PDA

View Full Version : 'Educational stagnation': US teens still lag in global academic rankings



ngocdam66
12-03-2013, 06:50 AM
'Educational stagnation': US teens still lag
in global academic rankings (http://usnews.nbcnews.com/_news/2013/12/03/21733705-us-teens-lag-in-global-education-rankings-as-asian-countries-rise-to-the-top?lite)


http://media2.s-nbcnews.com/j/MSNBC/Components/Photo/_new/g-cvr-131203-math-test-930a.grid-5x2.jpg (http://usnews.nbcnews.com/_news/2013/12/03/21733705-us-teens-lag-in-global-education-rankings-as-asian-countries-rise-to-the-top?lite)
Valerie Kuypers / AFP - Getty Images
Students in Shanghai ranked best in the world on recent achievement exams, while American teens were behind in math and roughly average in science and reading.

Triển
12-03-2013, 08:16 AM
"....
Vietnam, which had its students take part in the exam for the first time, had a higher average score in math and science than the United States.
...."

Ô là la....
ngày mai chắc báo chí Việt Nam đọc được câu này của NBCNews là đánh trống gõ mỏ ăn mừng á. Chiến thắng luôn đế quốc Mỹ ở mặt trận dzăn hóa. :)) j/k

ốc
12-03-2013, 08:31 AM
Em thấy tình hình là ở Mỹ ai cũng học đến trung học. Còn ở những nước khác, nhất là Trung Quốc hay Việt nam nếu học dốt thì đã bị loại ra không được học tiếp lên trung học. Người ta chỉ kiểm tra trình độ của học sinh trung học, tức là những bạn trẻ còn được đi học, chứ không phải kiểm tra sức học của tất cả các em tuổi teens (như tựa đề láo của bài báo). Nếu muốn đánh giá trung thực thành tích giáo dục ở các nước thì nên mời cả những em bán vé số, đánh giầy và nhặt bao ny lông nữa chứ.

Trung quốc lại còn mánh mung ở chỗ chỉ công bố kết quả của một vài thành phố phát triển nhất là Thượng hải và Hồng kông. Sao không thấy kết quả của học sinh cả nước? ở Bắc kinh không có học sinh trung học à? ở những tỉnh khác như Phúc kiến, Hồ nam, vân vân thì không có giáo dục?

Triển
12-03-2013, 09:35 AM
Tôi thấy mình cũng không nên xem sự việc quá tiêu cực. Tôi không biết các quốc gia khác thế nào, tôi chỉ có thể nói về nước Đức thì thế này. Vào đợt PISA 2003 Đức sau khi tham gia thi có kết quả dưới trung bình so với các quốc gia OECD khác. Cả nước Đức xôn xao vì ngủ quên trên vấn đề giáo dục học đường. Người ta cảm thấy xấu hổ và tự vấn lương tâm.

Sau đó họ có một loạt các biện pháp từ hạ tầng cơ sở trường học được cải thiện, đến phẩm lượng giáo chức được xem xét kỹ hơn, bắt đi huấn nghiệp nhiều hơn, rồi các chương trình giải bài tập ở trường sau giờ học cho các cháu cha mẹ không có thời gian cho con cái, và sắp vào chương trình học cứ hai năm là thi trình độ một lần ở hai môn chính là văn và toán. Bài thi có điểm nhưng không tính vào điểm thông tín bạ, mà chỉ để làm thống kê giữa các trường của tiểu bang, và nhiều trường trong liên bang. Đó là 'cấp' quốc gia. Để chi, để họ có sự thanh tra trình độ học đường khắp nơi trong nước hầu kịp thời cải cách giáo dục nếu cần. Điểm chấm thật gắt gao để không có tình trạng "thành tích giả". Ngoài ra người ta cũng làm các cuộc khảo sát về giống dân hầu có rút tỉa được thêm kinh nghiệm gì hay không.

Đó là cấp quốc gia. Còn ở cấp thế giới như PISA lần này phần Đức có 1516 trường trải đều trên 16 tiểu bang tham dự. Kết quả lần này Đức vượt lên được trên trung bình theo trình độ thế giới. Sự đứng đắn của chương trình PISA này ở mức độ nào tôi nghĩ mình cũng chỉ có thể đánh giá tương đối thôi. Nhưng điều tích cực từ kết quả này trước hết là riêng nước Đức họ cảm nhận được các biện pháp họ làm trong suốt 10 năm, từ lần PISA 2003 bị dưới trung bình, đến nay có kết quả.

Tôi nghĩ các quốc gia tham gia không phải để thi thố với nhau. Tôi viết câu bên trên là khôi hài thôi. Đứng trên phương diện giáo dục, các người có chức trách của một quốc gia bắt buộc phải làm như vậy để co' thêm dữ liệu kiểm soát trình độ học đường cho quốc gia của mình hầu phản ứng kịp thời mà thôi. Chứ không phải thi thố gì với nhau. Tôi nghĩ sự tích cực nằm ở chỗ này.

Vấn đề thất học hoặc hoàn cảnh xã hội như anh Ốc đề cập tôi nghĩ đó là vấn nạn của quốc gia, và quốc gia đó tìm cách giải quyết cho riêng mình. Việc này tôi nghĩ không nằm trong lĩnh vực và mục đích cuộc khảo sát PISA trên thế giới.

ốc
12-03-2013, 11:39 AM
Câu anh Triển thì nói đùa thì ai cũng thấy mặt cười và hai chữ giây cây chứ. Thực ra là em giả nhời bài của bác Ngọc, nếu anh xem "Threaded View" thì sẽ thấy. Đọc báo thường thấy họ thích viết những cái tựa giật gân.

Chuyện giáo dục và thi cử em chả tin tưởng lắm nhưng thấy cách so sánh và sắp thứ hạng tập tễnh không tương đồng thì bình luận cho nó máu.

khờ khạo
12-03-2013, 12:46 PM
Em nghĩ cái kết quả ấy cũng chỉ là kết quả kiểu Tôn Tẩn đua ngựa, chẳng đáng bàn.

ốc
12-03-2013, 01:39 PM
Chuyện Tôn Tẩn chạy đua ma ra tông thì mới đáng bàn.

nhunguyen
12-03-2013, 05:04 PM
Tối nay , 50 hoc sinh trường Trung học TJ ( Thomas Jeffersons ) nhờ Nasa phóng vệ tinh CubeSat mà họ đã chế tạo .( công việc thực nghiệm qua lý thuyết sách vở và ý kiến của các giáo sư chủ nhiệm , bắt đầu năm 2006 ) .


http://annandale.patch.com/groups/schools/p/tj-students-build-satellite-set-to-launch-into-space-tuesday-annandale


(http://annandale.patch.com/groups/schools/p/tj-students-build-satellite-set-to-launch-into-space-tuesday-annandale)

Triển
12-04-2013, 08:21 AM
Tôi đùa hôm qua mà có thật đây....
'BBC' đi tin nè .... =))

----------------------------------------



Học sinh VN ‘giỏi hơn Anh’

Cập nhật: 12:14 GMT - thứ ba, 3 tháng 12, 2013

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/07/15/130715151111_viet_students_304x171_getty.jpg
Học sinh ở Việt Nam đạt điểm cao ở cả ba môn


Học sinh cấp hai ở Việt Nam đạt điểm cao hơn về
toán, đọc hiểu và khoa học so với học sinh Anh,
theo một đánh giá có uy tín.

(xem tiếp (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/12/131203_viet_students_pisa_ranking_oecd.shtml))

Đậu
12-04-2013, 12:25 PM
Học sanh ta giỏi mà sao đất nước cứ nghèo là sao ta? Có thể là cái bài hát số nghèo gì đó đã âm thầm cải tạo mệnh số nước nhà chăng?

RaginCajun
12-04-2013, 12:54 PM
Giỏi nhưng mình, khiêm nhường, sống nghèo cho người ta nể bác ạ :P

Triển
12-04-2013, 09:41 PM
Học sanh ta giỏi mà sao đất nước cứ nghèo là sao ta? Có thể là cái bài hát số nghèo gì đó đã âm thầm cải tạo mệnh số nước nhà chăng?
Việt Nam học vẹt nhiều ở tiểu và trung học. Hệ thống đại học thì không có khả năng đào tạo chuyên môn. Ngoài ra tôi thấy cả một thể chế lãnh đạo từ trên xuống dưới quá ít người có học thức thật sự, tuổi học đường chỉ 1 phần 20 tuổi đảng cho nên không muốn và không biết xử dụng người tài.

Đậu
12-05-2013, 06:53 AM
Thành quả chiến thắng của học sanh Việt trong đợt thi kiểm tra này đã làm ông trưởng bộ GD&DT của nước nhà ngạc nhiên hết sức nhẽ minh. Kết quả ngoài mức dự kiến dự càng. Từ đó, em đoán là ông này, khi còn đi học, đã có ô dù che chắn trong các đợt thì tuyển nên không nhớ câu "học tài thi phận" ở nơi mô cũng đúng.:)

ốc
12-05-2013, 11:09 AM
Đây là một bài báo về chương trình xếp hạng học sinh trung học các nước và các thành phố.

http://www.theguardian.com/news/2013/dec/03/pisa-methodology-education-oecd-student-performance

Triển
12-05-2013, 11:10 PM
Ai mà không biết rằng nếu kết quả của quốc gia
đó có chút khả quan ở hạng thứ thì những người
đầu tiên nói nhiều nhất là chính trị gia. Có kết quả
rồi, đoán chừng trình độ của học trò xứ mình rồi,
về nhà có những biện pháp gì mới là điều đáng nói.

Ví dụ cực đoan khác như Ấn Độ rút ra khỏi chuyện
thi PISA, không thi nữa, nhưng liệu Ấn Độ đã có
những gì trong sách lược giáo dục cho quốc gia mình.

Chỉ ngồi chỉ trích mà không làm gì hết thì cũng bết. :)

Tôi thì thích các kỳ thi như vầy, vì sau mỗi đợt, các
nhà chức trách bộ trưởng giáo dục này nọ phải hồi
hộp. Ở các nước có một ít chính trị gia có chút nhân
tính thì ít ra họ cũng biết sợ dư luận công chúng mà
không dám lơ là cách xài tiền của dân chúng một
cách quá đáng.

ốc
12-06-2013, 02:05 AM
Những kết quả thi cử loại này luôn luôn tạo ra dư luận công chúng và tạo ra cái cớ tiêu thêm tiền của dân chúng một cách quá đáng.

Kết quả của mỗi quốc gia có tốt hay xấu thì "biện pháp" của các nhà lãnh đạo vẫn là kêu gọi mọi người làm tốt hơn nữa, cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa. Mục đích chung vẫn là đề cao hệ thống giáo dục, đề cao thành tích thi cử để cả xã hội cùng lao vào chuồng học để được chăn nuôi.

Ở Mỹ thì người ta chỉ nhìn thoáng một cái, thấy bị xếp hạng thấp là có cớ đổ tội cho ngành giáo dục công cộng, đòi thay đổi cơ chế, lấy tiền công giao cho trường tư, kỳ thực là muốn kiếm lợi về mặt tài chính và giành ảnh hưởng chính trị.

Nếu thật sự học sinh Mỹ học kém và ngành giáo dục Mỹ kém thì tại sao cả thế giới đổ về Mỹ xin vào học trường Mỹ, từ trung học cho đến đại học? "Educational stagnation" mà Mỹ lại có bao nhiêu trường đại học Mỹ xếp hạng nhất trên thế giới. Học sinh trung học Mỹ kém thì ai là sinh viên các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ? Có nhẽ trong Hạc vớt bây giờ tuyền là các bạn trẻ từ Thượng hải.

Triển
12-06-2013, 02:52 AM
Những kết quả thi cử loại này luôn luôn tạo ra dư luận công chúng và tạo ra cái cớ tiêu thêm tiền của dân chúng một cách quá đáng.
Không có những kết quả này thì chính phủ 'không dám' tiêu thêm tiền của dân chúng một cách quá đáng sao? Nhưng nếu có thì dân chúng có cớ nói đấy, chúng bây bất lực thấy khiếp, tiền tiêu nhưng chả được gì.




Kết quả của mỗi quốc gia có tốt hay xấu thì "biện pháp" của các nhà lãnh đạo vẫn là kêu gọi mọi người làm tốt hơn nữa, cố gắng hơn nữa, tích cực hơn nữa. Mục đích chung vẫn là đề cao hệ thống giáo dục, đề cao thành tích thi cử để cả xã hội cùng lao vào chuồng học để được chăn nuôi.
Biện pháp ở Mỹ hay là ở VN chỉ biết kêu gọi thôi sao? Nếu kết quả tiếp tục thấp thì lấy cái gì để "đề" lên cho "cao"?




Ở Mỹ thì người ta chỉ nhìn thoáng một cái, thấy bị xếp hạng thấp là có cớ đổ tội cho ngành giáo dục công cộng, đòi thay đổi cơ chế, lấy tiền công giao cho trường tư, kỳ thực là muốn kiếm lợi về mặt tài chính và giành ảnh hưởng chính trị.
Ai lấy tiền công giao cho trường tư vậy? Ở Đức thì nhìn hẹp một chút, kỳ thi tú tài vừa rồi có hai ba trường tư có học sinh thi rớt tú tài gần 100% học sinh. Toàn con nhà giàu học dở. Dân chúng đọc báo chỉ có phì cười bảo: đấy! trường tư. Đóng tiền cho nhiều vào để học cho dốt ra. Ở đây tranh giành chính trị giáo dục thì chẳng có lợi gì to ghê gớm lắm, bởi vì mỗi tiểu bang có sở giáo dục riêng, thi tú tài riêng, có hốt bạc cũng chẳng bao nhiêu. Trình độ cũng chênh lệch lung tung beng giữa các tiểu bang. Cho nên họ mới tìm cách áp dụng các 'biện pháp' cho học đường và trong xã hội đấy thây.




Nếu thật sự học sinh Mỹ học kém và ngành giáo dục Mỹ kém thì tại sao cả thế giới đổ về Mỹ xin vào học trường Mỹ, từ trung học cho đến đại học? "Educational stagnation" mà Mỹ lại có bao nhiêu trường đại học Mỹ xếp hạng nhất trên thế giới. Học sinh trung học Mỹ kém thì ai là sinh viên các trường đại học nổi tiếng ở Mỹ? Có nhẽ trong Hạc vớt bây giờ tuyền là các bạn trẻ từ Thượng hải.
Mỹ thì Hạc Vớt cũng có mà ba cái trường tư làm bằng giả làm ăn với Việt Nam cũng có nốt. Học sinh Mỹ còn đi học sao? Học sinh Đức kỳ này thi leo lên được vài nấc trên PISA lý do là ...... con nhà gốc ngoại quốc học khá lên. Học sinh người Đức gốc Đức thì giậm chân tại chỗ (báo Spiegel viết, chả biết thực hư ra sao).
Luận cứ vào thành phần học trò trung học mang tiếp lên đại học là luận cứ tương đối thôi, nhiều lắm là một phần thôi. Biết bao nhiêu đứa trẻ học khá nhưng không chịu đi học tiếp đại học.
Ngược lại các nước nghèo như VN nếu không học chẳng còn biết làm gì, nên cha mẹ có bao nhiêu tiền cứ gắng đầu tư vào con của họ. Có nhiều đứa hai ba bằng cấp ra thất nghiệp vẫn thất nghiệp, bên Tàu càng thảm hơn vì luật một con, bán nhà bán cửa cho con mình đi học. Áp lực lên đứa nhỏ giữa tàu và Mỹ chắc chắn là khác nhau xa. So sánh kiểu đó để làm gì? Nếu đứa con chú chệt không thành tài thì tàn đời cô Lựu. Nhưng đứa con chú Sam lêu lổng thì đã có Obama...care. Khác nhau chỗ đấy. :)

Đậu
12-06-2013, 06:52 AM
Em đoán các em học sanh VN tham dự cuộc thi Pi Da kỳ này sẽ có nhiều cơ hội để nhận học bổng du học ở Mỹ:) trong tương lai. Còn thực tế trước mắt là các em sẽ được ban giám hiệu trường lớp nơi đang theo học cưng chiều hết sức nhẽ mình vì sợ các trường lớp bạn lân cận lôi kéo các em này về học. Trong tinh thần hồ hởi của cả nước, em đoán sẽ một ý tưởng mới phát sanh về dịch vụ đào tạo các em học sanh chuyên ngành thi Pi Da. Rồi thì sẽ có phụ đạo tại gia này nọ. Phụ đạo thì phải có phụ sách về Pi Da thì mới ra chuyện. Thế là ngành in ấn loát bị lôi kéo vào cuộc chơi. Mà muốn có đủ sách cung ứng tốt thì phải có lực lượng lao động đứng trông coi máy móc. Thế là tạo ra một ngành nghề có hướng phát triển mạnh vì ai cũng muốn góp sức vào việc tạo tiếng vang cho nuớc nhà. Chả khéo thì cả nước chuyên trị in sách thì lại hay. Mấy phòng trà ca nhạc này nọ cứ gọi là ế tỏng ế teo chứ lỵ. Quán bia ôm bia cầm vắng như đêm 30 tết. Tiệm hớt tóc thanh nữ chỉ tuyền là khách Việt Kiều. vân vân

Nhjưng mà, hiện tại trước mắt là mấy em học sanh này phải giữ lòng mình trong sạch: Đừng có cặp kè bồ bịch sớm quá thì lại mất cơ hội đi du học ở Mỹ mà không tốn tiền nhà.b-)

nhunguyen
12-06-2013, 09:31 AM
Em đoán các em học sanh VN tham dự cuộc thi Pi Da kỳ này sẽ có nhiều cơ hội để nhận học bổng du học ở Mỹ:) trong tương lai. Còn thực tế trước mắt là các em sẽ được ban giám hiệu trường lớp nơi đang theo học cưng chiều hết sức nhẽ mình vì sợ các trường lớp bạn lân cận lôi kéo các em này về học. Trong tinh thần hồ hởi của cả nước, em đoán sẽ một ý tưởng mới phát sanh về dịch vụ đào tạo các em học sanh chuyên ngành thi Pi Da. Rồi thì sẽ có phụ đạo tại gia này nọ. Phụ đạo thì phải có phụ sách về Pi Da thì mới ra chuyện. Thế là ngành in ấn loát bị lôi kéo vào cuộc chơi. Mà muốn có đủ sách cung ứng tốt thì phải có lực lượng lao động đứng trông coi máy móc. Thế là tạo ra một ngành nghề có hướng phát triển mạnh vì ai cũng muốn góp sức vào việc tạo tiếng vang cho nuớc nhà. Chả khéo thì cả nước chuyên trị in sách thì lại hay. Mấy phòng trà ca nhạc này nọ cứ gọi là ế tỏng ế teo chứ lỵ. Quán bia ôm bia cầm vắng như đêm 30 tết. Tiệm hớt tóc thanh nữ chỉ tuyền là khách Việt Kiều. vân vân

Nhjưng mà, hiện tại trước mắt là mấy em học sanh này phải giữ lòng mình trong sạch: Đừng có cặp kè bồ bịch sớm quá thì lại mất cơ hội đi du học ở Mỹ mà không tốn tiền nhà.b-)



Học sanh VN muốn du học ở Hoa Kỳ không khó !

Không học mà muốn có bằng cấp Đại học Mỹ cũng... không khó.


Và nhất là...muốn qua Mỹ ở cũng không khó ,xin Visa du học là xong.
( mọi chuyện khác sau này thì tùy tâm đương sự hoạch định ... khôn dại).

Có tiền xanh , thì mọi sự đều ...thái lai hết .


Chờ mà lãnh học bỗng du học ... có mà mãn kiếp , anh ơi !