PDA

View Full Version : San Jose mỗi tuần



Ngô Đồng
10-07-2011, 01:40 PM
<strong>
http://www.youtube.com/watch?v=c0dGRDvmO54

Lời tỏ tình vang dội.


Giao Chỉ - San Jose.

Cầu hôn bất ngờ.
Cuối tháng 9 năm 2011 vừa qua, tuổi trẻ trên mạng toàn thế giới trải qua một cơn sốt hết sức ồn ào khi tìm thấy trên YouTube một đoạn phim cầu hôn trình diễn như nhạc kịch Hollywood.
Mở đầu là một chàng trai Việt Nam tự giới thiệu vài lời rồi chuyển qua quang cảnh khuôn viên đại học UCLA. Đây là một đại học nổi danh của hệ thống tiểu bang Cali tại đại đô thị Los Angeles. Rồi đôi trai gái Việt Nam hết sức trẻ trung, ăn mặc đơn giản tay trong tay, từ trong đại học đi ra sân trường. Rải rác đó đây các sinh viên ngồi nghỉ giữa các giờ học. Cô gái linh cảm thấy có điều gì khác thường. Dường như mọi người chờ đợi một cuộc diễn hành. Cô quay qua quay lại với một chút thắc mắc.Rồi đột nhiên cả sân trường như bừng tỉnh dậy. Một người bước ra nhẩy múa, nhạc trổi lên vang dội. Rồi hai ba người cùng nhẩy, rồi nhiều người ùa ra lên đến gần 200 người tham dự.
Sân trường thành sân khấu cho màn vũ. Đủ các sắc dân, đủ các lớp tuổi, đủ các thành phần hăng hái tham dự. Cô gái chợt thấy có cả cha mẹ, anh em, cô dì chú bác, những đứa cháu nhỏ lẫn trong hàng ngũ các bạn trẻ. Các sinh viên đại học, rất nhiều cựu sinh viên là bạn cũ lâu năm không gặp. Điệu nhạc Hoa Kỳ mạnh mẽ, lời ca truyền cảm hấp dẫn vang dội. Khán giả là các sinh viên tình cờ có mặt tỏ ra rất thích thú. Riêng cô gái Việt Nam nhỏ bé chợt nhận ra đối tượng của buổi trình diễn ồn ào đó chính là mình.
Ngac nhiên, sung sướng, e thẹn, lúng túng, cô ôm lấy anh bạn trai rồi lùi lại lấy tay lau nước mắt. Anh chàng trai chính là người chủ động bày trò để làm bạn gái ngạc nhiên. Đến lượt anh bắt đầu tham gia vào điệu nhảy như là một vai chính.
Đối với cô gái niềm vui dâng lên tột điểm và tưởng chừng như kéo dài mãi mãi. Khi nhạc dứt, điệu nhẩy chấm dứt mọi người quây thành vòng tròn. Lúc đó chung quanh sân đã có thêm đông đảo người đứng xem. Anh bạn trai chính thức ngỏ lời cầu hôn với cô gái. Anh chàng nói đôi lời rồi quỳ xuống cầu hôn. “Anh xin cưới em”, và trao nhẫn đính hôn. Là người sắp xếp mọi thứ, chàng trai đã chuẩn bị cả lời nói và hành động. Anh còn yêu cầu các bạn quỳ xuống như là một cử chỉ tham dự vào giây phút long trọng của đời anh.
Cô gái nhỏ bé rất xúc động, ngạc nhiên, bất ngờ. Những lời nói cử chỉ của cô đã trở thành một màn diễn xuất hết sức sống động. Không kịch sĩ nào có thể đóng được như thế nếu không phải là người thực sự ngỡ ngàng vì nhận được giây phút hạnh phúc không chờ đợi.
Câu chuyện cầu hôn chỉ đơn giản như thế. Hai cô cậu trẻ tuổi vô danh, cùng là sinh viên đã tốt nghiệp. Trở về trường cũ dựng một màn cầu hôn thực sự để quay phim. Mục đích giản dị nhất chỉ là muốn gây sự ngạc nhiên cho cô dâu tương lai. Để thêm phần hấp dẫn. Anh nhờ bạn bè, thân quyến và người tình nguyện cùng nhau hát và nhảy để rồi chứng kiến màn cầu hôn. Màn tỏ tình được cắt xén và đem lên Youtube. Chỉ trong một tuần đã có nửa triệu người vào xem. Các chương trình TV từ Mỹ đến Canada. Từ các hệ thống Hoa Kỳ đến truyền thông Việt Nam. Các đài Radio đa ngôn ngữ lớn nhỏ. Tất cả đều phỏng vấn viết bài, đưa lên màn ảnh và đẩy câu chuyện lên bốn phương trời. Báo chí TV tại Việt Nam cũng phổ biến rộng rãi. Các phóng viên tìm hiểu. Tất cả góp phần cho câu chuyện tỏ tình bằng phim ảnh đã có đến gần 1 triệu người coi.
Câu chuyện nhỏ đã trở thành một hiện tượng.

Chuyện trong nhà.
Sau cùng mọi chuyện cũng đã sáng tỏ. Anh chàng tên là Trần Hoài Nam 32 tuổi sinh tại Việt Nam, đến Mỹ lúc còn rất bé. Nhưng ngày nay nói tiếng Việt ngon lành. Nam thường được bà mẹ yêu quý gọi là Nammy đã tốt nghiệp UCLA nhiều năm trước và đang đi làm. Tuy nhiên sở thích của Nam vẫn là văn nghệ, đờn ca, nhẩy múa.
Nàng là Vũ Trang, 27 tuổi, sinh ra tại Hoa Kỳ, cũng tốt nghiệp UCLA và đang đi làm. Anh chị gặp nhau từ ngày còn học. Chàng học lớp cuối và nàng mới vào trường.
Nơi gặp nhau trên lầu cao, từ sân trường ngó lên vẫn còn nhớ chỗ cũ. Gặp nhau quen biết rồi xa cách. Rồi gặp lại, nhưng nhiều năm qua đi, vẫn chưa một lời hứa hẹn. Đầu năm nay 2011 Nam nhất định sẽ bày tỏ tấm lòng. Cũng chẳng còn trẻ trung gì. Mối tình cũng cần có một lời hẹn ước chính thức. Anh chàng trai lang bạc kỳ hồ đã đến lúc phải bỏ neo cho thuyền tình. Nam đã thấy nhiều kiểu tỏ tình trên phim ảnh và ngoài cuộc đời. Anh chàng muốn thực hiện một màn hết sức đặc biệt, có sự tham dự của tất cả cha mẹ hai bên, các bè bạn của cả 2 người nam nữ.
Phải là ai cũng biết, chỉ mình nàng không biết.
Công việc chuẩn bị mất 5 tháng. Chuyện lạ lùng nhất là nhờ bà mẹ dẫn con trai đi hỏi vợ tại nhà gái ở San Jose. Phải chờ lúc cô nàng không có nhà để vào thưa chuyện với cha mẹ nhà gái. Phải thuyết phục hai họ cùng tham dự vào màn kịch độc đáo. Đề nghị thành công. Tất cả 2 họ đều biết nhưng giữ bí mật. Và kịch bản bắt đầu.

Flash Mob America tham dự.
Nam liên lạc thuê công ty Flash Mob chuẩn bị tổ chức cho một buổi tỏ tình đầy khích lệ. Flash Mob là công ty sắp xếp chương trình, lo âm thanh, quay phim, tập vũ cho người tình nguyện và chuẩn bị vị trí. Trong những năm gần đây, công ty Flash Mob thành lập có chi nhánh nhiều nơi. Chuyên đạo diễn và cung cấp phương tiện làm phim gia đình cho các thân chủ có đề tài đặc biệt. Các chuyên viên thảo luận với Nam về chương trình tuyển mộ người tham dự, chọn nhạc nền, sáng tác điệu vũ, chuẩn bị vị trí biểu diễn. Người tham dự là 2 bên gia đình đã lên đến cả trăm ghi tên. Các sinh viên và cựu sinh viên UCLA. Các bạn trẻ vô danh tình nguyện. DVD hướng dẫn được phân phối cho mọi người tập dượt tại nhà. hay tập nhẩy từng nhóm. Sau cùng tất cả mọi người, mọi nơi phải kéo về Los Angeles để tập trước một ngày. Tập đi tập lại nhiều lần. Nhưng cô gái vai chính vẫn không hề biết.
Ngay trước giờ bắt đầu, mọi người phải nấp trong các ngõ ngách của khuôn viên đại học. Chờ nhạc nổi lên rồi mới kéo ra.
Chỉ riêng vai chính là cô gái không được tập dượt. Cô đóng vai ngạc nhiên, bất ngờ và nhập vai hết sức sống động.
Flash Mob đã tổ chức thành công nhiều màn múa nơi công cộng bất ngờ và thu hình các khán giả qua đường có phản ứng tự nhiên. Một điệu múa bất ngờ của quần chúng giữa công trường đô thị. Khách qua đường là khán giả trở thành diễn viên quan trọng. Nhưng lần này khán giả quan trọng nhất là cô gái được cầu hôn trở thành vai chính. Tất cả mọi sự đáp ứng của cô sẽ trở thành mấu chốt của sự thành công. Và sau cùng đoạn phim may mắn đã đạt được kết quả rực rỡ một cách hết sức tự nhiên.

Bản thông điệp tình yêu.
Một cuộc vui bày ra với vài trăm người tham dự. Một lời hứa hẹn hôn nhân quan trọng thể hiện qua hình thức vui đùa. Có được vài trăm người vô tình làm khán giả. Tại sân trường đại học đầy kỷ niệm của 2 sinh viên vô danh đã tốt nghiệp. Họ là những người thường trong xã hội. Không phải trai tài gái sắc nổi danh thế giới. Không phải là anh hùng liệt nữ nêu gương sáng cho nhân loại. Không phải là con nhà hoàng tộc danh gia thế phiệt.
Lời cầu hôn đơn giản nhờ Youtube đã đẩy lên trời cao và được thế giới tuổi trẻ đáp ứng nồng nhiệt. Nguyên do chính là bản thông điệp tình yêu trong khoảnh khắc đã đánh động vào tâm thức của thanh thiếu niên. Tuổi trẻ nào cũng có giấc mơ thầm kín. Họ thấy các anh chị nầy cũng giản dị giống như mình. Không phô bày sự giàu sang thanh lịch. Không ăn mặc cầu kỳ, không nhẩy múa huê dạng trên sân khấu hoành tráng. Lời cầu hôn không có chủ tọa. không có diễn văn khai mạc, không có ngựa xe rộn ràng. Chỉ có niềm vui rất hồn nhiên của mọi người tham dự. Hàng triệu khán giả trên thế giới không hề biết rõ 2 nhân vật chính là ai. Họ từ đâu đến, sau này sẽ ra sao ? Điều đó không cần thiết.
Một khoảnh khắc của cuộc đời đôi trẻ đã làm thành bản thông điệp cho tình yêu.

Ngàn lời đáp ứng.
Tôi có dịp đọc được khá nhiều những lời bình luận. Hàng triệu người xem qua đoạn phim nên đã có hàng ngàn lời bình luận bằng đủ các ngôn ngữ. Nhiều người xem qua, cũng đã đọc các lời bình của thiên hạ và góp thêm ý của mình. Lần này có nhiều bình luận bằng Việt Ngữ của tuổi trẻ Việt Nam từ quê hương và trên thế giới. Vì cặp tài tử bất ngờ là hai anh chị Việt Nam.
Bình luận của tuổi trẻ về chuyện cầu hôn toàn một chiều thương yêu, hoan hỷ, chúc mừng và khen ngợi. Nước mắt vui sướng thấy được trên đoạn phim và người ta thấy được cả nước mắt vui mừng qua lời bình của khán giả từ bốn phương trời.
Tôi hết sức chú ý đến những điều nhận xét của tuổi trẻ từ Việt Nam. Một anh viết : Ở Việt Nam ra múa như thế này thì bảo vệ đuổi đi ngay. Một cô gái viết câu bình luận tuyệt vời : Xem Tube này sao em muốn lấy chồng quá. Một thanh niên cũng từ Việt Nam bình luận và than thở :
Sao ở nước người ta tự do sung sướng như thế.
Như vậy, biết bao nhiêu thanh thiếu nữ tại Việt Nam đã xem được lời tỏ tình của đôi thanh niên Việt tại Hoa Kỳ. Biết bao nhiêu người cũng đọc được những lời bình luận như thế. Nhiều năm qua, các nhà tranh đấu Việt Nam tại hải ngoại đã sáng tác bao nhiêu áng văn kêu gợi cùng các đường lối đấu tranh để tìm cách gọi là chuyển lửa về Việt Nam. Khó mà đo lường được sự thành công.
Hơn 30 năm sau, bằng câu chuyện cầu hôn hết sức cá nhân, đôi thanh nữ nam nữ hoàn toàn phi chính trị. Chỉ bầy trò vui cho chính mình, nhưng họ đã vô tình chuyển lửa tình yêu cho thế giới và cho Việt Nam.
Chỉ cần một tuần lễ, ngọn lửa tình yêu với nguyên liệu tự do của tuổi trẻ đã đưa về trao tay cho tuổi trẻ Việt Nam tại quê nhà.
Thế hệ cha anh ngày xưa đã bị xua đuổi ra khỏi đất nước bằng những thù hận căm hờn. Thế hệ tương lai cũa người Việt hải ngoại, chỉ bằng cuộc sống bình thường, tử tế lương thiện, để khi thuận tiện thì ca hát nhẩy múa. Như thế cũng đủ để gửi về quê hương cũ những thông điệp của tự do, của dân chủ bằng tình yêu. Như tình yêu của cô gái e thẹn, ngỡ ngàng lúng túng vào một buổi chiều chủ nhật trên sân trường đại học của thành phố mang danh hiệu nữ vương của các thiên thần, Los Angeles..

Pip
10-07-2011, 05:24 PM
Chị Ngô Đồng, dễ thương quá, cám ơn chị. Bửa trước em có coi bài báo này trên báo Người Việt nhưng chưa được xem You tube. Nhìn cô gái thật là hạnh phúc. Họ thật xứng đôi. Em Pip.

HoangVan
10-07-2011, 05:41 PM
cám ơn chị NĐ đã giới thiệu một khúc phim giữ được nụ cười trên môi người từ đầu chí cuối, thêm vào tí nước trong mắt ... :) ..

.. chỉ mong đôi trẻ mãi yêu thương .. @};- ..

July
10-07-2011, 05:43 PM
Vâng dễ thương quá. Người ta được cầu hôn mà tui cảm động chảy hết nửa lít nước mắt. Đọc tiếp xuống dưới mới biết thêm là người VN. Đoạn kết luận "quẹo qua" cũng rất khéo. Cảm ơn tác giả.

muavalam
10-07-2011, 08:20 PM
muavalam chào chị NĐ mừng chị về phố :x

pensee
10-07-2011, 08:47 PM
Is it me or it's just cheesy. Maybe just me. Hehehe. Nhỏ đó dung truoc ban dan thien ha hỏng lẽ nói NO. Hhheheheh

Lan Nguyen
10-08-2011, 06:10 AM
BRAVOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOOO cho Nam & Trang
happily ever after nhé
dễ thuơng & cảm động quá
cứ như L đang xem film Đại Hàn vậy á .

cám ơn chị ND đã dán
L xin chào mọi người nhé .

Ngô Đồng
10-08-2011, 07:33 AM
July - Pip - MuavaLam - Hoang Van - Pense

Ngày xưa thật xưa con gái được ném cầu chọn chồng, dĩ nhiên chỉ là các cô công chúa, hay các cô con nhà khá giả - tân thời hơn chút nữa là cần có bà mai .
Thập niên 70 do quen biết giữa hai gia đình, 80 vì người đi kẻ ở nên rất nhiều đám cưới vì "là người Việt Nam" miễn nói được tiếng Việt là đủ tiêu chuẩn để kết hợp gia đình. Thế kỷ này, các con các cháu đã tự mình tìm ra đối tượng, yêu ai và muốn sống chung với ai.

July biết không n đ cũng khóc vì đoạn phim dễ thương này, không phải một sớm một chiều để Nam cầu hôn cô Trang răng khểnh này - sự sắp xếp hoàn hảo có sự cộng tác của cả hai gia đình.

Pense đừng lo cô Trang bị sức ép của đám đông để phải nói Yes - không dám nói No, anh chàng Nam khi bỏ bao tình ý để cầu hôn với cô, hẳn biết trái tim của cô đã dành cho mình 80% rồi - chỉ 20% còn lo sợ không biết nên lập gia đình hay chưa thôi đó Pense.

Pip và Hoàng Van ở Thung Lũng Hoa Vàng không ? Mình sẽ họp tháng 11 đó nha .
MuavaLam ơi, chị vẫn ở phố dù khi có khi không, chị nghĩ vẫn giữ tên này cho dù nhiều bạn đề nghị đổi tên - nhưng chị không làm vậy được.

nhunguyen
10-08-2011, 10:01 AM
July - Pip - MuavaLam - Hoang Van - Pense

Ngày xưa thật xưa con gái được ném cầu chọn chồng, dĩ nhiên chỉ là các cô công chúa, hay các cô con nhà khá giả - tân thời hơn chút nữa là cần có bà mai .
Thập niên 70 do quen biết giữa hai gia đình, 80 vì người đi kẻ ở nên rất nhiều đám cưới vì "là người Việt Nam" miễn nói được tiếng Việt là đủ tiêu chuẩn để kết hợp gia đình. Thế kỷ này, các con các cháu đã tự mình tìm ra đối tượng, yêu ai và muốn sống chung với ai.

July biết không n đ cũng khóc vì đoạn phim dễ thương này, không phải một sớm một chiều để Nam cầu hôn cô Trang răng khểnh này - sự sắp xếp hoàn hảo có sự cộng tác của cả hai gia đình.

Pense đừng lo cô Trang bị sức ép của đám đông để phải nói Yes - không dám nói No, anh chàng Nam khi bỏ bao tình ý để cầu hôn với cô, hẳn biết trái tim của cô đã dành cho mình 80% rồi - chỉ 20% còn lo sợ không biết nên lập gia đình hay chưa thôi đó Pense.

Pip và Hoàng Van ở Thung Lũng Hoa Vàng không ? Mình sẽ họp tháng 11 đó nha .
MuavaLam ơi, chị vẫn ở phố dù khi có khi không, chị nghĩ vẫn giữ tên này cho dù nhiều bạn đề nghị đổi tên - nhưng chị không làm vậy được.



Tôi nhận thấy trong đoạn phim :
Cô Trang rất là cảm động và sung sướng, hình như cô có vẽ hơi tưng tức và bối rối.
( mai này anh Nam sẽ hiểu thôi ).

Anh Nam thật là quá hay !

Cám ơn chị !

ngocdam66
10-08-2011, 12:46 PM
This was sweet.


Man organizes flashmob to propose to his girlfriend at UCLA



(http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Fdlvr.it%2FnZdgw&h=qAQDQOBHkAQCsbuomwly8p-XQorIYlgmLR0pmgyHMqb8ONw)

hue huong
10-08-2011, 01:42 PM
Chào chị Ngô Đồng ,
Mừng chị về . :-|
Bây giờ biết chị ở đâu để gỏ cửa tìm đó .
Chúc vui !!!

nvhn
10-08-2011, 04:34 PM
July - Pip - MuavaLam - Hoang Van - Pense

Ngày xưa thật xưa con gái được ném cầu chọn chồng, dĩ nhiên chỉ là các cô công chúa, hay các cô con nhà khá giả - tân thời hơn chút nữa là cần có bà mai .
Thập niên 70 do quen biết giữa hai gia đình, 80 vì người đi kẻ ở nên rất nhiều đám cưới vì "là người Việt Nam" miễn nói được tiếng Việt là đủ tiêu chuẩn để kết hợp gia đình. Thế kỷ này, các con các cháu đã tự mình tìm ra đối tượng, yêu ai và muốn sống chung với ai.

July biết không n đ cũng khóc vì đoạn phim dễ thương này, không phải một sớm một chiều để Nam cầu hôn cô Trang răng khểnh này - sự sắp xếp hoàn hảo có sự cộng tác của cả hai gia đình.

Pense đừng lo cô Trang bị sức ép của đám đông để phải nói Yes - không dám nói No, anh chàng Nam khi bỏ bao tình ý để cầu hôn với cô, hẳn biết trái tim của cô đã dành cho mình 80% rồi - chỉ 20% còn lo sợ không biết nên lập gia đình hay chưa thôi đó Pense.

Pip và Hoàng Van ở Thung Lũng Hoa Vàng không ? Mình sẽ họp tháng 11 đó nha .
MuavaLam ơi, chị vẫn ở phố dù khi có khi không, chị nghĩ vẫn giữ tên này cho dù nhiều bạn đề nghị đổi tên - nhưng chị không làm vậy được.

Chi hai, chị có đổi tên nhớ cho em biết nha, để em đem tên Ngô Đồng lên ebay đấu giá :))

HoangVan
10-09-2011, 12:11 AM
Pip và Hoàng Van ở Thung Lũng Hoa Vàng không ? Mình sẽ họp tháng 11 đó nha .
MuavaLam ơi, chị vẫn ở phố dù khi có khi không, chị nghĩ vẫn giữ tên này cho dù nhiều bạn đề nghị đổi tên - nhưng chị không làm vậy được.



ở xa lắm chị ơi .. :( .. Ngô Đồng, nick đẹp, đừng đổi làm gì .. @};- ..

Co may
10-09-2011, 12:43 AM
chị nghĩ vẫn giữ tên này cho dù nhiều bạn đề nghị đổi tên - nhưng chị không làm vậy được.
Hihi, em thì vẫn thích chị tên Ngô Đồng thôi.

muavalam
10-09-2011, 01:47 AM
Đúng rồi chị ơi, tại sao mình phải đổi tên khi mình vẫn là mình và cái tên đó mình vẫn thích, m. mong chị kg còn buồn chuyện đã qua vẫn an vui và tự tại như trước giờ và sinh hoạt đều trên phố, cho m. mi mi hai cháu ngoại của chị nha :)

đoa hong tim
10-09-2011, 01:51 AM
Em cũng như CoMay , thích tên Ngô Đồng của chị . Năm ngoái em về VN , đi trên những con đường quê , nhìn những cây ngô đồng , bỗng chợt nghĩ đến chị , dù chưa gặp chị lần nào , chị cứ giữ tên Ngô Đồng vì thật dễ thương và rất quê hương đó chị . Em biết tên thứ nhì của chị , cũng đẹp chi lạ và cũng rất là quê hương .
Sáng ni dậy , trời lành lạnh , em bỗng chợt hơi lãng mạn chút xíu , chị đừng cho em là ngây ngô nghe .
Thân mến
đh

Ngô Đồng
10-28-2011, 05:57 AM
(Bài này không phải là tài liệu phê bình văn nghệ, không phải là điểm phim.Đơn thuần chỉ là tâm tư của một khán giả, yêu thương những bản hùng ca,đem niềm xúc động trải trên trang giấy)


http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/7d96edc0b90e4ea8b14065e06d3e068d.jpg

Nhớ lại chuyện xưa (1975).
Những bản hùng ca đã theo chân chúng tôi suốt một đời quân ngũ. Từ Mậu Thân 68 đến mùa Hè 72. Nhưng vào tuần lễ cuối tháng 4-75 không còn nghe thấy nhịp quân hành trên đài Sài Gòn nữa. Giữa mùa hè vùng nhiệt đới, đài Mỹ chợt chơi bài Tuyết trắng. Đó chính là tiếng kèn lui quân của đồng minh. Hoa Kỳ bắt đầu di tản bằng trực thăng. Miền Nam thất thủ. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ dựng lều đón tỵ nạn tại Pendleton. Cách 20 dặm về phía bắc là dinh thự của tổng thống Nixon. Bạch dinh Calle Isabella tại thị xã San Clemente từng được mệnh danh là tòa Bạch Cung của miền Tây. Vào năm 75, Isabelle nằm phơi mình buồn bã trên xa lộ số 5, cạnh bờ biển miền duyên hải California. Vào những ngày trời tốt, ông Nixon mới có thể nhìn thấy phi cơ chở tỵ nạn từ Thái Bình Dương bay về Los Angeles. Nhưng đêm nào ông cũng nghe thấy tiếng xe bus của những người đánh mất quê hương chạy trên đường số 5 từ quận Cam về Tent City. Đoàn xe chở dân di tản, theo lệnh ông thống đốc, phải đóng kín cửa và chạy ban đêm qua San Clemente thẳng đường về Pendleton. Cali thời đó là tiểu bang chống chiến tranh, không welcome dân tỵ nạn.Tiếng xe chạy ban đêm đã làm ông Nixon mất ngủ, hay tại vì nước Mỹ quay lưng lại Việt Nam.
Suốt thời gian còn lại của năm 75 đau thương đã có 50 ngàn dân tỵ nạn Đông Nam Á đến tạm trú trong thành phố lều. Trong số đó có một anh sỹ quan chiến tranh chính trị. Anh này tình cờ mang được các bản hùng ca, chính huấn ca và tình ca. Ngày đêm anh sang các bài hát bằng cassette phổ biến cho những người ra trại. Có bạn ngồi chép lại lời ca để kèm theo băng nhạc. Phần lớn khách hàng là cựu chiến binh. Có anh theo bảo trợ họ đạo nhà thờ về Wiscousin, North Carolina, hay Illinois. Các cơ quan thiện nguyện giải đều bà con ta đến 50 tiểu bang Hoa Kỳ.Tên các địa phương cũng khó đọc mà còn chẳng biết nơi đến là chỗ nào. Có những anh lính gia đình kẹt ở Việt Nam , đang phân vân nửa ở nửa về. Cầm tờ giấy ra trại từ Cali mà không biết Utah là chỗ nào. Lấy một băng nhạc hùng ca bỏ vào máy mới mua trên PX, nước mắt chảy dài, nằm trên ghế bố, dưới lều vải, nghe bài ca vang vang..”Ngày bao hùng binh tiến lên, bờ cõi vang lừng câu quyết chiến”.
Ở lều bên cạnh, 36 năm về trước anh sỹ quan chiến tranh chính trị vẫn tiếp tục sang băng. Bài ca bất hủ “Trên đầu súng quê hương, tổ quốc đã vươn mình” nghe như tiếng thở than duới bầu trời trại 6.

Rồi 5 năm sau (1980).
Cuối năm 75 người Việt tại Hoa kỳ có được 150,000 nhưng đến cuối năm 1980 thì con sốlên gần gấp đôi. Bà con từ các quốc gia Tây Âu kéo về Mỹ đoàn tụ. Thuyền nhân ra đi trong đợt đầu đã bắt đầu vào Mỹ. Sau 5 năm thôn tính miền Nam , giấc mộng vàng của thiên đường cộng sản xụp đổ. Đất nước lầm than và lùi lại hơn 15 năm chậm tiến. Người đi càng ngày càng đông dù năm ăn năm thua. Người về không có là bao. Nam Lộc vào làm social worker cho cơ quan tỵ nạn. Việt Dzũng viết bài ca gửi quà về quê hương qua tiếng khóc than. Thanh niên Trúc Hồ vượt biên đường bộ. Thầy giáo Trầm tử Thiêng đi đường biển. Người Việt hải ngoại bắt đầu bàn chuyện giải phóng quê hương. Muốn đấu tranh võ trang phải tìm về ba biên giới. Phần còn lại tham dự vào công cuộc đấu tranh chính trị. Có người nói rằng phải chăng bây giờ thành lập được một tổng cục chiến tranh chính trị. Ý kiến này làm tôi nhớ lại các bản hùng ca từ trong trại tỵ nan năm 1975. Chiến đấu bằng văn hóa và chính trị, được lắm, nhưng vũ khí ở đâu ?..
Mong sao có được tờ báo phổ biến khắp thế giới. Có được đài phát thanh gửi về cho cả 2 miền Nam Bắc,Việt Nam . Làm sao có TV, có bản nhạc, có movie, có video đưa ngọn lửa đấu tranh, đưa tin tức đến toàn cầu. Và tìm đâu những bản hùng ca.
Con đường chinh phục lòng người, phát huy chính nghĩa mạnh mẽ và trực tiếp nhất là văn nghệ, vớilời ca tiếng nhạc. Phải phổ biến rộng rải, liên tục và bền bỉ. Phải có một thứ gì tương tự như tổng cục chiến tranh chính trị của Việt Nam Cộng Hòa tại hải ngoại. Nghe hợp lý đấy, nhưng thực sự chỉ là ước mơ vô vọng vào thời kỳ 80.


Trung Tâm Asia ra đời.
Đó là năm 1981 do nhạc sĩ Anh Bằng thành lập. Ông là một nhạc sĩ tình ca rất hiền lành. Anh Bằng đã viết một bài nhạc với lời ca tưởng chừng dành riêng cho anh em chúng tôi khóa Cương quyết Đà Lạt 1954. Lời ca như vận vào đời các tân sinh viên sỹ quan giã từ miền Bắc vào Nam . “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu”. Đó là câu thứ nhất của 1954. “Bao nhiêu mộng đẹp tan ra thành khói, bay theo mây chiều”. Đó là câu thứ hai của tháng 4-1975, 21 năm sau.
Vâng, chính cái ông Anh Bằng làm lời ca như thế đã thành lập Trung tâm Asia 1981. Trong suốt 10 năm đầu Asia cũng chỉ là một trung tâm sản xuất băng nhạc như thường lệ. Qua thập niên 90 nhạc sĩ Anh Bằng lui vào hậu trường để cho cô con gái Thy Vân quản trị. Ở quận Cam có đôi bạn tỵ nạn vong niên, một già một trẻ, người đường bộ, người đường biển, gặp nhau qua cà phê thuốc lá bắt đầu hợp tác với Asia . Chàng thanh niên Trương Anh Hùng tức nhạc sĩ Trúc Hồ trong lớp tuổi 20 của trại tỵ nạn Thái Lan bước vào Asia cùng với sự hỗ trợ tinh thần của Trầm tử Thiêng, người viết Kinh Khổ với ca từ trầm luân của một đời Việt Nam. Người đã cùng soạn với Trúc Hồ bài ca bất hủ Bên em đang có ta.
Tiếp theo giữa thập niên 90 Nam Lộc và Việt Dzũng vào cộng tác với Asia . Từ đó Trung tâm Asia đã tìm thấy đường đi tới và mở ra một chân trời mới. Mười năm đầu chỉ là trung tâm băng nhạc. 20 năm sau trở thành một trung tâm đấu tranh. Lấy công việc thương mại làm nền móng, Asia mở mặt trận phát huy chính nghĩa bằng văn hóa, lời ca tiếng nhạc. Chỉ với 5 người, một thứ tổng cục chiến tranh chính trị của VNCH hải ngoại đã hình thành.
Trong khoảng thời gian 20 năm từ 1991 đến 2011 Asia đã cho ra đời 80 Video và DVD. Trong đó chen lẫn vào tình ca là những đề tài hết sức tâm lý chiến và chính huấn. Xin nhắc lại một số tiêu biểu : Saigon, Nỗi Nhớ, Lá Thư Tứ Chiến Trường, Cánh Hoa Thời Loạn, Xuân Chinh Chiến, Tình Khúc Sau Cuộc Chiến, Hành Trình 30 năm, Người Lính, Hành Trình Tìm Tự Do, Tình Khúc Thời Chinh Chiến, Chiến Tran h và Hòa Bình....
Sau cùng bây giờ là những bản Hùng ca.
Qua 20 năm sản xuất 80 bộ phim, trung bình một năm 4 cuốn Asia đã xây dựng nền móng cho tổ chức, quy tụ một đội ngũ nghệ sĩ xuất sắc và bắt đầu mở rộng qua lãnh vực truyền hình với SBTN có mặt toàn thế giới, kể cả ở VN và 24 giờ một ngày liên tục.

Tổng cục 5 người.
CôThy Vân giám đốc sản xuất, hậu duệ của bác Anh Bằng là người cầm cân nẩy mực giữa nghệ thuật và thương mại. Nhạc sĩ Trúc Hồ, người viết 100 bản nhạc, nhiệt thành giữa đấu tranh và nghệ thuật, làm giám đốc điều hành. Nghệ sĩ Việt Dzũng vừa là MC bốc lửa, vừa là nhạc sĩ và ca sĩ, với một ý chí đấu tranh quyết liệt. Nam Lộc, người viết kịch bản, và cũng là gạch nối giữa hai thế hệ. Nhịp cầu giữa bên trong và bên ngoài, đồng thời là niên trưởng trung niên của trung tâm. Đó là 4 thành viên cột trụ của Asia . Sau cùng linh hồn của Asia là bàn thờ ông thầy dạy triết Trầm Tử Thiêng đặt trong trung tâm cùng với một chương mục dành tài khoản tựa đề “Bên Em Đang Có Ta”. Khi Asia dùng những bản nhạc của ông thì trích ra một khoản tác quyền bỏ vào đây. Dùng tiền này đây để dành cho việc xã hội.Với ý nghĩa này, Trầm Tử Thiêng luôn luôn là cây cột trụ thứ 5 của Asia . Bên các em “luôn luôn có ta”. Với tinh thần đó và từ ý nghĩa đó, Asia phát hành DVD lần thứ 80 với các bản hùng ca.

Hùng Ca Sử Việt:
Một ban nhạc đại hòa tấu Hoa Kỳ. Ban hợp xướng Ngàn Khơi,Việt Nam . 20 ca sĩ Asia, 4 Mcs. Đó là tập hợp trình diễn 20 bản hùng ca của một thời Việt Nam Cộng Hòa và một số sáng tác tại hải ngoại. Quay ngay tại phim trường của Asia và SBTN.
Sau cùng DVD đã phát hành, một bản dành cho Viện Bảo Tàng Việt Nam tại San Jose . DVD này cùng với bích chương của nó, với Flyer lời ca của 20 bài nhạc sẽ được đặt cạnh những băng nhạc cassete phát hành năm 1975 tại trại 6 Camp Pendleton.

http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/2fbcf6d3d85a403db935876f206d480a.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/136278a51e1e4c65b8a48326a436cbf1.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/c0b4d2e880694f59a4c3d4cfce82121a.jpg
Trúc Hồ Việt Dzũng Nam Lộc

Đó là lịch sử con đường của những bản hùng ca VNCH. Khởi đi từ những thập niên 50, lưu lạc qua trại tỵ nạn, đi khắp thế giới. Nhưng rồi những lời ca tiếng mất tiếng còn. Ngày nay được ghi lại trọn vẹn với âm thanh hùng tráng, kèn trống tưng bừng. Cả một ban hợp xướng Ngàn Khơi nhiệt thành và điêu luyện, các ca sĩ trẻ trung và nổi tiếng của làng nghệ thuật Việt Nam hải ngoại. Hình ảnh của các nghệ sĩ nghiêm túc cất tiếng mạnh mẽ. Những ánh mắt vui tươi nhưng không một giây phút cười đùa làm hỏng ý nghĩa của hùng ca.
Để thực hiện một chương trình như vậy, Asia phải dựa vào uy tín của 30 năm thành lập và 20 năm tên tuổi với 80 tác phẩm đã phát hành. Một trong các ưu điểm là với thành quả của nhiều năm hoạt động mới có thể được sự cộng tác của các danh ca nam nữ lên sân khấu hát hùng ca, ngàn cánh tay giơ lên và kêu gọi công dân đáp lời sông núi.
Thêm vào đó phải có đủ nhiệt tâm với lý tưởng đấu tranh mới vượt qua yếu tố thương mại để phát hành hùng ca trên một thị trường bao năm chỉ quen nghe tình ca đi đôi với từng ca sĩ tên tuổi.
Hùng Ca Sử Việt là một thử thách của Asia, đồng thời cũng là một thử thách của lòng người Việt hải ngoại còn nghĩ đến chuyện non sông. Dù là trung tâm thương mại, nhưng đôi khi lợi nhuận không phải nhiên liệu cho lý tưởng.
Với Hội Nghị Diên Hồng, Bạch Đằng Giang gợi nhớ cho người Việt cái họa Bắc Phương trong quá khứ lịch sử và ngay cả trong thế kỷ 21 hiện tại.
Bản Con Rồng Cháu Tiên, Một Ngày Việt Nam, Việt Nam Việt Nam nhắc nhở nguồn gốc của tiền nhân trong niềm hãnh diện dân tộc.
Trên Đầu Sóng, Đáp Lời Sông Núi, Chiến Sĩ Vô Danh, Anh Về Thủ Đô, Gót Chinh Nhân, Xuất Quân… ghi dấu một thời chinh chiến với biết bao hy sinh của quân dân miền Nam trong thế kỷ 20.
Hòn Vọng Phu là bài ca lịch sử nhắc đến sự hy sinh của chiến binh ngàn năm trước.
Với Bài Ca Tuổi Trẻ, Hận Vong Quốc, Thiên Thần Trong Bóng Tối là những hùng ca của thế hệ hiện nay.
Phải nói đến tác phẩm Cám ơn anh cùng với sự đóng góp hết sức hữu hiệu của Asia trong các chương trình cứu trợ Thương Phế Binh tại Việt Nam nhiều năm qua.
Những hình ảnh sau cùng của DVD Hùng ca ghi dấu cuộc đấu tranh ngay tại Việt Nam bày tỏ lòng yêu nước của người dân Việt chống sự gây hấn của Bắc Phương.
Bài ca mở đầu của DVD đã được Nam Lộc nhắc đến hoàn cảnh ngày xưa của triều đình nhà Trần trước nguy cơ giặc xâm lược phương Bắc nên đã tổ chức Hội Nghị Diên Hồng để trưng cầu dân ý.
Phải nói một cách đơn giản là hoàn cảnh Việt Nam hiện nay rõ ràng là lúc cần có một Hội Nghị Diên Hồng và Hùng Ca Sử Việt chính là thông điệp số 1 của Asia nhắn gửi về quê hương.
Bài ca kêu gọi tuổi trẻ Việt Nam đừng sợ hãi đã được soạn ra không phải là lời kêu gọi từ hải ngoại. Hải ngoại làm sao có tư thế kêu gọi trong nước đừng sợ hãi. Đừng sợ hãi chính là lời kêu gọi của các nhà đấu tranh trong nước nhắn nhủ với chính thế hệ tuổi trẻ ngay tại Việt Nam.
Ý nghĩa của lời kêu gọi hào hùng này phát xuất từ quê hương đang bị cai trị bởi độc tài độc đảng mới đòi hỏi tuổi trẻ đừng sợ hãi. Tôi hiểu rằng Asia hải ngoại chỉ làm công việc chuyển tải lời kêu gọi từ quê hương để gửi trở lại cho chính tuổi trẻ tại quê hương Việt Nam.
Dùng bài quốc ca VNCH để kết thúc là một sáng kiến can đảm đáp ứng được nhu cầu mở và đóng của nghệ thuật trình diễn.

http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/66dbbeab6576437ebc98d4026a0649d0.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/ad99ae66adad4898be61e786158a9e58.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/d2564f78c32b4174bf74c833b71cca2c.jpg
Dân vụ bội tinh Xã hội bội tinh đệ I Tâm lý chiến đệ I

Qua những thành quả công tác như chiến dịch Cám Ơn Anh và Hùng Ca Sử Việt, vỏn vẹn có 4 nhân vật điều hợp và 1 niên trường đã ra đi, với sự cộng tác của nhiều nghệ sĩ, và hàng ngàn khán giả bốn phương Asia chính là một tổng cục chiến tranh chính trị VNCH hải ngoại mà chúng ta trông đợi. Xin gửi tặng các bạn huy chương dân sự vụ bội tinh dành cho 30 năm hoạt động. Xã hội bội tinh hạng nhất cho chương trình Cám Ơn Anh và sau cùng một đệ nhất tâm lý chiến bội tinh dành cho Hùng Ca Sử Việt. Xin nói lại cho rõ. Chỉ gửi tặng thôi. Ngày nay còn đâu các giới chức thẩm quyền để gắn huy chương trên quân kỳ của đơn vị.


http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/23b9b9e037674738bdf862437b986d53.jpghttp://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/7ff8dc5c8c65470583619a2462760068.jpg


Cảm ơn bác Anh Bằng, Trầm Tử Thiêng và các bạn trẻ. Thy Vân, Trúc Hồ , Nam Lộc, Việt Dzũng, các bạn đã làm đẹp trang sử tỵ nạn, đem di sản trân quí của trăm năm trước để lại ngàn năm sau. Đem quá khứ huy hoàng, gửi tương lai vĩnh cửu.
Tác phẩm của các bạn bây giờ lại trở thành một bản Hùng Ca

Giao Chỉ, San Jose.
Viện bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa.

Ngô Đồng
10-28-2011, 06:20 AM
. Em biết tên thứ nhì của chị , cũng đẹp chi lạ và cũng rất là quê hương .
Sáng ni dậy , trời lành lạnh , em bỗng chợt hơi lãng mạn chút xíu ,



Sáng nay trời lành lạnh, thức dậy, không lãng mạng như cô thi sĩ Đóa Hồng Tím, mà n đ cũng lãng mạng ngây ngô vì bạn đây - tên mà Hồng Tím gọi là tên thứ nhì, thật ra nó là tên thứ nhất, từ ngày còn đi học và bây giờ cứ bị gọi lầm sang áo màu tím, thay vì gọi đúng tên một một nhánh hoa đơn sơ, quê mùa, củ của nó lại bị cho là cục mịch xấu xí nữa Đóa Hồng Tím ạ.

Và tên ngô đồng được nhận từ tình bạn tình chị tình em, với ý của các bài thơ

Đỗ Phủ

Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi
Tạm dịch:
(Con chim vũ tìm hạt lúa rơi sót lại
Con chim phượng già tìm đậu nhánh ngô đồng ).

thơ Bích Khê:
Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng thu, vàng thu rơi mênh mông.
thơ Hoàng Lộc

là dây cát, dây đằng - em mọc ở cội tùng
là phượng hoàng - em tìm cành ngô mà đậu
tìm không ra cành ngô ? hãy bật lời thảm tư?
chẳng thấy cội tùng ? hãy tự héo khô đi!

Đóa Hồng Tím đọc bài cũ thưở xa xưa ở đây nha

http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=222501

đoa hong tim
11-10-2011, 09:40 AM
Hi chị Ấu Tím ,
hihihi , em thích cả hai tên của chị , và em cũng rất vui khi được làm việc chung với chịtrên những diễn đàn khác !
Hôm ni tình cờ có người gửi cho em một bài về cây ngô đồng , em lại nhớ đến chị , đi tìm chị chi lạ luôn mới ra nì ; em ở Huế, có rất nhiều cây ngô đồng , bông tim tím đẹp dễ thương chi lạ .
Em gửi biếu chị nì .
đht

.Mùa thu xứ Huế, buồn vương cây Ngô Đồng..Mùa hoa Ngô đồng ở Huế. Cổ thi Trung Hoa thường đề cập đến một loại cây quí phái, có hoa thuộc loại “vương giả chi hoa”, đó là cây Ngô Đồng qua câu cổ thi :

Ngô Đồng nhất diệp lạc
Thiên hạ cộng tri thu

(Một lá ngô đồng rụng. Cả thiên hạ biết mùa thu tới)
http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_4.png
Ở Huế xưa kia, Ngô Đồng chỉ được trồng ở chốn vương giả. Sách Đại nam nhất thống chí còn ghi lại: "Các tỉnh ven núi đều có. Đời Minh Mạng được đưa từ Quảng Đông đem về, trồng ở hai bên góc điện Cần Chánh. Lại sai biền binh đem lá lên các núi để tìm khắp, tìm được, đem trồng ở các góc điện". Cầm lá lên núi tìm cây ngô đồng về xuôi, khác nào mang cây ngô đồng trong huyền sử, trong thi ca về trồng trên đất Thần Kinh.


http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_6.jpg
Ngô đồng trong Đại nội



http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_7.jpg



Theo truyền thuyết, thuở xưa vua Phục Hy tình cờ trông thấy có năm sắc sao rơi xuống cụm ngô đồng và chim phượng hoàng đến đó đậu. Nhà vua biết phụng là chúa của các loài chim, do vậy cây ngô đồng này hấp thụ tinh hoa của trời đất, là 1 gỗ linh có thể chế được đồ nhã khí được, liền cho người hạ cây, cắt làm ba đoạn để phân tam tài (thiên-địa-nhân). Đoạn ngọn, tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng đục và nặng, chỉ có đoạn giữa tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được. Nhà vua cho ngâm đoạn giữa thân cây giữa dòng nước, đúng bảy mươi hai ngày đêm, vớt lên phơi trong mát cho thật khô, chọn ngày tốt, gọi người thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao Trì, đặt tên là Dao cầm. Đàn lên, có thể làm hổ nghe nín kêu, vượn nghe nín hót…(theo truyện tích Bá Nha &Tử Kỳ ).

Cũng do xuất phát từ một huyền thoại "vương giả" như vậy nên cây ngô đồng xưa kia chỉ trồng những nơi quyền quý thiêng liêng, đó là trong Hoàng thành và ở các lăng vua nhà Nguyễn. Thậm chí, cây Ngô Đồng qúi đến nỗi vua Minh Mạng cho khắc hình lên Du đỉnh của Cửu Đỉnh.


http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_5.jpg
Cây Ngô đồng được khắc trên Du đỉnh của Cửu Đỉnh



Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm thì hiện nay 8 cây ngô đồng sau Điện Thái Hoà, khu vực Tả, Hữu Vu không phải có từ thời Minh Mạng mà tuổi cây chỉ vài ba mươi năm trở lại đây. Trong 8 cây ngô đồng ấy chỉ có 3 cây có kích cỡ lớn và chiều cao từ 16-18m, đường kính tối thiểu là 0,7m. Ngoài địa điểm vừa nêu, cây Ngô đồng ở Huế còn có thể thấy ở một vài công viên (Thương Bạc, Phu Văn Lâu, Tứ Tượng), vài lăng tẩm (Minh mạng, Tự Đức) nhưng tất cả chỉ là cây non trẻ, tuổi cây chỉ vài ba chục năm trở lại. Do cây thuộc loại mọc nhanh, gỗ xốp, nên thường dễ ngã đổ mỗi khi gặp lốc bão. Ở công viên Tứ Tượng, ngày xưa có một cây Ngô đồng rất lớn, theo lời kể thì nhiều người dân đã nhìn thấy chim phượng hòang về đậu ở đó. Năm 1985, trong cơn bão lớn, cây Ngô đồng ấy đã đổ. Hiện nay ở góc công viên ấy vẫn còn một cây Ngô đồng khác, bây giờ nó đã cao lớn, ra hoa đã nhiều năm.

Cây Ngô đồng đang ra hoa trong công viên Tứ Tượng (chụp ngày 15/5/2011)

http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_9.jpg
và bên kia sông cạnh chân cầu Phú Xuân một cây Ngô đồng khác cũng đang trổ bông.


Hoa ngô đồng như một tấm màn hoa, sắc hồng phấn chen lẫn tím phớt nhạt nhìn giống đuôi chim phượng hoàng nhảy múa khoe sắc kiều diễm. Chiêm ngưỡng hoa ngô đồng hay nhất chính là lúc nắng ấm. Cánh hoa uốn cong và chụm lại như lồng đèn. Hoa nhỏ, thường mọc thành từng chùm. Phân biệt tuổi đời của ngô đồng bằng cách quan sát số lượng lá trên cây. Ngô đồng còn non lúc ra hoa có chen lẫn lá. Ngô đồng già thì không, cả cây trút hết lá để dồn sức cho những “tấm áo hoa” đẹp đến mê hoặc.

Theo nhà nghiên cứu Đỗ Xuân Cẩm, cây ngô đồng Huế thuộc chi Firmiana, là một thứ biến chủng (Variaty) của loài ngô đồng, có điểm nổi bật là hoa đực tạo thành chùm hoa hơi khác, toàn bộ trục hoa tự và đài hoa đều được phủ đầy lông màu tím. Do vậy khi hoa nở rộ, cả cây nhuộm một màu hồng tím giống cây anh đào, trông rất đẹp. Ở những cây đã thành thục sinh học, hoa nở rộ sau khi cây đã rụng lá toàn phần, do vậy toàn cây chỉ có hoa. Khác hẳn cây ngô đồng vẫn mọc ở phía bắc Việt Nam và miền nam Trung Quốc, có hoa vàng và trắng vàng.


http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_8.jpg

http://cuucshuehn.net/uploads/news/2011_08/cayngodong_1.jpg



Ngô Đồng thực sự lộng lẫy và sang trọng vào thời kỳ đơm hoa . Lúc đó, Ngô Đồng trút hết lá rồi phô kết những chùm hoa nho nhỏ, dày đặc trên cành, từ màu tím nhạt rồi dần ửng hoa cà. Từ xa, đứng ngắm thấy cả một vòm hoa làm sáng đẹp không gian. Cũng chính vì vậy nên nếu Ngô đồng trồng riêng trên một con đường thì tuy sẽ rất đẹp lúc ra hoa nhưng sẽ không đủ bóng để che mát cho người ở xứ sở nắng nóng này. Sẽ đẹp hơn nếu Ngô đồng được trồng xen kẽ, tô điểm các chùa chiền, các cung điện trong thành nội, những công viên trong thành phố.

Đến Huế, bạn hãy một lần ngắm xem hoa Ngô Đồng để tự mình chiêm ngưỡng nét vương giả của loài hoa quý phái này, sẽ thấy hương thời gian đọng lại.


Ngô đồng là loài cây để lại nhiều vương vấn trong lòng thi nhân mặc khách. Đỗ Phủ trong những ngày lang thang bên sông Hoàng Hà, quá say mê vẻ đẹp của ngô đồng mà viết:

“Hương đạo trắc dư anh vũ lạp
Bích Ngô thê lão phượng hoàng chi”

Vua Thiệu Trị thì mê ngô đồng mà hóa thân làm thi sĩ và cho khắc lên bia mộ mình câu thơ về loài hoa cao quý này:

“Ly biên tam kính cúc
Dạ bán nhất thanh ngô”

Thì ra người đã khuất mà vẫn còn vang tiếng lá ngô đồng rơi ngoài hiên vắng.

Nhà thơ Bích Khê nhìn thấy sắc thu buồn xao xuyến qua câu thơ:

“Ô hay buồn vương cây ngô đồng
Vàng rơi, vàng rơi thu mênh mông.”

Lá ngô đồng có hình trái tim hay giọt lệ - những trái tim biết bay, những giọt lệ xoay xoay trong buổi chiều đầy gió khiến ai bắt gặp đều không khỏi thấy lòng bâng khuâng. Lá vàng mấy tháng liền rồi rụng hẳn vào cuối mùa đông. Sang xuân cây mới nở hoa, từ xa nhìn lại là cả một vòm sáng thanh tao giữa đất trời, như làn mây tím trùm lên thành phố. Những buổi sáng ban mai khi sương còn ướt lá, hoa ngô đồng càng thêm huyền ảo, lung linh.

Nguyễn Văn Liêm - Đại Dương



http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/06a1.JPG



Hoa Ngô Đồng trong Đại Nội



http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/6ae2.JPG
Hoa Ngô Đồng nở rực rỡ bên nhà Hữu Vu
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/9bd3.JPG
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/71a4.JPG
Thấp thoáng sau mái ngói, đầu hồi rồng
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/5675.JPG
Những chùm hoa Ngô Đồng tô điểm thêm cung điện nhà vua
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/ea16.JPG
Nhìn Ngô Đồng qua một vạc đồng trước điện Cần Chánh
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/29d7.JPG
Khách du lịch đi trong những khung cảnh tuyệt đẹp với hoa Ngô Đồng tại Đại Nội
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/a8d8.JPG
Cây Ngô Đồng bên trái điện Thái Hòa
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/6cc9.JPG
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/9c410.JPG
Bên thành quách rêu phong

Cây Ngô Đồng trẻ ở công viên Thương Bạc
Một cây khác nở hoa ở công viên Tứ Tượng sát sông Hương




Thân Ngô Đồng thẳng tắp
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/4ee14.JPG
Những chùm hoa màu hồng pha tím nhạt










http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/17.JPG
Những tán hoa đẹp
http://dantri.vcmedia.vn/Uploaded/2011/05/07/18.JPG
Hoa Ngô Đồng

Ngô Đồng
11-10-2011, 01:19 PM
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=244249&mpage=5&key=

Đóa Hồng Tím ơi - bài này n đ nhận được trong email cả tháng nay rồi - và trên diễn đàn của mình cũng được nhắc viết về nó bao lần .

Ngày bắt đầu mở diễn đàn Đặc Trưng này cách nay hơn mười năm, bạn của Ngô Đồng lấy tên là Phượng Các và N Đ xí tên Ngô Đồng, hai đứa tung hứng đủ thứ chuyện trên đời - Lúc ấy các bài viết tiếng Việt chưa nhiều, chưa có yahoo chưa có google, nên những gì n đ và Phượng Các đã đọc đã biết trong sách vở đều mang ra tán ngẫu vui ơi là vui, nhất là việc quên quên nhớ nhớ nữa đó .

Trong hình Cửu Đỉnh được ghi là hình khắc của cây ngô đồng có hai chữ nôm, nhiều người biết đọc tiếng xưa đang còn tranh luận có đúng theo bài viết hay không đó Đóa Hồng Tím ạ.

Rất vui được quen với Đóa Hồng Tím bao nhiêu năm, nay mới biết Đóa Hồng Tím cũng sinh hoạt trên Đặc Trưng nữa đó .

Thân mến .

đoa hong tim
11-10-2011, 02:27 PM
Chị Ngô Đồng ( Ấu Tím )
Không những em có mặt trên ĐT mà còn chỗ khác , nếu chị tìm thì sẽ ra em .
Thân chúc chị luôn luôn xinh xắn như hoa Ngô Đồng vậy , ai chê chứ em rất thích vì thấy rất đẹp .

đông hương
@};-@};-@};-

nhunguyen
11-10-2011, 03:29 PM
[QUOTE=Ngô Đồng;10182](Bài này không phải là tài liệu phê bình văn nghệ, không phải là điểm phim.Đơn thuần chỉ là tâm tư của một khán giả, yêu thương những bản hùng ca,đem niềm xúc động trải trên trang giấy)


http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/7d96edc0b90e4ea8b14065e06d3e068d.jpg






Tôi ước mong rằng mọi người Việt ( trong và ngoài ) đều nghe được cuộn băng này …mổi ngày !

Và nếu toàn thể các chiến sĩ trong quân đội cùng các đảng viên trong ban chính trị đảng cộng sản Việt Nam đều lắng nghe mổi ngày, thì đám tàu phù Trung Cộng chắc chắn là bó tay mọi vấn đề Việt Nam .



Toàn ban Asia sẽ lưu danh thanh sữ !

HoangVan
11-10-2011, 03:49 PM
... ...
Tổng cục 5 người.
CôThy Vân giám đốc sản xuất, hậu duệ của bác Anh Bằng là người cầm cân nẩy mực giữa nghệ thuật và thương mại. Nhạc sĩ Trúc Hồ, người viết 100 bản nhạc, nhiệt thành giữa đấu tranh và nghệ thuật, làm giám đốc điều hành. Nghệ sĩ Việt Dzũng vừa là MC bốc lửa, vừa là nhạc sĩ và ca sĩ, với một ý chí đấu tranh quyết liệt. Nam Lộc, người viết kịch bản, và cũng là gạch nối giữa hai thế hệ. Nhịp cầu giữa bên trong và bên ngoài, đồng thời là niên trưởng trung niên của trung tâm. Đó là 4 thành viên cột trụ của Asia . Sau cùng linh hồn của Asia là bàn thờ ông thầy dạy triết Trầm Tử Thiêng đặt trong trung tâm cùng với một chương mục dành tài khoản tựa đề “Bên Em Đang Có Ta”. Khi Asia dùng những bản nhạc của ông thì trích ra một khoản tác quyền bỏ vào đây. Dùng tiền này đây để dành cho việc xã hội.Với ý nghĩa này, Trầm Tử Thiêng luôn luôn là cây cột trụ thứ 5 của Asia .
... ...





... @};- @};- @};- @};- @};- ...

Ngô Đồng
11-12-2011, 07:01 AM
Âm Nhạc! Music! Musik! Musica! Música! La Musique! My3blka! Định nghĩa của những chữ trên tựu chung về đôi tai, sau đó lan lên não, truyền xuống tim và rồi con người thay đổi nó cho hợp với tâm trạng ý thích, chắc chắn không ai có thể khuyên nhủ hay ép uổng ai, phải thích nghe âm thanh này, thay cho âm thanh khác, bỏ nhạc cải lương nghe nhạc cải cách, bỏ nhạc mùi nghe nhạc sang, bỏ nhạc Tây nghe nhạc Tàu, bỏ nhạc chuyên nghiệp, nghe nhạc tự biên tự diễn vân vân và vân vân . . .

Chưa hết, lại còn các công cụ tấu lên âm thanh nữa, các âm thanh ấy do sự điều khiển hỉ nộ ái ố từ các ngón tay mân mê nó, gây nên xúc tác gieo đổ mọi thứ tình vào người được nghe, khiến họ si mê đắm đuối, mơ màng tương tư, có khi gây nên tử vong không thuốc thang nào chữa được.

Bàn luận theo kiểu bác học phải nhắc đến hai ông Bá Nha Tử Kỳ, tên tuổi của hai ông được nhắc mãi cho đến bây giờ xuyên qua sách vở cổ thi, qua các cuộc đối ẩm “chén chú chén anh”, lanh chanh góp chuyện cùng “tách em tách chị” kể lể, truyền cho nhau tìm đọc, trên các trang báo sưu tầm bay bay trên mạng!

Bá Nha nghĩ đến núi để đánh đàn, thì Tử Kỳ tấm tắc tiếng đàn nâng cao vút như Thái Sơn mờ mờ trong sương - Bá Nha nghĩ đến sông để đánh đàn, y như rằng Tử Kỳ khen tiếng đàn ngân dồn dập như sóng cuộn gió xô! Lắm khi tên của hai ông bây giờ bị “mang tiếng!” Lý do vì các bà dùng để “mắng xéo” chồng kiểu thế này: “Đừng theo cái tên Bá Nha ấy mà vào cà phê Quyên cà phê Lú nhé!” dĩ nhiên Bá Nha này, có tên thật khác hẳn, bà chỉ mượn tích xưa người cũ răn đe chồng thế thôi, đừng tưởng bà không hiểu ý tứ trong câu xướng rủ rê cà phê cà pháo mà lầm! Nguy nguy hồ như Thái Sơn, dương dương hồ như lưu thủy. (Lã thị Xuân Thu: Bá Nha cổ cầm. Chung Tử Kỳ tại ngoại thiết thính chi)

Kinh điển hơn nữa là trong truyện Kiều, âm thanh được tạo ra từ những ngón tay ngà ngọc Vương Thúy Kiều đã khiến anh Kim Trọng thương nhớ muôn đời không thể nguôi ngoai:

Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời.
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ,
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu.
Khi tựa gối, khi cúi đầu,
Khi vò chín khúc, khi chau đôi mày.

Đụng đến chữ Âm đã thấy ồn ào, kèm thêm chữ Nhạc phải mở toang bao nhiêu cửa, nào ý nào tình, nào lời nào chữ, giống như tò mò soi mói từng góc cạnh thân thể cùng tâm linh, để đưa ra ý kiến riêng tư của một cá nhân. Đưa ra ý kiến có khi bị chê là “ấm a ấm ớ hội tề”, chưa kể bị mắng là “đàn gẩy tai trâu” người ta biết thăng giáng đồ rê mi phá phần mình nhìn đen trắng chửa thông, đứa nằm dòng một, đứa thượng dòng năm, đứa chơi vơi lơ lửng, đôi khi rớt tỏm đâu mất.

Người biết diễn tả tâm hồn qua âm thanh, đụng vào bất cứ nhạc cụ nào cũng tạo ra nhã nhạc, chẳng cần biết đen trắng thấp cao, cuốn lá chuối lá dừa thổi hơi vào đã tạo nên thanh âm dìu dặt, gõ ống tre ống nứa cũng đã thả được tình ý bay xa. Lang dùng chiếc tù và gởi tín hiệu tình yêu sâu lắng, Biang bỏ làng bỏ cha bỏ tộc mà theo, để cùng chàng chịu chết, biến thành ngọn núi LangBiang mơ màng sương phủ, cô con gái út về Việt Nam thăm quê Đà Lạt, chụp hình về hỏi chuyện tình của họ thế nào?

Lan man kể chuyện tình âm nhạc, sẽ không thể nào chấm dứt được, từ tù và đến kèn ống đàn tà rưng, đàn đá, những nhạc cụ cổ truyền, những âm thanh não nuột Á đông, những chuyện tình liên quan đến âm thanh quyến rũ từ tiếng đàn giọng hát, đến nỗi người phụ nữ nghe xong đã bỏ nhà theo người cất tiếng hát theo đàn, cho dù bị gia đình từ bỏ, xã hội lên án chê cười vì tội theo trai.

Phượng đã về đây qui cố hương
Loan buồn vò võ chốn khuê phòng
Ước gì Phượng được kề Loan nhỉ?
Chắp cánh cùng bay dệt mộng vàng!

Cả bài Phượng Cầu Hoàng dài thậm thượt của Tràng Khanh - Tư Mã Tương Như, gom lại đúng bốn câu là đủ hiểu lý do khiến nàng Trác Văn Quân bỏ nhà bay theo chàng rồi. Theo khoa tâm lý phụ nữ học thời nay, chẳng có gì sai trong câu chuyện này, nàng trẻ đẹp đã góa chồng, lại bị đủ mọi thứ nhốt kín tù túng, có người gợi ý tháo cũi xổ lồng cho, dại gì lại không bay nhỉ?

Đang nghĩ đến thanh âm ngày xưa, thì nhận được thư của cô bạn học cùng trường thưở nọ, con gái của cô sẽ ghé San Jose trong chuyến lưu diễn từ Orange County đến Seattle vào tối thứ sáu ngày 18 tháng 11 tại quán cà phê Fracati số 315 South Frist Street – San Jose, CA 95113 – số phone của quán cà phê là 408 - 287 – 0400 . Tên của cháu là Lily Bee.
Chuyến lưu diễn Northwest Tour sẽ đi qua các vùng Yorba Linda – Redondo Beach – San Jose – San Francisco – Portland và Boston College.

Mở Face Book tìm tên Lily Bee, tìm trên Youtube nghe Lily Bee hát, xem các phim Lily Bee đạo diễn cùng các bạn, những âm thanh Lily Bee sáng tác, ý tưởng truyền đạt đến người nghe.

Âm thanh quen thuộc vương vấn từ thời Tư Mã Tương Như – đến tiếng đàn Thúy Kiều – xáng xê xừ cống – đổi mới được hơn chút “mi là đồ phá”! Ra ngoại quốc, học từ con từ cháu cách đọc C – D – E – F – G – A – B – C, nay trầm ngâm nhìn ngắm Lily Bee hát trong vườn đầy bí đỏ, bài hát có tên If I Ever Had A Dream, tiếng hát quyện thêm tiếng vọng từ các cháu bé đang chạy chơi, tiếng leng keng từ những vật dụng trang trí trong những ngày trước lễ Halloween. Bài hát này Lily Bee hát để tặng người ái mộ giọng hát – âm nhạc riêng của Lily Bee và thông báo về chuyến lưu diễn của cô cùng các bạn yêu nhạc đồng hành.


http://www.youtube.com/watch?v=wT6lAOK03m4

Bước vào thế giới âm nhạc của con cháu, thế nào cũng có chút ngập ngừng, khen hay không biết phải khen thế nào, đồng cảm không biết phải giải thích ra sao? Chỉ thấy một trời ước vọng của mình đã không đạt được ước nguyện, (ai lại không ôm ấp một trời mộng ước nhỉ ?) Lily Bee sinh ra tại Mỹ - bị mẹ bắt đi học đàn dương cầm thưở lên năm tuổi, Lily kể là cô đã hậm hực khó chịu ngay cả chống đối những buổi bị đi học nhạc kiểu này. Đến tuổi mộng mơ 13 – 14 cô lén vào phòng của mẹ, nghịch cây đàn guitar, và từ đó cô mày mò tự học đánh các hợp âm, tự sáng tác nhạc riêng cho tuổi mộng mơ của cô. Mười bốn tuổi, cô đã viết trong nhật ký – nếu có ngày đứng trên sân khấu trước khán giả cô sẽ dùng tên Lily Bee – Âm Bee tựa như âm Bùi, trên giấy khai sanh Lily Bui.

Lứa tuổi hai mươi đầy năng động, chỉ trong vòng một năm sau khi quyết định theo trái tim si mê nhạc jazz, hơn si mê ngành luật, cô đã đụng chạm vào âm nhạc, sở thích từ trái tim sau khi hoàn thành chương trình đại học, tên tuổi của Lily Bee đã được biết đến qua 2000 bài hát được gởi đi khắp nơi trên mạng Youtube – hơn nửa triệu lượt xem và nghe, cô đã tự mình cùng một nhóm bạn thu hình, thu nhạc, những ý tưởng lạ đơn giản đầy tính thuyết phục – phong thái tự tin, giọng hát chưa thật sự chín mùi kỹ thuật, nhưng giàn trải niềm đam mê tự trái tim. Hỏi dò cô bạn, cháu có biết đàn hát nhạc Việt Nam không ? cô bạn gởi thư trả lời, có một bài Trúc Đào – thơ của Nguyễn Tất Nhiên – nhạc của Duy Quang.
Đọc từ http://www.lilybeemusic.com/#!biography, biết chính xác cô 24 tuổi, đã từng chạy xong chặng đường 42 ki lô mét marathon, đã làm việc trong Capitol Hill, phục vụ cho AmeriCrops, điều phối viên múa hip – hop, đang làm việc cho Ghostwriter. Đã viết kịch bản và đạo diễn một vở nhạc kịch – cd đầu của cô thực hiện là Daydream Midnight tại thủ đô của nước Mỹ, trong ngày bão tuyết lạnh, mang suy nghĩ tuổi mới lớn của cô đặt vào làn điệu nhạc jazz cổ điển để tặng cho thanh niên thiếu nữ cùng trang lứa.

Lily Bee hãnh diện trả lời ca sĩ Thanh Lan phỏng vấn trên chương trình truyền hình Việt Nam, niềm si mê âm nhạc này phát xuất từ mẹ cô, một phụ nữ Việt Nam dịu dàng đã từng dạy đàn dương cầm tại Việt Nam. Đọc đến đây tôi muốn thêm vài chi tiết về người mẹ dịu dàng của Lily Bee, Mẹ của Lily Bee đã mê âm nhạc say đắm, trời mưa vẫn địu chiếc đàn guitar đi học nhạc, những ngón tay của mẹ Lily Bee nay không còn bay trên phím gỗ như ba mươi năm về trước được nữa, nhưng trái tim si mê âm nhạc ắt hẳn không bao giờ thay đổi. Thay đổi chăng là thời đại, con người được sinh ra và sống trong nó.

Theo từng liên kết trên trang face book của Lily Bee, đọc những lời giới thiệu về cô ca sĩ dễ thương gốc Việt, nhìn cô dùng chiếc đàn ukelele một loại nhạc cụ phát xuất từ Hawaii, đang được giới trẻ khắp nơi trên thế giới yêu thích, vì hình dáng kích thước và âm thanh trong thanh, vang vọng tùy theo bass - alto – tenor – soprano. Cần đàn vừa đủ dài, thùng đàn vừa đủ ôm gọn trong lòng, bốn dây thay vì sáu, các hợp âm dùng tương tự như đàn guitar, dễ điều khiển hơn chiếc guitar nguyên thủy phát xuất từ Tây Ban Nha vào thế kỷ 15 (!) Thứ sáu 18 tháng 11 tôi sẽ rủ thật đông bạn bè ghé quán cà phê Fracati nghe Lily Bee hát. Tôi biết trước tôi sẽ rất hứng thú khi được nghe hát trong quán cà phê, vì kỷ niệm thời con gái sẽ được tôi nhớ lại. Khung cảnh có khác, ngôn ngữ có lạ, nhưng tuổi hai mươi nào lại chẳng giống nhau, đam mê ngùn ngụt, mơ ước ngút trời.

Nhìn gót chân Lily Bee bước đến ước mơ dễ thương quá, âm nhạc khởi đi từ tâm hồn như thế này, tôi cần gì tìm xem ai Bá Nha ai Tử Kỳ - quên luôn cả việc tò mò dò xem Thúy Kiều dùng đàn gì để gẩy – tối thứ 6 ngày 18 tháng 11, tôi sẽ được chạm tay vào chiếc ukelele của Lily Bee.

Thân mến chúc Lily Bee hạnh phúc tràn đầy với những thành công do chính Lily tạo ra cho riêng mình. Và dĩ nhiên mong ước tuổi trẻ Việt Nam trên đất Mỹ luôn năng động trong tất cả mọi lãnh vực, tìm tòi hạnh phúc cho chính mình để chia sẻ niềm vui và tài năng cùng thế giới.

HoangVan
11-12-2011, 06:14 PM
good luck ... talented Lily Bee ... @};- @};- @};- ...

đoa hong tim
11-15-2011, 03:57 AM
Chị Ngô Đồng ( Ấu Tím ) thân ,
Lúc nào viết , em cũng để hai tên của chị vì tên nào em cũng thích cả .
Em gửi thêm chị một đoạn nói về cây Ngô Đồng , không biết chị đã có nhận chưa , nhưng em cũng gửi cho chị , như vậy bạn bè khác cũng có thể hiểu được thêm huyền thoại cây Ngô Đồng .
Em chúc chị thật vui và xinh xắn mãi với thời gian
đht@};-@};-@};-

1.- Tên Cây Ngô Đồng (Việt, Anh, Thực Vật Học).

Cây Ngô Đồng không phải chỉ có một loại, và cũng không phải là cây Vông Đồng (Dông Đồng).
- "Cây Vông Đồng không trồng mà mọc / Em chưa có chồng, anh chọc anh chơi !"
Cây Vông Đồng nhiều lắm chứ không hiếm như cây Ngô Đồng. Cây Vông Đồng trong dân gian gọi là cây Mã Đậu mà trong Miền Nam gọi trại ra thành cây Bả Đậu. Trong Quân Trường Quang Trung (Hóc Môn, Saigon) có trồng nhiều cây Bả Đậu này vì tương đối dễ trồng, dễ săn sóc, mau lớn và có tán che rất mát.
- Cây Ngô Đồng có rất nhiều loại mà hai loại biến chủng thuộc chi Firmiana là Ngô Đồng Vàng, Firmiana Simplex (Miền Nam Trung Hoa và Miền Bắc Việt Nam) và Ngô Đồng Đỏ, Firmiana Colorata (là loại đã biến chủng, lai tạo do thiên nhiên biến đổi, là loại đang sống trong kinh thành Huế, là loại chúng ta nói đến trong mail này).
- Ngô Đồng "đỏ" nhập từ Trung Hoa nên có tên English phiên âm từ chữ Hoa là Wootung tree, còn được gọi là Ngô Đồng "cảnh." Đây là loại cây thân mộc và tương đối quý, gỗ màu đỏ, hoa màu tím mà dân gian gọi là Trôm Màu (thật sự không thuộc họ trôm hay họ thầu dầu). Đây là loại được trồng trong Đại Nội Hoàng Thành và kinh thành Huế. Cây này có nhiều huyền thoại mà hai câu thơ Đông Hương trích dẫn thuộc loại cây này.




http://2.bp.blogspot.com/_92WUz2HP5B0/SaNGH9ShuNI/AAAAAAAAAII/l1_5gEY2MoA/s200/Cayngodong1.jpg http://images.yume.vn/blog/200902/06/8423471233924289.jpg






2.- Tính Quý Phái và Tính Bình Dân của Các Loại Cây Ngô Đồng.



Thật ra câu hỏi của Đông Hương không khó trả lời nhưng nếu trả lời thì phải đi vào chi tiết mà hiện nay không có cách gì tôi có thì giờ để phân biệt các loại cây ngô đồng được; chẳng hạn như cây Sycamore tràn lan trên đất Hoa Kỳ cũng là một loại cây ngô đồng, và người Mỹ cũng gọi nó là cây ngô đồng vì thật sự nó thuộc họ ngô đồng, chỉ khác màu sắc chứ không khác gì mấy về tính chất thực vật học với cây ngô đồng đỏ trong Đại Nội Huế.
Ngay tại châu Á, trong khi Ngô Đồng "đỏ" được xem là quý hiếm, là quý phái thì Ngô Đồng "vàng" và Ngô Đồng không biến chủng (variety) thuộc hai họ Euphorbiaceae và Sterculiaceae có rất nhiều trong rừng núi. Các loại ngô đồng này có đầy đủ tên khoa học, tên dược liệu, tên thực vật, và tên thường gọi.
Theo truyền thuyết huyền thoại thì cây ngô đồng có dáng uy vũ đứng thẳng cao sừng sững nên chim Phượng Hoàng thường bay về đậu lại. Ngô Đồng và Phượng Hoàng như là một tất yếu phải đến với nhau trong niềm cảm thông sâu thẳm của tính hùng vĩ thiên nhiên cùng tính vút trời cao đầy hào khí kiêu bạt của một loài sinh vật. Phượng Hoàng đến đã mang lại cho Ngô Đồng nhiều nguồn phấn lạ làm biến đổi màu sắc của hoa và nhiên hậu qua nhiều thế hệ thì hạt ngô đồng đã làm màu sắc thân mộc cũng biến đổi theo: chi Firmiana của Ngô Đồng "đỏ" ra đời trong bối cảnh huyền thoại đó.
Huyền thoại này nối tiếp huyền thoại khác mà thật ra đấy là một điều rất tự nhiên và khoa học. Vua Phục Hy thấy Phượng Hoàng về đậu trên Ngô Đồng thì biết Ngô Đồng là một loài cây có thân mộc quý, Vua bèn cho hạ cây xuống để làm nhạc cụ. Đoạn ngọn tiếng quá trong và nhẹ, đoạn gốc tiếng quá đục và nặng, chỉ có đoạn giữa của thân cây thì tiếng vừa trong vừa đục. Vua truyền cho Lưu Tử Kỳ lấy đoạn giữa biến chế thành nhạc khí gọi là đàn Dao Cầm. Chúng ta đều biết chỉ có chiếc lá của cây mới là bộ phận nuôi dưỡng cây vì chính tại nơi đây (chiếc lá) thì nhựa nguyên mới biến thành nhựa luyện qua quá trình quang hợp diệp lục tố. Vậy thì gốc cây chứa nhiều nhựa luyện (gỗ chắc hơn) và ngọn cây chứa nhiều nhựa nguyên (gỗ mềm hơn) thì âm thanh cũng theo độ rắn/mềm đó mà thay đổi là chuyện tự nhiên.



3.- "Bình Luận Về Hai Câu Cổ Thi."



"Ngô Đồng nhất diệp lạc
"Thiên hạ cộng tri Thu

(Một chiếc lá Ngô Đồng rụng / Thiên hạ cùng biết là mùa Thu)




"Thiên hạ cộng tri Thu" hay "Thiên hạ tận tri Thu"?



(Một chiếc lá Ngô Đồng rụng / Cả thiên hạ đều biết là mùa Thu



Thật ra hai câu cổ thi này đã có từ đời nhà Đường và người ta không biết tác giả lài ai, đến đời nhà Nguyên thì Ngô Tự Mục đã chép "Thiên hạ cộng tri Thu" trong "Mộng Lương Lục" rồi. Mặc dầu Uông Hạo trong đời Khang Hy nhà Thanh chép là "Thiên hạ tận tri Thu" trong "Quảng Quần Phương Phổ" nhưng "Quảng Quần Phương Phổ" cũng triển khai từ "Quần Phương Phổ" của Vương Tượng Tấn đời nhà Minh mà trong "Quần Phương Phổ" cũng đã viết "Thiên hạ cộng tri Thu" rồi
Phải công tâm mà nhìn nhận chữ "cộng" hay hơn chữ "tận" vì Thơ là nghệ thuật xử dụng ngôn từ trên tiêu chuẩn mỹ học và âm vận trong khi Văn là nghệ thuật vận dụng ý tưởng trên cơ sở luận lý, sáng tạo, và hư cấu nhưng hư cấu phải có khả năng hiện thực. Thơ ví như nét đẹp của một người con gái, nhìn thấy là cảm nhận ngay, trong khi Văn ví như tính cách của người con gái, phải tiếp xúc lâu ngày mới nhận ra giá trị của tính cách đó.
Hai câu thơ này, điểm hay nhất là chữ "cộng" vì khi đọc lên người nghe cảm giác có một sự hòa điệu giữa người với người, giữa người với thiên nhiên trong tâm tình sống cùng và sống với giữa một khung cảnh "thiên nhân tương dử" thật hài hòa. Đối chiếu hai câu thơ này với hai câu thơ của Vương Bột trong bài "Đằng Vương Các" mới cảm nhận được cái hay tuyệt vời của chữ "cộng" trong "Thiên hạ cộng tri Thu."

"Lạc hà dử cô vụ tề phi
"Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc

(Ráng chiều với cò lẻ cùng bay / Nước Thu cùng bầu trời một sắc)

Qua đời ở tuổi 29, Vương Bột vẫn ẩn hiện quanh quất bên bờ biển vì uất ức bỡi có người còn chê thơ Vương Bột chưa hay. Đến khi có một người vì lòng nhân ái nên đã chỉ ra chỗ dở bằng cách đề nghị Vương Bột hãy "vất đi" hai chữ "dử và cộng" thì Vương Bột mới siêu thoát.

"Lạc hà cô vụ tề phi
"Thu thủy trường thiên nhất sắc

Tuyệt vời !

TVL

mờ mờ
12-23-2011, 04:36 PM
http://images5.cpcache.com/product/323063915v3_460x460_Front.jpg
mm mến chúc chị Ngô Đồng cùng gia quyến một mùa lễ an vui hạnh phúc

hue huong
12-23-2011, 08:09 PM
Chào chị Ngô Đồng ,
Bây giờ mới tìm ra chỗ chị đóng đô thường trực mà gửi thiệp .
Thân chúc chị một Giáng Sinh bình an , hạnh phúc .

http://i248.photobucket.com/albums/gg187/huehuongngo/Xmascard.gif

ngocdam66
12-26-2011, 06:13 AM
Chào chị Ngô Đồng ,
Bây giờ mới tìm ra chỗ chị đóng đô thường trực mà gửi thiệp .
Thân chúc chị một Giáng Sinh bình an , hạnh phúc .

http://i248.photobucket.com/albums/gg187/huehuongngo/Xmascard.gif


Good Morning chi ND.
Truoc khi ra Phi Truong San Jose de ve lai Los Angeles vao luc 8:am sang nay de kip gio mo cua tiem 10:am:)
Xin chuc: Wishing you and your family a Merry Christmas and a Happy New Year.
May the New Year bring all the the happiness.

Ngô Đồng
12-31-2011, 07:34 AM
Mờ Mờ ơi - chị Huệ Hương và anh NgocDam66 ơi

Về đến thành phố mình ở, ngắm cây cành trơ trụi, ngày cuối năm đang trôi đi để năm 2012 ghé đến, San Jose vẫn bình an như bao giờ, cho dù rất nhiều điều không như ý được báo đăng tải.

Cộng đồng Việt Nam mình cũng buồn vui lẫn lộn, sự việc của Michelle Le đang được nhắc đến, vì tòa bắt đầu xử - cùng lúc một gia đình Việt Nam chồng 62 tuổi - vợ 59 tuổi vừa bị bắt với tội đánh bắt cá dọc theo vùng vịnh không có giấy phép hợp lệ, để đem bán trong các khu thương mại.

Họ bị theo dõi cả năm dài mà không biết, với đầy đủ bằng chứng hình ảnh được thu chụp tự động, vì ngoài việc câu cá để bán họ không có việc làm gì khác! Người đọc tin, lẫn người viết tin trên báo địa phương đều có vẻ "tội nghiệp" trường hợp này.

Không rõ luật lệ - không thông ngôn ngữ (?) Nhưng luật vẫn là luật.

Thân mến gởi đến quí anh chị - em lời chúc bình an trong năm mới đang thật gần.

Ngô Đồng
01-10-2012, 07:11 AM
SAN JOSE- HỘI TƯƠNG TRỢ CONCERNED MEMBERS COMMITTEE ĐÓNG CỬA- HỘI VIÊN QUA ĐỜI KHÔNG ĐƯỢC TIỀN TANG PHÍ

Trưa thứ hai ngày 9 tháng 1/ 2012 một số đồng hương và cơ quan truyền thông Mỹ và Việt Nam đã đến trụ sở của Hội Concerned Members Committee (viết tắt là CMC), địa chỉ 345 E. Santa Clara # 105, San Jose CA 95115 để tìm hiểu sự việc về văn phòng của Hội này đã đóng cửa và mấy tháng nay đã không liên lạc được cũng như không trả tiền chi phí tang lễ cho các hội viên qua đời.

Chị Đoàn Phương Mai, làm việc cho học khu East Side Union High School trước ống kính của đài truyền hình ABC và truyền thông Việt Nam, trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh cho biết có người thân là hội viên của Hội CMC vừa qua đời cách đây mấy tuần lễ, chị đã gọi điện thoại cho Hội muốn nhận được số tiền tang phí nhưng không nhận được câu trả lời và hôm nay thì cửa văn phòng đã đóng, chủ phố đã dán bảng FOR LEASE.

Chị Đoàn Mai nói thêm rằng chị biết tiếng Anh để trình bày sự việc với cơ quan hữu trách, còn những hội viên khác đa số là các vị cao niên không giỏi tiếng Anh nên không biết tìm ai để giải bày thắc mắc.
Theo điều lệ của Hội CMC thì khi hội viên qua đời sẽ nhận một số tiền 14 ngàn đô la để lo tang lễ (nếu là hội viên nhiều năm), còn hội viên ít năm hơn thì nhận được vài ngàn đô la tùy theo trường hợp.

Mỗi hội viên phải đóng hàng tháng 35 đô la và hàng năm là 24 đô la. Số hội viên khoảng 1500 người cho nên mỗi tháng thu được mấy chục ngàn và số hội viên qua đời mỗi tháng vài người nên Hội cũng đủ tiền để trả chi phí tang lễ cho họ.
Hội CMC được thành lập vào năm 2000 gồm khoảng 1000 hội viên cũ của Hội CMCA tách ra, do sự vận động của các ông Lê Văn Bá, Trang Liệt Tường, Nguyễn Hoàng Phương, Trần Đăng Dung, luật sư Nguyễn Tâm, Ngô Bá và một số vị cao niên khác. Hội CMC giao cho ông Davie Ngô Bá giữ chức giám đốc và một hội đồng quản trị. Nhưng dần dần các hội viên quản trị đều qua đời và cuối cùng thì quyền hành thuộc vào cá nhân ông Davis Ngô Bá.

Trong vòng hơn mười năm qua thì số tiền mà Hội CMC có được lên tới khoảng 2 triệu đô la để làm quĩ trang trải chi phí tang lễ cho hội viên qua đời.
Công thức để Hội sống còn là có thêm nhiều hội viên mới để thu tiền hàng tháng vì các hội viên lâu năm sẽ không phải đóng tiền nữa. Và điều này dựa trên uy tín của Hội CMC để thu hút hội viên mới.
Theo các thân nhân của hội viên qua đời cho biết thì mấy tháng nay họ không nhận được tiền tang lễ từ Hội CMC. Có tin cho rằng ông giám đốc Hội đã dùng tiền quĩ để đầu tư địa ốc và thị trường xuống giá nên không còn tiền để trả cho hội viên qua đời.
Ngoài chị Đoàn Phương Mai còn có một số đồng hương khác cũng bày tỏ việc thân nhân qua đời không nhận được tiền tang lễ.
Họ cho biết sẽ lên Sở Cảnh Sát San Jose để làm đơn khiếu nại và yêu cầu các hội viên khác cũng nên làm như vậy để chính quyền mở cuộc điều tra để tìm hiểu số tiền cả triệu đô la kia về đâu, để đem lại sự công bằng cho các vị cao niên đã đóng tiền bao nhiêu năm mà lo hậu sự không làm phiền đến con cái.

Luật sư Nguyễn Tâm trả lời một số thắc mắc của các đồng hương liên quan đến Hội CMC và sau đó cùng đi với phóng viên đài ABC để tìm ông Davie Ngô Bá nhưng tới thành phố Milpitas mới biết đó chỉ là địa chỉ một hộp thơ.
Đây là tin buồn cho các vị cao niên đầu năm 2012 và cuối năm Tân Mão. Năm ngoái Hội CMCA đã phá sản làm cho mấy ngàn hội viên cao niên đã buồn lòng vì hi vọng khi nằm xuống có mười bốn ngàn đô la lo tang lễ nhưng tất cả đã tan tành. Theo tin cho biết thì sắp tới mỗi hội viên cũ của Hội CMCA sẽ được trả lại khoảng 400 đô la.

Về phần Hội Concerned Members Committee (CMC) thì không biết các hội viên sẽ ra sao.
Nhìn chung thì cách tổ chức các hội tương trợ cho người già lo việc tang lễ chỉ thích hợp với những năm đầu tị nạn. Hiện tại thì công thức này đã không còn thích hợp.

San Jose- Trần Củng Sơn

hue huong
01-10-2012, 08:30 AM
Cảm ơn chị NĐ về tin nầy .
Má mình vô hội CMAA đóng tiền hơn 20 năm . Khi họ phá sản , văn phòng luật sư của hội đó kêu fill out đủ thứ giấy tờ mà vẫn chưa thấy xu nào hoàn trả .
Ông chồng mình sau khi về hưu thì bảo hiểm nhân thọ do chỗ làm tài trợ , tăng gấp ba tiền đóng hàng tháng nên bỏ , nhảy vô hội CMC . Khi thấy hội CMAA của bà má bị bể , ông ấy cũng bỏ hội CMC luôn vì thấy họ cũng là " cá mè một lứa " . Thu tiền vô thì được mà trả ra thì không .Tưởng người Tàu làm ăn có uy tín, ai dè cũng vậy thôi . Mình bỏ vô heo đất vậy mà chắc ăn hơn .

Ngô Đồng
01-11-2012, 07:30 AM
Mỗi hội viên phải đóng hàng tháng 35 đô la và hàng năm là 24 đô la. Số hội viên khoảng 1500 người cho nên mỗi tháng thu được mấy chục ngàn và số hội viên qua đời mỗi tháng vài người nên Hội cũng đủ tiền để trả chi phí tang lễ cho họ.

Chị ơi em không nghĩ là họ lường gạt, mà tại số hội viên ngày một vơi đi - dần dần hết tiền rồi còn đâu mà trả - trong khi chi phí mỗi tháng vẫn phải trả - phòng ốc thư ký kế toán là bắt buộc phải có .

nhận 14000 đồng - đóng 35 đồng một tháng - chị nghĩ số tiền ấy bao nhiêu năm mới có nếu mình bỏ ống? Thành ra "tiêu lần lần" .

Em làm bài toán nhỏ nhất riêng phần mình, thấy điều gì có lợi nhiều cho mình nhiều quá thì không dám nhận.

Triển
01-11-2012, 09:27 PM
Chị ơi em không nghĩ là họ lường gạt, mà tại số hội viên ngày một vơi đi - dần dần hết tiền rồi còn đâu mà trả - trong khi chi phí mỗi tháng vẫn phải trả - phòng ốc thư ký kế toán là bắt buộc phải có .

nhận 14000 đồng - đóng 35 đồng một tháng - chị nghĩ số tiền ấy bao nhiêu năm mới có nếu mình bỏ ống? Thành ra "tiêu lần lần" .

Em làm bài toán nhỏ nhất riêng phần mình, thấy điều gì có lợi nhiều cho mình nhiều quá thì không dám nhận.

Cách làm việc của bảo hiểm là "mượn đầu heo nấu cháo". Lấy tiền chỗ này đầu tư chỗ khác kiếm lợi.
Cái hội này làm việc theo kiểu gì vậy chị ? Từ thiện hay là kinh doanh, thương mãi có lợi nhuận ?

ngocdam66
01-12-2012, 12:18 PM
Gửi đến bác Triển và chị NĐ.tin này:):



Công dân Mỹ được lãnh Social Security tại Việt Nam






Sở An Sinh Xã Hội (Social Security Administration, viết tắt là SSA) mới đây đã duyệt lại chính sách trả tiền hưu trí (social security benefits), xin đừng lộn với tiền trợ cấp SSI (tức Supplement Security Income, dành cho người cao niên và tàn tật).

Tiền hưu trí (SSB) dành cho người từ 62 tuổi trở lên và đã làm việc được 40 quarters trở lên.

Trước đây, Bộ Tài Chính Hoa Kỳ không cho phép sở SSA gửi tiền hưu cho công dân Hoa Kỳ nếu sống lâu dài tại một trong các nước Cuba, Cambodia và Việt Nam. Nghĩa là SSA sẽ giữ tiền hưu của họ và hoàn trả lại toàn bộ số tiền bị giữ lại đó khi đương sự trở về Mỹ hoặc tới một quốc gia không nằm trong danh sách bị Bộ Tài Chính yêu cầu phong tỏa.

Nay Bộ Tài Chính Hoa Kỳ đã rút Việt Nam và Cambodia ra khỏi danh sách 3 nước nói trên, nghĩa là nếu ở lại Việt Nam lâu dài thì có thể yêu cầu sở SSA gửi “check” tiền hưu của mình về một địa chỉ ở Việt Nam.

Nhưng cách nhận “check” an toàn nhất là yêu cầu SSA chuyển thẳng tiền hưu của mình vào trương mục (bank account) của mình. Có 3 ngân hàng Mỹ có chi nhánh ở Việt Nam là Citi Bank, US Far East National Bank và JP Morgan Chase Bank. Người nhận lương hưu có thể rút tiền ra từ các ngân hàng này tại Mỹ hoặc Việt Nam.

Trong khi đó người lĩnh tiền SSI (dành cho người cao niên và tàn tật), dù có quốc tịch Mỹ đi nữa, vẫn bị ràng buộc bởi luật không được tiền trợ cấp SSI trong thời gian ở ngoài Hoa Kỳ. Như thế nào bị coi là ở ngoài Hoa Kỳ?

Nếu không sống tại một trong 50 tiểu bang, hoặc thủ đô Hoa Thịnh Ðốn, hay Puerto Rico, U.S. Virgin Island, Guam, Northern Mariana Islands, American Samoa 30 ngày trở lên là bị coi như ở ngoài nước Mỹ.

Do đó, nếu ai ra khỏi Mỹ quá 30 ngày trở lên là những ngày đó bị cắt tiền SSI, khi trở lại Mỹ phải sau 30 ngày mới được cấp SSI trở lại.

Sau đây là một số thắc mắc chung về tiền hưu trí (xin nhắc lại tiền hưu trí khác với SSI, như đã nói ở trên).

- Người có quốc tịch Mỹ sống ở nước ngoài Hoa Kỳ bao nhiêu lâu cũng được và không hề mất tiền hưu trí.

- Nếu người được hưởng tiền trợ cấp vì là người góa chồng/góa vợ hay con vị thành niên của người thụ hưởng tiền hưu trí, mà không có quốc tịch Mỹ, thì phải sống ở Mỹ từ 5 năm trở lên thì tiền hưu trí “ăn theo” mới không bị cắt trong thời gian sống ở ngoài nước Mỹ.

- Khi sống ở nước ngoài phải báo cho SSA (bằng điện thoại, thư) hoặc cho sứ quán Mỹ, nếu: thay đổi địa chỉ; làm việc ở nước ngoài; kết hôn; ly dị; nhận con nuôi; con không sống với bố, mẹ; con vị thành niên sắp đủ 18 tuổi vẫn còn đi học hay trở thành tàn tật; qua đời.

Nếu hưởng tiền hưu theo chồng/vợ thì khi ly dị phải báo cho SSA biết. Ðiều đó không có nghĩa là mình sẽ bị mất tiền hưu “ăn theo vợ/chồng.”

Nếu ở 62 tuổi trở lên và hôn thú đã được 10 năm trở lên và không lập gia đình mới thi dù có ly dị vẫn không mất tiền hưu (ăn theo vợ/chồng).

Nếu lãnh tiền hưu theo vợ/chồng khi đủ tuổi hưu toàn phần thì tiền hưu ăn theo được 50% tiền hưu của người phối ngẫu. Tuổi hưu toàn phần là 65 nếu sinh từ 1937 trở về trước. Nếu sinh từ 1938 trở về sau thì tuổi hưu toàn phần là 65+2 tháng cho mỗi năm sau đó. Nếu lấy tiền hưu khi 65 tuổi (nếu tuổi hưu toàn phần là 66 tuổi) thì chỉ được 46%, 64 tuổi : 42%; 63 tuổi 37,5% và 62 tuổi chỉ được 35%.

- Tiền trợ cấp cho con vị thành niên của người hưởng tiền hưu sẽ bị cắt khi đứa nhỏ đủ 18 tuổi ngoại trừ trường hợp nó vẫn còn độc thân và còn đi học toàn thời gian ở trường tiểu học hoặc trung học, hoặc bị tàn tật.

- Công dân Hoa Kỳ hoặc thường trú nhân thì có thể 85% tiền hưu trí bị đánh thuế. Nếu tổng số lợi tức cá nhân từ $25,000 tới $34,000 thì 50% tiền hưu của mình sẽ phải đóng thuế, trên $34,000 thì 85% tiền hưu bị đánh thuế. Nếu vợ chồng khai thuế chung, nếu tổng số lợi tức của hai vợ chồng từ $32,000 đến $44,000 thì 50% tiền hưu bị đánh thuế, trên $44,000 thì 85% tiền hưu bị đánh thuế.

- Tiền hưu tối đa của năm 2010 là bao nhiêu? Nếu quý độc giả đã 66 tuổi và lĩnh tiền hưu năm 2010 thì tiền hưu tối đa của bạn là $2,346/tháng nếu sau khi 21 tuổi năm nào cũng đóng FICA tối đa. Tiền FICA tối đa của năm 2010 là $106.800. (có nghĩa là cho dù bạn có lợi tức cả bạc triệu một năm thì bạn cũng chỉ đóng FICA cho $106.800 đầu của bạn thôi, số tiền sau $106.800 không bị đóng FICA.)

Hà Ngọc Cư (Viết riêng cho Người Việt)

Camel
01-12-2012, 01:47 PM
Gửi đến bác Triển và chị NĐ.tin này:):



Công dân Mỹ được lãnh Social Security tại Việt Nam






[COLOR=#454545][FONT=Arial][COLOR=black]


Việc này chính phủ Mỹ nên làm từ những năm 2002, vì đó là sự công bằng đối với công dân Mỹ gốc Việt một khi chính sách Mỹ không còn coi VN là một quốc gia thù địch .

Ngô Đồng
01-13-2012, 06:25 AM
Tảo Mộ Trên Trời

http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/c15333cb2bac48f684cf2f3e408c13e9.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/2e46ab7971de4188929e58799d389c18.jpg
Mất tích bên Lào 1971, tro tàn đem về Newseum 2008

Điện thoại gọi đêm.

Vào một đêm cuối năm 2011 tôi nhận được điện thoại từ Huế gọi đến San Jose. Có thể lúc đó ở Việt Nam là buổi sáng nhưng tại Cali thì đã khuya lắm rồi. Vì chuyên làm việc ban đêm nên tôi không quản ngại nghe câu chuyện đã xảy ra 41 năm về trước.

Bà Trương thị Sen năm nay 70 tuổi, nhà ở đường Phan Đình Phùng, Huế xin được người quen số điện thoại, muốn nhờ tôi giúp để đi thăm mộ chồng.
Chồng chị là ai, chết ở đâu, chết bao lâu rồi, làm sao tôi có thể giúp được.
Và từ nơi xa xôi, bà Sen bằng giọng Huế rất Huế kể chuyện tình yêu trong chiến tranh. Từ một thời để yêu cho đến một thời để chết. Từ Mậu Thân 68 cho đến tan hàng 1975. Và cho đến ngày nay mới biết di hài của chồng lại đang ở Hoa Kỳ. Nhà rất nghèo ở Huế, người quả phụ của trung úy phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hòa muốn qua Mỹ thăm mộ chồng. Đối với thiên hạ đi Mỹ ngày nay không còn khó khăn nhưng đối với bà Sen thì vẫn khó như lên trời. Và bà muốn lên trời tảo mộ.
http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/a6f2aa6274c74e849fd0ffd33c313932.jpg
Trương thị Sen và Nguyễn Diêu

Chuyện tình rất Huế :
Ngày xưa cả hai anh chị đều là dân gốc Huế. Anh học Quốc Học, chị học Bồ Đề, gặp nhau thương nhau rồi lấy nhau. Mối tình giản dị như con sông Hương Giang. Tết Mậu Thân gia đình đã sinh được một con và cả nhà thoát được đại nạn của Huế năm 1968. Nhưng cuối năm chị Trương thị Sen ở lại nhà, anh Nguyễn Diêu vào Thủ Đức. Khi ra trường anh được cho đi Mỹ học lái trực thăng. Tốt nghiệp về anh phi công trẻ phục vụ tại không đoàn 41 ở Đà Nẵng. Anh chị sinh hạ được thêm một cháu và Nguyễn Diêu lên trung úy lái trực thăng UH-1 Huey.
http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/e0c042e8103249ce9668a0060129f4f2.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/710e70bae2164d8bb286867ba64792b8.jpg
Du học tại Hoa Kỳ

Rồi bà Sen kể tiếp. Sống tại Đà Nẵng, mẹ con quanh quẩn bên nhau chỉ biết chờ đợi. Chồng đi bay có khi chiều về. Có khi biệt phái ba bốn ngày. Gia đình phi công ai cũng biết là chờ đợi lo sợ chừng nào.
Đến khi Lam Sơn 119 vào Hạ Lào thì không thấy chồng về. Không đoàn cũng chẳng nói năng gì. Chỉ có anh bạn đến nói rằng: máy bay bị bắn rớt chắc chết cả rồi. Hy vọng mất tích rất ít. Giữa rừng núi Hạ Lào cũng chẳng ai tìm thấy xác. Cả tàu Mỹ Việt là 8 người. Hai ông đại tá, hai anh phi công Việt Nam. Thêm bốn tay nhà báo Mỹ. Tin về chiếc máy bay bị phòng không hạ với bốn nhà báo và hai đại tá đã vang dội cả Đà Nẵng.
Nhưng chẳng ai để ý đến mẹ con bà quả phụ người Huế. Phi đoàn thu xếp cho vợ phi công tử trận làm nhân viên dọn dẹp trong căn cứ để có tiền nuôi con. Sau một thời gian thì bà Sen dọn về Huế kiếm sống qua ngày. Năm 75 nước mất nhà tan nhưng người vợ thời chiến vẫn còn hy vọng mong manh là người chồng mất tích trở về. Trung úy Nguyễn Diêu không bao giờ trở lại. Một thời để yêu và một thời để chết đã qua hẳn rồi. Những ngày sau 75 lại còn thêm khốn khổ. Hai đứa con vẫn còn nhỏ và đời sống ngày càng tối tăm. Đến nay dù đã có điện trên sông Hương nhưng vẫn chưa có ánh sáng trong lòng người vợ lính.
Rồi đến một ngày câu chuyện tìm xác chồng lại nằm trong tay người Mỹ.

Chuyến bay định mệnh năm 71.
Khi miền Nam mở mặt trận Lam Sơn 119 đánh qua Hạ Lào thì phía Hoa Kỳ cấm máy bay Mỹ chở phóng viên vượt biên.
Bốn anh nhà báo Mỹ bèn tìm cách đi máy bay của không quân Việt Nam. Chuyến bay định mệnh chở 8 người. Đại tá Phạm Ri, Đại tá Cao Khắc Nhật. Hai phi công là Nguyễn Diêu và Tạ Hòa. Diêu và Hòa là hai trung úy trẻ tuổi. Bốn anh nhà báo rất hăm hở và liều mạng.
Larry Burrows của tờ Life. Henri Huet của AP. Kent Potter của UPI và anh phóng viên gốc Nhật Keisaburo Shirnamoto của tờ Newsweek. Bay qua đất Lào để bám theo những cánh quân vượt biên thì bị phòng không Bắc Việt bắn trúng. Các phi công bạn còn trên trời cho biết vì máy bay nổ tung từ trên cao nên chẳng còn gì.
Khi Lam Sơn 119 rút về thì tất cả còn ở lại Hạ Lào.

Tảo mộ trên đất Lào.
Ba mươi bảy năm sau, vào năm 2008 viên trưởng phòng AP tại Saigon ngày xưa là Richard Pyle mới bay qua Hạ Lào tìm xác các phóng viên tử nạn. Sau nhiều ngày cùng dân địa phương đào xới đã tìm thấy tất cả di hài đã tan nát trộn lẫn cả 8 thành viên Mỹ Việt. Tất cả cho chung vào một thùng với cát bụi, không thể nào mà phân loại.
Sau cùng Mỹ đem tất cả về Mỹ. Vì bốn người hùng của họ là phóng viên nên Hoa Kỳ thu xếp để cho cả tro tàn vào một “Capsul” như là hộp sắt hàn kín và gắn vào bức tường tưởng niệm tại Newseum ở Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.

http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/6150462d4e3b4101a113b560a452e676.jpg http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/33ce074b7f77402ba617c6b7bfef4288.jpg
Newseum.

Viện Bảo Tàng truyền thông của Hoa Kỳ được hoàn thành năm 1998 là một cơ sở tân kỳ nhất thế giới về báo chí. Diện tích 250,000 sqfeet cao 7 tầng với 14 phòng triển lãm, 15 rạp hát. Chính tại đây di hài của 8 người trên trực thăng của chuyến bay tháng 2-1971 được giữ lại.
Trên bức tường tưởng niệm có danh sách 1843 nhà báo hy sinh trong công vụ từ 1837 cho đến nay, trong đó có 74 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Có cả tên 8 người trên trực thăng rớt tại Hạ Lào. Richard Pyle cũng là đồng tác giả cuốn sách nổi tiếng Lost over Laos viết riêng về câu chuyện này.

Ngày tưởng niệm.
Vào tháng 4 năm 2008 gia đình và thân hữu của 4 nhà báo đã từ bốn phương về dự ngày tưởng niệm thành viên của họ. Một buổi họp mặt rất cảm động đã diễn ra nhưng 4 quân nhân Việt Nam có tro tàn lẫn trong đó thì coi như bị quên lãng.
http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/2d8820c477d042abb8071068a6d65f47.png http://pppre.s3.amazonaws.com/5320b873ba7a9ede/30dab70bb3bd414daa8f9b1a425ceeb0.jpg
Truyền thông Hoa Kỳ và thân nhân tưởng niệm 2008

Từ 2008 đến nay đã 4 năm trôi qua, các gia đình của 3 sĩ quan Việt Nam có cơ hội thăm viếng nơi đặt tro tàn của thân nhân, và thấy có tên khắc trên bia đá. Nhưng riêng bà Sen thì không có điều kiện.
Bây giờ sau 41 năm kể từ 1971 đến nay, người vợ muốn viếng thăm nơi để di hài của chồng. Có thể là chuyến thăm viếng cuối cùng.
Câu chuyện dài qua điện thoại canh khuya bây giờ được thu ngắn lại.

Đường lên trời để đi tảo mộ chồng có thể rất khó mà cũng rất dễ. Nhưng cần nhiều may mắn.
Tôi viết lại chuyện này gửi đến độc giả để xin chỉ cho người quả phụ cao niên con đường lên trời. Chuyến đi cần được hướng dẫn và cần tài chánh chừng vài ba ngàn. Bay từ Việt Nam qua Cali, ở nhờ nhà bạn rồi bay qua DC. Trên đường bay cần được đón tiếp cho ở trọ vài ngày. Đến DC thăm Newseum là vợ sẽ gặp chồng, không cần phải qua Lào tìm kiếm.
Chúng tôi cũng dùng bài này làm bản báo cáo cho tổng hội không quân, cho các chiến hữu của không đoàn 41 Đà Nẵng. Các bạn tính sao.

Và tôi cũng sẽ viết thư thẳng cho Newseum tại thủ đô nhân danh người vợ đợi chờ 41 năm tại Huế. Hỏi thăm xem cái cơ sở truyền thông lừng danh thế giới đó có thể giúp đỡ được không.
Xem ra cái anh truyền thông Mỹ này khá vô tình. Đã đi nhờ máy bay Việt Nam, và đã cùng nhau đi vào chốn vô cùng. Sau khi tìm xác lẫn lộn thành một đống tro tàn, các bạn chi tiền cho người Lào rồi chẳng hỏi han ai, tự tiện đem tro tàn của cả 4 chiến binh Việt Nam về gắn vào tường kính của museum báo chí Mỹ.
Rồi khi làm lễ tưởng niệm, khóc thương ca tụng lẫn nhau vào tháng 4 năm 2008, các bạn chẳng hề nói đến các linh hồn Việt Nam.

Nào các bạn không quân Việt Nam anh dũng muôn đời. Ta nên tìm cách đưa bà Sen qua tảo mộ chồng rồi mắng cho cái Newseum này mấy mắng cho chừa cái thói cửa quyền. Bộ xương thịt của anh em ta không đáng bàn tới hay sao.

Tôi cũng xin báo cáo cho các thân hữu tại thủ đô Hoa Kỳ. Nhờ các bạn ghé qua Newseum xem tro tàn, xương cốt và linh hồn của chiến hữu có còn ở quanh đấy hay không? Hỏi thăm bà Susan Bennett, the Newseum's deputy director phó giám đốc Newseum coi có thể bảo trợ cho gia đình các chiến binh VNCH đi thăm chồng vào tháng tư năm 2012. Nào đâu là AP.ABC.NBC hãy xin bảo trợ và quay phim chuyến đi từ Huế của bà Sen, từ Đồng Xoài của bà đại tá Cao khắcNhật, từ Sài Gòn của bà trung úy Tạ Hòa, từ Canada của bà đại tá Phạm Ri. Phái đoàn quả phụ sẽ qua thăm Newseum trên con đường Pennsylvania tại DC.

Biết đâu đây cũng sẽ là những tin tức đáng kể
Bây giờ tôi xin hân hạnh bàn giao cho các bạn đây.
Địa chỉ bà Trương thị Sen 33/209 Phan Đình Phùng Huế Việt Nam


Giao Chỉ, San Jose

Ngô Đồng
01-13-2012, 06:53 AM
Cách làm việc của bảo hiểm là "mượn đầu heo nấu cháo". Lấy tiền chỗ này đầu tư chỗ khác kiếm lợi.
Cái hội này làm việc theo kiểu gì vậy chị ? Từ thiện hay là kinh doanh, thương mãi có lợi nhuận ?

Anh Triển,

Theo tôi biết, hội được các cụ cao niên thành lập với mục đích tự lo cho ngày cuối của mình, không nhờ đến con cháu. Trong những năm đầu còn khó khăn, cộng đồng nói chung gia đình nói riêng. Nhất là không có sự chọn lựa được về quê an nghỉ .
Nay mọi sự đã khác, con cháu đã ổn định, thế hệ thứ hai đi làm và có bảo hiểm, có sự chọn lựa về quê chữa bịnh dưỡng già và được . . . trên quê cha đất mẹ.

Nếu nói có sự dùng tiền của các cụ đóng để đầu tư này nọ v.v thì người dùng nó "bị lỗ" nhiều hơn lời . Có nhiều cụ vừa đóng hai hoặc ba năm đã ra đi - thành ra những phần hụi chết này không còn ai đóng tiếp.

Người chủ xướng có tên trên giấy tờ điều hành bị la mắng oan tình. Chưa tính là nhiều thành viên làm việc không công âm thầm bỏ ngà voi xuống.

Ngô Đồng
01-13-2012, 06:58 AM
Vậy là anh NgocDam sẽ về Việt Nam hưởng lương hưu của US phải không ?

Theo tôi biết, nhiều nhà đã mua đất tại những nơi xa thành phố, nơi không khí còn trong lành, xây nhà nho nhỏ bên dòng sông, giá chỉ có khoảng vài ngàn .

Khi nào anh có lên chương trình nhớ chia sẻ nha .

Tình trạng này giá đất tại Việt Nam sẽ tăng.

gun_ho
01-13-2012, 08:07 AM
Vậy là anh NgocDam sẽ về Việt Nam hưởng lương hưu của US phải không ?

Theo tôi biết, nhiều nhà đã mua đất tại những nơi xa thành phố, nơi không khí còn trong lành, xây nhà nho nhỏ bên dòng sông, giá chỉ có khoảng vài ngàn .

Khi nào anh có lên chương trình nhớ chia sẻ nha .

Tình trạng này giá đất tại Việt Nam sẽ tăng.

Tôi nghĩ cách hay nhất vẫn là một khu nhà dưỡng lão đạt tiêu chuẩn ở nơi khí hậu trong lành và gần bờ sông như chị nói.
Khách có thể ở hay rời đi vài tuần, vài tháng rồi trở lại mà chẳng lo tìm người trông nhà hay lo mất trộm.

Dĩ nhiên sẽ có internet cho bác NgocDam online nhưng không trực tiếp banh cà na thì chắc chắn bác sẽ buồn.

Ngô Đồng
01-13-2012, 09:00 AM
Tôi nghĩ cách hay nhất vẫn là một khu nhà dưỡng lão đạt tiêu chuẩn ở nơi khí hậu trong lành và gần bờ sông như chị nói.
Khách có thể ở hay rời đi vài tuần, vài tháng rồi trở lại mà chẳng lo tìm người trông nhà hay lo mất trộm.

Dĩ nhiên sẽ có internet cho bác NgocDam online nhưng không trực tiếp banh cà na thì chắc chắn bác sẽ buồn.

Các ông bạn già của anh tôi đang dự tính chuyện này, mùa lạnh mình tìm về vùng nắng ấm, có bạn cũ cà kê, con cháu không bị nghe ông bà già lẩm cẩm la rầy .

ngocdam66
05-25-2012, 01:50 PM
-Tin ngắn- Lý Tống đã bị Toà án kết tội và tống giam





Kết thúc phiên tòa 43 xử vào chiều Thứ Năm 24 tháng 5 : Lý Tống bị buộc tất cả các tội,


ngoại trừ tội tấn công với vũ khí chết người, và đã bị tù.

Thursday, 24 May 2012 19:29

Cali Today News – Phiên tòa luận tội vào chiều ngày thứ năm, ông Lý Tống bị bồi thẩm đoàn buộc tất cả các tội ngoại trừ tội tấn công với vũ khí chết người.

Với yêu cầu của công tố viên, chánh án Andrea Y. Bryan ngay lập tức đã tống giam ông Lý Tống. Tình tiết của vụ án và phân tích pháp lý của vụ án, xin mời qúy độc giả nghe bài tường trình của luật sư Nguyễn Tâm với link dưới đây:




http://www.truyenhinhvietnam.us/index.php?option=com_content&view=article&id=324%3Aphap-lut-a-i-sngcn-du-va-ly-tng&catid=14%3Atest&Itemid=2 (http://www.truyenhinhvietnam.us/index.php?option=com_content&view=article&id=324%3Aphap-lut-a-i-sngcn-du-va-ly-tng&catid=14%3Atest&Itemid=2)


Vụ án này được đông đảo cộng đồng Việt Nam khắp nơi theo dõi.

Sau phần luận án của phiên tòa, ngày định tội và tuyên án sẽ là ngày 22 tháng 6 tới.

Nguyễn Dương





******************










Ly Tong': Vietnamese 'freedom fighter' guilty of all but most serious offenseBy Tracey Kaplan

tkaplan@mercurynews.com



Posted: 05/24/2012 06:41:09 PM PDT
Updated: 05/24/2012 06:41:10 PM PDT


Putting aside their deep-felt sympathy and high regard for Vietnamese "freedom fighter'' Ly Tong, jurors Thursday convicted him of all but assault with a deadly weapon for spraying a singer from Vietnam with a form of tear gas to protest communism.
At the request of the prosecutor, Judge Andrea Y. Bryan immediately had San Jose activist Ly Tong jailed.
The jury of six men and four women acquitted the former South Vietnamese pilot of the felony assault charge, which would have counted as a strike under California's tough Three Strikes Law. But the panel found him guilty of two misdemeanors -- simple assault and resisting arrest -- and two felonies, including using tear gas and second-degree burglary with the intent to commit a felony. The trial was closely watched by Vietnamese communities from Orange County to Australia to San Jose, where 10 percent of residents are Vietnamese.
"All in all, Mr. Tong is a good guy,'' one juror said afterward. "Free speech is what this country is all about. He just stepped beyond that line.''
Another jury expressed even more sympathy.
"It was like jaywalking to us, but we had to abide by the letter of the law,'' he said.
The verdict came so late Thursday afternoon that Tong's retinue of mostly elderly supporters was not in court as the expressionless crusader wearing a military jumpsuit and bomber jacket was led away.
Tong faces a maximum of three years and eight months in jail, though the judge is expected to impose a blended sentence of jail time and post-release supervision. Sentencing was set for June 22.
The jury, which included two Asian Americans but no Vietnamese, couldn't agree on whether the San Jose activist used pepper spray, or a mixture of perfume and fish sauce to assault singer Dam Vinh Hung on July 18, 2010, at the Santa Clara Convention Center. Either way, they agreed that neither spray was a deadly weapon. They also reluctantly concluded that the fish sauce-perfume mixture met the legal criteria for tear gas because it caused temporary discomfort to the singer's eyes and skin -- and he used it with that intent. .
About half of the jurors thought he used one of the two canisters of pepper spray he brought to the concert. The others believed his goal was merely to humiliate the singer with the smelly Vietnamese condiment, as had happened to the performer before.
Tong claimed he brought the canisters only to defend himself against the "henchmen" of the pro-communist concert promoter in case they manhandled him after the attack. However, he sprung his fish sauce claim at the last minute while testifying at his trial, years after giving interviews with Little Saigon TV and other media outlets suggesting it was pepper spray.
Tong is best known locally for enduring a monthlong hunger strike in 2008 to get a strip of Vietnamese shops on Story Road named "Little Saigon,'' an homage to the former capital of his homeland.
Some jurors were dismayed to learn Tong could serve more than a year in jail and said they plan to write the judge to ask her for leniency.

Contact Tracey Kaplan at 408-295-3983.

Source : San Jose Mercury News on line 5/24/2012

ngocdam66
09-22-2012, 02:35 PM
Viết cho mùa tạ ơn 2012




http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f673079%5fAE1K2kIAALRD UF4JwwlAohOK2T8&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

http://us.mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f673079%5fAE1K2kIAALRD UF4JwwlAohOK2T8&pid=1.2.3&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo



Đồng minh vận



Giao Chỉ, San Jose.

Lưu vong đến bao giờ.

Sau thế chiến thứ hai, Âu Châu và đặc biệt vùng Đông Âu có nhiều sắc dân lưu vong. Dân nước nọ sang tỵ nạn tại nước kia. Nhà văn Lỗ Ma Ni (Rumani) đã viết cuốn Giờ thứ 25 nổi tiếng thế giới mô tả cuộc sống cay đắng của những người dân lưu vong. Sau đó Virgil Gheorghiu đã cho ra đời thêm cuốn Cơ may thứ hai (La seconde chance). Tác phẩm này cũng vẫn viết về cuộc đời của dân lưu vong. Những người Âu Châu may mắn nhất là được qua Mỹ lập nghiệp. Sau một nửa thế kỷ, qua đến thế hệ thứ hai thì không còn ai là dân lưu vong nữa. Dù là Tây Âu hay Đông Âu, ở Mỹ một vài thập niên là quên đời lưu vong.
Qua đến cuối thế kỷ thứ 20 từ 1975 đến 2000 dân Đông Nam Á đặc biệt là Việt Nam trở thành lưu vong tỵ nạn tại Hoa kỳ. Từ đó đến nay trải qua bao nhiêu lần tham dự lễ Tạ ơn nhưng chưa chắc đã thực sự nhận nơi này làm quê hương. Người Việt hải ngọai vẫn còn “vời trông cố quốc” và sống đời lưu vong.
Qua đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, trên thế giới đã có 3 triệu dân Việt và riêng nước Mỹ ghi nhận 1 triệu 700 ngàn dân. Hầu hết đã vô quốc tịch Mỹ, đứng lên thề bảo vệ quê hương mới, nhưng tại các quận có đông đảo người Việt, cuộc sống vẫn còn trong các ghetto, chúng ta vẫn nuôi dưỡng tinh thần sống đời lưu vong
Vậy chúng ta sẽ còn lưu vong đến bao giờ.


Sinh hoạt cộng đồng.
Trong các sinh hoạt cộng đồng, vì vẫn theo tập tục truyền thống bằng Việt ngữ, văn hóa Việt và các vấn đề Việt Nam nên không thu hút được thế hệ kế tiếp và các bằng hữu Hoa kỳ tham dự. Các khu thương mại Việt Nam không có dịp phô diễn văn hóa Việt nên hoàn toàn không có khách Hoa kỳ. Không một nơi nào của người Việt có được du khách Mỹ như chợ Tàu và chợ Nhật.
Thêm vào đó tinh thần bác ái của dân Mỹ đón tiếp người Việt suốt gần 40 năm qua chưa được đáp ứng đúng mức từ phía dân di tản tỵ nạn Việt Nam. Nếu chúng ta chưa làm, nên làm. Nếu đã có thể hiện, nên làm thêm, cụ thể và nhiều hơn. Đó là lời cảm ơn cần lên tiếng vào mùa lễ tạ ơn năm nay 2012. và đồng thời cũng là một hình thức tạm gọi là đồng minh vận. Vận động các bạn Hoa kỳ hiểu thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam.
Sau gần 40 năm sống theo tinh thần lưu vong, đã đến lúc chúng ta cần đóng vai công dân Mỹ nghiêm chỉnh chứ không phải trên giấy tờ để bổ túc hồ sơ đoàn tụ, để hưởng quyền lợi dân sinh và để đóng vai Việt kiều Mỹ trên quê hương bỏ lại. Chắc chắn phải giữ truyền thống văn hóa, ngôn ngữ và lịch sử cội rễ, nhưng mặt khác phải bước vào giòng chính của đất nước quê hương mới.
Chúng ta không thể sống mãi đời lưu vong. Khi trở thành 1 công dân Mỹ tốt đẹp đàng hoàng, sẽ giúp cho cộng đồng trên quê hương mới nhiều hơn về Dân Sinh và cũng giúp cho đất nước cũ nhiều hơn về việc đấu tranh cho Dân quyền.
Vì vậy nên chúng tôi góp phần nhỏ bé vào công việc Đồng minh vận vào ngày 7 tháng 10-2012.

Đêm của Việt Museum.
Việt Museum tại San Jose là viện bảo tàng đầu tiên của người Việt trên thế giới đã khởi đi từ 2002, kiện toàn suốt 10 năm đã đến lúc được giới thiệu cho toàn thế người Mỹ vùng Vịnh Cựu Kim Sơn. Địa chỉ trong History San Jose 1650 Senter Rd. San Jose CA 95112. Chúng tôi gửi thư mời các vị dân cử và thân hữu Hoa kỳ đến thăm trong 3 ngày cuối tuấn từ 6,7 đến 8 tháng 10-2012. Đây là dịp lễ kỷ niệm ông Columbus tìm ra Châu Mỹ. Trong 3 ngày khách Mỹ,Việt tùy nghi thăm viếng theo giờ thường lệ từ 11am đến 4pm. Riêng buổi tiếp tân sẽ vào lúc 5pm chủ nhật 7 tháng 10-2012.
Chương trình bằng Anh ngữ có các màn văn nghệ do các em nhỏ Việt Nam trình diễn.
Nhân dịp mùa lễ tạ ơn sắp đến, chúng tôi kêu gọi quí đồng hương Việt Nam mời các nhà bảo trợ, các chủ nhân sở làm, các đồng nghiệp, các thầy cô giáo, các bạn bè Hoa kỳ và sắc tộc đến tham dự. Quý vị rất yên tâm vì quan khách hiểu rõ nội dung của buổi sinh hoạt. Vì là mục tiêu đồng minh vận nên sẽ dùng Anh ngữ Quý vị cũng nên khích lệ con em đã thành đạt nhưng không còn nói Việt ngữ cùng đến dự. Để cùng chia xẻ các kỷ niệm, các truyền thống và lịch sử Việt Nam từ 50 năm qua.
Và chúng ta cùng cất cao lời cảm ơn trời đất và con người đã đón tiếp chúng ta vào Mỹ nhân mùa lễ tạ ơn năm nay 2012.

Nội dung đêm Museum.
Như quý vị sống tại San Jose đã biết, công viên Kelley Park nằm trong khu tứ giác đường Senter, Pheland, Story và Roberta Khu vực này bao gồm công viên Happy Hollow & Zoo rồi đến vườn Nhật và San Jose History. Phía sau là dự án vườn văn hóa Việt đang tiến hành. Riêng trong khu San Jose History là nơi có các Museum sắc tộc. Gồm có Tàu, Thổ nhĩ kỳ, Mễ, Hy lạp v..v..Việt Museum là tổ chức góp mặt sau cùng nhưng hiện trở nên vị trí hàng đầu. Hàng tuần trẻ em các trường đi dã ngoại có đến thăm. Các sinh viên Mỹ và Việt Nam từ các đại học đến thăm, nhưng các giới chức dân cử và viên chức Hoa Kỳ thường chưa lưu tâm. Chúng tôi muốn có lời mời và có 1 chương trình dành cho quý vị này. Đã có nhiều lần tổ chức ban ngày và riêng kỳ này làm buổi tối để lấy hình ảnh khác biệt, lấy ánh đuốc, lấy một chút không khí lạnh lẽo mùa thu để ra mắt ban đêm ngôi sao Việt Nam mới. Đó chính là một Viện Bảo tàng đầu tiên của người Việt hải ngoại.
Bắt đầu từ 5 giờ chiều đón quan khách. Buổi ăn chiều sẽ bắt đầu ngay từ 5:30 theo hình thức Buffet, self serve. Chúng tôi được một thành viên của Museum VNCH là gia đình anh John Nguyễn, Harvest Catering yểm trợ 100% về việc thực phẩm và dịch vụ.
Ông giám sát viên Dave Cortese sẽ là MC giới thiệu các quan khách dân cử Hoa kỳ. Bà dân biểu Zoe Lofgren là diễn giả chính nói lời chào mừng. Nội dung của buổi họp mặt để ghi dấu 10 năm xây dựng Museum, 19 năm tảo mộ nghĩa trang Biên Hòa, 20 năm yểm trợ Homeless Santa Clara County, và 36 năm thành lập cơ quan IRCC. Hai tổ chức văn nghệ thiếu niên sẽ góp mặt.
Chị Ánh Hiền của Thái Bình Học Viện sẽ có đoàn trình diễn vỹ cầm và hát dân ca thế giới. Chị Diệu Hiền sẽ có màn vũ liên khúc dân tộc của vũ đoàn Cánh Chim Bách Việt.
Với các hình thức đơn giản nhất, đêm Museum sẽ là lời cảm ơn chân thành sớm sủa từ tháng 10-2012 để chuẩn bị cho mùa tạ ơn tháng 11 năm 2012 tại Hoa kỳ.
Đồng thời cũng là 1 công tác cụ thể cho nhu cầu đồng minh vận của cơ quan IRCC đóng góp cho địa phương San Jose.

Ghi thêm về Việt Museum.
Trong số hàng chục ngàn Museum tại Hoa Kỳ, mỗi nơi đều có một mục tiêu và nhiều giới hạn.
Tên gọi của Việt Museum đã ghi rõ mục tiêu Viện Bảo tàng Thuyền nhân và Việt Nam Cộng Hòa. Như vậy đây là nơi sưu tầm, phân loại, bảo toàn, lưu trữ và trưng bày các di sản và tác phẩm liên quan đến lịch sử VNCH từ 1950 đến 1975. Lịch sử Thuyền nhân từ 1975 đến 1995. Trên hình thức có 3 giai đoạn.1950 đến 1975 là cuộc chiến đấu cho tự do. Từ 1975 đến 2000 là giai đoạn vượt thoát tìm tự do. Sau cùng từ 1975 đến nay là công cuộc xây dựng và định cư trên đất tự do.
Viện Bảo tàng Việt nằm trong Vườn lịch sử San Jose trong ngôi nhà 2 tầng, có thêm khu hầm và gác thượng. Dưới hầm chứa các di sản nặng. Gác thượng tồn trữ các di sản và tác phẩm nhẹ.
Phía trước có bến Tự do với con thuyền tỵ nạn nằm trên bãi cát, có thuyền thúng tạm gọi là taxi chở người ra thuyền tỵ nạn. Chung quanh ngôi nhà là công viên Hòa bình với các công trình do Hướng đạo Việt Nam thực hiện.
Ngôi nhà Victoria này xây cất gần 200 năm trước được di chuyển từ down town San Jose về đây.
Trong Viện Bảo tàng có nhiều khu vực. Tầng 1 có hành lang tri ân.Tại đây có bản đồ thế giới gồm nhiều nước tiếp nhận hàng triệu người Việt tỵ nạn. Bản đồ vĩ đại đúc bằng gang với Thái Bình Dương chính giữa. Các quốc gia không biên giới đều là nơi người tỵ nạn Việt Nam hiện nay cư ngụ.
Cũng tại hành lang Tri ân có tượng chiến sĩ Hoa kỳ, có quân phục các quân chủng Hoa kỳ và nhiều hình ảnh chiến tranh.
Tại đây ghi ơn 58 ngàn chiến binh Mỹ đã hy sinh.
Phía bên phải hành lang là khu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa, có tượng Ngậm ngùi nặng 1000 pounds, có các hình chiến binh, các quân phục và các tác phẩm về các chiến dịch. Phía trong là khu di sản của tù chính trị Việt Nam sau 1975 và mô hình nghĩa trang quân đội Biên Hòa. Trên tường là tác phẩm sơn dầu (12x16 feet) vẽ lễ dựng cờ tại cổ thành Huế 1968 phỏng theo hình chụp của trung tá Nguyễn Ngọc Hạnh.
Phần bên trái là văn phòng của Museum có tác phẩm tượng xung phong và các di vật chiến tranh của Việt Nam Cộng Hòa. Trên tầng 2 là khu vực dành cho Thuyền nhân gồm các tác phẩm và di vật. Phía bên trái là thư viện của Việt Museum với 1500 tác phẩm Anh ngữ viết về chiến tranh Việt Nam.
Những tài liệu, di sản và tác phẩm sưu tầm từ 25 năm qua có thể coi là sản phẩm vô giá đối với quá khứ, hiện tại và tương lai.
Xin hãy đến với lịch sử qua đêm Museum cùng với các bạn Hoa kỳ vào lúc 5 giờ chiều chủ nhật 7 tháng 10 năm 2012. Sẽ có bảng hướng dẫn đậu xe tại chỗ. Trân trọng kính mời.
irccsi@yahoo.com giaochi12@gmail.com








Loc Vu
giaochisanjose@aol.com

Triển
09-22-2012, 08:17 PM
Qua đến thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, trên thế giới đã có 3 triệu dân Việt và riêng nước Mỹ ghi nhận 1 triệu 700 ngàn dân. Hầu hết đã vô quốc tịch Mỹ, đứng lên thề bảo vệ quê hương mới, nhưng tại các quận có đông đảo người Việt, cuộc sống vẫn còn trong các ghetto, chúng ta vẫn nuôi dưỡng tinh thần sống đời lưu vong. Vậy chúng ta sẽ còn lưu vong đến bao giờ.
Thề bảo vệ quê hương mới, là thế hệ thứ hai, những đứa trẻ sinh ra tại Mỹ. Thế hệ thứ nhất mới thầm mặc cảm vong quốc, cảm giác sống đời lưu vong. Cho nên trả lời cho câu hỏi "còn lưu vong đến bao giờ" có lẽ rất đơn giản: thế hệ thứ nhất chấm dứt là mặc cảm thân phận cũng hết. Nguyên nhân sống khu ổ chuột, thiết nghĩ không phải là lý do chính, mà cũng không nên nêu ra; chỉ tạo thêm sự phân biệt và mặc cảm giữa đồng hương với nhau trong cộng đồng.


* thêm tấm quảng cáo này từ nguồn báo Calitoday cho rõ ràng, bà con mới thấy cơ ngơi khang trang, hào hứng đi dự đông đảo hơn....

http://www.baocalitoday.com/images/stories/news_pictures/09-21-12_Cali_Sat/dong%20minh%2001.jpg

ngocdam66
10-05-2012, 08:51 AM
TIN MỪNG CHO CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI SAN JOSE.

Vì cần loan báo gấp nên tôi chưa thể post Bản Ghi Nhớ mới nhất liên quan đến quyết định mới được thông qua sáng nay từ Hội đồng thành phố San Jose liên quan đến danh xưng Little Sàii gòn gồm ba điểm chính yếu sau đây:

1-) Little Saigon là danh xưng chính thức được đặt cho Khu vực Thương mại trên dặm đường Story Rd từ Freeway 101...
2-) Bảng Chỉ đường vào Khu vực Little Sài gòn cũng sẽ đựơc phép thiết dựng từ trên hai xa lộ 280 và 101.
3-) Chi phí thiết dựng và Bảo Trì sẽ do Tư Nhân ( tức Cộng đồng người Việt gây quỹ lo liệu) đảm trách.

Vậy là qua bao nhiêu thăng trầm cản ngăn chống đối, xuyên tạc phá bỉnh,rỉ tai tuyên truyền xuyên tạc đánh phá, gây mâu thuẫn hận thù, tấn công chửi rủa thóa mạ...của những khối óc tranh ăn bất mãn, tìm cách " đá nồi cơm " của người Công chính, thì cuối cùng CHÍNH NGHIÃ vẩn chiến thắng, tiếng nói lương tâm vẫn được vang lên cho tòan xã hội được cảm nhận sự Công chính.

Xin chúc mừng và chia vui cho nỗ lực chính đáng của Cộng đồng Người Việt Tỵ nạn Cộng sản tại San Jose.

Nguyễn đăng Trình

ngocdam66
11-12-2012, 06:05 AM
https://lh6.googleusercontent.com/-1RX33H2gk4c/UKBfOC49lxI/AAAAAAAEMQk/QgmtMfrndIM/w418-h279-n-k/LH%2BCQN%2BTham%2Bdu%2BDH%2BNgay%2BCuu%2BChien%2BB inh%2B%40%2BSan%2BJose%2B041.JPG

https://plus.google.com/photos/101291776317895594622/albums/5809746716030911057?banner=pwa

https://lh5.googleusercontent.com/-jCs7-yV66dk/UKBfNNeUJgI/AAAAAAAEMQU/deat99SdFpc/w419-h279-n-k/LH%2BCQN%2BTham%2Bdu%2BDH%2BNgay%2BCuu%2BChien%2BB inh%2B%40%2BSan%2BJose%2B039.JPG

https://lh3.googleusercontent.com/-mebOCMFEIj4/UKBfLwjfRDI/AAAAAAAEMQI/eTcBY0KN3Mw/w418-h279-n-k/LH%2BCQN%2BTham%2Bdu%2BDH%2BNgay%2BCuu%2BChien%2BB inh%2B%40%2BSan%2BJose%2B037.JPG

https://lh4.googleusercontent.com/-cutppoCb4Z8/UKBfUwwEgrI/AAAAAAAEMSA/ZV4ajv3mohE/w418-h279-n-k/LH%2BCQN%2BTham%2Bdu%2BDH%2BNgay%2BCuu%2BChien%2BB inh%2B%40%2BSan%2BJose%2B053.JPG

https://lh6.googleusercontent.com/-jGK6PfYTigo/UKBfcklD_jI/AAAAAAAEMT4/yRf1suybHf4/w419-h279-n-k/LH%2BCQN%2BTham%2Bdu%2BDH%2BNgay%2BCuu%2BChien%2BB inh%2B%40%2BSan%2BJose%2B067.JPG

RaginCajun
11-12-2012, 06:44 AM
Nhìn mấy bác ngồi điểm hẹn mà chơi cả chai như vậy không biết còn đủ tinh thần để diễn hành không nữa?:P Dàn xe diễn hành toàn corvette, chắc là mướn cho đồng bộ ha. Sau mấy buổi này về cụng nhau thì phải biết, không say không về.

Đậu
11-12-2012, 08:18 AM
Mấy bác uống rượu trước giờ diễn hành làm mất quan điểm quần chúng quá sức. Đề nghị điểm danh và lập danh sách đặng lần sau không mời mấy bác nay nữa. :ar!

ngocdam66
11-12-2012, 08:43 AM
Sao không nhìn thấy đại ca thuynh của tui trong bộ hình này:))

Angie
11-12-2012, 09:18 AM
Tiểu ca đâu phải vet đâu mà có trong bộ hình đó.

ngocdam66
12-22-2012, 08:52 PM
Anh em nhà Nguyễn Niềm hãnh diện Việt Nam Vũ văn Lộc viết tặng Nguyễn thế Thứ và các SVSQ khóa Cương Quyết II Dà Lạt 1954

http://hoangvan.net/nguyen_files/image002.jpg CHUYỆN NỘI SOI BẰNG ROBOT



Cuộc trình diễn lịch sử.
Lúc đó là 9 giờ sáng ngày 1 tháng 12 năm 2012 tại phòng giải phẫu của tổ hợp khoa học Seatle, buổi trình diễn bắt đầu.
Bác sĩ đảm trách ngồi vào ghế trước màn hình của máy điện toán. Mắt đeo kính, hai tay điều khiển cuộc giải phẫu bệnh nhân qua máy. Cách xa một khoảng, bệnh nhân nằm trên bàn giải phẫu và bắt đầu cuộc mổ nội soi do Robot thực hiện. Hai tay Robot hoạt động theo 2 cánh tay của bác sĩ trên máy điện toán. Bác sĩ mổ trên màn hình. Robot mổ thực sự trên thân thể bệnh nhân. Chỉ cần 1 lỗ soi duy nhất vào bụng. Qua lỗ soi này, một ống luồn vào trong người. Dó là máy quay phim xoay quanh toàn cảnh trong cơ thể. giúp cho bác sĩ nhìn thấy trên màn hình. Tiếp theo là 2 ống đem dao mổ và dụng cụ vào bụng cũng do lỗ soi đã mở đường.
Hai ống này làm tất cả mọi công việc. Tìm tòi, cắt vá. Tất cả thao tác trong bụng bệnh nhận hiện trên màn hình, đơn giản và huyền diệu như chuyện thần tiên. Chỉ cần 1 lỗ thủng trên bụng, khối ung hay túi mật xạn chết người được tìm thấy, cắt bỏ đem ra ngoài.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image004.jpg http://hoangvan.net/nguyen_files/image006.jpg
Bác sĩ giải phẫu ngồi trước máy, Robot hoạt dộng theo tay bác sĩ.

Tất cả đều do người máy làm và qua hai cánh tay của bác sĩ chuyển động trên máy điện toán.
Trong buổi giải phẫu trình diễn này có 50 y sĩ giải phẫu đến tham dự để quan sát và học hỏi. Các phương tiện truyền thông lại đem đến hình ảnh cho hàng trăm bác sĩ giải phẫu khác trên toàn thế giới.
Diễn giả.
Người ngồi vào ghế biểu diễn, vừa thuyết trình vừa giải phẫu là 1 bác sĩ Hoa kỳ gốc Việt. Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy 50 tuổi, sinh quán Saigon. Đến Mỹ năm 13 tuổi, hiện đang làm việc tại San Jose.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image008.jpg

Bác sĩ Huy là một trong các bác sĩ giải phẫu bận rộn nhất Hoa Kỳ. Từ năm 1997 đến nay đã có trên 20,000 bệnh nhân và ông thực hiện khoảng 700 ca giải phẫu một năm. Trưởng thành tại quận Cam, ông tốt nghiệp bác sĩ tại Iowa. Qua học y khoa tại Kansas và nhận văn bằng bác sĩ Osteographic Medicine năm 1992. Giai đoạn cuối ông học về giải phẫu Laparoscopic tại Nữu Ước.
Khoa học về ngành y tế đã đi những bước dài qua phương pháp mổ nội soi với 4 lỗ đưa các ống chuyên khoa vào bụng rồi tiến tới chỉ cần 1 lỗ. Bây giờ đến giai đoạn người y sĩ ngồi vào máy điều khiển cho Robot trực tiếp mổ nội soi 1 lỗ.
Trên con đường thử nghiệm và áp dụng, bác sĩ Huy là một trong số ít hiếm hoi đã đi những bước tiên phong vì vậy nên ông đã được mời giảng dậy biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ và ngay tại Việt Nam

Lịch sử giải phẫu.
Từ thuở xa xưa, con người sơ khai nghĩ rằng bệnh tật do thần linh hay ma quỷ. Bệnh đến hay đi, còn hay mất là do thiên định. Tiếp theo loài người biết dùng thảo mộc điều trị theo kinh nghiệm. 300 năm trước công nguyên, vị thầy thuốc Hy Lạp là ông Hipprocrate tuyên bố bệnh là do cơ thể chứ không phải l‎ do siêu hình. Ông trở thành vị thánh tổ của y khoa. Nhưng thời của ông cũng chỉ cho bệnh nhân uống thuốc mà chưa đụng đến cơ thể.
Một trăm năm sau tức khoảng 200 năm trước công nguyên vị bác sĩ Hy Lạp Galen mới bắt đầu giải phẫu loài vật để suy diễn mà chữa cho con người.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image009.jpg
Khoa mổ tử thi vào thế kỷ 10

Nhưng phải mất 1000 năm kế tiếp y khoa mới bắt đầu mổ tử thi để học hỏi. Năm 1800 khi phát minh ra kính hiển vi các bác sĩ giải phẫu mới có phương tiện mổ banh ra để chữa bệnh. Khoa học với các phát minh của Edison, nhân loại có kính soi, với Hopkins có thấu kính. Rồi máy quay phim ra đời để đưa các hình ảnh cho y khoa nghiên cứu và chữa bệnh. Camera nhỏ bé trở thành phương tiện cho bác sĩ đi vào cơ thể bệnh nhân.
Bây giờ đến lượt nội soi 4 lỗ, thu lại 1 lỗ rồi giai đoạn mới này dùng robot để giải phẫu nội soi 1 lỗ.
Nhân loại đã tiến một bước thật dài với những phát minh trong ngành điện tử. Thử tưởng tượng trên trạm không gian hay trên con tàu thám hiểm Bắc Băng Dương, chúng ta có các nhà bác học bị đau ruột dư.
Một bác sĩ ngồi trên máy điện toán tại Cali, với hai cánh tay vận chuyển sẽ điều khiển Robot trên phi thuyền hay trên Bắc băng dương để làm công việc giải phẫu rất nhẹ nhàng.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy đã góp phần vinh dự vào thành quả chung đáng ghi nhận khi nhân loại bước vào những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21.
Trong một bài trước, tôi đã có dịp giới thiệu với quý vị cô gái Việt bên Úc châu là người phụ nữ của năm 2012.
Lần này, ngay tại San Jose xin giới thiệu với quý vị bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy, người thanh niên Việt Nam của năm 2012.

Nội soi robot, khoa giải phẫu của thế kỷ 21

http://hoangvan.net/nguyen_files/image011.jpg http://hoangvan.net/nguyen_files/image013.jpg http://hoangvan.net/nguyen_files/image015.jpg
Anh em nhà Nguyễn giải phẫu nội soi

Từ nhiều năm trước, bộ quốc phòng Hoa Kỳ đã cho nghiên cứu để dùng Robot đưa ra làm bác sĩ giải phẫu tiền tuyến. Ngành y tế công nghiệp liền theo ý kiến đó mà phát triển. Bác sĩ Huy đã từ lâu theo đuổi con đường giải phẫu nội soi. Dường như có khiếu thiên bẩm, khéo tay và có tinh thần khai phá, ông đã bắt kịp các đàn anh trong lãnh vực giải phẫu nội soi và không những thế ông vượt lên trên.
Với sự kết hợp của khoa điện toán, màn hình, máy quay phim, Robot, bác sĩ giải phẫu Nguyễn Thế Triều Huy xử dụng hai bàn tay chuyên nghiệp và đã thành công trong công việc giải phẫu bằng Robot.
Sẵn có rất nhiều bệnh nhân tin tưởng, ông có cơ hội thử nghiệm trực tiếp qua Robot lần đầu tiên tại San Jose và trải qua ít nhất là 5 ca đầu trót lọt. Từ đó bác sĩ Huy có các cuộc giải phẫu biểu diễn nhiều nơi tại Hoa Kỳ. Mấy năm trước cùng với phái đoàn y tế Mỹ ông đã về thuyết giảng về nội soi tại Hà Nội, Saigon và Cần Thơ. Rời Việt Nam 13 tuổi, sau đó lại thêm nhiều năm theo học y khoa, Việt ngữ của ông đã chẳng còn bao nhiêu. Thời gian làm việc với bệnh nhân Việt tại San Jose đã là dịp ông học lại Việt ngữ. Do đó qua bài giảng về khoa giải phẫu tân tiến nhất của thế kỷ 21 tại Việt Nam, ông đã chinh phục được cử tọa.
Các bác sĩ giải phẫu trẻ tuổi của Việt Nam thuộc thế hệ sau cuộc chiến đã hết sức xúc động được học hỏi về khoa nội soi từ một bác sĩ danh tiếng tại Hoa Kỳ trực tiếp giảng bằng Việt ngữ.
Trong khi nói về trách nhiệm của người bác sĩ, ông luôn luôn đưa vào ‎y khoa thêm ‎ý niệm về tự do, dân chủ. Ông tránh không bao giờ nói đến thành phố Hồ Chí Minh. Luôn luôn chỉ nói đến Saigon, thành phố thân yêu mà ông đã lớn lên, bên cạnh cái bóng vĩ đại của người cha mũ đỏ là trung tá Nguyễn Thế Thứ. Các học viên đều là bác sĩ giải phẫu, thành phần trí thức của Việt Nam tương lai yên lặng ngồi nghe. Dường như công việc diễn tiến hòa bình để làm thay đổi tư duy con người xã hội chủ nghĩacũng đang đi qua con đường nội soi.
Anh em nhà Nguyễn.
Trung tá nhẩy dù Nguyễn Thế Thứ quê Nam Định, vào Đà Lạt khóa Cương Quyết II 1954 và cùng gia đình di tản qua Mỹ 1975. Ở lớp tuổi 40 không nghề nghiệp, ông đi học lại từ đầu. Đậu bằng tương đương trung học, qua đại học rồi tốt nghiệp bác sĩ chỉnh hình. Sau ông lấy thêm tiến sĩ về khoa dinh dưỡng.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image016.jpg
Trung tá Nguyễn thế Thứ dại diện quân doàn III trong cuộc thảo luận
với Việt cộng về việc trao trả tù binh tại Lộc Ninh năm 1973.
Hình tài liệu dặc biệt của Việt Museum San Jose.

Gương hiếu học và lòng quyết tâm của ông đã mở đường cho các con. Cô gái lớn hiện là bác sĩ chỉnh hình tại Nam Cali. Cô tốt nghiệp cả tiến sĩ luật khoa. Ba con trai đều tốt nghiệp bác sĩ giải phẫu hiện ở San Jose. Cậu út Nguyễn Thế Phan Daniel cũng vừa tốt nghiệp luật khoa, chưa quyết dịnh sẽ đi đâu. Riêng 3 anh em họ Nguyễn là Nguyễn Thế Triều Huy, Nguyễn Thế Thiện Năng và Nguyễn Thế Long Richard thành lập tổ hợp Advanced Surgical Associates đồng thời là thành viên nòng cốt của bệnh viện Regional Medical Center tại San Jose.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image018.jpg
Hiện tượng 3 anh em họ Nguyễn cùng làm việc một chỗ chung một ngành và phát triển theo tinh thần huynh đệ thực sự đã gây ngạc nhiên của cộng đồng y khoa tại địa phương, và là niềm hãnh diện của gia đình họ Nguyễn.
Bác sĩ Nguyễn Thế Triều Huy cũng thú nhận là dù đã học đến nơi đến chốn nhưng khi mới ra trường về San Jose tìm việc làm cũng không gặp may mắn. Đó là giai đọan thử thách lớn lao của ông. Hoàn toàn mới mẻ, không quen biết, chưa được tin cậy nên chưa có thân chủ. Không có các bác sĩ điều trị gửi bệnh nhân tới. Lại áp dụng khoa giải phẫu chưa quen thuộc với y giới. Ngay các bác sĩ giải phẫu tại bệnh viện cũng không đón nhận. Đó là thời gian khá cay đắng và lại rảnh rỗi. Còn bây giờ thì đã quá thành công. Mổ mát tay, nhanh, gọn, không đau đớn, không kéo dài, vết mổ không mất thẩm mỹ, nên làm việc không kịp thở. Anh mở đường đưa em về cộng tác, rồi lại thêm một em nữa. Ngoài lãnh vực giải phẫu nội soi đã được ABC quay thành phim, bác sĩ Huy còn tìm cách áp dụng phương pháp xạ trị chống ung thư từ bên trong. Xạ trị vốn là giai đoạn hết sức vất vả của bệnh nhân ung thư. Nay áp dụng được từ bên trong, thời gian xạ trị ngắn hơn.
Sau cùng bác sị Huy nói: “Điều quan trọng nhất vẫn là lời cảm ơn thân chủ và đồng nghiệp đã tín nhiệm.”
Thân chủ và đồng nghiệp của cả ba anh em bao gồm cả nhiều sắc dân. Cô Thùy Nga, vợ của bác sĩ Huy hiện là quản trị viên của tổ hợp cho biết thân chủ Việt tuy đông đảo nhưng cũng chỉ có 40%. Còn lại là tất cả các sắc dân khác, Mễ cũng rất nhiều.

***************
Gặp các bác sĩ anh em nhà Nguyễn, dù chúng tôi coi như con cháu nhưng cũng tế nhị không hỏi là động lực chính thúc đẩy việc học hỏi và làm việc thì vì tiền bạc hay danh vọng. Không hỏi con nhưng tôi đem câu hỏi đến người cha là bác sĩ Nguyễn Thế Thứ,vừa là bạn học võ bị vừa là chiến hữu.
Anh Thứ nói thật tình : Tụi nó làm như thế là vừa có tiếng vừa có tiền. Nhưng nếu nói chúng nó chỉ vì tiền và chỉ vì tiếng thì khó nói. Thực sự mấy đứa này thuộc về loại say mê công việc. Anh xem chương tình khám khám mổ mổ của chúng nó liên tiếp dường như không còn thì giờ để hưởng tiền bạc và danh tiếng. Chúng nó không có thì giờ để dành cho cuộc sống của người bình thường. Trước đây tôi và nhà tôi khuyên các con cố học.Tốt nghiệp rồi đi làm. Rồi chúng tôi phải khuyên các cháu làm bớt đi. Nhưng tôi biết rõ, các cháu có nỗ lực thầm kín ganh đua để dành cho niềm kiêu hãnh Việt Nam. Nhà tôi lúc còn sống hết sức hãnh diện vì các con. Bà muốn sống để thấy cháu út ra trường, nhưng không kịp. Bây giờ nhà tôi mất rồi. Chẳng có ai để chia xẻ niềm hãnh diện các cháu thành công. Tôi chỉ còn chờ thôi.
Anh chờ cái gì.
http://hoangvan.net/nguyen_files/image019.jpg
Di ảnh của bà Nguyễn chụp hình cùng chồng và 5 con

Tôi sẽ trở về Sóc Trăng. Nơi tôi gặp nhà tôi vào thời kỳ 50. Khoảng 60 năm trước. Anh biết đấy, nhà tôi gốc Hà Nội, vào Nam từ nhỏ. Nội trú trường nhà trắng Sóc Trăng, tôi đóng quân ở Bãi Xầu. Gặp nhau rồi cưới nhau ở Sài Gòn. Bằng bác sĩ của tôi ở Mỹ là công một nửa của vợ. Đám con 5 đứa tốt nghiệp, tất cả bằng cấp nào cũng là một nửa của nhà tôi. Tiền bạc và danh vọng ở tuổi mình không còn nghĩa lý gì. Mình cũng chẳng còn gì để khuyên bảo các con. Chúng nó chỉ nhìn mình sẽ ra đi để mà suy ngẫm về cuộc sống.
Tôi đem câu chuyện của hai bạn già hỏi bác sĩ Huy.
Ba cháu nói nửa bằng cấp là của mẹ, cháu nghĩ sao.
Huy nói: Ba con nói không đúng. Tất cả là của mẹ hết.

http://hoangvan.net/nguyen_files/image020.jpg

Bằng cấp nào cũng là của mẹ

Anh chị em hội 110 Cương Quyết Dà Lạt

cùng tưởng nhớ chị Ngô Xuân Phương,

nhớ lại thời xưa họp khóa ngậm ngùi



Từ San Jose Xin gửi bằng hữu bốn phương Chúc mừng
Một mùa Giáng sinh, một năm mới hết sức tình cảm.
và chia xẻ niềm hãnh diện Việt Nam
Xin mở attach
Giao Chỉ , Vũ văn Lộc

Ngô Đồng
01-04-2013, 09:48 PM
Trong khi khắp bốn phương việc đặt tên hay tuyên dương Little Saigon thực hiện nhẹ nhàng thì Little Saigon của San Jose đã đi trên một con đường gai góc. Cao điểm là buổi tranh luận vào một đêm dài đầu tháng 3-2008 tại San Jose City Hall. Hàng ngàn người tham dự, hàng trăm người kêu nài, dọa dẫm, nỉ non, lớn tiếng và nhỏ nhẻ. Tiếng Anh, tiếng Việt. Nam phụ lão ấu. Tất cả đều vô vọng. Hội đồng thành phố không đồng ý “Saigon Nhỏ”. Theo đề nghị của cô nghị viên Madison quản nhiệm khu số 7, thành phố dự trù sẽ có một “Saigon To”. Cô đề nghị đã Saigon là phải “Saigon Business District”.

Nhưng phía cộng đồng tham dự họp bàn dứt khoát chỉ muốn có tên Little Saigon cho các khu thương mại Việt trên đường Story từ Mc Laughlin đến Senter. Little Saigon của San Jose sẽ xếp hàng với Saigon Nhỏ Orange county và nhiều nơi khác. Câu chuyện nhỏ ở địa phương mà tờ The New York Times phải đăng tin ngày 6 tháng 3-2008 với kết quả 7/4 nghị viên không chấp thuận vì còn chờ ý kiến của các thương gia trong khu vực.

Lập luận theo sách vở của thành phố nói rằng hỏi ý kiến khác với bầu cử. Nếu là bầu cử thì đa số sẽ thắng. Còn hỏi ý kiến là một chuyện, có làm theo hay không là chuyện khác. Không thể bị áp lực. Vì không được chấp thuận nên dân chúng biểu tình, tuyệt thực và cuộc đấu tranh khởi sự lâu dài, quyết liệt với hàng ngàn người tham dự.

Từ đòi hỏi một tên gọi danh dự, cuộc đấu tranh hướng mục tiêu tranh đấu vào cô nghị viên trẻ tuổi của Việt Nam. Phong trào đòi truất phế nổi lên đã trở thành một biến chuyển chính trị quan trọng. Tuy nhiên cô Madison Nguyễn đã vượt qua kỳ truất phế. Tiếp theo cô đủ phiếu tái cử cho nhiệm kỳ 2 và hiện nay là phó thị trưởng của San Jose.

Cuối năm qua nhân dịp ra mắt sách của một tác giả phụ nữ tại hội trường VIVO, cô được giới thiệu với lời lẽ nồng nhiệt và nhận tràng pháo tay của cử tọa tham dự.

http://vietbao.com/images/upload/VB/2013/01_2013/05_01_2013/CD/BL/SAN_JOSE_Little_Saigon_exit.jpg (http://vietbao.com/images/upload/VB/2013/01_2013/05_01_2013/CD/BL/SAN_JOSE_Little_Saigon_exit_-_Copy.jpg)

Bảng Little Saigon Exit ở San Jose.

Chẳng bù với những năm trước khi đến dự các buổi sinh hoạt cộng đồng, việc hiện diện của cô đã từng bị đả đảo và gây nhiều tranh cãi. Quả thực thời gian là viên thuốc nhiệm mầu đã làm cho hận thù dần dần lắng xuống.

Từ năm 2005 đến nay cuộc đời chính khách của Madison đã trải qua rất nhiều khó khăn và cay đắng. Cô là nghị viên có nhiều tham vọng, nhiều nỗ lực, nhiệt thành và chăm chỉ hơn tất cả các bạn đồng viện. Tuy nhiên chính những ưu điểm đôi khi lại trở thành khuyết điểm, làm cho nhiệm vụ thêm vất vả. Tinh thần quyết thắng, cứng rằn, thiếu thông cảm và không thỏa hiệp đã đem đến cho Madison nhiều khó khăn mà các nghị viên khác không gặp phải.

Vì vậy cũng như cái tên Little Saigon tại San Jose gặp nhiều trở ngại, khi phải đối đầu với dân ý qua một danh xưng đơn giản chính Madison cũng đã vô tình tìm đường gai góc mà đi.

Madison là ai.

Gia đình ông Nguyễn với vợ và 9 con vượt biển từ Nha Trang rồi đến Phi luật Tân năm 1980. Trong 9 đứa con của một gia đình chài lưới miền duyên hải Nam phần thì cô Phương Tửu sinh năm 1975 mới có 4 tuổi. Không ai có thể biết rằng đứa bé gái 4 tuổi nhỏ bé đó sẽ có ngày làm phó thị trưởng một đô thị trên triệu dân tại Hoa Kỳ.

Cả gia đình định cư tại Arizona. Sau đó dọn về tiểu bang vàng California, nhưng cũng chỉ tiếp tục làm nông trại và lao động tại Modesto. Cô bé Phương Nguyễn trải qua thời kỳ niên thiếu tại quê nghèo miền Bắc California. Ngoài giờ đi học Phương đi hái trái cây với số tiền lao động đầu tiên là 1 US một giờ. Sự quyết tâm đã bắt đầu từ đó. Năm 18 tuổi khi vào quốc tịch Phương biến thành Madison và nỗ lực ôm hoài bão lớn trong một thân hình bé nhỏ.

Sau cùng với bao nhiêu gian truân vất vả cô bé thuyền nhân 4 tuổi họ Nguyễn tên Phương đã trở thành phó thị trưởng San Jose Madison Nguyễn. Sau 2 nhiệm kỳ hội đồng thành phố gần 10 năm, rồi có thể sẽ ra tranh cử thị trưởng vào năm 2014. Cuộc đời chính trị của cô đã được thuật lại trong cuốn tự truyện song ngữ mới phát hành. Trong đó Little Saigon dù không giãi bày đầy đủ nhưng chắc chắn vẫn là vấn nạn đau thương nhất. Để giải quyết cho xong một lần, ngày 27 tháng 9-2012 ông thị trưởng Chuck Reed và cô phó Madison Nguyễn đã công bố một bản văn ngỏ ý sẽ thông qua việc đồng thuận cho thực hiện tấm bảng trên xa lộ chỉ lối vào và đồng thời chính thức hoá tên Little Saigon. Như vậy cả một cuộc chiến 5 năm lúc ồn ào bùng nổ lúc âm ỷ soi mòn hai phía đã đến lúc có lối thoát. Đó là Exit Little Saigon.

Phía đấu tranh đã hết sức bền bỉ và nhẫn nại suốt 5 năm, bây giờ đến lượt phe thành phố cũng học được chữ nhẫn của Á Châu. Có khi nhẫn để bình an, có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng.

Exit Little Saigon. Khởi đi từ một chuyện rất nhỏ bàn về một danh xưng tiêu biểu cho khu thương mại Việt Nam, cuộc đấu tranh trở thành vấn đề quốc cộng, vấn đề tự ái dân tộc, vấn đề âm mưu chính trị và rất nhiều giả thuyết khác. Phía Saigon Business District, dù có cả hội đồng thành phố đồng thuận lúc khởi đầu. Hoặc có các thân hữu yểm trợ về sau, nhưng trước sau cũng chỉ có một mình cô nghị viên Madison là nhân vật chính. Phía đấu tranh cho Little Saigon đã có hầu hết các đoàn thể đồng lòng yểm trợ, cho dù sau này có chia rẽ vì ý kiến khác biệt, hoặc là có cả hội đồng của Little Saigon San Jose Foundation, nhưng nếu phải chọn một người duy nhất để nói đến. Người đó chính là Đỗ Hùng. Trong buổi họp mặt gây quỹ cho các bảng Exit, trưởng ban tổ chức Đỗ Hùng đã lên tiếng chính thức cảm ơn các nhà yểm trợ, các chính khách Hoa Kỳ gần như đủ mặt.

5 tấm bảng sẽ đặt trên 2 phía xa lộ 101. Hai tấm sẽ đặt trên xa lộ 280. Tổng số ngân khoản tốn kém chừng 30 ngàn mỹ kim nhưng ảnh hưởng hết sức lớn lao. Ngoài ý nghĩa tình tự quê hương, ngoài giá trị thương mại và kinh tế, Exit Little Saigon còn ghi dấu một cuộc đấu tranh bền bỉ, mãnh liệt và nhất là khôn ngoan trong giai đoạn thương thuyết sau cùng. Để tiếp tục áp lực với thành phố, phe bồ câu vào thương thuyết trực tiếp, nhưng phe diều hâu vẫn tiếp tục hầm hè quyết chiến. Nếu chỉ thấy 2 phe chia rẽ là không nhìn thấy thế hỗ trợ chiến lược đã vô tình thể hiện.

Sau cùng chuyện phải đến đã đến. Năm 2013 San Jose sẽ chào mừng Exit Little Saigon.

Đỗ Hùng là ai?

Năm 1954 chàng thanh niên Đỗ Hải di cư vào Nam. Quê Quảng Bình nên anh chỉ cần vượt cầu Bến Hải, qua Quảng Trị là vào đến Thừa Thiên.

Cùng lúc đó có cô thiếu nữ họ Phạm đi từ Hà Nội vào Saigon. Ông Đỗ Hải nhập ngũ khóa 4 Thủ Đức, cùng khóa với ông Hùng Xùi, ông Ngô Quang Trưởng và ông Ngọc Toét. Sau khi ra trường sĩ quan Đỗ Hải lập gia đình với cô bé di cư họ Phạm. Đỗ Hùng chính là con của hai ông bà. Hùng sinh trưởng Saigon nhưng gốc Quảng Bình pha Hà Nội. Ông Hải, ông Trưởng, ông Ngọc không còn nữa. Bây giờ chỉ còn bác Hùng Xùi luôn luôn đứng bên cạnh cháu.

Khác với các cậu bé Saigon, Hùng thường theo bố đến các đơn vị QLVNCH đặc biệt là những năm sau này tại căn cứ Sư đoàn 5 bộ binh khi thân phụ là trung tá phục vụ Lai Khê. Khi gia đình di chuyễn qua Mỹ 1975 và cư ngụ tại Nam Cali, Đỗ Hùng vẫn đem theo hình ảnh của quân lực VNCH và hoài bão một ngày trở về.

Thời kỳ 78-79 báo Trắng Đen của các ông Việt Đình Phương và Tô Văn thường đăng bài của nhà cách mạng trẻ với bút hiệu Đỗ Phục Quốc. Một lần các đàn anh cùng với bác Lục Phương Ninh, Đinh Thạch Bích v.v..mời bạn Phục Quốc đến thăm tòa soạn bàn chuyện giải phóng quê hương. Té ra là cậu Đỗ Hùng còn chưa tốt nghiệp trung học trường Vista ở Oceanside. Mọi người hết sức ngạc nhiên và kết nạp ngay thế hệ tương lai vào hàng ngũ của đoàn thể.

Tiếp theo gia đình ông Đỗ Hải dọn về San Jose và Đỗ Hùng tiếp tục sinh hoạt đảng phái, cộng đồng và hoạt động với phong trào sinh viên Việt Nam. Trong khi đa số sinh viên Việt tại SJSU học kỹ thuật, điện toán hay giáo dục thì sinh viên Đỗ Hùng đi ngược chiều để tốt nghiệp khoa chính trị. Anh dự trù tiếp tục lấy bằng tiến sĩ với đề tài liên quan đến chiến tranh Việt Nam. Trong hoạt động đảng phái Đỗ Hùng luôn luôn nhiệt thành yểm trợ các phong trào phục quốc từ người đấu tranh quyết liệt như Võ đại Tôn cho đến các nhà đấu tranh chính trị như Nguyễn Ngọc Huy. Không lần nào các sinh hoạt của các vị đàn anh đến San Jose mà Đỗ Hùng vắng mặt. Trong công việc đấu tranh trực diện, biểu tình, chống cộng, tranh đấu cho thuyền nhân, Hùng luôn luôn là thanh niên lãnh đạo có khả năng hướng dẫn, điều khiển và xách động hết sức hữu hiệu.Với công tác sinh hoạt trẻ anh đã cùng Vũ Anh Thư tổ chức vào dịp 30 tháng 4 kết hợp thanh niên sinh viên toàn miền Bắc ngay từ 1980. Trong công tác cộng đồng Đỗ Hùng đã từng làm chủ tịch cộng đồng VN Bắc Cali trong các giai đoạn cần đối thoại trực diện và quyết liệt với phe cộng sản hay thân cộng. Đặc biệt hữu hiệu và bền bỉ nhất là việc đấu tranh cho Little Saigon suốt 5 năm qua. Anh là người vừa là phát ngôn viên, vừa là người thương thuyết, vừa là người hô hào xách động trong tất cả các buổi xuống đường. Sau cùng anh cũng là người thảo kế hoạch để đạt được thành quả sau cùng cho Little Saigon có được một Exit kể cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thế hệ tương lai

Nếu con đường và mục tiêu của Madison rời khỏi miền quê hương cát trắng năm 4 tuổi là con đường USA thì con đường của Đỗ Hùng rời Sài Gòn năm 15 tuổi là con đường Việt Nam. Giấc mơ của Madison là American Dream thì giấc mơ của Đỗ Hùng là giấc mơ Việt Nam. Giấc mơ của 2 người trẻ Việt Nam có trái chiều, thì dù sao Exit Little Saigon cũng chỉ là lối ra tạm trong cuộc đời của từng con người. Nhưng mai đây Exit Little Saigon sẽ mãi mãi là con đường trở về với văn hóa, lịch sử và cội nguồn của nhiều thế hệ Việt Nam. Sau này mỗi khi đi trên xa lộ 101 hay 280 nhìn thấy Exit Little Saigon,Đỗ Hùng sẽ nghĩ gì, Madison sẽ nghĩ gì. Các anh các chị sẽ có bao giờ tìm thấy đâu là Exit USA và đâu là Exit Việt Nam.

Các bạn già của tôi mai này rong ruổi đường xa lạc loài đến vùng San Jose chợt thấy Exit Little Saigon là biết sẽ có tô phở nóng. Nếu đi thẳng đến Senter Rd quẹo trái, qua khỏi vườn Nhật thấy ngọn cờ vàng thường trực, sẽ gặp Việt Museum.

Là ta sẽ gặp nhau. giaochi12@gmail.com

Ngô Đồng
01-15-2013, 07:11 AM
THÂN PHẬN CỦA ĐẠI TÁ CAO VĂN VIÊN TRONG CUỘC ĐẢO CHÁNH 1-11-1963.
Tác giả: Đặng Kim Thu, SVSQ/TVBQG ĐL/ K19, cựu tùy viên cua Đại Tá.

Từ đơn vị tác chiến (tiểu đòan 41 BĐQ), tôi được lệnh về làm sĩ quan tuỳ viên cho đại tướng Cao văn Viên, tổng tham mưu trưởng vào cuối năm 1966. Vì tôi không có nhà ở Sài Gòn nên ông bà đại tướng cho tôi tạm ở trong tư dinh thời gian đầu .
Với công việc hoàn toàn mới lạ, nhiều bỡ ngỡ, cộng thêm sự gò bó ở trong dinh của đại tướng , mới đầu tôi hơi nản lòng, nhưng nhờ sự giúp dỡ, chỉ dẫn tận tình của người tiền nhiệm của tôi là Quách tinh Cần K20VB, và sự cởi mở của ông bà đại tướng nên tôi cảm thấy an tâm đôi chút.
Những ngày đầu về ở trong dinh của đại tướng, cứ sau bữa cơm tối ông xuống phòng tùy viên chỉ rõ cách sinh hoạt trong nhà, cách tiếp nhận đìện thoại từ bên ngoài gọi vào, an ninh vòng ngoài, an ninh vòng trong, và v.v...
Ông bảo tôi: thông thường các tướng lãnh khác tôi đều tiếp họ tại văn phòng, ngoài giờ làm việc tôi không tiếp ai ở nhà riêng cả, nếu có vi tuớng tá nào muốn gẵp tôi ngoài giờ làm việc, mà không có hẹn, chú không được mở cổng, mà phải báo tôi trước để tôi quyết định có tiếp họ hay không, dặc biệt chú phải quan sát, xem vĩ tướng đó có đem theo lính hộ tống hay không, trong mọi trường hợp chú đừng cho lính hộ tống vào bên trong dinh, cổng phải luôn luôn khóa chốt
Nhưng đặc biệt có hai vị cựu tướng lãnh khi tới nhà muốn gặp tôi bất cứ lúc nào, chú cũng mở cổng mời vào phòng khách rồi báo tôi ra tiếp, không cần phải hỏi tôi trước, hai vi đó là trung tướng Trần văn Đôn và trung tướng Tôn thất Đính, mà chú có bao giờ thấy hai vị tướng đó chưa? Tôi trả lời “dạ chỉ biết qua hình ảnh trên báo chí”. Ông bảo cũng tốt, vậy thi ráng nhận diện nếu hai vị đó tới. Xong ông nhìn tôi thấy có vẻ như tôi muốn tìm hiểu lý do mà hai ông cựu tướng này được đại tướng ưu ái như vậy, ông nói thêm chú muốn biết tại sao tôi đối xử với hai ông đó đặc biệt như thế chứ gì, được rồi để mai tôi kể cho chú nghevì mai là chúa nhật có nhiều giờ rảnh hơn”
Hôm sau ăn cơm trưa xong ông xuống phòng tôi và bắt đầu kể:
Sau đây là lời ông Cao văn Viên

“Ngày 1 tháng 11 năm 1963 là ngày lễ Các Thánh, quân nhân, công chức nghỉ buổi sáng khoảng 10 giờ sáng tôi được điện thoại của chánh văn phòng thiếu tướng Khiêm mơi vào Bộ tổng tham mưu họp ở phòng họp số 1, và phải có mặt trước 1 giờ, tôi tới lúc 1 giờ kém 10 phút, thấy có đông các đơn vị trưởng sẵn đó rồi, nhìn mặt toàn là các sĩ quan thân tín của ông Diệm, đúng 1 giờ 2 qưân cảnh ở ngoài đóng cửa phòng họp và khoá lại, mọi người trong phòng ngơ ngác nhìn nhau, đại tá Lê quang Tung nói lớn: “Họp hành khỉ mẹ gì, ai chủ toạ phiên họp sao chưa tới mà họ khoá cửa nhốt mình rồi, chuyện gì đây”, vài phút sau đó có tiếng mở cửa, đại úy Nhung cận vệ của trung tướng Dương văn Minh đứng ngoài cửa nói với vào: “Mời đại tá Lê quang Tung Lưc Lượng Đặc Biệt và đại tá Cao văn Viên Nhẩy Dù lên lầu gặp trung tướng Dương văn Minh, vì đại tá Tung ngồi gần cửa nên bước ra trước, tôi ở trong xa cửa hơn nên đi ra sau, Khi tôi ra khỏi phòng họp thì nhìn thấy đại tá Tung đã bị đại úy Nhung còng tay dẫn xuống xe, còn tôi cũng bị 1 sĩ quan QC còng nhưng mới vừa bị còng 1 tay thì tình cờ thiếu tướng Tôn thất Đính trên lầu đi xuống chợt thấy vậy, ông bảo tháo còng tôi ra, rồi sĩ quan đó cùng tướng Đính dẫn tôi lên lầu gặp trung tướng Minh .
Tướng Minh nói: Hôm nay “moi” và một số các tướng lãnh đảo chánh ông Diệm “toi” nghĩ sao? Tôi trả lời, chuyện quan trọng như vậy mà tới giờ này trung tướng mới cho tôi biết thì tôi đâu có quyết định được gì. Lúc đó trung uý Trương ( hay Trần) Tự Lập sĩ quan tùy viên của trung tướng Minh lăm le khẩu súng carbine chĩa vào lưng tôi như sẵn sàng bắn. Anh ta hỏi tôi “ Đại tá có theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không?” Tôi đáp”tinh thần của quân nhân thuộc binh chủng nhẩy dù không trả lời trước áp lực” thiếu tướng Đính thấy vậy bảo tên trung úy Lập đừng hỗn với cấp trên, rồi tướng Đính dẫn tôi về lại phòng sô 1 đóng cửa lại.
Vài vị sĩ quan đang bị nhốt chung trong phòng tới hỏi tôi chuyện gì vậy? Tôi nói họ đảo chánh tổng thống Ngô đình Diệm. Có người hỏi: còn đại tá Tung đâu? Tôi nói bị còng dẫn đi chỗ khác rồi”.

Khoảng 15 phút sau tôi lại bị dẫn lên gặp trung tướng Minh lần nữa, lần này trung tướng Minh nói với tôi:”có 1 tiểu đoàn nhẩy dù theo “Chiến Đoàn Vạn Kiếp” của trung tá Vĩnh Lộc từ Bà Rịa về tới Sài Gòn, nhưng không chịu tấn công vào Dinh Gia Long, đòi phải được liên lạc trực tiếp với “toi”, vậy nếu “toi” chịu làm 2 việc như sau: Thứ nhất tuyên bố theo Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, thứ hai ra lệnh cho tiểu đoàn nhẩy dù ở Bà Rịa về tấn công vào Dinh Gia Long, khi thành công “moi” gắn lon thiếu tướng cho “toi” liền. Tôi trả lời rằng chuyện của trung tướng làm, tôi không chống đối, nhưng bảo tôi phản lai “thầy” tôi thì tôi không làm, trung tướng thông cảm cho tôi (lời người viết: xin nói rõ thêm, trước khi chỉ huy lực lượng nhẩy dù, đại tá Viên là chánh võ phòng rồi tham mưu trưởng Biệt Bộ Phủ Tổng Thống);
“Tôi được dẫn trả lại phòng họp số 1, các vị sĩ quan trong phòng lại hỏi, tôi trả lời chưa hết thì chánh văn phòng của thiếu tướng Khiêm xuống dẫn tôi lên văn phòng giữ riêng tôi ở đó.
Sau khi đảo chánh thành công tôi được cho về nhà, rồi hằng ngày tôi phải lên bộ tổng tham mưu chờ lệnh. Độ 5,6 ngày sau trung tướng Khiêm (lên trung tướng ngày 2 tháng 11 năm 1963) tự ý quyết định cho tôi trở về chỉ huy lữ đoàn nhẩy dù như cũ, còn các vị sĩ quan bị nhốt chung với tôi đa số bị giải ngũ hoặc bị hạ tầng công tác.
Rồi sau đó không lâu tôi được trung tướng Đôn cho biết: sau khi tôi từ chối lời yêu cầu cuả trung tướng Minh thì trung tướng Minh bàn với trung tướng Đôn định đưa tôi theo số phận của đại tá Lê quang Tung, nhưng trung tướng Đôn không đồng ý và nói rằng trước khi tiên hành cuộc “cách mạng” :anh” (ông Minh) có hứa với chúng tôi hạn chế tối đa vìệc gây đổ máu các sĩ quan cấp tá không ủng hộ chúng ta, anh đã cho giết đại tá Hồ tấn Quyền, giết đại tá Lê quang Tung, bây giờ anh muốn giết luôn đại tá Viên nữa sao? Hơn nữa dù “lui” không hợp tác với mình nhưng “lui” đâu có chống mình mà giết “lui”.
Tôi nghĩ dường như tướng Khiêm cũng biết ý định đó của tướng Minh nên mới ra lệnh đem tôi lên văn phòng của ông giao cho chánh văn phòng là đại úy Phạm bá Hoa giữ riêng tôi ở đó, rồi ông Khiêm bảo:”Ai muốn kêu đại tá Viên đi đâu phải có lệnh của tôi mới cho đi”
Đấy là 3 người ơn cứu tử tôi đó .

Vai trò của đại tá Cao văn Viên trong cuộc chỉnh lý ngày 30-1 -1964.
Một lần tôi theo đại tướng Viên ra Đà Nẵng thăm các đơn vị thuộc Quân Đoàn I, Tối lại, ngủ ở Tòa Thị Chính Đà Nẵng, lúc đó trung tá Lê chí Cường gốc nhẩy dù làm thị trưởng.
Đầu hôm thời tiết còn nóng, thầy trò tôi chưa ngủ được nên đại tưóng kể chuyện Đảo Chánh, chỉnh lý cho tôi nghe. Giờ đây thì chuyện dù đã xa xưa, nhưng thiết tưởng còn nhiều người chưa biết rõ, hoặc biết không chính xác, không đầy đủ, nên tôi mạo muội thuật lại những gì đại tướng Viên kể cho tôi nghe với ước mong giúp quí vị độc giả đánh giá được 1 phần sự thực của 1 giai đoạn của đất nước.
Nguyên nhân chỉnh lý 30-1-1964, đại tướng Viên kể rằng :
“ Trong nội bộ các tướng lãnh: sau ngày Đảo Chánh 1-11-1963 thành công, trong hàng tướng lãnh trụ cột của cuộc đảo chánh có những bất đồng ý kiến về việc thành lập chính phủ, về việc sắp xếp nhân sự và quan trọng hơn là sự tranh công tranh quyền giữa các tướng với nhau, cho nên dẫn tới sự chia rẽ.
Ngoài ra trung tướng Minh ỷ quyền là chủ tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng nên tỏ ra độc đoán trong mọi quyết định. “ Chẳng hạn như ông Minh muốn đưa ông Nguyễn ngọc Thơ nguyên Phó Tổng Thống của ông Ngô Đình Diệm ra làm thủ tướng, nhìều tướng lãnh không đồng ý, vì cho rằng nguyên Phó Tổng Thống của chính phủ vừa bị lật đổ ra làm thủ tướng của chính phủ mới thì thật là vô lý, nhưng ông Minh cứ làm theo ý ông.
“Về phía Tòa Đại Sứ Mỹ thì ông Đại Sứ đề nghị với ông Minh nên cử ông Trần quốc Bửu Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công ra lập chính phủ với lý do ông Bửu có nhiều uy tín trong giới bình dân và hiện trong tay ông Bửu có hơn 20 ngàn đoàn viên của Tổng Liên Đoàn Lao động là lực lượng hùng hậu sẽ hỗ trợ cho chính phủ, ông Dương văn Minh chẳng những không nghe mà còn ra lệnh cho thìếu tướng Đỗ Mậu bắt giam ông Trần quốc Bửu với lý do rất mơ hồ.
Thêm nữa, ông Minh lại gọi 2 người đã rời khỏi quân đội hồi năm 1955 đang lưu vong bên Pháp( vì chống ông Ngô đình Diệm) trở về hợp tác, đó là thiếu tướng Nguyễn văn Vỹ và đại tá Trần đình Lan(phòng2) trong quân đội Liên Hiệp Pháp; đìều này có vài tướng trẻ mới được thăng cấp như thếu tưóng Nguyễn hữu Có, Đỗ Mậu, thiếu tương Dương ngọc Lắm, trung tướng Trần thiện Khiêm đều không đồng ý, bởi các vị này cho rằng ông Nguyễn v Vỹ và ông Lan đã lỗi thời và đã rời khỏi quân đội lâu rồi, không còn thích hợp với quân đội hiện giờ nữa, các ông Khiêm, Có, Lắm cho ràng, hiện nay trong quân đội có nhiều cấp tá trẻ có nhiều năng lực và được đào tạo chánh quy, cứ mạnh dạn giao việc cho họ, chứ cần gì phải gọi 2 người đó về hợp tác.
Ông Dương văn Minh chẳng thèm nghe mà vẫn cứ hành xử theo ý riêng mình dựa trên tình cảm cá nhân.
“Phần tôi (đại tá Cao văn Viên) thì mỗi ngày trình diện ở Bộ Tổng Tham Mưu, nghe nói ông Minh định cho tôi giải ngũ, nhưng nhờ trung tướng Khiêm tự ý cho tôi trở về nhẩy dù ngày 6-11-1963 mà không hội ý với ông Minh, vì việc này nằm trong thảm quyền của ông Khiêm.
Về sau mới biết, sở dĩ ông Khiêm hành động như vậy vì ngày 5-11-1963, ông Minh nói với ông Khiêm rằng đại tá Nguyễn chánh Thi ở Campuchia sắp về, ông Minh sẽ cho ông Thi chỉ huy lại Lực Lượng Nhẩy Dù, diều này chính ông Khiêm không muốn, nên hành động trước một bước, vì nếu để ông Nguyễn chánh Thi chỉ huy nhẩy dù thì khi ông Khiêm muốn mưu đồ gì cũng không thể xử dụng lực lượng nhẩy dù được vì ông Khiêm với ông Thi không thân nhau, vả lại cũng còn ngờ vực không biết ông Thi còn ôm mối hận ngàỳ 11-11-1960 cách 3 năm trước hay không.
Ngày 8-11-1963 đại tá Nguyễn chánh Thi từ Nam Vang đi đường xe về tới Gò Dầu Hạ, được ông Khiêm cho trực thăng đi đón về Tổng Tham Mưu, sau đó ông Khiêm cử ông Thi làm chủ tịch Ủy Ban Điều Tra tài sản và tội ác của ông Ngô đình Cẩn, thế là ông Thi trở ra miền Trung làm việc.
Từ những việc như vậy đưa đến những xích mích giữa ông Khiêm và ông Minh, rồi một ngày vào hạ tuần thang 12-1963, ông Minh cử ông Khiêm đi công du qua Nhật và Đài Loan, ở nhà ông Minh giao cho Trung tướng Lê văn Kim thay thế trung tướng Khiêm giữ chức vụ Tham Mưư Trưởng Liên Quân( không làm lễ bàn giao), đến khi ông Khiêm trở về thì ông Minh chỉ định ông Khiêm làm tư Lệnh Quân Đoàn III chia bớt nhiệm vụ của trung tướng Đính đang kiêm nhiệm Bô An Ninh.Thời gian này Quân Đoàn III còn nằm trong trại Lê văn Duyệt Sài Gòn chưa dời lên Biên Hoà. Vậy là ông Khiêm bị hạ tầng công tác nên trở nên bất mãn.
Nguyên nhân bên ngoài

Ông Dương văn Minh gây cho Đại Sứ Mỹ cú “sốc” đầu tiên là không nghe theo đề nghị của Đại Sứ Mỹ đề cử ông Trần quốc Bửu làm thủ tướng mà ông Bửu còn bị bắt giam với tội danh mơ hồ.
Sau khi đảo chánh thành công, ông Minh thường liên lạc với đại sứ Pháp ờ Sài Gòn, hơn là đại sứ Mỹ, và có vài lần ông Minh mời Đại Sứ Pháp đến dinh “Hoa lan” của ông dùng cơm tối, có sự hiện diện của ông Đôn, ông Kim, ông Xuân ...mà không có sự hìện diện của viên chức Mỹ nào cả. Việc này không qua khỏi cặp mắt “cú vọ” của cơ quan CIA ở Sài Gòn khiến họ đâm ra hoài nghi. Ngoài ra mỗi khi có việc phải giao tiếp với viên chức của toà đại sứ Mỹ và Bộ Tư Lệnh M.A.C.V, các ông Minh, Đôn, Xuân, Kim ...chỉ nói toàn tiếng Pháp mà không nói 1 câu tiếng Anh nào, điều này cũng gây khó chịu và tự ái đối với các viên chức Mỹ không ít, và họ nghĩ là các tướng có khuynh hướng thân Pháp.

Tổng hợp những chuyện kể trên đưa đến cuộc chỉnh lý
Chỉnh lý ngày 30-1-1964

Chiều ngày 29-1-1964 tướng Khiêm mời tướng Khánh ở Đà Nẵng về Sài Gòn, nói có chuyện cần bàn với tướng Khánh, rồi tướng Khiêm gặp tôi (Đại tá Viên) chỉ thị cho tôi chuẩn bị lực lượng nhẩy dù đi bắt 5 vị tướng: Đôn, Kim, Xuân, Đính,Vỹ và người thứ 6 là thìếu tá Nhung(người đã giết ông Ngô đình Diệm và ông Ngô đình Nhu), thiếu tá Nhung đang ở trong nhà trung tướng Dương văn Minh.
Tôi đề nghị với trung tướng Khiêm nên giao người khác đi bắt ông Đôn và ông Đính, chứ tôi rất khó xử nếu phải đi bắt 2 người mà cách đâỷ 3 tháng đã là ân nhân cứu tử tôi. Trung tướng Khiêm thấy đề nghị của tôi hợp lý nên giao cho tiểu đoan 2 TQLC lúc đó do thiếu tá Cổ tấn tinh Châu làm TĐT đi bắt tướng Đôn và tướng Đính.
Lệnh tổng quát của trung tướng Khiêm cho tôi và thiếu tá Châu là không được liên lạc hoặc tiếp xúc với bắt cứ ai cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thời gian này tất cả mọi đơn vị muốn vào lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô phải có lệnh của Tư Lệnh QĐ111, và riêng TĐ2/TQLC vì đang đóng quân bên ngoài lãnh thổ Biệt Khu Thủ Đô nên tướng Khiêm ký sự vụ lệnh giao cho 1 đại úy thuộc QĐIII đem đến cho TĐT/TĐ2/TQLC để di chuyển tiểu đoàn vào BKTĐ mà không bị ngăn cản.
Tr/t Khiêm ra lệnh cho thiếu tá Phạm bá Hoa chuẩn bị 1 xe dodge truyền tin để theo dõi việc đi bắt 5 ông tướng mà chính t/t Hoa phải trực máy truyền tin.
Giờ xuất phát đi bắt là 23 giờ và các đường giây điện thoại ở nhà 5 ông tướng đã bị ông Khiêm cho lệnh cắt đứt hết rồi, không liên lạc được với ai cả.
Đúng 23 giờ tôi được lệnh xuất phát để bắt 3 ông tướng : Mai hữu Xuân, Lê văn Kim và Nguyễn văn Vỹ, rồi sau cùng đến bắt th/t Nguyễn văn Nhung tại nhà của ông Dương văn Minh.
Tiểu đoàn 2/TQLC được giao nhiệm vụ đi bắt 2 ông tướng Tôn thất Đính và Trần văn Đôn, cả 2 đơn vị xuất phá cùng một lúc.
Đến khoảng 2 giờ sáng 5 vị tướng : Đôn, Kim, Xuân, Đính, Vỹ được đưa vô Bộ Tổng Tham Mưu, riêng th/t Nhung thì tôi đưa về trại Hoàng Hoa Thám bản doanh của lữ đoàn nhẩy dù.
Trung tướng Nguyễn Khánh ở Đà Nẵng được trung tướng Khiêm mời về Sài Gòn từ chiều, đang ở nhà chờ, đến bấy giờ mới được tướng Khiêm mời vào TTM cho biết:”Nhiệm vụ của tôi(tướng Khiêm) tới đây đã xong, phần còn lại tôi giao cho anh(tướng Khánh).chuẩn bị sáng mai anh họp báo.
Tướng Khánh nói:”công của anh thì anh làm luôn đi”. Tướng Khiêm vãn khước từ và gợi ý với tướng Khánh, khi họp báo cứ nói các ông đó có ý định “trung lập thân Pháp” nên mình phải ra tay ngăn chặn.
Trung tướng Khánh liền gọi ra Quân Đoàn I Đà Nẵng dặn dò chuyện gì đó, rồi đại tá Thi nghe được lièn bay vô Sài Gòn kịp sáng sớm vào TTM ngồi họp báo chung với tướng Khánh, điều này khiến báo chí và dân chúng tưởng rằng ông Khánh và ông Thi làm cuộc chỉnh lý, chứ không biết rằng trong đêm 1 mình tướng Khiêm đích thân chỉ huy 2 vị sĩ quan cấp tá là tôi và thiếu tá Cổ tấn tinh Châu đi bắt 5 ông tướng và thiếu tá Nhung, xong rồi mới giao cho ông Khánh.
Tóm lại ông Khiêm dọn sẵn “mâm cỗ” cho ông Khánh hưởng.
Hôm saụ 5 vị tướng bị chỉnh lý được phi cơ chở ra Đà Nẵng rồi vài ngày sau lại chở vô quản thúc ở Đà Lạt. Ông Khánh lên làm thủ tướng từ lúc đó.
Số phận của th/t Nhung
Đại Tướng viên kể lại rằng:
“Khi tới nhà ông Minh để bắt t/t Nhung thì tôi gặp ngay tướng Minh, ông hỏi lệnh của ai biểu bắt,
Tôi(đại tá Viên) trả lời: lệnh của tr/t Trần thiện Khiêm.
Ông Minh hỏi: ông Khiêm hiện giờ ở đâu?
Tôi trả lời: thưa trung tướng tôi không biết.
Ông Minh lại hỏi tiếp: vậy đại tá nhận lệnh của ông Khiêm từ lúc nào? lý do nào bắt cận vệ của tôi.
“Tôi đáp: xin tr/t hỏi ngay tr/t Khiêm, còn tôi chỉ thi hành lệnh. Liền đó tướng Minh bốc điện thoại gọi ai đó, nhưng gọi không được, bèn dằn mạnh điện thoại xuống bàn, thấy vậy tôi nói :”điện thoại bị cắt giây rồi, trung tướng không gọi được ai đâu”, tôi chào tr/t Minh rồi dẫn th/t Nhung ra xe đưa về trại Hoàng Hoa Thám.
Tại đây tôi giao th/t Nhung cho sĩ quan an ninh nhẩy dù hỏi cung th/t Nhung, chủ yếu ở điểm: ai ra lệnh giết Tổng Thống Ngô đình Diệm và ông cố vấn Nhu? Sĩ quan an ninh nhẩy dù đưa giấy, viết bắt ông ta tự viết lời khai để làm chứng cớ. Sau khi lấy lời khai xong, khuya ngày hôm sau sĩ quan an ninh (cấp bậc trung úy) cho người vô phòng giam bóp cổ Nguyễn Nhung chết rồi lấy giây giầy”saut” của chính ông Nhung thắt vòng treo cổ Nguyễn Nhung lên trần nhà.
Đêm đó tôi về nhà ngủ, sáng sớm hôm sau, sĩ quan trực ở trại Hoàng Hoa Thám đìện thoại báo cáo tôi: th/t Nhung thắt cổ tự tử chết rồi, tôi bảo sĩ quan trực gọi bác sĩ Văn văn Của, lúc ấy là th/t y si trưởng ND ráng cứu chữa ông ta coi có thể sống lại được không? .
Sau đó y sĩ thiếu tá Văn văn Của điện thoại báo tôi: “Thưa đại tá hết phương cứu chữa rồi và ông Của làm bản báo cáo, y chứng xác nhận, thiếu tá Nhung đã chết do thắt cổ tự tử”. Cuộc điện đàm này tôi có cài máy ghi âm để thủ thân về sau này.
Trong lời tự khai của th/t Nhung, ông ta nói rằng ông Dương văn Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Nhu trước khi đoàn xe về tới Bộ TTM, ngoài ra trên đường di chuyển nếu có sự bất trắc gì xẩy ra thì chỉ nghe theo lệnh của thiếu tướng Mai hữu Xuân mà thôi, khi ông Nhung đâm ông cố vấn Nhu thì bị ông Diệm chống cự quyết liệt nên buộc lòng ông Nhung phải giết luôn ông Diệm
Ngoài ra khi khám tử thi của t/t Nhung, sĩ quan an ninh lấy ra được một mẩu giấy viết sẵn giấu trong quần, định tìm cách gửi về nhà, nhưng chưa gửi được. Nội dung như sau:”Em ơi! Bọn Diệm , Nhu sống lại rồi, chắc anh phải chết, nếu anh có mệnh hệ gì,em phải ráng nuôi các con cho khôn lớn, anh đang bị nhốt trong lữ đoàn nhẩy dù”.
Lời tự khai và cái thơ riêng gửi cho vợ của t/t Nhung được đưa cho trung tương Khánh giữ.
Nhận định riêng của người viết:
Về cái chêt của thiếu tá Nhung, tôi nghĩ rằng vị sĩ quan an ninh nhẩy dù không dám tự ý hành động, mà phải có lệnh của 1 trong 3 vị: tuớng Khánh, tướng Khiêm hoặc đại tá Viên? Nhiều lần tôi muốn hỏi đại tướng Viên nhưng lại rụt rè không giám hỏi vì sợ tướng Viên giận và cho rằng tôi tò mò.,
Theo tôi cuộc chỉnh lỷ 30-1-1964 chắc chắn phải có bàn tay “phù thuỷ” của Mỹ thúc dẩy cho tướng Khiêm thực hiện, mà nguyên nhân chánh là do trung tướng Dương văn Minh làm phật lòng người Mỹ, nhưng ông Minh không bị loại vì lúc bấy giờ dân chúng và khối phật giáo Ấn Quang vẫn còn xem ông Minh như người hùng”cách mạng” nếu loại hẳn ông Minh sợ e có xáo trộn xã hội và sợ thượng toạ Thích trí Quang sách động phật tử “xuống đường”ủng hộ ông Minh. Còn 5 ông tướng bị chỉnh lý vì thân tín với ông Minh nên bị làm vật tế thần, bị chụp lên đầu cái mũ ”trung lập thân Pháp”, để chặt hết tay chân của ông Minh, biến ông Minh thành “con cua bị gẫy càng” ngồi đó nhìn ông Khánh tung hoành

Phụ chú;
Những điều tôi thuật lại cho quý độc giả trên đây là tôi được nghe đại tướng Viên kể lại lúc tôi đang là sĩ quan tùy viên của ông, Sau này vào tháng 8 năm 2004, tôi từ Cali qua Virginia thăm đại tướng Viên trong 1 nursing home, tình cờ có đại tướng Khiêm tới, ông Viên, ông Khiêm và tôi cùng ngồi nói chuyện chung, đây là dịp may hiếm có, tôi hỏi đại tướng Khiêm vài điều mà tôi ấp ủ từ lâu vì không biết hỏi ai cho chính xác.
Tôi hỏi: Thưa đại tướng, em nghe nói ngày đảo chánh 1-11-1963 có 1 người Mỹ ở trong phòng của đại tướng ngay từ giờ phút đầu để theo dõi cuộc đảo chánh, em muốn biết lời đồn đó có đúng không?
Đại tướng Khiêm nói: lời đồn đó đúng, người Mỹ đó là trung tá Conein, ông ta ở trong 1 phòng nhỏ sát phòng làm việc của tôi sau tấm vách ngăn mà không hề bước qua phòng tôi trong thời gian tiến hành đảo chánh.
Tôi cho chú biết thêm, ông Conein này là 1 sĩ quan trưởng của 1 toán tình báo Mỹ đã từng nhẩy dù xuống vùng Việt Minh kiểm soát ở miền Bắc, Việt Nam năm1945 để giúp Hồ chí Minh đánh Nhật, ông ta là người biết nhiều về Hồ chí Minh và mặt trận Việt Minh.
Tôi hỏi tiếp : thưa đại tướng, em được biết, sau khi đại tướng làm cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964 thiếu tá Nhung đã khai, ông Minh ra lệnh cho ông ta giết ông Diệm, ông Nhu , lời khai đó thật không? Liệu sau lưng ông Minh có 1 thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh làm chuyện đó không?
Đại tướng Khiêm trả lời: Chú nghe kỹ tôi nói đây, trước ngày đảo chánh (1-11-1963) tôi đưa ra 1 điều kiện tiên quyết với ông Minh, liên quan đến Tổng Thống Diệm như sau : phải bảo đảm sinh mạng Tổng Thống Diệm và để T/T Diệm bình an xuất ngoại. Ông Minh và ông Kim đều đồng ý, sở dĩ có ông Kim vì mới đầu ông Kim có 1 nhóm riêng cũng âm mưu đảo chánh, về sau 2 nhóm mới kết hợp lại.
Khi biết ông Diệm, ông Nhu bị giết, lúc ấy tôi mới biết luôn đại tá Quyền, đại tá Tung và em của đại tá Tung là Lê quang Triệu cũng bị giết, còn ông này (ông Khiêm vừa nói vừa nhìn qua ôngViên) cũng bị còng tay, may mà ông Đính thấy kịp chứ không thì cũng theo Hồ tấn Quyền và Lê quang Tung rồi (ông Viên và ông Khiêm cùng cười).
Ông Khiêm nói tiếp: Tôi ở văn phòng của tôi trên lầu còn ông Minh, ông Kim, ông Đôn ngồi ở phòng của đại tướng Tỵ, lúc đó đại tướng Tỵ đang dưỡng bệnh, nên ông Đôn làm quyền Tổng Tham Mưu Trưởng. Họ hành động lến lút, giấu không cho tôi biết rồi họ quyết định với nhau tôi có hay biết gì đâu.
Chú nghĩ coi: ông Diệm đã gọi đìện thoại bảo cho xe đến đón ông về TTM, như vậy nghĩa là ông đã đầu hàng rồi, tại sao lại giết người đầu hàng. Ông Minh, ông Kim độc ác quá! Cho nên tôi bất mãn với 2 ông ấy từ lúc đó.
Còn chú hỏi liệu có thế lực nào khác thúc đẩy ông Minh giết ông Diệm, tôi cho chú biết thêm chi tiết này, khi ông Conein ở trong phòng nhỏ bước ra phòng tôi trung tướng Minh cho ông ta biết ông Diệm và ông Nhu chết rồi, ông Conein tỏ ra tức giận không nói với ông Minh một lời,ông quay trở vào phòng và thốt lên một câu:”Do a terrible thing” rồi một lúc sau ông Coneil bỏ ra về. Thế đó chú tự suy nghĩ”
Tôi cám ơn đại tướng Khìêm, rồi chúng tôi tiếp tục nói chuyện linh tinh khác suốt cả buổi sáng hôm đó.
Cựu Sĩ quan tùy viên Đặng kim Thu

ngocdam66
03-02-2013, 06:19 AM
Bia đá Welcome to LITTLE SAIGON SAN JOSE .




Bia Đá Little Sài Gòn San Jose được sáng tạo bởi hai khối mái nhà hình thang gắn chặc nhau.

Mái nhà phía trên chỉ sự sinh sống gia đình hạnh phúc,an cư ,tự do của người Việt tỵ nạn chánh trị tại San Jose nhận đây là quê hương thứ hai nầy với hàng chữ :

Welcome to LITTLE SAIGON SAN JOSE .

Không những người Việt Nam đã mang đến kinh tế phát triễn,phồn thịnh cho thành phố San Jose mà còn phô trương được cho người địa phương thấy nền văn hóa đặc thù dân tộc tính, phong tục tập quán cỗ truyền trong những ngày lễ hội Tết đầu năm, đám cưới, hợp bạn... với nhữngtrang phục cồ truyền chiếc áo dài tha thước màu sắc đẹp đẽ hữu tình....

Những hình ảnh trang nhã nầy là do mọi người ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 mang theo làm hành trang định cư tại San Jose kết hợp lại thành những điểm son ” Dân tộc Việt “ đóng góp thêm vào nền văn minh phong phú văn hóa đa dạng nơi địa phương nầy.

Lý do đó, Hội Đồng Thành Phố San Jose đã vinh danh nhớ ơn sự góp sức vô cùng quý báo đó , nên chấp thuận cho đặt tên một khu phố thương mại mang đầy tính chất truyền thống Văn Hóa Việt Nam trên đoạn đường Story Road. để làm dấu ấn “ Lịch Sử Định Cư “ của người Việt chạy trốn Cộng sản cho thế hệ mai sau trên phần đất San Jose .

Những đức tính trên là căn bản có sẳn của mõi người dân Việt tỵ nạn Cộng sản đã hấp thụ từ ngàn xưa do công lao xây dựng của ông cha ta truyền lại với tình thần yêu nước , thương dân ,sống hài hòa, đạo đức , nhân ái , bảo tồn phong tục văn hóa cỗ truyền cho tới ngày nay mà chúng ta không tìm thấy nơi người Cộng sản …đem chủ thuyết ngoại lai vong bản Chủ Nghĩa Cộng Sản áp đặt cho những người Việt Nam thiếu may mắn không có cơ hội chạy trốn Cộng sản nơi quê nhà … đó là ý nghĩa mái nhà thứ hai đã được làm đề tài cho Bia đá Welcome to LITTLE SAIGON SAN JOSE .

Ghi Chú :

Sự sáng tạo "Bia Đá" LITTLE SAIGON SAN JOSE dựa trên căn bản điều kiện xây dựng bởi chánh quyền địa phương cho phù hợp với :

- Local Building Code ( kết cấu vững chắc , an toàn.... )

- Planning Code ( chiều cao không quá 3 feet 6 inches ) và

- Public Work ( vật liệu kiến tạo nhẹ nhàng.... )

Tác giả Đồ Án Bia Đá Little Sài Gòn San Jose

Nguyễn tấn Trước




http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo


http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.3&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo
http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.4&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo
http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.5&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo
http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.6&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo
http://us-mg6.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f952327%5fAE5K2kIAAEQe UTGXgwG98SPEqVc&pid=1.2.7&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo

Ngô Đồng
04-06-2013, 07:32 AM
NHỮNG MÓN NỢ PHẢI TRẢ



* ĐINH LÂM THANH *

Đời người, ai cũng phải một lần mang nợ. Không nợ tình, nợ tiền, nợ vợ chồng, nợ cha mẹ, nợ con cái… thì cũng phải nợ với Bạn Bè, Quê Hương và Tổ Quốc. Riêng đối với những Vị một thời mặc áo lính, chắc chắn còn thêm một món nợ nữa : đó là nợ Đồng Đội.
Có thể nói rằng, trong các cấp chỉ huy quân đội cũ, một số nhỏ không còn bận tâm đến những món nợ này, vì họ đã quên thuộc cấp, là những người lính dưới quyền hy sinh mạng sống, trong mỗi lần giao tranh, để cho họ may mắn sống sót đến ngày hôm nay. Đây là một món nợ phải trả đối với những người biết suy nghĩ, nhất là một số sĩ quan đang định cư nước ngoài. Tôi thấy trong số những người này, đôi lúc họ nhẫn tâm quên hẳn quá khứ đau thương của mình với đồng đội trước kia, nhưng lại thích xuất hiện trong nhiều cơ hội để đánh bóng cấp bậc cũng như huy chương.

Trong một lần họp mặt thân mật, có hai Vị không đồng ý với tôi về quan niệm trên.

Người thứ nhất là một cựu sĩ quan làm việc ở thủ đô cho rằng, những sĩ quan suốt đời làm việc trong văn phòng Bộ-Nha-Sở hay biệt phái qua các cơ quan dân sự thì sự hy sinh của người lính ngoài chiến trường không liên quan trực tiếp đối với việc thăng quan tiến chức và khen thưởng của họ, mà đó là kết quả của công việc, chức vụ đảm nhiệm cũng như thâm niên cộng vụ trong suốt quãng thời gian mặc áo nhà binh.

Người thứ hai là một dân sự, chạy trốn cộng sản lúc 20 tuổi, Vị nầy phản đối rằng, ông ta không liên hệ nợ nần gì với những người lính đã chết ! Xin cám ơn việc góp ý nầy, nhưng theo thiển ý của tôi, đây là những quan niệm hẹp hòi và thiếu hiểu biết.

Nếu không có những người lính nằm xuống ngoài mặt trận thì lấy ai để bảo vệ cho anh em quân nhân an thân làm việc trong bóng mát hậu phương, cũng như cho gia đình ông dân sự sống sung túc tại thành phố và an toàn thoát được ra nước ngoài khi cộng quân vào chiếm Miền Nam !
Như vậy, nếu còn một chút tình và biết suy nghĩ thì Quý Vị nào có cấp bậc càng cao và huy chương đầy ngực thì càng mang nhiều món nợ trực tiếp với những người thương tật suốt đời hoặc đã nằm xuống vĩnh viễn ngoài chiến trận. Ngoài ra, bất cứ gia đình nào, dù là dân sự, chệt hay chợ trời, đem được cả gia tài và bà con dòng họ thoát ra nước ngoài một cách an toàn thì đều mang nợ, trực tiếp hoặc gián tiếp, với những người lính đã bỏ mình để bảo vệ quê hương đồng bào.
Tôi thích đọc hồi ký viết về các trận đánh của những sĩ quan cấp nhỏ, chỉ huy trực tiếp trung đội, đại đội đến tiểu đoàn trong các đơn vị từ nghĩa quân, địa phương quân đến chủ lực quân cũng như các lực lượng tổng trừ bị của QLVNCH. Qua các bài viết đó, tôi đã tìm thấy những hình ảnh đáng ghi nhớ giữa người sĩ quan chỉ huy hành quân và binh sĩ dưới quyền, họ cùng băng rừng lội suối, vào ra sinh tử và chấp nhận sống chết với nhau.
Tôi cũng hình dung được những đắng cay, ngọt bùi, gian khổ mà họ đã chia sẻ cho nhau qua từng viên đạn, vắt cơm, ca nước đến những hành động dũng cảm mà không bao giờ phai nhạt trong tim tôi, là các cấp chỉ huy trực tiếp không ra lệnh một cách vô trách nhiệm, xô quân lính của mình tiến lên để đạt được thắng lợi mà chính những sĩ quan chỉ huy cấp nhỏ nầy đã ôm súng nhảy vào tử địa với các khinh binh, đi hàng đầu nhằm mở đường, phá chốt cũng như tiến chiếm từng mục tiêu một…
Ngoài ra tôi cũng nghi nhận tình ‘huynh đệ chi binh’ thắm thiết giữa những người lính chiến : họ đối xử với nhau còn nặng hơn cả tình gia đình. Những hình ảnh thân thương nầy, sau gần bốn mươi năm, vẫn còn đậm nét trong tôi qua những lần hành quân gian khổ cũng như những lúc chờ địch dưới giao thông hào, chịu pháo trong hố cá nhân hoặc ôm súng trắng đêm chờ giặc. Chúng ta phải vinh danh các cấp chỉ nhỏ vì họ không ham sống sợ chết, khi ra trận, không bao giờ dùng binh sĩ dưới quyền làm bia đở đạn để giành lấy sự sống và hưởng vinh quang. Cấp chỉ huy nhỏ bé nào cũng hăng hái xung phong tiến lên tuyến đầu, chấp nhận hy sinh bản thân để cùng đồng đội tiến lên một lượt. Hơn nữa, qua những bài viết của những trung đội trưởng, đại đội trưởng cũng như tiểu đoàn trưởng trực tiếp cầm quân, tôi đã tìm thấy tình người một cách trung thực, anh dũng và cảm động. Đây là những sử liệu cần thiết cho hậu thế hơn là những hồi ký dày cộm của các ông tướng thuê mướn người viết nhằm đánh bóng hoặc chạy tội, càng đọc càng bực mình và đôi lúc phải văng tục… Thật vậy, tôi đã thật sự tìm thấy trong các bài hồi ký ngắn của các vị chỉ huy nhỏ những hình ảnh tình người thật lớn chân thật qua những liên hệ đồng đội ‘huynh đệ chi binh’, là một sự ràng buộc vô hình giữa những người cầm súng với nhau mà bất cứ ai chưa phải là lính trận thì không thể nào hiểu và cảm thông được.
Xin mượn bài viết nầy để nhắc những người đã một thời cầm súng về hai món nợ ‘tình nghĩa’ :
Trong nhiều hồi ký của các cấp chỉ huy nhỏ, từ những nhóm Biệt Kích, trung đội nghĩa quân, địa phương quân, trung đội, đại đội, tiểu đoàn tác chiến (Sư Đoàn Bộ Binh) đến các đơn vị đặc biệt Trinh Sát, Công Binh, Pháo Binh thuộc đơn vị Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân cũng như những bài viết về những phi vụ thả dù, tiếp tế, đổ quân, tải thương và cứu đồng đội của các anh em Không Quân…tôi đã thấy những cảnh quan và lính chia nhau từng ca nước bùn, từng vắt cơm nguội, từng miếng khô cháy, từng ngụm đế trắng, từng nửa điếu thuốc đến từng viên đạn một…để chia sẻ đùm bọc và bảo vệ cho nhau. Trong các lần hành quân bên cạnh các đơn vị tác chiến tôi đã tận mắt chứng kiến các anh Không Quân quên mình lao xuống đầu giặc để dội bom, đổ quân, tiếp tế, tải thương và cứu bạn, cứu đồng đội tại các mặt trận trong mùa Hè đỏ lửa ở Pleiku-KonTum. Một lời tri ân gởi đến các anh Không Quân, tuy bay bướm ở hậu phương nhưng khi đối điện với súng đạn, họ trở thành những con đại bàng, những anh hùng cứu tinh của những nguời lính bộ binh dưới đất đang cần đến sự yểm trợ của họ.
1. Nợ ‘huynh đệ chi binh’
Có đi tác chiến rồi mới thấy cái tình sâu đậm và tha thiết giữa những người lính. Họ bỏ gia đình, vợ con, làng xóm để kết tình kết nghĩa với nhau, ăn chung lon (guigot), uống cùng ca (nước), chia nhau điếu thuốc, ngũ chung cùng hố, và nhất là, chấp nhận sống chết cùng một lượt. Đời lính chiến không ai còn sợ sệt nghĩ đến cái chết cũng như mơ ước được khen thưởng như những Vị chỉ huy cấp cao đang an toàn trong các hầm trú ẩn của Bộ Tư Lệnh ! Cuộc đời người lính trận, trước mặt là kẻ thù, hai bên là đồng đội và sau lưng là xương máu chết chóc đang rình rập từng giây từng phút. Đối với họ, cha mẹ anh em vợ con đều trở thành những cái bóng mờ khi họ trực diện với khói súng, tiếng đạn và kẻ thù. Họ cũng không có thời giờ để nhớ người yêu, thương gia đình, mà niềm mơ ước của họ thật tầm thường và bé nhỏ là mỗi năm được vài ngày phép…
Đọc những tâp thơ của Đại Đội Trưởng Trinh Sát Trạch Gầm, Hồi ký Đại Đội 5 Biệt Cách Nhảy Dù của Mũ Đỏ Út Bạch Lan, Hồi Ký Sĩ Quan Tiền Sát Pháo Binh của Nguyễn Văn Khôi, hồi ký ngày ba mươi tháng tư của Phân Chi Khu Trưỏng Đỗ Văn Thọ (Dương Thượng Trúc viết lại theo lời kể) cũng như những chuyện thật trong đời binh nghiệp của Đại Đội Trưởng Bộ Binh Phạm Tín An Ninh…tôi sống lại với những kỷ niệm chiến trường và đồng đội.
Viết đến đây tôi xin phép ngưng lại một phút để tưởng niệm anh Binh Nhì Xí, rất đẹp trai nhưng phải đặt tên Xí (xấu) cho dễ nuôi, là người đã theo sát tôi trong các cuộc hành quân trên các vùng rừng núi Quảng Đức, Buôn Mê Thuột, nhưng đau đớn thay Anh đã đền nợ nuớc sau khi tôi chuyển qua đơn vị Tiếp Vận. Một đêm hành quân theo lối ‘mèo chuột vờn nhau’ với một đơn vị cộng sản trong vùng núi tỉnh Quảng Đức. Đến tối, đơn vị tôi âm thầm lên đỉnh đồi và dò dẫm từng bước tìm thế ngủ ngồi qua đêm. Lệnh phải hoàn toàn bất động, cấm hút thuốc, cấm nấu nướng, cấm căn võng và cấm luôn cả việc đào hố cá nhân vì đơn vị tôi đang ở thế cài răng lược với địch. Một trong bốn người lính gác ca đầu của trung đội nghe một tên việt cộng nào đó, cách chỗ anh ta chừng vài thước, lên tiếng hỏi mượn ống thuốc lào với một tên dép râu khác. Anh ta bò đến chỗ tôi để báo động ! Thập phần nguy hiểm vì mưa quá nặng hạt, trời tối đen như mực, ngửa bàn tay không thấy, nếu xảy ra đụng độ cận chiến thì anh em trong trung đội chắc chắn sẽ vật lộn, đâm chém và bắn nhầm nhau…Vậy mà anh Xí vẫn bình tĩnh nói nhỏ vào tai người lính gác, để cho ông thầy uống xong ca soupe. Tôi thật sự mất bình tĩnh, cầm ống liên hợp báo nhỏ qua Đại Đội đang đóng đồi bên kia. Xong tôi hỏi vào tai Xí, ‘gì vậy’? Anh ta trả lời như không có chuyện gì xảy ra…’ thì Đ.M. ông thầy ! Nước lạnh pha với gói bột nêm mì gói chứ có gì nữa ! Uống đi cho đỡ đói, ông thầy ! Đang đóng quân chung với quân lính cộng sản Bắc Việt trên một ngọn đồi nhỏ thì cái chết đang sẵn sàng trước mặt, nhưng ca nước soupe đối với tôi, tự nhiên nó ấm và ngon ngọt một cách lạ lùng. Bây giờ mỗi khi nhớ lại chuyện cũ, tôi vẫn hình dung rõ ràng cái tình cảm quá sâu đậm giữa thầy với trò, giữa huynh với đệ. Không biết cái ca nước soupe bột ngọt hay hai chữ Đ.M. của người bạn chiến sĩ miền Nam mà, cho đến giờ nầy, mỗi đêm trăn trở tôi vẫn nhớ đến Anh Xí đẹp trai và dễ thương của tôi ngày nào.
2. Nợ ‘xanh cỏ đỏ ngực’
Sau mỗi trận chiến, những vị sĩ quan chỉ huy hành quân ngồi ở Bộ Tư Lệnh, tùy theo kết quả thu được, không ít thì nhiều cũng được khen thưởng. Nhưng họ quên ngay sau đó những người vừa nằm xuống để tổ chức mừng chiến thắng và chờ hoa nở, chờ sao mọc hay đợi những Anh Dũng Bội Tinh… Có thể xem đây là nhờ xương máu binh sĩ và công trạng của các sĩ quan cấp nhỏ ngoài trận địa để mai nở thêm trên vai và sao mọc thêm ở cổ. Trước kia, các vị nầy đã quên những người vừa nằm xuống sau cơn men chiến thắng, nhưng ngày nay, nơi vùng trời tự do và tuổi già thường nhớ lại rất rõ, không biết có ai dành vài ba phút để tính sổ cuộc đời, ra thành những con số để thấy nợ của mình. Cứ một mai nở thêm trên vai, mộtsao nở thêm trên cổ áo là có bao nhiêu người đã bị thương tật suốt đời, bao nhiêu con côi quả phụ mất cha mất chồng cũng như bao nhiêu người lính nằm xuống cho cuộc đời binh nghiệp của mình ? Trường hợp nầy tôi gọi là ‘nợ xanh cỏ đỏ ngực’. Đây là những món nợ của những quan còn sống sót sau chuộc chiến, theo lẽ công bằng thì họ phải trả dưới một hình thức nào đó !
Tóm lại, đã là những người cầm súng tác chiến, ai cũng có những kỷ niệm, tình nghĩa với đồng đội, thuộc cấp mà trong đó có các phế nhân, những người đã nằm xuống để cho chúng ta lành lặn tay chân và sống an toàn tại hải ngoại, thì xìn hãy nhớ rằng chúng ta đã mang ơn họ.
3. Nợ đã không trả mà còn gây thêm tủi nhục cho những người đã nằm xuống :
Tổ chức giúp anh em Thương Phế Binh tại Việt Nam, gây quỹ trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hay các hình thức khác nhằm giúp đở vật lẫn chất tinh thần cho những người lính bất hạnh còn sống hay vong linh những người nằm xuống là những việc làm phải được vinh danh và yểm trợ. Nhưng buồn thay, một vài người đã lợi dụng sự đau khổ, xương máu và vong linh của những người đã bỏ mình vì tổ quốc để trục lợi vật chất hay mưu đồ chính trị cá nhân, là một điều cần phải lên án. Tổ chức thu lem nhem, gia tăng chi phí ma thì tiền cứu trợ còn lại chẳng bao nhiêu, nhưng cả vợ chồng đều nhập nhằng dùng tiền gây quỹ để mua vé may bay đi Việt Nam . Tiền còn lại nếu chia ra cho vài chục người, mỗi người cũng được hơn chục dollars, nhưng yêu cầu chụp hình để quảng cáo là một việc làm thất đức, ăn trên đầu người sống. Trường hợp gây quỹ trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà, số tiền lớn thu được từ trước đến nay đã chạy vào đâu ? Và bây giờ họ lại bán cái Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa cho việt cộng để chúng nó xóa hẳn di tích lịch sử VNCH và nơi đây biến thành ‘nghĩa trang nhân dân’. Nghĩa trang nhân dân là cái gì ? Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa không thể biến dạng thành ‘nghĩ trang nhân dân’ để các TỬ SĨ ANH HÙNG MIỀN NAM bị nằm chung và đồng hóa với bọn nằm vùng, các bà già trầu nuôi việt cộng cũng như những thành phần du đảng, thành phần theo cộng đánh phá Việt Nam Cộng Hòa trước kia !
4. Cách nào để trả nợ ?
Thực ra món nợ vật chất mà Quý Vị đã đóng góp chưa xứng đáng với xương máu đối đồng đội và thuộc cấp đã nằm xuống. Chỉ còn món nợ tinh thần mới có thể an ủi những người đã hy sinh xương máu, mà theo tôi, là phải tiếp tục con đường tranh đấu chống cộng sản mà đồng đội thuộc cấp đã chết cho cho Quý Vị, cho chính nghĩa quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như hai chữ tự do…Vậy cứ suy nghĩ và hãy dừng tay ngay những hành động có phương hại đến công cuộc chống cộng sản của toàn dân. Đừng vì tiền bạc và cái danh hão để đòi bắt tay hòa giải hòa hợp với cộng sản, đánh phá cộng đồng và nhất là làm tủi nhục những vong hồn những người đã nằm xuống để cho Quý Vị được sống sót đến ngày hôm nay.
Một điều quan trọng hơn nữa là hạn chế mặc quân phục, mang cấp bậc và huy chương cao quý của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đến những nơi không xứng đáng như những buổi tiệc có tính cách dân sự mà mục đích là tổ chức ăn uống và nhảy đầm. Điều nầy chắc chắn làm đau lòng những vong linh tử sỉ đã chết, vì chính cấp bậc và huy chương mà Quý Vị đang mang trên người đều do xương máu của họ đem đến cho Quý Vị !
Để chấm dứt bài viết, xin phép lặp lại một lần nữa để hỏi các cấp Chỉ Huy lớn. Có bao giờ Quý Vị thử làm bài tính cộng về những người lính cầm súng đã ‘xanh cỏ’ để Qúy Vị ‘đỏ ngực’ không ? Mỗi lần ‘sao’ mọc thêm trên cổ áo, ‘hoa mai’ nở thêm trên vai hay các Anh Dũng Bội Tinh đồng, bạc, vàng, nhành dương liễu đỏ thêm trên ngực…thì đã có thêm bao nhiêu người lính dưới quyền đã chết vì mình, bao nhiêu gia đình Tử Sĩ mẹ góa con côi mất cha mất chồng ? Nếu tính ra được con số thì xin Quý Vị hãy làm một cái gì để gọi là trả món Nợ Đồng Đội nầy ?

Đinh Lâm Thanh - Paris, Tháng Tư Buồn, 2013

ngocdam66
04-06-2013, 08:54 AM
Nữ Trung Tá Hoa Kỳ Gốc Việt Gặp Lại Người Cứu Mạng Sau 41 Năm, (tiếp hôm qua)
(VienDongDaily.Com - 06/04/2013)
Thanh Phong/Viễn Đông


Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn

Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.
Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?
Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:
"Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:
"Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”
Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Quân Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:
“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”
Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2013/4/06-Apr-2013/sau-41-nam-02.jpg
Cuộc hội ngộ sau 41 năm với chiếc nón lá mà 41 năm trước, Trần Thị Ngọc Bích đã được cứu sống bởi các chiến sĩ VNCH. Trong hình, gia đình ông Trần Ngọc Báo và nữ Trung tá Kimberly Mitchell (quàng khăn hình Quốc kỳ VNCH )- ảnh TP/VĐ chụp lại.


Gặp Lại Cố Nhân
Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:
“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”
Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.
Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.
Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.


Giây phút đầy xúc động
Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:
"Cô đến đây tìm ai?”
Cô trả lời:
"Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”
Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
"Đây là ông Trần Khắc Báo.”
Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.
Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
"Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”
Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”
Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:
“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”
Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.
Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”
Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.
Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc - Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết. (TP)






Thanh Phong/Viễn Đông
http://www.viendongdaily.com/nu-trung-ta-hoa-ky-goc-viet-gap-lai-nguoi-cuu-mang-sau-41-nam-5ZKXgaez.html

ngocdam66
07-15-2013, 07:53 AM
sẽ được tổ chức tại San Jose, vào ngày Chủ Nhật, 28 tháng 7, 2013


https://lh5.googleusercontent.com/-7FWBQD1s2fY/Ucek8WHD50I/AAAAAAAE_Uw/9kP5jHaKhRU/w768-h1077-no/BSCN_0002.jpg

Lotus
07-23-2013, 01:54 PM
http://www.youtube.com/watch?v=vuw_5_lGX1E

Triển
09-14-2013, 11:46 PM
Chuyện có thật không mọi người? Sao lại khổ sở thế này....?



CLASS ACTION SUIT CAUSED
RETALIATORY SUSPENSION,
CLAIMS CLASS ACTION SUIT

Clients protest San Diego's only Vietnamese-speaking lawyer
being barred from representing them in Social Security cases

(xem tiếp) (http://www.sandiegoreader.com/weblogs/news-ticker/2013/sep/05/class-action-suit-caused-retaliatory-suspension-cl/#ixzz2ewPl1iE4)

bonita
09-15-2013, 12:37 AM
Chuyện có thật không mọi người? Sao lại khổ sở thế này....?



CLASS ACTION SUIT CAUSED
RETALIATORY SUSPENSION,
CLAIMS CLASS ACTION SUIT

Clients protest San Diego's only Vietnamese-speaking lawyer
being barred from representing them in Social Security cases

(xem tiếp) (http://www.sandiegoreader.com/weblogs/news-ticker/2013/sep/05/class-action-suit-caused-retaliatory-suspension-cl/#ixzz2ewPl1iE4)






nguồn : http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/don-kien-cua-hang-ngan-nguoi-goc-viet-tan-tat-o-san-diego-vi-bi-phan-biet-doi-xu.html#


Đơn kiện của hàng ngàn người gốc Việt tàn tật ở San Diego vì bị phân biệt đối xử


Người đại diện đứng đơn kiện là ông Phan Gia Truyền, vốn đại diện cho lá đơn tập thể của khoảng 1,000 cựu tù nhân chính trị gốc Việt, nghèo và tàn tật, không nói được Anh ngữ, vốn nhờ bà Manbeck làm cố vấn để xin trợ cấp An Sinh Xã Hội

Cali Today News – Hàng ngàn người Mỹ gốc Việt tàn tật ở San Diego đã đệ đơn kiện tập thể (class action suit) sau khi người luật sư đại diện cho họ duy nhất có thể nói được tiếng Việt bị sa thải vì bị trả thù.

Người luật sư này là bà Alexandra Nga Trần Manbeck, trước đây đã đại diện cho họ kiện ra tòa về vụ một quan tòa của An Sinh Xã Hội có thái độ kỳ thị với cộng đồng người Việt tại đây.


http://www.baocalitoday.com/userfiles/image/News_Pictures/2013/09-05-13_Cali_Fri/tan%20tat.jpg
Hình Minh Họa. Photo Courtesy:Internet

Vào tháng 3 năm nay bà Manbeck đã bị văn phòng của bà Carolyn W. Colvin, Ủy Viên về An Sinh Xã Hội địa phương cấm không được hành nghề về kiện tụng An Sinh Xã Hội nữa.

Người đại diện đứng đơn kiện là ông Phan Gia Truyền, vốn đại diện cho lá đơn tập thể của khoảng 1,000 cựu tù nhân chính trị gốc Việt, nghèo và tàn tật, không nói được Anh ngữ, vốn nhờ bà Manbeck làm cố vấn để xin trợ cấp An Sinh Xã Hội.

Bà Manbeck đã đại diện số người Việt cao niên nói trên kiện quan tòa Eve Godfrey đã có thái độ kỳ thị đối với họ. Chính vì hành động này mà bà Manbeck bị trả thù và bị cấm hành nghề.

Những người gốc Việt than phiền về chuyện Văn Phòng Sở Chuyên Trách xét trợ cấp tật nguyền của San Diego ‘đầy không khí tham nhũng và bao che cho nhau’.

Trường Giang (nguồn San Diego Reader)

ngocdam66
09-30-2013, 09:10 AM
Câu chuyện từ chương trình talk show TV của Katie Couric ..

Một cô gái Việt Nam tên Minh Dang, lớn lên tại San Jose,
Bắc California, bị cha là một kỷ sư, mẹ làm việc tại một tiệm nail,
ép làm "nô lệ tình dục" từ năm 11 tuổi..

Nhưng cô vẫn tiếp tục đi học, học sinh giỏi, tham dự túc cầu tại trường,
và tốt nghiệp (đại học) U.C Berkeley..

** Ghi chú: U.C Berkeley là một đại học công trong hệ thống U.C ( University of California),
nổi tiếng của Cali. và cả Hoa Kỳ. Nếu không có những tài năng, trường hợp đặc biệt,
phải là học sinh giỏi mới được tuyển chọn vào trường
(khỏang 25% trong tổng số học sinh ghi danh)..

Nay cô Minh Dang, đã cắt đứt liên lạc với cha, mẹ
và trở thành một người họat động chống nô lệ tình dục (sex slavery advocate).

Cha mẹ cô Minh Dang, nói không có những viêc này xảy ra.

Thưa Qúy Vị, với tôi, lần đầu tiên biết đến một câu chuyện như thế này,
trong Cộng đồng người Việt chúng ta, ở Hoa Kỳ,
thật hư như thế nào, xin chuyển để Qúy Vị tùy nghi thẩm định..

Nhưng xin nhớ cho, video vlip này không phải lấy ra từ một tờ báo lá cải
của Việt Nam hay Hoa Kỳ,
mà từ chương trình talk show và web site của Cô Katie Couric..




Xin click vào link dưới đây:

http://katiecouric.com/videos/the-girl-whose-parents-sold-her-into-sex-slavery/

ngocdam66
10-05-2013, 02:46 PM
http://us.f1412.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f1434068%5fAEB3k0UAABc hUlA%2fmAAAAFHAO9U&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=YahooMailNeo


Đỗ Lịnh Ái Linh (Aline)



Aline, Cô bé gốc Việt đượclàm
Thi Sứ và mời vào Bạch Ốc
Đinh Từ Thức (http://damau.org/archives/author/dinhtuthuc)










http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/clip_image002_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/clip_image002.jpg)


Các Thi Sứ và Đệ Nhất Phu NhânMichelle Obama
Từ trái sang phải: Michaela Coplen, Sojourner Ahebee, Michelle Obama,
NathanCummings, Louis Lafair, và Aline Dolinh
(Hình chính thức của Bạch Ốc do Lawrence Jackson chụp)



WASHINGTON D.C.: Ngoàinhững thành công nổi bật về lãnh vực y dược và tin học, giới trẻthuộc thành phần người Việt tị nạn bắt đầu gặt hái thành quả tốtđẹp về mặt nghệ thuật. Một cô bé 15 tuổi vừa đạt địa vị cao quýnhất về thơ dành cho học sinh trung học trên toàn quốc Hoa Kỳ, vàđược Đệ Nhất Phu Nhân tiếp đón tại Bạch Ốc.
Danh tính các Thi sĩ Họcsinh Quốc gia (National Student Poets) năm 2013-2014 đã được chính thứccông bố vào ngày 23 tháng 09, 2013. Nhóm này được tuyển chọn trêntoàn nước Mỹ, gồm 5 người, hai nam sinh 18 tuổi là Nathan Cummings (bangWashington) và Louis Lafair (Texas), hai nữ sinh 17 tuổi là SojournerAhebee (Michigan) và Michaela Coplen (Pennsylvania), và một cô bé gốcViệt 15 tuổi, là Đỗ Lịnh Ái Linh, gọi theo tên Mỹ là Aline Dolinh,học sinh lớp 10, trường Trung Học Oakton, Virginia.





http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/NSP-with-Natasha-Tretheway-U.S.-Poet-Laureate_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/NSP-with-Natasha-Tretheway-U.S.-Poet-Laureate.jpg)


Các Thi Sứ và Thi Bá (Poet Laureate) Hoakỳ Natasha Tretheway
Từ trái qua phải: Sojourner Ahebee, Natasha Tretheway, Nathan Cummings,
LouisLafair, Michaela Coplen và Aline Dolinh
tại dạ tiệc Thư viện Quốc hội, 20 tháng 9, 2013
(Ảnh: David Cummings)

Bốn cơ quan gồm: NationalScholastic Art and Writing Awards, Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuậtvà Nhân văn (President’s Committee on the Arts and the Humanities), Viện Bảotàng và Dịch vụ Thư viện (Institute of Museum and Library Services), vàLiên hiệp Nghệ sĩ & Văn sĩ Trẻ (Alliance for Young Artists &Writers) đã cùng nhau thực hiện Chương trình Thi sĩ Học sinh Quốc gia(National Student Poets Program – NSPP), là danh dự cao nhất dành cho cácthi sĩ trẻ trong nước trình bầy tác phẩm độc đáo của mình (thecountry’s highest honor for youth poets presenting original work – theo press release chính thức của NSPP (http://www.artandwriting.org/the-awards/national-student-poets-program/)). Mỗi ngườitrong nhóm được chọn nhận lãnh vai trò “Thi Sứ Quốc gia” (NationalPoetry Ambassador), với nhiệm kỳ một năm. Không giống vai trò Thi Bá(Poet Laureate) của thi sĩ thành danh, toàn quốc chỉ có một người, doThư Viện Quốc Hội bầu chọn hàng năm, các Thi Sứ trẻ chia nhau mỗingười một vùng hoạt động. Vùng của Aline bao gồm các tiểu bang ĐôngNam Hoa kỳ.



http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/NSPP-with-Virginia-McIrney-OMorgan-Susan-HIldreth-Margo-Lion_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/NSPP-with-Virginia-McIrney-OMorgan-Susan-HIldreth-Margo-Lion.jpg)


Dạ tiệc chào mừng các thi sứ học sinh quốcgia, 21 tháng 9, 2013 –
Clyde’s Restaurant, Washington, DC
Từ trái qua phải: Virginia McEnerney (National Scholastic Art and Writing),
Olivia Morgan (Ủy ban của Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn),
Aline Dolinh, Nathan Cummings, Louis Lafair,Michaela Cummings, Sojourner Ahebee,
Susan Hildreth (Viện Bảo tàng và Dịch vụ Thư viện)
và Margo Lion (Ủy bancủa Tổng Thống về Nghệ thuật và Nhân văn)
(Ảnh: David Cummings)

Mỗi năm, cuộc tuyển chọn các Thi Sứ kéo dài trong 8 tháng. Muốn đượcchọn, các học sinh trung học trên toàn quốc gửi bài tham dự cuộc thi“Scholastic Art & Writing Awards.” Số tác phẩm tham dự cuộc thi nămnay là 230,000, với 80,000 trong địa hạt thi ca. Có tất cả 200 thí sinhđược giải toàn quốc thi ca gồm huy chương vàng, bạc, đồng, và bằng danhdự. Aline đã được huy chương vàng với các tác phẩm dự thi là 4 bàithơ Immigrant(Di Dân), American Dream (Giấc Mơ Mỹ), Daughter One (Gái Đầu Lòng) và RadioSilence (Radio Câm) (http://www.artandwriting.org/media/132487/). Tác phẩm của các tác giả trúng giải đượcchọn lọc in trong hai tuyển tập,The Best Teen Writing of 2013 (http://www.amazon.com/Best-Teen-Writing-2013/dp/1492337315/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1380666138&sr=1-1&keywords=American+Best+teen+Writings+2013) và Raw Feet (http://www.amazon.com/Raw-Feet-DC-Teen-Voices/dp/061577606X), bán trên Amazon.





http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/the-best-teen-writing-of-2013_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/the-best-teen-writing-of-2013.jpg) http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/Raw-Feet-Dc-Teen-Voice_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/Raw-Feet-Dc-Teen-Voice.jpg)


Các giải thưởng toàn quốcđược phát trong một buổi lễ tại CarnegieHall ở New York (http://www.artandwriting.org/carnegiewebcast2013/) vào đầu mùa Hè vừa qua. Từ số người trúng giảinày, 34 người được chọn vào vòng bán kết của NSPP. Mỗi người trongsố được yêu cầu gửi thêm một số tác phẩm để củng cố tài năng củamình. Chung kết, có 5 người đã được chọn, Aline, 15, là học sinh íttuổi nhất. Nhóm này đã được mời tới Washington D.C. cùng với cha mẹ,dự tiệc tại nhà hàng Clydes ở Chinatown, hội thảo và dạ tiệc tại ThưViện Quốc Hội, được Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama tiếp và chụp hìnhlưu niệm tại Bạch Ốc ngày 20 tháng 09, và cuối cùng, ra mắt và đọcthơ trước công chúng tại NationalBook Festival (http://dropbox.dccollective.tv/data/thuy/Aline_poem.mov) ở National Mall vào ngày Chủ Nhật, 22 tháng 09, 2013.

Vào ngày 24 đến 26 tháng 10 năm2013 các thi sứ sẽ đến thành phố Nữu Ước tham dự buổi hội thảo hàng năm củaViện Hàn Lâm Các Thi Sĩ Hoa Kỳ (Poets Forum at the Academy of American Poets (http://www.poets.org/page.php/prmID/380?utm_source=brochure&utm_medium=print&utm_campaign=events&utm_term=events_poetsforum&utm_content=poetsforum_redirect)) và sẽ gặp mặtcác nhà thơ như Carolyn Forché (cũng là dịch giả và nhà tranh đấu nhân quyền đãxuất hiện với bài “Thica Nhân Chứng ở Thế kỷ 20 (http://damau.org/archives/14903)” trên Da Màu năm 2007), Victoria Chang, PhilipLevine, Juan Felipe Herrera, Ron Padgett v.v. Trong nhiệm kỳ 2013-2014 các thisứ cũng sẽ phục vụ cộng đồng địa phương qua những dự án thi ca tổ chức tạinhững trường học hoặc thư viện trong những tiểu bang mà mỗi nhà thơ đại diện.Là thi sứ học sinh quốc gia miền Đông Nam Hoa Kỳ, Aline đảm trách chương trìnhphục vụ cộng đồng cho các tiểu bang Alabama, Florida, Georgia, Kentucky,Mississippi, North Carolina, South Carolina, Tennessee, Virginia, và West Virginia.



http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/At-the-appoinment-ceremony_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/At-the-appoinment-ceremony.jpg)




Các thi sứ học sinh quốc gia với bà OliviaMorgan (đứng giữa Sojourner Ahebee và Louis Lafair),
người sáng lập chương trình Thi Sứ Học Sinh Quốc Gia (National Student PoetProgram)
sau lễ nhậm chức tại National Book Festival, Washington D.C., 22 tháng 9, 2013
(Ảnh: David Cummings)


***


http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/aline-blessing-with-red-cup_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/aline-blessing-with-red-cup.jpg)




Aline, khoảng 16 tháng, trên sân gỗ nhà,Oakton, Virginia
(Ảnh Đỗ Lịnh Khải)


Aline tự biết đọc ở nhàtrước khi đi học ở trường, thích đọc sách và có khiếu làm thơ từkhi còn bé.

Vào mùa Xuân 2007, khi mớihọc lớp Ba trường tiểu học Hunters Woods ở Reston, bang Virginia, Alineđã được giải nhất bậc tiểu học về thể thơ hài cú (haiku) tại ngàyhội đua diều (Kite Festival) do viện Smithsonian tổ chức vào dịp mừnghoa Anh Đào nở (Cherry Blossom Celebration). Một trong 4 bài thơ trúnggiải là bài

A Kite for All Seasons

It glides on hot days,
In Fall it sways with the leaves,
But always a kite.

tạm dịch:

Một con diều cho mọi mùa
Nó lượn trong ngày nóng
Nó đong đưa với lá Thu
Nhưng vẫn là con diều

Khi có những con người, tuy là người nhưng mang bộ da tắc kè, đổi màutheo hoàn cảnh, một đứa trẻ lớp Ba đã nhìn thấy đặc tính của condiều, tuy có thể bay trong mọi mùa, nhưng diều vẫn là diều.

Năm sau, 2007, khi 8 tuổi, Alinelại được giải thưởng trong cuộc tranh tài Reflections, một cuộcthi về nghệ thuật và viết văn do Hội Phụ huynh và Giáo chức Quốc Gia(National PTA) bảo trợ, với bài thơ về nơi ở của loài gấu trúc pandalà núi Mỹ Sơn bên Trung Quốc: “Mei Shan Mountain, my special haven.” Bàithơ có bốn câu kết luận đáng chú ý:

And a panda’s opinion
Is always equal
(Or even better) than the truth
And wisdom of a human’s view

tạm dịch:

Và ý tưởng của một conpanda
Thì bao giờ cũng bằng
(Hay còn khá hơn) là sự thật
Và sự khôn ngoan theo loài người.

Có những người là tượngtrưng cho lạc hậu, từ tư tưởng tới hành động, vỗ ngực xưng mình là“đỉnh cao trí tuệ loài ngườI,” nhận xét của cô bé 8 tuổi thật đángsuy nghĩ.





http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/Scholastic-Poetry-official-photo_thumb.jpg (http://damau.org/wp-content/uploads/2013/10/Scholastic-Poetry-official-photo.jpg)


Aline Dolinh, tháng 5, 2013
(Ảnh: Đỗ Lịnh Khải)


Đọc những bài thơ của Alinelàm mới đây ở tuổi 15, có lẽ còn đáng suy nghĩ hơn. Ví dụ bài thơ “ProgrammingError” mà Aline nộp cho vòng bán kết của cuộc tuyển chọn thi sứ học sinh quốcgia:

Programming Error

We pulled out our veins and laidthem down on the operating table,
watching them unfold like lengths of silver ribbon.
The synthetic tissue was still entangled in my hands,
bright as butterfly gossamer –
insides detached from out, simple as snipping a thread.
I couldn’t disconnect my wiring, but I could see the cables laid bare,
pulsing with color where they joined hips to spine.
Once I had wondered if I still had a beating heart,
even underneath this metal shell, soft and fragile
like an overripe strawberry ….

Bài thơ tả một nhóm ngườimáy, những robot cực kỳ thông minh, hiểu biết như người, và có thểlàm mọi việc do người sai khiến, qua lập trình (programming) đã đươccài đặt sẵn. Quá thông minh, một hôm người máy lén lút tự khám cơthể của mình, chúng lôi ra toàn dây nhợ và mạch điện rối bời, lấplánh màu sắc và nối kết với nhau. Chúng được thiết kế để biết mọi thứtrong cơ thể người ta, bây giờ tự chúng thấy mình không có máu, khôngcó thịt, và nhất là không có thứ giống như quả dâu bầy nhầy vì quáchín là trái tim, không thấy ấm và chẳng hề biết yêu:

I can list every muscle inthe humanbody,
but I’ve never had warm blood, no map of red lines
traced underneath paper-thin flesh. And I’ve never felt love either,
but I can diagnose it: it’s just a series of chemical synapses firing,
skin flushing pink with hemoglobin that I don’t have.
They must have been lying
when they said we were perfect. How could something perfect feel so empty?

Đám người máy tự nghĩ: Thếmà bọn chế tạo nói họ đã hoàn thành những sản phẩn toàn hảo. Họchỉ nói láo. Làm sao có thứ hoàn hảo cảm thấy trống rỗng thế này?Người máy cũng rõ, nếu bọn chủ biết chúng lén tự tìm hiểu vềmình, và có những ý nghĩ phạm thượng như vậy trong kho trữ liệu(memory bank), chủ của chúng sẽ cho rằng có khuyết điểm trong sản xuất(manufacturing defect), sẽ phá cơ thể chúng ra để sửa lại, cho chúngquên đi. Bài thơ kết luận bằng lời của người máy:

We’ll be beautifully uniform,all our parts in working order
but defective in a different sort of way

Chúng ta sẽ tốt đẹp vì sự đồng nhất, tất cả các bộ phận của chúng tahoạt động theo lệnh, nhưng khuyết tật về phương diện khác: Nhữnggì kẻ tạo ra người máy, hay tạo ra con người hoạt động như máy, cholà hoàn hào, đó chính là khuyết điểm.

Người ta vẫn nói Tạo Hóatạo ra con người, và tất cả sản phẩm của Tạo Hóa đều hoàn hảo.Nhưng nếu có những con người, kể cả học cao, bằng lớn, nếu chỉ hànhđộng theo lệnh như người máy, cho dù có tim, có máu thịt như người, màkhông biết suy nghĩ, hành động tự do và yêu thương như người, thì đólà những sai sót trong lập trình của Tạo Hóa, programming error!

Trong bài phát biểu trước quankhách dự dạ tiệc chào mừng các Thi Sứ vào tối ngày 21 tháng 9 năm 2013, Alineđịnh nghĩa nỗi đam mê thi ca của mình:


Tôi tin rằng thơ, khi so sánhvới một hình thức khác như văn xuôi, có vị trí đặc biệt qua cách chúng ta đánhgiá ngôn từ. Trong văn xuôi – và điều này chỉ là cách nói chung – chúng ta thấyngôn từ làm nhiệm vụ trang trí câu chuyện, một phương tiện đúc kết cốt truyệnhoặc tạo dựng các nhân vật. Nhưng trong thơ, ngôn từ là câu chuyện. Mỗi âm tiếtrất quý giá vì nó thể hiện giá trị cho cả một tác phẩm – một bài thơ gần giốngnhư một bản nhạc được sáng tác với tất cả sự nâng niu, nhịp và dòng chảy củamỗi bài thơ tạo cho nó một chất lượng trữ tình khó có thể chuyển tải qua bất kỳhình thức nghệ thuật nào khác. Cố gắng để biến một bài thơ thành một văn bảnđơn thuần sẽ như giết chết nó và làm cho nó bị chìm ẩn sau làn da thô. Tuynhiên, cùng lúc, thơ là một trong những nghệ thuật linh hoạt nhất. Thơ là tiếngnói cho những quan điểm thường bị áp chế, lời tự thú chia sẻ kinh nghiệm chungcủa chúng ta, hoặc khung cửi thêu dệt những câu chuyện huyễn hoặc, giả tưởngnhất. Cho một số người trong chúng ta, thơ là tất cả những lý do trên …. Chúngta sáng tác để mang những câu chuyện mới vào thế giới, để thúc đẩy tinh thầnháo hức muốn học hỏi và tiếp tục khám phá những quan điểm hiện hữu bên ngoàiranh giới cộng đồng địa phương của chúng ta. Chúng ta không bao giờ quá già đểdấn thân. Thơ là nghệ thuật có dòng máu từ ngàn xưa, nhưng dù vậy, thế giới thica chưa bao giờ tự đắc chôn chân trong quá khứ. Thơ luôn luôn tiến hóa để phảnảnh những tiếng nói trong xã hội chúng ta, cho dù đó là những tiếng nói của conngười cô độc, tương tư hay cách mạng.

(I believe that poetry, whencompared to another form like prose, is unique because of how we view the valueof words. In prose – and this is just a generalization – we see words as afurnishing to the story, a means to an end for the plot or the characters. Butin poetry, the words are the story. Every syllable is so precious because itlends something to the work – a poem is almost like a carefully composed song,and every poem’s cadence and flow lends it a particularly lyrical quality thatis hard to translate into any other art form. Trying to turn a poem into plaintext would be like killing it and hiding in its skin. Yet at the same time,it’s one of the most versatile crafts. Poetry is the mouthpiece foroft-silenced viewpoints, the confessional that shares our common experiences,or the loom that weaves the most fantastical tales and stories. For some of us,it can be all of the above …. We write in order to bring forth new stories intothe world, to foster an eagerness to learn and to continue to keep discoveringhow many viewpoints that exist beyond the lines of our local communities. Weare never too old to commit. It’s an art with an impressive bloodline, butdespite that, the poetry world has never been content to stay static and lingeron the past. It has always evolved to reflect the voices of of our society,whether they be of the lonely or the lovesick or the revolutionary.)

(Je crois que la poésie de meubles, khi par rapport à une autreforme comme de la prose, est unique en raison de la façon dont nous considéronsla valeur des mots Imprimer Prose -. Et c'est juste une généralisation - nousvoyons mots comme une fourniture de l'histoire, un moyen pour une fin del'intrigue ou les personnages Mais dans la poésie, les mots sont l'histoirechaque syllabe est si précieuse qu'elle apporte quelque chose à l'œuvre -.. unpoème, c'est presque comme une chanson composée avec soin, et la cadence et ledébit de chaque poème lui confère une Meubles de qualité particulièrementlyrique est difficile à traduire dans toute autre forme d'art. tenter detransformer un poème en texte brut serait comme tuer et se cacher dans sa peau.Pourtant, en même temps, c'est l'un des métiers les plus polyvalents. poésieest l'porte-parole des points de vue souvent réduites au silence, les actionsconfessionnelles notre expérience commune meubles, meubles ou le métier tissedes contes et des histoires les plus fantastiques. pour certains d'entre nous,il peut être tout ce qui précède .... nous vous écrivons afin d'apporter denouvelles histoires dans le monde, afin de favoriser un désir d'apprendre et decontinuer à garder Découvrir combien de points de vue Meubles existent au-delàdes lignes de nos communautés locales. Nous ne sommes jamais trop vieux pourcommettre. C'est un art avec une lignée impressionnante, mais malgré réel,l'monde poésie n'a jamais été aussi content de rester statique et de s'attardersur le passé. Elle a toujours évolué pour refléter les voix de notre société,être transmis Chung, de la solitude ou la Lovesick ou le révolutionnaire.)

(Tôitin rằng thơ đó, khi so sánh với Nhận xét một hình thức như văn xuôi, là một trong những Bởi vì cách chúng ta xem các giá trị của các từ trong văn xuôi -. Và đây chỉ là một sự tổng quát - Chúng ta thấy từ như một trang trí nội thất đến những câu chuyện, một phương tiện để một kết thúc cho cốt truyện hoặc các nhân vật Tuy nhiên, trong thơ ca, những lời là những câu chuyện mỗi âm tiết là rất quý giá vì nó vay một cái gì đó để công việc - .. một bài thơ là gần giống như một bài hát sáng tác cẩn thận, và nhịp điệu của mỗi bài thơ và dòng chảy vay nó một chất lượng đặc biệt là trữ tình thật khó để chuyển thành bất kỳ hình thức nghệ thuật khác. đang cố gắng để biến một bài thơ thành văn bản đơn giản sẽ được như giết chết nó và ẩn trong công nghệ thông tin da. Tuy nhiên,cùng một lúc, đó là một trong những hàng thủ công đa năng Bộ KHCN. Thơ là cơ quan ngôn luận cho quan điểm oft-im lặng, tòa giải tội đó là chia sẻ kinh nghiệm chung của chúng ta, hoặc các kiểu dệt dệt đó Các câu chuyện giả tưởng nhất và những câu chuyện. đối với một số người trong chúng ta, nó có thể được tất cả các bên trên .... Chúng tôi viết để đưa ra những câu chuyện mới vào thế giới, để thúc đẩy một sự háo hức để tìm hiểu và tiếp tục giữ phát hiện bao nhiêu quan điểm đó tồn tại vượt tuyến của cộng đồng địa phương của chúng tôi. Chúng tôi là không bao giờ quá già để thực hiện. Đó là một nghệ thuật với một dòng máu, bàn thắng ấn tượng Mặc dù vậy, thơ thế giới chưa bao giờ được hạnh phúc ở lại tĩnh và kéo dài trong quá khứ. Evolved Nó có luôn luôn phản ánh những tiếng nói của xã hội chúng ta, dù họ là người si tình của cô đơn hay vàng mang tính cách mạng.)


Tiếtlộ về “xung khắc quyền lợi” (conflict of interest): Aline Dolinh là con củaông bà Đỗ Lịnh Khải và Đinh Từ Bích Thúy, là cháu nội của Cụ ĐỗLịnh Thông, và là cháu ngoại của người viết bài này.

PhPhuongVy
10-05-2013, 05:16 PM
Đinh Từ Bích Thúy là một trong những người chủ trương damau.org và có tên trong Ban Biên Tập Da Màu. Con nhà tông, không giống lông, cũng giống cánh.

Ngô Đồng
01-21-2014, 08:20 PM
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Tưởng nhớ Tướng Bùi Thế Lân
Tin Thiếu tướng Bùi Thế Lân từ trần đến với tôi quá đột ngột. Có lẽ cũng như nhiều người quen khác của ông. Bởi mới 3 hôm trước đây, tôi nghe nói ông còn khỏe mạnh và còn đi ăn với gia đình. Hơn một tháng trước, ông gửi cho tôi khoảng 50 bức ảnh về ngày sinh nhật thứ 82 của ông tại nhà riêng ở San Jose. Trông ông rất khỏe mạnh, vui tươi, hạnh phúc cùng bạn bè. Có một bức ảnh ông gửi riêng cho tôi và hỏi đùa là “Trông giống Nhật hoàng không ?”. Tôi trả lời “Giống đến nỗi ông bà đi ngoài đường phố Tokyo, dân bò ra đường chào hết”. Thỉnh thoảng tôi điện thoại sang thăm ông, không có một dấu hiệu nào về bệnh tật của ông cả.
Sáng 15-1-2014, tôi dậy vào lúc 05 giờ, mở e-mail đọc. Người đầu tiên báo tin buồn cho tôi là anh Nguyễn Gia Quyết, một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), hiện ở Houston. Chỉ có một dòng ngắn ngủi “Anh ơi, Thiếu Tướng Bùi Thế Lấn đã từ trần sáng nay 14-1 rồi, anh biết tin chưa”. Sau đó một nguồn tin của anh BMH thông báo môt số chi tiết cùng 2 tấm ảnh của ông. Tôi lập tức gọi điện thoại sang cho ông Hùng Sùi, người bạn cùng khóa 4 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức với tướng Lân và tôi, hiện ông Hùng ở San Jose cùng thành phố với ông Lân. Ông Hùng Sùi xác nhận tin này và cho tôi biết thêm bác sĩ Luyện, cùng khóa với chúng tôi, sau này là bác sĩ tại Mỹ và cũng là BS của gia đình tướng Lân. Theo vị BS này, tướng Lân ra đi đột ngột vì bệnh tim mạch. Ông Hùng cũng nói thêm về dự tính của anh em cùng khóa trong tang lễ của tướng Lân là bạn bè trong Khóa 4 dự tính sẽ phủ cờ, nhưng anh em trong binh chủng TQLC nói để binh chủng của anh em đảm nhận việc này. Tôi nghĩ đó cũng là điều hợp lý. Từ đó chúng tôi ôn lại những kỷ niệm xa gần với người bạn cùng khóa này. Điểm lại Đại Đội 3 - khóa 4 Thủ Đức của chúng tôi có lẽ “sản xuất” ra nhiều vị Tướng nhất trong các khóa Sĩ Quan, kể cả hiện dịch và trừ bị. Từ chuẩn tướng Nguyễn Đình Bảo “người ở lại Charlie” sớm nhất rồi đến tướng Hồ Trung Hậu, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng … có lẽ tướng Lân là vị ra đi sau cùng.
Những ngày mới gặp
Ông Bùi Thế Lân và tôi cùng được động viên vào khóa 4 Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức năm 1953 và ra trường với cấp Thiếu Úy vào năm 1954. Ông Lân và tôi cùng các ông Hùng Sùi, Mai Hắc Lào, Ngô Quang Trưởng, Lê Quang Lưỡng… cùng ở chung Đại Đội 3. Lúc đó, đại đội trưởng là một sĩ quan nhảy dù người Pháp - Trung Úy Bardet, đại đội phó là Trung Úy Kỳ Quan Liêm. Trước khi mãn khóa, đại đội 3 của tôi từ Thủ Đức được di chuyển bằng tàu thủy Gascogne ra Bãi Cháy- Quảng Ninh học “Stage Commandos”. Một khóa học rất gian khổ. Lúc đó ông Lân cũng đã đeo cặp kính trắng dày cộm nên được anh em tặng cho cái biệt danh là “Lân mù”. Ông là một sinh viên sĩ quan bình thường như bao nhiêu anh em khác. Cũng đi cầu khỉ, bơi thuyền, leo núi, tập trận bắn đạn thật và hàng chục bài tập nguy hiểm khác đến mờ người, song lúc nào cũng tươi cười, thân thiện với mọi người. Sau 2 tháng chúng tôi về thi cuối khóa và làm lễ mãn khóa ngày 01-6-1954 cùng khóa 10 Sĩ Quan Võ Bị Đà Lạt tại Sài Gòn. Cuộc duyệt bính khá rầm rộ, vác khẩu Garant lệch vai.
Chúng tôi là dân Bắc Kỳ mới vào Nam nên thường thân thiết với nhau hơn, nhất là khi được phép ra Sài Gòn vào những ngày Thứ Bảy - Chủ Nhật. Chúng tôi đi thành nhóm và đôi khi có anh em sống ở miền Nam hướng dẫn đi khắp Sài Gòn, từ Sở Thú đến Chợ Lớn. Năm bảy anh em chỉ dám thuê chung một phòng trong một khách sạn lem nhem trong những con phố hẹp. Nhưng ông Lân thường không hay đi lang thang, không lần mò vào những nơi xa lạ như Kim Chung Đại Thế Giới, Chợ Bến Thành, ông tìm những nơi yên tĩnh nghỉ ngơi. Có lần tôi thấy ông nằm trên ghế đá Thảo Cầm Viên ngủ tỉnh bơ như ở nhà.
Sau khi mãn khóa, tôi về làm huấn luyện viên ở Trường Commnandos Nord VN từ Bãi Cháy di chuyển vào Đồng Đế - Nha Trang sau hiệp định Génève. Một thời gian sau, ông Bùi Thế Lân cũng về Nha Trang, đó là thời kỳ Binh Chủng TQLC mới thành lập. Có lẽ vì thế ông là Đại Đội Trưởng Đại Đội 1- Tiểu Đoàn 1 của binh chủng này. Chúng tôi thời còn trẻ, tâm hồn phơi phới lại cùng gặp nhau vui đùa trên bãi biển Nha Trang.
Vị chỉ huy trẻ đầy tài năng
Khi tôi thuyên chuyển về Nha Chiến Tranh Tâm Lý Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh của TQLC cũng đặt ở một khu doanh trại tại Saigon. Tôi nhớ vào khoàng năm 1970, lúc đó ông là Đại Tá Tham Mưu Trưởng TQLC, có lần tôi hỏi ông có muốn cho nữ xương ngôn viên Đài Truyền Hình Quân Đội mặc quân phục của TQLC không? Ông gật ngay: “Ừ sang đây, tao cho vải may quân phục”. Rồi ông cười nói: “Nữ xướng ngôn viên thì chỉ thấy nửa thân hình trên màn hình ti vi, chứ đâu có thấy toàn thân nên không cần quần, đúng không?”. Tưởng ông nói đùa, tôi sang lấy vải, ông chỉ cho vải đủ may một cái áo thật. Tôi chê ông hà tiện, ông nói “của quân đội đâu phải của chùa”. Từ đó nữ xương ngôn viên đài truyền hình Quân Đội mặc quân phục TQLC và tất nhiên chỉ có cái áo trên màn hình.
Vào thời kỳ ông chỉ huy mặt trận Quảng Trị, ông nổi tiếng là môt sĩ quan có kinh nghiệm và biệt tài chi huy, đến ngay cả sĩ quan và nhà báo Mỹ cũng ca ngợi tài năng cũng như phẩm chất của ông. Mỗi khi có trận đánh lớn như trận tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị, tôi thường gừi phóng viên chiến trường ra và luôn điện thoại “gửi ông chăm sóc giùm”. Nhờ vậy ông cho phóng viên của Đài Phát Thanh Quân Đội luôn đi theo sát các đơn vị chiến đấu và được chăm sóc cẩn thận. Tôi còn nhớ phóng viên Nhật Lệ đã làm tường thuật truyền thanh ngay tại mặt trận giữa thành phố khi các đơn vị TQLC tiến chiếm Cổ Thành Quảng Trị. Rất hiếm có phóng viên nào có thể làm được công việc trực tiếp truyền thanh ngay tại mặt trận nếu không được vị tư lệnh chiến trường yểm trợ.
Ông là một vị tướng trẻ, được hầu hết Sĩ Quan và Binh Sĩ dưới quyền kính trọng, nể phục. Tính kỷ luật của ông nổi tiếng trong quân lực, gần giống như tác phong của Tướng Đỗ Cao Trí. Song ông 2 vị tướng này cũng là những sĩ quan rất hào hoa. Đôi khi ở chiến trường về đến Sài Gòn, ông đưa cả Bộ Tham Mưu đi ăn đi chơi. Những lúc đó ông rất bình dị và cởi mở với mọi người.
Có lẽ kể về thành tích chiến trận của ông phải là một tập sách dầy, tôi không đủ sức làm công việc ấy, xin dành cho nhà viết quân sử VN. Sau những ngày gian khổ, chiếm được cổ thành Quảng Trị, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã có một bức thư ca ngợi tinh thần chiến đấu dũng cảm của các đơn vị tham gia trận đánh này, đặc biệt là Thiếu tướng Bùi Thế Lân và Sư Đoàn TQLC.
Ở đây tôi chỉ chú trọng đến một vài kỷ niệm riêng tư mà chắc ít người biết.
Vị tướng hào hoa
Khi tôi nói chuyện với ông Hùng Sùi sáng 15-1-2014, ông Hùng còn nhắc lại một kỷ niệm ngày họp Khóa 4 ở Câu Lạc Bộ Công Binh – Phú Thọ. Năm ấy dường như là lần họp thứ tư hay thứ năm gì đó của anh em trong khóa. Ông Lân đã là Đại Tá nhưng khi trình diện trước khóa, chúng tôi vẫn giữ đúng tư thế của thời là Sinh Viên Sĩ Quan. Ông đứng nghiêm, giơ tay chào và trình diện: “EOR (Eleve Officier de Reserve) Bùi Thế Lân, Onzième Brigade, Trosième Compagnie”.
Sau một ngày ở bên nhau với đủ thứ chuyện, buổi tối chúng tôi có chương trình dạ hội. Tất nhiên tôi phải lãnh phần cung cấp ca nhạc sĩ cho dạ hội. Hầu như tất cả các ca sĩ nổi danh của Saigon đều có mặt góp vui. Hôm đó có cả Kiều Chinh và Kim Vui đến với tư cách khách mời. Ông Lân khoái nhảy Mambo Cha Cha Cha, ông “múa” cũng điệu nghệ lắm. Ông Hùng Sùi nhắc lại một chuyện vui với Tướng Lân.
Tối đó bỗng có 2 người đẹp lạ mặt đến tìm Đại Tá Lân. Chúng tôi không hề biết 2 người đẹp này là ai. Ông Lân ngỏ ý không muốn gặp, ông chỉ ngồi tiếp khách vài phút rồi đứng dậy. Tôi nói Kim Vui ra sàn nhảy với tướng Lân rồi giữa khung cảnh đèn màu chập choạng và piste đông nghẹt, một người bạn khác ra mời Kim Vui nhảy Tango. Ông Lân lịch sự nhường bạn rồi đi theo lối hậu trường sân khấu ra chiếc xe của tôi có tài xế chờ sẵn, đưa thẳng ông về nhà. Hôm sau chúng tôi mới biết đó là 2 người đẹp “mê” tiếng “anh hùng hào hoa” của người sĩ quan TQLC nên tìm đến gặp mặt. Ông Lân không muốn dây dưa nên “chuồn” thẳng. Sau này, mỗi lần gặp nhau, chúng tôi thường nói lại chuyện vui này.
Lần gặp cuối cùng
Tôi gặp tướng Lân lần cuối cùng vào những ngày cuối tháng 4-1975, khi ông đưa quân từ Đà Nẵng về Vũng Tàu. Hôm đó ngồi ăn trưa với tướng Lân ở doanh trại Bộ Tư Lệnh TQLC tại bờ biển Vũng Tàu. Bữa ăn trưa đó còn có ông Nguyễn Quang Đan (hiện đang ở Mỹ) là Chánh văn phòng của tướng Lân và cũng là ông chú họ của tôi cũng biết khá rõ. Trong khi ngồi ăn, có chiếc trực thăng trực thăng của Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại cùng một sĩ quan Mỹ đáp xuống gặp tướng Lân. Tôi lánh mặt vào phòng trong để cuộc nói chuyện của họ tự nhiên hơn. Chừng nửa giờ sau, chiếc trực thăng cất cánh ra biển. Chúng tôi tiếp tục cuộc nói chuyện. Thật ra cuộc gặp này để nói về cuộc đảo chính khi “tình hình đất nước đã lâm nguy”. Ông đồng ý tham gia cuộc đảo chính để “cứu vãn tình hình” và nhận lời chiếm dinh Độc Lập. Những người chủ trương đảo chánh tin tưởng tướng Lê Quang Lưỡng –Tư lệnh binh chủng Nhảy Dù, đang đi hành quân song cũng hứa nếu về được sẽ giữ vững cửa ngõ Sài Gòn. Ngoài ra còn Tướng Lê Minh Đảo Tư Lệnh Sư Đoàn 18 ở Long Khánh, các binh chủng thiết giáp, pháo binh, các trường huấn luyện xung quanh khu vực Saigon, số quân nhân còn lại trong các đơn vị, sẽ tham gia với tất cả những gì còn lại.
Vì cú lừa ngoạn mục
Biết rằng cuộc đảo chính thì dễ nhưng giữ Saigon mới khó vì quân Mỹ đã rút hết, cả những bom đạn, vũ khi yểm trợ cũng chẳng còn gì. Giữ Saigon, đóng cửa phi trường và mang theo, bảo vệ số gia đình người Mỹ còn sót lại. Sau đó nếu thế ta quá yếu, sẽ rút về vùng 4, lúc đó tình hình còn rất sáng sủa. Các vị Tướng lãnh nổi danh như Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng… và toàn thể quân nhân vùng 4 sẵn sàng chiến đấu tới phút cuối cùng. Như thế tình hình có thể cứu vãn được bằng một cuộc thương thuyết. Nếu có cuộc đảo chánh đó, biết đâu tình hình có thể sẽ khác đi rất nhiều.
Nhưng rồi một ông Trung tướng Mỹ của tòa Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn vào thuyết phục người đứng đầu cuộc đảo chính rằng “Các ông không cần đảo chánh, nếu Tổng Thống Thiệu ra đi, chỉ còn các ông chứ ai nữa. Nếu các ông làm người dân thiệt hại nặng nề, thành phố tan hoang, sẽ mang tội với lịch sử. Chi bằng các ông cứ đợi đó, bất chiến tự nhiên thành”. Cú lừa ngoạn mục này đã khiến người đứng đầu đảo chánh dễ dàng buông tay.
Lúc đó ở Sài Gòn có Trung Tá Lê Mộng Hoan (hiện ở Orange County) đang là phi đoàn trưởng Phi Đoàn Phản Lực Vùng 4 cũng về nằm trong Tân Sơn Nhất chờ làm đảo chánh. Nhưng phút chót, nếu không ôm được chiếc phản lực còn để ở phi trường quân sự bay về Cần Thơ chắc cũng kẹt lại rồi. Ông Lân thường nhờ ông Nguyễn Quang Đan, liên lạc qua điện thoại với tôi cho kín đáo. Nhưng đợi mãi không có tin tức gì khác nên Tướng Lân buộc phải đưa quân xuống tàu di tản. Trước khi đi, ông cũng cho người gọi điện thoại cho tôi nhưng tôi không thể gặp ông được.
Mãi sau này, sau hơn 12 năm ở cái gọi là “trại cải tao” ra, một thời gian nữa rồi tôi mới liên lạc lại với ông Lân. Nhắc lại chuyện xưa, tướng Lân hỏi tôi có viết hồi ký về cuộc “đảo chánh hụt” đó không. Tôi nói không có ý định gì cả. Ông Lân cũng do dự một chút rồi nói “Quên đi cũng phải, viết cũng chẳng có lợi gì”. Tuy nhiên ông vẫn nói nếu tôi viết lại toàn bộ câu chuyện ông Lân sẽ là một nhân chứng. Nhưng cho đến nay, trước lúc từ biệt người anh hùng TQLC, tôi chỉ nhắc lại một phần chuyện đó để chứng tỏ rằng ông là người sẵn sàng chiến đấu tới phút cuối cùng.
Trước nỗi mất mát lớn lao và rất bất ngờ một vị tướng đáng kính và cũng là niềm hãnh diện của Khóa Cương Quyết. Xin giơ tay kính chào vị anh hùng của chúng tôi lần cuối và xin chia buốn cùng tang quyến. Tôi không dám đại diện cho ai cả, nhưng tôi cho rằng đó cũng là nỗi tiếc thương của toàn thể anh em khóa 4 Trường Sĩ Quan Thủ Đức và những anh em Thương phế binh của binh chủng TQLC còn ở lại Sài Gòn mà tôi đã từng gặp mặt.
Tiểu sử Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
(1932-2014)
Cố thiếu tướng Bùi Thế Lân sinh Tháng 11, năm 1932, tại Hà Nội.
Ông là học sinh hai trường trung học Chu Văn An và Dũng Lạc ở Hà Nội.
1953: Động viên vào Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, năm 1954 tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy- Sau đó làm Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.
1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC
1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham MưuTQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
- Thăng cấp Thiếu Tá
1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
1966: Thăng cấp Đại Tá
1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Tổng Thanh Tra QLVNCH.
- Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
1975: Đầu tháng 4 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California
Huy Chương:
- Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quý kể cả các huy chương của Đồng Minh.
- Legion of Merit ( Degree of Commander)

Văn Quang – Sài Gòn 16-1-2014

ngocdam66
02-26-2014, 03:00 PM
Em bé trên Đại Lộ Kinh Hoànghttp://womenforwoundedwarriors.org/wp-content/uploads/Mitchell-480x453.jpg
Vào mùa hè đỏ lửa năm 1972, một em bé 4 tháng tuổi nằm trên xác mẹ trên Đại Lộ Kinh Hoàng; em đang trườn người trên bụng mẹ tìm vú để bú nhưng mẹ đã chết từ bao giờ. Một người lính Quân Cụ chạy ngang, bồng em bé bỏ vào chiếc nón lá rồi chạy qua cầu Mỹ Chánh, trao lại cho một Thiếu úy Thủy Quân Lục Chiến đang hành quân.(Hình phải: Em bé nay là Trung Tá Kimberly M. Mitchell)

Bao năm trôi qua, em bé mồ côi mẹ nay trở thành Trung Tá trong Quân Lực Hoa Kỳ còn người Thiếu úy TQLC sang Hoa Kỳ theo diện HO nay đang định cư tại tiểu bang New Mexico. Hai người vừa gặp nhau sau 41 năm bặt vô âm tín. Ngày Thứ Ba 2 tháng 4, 2013 vừa qua, nhân dịp sang California dự lễ cưới, người Thiếu Úy TQLC này đã kể cho phóng viên Viễn Đông câu chuyện cảm động và ly kỳ ngay tại khách sạn nơi ông đang tạm cư ngụ.


Người Thiếu Úy TQLC tên là Trần Khắc Báo. Vào thời điểm 1972 ông còn độc thân và phục vụ tại Đại Đội Vận Tải Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, được biệt phái sang Phòng 4 của Sư Đoàn làm sĩ quan phụ trách chuyển vận. Vào sáng 1 tháng 5 năm 1972, Thiếu Úy Báo được lệnh cấp trên, cùng một số đồng đội mở cuộc hành quân để giúp di chuyển Tiểu Đoàn 7 TQLC ra khỏi vùng vừa bị thất thủ thuộc tỉnh Quảng Trị vì một số đông quân nhân bị thất lạc không tìm thấy vị chỉ huy của họ. Ngoài ra, ông cũng xin lệnh giúp di tản các Quân, Dân, Cán, Chính khác đang tìm đường chạy về phía nam sông Mỹ Chánh là nơi quân đội VNCH còn đang trấn giữ; ông được cấp trên chấp thuận.


Khi đơn vị ông đến cầu Mỹ Chánh (Quảng Trị) thì nơi đây là phòng tuyến cuối cùng của VNCH để ngăn chặn quân Cộng Sản Bắc Việt tràn xuống phía Nam. Ông đã chỉ huy 20 quân xa GMC thực hiện cấp tốc cuộc di tản suốt ngày. Đến khoảng 4 hay 5 giờ chiều ông Trần Khắc Báo nhìn thấy thấp thoáng bên kia cầu còn một người đang ôm chiếc nón lá thất thểu đi qua với dáng điệu hết sức mỏi mệt. Ông định chạy qua giúp người này nhưng vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5 TQLC đang trách nhiệm trấn giữ tại đó la lớn:

“Cây cầu tao đã gài mìn, có thể nổ và sẵn sàng phá hủy khi thấy chiến xa Việt Cộng xuất hiện, đừng chạy qua, mày sẽ bị bỏ lại bên đó không về lại được đâu nghe!”
https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRjb9gj_qDDknOyQ2Q4_sqA6anxjl6YI Ouk6SyzZeGHkKz8ylKYgg
Ông cố nài nỉ:

“Đại Bàng chờ em một chút, cho em cứu người cuối cùng này.”

Và ông chạy đến đưa người này qua cầu. Thấy người này đi không nổi, thất tha thất thểu mà tay còn cố ôm vòng chiếc nón lá, Thiếu Úy Báo nói đùa:
“Đi không nổi mà còn mang theo vàng bạc châu báu gì nữa đây cha nội?”
Người ôm vòng chiếc nón lá nói với Thiếu úy Trần Khắc Báo:

“Em là lính Quân Cụ thuộc Tiểu Khu Quảng Trị, trên đường chạy về đây em thấy cảnh tượng hết sức thương tâm này, mẹ nó đã chết từ bao giờ không biết và nó đang trườn mình trên bụng mẹ nó tìm vú để bú, em cầm lòng không được nên bế nó bỏ vào chiếc nón lá mang đến đây trao cho Thiếu Úy, xin ông ráng cứu nó vì em kiệt sức rồi, không thể đi xa được nữa và cũng không có cách gì giúp em bé này.”

Nói xong anh ta trao chiếc nón lá có em bé cho Thiếu úy Báo.

Ngừng một chút, ông Báo nói với chúng tôi:

“Mình là người lính VNCH, mình đã được huấn luyện và thuộc nằm lòng tinh thần ‘Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm’ nên lúc đó tôi nghĩ trách nhiệm của mình là lo cho dân nên tôi nhận đứa bé và nói với người lính Quân Cụ: ‘Thôi được rồi, để tôi lo cho nó, còn anh, anh cũng lo cho sức khỏe của anh, lên GMC đi để chúng tôi đưa anh về vùng an toàn.’”


Sau đó, người sĩ quan TQLC ôm em bé leo lên chiếc xe Jeep chạy về Phong Điền, cách đó khoảng 20 cây số. Trên đường đi, ông Báo cảm thấy rất bối rối vì em bé khóc không thành tiếng vì đói, khát mà ông thì còn là một thanh niên trẻ (lúc đó mới 24 tuổi) chưa có kinh nghiệm gì nên ông hỏi người tài xế, bây giờ phải làm sao? Người tài xế tên Tài trả lời:
https://encrypted-tbn1.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcSTGG4DzSjvT-Cu9yvm6edX2vejR9fBoR4UfWTl_FVYXRD2qw1yLA“Ông thầy cho nó bú đi! Ông thầy không có sữa thì lấy bi đông nước chấm đầu ngón tay vào nước để vào miệng nó cho nó bú.”
Ông Báo làm theo lời chỉ và em bé nín khóc rồi nằm im cho đến khi ông đưa em vào Phòng Xã Hội của Lữ Đoàn TQLC. Tại đây, gặp Thiếu tá Nhiều, Trưởng Phòng 4 TQLC, ông trao em bé cho Thiếu tá Nhiều và nói:

“Thiếu tá, tôi có lượm một em bé ngoài mặt trận, xin giao cho Thiếu tá.”
Ông này nhìn ông Báo cười và nói:

“Mày đi đánh giặc mà còn con rơi con rớt tùm lum!”
Ông Báo thanh minh:

“Không! Tôi lượm nó ngoài mặt trận; nó đang nằm trên xác mẹ nó.” Thiếu tá Nhiều bảo:

“Thôi, đem em bé giao cho Phòng Xã Hội để họ làm thủ tục lo cho nó.” Sau đó, ông Báo đưa em bé cho một nữ quân nhân phụ trách xã hội. Cô này nói với ông:
“Thiếu úy giao thì Thiếu úy phải có trách nhiệm, vì em bé này ở ngoài mặt trận thì Thiếu úy phải cho nó cái tên và tên họ Thiếu úy nữa để sau này nó biết cội nguồn của nó mà tìm.”


Lúc đó, ông còn độc thân nhưng trong thâm tâm ông vốn nghĩ rằng sau này khi ông cưới vợ, nếu có con gái ông sẽ đặt tên là Bích, nếu con trai ông sẽ đặt tên là Bảo, nên sau khi nghe người nữ quân nhân nói, ông Báo đặt ngay cho em bé cái tên là Trần Thị Ngọc Bích.

Sau đó ông trở về đơn vị và cuộc chiến ngày càng trở nên khốc liệt cho tới tháng 3/1975, đơn vị ông bị thất thủ cùng Lữ Đoàn 2 TQLC ở Huế và ông Báo bị Việt cộng bắt làm tù binh. Mãi đến năm 1981 ông được chúng thả về gia đình và bị quản chế. Tháng 9/1994 ông được sang định cư tại thành phố Albuqueque, tiểu bang New Mexico…


Em bé Mồ Côi Gặp May Mắn


Em bé Trần Thị Ngọc Bích được Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC đem đến Cô Nhi Viện Thánh Tâm Đà Nẵng giao cho các Dì Phước chăm sóc. Số hồ sơ của em là 899.
Một hôm có ông Trung Sĩ Hoa Kỳ thuộc binh chủng Không Quân phục vụ tại phi trường Đà Nẵng tên là James Mitchell vô Cô Nhi Viện xin nhận một trong các em tại đây làm con nuôi. Em Trần Thị Ngọc Bích may mắn lọt vào mắt xanh của ông James Mitchell và trở thành thành viên của gia đình này từ đó đến nay.
Sau khi rời khỏi binh chủng Không Quân, ông James Mitchell trở về Hoa Kỳ vào năm 1972. Ông quyết định mang theo đứa con nuôi Trần Thị Ngọc Bích, lúc đó em mới được 6 tháng.


Hai ông bà Mitchell đặt tên Mỹ cho em là Kimberly Mitchell. Em ở tại trang trại của gia đình tại Solon Springs, tiểu bang Wisconsin. Kimberly Mitchell lớn lên tại đây và được bố mẹ nuôi rất thương yêu, coi như con ruột. Em được đi học, tham gia thể thao và vào hội thanh niên. Lớn lên em vừa đi học vừa phụ giúp cha mẹ nuôi bò và làm phó mát. Cái tên Trần Thị Ngọc Bích đã bị quên lãng từ đó, và Kimberly Mitchell cho biết, mỗi khi nghe ai nói gì về Việt Nam, cô thường tự hỏi, Việt Nam là đâu nhỉ?

Khi đã có trí khôn, Kimberly Mitchell nhận thấy mình không phải người Mỹ như bố mẹ, không phải con lai, không phải người Tàu. Cô không biết mình là người nước nào và cứ mang cái thắc mắc đó mãi mà không ai có thể trả lời cho cô.
Một hôm, Kimberly Mitchell đánh bạo hỏi bố:

“Con muốn biết con người gì, nguồn gốc con ở đâu? Tại sao con lại là con bố mẹ?”
Bố nuôi James giải thích cho cô:

“Con là người Việt Nam, bố mẹ xin con từ trong viện mồ côi ở Đà Nẵng, Việt Nam. Nếu con muốn tìm nguồn cội của con, con có thể về Đà Nẵng, may ra tìm được tông tích của gia đình con.”

Ngay từ khi Kimberly còn học lớp ba, bố nuôi em đã muốn sau này cho Kimberly gia nhập Không Quân nhân khi cô được chọn tham dự hội thảo về nghệ thuật lãnh đạo dành cho những học sinh xuất sắc. Nhưng rồi định mệnh xui khiến, cô lại theo Hải Quân. Trong thời gian theo học, Kimberly Mitchell phải bỏ học một năm vì bố nuôi qua đời năm 1991 trong một tai nạn tại trang trại của gia đình. Sau đó cô trở lại trường và tiếp tục học. Năm 1996 cô tốt nghiệp Cơ Khí Hàng Hải và phục vụ trong Hải Quân Hoa Kỳ và hiện nay mang cấp bậc Trung Tá, Phó Giám Đốc Văn Phòng Trợ Giúp Quân Nhân và Thân Nhân tại Ngũ Giác Đài.
http://photos.state.gov/galleries/vietnam/8621/images2011/kimmitchell2011i.jpg (http://photos.state.gov/galleries/vietnam/8621/images2011/kimmitchell2011i.jpg)Năm 2011, Kimberly Mitchell trở về cố hương trong vai một nữ Trung Tá Hải Quân, Lực Hoa Kỳ, mong gặp lại người thân. Đến Viện Nuôi Trẻ Mồ Côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng, cô may mắn gặp được Sơ Mary, người tiếp nhận cô năm 1972 từ một nữ quân nhân Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC. Giây phút thật cảm động, nhưng Kimberly chỉ được Sơ Mary cho biết:(Right: Lieutenant Commander Kim Mitchell with Sister Mary (left) and Sister Vincent in Danang.)


“Lúc người ta mang con tới đây, con mới có 4 tháng và họ đặt tên con là Trần Thị Ngọc Bích. Họ nói mẹ con đã chết trên Đại Lộ Kinh Hoàng, con được một người lính VNCH cứu đem đến đây giao cho Cô Nhi Viện rồi đi mất, vì lúc đó chiến tranh tàn khốc lắm.”

Kimberly không biết gì hơn và cô quay trở lại Mỹ. Sau khi đã biết mình là người Việt Nam, thỉnh thoảng cô viết trên website câu chuyện của mình.
Gặp Lại Cố Nhân


Ông Trần Khắc Báo đưa cho chúng tôi xem một số hình ảnh, một số báo tiếng Việt và mấy tờ báo tiếng Anh đăng hình cuộc gặp gỡ giữa gia đình ông và cô Trần Thị Ngọc Bích, và nói:

“Sau khi ra tù Việt Cộng, tôi cũng cố tìm hiểu xem em bé Trần Thị Ngọc Bích nay ra sao, kể cả người lính Quân Cụ năm xưa, nhưng tất cả đều bặt vô âm tín. Một hôm tình cờ tôi đọc được một bài viết của tác giả Trúc Giang trên tờ Việt Báo Hải Ngoại số 66 phát hành tại New Jersey, tác giả kể lại câu chuyện đi Mỹ của một em bé trong cô nhi viện Đà Nẵng mang tên Trần Thị Ngọc Bích. Đọc xong tôi rất xúc động pha lẫn vui mừng, vì có thể 80, 90% cô Ngọc Bích đó là do mình cứu và đặt tên cho cô.”

Sau đó, ông nhờ người bạn tên là Đào Thị Lệ làm việc trong New York Life, có chồng người Mỹ và có em cũng ở trong Hải Quân Hoa Kỳ, liên lạc tìm kiếm Mitchell. Và chính cô Đào Thị Lệ là người đầu tiên trực tiếp nói chuyện với Trần Thị Ngọc Bích đang làm việc tại Ngũ Giác Đài.

Theo ông nghĩ, có thể cô Mitchell bán tín bán nghi, không biết chuyện này có đúng không hay là chuyện “thấy sang bắt quàng làm họ” như ông cha mình thường nói. Nhưng sau khi nói chuyện với ông Trần Khắc Báo, Mitchell quyết định tổ chức một cuộc hội ngộ trước các cơ quan truyền thông. Cô xin phép đơn vị và mời được 7 đài truyền hình cùng một số phóng viên báo chí từ Washington, D.C cũng như nhiều nơi về tham dự.


Cuộc hội ngộ, theo ông Báo cho biết, hoàn toàn do cô Kimberly Mitchell quyết định, địa điểm là trụ sở Hội Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia New Mexico vào Thứ Sáu, ngày 29.8. 2012. Cô đến phi trường vào tối Thứ Năm 28.8, gia đình ông Báo ngỏ ý ra phi trường đón nhưng cô cho cô Đào thị Lệ biết là cô không muốn gia đình đón ở phi trường cũng như đưa vào khách sạn. Cô muốn dành giây phút thật cảm động và ý nghĩa này trước mặt mọi người, đặc biệt là trước mặt các cơ quan truyền thông, và cô muốn ông Báo mặc bộ quân phục TQLC như khi ông tiếp nhận cô đưa đến Phòng Xã Hội Sư Đoàn TQLC cách nay 41 năm.


Giây phút đầy xúc động
http://nguoiviettudoutah.org/2011/wp-content/themes/arthemia/scripts/timthumb.php?src=/wp-content/uploads/2013/04/2013-04-07_000015.jpg&w=300&h=275&zc=1&q=100 (http://www.google.com/url?sa=i&rct=j&q=&esrc=s&frm=1&source=images&cd=&cad=rja&docid=BByCaqzKdPtfRM&tbnid=nwbRug3SjJzO8M:&ved=0CAUQjRw&url=http%3A%2F%2Fnguoivietutah.org%2F&ei=qkJiUcm5A8LB4APR7oDwCA&bvm=bv.44770516,d.dmg&psig=AFQjCNH-l1KJ-3itlmWQ4v_zyPHtVDGYmA&ust=1365480474606189)Gia đình ông Trần Khắc Báo gồm vợ và con gái cùng có mặt. Khi ông Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia hỏi cô Kimberly Mitchell:

“Cô đến đây tìm ai?”

Cô trả lời:
“Tôi muốn tìm ông Trần Khắc Báo.”

Vị Chủ Tịch quay sang ông Báo đang mặc quân phục và giới thiệu:
“Đây là ông Trần Khắc Báo.”

Lập tức, Kimberly Mitchell Trần Thị Ngọc Bích tiến lại ôm lấy ông Báo và cả hai cùng khóc nức nở.

Giây phút xúc động qua đi, cô Kimberly hỏi ông Trần Ngọc Báo:
“Ông là người đã cứu mạng tôi, tôi mới có ngày hôm nay; tôi xin cám ơn ông, và bây giờ ông muốn gì ở tôi?”

Ông Trần Khắc Báo nói :
“Thực sự bây giờ tôi chỉ muốn cô nói với tôi một lời bằng tiếng Việt, cô hãy kêu tôi là “Tía”. Vì tất cả các con tôi đều gọi tôi bằng Tía, tôi xem cô cũng như con tôi, tôi chỉ mong điều đó.”

Và ông mãn nguyện ngay, khi Kimberly Mitchell gọi “Tía”. Ông nói với chúng tôi:

“Bấy giờ tôi thực sự mãn nguyện.”


Trả lời các câu hỏi của chúng tôi, ông Trần Khắc Báo cho biết, cô Kimberly chưa lập gia đình và cô có hứa sẽ thường xuyên liên lạc với gia đình ông. Ông có nhắc cô Kimberly điều này, rằng cô không phải là đứa trẻ bị bỏ rơi. Cô đã được những người lính VNCH có tinh thần trách nhiệm cứu sống trên bụng mẹ cô đã chết, và chính ông đã đặt tên cho cô là Trần Thị Ngọc Bích. Ông cũng mong rằng sau này, cô có thể trở lại Quảng Trị, may ra có thể tìm ra tung tích cha cô hoặc người thân của mình. Ông Trần Khắc Báo cũng cho biết, ông mất liên lạc với người lính Quân Cụ từ lúc hai người giao nhận đứa bé đến nay.


Trong cuộc hội ngộ, trả lời câu hỏi của các phóng viên Hoa Kỳ, nữ Trung Tá Kimberly Mitchell cho biết, cô có hai cái may. Cái may thứ nhất là cô được tìm thấy và mang tới trại mồ côi . Cái may thứ hai là được ông bà James Mitchell bước vào trại mồ côi và nói với các Sơ rằng, ông muốn nhận em bé này làm con nuôi.”


Câu chuyện sau 41 năm kết thúc tốt đẹp, cô Trần Thị Ngọc Bích đúng là viên ngọc quý trên Đại Lộ Kinh Hoàng như ý nguyện của người đã cứu mạng em, vì chính cô đã làm vẻ vang cho dân tộc Việt khi cố gắng học hành để trở nên người lãnh đạo xuất sắc trong Quân Lực Hoa Kỳ, một quân lực hùng mạnh vào bậc nhất thế giới.


Người quân nhân binh chủng Quân Cụ và người sĩ quan TQLC Trần Khắc Báo đã thể hiện tinh thần của một quân nhân Quân Lực VNCH , luôn đặt Tổ Quốc – Danh Dự và Trách Nhiệm trên hết.


Thanh Phong

ngocdam66
05-12-2014, 07:39 AM
Gian Truân Chỉ Là Thử Thách






Huy Phương





Từ một đứa trẻ mồ côi, nghèo khó phải đi chăn trâu, Hồ Văn Trung, một người tỵ nạn CS ở Úc đã phấn đấu để trở thành chủ tịch một tập đoàn thương mại mang tên Trang' Group, hiện có 5 nhà máy sản xuất thực phẩm ăn liền tại Úc, Việt Nam và Trung Quốc, cung cấp thực phẩm “fast food” cho toàn thế giới.









http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/187724-HVT-1-4.jpg

Báo chí Úc Châu loan tin về chiếc máy làm “chả giò” tự động của Hồ Văn Trung. (Hình: Huy Phương)








Sinh ra tại một làng nghèo miền Trung, thuộc huyện Hương Trà, Thừa Thiên, mẹ cậu là một người đi làm thuê, không có nỗi một nơi gọi là nhà, mà chỉ có một túp lều tranh che tạm. Ngày cậu bé ra đời cũng là ngày cha cậu qua đời, trong cảnh quê mùa, túng thiếu người mẹ cũng không nghĩ đến phải đặt cho con một cái tên, và cũng không ai chỉ dẫn, do vậy mãi đến 5 năm sau, cậu bé cũng không có được một cái giấy khai sinh. Ðến mùa khai giảng năm ấy, cậu bé hí hửng theo mẹ đến trường, nhưng không được vào lớp vì không có khai sinh. Cuối cùng nhờ có một vị trí thức hảo tâm trong làng đặt cho cậu bé một cái tên và ông thân hành đi lập tờ khai sinh cho cậu, và từ đó người ta gọi tên cậu là Hồ Văn Trung.


Gia đình Trung bữa đói bữa no, chủ yếu sống nhờ những bữa cơm rau từ món tiền làm thuê của mẹ, tuy vậy bà quyết tâm cho con, dù chân đất phải đến trường để kiếm chút vốn chữ nghĩa, hầu thoát ra cảnh nghèo đói triền miên. Lên trung học, mỗi ngày Trung phải đi bộ từ ngôi làng quê đến ngôi trường ở Huế và trở về trên đoạn đường 26 km, mãi về sau mới nhờ được bạn học cùng lớp chở cho đi trên một chiếc xe đạp, rồi trên một chiếc xe mobylette. Trung mang đầy mặc cảm vì cảnh nghèo khó của mình, mỗi ngày với nắm cơm vắt và muối mè để hoàn tất việc học vấn. Thỉnh thoảng phải nhờ đến những bữa cơm “tế bần” do Ty Xã hội Huế cung cấp. Trung theo học Ðại Học Khoa Học, Huế, rồi Saigon, nhiều lúc phải nhịn đói lả người không có hạt cơm, cuối cùng anh kiếm được một chân gia sư (precepteur) để có thể đeo đuổi xong chương trình đại học.







http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/187724-HVT-2-4.jpg

Bìa của cuốn sách “Gian Truân Chỉ Là Thử Thách.” (Hình: Huy Phương)









Trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, Trung hoạt động trong nhóm sinh viên tại đại học xá Minh Mạng, bị vào tù vì tội chống chính quyền, sau ngày Saigon thất thủ, Hồ Văn Trung bị vào tù “cải tạo” trong phong trào sinh viên, rồi tiếp đến ở tù lần thứ ba vì chuyện vượt biên.


Cuối cùng năm 1980, Hồ Văn Trung đến được Sydney, Úc Châu, vừa đi làm vừa vào đại học, trong khi vợ ông đi rửa chén trong nhà hàng. Hai năm sau. Hồ Văn Trung mở nhà hàng ăn ở Wollongon vừa có dự tính muốn làm kỹ nghệ chế biến thức ăn đóng hộp nhờ chịu khó và học hỏi kỹ thuật ở Mỹ và Âu Châu. Năm 1985. Trang Foods Company ra đời, và ba năm sau, thành công nổi tiếng với chiếc máy tự động làm chả giò từ khâu xay, trộn thịt, làm bánh tráng và cuốn bánh, với năng suất 45 cuốn trong một phút.


Hiện nay Trang's Group với các sản phẩm đóng hộp (ăn liền) như cơm chiên, cá hấp, chả giò, đùi gà bọc bột chiên... đã có mặt với đại diện công ty tại Úc, Mỹ, Anh Pháp, Trung Hoa và tận đến Phi Châu với 4 nhà máy ở Sydney (Úc,) Anh, Saigon, Tuy Hòa (Việt Nam) và Sing Tao (Trung Quốc).


Ðể trao lại cho giới trẻ kinh nghiệm của một người nghèo khó, cơm không có ăn, không có nỗi một chiếc xe đạp đi học, đã phấn đấu để trở thành một giám đốc tập đoàn thương mại có sản phẩm cung cấp cho toàn cầu, Hồ Văn Trung đã hoàn thành tập hồi ký “Gian Truân Chỉ Là Thử Thách” được phát hành rộng rãi trong các cộng đồng người Việt trên thế giới.









http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/187724-HVT-3-4.jpg

Một vài sản phẩm “thực phẩm ăn liền” của Trang's Group. (Hình: Huy Phương)








Ðể trả món nợ ân tình từ thuở ấu thời khốn khó, Hồ Văn Trung đã mở những quán cơm xã hội tại quê nhà ở Huế cho học sinh và sinh viên nghèo. Từ Sydney đến, trong buổi ra mắt sách được tổ chức đơn giản tại một nhà hàng tại Fountain Valley vào đầu Tháng Tư năm 2013, điều làm cho người tham dự cảm động nhất là có sự hiện diện của những người bạn thuở hàn vi, như người bạn nghèo đã chở ông đi học trên những đoạn đường dài, người anh cô cậu đã bảo bọc giúp đỡ ông, gia đình một người hảo tâm đã đem Hồ Văn Trung về làm gia sư, sau khi biết được người học trò nghèo này ba ngày đói xỉu vì không có một hột cơm bỏ bụng.



Ðiều hiếm hoi ở đây không phải vì Hồ Văn Trung ngày nay đã có sự nghiệp, giàu có, mà đây là một người luôn luôn không quên dĩ vãng, không giấu giếm những bất hạnh, với cảnh gia đình nghèo khổ. Khi chúng tôi hỏi Hồ Văn Trung vì sao ông chọn ngành sản xuất thực phẩm, ông trả lời có thể vì cuộc đời, thuở nhỏ bị ám ảnh bởi cái đói và miếng ăn!


Ðơn giản trong cuộc sống, luôn luôn trọng tình nghĩa, mặc dầu ngày nay ông đã trao tất cả sự nghiệp thương mãi cho con, dành thời gian đi làm việc xã hội, giúp cho những người nghèo khó bất hạnh.


Theo lời phát biểu của một quan khách, cái “có” của ông Hồ Văn Trung không phải là sự thành công, giàu có hay quyền lực, mà ngày nay, sau nhiều biến cố thời gian, chiến tranh và ly tán, hôm nay ông còn có được một mẹ già tuổi đã cao để phụng dưỡng, có những ân nhân thời thơ ấu đã giúp ông từng bữa ăn để nói một lời cám ơn. Hồ Văn Trung là một người thành công nhưng biết quay nhìn lại con đường mình đã đi qua.

Triển
05-12-2014, 11:03 PM
Lên trung học, mỗi ngày Trung phải đi bộ từ ngôi làng quê đến ngôi trường ở Huế và trở về trên đoạn đường 26 km, mãi về sau mới nhờ được bạn học cùng lớp chở cho đi trên một chiếc xe đạp, rồi trên một chiếc xe mobylette.


Chịu cực chịu khổ có ngày thành công là một đức tính tốt nhưng mà có nên cương quá không ta. :D
Tôi không biết bà con đi bộ vận tốc ra sao nha. Tôi thấy trung bình người 6 cây số / giờ là quá dữ rồi, đi bộ 26 cây số đến trường nghĩa là cần hơn 4 tiếng. Đi về cần thêm hơn 4 tiếng nữa. Nghĩa là đi đến nơi gặp mặt thầy cô xong rồi chào thưa thầy con dzìa chăng? Một ngày nội cho việc đi lại không cũng mất hơn 8 tiếng rưỡi đồng hồ, rồi thời gian đâu về nhà làm bài tập đồ ta?

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4f/Blender3D_NormalWalkCycle.gif
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/a/ae/1987WorldCupTrials.jpg/325px-1987WorldCupTrials.jpg


(wiki (http://en.wikipedia.org/wiki/Walking))

ốc
05-13-2014, 08:22 AM
Có nhẽ nào bác ấy biết thuật khinh công? Hay có thể là nhà báo cương hộ. Em đọc thấy tên của công ty là Trang's Group nhưng hình ảnh trong bài thì rõ ràng là sản phẩm mang nhãn hiệu "Ocean House." Các nhà báo An nam ta rất là "dễ dãi."

Ở trang mạng của Trang's Group thì chỉ có cái ảnh một hộp chả giò như thế này.

http://www.trangsgroup.com/media/hinhanhnhamay/chagios.jpg

Đậu
05-13-2014, 08:47 AM
Trước ngày 30 Tháng Tư, 1975, Trung hoạt động trong nhóm sinh viên tại đại học xá Minh Mạng, bị vào tù vì tội chống chính quyền, sau ngày Saigon thất thủ, Hồ Văn Trung bị vào tù “cải tạo” trong phong trào sinh viên, rồi tiếp đến ở tù lần thứ ba vì chuyện vượt biên.Trước 1975, ông này bị tù vì tội chống chính quyền Sài gòn mà sau 4-1975 lại bị tù "cải tạo" là sao? Nhẽ thường là thành phần có công với CM phải được điều động về các vùng đang có nhu cầu lãnh đạo để thúc đẩy quần chúng hội nhập vào sự nghiệp này nọ. Ít ra là chi hội trưởng chi hội TNGP của một xã ấp huyện lỵ nào chứ chả chơi? Hay đây, em đoán, là lỗi của người đánh máy chữ. Như 2,6 km qua tay phù phép bỗng chốc leo lên 26km?

ngocdam66
06-05-2014, 07:51 AM
https://us-mg5.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f1314592%5fAE6%2fimIAA A%2bGU5B70AAAAEoETNg&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail


Đại tá Lương Xuân Việt, hiện là Tư lệnh Phó Hành Quân của Đệ Nhất Sư Đoàn Không Kỵ (Deputy CG - Maneuver/ 1st. Cavalry Division), tại Fort Hood, Texas, đã được thăngcấp Chuẩn tướng.





NOMINATIONS IN COMMITTEE (NON-CIVILIAN) This document identifies non-civilian nominations submitted by the President to the Senate for confirmation during the current congress and that are currently undergoing committee consideration. The nominations are listed by committee and in reverse chronological order based on the referral date. In the Committee on Armed ServicesMay 21, 14 PN1730 Army The following named officers for appointment in the Reserve of the Army to the grades indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Brigadier General Daniel R. Ammerman, to be Major General Brigadier General Scottie D. Carpenter, to be Major General Brigadier General Phillip M. Churn, Sr., to be Major General Brigadier General Allan W. Elliott, to be Major General Brigadier General A. C. Roper, Jr., to be Major General Brigadier General Tracy A. Thompson, to be Major General Colonel Sandra L. Alvey, to be Brigadier General Colonel James A. Blankenhorn, to be Brigadier General Colonel David E. Elwell, to be Brigadier General Colonel Steven T. Eveker, to be Brigadier General Colonel Carlton Fisher, Jr., to be Brigadier General Colonel Leela J. Gray, to be Brigadier General Colonel Darrell J. Guthrie, to be Brigadier General Colonel Mary-Kate Leahy, to be Brigadier General Colonel Frederick R. Maiocco, Jr., to be Brigadier General Colonel Jonathan J. McColumn, to be Brigadier General Colonel Gregory J. Mosser, to be Brigadier General Colonel Barbara L. Owens, to be Brigadier General Colonel Joe D. Robinson, to be Brigadier General Colonel Alberto C. Rosende, to be Brigadier General Colonel Richard C. Staats, to be Brigadier General Colonel Christopher W. Stockel, to be Brigadier General Colonel Kelly E. Wakefield, to be Brigadier General Colonel Jason L. Walrath, to be Brigadier General Colonel Donna R. Williams, to be Brigadier GeneralMay 20, 14 PN1726 Navy Nominations beginning CHRISTOPHER G. ADAMS, and ending NICOLAS D. I. YAMODIS, which 11 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1725 Navy Nominations beginning KRISTIN ACQUAVELLA, and ending JEROME R. WHITE, which 26 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1724 Navy Nominations beginning JEFFREY W. BLEDSOE, and ending SUSAN A. UNION, which 17 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1723 Navy Nominations beginning BRADLEY A. APPLEMAN, and ending JOSEPH ROMERO, which 7 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1722 Navy Nominations beginning PAUL J. BROCHU, and ending GARY D. WEST, which 27 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1721 Navy Nominations beginning JEFFREY G. ANT, and ending DONNA M. WILLIAMS, which 22 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1720 Navy Nominations beginning ADDIE ALKHAS, and ending PATRICK E. YOUNG, which 66 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 20, 2014.May 20, 14 PN1719 Marine Corps The following named officer for appointment in the United States Marine Corps to the grade indicated while assigned to a position of importance and responsibility under title 10, U.S.C., section 601: Maj. Gen. David H. Berger, to be Lieutenant GeneralMay 20, 14 PN1718 Army The following named officers for appointment to the grade indicated in the United States Army under title 10, U.S.C., section 624: Colonel Francis M. Beaudette, to be Brigadier General Colonel Paul Bontrager, to be Brigadier General Colonel Gary M. Brito, to be Brigadier General Colonel Scott E. Brower, to be Brigadier General Colonel Patrick W. Burden, to be Brigadier General Colonel Joseph R. Calloway, to be Brigadier General Colonel Paul T. Calvert, to be Brigadier General Colonel Welton Chase, Jr., to be Brigadier General Colonel Brian P. Cummings, to be Brigadier General Colonel Edwin J. Deedrick, Jr., to be Brigadier General Colonel Jeffrey W. Drushal, to be Brigadier General Colonel Rodney D. Fogg, to be Brigadier General Colonel Robin L. Fontes, to be Brigadier General Colonel Karen H. Gibson, to be Brigadier General Colonel David C. Hill, to be Brigadier General Colonel Michael D. Hoskin, to be Brigadier General Colonel Kenneth D. Hubbard, to be Brigadier General Colonel James B. Jarrard, to be Brigadier General Colonel Sean M. Jenkins, to be Brigadier General Colonel Mitchell L. Kilgo, to be Brigadier General Colonel Richard C. S. Kim, to be Brigadier General Colonel William E. King IV, to be Brigadier General Colonel Ronald Kirklin, to be Brigadier General Colonel John S. Kolasheski, to be Brigadier General Colonel David P. Komar, to be Brigadier General Colonel Viet X. Luong, to be Brigadier General Colonel Patrick E. Matlock, to be Brigadier General Colonel James J. Mingus, to be Brigadier General Colonel Joseph W. Rank, to be Brigadier General Colonel Eric L. Sanchez, to be Brigadier General Colonel Christopher J. Sharpsten, to be Brigadier General Colonel Christipher L. Spillman, to be Brigadier General Colonel Michael J. Tarsa, to be Brigadier General Colonel Frank W. Tate, to be Brigadier General Colonel Richard M. Toy, to be Brigadier General Colonel William A. Turner, to be Brigadier General Colonel Brian E. Winski, to be Brigadier GeneralMay 15, 14 PN1712-2 Air ForceMay 08, 14 PN1700 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Brig. Gen. Roger W. Teague, to be Major GeneralMay 08, 14 PN1699 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Brig. Gen. Mark A. Brown, to be Major GeneralMay 07, 14 PN1695 Navy Nominations beginning REGINALD T. KING, and ending KEVIN L. STECK, which 3 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1694 Navy Nominations beginning BRYAN E. BRASWELL, and ending TYRONE L. WARD, which 10 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1693 Navy Nominations beginning ANTHONY T. BUTERA, and ending MIRIAM K. SMYTH, which 12 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1692 Navy Nominations beginning NONITO V. BLAS, and ending DAVID S. WARNER, which 8 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1691 Navy Nominations beginning MICHAEL L. BAKER, and ending ROBERT F. OGDEN, which 6 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1690 Navy Nominations beginning JEFFREY D. BUSS, and ending BRAULIO PAIZ, which 6 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1689 Navy Nominations beginning CHARLES W. BROWN, and ending SCOTT E. NORR, which 3 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1688 Navy Nominations beginning GREGORY S. IRETON, and ending CYNTHIA V. MORGAN, which 4 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1687 Navy Nominations beginning CHRISTOPHER J. COUCH, and ending NATHAN D. SCHNEIDER, which 4 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1686 Navy Nominations beginning ROBERT L. CALHOUN, JR., and ending THADDEUS O. WALKER III, which 4 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1685 Navy Nominations beginning JERRY L. ALEXANDER, JR., and ending JASON L. WEBB, which 10 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1684 Navy Nominations beginning DOUGLAS S. BELVIN, and ending LAURA A. SCHUESSLER, which 14 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1683 Navy Nominations beginning TIMOTHY A. BARNEY, and ending ROBERT A. WOLF, which 17 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1682 Navy Nominations beginning TODD A. ABRAHAMSON, and ending DAVID A. YOUTT, which 195 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1674-2 Army THE FOLLOWING NAMED OFFICERS FOR APPOINTMENT TO THE GRADE INDICATED IN THE RESERVE OF THE ARMY UNDER TITLE 10, U.S.C., SECTION 12203: KIMBERELY DEROUENSLAVEN, to be ColonelMay 07, 14 PN1670 Air Force Nominations beginning ROY G. ALLEN III, and ending JOHN M. WILLIAMSON, which 62 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1668 Air Force Nominations beginning JOHN T. AALBORG, JR., and ending MICHAEL A. ZROSTLIK, which 364 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 07, 14 PN1666 Air Force Nominations beginning CHRISTINE R. BERBERICK, and ending DEEDRA L. ZABOKRTSKY, which 20 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 7, 2014.May 05, 14 PN1665 Navy The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Navy Reserve under title 10, U.S.C., section 12203: Roger F. Wilbur, to be CaptainMay 05, 14 PN1664 Navy Nominations beginning SCOTT W. ALEXANDER, and ending JAMES A. YOUNG, which 60 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1663 Navy Nominations beginning CHAD E. BAKER, and ending CHRIS F. WHITE, which 19 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1662 Navy Nominations beginning TIMOTHY M. BAKER, and ending JOHN E. SEDLOCK, which 3 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1661 Navy Nominations beginning ROBERT DRYMAN, and ending JERI L. ONEILL, which 4 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1660 Navy Nominations beginning PHILLIP H. BURNSIDE, and ending ERIC M. THOMAS, which 6 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1659 Navy The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Navy Reserve under title 10, U.S.C., section 12203: Mark J. Mouriski, to be CaptainMay 05, 14 PN1658 Navy The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Navy Reserve under title 10, U.S.C., section 12203: Billy C. Young, to be CaptainMay 05, 14 PN1657 Navy The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Navy Reserve under title 10, U.S.C., section 12203: David R. Storr, to be CaptainMay 05, 14 PN1656 Navy Nominations beginning DARYL S. BORGQUIST, and ending JOHN FILOSTRAT, which 3 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1655 Navy Nominations beginning JOHN BELLISSIMO, and ending RANDALL J. WROBLEWSKI, which 11 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 05, 14 PN1654 Navy The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Navy Reserve under title 10, U.S.C., section 12203: Joseph M. Acosta, to be CaptainMay 05, 14 PN1653 Navy Nominations beginning COLIN CAMPBELL, and ending JAY T. YOUNG, which 9 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on May 5, 2014.May 01, 14 PN1619 Army The following Army National Guard of the United States officer for appointment in the Reserve of the Army to the grade indicated under title 10, U.S.C., sections 12203 and 12211: Brig. Gen. John L. Gronski, to be Major GeneralMay 01, 14 PN1618 Army The following named officer for appointment in the Reserve of the Army to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Brig. Gen. Margaret C. Wilmoth, to be Major GeneralApr 10, 14 PN1606 Army Nominations beginning JASON K. ABBOTT, and ending D012084, which 862 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on April 10, 2014.Apr 10, 14 PN1605 Army Nominations beginning ISAIAH C. ABBOTT, and ending D012187, which 420 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on April 10, 2014.Apr 10, 14 PN1604 Army Nominations beginning STEPHEN R. ABRAMS, and ending G010257, which 417 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on April 10, 2014.Apr 10, 14 PN1592 Navy The following named officers for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Rear Adm. (lh) Sean S. Buck, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Mark W. Darrah, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Michael M. Gilday, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Jeffrey A. Harley, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Kevin J. Kovacich, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Dietrich H. Kuhlmann III, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Victorino G. Mercado, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) John C. Scorby, Jr., to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) John W. Smith, Jr., to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Richard P. Snyder, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Scott A. Stearney, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Joseph E. Tofalo, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1591 Navy The following named officers for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Captain Kevin C. Hayes, to be Rear Admiral (Lower Half) Captain Daniel B. Hendrickson, to be Rear Admiral (Lower Half) Captain Thomas G. Reck, to be Rear Admiral (Lower Half) Captain Linda R.D. Wackerman, to be Rear Admiral (Lower Half) Captain Matthew A. Zirkle, to be Rear Admiral (Lower Half)Apr 10, 14 PN1590 Navy The following named officers for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Rear Adm. (lh) Brian B. Brown, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Sean R. Filipowski, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Brett C. Heimbigner, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1589 Navy The following named officers for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Rear Adm. (lh) Althea H. Coetzee, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) Valerie K. Huegel, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1588 Navy The following named officers for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Rear Adm. (lh) Martha E. G. Herb, to be Rear Admiral Rear Adm. (lh) John F. Weigold, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1587 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Rear Adm. (lh) Janet R. Donovan, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1586 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Capt. Keith M. Jones, to be Rear Admiral (lower half)Apr 10, 14 PN1585 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Rear Adm. (lh) Eric C. Young, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1584 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy Reserve to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 12203: Capt. Thomas W. Luscher, to be Rear Admiral (lower half)Apr 10, 14 PN1583 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Rear Adm. (lh) Mathias W. Winter, to be Rear AdmiralApr 10, 14 PN1576 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Col. Walter J. Lindsley, to be Brigadier GeneralApr 10, 14 PN1575 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Col. Ricky N. Rupp, to be Brigadier GeneralApr 10, 14 PN1572 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Col. Lee E. Payne, to be Brigadier GeneralApr 10, 14 PN1571 Air Force The following named officer for appointment in the United States Air Force to the grade indicated while assigned to a position of importance and responsibility under title 10, U.S.C., section 601: Maj. Gen. John F. Thompson, to be Lieutenant GeneralApr 03, 14 PN1553 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Rear Adm. (lh) Raquel C. Bono, to be Rear AdmiralMar 31, 14 PN1545 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Capt. Todd J. Squire, to be Rear Admiral (lower half)Mar 31, 14 PN1542 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Capt. Shane G. Gahagan, to be Rear Admiral (lower half)Mar 31, 14 PN1540 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Capt. Kathleen M. Creighton, to be Rear Admiral (lower half)Mar 13, 14 PN1531 Army The following named officer for appointment to the grade indicated in the United States Army under title 10, U.S.C., section 624: Rodney E. Garfield, to be ColonelMar 13, 14 PN1527 Navy The following named officer for appointment in the United States Navy to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Capt. Michelle C. Skubic, to be Rear Admiral (lower half)Feb 26, 14 PN1480-2 Air Force The following Air National Guard of the United States officers for appointment in the Reserve of the Air Force to the grade indicated under title 10, U.S.C., sections 12203 and 12212: Colonel Mark W. Anderson, to be Brigadier General Colonel Michael E. Guillory, to be Brigadier General Colonel Thomas J. Owens II, to be Brigadier General Colonel Frank H. Stokes, to be Brigadier GeneralFeb 12, 14 PN1468 Marine Corps The following named officers for appointment in the United States Marine Corps to the grade indicated under title 10, U.S.C., section 624: Colonel Julian D. Alford, to be Brigadier General Colonel Norman L. Cooling, to be Brigadier General Colonel Karsten S. Heckl, to be Brigadier General Colonel William M. Jurney, to be Brigadier General Colonel Tracy W. King, to be Brigadier General Colonel Michael E. Langley, to be Brigadier General Colonel Christopher J. Mahoney, to be Brigadier General Colonel Austin E. Renforth, to be Brigadier General Colonel Paul J. Rock, Jr., to be Brigadier General Colonel Joseph F. Shrader, to be Brigadier GeneralFeb 12, 14 PN1465 Army The following named officer for appointment in the United States Army to the grade indicated while assigned to a position of importance and responsibility under title 10, U.S.C., section 601: Maj. Gen. Gustave F. Perna, to be Lieutenant GeneralFeb 10, 14 PN1428 Army Nominations beginning MICHAEL P. ABEL, and ending D001883, which 71 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on February 10, 2014.Feb 10, 14 PN1427 Army Nominations beginning RALF C. BEILHARDT, and ending RICHARD L. WILLIAMS, which 8 nominations were received by the Senate and appeared in the Congressional Record on February 10, 2014.Jan 09, 14 PN1323 Army The following named officer for appointment in the United States Army to the grade indicated while assigned to a position of importance and responsibility under title 10, U.S.C., section 601: Maj. Gen. Partrick J. Donahue II, to be Lieutenant General In the Committee on Commerce, Science, and TransportationMar 31, 14 PN1547 Coast Guard The following named officer for appointment to a position of importance and responsibility in the United States Coast Guard and to the grade indicated under title 14, U.S.C., section 50: Rear Adm. Thomas P. Ostebo, to be Vice Admiral


https://us-mg5.mail.yahoo.com/ya/download?mid=2%5f0%5f0%5f1%5f1328101%5fAI%2b%2fimI AABMdU5EtrfC9wItqc98&pid=1.2.2&fid=Inbox&inline=1&appid=yahoomail

hue huong
09-16-2014, 09:32 AM
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng Ra Đi

Lưu ý : Tất cả những bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng được trích lại từ " Việt Báo on line " , " Người Việt on line " , " Da mau ".... và " Việt Tribune " .

Xin chân thành cảm ơn quý tác giả .



http://vietbao.com/images/file/1DPgW5qd0QgBAJcc/w400/hinh-iv-nguyen-xuan-hoang-1980.jpg (http://vietbao.com/images/file/1DPgW5qd0QgBAJcc/hinh-iv-nguyen-xuan-hoang-1980.jpg)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014.
Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
.
Nhà văn Giao Chỉ viết:
"Sau những ngày tháng dài đấu tranh với bệnh nan y, lần sau cùng Nguyễn Xuân Hoàng nói rằng anh vĩnh biệt cõi trần gian với tư cach một nhà văn. Người Đi Trên Mây trở về cõi vô cùng nói rằng Thương cho cô Vy."
.
Sau đây là tiểu sử nhà văn, theo Wikipedia.
Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 tháng 7 năm 1940 tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Thời niên thiếu, ông học ở trường Võ Tánh (Nha Trang), trường Petrus Ký (Sài Gòn).
Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Đà Lạt, khoa Triết (1958-1961), rồi giảng dạy môn Triết tại trường trung học Ngô Quyền ở Biên Hoà (1961-1962), tại trường Pétrus Ký ở Sài Gòn (1962-1975). Ngoài ra, ông còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn ở Sài Gòn (1972-1974).
Năm 1985, ông đến Hoa Kỳ và định cư tại San Jose.
Năm 1986-1997, ông làm tổng thư ký báo Người Việt Daily News (California).
Năm 1989- 1994, ông còn là tổng thư ký tạp chí Thế kỷ 21 (California) thuộc công ty Người Việt.
Năm 1994, ông làm trong ban chủ biên tạp chí Văn Học. Tháng 9 năm 1996, ông làm chủ nhiệm kiêm chủ bút tạp chí Văn [2], đồng thời ông làm tổng thư ký cho báo Việt Mercury trực thuộc nhật báo San Jose Mercury News của Hoa Kỳ từ tháng 11 năm 1998 đến tháng 11 năm 2005.
Ngoài ra, ông cũng từng là giảng viên (lecturer) giảng dạy môn Văn học Việt Nam đương đại tại Đại học California-Berkeley.
.
Tác phẩm của Nguyễn Xuân Hoàng đã xuất bản gồm:
Tập truyện ngắn: Mù sương (1966); Sinh nhật (1968)
.
Truyện dài:

Bụi và rác (1996)
Khu rừng hực lửa (1972)
Kẻ tà đạo (1973)
Người đi trên mây (1987)
Sa mạc (1989)

Các thể loại khác:

Ý nghĩ trên cỏ (tiểu luận, 1971)
Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu (tùy bút, 1974)
Căn nhà ngói đỏ (tạp ghi, 1989) [3]...
Ngoài ra, ông còn một số tác phẩm chưa xuất bản, đó là: Lửa (truyện dài), Ai cũng cần phải có một bà mẹ (tùy bút), Sổ tay văn học...

Theo tin từ nhà văn Nguyễn Trần Diệu Hương (cựu học sinh Ngô Quyền), ước nguyện của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là, sau phần thăm viếng vào thứ sáu(19/9) và thứ bảy(20/9) (giờ giấc sẽ được thông báo cụ thề sau) ở:
.

Oak Hill Funeral Home, Memorial Park,

300 Curtner Ave, San Jose, CA 95125

(408) 297-2447
.
nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sẽ được hỏa thiêu vào chiều Chủ nhật 21 tháng 9 và sẽ được đưa về thờ ở Chùa Liễu Quán (San Jose).

Việt Báo trân trọng chia buồn cùng bà quả phụ Trương Gia Vy và toàn gia quyến.
Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ra đi là một mất mát lớn cho văn học Việt Nam.

Xin mời đọc thêm:
NGUYỄN-XUÂN HOÀNG TRÊN CON DỐC TỬ SINH, bài Ngô Thế Vinh
https://vietbao.com/a222875/nguyen-xuan-hoang-tren-con-doc-tu-sinh
.

hue huong
09-16-2014, 09:40 AM
Chuyến xe cuối cùng của đời người

Tác giã : Nguyễn Trần Diệu Hương đăng trên Việt Báo

Sáng nay một lần nữa tôi lại cảm nghiệm được lẽ vô thường của đời sống khi vào thăm Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, Thầy dạy Triết của các đàn anh đàn chị Ngô Quyền , Thầy dạy văn chương của tôi.

Tôi đến Mission De La Casa vào lúc 11:00 giờ, giờ cho visitors vào thăm.
Hình như tôi là người khách đầu tiên sign up ngày 13 tháng 9, vậy mà vẫn không kịp chào Thầy lần cuối.

Cũng phòng số 115 ở Mission De La Casa, anh chị em chúng tôi đã đến thăm Thầy và từng người đã cúi xuống chào Thầy lần cuối chủ nhật tuần rồi. Hôm nay (13 tháng 9) chỉ có Cô Vy (người bạn đời của Thầy) và 3 cô con gái của Thầy Cô ngồi quanh giừong , Thầy nằm đó mền đắp đến cằm, mắt nhắm nghiền, bình thản như đang ngủ.

Tôi chạm tay vào trán Thầy, vầng trán hãy còn ấm, thì thầm trong đầu , "Thầy ơi em biết Thầy vẫn còn ở quanh đây, em đến thăm Thầy lần cuối".
Ngoài Cô Vy, các con và các cháu ngoại của Thầy còn có vài học trò của Thầy ở Ngô Quyền, ở Petrus Ký, vài người bạn trong giới viết văn làm báo của Thầy.

Chúng tôi dưới sự hướng dẫn của Thầy Pháp Chân, trụ trì Chùa Liễu Quán đọc kinh tiếp dẫn cho Thầy, Nhà Văn Nhà giáo Nguyễn Xuân Hoàng, Phật tử Nguyên Tâm.
Đầu óc tôi lùng bùng chỉ nhớ loáng thoáng "đạo hữu Nguyễn Xuân Hoàng, Phật tử Nguyên Tâm yên lòng về bờ bến mới , không còn khổ đau bệnh tât..." để an ủi tang quyến, và tự an ủi mình là Thầy đã được giải thoát.

Ai đó đã kịp đưa cho Cô hai cái hoa hồng tươi màu đỏ để cài theo Thầy về OakHill. Chúng tôi (TH và DH) , hai CHS Ngô Quyền đi theo sau "chiếc giừong dài có bánh xe đẩy" được hai ngưoi Mỹ cao lớn đẩy , đi sau Thầy Pháp Chân cùng Cô Vy, và vài người thân tiễn Thầy ra chuyến xe cuối cùng của đời người do một người Mỹ cầm lái, Thầy nằm phía sau trong túi nylon có cài hai hoa hồng đỏ (quà tặng tình yêu cuối đời Cô tặng cho Thầy).
Hai người Mỹ đến đưa Thầy về đồi OakHill, rất lịch sự, chắp tay chào cô Vỵ và chúng tôi. Cô khóc nghẹn ngào, tụi em xin thay Thầy Cô chắp tay cúi đầu trả lễ "thank you for your kindness."

Xin vĩnh biệt Thầy, mãi mãi em không còn có thêm một lần nào được ngồi bên ly cà phê Peets với Thầy, được nghe Thầy truyền dạy kinh nghiệm viết văn .
Cuối tuần tới cùng với các đàn anh đàn chị Ngô Quyền, em sẽ đến viếng Thầy lần cuối không phải bên giừong bệnh mà ở nơi Thầy an ngủ bình yên.
.
http://vietbao.com/images/file/HLdUygie0QgBAA0a/w600/nguyen-xuan-hoang-get-attachment.jpg (http://vietbao.com/images/file/HLdUygie0QgBAA0a/nguyen-xuan-hoang-get-attachment.jpg)Thầy Nguyễn Xuân Hoàng và trò cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa ở San Jose đến nhà thăm Thầy Hoàng khi Thầy mới phát bệnh (tháng 8/ 2013)
.
Thầy đi bình yên, tụi em (đặc biệt là các chị HH, ND) hứa giữ gìn gia sản văn chương của Thầy ở Thư quán Nguyễn Xuân Hoàng trên www.ngo-quyen.org (http://www.ngo-quyen.org). Thầy yên lòng ra đi phải không thưa Thầy?
Nguyễn Trần Diệu Hương
Thung lũng Hoa vàng, 09/13/14

hue huong
09-16-2014, 09:46 AM
Chung quanh... Bụi, Rác, Và Nỗi Đau!






Phan Nhật Nam (http://vietbao.com/author/post/3771/1/phan-nhat-nam?r=L2EyMjY4NzIvY2h1bmctcXVhbmgtYnVpLXJhYy12YS1u b2ktZGF1)


1963- Trường Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa vào giờ tan học buổi trưa. Đám học sinh khi qua cổng mất cách huyên náo thường lệ, cụ thể với những nữ sinh đệ nhị cấp, lớp thiếu nữ đang thành những nhân dáng riêng với tuổi học trò đang độ lớn, đến mức trưởng thành, rộ nở. Bởi ngay cổng đang đứng trấn bởi một gã sĩ quan cấp thiếu úy. Áo quần hoa nhảy dù với những hình khối màu nâu, đỏ ngang dọc mạnh mẽ, độc đáo, chiếc mũ đỏ đội lệch và điếu thuốc lá trên môi.. Gã trẻ tuổi còn nguyên vẻ của người mới rời khỏi giảng đường, trường học, dẫu cố làm ra dáng cứng rắn, lính tráng. Viên thiếu úy nhìn săm sắp, tìm kiếm.. Đám học sinh chợt ngưng câu chuyện, hạ thấp giọng thì thầm khi đi qua. Cũng bởi, người tỉnh nhỏ đã nhiều lần chứng kiến những hành vi mạnh mẽ quá độ của những gã lính trẻ sống nay, chết mai. Thành phố nằm trong khu bản lề của chiến khu D, chiến khu Hắc Dịch, Rừng Lá, vùng xôi đậu Tân Uyên, Tân Tịch.. của những tỉnh Bình Dương-Biên Hòa- Long Khánh-Phước Tuy, nên dân chúng thường chứng kiến xe GMC chở quan tài lính phủ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ qua thành phố. Cảnh tượng gây nên thương cảm xót xa.. Người chết trận phần đông là con em gia đình trong khu phố. Người ta báo cho nhau những tin chết chóc.. Trung sĩ X Biệt Động Quân cháu ông Tám Mg đầu đường Công Lý. Thiếu Úy Q, anh cả con của gia đình em bác Hai L ngoài Cù Lao Phố.. Tuy nhiên gã thiếu úy hẵn là người xứ lạ đến đây tìm kiếm một điều gì. Hiệu Trưởng Bảo thân hình chắc nịch vạm vỡ, nhân dáng của một võ sĩ hơn là nhà giáo tiến tới tự tin.. Xin lỗi, thiếu úy tìm ai? Gã sĩ quan đổi sắc mặt, vất vội điếu thuốc, lột chiếc nón đỏ xuống cầm tay ấp úng.. Thưa thầy! Hiệu trưởng Bảo thoáng ngạc nhiên.. Anh học tôi ở đâu? Thưa, thưa em không học thầy, nhưng em học thầy B, thầy H.. bạn của thầy; em học Phan Châu Trinh, nhưng thầy hỏi oral em kỳ thi Trung Học Đệ Nhất Cấp đầu tiên ở Đà Nẵng năm 1958. Hiệu Trưởng Bảo cười vui.. Thế hôm nay cậu đến đây có việc gì? Em đến tìm anh Hoàng, Nguyễn Xuân Hoàng, người Nha Trang, học trên Đà Lạt đến đây dạy.
Vào đến văn phòng, Hiệu Trưởng Bảo lớn tiếng.. Hoàng à, có ông thiếu úy nhảy dù nầy đến tìm toa.

Khi đã ngồi nơi quán T.Hg ở bờ sông, giáo sư Hoàng rạng rỡ.. Quái, tôi đi đâu cũng gặp cậu (Chữ “cậu” có nghĩa thân mật, ngang hàng, không có ý kẻ cả, đàn anh. Hoàng không hề có tính nầy). Ngày xưa sáng tắm biển ở Nha Trang cũng thấy cậu; lên Đà Lạt cũng có, rồi nay gặp lại ở Biên Hòa nầy. Làm sao cậu biết tôi dạy ở Ngô Quyền?
Tôi (Anh hơi ngần ngại trước xưng hộ “anh/em” do biết rõ Hoàng không thích làm “đàn anh” với bất cứ ai. Anh nhớ danh xưng “thầy” với Hiệu Trưởng Bảo).. Tôi đọc thơ của thầy từ học trò của thầy..
- Học trò nào của tôi mà cậu quen?
- Cô học trò giỏi Việt Văn nhất trường Ngô Quyền do được thầy dạy nên đoạt giải thưởng văn chương Lễ Hai Bà Trưng!
- A! Lê Th. Dg
- Đấy cô nhỏ đó, cô ấy đọc thơ của thầy nên tôi mới hỏi ra..
-Thơ làm sao? Hoàng có vẻ thú vị.
Thơ làm từ ngày thầy và tôi còn trên Đà Lạt.. Bài, “Đà Lạt mưa hoài nên Đà Lạt buồn. Tôi mang mối sầu trong lòng hiu quạnh..”
Hoàng cười trống vắng.. Vớ vẩn bỏ xừ. À nầy cũng lạ, tôi với cậu là hai tuổi khác nhau, làm hai việc khác nhau, mà lại hay gặp nhau và mỗi lần gặp là một lần có chuyện.
- Chưa chắc, lần nầy có chuyện gì đâu? Anh cũng nghĩ đến một chuyện gì đó nhưng không rõ?
- Có rồi! Tôi sắp đổi về dạy Sài Gòn!
- Như vậy là chuyện tốt vì Biên Hòa, Sài Gòn cách nhau chỉ 30 cây số. Biên Hòa chỉ là ngoại ô của Sài Gòn. Biết đâu tôi lại đổi về những tiểu đoàn ở Sài Gòn thì lại gặp thấy mấy hồi.

Khi đưa anh về cổng Căn Cứ Không Đoàn 33, cổng chung vào Tiều Đoàn 7 Nhẩy Dù, giọng Hoàng bỗng nhiên chùng xuống ân cần: Cậu cẩn thận nghe không. Súng đạn vô tình. Tội lắm. Tôi ăn cà-rem V.Hg. nhà ông Đg. H, anh họ của cậu từ 1950! Cẩn thận nghe cậu Nam.
Anh không có anh trai. Không chị gái. Nên anh cần thương yêu huynh đệ/bằng hữu như một an ủi, bù trừ.

1973- Sau thời gian trầy thân khắp mọi vùng đất của miền Nam với cách người lính tác chiến thực thụ, nay anh được về làm lính thành phố với nhiệm vụ trong Ban Liên Hợp Quân Sự, Tân Sơn Nhất. Từ Tháng 10, 1973, Hà Nội phổ biến Nghị Quyết 21 công khai đánh chiếm Miền Nam bằng vũ lực, xé bỏ Hiệp Định Ba Lệ 1973. Phái đoàn gọi là Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam VN tức chính phủ của Mặt Trận giải phóng miền Nam theo lệnh Hà Nội kéo dài những phiên họp không mục đích, không nội dung. Anh được rảnh rỗi nên thường về Sài Gòn tiếp tục sự nghiệp “cầm cái ly” thay vì cầm khẩu súng. Quán Chợ Đũi với những bạn rượu thuộc thành phần khác hẳn với những hảo hớn giang hồ nhà binh từ bao lâu quen mặt, quen tính. Đấy là ông Đoàn “càn” nổi tiếng “càn” từ hồi Trại Định Cư Phú Thọ sau di cư năm 1954; người thành danh từ Đại Học Xá Minh Mạng; đấy là giáo sư Thảo với cách ăn nói thắm thiết đôn hậu; là ông thầy dạy toán lừng lẫy do đã có Chứng Chỉ Toán Đại Cương (MG) từ trước năm 1960.. Danh sĩ quanh bàn rượu còn có những tên tuổi kiệt liệt như nhà giáo thi sĩ Tạ Ký, đến chai bia thứ ba thì xỏa đầu tóc bạc, nhìn trân ra khoảng tối với đôi mắt ráo hoãnh thay tiếng thét im lặng; đấy là nhà vận động cách mạng (cách mạng thứ thiệt/rất bản lãnh) Nguyễn Liệu, Hiệu Trưởng Quảng Ngãi Nghĩa Thục, một cơ sở giáo dục hoàn toàn miễn phí, thách đố chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa” của cộng sản Hà Nội. Bàn rượu cũng có người điên sáng suốt một cách thông tuệ mà một thế kỷ văn chương/thi ca/triết học Việt Nam khó có người ngang tầm, cân sức (kể cả “sức điên/tỉnh” rất đáng kính phục), Bùi Giáng. Tay ôm con mèo và tay cầm ly rượu không phân biệt. Và cuối cùng người thường xuyên ngồi bên anh với nét mặt hòa nhã, vui hòa nhưng cách biệt; tham dự nhưng đứng ngoài; nồng nàn góp chuyện nhưng kín đáo giữ lại phần riêng tư. Hoàng hay ngồi cạnh anh nói câu ân tình vừa phải: Rồi tôi với cậu thế nào cũng gặp nhau mà thiệt.


Chúng tôi luôn có với nhau. Sáng 30 Táng 4, 1975, từ Công Trường Lam Sơn, trước Tòa Đô Chánh anh lên yên, nhấn mạnh bàn đạp, động tác không chủ đích đi dọc đường Lê Văn Duyệt, qua Chợ Đũi, nơi các bạn hôm qua hằng vui vầy, sống động.. Anh nhìn vào bàn ghế lỗng chổng trống không. Anh đạp dài theo Lê Văn Duyệt giữa giòng âm động dồn dập của Sài Gòn đang hồi tẫm liệm với nhịp chày vồ dộng mạnh xuống trăm, ngàn quan tài. Mà quả thật có nhiều quan tài của những người vừa chết.. Đến trước cổng trại Nguyễn Trung Hiếu, hậu cứ Tiểu Đoàn 1 Dù có một xác con trẻ trần truồng không biết ai ném ra từ bao giờ lên mặt đường. Một cô gái mặc áo dài trắng nữ sinh đi đến, gác chiếc xe đạp mini cạnh lề đường, bình thãn, thành thạo đưa máy ảnh lên, lấy góc cạnh chụp thây đứa trẻ chết. Cô gái nhỏ giải thích sành sõi: Chụp để làm chứng tội ác Mỹ-Ngụy trước khi bọn chúng rẫy chết!
Anh vào Cư Xá Sĩ Quan Bắc Hải nay đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Hồ Trung Hậu, trước 1972 là Tư lệnh phó Sư đoàn Dù. Chuẩn Tướng Hậu đang trãi bản đồ trên mui xe jeep, bàn tính với viên sĩ quan nhảy dù có nhiệm vụ an ninh cư xá. Khi biết lệnh đầu hàng của Dương Văn Minh, ông vất tung chiếc bản đồ, gầm lên lời nguyền rũa.. Nhưng viên thiếu úy trả lời quyết liệt: "Tôi không đầu hàng, tôi với trung đội sẽ ra bến tàu tiếp tục chiến đấu". Thiếu úy Huỳnh Văn Thái tập họp trung đội, hô nghiêm, xếp hàng, ra lệnh di chuyển.. Trung đội lính ra khỏi cư xá theo lối cổng Đường Tô Hiến Thành, rẽ vào Nguyễn Tri Phương, đi về phía chợ Cá Trần Quốc Toản, hướng bến tàu. Nhưng những Người Lính Nhẩy Dù của Thiếu Úy Huỳnh Văn Thái không ra đến bến Bạch Đằng, khi tới đến bùng binh Ngã Sáu Chợ Lớn, họ xếp thành vòng tròn, đưa súng lên trời đồng hô lớn.. Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm! Con chết đây cha ơi! Và những trái lựu đạn tiếp nhau bừng bực nỗ sau lời hô vĩnh quyết cùng đất nước Miền Nam. Anh chụp hình những người lính nhảy dù của Thiếu Úy Thái với mùi máu người đọng trên cánh mũi, nơi tròng mắt.
Anh đi qua biên giới tử sinh nầy với mặc cảm phạm tội - Tội sống sót. Không hiểu anh đã về đến nhà theo lối nào, nhưng quả thật đây thật là đoạn đường dài nhất, gớm ghê nhất anh vừa đi qua với cổ đắng, miệng khô rốc, trí óc vỡ loãng trỗng không. Có bóng người đứng trước nhà đường Hồ Biểu Chánh, Phú Nhuận. Hoàng lao tới, chụp ghi-đông xe anh rít lên tiếng kêu không che dấu.. Tại sao! Tại sao..Mầy còn lại ở đây! Tại sao! Anh biết Hoàng lo sợ cho anh chứ không phải vì bản thân. Anh nhìn xuống che dấu giọt nước mắt muốn rơi.. Gió thổi những tấm giấy căn cước bọc nhựa của những người di tản lăn lóc trên mặt đường.
Những năm sau khi yên lành ở Mỹ, mỗi dịp Tháng Tư anh nhớ lại Lần Thật Chết Quê Hương. Cũng chỉ một lần Hoàng “mầy/tao” với với anh.

2013/2014. Anh không thể nghĩ đây là dạng hình sáng/đẹp/vững chắc/cân đối của người thanh niên đứng trước biển Nha Trang sáng sớm trong thập niên 50. Anh phải tự chứng nhận lại về Người Viết Văn/Làm Báo/Dạy Học với dánh dấp rất đàn ông mà cũng thuần hậu, giản dị của thập niên 60, 70. Nhân dáng mà phần đông những nhân sự trong báo giới/văn giới/học giới Sàigòn thường ngụy trang dưới những hình thái quá độ/dáng kịch/rất dễ nhận. Còn chăng là ánh mắt bình thản của một người biết mình là ai. Người rất biết rõ mình ở nơi đâu. Anh cầm cánh tay gầy yếu của bạn. Anh nghe Hoàng kêu lên tiếng đau trong Ngày 7 Tháng 9: Đau quá! Đau nơi sườn! Nam gọi Vy hộ mình! Đau quá! Anh nghe bạn kêu đau và đột nhiên nhớ rất rõ những lời viết về bằng hữu mà anh làm trong đêm tuyết phủ ở Minnesota mười mấy năm trước..

Bạn đã mang tiếng Kẻ Tà Đạo
Cho Đi Trên Mây cũng chưa cao
Hãy Ngồi Lên Cỏ
Ngôi Nhà Ngói Đỏ
Chung quanh,
Bụi,
Rác,
Và..
Nỗi Đau!

Hóa ra, anh và Nguyễn Xuân Hoàng dù rất khác nhau về nhiều điểm nhưng quả đã chung một điều - Cả hai chưa hề nói với nhau về văn chương, chữ nghĩa, có lẻ trong thâm tâm anh và Bạn điều hiểu rõ tính giới hạn/phù hư/không thực của văn tự - Không đủ sức chuyên chở, bày tỏ Sự Thật Vô Hạn của Nỗi Đau. Đau quá!

Phan Nhật Nam
Nha Trang-Đà Lạt-Biên Hòa-Sàigòn-Cali)
(Sáu- mươi năm trước của 13/9/2014)

hue huong
09-16-2014, 10:07 AM
Nguyễn Xuân Hoàng Trên Con Dốc Tử Sinh




Ngô Thế Vinh (http://vietbao.com/author/post/2633/1/ngo-the-vinh?r=L2EyMjI4NzUvbmd1eWVuLXh1YW4taG9hbmctdHJlbi1 jb24tZG9jLXR1LXNpbmg)



NGUYỄN XUÂN HOÀNG TRÊN CON DỐC TỬ SINH.

Gửi Nguyễn Xuân Hoàng cùng vớiChị Trương Gia Vy và Các Cháu

Nếu bảo qua tuổi 70 xưa nay là hiếm, thì Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã bước qua tuổi 74, đó là ý niệm tuổi tác của thế kỷ trước. Sang đến thế kỷ 21, với tiến bộ của y khoa, qua tuổi 80 nay cũng không còn là hiếm. Quen được Nguyễn-Xuân Hoàng trong hoàn cảnh nào thì tôi không nhớ, nhưng đó là một tình bạn khá lâu năm. Khoảng giữa thập niên 1960-1970 Nguyễn-Xuân Hoàng đã cùng với Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Toàn, Đặng Phùng Quân, Nguyễn Nhật Duật và Nguyễn Quốc Trụ chủ trương nhà xuất bản Đêm Trắng. Họ đều ở lứa tuổi trên dưới 30, với sức sáng tác đang sung mãn với phong cách riêng mỗi người, được coi như là nhóm “Tiểu Thuyết Mới”, với quán La Pagode như một điểm hẹn sinh hoạt. Và tên tuổi mỗi người trong nhóm, sau này đều trở thành nhân dáng những nhân vật tiểu thuyết của Nguyễn-Xuân Hoàng.Giữa những năm giông bão của cuộc chiến tranh lúc đó, thỉnh thoảng tôi được đọc và cả quen biết họ trong những giai đoạn và các hoàn cảnh khác nhau, do rất khác về môi trường sinh hoạt và tôi thì cũng ít có thời gian ở Sài Gòn. Ra tới hải ngoại, hai người trong nhóm Đêm Trắng mà tôi còn giữ được mối liên lạc là Nguyễn-Xuân Hoàng và Nguyễn Đình Toàn.Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng. Xong bậc trung học 1959, khởi đầu Hoàng có ý định học Y khoa, là sinh viên PCB Đại học Khoa học Sài Gòn một năm, thấy ngành học không thích hợp, Hoàng chuyển sang học ban Triết, Đại học Đà Lạt, sau Hoàng Ngọc Biên một năm. Tốt nghiệp 1962, là giáo sư Triết trung học Ngô Quyền (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_Quy%E1%BB%81n) ở Biên Hoà (http://vi.wikipedia.org/wiki/Bi%C3%AAn_H%C3%B2a) một niên khoá và rồi được thuyên chuyển về trường Petrus Ký Sài Gòn cho tới 1975. Nhưng Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970. Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…Sau 1975, bị kẹt lại và như mọi người, Hoàng cũng trải qua những năm tháng thăng trầm theo vận nước, nhưng rồi cuối cùng 10 năm sau, Hoàng và gia đình cũng tới được đất nước Mỹ 1985. Không còn là nhà giáo, Hoàng sinh hoạt toàn thời gian trong lãnh vực báo chí và văn học: tổng thư ký hai tờ nhật báo Người Việt California (1986-1997) và tạp chí Thế Kỷ 21 (1989-1994), trong ban chủ biên tạp chí Văn Học cùng với nhà văn Nguyễn Mộng Giác, sau đó kiêm thêm chủ bút tạp chí Văn chuyển tay từ nhà văn Mai Thảo 1996. Tưởng cũng nên nói thêm tờ báo Văn này đã khiến vợ chồng Nguyễn Xuân Hoàng mang món nợ không nhỏ với cơ sở in báo Văn, mà mãi lâu mới trang trải hết. Tác phẩm Nguyễn-Xuân Hoàng do anh Từ Mẫn Võ Thắng Tiết, giám đốc nhà Văn Nghệ xuất bản ở hải ngoại gồm các tập truyện và tuỳ bút: Căn Nhà Ngói Đỏ, và hai truyện dài trong bộ trường thiên ba tập [trilogy]: Người Đi Trên Mây, Bụi và Rác…Năm 1996, di chuyển theo công việc mới, San Jose thung lũng hoa vàng là chặng định cư cuối cùng của hai vợ chồng Hoàng. Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn sinh hoạt báo chí toàn thời gian, ban đầu với chức vụ tổng thư ký tuần báo Việt Mercury thuộc San Jose Mercury News và sau đó là chủ bút tờ tuần báo Việt Tribune như một “family show” của hai vợ chồng Nguyễn-Xuân Hoàng – Trương Gia Vy cho tới nay. Quen biết thân thiết với vợ chồng Peter Zinoman Nguyệt Cầm, dịch giả Số Đỏ / Dumb Luck của Vũ Trọng Phụng; Hoàng được mời làm lecturer thỉnh giảng cho môn Văn học (http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%E1%BB%8Dc) Việt Nam (http://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BB%87t_Nam) đương đại tại UC Berkeley (http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%A1i_h%E1%BB%8Dc_California_t%E1%BA%A1 i_Berkeley).

http://vietbao.com/images/file/0fzRmQJY0QgBADIU/w600/hinh-i-nxh-viet-tribune-05-02-2008.jpg
(http://vietbao.com/images/file/0fzRmQJY0QgBADIU/hinh-i-nxh-viet-tribune-05-02-2008.jpg)

[Hình I: Nguyễn-Xuân Hoàng và Ngô Thế Vinh tại toà soạn Việt Tribune 2008; photo by Trương Gia Vy]


Nguyễn-Xuân Hoàng rất quảng giao, mặc dù anh luôn than là ít bạn. Cũng vì vậy mà các bạn thân đặt tên cho anh là Nguyễn Đông Hoàng. Và khi biết bạn mình ngã bệnh, đã có rất nhiều học trò cũ và bằng hữu đến thăm và cả viết về Nguyễn-Xuân Hoàng, một số bài đã được Phùng Nguyễn cho phổ biến trên Da Màu trong nhiều tuần lễ, số trang viết ấy đủ cho chiều dày của một cuốn sách.Từ ngày Trịnh Y Thư báo tin cho biết căn bệnh của Nguyễn-Xuân Hoàng, vậy mà cũng đã gần 12 tháng. Các tin tức về sức khoẻ và bệnh tình của Hoàng tôi được biết hoặc trực tiếp từ Nguyễn-Xuân Hoàng hoặc qua hai người bạn Phùng Nguyễn và Trịnh Y Thư.Trước đó, cũng khoảng 3 năm, Nguyễn-Xuân Hoàng thường kêu đau lưng, đối với người bệnh ở lứa tuổi ngoài 70 như Hoàng thì một chẩn đoán thông thường của bác sĩ gia đình là đau lưng do “thoái hoá cột sống”. Tới một giai đoạn đau nhiều hơn, bác sĩ cho chụp lại hình quang tuyến cột sống, cũng vẫn với chẩn đoán như trên. Nhưng vì lần này bác sĩ quang tuyến thấy có những đốm trắng như miểng kim loại quanh cột sống nên đã hỏi là Hoàng có bị thương do miểng đạn ngoài chiến trận khi còn ở Việt Nam hay không, Hoàng xác nhận là không.Tới một giai đoạn mà các thuốc chống viêm giảm đau kể cả opiates cũng không còn mấy hiệu quả thì Hoàng được gửi vào một bệnh viện, để qua một loạt các thử nghiệm và cuối cùng với chẩn đoán là Hoàng bị một căn bệnh khá hiếm: sarcomaở sống lưng; sarcoma là loại bướu ung thư mô liên kết/ connective tissue như xương, sụn, mô mỡ, bắp thịt, mạch máu…Có lẽ đây là một chẩn đoán “không sớm” nếu không muốn nói là khá trễ, và cũng từ đây Hoàng được chuyển sang một bệnh viện chuyên khoa thuộc Đại học Stanford. Không được tiếp cận với hồ sơ bệnh lý của Hoàng, nhưng được biết Hoàng cũng đã trải qua các giai đoạn trị liệu như hoá trị / chemotherapy, xạ trị /radiation therapy và nhưng hình như Hoàng không còn ở giai đoạn sớm để được điều trị phẫu thuật / surgery. Nguyễn-Xuân Hoàng rất can đảm đi hết “đoạn đường chiến binh” đã đi tới bước cuối cùng của các phương thức điều trị, dĩ nhiên với không ít những chịu đựng do các tác dụng phụ / side-effects.Trong suốt thời gian ngã bệnh, và cả mới đây thôi, trong giai đoạn 6 tuần được chuyển sang khu phục hồi của bệnh viện, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn không ngừng làm việc với laptop và cell phone. Hoàng không chỉ lo cho tờ báo Việt Tribune vẫn ra hàng tuần, báo chí đã như một cái nghiệp và cũng là nguồn sinh kế của gia đình. Cũng trong giai đoạn này, Nguyễn-Xuân Hoàng còn phối hợp với Đinh Quang Anh Thái báo Người Việt trong việc hiệu đính và layout hai cuốn sách:Người Đi Trên Mây [đã đăng hết từng kỳ trên nhật báo Người Việt], Bụi và Rác[đang đăng tới kỳ thứ 100 cũng trên Người Việt]. Cũng từ trong bệnh viện, chính Hoàng là người quyết định chọn bài viết của Nguyên Sa và Phạm Công Thiện, cho phần trích dẫn bìa lưng của hai cuốn sách.


http://vietbao.com/images/file/A567ugJY0QgBAKRp/w600/hinh-ii-nguoi-di-tren-may.jpg (http://vietbao.com/images/file/A567ugJY0QgBAKRp/hinh-ii-nguoi-di-tren-may.jpg)
http://vietbao.com/images/file/nw1NwwJY0QgBAK9k/w600/hinh-iii-bui-va-rac.jpg (http://vietbao.com/images/file/nw1NwwJY0QgBAK9k/hinh-iii-bui-va-rac.jpg)

[Hình II & III: mẫu bìa 2 cuốn sách xuất bản sau cùng của Nguyễn-Xuân Hoàng]



Khi tìm hình tác giả NXH cho bìa lưng, Hoàng đã chọn tấm hình đang cầm điếu thuốc hút, có lẽ nơi một góc phố nào đó trên “con đường báo chí” Phạm Ngũ Lão khoảng năm 1980, và cũng do “méo mó nghề nghiệp” tôi bảo đùa là đó là một chọn lựa không đúng / potitically incorrect, tạo gương xấu cho đám trẻ sẽ bắt chước hút thuốc để được trở thành nhà văn nổi tiếng như Nguyễn-Xuân Hoàng. Hoàng thì không xem đó là câu nói đùa nên đã trả lời rất nghiêm túc rằng đó là bức hình thời còn trẻ mà Hoàng rất thích, và thời tuổi trẻ ấy ai mà không hút thuốc, và nó cũng rất phù hợp với bối cảnh của cuốn sách. Mặc dầu được Hoàng eMail“mình giao phó hết cho NT Vinh quyết định thay NX Hoàng” nhưng thực ra mọi sự đều làm theo ý Nguyễn- Xuân Hoàng. Tôi nhắc nhở Đinh Quang Anh Thái là anh Nguyễn-Xuân Hoàng còn nguyên sự minh mẫn nên mọi chuyện liên quan tới hai cuốn sách nên hỏi thẳng anh Hoàng. Không làm thay những gì người bệnh vẫn còn làm được, đây là cũng là nguyên tắc tôi học được trong ngành y khoa phục hồi; và phương cách cách điều trị occupational therapy hay nhất là làm cho Hoàng luôn luôn bận rộn. Và cả trên giường bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng cũng đã vui với sự bận rộn ấy. Hoàng còn cho biết là sau khi đăng hết Bụi và Rác, Hoàng sẽ viết tiếp bộ trường thiên Trilogy, Tome III sẽ có một tên sách rất ngắn gọn một chữ là “Lửa” cảm xúc từ những cơn bão lửa cháy rừng của bang California và rồi cũng sẽ cho đăng tiếp từng kỳ trên nhật báo Người Việt.


http://vietbao.com/images/file/aq3TlwJY0QgBACM_/w400/hinh-iv-nguyen-xuan-hoang-1980.jpg (http://vietbao.com/images/file/aq3TlwJY0QgBACM_/hinh-iv-nguyen-xuan-hoang-1980.jpg)
[Hình IV],
Riêng tôi và các bạn của Hoàng không dấu được niềm vui khi biết bạn mình, giữa những cơn đau hành hạ của bạo bệnh mà vẫn cứ nuôi dưỡng những dự định cùng hướng về tương lai.Trong suốt gần một năm trời, Nguyễn-Xuân Hoàng ra vào bệnh viện Stanford gần như thường xuyên, khi dài ngày khi ngắn hạn. Niềm đau ung thư là nỗi thống khổ ròng rã nhất của người bệnh Nguyễn-Xuân Hoàng._ Sáng ngày 1 tháng 6, 2014 Nguyễn-Xuân Hoàng từ nhà phone cho tôi, nói một vài câu rất ngắn và rất yếu: “Vinh ơi, mình đau quá và chỉ muốn chết”. Lúc đó, bỗng thoáng hiện trong đầu óc tôi một thuật ngữ y khoa euthanasia / painless death với Jack Kevorkian, phương pháp giúp người bệnh nan y quá đau đớn được chết yên thấm. Kervorkian được báo chính mệnh danh là Doctor Death thì đã bị kết án tội sát nhân bậc hai / second degree murder, phải ngồi tù 8 năm trước khi được tại ngoại. Physician-assisted suicide cho đến nay vẫn bị coi là phạm pháp. Chọn lựa một cách chết ra sao là do quan niệm và niềm tin của mỗi người. Và rồi tôi cũng chỉ có thể khuyên Hoàng là nên vào lại Stanford để được chăm sóc điều trị giảm đau. Cùng ngày, chiều hôm đó chị Trương Gia Vy đưa Hoàng vào bệnh viện. Khi phone thăm, Hoàng cho biết đã phần nào bớt đau nhưng lúc nào cũng chỉ muốn được về nhà.Rồi cũng buổi tối hôm đó, qua internet tôi gửi cho Nguyễn-Xuân Hoàng bài điểm sách mới của anh Dohamide về cuốn Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng, từ nhiều năm tôi thì vẫn gửi bài viết cho Việt Tribune của Nguyễn-Xuân Hoàng, và không ngờ rất mau chóng, Hoàng eMail ngay cho tôi:“Cám ơn Ngô Thế Vinh, mình xin phép Vinh cho đăng trên VOA và Việt Tribune. Việt Tribune thì không có vấn đề gì nhưng bên VOA thì bài chưa đăng ở đâu hay chưa post ở đâu mới được. Vinh cho mình biết trước khi mình gửi cho VOA nhé.” Nxh Sent from my iPhone. Tôi trả lời ngay là bài non-exclusive, đã được Phùng Nguyễn mới post trên Da màu và anh Nguyên Giác Phan Tấn Hải đăng trên Việt Báo. Hoàng hồi âm: “Tiếc quá! Vậy thì mình chỉ có thể đi bài trên Việt Tribune thôi.” Nxh Sent from my iPhoneĐể rồi tôi cũng được biết thêm một điều là trong bấy lâu, không phải chỉ có tờ tuần báo Việt Tribune đều đặn ra hàng tuần, Nguyễn-Xuân Hoàng vẫn còn duy trì cả sinh hoạt Blog’s NXH trên VOA._ Sáng ngày 7 tháng 6, 2014 Hoàng phone cho tôi và Phùng Nguyễn báo tin: toán bác sĩ điều trị Stanford đã gặp chị Vy và các con Hoàng, báo tin cho biết họ đã“give up” không có thể làm thêm gì được nữa và sẽ cho Hoàng xuất viện về nhà. Hoàng nói: “Mình biết sẽ phải như vậy, nhưng Vy thì khóc quá”. Không khóc sao được khi biết người bạn đời của mình đang gian nan trên dốc tử sinh và cạn dần sự sống từng ngày. Và bạn bè ai cũng biết là sức khoẻ của chị Vy bấy lâu cũng không khá gì, bị suy thận mãn tính ESRD / End Stage Renal Disease từ nhiều năm, chị vẫn phải tự làm công việc lọc máu qua màng ruột / peritoneal dialysis tại nhà mỗi đêm thay vì tuần ba lần tới lọc máu tại các trung tâm thận nhân tạo /hemodialysis._ Phan Nhật Nam thì nghĩ rằng tôi chưa được biết tin, nên buổi tối đã khá khuya, Nam phone báo tin cho biết tình trạng ở giai đoạn cuối của Nguyễn-Xuân Hoàng, khi toán bác sĩ ở Stanford quyết định cho xuất viện. Tôi hiểu rằng thay vì chuyển tới khu hospice chăm sóc người bệnh cận tử, Hoàng đã chọn về nhà, sống với gia đình bao giờ cũng dễ chịu hơn._ Sáng ngày 10 tháng 6, 2014 tôi gọi thăm Hoàng qua cell phone, và được biết Hoàng đang trên xe với chị Vy đi vào Stanford. Tôi khựng lại và hỏi Hoàng là họ lại có quyết định điều trị tiếp hay sao, thì Hoàng nói không, chỉ vào bệnh viện cho mấy buổi “xạ trị giảm đau / palliative radiation”. Tôi hiểu rằng đây chỉ là bước “điều trị xoa dịu / palliative treatment” cho người bệnh nan y. Cho dù không thể chữa khỏi nhưng “điều trị xoa dịu” với ứng dụng kỹ thuật cao / high tech, có khả năng giúp người bệnh sống những ngày tháng ngắn ngủi còn lại với phẩm giá, làm sao cho bớt đau đớn và cả phần nào thanh thản cho tới phút lâm chung._ Sáng ngày 12 tháng 6, 2014 phone thăm bạn, Hoàng cho biết sau vòng xạ trị,đã bớt đau và buổi tối thì ngủ được. Như từ bao giờ, tôi vẫn tránh tối đa những câu hỏi về bệnh tình của Hoàng – điều sẽ làm cho người bệnh rất mệt, hai người bạn chỉ lãng đãng nói chuyện văn chương, nói về Nxb Đêm Trắng và nhóm Tiểu Thuyết Mới. Nouveau Roman là một khuynh hướng văn học có khởi đầu từ Pháp vào giữa thập niên 1950’s với các tên tuổi như Alain Roble-Grillet, Nathalie Sarraute, Michel Butor, Claude Simon. Theo Nguyễn-Xuân Hoàng, thì ý kiến khởi đầu lập Nxb Đêm Trắng là từ Huỳnh Phan Anh, để chỉ xuất bản các sáng tác của nhóm. Nhóm 6 người ấy đa số xuất thân nhà giáo, trừ Nguyễn Đình Toàn và Nguyễn Quốc Trụ.Từ 1954, trong vòng 20 năm của Miền Nam, các phong trào văn học được tự do nở rộ. Tự Lực Văn Đoàn tiếp nối với Văn Hoá Ngày Nay của Nhất Linh, Nhóm Sáng Tạo của Mai Thảo Thanh Tâm Tuyền phủ nhận nền văn học tiền chiến với nỗ lực làm mới văn chương, rồi tới nhóm tự nhận là Tiểu Thuyết Mới nhưng theo Nguyễn-Xuân Hoàng thì Hoàng Ngọc Biên tuy không trong nhóm Đêm Trắng nhưng chính Biên mới thực sự là người khởi đầu nghiên cứu về phong trào Nouveau Roman của Pháp, dịch một số tác phẩm của Alain Roble-Grillet và cũng thể hiện quan niệm tiểu thuyết mới ấy qua tập truyện Đêm Ngủ ở Tỉnh do Cảo Thơm xuất bản Saigon, 1970. Cũng theo Hoàng Ngọc Biên, thì ngoài danh xưng, những năm trước 1975 thực sự đã không có một phong trào Tiểu Thuyết Mới tại Sài Gòn.


http://vietbao.com/images/file/yR3AzQJY0QgBAGNB/w600/hinh-v-hoang-ngoc-bien-05-02-2008.jpg (http://vietbao.com/images/file/yR3AzQJY0QgBAGNB/hinh-v-hoang-ngoc-bien-05-02-2008.jpg)

[Hình V_ Hoàng Ngọc Biên & NTV]



Kỹ thuật y khoa ngày nay thì có thể đã tiến xa, nhưng quan niệm thì không mới; vì từ xa xưa người sinh viên khi mới vào học trường y đã được dậy dỗ đức khiêm cung trong y thuật: "chữa khỏi đôi khi; xoa dịu thường xuyên; và luôn luôn an ủi / La médecine c’est guérir parfois, soulager souvent, consoler toujours."Ambroise Paré, bác sĩ phẫu thuật Pháp thế kỷ 16 đã là người đầu tiên nhắc tới câu nói ấy nhưng nguồn gốc thì có lẽ đã có từ một nền y khoa cổ đại xa xưa hơn rất nhiều. Bản thân người viết, cũng hơn 45 năm đã và đang hành nghề y khoa với những hoàn cảnh khác nhau trong cũng như ngoài nước, với cái chết của mỗi người bệnh, cho dù đã biết trước, thì cảm giác vẫn hụt hẫng như một phần mất mát của cuộc sống.Sự mất mát ấy càng thấm thía hơn khi đó là chính là mấy người bạn thân của mình. Phải chứng kiến một Nghiêu Đề, người bạn tấm cám với những cơn đau ung thư tuỵ tạng vật vã đến xanh xao; một Cao Xuân Huy Tháng Ba Gẫy Súng can trường ngần ấy cũng đã oằn người vì những cơn đau di căn từ ung thư mắt hành hạ. Nay tới một Nguyễn Xuân Hoàng cũng đang khắc khoải với những trận đau bướng bỉnh và rất quái quỷ như vậy. Cũng để thấy cái bể khổ của sinh lão bệnh tử và nhận ra rằng khả năng y khoa hiện nay còn giới hạn tới dường nào. Bể khổ thì mênh mông, nhìn lại chẳng thấy đâu là bờ. Cảm xúc đọc lại mấy câu thơ của Vô Ngã Phạm Khắc Hàm, không phải Nguyễn-Xuân Hoàng mà chính tôi cũng tìm được nguồn an ủi.Ta tụng ngàn năm Quán Thế Âm,Chúng sinh ta khóc nỗi mê lầmNgàn năm quỳnh nở trong đêm vắngRung động ba ngàn cõi viễn thâm..… Người thích câu rùa đọc Lạc thưVớt con cá nhỏ thấy chân nhưTa nâng trang sách nghìn thu đọngTrời đất rưng rưng giữa mịt mù.… Từ đấy ngàn năm vách lắng taiLời kinh vi diệu thấm linh đàiTình thương từng giọt rơi trên đá…Buổi trưa hôm ấy, trong giờ lunch break bên ngoài bệnh viện, tôi và ba bác sĩ khác: một gốc Do Thái, một Trung Đông, một Ấn Độ ăn trường chay, bốn người ngồi chung bàn với nhau, nhân sau cái chết mới mẻ của một đồng nghiệp bị ung thư với những ngày cuối cùng thống khổ ra sao, họ bàn là liệu nếu có thể lựa chọn cho mình một cách chết. Ba khả năng thông thường nhất đưa tới cái chết ở thời đại hiện nay: cơn truỵ tim chết ngay, cơn tai biến mạch máu não có thể đưa tới tàn phế, và căn bệnh ung thư ác tính… và mọi người đã có cùng một chọn lựa cho một cái chết nhanh nhất là bệnh tim. Và rồi cũng trong ngẫu hứng, trưa hôm đó họ đã order các món ăn không thiếu chất mỡ động vật và dĩ nhiên là không theo tiêu chuẩn của dinh dưỡng của Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ.Thực ra không ai có thể chọn lựa một căn bệnh để được chết theo ý mình, ngoại trừ thứ tự do chọn lựa rất bạo động là tự sát cũng thường thấy ở các nhà văn như: Ernest Hemingway Ngư Ông và Biển Cả bằng súng (1961), Yukio Mishima Đền Vàng bằng gươm (1970), Yasunari Kawabata Ngàn Cánh Hạc bằng hơi ngạt (1972), Nhất Linh Đoạn Tuyệt bằng thạch tín (1963), Tam Ích Nghệ Thuật và Nhân Sinh treo cổ (1972)…Hoàng thì đã và đang sống một cuộc sống tràn đầy, nên tôi cũng hiểu rằng “bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu”, bạn tôi cũng đã sẵn sàng chuẩn bị cho dặm cuối của một chặng đường cheo leo trên con dốc tử sinh. Mark Twain thì bao giờ cũng với một cái nhìn rất nhẹ nhàng về cái chết: “A man who lives fully is prepared to die at any time.” Và rồi ra, đến một lúc nào đó, ở một nơi nào đó chắc Nguyễn-Xuân Hoàng cũng sẽ ngoảnh lại rồi mỉm cười mà nhắn với bằng hữu rằng: “Tường thuật về cái chết của tôi có phần quá đáng / The report of my death was an exaggeration. Mark Twain”Vẫn cứ chúc Bạn Ta những ngày tháng còn lại an lành.

NGÔ THẾ VINH

Long Beach 15/ 06/ 2014

hue huong
09-16-2014, 10:26 AM
Tôi có ý chờ nhưng chưa thấy bạn nào post bài về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng , một cư dân của San Jose chúng ta nên xin phép thu thập những bài viết về nhà giáo , nhà văn khiêm cung , khả kính vừa mới ra đi .
Mời quý bạn xem thêm những tin tức về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng ở đây :

http://www.baocalitoday.com/vn/tin-tuc/cong-dong/nha-van-nguyen-xuan-hoang-vua-moi-ra-di.html

https://sites.google.com/site/gsnguyenxuanhoang/

http://www.vietnamdaily.com/index.php?c=article&p=86279

thuykhanh
09-16-2014, 11:17 AM
Xin cảm ơn chị Huệ Hương đã đăng bài về anh Nguyễn Xuân Hoàng.

Trước kia, mỗi lần tụi này đến San Jose là bạn bè, thầy trò gặp nhau ở nhà hàng Thành Được. Năm ngoái gia đình PK không ai biết, mình ở lại KS nên chỉ có hai anh N. đến thăm anh Hoàng tại nhà.

Mình không biết đăng tin về anh NXH ở đâu cho tiện nên cứ chần chừ. Chị ở SJ, chọn nơi này rất thích hợp, mình cũng xin tiếp một bài để bạn đọc hiểu thêm về anh Hoàng.


Trên Bục Gỗ của ngôi trường yêu quý

GS. NGUYỄN XUÂN HOÀNG

(trích trong “ĐẶC SAN PETRUS KÝ 2014”
do Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Petrus Ký
Bắc California thực hiện)


Người đầu tiên cho tôi hay rằng tôi đã được Sở Giáo Dục thành phố cho phép "thôi việc" là Sự, "hiệu phó" của Hiên.

Sự người Nam, tập kết ra Bắc từ năm 54, lấy vợ Bắc. Cả hai đều là giáo viên cấp ba. Chồng dạy toán, vợ dạy Việt văn. Sự nói tiếng Nam trăm phần trăm, chớ giọng không lơ lớ như những người tập kết đã "sống ngoài Bắc hai mươi nhăm năm".

Chị Tâm thì khác hẳn chồng. Chị là người Bắc rặt Hà Nội thứ thiệt. Chị là cháu cụ Ngô Tất Tố: chậm rãi, nhỏ nhẹ, dịu dàng, chị biết lắng nghe người khác nói và cũng biết nói điều gì khi cần nói.

Sự thì xốc vác, năng động, cởi mở.

"Đơn xin thôi của anh đã được chị Sáu Nở, giám đốc sở Giáo Dục chấp thuận. Anh nghĩ sao mà xin thôi?"

Tôi nhìn Sự dò xét ý nghĩa câu hỏi của anh ta. Tôi chưa biết trả lời sao. Có nên nói rằng tôi không thể là loại người làm công việc xoay một vòng một trăm tám mươi độ trên chính nơi bục gỗ mà trước kia tôi đã từng đứng ở đó?

Có nên nói rằng trước kia tôi chỉ là một người dạy học bất đắc dĩ, giờ đây việc đó còn bất đắc dĩ hơn, một triệu lần bất đắc dĩ hơn trước chăng? Phải chi tôi là người dạy Toán, Lý Hoá, Sinh vật,... thì có thể dễ dàng cho tôi biết là bao nhiêu!


Đứng ở lan can hành lang, chúng tôi cùng ngó ra sân trường. Tôi thấy mình sao quá xa lạ ngay giữa khung cảnh quen thuộc với tôi từ bao nhiêu năm nay. Giờ đây, lòng tôi không bao giờ yên, trái tim tôi không bao giờ ngưng lo âu hồi hộp.

Tôi sợ những câu hỏi, và tôi thấy mình lúng túng khi tìm câu trả lời.

"Mừng quá phải không?"
Sự hỏi tiếp khi thấy tôi lặng thinh hơi lâu.

"Cám ơn anh đã cho tôi biết tin. Nhưng bao giờ thì tôi được chính thức nghỉ?"

"Giấy đã về chỗ ông Hiên rồi. Có lẽ nội sáng nay ông Hiên sẽ đưa cho anh. Và từ ngày mai anh có thể... có thể..."

Sự không nói hết câu. Tôi không hiểu ý anh ta muốn gì. Tôi quay lại, nhìn anh. Một người đàn ông nhỏ con, đen và hơi thấp, da mặt sạm, nhưng hai con mắt sáng, giọng nói rổn rảng.

"Có một điều tôi muốn nói với anh, ông Hiên đã làm một bản báo cáo về anh cho Sở. Bản báo cáo không tốt về anh, nhưng có lẽ nhờ đó anh đã được cho nghỉ việc theo ý muốn của anh."

Bất ngờ, Sự mở cặp đưa cho tôi tờ "pelure" của bản lót giấy than đại khái viết rằng tôi là một người "phóng đãng", cuộc sống của tôi không thể thích ứng với một nhà giáo, và càng không thể thích hợp với một nhà giáo xã hội chủ nghĩa trong chế độ cách mạng.


Nhà trường cách mạng không cần một nhà giáo kiểu Trần Lâm Thăng. Bản báo cáo còn ghi sự liên hệ của tôi với gia đình ông Phan, một nhân vật phản động của chính trị tại miền Nam.

Tôi không chờ đợi những lời tốt đẹp của Hiên viết về tôi. Tôi hiểu tôi là "thứ" người gì. Nhưng tôi không ngờ y viết về tôi kiểu đó.

"Nếu không ở được thì nên tìm cách đi đến một chỗ tốt hơn."
Sự nắm cánh tay tôi giật giật rồi bước đi.

Tôi nhìn theo anh không biết có phải thật là chính Sự nói những lời đó không. Tôi ngó xuống tay mình. Tờ giấy pelure vẫn còn đó.
Thật tình tôi có mừng khi hay tin được nghỉ việc, nhưng đồng thời tôi cũng cảm thấy lòng mình xót xa, như thể có một con dao nào khá bén lịm đang cứa từ từ một phần thân thể mình.


Tôi đi chậm rãi dọc theo hành lang, trở lại phòng giáo sư. Tôi ngồi xuống chiếc ghế sát bên cửa hông. Đám đất nhỏ vừa được mấy thầy cô giáo xới lên trồng rau. Một chuồng heo vừa mới được rào giậu.

Những cái đó thật xa lạ với ngôi trường mà tôi đã từng có mặt hơn mười lăm năm nay, từ một đứa "học trò nhưng không sách cầm tay" ngồi ở dưới bàn học kia, đến lúc đứng trên bục gỗ này nhìn lại tuổi trẻ của mình. Hai câu đối trước cổng trường, cây phượng trong sân che mát trạm của người gác dan, nơi có chú Phẩm một người Bắc hiền lành cục mịch như củ khoai mở cửa cho chúng tôi mỗi sáng.

Phòng y tế nơi có bác Thư làm việc, người gầy nhom gầy nhách, nhưng lúc nào cũng tươi cười chăm lo sức khỏe cho cả trường.

Thầy Ái dạy Pháp văn ăn nói lưu loát hoạt bát, ông Tổng giám thị Chương ưa nói chuyện thời sự, và còn bao nhiêu kỷ niệm đang quanh quẩn ở góc sân, ở vòm cây, ở mái ngói, ở đợt nắng sắp vào hè, ở cơn mưa dầm, ở khói lựu đạn cay tỏa đầy sân trường khi các em xuống đường.


Không, có thể tôi không phải là một người dạy học hội đủ những điều kiện của một người thầy tốt theo quan niệm Khổng Tử, nhưng tôi chắc chắn là lòng tôi tràn đầy niềm yêu mến công việc của tôi.

Tôi hiểu tôi phải làm gì khi đứng trên bục gỗ. Tôi biết tôi cung cấp điều gì cho học sinh của tôi: những kiến thức tối thiểu cho việc thi cử và những bất đồng giữa trang sách và đời sống.

Tôi yêu các bạn đồng nghiệp của tôi, các em học sinh mà tôi chỉ gặp mỗi năm một lần rồi đi qua ngưỡng cửa vào đại học, rất ít khi ngoái đầu lại. Chắc chắn các em đã mang theo trong lòng những điều đồng ý và bất đồng ý với tôi qua những gì tôi trình bày. Nhưng điều đó có hề gì.

Điều mà lòng tôi muốn gởi đến các em là con người và những giới hạn của nó: sự đau khổ, nghèo đói, dốt nát, bệnh tật và nhất là cái chết. Tôi muốn các em chia sẻ cùng tôi bài học làm người. Bài học ấy chúng tôi cùng học, không ai dạy ai.


Nhưng mà tôi vui, vì tôi biết rằng từ nay tôi sẽ không còn phải đứng trên bục gỗ nói những điều hoàn toàn trái nghịch với những gì tôi đã từng nói trước đây.

Tôi sẽ không còn phải đêm đêm chong đèn biên chép cái gọi là "giáo án" để sáng mai vào lớp đọc từng chữ như một cậu học
trò không thuộc bài. Tôi sẽ không còn phải...không còn phải... không còn phải...

hue huong
09-16-2014, 12:26 PM
thuykhanh (https://dtphorum.com/pr4/member.php?602-thuykhanh)




Mình không biết đăng tin về anh NXH ở đâu cho tiện nên cứ chần chừ.

Chị Thụy Khanh mến ,
Mình có ý chờ Ngô Đồng hay anh Ngocdam66 loan tin nhưng chưa thấy nên mạo muội đăng đại .
Cũng chưa thấy cáo phó của gia đình ông Hoàng nên mình chưa đăng trong mục " Phân ưu " .
Tuy đã thành danh từ lâu nhưng nhà văn NXH rất hiền hòa , từ ái với các cây viết trẻ .
Chị nhớ thời 1970 của các cây viết " búp bê " không ? Thời mà " tôi là con chim nhỏ , ngứa cổ hót chơi ... "
Bây giờ các cây bút " búp bê " xưa đã thôi " ngứa cổ " rồi ...
Muốn mời nghe lại " Tạ Từ " mà không dám .

MưaPhốNúi_
09-16-2014, 12:40 PM
Cám ơn chị Huệ Hương đã đưa tin , M chào chị Thụy Khanh .
Mưa Phố Núi cũng là cư dân của SanJose , xin được viết đôi dòng khi hay tin nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời .

Vào những năm trung học , Mưa Phố Núi được biết nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng là thầy dạy về môn triết học của một vài trường tư thục ở thành phố Sài Gòn . Trong số những học trò thầy dạy có cô bạn học của Mưa, và như thế trong giờ học thêm môn triết , Mưa đến trường đón bạn và đã được nhìn thấy thầy NXH lúc bấy giờ . Hình ảnh của thầy lúc còn trẻ rất có sức thu hút đối với phái nữ , M vẫn còn nhớ mãi .
Cho đến mấy chục năm sau , MPN lại có dịp gặp được thầy tại SanJose thoáng qua với một câu chào hỏi vội vã bới thầy phải đi gấp . Vậy là trong một đời người cái duyên của MPN và thầy NXH chỉ có thế thôi .
Rồi khi cô bạn trung học ngày xưa làm học trò của thầy đã trở thành nhà văn, và tập truyện ngắn đầu tay của cô đã được nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng viết lời giới thiệu , đó là tập truyện Phòng 111
Mưa Phố Núi xin đưa một bài viết của nhà văn Đặng Mai Lan , cô bạn trung học ngày xưa viết về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng .


Mây đã bay xa!!!
Nhớ anh, tôi đi tìm những trang sách
Đặng Mai Lan

Ở một nơi xa, nghe tin anh đau nặng… Cả ngày tôi ôm cái tablette, vào internet, mở hết trang nhà này đến trang nhà khác, mặc dù tôi đang có quá nhiều bận rộn. Nhưng lúc này là lúc tôi cần đọc cái gì đó. Một bài tùy bút, một bài thơ, hay một truyện ngắn. Tôi cần chữ như cần nghe tiếng nói vì chung quanh tôi thinh lặng quá. Tôi cần chữ, chữ sẽ dẫn tôi đi đến nơi mà tôi muốn. Nơi, không biết gọi là gì?
Bruxelles, thành phố tôi đang tạm trú hình như thời tiết không ân cần nồng nhiệt với sự có mặt của tôi. Phố thường ủ dột bởi sương mù, ướt át với những cơn mưa nhanh, mưa chậm. Bây giờ thì trời âm u gió. Mùa hè, hè chan chảy trên mọi ngã đường nên phố vắng tanh vì thiên hạ rủ nhau đi tắm nắng ở những bờ bãi xa, những công viên gần, tận hưởng mặt trời rực rỡ ban phát ánh nắng, nhưng cũng đồng nghĩa chạy trốn cái nóng mà rõ ràng ai cũng mong chờ sau những ngày mưa tuyết lê thê.
Tháng tám là tháng nóng nhất của mùa hè. Thế mà hôm nay trời trở gió. Gió này là gió trái mùa, gió chướng. Từ khung cửa nhìn ra, thấy gió cợt nhã trên những tàng cây. Gió rền rỉ …ư… ư… a…a… Ung thư , Sarcoma! Ôi lời của gió hôm nay!
Nơi này không phải của riêng tôi. Ở đây, tôi cảm thấy như mình lại ly hương thêm một lần nữa. Tôi đang sống đời " đất khách quê người". Bếp nhà không có chai nước mắm, lọ tương ớt, hay bún, miến… Vớt vát được một chút tình quê là gói gạo nho nhỏ mua ở siêu thị và chai xì dầu Pháp. Lấy đâu ra sách báo Việt ngữ, mà lúc này, sao tôi thèm được cầm một cuốn sách trên tay, thèm đọc quá.
Vâng, nhớ tới anh, tôi thèm được đọc một cuốn sách.
Sáng thức sớm, còn nằm trên giường, mở tablette như thói quen, một món ăn đầu ngày. Nhận thư anh Phùng Nguyễn. Thêm một tin mới về Nguyễn Xuân Hoàng. Lướt vào facebook, tìm trang của cô Vy, vợ anh, đọc rốt ráo những nhắn gửi chia xẻ từ những người bạn của anh… Không lẽ ngắn ngủi vậy sao? Chỉ còn vài tháng ?
Những văn hữu của anh, của tôi đang kêu gọi làm một tuyển tập cho anh. Thực ra, từ khi nghe anh bệnh tôi đã có ý viết cho anh, mực đen giấy trắng đàng hoàng. "Meo miếc" để làm gì? Tôi muốn thời gian quay ngược lại. Tôi muốn viết một thư dài gửi anh qua đường bưu điện, gửi anh vài tạp chí Lire hay Paris Match, thêm gói cà phê Carte Noir như đã từng… để bù lại một khoảng thời gian quá dài tôi và anh hầu như không còn thường xuyên liên lạc nữa. Tại sao lại như thế nhỉ? Tình thân, sự gắn bó không phải là trò chơi, cuộc chơi để một lúc nào kết thúc. Nhưng hai chúng tôi quả tình đã có một nơi để rong chơi lý thú, một khu rừng nhỏ với những sân cỏ mượt mà, lá hoa chữ nghĩa. Thế mà tôi đã quay đi, anh quay đi. Không nhớ ai là người đã ngừng cuộc trước. Khỏi đổ thừa cho hoàn cảnh, cuộc sống đẩy đưa. Cứ kể như khu rừng ấy, rừng xưa đã khép.
Tuyển tập cho Nguyễn Xuân Hoàng! Thời hạn từ… đến…. Mọi người đang nắn nót những con chữ. Viết gì? Trối trăn với anh ? Bày tỏ tình cảm? Sao từ nào giờ không tỏ, giờ nghe anh đau nặng mới bày… Tôi không muốn lắm chuyện này. Anh vẫn còn hiện diện. Viết để động viên tinh thần anh, viết để tỏ tình. Nhưng viết gì để có thể làm dịu được cái đau mà anh đang chịu đựng? Sao nghe như lời chia tay. Tôi chợt khựng lại với đề nghị này.
Đọc những bài viết đăng trên Da Màu. Ngoài vô số kỷ niệm, những phê bình văn chương của anh, còn có những sáng tạo, vẽ lên hình ảnh người vợ yêu của anh. Một tình yêu nồng nàn "bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu" mà bất cứ ai quen anh đều nhìn thấy.
Tôi chung thủy với báo Văn từ thời Mai Thảo. Nhưng không thể nói là tôi chỉ quen anh và trở nên thân thiết kể từ khi nhà văn Mai Thảo qua đời để lại tờ Văn cho anh nắm giữ.
Khoảng thời gian anh điều hành tờ Văn, cho đến khi đình bản, và nhiều năm sau nữa… Chúng tôi, ông chủ bút và tác giả cộng tác đã có một thời gắn bó dài lâu như thế. Biết bao nhiêu chuyện giữa Paris và Cali được kể trong những điện thư gửi qua gửi lại mỗi ngày. Tôi đi qua đó, anh đến nơi này, Paris và Cali cũng có tôi cùng anh.
Nhưng không biết có nên nhắc đến Sài Gòn?
Sài Gòn, ngày xưa, tôi gặp anh hàng tuần ở một ngôi trường nổi tiếng về ban C, trường nằm ngay trung tâm phố, quy tụ toàn những giáo sư tên tuổi về môn triết. Thầy Nguyễn Xuân Hoàng là một ông giáo sư bảnh bao nhất trong những vị thầy lớp tôi thuở đó. Thầy chỉ mặc chemise trắng, luôn ngồi ở mép bàn, nửa ngồi, nửa đứng khi giảng bài. Giảng bài mà như trò chuyện với học trò. Thầy dạy môn tâm lý, đẹp trai, phương phi hồng hào, hay liếm môi sau những lúc ngừng giảng. Đã có cô nữ sinh xinh nhất lớp nhái theo động tác này. Chắc hẳn thầy cũng nhận ra điều đó. Nguyễn Thị KT, tên cô học trò nghịch ngợm và hình như phải lòng thầy mà tôi bặt tin cô từ năm 1975 tới giờ. Chẳng phải riêng KT, cũng có vài đứa khác mê thầy, ái mộ thầy theo nhiều cách. Chúng nó tìm đọc những tác phẩm của thầy và phê bình loạn xạ. Có đứa bĩu môi, ông viết ghê quá! Tôi không hiểu thời đó tôi nghĩ về anh như thế nào nhỉ? Tôi cũng lớn rồi, tôi mê ai lúc đó mà sao không chịu mê thầy? Có lần anh trêu tôi như thế. Quả tình tôi không quan tâm về anh, nên chẳng tìm đọc những gì anh viết. Tôi với KT vẫn dám theo thầy NTV ra uống cà phê ở cái quán cóc gần trường, nhịn quà để mua cuốn sách đọc xem ông Phạm Duy đã chết như thế nào? như thầy NTV đã phán! Có lẽ lúc ấy tôi hay nghe nhạc Phạm Duy và vẫn còn mê đọc những loại sách dành cho học trò mới lớn của nhà văn Duyên Anh. Nguyễn Xuân Hoàng xa vời trên mây, cao quá, tôi chưa với tới. Sau này, nhớ lại cái "ghê" trong truyện ngắn "Dưới Tàng Cây Trứng Cá" của thầy mà đám học trò bàn tán, tôi tìm đọc lại và phì cười. Truyện nói về một nhân vật nam, khi nhìn thấy cô bạn gái đang ngồi giặt quần áo, có những thứ đồ lót đã làm anh nhớ lại những lúc anh vò nát chúng trong tay. Đúng là tuổi học trò, và những tiểu thư còn thích ô mai. Ghê là phải!
Thầy đa tình lắm, điều này chắc người nữ nào quen với thầy đều phải nhìn nhận. Cái đa tình làm thăng hoa đời sống những phụ nữ, có sao đâu! Đẹp trai vậy mà không đa tình thì đẹp lãng xẹt. Có người nói thế. Đa tình nên thầy mà không thích được gọi là thầy. Có lần tôi nghịch ngợm gọi thầy xưng con. Lễ giáo Sư Môn đúng nghĩa. Anh nói, "Tôi với cô là hai nhà văn đang nói chuyện với nhau, không có thầy trò nào ở đây." Rồi anh còn cho rằng tôi bặm trợn, chẳng dịu dàng lãng mạn như những gì tôi đã viết. Tôi nhớ mãi chữ "bặm trợn" này. Nghe rất khoái. Khoái hơn chữ "cực kỳ lãng mạn." Tôi thích cái cách hay hỏi ngược lại của anh. Tôi học nó để đối phó mỗi khi lúng túng trước những câu hỏi.
Trò chuyện với anh, nghe giọng cười to, cho thấy anh là người rất lạc quan vui vẻ. Nhưng trong những mail anh viết, anh luôn là một người chán chường, bi quan. Tôi nhớ khoảng thời gian sau này anh hay nói về cái chết mà có lúc tôi cho rằng anh "nhõng nhẽo" vì cứ dọa chết hoài. Anh nói tôi hãy gọi anh là Đông Hoàng, đừng là Xuân nữa, mùa xuân đã qua. Lúc ấy nghe vui tai, giờ nghĩ lại sao buồn quá!
Nhớ anh, tôi thèm đọc một cuốn sách. Tôi tìm chữ, tìm tôi cũ trong những ngày tháng miệt mài viết bài gửi cho anh. Những ngày thân thiết vô cùng. Những ngày của chữ, của Văn …
Chữ ơi, tôi muốn nói cùng anh, ở một nơi xa,
Tách trà nguội và một sáng âm u
Gió rên rỉ …ư.. ư… a…a…
Ung thư, Sarcoma, tin buồn tháng 8
Từ bao lâu, chỉ rặt những tin buồn
Tuổi của anh và tuổi của tôi, như thế đó!
Mai mốt rồi cũng đến phiên tôi.
Từ bao lâu anh chỉ than vãn sự già nua và cái chết?
Xuân không còn huy hoàng như anh nói
Nhưng Đông, trắng xóa,
Đâu phải chỉ riêng anh.
Những sợi tóc trên đầu tôi mỗi ngày mỗi mỏng
Rụng dần từng sáng từng chiều.
Thời gian đã bạc, chờ rụng thiên thu
Còn lo chi bạc tóc
Phải thế không anh?
Tôi đang đi tìm những con chữ
Chữ để thành lời,
Dù tôi biết, chẳng lời nào xoa dịu cái đau đớn của anh
Những con chữ của riêng tôi
Nơi những trang sách cũ
Những con chữ gắn bó một thời, tôi và anh.
Ở một lớp học xưa, hay những chỗ ngồi ấm êm , quán hàng, phố xá…
Những gói cà phê thơm, Lire, Paris Match…
Từ Paris đến Cali cũng mang theo những con chữ
Tất cả, bằng những con chữ.
Mối tình của chúng ta.
Văn. Văn. Tôi nhớ anh!
Nhớ anh, ở nơi xa này, tôi biết làm gì hơn là tìm về những trang sách cũ, có tôi và có anh.
(Bruxelles-Paris tháng tám, 2013.)
Đặng Mai Lan
Nguồn: http://damau.org (http://damau.org/)

Ngô Đồng
09-16-2014, 01:22 PM
Em cám ơn hai chị đã chu đáo giúp em. Anh ra đi nhiều người thương tiếc, nhưng lại là một sự bình an cho riêng anh.
Em cũng có ý chờ chị Trương Gia Vy cho biết chương trình tiễn biệt anh, chị Huệ Hương giúp em đăng tin ngay khi có nha.

hue huong
09-16-2014, 04:44 PM
Chào Ngô Đồng ,
Chị chưa thấy cáo phó từ gia đình bà Vy nhưng có cáo phó của bs Nam , hội Petrus Ký .
Chị đã post bên phân ưu . (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4034-Nh%C3%A0-v%C4%83n-nh%C3%A0-gi%C3%A1o-Nguy%E1%BB%85n-Xu%C3%A2n-Ho%C3%A0ng&p=137781&posted=1#post137781)

hue huong
09-16-2014, 04:50 PM
MưaPhốNúi (https://dtphorum.com/pr4/member.php?746-M%C6%B0aPh%E1%BB%91N%C3%BAi_)


Mưa Phố Núi cũng là cư dân của SanJose , xin được viết đôi dòng khi hay tin nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua đời .

Chào Mưa & Ngô Đồng ,
Mình sẽ gặp nhau hôm tiễn thầy Hoàng , thứ bảy 20-9 nầy , tiện không ?

MưaPhốNúi_
09-16-2014, 08:56 PM
Mưa có nhắn riêng với chị Huê Hương .

Ngày bình an chị nhé .

Mưa Phố Núi .

hue huong
09-17-2014, 03:53 PM
Mời quý bạn đọc thêm một bài của Andrew Nhân Lưu , học trò của thầy Nguyễn Xuân Hoàng .

Vĩnh Biệt Thầy

Andrew Nhân Lưu


Trưa thứ Bảy 13 tháng 9 vừa qua, tôi bàng hoàng khi nhận được “email” của nhà báo độc lập Phạm Bằng Tường báo tin thầy tôi – nhà văn, nhà báo Nguyễn Xuân Hoàng – vừa qua đời lúc 10:50 sáng sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư cột xương sống. Thầy đã bị căn bệnh này hoành hành từ lâu, nhưng mãi đến gần một năm nay bác sĩ mới chẩn đoán ra căn bệnh.
Tôi còn nhớ hơn một năm trước, chúng tôi đến rước thầy tại nhà của thầy để tham dự một đêm họp mặt văn nghệ tại tư gia của nhạc sĩ Hải Nguyên và chị Thụy Dung. Trên xe, thầy than đang đau lưng rất nhiều nhưng cứ ngỡ là vì khuân vác nặng. Sau này, thầy ra vào bệnh viện Stanford nhiều lần nhưng bệnh tình vẫn không thuyên giảm. Tôi đến thăm thầy tại Vista Manor Nursing Center trên đường Jose Figueres Ave khi thầy xuất viện Stanford lần đầu. Không thấy thầy trong phòng, tôi đi tìm thầy tại phòng tập “Physical Therapy”. Nhìn thấy một ông lão ốm o, tiều tụy, tóc bạc phơ ngồi trên xe lăn, tôi lặng người và xúc động nói gần như không ra lời; tuy nhiên tôi nhận ra ông lão ấy chính là thầy tôi nhờ đôi mắt tinh anh của người.
Tôi liên tưởng đến cũng đôi mắt ấy nhưng 40 năm về trước khi thầy đứng trên bục giảng của trường trung học Pétrus Ký, Sài Gòn thao thao bất tuyệt về Triết Tây. Với dóc người cao ráo và khuôn mặt điển trai rất đàn ông, thầy là người hùng thần tượng của đám học sinh chúng tôi, những chàng trai đang tập tễnh làm người lớn. Học sinh từ trường tỉnh lên, tôi choáng ngộp với nét uy nghi, kiêu kỳ của trường nam trung học lớn nhất thủ đô, cũng như lớn nhất nước, và nhất là với một đội ngũ giáo sư danh tiếng, toàn là những tác giả của những sách giáo khoa phổ biến nhất thời bấy giờ, nhưng đối với tôi không ai có thể qua mặt thầy Nguyễn Xuân Hoàng! Tuy sống tại Cần Thơ và học tại trường trung học Phan Thanh Giản đến năm lớp 11, tôi “biết” nhiều về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng vì tôi đọc tạp chí “Văn” hàng tuần và thỉnh thoảng đọc được những truyện ngắn của ông đăng trong ấy. Ngoài ra, “Kẻ Tà Đạo” của ông là một trong những quyển tiểu thuyết gối đầu giường của tôi năm tôi 16 tuổi. Khi vào học lớp 12B1 (niên khóa 1974-1975) tại trường Pétrus Ký, bạn thử tưởng tượng xem tôi ngạc nhiên và sung sướng đến mức nào khi thần tượng văn chương của tôi nay lại xuất hiện bằng xương, bằng thịt trên bục giảng trước mặt mình! Sau giờ Triết hàng tuần của thầy, tôi thường nán lại nói chuyện với thầy để hỏi về những chi tiết trong các tác phẩm của thầy, như trận đánh lộn trên đồi Cù tại Đà Lạt, chứ chẳng hỏi han gì về bài giảng. Thầy tỏ vẻ rất ngạc nhiên khi biết tôi đọc hầu hết những sáng tác của thầy, nhưng khi biết ra ba tôi là ai thầy cười xòa và vỗ vai tôi, “Con nhà tông, không giống lông cũng giống cánh.”
Sau ngày 30 tháng 4, 1975, thảm cảnh “nước mất, nhà tan” đưa đến Sài Gòn “phải mang tên xác người” (Phạm Duy, “1954-1975”), trường Pétrus Ký đổi tên thành trường Lê Hồng Phong, thầy “mất dạy”, và bọn học sinh chúng tôi phải cố gắng nhồi nhét thứ được gọi là “văn chương cách mạng” vào đầu để chuẩn bị cho kỳ thi “tú tài 3 môn” được tổ chức vài tháng sau đó. Cũng kể từ đó, không còn tạp chí “Văn”, không còn “Kẻ Tà Đạo”, không còn “Ý Nghĩ Trên Cỏ”, không còn “Khu Rừng Hực Lửa”, cũng không còn những bài giảng về Luận Lý Học, về Đạo Đức Học, về Socrates, Plato và Aristotle; nhà văn/thầy Nguyễn Xuân Hoàng đã âm thầm đi xa khỏi cuộc đời của tôi hồi nào tôi không hay.
Cuối năm 1998, thầy trò tôi bắt lại mối liên lạc khi thầy lên San Jose để đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký Tòa Soạn (Managing Editor) của tuần báo “Việt Mercury” (trực thuộc nhật báo “San Jose Mercury News”). Dạo thời gian trước đó, tôi đã bắt đầu tập tễnh viết bài điểm phim (movie reviews) như một thú vui (hobby) cho tuần báo “Việt Magazine” của anh Phạm Phú Nam, và thầy mời tôi cộng tác với “Việt Mercury” trong mục điểm phim. Thầy trò mỗi tuần gặp nhau một lần khi tôi đến tòa soạn để nộp bài. Thầy có già đi, nhưng trông vẫn còn phong độ như xưa. Tuy xa cách hơn 20 năm, tôi vẫn cảm thấy gần gũi với thầy vì tôi đọc gần như không sót những tác phẩm mới của thầy xuất bản tại Hoa Kỳ như “Người Đi Trên Mây” (một trong những tiểu thuyết tiếng Việt tôi yêu thích nhất), “Sa Mạc”, “Căn Nhà Ngói Đỏ” và “Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu” (tái bản). Sự đồng cảm giữa tôi và thầy dường như không hề bị sứt mẻ gì cả sau bao nhiêu thăng trầm của đời sống, cũng như bao xa cách của thời gian và không gian.
Sau khi “Việt Mercury” ngừng hoạt động năm 2005, thầy và cô Trương Gia Vy thành lập tuần báo “Việt Tribune” năm 2006 cho chính mình. Thoạt đầu, tôi phụ trách mục điểm phim của “Việt Tribune”, nhưng sau đó tôi chuyển sang viết cho “VTimes” của nhà báo Trần Đệ trong một thời gian ngắn để thay đổi không khí. Khi ấy, tôi đang làm việc trong ngành địa ốc sau khi giã từ ngành điện tử. Anh Tâm Quách, “broker” của Tuscany Real Estate Services, đề nghị với thầy và cô Vy mở thêm phụ bản Địa Ốc cho “Việt Tribune” và kể từ đó tôi phụ trách mục “Địa Ốc & Đời Sống” hàng tuần cho đến ngày nay. Tôi có dịp gần gũi với thầy và cô nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi rất ân hận đã không sắp xếp thì giờ để đi uống cà phê với thầy nhiều lần thầy mời khi thầy còn mạnh khỏe. Và gần đây nhất, tôi đã không đến thăm thầy khi cơn bệnh ác quái của thầy bộc phát trở lại như tôi tự hứa với lòng.
Ở một nơi xa xôi nào đó, xin thầy tha thứ lỗi cho em, một người học trò 40 năm trước của thầy, đã đôi khi sống quá vô tình. Em biết lúc sinh thời thầy rất thích bài nhạc “Đời Đá Vàng”; nhưng mãi đến bây giờ trước sự ra đi vĩnh viễn của thầy em mới thấm thía cảm nhận được hết những gì nhạc sĩ Vũ Thành An đã gói ghém trong 4 câu ca cuối cùng,
“Có một lần mất mát mới thương người đơn độc
Có oằn mình đớn đau mới hiểu được tình yêu
Qua dầm dề mưa tuyết mới vui ngày nắng về
Có một đời khóc than mới hiểu đời đá vàng.”

Em xin vĩnh biệt thầy và nguyện cầu hương hồn của thầy sớm siêu thoát về cõi vĩnh hằng!

hue huong
09-17-2014, 04:11 PM
Ngô Đồng thân ,
Chị tìm được bản cáo phó của gia đình thầy Hoàng và đã post bên "Phân ưu " (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4034-Nh%C3%A0-v%C4%83n-nh%C3%A0-gi%C3%A1o-Nguy%E1%BB%85n-Xu%C3%A2n-Ho%C3%A0ng&p=137865#post137865)
Chào Mưa , chị đã nhận được tin nhắn , cảm ơn em .

thuykhanh
09-18-2014, 05:42 PM
Cảm ơn chị Huệ Hương, Mưa và Ngô Đồng,

Có mấy tấm hình cũ chụp ở SJ, mình dán lên xem chị Huệ Hương có nhận ra ai không nhé:


http://i859.photobucket.com/albums/ab159/uc0708/3c3433da-47fa-4d67-b889-957c15937786_zps0266ff9b.png




http://i859.photobucket.com/albums/ab159/uc0708/ee6e9eee-f069-4dcb-bc96-afae4a5128d3_zpsccb28ae3.png

hue huong
09-18-2014, 08:46 PM
Chị Thụy Khanh mến ,
Chắc hình nầy chụp năm ngoái vì thầy NXH tóc bạc trắng hết . Nghe nói chỉ sau một thời gian ngắn mà tóc thầy đổi màu nhanh chóng .
Hình đầu , từ bên mặt là cựu hiệu trưởng Petrus Ký , cũng là giáo sư từng dạy ở tỉnh mình , thầy TV Nhơn .
Hình thứ nhì , tuy mờ nhưng thấy có cô nào rất duyên dáng nhưng mình không biết là ai .:)\:D/

hue huong
09-18-2014, 09:00 PM
Thêm vài hình ảnh thầy NXH của nhiếp ảnh gia Trương Xuân Mẫn .







https://ci6.googleusercontent.com/proxy/wgsUAYOjir-FBtApwtr0Imenqz1TFc_I63EaP_JUMxiJ26zDAPOH8em8VI06L tNrkXrloE4l2nhtZISzBmuxAtPaJgl5jQaZW3IoQqYc0OGZ2fQ A=s0-d-e1-ft#http://i234.photobucket.com/albums/ee44/tuongpham/DSC_2363.jpg


Từ trái qua phải : . Nguyễn Khanh ( áo đỏ ),Nguyễn Xuân Hoàng, nha sĩ Nguyễn Hoàng Tuấn, Trương Xuân Mẫn







https://ci6.googleusercontent.com/proxy/7WliOmPtWWZqHATFIHIui4WD2SzhLwjAZ4SuV8d2siiqVinK16 ltAHsbjNV8PBh5A2eFhq9Ly06j_g3jiwr61Ln7-TTC1TAnjq0erulJw1uocqS2HqU=s0-d-e1-ft#http://i234.photobucket.com/albums/ee44/tuongpham/DSC_1287-1.jpg


Hàng đứng : Thư Sinh, Nguyễn Tường Tâm, Phạm Bằng Tường, Nguyễn Hoàng Duyên, Huỳnh Lương Thiện
Hàng ngồi : Trần chí Phúc, Nguyễn Xuân Hoàng, Trương Gia Vy, Trương Xuân Mẫn ( Ảnh: Trương xuân Mẫn )

thuykhanh
09-18-2014, 09:30 PM
Chị Huệ Hương thân,

Hình 1: anh Hoàng ngồi giữa 2 anh cựu Hiệu trưởng trường Petrus Ký, anh bên trái sau làm Tổng thư ký Viện Đại Học Cần Thơ, còn anh TV Nhơn, sau khi đi du học Mỹ về, được chỉ định làm Tổng Thư ký Viện Đại Học Tiền Giang, có kế hoạch mở mấy trường Đại học Cộng Đồng ở vùng này để các em học sinh nghèo, nhất là phái nữ, có cơ hội đi học đặng thêm kiến thức rồi từ đó có thể nâng cao mức sống gia đình.
Bây giờ anh ấy vẫn còn tiếc vì dự án này tốt quá mà không thực hiện được.

Hình sau mờ quá há chị:). Cảm ơn chị đã bỏ công đoán và dán thêm mấy tấm hình anh NXH với bạn @};-@};-@};-
Bây giờ mình chào Good night nha!

hue huong
09-18-2014, 10:29 PM
Chị Thụy Khanh mến ,
Hình ông bên trái mình không biết , có lẽ ở xa . Thầy Nhơn thì có gặp trong các buổi họp mặt liên trường .
Post hình lớn quá sợ bị rầy nhưng không resize được .
Load lên bucket rồi lấy link xuống mà nó vẫn to đùng , không biết tại sao .8-}

hue huong
09-19-2014, 04:59 PM
Xin phép post bài chót về nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng qua ngòi bút của ông Giao Chỉ .


NguyễnXuân, Hoàng ra đi. TrươngGia, Vy ở lại


ĐI TRỌN ĐƯỜNG TRẦN


Giao Chỉ, San Jose


Chuyện hai tờ báo.
Ở San Jose có hai tờ báo đáng được lưu ý. Tờ Thời Báo ra hàng ngày của ông Vũ bình Nghi coi như lâu năm hơn một phần ba thế kỷ. Thời vàng son của Thời Báo phát hành 50 trang mạnh mẽ hàng ngày. Cuối tuần có lúc gần 100 trang. Bà Nghi quản trị văn phòng suốt bao năm, chợt một ngày từ giã cõi trần ai, ra đi nhẹ nhàng như sương khói. Ông Nghi đưa bà về chôn cất tại cố hương Bùi Chu đã mấy năm qua mà nhớ thương sao mãi chưa nguôi. Bây giờ Thời Báo già yếu còm cõi như chủ nhân. Tuy vậy, gặp bác Nghi vẫn nhẹ nhàng bình tĩnh. Bác nói rằng , sân cỏ nhà tôi theo lệnh chính phủ tiết kiệm nước nên chẳng còn xanh tươi, nhưng bà nhà tôi mất đi, quả thực tôi như mất nửa người. Chẳng thiết gì đến thị trường quảng cáo để Thời Báo phải héo hon. Tương lai của báo nhà cũng khó khăn như tương lai thế giới mà thôi....
.
http://vietbao.com/images/file/JQZiSvGh0QgBAKp1/w800/nguyen-x-hoang-1.jpg (http://vietbao.com/images/file/JQZiSvGh0QgBAKp1/nguyen-x-hoang-1.jpg)
Bây giờ đến lượt cô Trương Gia Vy. Tờ tuần báo Việt Tribune do anh chị Nguyễn Xuân Hoàng phát hành được coi là có giá trị trong thị trường báo chí Việt Ngữ miền Bắc California. Đã thọ được 8 năm rồi. Nhưng mấy năm qua anh chị cũng bị đau ốm nên việc quản trị tờ báo thực vất vả. Cô Vy đau lên đau xuống, những tưởng sẽ ra đi bất cứ lúc nào. Ai ngờ từ một năm qua, người vợ đã cố gắng đứng vững để nuôi báo lao đao, nuôi chồng đau ốm thường trực. Cô ngược suôi giữ cho tờ báo tồn tại. Báo thì giữ được, người thì không. Dù là vợ chồng, chẳng ai giữ được đời cho nhau. Cho đến hôm nay. Anh Hoàng ra đi, quả thực cũng không phải chuyện bất ngờ. Ai cũng biết bệnh của anh cầm cự được như vậy là đã quá lâu rồi. Bà Nghi ra đi. Ông Nghi choáng váng, Thời Báo vất vả. Nếu Thời Báo mà không còn?? Nguyễn Xuân Hoàng ra đi. Quản ngại cho sức khỏe của cô Vy. Rồi tờ Việt Tribune cầm cự được bao lâu. Nếu cả hai báo không còn nữa thực là điều đáng tiếc. Hai tờ báo có lập trường chống Cộng giá trị thực sự tại miền Bắc California.

Chống kẻ nội thù.

Dù tháo vát, đủ can đảm đương đầu với nhu cầu bên ngoài và kẻ nội thù bệnh tật của chính mình nằm phục bên trong, nhưng khi anh Hoàng ra đi, cô Vy cũng cảm thấy chết nửa người. Cô Vy cũng mắc bệnh trầm kha oan nghiệt từ hai năm qua. Anh Hoàng lại bắt đầu hơn một năm. Toàn là bệnh tử sinh mà khoa học thái tây với các bệnh viện danh tiếng nhất thế giới cũng đành bó tay. Người vợ cầm cự xuất sắc để nuôi chồng. Người chồng cũng cầm cự dũng cảm suốt một năm dài. Tuy vậy trong nhà cũng vẫn còn có những nụ cười. Để tôi kể các bạn nghe câu chuyện bên nhau khi anh chị mới ở nhà thương về. Vợ chồng tôi và anh chị Hoàng cùng ngồi trên giường bệnh. Trừ lúc trong cơn đau, còn lúc thường Hoàng khỏe mạnh, tỉnh táo. Cô Vy kể đầu đuôi buổi họp cuối cùng tại nhà thương. Mặc dù không cần thông dịch nhưng nhà thương vẫn đưa thông dịch viên Việt ngữ hiện diện. Chẳng có gì phải dấu diếm người bệnh và thân quyển. Bác sĩ nói rằng bệnh ung thư của Hoàng không điều trị được nữa. Chỉ còn nằm chờ và uống thuốc cho khỏi đau. Nhà thương sợ cô Vy vì quá thương yêu nên không nói thực với anh Hoàng. Anh chị cùng muốn biết là sẽ chờ đợi bao lâu. Bác sĩ trả lời là hàng tuần hàng tháng và hàng năm. Khi bác sĩ nói, cô Vy nghe chữ years có âm"s"rõ ràng mà bà thông dịch chỉ nói là hàng tuần và hàng tháng. Chữ years có s rất quan trọng. Ấy thế mà lại không nói rằng có thể sống hàng năm. Nhưng chuyện bệnh tật nhà thương mãi cũng chán, tôi thay đổi không khí nói rằng vừa mới thấy tấm hình giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng chụp với các em nữ sinh trung học Ngô Quyền ở Biên Hòa. "Anh" giáo sư triết lại là nhà văn đứng chung với các cô học trò lớp 12. Quả thực là một bức hình đẹp và tình không thể chịu được. Ông thấy trẻ tuổi, đẹp trai muốn nằm trong vòng tay học trò là được ngay thôi. Bây giờ thiên hạ nhìn mà còn thấy ghen tức. Nói gì là ngày xưa. Lại nói đến chuyện mới tốt nghiệp cậu sinh viên sư phạm xin đi dạy cả trường Gia Long và Trưng Vương đều từ chối. Bà hiệu trưởng nào cũng chê ông thầy trẻ đẹp. Nữ sinh mê ông thầy triết, lại là nhà văn. Chàng nói triết lý em chẳng hiểu, lại càng mê. Cho đến khi anh Hoàng nói chuyện văn chương Việt trên trời, gặp cô Vy, nữ sinh trường đầm bèn kéo chàng xuống đất. Anh chị có 4 người con.

http://vietbao.com/images/file/ZuqkUvGh0QgBAEtg/w800/nguyen-x-hoang-2.jpg (http://vietbao.com/images/file/ZuqkUvGh0QgBAEtg/nguyen-x-hoang-2.jpg)

Câu chuyện văn chương
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính. Dạy học mới có tiền nuôi vợ con và nuôi văn chương. Mà lại là thầy dậy có giá. Nhiều trường trả tiền gấp đôi. Tôi nói, nếu như vậy cậu Hoàng sống trọn vẹn quá rồi. Hoàng nói, em có phàn nàn gì đâu. Ra đi không sợ, chỉ sợ đau và sợ cô Vy khóc.. Vy lấy tay gạt nước mắt nói rằng. Con có khóc đâu...
.
Nhà tôi nói rằng. Vy ơi, thôi cô lo cho thân cô đi. Sửa ngay cái chuông trước cửa. Làm cho anh Hoàng cái chuông đầu giường. Có gì thì còn gọi. Vy nói. Nhà thương bảo là nếu có chuyện sẽ gọi chỗ khác, không gọi 911 nữa. Nhà tôi nói ngay. Gọi 911 là lo cho cô chứ không phải 911 cho cậu Hoàng. Tôi nói rằng dù sao cũng phải chờ thêm thời gian. Hoàng nói, còn chờ gì nữa anh. Chờ đến 20 tháng 7-2014, kỷ niệm 60 năm giã từ Hà Nội. Rồi đến 30 tháng tư năm 2015. Kỷ niệm 40 năm tạm biệt Sài Gòn.

Nhớ Hà Nội thì sẽ có ngày gặp Mai Thảo. Nhớ Sài Gòn thì tìm gặp Nguyên Sa. Khi ta ra đi, có anh sợ ít có anh sợ nhiều. Nhưng tất cả kẻ đi người ở, ai cũng có nỗi buồn như nhau. Nguyễn Xuân Hoàng may mắn lấy vợ trẻ. Trong tiếng khóc có cả tiếng cười. Tôi lại nói. Hoàng là nhà giáo, nhà báo, nhà thơ và nhà văn. Khi ra đi mang theo nhà nào. Hoàng cười buồn. Em luôn luôn nghĩ mình là người viết văn.


Giọt nắng cuối chiều chưa vội tắt, mà lời từ biệt đã lên môi.

Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy triết, Nguyễn Xuân Hoàng. Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay phát hành tại San Jose. Mấy tháng nay anh bị đau rất nặng, phải ra vào nhà thương nhiều lần. Thân hữu chúng ta ai cũng biết và hết sức ngậm ngùi. Mới đây bác sĩ Ngô Thế Vinh có viết về tiểu sử và bệnh tình của anh Hoàng. Tôi xin kể thêm về chút tình cảm riêng tư như sau. Anh được cô Vy, vợ Hoàng đưa về nhà như là giọt nắng cuối chiều. Nắng chiều chưa tắt, nhưng trước sau cũng đến lúc phải hoàng hôn...

Từ nhà thương cô Vy điện thoại qua nước mắt. Xin báo cho Măng biết là Stanford quyết định cho nhà con về nằm nhà để chờ. Bác sĩ và nhà thương ở đây chịu thua rồi. Con đang ký giấy nhận chàng về. Con về trước đến nhận giường điều trị nhà thương cho đưa tới. Xe nhà thương sẽ chở Hoàng về chiều nay. Nói Măng không còn gì phải lo nữa. Không cần cấp cứu. Xe nhà thương chuyến về không phải mở đèn và thổi còi. Con sẽ không còn phải gọi 911 nữa. Sau cùng thì chàng cũng trở về với em trong những ngày sau cùng. Những ngày cuối cùng mệt mỏi và sầu thảm. Khách khứa khá nhiều. Bạn văn chương, học trò, đồng nghiệp và xóm làng thân hữu. Có bạn phương xa, có bạn qua điện thoại viễn liên, bạn bè trên thế giới ảo. Cho đến khi cô Vy phải đưa anh Hoàng vào dưỡng đường của bác sĩ Ngãi. Ở đây, mấy năm trước Phạm Huấn và Hoàng Anh Tuấn cũng đã từng sống những ngày sau cùng. Bây giờ đến lượt Nguyễn Xuân Hoàng nằm chờ giây phút cuối. Mắt nhắm kỹ, hơi thở nhẹ nhàng. Tưởng như đã hôn mê. Nhà tôi nói cô Vy ra ngoài ăn cháo. Vy nói con phải ở thường trực bên cạnh Hoàng. Có cô điều dưỡng vốn là học trò cũ vào túc trực. Chợt Hoàng cất tiếng thật to. Vy đi ăn với bố má đi. Chúng tôi vội vàng đi ăn cháo ở nhà hàng Bò Bẩy Món của anh chị Phụng bên cạnh. Đem về cho Hoàng tô cháo cuối cùng. Sáng hôm sau cô Vy báo tin anh Hoàng ra đi.


Đi trọn đường trần.

Bây giờ người viết văn Nguyễn Xuân Hoàng đã yên giấc chúng tôi đọc lại tiểu sử, đọc cáo phó, đọc bài của bạn văn viết về thầy Nguyễn Xuân Hoàng mới lại hiểu thêm rất nhiều về con người tuy quen nhưng cũng chẳng biết tường tận. Quả thực anh đã sống cuộc đời may mắn trọn vẹn và đầy đủ. Trong cuộc chiến Việt Nam, cũng chỉ đi quân dịch vài tuần gọi là có khoác chiến y rồi biệt phái về dạy học. Chàng cũng đi tù cộng sản vì tội vượt biên để gọi là trải qua tất cả mọi trầm luân của đất nước. Trong khi tù vượt biên lại được cô cán bộ thẩm vấn nhận là học trò và khen ngợi thầy Hoàng hấp dẫn. Tuổi của người ra đi cũng là con số bí ẩn. Giấy tờ là bậc cao niên 77 tuổi nhưng có lúc trẻ trung như nhà văn sinh năm 1940. Lập gia đình với cô gái trẻ họ TrươngGia có đuoc 4 người con tại Mỹ nhưng anh chàng họ NguyenXuan này đã có 3 người con thời trước đang ở bên Tây. Trong các tác phẩm nổi tiếng nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng có cuốn tựa là Người đi trên Mây. Quả thực anh Hoàng vẫn đi trên Mây cho đến những ngày cuối cùng. Hỏi rằng báo VietTribune tiền in hàng tháng phải trả cho Mercury bao nhiêu, Hoàng không biết. Tiền thuê tòa soạn bao nhiêu, Hoàng lắc đầu. Không biết và cũng không cần biết. Cuộc sống tuy gọi là giao thiệp rộng như cũng khép kín. Làm báo mà không nhậu nhẹt, lang thang với anh em. Hoàng giữ tấm lòng tự trọng và pha đôi chút kén chọn bạn trong cộng đồng. Nhưng lại là tác giá tùy bút tôi cho là hấp dẫn nhất: Tự truyện của một người vô tích sự. Bây giờ con người vô tích sự đó đã ra đi, để lại sự thương tiếc của nhiều người ở lại. Trong số đó, cô Trương gIa Vy cũng mất đi một người chồng vô tích sự mà sao nàng cảm thấy mất cả nửa người. Chàng đi, một nửa hồn em mất. Một nửa hồn em thấy.. làm sao. Thấy dại khờ.


Chuyện riêng tư

Có người hỏi là hai gia đình chúng tôi họ hàng ra sao mà cô Vy cứ gọi bà Lộc là Măng. Có phải là mẹ nuôi không. Đâu có họ hàng bà con gì đâu. Cô Vy là dân Sài Gòn, con ông Trương gia Kỳ Sanh. Nhà tôi khuê danh Quan Thị Châu, cháu ông Quan Công bên Tầu(?) sinh quán Rạch Giá. Chẳng có bà con xa gần gì cả. Hay cô Vy là con cháu ông Trương Phi. Vài chục năm xưa, hai người gặp nhau, tình cờ mặc áo giống nhau. Tưởng như hai chị em. Người nọ khen người kia mặc áo đẹp. Chưa biết thưa gửi ra sao. Bà cụ mang họ Quan Công hỏi cô Vy bao nhiêu tuổi mà đóng vai vợ Nguyễn Xuân Hoàng. Cô Vy khai là con thua chàng hơn một giáp. Nhà tôi nói, vậy cháu ngang tuổi con gái lớn của bác. Vy bèn gọi mẹ ơi, rồi tuyên xưng chính thức danh nghĩa mẹ con. Vy gọi chúng tôi là Pa và Măng.
Cha mẹ Trương gia Vy không còn nữa, cô gọi chúng tôi như là một tình cảm thay thế cho tiếng gọi lòng sâu thẳm của đứa con gái cô đơn. Phận chúng tôi cũng cố gắng không làm điều gì cho con gái.. phải hổ thẹn. Nhưng chuyện này chỉ giới hạn với cô Vy mà thôi.

Đối với anh Nguyễn Xuân Hoàng, cá nhân tôi hơn anh 8 tuổi, mãi mãi chỉ là thân hữu. Quê hương thân phụ Hoàng ở Nam Định, quê tôi cũng Nam Định. Nếu có họp hội đồng hương thì sẽ ngồi cùng bàn. Hoàng là giáo sư viết văn, dậy triết. Tôi suốt đời đi linh. Dù là cầm bút, nhưng văn tôi dưới đất, văn của Hoàng trên trời, Người đi trên Mây. Người lính đi bộ. Cõi trần gian đã không gặp nhau. Cõi văn chương cũng không gặp nhau. Không có nhiều dịp cùng nhau tâm sự. Không cùng ngồi uống cà phê để làm thơ. Không ở bên nhau uống rượu mà làm báo. Chúng tôi chỉ biết nhau tại San Jose. Tôi viết báo, Hoàng xem qua rồi cho đăng. Duyên nợ thấm thoát cả chục năm dài. Vẫn còn đủ cho tình cảm tràn đầy. Bởi vì tuyệ đối không chơi bút chiến.


Hỏi cô Vy kỷ niệm nào đẹp nhất trong cuộc sống với anh Hoàng. Vy nói, thật lạ lùng là còn nhớ những ngày xách giỏ đi thăm tù vươt biên. Các cô gái Sài Gòn sinh viên ngoài 20 tuổi. Ai cũng trẻ đẹp như hoa hậu. Da trắng, vóc giáng cao, thanh tú, tóc mây buông xõa trên áo nâu. Cô vợ tù bước vào cổng trại thăm nuôi. Lính cộng sản Bắc Kỳ đổ xô ra xem, mồm há hốc. Quản giáo cũng còn muốn làm tù. Đóng vai vợ tù thăm chồng cũng có lúc thấy được niềm vui. Gái miền Nam vừa đẹp vừa chung thủy. Bây giờ Vy muốn thăm nuôi anh Hoàng, còn tìm biết nơi đâu... Hỏi Hoàng về thi ca, chàng nói thích thơ Tô Thùy Yên. Nhớ được vài câu trong bài Ta về.

Ta về cúi mái đầu sương điểm. Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở. Thế giới vui từ mỗi lẻ loi...
Ta về như hạc vàng thương nhớ.Một thuở trầngian bay lướt qua
Ta tiếc đời ta sao hữu hạn. Đành không trải hết được lòng ta
Hỏi về chuyện ngàn thu vĩnh biệt, Hoàng nói, thương cho cô Vy.

Giao Chỉ, San Jose.

hue huong
09-21-2014, 09:23 AM
Trích " Tống Biệt Hành " , thơ Thâm Tâm :


........

Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lòng
Bóng chiều không thẳm, không vàng vọt
Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?​ ​
.......


1940
Thâm Tâm



https://lh5.googleusercontent.com/-swdg2QDvBWY/VB74tv6oMsI/AAAAAAAARgE/J47vrVVOzL8/s720/P1170201.JPG

Ngô Đồng
03-22-2015, 07:46 AM
Giao Chỉ, Vũ Văn Lộc từ San Jose CA.
Trân trọng kính mời
Kính thưa quý niên trưởng, quý chiến hữu và quý bạn đọc thân mến. Chúng tôi là Vũ Văn Lộc cùng anh Phạm Phú Nam làm việc chung trong cơ quan IRCC/Viet Museum và Dân Sinh Media tại San Jose sẽ có chương trình sinh hoạt tại miền Nam CA vào giữa tháng tư-2015. Rất hân hạnh được có dịp gặp gỡ quý vị trong hai ngày sau đây.
Thứ nhất. Chiều thứ Sáu lúc 6 pm ngày17 tháng 4-2015 chúng tôi tham dự đêm văn nghệ do cô Mai Vy tổ chức tại Mon Cheri Restaurant 12821 Harbor Blvd #H-1B Garden Grove CA. Chương trình sẽ có sự hiện diện của nhiều nghệ sĩ. Đặc biệt buổi dạ tiệc nhằm mục đích giới thiệu bộ DVD nhân dịp ghi dấu 30 tháng tư lần thứ 40. DVD có tên BỘ QUÂN PHỤC CỦA CHA TÔI do anh Phạm Phú Nam, hiện là giám đốc Dân Sinh Media thực hiện. Chỉ riêng tựa để của DVD đã nói lên ý nghĩa của tình gia đình chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Riêng cá nhân chúng tôi đã đặt một số bàn danh dự để mời quý niên trưởng và thân hữu. Các chiến hữu tham dự có thể liên lạc trực tiếp ngay với ban tổ chức Tel 562 857 4525 và số 714 336 0694. Tôi rất mong gặp các thân hữu và độc giả quen biết trong buổi dạ tiệc này.
Thứ Hai.Trưa ngày thứ bẩy lúc 1 pm 18 tháng 4-2015 chúng tôi sẽ ra mắt 2 tác phẩm tại tòa soạn Việt Báo số 14841 Moran St, Westminster, CA 92683
Trong suốt 40 năm qua cá nhân chúng tôi đã viết trên 2000 bài tiểu luận tạp ghi hay các câu chuyện về nhân vật và thời sự. Trung bình mỗi tuần một bài. Tất cả đều là chuyện thực, người thực và câu chuyện về đời sống quanh ta. Giữa tác giả và độc giả, thính giả đã có chút duyên văn chương, nhưng không có hoàn cảnh gặp gỡ. Nhân dịp 40 năm ngày 30 tháng tư, chúng tôi lựa chọn các bài văn in thành 10 tuyển tập để xuất bản.Loạt sách này được gọi là Giao Chỉ Văn Tuyển từ số 1 đến số 10. Lần này sẽ ra mắt 2 tuyển tập. Số 1 có tựa đề là Đi, không ai tìm xác rơi. Câu chuyện về người em vợ đi tìm xác anh rể là phi công gẫy cánh tại miền Đông Nam phần. Bao gồm cả 5 chuyện về những quả phụ VNCH trong ngày 30 tháng tư 1975 do Giao Chỉ, San Jose tường thuật. Văn Tuyển số 2 là tất cả các bài viết về quý niên trưởng của tôi liên quan đến ngày quốc hận tháng tư cách đây 40 năm. Từ đại tưởng Mình, đại tướng Viên, đại tướng Khiêm, đại tướng Khánh, trung tướng Thiệu, thiếu tướng Kỳ cho đến các nhân vật khác. Quý vị chưa đọc qua sẽ có dịp suy nghĩ về những nhận định của tác giả. Quý vị đã từng đọc qua và có yêu cầu chúng tôi in thành sách thì đây là dịp tác giả đáp ứng lại tấm thịnh tình của độc giả. Phần lớn người đọc là bậc cao niên nên sách của chúng tôi in chữ lớn, tập sách rất nhẹ nhàng và giá thành cũng rất mong manh sương khói để làm duyên với độc giả tuổi cao niên. Sau cùng, xin quý bằng hữu và độc giả vui lòng đến với chúng tôi. Chương trình ra mắt sách sẽ không có văn nghệ giúp vui. Không có những diễn tiến phức tạp. Không có tiếp tân cao lương mỹ vị, chỉ có chén rượu nhạt, một chút bánh trái hương hoa và rất nhiều tình cảm. Câu thơ của người xưa sẽ phải mang ra đọc lại. Ta đến đây chơi, ta với ta. Vì vậy xin mời các niên trưởng, các bạn văn chương và truyền thông, các chiến hữu. Các bạn quân trường Thủ Đức và Đà Lạt. Các bạn đã từng biết nhau trong trại Trần Hưng Đạo, TTM. Các bạn khóa Cương Quyết chính và phụ. Các bạn Nguyễn Khuyến Yên Mô và Nam Định. Tất cả các độc giả của Giao Chỉ San Jose. Xin mời đến với nhau. Hãy liên lạc với chúng tôi để có thể nhận được tác phẩm đọc trước. Thư về 3017 Oakbridge Dr. San Jose CA 95121 email giaochi12@gmail.com. Xin nhắc lại 1 giờ chiều thứ bẩy ngày 18 tháng 4-2015 tại hội trường Việt Báo 14841 Moran St, Westminster, CA 92683 Giao Chỉ San Jose kính mời.

hoài vọng
03-23-2015, 12:16 AM
. Văn Tuyển số 2 là tất cả các bài viết về quý niên trưởng của tôi liên quan đến ngày quốc hận tháng tư cách đây 40 năm. Từ đại tưởng Mình, đại tướng Viên, đại tướng Khiêm, đại tướng Khánh, trung tướng Thiệu, thiếu tướng Kỳ cho đến các nhân vật khác. Quý vị chưa đọc qua sẽ có dịp suy nghĩ về những nhận định của tác giả. Quý vị đã từng đọc qua và có yêu cầu chúng tôi in thành sách thì đây là dịp tác giả đáp ứng lại tấm thịnh tình của độc giả. Phần lớn người đọc là bậc cao niên nên sách của chúng tôi in chữ lớn, tập sách rất nhẹ nhàng và giá thành cũng rất mong manh sương khói để làm duyên với độc giả tuổi cao niên..Chị Ngô Đồng ...sau 40 năm mà được đọc những nhận định của ông Giao Chỉ xem có khác những suy nghĩ cũ của tôi không ?

Ngô Đồng
03-26-2015, 07:02 AM
Anh Hoài Vọng khỏe không ?
Có lúc tôi cũng nghĩ đọc xem có Khác - có gì lạ với cách mình nghĩ hay không ? Sau này, tôi đọc để biết hơn là để so sánh .
Thả gió cho mây ngàn bay thảnh thơi - đời người có một đúng không anh, những gì đã được thấy được trải qua là một niềm hạnh ngộ, dù buồn hay vui, sung sướng hay khốn khổ, muốn không cũng đã có - muốn có cũng đã không .
Gởi lời thăm tất cả bạn hữu anh nhé .

Ngô Đồng
04-02-2015, 04:28 PM
https://www.youtube.com/watch?v=xNht5MSmRac

Kỳ Lạ
04-02-2015, 06:34 PM
A! Hôm nay KL mới khám phá ra góc phố này . Từ nay KL sẽ ghé qua để theo dõi tin tức văn nghệ của thung lũng Hoa Vàng . Cám ơn chị NĐ nhé .

Luc xưa KL có 1 thời gian làm việc chung với anh Phạm Phú Nam, một người anh thân thương mà KL quí mến và đã học hỏi từ anh rất nhiều những kiến thức văn hóa văn nghệ và kinh nghiệm trong việc làm và cuộc sống . Nếu chị có gặp anh thì cho KL nhắn lời thăm nha . Cám ơn chị .

San Jose có 3 anh tên Nam: Phạm Phú Nam, Trần Quảng Nam, và Nguyễn Xuân Nam . Anh nào cũng giỏi và cũng dễ thương, KL học được rất nhiều điều hay từ 3 người anh này . Có dip, chị em mình gặp nhau chị nhé . :)

P.S.: KL cũng rất thích những bài viết của Bác Giao Chỉ và chị Như Hoa Ấu Tím :z56:

Ngô Đồng
04-03-2015, 07:47 AM
. Có dip, chị em mình gặp nhau chị nhé . :)

P.S.: KL cũng rất thích những bài viết của Bác Giao Chỉ và chị Như Hoa Ấu Tím :z56:

Hứa nhớ giữ lời đó nha - chị vẫn liên lạc với các anh cho dù bây giờ chị không sinh hoạt nhiều như xưa nữa Kỳ Lạ ạ - mới gặp Huy Chương nè .

Ngô Đồng
04-09-2015, 06:38 AM
https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14c99f828ceebf3a&attid=0.0.1&disp=emb&attbid=ANGjdJ8_2oGLcoCEvxq034yLqD5RThpAe2tSeIsv7ca Tp8Kl2PVrTtcCUmd76NB161r7gQybhN9LLzUeMDgHkefAOV5J1 N5C_0IFhJNK4iTjKbgcLv44Q7MWZf659CE&sz=w1086-h1218&ats=1428586246364&rm=14c99f828ceebf3a&zw&atsh=1







https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14c99f828ceebf3a&attid=0.0.2&disp=emb&attbid=ANGjdJ-T6ULoLQI32NtQEJM62AUBYNzsSAkWSPwYkZe1Y41mBIPKL3U5C u_WCu16BLHM91uKvPFLmxxkr0vtTMFFnV_m0Nti2n9Fpcbul1E xqhFcUz1niwAUaLtogTU&sz=w1084-h814&ats=1428586246364&rm=14c99f828ceebf3a&zw&atsh=1







Lời Mời
40 Năm Tháng Tư Đen!
Chiều Nhớ Về Đồng Đội Trong Cuộc Chiến.


https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14c99f828ceebf3a&attid=0.0.3&disp=emb&attbid=ANGjdJ8R42U4voPUMmuSGoMRO6YEo1_8zWf39ONsVBW DuddH_f1AEJnJuyp3X878f8QZjyRXjPOjrwmyypf0oBVe45Ceg U6KK1mQzuRppdtu_JIf0q1V66SSSwIZa-k&sz=w1080-h1366&ats=1428586246364&rm=14c99f828ceebf3a&zw&atsh=1







-Chiều dành riêng cho những người đã một thời đã khóac lên người bộ quân phục, cầm súng giữ quê hương. Những “Người Lính Năm Xưa” nhớ về đồng đội của mình, còn sống hay đã hy sinh trong cuộc chiến Quốc & Cộng khi quê hương trong cơn khói lửa chiến chinh.

-Chiều của những dĩ vãng đau thương, của 40 Tháng Tư Đen uất hận vẫn chưa phai nhòa trong ký ức người Lính VNCH, dù đã qua gần nửa thế kỷ!

-Chiều nhớ về những cấp chỉ huy và hàng trăm người Lính đã dùng súng, không phải để bắn vào quân thù, mà bắn vào chính trái tim mình, hòa cùng dòng máu bất khuất của Cha Ông, “da ngựa bọc thây” hay “tướng phải chết theo thành!” không bao giờ chịu đầu hàng.

-Chiều chan hòa nước mắt uất hận, khi nhìn thấy Cờ Vàng bị hạ xuống khắp miền Nam đất nước, nhất là giây phút làm lễ “Hạ Kỳ” trên chiến hạm Mỹ giữa đại dương mênh mông, nước mắt mặn hơn nước biển!

-Chiều của những cánh chim bằng bạt gió trên không phận của Tân Sơn Nhất, tất cả phi hành đoàn săn địch cùng chết trong phi vụ cuối cùng! giờ thứ 25!

-Chiều của những người Lính, cùng nhau bước vào chiếc xe tăng M113, mở chốt lựu đạn, sống cùng chiến đấu “chết bên nhau!” trên bãi biễn di tản Đà Nẵng.

-Chiều của một tiểu đội, trên đường Triệt Thoái Cao Nguyên, cùng nhau bước vào quán vắng bên đường, chung nhau ly rượu tình nghĩa, rồi một tiếng nổ kinh hòang, xác tan thành tro bụi, tình chiến hữu gặp nhau bên kia thế giới!

-Chiều hoảng hốt, của những người Lính, chưa bao giờ trong quân trường được huấn luyện hai chữ “đầu hàng” trong đầu, sau khi nghe lịnh của Đương Văn Minh, quăng súng, cởi bỏ bộ quân phục! Ôi giây phút đau đớn tủi nhục! xuống mồ vẫn chưa quên!

-Chiều của những Thương Phế Binh VNCH, bị đuổi khỏi những quân y viện, lê lết trên đường phố, không biết đi về dâu? “Bên Thắng Cuộc” vẫn không quên trả thù những con người tàn tật! không còn tay chân.

-Chiều của những “cọp gầm trong cũi sắt!” thân phận người tù trong các trại cải tạo. Những đồng đội trốn trại, bị xử bắn, thây phơi trên hàng rào thép gai giao thông hào, miệng trào máu, nhưng vẫn cố hét vang “Việt Nam Cộng Hòa Muôn Năm!”

-Chiều của bức tượng Thương Tiếc trước nghĩa trang Quân Đội Biên Hòa bị giật sập, mở đầu cho chế độ bạo tàn, trả thù san bằng mồ mả cả đến người đã chết!

….Và còn nhiều những kỷ niệm đau thương khốn cùng hơn nữa, sẽ được kể lại bởi những nhân chứng sống trong buổi chiều thương nhớ đồng đội đặc biệt này.

Được tổ chức:
Lúc 5 giờ chiều Thứ Bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015
Tại Câu Lạc Bộ Mây Bốn Phương
730 S. 2 nd St, San Jose, CA 95112.

*Đặc biệt có phần văn nghệ phụ diễn “Lính hát lính nghe” như những buổi văn nghệ Chính Huấn trước 75.
*Men say nhớ về đồng đội, do nhiều Chiến Hữu bảo trợ.
*Có quà tặng kỷ niệm cho chiều tưởng nhớ đặc biệt này.
*Vào cử tự do.
Mong Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu tham dự thật đông chiều “Nhớ Về Người Lính Năm Xưa” của Đồng Đội chúng ta, đánh dấu thời điểm…40 năm! Ôi những Tháng Tư buồn! héo hắt hết cuộc đời!

“Cho tôi xin một mộ phần, bên người Chiến Hữu của tôi!”

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14c99f828ceebf3a&attid=0.0.4&disp=emb&attbid=ANGjdJ-njnXY_r3m1hbPV-uBtPcDLcsM28C8uExVy_-zUsMyePbDgRnrjHUw3fhq4nfHOBmr1iWrgn_fh04jJh3-AbZIpx2B4ttCI6N1c5J57NOlEdIxwrx88W2uSUE&sz=w1046-h718&ats=1428586246367&rm=14c99f828ceebf3a&zw&atsh=1







Trân Trọng Kính Mời.
Trưởng Ban Tổ Chức
Người Lính Lê Văn Hải
(408) 297-0545 (tel:%28408%29%20297-0545).

Ngô Đồng
04-17-2015, 06:43 AM
https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14cbda8192dbe129&attid=0.0.2&disp=emb&attbid=ANGjdJ8ATCaRopPZC48W3-Xl2_MRrmf_7fVzTLur3kZyoyfJra3Ph4TOX4XfvoMyyEu9msJC bN2LEDryXVo5Fz8OwPhjnr5vZn-5Fpksiwf0Xr7dNrK4NHaYPdwwLA0&sz=w1814-h1020&ats=1429277509953&rm=14cbda8192dbe129&zw&atsh=1






Chiều thứ Ba ngày 14 tháng 4 năm 2015 vừa qua, hội đồng thành phố San Jose đã tổ chức một cuộc họp báo để tuyên bố lý do, và sau đó đã ban hành nghị quyết công nhận Tháng Tư Đen – Black April Vietnamese-American History Month tại nghị trường trong một nghi thức trang nghiêm cảm động trước khi bước vào chương trình nghị sự thường lệ.


https://www.youtube.com/watch?v=EoIoa3FgyDM&amp;feature=em-upload_owner

Ngô Đồng
05-16-2015, 02:12 PM
https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14d58a5ba6dc6936&attid=0.1.1&disp=emb&attbid=ANGjdJ-QHBirskavcjukZ0v_x3ecbLmOeGzQFGrQgNs0wBZw-iHTMy1AOZXHHXjFCC0X-V0d1QjBa9IyCXFHu-VKXDiU27_H1kv4hG29hcQqqHYie8e89F7I6NU4U4U&sz=w226-h594&ats=1431810265135&rm=14d58a5ba6dc6936&zw&atsh=1https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14d58a5ba6dc6936&attid=0.1.2&disp=emb&attbid=ANGjdJ8ViS94pNiJWfnlyL1JAORconc1DRLecKt_sEh mlQ1oO9SmLS-_eXjl9TMgujm8m0Tu1YeEs5VpO4_Kw0sOQ2ezCLT4LIFNg8xAI ln5ZkAVAxjYO9IdYK-77R8&sz=w404-h598&ats=1431810265136&rm=14d58a5ba6dc6936&zw&atsh=1


San Jose, CA -- Cuốn phim “Cưỡi Ngọn Sấm --Câu chuyện về danh dự và vinh quang trong cuộc chiến Việt Nam,” sẽ trình chiếu tại Camera 12 Downtown (201 South Second Street) từ ngày 22 Tháng 5, Năm 2015 trong suốt 1 tuần lễ; sau đó phim này sẽ trình chiếu ở Houston vào ngày 29 cùng tháng 5.
"Ride The Thunder" là câu chuyện thật nhất về người chiến sĩ VNCH và Hoa Kỳ khi họ đứng cùng chiến tuyến chống quân Bắc Việt vốn được cả khối Cộng Sản trợ giúp.
Cuốn phim dựa trên quyển sách cùng tên viết bởi Richard Botkin kể về Đại tá TQLC Mỹ John Ripley khi ông chiến đấu sát bên với Trung tá TQLC Lê Bá Bình - đương kim hội trượng hội TQLC Bắc California - tại vùng Quảng Trị. Người xem sẽ thật xúc động khi cảnh bom lửa tại Quảng Trị được dựng lên như thật, như một khán giả đã nhận xét như vậy khi họ xem xong phim.
Ngoài cảnh bom đạn máu lửa, người xem sẽ mủi lòng khi xem thấy Đại tá John Ripley trở về Mỹ, sau khi VNCH bị bỏ rơi và số phận của của Tr/tá Lê Bá Bình chịu cảnh giam cầm, trả thù hơn 11 năm trong các trại tù cải tạo, và cảnh chịu đựng của người vợ lính VNCH lâm vào cảnh "Nước mất nhà tan"; người xem cũng xúc động không kém khi người vợ của Đại tá TQLC Mỹ John Ripley bên khung trời ấm êm vẫn nhắc nhở ông chồng đừng quên những người chiến binh VNCH xấu số!

Đây là một cuốn phim tình cảm sâu sắc lồng trong bối cảnh chiến tranh Việt Nam được mô tả như thật nhất đối với những người từng tham chiến, và giới trẻ Việt Nam cũng như Hoa Kỳ muốn tìm hiểu sự thực về "Vietnam War" sẽ tìm thấy sự bi hùng của cuộc chiến Việt Nam một cách đúng đắn nhất.
Với những diễn biến tại Việt Nam và trên thế giới gần đây cho chúng ta thấy "Bên Thua Cuộc" sau 40 năm vẫn được nhắc đến trong vinh quang và nuối tiếc; trong khi "Bên Thắng Cuộc" như Thượng nghị sĩ John McCaine đã nói "Bad Guys Win!!!" (tạm dịch 'Chó nhẩy bàn độc'!!!) chỉ gây nhiễu nhương cho dân tộc với Chủ nghĩa Cộng sản quái gở và đáng khinh bỉ.
Xin mời quý đồng bào và quý chiến hữu đến xem thật đông trong ngày Thứ Sáu 22 Tháng 5, 2015 tại Camera 12 Downtown San Jose xuất đầu tiên lúc 6:30PM như một lời cám ơn dành cho sự hy sinh của những chiến binh trong khối Tự do đã từng tham chiến ở Việt Nam.
Nguyễn Dự
TQLC/VNCH

I would like to provide some additional information about the opening night for this movie.

Movie times are 2:00 p.m., 4:35 p.m., 7:15 p.m., and 9:40 p.m.

At 6:30 p.m., May 22, there will be a special reception before the 7:15 showing in the lobby of the theater. The film director, some of the movie cast, and other people will be on hand to talk with the audience about the movie and share experiences about Vietnam and the war. Everyone is invited.

Roy Russell

Kỳ Lạ
05-16-2015, 10:28 PM
Khi nào mới chiếu ở mien Nam hở chị ?

Ngô Đồng
07-04-2015, 07:08 AM
CHÀO MỪNG
NGÀY QUỐC KHÁNH HOA KỲ 239

Giao Chỉ San Jose

https://mail.google.com/mail/u/1/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=14e562d94f9a8514&attid=0.0.1&disp=emb&realattid=ii_ibo864ol1_14e5626f7e07c677&attbid=ANGjdJ8XWHZB5sGyY8SmxSAo9ic9NN0E6A1Ru9J083H QLOk35W89IFG4dNMlWfMpcRj7XfSBQrWk87dhBSAPmc7JU0-Z1X23woyMQskjrXWHwtMVUUhyEMhkiuKw2uQ&sz=w794-h596&ats=1436018662426&rm=14e562d94f9a8514&zw&atsh=1


​Anh hùng lập quốc.
Tiểu bang S. Dakota Hoa Kỳ có ngọn núi Rushmore với tượng đá vĩ đại cao 18 mét là hình 4 vị tổng thống Hoa Kỳ. Washington, Jefferson, Roosevelt và Lincoln.
Sử gia và chính khách Mỹ đã phải cân nhắc lựa chọn để có được hình ảnh các vị tiền nhân anh hùng xứng đáng nhất cho hậu thế.
Chào mừng quốc khánh Hoa Kỳ năm 239, chúng ta nên ghi lại những nét chính của của các vị anh hùng lập quốc.

Khi ký tên vào văn bản Tuyên ngôn độc lập, các tiền nhân của nước Mỹ đặt bút ngày 4 tháng 7 năm 1776 Hoa kỳ chỉ có 3 triệu dân trên đất nước nhỏ bé 9 ngàn dậm vuông. Ngay khi vừa tuyên ngôn độc lập thì Hoa Kỳ trẻ trung đã bị quân Anh tấn công và cuộc chiến tranh cách mạng bắt đầu. Tướng Washington cầm đầu đạo quân liên bang chống Anh quốc và chiến thắng vào năm 1783. Tiếp theo ông Jefferson viết bản hiến pháp Hoa Kỳ đưa tướng Washington lên ngôi tổng thống đầu tiên với ông Adams phó tổng thống. Vị này kế nhiệm ông Washington sau 2 nhiệm kỳ. Người thứ ba là tổng thống Jefferson.

Trên ngọn núi Rushmore, Hoa Kỳ đã lựa chọn hình ảnh của vị tổng thống thứ 16 là ông Lincoln, người đã lãnh đạo thành công cuộc chiến Nam Bắc để thống nhất đất nước và sau cùng là tổng thống thứ 26, ông Theodore Roosevelt.
Đặc biệt, sau này có ông tổng thống thứ 32 là ông Franklin D. Roosevelt tuy không có cơ hội được tuyên dương trên núi đá nhưng chính ông là nhà lãnh đạo cải cách xã hội Hoa Kỳ, đưa đất nước này vượt qua thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế. Các đường lối cải cách của ông về dân sinh, thất nghiệp, cứu trợ xã hội, thuế khóa, nuôi người già và trẻ em, quân bình lợi tức đã trở thành mẫu mực của quốc gia vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Tất cả mọi phúc lợi nước Mỹ dành cho tỵ nạn di dân ngày nay đều nằm trong chương trình an sinh xã hội được quốc hội thông qua năm 1935 dưới nhiệm kỳ tổng thống Franklin D.Roosevelt.

Từ tinh thần ghi nhớ các công trình của các vị lập quốc Hoa Kỳ, chúng ta chào mừng quốc khánh năm thứ 239 và xin ghi lại các chuyện thời sự của di dân Việt Nam tại San Jose.

Vấn đề của chúng ta
Chúng tôi có 20 năm là dân Bắc Kỳ, sinh trưởng ở Nam Định nhưng vẫn tự coi như người Hà Nội vì mấy năm sau lên xứ Thăng Long mà học đệ nhị cấp. 1954 vào Đà Lạt trở thành dân Sài gòn qua 21 năm dù thực sự đi lính toàn ở miền Tây và miền Đông Nam phần.
Năm 1975 làm việc với ngành tiếp vận nên đi tàu quân vận theo đuôi hạm đội hải quân Việt Nam mà di tản gần như cả đơn vị. Phần số may mắn định cư tại San Jose gần 40 năm.
Nửa cuộc đời ở Việt Nam và nửa cuộc đời ở Hoa Kỳ. Mấy hôm trước anh chủ báo Cali hỏi rằng bác đến Mỹ 75 đến nay 2015 bác có thấy khác gì không. Ô ! khác nhiều lắm chứ. Kỳ 75 ra đi với tư cách bại binh, nửa đời thất bại. Một năm dài làm thợ sơn gầm xe ở Springfiield Illinois rồi về San Jose khai welfaire lãnh food stamps. Ghi tên học nghề điện, sáng vào lớp thi xếp lớp, gặp anh cà chớn ngồi bên cạnh hỏi rằng ngày xưa ông trong quân đội chắc là oai phong lắm. Vậy chứ sáng nay ông đánh trận đến đâu rồi. Nghe câu hỏi của đàn em bố láo bèn bỏ học điện xin làm phụ giáo bên trường học. Lại được nhà báo hỏi rằng bác ở Mỹ đã 40 năm, thấy Hoa Kỳ ra sao. Nhân dịp lễ độc lập thứ 239 xin bác cho biết nhận xét tổng quát về nước Mỹ và người Việt.
Câu hỏi thú vị như vậy nên xin tạm quên các câu chuyện buồn tủi ngày xưa để nhận định về những vấn đề của chúng ta hôm nay.

Dân cử gốc Việt.
Khi mới đến San Jose đi khai welfaire chợt thấy có worker Việt Nam, mừng thật là mừng. Cô worker gốc Việt nói rằng ở Mỹ con cái 18 tuổi là tự lập. Bác có con 18 tuổi nên cho cháu ra riêng. Ô lạ nhỉ, sao lại để con ra riêng. Cô nói nên khai cháu ở nhà bà con. Welfaire được nhiều hơn là ở chung. Bài học xoay sở đầu tiên ở Mỹ đã học được từ đó. Chuyện cũ xin dừng ở đây. Đừng hỏi thêm là tôi có chịu khai gian hay không.
Đó mới chỉ là có 1 worker gốc Việt. Bốn mươi năm sau khắp nơi đều có dân cử gốc Việt vào học khu và nghị viên các thành phố. Nghị viên và Thị trưởng các thành phố vài chục ngàn dân ở quận Cam là chuyện thường. Phải là giám sát viên quận mới cần nhiều cử tri. Nhưng nghị viên San Jose quả thực là quan trọng. Dân số 1 triệu. Tỷ lệ dân Việt 10% là có 100 ngàn dân. Kỳ này may mắn San Jose có đến 2 nghị viên gốc Việt. Các ông Tâm và ông Mạnh lại còn đang vận động để tương lai có thêm 1 vị nữa thì quả thực là đáng nể. Nước Mỹ mà nói đến tự do dân chủ là chuyện thường. Điểm xuất sắc của Mỹ ghi trong Hiến pháp là con người có quyền mưu cầu hạnh phúc và việc này chỉ dễ dàng tại nước Mỹ. Trên miền đất của cơ hội nếu tranh cử để ra làm việc nước, để giúp nước là con đường đi tìm danh tiếng hợp lý nhất. Hoa Kỳ hùng cường là nhờ có quý vị đi tìm danh tiếng và đi tìm tiền bạc. Các chính khách là lớp người tìm danh vọng và các nhà tư bản là thành phần đi tìm tiền bạc. Hai lớp người đó trên con đường đi tìm danh tiếng và tiền bạc đã kéo nước Mỹ lên ghế cường quốc trên thế giới.
Tiền nhân của chúng ta, cụ Nguyễn Công Trứ đã từng viết rằng. Đã làm trai ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Muốn danh tiếng ở Hoa Kỳ là phải ra tranh cử. Obama cũng là người đi tìm danh tiếng và trở thành Tổng Thống, Bill Gate cũng là người đi tìm tiền bạc nên trở thành tỷ phú.
Cô cháu dân cử.
Cuối tuần qua chúng tôi có dịp tham dự buổi họp mặt cộng đồng San Jose với thượng nghị sĩ Cali, cô Janet Nguyễn. Ở tuổi cao niên 70 hay 80 hân hạnh được nhà dân cử trẻ tuổi gọi là bác xưng cháu quả thực là hân hạnh. Janet là chính khách của miền Nam Cali nên dân San Jose còn xa lạ. Hỏi chuyện xa gần được biết cô thượng nghị sĩ 39 tuổi . Sau khi chúng ta mất Saigon cô mới ra đời. Năm lên hai, cô bé được cha mẹ bế đi vượt biên thành ra cô gái thuyền nhân hoàn toàn không biết nhiều về chuyến đi tìm tự do 37 năm về trước, vì vậy khi đi thăm Bảo tàng thuyền nhân ở San Jose cô đã khóc. Vào Mỹ năm 5 tuổi, tốt nghiệp đại học ở quận Cam, đi làm cho văn phòng dân cử Hoa Kỳ. Ra tranh cử nghị viên rồi từ đó lên giám sát viên quận Cam.
Nghị viên thành phố nhỏ có thể cần số cử tri giới hạn, nhưng giám sát viên quận Orange là chức vụ quan trọng. Từ quận Cam vươn lên ghế nghị sĩ Sacramento là 1 bước thành công đáng nể. Từ đây cô hy vọng lên ghế dân biểu hay nghị sĩ liên bang Hoa Kỳ. Trên đường đi lên thủ đô cô cần ghé lại San Jose.
Bốn mươi năm trước, chúng tôi đến Cali chưa bao giờ nghĩ rằng chúng ta sẽ có nhiều dân cử như vậy.
Câu chuyện về cuốn phim.
Cũng trong tuần qua San Jose chúng ta bàn tán về cuốn phim của cô đạo diễn Việt Nam. Đề tài rất hấp dẫn. Chẳng bao giờ quên chuyện tù cải tạo. Phim chiếu ở miền Nam, tay điểm phim khen là phim hay. Khi cần người bảo trợ chiếu tại San Jose. Chúng tôi dè dặt quảng bá để tìm nhà tổ chức. Rất tiếc đêm ra mắt, phim không đáp ứng được sự trông đợi. Chắc chắn phim này không thể tiếp tục ra mắt. Phim Việt ngữ có phụ đề Anh ngữ nhưng không đọc được. Các nhân vật được phỏng vấn thiếu hấp dẩn. Không có các đoạn phim tài liệu để làm nổi đề tài. Tuy nhiên dù phim không đạt nhu cầu nhưng đề tài vẫn còn bỏ ngỏ. Chúng ta vẫn còn rất cần 1 cuốn phim về tù cải tạo, Đầy đủ hơn, có chiểu sâu của 1 giai đoạn mà hàng trăm ngàn người đã vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng. Phải nói lên tình chiến hữu, tình yêu, sự cay đắng và cả chuyện vui buồn dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Không thể chỉ là phim tuyên truyền chống cộng một chiều. Phải có đủ khía cạnh của cuộc đời trong đau thương tàn khốc trong trại tù lao cải. Phải có hận thù và tha thứ. Phải có nhớ và phải có quên. Ý nghĩa quan trọng của thời kỳ lao cải chính là 1 chiến dịch mà chiến binh miền Nam đã chiến thắng trong giai đoạn bị cầm tù. Hàng ngàn chiến binh anh hùng đã trải qua giai đoạn nín thở qua sông. Gần như không có ai bị chiêu hồi hay học tập thành công.
So sánh với thời trước 75 Việt Nam Cộng Hòa đã thành công chiêu hàng ngàn chiến binh cộng sản thì quả thực tập trung cải tạo là cuộc chiến đấu quan trọng của miền Nam với cộng sản với hoàn cảnh, với định mệnh và sau cùng tồn tại là chiến thắng.
Khi nói đến các cuốn phim, phải thành thực ghi nhận thêm rằng đề tài cuốn phim cưỡi trên ngọn sấm về cuộc đời chiên binh và tình chiến hữu Việt Mỹ tại mặt trận Đông Hà cũng được coi la quảng bá ồn ào. Tuy nhiên tiếc thay vì ngân khoản giới hạn, đề tài hết sức hấp dẫn nhưng không đủ phương tiện thành ra cuốn phim dở dang. Phần cuộc chiến quan trọng nhất không đủ sức thực hiện. Ngay như hình ảnh cầu Đông Hà cũng không có, nói gì đến chuyện phá cầu. Cưỡi trên ngọn sấm sau cùng chỉ là 1 phim tài liệu của một giấc mơ chưa thành.
Phim ảnh hiện nay là một nhu cầu quan trọng. Thực hiện được và phổ biến rộng rãi sẽ rung động lòng người. Chúng ta có hoàn cảnh đặc biệt là lịch sử cuộc chiến Nam Bắc, quốc cộng nhưng chúng ta vẫn thiếu 1 tác phẩm tương tự như bộ tiểu thuyết và cuốn phim Gone with the Wind Cuốn theo chiều Gió.
Cám ơn nước Mỹ
Chuyện sau cùng xin thưa cùng quý vị . Đã 40 năm qua, dân Việt từ 130 ngàn người của năm 1975 đã trở thành 1 triệu 800 ngàn tại Mỹ năm 2015. Chính giới Hoa Kỳ quay lưng lại cuộc chiến Việt Nam sau khi đã hy sinh 58 ngàn thanh niên. Nhưng cũng chính nhân dân Hoa Kỳ giơ tay đón người Việt tỵ nạn, HO, con lai, đoàn tụ suốt 40 năm qua. Đât nước này chào đón và chấp nhận gần như tất cả. Trẻ em và người già. Trợ cấp tiền mặt, trợ cấp tiền thuê nhà, phát thực phẩm trực tiếp và food stamp để mua thực phẩm. Cung cấp việc làm, lo dạy anh ngữ, huấn nghiệp và tìm việc. Học bổng cho sinh viên, săn sóc sức khỏe từ medi cal đến medicare. Bảo hiểm toàn diện. Trợ cấp người già, người bệnh. Phát tiền cho mẹ nuôi con. Phát tiền cho nhà trẻ. Thậm chí phát cả tiền cho con nuôi mẹ, cho vợ nuôi chồng.
Trải qua gần nửa thế kỷ, chúng ta cần đứng lên nói 1 lời cảm ơn Hoa Kỳ. Nơi đến chính là các văn phòng quận hạt. Không cần chờ đến mùa lễ Tạ Ơn. Xin các bằng hữu vùng San Jose, các bạn hãy đến với chúng tôi tham dự ngày kỷ niệm 39 năm của cơ quan IRCC và cùng chúng tôi đáp lời cảm ơn nước Mỹ. Từ 10 giờ sáng thứ bẩy 15 tháng 8 – 2015 tại Santa Clara County – 70 W Hedding San Jose. Triển lãm 40 năm xây dựng cộng đồng với hơn 100 tấm biểu ngữ đầy hình ảnh. Thực đơn đặc biệt cho buổi tiếp tân . Dân biểu liên bang thuyết trình công cuộc định cư. Giám sát viên quận trình bày về công tác dân sinh.
Các vị dân cử, nghị viên, Thị trưởng của 15 thành phố hiện diện. Xin đến với nhau 1 lần để nói lên lời cám ơn. Tạo niềm thông cảm và cùng chung sức xây dựng 1 đất nước Hoa Kỳ mãi mãi cường thịnh và tốt đẹp muôn đời. Kính mời. IRCC 39 năm công tác.

Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393 (tel:%28408%29%20316%208393)

Ngô Đồng
10-17-2015, 06:48 AM
Nhận bài viết từ bác Vũ Văn Lộc trong tháng 10 tháng củahttps://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=751&stc=1trân trọng giới thiệu

Đường Khuynh Diệp,
Bút ký công tác của Jenny Đỗ, giới thiệu của Giao Chỉ San Jose.

Đêm nay tôi tìm đọc bút ký có tựa đề lạ lùng của nữ luật sư Jenny Đỗ tại San Jose. Tôi hết sức xúc động. Xin viết đôi lời về tác giả.
Tháng 2 năm 1984 chuyến bay Air France từ Phi qua San Francisco chở nhóm gia đình con lai đầu tiên đến Hoa Kỳ. Cô gái lai Đặng Thị Phương Khanh đi cùng bà mẹ và em trai. Ngày hôm đó là ngày sinh nhật của Phương Khanh. 18 tuổi. Cô sinh ra tại Vũng Tàu. Lúc đó người cha Hoa Kỳ chưa hề biết mặt đã ra đi từ mấy tháng trước. Thế giới của cô là bên ngoại. Mẹ và ông bà ngoại. Quê ngoại ở ngoài Bắc xa xôi thuộc miền Nam Định. Họ Đặng cùng với Trường Chinh, một lãnh tụ cộng sản nhưng riêng gia đình cô lại có nhiều người bị "cách mạng" giết. Sau 9 năm sống với Việt nam Cộng Hoà cô bé Phương Khanh khá vất vả vì hoàn cảnh con lai. Sau 75 lại còn cay đắng hơn trong 9 năm vì thuộc thành phần con lai không có hộ khẩu. Cuộc sống hết sức đau thương từ kinh tế mới Túc Trưng cho đến Sài Gòn thời bao cấp. Năm 1984 đi Mỹ là cơ hội cho cô gái lai 18 tuổi chắp cánh bay cao. Hành trang là kinh nghiệm cuộc sống dưới 2 chế độ. Với cộng hòa cô bé học được căn bản đạo đức gia đình và văn hóa miền Nam. Với cộng sản cô trải nghiệm giai đoạn đau thương phải phấn đấu để sinh tồn.Thân phận con lai trở thành tấm vé cho cả gia đình bỏ quê ngoại trở về đất nước của người cha chẳng bao giờ gặp lại. 18 tuổi với 9 năm thuộc nền giáo dục của xã hội chủ nghĩa qua chế độ tem phiếu, khi đến Hoa Kỳ, Phuơng Khanh không có vốn Anh ngữ nên đã phải bắt đầu hoàn toàn từ số không. Cô đi làm, đi học, tốt nghiệp luật sư và đặc biệt thành lập cơ quan bất vụ lợi, tổ chức bạn của Huế ra đời. Phương Khanh trở thành luật sư Jenny Đỗ và là chủ tịch hội đồng quản trị Friends of Hue. Những chi tiết về tổ chức này được gián tiếp giới thiệu trong bút ký cô viết về chuyến thăm viếng năm 2009. Nhưng định mệnh khắt khe đã rung hồi chuông báo tử. Khi khám định kỳ Jenny phát giác ra bệnh ung thư vú. Sau thời gian hóa trị có kết quả tại San Jose, hy vọng bình phục, Jenny lạc quan tiếp tục đi công tác vào năm 2009. Bút ký Đường Khuynh Diệp ghi lại chuyến đi 6 năm trước. Niềm vui lớn lao là ngày nay tổ chức đã xây dựng hoàn tất một trung tâm cộng đồng tại Huế. Biết bao nhiêu kỷ niệm đấu tranh với công an Thừa Thiên khi từ chối treo hình Hồ chí Minh và cờ đỏ trong trung tâm. Friends of Hue nuôi các trẻ em ăn học để trở thành một lớp công dân hữu dụng tương lai. Tất cả các em đều có phía sau cả một câu chuyện đau thương bi đát. Trở lại San Jose, Jenny năm nay 49 tuổi quyết định ra tranh cử tại khu 4 với một ước vọng chính là xây dựng cho người Việt San Jose một trung tâm sinh hoạt cộng đồng. Nhiều bạn bè hứa hẹn yểm trợ, tinh thần rất mạnh mẽ và phấn khởi hướng về cuộc tranh cử năm 2016. Nhưng niềm vui đã nằm trong thiên tai. Tuần trước đi khám định kỳ, bà bác sĩ tuyên án bất ngờ. Bệnh ung thư tái phát cấp thời mạnh mẽ và thời gian còn lại của Jenny chỉ đếm được hàng tháng. Hai hay 3 tháng. Chúng tôi hỏi thăm tin dữ và tối thứ ba vừa qua luật sư Đỗ Quý Dân và Jenny Đỗ ghé đến nhà chúng tôi để kể chuyện về công tác thiện nguyện tại quê nhà và dự án trung tâm cộng đồng như một giấc mơ mới hình thành tại San Jose. Cô sẽ không còn sức khỏe để ra tranh cử và cũng không có ngày giờ để bàn chuyện lâu dài. Sẽ chuẩn bị công bố về hoàn cảnh cá nhân và trình bày cho bằng hữu về giấc mộng sau cùng. Jenny bình tĩnh ngồi tâm sự suốt 4 giờ đồng hồ. Thể hiện một ý chí vô cũng mạnh mẽ, sẽ tiếp tục đấu tranh với Ung Thư trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Cô cho biết tâm sự và văn chương qua bút ký công tác xin bác tìm đọc Đuờng Khuynh Diệp. Vào lúc 2 giờ sáng qua tôi tìm thấy bài văn lạ lùng này trên thế giới ảo.Trong số các bài văn thuộc loại thăm dân cho biết sự tình, tôi nghĩ rằng tác phẩm này có thể được coi là xuất sắc nhất. Tấm lòng của tác giả giãi bày trên từng trang giấy.
Nhưng trong chuyện buồn cũng còn có lúc hết sức vui. Chuyện buồn là những đứa bé gái Việt lên 10 chưa có ngực phải làm điếm bên Cam Bốt. Người phụ nữ Việt ngày đêm bị nhốt trần truồng trong phòng kín. Những con chim tội nghiệp bán ở cửa đền khi phóng sinh bay không được chết chìm dưới nước. Cô gái bán tôm trên bãi cát, bóc từng con cho khách ăn để rồi nhìn ra biển tâm sự rằng lo cho chồng một ngày ra khơi đánh cá sẽ không trở về. Phương Khanh mang thân phận con lai, 18 tuổi trở về quê cha Hoa Kỳ gọi là Coming Home, nhưng một đời sống trong cửa chùa còn nhớ mãi mùi khuynh diệp quê nhà. Hơn 20 năm sau, cô luật sư Jenny trở về tìm mùi hương quá khứ. Không thấy khuynh diệp kỷ niệm bên Cam Bốt. Không có ở Hà Nội, ở Huế chỉ có chuyện nước lụt và đàn con chịu rét. Không có ở bãi biển Hàm Tân. Sau cùng cô tìm thấy mùi hương quá khứ ngay bên đường. Cây khuynh diệp còn gọi là bạch đàn mang hương vị thuốc, y khoa gọi là Eucalyptus. Nhưng khuynh diệp trong tâm tư cô gái lai tìm về cội nguồn không phải là tìm vị thuốc, cô chỉ tìm lại mùi hương trong nhang khói kỷ niệm nơi cửa Phật. Khuynh diệp của cô chính là lá Diêu Bông của Hoàng Cầm...

Hàng triệu người Việt đã ra đi và hàng triệu chuyến trở về của du khách trên quê hương cũ. Tôi đã nghe kể lại chuyện khốn cùng thời kỳ 80. Chuyện đổi mới thời 90 và người về khoe khoang những hình ảnh rực rỡ của quê nhà khi bước vào thế kỷ 21. Không một ai đem lại cho chúng ta mùi hương của Đường Khuynh Diệp. Rồi mai đây, những đứa con của sông Huơng trưởng thành trong tình thương của người bạn Huế. Giấc mơ cuả Jenny về một trung tâm Việt Nam ở San Jose có thành hay không, Đường Khuynh Diệp sẽ còn mãi trong lòng độc giả để ghi dấu tấm lòng tác giả với quê hương.
Người phụ nữ can trường 49 tuổi đang chiến đấu những ngày tháng cuối cùng với định mệnh. Ba người phụ nữ tại Mỹ gặp ung thư thì 1 người chết. Jenny biết rằng cô chính là người đó. Cô nói trong tiếng cười rằng việc riêng đã thu xếp xong. Việc chung cần thêm chút thời gian.
Ung thư ơi, Chào mi. Ta cất đầu thật cao. Không một lời than thở...
Xin các bạn cùng tôi theo chân Jenny đi tìm mùi hương khuynh diệp.
https://mail.google.com/mail/u/2/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=1506ebdaa5e13767&attid=0.0.1&disp=emb&realattid=ii_ift3dlg90_1506eada69bf2ba8&attbid=ANGjdJ_cblVfgwULnGUSGcPqt9QJDdXp9j7J-l3whqrbSdE1cKHGcp8nLoCOuwmeV4Q1iF_gwwBkxD1AS7l3aya uLcaFDF9veKta_ljsW_0Z63iPm3G-BO2t6VjRySQ&sz=w666-h962&ats=1445089089971&rm=1506ebdaa5e13767&zw&atsh=1
Luật sư Jenny Đỗ trả lời Dân Sinh Media tại VietMuseum.
Đôi lời thưa với cộng đồng Việt San Jose, các bạn con Lai, các đồng bệnh ung thư và
cô vĩnh biệt các con Friends of Hue tại trung tâm sinh hoạt Thừa Thiên.
Xuân này cô không về, các con cố gắng sống cho cô hãnh diện,
sống để giúp cho các bạn không đau khổ như các con...

Monday, March 30, 2009. Bút ký của Jenny Đỗ.
ĐƯỜNG KHUYNH DIỆP (http://jennydando.blogspot.com/2009/03/uong-khuynh-diep-full-version.html)
Mặn.
Hàm Tân biển không người. Đêm rằm tháng Giêng trăng sáng đến màu nhiệm. Nơi đây, đất của vùng tù đày ngày xưa, cũng là điểm cuối trong cuộc hành trình tìm thuốc của tôi. Đêm lộng lẫy hi hữu khi đất trời có trăng cao hoan hỷ, biển óng ánh ngút ngàn, và hạnh phúc nhỏ của tôi. Rung động trước sự hài hòa của nước trời, tôi quỳ trong biển, dang tay đón nhận sóng, và van xin trăng cho thêm những ngày sống để có ích cho người. Còn bao nhiêu việc cần phải làm, còn bao nhiêu người đang trầm luân.
Khởi bước hành trình, tôi từ Hoa Kỳ về Châu Á với hai mục đích, trước là để dưỡng bệnh và sau là để thăm 40 đứa trẻ mồ côi do hội Friends of Huế Foundation đang nuôi dưỡng tại Huế. Tất cả cần phải làm xong trước khi tôi trở về lao đầu vào công việc luật pháp, sau bao tháng nghỉ ngơi để điều trị bệnh ung thư vú. Các thân chủ tôi đã khuyên nhủ: “Luật sư cần phải về Việt Nam chữa trị,…hốt thuốc tam thất, hốt lá đu đủ, uống cỏ…gặp thầy lang 90 tuổi, v.v.” Những lời thật chân tình. Mặc dầu tôi không mấy tin tưởng về những phương pháp này, thay đổi không khí, giải tỏa tâm trí, tìm thêm sức sống là chuyện tôi nên làm.
Một trong những hương vị mà tôi nhớ và thèm tìm lại được là mùi hương lá khuynh diệp ở Việt Nam. Ngày còn bé sống trong chùa, tôi thường ngâm lá khuynh diệp để làm thuốc hay rượu cho Thầy trụ trì. Vì nghịch ngợm, tôi hay vò lá cho xanh cả tay và hít hà hơi nồng thơm của khuynh diệp. Mỗi lần như vậy, tôi hình dung là đã tận hưởng sức sống với mùi ngai ngái của lá, và cảm thấy người mình như tăng thêm năng lực. Trong những tháng yếu ớt vì hóa trị (chemotherapy), tôi đã ước mong được trầm mình trong hương vò của lá. Bạn có thể thắc mắc là tại sao tôi lại phải quay về Việt Nam để tìm khuynh diệp khi những cây này mọc đầy rẫy tại California, như những hàng cây bạn thấy chạy dọc theo các đường lộ ở Santa Rosa hay tỏa bóng mát trong sân trường đại học Stanford? Tôi đã từng hái lá khuynh diệp ở những nơi này nhưng hương vị không đậm đà bằng lá khuynh diệp trong trí nhớ của tôi, và cảm giác được gia tăng năng lực thì hoàn toàn không có. Vì khác khí hậu chăng? Mùi vị húng quế của California cũng thế, không được thơm như húng quế ở Việt Nam. Trang bị đầy đủ lý do, tôi lên đường.
Phnom Penh Trước khi về đất Mẹ, tôi tự nhủ phải nên ghé thăm đất thánh thần Kampuchea. Biết đâu khuynh diệp nơi này còn tốt hơn ở quê nhà Âu Lạc. Phnom Penh tiếp nhận tôi lặng lẽ như thiếu lòng chào đón. Có một cái gì đó quen thuộc nhưng xa lạ. Một thành phố hỗn tạp, đầy rẫy những xe lam đủ màu gọi là “tuk tuk”. Đất khô bụi đỏ nằm phơi dưới ánh nắng cháy da, người dân đen lam lũ. Không một bóng cây khuynh diệp.
Rồi tôi phạm một lỗi lầm lớn. Tôi ghé thăm bảo tàng viện Diệt Chủng Toul Sleng và nơi chôn người tập thể Choeung Ek. Hai nơi địa ngục của trần gian. Toul Sleng trước đây là trường trung học. Những căn lầu ba tầng nối hàng nhau im lặng dưới trưa. Các lớp học cửa gỗ ngây ngô sơn đã phai màu, với những hành lang gạch đầy bóng mát, nằm dưới sự che chở dịu dàng của các rặng dừa lao xao trong gió lộng. Nhìn thoáng qua, Toul Sleng là một khung cảnh nên thơ, nơi khách viếng thăm có cảm tưởng như nghe được tiếng cười của trẻ em vang vang đâu đó. Thế nhưng ở cái khung cảnh thanh bình ấy, những thảm cảnh khủng khiếp về tội ác của loài người đã diễn ra.
Bước vào các lớp học, tương phản với các ô gạch dưới sàn nhà là hàng ngàn, hàng vạn những tấm hình chụp. Đây là hình ảnh những nạn nhân và những cuộc tra tấn hành hình mà họ phải gánh chịu. Những đôi mắt của các em bé đáng yêu, của các chị phụ nữ sợ hãi ngơ ngác, của các thanh niên bất lực và tuyệt vọng, của các cụ già cam chịu, như dõi theo từng bước chân tôi. Các câu hỏi hình như còn đọng lại trong mắt họ. Họ đã nghĩ gì trước khi bị tra tấn và tử hình? Kìa những hình ảnh của các phụ nữ ôm con trước khi họ và con họ bị phân thây. Nước mắt tôi ướt áo. Đưa tay chặn nước mũi, hồn tôi nghe đau nhức cho thân phận những người xấu số chết không toàn thây dưới lưỡi hái của tử thần mang danh là chính quyền Pol Pot. Những người này đã không được “ân huệ” chết bằng đạn bắn. Bị bắn chết là một sự may mắn. Vì tiết kiệm đạn, chính sách của Pol Pot là hành hạ nạn nhân cho đến chết. Bọn sát nhân đã chế ra những cái xiềng và ghế tra tấn khủng khiếp. Như để khoe thành tích của mình, chúng đã chụp hình nạn nhân trước khi, trong khi, và sau khi tra tấn họ. Đi qua các lớp học, tôi không còn hình dung được tiếng cười của trẻ thơ, mà chỉ cảm thấy chung quanh vang lên tiếng kêu khóc thê thảm của các em. Gần 3 triệu người đã mất mạng một cách dã man trên đất này, trong đó có một số không nhỏ là người Việt. Mấy ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được sự ác độc của loài người lại sâu thẳm đến thế.
Khi thăm trại chôn người Choeung Ek, tôi phải đối diện với sự hãi hùng chưa từng gặp. Ngoài các mộ tập thể loang lở trên khu đất rộng, ngoài tòa lầu sọ người cao đến rùng mình, ngoài những đống quần áo phảng phất dấu bùn và máu khô, những đôi dép há mõm, những đống xương ống chân tay, những cái ly đựng răng hàm của nạn nhân, tôi còn thấy những cây có bát nhang và giỏ trái cây treo lơ lửng trên cành. Tôi cố nén xúc động. Tự hỏi tại sao người dân lại thờ những cây này? Mấy giây sau thì tôi vỡ lẽ. Trên thân cây có những vết dao sâu hoắm ngang dọc chi chít. Thì ra trẻ em đã bị đè vào những cây này trước khi thân hình bị chặt ra. Ở các hố chôn người đã được tìm thấy ở chung quanh, có biết bao xác đã không được nguyên vẹn hình hài. Có một hố đa số xác phụ nữ và trẻ em không có đầu và quần áo. Hơn 30 năm đã trôi qua, vậy mà người viếng thăm Choeung Ek vẫn còn có thể nhìn thấy xương vụn và quần áo của nạn nhân nằm rải rác đâu đó bên bờ các ngôi mộ tập thể.
Lúc lính của Pol Pot tràn qua biên giới Tây Nam đánh giết người Việt, tôi còn sống tại SàiGòn. Theo sự hiểu biết ít ỏi của tôi lúc đó thì Trung Quốc không muốn cho Việt Nam được độc lập, Thế nên họ không hài lòng lắm khi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam. Tôi nghe phong phanh là họ muốn dạy cho Việt Nam một bài học. Trung Quốc đã tiếp tay với chính quyền Pol Pot để tấn công Việt Nam ở biên giới Tây Nam và đồng thời dẫn quân tràn vào vùng Lào Cai nơi biên giới Hoa Việt. Sau khi lính Cộng Sản Việt Nam tấn công và chiếm được Phnom Penh, Trung Quốc lại tiếp trợ cho tàn binh Khmer Đỏ của Pol Pot chạy trốn trong rừng để chống Việt Nam. Biết bao thanh niên Việt Nam đã hy sinh trong cuộc chiến Miên Việt này. Trong số những người hy sinh, một người bạn học chung lớp của tôi đã đạp phải mìn chết nơi đất người vào năm 1984. Sự mất mát của người Việt tại Kampuchea thật nặng nề, vậy mà ít ai nhắc tới. Người Việt sống tại Kampuchea rất đông, và đã bị chính quyền Pol Pot giết gần hết vào lúc đó. Người Chàm (Chiêm Thành) chạy loạn từ Việt Nam sang Kampuchea từ thế kỷ 13 cũng khá đông. Khoảng 2/3 dân số Chàm tại Kampuchea cũng bị Pol Pot tiêu diệt.
Điều đáng buồn là không phải chỉ riêng chính quyền Pol Pot, mà người dân Kampuchea nói chung cũng rất căm hận người Việt Nam. Tôi biết chuyện này một cách mơ hồ cho đến khi có mặt tại xứ người. Lịch sử như sống dậy trước mắt. Qua những cuộc nói chuyện với dân bản xứ, tôi được biết là từ bao nhiêu năm qua người Miên đã luôn cảm thấy bị người Việt đô hộ, bằng áp lực quân sự cũng như bằng sức mạnh kinh tế. Là người Việt, phản ứng tự nhiên là tôi muốn phủ nhận chuyện này. “Người Việt không tốt với chúng tôi.” Người lái xe tuk tuk nói trong một buổi ăn trưa. Khi bị hỏi cặn kẽ, anh chỉ lắc đầu, và lại lắc đầu. Mặc dầu có mấy đài tưởng niệm sự hy sinh của các chiến sĩ Việt tại Phnom Penh và Siem Reap, người Miên không chút ái mộ người Việt. Tôi đến chợ trò chuyện với các chị thúng rổ người Việt. Hỏi xem gia đình họ ở đây có bị ngược đãi không? Hoàn toàn không. Họ khẳng định với tôi và vồn vã cho rằng buôn bán ở Phnom Penh rất thuận lợi. Người bản xứ cũng hòa nhã. Hai bên không hiểu nhau chăng?
“Người Việt đẹp lắm!” Cô gái Miên có đôi mắt to đen cười nói với tôi. Tôi được biết là người Việt rất được chuộng trên thị trường sex của đất Kampuchea. Các trẻ em và phụ nữ Việt ở đây “bán” rất được giá, khách mua dâm chịu trả tiền cao cho những người có làn da trắng hơn da người Miên bản xứ.
Nếu hôm qua người Miên và người Việt là nạn nhân của phong trào diệt chủng của Pol Pot, thì hôm nay họ là nạn nhân của một tội ác mới. Đó là tội buôn người. Những cuộc mua bán người Việt Miên để làm nô lệ tình dục đang được tiếp diễn hàng ngày tại Kampuchea. Khi phái đoàn chúng tôi đến Siem Reap, một em bé gái độ chừng 9 tuổi đã tìm đến một người đàn ông Mỹ trong nhóm du lịch của chúng tôi và hỏi “You need yum yum?” Ông trợn mắt nhìn em bé: “What did you say to me?” Em bỏ chạy.
Dựa trên báo cáo TIP (Trafficking In Persons Report) đưa ra vào năm 2005, 2006 và 2007, rất nhiều phụ nữ và trẻ em Việt đã trở thành nạn nhân của các cuộc mua bán người ở Kampuchea. Tôi thử đến một vài phòng trà tại Phnom Penh để tìm hiểu tình hình. Vào thế giới đêm đầy muỗi đói tôi phải đối diện với ánh mắt dò xét của các ông khách dị hợm người da trắng đổ dồn vào mình. Đa số các “nhân viên” phòng trà đều là người Việt. Họ đã từng nghe lời dụ dỗ vượt biên giới để có được những công việc ngon lành. Những lời dụ dỗ ấy đã chấm dứt ở đây. Những ước mơ đơn giản vỡ vụn khi va chạm với thực tế phũ phàng. Trên đất người, trong ánh đèn lờ mờ sau khói thuốc, tôi nghe một cảm giác thật lạ khi quanh tôi vang lên những giọng nói miền Nam đặc dẻo hòa lẫn tiếng hát của Celine Dion. Thấp thoáng những khuôn mặt xinh tươi chỉ độ khoảng tuổi con tôi.
Tôi ghé qua nhiều phòng trà như thế nhưng không thấy một người khách Á Đông nào. Hỏi ra thì được biết có những nơi kín đáo khác dành riêng cho họ. Người lái taxi rất ngần ngại không tiết lộ cho tôi, nhưng theo tôi được biết thì thế giới đen này còn bỉ ổi hơn. Nơi đó người ta sẽ thấy rất nhiều các em bé.
Trẻ em thì không tự mình đi đến chốn này. Bị ép, bị dụ hoặc bị bán. Gia đình các em bán rẻ hoặc thả liều cho các em đi qua đất Angkor bán cà phê hay buôn gạo. Kết quả là các em trở thành nô lệ tình dục mà không có cách nào tìm ra lối thoát. UNICEF ước lượng 1/3 phụ nữ “bán hương” ở Kampuchea tuổi dưới 18 mà trong số đó phần đông là gái Việt. Nhu cầu “hàng” nhỏ tuổi, chưa dậy thì, ngày càng gia tăng, vì khách hàng muốn mua gái còn trinh, gái không mang bệnh tật. Theo điều tra của một số người chuyên môn, các thương gia Á Đông, nhất là các thương gia Trung Hoa, tin rằng ăn ngủ với con gái còn trinh sẽ đem may mắn cho việc làm ăn của họ đồng thời giúp cho họ tăng thêm sức khỏe. Do đó gíá của các em rất cao, cao đủ để trinh tiết của các em bị gia đình “hy sinh”. Nhưng gia đình các em không biết rằng họ đã giết chết các em tự thuở đó. Chết cả tinh thần lẫn thể xác. Một em thuật lại với nhân viên xã hội là khi em bị bán đi, ngực em vẫn chưa thành hình. Sau bao nhiêu năm bị hành hạ, em đã không còn muốn sống và đã thường dùng dao để tự cắt mình.
Chuyện buôn người hiện nay đang diễn ra khắp nơi trên thế giới, từ Việt Nam đến Dubai, từ Đông Âu đến Ai Cập, song theo thống kê thì đây là bi kịch dài của vùng Đông Nam Á. Bi kịch này tôi xin hẹn bạn đọc ở một bài tường trình khác.
Mùi khuynh diệp đã không đến với tôi tại Phnom Penh.


Siem Reap
Khi tàu tốc hành của chúng tôi đến cảng Siem Reap, tôi đã không thể kiềm chế nổi nỗi xúc động khi chứng kiến cái nghèo thê thảm của người dân vùng này. Dưới cái nóng ngộp thở của bến cảng là cảnh tượng hỗn loạn của những người tranh nhau kiếm ăn. Người dân bu quanh khách du lịch để bán hàng hoặc mời gọi đi xe tuk tuk. Bụi bay mịt mờ trên những con đường đầy ổ gà to lớn. Tất cả nằm trong một bầu không khí nồng nặc mùi tanh của cá. Hai bên vệ đường đất đỏ là những ngôi lều được dựng lên bằng những mảng ny lông. Dưới những mảng ny lông đó, vợ chồng con cái chen nhau sống. Các em bé trần truồng như nhộng chạy lông nhông trên đường. Tôi đã đi qua rất nhiều nước và đã đến những vùng nghèo khó của Mễ Tây Cơ và Việt Nam, nhưng chưa nơi nào thảm thương như nơi này.
Vào để hiểu thêm Siem Reap, người ta sẽ thấy cái nghèo và tệ nạn xã hội đi đôi với nhau. Trẻ em đi ăn xin đầy đường đến khó chịu. Những em bé sơ sinh được bồng như một dụng cụ để ăn xin. Tôi để ý thấy những em này lúc nào cũng ngủ say mê man. Tôi đoán là họ, những thành phần của cơ cấu “cái bang”, đã cho các em bé này uống thuốc để ngủ, để chuyện đi ăn xin được dễ dàng hơn.
Trước các cảnh tượng này, tôi phải làm gì?
Ở Kampuchea có rất nhiều cơ quan hoạt động phi chính phủ (NGO), nhưng qua nhận xét của các chủ khách sạn thì các cơ quan hoạt động hữu hiệu rất ít. Tôi không sao tìm ra một cơ quan nào do người Việt quản lý, tuy người Việt định cư ở nơi này rất tấp nập. Đa số các quán hàng lớn, sạp bán ngoài chợ đều do người Việt làm chủ. Họ sống sung túc và thành công, trái với cái tôi nhìn thấy ở người bản xứ.
Nợ máu, nợ đất, tôi không biết ai nợ ai giữa hai phía Việt và Miên, điều đó đối với tôi không quan trọng. Tôi cảm thấy mình phải làm cái gì đó trước khi rời khỏi miền đất khổ sở này. Tôi may mắn được sự hỗ trợ của hội Friends of Huế Foundation, và đã qua đó để nối kết với một ngôi chùa Phật Giáo cùng các sư tăng đi đến vùng người dân chài sống để giúp họ gạo và nước mắm. Những người lam lũ và khốn khổ này đã quỳ xuống lạy phái đoàn một cách hết sức chân tình khi tiếp nhận sự cứu trợ. Tôi đã ứa nước mắt đứng tránh ra không dám nhận lễ của họ.
Tôi muốn mua sắm rất nhiều thứ để phân phát cho các trẻ em mồ côi. Một đất nước chỉ có 6 triệu dân, vậy mà số trẻ em không cha mẹ lên tới 670,000 (theo thông tin của UNICEF). Khi đi chợ tôi mới khám phá ra là ở Kampuchea, mọi việc mua bán đều tính bằng đô la Mỹ, và vật giá đắt đỏ hơn ở VN rất nhiều. Đôi khi còn đắt hơn cả ở Mỹ. Phẩm chất thì kém mà giá tiền lại cao, chẳng hạn như về mặt ăn uống. Ngoài việc giúp tiền cho các trại mồ côi, tôi còn muốn mua các trái banh nhựa cho các em để các em có thêm phương cách sinh hoạt chung. Không ngờ là những trái banh nhựa lại quá đắt, một trái banh nhỏ xấu xí giá 4USD còn trái lớn giá 10USD, trong khi gạo thì 10USD/kg. Sau khi tìm hiểu vấn đề, tôi được biết là Kampuchea không sản xuất mà chỉ nhập cảng hàng hóa nhựa từ Việt Nam. Những quả cầu lông cũng do Việt Nam sản xuất. Mua sỉ giá 1USD một cái trong khi ở VN thì chỉ có 2000VND. Tôi chợt nhớ là ở Việt Nam, mọi mặt hàng đa số do Trung Quốc sản xuất! Người ta ngồi chồng lên nhau một cách thật thứ tự: Trung Quốc ngồi lên Việt Nam, và Việt Nam thì lấn người Miên.
Tôi rời khỏi Kampuchea mà lòng thật không ổn. Người dân của hai nước láng giềng này có rất nhiều nét tương tự với nhau. Từ chén chè đậu trắng nước dừa cho đến mùi hơi của đất trong mưa rào. Nhưng họ lại không muốn hiểu nhau và không cảm thông nhau. Tôi hoàn toàn không tìm được hương vị khuynh diệp nơi xứ sở của kỳ quan Angkor Wat, nhưng cảm thấy người tôi thêm được một sức sống mới vô hình. Tôi sẽ phải làm một việc gì đó.
Hà Nội
Từ cơn nóng hơn 30 độ C của Siem Reap, tôi bay vào vùng đất rét 7 độ C của Hà Nội. 26 Tết thủ đô những hàng hoa muôn màu sắc. Đỏ hồng vàng rực trời trong những cơn gió buốt xương. Hoa đào và cây cam quát (quất) ngập đường, đèn cờ rợp lối, điểm thêm sức sống cho bầu trời xám tái của miền Bắc. Xe cộ quá nhiều kẹt cứng trên đường trong những cơn mưa lạnh căm, đám đông chen chúc tranh nhau mua hàng ngoài phố, nhưng sự hỗn độn của cái xã hội thiếu trật tự kia không làm mất đi không khí của ngày đón Xuân. Hàng hóa từ Trung Quốc tràn về ngự trị đất Hà Nội, kể cả những vật trang trí cho ngày Tết Mậu Tí. Khách viếng thăm không thể phủ nhận được cái nhộn nhịp tưng bừng của một thành phố háo hức đón xuân, mặc dù thời tiết còn đang khắc nghiệt.
Tôi nhập bọn với các anh bạn họa sĩ của tôi để lên rừng hái hoa. Họ là thế. Lúc nào cũng phải khác người, không thích chạy theo đám đông. Tuy hoa đào đầy rẫy khắp chợ hoa, các anh lại muốn đi tìm hoa mận. Thời buổi này mọi người chạy xe Honda với những model mới nhất như SH300 gì gì đó, thì các anh họa sĩ của tôi lại chạy những chiếc Vespa cũ kỹ của thời 70. Mấy năm qua tôi vẫn thường về thăm và trao đổi nghệ thuật với họ. Tôi đã gia nhập những chuyến đi xa với những mục đích thật vu vơ chẳng hạn như lên miền cao Hà Giang tìm rượu ngô của Cô Thu Bột. Hoặc những cuộc hành trình sưu tầm gốm cổ nhà Mạc, hay đi kiếm xác chiếc xe Landrover mãi tận đảo Ngọc Vừng hoang dã cuối Vịnh Hạ Long. Thú vị nhất là chuyến đi về làng gốm cổ truyền Phù Lãng, nơi mà cả ngàn năm nay vẫn duy trì cách nấu gốm bằng củi, mặc dầu xung quanh làng không một bóng cây ngọn gió. Tôi nhớ mãi lời nói của một anh họa sĩ khi chúng tôi đứng ngắm nghía một số mẫu gốm tân thời trang trí theo tính cách lập thể (cubism): “đây là cái tát vào nghệ thuật!” Họ có những nhận xét rất khắt khe và cực đoan trong lãnh vực nghệ thuật, chẳng hạn như đến nay họ vẫn không chịu nghe dĩa nhạc CD mà chỉ nghe dĩa nhựa (vinyl records) hoặc băng nhựa (audio tapes). Một anh cho rằng những dĩa này có những lỗi do thời gian và bụi bặm tạo ra, nhưng do đó đã mang theo lịch sử và thời gian của nhạc. Có lẽ vì những sự cực đoan đó, tôi hết sức yêu mến họ.
Chúng tôi đánh xe lên Hòa Bình, đất đỏ, núi xanh rì cao sững như trong tranh cổ Trung Quốc. Xe chúng tôi đi sâu vào các miền đất của người Dao, cứ thế mà đi mãi đi mãi, hết bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu lần dừng lại ngẩn ngơ ngắm sương mù rơi xuống các nhà tranh bên đường. Hoa mận vẫn biệt tăm. Thì ra năm nay hoa mận nở sớm và đã rụng hết khi cái rét tràn về. Chúng tôi tay trắng quay về Hà Nội, đến Lê Thạch Quán gần bờ Hồ Gươm, nơi tụ tập thường xuyên của giới văn nghệ, thì trời đã tối. Riêng tôi cảm thấy một cái gì đó thật hả hê và thỏa mãn, mặc dù không hái được một nhánh hoa mận nào, và mặc dù cây khuynh diệp vẫn vắng bóng. Có lẽ là do những mẩu chuyện vụn trên đường, nhất là những chuyện của trước ngày “đổi mới”.
Anh “Tâm Mải Chơi” chắc hẳn phải hắt hơi vì chúng tôi nói rất nhiều về anh hôm ấy. Anh là một họa sĩ mê chơi hơn mê tranh. Có lần anh dặn vợ ở nhà để anh đi ăn sáng với bạn, rút cuộc là 3 ngày sau anh mới quay về nhà. Còn khi vào Sài Gòn triển lãm, anh thuê 2 chiếc xích lô, một chiếc chở anh và chiếc kia chở tranh. Đi giữa đường gặp người quen vẫy vào quán uống cà phê, anh liền nhảy xuống xe và quên mất xe tranh. Ngày khai mạc cuộc triển lãm của anh, anh đến tay không và cười trừ với mọi người. Tệ hơn nữa là có lần anh Tâm bắt gặp một anh bạn của mình hớn hở dẫn cô tình nhân mới quen vào một căn nhà nhỏ trên lầu cao để tỏ tình. Chủ nhà này lúc ấy vắng nhà đi Tam Đảo. Anh Tâm Mải Chơi bèn lén lút khóa cửa nhốt họ lại. Chỉ định đùa nghịch đôi tình nhân kia một lúc cho vui nhưng rồi anh bỏ đi nhậu với bạn bè và quên béng mất mọi chuyện. Ba ngày sau anh mới nhớ ra và chạy đến mở cửa cho cặp tình nhân nọ thì hai người này đã bơ phờ rũ rượi. Chuyện kể lại là từ đó hai người tình nhân kia không bao giờ nhìn mặt nhau nữa.
Rồi lại đến chuyện lạc núi. Mấy anh họa sĩ thì thường đi lên miền cao để tìm “cảm hứng sáng tác”. Đêm về sương mù dày đặc các anh không sao tìm ra được đường xuống núi. Cuối cùng các anh ghé vào một căn nhà bên đường để xin trọ qua đêm. Đó là căn nhà tranh của 2 bố con người thiểu số. Ông bố bằng lòng cho 3 anh họa sĩ ở trọ và quay dặn dò cô con gái bằng tiếng bản xứ, cô gái này người độ khoảng trong ngoài 18 tuổi có làn da trắng mịn. Cô nghe bố dặn rồi lui vào nhà trong. Các anh họa sĩ ngồi bên ngoài uống trà trên nền đất. Họ đợi mãi vẫn không thấy cô gái trở lại và cũng không được chỉ dẫn chỗ ngủ ở nơi nào. Cơn lạnh miền núi tràn ngập gian nhà nhỏ, cằm của các anh bắt đầu run lên thì cô gái kia lại đột ngột xuất hiện. Ông bố lúc đó mới quay lại nói với các anh bạn tôi rằng: “con tôi đã nằm sưởi ấm chăn giường cho các anh rồi đó, xin mời các anh vào nghỉ.” Đêm đó các anh bạn tôi ngủ rất ngon!
Và còn bao nhiêu câu chuyện thú vị khác nữa đã làm tôi lưu luyến họ. Chuyện họ kể không có gì thâm thúy lắm nhưng khi người kể có duyên thì chuyện gì cũng hấp dẫn.
Tôi luôn luôn tìm ra những nguồn sinh lực mới khi gặp lại những người bạn này, nhưng dù mến họ cách mấy tôi cũng không muốn nương lại Hà Nội ăn tết năm nay vì cái rét quá tàn khốc. Ở khách sạn, nước không đủ nóng để tắm và máy sưởi không đủ ấm nên tôi không sao chạy trốn được cái lạnh. Vì không khí mang nhiều hơi nước nên cơn lạnh dường như lúc nào cũng bám vào da và ngấm vào tận xương tủy. Các người dân miền núi phải bỏ nhà dắt trâu bò xuống núi để tránh tuyết, dẫu rằng họ phải ngủ ngoài đường chợ. Nếu trâu bò chết là họ mất hết gia sản. Có những người phải đem hết chăn mền của họ đắp cho súc vật để rồi bị lâm bệnh vì cơn lạnh. Có người chở con đi trên xe gắn máy ngồi đằng trước, khi xuống xe mới biết con đã chết cứng tự lúc nào.
Nha Trang. Tôi đầu hàng cái lạnh nên phải chạy vào Dốc Lết gần Nha Trang tìm hơi nóng. May cho tôi vùng cát trắng biển xanh này quá thơ mộng nên tôi có chỗ dừng chân để thảo vội bài tường thuật này gửi về bạn đọc. Dốc Lết cũng thật hoang dã, nhưng sau vài bữa lang thang, cuối cùng tôi cũng tìm được bóng mát của cây khuynh diệp đợi mong. Tôi vò mãi lá khuynh diệp để tay thêm xanh nhưng không hiểu sao bàn tay tôi vẫn trắng và mùi hương chỉ thoang thoảng. Thế nghĩa là sao? Tay tôi đã khác xưa và mùi khuynh diệp đã thay đổi?
Tôi lần mò đến một ngôi chợ hải sản ven biển. Vừa ngồi xuống chiếc ghế bố thuê 5000 đồng, vài người bán hàng đã lại vây quanh tôi mời mua mực và tôm tích ăn tại chỗ. Tôi hiếu kỳ nên bằng lòng mua nửa kí tôm tích và nửa kí mực. Con tôm này chắc có họ hàng với con rết nên có rất nhiều chân. Chị bán hàng là một phụ nữ nhìn già dặn hơn tôi nhưng khi hỏi ra thì chị còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Tuy da chị bị nám nắng biển muối, chị không dấu được cái vẻ đẹp duyên dáng rất Việt Nam. Nghe lời chị, tôi ngồi ăn rất “dã chiến”, ăn trong gió cát không có khăn lau tay hay bát muối chanh mà tất cả chỉ nằm vẹn trong hai bao ny lông. Không sao. Tôi xin nửa chai rượu đế để phòng hờ không bị đau bụng và sẵn sàng chiến đấu với mực và tôm. Chị bán hàng nhất định không để tôi bóc tôm lấy. Tôi hỏi tại sao thì chị bảo rằng nếu bóc không quen thì thịt tôm sẽ nát vì tôm này mang nhiều trứng. Thế là chị ngồi dưới cát bóc từng con tôm cho tôi ăn. Và nhất định không ăn chung với tôi rồi cũng không chịu ngồi trên ghế sợ tôi tốn tiền. Trong gió cát mờ mắt, tôi thấy tôm thật đậm đà.
Tôi bắt chuyện vu vơ và hỏi về chồng con của chị. Nghe giọng chị hạnh phúc tôi phán một câu chung chung: “cuộc sống của các chị đây coi ra thì vất vả về thể xác một chút nhưng tinh thần thật thoải mái, không căng thẳng như chúng tôi bên đó.” Chị đỡ lời tôi ngay:“Căng thẳng lắm chị! Không đơn giản như chị tưởng. Chị có khi nào lo sợ chồng chị đi làm mà không bao giờ về nữa không?” Tôi lắc đầu.
“Chồng em đi đánh cá, mỗi đêm là em mỗi phập phồng. Khi bão lớn mà chồng em chưa về thì em cảm thấy mình già đi mấy tuổi. Đã mấy lần thuyền bị lật mà chồng em may sao vẫn chưa mất mạng.” Tôi nhìn ra những chiếc thuyền thúng tròn nhỏ đang lao chao trên biển trong nắng chói chang, rồi quay qua đỡ con tôm từ tay chị và ăn một cách rất thận trọng. Đây là do công sức của nhiều người tôi mới có được bữa ăn đó. Tuy mùi khuynh diệp nơi đây không nồng đủ, tôi rời Dốc Lết cảm thấy lòng mãn nguyện.
Huế. Đã đến ngày tôi phải bay ngược ra Huế để thăm các con tôi, 40 đứa trẻ của Hội Friends of Huế Foundation (www.friendsofhue.org (http://www.friendsofhue.org/)). Huế thân thương vẫn đang còn say sưa trong hương vị Tết, nhưng không may cơn lạnh miền Bắc đã xâm lấn đất Thần kinh. Tôi đến thăm Trung tâm trong khí trời lạnh giá. Tuy nhiên, đêm hôm đó chúng tôi cảm thấy thật ấm vì hơn 50 người vừa trẻ con vừa người lớn (tôi và các bảo mẫu) ngồi xung quanh căn phòng học nhỏ hàn huyên tâm sự. Ánh mắt các em sáng rỡ trong niềm vui, nụ cười nở ròn tan trong sự hân hoan. Có ai biết được quá khứ của mỗi em khó khăn sóng gió như thế nào? Nơi đây, các em đã có đại gia đình sống trong tình thương và sự bảo bọc của nhiều người, được như thế này một phần lớn là nhờ công đức của các nhà hảo tâm bên Mỹ.
Đêm khuya tôi đi quan sát nơi các em ngủ mới giật mình khi thấy các em co rúm trong một chiếc chăn mỏng. Tôi giận run lên và chất vấn các bảo mẫu là tại sao lại để đến tình trạng như thế. Một chị bảo mẫu rươm rướm nước mắt trả lời: “thưa cô, em cũng định thưa với cô để mua thêm chăn cho các em nhưng bận ri chăn mắc quá cô nờ. Và các thức ăn gạo nước còn mắc hơn. Hội đã mấy lần tăng chi phí cho mỗi em nhưng chúng em đòi hoài thì sợ Hội hiểu lầm. Món chi rứa cũng lên quá cao, cô nì.” Tôi cũng thấy chuyện này trong lúc ở ngoài Hà Nội nhưng không nghĩ nó ảnh hưởng Huế nhiều như vậy. Theo báo chí thì vật giá leo thang đến 14% nhưng lương bổng cho công nhân vẫn vậy. (Ngày tôi gửi bài này đến tòa soạn thì vật giá đã lên đến 17%.)
Tôi vẫn không chấp nhận để các em nằm trong cơn lạnh này, nhất là các phòng đều không có máy sưởi. Tôi yêu cầu các chị là bằng mọi giá ngày mai các em phải có thêm chăn. Tôi hỏi: “nhưng đắt là đắt bao nhiêu, thưa chị?”
“Phải chăn Trung Quốc thì mới ấm, mà một cái thì khoảng 170 ngàn chị Jenny à.”
“Tại sao chúng ta từ trước đến giờ không chuẩn bị chăn ấm này cho các cháu để giờ phải ra cảnh này?”
“Thưa chị, vì xưa nay có bao giờ lạnh như chừ đâu. Lần cuối là khoảng 40 năm trước.”
Đêm hôm ấy tôi mới nếm mùi. Khi về khách sạn, tôi bật máy sưởi lên 30 độ C và ngồi trùm chăn để chờ người được ấm lại. Ngồi mãi, càng ngồi càng lạnh. Tôi gọi tiếp tân cho người lên xem tại sao máy sưởi không ấm.
"Thưa chị, máy của khách sạn chúng em chỉ có một chiều thôi chị ạ.” Tôi mới hiểu ra là máy này chỉ là máy lạnh mà không có máy sưởi. Đã lạnh tôi còn bật thêm máy lạnh! Đêm ấy tôi mặc quần jeans, 2 đôi vớ và 5 cái áo để đi ngủ.
Ngày hôm sau, người bảo mẫu hớt hải vào phòng làm việc của tôi và báo cho tôi biết là giá chăn đã tăng lên 230,000 đồng một cái. Tôi đồng ý cho chị mua với giá này. Đến chiều chị lại lấp ló trước cửa phòng họp của chúng tôi. Tôi mời chị vào và chị rụt rè nói là không tìm đủ số lượng chăn ấm.
Chị cho biết thông tin ở ngoài chợ là chăn bắt đầu không còn để bán. Các cửa tiệm đã thông báo cho Hà Nội để chở thêm chăn vào. Ngay hôm đó, xe chuyển hàng đang đi giữa đường vào Huế thì bị điều trở lại Hà Nội vì nhu cầu ngoài Bắc cao hơn. Khách mua hàng từ Trung Quốc phải qua Việt Nam để mua lại chăn chính họ nhập qua, bây giờ mua lại giá một gấp hai. Cuối cùng chúng tôi chỉ mua được 20 cái chăn và các em phải ngủ chung giường để đủ ấm. Sáng hôm sau các em gặp tôi cám ơn rối rít. “Chăn ấm quá cô nì.”
Đương đầu với cái lạnh và bao nhiêu chuyện phức tạp của công việc Hội FHF, tôi không nhớ đến chuyện đi tìm cây khuynh diệp.
Lo xong mọi chuyện cho Trung tâm, tôi lại cùng một số tình nguyện viên đi thăm các vùng lân cận nơi bị bão lụt của năm 2007 tàn phá. Biết bao nhiêu nơi cần sự giúp đỡ của hội FHF, hội không thể nào giúp cho xuể. Một nơi đã gây lại ấn tượng cho tôi là xã Quan Hòa. Nơi này là một trong các vùng thấp nhất của Tỉnh Thừa Thiên Huế. Đường vào xã chỉ như con đê hẹp rộng độ 2 mét ngang. Xung quanh là ruộng lúa nước xanh thắm. Nhưng khi lụt đến thì các xã ở khu vực này chìm trong biển nước mênh mông. Bao nhiêu xã hợp lại cũng không có được một ngôi nhà hai tầng để chạy khi nước lên. Trong thời gian bị lụt của năm 2007 vừa qua thì các xã này bị cách biệt hẳn với các xã lớn bên ngoài. Cả tuần lễ sau mới có thuyền vào để cứu người già và trẻ em. Người dân nơi đây van xin chúng tôi xây thêm tầng 2 cho ngôi trường làng để họ có nơi chạy lụt trong mùa nước dâng. Chúng tôi đến khảo sát ngôi trường mới cảm thấy thật xúc động. Ngôi trường chỉ là một căn nhà cũ lụp xụp 3 gian nền đất, nơi tập trung 76 trẻ em đi học hàng ngày. Hai người chủ nhà bên cạnh ngôi trường thấy chúng tôi đến liền chạy ra. Họ nói rằng nếu chúng tôi cần thêm đất để xây cầu thang cho trường thì họ xin dâng vì sự cần thiết quá cao. Họ mong cho con cháu trong làng có thêm chỗ học, đồng thời có tầng lầu cao để dùng làm nơi chạy lụt. Dân làng đã thu góp lại được 100 triệu đồng và mong hội chúng tôi giúp cho phần còn lại của cuộc xây cất. Tôi rất muốn nhận lời nhưng không dám vì vẫn cần phải thông qua Ban Chấp Hành FHF.
Khi xe chúng tôi chuẩn bị ra về thì có người chạy theo và hỏi xem chúng tôi có thể giúp gì được cho một gia đình có 2 người vừa bị chết. Tôi hỏi cặn kẽ hơn thì được biết rằng nạn nhân là một đôi vợ chồng trẻ làm nghề đánh cá tôm ở xã này. Để gia tăng thu nhập họ sử dụng bình điện xe hơi cho dây chạy vào trong nước để điện giật chết những con vật sống dưới nước quanh đó. Kết quả là bao nhiêu cá to tôm nhỏ rùa già lươn non trứng mỏng rắn rít gì ở vùng nước lân cận đều bị giết chết. Họ chỉ cần nhẹ nhàng lấy lưới vớt lên và đem bán. Lần này, không may vì bất cẩn, người chồng đã để hở tay và bị điện giật. Vợ thấy vậy chạy lại cứu chồng và cũng bị mất mạng theo. Sanh nghề tử nghiệp. Một anh tình nguyện viên nhún vai nói: “Chị thấy người mình có hai tếch không? Mình chẳng thèm câu từng con một, mình phải giết cả sông mới được.” Đây là phương cách “đánh cá” đang rất thịnh hành ở các nơi mặc dù có sự cấm đoán khắt khe của chính quyền. Hai vợ chồng xấu số này mất đi để lại 6 đứa con thơ. Mọi người đề nghị là chúng tôi nên nhận các em vào Trung tâm để nuôi. Tôi liền cho nhân viên FHF điều tra thêm vấn đề này. Nhưng điều làm tôi băn khoăn là người dân bất chấp hậu quả tìm kế sinh nhai bằng những phương thức nguy hiểm và bất hợp pháp để rồi phải trả những cái giá thật đắt. Vì miếng ăn, nhiều người đã không màng làm thiệt hại môi trường và nguy hại đến tính mạng. Lòng buồn buồn tôi tạm biệt xã Quan Hòa để đi lên xã Thụy Biều, vùng ngày xưa có giam nhiều tù binh, để thăm những gia đình nghèo mượn tiền vốn của Hội FHF để trồng rừng cao su. Những đồi cao su xanh mạnh mẽ nhưng mùi hương khuynh diệp lúc đó như đã bay rất xa tôi.
Rời Thụy Biều, chúng tôi đến một làng nhỏ ở xã Phú An. Làng này chỉ có 47 gia đình, tổng cộng dân số khoàng 350 người. Làng nhỏ, nhu cầu ít, người dân sống mộc mạc và đơn giản. Họ không xin chúng tôi giúp đỡ gì cả. Nhưng trời đất xui khiến cho chúng tôi gặp một đám tang đang trên đường ra bãi tha ma. Đường đưa người quá cố về nơi yên nghỉ đòi hỏi người ta phải đi qua một chiếc cầu xi măng rất hẹp bắc ngang con kênh nông đầy bùn ngăn trở Phú An với bên ngoài. Rất tiếc là chiếc cầu cũ đã lòi sườn sắt lại quá hẹp không đủ chỗ cho hai hàng người khiêng quan tài đi qua. Muốn dùng thuyền cũng không được vì kênh cạn không đủ nước. Thế là người phải khiêng hòm xuống kênh, lội bùn nặng nề từng bước tiến, vất vả chông chênh mãi mới qua được bên kia bờ kênh. Từ bao năm nay người chết ở vùng này đã phải gian truân như thế mới đến được nơi an nghỉ. Chúng tôi trong hội FHF nhìn nhau và biết là mình phải làm gì. Tuy không tìm ra hương vị khuynh diệp tại đất Thần kinh, tôi đã quên hết đi căn bệnh của mình và cảm thấy ngày sao quá ngắn.
Trên đường về, tôi thấy bóng tôi như một trong những người khiêng quan tài. Xác nặng hai vai, chân nặng bùn, chậm rãi tiến về phía trước.
"Tôi làm nghề cạp đất!” Anh bạn học chung trung học với tôi ngày xưa tuyên bố một câu bình dị. Tôi chăm chú nhìn mắt anh thắc mắc. Anh giải thích chậm rãi về công việc lấy đất nơi cao đổ xuống vùng bùn lầy nước đọng—một phương cách bán đất hai lần. Đất, nói chung, không còn chỉ là chuyện nặng hồn sỏi đá. Mà là câu chuyện của một cơn sốt thời đại. Điển hình là đất ở miền Nam.
Sài Gòn.
Sau bao nhiêu ngày vất vả với khí hậu hai miền Trung Bắc, tôi cảm thấy rất nhẹ nhõm khi đón nhận bầu không khí rất mát và dễ chịu của sân bay Tân Sơn Nhất. Nhưng cái dễ chịu đó dần dần bị mất đi trong khung cảnh chen lấn của những dòng người và xe sôi sục trên những con đường từ sân bay về trung tâm thành phố.
Tôi vào Sài Gòn để tư vấn cho một công ty Mỹ về việc lập hợp đồng với một số công ty nước ngoài hiện đang làm việc tại Việt Nam. Thế là kế hoạch đi tìm khuynh diệp của tôi bị lệch đi một chút. Vì ỷ y, phái đoàn chúng tôi đã không lo đặt phòng trước, nên vừa đặt chân xuống phi trường là đã phải đương đầu với việc đi tìm khách sạn có đủ 5 phòng ngủ. Chúng tôi bắt đầu với những khách sạn 4 sao trên đường Nguyễn Huệ, từ Rex đến Majestic. Họ chỉ có 1 hoặc 2 phòng trống chứ không đủ 5 phòng. Chúng tôi liền quay qua khách sạn 3 sao như Bông Sen trên đường Đồng Khởi nhưng cũng vô dụng. Tất cả đều bị “sold out”. Xe phái đoàn cứ loanh quanh những con phố, hết khách sạn này đến khách sạn khác, và sau 7 nơi dừng chân, chúng tôi may mắn tìm đến một khách sạn nhỏ trên đường Thủ Khoa Huân sau chợ Bến Thành. Giá phòng là $63 Mỹ kim cho một căn phòng hẹp, không có gì sang trọng, mà cách đây hơn một năm tôi chỉ phải trả khoảng $25 Mỹ kim. Khi chúng tôi trả phòng, một người trong nhóm chúng tôi nói với cô tiếp tân là anh ta cần quay lại vào đầu tháng 3, và được cô tiếp tân cho biết là giá phòng sẽ tăng lên $70 đô một người. Sự lên giá xảy ra ngay trước mắt chỉ trong vòng có mấy ngày. Hỏi ra mới biết cái xứ của nước dừa rau má này đang lên cơn sốt đất đai và giá cả!
Dù có mua bán hay không, chuyện giá cả đất đai lên cơn sốt nghe ra đến phải rùng mình. Cả nước Việt đang oằn oại trong tình trạng này. Riêng ở Sài Gòn, câu tục ngữ “bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu” đã trở thành hiện thực. Giá của cả đất lẫn vàng thi nhau vượt kỷ lục và qua một thời gian, chuyện định giá đất theo giá vàng (một phương cách quen thuộc mà xưa nay người Việt vẫn thường dùng) đã trở thành vô nghĩa. Đối với chuyện mua đi bán lại đất hoặc nhà cửa, nếu tính theo đồng đô la thì người ta có lời, lời nhiều lắm, nhưng nếu tính theo vàng thì người bán sẽ bị lỗ. Lỗ nặng.
Trong những câu chuyện họp mặt, chủ đề đất đai thường hay được đề cập đến. Đất đai giờ đây là chuyện gây lo âu và đồng thời cũng gây hào hứng vì đã làm giàu cho nhiều người. Tôi phải vuốt trán khi nghe một cuộc mua bán vừa xảy ra tại Quận Nhất với giá bán 315 triệu VND (20.000 ngàn Mỹ kim) một mét vuông! Ông thân chủ người Mỹ hỏi tôi: “Như vậy là đất ở trung tâm thành phố này còn đắt hơn cả đất của Tokyo ư?” Tuy tôi không giám khẳng định như thế nhưng cứ theo cái đà này, cái gì cũng có thể xảy ra. Anh bạn chuyên môn trong nghề đất cho tôi biết là đất trên đồi còn được giá hơn vì đất trên cao có một giá trị mới khác hơn xưa rất nhiều. Tôi hỏi thêm thì anh cho biết là ngoài nghề mua bán đất, anh còn có nghề “cạp đất”.
Anh bảo tôi rằng ngày xưa anh học phổ thông bị điểm yếu, bà anh thường chê rằng “sau này mày chỉ đi cạp đất mà sống.” Anh hiện đã làm theo lời bà. Anh mua đất trên đồi rồi bốc đất lên để bán cho những công trình xây dựng vùng bùn lầy hoặc các khu vực ven bờ sông cần làm thành ngăn ngừa đất lở. Sau khi sang bằng mặt đất và gỡ được một nửa số vốn, anh lại bán miếng đất đó đi. Kết cục anh lấy lại tổng số vốn cộng thêm một món tiền lời, coi như là mua một lời hai. Dĩ nhiên tất cả không đơn giản như vậy, cạp đất cũng đòi hỏi phải thông thạo nghề và nắm vững thông tin chính xác, chẳng hạn như phải tìm hiểu kế hoạch đầu tư của các thương gia nước ngoài và dự án khai thác giải tỏa của chính quyền địa phương như thế nào, từ đó người buôn đất mới biết nên đầu tư ở đâu thì mới nắm được phần thắng trong tay.
Cơn nóng sốt đất đai này có lẽ cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sự sôi sục kinh tế tại Việt Nam. Chuyện đầu tư của các nước ngoài vào miền Nam thật sự là một hiện tượng đáng kể. Mới từ đầu năm đến giờ mà Việt Nam đã được hứa con số đầu tư trên 15 tỷ Mỹ kim từ các nước ngoài, đứng đầu là Canada và sau đó là Singapore. Có lẽ vì cơ hội làm ăn được gia tăng quá nhanh, dân chúng đổ dồn về các thành phố nên dân số tại Sài Gòn chắc hẳn đã tăng gấp đôi so với một năm trước đây. Đi đâu và bất cứ lúc nào cũng bị kẹt xe, không phải chỉ trong giờ cao điểm. Người và người ngập đầy phố chợ. Ai ai cũng dồn về Sài Gòn hoặc về các vùng có nhiều nhà máy lớn.
Nói đến các nhà máy lớn là tôi cảm thấy có gì đó sờ sợ. Trên đường từ thành phố đi ra các tỉnh như Bình Dương, Long An, v.v., tôi đã chứng kiến các hãng xưởng mới mọc lên thật quy mô và rầm rộ. Điểm đặc biệt là đa số các xưởng này không mang những cái tên được đặt bằng tiếng Việt.
Điều này làm tôi liên tưởng đến các khu vực tô giới quốc tế ở thành phố Thượng Hải thuở xưa lúc triều đình Mãn Thanh phải nhượng đất lại cho các cường quốc Tây phương và Nhật Bản. Hình như hiện tượng đó đang xảy ra trên miền Nam Việt Nam. Mỗi một khu vực cận Sài Gòn là nơi chiếm đóng của một số công ty lớn thuộc về một nước ngoài. Đi về phía Bình Dương, bạn chỉ thấy toàn những công ty Đài Loan, cây số này nối cây số khác. Qua một khu vực khác thì thấy toàn những công ty của Hàn Quốc. Rôì đến những khu vực của Trung Quốc. Và những hãng xưởng nước ngoài cứ thế mà nối tiếp nhau. Trên đường đi Long An, nếu đi đúng vào giờ “tan xưởng” của các công ty sản xuất giày dép (trong đó có cả công ty Nike), người ta sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hàng ngàn công nhân tràn ra như biển người làm kẹt cứng đường. Đúng ra điều này phải làm cho tôi phấn khởi, vì nếu có nhiều công ty đầu tư, thì người dân sẽ có nhiều cơ hội được công ăn việc làm, nhưng sao tôi cứ cảm tưởng như có cái gì không ổn.
Tôi được dịp theo thân chủ tôi vào thăm các hãng xưởng sản xuất ny lông. Khi nhìn thấy cảnh tượng và điều kiện làm việc của các công nhân, phản ứng đầu tiên của tôi là tìm máy chụp hình.
“Không! Xin chị đừng chụp.”
Người hướng dẫn viên chặn tay tôi lại, không cho tôi chụp hình. Thật cả là một tiếc nuối, vì tôi muốn bạn đọc nhìn thấy tận mắt những guồng máy bóc lột công sức lao động của người dân ở đây quy mô đến cỡ nào. Mỗi tòa nhà tôi bước vào là mỗi sự ngạc nhiên, trước tiên là hơi nóng từ các máy móc ùa ập vào người tôi như muốn hâm chín da thịt, kế tiếp là tiếng sầm sập của máy nghe ù cả đôi tai. Tôi đưa tay bịt lấy lỗ tai và bàng hoàng nhìn xung quanh để nhận xét tình hình. Ái chà, nó là cả một câu chuyện. Từ đầu bên này của tòa nhà, tôi không nhìn được đến đầu bên kia, nó là những tòa nhà khổng lồ sâu thăm thẳm. Những cuộn ny-lông to lớn sừng sộ từ trên cao tuôn chảy xuống, những máy kéo nhựa nghe như rên rỉ thay nhau hòa âm với những máy đập sình sịch chung quanh. Trong khung cảnh uy hiếp này là những công nhân nam nữ ốm tong teo, đứng thành hàng luôn tay làm những động tác giống như là đuổi theo các máy móc kia. Trong nhóm người này tôi nhận ra có những đôi mắt còn quá trẻ, quá non nớt. Bên cạnh các đôi mắt đó tôi thấy xuất hiện những nhãn hiệu quen thuộc như Albertson's, Gamestop, Pizza Hut, 99 Cents, KFC, Safeway, v.v.
Hết khu vực này đến khu vực khác, tôi không thể ước lượng được có bao nhiêu những con người lam lũ kia đang làm việc trong hoàn cảnh đó. Họ làm việc trong cơn nóng ác nghiệt, trong sự ồn ào đe dọa của máy móc, không mũ bảo hiểm, không găng tay, không có gì để bảo vệ lỗ tai. Tôi không thể tưởng tượng được họ có thể làm việc như thế ngày này qua ngày khác. Thấy khó chịu, tôi muốn hỏi người quản lý công ty, nhưng không sao cất tiếng được vì tiếng máy quá ồn. Tôi chỉ có thể lên tiếng được mỗi khi đi ra hành lang để băng qua một khu xưởng khác. Tôi hỏi tại sao xưởng không có những trang bị an toàn cho công nhân. Người quản lý Đài Loan trả lời:
“Lúc ban đầu chúng tôi cũng có cho họ mũ và găng tay, nhưng những người này ngoan cố lắm, họ không chịu sử dụng, nên chúng tôi dẹp đi, không dùng đến nữa.”
Tôi không thể tin vào những lời nói kia vì tôi đã biết khá nhiều về hoàn cảnh làm việc của các công nhân Việt Nam tại Đài Loan. Tôi đã nhìn thấy hình ảnh của những người bị cụt tay, cụt chân hoặc nằm chết trên giường bệnh tại nhà thương. Rồi đến hình ảnh những người cha, người mẹ với những khuôn mặt nhăn nheo thảm hại qua xứ người để nhận xác con về. Những người con này chết vì tai nạn lao động, và vì chết trước cha mẹ nên quan tài quấn khăn tang như nhắc nhở rằng họ đã không sống đủ để báo hiếu cho cha mẹ--để cho cha mẹ đã già còn phải ôm lấy đống nợ khổng lồ vì trước đó đã phải bôn ba vay mượn để có thể gửi con đi ra nước ngoài làm công!
Chuyện ở Đài Loan có lẽ cũng như chuyện của bao nhiêu người Việt đi làm mướn ở các nước khác như Mã Lai, Nam Dương, Cao Ly, Trung Quốc, Congo, hay Dubai. Gần một triệu con người bỏ sông Hương, sông Hồng và sông Cửu Long để đến đất người kiếm ăn, không hề biết rằng cứ một người thành công là có mười người phải chịu cảnh đọa đầy. Phụ nữ bị hãm hiếp là chuyện thường không mấy đáng sợ, nhưng làm sao bạn đọc có thể hình dung được có những phụ nữ bi giam cầm trong phòng tối không được mặc quần áo, hết ngày này qua ngày khác?
“Nếu lúc cần, chúng vào phòng hành xác, chúng dùng cây gậy hoặc nắm đấm để làm trò chơi với cơ thể tôi.” Một nạn nhân với khuôn mặt đờ đẫn thuật lại. “Bao nhiêu ngày không có quần áo, tôi phải ngồi nép vào góc tường co đầu gối lên để có thể che chở cho thân mình.” Rồi nước mắt chị từ từ tuôn ra: “Tôi lúc đó cảm thấy mình như một con thú vật. Không còn là người nữa chị à.” Liên tưởng tới những câu chuyện tôi gom góp được từ các nạn nhân lao động ở nước ngoài, tôi cố tự nhủ rằng có lẽ môi trường làm việc ở Việt Nam không đến nỗi tệ như thế? Trong trường hợp bất đắc dĩ thì những nhân công làm việc tại quê nhà còn có thể nghỉ việc ở các công xưởng này để đi bán vé số hoặc đạp xích lô.
Nam Dương. Sang ngày hôm sau, tôi theo thân chủ cùng một số người nữa đi qua Nam Dương để tham quan một công ty chuyên sản xuất loại một thùng giấy đặc biệt. Tôi hí hửng nghĩ rằng có thể mình sẽ tìm ra đường khuynh diệp trong những ngày ở quần đảo này. Ngoài sự ăn hối lộ trắng trợn tại phi trường, thủ đô Jakarta (dạo trước gọi là Djakarta) đón chào tôi với những hàng cây xanh thắm nhìn no con mắt. Nhưng sống ở thành phố cây xanh này cũng có lắm điều không thoải mái, mà điều khó chịu nhất là sự khám xét rất chặt chẽ khi mình đi vào các nơi công cộng.
Đêm hôm đó, chúng tôi được chủ xưởng máy nổi tiếng kia mời đi ăn cơm Nhật. Một bữa ăn gần bốn tiếng đồng hồ, kéo dài từ 8 giờ tối đến gần 12 giờ khuya. Trong đời tôi có lẽ sẽ không bao giờ quên được buổi ăn sách vở này. Sau khi được xét duyệt kỹ càng, người tiếp tân dẫn chúng tôi vào một phòng riêng. Vừa ngồi xuống, một người đàn ông trung niên xuất hiện từ sau một bức màn lửng. Ông ta gập người chào rồi tự giới thiệu là một đầu bếp người Nhật nổi tiếng trong vùng, hôm đó được vinh dự phục vụ chúng tôi. Ông đến từng người để bắt tay và trao danh thiếp một cách rất trịnh trọng.
Chỉ cần nghi thức rửa tay bằng nước nóng thơm mùi hoa lài rồi uống rượu khai vị trước khi ăn cũng đã kéo dài hơn bốn mươi phút. Thế rồi món đầu tiên xuất hiện. Mỗi người một chiếc ly, cao như ly uống trà làm bằng đá có nắp đậy. Tôi thận trọng mở nắp ly. Một làn khói nhẹ bay lên thơm mùi trứng. Người đầu bếp lại xuất hiện giải thích đây là canh trứng hấp. Tôi lấy muỗng sắn nhẹ từng miếng mỏng, cảm tưởng như ăn chè đậu hũ hay bánh flan. Qua món thứ hai, chúng tôi mỗi người được dọn cho một chiếc thớt gỗ có chân trên đó có hoa rau trưng bày rất mỹ thuật gây chú ý cho một điểm tròn ở góc thớt: điểm tròn đó là cá thu tươi (sashimi). Tôi không thể nào diễn tả bằng lời hương vị của những miếng cá sống này. Ngọt, mềm, tan trong miệng. Quá lạ và quá ngon. Vị giác ăn cá sống này tôi chưa hề được cảm nhận. Nếu đây mới thật là cá tươi, thì từ trước đến giờ tôi ăn cái gì? Món thứ ba, rồi đến món thứ tư, tất cả đều rất cầu kỳ thịnh soạn và mỗi khi món ăn dọn ra, người đầu bếp lại trân trọng mời và giải thích nguồn gốc cho chúng tôi nghe. Khi món thứ năm được dọn ra, ông chủ xưởng máy Nam Dương lên giọng:
“Tôi chắc hẳn quý vị chưa hề ăn món này. Đố quý vị nó là món gì?” Ông chủ xưởng là một người cao lớn vạm vỡ nhìn có uy lực, nói chuyện như một vị tướng ra lệnh cho mọi người. Trong sự lễ phép của ông có lẫn lộn một chút kiêu ngạo khác thường. Mỗi lần cụng ly, ông đều tuyên bố: “Không nơi nào tốt bằng Nam Dương.” Ông cho rằng Nam Dương thật hùng tráng và đang có đường hướng đi lên, và công ty ông là biểu hiển của sự thành công của Nam Dương. Tôi mỉm cười kín đáo. Rồi chăm chăm nhìn cái khay sứ trước mặt với những miếng gì đó thon dài như râu bạch tuộc nằm châu mình vào rong biển cuộn thành những vòng xoáy, trông rất cầu kỳ nhưng lại mộc mạc. Không ai đoán được nó là món gì. Tôi khẽ gắp một miếng bỏ vào miệng. Giòn như sụn, dai dẻo như cháy cơm nếp , ngọt bùi như khô mực, rất lạ vị và cũng rất quen thuộc. Trong mỗi miếng có bao nhiêu cảm giác khác nhau. Mọi người ai cũng đoán già đoán non, nhưng cuối cùng phải đầu hàng. Ông chủ xưởng nhìn mọi người một hồi rồi cất lên từng tiếng từng tiếng một:
“Kính thưa quý khách, quý ông bà vừa thưởng thức đuôi của một con cá đuối già tuổi đời. Quý khách đã được gia tăng tuổi thọ rồi đó. Cá đuối này đã hy sinh để đem lại sự trường tồn cho việc hợp tác lâu dài của các công ty chúng ta!”
Trong lúc mọi người trầm trồ cụng ly, tôi thấy hiện ra một hình ảnh kinh hoàng của thuở xa xưa nay chợt trở về trong trí nhớ. Đó là hình ảnh đứa bé hàng xóm đứng hứng những lằn roi đuôi cá đuối quất lên tấm lưng để trần nhỏ bé đang rướm máu. Lúc đó tôi mới mười tuổi cũng bằng tuổi đứa bé kia. Tôi áp mặt vào tường để tránh phải nhìn cậu bé oằn oại trong cơn đau, khóc không thành tiếng. Ôm lấy tường, tôi cầu trời cho mưa to, thật to, để tôi không còn nghe tiếng roi cá đuối vun vút trên lưng cậu bé.
Trong khoảnh khắc đó, tôi biết ngay là hợp đồng trên 10 triệu Mỹ kim của thân chủ tôi đã không thi hành được. Khách sạn sang trọng mà chúng tôi được đài thọ cũng như buổi tiệc này và chai rượu Louis XIII vừa được gọi ra là để che lấp khả năng không sản xuất được hàng như đã từng hứa hẹn. Sau một tháng cố gắng, thân chủ tôi đã phải công nhận sự tiên đoán này của tôi là chính xác.
Đến món thứ 13 của đêm đó là tôi đã giơ khăn trắng lên đầu hàng. Tôi biết rõ là người chủ xưởng đãi chúng tôi buổi tiệc đó là để mua chuộc thân chủ của tôi, để thân chủ của tôi xiêu lòng gia hạn thêm thời gian cho họ thi hành hợp đồng. Đối với tôi, họ là cái thùng giấy rỗng tuếch. Thật là một bữa ăn tội lỗi, khi tôi liên tưởng đến các em bé lem luốc ngồi bên vệ đường ngấu nghiến những miếng bánh bao. Người đầu bếp khoe với chúng tôi trái “dưa mật”. Một trái dưa không khác gì dưa tôi thấy ngoài chợ, giá độ khoảng 5 Mỹ Kim. Vậy mà trái “dưa mật” này trị giá 350 Mỹ kim vì phải trồng trong mồ hôi kỳ ảo của các cô thiếu nữ còn trinh! Tôi lắc đầu không ăn. Phải chăng người ta thừa giấy vẽ voi?
Qua những diễn tiến phức tạp khi làm việc tại Nam Dương, tuy biết câu trả lời, tôi vẫn chất vấn các ông người Trung Hoa và Đài Loan là tại sao họ lại di chuyển công ty sang làm việc ở Việt Nam. Trên đường đi về Sài Gòn, mấy ông Trung Hoa giải thích cho tôi qua cô thông dịch viên:
“Cô không biết là làm việc bên Trung Hoa khó đến thế nào? Luật chống ô nhiễm môi trường đòi hỏi quá nhiều ở chúng tôi. Nếu làm theo chính sách nhà nước thì lại mất hợp đồng với khách hàng bên Mỹ. Cô cứ hỏi thân chủ cô thì rõ, họ kỳ kèo từng xu thành ra giá phải thật là cạnh tranh. Thêm vào đó, các bao hàng có quai nhập vào từ Trung Quốc bị chính phủ Mỹ đánh thuế rất cao (high tariff). Nhưng hàng đi từ Việt Nam qua thì không sao. Và chỉ có ở Việt Nam chúng tôi mới không phải lo về vấn đề phá hoại môi trường.” Thân chủ tôi nhìn tôi gật gù.
“Thế còn các anh ở Đài Loan thì sao? Lý do gì thúc đẩy các anh sang đất An Nam?” Anh người Đài Loan cười hả hê:

“Ở đâu có tiền, thì ở đó có chúng tôi.” Anh ôn tồn giải thích là vì Việt Nam bằng lòng mua máy của họ. Máy của họ rẻ hơn máy của Đức nhiều. Chỉ trong vòng mấy tháng họ đã nhập bao đầu máy qua Bình Dương với giá trị trên 25 triệu Mỹ Kim.
“Vậy máy của các anh khác với máy của Đức như thế nào?”
“Thật ra thì cũng không khác là mấy. Chúng tôi mua máy của Đức về, mướn nhân công rẻ cho tháo gỡ ra, thay đổi hình dạng, bỏ vào một số bộ phận rẻ tiền, đơn giản hóa máy đi. Biến nó trở thành máy của chúng tôi. Dĩ nhiên chúng tôi cũng nói với cả Đức lẫn khách hàng là cơ bản máy này là máy Đức.”
Nghe rất xuông tai nhưng tôi chắc hẳn chuyện không đơn giản như vậy.
Trên máy bay nhìn ra mây, tôi chợt quyết định phải kết thúc chuyến đi này bằng cách ghé qua Hàm Tân vài ngày. Tôi không thể trở lại Mỹ khi lòng vẫn chưa thanh thản. Tôi bỗng thấy thương cho số phận người dân nghèo Việt Nam. Những người này đầu tư làm giàu trên cái mạng quá rẻ của người dân tôi.
Nghèo là một cái tội, mà nghèo từ lúc còn thơ thì cái tội còn nặng hơn, hình phạt cũng nặng hơn. Ôi những cơn đau đuôi cá đuối!
Đoạn Kết
Tôi đến Mỏm Đá Chim trong cơn hối hả, như đang chạy trốn một điều gì. Từ Indonesia về, tôi cố gắng hoàn tất một số công việc đã dự định trước nhưng rồi cũng không đuợc như ý muốn. Lòng bồn chồn, tôi cắn môi bấm điện thoại gọi Hoài, cô bạn khố chuối của tôi. Ngay hôm sau hai đứa tôi lên đường đến vùng đất đỏ xen cát trắng của Hàm Tân.
Dinh Thầy Thím. Khi nói đến đất Hàm Tân Bình Thuận, ai ai cũng nhắc đến ngôi đền thờ Thầy Thím. Sau đêm đầu tiên dan díu với trăng và sóng biển, tôi lười biếng đợi đến lúc nắng xếch trưa hôm sau mới cùng Hoài tìm đến viếng Dinh. Khi vừa đến cổng vào sân Dinh, tôi bỗng thấy lòng hiếu kỳ nổi dậy khi đọc chữ “Thím” trên cổng và phát giác ra mình không nhớ chữ ấy khi đánh vần có cần chữ “ê” hay không. Tôi cười thầm chính mình và mỉm cười cảm nhận sự duyên dáng rất miền Nam trong cách phát âm chữ “Dinh”, chữ “Thím”.
“Cô ơi mua mấy ký gạo cúng Thầy Thím đi cô! Dinh không có lấy tiền cúng dường đâu Cô. Cô mua gạo dùm cháu đi Cô!”
“Cô mua chim thả phóng sinh đi Cô!”
“Cô mua giọt dầu cúng Dinh đi Cô!....” Những người bán hàng trước cổng Dinh phá vỡ sự quan sát thư thả của tôi và giục tôi phải mau mau vào Dinh để khỏi bị họ kêu réo. Có một người chạy vội vã qua mặt tôi, trên vai khệ nệ bưng một con heo quay. Tôi rời đám bán hàng và nhanh chân bước theo anh ta. Khói nhang bay cay mắt, sân Dinh gạch đỏ trải dài nắng chói. Tiếng rì rào khấn vái. Trong chánh điện người quỳ nhấp nhỏm. Và con heo quay đã được đặt lên bàn thờ.
Tôi miên man nhìn đám đông và những đĩa hoa quả xôi thịt đầy ắp nằm khuất trong khói nhang mà quên rằng Hoài đã biến mất tự hồi nào. Mãi tôi mới thấy nàng ta tất tả chạy vào hai tay ôm trầu cau, nhang, dầu và gạo. “Ê, sao bồ nghĩ mình có nên mua chim thả phóng sinh không zậy?” Tôi lắc đầu nhìn Hoài: “Sao Hoài lẩm cẩm quá. Thời buổi này mà còn tin vào chuyện phóng sinh sao?” Tôi đưa tay đỡ bịch gạo cho Hoài và tiếp tục trách cô ấy là không hiểu rõ vấn đề trong việc “phóng sinh”. Hoài cười nài nỉ: “để mình lấy chút phước đó mà.”
“Hoài ơi, nếu không vì tham vọng của mấy người muốn lấy phước thì những chú chim vô tội kia đâu có bị tù tội trong những cái lồng khốn khổ đó. Hoài nghĩ xem, vì những người suy nghĩ như Hoài mà khiến cho những kẻ buôn bán kia tìm đủ cách để giam bắt loài chim.”
“Ừa, bồ nói cũng phải, mấy tháng trước Hoài thả phóng sinh chim mà đến hôm nay vẫn còn bị ám ảnh.” Tôi nhìn bạn tôi thắc mắc.
“Hoài dốt lắm bạn biết không? Hôm đó Hoài đi chùa bên Thủ Thiêm. Hoài cũng mua một lồng chim nhưng không để ý mấy con chim ra sao. Khấn vái xong, Hoài đến cạnh bờ hồ và thả chúng ra. Không ngờ, mấy con chim vừa bay ra khỏi lồng là rớt tõm ngay xuống hồ…dãy dụa một hồi rồi chết chìm. Nhìn chúng chết, mà Hoài chẳng làm gì được. Có biết bơi đâu mà xuống hồ.” Bạn tôi nói một cách thiểu não như một đứa trẻ lạc đường. “Hoài đâu có biết là họ bỏ đói mấy con chim lâu quá như vậy đâu. Vừa thả ra là chúng té xuống, không bay được. Nếu biết trước, Hoài thả chúng trên đất thì chắc chúng không đến nỗi. Hoài buồn hết mấy ngày đó.” Tôi đã chạy trốn Sài Gòn ra đây để được thảnh thơi nên cố tình tránh ánh mắt của Hoài và tránh câu chuyện trùng ruột của cô ấy. Thảo nào nàng ta mải mê ngoài cổng Dinh, chắc định mua chim để phóng sinh. Tôi chuyển câu chuyện : “Sao mình không thấy hình của Thầy Thím, Hoài hả?”
“Bồ lãng xẹt, Thầy Thím đã thành thánh rồi, không cần hình nữa.” Câu nói ngây thơ của Hoài làm tôi vui trở lại. Hoài bằng tuổi tôi, một chồng hai con, đứng đầu một công ty doanh nghiệp, nhưng đối với tôi, cô ấy vẫn trẻ con hết sức. Có lẽ Hoài chỉ cư xử như vậy với tôi, vì mỗi lần gặp tôi, Hoài dường như được sống lại những ngày xưa đi học về, đạp xe dưới mưa, bụng đói meo và đầu óc hết sức là ngô nghê.
Đứng trước bàn thờ Thầy Thím, tôi cùng đám đông chắp tay trước ngực và liên tưởng đến những lời nói của cô bé nhân viên ở Mỏm Đá Chim. “Thầy Thím là hai vợ chồng bị đày tù oan về đây. Sau khi được thả ra, Thầy Thím xả mình cứu độ dân chài. Người ở đây xa gần ai cũng mang ơn của Thầy Thím. Nhưng khi hai vị này qua đời, người ta tìm không ra xác của hai vị. Người chài cho rằng hai vị đã thành thánh và từ đó thiết lập đền thờ.” Cô bé nói giọng pha chút nét đậm đà tiếng miền Trung. Đang giải thích về Thầy Thím, cô bé vội vã cắt đứt câu chuyện để đi tiếp khách mới vào tiệm ăn của khách sạn. Vì cô phải chạy lo cho nhiều bàn, nên tôi không được dịp hỏi thêm chi tiết. Lâu lâu tôi lại chặn cô lại: “Tại sao Thầy Thím lại bị tù hả em?” Rất nhiều câu hỏi của tôi tương tự như thế không có câu trả lời. “Em không biết nữa, em chỉ biết rằng Thầy Thím đã hiến dâng đời mình cho dân nghèo. Giỏi lắm và tận tụy lắm.” Tôi nhìn lên bàn thờ lòng ấm lại:
Các vị anh hùng dân tộc giờ ở mô? Tại sao các vị không ra tay cứu đỡ những kẻ đang quá sức lầm than. Đầu óc tôi nghĩ đến những chuyện vừa xảy ra ở Sài gòn. Con cảm thấy bất lực, con không sao giúp được người, nếu vậy thì cho con cảm nhận để làm gì? Tôi không để tâm cầu khẩn mà lại trách người quá cố một cách vu vơ. Tôi quay qua hỏi một người trung niên vừa khấn niệm xong.
“Anh ơi, người ta đến đây để cầu chi đó anh?” Người đàn ông nhìn tôi hồi lâu rồi nhanh lời giải thích: “Nếu ai đi biển thì phải đến đây. Cầu xin Thầy Thím đi theo mình và che chở cho mình tránh bị lật thuyền”. Chuyện sống chết, hai cõi âm dương gắn liền với đời sống người dân đây liên tục triền miên như thế. Trời nắng trong vắt, cảnh sắc hiền hòa, nhưng trong cái bình yên đó vất vưởng những đe dọa của cuộc sống. Tôi chạy đi đâu cũng không thoát. Sau khi tôi ngỏ lời cầu xin Thầy Thím tiếp tục phù hộ cho muôn người, tôi kéo Hoài đi về. Ra đến đầu cổng, tôi lại bị đám bán hàng bu lại. Những lồng chim lại được dâng lên trước mắt tôi. Nhưng lần này tôi không quay đi được mà dán mắt mình vào những đôi mắt chim bé tròn. Nhớ lời của Hoài, tôi ngần ngại không nỡ bước đi khi nghĩ rằng những chú bé chim kia đang bị giam cầm trong đói khát. Bụng tôi đầy ắp những bất mãn sẵn mang về tục phóng sinh, nhưng lòng tôi lại không muốn nhìn thấy các con vật bị hành hạ. Không biết làm sao, tôi lên tiếng trách người bán hàng: “Tôi nghĩ các chị bắt chim giam cầm như vậy là mang tội lắm.” Chị bán hàng lắc đầu ngay:
“Chị ơi, sống để làm phước là cuộc sống của những người có của. Còn em nghèo thì em đành mang tội để mua gạo cho con em ăn. Không bắt được hay không bán được mấy con chim này là ngày mai con em đói.” Tôi như một người mù quáng đưa tay mua hết hai lồng chim của chị ấy. Hoài mừng rỡ như thấy mẹ về chợ, loay hoay đốt nhang khấn vái gì đó. Thế rồi hai chị bán chim khác đến gây với chị này “Tui mời chỉ trước mà! Tại sao lại giựt khách của người ta.” Tôi giơ tay can các chị và trả giá mua hết tất cả các lồng chim. Hoài đắc chí. Biết rằng mình một lần nữa bị mắc bẫy nhưng những hành động của tôi lúc đó căn bản không còn suy tính nữa.
Tôi lưu lại Mỏm Đá Chim thêm một ngày nữa rồi lên đường trở lại Sài Gòn. “Tại sao lại đặt tên này cho khách sạn vậy em?” Trước khi giã từ, tôi không quên hỏi với theo. “Ở đây đất lành chim đậu chị ạ. Chim tứ phương kéo về đây….” Để rồi bị bắt, để rồi được thả. Tôi lẩm bẩm lên xe. Tôi từ giã những hàng thùy dương nghiêng ngả và dường như không còn cảm thấy cái nóng gay gắt nhiệt đới nữa. Đường về thành phố chói chang với những bảng hiệu “Cơm Phở” lác đác đây đó bên đường.
“Bác tài ơi, xin dừng xe lại!” Tôi nhảy ngay xuống xe khi xe vừa tấp vào lề đường. Hàng khuynh diệp phất phơ trước gió dưới bầu trời xanh ngắt như kêu gọi tên tôi. Hoài và người tài xế chắc hẳn nghĩ tôi không được bình thường. Tôi mon men mãi và khó khăn lắm mới xuống dốc vệ đường để đến gần mấy cây khuynh diệp. Vội vàng tôi tước hết lá này đến lá khác, vò vẫm rồi hít hà. Gíó lộng. Hương khuynh diệp man mác, dễ chịu nhưng không hồi sinh. Hoài cũng cố gắng leo xuống rồi hỏi tôi đủ điều. Làm sao tôi giải thích cho cô ấy hiểu được. Tôi hít vào đầy gió và ngắt một cành non trước khi trở lại xe. Tôi ép cành này vào cuốn sách đang đọc dở. Những bảng hiệu “Cơm Phở Bình Dân” lại chạy ngược qua xe tôi. Đâu đó vấn vương nỗi niềm trống vắng. Chạy đi đâu đi nữa rồi tôi cũng phải quay về với thực tại. Sài Gòn mấy hôm trước đã làm tôi quá buồn, tôi đã phải rời nó ra Hàm Tân thế rồi cũng phải quay về với nó. Đúng là “đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt”.
Mấy ngày trước đây, tôi dự định khi đi Indonesia về sẽ ghé qua thăm Viện Ung Thư Bướu cạnh nhà thương Nguyễn Văn Học cũ, rồi nhà thương dưỡng lão và viện trẻ em khuyết tật ở Thị Nghè. Nghĩ sao tôi lại đến trại khuyết tật trước.
Các phòng của trung tâm hôm đó tối om và các em nằm lây lất trên sàn nhà. Tôi ngồi đâu là bị muỗi cắn đến đó. Vậy mà các em nằm ngoắt ngoẻo, vất vưởng nơi đây hết năm này qua năm khác. Trong mười mấy năm nay tôi đã ghé qua đây mấy lần, nhưng lần đầu tiên năm 1990 là lần tôi chứng kiến cảnh tượng đau buồn thê thảm nhất. Các em bé lúc đó bị cột vào thành nôi để giữ cho các em khỏi leo ra ngoài. Mỗi lần tôi ngừng đến nôi nào là lại có một em nhón người từ trong nôi vươn ra để ôm lấy tôi—một người hoàn toàn xa lạ mà các em chưa hề thấy. Ở đây, nếu các em được cho ăn ngày hai bữa và được thay tã là tốt lắm rồi. Thì giờ đâu mà các cô bảo mẫu ôm ấp ve vuốt các em? Nên khi thấy hơi người đi qua là các em vồ lấy một cách thèm khát. Giờ đây môi trường sống của các em đã có phần hơn trước, không mấy em bị trói cột, nhưng sao tôi vẫn thấy lòng héo hắt. Tôi ôm lấy một em đầu ghẻ lở có khuôn mặt tươi sáng nhưng hai chân bị teo lại không đi được. Em cười rạng rỡ thích thú nhưng tôi không sao ngồi lâu được vì muỗi đã thịt hết đôi chân trần của tôi. Ngay lúc đó Soeur giám đốc trung tâm mời tôi lên văn phòng nói chuyện. Sau một lúc hàn huyên về chương trình và hướng đi của trung tâm, Soeur nhờ tôi giúp một việc:
“Thưa Sơ, Sơ cần gì xin Sơ cứ nhắn nhủ, nếu em không làm được em sẽ đi nhờ người khác giúp.” Tôi ân cần và hết lòng.
“Ồ nếu chị nói vậy thì tốt quá!” Ngay lúc đó Soeur vẫy tay ra lệnh ai đó. Trong chớp mắt hai đứa bé khập khễnh đi từng bước vào phòng. Ôi, thôi chết tôi rồi!
“Hai em này đang hết sức cần xe lăn chị ạ. Các em đi học tội nghiệp và vất vả lắm. Chị thấy hai chân gỗ này không? Nếu các em đi lâu thì thịt ở đầu chân cụt bị sưng lên.” Trước mặt tôi là một em trai và một em gái độ khoảng từ mười đến mười ba tuổi, đang vịn vào bàn để không phải dựa vào chiếc chân gỗ trọc cũ mèm.
Tôi nghẹn lời không nói được một câu vì sực nhớ ra là cách đây ba năm về trước mình đã ngồi đây và đã nói chuyện về hai em này, cũng câu chuyện chân gỗ, câu chuyện xe lăn, những lời hứa hẹn tôi trao cho Soeur. Ôi, thế mà tôi đã quên các em. Ba năm trước khi quay lại Mỹ tôi có đi xin xe lăn để rồi cuối cùng xin không được, tôi lại lao đầu lo cho những trại mồ côi khác, những trẻ em bị chất độc da cam, và tôi dần dần quên đi hai em này.
“Dạ, Sơ để đó em lo. Em sẽ kiếm xe lăn cho các em.” Tôi lí nhí nói trong miệng mà thấy hổ thẹn vô cùng. Soeur gật gù cám ơn mà không hề biết rằng tôi chính là người hứa “lèo” của ba năm trước. Tôi phân vân nhưng không dám thú nhận lỗi của mình trước mặt các em. Tôi không muốn các em phải thất vọng khi nhìn tôi. Mọi người đã không nhận ra tôi.
Tôi bước ra khỏi trung tâm mà lòng thắt lại. Ba năm trời các em phải chịu đựng vì tôi. Tôi từ đó bỏ quyết định đi thăm viện dưỡng lão cũng như viện ung thư bướu. Để rồi đi Hàm Tân như để chạy trốn lầm lỗi của mình. Trăng Hàm Tân đã khoan hồng cho tôi nhưng hình như Thầy Thím còn trách tôi. Nghĩ đến đây, tôi rút cành khuynh diệp để đưa lên mũi. Xin Thầy Thím tha cho con.
Ba ngày sau tôi về đến San Jose với một chương trình công việc đặt ra thật dài, vừa văn phòng luật, vừa viết văn, vừa chuyện cứu trợ dân nghèo. Bao nhiêu người đang chờ tôi, bao nhiêu dự án cần phải giải quyết. Song, tôi vẫn phải quay lại làm công việc hàng ngày. Trong một buổi họp tôi đang dự ở San Francisco thì điện thoại reo. Tôi nhìn xuống máy thì thấy số của mẹ tôi. Tôi vội vàng chạy ra khỏi phòng họp để nghe điện thoại:
“Con về đi, bé Thi đang nằm bệnh viện, nguy cập lắm!” Tôi bàng hoàng lấy áo choàng rồi chạy ra bến xe điện (BART Station). Thi là con gái đỡ đầu của tôi, cháu sắp gần hai tuổi, mắt xanh, da trắng, tóc quăn nâu óng ánh. Mẹ của bé và tôi cùng lớn lên với nhau từ lúc chín tuổi. Chúng tôi thương nhau và lo cho nhau như chị em ruột. Tôi là người đỡ cho cô ấy sanh và đón Thi chào đời. (Cô ấy cũng là người chăm nom và lo cho con tôi như con ruột. Con tôi gọi cô ấy là “Má”). Vì yêu thơ nên tôi đặt tên cho bé là “Thi”. Xe điện chạy gầm thét. Điện thoại lại reng.
“Em hả, anh không biết nói sao. Thi chết rồi em à!” Tiếng chồng tôi nói chậm rãi trong điện thoại.
“No!” Tôi hét lên. Chồng tôi giải thích thêm sự việc nhưng tôi đã không còn nghe rõ mấy. Cái gì là bé bị cảm, rồi nhiễm trùng phổi, rồi Kaiser bảo về đi không sao cả, rồi trong tích tắc hôm trước hôm sau, chúng tôi mất bé. Mãi sau tôi mới bình tĩnh lại và nhờ anh đón tôi ở sân ga. Anh bảo tôi:
“Anh sẽ đón em nhưng mình phải về đón bà ngoại của Thi để đưa bà lên nhà thương với cháu.” Ôi có cơn đau nào bằng cơn đau này, chắc Bác đang khổ lắm.
“Bác vẫn chưa biết chuyện em à. Anh nghĩ em cần phải nói cho Bác biết.” Trời ơi, nói thế nào đây. Biết bắt đầu làm sao?
Mẹ của bạn tôi ra mở cửa. Mắt cụ đỏ hoe: “Em nó không có nhà con à, nó đưa bé Thi đi nhà thương rồi.” Tôi cố gắng cầm nước mắt: “Bác ạ, cháu đến để đưa Bác vào nhà thương thăm bé Thi.” Cụ mắt sáng mừng rỡ, vội vàng đi lấy khăn lấy áo. Khi lên xe xong và sau khi cài dây an toàn hẳn hòi cho cụ, tôi mới ôm lấy cụ và nói cho cụ biết. Cụ khóc đập người vào ghế. Chúng tôi đi như chạy trong các hành lang của nhà thương. Khi đến được phòng ICU thì tim tôi như ngừng đập. Bé Thi của tôi đang nằm đó như một thiên thần đang ngủ say. Lời thơ Nguyễn Bính bỗng đâu vang vang: “…cạn giòng nước mắt còn đâu khóc người….”
Chiều hôm ấy tôi lái xe đưa hai vợ chồng bạn tôi từ nhà thương về. Họ như những người mất hồn không một lời trao nhau. Khi bước vào nhà, tôi như người điên, chạy tứ phía để vơ vét tất cả các đồ chơi của bé Thi đang còn nằm ngổn ngang khắp nhà. Tôi càng giấu chúng đi thì chúng lại càng tạo nên những tiếng động, của máy móc và ca nhạc chợt bật lên bởi dòng điện chạm. “I love you, you love me….” Mỗi lần như thế thì bạn tôi lại nấc lên nức nở. Cô ôm lấy tôi: “we lost our daughter!”
Ngày hôm sau, tôi và bố mẹ của Thi bôn bả đi mua đất để làm mộ cho bé. Tìm mãi mới chọn được một chỗ có bóng cây tươi mát.
Ngày chôn Thi, bé nằm trong chiếc áo đầm trắng lỗng lẫy mà tôi và Hoài khổ công lắm mới mua được cách đây khoảng mười ngày trước ở Sài Gòn. Chiếc áo mua để chuẩn bị cho tiệc sinh nhật của Thi, nhưng tôi đâu có ngờ rằng tôi mua áo để chôn bé.
Trong lúc thầy đang làm lễ để hạ huyệt, tôi buông tay thả bong bóng lên trời cho bé. Nhìn theo bong bóng bay, tôi mới sực nhận ra là tôi và mộ của bé đang nằm dưới bóng cây khuynh diệp!
Tôi òa lên khóc như chưa từng được khóc. Đáng lẽ ra, tôi phải là người ra đi chứ không phải Thi. Tôi xin thêm những ngày sống để làm gì, khuynh diệp đang theo tôi hay theo Thi? Khuynh diệp che chở cho ai? Trong tiếng chuông và tiếng khóc, tôi với tay nắm lấy một mớ lá khuynh diệp. Như cái máy, tôi vò nát và đưa lá lên mũi. Mùi khuynh diệp nồng hăng đến nỗi làm tôi muốn sặc. Thế là thế. Bây giờ tôi mới nhận thấy khuynh diệp ở đây to và đồ sộ, và mùi hương thì không một cây ở Đông Nam Á nào mạnh bằng. Như vậy nghĩa là sao? “Đi đâu loanh quanh cho đời…” chạm đời.
Khi tôi in hai tập của bài này lên báo thì một người thân chủ cũ của tôi gọi để xin vào thăm tôi. Anh là người chỉ có một chân khập khễnh đi từng bước từng bước một, hai tay ôm gói nấm linh chi và bao nhiêu thuốc khác.
“Trời ơi, những thứ này đắt tiền lắm, Jenny không dám nhận đâu anh ạ.” “Không, luật sư cần phải uống, luật sư cần phải sống.” Anh nói một cách khẳng định như ra lệnh.
Sau khi Thi nằm xuống, bố mẹ Thi yêu cầu trao tất cả tiền phúng điếu cho hội Friends of Huế Foundation để giúp các trẻ em khác. Mộ của Thi chưa xanh thì chúng tôi nhận được tin từ miền Trung là có 6 em nhỏ đang cần mổ tim cấp bách. Nếu không thì các em sẽ không thoát hiểm. Trong đó có một em cũng cùng ngày tháng sinh của Thi. Mỗi một cuộc mổ tim tốn khoảng 1000 Mỹ kim. Mẹ Thi yêu cầu Hội ra tay ngay. Chúng tôi liền lập tức chuyển số tiền phúng điếu khoảng 5000 Mỹ kim cộng thêm 1000 nữa của một gia đình khác cho để cứu sáu em này. Và chúng tôi cũng sẽ lo luôn thủ tục mua xe lăn cho hai em ở Thị Nghè.
Trên đường khuynh diệp, tôi đã đối diện những cánh chim đói khát gãy đường bay, những cặp chân gỗ khập khễnh, những lằn roi cá đuối, những bờ vai nhỏ quắp co trong cơn lạnh, những da thịt bị xâm lăng và hành hạ, những cái chết vì sinh nhai, những xác thân vô tội bị hành quyết trên thân cây, những bàn tay run rẩy nhận gạo, những nụ cười nhân ái, những ánh mắt đầy tình người, những vòng tròn nhân quả ... Tôi đã đi suốt một vòng tròn. Đã tưởng mất mùi hương có tác động hồi sinh. Để tìm lại được nó ở nơi bất ngờ nhất. Ở điểm bắt đầu.
Đường khuynh diệp là thế. Không dài nhưng rất tròn. Vòng tròn tử sinh. Vòng tròn tiếp trợ. Đây là vòng tròn của những người tìm người để thấy mình, tìm ra rồi lại cho đi, cho đi nhưng vẫn còn đó, còn đó lại chia cho lẫn nhau, một chút tình người, một chút tương lân, một nỗi cảm thông, đơn sơ mà quyết liệt. Tôi đã đi tìm khuynh diệp ở vùng quá khứ. Nhưng khuynh diệp vẫn ở quanh tôi, trong hiện tại. Và trên vùng tương lai. Của tôi. Và của mọi người.
Jenny Đo (Friends of Hue Foundation) http://www.friendsofhue.org (http://www.friendsofhue.org/)

Ngô Đồng
11-11-2015, 02:35 PM
Cuối tuần này, thứ 7 ngày 14 mời quý bạn ghé đến tiệm phở Tick Tock, 399 N. Capital Ave - CA 95133, trứoc là ăn phở sau là giúp cho chương trình Vá Lại Nụ Cười (http://www.projectvietnam.org/)

http://www.projectvietnam.org/nurses-trade-stethoscopes-for-food-trays-for-needy-children-in-vietnam/

Các y tá thiện nguyện sẽ "chạy bàn" trong ngày này. Một cô bạn thân của n đ là y tá tại nhà thương Stanford, một tình nguyện viên lâu năm của chương trình này cũng sẽ làm người phục vụ trong ngày hôm ấy. Thân Mời

Project Viet Nam Foundation is hosting a fundraising at Phở Tick Tock from 1-9pm to raise money for the Surgical Mission to Vietnam in March 2016.
We will be doing surgeries particularly Cleft lip & palate repairs for underprivileged children in Vietnam. A group of nurses and N included will be waitressing serving phở to the customers.

Ngô Đồng
11-16-2015, 07:42 AM
Cám ơn các bạn đã đến buổi gây quỹ giúp cho các bác sĩ - y tá tình nguyện về Việt Nam giải phẫu cho các cháu bé bị sứt môi - phỏng nặng, phẫu thuật này mang lại cho các cháu sự tự tin và không bị mặc cảm khi bước vào đời.

http://www.projectvietnam.org/

https://dtphorum.com/pr4/attachment.php?attachmentid=764&stc=1

"Thank you to all my friends and family, and especially all the volunteer nurses at Kaiser San Jose ER, Stanford for your incredible support! Also thank you to Pho Tick Tock and Lee's Sandwiches for your sponsorship. We were worried about a low turnout since we only had 117 FB rsvp, but 450 people showed up! Giving a total of $15,000 cash,check, and Internet donations along with $5k worth of auction item donations!!! Way above and beyond our expectations! Even coworkers who have to work[COLOR=#141823][FONT=helvetica] supported us by ordering pho' to go. There were some long waits, and a few hiccups as this is our first time holding such and event. Thank you everyone for your incredible patience and understanding to our volunteer nurses, many of whom have never work in food service before. We were in trauma and triage mode. I can still hear Jen England,RN shouting: "This patient needs water!" "Let's clean up that bed, then room the next patient" when she really meant "get water for this customer and seat the next patron" [I][U]

Ngô Đồng
01-02-2016, 06:46 AM
Phát súng 11 triệu 300 ngàn

Giao Chỉ, San Jose.
Cách đây 2 năm, ngày 3 tháng 1 năm 2014 bà nữ cảnh sát San Jose với 20 năm công vụ đã mở hàng đầu năm bằng một phát súng hết sức tốn kém. Hai viên đạn bắn trúng lưng một người Mỹ gốc Việt 38 tuổi tên là Lâm Hùng. Kết quả nạn nhân bị liệt nửa người, phải ngồi xe lăn. Hai chân bất khiển dụng suốt đời. Lý do có thể cho là vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Câu chuyện xảy ra như sau. Lâm Hùng là một thương gia thành công. Mới qua Mỹ 10 năm mà anh làm chủ 2 nhà hàng tại San Francisco và Sacramento. Buổi sáng hôm đó anh chàng đang thất tình . Dù là dân làm ăn nhưng anh vẫn bị tình yêu vật vã. Bạn tình của Lâm Hùng lại là một chàng thanh niên. Anh chàng buồn bực đến nỗi cầm giao lên tiếng sẽ tự tử. Ông hàng xóm chạy ra can. Hùng cầm dao giơ cao tuyên bố sẽ tự giết mình chết. Ông bạn hết lời khuyên giải. Một bà hàng xóm khác có thể từ trong cửa sổ nhìn ra. Không nghe được tiếng nói, không hiểu rõ vấn đề. Bà người Mỹ vốn là công tố viên tòa án đã về hưu. Bà tưởng hai người gây lộn sắp giết nhau. Lập tức kêu 911. Nữ cảnh sát Dondi West ở gần nhất bèn phóng xe lại ngay. Xe chạy đến hiện trường, cảnh sát thấy người cầm dao quay lưng lại tay giơ lên trời. Ông hàng xóm cũng quơ tay ngăn cản. Cảnh sát hô: Bỏ dao xuống, nằm xuống đất. Bà nhắc khẩu lệnh 2 lần. Hai ông Việt Nam tỉnh bơ tiếp tục quơ tay làm như sắp giết nhau. Bà cảnh sát bắn hai phát. Kẻ bị nghi giết người bị trúng đạn gục xuống. Tiếp theo, xe cảnh sát kéo đến cùng xe cứu thương đầy khu phố. Nạn nhân Lâm Hùng được chở đ điều trị lâu dài nhưng vẫn không đứng lên được. Anh muốn chết vì tình nhưng chỉ bị chết đôi chân. Sau tai nạn xảy ra, chàng bạn tình của Lâm Hùng đã quay về săn sóc anh. Bà cảnh sát bắn sau lưng nghi can được phía cảnh sát cho là đã dùng vũ khí đúng lúc khi cần thiết sau khi đã ra lệnh nên được tiếp tục công vụ. Vấn đề chính là bà nữ cảnh sát không hiểu hai ông Việt Nam đang nói chuyện gì. Như vậy sau khi nghi can trở thành nạn nhân thì công tố viên không truy tố bà cảnh sát tại tòa hình sự. Gia đình nạn nhân thuê luật sư qua tòa Hộ để đòi bồi thường. Cuối năm 2015 hội đồng bồi thẩm 12 vị đã họp 3 tuần lễ để cứu xét tiền bồi thường. Trong hội đồng có đến 6 người Á châu nhưng không có Việt Nam. Việc cứu xét kéo dài 3 tuần coi như các thành viên đã phải tranh cãi thực sự. Tin hành lang cho biết phia cảnh sát nếu điều đình thì có thể phải bồi thường khoảng 5 triệu. Phía luật sư đòi 20 triệu. Kết quả các vị xử án quyết định bồi thường tổng cộng 11 triệu 300 ngàn có lẻ. Đây là số tiền lớn nhất mà thành phố San Jose phải trả cho một vụ bắn lầm. Lương một cảnh sát viên trung bình hàng năm là 100 ngàn. Tiền trả cho phát súng đủ để dành cho cả trăm cảnh sát lảm việc trong một năm. Sau khi bản án được công bố, luật sư của thành phố kêu trời. Anh Lâm Hùng sau hai năm ngồi xe lăn nói rằng rất vui mừng và tán thưởng công lý Hoa Kỳ. Nhưng thực sự mừng rỡ nhất là luật sự của bên thắng cuộc. Câu chuyện những phát súng bắn nhầm vì ngôn ngữ và văn hóa tại San Jose năm nay không phải là lần đầu.
https://mail.google.com/mail/u/2/?ui=2&ik=4cc4b70d74&view=fimg&th=152013289d54be9d&attid=0.4&disp=emb&realattid=ii_iiwrlauf1_1520127489b667c7&attbid=ANGjdJ-1Gli2xfPL2_5_GS8Uvm5vVicrTqe7azu_SLC1iYy_66QJ5h0wo ImJp33rt5iL4GOQLvnpZJ-ToX-y3l4kb1NnBtntHNWcWT5KeX6hVezhAj8SZdvlllbaD38&sz=w620-h422&ats=1451745658871&rm=152013289d54be9d&zw&atsh=1
​Lâm Hùng ngồi xe lăn họp báo sau khi nhận tin thắng 11 triệu 800 ngàn




Chuyện Bich Câu.Cách đây 13 năm cũng tại San Jose có vụ án Bích câu còn sôi nổi hơn nhiều.Hai vợ chồng anh Việt Nam cãi nhau. Cô vợ tính nết cũng bất thường và rất hay gây lộn. Lần này cô cầm con dao gọt vỏ trái cây là vũ khí. Người Mỹ gọi là Peeler. Con dao này không dùng để đâm ai được. Nhưng lại có ông hàng xóm sốt sắng kêu 911 gọi cảnh sát. Anh cảnh sát Chad Marshall sui xẻo chạy tới và xông ngay vào trong bếp. Anh thấy cô gái Việt Nam bé nhỏ cầm dao gọt vỏ trái cây giỏ lên. Anh không ngần ngại, nổ súng liền. Anh theo tin 911 báo cáo là sẽ gặp ghi can nguy hiểm cầm dao giết người. Bích Câu đã trở thành nạn nhân và chết ngay tại chỗ. Về sau anh cảnh sát nói là anh có cảm tưởng cô gái cầm còn dao phóng, người Mỹ gọi là Dagger . Cô sắp phóng vào ngực anh như trong phim chưởng. Anh đã bắn phát đạn kịp thời khi đối mặt Bích Câu để tránh con dao phóng tới. Phát súng tự vệ nhầm lẫn đã làm cho anh phải lập tức đình chỉ công tác.Về phần bồi thường luật sư hai bên đã đại diện các thân chủ thỏa thuận số tiền là 1 triệu và 825 ngàn. Nhiều người dân Việt tại San Jose còn nhớ, trong vụ này có 2 nhà tranh đấu là luật sư Nguyễn Tâm và Cô Madison Nguyễn đã ghi được thành tích và sau đó lần lượt trở thành nghị viên San Jose.
Những bài học ghi nhận.
Mỗi một thảm kịch xẩy ra, chúng ta cùng học được nhiều bài học. Không phải phía nạn nhân riêng chịu đau thương mà phía công quyền cảnh sát cũng gánh chịu nhiều tai vạ. Chính các tay cảnh sát vội vàng hấp tấp nổ súng phải ân hận suốt đời, có khi phải bỏ cả nghề nghiệp. Sở cảnh sát chịu búa rìu dư luận rất khó lấy lại niềm tin. Thành phố phải đền tiền với con số lớn lao trong khi ngân quỹ kiệt quệ.
Mỗi trường hợp xảy ra, các cơ sở huấn luyện cảnh sát đều phải cho người xuống phỏng vấn nghiên cứu để đem về học tập dựa theo các trường hợp điển hình. Tất cả chỉ nằm quanh một câu hỏi. Khi nào nổ súng. Biết bao nhiêu lần bắn nhầm như 2 chuyện trong cộng đồng Việt Nam tại San Jose. Còn biết bao chuyện bắn lầm trẻ em chơi súng giả. Bắn nhầm người điên. Nhưng cũng có nhiều trường hợp vì không ngờ nên cảnh sát cũng thiệt mạng. Đó là bài học phía công quyền. Phía người Việt nếu bị tai nạn, bị tai biến gọi 911 để đón chờ xe cứu thương, dù nặng hay nhẹ đều không trở ngại. Nhưng gọi cảnh sát đến cấp cứu là chuyện khác. San Jose đã có hơn 2 lần cảnh sát được gọi đến đã bắn người nhà Việt Nam bị bệnh tâm thần. Vợ gọi 911kêu cảnh sát đến bắt anh chồng nóng nẩy. Sau đó đã chạy theo xe cảnh sát xin tha nhưng không được. Chuyện gia đình mà gọi 911 cũng là điều cần suy nghĩ.

RaginCajun
01-02-2016, 08:59 AM
Tốn kém thế này, nay mai khi thấy người Viet gọi họ nên nhan nha chờ cho duong su thanh toan nhau xong roi đến làm bien bản cho chac an.

Triển
01-02-2016, 09:31 PM
Vùng này chỉ cần quảng cáo chiêu dụ người Việt làm cảnh sát lương cao hơn bình thường là ngon cơm. Cảnh sát Việt gặp người ta thưa gởi thì xách dao đến cho nó lành.

Triển
01-31-2016, 03:49 AM
Sao ghê quá.....


http://i.imgur.com/GMJmvsS.png

(* nguồn: CaliToday (http://baocalitoday.com/vn/tin-doc-nhanh/vuot-nguc-chan-dong-hai-tu-nhan-lan-tron-co-the-dang-o-san-jose.html))

Ngô Đồng
01-31-2016, 07:34 AM
Bắt được hết rồi anh Triển ạ - Cũng lo lo khi trên truyền hình nói mình phải cẩn thận lỡ như bị họ đột nhập trốn vào vườn.

Anh có gói bánh không ?

Triển
01-31-2016, 09:47 AM
Bắt được hết rồi anh Triển ạ - Cũng lo lo khi trên truyền hình nói mình phải cẩn thận lỡ như bị họ đột nhập trốn vào vườn.

Anh có gói bánh không ?

Vậy cũng đỡ ha.
Vụ bánh trái năm nào cũng đặt người ta
làm chị NĐ. Ăn chơi một tí đỡ nhớ quê hương
vậy thôi hà.

Triển
03-10-2016, 11:52 PM
Không có mục Garden Grove nên post ké mạch chị Bắp hỏi vụ này.



http://i.imgur.com/sySWODK.png

(nguồn: http://www.viendongdaily.com/dieu-tra-ke-viet-chu-ky-thi-nguoi-viet-nam-tai-quan-cam-3aWREwTa.html)

Ngô Đồng
03-11-2016, 06:40 AM
Sẽ cho anh Triển biết khi tìm ra kẻ dám đụng đến South Viet nha - Thị trưởng của Westmister một thành phố bên cạnh là thành viên cũ của ĐT nên nđ quen biết lớn lắm đó :) (mình thấy ai sang là bắt quàng làm bạn) :z77:

Triển
03-12-2016, 10:23 AM
Thị trưởng Nguyễn Bảo bên ngoài coi sang lắm hả chị? :z14:

Triển
03-14-2016, 12:35 PM
http://i.imgur.com/deLcKTD.jpg

Ngô Đồng
01-14-2017, 07:54 PM
Nhân dịp tưởng niệm mục sư Martin Luther King 2017
Gia Đình OBAMA, những người Mỹ đen đi trọn đường trần.
Và chuyện người đàn bà trồng rau tại Bạch Cung.
Giao Chỉ, San Jose.
Nhớ lại chuyện cũ. Hoa Kỳ tổng tuyển cử 2012:
Tuyển cử thể hiện trọn vẹn tính cách đối lập lưỡng đảng. Sự khác biệt giữa tự do và bảo thủ được trưng cầu dân ý đã giữ lại quân bình cho thể chế dân chủ. Đa số tương đối chấp nhận quan điểm rộng rãi của đảng Dân Chủ qua các vấn nạn: đồng tính, phá thai, bảo hiểm, thuế khóa, di dân, xã hội và đối ngoại. Những khó khăn của quá khứ, thất nghiệp và nợ nần còn tồn đọng để bàn giao cho tương lai. Năm 2012 đảng Cộng Hòa giữ đa số tại hạ viện với 233 ghế so với 193 ghế của Dân Chủ. Vì vậy vẫn còn giữ cán cân giữa hành pháp và lập pháp.
Với chiến thắng nhiệm kỳ hai, đa số chấp nhận Obama như là một quá khứ không toàn hảo và từ chối một tương lai bất định với ứng cử viên Cộng Hòa Mitt Romney.
Nếu Obama là chính khách Mỹ trắng thì đây sẽ là một Kennedy của thế kỷ 21. Bởi vì Obama là Mỹ đen nên vẫn còn chịu đựng sự kỳ thị tiềm ẩn trong lòng một phần nước Mỹ. Sau đây là bài viết của Giao Chỉ 2012 khai triển chiều sâu 300 năm của vấn đề đen trắng.
Năm 2012 Dân Chủ thắng Cộng Hòa.
Kỳ bầu cử 2012 khởi đi buồn tẻ nhưng đoạn cuối quá hấp dẫn. Bộ máy tranh cử của Cộng Hòa đã chứng tỏ hết sức hữu hiệu. Ứng cử viên của đảng Cộng Hòa không phải là món hàng dễ bán. Dù ngoại hình rất đẹp. Phong độ chững chạc. Gia đình hạnh phúc, nề nếp. Nhưng chính những ưu điểm lại trở thành vấn đề. Giàu có, sang trọng, lịch sự, không phải là yếu tố để người dân thường hâm mộ và bỏ phiếu. (Nhưng 4 năm sau, xu thế của cử tri đã thay đổi.)
Nhưng phe Cộng Hòa đã vận động thành công để những ngày tháng sau cùng cuộc bầu cử trở thành bất phân thắng bại. Báo nào, đài nào và chính khách nào cũng phải nói rằng “To close to call”. Ngang ngửa nên không đoán được. Cuộc đua không phải chỉ là trận tranh đấu của 2 đối thủ. Đây là cuộc chiến tranh giữa 2 đảng, kéo theo cử tri, truyền thông và dư luận thế giới.
Toàn thể các quốc gia Âu Châu theo dõi. Nga và các nước Đông Âu đợi chờ. Từ Á Châu, cả Trung Hoa và Nhật Bản cũng chờ đợi. Do Thái và Palestine xem tin tức ngày đêm. Thậm chí đến quân khủng bố Taliban và các quốc gia Trung Đông cũng theo dõi. Tại Phi Châu Kenya, cố hương của ông già tổng thống Obama đưa 2 con trâu đen trâu trắng ra đấu để tiên đoán tương lai. Kết quả trâu đen thắng trâu trắng. Cả nước ăn mừng.
Tổng Thống Hoa Kỳ 44 nhiệm kỳ II (2014 - 2017)
Thêm một lần nữa Dân Chủ thắng Cộng Hòa. Barack Obama làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ. Four more years… Four more years…Hơn một nửa nước Mỹ chấp nhận cho ông Mỹ da đen đi trọn đường trần. Obama đã được tái cử với đa số phiếu phổ thông toàn dân và cả phiếu cử tri đoàn.
Đất nước sẽ thay đổi ra sao. Hay là sẽ chẳng có gì thay đổi. Phải chăng Cộng Hòa hay Dân Chủ thì nước Mỹ cũng vẫn như thế?.
Tổng thống da đen của Hoa Kỳ.
Chữ nghĩa lịch sự thì gọi là da mầu. Chữ nghĩa lịch sử thì gọi là người Mỹ gốc Phi Châu. Nhưng thực sự ý nghĩa đơn sơ nguyên thủy thì ông Mỹ đen vẫn là ông Mỹ đen.
Trước khi bị ám sát chết, nhà tranh đấu cho dân quyền da đen là mục sư Martin Luther King đã đọc bài diễn văn lịch sử:
Tôi có một giấc mơ (http://www.youtube.com/watch_popup?v=smEqnnklfYs) . Trước 200,000 dân da màu tập hợp biểu dương trên DC năm 1963, nhà tranh đấu Mỹ đen đã nói rằng:”Đã đến lúc người Mỹ phải trổi dậy để sống đúng với ý nghĩa trung thực trong niềm xác tín là mọi người sinh ra đều bình đẳng.”
Vì vậy vào năm 2008, một thành viên dân cử gần như còn vô danh tên là Barack Obama đánh bại ứng cử viên lừng danh của đảng Dân Chủ là bà tổng thống Hillary Clinton. Đó mới là lúc nước Mỹ thực sự rũ bỏ được bản án kỳ thị trên toàn thế giới.
Lịch sử đen tối của dân nô lệ da đen kéo dài suốt 200 năm từ 1609 đến 1807. Dân da đen của rừng già Châu Phi sống từng bộ lạc, ngôn ngữ khác nhau, tại miền Trung và Tây Phi đã bị đám buôn người da trắng bắt cóc như thú vật. Các trại chủ miền Nam Hoa Kỳ chia cắt các gia đình nô lệ và tách rời từng bộ lạc để không còn nói cùng ngôn ngữ. Dân nô lệ da đen hoàn toàn mất nguồn gốc và bản sắc. Sống như trâu ngựa và sinh sản như thú vật nuôi trong nhà. Lao động cực khổ và được mua đi bán lại giữa các trại chủ. Bị xét xử bởi chủ nhân và thậm chí bị đánh đập và xử tử vì những tội rất vô lý. Năm 1860 Hoa Kỳ có 4 triệu nô lệ da đen chiếm 14% toàn thể dân số. Ngay từ khi cuộc cách mạng dành độc lập chiến thắng Anh quốc, nước Mỹ tuyên ngôn độc lập với áng văn chương nhân quyền bất hủ đã ghi nhận con người sinh ra bình đẳng.
Bản văn đầy huyền thoại như ánh đuốc tinh cầu soi đường cho nhân loại cũng chỉ là ngôn từ giả dối đối với dân nô lệ da đen. Phải chờ đến cuôc nội chiến Nam Bắc 4 năm từ 1861-1865 miền Bắc thắng miền Nam, hàng trăm ngàn chiến binh 2 bên phải hy sinh, vấn đề nô lệ da đen mới được tháo gỡ. Lịch sử da đen Hoa Kỳ từ bùn lầy đau thương vươn lên dần dần với rất nhiều gian khổ.
Hoa kỳ ban hành bản tuyên ngôn giải phóng nô lệ từ 1862 nhưng thực tế nô lệ vẫn chưa được giải phóng. 10 năm sau phong trào Ku Klux Klan nổi dậy lại bắn giết và đốt nhà dân da đen vừa được tự do. Chính phủ liên bang phải ra thêm đạo luật dân quyền 1964 rồi tiếp theo đến luật bầu cử 1965 người da đen mới được bảo vệ để đi bầu.
Giai đoạn da đen nổi dậy.
Từ nguồn gốc nô lệ, sống như súc vật, không được đi học. Phần lớn mù chữ, không có căn bản đạo đức gia tộc, dân da đen bắt đầu ngồi lại và đấu tranh.Năm 1955 người phụ nữ nổi danh Rosa Parks không chịu ngồi phía sau xe bus đã làm thành một cuộc đình công vĩ đại ở Montgomery kéo dài 382 ngày. Sau cùng chính quyền da trắng phải bãi bỏ luật cấm da đen ngồi phía trên. Đến lượt Malcoln X chủ trương bạo động không chịu hợp tác với da trắng. Mục sư King chủ trương bất bạo động. Cuộc đấu tranh dần dần có kết quả dù cả Malcoln X bạo động và King bất bạo động đều bị giết chết.
Dân da đen dần dần hội nhập thành công về thể thao, âm nhạc, điện ảnh. Đã có 2 vị thẩm phán vào tối cao pháp viện. Có đại tướng tổng tham mưu trưởng liên quân Colin Powell. Có nữ bộ trưởng ngoại giao Condoleezza Rice và có tỷ phú là bà hoàng của show TV Oprah Winfrey.
Sau cùng, trong số gần 40 triệu người Mỹ gốc Phi, đảng Dân Chủ Hoa Kỳ đã tìm được một người để đưa ra làm tổng thống Hoa kỳ. Đó là Barack Obama.Tính từ năm 1609 khi người nô lệ da đen đầu tiên đến Mỹ cho đến năm 2008 Obama lên ngôi tổng thống, con đường da đen đi qua đã dài gần 400 năm.
Đất nước của cơ hội. Khi con tàu Hoa tháng năm Mayflower đến Hoa kỳ năm 1620 tân lục địa là đất của cơ hội dành cho người Âu Châu. Sau cuộc chiến ly khai với Anh quốc, Hoa kỳ trở thành vùng đất cơ hội của người Mỹ. Hoàn cảnh chưa dành cho các sắc dân khác. Da đỏ bị tập trung, dân Mễ phải di tản. Da đen bị giữ lại làm nô lệ. Da vàng từ Nhật và Trung Hoa đến thì cũng chỉ làm lao công. Nhưng thời gian trôi qua, sự tranh đấu gian khổ của di dân và cùng với tư tưởng tiến bộ phát huy, người Mỹ đã xây dựng được tinh thần hào hiệp và dần dần mở rộng tấm lòng cho mọi sắc dân. Obama không phải là thần thánh của dân da đen. Ông cũng chỉ là một thành viên xuất sắc gốc Phi Châu trong lãnh vực chính trị. Không khác gì một tuyển thủ bóng rổ vô địch trên sân chơi Michael Jordan. Không khác gì một ca sĩ thần tượng trên sân khấu Michael Jackson.
Vào một buổi chiều xuất sắc trên diễn đàn đảng Dân Chủ người thanh niên da đen đã được lựa chọn và đưa ra chính trường. Người thanh niên trẻ tuổi, chưa hề đi quân dịch, chưa hề chỉ huy một trung đội, chưa hề làm giám đốc một công ty, chưa hề phát huy một sáng kiến.
Xuất thân chỉ là một thứ con lai da đen, chợt bước ra ánh sáng chói lòa, bắt được thời cơ, trở thành tổng thống và 2012 lại tái cử nhiệm kỳ hai. Vinh quang như một phép mầu. Đó là phép mầu của nước Mỹ. Đó chính là ý nghĩa của miền đất cơ hội. Obama không phải lên làm tổng thống vì thiên phú hay thiên tài.
Tất cả đều nằm trong đường lối của đảng Dân Chủ. Nhưng Obama có ở phía sau là 398 năm lịch sử nhọc nhằn của dân nô lệ da đen tại Hoa kỳ. Obama có ở phía trước là tấm lòng hào hiệp hơn 50% phiếu bầu của người dân Mỹ.

Mặc dù yếu tố kỳ thị không hề đặt ra trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa kỳ vào thế kỷ 21, nhưng nó vẫn tiềm ẩn trong lòng người Cộng Hòa bảo thủ chưa rũ bỏ được toàn vẹn sự đố kỵ mầu da.
Yếu tố kỳ thị vẫn còn vấn vương cả trong lòng người Dân Chủ. Nhưng với lá phiếu tái cử vị tổng thống da đen, tấm lòng mở rộng của người bỏ phiếu chợt thấy nhẹ nhàng.
Người ta không khó chịu mà lại dường như có thiện cảm với da đen. Ít nhất trên một đoạn đường. Cho phép anh chàng nghị sĩ Illinois lên làm tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ.
Trông cậy gì ở vị tổng thống dù trắng hay đen mà một sáng một chiều sẽ thay đổi kinh tế toàn cầu từ đen thành trắng. Clinton đã nói là mỗi thảm kịch kinh tế phải 10 năm chưa ra thoát. Tài gì mà gỡ ngay được. Không chết hết đã là may. Chủ trương của đảng Dân Chủ là tháo gỡ các nút chặn bảo thủ của Cộng Hòa. Vì vậy nên chấp nhận cộng đồng Gay, cho phép phá thai, hòa giải với thế giới Hồi Giáo. Tháo gỡ hận thù, nhẹ tay với dân Mễ chui rào, tiếp tục giúp cho các nhu cầu xã hội và giáo dục. Nuôi dưỡng 50% dân Mỹ từ trẻ thơ đến bà già. Không nói ra nhưng chấp nhận lạm phát, và chấp nhận nợ nần. Hạ hồi phân giải. Tất cả những quyết định rất khó chịu đó đều giao vào tay anh tổng thống da đen. Xem ra người Mỹ đi bầu đã hiểu rõ con đường phải trải qua của nước Mỹ. Và nghĩ cho kỹ, nếu không giữ Obama lại bằng lá phiếu 2012 thì có nghĩa nước Mỹ đã đuổi anh tổng thống da đen đầu tiên ra khỏi chức vụ. Không được tái cử có nghĩa là bị cất chức.
Trong số 50 tiểu bang Hoa Kỳ có 9 tiểu bang bản lề qua số phiếu phân vân thường quyết định sinh tử số mệnh ứng cử viên tổng thống. Đó là các tiểu bang VA, North Carolina, Ohio, Colorado, Wiscousin, Iowa vân..vân. Tổng số trên 100 phiếu cử tri đoàn quyết định, kỳ này đã đồng lòng tặng cho Obama cơ hội ở lại.
Vì vậy người Mỹ dù đã từng nghe Obama nói trời nói đất và ông có thể tiếp tục cất tiếng gáy thêm vào buổi bình minh năm 2014. Nhưng ai cũng biết, nhân vô thập toàn và tổng thống thì cũng lực bất tòng tâm. Obama vốn là hậu duệ của những người da đen suốt 3 thế kỷ không được đi cửa chính. Con cháu của những công dân hạng nhì phải ngồi ghế sau xe Bus cả trăm năm. Nay trở thành nguyên thủ quốc gia, được ở lại trọn vẹn 2 nhiệm kỳ. Ngồi trong Bạch Cung, bay Air Force One. Ông được như vậy vì những cuộc bầu phiếu 2012 là thử thách dành cho lương tâm nước Mỹ.
Vài chục năm sau, sẽ có một bà tổng thống con cháu gốc Mễ. Lịch sử ghi rằng thân mẫu của tổng thống vốn chui rào từ Mễ qua San Diego sinh ra bà tay đã cầm sẵn cái thẻ công dân. Và rồi đến lượt da vàng. Da đen, da đỏ, da trắng, da vàng ở vùng đất cơ hội, ông trời của nước Mỹ sẽ không đóng cửa riêng ai.
Michelle. Người đàn bà trồng rau trong Bạch Cung. (Giao Chỉ, San Jose)

Nếu Obama là người da đen thành công tại nhà Trắng thì sau lưng ông có một người đàn bà. Trong kỳ tranh cử năm 2016 cả hai phe đã lần lượt đọc những bài diễn văn. Đa số báo chí và khán giả chọn bài của đệ nhất phu nhân là xuất sắc nhất. Dân da đen bị hành hạ và phỉ báng suốt lịch sử lập quốc của Hoa Kỳ. Đàn ông da đen còn có thể chống đỡ bằng cả lời nói lẫn chân tay. Đàn bà da đen đa số câm nín chịu đựng.Tổng thống Obama bị gọi là thằng mọi đen. Đệ nhất phu nhân da đen Michelle đã bị công khai miệt thị là Khỉ đột đi giày cao gót. (An ape in heels) Một nhân vật Cộng Hòa khác còn tàn nhẫn nói rằng Hãy thả con mẹ vào lồng khỉ gửi trả Phi Châu. Ngôn ngữ kỳ thị như vậy thà rằng không có tiếng nói như thú vật còn khá hơn. Anh em ta đem dịch Việt Ngữ những lời mạ ly và hớn hở chuyển tiếp để rộng đường dư luận. Rất tiếc cho những hành động như vậy. Riêng phần bà Michelle cá nhân chúng tôi không có cơ hội tìm hiểu. Chỉ riêng có thấy báo chí ghi nhận rằng bà dạy 2 cô con gái cố sống bình thường trong Bạch Cung, tối thiểu là sáng dạy phải làm giường. Chuyện nhỏ nhưng ý nghĩa lớn lao biết bao. Ngoài ra chúng tôi không có cơ hội biết đến những công việc đệ nhất phu nhân đã làm trong 8 năm qua. Nhân có bài viết của một cây bút nữ Việt Nam về bà Michelle xin giới thiệu với quý độc giả,
Từ Washington DC: 4 năm nữa, tôi sẽ nói với các con về "ứng cử viên Michelle Obama"
Bài của Hiệu Minh - 10/01/2017
Nếu các cháu hỏi tại sao, tôi sẽ nói, bà Obama là người phụ nữ "vượng phu ích tử" chưa kể vượng toàn cầu.
Hơn năm trước cháu út nhà tôi học lớp 7, về nhà hay bàn về ông Trump có vẻ thích thú. Hỏi sao, cháu bảo ở lớp có "tranh luận" về bầu cử. Rồi cháu hỏi "Con có được bầu không?" Tôi bảo, con chưa đến tuổi, mấy năm nữa thành công dân Mỹ, con sẽ được bầu. Nhưng con bầu ai mới được. À, con không thích Trump.
Dù cháu không thích thì ông Trump vẫn thành Tổng thống. Việc chuyển giao quyền lực bắt đầu và báo chí hỏi bà Michelle Obama có kế hoạch gì đặc biệt.
Vào ngày 20-1, gia đình bà phải trao chìa khóa cho người chủ mới, người từng không tiếc lời chê bai về nhiều chủ Nhà Trắng trước đó. Trump gọi Obama là tổng thống tồi tệ nhất nước Mỹ.
Tám năm trước cũng vào ngày 20-1-2009, vào Nhà Trắng, bà Michelle Obama được hỏi, sẽ làm đệ nhất phu nhân như thế nào.
Bà nói vui sẽ làm "Mom in chief - người mẹ chỉ huy" bởi có hai con gái nhỏ cùng lứa tuổi với hai đứa con của tôi, ngoài ông chồng làm Tổng thống.

Bà không tự so sánh mình với bất kỳ phu nhân nào trước (phu nhân của Trump lúc tranh cử đã kể, bà ấy được nhiều người khen giống Jacky Kennedy).
Khi ông Obama ra tranh cử, báo giới hỏi về an ninh cho chồng, bà bảo, là người da đen, anh ấy có thể bị bắn bất kỳ lúc nào, có khi ở trạm xăng. Sống trong Nhà Trắng luôn phải đối mặt với những thách thức từ báo chí, đảng Cộng hòa. Không ít người vẫn mang nặng đầu óc về mầu da, bà từng bị gọi là khỉ đột đen, đối với Mom in chief không hề đơn giản.
Bà bắt đầu bằng những chuyện đơn giản như đi shopping, trồng rau trong vườn của Nhà Trắng, dạy con học, như bao người phụ nữ khác. Xuất hiện trên tivi bà khuấy động mạng xã hội qua ngôn ngữ đời thường như cách đi mua bán, đùa vui nhẹ nhàng và từng bước lôi cuốn công chúng.
Trồng rau như một việc nhỏ bà biến thành dự án "Let’s move - chúng ta hãy vận động" nhằm chống xu hướng béo phì trong trẻ em, nhất là trẻ da mầu. Thông qua các hoạt động, ăn uống điều độ, vệ sinh, nuôi dưỡng một cách khoa học, thông tin cho cha mẹ đầy đủ về cách nuôi dạy trẻ nhỏ, thức ăn lành mạnh (healthy food) cho trường học, dự án mở đầu đã được đón nhận hồ hởi.*
Thấy tự tin, bà thêm vài sáng kiến khác như "Join forces - Tham gia giúp quân đội", "Reach Higher - Hãy học cao nữa", và "Let Girls Learn - Hãy để các em gái được học tập".
Năm 2011, bà Obama cùng với phu nhân Phó Tổng thống Jill Biden đưa sáng kiến "Join Forces" kêu gọi dân chúng giúp người trong quân ngũ, cựu chiến binh, gia đình thông qua tìm việc làm, giáo dục và động viên họ đúng lúc. Dự án đã giúp 1,2 triệu cựu binh và vợ hoặc chồng của người tham gia quân đội. Hơn 90 ngàn bà vợ được tuyển vào làm việc tại 300 công ty. Hơn 50 ngàn người phục vụ trong quân ngũ có cơ hội học hành.
Năm 2014, bà tiếp tục khởi động sáng kiến "Reach Higher" cùng với các hiệu trưởng trường trung cấp học nghề (College), quỹ học bổng, các lãnh đạo địa phương, hàng trăm trường, các tổ chức, cố vấn giáo dục báo về là học đã giúp sinh viên trung cấp tiếp cận nguồn tiền tới 5 tỷ đô la, hơn một triệu sinh viên mới vào học và 10 triệu khác đang tiếp tục học tới khi tốt nghiệp.
Là người phụ nữ lo việc nhà, đảm việc nước, bà hiểu sự quan trọng của giáo dục đối với các em nữ ngay từ bé.
Đầu tư cho bé gái đi học sẽ tác động lớn hơn rất nhiều cho xã hội, bởi họ sẽ làm mẹ của những đứa con. Nếu mẹ không có học dẫn đến con thất học, nuôi dưỡng không khoa học, xã hội thêm gánh nặng. Sáng kiến "Let Girls Learn" năm 2015 cùng với bộ Ngoại giao và một số tổ chức quốc tế nhằm thúc đẩy xã hội ưu tiên cho các bé gái tới trường, hưởng thụ nền giáo dục tốt để sau này các em có thể đóng góp tối đa.
Tại Hoa Kỳ, bà kêu gọi các em nữ hãy trở thành công dân toàn cầu, đăng ký 62 triệu tài khoản vào mạng xã hội để cùng lên tiếng. Sự kiện này được ghi nhận tới 2 tỷ ấn tượng, được bàn nhiều đứng số 1 tại Mỹ và thứ 3 trên thế giới. Đi nhiều nước trên thế giới như Liberia, Morocco, Tây Ban Nha, Cuba, Campuchia, Nhật và Pakistan để gặp gỡ các em gái, bà lắng nghe các câu chuyện, lên tiếng về rào cản không cho các bé gái tới trường.
Tháng 10-2016, Ngân hàng Thế giới và IMF tuyên bố dành 2,5 tỷ đô la cho mục đích giáo dục các bé gái trong 5 năm tới. USAID chi 70 triệu đô la hy vọng có khoảng 200 ngàn bé gái được hưởng từ sáng kiến của bà.
Đáng tiếc, trong chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama, bà không đi theo do bận việc.
Thứ Sáu vừa rồi, CNN chiếu hình ảnh bà Michelle Obama ngấn lệ chia tay đồng nghiệp trong Nhà Trắng khi phát biểu lần cuối trong cương vị phu nhân tổng thống.
Bà khẳng định với giới trẻ, đặc biệt nguồn gốc di dân, rằng họ làm nên nước Mỹ, ám chỉ những phát biểu tranh cãi của Trump liên quan đến người nhập cư.
"Hãy hiểu rằng quốc gia này thuộc về các bạn, tất cả các bạn, từ mọi thành phần lý lịch và mọi tầng lớp xã hội," bà nói. Xúc động đôi lúc nghẹn lời, nhắc lại những gì bà đã trải qua và niềm hy vọng của cha mẹ của bà, những người đã mong muốn các con vào đại học.
Tốt nghiệp luật tại đại học Harvard như chồng, gặp nhau và tình yêu nảy nở, bà hiểu thế nào là sức mạnh của tuổi trẻ. Bà nhấn mạnh, để có được tự do và bảo vệ tự do của mình, giới trẻ phải học hành để trở thành công dân tích cực đóng góp chung.
Còn trẻ thì không nên mất hy vọng cho dù gặp khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua, bà nhắn nhủ.
Sau 8 năm, những gì bà Obama để lại sau lưng không hề nhỏ. Uy tín của Tổng thống lên cao cũng một phần do những gì mà người phụ nữ lặng lẽ phía sau gây dựng.
Đánh giá của công chúng về bà còn cao hơn cả Tổng thống. Là một phụ nữ da mầu, làm đệ nhất phu nhân, thách thức của bà cao gấp bội.
Đảng Dân chủ vừa thua toàn tập trong cuộc bầu cử vừa qua. Đảng Cộng hòa đang kiểm soát Hạ viện, Thượng viện và Nhà Trắng.
Sự thâu tóm ấy vừa là thuận lợi nhưng cũng là thách thức cho Trump và đảng của ông. Mọi quyết sách sẽ dễ thông qua. Thành công thì không sao, nhưng thất bại thì chắc chắn cử tri Mỹ sẽ không để họ ôm ghế quá một nhiệm kỳ.
Đảng Dân chủ đang tìm ứng viên Tổng thống cho năm 2020. Những người gần gũi với Michelle Obama, kể cả một số nhân vật có uy tín khuyên bà ra tranh cử.
Tuy nhiên, đó là câu chuyện khó tưởng vì bà không nghĩ đến. Nhưng ai mà biết được, 4 năm có nhiều thay đổi...
Michelle Obama, người phụ nữ đứng sau những thành công của Tổng thống Mỹ. Bốn năm nữa, hai con trai của tôi sẽ thành công dân Mỹ. Tôi sẽ bàn với các cháu nghĩ về ứng cử viên Michelle Obama, người có hai con gái cùng lứa tuổi với con tôi.
Nếu các cháu hỏi tại sao, tôi sẽ nói, bà Obama là người phụ nữ "vượng phu ích tử" chưa kể vượng toàn cầu.
(Hiệu Minh)

nvhn
03-14-2017, 05:38 PM
What: Vũ Nhạc Kịch Lý Trần Việt
When: April 30, 2017
Where: Mexican Heritage Plaza
1700 Alum Rock Ave, San Jose, CA 95116
Time: 1PM or 5PM
For: To help San Jose flood victims

================

https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t31.0-8/17211890_1886889408263266_167438037398858580_o.jpg ?oh=2c29840a0d9d3c34907883aedf2f6733&oe=59680B60




===============

"Đừng sợ! Đứng lên đáp lời sông núi!"

Vũ nhạc kịch Lý Trần Việt được lồng trong bối cảnh lịch sử nước Việt, từ Hội Nghị Diên Hồng năm 1284 đến chiến thắng Bạch Đằng năm 1288, để vinh danh những anh hùng nổi danh cũng như vô danh đã dám hy sinh tất cả, từ mối tình riêng, cho đến cả mạng sống, đã đặt vận nước trước thù nhà, để cùng nhau chống giặc xâm lược từ phương bắc.

Thuở ấy đế quốc Mông Nguyên rộng gấp năm lần Trung Quốc bây giờ, nước Việt chúng ta chỉ khoảng hơn một phần ba Việt Nam ngày nay, thế mà dân Việt chúng ta đã ba lần đánh đuổi giặc Mông Nguyên ra khỏi bờ cõi. Lịch sử oai hùng đó thúc giục giới trẻ chúng con thực hiện vũ nhạc kịch Lý Trần Việt để cống hiến quý vị.

Giá Vé $25
Xuất 1 giờ trưa
Xuất 5 giờ chiều

Trọn vẹn giá vé $25 sẽ được tặng cho đồng bào San Jose bị lụt.

==============================

"Do not be afraid! Rise and answer the Call of our Country!"

Lý Trần Việt is a historical fiction theatrical production, with the backdrop of the 13th century war against the Mongol-Yuan invasions, from the Diên Hồng Conference in 1284 to the Victory at Bạch Đằng River in 1288, glorifying the heroes of the era as well as the unsung patriots who sacrificed everything, from their love to their own life, placing country before family, so that they may defend their country against invaders from the North.

While the Mongol-Yuan Empire was five times bigger than China today, Việt Nam on the other hand, only then one third of its present size, repelled the Mongol-Yuan forces three times entirely. This legacy of heroism has inspired us young people to proudly present this theatrical production, Lý Trần Việt.

Tickets: $25
Matinee Show: 1pm
Evening Show: 5pm

100% of proceeds will go to help the 2017 San Jose Flood Victims.

==============================

Xin liên lạc/Please contact
Phương Dung: (408) 605-4890
Tường Vy: (408) 307-2985

nvhn
03-17-2017, 12:57 PM
Giới Trẻ La San "Đáp Lời Sông Núi"!

Thank you so much for the outpouring love and support for Giới Trẻ La San. We've received so many words of encouragement after the Lý Trần Việt show in February.

To further serve the community, Giới Trẻ La San will be putting on TWO more shows on April 30, 2017. https://www.facebook.com/events/1569458309761223 (https://www.facebook.com/events/1569458309761223/?acontext=%7B%22source%22%3A3%2C%22source_newsfeed _story_type%22%3A%22regular%22%2C%22action_history %22%3A%22%5B%7B%5C%22surface%5C%22%3A%5C%22newsfee d%5C%22%2C%5C%22mechanism%5C%22%3A%5C%22feed_story %5C%22%2C%5C%22extra_data%5C%22%3A%5B%5D%7D%5D%22% 2C%22has_source%22%3Atrue%7D&source=3&source_newsfeed_story_type=regular&action_history=%5B%7B%22surface%22%3A%22newsfeed%2 2%2C%22mechanism%22%3A%22feed_story%22%2C%22extra_ data%22%3A%5B%5D%7D%5D&has_source=1)

Giới Trẻ La San will pay for all production costs. 100% of proceeds will go to the 2017 San Jose Flood Victims.

Tickets can be bought at:
Eurasia Delight in Grand Century Mall
1111 Story Road #1028
San Jose, CA 95122

Adorable Flowers
1589 Meridian Ave
San Jose, CA 95125

Please contact tickets@vlyt.org or Phương-Dung ((408) 605-4890) if you have any questions.

Ngô Đồng
03-18-2017, 06:57 AM
Pleku ngày 16 tháng 3 đường liên tỉnh số 7 B (https://photos.google.com/share/AF1QipM8px57qhmsD5HVxlEai1gRFtyyc66vGprhcy2EPEuIza Mz6gDwhK3Zmfvj_HWFag?key=eG51UlNSZ2V4NlFieFBEWDBWZ zdMRm01SXZtSHVB)

1199

Dấu thời gian - nỗi buồn đau đáu - Trời cho con người quyền được quên? Có vẻ khó vô cùng!
Giữ lại cho con cho cháu biết quá khứ thuở nào!
Con và cháu ngác ngơ có thật hay không hả Ông Bà Cô Chú.
Cứ thế những thế hệ theo nhau trốn tìm quá khứ - tương lai - hiện tại.

Ngô Đồng
03-18-2017, 01:03 PM
Ý Nghĩa Lễ Tưởng Niệm
Pleku ngày 16 tháng 3 đường liên tỉnh số 7 B (https://photos.google.com/share/AF1QipM8px57qhmsD5HVxlEai1gRFtyyc66vGprhcy2EPEuIza Mz6gDwhK3Zmfvj_HWFag?key=eG51UlNSZ2V4NlFieFBEWDBWZ zdMRm01SXZtSHVB)

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=2753e123e1&view=fimg&th=15ae2ad8709e2256&attid=0.0.21&disp=emb&attbid=ANGjdJ9ZxLigYsHiNxgDb0rtdCxnXwwoRHcMzkntgXj aUsE77-QF16T-wq4kuVxEBPThT8ya0eArVZZ_4FTxOtb9wJVPwfrzzRAAVq-mfw7mCb8c2OvjCyi7ZwJoeLQ&sz=w1344-h888&ats=1489861985554&rm=15ae2ad8709e2256&zw&atsh=1

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=2753e123e1&view=fimg&th=15ae2ad8709e2256&attid=0.0.22&disp=emb&attbid=ANGjdJ8KwXzuqmCxHewfl_Vxrug3x06E_WF6QTbcQGL JtYi8RXhnh3my-QZBRLH3WX_D6i9be87FqvAbHL_Cp4omrwCvfn0H_6hrLAwMdH-2Q2HJo-sbXKkICbScfDU&sz=w1340-h888&ats=1489861985554&rm=15ae2ad8709e2256&zw&atsh=1

Biến cố đẫm máu nhất trong Mùa Tang của Quê Hương: (Mở đầu cho những sinh hoạt Tháng Tư Đen, lần đầu tiên được tổ chức tại San Jose.)

Thư mời tham dự:
Lễ Tưởng niệm hàng chục ngàn quân dân cán chính bỏ mình trên Liên tỉnh lộ 7B trong cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên.

Kính thưa Quý Vị,

Sau khi mất BMT, QĐII quyết định bỏ cao nguyên rút về duyên hải bằng đường bộ, xử dụng Liên tỉnh lộ 7B để tạo yếu tố bất ngờ. LTL 7B dài chừng 60 km gồ ghề lởm chởm đá nhọn và hoang dã hàng chục năm qua, nhất là từ Cheo Reo về Tuy Hòa.

Cuộc di tản bi thương, đẫm máu nhất trong cuộc chiến Quốc & Cộng, khởi sự rạng sáng ngày 16 tháng 3 năm 1975 và kết thúc ngày 25/03/1975. Yếu tố bất ngờ không đạt được, bởi vì giữa người Chiến Sĩ VN Cộng Hòa và người dân có mối liên hệ Cá Nước, nên người dân đã ùa theo, bám lấy đoàn quân, biến cuộc di tản thêm gian nan và đã trở thành mục tiêu cho pháo binh cộng sản. Tất cả kẹt cứng nằm trong lòng chảo, dịch nhắm mắt, pháo chỗ nào cũng trúng! Từ đó, LTL 7B biến thành địa ngục trần gian thấm đậm máu và nước mắt, kinh hoàng trong 10 ngày đêm chết chóc, khói lửa, hoảng loạn, đói khát.

Các đơn vị di tản gồm Thiết Giáp, Pháo Binh, Công Binh, Biệt Động Quân, Biệt Kích, Không Quân và các Đơn vị thuộc Quân Đoàn 2 và Quân Khu 2. Hàng ngàn chiến cụ như quân xa, chiến xa, súng pháo và xe dân sự bị hư hại, nhưng đau thương hơn cả, là hàng chục ngàn chiến sĩ và dân thường, kể cả đàn bà người già và trẻ con đã chết thảm trong cuộc lui binh thương đau uất hận nầy.

Tỉnh Lộ 7 B đã trở thành tỉnh lộ đẫm máu, xương trắng và nước mắt nhất trong cuộc chiến. Các thiệt hại về phía VNCH được các nhà quân sự ghi nhận như sau:

-Loại khỏi vòng chiến trên 28 ngàn người Lính VNCH thiện chiến của Quân Đoàn 2 và các Quân binh chủng khác. Trên 4 ngàn 500 người Lính đã bỏ mình, chiến đấu hy sinh trên đường di tản. Trên 17 ngàn bị bắt làm tù binh! Trong số gần 4 trăn ngàn người di tản, kể cả quân dân, khi xuống đồng bằng, chỉ còn non một phần tư là đến nơi. Tất cả tan tác, lạc bầy, phơi xác trên tỉnh lộ kinh hoàng 7B! Tỉnh lộ được xếp bằng xác người và sông Ba đã trở thành sông máu!

“Giã từ Cao Nguyên, giã từ Phú Bổn/ Đây sông Ba sóng nước hãi hùng
Xác máu lập lờ bên thép súng/ Tàn quân tan tác lệ rưng rưng...” (Thơ Thy Lan Thảo)
Trân trọng kính mời Quý Niên Trưởng, Quý Chiến Hữu và Đồng Hương cùng hồi tưởng về những ngày tang thương của đất nước, tham dự buổi Tưởng Niệm đặc biệt này, hàng chục ngàn những oan hồn uổng tử đã vùi thân trên đoạn đường di tản bi thương khốc liệt, và biết đâu trong đó cũng có đồng đội và thân nhân ruột thịt của mình... những người đã nằm xuống, hy sinh để chúng ta tồn tại đến ngày hôm nay.
Lể Tưởng Niện QDCC Đã Hy Sinh Trên Tỉnh Lộ 7B, được tổ chức:
Lúc 4 giờ 30 chiều, Thứ Sán, ngày 17 tháng 3 năm 2017.
Tại Tượng Đài Dức Thánh Trần (Trong khu Grand Century Mall.)
Sự hiện diện quý báu của Quý Vị là niềm khích lệ lớn cho BTC và cũng là niềm an ủi cho Những Người Đã Nằm Xuống.

https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=2753e123e1&view=fimg&th=15ae2ad8709e2256&attid=0.0.23&disp=emb&attbid=ANGjdJ_vJHR4Run6LDGcHwEP2M_VXogVfg9U6bWr6O5 8UIqQk1Sfc9rDJcq9wmQPh5ac0-wNc3pwwcdKgF6yiqfMs0DMJhOCYfmiCtVByE18C-4UEgb5NkFn1bJibkw&sz=w1344-h1024&ats=1489861985557&rm=15ae2ad8709e2256&zw&atsh=1
https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=2753e123e1&view=fimg&th=15ae2ad8709e2256&attid=0.0.24&disp=emb&attbid=ANGjdJ_fkcRJcMHDE6z1bdFfcGILyCSimuolAg9V_yp wQ8Cs1qwB1C8kbpoRlFNDsqywvy6Od_gVJ-84Pdj3CuDIXk9sEQeSO_MHCbEi2zSS_Qb882b71zfwpzWsrSs&sz=w1338-h838&ats=1489861985558&rm=15ae2ad8709e2256&zw&atsh=1
https://mail.google.com/mail/u/0/?ui=2&ik=2753e123e1&view=fimg&th=15ae2ad8709e2256&attid=0.0.25&disp=emb&attbid=ANGjdJ-IwgdariwLY_T2ud93d9QHI9co2QSRCwdDrwoK2aUl39zu6Dcyx iJi3eqb10t7qgolaNEqhPxBEeqP8oU3_bAppco5VX0ovaGy4zo LXwh-g-Acdb8Y7wSkonQ&sz=w1332-h898&ats=1489861985558&rm=15ae2ad8709e2256&zw&atsh=1

nvhn
03-31-2017, 11:36 AM
Forwarded message from Frère Anphong Tran (https://www.facebook.com/anphong.tran)

Kính thưa quý ân nhân và thân hữu,

Với lòng biết ơn và cảm phục quý vị đã hằng “đứng lên” đáp trả tiếng gọi của các đồng bào gặp nạn trong bao năm qua, nay các em trẻ trong “Đoàn Trống La San” tha thiết kính mời quý vị cùng chung và liên kết với các em phục vụ đồng bào gặp nạn lũ lụt vừa qua ở San José.Kính mời quý vị góp phần bằng cách hy sinh thời gian quý báu để đến tham dự buổi văn nghệ chủ đề “Đừng sợ!” “Đứng lên đáp lời sông núi!” với vũ nhạc kịch Lý Trần Việt, vào ngày chúa nhật 30 tháng 4 năm 2017, xuất 1 giờ và xuất 5 giờ chiều, tại Mexican Heritage Plaza, 1700 Alum Rock, San Jose, CA 95116. Trọn vẹn 100% tiền vé của quý vị sẽ được kính tặng đồng bào bị lụt.

Kính mời quý vị và gia đình cùng thật nhiều bạn bè đến thưởng thức vũ nhạc kịch Lý Trần Việt, trước mua vui, sau làm việc thiện, để hãnh diện vì những trang sử oai hùng của dân Việt, và vinh danh các anh hùng nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, cùng những anh hùng vô danh đã dám hy sinh mối tình riêng, quên hận thù nhà, ngay cả mạng sống mình để chung sức chống giặc xâm lược từ phương Bắc. Kính mời quý vị đến thưởng thức, để tinh thần ái quốc của mình vực dậy theo tiếng trống oai hùng, để lòng yêu nước tuôn trào lai láng theo giòng nhạc, điệu vũ thướt tha, duyên dáng, lồng trong một câu chuyện tình lãng mạn và cao thượng, khiến nhiều khán giả đã xem “Lý Trần Việt” vào dịp Tết vừa qua, tuy nụ cười tươi nở trên môi mà nước mắt vẫn trào mi, vì quá hãnh diện với một Việt Nam muôn thuở hào hùng. Thuở ấy, 1258-1288, đế quốc Mông-Nguyên rộng gấp năm lần Trung Quốc bây giờ, Đại Việt chỉ hơn một phần ba Việt Nam ngày nay, thế mà người Việt chúng ta đã ba lần đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Lịch sử oai hùng đó mời gọi chúng ta “Đừng sợ!” Như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo: “Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có,” vũ nhạc kịch Lý Trần Việt ước mong quý vị chính là những anh hùng hào kiệt đó, sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của quê hương: "Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi!"

Kính mong quý vị nhiệt thành ủng hộ bằng cách mua vé – mỗi vé $25 - cho gia đình, bạn bè mình qua

(TICKETS@VLYT.ORG)TICKETS@VLYT.ORG hay tại
ADORABLE FLOWERS, 1589 Meridian Avenue, San Jose, CA 95125, (408) 266-0881, hay
EURASIA DELIGHT, 1111 Story Road, Suite 1028, San Jose, CA 95122, (408) 293-1698.

Khi rãnh rỗi, kính mời quý vị vào https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI,
https://www.youtube.com/watch?v=vVdk_V-WTbw để xem cố gắng bảo vệ và phát huy văn hóa Việt của các em trong Đoàn Trống La San, và nhất là đến thưởng thức vũ nhạc kịch Lý Trần Việt để khích lệ lòng yêu thương phục vụ đồng hương của các em.Chân thành cám ơn và mong được vinh dự đón tiếp quý vị trong chương trình “Đừng sợ!” “Đứng lên đáp lời sông núi!” với vũ nhạc kịch Lý Trần Việt.

Tha thiết kính mời,Frère Phong

My beloved young friends,We have been together in so many missions, trips, serving with the poor, the marginalized, the victims of injustice, natural disasters, etc. and being evangelized by those we’ve served.May I invite you to join our young friends in the Vietnamese Lasallian Youth Troupe “VLYT” to do something for our brothers and sisters, victims of the recent flood in San José.

Our VLYT friends will perform a musical show to raise money for the flood victims.

-You are cordially invited to buy ticket to attend the show to raise money for the flood victims too. Each ticket is $25, and 100% of your money will go to the victims.

May I call upon each of you to generously support this community service, by buying tickets, not only for you, but also for your parents. They and you will surely enjoy the show! It is a telling musical, with so much patriotism, history, romance, pageantry that the audience at Tết gave it a rave review.

Come and enjoy. Come and feel proud of our cultural heritage. Come and serve a noble cause.The Lý Trần Việt Show will be presented at Mexican Heritage Plaza, 1700 Alum Rock, San Jose, CA 95116, on Sunday April 30, 2017.

There will be two shows, one at 1 PM and the other at 5 PM.
Tickets can be purchased at TICKETS@VLYT.ORG
or at ADORABLE FLOWERS, 1589 Meridian Avenue, San Jose, CA 95125, (408) 266-0881,
or at EURASIA DELIGHT, 1111 Story Road, Suite 1028, San Jose, CA 95122, (408) 293-1698.

In the meantime, check and see for yourself how our VLYT friends have been trying to preserve and promote our common cultural heritage at

https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI,
https://www.youtube.com/watch?v=vVdk_V-WTbw (https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv% 3DvVdk_V-WTbw&h=ATOKGL38JIaO3iyrS0s5d_rl_J34Xm00BQvireX2SQyh6M9Y _7MUL7IhxrMlp1S9-c1hfP2cx5WC-mUe-lSsjwXoSiIV-kXAtwvpG45He18uvFAqyQ3fXiUK_UIVA-OeZa0iGQ9daYnzHFo&enc=AZMtMnjqrjsmaqtWXvLlzJHBnyko0-_Vuugn0HESEvDBcifc4qTmz4mHPz6bnLxGakZCv-8naSUd_f0-SChZRXn6UjLiNNEKOUobQVy9v9Z9bX4kt55B2c832YiKrVUNwP IwO8vXJAVp0wXdFtLoQ9AwLJrfXvNbF1GEmTQzWC59QnebfOaG Lhe_xJGXHWi1KMs&s=1)

and come to the show to encourage them.Frere



https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI

Ngô Đồng
04-30-2017, 07:44 AM
http://www.mercurynews.com/2017/04/29/vietnamese-americans-mark-fall-of-saigon-with-solemn-black-april-ceremony/

"SAN JOSE — Forty-two years after Saigon fell to the communists on April 30, 1975, the memories are still too painful for Khanh Nguyen.
“We still remember it because it was tragic for South Vietnam,” said the 67-year-old Nguyen, a San Jose resident who served in the South Vietnamese military and was thrown into a communist forced-labor camp for “reeducation” for six years after the war. “We tried to hold on to the country, but unfortunately we could not make it.
“We didn’t believe that we would lose the battle like that,” he added. “After ’75 … they treated us like second-class citizens.”
About 150 members of the Vietnamese-American community marked the anniversary of the collapse of the South Vietnamese government — still referred to in the community as Black April and the Day of Shame — with a solemn ceremony at the James P. McEntee Plaza at the County Government Center.
A group of women dressed in white áo dài and red and yellow sashes carried the old Republic of Vietnam flag in a brief procession as South Vietnamese military veterans looked on. The American and South Vietnamese flags were raised as the national anthems of their old country and adopted country were sung with pride.
San Jose Councilman Lan Diep, whose parents fled Vietnam by boat in 1979, said the event is an opportunity for younger generations to reflect on the sacrifices of those that came before them as they searched for liberty and a better life.
“For my parents’ generation, they actually lost their home and fled the country to flee communism to find freedom and democracy,” said Diep, 33. “For people of my generation, who were born outside of Vietnam, it marks the loss of our ancestral homeland. It’s a day of mourning, a day of remembrance, not just for the lives lost during the war but the lives lost during the journey to freedom.”
Dire economic conditions, political repression and conflicts with neighboring countries caused nearly 1 million people to flee communist Vietnam after the war. Hundreds of thousands came to the U.S. after spending time in Southeast Asian refugee camps. Many settled in San Jose, forming a tight-knit community that through the decades has become an integral part of the region’s social and cultural DNA.
Today there are more than 100,000 Vietnamese immigrants in San Jose, Sunnyvale and Santa Clara, according to a 2016 report by the Migration Policy Institute. From 2010 to 2014, one in three Vietnamese immigrants lived in one of three U.S. places — San Jose, the greater Los Angeles area or Houston — according to the Washington, D.C.-based think tank."
42 năm đoạn đường không ngắn, những cháu có sinh nhật cùng ngày đã hơn 40 tuổi, các cháu có cha đã phục vụ trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa, đã bị tù đày cải tao, đã bị học những quyển sách bị bắt học hơn 15 năm để sau cùng được định cư tại Mỹ theo diện HO. Các cháu biết tự do quý báu biết bao màu cờ chính nghĩa đẹp biết bao, có lẽ con số 30 tháng 4 không thể nào phai nhạt trong lòng người Việt dù ở đâu nơi nào trên quả địa cầu này .

Các cháu sẽ lớn, sẽ tiếp tục mang vác lịch sử của quê cha đất mẹ, thế hẹ cha chú sẽ ngày một tàn đi mờ dần đi, nhưng niềm kiêu hãnh được sinh ra được chứng kiến một phần lịch sử có máu và nước mắt sẽ không bao giờ chết.


https://www.youtube.com/watch?v=Eg4ELgUs56M

dulan
04-30-2017, 01:03 PM
...

Xin chào San Jose mỗi tuần,
Chị Ngô Đồng ơi,
Em dời bài về bếp theo yêu cầu của các bạn để các bạn ấy dễ tìm nha chị!

Cám ơn Lính Đại Ca nhé!

hoài vọng
05-01-2017, 12:42 AM
Dulan chọn món ngày xưa, đâu đó ở cổng trường, vĩa hè, hàng gánh, để chị em mình cùng nhớ quê hương...

Cái này gọi là muốn ăn thì gắp cho người đấy , Dulan :) Cổng trường nào ...CVA...VTT...không có chỗ nào bán , họa chăng là các hàng quán ...tập trung ở TV...GL...:z51:

Triển
05-01-2017, 12:51 AM
https://www.youtube.com/watch?v=Eg4ELgUs56M

Chị đứng bên lề trái nhìn thấy quen ghê nha.:) :z67:

hoài vọng
05-01-2017, 01:01 AM
Chị đứng bên lề trái nhìn thấy quen ghê nha.:) :z67:
Anh nhìn thấy quen quen...còn tôi nghe thì thấy quen lắm .

Ngô Đồng
05-01-2017, 09:13 AM
Hạnh phúc là sinh họat cùng các cháu các con phải không anh Hoài Vọng - tập hát và giúp các cháu bước đi trên con đường lý tưởng của cha ông để lại (anh mà không cản n đ sẽ mang hình của một ngày cà phê hôm nào lên cho phố xem đó nha.)

Anh Triển có thấy n đ dùng kỹ thuật thu bè sẵn ở nhà, khi hát ngoài trời n đ hát cùng các cháu giọng bè nghênh ngang không đến nỗi tệ ha - tập chung có đúng 2 lần, còn thì n đ bắt các cháu tập theo file n đ gởi qua email .

Ngô Đồng
05-01-2017, 09:22 AM
1240

Ngày hôm qua tại tòa thị chính San Jose , buổi lễ tưởng niệm ngày 30 tháng 4 được tổ chức rất trang trọng.


https://www.youtube.com/watch?v=XLF-yiZU688&amp;app=desktop

ngocdam66
05-01-2017, 01:17 PM
https://www.youtube.com/watch?v=mwkd153uAYc

ngocdam66
05-01-2017, 01:19 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Tgaixi-ZEfE

nvhn
05-02-2017, 11:35 AM
Forwarded message from Frère Anphong Tran (https://www.facebook.com/anphong.tran)

Kính thưa quý ân nhân và thân hữu,

Với lòng biết ơn và cảm phục quý vị đã hằng “đứng lên” đáp trả tiếng gọi của các đồng bào gặp nạn trong bao năm qua, nay các em trẻ trong “Đoàn Trống La San” tha thiết kính mời quý vị cùng chung và liên kết với các em phục vụ đồng bào gặp nạn lũ lụt vừa qua ở San José.Kính mời quý vị góp phần bằng cách hy sinh thời gian quý báu để đến tham dự buổi văn nghệ chủ đề “Đừng sợ!” “Đứng lên đáp lời sông núi!” với vũ nhạc kịch Lý Trần Việt, vào ngày chúa nhật 30 tháng 4 năm 2017, xuất 1 giờ và xuất 5 giờ chiều, tại Mexican Heritage Plaza, 1700 Alum Rock, San Jose, CA 95116. Trọn vẹn 100% tiền vé của quý vị sẽ được kính tặng đồng bào bị lụt.

Kính mời quý vị và gia đình cùng thật nhiều bạn bè đến thưởng thức vũ nhạc kịch Lý Trần Việt, trước mua vui, sau làm việc thiện, để hãnh diện vì những trang sử oai hùng của dân Việt, và vinh danh các anh hùng nổi tiếng như Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo, cùng những anh hùng vô danh đã dám hy sinh mối tình riêng, quên hận thù nhà, ngay cả mạng sống mình để chung sức chống giặc xâm lược từ phương Bắc. Kính mời quý vị đến thưởng thức, để tinh thần ái quốc của mình vực dậy theo tiếng trống oai hùng, để lòng yêu nước tuôn trào lai láng theo giòng nhạc, điệu vũ thướt tha, duyên dáng, lồng trong một câu chuyện tình lãng mạn và cao thượng, khiến nhiều khán giả đã xem “Lý Trần Việt” vào dịp Tết vừa qua, tuy nụ cười tươi nở trên môi mà nước mắt vẫn trào mi, vì quá hãnh diện với một Việt Nam muôn thuở hào hùng. Thuở ấy, 1258-1288, đế quốc Mông-Nguyên rộng gấp năm lần Trung Quốc bây giờ, Đại Việt chỉ hơn một phần ba Việt Nam ngày nay, thế mà người Việt chúng ta đã ba lần đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Lịch sử oai hùng đó mời gọi chúng ta “Đừng sợ!” Như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo: “Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có,” vũ nhạc kịch Lý Trần Việt ước mong quý vị chính là những anh hùng hào kiệt đó, sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của quê hương: "Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi!"

Kính mong quý vị nhiệt thành ủng hộ bằng cách mua vé – mỗi vé $25 - cho gia đình, bạn bè mình qua

(TICKETS@VLYT.ORG)TICKETS@VLYT.ORG hay tại
ADORABLE FLOWERS, 1589 Meridian Avenue, San Jose, CA 95125, (408) 266-0881, hay
EURASIA DELIGHT, 1111 Story Road, Suite 1028, San Jose, CA 95122, (408) 293-1698.

Khi rãnh rỗi, kính mời quý vị vào https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI,
https://www.youtube.com/watch?v=vVdk_V-WTbw để xem cố gắng bảo vệ và phát huy văn hóa Việt của các em trong Đoàn Trống La San, và nhất là đến thưởng thức vũ nhạc kịch Lý Trần Việt để khích lệ lòng yêu thương phục vụ đồng hương của các em.Chân thành cám ơn và mong được vinh dự đón tiếp quý vị trong chương trình “Đừng sợ!” “Đứng lên đáp lời sông núi!” với vũ nhạc kịch Lý Trần Việt.

Tha thiết kính mời,Frère Phong

My beloved young friends,We have been together in so many missions, trips, serving with the poor, the marginalized, the victims of injustice, natural disasters, etc. and being evangelized by those we’ve served.May I invite you to join our young friends in the Vietnamese Lasallian Youth Troupe “VLYT” to do something for our brothers and sisters, victims of the recent flood in San José.

Our VLYT friends will perform a musical show to raise money for the flood victims.

-You are cordially invited to buy ticket to attend the show to raise money for the flood victims too. Each ticket is $25, and 100% of your money will go to the victims.

May I call upon each of you to generously support this community service, by buying tickets, not only for you, but also for your parents. They and you will surely enjoy the show! It is a telling musical, with so much patriotism, history, romance, pageantry that the audience at Tết gave it a rave review.

Come and enjoy. Come and feel proud of our cultural heritage. Come and serve a noble cause.The Lý Trần Việt Show will be presented at Mexican Heritage Plaza, 1700 Alum Rock, San Jose, CA 95116, on Sunday April 30, 2017.

There will be two shows, one at 1 PM and the other at 5 PM.
Tickets can be purchased at TICKETS@VLYT.ORG
or at ADORABLE FLOWERS, 1589 Meridian Avenue, San Jose, CA 95125, (408) 266-0881,
or at EURASIA DELIGHT, 1111 Story Road, Suite 1028, San Jose, CA 95122, (408) 293-1698.

In the meantime, check and see for yourself how our VLYT friends have been trying to preserve and promote our common cultural heritage at

https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI,
https://www.youtube.com/watch?v=vVdk_V-WTbw (https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Fwww.youtube.com%2Fwatch%3Fv% 3DvVdk_V-WTbw&h=ATOKGL38JIaO3iyrS0s5d_rl_J34Xm00BQvireX2SQyh6M9Y _7MUL7IhxrMlp1S9-c1hfP2cx5WC-mUe-lSsjwXoSiIV-kXAtwvpG45He18uvFAqyQ3fXiUK_UIVA-OeZa0iGQ9daYnzHFo&enc=AZMtMnjqrjsmaqtWXvLlzJHBnyko0-_Vuugn0HESEvDBcifc4qTmz4mHPz6bnLxGakZCv-8naSUd_f0-SChZRXn6UjLiNNEKOUobQVy9v9Z9bX4kt55B2c832YiKrVUNwP IwO8vXJAVp0wXdFtLoQ9AwLJrfXvNbF1GEmTQzWC59QnebfOaG Lhe_xJGXHWi1KMs&s=1)

and come to the show to encourage them.Frere



https://www.youtube.com/watch?v=0FaeLgR5piI


Vũ Đoàn Trống La San.

Một chuyện tình đẹp, cao thượng, lý tưởng với kết thúc có hậu, lồng trong diễn biến lịch sử hào hùng của dân tộc giai đoạn đánh đuổi quân Mông ba lần đời nhà Trần, vở ca nhạc kịch “Lý Trần Việt” là một thành công nữa của Vũ Đoàn Trống La San. Buổi diễn càng thêm ý nghĩa vì đúng ngày cuối tháng Tư, với lễ tưởng niệm dành cho các vị tướng lãnh, quân nhân, và mọi người đã bỏ mình cho một Việt Nam và cho những người đã bỏ mình trên đường vượt biển, vượt cạn đi tìm Tự Do.

“Thuở ấy, 1258-1288, đế quốc Mông-Nguyên rộng gấp năm lần Trung Quốc bây giờ, Đại Việt chỉ hơn một phần ba Việt Nam ngày nay, thế mà người Việt chúng ta đã ba lần đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi đất nước. Lịch sử oai hùng đó mời gọi chúng ta “Đừng sợ!” Như Nguyễn Trãi viết trong Bình Ngô Đại Cáo: “Vận nước có lúc thịnh lúc suy, nhưng anh hùng hào kiệt thời nào cũng có,” vũ nhạc kịch Lý Trần Việt ước mong quý vị chính là những anh hùng hào kiệt đó, sẵn sàng đáp trả tiếng gọi của quê hương: "Này công dân ơi, đứng lên đáp lời sông núi!"” Lời của cô dẫn chuyện vang khắp khán phòng, ấm áp như ngọn lửa nhen lên trong lòng mọi người và bùng lên trong tiếng trống dồn dập. Tưởng như hồn mình trở về với Vạn Kiếp, với Tây Kết, với Bạch Đằng của hơn 700 năm trước, mà nghẹn ngào. Thật! Bên cạnh tôi, đã có người sụt sùi rơi lệ, từ các vị trung niên đến các cụ tóc bạc phơ, mọi người đã ngậm ngùi khi cùng hướng về lá đại kỳ vàng rực rỡ, mặc niệm và sau đó, cùng hát quốc ca Việt Nam.

Tôi có may mắn, được các anh chị trong vũ đoàn trống La San nhờ chụp hình cho buổi tổng dợt sáng hôm ấy. Có mặt từ 8:30 sáng, tôi đã theo mọi người từ hậu trường, phòng make-up, đến sân khấu, phông màn, slideshow. Mọi người làm việc răm rắp theo schedule và gọn gàng, đâu vào đó. Đúng 9g mọi người vào buổi tổng dợt dưới sự giám sát của Frere Trần Trọng An Phong. Có chứng kiến từ đầu mới thấy tinh thần và nhiệt huyết của Frere. Hầu như ông không bỏ sót chi tiết nào dù nhỏ nhặt, luôn nhắc nhở mọi người với tiếng nói sang sảng. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được xem vũ đoàn trống La San trình diễn. Dù là buổi tập tổng dợt, nhưng tất cả nghiêm túc như đang trình diễn thật. Các em trong phục trang, đã làm rất tốt. Đoàn trống thật sự để lại trong tôi niềm tự hào và nể phục. Nhịp nhàng mà mạnh mẽ, uyển chuyển mà hào hùng, tiếng trống của các em cứ khiến máu trong tôi sôi dần lên!

Để khi tất cả cùng hướng về lá đại kỳ, bản quốc ca cất lên với tiếng hát của Thùy Khanh trong tà áo dài trắng đơn sơ, tôi nhận ra mình đã tự đứng nghiêm từ bao giờ, nghẹn ngào hát theo.
“Này công dân ơi!”

Cảm ơn Vũ Đoàn Trống La San. Cảm ơn Frere An Phong. Cảm ơn Thùy Khanh. Cảm ơn các anh chị và mọi người đã làm cho ngày cuối tháng Tư năm nay trọn vẹn ý nghĩa!

-DN


https://scontent-sjc2-1.xx.fbcdn.net/v/t31.0-8/18216863_1845334715715465_8529440600406286374_o.jp g?oh=dae1025b77e7d35cb879f0cfab2b79bd&oe=598EE003


"Qua chương trình văn nghệ ngày chúa nhật vừa qua, các em đã nhận được tất cả là $45,257. Vì 75% người bị lụt là dân Việt nên chúng con đã kính chuyển đến Ban Xã Hội của Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang $35,000 để Ban Xã Hội phục vụ người Việt, và chuyển $10,257 đến Catholic Charities để họ phục vụ các nhóm khác, đặc biệt người "vô gia cư"."

Ngô Đồng
05-03-2017, 07:41 AM
Hy vọng một ngày nào đó Việt Nam mình chính thức có chương trình ca múa giống như chương trình Shen Yun, để có cơ hội giới thiệu văn hóa truyền thống tuyệt đẹp Việt Nam .

Sư Huynh Phong đã thành lập đoàn trống cách đây 20 năm, khi bắt đầu chưa có trang phục như bây giờ, các chị các bà mẹ công giáo may áo cho các con các em - trình diễn vào dịp Trung Thu và Tết tại nhà thờ . Các em trong đoàn là học sinh của trường Việt Ngữ La San, là các thiếu các trưởng trong các đoàn thanh thiếu nhi thánh thể . Cái khó là tìm các em khác thay thế khi một tay trống trong đoàn lên đại học đi xa. Chương trình càng ngày càng phong phú, âm thanh ánh sáng và chất xám của các thành viên từ thuở niên thiếu nay đã hoàn tất đại học cùng chung tay đóng góp thiện nguyện. Nhìn ngắm từng khuôn mặt chị biết từ lúc các cháu chỉ vào khoảng 14-15 nay đã bứoc vào tuổi 30 trở lên thương quá là thương, sự gắn bó thương yêu của gia đình và các hội đoàn tôn giáo quy tụ các cháu lại, hướng các cháu đến một lý tưởng chân chính có yêu thương có nhân bản, tình yêu nước yêu dân tộc tự trong tim cho dù có sống tha hương .

Chương trình này sẽ còn biểu diễn vào dịp Tết năm 2018, có thêm phần cuối - mong sẽ có thật đông thật đông khán giản .

nvhn
05-03-2017, 01:29 PM
Hy vọng một ngày nào đó Việt Nam mình chính thức có chương trình ca múa giống như chương trình Shen Yun, để có cơ hội giới thiệu văn hóa truyền thống tuyệt đẹp Việt Nam .

Sư Huynh Phong đã thành lập đoàn trống cách đây 20 năm, khi bắt đầu chưa có trang phục như bây giờ, các chị các bà mẹ công giáo may áo cho các con các em - trình diễn vào dịp Trung Thu và Tết tại nhà thờ . Các em trong đoàn là học sinh của trường Việt Ngữ La San, là các thiếu các trưởng trong các đoàn thanh thiếu nhi thánh thể . Cái khó là tìm các em khác thay thế khi một tay trống trong đoàn lên đại học đi xa. Chương trình càng ngày càng phong phú, âm thanh ánh sáng và chất xám của các thành viên từ thuở niên thiếu nay đã hoàn tất đại học cùng chung tay đóng góp thiện nguyện. Nhìn ngắm từng khuôn mặt chị biết từ lúc các cháu chỉ vào khoảng 14-15 nay đã bứoc vào tuổi 30 trở lên thương quá là thương, sự gắn bó thương yêu của gia đình và các hội đoàn tôn giáo quy tụ các cháu lại, hướng các cháu đến một lý tưởng chân chính có yêu thương có nhân bản, tình yêu nước yêu dân tộc tự trong tim cho dù có sống tha hương .

Chương trình này sẽ còn biểu diễn vào dịp Tết năm 2018, có thêm phần cuối - mong sẽ có thật đông thật đông khán giản .




Phương xin bổ túc bài viết của chị Ngô Đồng, một tí :-)

Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc - Giới trẻ La San là một đoàn thể chuyên trinh diễn về những điệu múa và hồi trống theo truyền thống văn hoá Việt Nam. Tên của đoàn lấy từ tên thánh bổn mạng, Thánh Gioan La San, quan thầy các nhà giáo dục. Giới Trẻ La San được thành lập vào năm 1990 dưới sự hướng dẫn của Frere Phong với mục đích bảo tồn, phát huy và truyền bá văn hoá Việt và đức tin của người công giáo.

Trong 25 năm qua, đoàn được vinh dự trình diễn văn nghệ, đánh trông để chia sẻ những nét đẹp văn hoá Việt Nam trong những Lễ Hội cho cộng đồng tại vùng Vịnh và quốc tế như:


Tết Nguyên Đán
Tết Trung Thu
Lễ Kính Các Thánh Tử Vì Đạo
Hội Chợ Y Tế
Lễ Hội Văn Hoá Á Châu
Các trận bóng đá - San Jose Earthquakes
Đại Hội Giáo Dục Công Giáo (LA)
Đến Thánh Mẹ La Vang (Las Vegas)
Ngay Thánh Mẫu (Carthage, Missouri)
Đại Hội Giới Trẻ Việt Nam
Đại Hôi Giới Trẻ Thế Giới do Toa Thánh Vatican tổ chức (Gia Nã Đại, Pháp, Roma, Đức, Úc, Ba Tây, và Ba Lan)


Tính tới nay, có hơn 300 thanh thiếu niên nam nữ Việt Nam đã tham gia vào đoàn Văn Nghệ Dân Tôc. Trung bình mỗi năm đoàn phục vụ hơn 10 ngàn khán giá, góp phần giữ gìn, phát huy và truyền bá những nét đẹp của nghệ thuật, văn hoá Việt Nam và đức tin của người công giáo đến nhiều nơi.

Những chương trình lớn thường có thêm sự cộng tác của phụ huynh (thế hệ một), một số các em đang sinh hoạt hiện giờ là con cháu của thế hệ một, của những năm 1990-1995

Thoát đi từ đoàn trống La San San Jose, ngày nay cộng đồng người Việt ở Mỷ có thêm Đoàn Trống La San Houston do sơ Thoa điều hành, thỉnh thoảng 2 đoàn trống nhập lại, nghe rất hùng hồn.

Ngô Đồng
05-04-2017, 07:45 AM
Chị tìm ông "bựa" hoài không ra kìa . Nhớ thời mặc áo cam đứng gác đường cho các cháu thời vác thùng vác đủ thứ sau hậu trường, ấy thế mà đã mấy mươi năm nvhn nhỉ!

nvhn
05-04-2017, 10:52 AM
Chị tìm ông "bựa" hoài không ra kìa . Nhớ thời mặc áo cam đứng gác đường cho các cháu thời vác thùng vác đủ thứ sau hậu trường, ấy thế mà đã mấy mươi năm nvhn nhỉ!


Dạ ông "bựa" giờ về hưu rồi chị. :-) - Nhưng vẫn theo chân các em, khi cần thì sẽ có mặt.