PDA

View Full Version : Thời kỳ Hùng Vương



Triển
06-01-2013, 12:38 AM
Nhận thức về thời kỳ
HÙNG VƯƠNG

Phan Hưng Nhơn


(* nguồn: báo Viên Giác 194)

http://3.bp.blogspot.com/_pbcwU4x8sv0/TM6Qbb3B29I/AAAAAAAAAqU/Mf1CES_0QnM/s320/02_hungvuong.jpg

Sử liệu của con người từ xa xưa để lại trong mọi địa
hạt đều quá mong manh. Vì vậy nghiên cứu về thời kỳ
Hùng Vương là một việc rất khó khăn từng gây phân vân
cho các sử gia.

Nghiên cứu về thời kỳ Hùng Vương không chỉ là
nghiên cứu một giai đoạn lịch sử thông thường mà là
một giai đoạn có thể trùng hợp với quá trình hình thành
của tộc dân tổ tiên của người Việt Nam ngày nay.
Thư liệu về thời kỳ Hùng Vương lại quá mơ hồ hay ít
ỏi nên cũng đã có lắm kẻ đời sau ngần ngại e dè không
dám xác nhận thời kỳ Hùng Vương có thật hay không?
Thiết nghĩ trong công cuộc tìm hiểu về thời kỳ Hùng
Vương, cần phải nghiên cứu tận dụng các tư liệu sử học,
truyền thuyết, những tài liệu nhân chủng học, ngôn ngữ
học và nhất là khảo cổ học về môn này có thể giúp đời
nay tìm tòi được những hiện vật của những nền văn hóa
cổ chôn vùi trong lòng đất có khả năng phục hồi lại bộ
mặt quá khứ của xã hội của thời mà loài người chưa biết
ghi lại lịch sử của mình.

THỜI KỲ HÙNG VƯƠNG

Niên đại của thời kỳ Hùng Vương

Những truyền thuyết hay thần thoại hoặc những tài
liệu thư tịch lịch sử vẫn chỉ giúp cho chúng ta những ấn
tượng bao quát hay những hiểu biết đại thể về thời kỳ
Hùng Vương, nhưng vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu
căn bản: có được những tư liệu chính xác về thời kỳ
Hùng Vương. Để đáp ứng nhu cầu đó, hiện nay các nhà
khảo cứu về thời kỳ Hùng Vương đã phải động viên đến
một nguồn tư tưởng khác đầy khả năng: đó là những tài
liệu khảo cổ.

Tài liệu khảo cổ từng chứng minh trước khi bị xâm
lược và đô hộ, dân Việt Nam đã có những nền văn hóa
phát triển độc lập và phong phú. Vậy hãy tìm những nền
văn hóa khảo cổ nào có thể được xem tương đương với
thời kỳ Hùng Vương? Tiếp đó là so sánh những gì dự
đoán có thể tương đương giữa những tư liệu lịch sử,
truyền thuyết và các chi tiết cụ thể khảo cổ.

Sách Việt Sử Lược ghi 18 đời Hùng Vương dài khoảng
400 năm, từ Trang Vương nhà Chu đến cuối nhà Chu (từ
thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch).
Sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại từ sách Lĩnh
Nam Chích Quái cho biết họ Hồng Bàng từ Kinh Dương
Vương đến Hùng Vương thứ 18 dài 2622 năm.

Các sử gia thời Nguyễn, tác giả sách Việt Sử Thông
Giám Cương Mục cho thời gian tồn tại của họ Hồng Bàng
dài 2622 năm là không có căn cứ và đặt câu hỏi: „Tất cả
2622 năm, sự đó không biết sử cũ khảo cứu ở đâu?“.
Do thư tịch xưa có nhiều ý kiến khác nhau như vậy,
nên giới khảo cổ sử học trong mấy năm gần đây phải kết
hợp với truyền thuyết, truyện dân gian, thần tích, dân
tộc học, tài liệu khảo cổ học để nghiên cứu xác định niên
đại của thời kỳ Hùng Vương như sau:

Triển
06-01-2013, 12:42 AM
http://i.imgur.com/CnX5qyS.png

Triển
06-01-2013, 12:50 AM
„Thời Á Hồng Bàng, thiên dân hóa dân thành thịnh ấp“.
Theo các nhà khảo cổ, giai đoạn hình thành nước
Văn Lang kinh qua những giai đoạn như sau:

- Sự hình thành Bộ Lạc Văn Lang: diễn ra cuối thời
đại đá mới hậu kỳ. Thời gian khoảng từ 2000 năm đến
1500 năm trước Tây lịch.

- Cư dân Bộ Văn Lang chuyển sang sơ kỳ thời đại
đồng thau, kéo dài từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ 7 trước
Tây lịch.

- Sự hưng khởi của Nước Văn Lang: Việc thành lập
Nước Văn Lang trùng hợp với thời kỳ hưng thịnh của thời
đại đồng thau. Thời đại các vua Hùng là từ thế kỷ thứ 7
trước Tây lịch đến thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch.

Vậy cũng nên hiểu rằng niên đại 4000 năm trước đây
vào cuối thời đại đá mới là niên đại chỉ bước đầu hình
thành Bộ Văn Lang, khởi đầu lịch sử của dân tộc Việt
Nam. Còn nói nước Văn Lang được thành lập vào khoảng
thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch có nghĩa là thời khởi đầu Lập
Quốc của vua Hùng, khởi đầu của Thời Đại Hùng Vương.

Nhận thức về thời kỳ Hùng Vương

Thời kỳ Hùng Vương thuộc về huyền sử. Ngày nay
còn sót chăng chỉ một số truyền thuyết. Tư liệu về Hùng
Vương được viết vào thời Đinh, Lê, Lý, Trần, hơn ngàn
năm sau thời kỳ dựng nước nên con số 18 vị Hùng
Vương vẫn là con số của huyền sử.

Tên tuổi, thứ bậc của các vị Hùng Vương cũng không
một đấng hậu duệ nào hiểu biết. Sử liệu hay truyền
thuyết cũng chỉ thường nói đến nào là Hùng Vương thứ
nhất, Hùng Vương thứ sáu hoặc Hùng Vương thứ 18 mà
thôi chứ không thấy nói đến tên tuổi. Mãi đến năm 1572,
triều đình nhà Lê nhận thấy là theo sử liệu là các tiền
nhân xa xưa như Lộc Tục, Sùng Lãm đều có tên tuổi,
niên hiệu rõ ràng, còn các vị hậu duệ đời sau của họ lại
vô danh nên ra lệnh cho sử quan Nguyễn Bính đặt tên
cho các vị vua Hùng. Nên từ đời Lê này mới có những
danh xưng như Hùng Hiền Vương, Hùng Duệ Vương
v.v… nghĩa là những danh xưng bằng Hán ngữ. Thời
Hùng Vương chưa có tiếp xúc với Hán Tộc, lẽ nào các
vua Hùng lại dùng một ngôn ngữ ngoại quốc chưa hề
biết để đặt tên cho mình ?

Điều cần chú ý là các danh từ trong các tư liệu về
thời đại Hùng Vương đề là những danh từ Hán hoặc đặt
bằng chữ Hán cho một đối tượng trước đó không có tên
hay đã có tên nhưng nay bị thay thế, hoặc dùng chữ
Hán ghi âm một số tiếng địa phương.

Văn Lang, Lạc Việt đều là những danh xưng do người
Hán đặt ra. Tên gọi 15 bộ của nước Văn Lang là những
tên xuất hiện đời Đường mà các sử gia ta chưa mượn
tạm để dùng chỉ định miền đất thời Hùng Vương tồn tại
trong lúc chưa tìm được tên gọi chính xác của thời Hùng
Vương.

Nguồn gốc dân Bộ Văn Lang

Những thời kỳ xa xưa cách đây hàng vạn năm đã để
lại dấu vết nhiều người cổ ở Kéo Lèng (Lạng Sơn) và Tân
Lập (Yên Bái). Họ là những người cổ thuộc hậu kỳ thời
đại đá cũ từng được các nhà khảo cổ nghiên cứu và sắp
loại vào lớp Người Khôn Ngoan Hóa Thạch (Homo
Sapiens Fossilis).

Từ thời đại đá mới trở về sau di tích người cổ ở Bắc
Phần Việt Nam khá phong phú. Nghiên cứu hàng trăm sọ
cổ tìm thấy rãi rác ở nhiều tỉnh thuộc miền núi và đồng
bằng Bắc Phần Việt Nam, các nhà khảo cổ nhận thấy sự
hiện diện ngày xưa tại đây của nhiều loại hình nhân
chủng khác nhau rõ ràng về thể chất như Melanésien
Néegrito, Indonésien và Mongoloid nhưng chỉ có giống
Melanésien và Indonésien là trọng yếu. Tất cả tuy cư trú
ở những địa phương khác nhau nhưng cùng chung một
nguồn gốc là những người cổ khôn ngoan hóa thạch ở
Lạng Sơn, Yên Bái.
Những người Mélanésien trong thời đại đá mới là chủ
nhân nền văn hóa Hòa Bình và nền văn hóa Quỳnh Văn
và một vài nơi như Đông Thước, Làng Cườm thuộc nền
văn hóa Bắc Sơn. Như thế địa bàn cư trú của người
Mélanésien vào sơ kỳ thời đại đá mới là vùng Hòa Bình
và lân cận và vùng ven biển tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Vào thời này các bộ tộc dân cư giáp giới phía Nam gọi
những người Mélanésien này là dân DOAN. Đến cuối thời
đại đá mới không còn thấy dấu vết nào của loại hình
nhân chủng Mélanésien tại các vùng này và chỉ thấy lác
đác vài nơi ở vùng đồng bằng. Xu hướng ngày càng thấy
loại hình nhân chủng này càng ít hơn tại Bắc Phần Việt
Nam. Có thể họ đã bị đồng hóa với loại hình nhân chủng
Indonésien đang cùng tiến chiếm đồng bằng Bắc Việt
hoặc có thể một bộ phận di cư đi nơi khác. Lưu truyền
cho biết người Mélanésien có tài đi biển thường hay lợi
dụng gió mùa để tiến xa xuống phương Nam hoặc lên
miền Bắc.
Nhưng người thuộc loại hình nhân chủng Indonésien
là chủ nhân chủ yếu của nền văn hóa Bắc Sơn. Địa bàn
cư trú của họ là vùng rừng núi Bắc Việt. Vào thời này
dân cư vùng giáp giới phía Bắc và phía Tây gọi họ là dân
KEO. Vào thời đại đá mới họ tiến xuống vùng đồng bằng
sông Hồng và sông Mã tiếp xúc với dân DOAN
(Mélanésien) làm cư dân những vùng này để về sau
sáng tạo nên những nền văn hóa đồng thau trong đó có
nền văn hóa Đông Sơn.

Triển
06-01-2013, 12:54 AM
Từ hậu kỳ thời đại đá mới họ đã di cư xuống đồng
bằng càng ngày càng nhiều, số dân ở đồng bằng mới
phát triển nhanh, công cuộc khai phá đồng bằng mới
thật sự bắt đầu.

Từ đây các liên minh các bộ tộc khác nhau đã phát
sinh ra một loại hình nhân chủng mới: loại NAM Á. Chính
hai loại hình nhân chủng Indonésien và Nam Á sẽ đóng
vai trò quan trọng trong sự cấu thành thành phần nhân
chủng của cư dân bộ tộc mà về sau được người đời sau
gọi là bộ tộc người Việt Nam cổ.

Nên nhớ rằng ngay từ khoảng đầu thiên niên kỷ thứ
2 trước Tây lịch, gần hầu hết lãnh thổ Bắc Phần Việt
Nam thời này đã có nhiều bộ tộc có quan hệ gần xa với
nhau sinh sống. Những người này đã sáng tạo nên
những nền văn hóa rực rỡ ở khắp các miền. Giữa những
nhóm người này, mối quan hệ giao lưu trao đổi h.a hợp
không ngừng được tăng cường hình thành những tập
đoàn người đông đúc hơn với sự thống nhất văn hóa
trong từng khu vực lớn hơn: lưu vực sông Hồng và lưu
vực sông Mã.

Từ hai lưu vực này, xu thế thống nhất ngày càng
được đẩy mạnh. Từ nửa đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước
Tây lịch, với sự thống nhất của người Việt cổ hay Tiền
Việt đã được thực hiện để hình thành BỘ VĂN LANG do
thị tộc Hồng Bàng lãnh đạo.

Do những biến đổi vừa nói trên, vai trò của người
đàn ông trong gia đình dần dần trở nên quan trọng và
cần thiết bởi các hoạt động kinh tế, trồng trọt, chăn
nuôi, thủ công… ngày càng đòi hỏi nhiều công sức. Vì
vậy ở Bộ Văn Lang chế độ phụ hệ được xác lập dần dần
thay thế cho chế độ mẫu hệ tồn tại từ hàng trăm năm
trước. Con cái được tính theo huyết thống người cha
thay vì theo dòng mẹ. Đứng đầu các thị tộc và bộ lạc bắt
http://i.imgur.com/PIFalBa.png

Dân cư bộ Văn Lang chuyên làm ruộng lúa nước.
Sách Hoài Nam Tử Thiên Nguyên Đạo của Trung Hoa
từng ghi „Ở miền nam Cửu Nghi người ta làm việc trên
cạn rất ít làm việc dưới nước thì nhiều, nên dân vẽ mình
cho giống lân trùng“. Tục xăm mình để xuống nước khỏi
bị giao long sát hại phát sinh từ đó.

Nhưng cùng thời với sự phát triển kỹ thuật đồng thau
nâng cao điêu luyện mọi ngành nghề làm đời sống cư
dân bộ Văn Lang ngày càng phong phú. Từ đó dân cư
Văn Lang đã từ bỏ xã hội nguyên thủy bước sang xã hội
văn minh. Thêm vào đó sự phồn thịnh ở những vùng có
kinh tế phát triển của bộ Văn Lang cũng là đầu mối cho
những cuộc chiến tranh cướp bóc thường tiến hành theo
mùa trong những vụ thu hoạch lúa cũng đòi hỏi một sự
ổn định cần thiết. Tất cả các bộ lạc cần có một Nhà
Nước để quản trị mọi sinh hoạt.

Khoảng thế kỷ thứ 7 trước Tây lịch, người Tù trưởng
bộ Văn Lang đã được các bộ khác qui phục và suy tôn
làm lãnh tụ tối cao KHUN của bộ liên hiệp mới có tên mà
sau này được biết là Nước Văn Lang (Đại Việt Sử Lược
do Tiền Hy Tộ ghi: „Đến đời Trang Vương nhà Chu – năm
696-682 trước TL- ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc tự xưng là Hùng Vương,
đóng đô ở Văn Lang, hiệu nước là Văn Lang). KHUN là
danh xưng địa phương thời đó của lãnh đạo của liên
minh bộ lạc Văn Lang (nay gọi là nước Văn Lang) về sau
được phiên âm và phiên dịch sang Hán ngữ là HÙNG:

Các sử gia Việt Nam đời Lê mường tượng thời các vị
Hùng, ý thức vương quyền đã có mới thêm kèm từ
VƯƠNG vào mới thành danh xưng HÙNG VƯƠNG. Cũng
có người nói rằng các sử gia đời Lê đã mượn danh xưng
Hùng Vương của vì vua nước Sở bên Trung Hoa.
Sách Lĩnh Nam Chích Quái từng cho biết vào thời
Hùng Vương dựng nước, dân mỗi khi gặp khó khăn thì
dùng tiếng „BỐ“ để gọi người đứng đầu của mình cứu
giúp. BÔ, BỐ, BUA rồi VUA đánh dấu sự phát triển biến
âm của ngôn ngữ dọc theo thời gian người dân thời xưa
có khái niệm từ „VUA“ trùng với „BỐ“: người đứng đầu
một cộng đồng. Từ VƯƠNG trong HÙNG VƯƠNG (Vua
Hùng) có nghĩa ấy mà từ HÙNG cũng có nghĩa ấy. Thật
ra mãi đến thời kỳ tiếp xúc với ý thức vương quyền
người ta mới dùng từ VUA vừa là phiên dịch và phiên âm
sang chữ Hán cách gọi tên của người Việt Nam thời cổ
về người đứng đầu của dân tộc mình.

Như thế, từ những nhóm người có quan hệ gần xa
với nhau, sống trong từng khu vực riêng tiến lên hình
thành một quốc gia thống nhất ở thời các vua Hùng, mối
quan hệ đồng hóa, hòa hợp bao trùm lên tất cả, song
trong một giai đoạn nào đó, ở vùng nào đó, những cuộc
chiến tranh bộ lạc có thể không tránh khỏi. Chắc hẳn con
đường lớn trong quá trình hình thành lãnh thổ thời Hùng
Vương còn phức tạp phong phú hơn nhiều. Lãnh thổ này
từ trung tâm sông Hồng, sông Mã đã vươn tới Hoành
Sơn ở phía Nam cho đến miền Nam tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây và từ biển Đông cho tới biên giới Việt-Lào
ngày nay.

Triển
06-01-2013, 01:52 AM
http://i.imgur.com/CnfWxei.png

http://i.imgur.com/LXUSfuB.png

(còn nữa)

Triển
06-02-2013, 01:25 AM
Về phần NHÂN CHỦNG SINH LÝ HỌC nhiều nhà
nghiên cứu quốc tế như Pierre Huard, A. Bigot hay
Graziani từng nghiên cứu nhiều về sọ người cổ ở Đông
Dương, đều công nhận rằng người Việt Nam ngày nay là
thành quả của sự kết hợp của những giống người đã gặp
gỡ ở Bắc Việt vào thời viễn cổ và theo sọ người thì người
Việt Nam nguyên thủy thuộc loại hình nhân chủng
Indonésien-cổ. Về tập đoàn huyết hệ thì người Việt Nam
thuộc tập đoàn huyết hệ Nam-Á.

Ngành DÂN TỘC HỌC cũng xác nhận nhân dân Việt
Nam gần tới ngày nay vẫn còn giữ được những cổ tục
của các dân tộc Đông Nam Á như tục nhuộm răng đen,
tục xăm mình hay tục ăn trầu cau, lối ăn uống hay xây
cất nhà cửa.

Như thế có thể nhận thức rằng các tài liệu ngôn ngữ
học, dân tộc học và nhân chủng sinh lý học cũng đóng
góp với khảo cổ học để chứng minh người Việt Nam quả
thật có nguồn gốc tại Bắc Phần Việt Nam chớ không phải
từ một nơi nào khác. Tổ tiên họ là dân KEO cư dân cổ
đại từng cư trú lâu đời ở vùng trung du và đồng bằng
Bắc Phần Việt Nam và đã từng sáng tạo ra những nền
văn hóa huy hoàng phong phú và liên tục Phùng
Nguyên, Gò Mun, Đồng Dậu và Đông Sơn. Nhiều vết tích
của họ đã được các nhà khảo cổ phát hiện dọc theo lưu
vực sông Hồng và sông Mã chứng tỏ sự hiện diện liên
tục của họ ở đây hàng thiên niên kỷ trước Tây lịch.

NHẬN THỨC VỀ SỬ LIỆU THỜI TIỀN SỬ

1)- Vì mục đích nào các Thái Thú Trung Hoa ra
lệnh hủy diệt mọi vết tích bằng chứng về nguồn
gốc chính xác của dân tộc Việt Nam ?

Sử liệu Việt Nam cũng như sử ngoại quốc về Việt
Nam đều cho biết trong thời bị Bắc thuộc, các Thái Thú
Trung Hoa như Mã Viện, Nhâm Diên, Tô Định, Tích
Quang, Sĩ Nhiếp… đều ra lệnh cho quân viễn chinh triệt
để thủ tiêu mọi gia phả, tộc phả, phá hủy các bia đình,
tịch thu các trống đồng, thạp đồng cùng hủy diệt mọi di
tích, bút tích có ghi chép nguồn gốc dân tộc bản xứ
cũng đồng thời cho phổ biến những thư liệu giả tạo rằng
dân Giao Chỉ có nguồn gốc tại Trung Hoa. Một mặt họ
cấm dân địa phương không được dùng tiếng nói và chữ
viết của mình. Mục đích họ chỉ làm cho con dân Giao Chỉ
các đời sau tưởng lầm mình là con cháu nhà Hán, nhà
Đường, nhà Tống bên Tàu mà quên đi sự đối kháng. Câu
hỏi đặt ra là nếu dân Việt Nam xưa quả thật có nguồn
gốc ở bên Tàu thì cần gì các Thái Thú Tàu phải hủy diệt
mọi di tích về nguồn gốc thực sự của dân bản xứ.

2)- Nhận thức của các sử gia xưa về truyện
Hồng Bàng Thị và nguồn gốc dân tộc Việt Nam
Khi soạn sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Ngô Sỹ Liên
cho biết vì không có sử liệu nào từ xưa lưu lại về thời
tiền sử cách trước thời ông cả mười mấy thế kỷ nên ông
đành chép lại truyện Hồng Bàng Thị từ sách Lĩnh Nam
Chích Quái của Trần Thế Pháp. Nhưng thật sự sách Lĩnh
Nam Chích Quái chỉ là một sách sưu tầm truyện cổ mà
trong đó Trần Thế Pháp đã ghép nhiều yếu tố của truyền
thuyết dân gian Trung Hoa với truyền thuyết dân gian
Việt Nam cùng phỏng theo những sách Trung Hoa như
Tài Ký Quỹ của Trương Quang Phòng đời Tống, Nam Hải
Cổ Tích Ký của Ngô Lai đời Nguyên hoặc từ các tiểu
thuyết đời Đường. Chính Ngô Sỹ Liên cũng không tin là
truyện Hồng Bàng Thị của sách Lĩnh Nam Chích Quái là
có thật nên ông chỉ chép truyện này vào phần NGOẠI KỶ
của sách Đại Việt Sử Ký Toàn Thư. Ngoài ra ông còn
phân trần rằng: „cổ thuật kỳ cựu dĩ truyền nghi yên“,
tạm kể truyện cổ để truyền lại đều nghi hoặc. Đã thế
ông còn nhắn lại rằng Tín thư bất như vô thư, tin sách
thì thà đừng có sách. Nói cách khác, Ngô Sỹ Liên đứng
trên lập trường một sử gia nhận định điều có lý và điều
vô lý, đã nói rõ là KHÔNG TIN ĐƯỢC.

Các sử gia Việt Nam xưa đều biết rõ sở dĩ sử sách
Trung Hoa rất ít nói đến Thần Nông Hoàng Đế vì đó chỉ
là nhân vật của huyền sử Trung Quốc, nghĩa là chưa
chắc đã có thật. Trong một số ít sách có nói đến Thần
Nông như sách Đế Vương Thế Kỷ của Hoàng Phủ Mật,
Cổ Sử Khảo của Tiêu Chú, sách Thông Giám Thế Kỷ của
Lưu Thú đều ghi rõ dòng họ Thần Nông truyền được tám
đời đến đời Đế Du Võng thì bị Hiên Viên làm cho tuyệt
tự. Câu hỏi được đặt ra là nếu dòng họ Thần Nông đến
đời Đế Du Võng bị tuyệt tự thì làm sao sanh sản được
con cháu đông đảo thành dân Việt Nam sau này?

Vì biết truyện Hồng Bàng Thị không thật nên trong
sách Đại Việt Sử Ký sử gia Lê Văn Hưu không nói gì đến
họ Hồng Bàng. Trong sách An Nam Chí Lược sử gia Lệ
Tắc cũng không nhắc nhở gì đến Thần Nông hoặc Kinh
Dương Vương. Sử gia Ngô Thì Sỹ thì nói rằng truyện
Hồng Bàng Thị tràn đầy những việc quái đản khó tin.
Trong sách Dư Địa Chí, Nguyễn Trãi cho biết ông không
thừa nhận việc nước Nam ta xưa nằm trong địa phận
chín châu ở Trung Hoa. Các sử gia triều Nguyễn trong
bản tấu lên vua Tự Đức có nói rõ rằng Trần Thế Pháp đã
phỏng theo truyện Liễu Nghị của tiểu thuyết Đường Kỷ
của Lý Triều Uy đời Đường bên Tàu để viết ra truyện
Hồng Bàng Thị. Về nguồn gốc Thần Nông họ đưa ra câu
hỏi: „Không rõ sử gia xưa tham khảo ở đâu?“. Vì vậy
trong sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục
do họ soạn, các sử gia triều Nguyễn bác bỏ lập luận
chép quốc thống bắt đầu từ Kinh Dương Vương.

Triển
06-02-2013, 01:27 AM
VÀI SAI LẦM QUAN TRỌNG TRONG TRUYỆN
HỒNG BÀNG THỊ

a)- Theo sách Lĩnh Nam Chích Quái, Kinh Dương
Vương là con của Đế Minh, cháu ba đời Viêm Đế họ
Thần Nông bên Trung Quốc. Như vậy Kinh Dương Vương
là huyền tôn (chút) của Viêm Đế. Nhưng sử liệu lại cho
biết Kinh Dưoơng Vương trị vì nước Xích Quỹ vào năm
2879 trước Tây lịch, nhưng Viêm Đế thì cai trị Trung Hoa
thời gian từ năm 2727-2697 trước Tây lịch. Nghĩa là
huyền tôn Kinh Dương Vương trị vì 142 năm trước Cao
Tổ Viêm Đế: Đó là một việc không thể xảy ra trong thực
tế và là một trong những sai lầm của truyện Hồng Bàng
Thị, chứng tỏ truyện này không thật.

b)- Truyện Hồng Bàng Thị nói trăm người con trai
của Lạc Long Quân và Âu Cơ là trăm ông tổ của TRĂM
TỘC Bách Việt ở Trung Hoa. Nhưng theo sử gia Trung
Hoa Tư Mã Thiên, người đầu tiên sử dụng danh xưng
Bách Việt từ BÁCH mà ông đã dùng chỉ có nghĩa là
NHIỀU. Ngay trong sách Sử Ký của ông khi nói về các
tộc Bách Việt mà ông đã nêu tên thì số lượng tộc ông đã
nêu tên chỉ khoảng 20 tộc. Sử gia khác của Trung Hoa là
La Bí đời Tống cũng đã quả quyết xác nhận trong sách
LỘ SỬ rằng nhóm Bách Việt chỉ bao gồm khoảng 20 TỘC
KHÁC NHAU TỪ HUYẾT TỘC cùng TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA:
nhưng chỉ vì có một số nét sống giống cư dân của nước
Việt của Câu Tiển nên được Tư Mã Thiên đặt tên là Bách
Việt để phân biệt với dân Hồ Hán ở phương Bắc. Phải
chăng tác giả truyện Hồng Bàng Thị đã lầm lẫn từ câu
chuyện túi bách noãn của người Mường thành ra túi
trăm trứng nên đã phải biến luôn truyện 20 tộc Việt
thành trăm tộc Việt.

c)- Theo truyện Hồng Bàng Thị, họ Hồng Bàng trị vì
theo lối phụ đạo „cha truyền con nối“ được 18 đời trong
2622 năm. Như thế tính trung bình mỗi vị vua Hùng đã
trị vì trong khoảng 144 năm. Tất nhiên thời gian thọ còn
lâu hơn thời gian trị vì. Dầu là thời thượng cổ đi nữa
cũng không thể có dòng họ nào suốt 18 đời liên tiếp
người nào cũng thọ trên 140 năm cả? Tuổi thọ trung
bình quá đáng của vua Hùng làm cho truyện Hồng Bàng
Thị khó được tin là có thật.

d)- Lộc Tục sinh ra rồi ở lại quê mẹ. Sùng Lãm sinh
ra rồi cũng ở lại quê mẹ. Như thế họ đang sống dưới chế
độ mẫu hệ. Mâu thuẫn như thế là ở điểm cùng thời lại có
chuyện Đế Minh phong cho Lộc Tục làm vua ở phương
Nam hoặc truyện Kinh Dương Vương truyền ngôi lại cho
con mình làm vua trên một lãnh thổ không thuộc quyền
cai trị của mình vì vào thời đó phạm vi vương quyền của
Tam Hoàng đang còn ở lưu vực sông Hoàng mà thôi.
Còn như nói đang ở chế độ phụ hệ thì làm sao có được
chuyện loạn luân cháu Âu Cơ lấy chú ruột là Lạc Long ?

Triển
06-02-2013, 01:31 AM
http://i.imgur.com/BowXON5.png
Những nhân vật của truyền thuyết thường gắn liền
với địa phương qua các truyện tích hay di tích lịch sử.
Truyền thuyết về Thánh Dóng liên hệ tới vùng sông Cầu,
sông Đuống, núi Sóc. Truyền thuyết về Chữ Đồng Tử
liên hệ tới vùng Khoái Châu, Kim Đồng, Duy Tiên. Truyền
thuyết về Tản Viên liên hệ tới vùng Phú Thọ, Sơn Tây,
Hà Đông và Hà Nam. Chính tại những nơi này, khảo cổ
học đã khám quật được rất nhiều di vật thời tiền sử.
Những tên đất, tên núi, tên sông nêu lên trong các
truyền thuyết xưa như Hy Cương, Sóc Sơn, Núi Tản, làng
Phù Đổng, làng Chữ Xá, đầm Nhật Dạ, đất Nga Sơn đều
nằm trong lãnh thổ Bắc Phần Việt Nam. Không hề thấy
một địa danh nào của truyền thuyết nhắc đến một địa
danh nào ở Trung Hoa cả.

Nói tóm lại hiện nay các ngành khoa học hiện đại từ
khảo cổ học, ngôn ngữ học, dân tộc học cũng như nhân
chủng sinh lý học đều xác nhận rằng dân tộc mà ngày
nay được gọi là dân tộc Việt Nam là hậu duệ của dân
KEO, cư dân cổ đại từng cư trú lâu đời ở vùng trung du
và đồng bằng Bắc Phần Việt Nam từ những thời xa xưa
của lịch sử. Và dân KEO từng thuộc vào loại hình nhân

Triển
06-02-2013, 01:33 AM
chủng Indonésiên-cổ và Nam-Á. Vết tích cư trú của dân
KEO đã được các nhà khảo cổ phát hiện rất nhiều dọc
theo lưu vực sông Hồng và sông Mã, chứng tỏ sự hiện
diện liên tục của họ ở đấy hàng thiên niên kỷ trước Tây
lịch. Họ thật sự có nguồn gốc tại chỗ chớ không phải từ
bên ngoài du nhập vào.

Về phần sử liệu xưa về nguồn gốc dân tộc thì lại bao
gồm những thư liệu mâu thuẫn, quái đản khó tin. Chẳng
những các sử gia danh tiếng xưa đều không tin mà
người đời nay cũng đầy phân vân nghi ngờ. Người viết
sử không có tài liệu để viết lại dựa vào những thư liệu vu
vơ. Đã thế họ chỉ viết sử từ 13 đến 15 thế kỷ sau thời kỳ
dựng nước. Chúng ta tin rằng người viết sử đã chép
đúng những sự việc đã xảy ra trong đời ông, hoặc trước
đấy không lâu nhưng chúng ta cũng nên biết những khi
sử gia chép lại những việc xảy ra mười mấy ngàn năm
trước thì họ chỉ còn cách là tra cứu các văn kiện của
Trung Hoa để lại. Nhưng sử của sử gia Trung Hoa biên
soạn không tránh khỏi có những quan điểm sử học sai
lầm phiến diện. Thêm vào đó cần lưu ý đến điểm là các
sử gia Việt xưa do ảnh hưởng của Hán nho, chịu ảnh
hưởng Tư Mã Thiên rất sâu sắc mà Tư Ma Thiên, phản
ảnh tư tưởng bành trướng đế quốc chủ nghĩa của Hán
Vũ Đế cho nên trong bộ Sử Ký của ông, nhiều dân tộc
lớn nhỏ ở chung quanh Hán tộc đều là con cháu của
Thần Nông, Hoàng Đế cả. Sách sử thật sự không nói đến
dân tộc và gần như chỉ là gia phả của giới cầm quyền.
Và như thế để vừa lòng vương triều đương thời mà họ là
quan lại, sử gia Việt đã uốn nắn nguồn gốc các vị vua
Hùng qua tận Động Đình Hồ rồi mượn danh xưng của
Kinh Dương Vương trong truyện Liễu Nghị đời Đường, để
có thể nối liền lên tới dòng dõi Thần Nông, để chứng tỏ
các vị vua Việt Nam cũng có nguồn gốc vẻ vang không
khác gì nguồn gốc thần thánh của các vị vua thời Tam
Đại của Trung Hoa.

Làm như vậy người viết sử thời xưa đã vô tình lưu
truyền cho con dân nước Việt Nam các đời sau sai lầm
truyền kiếp rằng tổ tiên họ có cội nguồn ở Trung Hoa.
-
Phan Hưng Nhơn

Tham khảo:
-Đại Việt Sử Lược – Thu Son các tùng thư.
-Đại Việt Sử Ký Toàn Thư – Ngô Sỹ Liên và các Sứ thần
thời Lê.
-Việt Sử Tiêu Án – Ngô Thì Sỹ.
-Báo cáo của Viện Ngôn Ngữ học – H.R. Van Heeberen
(Hòa Lan).
-Tập San Hội Ngôn Ngữ Học (1953 Quyển 1).
-Chỉ số Sọ Người ở Đông Dương – G.Olivier (Pháp).
-Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục - Sứ quán
triều Nguyễn.
-Sử Yếu Khảo Cổ Học Nguyên Thủy Việt Nam – Hà Văn
Tân.
-Thời đại Đồng Thau ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ - V.
Goloubew (Pháp).
-Nghiên cứu Địa Chất hộc tiền sử - E. Saurin.
-Vị trí tiếng Việt trong các Ngôn Ngữ Nam-Á – A.G.
Haudricourt.
-Nghiên cứu Khảo Cổ ở Đông Dương – O. Jansen.
-Những Người Cổ ở Việt Nam - Nguyễn Lân Cương
-Tập San Trường Viễn Đông Bác Cổ (Paris).
-Bắc Kỳ Cổ Đại – Ch. Madrolle (Tập san Trường Viễn
Đông Bác cổ).-