PDA

View Full Version : Vụ ông Đoàn Văn Vươn



Lotus
03-30-2013, 03:16 PM
Vụ ông Vươn: 'Chính quyền sai hoàn toàn'


Cập nhật: 12:03 GMT - thứ bảy, 30 tháng 3, 2013


http://data.vietinfo.eu/News/2013/03/30/185006/500_thumb.jpg
Nhà của gia đình ông Vươn bị chính quyền phá.


Một luật sư khuyến cáo giới chức tòa án Việt Nam xét xử công minh cho phiên xử mà ông mô tả là sẽ đi vào lịch sử.

Luật sư Trần Vũ Hải, người không tham gia bào chữa trong vụ xử theo dự kiến diễn ra vào tuần tới, khuyến cáo giới thẩm phán cần xem xét các tình tiết được cho là sai trái về phía chính quyền huyện Tiên Lãng vốn dẫn tới việc gây ức chế và hành vi phản kháng của ông Vươn và người thân khi bị cưỡng chế đất.

Ông Vươn và gia đình gồm sáu người sẽ bị đưa ra xét xử vì tội "giết người và chống người thi hành công vụ."
Luật sư Hải cũng so sánh vụ án ở Cống Rộc, Tiên Lãng này với vụ án Nọc Nạn (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%E1%BB%A5_%C3%A1n_N%E1%BB%8Dc_N%E1%BA%A1n)xảy ra ở tỉnh Bạc Liêu từ thời Pháp thuộc mà trong đó các bị cáo chính, là nông dân người Việt đã phản kháng đàn áp, cưỡng bức ruộng đất và giết chết năm người của chính quyền thực dân Pháp và phong kiến ở Nam Kỳ, đã được tha bổng.
"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng."

Đây là phiên xử thể hiện tính công minh của hệ thống tư pháp Việt Nam và là dịp để so sánh với hệ thống tư pháp của chế độ cũ", luật sư Hải nói với BBC hôm 30/03.
Tin cho hay gần một chục luật sư có thể được chấp nhận tham gia bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và người thân trong phiên tòa dự kiến từ ngày 2-5/4 xử vụ người dân nổ súng chống cưỡng chế đất đai ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng đầu tháng 1/2012, theo báo trong nước.

Nghe mp3

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2013/03/tranvuhai-doanvanvuon_130330_tranvuhai_comments_au_bb.mp3

Tờ Người Lao Động hôm thứ Sáu cho hay tám luật sư có thể được tham gia bào chữa cho sáu anh em trong gia đình ông Vươn trong phiên sơ thẩm, nếu không có gì thay đổi.
Trước phiên tòa tuần sau, một số ý kiến của giới quan sát cho hay chính quyền Hải Phòng có thể sẽ muốn xét xử vụ án trong một động thái đa mục tiêu, vừa tiếp tục qua đó răn đe khả năng lặp lại các vụ phản kháng chống cưỡng chế vốn thu hút chú ý của công luận, vừa có thể muốn xoa dịu dư luận.

"Trong phiên xử này, nhân dân hy vọng rằng tòa án của Việt Nam, nhà nước công nông Việt Nam, sẽ bảo vệ tốt hơn quyền của nông dân so với tòa án thực dân Pháp hoặc ít nhất là bằng"

Luật sư Trần Vũ Hải

Nhà báo Huy Đức vào tuần này viết trên Bấm Facebook về điều ông gọi là "tội và công" của anh em nhà ông Đoàn Văn Vươn.
"Về tội, anh Vươn chỉ làm "trầy da, tróc vảy" mấy cán bộ công an. Về công, anh thức tỉnh được ở tầm cao nhất.
"Tòa nên chiểu theo khoản 4, điều 8 của Bộ Luật Hình sự (Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm, nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác) để miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho các thành viên trong gia đình anh.

"Rồi lịch sử sẽ còn nhắc lại vụ Đoàn Văn Vươn. Bản án là sự lựa chọn để lại tiếng thơm hay để lại vết nhơ trăm năm cho Chế độ", nhà báo Huy Đức bình luận.

'Ân giảm nếu nhận tội'?
Có dự đoán từ giới quan sát cho rằng các bị can là thành viên gia đình của ông Vươn có thể phải đối mặt với mức án tù khoảng dưới mười năm, hoặc có thể chỉ khoảng 7 năm trở xuống, một số có thể sẽ được giảm án qua các hình thức ân giảm qua các đợt ân xá hàng năm, nếu chịu nhận tội.
Tuy nhiên, trên truyền thông tự do trên mạng Internet, nhiều ý kiến tiếp tục đề nghị tha bổng cho các bị can, và đặt vấn đề các ông Vươn, Quý và những người thân chỉ "tự vệ chính đáng."
Các phiên xử được dự đoán sẽ diễn ra trong vòng bảo vệ an ninh, trật tự nghiêm ngặt của chính quyền và các lực lượng cảnh sát, an ninh.
Ngay sau phiên xử ông Vươn và người thân tuần sau, từ 8-10/4 sẽ bắt đầu phiên tòa sơ thẩm xử vụ án “Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” đối với 5 bị can nguyên cán bộ huyện Tiên Lãng.
Đó là các ông Lê Văn Hiền, nguyên Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Nguyễn Văn Khanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng; ông Phạm Xuân Hoa, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Tiên Lãng; ông Lê Thanh Liêm, nguyên Chủ tịch UBND xã Vinh Quang; và ông Phạm Đăng Hoan, nguyên Bí thư Đảng ủy xã, theo tờ Người Lao Động.


'Tự vệ chính đáng'

Từ 8-10/4 sẽ xử cựu quan chức Tiên Lãng, Hải Phòng trong đó có cựu Chủ tịch Lê Văn Hiền
Hôm 30/3, bài báo trên tờ DL của tác giả Nguyễn Thị Ánh Hiền với tựa đề "Đi tìm sự hợp lý trong lý do biện minh "tự vệ" ở vụ án Đoàn Văn Vươn" đặt vấn đề:
"Con người ai cũng có quyền tự vệ khi bị kẻ khác đe dọa tính mạng hoặc lợi ích chính đáng của mình. Tự vệ, trước hết đó là quyền cơ bản của con người.
"Biện pháp tự vệ được sử dụng khi phải đối mặt với tình huống sắp bị tấn công hoặc sắp bị đe dọa. Nếu không tự vệ thì nguy cơ xảy ra thiệt hại rất nghiêm trọng."
Tác giả nhận đang là sinh viên Luật ở một đại học tại Sài Gòn khẳng định: "Một hành vi không làm cho một người có tội trừ phi tâm của họ có tội."

Trước đó, trên BBC Việt ngữ trong bài viết "Đoàn Văn Vươn - từ công lý đến bạo lực", tác giả Hồng Ngọc, cựu nhà báo của VietnamNet và Văn hóa - Thể thao đưa ra quan điểm:
"Dù ai cũng biết gia đình ông Vươn phạm pháp trong cuộc đáp trả ấy, thì phản kháng tuyệt vọng ấy cần phải được nhìn nhận theo hướng gia đình ông Vươn là nạn nhân, trước khi bị nhìn nhận như thủ phạm,
"Nếu phiên tòa xử gia đình ông Vươn tới đây được sử dụng như là cách thức để chính quyền trả thù những kẻ phản kháng, niềm tin ít ỏi còn lại vào công lý ở Việt Nam sẽ bị chà đạp, và bạo lực ở nơi này hay nơi khác sẽ lại tiếp diễn, nghiêm trọng hơn," nhà báo tự do Hồng Ngọc cảnh báo.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130330_doanvanvuon_views.shtml

Lotus
03-31-2013, 01:59 AM
Thứ bảy 30 Tháng Ba 2013


Ủy ban Công lý Hòa bình và Giám mục Hải Phòng kêu gọi trả tự do cho gia đình Đoàn Văn Vươn

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/Vietnam%20-%20Doan%20van%20vuong%20Ba-Thuong-.jpg

Bà Nguyễn Thị Thương trước ngôi nhà bị Công an Hải Phòng và chính quyền huyện Tiên Lãng phá trụi, 01/2012.

Từ ngày 02 đến 05/04, Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng sẽ xét xử ông Đoàn Văn Vươn và ba người khác trong gia đình ông với tội danh « giết người », vì đã dùng vũ khí chống trả lực lượng cưỡng chế ngày 05/01/2012 tại khu vực Cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Hai người khác, trong đó có vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương, cũng sẽ bị xử với tội danh « chống người thi hành công vụ ».

Trong văn thư đề ngày 29/03, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình, thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam và Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên, Giám mục Hải Phòng nhắc lại rằng ngay chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong cuộc họp ngày 10/02/2012 đã khẳng định việc cưỡng chế thu hồi đất ở Tiên Lãng là « không đúng pháp luật ». Chính vì vậy, văn thư của Chủ tịch Ủy ban công lý và Hòa bình và của Giám mục Hải Phòng cho rằng : « Ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, vì bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, nên đã phòng vệ chính đáng trước các đối tượng vi phạm pháp luật, xâm hại đến lợi ích hợp pháp của công dân ». Hành vi phòng vệ chính đáng đó là không có tội, cho nên Chủ tịch Ủy ban công lý và Hòa bình và của Giám mục Hải Phòng yêu cầu trả tự do và bồi thường thiệt hại thỏa đáng cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn.

Riêng Tòa Giám mục Hải Phòng cho biết là ngày 26/03 vừa qua, cụ bà Trần Thị Mạp, thân mẫu của ông Đoàn Văn Vươn, đã đến Tòa Giám mục để xin cộng đoàn Giáo phận Hải Phòng cầu nguyện cho các con, các cháu của cụ trong những ngày xử án sắp tới. Đáp lại lời khẩn cầu này, Tòa Giám mục kêu gọi các linh mục, tu sĩ và tín hữu trong giáo phận Hải Phòng hiệp thông cầu nguyện cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, để vụ án này « được diễn ra trung thực và công bằng, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng cho người dân ».

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130330-uy-ban-cong-ly-va-hoa-binh-va-giam-muc-hai-phong-keu-goi-tra-tu-do-cho-gia-dinh-do

Lotus
04-01-2013, 05:34 PM
Chủ nhật 31 Tháng Ba 2013


Nông dân Hà Nội, Hưng Yên ủng hộ Đoàn Văn Vươn tại Hải Phòng

Vào ngày thứ ba 02/04/2013 tới đây, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn, gồm 6 người, ở Hải Phòng bị ra tòa với tội danh « giết người và chống người thi hành công vụ ». Từ nạn nhân của một vụ cưỡng chế đất canh tác, gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn biến thành nghi can chủ mưu giết nhân viên công lực. Vụ án oan khuất này đã gây bất bình trong công luận. Nông dân ở Văn Giang và Dương Nội góp thêm tiếng nói qua bản tuyên bố yêu cầu trả tự do cho gia đình nạn nhân và trừng trị cán bộ tham ô.

Gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn ở Hải Phòng được đồng bào cùng cảnh ngộ lên tiếng ủng hộ như một « anh hùng của nông dân Việt Nam ». Hàng trăm nông dân ở hai huyện Văn Giang (Hưng Yên) và Dương Nội ngoại thành Hà Nội, nạn nhân của tình trạng cưỡng chế đất đai từ nhiều năm nay, đã ra một bản tuyên bố và huy động chữ ký kêu gọi tòa án « tha bổng toàn gia đình ông Đoàn Văn Vươn và trừng trị nghiêm khắc những kẻ gây ra sự kiện 05/01/2012, tấn công, xâm phạm tài sản của ông Đoàn Văn Vươn ».

Bản tuyên bố nhắc lại một vụ án tương tự xảy ra vào năm 1928 thời thực dân Pháp ở Bạc Liêu được gọi là vụ án Nọc Nạn. Cũng trong vụ tranh đoạt đất đai của nông dân Việt Nam, một quan chức Pháp bị giết chết, nhưng tòa án thuộc địa đã xét xử công minh, tha bổng các bị cáo người Việt chứng tỏ ngay « trong chế độ thực dân, quyền làm chủ thành quả của nông dân được thừa nhận ».

Bản tuyên bố thẩm định trong vụ cưỡng chế oan khiên ở Tiên Lãng, Hải Phòng, hồi đầu năm 2012, phía chính quyền đã sử dụng lực lượng vũ trang, dùng súng đạn để « tiêu diệt » nông dân « cố thủ giữ đất tạo dựng bằng mồ hôi nước mắt »....

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130331-nong-dan-ha-noi-hung-yen-ung-ho-doan-van-vuon-tai-hai-phong

Lotus
04-01-2013, 05:36 PM
Lửa hiệp thông hướng về gia đình Đoàn Văn Vươn


http://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2013/04/cnnv-331.jpg


http://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2013/04/caunguyen_doanvanvuon.jpg


http://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2013/04/cnnv-281.jpg


http://jbnguyenhuuvinh1962.files.wordpress.com/2013/04/cnnv1-5.jpg

https://jbnguyenhuuvinh1962.wordpress.com/2013/04/01/caunguyen_doanvanvuon/

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com/2013/04/lua-hiep-thong-lua-tu-nhung-trai-tim.html

Lotus
04-01-2013, 05:37 PM
Tin mới cập nhật:

Tin về phiên xử nông dân Đoàn Văn Vươn, 02.04.2013 02.04.2013

Trước phiên tòa xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn 02.04.2013

Coi trong

http://www.chuacuuthe.com/

http://luongtamconggiaovietnam.blogspot.com

Lotus
04-01-2013, 09:22 PM
http://www.youtube.com/watch?v=etqsHSZ-jpw&feature=player_embedded
Video do CTV Dân Làm Báo thực hiện

Cảnh An Ninh bắt người tham dự phiên tòa

Lotus
04-01-2013, 09:24 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=7jIIKDfOBpI
Video do CTV Dân Làm Báo thực hiện

10h 20, Theo tin từ CTV Dân Làm Báo, những người bị bắt đã bị đưa về CATP Hải phòng. Quanh khu vực xử án, tinh thần của bà con vẫn không suy giảm, dù lực lượng an ninh đã bắt một số người.



http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/tuong-thuat-phien-toa-xet-xu-anh-oan.html#more

Lotus
04-02-2013, 03:11 AM
Bài học từ Tiên Lãng

...

So với huyện Quỳnh Phụ của tỉnh Thái Bình 16 năm trước, ở vụ việc Tiên Lãng, người ta nhận ra những điều quen thuộc đang xảy ra ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, từ Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Giang, Hà Tĩnh cho đến Đà Nẵng, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và An Giang.
Tiên Lãng không còn đơn thuần là một đơn vị hành chính nhỏ hẹp trên bản đồ mà đã đi vào lịch sử là sự kết tụ của bức xúc, bất mãn, phản ứng, xung đột và cuối cùng là bạo động về đất đai - kết cục tất yếu sau ít nhất 4.000 vụ khiếu kiện tập thể trong hơn 7 năm qua tại nhiều địa phương.
Điều gì phải đến đã đến, một khi lối mòn không được phát quang. Phiên tòa Đoàn Văn Vươn có thể xem là phần dẫn nhập cho tấn bi kịch hiện đại của nông dân Việt Nam.
Vào những ngày sát thời điểm phiên tòa ở Hải Phòng, rất đông nông dân Văn Giang, Dương Nội đã chuẩn bị băng rôn, biểu ngữ và định sẽ kéo đến tòa án để biểu thị sự đồng cảnh và nỗi đồng cảm với người bạn nông dân của mình.

Công an có thấu?

Vụ việc ông Vươn đã là dấy lên sự đồng cảm của những nông dân cùng cảnh ngộ
Vào năm ngoái, dân gian có câu ‘Tiên Lãng chưa qua, Xuân Quan đã đến’.
Phiên tòa xử Đoàn Văn Vươn lại đang diễn ra cùng thời điểm cách đây một năm khi những người nông dân ở xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên bị chính quyền chèn ép với mức giá bồi thường rẻ mạt để thu hồi đất đai cho dự án Ecopark - vốn được miêu tả là dự án sinh thái tầm cỡ nhất quốc gia.
Người dân cũng có quá nhiều lý do để nghi ngờ cái gọi là ‘kinh phí cưỡng chế”. Ai gánh chịu chi phí đó? Tiền ngân sách tức có tiền thuế của nông dân hay tiền của chủ đầu tư? Cái gọi là ‘dịch vụ hỗ trợ thi công’ từng xảy ra ở Cần Thơ vẫn còn nguyên trong trí nhớ của người dân mất đất.
Nếu trong vụ việc Đoàn Văn Vươn, Công an Hải Phòng đã tự hào về sự ‘hiệp đồng binh chủng hiệu quả chưa từng có’, thì ở Văn Giang, lực lượng cưỡng chế đã lên đến hàng ngàn người nhằm bảo vệ cho một dự án tư nhân với nhiều khuất tất chưa được làm rõ.

Tại hiện trường cưỡng chế, nhiều tiếng nói đầy phẫn nộ bật lên: “Các anh bảo vệ cho ai? Bảo vệ cho những kẻ cướp đất của cha mẹ các anh à?”, khiến cho một số người đang 'thực thi pháp luật' dường như phải quay mặt đi.

Hiện thực mà những người nông dân này đang chứng kiến đã xảy ra không chỉ một lần, không phải chỉ tại một địa phương trên đất nước này. Hậu quả của ngày hôm nay bắt nguồn từ một quá khứ mà người nông dân không nhìn thấy tương lai.

Nhiều đoàn người rồng rắn, hết ngày này đến tháng nọ đội đơn đi thưa kiện ở các cơ quan công quyền như cái cách con kiến kiện củ khoai. Khi mà mọi việc không đi đến đâu, khi mà tình thế trở nên tuyệt vọng thì người dân chỉ còn một hy vọng cuối cùng: làm thế nào phải giữ cho được mảnh đất canh tác cuối cùng của gia đình.

Không biết có bao nhiêu người trong đoàn cưỡng chế hùng hậu đó thấu hiểu được tình cảnh trên? Đa phần trong số họ xuất thân là con em của những gia đình nông dân, công nhân. Liệu họ có hiểu được cảnh ngộ̣ đáng thương của cha mẹ, anh chị họ, của những người đồng chí của họ?

Chưa rút kinh nghiệm?

Điều trớ trêu là qua vụ việc Tiên Lãng và Văn Giang chính quyền địa phương vẫn không rút ra được bài học xương máu nào về lòng dân, về triết lý 'nước nâng thuyền nhưng cũng có thể lật thuyền'.
Vài ba ngàn nông dân Văn Giang ra mặt phản ứng chính quyền nhất định không phải là một con số đáng coi thường. Nhất là khi những nông dân nung nấu ý chí quyết giành lại công bằng và quyền lợi mưu sinh cho bản thân và gia đình.
Bài học ở Tiên Lãng đối với chính quyền địa phương vẫn là trật tự cần được áp đặt trở lại, chứ không phải là một cái van tâm lý đã đến lúc phải được xả dần để tránh bùng nổ.
Từ Tiên Lãng, Văn Giang, Dương Nội…, chúng ta có thể hình dung hậu quả xã hội và cả hậu quả chính trị nghiêm trọng trong tương lai không xa khi mà những người nông dân không còn quá sợ sệt việc xung đột với lực lượng cưỡng chế hay việc ra tòa.
Lấy dân làm gốc
Các cấp chính quyền nên lấy lời dạy “Lấy dân làm gốc” của Nguyễn Trãi như một kim chỉ nam cho việc cai trị. Cái gốc ấy cũng chính là quyền lợi về dân sinh và dân chủ của người dân.

Quyền lợi thiết thân của người dân gắn liền với đất đai - chiếm đến 70-80% số đơn thư khiếu kiện, từ giá bồi thường, cho đến cưỡng chế thu hồi đất và nhu cầu tái định cư.
Quyền lợi đất đai cũng là nguồn cơn của các nhóm lợi ích còn lẩn khuất trong bóng tối. Hẳn người ta đã nhận ra nguy cơ của các nhóm lợi ích và hố sâu phân hóa giàu nghèo là lớn như thế nào và dễ bùng nổ đến thế nào trong xã hội Việt Nam đương đại.
“Sự tồn vong của chế độ” - sự lưu tâm đặc biệt của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng - cũng khởi phát từ chính hiện trạng mà nếu không được cải cách kịp thời có thể sẽ làm biến đổi những gì tưởng chừng không thể thay đổi.
Trong sự kiện ở Quỳnh Phụ hồi năm 1997, hàng ngàn đảng viên và cán bộ đã bị kỷ luật với nhiều hình thức khác nhau. Chỉ có như vậy mới yên được dân và làm chậm lại những gì lẽ ra có thể đã xảy ra sớm hơn.
Không có sự chỉnh đốn nào có thể giải quyết êm thấm mọi vấn đề đất đai nếu như không loại trừ các nhóm lợi ích đang tìm cách đầu cơ và có sự kết nối với một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên biến chất.
Cuộc đấu tranh về ruộng đất đã bước vào thời điểm của những hành động mạnh mẽ hơn - những hành động dẫn đến kết cục lao lý, thay cho những kiến nghị dường như chẳng có chút giá trị nào. Sẽ không còn sự thỏa mãn nửa vời nữa vốn được ấp ủ bằng sự phủ dụ đầy mị dân.
Thậm chí là một nghịch lý ngược ngạo: người ta chỉ có thể tìm thấy bình yên trong cơn dầu sôi lửa cháy.
Bài học tận cùng của mọi vấn đề oan sai chính là con người lãnh đạo. Bi kịch sẽ còn tái diễn chừng nào cái gốc của nó chưa bị nhổ.
Phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn, Người áo vải, sẽ là một trong những phép thử cuối cùng cho sự tồn tại của cái gốc ấy.



Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của ông Phạm Chí Dũng, một cây viết chuyên về các vấn đề chính trị và kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/04/130402_phamchidung_tienlang.shtml

Lotus
04-03-2013, 08:01 PM
Tiên Lãng: Cưỡng chế, phản kháng và công lý

Cập nhật: 14:57 GMT - thứ ba, 2 tháng 4, 2013

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/indepth/tienlang_trials_land_issues.shtml

Lotus
04-03-2013, 08:32 PM
Hòa thượng Thích Không Tánh ủng hộ Lời kêu gọi của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn


http://1.bp.blogspot.com/-Oae0-LrpEYA/UVuksshq4mI/AAAAAAAAKDE/4aVeOF78WtI/s1600/thichkhongtanh.JPG



PARIS, ngày 2.4.2013 (PTTPGQT) - Hòa thượng Thích Viên Định, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế để phổ biến “Thư ủng hộ Lời Kêu Cứu của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn” của Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Từ thiện Xã hội thuộc Viện Hóa Đạo, GHPGVNTN. Sau đây là toàn văn Thư ủng hộ:

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT
VIỆN HÓA ĐẠO
TỔNG VỤ TỪ THIỆN XÃ HỘI
__________________________________________________ ______________

Phật lịch 2556
Số: 01-4/TUH/TVT

Thư ủng hộ Lời Kêu Cứu của gia đình Anh Đoàn Văn Vươn

Theo Thư kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp, mẹ của anh Đoàn Văn Vươn:

“Sau mấy chục năm các con tôi đã hi sinh tất cả sức lực, nguồn lực và tính mạng để quai đê lấn biển theo chủ trương của Nhà nước, tạo ra khu đầm nuôi tôm tại bãi bồi ngoài đê biển. Ở đó đã thấm máu và tính mạng của các con và cháu tôi.”

Đáng lý ra, gia đình anh Đoàn Văn Vươn, phải được vinh danh, khen thưởng vì sáng kiến trong cách làm kinh tế rất mới mẽ, nhưng trái lại:

“Khi đã hình thành được khu vực nuôi trồng thủy sản, sắp đến ngày thu hoạch thì đột nhiên nhiều hành động khuất tất do nhà cầm quyền Tiên Lãng, Hải Phòng thực hiện trái pháp luật và đạo lý nhằm chiếm đoạt thành quả của các con, cháu tôi. Đỉnh điểm là sáng ngày 5/1/2012, một đoàn bao gồm cán bộ, công an, bộ đội đã ập đến bao vây, bắt bớ, nổ súng và cướp phá tài sản của con cái chúng tôi. Kể cả những tài sản, nhà cửa ngoài vùng cưỡng chế.” (trích Thư Cụ Bà Trần thị Mạp)

Gia đình anh Đoàn Văn Vươn đã có hành động chính đáng cấp thiết :

“Trước tình huống bất ngờ bị cướp phá tài sản và uy hiếp tính mạng, các con, cháu tôi buộc phải tự vệ để bảo vệ tài sản và tính mạng của mình. Sự việc đã được hệ thống truyền thông loan báo rộng rãi. Chính Thủ tướng Chính phủ đã kết luận: “Đây là việc làm trái cả Pháp lý và Đạo lý”.

Việc bảo vệ thành quả kinh tế là cần thiết và chính đáng, cần tuyên dương, trân trọng, nhưng :

“Mặc dầu vậy, Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hải Phòng bằng Cáo trạng số 10/CT-P1A ngày 4-1-2013 vẫn truy tố các con tôi về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ”. Phiên tòa sơ thẩm sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4/2013 và ngày 8-10/4/2013 tại Tòa án Nhân dân thành phố Hải Phòng…” (trích Thư kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp)

Cuối Thư, Cụ Bà Trần thị Mạp đã đưa ra lý lẽ và nhận định rất đúng đắn :

“- Trong sự việc ngày 5-1-2012, con tôi là Đoàn Văn Vươn không hề có mặt tại khu vực xảy ra sự việc. Ngay cả các con, cháu tôi đang ở trên đê cùng với bà con cũng đã bị bắt và đánh đập dã man sau đó.

- Các con, cháu tôi không hề chống người thi hành công vụ vì việc cưỡng chế trái pháp luật này không thể được gọi là “Thi hành Công vụ”.

- Việc đưa các con, cháu tôi ra Tòa xét xử về tội “Giết người” và “Chống người thi hành công vụ” là việc làm vô đạo đức, vô lương tâm và hoàn toàn đi ngược lại Hiến pháp và Pháp luật hiện hành. Việc này nhằm thực hiện âm mưu hợp pháp hóa các tội ác mà những người trong hệ thống công quyền Tiên Lãng, Hải Phòng đã gây ra…”

Sau năm 1975, Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã làm những việc sai lầm rất tai hại, khi quốc hữu hoá toàn bộ ruộng đất của người dân ở nông thôn đưa vào hợp tác xã ; tịch thu toàn bộ cơ xưởng, máy móc và nguyên liệu sản xuất của các doanh nghiệp ở thành thị. Sự việc sai lầm nghiêm trọng này kéo dài trong suốt 10 năm, làm cho nền kinh tế cả nước bị suy sụp, toàn dân rời vào tình trạng đói nghèo, đất nước đứng bên bờ vực thẳm.

Chính sách sai lầm, gây hậu quả đau khổ cho cả dân tộc đó :

- Do cá nhân, tổ chức, đảng phái nào gây ra?

- Đã có toà án nào đưa ra xét xử chưa?

Ngày nay, Nhà cầm quyền đã quay lại với nền kinh tế thị trường, khuyến khích tư nhân, doanh nghiệp, công ty sản xuất, buôn bán để phát triển kinh tế, làm giàu đất nước. Nhưng lại gây ra vụ án ở Tiên Lãng, Hải Phòng, rất phi lý, phi đạo đức, làm cho dư luận cả nước đều kinh ngạc, bất bình.

Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội Viện Hoá Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, hoàn toàn tán đồng và ủng hộ lời kêu cứu của Cụ Bà Trần thị Mạp, mẹ của Anh Đoàn Văn Vươn và cực lực lên án phiên toà bất công, phi pháp tại Hải Phòng. Đó là Phiên toà nhằm bao che, bảo vệ cho những kẻ đã cướp đoạt, cưỡng chiếm đất đai, tài sản của dân lành.

Xin kính nguyện cầu cho gia đình Anh Đoàn Văn Vươn và tất cả Đồng bào Dân oan cùng toàn dân Việt Nam sớm được hưởng mọi công lý, tự do, dân chủ, nhân quyền như các dân tộc văn minh trên thế giới.

Chùa Liên Trì-Sài gòn, ngày 01 tháng 4 năm 2013
Tổng Vụ Trưởng Từ Thiện Xã Hội GHPGVNTN
(ấn ký)
Tỳ kheo Thích Không Tánh

Bản sao kính trình:

- Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN
- HT Viện Trưởng VHĐ GHPGVNTN
để “kính thẩm tường”


http://www.queme.net/vie/index_detail.php?numb=2036


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/hoa-thuong-thich-khong-tanh-ung-ho-loi.html#comment-850703433

ốc
04-03-2013, 09:24 PM
Nói tóm lại là phản kháng bằng bạo lực là hoàn toàn đáng chấp nhận.

ngocdam66
04-03-2013, 09:39 PM
Nói tóm lại là phản kháng bằng bạo lực là hoàn toàn đáng chấp nhận.


Viện kiểm sát vừa đề nghị mức án:
Đoàn Văn Vươn: 5- 6 năm tù.
Đoàn Văn Quý: 4 năm 6 tháng - 5 năm tù.
Đoàn Văn Sinh: 3 năm 6 tháng- 4 năm tù.
Đoàn Văn Vệ: 20- 30 tháng tù cho hưởng án treo. Về tội giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật hình sự.
Còn 2 bị cáo Phạm Thị Báu: 18- 24 tháng treo.
Nguyễn Thị Thương: 15- 18 tháng treo cho thử thách...

Lotus
04-04-2013, 03:34 PM
Về Những xác chết biết đi


Nguyễn Đắc Kiên-Blog NĐK



Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.

Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.

Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.

Điều tồi tệ hơn, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những ông quan tòa của chúng ta không phải là những kẻ hiếm hoi, lạc loài, trái lại, họ dễ dàng tìm thấy những kẻ đồng lõa với mình ở khắp mọi nơi. Đó là ông bác sỹ, anh công an, chú nhà báo, ông bạn kỹ sư, cô hàng nước gần nhà, anh xe ôm đầu ngõ… họ tìm thấy một tình trạng nô lệ, một sự sự vô trách nhiệm, vô trách nhiệm như một lẽ tất yếu, nô lệ như một lẽ tất yếu, được phổ biến khắp nơi, len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.

Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, nghệ sỹ Kim Chi nhận định rằng: “Nếu người ta thả bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi”.

Tôi có thể phần nào đồng ý với nghệ sỹ Kim Chi ở vế thứ nhất, còn ở vế thứ hai thì chắc chắn không. Dù kết quả vụ án Đoàn Văn Vươn thế nào thì cũng không dễ gì có chuyện “tức nước vỡ bờ” trong hoàn cảnh hiện nay. Đa số người dân chỉ “tức nước vỡ bờ” khi những quyền lợi thiết thân của họ bị xâm phạm, như đầm tôm với gia đình ông Vươn, còn ngược lại, sự cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh, hay bất bình vì oan trái cùng lắm chỉ gây nên xót xa – căm hận ở trong lòng mà thôi. Một số ít sẽ tỏ thái độ, còn đa phần sẽ làm ngơ. Và cũng như các vị quan tòa trong vụ án Đoàn Văn Vươn, những người làm ngơ sẽ có đủ lý lẽ để biện hộ cho mình.

Đó chính là điều tồi tệ nhất mà một hệ thống toàn trị có thể tạo ra. Những lầm lỗi, thậm chí là tội ác về kinh tế dễ gây bất bình, phẫn nộ cho công luận, nhưng suy cho cùng nó lại là những tội lỗi để lại ít hậu quả và dễ khắc phục. Còn những tội ác làm phá hủy tận căn để lương tri con người thì khó nhận biết hơn, gây phẫn nộ ít hơn, lại khó cứu vãn và để lại hậu quả ghê gớm hơn gấp nhiều lần. Tình trạng nô lệ, sự vô trách nhiệm được gieo rắc phổ biến nơi con người trong các chế độ toàn trị là một trong những tội ác như thế. Nó như một thứ thuốc độc ma mãnh, từng lúc từng lúc len lỏi vào tận xương cốt mỗi con người phá hủy tận gốc dễ, căn để, bòn rút toàn bộ sức mạnh sáng tạo, động lực phát triển của xã hội.

Không có chuyện “tức nước vỡ bờ”, nhưng nếu vụ án Đoàn Văn Vươn kết thúc bằng một bản án khắc nghiệt, một sự hủy hoại trong mỗi con người, niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội chắc chắn sẽ gia tăng. Khi niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình, lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.

Những người có trách nhiệm với đất nước cần nghĩ đến những hệ quả sâu xa này. Étienne Vacherot, triết gia, chính trị gia Pháp thế kỷ 19 đã viết: “Chế độ chuyên quyền là trường học tồi tệ nhất cho nền dân chủ”. Tôi đồng ý với nhận định này. Người ta hay lấy những cuộc biểu tình, những bất ổn chính trị ở Thái Lan để chỉ trích chế độ dân chủ. Nhưng tôi thì lại thấy rằng đó là những sự “tập dượt dân chủ” không tránh khỏi và tin rằng không lâu nữa, người Thái sẽ có một chế độ dân chủ đủ trưởng thành để đưa đất nước họ vào một quỹ đạo phát triển bền vững. Sau khi viết những lời trên trong cuốn La Démocratie, năm 1859, tức là 70 năm sau cách mạng Pháp 1789, Étienne Vacherot đã bị bắt vào tù, với mức án 1 năm (sau được giảm xuống còn 3 tháng). Rõ ràng người Pháp đã chẳng được cho không nền dân chủ tự do của họ có bây giờ.

Thật nực cười khi muốn đất nước có dân chủ tự do mà lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo gọi là “mất ổn định”. Với cá nhân mỗi con người, tôi không thấy những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm một cuộc sống bình yên có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời của họ.

Xin hãy nghe lại lời Patrick Henry, lãnh tụ Cách mạng Mỹ, phát biểu ngày 23/3/1775: “Liệu có phải cuộc sống quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không? Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”


http://dackien.wordpress.com/2013/04/04/ve-nhung-xac-chet-biet-di/

Lotus
04-05-2013, 01:00 AM
Hãy gióng trống Tôn giáo!

http://4.bp.blogspot.com/-isu89UTVs4k/UVqvKg9cbWI/AAAAAAABOzI/YulCMlth1Dw/s1600/Trongdong-bautroi-danlambao.jpg

Trước thời gian gần đến cho cuộc xét xử "bất công" của gia đình Đoàn Văn Vươn, Công giáo đã "gióng lên tiếng trống" để thể hiện bốn chữ "Đạo đức Làm người," thì không cớ gì những tôn giáo khác không nghe thấy và cứ mãi im lặng, làm ngơ, xem như đó là không phải "vấn đề của tôn giáo họ."

Không, và không! Đó là một ý tưởng sai lầm. Đây là vấn đề "Đạo đức Làm người" mà tất cả những tôn giáo luôn luôn răn dạy cho quần chúng, nói chung, và những tín hữu nói riêng. Thì không lẽ gì hay bất kỳ lý do nào có thể đứng vững để biện hộ cho những hành động "làm ngơ" đó của họ.

Hãy thể hiện cho quần chúng thấy rằng tôn giáo mà họ đang theo, tôn thờ, ngưỡng mộ, luôn luôn đứng về phía quần chúng trong mọi hoàn cảnh dù nó là thế nào. Vì tôn giáo phát sinh từ sự ngưỡng mộ của quần chúng. Không có sự ủng hộ của quần chúng, tôn giáo sẽ bị mai một, và thậm chí bị tẩy chay khỏi niềm tin tín ngưỡng của người dân Việt. Vì quần chúng sẽ cảm thấy rằng những tôn giáo đó hoàn toàn vô bổ với những ý niệm hão huyền, thiếu thực tế trong khi quần chúng cần đến sự giúp đỡ thiết thực hơn từ họ trong xã hội.

Đây chính là cơ hội tốt nhất cho những tôn giáo bày tỏ tinh thần liên kết, hòa đồng với nhau trong tinh thần phục vụ quần chúng. Và vinh danh niềm tin của tôn giáo mà những tín hữu luôn cảm thấy hãnh diện khi được dịp góp phần công ích cho xã hội vì quần chúng.

Hơn bao giờ hết, tất cả những tôn giáo hãy phá bỏ rào ngăn do bất kỳ ai, bất kỳ đảng phái nào có ý đồ chia rẽ tinh thần hòa đồng của các tôn giáo hầu dễ dàng khống trị và đàn áp. Hảy cùng nhau gióng lên tiếng trống tôn giáo từ Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài, Hòa hảo, Bà la Môn, Pháp công Luân v.v. Hãy cùng nhau kết chặt sự tương trợ qua cơ hội Đoàn Văn Vươn hôm nay, vì Đoàn Văn Vươn là một người dân trong số quần chúng tạo nên tôn giáo.

Và không phải chỉ những người theo tôn giáo nào đó mới nhận được sự ủng hộ của tôn giáo của riêng họ. Không, và không! tất cả nhân sinh là quần chúng thì họ luôn đáng được sự trợ giúp từ bất kỳ cơ sở thuộc tôn giáo nào. Vì đó là tôn chỉ của mọi tín ngưỡng: "Đạo đức Làm người."

Một lần nữa, xin hãy gióng trống tôn giáo! Để giúp đỡ cho một người dân thế-cô Đoàn Văn Vươn trước sức mạnh của bạo lực đương thời. Hãy liên kết tiếng trống sẽ chắc chắn phá tan màn đêm!


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/hay-giong-trong-ton-giao.html#more

Lotus
04-12-2013, 06:42 AM
http://www.youtube.com/watch?v=E-8ze0-0Ze4

Dân Làm Báo - YouTube
www.youtube.com/user/danlambaotv

Lotus
04-12-2013, 06:47 AM
http://www.youtube.com/watch?v=RjO08VvDrK0