dâu tiếp tục công việc nghĩa hiệp. Bà Ngũ đã 90 tuổi nhưng còn mạnh khoẻ và tinh tường, bà kể rằng: hơn nửa thế kỷ qua, gia đình bà vẫn sớm hôm chăm sóc và hương khói mộ ông Nguyễn Tường Nhu như thể mộ phần của nhà mình, không hề sao nhãng. Năm 2002 , ông Vũ Xuân Ba (hiện cư trú tại K5- P401- Tập thể Thành Công, quận Ba Đình - Hà Nội), tìm về tận Cẩm Giàng thăm mộ ông Nhu. Ông đã bỏ tiền ra và nhờ gia đình bà Ngũ tôn tạo lại mộ phần ông Nhu cho đẹp đẽ.

Ngày 13 tháng Chạp năm Bính Tuất ( 2006), chúng tôi đã được đồng chí Nguyễn Hồng Hà , bí thư Đảng uỷ, đồng chí Đường phó chủ tịch UBND thị trấn Cẩm Giàng và nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Quang Thông cùng các cụ địa phương và bà Ngũ dẫn đến thăm viếng mộ ông Nhu. Đó là gò đất cao, thế vững chắc, nằm sát một chiếc ao lớn, mặt chính của ngôi mộ hướng tây nam. Ngôi mộ được xây đắp giản dị mà tôn nghiêm, có tấm bia khắc chữ Nguyễn Tường Nhu ( 1881 - 1918), có bát hương thờ cúng. Mới biết người dân thị trấn Cẩm Giàng, xã Kim Giang tình nghĩa với người con từng sinh sống nơi đây, nay do hoàn cảnh lịch sử mà gia đình đã ly tán. Đấy cũng là tấm lòng nhân hậu của người quê hương Cẩm Giàng đối với thân phụ của các nhà văn Nhất Linh, Hoàng Đạo, Thạch Lam, những người một thời có những tác phẩm về quê hương rất đậm nét trong văn chương nước nhà. Tình cảm ấy được gián tiếp thể hiện qua một bài thơ ngắn của ông Vũ Xuân Ba gửi cụ Trần Vĩnh An , số nhà 9, khu I, thị trấn Cẩm Giàng:



May sao gặp cụ Vĩnh An

Đã chỉ cho phố Thạch Lam quê nhà

Cụ vui khỏe, tuy tuổi già

Nghĩa tình chu đáo, thật là quý thay!

Vậy ông Ba có quan hệ thế nào với gia đình Nguyễn Tường Tam?



Ngày 23 tháng 5 năm 2007, chúng tôi tới thăm ông Vũ Xuân Ba ( tức Lê Thu) mới biết ông nguyên là chuyên viên cao cấp Bộ Giáo dục, được cử làm chuyên gia dạy Đại học sư phạm tại Madagascar, đã nghỉ hưu năm 1993 trú tại K5- P401, khu tập thể Thành Công quận Ba Đình, Hà Nội. Ông Vũ Xuân Ba , quê gốc làng Cốc Khê, xã Phạm Ngũ Lão, Kim Động, Hưng Yên , tham gia cách mạng khá sớm. Ông kể rằng: Vào những năm 43-44 thế kỷ trước, khi học trung học tại trường Thăng Long Hà Nội, có người mời chàng học sinh Vũ Xuân Ba làm gia sư kèm cặp thêm cho người con tên là Ái. Cậu Ái lại có bạn thân là Nguyễn Tường Việt, con trai nhà văn Nhất Linh đang có nguyện vọng học thêm. Anh đồng ý nhận dạy kèm cả hai người. Hàng ngày đi học, anh đều ghé qua phố Hàng Bè, là gia đình Tường Việt để gửi bài đã chấm, hoặc giao bài mới cho Việt làm. "Thầy” Ba nhanh chóng trở thành thân thiết với gia đình bà Nhất Linh. Trong nhà, Kim Thư là trưởng nữ của ông bà Nhất Linh cùng trang lứa với Xuân Ba, nên hai người dễ đồng cảm.. Bà Nhất Linh quý Xuân Ba và có ý tác thành đôi lứa cho hai người. Để thực hiện ý đồ ấy, khoảng đầu tháng 9 năm 1945, bà Nhất Linh có mời mẹ Xuân Ba về Hà Nội bàn chuyện hạnh phúc cho các con. Nhưng ai ngờ ở quê nhà, gia đình anh đã nhằm một người con gái tên là Nguyễn Thị Nhạn ở làng Trúc Cầu, xã Nghĩa Dân cùng huyện làm con dâu nhà họ Vũ (tức là vợ ông hiện nay). Vào thời điểm nhạy cảm ấy, cụ thân sinh cô Nhạn ốm nặng hấp hối sắp qua đời nên họ hàng hai bên tổ chức cưới chạy tang, dù không có chú rể ở nhà. Việc đã đến thế, lại là người con vốn tuân lời cha mẹ, nên chàng thanh niên Vũ Xuân Ba phải nghe theo xếp đặt của gia đình. Nhưng sau này anh vẫn coi bà Nhất Linh như mẹ, coi các con bà như người em thân thiết của mình. Sau này tuy có gia đình riêng, con cháu đề huề, nhưng vẫn coi trọng kỷ niệm cũ.



Trong tập thơ văn Tình Đời của ông tự in năm 2006, gồm mấy trăm bài, dày hơn 300 trang, ông đã viết gần chục bài nói về gia đình Nhất Linh, với tình cảm thắm thiết.

Ký ức về bà Nhất Linh ( Phạm Thị Nguyên), Vũ Xuân Ba viết:

Mình mẹ lo dựng nghiệp nhà

Bao con khôn lớn thật là ơn sâu!

Đời mẹ gắn với trầu cau

Tạo bao duyên thắm tình sâu nghĩa bền.

Ấy là vào năm 1985, sau khi bà Nhất Linh sang Pháp thăm con và mất ở bên đó:

Tháng Hai: mẹ đến Paris

Tháng Năm: tìm cõi từ bi niết bàn

Hồn thiêng đã vượt không gian

Báo cho con nỗi bàng hoàng chia ly.



Với Kim Thư, người bạn gái lỡ làng, ông vẫn ghi sâu mối tình cũ “ trong tim anh, em sống mãi”.

Ngày 8 tháng tư năm 1976, Kim Thư mất ở Sài Gòn, mộ phần đặt tại nghĩa trang Giác Minh. Bẩy tháng sau, ngày 22 tháng 1 năm 1977 ông Ba mới có dịp vào Nam tìm bạn xưa, chỉ còn là hoài niệm:

Anh đi kháng chiến sớm chiều

Luôn hướng về em yêu quý

Tình yêu tăng thêm vũ khí

Anh mong kháng chiến thành công.

Anh mong thống nhất non sông

Để về gặp em đoàn tụ
Ai ngờ… em theo phật tổ

Bính Thìn, ngày 8 tháng tư..

Đến ngày giỗ đầu bà Thư, ông Ba có thơ Viếng hương hồn Kim Thư:

Em đi xa một năm rồi

Đến nay ngày giỗ bồi hồi lòng ai…

Ba mươi năm sống chia ly

Sao em chẳng ráng đợi khi anh về.



Ông Ba cho xem bức ảnh Nguyễn Từơng Thiết - con trai Nhất Linh chụp chung với ông bà khi về Việt Nam năm 2005, và kể rằng từ khi đất nước thống nhất, nhiều lần các con nhà văn Nhất Linh( bà Thoa, ông Việt, ông Thiết) đã về thăm mộ phần ông nội là cụ Nguyễn Tường Nhu an táng tại Nghĩa trang làng La A, xã Kim Giang. Tháng 2 năm Mậu Tý- 2008 bà Nguyễn Thị Dung , con gái nhà văn Thạch Lam, cũng là vợ của trung tướng Ngô Quang Trưởng,( của chế độ Sài Gòn ) từ Mỹ về thăm mộ ông nội , và xúc động đi trên con đường mang tên Thạch Lam, người cha thân yêu của mình, trên thị trấn Cẩm Giàng.



Đối với gia đình họ Nguyễn Tường ở Cẩm Giàng, năm 1918 là một thời điểm có ý nghĩa bước ngoặt lớn trong cuộc đời họ. Đó là năm mà ông thông Nhu mất ở bên Lào, gia đình lâm vào cảnh nghèo khó và hụt hẫng. Bà Nhu ngày ấy 37 tuổi, tần tảo khuya sớm nuôi bẩy con, trong hoàn cảnh người lớn nhất mới 15, 16 tuổi (Nguyễn Tường Thuỵ sinh năm 1903), bé nhất là Tường Bách lên 2 tuổi. Người mẹ phải gian khổ, can đảm vượt qua thử thách để nuôi các con ăn học, sống trong cái phố huyện buồn tẻ. Bà Nhu phải đi cân gạo nhưng vẫn không đủ sinh sống. Bà quay sang nấu thuốc phiện với mục đích kiếm tiền cho con ăn học, nhưng các con lại coi đó là trò chơi có ý thức chống đối bọn Tây, bởi chúng độc quyền rượu và thuốc phiện. Ngày ấy các con đều ở Cẩm Giàng thấy mẹ làm vậy là nguy hiểm nên thay nhau canh gác để không cho Tây đoan đến bắt. Một lần chúng sập đến bất ngờ, Thạch Lam chúi mũi vào xem đầu tầu hoả không biết, thật may Nhất Linh phát hiện trước chạy ra tíu tít hỏi chuyện nhằm giữ chân bọn Tây đoan. Tường Cẩm bê đồ giấu ở bụi tre mà thoát hiểm. Sau lần ấy, bà Nhu bỏ nghề mạo hiểm, lại đi cân gạo, vẫn sống cảnh nghèo. Niềm an ủi nhất là các con bà đi học và càng tiến bộ .



Chính cuộc sống khổ nghèo ấy đã lay động trái tim và in đậm trong tâm hồn các con để sau này thành những nhân vật văn học trong các tác phẩm của TLVĐ. Hầu hết các tác phẩm Thạch Lam đều lấy chất liệu ở đời sống, để rồi hoá thành bác Lê, thành người hay mua rượu chịu của hai chị em Liên, thành bến Tiên trong truyện.



Những ngày sống ở Cẩm Giàng đã khiến cho bà Nhu bừng dậy một ước mơ, khi có tiền bà sẽ làm một cái nhà giữa cánh đồng hứng gió mát cho sướng. Thế rồi vận bĩ qua đi, các con khôn lớn, hai người con đầu đi làm có tiền giúp mẹ cho các em học lên cao, hai người con tiếp theo cũng đỗ đạt, lại giúp các anh học tiếp nữa. Chỉ có Thạch Lam bấy giờ mới 15 tuổi tốt nghiệp bậc tiểu học(Primaire). Sốt ruột, Thạch Lam( khi ấy tên Nguyễn Tường Vinh) mới bảo mẹ nói khéo với ông lý trưởng cho đổi tên Nguyễn Tường Lân và khai tăng tuổi học ban thành chung, rồi đỗ bằng Cao đẳng tiểu học trường Canh nông, rồi xin thôi để vào trường Albert Saraut học thi bằng tú tài. Thi xong tú tài, ông đi làm báo với các anh.



Bà Nhu đã thực sự thoát cảnh túng bấn nhờ các con trưởng thành. Uy tín người mẹ có con học hành đỗ đạt, đã tạo nên hoàn cảnh mới. Bà giao thiệp rộng rãi và buôn bán khá hơn. Bà mua ba mẫu ruộng cách xa phố huyện khoảng gần một nghìn mét, làm nhà để hứng gió trời. Ngôi nhà có cửa quay bốn hướng đông tấy nam bắc, trong kính ngoài chớp. Chung quanh trồng cây xanh. Phía đông trước cửa là một chiếc ao hình vuông thả cá, trên bờ trồng cài nhiều loại hoa thơm. Có lẽ vì thế sau này Thạch Lam có một truyện ngắn rất nổi tiếng là Dưới bóng hoàng lan đầy chất thơ.? Từ một cái nhà giữa cánh đồng, được các con gíup thêm, với đức cần kiệm toan lo của bà Nhu, nơi này trở thành một cái trại khá đẹp, nằm sát đường tàu, khách ngồi trên toa xe lửa Hà Nội- Hải Phòng qua đây cũng có thể nhìn rõ. Cũng trại này thành nơi sinh hoạt và hoạt động văn chương của TLVĐ và nhóm Phong Hoá, Ngày Nay. Cũng từ trại này mà sau này Thế Lữ sáng tạo thêm làm bối cảnh cho một truyện trinh thám gây xôn xao lúc bấy giờ.



Những giai đoạn khổ nghèo như thế có mấy ai biết, chỉ đến khi thấy bà Nhu là chủ trại lớn, tiện nghi đàng hoàng, các con bà trang phục sang trọng theo lối Tây, lại mua nhà in với thiết bị khang trang, thì đã có cách nhìn thiếu phần chia sẻ. Nhiều người cực đoan cho rằng thái độ của Thạch Lam, Hoàng Đạo, Nhất Linh tả nhân vật trong văn chương thể hiện con mắt của kẻ ban ơn, của kẻ giàu thương hại người dân nghèo tối tăm, ngu dốt. Ai biết đâu, chính đó là sự hoá thân của các tác giả TLVĐ vào con người dân quê, mà họ từng sống trong ngày thơ ấu ở Cẩm Giàng.



Thế Uyên – con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi Thạch Lam là cậu, trong bài “ Tìm kiếm Thạch Lam” đã hồi ức về trại Cẩm Giàng: Căn trại này biệt lập giữa đồng, có dãy nhà ngang nhìn ra chiếc ao sát bờ tre, gọi là khu đàn ông. Căn nhà đầu tiên trải thảm cói dầy, cửa lớn nhìn ra đường xe lửa bên kia luỹ tre xanh, bên trong có nhiều ghế bành mây. Chính ở đây những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc. Họ toàn là những người thân thiện, gần gũi với gia đình. Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách giải phóng dân tộc. Thường trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ có thế.



Cuộc sống gia đình bà Thông Nhu dần dần biến động theo sự biến động của thời cuộc, không còn giữ được vẻ yên hoà như trước. Thời kỳ các con làm báo Phong Hoá, Ngày Nay ở Hà Nội, bà Nhu quanh năm bà ở Cẩm Giàng. Những ngày lễ, ngày tết gia đình mới sum họp. Cũng có khi bà ra Hà Nội chơi với các con, nhưng chỉ vào ngày kỷ niệm báo ra và lễ ngày Noel, chơi vài hôm lại về. Một lần Nhất Linh thuê một ngôi nhà ở đường Quán Thánh, gần toà báo, đón mẹ lên ở cùng Hoàng Đạo, Tường Bách, Thạch Lam và vợ chồng cô con gái Nguyễn Thị Thế. Vậy là toàn bộ cơ ngơi trại Cẩm Giàng phải nhờ người nhà trông coi.



Bà Nhu ra Hà Nội ở, bạn bè của bà đến thăm rất đông, bởi một thời gian dài họ không có điều kiện gặp nhau. Trong này có bà phán Lợi rất quan tâm đến Hoàng Đạo. Bà phán làm mối cho Hoàng Đạo lấy con một bà bạn của mình. Thế rồi chuyện cưới xin suôn sẻ, nhưng vì nhà gái hiếm hoi, nên Hoàng Đạo thuận lòng về ở rể nhà mẹ vợ cho vui cửa vui nhà. Công việc xong, bà Nhu lại về trại Cẩm Giàng nơi mà bà gửi gắm bao nhiêu tình yêu và kỷ niệm.



Vợ chồng bà Thế cũng thuê một căn nhà khác ở làng Yên Phụ, gần hồ Tây, có Thạch Lam về ở cùng. Tường Bách bấy giờ đang học bác sĩ nên ở nội trú. Thấy phong cảnh hồ Tây đẹp nên thơ, không khí mát lành, các con lại tìm mọi cách đón bà Nhu ra Hà Nội một lần nữa. Mặc dầu vậy, nhưng bà Nhu cũng cố ở được một năm, lại nằng nặc về ngôi trại của mình ở quê hương Cẩm Giàng.



Mùa xuân năm Đinh Hợi (2007) chúng tôi được các đồng chí lãnh đạo thị trấn hướng dẫn đưa đi thăm trang trại ngày xưa của gia đình bà Thông Nhu. Khu đất ba mẫu Bắc bộ nay có ba hộ quản lý và sử dụng: Kho lương thực Cẩm Giàng, và hai hộ gia đình nông dân. Chúng tôi vào một gia đình, được chủ nhà là ông Nguyễn Văn Đạm ngoài 70 tuổi, vồn vã đón tiếp. Nghe kể lại nguồn gốc mới thấy cảm động về tình đất tình người.



Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, gia đình bà Nhu tản cư. Vùng quê Cẩm Giàng tiến hành tiêu thổ kháng chiến, trại bà Nhu cũng như các làng thôn khác, trở thành vườn không nhà trống để tham gia đánh giặc.



Hoà bình lập lại, dân làng trở về xây dựng cuộc sống mới, khu trại nhà bà Nhu vẫn là mảnh đất để không. Vào khoảng năm 53-54 ông Thiệp là xếp ga Cẩm Giàng đã sử dụng khu đất này vào việc nhà ga và một phần cho sinh hoạt. Hoà bình lập lại, chính quyền mới tiếp quản ga Cẩm Giàng, ông Thiệp được giữ lại làm việc với tư cách là cán bộ lưu dung. Khoảng năm 1970 cấp trên điều ông Thiệp về nhận công tác ở ga Giáp Bát- Hà Nội. Trước khi đi, ông đã bán lại cho người em đồng hao là ông Nguyễn Văn Đạm sử dụng khoảng 2000m2. Số đất còn lại, chính quyền địa phương giao cho gia đình ông Hồ một phần và sử dụng vào việc xây kho lương thực từ thời kỳ chống Mỹ cứu nước.



Khuôn viên nhà ông Đạm còn một cái ao cũ từ thời bà Nhu ở. Trước hình vuông, nay đã biến thành tròn. Ông Đạm nhiều lần cải tạo ao và nhiều lần tìm được vỏ những lọ kem, mỹ phẩm bằng nhựa, bát đĩa cổ, gạch ngói cũ là dấu tích một thời gia đình bà Nhu từng sinh sống. Những cây mít, cây nhãn, cây doi trồng trong vườn đã lâu niên vẫn còn toả màu xanh mát, đang mùa ra quả.



Tất cả kỉ vật từ thời TLVĐ trên mảnh đất này nay chẳng còn gì, ngoài chiếc ao. Bãi biển nương dâu mà! Tôi bỗng liên tưởng tới bài thơ Hồi hương ngẫu thư của Hạ Tri Chương đời Đường, đại ý: Xa quê đã lâu, nay trở về chứng kiến bao đổi thay. Người thân đã mất mát quá nửa, duy chỉ sóng nước hồ Kính Thuỷ trước cửa nhà, khi gió xuân gợn sóng vẫn không làm thay đổi ngọn sóng ngày xưa. Chúng tôi hình dung ra mùi hoàng lan thơm ngào ngạt đâu đây, và cứ bâng khuâng cố tưởng tượng xem chỗ nào mồng ba tết Nhâm Ngọ 1942 Thạch Lam cùng bạn văn ngồi uống rượu Mỹ tửu vui đùa nói chuyện văn chương?



Ông Đạm chỉ cho chúng tôi chỗ nào là ngôi nhà bốn hướng của bà Nhu, rằng nếu có xây dựng nhà lưu niệm, thì trên bờ ao này sẽ là nơi đặt bia kỷ niệm.

Thì ra ông đã chuẩn bị trước, nếu nhà nước có nhu cầu lấy lại đất để sử dụng vào việc lớn, ông sẽ vui lòng.





Còn nữa