PDA

View Full Version : đường trịnh công sơn



Tuấn Nguyễn
04-04-2013, 05:48 AM
Hôm nay là ngày đầu tháng tư. Tôi nhớ cách đây trên chục năm, tôi ở Huế nghe tin nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời. Nhiều người không tin, tưởng rằng đây là tin cá tháng tư!
Tuổi trẻ Trịnh Công Sơn gắn bó với Huế. Những năm tôi học đại học, lúc ấy ông hơn tôi cả tá tuổi. Vậy mà tôi vẫn thấy sự hiện diện của ông, hòa đồng với tập thể sinh viên, mỗi lần sinh viên tổ chức đêm không ngủ, tranh đấu, ...
Âm nhạc, những bài hát của Trịnh Công Sơn phản ảnh một thời Huế. Huế của những cuộc tình, Huế của những tra hỏi về thân phận, về quê hương, chiến tranh, ...
Do đó mà hiện nay, chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế đã ưu tiên đặt tên Trịnh Công Sơn cho một con đường mà theo mọi người, thơ mộng nhất, lãng mạn nhất. Đó là con đường mới mở chạy dọc và sát bờ sông Hương, từ múi cầu Gia Hội, phía Trần Hưng Đạo qua Chi Lăng, tức phố Gia Hội cũ. Con đường mới này không lớn, phải nói rằng quá nhỏ so với đường sát bờ kè sông Hàn, là đường Bạch Đằng của Đà Nẵng. Lại chỉ vừa mới được một đoạn, từ múi cầu Gia Hội phía Chi Lăng chạy dọc về Đò Cồn, tính ra khoảng một cây số chưa tới.
Vậy mà con đường Trịnh Công Sơn trở thành con đường của dân nhậu hẹn hò, gặp nhau nghe! tại đường Trịnh Công Sơn. Nhớ nghe! uống nhiều vào.
Tuần vừa rồi, đi Huế, có dịp chứng kiến sinh hoạt tại đường Trịnh Công Sơn tôi thật khiếp đảm. Thằng bạn chở tôi vừa trờ tới, người đứng lôi kéo rao mời inh õi: Đây anh! Vô đây nì! chỗ ni được lắm nì! Ôi thôi quá hỗn loạn. Tôi nói với thằng bạn:" Phức tạp ghê mi!
Thằng bạn cười:
- Thì sinh thời Trịnh Công Sơn sư tổ nhậu. Bây giờ đặt ông vị trí ở đây là quá đúng ý của ông rồi.
Tôi mĩm cười:
- Vậy đề nghị thành phố dựng thêm một tượng đài của Trịnh, nhớ là tay chỉ về đường nhậu, tay cầm chai rượu!
- Hi! hi! mi nói như rứa là đúng rồi.

V.I.Lãng
04-04-2013, 06:29 AM
Xin chào Tuấn Nguyễn ,

V2012 thấy đề tài này , làm V chợt nhớ cách đây đúng 2 năm , V cũng có "đăng" bài về con đường tên Trịnh Công Sơn .

Hai bài đầu đăng vào ngày 22 tháng 3 năm 2011

và 7 tháng sau ngày 27 tháng 10 năm 2011 thì đường Trịnh Công Sơn đã trở thành phố nhậu



Xin cho V2012 mang những bài ấy về đây luÔn nhé

Cảm ơn Tuấn Nguyễn ~o)

V.I.Lãng
04-04-2013, 06:31 AM
Chính thức đặt tên đường Trịnh Công Sơn tại Huế .


Ngày 17/3/2011, tại kỳ họp thứ 16 khóa V, HĐND tỉnh TT - Huế đã chính thức thông qua nghị quyết đặt tên đường phố và công trình công cộng TP Huế đợt 6. Con đường Trịnh Công Sơn đã chính thức được đặt tên cho một đoạn đường sát sông Hương.

Huế là nơi gắn bó lâu nhất với Trịnh Công Sơn và con đường mang tên Trịnh Công Sơn tại Huế cũng là con đường đầu tiên tại Việt Nam mang tên người nhạc sĩ tài hoa này.

Được biết, đường Trịnh Công Sơn sẽ xuất phát từ chân cầu Gia Hội, cạnh đầu đường Chi Lăng, chạy dọc bờ sông Hương đến vị trí giao nhau với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chiều dài con đường mang tên cố nhạc sĩ này là 600m, chiều rộng 11m.

Đường Trịnh Công Sơn sẽ đẹp hơn vì đang được tỉnh nhà xây dựng công viên ngay bên cạnh, sát với sông Hương.




http://farm7.static.flickr.com/6115/6286307434_778f342f01_z.jpg
Con đường Trịnh Công Sơn nằm sát sông Hương

V.I.Lãng
04-04-2013, 06:38 AM
Ý tưởng hình thành con đường Trịnh Công Sơn ở Huế

http://farm9.staticflickr.com/8255/8619476790_932bcc6f58.jpg
Con đường Trịnh Công Sơn nhìn từ trên cao


Festival Huế năm 2000, khách sạn Morin đã mời nhiều vị khách quý và văn nghệ sĩ trong nước về Huế dự Festival. Trong số đó có nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mới vừa rời khỏi bệnh viện Chợ Rẫy, tuy sức khoẻ còn yếu cũng thu xếp về Huế, không chỉ là để dự Festival mà còn mong gặp lại bạn bè, thăm lại Huế sau thời gian khá dài nằm trên giường bệnh. Do có hẹn trước, sau khi dự cuộc gặp mặt tại khách sạn, Tôi cùng Anh Sơn ra khỏi khán phòng, dìu anh băng qua đường Lê Lợi để cùng gặp anh Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận đang đợi dưới gốc xoài của nhà hàng “Vườn thiên đường”.
Lâu ngày gặp nhau, anh em mừng quá... “Moi, không uống bia được, bác sĩ cấm, Moi chỉ uống nước suối, các Toi cứ uống bia” Anh Sơn nói vậy. Sau khi uống với nhau vài lượt bia, hàn huyên tâm sự cũng đã nhiều, anh Bửu Ý, Hoàng Đăng Nhuận có việc phải về trước, còn tôi ngồi lại với Anh Sơn. Lúc này trời bắt đầu đổ mưa, các anh chị phục vụ nhà hàng mang vội một cái chân dù ra che cho chúng tôi ngồi. “Mưa Huế đẹp quá Toi ơi, Moi thèm mưa Huế dễ sợ”. Rồi Anh nói tiếp như nói với chính mình và chỉ tay ra phía dòng sông, nơi có chiếc cầu thang nép mình bên bờ Ta-luy của đường Nguyễn Đình Chiểu. “Ước chi mai mốt mình có căn nhà nổi ở đó để ngắm sông Hương”... rồi anh quay sang nói với tôi, “Nè Toi, sau ni Moi có về với cát bụi Toi xin các anh nếu có đặt tên đường cho mình thì đặt tên ở những con đường nào mà chưa có tên, vì nếu có tên rồi mà thay tên mình vào, tội”. Chao ôi, tôi như chết lặng! Sợ anh bị nhiễm lạnh, tôi dìu Anh Sơn về lại khách sạn.

Tháng 10 năm 2010, tôi cùng nhà nghiên cứu Trần Thanh, người được Thành phố Huế giao chủ trì đề án đặt tên đường của Huế, trao đổi với nhau sang năm là 10 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nên chăng xin chủ trương của Thành phố để đặt tên đường Trịnh Công Sơn; nhớ lại lời của anh Sơn trước đây, tôi nói với Thanh nên tìm con đường nào đó chưa đặt tên và nếu được nằm cạnh bờ sông Hương thì quá đẹp. Ban đầu, có ý định đoạn từ Chùa Linh Mụ lên Hương Hồ vì đây là một đoạn đường rất đẹp, một đoạn đường có thiên nhiên hữu tình, có núi có sông liền kề và nếu du khách viếng chùa Linh Mụ hẳn cũng sẽ mong ước được đặt chân trên con đường Trịnh Công Sơn. Sau đó thấy không ổn vì vốn con đường này đã có tên. Một buổi chiều, tôi cùng với bạn bè ngồi lai rai trên con đường mới mở dọc bờ sông Hương, chiều xuống quá đẹp, nhìn mặt sông Hương phẳng lặng, Cồn Hến toả khói lam chiều. Ừ nhỉ, vì sao không chọn con đường này để đặt tên đường Trịnh Công Sơn?! Vừa hữu tình, hữu lý; không chỉ tình cảm của Trịnh Công Sơn yêu sông Hương đến nhường nào mà trong sự nghiệp sáng tác đồ sộ của anh có quá nhiều ca khúc hay viết về dòng sông. Nếu con đường Trịnh Công Sơn được đặt ngay trung tâm Thành phố này, vừa có công viên, vừa có dòng sông, cảnh sắc thơ mộng, hẳn sẽ níu chân du khách thập phương khi đến thăm Huế, đươc tản bộ trên đường Trịnh Công Sơn, được đắm mình trong không gian yên ả, để thả hồn, để hoài niệm và để nghe đâu đó vang lên những giai điệu quen thuộc nhạc Trịnh thì quả là hạnh phúc. Bất ngờ trước ý tưởng này, anh Trần Thanh đã đến ngay đơn vị thi công con đường để xin những số liệu liên quan lập hồ sơ. Càng bất ngờ hơn sau lần thẩm định đầu tiên khi biết được con đường mới mở ven dòng sông Hương, từ cầu Gia Hội về đến bến đò Cồn được đặt tên Trịnh Công Sơn, người dân Huế và dư luận xã hội đều biểu lộ sự đồng tình cao. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong một lá thư gởi cho người bạn cũng đã viết “....Tương lai đó sẽ là con đường đẹp, thu hút khách du lịch, có thể nói là mơ mộng nữa. Tôi cho Thành phố đã lựa chọn hợp lý....” Nhà thơ Võ Quê cũng đã có lý khi ví von: Con đường Trịnh Công Sơn ở đó tựa như vành nôi thi ca của Huế vậy.

Chiều ngày 17/3/2011, Hội đồng Nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất đặt thêm tên cho 68 con đường mới của Thành phố Huế. Chính thức đặt tên đường Trịnh Công Sơn, trong thời điểm những người yêu nhạc Trịnh trong và ngoài nước đang hướng về 10 năm nhớ Trịnh Công Sơn.
Lê Phùng
17/03/2011

V.I.Lãng
04-04-2013, 06:44 AM
Đường Trịnh Công Sơn thành phố nhậu

Thứ năm, 27/10/2011


http://farm7.static.flickr.com/6040/6286307484_90f906cea8_z.jpg
Dọc tuyến đường Trịnh Công Sơn bây giờ là la liệt các quán nhậu, có người lấy luôn tên bài hát của cố nhạc sĩ đặt tên cho quán mình. Ảnh: Nguyễn Đông


Dọc tuyến phố Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) dài gần một km mọc lên hàng chục quán nhậu với những cái tên Diễm Xưa, Phố Trịnh, Hạ Trắng… Tối đến, những âm thanh hỗn tạp náo động cả một khúc sông Hương.

Được tỉnh Thừa Thiên - Huế đặt tên vào tháng 3 vừa qua, đường Trịnh Công Sơn ở Huế là con đường đầu tiên của Việt Nam mang tên cố nhạc sĩ tài hoa. Chủ trương của tỉnh cũng như mong đợi của những người yêu Trịnh là biến con đường thành “không gian văn hóa Trịnh” với những đoàn khách du lịch đến chụp hình, các kiốt được bày trí hài hòa hai bên đường sẽ bày bán băng, a, phim ảnh về Trịnh; những quán cà phê mang tên những ca khúc của cố nhạc sĩ lúc nào cũng cất lên những ca khúc nhẹ nhàng, sâu lắng…

Tuy nhiên, sau thời gian ngắn được đặt tên, nơi đây trở thành “không gian nhậu”. Dọc con đường bắt đầu từ cầu Gia Hội xuôi theo bờ sông Hương về phía đò Cồn dài 600 m có tới gần 30 quán nhậu mọc san sát. Các quán đã "tận dụng" mặt bằng công viên đang xây dựng để kê bàn đón khách. Xe máy, ôtô đậu kín hai bên đường khiến người đi bộ phải tràn xuống lòng đường, giao thông lộn xộn.

Bà Hồng, một người dân sống tại khu vực này, cho biết ngày trước khi tỉnh chưa đặt tên đường Trịnh Công Sơn cũng như chưa có dự án xây dựng công viên, chỉ có một vài quán buôn bán và kinh doanh quán nhậu. Nhưng từ khi đường được đặt tên thì cả khoảng đất rộng ven sông đều bị đặt biển, xếp bàn mở quán. Mùa hè vừa rồi tối nào khách cũng đông nghịt đến nhậu nhẹt từ chập tối đến mãi khuya.

“Nhiều người nơi khác thấy khách đổ đến đây đông cũng tìm thuê mặt bằng để mở quán. Có khi vì tranh giành khách mà xảy ra cãi vã, ảnh hưởng đến an ninh trật tự”, bà Hồng nói thêm.



http://farm7.static.flickr.com/6048/6285786517_6bdbdece2e_z.jpg
Phía công viên đang xây dựng ven sông Hương, thực khách ngồi chật kín. Ảnh: Nguyễn Đông



Việc kinh doanh làm mất đi cảnh quan đường Trịnh Công Sơn đã làm những người yêu Trịnh lo lắng. Nhà nghiên cứu Huế Nguyễn Đắc Xuân cho biết không chỉ cá nhân ông mà phía gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và những người yêu Trịnh đều rất buồn bởi sau bao nhiêu năm Huế mới có được con đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh, nhưng mở đường rồi lại để tình trạng buôn bán tràn lan.

“Dân chúng chỉ biết lợi dụng tên con đường và không gian xung quanh để kinh doanh kiếm tiền chứ không ai quan tâm đến việc tạo cảnh quan văn hóa cho đường Trịnh Công Sơn. Đồng ý là họ có quyền được kinh doanh buôn bán nhưng phía các đơn vị quản lý phải biết cách quản lý và hướng dẫn họ kinh doanh sao cho có văn hóa”, ông Xuân kiến nghị.

Trao đổi với VnExpress, ông Lê Văn Phiệt, Đội trưởng Đội quản lý đô thị thành phố Huế, thừa nhận từ khi Huế đặt tên đường Trịnh Công Sơn thì nơi đây trở thành tuyến phố ăn nhậu, tranh mua tranh bán và chặn xe người đi đường ép khách vào quán ăn nhậu. Ngay cả xe của đội quản lý đô thị thành phố đi dẹp trật tự cũng bị chặn lại ép vào quá nhậu vì nhầm tưởng là thực khách.

“Nhiều khi đội quản lý đô thị yêu cầu các chủ quán dẹp bỏ nhưng cứ vắng bóng lực lượng của đội là các quán xá di động lại đua nhau mọc lại, người dân bất chấp quy định để kinh doanh kiếm tiền. Cái khó là còn các hộ dân chưa chấp nhận di dời giải tỏa nên tiếp tục buôn bán và gây khó dễ việc quản lý đô thị”, ông Phiệt nói.

UBND thành phố Huế đang xây dựng công viên dọc đường Trịnh Công Sơn do Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế làm chủ đầu tư. Theo kế hoạch, công viên sẽ hoàn thành vào cuối năm 2011 với các hạng mục như: khu nhà lục giác (nơi trưng bày hiện vật và tổ chức các hoạt động tưởng niệm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn), đường dạo nội bộ… Tuy nhiên, tối đến người dân vẫn bê bàn ghế ra mở quán nhậu.

Ông Phan Đình Ngôn, giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh thành phố Huế cho biết, do việc tranh chấp giải tỏa chưa giải quyết xong nên tiến độ của công trình bị ảnh hưởng.


Nguyễn Đông

V.I.Lãng
04-04-2013, 06:47 AM
Và đây là vài comments của bạn đọc sau khi V2012 "đăng"

o0o


V2012: chẳng biết "đường dạo nội bộ" là đường gì ? :)


o0o

TCS là người gốc Huế, lại là "bợm nhậu", chết sớm cũng một phần vì rượu thì phố TCS là phố nhậu thì đúng quá đi thui. :D Tui chắc là spirit của bác TCS luôn có mặt ở đó hằng đêm cùng các bợm nhậu "tới bến". :D


o0o


Hôm từ Đà Nẵng ghé về thăm Huế, có đến quán Thắng Phương... Ngồi uống rựu nếp, ăn ốc bưu luộc sã; Ngoài trời mưa bay lất phất; lại nghe nhạc TCS với giọng Khánh Ly... Gọi nắng trên vai em gầy... Quá đã ! :D

ốc
04-04-2013, 07:01 AM
http://farm7.static.flickr.com/6040/6286307484_90f906cea8_z.jpg
Dọc tuyến đường Trịnh Công Sơn bây giờ là la liệt các quán nhậu, có người lấy luôn tên bài hát của cố nhạc sĩ đặt tên cho quán mình. Ảnh: Nguyễn Đông


Dọc tuyến phố Trịnh Công Sơn (thành phố Huế) dài gần một km mọc lên hàng chục quán nhậu với những cái tên Diễm Xưa, Phố Trịnh, Hạ Trắng… Tối đến, những âm thanh hỗn tạp náo động cả một khúc sông Hương.



Còn nhiều tên bài hát của anh Sơn có thể cải biên làm tên quán nhậu:

- Ru Em Từng Món Xuân Nồng
- Như Cánh Vạc Quay
- Thuở Bống Là Mồi
- vân vân

CV
04-04-2013, 08:19 AM
Còn nhiều tên bài hát của anh Sơn có thể cải biên làm tên quán nhậu:

- Ru Em Từng Món Xuân Nồng
- Như Cánh Vạc Quay
- Thuở Bống Là Mồi
- vân vân


Đề nghị thêm món Diễm Xào Lăn nữa!

khờ khạo
04-04-2013, 08:31 AM
Trong một bài hát , anh Sơn có câu "Có ai đang về giữa đêm khuya, rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ" . Là hình ảnh của một người nhậu xỉn đến khuya mới lết về nhà, chân đi không vững ......

Nay con đường TCS mở nhiều quán nhậu thi anh ấy cũng khoai chí dưới tám suối.

Tuấn Nguyễn
04-04-2013, 08:52 AM
Trong một bài hát , anh Sơn có câu "Có ai đang về giữa đêm khuya, rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ" . Là hình ảnh của một người nhậu xỉn đến khuya mới lết về nhà, chân đi không vững ......

Nay con đường TCS mở nhiều quán nhậu thi anh ấy cũng khoai chí dưới tám suối.
Lâu lắm rồi mới gặp KK,
Hi! hi! KK vui chứ.

ốc
04-04-2013, 09:04 AM
Đề nghị thêm món Diễm Xào Lăn nữa!

Thêm:
- Biển Nhớ (quán nhậu hải sản)
- Chín Vàng Mấy Độ (làng nướng)
- Người Con Gái Việt Nam Da Vàng (quán bia ôm)

RaginCajun
04-04-2013, 09:23 AM
Trong một bài hát , anh Sơn có câu "Có ai đang về giữa đêm khuya, rượu tàn phai dưới chân đi ơ hờ" . Là hình ảnh của một người nhậu xỉn đến khuya mới lết về nhà, chân đi không vững ......

Nay con đường TCS mở nhiều quán nhậu thi anh ấy cũng khoai chí dưới tám suối.Tớ hay nghe người ta nói là "chín suối", còn một suối nữa đâu bác?

Đậu
04-04-2013, 02:38 PM
Trong lúc hành sự nhậu nhẹt thì không nên dùng món xào lăn, dù được chế biến từ bất cứ loại thực phẩm nào, vì sách có chép :

"Xào lăn" với lại "Té lăn" một vần

Tuấn Nguyễn
04-04-2013, 06:45 PM
Và đây là vài comments của bạn đọc sau khi V2012 "đăng"

o0o


V2012: chẳng biết "đường dạo nội bộ" là đường gì ? :)


o0o

TCS là người gốc Huế, lại là "bợm nhậu", chết sớm cũng một phần vì rượu thì phố TCS là phố nhậu thì đúng quá đi thui. :D Tui chắc là spirit của bác TCS luôn có mặt ở đó hằng đêm cùng các bợm nhậu "tới bến". :D


o0o


Hôm từ Đà Nẵng ghé về thăm Huế, có đến quán Thắng Phương... Ngồi uống rựu nếp, ăn ốc bưu luộc sã; Ngoài trời mưa bay lất phất; lại nghe nhạc TCS với giọng Khánh Ly... Gọi nắng trên vai em gầy... Quá đã ! :D

Cảm ơn bạn V2012 đã bổ sung thêm tư liệu về đường Trịnh Công sơn, thật thú vị!

khờ khạo
04-05-2013, 05:26 AM
Lâu lắm rồi mới gặp KK,
Hi! hi! KK vui chứ.

Chào anh Tuấn.
Em cũng thường luôn. Còn anh vẫn khỏe ?

=======================

đâu đó có câu hát "anh đi để lại con đường...." chắc là linh ứng với anh Sơn rồi đó.

nhunguyen
04-05-2013, 08:40 AM
Chào anh Tuấn.
Em cũng thường luôn. Còn anh vẫn khỏe ?

=======================

đâu đó có câu hát "anh đi để lại con đường...." chắc là linh ứng với anh Sơn rồi đó.

" anh đi để lại con đường ...LL "

Đậu
04-05-2013, 08:41 AM
Tớ hay nghe người ta nói là "chín suối", còn một suối nữa đâu bác?

Em đoán ông Sơn đi đến con suối thứ tám, tức là sông Hương, ngửi thấy mùi thuốc lá rượu bia thì không muốn đi đến con suối kế tiếp nữa. Có nhẽ đó là sự lựa chọn đúng đắn nhất.

ốc
04-05-2013, 11:55 AM
Em hy vọng Sài gòn quê em mai mốt cũng có đường Phạm Duy - cũng ở cạnh bờ sông, gần Nhà Bè.

Tuấn Nguyễn
04-05-2013, 06:21 PM
Em hy vọng Sài gòn quê em mai mốt cũng có đường Phạm Duy - cũng ở cạnh bờ sông, gần Nhà Bè.
Tương truyền, có lần Trịnh Công Sơn hội ngộ NS Phạm Duy tại Paris năm 1980, thấy Trịnh uống rượu dữ quá, Phạm Duy nhăn mặt khuyên Trịnh công Sơn nên cai rượu. Trịnh công Sơn cười: Anh có tật xấu của anh, tôi có tật xấu của tôi. Tật xấu của tôi không ảnh hưởng đến ai là được.
Phải chăng nhạc sĩ họ Trịnh muốn kê nhẹ Phạm Duy ,,,?

ốc
04-05-2013, 09:36 PM
Em không nghĩ là có chuyện này, vì anh Sơn thì chưa bao giờ được sang Mỹ, còn bác Duy thì chả có tính thích khuyên bảo ai bỏ rượu bỏ thuốc bỏ đàn bà...

Em lại mới nghĩ ra thêm tên cho một quán nhậu ở con đường của anh Sơn: quán Gia Cầm của Mẹ.

Tuấn Nguyễn
04-06-2013, 03:52 AM
Em không nghĩ là có chuyện này, vì anh Sơn thì chưa bao giờ được sang Mỹ, còn bác Duy thì chả có tính thích khuyên bảo ai bỏ rượu bỏ thuốc bỏ đàn bà...

Em lại mới nghĩ ra thêm tên cho một quán nhậu ở con đường của anh Sơn: quán Gia Cầm của Mẹ.
Ốc cho anh đính chính là Trịnh công Sơn hội ngộ Phạm Duy tại Paris năm 1986.
Anh nhớ là khoảng năm đó, anh đã nghe được lời khuyên của nhạc sĩ họ Phạm qua bản tin của đài VOA (giai đoạn đó gọi là nghe lén).
Khánh Ly có nhắc đến giai đoạn gặp lại Trịnh công Sơn lần đầu tiên sau 1975 (trong bài viết của mình).

Đậu
04-06-2013, 08:10 AM
Em hy vọng Sài gòn quê em mai mốt cũng có đường Phạm Duy - cũng ở cạnh bờ sông, gần Nhà Bè.

Về mặt hàng kinh doanh chủ lực thì em có ý tưởng là chè. Em nghe kể là ngày xưa, lúc sinh tiền, bác PD rất hảo chè. Và đã có lần lặn lội đường xa qua bên Khánh Hội(?) để dùng chè. Bấy giờ, cái ý tưởng về chè đã là một bộ phận không thể tách rời được mỗi khi nhắc đến tên bác PD. Thì như làm vậy, nay dùng mặt hàng chè làm mũi nhọn xung kích trong việc cạnh tranh công bằng với phố nhậu của ông TCS thì cũng chưa phải dở.

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về Bến Nghé tạt qua hàng chè

ốc
04-06-2013, 05:24 PM
Gớm chết anh Đậu còn có tài làm thơ như thế thì em nghĩ mai mốt cũng phải có một con đường mang tên Đỗ Thành Đậu (ở quê của anh).

Tuấn Nguyễn
04-06-2013, 09:43 PM
Ốc ơi, Phạm Duy đã từng khuyên Trịnh công Sơn bỏ rượu, sau đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy theo báo tuổi trẻ:
Nhạc sĩ Phạm Duy mong ước trở về quê hương





http://www2.vietbao.vn/images/viet1/van-hoa/10898027-phamduyb.jpg


Nhạc sĩ Phạm Duy.


"Thật sự tôi đã muốn về từ lâu. Tôi đã quyết định chuyển sang bước sáng tác mới. Bài thơ "Về thôi" của nhà thơ Lưu Trọng Văn càng cho tôi thấy rõ tôi chẳng còn được bao năm nữa, đã muốn làm gì thì phải làm ngay thôi", nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự.
- Điều gì làm ông nhớ nhất khi phải xa quê hương?
- Trong ký ức của tôi, Hà Nội trong những ngày chớm tết là tuyệt vời nhất, không nơi đâu bằng.
- Sau hơn 30 năm, ông vẫn rất minh mẫn, khỏe mạnh ở tuổi 85. Bí quyết giữ sức khoẻ của ông là gì?
- Rất đơn giản: không một giọt rượu, không một điếu thuốc, làm việc điều độ không bao giờ gắng sức. Năm 1986, gặp Trịnh Công Sơn ở Paris, tôi đã thành thật khuyên Sơn hãy bỏ hoặc giảm uống rượu. Nhưng rất tiếc...
- 30 năm qua, việc sáng tác của ông ra sao?
- 30 năm ở Mỹ, tôi viết được 300 ca khúc trong tổng số khoảng 900 tác phẩm. Riêng trong 10 lần về nước bốn năm qua, tôi đã viết được tập Hương ca, gồm 10 ca khúc về quê hương, bắt đầu với Trăm năm bến cũ (phổ nhạc bài thơ Về thôi của Lưu Trọng Văn), Hương rừng (phổ vài câu thơ trong Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam),Lời mẹ dặn (phổ thơ Phùng Quán)... và kết thúc bằng Tây tiến (thơ Quang Dũng), thể hiện sự hùng tráng của dân tộc Việt... Mong ước thứ ba hiện nay của tôi là được giới thiệu các ca khúc này với đồng bào trong nước.
- Vậy còn mong ước thứ nhì, thứ nhất?
- Tôi vừa nộp đơn xin Nhà nước VN cho phép phổ biến 9 ca khúc cũ của tôi, gồm 5 ca khúc tôi viết trong thời gian dân tộc kháng chiến chống Pháp (Tình ca, Bà mẹ Gio Linh, Quê nghèo, Nương chiều, Ngày trở về) và bốn ca khúc phổ thơ (Áo anh sứt chỉ đường tà, phổ Màu tím hoa sim của Hữu Loan; Ngậm ngùi, thơ Huy Cận; Mộ khúc, thơ Xuân Diệu; Thuyền viễn xứ, thơ Huyền Chi). Đây chính là mong ước thứ nhì của tôi. Điều mà tôi thiết tha mong đợi nhất chính là được trở về sống và làm việc hẳn ở quê nhà. Tôi mong được về hẳn, đưa tất cả con cái cùng sự nghiệp của mình về.
- Vì sao ông muốn về?
- Năm 1994, tôi được anh Lưu Trọng Văn, con một người bạn là nhà thơ Lưu Trọng Lư, tặng cho bài thơ Về thôi. Có mấy câu đã làm tôi hết sức xúc động và quyết định phải về: "Về thôi/ Làm gì có trăm năm mà chờ/ Làm gì có kiếp sau mà đợi...".
- Nếu được cho phép trở về, ông sẽ làm gì?
- Tôi sẽ viết thêm một số ca khúc về quê hương sau chuyến đi xuyên Việt, tiếp tục nghiên cứu dân ca và sẽ xin phép được biểu diễn.

(Theo Tuổi Trẻ)

hoài vọng
04-06-2013, 11:57 PM
Về mặt hàng kinh doanh chủ lực thì em có ý tưởng là chè. Em nghe kể là ngày xưa, lúc sinh tiền, bác PD rất hảo chè. Và đã có lần lặn lội đường xa qua bên Khánh Hội(?) để dùng chè. Bấy giờ, cái ý tưởng về chè đã là một bộ phận không thể tách rời được mỗi khi nhắc đến tên bác PD. Thì như làm vậy, nay dùng mặt hàng chè làm mũi nhọn xung kích trong việc cạnh tranh công bằng với phố nhậu của ông TCS thì cũng chưa phải dở.

Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về Bến Nghé tạt qua hàng chèXưa ơi là xưa rồi anh Đậu ...từ Sài Gòn đi đến cầu Phú Xuân ...chè bầy hàng ....la liệt hai bên đường...đến Nhà Bè thì chè bu xung quanh như ruồi bu vậy đó

ốc
04-07-2013, 10:51 AM
Ốc ơi, Phạm Duy đã từng khuyên Trịnh công Sơn bỏ rượu, sau đây là bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Duy theo báo tuổi trẻ:
Nhạc sĩ Phạm Duy mong ước trở về quê hương




















Vậy là bác Phạm Duy còn xấu tính hơn em nghĩ.

Đậu
04-08-2013, 06:45 AM
Gớm chết anh Đậu còn có tài làm thơ như thế thì em nghĩ mai mốt cũng phải có một con đường mang tên Đỗ Thành Đậu (ở quê của anh).

Em không ham nổi tiếng. Em không ham có một con đường mang tên em. Tuy nhiên ai hép ờ rim là được cấp giấy phép kinh doanh gian hàng bán thuốc tây lưu động trên tuyến đường Sài gòn Nhà bè. Mặt hàng xung kích là thuốc tăng sức khoẻ. Giá cả thì tuỳ người đối diện. Anh khách nào nom già cỡ ông Đức Huy thì em bán thật rẻ nhưng phải khan trắc với em hai năm và phải giả tiền trước. Trường hợp khách qua đời trước khi hợp đồng hết hạn thì sẽ không được đền bù. Còn các anh giai giẻ thì tuỳ theo mỗi tình huống nhân thân mà em tăng giảm giá cho phải phép

ốc
04-08-2013, 09:37 AM
Em nghe bảo các ông lang ta bên ấy có nhiều bài thuốc gia truyền (hay da truyền) hiệu quả lắm, anh Đậu bán thuốc Tây có khi lại lỗ chổng vó. Hay là anh thử tính xem có nên chuyển sang kinh doanh các "trang bị phòng cháy chữa cháy" (áo cao su, ăm pi xi lin, vân vân).

Đậu
04-08-2013, 10:15 AM
Em nghe bảo các ông lang ta bên ấy có nhiều bài thuốc gia truyền (hay da truyền) hiệu quả lắm, anh Đậu bán thuốc Tây có khi lại lỗ chổng vó. Hay là anh thử tính xem có nên chuyển sang kinh doanh các "trang bị phòng cháy chữa cháy" (áo cao su, ăm pi xi lin, vân vân).

Thuốc của em là hàng ngoại, được điều chế theo thuyết của ông Anh Tanh: Chỉ có không gian chứ Không có thời gian. Dùng thuốc của em là có tác dụng tức khắc ngay tại chỗ. Ấy là Không gian đụng thời gian. Chả cần phải uống trước mấy giờ hoặc mấy ngày mấy tháng tháng như thuốc của lang ta. Tuy nhiên đề nghị của anh Ốc cũng hay, em sẽ điều nghiên rốt ráo. Em có tính lo xa mà.

RaginCajun
04-08-2013, 10:39 AM
Em không ham nổi tiếng. Em không ham có một con đường mang tên em. Tuy nhiên ai hép ờ rim là được cấp giấy phép kinh doanh gian hàng bán thuốc tây lưu động trên tuyến đường Sài gòn Nhà bè. Mặt hàng xung kích là thuốc tăng sức khoẻ. Giá cả thì tuỳ người đối diện. Anh khách nào nom già cỡ ông Đức Huy thì em bán thật rẻ nhưng phải khan trắc với em hai năm và phải giả tiền trước. Trường hợp khách qua đời trước khi hợp đồng hết hạn thì sẽ không được đền bù. Còn các anh giai giẻ thì tuỳ theo mỗi tình huống nhân thân mà em tăng giảm giá cho phải phépBác nói thế là tớ mới nảy ra ai-đia làm ăn là cung cấp thuốc "xung sức" dạng all-you can-eat. Người tiêu thụ phải đóng một số tiền (chỗ này mình phải tính toán chi tiết trước) trước khi được cung cấp for life. Có người sống dai thì mình lỗ, nhưng cũng có anh gồng quá chịu không nổi đứt bóng sớm thì mình lời. Có lý không bác?

khờ khạo
04-08-2013, 10:51 AM
Thuốc của em là hàng ngoại, được điều chế theo thuyết của ông Anh Tanh: Chỉ có không gian chứ Không có thời gian. Dùng thuốc của em là có tác dụng tức khắc ngay tại chỗ. Ấy là Không gian đụng thời gian. Chả cần phải uống trước mấy giờ hoặc mấy ngày mấy tháng tháng như thuốc của lang ta. Tuy nhiên đề nghị của anh Ốc cũng hay, em sẽ điều nghiên rốt ráo. Em có tính lo xa mà.

Em chỉ lo bác Đậu không nắm tình hình khuyến mãi ở VN nên chủ quan. Khi tiếp thị hàng mới, bác phải thử hàng cho khách xem để chứng tỏ hàng tốt.
Không khéo sau một thời gian, bác lại đổi nick thành Lu.

Triển
04-08-2013, 11:11 AM
Thuốc của em là hàng ngoại, được điều chế theo thuyết của ông Anh Tanh: Chỉ có không gian chứ Không có thời gian.

Đường này là đường tán, nghi là hàng giả hiệu của ông Em Tanh rồi quá, em của ông Anh Tanh hay sao đó. Ông Anh Tanh làm gì có công thức xào nấu này.

Đậu
04-08-2013, 11:12 AM
Em chỉ lo bác Đậu không nắm tình hình khuyến mãi ở VN nên chủ quan. Khi tiếp thị hàng mới, bác phải thử hàng cho khách xem để chứng tỏ hàng tốt.
Không khéo sau một thời gian, bác lại đổi nick thành Lu.




http://www.youtube.com/watch?v=3wksU52NBA0

Tuấn Nguyễn
04-27-2013, 12:46 AM
Đặc điểm các món nhậu ở đường TCS được gọi là giá bình dân, nghĩa là rất mềm. Nhưng bạn có thể lại bị đánh lận vì quả thật một đĩa mồi trung bình khoảng 60.000đ VN (3 đô Mỹ), thực chất thì thế nào? Tuần vừa qua tôi lại trở ra Huế, mấy đứa bạn học đại học ngày nào (6 đứa) họp mặt cùng tôi tại một quán ở đường TCS. Tôi gọi món mực ống tươi nướng, thực đơn ghi là 65.000đ. Một chốc sau, mồi được mang ra, mực được xếp tròn trên mấy cọng xà lách, lác đác mấy lát cà chua đỏ hồng. Tôi ga lăng làm việc phân phối cho mấy đứa. Các bạn biết sao không? bị hụt, không đủ, chỉ được 6 miếng lại rất nhỏ, khiêm tốn trông rất tội nghiệp. Tôi lại kêu một đĩa nữa. Còn chất lượng? Ôi! nướng bị khét, lại không có gia vị, lạt nhách! Thật là bực mình. Nhưng thôi, kệ vậy. Bạn bè lâu gặp nhau vậy là vui rồi. Hãy nghĩ về Huế với những gì tốt đẹp. Huế một thuở vàng son.
Hic! Huế cái gì cũng nhỏ xíu và xinh xắn. Lại rẽ nữa nì. Láo toét!

hoài vọng
04-27-2013, 01:50 AM
Huế một thuở vàng son.
Hic! Huế cái gì cũng nhỏ xíu và xinh xắn. Lại rẽ nữa nì. Láo toét! Anh TN làm cho tôi nhớ một bữa mực tươi mà ông già nhận tôi làm con đãi khi tôi ở Hải Lăng ra chơi !

Tuấn Nguyễn
04-27-2013, 03:57 AM
Anh TN làm cho tôi nhớ một bữa mực tươi mà ông già nhận tôi làm con đãi khi tôi ở Hải Lăng ra chơi !
Ha! anh Hoài Vọng lại có cha kết nghĩa ở Hải Lăng nữa sao? Tôi nghi ông già nhận rễ quá.
Cái món mực tươi nướng ở ngoài Huế làm tôi chợt nhớ ra một bài hát của TCS. Bắt chước các bạn tôi đặt tên là: "Mực nướng buồn"

hoài vọng
04-27-2013, 09:26 PM
Ha! anh Hoài Vọng lại có cha kết nghĩa ở Hải Lăng nữa sao? Tôi nghi ông già nhận rễ quá.
Cái món mực tươi nướng ở ngoài Huế làm tôi chợt nhớ ra một bài hát của TCS. Bắt chước các bạn tôi đặt tên là: "Mực nướng buồn"
Không có đâu anh TN...Chẳng qua là lúc đơn vị di chuyển về Huế mà tôi đang nuôi 2 con heo nhỏ ( mẹ nó bị bắn chết ) Bỏ nó lại thì nó cũng chết nên có xe về Huế , tôi xách 2 con bỏ vào bao cát quá giang đến cầu Trường Tiền , thấy có một bà mặc cái áo dài bạc màu gánh mấy bó rau muống ...tôi làm phúc để đức lại cho ...tôi...Rồi thì lâu lâu có về Huế , ghé thăm ông già một chút , ông ấy có hai đứa con gái , mà tôi có vợ ở Sài Gòn ...
Bài hát " Mực nướng buồn " là bài gì vậy anh ?

ốc
04-27-2013, 09:54 PM
Chắc là bài "Phúc âm buồn"

(Mực nằm co trên lò nướng khi mùa đông về
Mực nằm yên không kêu than buốt xương da mình
Từng nhóm người, nhiều nhóm người nhậu ngồi suốt đêm

Mực nằm co trên vỉ nướng bên lò than hồng
Mực nằm yên không kêu than chết trên góc bàn
Một góc đường, người vẫn ngồi, cạn bình nếp than...)

hoài vọng
04-28-2013, 12:04 AM
Anh ốc...Quá đã...phải học cho thuộc cái bài này để ...làm mồi nhậu mới được..mẹc xi...cống hỷ...anh nhiều

Tuấn Nguyễn
04-28-2013, 12:25 AM
Chắc là bài "Phúc âm buồn"

(Mực nằm co trên lò nướng khi mùa đông về
Mực nằm yên không kêu than buốt xương da mình
Từng nhóm người, nhiều nhóm người nhậu ngồi suốt đêm

Mực nằm co trên vỉ nướng bên lò than hồng
Mực nằm yên không kêu than chết trên góc bàn
Một góc đường, người vẫn ngồi, cạn bình nếp than...)
Ốc ơi! phục em quá! Đúng là anh nghĩ tới tên bài hát "Phúc âm buồn". Và chỉ ngang đó thôi. Bái phục! bái phục! Huynh tôn đệ làm sư phụ!
Anh Hoài Vọng, thật tiếc cho anh ghê!

hoài vọng
04-28-2013, 08:17 PM
Anh Hoài Vọng, thật tiếc cho anh ghê!
...có lẽ vì thế nên tôi còn sống đến ngày hôm nay đấy , anh TN à......:)) .........

ốc
04-28-2013, 08:21 PM
Em Tuấn khen quá nhời em tổn thọ mất. Chắc là vía anh Sơn nhập thôi chứ em có biết gì về nhạc nhẽo.

Tuấn Nguyễn
05-04-2013, 07:14 PM
...có lẽ vì thế nên tôi còn sống đến ngày hôm nay đấy , anh TN à......:)) .........
Ý anh HV muốn nói là nếu anh lén phén thêm một cô nường thì anh chịu không nổi sẽ kiệt sức há?

Tuấn Nguyễn
05-04-2013, 07:20 PM
Em Tuấn khen quá nhời em tổn thọ mất. Chắc là vía anh Sơn nhập thôi chứ em có biết gì về nhạc nhẽo.
Nếu mà quả thật có vía anh Sơn nhập vào Ốc thì cho anh Tuấn hỏi: Người ta vẫn thường nói âm nhạc của Trịnh gắn liền với cà phê, thuốc lá, nghĩa là biểu hiện của những thao thức tra vấn một thời của quê hương VN, ... vậy mà tại sao tại đường Trịnh Công Sơn chẳng có quán cà phê nào cả, tìm hiểu thì được biết các quán cà phê mở ra đều bị dẹp tiệm vì chẳng có ma nào uống.
Sao lạ vậy?

ốc
05-05-2013, 08:08 PM
Em đoán mấy hôm nay ở dưới ấy anh Sơn đương bận tiệc tùng văn nghệ, nối vòng tay nhớn để ăn mừng kỷ niệm ngày Việt cộng chiếm Sài gòn cho nên chả thấy hồn vía gì sất cả. Anh Tuấn ráng chờ đến rằm tháng Bảy thì có nhẽ vía anh Sơn sẽ lảng vảng lên đây.

Tuấn Nguyễn
05-06-2013, 07:59 PM
Em đoán mấy hôm nay ở dưới ấy anh Sơn đương bận tiệc tùng văn nghệ, nối vòng tay nhớn để ăn mừng kỷ niệm ngày Việt cộng chiếm Sài gòn cho nên chả thấy hồn vía gì sất cả. Anh Tuấn ráng chờ đến rằm tháng Bảy thì có nhẽ vía anh Sơn sẽ lảng vảng lên đây.
Ốc nhắc chuyện "vía" làm tôi nhớ đến kỷ niệm ngày còn bé ở Huế. Mỗi lần đi tắm Bãi Dâu là hay sà vô mấy cái am đang nhảy đồng bóng để xem. Một điều lạ, có mấy bà đang ngồi hay đứng tham gia buổi lên đồng của mấy "thánh", bỗng nhiên hét lên một tiếng và thế là đứng dậy nhảy theo điệu chầu văn, xưng "ta" với "nhà ngươi". Tôi thích nhất là có lúc mấy cô cho hưởng lộc bằng cách phát mấy thức ăn như trái cây, khoai nấu, đậu phụng nấu, .... Có lần tôi chứng kiến có thằng ba trợn đứng núp trong bụi cây, cạnh bàn cúng sát am, đưa ống hút hút lấy chén chè đậu ngự một cách ngon lành. Sao thằng này không sợ thánh vật? Tôi vẫn tự hỏi thầm như vậy.
Mới đó mà đã nửa thế kỷ rồi. Ngày xưa còn bé, vui ghê!

Đậu
05-07-2013, 05:45 AM
Có lần tôi chứng kiến có thằng ba trợn đứng núp trong bụi cây, cạnh bàn cúng sát am, đưa ống hút hút lấy chén chè đậu ngự một cách ngon lành. Sao thằng này không sợ thánh vật? Tôi vẫn tự hỏi thầm như vậy.


Em đoán bữa đó thánh tạm vắng dăm ngày để dự tiệc do anh Sơn khoản đãi ở dưới ấy nên mới có đứa nhân cơ hội làm liều.

ốc
05-07-2013, 01:28 PM
Cái anh ba trợn ấy chắc sau này là tác giả của ca khúc "Anh đưa em lên chùa" rất nổi tiếng thời em còn bé.


Anh đưa em lên chùa... chùa hôm nay có chuối... Anh đưa em lên chùa... chùa hôm nay có chè... Cả chùa nhắm mắt nam mô chúng ta đua nhau chụp chuối... Cả chùa nhắm mắt nam mô chúng ta đua nhau húp chè...

Tuấn Nguyễn
05-07-2013, 06:58 PM
Bãi Dâu là một nơi có nhiều am miếu, thường tập trung cho lễ hội lên đồng. Sau mùa xuân 1968, người ta phát hiện nhiều hố chôn người do đó càng linh thiêng. Có người đặt nghi vấn, TCS về Bãi Dâu bị vía nhập hay sao đó mà viết bài hát giống như mấy bài vè chầu văn lại nhiều chỗ nghịch lý, không nhân bản. Đó là bài "Hát trên những xác người" Tại sao lại hát trên những xác người, lại vỗ tay reo mừng chiến tranh nữa mới kỳ lạ. Đúng là bị lên đồng rồi. Người ta lý giải chắc thấy nhiều người chết mà lại chết một cách khủng khiếp nên ông phát điên bị ma nhập.
"Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người. Tôi đã thấy, tôi đã thấy những hố hầm chôn xác anh em....Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh, người vổ tay reo mừng hòa bình, ..."

hoài vọng
05-07-2013, 11:38 PM
Có người đặt nghi vấn, TCS về Bãi Dâu bị vía nhập hay sao đó mà viết bài hát giống như mấy bài vè chầu văn lại nhiều chỗ nghịch lý, không nhân bản. Đó là bài "chiều đi qua Bãi Dâu" ."Anh TN , đó là bài Hát Trên Những Xác Người mà tôi cũng đã nhẩm nhẩm trong đầu khi ở Đại Lộ Kinh Hoàng , chữ nghĩa trong những bài hát của TCS rất khó hiểu

Tuấn Nguyễn
05-07-2013, 11:57 PM
Anh TN , đó là bài Hát Trên Những Xác Người mà tôi cũng đã nhẩm nhẩm trong đầu khi ở Đại Lộ Kinh Hoàng , chữ nghĩa trong những bài hát của TCS rất khó hiểu
Đúng rồi đó anh Hoài Vọng, tôi xin lỗi anh bị lẫn lộn tên bài hát. Tôi đã edit phần viết của tôi rồi.

hoài vọng
05-08-2013, 03:21 AM
Có rất nhiều bài của TCS tôi thuộc cỡ 50 -60 % nhưng vẫn không biết tựa bài hát

Tuấn Nguyễn
05-08-2013, 09:12 PM
Có rất nhiều bài của TCS tôi thuộc cỡ 50 -60 % nhưng vẫn không biết tựa bài hát
Anh hơn tôi nhiều, tôi chỉ tài hát Karaoke thôi, còn hát theo trí nhớ thì trở thành hát nhạc đứt!

hoài vọng
05-08-2013, 11:22 PM
Nhiều khi tôi cũng hát nhạc...khúc...:))...đấy anh à !