PDA

View Full Version : Tài nguyên ở Việt Nam, cái gì cũng bán



Dân
10-10-2013, 12:09 PM
VIỆT NAM (NV) - Theo phúc trình của Viện Giám Sát Nguồn Thu, viết tắt là RMI, một tổ chức quốc tế đặt trụ sở tại Hoa Kỳ, Việt Nam đứng gần cuối bảng nhóm các quốc gia “quản trị tài nguyên khoáng sản yếu kém.”

Phúc trình này được công bố tại cuộc hội thảo diễn ra ở Hà Nội hôm 8 tháng 10, bao gồm đại diện của tổ chức RMI và Bộ Tài Nguyên-Môi Trường, Bộ Công Thương, Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam, Ủy Ban Khoa Học Công Nghệ của Quốc Hội CSVN,... Than đá, một trong những nguồn khoáng sản quan trọng ở Quảng Ninh bị khai thác gần như kiệt quệ.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/174961-VN-mothanda-100913-400.jpg


Phúc trình này còn nói rằng, việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam quá kém cỏi dẫn đến nhiều nguy cơ: hiệu quả kinh tế thấp; tỉ lệ thất thoát tài nguyên cao; tác động xấu trầm trọng đến môi trường, xã hội...
Cũng tại cuộc hội thảo này, phó viện trưởng Viện Tư Vấn và Phát Triển Việt Nam, ông Phạm Quang Tú, xác nhận rằng Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về khoáng sản.
Theo ông, Việt Nam có hơn 5,000 quặng mỏ với trên 60 loại khoáng sản. Riêng ngành kỹ nghệ khai thác khoáng sản cũng đã mang lại mỗi năm nguồn lợi tức chiếm đến 11% tổng thu nhập quốc gia, trên 25% ngân quỹ nhà nước, qui tụ trên 431,000 công nhân.
Báo Tiền Phong dẫn lời ông bộ trưởng Bộ Dầu Mỏ và nguồn khoáng sản Ðông Timor khuyến cáo Việt Nam nên “khẩn cấp học hỏi kinh nghiệm của thế giới để quản trị hữu hiệu tài nguyên khoáng sản.”
Một phúc trình khác của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường trước đó cho biết, đã cấp 79 giấy phép thăm dò, 503 giấy phép khai thác khoáng sản, tính đến tháng 5, 2013. Ðó là chưa kể ít nhất 4,200 giấy phép của chính quyền các địa phương cấp cho các công ty khai thác khoáng sản lớn, nhỏ khắp ở Việt Nam.
Tại một cuộc hội thảo khác về việc quản trị tài nguyên, ông Lại Hồng Thanh, cục trưởng Cục Kiểm Soát hoạt động khoáng sản của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường Việt Nam thú nhận rằng, chỉ có 40% đơn vị hoạt động trong lĩnh vực này nộp phúc trình định kỳ hàng năm. Ông này nhìn nhận rằng “không thể tin nổi các con số báo cáo của 40% đơn vị” nói trên, và coi như “mù tịt” về hoạt động của khoảng 60% đơn vị khai thác khoáng sản còn lại. Ông Lại Hồng Thanh xác nhận “không nắm được thực trạng tài nguyên khoáng sản của Việt Nam hiện nay.”
Trong khi đó, theo ông Mai Xuân Hùng, phó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Quốc Hội, cuộc khảo sát tại các vùng khai thác khoáng sản dẫn đến nhận định rằng, “ở đâu có khai thác khoáng sản thì nơi đó chỉ thấy môi trường bị tàn phá, cơ sở hạ tầng yếu kém dần và người dân càng thêm đói nghèo.”
Cũng theo ông Hùng, trừ hoạt động khai thác than đá và dầu khí mang lại chút ít lợi tức quốc gia, còn lại chỉ là sự tàn phá nặng nề trong mọi hoạt động được gọi là “khai thác khoáng sản.”
Báo Tiền Phong còn dẫn lời ông Phạm Gia Túc, phó chủ tịch phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cho biết, một công ty nọ chỉ nộp được 5 tỉ đồng, tương đương 250,000 đô lợi tức khai thác mỏ cho tỉnh Tuyên Quang. Trong khi đó, chính quyền tỉnh này đã phải chi 30 tỉ đồng, tương đương 1.5 triệu đôla, để sửa chữa con đường bị hư hại nặng nề vì xe vận tải khai thác mỏ qua lại mỗi ngày.
Cuối cùng, theo hầu hết các chuyên viên ngành khoáng sản, Việt Nam đã buông lỏng việc kiểm soát hoạt động khai thác khoáng sản suốt 40 năm qua. .

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=174961&zoneid=1#.Ulb04O3wDIU
Khai thác mỏ ở Việt Nam gây nhiều tác hại kinh tế, đời sống lẫn môi trường

Theo Trung tâm Con người và Thiên nhiên (viết tắt là PAN) trong một nghiên cứu về “Khoáng sản – phát triển – môi trường: Đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế”, thì cung cách quản lý, điều hành hoạt động khai thác khoáng sản tại Việt Nam đã và đang gây ra rất nhiều tác hại cho cả kinh tế, đời sống lẫn môi trường.
PAN cho rằng, vì giàu khoáng sản, Việt Nam xem công nghiệp khai thác khoáng sản (khai khoáng) là một trong những ngành mũi nhọn để tạo việc làm, tăng ngân sách cho địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên kết quả khảo sát của PAN cho thấy, công nghiệp khai khoáng hiện chỉ gây ra những tác động tiêu cực.
Sau khi khảo sát mỏ sắt Tân Pheo ở huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, PAN cho biết, hoạt động khai thác đã ảnh hưởng rất lớn đến kết cấu đất trong khu vực. Vào mùa mưa, đất đá từ núi trôi xuống ruộng và suối khiến độ sâu của suối giảm từ 1 m xuống còn 20 cm, thậm chí một số đoạn đã bị lấp. Trong khi hệ thống suối là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt, tưới, tiêu và nuôi thủy sản của cả ngàn gia đình.
Tại thời điểm khảo sát, nguồn lợi thủy sản gần như không còn, nước suối cạn, có màu đặc trưng của oxide sắt. Quá trình tuyển quặng và sau tuyển quặng không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây thiệt hại lớn về kinh tế cho dân chúng.

Tương tự, quá trình khai thác quặng bauxite tại thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã gây tác hại nghiêm trọng cho môi trường (bụi, nước thải, bùn đỏ). Do đường vận chuyển quặng là đường đất, hơn 150 gia đình sống ven đường phải chịu cảnh bụi bặm vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa.
Việc trồng trọt cũng bị ảnh hưởng nặng. Hoạt động khai thác bauxite còn phá vỡ cấu trúc địa chất, làm bề mặt đất bị hạ thấp từ 5 mét đến 9 mét, lớp đất bazan bị thay thế bởi đất sét nên mùa mưa, nhiều chỗ bị ngập úng, xói lở với cường độ mạnh.
Tuy khoáng sản được xem như tài sản toàn dân song PAN cho rằng, trên thực tế, phần lớn lợi nhuận đang chảy vào túi các doanh nghiệp, để mặc cộng đồng dân chúng địa phương gánh chịu thiệt thòi..
Bên cạnh đó, cách quản lý, điều hành công việc khai khoáng chính là nguyên nhân khiến khai khoáng giống như hủy diệt. Luật Khoáng sản năm 2005 cho phép các tỉnh, thành phố được cấp giấy phép khai thác các mỏ có quy mô nhỏ, không nằm trong quy hoạch của chính phủ. Vì vậy, số giấy phép khai khoáng đã tăng vọt.
Trên giấy tờ, khai khoáng đóng góp khoảng 9% tổng GDP nhưng PAN khẳng định, các tổn thất trong quá trình khai thác khoáng sản lớn hơn thế nhiều lần.
Cũng theo PAN, khi xin giấy phép khai khoáng, các doanh nghiệp luôn khẳng định sẽ giải quyết việc làm cho dân địa phương nhưng kết quả khảo sát cho thấy, rất ít mỏ dùng lao động địa phương. Công nhân các mỏ chỉ được trả lương rất thấp. không có bảo hiểm và chịu nhiều rủi ro từ môi trường lao động thiếu an toàn.
Điểm đáng chú ý là đa số dân chúng sống quanh các mỏ không được thông báo về dự án khai khoáng, các tác động cũng như các hoạt động mở rộng sản xuất. Thậm chí lãnh đạo xã, phường cũng không có thông tin về việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án, dù theo quy định hiện hành, quá trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải lấy ý kiến cộng đồng bị ảnh hưởng và phải có sự đồng thuận của họ. Cũng theo các quy định hiện hành, hàng năm, nhà cầm quyền các tỉnh và thành phố phải xây dựng khung giá đất để có căn cứ cho việc đền bù, giải tỏa. Tuy nhiên, theo PAN, kết quả khảo sát cho thấy, khung giá đất (đặc biệt là đất nông lâm nghiệp) thường thiếu cơ sở và xa rời thực tế. Giá một mét vuông đất canh tác tại nhiều địa phương thấp hơn giá của… một ký gạo chất lượng trung bình tại cùng thời điểm nhưng người dân vẫn phải chấp nhận, nếu không sẽ bị cưỡng chế..

http://radiochantroimoi.com/tin-tuc/khai-thac-mo-o-viet-nam-gay-nhieu-tac-hai-kinh-te-doi-song-lan-moi-truong.html
http://vn.news.yahoo.com/b%C3%A0i-2-2-000-t%E1%BA%A5n-qu%E1%BA%B7ng-v%C6%B0%E1%BB%A3t-bi%C3%AAn-184700678.html

Một mạng lươí đặc quyền và giàu có kêt´ nôí vơí nhau trong xư´ xã hội chủ nghĩa này... Nhiều doanh nghiệp vẫn là một trong các doanh nghiệp Nhà nước trước đây hay là còn có một số quyền sở hữu Nhà nước, và nhất là vẫn còn được điều hành bởi các đảng viên. Nhiêù ngôi vị điều khiển và chủ đạo của khu vực tư nhân được bổ nhiệm bên gia đình bà con, thân nhân của họ.

An influx of wealth and privilege is shaking up this socialist country....Many "private" businesses are either former state-owned enterprises (SOEs) or still have some state ownership, and most are still run by party members. Most of the controllers of the commanding heights of the private sector are party appointees, their family, or their friends. The Communist Party elite are turning Vietnamese capitalism into a family Business ...

http://www.foreignpolicy.com/articles/2010/01/21/vietnams_new_money

Dân
10-10-2013, 12:49 PM
Khai thác khoáng sản và các nhóm lợi ích
... Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam, vào ngày 8/10/2013 tổ chức một cuộc hội thảo mang tên “Quản trị tài nguyên khoáng sản: Việt Nam đang ở đâu?” Trong cuộc hội thảo này, nhiều ý kiến đã được nêu lên về tình trạng khai thác và xuất khẩu khoáng sản không có kiểm soát tại Việt Nam. Theo đó, việc cấp giấy phép đã có nhiều sai phạm, người dân tại những nơi có khoáng sản không được lợi gì khi khoáng sản được khai thác, việc khai thác đã tàn phá môi trường và cơ sở hạ tầng công ích mà chủ đầu tư không đền bù thiệt hại.
Việc cấp giấy phép đã được nhiều tỉnh cấp mặc dù họ không có thẩm quyền., và những giấy phép này lại được cấp sau chỉ thị ngày 9/1/2012 của Thủ tướng.
Trước đây, khai thác khoáng sản là lĩnh vực của Tổng cục địa chất cùng với các Liên đoàn, các xí nghiệp của mình. Nay những chủ tư nhân cũng có thể tham gia vào hoạt động này. Và các doanh nghiệp khai thác khoáng sản đã tìm mọi cách để có được giấy phép. Điều này được giải thích bằng các mối quan hệ chằng chéo nhau giữa các doanh nghiệp ấy với các giới chức chính quyền, giới chức đảng cộng sản, hình thành nên cái mà trong thời gian gần đây được gọi bằng cụm từ ghê gớm, đó là Nhóm lợi ích. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển IDS đã tự giải thể, nói về nhóm lợi ích như sau:
“Về nhóm lợi ích ở Việt Nam, ý người ta muốn nói đến các nhóm lợi ích có ảnh hưởng đến chính sách, đường hướng phát triển của đất nước. Trong đó nhóm mạnh nhất và lớn nhất là nhóm của lãnh đạo. Bên trong hệ thống ấy mỗi bộ có những quyền lợi khác nhau, mỗi địa phương thậm chí nhóm doanh nghiệp nhà nước họ cũng là một thế lực rất mạnh.”

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mineral-extraction-n-interest-groups-kh-10102013135445.html/000_SAHK990704593510-305.jpg/image
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mineral-extraction-n-interest-groups-kh-10102013135445.html/000_Hkg798155-250.jpg/image
Mỏ than ở phía bắc tỉnh Quảng Ninh, ảnh chụp trước đây. AFP PHOTO.


Lĩnh vực tham nhũng tinh vi

Theo ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra chính phủ, trong một phát biểu ngày 18/7/2013, thì khoáng sản là một trong bốn lĩnh vực tham nhũng tinh vi nhất. Rất dễ hiểu rằng sự tinh vi đó chính là nhóm lợi ích của các nhà tài phiệt mới và nhà cầm quyền.
Và dĩ nhiên các nhà tài phiệt này hoạt động theo một nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa tư bản, đó là lợi nhuận. Khi tìm kiếm lợi nhuận, người ta sẽ lấn lướt càng nhiều càng tốt những người dân địa phương thấp cổ bé miệng, và cầu đường hư hỏng vì chuyên chở quặng mỏ sẽ tốt hơn đối với họ là gánh nặng cho ngân sách công ích chứ không phải chi phí mà các công ty của họ phải bỏ ra.
Trong cuộc hội thảo nói trên, một ví dụ được đưa ra về chi phí xã hội mà các hoạt động khai thác khoáng sản tạo nên, đó là chuyện một doanh nghiệp nộp ngân sách 5 tỉ đồng, nhưng đoạn đường mà doanh nghiệp này làm hỏng trị giá đến 30 tỉ đồng. Và theo Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược thuộc Bộ Công An, thì người xuất khẩu cuối cùng ăn hết mọi lợi nhuận, và dân địa phương vẫn nghèo như xưa, nếu không nói là tệ hơn xưa do cuộc sống và truyền thống bị xáo trộn. Nổi bật lên ở đây là hình ảnh mờ nhạt của các cộng đồng dân cư trong các dự án kinh tế nói chung, khai thác khóang sản nói riêng.
Kỹ sư Phạm Phan Long, người tham gia nhiều vài việc đánh giá tác động môi trường của các dự án tại Hoa Kỳ và cũng có tham gia vào dự án phát triển tiểu vùng Mekong của ngân hành phát triển Á châu nói với chúng tôi về sự tham gia của cộng đồng dân cư vào các dự án kinh tế xã hội như sau:
“Việc giới thiệu dự án với cộng đồng dân cư, những người chịu ảnh hưởng của dự án, là rất quan trọng. Qua đó những người chủ trương dự án tìm hiểu xem người dân sống thế nào, lịch sử của họ ra sao, và họ nghĩ gì về dự án của mình. Từ đó người người làm dự án đưa những hiểu biết này vào trong dự án, tìm cách đối phó và đáp ứng nhu cầu của người dân.”
Thiếu tướng Lê Văn Cương, cho rằng vấn đề nằm ở chổ là “Không có ai chịu trách nhiệm trước nhân dân Việt nam.” Và việc thất thoát khoáng sản gắn với cái gốc là trách nhiệm cá nhân từ hệ thống không rõ ràng.
Nhân vật nào phải chịu trách nhiệm đó liệu sẽ chịu trách nhiệm không khi chẳng có người dân nào được hỏi ý kiến? Chẳng có ai hỏi họ về trách nhiệm ấy!
Ông Lê Văn Cương nói tiếp rằng những Bộ có liên quan đến khai thác khoáng sản là Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên Môi trường phải chịu trách nhiệm, và Chính phủ phải xuất hiện để điều hành. Thực ra trách nhiệm này được qui định rõ ràng bằng điều số 80 của Luật khoáng sản. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khoáng sản.
Vấn đề là sự quản lý này có được kiểm soát không? Để chính phủ khỏi lơ là! Để chính phủ không bị cuốn vào luồng xoáy tạo nên bởi các nhóm lợi ích!
Ai khác hơn để làm việc này ngoài Quốc hội! Cơ quan về nguyên tắc có quyền lực cao nhất đất nước!
Nhưng Quốc hội cũng có sự hiện diện đầy đủ tất cả các thành viên chính phủ!
Và trên tất cả, Quốc hội và Chính phủ, là Đảng cộng sản, với Cương lĩnh đã được ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người từng là Chủ tịch Quốc hội, khẳng định rằng quan trọng hơn cả Hiến Pháp.
Thiếu tướng Cương nói trong buổi Hội thảo: “phải sửa Hiến pháp”. Nhưng sửa như thế nào? Theo Thiếu tướng là phải qui định trách nhiệm nhiều hơn chăng? Rồi trách nhiệm ấy được kiểm soát ra sao?
Có mặt trong buổi hội thảo, TS Lê Dăng Doanh, nguyên cố vấn chính phủ, phát biểu: cần công khai minh bạch và chia sẻ lợi ích hợp lý. Trong lĩnh vực này người dân không có điều kiện tiếp cận thông tin nên “cần các tổ chức xã hội vào cuộc hỗ trợ.”
Nhưng các tổ chức xã hội lại là vấn đề rất lớn của nền dân chủ tập trung do đảng cộng sản lãnh đạo hiện nay! Người ta e rằng nó sẽ thách thức quyền lực của đảng cầm quyền.
Tài nguyên khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. Để nó lại cho thế hệ tương lai cùng một cuộc sống ngăn nắp, hẳn là quan trọng hơn quyền lực nhất thời của ai đó.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/mineral-extraction-n-interest-groups-kh-10102013135445.html#.Ulb2UGPO_-0.facebook