PDA

View Full Version : Cộng đồng các nước Dân chủ



Lotus
05-06-2013, 10:56 AM
Cộng đồng các nước dân chủ - Community of Democracies – là một tổ chức do Liên Hiệp Quốc khởi xướng từ năm 2000, đúng vào đầu thế kỷ 21, đến nay đã được hơn 12 năm. Hội nghị sáng lập ra tổ chức này được gọi là Hội nghị Varsawa do chính phủ Ba Lan tổ chức trong 3 ngày 25, 26 và 27 tháng 6 năm 2000 tại thủ đô Ba Lan. Hai nhà hoạt động chính trị có sáng kiến lập nên tổ chức quốc tế này là nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Branislaw Gérémek và nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Madeleine Albright.

Chính phủ 6 nước đầu tiên hưởng ứng sáng kiến trên đây gồm có: Chile, Tiệp Khắc, Ấn Độ, Mali, Bồ Đào Nha, và Nam Triều Tiên. Các nước này, cùng BaLan và Hoa Kỳ, được coi là 8 nước đồng sáng lập Cộng đồng các nước Dân chủ.

Hội nghị Varsawa đã thông qua Tuyên bố Varsawa nêu lên tôn chỉ và mục đích của Cộng đồng các nước Dân chủ, chỉ rõ những nguyên tắc và nội dung thực thi dân chủ cơ bản là:

- bầu cử tự do, bình đẳng, công bằng;
- tự do ngôn luận, tự do chính kiến;
- tự do tụ tập hòa bình.

Phát biểu tại Hội nghị Varsawa, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hồi ấy là ông Kofi Annan đã ca ngợi Cộng đồng các nước Dân chủ là một tổ chức nhận sứ mệnh phát triển các giá trị dân chủ ra khắp thế giới.

Cộng đồng các nước Dân chủ gồm có 2 mảng thành viên: một mảng là các chính phủ, đại diện các chính phủ, các bộ trưởng các nước thành viên đã là các nước dân chủ, và một mảng là các đại diện các tổ chức hoặc cá nhân thuộc các tổ chức chính trị phi chính phủ, xã hội dân sự ở các nước chưa có dân chủ, đang đấu tranh giành tự do dân chủ,vốn là những giá trị căn bản quý nhất của thời đại.

Đến năm 2006 đã có 16 nước của Liên Hiệp Quốc gia nhập Cộng đồng các nước Dân chủ, là: Cape Verde, Chile, Tiệp Khắc, Nam Triều Tiên, Ấn Độ, Ý, Mali, Mexico, Ma-roc, Mông Cổ, Phillipines, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Nam Phi, El Salvador và Hoa Kỳ. Đến năm 2011 có thêm Lithuania là nước thứ 17 tham gia.

Năm 2007, Cộng đồng ác nước Dân chủ thành lập một Ban thư ký thường trực tại thủ đô Varsawa và năm 2008 đã cử Giám đốc thường trực là ông Bronislaw Misztal, giáo sư Trường Đại học Công giáo (Catholic University of America) ở thủ đô Washington.

Hiện nay Tổng thư ký Cộng đồng các nước Dân chủ là bà Maria Lessner, nguyên là đại sứ Thụy Điển về Dân chủ tại Liên Hiệp Quốc.

Theo quy định, cứ 2 năm Cộng đồng các nước Dân chủ họp một lần ở cấp bộ trưởng. Năm 2002 họp tại Hán Thành; năm 2005 tại Santiago; năm 2007 tại Bamako; năm 2009 tại ở Istambul; năm 2011 tại Lithuania. Năm nay là cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 7, đã diễn ra ở Ulan Bator, Mông Cổ, trong các ngày 27, 28 và 29 tháng 4 vừa qua.

Năm nay là lần đầu tiên dư luận Việt Nam được biết đến về tổ chức mang tên Cộng đồng các nước Dân chủ. Đó là do Bộ Ngoại giao và hệ thống tuyên huấn thông tin của đảng CS và nhà nước VN cố tình che dấu vì coi đó là tổ chức nguy hiểm cho họ. Họ coi đây là một tổ chức chống Cộng quốc tế, thù địch, cần cách ly và cô lập.

Chính phủ VN hiện tại không thể tham gia Cộng đồng này do bản chất phản dân chủ của họ; họ cố tình ngăn chặn không để cho các tổ chức dân sự, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do biết đến, liên hệ, tham gia các cuộc họp của Cộng đồng này.

Được biết cuộc họp ở Mông Cổ vừa qua có 1200 đại biểu thuộc hơn 100 quốc gia tham dự, trong đó đáng chú ý là có 134 đại biểu của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức của xã hội dân sự thuộc 52 nước (19 nước thuộc châu Á, 4 nước Trung Đông, 10 nước châu Phi, 15 nước Đông và Tây Âu và 4 nước Nam Mỹ). Thủ tướng Mông Cổ Novovilin Altankhuyag đã khai mại hội nghị. Bà Tổng thư ký Maria Lessner đã đọc báo cáo chính.

Chủ đề thảo luận năm nay là vấn đề «Giáo dục Dân chủ trong xã hội». Sự kiện dân chủ hóa Miến Điện và dân chủ hóa Bắc Phi và Trung Đông được luận bàn sôi nổi. Việc phát triển mạng lưới châu Á các quốc gia dân chủ cũng được trao đổi rộng rãi.

Rất mong qua những tin tức được phổ biến từ cuộc họp năm nay, các tổ chức phi chính phủ, các đoàn thể xã hội, các chiến sỹ dân chủ, các công dân tự do Việt Nam, ở trong nước cũng như ở nước ngoài, sẽ quan hệ với Cộng đồng các nước Dân chủ và các cơ quan của Cộng đồng để có thêm một lực lượng đấu tranh phối hợp có hiệu quả, nhằm phá tan thế bao vậy, cô lập của chính quyền chuyên chế.

Vấn đề thực thi dân chủ, tự do bầu cử, tự do ngôn luận – báo chí, tự do tôn giáo, tụ tập hòa bình, phát triển xã hội dân sự do Cộng đồng các nước Dân chủ cổ vũ rất trùng hợp với những đòi hỏi sinh tử nóng bỏng của nhân dân Việt Nam hiện nay.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm và có các địa chỉ liên lạc của tổ chức trên đây cùng khá nhiều tư liệu bổ ích khác qua tìm kiếm trên mạng google: Community of Democracies – UN.


Bùi Tín

http://www.voatiengviet.com/content/cong-dong-cac-nuoc-dan-chu/1654472.html

Lotus
05-07-2013, 02:47 AM
Hội nghị Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ

Hội nghị lần thứ VII của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp Bộ trưởng họp tại thủ đô Mông Cổ bao gồm đại diện của gần 100 quốc gia ở cấp bộ trưởng và đại diện các tổ chức Phi chính phủ và xã hội dân sự.

Trong lễ khai mạc sáng ngày 27/4 tại Đại sảnh đường Chính phủ, Thủ tướng Mông Cổ Noroviin Altankhuyag đã đọc diễn văn khai mạc Hội nghị.

Thủ tướng ngỏ lời “chào đón 1200 đại biểu thuộc 100 quốc gia năm châu về tham dự. Kể từ năm 2011, Mông Cổ chủ tọa Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Tiêu điểm trong nhiệm kỳ của Mông Cổ là “Giáo dục dân chủ” được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 2012”.

Thủ tướng còn xác nhận “Mông Cổ quan niệm phát triển và hậu thuẫn cho các xã hội dân sự là điều quan trọng nhất, bởi vì xã hội dân sự là nền tảng của dân chủ. Trong Hội nghị lần thứ 7 của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ cấp Bộ trưởng, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là thiết lập Mạng lưới Dân chủ Châu Á. Đây là sự kế thừa của Mông Cổ như một quốc gia dân chủ Châu Á đối với Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ trên thế giới”.

Dân chủ đang thắng trận ở Châu Á

Tiếp lời Thủ tướng, Bà Maria Lessner, cựu Đại sứ Thụy Điển về Dân chủ, đương kim Tổng thư ký Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ phác họa sự hình thành cùng tiêu đích của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ:

“Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ là mạng lưới độc nhất. Từ Ba Lan và Hoa Kỳ, Bronislav Geremeik và Madeleine Albright là hai ngoại trưởng đã thấy xa và thai nghén công trình này. Cả hai là con đẻ của Thế chiến thứ hai, với sự trải nghiệm cá nhân về đàn áp, độc tài toàn trị, và những ý thức hệ diệt chủng. Họ thấy ra rằng để ngăn ngừa cơn ác mộng khủng bố cho thế hệ tương lai, các nhà dân chủ cần phải cùng nhau cộng tác, tương trợ lẫn nhau và trao đổi ý kiến để tiếp tục cuộc đấu tranh. Đây là lý do họ thành lập Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ vào đầu thiên niên kỷ thứ ba, giúp cho thiên kỷ mới học bài học quá khứ để soi sáng cho tương lai.

Nhưng họ không chú tâm riêng cho cộng đồng các chính phủ. Dân chủ đan dệt từ nhiều sợi tơ và màu sắc khác nhau, đây là cơ sở cho sức mạnh và bền vững. Xã hội dân sự là một trong những sợi tơ này. Do vậy mà Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ bao gồm cả yếu tố của các tổ chức Phi chính phủ, tập họp quanh những nhà lãnh đạo xã hội dân sự quốc tế đại diện các khu vực trên thế giới.

Dân chủ đang dâng lên ở Châu Á. Dân chủ đang thắng trận. Không với sự nổ bùng khởi nguyên, mà theo phương cách Á Châu, từng bước từng bước. Hội nghị cấp Bộ trưởng hôm nay đang chứng kiến sự xuất hiện của một Mạng lưới Châu Á của các Quốc gia Dân chủ, như bộ phận tương ứng của các xã hội dân sự, như một đóng góp của Mông Cổ hậu thuẫn cho sự lớn dậy của nền dân chủ Châu Á.

Nhưng cũng có những đám mây đen. Cộng đồng các quốc gia không có tự do đang trở thành càng lúc càng mạnh mẽ, chia sẻ cho nhau cách hành xử đàn áp xã hội dân sự hay phối trí tấn công chống lại tự do Internet, tuy chưa rõ nét nhưng họ kiên định giảm thiểu sự tự do lập hội và tự do truyền thông. Các nhà báo càng lúc càng bị lâm nạn và bị tấn công hơn bao giờ. Lý do rất giản dị. Cộng đồng các quốc gia không có tự do chẳng có chung biểu giá trị, không có chung ý thức hệ, không theo tôn giáo. Họ buộc chung với nhau trong việc xâm chiếm lợi quyền và quyết không để cho quyền bính bị đánh mất. Họ chia chung kẻ thù với nhau. Kẻ thù của họ là bầu cử tự do, truyền thông phê phán, xã hội dân sự và cá nhân biểu tình trên đường phố. Toàn là những điều gây nguy hại cho bọn lãnh đạo không chấp nhận tự do.

Họ buộc chung với nhau trong việc xâm chiếm lợi quyền và quyết không để cho quyền bính bị đánh mất. Họ chia chung kẻ thù với nhau. Kẻ thù của họ là bầu cử tự do, truyền thông phê phán, xã hội dân sự và cá nhân biểu tình trên đường phố. Toàn là những điều gây nguy hại cho bọn lãnh đạo không chấp nhận tự do.

Cựu ĐS Thụy Điển Maria Lessner

Chúng ta sẽ bàn thảo những điều này trong những ngày tới với các Bộ trưởng các chính phủ cùng với các đại biểu các xã hội dân sự, và Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm tự do lập hội. Chúng ta sẽ đề ra phương cách lật ngược xu hướng trên đây”.

Trong lời phát biểu của Cố vấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Xã hội dân sự và các quốc gia dân chủ vừa xuất hiện, ông Tomicah Tilleman nhấn mạnh:

“Chúng ta đang đối diện trước sự đổi thay kỳ diệu. Và chúng ta sẽ có cơ hội trong những ngày tới bàn các phương cách thay đổi trong thế giới. Công trình và sự hy sinh của biết bao thế hệ dẫn dắt chúng ta tới đây. Nhân danh dân chủ chúng ta hãy vinh danh giây phút này. Nước chủ nhà Mông Cổ vừa cho chúng ta một cơ hội tối hậu. Bây giờ là lúc chúng ta bắt tay làm việc”.

Kết thúc lễ khai mạc, Chủ tịch Diễn Đàn Dân biểu các Quốc hội cho Dân chủ, ông Emanuelis Zingeris nói lên kinh nghiệm của những quốc gia từng sống khổ đau, mất nhân phẩm dưới chế độ Cộng sản:

“Tôi đến từ Lithuania. Chúng tôi đã phải sống năm, sáu chục năm dưới chế độ độc tài Cộng sản. Trong khoảng thời gian 50 năm ấy, chúng tôi hiểu ra rằng thực tại dưới chế độ độc tài không phải là thực tại của chúng tôi.

Chúng tôi đã cố công đối kháng từng ngày để tự bảo với chúng tôi rằng, không, không thể tự biến mình thành thực tại của cộng sản. Cứ thế, chúng tôi đối kháng mỗi ngày.

Lý do vì sao năm 1990, chúng tôi đã hủy bỏ nhanh chóng đảng Cộng sản để trở thành quốc gia dân chủ và gia nhập Liên Âu. Tôi hãnh diện nói rằng Lithuania trở thành Chủ tịch luân phiên của Liên Âu năm 2013. Tôi cũng tự hào để nói rằng Lithuania đã từng được chọn làm Chủ tọa Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ.

Hôm nay chúng ta gặp nhau tại một nước dân chủ Châu Á, Mông Cổ, tôi kêu gọi các quốc gia dân chủ ở Châu Á hãy giúp đỡ cho các nước ở Châu Á đang phấn đấu để thiết lập dân chủ.

Chúng tôi rất quan ngại cho tình hình Bắc Hàn, là ví dụ tiêu biểu của một chế độ độc tài Cộng sản bạo hành. Đồng lúc chúng tôi phấn khởi với nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyi ở Miến Điện. Thật lạ thường khi thấy nhiều Dân biểu Quốc hội Miến tấp nập sang Brussels gặp gỡ chúng tôi tại Hội đồng Châu Âu. Họ không thuộc đảng của bà Aung San Suu Kyi mà thuộc đảng đa số đang cầm quyền. Nhưng chính bà Aung San Suu Kyi chứ không ai khác đã mở cánh cửa cho các thành phần khác trong xã hội đến tiếp cận chúng tôi. Đây là yếu tố vô cùng trọng đại, và chúng tôi kỳ vọng sẽ đến lượt Việt Nam nối gót theo”.

http://www.rfa.org/vietnamese/luvusanvadan-bold-305.gif/image
Ngoại trưởng Mông Cổ Luvusanvadan Bold

VN sẽ có dân chủ

Nhân dịp này, chúng tôi phỏng vấn Ngoại trưởng Mông Cổ, ông Luvusanvadan Bold, về việc Mông Cổ đã đóng góp như thế nào cho dân chủ, sự kế thừa cho dân chủ nói chung và cho dân chủ Châu Á nói riêng ? Ông cho biết:

NT Luvusanvadan Bold: Là một quốc gia dân chủ mới, chúng tôi chuyển hóa từ chế độ độc tài toàn trị sang dân chủ. Đây là một trải nghiệm mà chúng tôi có thể chia sẻ với nhiều quốc gia khác có mặt trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ hôm nay. Sự kế thừa của chúng tôi là làm cho bất cứ ai mang trong mình mối hy vọng đều có thể trở thành một quốc gia dân chủ. Bất cứ ai cũng có thể trở thành một quốc gia dân chủ, bất cứ ai đều có may mắn hoàn thành tiến trình dân chủ hóa. Chúng tôi tin rằng sự ra đời của Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ rất quan trọng, bởi vì nó mang trong mình những giá trị toàn cầu, và chúng tôi có thể đem chia sẻ những giá trị này với mọi người.

Chúng tôi có thể chia sẻ với nhân dân Việt Nam những giá trị dân chủ mà chúng tôi đã tái tạo ở Mông Cổ. Dân chủ bao hàm nhân dân, trao cho nhân dân thực quyền. Dân chủ là trao cho nhân dân mọi quyền cơ bản mà họ phải được hưởng.
NT Luvusanvadan Bold

Ỷ Lan: Cuộc phỏng vấn này sẽ được phát sóng về Việt Nam. Ngoại trưởng có thể nói gì về Việt Nam hôm nay?

NT Luvusanvadan Bold: Vâng, 23 năm trước đây, chúng tôi là thành viên của Cộng đồng các Quốc gia Cộng sản. Hôm nay, Mông Cổ là một thành phần trong Cộng đồng các Quốc gia Dân chủ. Điều này không có nghĩa là tình hữu nghị Việt – Mông đã thay đổi. Chúng tôi vẫn còn hợp tác chặt chẽ với nhau. Thực tình tôi nghĩ rằng hai nước có thể cùng nhau học hỏi. Chúng tôi có thể chia sẻ với nhân dân Việt Nam những giá trị dân chủ mà chúng tôi đã tái tạo ở Mông Cổ. Dân chủ bao hàm nhân dân, trao cho nhân dân thực quyền. Dân chủ là trao cho nhân dân mọi quyền cơ bản mà họ phải được hưởng. Tôi nghĩ rằng sự tiến triển tại Việt Nam đang bước tới từng bước một, và tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ chấp nhận chia sẻ với chúng tôi những giá trị dân chủ.

Ỷ Lan: Ngoại trưởng có tin rằng một ngày nào đó Việt Nam sẽ là một nước dân chủ không ?

NT Luvusanvadan Bold: Chắc chắn thế, chẳng còn nghi ngờ gì nữa.

Ỷ Lan: Xin cám ơn Ngoại trưởng.

Ỷ Lan, Phóng viên Đài Á Châu Tự do tại Ulaanbaata, Mông Cổ.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/7th-min-conf-of-cmnity-of-dem-in-mongolia-04282013141521.html

Lotus
05-07-2013, 11:14 AM
Ông Hoàng Duy Hùng hù dọa người Việt trong các báo Nhà nước CHXHCNVN là không nên thay đổi chế độ cộng sản, thì Trung Quốc sẽ đem quân qua chiếm toàn thể Việt Nam .

Mông Cổ bên cạnh Trung Quốc, chỉ có khoảng 3 triệu dân thôi, nhưng khi Mông Cổ thay đổi chế độ cộng sản thì Trung Quốc không chiếm làm gì vì không có lợi .

http://www.ezilon.com/maps/images/asia/Mongolia-physical-map.gif

Bản đồ Mông Cổ

http://www.ezilon.com/maps/images/asia/Mongolia-physical-map.gif


Sau 1989, Trung Quốc đã có thể xua quân xâm chiếm toàn thể Việt Nam, bởi vì lúc đó không còn liên minh các quốc gia cộng sản Đông Âu viện trợ vũ khí cho VN, nhưng họ đã không làm như vậy .

Nay CHXHCNVN đang có món nợ trên 120 tỷ đô la và nợ ngày càng tăng khủng khiếp, cho dù toàn nước Việt Nam xuống đường xin Trung Quốc nhập chính thức vào trong Trung Quốc thì họ cũng không nhận, chớ đừng nói chi là xua quân qua Việt Nam, trong khi bên trong Trung Quốc , người dân cũng đang chống chế độ .

Không còn kiều hối gởi về đầu tư, không còn viện trợ của các nước dân chủ khác, thì việc sát nhập VN nghèo mang nợ vào lãnh thổ Trung Quốc không mang lợi cho họ .

Người Việt nên tìm hiểu nhiều về thế giới, để không bị cộng sản thuê người dễ dàng hù dọa .

Lotus
06-21-2013, 12:34 PM
Ông Hoàng Duy Hùng hù dọa người Việt trong các báo Nhà nước CHXHCNVN là không nên thay đổi chế độ cộng sản, thì Trung Quốc sẽ đem quân qua chiếm toàn thể Việt Nam .

Mông Cổ bên cạnh Trung Quốc, chỉ có khoảng 3 triệu dân thôi ...

Người Việt nên tìm hiểu nhiều về thế giới, để không bị ai dễ dàng hù dọa .


Miến Ðiện đổi luật chơi với Trung Quốc

Tuesday, June 18, 2013 5:46:37 PM


Ngô Nhân Dụng


Tháng Chín năm 2011, Tổng Thống Miến Ðiện (Myanmar) Thein Sein tuyên bố đình chỉ hợp đồng xây dựng đập nước Myitsone. Bang giao giữa Miến Ðiện và Trung Quốc thay đổi hoàn toàn. Vì ông Thein Sein không hỏi ý kiến, cũng không báo trước cho chính phủ Trung Quốc về quyết định của mình, tuy nói chỉ tạm ngưng nhưng ai cũng hiểu là sẽ chấm dứt công trình đầu tư hơn 3 tỷ 600 ngàn Mỹ kim này.

Chính phủ Miến Ðiện đã ký hợp đồng với Tập đoàn Ðầu tư Ðiện lực Trung Quốc CPI (China Power Investment Corporation) để xây khu đập nước này từ năm 2006, sau nhiều năm nghiên cứu. Gần 500 gia đình, thuộc hai làng đã được lệnh di chuyển chỗ ở từ hai năm trước, nhiều nông dân vẫn quay trở về làng cũ để trồng trọt, vì nơi đất mới khó sống; và phần lớn vẫn chưa nhận được số tiền bồi thường mà công ty CPI hứa hẹn. Trung Quốc đã xây hơn 30 các đập thủy điện ở miền Bắc Miến Ðiện, cung cấp điện cho tỉnh Vân Nam. Khu đập Myitsone là dự án điện lực lớn nhất mà Trung Quốc thực hiện, nếu được hoàn thành thì sẽ đứng trong năm nhà máy thủy điện lớn nhất thế giới, mà 90% điện sản xuất ra sẽ đáp ứng nhu cầu của tỉnh Vân Nam.

Vì thế, khi ông Thein Sein tuyên bố ngưng dự án xây dựng Myitsone, cả Bắc Kinh đã chấn động, như ông Tần Huy, giáo sư lịch sử ở Ðại học Thanh Hoa nhận xét. Tại sao chính phủ Miến Ðiện lại đơn phương xé bỏ một hợp đồng thương mại lớn như vậy mà không tham khảo ý kiến phía bên kia? Nhất là sau khi hai ông Hồ Cẩm Ðào và Thein Sein vừa mới ký một Hiệp định Hợp tác Mậu dịch Chiến lược, vào Tháng Năm năm 2011, hai tháng sau khi ông Thein Sein lên cầm quyền?

Câu trả lời chính thức của chính phủ Miến là: Vì việc xây dựng đập Myitsone bị dân chúng chống đối.

Vì dân chúng chống đối? Quyết định của chính phủ Miến được đọc lên trong một phiên họp của Quốc Hội ở thủ đô Naypyidaw. Bản thông báo của U Thein Sein nói: “Chính phủ Myanmar do dân chúng bầu lên, phải tôn trọng khát vọng và ý nguyện của nhân dân. Chính phủ cũng có bổn phận phải giải quyết các vấn đề dân chúng đang lo lắng. Vì vậy, trong nhiệm kỳ của tôi, tôi quyết định ngưng không xây dựng đập Myitsone nữa.” U Thein Sein cử ông ngoại trưởng sang Bắc Kinh, cũng chỉ để giải thích như vậy.

Trong cuộc bang giao giữa các nước, ít có một chính phủ nào lại giải thích với một nước láng giềng to lớn về một hành động chấm dứt hợp tác, mà lại chỉ nêu lên một lý do giản dị như vậy: Vì dân phản đối.

Quả thật, dân Miến Ðiện đã bày tỏ ý kiến, họ chống đối cả mối quan hệ ngoại giao mà họ thấy người cầm quyền nước họ giống như đã nằm trong túi của nước láng giềng. Bao nhiêu tài nguyên gỗ rừng, mỏ ngọc thạch đều do các ông chủ Trung Hoa khai thác, để bán rẻ sang Tàu. Trong các cuộc biểu tình, thanh niên Miến Ðiện trương lên những biểu ngữ viết, “Ðây là nước Myanmar! Tự Do cho Myanmar! Quỷ ÐraCuLa Trung Quốc cút đi!” (được viết bằng tiếng Anh một cách vụng về: “This is Myanmar Country! Freedom of Myanmar! Dracular (sic) China Get Out!”)

Vụ xây đập Myitsone là giọt nước sau cùng làm tràn ly. Không riêng gì nhà lãnh đạo đối lập Aung San Suu Kyi mà dư luận của giới trí thức, sinh viên, các người bảo vệ môi trường, các chùa Phật Giáo, cả giáo hội Báp Tít trong tiểu bang Kachin, vùng xây đập nước, cũng lên tiếng phản đối. Bắc Kinh đã cử Giáo Sư Tần Huy (Qin Hui) qua Miến Ðiện, đi một vòng trong tỉnh Kachin để tìm hiểu. Nhà sử học này nhận thấy khu Myitsone được người dân Kachin coi như một vùng đất thiêng liêng, có người so sánh với Jerusalem của Thiên Chúa Giáo và Mecca của Hồi Giáo. Ðây là nơi giao lưu của hai con sông Mali và N'Mai trước khi đổ vào sông Irrawaddy, dòng sông chính tạo nên xứ Miến Ðiện, giống như sông Cái (Hồng Hà) của người Việt. Người Miến và người Kachin cùng xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng, từ dăm ngàn năm trước đã kéo xuống đây. Myitsone nghĩa là Hợp Lưu, nơi các con sông tụ lại. Riêng người Kachin thì vẫn quy tụ trong vùng này và từ nhiều thế kỷ, vẫn tiếp tục tranh đấu đòi thêm quyền tự trị. Truyền thuyết nói rằng đây chính là nơi sinh của một “Vua Rồng, Long Quân,” vị thủy tổ của người Kachin, và các con cháu ông. Một thanh niên địa phương nói với Giáo Sư Tần Huy: “Nếu phải xây đập, tại sao họ lại chọn xây ở chỗ này? Họ không hề hỏi ý kiến chúng tôi. Chỉ có mấy ông tướng và mấy ông chủ người Trung Hoa quyết định, rồi họ ra tay làm!”

Cho tới khi Thein Sein quyết định ngưng. Vì dự án bị dân chúng Miến Ðiện phản đối. Quyết định này bất ngờ và can đảm. Vì hai nước đã kết nghĩa từ hơn 20 năm rồi. Khi bị thế giới tẩy chay vì đàn áp đối lập, từ năm 1988 chính quyền quân phiệt Miến Ðiện coi Trung Cộng là chỗ dựa an toàn duy nhất. Trung Quốc là nguồn cung cấp vốn đầu tư lớn nhất và ngoại thương nhiều nhất với Miến Ðiện, qua mặt Thái Lan từ mấy năm qua. Trung Quốc đã xây xa lộ nối liền thành phố Mandalay với Yangoon bên bờ Vịnh Thái Lan, và xa lộ nối liền Yangoon với hải cảng Sittwe bên bờ vịnh Bengal. Ðó sẽ là con đường ngắn nhất nối tỉnh Vân Nam sang Ấn Ðộ dương. Họ thiết lập hai đường ống từ bờ biển Miến ở vịnh Bengal, dẫn dầu và khí đốt nhập cảng từ Trung Ðông, lên tới tỉnh Vân Nam. Họ xây dựng nhiều bến cảng trên bờ vịnh này, cả một căn cứ truyền tin điện tử ngó thẳng sang Ấn Ðộ, một nước thù địch.

Tại Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc Trung Quốc luôn phủ quyết các nghị quyết cấm vận Miến Ðiện. Họ cung cấp cho Miến Ðiện các phi cơ chiến đấu, xe thiết giáp, tầu chiến; và họ huấn luyện Bộ binh, Hải quân và Không quân Miến.

Thực ra phong trào phản đối xây đạp Myitsone ở Miến Ðiện thật ra không được biểu hiện mạnh mẽ và rộng lớn như phong trào phản đối việc khai thác bô xít ở Việt Nam. Dân Miến Ðiện cũng không biểu tình chống Trung Cộng nhiều lần và kéo dài nhiều năm hơn dân Việt Nam. Nhưng chính quyền Miến Ðiện không ngoan cố lên ti vi tuyên bố, “Xây đập Myitsone là một chính sách lớn của Ðảng và nhà nước” như Nguyễn Tấn Dũng đã quả quyết để hăm dọa, bịt miệng dân Việt Nam.

Quan hệ giữa hai nước đã thay đổi. Ngay khi ông Thein Sein giải thích quyết định ngưng xây đập Myitsone với một lý do duy nhất: Vì dân Miến Ðiện phản đối. Với lời giải thích đó, Thein Sein đã thay đổi “luật chơi” trong quan hệ giữa hai nước. Ông viện dẫn một quy tắc: “Chúng tôi do dân chúng bàu lên, cho nên phải tôn trọng ý nguyện của dân.”

Trước khi Thein Sein nói câu đó, cuộc bang giao giữa hai nước hoàn toàn do các tướng lãnh quân phiệt và “các ông chủ Trung Hoa” quyết định. Nay, thêm một cầu thủ mới ra sân: Dân Miến Ðiện. Và Thein Sein đã nhường cho cầu thủ mới quyết định cuộc chơi. Quyết định này còn được thể hiện trong chính sách nội bộ ở nước Miến Ðiện.

Một tháng trước quyết định Myitsone, Thein Sein đã mời lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi tới gặp để bắt tay nhau, mở đầu tiến trình dân chủ hóa. Trước đó, Thein Sein đã bãi bỏ lệnh kiểm duyệt báo chí và kiểm soát các mạng Internet. Trong bản báo cáo về quyền tự do báo chí cho năm 2011-12, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã nâng Miến Ðiện từ hạng 169 lên hạng 151, cao hơn Lào, Việt Nam, chỉ thua Singapore hai bậc; và cao hơn Trung Quốc 23 bậc. Ðảng đối lập Liên minh Dân tộc Dân chủ đã được công nhận và được mời tham dự một cuộc bầu cử bổ túc vào Quốc Hội. Cuộc bỏ phiếu tự do và thẳng thắn, phe đối lập thắng 43 trong số 44 ghế tranh đua. Cả thế giới ngạc nhiên. Ngày nay dân Miến Ðiện có quyền xuất bản báo tự do, tiếng nói của người dân được cất lên. Một đạo luật mới ra đời, công nhận quyền tự do lập công đoàn của người lao động. Có thể nói, ông Thein Sein đã thay đổi luật chơi trên cả hai sân: trong nước và đối ngoại. Và ông được ngay cả các nhà tranh đấu cho dân chủ ở Miến Ðiện kính trọng và tin tưởng.

Tại sao chính quyền quân phiệt Miến Ðiện dám thay đổi nhanh như vậy? Vì họ có can đảm công nhận chính họ đã sai lầm. Từ năm 1962, Tướng Newin cướp chính quyền, công bố theo chủ nghĩa xã hội, đánh tư sản, ngưng giao thương với các nước tư bản; họ đã đưa đất nước vào tình trạng suy đồi, rõ rệt nhất là về kinh tế. Năm 1962, lợi tức theo đầu người ở Miến Ðiện lên tới 670 Mỹ kim một năm, cao gấp đôi Thái Lan và gấp ba lần Indonesia. Sau nửa thế kỷ, lợi tức bình quân của dân Miến Ðiện hiện thấp nhất vùng Ðông Nam Á, bằng một phần sáu dân Thái Lan, một phần ba dân Indonesia. “Chủ nghĩa Xã hội lối Miến Ðiện” hoàn toàn thất bại. Nhưng một ưu điểm của chính quyền quân phiệt là họ không tôn thờ chủ nghĩa Mác-LêNin, không nô lệ một ý thức hệ ngoại lai. Các tướng lãnh vẫn coi sứ mạng của họ là bảo vệ dân, giúp nước, chứ không nhập cảng một ý thức hệ như một tôn giáo mới, bắt toàn dân phải theo. Do đó, khi nhìn thấy con đường sai lầm về cả kinh tế lẫn chính trị, họ có thể sửa đổi tất cả chính sách nội trị và ngoại giao mà không luyến tiếc, rũ bỏ một quá khứ đen tối để đi theo con đường mới.
Chính phủ Miến Ðiện đã thay đổi luật chơi với Trung Cộng, nhân danh nguyện vọng và quyền lợi của người dân....


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168045&zoneid=7#.UcSbgu3wDIU


http://g-ecx.images-amazon.com/images/G/01/askville/1695487_9646960_mywrite/burma_map.gif

http://g-ecx.images-amazon.com/images/G/01/askville/1695487_9646960_mywrite/burma_map.gif

Lotus
06-21-2013, 01:49 PM
Thái Lan không xa Trung Quốc :


Đảng Cộng sản Thái Lan đã tan rã như thế nào?

Nghe mp3 trong :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html/anhvu06082013.mp3/inline.html

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html/anhvu06082013.mp3/download.html



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html/000_ARP2302138-305.jpg/image

Các tu sĩ Phật giáo biểu tình đường phố của Bangkok ngày 15 tháng 1 năm 1975 để yêu cầu thả hai nhà sư bị bắt trước đó 15 năm và bị cáo buộc hoạt động cộng sản.



Trước đây đảng CS Thái Lan là đảng CS lớn thứ nhì tại Đông Nam Á, chỉ đứng sau đảng CS Việt Nam. Cho đến nay đảng CS Thái Lan còn hay mất và sự ta rã của đảng CS Thái Lan đã diễn ra thế nào?

Mục tiêu lật đổ Hoàng gia

Đảng CS Thái Lan, một đảng chính trị bất hợp pháp thành lập ngày 1.12.1942, nhưng tiền thân của nó là đảng Cộng sản Xiêm. Đảng này do ông Hồ Chí Minh, vào năm 1929 đã hợp nhất hai tổ chức cộng sản của người Hoa và người Việt đã có từ trước đó trên đất Thái Lan. Với chủ trương lật đổ Hoàng gia Thái bằng bạo lực.

Cũng như các đảng cộng sản khác ở Á châu bấy giờ, đảng CS Thái Lan theo đuổi chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Với lực lượng là thành phần nông dân và dân nghèo.
Đảng CS Thái Lan lúc đầu dưới sự yểm trợ bằng tiền của quốc tế cộng sản, sau này là bằng cả tiền và vũ khí của cộng sản Trung quốc và Việt nam, thông qua các đảng CS từ các nước Campuchia, Lào, Malaysia...

Nguyên nhân của việc dân chúng theo CS, một cựu thành viên đảng CS Thái Lan, hiện là một học giả nghiên cứu tự do xin không tiết lộ danh tính cho biết:

“Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan. Nhưng các lãnh tụ CS Thái Lan đã thông qua việc lợi dụng lòng ham muốn vật chất của dân nghèo. Mà theo họ, đã có sự bất công, thiếu công bằng trong việc sử dụng nguồn lợi giữa các nhóm người trong xã hội, việc này cần phải được bình đẳng hơn thông qua một cuộc cách mạng…”

Sự ra đời của đảng CS Thái với mục đích đấu tranh cho bình đẳng giai cấp không là mấy, mà mục tiêu cơ bản nhất của họ là lật đổ Hoàng gia Thái Lan.
-Cựu thành viên đảng CS Thái”

Sau khi đảng CS Xiêm ra đời, đảng này đã phát triển nhanh chóng và lôi kéo được thành phần dân nghèo. Song trước sự khủng bố và đàn áp gắt gao của chính quyền, phong trào đã nhiều lúc tưởng chừng bị tan rã. Để đối phó, lãnh đạo đảng CS Xiêm đã chọn lựa, đào tạo một thế hệ lãnh đạo mới, chuẩn bị cho sự ra đời của đảng CS Thái Lan vào ngày 1.12.1942
Năm 1948 theo tài liệu lưu trữ, đảng CS Thái có khoảng 3.000 đảng viên và được sự ủng hộ lớn của nông dân và dân nghèo. Thời kỳ này, đảng Cộng sản Thái Lan hoạt động âm thầm trong bí mật, không có gì nổi trội. Tuy nhiên họ cũng chịu sự khủng bố gắt gao từ phía chính quyền Thái Lan.

Đảng Cộng sản Thái Lan đã tham dự đại hội toàn quốc lần hai của đảng CS Việt Nam và tham gia cuộc họp Quốc tế của các đảng cộng sản và công nhân quốc tế vào năm 1960 tại Moscow. Tại hội nghị này, khi xảy ra mâu thuẫn giữa Liên xô và Trung quốc thì đảng CS Thái Lan đã ngả theo Trung quốc.
Số lượng đảng viên và quần chúng ủng hộ của đảng CS Thái Lan lúc đó tương đối lớn, các tổ chức của đảng này đã có mặt ở hầu hết các tỉnh thuộc miền Bắc, Đông Bắc và miền Nam Thái Lan, kể cả thủ đô Bangkok.
Kể từ năm 1965, khi Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan được thành lập, thì việc sử dụng vũ trang trở thành phương cách đấu tranh chính thức.

Từ đó với sự yểm trợ của các nước cộng sản trong khu vực, thế và lực của đảng Cộng sản Thái Lan đã trở nên rất mạnh, đặc biệt kể từ năm 1969 đảng này đã thành lập Mặt trận yêu nước Thái Lan.



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html/040_bkp230212n5-200.jpg/image

Cựu quân nổi dậy cộng sản Thái Lan Surachai Danwattananusorn, hay còn gọi là Surachai Sae Dan, ảnh chụp năm 2007. AFP PHOTO.


Lúc này dân chúng và học sinh sinh viên theo CS Thái rất đông,
nhất là sau hai vụ bạo động của sinh viên ở thủ đô Bangkok vào các ngày 14.10.1976 và 6.10.1979, khi chính quyền Thái Lan phải thẳng tay trấn áp đẫm máu.

Hậu quả của vấn đề này một GS. hiện là chuyên gia đặc biệt của Viện nghiên cứu thuộc trường Đại học Rachphat Ubonrachthani xin dấu tên cho biết:

“Những người theo CS là những người chịu hậu quả của thể chế chính trị lúc đó, khiến cho họ không thể tồn tại trong đời sống xã hội như người bình thường. Để tồn tại, thì họ chỉ còn cách bỏ vào rừng và cầm súng chống lại để chứng tỏ họ không chấp nhận chính quyền. Cũng như không chấp nhận chính quyền thì bỏ vào rừng là lựa chọn duy nhất. Quan trọng là lý thuyết cộng sản lúc đó lại là lời giải và lối thoát đối với họ…”

Tại thời điểm năm 1977, đảng Cộng sản Thái Lan đã chính thức xây dựng Liên minh các tổ chức đấu tranh cho dân chủ và tự do của Thái Lan, với Quân đội giải phóng nhân dân Thái Lan là chủ lực.
Thời điểm này số đảng viên cộng sản và phiến quân của đảng Cộng sản Thái Lan ước chừng gần một vạn người, và khoảng một triệu người ủng hộ. Đặc biệt trong giai đoạn này một nửa các thành phố Thái Lan đã bị cộng sản xâm nhập. Việc này đã khiến cả phía chính quyền và Hoàng gia Thái Lan đã thực sự lo ngại.

Chính thức tan rã

Bước ngoặt dẫn tới sự phân rã của đảng Cộng sản Thái Lan là từ khi Việt nam đưa quân sang xâm lược Campuchia năm 1979. Hoàn cảnh quốc tế đã thay đổi, buộc chính quyền CS Lào phải cấm đảng CS Thái Lan sử dụng lãnh thổ của mình làm căn cứ kháng chiến như trước đây. Đồng thời quan hệ ngoại giao, thương mại giữa Thái Lan - Trung Quốc được tái lập.
Năm 1980 chính phủ Thái Lan thông qua nghị định số 66/2521 ân xá cho các thành viên CS Thái Lan về chiêu hồi.

Tháng 4/1981 lãnh đạo cộng sản Thái Lan đề nghị được đàm phán hòa bình với chính quyền và chấp nhận yêu cầu bỏ vũ khí trước khi khởi sự việc đàm phán. Tháng 10.1981, tướng Chawalit Yongchaiyud tuyên bố cuộc chiến chống các lực lượng CS Thái Lan đã kết thúc.

Đến năm 1982, Thủ tướng Prem Tinsulanonda đã ký ban hành nghị định 65/2525 tiếp tục ân xá cho các phiến quân CS Thái Lan còn lại. Kèm theo các chính sách ưu đãi như cấp đất, xây nhà và hỗ trợ trong việc ổn định đời sống. Điều đó đã khiến lực lượng của đảng Cộng sản Thái Lan suy sụp nhanh chóng.
Cũng trong thời gian này hai thủ lãnh cao cấp của CS Thái Lan đã bị quân đội chính phủ bắt giữ. Tổ chức đảng CS Thái Lan chính thức tan rã, tuy nhiên ý thức hệ cộng sản chưa mất hẳn. Tới nay vẫn còn lẩn quất trong suy nghĩ của một nhóm người ở nông thôn vùng Đông Bắc, nơi được coi là lãnh địa của lực lượng Áo đỏ.

Các thành viên CS đã ra chiêu hồi đến nay vẫn hoạt động trong tổ chức "Chung tay xây dựng và phát triển dân tộc Thái", một tổ chức quần chúng hoạt động hợp pháp ở Thái Lan. Hiện có nhiều người đang tham gia các đảng chính trị và là Dân biểu Quốc hội.

Sự tan rã của đảng Cộng sản Thái Lan một phần do tác động của các yếu tố quốc tế mang lại. Song về cơ bản yếu tố quyết định là các chính sách hợp lòng người của chính quyền Thái Lan, đã đánh trúng mong muốn của những thành viên phiến quân cộng sản ở mọi cấp.

Một khi con người ta được đánh đổi lại bằng một cuộc sống bình thường, của một con người tự do thì mọi lý tưởng cũng chỉ là thứ xa hoa và phù phiếm.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/how-did-thailand-communist-party-disband-av-06082013114838.html

Lotus
06-26-2013, 04:20 AM
http://www.youtube.com/watch?v=SWb_RMVwr-8

Lotus
07-05-2013, 02:19 AM
04.07.2013



https://www.youtube.com/watch?v=LY9hqeSK2rg