PDA

View Full Version : Tiếng Việt đa dạng.



gun_ho
10-12-2011, 08:31 AM
Dĩ nhiên tất cả các bạn ai cũng biết rằng một chữ sẽ có một, hai hay rất nhiều nghĩa. Có khi hôm nay, nó có nghĩa này, hai ba năm sau nó lại mang nghĩa khác, ở đây nghĩa khác mang qua xứ khác ý nghĩa lại khác chút.

Đó là nghĩa chính thức của một chữ, chưa nói đến nghĩa thông tục, tiếng lóng.

Mở đầu cho mạch này là chữ "tự xử" mà tôi và cô Gió đã nhắc đến bên kia.

Theo tiếng lóng thì tự xử còn được dùng rộng rãi với nghĩa thủ dâm, tự làm cho mình sướng.

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Song-khoe/Gioi-tinh/284548/Nhung-dieu-can-biet-ve-tu-xu.html

Lòng Như Gió
10-12-2011, 09:13 AM
Dĩ nhiên tất cả các bạn ai cũng biết rằng một chữ sẽ có một, hai hay rất nhiều nghĩa. Có khi hôm nay, nó có nghĩa này, hai ba năm sau nó lại mang nghĩa khác, ở đây nghĩa khác mang qua xứ khác ý nghĩa lại khác chút.



Em bổ sung là một chữ mang nhiều nghĩa khác nhau không chỉ ở những thời đại khác nhau hay xứ sở khác nhau, có khi cùng thời và cùng xứ nhưng khác ngữ cảnh thì nghĩa nó cũng khác. Có một cái ở anh mà em không thích, là anh hay phán người ta “sai” khi còn chưa xét ngữ cảnh.

Thôi em đi ngủ, anh có mắng chửi gì, cứ tiếp tục nhé. Em ngủ rồi nên chắc sẽ không cãi.

Camel
10-12-2011, 09:23 AM
Gió không cãi với anh Gun nữa ... thì đến phiên tôi !;)

Hôm qua đọc KGR đề mục của anh thangtram , anh dùng chữ "sướng rêm mé đìu hiu" . Tôi nghĩ tôi cũng sướng rêm mé đìu hiu khi đọc văn của anh ấy ... nhưng nghĩ lại thì bù trợt vì tôi có biết mé đìu hiu là gì >
Anh gun_ho , lúc tôi mới lớn thì chữ này "lên ngôi" ... giờ tôi già nhưng vẫn chưa thực sự hiểu "mé đìu hiu" là cái chi chi ... anh có thể giúp giải thích được chăng ? - cám ơn anh trước ! :)

Triển
10-12-2011, 09:31 AM
Gió không cãi với anh Gun nữa ... thì đến phiên tôi !;)
"sướng rêm mé đìu hiu".
Rên đó anh Cà. Sướng quá nên...rên.
Rêm là đau chứ sướng gì. :-t

gun_ho
10-12-2011, 09:31 AM
Thôi em đi ngủ....... Em ngủ rồi nên chắc sẽ không cãi.

- Ô kê, ô kê xin đồng ý.


Anh Camel.

Nếu tôi nhớ không lầm thì những chữ ấy chỉ xuất hiện trong truyện của nhà văn Duyên Anh. Có lẽ đó là cách nói của trẻ con vùng quê của nhà văn ngoài Bắc khi chưa di cư vào Nam và chỉ có tính cách vùng miền, trong một giai đoạn nào đó.
Tôi đoán anh Thangtram là một người ái mộ, ảnh hưởng văn ông Duyên Anh nên đem ra xài, chứ những chữ này tôi thấy đã biến mất khá lâu và chính tôi cũng không rõ nghĩa, chỉ hiểu mang máng là sướng rên, sướng lắm, sướng cực.....

tabalo
10-12-2011, 09:48 AM
Gió không cãi với anh Gun nữa ... thì đến phiên tôi !;)

Hôm qua đọc KGR đề mục của anh thangtram , anh dùng chữ "sướng rêm mé đìu hiu" . Tôi nghĩ tôi cũng sướng rêm mé đìu hiu khi đọc văn của anh ấy ... nhưng nghĩ lại thì bù trợt vì tôi có biết mé đìu hiu là gì >
Anh gun_ho , lúc tôi mới lớn thì chữ này "lên ngôi" ... giờ tôi già nhưng vẫn chưa thực sự hiểu "mé đìu hiu" là cái chi chi ... anh có thể giúp giải thích được chăng ? - cám ơn anh trước ! :)
Anh Camel
Ngoài chữ "sướng rêm mé đìu hiu" còn chữ " Sứt mé đìu hiu" hồi nhỏ tui bị má tui chửi vì vụ xài mấy chữ này
Nghĩa chính xác tui cũng không biết vì hồi đó chưa có Đặc trưng để hỏi !!!

Camel
10-12-2011, 10:11 AM
Thanks anh TC sửa lại dùm là RÊN - chữ này mới đúng chữ anh thangtram dùng !(còn tôi thì nhập tâm chữ "rêm")

Anh tabalo, chữ "sứt mé đìu hiu" làm tôi lại liên tưởng đến 1 từ khác ... phát âm hao hao "cái củ thìu biu" . Ngày còn bé khi nào các bác, các chú bạn của bố tôi xông đến nhà uống beer con cọp thế nào cũng có ông văng ra mấy từ trên . Đến giờ tôi vẫn chưa dám hỏi ai nó là nghĩa gì , ngoài tự hiểu chắc là cái "ấy" của đàn ông :)) má của anh chắc khó tính giống "bà già" tui ... ăn nói giống phường đầu đường xó chợ ( mà cũng tội nghiệp cho những người ở xó chợ hay ở gần giếng nước , những người lao động nghèo khổ ... họ cũng có tự trọng , tự ái thua gì người khá giả :) ) là đập cho banh xác .

Văn
10-12-2011, 10:57 AM
- Nàng: Tối nay em đi ăn ở ngoài tiệm với bạn nha.
- Chàng: Thế anh ăn gì?
- Nàng: Còn ít đồ ăn trong tủ lạnh. Anh tự xử* đi.

---

* Đâu có nghĩa gì là td?

RaginCajun
10-12-2011, 11:24 AM
Gió không cãi với anh Gun nữa ... thì đến phiên tôi !;)

Bác Cà cãi với cô Gió hay với bác Súng?

Angie
10-12-2011, 03:00 PM
Tui muốn hỏi về mấy chữ, chạy/làm áp-phe, trúng mánh, bể mánh liên quan đến vụ làm áp-phe.

Thời 1980's, ở Sài Gòn các đấng mày râu thường một mình một ngựa (xe gắn máy) tay không chạy đi mần "áp-phe". Tui chẳng bao giờ được họ đi đâu, làm gì. Rồi có vở kịch trong đó có người ca bài "Nhớ ngày nào trúng mánh, ngày nào trúng mánh ngày đó huy hoàng, ngày nào bể mánh, ngày nào bể mánh ngày đó vô tù" họa theo bài "Uýn nịt tòa lá múa" Chuyện Tình của Francis Lai.
Có thể mấy người đó đi chạy xe ôm, đi đón đường những người đi lãnh đồ ngoại quốc gởi về ở bưu điện. Rồi họ còn làm áp-phe kiểu gì nữa há?

gun_ho
10-12-2011, 04:46 PM
Ăn gì hỏi chữ Mánh? Chạy mánh? Chạy Áp phe ?

Nhưng nhìn xuống dưới thì có lẽ Ăn gì đã hiểu hết rồi, trả lời qua loa thôi nhe.

Chữ Mánh có hai gốc, gốc Việt có nghĩa là mánh lới, mánh khóe.

Thí dụ "mày coi chừng thằng đó, tao thấy nó mánh lắm à" Chữ mánh trong câu này có nghĩa là khôn lanh và điếm lác, mánh khóe.

Gốc Tàu tiếng Quảng Đông thì mánh là đồng tiền.

Ví dụ mình nói

Một đồng ---Dách mánh

Hai đồng -----Loẹng mánh

Mười đồng -----Xập mánh

Một trăm đồng -----Dách bạc mánh

Một trăm lẻ một đồng -----Dách bạc lìng dách mánh

Từ gốc nghĩa thứ hai này, chúng ta có chữ chạy mánh, vô mánh vân vân.... và cũng từ đó hai nghĩa của chữ mánh Ta và mánh Tàu được dùng lộn xộn, với ý nghĩa công ăn việc làm kiếm tiền, làm ít hưởng nhiều và lệ thuộc vào nhiều may rủi , nhất là những năm 80's phong trào vượt biên lên cao. Chạy mánh vượt biên là một áp phe rất nguy hiểm nhưng kiếm tiền không ít.

Triển
10-12-2011, 07:48 PM
Tui muốn hỏi về mấy chữ, chạy/làm áp-phe, trúng mánh, bể mánh liên quan đến vụ làm áp-phe.

Thời 1980's, ở Sài Gòn các đấng mày râu thường một mình một ngựa (xe gắn máy) tay không chạy đi mần "áp-phe". Tui chẳng bao giờ được họ đi đâu, làm gì. Rồi có vở kịch trong đó có người ca bài "Nhớ ngày nào trúng mánh, ngày nào trúng mánh ngày đó huy hoàng, ngày nào bể mánh, ngày nào bể mánh ngày đó vô tù" họa theo bài "Uýn nịt tòa lá múa" Chuyện Tình của Francis Lai.
Có thể mấy người đó đi chạy xe ôm, đi đón đường những người đi lãnh đồ ngoại quốc gởi về ở bưu điện. Rồi họ còn làm áp-phe kiểu gì nữa há?

"áp-phe" là phát âm theo tiếng Tây của chữ affaire, riết thành tiếng Việt. Có nghĩa là mối làm ăn, kinh doanh, thương vụ. Như chữ "deal" của tiếng Anh. Làm áp-phe, chạy áp-phe không nhất thiết là làm chuyện gì mờ ám, hoặc ám chỉ làm ăn phi pháp. Người Việt thì dùng riết biến nghĩa, thành tiếng lóng trở nên như là mang nghĩa kinh doanh phi pháp.

tonthattue
10-12-2011, 08:35 PM
Rên đó anh Cà. Sướng quá nên...rên.
Rêm là đau chứ sướng gì. :-t

Gun Ho chùi súng sạch bắn phát đầu tiên hí. Hoan nghênh. Triển Chiêu hiền nhân nói: rêm là đáu chứ sướng gì. Tui chưa đọc nhưng có ông bạn kể khái quát một truyện ngắn của Saroyan (1908 - 1981). Một thanh niên đi du dich nơi đây nơi đó trên nước Mỹ, như kiểu Càng Long du nam, cho biết sự tình. Anh ghé lại một thị trấn rất nhỏ như cái thôn bên mình. Trong một trường hợp cấp bách, anh phải đóng vai một cô mụ hay bác sĩ giúp một thiếu phụ vượt cạn, lâm bồn. Anh phát giác ra một điều mới lạ và kinh khủng. Tiếng rên la đau đón của thiếu phụ nầy không khác tiếng rên la của cô bạn gái cùng hoan lạc với chàng trước đó.
Có lẽ tiền nhân ta đã dùng một quan niệm tổng hợp mà tạo các danh từ nói lên được nhiều thứ. Như ở trong truyện nầy đúng là đau thương, có thương là có đau, như bụng dạ mà Ngô Đồng mới nêu gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
Ca dao: gai đâm vào thịt thì đau
thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
Khóc và cuòi đều có thế có nước mắt. Có những tiếng cười như khóc; có những tiếng khóc quá khổ đau thành tiếng cười (nghĩa đen). Đúng là trong thế giới hiện tượng, các khía cạnh hầu như đối nghịch hiện diện song đôi như chơi trò trốn tìm.

Triển
10-12-2011, 09:00 PM
Gun Ho chùi súng sạch bắn phát đầu tiên hí. Hoan nghênh. Triển Chiêu hiền nhân nói: rêm là đáu chứ sướng gì. Tui chưa đọc nhưng có ông bạn kể khái quát một truyện ngắn của Saroyan (1908 - 1981). Một thanh niên đi du dich nơi đây nơi đó trên nước Mỹ, như kiểu Càng Long du nam, cho biết sự tình. Anh ghé lại một thị trấn rất nhỏ như cái thôn bên mình. Trong một trường hợp cấp bách, anh phải đóng vai một cô mụ hay bác sĩ giúp một thiếu phụ vượt cạn, lâm bồn. Anh phát giác ra một điều mới lạ và kinh khủng. Tiếng rên la đau đón của thiếu phụ nầy không khác tiếng rên la của cô bạn gái cùng hoan lạc với chàng trước đó.
Có lẽ tiền nhân ta đã dùng một quan niệm tổng hợp mà tạo các danh từ nói lên được nhiều thứ. Như ở trong truyện nầy đúng là đau thương, có thương là có đau, như bụng dạ mà Ngô Đồng mới nêu gồm cả vật chất lẫn tinh thần.
Ca dao: gai đâm vào thịt thì đau
thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời.
Khóc và cuòi đều có thế có nước mắt. Có những tiếng cười như khóc; có những tiếng khóc quá khổ đau thành tiếng cười (nghĩa đen). Đúng là trong thế giới hiện tượng, các khía cạnh hầu như đối nghịch hiện diện song đôi như chơi trò trốn tìm.

anh Tuệ đến phải xem người đóng phim mới tưởng tượng được cảnh đau đẻ của sản phụ qua ngữ cảnh của chị Ngô Đồng. Một cái thú đau thương cho đàn ông trong ngữ cảnh của anh Tuệ, nhưng đau thật cho đàn bà .... sinh con so với ngữ cảnh của Năm Triển ! hahahaha.
Bên Việt Nam vợ vào phòng sinh, chồng bị đuổi ra, tủi biết mấy. Vì không chia sẻ được với người tình (nhìn sang ngọn đèn không thấy chớp, hài lòng phang đại là nghĩ thật như rứa :))) ). Sang Tây phương này nó bảo vào đi, vào đi, đứng xớ rớ làm chi hết ly kỳ. Nó cho xem tận mắt, sờ tận nơi, suýt ngất đi vì thấy máu me, thai thủy cùng mình (chợt thấy đàn bà thật vĩ đại - nghĩa thật). Không dám nhận thú đau thương đâu anh Tuệ, dìu họ đi ba bước chung quanh phòng sinh, cứ đúng chu kỳ, họ đứng lại thở dốc và rống như bò, tóc tai mình dựng đứng, mồm há ra kinh ngạc. Răng mà ngày thường nhỏ nhẹ, đoan trang thùy mị nước da bánh ít, lúc sinh nở thì tiếng thét át đại bác cổ thành Quảng Trị rứa hè. Thì ra là đau quá đấy, đi biển đấy người ơi.

Chưa hết, chị em nào "ngọa hổ tàng ....sư tử", đau quá là chơi luôn, mang chồng ra chửi "tưới hột sen". Đã bảo thôi mà cứ, giờ muốn chết hết muốn sinh. Giờ đến phiên anh Tuệ bình ....! Thú này gọi là thú gì ? Các ông, các anh rêm rêm êm ái hay là vãi "ái ong uần" vì sợ hãi. :)) j/k j/k

CuBi
10-13-2011, 08:31 AM
Tui chưa đọc nhưng có ông bạn kể khái quát một truyện ngắn của Saroyan (1908 - 1981). Một thanh niên đi du dich nơi đây nơi đó trên nước Mỹ, như kiểu Càng Long du nam, cho biết sự tình. Anh ghé lại một thị trấn rất nhỏ như cái thôn bên mình. Trong một trường hợp cấp bách, anh phải đóng vai một cô mụ hay bác sĩ giúp một thiếu phụ vượt cạn, lâm bồn. Anh phát giác ra một điều mới lạ và kinh khủng. Tiếng rên la đau đón của thiếu phụ nầy không khác tiếng rên la của cô bạn gái cùng hoan lạc với chàng trước đó.


Ông bạn của anh tonthattue có lẽ thuộc tuýp: 1) bạo dâm, nên cô bạn gái mới la làng như thế. 2) biến thái, nên mới liên tưởng tiếng phụ nữ lúc đau đẻ giống như tiếng phụ nữ lúc làm tình.

Nguyên Nhân
10-13-2011, 10:39 AM
Tui chưa đọc nhưng có ông bạn kể khái quát một truyện ngắn của Saroyan (1908 - 1981). Một thanh niên đi du dich nơi đây nơi đó trên nước Mỹ, như kiểu Càng Long du nam, cho biết sự tình. Anh ghé lại một thị trấn rất nhỏ như cái thôn bên mình. Trong một trường hợp cấp bách, anh phải đóng vai một cô mụ hay bác sĩ giúp một thiếu phụ vượt cạn, lâm bồn. Anh phát giác ra một điều mới lạ và kinh khủng. Tiếng rên la đau đón của thiếu phụ nầy không khác tiếng rên la của cô bạn gái cùng hoan lạc với chàng trước đó.

Anh Tuệ

Lúc một ngàn chín trăm hồi đó chưa có internet. Nếu không thì chàng trai ấy chắc sẽ không cho rằng đó là một điều "mới lạ và kinh khủng". ;)




Ông bạn của anh tonthattue có lẽ thuộc tuýp: 1) bạo dâm, nên cô bạn gái mới la làng như thế. 2) biến thái, nên mới liên tưởng tiếng phụ nữ lúc đau đẻ giống như tiếng phụ nữ lúc làm tình.

1) Cũng có thể là vì cô bạn gái ấy thuộc dạng ồn ào khi sảng khoái (như người Tàu lùa hủ tíu xoạt xoạt vô miệng vậy)

2) Cũng có thể là vì CuBi hoặc không có internet (!), hoặc thuộc dạng không ồn ào khi sảng khoái, hoặc chưa hề có kinh nghiệm bản thân (về sảng khoái) nên mới cho rằng anh chàng đó biến thái ;))

gun_ho
10-13-2011, 12:40 PM
Trong cuốn Narcissus and Goldmund (Hese( (Hesse) thì tác giả cũng cho Goldmund nhận xét như vậy.

Khi anh ta cầm đèn dầu đứng phụ đỡ đẻ, anh đã có một nhận xét như thế khi nhìn nét mặt của sản phụ.

CuBi
10-13-2011, 02:36 PM
Trong cuốn Narcissus and Goldmund (Hese( (Hesse) thì tác giả cũng cho Goldmund nhận xét như vậy.
Khi anh ta cầm đèn dầu đứng phụ đỡ đẻ, anh đã có một nhận xét như thế khi nhìn nét mặt của sản phụ.

Những tư tưởng lớn gặp nhau nhỉ? Hermann Hesse và bạn của anh TTT chắc là chưa đưa vợ đi đẻ như anh Triển nhà mình, nên mới lãng mạn hóa tiếng la của người đàn bà đau đẻ! Hai ông này kiếp sau sẽ đầu thai thành đàn bà (cả anh Nguyên Nhân nữa)!

RaginCajun
10-13-2011, 03:04 PM
Bà cụ tớ hay mắng mấy đứa ngang như thế này "mày ngang như Tây đẻ". Tớ hỏi Tây đẻ là sao? Bà cụ tớ giải thích mấy đưa Tây lúc đẻ nó ngang, gặp ai cũng chửi, cả chồng nó cũng chửi. Có mấy bà VN cũng hay chửi chồng khi đẻ "chỉ vì mày mà tao phải đau như vầy". Như vậy thì không thể nào tiếng la khi đẻ nghe như tiếng rên được.

Nguyên Nhân
10-13-2011, 03:19 PM
"Nghe tiếng giống làm tình" và "thấy mặt giống làm tình" không có nghĩa là "lãng mạn hóa".

Thế CuBi đã đưa vợ đi đẻ rồi (hay đã đau đẻ rồi?) cũng như đã làm tình với một cô gái om sòm trong lúc khoái lạc rồi (hay đã om sòm trong lúc khoái lạc rồi?) và thấy rằng chúng hòan toàn không giống nhau?

Nguyên Nhân
10-13-2011, 03:30 PM
Có mấy bà VN cũng hay chửi chồng khi đẻ "chỉ vì mày mà tao phải đau như vầy". Như vậy thì không thể nào tiếng la khi đẻ nghe như tiếng rên được.

Anh Tôm không nên chỉ vì "có mấy" bà chửi chồng khi đẻ mà kết luận rằng tất cả đàn bà khi đẻ đều chửi chớ không rên. :)

Triển
10-13-2011, 08:51 PM
Bà cụ tớ hay mắng mấy đứa ngang như thế này "mày ngang như Tây đẻ". Tớ hỏi Tây đẻ là sao? Bà cụ tớ giải thích mấy đưa Tây lúc đẻ nó ngang, gặp ai cũng chửi, cả chồng nó cũng chửi. Có mấy bà VN cũng hay chửi chồng khi đẻ "chỉ vì mày mà tao phải đau như vầy". Như vậy thì không thể nào tiếng la khi đẻ nghe như tiếng rên được.
CuBi, thêm lão Tôm này không lẽ ..... cũng là dân nói lý thuyết ..... :))))) Lúc rặn đẻ cu tí cu tèo, bà đẻ phải mím môi, cắn lợi, nín thở và thở theo bà mụ đếm, chứ có sức đâu mà mắng chửi. Trước khi đẻ có cơn đau tuần hoàn lúc đó đi vòng vòng cho thai nhi xuống mau, cho tử cung rộng mở dễ......đẻ. Lúc đấy mới còn sức để rên đau ông ơi. hahahaha

tonthattue
10-14-2011, 05:54 AM
Mua đầu chợ bán cuối chợ là một thành ngữ chỉ sự buôn bán nhỏ của những người nghèo không vốn và làm ăn có tính cách giai đoạn. Ví dụ ngày Tết, xuống bến đò mua mươi bó rau, bó nhỏ lại đem lên đường phố bán; người mua muốn mua nhanh không chen lấn bẩn áo quấn. Công thức nầy được áp dụng bên Mỹ trong người Việt;đến những farmer market lớn mua hàng về phân nhỏ. Các nơi nầy giống như các tiệm convenience store 7/11, StopnGo v.v... Trong vùng Nam Los Angeles nơi xẩy ra vụ đốt thành phố kinh hoàn 1991, không có siêu thị vì kinh doanh ở đây nguy hiểm và insurance không chịu bảo kể. Những kẻ dám chơi, đi mua hàng về làm những quán nhỏ, cắt cổ rất ngọt vì dân mua hàng không có xe đi xa.
Hôm nay tôi làm việc mua đầu chợ bán cuối chợ; qua phía kia trộm bài của Lua9. Hy vọng không ai phản đối hay đưa ra tòa.

Dạy con tiếng Việt
Hai mẹ con đi dạo quanh bờ hồ, vào Thu nên gió lạnh căm, nắng Hạ yếu ớt, lá trỗ vàng và mưa rơi lất phất. Đang đi chợt đứa con gái chỉ tay lên trời, la lên nói - ô mẹ coi kìa, con vịt mà biết bay dễ thương quá - Bà mẹ này có máu tếu lâm, thấy bầy Vịt Trời trong đầu nghĩ nhanh như chớp về một chuyện vui nọ, cố nhịn cười kể cho con nghe chơi. Chuyện đó nó như vầy:

Có một con vịt đực anh hùng, ngày ngày hắn ta làm việc chăm chỉ duy trì nòi giống là " đạp " hết ráo mấy chị vịt mái cùng chuồng, cùng bầy với hắn, nhưng bao nhiêu vịt mái già, mái sồn sồn, mái tơ, mái teen mới lớn, cũng không thỏa mãn thú vịt-đực-đuôi-dài của mình, hắn ta ngắm nghía tới lui, cuối cùng chịu hết nổi, bèn lén chui rào qua " đạp " luôn mấy con gà mái của ông hàng xóm chủ trại gà.

Một ngày nọ, ông chủ trại gà thấy tên dzịt đực này nằm xụi lơ trước cổng, hai con mắt lim dim, ông khoái chí hỏi:

- Sao hết xí quách rồi hả mậy Dzịt Dzật ?

Hắn ta chu mỏ, nói: tsỵtttttt

- ??? mầy làm gì dzạ quỷ sứ ?

- Tsỵtttttt. Tôi đang nằm chờ mấy chị dzịt-trời đây...ông ồn ào quá chúng nó sợ, tui hết mần ăn.

- Nồi đất hỡi, mầy "đạp" cha nó hết bầy vịt mái, chưa đủ mầy còn chơi luôn bầy gà mái của tao, giờ mầy còn nằm rình bầy Dzịt Trời đáp xuống nữa. Cái thằng này thiệt tình, không biết nguyên nhân từ đâu mà mầy khỏe thế. Đạp bao nhiêu con cũng hổng đủ ..( chậc chậc ...sao mầy giống tao thế ).

Mẹ kể nhưng mẹ giàu đầu óc tưởng tượng quá, cố nhịn cười vì từ ngữ đầy hình dung tự phong phú của tiếng Việt mình - đạp - đạp - đạp - trong khi đứa con gái sinh ra và lớn lên tại hải ngoại, tỉnh bơ dòm mẹ, ngạc nhiên, hỏi:

- Sao nó " đạp " nhau chi vậy ? " Đạp / treten - có đâu gì đâu mà tếu !!!

Mẹ nó giờ cười lớn hơn nữa vì sự ngây ngô của con về cách dùng động từ " đạp " nhau, nhưng chưa biết phải dùng từ tương tự nào để giải thích cho con hiểu, bà nói - đạp là yêu nhau đó con ơi.

Con gái: Trời con chịu thua. Yêu gì đạp nhau đau quá trời dzậy mà yêu ??

Lúa 9
13 Okt 2011

Phụ diễn: nghe trong nhà nói, xưa kia bên ngoại tôi là địa chủ, lúa gặt về phải cho trâu đạp (không nón) thay vì đập ngay trên ruộng. Coi chừng Lúa bị "treten"

Camel
10-14-2011, 06:24 AM
CuBi, thêm lão Tôm này không lẽ ..... cũng là dân nói lý thuyết ..... :))))) Lúc rặn đẻ cu tí cu tèo, bà đẻ phải mím môi, cắn lợi, nín thở và thở theo bà mụ đếm, chứ có sức đâu mà mắng chửi. Trước khi đẻ có cơn đau tuần hoàn lúc đó đi vòng vòng cho thai nhi xuống mau, cho tử cung rộng mở dễ......đẻ. Lúc đấy mới còn sức để rên đau ông ơi. hahahaha

Ông Triển sang nhà ông nguyên nhân nói cái mửng này thì chết mất xác ! Anh Tôm nói là "bà cụ tớ" nói cơ mà :))

Triển
10-14-2011, 06:25 AM
Ông Triển sang nhà ông nguyên nhân nói cái mửng này thì chết mất xác ! Anh Tôm nói là "bà cụ tớ" nói cơ mà :))
lão Tôm có đến mấy đệ tử cơ mà, cần gì đến "bà cụ tớ" cho rình rang. :))

Angie
10-14-2011, 06:58 AM
Truyện của anh TTT làm tui nhớ Có lần mấy người trong sờ tui rủ nhau đi qua Overfelt Garden gần nhà CCC. Hôm đó có chị vịt mái gần trọc hết tóc bị chàng vịt đực lông đen ánh xanh lá cây đuổi. Bà có bằng Master trứ danh gốc Phú Lăng Xa nói tội nghiệp chị vịt bị đạp trong ngoặc kép trọc cả đầu rồi mà các ông cũng không để chị yên.

gun_ho
10-14-2011, 07:08 AM
Truyện của Nh TTT làm tui nhớ Có lần mấy người trong sờ tui rủ nhau đi qua Overfelt Garden gần nhà CCC. Hôm đó có chị vịt mái gần trọc hết tóc bị chàng vịt đực lông đen ánh xanh lá cây đuổi. Bà có bằng Master trứ danh góc Phú Lăng Xa nói tội nghiệp chị vịt bị đạp trong ngoặc kép trọc cả đầu rồi mà các ông cũng không để chị yên.

http://farm7.static.flickr.com/6175/6243725456_022813a30b.jpg

Chắc cỡ này là cùng chứ gì ?

Angie
10-14-2011, 07:28 AM
Thật giống ở nơi giai thừa gái thiếu nhỉ.

gun_ho
10-14-2011, 07:37 AM
Không biết có phải vì con bé vịt nó xinh quá hay vì giai vịt quen vơ bèo vặt tép.

CuBi
10-14-2011, 08:25 AM
http://farm7.static.flickr.com/6175/6243725456_022813a30b.jpg



- vịt mái: Đúng là đồ... vịt đực! Có mỗi việc ấy mà 4 thằng không xong! Kiếp sau mình xin làm dê chắc khớ hơn.

Angie
10-14-2011, 08:36 AM
Đấy thật là một "giai nhân", ủa lộn, "giai" vịt "xức dầu thơm" tẩm ngũ vị hương thơm ngon.

Triển
10-14-2011, 10:48 AM
- vịt mái: Đúng là đồ... vịt đực! Có mỗi việc ấy mà 4 thằng không xong! Kiếp sau mình xin làm dê chắc khớ hơn.
vịt trống chứ không phải vịt đực, tuy nhiên làm con ngựa trời "trả thù" mới đã vì sau khi "làm tình" xong là xơi tái luôn cái anh khác giống :-s


http://www.weltnaturfoto.de/images_mantiden/cd_1_20_ga_frisst_maennchen_waehrend_paarung_ngs.j pg

CuBi
10-14-2011, 11:27 AM
tuy nhiên làm con ngựa trời "trả thù" mới đã vì sau khi "làm tình" xong là xơi tái luôn cái anh khác giống :-s


Gọi là bọ ngựa mới phải chứ nhể? Có thể vì lý do trống thừa mái thiếu.

6Quit
10-14-2011, 11:48 AM
Đọc chuyện anh TTT, tui nhớ tới chuyện tiếu lâm:


Có ông nông dân kia có con bò đực rất đặc biệt, lần nào đạp với con bò cái nào là con đó sanh được 2 con nghé (thường thì bò chỉ sanh được 1 con 1 lần), cho nên ổng dùng con bò đực này chỉ để làm giống, ai cần thì mướn hàng, thiên hạ nghe tin, nhiều người đến coi .

Có ông kia dẫn hơn 10 đứa con lại gặp ông nông dân để coi con bò, ông nông dân hỏi :
- Mười mấy đứa này là con ruột của ông ?
- Đúng rồi
- Vậy thì tui nghĩ con bò của tui mới cần gặp ông chứ ông không cần gặp nó . :)):))

CuBi
10-14-2011, 11:59 AM
- Mười mấy đứa này là con ruột của ông?

Ngày xưa, trung bình một gia đình lao dộng sinh khoảng 8 đứa con. Tôi biết gia đình kia sinh tới 13 đứa, sống đủ, sống mạnh.
Mười mấy đứa con là nhiều, nhưng chưa đủ nguyên liệu gây cười.

6Quit
10-14-2011, 12:24 PM
Ngày xưa, trung bình một gia đình lao dộng sinh khoảng 8 đứa con. Tôi biết gia đình kia sinh tới 13 đứa, sống đủ, sống mạnh.
Mười mấy đứa con là nhiều, nhưng chưa đủ nguyên liệu gây cười.

Mấy đứa mới đủ ? chắc cần thêm 5, 7 CuBi nữa...:))

CuBi
10-14-2011, 12:39 PM
Mấy đứa mới đủ ? chắc cần thêm 5, 7 CuBi nữa...:))

5, 7 CuBi vẫn chưa đủ! Thiếu 6... Quit.

6Quit
10-14-2011, 12:42 PM
5, 7 CuBi vẫn chưa đủ! Thiếu 6... Quit.

Có cần thêm 5Cam, 7Bưởi, 8Chanh gì nữa hông ......:))

CuBi
10-14-2011, 01:10 PM
Có cần thêm 5Cam, 7Bưởi, 8Chanh gì nữa hông ......:))

Quá nhiều thì e cười không nổi.

Nguyên Nhân
10-14-2011, 01:54 PM
Có ông kia dẫn hơn 10 đứa con lại gặp ông nông dân để coi con bò, ông nông dân hỏi :
- Mười mấy đứa này là con ruột của ông ?
- Đúng rồi


Ông nông dân đáng lẽ phải hỏi vợ ông kia thì mới biết chắc được.

CuBi
10-14-2011, 02:07 PM
Ông nông dân đáng lẽ phải hỏi vợ ông kia thì mới biết chắc được.

Không phải vậy đâu NN. 6Quit này là Mít lai Mỹ, ổng tưởng 10 đứa con là quá xá nhiều nên mới cười ằng ặc như thế. 6Quit đâu biết tổ tiên của Mít có tới 100 đứa con lận...

July
10-14-2011, 05:29 PM
Không phải vậy đâu NN. 6Quit này là Mít lai Mỹ, ổng tưởng 10 đứa con là quá xá nhiều nên mới cười ằng ặc như thế. 6Quit đâu biết tổ tiên của Mít có tới 100 đứa con lận...Trăm quả trứng rồi ấp ra con thì mới kham nổi 100, chứ 100 con kiểu ông bà nông dân thì có mà chết à ?

CuBi
10-14-2011, 05:40 PM
Trăm quả trứng rồi ấp ra con thì mới kham nổi 100, chứ 100 con kiểu ông bà nông dân thì có mà chết à ?

Tui nhìn thấy gà ấp trứng rồi. Người ấp trứng làm sao? 100 trứng, chắc cả 2 ông bà cùng ấp mới xuể.

6Quit
10-14-2011, 08:21 PM
Không phải vậy đâu NN. 6Quit này là Mít lai Mỹ, ổng tưởng 10 đứa con là quá xá nhiều nên mới cười ằng ặc như thế. 6Quit đâu biết tổ tiên của Mít có tới 100 đứa con lận...


Nói thiệt chứ, tui mà bị cây gai lữ long châm vào .... như thế thì tổ tiên 100 con kia có sống dậy cũng cười hổng nổi . :)):))

Đậu
10-14-2011, 08:38 PM
Tui nhìn thấy gà ấp trứng rồi. Người ấp trứng làm sao? 100 trứng, chắc cả 2 ông bà cùng ấp mới xuể.


Em đoán là chỉ có ông thôi và phải mất 50 ngày mới xong 100 trứng.

Triển
10-14-2011, 09:01 PM
Gọi là bọ ngựa mới phải chứ nhể? Có thể vì lý do trống thừa mái thiếu.
Bọ ngựa là tiếng miền Bắc, ngựa trời là tiếng miền Nam. Người Trung thì thuộc diện ăn theo. ;-)
Tuy là dễ dàng bị thân hình vĩ đại kia khỏa lấp và nuốt trọng, nhưng giống đực vẫn còn lối
thoát duy nhất là múa lửa hầu em ngựa trời to đùng kia xiêu lòng mà không thịt lót dạ bữa chiều.
Tuy nhiên để tự sinh tự diệt đỡ dã man mà cũng không bị chật đất. :) Cannibalism - ghê quá. :)

Triển
10-16-2011, 10:04 AM
Không có lương tâm = thiếu tâm
Trình độ kém = thiếu tầm
Quy mô = có tầm

gun_ho
10-16-2011, 02:02 PM
Một tuần có bảy ngày.

Ngày đầu tuần là ngày "Chúa Nhật" hay "Chủ Nhật"? Theo đúng gốc tích thì phải là Chúa Nhật mới đúng, nhưng nay phải sửa lại thành Chủ cho mọi người hài lòng?

hoài vọng
10-16-2011, 08:44 PM
Anh Súng , tôi nghĩ đổi lại là đúng nhất vì đó là ngày ông Chủ phải làm ô-sin !

Triển
10-16-2011, 09:07 PM
theo ISO 8601 định thì ngày chủ nhật là ngày cuối tuần, thứ hai là ngày đầu tuần.

gun_ho
10-16-2011, 09:55 PM
Nói chuyện gốc gác mấy ngàn năm trước mà anh, chứ Thứ hai là ngày đầu tuần được công nhận lâu rồi, đâu cần chờ tới ISO 8601 quy định đâu, ngày xưa khi tôi còn đi chặt mía vùng Bàu Cá, đi qua trường tiểu học, cứ nghe bọn nhỏ hát
"..thứ hai là ngày đầu tuần, bé hứa cố gắng chăm ngoan. thứ ba thứ tư thứ năm, hàng ngày bé luôn cố gắng. thứ sáu rồi đến thứ bảy, cô cho bé phiếu bé ngoan. ...
Bọn lớn hơn xíu thì hát
Thứ hai là ngày đầu tuần, Con chó nó cắn con heo Thứ ba, thứ tư, thứ năm. Cả nhà đưa heo đi chích Thứ sáu rồi đến thứ bảy. Con heo đau quá chết queo. Chủ nhật cả nhà đều vui vì có heo giả cầy....

Và còn một bài nữa cho bọn người lớn nhưng không tiện đăng lên đây.....

Triển
10-16-2011, 10:02 PM
Nói chuyện gốc gác mấy ngàn năm trước mà anh, chứ Thứ hai là ngày đầu tuần được công nhận lâu rồi, đâu cần chờ tới ISO 8601 quy định đâu, ngày xưa khi tôi còn đi chặt mía vùng Bàu Cá, đi qua trường tiểu học, cứ nghe bọn nhỏ hát
"..thứ hai là ngày đầu tuần, bé hứa cố gắng chăm ngoan. thứ ba thứ tư thứ năm, hàng ngày bé luôn cố gắng. thứ sáu rồi đến thứ bảy, cô cho bé phiếu bé ngoan. ...
Bọn lớn hơn xíu thì hát
Thứ hai là ngày đầu tuần, Con chó nó cắn con heo Thứ ba, thứ tư, thứ năm. Cả nhà đưa heo đi chích Thứ sáu rồi đến thứ bảy. Con heo đau quá chết queo. Chủ nhật cả nhà đều vui vì có heo giả cầy....

Và còn một bài nữa cho bọn người lớn nhưng không tiện đăng lên đây.....

Ý tôi là muốn hợp thức hóa ngôn ngữ Việt cũng không sai vì có định chuẩn quốc tế. Còn chuyện nghìn năm trước thì tôi nghĩ không liên quan đến tên gọi. Những tín đồ Ki-Tô giáo vào giáo hội Ki-Tô dựa vào ngày lễ bassat chi đó, nhưng tên gọi dường như đa số các quốc gia tính theo dương lịch vẫn gọi ngày chủ nhật là ngày của mặt trời trong thái dương hệ. Bên Châu Âu vẫn tính là ngày cuối tuần. Hoa Kỳ và một số nước khối Ả Rập thì tính ngày chủ nhật là ngày đầu tuần. Qua lý do vị tôn giáo này mà theo ISO 8601 có lẽ tốt nhất chăng anh Súng ?

gun_ho
10-17-2011, 06:27 AM
Đúng rồi anh, thống nhất thì bao giờ cũng khỏe hơn.

Tự nghĩ nếu hồi đó Moise ghi mỗi tuần còn chừng 5 ngày thì đỡ biết mấy. Tha hồ nghỉ.

Angie
10-17-2011, 06:39 AM
Bên Pháp nghe nói đã giảm giờ làm việc 40 xuống còn 35 giờ một tuần, bỏ bớt ngày nghĩ lễ nguyên một tháng, nhưng chủ hãng vẫn bắt bà con là việc với năng suất cho 40 tiếng, thiệt cả đôi bề, vừa mất ngày nghỉ vừa làm cực hơn. Tui cũng không hiểu họ chia giờ làm ra sao? Tính ra chắc được về sớm mỗi ngày nửa tiếng, thì cũng như mình nghỉ break mỗi ngày nửa tiếng thành 35 tiếng mỗi tuần.

Tính lộn, mỗi ngày họ về sớm một tiếng.

gun_ho
10-17-2011, 06:47 AM
Nghĩa là sao Ăn Gì ?

Là khối lượng công việc thì vũ như cẩn nhưng bớt giờ lại để trả lương ít hơn ?

Angie
10-17-2011, 06:53 AM
Thì bà con bên Pháp nói như vậy. Lương trả bình thường đủ như 40 h, nhưng không trả lương nghỉ một tháng hè.

Triển
10-17-2011, 11:54 AM
Đúng rồi anh, thống nhất thì bao giờ cũng khỏe hơn.

Tự nghĩ nếu hồi đó Moise ghi mỗi tuần còn chừng 5 ngày thì đỡ biết mấy. Tha hồ nghỉ.
Không được rồi anh à. Bên tôi thông thường ngày đầu tuần làm việc uể oải, và ngày cuối tuần tức là thứ sáu, thì nhân viên trông cho mau hết giờ, năng suất làm việc dĩ nhiên là theo đó giảm xuống :)
Bây giờ anh quất một tuần còn năm ngày, nghĩa là ngày làm việc chỉ còn 3, cũng có nghĩa là mỗi tuần chỉ có 1 ngày "làm việc lành lặn" .... công ty chắc là húp cháo. :))

tonthattue
10-17-2011, 12:32 PM
Nhiều chuyện là có nhiều chuyện, chứ không phải kiếm chuyện, moi móc... Nhiều điều đến trong đầu khi chạy quanh nhà nầy.

1- 40 xuống 35. Về cái mánh lới trong business, ít ai qua mặt Mỹ Quốc. Xin đi quanh mới trở lui được. Đi máy bay, có bao giờ bạn đếm có bao nhiêu trái olive trong đĩa xà lách đâu. Nhưng người sửa soạn phải đếm cho đều. Trong một hãng máy bay lớn nhất của Mỹ (không nhớ là United AirLine hay gì), viên giám đốc ăn uống ra lệnh bớt hai trái olive trên mỗi phần. Năm ấy công ty tiết kiệm gần 40 ngàn đô. Chuyện nầy có ảnh hưởng quan trọng có hại cho người tiêu thụ. Vẫn gói bánh như vậy nhưng hoặc từng đơn vị nhẹ hơn hay bớt một hai cái mà giá không thay đổi. Các chủ nhân bớt nhân viên và bắt số người còn lại phải làm tất cả công việc. 40 giờ xuống còn 35 cho thấy người Pháp còn nhân đạo. Những ông chủ nhân đạo yêu cầu mọi người giảm giờ vì thương vụ xuống, nhưng không có ai phải mất việc, chia nhau khi khó khăn. Về quản trị, điều lợi là khi doanh nghiệp lên, có ngay nhân viên, không phải thuê mướn người chưa quen việc.

2- Đầu tuần cuối tuần. Tôi thấy người Nhật nói ngày thứ nhất là cái mình gọi là thứ hai. Thiết nghĩ những chữ monday, lundi... đã có từ lâu và người Á Châu nói theo thứ tự tùy cách hiểu Cựu Uớc. Chẳng hiểu vì sao VN không có thứ nhất. Chủ nhật dịch âm Hán Việt. Chủ và chúa viết như nhau, giống như chữ vương có dấu chấm trên đầu. Nhiều người không thích chữ chúa có tính cách thiên chúa giáo. Có nhiều khác muốn chữ nầy vì lý do tôn giáo.
Dimanche, Sunday nguyên thủy được nghỉ vì lý do tôn giáo, ngày thờ phụng Chúa. Không hiểu bây giờ sao, mấy chục năm trước ở Đức ngày nầy cấm làm việc, ngay cả cắt cỏ sân trước (front yard), chuyện ni Triển Huynh biết rành là cái chắc. Vì ảnh hưởng của Puritain, thanh giáo, hầu như các tiểu bang Mỹ cấm bán rượu ngày chủ nhật, toàn ngày hay cho đến trưa. Hiện nay South Carolina cho bán ngày chủ nhật. Có người nói chủ nhật là ngày dành cho ông chủ. Sunday là ngày sướng đây.

3- Ấp trứng voi. Có ông miền thượng xuống đồng bằng trao đổi vật phẩm như muối, nồi đồng v.v...Ông thiệt thà tin bà bán trái cây nói dừa là trứng voi, mua về trùm mền nằm ấp như gà thì sẽ có voi. Lâu quá không thấy voi nở mà ông cứ trùm ấp suốt ngày, cả thôn bản trầm trồ, chụm năm chụm ba. Một bà xồn xồn đưa ra ý kiến bà sẽ vô thăm cho rõ sự tình. Bà vén mền, sợ mất hơi nóng, bà thò tay vô mò. Bà chạy ra la lớn báo tin mừng voi sẽ xuất hiện, voi đã nở nhưng chưa đủ, đã nở ra cái vòi. Xin bà con yên tâm.

Angie
10-17-2011, 01:19 PM
Đi máy bay, có bao giờ bạn đếm có bao nhiêu trái olive trong đĩa xà lách đâu. Nhưng người sửa soạn phải đếm cho đều. Trong một hãng máy bay lớn nhất của Mỹ (không nhớ là United AirLine hay gì), viên giám đốc ăn uống ra lệnh bớt hai trái olive trên mỗi phần. Năm ấy công ty tiết kiệm gần 40 ngàn đô. Chuyến bay tui đến Mỹ có cho olive cả đống, ăn thấy ghê mặn chát. Phải chi nó bỏ luôn olive đừng có cho khách ăn chắc nó tiết kiệm mấy tỉ trong >20 năm nay.

muavalam
10-17-2011, 01:34 PM
Kg biết mấy anh chị đang lan man chuyện gì nhưng m. làm chứng United Airline chiều hôm kia cho khách ăn salad không hề có olive một khoanh cũng kg có chớ nói chi một trái!

6Quit
10-17-2011, 01:40 PM
Chuyến bay tui đến Mỹ có cho olive cả đống, ăn thấy ghê mặn chát. Phải chi nó bỏ luôn olive đừng có cho khách ăn chắc nó tiết kiệm mấy tỉ trong >20 năm nay.

Hơn 20 năm mà còn nhớ trên chuyến bay ăn gì phải nói là giỏi, hèn gì "Ăn gì" là đúng .:))

Kể chuyện hồi mới qua Mỹ:

Thanks Giving đầu tiên (1975), vợ chồng thằng pông sô Mẽo kêu tui lại nhà ăn, lễ Tạ ơn thì Mẽo chuyên môn gà tây (Turkey) và mash potato (khoai lang nấu tán nhuyễn). Ngồi vô bàn, vợ nó múc cho tôi 1 đùi gà tây và một dá mash potato rồi đổ nước xốt nâu (brown gravy) lên potato, vô dĩa. Nói thiệt, đùi gà tây thấy bự quá đã ớn, còn đống mash potato with brown gravy, VN mình tui chưa thấy món này, hồi đó dòm sao nó giống bãi c.. bò ở quê tui, ớn tới càng cổ. Tui nể tình ráng nuốt hết đống mash potato, vợ nó hỏi : "Do you like it ? ", mình mới qua, đâu dám làm mất lòng pông sô, nên nói : "You like, I like ..." đại ý nói là mầy ăn được thì tao ăn được, hổng sao ... Cái con khỉ, vợ nó tưởng thiệt, chơi thêm một dá mash potato nữa vô dĩa, tui trào báng họng nhưng ráng nuốt, tối hôm đó về nhổ nước miếng sáng đêm ....:)):))


PS: Bây giờ thì mash potato ngon thí mẹ ...

Triển
10-17-2011, 10:53 PM
tối hôm đó về nhổ nước miếng sáng đêm ....
trẻ con Việt Nam ở Việt Nam, lúc vừa bắt đầu được tập ăn, được các hiền thê, các nội tướng ngoài việc mua bột bích chi cho ăn, còn bắc soong bắc nồi mua khoai tây, cà-rốt luộc, nấu, hầm, uốn, ép, sấy, gội, nhuộm ..v.v.v xong rồi tán nhuyễn ra đút cho quý tử ăn, mà đâu có nhi đồng nào phun. 6 Múi sư huynh kén ăn quá. Khó tính hơn mấy em rồi.

gun_ho
10-19-2011, 07:01 PM
Hìu = Tiền ..tiếng lóng mới từ Hà Nội.

http://www.youtube.com/watch?v=KWweMLfVADM

Triển
10-19-2011, 09:41 PM
Hìu = Tiền ..tiếng lóng mới từ Hà Nội.

http://www.youtube.com/watch?v=KWweMLfVADM


Đơn vị tiền tệ ở Quảng Bình:

1 xị = 100.000 đồng

1 chai, 1 ve = 1 triệu đồng

xin được cho làm luật = xin được cho trả tiền mãi lộ


Đơn vị tiền tệ ở Hà-Nội:

1 lô = 100.000 đồng

làm 7 lô = trả tiền mãi lộ 700.000 đồng



(*) nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/454663/Nhuc-nhoi-nan-mai-lo--%C2%A0Tra-gia-%E2%80%9Cchung-chi%E2%80%9D.html

gun_ho
10-29-2011, 04:44 PM
Sành điệu thì tôi nghe thường, nhưng thỉnh thoảng có thấy chữ "cách điệu" mà chưa hiểu thấu đáo, bạn nào biết làm ơn giải thích giúp



http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2011/10/29/16/20111029162459_3.jpg



Hồng Nhung với chiếc áo dài truyền thống cách điệu. Tuy nhiên, sự phá cách này của cô bị nhiều lời chỉ trích vì đã làm xấu đi hình ảnh chiếc áo dài dân tộc.

hoài vọng
10-29-2011, 08:21 PM
Anh Gun , tôi cũng chỉ hiểu lơ mơ chữ cách điệu có thể là làm mới ( cải cách ) sự điệu đàng của mấy cô , mấy cậu nhiều tiền , chữ nghĩa bây giờ nó...đa dạng....lắm anh ơi

tabalo
10-29-2011, 09:14 PM
anh Súng
Cách điệu theo tui hiểu là phá cách, phóng túng ,fantaisie

hoài vọng
10-29-2011, 09:36 PM
Anh Ta , từ chữ cách điệu thành chữ phá rồi phóng rồi phăng te di...chắc anh Súng ....tự xử quá !

Triển
10-29-2011, 11:22 PM
.
.


Cách điệu theo tôi hiểu là kiểu cách riêng (ngoại ngữ hay dùng chữ "style"). Chữ cách điệu không có ý nghĩa tiêu cực, xấu.




Câu: "Hồng Nhung với chiếc áo dài truyền thống cách điệu."

...tôi hiểu và tạm dịch sang theo ý tôi là:

"ca sĩ Hồng Nhung xuất hiện trong chiếc áo dài truyền thống với kiểu cách riêng."


Câu: "Tuy nhiên, sự phá cách này của cô bị nhiều lời chỉ trích vì đã làm xấu đi hình ảnh chiếc áo dài dân tộc".


....theo tôi hiểu là tác giả nói cô ca sĩ này mặc áo nhìn thấy bên trong, nhưng không mặc quần ống rộng thuần túy, vì loại hàng nhìn thấy bên trong nên dáng vóc bị thô kệch, vì mất đi cái mềm mại, tha thướt đặc trưng của chiếc áo dài thường đi chung với cái quần ống rộng. Dù cô vấn tóc bính thuần túy đất Bắc, nhưng trang phục lại không thuần túy và sang trọng.
....Tuy nhiên để hằn học hơn, thay vì tác giả bài báo bình luận Hồng Nhung không biết ăn mặc, tự làm xấu mình đi, thì tác giả bày tỏ khinh bỉ, nghĩa là kết luận rằng Hồng Nhung làm xấu đi, hủy hoại tính cách đặc trưng tha thướt, mềm mại và sang trọng của chiếc áo dài.

gun_ho
10-30-2011, 05:36 AM
Cám ơn các bác tham gia góp ý, tôi cũng có hỏi thăm một bạn quen bên diễn đàn đồng hồ thì hắn chỉ trả lời ngắn gọn "Là xì tin đó anh". Tôi cũng không tin tưởng lắm với câu trả lời này. Tuy nhiên, tôi cảm thấy câu trả lời của anh Triển có lẽ chính xác nhất, nhưng khoan cái đã, để tôi gọi thử:

_Gió ơi, em vô giúp chút đi nè.

Lòng Như Gió
10-30-2011, 06:50 AM
Anh Súng gọi thì em xin thưa.

Cũng nói trước, rằng trao đổi với anh, em không muốn mất công khệ nệ bê tự điển ra, nên sẽ nói theo những gì mình biết và nghĩ thôi nhé.

“Cách điệu” thời xưa có khi được dùng với nghĩa “dáng vẻ”, “dáng dấp”. Còn “cách điệu” thời nay được dùng rất nhiều trong ngành thiết kế thời trang, với nghĩa: làm khác đi, làm mới một kiểu dáng cũ.

Ví dụ, “áo dài cách điệu” nghĩa là áo dài được thiết kế theo những kiểu dáng mới, không rập khuôn theo kiểu truyền thống.

“Cách điệu”, như anh Triển Chiêu nói, không mang nghĩa tiêu cực. Nhiều khi, người ta còn xem sự “cách điệu” là một biểu hiện của khả năng sáng tạo nữa.

gun_ho
10-30-2011, 07:09 AM
Anh Súng gọi thì em xin thưa.


Bỗng nhiên, trong đầu anh hiện ra hình dáng một cô gái ngoan hiền :))

Vậy thì theo giải thích của em, anh Tabalo cũng đúng nữa, vì cách điệu có kèm theo sự sáng tạo, đổi mới và phá cách từ cái gì đã cũ ? Không rập khuôn theo truyền thống.

gun_ho
11-08-2011, 01:29 PM
Hôm rồi tình cờ xem cách làm bánh bột lọc, tìm chữ bột năng thì lòi ra mạch bài này

http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=306517&mpage=1&key=&#306517

:))

Vậy, bột năng là bột củ khoai mì, bột lọc cũng là bột năng nhưng của dân Huế gọi ?

Bột củ năng là một thứ hoàn toàn khác làm từ một củ khác tên củ năng ? Dùng làm món gì ?

angie
11-08-2011, 02:55 PM
Nghe nói bột củ năng là bột waterchestnut/mã thầy để làm bánh lọt.
http://dactrung.net/Bai-gc-433-Banh_Lot_La_Dua_Nuoc_Dua_(2).aspx

- 1 hộp bột củ năng "Super BangTang Water Chestnut Starch" sản xuất tại HongKong

http://stores.intuitwebsites.com/hstrial-JMartAsianFoo/catalog/IMG_1737.JPG

gun_ho
11-10-2011, 02:39 PM
Bột củ năng còn làm món gì ăn nữa hả cô ăn gì ?

Mấy hôm nay bị bà bếp sen bỏ đói mà ăn bánh lọt hoài chắc xỉu quá .

Angie
11-10-2011, 04:39 PM
Mấy gói bột đó toàn made in China hết, giục vô thùng rác cho nó gọn ghẽ.

gun_ho
11-10-2011, 05:56 PM
Mấy gói bột đó toàn made in China hết, giục vô thùng rác cho nó gọn ghẽ.


Tại nó là bột giả hay tại sao dzi ?

gun_ho
11-11-2011, 04:51 AM
........................... giục vô thùng rác..............

Chữ "giục" hay dụt cũng nghĩa khác nhau tùy miền nữa, như người Huế thì dụt là dập tắt, dụi bỏ cái gì đang cháy. Vô tới Quảng Ngãi thì không còn nghĩa đó mà là "vụt", là vất bỏ, quăng vô thùng rác. Người miền Nam cũng nói dụt (bà nó đi cho rồi...) theo nghĩa quăng bỏ chứ chẳng có nghĩa dập tắt như dân Huế.
Ngày gia đình tôi mới từ Huế dọn vô Nha Trang, có chị người làm người miền trong. Khi nồi cơm vừa sôi và cạn thì mẹ tôi nói chị "dụt bớt củi đi con" Chị ngơ ngác hỏi "dụt củi đi hả cô" "ừ dụt bớt đi, cơm cạn rồi" Vậy là chị lấy mấy thanh củi đang cháy quăng hết ra ngoài sân vừa quăng vừa nhìn mẹ tôi ngơ ngác vì cái lệnh quái lạ nọ :))

Hàn Sinh
11-12-2011, 03:00 PM
Chữ "giục" hay dụt cũng nghĩa khác nhau tùy miền nữa, như người Huế thì dụt là dập tắt, dụi bỏ cái gì đang cháy. Vô tới Quảng Ngãi thì không còn nghĩa đó mà là "vụt", là vất bỏ, quăng vô thùng rác. Người miền Nam cũng nói dụt (bà nó đi cho rồi...) theo nghĩa quăng bỏ chứ chẳng có nghĩa dập tắt như dân Huế.
Ngày gia đình tôi mới từ Huế dọn vô Nha Trang, có chị người làm người miền trong. Khi nồi cơm vừa sôi và cạn thì mẹ tôi nói chị "dụt bớt củi đi con" Chị ngơ ngác hỏi "dụt củi đi hả cô" "ừ dụt bớt đi, cơm cạn rồi" Vậy là chị lấy mấy thanh củi đang cháy quăng hết ra ngoài sân vừa quăng vừa nhìn mẹ tôi ngơ ngác vì cái lệnh quái lạ nọ :))Anh Súng,

Tôi nghĩ, Angie đã viết sai chính tả: cô ấy muốn viết là "vụt vô thùng rác" (người miền Nam phát âm chữ "vụt" thành ra "dục"). Tai đã nghe quen là "dục vô thùng rác", cô ấy lại không phân biệt được âm "d" và âm "gi" nên đã sai thêm lần nữa khi viết, là "giục vô thùng rác". Trong tiếng Việt, âm "gi" được phát âm dài hơn "d" cho dù có mài mại gần giống nhau. Chữ "giục" được tìm thấy trong hai chữ "giục giã" (thúc giục) và "giục giặc" (dùng dằng, không nhất quyết).

Hàn Sinh.

gun_ho
11-12-2011, 04:32 PM
Đành chịu vậy anh Hàn Sinh ơi, rất nhiều trường hợp người ta viết lại, ghi lại cái âm thanh họ nghe được (như các giáo sĩ ngày xưa) và đây là một trường hợp.

Cô Ăn Gì thì thỉnh thoảng vẫn sai chính tả lai rai nên tôi đã cho chữ đó vào trong ngoặc mà có lẽ anh cũng có thấy.

Bên kia còn có chữ "giao liu" mới xuất hiện, anh có thấy hay không ?

angie
11-13-2011, 07:14 PM
Mấy bữa nay mắc bệnh lười/chán chẳng buồn nói.
Tui nhớ tui có mua một gói bột water chestnut với ý định muốn làm thử bánh lọt bằng cách đục lỗ cái lon như bà Quốc Việt chỉ trong TV hồi xưa. Về làm biếng, quên mất, rồi hộp bột đó cũng bỏ đâu trong xó nhà làm biếng kiếm. Kiếm ra chắc cũng quẳng vô thùng rác được rồi. Gần đây coi show test kitchen thấy họ nói bột mì Mỹ cũng dùng bleach là thuốc tẩy đồ giặt để nhuộm trắng, đôi khi ăn có vị thuốc tẩy, theo lời người trong show. Nghĩ rằng bột water chestnut nó cũng trắng vì tấy cho nên chắc không cần phải ăn làm gì mất công.
Còn chữ vụt nọ, chưa bao giờ đọc thấy ai viết như vậy, để giữ an toàn chắc tui cũng chỉ dùng những chữ như quăng với liệng cho nó chắc ăn.

angie
11-13-2011, 07:22 PM
http://www.youtube.com/watch?v=Sg5x-zUS5N8

Triển
11-13-2011, 08:04 PM
Nghĩ rằng bột water chestnut nó cũng trắng vì tấy cho nên chắc không cần phải ăn làm gì mất công.
Chắc sợ bi giống mai cồ chắc sần. :) j/k

angie
11-13-2011, 08:25 PM
Mai cồ bị lang beng cho nên phải ma ki i dê cho nó lẹp chai.

thuykhanh
11-13-2011, 08:29 PM
Angie,



Bởi vậy, khi nấu phở, chị dùng đường phèn ( rock sugar) màu vàng chứ không

dùng loại màu trắng :-h

angie
11-14-2011, 06:51 AM
Chị TK, em có một nhận xét về đường phèn. Đường phèn theo cách làm là để đường pha với nước để khô và đường kết tinh thành tinh thể đường có hình dạng khác thường. Đó là một cách làm sạch cát bụi trong đường vì đường ở VN đầy sạn. Cho nên chắc là mình cũng có thể dùng những loại đường khác như washed raw sugar của Hawaii thay đường phèn vừa đỡ phải đập bể những tảng tinh thể đường lớn văng tùm lum vừa có thể dùng đường đó làm việc khác như làm bánh Danish cookies có mấy hạt đường giòn giòn ở trên.

gun_ho
11-14-2011, 07:32 AM
Mía ép ra thành nước, người ta nấu kẹo lại thành "mật mía", sau đó người ta gieo "hạt mầm" cho mật mía kết tinh thành đường cát. Gieo quá nhiều mầm thì sẽ có đường cát mịn, gieo ít mầm thì có đường cát hạt lớn. Còn nếu đập một cục đường phèn thành chừng 40 cục nhỏ rồi cho vô thùng này thì sau sẽ có mấy chục cục đường phèn bự.

Đó là cách tui làm đường cách đây 30 năm theo kiểu thủ công miền quê Việt Nam

Màu vàng hay màu trắng của đường phèn hoàn toàn tùy thuộc chất lượng của "mật mía". Sạn và sỏi không thể "kết tinh" được nên chắc bị ai bỏ vào sau này .

angie
11-14-2011, 07:38 AM
Còn đám đường thốt nốt thì sao? Hôm bữa mua ở chợ Ấn một bao đường thốt nốt thơm nức mũi, nhưng cũng có mấy cục sỏi to, cho nên không thể đem xay nhỏ làm cookies được chỉ hy vọng nấu chè may ra nó lắng xuống bà con ăn không bị sạn.

gun_ho
11-14-2011, 07:52 AM
Còn đám đường thốt nốt thì sao? Hôm bữa mua ở chợ Ấn một bao đường thốt nốt thơm nức mũi, nhưng cũng có mấy cục sỏi to, cho nên không thể đem xay nhỏ làm cookies được chỉ hy vọng nấu chè may ra nó lắng xuống bà con ăn không bị sạn.

Quá trình làm đường Thốt Nốt khác với cách làm đường cát và đường phèn mà giống như là cách làm đường thẻ (hình quả trám)

Nghĩa là nước mía, nước thốt nốt được nấu kẹo lại qua nhiều chảo khác nhau và đến khi thật đặc thì người ta đổ ra khuôn (nếu nấu thêm một lúc nữa thì nó sẽ dòn như kẹo đậu phụng)
Vì quá trình làm chỉ là lấy nước mía ép từ che , lấy nước thốt nốt từ hủ từ cây Thốt Nốt rồi nấu lên thật kẹo , đổ ra khuôn mà không kết tinh, nên sạn sỏi và chất dơ là không thể tránh khỏi, đó là chưa nói đến phân chuột, thằn lằn các thứ bậy bạ khác, ngay cả nước tiểu của thằng làm biếng đi đái xa, đái đại lên đống mía cũng sẽ theo vào cục dường thẻ ra chợ bán.

Hah ha ớn chưa

Angie
11-14-2011, 08:28 AM
Nghe nói đường ngọt quá không cái gì sống được theo lời người thông dịch cho phái đoàn Mỹ ở Thái Lan, có ông thợ mổ xác chết lính Mỹ, ổng ướp xác bằng đường rồi đóng gói đắp cờ hoa mang về. Ổng được qua Mỹ cấp kỳ khỏi có chờ mỏi cổ như người ở cả trại đó.

gun_ho
11-14-2011, 09:59 AM
Nghe nói đường ngọt quá không cái gì sống được theo lời người thông dịch cho phái đoàn Mỹ ở Thái Lan, có ông thợ mổ xác chết lính Mỹ, ổng ướp xã bằng đường rồi đóng gói đắp cờ hoa mang về. Ổng được qua Mỹ cấp kỳ khỏi có chờ mỏi cổ như người ở cả trại đó.

Ngọt quá thì cái gì ngâm trong đó rất khó (lâu) phân rã, điều này đúng.

Qua Mỹ nhanh nhờ "xác Mỹ" là tin đồn tầm bậy.

Chút nữa tui rảnh, sẽ kể cho mà nghe.

Angie
11-14-2011, 10:10 AM
Theo lời người đó kể là ông đó làm phòng mổ xác, không ai chịu được lâu. Chỉ có ổng mỗi tối trước khi đi làm là ổng nhậu cho thiệt xỉn, rồi vô rửa xác, rạch lấy hết bộ đồ lòng ra rồi cho một đống đường vô may lại.

gun_ho
11-14-2011, 10:35 AM
Nếu hỏi một người Việt rằng thời gian nào trong năm, người ta sử dụng và ăn ngọt, ăn đường nhiều nhất? Thì câu trả lời sẽ là Tết.

Người thường còn biết như thế thì dĩ nhiên là bọn lái đường, lái mía còn rành và nắm vững vấn đề hơn nhiều lắm .
Sau khi đánh giá và mua một đám mía, mướn nhân công chặt và cho xe chở về lò đường, người lái mía sẽ tùy theo lượng đường trong cây mía, xem chất lượng tốt hay xấu để cho ra loại đường nào thu lợi cao nhất, hoặc cũng có khi, họ chỉ cho nấu lại thành mật mía và để dành trong những lu lớn hay những thùng plastic thật lớn, chờ gần Tết mới đem ra cho kết tinh và quay ly tâm để thành đường cát bán vào dịp Tết(tùy nhu cầu thị trường )

Và khi đem những cái lu, cái thùng mật mía to tướng đó ra cho kết tinh, thỉnh thoảng tìm thấy con chuột, con mèo chết trong đó từ đời nào mà vẫn chưa phân hủy, còn tươi tốt như thường..

------------------------------------------------------


Ngày mới đến Mã Lai sắp qua đảo Bidong, tôi ở tại trại Marang và quen gia đình ông kia, ông khi nào cũng vui tươi, cười cười nói nói với một nét tự tin đặc biệt và he hé cho tôi biết là ông có "bùa" rất mạnh.
Khi đến Bidong tôi làm việc cho phái đoàn Hoa Kỳ và một hôm, có giới chức quân sự từ Thái Lan đến để phỏng vấn một người đặc biệt. Người được phỏng vấn chính là ông này. Tôi là người thông dịch cho cuộc phỏng vấn này.
Ông giới chức quân sự đặc biệt chỉ nói ngắn gọn lời cám ơn chân thành của chính phủ Mỹ gởi đến gia đình ông, tuy nhiên chính phủ Mỹ không bao giờ mua hài cốt của các quân nhân đã tử trận bằng tiền cũng như không đánh đổi lấy bằng sự định cư trên nước Mỹ, mọi thủ tục đều phải theo đúng thể chế nhập cư hiện hành của bộ Tư Pháp và INS.
Sau khi bắt tay cám ơn xong, ông ta nhận ba bộ hài cốt và nói sẽ đem về Mỹ để xác minh. Gia đình ông kia tiu nghỉu ra về và sau này nghe nói là bị xù, không được đi Mỹ. Ông ta tên là Lý á Đông.

RaginCajun
11-14-2011, 10:42 AM
Theo lời người đó kể là ông đó làm phòng mổ xác, không ai chịu được lâu. Chỉ có ổng mỗi tối trước khi đi làm là ổng nhậu cho thiệt xỉn, rồi vô rửa xác, rạch lấy hết bộ đồ lòng ra rồi cho một đống đường vô may lại.Không biết có đúng như vậy không, nhưng đường sẽ kích thích ruồi bay tới, chỉ có đường hóa học là ruồi không thích thôi.

angie
11-14-2011, 12:07 PM
Đó là hai người hoàn toàn khác nhau. Ông kia không hề nói mình mang hai cốt theo, ông chỉ khai phần nghề nghiệp như rứa.

Triển
11-22-2011, 10:36 AM
http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/303837_2438515453701_1576226464_2326672_1385657081 _n.jpg

gun_ho
11-27-2011, 01:27 PM
Bên kia thấy cô ăn gì viết là

".....giọng Bắc HN mới trọ trẹ khó chịu."

Hai chữ "trọ trẹ" để chỉ giọng nói nặng, khó nghe của người miền trung, đặc biệt từ Huế ra đến Nghệ An là hết . Bằng như tất cả các miền còn lại, cho dù giọng nói có khó nghe thế nào đi nữa, cũng không dùng chữ trọ trẹ để chỉ .

angie
11-27-2011, 02:02 PM
À giọng HN mới có âm hưởng Nghệ An, còn người HN cũ nghe nói tản cư sang Hồng Gai mỏ than không về lại được.

gun_ho
11-27-2011, 02:38 PM
dân Sè Gòong nghe nói cũng tản cư qua Mỹ, hèn chi về cũng nghe trọ trẹ mà hỏng hiểu tại sao.

angie
11-27-2011, 02:44 PM
Bi giờ nó kêu là giọng ba rọi. Nhà bên nội tui có ông hàng xóm qua Milpitas mở quán Minh, nhiều người biết quán đó. Ông nói ông về HN tụi nó kêu ông là HN cũ. Ông đã qua đời,thỉnh thoảng bà vợ ông có mặt ban ngày, tối thì không thấy bà.

HoangVan
11-27-2011, 03:00 PM
http://a4.sphotos.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-ash4/s720x720/303837_2438515453701_1576226464_2326672_1385657081 _n.jpg



... :)) ...

ốc
11-27-2011, 03:36 PM
Tiếng Hà Lam Linh như của em thì bị bảo là "eo éo." Tiếng Nghệ An Thanh Hoá thì "khọt khẹt." Tiếng Trung thì đúng là "trọ trẹ." Tiếng Quởng thì "eng éc." Tiếng Sè Gòong thì "rổn rảng." Tiếng Lục tỉnh thì "nhẽo nhẹt." Còn tiếng Hà nội "cũ" thì "ỏn ẻn."

gun_ho
11-27-2011, 03:58 PM
Tiếng Trung thì đúng là "trọ trẹ." Tiếng Quởng thì "eng éc."

Tại sao từ Huế đang là trọ trẹ thì vào tới Quảng Nam đã thành "eng không eng téc đèn đi ngủ" ?

Người ta giải thích là vì ngày xưa con sông Thu Bồn là ranh giới Việt Chàm, ngày Huyền Trân công chúa được gả cho Chế Mân thì nguyên xứ Qoỏng Nôm và Ngữa ngay lập tức trở thành đất Việt với dân Chàm đang sống trên vùng này. Họ phải tập nói tiếng Việt, phát âm của người Chàm khi phải chuyển qua Việt nó khác biệt đến như vậy, và những người Việt từ ngoài Bắc di cư vào xứ Quoỏng đều bị ảnh hưởng cách phát âm gốc Chàm nói tiếng Việt này .

Từ đó ta hay nghe

máy bay = mái bai
ba má = boa móa
làm ăn = lồm eng, lòm eng
giai thoại = giơa thụa, gia thọa
chạy lòng vòng= chạ làng vàng
Quảng Nam = Quoỏng Nôm
tào lao = tồ lô

angie
11-27-2011, 04:12 PM
Xóm tui năm 75 có một gia đình Quảng Ngữa và Huệ chạy loạn vô, cho nên trình độ nghe tiếng trò trè cũng lêN nhiều. Đi tìm cái bài giòng Huệ một chút.

angie
11-27-2011, 04:14 PM
Khi cô vào, bà vẫn lạnh lùng, nghiêm nghị bảo: năm tới, tôi nhờ cô phụ trách hẳn môn Văn vì tôi thấy các cô giáo người Huế cô nào phát âm cũng chuẩn. *Cô nghe mà mừng thầm trong bụng nhưng cũng chả dám mở *miệng cười vì còn sợ cái uy của bà. *Nhưng bà có biết đâu trong lúc dạy, cô đọc “dân biểu” thì các em viết ra “dân biệu”, “gia đình” viết ra “gia đinh”, “nhiệm kỳ” viết ra “nhiềm kỳ” vv! *Thật ra cái giọng Huế trọ trẹ, nằng nặng cũng khó nghe cho nên sau này đôi khi cô phải giả giọng – giả giọng cũng đâu có dễ nghe! *Chẳng qua có nhiều người đến thăm cố đô Huế, thấy cảnh đẹp người xinh nên sinh tình mà yêu Huế, chủ quan khen Huế, khen lây cả cô gái Huế, khen luôn cái giọng Huế trọ trẹ kia mà trở nên cường điệu, cứ bảo nghe cô gái Huế nói cũng như nghe tiếng oanh hót líu lo: cô không phải là nhà Huế học để nghiên cứu, phân tích tỉ mỉ về Huế, về các nét riêng biệt, đặc thù của Huế, con người Huế, giọng Huế, áo dài tím Huế, mái tóc thề của cô gái Huế nhưng cô cũng hay suy nghĩ vu vơ: cái giọng Huế mà họ khen hay kia theo cô cũng chỉ để tâm tình, thủ thỉ, thỏ thẻ, thì thầm, thậm chí thề thốt... chứ đâu phải để diễn thuyết, hùng biện phải không em?

....
Bà: hiệu trưởng

ốc
11-27-2011, 04:26 PM
Một phần khác cũng là do cách phiên âm ra chữ Quốc ngữ không chuẩn vì tai nghe không rõ hay là vì không có đủ mẫu tự. Ví dụ như các tên đất gốc Chàm Nhae Traeng, Đàe Naẻng, Phaen Raeng...

Đôi khi nghe người Úc thòi lòi phát âm tiếng Anh em tự hỏi chả biết họ có cùng một gốc gác với các đồng bào Chàm hay chăng?

passenger
11-27-2011, 05:12 PM
Quảng từ gốc Chàm.
Huế từ gốc Thái.
Thế HLL đến từ gốc nào?

"Úc" cũng có thể được đọc trại ra từ "Ốc" đấy ==> Aus...;)

gun_ho
11-27-2011, 06:41 PM
Nhưng cũng có điều lạ, là ở miền quê Khánh Huờ như Ninh Huờ chẳng hạn, ta lại không nghe boa móa mà là be mé, nước đé, con cé, cầu Hè Re .

Không biết bên nước thòi lòi có những biến dạng của dân Chàm như thế hay không ?

ốc
11-27-2011, 08:18 PM
Quảng từ gốc Chàm.
Huế từ gốc Thái.
Thế HLL đến từ gốc nào?

"Úc" cũng có thể được đọc trại ra từ "Ốc" đấy ==> Aus...;)

Em nghĩ Hà Lam Linh là chính gốc lúa nước.

Còn "Úc" là đọc theo giọng Nam kỳ chứ có nhẽ thực ra là "Út" vì đây là một nước sinh rất sau đẻ rất muộn, nói chung là vẫn còn sơ khai (em xem ảnh thấy dân chúng thì phần nhiều là ăn mặc sơ sài, và cứ nằm lăn ra trên bãi biển như dái cá chứ chả ở nhà cửa).

angie
11-27-2011, 08:46 PM
Rái cá.

ốc
11-27-2011, 09:09 PM
Ồ, em lại nghĩ là "dái cá" vì đây là loài cá duy nhất có cái... tiền liệt tuyến.

angie
11-27-2011, 09:17 PM
Con í mà là loài cá? Nhầm nhọt sang giồng giọt dz ồi

tabalo
11-27-2011, 09:21 PM
Ồ, em lại nghĩ là "dái cá" vì đây là loài cá duy nhất có cái... tiền liệt tuyến.
Cá dái chứ anh Ốc :))

ốc
11-27-2011, 09:31 PM
À, hay là "rái cá" tại vì nó có con rái (tai)?

ốc
11-27-2011, 09:35 PM
Con í mà là loài cá? Nhầm nhọt sang giồng giọt dzồi

Con nào bơi lội bì bõm dưới nước thì cũng gọi là cá thôi à: cá mập, cá voi, cá heo, mỹ nhân ngư, vân vân.

PhPhuongVy
11-27-2011, 09:37 PM
Cá ngừ.

thangtram
11-27-2011, 11:35 PM
À, hay là "rái cá" tại vì nó có con rái (tai)?

Nếu "rái" mà thêm "tai" thì phải là "ráy tai" chứ ! Sao lại là "rái" ?

ốc
11-28-2011, 05:18 AM
Dạ báo cáo anh, tại vì chữ này đi mượn tiếng nước ngoài, đọc sao thì viết vậy. "Điếc con rái." "Đi rửa rái."

Ngoài ra "dái cá" hay "rái cá" đều thấy có trong sách, trên net.

6Quit
11-28-2011, 11:13 AM
Cá dái chứ anh Ốc :))


Cá dái là cá gì vậy anh ta ? Tui nghe có mực dái chứ chưa nghe cá dái ....:))

tabalo
11-28-2011, 09:37 PM
Cá dái là cá gì vậy anh ta ? Tui nghe có mực dái chứ chưa nghe cá dái ....:))
Anh Sáu
Tại Anh Ốc nói "dái cá" tui sợ người nghe nhầm tường nói về "bình caphê" nên sửa lại " Cá dái" là loài cá có tiền liệt tuyến cho đúng với ý anh Ốc :))

Triển
11-28-2011, 10:48 PM
http://img374.imageshack.us/img374/9418/nguoinhaivnch001vt1.jpg

vị chi là 24.

gun_ho
11-29-2011, 05:52 AM
http://3.bp.blogspot.com/_vgKmNpPLX4Q/TLPGGZmQ-FI/AAAAAAAABNA/cW_f-n6yIFY/s400/DSC_0409.JPG


Cá dái .

angie
11-29-2011, 07:03 AM
http://img374.imageshack.us/img374/9418/nguoinhaivnch001vt1.jpg

vị chi là 24.Bộ từ người nhái tuyệt chủng rồi hả?

ngocdam66
11-30-2011, 08:28 AM
Về chuyện “trong sáng hóa” tiếng Việt
Từ “xưởng đẻ” quá “hoành tráng” tới “ấn tượng’!

gia tài của mẹ, một bọn lai căng
gia tài của mẹ, một lũ bội tình…
(TCS, Gia tài của mẹ)

Tình thật tôi không dám lạm bàn về chuyện chữ nghĩa tiếng Việt trong thời buổi nhiễu nhương, vàng thau lẫn lộn, trong cũng như ngoài nước. Bởi lẽ đụng tới đề tài nầy, ngoài việc dễ “va chạm” như chuyện tôn giáo, từ thiện, chính trị -y như rằng đang “khiêu vũ trên trứng”- còn có nguy cơ người viết mất tự chủ, dễ đưa tới khuynh hướng khó chế ngự: cường điệu! Hơn nữa tôi tự nhận không đủ khả năng tranh luận về chuyện ngôn ngữ, một đề tài đòi hỏi nhiều hiểu biết sâu rộng về ngữ học. Cho nên tôi chỉ cho phép mình trình bày cảm tưởng thô thiển nhưng vô cùng nhức nhối trước hiện trạng sử dụng bung thùa, hổ lốn các “từ” Việt ngữ, sau ngày 30 tháng 4 năm 1975…
-0-0-0-
Không phải đợi tới khi được đọc bài Từ “chiến hữu” đến “nhiệm trưởng” của Thuận Văn trên Việt Luận (số 2513, ngày 26.11.2010) tôi mới cảm thấy “khó ở” trong người. Từ những ngày đầu quân Bắc phương tràn ngập miền Nam VN, tôi đã “ú ớ” trước “ba giòng thác kách mệnh” tuôn chảy hằng hà sa số “từ” hoang dã vô cùng bí hiểm, thoạt nghe như tiếng khọt khẹt khác hẳn cách phát âm nhân tính, không cách chi người dân Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở xuống có thể hiểu nổi!
Vận nước nổi trôi, tù đày, đoạn đành dứt áo ra đi, vượt trùng dương tìm đất sống trên xứ người, ray rứt không nguôi về một “quê hương” buộc phải “ruồng bỏ”, những tưởng dân Việt tị nạn không còn bị mớ “từ” kách mệnh quấy rầy nữa…Nào ngờ, “ba giòng thác” oan nghiệt ấy vẫn len lỏi mưu toan nhận chìm ngôn ngữ bình thường, thông dụng trước 75 của đồng bào miền Nam xa xứ, tái định cư trên vùng đất hải ngoại tự do: Những tên lửa, ùn tắt, khẩn trương, quan hệ, tham quan, phản ánh, hoành tráng, ấn tượng, nhân dân, liệt sĩ, quá độ, thành phố,v.v… nhan nhản trên một số báo ngoài nước: các báo nầy không cần viết các “từ” quái lạ trên trong dấu ngoặt kép, mà “thư giản” sử dụng chúng “tự nhiên như người Hà Nội”!…
Vài cây bút hải ngoại còn “xơi” luôn cụm từ “hoa xuyên tuyết” của tay “anh hùng” một thời hùng hổ “khí thế” “tiến lên” xông xáo “tiếp quản” dinh Độc Lập ngày 30.4.75! Vài nhà văn “nhớn” trên vùng đất tị nạn CS còn hí hửng “cóp-pi” mấy “cụm” từ quái gỡ “nắm bắt con chữ”, “chùm ảnh” của các “đại” văn (công) sĩ XHCN, rồi hiu hiu tự đắc “ta” đã làm mới ngôn ngữ! Ô hô, con chữ! Xáo trộn văn chương với chữa đẻ chăng? Chả nhẽ các “đấng” văn sĩ phe ta muốn kiêm luôn nghề bác sĩ sản khoa? Cơ hồ như Bắc Bộ Phủ đã dàn trải thành công hệ thống truyền thông kiểu “Tần Thủy Hoàng” -chữ của Thuận Văn dùng- trên khắp các vùng đất định cư của dân Việt tị nạn cộng sản!
Chợt nhớ trong lần họp mặt thân mật cách đây không lâu, một anh bạn khoa bảng thắc mắc hỏi người viết:
-Chúng ta có nên dạy con em mình tiếng Việt mà người trong nước đang dùng để chúng không cảm thấy lạc lõng không giống ai khi giao tiếp với người dân nội địa chăng?
Tôi đã phản ứng khá mạnh:
-Anh nghĩ rằng trước 75 chúng ta không đủ danh từ thanh nhã để sử dụng trong cuộc sống hằng ngày hay sao mà anh muốn con em chúng ta học thứ tiếng Việt bị kéo trở lui về thời kỳ đồ đá: xưởng đẻ thay vì nhà hộ sinh; chỗ ỉa, chỗ đái thay vì nhà vệ sinh; khẩn trương thay vì nhanh lên; hoành tráng thay vì nguy nga đồ sộ; ấn tượng thay vì lôi cuốn sự chú ý, bắt mắt, gây chấn động; thành phố thay vì Sài Gòn, ùn tắt thay vì lưu thông ối động, tắt nghẽn, hay giản dị, kẹt xe, v.v…?
Ùn tắt? Nghe như nhái tiếng nói bằng tiếng kêu (onomatopée)! Chưa kể khẩn trương thường đi kèm tình trạng (état d’urgence), quá độ (excès) thường đi đôi với ăn uống, chơi bời! Sao không dùng quá trình hay tiến trình? Tại sao phải phản ánh mà không là báo cáo, phúc trình? Tại sao quan hệ -có thể gây ngộ nhận quan hệ trai gái- mà không là tiếp xúc? “Đại trà” là cái quái gì nhỉ? Máy truyền tin không giản đi hơn điện đài sao? Cực chuẩn chi cho cầu kỳ, vô bổ khi chỉ cần nói: đúng tiêu chuẩn? Tại sao phải tham quan mà không thăm viếng cho đỡ…lắt léo, như muốn đố vui để…chọc? Tử sĩ không tượng hình hơn liệt sĩ sao? Muốn ngụ ý (oanh) liệt sĩ, nhưng coi chừng bị hiểu nhầm (thân bại danh) liệt sĩ hay (rũ) liệt sĩ đấy!Tại sao không nói dân chúng hay người dân cho giản tiện, cho dễ hiểu mà lại cắc cớ xài chi “từ” nhân dân nặng mùi mị dân, sặc mùi đấu tố?
***
Lần đầu tôi mới nghe nói quái “từ” công hàm độc thân được sử dụng rộng rãi trên “động” địa Chuột Túi, nơi thường xuất hiện nhiều “hiện tượng” khá độc đáo trong tập thể người Việt di dân. Không rõ có phải “cụm” từ quá “hoành tráng” nầy được chuyển từ “cái nôi của loài người” sang “ấn tượng” tới đỉnh thấp của các “đấng” cổ võ “giao lưu văn hóa” tại hải ngoại chăng. Nếu không, đành phải thừa nhận bệnh “đỉnh cao…đầy óc sáng tạo củanhân dân ta” quả có “khả năng” truyền nhiễm, xâm nhập! Ô hay! Chả nhẽ có thứ công hàm phi độc thân (công-hàm-có-gia-đình)? Hết cỡ nói!
Thứ đến, thêm một “sáng tạo” khá kêu: Trưởng nhiệm! Tuy nhiên danh xưng kiểu mới nầy còn có chỗ châm chước, dù hơi “kiểu cọ”; đôi khi còn ẩn chứa cái tật muốn “nói khác” thiên hạ, chứng tỏ mình độc đáo hơn dân tầm thường!
Nếu thêm chữ sở (Trưởng nhiệm sở), còn miễn cưỡng chấp nhận dù không chính xác lắm. Bởi vì nhiệm sở là nơi mình phục vụ (hành chánh) -trong nhà binh là đơn vị. Cho nên danh xưng đơn vị trưởng trong quân đội rất đích xác. Bên hành chánh, trưởng cơ quan xác nghĩa hơn. Dĩ nhiên, tùy trách nhiệm và quyền hạn, bên hành chánh chúng ta có Tổng Giám đốc, Giám đốc, Chánh sự vụ, Chủ sự, Trưởng ty, v.v…Bên quân đội: Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn, Quân Binh chủng, Chỉ huy trưởng, Tham Mưu trưởng, Liên Đoàn trưởng, Biệt Đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng, Đại đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng…Trước 75 nào ai xài danh xưng “Trưởng nhiệm” bao giờ! Có chăng, như Thuận Văn kể, là: Trưởng đoàn (như Trưởng đoàn xây dựng nông thôn), Trưởng đài (như Trưởng đài kiểm báo), Chủ tịch, Hội trưởng, v.v…. Ngoài ra còn có Trưởng ban (soạn thảo kế hoạch, chẳng hạn) Trưởng khối (huấn luyện, thí dụ), Niên trưởng (ngọai giao đoàn), Nhạc trưởng, v.v…Tuyệt nhiên làm gì có…trưởng nhiệm!
Tự nhiên tôi muốn phì cười, liên tưởng tới sự lung túng của những ai tự xưng “trưởng nhiệm” bị thiên hạ chất vấn theo đề nghị của Thuận Văn.
Nếu là tôi, tôi sẽ nêu nghi vấn: Chẳng lẽ trưởng nhiệm là…trách nhiệm…trưởng? Thừa! Đứng đầu một cơ quan ai chẳng thấy mình có bổn phận và trách nhiệm? Và có lẽ tôi sẽ giải thích với những ai thắc mắc về danh xưng nầy như sau: Trưởng nhiệm là Trưởng nhiệm…ý! Tùy sở thích, tự do muốn chọn Trưởng gì thì xin cứ tự nhiên…trưởng “vô tư”! Không bắt buộc (facultatif) đâu! Cho vui, cho “xôm tụ” vậy mà! “Khí thế” cụi tí ti, cho le lói cuộc đời trong lứa tuổi trổ… đồi mồi!

Thêm một điều nữa về “từ” Việt kiều: Trước 75, trong nước chúng ta gọi nhau đồng bào, và gọi đồng bào ngoài nước kiều bào (ngụ ý đồng bào tạm cư ngụ tại quốc ngoại). Theo Thuận Văn, hiện nay ở hải ngoại chúng ta gọi nhau là đồng hương (theo tôi, có nghĩa là cùng một quê hương). Có một thời các quốc gia đón nhận người VN vượt biển xin tị nạn CS gọi chúng ta là…thuyền nhân !
Cưỡng chiếm miền Nam VN xong, CSBV chỉ bắt đầu gọi người Việt lưu vong là Việt kiều sau khi đã ra rả cả chục năm chửi rủa họ là “bọn phản quốc, đĩ điếm, ma cô theo chân đế quốc Mỹ phản động chạy ra nước ngoài liếm chút bơ thừa, sữa cặn”!
Cho nên không thể phủ nhận “từ” Việt kiều là “sáng tác” độc quyền của nhà cầm quyền Hà Nội -vua nói dóc và lật lọng- sau khi khám phá bọn “phản động” nầy có “khả năng” làm “con bò sữa-hải ngoại” cho chúng! CSBV cũng biết “thấy sang bắt quàng làm họ” lắm chứ! Ít ra lúc khởi đầu chiến dịch vuốt ve “khúc ruột ngàn dặm”: Láo khét trơ trẻn đến phát lợm giọng!
Đồng ý với bạn Thuận Văn, chữ Việt kiều dùng chỉ định người Việt hải ngoại là “thiếu chính xác”. Thế nhưng, tôi nghĩ Hà Nội có dụng ý rõ rệt khi gọi người Việt hải ngoại về thăm viếng quê hương là…Việt kiều: Y như Hoa kiều, Ấn kiều (trước 75),…“ở đậu, ngụ, tạm trú”, làm ăn, sinh sống tại VN mà “không có quốc tịch VN”. Tuy nhiên, cho dù người Việt hải ngọai về thăm thú quê hương ít nhiều cũng cảm thấy mình như “du-khách-nước-ngoài-du-lịch-du-ngoạn-du-hí-du-thực-trên-quê-cha-đất-tổ”, vẫn có hiễm nguy họ “bị” Hà Nội ngang nhiên coi như công dân của CHXHVN, chả cần biết họ mang bất cứ quốc tịch nào trên thế giới. Do đó họ vẫn có thể bị bắt giữ, tống giam, hạ ngục như thường! Luật pháp CHXHCN “ưu việt” thế đấy quí “Việt kiều” ạ! Quí vị chớ nên quên lời khuyên trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư: “Các em hãy lấy đó làm gương mà giữ mình”! Chớ vội hí hửng “vinh qui về làng” mà sụp hầm “cải tạo” mút mùa lệ thủy lúc nào không hay đấy!
***
Đến đây, tôi xin mạn phép góp ý với bạn Thuận Văn về “từ” chiến hữu:
Tôi chỉ được biết có chuyện lời qua tiếng lại giữa một độc giả và báo Việt Luận qua bài viết của bạn, phổ biến bản sao lá thư viết tay của vị độc giả nầy lên tiếng phản đối lần thứ ba VL sử dụng từ ngữ “chiến hữu” không thích hợp.

Tôi nghĩ, lẽ ra chuyện “tranh cãi” trên đây có thể đã không cho xảy ra, nếu kịp thời giải đáp thắc mắc, nhằm đả thông tư tưởng với vị độc giả đặt vấn đề về hai chữ “chiến hữu”…
Cũng như bạn, tôi không được đọc nội dung 2 lá thư trước của vị độc giả góp ý kiến với Chủ nhiệm VL. Thế nhưng tôi có thể đoán nội vụ nổ ra do một vài bản tin hay bài viết trên VL có dùng danh xưng chiến hữu cho các thành viên trong băng đảng mafia bên Úc. Tôi có đọc các bản tin và bài viết nầy. Và thú thật tôi có “giật mình”, lo ngại sẽ có phản ứng bất lợi. Quả nhiên!

Quả thật, các báo trong nước có gán từ “chiến hữu” cho các đồng lõa câu kết với các thành phần xã hội đen phạm tội hình sự, như cướp bóc, hiếp dâm tập thể, mãi dâm, buôn bán ma túy, tống tình, tống tiền, v.v…
Quả thật, không phải đợi đến khi ra nước ngoài, danh từ “chiến hữu” mới được các cựu quân nhân QLVNCH“đòi độc quyền từ ‘chiến hữu’ cho tập thể của mình”, như Thuận Văn đã nhận định rồi quy chụp “vị độc giả nầy đã hành xử có khác nào Tần Thủy Hoàng thuở nọ?”. (Thuận Văn đề cập tới chuyện vua Tần độc chiếm danh xưng “trẫm”, chỉ có nghĩa là “tôi” thôi).
Thật ra chữ “chiến hữu” đã được sử dụng rất phổ biến trong QLVNCH trước 75. Nhật lệnh đầu năm của vị Tổng Tham Mưu Trưởng gửi toàn quân, bao giờ cũng mở đầu như sau:
Tướng lãnh!
Sĩ quan!
Hạ sĩ quan!
Binh sĩ!
Chiến hữu các cấp!
Do đó, có thể nói danh từ “chiến hữu” đã như một từ có tính chất định chế (institutionnel), chuyên biệt(spécifique): Chiến hữu là bạn cùng chiến đấu. Nhưng ý niệm nầy chỉ hiển lộ trung thực ý nghĩa cốt yếu của nó khi ta cùng chiến đấu trong quân ngũ, trên chiến trường để bảo vệ một lý tưởng. Cho nên, tôi tưởng cần so với tiếng “frères d’armes” mới thấu đáo cốt lõi của từ “chiến hữu”: sát cánh bên nhau cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ bờ cõi quê hương.
Vì vậy, gắn danh xưng nầy cho các thành viên trong băng đảng trộm cướp, sách nhiễu mafia, dù vô tình hay cố ý, là thóa mạ những người hy sinh xương máu phục vụ một lý tưởng cao cả. Chiến hữu chống địch quân, cho dù có gây chết chóc cũng chẳng thể bị kết án là…sát nhân như các tội phạm mafia!
Hãy thử lên một bản tin: Tên mafia X và các “đồng chí” của hắn đã bị lực lượng cảnh sát tóm gọn. Rồi gửi về VN xem phản ứng của nhà đương cuộc ra sao! Chắc chắn người thảo bản tin nầy về thăm quê nhà, nếu không bị cấm cửa cũng sẽ được công an mời “làm việc”, rồi rước vô trại “cải tạo” nằm gở lịch chờ kách mệnh khoan hồng cho đi chuyến tầu suốt!
Thật tình, tôi có đọc các bản tin trong nước qua các báo hải ngoại trích đăng nguyên xi: Họ viết: tên chủ chốt băng đảng và “các chiến hữu của hắn” đã bị vây bắt! Họ có dụng ý nhục mạ QLVNCH hay chăng thì chỉ có họ, hơn ai hết, biết rõ thôi. Ta chỉ phỏng đoán, rồi lên tiếng phản đối trên báo chí hải ngoại. Còn họ, họ vẫn tiếp tục chỉ đạo các báo trong nước xài từ “chiến hữu” theo ý đồ của đảng ta nhằm châm chích bọn phản động ngụy ở nước ngoài! Thế thì Hà Nội hay anh chị em tị nạn CS đã hành sử như “Tần Thủy Hoàng ra lệnh chỉ một mình (chúng) ÔNG…” độc quyền lãnh đạo “nhân dân ta” vậy bạn Thuận Văn?
Dĩ nhiên, tập thể cựu quân nhân QLVNCH phản ứng là điều có thể chờ đợi xảy ra. Và họ cũng biết rõ chẳng bao giờ CSBV bỏ qua cơ hội lăng nhục tập thể của họ. Vụ xô ngã pho tượng “Thương tiếc” và đập phá Nghĩa trang Quân đội vẫn còn đó! Thế nhưng, với báo chí ngoài nước thì họ góp ý yêu cầu điều chỉnh. Ba lá thư của vị độc giả kể trên dẫu sao cũng vẫn còn trong vòng đối xử ôn hoà với nhau, giữa những người Việt tị nạn CS…
Theo tôi, người viết bản tin hay viết phóng sự cho VL có thể sơ ý xài chữ không đúng, do dịch bản tin viết bằng Anh hay Pháp ngữ. Hoặc không để ý đúng mức ý nghĩa của hai chữ “chiến hữu”. Tôi xin đan cử một thí dụ:
Dịch le mafiaso Z et ses acolytes…Theo Pháp Việt Tân tự điển của Thanh Nghị, Acolyte= tay chân, thuộc hạ, đồng đảng…Như vậy, đúng ra nên dịch thế nầy mới chính xác: Tên mafia XYZ và đồng bọn của hắn. Không thể nào dịch “kiểu cọ” hay theo cách châm chọc hạ nhục của CSBV: Tên mafia Z và các chiến hữu của hắn! Dịch như thế có vẻ cưỡng bức danh từ, râu ông nầy cấm cằm bà kia quá đi thôi!
Tôi nghĩ rằng sử dụng “chiến hữu” với các băng đảng cướp của giết người (nếu không có ác ý châm biếm, tầm thường hóa, thô tục hóa ý nghĩa cao quí của danh từ nầy; hoặc ẩn chứa ý hướng xấu muốn “trù đập”, “hạ giá” tập thể những chiến binh trên thế giới, chứ không riêng gì nước Việt Nam, vốn rất xứng đáng gọi nhau là…chiến hữu) thì rõ ràng xài chữ không đúng “tiêu chí ngôn ngữ” -chữ của Thuận Văn. Lý luận danh từ “chiến hữu” hoàn toàn có chỗ đứng hợp lý trong đám “anh chị” mafia là lý luận hơi…cường điệu đấy!
***
Tôi có cảm tưởng Thuận Văn hình như để ý tới yếu tố về chiết tự (khía cạnh kỹ thuật) nhiều hơn chú tâm tới chiều kích tình cảm của ngôn ngữ, có thể ảnh hưởng trên người đọc (yếu tố tâm lý). Tôi nghĩ rằng có rất nhiều từ ngữ gắn liền với lịch sử khi chúng được sử dụng. Trong số nầy, hai chữ “đồng chí” và “chiến hữu” chiếm một vị trí rất đặc biệt trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Do đó, chúng ta nên cẩn trọng khi phải dùng đến chúng. Ngoài ra, các nhóm chữ di cư, tranh đấu, xách động, xuống đường, di tản, giải phóng, cách mạng khoan hồng, cải tạo, di tản, vượt biên, ngụy quân, ngụy quyền, phản động, v.v…không thể không gây âm hưởng tình cảm -“hồ hởi” hay “uất ức”- tùy từng tập thể nghe hay đọc chúng,. Tôi hy vọng Thuận Văn không phủ nhận bình diện “thực tế” nầy trong ngôn ngữ hằng ngày hay khi viết văn…
Bởi các lẽ trên, tôi nghĩ rằng khó có thể đồng quan điểm với nhận định sau đây của Thuận Văn: “ (…) đố kỵ với ‘tiếng cộng sản’, chúng ta kỳ thị với chính tiếng Việt của chúng ta, những từ ngữ mà chúng ta tưởng là… ‘tiếng cộng sản’. Thí dụ những từ như ‘phản ảnh’, ‘thời quá độ’…”. Cho dù có “nhận ra rằng đây chính là tiếng Việt, tiếng Việt đã được Phan Khôi và Nguyễn Văn Vĩnh sử dụng từ thời nào, đã được Thanh Nghị và Lê Văn Đức ghi nhận trong các bộ tự điển xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1952 và1971” đi nữa, ý nghĩa nguyên thủy của chúng cũng đã bị CSBV bóp méo, vo tròn, “sáng tạo” theo cách riêng của Biện chứng pháp duy vật của các đồ đệ Mác-Lê. Chính Thuận Văn cũng thừa nhận như vậy!
Ngoài ra, tôi thấy hình như Thuận Văn chưa cảm thông đúng mức với những tang thương, u uất, bi phẫn, nhục nhằn mà anh chị em chúng ta đã “kinh qua” với người anh em “phía bên kia” -những người tự xưng là… “giải phóng quân”- qua chính sách bưng bích, bế môn tỏa cảng, biến đất nước thành nhà tù vĩ đại giam giữ những kẻ bị giải phóng trong vòng rào kẽm gai của những “khám-tối-biệt-giam-địa-ngục-trần-gian-cải tạo” trên nội địa, và qua sách lược tống những “công dân hạng nhì” ra khơi làm mồi cho cá mập, vô hình trung biến đại dương thành hố chôn tập thể hơn nửa triệu con dân Việt Nam! Hãy thử một lần nhớ lại một thời chúng ta là công dân hạng nhì của CHXHCNVN để thấm thấu cơn phẫn nộ của những nạn nhận từng bị CSBV trù đập chí cốt!

Xin mạn phép tác giả Đặng Diễm Bích Chi -thế hệ con em của chúng ta- phổ biến bài viết dưới đây, trích từ Blog của một người trẻ trong nước, tới độc giả Việt Luận và Thuận Văn, đặc biệt tới tập thể cựu quân nhân QLVNCH:

“Ai bán nước, ai giữ nước
khi người ta gọi bác của tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc”!

Trước giờ vẫn nghe câu “Thắng làm vua, thua làm giặc” và “Kẻ thắng viết nên lịch sử”, nhưng chưa từng thấm thía nó như lúc này!
Ngày còn cắp sách đến trường, mỗi thứ hai đứng chào dưới cờ tổ quốc, gào lên cùng lũ bạn “…cờ in máu chiến thắng” mà không biết rằng lá cờ ấy cũng có thấm máu của người thân mình, những dòng máu bị rẻ khinh, không được thừa nhận!

Khi người ta cố nhồi nhét hình ảnh về một đấng lãnh tụ vĩ đại, toàn năng vào đầu óc non trẻ của tôi, tôi đã không kháng cự, chỉ đôi lúc tự hỏi một cách lén lút “Thật là có con người như thánh sống thế ư?”. Bởi vì đôi khi những gì họ nói trước sau bất nhất. Họ chẳng bảo “Không có gì tuyệt đối và toàn vẹn” đấy sao? Hay có ngoại lệ?
Ngày đó ngây thơ đến mức nằm trong phòng đọc bài học lịch sử oang oang, không ngừng mắng chửi “ngụy”, “tay sai”, mà không nhớ rằng ba mình từng khoác áo lính của Việt Nam Cộng Hòa!
Khi người ta dạy cho tôi phỉ báng những người lính “ngụy”, coi khinh họ như nhưng kẻ không có lương tâm, những kẻ bán rẻ tổ quốc, những con người máu lạnh, giết người không gớm tay.
Thì tôi, đã thấy những người lính sa cơ ấy rất hiền lành, là những người cha, người chồng mẫu mực, những người nông dân không ngại vất vả ngoài đồng.
Thì tôi, thấy trong ánh mắt họ một nỗi đau bất lực vì không bảo vệ được tổ quốc của mình!
Thì tôi, thấy họ loay hoay tìm cho gia đình mình một con đường tươi sáng khác để đi. Họ không ngồi đó và khóc cho một quá khứ tươi đẹp đã mất, đã bị cướp mất!
Tôi đã thấy họ dạy con họ yêu tổ quốc, yêu cội nguồn, và trân trọng tình thân! (xin đừng đánh đồng như cái cách người ta đang giả vờ tự lừa dối nhau, tổ quốc không bao giờ nên hiểu là “người chiến thắng”, và “người chiến thắng” cũng không phải là tổ quốc, nếu như hôm nay tôi nói tôi chẳng có chút cảm tình nào đối với “người chiến thắng” thì không có nghĩa là tôi không yêu đất nước của tôi).
Tôi đã thấy họ tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn nơi đất khách, nhưng cái nhìn của họ vẫn hướng về nơi này một cách khắc khoải. Bởi lẽ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp họ đã bị đẩy đi xa quá xa nơi họ được sinh ra và lớn lên, nơi còn có những người thân còn ở lại! Họ có thể trở về, nhưng họ sẽ không trở về, tôi biết thế, không phải vì họ chê cố hương nghèo khó!
Khi người ta nói họ là những kẻ “vong quốc”, tôi sẽ lắc đầu bảo rằng không phải, họ là những người “vọng quốc” (luôn luôn hoài vọng về tổ quốc của mình).
Khi người ta bảo rằng họ ở bên kia bờ biển đang tìm mọi cách phá hoại an ninh quốc gia, thì tôi lại tin rằng, họ đã bày tỏ một nỗi thất vọng khôn xiết về cách “trị quốc” của “kẻ thắng”, họ đang bày tỏ niềm xót thương với những số phận đang ngày ngày tìm đến nhau trong niềm an ủi và hi vọng, dù là nhỏ nhoi. Họ đang cất lên tiếng nói giúp những những người mà họ nghĩ rằng “thấp cổ bé họng”.
Không có triều đại nào vĩnh viễn, thì sao cứ mãi lừa mị nhau về cái gọi là “muôn năm”?

Khi người ta gọi bác tôi, ba tôi và anh tôi là “giặc” thì tôi vẫn cứ tự hào về họ,
những người đàn ông Việt Nam đúng nghĩa!
Khi người ta gọi họ là “ngụy” thì tôi vẫn vô cùng kính trọng và yêu thương họ!
Bản chất không nằm ở tên gọi và lịch sử cũng không thuộc về kẻ chiến thắng!
Tôi sẽ ngẩng cao đầu vì là cháu, con và em của họ!”
***
Do yếu tố địa dư, môi trường và hoàn cảnh sinh sống, cùng một chủng tộc, người dân cùng một huyết thống vẫn có ngôn ngữ địa phương khác biệt, coi như đặc tính chuyên biệt của từng vùng trên cùng một lãnh thổ, rất dễ nhận ra khi họ nói chuyện. Không những cách phát âm mà ngay cả các từ ngữ dùng cũng rất dị biệt.
Tuy nhiên, năm 1954 với làn sóng di cư từ miền Bắc vào miền Nam, người dân di cư dễ dàng và nhanh chóng hòa nhập với dân miền Nam và miền Trung. Cả ba miền đều trộn lẫn được một số lớn danh từ trước đó chỉ thông dụng ở các miền liên hệ. không có va chạm. không có áp đặt, kiểu “tiếng miền của tôi là…nhất”! Sau 75, sự hài hòa đó không xảy ra, mà người dân khắp nước dần dà chỉ dùng những tiếng “lạ kỳ” của XNCN miền Bắc. Cho nên, có thể nói là “giải phóng quân” đã giải phóng các từ ngữ thông dụng của người dân Việt từ vĩ tuyến 17 trở xuống với phương thức “tẩy não” tiệm tiến: nhồi sọ hằng ngày, hằng giờ, hằng phút qua các loa phóng thanh loan thông báo “chỉ thị” của phường khóm!

Đôi khi tôi tự hỏi: nếu bọn đầu trộm đuôi cướp mafia cũng được coi nhau như “chiến hữu” thì khi chúng bị thương, tử thương trong lúc thanh toán nhau hay khi triệt hạ các băng đảng khác, chúng có được gọi là “thương phế binh” hay “tử sĩ” không? Và khi chúng dừng bước giang hồ, nghỉ hưu, chúng có được coi là… “cựu chiến binh”…chăng?
-0-0-0-

Cho dù có thể khiến bạn Thuận Văn buồn lòng, không cách chi tôi không nghĩ rằng, trong thủ thuật cưỡng ép sử dụng ngôn ngữ “giải phóng”, Tần Thủy Hoàng chỉ đáng là môn đệ của CSBV!
Và xin vui lòng đừng gán cung cách “độc quyền” sử dụng hay áp đặt ngôn ngữ “đồng phục” sắt máu kiểu “độc tài chuyên chính” trên đầu tập thể người Việt di dân, kẻo phải mang tiếng là biện luận… cường điệu!

Thôn trang Rêu-Phong, Xứ Tuyết, cuối thu 2010
-Lê Tấn Lộc-

gun_ho
11-30-2011, 08:12 PM
Cái bác tác giả bài này chắc là hỏng có chấp nhận Tiếng Việt đa dạng.

Bác lại lấy hai câu của TCS để mở bài, khổ thân bác.

Lòng Như Gió
12-01-2011, 08:07 AM
Kể anh Súng nghe chơi câu chuyện có thật sau đây nhé.

Có lần, một chị kia (đã sống ở Mỹ chắc cũng tròm trèm 30 năm) nói chuyện với em mà có dùng chữ “integrity”, rồi còn lịch sự xin lỗi vì chị xa quê lâu năm nên chẳng biết “integrity” trong tiếng Việt nói làm sao. Em trả lời rằng trong tiếng Việt có thể dùng chữ “chính trực”. Chị ấy thảng thốt kêu lên: trời ơi, chữ nghĩa trong nước bây giờ như thế này sao!

(Thật ra, ngoài chữ “chính trực”, em cũng “giới thiệu” cho chị ấy một số chữ khác nữa.)

Rồi vài tháng sau, chị ấy vào Phố Cũ 3, cũng lại nhắc đến chữ “integrity” và lại giải thích là không biết chữ nào tương đương bên tiếng Việt. Có anh kia, một người trung thành với thói quen soi chữ và chê chữ Việt Cộng, đã vào trả lời rằng tiếng Việt có chữ “chính trực”. Chị ấy tấm tắc khen hay.

Bài học em rút ra ở đây là gì? Là người ta có ngửi được chữ hay không, không hẳn ở mùi của chữ, mà ở mùi của người dùng chữ.

Còn nói về chuyện có chấp nhận “tiếng Việt đa dạng” hay không, nói ra e rằng thừa, nhưng em vẫn cứ thích nhắc lại là em rất ủng hộ sự đa dạng.

Giả sử một ngày kia mình già đi, trở nên bảo thủ hơn, chỉ thấy dễ chịu với những gì quen thuộc và thấy “dị ứng” với những cái mới lạ và (theo mình là) kệch cỡm, thì em nghĩ, trước khi quyết định “dạy” tiếng Việt cho con cháu mình, em sẽ tự xét mình trước: Trong kho tiếng Việt “thanh nhã” do ông bà để lại, liệu mình có được mấy phần để làm vốn liếng? Trong vốn liếng ấy, liệu có chỗ nào mình dùng chữ sai nghĩa hoặc sai chính tả? Có khi, tự vấn đến chỗ này, mình bỗng thấy cụt hứng, chẳng muốn dạy tiếng Việt cho ai nữa, chứ thật tình là đọc những bài viết với giọng rất hùng hồn khi phê phán ngôn ngữ, mà chỉ liếc sơ đã thấy lỗi chính tả, em thấy chán làm sao ấy…

gun_ho
12-01-2011, 10:08 AM
Tới giờ này Gió mới chịu ghé quán của anh chơi !!!

Thì vậy, trong phố ba có lần anh nhắc đến chữ "khiên cưỡng" đã bị chửi như thế nào.

http://dactrung.net/Phorum/tm.aspx?m=257191&mpage=1

Nếu chửi lộn và được giải thích là chữ này đã có từ lâu lắm , ta chỉ cần ngơ ngác cười và hỏi "dẫy na"?

6Quit
12-01-2011, 11:12 AM
Tới giờ này Gió mới chịu ghé quán của anh chơi !!!

Thì vậy, trong phố ba có lần anh nhắc đến chữ "khiên cưỡng" đã bị chửi như thế nào.

http://dactrung.net/Phorum/tm.aspx?m=257191&mpage=1

Nếu chửi lộn và được giải thích là chữ này đã có từ lâu lắm , ta chỉ cần ngơ ngác cười và hỏi "dẫy na"?

"thâu dẫy nghen", nẫu nói kệ nẫu, anh (Gun) chị (Gió) cứ làm người "thàng" cho nó khỏe ...

Nhưng mà nè anh Gun, trong cái link anh cho tui đâu thấy anh, hay ngày xưa anh là umi ....

gun_ho
12-01-2011, 11:40 AM
"thâu dẫy nghen", nẫu nói kệ nẫu, anh (Gun) chị (Gió) cứ làm người "thàng" cho nó khỏe ...

Nhưng mà nè anh Gun, trong cái link anh cho tui đâu thấy anh, hay ngày xưa anh là umi ....

Không phải đâu là không phải đâu. Mấy năm đó cua trúng ào ào, tui lo kiếm tiền và láo lếu bên mấy cái diễn "Đàn" violon. Anh Umi rồi Evensong etc....là người khác, không phải tui.

Nói về xứ Nẫu, tôi có nhiều người quen và hiện tại vẫn nghe họ nói hàng ngày ở quán cà phê tại Canada này. Những con người chính hiệu ở "ngoài xứ" qua tới tận đây sinh sống và ....

"...Một năm đôi ba bận tôi lại về quê - một làng nhỏ ven sông Côn - để cúng giỗ, dẫy mả. Các anh chị tôi ở quê làm nông là chủ yếu. Nghe tôi kể chuyện phố phường, thỉnh thoảng họ lại "dẫy na?" ngạc nhiên một cách hết sức hồn nhiên. Còn tôi thì sau mỗi lần như thế, lại "dẫy á" để khẳng định lại điều mình vừa nói, vừa kể.

Trong những lúc trà dư tửu hậu, nhiều người xứ Nẫu vẫn đem câu "Yêu không yêu thì thâu, nói dứt phát" (Yêu không yêu thì thôi, nói (để) dứt khoát) ra để tếu táo với nhau rồi tự trào rằng người xứ Nẫu mình có một câu nói hay đáo để.

Sử chép: Ngày 1 tháng 3 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), nước Đại Việt mở đất đến núi Thạch Bi (Phú Yên). Đến tháng 7 năm 1471, vua Lê cho lập phủ Hoài Nhơn gồm 3 huyện là: Bồng Sơn, Phù Ly và Tuy Viễn. Từ đó người Việt bắt đầu tiến vào sinh sống trên vùng đất Bình Định, Phú Yên ngày nay.

535 năm đã trôi qua. Trải qua bao bể dâu, biến thiên của lịch sử; trải qua bao cuộc giao lưu, hợp lưu giữa các nền văn hóa, cái lắng đọng lại, chắt lọc lại chính là văn hóa và con người xứ Nẫu, trong đó có ngôn ngữ xứ Nẫu. Có thể nói, ngôn ngữ xứ Nẫu là tinh hoa của văn hóa xứ Nẫu. Ở Việt Nam, các nhà ngôn ngữ học đã chia ra 3 vùng chính: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ và phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ Trung Bộ, đương nhiên có phương ngữ xứ Nẫu.

Lâu nay, các sách ngôn ngữ học thường giới thiệu tiếng Việt như một thực thể nhất dạng. Trong thực tế, tiếng Việt rất đa dạng và luôn luôn biến đổi với những sắc thái địa phương khác nhau. Tiếc rằng, những sắc thái đó thông thường chỉ được cảm nhận, mà chưa được phân tích, lý giải tường tận.

Cũng vậy đối với phương ngữ xứ Nẫu. Hình như Bình Định, Phú Yên đã có khá nhiều bộ địa chí, những công trình văn nghệ dân gian nhưng chưa có (hoặc có nhưng rất ít) đề cập đến phương ngữ xứ Nẫu với những lý giải, phân tích cặn kẽ, tận tường.

Văn hóa Bình Định, văn hóa Phú Yên - văn hóa xứ Nẫu - không chỉ thể hiện qua những tháp Chàm trầm mặc rêu phong, qua câu hát bội thô mộc chất phác, qua điệu bài chòi mượt mà sâu lắng, qua lời than thân trách phận rền rĩ ai oán... mà còn thể hiện rõ nét qua ngôn ngữ. Giá như có một công trình nghiên cứu về phương ngữ xứ Nẫu, như Huế đã có phương ngữ xứ Huế, thì, "chu cha", hay biết bao.

Sưu tầm

-----------------------------------------

Anh Sáu có hứng thì viết thêm chút về thổ âm, ngôn ngữ vùng này đi, có gì tôi phụ anh một tay .

6Quit
12-01-2011, 11:47 AM
Anh Sáu có hứng thì viết thêm chút về thổ âm, ngôn ngữ vùng này đi, có gì tôi phụ anh một tay .



Đi lâu quên trọi trơn anh ơi, nếu anh muốn thì tui đi cóp bài (về giọng xứ nẫu) của mấy thằng bạn (còn ở VN) về dán cho vui thì được ...

gun_ho
12-01-2011, 12:59 PM
Ngày bay từ Hà Nội vô Nha Trang, buổi sáng sương mù gió bấc ảm đạm ghê lắm, nhưng sau một hồi bay trong mây mù thì mặt trời từ từ lú ra, nhìn xuống bên dưới tay trái là biển xanh, tay phải là núi xanh với một con đường nhỏ xíu (QL1) quanh co qua các thành phố , thôn làng.
Tôi chợt nghĩ, miền Trung đây rồi, xứ Nẫu là đây chứ còn gì nữa. Từ máy bay nhìn xuống, ta mới thấy ông cha mình khổ cực cay đắng biết bao trong mấy trăm năm, tìm trăm phương ngàn kế để Nam tiến, để đoạt lấy cái dải đất bé tí teo nằm chen giữa biển và núi cao kia , dải đất mà ngày nay, tàu bay bay vèo là hết , nhìn xuống có thể thấy xuyên suốt từ bên này qua bên kia......dải đất mà ta gọi là xứ Nẫu, là quê hương anh Sáu Quít.

Vậy, xứ Nẫu là từ đâu tới đâu kìa? Nếu bạn chạy xe máy từ Nha Trang ra thì sau khi qua bãi Đại Lãnh, bạn sẽ lên đèo Cả, lòng vòng một hồi bạn sẽ tiến vào địa phận tỉnh Phú Yên và ngay tại Hảo Sơn thì đó là địa đầu giới tuyến của xứ Nẫu tính từ phía nam ra.
Còn nếu tính từ phía Bắc, thì từ Quảng Nam bạn đi vào tới huyện Bình Sơn là bạn bắt đầu vào xứ Nẫu rồi đó. Thành thử tuy nói chung chung là xứ Nẫu, giọng Nẫu hay tiếng Nẫu, ta cũng nên biết chút ít về địa lý, về giọng nói và con người để phân biệt cho đúng , vì chính trong xứ Nẫu đó cũng có hai ba giọng, cách nói và phát âm khá khác nhau.
Người ngoài nghe sơ qua sẽ gộp chung làm một, nhưng nếu tinh ý và biết lắng nghe nhận xét, ta sẽ thấy giọng Nẫu ở Phổ Khánh rất khác với giọng Nẫu ở Phước Lãnh, La Hai và cũng khác với Nẫu Bồng Sơn.

Vì thế, tôi (một người gốc trọ trẹ) cố gắng viết vài bài về giọng nói xứ này, theo hiểu biết và kinh nghiệm bản thân tôi, để các bạn đọc chơi và nói dóc cho nẫu sợ, chứ không thì nẫu lại cừ mình.....

6Quit
12-01-2011, 01:38 PM
Hay lắm anh Gun, anh cứ viết đi, để tui sưu tầm và phụ một vài "high lights" cho nó thêm đậm đà ...

gun_ho
12-01-2011, 04:54 PM
Nguồn gốc chữ Nẫu thì có lẽ ai cũng đã biết là xuất xứ từ chữ nậu, bây giờ có nghĩa là người ta, ngôi thứ ba. Tôi cũng đã thấy chữ Nẩu viết với dấu hỏi nhưng nếu nghe thật kỹ và dùng mẫu tự tiếng Việt để ghi lại từ cách phát âm nghe được, tôi sẽ ghi với dấu ngã như "nhờ nẫu chĩ......nẫu kễ....." , bạn sẽ thấy tôi gõ dấu ngã trên chữ "chĩ đường", "kễ chuyện" vì người Bình Định nhất là Phú Yên thường phát âm với dấu ngã ẹo giọng một tí xíu ở những âm đó chứ không như một âm có dấu hỏi của người Bắc.

Nếu đọc đến đây , bạn có cảm tưởng giọng nẫu là một giọng kỳ cục khó nghe thì đó là hoàn toàn lỗi của tôi. Người ta có khuynh huớng cường điệu hóa vấn đề, một thổi thành hai, thành ba nghe cho thêm ấn tượng. Cũng như đứa nhỏ đi về kể chuyện phải múa máy tay chân cho thêm phần hấp dẫn, tôi cũng cố làm quá đáng dụ khị các bạn đọc chơi đó thôi.
Và nếu muốn nghe một giọng nẫu cho gin, giọng thật nẫu thì bây giờ đã khó lắm rồi. Vì phương tiện truyền thông hiện đại tối tân, người ta đi nhiều, gặp gỡ nhiều và nghe giọng các miền khác qua TV, radio, máy hát , các show ca nhạc từ Thúy Nga cho đến Hoài Linh đã làm cho dân xứ Nẫu biết được các khuyết điểm của giọng nói quê mình mà sửa , mà chỉnh đốn không ít thì nhiều....nên giờ đây, nếu bạn về ngay thành phố Quảng Ngãi như năm rồi tôi có dịp ghé, bạn sẽ nghe giọng người ta nói không khó nghe như qua lời đồn, tuy nhiên nếu để ý , bạn cũng dễ dàng nhận ra các khác biệt thật nhỏ trong cách phát âm của người nẫu vùng phía bắc qua đoạn video sau đây

http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related)

không cần nghe nhiều, chỉ hai phút đầu là quá đủ, phần sau là ca nhạc linh tinh, chẳng đáng để ý ...
... đây là giọng ở ngay thành phố Quảng Ngãi năm 2011 từ những người học sinh năm xưa của trường Trần quốc Tuấn, bằng nếu như bạn đi về Sa Huỳnh, Đức Phổ ghé vào nhà thương chị Đặng thùy Trâm thì sẽ thấy tụi con nít đang chạ làng vàng, mồi phát âm là mầu, hội thành hậu, thôi thành thâu vân vân.....

nhunguyen
12-02-2011, 05:22 AM
Nguồn gốc chữ Nẫu thì có lẽ ai cũng đã biết là xuất xứ từ chữ nậu, bây giờ có nghĩa là người ta, ngôi thứ ba. Tôi cũng đã thấy chữ Nẩu viết với dấu hỏi nhưng nếu nghe thật kỹ và dùng mẫu tự tiếng Việt để ghi lại từ cách phát âm nghe được, tôi sẽ ghi với dấu ngã như "nhờ nẫu chĩ......nẫu kễ....." , bạn sẽ thấy tôi gõ dấu ngã trên chữ "chĩ đường", "kễ chuyện" vì người Bình Định nhất là Phú Yên thường phát âm với dấu ngã ẹo giọng một tí xíu ở những âm đó chứ không như một âm có dấu hỏi của người Bắc.

Nếu đọc đến đây , bạn có cảm tưởng giọng nẫu là một giọng kỳ cục khó nghe thì đó là hoàn toàn lỗi của tôi. Người ta có khuynh huớng cường điệu hóa vấn đề, một thổi thành hai, thành ba nghe cho thêm ấn tượng. Cũng như đứa nhỏ đi về kể chuyện phải múa máy tay chân cho thêm phần hấp dẫn, tôi cũng cố làm quá đáng dụ khị các bạn đọc chơi đó thôi.
Và nếu muốn nghe một giọng nẫu cho gin, giọng thật nẫu thì bây giờ đã khó lắm rồi. Vì phương tiện truyền thông hiện đại tối tân, người ta đi nhiều, gặp gỡ nhiều và nghe giọng các miền khác qua TV, radio, máy hát , các show ca nhạc từ Thúy Nga cho đến Hoài Linh đã làm cho dân xứ Nẫu biết được các khuyết điểm của giọng nói quê mình mà sửa , mà chỉnh đốn không ít thì nhiều....nên giờ đây, nếu bạn về ngay thành phố Quảng Ngãi như năm rồi tôi có dịp ghé, bạn sẽ nghe giọng người ta nói không khó nghe như qua lời đồn, tuy nhiên nếu để ý , bạn cũng dễ dàng nhận ra các khác biệt thật nhỏ trong cách phát âm của người nẫu vùng phía bắc qua đoạn video sau đây

http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related)

không cần nghe nhiều, chỉ hai phút đầu là quá đủ, phần sau là ca nhạc linh tinh, chẳng đáng để ý ...
... đây là giọng ở ngay thành phố Quảng Ngãi năm 2011 từ những người học sinh năm xưa của trường Trần quốc Tuấn, bằng nếu như bạn đi về Sa Huỳnh, Đức Phổ ghé vào nhà thương chị Đặng thùy Trâm thì sẽ thấy tụi con nít đang chạ làng vàng, mồi phát âm là mầu, hội thành hậu, thôi thành thâu vân vân.....



Tôi có một điều thắc mắc về đề tài anh đang trình bày ( giọng Nẫu ) :
Tôi có một vài người bạn miền Trung , họ nói rằng giọng Nẫu có nhiều giọng khác nhau ( một trời luôn ) như anh kể lại…

Thí dụ như trong tỉnh Phú Yên, có những ngôi làng nho nhỏ chỉ cách nhau một dòng nước mà người làng này nói chuyện người làng kia không nghe kịp ( hay không nghe rỏ ý ) , có thật không anh >?

Nếu là sự thật thì tôi nghiệm rằng ( chỉ là đoán thôi ) : có lẽ đó là dòng nước mà họ tưới tiêu và ăn uống , qua thanh quản …( tôi thật sự không nghỉ ra được hơn những yếu tố nguyên nhân tạo thành nét đặc biệt của giọng Nẫu )

Cũng là nhiều thắc mắc tại sao chúa Nguyễn từ thế kỷ 15, dẩn dân miền Bắc vào Nam khai khẩn ( là dân miền Trung và miền Nam bây giờ ) sau vài trăm năm ,lại có hiện tượng giọng nói của tổ tiên chúng ta biến dạng nhiều sắc thái như vậy ?

( là con nước hay thổ nhưỡng vùng định cư ? )

Quách Tấn nói về miền Trung ( Xứ Trầm Hương ) cũng không minh bạch vấn đề này , hy vọng kinh nghiệm của các anh từng “Thương Về Miền Trung “ góp ý đề tài này .

Cám ơn anh Gun !




... Bổ túc :


Lý do mà tôi nghiệm thế cũng chỉ là một phần dựa vào địa chất, suối nguồn hay những mạch nước từ Trường Sơn đổ xuống hòa lẫn trong đất đai của miền Trung Việt ( ...mơ hồ và không xác định ( confirmed ) , vì chúng cần có những chuỗi thử nghiệm hóa chất, chứa trong đất và nước , trong phòng thí nghiệm …
Nhưng vô tình, một dạo tôi yêu cầu ( gần như là năn nỉ - vì phiên dịch chuyện giấy tờ quan trọng . ) mộtchị người Quãng Ngải nói chậm lại ( bằng không tôi không hiểu được chị muốn nói gì ) thì anh bạn ( chồng chị ) mới nói rằng nếu họ nói chậm lại thì họ cảm thấy mệt , tưng tức làm sao , sự hô hấp giống như là bị gián đoạn , nghèn nghẹn hay sao đó …., xui cho tôi là không có nhiều thời gian để hỏi cảm giác đó tỉ mĩ hơn ? )

RaginCajun
12-02-2011, 06:48 AM
Tớ nghĩ, giọng nói bị biến dạng từ giọng Bắc ra nhiều giọng khác, chắc vì dân gốc vùng đó khi học tiếng Việt phát âm có accent, rồi con cháu của ta, thế hệ sau, chơi với bạn bè bị lây theo. Ví dụ như tiếng Anh bên Mỹ cũng thế, mỗi vùng mỗi giọng khác nhau tùy theo nhóm dân di cư.

Trở lại nói thêm. Tớ có anh bạn người Bình Định, anh ta nói là hát bộ chứ không phải hát bội, vì lúc hát người múa máy làm điệu bộ. Không biết có đúng không?

gun_ho
12-02-2011, 07:33 AM
Chào các bác ghé quán đọc và góp ý.

Chuyện thổ âm là điều không tránh khỏi , khi mà đơn vị thôn làng được củng cố, lũy tre làng càng rậm rạp vững chắc bao nhiêu thì thổ âm, thổ ngữ lại càng được phát triển mạnh bấy nhiêu.
Ngày tôi về Hố Nai, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong miền Nam, nhưng vẫn phạm những lỗi phát âm Hà Lam Linh mà tôi sửa rất cực nhọc, cũng có rất nhiều phụ huynh nói là vì nước uống, nhưng tôi nghĩ rằng không phải , vì nước ở Hố Nai miền Đông Nam Bộ khác xa với nước uống ở Bùi Chu, Phát Diệm ngoài Bắc xa lắm nhưng tại sao con người ta vẫn phát âm y chang?
Một điều khác khá hay ho mà tôi cũng lưu ý là khi người Bắc di cư vào Nam lập xứ Bùi Chu, họ sống chung lộn với "xóm Nam" là một xóm nhỏ dân Nam Bộ đã cư ngụ ở đó rất lâu , mấy đời rồi thì phải. Lạ chưa, sau khi chung sống với nhau hơn 40 năm, mạnh ai nấy nói kiểu người nấy chứ chẳng lai với nhau tí nào.
Tôi nghĩ phải lý giải rằng tuy sống gần sát nhau, nhưng họ không chịu sinh hoạt với nhau, con cái không chơi chung, không đi lễ cùng (người trong xóm Nam đó thờ cúng ông bà) thì lấy đâu mà lai qua, lai lại được.
Cũng vậy, nếu nhìn vào một giáo phận lớn như giáo phận Bùi Chu ngoài Bắc, ta sẽ thấy họ phát âm rất giống nhau và đồng nhất, cho dù họ ở các làng Thức Hóa, làng Liễu Đề, làng Du Hiếu vân vân , vì sao? Vì họ cùng một tôn giáo, đi lễ và sinh hoạt chung, con cái cưới hỏi lẫn nhau và sống như một cộng đồng.
Nhưng nếu có một làng khác, không theo Thiên chúa giáo, bị xem là dân ngoại, thì làng đó chắc chắn sẽ có những cách ăn uống khác, thổ âm và thổ ngữ khác cho mà coi.

Quay lại với các thôn làng quê miền Trung, hai làng sát nhau nhưng lại có giọng nói thật khác là vì sao? Tôi nghĩ là đành phải lý giải rằng họ có mối thù, sự xung đột nào đó trong quá khứ, hậu hôn? điền thổ? hay là năm xưa từ hai vùng rất khác nhau ngoài miền Bắc vào Nam nay vô tình định cư sát nhau nhưng ghét nhau và không chơi với nhau, khác tôn giáo???

Tôi nghĩ đến đâu, gõ đến đó mà chưa kiểm chứng lại gì cả, mời các bạn góp ý thêm.
Dĩ nhiên tôi sẽ nói về sự phát âm nhanh của chị người Quảng nọ, mà nếu chậm lại thì sẽ bị tức thở .....

---------------------------------------

Tôi cũng dùng Hát Bộ đó anh Tôm .

ốc
12-02-2011, 08:54 AM
Khi chiếc bào thai còn triền miên suy tư trong bụng me thì nó đã nghe được thanh âm của những người chung quanh. Phần não điều khiển tiếng nói của con người đã được khởi động ngay từ giữa cái chỗ vô thiên vô địa ấy.

gun_ho
12-02-2011, 09:09 AM
Tôi có một điều thắc mắc về đề tài anh đang trình bày ( giọng Nẫu ) :
Tôi có một vài người bạn miền Trung , họ nói rằng giọng Nẫu có nhiều giọng khác nhau ( một trời luôn ) như anh kể lại…

Thí dụ như trong tỉnh Phú Yên, có những ngôi làng nho nhỏ chỉ cách nhau một dòng nước mà người làng này nói chuyện người làng kia không nghe kịp ( hay không nghe rỏ ý ) , có thật không anh >?

Nếu là sự thật thì tôi nghiệm rằng ( chỉ là đoán thôi ) : có lẽ đó là dòng nước mà họ tưới tiêu và ăn uống , qua thanh quản …( tôi thật sự không nghỉ ra được hơn những yếu tố nguyên nhân tạo thành nét đặc biệt của giọng Nẫu )

Cũng là nhiều thắc mắc tại sao chúa Nguyễn từ thế kỷ 15, dẩn dân miền Bắc vào Nam khai khẩn ( là dân miền Trung và miền Nam bây giờ ) sau vài trăm năm ,lại có hiện tượng giọng nói của tổ tiên chúng ta biến dạng nhiều sắc thái như vậy ?

( là con nước hay thổ nhưỡng vùng định cư ? )

Quách Tấn nói về miền Trung ( Xứ Trầm Hương ) cũng không minh bạch vấn đề này , hy vọng kinh nghiệm của các anh từng “Thương Về Miền Trung “ góp ý đề tài này .

Cám ơn anh Gun !




... Bổ túc :


Lý do mà tôi nghiệm thế cũng chỉ là một phần dựa vào địa chất, suối nguồn hay những mạch nước từ Trường Sơn đổ xuống hòa lẫn trong đất đai của miền Trung Việt ( ...mơ hồ và không xác định ( confirmed ) , vì chúng cần có những chuỗi thử nghiệm hóa chất, chứa trong đất và nước , trong phòng thí nghiệm …
Nhưng vô tình, một dạo tôi yêu cầu ( gần như là năn nỉ - vì phiên dịch chuyện giấy tờ quan trọng . ) mộtchị người Quãng Ngải nói chậm lại ( bằng không tôi không hiểu được chị muốn nói gì ) thì anh bạn ( chồng chị ) mới nói rằng nếu họ nói chậm lại thì họ cảm thấy mệt , tưng tức làm sao , sự hô hấp giống như là bị gián đoạn , nghèn nghẹn hay sao đó …., xui cho tôi là không có nhiều thời gian để hỏi cảm giác đó tỉ mĩ hơn ? )



Lý do giọng Bắc vào miền Trung thời vua Lê đã thay đổi thành giọng Nẫu, có lẽ tôi đã có nói sơ qua trong bài viết trước mấy trang là

Người ta giải thích là vì ngày xưa con sông Thu Bồn là ranh giới Việt Chàm, ngày Huyền Trân công chúa được gả cho Chế Mân thì nguyên xứ Qoỏng Nôm và Ngữa ngay lập tức trở thành đất Việt với dân Chàm đang sống trên vùng này. Họ phải tập nói tiếng Việt, phát âm của người Chàm khi phải chuyển qua Việt nó khác biệt đến như vậy, và những người Việt từ ngoài Bắc di cư vào xứ Quoỏng đều bị ảnh hưởng cách phát âm gốc Chàm nói tiếng Việt này


Trở lại cách nói "nhanh và khó nghe" của chị người Quảng mà anh đã có lần gặp, tôi nghĩ lỗi ở cả hai người , chị đó và anh là người nghe . Chị ta quen sống miền quê của chị, cứ nói và nghe quen thói nên không biết được giọng nói của mình khó nghe cỡ nào đối với một người vùng khác, nên chị cứ huyên thuyên mà nếu phải nói sai cái tempo đó, chị sẽ bị hụt hơi và tức ngực (heh heh).

Còn anh thì thiếu kinh nghiệm nghe giọng Quảng, nên lần đầu là anh hụt giò thì đó là chuyện đương nhiên, cứ nhớ ngày mới qua Mỹ, thấy tụi nó nói sao nhanh quá, nhưng nay khi đã có kinh nghiệm nghe giọng Mỹ, ta thấy bình thường .

Tưởng cũng nên nói thêm về giọng nói VTV4, tôi vốn ở vùng nhà quê, nên chỉ có được đài này rất mới đây, thú thật là mới nghe mấy cô xướng ngôn viên Hà Nội nói, tôi thật ngạc nhiên và bất mãn, cái giọng năm xưa đâu rồi ???

Chắc chắn là có người mới nghẹ đã bực mình và vớ cái remote, đổi đài khác. Khi đổi đài khác không thèm nghe nữa, ta đã vô tình dựng lại lũy tre làng năm xưa ngay trước mặt để rồi năm mười năm nữa, ta càng ngạc nhiên hơn, ngơ ngác hơn khi nghe cái giọng nói khó hiểu, chẳng ra làm sao của đài VTV4 phát đi từ Hà Nội .

angie
12-02-2011, 09:32 AM
bào thai còn triền miên suy tư trong bụng me thì nó đã nghe được thanh âm của những người chung quanh. Phần não điều khiển tiếng nói của con người đã được khởi động ngay từ giữa cái chỗ vô thiên vô địa ấy. Rùi nó nhớn tướng nhất định không thèm nói tiếng Việt mặc dù nó hiểu tiếng Việt rất tốt. Rồi có lần gặp gia đình nọ ông bố bị tai biến mạch não, mất khả năng nói và hiểu tiếng Anh, con nói gì bố không hiểu nữa.

ốc
12-02-2011, 09:46 PM
Bố với con không hiểu nhau cũng là chuyện tự nhiên, theo sự phân tích của Freud (Masculine psychology).

Angie
12-02-2011, 09:53 PM
Đâu cần bố con khôg hiểu nhau, có ông khác đang làm kỹ sư ngon lành, bị stroke nhẹ, khônh sao hết nhưng tự nhiên không biết tiếng Anh nữa, không làm được nghề kỹ sư nữa mà cũng không được gọi là disable.

ốc
12-02-2011, 10:06 PM
Mất hứng thú đi làm cũng không được gọi là disabled. Ức lắm.

gun_ho
12-03-2011, 05:44 AM
Mất hứng thú đi làm cũng không được gọi là disabled. Ức lắm.

Bởi vậy, điều quan trọng hàng đầu là phải biết chọn công việc mình thích để làm.

gun_ho
12-03-2011, 06:09 AM
Nếu bạn có ý định tìm nghe một giọng nẫu còn gin, chưa bị lai thì có lẽ bạn phải "về một xóm quê" để tìm nghe thử.

Vì nếu bạn quen thói sợ ruồi, ghét muỗi, kỵ nắng mà ngồi lì trên cái xe bảy chỗ có máy lạnh kia để rồi về nhà mà phát ngôn rằng "em đi đến tận xứ nẫu rồi anh ạ, thích lắm " thì tôi chả tin tí tẹo nào cả

Bạn phải lết bộ một hồi chán chê, mê mỏi và .....
"..... lòng tôi thản nhiên, nguội lạnh như trước một cảnh điêu tàn đã quen thuộc. Con suối khô, cát dưới chân kêu rào rạo, còn giữ hơi nóng âm ấm. Một đường nước con, không ngập khỏi mắt cá chân, chảy ngoằn ngoèo giữa suối. Trước khi tôi trèo lên khỏi bờ suối bên kia, một con mèo từ trong bụi bước ra cách tôi vài mươi thước tây. Nó nghẻo đầu lại nhìn một lát bằng cặp mắt buồn rầu, rồi như thấy rằng tôi không phải là một nhân vật đáng quan tâm, nó tiếp tục đi thẳng....."

Nơi bạn đến để nghe giọng nẫu gin, tinh tuyền đó sẽ không phải là cái trung tâm du lịch, không ở bãi biển đông người mà có thể là cái ga xe lửa nhỏ xíu tên Phước Lãnh, nằm tuốt tuột trong sát chân núi mà từ quốc lộ 1 đi xe máy vào tới nơi phải mất khá lâu.

Nơi đó, con người ta không biết mắc cỡ khi nói giọng nói của quê cha, họ bình thản và tự tại (không ngần ngại) khi nói năng và chuyện hiểu hay không là việc mà người nghe phải lo.

Khi đó bạn sẽ được nghe boa móa ngoài kia thành ra be mé, nhìn vào mâm cưm thì món chính là mém ké ngừ (thường là mém ruột) vân vân...

Và chỉ khi đó, bạn mới cảm nhận được hương vị thơm nồng của giọng nẫu , như mùi hương nồng đậm không quên từ một thùng lều nước mắm quê mình.

ốc
12-03-2011, 07:16 AM
Họ dùng chữ cũng toàn là những chữ không có trong tự điển tiếng Việt. Cái trốt? Nói dòn lon? Mưa on on?

gun_ho
12-03-2011, 07:30 AM
Họ dùng chữ cũng toàn là những chữ không có trong tự điển tiếng Việt. Cái trốt? Nói dòn lon? Mưa on on?

Mấy cái như trốt, cơi, trốt cúi thì phải chờ tới tiết mục Trọ Trẹ

Angie
12-03-2011, 07:38 AM
Nhớ câu đầu tiên, Mạ ru em thác cho muồi, chỉnh sửa lời ca sai của dân xứ Nghệ của you know who. Cái đó có tính là nẫu không?

U nô hu chết mãi không chôn.

gun_ho
12-03-2011, 07:44 AM
Nhớ câu đầu tiên, Mạ ru em thác cho muồi, chỉnh sửa lời ca sai của dân xứ Nghệ của you know who. Cái đó có tính là nẫu không?

U nô hu chết mãi không chôn.

Trời ơi, mất công tui viết mà không nhớ, không biết gì hết cả .


Vậy, xứ Nẫu là từ đâu tới đâu kìa? Nếu bạn chạy xe máy từ Nha Trang ra thì sau khi qua bãi Đại Lãnh, bạn sẽ lên đèo Cả, lòng vòng một hồi bạn sẽ tiến vào địa phận tỉnh Phú Yên và ngay tại Hảo Sơn thì đó là địa đầu giới tuyến của xứ Nẫu tính từ phía nam ra.
Còn nếu tính từ phía Bắc, thì từ Quảng Nam bạn đi vào tới huyện Bình Sơn là bạn bắt đầu vào xứ Nẫu rồi đó. Thành thử tuy nói chung chung là xứ Nẫu, giọng Nẫu hay tiếng Nẫu, ta cũng nên biết chút ít về địa lý, về giọng nói và con người để phân biệt cho đúng , vì chính trong xứ Nẫu đó cũng có hai ba giọng, cách nói và phát âm khá khác nhau.
Người ngoài nghe sơ qua sẽ gộp chung làm một, nhưng nếu tinh ý và biết lắng nghe nhận xét, ta sẽ thấy giọng Nẫu ở Phổ Khánh rất khác với giọng Nẫu ở Phước Lãnh, La Hai và cũng khác với Nẫu Bồng Sơn.

---------------------------

théc là ngủ, théc cho muồi là ngủ cho say (thổ ngữ và thổ âm của dân trọ trẹ) , thác chẳng phải là tiếng trọ trẹ đâu.

Angie
12-03-2011, 08:32 AM
Nghe nói nội tui gốc Thanh Hóa trọ trẹ nhưng ông không trọ trẹ tí nào mà ông Bắc rặc. Như vậy trọ trẹ tính từ Huế trở lên.

thông cởm cho sự ngớ ngẩn của tui vì mặc xóm tui đón 1 gia đình xứ Quảng và một xứ Huế là cháu bà Nguiễn Ngu Í, và một bà hàng xóm cũ nhận mặt đồng hương Qưởng Nơm Đè Nẻng và tự nhiên đổi giọng Quảng khi nói chuyện với họ. Chưa bao giờ tui nghe thấy từ Nẫu cho đến khi nghe anh Cam Công Công nói BBB là dân nẫu.

gun_ho
12-03-2011, 11:25 AM
Nghe nói nội tui gốc Thanh Hóa trọ trẹ nhưng ông không trọ trẹ tí nào mà ông Bắc rặc. Như vậy trọ trẹ tính từ Huế trở lên.

thông cởm cho sự ngớ ngẩn của tui vì mặc xóm tui đón 1 gia đình xứ Quảng và một xứ Huế là cháu bà Nguiễn Ngu Í, và một bà hàng xóm cũ nhận mặt đồng hương Qưởng Nơm Đè Nẻng và tự nhiên đổi giọng Quảng khi nói chuyện với họ. Chưa bao giờ tui nghe thấy từ Nẫu cho đến khi nghe anh Cam Công Công nói BBB là dân nẫu.


Thanh Hóa mà gọi là trọ trẹ tôi nghĩ không đúng, giọng Thanh Hóa là giọng bắc hơi nhão, cái này hỏi chị Vy là biết rành luôn.

Đây là giọng Thanh Hóa quê choa

http://www.youtube.com/watch?v=WVDT7zakozA&feature=related

Còn đây là giọng Nghệ An, chính thức từ Nghệ An tới đèo Hải Vân là quê hương trọ trẹ.

http://www.youtube.com/watch?v=CMuNORlT_Zg&feature=related


________________________________

BBB ?? Bác Bí Bếp ? Ổng là dân Bình Điện, nghe nói bỏ xứ mưa đi đâu mất rồi.

ốc
12-04-2011, 12:02 AM
Nơi bạn đến để nghe giọng nẫu gin, tinh tuyền đó sẽ không phải là cái trung tâm du lịch, không ở bãi biển đông người mà có thể là cái ga xe lửa nhỏ xíu tên Phước Lãnh, nằm tuốt tuột trong sát chân núi mà từ quốc lộ 1 đi xe máy vào tới nơi phải mất khá lâu.

Anh có để ý và còn nhớ người dân vùng này, đa số tên và họ của người ta thường là gì không thưa anh? Có giống tên người các vùng khác?

Angie
12-04-2011, 03:38 AM
http://community.vietfun.com/showthread.php?t=763648
BBB @ vietfun

gun_ho
12-04-2011, 05:10 AM
Anh có để ý và còn nhớ người dân vùng này, đa số tên và họ của người ta thường là gì không thưa anh? Có giống tên người các vùng khác?

Ga Phước Lãnh là cái ga nhỏ mà tôi hay lên, xuống xe lửa để đi bộ lên Đồng Xuân hoặc đi La Hai nên thời giờ ở đó chỉ là nằm ngồi, chờ xe chứ chẳng có bà con hay quen ai thân để biết tên.
Có người tôi quen ở miền quê Phú Yên có tên như là Bông, Kẽm (tên phái nam) nghe hơi lạ, tuy nhiên cũng có những tên rất bình thường .

ốc
12-04-2011, 07:30 AM
Dạ em chỉ muốn hỏi thử xem họ có nhiều tên Chàm như cái anh Chà Len còn đang chờ giấy phép live show ở Sài gòn.

gun_ho
12-04-2011, 08:10 AM
Ra thế.

Chàm thì có nhiều, nhưng chẳng thấy làm ca sĩ mà chỉ thấy mò cua, bắt ốc .

PhPhuongVy
12-04-2011, 08:18 AM
Tiếng trọ trẹ là do phát âm các dấu tiếng Việt không chuẩn. Có thể nói tiếng Thanh Hóa "nhà quê" nghe có lý hơn vì tiếng nhà quê là do phát âm các hợp âm, phụ âm và nguyên âm không chuẩn (tạm gọi là "làm biếng" hay không chịu "học hỏi'). Người Thanh Hóa nhà quê cũng nói "be con ghè", "ở nhè". Đa số người Thanh nói tiếng Bắc, nhưng cách nói nhão nhoẹt, nhiều nốt trong một âm. Thanh Hóa nằm phía cực Bắc của vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên người Thanh sống gần vùng núi miền Tây nói giọng nặng hơn, có thể nghe ra là trọ trẹ. Tổ tiên mấy chục đời của chị Vy bên nội có lẽ là người thượng du (dân tộc Mường), bên ngoại có lẽ là người Thái trắng, bà con xa với dân nước Đại Lý bên Tàu. Bên nội nói tiếng đặc nhà quê Thanh Hóa.

Angie
12-04-2011, 08:32 AM
Chị người Huế ở bên cạnh, đi đâu cũng nói giọng Huế dễ thương. Vô nhà tui gặp ông bà là chị xổ giọng Bắc trong khi nhà chị ai cũng nói giọng Huế với ông bà.

ốc
12-04-2011, 11:01 AM
Thế là chị cố tình nhại tiếng đấy. Tội này nặng lắm.

gun_ho
12-04-2011, 12:07 PM
Nói về khả năng "pha tiếng" tôi nghĩ là dân Huế khá giỏi. Có lẽ vì dân Huế "điếm" và có khả năng luồn lách cao hơn dân vùng khác nên khả năng nhái tiếng cũng cao hơn.

Khi pha tiếng nói, giả giọng, họ đã len lõi vào cộng đồng mới tốt hơn dân Nẫu, dân Bắc, dân Nam.

Angie
12-04-2011, 12:19 PM
Còn đối với dân nào thì chửi cha không bằng pha tiếng?

gun_ho
12-04-2011, 12:51 PM
Còn đối với dân nào thì chửi cha không bằng pha tiếng?

Pha tiếng nghĩa là nhái giọng của họ để chọc ghẹo, nên người bị nhái sẽ nổi điên còn hơn bi chửi cha.

Ngày gia đình tui dọn vô Nha Trang, tụi bạn học hay nhái mô tê răng rứa để chọc tui và đánh lộn tá lả, sau đó tui phải giả giọng Nha Trang để "hội nhập" , cái đó không thể gọi là pha tiếng được .

Một thằng nẫu (6Quit) giả bộ mô tê khi nói chuyện với một thằng trọ trẹ (Gun) thì cái đó mới là pha tiếng và gây sự để đánh nhau.

Một đứa Bắc kỳ (CCC) ăn thịt chó đen, lại giả giọng cá gô trong gỗ để chọc thằng Nam bộ (Bẹc) thì cũng bị coi là pha tiếng.

Triển
12-04-2011, 10:39 PM
Tổ tiên mấy chục đời của chị Vy bên nội có lẽ là người thượng du (dân tộc Mường), bên ngoại có lẽ là người Thái trắng, bà con xa với dân nước Đại Lý bên Tàu. Bên nội nói tiếng đặc nhà quê Thanh Hóa.

Đại Lý ngày xưa là Miến Điện bây giờ, bên ngoại chị PhuongVy là gốc Miến Điện hở ?

PhPhuongVy
12-04-2011, 10:59 PM
Miến Điện ở mãi tận phía Tây. Đại Lý xưa là vùng Vân Nam bây giờ và phía trên của miền Tây Bắc của Việt Nam. Nước Đại Lý là của nhà họ Đoàn (Chính Thuần) đó anh Triển. Bên ngoại PV gốc Thái Trắng.

Triển
12-04-2011, 11:13 PM
Miến Điện ở mãi tận phía Tây. Đại Lý xưa là vùng Vân Nam bây giờ và phía trên của miền Tây Bắc của Việt Nam. Nước Đại Lý là của nhà họ Đoàn (Chính Thuần) đó anh Triển. Bên ngoại PV gốc Thái Trắng.
Đúng rồi chị PV mới xem lại bản đồ. Bà già tôi hồi trẻ thích người Thái trắng, cứ khen là đẹp quá. Bà nói gái Việt Nam đen xì. hahaha Mà tưởng sao bà già là người Việt. Tôi thì hay pha trò nói rằng bà có thích Thái trắng thì thích, nhưng tôi thì thích ăn cơm Việt, ở nhà Tây và lấy vợ Nhựt Bổn là mong ước của tôi. Bây giờ thì ba điều ước chỉ có hai làm được, vợ Nhựt Bổn chắc đành kiếp sau. hihihihi

gun_ho
12-05-2011, 04:46 AM
http://farm8.staticflickr.com/7152/6459341505_bf0ca6dbb8.jpg


http://farm8.staticflickr.com/7143/6459341331_d3960f0a79.jpg

Triển
12-05-2011, 07:08 AM
mùa em thơm nếp xôi.
Anh Súng này dịch đi chứ.

tabalo
12-05-2011, 07:16 AM
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.Tạm hiểu : Mai Châu ! em thơm xôi nếp mùa

ốc
12-05-2011, 07:20 AM
Em đọc nhanh quá nên tưởng là "châu mai em thơm như xôi nếp."

Triển
12-05-2011, 07:24 AM
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.Tạm hiểu : Mai Châu ! em thơm xôi nếp mùa
Tôi va^~n chưa hiểu luôn anh Tà. Không có nghĩa bóng gì trong đó chứ ?

tabalo
12-05-2011, 07:26 AM
Tôi va^~n chưa hiểu luôn anh Tà. Không có nghĩa bóng gì trong đó chứ ?
Anh ốc xài nghĩa bóng còn tui thì không

gun_ho
12-05-2011, 07:33 AM
Anh ốc xài nghĩa bóng còn tui thì không

Đó là thất bại của kẻ chỉ biết nghi ngút.

gun_ho
12-05-2011, 07:36 AM
Chắc là hôm nay phải viết chút gì về đạo Bóp .

Triển
12-05-2011, 07:48 AM
Thơ bộ đội của Quang Dũng. Thấy rồi mấy cha, bóp gì bóp. "Đạo chích" thì có.

nhunguyen
12-05-2011, 08:10 AM
Tiếng trọ trẹ là do phát âm các dấu tiếng Việt không chuẩn. Có thể nói tiếng Thanh Hóa "nhà quê" nghe có lý hơn vì tiếng nhà quê là do phát âm các hợp âm, phụ âm và nguyên âm không chuẩn (tạm gọi là "làm biếng" hay không chịu "học hỏi'). Người Thanh Hóa nhà quê cũng nói "be con ghè", "ở nhè". Đa số người Thanh nói tiếng Bắc, nhưng cách nói nhão nhoẹt, nhiều nốt trong một âm. Thanh Hóa nằm phía cực Bắc của vùng Thanh Nghệ Tĩnh. Tuy nhiên người Thanh sống gần vùng núi miền Tây nói giọng nặng hơn, có thể nghe ra là trọ trẹ. Tổ tiên mấy chục đời của chị Vy bên nội có lẽ là người thượng du (dân tộc Mường), bên ngoại có lẽ là người Thái trắng, bà con xa với dân nước Đại Lý bên Tàu. Bên nội nói tiếng đặc nhà quê Thanh Hóa.


Chị là người xứ Thanh !

PhPhuongVy
12-06-2011, 12:24 PM
Tây Tiến

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.

Quang Dũng, 1948

PhPhuongVy
12-06-2011, 12:38 PM
http://farm8.staticflickr.com/7152/6459341505_bf0ca6dbb8.jpg


http://farm8.staticflickr.com/7143/6459341331_d3960f0a79.jpg

Gun Ho chắc là đã đến Mai Châu, Kim Bôi rồi? Mai Châu thuộc về Lạng Sơn? Chị cũng mơ có một lần được đến Lạng Sơn, để xem miền đất biên ải suốt bao thời kỳ lịch sử đã chịu đựng vó ngựa xâm lăng của nước Tàu. Nghe nói vùng biên giới Hoa Việt núi non hiểm trở, núi đá toàn đá tai mèo, nên Lạng Sơn là đất dễ vào nhất, quân Tàu cứ vào là kéo qua đây trước.

Những cô Thái Trắng xinh quá. Hôm nào PV phải đem hình mẹ chụp hồi còn trẻ ra khoe vẻ đẹp của người gốc Thái Trắng. Còn người Thái Trắng (thanh) mà lai người Mường (thô) thì khác một trời một vực. (Anh nhunguyen, dạ đúng PV là người xứ Thanh).

Trả lại Tiếng Việt Đa Dạng cho tiếng Việt Đa Dạng nhé.

gun_ho
12-06-2011, 12:54 PM
Cám ơn chị.

Bởi vậy, em nghĩ là đi chơi xa nên có vài bài thơ nhét trong túi, cũng là hành trang cần thiết cho chuyến đi.



(chiêu này em học mót)

6Quit
12-06-2011, 01:09 PM
Nguồn gốc chữ Nẫu thì có lẽ ai cũng đã biết là xuất xứ từ chữ nậu, bây giờ có nghĩa là người ta, ngôi thứ ba. Tôi cũng đã thấy chữ Nẩu viết với dấu hỏi nhưng nếu nghe thật kỹ và dùng mẫu tự tiếng Việt để ghi lại từ cách phát âm nghe được, tôi sẽ ghi với dấu ngã như "nhờ nẫu chĩ......nẫu kễ....." , bạn sẽ thấy tôi gõ dấu ngã trên chữ "chĩ đường", "kễ chuyện" vì người Bình Định nhất là Phú Yên thường phát âm với dấu ngã ẹo giọng một tí xíu ở những âm đó chứ không như một âm có dấu hỏi của người Bắc.

Nếu đọc đến đây , bạn có cảm tưởng giọng nẫu là một giọng kỳ cục khó nghe thì đó là hoàn toàn lỗi của tôi. Người ta có khuynh huớng cường điệu hóa vấn đề, một thổi thành hai, thành ba nghe cho thêm ấn tượng. Cũng như đứa nhỏ đi về kể chuyện phải múa máy tay chân cho thêm phần hấp dẫn, tôi cũng cố làm quá đáng dụ khị các bạn đọc chơi đó thôi.
Và nếu muốn nghe một giọng nẫu cho gin, giọng thật nẫu thì bây giờ đã khó lắm rồi. Vì phương tiện truyền thông hiện đại tối tân, người ta đi nhiều, gặp gỡ nhiều và nghe giọng các miền khác qua TV, radio, máy hát , các show ca nhạc từ Thúy Nga cho đến Hoài Linh đã làm cho dân xứ Nẫu biết được các khuyết điểm của giọng nói quê mình mà sửa , mà chỉnh đốn không ít thì nhiều....nên giờ đây, nếu bạn về ngay thành phố Quảng Ngãi như năm rồi tôi có dịp ghé, bạn sẽ nghe giọng người ta nói không khó nghe như qua lời đồn, tuy nhiên nếu để ý , bạn cũng dễ dàng nhận ra các khác biệt thật nhỏ trong cách phát âm của người nẫu vùng phía bắc qua đoạn video sau đây

http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related (http://www.youtube.com/watch?v=6VvSmxuGOsY&feature=related)

không cần nghe nhiều, chỉ hai phút đầu là quá đủ, phần sau là ca nhạc linh tinh, chẳng đáng để ý ...
... đây là giọng ở ngay thành phố Quảng Ngãi năm 2011 từ những người học sinh năm xưa của trường Trần quốc Tuấn, bằng nếu như bạn đi về Sa Huỳnh, Đức Phổ ghé vào nhà thương chị Đặng thùy Trâm thì sẽ thấy tụi con nít đang chạ làng vàng, mồi phát âm là mầu, hội thành hậu, thôi thành thâu vân vân.....


Người Bình Định, Phú Yên được gọi là người xứ Nẫu, hẳn nhiên vì "đại từ nhân xưng" "Nẫu" (bọn họ, người ta...) đã trở nên quá phổ biến với chất giọng nằng nặng, thô ráp nhưng chân thật không lẫn vào đâu được.
Ngôn ngữ của người xứ Nẫu có nhiều từ, nhiều câu rất độc đáo, cũng không lẫn vào đâu được, đã trở thành phương ngữ xứ Nẫu. Chẳng hạn, "nẫu", "dẫy ngheng" (vậy nghen), "dẫy á" (vậy đó), "dẫy na"(vậy à?), "chu cha" (có tính chất cảm thán, kiểu như "trời ơi")... Đã nghe "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... vài lần người ta có thể nhớ mãi, như ngấm vào máu thịt, không quên được bởi "nẫu", "dẫy ngheng", "dẫy á"... có quá nhiều ngữ nghĩa, sắc thái, tâm tư tình cảm - đương nhiên tùy theo ngữ cảnh.

Lúc xưa, tôi có về công tác tại một xã ven biển quận Phù Mỹ (Bình Định). Ở đó, tôi đã chứng kiến một chuyện tình thật đẹp, thật cảm động giữa một anh bị khuyết tật đôi chân với một thôn nữ hiền lành. Thương anh ngày ngày lê lết ở bến cá để xin cá, nhặt cá rơi mỗi khi thuyền về, chị chấp nhận về nâng khăn sửa túi cho anh, lại còn phải cáng đáng thêm một bà mẹ chồng đã già lọm khọm. Chị nghèo, gia đình anh cũng vậy, lại là thương phế binh, nên nương tựa vào nhau để sống. Tôi hỏi lý do tại sao chị lại bằng lòng lấy một người chồng khuyết tật, chịậm ừ giải thích vài câu rồi thẹn thùng kết luận: "Dẫy á!".
Cái câu "dẫy á" của chị tuy chỉ hai từ nhưng trong ngữ cảnh này mới đầy đủ làm sao. "Dẫy á" đã nói lên được bao điều và tôi không cần hỏi gì thêm cũng hiểu được tấm lòng của chị.

Gần đây, vào giữa trưa, lúc đang thiu thiu ngủ thì chuông điện thoại bàn réo, tôi bật dậy. Bực mình nhưng tôi vẫn phải "A lô...". Đầu dây là một giọng nói đậm chất Nẫu: "Anh Bảy hé anh Bảy, ủa, không phải na? Cho tui gặp anh Bảy chút coi!". "Dạ, đây không phải nhà anh Bảy, có lẽ chị nhầm số". "Ủa, lộn số hén? Thâu (thôi), dẫy ngheng" …..


(Sưu tầm, sửa vài chữ cho hợp với diễn đàn)

hoanghac
12-06-2011, 03:22 PM
Chào quí bạn

Ngày xưa đi học có thầy cô dạy rằng : Người Thái trắng bởi da em(hay anh) trắng , còn như tôi thì là Thái đen .

gun_ho
12-06-2011, 04:15 PM
Tôi lại nhớ là hai chữ Trắng và Đen đó là do y phục họ mặc thường có màu gì làm chủ nên có tên gọi như vậy.

=========================================

Còn đây có lẽ là gốc chữ "Mọi" trong tiếng Việt ?

http://farm8.staticflickr.com/7034/6468764121_2abe81f1e5_z.jpg

http://farm8.staticflickr.com/7005/6468773439_fbf6d6225d_z.jpg

Triển
12-10-2011, 08:37 PM
Ở bên Viện Việt Học họ bàn chữ mọi họ hàng dây mơ rễ má với rợ, rừng và man di nữa đó.
----------------
@Đàm lão đại ca: có cơ còn nguyên, có cơ phát thinh bị gẫy ngang, vụ này có nhấn mạnh vai vế hay biểu lộ điều gì khó nói nữa không ? =))

ngocdam66
12-10-2011, 09:00 PM
Ở bên Viện Việt Học họ bàn chữ mọi họ hàng dây mơ rễ má với rợ, rừng và man di nữa đó.
----------------
@Đàm lão đại ca: có cơ còn nguyên, có cơ phát thinh bị gẫy ngang, vụ này có nhấn mạnh vai vế hay biểu lộ điều gì khó nói nữa không ? =))


Vụ này phải hỏi bác Tôm hay là bác Súng^:)^

ngocdam66
12-12-2011, 03:01 PM
Có nên dùng ngôn ngữ Việt Cộng ??


::: Đào văn Bình :::


Có điều rất lạ là cho dù chúng ta (miền Nam) và cả Miền Bắc trước khi có Cộng Sản – cũng đã có “tiếng Việt trong sáng” đã học nó, đã sử dụng nó, đã gần gũi quen thuộc với nó. Bỗng dưng gần đây trên báo, đài phát thanh hoặc liên mạng toàn cầu lại xuất hiện một loại ngôn ngữ bắt chước Việt Cộng: Đó là dùng hai chữ Thông Tin để thay cho hai chữ Tin hoặc Tin Tức!

1) Về hai chữ Thông Tin (sự loan truyền tin tức):
Ở dưới xã ngày xưa chúng ta có: Phòng Thông Tin. Ở trung ương (Sài Gòn) chúng ta có Bộ Thông Tin và các Phòng Thông Tin Quốc Ngọai tại các Tòa Đại Sứ.
Chữ Thông Tin ở đây có nghĩa là gửi đi, truyền đi các tin tức. Vậy rõ ràng Thông Tin là một Động Từ (verb). Nếu nó là Danh Từ (noun) thì nghĩa của nó là sự loan truyền, sự gửi đi tin tức. Tự thân chữ Thông Tin không bao giờ có nghĩa là Tin Tức cả. Ngày xưa chúng ta thường nói “thông tin cho nhau”.
2) Còn tin tức/tin= news.
Các hãng thông tấn gửi đi bản tin chứ không gửi đi bản thông tin. (Bản tin là nói đến các tin tức thu lượm được. Bản thông tin là bản để liên lạc, thông báo cho nhau cái gì đó. Hai chữ hoàn toàn khác nhau)


Tin vắn, tin ngắn (news in brief) chứ không phải thông tin vắn
Tin hàng đầu (headlines) chứ không phải thông tin hàng đầu.
Tin khẩn cấp chứ không phải thông tin khẩn cấp. Thông tin khẩn cấp có nghĩa là thông báo khẩn cấp.
Tin trong nước chứ không phải thông tin trong nước
Tin nước ngòai, tin ngoại quốc chứ không phải thông tin ngọai quốc
Các ký giả đi săn tin chứ không đi săn thông tin.
Tin giật gân chứ không phải thông tin giật gân
Tin nhảm nhí chứ không phải thông tin nhảm nhí. Khi chúng ta nói thông tin nhảm nhí thì người đọc/người nghe có thể hiểu lầm là cơ quan đó, hãng thông tấn đó chuyên loan tin nhảm nhí.
Tin tức mình chứ không phải thông tin tức mình
Tin mừng chứ không phải thông tin mừng
Tin vui (như cưới hỏi) chứ không phải thông tin vui.
Tin buồn (như tang ma) chứ không phải thông tin buồn
Tin động trời chứ không phải thông tin động trời.
Tin sét đánh ngang đầu chứ không phải thông tin sét đáng ngang đầu
Tin hành lang chứ không phải thông tin hành lang. Thông tin hành lang là đi săn tin ở ngòai hành lang, nghe lóm, không qua phỏng vấn, trực tiếp truyền hình, họp báo v.v.. Còn tin hành lang là tin nghe lóm được từ hành lang. Hai thứ hoàn toàn khác nhau.
Tin chó cán xe, xe cán chó chứ không phải thông tin chó cán xe, thông tin xe cán chó.

Do đó khi chúng ta nói thông tin chó cán xe có nghĩa là chúng ta làm công việc đưa tin về con chó cán xe! Như thế là sai, mà phải nói là tin chó cán xe.
Ngày xưa khi gặp nhau, muốn tìm hiểu về tình hình thời sự chúng ta đều hỏi “Anh có tin tức, có tin gì mới lạ không?” Nếu chúng ta nói: “Anh có thông tin gì không?” thì người ta sẽ ngạc nhiên họăc không hiểu. Hoặc người nào hiểu biết có thể nghĩ rằng:
1. Thằng cha này nó muốn hỏi mình có đi loan truyền tin tức gì không?
2. Hoặc thằng cha này chắc ở ngoài Bắc với Việt Cộng lâu ngày nên tiêm nhiễm ngôn ngữ của Việt Cộng!

o O o
Dùng hai chữ Thông Tin để thay cho chữ Tin hoặc Tin Tức chẳng khác nào nói:
- Con sâu mỡ để thay cho cái lạp xưởng.
- Cái nồi ngồi trên cái cốc để thay cho cà-phê phin.
- Đồng hồ 2 cửa sổ thay cho đồng hồ chỉ ngày và giờ.
- Khẩn trương để thay cho nhanh lên
- Xưởng đẻ thay cho nhà bảo sanh
- Nhà ỉa thay để thay cho cầu tiêu.
- Chùm ảnh để thay cho một lọat những hình ảnh, một vài hình ảnh
- Anh muốn quản lý đời em thay vì anh muốn về chung sống với em, anh muốn lấy/cưới em.
- Tham quan để thay cho du ngoạn, thăm viếng
- Sự cố thay cho trở ngại, trục trặc
- Tranh thủ thay cho cố gắng, ráng lên
- Anh muốn liên hệ tình cảm với em để thay anh muốn làm quen với em, muốn kết bạn với em.
- Căn hộ thay cho căn nhà.
- Tư liệu thay cho tài liệu
- Đại trà để thay cho cỡ lớn, quy mô.
- Đại táo để thay cho nấu ăn tập thể, ăn chung.
- Kênh phát sóng thay cho Đài: Đài Fox News, Đài CNN, Đài Số 5, Đài SBTN…
- Phi Khẩu Tân Sơn Nhất thay cho Phi Cảng Tân Sơn Nhất (khẩu là cửa sông chính để ra vào, không thể dùng cho một phi trường được)
- Trời hôm nay có khả năng mưa thay vì hôm nay trời có thể mưa
- Người dân địa phương chủ yếu là người H’mong Hoa – thay cho dân địa phương phần lớn là người H’mong Hoa
- Đồng Bào Dân Tộc để thay cho Đồng Bào Sắc Tộc. (Dân tộc là People, Sắc Tộc là Ethnic)
- Lính gái thay cho nữ quân nhân
- Thu nhập thay cho lợi tức (lợi tức mỗi năm, mỗi tháng, lợi tức tính theo đầu người v.v..). Thuế lợi tức (income tax)
- Vietnam Air Traffic Management ngày xưa chúng ta dịch là: Quản Trị Không Lưu Việt Nam, ngày nay cán ngố Việt Cộng dịch là: Trung Tâm Quản Lý Bay Dân Dụng Việt Nam!!! Thật điên đầu và không hiểu gì cả!
- Đầu Ra, Đầu Vào (input, output) để thay cho Xuất Lượng và Nhập Lượng.
- Rất ấn tượng thay vì đáng ghi nhớ, đáng nhớ
- Đăng ký thay vì ghi tên, ghi danh, đăng bạ.
- Các anh đã quán triệt chưa? thay vì các anh đã hiểu rõ chưa?
- Học tập tốt thay vì học giỏi. Tôi còn nhớ sau ngày Cộng quân cưỡng chiếm Miền Nam, trong khi chờ đợi lệnh “học tập cải tạo” của Ủy Ban Quân Quản, nghe bài diễn văn của Phạm Văn Đồng mà vừa buồn vừa xấu hổ cho bọn lãnh đạo miền Bắc, nào là: Học tập tốt, lao động tốt, báo cáo tốt, tư tưởng tốt, quán triệt tốt, quản lý tốt, quy họach tốt, sản xuất tốt, quan hệ tốt, cảnh giác tốt…cái gì cũng tốt. Chỉ còn thiếu: Ăn tốt, đái tốt, ngủ tốt, ỉa tốt nữa là xong!Vào tù chúng tôi cứ than thở với nhau “Nó ngu dốt thế mà nó thắng mình mới đau chứ!” Ôi ! Quân Hung Nô tràn vào Trung Hoa!
- Doanh nghiệp để thay cho công ty (công ty là một hình thức tổ hợp, hùn vốn để kinh doanh. Còn doanh nghiệp giống như thương nghiệp là nghề nghiệp kinh doanh, buôn bán, nông nghiệp là làm nông, ngư nghiệp là đánh cá). Ngày hôm nay tại Việt Nam hai chữ doanh nghiệp được dùng lan tràn để thay thế cho hai chữ công ty. Sau đây mà một mẩu tin ngắn của tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn “Hội chợ A&F Expo 2005 sẽ diễn ra tại TPHCM trong năm ngày, từ ngày 6 đến 104-2005 với 100 doanh nghiệp xuất khẩu tham dự.”
-Tiêu dùng thay vì tiêu thụ
-Cây xanh thay vì cây (cây nào mà lá chẳng xanh? Nói thêm chữ xanh là thừa. Nếu tìm hiểu kỹ hơn nữa thì tại Hoa Kỳ này chúng ta thấy khó khá nhiều cây lá màu nâu, nâu đậm. Nếu nói cây xanh là sai. Nói cây là bao gồm tất cả rồi. Xin mấy ông bà ở hải ngọai đừng bắt chước Việt Cộng dùng hai chữ cây xanh).
-Quan chức để thay cho viên chức. Thật quái gở nếu ở hải ngọai này chúng ta đưa tin như sau “Một số vị lãnh đạo các đoàn thể và cộng đồng tị nạn đã gặp gỡ một số quan chức ở Bộ Ngọai Giao.”
-Xử lý thay vì giải quyết, chấn chỉnh, tu sửa v.v.. Vì Việt Cộng ngu dốt, thiếu chữ cho nên cái gì cũng dùng hai chữ xử lý: Bộ điều khiển trong máy điện tử cũng gọi là bộ xử lý. Bác sĩ giải phẫu được một ca khó khăn cũng nói là xử lý. Giải quyết giấy tờ, hồ sơ, đơn khiếu nại của dân chúng cũng gọi là xử lý. Bỏ tù người ta “mút mùa lệ thủy” cũng gọi là xử lý thích đáng!
- Bài nói thay vì bài diễn văn.
- Người phát ngôn thay cho phát ngôn viên.
- Bóng đi rất căng thay vì quả banh/bóng đi rất mạnh.
- Cú sốc thay vì bàng hoàng, kinh hoàng.
- Tình hình căng lắm thay vì tình hình căng thẳng. Tiếng Mỹ căng như sợi dây căng (stretch) còn tình hình căng thẳng là (intense situation)
- Liên Hoan Phim thay để cho đại hội điện ảnh. Ngày xưa chúng ta dùng chữ Đại Hội Điện Ảnh Cannes.
- Ô tô con để thay cho xe du lịch.
- Ùn tắc để thay cho kẹt xe, xe cộ kẹt cứng.
- Bức xúc để thay cho dồn nén, dồn ép, bực tức, đè nén.
- Đề xuất để thay cho đề nghị.
- Nghệ sĩ nhân dân? Quả tình cho tới bây giờ tôi không hiểu Nghệ Sĩ Nhân Dân là thứ nghệ sĩ gì ? Xin vị nào hiểu nghệ sĩ nhân dân là gì xin giảng cho tôi biết.

o O o
Đấy ngôn ngữ của Việt Cộng là như thế đó! Đó là thứ ngôn ngữ của lớp người chuyên vác Aka, đeo mã tấu đi giết hại đồng bào, đặt mìn phá cầu phá đường, ngồi trên dàn cao xạ bắn máy bay Mỹ, lê lết tại các công-nông-trường tập thể, sống chung đụng tại các lán, trại trên Đường Mòn Hồ Chí Minh sống nay chết mai, chui rúc tại các khu nhà tập thể tại Hà Nội không có chỗ để giải quyết sinh lý mà phải đưa nhau ra các công viên để làm tình. Trong xã hội này thì trí thức hoặc đã bị giết hết cả, nếu còn sống thì giá trị cũng không hơn cục phân, cho nên văn hóa bị hủy diệt. Khi văn hóa bị hủy diệt thì ngôn ngữ, chữ viết chết theo hoặc biến dạng theo.
Còn ngôn ngữ của miền Nam thì sao? Về cổ văn, nó là cả một sự thừa kế tinh ròng và chuyển hóa từ thời Hồng Bàng, qua các thời đại huy hoàng của Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê. Từ các áng văn chương, lịch sử trác tuyệt của các cụ Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Ngô Thời Sĩ, La Sơn Phu Tử, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm, Đặng Trần Côn. Rồi khi chữ Quốc Ngữ được phát minh, nó lại được chắp cánh thêm bởi Tản Đà, Nam Phong Tạp Chí, Hoàng Xuân Hãn, Tự Lực Văn Đoàn. Rồi khi “di cư” vào Miền Nam (Xuôi Nam một dải biên cương dặm ngàn) nó lại được phong phú hóa, đa dạng hóa, văn chương hóa bởi các Nhóm Sáng Tạo, Vũ Hoàng Chương, Doãn Quốc Sĩ, Phạm Thiên Thư, Phạm Duy. Về văn chương miền Nam lại có Đồ Chiểu, Bình Nguyên Lộc, Hồ Biểu Chánh góp phần thêm vào đó. Rồi về ngôn ngữ triết học lại có các học giả như Nguyễn Đăng Thục, Cao Văn Luận, Phạm Công Thiện, Trúc Thiên, Tuệ Sĩ, Trí Siêu. Về mặt ngôn ngữ ngọai giao, kinh tế, xã hội, hành chánh, y khoa, giáo dục chúng ta có các bậc thầy như: Nguyễn Cao Hách, Đoàn Thêm, Vũ Văn Mẫu, Phạm Biểu Tâm, Vũ Quốc Thúc v.v…Tất cả đã đóng góp, lưu truyền, kế thừa, đúc kết cho hình hài, linh hồn ngôn ngữ Việt Nam, kế thừa của ngôn ngữ Dân Tộc- mà ngôn ngữ miền Nam chính là biểu tượng còn sót lại. Ngôn ngữ Cộng Sản bây giờ là sản phẩm do lớp người ngu dốt tạo ra trong một xã hội nghèo đói, mà tầng lãnh đạo lại là một thứ đại ngu xuẩn và gian ác.
Nhìn ra ngoài thế giới, hầu hết các vị lãnh đạo nước Pháp đều xuất thân từ trường ENA (Trường Quốc Gia Hành Chánh). Hầu hết những người điều khiển nước Mỹ đều xuất thân từ các trường luật. Cứ thử nhìn xem những người lãnh đạo Việt Nam như Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn An, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết họ tốt nghiệp những trường nào? Chắc là các trường đào tạo du kích, công an, đặc công hoặc Viện Mác Lê? Lãnh đạo thì như thế, “đội ngũ cán bộ văn hóa”thì ngu dốt như thế thì nó phải sản sinh ra một thứ văn hóa, ngôn ngữ quái dị như thế. Vậy thì bảo vệ, duy trì, phát huy “Văn Hóa, Ngôn Ngữ Miền Nam” không phải chỉ là việc kỳ thị, hoặc mặc cảm đối với văn hóa Việt Cộng – mà còn là để bảo vệ, giữ gìn cho một nền văn hóa, ngôn ngữ tốt đẹp của dân tộc đang có nguy cơ diệt chủng. Nếu chúng ta không làm, chúng ta sẽ đắc tội với thế hệ con cháu mai sau.

Ghi chú:
Bài viết này cũng còn để cảm thông, chia sẻ với:
- Trịnh Thanh Thủy tác giả bài viết “Cái Chết Của Một Ngôn Ngữ: Tiếng Việt Sài Gòn Cũ”
- Chu Đậu tác giả bài viết “Nỗi Buồn Tiếng Việt”
- Nhà văn Diệu Tần tác giả bài viết “Tiếng Việt Kỳ Cục”

gun_ho
12-12-2011, 08:10 PM
Ủa! năm ngoái mới gặp cha này ở SG mà.

ngocdam66
12-12-2011, 08:54 PM
Ủa! năm ngoái mới gặp cha này ở SG mà.

Năm ngoái bác có gặp cha Triển ở SG hong?

Triển
12-12-2011, 09:15 PM
Năm ngoái bác có gặp cha Triển ở SG hong?

Trời ! Sao dưng khoác áo dòng cho tôi vấy Đàm lão anh hùng ?

gun_ho
12-13-2011, 03:26 AM
Làm cha là ngon rồi anh Triển.

Mấy cha ngồi cà phê phất to ri xong rồi lại về VN chơi là chuyện thường bác D ơi, bác đi mấy lần rồi ?

Triển
12-13-2011, 10:14 AM
Làm cha là ngon rồi anh Triển.
Làm cha hiện tại ở Việt Nam bây giờ không ngon đâu anh Súng. ;)

hoài vọng
12-14-2011, 03:18 AM
Ngon chứ sao không , anh Triển ....ngủ có người canh gác cho yên giấc ....ăn có người đưa đến tận nơi

gun_ho
12-14-2011, 06:30 AM
Lộn rồi mấy bác .

Hỏng phải cha nhà thờ, cha này là cha của con nít, mấy ông già bên này khoái về VN làm cha con nít thôi .

Lớn tuổi mà làm cha nhà thờ buồn chết.

Triển
12-14-2011, 07:16 AM
Mấy người về VN làm "cha con nít" là các chàng già nói theo kiểu ăn chơi là già mà ngu lâu. Còn nói theo "cha áo dòng" thì khổ thấy tía khi đi tu mà va^~n còn phải xuống đường vì bị giật tài sản.

ngocdam66
12-14-2011, 07:37 AM
Mấy người về VN làm "cha con nít" là các chàng già nói theo kiểu ăn chơi là già mà ngu lâu. Còn nói theo "cha áo dòng" thì khổ thấy tía khi đi tu mà va^~n còn phải xuống đường vì bị giật tài sản.

[-Xb-)


CHUYỆN ĐỨC GIÁM MỤC KONTUM




http://files.myopera.com/dakbla/blog/ChaOanh.jpg


Một lần ngài đi nước ngoài, khi đến cơ quan nhà nước nhận hộ chiếu, người ta dặn dò ngài: “Ông đi nước ngoài nhớ đừng chụp hình với lá cờ vàng ba sọc đỏ, nếu không là toi đời ông!”.
Ngài đáp ngay: “Vậy tôi trả hộ chiếu lại cho các ông, tôi không đi nữa”.
Họ ngạc nhiên hỏi ngài: “Sao vậy?”
Ngài cười: “Chứ nếu đi nước ngoài mà toi đời thì đi làm gì?”.
Rồi ngài nói với các ông ấy: “Này nhé, tôi vào nhà ông, thấy ông để tượng Hồ chí Minh với lá cờ đỏ, tôi có bảo ông đem đặt chỗ khác không? Đến nhà người ta ai làm thế. Ở nước ngoài, nơi tôi đến có lá cờ vàng, chẳng lẽ tôi bảo họ đem đi chỗ khác cho tôi ngồi và chụp hình à?”
Ngài nói tiếp, lý luận sắc bén: “Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu, một trăm năm nô lệ giặc Tây, vậy các ông có ghét Tàu và Tây lắm không? Tôi thấy mấy ông lãnh đạo vẫn đứng chào cờ Trung quốc, chào cờ Pháp, Mỹ đó thôi. Vậy tại sao lá cờ vàng của anh em người Việt mình mà các ông căm ghét đến thế?”
“Còn nữa, hàng năm chúng ta đón bao nhiêu Việt kiều, nhận bao nhiêu tiền họ gửi về, sao lại phải lúc nào cũng căm ghét cờ của họ?”
Ngài nói thêm, như lời tâm sự, nghe rất xúc động:
“Năm 1954 gia đình tôi di cư vào Nam. Gia đình tôi sống được và tôi lớn lên, ăn học là dưới lá cờ vàng. Nếu các ông di cư năm ấy thì các ông cũng thế thôi.

gun_ho
12-14-2011, 08:20 AM
Em lạy bác Dâm.

Bác đừng cửu vạn mấy cái chính trị cùng là ớt chỉ thiên vào mạch của em, em mong là chỉ bàn chuyện chữ nghĩa đa dạng, các chuyện khác thì xin bác thứ cho .

hoài vọng
12-14-2011, 11:07 PM
Vậy anh Triển về làm cha....nội....cho ngon lành !

Be Nam
12-15-2011, 12:29 AM
Tiếng Việt được đa dạng hóa đủ kiểu, lạ lùng lắm. Chẳng hạn như: "Chị đừng lo, ta nghĩ huynh ấy không làm thế đâu"

Hàn Sinh
12-16-2011, 10:14 AM
Mới biết thêm một sự "đa dạng" trong tiếng Việt:


cần nhân lực để đáp ứng nguyện vọng của quốc tế nên nhà nước quyết định hết lớp 10 là đủ quá rồi = đào tạo gấp rút lao động đi làm thuê cho thị trường "sweatshop" tại nước ngoài:)):)):)):)):))

Be Nam
12-16-2011, 10:59 PM
Mới biết thêm một sự "đa dạng" trong tiếng Việt:


cần nhân lực để đáp ứng nguyện vọng của quốc tế nên nhà nước quyết định hết lớp 10 là đủ quá rồi = đào tạo gấp rút lao động đi làm thuê cho thị trường "sweatshop" tại nước ngoài:)):)):)):)):))

Sai rồi! Hệ trung học 10 năm có tại miền Bắc ít lâu sau 1954, trước khi có phong trào đi làm mọi cho Liên xô và Đông Âu.

Câu: "Tiếng Việt được đa dạng hóa đủ kiểu, lạ lùng lắm. Chẳng hạn như: "Chị đừng lo, ta nghĩ huynh ấy không làm thế đâu" nguyên thủy từ đây: https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?795-Trình-độ-văn-hóa

Vấn đề hiểu tiếng Việt có đăng ở đây :https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?794-Người-Việt-xấu-xí/page5

Nguyên bản như sau:

"Anh Súng,

Anh nghĩ post của tôi viết để áp dụng cho những người đã đặt các chữ "thằng" và "mụ" trong ngoặc kép là chị góc, anh, ngay cả bản thân tôi - HS, và Thùy Linh?
Nếu thế, tôi thành thật xin lỗi vì đánh giá khả năng đọc và hiểu Việt ngữ của anh quá cao!!!...

Tôi không có lý do gì để trách cứ những chữ quoted lại nằm trong ngoặc kép kia của chị góc, anh, ngay cả bản thân tôi - HS, và Thùy Linh. Vì, ý nghĩa mỉa mai đã quá rõ rệt trong các phản ứng dành cho kẻ đem ra dùng như thứ ngôn ngữ hằng ngày. Để trong ngoặc kép, có nghĩa là sự quoted lại bất đắc dĩ của người viết. Hy vọng anh hiểu được điều này, vì lẽ ra lời giải thích này nên dành cho học sinh tiểu học hơn là dành cho anh, anh Súng ạ!:(

Tôi cũng hiểu, sở dĩ chúng ta đã không dùng loại ngôn ngữ đá cá lăn dưa đó chỉ vì không muốn nhìn thấy con cái mình sẽ học theo gương xấu của cha mẹ chúng, như điều Thùy Linh tâm sự trong post sau đó: "sau lưng người ta TL cũng nhắc tên thôi, hong bít kiu ........con với thằng, bị mom la ...." Mà theo tôi biết, anh, tôi và nhiều người trong chúng ta trong phố đều đã có con và mong muốn con cái mình sẽ thành người tốt, phải không anh? Vì vậy, có lý do gì để tôi không hiểu được ý nghĩa câu nói mỉa mai khi người khác dùng các chữ xấu trong ngoặc kép để phản đối những posts dùng các bad words này như một thứ ngôn ngữ cửa miệng hằng ngày?

Một lần nữa, tôi xin lỗi vì đã chân thành nghĩ rằng khả năng đọc và hiểu tiếng Việt của anh giỏi hơn rất nhiều, so với thực tế!

Hàn Sinh.
P/S: post này tôi không chỉ gõ cho riêng anh Súng, mà dành chung cho những người vào đọc mà có phản ứng vì đã hiểu tiếng Việt giống như anh! "

Angie
12-17-2011, 07:02 AM
http://www.webtretho.com/forum/wttshowpost.php?p=22048168&postcount=54
Tui đi coi cái này 2 lần tui hổng hiểu ông này viết cái gì.


Để tôi kể cho bạn nghe, gần đây tôi bị mắc kẹt vào đám đông có hành vi khôn lỏi ở Đầm Sen. Khi tôi gần đến đoạn cầu chỗ nhà hàng tiệc cưới và biết chắc rằng mình sẽ bị kẹt xe khoảng 5' thôi vì dù sao hướng ngược lại vẫn thông đường. Và tôi hòa mình vào đám đông một cách trật tự, cố gắng nép minh vào những người tham gia ý thức để nhường một lối cho chiều bên kia. Nhưng tôi đã nhầm, chỉ khoảng 30 giây sau một người lao thẳng vào cái lối đi còn lại của nút thắt cây cầu, rồi người tiếp theo và tiếp theo nữa là những chiếc xe chở hàng đằng sau. Giao thông hoàn toàn đình trệ, hướng lưu thông bên kia hoàn toàn bị bịt kín, những xe đến sau chiều tôi đi, chiếc thì quay đầu chiếc thì tiếp tục lao vào để bịt nốt mọi ngóc nghách còn lại.

"Tránh voi chả xấu mặt nào", tôi nghĩ vậy và im lặng xem có sự can thiệp của lực lượng dân phòng hoặc CSGT không? Nhưng họ biến mất đi đâu như thường lệ, đến lúc này tôi không thể chịu được nữa và bắt đầu hét lên "Đi như vậy, bịt kín lối đi rồi làm sao chiều bên kia đi được?". Không ăn thua, họ chẳng để tâm, và đến lúc này tôi thật sự điên lên và tôi tiếp tục hét lên "Đi ngu thế, đi thế làm sao bên kia đi được mà bên này đi", "Ăn gì mà ngu thế?". Hét lên trong tuyệt vọng và một ý nghĩ thoáng qua trong đầu tôi "Ôi, thôi, chửi thế này có thằng đánh bỏ mẹ mình, không phải một mà cả đám đông đấy chứ". Ý nghĩ ấy không tồn tại được lâu, đám đông bắt đầu hưởng ứng, họ bắt đầu gào lên "quay xe lại, quay xe lại" và giơ những cánh tay lên ra hiệu cho các xe khác ngừng việc chiếm dụng phần đường còn lại bên kia. Còn tôi thấy tự tin hơn và tôi chỉ xe kia quay đầu lại, ông già đó chả xi nhê gì cứ đứng yên cái chỗ mà ông ta đã chọn, nhưng với tôi thì được với đám đông thì không thể, cuối cùng ông già đó quay xe lại, từ đó các xe khác biết rằng họ không thể đi nếu cứ bịt kín cái nút thế này và họ làm theo ông già đó. Kết quả cuối cùng là tôi và đám đông hai chiều đã có thể lưu thông trở lại cũng như mở được nút cổ trai nhờ có sự tiếp sức thêm của mấy nhân viên nhà hàng tiệc cưới quanh đấy.

gun_ho
12-20-2011, 07:12 PM
Đoạn đó thì tui hiểu hết từ đầu tới cuối, còn cái đoạn you viết này thì thiệt sự là lộn xộn, khó hiểu quá sá


"Có lần tui kể cho bà thư ký nghe chuyện một tai nạn chết nhiều người và chấn thương cột sống cho 2 người vì không đeo nịt an toàn còn gọi là seatbelt. Vì có tính cách cá nhân và tui kêu người đó "stupid". Bà thư ký nói không phải, người đó "đã học thêm bài học mới", learning experience hay gì đó. Sau khi mai táng, người con gái lớn trong gia đình đi tâm sự với bà con trong một cuộc họp mặt khác và không hiểu vì sao mọi người lại không cài seatbelt trong khi bao giờ mọi người đều đeo seatbelt trước đó. Sau đó có vụ xe lăn xuống vực sâu trên radio, mà không ai bị sao hết, còn vụ kia chỉ lao xuống rãnh không sâu cạnh bên đường. Nhà quàn nói hôm đó không tính là một đám tang mà mấy đám tang một lúc. Người lái xe lãnh một năm tù cho mỗi một nạn nhân."

Viết lách gì mà ý tứ đeo lộn xộn vô nhau thành chùm, không xuống hàng , ý tưởng thì tùm lum tà la. Không hiểu được .

++++++++++++++++++++

ntn : như thế nào _ cách viết tắt mới trong nước.

gun_ho
01-04-2012, 07:46 AM
Con tép biển nhỏ xíu xiu trôi dạt vô bờ để ta bắt về làm mắm ruốc, phơi khô hay là làm mắm tôm kêu là chi?

Miền Trung, xứ Huế kêu là con khuyết.

http://conruoc.files.wordpress.com/2011/12/ruoc-moi-khuyet.jpg

Đi về hướng Nam thêm chút nữa thì chữ khuyết bỗng thành ruốc và nếu kêu khuyết thì bà con sẽ ngớ mặt ra chẳng hiểu mình nói gì cả
Còn từ Huế đi về phía Bắc thì sao, thì lại thành con moi ...hơ hơ...có những bà già Nam Định còn gọi là con tép moi cho chắc ăn khỏi lầm lẫn.
Và nếu bạn đi xa ra tận Hải Phòng hay Hạ Long thì bạn có cơ hôi tái ngộ con ruốc một lần nữa, nhưng con ruốc này nhìn hơn ớn, nó như này chứ chẳng phải có hình dạng con tôm nhỏ xíu xiu nữa.

http://dulichhalong.org/wp-content/uploads/2011/03/DSC00858.jpg


Pha mắm tôm chanh đường ớt tỏi, đánh cho ngấu bọt. Lấy ruốc mà chấm với thứ ấy, mới ngon làm sao! Nếu xôm, có khế chua chuối chát ăn kèm, có rượu quốc lủi nhâm nhi thì… ở đời cũng chỉ cần đến thế mà thôi.

Như trong câu văn trên đây, bạn sẽ thấy sự thay đổi và bất đồng về ngôn ngữ giữa các vùng miền trong một chữ ruốc mà thôi.

Con ruốc, moi, khuyết ở miền Trung và Nam là chất liệu làm mắm ruốc, thì khi ra đây được làm thành "mắm tôm" (nặng mùi, loãng và đen hơn) và dùng để chấm con ruốc trong hình kia, ngon hết biết.

Đó là chưa nói đến chữ Ruốc trong Ruốc cá, ruốc khô thì đó lại là một thứ ruốc hoàn toàn khác.

gun_ho
01-16-2012, 09:46 AM
Chào các bác.

Hôm nay tôi nhặt được chữ mới của anh Ốc là "môi sinh tặc" . Xét thấy chữ này rất hợp thời và rất chuẩn, xin bỏ vào mục này để tùy nghi sử dụng.

gun_ho
02-02-2012, 05:55 AM
Ủa, hôm qua anh Sáu vô nóa cứa chi mòa để xúa hết rầu ? b-(

Angie
02-02-2012, 07:02 AM
Hình như ổng trích lại một đoạn nào đó thôi chứ hổng có nói cái gì hay ho.

gun_ho
02-02-2012, 07:51 AM
Như vậy là tại ổng trích cái đoạn bậy nhất nên bị xóa hết, hu hu. Angie xóa hả?

Còn bây giờ tui đăng cái link thôi, thì có bị xóa nữa hong?

Angie
02-02-2012, 10:06 AM
Tui hổng có xóa, chưa biết mang link vô có bị xóa không. Tuy nhiên chắc cũng có người nhớ tên truyện và xợc ra cả đám link rồi.

6Quit
02-02-2012, 10:38 AM
Tui hổng cóa trích đọn nào đâu, tại anh viết chưa đủa cói thòng tích của mụ Còa nên tui viết thêm thì bị xóa vì cới tọi : "Toi cấu (toi rập và cấu kết) với bọn phởn động, đưa thông tin soi sự thọt, nhằm cổ đọng lọt đổ chính phửa " ....:)):))

gun_ho
02-02-2012, 11:32 AM
Vậy thì ok hết rồi, tui ghi lại tên truyện , ai có muốn đọc thử thì tìm đọc nhe

Xóm gái hoang_ Truyện nghiên cứu về thổ ngữ vùng Quê Choa, Xứ Bọ. Truyện này khá nhạy củm, các bác nên cẩn trọng.

Angie
02-06-2012, 08:01 PM
http://phapluatvn.vn/dataimages/201202/original/images650978_10a.JPG
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?

RaginCajun
02-07-2012, 10:09 AM
http://phapluatvn.vn/dataimages/201202/original/images650978_10a.JPG
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?Đúng đấy. Cái này mấy chú chơi skate board thích lắm đây.

Triển
02-07-2012, 08:40 PM
http://phapluatvn.vn/dataimages/201202/original/images650978_10a.JPG
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?
Nhìn hình ảnh kiến trúc độc đáo này thấy ngộ nghĩnh, nhưng quả thật là có thể qua cầu.
Tuy nhiên người dân vùng thượng du này không đi .... người ta trèo thì chắc là được.
Khổ thân dân chúng, chọn lựa kẻ "công bộc" mà cũng chọn nhầm để hại cái thân.

gun_ho
03-03-2012, 04:18 PM
Hôm nay tình cờ thấy câu này được những người trong nước sử dụng với ý nghĩa như là "nghèo mà còn gặp eo" , đã khổ lại còn gặp xui vân vân....

Tuy nhiên tôi nhớ là ngày xưa, tôi hiểu câu này với ý nghĩa rất khác. Các bạn hiểu ý câu này ra sao ?


http://fs1.cyworld.vn/data3/2010/04/29/080/thumb_flex-1272508080764133_file.jpg

RaginCajun
03-03-2012, 04:55 PM
Hôm nay tình cờ thấy câu này được những người trong nước sử dụng với ý nghĩa như là "nghèo mà còn gặp eo" , đã khổ lại còn gặp xui vân vân....

Tuy nhiên tôi nhớ là ngày xưa, tôi hiểu câu này với ý nghĩa rất khác. Các bạn hiểu ý câu này ra sao ?


http://fs1.cyworld.vn/data3/2010/04/29/080/thumb_flex-1272508080764133_file.jpgHình như câu "nghèo mà còn làm eo" thì ý nghĩa khác; nghĩa là nghèo mà còn kiểu ta đây kiểu cách con nhà giàu.

gun_ho
03-03-2012, 05:33 PM
Nghèo mà gặp cái eo chứ bác.

Còn như bác, bác hiểu câu Chó cắn áo rách làm sao ?

RaginCajun
03-03-2012, 08:59 PM
Nghèo mà gặp cái eo chứ bác.

Còn như bác, bác hiểu câu Chó cắn áo rách làm sao ?Theo đa số, câu trên cũng cùng ý nghĩa như "nghèo mà gặp cái eo", nghĩa là đã nghèo rồi mà còn gánh thêm nhiều chuyện xui xẻo, đã rách rồi mà chó còn cắn cho rách thêm. Tiếng Hán có câu "Họa vô đơn chí" mà mấy tay nhậu xỉn hay nói thành "quạ vô ăn chuối". Để ý thêm thì "chó cắn áo rách" cũng phải, vì mấy người giàu áo lành đi đâu cũng có xe, kẻ đưa người rước thì làm sao chó cắn nổi. Nhìn bộ dạng áo rách, người ta hay nghĩ là kẻ gian, nên xua chó cắn.

TL4
03-03-2012, 09:46 PM
Chào anh,

Chó cắn áo rách nghĩa là không cắn quần đến rách như hình anh trích:)

gun_ho
03-04-2012, 03:54 AM
Chào anh TL4.

Sao lúc này thấy hơi vắng bóng hả? Chắc là bận rộn trên các nẽo đường ?

Hình tôi trích là vì ngày xưa tôi có "đứa con" nhìn giống đứa này, tuy nhiên con tôi hiền hơn, chỉ dù dọa nhưng chẳng cắn ai bao giờ. (chó giống chủ, người ta bảo thế)

Trở lại chuyện ý nghĩa câu Chó cắn áo rách thì tôi hiểu như sau
"Cắn nghĩa là sủa, và người ăn mặc tồi tàn sẽ bị bọn chó bu vào sủa. Điều này quả đúng vì tôi nhớ ngày xưa lâu lâu có người ăn xin rách rưới ghé nhà, bọn chó nhà tôi thường sủa ghê lắm chứ không như đối với người ăn mặc đàng hoàng. Nghĩa bóng câu này là "người ta sẽ bị đánh giá vì cái bề ngoài, cách ăn mặc của mình".

Nay thấy người trẻ dùng câu này với ý nghĩa hoàn toàn khác xưa nên hỏi thử, rằng có còn ai hiểu như tôi hay không.

===============================

Còn đây là vài hình chó và chủ chó lượm trên nét

http://www.lifeinthefastlane.ca/wp-content/uploads/2008/03/dog_owner_lookalikes_32sfw.jpg

http://www.lifeinthefastlane.ca/wp-content/uploads/2008/03/dog_owner_lookalikes_28sfw.jpg

http://www.lifeinthefastlane.ca/wp-content/uploads/2008/03/dog_owner_lookalikes_29sfw.jpg



:):)

RaginCajun
03-04-2012, 05:06 AM
Hình đẹp. Tớ vẫn thích loại chó trong tấm hình đang cắn gấu quần. Có lẽ nó có cái nhìn mộc mạc kiểu VN mình chăng?

gun_ho
03-04-2012, 05:27 AM
Tôi cũng thích bọn này, chúng nó là giống Jack Russell Terrier. Một giống chó nhỏ nhưng tính tình thì rất "lớn".

Đây là hình con tôi, chết lâu rồi anh.


http://farm8.staticflickr.com/7064/6805922126_a4cc2f023c.jpg

Đậu
03-05-2012, 08:28 AM
Chó cắn áo rách == Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng

Angie
03-05-2012, 09:37 AM
http://www.fairfaxunderground.com/forum/file.php?40,file=37139,filename=dog-begging-for-money.jpg

gun_ho
03-05-2012, 10:20 AM
Chó cắn áo rách == Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng

Đậu cậy gần lu :))

auchau
03-09-2012, 03:09 PM
Theo tự điển, phi vụ có hai nghĩa; thứ nhất là chuyến bay quân sự (từ xưa), thứ hai là vụ làm ăn phi pháp hay bất chánh (từ mới).
Mà ngày nay đọc báo thấy có thêm nhiều nghĩa lạ vô cùng...
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu15.png
Đầu tư cũng được gọi là phi vụ?
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu14.png
Chiến dịch cũng được cho là phi vụ.
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu13.png
Đổi nghề cũng là phi vụ.
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu12.png
Quay phim cũng bị cho là phi vụ
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu11.png
Săn lùng nhân tài cũng là phi vụ?
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu05.png
Đầu tư kinh doanh cũng phi vụ luôn...
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu04.png
Chơi chứng khoán cũng là phi vụ.
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu03.png
Chuyển nhượng cầu thủ cũng lại là phi vụ
http://img.photobucket.com/albums/v55/auchau/phivu/phivu00.png
Các chương trình truyền hình cũng phi vụ nốt.
Chưa có chữ nào trong tiếng việt đa dạng như vậy ^:)^=))

gun_ho
03-20-2012, 08:42 PM
http://www.youtube.com/watch?v=oQggWyQArvU


Hầu (hồi) nào chớ em thất nghiêp, em đi làng (lang) thang chớ anh thấy em nữa tậu (tội) nghiệp anh di mang anh nuôi rày.
Chớ hầu (hồi) nào em bán nước đá rầu (rồi) anh đi may hai đứa mình nè, chung sống chứ không biết ngày rầu (rồi) mai sau.
Chớ hầu (hồi) nào em bắt ốc rầu (rồi) anh hái rau. ư bây giờ, em đở (để) lại mấu (mối) sầu này cho Qua...
Hầu (hồi) nào trái chuối chín... cũng kấng (cắn) làm ba, chớ trái cam tươi cũng kấng (cắn)... Làm bốn, nửa trái cà cũng kấng (cắn) làm năm
Chớ bây giờ em lấy Nẫu chớ em ân (ăn) nằm, em bỏ Qua chớ Qua hiu quạnh,vấi (với) năm canh Qua một mình...

Anh bây giờ, khoé mắt sầu cứ rùng (rung) rinh có giọt lợ (lệ) sầu, giọt lợ (lệ) tham (thảm) như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ, như con Cuốc nó kêu tù qua chớ nó lẻ đâu (đôi), nó lẻ bạn, í quớ chú cha ơi.... là buồn!

Rong Rêu
03-22-2012, 12:37 PM
=))=))
có ai chết vì cừoi không ta? :)) Nghe thê thảm quá, bảo đảm bà "dợ " mà nghe được ông chồng ôm đàn hát y như vậy bảo đảm sẽ quay về .........bóp cổ ổng liền.

Chết cái chữ "cén ", nghe tự nhiên thấy đau hơn chữ "cắn" thường heehehee.

ốc
03-23-2012, 12:20 AM
Em đến nhà chị bạn mới quen, ngồi ở phòng khách nói chuyện một chốc thì chị ấy bảo "Ở đây nực goá muốn dô giường chơi hong?"

Em không nghe xong mà nghẹn ngào. Chị ấy nói tiếp "Cho anh coi cam đã lắm!" làm em bắt đầu phát sốt, nhưng vẫn nửa đùa nửa thật bảo "Thế thì phải đi lấy cái bao..."

"Ừa đợi chúc chại đi lấy bịch cho anh mang cam đem dìa nghen!"... Hoá ra "giường" là cái vườn sau nhà của người ta có cây cam hẳn hoi mà em cứ tưởng bở.

Co may
03-23-2012, 07:20 AM
Thì ra là Ốc cưng cũng có khi tưởng bở hén

Sidney
03-23-2012, 10:20 AM
Em đến nhà chị bạn mới quen, ngồi ở phòng khách nói chuyện một chốc thì chị ấy bảo "Ở đây nực goá muốn dô giường chơi hong?"

Em không nghe xong mà nghẹn ngào. Chị ấy nói tiếp "Cho anh coi cam đã lắm!" làm em bắt đầu phát sốt, nhưng vẫn nửa đùa nửa thật bảo "Thế thì phải đi lấy cái bao..."

"Ừa đợi chúc chại đi lấy bịch cho anh mang cam đem dìa nghen!"... Hoá ra "giường" là cái vườn sau nhà của người ta có cây cam hẳn hoi mà em cứ tưởng bở.


=))=))
người miền Nam hình như là vậy ...

còn người ốc thì tưởng bở :D

Triển
03-23-2012, 11:07 AM
cam hẳn hoi mà em cứ tưởng bở.
Cam mà bở là cam chín lắm rồi.