PDA

View Full Version : Bãi nhiệm nghị viên Al Hoàng..



ngocdam66
12-16-2012, 04:14 AM
Bãi nhiệm nghị viên Al Hoàng..


Nguyễn đạt Thịnh

Chúng ta mất nước vì năm 1972 trong cuộc Hòa Đàm Ba Lê, Hoa Kỳ đã không nhìn những gì Việt Cộng làm, mà lại đi nghe những gì Việt Cộng nói, nên mới rơi vào cái bẫy "đả đả, đàm đàm" của chúng, mất cả năm để thảo luận về hình thù cái bàn hội nghị; Việt Cộng đòi cái bàn này mang hình thù không thông thường để nói lên cuộc chiến tranh Việt Nam bị chúng xuyên tạc bóp méo. Chúng tuyên truyền hành động 20 năm xâm lược Nam Việt, 1954-1975 là cuộc chiến tranh chống Mỹ, trong lúc quân đội Mỹ chỉ đến Việt Nam năm 1967 không phải để xâm lược Nam Việt như chính chúng đang xâm lược, mà để giúp quân lực Việt Nam Cộng Hòa phòng thủ Miền Nam, bảo vệ quê hương.
Từ hình ảnh ngụy tạo này chúng đòi một cái bàn mang hình thù quái dị để chúng ngồi đối diện với đại diện Hoa Kỳ, trong lúc chúng ép phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa ngồi đối diện với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, lực lượng công cụ chúng tạo ra để xâm lược Nam Việt.
Cuối cùng Hoa Kỳ mắc vào bẫy của Việt Cộng chấp nhận quân đội Bắc Việt và quân đội Việt Cộng là hai lực lượng riêng biệt, chấp nhận Việt Cộng là lực lượng chống đối Việt Nam Cộng Hòa, và quân Bắc Việt lâm chiến với quân đội Mỹ.
Năm nay, sau 40 năm phạm vào cái lỗi để đồng minh nghe theo lý luận của Việt Cộng, mở đường cho việc mất nước, người Việt Houston lại đang đi vào vết xe cũ: để tà thuyết của Al Hoàng đưa vào mê hồn trận "ngồi họp với phái đoàn phó ngoại trưởng Việt Cộng là chống cộng."


Al Hoàng giải thích việc anh ta ngồi họp với một đàn rắn Việt Cộng tại Houston là để bẻ răng rắn -việc làm mà anh có thể có thể đòi người Việt Nam phải tri ơn anh.
Nhiều nhân vật tăm tiếng của Houston đã lên tiếng chỉ trích việc làm của anh, nhưng thầy cãi Hùng vẫn cãi chầy cãi cối, và sai âm binh lên truyền hình tiếp tục cãi. Vài tuần nữa, vài tháng nữa, sau giai đoạn thả khói mù, sẽ đến thời điểm mà lượng nước trôi qua cầu đã đủ nhiều, và những bận rộn với công ăn việc làm đã quá chồng chất khiến mọi người bù đầu, thì cứt trâu sẽ hóa thành bùn, việc Houston trở thành thành phố chị em với Đà Nẵng sẽ được bàn cãi như một chuyện không có gì sai quấy.

Rồi Đà Nẵng sẽ gửi phái đoàn văn nghệ sang đây trình diễn "theo lời yêu cầu của thị xã Houston" trong lúc Al Hoàng tuân lệnh bà Thị Trưởng -nhân vật anh ta thường nêu ra làm cái bung xung đỡ đòn- hướng dẫn phái đoàn sang Hà Nội viếng lăng Bác.
Al Hoàng coi thường tiếng nói của hàng chục nhân vật có uy tín, vì anh ta biết quý vị này, ngoài việc chỉ trích xuông, không làm gì được anh ta; nhưng anh sẽ thôi không trây trúa cãi chầy cãi cối nữa, nếu chúng ta mời được nhân vật quan trọng nhất đứng lên và nói lên một chữ RECALL – bãi nhiệm.

Nhân vật đó là ông, là bà cử tri.

Bằng lá phiếu, chúng ta đã bầu một Al Hoàng thường dân trở thành nghị viên Al Hoàng, thì cũng bằng là phiếu, chúng ta có quyền bãi nhiệm anh ta.
Bãi nhiệm là hình thức giúp người công dân cất chức và thay thế một viên chức họ đã bầu lên, chỉ vì sau khi đắc cử viên chức này không làm những việc họ kỳ vọng anh ta sẽ làm; cử tri có quyền cất chức viên chức dân cử mà không cần phải chờ ngày người này mãn nhiệm kỳ.

Trong lịch sử Hoa Kỳ việc bãi nhiệm diễn ra khá thông thường, nhất là ở cấp địa phương như hội đồng thành phố và hội đồng học khu.
Cuộc bãi nhiệm đầu tiên diễn ra năm 1903 khi cử tri bất mãn với một nghị viên thành phố Los Angeles; 5 năm sau – 1908 – cử tri sử dụng quyền recall – bãi nhiệm – trên cấp bực tiểu bang. Năm 2003, cử tri California bãi nhiệm thống đốc Gray Davis.
Tính từ mốc thời gian 2003 trở đi, và bỏ không tính những cuộc bãi nhiệm dưới cấp tiểu bang, Hoa Kỳ đã có nhiều vụ bãi nhiệm tai tiếng dưới đây.

2003: bãi nhiệm nghị sĩ tiểu bang Wisconsin Gary George.
2008: vận động bãi nhiệm nghị sĩ tiểu bang California Jeff Denham; ông này tái ứng cử và đắc cử.
2011: bãi nhiệm 2 nghị sĩ tiểu bang Wisconsin, Randy Hopper và Dan Kapanke.
2011: bãi nhiệm nghị sĩ Arizona, Russell Pearce.
2011: bãi nhiệm dân biểu tiểu bang Michigan, Paul Scott.
2012: bãi nhiệm nghị sĩ tiểu bang Wisconsin, Van Wangard; trong lúc đó nghị sĩ Pam Galloway xin từ chức ngay khi thấy danh sách cử tri ký tên đòi bãi nhiệm ông đã nhiều hơn con số cần thiết.

Quyền bãi nhiệm được nhiều người ca ngợi là biện pháp giúp cử tri kiểm soát được thái độ, lập trường của viên chức họ bầu ra, giữ những viên chức này trong vai trò công bộc của quần chúng. Tuy nhiên nhiều người khác lại cho là biện pháp bãi nhiệm trói buộc viên chức dân cử khiến họ không phát huy sáng kiến, không đi ngược lại nguyện vọng của cử tri.

Phương thức tiến hành việc bãi nhiệm thay đổi tùy theo tiểu bang, nhưng đại loại gồm có 4 việc cần làm:
Việc thứ nhất: xin phép phổ biến văn bản bãi nhiệm để vận động chữ ký của cử tri.
Việc thứ nhì: phổ biến văn bản này, và xin đủ số chữ ký của cử tri trong một thời gian hạn định.
Việc thứ ba: đệ nạp hồ sơ bãi nhiệm với chữ ký của những cử tri trong khu vực đã bầu viên chức đối tượng của cuộc vận động bãi nhiệm.
Việc thứ tư: Nếu có đủ số chữ ký của những cử tri có quyền bầu cử trong khu vực liên hệ, việc bãi nhiệm thành công.
Nguyên tắc chung của việc đề nghị bãi nhiệm là bất cứ một cử tri nào, với bất cứ lý do gì, cũng có quyền xin bãi nhiệm một viên chức dân cử đại diện khu vực họ cư trú. Lý do nêu lên thường là lý do chính trị, chứ không phải lý do tư pháp. Bang Texas không có tên trong 8 tiểu bang có ấn định những nguyên nhân để xin bãi nhiệm; điều này có nghĩa là những nguyên nhân đó có thể rộng rãi, không giới hạn.
Con số tối thiểu những cử tri ký yêu cầu bãi nhiệm để lời yêu cầu có hiệu lực cũng thay đổi tùy theo tiểu bang, nhưng thông thường là 25% của số phiếu bầu trong đơn vị; thí dụ: nếu trong cuộc bầu cử vừa rồi nghị viên Al Hoàng đắc cử với 2,400 phiếu trong tổng số cử tri 9404 người, thì con số chữ ký cần có để bãi nhiệm anh là 2,351 người.
Bầu cử bãi nhiệm là diễn tiến kế tiếp; trong cuộc bầu cử này cử tri sẽ được hỏi 2 câu: MỘT LÀ có đồng ý bãi nhiệm viên chức liên hệ không? và HAI LÀ bầu ai thay chỗ viên chức này. Có tiểu bang cho viên chức bị bãi nhiệm tái ứng cử ngay trong cuộc bầu cử này, nhưng cũng có nhiều tiểu bang không cho.

Viết lên đề nghị "bãi nhiệm nghị viên Al Hoàng" quả là việc làm cạn tầu ráo máng đối với anh ta, mặc dù giữa tôi và Al Hoàng cũng đã có nhiều va chạm quan điểm. Tuy nhiên, đề nghị bãi nhiệm vẫn còn là hành động ôn hòa hơn việc đặt mìn, múa súng trước ngõ nhà anh, như anh tố cáo với cảnh sát.
Tôi muốn đi xa hơn việc viết bài báo này, muốn vận động người Việt Houston thực hiện mọi thủ tục bãi nhiệm – tương đối cũng giản dị- để giải quyết cái nguy cơ đàn rắn Việt Cộng sử dụng đầu cầu Al Hoàng đổ bộ vào đây cắn gà nhà.
Tôi tin tưởng là những vị nhân sĩ đã lên đài truyền hình phản đối việc làm của Al Hoàng, không có ý định giới hạn hoạt động của mình vào việc phản đối xuông, chắc chắn quý vị cũng không chấp nhận việc Al Hoàng trở thành cái đầu cầu đổ bộ của Việt Cộng vào Houston hôm qua, và vào nhiều điểm khác trên lãnh thổ Hoa Kỳ, ngày sau.
Xin quý vị đứng ra thảo văn bản bãi nhiệm, và tổ chức xin chữ ký của cử tri quận F. Tôi tin là chỉ trong 2 tuần lễ, chúng ta sẽ có 12,351 người ký – thừa 10,000 chữ ký.
Việc làm này chắc chắn cũng tốn kém tiền giấy mực, in ấn, tiền mướn nhân viên ngồi tại những trạm xin chữ ký, mướn cảnh sát bảo vệ nhân viên chống bọn âm binh phá rối. Với khả năng của một ký giả công nhân, tôi xin góp trăm bạc đầu tiên vào quỹ chi phí vận động giải nhiệm.
Hy vọng lần này người Việt Houston không lạc vào những lập luận cãi chầy cãi cối của Al Hoàng và của đám âm binh, và cũng không vấp ngã vì tệ nạn "đánh trống, bỏ dùi."
Đã thấy những gì Hoàng Duy Hùng làm, xin đừng nghe những gì anh ta nói.

Nguyễn đạt Thịnh

Lotus
05-06-2013, 04:39 AM
Nếu mà không bãi nhiệm ông nghị viên cộng sản Nghệ An này thì ông ta sẽ có thể được ăn hỗ trợ từ tiền thuế của con cháu các bác , kể cả khi ông ta không được bầu lại .

Lotus
05-06-2013, 04:51 AM
Vùng Houston nghe nói có các tay chân và bà con cộng sản quyên góp cho ông Hoàng Duy Hùng ứng cử . Cho nên ông ta sau khi lên thì công tác cho cộng sản . Ngay sau khi lên, trong 2010 thì ông ta công tác cho cộng sản rôì .


Nay trong 2013 tay chân và bà con cộng sản trong vùng Houston tính quyên góp tiếp tục cho Hoàng Duy Hùng ứng cử cho nhiệm kỳ 2 .

Coi cuôí video tháng 6 / 2013 .



http://www.youtube.com/watch?v=MJ6rwl8BSFQ

Lotus
07-01-2013, 03:27 AM
Bản Nhận Định Về Chuyến Đi Việt Nam Của Nghị Viên Hoàng Duy Hùng Của Ủy Ban Liên Kết Người Việt Quốc Gia Tại Houston


http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/congdonghouston.jpg


Kính thưa qúi vị lãnh đạo các tôn giáo, qúi hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, qúi cơ quan truyền thông
và toàn thể đồng hương.

Ủy Ban Liên Kết Người Việt Quốc Gia tại Houston đưa ra một số nhận định về chuyến đi về Việt Nam từ ngày 20 tháng 03 tới ngày 08 tháng 04 năm 2013 của Nghị Viên Hoàng Duy Hùng khu vực F, Houston.

1.- Ông Hoàng Duy Hùng phát biểu trong các buổi trả lời phỏng vấn của báo Thanh Niên và ngay tại phi trường Nội Bài như sau: Ông về Việt Nam lần này với tư cách là một người dân cử Mỹ và tiếp tục thảo luận với thành phố Đà Nẵng về Ý Định Thư được ký kết giữa bà Thị Trưởng Houston, bà Annise Parker và ông Văn Hữu Chiến, Chủ Tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Đà Nẵng do lời mời của ông Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn.

Trong một bài viết tường trình chuyến đi này, ông Hùng cho biết đã bị công an phi trường giữ lại và làm việc. Nhận định của Ủy Ban là, nếu ông đi Việt Nam lo về vấn đề thảo luận Ý Định Thư do ông thứ trưởng ngoại giao Việt Nam mời thì tại sao không có phái đoàn nào phía Việt Nam đón? Mà ngược lai bị công an Việt Nam làm việc thẩm vấn nhiều giờ. Nếu đúng như lời ông nói thì đây là điều hoàn toàn trái ngược với qui tắc ngoại giao.

2.- Trong một phần phát biểu khác, ông lên tiếng kêu gọi các người chống đối đảng cầm quyền hiện tại, đảng cộng sản Việt Nam, là phải ngồi lại đối thoại với nhau để tìm một giải pháp dung hòa (trích TN Online).

http://www.thongtinducquoc.de/sites/default/files/images/hoangduyhung.jpg
Thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn tiếp phái đoàn NV Hoàng Duy Hùng tại nhà riêng


Ủy Ban có nhận định như sau:

Tại Việt Nam, những nhà đấu tranh dân chủ và nhân quyền, họ đã lên tiếng rất ôn hòa bằng những bài viết trên các “blogs” hoặc những buổi tập họp “ Picnics” dã ngoại như trong ngày 05 tháng 05 vừa qua. Đảng cầm quyền tại Việt Nam không bao giờ cứu xét, ngược lại, họ dùng bộ máy công an để bắt bớ, giam cầm, trấn áp, đánh đập thô bạo. Đảng cầm quyền chỉ muốn gọi là đối thoại với những người tại hải ngoại qua ông Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao, đặc trách kiều bào tại hải ngoại, người trực tiếp thực thi Nghị Quyết 36. Qua đối thoại mà ông Sơn kêu gọi với mục đích tạo phân hóa, xâm nhập vào cộng đồng và vô hiệu hóa công cuốc đấu tranh của người Việt tại hải ngoại, giải tỏa sự cô lập các phái đoàn cộng sản Việt Nam khi ra hải ngoại.
Lời kêu gọi của ông Hoàng Duy Hùng thực chất củng chỉ đáp ứng cho mục đích của đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam thực thi Nghị Quyết 36 của Việt Cộng.

3.- Ông Hùng phát biểu với báo trong nước: Đa đảng không hẳn có tự do dân chủ, độc đảng không hẳn không có tự do dân chủ (trích TN Online).

Ủy Ban có nhận định như sau:

Độc đảng thì chỉ có độc tải, độc tài và dân chủ tự do không bao giờ kết hợp, không thể độc tài đảng trị mà có dân chủ tự do. Đa đảng là điều cần chứ chưa đủ để có tự do dân chủ. Không có sinh hoạt đa đảng thì không có điều kiện để tiến tới tự do dân chủ.

Điều phát biểu của ông Hùng là một thừa nhận chế độc độc tài đảng trị của Việt cộng đang cai trị tại Việt Nam. Phát biểu này đi ngược lại với ý nguyện của toàn dân trong và ngoài nước, là ngược lại với các cuộc vận động, tranh đấu đòi sinh hoạt đa nguyên đa đảng, ngược lại với ý muốn của các Tôn Giáo, các nhà trí thức đang góp ý và vận động bỏ điều 4 trong hiến pháp để loại trử độc quyền cai trị của đảng cộng sản Việt Nam.

4.- Tại Đà Nẳng, ông Hùng tới gặp giám mục Châu Ngọc Trì và linh mục Vũ Dần, người được giám mục Trì với sự đồng ý của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ định thay thế linh mục quản trị giáo xứ Cồn Dầu là linh mục Nguyễn Tấn Lực, người luôn sát cánh cùng giáo dân Cồn Dầu đấu tranh chống lại việc của thành phố Đà Nẵng muốn xóa đi giáo xứ Cồn Dầu. Linh mục Vũ Dần là người trực tiếp cho phá vỡ bức tường và cây Thánh Giá của nghĩa trang Cồn Dầu mới đây. Ông Hùng rất tin tưởng vào thông tin mà ông cho là vô cùng quan trọng từ giám mục Trì và linh mục Vũ Dần là hoàn toàn không có đàn áp tôn giáo tại giáo xứ Cồn Dầu (Video thăm giám mục Đà Nẵng).

Ủy Ban có nhận định như sau:

Ủy Ban Tôn Giáo Hoa Kỳ, các cơ quan nhân quyền và những hình ảnh và nhân chứng sống về đàn áp tôn giáo tại Cồn Dầu đã chứng minh rõ là tại Cồn Dầu nói riêng và tại Việt Nam nói chung tôn giáo đã và đang bị nhà nước cộng sản Việt Nam đàn áp, cấm đoán. Ông Hùng tin tưởng thông tin từ giám mục Trì và linh mục Dần vì ông đang vận động cho sự kết nghĩa giữa Đà Nẵng và Houston và ông cố tình bỏ đi những dữ kiện xác thực nêu trên để tin tưởng thành phố Đà Nẵng không có đàn áp tôn giáo tại Cồn Dầu.

5.- Ông Hùng trong phát biểu khác, ông đã phấn khởi cho là Việt Nam đã phát triển vượt bực và kêu gọi mọi người cùng đóng góp xây dựng đất nước (trích TN online).

Ủy Ban có nhận định như sau:

Nếu Việt Nam có phát triển vượt bực như lời ông phát biểu thí chắc chắn người dân Việt đã có một đời sống ấm no, thoát khỏi cuộc sống nghèo, nhưng thực tế người dân Việt đang sống trong khó nghèo, chỉ có các đảng viên cộng sản là giấu có. Thế giới vẫn xếp Việt Nam là một trong các nước nghèo nhất trên thế giới .

Việt Nam vẫn quyết tâm tiến tới Xã Hội Chủ Nghĩa, lấy kinh tế quốc doanh làm chủ đạo, nơi mà đảng viên cộng sản bòn rút đưa tới thất thoát nhiều tỷ Mỹ Kim. Một chế độ tham những vô phương cứu chữa, cùng với một hệ thống ngân hàng yếu kém, những Công Ty Quốc Doanh do cán bộ cộng sản điều hành, thiếu khả năng, tham nhũng đã làm thâm thủng ngân qũy, tạo nên một khoản nợ xấu to lớn đang làm cho nền kinh tế suy sụp. Với bối cảnh như vậy, ông Hùng lại kêu gọi mọi người cùng đóng góp xây dựng đất nước để cho đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam tiếp tục vơ vét làm giầu cho cá nhân, gia đình họ.

6.- Cuối cùng là lời phát biểu của ông Hùng cho là các tổ chức tranh đấu tại hải ngoại có đường lối đấu tranh lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam (trích Viet Weekly).

Ủy Ban có nhận định như sau:

Tất cả các tổ chức đấu tranh đều có chủ trương đấu tranh Bất Bạo Động để tiến tới dân chủ hóa đất nước, xuyên qua các đường lối đấu tranh của họ.

Chỉ có đảng cộng sản và nhà nước cộng sản Việt Nam gọi các tổ chức trên là Khủng Bố, diễn biến hòa bình, mưu đồ lật đổ chế độ. Thực tế tại Việt Nam ngày hôm nay, cộng sản Việt nam qua các đàn áp bắt bớ, giam cầm, đánh đập, cắt nguồn kinh tế và xử dụng Công An và Xã Hội Đen để đàn áp, hăm dọa và không chấp nhận bất cứ tổ chức đối lập nào.

Kính thưa qúi vị, những nhận định trên của Ủy Ban Liên Kết Người Việt Quốc Gia tại Houston hoàn toàn thực tế và khách quan. Ủy Ban đưa ra nhận định này mục đích để mọi người nhìn rõ về chuyến đi của ông nghị viên Hoàng Duy Hùng mục đích là gì? Có lợi cho ai?



Thay Mặt Ủy Ban Liên Kết Người Việt Quốc Gia Tại Houston
Hồ Sắc, Trưởng Ủy Ban
Đặng Quốc Việt, Phó Trưởng Ủy Ban Đặc Trách Đấu Tranh Chính Trị


http://www.thongtinducquoc.de/node/550