PDA

View Full Version : 969



Triển
04-21-2013, 07:53 AM
Bạo động đẫm máu: nhà sư Phật giáo khủng bố Hồi giáo Miến Điện
Karl-Ludwig Günsche, Bangkok

http://cdn3.spiegel.de/images/image-485512-galleryV9-fghk.jpg

Bỗng nhiên họ xuất hiện khắp nơi, trong xe taxi, ở bờ tường. các mảnh giấy dán có biểu tượng Phật giáo và con số bí mật "969". Thoạt nhìn có vẻ vô hại. Nhưng người Hồi giáo ở Miến Điện ngày càng sợ hãi và kinh hoàng bởi làn sóng mảnh giấy dán màu vàng.

Theo ông Maung Zarni, người tranh đấu cho nhân quyền cho biết, trên mảnh giấy dán dù có một biểu tượng hiền hòa dựa theo giáo lý đức Phật nhưng đồng thời cũng là một dấu hiệu đặc trưng của "phong trào tân quốc xã 'Phật giáo' nguy hiểm nhất và phát triển nhanh nhất ở Miến Điện". Mục tiêu của nhóm "969" kỳ thị chủng tộc cực đoan là biến Miến Điện thành vùng đất không có Hồi giáo.

Giật dây phía sau là Ashin Wirathu, một vị sư Phật giáo trông thấy trẻ tuổi, có ánh mắt thân thiện. Vì lối thuyết pháp thù ghét ngang tàng, có người gọi ông là "Hitler của Miến Điện", có người thì thấy ông giống "Bin Laden của Myanmar", là một kẻ khủng bố không biết sợ ai. Trong am Maseyein ở Mandaley ông sư 45 tuổi này tụ tập những người có lối suy nghĩ như nhau cùng đi khắp nơi thuyết pháp hận thù ở Miến Điện.

Căm phẫn, ganh tỵ, sợ hãi

Ông cố tình thuyết giảng sự thù ghét, ganh tỵ và sợ hãi: "Nếu bạn vào tiệm người Hồi giáo mua sắm, tiền bạc không nằm đó đâu mà được sử dụng để hủy hoại tôn giáo của bạn, chủng tộc của bạn". Ông châm chích, "người Hồi giáo có trách nhiệm cho hầu hết các tội phạm ở Miến Điện như á-phiện, trộm cướp, hãm hiếp".

Tuy nhiên không chỉ nói suông. Ông Maung Zarni tranh đấu cho nhân quyền quả quyết: "Wirathu và nhóm '969' của ông ấy có liên quan đến cuộc xô xát bạo động gần đây chống đối người Hồi giáo". Người Phật giáo và Hồi giáo có nhiều tranh chấp đổ máu trong những tuần vừa qua. Nhiều chục người bị giết, nhiều người khác bị thương tích. Giáo đường Hồi giáo bị đốt, các khu dân cư bị hủy hoại.

Truyền thông Miến Điện tường thuật theo nhân chứng mục kích rằng, phe phái phía sau chung quanh Wirathu tổ chức và điều khiển các cuộc bạo động chống Hồi giáo trong nước.

Chín năm tù cho kẻ châm chích

Cuộc tranh đấu của Wirathu chống lại thiểu số người Hồi giáo ở Miến Điện không phải mới đây. Năm 2003 ông ta đã bị bỏ tù chín năm vì tội cầm đầu các cuộc bạo loạn gây thiệt mạng cho nhiều người ở phía Bắc Miến Điện. Sự tin tưởng của ông lâu nay là "người Hồi muốn biến Miến Điện thành đất Hồi giáo". Phật giáo Miến Điện phải tự vệ chống lại "học thuyết Hồi giáo", nếu không quốc gia muộn nhất là năm 2100 sẽ trở thành nước Hồi giáo.

Mặc dù phát ngôn viên tổng thống Ye Hut xem nhẹ Wirathu và những người theo ông chỉ lập ra một thiểu số nhỏ những người cực đoan trong số 500 ngàn vị sư trong nước, nhóm cực đoan này vẫn nguy hiểm, thông điệp phân biệt chủng tộc của họ có tiếng vang.

Ashin Gambira, một người cầm đầu cuộc Cách Mạng Safran năm 2007 cùng quân sư Wirathu đã có một giải thích đơn giản. Trong 50 năm độc tài, quân đội đã cố ý tuyên truyền mang căm thù vào hai đến ba triệu người Hồi ở Miến Điện. "Ngày nay thù hận đã cháy sâu trong đầu họ rồi, và có thể trở thành ngọn lửa lớn mà không tốn công sức gì".
Ashin Pum Na Wontha, nhà sư tranh đấu cho hòa bình tuy nhiên đã cho rằng, Wirathu chỉ là một con rối bị điều khiển bởi kiêu ngạo và háu danh. Các nhân vật trong bóng tối và tài trợ cho phong trào "969" mới là "chủ chốt", một nhóm khoảng 30 người có ảnh hưởng và giàu có, quan hệ chặt chẽ với quân đội và luôn lo sợ mất quyền lực.

Mục đích của họ là hỗ trợ tướng lãnh, cấy ý tưởng quân đội vào tiềm thức của dân chúng là một lực lượng vững chắc ở Miến Điện và đồng thời để bảo đảm quyền lực riêng của họ cũng như các ảnh hưởng của họ. Tổng thống Thein Sein mặc dù đã rốt ráo cảnh cáo "phe đối lập chính trị và những người tôn giáo cực đoan" ở Miến Điện, rằng ông ta sẽ không ngại dùng vũ lực với họ. Nhưng Wirathu vẫn tiếp tục thuyết giảng không gặp trở ngại về sự hận thù và các luận điệu châm chích trên toàn cõi quốc gia.

Và dù ông ta thật sự có bị giật dây bởi những người trong bóng tối hoặc là tự cầm đầu một nhóm cực đoan nho nhỏ, vị sư cực đoan này vô cùng nguy hiểm. Bởi vì trong bầu không khí bị tăng nhiệt của sợ hãi và bạo lực do Wiatrhu tạo ra, người trạng sư nhân quyền và cựu chính trị gia từng bị cầm tù Min Ko Naing cho biết, "Quốc gia chúng tôi sẽ không còn hòa bình bao lâu nữa".


(* dịch từ Blutige Unruhen: Buddhisten-Mönch terrorisiert Burmas Muslime (http://www.spiegel.de/politik/ausland/burma-rassistische-gruppe-969-gefaehrdet-muslime-a-894877.html) )

---

http://cdn4.spiegel.de/images/image-485353-galleryV9-bkqk.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-485307-galleryV9-cpdd.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-485320-galleryV9-lyqk.jpg


http://cdn2.spiegel.de/images/image-475999-galleryV9-doio.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-485308-galleryV9-kmpz.jpg


http://cdn3.spiegel.de/images/image-485312-galleryV9-iwkq.jpg


http://cdn4.spiegel.de/images/image-467493-galleryV9-oihe.jpg

hoài vọng
04-21-2013, 07:16 PM
Anh Triển , dùng tôn giáo để đạt được " mục đích " có lẽ là phương án ít tốn kém nên mấy ông sư thường xử dụng ....cái này làm tôi nhớ đến thời kỳ giáo dân Hố Nai và Viện Hóa Đạo gây náo loạn Sài Gòn

Triển
04-21-2013, 09:34 PM
Anh Triển , dùng tôn giáo để đạt được " mục đích " có lẽ là phương án ít tốn kém nên mấy ông sư thường xử dụng ....cái này làm tôi nhớ đến thời kỳ giáo dân Hố Nai và Viện Hóa Đạo gây náo loạn Sài Gòn

Bởi vậy cho nên để bảo vệ quyền lực cho dễ, mấy ông Việt Nam chơi luôn màn gậy ông đập lưng ông, tôn giáo thép giáo mang đi "quốc doanh" hết. Có chuyện gì thì lại ném đá giấu tay. Vở kịch Tòa Khâm Sứ, cái Nhà Chung ở Hà Nội là ví dụ. Trong lúc dằn co tới lui, để có thời gian suy tính bước kế tiếp .... "bỗng nhiên" xuất hiện các lời bàn ra tán vào của bên Phật giáo, rốt cuộc, thay vì Thiên chúa giáo gặp nạn với chính quyền, bước sang giai đoạn tranh cãi lai rai với Phật giáo. Anh chính quyền ngồi giữa xoa tay, em vô tội, em chỉ "chỉ đạo" thuận theo "lòng dân" thôi. :)