PDA

View Full Version : Thỉnh nguyện thư gởi QH Đức Quốc về những vi phạm nhân quyền tại VN



Lotus
01-15-2013, 03:31 PM
Thư ngỏ của TS.Josef Bordat về thỉnh nguyện thư ông gửi Quốc Hội Đức trình bày tình hình nhân quyền tồi tệ tại Viet Nam.


http://www.ttdq.de/sites/default/files/images/Josef%20Bordat.jpg



5. Januar 2013

About the Petition „Verbesserung der Menschenrechtssituation in Vietnam“


Ladies and gentlemen,
Thưa quý vị,

for I received a lot of mails in the last days, expressing solidarity and gratitude, and some Vietnamese bloggers mentioned the petition, I first of all want to express my deep joyousness about the fact, that together we really can move something – for the good of the arrested dissidents in Vietnam. I have to admit, that I am not able to read and understand Vietnamese language, so if anybody wants to stay in contact, it would be necessary to use English or German for conversation.
Trong những ngày qua tôi nhận được nhiều mails tỏ ý đoàn kết và cảm ơn. Vài Bloggers Việt cũng nhắc đến bản thỉnh nguyện thư. Trước tiên tôi xin thưa cùng quý vị tôi hết sức vui mừng là chúng ta khi cùng hợp tác sẽ thực hiện được nhiều chuyện – giúp cho những nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù tại Việt Nam được an toàn. Tôi thừa nhận là không đọc và hiểu được tiếng Việt, nên khi ai muốn liên lạc với tôi thì xin dùng tiếng Anh hay tiếng Đức.

I was asked about my motivation. I started this petition as a private person, not represanting any Political Party or NGO. As a Catholic blogger I am emotionally involved into the different cases of politically motivated trials against Catholic bloggers in Vietnam. Although I do not know anyone personally, I feel free enough to call them „collegues“. I hope they will take this as a token of my esteem. I am, by the way, not an expert on Vietnam. So, I had to learn that there are much more cases ongoing. That once more shows to me the deep need for the petition.
Người ta hỏi tôi về động lực (viết thỉnh nguyện thư). Tôi khởi xướng thỉnh nguyện thư với tư cách cá nhân, không đại diện cho đảng phái chính trị hay các tổ chức xã hội dân sự nào. Là một người Blogger công giáo, tôi đã quan tâm đến nhiều trường hợp người Blogger công giáo Việt Nam bị đưa ra tòa. Tôi không quen cá nhân ai, nhưng tôi cảm thấy họ là “đồng nghiệp”. Tôi hy vọng họ chấp nhận lòng quý mến của tôi dành cho họ. Tôi cũng không phải là chuyên gia về Việt Nam. Tuy vậy tôi biết là còn có rất nhiều trường hợp (bắt bớ) đang diễn ra, khiến tôi thấy có nhu cầu sâu xa phải viết thỉnh nguyện thư.

I was asked about the legal status of the petition. This petition calls for action within the parlamentary process of legislation in Germany in order to empower the German Government, especially the Minister for Foreign Affairs, to intervene for the good of any dissident, holding Vietnam to account for the protection of Human Rights, i. e. the freedom of religion, of opinion, and of the press.
Người ta hỏi tôi về sự hợp pháp của thỉnh nguyện thư. Thỉnh nguyện thư này kêu gọi Quốc Hội nên có hành động trong khuôn khổ luật pháp nước Đức, trao quyền hành cho chính phủ Đức, đặc biệt Bộ Ngoại Giao Đức can thiệp cho các nhà bất đồng chính kiến được an toàn, đòi hỏi Việt Nam tôn trọng, bảo vệ nhân quyền: đó là các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng và tự do báo chí.

I was asked about posibilities to act additionally. In the moment, there a two posibilities to sign the same petition, one here and one there. You may sign one of them or both. In the end the votes are not counted twice. There is no exact number to be reached in order to get the petition accepted; the goal is to reach 1000 signers.
Người ta hỏi tôi có thể làm gì thêm được không. Có hai cách ký cùng một bản thỉnh nguyện, một ở chỗ này và một ở chỗ kia (xin coi chú thích phía dưới). Bạn có thể ký ở cả hai nơi. Nhưng cuối cùng một chữ ký không được đếm là hai.
Không có một con số nhất định nào mà dựa theo đó bản thỉnh nguyện được chấp thuận; chỉ tiêu của thỉnh nguyên thư là đạt được 1.000 chữ ký.

Furthermore the number of signers does only indicate a certain need for the German Government to negotiate the petition; there is, as far as I know, no obligation to do so. On the other hand, the more signers express their attitude, the better. So: Every single vote counts to keep (first of all: to get) the topic into media and, as a result, into public awareness.
Ngoài ra số chữ ký là một hình thức bày tỏ cho chính phủ Đức thấy cần phải quan tâm xét đến bản thỉnh nguyện và như tôi biết, không bắt buộc họ phải hành động. Mặt khác, có càng nhiều chữ ký bày tỏ quan điểm, thái độ của mình thì càng tốt. Mỗi chữ ký đều có giá trị, nhất là kêu gọi được sự chú trọng của truyền thông và nhận thức của dư luận.

It also may be, that beside of the legislation members of German Government get to know the cases and act under their general competence to promote Human Rights in the World. That does mean, there is no need for a special mandate concerning Vietnam, but for the awareness, that in Vietnam Human Rights are harmed systematically – and that seems to be the case. So: Please spread the massage broadly!
Có thể là giới lập pháp trong chính phủ Đức khi biết đến các trường hợp (vi phạm nhân quyền) sẽ xúc tiến bảo vệ nhân quyền trên toàn cầu chứ không chỉ riêng cho Việt Nam, dù thế họ sẽ nhận thức rõ được là nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng.
Xin quý vị phổ biện rộng rãi thỉnh nguyện thư.

Thank you all! God bless you!
Cảm ơn quý vị. Chúa ban phúc lành cho quý vị.

Yours sincerely,
Thân kính

Josef Bordat

Chú thích:

Chỗ này: https://www.openpetition.de/petition/online/verbesserung-der-menschenrechtssituation-in-vietnam


Chỗ kia: http://www.petitionen24.com/verbesserung_der_menschenrechtssituation_in_vietna m




http://www.ttdq.de/node/269

Trong tiếng Đức

http://www.ttdq.de/node/266


Weitere Informationen :

http://jobo72.wordpress.com/2013/01/03/vietnam-drei-katholische-blogger-in-haft/


http://stefanrochow.files.wordpress.com/2013/01/cropped-blogii.png

14. Januar 2013

Verbesserung der Menschenrechtssituation in Vietnam

In der Volksrepublik Vietnam, wurden vor einiger Zeit überwiegend katholische Blogger verurteilt, weil Sie angeblich am Umsturz der kommunistischen Regierung arbeiten würden. Das Gericht hat 14 Blogger wegen versuchten Umsturzes zu hohen Haftstrafen verurteilt. 13 der Angeklagten erhielten nach zweitägigem Prozess in der Provinz Nghe An Gefängnisstrafen zwischen 3 und 13 Jahren ...
In den Medien haben solche Verletzungen des Menschenrechte leider kaum Niederschlag gefunden. Nur hat der katholische Blogger Dr. Josef Bordat aus Berlin, eine Petitionsinitiative an den Deutschen Bundestag gestartet....

Wenn Sie diese Petition unterstützen möchten, unterschreiben Sie bitte ...


http://stefanrochow.wordpress.com/2013/01/14/verbesserung-der-menschenrechtssituation-in-vietnam/

Lotus
01-15-2013, 04:06 PM
Các anh chị không ở Đức cũng có thể tham gia ký .

Khi bấm vào trang

https://www.openpetition.de/petition/online/verbesserung-der-menschenrechtssituation-in-vietnam

nếu thâý tiếng Đức thì hàng đầu là Petition unterschreiben, và hàng hai bắt đầu bằng chữ " Startseite", cuối hàng có một button cho lựa môt ngôn ngữ thích hợp. (Anh, Pháp, ...)

Có thể dùng Google để dịch .

Triển
01-15-2013, 08:38 PM
Nên gửi thơ thỉnh nguyện thêm cho Bộ ngoại giao và phó thủ tướng Rösler. Năm ngoái, ông phó thủ tướng từng nói khi ông sang Việt Nam kiếm cơm cho hãng xưởng Đức, là rất quan tâm đến tình hình tự do tín ngưỡng và nhân quyền ở VN. Có cầm theo một sanh sách tù nhân lương tâm của Bộ ngoại giao gửi gắm và trao cho Nguyễn Tấn Dũng.

Năm nay gửi thêm thơ thỉnh nguyện này cho Bộ Ngoại Giao và ông phó thủ tướng để nhắc cho họ nhớ, là mới năm ngoái họ kêu gọi VN thả người cũ, năm nay không những không thả người cũ mà còn bắt thêm cả đống người mới cộng lại án tù cả trăm năm.

==> Rösler fordert Freilassung politischer Gefangener in Vietnam: http://www.moz.de/artikel-ansicht/dg/0/1/1038135

Triển
01-16-2013, 06:41 AM
Rösler làm theo ý bộ ngoại giao Đức có gì sai vậy, trao cái thư đề nghị Nguyễn Tấn Dũng thả tù nhân không phải là nguyện vọng của những ngươì yêu nước?
Báo chí Đức và chính phủ Đức có liên quan gì với nhau vậy? Vậy thì ký tên vào cái thỉnh nguyện thư trình lên quốc hội Đức làm cái gì vậy?

Lotus
01-16-2013, 09:07 AM
Thâý là ông Josef Bordat có lòng cho nên ủng hộ ông ký petition kêu gọi chính phủ Đức .

Còn ai muôn´ làm cái gì khác thì cư´làm.

Lotus
01-18-2013, 01:12 PM
Tuyên Cáo
Liên Đoàn Công Giáo VN tại Đức lên tiếng v/v bắt giữ trái phép các Thanh Niên Yêu Nước


http://www.viettan.org/IMG/jpg/Snap-insert.jpg


Về việc Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giữ và kết án những thanh niên Công Giáo và Tin Lành.

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức cực lực phản đối và lên án trước cộng đồng thế giới về hành vi của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã bắt giữ và kết án những thanh niên Công Giáo và Tin Lành.

Việc bắt giữ và kết án những thanh niên có tên dưới đây:

1. Anh Đặng Xuân Diệu
2. Anh Hồ Đức Hòa
3. Anh Lê Văn Sơn
4. Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn
5. Anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc
6. Anh Nguyễn Văn Duyệt
7. Anh Nông Hùng Anh
8. Anh Nguyễn Văn Oai
9. Anh Chu Mạnh Sơn
10. Anh Đậu Văn Dương
11. Anh Trần Hữu Đức
12. Anh Nguyễn Xuân Anh
13. Anh Hồ Văn Oanh
14. Anh Thái Văn Dung
15. Anh Trần Minh Nhật
16. Anh Nguyễn Đình Cương
17. Nguyễn Hoàng Phong
18. Chị Đặng Ngọc Minh

là vi phạm quyền Tự Do Tôn Giáo, Tự Do Ngôn Luận, trái hiến pháp Việt Nam và đi ngược công pháp quốc tế. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:

1. Lập tức thả những thanh niên nói trên đã bị bắt giữ và kết án bất công.

2. Tôn trọng Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Đức-quốc 16.01.2013

Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức

http://ldcg.de/index.php?option=com_...740&Itemid=278

Tố cáo tội ác của đảng CSVN tại Thượng viện Đức - Thỉnh Nguyện Thư của Tiến sĩ Josef Bordat.

http://ldcg.de/index.php?option=com_content&task=view&id=4718&Itemid=227

http://danchuahiepthong.com/index.php?option=com_content&view=article&id=8959:t-cao-ti-ac-ca-ng-csvn-ti-thng-vin-c-thnh-nguynth-ca-tin-s-josef-bordat-&catid=314:thong-bao&Itemid=583

Lotus
01-18-2013, 01:15 PM
Lotus không là ngươì Công giáo, tuy nhiên thâý là chúng ta nên ủng hộ việc này .

Lotus
01-19-2013, 02:31 PM
Coi trong này :

http://www.thongtinducquoc.de/node/305

thâý có bài này nên ghi ra luôn :

Thông cáo báo chí số 2: Phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án nhà cầm quyền CSVN kết án những thanh niên yêu nước

LIÊN HIỆP TRUYỀN THÔNG CÔNG GIÁO VIỆT NAM
THÔNG CÁO BÁO CHÍ SỐ 2.
FOR IMMEDIATE RELEASE.

Melbourne ngày 10 tháng 1 năm 2013 - Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam phản đối trước cộng đồng thế giới và nghiêm khắc lên án sự kiện nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt đi và kết án nặng nề những thanh niên thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành có những tên như sau:

1. Anh Đặng Xuân Diệu, 13 năm tù giam. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
2. Anh Hồ Đức Hòa, 13 năm tù giam. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
3. Anh Lê Văn Sơn, 13 năm tù giam. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
4. Chị Nguyễn Đặng Minh Mẫn, 8 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa 8/1/2013.
5. Anh Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc, 3 năm tù treo. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
6. Anh Nguyễn Văn Duyệt, 6 năm tù giam, 4 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013
7. Anh Nông Hùng Anh, 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
8. Anh Nguyễn Văn Oai, 3 năm tù giam, 2 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
9. Anh Chu Mạnh Sơn, 30 tháng tù giam. Phiên tòa 24/5 và 26/9/2012.
10. Anh Đậu Văn Dương, 3 năm 6 tháng tù. Phiên tòa 24/5 và 26/9/2012.
11. Anh Trần Hữu Đức, 3 năm 3 tháng tù. Phiên tòa 24/5 và 26/9/2012.
12. Anh Nguyễn Xuân Anh, 3 năm tù giam, 2 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
13. Anh Hồ Văn Oanh, 3 năm tù giam, 2 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
14. Anh Thái Văn Dung, 5 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
15. Anh Trần Minh Nhật, 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
16. Anh Nguyễn Đình Cương, 4 năm tù giam, 3 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.
17. Nguyễn Hoàng Phong, 18 tháng tù treo. Phiên tòa 24/5 và 26/9/2012.
18. Chị Đặng Ngọc Minh, 3 năm tù giam, 2 năm quản chế. Phiên tòa 8 và 9/1/2013.

Sự kiện bắt bớ và kết án nặng nề này đã đi ngược công pháp quốc tế và trái hiến pháp cũng như pháp luật Việt Nam.

Nhiều tổ chức Quốc Tế đã ký vào kiến nghị thư gồm có Tổ chức theo dõi Nhân Quyền (HRW), Liên Minh Báo Chí Đông Nam Á (SEAPA), Tổ chức bảo vệ Báo Chí Đông Nam Á, Liên Đoàn Nhân Quyền Việt Nam, Trung tâm các cây bút Việt Nam lưu vong liên hiệp, tổ chức Hành Động của người Công Giáo để bãi bỏ tra tấn (ACAT), tổ chức Ý bảo vệ pháp lý cho truyền thông (MLDI), Quỹ Biên Giới Điện Tử (EFF)... Kiến nghị thư yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho những người được xác nhận họ là những nhà hoạt động xã hội này, cũng như rút bỏ các cáo buộc nhằm vào họ. Kiến nghị thư khẳng định: “Các cá nhân này chỉ đơn giản thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội của họ được luật pháp quốc tế đảm bảo.”

Đồng thời, qua thông báo của Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội về sự kiện nhà cầm quyền cộng sản mưu đồ chiếm đoạt Tu Viện Carmêlô, với thông báo như sau: “Tòa Tổng Giám mục Hà Nội khẳng định chưa bao giờ “bàn giao” hay “cống hiến” cho nhà nước bất cứ 1 trong 95 cơ sở của mình trong TP Hà Nội mà nhà nước đang sử dụng.” “Tòa Tổng Giám mục phản đối mạnh mẽ việc phá dỡ trái phép Tu Viện kín Carmêlô và xây dựng công trình tại đây.”

Thêm vào đó, những sự kiện gây khó khăn cho Quý Tôn Giáo. Hiện nay các Tôn Giáo tại Việt Nam đang xôn xao bàn tán về nghị định mới do nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vừa ban hành về chính sách hạn chế đối với Quý Tôn Giáo. Nghị định này có tên là nghị định số: NĐ 92/2012/NĐ-CP ngày 08.11.2012 có hiệu lực từ ngày 01.01.2013. Nghị định này gọi tắt là NĐ 92. Nghị định 92 này được ban hành nhằm thay thế cho nghị định số: NĐ 22/2005/NĐ-CP ban hành ngày 01.03.2005, gọi tắt là NĐ 22. So sánh với NĐ 22 thì NĐ 92 thì đa số đều quan ngại nhà nước đang xiết dần cách quản lý các Tôn Giáo. Báo hiệu thời kỳ khó khăn cho tất cả Quý Tôn Giáo dù có hay không có tư cách pháp nhân hiện nay ở Việt Nam. Đây là một bước lùi trong việc thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng cần được báo động trên các diễn đàn trong và ngoài nước.

Hơn thế nữa, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam nhận được tin tức liên quan đến những cưỡng chế đất đai đối các dân oan từ khắp nơi trên Quê Hương Việt Nam, và những đàn áp về Tự Do Ngôn Luận qua sự bắt bớ và kết án những bloggers Tự Do Dân Chủ, đã tạo thêm những vết thương cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam.

Trước những bắt bớ và kết án bất công đối với những thanh niên này, cũng như những sự kiện chiếm đoạt các cơ sở thờ tự của Giáo Hội Công Giáo nói riêng và Quý Tôn Giáo Bạn nói chung, và đặc biệt qua nghị định 92 về hạn chế Tự Do Tôn Giáo, Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam xin cùng Hiệp Thông, Cầu Nguyện, và chia sẻ với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam và Quý Tôn Giáo Bạn, cùng những anh chị em thanh niên đau khổ này, và với gia đình của những nạn nhân bị bắt và kết án oan khiên, chúng tôi nghiêm khắc lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi đàn áp, bắt bớ, và chiếm đoạt bất công. Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam:

1) Thả ngay lập tức những thanh niên thuộc Giáo Hội Công Giáo và Giáo Hội Tin Lành đã bị bắt bớ và xử án bất công.
2) Chấm dứt việc đàn áp Giáo Hội Công Giáo và Quý Tôn Giáo bạn.
3) Tôn trọng và bảo đảm an ninh cho các nơi thờ tự của tất cả các Tôn Giáo.
4) Nghiêm chỉnh tôn trọng luật pháp do chính nhà cầm quyền Việt Nam ban hành.
5) Tuyệt đối tôn trọng Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo, và Tự Do Ngôn Luận theo như bản Hiến Chương Liên Hiệp Quốc khẳng định.

Trong niềm tin vào Thiên Chúa, chúng tôi tha thiết mời gọi những trái tim Việt Nam cùng đoàn kết hiệp thông, chia sẻ, và đồng hành với Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nói riêng và Quý Tôn Giáo Bạn nói chung, cùng các nạn nhân và gia đình, và toàn thể Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh bất công này. Liên Hiệp Truyền Thông Công Giáo Việt Nam tha thiết mời gọi Quý Cộng Đồng, Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam cũng như Quý Tôn Giáo Bạn, tổ chức những buổi thắp nến và cầu nguyện cho Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam trong hoàn cảnh đau thương này, để bày tỏ sự hiệp thông, chia sẻ và đồng hành với Quê Hương và Dân Tộc Việt Nam cũng như với các nạn nhân đang đối diện với những khó khăn trong giai đoạn hiện tại.

Chúng tôi tha thiết kêu gọi Quý Quốc Hội, Quý Chính Phủ, Quý Đảng Phái Chính Trị các Quốc Gia, Quý Tổ Chức Nhân Quyền, Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế, Quý Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Tế, các tổ chức thường quan tâm đến Tự Do và Nhân Quyền cho Việt Nam, cùng Quý Cơ Quan Truyền Thông Thế Giới và Quý Cơ Quan Truyền Thông Việt Nam trên toàn thế giới, cùng đồng hành đấu tranh cho Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo, và Tự Do Ngôn Luận tại Việt Nam.

Liên hệ:

Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long OFM
Titular Bishop Of Tala and Auxiliary Bishop Of Melbourne
386 Geelong Road, Kingsville VIC 3012. Australia
PO Box 146, East Melbourne VIC 8002. Australia,
Telephone: 03 9315 1945
Facsimile: 03 9315 1907
Email: vincent.long@cam.org.au.

Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài
Giám Đốc Radio VERITAS Asia
Buick St. North Fairview,
Quezon City, Philippines.
P.O. Box 2642.
Email: rvaprogram@rveritas-asia.org

Lm. Gioan Trần Công Nghị
Giám Đốc Thông Tấn Xã Công Giáo VietCatholic
P.O.Box 735. Avalon, CA 90704, USA.
Tel (310) 510-0192
Email: conggiao@gmail.com

Lm. Joachim Nguyễn Đức Việt Châu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Mỹ Châu
PO Box 1419 Gretna,
LA 70053-5440, USA.
Email: danchuausa@yahoo.com

Lm. Antôn Nguyễn Hữu Quảng
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu
715 Sydney Rd. Brunswick Vic 3056. Australia.
Email: danchuaucchau@gmail.com

Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Âu Châu
Magazine Catholique
Katholische Monatszeitschrift
Email: info@danchua.de

Lm. Paul Chu Văn Chi
Phó Giám Đốc Vietcatholic Network, Sydney Australia
92 The River Rd. Revesby NSW 2212. Australia
Email: paulvanchi@yahoo.com


http://thanhnienconggiao.blogspot.com/2013/01/thong-cao-bao-chi-so-2-phan-oi-truoc.html

Lotus
01-27-2013, 11:38 AM
http://gdb.voanews.com/3D7A8CD4-4CC6-45AB-B950-F00DE4F11134_w640_r1_s_cx0_cy10_cw0.png

Ông Benjamin Ismail, Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới

Chúng tôi muốn lên án và chứng minh với công luận rằng luận cứ Việt Nam đưa ra là vô lý. Thông tin chúng tôi đưa ra cho thấy toàn bộ cáo buộc của Việt Nam là không có thực, giả tạo nhằm bóp nghẹt những tiếng nói chỉ trích nhà nước.

http://www.voatiengviet.com/content/blogger-paulus-le-van-son-va-ban-an-13-nam/1586786.html

Vietnam jails 13 for subversion under ‘draconian’ charges

http://www.scmp.com/sites/default/files/styles/980w/public/2013/01/09/vietnam_activists.jpg

Anti-China protesters rally as a policeman tries to stop pictures being taken in Vietnam where challenging authority is a growing trend. Photos: Reuters

Thirteen political activists were found guilty of anti-state crimes in Vietnam on Wednesday and sentenced to prison, a ruling condemned by rights activists who saw it as part of a crackdown on dissidents in the communist country...

“The government of Vietnam is conducting a legal process which is completely non-transparent. The courts are being used as an instrument of state repression rather than honestly adjudicating guilt or innocence,” he said.

Coi nguyên bài trong :

http://www.scmp.com/news/asia/article/1124019/vietnam-jails-13-subversion-under-draconian-charges



Crackdown on Bloggers in Vietnam

http://www.undispatch.com/un-content/uploads/2013/01/viettanbloggerscourt.jpg

Coi nguyên bài trong :

http://www.undispatch.com/crackdown-on-bloggers-in-vietnam


Bất công ở Việt Nam

Allen S.Weiner

Gám đốc chương trình Luật Quốc tế và So sánh, Trường Luật Stanford

Cập nhật: 18:00 GMT - thứ sáu, 18 tháng 1, 2013


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/01/10/130110022751_activists_464x261_afp.jpg
Phiên tòa xử thanh niên Thiên Chúa giáo ở Nghệ An hôm 9/11/2013

Trong hai ngày 8 và 9/1, một tòa án ở Việt Nam xử 14 nhà hoạt động xã hội và chính trị còn trẻ về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

Các nhà hoạt động, phần lớn đang ở tuổi 20, 30, sau hai ngày xử bị tuyên án khá nặng, từ 3 năm tới 13 năm.

“Tội” duy nhất mà họ phạm phải là ủng hộ một cách hòa bình cho việc thay đổi chính sách xã hội và chính trị, khôi phục công lý xã hội, và ủng hộ thể chế đa đảng dân chủ ở Việt Nam.

Dường như Việt Nam vẫn dùng luật hình sự để bác bỏ quyền biểu lộ ý kiến chính trị, vốn được hiệp ước quốc tế bảo hộ, mà Việt Nam cũng là một thành viên trong đó, và dùng luật của mình để bảo vệ cho việc lờ đi luật quốc tế.

Nói một cách ngắn gọn, Việt Nam hình sự hóa các hoạt động chính trị hòa bình mà chế độ không ưa thích.

Vụ xử này và các vụ khác đã khước từ tự do cơ bản của bị cáo cũng như tất cả các công dân Việt Nam khác.

Các nhà hoạt động phải ra tòa tuần trước, sau vụ xử bị chính trị hóa thiếu cân bằng một cách cơ bản, bị khởi tố chỉ vì họ đã học cách biểu tình không bạo lực và dùng mạng internet để cổ vũ những người khác ủng hộ họ, một cách hòa bình, dân chủ.

Nhà nước Việt Nam đang cố đưa biểu tình hòa bình và hợp pháp hóa tranh luận chính trị vào tội xúi giục và lật đổ.

Các cáo buộc cũng phản ánh sự thiếu công minh sâu sắc đối với các nhóm tôn giáo thiểu số và với bất kỳ sự đối lập chính trị nào.

Nhóm người đang bị giam giữ bị buộc tội tham gia một đảng ủng hộ dân chủ tên Việt Tân, và liên kết với Dòng Chúa Cứu Thế ở Việt Nam.

Theo luật pháp quốc tế, nhà nước có thể không được phép xử tội thành viên thuộc những tổ chức tìm kiếm thay đổi qua các phương thức không bạo lực.

Trong vụ xử, các hãng thông tấn chỉ ra rằng, mối liên hệ của 12 trên số 14 bị cáo với Công giáo – đã tạo ra thêm va chạm giữa bên công tố và bị cáo. Những thiên kiến này thể hiện ý định trừng phạt những ai có niềm tin tôn giáo sâu sắc. Thiên kiến đó cũng làm tổn hại tới quá trình điều tra, đưa ra lời buộc tội không hợp pháp và không chính đáng.

Hành động của Việt Nam vi phạm rõ ràng bổn phận với quốc tế và với những hứa hẹn khác mà Việt Nam đã tự gánh vác. Các hiệp ước như Hiệp định Quốc tế về Dân sự và các Quyền Chính trị (ICCPR) bảo vệ chống lại sự bài trừ, thủ tiêu vô lý và không có cảnh báo những quyền cơ bản và quyền liên quan tới phát ngôn, hội họp, và tổ chức.

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng vi phạm các quyền con người khác được ICCPR đảm bảo, trong đó có: bắt giữ không cần lệnh, thời hạn tạm giam trước khi xử quá dài mà không có văn bản buộc tội, từ chối cho thân nhân tới thăm người bị tạm giam hàng tháng trời, và từ chối cho luật sư giúp bị cáo chuẩn bị bào chữa trước tòa.

Bằng những hành động này, chính phủ Việt Nam khước từ các nhà hoạt động có quyền được xử công minh.

Xử các nhà hoạt động xã hội và chính trị ủng hộ thay đổi trong hòa bình cũng vi phạm quyền tự do phát ngôn một cách công khai, do chính hiến pháp của Việt Nam bảo hộ.

Điều 53 Hiến pháp Việt Nam nêu rõ rằng công dân “có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương,” và điều 69 ghi “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí” và “có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật.”

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/12/09/121209064639_cn_hanoi_protest_304x171_afp.jpg

Những điều khoản trong hiến pháp bảo vệ cho tất cả những gì mà các nhà hoạt động bị buộc tội dựa trên đó.

Gần đây, Hoa Kỳ và các quốc gia khác cam kết thỏa thuận đa phương nhằm thiết lập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương, nhắm tới mối ràng buộc kinh tế ngày càng tăng giữa các quốc gia ven Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, theo như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton từng chỉ ra, Việt Nam vừa muốn hiện đại hóa kinh tế lại vừa ngăn chặn biểu hiện thái độ chính trị trong hòa bình, mà điều này chỉ là “cuộc mặc cả không trung thực”.

Để trả lời cho những cáo buộc đối với 14 nhà hoạt động, đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội nhắc Việt Nam tôn trọng bổn phận đối với luật quốc tế, và kêu gọi thả ngay các tù nhân lương tâm.

Nhưng chỉ kêu gọi và chỉ trích thôi có vẻ không đủ để thuyết phục Việt Nam biết trân trọng bổn phận của mình đối với nhân quyền của chính công dân mình.

Nếu Hoa Kỳ vẫn được tiếng là có truyền thống tốt đẹp về quyền con người, thì họ nên đảm bảo rằng tiến bộ của Việt Nam đối với tôn trọng nhân quyền là một trong những điều kiện để đẩy mạnh quan hệ kinh tế.
Tóm lại, quyền con người phải được đưa vào cuộc mặc cả.

Trong phiên tòa tuần trước, nhà báo, sinh viên và là nhà hoạt động xã hội Trần Minh Nhật tuyên bố “Tôi cầu nguyện và hy vọng rằng, xã hội Việt Nam sẽ sớm có được sự thật và công lý. Tôi hoàn toàn chấp nhận và sẽ cam chịu tất cả những đàn áp dưới chế độ này”.

Đây là những lời cuối cùng anh nói trong phiên tòa. Trần Minh Nhật cho thấy dũng cảm lớn bằng việc đầu hàng tự do của chính mình, hy vọng hy sinh này sẽ đảm bảo cho tương lai tự do của nhiều người khác.

Chúng ta không nên mù quáng trước sự hy sinh đó. Chúng ta không nên lờ đi trách nhiệm của chúng ta trong việc gìn giữ lý tưởng về quyền con người được trân trọng trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu và ICCPR.

Chúng ta không nên ủng hộ những nỗ lực sai trái của Việt Nam nhằm trừng trị các hành động và tuyên ngôn đối lập bằng cách thưởng cho chính phủ của họ mối quan hệ kinh tế.

Trong khi Việt Nam đang ngày càng cố gắng sử dụng hệ thống luật pháp như công cụ đàn áp chính trị, hy vọng của Trần Nhật Minh đối với tương lai của Việt Nam có trở thành hiện thực hay không phụ thuộc vào cộng đồng quốc tế.

Vụ xử và tuyên án 14 nhà hoạt động dân chủ của chính phủ Việt Nam tuần trước là lời từ chối quyền cơ bản và quan trọng trong một xã hội công bằng và tự do.

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2011/09/30/110930102959_thanh_nien_cong_giao_304x304_thanhnie nconggiao.jpg

Dựa trên những bổn phận không mấy được tôn trọng, Việt Nam cần thả các nhà hoạt động ngay lập tức. Nếu Việt Nam từ chối, cộng đồng quốc tế cần hành động dứt khoát để đối diện với những vi phạm này và nói rằng không còn có thể chấp nhận vi phạm nhân quyền mà không bị trừng phạt.

Ông Allen S. Weiner là giảng viên ngành luật và là giám đốc của Chương Trình Luật Quốc Tế và So Sánh tại Trường Luật Stanford.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130118_nhan_quyen_o_viet_nam.shtml

Lotus
01-27-2013, 11:45 AM
Gia đình kêu gọi trả tự do cho các thanh niên Nghệ An

Sau phiên tòa xét xử 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị quốc tế lên án, gia đình các thanh niên này có bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho người thân của họ.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-jails-13-activists-in-new-crackdown-01092013102256.html/000_Hkg8154719-305.jpg

Các thanh niên Công giáo và Tin lành tại phiên xử ở Toà án nhân dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ngày 09 tháng 1 năm 2013.

Bản gốc của thư lên tiếng ghi ngày 15 tháng 1 năm 2013, hơn một tuần sau khi phiên tòa dành cho các thanh niên Nghệ An khép lại. Bản lên tiếng được công bố hôm nay, 27 tháng 1 cùng với chữ ký của đại diện các gia đình bị can và chữ ký của những người khác có quan tâm. Ông Trần Khắc Chín, cha của anh Trần Minh Nhật, cho biết gia đình sẽ làm những gì có thể để lên tiếng cho thân nhân đang chịu cảnh lao tù:

“Quyền kháng cáo là quyền của người đang bị giam. Nhưng vấn đề kêu gọi trả tự do cho họ thì đó là một việc tốt lành. Tất cả đều đồng lòng vì công lý. Trong trại giam, con tôi kháng án hay không là do nó nhưng đây là việc làm riêng của những người bên ngoài”.

Trần Minh Nhật bị mức án 4 năm tù giam, ba năm quản chế, một mức tương đối thấp so với một số nhân vật khác, lên đến 13 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Phản đối bản án


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/harsh-sentn-for-christ-01092013071537.html/hinh-anh-cac-thanh-nien-cong-giao-duoc-dan-tren-tuong-xung-quanh-khu-vuc-toa-an.-nuvuongcongly/image
Hình ảnh các thanh niên công giáo được dán trên tường xung quanh khu vực toà án. Nuvuongcongly


Bản lên tiếng phản đối và phủ nhận bản án mà họ gọi là áp đặt đối với 14 thanh niên Nghệ An, cũng như phản đối những bản án kết tội những người yêu nước khác. Anh Hồ Văn Lực, em trai Hồ Đức Hòa, một trong những bị can nhận mức án cao nhất, nói với đài RFA rằng gia đình anh phản đối bản án của anh Hòa:

“Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền. Những người dân cùng một tiếng nói nhằm phản đối việc đó”.

Hy vọng đòi lại công bằng cho tất cả các anh em, đặc biệt là các anh em Công Giáo bị xử ngày 8 và 9 vừa qua với những bản án nặng nề và những oan sai từ phía chính quyền.

Anh Hồ Văn Lực

Hồ Đức Hòa là một trong số nhiều người lên tiếng nói rằng mình vô tội tại phiên tòa vừa qua. Phiên tòa hôm 8 và 9 tháng 1 xét xử các thanh niên Nghệ An theo tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” bị các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ và Pháp cùng các tổ chức bênh vực nhân quyền lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ cho rằng những người bị kết tội chỉ đơn giản là thực hiện quyền tự do ngôn luận được luật pháp quốc tế và các công ước mà Việt Nam là thành viên bảo đảm. Bản lên tiếng cũng kêu gọi Việt Nam tôn trọng luật pháp quốc tế cũng như hiến pháp Việt Nam và chấm dứt việc bắt bớ tùy tiện.

Trong chuyến viếng thăm Châu Âu vừa qua của Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, một lần nữa phiên tòa xử các thanh niên tại Nghệ An bị mang ra nhắc nhở.

Trong số các gia đình ký tên vào bản lên tiếng, không có chữ ký của gia đình Nông Hùng Anh, người nhận mức án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Người vận động ký tên vào bản lên tiếng này cho biết gia đình anh Nông Hùng Anh “đang chịu áp lực” từ phía chính quyền. Riêng ông Nguyễn Văn Lợi ký tên kêu gọi cho vợ và các con của mình là bà Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc. Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc là người duy nhất được nhận án treo.
Không chỉ gia đình


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/sideline-trial-of-14-activists-gm-01082013042530.html/130108-vinh52-250/image
Công an, an ninh bên ngoài phiên tòa xử 14 thanh niên Công giáo - Tin Lành, tại tòa án thành phố Vinh sáng 08/01/2013. Photo courtesy of VRNS.

Ngoài chữ ký của gia đình các thanh niên Nghệ An, còn có chữ ký của các Linh mục giáo phận Vinh, các tu sĩ tôn giáo khác và những người quan tâm. LM Antôn Nguyễn Văn Đính - Quản Hạt Thuận Nghĩa - Quỳnh Lưu, Nghệ An, Giáo Phận Vinh cho biết lý do mình ký tên vào bản lên tiếng:

“Cũng có một số con em ở giáo xứ Yên Hòa, giáo hạt Thuận Nghĩa nhưng điều đó không quan trọng. Quan trọng là tôi thấy các em bị mức án oan ức quá nên kiến nghị để họ (chính quyền) suy nghĩ lại”.

Vị LM trên cho biết thêm, ông không e ngại nếu phải gặp rắc rối vì cho rằng đây là việc làm đúng. Ông nói:

Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ.

Bản lên tiếng kêu gọi trả tự do cho những người ở Nghệ An cũng nhận được sự quan tâm của các nhân vật đấu tranh dân chủ và thân nhân của những người từng bị xét xử vi phạm điều 88 và 79 BLHS Việt Nam. Bà Dương Thị Tân, vợ cũ của blogger Điếu Cày, người bị kêu án 12 năm tù giam với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” cũng ký tên vào bản lên tiếng trên. Bà nói:

“Chúng tôi ký tên vào bản lên tiếng này cũng không hẳn vì cái riêng. Trong cái riêng có cả cái chung. Đây là những người nói lên tiếng nói bất công, những tiếng nói mà người dân đang bức xúc. Họ bị kết án bởi những điều rất mơ hồ khi bất đồng chính kiến hoặc không đồng ý với chính phủ. Tôi là một người Việt Nam và thấy đây là một sự bất công. Tôi không làm được như họ thì lên tiếng trả tự do cho họ”.

Cần thiết

Thân nhân các thanh niên Nghệ An ngoài kêu gọi trả tự do cho người thân của mình, còn chỉ trích điều 79 và 88 BLHS Việt Nam đồng thời bày tỏ sự đồng cảm với những người bị kết tội oan sai. Ông Trần Khắc Chín, cha Trần Minh Nhật chia sẻ:

“Những người bị oan uổng khác thì mình cũng kêu oan dùm người ta. Nhiều khi họ bị cáo buộc như vậy nhưng chưa chắc là vi phạm”.

Trước khi phiên tòa diễn ra, cũng từng có bản lên tiếng kêu gọi sự quan tâm của quốc tế. Nhưng kết quả phiên tòa vẫn là những bản án nặng nề. Mặc dù vậy, thân nhân các bị can vẫn tin rằng việc lên tiếng là cần thiết. Anh Hồ Văn Lực nói:

“Đây là một bản án bỏ túi, dù có lên tiếng thì bản án cũng được ấn định như vậy. Nhưng phải có một cái gì đó để lên án việc làm sai trái của chính quyền. Lên tiếng để có một tiếng nói chứng minh rằng những người này vô tội, rằng việc làm của họ không sai và nên làm để những người khác làm theo”.

Được biết, bản lên tiếng đang trong thời gian thu thập chữ ký. Khi đạt đến một số lượng chữ ký nhất định, bản lên tiếng sẽ được gởi cho các cơ quan chức năng có liên quan.

Các thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị kết án vừa qua là những người hoạt động năng nổ trong công tác xã hội và tôn giáo. Họ tham gia viết blog để bày tỏ quan điểm của mình, tham gia biểu tình chống Trung Quốc, và tham gia các lớp huấn luyện bất bạo động. Trong khi Nhà nước Việt Nam cáo buộc họ hoạt động nhằm lật đổ chính quyền thì các cơ quan quốc tế cho rằng đây chỉ là cách thực hiện quyền được bày tỏ của con người.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/calling-for-nghean-activists-release-qchi-01272013120824.html