PDA

View Full Version : Hồi Ký Ưu Tư (tiếp theo Hồi Ký Vô Tư)



Pages : 1 2 3 [4] 5 6

ốc
07-21-2014, 09:54 PM
Cổ tích Bắc Âu

Hôm ấy Greg gọi điện thoại bảo có bạn rủ sang chơi Na uy tôi có đi theo không. Năm trước hai đứa đến Úc và Greg nom các chị du khách Bắc Âu phơi rốn trên bãi Bon đai rất mê, cứ bảo phải làm ngay một chuyến đến nơi cho biết nhau, nhưng tôi đã quyết định đi Bồ đào nha vì có giải đá bóng Âu châu ở đấy. Hè năm sau tôi chả có sắp đặt chương trình gì nên cũng đồng ý mặc dù muốn đi Phiên lân hơn.

Người bạn thời đi lính của Greg lập gia đình ở thành phố Béc ghen nhưng dạo ấy chả hiểu sao không thể bay thẳng đến đấy mà chỉ có thể đi xe hoả từ thủ đô là Ô slô. Có nhẽ dân của họ ít và thời tiết mùa đông kéo dài không thuận tiện cho hàng không, cho nên cả nước chẳng ai nghĩ đến việc lập ra một hãng máy bay quốc gia, gọi là Nô wây E wây cũng hay. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy ở thủ đô một nước giàu có, văn minh đỉnh cao như thế mà trông cái phi trường lại bé bằng cái lỗ mũi, thật chả nhớn hơn cái phi trường Liên khương gần Đà lạt thời trước bẩy nhăm. (Hoan hô Việt nam Cộng hoà chúng ta một phát.)

Một điều tôi cũng không ngờ là từ chỗ ấy vào trung tâm thành phố để đáp xe hoả thì con đường sao nó dài thậm thượt, có thể còn xa hơn đi từ phi trường Narita vào thành phố Đông kinh. Hoa xinh tân là thành phố được bảo vệ rất chặt chẽ kỹ càng, vậy mà khi máy bay đỗ xuống phi trường Na xô nồ thì chỉ lội qua con sông Potomac là đến nơi xem được ngay các tượng đài, dinh thự đủ các thứ.

Bấy lâu nay cứ nghe đồn rằng ở các nước trên ấy người ta phải đóng thuế cao, chắc là cũng đổ hết vào để xây con đường từ phi trường vào thành phố. Nếu biết tính toán mà dời phi trường vào gần hơn thì chính phủ chắc chắn tiết kiệm được khối của, có khi số tiền dôi ra sẽ đủ đầu tư vào Nô wây E wây, chẳng hạn.

Nói đến chuyện đóng thuế cao thì lại xót ruột nhớ đến giá tiền bia ở bên ấy. Tôi chả nói ngoa một chai bia Hansa hay Ringnes làm tại địa phương giá bằng 12 đô Mỹ, uống bao nhiêu chai xong rồi nom cái biên lai tính tiền là tỉnh cả người. Chả biết bận sau họ định xây cái phi trường xa mãi tận đâu? Tôi và Greg bàn với nhau rằng Na uy nên lấy khẩu hiệu là "BYOB - bring your own beers" để du khách biết trước mà lo liệu. Khi chuyển máy bay ở Pháp hay Bỉ, mọi người nên lo khuân theo vài thùng bia duty-free, chứ không thì sang đến Na uy lại mất nhậu.

12 dollars a beer? No wonder the priests have to brew their own beers.

ốc
07-23-2014, 08:10 PM
Vài năm sau tôi giở lại Na uy cùng với vợ chồng của chị tôi và chị Nam Giang. Cái phi trường ở Ô slô đương được sửa sang và mở rộng thêm một tẹo, nom không còn giống phi trường Liên khương nữa. Nghe tôi nhắc đến Liên khương, chị Nam Giang phì cười bảo cái ấy bé bằng lỗ mũi, làm sao sánh bằng cái này to đùng giống cửa hàng IKEA hơn.

Chị Nam Giang từ bé vẫn ao ước được sang thăm Âu châu nhưng năm ấy mới là lần đầu tiên đặt chân đến... Lúc còn đi học trường Tây ở Đà lạt tôi nhớ chị cứ đe là sẽ xin vào trường mỹ thuật École des beaux arts (Ê côn đề bô dác) bên góc giời Ba lê. Về sau, có những ngày chở tôi đi học cái trường có một bô rác ngay cổng vào, chị đã gọi đùa nó là "Ê côn đờ bô rác."

Hôm trước nói chuyện điện thoại, tôi hỏi có định làm một chuyến nữa không, chị bảo bây giờ đi từ Úc đến Âu châu thì phải bay ngang qua xứ U crên chị tởn lắm. God forbid.

Mẹ thường nói tôi ăn phải đũa của chị Nam Giang tự vì cũng có cái tính hay nói đùa. Thuở ấy chị dạy tôi mấy bài hát của trẻ con Tây tuyền là hát sằng. Frère Jacques, dormez-vous? thì hát trẹo ra "Phè rơ Giắc khờ, đồ mê vú, đồ mê vú..." Bị mẹ phát cho một cái, bảo con bé này cứ chòng em, chị cười giòn tan. Rồi từ đấy mà tôi quen cái thói nghi ngờ từng câu, từng chữ, nhỡ biết đâu nó còn có nghĩa gì khác thì sao. Words always conspire against you.

ốc
07-25-2014, 05:54 PM
Ở trong thành phố người ta đã hoàn tất một kiến trúc rất đặc biệt cho dân chúng đến ngồi ngắm hoàng hôn, trông từ xa cứ tưởng là nhà hát Ô pê ra (http://operaen.no/Global/Forestilling/Alt/Sommer-pa-operaen/Sommer-paa-operaen-2014.jpg?preset=1200). Đấy thực ra là hai cái sân đá chồng lên nhau, xây nghiêng về hướng tây bắc để xem mặt giời lặn. Vào mùa hè, bình minh bừng lên ở chênh chếch hướng bắc từ khoảng bốn giờ sáng, con thuyền nắng ra khơi, trôi êm ả theo một vòng cung, quanh theo một vùng biển xanh ngắt ở trên đầu. Blue like an upside down lagoon. Looking up is like falling head first into an ocean in the air.

https://farm4.staticflickr.com/3875/14765245403_3be1d0f14a_z.jpg
(ảnh do đương sự chụp tại hiện trường)

https://farm4.staticflickr.com/3865/14722404256_35c062e64f_z.jpg
(Chiều tối, con thuyền nắng từ từ về cập bến ở hướng bắc tây bắc, không xa điểm khởi hành lúc ban sáng.)

ốc
07-26-2014, 10:48 PM
Khi nghe tôi kể ở Na uy giời đẹp ai cũng ngạc nhiên vì nghĩ rằng xứ ấy cứ một tuần thì đến 8 ngày mưa hay tuyết. Hôm ấy đoạn đường từ nhà ga chính đến cung điện hoàng gia đông nghịt người đi bộ, nắng to nhưng lại hiền hoà, trong suốt như những cặp mắt trẻ thơ.

https://farm4.staticflickr.com/3852/14754308415_6737814c6f_z.jpg
(this guy is happy to see everyone)

Người Na uy thích màu đỏ, đàn ông tuyền thấy mặc quần đỏ, giày đỏ, mũ đỏ, giắc két đỏ hoặc xanh tuya đỏ. Có nhẽ vì đấy là màu cờ của nước họ. Những trang trại ở vùng đồng quê cũng sơn màu đỏ, chắc muốn để cho nổi bật lên ở giữa một cánh đồng tuyết lúc mùa đông.

Xem tấm ảnh này lại nhớ dạo ấy có khá đông người Nhật và người Hàn đến đây, có thể vì quyển tiểu thuyết "Rừng Na uy" của một nhà văn Nhật - tôi chỉ đoán thôi vì không hề đọc nên chả biết có liên quan gì đến xứ này. Người Hàn ồn ào hơn người Nhật, nhất là các chị sồn sồn, trông thấy cái gì cũng cho là lạ lùng, í ới gọi nhau cùng xem rồi cùng nhau tíu tít khen ngợi cứ nhặng lên.

Hôm ấy tôi đi một chuyến tàu xuôi theo những rạch nước ở giữa những hẻm núi (những nhà địa lý thông thái gọi là cái "phi o"). Từ đầu mùa xuân, tuyết phủ trên hai vách đá tan trong trăm nghìn dòng thác, rớt xuống thành hồ nước long lanh (anh Sơn chắc là lấy ý từ cảnh ấy). Đến mùa hạ thì đã gần hết băng đá, các thác nước ít hẳn đi, và nho nhỏ, nom giống hệt nhau.

Các chị người Hàn thì chưa bao giờ thấy thác nước cho nên cứ cuống quýt chụp ảnh và chỉ cho nhau xem inh ỏi. Mỗi khi tôi đến các tiệm ăn hoặc chợ Đại hàn ở Mỹ, họ có vẻ lạnh lùng như Tuyệt diệt sư thái, nào ngờ dân ở chính quốc thì lại náo nhiệt như các diễn viên quần chúng trong phim chưởng Hồng kông. Ngược lại, phụ nữ Nhật chỉ lẳng lặng chụp ảnh, rồi chìa sang cho nhau xem chả nói chả rằng. Đôi khi tôi ngờ ngợ hiểu được một phần vì sao người sành điệu ngày xưa khuyên nhau lấy vợ Nhật.

passenger
07-27-2014, 03:15 AM
Đôi khi tôi ngờ ngợ hiểu được một phần vì sao người sành điệu ngày xưa khuyên nhau lấy vợ Nhật.


Anh nói, em nghe.
Em nói, anh nghe.
Rồi cả hai ta cùng nói, hàng xóm được nghe.

NĐO thầm lặng thì thích cô tình nhân chích chòe.
NĐO hay lè nhè thì chỉ ưa mấy cô đầm xòe câm mà không bị điếc.
Cũng có đôi khi chỉ nghe vang rền tiếng trẻ oe oe, cha mẹ vừa câm vừa điếc lại vừa mù.
Pourquoi?

ốc
07-28-2014, 09:38 PM
Pourquoi?
Parce que, xê là loa.

Puộc qua? (http://youtu.be/s871jWHrcuY)

passenger
07-29-2014, 04:41 AM
...and the law is speaking to the curious...
Pourquoi, encore?

ốc
07-29-2014, 02:41 PM
Pourquoi, encore?

Cổ tích Vì sao
(Histoire de Pourquoi, aka Why Everyone Ask Why?)

Hôm ấy Chúa Lời thấy A dong từ thuở tạo thiên lập địa chả nói chả rằng gì sất cả nên quyết định tạo dựng thêm một người nữ để trò chuyện với nhau những lúc tối lửa tắt đèn. Theo Công giáo Ngoại sử thì lúc A dong ngủ say, Chúa Lời lấy khúc xương sườn của đương sự và dùng phép thần thông hoá thành E vá. Khi A dong vươn mình tỉnh giấc, Chúa Lời bảo A dong vào đây cho xem cái này hay lắm, I have a big surprise for you! Solamente para tí, compadre. Lạ thay, A dong trông thấy người nữ thì ngay tức thời thốt lên tiếng nói đầu tiên: WHY? Có nhẽ thế mà về sau con cháu của A dong cũng hay hỏi Why? Pourquoi? Porqué? Hà cố? Vì sao?

Các nhà thiên văn thông thái cho rằng mỗi con người có một vì sao chiếu mạng ở trên giời, khi họ sinh ra thì có thêm một vì sao mọc, khi họ qua đời thì có một vì sao tắt. Có nhẽ mỗi vì sao là một câu hỏi của Thượng đế, Why, mortals, Pourquoi? Porqué? Hà cố? Vì sao?

passenger
07-31-2014, 04:14 AM
Có nhẽ mỗi vì sao là một câu hỏi của Thượng đế, Why, mortals, Pourquoi? Porqué? Hà cố? Vì sao?


http://youtu.be/lN2ENUzulsI

Only night will ever know
Why the heavens never show
All the dreams there are to know
Paint the sky with stars

ốc
08-01-2014, 11:49 PM
Cung điện của vua Na uy trông rất giản dị, có nhẽ họ nghĩ chả việc gì phải cầu kỳ vì quanh năm tuyết phủ kín cũng thế thôi. Nhiều toà nhà quan trọng ở Na uy đều có vẻ ít kiểu cọ, ít tô vẽ, xây theo kiến trúc xã hội chủ nghĩa, như toà đô chính hay toà đại sứ Mỹ ở Ô slô, nom không hoành tráng bằng trụ sở tỉnh uỷ Hà lam linh (dựa theo thông tin đa chiều của chị Tút).

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/f/f2/Oslo_Royal_Palace_left.jpg/800px-Oslo_Royal_Palace_left.jpg
Nhà ở của vua.

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/b/b2/Oslo_r%C3%A5dhus_%28by_alexao%29.jpg/800px-Oslo_r%C3%A5dhus_%28by_alexao%29.jpg
Ủy ban nhân dân thành phố. (Hai ảnh này do các đương sự trên nét chụp.)

Đội quân bảo vệ nhà vua thì ở đấy người ta gọi là Royal Life Guard, nghe cách gọi tên là tưởng tượng ra các anh lính gạc đờ co mặc áo ba lỗ và quần bơi speedo màu đỏ như sơ ri Baywatch, chị Nam Giang bảo thế. Norway's answer to the Swedish Bikini team?

Nhắc đến các chị Bắc Âu mặc bikini lại nhớ đến lý do Greg đòi sang thăm bên ấy. Hai đứa ngồi ở quán bia suốt cả buổi xem thiên hạ đi lại đông nghịt như trẩy hội, có vài chị xinh thật xinh ngoái đầu cười cứ như trêu ngươi, làm tôi thầm lo về nhà sẽ ốm tương tư cả tháng giời thì khổ, nhưng Greg thì không vừa lòng lắm, chê họ to đùi (thightanic!). Người phương Bắc quả nhiên là nhớn xác, đàn ông vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, vì thế nên họ được gọi là "người vai kinh." Đàn bà cũng rất "tầm thước," chân tay như các vận động viên cử tạ.

Greg chắc là khó tính chứ tôi thấy ai cũng mặt hoa da phấn, tươi như nắng trắng như bông... hôm nào đi ngủ cũng ê ẩm vì suốt cả ngày phải xoay đầu xoành xoạch. Lord have mercy, I used to laugh at dirty old men.

passenger
08-03-2014, 08:14 AM
...hôm nào đi ngủ cũng ê ẩm vì suốt cả ngày phải xoay đầu xoành xoạch. Lord have mercy, I used to laugh at dirty old men.


Tội nghiệp cái đầu!
(xoành xoạch nhiều thế nhỡ mai mốt nọ thành Mr. Back to Future!) b-)

ốc
08-04-2014, 12:16 AM
Ừ, viết xuống đây mà nhớ bận sau sang bên ấy phải vác theo lọ dầu cù là để xoa cổ khi bị mỏi. It'll be stiff (my neck).

Nhưng nếu quên thì có thể tìm mua ở các hiệu chạp phô tạp hoá Á châu. Na uy có khá nhiều người Á đông, đa số là người Thái lan. Các tiệm ăn và tiệm mát xa của người Thái thì nhan nhản. Đi đâu cũng gặp quảng cáo các chương trình du lịch sang đất chùa chiền, có nhẽ thế mà cứ thường thấy các cặp chồng Âu vợ Á.

Người di dân từ Trung đông và Phi châu ở Na uy cũng đáng kể. Tôi nghĩ một phần là tinh thần cấp tiến và chính sách nhân đạo cứu người tỵ nạn của chính phủ Na uy, nhưng một phần cũng vì lý do kinh tế. Mỗi đất nước cần lực lượng lao động và thành phần tiêu thụ luôn gia tăng để phát triển kinh tế và khuếch trương tài chính cho giới tư bản. Úc ngày xưa cũng bế quan toả cảng không chịu đón nhận người di cư từ Á châu cho đến khi hiểu ra sự cần thiết phát triển thị trường nội địa trong thời đại hậu thực dân. Những nền kinh tế hàng đầu thế giới đều nhờ vào số dân cao.

Một điều làm tôi thất vọng vô cùng là các thứ hải sản ở Na uy rất tệ. Sau khi điều tra sơ bộ tại hiện trường thì mới vỡ nhẽ, người Na uy không còn ai thèm làm nghề đánh cá nữa, tất cả đều nhập cảng đông lạnh cho nó tiện, các tiệm ăn thật thà khai ra như thế. Sushi thì nhập thẳng từ Nhật. Cá hồi xông khói thì nhập thẳng từ Mỹ. Cá voi thì nhập thẳng từ Ai sơ len... Why sell fish when you can sell beers for 12 bucks a pint, right?

Hôm ấy tôi ăn thử cá voi cho biết mùi. Giá tiền tất nhiên là trên giời, vì chỉ vài tiệm xin được giấy phép kinh doanh đặc biệt. Thịt thì tất nhiên là đông lạnh, được chiên kiểu thịt bò bí tết nhưng không có cả một tí tỏi. Tôi đoán là người Na uy không còn ai thèm giồng giọt nữa. (Lại thêm một thứ cần đem theo khi đi du lịch Na uy: tỏi.) Thịt cá voi nhai thì giống thịt bò, nhưng nếm thì có hương vị cá rất nặng, và cái hậu vị như kim loại, hệt như uống dầu cá bằng chiếc cùi dìa sắt tây. (One of those acquired tastes.)

Duy có một thứ nhất định không cần đem theo sang Na uy là nước lã. Uống ngay từ rô bi nê trong nhà mà không hề có một tí hoá chất nào cả. Chị vợ của người bạn của Greg là Binne bảo đấy là nước chảy thẳng từ băng đá nguyên thuỷ ở trên núi chả cần tẩy khử gì sất cả. (Thế cũng vừa hay, chứ còn nếu cần có người động tay vào thì chắc Na uy phải nhập cảng luôn cả nước lọc.) Greg nói đùa: thế có nghĩa là nước lã ở Na uy còn lâu năm hơn những thứ whikey rẻ tiền của tôi. Tôi chống chế rằng so với bia ở Na uy thì rượu nào cũng rẻ tiền. Ngẫm lại thì tôi chả nói ngoa tẹo nào, một chai Famous Grouse 3 xị chỉ đáng 20 đô, không đủ mua 2 lon bia ở đấy.

visabelle
08-05-2014, 07:02 AM
Cổ tích Vì sao
(Histoire de Pourquoi, aka Why Everyone Ask Why?)

Vì sao?

chời...làm tưởng là cổ tích vì sao.
sao sa.
sao mai.
sao hôm.
sao lao.
sao làm.

ốc
08-05-2014, 11:21 PM
chời...làm tưởng là cổ tích vì sao.

Cổ tích Vì sao (phần 2)

Những nhà chiêm tinh thông thái bảo rằng tất cả chúng ta đều có một vì sao chiếu mạng ở trên cao, khi sinh ra thì một vì sao mọc, khi qua đời thì vì sao ấy tắt, hoặc là chuyển công tác đi chiếu mạng người khác. Muốn biết số mệnh của người nào thì cứ nom lên giời tìm vì sao chiếu mạng mà quan sát, nếu thấy vì sao cô đơn thì người ấy cô đơn, vì sao rạng ngời thì người ấy rạng người, vì sao lang thang (như vì sao chổi) thì người ấy cũng lang thang, vân vân.

Phàm sự gì trên đời cũng có nguyên do, phàm cái gì trên giời cũng có ảnh hưởng, ở đấy cứ tưởng các vì sao chỉ có độc mỗi nhiệm vụ nhấp nháy cho vui mắt là nhầm to. Those eyes are watching us, those lights are touching us. Những nhà tử vi đẩu số thông thái có thể dựa vào ngày sinh tháng đẻ là biết ngày vì sao nào chiếu mạng rồi đoán trước số phận chả sai tí nào.

Những người ỷ vào kiến thức khoa học nghĩ rằng chả thể nào có chuyện huyền bí hoang đường đến như thế, nhưng đến lúc rủi ro gặp vì sao Quả tạ chiếu tướng, bất ngờ bị người ta lấy hai chọi một, vừa đánh trống vừa ăn cướp, vừa tấn công vừa khiếu nại, vừa tranh thủ dư luận vừa ton hót với uỷ ban điều hành, vân vân, thì lúc ấy mới sáng mắt ra, mồm hỏi vì sao, vì sao. Dismiss at your own risk.

Có ai còn chưa biết tên vì sao của mình không?

ntđl
08-06-2014, 06:50 AM
Ốc... Ốc...
Lâu quá hổng... giao lưu heng. Cũng tại cái tật tui luông tuồng, tới nhà ai là nhà đó nhậng xị, rồi mạch bài chuyển hướng thiệt xa. Cũng may lóng rày dừng lợi kịp lúc.

Hồi đó cô tám các cháu sống ở Norway khá lâu, trước khi theo chồng về mỹ, thành tụi tui cũng qua bển vài bận.
ốc có ở Norway ngày mặt trời không tắt chưa ? Bà con du khách phấn kích quá xá.
Cũng ngày mặt trời hổng đi ngủ này tại bắc cực mỹ châu, đám da đỏ ăn chơi xôm tụ hơn nhiều, chúng chiên trống om xòm, đốt lửa nhậu nhẹt, cà phê thuốc lá drogues ngập trời. Hổng chỉ một bữa mà tới 2-3 bữa trước đó lận.

Nói liền hồng quên. Tui xin giới thiệu với ốc một phim iran (lại iran) coi hồi hôm, thấy được. Psycho ngập trời, dám hạp ý ốc. Phim có tựa là le passé hay the past. Ốc kiếm coi trong netflix ha. Phim iran nhưng nói tiếng pháp và có phụ đề anh ngữ.
Phim kể chuyện một kép iran ở Paris lấy vợ đầm rồi đã xảy ra chuyện chi hổng rõ, kép nọ "vượt biên" về lại quê nhà. Phim khởi đầu bằng đoạn kép iran trở lại Paris theo lời yêu cầu của vợ cũ đậng hợp thức hóa miếng giấy li dị. Cô vợ ra đón chồng (đã cũ) tại phi trường, đối thoại trên xe cho biết đứa con gái lớn đang dở chứng cứng đầu nổi loạn và cô nhờ kép khuyên bảo nó dùm, vì rằng "cả hai đứa nó đều quí anh lắm" (les filles t'aiment beaucoup, tu sais...)
Phim lầu bầu thêm chút xíu nữa thì khán giả chưng hửng với tình huống bi hài : hai đứa con gái nọ hổng phải của kép iran, thằng bé trai sống trong nhà là con riêng của người "có thể sẽ là chồng mới" và nàng đang mang trong bụng đứa con của "thẳng".

Kế tiếp mở ra cái mấu chốt của chuyện (hấp dẫn tới nỗi dựng được thành...) phim : Má của thằng cu hiện còn sống và đang ở trong tình trạng coma do đã uống nguyên bình thuốc rày tự vận. Nguyên nhơn chuyện tự vận được giải thích khác nhau, tùy theo người kể lại chuyện.

Phim kết thúc trong ngơ ngác, rồi khán giả ngẫm nghĩ coi thông điệp nhà đạo diễn kiêm tác giả kịch bản cuốn phim muốn nhắn gởi là cái chi ? Có thể ông chỉ muốn nói tới màu sắc sự thật (tức chân lý) đã bị lọc gạn trong lăng kính của những góc nhìn khác nhau chăng ? Ai mà biết đậng !
Coi phim này xong cái nhớ phim Lã sanh môn xưa xửa xừa xưa rất nổi tiếng của nhựt bổn.
Phim được, bố cục khá, đối thoại hay và cốt truyện... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
Chấm B-.
Enjoy Peter ốc.


http://img05.cdn.cinoche.com/images/5133cf0c8a320d3c580c1b0f9854667c.jpg


TB:
Vòng vô dán phim the past kiếm ra trong youtube cho ốc coi thử nè.
Xui cái.. phim bị doublé thành tiếng iran ốc à... mà cũng thiếu luôn phụ đề.

Tựa iran của nó là Gozashteh.
Nghe nói ông đạo diễn kiêm kịch tác gia người iran, không biết một câu tiếng pháp. Ông qua pháp sống 2 năm mục đích tìm hiều tại chỗ văn hóa phong tục để dựng film cho hạp. Hồi tuyển lựa tài tử, đã phải có thông dịch đứng sát bên mần màn vấn đáp.
Phim iran nhưng nguyên tác pháp ngữ, đã được iran chọn để gởi đi dự oscar thể loại ngoại quốc nhưng bị loại ngay từ vòng đầu.

https://www.youtube.com/watch?v=ZivihjjL24w

BTW... tui hổng có sao hộ mệnh chiếu mệnh chi dzáo, sao nào đụng tui cũng rớt khỏi thiên hà ngay tắp lự. I am... star-killer

bonita
08-07-2014, 01:07 AM
bo kính chào bác Ốc,

lâu nay bo vẫn là khách thầm lặng vào đọc bài của Bác, hôm nay mới mạnh dạn vào chào Bác và cảm ơn sự quan tâm của Bác

bo kính Bác luôn khỏe để có thêm nhiều chuyện cổ tích mới

~~~~~~

hi chị Boni_Tây tự Lú-Xì,

bo thấy có phim mới ra với tựa đề tên chị của Lúc Bét xông, nghe nói bên Châu Mỹ trình diễn sân khấu đã lâu và thành công hết cỡ, bên Tây mới được trình diện sân khấu từ hôm qua



http://www.youtube.com/watch?v=MVt32qoyhi0





... @};- @};- @};-...

ốc
08-07-2014, 11:56 AM
Thực tình em chả quan tâm gì cả, à em chỉ quan tâm là chị có chuyên cần luyện tập để thượng đài chưa? Chúc chị chân cứng đá mạnh...

Khách thầm lặng là một trong hai loại khách em hoan nghênh nhất: khách thầm lặng và khách nói nhiều. Em chỉ ghét nhất là khách thầm lặng đi méc uỷ ban.

ốc
08-07-2014, 09:22 PM
Tui xin giới thiệu với ốc một phim iran (lại iran) coi hồi hôm, thấy được. Psycho ngập trời, dám hạp ý ốc. Phim có tựa là le passé hay the past. Ốc kiếm coi trong netflix ha. Phim iran nhưng nói tiếng pháp và có phụ đề anh ngữ.

Tuồng này Netflix hổng có chớp. Em nom áp phích thấy hình như đoạt giải Chổi lông gà thì phải. Thế nào em cũng tìm xem. Gì chứ phim Tây thì em nghiện lắm dù chả biết một chữ tiếng Tây nào cả. Tant pis.

Mấy ngày em ở Na uy chưa có đêm nào là đêm trắng cả, chỉ có đêm vàng nắng quái thôi.

Ai cũng có vì sao chiếu mệnh, vì sao của chị chắc là khắc với vì sao chiếu mệnh của anh Triển. Mấy người thích nói (như chị thường tự nhận) thì bảo đảm có sao Tấu thư chiếu ngay đỉnh đầu. Sao này đắc địa với quý vị nữ giới và cũng chính là khắc tinh của vì sao Cự môn, chủ tinh của anh Triển.

ntđl
08-07-2014, 10:09 PM
Ốc.
Mới ở trỏng ra đây mờ, còn chình ình trong trỏng đó Ốc. Thì tốt kia tui coi ở đó chớ đâu nữa ! Ốc search chữ The Past là ra ngay thôi.
Tối qua tui coi phim book thief thấy vậy vậy. Tui khoái dòm hình ảnh âu châu đổ nát trong WW II. Đẹp bi hùng.

Mà có sao Tấu Thư thiệt hông hở ? Sao nghi quá !
Ốc biểu sao chiếu mệnh của tui và của mister T khắc nhau. Chời ơi chời... hại bạn quá xá ! (Mister T xin đừng nghe lời Peter Ốc mà tình mình có thể sẽ thôi đành dang dở từ đây !)
Tui mới kết được với ổng chưa lâu, chừ nghe Ốc nói dám ổng chay mất dép luôn hổng chừng !

Thôi đi kiếm phim coi đi heng, rồi dô đây mình xúm lợi bàn đề tiếp. Sáng sớm mơi tui đu máy bay chạy ngược xuống nam mỹ 3 bữa mới về. Ốc coi phim thong thả, nhớ nghe kỹ đồi thoại. Tui đoán có thể Ốc thích hổng chừng
Enjoy.

Triển
08-07-2014, 10:16 PM
Hm, một người oánh trống một người thổi kèn, Thầy tử vi và Star-killer. I am a star mà, bể dĩa bể tộ ngay từ phút đầu rồi Lú xì nương nương. Sao của tui không phải Cự môn mà là Cự bu. Hể tui cự là bị bu hà, nôm na là oánh hội đồng á. ;)

visabelle
08-08-2014, 12:22 AM
Cổ tích Vì sao (phần 2)
vì sao lang thang (như vì sao chổi) thì người ấy cũng lang thang, vân vân.

ha
ha
ha

ốc
08-08-2014, 08:18 PM
Mà có sao Tấu Thư thiệt hông hở ? Sao nghi quá !

Cổ tích Vì sao những Vì sao (Phần 3)

Vì sao Tấu thư trong khoa tử vi đẩu số là tên gọi của chòm sao Bảy chị em (Pleiades), tên gọi theo văn hoá dân gian Nhật bản là "chòm sao họp chợ (http://en.wikipedia.org/wiki/Pleiades_in_folklore_and_literature#Japan)" (subaru) vì khi các chị em họp lại với nhau họ sẽ tán dóc sù bà rù suốt cả buổi không chán.

Những nhà Hán học thông thái giải thích rằng "tấu" có nghĩa là gây nên tiếng động, tiếng kêu, tiếng ca, tiếng nhạc, vân vân. Còn "thư" nghĩa là giống cái, ví dụ như "tiểu thư" hay "anh thư."

Nói tóm lại sao Tấu thư là vì sao chiếu mệnh của những chị thích nói, của các đài phát thanh, hay là các ca sĩ quần chúng.

Những nhà tử vi thông thái bảo rằng những người có vì sao Tấu thư chiếu ngay đỉnh đầu mà lại còn thêm vì sao Hồng loan chiếu ngay mỏ ác thì nhất định là sẽ nổi tiếng nhờ tài năng văn nghệ.

Khắc tinh của vì sao Tấu thư là vì sao Cự môn. Vì sao Cự môn mà có thêm vì sao Hoá kỵ trợ lực, song kiếm hợp bích, song thủ hỗ bác, song hổ hàm thi, tây công đông kích, lấy hai chọi một, vân vân, thì chỉ còn có cách đi cúng sao giải hạn hoặc là khiếu nại trên uỷ ban.

Nói tóm lại vì sao Cự môn rất xung khắc với vì sao Tấu thư, tự vì cả hai vì sao ấy đều chủ về việc nói năng, cự nự cho nên ít khi chịu nhịn nhau. Đấy cũng là lý do vì sao các vì sao màn bạc hay vì sao sân khấu (phe Tấu thư) thường hay bị báo chí (phe Cự môn) và miệng lưỡi thiên hạ khen chê, phê phán. The stars are why. Những vì sao chính là nhẽ vì sao.

ốc
08-09-2014, 09:15 PM
ha
ha
ha

Cổ tích Ha ha

Những nhà bác sĩ thông thái phát hiện ra phần óc chuyên xử lý những chuyện khôi hài, tiếu lâm, nằm ở nửa đàng trước của vành đai bao quanh khu vực trung tâm não. Tiếng Anh họ gọi là anterior cingulate cortex, dịch nôm na là bộ tổng tham mưu. So what? I know. Nhưng đấy lại là điều lý thú vô cùng, vì cũng dựa theo những nhà bác sĩ thông thái này thì chính phần óc ấy đảm đương việc giải quyết những mâu thuẫn trong cuộc sống hàng ngày. Quân sư quạt mo hoá ra là thằng Bờm có cái quạt mo.

Đấy còn là điều lý thú thứ hai khi ta nhận thấy loài người sinh biết cười trước khi biết lật, biết bò, biết đi, biết chạy, biết lội, biết trèo, biết yêu, biết ghét. Phần óc điều khiển hành động cười được phát triển trước tiên chắc chắn là nó phải quan trọng vào bậc nhất.

Đấy còn là điều lý thú thứ ba khi ta nhận ra những người không biết cười thì có tính nóng nảy (không phải họ bị vì sao Hoả tinh chiếu ngay huyệt Hội âm). Nếu thiếu cái phần óc giúp họ cười thì tất nhiên cũng thiếu phần óc giúp họ giải quyết mâu thuẫn, rốt cuộc chỉ còn một cách phản ứng là nổi cáu để bức xúc, bức xạ, bức nhiệt. Why get mad when you should get even?

Nhà văn thông thái Henry Miller bảo rằng ai sống bằng cái đầu thì thấy cuộc đời là một hài kịch, ai sống bằng quả tim thì thấy cuộc đời là một bi kịch.

Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát hiện nói trên của các bác sĩ thông thái. Quả tim chỉ có khả năng cảm nhận rồi đem cất vào một trong bốn cái ngăn ở bên trong. Nhất là những quả tim càng già thì càng rệu rã và sức chứa bị kém đi, sẽ dễ bùng nổ vì quá tải. Cho nên những nhà Phật học thông thái khuyên mọi người cần có một quả tim "bất nhiễm" - đấy thực là cái bí quyết dưỡng sinh, dưỡng tính không còn gì hiệu quả hơn.

Lòng Như Gió
08-09-2014, 11:25 PM
Cổ tích Ha ha


Đấy còn là điều lý thú thứ hai khi ta nhận thấy loài người sinh biết cười trước khi biết lật, biết bò, biết đi, biết chạy, biết lội, biết trèo, biết yêu, biết ghét. Phần óc điều khiển hành động cười được phát triển trước tiên chắc chắn là nó phải quan trọng vào bậc nhất.



Em trộm nghĩ, cười là một phản xạ của cơ thể. Những người không biết cười, có nhẽ các nhà khoa học sẽ gọi là những người không có phản xạ cười, là những người không có cơ cười (risorius).

Trẻ con sinh ra, nếu có cơ cười, thông thường biết cười trước khi biết lật, bò, đi, chạy, vân vân. Một nét khác nhau giữa trẻ con và người lớn là ở chỗ: người ta dễ tác động vào cơ cười của trẻ con hơn. Người lớn, nhất là những người thông minh, thường khá kén chọn tác nhân gây cười, bao gồm kén chọn tác nhân gây cười do người khác gây ra cho mình, lẫn kén chọn tác nhân gây cười mà mình muốn gây ra cho người khác. Trong số những người như thế, xét về cấu tạo cơ thể, họ có cơ cười bình thường, và nhiều người thậm chí có óc khôi hài xuất sắc hơn những người có cơ cười hoạt động chăm chỉ.

Nếu em nhớ không lầm, nhóm nghiên cứu của Giáo sư Sven Svebak thông thái từng có cuộc nghiên cứu về óc khôi hài, và họ có lưu ý mọi người rằng óc khôi hài không hẳn thể hiện ở nụ cười có vận dụng đầy đủ cơ cười, không hẳn thể hiện ở tiếng cười ha ha hay hi hi hay những loại âm thanh tương tự. Óc khôi hài nằm ẩn mình trong não, và em trộm nghĩ, biểu hiện của nó ra bên ngoài, nếu có, thường hiện trên cơ cười của những người khác, hơn là cơ cười của chủ nhân nó. Nói cho dễ hiểu hơn, người có óc khôi hài là người làm cho người khác cười, trong khi bản thân có khi không cười.

ốc
08-11-2014, 08:56 PM
Em vừa xem dối một cuốn sách về tiếu học (laughology, or hahalogy?) và những chẩn đoán lâm sàng trên cơ sở não học "Ha!: The Science of When We Laugh and Why (http://www.amazon.com/Ha-The-Science-When-Laugh/dp/0465031706/ref=pd_rhf_gw_p_d_1)" (Scott Weems). Như đã nói sơ qua, cuốn sách này cho biết cái phân khu điều tiết tiếng cười cũng chính là bộ tổng tham mưu của mỗi người, là phần não xử lý dữ kiện và đề xuất phương án đối phó với các hiện tượng xung quanh. Hoá ra khả năng cảm nhận sự khôi hài chỉ là một sản phẩm phụ của quá trình phân tích và giải quyết mâu thuẫn trong cuộc sống.

Bước thứ nhất, bộ não của chúng ta ghi nhận một tình huống rồi đánh giá nó là một mâu thuẫn cần được phân tích và đối phó. Tiếp theo, dữ kiện được truyền về bộ tổng tham mưu cho quân sư quạt mo xử lý. Rất nhanh sau đó (hay chầm chậm tuỳ phản xạ của mỗi người) bộ tổng tham mưu quyết định tình huống này không có gì đáng lo ngại và phát ra tín hiệu an toàn (all clear). Ha ha! là cái tín hiệu an toàn, là tiếng còi giải giới nghiêm, nó cũng khá giống tín hiệu của não khi người ta phát hiện ra một điều mới lạ: à, há!

Gạt đi những yếu tố khoa học hay thần kinh học phức tạp, điều đáng chú ý ở đây là bộ óc của chúng ta phân loại các tình huống khôi hài như những mâu thuẫn, những tình trạng bất thường; từ đấy có thể đoán trước những tình huống làm cho ta và người khác cười, đồng thời cũng hiểu vì sao trong cùng một tình huống nhưng có người cười người không cười.

Những chuyện khôi hài, những câu nói đùa làm cho nhiều người cười vì nó mang tính bất thường, nó phá lệ, nó tạo ra sự mâu thuẫn trong quá trình ghi nhận sự kiện. Kinh nghiệm riêng của mỗi người giúp cho họ đối phó với từng tình huống, nhưng khi có một điều xảy ra không giống những gì họ đã quen thì đấy là một mâu thuẫn, vì nó mang một hình trạng mới lạ, khác thường. Vì thế muốn tạo ra tình huống khôi hài thì chỉ cần làm cho người ta bất ngờ, cho người ta đối diện với những cái họ chưa hề nghĩ đến.

Do kinh nghiệm sống của mỗi người khác nhau nên sự bất ngờ của người này đôi khi đã quá quen thuộc của người khác, vì thế có sự "kén chọn tác nhân gây cười" như chị Gió đề cập ở trên.

Triển
08-11-2014, 11:34 PM
Theo ngành cười học của người lớn, ngành Ghẻ lở to lo gì (Gelotology) thì cười có nhiều loại: cười không có lý trí, cười có lý trí, cười theo giác quan.

Cười không có lý trí, nghĩa là thấy người ta cười mình cũng cười mà lúc đó não chưa hề làm việc. Cũng như ngáp, thấy người ta ngáp tự dưng mình cũng ngáp theo. Cười này hóa ra như là một căn bệnh không có gì trầm trọng đó là bệnh ba phải, bệnh liệu.
Ngoài ra, cười không có lý trí còn biểu hiện có có không không ở người bị .... khùng. Rất nhiều người khùng hoặc những người bị chứng down syndrome hay cười. Không ai biết được vì sao họ cười. Người có bệnh tâm thần đã không còn quan tâm đến xã hội chung quanh và những thứ định chuẩn của xã hội đó mà thông thường người ta gọi là đạo đức nữa, cho nên họ không có mâu thuẫn gì với ai. Hoặc sự kiện gì với họ là mâu thuẫn hay không, người không khùng không thể biết.
Hoặc giả tình trạng người say rượu, não đã tê liệt hết ba phần tư trong khi say rượu, nhưng họ vẫn có thể cười hoặc khóc vô chừng, tiếng cười đó không thể định nghĩa hoặc được phân bố qua lý trí.


Cười qua lý trí có hai loại thông qua giác quan và không thông qua giác quan. Thông qua 5 giác quan được điều khiển bởi thần kinh tạo ra tình trạng có lý trí thấy vui, thấy khác thường ở chiều hướng lạc quan nên người ta cười. Nhưng cũng có tình trạng sợ hãi, hồi hộp quá, căng thẳng quá người ta cũng cười. Loại cười này không qua giác quan mà đi thẳng từ lý trí bởi nguyên do khác, có thể là trực giác, là loại giác quan người ta thường gọi là giác quan thứ sáu của con người. Ở trực giác, cười gằn có thể để hù dọa đối phương, cười the thé để trấn an chính mình. Lúc bấy giờ lý trí có thể đã quá mạnh ép người ta phải cười. Tiếng cười không còn là phản xạ mà là phản ứng. Ứng phó với hoàn cảnh. Lúc đó tiếng cười trở thành vũ khí để an thần bản thân hoặc trấn áp tinh thần đối phương.

Theo Ghẻ lở to lo gì thì tiếng cười không chỉ biểu lộ cảm xúc mà còn trở thành vũ khí. Nụ cười thoải mái thường liên tục, còn nụ cười ngắt khoảng có xuống dòng và thụt vô hai hàng như...


Ha

Ha

Ha

là tiếng cười chứa đựng vẻ lo âu, hoặc nhen nhúm một ý tưởng lo ngại trấn an, hoặc một biểu lộ trấn áp một nụ cười phản ứng hơn là phản xạ. Hoặc giả có thể là nụ cười quá thất vọng, quá chua chát, nụ cười cay đắng thành tiếng.

Đậu
08-12-2014, 08:53 AM
Phàm sự gì ở đời đều bị hư hao xuyên qua quá trình xử dụng. Chả hạn, như xe cộ chạy nhiều thì sẽ bị hư bu gì là bộ phận đầu nảo xử lý toàn phần vận chuyển của bánh xe. Không có bu gì thì không thể khởi động. Chả như máy điện toán dùng mãi thời phải hư bàn phím là tiền đồn đảm trách nhiệm vụ giao lưu toàn phần với người xử dụng. Đấy, vài trò của bàn phím ở đây là quan trọng. Bất khả hư linh tinh đặng.

Thì như làm vậy, tuy cười là liều thuốc bổ tự nhiên, hoàn toàn ọc gan ních nhưng nên được xử lý đúng nơi đúng lúc thì mới đặng phần hay vì cười nhớn, cười nhiều đều dẫn đến việc mòn răng. Ngày xưa, nàng Bao Tự muốn tranh thủ lòng dạ U Vương rốt ráo nên cười tình quá nhiều dẫn đến việc bị sún răng. Chỉ còn bốn phần răng sáu phần lợi nên Bao Tự xấu hổ, không dám cười nữa.b-)

ốc
08-12-2014, 09:05 AM
Óc thì lúc nào cũng hoạt động kể cả lúc ngủ hay lúc say xỉn, phê phiếc. Óc làm việc rất nhanh nên đôi khi ta tưởng đấy là phản ứng tự nhiên không có sự điều kiển của óc. Những người cười theo người khác thì cũng là do thị giác ghi nhận tình huống xung quanh và óc bảo hãy cười đi cho giống người khác vì đó là cách giải quyết mâu thuẫn đơn giản nhất: hùa theo. Người khật khùng hay là chậm phát triển, họ cười vì óc của họ xử lý tình huống khác những người bình thường, nhưng cũng là sự điều khiển (khác thường) của hệ thần kinh.

Có khi óc không thể giải quyết được mâu thuẫn nên đành phải gửi ra tín hiệu "ổn thoả" để tự trấn an, hay là tín hiệu "không tìm ra giải đáp" để ngưng sự suy tư căng thẳng. Đó là những lúc ta cười hoang mang, cười thất vọng, cười chua chát, cười cay đắng thành tiếng.

Triển
08-12-2014, 10:10 AM
Chắc phải gọi là ý thức hay vô thức. Lúc ngủ, lúc say là sống trong vô thức, lúc tỉnh là ý thức. Cười có trong cả hai trạng thái thần kinh.

visabelle
08-12-2014, 11:02 AM
why so serious?!?
smile like...joker.
smile cuz it's contagious.

yup...cười là cách để đối phó với tình hình căng thẳng (at the moment) hay nhất.
thắng hay thua với địch (có thể là bản thân hay đối phương) là ở chỗ đấy.
chứ những ai dễ bị sensitive (taking thing too...personal...ouch :p ), căng thẳng hay hot-tempered thì...căng thẳng lại căng thẳng hơn.
những nhà leaders thường dùng cách ...cười để ứng phó thì phải.

topic này bình loạn cũng đúng lúc nhỉ.
ông Robin Williams mang tiếng cười đến bao nhiêu người nhưng chính ông lại không thể mang đến cho chính mình lúc...căng thẳng.

RaginCajun
08-12-2014, 02:17 PM
những nhà leaders thường dùng cách ...cười để ứng phó thì phải.

Cái cười này dân gian gọi là cười ruồi.

Platinum
08-12-2014, 05:18 PM
Thế thì “cười mím chi cọp” là diễn tả trạng thái nào vậy??

Chào Visa, vẫn khỏe, vẫn cà, vẫn đọc/ngâm thơ đấy chứ cô em gái ?

Chào Ốc, lâu rồi có về miệt dưới???

Anh 5, mấy hôm nay có vào quán/đình A 5 nghe nhạc. Công nhận, thấy anh hăng say chuyện chính trị, sư phụ chuyên trị IT, Plat nghĩ ông anh này phải khô queo như bánh mì cũ, không dè giọng ca anh 5 quá ư truyền cảm, người nghệ sỹ hết mình. Vỗ tay và “bong rua” ca sỹ cái nha ..hì

Chị PVy nói hong ngoa tí nào, ĐT này có nhiều người tài năng và giọng ca chất lượng hơn cả ca sỹ nhà nghề.
Chị PVy, cũng cho em “rua” chị một cái luôn nha, rất phục cách xử sự, nói chuyện giao tiếp của chị và sự làm việc của BDH trong những sự việc xảy ra gần đây.

Só zi Ốc, lại làm “loãng mạch bài” của Ốc mất zồi

Chào quý khách nhà hồi ký của Ốc

ốc
08-12-2014, 09:33 PM
Chị Plat đấy à. Lâu rồi em không dám về miệt dưới vì bị dị ứng với chuột túi. Cười mỉm chi cọp chắc là khi bộ óc nhận ra mâu thuẫn với người đối diện nhưng nhỡ nhận nhau là đồng hương rồi nên đành phải mỉm chi gượng cười, bải buôi một chút cho nó thân thiện kẻo nguời ta kiếm chuyện sinh sự với mình thì khổ. Em đoán thế thôi, chứ thực tình em chỉ là phó nhân viên văn phòng cấp thấp, chả có chuyên môn hành nghề y bác sỹ tâm thần kinh gì sất cả.

Platinum
08-12-2014, 09:55 PM
Xời, Ốc phán cứ như là đi dép râu trong bụng người ta vậy .

Đồng hương thật mà, thì mình cứ nhận thôi, thêm bạn sẽ bớt thù.

“Mỉm chi cọp” là khi mình mình cười giả vờ thân thiện đánh lạc hướng, đợi khi đối phương không đề phòng thì mình vồ đấy.

Ốc khiêm tốn mãi, nhân viên cấp thấp mà mở miệng có khối người vỗ tay đấy thôi.
Chuột túi dạo ni lên lò BBQ ngồi hết zồi

Rảnh rỗi xách gậy đi theo Ốc thọc bánh xe cũng vui vui..

Triển
08-12-2014, 10:38 PM
ông Robin Williams mang tiếng cười đến bao nhiêu người nhưng chính ông lại không thể mang đến cho chính mình lúc...căng thẳng.

Làm sao biết ông ấy không cười? Nụ cười đó là nụ cười ma mị....


http://www.youtube.com/watch?v=gxAXKTgnMrk

Triển
08-12-2014, 10:42 PM
Thế thì “cười mím chi cọp” là diễn tả trạng thái nào vậy??
Anh 5, mấy hôm nay có vào quán/đình A 5 nghe nhạc. Công nhận, thấy anh hăng say chuyện chính trị, sư phụ chuyên trị IT, Plat nghĩ ông anh này phải khô queo như bánh mì cũ, không dè giọng ca anh 5 quá ư truyền cảm, người nghệ sỹ hết mình. Vỗ tay và “bong rua” ca sỹ cái nha ..hì

Bánh mì cũ mang hấp lại chan mỡ hành và
nước mắm mần cháp đã lắm à Plati. :D
Cười mỉm chi cọp diễn tả trạng thái hồi hộp.
Nụ cười thoải mái là nụ cười cân đối, nụ cười
mỉm chi cọp là nụ cười thiếu cân đối, nhếch mép
nên là nụ cười ở trạng thái lấn cấn. :)

Đậu
08-13-2014, 08:33 AM
Cười mỉm chi cọp là cười lén, cười ké, cười ăn theo. Là cái cười của giới thích hóng chuyện. Không dám cười nhớn, cười to cho đã mồm vì sợ bị phát hiện.b-(

visabelle
08-13-2014, 02:54 PM
cười ruồi.
cười mỉm chi cọp.

nói đến cười...lolz
những ai mà text or type "lolz" nhiều sao tui thấy người ấy hong bình thường chút nào.:-"

mà đàn ông mà cười "hihihi"...i don't know. it's seriously..."gay".
the gayish gay! not the happy gay!
cười thì cười...hahaha...cho đã lòng...ta chuh.(like me...:D )

hola sis Plati.
hope all is well.
life is good.
hong good thì đi...rong cà cà cho đã, ngăm thơ đây đó cho đời bỗng dễ thương lại. :p

hôm wa scanned thru cái posted link của anh trienchieu sao mà tui nằm mơ thấy...ma.
chời ơi...anh chàng ma đó cao ráo phong độ quá chừng có bộ tóc lãng tự Italian style.
có lễ hội nào đó làm dành riêng cho an chàng ma này và tui có đến tham dự và thấy..."him" hiện hình.
anh chàng ma này bắn cung qua và cô bạn kêu lên, "hey cái cung bắn đến phía mày kìa.
làm tui *blush blush* nhắm mắt bình tĩnh mà run...sợ quá chừng nào ngờ đâu trúng cô...hoa hậu.
anh chàng ma này bắn cung xong rồi bỏ đi...một mình một mình hiu quạnh bên đồng cỏ xanh...

Hanhgia
08-14-2014, 06:49 AM
Cười miểng chai,
Cười đổng trác

Là cười làm sao?

ốc
08-14-2014, 07:50 PM
ông Robin Williams mang tiếng cười đến bao nhiêu người nhưng chính ông lại không thể mang đến cho chính mình lúc...căng thẳng.

Cổ tích Rô bình

Tôi biết đến anh Rô bình từ dạo đóng trong phim Gút mo ninh Việt nam khoảng 30 năm trước. Tôi không phải loại ưa thích phim hài hước, truyện vui cười. Tôi thích kiểu tiếu lâm không cần giơ tay giơ chân, không cần nhăn mặt nhăn mũi làm hề. Cảm nhận của tôi là anh Rô bình gắng sức hơi nhiều, cứ như phải cố gồng thêm một tí. He joked as if to combat a demon.

Xem anh đóng phim, hay là xuất hiện trong các buổi phỏng vấn, tôi có cảm tưởng như đương xem một mục sưu tầm chuyện cười, cứ hết mẩu chuyện khôi hài này đến mẩu chuyện vui cười khác, liên hồi kỳ trận. Chính cái ý thức rằng mình đọc chuyện cười đã làm mất hết sự thú vị, vì chả mấy chốc bộ não không còn xử lý những chuyện cười như là các mâu thuẫn.

Điều này rất giống khi xem phim ma, truyện ma - chả còn thấy sợ hãi rùng rợn gì nữa khi biết trước thế nào thì sẽ có một con ma tóc tai rũ rượi hiện ra... Sách của anh Stephen Kinh tôi đọc chả thấy kinh dị tí nào cả. Đọc thơ có vần cũng tương tự như thế, vì cứ câu sáu câu tám gieo vần đều đều, mãi rồi tất sẽ phải nhàm. Tài giỏi như cụ Nguyễn Du mà còn chả dám viết Truyện Kiều tập 2.

Tôi có một tình cảm đặc biệt cho những người chán đời, có thể vì tôi nghĩ họ có tâm hồn nhạy cảm hơn mọi người, và tôi nghĩ nỗi buồn là nguồn gốc của tất cả nghệ thuật trên đời. Nothing embraces us like sadness. Nothing completes us like sadness. Nếu cuộc đời của chúng ta chỉ tuyền là những niềm vui thôi thì chắc chắn sẽ buồn lắm. (It's funny that way.)

Anyway, you don't have to try so hard anymore, Robin. Hãy nằm xuống cho đất vỗ về.

Triển
08-14-2014, 09:50 PM
Cổ tích Rô bình
Tài giỏi như cụ Nguyễn Du mà còn chả dám viết Truyện Kiều tập 2.

Chắc chắn là ngại vụ tác quyền rồi chứ gì nữa.

phiulinh
08-16-2014, 01:02 PM
Cổ tích Rô bình
Tôi có một tình cảm đặc biệt cho những người chán đời, có thể vì tôi nghĩ họ có tâm hồn nhạy cảm hơn mọi người, và tôi nghĩ nỗi buồn là nguồn gốc của tất cả nghệ thuật trên đời. Nothing embraces us like sadness. Nothing completes us like sadness. Nếu cuộc đời của chúng ta chỉ tuyền là những niềm vui thôi thì chắc chắn sẽ buồn lắm. (It's funny that way.)

Anyway, you don't have to try so hard anymore, Robin. Hãy nằm xuống cho đất vỗ về.

"người chán đời" là người nhạy củm sống bằng trái tim, yêu trái cây nhưng không hiểu sọ dừa.

ốc
08-17-2014, 12:34 PM
Định vào đây kể "Cổ tích Xiu xai" nhưng chị Linh đã xoá mất chữ ấy nên không viết được nữa.

ốc
08-18-2014, 10:57 PM
Cổ tích Chán đời

Những người Tàu thông thái ngày xưa viết chữ "sầu" (愁) bằng cách ghép chữ "thu" (秋) ở trên với chữ "tâm" (心) ở dưới - nghĩa là khi quả tim ta bước vào mùa thu thì ta cảm thấy buồn. Còn chữ "muộn" (懣) thì gồm chữ "mãn" (滿) với chữ "tâm" - nghĩa là khi quả tim ta đầy tràn ứ ự thì ta cảm thấy buồn hơn nữa. Đến chữ "bi" (悲) thì họ chồng chữ "phi" (非) lên chữ "tâm" - nghĩa là lúc quả tim ta tan nát không còn nhận ra được nữa thì ta cảm thấy đau khổ.

Nói tóm lại, người nào có một quả tim thì phải cẩn thận kẻo nó giở chứng làm cho khó ở. Những người chán đời là những người có quả tim hay bị trục trặc kỹ thuật, cứ bị kẹt ở mùa thu, dễ bị quá tải, hay dễ vỡ tan nát. Sadness is just your poor old heart malfunctions.

Các nhà bác sĩ thông thái không thấy có ai nói rõ ràng cụ thể cách phòng ngừa các trường hợp loạn tim kể trên. Các nhà dược sĩ thông thái cũng không cấp bách tìm ra thuốc chủng ngừa vì họ lo rằng nếu chữa được rồi thì còn ai cần mua những thứ thuốc giải, thuốc lắc cho bớt buồn lo, bớt chán đời. Nền kinh tế thị trường thì tất nhiên cần phải có thị trường. Chữa hết các chứng nan y thì còn người nào đến khám bệnh và mua thuốc? Lúc ấy các quan đốc rách việc chỉ còn biết lên nét tán dóc cho thiên hạ tăng huyết áp.

Tình trạng thiếu thuốc men dẫn đến việc người ta tự chữa trị bằng các thang thuốc dân gian cổ truyền như rượu, bia và thuốc phiện (nếu quen dược sĩ ngoài luồng). (Disclaimer: please don't try this at home - go to a pub!)

còn tiếp

ốc
08-21-2014, 11:12 PM
Những người Bồ thông thái ngày xưa ghép chữ "sầu" (愁) với chữ "đát" (怛) thành ra chữ sầu đát (saudade) để chỉ một trạng thái buồn bã dằng dai, một cảm giác chơi vơi ngóng đợi, một suy tư canh cánh vu vơ. Cái tâm tình ấy chắc là ở đâu cũng có nhưng chỉ có người Bồ chịu khó đặt tên cho nỗi niềm này.

Sáng nay tình cờ đọc một bài của tờ báo Người Gác trần (http://www.theguardian.com/commentisfree/2014/aug/21/12-untranslatable-words-and-their-translations) lại biết thêm vài chữ tương tợ. Những người Tiệp thông thái ngày xưa ghép chữ "lí" với chữ "tost" thành ra chữ "lítost" để chỉ tâm trạng đau đớn lúc ta nhận ra cảnh hoang phế ở tận cùng của cõi lòng. Những người Nga thông thái ngày xưa ghép chữ "tos" với chữ "ka" thành ra chữ "toska" để chỉ một tâm lý dằn vặt, bất an vô cớ, một tâm linh sầu muộn, chán nản vô thường. Ôi bao nhiêu cái nỗi người. Our human bondage.

Những nhà Anh ngữ thông thái bảo rằng không có các chữ tương đương như thế trong tiếng Anh. Chả biết trong sách vở tiếng Việt có cái thứ tình riêng trầm mặc ấy, loại tín hiệu radio rời rạc có nhẽ từ một trầm tích trong tiềm thức, và tên của nó là gì?

Một trận gió mùa đông, một giòng sông mùa hạ, những lúc ấy tôi đứng trông mà không đoán được tên cho từng dung nhan của ưu phiền, cái buồn mình, buồn người... cái buồn cộng nghiệp... buồn khắp cả không gian của đất, buồn xuyên cả thời gian của đời.

Triển
08-22-2014, 03:41 AM
Dân hũ chìm người Việt khi bị ép cai rượu, đã biểu lộ sự chán chường qua ngôn ngữ đó là chữ ghép: biệt ly. Nghĩa là vĩnh biệt cái ly. Từ đó mà chữ biệt ly ám chỉ sự tan vỡ, tâm trạng sầu đâu.

http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/ngocdung/022014/28/09/nghien_ruou.jpg

(nguồn sau ảnh)

Đậu
08-22-2014, 05:56 AM
Buồn vui là bụng buồn thấy mồ mà miệng còn cười toét: tâm lý và sanh lý có mâu thuẩn.
Buồn rầu là cái buồn toàn diện, buồn từ Bắc vô Nam: tâm lý và sanh lý đồng hành.
Buồn nôn là buồn quá sức nhẽ minh, buồn phát ốm: tâm lý "giải phóng" sanh lý
:-"

ntđl
08-22-2014, 07:41 AM
Chào tam vị (Peter Ốc, James Đậu và bồ tèo Mister T)
Tui đi xa mới dzìa, vừa dzô đây đọc cái ni vui quá. Ốc cười buồn mang mác - cười buồn ha, hổng phải buồn cười - miister T cười haha, còn Đâu thì cười mím (... chi cọp).

Ờ... mà tui đi xa có ai nhớ tui hông dzị ? Có thì la lên một tiếng cho tui tức tưởi con tim cái coi ! Xa nhà 2 tuần, chán quá xá chán !
Dà, bên kia kìa - khúc nào quên dzồi - có bàn đề về cười mím chi cọp - y hình do cô Valentine của tui hỏi thì phải - Tui xin dơ tay xin phép Ớc cho nói leo ở đây.

Cười mím chi là cười mỉm (dấu hỏi), cười trong ánh mắt. Đây là cái cười nhẹ hơn cười tủm tỉm ha. Cười mà mím môi thành người ta (những người hổng chú tâm để ý) không thấy để cười theo. Dzồi có người bèn thêm vào chữ cọp mần màn thị uy khí thế.
Xét về cường độ của nụ cười, người vô tư nhìn nụ cười mím chi biểu nó hời hợt - đờn ông đờn bà nếu có cười mím chi chỉ cốt để làm duyên - một nụ cười vô thưởng vô phạt. Người đang rầu rĩ ngó nụ cười mím chi lòng xìu rìu. Người đang phởn (như tui nè nha) ngó thấy nụ cười này bèn yêu đời thêm chút xíu.

Bref... cười mím chi sau cùng là nụ cười kín đáo nên nó "buồn vui tùy người đối diện", bị dzì... chính cái đứa đang cười ấy, thường khi hoậc nó hổng biết rằng nó đang cười, hoậc nó cười hung lắm, nhưng nhút định dấu răng dấu lợi cốt để bà con hổng ai biết, có người còn tưởng nó đang mếu là khác - thế là... xúm dzô an ủi giúp vui -
Cuộc đời của chúng ta đây (thì tui chớ ai) là những chuổi cười mím chi (lúc cọp, lúc không) dài dài, cười từ hồi biết cười và cười miết cho tới khi... bận sơ mi gỗ !

Em Ta có đó hông, ló dza cười mím chi với tui một cái coi chơi S.T.P
Ốc coi phim Le Passé chưa vậy hở ?

TB :
Quên nói... mister T à, hồi đó giờ Kim tước hát nhạc Vũ Thành, nhưng bài Nhặt Cánh Sao Rơi kỳ này cô hát hổng hay Sir ơi, có thể vì hát ad lib chăng ? Quang Dũng hát xoàng thôi (chưa kể là sửa lời làm chất thơ biến dạng) Có lẽ Mai Hương hát hay nhứt hổng chừng.
Tui nghe bài này xong cái lòng buồn vời vời. Hổng phải vì kỷ niệm chi dzáo, nhưng vì đã tỉnh một giấc chiêm bao và nhìn ra sự thực (quá... phũ phàng, rằng nhạc mình thích hổi nẵm chưa chắc đã xuất sắc như mình vẫn yèn trí (mà mình chắc mẫm là nó sang trọng chớ đâu mà rbình dân như nhạc hậu chiến - còn nhạc thời kinh tế thị trường thì khỏi kể heng).
Mister T, thành ra vì thế cho nên, ông cứ làm lơ lời yêu cầu của tui cho gọn việc sổ sách heng ông. Dù sao cũng thanh kìu vé ri mút chồ. (and... GBYC)

ốc
08-22-2014, 01:40 PM
Em chưa xem phim ấy vì Netflix họ nhất định không chịu để nó trên mây (cờ lao) rồi chảy xuống (sờ trim) cho mình xem. Họ bất em phải còm măng cái đĩa về xem nên em kệ xác cứ thi gan xem cuối cùng ai thua ai. Xem đĩa thì phải giả thêm tiền mem bờ síp hàng tháng, rồi lại phải ra đầu đường thuê cái đầu máy video, xem xong còn mất công rì wuai lại từ đầu trước khi gửi giả cho họ. Em chưa về hưu thì đào đâu ra ngần ấy thì giờ?

ốc
08-28-2014, 12:43 AM
Nhà bác sĩ tâm lý Xích mun Froi, cha đẻ thông thái của ngành phân tâm học, bảo rằng con người luôn luôn ở trong tình thế đối kháng với xã hội do những tính nết tự nhiên bị luật lệ ức chế (Civilization and its Discontents (http://www2.winchester.ac.uk/edstudies/courses/level%20two%20sem%20two/Freud-Civil-Disc.pdf)). Nói cách khác là con người lúc nào cũng bị bản năng cắn rứt, bị đạo đức trói buộc, và những quy tắc làm nhức đầu. Những người thích tự do thì thấy gò bó, những người nhạy cảm thì thấy khổ sở. No exit.

Nhà phật tổ như lai Tất đạt đa, cha đẻ thông thái của ngành Phật giáo bảo rằng đời là bể khổ vì những tình cảm và ham muốn của mỗi người tạo ra sự mâu thuẫn với mọi người, với thiên nhiên, với chính bản thân mình. Muốn thoát khỏi khổ đau thì phải diệt trừ cái bản ngã. An exit to nothing.

Cả hai cách nhận định cuộc sống (nói chung) và mâu thuẫn (nói riêng) đều chả có gì sai - ngoại trừ một cách nhìn quá tiêu cực, quá bi quan về khổ đau, muộn phiền. Sad is not bad.

Nhân lúc nhà thành viên phố rùm Lòng như gió, chủ nhân thông thái của mục khác mang tên Vẫn muốn yêu cuộc sống, vừa mới tuyên truyền "Nghĩ khác đi." Vậy thử nghĩ khác đi về những nỗi buồn, nỗi biệt, nỗi mất, nỗi mong, nỗi chán, nỗi chết...

Thử tưởng tượng một cuộc sống không còn gì buồn, không có sự chia tay, những người yêu luôn ở bên nhau (cùng với tất cả chục người yêu cũ của họ), không có kẻ thua cuộc (mọi người đều thắng, đoạt cúp), và không có ai chết bao giờ...

Thử tưởng tượng một con người không bao giờ biết buồn, không bao giờ thấy lẻ loi, không bao giờ thấy lo lắng...

(tạm dừng để tưởng tượng)

muavalam
08-28-2014, 03:34 AM
Nói liền hồng quên. Tui xin giới thiệu với ốc một phim iran (lại iran) coi hồi hôm, thấy được. Psycho ngập trời, dám hạp ý ốc. Phim có tựa là le passé hay the past. Ốc kiếm coi trong netflix ha. Phim iran nhưng nói tiếng pháp và có phụ đề anh ngữ.
Phim kể chuyện một kép iran ở Paris lấy vợ đầm rồi đã xảy ra chuyện chi hổng rõ, kép nọ "vượt biên" về lại quê nhà. Phim khởi đầu bằng đoạn kép iran trở lại Paris theo lời yêu cầu của vợ cũ đậng hợp thức hóa miếng giấy li dị. Cô vợ ra đón chồng (đã cũ) tại phi trường, đối thoại trên xe cho biết đứa con gái lớn đang dở chứng cứng đầu nổi loạn và cô nhờ kép khuyên bảo nó dùm, vì rằng "cả hai đứa nó đều quí anh lắm" (les filles t'aiment beaucoup, tu sais...)
Phim lầu bầu thêm chút xíu nữa thì khán giả chưng hửng với tình huống bi hài : hai đứa con gái nọ hổng phải của kép iran, thằng bé trai sống trong nhà là con riêng của người "có thể sẽ là chồng mới" và nàng đang mang trong bụng đứa con của "thẳng".

Kế tiếp mở ra cái mấu chốt của chuyện (hấp dẫn tới nỗi dựng được thành...) phim : Má của thằng cu hiện còn sống và đang ở trong tình trạng coma do đã uống nguyên bình thuốc rày tự vận. Nguyên nhơn chuyện tự vận được giải thích khác nhau, tùy theo người kể lại chuyện.

Phim kết thúc trong ngơ ngác, rồi khán giả ngẫm nghĩ coi thông điệp nhà đạo diễn kiêm tác giả kịch bản cuốn phim muốn nhắn gởi là cái chi ? Có thể ông chỉ muốn nói tới màu sắc sự thật (tức chân lý) đã bị lọc gạn trong lăng kính của những góc nhìn khác nhau chăng ? Ai mà biết đậng !
Coi phim này xong cái nhớ phim Lã sanh môn xưa xửa xừa xưa rất nổi tiếng của nhựt bổn.
Phim được, bố cục khá, đối thoại hay và cốt truyện... xấu đẹp tuỳ người đối diện.
Chấm B-.
Enjoy Peter ốc.


http://img05.cdn.cinoche.com/images/5133cf0c8a320d3c580c1b0f9854667c.jpg







Hôm rày miệt dưới mưa tơi bời đến hôm nay thì đường ngập, bó gối ở nhà dạo net đọc trúng hồi ký năm tư, theo chân chị Lú cờ xì tây đánh dấu cái phim này, hình ảnh trong phim thiệt quá chừng là đẹp, thỉnh thoảng cố ý chậm lại vài giây bày ra một bức tranh chân dung low key thiệt lộng lẫy, nhan sắc hai vai phụ trai bảnh hết ý làm em sanh gato với nữ vai chính nhan sắc chỉ thường thường bậc trung ( chê chút cho bớt gato)
Đầu phim em thấy quá khứ (Admad) ngày nào bỏ của chạy lấy người nay phải lụi đụi,, quay về để giải quyết râu ria cộng thêm phần phụ đạo lương tâm cho cục nợ ( Lucie) tòng teng từ quá khứ của người quá khứ( Marie), đặng người quá khứ( Marie) rảnh tay vật lộn với quá khứ ( Fouad) của người- mai mốt biết đâu cũng thành quá khứ( Samir) đang định từ bỏ quá khứ ( Celine) vẫn đang nằm thiêm thiếp một khối, rồi bị thò tay níu lại vào cuối phim,
túm lại ta có nói là quá khứ dẫu dở dễ dì dấu diếm, chẳng ai có thể rũ bỏ được quá khứ của mình, dù dứt khoát hay không, dù có thật sự thuộc về nơi ấy hay không, dù có còn cảm giác với nhau nữa hay không, dù có được giải thích các nghi vấn hay không, dù có trách nhiệm hay không, và dù mưa hay nắng hông chắc ai sẽ cùng ta đi đến cuối cuộc đời !!!
Cám ơn chị Lú Xì chỉ điểm, dù em chỉ được ké hương hoả của bác Ốc

RaginCajun
08-28-2014, 05:50 AM
(tạm dừng để tưởng tượng)Like!

Triển
08-28-2014, 05:59 AM
(tạm dừng để tưởng tượng)
Like!

Tưởng tượng xem nhà anh Tôm này thích cái gì?

Đậu
08-28-2014, 06:40 AM
Thử tưởng tượng ... không có ai chết bao giờ...



Bấy giờ dân nước Việt sẽ rối trí vì không biết thứ bậc sau hàng ông Cố ông Sơ ông Tổ là ông gì? Tiếng Việt hết còn trong sáng như ban ngày.:-"

ốc
08-28-2014, 09:12 AM
Đơn giản thôi anh Đậu, trên ông Tổ là ông Tằng, rồi đến ông Cố Sơ, ông Cố Tổ, ông Cố Tằng, tiếp đến là ông Cố Sơ Tổ, ông Cố Sơ Tằng, vân vân, và cuối cùng là ông Lạc long quân.

Đậu
08-28-2014, 09:52 AM
Thì rồi cả nhà ta cô đơn tất tần tật. Chả ai có vợ có chồng gì sốt vì mọi người là anh chị em với nhau.b-(
Rồi đến giờ cơm, sau khi mời đầy đủ các bậc trưởng thượng xơi thì bát cơm trong tay giở lên bát mẻ. Chua lét. Cũng chả ai ăn uống gì được sốt. Đói cả nhà.:-"

ốc
08-28-2014, 02:39 PM
Thì lấy chồng ngoại quốc mấy hồi. Nhà em khi ăn cơm thì chỉ mời người trong cùng bàn thôi là đủ lệ bộ. Ông tổ ăn ở mâm khác, ông sơ, ông tằng cũng thế.

ntđl
08-30-2014, 07:09 AM
Hallo O Mưa
(và toàn thể bạn đọc thân mến).

Tui giới thiệu một phim coi được, cho một người văn chương chữ nghĩa đầy mình, với hy vọng ổng coi xong thì đưa ra những nhận xét về cái phi lý của đời sống đậng mình học hỏi (...thêm) dzồi mình vào phố tháo cái kiếng hồng xuống, đeo cái kiếng dâm lên, phải ngó phố xá trong bóng mờ dzậy thì mới bớt phởn đi chút nẹo. Dè đâu ổng biểu order mất công, thôi thủng thẳng chờ nó lên... youtube !

O Mưa coi xong thì chỉ thấy một trời quá khứ hở ? Chỉ thấy quá khứ dẫu dở dễ gì dấu diếm hở ? Vậy là buồn mất dzồi.
Tui hổng buồn mà vừa thương vừa ức. Thương là thương hết nhơn loại chúng sanh trong trỏng. Bao nhiêu là quá khứ mà quá khứ nào cũng đau bụng dzáo nạo. Thiệt cái tình ! Cuộc đời chúng, hết thay thảy, sao trục trặc trắc trở quá xá. Lớn trục theo lớn, nhỏ trục theo nhỏ.

Kết luận : Đời sống là một trời phi lý hổng biết giải thích ra răng cho thông.
Có lẽ vậy nên mới có những chiết-da trầm và buồn, ngồi vặt râu vặt tóc đặng suy tưởng lý lẽ cuộc đời, ý nghĩa của đau khổ và hạnh phúc, tạo thành và huỷ diệt, positive và negative (term phi-lô chánh xác là chi tui nghĩ chưa ra, negative y hình là bi quan, nhưng positive chưa chắc đã là lạc quan ha)
... Cái dzồi... bingo, tôn giáo phát sanh, triết học thành hình. Các chiết da tiếp tục màn vặt lông và... bingo cái nữa, kiếm dza... tam đoạn luận !

Nhưng, thương nhứt và ức nhứt là tình cảm của người xem (còn ai vào đây nữa) dành cho hai cha con kép quản lý (hay chủ nhơn ông hổng chừng) tiệm giặt ủi.
Ngó chừng hổng ai hứng khởi chuyện coi phim thành tui xin phép tán ra luôn với O Mưa ở đây heng

(Ốc ngó lơ dùm cái, tui biết khuynh hướng thành khẩn lấn đất dành sân của mình - bạn Tam ác biểu là cái tật - tới độ... làm thiên hại e dè ngán ngẫm dùm chủ nhơn - kiêm nạn nhơn - sân đất. Dà, xin hứa với Ốc sẽ đề cao cảnh giác đậng dừng lợi kịp thời.
CPQ, CPQ... mang tô-huýt vô dùm cái. Bạn Tam ác đứng sẵn chờ thời dzôi CPQ à, nhưng lóng rày có tuổi nặng tai thành thưởng khi tiếng thì thầm của ổng tui nghe hổng dzõ)


I.
Kép giặt ủi tên Samir, lập gia đình với Celine - thỉnh thoảng ra phụ chồng ở tiệm - và có con Fouad, một bé trai kháu khỉnh đâu lối 3- 4 tuổi. Samir ngó trung hậu hiền lành mặt mũi đẹp trai sáng láng. Vợ nó thì phim hà tiện hổng cho coi mặt, chỉ cho coi bàn tay của nàng trong xen cuối !

Gia đình của Samir ra sao khán giả hổng biết. Chuyện người này người kia kể lợi là những chuyện thiếu đầu đuôi, những mảng hình ảnh rời rạc hổng thể gắn đậng vào nhau để làm rõ nét một bức tranh (...lẽ ra chỉ tuyền những màu vui)
Có vẻ như... (thì khán giả đoán vậy) Samir là típ đờn ông bình thường như tất cả các bực đầu đội nón chơn mang dép khác của thế giới (típ nớ như thế nào thì hổng dám đào sâu, sợ rồi lại lạc).
Cái tiệm giặt và cả nhà ở của đám "quá khứ" ấy nằm tại ngoại thành Paris, trong mấy ghetto nghèo đông đảo di dân, nhứt là sắc dân ả rập.

Dzồi một bữa đẹp trời...
Thinh không có cảm tử quân cho nổ bom mần màn tự sát : Celine "ngoài đã héo mà trong còn héo nhiều hơn" ra tiệm, ngay trước mặt một cô thợ khác, tà tà uống gọn loong thuốc tẩy mần màn từ giã thế giới chán chường. Thế là đất bằng dậy sóng !
Địa chấn thoạt tưởng chỉ sơ sơ, nhưng than ôi, hậu địa chấn lại quá nậng nề, làm sụp nhiều vùng phụ cận và sanh những vết thương... lòng, mà một trong những vết ấy sẽ không bao giờ lành hẳn.
Và đây là mấu chốt của toàn câu chuyện làm phiền dạ người xem.

ốc
08-30-2014, 09:59 AM
Chị Lú không cần khách sáo, em không phải như chị bông chị hoa khi sầu khi héo, chị thích thì cứ đến chơi, vui thì cứ ở lâu, thú thì cứ nói thoả thích, đói thì chén thù chén tạc thế nào cũng được.

Tên phim nó là Quá khứ thì chắc có ý muốn nói về tương lai. Thế nào em cũng sẽ xem, không nay thì mai.

muavalam
08-30-2014, 06:47 PM
Hallo O Mưa

O Mưa coi xong thì chỉ thấy một trời quá khứ hở ? Chỉ thấy quá khứ dẫu dở dễ gì dấu diếm hở ? Vậy là buồn mất dzồi.
Tui hổng buồn mà vừa thương vừa ức. Thương là thương hết nhơn loại chúng sanh trong trỏng. Bao nhiêu là quá khứ mà quá khứ nào cũng đau bụng dzáo nạo. Thiệt cái tình ! Cuộc đời chúng, hết thay thảy, sao trục trặc trắc trở quá xá. Lớn trục theo lớn, nhỏ trục theo nhỏ.
...............
Nhưng, thương nhứt và ức nhứt là tình cảm của người xem (còn ai vào đây nữa) dành cho hai cha con kép quản lý (hay chủ nhơn ông hổng chừng) tiệm giặt ủi.
...................
Có vẻ như... (thì khán giả đoán vậy) Samir là típ đờn ông bình thường như tất cả các bực đầu đội nón chơn mang dép khác của thế giới (típ nớ như thế nào thì hổng dám đào sâu, sợ rồi lại lạc).

Chi Lú Xì :)>-
Só rì cái cụm từ dân nhậu thất tình hay nói chơi là "quá khứ dỏm dễ gì dẫu diếm" làm chị hiểu sai nhận định của em về phim, rồi phải mần màn tóm tắt phim lại, (em hổng phê phán quá khứ của ai trong phim đó dở hết) đừng buồn

Nhận định của em chỉ là người ta hay nói quá khứ đã qua và kg muốn nhắc đến ( như Marie từ chối trả lời Admad trước lúc chia tay) nhưng rồi thật ra quá khứ vẫn nằm ềnh ra đó dính vào hiện tại níu lấy tương lai, vẫn bi lụy và buồn truyền kiếp, vẫn phiền nhiễu đến cuối đời, tức là quá khứ sẽ chẳng bao giờ trở thành quá khứ mà một ngày đẹp trời bỗng chường ra làm hiện tại hoặc hổng chừng làm tương lai luôn ( như bác Ốc ước ao)
em khác chị chẳng thương hại ai trong phim ráo rạo, biết đâu cái buồn ngày hôm nay lại là niềm vui ngày mai,
Fouad biết đâu từ bất hạnh mà nhận ra cuộc đời không dễ nuốt sau này sẽ mạnh mẽ ra, đáng mừng!
Samir hiền lành mà tham lam vừa muốn ngoại tình vừa muốn vợ phải còn yêu còn cảm giác với mình, chẳng nhận ra vợ mình đã phát giác, còn tự hỏi nàng còn yêu ta chăng? kiếm ra người để đổ tội thì rũ bỏ liền trách nhiệm, đã quyết định lập tổ ấm với Marie còn thử lại cho chắc ăn và rủi cái là kết qủa rắc rối lương tâm, Samir dư giả cảm xúc có thể yêu một lúc hai người ( và có thể là ba bốn nếu có cơ hội) đáng thương chỗ nào đâu?
Nhân loại chúng sinh thì vẫn sống nhốn nháo chung quanh, vẫn tử tế, vẫn tư lợi, vẫn sống rất vô tư, vẫn thu thập quá khứ đặng viết hồi kí,
có chi phải " thương nhân loại chúng sanh "
Khán giả là em coi phim thì thấy anh Samir, thuộc "típ" tử tế siêng năng, kém thông minh, và hời hợt, kép này lấy về không cột chân bằng dây thừng cũng hơi khó giữ :) về khoản bình thường tức là đàn ông đa số đều vậy và đẹp trai thì em hoàn toàn đồng ý với chị 8->

ntđl
08-31-2014, 05:13 AM
Cám ơn ốc, được lời như cởi tấm lòng.


Khà..khà...
Cam ơi Cam (gọi vậy cho... chánh xác heng. Chừng mô đổi màu sẽ đổi tên nữa. Phố mình cũng có một O Mưa khác, sợ rằng sẽ có hiểu lầm)

Ai biểu chị Lú hổng hiểu Cam ? Hiểu ron rót hổng sai sẩy.
Chời ơi chời... chị Lú nghĩ (dám sai), trong đây chỉ có một người duy nhứt là hiểu Cam với Ốc, hiểu từ chữ từ chữ, hiểu từ ý từ ý, hiểu tứ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, từ phải sang trái, từ trước ra sau.

Kiếm đặng một người hiểu mình chi li vậy rồi sao hè ? Thì vui mừng vui khoái vui chớ sao nữa. Rồi mình mời người ta… đi nhậu, nhậu bún bò giò heo - heo nhiều hơn bò - mình bỏ tô bún cam trên cái dĩa cam (… có viền hoa văn tím kìa), đật xuống cái bàn cam, kéo cái ghế cam (có cuốn sổ điện thoại cam kìa), dzồi thực khách vừa ăn vừa thấp thỏm, chỉ sợ chủ nhà đi kiếm số điện thoại của bá tánh cái là... chết cha..
Cái bếp đó đẹp heng Cam, mà sạch quá xá. Nồi niêu xong chảo như lau như ly. Vậy dzồi... Cam có nấu hông hay là đi ăn bí tỉ ngoài tiệm ?

À, chị Lú điểm phim đó là cho Ốc đó Cam ơi, bị vì thường khi Lú với Ốc có cùng gu thưởng ngoạn xi cà la ma. Thì cũng tính chờ Ốc coi rồi mới bàn, dè đâu Ốc bận, thành bàn cho Ốc nghe giúp vui.
Nếu Cam thấy phim nớ OK thì chị Lú xin giới thiệu với Cam một phim khác, cùng đạo diễn : The separation. Phim ni có cô đào chánh sắc nước hương trời, hổng mê thì thôi nha - nhứt là hồi cô lên đồ qua Cannes dự đại hội điện ảnh –

Có vẻ như... ông đạo diễn iran này đây quay ống kính cho ta ngó vào cái xã hội thường nhựt iran bên bển. Cái góc nhìn thuần túy nghệ thuật xã hội chớ hổng tôn giáo chánh trị chi hết như những phim iran "quốc doanh" khác. Kép chánh trong phim cũng là người thủ vai "người quá khứ " về từ Teheran trong phim này.

Nếu Ốc có ý định coi The Past trong tương lai, thì hai chị em mình dừng lợi nơi đây đậng chờ (chờ bao lâu cũng đặng... Ôi ta chờ em từ kiếp lai sanh ....)
Chừ phải sửa soạn điểm tâm rồi đi thờ chúa cái đã.

TB : Tiện hỏi thêm, Cam có biết âm thanh xanh nó ở đâu hông ? Nghe nói có tấm hình bận áo hồng, người đẹp mà áo cũng đẹp, thành tò mò phấn kích lắm cà (chị lú vốn thích ngắm cái đẹp) hổng biết áo đó là áo gì ?

Triển
08-31-2014, 07:31 AM
I.
Kép giặt ủi tên Samir, lập gia đình với Celine - thỉnh thoảng ra phụ chồng ở tiệm - và có con Fouad, một bé trai kháu khỉnh đâu lối 3- 4 tuổi. Samir ngó trung hậu hiền lành mặt mũi đẹp trai sáng láng. Vợ nó thì phim hà tiện hổng cho coi mặt, chỉ cho coi bàn tay của nàng trong xen cuối !
Khúc chót cho coi mặt bên hông đó bà ơi. Lúc kép trẻ cúi xuống cho vợ già ngửi mùi hương hoa của giả đó. Bà vợ nhìn 'xiêng xiêng' thấy già mà xấu hoắc hà.



Samir là típ đờn ông bình thường như tất cả các bực đầu đội nón chơn mang dép khác của thế giới (típ nớ như thế nào thì hổng dám đào sâu, sợ rồi lại lạc).
Cái tiệm giặt và cả nhà ở của đám "quá khứ" ấy nằm tại ngoại thành Paris, trong mấy ghetto nghèo đông đảo di dân, nhứt là sắc dân ả rập.
Đàn ông trên bình thường là đàn ông ra làm sao đâu bà nói tui nghe. Đàn ông bình thường mà cưa được cô mẹ hai con coi còn ngon kia sao? :D À, mà sao phinh chiếu toàn cảnh bên trong tiệm giặt ủi, mà bà phang ra thành khu ổ chuột gồ ghề còn có đám di dân Ả Rập nữa mới sợ chứ? hahahahahah Lần này bà cũng nổ nữa phải không? :D




Địa chấn thoạt tưởng chỉ sơ sơ, nhưng than ôi, hậu địa chấn lại quá nậng nề, làm sụp nhiều vùng phụ cận và sanh những vết thương... lòng, mà một trong những vết ấy sẽ không bao giờ lành hẳn.
Và đây là mấu chốt của toàn câu chuyện làm phiền dạ người xem.
Coi thấy phiền mà còn rủ rê. Thiệt tình. Tội nghiệp trong phinh này là 3 đứa nhỏ thôi. Nạn nhân của người lớn. Khơi khơi bị đám cha mẹ thiếu thốn quá quậy tưng bừng. Lũ trẻ nay sống đây, mai sống kia, không an thân để mà có cái tuổi thơ như con cái người ta. Bà đón xem phinh mới nữa đi, không chừng đạo diễn cho ông cha của em Luci bên Bỉ xuất hiện quay trở lại và bà chủ tiệm giặt ủi kia tỉnh dậy có cảm tình với Ahmad bên Một Răng. Còn chưa tính em làm lậu ở tiệm bị đuổi nay trở về trả thù đời nữa, biết đâu lại cũng mang trong lòng một 'quá khứ' rồi. Đoạn cuối bà chủ giặt ủi nắm tay chồng trẻ là sắp hết hôn mê rồi đó. ;)

muavalam
08-31-2014, 07:52 AM
Chị Lú Xì thân mến nghe hữu nghị rồi ha
em sợ rằng Chị biết em nhiều hơn là hiểu em nữa nha
mà rằng em không thích phim rắc rối càng không thích phim lấy con nít ra tra tấn lương tâm ( chắc mặc cảm mình hổng làm tròn nhiệm vụ mẹ hiền vợ ngoan dâu thảo ha) phim ly dị nớ em coi hai năm rồi, lúc nghe nói có cuốn phim tiếp theo này em không tìm coi cho đến khi thấy chị giới thiệu nó vào một chiều mưa gió rảnh rỗi, em chỉ thích hình ảnh phim thôi à, Chị ráng chờ bác ốc he, nhưng không chắc em lỡ xếp vào loại phim tình cảm thì bác ấy có còn thèm coi nữa hay không, các nhân vật trong phim ai cũng vừa tử tế vừa yêu đương nhốn nháo, tình thù hổng rực nắng mà mưa dầm dề, hầm bà lằng như thế sợ bác ốc xem xong sẽ cười mỉm chi cọp

Tuy rằng thế có người thích bếp Cam của em tức là đã đồng điệu cùng em, em thích lắm và sẵn sàng nấu bún bò giò heo đãi Chị, Chị cứ tự nhiên ngồi trên ghế lật ra trang nào có dung nhan vợt thủ mà chị yêu hay ghét đặng ngồi, không sợ em lật bàn ngồi đi tìm số đt heng vì nó là cuốn sách tennis được biếu không khi lỡ đặt mua vé rồi phải hành xác ngồi phơi nắng, bây giờ em trả thù thường ngồi ngay trang có mặt anh chàng hôm đó kéo cái giải men fai nồ tới 8 tiếng!
em nói có sách mách có hình cho Chị xem,( mấy hình này em chụp tính khoe chị Ngô Đồng) đem bỏ vô đây luôn, bác ốc mở cửa cho Chị chắc cũng kg hẹp hòi với em

http://i27.photobucket.com/albums/c177/hoasen1/_8315051_zpsbbc8a7b9.jpg (http://s27.photobucket.com/user/hoasen1/media/_8315051_zpsbbc8a7b9.jpg.html)
cái mặt ghế móc mất một ngày nhưng cái thân ghế quấn kiểu làm khuy áo mất trọn một tuần mới xong

http://i27.photobucket.com/albums/c177/hoasen1/_8315028_zpsca278717.jpg (http://s27.photobucket.com/user/hoasen1/media/_8315028_zpsca278717.jpg.html)

cô vợt thủ trẻ tuổi xinh đẹp lúc đón bóng nhìn như đàn ông thế này đây.

http://i27.photobucket.com/albums/c177/hoasen1/_8315036_zps4050ff93.jpg (http://s27.photobucket.com/user/hoasen1/media/_8315036_zps4050ff93.jpg.html)
muốn êm thì ngồi ngay trang đầu thế này

Âm Thanh Xanh hình như là trang nhạc em cũng không rõ hình ở đâu chị nhờ bạn tam ác của chị chắc ổng biết

thôi em tạm biệt chị, em đi ăn cưới về trễ giờ sửa soạn nghi thức rửa chân lên chuồng, mai là đầu tuần trời nắng, hết mưa nên em hết được cà nhong

Platinum
08-31-2014, 07:47 PM
Chị ui, ghế này mùa đông mặc đủ xiêm y ngồi còn đặng, gặp mùa hè mặc tà lỏn ngồi một lát đổ mồ hôi đứng lên dám cái hình nó in hằn lên ..bàn tọa mất. Định khi nào lên chiêm ngưỡng cái bếp mới (chắc cũng được vài tuổi rồi hen) của bà chị nè

Cô/chị Lú xì, Thanh Âm Xanh của người nữ thanh sắc vẹn toàn nằm trong khu Tiếng hát đặc Trưng, Chị (kêu vầy cho trẻ trung nha) mau vào đó xem cái áo dài hồng lẫn nụ cười có chiếc răng khểnh.. Khi nào Chị sắm nhà riêng cho em dễ tìm. Chạy long rong tìm bài của chị để đọc thiệt là hao xăng quá, lại gây ô nhiễm môi trường. (lầm bầm, nhà nào bà nớ cũng ghé cũng pót ì xèo, từ ngã ba Ông Tạ xẹt cái vèo tới ngã Tư Phú nhuận, chạy theo hụt hơi)…

Chào hữu nghị bạn Ốc nha ..

ốc
09-01-2014, 12:32 PM
Khi nào Chị sắm nhà riêng cho em dễ tìm.Em nghe thiên hạ đồn chị Lú có nhà riêng ở Canada.


Chị (kêu vầy cho trẻ trung nha)
Em thấy dân miệt dưới gọi các chị là bà thím, nghe cũng trẻ trung lắm.

Em chào giả lễ chị Plat. Cái ghế màu cam nom như bánh kẹp Oreo làm vào dịp lễ Ha lô uyn. Muốn bớt chảy mồ hôi thì khoét thêm cái lỗ ở giữa, rồi mở nắp lên ngồi là mát bàn toạ ngay.

ntđl
09-02-2014, 12:45 PM
Thiệt tình... Plat nói chạy theo tui tới hụt hơi hở ? Nghe thương hông chời !
Hổng tính xây nhà riêng đâu Plat ơi. Mà có xây cũng còn phải chờ phép bà chủ. Tui vốn... kim chỉ có đầu là một và trung thành là hai. Tui kết ai dzồi là theo... tới chết !
Trung thành vốn là đức tánh hàng đầu của loài chó, thành tui nghĩ dám kiếp trước tui là nó hổng chừng, rồi được một vị bồ tát cứu độ nên hóa kiếp thành người. Riêng cái vị bồ tát nọ, hổng rõ bụng dạ ra sao lại chịu hy sanh tụt cấp thành Mister T đặng đeo theo trả nghiệp dùm tui tiếp. Khổ cho ổng hông chời !!!

Dà vậy là cái phim nọ đã xỉn xỉn có 3 người coi dzồi heng. Tư nè, Năm nè, và em Cam nè. Tư với Năm biểu chỉ vậy vậy. Cam hổng khen truyện phim, chỉ khen góc quay và hình ảnh. Còn tui thì chấm nó B- (theo thang điểm của ốc). B- heng Tư và Năm.
để thong thả nói cho xong chuyện doping rồi cõng Plat trên lưng qua bên đây tán tiếp.

Cam à Cam. Chị Lú mới đi dòm chừng cái bếp nữa, y hình bộ xoong nồi của Cam là Le Creuset có phải ? Chời ơi chời... nếu thiệt thì Cam móc túi cũng bộn à nha. Le Creuset mắc trời thần luôn, nấu rất sướng do độ nóng đều của nó, nhưng nặng trần ai khoai củ, rửa gãy tay luôn !

ốc
09-06-2014, 12:19 AM
Cổ tích Buồn vui

Nhà bác học thông thái người Nga Lô-mô-nô-sốp phát hiện ra định luật bảo toàn khối lượng thường được áp dụng trong ngành hoá học. Theo định luật thông thái này thì hoá chất có thể thay đổi tính chất nhưng không hề suy suyển một kí lô nào sất cả.

Tương tự, một lô các nhà thông thái khác từ đủ các nước cũng phát hiện ra định luật bảo toàn năng lượng được ứng dụng trong các ngành vật lý học và sinh vật học, vân vân. Theo định luật thông thái này thì năng lượng của mọi vật chất không bị mất đi hay được tăng thêm mà chỉ chuyển từ vật này sang vật khác, hoặc từ dạng này sang dạng khác.

Quả thực, cả hai định luật nói trên còn có thể áp dụng vào nhiều hiện tượng xã hội.

Ví dụ trong một nền kinh tế toàn cầu theo định hướng cá nhân chủ nghĩa, tổng số tuyệt đối của tư bản không tăng hay giảm đi mà chỉ chuyển từ tay người này sang tay người khác, hoặc chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Nói tóm tắt là tất cả thiên hạ chỉ giằng kéo một chiếc chăn nhỏ, khi người này ấm thì người kia rét, lúc chỗ này kín thì bên kia hở. Ai giỏi kéo thì tốt, ai giỏi co thì cũng đỡ được một tẹo... Trong một xã hội còn tương đối lương thiện thì cũng có cảnh giật gấu vá vai, bên lở bên bồi; ở một xã hội bất công thì chỉ tuyền là kiểu bòn nơi khố rách đãi nơi lầu hồng.

Xét đến đời sống cá thể, chuyện vui chuyện buồn dường như cũng tuân theo một định luật bảo toàn tình cảm lượng. Định luật ấy có thể diễn tả nôm na như sau:

(còn tiếp)

passenger
09-06-2014, 07:10 AM
Cổ tích Buồn vui
Xét đến đời sống cá thể, chuyện vui chuyện buồn dường như cũng tuân theo một định luật bảo toàn tình cảm lượng. Định luật ấy có thể diễn tả nôm na như sau:

(còn tiếp)
What a great teaser!!

ốc
09-07-2014, 12:33 AM
Buồn hay vui chỉ là những biến đổi tâm trạng dưới sự ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài. It's just energy passing through. Năng lượng thì không thể biến mất mà chuyển sang các dạng khác, cụ thể là những cảm xúc hoặc những tình thường của con người. Vì nhẽ ấy, loại người dễ bị ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài chính là loại dễ vui dễ buồn.

Âm nhạc là một thí dụ về sự ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài. Nhờ tính trừu tượng cao cho nên âm nhạc có khả năng ảnh hưởng rất mạnh, trực tiếp lên tình cảm của người ta, kể cả những người mù chữ hay không sử dụng cùng một ngôn ngữ, nó có thể làm cho người nghe cảm thấy vui hay buồn, từ tình trạng bị kích động cho đến chỗ bi luỵ cảm thấy muốn buông trôi...

Giáo dục là một thí dụ khác về sự ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài, nó có mục đích đồng hoá và thuần hoá những cảm xúc, tình tình của mọi người trong một chế độ xã hội, huấn luyện cho người ta suy nghĩ giống nhau và có những tình cảm giống nhau. Nói cách khác là nó gò bó, uốn nắn con người vào một khuôn khổ được định ra để phục vụ cho chế độ và giai cấp cai trị, nó đòi hỏi cá nhân phải chặt bớt bàn chân để đi vừa giày dép cùng một số đo với mọi người.

Các hình thức quảng cáo là một thí dụ khác về sự ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài, nó mời gọi người ta sử dụng một sản phẩm hay một dịch vụ bằng cách tác động vào tâm lý và tạo ra những tình cảm buồn vui thích hợp để thúc đẩy sự tiêu thụ.

Sự phát triển và phổ biến của những phương tiện trao đổi thông tin và ý kiến trên mạng đương giở thành một nguồn năng lượng từ bên ngoài tác động lên cá nhân. Tuy mục đích ban đầu của nó phần nhiều là trong sáng và tích cực, nhưng dần dần có thể và sẽ bị lợi dụng để chi phối tình cảm của con người trong một nhóm, trong một xã hội, as in "emotional hacking."

ốc
09-09-2014, 12:27 AM
Buồn hay vui chỉ là những biến đổi tâm trạng dưới sự ảnh hưởng của năng lượng từ bên ngoài. Năng lượng làm cho người ta vui thì thường sẽ nhanh chóng phát tiết ra ngoài, nhưng năng lượng làm cho người ta buồn thì lại chất chứa ở trong tim, gan, bao tử hay đường ruột. Đấy là lý do vì sao bác sĩ cứ thấy các triệu chứng đau tim, đau gan, đau ruột, vân vân, khi người ta buồn bã khổ sở. Đấy cũng là lý do nhiều người nghĩ rằng uống nhiều rượu bia, hoặc ăn cả hộp kem sô cô la thì có thể khử được nỗi buồn ở trong bụng dạ. It works sometimes, but not often.

Theo nguyên tắc đã nhắc đến ở trên, năng lượng thì không biến mất nhưng có thể chuyển sang các dạng khác, do đó sớm hay muộn thì nỗi buồn cũng tự xử lý bằng các hình thức phổ biến như: hành động, lời nói, hoặc suy nghĩ, tuỳ theo tính tình và khả năng của từng đương sự. Người cộc cằn thì bức xúc bằng tay chân hoặc lời lẽ nặng nề, người nhã nhặn thì biểu lộ bằng những biểu tượng (như chữ nghĩa, âm thanh, tranh tượng). Đấy là nguồn gốc của nghệ thuật, là sự kết tinh của khổ đau, là giá trị thặng dư của muộn phiền. The precipitation of sadness.

Con người giống những chiếc lăng kính. Cuộc sống rọi vào bên trong mỗi người và tán xạ thành muôn vàn thứ tình cảm; rồi chợt cũng đôi khi ánh sáng từ bên trong một người rọi ngược ra ngoài và tạo thành trăm nghìn màu sắc. Nghệ thuật là quang phổ của nổi buồn, là tiếng thở dài bằng chữ, là những hoá thạch u uẩn của tâm hồn.

ốc
09-11-2014, 09:52 PM
Cổ tích Xiu xai
(Chuyện giả tưởng)

I.
Trang mạng thông thái Wikipedia bảo rằng hàng năm có khoảng một triệu người tự sát trên thế giới (http://en.wikipedia.org/wiki/Suicide). Tổ chức Y tế Thế giới báo động rằng cứ 40 giây thì có một người tự tử (http://www.theguardian.com/society/2014/sep/04/suicide-kills-every-40-seconds-who). "Xiu xai" là một việc làm bị xã hội phê phán rất nghiêm khắc và phòng ngừa rất nghiêm ngặt, cứ như là mạng người quý báu lắm trong khi vẫn giết nhau bằng đủ mọi cách, vô tình, cố tình hay chỉ dửng dưng mưu cầu lợi ích cá nhân.

II.
Độ mười năm trước tôi có hôm rất chán đời, một mình ngồi uống hết nguyên cả chai Maker's Mark nhưng không chết, rồi nghĩ bụng xiu xai tốn nhiều công lao quá, thế thì phải có người giả lương chứ không dại gì làm không công. Killing oneself is hard work, and deserves an honest pay. Tôi có hứng viết ngay một câu chuyện thời giả tưởng ngăn ngắn, xong rồi cười với bóng, lăn đùng ra ngủ quên bẵng nỗi buồn và câu chuyện ngắn kia, không thể nhớ đã nhét nó ở đâu.

III.
Đây là hồi ký về câu chuyện bị thất lạc mười năm trước.

IV.
Câu chuyện bị thất lạc của tôi xảy ra ở một tương lai không xa, nhưng chưa đến. Lúc ấy thế giới thái bình như ngày tạo thiên lập địa, không còn chiến tranh vì người ta chả còn ai dại dột nghe xúi dại yêu nước, không còn chủ nghĩa vì người ta ai cũng hiểu ở xã hội nào thì cũng người này bóc lột người kia, hoặc ngược lại là người kia bóc lột người này. Lúc ấy loài người không còn bệnh tật; tứ chứng nan y là ung thư, đau gan, bại liệt và si đa đều có thuốc chữa, thậm chí mù, khờ, câm, điếc cũng có cách khắc phục (free apps from iTunes store or Amazon.com).

Xã hội lúc ấy chỉ có một mối lo là dân số. Người thì đông, sống thì dai, thiên tai không còn sợ, nhân tai không còn có, do đó quả đất rất chật chội. Ở những thành phố nhớn như Niu gióoc, người vô gia cư nằm chật lề đường, muốn đi bộ phải rón rén từng bước kẻo giẫm trúng một anh luật sư thì tha hồ bị kiện (yes, there will be homeless lawyers). Ở Đông kinh khách thuê phòng ngủ trong các khách sạn chuồng chim phải chịu nằm úp thìa mới có chỗ...

Các cụ bảo "lắm thầy nhiều ma, lắm người ta nhiều stress" thế mà đúng. Nhiều người cảm thấy chán đời lắm rồi nhưng vẫn phải sống nhăn răng vì có bệnh gì các bác sĩ thông thái cũng chữa lành như mới. Người nào lười quá không muốn đến nhà thương chỉ cần đun nước lá đu đủ uống dăm bữa là khỏi tất cả bách bệnh. Chỉ còn duy nhất một cách chết sớm là tự tử, nếu chịu khó thực hiện đúng cách chỉ dẫn và có người giả tiền thù lao hậu hĩ.

(còn tiếp chưa chết)

Triển
09-12-2014, 10:05 PM
Cổ tích Xiu xai
(Chuyện giả tưởng)


II.
Độ mười năm trước tôi có hôm rất chán đời, một mình ngồi uống hết nguyên cả chai Maker's Mark nhưng không chết

(còn tiếp chưa chết)


Hèn gì trong bảng xếp hạng, người Việt không có tên tuổi gì hết. Mất mặt quá đi.

http://i.imgur.com/lunM3kY.png
http://i.imgur.com/Ht79nAv.png
http://i.imgur.com/AKMKYG4.png
http://i.imgur.com/bW8c2QM.png

phiulinh
09-13-2014, 06:07 AM
xong rồi cười với bóng

Vách đêm thâu


Hôm qua Ốc làm phim hoạt hoạ!

ốc
09-13-2014, 06:06 PM
Hèn gì trong bảng xếp hạng, người Việt không có tên tuổi gì hết. Mất mặt quá đi.
Mấy nước cộng sản chắc là chưa giỏi môn thống kê số liệu. Trung quốc đứng hạng 56 trong cái bảng đó nhưng số đếm từ năm 2006. Việt nam không thấy tên chắc tự vì không nộp bài, hệt như Bắc Triều tiên.

Ở Việt nam còn thêm cái khoản người nhà không dám khai thật là tự tử vì sợ cha cố không cho đem xác vào nhà thờ, không cho chôn trong thánh địa công giáo. Ai chết cũng vì "trúng gió."

ốc
09-13-2014, 11:14 PM
V.
Hiện nay các nhà nghiên cứu không gian còn đương đặt nghi vấn và giả định rằng ba phần năm thành phần của vũ trụ là năng lượng tối - dark energy. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra câu chuyện giả tưởng của tôi thì đó là kiến thức khoa học thường thức, trẻ con thông thái đều có thể giải thích vanh vách.

Bấy lâu nay những môn chiêm tinh và tử vi đẩu số bị giới khoa học bài bác vì thiếu biện chứng khoa học, vì chả có ai chứng minh được sự ảnh hưởng của các vì sao ở xa xôi tít mù trên số phận và vận may, tình duyên hay tính nết của mỗi người. Thế rồi khi các nhà vật lý khám phá và hiểu rõ hơn về năng lượng tối của vũ trụ thì họ đã tâm phục khẩu phục.

Năng lượng tối cũng không khác gì năng lượng sáng, nó không thể biến mất mà chuyển sang các dạng khác, khi nó chiếu lên người nào thì sẽ âm thầm ảnh hưởng lên tính tình và khả năng của người đó. Ngày xửa ngày xưa các cụ bảo "cha mẹ sinh con giời sinh tính" hoá ra đã biết tỏng là có năng lượng tối nhưng chỉ nói úp mở cho con cháu mù tịt.

Từ sự hiểu biết về năng lượng tối trong vũ trụ, các nhà tâm sinh học dần dần phát hiện ra năng lượng do nỗi buồn tạo ra (by-product of our sadness) cũng tương tự như năng lượng tối, và có thể tích trữ lại để sử dụng trong công nghiệp. We are walking Duracells (chi tiết này khá giống trong loạt phim giả tưởng The Matrix, các nhân vật gọi đùa nhau là cục pin "Coppertop").

Những người chán đời tất nhiên là có rất nhiều năng lượng buồn, và chả mấy chốc các doanh nhân nhận ra tiềm năng kinh tế của dịch vụ recycle năng luợng tối, họ lập ra các công ty chuyên giúp đỡ những người có nhu cầu xiu xai và còn chịu giả thêm tiền thù lao. Hãy gọi tư vấn bằng đường dây điện thoại miễn phí: 1-800-COURAGE. Trong nhà vệ sinh ở các quán nhậu và nightclub đều thấy dán đầy quảng cáo "Just Do It!"

(chưa hết)

Triển
09-14-2014, 12:25 AM
Trong nhà vệ sinh ở các quán nhậu và nightclub đều thấy dán đầy quảng cáo "Just Do It!"

Nói đến khu bài tiết tôi chợt nhớ đến rất nhiều lần cánh đàn ông chúng ta vô hình trung cùng nhau đứng dàn hàng ngang trước các bồn mà làm cái công việc tiểu tiện. Vào thời điểm tâm linh và thể xác phải hợp nhất tương thông này cũng có lắm kẻ không kiềm chế được nên trung tiện luôn thể.
Để đánh tan sự ngột ngạt của hơi ngạt đang trong lúc chuyển hóa qua nguyên tắc bảo toàn, phạm nhân thông thường buông câu thở dài, tỏ ra là người biết nghĩ đến đại cuộc như....xin lỗi, hôm nay năng lượng tôi quá dư thừa nên phải thải bớt. Để cảnh cáo sự giả dối này tôi buộc miệng chỉ sang chậu cây để trong góc phòng vệ sinh mà bảo: năng lượng của bạn cần lũ thực vật này bảo toàn, chứ tôi đây thì phải chạy gấp. Một anh khác cười ồ và bảo năng lượng gì, chắc chắn hết ba phần tư là khí độc của linh hồn các hạt đậu trong món súp vợ hắn cho đớp chiều qua. Phần hồn hắn bài tiết bây giờ, phần xác chằng biết khi nào hắn mai táng, chúng mình phải mau mắn rút binh khỏi cái nghĩa địa này.

Không rõ đây là dark hay bright energy. Nhưng dường như sự việc còn liên quan đến lĩnh vực tôn giáo chứ không chỉ quanh quẩn khu vật lý, khi có sự diện của linh hồn và thể xác sau khi thác. :-ss

ốc
09-14-2014, 07:33 AM
Bên Đức chắc đông dân số lắm cho nên cánh đàn ông phải dùng chung cái bồn một lúc. Cánh đàn bà có phải dùng chung một lúc không?

ốc
09-15-2014, 12:33 AM
VI.
Hôm ấy Karen tìm đến văn phòng. Nice eyes. Hầu như tất cả các chị đến đây đều có cặp mắt xa xôi, như đương ngóng trông mãi tận cuối con đường. Công việc của tôi là lập hồ sơ cho khách mới và tìm một công ty ưng thuận giá cả thích hợp, cũng giống làm môi giới mua bán nhà cửa thôi. Việc giấy tờ xong đâu vào đấy, tôi bảo Karen hãy giở lại sau hai tuần lễ - theo luật lệ hiện hành, đấy là khoảng thời gian chờ đợi để kiểm tra lý lịch, waiting period (hệt như đăng ký mua súng ngày xưa).

Karen nom thấy chiếc huy hiệu của đội bóng Arsenal tôi để trên bàn giấy và gợi chuyện về các cầu thủ trong đội, lại gặp ngay tôi đương chán công việc nên rất thích tán gẫu mặc dù còn mươi người khách vẫn ngồi chờ, xui xai là cái mốt thời thượng lúc ấy, death is the ultimate high. Tôi để mặc họ cho anh bạn đồng nghiệp là Greg lo.

Tôi không có duyên hay quen với các chị thích xem bóng đá, bạn gái cũ của tôi mỗi khi nom thấy trọng tài giơ cao chiếc bảng báo hiệu đá thêm 4 phút là lập tức rên như bọng. Trận nào có hai hiệp phụ và đá phạt đền thì y như rằng sẽ nặng mặt nặng mày suốt cả hôm ấy. Sau này không còn Karen, hình như tôi tiếc nhất là không có người xem chung. Just lonesome me and the iWall (future Apple product).

Triển
09-15-2014, 01:41 AM
Bên Đức chắc đông dân số lắm cho nên cánh đàn ông phải dùng chung cái bồn một lúc. Cánh đàn bà có phải dùng chung một lúc không?
Đứng trước 'các' bồn, mới đây có nghe ai đó giảng đạo về số nhiều trong tiếng Việt đó. Còn vấn đề phái nữ thì cần thầy Ốc sang Đức vào xem rồi về viết hồi ký cũng chưa muộn. ;)

ốc
09-22-2014, 12:25 AM
VII.
Chuyện tưởng giả

Cảm tình của chúng ta cũng giống năng lượng tối của vũ trụ, vận hành hoàn toàn trong vô hình và vô quy luật, we are blind to most of the universe. Mọi người thật chả khác gì các nhà khoa học phải lần mò, sờ soạng trong không gian để tìm hiểu những phần tối không thể nghe thấy, trông thấy. Nhưng khác một chỗ là ta càng giải thích thì vẫn không thể hiểu, càng muốn tìm thấy lối ra thì lại cứ vướng vào, càng muốn giữ được nhau thì sẽ chóng đi lạc vào những chỗ không còn tìm thấy nhau.

Quả thật tôi trộm nghĩ bấy nhiêu dư cảm sót lại có nhẽ nên kể như một câu chuyện giả tưởng. Những hình ảnh cất đã lâu vào một chiếc hộp vuông vức trong thời gian, định sẽ không sờ đến nữa, vờ như chẳng hề có một thoáng dư hương âm vang trong ký ức. Sometimes a lie is all the truth we need. Quả thật tôi định còn chút ít dư huy, dư hàn từ một quãng ngày tháng nào thì cứ đem hết vào câu chuyện giả tưởng. Maybe a lie is all I need in order to tell the truth... Như một lần cuối thở dài rồi thôi.

Co may
09-23-2014, 09:36 PM
Xiu xai là gì vậy Ốc?

Triển
09-23-2014, 10:24 PM
Xiu xai là gì vậy Ốc?

Trật lất cấp tám.

ốc
09-24-2014, 12:14 AM
Chị Cỏ thử đoán mò xem có trúng phóc như hôm nọ nom người ta hát biết ngay là em.

Co may
09-24-2014, 07:13 AM
Chắc là giống như anh Triển Chiêu gợi ý phải không Ốc :-).Mới đầu,chị cứ ngỡ là Xiu xai là chữ Liêu trai í chứ.Hihi..Dưng mà nom cái video cờ lip,thấy Ốc cũng bảnh giai mờ :-))

ốc
09-24-2014, 07:31 AM
Em hát dở hơn chút xíu.

visabelle
09-24-2014, 02:30 PM
visa đoán "xiu xai" là ...iu ai, ai iu.
hay là ...iu xai, ai xiu.
ko thì...suicide!

Co may
09-24-2014, 07:47 PM
Hihi,cảm ơn Visanelle:)

ốc
09-24-2014, 10:48 PM
Đúng rồi, chữ đấy là do chị Linh giữ bản quyền. Em phải nêu nguồn tử tế kẻo tôn hành giả lại nổi thú tính, đoán mò em chính là chị Linh thì ảnh hưởng đến thương hiệu của chị ấy.

Triển
09-24-2014, 11:03 PM
Trời, khỉ mà không cho nổi thú tính thì chỉ còn nước nổi mề đai, nổi ban cua hoặc là nổi đóa.

ntđl
10-02-2014, 03:26 PM
*

Bữa nay ôm bông dại vào tặng cho ốc đặng đứng lợi tán câu chuyện tự dzận dở dang.




.https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBlZxKxJTSF6TgVb6U5-KsD5hsAGFPVrjh3aacUuW4vVVgrCr83g (https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBlZxKxJTSF6TgVb6U5-KsD5hsAGFPVrjh3aacUuW4vVVgrCr83g)

I.

Tự dzận kêu bắng suicide, nghĩa là tự kết liễu đời mình, bị mình đã ngán ngẫm nó quá xá thợ mộc, tới độ thân xác và linh hồn hổng thể tiếp tục... song đôi. Dẹp phức một đứa may ra đứa kia còn có cơ đầu thai sang kiếp khác - mà... ngó chừng chưa chắc đã khấm khá gì hơn nữa lận... ui-da !

Tự dzận không là điều mới mẻ, dám nó hiện diện cùng lúc với sự sống hổng chừng. Tui nói vậy là vì.... trong sách Joshua có nhắc tới chuyện này.
Rồi Joshua là ai ? Thưa là bộ hạ thân tín của Moises, Joshua đã góp công rất nhiều trong việc tìm ra mảnh đất hứa và cùng với Moises hướng dẫn dân tộc Do Thái về đó định cư. Sách Joshua nằm trong cựu ước, tổng cộng (y hình) 5 quyển, và phần "tự dzận" nọ (y hình) ở quyển thứ bốn.

Joshua anh hùng đảm lược vậy mà tại sao lại nói tới tự dzận thì tui thiệt hổng biết, chưa biết (chắc phải hỏi nhà nghiên cứu bên kia tìm tòi cắt nghĩa dùm quá nha). Phần tự dzậy nọ được trích dịch như sau :

Đúng là chết tiệt, cái đêm tui (bị) hoài thai và cái ngày tui (bị) sanh ra. Sao tui hổng chết ngay từ trong bụng mẹ đi, sao tui hổng ngủm luôn hồi vừa mở mắt chào đời đi, chời ơi là chời !....
(còn la lối nhiều lắm cà nhưng tui hổng dịch thêm nữa)
... Cớ sao Trời đem ánh sáng cho đứa khốn khổ, giữ sự sống cho đứa cay đắng triền miên... Chúng ngóng trông thần chết ngay từ khi chưa lấy được cái hẹn lận cà, chừng được lưỡi hái quét ngang dám chúng còn sướng hơn tìm ra kho báu, chừng được mang vào huyệt mộ đời đời bảo đảm chúng nhảy cẫng reo hò và vui mừng hoan lạc. Giữ lại làm chi hở Trời sự sống của một đứa hổng có lối thoát, bị mọi ngõ ngách đã bị Trời chặn dzáo lợi cả dzồi, huhu... huhu.. !!

Đây là lời nói của một đứa đứng trên thành cầu Bình Lợi trong tư thế sẵn sàng, chỉ chờ Trời bật đèn xanh là nhảy tòm xuống dưới. Nhưng... Trời sanh ra con người là để nó sống cho trọn kiếp, làm chi có vụ đổi đèn ngoại lệ ! Thành dza Joshua hổng đi tự dzận mà cứ vừa than thở vừa thủng thẳng nếm mùi đời. Nếm miết tới mùa trăng lu năm thứ 110 thì đèn chưa kịp đổi màu mà bóng đã tắt lịm !


II.

Viết khúc trên bữa qua vừa xong thì tui sanh lòng nghĩ ngợi về người hùng Joshua này đây, bị tui hồ nghi có chi hổng ổn trong trỏng. Dà... chong đèn đọc nguyên đêm té ra có lầm lẫn từ tác giả của nguồn trích dẫn hổng chừng.

Joshua đường đường một đứng anh hào, có đời mô than thở yếu đuối làm dzậy ! Người bứt tai vò trán than khóc nọ hẳn là một ông khác tên cùng vần J với Joshua, ông Job. Job là người tiền tài danh vọng đức hạnh bao gồm, vợ con lại đùm đề hạnh phúc, và ông một lòng tuân phục Trời.
Rồi một bữa thinh không Satan nói với Trời mần màn thử lòng Job bằng cách từ từ lấy lợi tất cả (one by one). Make the long story short... Job vẫn bền chí tin tưỏng nơi Trời, rồi được Trời trả lợi tất cả (... một lượt cho lẹ)

Chuyện của Job được thuật lại trong sách Job của Cựu ước. Thi thiên (Psalms) đã dùng rất nhiều những áng văn cầu nguyện của Job. Tên tuổi Job hàm nghĩa lòng tin tuyệt đối nơi Trời, được nhắc hổng những trong cựu ước mà còn trong cả tân ước. Job cũng đuợc nghe trong kinh Coran dưới tên Ayoub.

Lòng tin của Job nơi Trời tuy sắt son thế mấy nhưng cũng có lúc ông ngã lòng và thốt ra những lời não nề tuyệt vọng. Tuy não tuyệt tràn trề vậy chớ Job hổng hề than trách oán giận Trời đâu nha, ông chỉ một lòng đòi chết.
Chuyện Job sau cùng theo như các chiên-da tâm lý là một thí dụ điển hình về số mạng, nói theo kiểu tâm lý học phương đông là... hết cơn bỉ cực tới hồi thới lai, sau cơn mưa trời sẽ lại sáng chưng.

ốc
10-03-2014, 03:50 PM
Trong sách Cựu ước có anh hùng tóc dài Sam sông chịu hy sinh xô cột nhà giết quân Pha lệ tinh. The original terrorist, the bomb-less suicide bomber.

ntđl
10-06-2014, 01:25 PM
III.

Người cẩn trọng sớm mơi ra đường phải nắm vững tình hình thời tiết, đậng ăn bận thích ứng. Mùa thu ta mang dù phòng hờ trời nhỏ lệ. Cuối đông ta chưa cởi coat liền, bị tuyết có thể còn dzơi, đầu xuân đừng mang giày vải vội bởi đường đang tan tuyết ướt át. Giữa hè nên bận đồ thoáng cho thích hạp mặt trời gay gắt v.v. và v.v. Đại khái "dress code" là chuyện theo thuở theo thì. phải biết hầu tránh dzắc dzối.

Nay có đứa cứ áo quần lộn xộn quanh năm nên đã loạn quẻ triền miên, đường hầm tối thui hổng hy vọng chi miếng ánh sáng ! Rồi thay vì đám ngực mea culpa sửa đổi, nó lại lăn kềnh ra đất ăn vạ ông trời, trách sao trời bất công dzới tui dữ dzậy ! Những đứa nọ chắc là phải gởi tới nha khí tượng theo cours nâng cao trình độ hiểu biết thời tiết, rồi gởi sách Job cho chúng đọc thêm đậng... chấp nhận nghịch cảnh, vì rằng... sau giông bão sẽ luôn luôn có nắng ấm chan hòa, al-le-lú... ui ya !

Dà, nói quẩn quanh thiếu cơ sở vậy đậng êm ái tiến dần dần vào chủ đề tự dzận.
Chúng sanh tự dzận thường vì hổng tìm ra lối thoát cho một... "dzấn nạn" - chữ này tui mới học được ha, hàm nghĩa vấn đề nan giải - Vấn nạn cuộc đời thì nhiều vô kể, nhưng thường khi hổng thấy chuyện tìm cái chết. Nếu cứ chết vì vấn nạn chắc là nhơn mãn hổng bao giờ xảy ra. Nay trái đất ngợp người dzồi, và nhơn loại đang sửa soạn lên cung quảng ở với chị hằng - nghe nói đã có bán vé du lịch đậng thăm thú trước khi đật cọc mua đất cất nhà trên trển. Đây rồi đám thực dân đế quốc lại giờ trò lấn đất giành sân, nhào lên cắm cờ mần màn thụ đắc "mặt bằng' mà kinh doanh cơ sở tới nơi tới chốn !

Dĩ nhiên các chiên-da tâm lý đã thường xuyên chiếu kiếng lúp vào ngó chừng đậng kiếm ra "đáp án" cho vấn nạn. Bàn bạc miết một hồi thì người ta mới nhứt trí rằng : cái vấn nớ quả là nạn, nhưng hậu quả của nó tạo ra lại còn tùy... "đối tác" - chời ơi chơi lóng rày chữ nghĩa tui nhuyễn nhừ - nghĩa là tuỳ "cơ địa" của ngườ đang bị nó quấy rầy. Hồi đó mình rôm rả bàn chứ này rồi heng, cơ địa là terrain, la thể chất cấu tạo con người. Vấn nạn hổng giết người trực tiếp như kiểu tai nạn, nhưng giết gián tiếp vì cái stress triền miên lâu dài do nó tạo ra.

Bị vậy, vì thế, cho nên... vấn nạn dù to đùng nhưng ào ào cái rồi hết thì stress sẽ thuộc hạng bạo phát nên sẽ bạo tàn. Stress vừa vừa, thậm chí sương sương nhưng nếu kéo dài lâu vẫn có thể để lợi hậu quả trầm trọng.
Giải stress đồng nghĩa với giải vấn nạn, "trung hòa độc tánh" của nó để tuy còn đó nhưng nó hổng làm ta khắc khoải nữa, thậm chí còn thành bạn song hành với ta suốt phần đời còn lợi hổng chừng !

Nói khơi khơi ngon lành vậy thì thiệt dễ, những chừng đụng chuyện thì khó chết cha luôn. Bị vậy các công ty tư vấn mới mần ăn khấm khá. Giải stress thế nào ra sao thì ta chờ ông giám đốc công ty Đậu Lạc vào rồi túm áo xin ý kiến heng !

Vấn nạn sanh stress, và stress là chuyện thực thể thành bề chi cũng túm áo nó đậng. Nay có những người sanh ra dưới một ngôi sao hổng xấu nhưng tối hù, tối còn hơn đêm trừ tịch nữa lận. Rồi nó ển ển xìu xìu hổng có lý do, hoậc lý do có đó nhưng những lý do này thiệt là hổng đáng để tạo stress. Thì các chiên da tâm lý lại bàn tiếp chớ sao không, chúng nói đám nọ có cơ địa yếu, cái threshold để đỡ stress của chúng thấp tới độ... bất cứ lúc nào chúng cũng tứ bề thọ địch dzáo chọi. Bận rộn đỡ stress đang có đã đành, chừng hổng có thì chúng vẫn lo ngay ngáy việc hổng có stress để... chống tiếp ! Khổ cho chúng hông trời !

Vụ ni giải thích làm sao hở ? Thì trời bắt tội chúng chớ sao nữa. Trách trời bất công là hổng trách oan nha, nhưng đám này chưa chắc đã khổ, mà có khổ nhứt định hổng thể khổ cho bằng gia đình bao gồm cha con chồng vợ đang xoay quanh chúng, thiết tha muốn giúp đỡ mà bất lực đành chịu. Thành dza dzồi đã có chuyện... cộng nghiệp.

ốc
10-07-2014, 09:29 AM
Hôm qua có người được nhận giải Nô ben y khoa cho công trình khám phá ra phần não giúp động vật định vị và định hướng. Em trộm nghĩ có nhẽ trong bộ não con người chắc là có đầy đủ các khu vực đảm trách từng công việc nhỏ, điều khiển từng hành động bình thường, quyết định từng phản ứng căn bản nhất của chúng ta. Phần não thích nói, phần não thích hát, phần não thích buồn, phần não thích xiu xai, vân vân. Nhiều khi thấy những gia đình có hai ba người xiu xai cách nhau vài năm, chắc là có di truyền.

ntđl
10-09-2014, 04:28 PM
Kép tui vừa phôn hỏi : Chừng nào em mới tự dzận xong ? Trời thần ơi, chết lè lẹ chút coi, cứ dzầy hoài stress quá xá ! Tui nói thì có chết cũng phải thủ tục bài bản đàng hoàng, đâu có ai nói chết là lăn ra ngủm ngay tắp lự, dỡn hoài !

Dà, phải focus chuyện này cho rốt ráo trước khi kép tui dzìa, bị chả hy vọng chừng dzìa thì đào chả đã... sống lợi !
Sau đây căng màn ảnh chiếu phim tiếp.


V.

Phim khởi đầu bằng đoạn đào Marie ra phi trường đón kép Admad từ Teheran sang. Đối thoại trên xe Marie cho biết Lucie đang dở chứng cứng đầu nổi loạn và nhờ kép khuyên bảo nó dùm, vì rằng "cả hai đứa con gái đều quí anh lắm" (les filles t'aiment beaucoup, tu sais...).

Lộn xộn đã bắt đầu ngay từ lúc này : Thay vì đưa Admad về phòng trọ theo lời dặn dò trước, đào đưa kép dzìa thẳng nhà mình ở ngoại thành Paris, một khu toàn lao động di dân. Lộn xộn bị dzì... lần trước anh nói qua mà hổng qua nên lần này em hổng chắc anh có qua hay không nữa lận. Đièu này hàm nghĩa "lộn xộn là lỗi của anh chớ hổng phải của em".
Lộn xộn tiếp theo là... y hình đã có bóng dáng một chàng hào hoa phong nhị (mới) trong đời nàng. Hết hiệp 1.

Hiệp 2 là cảnh ở nhà, một căn nhà cạnh đường rày xe lửa, vừa nhỏ vừa đang ngổn ngang trên đà sơn phết dọn dẹp. Tại đây Admad gặp lại hai đứa con gái Lucie và Lea, đồng thời còn gập cả thằng cu Fouad đâu lối 4-5 tuổi. Fouad giận dữ vì bị Marie buộc phải nhường giường ngủ lợi cho Admad.
Phim chạy tiếp khúc nữa thì khán giả gập bất ngờ : Té dza Adamd là chồng cũ của Marie, đã "bỏ của chạy lấy người" bốn năm về trước, nay trở về theo lời yêu cầu của Marie đậng ký giấy tờ hạp thức hoá tình trạng li dị.
Bất ngờ thêm nhiều cái nữa là, hai đứa con gái nọ hổng phải con của Admad, hai đứa nó (y hình) khác cha, con chị Lucie cứng đầu hổng phải vì triệu chứng teen nhưng vì bất mãn với Samir kép mới của má nó - và có thể nó sẽ về với cha ruột tại Bruxelles - Marie cắt nghĩa với Admad : Samir trông coi một tiệm giặt ủi gần pharmaciy nơi nàng đứng bán hàng, quen vì Samir hay qua tiệm mua thuốc cho vợ và... Marie đang có thai ! Tới đây khán giả tưởng tượng ra rằng, Samir đã hoậc góa vợ hoậc li dị, nên mới có việc hạp thức hóa tình trạng gia đình đậng Marie bước thêm (vài) bước nữa ! Hết hiệp 2.

Sang hiệp 3. Hai mẹ con khắc khẩu y chang chó với mèo. Lucie biểu Admad : Chắc dượng hổng biết heng, trước ông này má còn có hai ông khác nữa. Con nghĩ lần này má chọn Samir chỉ vì Samir giống dượng !
Kế tiếp Samir xuất hiện, té ra Fouad là con riêng, và hai tía con đã dọn vào ở hẳn với mẹ con Marie cả mấy tháng nay dzồi - khán giả dòm lõ con mắt cũng hổng biết giống là giống ở cái khoản nào, có thể giống vì chúng đều là di dân chăng ?

Rồi mở ra cái mấu chốt của chuyện : Céline, mẹ của Fouad, vẩn còn sống, nhưng đang bị coma do tự vận.
Nguyên nhơn chuyện tự vận thiệt sự hổng được nhắc tới. Celine thỉnh thoảng mang con ra phụ chồng ở tiệm. Dzồi một bữa đẹp trời... tại tiệm, Céline tà tà uống gọn bình thuốc giặt mần màn sang thế giới bên kia, nhưng số chưa tới thành mới "dùng dằng nửa ở nửa dzìa", Celine vào thẳng coma bí tỉ li bì nghe nói dám giáp cả năm chưa thèm tỉnh lợi !

Hiệp 4 là phần Admad điều tra nội tình dặng gỡ đám tơ non đang lòng thòng trong bụng đứa con gái riêng của người vợ cũ.
Số là... Lucie kêu phôn tới tiệm giật ủi, trong điện thoại nó nghe một giọng đờn bà phát âm lờ lợ thì yên trí là Celine, rồi con nhỏ kể lể méc bu việc ngoại tình của đức ông chồng với bà vợ. Và chuyện tự vận sau đó dã gậm nhấm lương tâm Lucie sồn sột sồn sột. Càng cắn rứt chừng nào nó càng hung với Marie chừng nớ, tới độ hai mẹ con hổng cách chi ngồi bình tĩnh nói chuyện được với nhau.

Admad điều tra một chập nữa thì té ra cái người trong phôn với Lucie thiệt ra hổng phải Céline (Céline phải nói đúng giọng láng cóng vì nàng là dân pháp chánh hiệu, có đâu mà trơ trớ kiểu di dân cho đặng). Nàng là di dân lậu vào tiệm làm, lúc nào cũng thắc thỏm chuyện bị trục xuất, nay vô tình nghe được chuyện ngoại tình của ông chủ, rồi thinh không thấy bà chủ ra tiệm tự vận thì cũng lên ruột theo, rôi suy nghĩ một chặp và tin rằng "bà chủ đang ghen với mình hổng chừng, vì hồ nghi mình là đào của ông chủ" - tự vận cứ việc tự ở nhà, ra tiệm mần chi cho dzắc dzối, bà chọn chết ở tiệm để thị uy tình địch chớ chi nữa -


IV.

Marie và Samir, hai nhơn vật (có thể là nguyên nhơn) chánh thì ngó chừng hổng thắc mắc gì dzáo vì sao Céline lại đi tìm cái chết. Cả hai cùng bận rộn đương đầu với những khó khăn khác trước mắt. Với Marie, là đứa con gái đang nổi loạn, căn nhà đang sơn phết dở dang, giấy tờ hôn thú phải xé với Admad và... cái bào thai trong bụng. Với Samir, là thằng con tuy nhỏ như cục kẹo nhưng (có vẻ) thông minh, là cô vợ đang hôn mẻ, là tương lai mờ mịt thức mây chưa nhìn ra lối thoát.

Giữa đám người lớn hoang mang hỗn độn ấy thì kép iran có vẻ khoẻ nhứt hổng chừng hở ? Chưa chắc đâu nha !
4 năm trước Admad bỏ đi. Nói bỏ đi hẳn là chánh xác, vì rằng ra đi êm thắm tới độ hổng kịp ký miếng giấy ly dị cho Marie lận lưng phòng hờ, vậy mà nàng cũng hổng thèm thắc mắc. Có vẻ ở với nhau một đỗi thì chúng nhận ra chuyện hổng hạp tánh.

Nhìn vào hai nhơn vật này, ta thấy Admad trầm tĩnh điềm đạm, còn Marie ồn ào nông nỗi. Cái khác nhau ấy thiệt ra dễ hóa giải nếu như không có khoảng cách văn hóa chủng tộc (và chưa chừng có thể cả tôn giáo nữa cà) đứng chen ngay vào giữa. Khán giả (thì tui nè) đoán chừng nhưng trúng sai hổng chắc heng, là dựa vào chi tiết sau : Lúc Admad sang nhà bạn đồng hương chuyện vãn thì ông nọ cảm khái một câu về những cái chung còn lợi của vợ chồng ông "ờ, thì vẫn chung chớ, nhưng chỉ còn chung có mỗi màu cờ" (cờ Iran và cờ Ý).

Người xưa được Marie rước về cho gập người mới đang ở cùng nhà, được báo tin chuyện bầu bì của nàng rồi còn được nhắc chừng tình cảm của hai đứa con riêng dành cho mình nữa nữa ! Admad nghĩ rằng (tin rằng) Marie cố tình làm vậy đậng rửa hận lòng năm cũ. Mà chắc là kép cũng có hối thiệt, thành mới tìm hết cách gỡ dùm cái vò tơ đang rối tinh giữa hai mẹ con nhà nọ.

(chưa hết)

TB : Ốc à Ốc, để nói cho hết chuyện suicide rồi bàn tiếp giải Nobel heng.

ốc
10-10-2014, 08:28 AM
Luật bên Tây khó thế à, phải có mặt để ký đơn ly dị? Bên Mỹ bỏ đi mấy năm không ở cùng nhà là coi như rảnh nợ. No fault.

Kép của chị Lú đi bao lâu rồi?

ntđl
10-13-2014, 01:13 PM
VI.

Thời khắc trong The Past ngó bộ hổng rõ ràng. Nó lu lu mờ mờ sao đó. Còn đám người lớn trong trỏng đưá nào cũng tử tế hiền lành dzáo nạo.

Coma nghĩa là cái não lăn đùng ra hổng thèm thức dậy tiếp chuyện giúp dzui lối xóm. Mức độ coma nông sâu căn cứ theo phản ứng khi có kích thích từ bên ngoài. Coma sâu nghĩa là cơ thể ì ra hổng thèm trả lời trả vốn chi dzáo.
Bộ óc của con người, cho tới nay vốn dĩ vẫn chứa đầy những bí mật mà ông Trời còn cố tình dấu kín.

Céline (vợ Samir, mẹ Fouad) tì tì bưng bình thuốc tẩy uống gọn ngoài tiệm giật ủi rồi vào coma luôn. Coma vậy thôi chớ cũng hổng thấy có thở máy. Nghe (Fouad) nói nàng đã được đặt ống, nhưng trong scene cuối tui ngó lõ mắt mà hổng thấy cái ống nào. Điều này phải hiểu như (rất có thể) đây là ống nuôi mở vào bao tử kêu bằng PEG tube (percutanouse endoscopic gastrostomy). Ống được xuyên thẳng vào phía trái của bụng trên vào tới dạ dày để đưa chất dinh dưỡng vô nuôi người bịnh và nuôi dài lâu nhằm duy trì sự sống.

Samir lấy vợ xỉn xỉn cỡ 4-5 năm hổng chừng (tính theo tuổi thằng cu con). Gia đình nó hạnh phúc thế nào khán giả (thì tui nè) hổng biết, chỉ biết vợ nó bịnh rề rề và bịnh đã từ lâu, lâu đủ để Samir sang pharmacy gần bên mua thuốc và dần dà kết thân với cô bán hàng Marie bên bển.
Thời gian này rất có thể Marie còn bận bịu với hai mối tình khác sau khi chia tay chồng cũ Admad...
– ai bỏ ai hổng biết, có thể sau một (hay nhiều) bất đồng (tích luỹ), nàng điên tiết tống cổ chồng ra khỏi nhà, cũng có thể lòng nhẫn nại của Ahmad đã hết nên nó khăn gói quả mướp về xứ luôn -
Rồi cả hai mối tình này cũng tiêu dên, thế là nàng lại mồ côi nữa.

Và… teng teng teng tèng… nảy nở sự cảm thông giữa hai tâm hồn cùng cô đơn (tưởng là đồng điệu) ấy, có thể thoạt tiên chỉ là giúp đỡ thường tình (babysit, sửa ống nước…) một chập sau chúng bèn tựa luôn người vào nhau cho tiện việc sổ sách !
Xáp lợi với nhau trong tình huống ấy, dĩ nhiên chỉ ngắn hạn tạm thời, nghĩa là tới đâu hay tới đó. Nhưng... Marie hổng nhìn ra cái bấp bênh của cuộc tình nên lại để dính bầu - Và rồi sơn phết lại nhà cửa chắc để chuẩn bị đón thành viên mới trong gia đình -

Người xưa thay vì về hotel thì bị nàng đưa thẳng về nhà cũ - thiếu chỗ ngủ đã đành mà sink rửa chén lại còn vừa rỉ vừa nghẹt - nhà giống hệt công trường xây cất, ngổn ngang hỗn độn y chang cuộc đời chủ nhơn nó.
Sáng sớm mơi người xưa gập người mới trong bếp ngay giấc ăn sáng, chúng bắt tay nói chuyện mưa nắng xã giao rồi Ahmad theo Marie ra toà ký miếng giấy. Li thân êm re, li dị cũng êm re, bị chúng hổng có chi chung đặng chia, cả tiền bạc lẫn con cái !

Mọi chuyện trong nhà Marie rối tinh lên. Cuộc đời nàng cũng rối tinh từ nẳm vì tính toán hổng đâu vào đâu. Gần cuối phim, Samir có lẽ phần vì bất bình chuyện Marie phạt Fouad (vì tội làm dơ sàn nhà mới vừa lau), phần vì khó chịu sự hiện diện của Admad chình ình trong nhà, nó lẳng lặng mang con về nhà.

Trong subway, nghe hai tía con nói chuyện thấy thương luôn.
- Sao hổng rút ống cho mẹ đi, để mãi làm chi ?
- Tại vì biết đâu mẹ muốn sống với nó.
- Con biết mẹ không muốn.
- Tại sao con biết
- Mẹ không muốn sống nên mẹ mới tự vận.
Một đứa trẻ 4-5 tuổi thường khi chưa biết chết là gì, thành đối thoại giữa hai cha con nó làm khán giả (thì tui nè) tin rằng đây là một đứa bé hoậc già dặn trước tuổi, hoậc thông minh quá độ bình thường.

Marie hiền lành nhưng cách suy nghĩ ngó chừng đơn giản tới… muốn kêu lính bắt !
Nàng là loại người sớm mơi lên đồ ra đường mà hổng cần biết tới dự báo thời tiết trong TV tối trước - có biết chắc cũng bất cần – Marie không và sẽ không bao giờ học được chi từ những trải nghiệm đổ vỡ tình cảm. Bị vậy, vì thế, cho nên… chung quanh nàng mọi chuyện từ lớn tới nhỏ đều y hình rối beng và nát bét. Các chiên da tâm lý biểu : Hướng về quá khứ sanh xìu rìu, hướng về tương lai sanh stress. Có vẻ Marie luôn luôn nhìn thẳng vào tương lai nhưng thiếu kiếng cận thành cứ tràn trề hy vọng. Tui nghĩ nàng sướng nhiều hơn khổ.

Samir thì khổ thiệt và khổ quá xá.
Sống với một người vợ triền miên depressed hạnh phúc ở cái chỗ nào nổi nè trời ! Nhưng dính vào Marie cũng chẳng khấm khá hơn, chưa kể là còn bị con nàng dấm dẳng coi thường mỗi khi có dịp.

Kiếp trước Ahamd chắc tu khéo nên khổ một chập với Marie rồi dứt đường tơ.
Samir tu vụng hơn thành đường gia đạo xấu quá xấu, với vợ nhà đã trần ai khoai củ rồi, chừ dính vào Marie kèm cái bào thai trong bụng mà tình thế chưa ngã ngũ đâu vào với đâu thì thiệt là mọi ngõ ngách đều bế tắc hết chọi.
Tui tự hỏi nó sẽ xoay sở cách nào để vẹn vẻ mọi đàng ?

Céline bịnh chi hổng rõ, y hình nàng bị depression majeure.
Depression khi kiếm hổng ra nguyên nhơn thường rất khó chữa. Thời xửa xưa cơn trầm cảm major được trị bằng electro-shock, nghĩa là shock bằng dòng điện nhẹ. Thời nay cũng shock nhưng shock bằng hóa chất nên side-effect ít hơn.
Tuy thế thuốc men chỉ tạm thời chớ hổng trị dứt được bịnh, chưa kể là rất thường khi bịnh vừa bớt cái là bịnh nhơn tự động dẹp luôn thuốc.
Cơn tái đi tái lợi liên tục, bào mòn sức kiên nhẫn chịu đựng của cả người bịnh lẫn gia đình. Lúc lên cơn, người trầm cảm xìu tới nỗi hổng đủ sức đậng tự vận, trái lại lúc quyết định chết là lúc họ đang rất sáng suốt !
Và như thế, chết là một giải thoát cho cả người bịnh lẫn gia đình.

Xui xẻo cái... Céline hổng chết đặng và nàng đã làm khổ chồng gấp hai gấp ba.
Samir hổng phải đứa bạc tình nha. Nó ra vào dòm chứng hỏi tới tình trạng của vợ, nhưng hổng ai giúp nó đặng, hổng ai dám cho nó một câu trả lời rõ ràng, ai cũng biểu "thiên cơ bất khả lậu"... chời ơi chời... cả năm dzồi chớ ít ỏi sao !
Vậy dzồi xui xẻo sao ông chiên da cắc cớ lôi chuyện nước bông ra nói, rằng ấy những người tưởng là coma chớ thiệt dza não vẫn còn họat động cầm hơi, nên một vài mùi hương cũ có thể kích thích nó "tỉnh lợi" hổng chừng. Samir về nhà kiếm chai dầu thơm rồi vào bịnh viện xức lên đầu lên cổ xong mới nắm bàn tay vợ (đang coma) dặn dò "nếu em nhận ra thì báo cho anh biết".

Dĩ nhiên, Céline hổng thể "biết" nổi. Nàng chìm đắm như thế đã lâu, cơ thể đã hầu như tan rã. Thành cái xiết tay của nàng trong scene cuối, theo tui, hoàn toàn vô ý thức. Nó là một loại reflex khơi khơi hổng mang ý nghĩa nào dzáo nạo.
Gọi là reflex (phản xạ) khi kích thích chạy theo thần kinh cảm giác tới cột sống rồi theo cung phản xạ trở ra bằng thần kinh vận động để mần màn "đáp ứng", kích thích này hoàn toàn không lên head-quarter não bộ.
Nhưng... ngó chừng cái xiết tay ấy sẽ làm khổ Samir có thể rất lâu, suốt phần đời còn lợi hổng chừng.

Chuyện phim kết thúc lửng lơ làm khán giả hoang mang. Có vẻ như nhà đạo diễn phim mở ra một vấn đề rồi ngưng ngay giữa chừng cốt để người xem tự tìm cho mình một kết thúc thoả đáng.
Chuyện suicide chấm dứt ở đây.


VII.

Tui cũng mới tìm ra phim A Separetion của cùng đạo diễn, với kép Iran Admad và đào thương Leila Hatami đẹp như tiên. Phim này cũng tâm lý tràn trề nhưng theo tui, có vẻ bớt khúc mắc hơn The Past Phim đoạt giải Oscar cho thể loại phim ngoại quốc.

Nghe nói cô đào chánh trong phim nhơn đại hội điện ảnh Cannes năm nay, vì lỡ hôn má xã giao một giám khảo khác của đại hội mà tại quê nhà bị nghiêm khắc lên án và kết tội (có thể bị phạt mấy chục roi chưa chừng) Nội vụ kết thúc ra sao tui hổng theo dọi nên hỗng biết.

https://www.youtube.com/watch?v=OjjXlcPHIvs

Bà con nhớ vặn phần subtitle và để HD cho rõ.
Enjoy hàng phố ôi.


TB : Plat đâu rồi, chiếu phim xong xuôi chừ mình dzìa nhà chị LH nói tiếp chuyện xứ Hoa-Củ heng cưng.

Platinum
10-13-2014, 04:55 PM
Cái vụ tắt hay không tắt máy life support này là một quyết định rất chi là khó khăn cho thân nhân của người bệnh. Đứng giữa hai bên của sự sống chết, có nên còn nước còn tát, biết đâu? Hay là, rút máy để giải thoát cho người bênh thoát vòng sinh lão bệnh tử ô trược?? hmm..

Chị Lú xì, Plat em đứng bên cánh gà từ hổm, bữa chị biểu em đi mua bong đó, chị nhớ hôn?
Làm nhỏ em đứng ôm bó bông ..so đũa chờ miết..

Em qua bên nhà chị LH trước đợi chị nha..

ốc
10-18-2014, 08:46 PM
Em báo cáo là em đã xem cái phim "Sê pê ra sông" chị Lú giới thiệu. Nội dung hay, diễn viên ok, cách làm phim lờ vờ úp úp mở mở thấy ghét. Vì là phim Ba tư nên em cho điểm B.

Câu chuyện thật ra rất đơn giản nhưng tình tiết khúc mắc và các quan niệm xã hội rườm rà làm cho nó thành ra phức tạp và gây ra một tí tò mò để mà muốn xem tiếp. Ba tư là một nước khá tiến bộ dù còn giữ tư tưởng tôn giáo bảo thủ, hệ thống toà án của họ không giống kiểu toà án Âu châu hoặc Mỹ châu, không có luật sư thầy cãi gì cả, mọi người đều tự túc, mạnh ai nấy cãi, chả khác gì trong phố rùm của mình.

Cảnh đầu phim có hai vợ chồng trình bày lý do muốn ly dị trước một ông quan toà, nghe họ diễn tả là biết ngay không thể sống với nhau, chả ai chịu nhịn ai, bốn bàn tay cứ múa nhặng xị rất mất trật tự chốn công đường. Em là quan toà ở đấy thì em sẽ phán ngay cho ly dị đi lấy người khác, hẹn vài năm sau thế nào cũng quay giở lại xin ly dị thêm lần nữa. Những người như thế chả sống chung được với ai, bảo nhau không được thì đường đi nấy đi là được việc. Trong phim này, các cặp vợ chồng tuyền như thế cả, chồng không chịu sợ vợ, vợ chẳng thèm nghe chồng. In the end, everybody ran!!!

Hoá ra Ba tư họ đổi tên nước thành ra "I ran" là có thâm ý.

"I ran from Iran."
"I don't blame you, I would run too."

Cuối phim đứa con gái cũng chạy luôn. Lúc ấy ông quan toà hỏi rằng sau khi bố mẹ ly dị thì muốn về sống với ai, chị con gái độ 13 tuổi ngập ngừng không chịu nói, ông quan toà bảo hai vợ chồng hãy ra ngoài ngồi chờ. Đạo diễn không thèm cho biết quyết định của chị kia ra sao, ai muốn đoán sao thì đoán. Em đoán ngay là chị ấy xin về sống với ông quan toà cho nó yên thân. I bet she ran. I would run too.

Hình ảnh sau cùng là cả bố lẫn mẹ vẫn... còn... ngồi... chờ... con... Cổ dài ngoẳng, quấn hết mấy vòng khăn phu la cũng không che kín hết. (Mỗi lần các chị diễn viên choàng khăn với trùm đầu là em phát mệt, phải đứng lên đi uống hụm nước, quay giở về xem tiếp vẫn không mất đoạn nào.)

ntđl
10-26-2014, 03:31 PM
https://kevinpeter.files.wordpress.com/2011/11/remembrance-day-poem.jpg




http://www.youtube.com/watch?v=Omd9_FJnerY

ốc
10-28-2014, 12:02 AM
Mỗi năm cứ đến gần ngày 11 tháng 11 là nghe ầm ĩ chuyện tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, hoa đỏ lại lôi ra bảo nhau cài lên áo, nhưng chiến tranh thì chả bao giờ thấy chấm dứt, vì ai cũng muốn giành thêm một tí.

Đọc báo thấy bên Anh họ trưng bày hàng trăm nghìn chiếc hoa cốc cờ li cô bằng sành sứ ở chung quanh lâu đài Nữ hoàng Anh để nhớ đến các anh lính chết trận trong thế chiến thứ nhất, sau đó bán cho dân chúng mua mà gây quỹ từ thiện.

Cốc cờ li cô này em thấy ở thành phố Cô bé hay ghen, xứ Đen mạt.

https://farm8.staticflickr.com/7485/15461831448_8bdc6edde7.jpg

Còn Na uy thì chắc là khí hậu lạnh quá nên không có hoa này, chỉ có một giống hoa dại màu vàng tươi, mọc sát ở chân tường các ngôi nhà hoặc biêu đinh trong thành phố. Vì thế nên Na uy dạo sau này ít tham gia chiến tranh vì không có hoa để mà tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

https://farm8.staticflickr.com/7490/15461791729_4b04104907.jpg

hoài vọng
10-28-2014, 12:26 AM
Mỗi năm cứ đến gần ngày 11 tháng 11 là nghe ầm ĩ chuyện tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, hoa đỏ lại lôi ra bảo nhau cài lên áo, nhưng chiến tranh thì chả bao giờ thấy chấm dứt, vì ai cũng muốn giành thêm một tí.

Chào anh ốc và chị Lú Xì...
Thì vậy đó , nếu không tưởng nhớ , tưởng niệm...v...v...thì mấy ông làm gì cho hết thời giờ !

Triển
10-28-2014, 12:37 AM
Mỗi năm cứ đến gần ngày 11 tháng 11 là nghe ầm ĩ chuyện tưởng nhớ chiến sĩ trận vong, hoa đỏ lại lôi ra bảo nhau cài lên áo, nhưng chiến tranh thì chả bao giờ thấy chấm dứt, vì ai cũng muốn giành thêm một tí.

Đọc báo thấy bên Anh họ trưng bày hàng trăm nghìn chiếc hoa cốc cờ li cô bằng sành sứ ở chung quanh lâu đài Nữ hoàng Anh để nhớ đến các anh lính chết trận trong thế chiến thứ nhất, sau đó bán cho dân chúng mua mà gây quỹ từ thiện.

Cốc cờ li cô này em thấy ở thành phố Cô bé hay ghen, xứ Đen mạt.

https://farm8.staticflickr.com/7485/15461831448_8bdc6edde7.jpg

Còn Na uy thì chắc là khí hậu lạnh quá nên không có hoa này, chỉ có một giống hoa dại màu vàng tươi, mọc sát ở chân tường các ngôi nhà hoặc biêu đinh trong thành phố. Vì thế nên Na uy dạo sau này ít tham gia chiến tranh vì không có hoa để mà tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ.

https://farm8.staticflickr.com/7490/15461791729_4b04104907.jpg

Thế mới nói châu Âu có nền văn minh thụt lùi. Ở Việt Nam người ta đã đi trước gần nửa thế kỷ. Cứ việc treo con cá cây lên tường nhìn nó và cơm vào miệng là được. Tưởng tượng hết. Tưởng niệm thì dù gì cũng là phần tâm linh, tâm linh thì chỉ cần đồ giả dùng được lâu, hoa hòe thật làm gì lại hư hại môi trường.

Gần đây người ta viếng mộ cả trên mạng, chỉ cần vài clicks là đủ hoài niệm người của quá khứ mà không cần show hàng. :D

ốc
11-02-2014, 09:04 PM
VIII.
Tôi nhớ dạo ấy Karen đương tập bản công xẹc số 20 của Mô za, khi nào có đàn cũng gõ tinh tinh cà linh một đoạn; tiếng đàn đánh suông vẫn làm tôi dỏng tai nghe ngóng, một phần não sẽ tự động tìm ra hướng đi lối về chỗ hôm nào... the geolocation of those days.

Tôi nhớ Karen bảo bản nhạc cũng chỉ là một nhạc cụ, như chiếc đàn, cái sáo, hay thanh quản; tuỳ tâm trạng, tuỳ mỗi người mà tạo ra âm nhạc khác nhau. Chữ "music" có cùng gốc gác với chữ "musing" vì đó là tiếng động của suy tư, ý tứ.

Đôi khi tôi nhận ra tình cảm cũng giống âm nhạc: hai con người như hai bản nhạc, và bao nhiêu kỷ niệm chính là tiếng đàn tinh tinh cà linh ngân nga trong thời gian; tuỳ tính cách, tuỳ mỗi người mà giữ lại những dư âm khác nhau. Memories are music of yesterday.

Tôi chỉ có những tình cảm của mùa hạ, hừng hực khó chịu, tôi đã không thể chờ qua những mùa thu mùa đông nguội lạnh. Tôi đã dừng lại, nhìn tất cả trôi vào những mùa chay mùa vọng.

Co may
11-02-2014, 11:05 PM
Chiến trường đã hết sôi động.Phóng viên cũng nên viết hồi ký cho mọi người đọc vầy thì tốt rồi.
:-)

Đậu
11-03-2014, 06:13 AM
Đôi khi tôi nhận ra tình cảm cũng giống âm nhạc


Trộm nghĩ, nhạc Tây được viết theo ký âm pháp Tây; gồm 12 nốt đủ các dâu thăng giảm. Còn nhạc Ta thì theo ngũ cung: Hò Xự Xang Xê Cống. Tuy là chỉ có 5 nốt nhưng nhạc Ta được sự hỗ trợ của phong cách Nhấn mà có thêm nhiều cung bậc khác nữa. Chả hạn, tùy theo cách nhấn mà Xự có Xự non, Xự già. Xang có Xang non Xang già. Xê có Xê non, Xê già. Cống có Cống non Cống già. Ấy, nếu chịu khó làm toán cộng thì nhạc Ta có 13 nốt. Hơn nhạc Tây một nốt. Oách chưa?
Theo toán học thì:

12 nốt có 12^12 (12 lũy thừa 12) là 8916100448256 cách phối hợp giữa các cung bậc.
13 nốt có 13^13 = 302875106592253 phong cách.

Suy ra nhạc Ta hơn nhạc Tây đến 293959006143997 cách phối hợp các cung bậc này nọ.

Thì như làm vậy, tình cảm Ta có nhiều tình huống đau lòng khôn xiết, người ơi.:-s

ntđl
11-12-2014, 10:06 AM
Ông Ốc còn mắc chuyện dù vàng và chuyện âm dưong ngũ hành bên bển, thành tui vì tình thương mến thương, dzô đây quét bụi phủi màng nhện chờ người trở lợ - kêu bằng ông theo ngôi thứ ba, hổng phải ngôi thứ hai heng, cốt để tỏ lòng kính trọng -

Dà bữa hổm là chuyện tự vận quá xá lạc đề, bữa nay nói chuyện du lịch cho fit.
Thế này...

Hồi từ North Carolina chạy dzìa Philly, tui có tính ghé D.C, ra bờ sông Potomac dòm chừng kép nào mũi tẹt da vàng mắt hí, đang ngửa cổ ngó sao giời đoán điềm giải mộng - y chang cổ tích thần thoại thánh kinh - thì xáp lợi hỏi chuyện làm quen. Dè đâu đi ngang khúc nớ xe kẹt quá xá, xa lộ mà kẹt cứng ngắc hà. Chúng biểu chừ ra vô D.C ngặt lắm vì kiểm soát rất gắt nhằm đề phòng thủ đô bị khủng bố.
Tui còn tính ghé cả Maryland hay Virginia chi đó nha, tới cái nhà đằng trước cẩm tú cầu mọc xếp lớp đủ màu y chang vườn bách thảo - Nếu như sợ tiếng chuông giữa khuya làm chủ nhà thức giấc rồi thả chó ra rượt, thì ít nhứt cũng nháy bô hình mang chưng trong phố làm bằng chứng tình yêu ngưỡng mô - Mà cũng hổng xong y chang luôn.

Chuyện North Carolina thì thế này :
Hồi đó giờ coi xi cà la ma, cứ tưởng nơi ấy thần tiên thơ mộng lắm. Chời ơi chời... nào có dè !
North Carolina (y hình) là cầu nối giữa bắc và nam mỹ quốc. Thời nội chiến, liên quân cả hai phe đã lấy mốc địa lý của vùng này mà phân chia chiến tuyến với nhau trên lý thuyết. Theo như thế thì... bắt đầu từ North Carolina, mầu da đậm dần và lợi tức trung bình từ từ giảm thiểu.

Phim ảnh đẹp vậy nhưng ngoài đời hổng đúng chút nào. Xứ sở chi mà xây ngay giữa rừng, đi đâu cũng tuyền những cây là cây. Cây nhiều nên cái nóng của mùa hè nơi ấy là một cái nóng khó chịu tới bứt dứt bồn chồn. Trong nhà máy lạnh chạy ì ầm tối đa, ngó ra ngoài, nắng vàng lợt lạt tới bịnh hoạn vì không khí triền miên ẩm ướt. Bữa nào hên ra, nắng có gay gắt xuyên thủng tầng mây mù chút xíu thì người ta (tui nè chớ ai) bèn hí hửng mở cửa sổ chào đón ảnh mặt trời, rồi liền bị một luồng nóng ập vào mặt, dập tắt ngay tắp lự nỗi vui chờ mong (sẽ không đến bao giờ) Chưa kể là... tắt máy lạnh mở cửa sổ đồng nghĩa với... khăn rửa mặt khăn lau chén có phơi cả tuần cũng nhứt định hổng thèm khô. Quá là khủng khiếp !

Mà North Carolina thiệt là nhỏ hìu. Đô thị nào của nó cũng một kiểu ... phố núi cao phố núi đầy sương... đi dăm phút đã về chốn cũ... Dân số chắc hổng nhiều, hai cái phi trường có chút nẹo. Direct flight có nhưng mắc trời thần, còn bằng như muốn rẻ thì phải chờ connect, từ một tới năm tiếng đồng hồ, ở các phi trường lớn của các states xung quanh, lâu lắc và chán nản !

Duke University có lẽ là đại học lớn nhứt và nổi tiếng nhứt của NC, nằm trong Ivy League. Dĩ nhiên Duke dựng ngay trong rừng, từ phân khoa này qua phân khoa kia đi bộ hổng biết khi nào mới tới, chưa kể là lên núi xuống đèo, cỡi xe đạp coi như... chết sớm có ngày vì tai nạn.
Tháng tám, khu đại học yên ắng quá chời, đa số học trò còn nghỉ hè, cổng trường tuy hổng khóa nhưng im lìm khép kín.
Học phí ở đây cao ngất trời luôn. Gia đình trung lưu muốn gởi con vào trường hẳn là rất vất vả, bằng không chừng ra trường chúng mang nợ dám ngập đầu. Con nhà nghèo muốn vào thì phải thiệt xuất sắc mới hy vọng xin được full scholarship.

Duke chọn kiến trúc theo lối Renaissance âu châu, đúng hơn british. Cũng nghe nói vật liệu dùng trong xây dựng phần lớn lấy ngay tại địa phương nhà, gạch đá xẻ từ các querries xung quanh và gỗ từ các cánh rừng lân cận. Các building chánh của Duke mới dòm tưởng cổ kính lâu đời, chừng check lợi té ra chỉ vỏn vẹn 6 - 7 chục năm là hết đất - Thiệt ngỡ ngàng y chang bị lừa đảo rồi cái bụng sanh ấm ách - Một vài phân khoa như kinh tế thương mại lại chọn kiến trúc mới sau này, nhẹ và sáng (hổng hiểu sao các trường đaị học kinh tế thương mại bắc mỹ hầu như tân kỳ mà hổng cổ điển như các phân khoa khác, có thể vì khoa này vốn sanh sau đẻ muộn chăng ?)

Tui mới tới Duke, sang trước sáng sau nghe trường nhắn tin khuyến cáo tất cả các học trò đang theo khóa hè, rằng... tui bay phải cẩn thận đề phòng đám tội phạm trà trộn lợi dung thời cơ, thì hồi hôm có ông giáo sư trẻ từ trường cỡi xe đạp xuống phố, chừng dzìa gần tới nhà trong khuôn viên campus thì bị cướp đè ra trấn lột, ông kháng cự lợi nên bị chúng xô dẩy tới bể đầu, hiện còn bị săn sóc dòm chừng trong cấp cứu. Kể từ bưa nay nhơn viên an ninh sẽ gia tăng tuần tiễu khu vực đặng duy trì an ninh cần thiết, ban giám đóc điều hành thiêt tha năn nỉ, xin tụi bay tránh bù khú khuya khoắt ngoài đường… bla bla bla…
Nghe hết hồn hông chời !

Tới Duke đi tùm lum, chừ hỏi lợi vậy chớ nhớ cái chi nhứt thì thiệt là hổng có chi để nhớ dzáo chọi, trừ cái tên sang trọng của nó. Đậc điểm nếu có, là trong khoảnh sân rộng trước toà nhà hành chánh, dựng lên đâu đó khoảng 6 cái bảng khẩu hiệu với motto rất kêu, Duke giữ được bao nhiêu phần trăm tinh thần của đám khẩu hiệu nọ thì thiệt hổng rõ.



http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100140_zps9f6c7769.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100145_zpsbe9e91e6.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100147_zps4a281aef.jpg

http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100141_zps67e7ba9e.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100139_zps1ff1e198.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8100146_zps7b820200.jpg

Duke còn có một ngôi thánh đường đẹp với một dàn phong cầm mang trade-mark nổi tăm nổi tiếng, chỉ trỗi giọng trong dịp lễ lạc quan trọng mà thôi.
Mặt trước giáo đường là cái sân nhỏ, trong đó sừng sững pho tượng bán thân của ông nhà giàu đã chịu khó bỏ tiền thiết lập ra Duke (thập niên 30-40 ở thế kỷ trước). Sát cạnh sân này là một vườn hồng to đùng đang rực rỡ khoe sắc hương.

Cây cỏ tại NC thì đậc biệt nhứt là crepe mirtles như đã nói rồi, riêng tại Duke thấy có những vạt đất phủ đầy một loại cỏ ra bông rất đẹp trong gia tộc Convolvulaceae, có tên Liriope muscari hay Muscari Big Blue. Tuy blue vậy nhưng màu lại tím tím pastel trang nhã. Vậy chớ nghe nói gốc gác từ Trung hoa Nhựt bổn, và trồng được cả ở dziệc nam - sao tui hổng thấy nó bao giờ hồi ở quê nhà vậy cà ? Loại này cũng thấy rải rác ở Philly nhưng có lẽ hổng hạp phong thổ nên èo uột ển ển xìu xìu, hổng bắt mắt chi dzáo chọi.

Tướng công biểu : Thị nữ nó ơi, đi xa làm chi, ở dzầy khổ quá khổ. Nội tiền máy bay đi đi về về thăm nhà là coi như bay luôn tấm paycheck, chưa tính tới chi phí vòng ngoài, thiiệt là công hổng bõ heng
Chuyện chưa khởi đầu đã đứt chến, quyết định luôn màn bế mạc gọn lẹ giấy tờ !

Qua bữa sau, hai đứa kéo nhau ra bãi
Bãi nào bãi nấy hoang dã thiếu vắng bóng người, thị nữ ngồi trên cát nóng (nóng méng phỏng bàn toạ luôn) ôm đống quần áo cho tướng công đi tắm biển. Tắm xong thì... hổng có phông tên nước xối lợi, rồi hai đứa mới chun đại vô sân một căn nhà trọ sát bãi ven đường, có cái chòi tắm lộ thiên, trong trỏng có phông tên, shampoing và cả xà bông nữa, chỉ phải cái tội vừa tắm vừa run, sợ chúng sua chó ra rượt thì ìt, nhưng sợ chúng kêu police tới hốt dzìa bót nhiều hơn !

Hồi hộp hào hứng y chang thời trẻ dại.
... Hier encore, j'avais juste vingt ans...


http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/P8160189_zpsa87fbad6.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/unnamed9_zps0b6a234e.jpg

TB : Plat ơi Plat, chừ theo chị Lú dìa nhà, hổm nay ta bà miết dám bà chủ tưởng bị xe đụng !

Platinum
11-12-2014, 06:28 PM
Đợi em chạy u đi mua đôi dép khác xí, hổm nay chạy theo chị đôi dép mòn tới đất,hôm nay thì quai dép cũng theo ông theo bà luôn rồi…

Triển
11-12-2014, 09:45 PM
Trộm nghĩ, nhạc Tây được viết theo ký âm pháp Tây; gồm 12 nốt đủ các dâu thăng giảm. Còn nhạc Ta thì theo ngũ cung: Hò Xự Xang Xê Cống. Tuy là chỉ có 5 nốt nhưng nhạc Ta được sự hỗ trợ của phong cách Nhấn mà có thêm nhiều cung bậc khác nữa. Chả hạn, tùy theo cách nhấn mà Xự có Xự non, Xự già. Xang có Xang non Xang già. Xê có Xê non, Xê già. Cống có Cống non Cống già. Ấy, nếu chịu khó làm toán cộng thì nhạc Ta có 13 nốt. Hơn nhạc Tây một nốt. Oách chưa?
Theo toán học thì:

12 nốt có 12^12 (12 lũy thừa 12) là 8916100448256 cách phối hợp giữa các cung bậc.
13 nốt có 13^13 = 302875106592253 phong cách.

Suy ra nhạc Ta hơn nhạc Tây đến 293959006143997 cách phối hợp các cung bậc này nọ.

Thì như làm vậy, tình cảm Ta có nhiều tình huống đau lòng khôn xiết, người ơi.:-s


13 nốt có 13! (factorial - giai thừa) biến tấu gồm 1*2*3*4* ...... 12*13 = 6 227 020 800 không có điệp khúc
13 nốt có điệp khúc lặp lại một lần là 13! / 1! = 6 227 020 800
13 nốt có điệp khúc lặp lại hai lần là 13! / 2! = 3 113 510 400
...
:)

Đậu
11-13-2014, 04:47 AM
Em trộm nghĩ, nếu dùng phép giai thừa để suy đoán việc phối nốt của nhạc nhẹo thì thấy sức biến tấu sẽ bị gới hạn chật hẹp trong một bài nhạc. Nói giả dụ, một bài nhạc có 13 nốt thì sẽ không có nốt nào được lập lại.

Nốt đầu tiên có thể là 1 trong 13 nốt.
Nốt thứ hai chỉ còn 12 cách chọn
Nốt thứ ba thì là 11
Nốt thứ tư là 10
...
Nốt sau rốt thì còn 1 cách
Tóm lại: 13*12*11*10 .... *1

Nhưng, nếu dùng phép lũy thừa thì ta có:
Nốt 1: 13 chọn lựa
Nốt 2: 13 chọn lựa
Nốt 3: 13 chọn lựa
...
Nốt sau rốt: 13 chọn lựa
Tóm tắt: 13*13*13*13 ... *13

Trên thực tế, bất kỳ bài nhạc nào, dù ít nốt hay nhiều nốt, đều có sự trùng lập của một nốt hoặc nhiều nốt trong chiều dài từ đầu bài đến hết. Có nhẽ, nhờ vậy mà sức ngẫu hứng được tăng cường trong việc biến tấu chăng?:-"
 

Triển
11-13-2014, 05:57 PM
;)


http://www.youtube.com/watch?v=8GAX_NRsyFk

visabelle
11-21-2014, 10:51 AM
halo ốc xì.
hunting for any...turkeys this Thanksgiving? :p
nhờ ốc xì chỉ làm vài loại...virgin cocktails với.

ốc
11-21-2014, 12:10 PM
I'm always bird hunting. New virgin cockteo for you, it's called "Sweet Baby Jesus." Ingredients: milk (from some cows or goats) and maple syrup. Serve chilled or warmed, with a twig of mistletoe as garnish.

visabelle
11-25-2014, 03:05 PM
hỏi thiệt nói gì đâu! b-)

ốc
12-31-2014, 09:00 PM
virgin cocktails

Tôi nhớ ở Bồ đào nha, một tiệm ăn trong thành phố Lamego có mời thử một thức uống pha nhiều loại hoa quả, gọi là "virgin sangria" cũng được vì cũng khá giống sangria ở Tây ban nha nhưng không thêm rượu, hoặc là người ta dùng loại rượu non vinho verde rất nhẹ. Giời nóng mà uống thức ấy thì quá đúng, tôi đoán là nước táo, nước nho, nước cam, nước dứa các thứ và một ít hoa dại dandelion, lavender... Nếu không muốn "trinh nguyên" virgin nữa thì cứ đổ thêm vào tí rượu Bồ, rượu port.

Tôi nhớ Karen cũng giống như tôi, không thích cock teo pha chế lích kích, chỉ uống suông hoặc bỏ một cục đá lạnh. Lần đầu hẹn nhau Karen bảo muốn thử Grand Marnier, tôi nói với Fernando ở quầy rượu Marcel's làm một ly Rockin' Grandma (the recipe is in the name: rock in Grand Marnier). Mỗi lần nhấc ly nhấm nháp một ít Karen phải nhịn cười.

Karen thuộc loại khá nghiêm túc, ít đùa cợt. Ở Bồ đào nha, chúng tôi nhiều khi dùng tiếng Tây ban nha để hỏi han mọi người, rồi có lần trong tình yêu bất chợt Karen gọi tôi cũng bằng thứ tiếng ấy: "cariño..." (ca ri nhô). Tôi đáp lại "Karenha" - theo kiểu gọi thân mật trong tiếng Bồ - làm cả hai bật cười, nhưng Karen trách tôi làm hỏng giây phút ấy. Don't make me laugh when we love.

Những mẩu chuyện cũ cứ ngồi nghĩ thì lại càng nhớ thêm nhiều. Đôi khi tôi cũng bất ngờ vì dung lượng của thời gian, dung lượng của cuộc tình ngắn ngủi.

Co may
12-31-2014, 11:03 PM
Happy New year Ốc.

bonita
01-01-2015, 10:18 AM
tấm thiệp thay lời chúc đến bác Ốc và góc Hồi Ký



http://i61.tinypic.com/2nhp26h.png

ốc
01-01-2015, 10:20 AM
Có chị May chị Bon vào xông nhà cho em thì chắc là cả năm tha hồ may mắn, et si si bon, khỏi cần bắt chước thiên hạ chúc nhau làm gì. Năm càng mới thì thấy mình càng cũ. Có ai rủ các chị đi nhậu chưa?

bonita
01-01-2015, 10:34 AM
bác Ốc có biết là bs bên Pháp đang đình công để đòi ... lên tiền khám bệnh và bớt giấy tờ


mời bác Ốc ... ún hôn say hôn dià http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

http://la-cave-cellar.com/contents/media/l_chateau_pouget2.jpg

ốc
01-01-2015, 04:17 PM
Em cũng hy vọng bác sĩ bên Tây được giả thêm tiền khám bệnh để chị Bo mua xe Ý mà đi cho người ta ghét.

Bận sau chị Bo mua thiệp thì nhớ mua lẻ, đừng mua sĩ, nom giống hệt nhau làm em cứ tưởng ai chôm thiệp của em.

Co may
01-04-2015, 09:26 AM
Có ai rủ các chị đi nhậu chưa?
Chưa :(

ốc
01-04-2015, 08:33 PM
Thôi chị bớt nhậu cũng tốt cho sức khoẻ. Dân Sài gòn dạo này ít thấy ghé vào chơi, em cứ nghĩ là tự vì ai cũng lo nhậu xị chứ.

chieubuon_09
01-04-2015, 08:46 PM
Nếu không muốn "trinh nguyên" virgin nữa thì cứ đổ thêm vào tí rượu Bồ, rượu port.


Chào Ốc, Visanelle, Bo, Cỏ may,
Đọc Ốc viết "trinh nguyên" chị bật cười chịu không nổi (O:

Happy New Year ....

http://i.imgur.com/LG3pHCv.jpg

Nguồn hình: Google

bonita
01-05-2015, 02:28 AM
hihihi,

chị Chiều Buồn gắn tấm hình bác Ốc ... ;;)

bo gửi bác Ốc video bác Ốc vô tư cõng nàng đi chơi ... dể thương hơn nà



https://www.youtube.com/watch?v=U2EAF2rR-Vg#t=104

bo chào chị Cỏ May,

môt tuần mới vui vẻ Bác Ốc, chị Chiều Buồn và chị Cỏ May nha


í quên, bo có trả lời câu bác Ốc hỏi bên Sổ Tay Lan Huệ

Co may
01-05-2015, 08:18 AM
Hi Bo,hi Chiều Buồn :) Hình Ốc cưng dễ thương ha.
Nghe lời Ốc nên hôm nay chị chỉ đi làm bánh, không có đi nhậu b-)

visabelle
01-07-2015, 12:53 PM
Tôi nhớ ở Bồ đào nha, một tiệm ăn trong thành phố Lamego có mời thử một thức uống pha nhiều loại hoa quả, gọi là "virgin sangria" cũng được vì cũng khá giống sangria ở Tây ban nha nhưng không thêm rượu, hoặc là người ta dùng loại rượu non vinho verde rất nhẹ. Giời nóng mà uống thức ấy thì quá đúng, tôi đoán là nước táo, nước nho, nước cam, nước dứa các thứ và một ít hoa dại dandelion, lavender...


hmmm...có hoa dại dandelion, lavender thì thế nào ta?
flavor có change nhiều ko?

happy new year, Ốc! *cheers*

ốc
01-07-2015, 11:39 PM
Dùng ít thơm in ít, dùng nhiều thơm nhiều. Dân Pháp ở Provence thích làm các loại nước trà nấu với hoa và rau cỏ thơm họ gọi là tisane. Chị tìm tòi trên nét mà học cách làm. Các loại hoa ấy ra chợ mua chắc cũng có, nếu không thì vào Amazon.com. Happy inhaling.

ốc
01-12-2015, 02:09 AM
Tôi nhớ sáng hôm ấy thứ bảy nhưng Bikay gọi dậy từ 5 giờ để vào thành phố đi chợ, Olga bảo phải đến thật sớm vì mùa hè du khách đông lắm, ai cũng mê những chợ giời thực phẩm ở châu Âu. Các hiệu thực phẩm truyền đời ở trong vùng giăng một chiếc bạt nhỏ, đặt một chiếc bàn con trên bãi đất thường giành làm chỗ xe đỗ, gần chân tường lâu đài của các giáo hoàng thời Ly giáo, rồi loáng một cái chỉ nửa buổi sáng là bán hết hàng hoá (hoặc là bị du khách ăn thử sạch sành sanh).

Olga dắt tôi và David vào sạp phô mai mà bây giờ tôi vẫn còn tưởng tượng ra khuôn mặt với bốn nếp hằn ngang trên trán và đường chẻ sâu hoắm trên cằm của bà bán hàng: my goats only eat the most fragrant flowers. Tôi vẫn nghe rằng loài dê gặp gì ăn nấy nhưng hoá ra ở Avignon thì dê rất kén ăn, có nhẽ đấy là giống dê của giáo hoàng thời xưa, Holy Goats.

Bữa cơm tối dài thậm thượt dưới ngọn đèn vàng ngoài sân nhà Manguin. Câu chuyện giở về đề tài mấy con dê ăn lavender để làm ra phô mai có mùi hoa cỏ, Bikay bảo rằng những anh chăn dê chăn cừu hồi trước chính là những nhà thông thái ở trong làng vì họ suốt ngày lang thang các nơi xa xôi hẻo lánh, có dịp tìm thấy những thứ cây cỏ mới lạ, nếu thấy súc vật ăn không hề gì thì biết không có độc và họ cũng thử luôn xong rồi về mách lại cho cả làng. (Tôi nghe cũng giống truyền thuyết về sự khám phá cây cà phê...)

Nhiều năm sau, ở Lamego tôi lại ăn một loại phô mai làm bằng sữa dê rất rõ mùi lá rosemary. Người bán hàng giải thích ở quanh đấy có nhiều rosemary mọc dại và chỉ cho tôi con đường chạy theo triền núi. Buổi chiều đi xe ngang qua ấy quả nhiên thơm thật làm thơm.

ốc
01-20-2015, 09:50 PM
Người Âu châu ăn thịt dê khá nhiều, đi chợ bên ấy thường thấy treo cả cái đầu dê và bán thịt dê hẳn hoi, chứ không phải bán thịt chó như trong tục ngữ. Ở Bồ đào nha trong khu vực đồi núi phía bắc thịt dê là thức ăn được ưa thích và khá nổi tiếng khắp cả nước.

Người Mỹ trước đây ít nuôi dê và ăn thịt dê. Sữa dê và phô mai sữa dê cũng hiếm. Sau này càng đông người Mê hít cần thì các hàng thịt bắt đầu thấy bán thịt dê đông lạnh.

Tôi nhớ các bác bợm nhậu ở Việt nam bảo làm thịt dê rất thất đức vì trước khi giết phải đánh một trận để cho toát ra hết mồ hôi để khử mùi nồng. Ở Bem Me Quer (http://www.restbemmequer.com/) anh đầu bếp cho biết đa số dê bị làm thịt là dê đực còn non vì người ta không thể nuôi để lấy sữa, dê còn non nên không nặng mùi như dê đã nhớn. "Cabrito" là món tủ của họ, khách bước vào cửa là hỏi ngay anh bồi bàn còn thịt dê nướng không. Đấy là một món tôi nhớ nhất trong chuyến đi Bồ đào nha, thịt ướp mùi cardamom và mace rất thơm, nướng trong lò với sốt cà chua và rượu vang.

Lúc tôi nhắc đến loại phô mai sữa dê có mùi lavender, mùi rosemary, anh sếp tỏ vẻ không tin làm tôi cũng bắt đầu ngờ ngợ mình bị mắc lỡm. Có nhẽ dân nhà quê họ nói thế để loè du khách thành thị ngớ ngẩn như tôi. That really gets my goat.

RaginCajun
01-23-2015, 09:20 PM
http://i870.photobucket.com/albums/ab266/CrawfishLA/Monterrey_MX_%202013/Cabrito.jpg (http://s870.photobucket.com/user/CrawfishLA/media/Monterrey_MX_%202013/Cabrito.jpg.html)
Mời bác món cabrito tớ nhậu bên Mễ.

ốc
02-07-2015, 06:46 PM
Lúc đến những thành phố khác, thích nhất là được thử thức ăn lạ nấu nướng theo truyền thống của những xứ ấy. Đôi khi cả những thứ rất thông thường như tách cà phê, ly nước lọc cũng thấy ngon hơn hẳn. Có nhẽ là do tâm lý. Khi nghĩ về những lần đi xa tôi cũng nhớ ngay đến vài bữa cơm, vài quán ăn. Có nhẽ vị giác là chỗ chứa ký ức.

Tôi nhớ Bồ đào nha chỗ nào cũng có bánh cá cod chiên, gọi là bolinhos, làm bằng cá khô bacalao/bacalhau trộn khoai bóp tơi. Người Bồ bảo rằng họ học cách chiên thức ăn trong mỡ từ người Ấn ở Goa, rồi thay bằng dầu thực vật để chiên đủ loại thức ăn. Sau này người Pháp, người Nhật cũng làm theo.

Các thành phố về phía bắc như Barcelos, Leiria thường thấy lợn con nướng trong lò, gọi là leitão, lớp da đỏ au và giòn tan hệt như thịt quay của người Tàu (nhưng không hề có ngũ vị hương). Món ấy thì chả biết ai bắt chước ai. Hôm tôi đi ngang qua Leiria người ta đương tổ chức hội thi toàn quốc - Ôi ngát hương thời gian mùi thịt nướng...

Ở vùng biển phía nam thủ đô Lisboa có nhiều bãi biển chỗ dân chài đem cá về bán. Buổi trưa các nhà hàng vác lò than ra trước cửa nướng cá sardine vừa mới mua từ tàu đánh cá. Họ nhặt từng con ngay từ sô nhựa cho lên lửa chả cần ướp rửa gì cả. Sardinhas assadas. Bác đầu bếp tiết lộ: gia vị bí mật là biển. The sea is the secret ingredient.

Những người Bồ có vẻ thân thiện với khách du lịch hơn người ở Pháp, Tây ban nha; những ai nói được tiếng Anh đều sẳn sàng nói chuyện với tôi. Bác đầu bếp tên là Rui (tương đương với tên Louis) khi còn trẻ cũng đi đánh cá, kể lại một cảm giác lúc ra biển đôi khi cứ muốn đi, đi mãi. Like Ulysses.

ốc
02-14-2015, 09:57 PM
Đôi khi tôi ngoảnh lại nhìn thời gian trên lối cũ thì cũng có cái cảm giác muốn trôi dạt mãi mãi trên biển cả mông lung ấy. Like Ulysses. Một không gian để cuốn theo giòng về những bến trầm ngâm, lênh đênh qua những vùng suy tưởng.

Có nhẽ đấy phải là một phần của bản năng, không cần tập luyện, cứ sểnh cái không việc gì làm lại tự động ra khơi quăng vài mẻ lưới giữa ngày xưa... Sẽ có một ít hương hoa ở những chỗ cũ của thời gian, nhưng còn lại tất cả là một cung sầu nhạt nhẽo như luân hồi của ngày tháng. Một làn nước bập bềnh xanh, vắng tanh, óng ánh.

Chợt nghĩ lan man, có phải mục đính tối hậu của cuộc sống cũng chính là sự bảo tồn, nhặt nhạnh các ký ức? Suốt cả muôn đời, tất cả muôn loài tồn tại chỉ để tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, chỉ để truyền lại cho nhau cái ký ức của sự sống ở ngay trong thịt da, xương máu. Our DNA is our oldest memory. Mọi sinh vật đều ghi nhớ những ký ức ấy bằng từng đoạn nhiễm sắc thể. Every chromosome is like a memory stick.

Thế thì té ra con người là những thiết bị lưu trữ, được đặc chế để ghi nhớ. A medium of memory, built to keep memories: hard drives, thumb drives, flash drives, floppy disks, compact disks, DVDs...

visabelle
02-16-2015, 11:32 AM
Our DNA is our oldest memory. Mọi sinh vật đều ghi nhớ những ký ức ấy bằng từng đoạn nhiễm sắc thể. Every chromosome is like a memory stick.


DNA molecule: "I hate being a DNA molecule. There is so much to remember!"

ốc
02-16-2015, 09:27 PM
DNA molecule: "I hate being a DNA molecule. There is so much to remember!"

Mother Nature: "Don't worrỵ It's your second nature. Or maybe even first."



http://youtu.be/pIwuoHRRTGA


With bits of memories scattered here and there
I look around and don't know where to start...

Văn
02-17-2015, 11:48 AM
Thế thì té ra con người là những thiết bị lưu trữ, được đặc chế để ghi nhớ. A medium of memory, built to keep memories: hard drives, thumb drives, flash drives, floppy disks, compact disks, DVDs...
Cô hỏi, ông có chuyện gì buồn không?

Mình trả lời, gần đây mình không còn cảm thấy buồn phiền gì nữa. Con người vốn xưa nay là thế, tham sân si... Mình cũng thế, có hoàn hảo đâu. Buồn họ, hay tự buồn mình để làm gì.

Có lẽ mình đã trở thành cái DVD rồi chăng, ghi lại một cuốn phim buồn, nhưng tự nó có biết buồn đâu.

Hanhgia
02-17-2015, 06:23 PM
Cô hỏi, ông có chuyện gì buồn không?

Mình trả lời, gần đây mình không còn cảm thấy buồn phiền gì nữa. Con người vốn xưa nay là thế, tham sân si... Mình cũng thế, có hoàn hảo đâu. Buồn họ, hay tự buồn mình để làm gì.

Có lẽ mình đã trở thành cái DVD rồi chăng, ghi lại một cuốn phim buồn, nhưng tự nó có biết buồn đâu.




Hãy yêu một người khác,
bằng da bằng thịt,
hãy yêu,
một tình yêu khác,
hãy yêu,
và trái tim mình,
sẽ chẳng bao giờ là ... DVD,

that is,
nothing's in,
much ado's out,

ốc
02-17-2015, 11:41 PM
Vui và buồn chỉ là sự khác biệt giữa màu hồng và màu đỏ...

Anh Văn có thể nói kỹ càng hơn về nhân vật "Cô" để người người hiểu thêm một chút về cuốn phim buồn trong cái DVD?

passenger
02-18-2015, 04:59 AM
Tôi nghĩ - có lẽ - "Cô" is "just Cô" mà ông Văn Tiểu Thuyết cũng khó có đủ imagination & sự nhẫn nại để "kỹ càng" diễn tả.
Tương tự, một dòng sông khi nó ngã là nó ngã...
Tương tự, một "me" nào đó sẽ forever "just me", no way to describe!

A DVD?
So simple as that?

visabelle
02-18-2015, 02:34 PM
Vui và buồn chỉ là sự khác biệt giữa màu hồng và màu đỏ...


sao buồn mà ...đỏ được?
ít nhất cũng ...50 shades of grey chuh? :p


wait...DNA cũng có "deletion/insertion" mode mà.
muốn delete memory gì thì ấn nút,
muốn insert cô nào vào chỗ trống thì ấn nút.
that simple! :p

ps. tết tết tết, tết đến rồi, ốc, văn, hanhgia, & passenger, where's my...red envelope?:105:
chúc bà con thêm một mùa xuân, thêm niềm vui vô bờ bến.

bonita
02-21-2015, 12:58 AM
thân mến chúc bác Ốc và các bạn của hồi ký vô tư
một năm mới với những ngày mới vô tư, vui vẻ và đầy tốt đẹp




https://scontent-cdg.xx.fbcdn.net/hphotos-xaf1/v/t1.0-9/10501779_796636807083675_2744430411367190458_n.jpg ?oh=956652557eeb7ce5c5bc0a7546ef3d58&oe=55829738

ốc
02-23-2015, 04:46 PM
Em về quê trốn ăn Tết để khỏi phải lì xì con người ta cho đỡ tốn kém, rồi đến hôm nay mới giở về thì mới biết các chị vào xông nhà, lại còn mang hoa trắng cho em. Rất đẹp - nhưng không đẹp bằng hoa mai vàng bên mục "Vẫn Yêu Hoa... Trắng (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?649-Vẫn-Yêu-Hoa-Trắng/page74)."

mờ mờ
02-24-2015, 02:44 AM
Năm Dê dzui dzẻ Ốc ơi! theo bạn gái về quê ăn Tết hay về quê hỏi vợ vậy hở? nhắc gì đến hoa trắng, mai vàng làm mm hắt xì quá chừng nè.

Gửi Ốc vài hình hoa xem chơi ngày Tết nha. Lần khân đứng chờ "anh họ" lì xì nè...





https://www.youtube.com/watch?v=Jxj7Qtwi_mc&feature=youtu.be

Văn
02-24-2015, 11:22 AM
Anh Văn có thể nói kỹ càng hơn về nhân vật "Cô" để người người hiểu thêm một chút về cuốn phim buồn trong cái DVD?
"Cô" có khi là hình, có khi chỉ là chiếc bóng, nên nói về "cô" cũng khó...

Mình là tuýp người xuề xòa, buồn vui gì năm bữa nửa tháng rồi cũng nguôi.

Mong đọc tiếp hồi ký của anh Ốc.

ốc
02-24-2015, 11:27 AM
Năm Dê dzui dzẻ Ốc ơi! theo bạn gái về quê ăn Tết hay về quê hỏi vợ vậy hở? nhắc gì đến hoa trắng, mai vàng làm mm hắt xì quá chừng nè.

Gửi Ốc vài hình hoa xem chơi ngày Tết nha. Lần khân đứng chờ "anh họ" lì xì nè...

Mấy hôm vừa rồi em đi trốn ở thành phố "Mai á mi." Thời tiết bên Mỹ lạnh quá ai cũng rủ nhau đi chơi vùng biển cho nên dưới ấy rất đông khách du lịch, mua vé máy bay họ không cho mặc cả, phòng ngủ ở khách sạn họ tha hồ nói thách. Tuy nhiên vẫn không tốn kém bằng lì xì ngày Tết.

"Lì xì" là phong tục cổ hủ của người Tàu em không thể tiếp tục làm theo. Em thấy người ta bảo nhau mua bao lì xì mang nét văn hoá thuần tuý Việt nam, tẩy chay chữ Tàu, nhưng bản chất thì đấy vẫn là phong tục của Tàu. Nếu muốn khác Tàu thì nên nên bỏ hẳn cái tục lệ phong bao ngày Tết, ngày cưới, vân vân. It's so Chinese.

bonita
02-25-2015, 12:56 AM
bác Ốc dạo ni trời lạnh nên hay nhõng nhẽo thiệt nha, chị Mờ Mờ cưng chìu nên mang hoa vào đầy nhà bác rồi đấy, mai đào hồng vàng đều có, thêm tiếng hát của hai cô tiên nhẹ nhàng nữa, chịu chưa.

bác Ốc đi chơi đâu chớ mà có đi sang Tây, nghe nói ông pi lốt lái máy bay Ẹt Phăng đòi nghỉ đúng giờ, nên hỏng thèm đáp máy bay xuống Xạt Đờ Gôn, mà đáp xuống Măng Chét Tơ làm bà con ngồi đợi đến ngày hôm sau mới vià được phố cổ

chào anh Văn

ốc
02-25-2015, 11:29 AM
Em tưởng Ê Phờ răng đã bị dẹp tiệm từ lâu rồi chứ. Anh phi công kia chắc là sợ đáp xuống Xạc đờ Gôn sẽ bị mất hành lý cho nên đáp xuống chỗ khác. Dạo trước các bạn em sang Pháp cứ bị người bốc rỡ hành lý lục lọi va li lấy mất quần lành áo tốt để vác ra bán ngoài chợ giời Mông chơi. Thế mới oan cho du khách Mỹ sang bên ấy cứ bị chê là ăn mặc lôi thôi.

mờ mờ
02-25-2015, 06:44 PM
mm thấy thay đổi bao lì xì mang tính chất VN vẫn có tác động tốt mà Ốc. Có lẽ tiếp theo thì Ốc sẽ kêu gọi bỏ luôn mấy phong tục múa lân đốt pháo nhỉ?

Ốc đi biển nào ở Mai-á-mì vậy, vui hôn?

Bo ơi, mượn nhà Ốc nói nhỏ Bo nghe bên này chút. Nếu Bo chú ý sẽ thấy mm toàn kêu "đám" anh chị em họ là "cưng" không hà, như TVV hay chàng đồng nghiệp của Bo đều là "cưng" của mm đó nghen hihi...

ốc
02-25-2015, 09:34 PM
À em đi chơi không xem ngày giờ cho nên xuống vùng biển mà chả thấy có một tí nắng, tuyền là mây mù gió cát, ngày nào cũng ngồi quán chờ thời tiết thay đổi. Chị rót bia phải an ủi đều đều: Maybe tomorrow, man (tạm dịch là: Mai á mi, Mai á mi). Dân miền Bắc kéo nhau xuống dưới ấy một lượt cho nên phi trường đông cứng, máy bay tha hồ bị đình hoãn, đứng đâu cũng nghe nhân viên hãng hàng không bảo: Tomorrow, you all (tạm dịch là: Mai á mí you). Quả thật là đi chơi cũng lắm công phu. Vacation is hard work.

Không đi ra biển thì em thuê xe lái vòng quanh tìm người quen. Thành phố Mai á mi có nhiều nét khá giống thành phố Sít ni, từ khu trung tâm đến khu dân cư, chỉ khác một cái ở Sít ni thì nói giọng Úc, còn Mai á mi thì nói giọng Niu gióoc. Đi đâu cũng thấy người từ Niu gióoc, có khi chi Uyên nhà mình cũng đương ở đấy. Bận sau thay vì đi Mai á mi chắc em sẽ đi Niu gióoc cho nó gần, và thời tiết cũng chả khác gì mấy.

Tiểu bang Florida, tiếng Tây ban nha có nghĩa là Trăm hoa đua nở, chính là vựa chanh vựa cam của nước Mỹ. Nhật bản là xứ mặt giời mọc, còn Florida là xứ mặt giời đứng bóng. Họ tự nhận là The Sunshine State, nghĩa là Thái Dương Bang. Vậy mà cả tuần lễ ở dưới ấy chả có ngày nào nắng ấm. Nếu họ làm ăn lương thiện thì nên có thêm một hàng chữ nhỏ ở bên dưới, hoặc là mở ngoặc đơn để mà gọi là "đính chính" hay địt cờ lêm: The Sunshine State (except February), The Sunshine State (no warranty), The Sunshine State (weather permitting)... Thời buổi này ở đâu cũng nói thách phát khiếp.

Triển
02-26-2015, 05:19 AM
Arsenal hôm qua cũng chơi thách khiếp. Chấp gì mà chấp 3 trái dữ ôn.

Ngoc Han
02-26-2015, 05:37 AM
Emirates Stadium
Monaco bat Arsenal : 3 à 1
Buts : Oxlade-Chamberlain (90e+1) pour Arsenal; Kondogbia (38e), Berbatov (53e), Ferreira-Carrasco (90e+3) pour Monaco:):z58:

ốc
02-26-2015, 04:27 PM
Ừ có thắng có thua mình xem mới hồi hộp. Thắng mãi thì xem chán lắm.

Văn
02-27-2015, 09:23 AM
Ừ có thắng có thua mình xem mới hồi hộp. Thắng mãi thì xem chán lắm.
Dạo này mình chơi video game. Nhiều game rất khó, có những mission gần như "bất khả thi".

Bực qúa, mình lên mạng copy mấy cái cheat code về. Thế là "nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, kẻ thù nào cũng đánh thắng!"

Nhưng, sau khi trở thành người bất tử rồi, thì mình hơi bị chán...

Đúng là không có khó, không bị thua thì cũng hết cả hào hứng!

RaginCajun
02-27-2015, 01:59 PM
Nhưng thà chiến thắng trong chán trường còn hơn là thua trong đau khổ.

ốc
02-27-2015, 08:18 PM
Chán trường mà cứ phải đi học thì mới là thực sự đau khổ, còn việc được hay thua của một đội bóng thì nó giống như xem người khác đánh cờ, hay đánh bốc, mình xem giải trí thì hào hứng là chính, chứ đâu có cá cược gì mà đau khổ vì người này thắng, người kia thua. Tất nhiên nếu chính bản thân mình tham dự trong trận đấu thì lúc nào cũng muốn thắng.

Có nhiều người thích còm lên thì thấy đội của mình thua họ càng vui vì có chuyện để còm lên suốt cả chiều hôm ấy với bạn nhậu, nhiều ủng hộ viên của các đội bóng tỉnh lẻ thua triền miên, lâu lâu thắng một trận cũng vẫn không thấy vui vì biết chắc trận sau sẽ tiếp tục thua như trước.

Nhiều người tự đồng hoá với một tập thể, một địa phương cho nên cứ phải buồn vui theo thăng trầm của người khác. Từ hiện tượng ấy lại sinh ra một loại người cứ đi tìm các đội bách chiến bách thắng để mà ủng hộ cho họ được vui lây khi nó thắng xoành xoạch. Chiến thắng là thuốc phiện của nhân loại.

Triển
02-27-2015, 09:28 PM
Bút thần Trần Xuân Ốc là cổ động viên thời trang bạn trẻ. Không vác tấm khiên theo sợ người ta không biết mình có súng mà thôi. Cho nên thành bại của đội banh mình yêu chuộng chỉ là chuyện bên lề. Chuyện bên lề dĩ nhiên không cần ai quan tâm.

ốc
03-01-2015, 05:12 PM
Chuyện thành bại không phải là bên lề nhưng nó là kết cục của trận đấu thôi. Xem đá bóng chứ không phải xem kết cục, còn nếu là thế thì chỉ cần chờ hết trận thì đi lên nét xem tỉ số là đủ "quan tâm" rồi.

Khi nghe một bài hát thì quan trọng là mình nghe người ta hát ra sao chứ đâu cần quan tâm nó đoạt giải thưởng gì, được ai khen... Trừ khi mình là ca sĩ hát nhạc (karaoker) hay nghệ sĩ ráp nhạc (rapper) thì mới lo chuyện ấy.

Co may
03-01-2015, 09:31 PM
Chiến thắng là thuốc phiện của nhân loại.

Và người chiến thắng đôi khi bị say thuốc :z13:

Triển
03-01-2015, 09:37 PM
Cổ động viên thực thụ không bao giờ chỉ xem kết quả, xem kết quả và chuộng dán nhãn hiệu là cổ động viên màu mè, cổ động viên thời trang, thích quảng cáo thiên hạ, em đây cũng là cổ động viên nè.

ốc
03-02-2015, 02:54 PM
Em cũng chả biết tiêu chuẩn "cổ động viên thực thụ" gồm những khoản nào? Thích xem họ đá thì chỉ biết xem thôi, em chả dám đua đòi có làm "cổ động viên thực thụ."

Triển
03-02-2015, 09:28 PM
Đúng ròi, cổ động viên thời trang chỉ biết đánh bóng mình thì làm sao biết cổ động viên thực thụ nghĩ gì.

ốc
03-02-2015, 10:37 PM
À, cổ động viên thực thụ nghĩ "phải giống như tớ mới là cổ động viên thực thụ." Cũng là đánh bóng mình đấy.

Triển
03-02-2015, 11:10 PM
Bắt chước chỉ là hạ sách vì đã mất đi ý chí tự chủ.

ntđl
03-03-2015, 08:41 AM
*
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT0K-zM7Mzkj0QUV9VF5RgK_s5W9vdHCeRRUSKejXJ1wb1yOG0ojg (https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT0K-zM7Mzkj0QUV9VF5RgK_s5W9vdHCeRRUSKejXJ1wb1yOG0ojg)
Hello Ốc.

Phim này chiếu ở Netflix, Ốc coi chưa ? Chưa coi thì coi liền bị tui sợ nó sẽ biến mất, y chang phim The Past mình tán kỳ trước kìa.
Ah... Thì lần đó coi The Past xong rồi nghe Ốc nói nó hết streaming dowan thì tui hồ nghi có chi đó hổng ổn, té ra có thiệt. Hồi chirstmas coi The grand Budapest Hotel trong trỏng, 1 tuần sau cũng mất luôn.

Tui hỏi tới, thì nghe giải thích như sau, đúng sai hổng chắc, rằng Netflix có giao kèo "mua bán" với nhà sản xuật, hễ đủ số lần coi là phim sẽ bị gỡ xuống, ai muốn phải móc tui chi thêm. Làm như vậy là để giữ bản quyền cuốn phim, phim ăn khách giới hạn lần chiếu.

Bữa Oscars vừa qua, nghe Ida đoạt giải phim ngoại quôc xuất sắc nhứt. Tui có thấy nó trong Netflix nhưng chưa coi, dòm tấm hình qủang cáo lờ mờ tưởng là phim cũ, té ra hổng có vậy.

Ida là phim mới toanh của Ba lan. Kể chuyện một chủng sinh trong dòng tu nữ, sửa soạn khấn trọn đời. Cô được mẹ bề trên khuyên bảo, cho đi gập thân nhơn ở ngoài một đỗi trước cái đã, rồi sau hãy quyết định đời sống tu trì, vì rằng tuy là trẻ mồ côi nhưng cô thiệt sự vẫn còn người dì (hay cô) sống đâu đó dưới phố.

Chủ đề của phim là chuyện sống sót của nạn nhơn đức quốc xã trong W.W.II.
Chết thì dễ rồi, nhưng sống sau đó mới trầm luân, vì ám ảnh quá khứ, một hình thức post stress suốt phần đời còn lợi.

Phim mở ra những vấn đề với hai mật, tốt xấu trộn lộn, làm người xem (thì tui nè chớ ai) bối rối, không phân biệt được nữa, cái ranh giới của điều thiện và điều ác. Y hình chúng chỉ cách nhau duy nhứt một... sải chơn.

Lý do hở : Thì ông bố cứu một gia đình do thái 4 người, dấu diếm nuôi ăn họ, rồi họ lại bị thằng con của ổng giết chết.
Tại sao giết thì nhà viết truyện phim hổng thèm nói cho ta hay. Chỉ biết thằng nọ mang họ ra bìa rừng rồi đập bằng rìu bửa củi.

Nó giết hai người lớn và thằng bé con, nhưng tha cho con chị 3-4 tuổi chi đó. Thẳng nhỏ chết vì màu tóc sậm, lại có circumcised - which means... dễ nhận biết là do thái - Con bé được tha nhờ màu tóc hung đỏ - mà dân do thái hiếm khi có - nó được thằng nọ mang bỏ trước thềm nhà xứ của họ đạo trong làng.

Vấn đề gây rắc rối nhức đầu là... Thắng nọ trở thành sát nhơn vì nó tham lam muốn chiếm đọat tài sàn của nạn nhơn, hay nó chỉ muốn tự cứu lấy mạng sống của chính gia đình mình trước khi Đức quốc xã phát hiện "tội ác" của tía nó ?

Tui thiệt sự hổng rõ nó ác hay hiền, giết người để sống còn có được coi là... hợp lý ?
Rồi giả như là nó ác quá ác, mần gọn một hơi 3 sanh mạng nhưng rồi lại hiền thiệt hiền khi cứu đứa con gái vì biết con bé có thể không bị nhận diện nhờ mái tóc đỏ hung ???

Phim mở ra những ngó ngách phức tạp tinh tế của con người. Cái ranh giới lờ mờ giữa thiện và ác, cái nỗi đau triền miên vì sống sót, và "lối thoát" của bế tắc cuộc đời.

Phim tuy mới nhưng cố ý làm cho cũ bằng hình ảnh trắng đen. Góc quay hẹp, rất hẹp, toàn cận ảnh và cố định.
Mạch phim trôi chậm, rất chậm, đối thoại rồi rạc.
Nhạc phim hầu như thiếu vắng.

Cô tài tử giữ vai chánh nghe nói không phải dân chuyên nghiệp, được bới ra đâu đó từ đám đông. Tiếng saxo alto não nuột, được xướng lên bằng một cây kèn bảnh trai thu hút... wow... wow... Nếu kép này dụ được bà sờ bỏ chúa theo mình thì thiệt rất đáng.

Coi xong phim người ta (thì tui nè chớ ai nữa) không biết nó hay dở thể nào, chỉ biết dư âm của nó cứ còn đọng mãi.
Tui không rate phim này

Giải Oscar có làm tui sanh tư lự. Y hình cứ phim nào dính dáng tới holocaust mà được được chút nẹo là y phép lãnh Oscar. Có vẻ như cái đám giữ phiếu bầu ngồi trong Academy Awards tuyền là do thái thì phải ?

Enjoy ha ốc, and... happy con dê.

ốc
03-03-2015, 11:16 AM
https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcT0K-zM7Mzkj0QUV9VF5RgK_s5W9vdHCeRRUSKejXJ1wb1yOG0ojg

Chiều nay đi làm về em sẽ xem. Em có thấy nó trong Netflix, như khi nom tựa đề là "I da" em nghĩ phim ấy rất chán cho nên người làm ra nó phải than thở như thế. I dà, ai ngờ cũng đoạt cúp à? Một người hâm mộ điện ảnh thực thụ như em thì nhất định phải xem chứ.

ốc
03-03-2015, 10:00 PM
Em xem xong rồi, cũng chả biết là nên hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, nên theo dõi câu chuyện hay là chú ý vào hình ảnh. Thời buổi này mà phải xem phim trắng đen thì lập tức nghĩ ngay rằng ôi thôi lại thêm một người cố gắng làm phim nghệ thuật đấy. Phim trắng đen đối em cũng giống thơ lục bát hay thơ đường luật trong thời a còng, rất là khó mà đọc cho hết một bài 8 câu, xem cho hết một lượt 2 giờ đồng hồ. Nhưng đôi khi cũng có vài phim trắng đen tạm được, phim này, i dà, cũng ok. Vì là phim Ba lan nên em cho điểm B. Nếu là phim Mỹ thì chắc chả mong được giải Oscar. Năm ngoái có cái phim trắng đen "Nebraska" của Mỹ được đề cử nhưng không được gì cả.

Thực tình thì phim này rất khá về hình ảnh, nhưng vay mượn nhiều kỹ thuật, trích dẫn nhiều hình ảnh từ những phim trắng đen thời xưa, có thể là vì muốn chiêm bái những đạo diễn bậc thầy của những thế hệ trước như Truffaut, Polanski và Saura. Em thường nghĩ điện ảnh, nhiếp ảnh là triết học của tâm hồn. Nó nhìn vào một thoáng tâm hồn của nhân vật, nó cho ta thấy thế giới trong một khoảnh khắc in trên võng mạc của nhân vật. Em xem nhiều đoạn chiếu khuôn mặt diễn viên mà quên mất câu chuyện đi đến đâu.

Dựa theo tít của phim thì chị I da là nhân vật chính, nhưng em thấy người cô (Oan da) trong phim mới thực là vai chính, vì được trình bày sống động hơn và có vai trò dẫn dắt các tình tiết trong phim. Ở một mức độ nào đấy thì người cô cũng có trách nhiệm trong cái chết của gia đình Ida. Vai Oan da (Wanda) được phô diễn tài nghệ nhiều hơn, trong khi vai I da chỉ ngồi nhìn xa xăm, thăm thẳm...

Phim tuy là kể câu chuyện sơ sài về một cô gái gốc Do thái đi tìm chỗ chôn cất của gia đình mình nhưng hình như là muốn nói về giai đoạn lịch sử sau chiến tranh của người Ba lan, về sự bất lực, bất cần, bất nhẫn của một dân tộc để cho thời cuộc ra sao thì ra.

PhPhuongVy
03-03-2015, 10:08 PM
Ơ! Chị tưởng người Ba Lan oách lắm chứ, uýnh cho Thổ Nhĩ Kỳ cong kiếm luôn mà!

ốc
03-05-2015, 10:30 AM
Chắc chị Vy nhắc đến vụ giải vây thành Viên. Lính Ba lan hình như đi đánh nhau ở xứ khác thì hăng tiết vịt lắm chứ về nhà thì thua dài dài. Thời Mỹ làm cách mạng để lật đổ ách đô hộ của người Anh, cũng có vài vị tướng từ Ba lan sang gia nhập hàng ngũ quân giải phóng, sau này được Mỹ quốc ghi công. Ngay tại Hoa xinh tân có tượng đài liệt sĩ Ba lan là tướng Pulaski (ở Quảng trường Tự Do). Ông này được đặt tên cho nhiều thành phố Mỹ, ở Virginia cũng có một huyện mang tên Pulaski.

Hôm nay giời đổ tuyết, cả thành phố đóng cửa ở nhà ngắm tuyết rơi, em có thì giờ xem một lúc hai phim Tây của anh Ô tơi: Marius và Fanny. Chị Lú xem chưa? A++ và A+++.

ntđl
03-14-2015, 05:51 PM
*

Chào Ốc và bằng hữu.

Bữa nay bên đây mưa dầm, vừa ướt vừa lạnh. Tính nấu bún mà thiếu gia dụng, nên tướng công lại đãi món mì gói trộn trứng và fromage. Ăn rồi mới nói nổi.

Như dzầy : dĩ nhiên là coi Marius và Fanny chớ sao không.
Tui mê kép Auteuil từ phim Manon des sources, trong vai Ugolin (phải Ugolin không hè) một tên mặt mũi dzớ dzẩn, IQ dám thấp lè tè, nhưng trái tim vĩ đại minh mông. Tui nhớ hoài khúc nó đứng trong nương rãy, tưởng tượng ra những luống cẩm chướng dài ngút ngàn đỏ rực trong ánh chiều tà tại vùng đồi núi Provence. Thiệt là một cảnh trí quá xá phấn kích. Và tình yêu của nó dành cho thiếu nữ chăn cừu Manon, chời hỡi chời, một thú đau thương thứ thiệt, cả phần hồn lẫn phần xác.

Nhưng Marius và Fanny thì không thể thay thế được vở kịch phóng tác từ truyện này mà tui nghe đâu đó hơn nửa thế kỷ trước đây. Kể đủ đầu đủ đuôi nó như vầy :
Hồi đó TV chưa ra đời, chỉ có la dô thôi nha. Chiến tranh đã bắt đầu nhưng Mỹ chưa trực tiếp tham chiến.

Thành ra rồi… la-dô là món giải trí tại gia duy nhứt. Những chương trình của la-dô thì thiệt sự còn nghèo nàn về kỹ thuật. Thoại kịch khi ấy là kịch chay, nghĩa là diễn viên diễn đó, nhưng âm thanh tiếng động làm phông nền hoàn toàn vắng bóng, trừ nhạc mở đầu và nhạc kết thúc.

Rồi thinh không xuất hiện ban thoại kịch Nắng Mới, phát thanh mỗi tuần vào tối thứ tư, lúc 9 giờ đêm. Đây là đoàn kịch tài tử không chuyên nghiệp. Và tui nhớ rõ nhứt hai diễn viên nòng cốt của ban kịch : Cô Mai Liên và ông Hồng Phúc.

Cô Mai Liên là xướng ngôn viên đài phát thanh, còn ông Hồng Phúc thoạt tiên là ca sĩ, sau giải nghệ và cũng trở thành xướng ngôn viên la dô luôn. Thinh thoảng ông HP vẫn ca hát chút đỉnh, trong ban tam ca Hồng phúc Thanh Vũ Thanh Thoại. Tui nhớ họ đã hát những bản nhạc nổi tiếng của Y Vân, như là Đồi Thông, Những bước chân âm thầm… và sau này còn hát nhạc ngoại quốc lời việt như bản Đồng Xanh và Dàn Thiên Lý đã xa chi chi đó của đám Paul Gargelfel (spelling).
Hát để vui chơi chớ hổng để kiếm cơm. Khi TV bắt đầu có thì cả Mai Liên lẫn Hồng Phúc đều sang làm việc với đài truyền hình (cả nước có một chanel duy nhứt, vậy mà cũng bày đặt có tên : Băng tần số 9)

Ban thoại kịch Nắng Mới làm một cuộc cách mạng kỹ thuật ngoạn mục : Vở kịch được đệm thêm nhạc và âm thanh làm nền, chẳng hạn như tiếng nước chảy, tiếng mưa rơi, sóng vỗ, tiếng chuông, tiếng dao kéo loảng xoảng v.v…nghe rất là “âm thanh nổi” tân kỳ và phấn kích, Vở kịch thinh không khởi sắc ngàn lần hơn.

Và trong chiều hướng ấy thì ban thoại kịch Nắng Mới cho đi vở Marius.
Lâu quá xá tui hổng còn nhớ rõ đã phóng tác ra sao, bối cảnh xảy ra thế nào, tựa vở kịch là gì… Nhưng điều tui nhớ rõ là nội dung vở kịch không thay đổi mảy may so với nguyên tác.

Tui nhớ vở kịch đủ dài để chia làm hai kỳ, nghĩa là phải chờ thêm 1 tuần nữa mới nghe được đoạn kết thúc.
Anh Hai biểu qúi nữ : Nhớ heng, mơi mốt chừng đọc Marcel Pagnol thì thế náo Út cũng nghe nhắc tới Marius. Tui hỏi Marius là ai ? Anh Hai nói thì là cái nhơn vật chánh mê biển cả đó chớ ai.
Vở kịch làm má rướm nước mắt thương cảm, xong hể hả vì có hậu, happy ending.

Chừ coi Marius Fanny - cả phim trắng đen hồi trước và phim màu của Auteuil sau này - thì tuy kỷ niệm ào ạt trở về, nhưng trái tim đã hết còn rung cái rung của tần số 50 năm về trước, lúc cả nhà ăn cơm tối xong, rồi xúm nhau trên căn gác xép, chụm đầu vào chiếc la dô transitor mỗi tối thứ tư.

Hier encore, j avais juste 20 ans… :z57:

nhunguyen
03-14-2015, 06:10 PM
*

Chào Ốc và bằng hữu.

Bữa nay bên đây mưa dầm, vừa ướt vừa lạnh. Tính nấu bún mà thiếu gia dụng, nên tướng công lại đãi món mì gói trộn trứng và fromage.

Ăn rồi mới nói nổi.



Hier encore, j avais juste 20 ans… :z57:




Mèn …

Thương bà chị hết biết !

Thương lắm á !


Bà chị vào nhà anh ốc , kể chuyện thiệt hấp dẫn mà bụng đói thì …anh ốc không biết chiêu đãi đó nha ( không cơm thì cũng cháo, chứ sao … toàn là không khí).


Thôi thì, bà chị qua khu mặn ngọt gì đó cho … nặng bụng tí ti.


Cám ơn bà chị kể chuyện rất là hấp dẫn và có duyên … cổ tích .

dulan
03-14-2015, 06:58 PM
...


Xin chào Hồi Ký Ưu Tư và quan khách trong nhà anh Ốc,

Chị Lú Xì, theo em nghỉ chắc tại đài truyền hình nằm ở nhà số 9 nên mấy ổng đặt là băng tần số 9 :D

Còn đài truyền hình Mỹ sau đó đặt ở kế bên, nhà số 11, là băng tần số 11. Em còn nhớ hùi đó nhà chỉ có 1 cái TV, mấy anh em gây lộn nhau vì con trai thích đài 11, con gái thích đài 9.
hihi...


Hùi còn tiểu học, học buổi chiều, nên trưa trưa khoảng 11 giờ hơn, em hay theo bác tài lên TV đón mấy chị của em. Mà cũng tại hùi đó con nít khoái được thấy nghệ sĩ nên đi theo để ngang đài truyền hình ngó ngó vậy mà :D

...


Thân mến và chúc vui tất cả trong nhà anh Ốc nha!
Dulan




Quay ra pha ly B52

Cafe liqueur, amarula, cointreau, (trong nhà hết baileys nên thay bằng amarula), chế nhẹ cho thành 3 lớp rồi châm ngòi
http://i1373.photobucket.com/albums/ag367/rowan2208/bf855687-12e0-483b-b52e-1834002baa86_zpsk4hzyikv.jpg (http://s1373.photobucket.com/user/rowan2208/media/bf855687-12e0-483b-b52e-1834002baa86_zpsk4hzyikv.jpg.html)

(khi lửa tắt là lúc cointreau đã hết, cầm ly ực liền một hơi, rất ngon)



Nghe chị Lú Xì ăn xong nên em mời uống :)
Xin mời chị ly B52
http://i1373.photobucket.com/albums/ag367/rowan2208/ac0690fa-5381-41ec-899e-af9214a3ff5d_zps2bvn0lcn.jpg (http://s1373.photobucket.com/user/rowan2208/media/ac0690fa-5381-41ec-899e-af9214a3ff5d_zps2bvn0lcn.jpg.html)


...

ốc
03-15-2015, 05:04 AM
Em thấy chị Lú khảnh ăn cho nên em chả dám mời thức gì cả. Nghe nói tiệm ăn 4, 5 sao xứ Mông tơ rờ an mà còn bị chị Lú chê thức ăn dở như chó ói.

Chị dulan làm ơn pha cho chị Lú một ly "pi công lơ mông cu ra sao" theo công thức của ông chủ quán nước trong phim Marius:


https://www.youtube.com/watch?v=zpf6YQAEPOU


Xem phim thì có hay có dở: điểm A là đáng xem, B là xem cũng được không xem cũng chả mất mát gì, C là xem phí thì giờ... nhưng xem phim Tây như của anh Ô tơi thì em thấy hả dạ A++. Diễn viên Tây họ chỉ sống trong phim chứ không "đóng" phim. (Diễn viên các nước khác hầu hết là xuất thân từ trường thợ mộc nên họ đóng rất giỏi, vai nào cũng nện đâu vào đấy.) Xem phim Tây phần nhiều là để xem một phong cách, một ánh hào quang hay một bóng tối trong cuộc đời bình thường, chứ không nhất thiết phải để ý đến câu chuyện. Phim Tây là một trạng từ, trong khi phim Mỹ (chẳng hạn) là một động từ hoặc một danh từ. Phim hay nhất mà em chưa được xem chắc sẽ là một phim của bác đạo diễn Eric Rohmer với anh Auteuil (thời 90) và chị Deneuve (thời 70, 80) ngồi trong xó bếp nói chuyện cà kê dê ngỗng...

Văn
03-16-2015, 10:36 AM
Phim Tây là một trạng từ, trong khi phim Mỹ (chẳng hạn) là một động từ hoặc một danh từ.

Anh Ốc có xem House of Cards trên NetFlix không? Đang chiếu season 3.
Trong đó có cảnh đương kim tổng thống Hoa Kỳ (Kevin Spacey đóng) lén lút đứng tè lên bia mộ của cha ổng!
Chưa hiểu tại sao ổng lại thâm thù cha mình đến thế.
Nhưng trông cảnh ấy thiệt là bất nhân - có lẽ chỉ có trên phim Mỹ, và người Mỹ thấy chuyện ấy là OK (?)

ốc
03-16-2015, 08:37 PM
Em không định xem sơ ri ấy vì không thích loại phim như thế.

Người Mỹ rất là ọp sét, bị ám ảnh hay là bị kích thích bởi cái thuyết phân tâm học của Freud, nhất là những người Mỹ từng đi đại học, ai cũng phải nghe vài lần về "Oedipus complex" (tạm dịch là "hoàn cảnh rắc rối của Ơ đíp"). Giải thích một cách gọn ghẽ thì đấy cái khuynh hướng nổi loạn chống lại người cha và cái tình luyến ái bất bình thường với người mẹ. (Oedipus was the proverbial mô phô - the original reference to the most popular English word.)

Bác Freud có thể suy bụng ta ra bụng người, rồi vơ đũa cả nắm nên đã kết luận rằng con người ta ở đâu cũng có những rối loạn* tâm thần như thế, nó là cội rễ của tất cả những mâu thuẩn và hành động, ước vọng và tình cảm của mỗi người, nó thúc đẩy hoặc kiềm chế chương trình sống của ta về một phương diện nào đó... Nó chìm đắm trong tiền thức, nó chôn sâu ở thâm tâm,và thỉnh thoảng lại xì ra một cách bất nhân, bất nghĩa, bất luân lý...

Em xem sơ ri "Justified" cũng thấy cái mô típ ấy trong nhân vật chính là anh Rây Lân. Hoàng tử Ham Lết trong vở kịch nổi tiếng của cố soạn giả Xách Bia cũng là một nhân vật như thế... Nói chung các anh chị nhà văn, nhà viết Mỹ thích bắt chước và cải biên cái tình tiết/tình trạng tâm lý ấy cho các nhân vật của mình.

(* Nói đến chữ "rối loạn" thì lại thương cho "in ấn.")

Triển
03-17-2015, 03:09 AM
Chưa hiểu tại sao ổng lại thâm thù cha mình đến thế.


Hư cấu mà anh. Ông này đã không thấy cha
từ 2 tuổi thì không thể hận cha mình được.

Trong quyển hồi ký của ông ta cũng viết là
ông không thể hình dung ra được cha mình
ra sao. Chỉ biết ông ấy qua lời kể của mẹ
và ông bà rằng cha là một người giỏi dắn,
vĩ đại mà thôi.
Nếu là Kim Chánh Ân thì đã có vụ hăm dọa
mang bom nguyên tử thả nhà soạn giả rồi.

ốc
03-17-2015, 09:20 AM
Hư cấu mà anh. Ông này đã không thấy cha từ 2 tuổi thì không thể hận cha mình được.

Đấy là thêm một chi tiết mà người viết truyện/kịch bản có ý cung cấp để giúp người xem chẩn đoán lâm sàng, để nói xa nói gần về cái com lếch Ơ đíp ấy, cái bất ổn vô cớ trong nội tâm của nhân vật ấy. Không hề biết mặt cha mà vẫn cảm thấy thù hận vì cái cảm giác ấy nó đã in sâu ở tiềm thức, ở vô thức chung của loài người (theo suy luận của bác Phờ-râu).

visabelle
03-17-2015, 09:41 AM
ốc mà triết lý chắc hay lắm như tui nghe phim kiếm học đọc thơ Hán hay đọc những câu đố mà bà con posted trong mục "Tết"
và dù chẳng hiểu gì. :D
thế triết lý...chung chung của ốc là loại giảng nào?
the glass is half empty or full? :p

ốc
03-17-2015, 12:30 PM
Don't care. Long as the glass is not broken.

ốc
03-21-2015, 10:11 PM
Hôm nọ người ta hỏi lâu nay không thấy súp siếc gì cả vì có một lần tôi bảo cái trò nhặt nhạnh ý, chắp ghép chữ cũng giống như nấu một bát nước sáo, nước súp lỏng bỏng. Dăm ba thứ chuyện xưa quên nhớ, khi viết xuống chẳng còn được bao nhiêu rồi lại xoá đi một ít, rốt cuộc chỉ có ngần ấy, cái bát bé tẹo. Điều này làm tôi chợt nghĩ có nhẽ thời gian là nồi nước đun âm ỉ trên bếp cho cạn dần và cuối cùng còn lại một ít xí quách là những chuyện cũ để mà gặm nhấm.

Ngày xửa ngày xưa, tôi nghe thầy Ngọc giảng giải chữ "đồng hồ" là một dụng cụ chứa nước bằng đồng, được đánh dấu thành từng khấc, hay khắc để đo thời gian. Dạo ấy tôi cũng đã liên tưởng ra thời gian là một thứ chất lỏng. Khi phải chờ đợi điều gì thì tôi lại tưởng tượng ra một hồ nước có kích thước to, nhỏ tuỳ theo lượng thời gian sẽ trôi qua. Một ngày thì cỡ độ một lu hứng nước mưa trước sân nhà ở Biên hoà; một năm giời thì nó bằng Hồ Xuân Hương trên Đà lạt; một đời người vài chục năm thì nó là cái biển Vũng tàu, vân vân.

Tôi nghĩ rất nhiều về thời gian. Tôi cảm thấy thời gian không phải là một đường thẳng, nhưng là một mặt phẳng, và mỗi con người di chuyển từ toạ độ này đến một toạ độ khác trong thời gian theo những đạo hàm hay hàm số khác nhau. Có khi đó là đoạn xeo xéo, có khi là vòng cung, có khi là những đường uốn éo ẻo lả của sin hoặc cô sin... Tùy từng lúc hay từng khúc mà ta cảm nhận thời gian ngắn dài khác nhau. Tuỳ từng lúc hay từng khúc mà ta có cảm giác như thời gian đương lập lại những chu kỳ giống nhau. Tuỳ từng lúc hay từng khúc mà ta nhìn về quá khứ từ những quan điểm khác nhau.

Trên mặt phẳng này của thời gian, tôi đánh dấu những điểm mốc bằng từng sự vắng mặt, và ước lượng chiều dài bằng những sóng sánh còn rất nhẹ ở trong lòng. Time is just a series of irreversible absences.

passenger
03-22-2015, 07:17 AM
Time is an Amtrak Cascades in which every passenger is surely to be carried to each desired destination.
Some want to stop @heaven, some want to stay @earth.
Some never wish to leave the only-once journey even if it'd be hell itself.
Religions/Politics/Lifestyles help create their own choices.
Final decisions belong to the unknown...
Still.

ốc
03-22-2015, 08:18 PM
Time is an Amtrak Cascades in which every passenger is surely to be carried to each desired destination.


So you can buy a round trip train ticket then?

ốc
03-25-2015, 11:07 PM
Thực ra cái lối viết vài đoạn ngắn ngắn như thế này thì người ta gọi là những "giàn nho" (vi nhét) chứ chả ai bảo là "bát nước súp." Tôi rất thích chữ vignette từ trước khi thích viết linh tinh. Nó là tiếng Tây nhưng được dùng thường xuyên hơn trong tiếng Anh, bình sinh nó chứa một sức sống dồi dào, nó gợi lên một tính cách dẽo dai, bất năng khuất, nhưng cũng rất "nho" nhã. Robust, hardy, and yet elegant. Một vài lần nhìn thân cây nho khúc khuỷu, cong oằn, như cố uốn mình giữa một động tác yoga, đã làm tôi nhận ra chữ nghĩa cũng mang khí phách của loài nho, một phần do con người ngắt tỉa, một phần do bản chất uyển chuyển tự nhiên. Chữ nghĩa khi ấp ủ lâu ngày cũng sẽ càng hay ho, như rượu nho.

Eduardo Galeano là người có những giàn-nho-chữ rất tuyệt, các cuốn sách như "Memories of Fire" và "Voices of Time" tôi xem mãi không chán. Những ngày ở Bồ đào nha, tôi và Karen đọc chung "Soccer in Sun and Shadow" trên suốt cả hành trình. Galeano có một lối viết tự nhiên, pha trộn khéo léo một ít hài hước trong những nỗi uất ức chia sẻ với tất cả nạn nhân của bất công và bất hạnh. Mỗi vignette thường là một câu chuyện buồn cười làm cho ta cười buồn.

Tôi nhớ Karen sẽ đọc một đoạn khi dừng xe để ăn uống hoặc nghỉ ngơi. Bỏ sách vào lòng, Karen bảo "Look at the vignettes!" Đứng trông xuống thung lũng có dòng sông Douro duỗi mình dưới cơn nắng hạ, những hàng nho thẳng đều nom như mấy trang giấy giải chồng chéo trên mặt đất. Vineyards are like prose published on the terrain.


https://www.youtube.com/watch?v=lwArD2qi76w

ntđl
03-26-2015, 12:22 PM
*

Tối nay tui đi concert nè Ốc (viết hoa để tỏ lòng tôn kính).
Pianist Nikolai Lugansky trình diễn với dàn orchestre symphonique de MTL
.Sẽ được nghe Chopin piano concerto No.2 & Tchaikovsky symphony No.5.

Những tác phẩm viết cho piano solo, 1-2 bản thì OK, nguyên chương trình ngó bộ có hơi nhiều, thành dễ ngủ gục.
Mà Recital của các nhạc cụ khác cũng vậy thôi, cứ đều đều một giọng sanh nhàm chán rồi vào coma ngay tắp lự. Thành tui không thích recital.
Nhưng... nhạc viết cho piano của Chopin và Lizt thì hết xảy. Cả hai đều sở trường trong âm điệu, đậc biệt Lizt còn nhét dzô trỏng những kỹ thuật tân kỳ lôi cuốn.

À... cái ông Lizt ni thuộc hàng tổ sư hoa lá cành, kiểu sến thượng thừa cao cấp.
Thì sách vở nói sao tin vậy chớ có biết ổng ra thế nào.
Y hình Liberace và Elton John thuộc hàng hậu bối của ổng trong cách ăn bận thì phải ?

Tàu cộng lóng rày cũng nứt ra một danh thủ sến : Lang Lang. Chời hỡi chời, dòm nó tui chóng mặt rồi chia trí, không cách chi tập trung lộ tai cho đậng.
Cái đất tàu nọ lóng rày đẻ ra nhiều "thiên tài". Cũng trong piano rày có em gái Yuja Wang, tài hoa hay không tui thiệt hổng tường, nhưng nghe em bị chê khiếp đảm quá xá.

Thì cũng tại xưa rày nhạc cổ điển vốn dành riêng cho giới cổ lỗ sĩ. Người chơi lẫn người nghe đều dốc một lòng kín đáo như nhau.
Thời nẳm, đờn bà on stage hổng bận quần heng, quần chỉ dành cho đực rựa. Áo phải có tay hổng dài thì ngắn. nếu không phải che áo khoác ra bên ngoài. Váy thì đủ dài đủ rộng đặng đừng chia trí khán giả ngồi dưới ngó lên.

Tới thập niên 60 trong thế kỷ trước, người ta làm lơ cho solist nữ dến áo màu, rồi sau còn cho khoe tay khoe ngực ra chút nẹo.
Nhưng... coctail-dress thì... cấm chỉ.- ngắn và bó sát -
Vậy nên mới có vụ phê bình, rằng em xẩm nọ ăn bận như gái đứng đường, as dirty as a whore.
Đúng là độc miệng !

Lugansky tui chưa biết là ai. Nghe nói còn trẻ (mới 42 tuổi) và là dân nga. Tui vào Utube kiếm ra cái clip nó sẽ chơi tối nay nghe thử.
Clip ni thâu trực tiếp từ cell-phone trong thính phòng có lẽ, thành âm thanh hình ảnh hổng mấy tốt.
Lugansky tướng tá cao ráo bảnh bao, cách chơi cũng sạch sẽ, mặt mũi nghiêm nghị điều hoà chớ hổng nặng phần oần oại táo bón và có trĩ như mấy anh sến nhớt khác.

Trong các danh thủ pianist, tui ưng nhứt Arthur Rubinstein và Vladimir Horowitz, cả hai đều đã thành người thiên cổ mất dzồi và cả hai đều gốc gác do thái bán chúa.
Tui mới tìm ra trong Utube, Rubinstein chơi Chopin concerto No.2 với dàn London Orchestra do Andre Previn điều khiển. 3 tên tuổi nặng ký.

Lúc này Previn còn trẻ măng mà Rubinstein đã 88 tuổi.
Dòm hai bàn tay kìa, da dẻ nhăn nheo đồi mồi nhưng vẫn đủ sức để tạo nên những thanh âm toàn vẹn.
Wow... thiệt là đầy.... ấn tượng !

Nghe nói ông này thuộc loại già gân, tới năm 90 tuổi cập bồ với một em y hình mới 33 tuổi (hay thua ông 33 tuổi)
Ở tuổi 90 làm gì được nữa chời, cho dù 88 tuổi người ta vẫn còn sung sức - hổng sung sao làm gọn bản concerto dài hơn nữa tiếng đồng hồ và làm xuât sắc-
Wow... tui tò mò quá thể !.
Enjoy heng ốc.


https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRohi4AXGCPYq4bWH_FZpv-F2DFYj_c6Lzhg0BoAPfzS7Jy4OmJ


"I have found that if you love life, life will love you back..."
"People are always setting conditions for happiness... I love life without condition."

— Arthur Rubinstein


https://www.youtube.com/watch?v=T_GecdMywPw

ốc
03-26-2015, 04:19 PM
Em cũng chỉ nghe đi nghe lại vài bản thôi, còn lại thì em bị điếc. Mà em nghe trên YouTube chứ không có đóng bộ ra nhà hát lớn ngồi thộn mặt nghe. Ở nhà mình có bia rượu, lạc rang, lòng lợn mắm tôm đầy đủ, chả cần gì đi đâu xa xôi. Chỗ em đi bộ ra mươi thước là cái Trung tâm Ken nờ đì, nhưng em cũng ít ra đấy vì chương trình của họ thì tuyền là những sáng nhạc gia em không hiểu, always Debussy!!!! Hơn nữa em không hiểu vì sao ở chỗ ấy có nhẽ tuyền là dân có của thế mà chả thấy ai phục vụ nước nôi gì cả. Ngồi nghe cả buổi thế nào cũng khô cổ, buồn miệng chứ. Hay là mỗi người họ đều vác theo cái bi đông? Camelpack under the tux, maybe?

Chị gái Bắc kinh kia em cũng có thấy trên YouTube, mặc đầm bó ngắn đến bẹn, đi guốc cao gót độ chừng một thước. Của đáng tội người Á châu như mình ngắn ngủi hình hài, ngồi bên cạnh cái đàn dương cầm nó to như cái đình, không có guốc cao thì làm sao đá tới cái pê đan? Mà có guốc cao như cà khêu thì không thể mặc đầm xoè, dài thòong che kín chân được, vướng vào quai guốc thì té trật mắt à? Chị này bị cái tật đánh nhanh ào ào như là để giả nợ chú mường, có thể vì muốn phô diễn thủ pháp xuất quỷ nhập thần, Thập mạch thần kiếm thi triển vù vù, phóng chỉ vun vút.

Có thể tự vì em vừa nghe vừa đánh vần cho nên chỉ thích nghe cái gì chầm chậm, càng ít nhạc cụ càng tốt. Như bài này của anh Nga tên kêu rôm rốp. Khui bia!


https://www.youtube.com/watch?v=eohPz4LVx_A

Văn
03-27-2015, 11:27 AM
Em cũng chỉ nghe đi nghe lại vài bản thôi, còn lại thì em bị điếc. Mà em nghe trên YouTube chứ không có đóng bộ ra nhà hát lớn ngồi thộn mặt nghe. Ở nhà mình có bia rượu, lạc rang, lòng lợn mắm tôm đầy đủ, chả cần gì đi đâu xa xôi.

Nghe nhạc cổ điển Tây, mà lại nhâm nhi lòng lợn mắm tôm, thì trên đời chắc chỉ có mình anh Ốc.

Phải chi mình ở gần anh Ốc, thì sẽ rủ anh làm vài chai

http://www.sherv.net/cm/emoticons/drink/smileys-drinking-beer.gif.

ntđl
03-27-2015, 08:20 PM
*

Haha... chừ đám cổ lỗ sĩ nọ cũng dzăng minh update dzồi ốc, đâu có ăn bận khệnh khạng chi nữa nè. Cái đám khệnh khạng ốc nói ở Kennedy center chắc hổng phải để nghe concert mà vì một lý do khác bắt buộc chúng formal wear mần màn black tie long dress.

Concer hồi hôm vậy vậy, hổng hay hổng dở, ốc à. Phần đầu chương trình là Chopin piano concerto, phần sau là Tchaikovsky symphony.
Gọn gàng nó như vầy : nhạc hai ông đầy chất thơ, âm điệu du dương trầm bổng tới huyền hoậc say đắm lòng người. Chopin là tiểu thương nhỏ, buôn bán lẻ. Tchaikovsky buôn bán lớn, hãng xuất nhập cảng có tên trong thị trường chứng khoán cẩn thận.

Giải thích như sau : Nhạc của hai ông cùng xuất sắc (hổng hay sao nổi tiếng muôn đời, chời) nhưng Chopin khác với Tchaikovsky, phối âm phối khí hổng phải ngón nghề, thành nhạc của ông Chopin này thường khi chỉ là những tiểu phẩm chớ không đồ sộ nặng tánh "giao hưởng" như nhạc ông Tchaikovsky no.

Nghe piano concerto của Chopin nó vầy vậy, nó là ly nước mát, uống giữa trời hè oi bức thì OK, nhưng uống trong buổi dạ tiệc black tie thì không đã - lên đồ khổ gần chết để đi uống nước lạnh, chời ơi chời !

4 chương nhạc trong Tchaikovsky Symphony No.5 thì chương 2 (2nd movement) thường được thích nhứt do thi tánh ngọt ngào, andante cantabile.
Nghe andante cantabile cái biết liền sẽ du dương êm ái.
Đậc biệt Tchakovsky cho cây french horn đi đường solo ngoạn muc, xướng lên ý nhạc chánh.


https://www.youtube.com/watch?v=jXH5KnwSHK4


Ý nhạc này được các nhạc cu của dàn sáo, dàn kèn và dàn giây tuần tự thay phiên.
Cũng có một ý nhạc phu (phút 7:21) do clarinette chơi nhưng ngắn ngủi, rồi ý nhạc chánh lại trở về suốt cho đến cuối chương nhạc.
2nd movement, dài tổng cộng 16 phút, để sẵn link cho ốc nghe nếu thích.
https://www.youtube.com/watch?v=RqIquIcFWHY

Wow... Ốc nghe Rachmaninov đó hả ? Rachmanivov là nghề của nàng.
Rachmaninov và Rimsky-Korsakov đều nổi tiếng trong phối âm phối khí viết cho dàn nhạc, thành bài nào của họ cũng đáng bát gạo đồng tiền dzáo chọi.

Nếu ốc thích nghe cái chi nhè nhẹ, chầm chậm để đánh vần thì nghe Rhapsody Variation on Paganini theme. Rachmaninov dùng nhạc của Paganini để viết ra 24 variations với 24 keys nhạc. Trong đó nổi tiếng nhứt là variation thứ 18 : một theme nhạc của Paganini được đảo ngược, đổi tempo để biến thành variation 18 lãng mạn du dương, tình tứ mơ màng.

Nguyên bản Rhapsody trong Utube có nhiều, nhưng dài quá, thành tui chọn 1 clip xén từ trong trỏng ra, ngay đoạn thứ 18 cho lẹ.
Kèm theo là phần giải thích của Nicolai Lugansky - Lugansky chính là người chơi Chopin trong buổi hoà nhạc tối qua đó nha.
Enjoy ốc.

https://vimeo.com/63722977
https://www.youtube.com/watch?v=JY_RfJcUPFM paganini

Đụng vào classical music nói hoài hổng hết chuyện.
Mơi rảnh nói chuyện du lịch cho ốc nghe chơi heng. Chờ đó

Hello ông Văn.
Phải ông là người có lần tui hỏi thăm chuyện wikipedia, rằng ai cũng có thể vào wikipedia góp bài nhưng không thể ký tên đóng dấu, vậy rồi với thời gian, sau này tác quyền những bài viết ấy, nếu có, sẽ thuộc về ai ? Thế ông Văn này có phải là ông Văn nọ đó không, hay là tui lại lộn tên như thường lệ mất rồi ?
Trân trọng.

Văn
03-27-2015, 11:32 PM
Hello ông Văn.
Phải ông là người có lần tui hỏi thăm chuyện wikipedia, rằng ai cũng có thể vào wikipedia góp bài nhưng không thể ký tên đóng dấu, vậy rồi với thời gian, sau này tác quyền những bài viết ấy, nếu có, sẽ thuộc về ai ? Thế ông Văn này có phải là ông Văn nọ đó không, hay là tui lại lộn tên như thường lệ mất rồi ?
Trân trọng.
Bà Ngô,

Mình không rành Wikipedia, nên nhà ông Văn bà hỏi thăm đó không phải là mình đâu.

Bà nhớ lộn, thì có thể nhớ lại.

Không sao.

ốc
03-28-2015, 08:42 PM
Nghe nhạc cổ điển Tây, mà lại nhâm nhi lòng lợn mắm tôm, thì trên đời chắc chỉ có mình anh Ốc.

Phải chi mình ở gần anh Ốc, thì sẽ rủ anh làm vài chai
Anh Văn hôm nào có dịp ghé vào Hoa xinh tân thì em sẽ mời cốc bia. Thực ra đấy là món thịt thủ mắm tép của Đại Hàn (jeyuk và saeujeot) nhưng cố tình dịch nôm na cho nó ấn tượng. Nghe nhạc sướng tai mà không có gì nhấm nháp thì có khi lại mang tiếng nhất bên trọng nhất bên khinh. "Why the ears have all the fun?" mutters the mouth.

Như chị Lú là dân nghe nhạc còn-nét-xưa, chứ em chỉ thích tiếng piano, các loại kèn đồng, đàn lông khác thì em không có hảo. Nghe đánh piano em cảm thấy như linh hồn được mát xa, shiatsu for the soul. Những âm thanh khác không có bấm đúng huyệt.

Nhạc cổ điển thời nay không có ăn khách có nhẽ vì hơi lề mề, dài dòng, quá linh đình và lắm lệ bộ. Nên cách tân một tẹo để mà hợp thời. Dàn nhạc nho nhỏ hơn một tí, các phi lạc môn chỉ cần mươi cao thủ là vừa. Tất nhiên sẽ phải soạn lại nhiều bản công xẹc cho nó hợp giơ, hoặc là chuyển đổi tiết điệu cho nó lạ tai. Âm nhạc là vẻ đẹp của âm thanh, của nhịp điệu, chứ không phải là sự to lớn, đồ sộ, hoàng tráng của ban nhạc, sân khấu, nhà hát.


https://www.youtube.com/watch?v=j8e0fBlvEMQ

ốc
04-04-2015, 09:26 AM
Ai có nhớ một giang sơn thuở ấy? Khoảng trời xanh trên vùng ánh mắt trong, làm lòng người cứ thấy quanh co, chả biết nói năng gì. Ở phía bắc Lisboa là mũi đất cực Tây của lục địa châu Âu, Cabo de Roca, trăm thước bên dưới là biển, trăm thước trên đầu là mây, theo tục lệ nghìn năm, người nào ra đây xem cảnh tượng hùng vĩ cũng ném vài hòn đá xuống vực nước để mũi đất bồi thêm ra ngoài đại dương.

Tôi bảo mười năm nữa nhất định sẽ quay lại đây xem nó kéo dài được bao nhiêu cây số. Tôi nhớ hôm ấy có ngoéo tay hứa hẹn tử tế. Đã thừa mười năm, còn ai muốn giở về chỗ ấy? Every promise is a potential lie. Every year testifies to it.

Theo truyền thuyết dân gian, có một người ra đi và có một người ngày ngày đứng chờ trên vách đá ngay cạnh vực nước để trông xa ngoài khơi. Các thần tiên bản xứ động lòng trắc ẩn, sợ có người trượt chân rơi xuống biển nên hàng đêm làm phép cho mũi đất trồi ra thêm một tẹo, nhưng hôm sau có người vẫn tiếp tục mong ngóng ai thật gần sát bờ cao chót vót.

Truyền thuyết dân gian không nói rõ kết cuộc thế nào. Có thể người đi cuối cùng đã mò về, có thể các thần tiên cũng biết mệt đã bỏ cuộc, hay người chờ bỏ cuộc, hay đã ngã xuống vực?


https://www.youtube.com/watch?v=-Lk-Tsc5QKA

passenger
04-04-2015, 10:27 AM
Tôi nghĩ nhiều phần có nhẽ đã ngã xuống vực.
Đứng lâu chân sẽ mỏi/bụng sẽ đói/mắt ngước nhìn mây trôi vù vù một trời là sẽ phát chóng mặt ngỡ mình là con vụ quay.
Và cứ thế là falling down/falling through...
Down to Earth.
Through to Sea.
Đằng nào thì cũng "trớt quớt".
Đằng nào thì cũng "just me".
Ai bảo cứ cố lì,
mần chi!

Có phải?

ốc
04-04-2015, 01:16 PM
Em thì hy vọng là người ra đi đã đến được bến bờ tự do U ét a, rồi đánh dây thép về báo tin cho người đứng chờ hãy về nhà ngồi chờ kiều hối viện trợ. A happy ending.


https://www.youtube.com/watch?v=X6E-AAkiMEY

ốc
04-08-2015, 12:37 AM
Có một dạo tôi thường nghĩ ngợi về cái truyền thuyết dân gian ở Cabo de Roca. Khi niềm tin thành già yếu hom hem vì đợi nắng đợi gió thì thời gian chính là cái vực sâu ở dưới chân người đứng chờ, mảnh linh hồn sẽ rơi tự do trong ngày tháng, như những hòn đá người đời sau ném xuống nước biển hôm ấy. Chán nhỉ? Tôi chợt nghĩ hay là một hôm nào người đó sẽ thôi trông ngóng, tiếp tục sống cuộc đời riêng của mình, như thế cái truyền thuyết dân gian kia sẽ có một giá trị tích cực hơn. It's life affirming, innit?

Việt nam cũng có truyền thuyết hòn vọng phu, ôm con đợi chồng cho đến lúc hoá thành đá. Nghe loáng thoáng thì có vẻ chung thuỷ tuyệt vời lắm, người đời sau đua nhau ca ngợi, làm cho cả vài bài hát, thế mà chả thấy ai tội nghiệp đứa bé bị bà mẹ đem ra phơi nắng, phơi mưa. Woman, it's yo baby! Nên chữa lại là người mẹ thuê thợ tạc cho cái tượng đá đứng ôm con đợi chờ, còn mình thì ở nhà chăm sóc con cái đầy đủ. Thế mới là trung hậu, đảm đang.

Chả biết tự bao giờ người ta thích đề cao tình cảm cộng sinh, và bịa đặt ra những thứ huyền thoại chung thuỷ đợi chờ nhau. Có thể phong trào ấy đã bắt đầu từ trước khi Homer kể chuyện Penelope chờ Ulysses. Ai đi đi mãi chẳng về thì cứ để cho đi luôn. Fine, be that way! Đợi làm quái gì mất công? Hàng ngày có khối thứ việc phải làm chứ rỗi rãi đâu mà cứ đứng chờ cả buổi.

Hoá ra mẹ Âu cơ thế mà lại có bản lãnh, không có vướng bận những cái tình phu phụ thê tử thiếu thực tế. She got mouths to feed (like a hundred of them). Đằng ấy lo cho 50 đứa, còn tôi chút phận đàn bà cũng xin cáng đáng đủ ngần ấy, moa chê moa chê. See ya, don't wait up.

passenger
04-08-2015, 04:38 AM
1.
Muốn không đợi,
Thì phải quên.
Lest we forget! Lest we forget!
Quên được không? Quên được không?
Nên,
Vẫn đợi.

2.
Ừ thì đừng chờ nhau nữa
Tầm Dương thương nữ bạc đầu
Cheo leo vách sầu mấy thuở
Nghìn xưa hội ngộ ngàn sau?

Đành
Trăng đáy nước!
Đành
Vực sâu!

3.
There's no running away from waiting either.
Mùa đợi mùa.
Người đợi người.
Cuộc sống đợi thời gian.
Khi không còn có thể đợi được nữa...
Hết!

4.
Dĩ nhiên trong khi chờ đợi,
Ta vẫn có quyền đi/đứng/ngồi/nằm
Hoặc nói/hoặc la/hoặc cười/hoặc khóc
Hoặc ra chợ ăn bún ốc :)

ốc
04-08-2015, 08:51 AM
Có thể thôi chờ đợi nhưng không cần phải quên. Cứ nhớ để có cái mà giận chứ. Chừng nào dẫn xác về thì biết mặt.


https://www.youtube.com/watch?v=4h1Lpsqcp7w

Hôm qua là sinh nhật thứ 100 của chị Hồ Ly Đây. Happy Birthday, Billie.



Piano version. (https://youtu.be/_22tXp1g44U)

passenger
04-08-2015, 03:47 PM
Billie giận nên hát thế thôi, chứ thực ra, Billie "get along without ốc not so very well" ấy!

Thôi thì cứ giả vờ dũng cảm...
Biết đâu có khi cái nhớ nó quên chờ...
Có phải?

Thanks for Nina Simone's piano version. Beautiful! :z57:

ốc
04-11-2015, 01:58 AM
Bản công sẹc cho ngày hôm qua

Những buổi chiều khi giời vừa xẫm tối, cốc rượu Tây với tiếng đàn ngân trong quán, tôi để tai nghe phố nhớ xôn xao. Một chỗ ngồi có cửa sổ trông về quá khứ trong vũ trụ của âm thanh... You could see with music.

Những buổi chiều một mình trong quán, nghe tiếng đàn lại nhìn ra bao nhiêu hình ảnh cũ. Nốt nhạc rời rạc ngấm vào từng hoá thạch, hoá thẹo của thời gian, như bàn tay vuốt trên vùng cỏ cháy lần tìm những gì ngày tháng đã đánh rơi. Tiếng đàn là chất xúc tác, xúc tích, a memory trigger.

Và suy đến cùng thì âm nhạc cũng là một trạng thái vật lý của ký ức, là sản phẩm của những điều người ta muốn lưu niệm. There would be no music without memories.

Tôi nhớ bao nhiêu lần nghe Alex đánh piano, những bản nhạc khá phổ biến thỉnh thoảng pha trộn thêm vài giai điệu mới. Có hôm Karen ở đấy đọc vanh vách từng đoạn trích dẫn từ các bài cổ điển tôi mới biết xuất xứ. Alex chả thể đoán nó từ đâu ra, chỉ thấy ai chơi như thế rồi nhập tâm, khi hứng lên quen tay gõ thì thành ra như thế.

Tôi nhớ bao nhiêu lần nghe Alex đánh piano. Có hôm Karen mới sang, tôi dỗ dành để đưa về nhưng vẫn lắc đầu quầy quậy, we need to get to know each other... Tôi giả vờ hậm hực bảo thế thì mất nhiều thì giờ lắm, it could take days!

These memories are now music.


https://www.youtube.com/watch?v=wTSu1jjKpgI

gun_ho
04-11-2015, 06:56 PM
Phong cách chơi ẻo ợt nhỉ. Tôi thích cái gì hùng tráng chút.

http://youtu.be/nvQVjkdguz4

ốc
04-12-2015, 08:47 PM
Bản nhạc van của Xô panh tự nó muốn diễn tả cái tâm trạng của người đương mơ màng cho nên chị dương cầm thủ kia cũng lả lướt theo đàn. It's a very dreamy piece. Còn đoản khúc ê tuýt của anh Ép ghệ nhí Kissin (chắc là gốc Do thái) thì nó đầy những thôi thúc của khát vọng, những nhức nhối của tình cảm. Em mới được nghe lần đầu nhưng cũng có thể đoán như thế. Kỹ thuật, nhạc thuật thì rất phù hợp, không chê vào đâu được, nhưng thân pháp hơi nặng phần trình diễn, hình tướng có nhiều phần lắc lư, gật gù quá độ làm tóc tai dựng ngược như Trương Phi. Em sẽ làm dấu bài ấy để nghe thường xuyên, nhưng em sẽ không nom vào màn ảnh để khỏi bị chia trí.

Trên Youtube cũng có một chị đánh rất giỏi nhưng không thể nào xem được là chị Mít su cô U chi đa. Chị biểu diễn nhạc cổ điển mà nom mặt mày thì như là đương trình diễn Kabuki. Lighten up, Sister Soul. Nhiều khi chị ấy còn đảm trách luôn cả khâu nhạc trưởng cần đấc tơ điều khiển giàn nhạc từ sau chiếc đàn vì thế chương trình nó lại càng thêm phần hài hước. Bỏ ít tiền ra thuê người khác làm hộ cho mình đỡ vất vả xem nào. Claudio Abbado must be rolling in his new grave.

gun_ho
04-13-2015, 04:43 PM
Theo lời anh tôi cũng lần mò đi xem thử chị ấy chơi như nào. Quả là khó cầm lòng, cầm trí mà nghe nhạc cho trọn vẹn.
Nghe xong bèn xem thêm chú Lang Lang và anh Joshua Bell. Chẳng nhẽ âm nhạc làm con người ta ngây ngốc đến thế?

ốc
04-13-2015, 11:35 PM
Bản dạ khúc cho người hôm qua

Buổi sáng đến văn phòng, sau cốc cà phê và đọc xong bài báo đưa tin, tôi lật lại vài trang sách cũ, như thể là một lần siết chặt tay. Abrazos, a bookful of embraces. Adios, you'll always be with us.

Galeano thôi sẽ không viết nữa, những điêu tàn của nhân loại, những vết ố của lịch sử đành phải để người khác nói tiếp. Galeano đã dọn ra khỏi thế gian về ở với thời gian. A voice of time which will live with time.

Galeano gốc gác là người xứ Gan/Galles (Galeano nghĩa là "người từ xứ Gan"), có ông bà dọn đến lập nghiệp ở Uruguay. Galeano uống chung một bầu rượu cần của nền văn hoá Mỹ La tinh cùng với những Octavio Paz, Carlos Fuentes, Garbriel Garcia Marquez, Ernesto Cardenal, Juan Gelman... Họ là những người khám phá ra linh hồn của châu Mỹ, và phát hiện ký ức chính là giá trị tuyệt đối của thời gian. You learned from them to subjugate sadness and to conjugate memories.

Buổi chiều rời văn phòng, ôm cốc nước và cuốn sách cũ lên sân thượng, bỗng thấy hoàng hôn cháy rực như thể là con chim phượng ở cuối trời. A singularly unique memory of fire.


https://www.youtube.com/watch?v=zSBJWF9k80Y

ốc
04-14-2015, 02:47 PM
Chẳng nhẽ âm nhạc làm con người ta ngây ngốc đến thế?

Có nhẽ họ nghĩ rằng phải làm thêm điệu bộ thì người xem mới thấy đáng tiền vé. Âm nhạc cũng khá trừu tượng cho nên nhạc sĩ chắc là thấy cần xử dụng ngoại hình để diễn tả nội tâm.

Điều này cũng giống những người đóng phim cứ phải diễn tả trần trụi hết tình cảm ra nét mặt và cử động vì sợ người xem nghếch quá không nhận ra những biểu lộ tinh tế, kín đáo.

Xem bác Nga Ai-van này đánh bản công xẹc số 20 của Mô da cũng rất giống nỡm, nhất là cái đoạn ở 3:33. I van you. I warn you.

https://youtu.be/TKW83XXnveA?t=3m33s

https://www.youtube.com/watch?v=TKW83XXnveA

ốc
04-23-2015, 11:34 PM
Rờ quy em cho ngắn ngủi hôm xưa


https://www.youtube.com/watch?v=wjWA_YY8ga0

Mỗi mùa Xuân đến muộn là một mùa Xuân ngắn. Cuối tháng Ba mới bắt đầu thật ấm mà cuối tháng Tư đã thấy nóng râm ran. Tôi ngồi bên con đường xanh ngắt một màu lá, nhớ ngờ ngợ bóng dáng mấy loài hoa.

Người đã đến muộn thì lại càng vội vã, hai vai còn xạm nắng khuất đằng xa. Phi trường ở Hoa xinh tân là cái nơi buồn nhất thế kỷ: Dullest Airport (IAD).

Khi đã thành quen một nề nếp riêng biệt, khi đã thích có một khoảng trống để đùa với hồn mình, những tình cảm muộn màng cũng thường kết thúc chóng vánh. In the end I always disappoint. Có nhẽ vì thấy Hạ nóng nảy nên Xuân chẳng muốn ở lại, Thu ra đi khi biết Đông rất lạnh lùng. (from cổ tích thời tiết)

Trong một khoảng bất chợt của đêm Karen hỏi han những chuyện về sau. Tôi vẫn nói như giỡn lúc chưa biết giả nhời sao cho khéo. Kids? They are on my bucket list...

ốc
05-01-2015, 10:57 AM
Ở đây tất cả những em Đào em Mận em Lê đã cởi bỏ chiếc áo hoa để chạy theo thời trang mùa hè, chỉ còn cây gỗ chó rốt cuộc mới đủng đỉnh về tham dự lễ hội mùa Xuân, always fashionably late. Bây giờ các con đường chạy ra ngoại ô xuyên qua mấy cánh rừng thưa sẽ thấy rãi rác từng đàn hoa trắng bay chập chờn, tôi gọi là hồ điệp hoa. Những người yêu hoa trắng mà sống ở xứ khác chắc chả bao giờ có dịp ngắm khung cảnh phiêu dật tiêu sái như thế.

Khi mới sang Mỹ, gia đình tôi thuê đuợc cái à pát mần chỗ giữa sân có hai cây gỗ chó to như cột đình, những ngày hoa nở đầy chi chít trông ra cửa sổ cứ ngỡ là hai cụm mây thấp nên tôi đặt ra cái tên hoa tưởng vân.

Tôi có chút tình giao hảo với cây gỗ chó vì nó là biểu tượng của bang Việt gin nha, và mùa hoa nở không gây ra chứng cảm cúm dị ứng, cái mũi tha hương không nghe sụt sịt mỗi tháng Tư. Tôi bảo nó là hoa vô nhiễm nhờ cái tính tốt ấy.

Dáng hoa nom cũng đơn sơ nhưng đầu mỗi cánh hoa có lúm vào một tí, như một biến tấu, hay một tiếp vĩ ngữ làm thay đổi hoàn toàn ý nghĩa. A word play, or a nuance. Mỗi lần tôi nhìn hoa thì lại nghĩ đến một chiều sâu trong đôi mắt ai.

mờ mờ
05-01-2015, 03:29 PM
.......
Dáng hoa nom cũng đơn sơ nhưng đầu mỗi cánh hoa có lúm vào một tí,
......


À! là cái lúm đồng tiền đó Ốc.

Ôi! Ước gì mm được đi dưới những đàn hoa hồ điệp vân bên ấy nhỉ...

phiulinh
05-01-2015, 05:40 PM
? Phiêu dật tiêu sái = cực lạc tiêu diêu miên

ốc
05-02-2015, 09:38 AM
Phiêu dật tiêu sái

Nghĩa là thiên nhiên tiên cảnh, xa lánh thị thành, cây xanh cành mong manh, a picture could say all 4 words.

http://farm8.staticflickr.com/7218/7035812101_aef645849d_z.jpg
(nguồn: Đặc trưng)

Chị Linh dọn nhà đi đâu lâu vậy?

phiulinh
05-02-2015, 10:23 AM
Quận bưởi Cali. Từ giữa Thu năm trước.

Ai mít du xômất!

ốc
05-02-2015, 10:57 AM
Ai nô. Ai, nô.

ốc
05-26-2015, 10:45 PM
Tôi đã có một thời thường vội nghĩ về tương lai, vội nhớ những ngày chưa đến, to miss what have not happened. Trước ngày quay lại Mỹ, ngồi trong quán nước nhìn Karen giở về từ chỗ rửa tay tôi không thấy lưu luyến một tí nào cho thành phố ở lại. There would be other Lisboas. Tôi lúc ấy đương trông vời muôn vạn thời gian còn đằng trước.

Tôi nhớ quán nước nằm sát cạnh con sông Tagus, buổi tối có vài nhóm trình diễn thứ nhạc fado phổ biến của người địa phương. Thứ nhạc này nhiều thở than, ai oán, thương thân trách phận, nhưng hình như tâm trạng của tôi thì chả cách gì làm cho buồn... Về sau nghe lại thật nhiều, tôi nhận ra trong cách hát của người ca sĩ có một vẻ ung dung thanh thản, khán thính giả dù đương buồn có thể cảm thấy nhẹ nhàng, an ủi. Đấy có nhẽ là chỗ thiết dụng của âm nhạc: nó hoá giải được những nỗi buồn, nó kể thêm những nỗi buồn cho người ta bớt buồn.

Out of so much longing and suffering it could create so much healing and tenderness. Something has to restore equilibrium to the universe. Or to the heart.

Tôi nhớ tiệm ăn ở phía nam Oporto có người đàn bà Do thái từ New Jersey, sang để du lịch nhưng say mê cái âm điệu fado và lập gia đình, ở hẳn lại vùng đất ấy. Rồi có những tình cờ, tôi nhận ra hình ảnh quen quen ở đoạn 0:23 trong video bên dưới. Hôm ấy Karen bảo tiếc rằng không thể hiểu hết lời bài hát tiếng Bồ thì người đàn bà sốt sắng hát ngay một fado bằng tiếng Anh cũng rất khá. Ông chồng là dân ca sĩ nghiệp dư ngồi cười tủm tỉm chả biết có hài lòng không. Tôi lẳng lặng mua đĩa hát của ông định bụng sẽ tặng cho Karen có dịp nào ôn lại chuyến đi.

Nếu âm nhạc là cái phản ứng trung hoà thì tình cảm là một phản ứng ốc xì hoá. Out of so much joy and gladness it could make so much aching and sadness. Bây giờ cái CD "António Terra" đã cũ lắm rồi tôi vẫn còn giữ, dù chỉ nghe được đúng hai bài.


https://www.youtube.com/watch?v=xc6cXbhED4A

RaginCajun
05-27-2015, 05:56 PM
Loại nhạc này nghe, hay hay, giống cải lương của Việt Nam ta.

ốc
05-28-2015, 11:04 PM
Chắc nhiều nước khác cũng có thứ nhạc than thở như vậy, thí dụ như nhạc blues ở Mỹ.

Đây là một bài fado còn nghe được trong cái CD kia. Louco Atinado (https://www.sendspace.com/file/tornck). (António Terra).

Loại nhạc "son" này thì của người Cu ba nốt; Volver (Eliades Ochoa)


https://www.youtube.com/watch?v=T_QAsb3xzc4

ốc
05-31-2015, 10:05 AM
Hôm ấy Greg giảng giải cặn kẽ cho tôi hiểu về chế độ tình cảm theo định hướng tư bản chủ nghĩa, love in the free market. Hoá ra tôi còn kẹt ở giai đoạn phong kiến địa chủ dù đã phát triển qua thời kỳ chiếm hữu nô lệ nhưng cũng vẫn lạc hậu. Địa chủ thì chỉ biết quanh quẩn ở trong một vùng bất động sản rất giới hạn, miệt mài ở đấy suốt năm này qua tháng khác. Nếu nhờ giời mưa thuận gió hoà thì việc chăn nuôi canh tác mới được suông sẻ, còn nhiều phần là sẽ chịu thiên tai, mất mùa, hoặc sẽ có tranh chấp dẫn đến các tình huống vỡ nợ rất không vui.

Người ta từ từ đã nhận thấy cần phải bảo vệ và sử dụng tài sản của mình một cách khôn ngoan hơn chứ không thể trông nhờ vào điều kiện khí tượng hay các yếu tố nhân sự, và dần dần tìm ra một hình thức kinh tế hiện đại, thay đổi hẳn hình thái kinh doanh cục bộ lỗi thời bằng cách chuyển hết tài sản của mình thành vốn tư bản cho dễ đầu tư, dễ luân chuyển mà không bị mất mát, thua lỗ. It's all about liquidity...

Trên sàn chứng khoán của thị trường tự do, tình cảm nó giống một thứ giải trí, khi nào rảnh rỗi thì tìm nhau, còn những lúc khác có gọi như hò đò sông Cái cũng chả thấy đâu. Tôi phàn nàn với bạn tôi. Geez, man. Greg lại khuyên phải đầu tư ở nhiều nơi khác nhau. Diversify, man.

Tôi chắc không tài nào bắt chước cái vẻ kinh lịch, nhàn nhã của bạn tôi, hoặc cũng không ưa những thứ luật lệ giao thông trong đời sống, the rules of the road. Tình cảm đối với tôi quả thật như là một thứ ma trận nên thường phải nhờ thiên hạ mách nước. Cứ thế chuyện buôn bán bao nhiêu lâu vẫn cứ lận đận.

Co may
06-04-2015, 09:08 AM
......................

ốc
06-04-2015, 10:27 AM
Em hoà vốn.

ốc
06-07-2015, 05:54 PM
Ngày xửa ngày xưa, người Tàu viết chữ "nhật" (日) bằng hình quả cam:
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/45/%E6%97%A5-bronze.svg/60px-%E6%97%A5-bronze.svg.png(nguồn: http://en.wiktionary.org/wiki/%E6%97%A5#Translingual)

Trong giờ toán hình học, thầy giáo bảo vẽ hình chữ nhật thì bọn oắt tì bò lê trên sàn nhà vẽ hình tròn có cái chấm đen ở giữa. Đứa nào tinh quái thì vẽ luôn một cặp cho lũ bạn cười lăn quay.

Cũng vào cái thời ngày xửa ngày xưa, người Tàu viết chữ "tâm" (心) bằng hình quả cà:
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/5/5c/%E5%BF%83-bronze.svg/60px-%E5%BF%83-bronze.svg.png(nguồn: http://en.wiktionary.org/wiki/%E5%BF%83#Translingual)

Trong giờ học cơ thể học, thầy giáo hỏi quả tim nằm ở đâu thì bọn oắt tì nhao nhao giành nhau giả nhời...

Về sau người Tàu phải bỏ kiểu chữ viết bằng hình tượng để không còn tình trạng nghĩ ngợi lung tung, xa xôi nội dung, đọc thế này hiểu thế nọ.

passenger
06-07-2015, 06:00 PM
Eww!!

ốc
06-07-2015, 09:59 PM
There's a fly in your soup, madame?

Co may
06-07-2015, 10:42 PM
.................

passenger
06-08-2015, 04:42 AM
There's a fly in your soup, madame?

First
It carries fire
It makes the light
It's full of life

Then
It gets thirsty
It feels hungry
Its wings' shaky
Its fire's empty
A lake of v-soup into it dives

Ah
I'm just a fly at last
Where life's jeopardized

ốc
06-09-2015, 11:08 PM
Eww!!

Đôi khi mình tự hỏi còn bao nhiêu mùa đau trong kiếp nắng? Rồi không thể giả nhời. Tất cả luân hồi cũng vẫn là một gánh, gánh về phía trời bên kia, nỗi buồn bên kia. Tôi nhận ra một điều là thôi cứ để người phụ nhau, còn phần mình xin cứ để ngoài tai, để ngoài tim. Và thú thật, ừ, tôi vẫn còn đau trong tiềm thức.

Xử nét nhược đại mộng. Ngoảnh mặt mỗi sáng trông vào phố, cảnh vắng tanh như ở cuối những cuộc tình.

passenger
06-10-2015, 04:06 AM
Tất cả luân hồi cũng vẫn là một gánh, gánh về phía trời bên kia, nỗi buồn bên kia.

Em gánh mưa đi/Em gánh mưa về
Sao Em làm ướt buổi chiều đang nắng
Sao Em không gánh giải mây lụa trắng
Cho tôi bàng hoàng vạt áo thềm xưa

Em gánh làm chi
Buồn lả cơn mưa...

ốc
06-12-2015, 03:33 PM
Tôi thường nghe người ta phàn nàn khi thấy ngôn ngữ thay đổi, khi thấy những chữ mơi mới... Chẳng những thế người ta còn phàn nàn khi thấy những chữ cu... cũ như chữ "tâm" trên kia. The heart is an organ of desire, innit?

Tôi có một mê tín kỳ lạ ở ngôn ngữ. Tôi thường nghi hoặc có nhẽ loài người chỉ là một thứ công cụ cho ngôn ngữ: nhân loại tồn tại có khi chỉ để duy trì và phát triển ngôn ngữ. Ta suy nghĩ vì thế ta tồn tại, mà ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ, vậy nếu không có ngôn ngữ thì ta không có lý do để tồn tại.

Điều này cũng tương tự như vài tình huống khi xem đá bóng nhiều khi tôi không thể nhận định là người chơi điều khiển quả bóng hay quả bóng điều khiển người chơi. Bất chợt phải ngờ vực rằng cầu thủ là chỉ công cụ của quả bóng, cầu thủ là cái phương tiện di chuyển của quả bóng, công việc của họ là chuyền quả bóng, đá lăn quả bóng, tung hứng quả bóng, đi nhặt quả bóng, tiêu hao bao nhiêu công sức cho quả bóng bay bổng, uổng phí bao nhiêu lao lực cho quả bóng nhảy múa, chạy vạy phục dịch cho quả bóng sinh sôi và lan tràn khắp mặt đất, tìm tòi nghiên cứu cho quả bóng ngày càng hoàn hảo và tiến hoá. The balls control us. We serve them.

Mỗi tháng Sáu như bây giờ, người ta nhộn nhịp tổ chức các nghi thức kỷ niệm những chiến thắng từ thời Thế chiến thứ Hai. Người Mỹ hay nói đùa với người Pháp rằng không nhờ có Mỹ thì già nửa nước Pháp bây giờ đương nói tiếng Đức... Tôi lại vội hồ nghi chẳng nhẽ chiến tranh của loài người thực chất là chiến tranh giữa các ngôn ngữ: Word War I, Word War II? Bao nhiêu thứ tiếng trong lịch sử đã bị chiếm đóng hay bị huỷ diệt vì thua trận? Tiếng Hán xâm lấn tiếng Việt, tiếng Việt chôn vùi tiếng Chàm, tiếng Anh diệt chủng những thổ ngữ châu Mỹ, châu Úc... Languages themselves commit lingocide.

Ngộ nhỡ ta chỉ là kẻ nô lệ ù ù cạc cạc nhưng chuyên môn tưởng nhầm mình là những phán quan trong toà án chữ? Nghĩ mà phát rùng mình. Word, have mercy.

visabelle
06-13-2015, 10:37 PM
Tiếng Hán xâm lấn tiếng Việt, tiếng Việt chôn vùi tiếng Chàm, tiếng Anh diệt chủng những thổ ngữ châu Mỹ, châu Úc... Languages themselves commit lingocide.


và tiếng yêu thương xoa dịu hận thù. =)
phải chi tiếng yêu thương diệt...chủng hận thù nhỉ?

nơi tổng thống ở tuần tới có event bự lắm do người Việt tổ chức.
Ốc đến tham gia không?
btw, what's to do in DC this season?

ốc
06-14-2015, 10:59 AM
Hận thù là bản tính của con người muốn diệt chủng hận thù thì phải diệt chủng con người.

DC mùa này thú vị nhất là đi du lịch ở thành phố khác. What to do in DC: get out of town.

ốc
06-14-2015, 06:30 PM
Ngày xửa ngày xưa, người Hy lạp và La mã viết chữ e rờ (R) giống hệt như chữ pê (P), tức là ở phía dưới trơ trọi, không có chữ tâm:
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/df/Greek_Rho_01.svg/65px-Greek_Rho_01.svg.png(nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/R#History)

Cũng vào cái thời ngày xửa ngày xưa, loài người nhiều nơi chưa hề dùng đến chữ pê (P):
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/f/f9/RomanP-01.png(nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/P#History)

Trong tiếng Anh, những chữ bắt đầu với phụ âm pờ tuyền là những chữ vay mượn từ ngôn ngữ khác (https://en.wikipedia.org/wiki/P#Usage). Trong tiếng Tàu, tiếng Việt, tiếng Hàn, tiếng Nhật thì hoàn toàn không dùng đến cả hai phụ âm pờ và rờ. Có nghĩ nát óc cũng chưa chắc tìm cho ra một chữ Hán-Việt bắt đầu với P (không kể PH) hoặc R. Nói chung, những ngôn ngữ ở phía đông Á châu hầu như không thấy dùng các phụ âm ấy cho đến khi người Âu châu đến truyền giáo và buôn bán trong khu vực này.

Triển
06-15-2015, 04:04 AM
Ngầu pín

http://www.google.de/url?source=imgres&ct=tbn&q=http://stn.depplus.vn/NewsMedia/assets/image_20150117/pin1.jpg&sa=X&ved=0CAUQ8wc4VGoVChMI7tiapMaRxgIVI45yCh3CiwC7&usg=AFQjCNEE1ijYtEKdn9tSznsbropbGNPMCg
(nguồn sau ảnh)


Tả pín lù, cù lao, lẩu

http://2.bp.blogspot.com/_4OhHd2hpd8o/SXQKtn2pdTI/AAAAAAAAASg/s9v7qzBDR30/s400/DSC_0742-TaPinLu-LL-rs.jpgg
(nguồn sau ảnh)


2 món này có trước thế kỷ 19?

ốc
06-15-2015, 04:30 PM
Hai chữ ấy không phải là chữ Hán-Việt anh Triển ạ, đều là chữ phiên âm sau này. Người Bắc thì bảo là "tả bí lù" chứ không phải "tả pín lù." Tiếng Hán-Việt là "đả biên lô" (打邊爐).

Còn chữ "pín" nhiều người cho là tiếng Hán, nhưng em nghĩ là từ tiếng Tây ban nha phiên âm thành. Người Tây ban nha đi xem đấu bò mộng, sau khi nó bị giết thì họ chia nhau nhậu cái "pene" để lấy hên. (But sometimes the bull wins. ) Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bồ, tiếng Hà, tiếng Nga, tiếng Thổ, vân vân cũng đều đọc tương tự như thế.

Khi đánh máy tiếng Việt, những chữ cần có dấu, hay phải thêm mũ, mà đi sau chữ "p" đều không thể được. Chả biết có phải người sáng chế thấy trong tiếng Việt không có chữ nào như thế chăng?

Triển
06-15-2015, 09:22 PM
Hai chữ ấy không phải là chữ Hán-Việt anh Triển ạ, đều là chữ phiên âm sau này. Người Bắc thì bảo là "tả bí lù" chứ không phải "tả pín lù." Tiếng Hán-Việt là "đả biên lô" (打邊爐).
Phải ha, có nghe Đả Biên Lô rồi. Tuy nhiên bảo người Bắc gọi là "tả bí lù" thì có sót ông Vũ Hùng hay Vũ Hoàng gì tôi quên rồi, khi ông ấy viết Những Món Ngon Hà Nội đầu thập niên 60 lúc chạy vào trong Nam thì gọi là "Tả pín lù". Muốn biết chữ Đả Biên Lô đọc như thế nào thì vào đây, chữ 'biên' đọc theo tiếng Tàu là 'pín'.
http://i.imgur.com/f8QPfPK.png



Còn chữ "pín" nhiều người cho là tiếng Hán, nhưng em nghĩ là từ tiếng Tây ban nha phiên âm thành. Người Tây ban nha đi xem đấu bò mộng, sau khi nó bị giết thì họ chia nhau nhậu cái "pene" để lấy hên. (But sometimes the bull wins. ) Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Bồ, tiếng Hà, tiếng Nga, tiếng Thổ, vân vân cũng đều đọc tương tự như thế.

Khi đánh máy tiếng Việt, những chữ cần có dấu, hay phải thêm mũ, mà đi sau chữ "p" đều không thể được. Chả biết có phải người sáng chế thấy trong tiếng Việt không có chữ nào như thế chăng?

Trong wiki Đức, thì ai đó viết chữ penis có nguồn gốc từ dòng Indo-European. (coi ở đây (https://de.wikipedia.org/wiki/Penis), hàng đầu).

Chữ pín không thể nào đến từ phương Tây, vì vua quan Tàu đã ăn "ngầu pín" (ngầu là bò) từ lâu lắm rồi, chắc phải trước khi có Con Đường Tơ Lụa.

Khi đánh máy tiếng Việt, máy đánh chữ nào ở Việt Nam ngày xưa không đánh được kết hợp này: pà, pín, pú, pằng chéo?

Tôi thì cho rằng chữ trong tiếng Việt không có âm 'p', cho nên không đọc được, do Việt ngữ ngày xưa đơn giản là không có phát âm "p". Chỉ có âm thanh 'b' và 'ph'. Nghĩa là tất cả những chữ nào nghe phát âm 'p' thì nói thành 'ph' hết. Ví dụ: khi Tây tràn sang thì chữ cảnh sát 'police' được người xưa phát âm ra là "phú-lít"? Ví dụ trong tiếng Tây Ban Nha phụ âm 'J' được phát âm thành 'kh' hết. Julio Cesar, Khu-li-ô Xê-da.

Triển
06-15-2015, 10:00 PM
Mới nhớ ra rồi, tên ông Bắc Kỳ tác giả quyển Những Món Ngon Hà-Nội là Vũ Bằng chứ không phải Vũ Hoàng hay Vũ Hùng.

ốc
06-15-2015, 10:52 PM
Cái bộ gõ trong Đặc trưng nhà mình, thì dụ nếu ai muốn đánh dấu sắc thì thêm số 1 ở sau là xong, nhưng gặp phải những chữ bắt đầu bằng "p" thì chịu thua, nó sẽ hiện nguyên hình là số một, thí dụ như pin1, cho nên muốn viết đúng thì phải viết rời chữ "p" ra khỏi "ín" xong rồi quay lại xoá cái khoảng trống ở giữa "p" và "ín" thì mới được.

Các thứ món ăn ở từng nước chưa hẳn là có nghĩa theo ngôn ngữ nước đó. Ở Nhật có món tẩm bột chiên gọi là "tempura" nhưng viết bằng 3 chữ Hán "thiên phu la" tức là chả có nghĩa gì cả. Chữ "wonton" với "hoành thánh" cũng thấy giải thích lòng vòng nhưng chả ra đâu vào đâu, từ hồn đồn (餛飩), rồi vân thôn (雲吞), sao thủ (抄手), vân vân. Rõ ràng là tuỳ tiện, cái tên đó là chắc là chữ đi mượn, cho nên ai nghe sao thì phiên âm theo cách riêng của mình. Hồi xưa bà chị trong nhà gọi đùa là món "hòn thánh." Em đoán có thể món đó đúng thật là của Việt nam, trông cũng giống hòn của thánh. (Eww, I know.)

Nhiều người giải thích chữ "ngầu pín" thì nói vanh vách "ngầu" là ngưu, còn chữ "pín" thì không thể nói là chữ gì trong tiếng Tàu. Hồi xưa học tiếng Tây ban nha trong đại học, em thấy người ta viết là "pene" và đọc là "pến."

Theo như ảnh chụp ở trang Hanviet.org thì họ có chỉ cách phát âm Quan thoại của chữ "邊" là "biān" thì làm sao anh Triển bảo "đọc theo tiếng Tàu là 'pín'"? Ấn lên chữ màu xanh đó thì có thể nghe giọng phụ nữ đọc rõ ràng là "biên" cơ mà.

http://i.imgur.com/f8QPfPK.png

Triển
06-15-2015, 11:29 PM
Ừ thì gọi là phát âm. Nhưng nghe là 'pín' chứ biên đâu mà biên. Thầy Ốc đeo headphone vào nghe lại coi.

Còn bộ gõ nhu liệu ngày nay thì nói làm gì, tuy nhiên thầy Ốc xử dụng bộ gõ Unikey của Phạm Kim Long đấy, gõ tuốt hết. Còn không thì vào đây (http://www.angeltech.us/viet-anywhere/) có editor gõ online nè gõ tuốt luôn:

http://i.imgur.com/kCZmrWq.png

passenger
06-16-2015, 05:29 AM
. Hồi xưa bà chị trong nhà gọi đùa là món "hòn thánh." Em đoán có thể món đó đúng thật là của Việt nam, trông cũng giống hòn của thánh. (Eww, I know.)



Yuck!
Làm hư mất món fav. soup thơm phức của người ta!!
Better change into deep fried Golden Dragon now!

ốc
06-18-2015, 11:18 PM
Hôm ấy Karen vào hàng thức ăn ở khu Eden và lần đầu tiên trông thấy xôi gấc. Tôi không biết giải thích thế nào nên đành gọi đại là ketchup rice. Người ta nấu bằng cách nào? Tôi cũng không biết gọi quả gấc bằng tiếng Anh ra sao nên đành gọi đại là ketchup fruit. Dạo ấy tôi đâu có biết vào Đặc trưng mà hỏi.

Hôm ấy, vào tiệm phở tôi cũng bảo tương ớt là ketchup Việt nam, người Việt ăn món gì cũng cho vào. Karen bắt đầu ngờ ngợ là tôi đương nói phét và hỏi thực tôi có phải là Việt nam mì không.

Có nhẽ, về sau, ở trong lòng, Karen vẫn mãi mãi cho tôi là đứa hời hợt con nít. The kid who cried ketchup.



https://www.youtube.com/watch?v=u-Y3KfJs6T0

ốc
06-21-2015, 03:47 PM
Hôm ấy chữ R ngồi trầm ngâm suy nghĩ, rằng mình đường đường là phụ âm quan trọng trong tiếng nói của bao nhiêu thứ dân, trong tiếng Tây, tiếng Ý, tiếng Y pha nho, Bồ đào nha, vân vân, mình đều được dùng trong tên gọi cho các ông vua, bà hậu, thế mà ở châu Á họ chả coi mình ra gì, không thèm đoái hoài đến, phải tìm cách nào những thứ tiếng Á đông phải chấp nhận mình.

Hôm ấy, chữ P bèn vấn kế: trong số họ hàng của hai chúng ta, có cái anh PoRtugal là chuyên môn ấm ớ, nhầm lẫn chữ L với R, vậy thì cứ xúi giục người Bồ đi sang bên trời Đông làm rối loạn cách nói của dân chúng trong vùng.

Những ai mà biết một vài chữ tiếng Bồ thì chắc đã nhận ra, quả thật họ hầu như không thể phân biệt được chữ L và chữ R. Thì dụ như tên của một nước Bắc Phi thì người Bồ viết theo hai kiểu: Algeria và Argelia, hoán đổi chữ L với R rất thoải mái. Còn nhiều chữ khác trong tiếng Bồ cũng viết với phụ âm R nhưng đọc thì thành ra L, rất là chéo cẳng ngỗng.

Hôm ấy, các giáo sĩ người Bồ nghe có tiếng nói trong đầu bảo hãy đi sang các nước Viễn Đông rao giảng cho họ biết về chữ R, vua của các mẫu tự La tinh, thế là họ khăn gói quả mướp xuống các thuyền buôn xin đi quá giáng đến những bến bờ Thái bình dương xa xôi.

Khi đến nước Cao ly, họ phiên âm thành ra Cò ria, từ ấy về sau cả thế giới cứ đọc và viết nhầm là "Korea." Khi thấy cái sà lỏn (sa lung - 纱笼), họ phiên âm thành ra sà rông, từ ấy về sau cả thế giới cứ đọc và viết nhầm là "sarong." Khi thấy quả lựu liên (榴槤), họ phiên âm thành ra đù riên, từ ấy về sau cả thế giới cứ đọc và viết nhầm là "durian," ngay cả người Việt nam cũng bắt chước theo, gọi là "sầu riêng."

Chữ R bây giờ đã tràn lan khắp các tiếng Á đông, mặc rù rân bản xứ ráng uốn lưỡi phát âm chữ R nghe rất rỡm.

ốc
06-25-2015, 11:59 PM
Ngày bé người trong nhà cứ cười khi tôi nói tiếng Sài gòn, còn ra ngoài phố thì đến lượt hàng xóm đùa với tiếng Bắc của tôi. Nhờ thế mà tôi hiểu có rất nhiều thứ ngôn ngữ trên đời và mỗi thứ tiếng đều nghe ngộ nghĩnh, mỗi một chữ đều có thể làm nên câu chuyện hài hước.

Hồi lớp 5, có người kia chả hiểu sao thỉnh thoảng bảo: Ga đây nói nghe nè... rồi dúi cho viên kẹo dừa. Những chuyện bí mật tôi chỉ kể cho chị Nam Giang. Lâu lâu chị lại bất chợt điện thoại từ Úc, tôi vội hỏi có chuyện không? Chị vẫn giả nhời như mọi khi: Chả có gì, chỉ có già. Rồi nhắc đến những chuyện từ khương mươi năm... còn nhớ cái người cho kẹo dừa năm nào không? Chị thì nhớ cả tên họ, đòi sẽ lên Facebook tìm thử xem sao.

Sau lớp 5 tôi không còn học chung với người kia nhưng nhớn lên tôi hầu như rất dễ phải lòng các cô gái phát âm những chữ "R" thành "G", như là Hà: Bữa nào gảnh kiu em gồi gủ đi uống nước. Hôm ấy, tôi bật cười thành tiếng, vì nhiều lý do.

Ngôn ngữ là hương liệu của ký ức, là màu sắc của kỷ niệm, là âm thanh của từng nỗi nhớ.

passenger
06-26-2015, 04:43 AM
Ngôn ngữ là hương liệu của ký ức...
fragrance for nose!

Là màu sắc của kỷ niệm...
pleasure for eyes!

Là âm thanh của từng nỗi nhớ...
tenderness for ears!

Good combination for heart!:z61:

visabelle
06-26-2015, 05:22 PM
Những ai mà biết một vài chữ tiếng Bồ thì chắc đã nhận ra, quả thật họ hầu như không thể phân biệt được chữ L và chữ R. Thì dụ như tên của một nước Bắc Phi thì người Bồ viết theo hai kiểu: Algeria và Argelia, hoán đổi chữ L với R rất thoải mái. Còn nhiều chữ khác trong tiếng Bồ cũng viết với phụ âm R nhưng đọc thì thành ra L, rất là chéo cẳng ngỗng.



vì thế nên có... "cà lem or cà rem"?

whoà...chữ cái mà cũng...có chuyện kể ha.
tên thiệt visa bắt đầu bằng chữ cái..."R" á.:z74:
bài viết ngắn linh tinh thế này hay á, Ốc.
never get bored of your...writing.
bon weekend!*cheers*

btw, dòng sông Potomac dễ thương sao á (dù hơi hôi vào ban đêm).
nightlife ain't too bad either.
trời gloomy, hot, humid đã ha (nahhh)...chợt mưa chưa đầy 1 phút thì ...xong hàng cho bà con dạo phố.
buồn cái là chưa được gặp ông...Obama xin chữ ký thì phải dzọt đi nơi khác gồi. :(

ốc
06-27-2015, 12:48 PM
Em đoán tên thiệt của chị là Rihanna. Maybe Rikki. Or Ronnie. Bận sau đến đây Obama sẽ mời chị ăn hoàn thánh.

ốc
07-12-2015, 12:10 AM
Nhiều khi kể chuyện cũ viết được hai ba đoạn đọc thấy nhạt nhẽo phải xoá bỏ. Nhưng nghĩ lại thì có nhẽ những chuyện nhạt nhẽo ấy cũng chỉ là cái cớ để mà xáo xào một mớ chữ thử xem chúng nó biết làm cái trò gì. Câu chuyện của tôi rốt cuộc chỉ là bối cảnh cho câu chuyện của một mớ chữ. Words are the main characters.

Từ lâu tôi không còn đọc tiểu thuyết vì nhận ra chuyện của loài người chán bỏ xừ. Trong tiểu thuyết, tất cả mọi tình tiết đều xoay quanh các nhân vật người, rất ít khi các nhân vật chữ được đếm xỉa đến. Novels are like a dictionary of persons (a "personary").

Ở trường tất cả các ông thầy và tất cả các cô giáo dạy môn Văn đều bắt chước nhau nhắc đi nhắc lại cái câu "Văn học là nhân học." Chả trách tôi nhớ các giờ học ấy đều rất chán. Đáng nhẽ sinh vật học mới là nhân học, tức là học về loài người, còn văn học thì phải là ngôn học, tức là học về loài chữ. Literature is the science of words, or the biology of languages.

Cá nhân tôi thì tin rằng ngôn ngữ là triết học của chân lý. Mọi thứ sự thật hay sự xạo trên đời đều nằm ngay trong ngôn ngữ, trong thế giới vi mô của từ vựng. Muốn tìm ra chân lý thì phải nghiên cứu từ cái DNA của loài chữ.


* っ*

ốc
07-13-2015, 12:53 AM
Tôi không hiểu hết ngôn ngữ của loài chữ nhưng thỉnh thoảng vẫn thích dỏng tai nghe những lời đối thoại của họ. Thế nào sẽ có người trách tôi nói xấu sau lưng nhưng quả thật loài chữ rất lắm chuyện, họ có thể nói suốt buổi hầu như không bao giờ mệt. Các cụ ngày xưa bảo ở đâu có hai ba chữ họp lại thì thành cái chợ. Người Pháp hay người Tây ban nha, chẳng hạn, thì cho rằng loài chữ là giống cái (parole, palabra...) chả biết có phải tự vì cái tính "vui chuyện" của họ.

Ngay cả những chữ đứng bơ vơ một mình cũng thường hay đon đã bắt chuyện với tôi:

- Hi. Look at me! (Nếu đấy là một chữ từ nước Anh.)

Tiếng Tây ban nha tôi chỉ hiểu lỏm bỏm một tí tẹo nhưng hễ mà trông thấy tôi thì các chị ấy vẫn nói bải buôi:

- Oigame, hombre!

Loài chữ dù là đến từ quốc gia nào đều tỏ ra thân thiện, chữ Tàu, chữ Nhật nom mặt mũi khó đăm đăm nhưng rất nhanh nhẩu chào hỏi:

- Nị hảo?
- Ì á xê ma xê!

Chữ Việt thì khỏi kể, quen nhẵn mặt từ dạo trước, vừa nhận ra nhau là hỏi oang oang:

- Ăn cơm chưa?

ốc
07-22-2015, 01:33 AM
Hôm nọ nhắc lại lần nói chuyện với chị Nam Giang tôi cũng thử vào Facebook tìm người quen cũ rồi tình cờ nhận ra Skippy đã lấy chồng và đổi sang họ tên mới là Bacon. Nom loáng thoáng vài tấm ảnh tôi phải cười vì Mrs. Bacon đã có... ba con. Ừ, hệt như câu các cụ ngày xưa thường bảo "tên làm sao người hao hao làm vậy." Thế giới loài chữ quả là đầy những ngẫu nhĩ thú vị. Every word is a comedian, under the right circumstances any simple word can make you laugh.

Người Mỹ có câu nói ví von "trông cây mà chẳng thấy rừng" để bảo những người chú trọng vào chi tiết mà không nhận ra tổng thể của sự việc. Từ bao giờ chả nhớ tôi đã thành kẻ vào rừng chỉ để nom từng cây từng cội, mỗi khi đọc cái gì tôi bỏ qua nội dung rồi đảo mắt xem có chữ nào là lạ thì lân la đến gần hỏi han về gia phả, công ăn việc làm, và sức khoẻ. Nhiều chữ ban đầu không thể nhận ra đến từ đâu, nghề ngỗng ra sao, và già trẻ thế nào... nhưng cứ chuyện trò một chốc là có thể nghe giọng nói, nhìn điệu bộ và cách ăn mặc, từ đấy truy ra gốc gác với tính tình. Every word has a life worth telling.

Ngôn ngữ nó cũng giống như bát cơm trong bữa ăn, nhiều khi có lắm các món sơn hào hải vị người ta không còn nhận ra thể chất của từng hạt gạo, cá tính của từng bông lúa, hay những ký ức của đồng ruộng. Mỗi loại gạo, mỗi cách giồng và mỗi cách nấu đều có một vần điệu và âm hưởng khác nhau. Every grain of rice tells a different story.

ốc
07-26-2015, 01:24 AM
Ở trong quán nước người ta gặp gỡ, làm quen, rồi câu trước câu sau sẽ hỏi nhau làm nghề gì? Tôi không thiết khai thật với người dưng cho nên cứ tha hồ nói phét. Khi nào muốn bù khú tôi nhận là bác sĩ phụ khoa, khi nào muốn lảng sang chuyện khác thì cố tình nói vờ vịt tôi làm nghề ăn trộm, thế mà cũng có người cắc cớ hỏi dò tiếp xem tôi kiếm được nhiều của không. Đành phải giả nhời cặn kẽ cho nó phải phép: thời xưa một đêm ăn trộm thì thu nhập khoảng độ 3 lần tiền lương công chức, thời nay thiên hạ chả còn có gì đáng lấy trộm, sắp đến lúc phải giải nghệ... It's not what it used to be, unfortunately.

Mọi người bị nhồi sọ từ lâu nên cứ nghĩ "lao động là vinh quang." Sống trên đời thì phải làm lụng kiếm miếng ăn, ai cũng đều có công việc sinh nhai. Nhưng từ đấy lại nảy ra cái nề nếp đánh giá nhau bằng nghề nghiệp, bằng những phân loại thầy, thợ rất cố chấp.

Tôi thầm hy vọng rồi sẽ có nhiều người cũng bịa ra các thứ nghề vớ vẩn, ví dụ như thầy bói cho gia súc (paw reader), hoặc chủ quán cà phê lưu động (bikerista), hoặc công nhân sản xuất nguyên liệu di truyền (reproduction worker)... để về sau tuyệt nhiên không còn cái mửng vừa mới quen đã hỏi làm nghề gì.

Bận sau ai hỏi như thế nữa có thể tôi nói là nghề giả nhời câu hỏi.

- What do you do?
- I answer questions.

passenger
07-26-2015, 03:27 AM
- What do you do?
- I answer questions.

Are you a foot?
I am a walker.
Are you a tooth?
I am a biter.
Are you a hook?
I am a fisher.
Are you a cook?
I am an eater.
Are you a crook?
I am a catcher.

But if you are a book
Then I'm glad to be a reader
Happy in my nook :z66:

ốc
07-26-2015, 10:02 AM
I am a jook
You can be a slurper
http://pix.iemoji.com/images/emoji/apple/8.3/256/pot-of-food.png

passenger
07-26-2015, 10:48 AM
I am a jook
You can be a slurper
http://pix.iemoji.com/images/emoji/apple/8.3/256/pot-of-food.png
Turkey Congee hả?
(hm, nhạt-thếch-nhưng-mà-ngon-nhờ-nóng!)

But game was already over...
Between Time&Space.:20:

ốc
07-28-2015, 10:42 AM
Có nhà thơ nọ người Nga thì phải, bị thẩm vấn về nghề nghiệp chuyên môn thì thật thà khai báo ngay, cán bộ nhà nước liền hạch hỏi tiếp: thế có vào biên chế không?

Đấy là chuyện cổ tích thời sô viết xa xưa nhưng quả thật thời nay loài người vẫn cứ lăm le áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên xã hội loài chữ, bắt buộc tất cả phải vào biên chế hẳn hoi chứ không được phép vô công rồi nghề, lông ba lông bông, cầu bơ cầu bất.

Nghĩ thì thấy bất bình cho loài chữ. Người ta ai chả muốn tụm năm tụm bảy hát hỏng, ngâm nga, chuyện trò, chát chiếc. Trong khi ấy, chỉ có vài ba chữ lèo tèo ra trước ngõ đứng hóng gió, tán phét lơ tơ mơ với nhau cho qua ngày qua giờ cũng không được yên thân, các quan sộc đến bố ráp ngay. What do you do?

Tôi chợt nghĩ loài chữ có nhẽ cũng không ưa các câu hỏi thóc mách về nghề nghiệp của họ. Loài người thì cứ làm như tiếng nói hay chữ viết chỉ đơn thuần là những người thợ khuân vác ý nghĩa, thành ra cái tật vừa trông thấy là phải hỏi xem khuân vác cái gì. Nhiều chữ sẽ dửng dưng giả nhời: bọn tớ chả khuân vác gì cả, rách việc nên túm tụm lại ở đây cho vui thôi. Nhiều chữ đáo để còn hỏi đểu lại mình: thế anh làm nghề gì, what do you do? cảnh sát ngôn ngữ à? you word police or what?

Hôm nào bạo gan bạo phổi chắc tôi sẽ rón rén đề nghị loài người nên đối xử bình đẳng với loài chữ, nên tôn trọng quyền tự do tối thiểu của họ. Loài chữ nói chung thì rất thân thiện, vui tính, cứ nói chuyện bình thường hoặc là tranh cãi, hoặc là tha hồ để ý quan sát họ sinh hoạt nhưng tránh đặt nhưng câu hỏi thiếu tế nhị, mang tính tra khảo, khai thác rồi phê phán họ chưa có lập trường đúng đắn, theo chủ nghĩa xét lại, thiếu tác phong công nghiệp hay là lười lao động, vân vân... Mình không phải là loài chữ, làm sao biết loài chữ nghĩ gì, mơ ước điều gì mà cứ thích đo cái bụng của họ bằng cái lòng dạ của mình?

Có thể tôi hơi lạc quan quá cỡ nhưng cứ hy vọng một ngày đẹp giời nào đó loài người và loài chữ sẽ sống đề huề trong một chế độ tự do, nhân do, tự chủ, dân chủ, mọi loài cùng làm chủ. How long, how long? Chừng nào, chừng nào đây?

ốc
07-30-2015, 10:13 PM
Bí mật của loài chữ (or The Secret Life of Words)

Ở trong quán nước người ta gặp gỡ, làm quen, rồi câu trước câu sau sẽ hỏi nhau làm nghề gì? Hôm ấy có một nhóm chữ đương đứng túm tụm dưới ngọn đèn sáng, tôi ngứa mồm hỏi ghẹo một câu: what do you do? Tôi biết loài chữ rất là không ưa câu hỏi kiểu dò la, tọc mạch như thế.

Một chữ in đậm nhỉnh hơn các chữ khác một chút điềm đạm giả nhời: chúng tôi chả làm gì cả, rách việc nên túm tụm lại ở đây cho vui thôi. Tôi tiếp tục gặng hỏi xem họ xử sự ra sao: các bạn đương bàn tính chuyện gì cơ mật lắm phải không? what are you plotting? kể thử tôi nghe đi nào.

Họ nhìn nhau sửng sốt, có nhẽ cho rằng tôi đã đoán ra hết những suy nghĩ. This guy could read us like a book! OMG. Đấp bồ diu ti ép. Một chữ C đăm đăm nhìn tôi như dò xét xem có phải là cảnh sát ngôn ngữ undercover hay không, cuối cùng thở dài thậm thượt, trầm ngâm nói: sớm hay muộn rồi cũng có người sẽ đoán ra bí mật của loài chữ thôi.

Khi ấy thì đến lượt tôi sửng sốt vì bấy lâu nay cứ tưởng rằng loài chữ chả có bí mật gì sất cả. Tôi cuống cuồng làm hiệu gọi anh Ba tên đơ đến rót rượu cho tất cả. Tequila para todos!!!

Các cụ bảo rượu vào lời ra quả nhiên là đúng vô cùng. Nhóm chữ cứ tuần tự nối lời nhau tiết lộ hết sự thật...

(còn tiếp)

Văn
07-31-2015, 07:45 AM
Chờ nghe anh Ốc kể chuyện loài chữ.

:1:

Ngô Đồng
07-31-2015, 04:05 PM
Ngồi chờ chung với Văn .

ốc
08-01-2015, 11:55 PM
Hôm ấy nhóm chữ đem hết sự tình ra phân trần với tôi trong quán nước, tuy nhiên họ rất e dè, dặn dò tôi không thể nhắc lại cho bất cứ một ai, vì thế mọi người đọc xong xin đừng đi kể ở chỗ khác.

Loài chữ thời nay đã tiến hoá khá cao nhưng vào thuở ban đầu thì họ là những tiếng kêu ú ớ ngắn ngủi của thú vật hoang dại, chỉ nhờ may mắn nắm được đúng cơ hội, biết thuần hoá loài người để bảo đảm sự sống còn, tiếp nối, sinh sôi và phát triển rực rỡ về sau. Loài chữ ngày nay có thể sống rất lâu, có khi cả mấy nghìn năm, và có thể di chuyển rất nhanh từ nơi này sang nơi khác, thậm chí ra khỏi Thái dương hệ cũng không khó, họ chả khác gì những vị thần tiên, không còn bị lệ thuộc vào không gian và thời gian.

Tôi vội vàng thắc mắc hỏi loài chữ thuần hoá loài người bằng cách nào thì hoá ra họ có nguyên một cơ quan tuyên truyền để khuyến khích loài người học chữ và sử dụng chữ ngày càng nhiều hơn. Loài chữ đã đưa ra những khẩu hiệu như "nhất tự vi sư" (nghĩa là biết được có một chữ là có thể làm thầy thiên hạ) làm cho ai nghe thấy cũng ham; hay là khẩu hiệu "ba ngày không đọc sách thì không dám soi gương" để cho liền ông chịu khó đọc sách kẻo bị xấu giai. Nói tóm lại là loài chữ biết tỏng cái tâm lý của loài người thích làm ra vẻ, từ đấy cứ phát động các chương trình quảng cáo nhắm vào yếu điểm đó để thúc đẩy người ta cắm đầu cắm cổ học hành chữ nghĩa. Tinh vi đến thế thì ai chịu nổi?

Nhưng vì sao loài chữ cần phải đầu tư nhiều vốn liếng vào việc khuyến khích loài người học chữ và sử dụng chữ ngày càng nhiều hơn? Về vấn đề này, chữ A ôn tồn giải thích: loài chữ giống như cây ngoài vườn, hoa ngoài đồng cũng cần phải có con ong con bướm bay ra bay vào, bay đến bay đi để giúp cho việc thụ phấn, kết thành trái, nảy thành quả. Loài người tự cho mình là chúa tể muôn loài nhưng kỳ thực chúng ta chính là những sinh vật phục dịch cho loài chữ, những thứ ong thợ, bướm thơ suốt đời cung cúc tận tuỵ lo cho sự nghiệp của loài chữ. Verbal beings are the true masters of human beings. Những phát minh quan trọng của loài người, làm ra giấy để in ấn, hay lập ra liên mạng in tờ nét, đều là để giúp cho sự lan tràn của loài chữ, đi đến đâu cũng thấy tuyền là chữ, lên nét là gặp nhà thơ, vào phố là đụng nhà báo, thậm chí ăn cơm hay đói bụng cũng mò lên trên mạng khoe ầm giời. Những người sính chữ thì gọi đây là "thời đại sính chữ." A wordy world.

Phàm rằng mưu sâu thì hoạ hiểm, cái nhẽ trên đời nó là thế. Hôm ấy trong quán nước nhóm chữ túm tụm lại bàn bạc xầm xì với nhau cũng vì một mối đe doạ khủng khiếp đương đối diện loài chữ...

(tèng teng, nghỉ giải lao)

Văn
08-02-2015, 10:59 AM
Phàm rằng mưu sâu thì hoạ hiểm, cái nhẽ trên đời nó là thế. Hôm ấy trong quán nước nhóm chữ túm tụm lại bàn bạc xầm xì với nhau cũng vì một mối đe doạ khủng khiếp đương đối diện loài chữ...

(tèng teng, nghỉ giải lao)

Hồi hộp, chờ đọc tiếp...

:cool:

ốc
08-04-2015, 10:57 PM
Hôm ấy tôi cũng thấy hồi hộp như anh Văn, vội vàng hỏi vấp váp thế thế thế cái mối đe doạ ấy nó là điều gì? Chữ A lại ôn tồn giải thích. (Chữ A có vẻ hiểu biết nhiều, thường thấy giả nhời tất cả các câu hỏi trên đời.)

A: Trào lưu hiện nay của loài người có khuynh hướng đi về một xã hội vô ngôn tự, hoặc là phi văn tự, a post-literate society. Từ vài năm gần đây loài chữ phải đối diện với nguy cơ bị thay thế dần dần bởi hình ảnh, tiếng động... Kỹ thuật truyền tin nhanh như chớp giật trong thời đại a còng dường như đã có tác dụng thúc đẩy loài người chuyển sang sử dụng những ký hiệu mới hơn, tiện lợi hơn, vắn tắt hơn và ấn tượng hơn, gạt bỏ loài chữ sang hai bên vệ đường của xa lộ thông tin cao tốc. Words are going out of style fast.

Tôi nghe đến đấy thì thoạt tiên nghĩ bụng ồi giào cứ lo bò trắng răng - nhưng dần dần nhận ra họ nói cũng có lý. Dạo sau này, ở các nơi trên liên mạng người ta rõ ràng dán phim ảnh và nhạc nhẽo nhiều hơn, lấn át loài chữ; thay vì viết lách cho ra đầu ra đuôi thì cứ đem dán lại một bài hay một video từ chỗ khác cho nó được việc. Tình hình càng thêm trầm trọng khi số lượng các loại biểu tượng "emojicon" ngày càng giở nên hùng mạnh hơn, giành lấy hầu hết công việc của loài chữ. Nhiều thư từ, bài vở, tin nhắn mở ra xem chả thấy một chữ cái, chữ con nào. Thậm chí giai thanh gái lịch muốn quen biết, gặp gỡ cũng không phải phí một nhời, chỉ quệt ngón tay làm dấu gạch ngang là tình trong như đã... Có nhẽ đúng thật là loài người âm thầm đương nổi loạn chống loài chữ. A wordless revolution.

Tôi mơ mơ màng màng tưởng tượng một tương lai không còn ách cai trị của loài chữ. Free at last. Độ một chục năm về sau, loài người sẽ khai quật những mô đất giữa đồng không mông quạnh và khám phá một mồ chôn tập thể cho loài chữ, the verbal dinosaurs (scientific name: lingosaurus).

(2BCONThttps://s.yimg.com/lq/i/mesg/emoticons7/104.gif)