View Full Version : Một mẩu đối thoại giữa nhà Thần học Brazil và đức Đạt Lai Lạt Ma
thuykhanh
12-15-2013, 10:41 AM
“Đây là một mẫu đối thoại ngắn giữa Thần học gia người Brazil,
Leonardo Boff, và Đức Đạt Lai Lạt Ma…
Tại một cuộc hội thảo bàn tròn về “Tôn giáo và tự do” có Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi cùng tham dự. Lúc tạm nghỉ, tôi hỏi ngài vừa tinh nghịch vừa tò mò:
http://web.mail.comcast.net/service/home/%7E/?auth=co&id=734160&part=2.2
“Thưa ngài, tôn giáo nào tốt nhất? ”
Tôi nghĩ ngài sẽ nói: “Phật giáo Tây tạng” hoặc “Các tôn giáo phương Đông, lâu đời hơn Ki-tô giáo nhiều”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma trầm ngâm giây lát, mỉm cười và nhìn vào mắt tôi…
Điều này làm tôi ngạc nhiên vì tôi biết đây là một câu hỏi ranh mãnh.
Ngài trả lời:
“Tôn giáo tốt nhất là tôn giáo đưa anh đến gần Đấng tối cao nhất. Là tôn giáo biến anh thành con người tốt hơn”.
Để giấu sự bối rối của tôi trước 1 câu trả lời đầy khôn ngoan như thế, tôi hỏi:
“Cái gì làm tôi tốt hơn? ”
http://web.mail.comcast.net/service/home/%7E/?auth=co&id=734160&part=2.3
Ngài trả lời:
“Tất cả cái gì làm anh
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn”.
“Tôn giáo nào biến anh thành như vậy là tôn giáo tốt nhất”.
Tôi thinh lặng giây lát, lòng đầy thán phục, ngay cả bây giờ, khi nghĩ đến câu trả lời đầy khôn ngoan và khó phản bác:
“Anh bạn tôi ơi! Tôi không quan tâm đến tôn giáo của anh
Điều thật sự quan trọng đối với tôi là cách cư xử của anh đối với người đồng đẳng, gia đình, công việc, cộng đồng và đối với thế giới.
Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta.Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Nó cũng được áp dụng cho tương quan con người.
Nếu tôi ở hiền, thì tôi gặp lành,
Nếu tôi gieo gió, thì tôi gặt bão.
Những gì ông bà nói với chúng ta là sự thật thuần túy.
Chúng ta luôn nhận được những gì chúng ta mong muốn cho người khác.
Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.”
Cuối cùng ngài nói:
“Hãy suy tư cẩn thận vì Tư tưởng sẽ biến thành Lời nói,
Hãy ăn nói cẩn thận vì Lời nói sẽ biến thành Hành động,
Hãy hành xử cẩn thận vì Hành động sẽ biến thành Thói quen,
Hãy chú trọng Thói quen vì chúng hình thành Nhân cách,
Hãy chú trọng Nhân cách vì nó hình thành Số mệnh,
Và Số mệnh của anh sẽ là Cuộc đời của anh.
… và …
"Không có tôn giáo nào cao trọng hơn Sự thật."
Triển
12-15-2013, 09:42 PM
Hãy nhớ rằng vũ trụ dội lại hành động và tư tưởng của chúng ta. Quy luật của hành động và phản ứng không chỉ dành riêng cho vật lý.
Tôi nghĩ trong câu này
"Remember, the universe is the echo of our actions and our thoughts. The law of action and reaction is not exclusively for physics. (https://yalun.wordpress.com/2012/03/13/the-best-religion-a-dialog-between-dalai-lama-and-leonardo-boff/)" (https://yalun.wordpress.com/2012/03/13/the-best-religion-a-dialog-between-dalai-lama-and-leonardo-boff/)
chữ Echo mang nghĩa của chữ Reflexion, hàm ý "phản chiếu". Cho nên câu sau mới đề cập sự việc liên quan đến Vật lý.
thuykhanh
12-16-2013, 07:47 PM
Chào Bầu,
Đây là bài viết nhận được qua điện thư, Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tôn giáo mà k rất tôn kính và ngưỡng mộ, nên dán lên chia sẻ với Phố.
Những bài như thế này giúp k, ngoài vấn đề đạo đức cho mình, còn nhớ lại những từ ngữ ngày xưa đã học hoặc biết thêm chữ mới để áp dụng vào dịch thuật khiến câu văn trở nên linh động, mượt mà hơn.
Đã có lần k suy nghĩ mãi, không biết dịch chữ compassion là gì rồi một hôm được đọc một bài của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong đó compassion được dịch là lòng trắc ẩn, thật là mừng như nắng hạn gặp mưa.
Đồng ý với anh là chữ Echo trên mang nghĩa của chữ Reflexion, vũ trụ phản chiếu hành động và suy nghĩ của chúng ta.
Có câu trong này hoàn toàn mới với k: Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.
Being happy is not a matter of destiny. It is a matter of option.
Cảm ơn Bầu ghé, cho ý kiến, giúp k có dịp tìm hiểu kỹ hơn.
Triển
12-16-2013, 09:13 PM
Có câu trong này hoàn toàn mới với k: Hạnh phúc không phải là vấn đề số mệnh. Đó là vấn đề lựa chọn.
Being happy is not a matter of destiny. It is a matter of option.
Vâng tôi cũng thấy hầu hết hạnh phúc do mình tự chọn.
thuykhanh
12-22-2013, 08:52 PM
tk xin đăng nguyên bài viết bằng tiếng Anh trường hợp có ai muốn tham khảo thêm.
Dialog between Dalai Lama and Leonardo Boff
In a round table discussion about Religion and Freedom in which Dalai Lama and myself were participating at recess, I maliciously, and also with interest, asked him:
" Your holiness, what is the best religion? "
I thought he would say: "The Tibetan Buddhism" or "the oriental religions, much older than Christianity."
The Dalai Lama paused, smiled and looked me in the eyes... which surprised me because I knew of the malice contained in my question.
He answered:
"The best religion is the one that gets you closest to God"
" It is the one that makes you a better person".
To get out of my embarrassement with such a wise answer, I asked: " What is it that makes me better?"
He responded:
" Whatever makes you
more compassionate,
more sensible,
more detached,
more loving,
more humanitarian,
more responsible,
more ethical".
" The religion that will do that for you is the best religion".
I was silent for a moment, marveling and even today thinking of his wise and irrefutable response.
" I am not interested, my friend, about your religion or if you are religious or not. What really is important to me is your behavior in front of your peers, family, work community, and in front of the world.
Remember, the universe is the echo of our action and our thoughts.
The law of action and reaction is not exclusive for physics. It is also of human relations.
If I act with goodness, I will receive goodness. If I act with evil, I will get evil.
What our grandparents told us is pure truth.
You will always have what you desire for others. Being happy is not a matter of destiny. It is a matter of options."
Finally he said:
"Take care of your Thoughts because they become Words
Take care of your Words because they will become Actions
Take care of your Actions because they will become Habits
Take care of your Habits because they will form Charater.
Take care of your Character because it will form your Destiny and your Destiny will be your Life
...and...
There is no religion higher than the Truth."
_________
Chữ Peers được dịch là người đồng đẳng, một chữ mới đối với tk, có chữ nào thích hợp hơn không.
tk nghĩ tới từ ngữ bạn bè.
Triển
12-22-2013, 10:22 PM
chà, bạn bè thì có trong "peers", nhưng peer thì chưa chắc là bạn bè.
Đồng đẳng là cùng đẳng cấp chăng? Tôi cũng mới nghe chữ này. Còn những chữ này cho chị lựa trong ngữ cảnh đó là:
đồng sự
đồng nghiệp
đồng loại
đồng bào
đồng hương
:)
RaginCajun
12-23-2013, 05:10 AM
Thêm vào cái list của bác 5
Đồng trang lứa
PhPhuongVy
12-23-2013, 09:36 AM
Xin thêm vào:
đồng liêu
Hanhgia
12-23-2013, 11:05 AM
Đồng lõa
đồng sàn
đồng môn
đồng thau (như rứa)
đồng nát
đồng ... ... ... chí
:)
thuykhanh
12-23-2013, 08:40 PM
tk cảm ơn Bầu, RaginCajun, PhPhuongVy, Hanhgia đã cho thêm chữ đi kèm với đồng.
đồng sàng hình như có g thì phải.
Trong trường hợp tương tự trên, tk sẽ hơi dài giòng và dùng hàng chữ những người chung quanh mình.
@ Hanhgia.- tk nhớ có đọc ở đâu Hanhgia cho biết là Boat People hở.
Hanhgia đến trại nào vậy?
Triển
12-23-2013, 10:07 PM
Xin thêm vào:
đồng liêu
chị PV,
đồng liêu là cùng làm quan với nhau chứ?
thuykhanh
01-01-2014, 04:39 PM
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn
more compassionate,
more sensible,
more detached,
more loving,
more humanitarian,
more responsible,
more ethical
Hanhgia
01-01-2014, 04:53 PM
Theo hg là "đồng sàn", sàn ở đây có nghĩa là cùng "floor" : sàn nhà, sàn xưởng ... và sàn cũng có nghĩa là giường: "đồng sàn dị mộng".
hg đến trại Marang (dàn chào bằng một trung đội Mã lai - khoảng 20 em dàn súng M16 đứng ngắm thẳng (point blank) vào đám tị nạn lếch thếch mệt lã vì đói khát và ... biển) trước nhất nhưng không thể nói thêm được, chị ThuyKhanh thông cảm.
P.S. "những người chung quanh mình.", tiếng Việt của mình hơi phong phú về phần này :)
sàng thì không có nghĩa, nó chỉ là động từ: sàng gạo\.
Về Boat people, chị có thể google danh từ này trên net, không khó lắm.
:)
Hanhgia
01-01-2014, 05:07 PM
Những lời của Đà Lai Đạt Ma không có nghĩa lắm nếu như ta chưa hiểu: "Nam Mô A Di Đà Phật" và "Bất Muội Nhân Quả"
hg đã thử nghiệm lời của Đà Lai Đạt Ma trước nhưng vẫn trong cõi u mê cho đến khi học được hai điều tối cao thì hiểu ra ... xa thêm một chút.
:)
thuykhanh
01-01-2014, 05:18 PM
Theo hg là "đồng sàn", sàn ở đây có nghĩa là cùng "floor" : sàn nhà, sàn xưởng ... và sàn cũng có nghĩa là giường: "đồng sàn dị mộng".
hg đến trại Marang (dàn chào bằng một trung đội Mã lai - khoảng 20 em dàn súng M16 đứng ngắm thẳng (point blank) vào đám tị nạn lếch thếch mệt lã vì đói khát và ... biển) trước nhất nhưng không thể nói thêm được, chị ThuyKhanh thông cảm.
P.S. "những người chung quanh mình.", tiếng Việt của mình hơi phong phú về phần này :)
sàng thì không có nghĩa, nó chỉ là động từ: sàng gạo
:)
Chị chào Hanhgia:
Đồng sàng dị mộng có g đấy.
Chị cũng đến Mã Lai, đầu tiên là Tegalapapan, Kuala Besut, Trenganu rồi mới tới Pulau Bidong.
Thấy người cùng cảnh ngộ ngày trước nên chị hỏi thăm. Trại Marang ở đâu mà chị dở quá, không biết.
Chị hiểu, xin HG chỉ nói những gì em có thể.
Cảm ơn HG đã ghé đọc và tham gia, bàn luận.
Chúc em và gia đình năm mới an lành và gặp nhiều điều như ý.
Hanhgia
01-01-2014, 05:30 PM
Cám ơn chị ThuyKhanh,
hg cũng chúc chị và gia đình nhiều an lành, sức khỏe và hạnh phúc trong năm mới 2014 nha :)
Triển
01-01-2014, 10:23 PM
Theo hg là "đồng sàn", sàn ở đây có nghĩa là cùng "floor" : sàn nhà, sàn xưởng ... và sàn cũng có nghĩa là giường: "đồng sàn dị mộng".
P.S.
sàng thì không có nghĩa, nó chỉ là động từ: sàng gạo\.
Trời đất, hahaha. =))
sàn là cái nền nhà, còn sàng danh từ có nghĩa là cái giường ông ơi. Thiệt tình. Đầu năm phang quá nha! :)
Hanhgia
01-02-2014, 05:01 AM
Tiếng Việt của tôi cũng mai một rồi.
Vả lại "Đồng sàng dị mộng" được phán bởi vi.wiktionary.org thì không chạy đi đâu được.
http://vi.wiktionary.org/wiki/%C4%91%E1%BB%93ng_s%C3%A0ng_d%E1%BB%8B_m%E1%BB%99n g
Triển
01-02-2014, 08:06 AM
Chị chào Hanhgia:
Chị hiểu, xin HG chỉ nói những gì em có thể.
Hiểu câu này là tốt nè. Tuy là chị TK viết tiếng Việt theo kiểu dịch từ Anh ngữ. ;)
thuykhanh
01-02-2014, 01:43 PM
Tiếng Việt của tôi cũng mai một rồi.....
Hanhgia đừng lo, tiếp xúc với người Việt một thời gian là em sẽ nhớ lại hay biết thêm chữ mới.
Điều này đã xảy đến với chị.
thuykhanh
01-02-2014, 02:12 PM
Hiểu câu này là tốt nè. Tuy là chị TK viết tiếng Việt theo kiểu dịch từ Anh ngữ. ;)
Câu trên được viết theo kiểu văn đối thoại, Bầu đừng có chẻ sợi tóc làm tư nha!
Con ngựa dễ thương quá, đâu ngờ Bầu vẽ tài vậy, có vài nét chứ mấy. Bầu vẽ thêm đi!
tk xin cảm ơn Bầu đã ghé quán TH và cho lời chúc sức khỏe và may mắn là những thứ mà k rất cần sang năm 2014.
Triển
01-04-2014, 12:48 AM
Câu trên được viết theo kiểu văn đối thoại, Bầu đừng có chẻ sợi tóc làm tư nha!
...thì ra là vậy. Các con tôi hồi trước nó có biết viết Việt văn là cái chi đâu. Tụi nó chỉ nói với tôi vài câu tiếng Việt cũng đặt câu trong đầu bằng tiếng Đức rồi dịch sang tiếng Việt cho nên cấu trúc câu là văn dịch, nghe buồn cười lắm.
Để trả lời câu nói của chị theo kiểu đối thoại mà chị vừa nói, còn tôi thì cho là dịch ra từ câu ngoại ngữ ấy, tôi ghi lại chị xem chơi:
- Câu trên được viết theo kiểu văn đối thoại, Bầu đừng có chẻ sợi tóc làm tư nha!
- Ồ, điều này sẽ không xảy ra đến với tôi. Tôi sẽ không thể như thế và rất lấy làm tiếc. Xin chào buổi sáng! :))
thuykhanh
01-04-2014, 06:52 AM
- Ồ, điều này sẽ không xảy ra đến với tôi. Tôi sẽ không thể như thế và rất lấy làm tiếc. Xin chào buổi sáng!:))
Bị đau đầu cả tuần nay mà không nói ra đó nha, trêu nữa là bắt đền, ráng chịu!
Đó, tui dùng văn nói nữa đó! ( j/k)
k sorry! đau đầu quá rồi trở nên cộc cằn! Cảm ơn Bầu đã nhường và nhắc nhở.
Bây giờ k mời "cô" ngựa bên Quán TH về đây, để thấy dù có buồn và trầm tư nhưng vẫn giữ được bản chất dịu dàng. Thương "cô" ngựa quá!
Xin chúc Bầu và gia đình năm mới có nhiều sức khỏe, hạnh phúc, và nhiều điều đẹp ý ( chữ này mới học được từ Phương Vy).
Riêng Bầu, hát và nấu ăn nhiều hơn, bao dung hơn, nhân hậu hơn và vẽ nữa.:)
http://i.imgur.com/W8eD80R.png
Triển
01-05-2014, 10:28 AM
Riêng Bầu, hát và nấu ăn nhiều hơn, bao dung hơn, nhân hậu hơn và vẽ nữa.:)
Vậy phải chúc riêng chị là năm mới sức khỏe nhiều hơn, thật thà hơn và hát hay hơn nữa. :)
thuykhanh
01-06-2014, 10:20 AM
........ năm mới sức khỏe nhiều hơn, thật thà hơn và hát hay hơn nữa. :)
Biết thương cảm hơn
Biết theo lẽ phải hơn
Biết từ bỏ hơn
Dịu dàng hơn
Nhân hậu hơn
Có trách nhiệm hơn
Có đạo đức hơn
more compassionate,
more sensible,
more detached,
more loving,
more humanitarian,
more responsible,
more ethical
Dạ cảm ơn Bầu nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma không có nói vậy :)
PhPhuongVy
01-07-2014, 09:57 AM
chị PV,
đồng liêu là cùng làm quan với nhau chứ?
Cảm ơn anh Triển. Hôm nay PV vào lãnh trứng ngỗng hay là điểm F. Mấy năm nay vốn tiếng Việt của PV đã bị rỉ.
Chào chị Thụy Khanh và quý khách.
thuykhanh
01-31-2014, 10:08 AM
tk xin chúc quý khách:
http://i859.photobucket.com/albums/ab159/uc0708/ChuacutecT1EBFt_Japan4_zps6419a41d.png
thuykhanh
02-02-2014, 09:48 AM
THÔNG ĐIỆP ĐẦU NĂM
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
https://lh5.ggpht.com/-p1Y2bgkhyik/UuGMwsj9LYI/AAAAAAAA42w/_8fpVfECRU8/Dalai%252520lama%2525202014_thumb%25255B1%25255D.j pg?imgmax=800 (http://lh6.ggpht.com/-d3ZqLZFUTY0/UuGMvl4mz-I/AAAAAAAA42o/aUG6Qw_CnCU/s1600-h/Dalai%252520lama%2525202014%25255B3%25255D.jpg)
Dalai lama 2014
DHARAMSHALA: His Holiness the Dalai Lama extended New Year greetings to foreigners attending his teachings at Sera Jey Monastery in Bylakuppe, Karnataka, India, on 1 January 2014.
“I would like to express my greetings and Happy New Year.
Actually, whether the coming year becomes happy year or miserable year, depends on us.
On the first day of the New Year, we should be more determined to be more sincere and
compassionate human being. And try to create inner peace first within us and then share with other people to build a happy year,” His Holiness the Dalai Lama said in the message.
(Watch video)
http://www.dalailama.com/webcasts/post/309-new-years-message
Dharamsala: Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyển lời chúc mừng năm mới đến những người nước ngoài tham gia buổi thuyết giảng của ngài tại Tu viện Sera Jey ở Bylakuppe, thuộc Karnataka, Ấn Độ, ngày 1 tháng Giêng năm 2014.
"Tôi xin gửi lời chào mừng của tôi và Chúc Mừng Năm Mới.
Trên thực tế, cho dù năm tới sẽ trở thành năm hạnh phúc hay năm đau khổ, tùy thuộc vào chúng ta.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, chúng ta nên quyết tâm hơn để trở thành một con người chân thành hơn và từ bi hơn. Và hãy cố gắng tạo ra sự an lạc nội tâm trước hết cho chúng ta và sau đó chia sẻ với những người khác để xây dựng một năm hạnh phúc,"
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong thông điệp.
(Bachhac)
thuykhanh
02-08-2014, 11:39 AM
A Conversation with His Holiness
Oprah: Is Buddhism a path to happiness?
Dalai Lama: Certainly - though some people get the impression that Buddhism talks too much about suffering. In order to become prosperous, a person must initially work very hard, so he or she has to sacrifice a lot of leisure time. Similarly, the Buddhist is willing to sacrifice immediate comfort so that he or she can achieve lasting happiness. And in order to develop the willpower it takes to sacrifice, you must first realize that spending all your time and energy pursuing material comforts means you will eventually suffer. It's all about positive and negative consequences. It's very important to be aware that there are long-term consequences for every action.
Oprah: Though you believe that Buddhism is a path to happiness, you've encouraged others to remain in their own faiths. True?
Dalai Lama: That's right. I always emphasize that it is much safer and better to keep one's own religious faith. The other major religions are thousands of years old and have long traditions.
Oprah: Do you believe that someone can be a Christian and still practice Buddhism?
Dalai Lama: Yes, I think so. There are techniques of Buddhism, such as meditation, that anyone can adopt. And, of course, there are Christian monks and nuns who already use Buddhist methods in order to develop their devotion, compassion, and ability to forgive.
Oprah: Can we talk now about what it's like to be you? When you were first discovered as the Dalai Lama, did you feel that there was something special about you?
Dalai Lama: No.
Oprah: There wasn't a part of you that had always known you were different?
Dalai Lama: Sometimes, I do feel that, yes, I may feel some effect from previous lives. In the early mornings, when I am still half asleep and half awake, my mind is very clear. And when I am in this special twilight state, I have had glimpses of memory from past lives in which I identify with those from, in some cases, one or two centuries ago. I once had a feeling that I might have been in Egypt 600 years ago.
Oprah: Do you feel you're different from most humans?
Dalai Lama: No, no, no.
Oprah: So like every other human, are you your own master?
Dalai Lama: Yes.
Oprah: But you are the master of no one else.
Dalai Lama: That's true, too.
Oprah: Growing up, did you miss having a regular childhood?
Dalai Lama: Fortunately, I had playmates, though most of them were grown-ups.
Oprah: Have you ever wanted a family or children?
Dalai Lama: No. Well, when I was around 15 or 16, I had some interest. That was biological. But then some of my older playmates who were monks later became laypeople, and they told me about some of the complications of leading a family life. Of course, there can be great pleasure in having a family, but there are a lot of problems, too.
Oprah: I've read that you spend many hours a day in meditation. What value does meditation have for even non-Buddhists?
Dalai Lama: Meditation is valuable for all of humanity because it involves looking inward. People don't have to be religious to look inside themselves more carefully. It is constructive and worthwhile to analyze our emotions, including compassion and our sense of caring, so that we can become more calm and happy. Hatred, jealousy, and fear hinder peace of mind. When you're angry or unforgiving, for example, your mental suffering is constant. It is better to forgive than to spoil your peace of mind with ill feelings.
Oprah: You seem to have a lot of joy. What makes you happy?
Dalai Lama: I don't take myself too seriously! That makes me happy.
Oprah: What is a perfect day for you?
Dalai Lama: There's never a perfect day. There is no perfection in the world.
Oprah: So what would make a good day- a day when you really have fun and laugh a lot?
Dalai Lama: I really like gardening and playing with mechanical things. And when I have leisure time, I spend some of it reading and studying-mainly Tibetan Buddhist texts, as well as readings on my favourite subjects like compassion and altruism. On those days when I can spend a few hours getting some understanding, I feel fulfilled. I feel as if I have made good use of my time.
Oprah: Do you work so hard and travel so much because you want to bring attention to what is happening to the Tibetan people?
Dalai Lama: Not necessarily. Just this morning I read a newspaper that said something like "The Dalai Lama visited six cities in order to explain the Chinese oppression of Tibet." That's wrong. I have never been any place where I was not first invited. And upon invitation, if I feel that there is potential for making some contribution to humanity, I will comply in spite of being tired.
Oprah: Will you be unhappy if Tibet has not gained its independence before your death?
Dalai Lama: If I were to die today, I would have some concern for Tibet. But I know that I have personally done as much as I can to use my existence for others. So I have no regret.
Oprah: None?
Dalai Lama: That's right.
Oprah: Have you ever had to forgive yourself for anything?
Dalai Lama: I've had to forgive myself for small incidents, like accidentally killing an insect. My attitude toward mosquitoes and bedbugs is not very favourable or peaceful!
Oprah: Have you ever had to forgive yourself for any big mistakes?
Dalai Lama: I make small mistakes every day. But major mistakes? It doesn't seem so. I've examined my service to the Tibetan people and to humanity, and I've done as much as I can in my life.
Oprah: One last question: Every month I do a column in the magazine called "What I Know for Sure." What do you know for sure?
Dalai Lama: Altruism is the best source of happiness. There is no doubt about that.
thuykhanh
02-08-2014, 01:53 PM
tk sẽ tập dịch bài trên ra tiếng Việt, từng đoạn một, để học thêm hoặc nhớ lại tiếng Việt cũng như trau dồi đạo đức cho bản thân. Anh, chị, em nào thấy có điều gì sơ xuất, sửa giùm, tk xin cảm ơn.
Đàm Thoại Với Đức Thánh Thiện
Oprah: Is Buddhism a path to happiness?
Dalai Lama: Certainly - though some people get the impression that Buddhism talks too much about suffering.
In order to become prosperous, a person must initially work very hard, so he or she has to sacrifice a lot of leisure time.
Similarly, the Buddhist is willing to sacrifice immediate comfort so that he or she can achieve lasting happiness. And in order to develop the willpower it takes to sacrifice, you must first realize that spending all your time and energy pursuing material comforts means you will eventually suffer. It's all about positive and negative consequences. It's very important to be aware that there are long-term consequences for every action.
Oprah: Có phải Đạo Phật là đường đi đến hạnh phúc?
Đức Đạt Lai Lạt Ma: Chắc chắn vậy, dù một số người mang cảm tưởng là Phật giáo nói quá nhiều về đau khổ.
Để được sung túc, người ta phải làm việc khó nhọc từ lúc đầu nên hy sinh những lúc rảnh rỗi, thư thái.
Tương tự, những người theo đạo Phật sẵn lòng hy sinh những tiện nghi hay thoải mái nhất thời để đạt được hạnh phúc dài lâu.
Và để phát triển ý chí cần thiết cho sự hy sinh, đầu tiên bạn phải nhận ra rằng dồn cả thời gian và năng lực cho việc theo đuổi các tiện nghi vật chất tất nhiên sẽ đưa đến khổ đau.
Tất cả chỉ là những hệ quả tích cực và tiêu cực.
Điều thật quan trọng là mình cảnh giác được rằng có những hệ lụy lâu dài cho từng hành động.
Oprah: Though you believe that Buddhism is a path to happiness, you've encouraged others to remain in their own faiths. True?
Dalai Lama: That's right. I always emphasize that it is much safer and better to keep one's own religious faith. The other major religions are thousands of years old and have long traditions.
Oprah: Do you believe that someone can be a Christian and still practice Buddhism?
Dalai Lama: Yes, I think so. There are techniques of Buddhism, such as meditation, that anyone can adopt. And, of course, there are Christian monks and nuns who already use Buddhist methods in order to develop their devotion, compassion, and ability to forgive.
Oprah: Mặc dù tin tưởng đạo Phật là đường đến hạnh phúc, ông vẫn khuyến khích những người khác duy trì tín ngưỡng riêng của họ. Có phải không ạ?
Dalai Lama: Đúng vậy. Tôi luôn luôn nhấn mạnh rằng thật là an toàn và tốt đẹp hơn khi người ta tiếp tục gìn giữ tín ngưỡng riêng của mình. Những tôn giáo chính đã hiện hữu hằng ngàn năm và có truyền thống lâu dài.
Oprah: Dạ, ông có tin rằng người ta có thể là một tín đồ Thiên Chúa giáo mà vẫn luyện tập Phật pháp không ạ?
Dalai Lama: Vâng, tôi nghĩ thế. Có những cách tu tập của Đạo Phật như thiền quán, mà bất cứ ai cũng có thể tiếp nhận. Và, lẽ dĩ nhiên, có những giáo sỹ và nữ tu Thiên Chúa giáo đã dùng những phương pháp của Phật giáo với mục đích phát triển tính tận tụy hiến dâng, lòng thương người, và khả năng tha thứ của họ.
thuykhanh
02-11-2014, 05:48 PM
A Conversation with His Holiness (continued)
Oprah: Can we talk now about what it's like to be you? When you were first discovered as the Dalai Lama, did you feel that there was something special about you?
Dalai Lama: No.
Oprah: There wasn't a part of you that had always known you were different?
Dalai Lama: Sometimes, I do feel that, yes, I may feel some effect from previous lives. In the early mornings, when I am still half asleep and half awake, my mind is very clear. And when I am in this special twilight state, I have had glimpses of memory from past lives in which I identify with those from, in some cases, one or two centuries ago. I once had a feeling that I might have been in Egypt 600 years ago.
Oprah: Bây giờ chúng ta có thể nói về ông, được không ạ? Khi mới được khám phá là một Đạt Lai Lạt Ma, ông có cảm thấy điều gì đặc biệt về mình không?
Dalai Lama: Không.
Oprah: Không có một phần nào trong ông luôn luôn biết rằng ông khác biệt sao?
Dalai Lama: Vâng, đôi khi tôi cảm thấy vậy. Tôi cảm nhận một vài ảnh hưởng từ những kiếp trước.
Sáng sớm, lúc còn nửa thức nửa ngủ, trí não tôi rất sáng suốt. Và khi đang ở trạng thái chập chờn đặc biệt này, đã có vài thoáng hiện của ký ức từ tiền kiếp mà tôi nhận dạng được, trong vài trường hợp, từ một hay hai thế kỷ trước. Có lần tôi có cảm nghĩ là tôi đã ở Ai Cập 600 năm trước đây.
Oprah: Do you feel you're different from most humans?
Dalai Lama: No, no, no.
Oprah: So like every other human, are you your own master?
Dalai Lama: Yes.
Oprah: But you are the master of no one else.
Dalai Lama: That's true, too.
Oprah: Ông có cảm thấy là ông khác với phần đông nhân loại?
Dalai Lama: Không, không, không.
Oprah: Vậy thì, như mọi người khác, ông là chủ của chính mình?
Dalai Lama: Vâng, đúng vậy.
Oprah: Nhưng ông không là chủ của ai hết.
Dalai Lama: Điều này cũng đúng nữa.
Triển
02-12-2014, 03:11 AM
A Conversation with His Holiness (continued)
Oprah: So like every other human, are you your own master?
Dalai Lama: Yes.
Oprah: But you are the master of no one else.
Dalai Lama: That's true, too.
Oprah: Ông có cảm thấy là ông khác với phần đông nhân loại?
Dalai Lama: Không, không, không.
Oprah: Vậy thì, như mọi người khác, ông là chủ của chính mình?
Dalai Lama: Vâng, đúng vậy.
Oprah: Nhưng ông không là chủ của ai hết.
Dalai Lama: Điều này cũng đúng nữa.
Đoạn này phản giáo. :D
(không phải phản bội giáo hội mà là đi ngược giáo lý Phật giáo :) )
thuykhanh
02-12-2014, 03:57 AM
Đoạn này phản giáo. :D
(không phải phản bội giáo hội mà là đi ngược giáo lý Phật giáo :) )
Tại sao, anh nói thêm đi!
Mới ngủ dậy mà sao không thấy minh mẫn gì hết, chắc cần thêm dose :)
Triển
02-12-2014, 06:04 AM
Câu chị dịch ra "ông là chủ của chính mình" trên phương diện Phật giáo thì không đúng, bởi vì 'chủ của chính mình' có nghĩa là đặt nặng bản ngã thể xác, trong khi Phật pháp giảng giải thân con người giả lập, thân xác là tứ đại và duyên ngộ mà thành. Cho nên Phật giáo chủ trương xem nhẹ bản ngã.
Có chăng là vấn đề 'tự chủ'. Tiếng Việt mình khi dùng chữ 'tự chủ' nghĩa là tự chủ tinh thần và tri thức. Tự mình quyết định, kiểm soát suy nghĩ, hành vi của mình, chứ không có ai quyết định hoặc kiểm soát suy nghĩ, hành vi cho mình. Cho nên nếu chị dịch "ông có khả năng tự chủ" và "không chủ trương cho người khác" thì hợp với giáo lý Phật giáo hoặc cũng hợp theo các khái niệm đức dục (tâm lý học) ngoài đời như nonautonomous - autonomous (không thể tự chủ, tự chủ).
Tuy nhiên bên trên câu nói của bà Oprah có vẻ hàng hai. Thật sự tôi cũng không hiểu ý bà ta khi xử dụng chữ 'master' (bổn sư, thầy) trong câu hỏi đó. Có phải bà ta hỏi về ý thức (tự chủ) hay không, hay là ý bà ta hỏi là liệu ông Lạc Ma đã có tách ra khỏi thế giới này hoặc như một vài lãnh đạo các giáo phái tà giáo, thường xưng là khác người, cho mình là cao nhất rồi, vô thượng hoặc là thầy của thiên hạ rồi. Nếu ý bà ta hỏi như vậy thì câu trả lời của ông Lạc Ma hợp ngữ cảnh đó mà cũng hợp với giáo lý Phật giáo khi bàn về sự cống cao ngã mạn.
Tóm lại câu hỏi trên tôi thấy mơ hồ, nhưng mà có thể là tôi suy diễn cũng trật lất. :D
phiulinh
02-12-2014, 06:45 AM
Xin phép chị Tương Kính cho em ké một ý nghĩ.
Oprah: So like every other human, are you your own master?
Dalai Lama: Yes.
Oprah: Vậy thì, như mọi người khác, ông là chủ của chính mình?
Dalai Lama: Vâng, đúng vậy.
Là sai, vì nếu ông làm chủ được chính mình về tinh thần phật giáo chân chính thì ông sẽ không là đức Đại La Lạt Ma. Tức là ông sẽ không để xã hội nâng ông lên làm kẻ đại diện tối cao cho một tôn giáo hay triết lý gì hết. Không để người khác biến mình thành con rối mà chỉ âm thầm tu tập hay sống cho riêng mình, không muốn tạo ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là lên ngồi trả lời những câu hỏi rẻ tiền của bà Oprah.
thuykhanh
02-12-2014, 08:06 AM
Câu chị dịch ra "ông là chủ của chính mình" trên phương diện Phật giáo thì không đúng, bởi vì 'chủ của chính mình' có nghĩa là đặt nặng bản ngã thể xác, trong khi Phật pháp giảng giải thân con người giả lập, thân xác là tứ đại và duyên ngộ mà thành. Cho nên Phật giáo chủ trương xem nhẹ bản ngã.
Có chăng là vấn đề 'tự chủ'. Tiếng Việt mình khi dùng chữ 'tự chủ' nghĩa là tự chủ tinh thần và tri thức. Tự mình quyết định, kiểm soát suy nghĩ, hành vi của mình, chứ không có ai quyết định hoặc kiểm soát suy nghĩ, hành vi cho mình. Cho nên nếu chị dịch "ông có khả năng tự chủ" và "không chủ trương cho người khác" thì hợp với giáo lý Phật giáo hoặc cũng hợp theo các khái niệm đức dục (tâm lý học) ngoài đời như nonautonomous - autonomous (không thể tự chủ, tự chủ).
Tuy nhiên bên trên câu nói của bà Oprah có vẻ hàng hai. Thật sự tôi cũng không hiểu ý bà ta khi xử dụng chữ 'master' (bổn sư, thầy) trong câu hỏi đó. Có phải bà ta hỏi về ý thức (tự chủ) hay không, hay là ý bà ta hỏi là liệu ông Lạc Ma đã có tách ra khỏi thế giới này hoặc như một vài lãnh đạo các giáo phái tà giáo, thường xưng là khác người, cho mình là cao nhất rồi, vô thượng hoặc là thầy của thiên hạ rồi. Nếu ý bà ta hỏi như vậy thì câu trả lời của ông Lạc Ma hợp ngữ cảnh đó mà cũng hợp với giáo lý Phật giáo khi bàn về sự cống cao ngã mạn.
Tóm lại câu hỏi trên tôi thấy mơ hồ, nhưng mà có thể là tôi suy diễn cũng trật lất. :D
Cảm ơn anh, anh tiếp tục đi kèm và giải thích cho tk hiểu thêm nghen.
Con người không biết gì về đạo Phật mà dịch những bài như thế này coi bộ ngây ngô quá, nhưng mà có vậy mới học được chứ thật ra tìm chữ cho hợp cũng mất nhiều thì giờ lắm.
Vậy mà cũng còn sai!:D
thuykhanh
02-12-2014, 08:28 AM
Xin phép chị Tương Kính cho em ké một ý nghĩ.
Là sai, vì nếu ông làm chủ được chính mình về tinh thần phật giáo chân chính thì ông sẽ không là đức Đại La Lạt Ma. Tức là ông sẽ không để xã hội nâng ông lên làm kẻ đại diện tối cao cho một tôn giáo hay triết lý gì hết. Không để người khác biến mình thành con rối mà chỉ âm thầm tu tập hay sống cho riêng mình, không muốn tạo ảnh hưởng đến người khác, đặc biệt là lên ngồi trả lời những câu hỏi rẻ tiền của bà Oprah.
tk chào em,
Đâu ngờ Phiulinh biết nhiều về đạo Phật vậy! Cho chị hỏi, như vậy thì người theo đạo Phật chân chính chỉ âm thầm tu tập chứ không chia sẻ những hiểu biết của mình với người khác sao. Rồi những người như chị làm sao học.
Cảm ơn em ghé và cho chị biết thêm về đạo Phật.
Phuilinh ráng giữ ấm nha!
phiulinh
02-12-2014, 09:44 AM
Bỏ qua ý mỉa mai của chị.
Trên quan điểm xã hội, tôn giáo là chính trị; có nghĩa là các hoạt động có tổ chức có người đứng đầu là tạo phe nhóm từ đó dễ tạo ra ảnh hưởng dẫn đến xung đột.
Trên tư tưởng đạo phật thuần khiết không có tổ chức. Cái hay của nó là chổ đó em nghĩ vậy. Cho nên, nếu đứng trên quan điểm phật giáo thì Đại La Lạt ma không có giá trị gì hết. ĐLLM không hiện hữu. Nhưng trên quan điểm xã hội thì ĐLLM là một người được dùng đi bán quảng cáo như bà Oprah thôi, không có gì ầm ĩ. Chỉ là suy nghĩ riêng em chị không cần phải quan tâm.
Khi em đọc bài của chị, khi em nói ra suy nghĩ của em và khi chị hỏi em cũng đã là tiến trình của sự học hỏi là sự kích thích cho suy nghiệm của việc tương quan tương kính trong cuộc sống. Nó chính là một phần trên con đường phật học.
Cảm ơn chị phúc đáp.
thuykhanh
02-12-2014, 10:42 AM
PhiuLinh,
Chị xin lỗi đã để em hiểu lầm là có ý mỉa mai. Không, đó là lời khen thật! Em đã làm chị ngạc nhiên khi nói một cách rõ ràng về đạo Phật.
Mỗi người có một quan điểm và cách phát biểu riêng nhưng chị biết tôn trọng ý kiến của người khác. Có lẽ đây là lần đầu mình nói chuyện với nhau nên em nghĩ vậy.
Khi nói ra suy nghĩ của mình, em đã giúp chị hiểu thêm những điều anh Triển nói ở trên về chủ trương xem nhẹ bản ngã của Phật giáo.
Hồi nhỏ chị học trường tây, được dạy bởi các bà Phước nên gần như không có chút kiến thức gì về đạo Phật. Đến khi gia đình có đám tang bà nội các cháu, chị đọc kinh theo sách mà chẳng hiểu gì mấy nên mới bắt đầu tìm tòi, hỏi người này, người kia; có khi còn bị rầy nữa.
Thôi nhé, Phiulinh hiểu mà đừng giận chị nữa nhé! Trừ những lúc đùa dỡn trong gia đình, chị chưa bao giờ nói mỉa mai ai cả. Cảm ơn em đã nói ra để chị có dịp khoe mọi người yếu điểm của mình.:)
thuykhanh
02-16-2014, 09:07 PM
A Conversation with His Holiness (continued)
Oprah: Growing up, did you miss having a regular childhood?
Dalai Lama: Fortunately, I had playmates, though most of them were grown-ups.
Oprah: Have you ever wanted a family or children?
Dalai Lama: No. Well, when I was around 15 or 16, I had some interest. That was biological. But then some of my older playmates who were monks later became laypeople, and they told me about some of the complications of leading a family life. Of course, there can be great pleasure in having a family, but there are a lot of problems, too.
Oprah: Lớn lên, ông có thấy thiếu vắng một thời thơ ấu bình thường không?
Dalai Lama: Tôi đã may mắn có bạn để chơi đùa với, dù rằng đa số đã trưởng thành.
Oprah: Có bao giờ ông muốn có gia đình hay con cái không?
Dalai Lama: Không. Ờ mà ở tuổi 15-16 tôi cũng có vài quan tâm. Điều ấy là tự nhiên.
Nhưng vài người bạn chơi với tôi hồi nhỏ là nhà sư, sau trở lại đời sống thế tục, đã nói với tôi về những phức tạp trong việc dìu giắt đời sống gia đình. Lẽ dĩ nhiên, có thể là một niềm vui lớn khi có gia đình, nhưng cũng có nhiều phiền toái kèm theo nữa.
Oprah: I've read that you spend many hours a day in meditation. What value does meditation have for even non-Buddhists?
Dalai Lama: Meditation is valuable for all of humanity because it involves looking inward. People don't have to be religious to look inside themselves more carefully. It is constructive and worthwhile to analyze our emotions, including compassion and our sense of caring, so that we can become more calm and happy. Hatred, jealousy, and fear hinder peace of mind. When you're angry or unforgiving, for example, your mental suffering is constant. It is better to forgive than to spoil your peace of mind with ill feelings.
Oprah: Tôi vừa đọc rằng ông đã dùng nhiều giờ trong ngày cho việc suy ngẫm. Có giá trị gì trong việc suy ngẫm cho những người không phải là Phật tử?
Dalai Lama: Suy ngẫm có giá trị cho cả nhân loại vì nó liên quan đến việc xem xét nội tâm. Người ta không cần phải sùng đạo để nhìn vào bên trong mình cẩn thận hơn.
Thật là xây dựng và đáng công khi phân tích những cảm xúc của mình, kể cả lòng thương cảm và tính quan hoài, từ đấy chúng ta trở nên trầm tĩnh và hạnh phúc. Thù oán, ghen tỵ, và sợ hãi cản trở sự an bình của trí tuệ.
Chẳng hạn khi bạn nóng giận và không tha thứ, tinh thần bạn phải chịu đựng triền miên. Vì vậy, tốt hơn là tha thứ thay vì làm hỏng niềm an vui của tâm hồn bởi những cảm giác xấu xa.
Oprah: You seem to have a lot of joy. What makes you happy?
Dalai Lama: I don't take myself too seriously! That makes me happy.
Oprah: What is a perfect day for you?
Dalai Lama: There's never a perfect day. There is no perfection in the world.
Oprah: Dường như ông có nhiều điều vui. Điều gì làm ông hạnh phúc vậy?
Dalai Lama: Tôi không tự xem mình quá nghiêm trọng. Điều ấy làm tôi hạnh phúc.
Oprah: Thế nào là một ngày hoàn hảo, đối với ông?
Dalai Lama: Không bao giờ có ngày hoàn hảo. Không có sự toàn hảo trên thế giới này.
thuykhanh
02-20-2014, 07:26 PM
A Conversation with His Holiness (continued)
Oprah: So what would make a good day- a day when you really have fun and laugh a lot?
Dalai Lama: I really like gardening and playing with mechanical things. And when I have leisure time, I spend some of it reading and studying-mainly Tibetan Buddhist texts, as well as readings on my favourite subjects like compassion and altruism. On those days when I can spend a few hours getting some understanding, I feel fulfilled. I feel as if I have made good use of my time.
Oprah: Vậy điều gì làm nên một ngày tốt đẹp - một ngày mà ông thật sự cảm thấy vui và cười nhiều?
Dalai Lama: Tôi thích làm vườn và chơi với máy móc. Khi rỗi rảnh, tôi đọc và nghiên cứu - chủ yếu là những bài về Phật giáo Tây Tạng, cùng đọc những đề tài mà tôi ưa chuộng như lòng trắc ẩn và vị tha. Vào những ngày đó, nếu tôi dùng vài giờ mà thông hiểu được, tôi thấy toại nguyện và cảm thấy là mình đã dùng thì giờ một cách hữu ích.
Oprah: Do you work so hard and travel so much because you want to bring attention to what is happening to the Tibetan people?
Dalai Lama: Not necessarily. Just this morning I read a newspaper that said something like "The Dalai Lama visited six cities in order to explain the Chinese oppression of Tibet." That's wrong. I have never been any place where I was not first invited. And upon invitation, if I feel that there is potential for making some contribution to humanity, I will comply in spite of being tired.
Oprah: Có phải ông tận tụy làm việc và đi đây đó thật nhiều vì ông muốn đem sự chú ý đến những gì đang xảy ra cho dân tộc Tây tạng?
DaLai Lama: Không cần phải vậy. Mới sáng nay, tôi đọc một tờ nhật báo nói " Đức Đạt Lai Lạt Ma thăm sáu thành phố để giải thích sự giải thích sự đàn áp của người Tầu ở Tây Tạng". Điều đó sai. Tôi chưa bao giờ đến nơi nào mà không được mời trước.
Khi được mời, nếu tôi cảm thấy có tiềm năng đóng góp gì đó cho nhân loại, tôi sẽ tuân theo thay vì mệt mỏi.
Oprah: Will you be unhappy if Tibet has not gained its independence before your death?
Dalai Lama: If I were to die today, I would have some concern for Tibet. But I know that I have personally done as much as I can to use my existence for others. So I have no regret.
Oprah: None?
Dalai Lama: That's right.
Oprah: Ông có cảm thấy không vui nếu nước Tây Tạng không lấy lại được độc lập trước khi ông qua đời?
Dalai Lama: Nếu chết hôm nay, tôi sẽ có vài quan tâm cho Tây Tạng. Nhưng tôi biết rằng tôi đã làm hết sức xử dụng sự hiện hữu của mình cho những người khác. Vì vậy, tôi không hối tiếc.
Oprah: Không chút nào ư ?
Dalai Lama: Đúng vậy!
Oprah: Have you ever had to forgive yourself for anything?
Dalai Lama: I've had to forgive myself for small incidents, like accidentally killing an insect. My attitude toward mosquitoes and bedbugs is not very favourable or peaceful!
Oprah: Have you ever had to forgive yourself for any big mistakes?
Dalai Lama: I make small mistakes every day. But major mistakes? It doesn't seem so. I've examined my service to the Tibetan people and to humanity, and I've done as much as I can in my life.
Oprah: One last question: Every month I do a column in the magazine called "What I Know for Sure." What do you know for sure?
Dalai Lama: Altruism is the best source of happiness. There is no doubt about that.
Oprah: Có bao giờ ông phải tha thứ cho mình về một điều nào đó không?
Dalai Lama: Tôi đã phải tha thứ cho mình về vài chuyện nho nhỏ, chẳng hạn như vô ý giết một côn trùng. Thái độ của tôi đối với muỗi và rệp giường không được hợp ý hay thuận hòa cho lắm.
Oprah: Có bao giờ ông phải tha thứ cho mình về những lỗi lầm lớn?
Dalia Lama: Tôi phạm những sai sót nhỏ mỗi ngày. Nhưng lầm lỗi lớn? Dường như không có. Tôi đã xem xét việc phụng sự của mình cho dân tộc Tây tạng và cho nhân loại, và tôi đã làm tất cả những gì có thể làm được trong đời sống của mình.
Oprah: Một câu hỏi cuối cùng, hàng tháng tôi có làm một cột báo trong tạp chí với tên là "Điều mà tôi biết chắc." Điều gì ông biết chắc?
Dalai Lama: Vị tha là nguồn cội tốt nhất của hạnh phúc. Không nghi ngờ gì cả.
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.