PDA

View Full Version : Về hưu ở Mỹ



TLNVN
02-21-2014, 07:44 AM
Những điều cần biết về tiền hưu ở Mỹ


Bài viết dưới đây phần lớn trích dịch từ bài “25 Top Questions & Answers On Social Security” của tác gỉa Stan Hinden , đăng trên tạp chí AARP Bulletin (12/2010). Xin nhấn mạnh bài này chỉ nói về tiền hưu tức ‘Social Security Benefits’ chứ không phải là tiền SSI.

Trong khi chính quyền Obama và đảng Cộng Hòa đang vật lộn về cắt giảm ngân sách , người đang thụ hưởng tiền Social Security, Medicare , Medicaid hồi hộp vì không hiểu lưỡi gươm “cắt ngân sách” có tha tào cho các trợ cấp này không vì:

· Social Security, Medicare và Medicaid chiếm tới trên 40% ngân sách quốc gia.
· Hiện có 53.6 triệu người Mỹ hưởng tiền Social Security Benefits (từ đây xin viết tắt là SS) trong đó 4.3 triệu trẻ em lĩnh trợ cấp hàng tháng
· 49% người lao động từ 55 tuổi trở lên cho biết họ chỉ dành dụm được dưới $50,000 cho tuổi hưu trí
· Trung bình tiền hưu trí cho mỗi người là $1,172/tháng
· 24% góa phụ trên 65 tuổi hòan tòan sống nhờ tiền hưu trí


Dưới đây là các câu hỏi thông dụng nhất.


1. Hỏi: Tôi sắp 62 tuổi và dự định về hưu. Tôi sẽ bắt đầu như thế nào?
Đáp: Hãy lập thủ tục xin tiền SS khoảng 3 tháng trước khi xin tiền trợ cấp bằng cách đăng ký trên website: socialsecurity.gov/retireonline hoặc gọi cho số 1-800-772-1213. Hãy sửa sọan các giấy tờ sau: thẻ an sinh xã hội, khai sinh, bằng quốc tịch (nếu không sinh tại Mỹ), hoặc thẻ xanh và W-2 của năm trước hoặc giấy khai thuế (nếu self-employed)


2. Hỏi: Tiền hưu của tôi được tính toán như thế nào?
Đáp: Tiền hưu được tính theo tổng số tiền mình đã kiếm được và đặt trọng tâm vào 35 năm mà mình kiếm được nhiều nhất. Mặt khác, người có lợi tức thấp được hưởng phần trăm cao hơn người có lợi tức cao. Năm 2010, tiền hưu trung bình là $1,172/tháng. Dĩ nhiên khi lĩnh hưu non thì tiền hưu ít hơn khi lĩnh ở tuổi hưu toàn phần (65 hoặc 67 tuỳ theo sinh trước hay sau năm 1938 bao nhiêu năm). Giả thử lĩnh tiền SS vào lúc 62 tuổi mà được $1.000/tháng thì tiền hưu lĩnh vào lúc tới tuổi hưu tòan phần sẽ là $1,333 (30% nhiều hơn) hoặc $1,750 vào tuổi 70. Nhiều người lĩnh vào lúc 62 tuổi vì nhiều lý do khác nhau. Xin cân nhắc hơn thiệt trước khi quyết định.


3 Hỏi: Nếu tái giá , tôi có được hưởng tiền SS dựa trên lao động của người chồng quá cố không?
Đáp: Có, nếu hội đủ một số điều kiện. Ta không thể hưởng trợ cấp của người góa nếu tái giá khi chưa tới 60 tuổi ngoại trừ khi hôn nhân thứ hai chấm dứt do ly dị hoặc hủy hôn. Nếu tái giá sau 60 tuổi (50 tuổi nếu tàn phế) thì mình vẫn được hưởng trợ cấp SS theo lao động của người chồng qúa cố. Khi 62 tuổi thì có quyền chọn trợ cấp SS theo lao động của người chồng mới nếu trợ cấp này cao hơn.


4. Hỏi: Tại sao năm nay tiền SS không được điều chình theo giá sinh họat (Cost-of-living adjustment, viết tắt là COLA)
Đáp: Vì theo CPI (Consumer Price Index) giá sinh họat không thay đổi nên tiền SS không tăng.


5. Hỏi: Tôi 56 tuổi và đang hưởng tiền tàn tật (disability Benefit) Khi nào thì trợ cấp của tôi được đổi thành trợ cấp SS thông thường. Và tiền trợ cấp hàng tháng có thay đổi không?
Đáp: Khi đến tuổi hưu tòan phần thì trợ cấp tàn tật tự động đổi thành trợ cấp SS thông thường nhưng tiền trợ cấp hàng tháng không thay đổi.


6. Hỏi: Người bạn của tôi qua đời lúc 66 tuổi và khi sinh thời không xin tiền SS . Vậy số tiền bạn tôi đóng góp cho quỹ Social Security sẽ ra sao. Các con của bạn tôi có lãnh được tiền SS của bố không?
Đáp: Tiền ta đóng thuế SS được chạy vào một ngân quỹ dùng để trả trợ cấp SS cho người lao động hội đủ điều kiện, và gia đình, kể cả người góa và con cái (nếu chưa quá tuổi).


7. Hỏi: Chúng tôi sửa sọan ly dị. Chồng tôi muốn ghi vào biên bản thỏa thuận rằng tôi sẽ không lĩnh tiền SS theo lao động của ông ấy. Ông ta có quyền làm như vậy không?
Đáp: Không. Ông ta không có quyền hạn gì về quyền lợi SS của bà cả. Bà vẫn có thể được lĩnh tiền SS như người đã ly dị nếu bà đã lấy ông được ít nhất 10 năm, chưa tái hôn và đã 62 tuổi trở lên nếu tiền hưu do bản thân mình lao động thấp hơn tiền hưu hưởng theo lao động của người chồng đã ly dị.


8. Hỏi: Khi dọn nhà của mẹ tôi sau khi bà qua đời tôi tìm được các ngân phiếu Social Security phát hành trong thập niên 1980. Tôi có quyền “cash” cái check này không?
Đáp: Không. Ngân phiếu SS chỉ có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày ký.


9. Hỏi: Tôi và ông bồ chung sống đã 7 năm, nếu ổng qua đời thì tôi có quyền lĩnh SS theo lao động của ông ấy không?
Đáp: Được nếu tiểu bang của bà công nhận hôn nhân ngoài giá thú (common-law marriage) nhưng bà phải có giấy tờ chứng minh được hai người đã chung sống như vợ chồng như ‘Tờ Khai’ có tuyên thệ, giấy mua hoặc thuê nhà, bảo hiểm.


10. Hỏi: Tiền đóng vào quỹ bảo hiểm của tôi có chạy vào chương mục SS cá nhân của tôi và có được trả tiền lời không?
Đáp: Nhiều người tưởng như vậy, nhưng không đúng. Tiền SS vận hành qua hệ thống “pay-as-you-go” nghĩa là ngày nay ta trả tiền SS cho những người đang hưởng tiền SS và các người thụ hưởng khác. Người lao động đóng 6,2% tiền lương của mính cho tới mức $106.800 (nghĩa là tiền kiếm được trên con số $106.800 không phải đóng thuế SS nữa), phía chủ nhân cũng phải đóng thuế SS tương tự. Tiền mà thế hệ trẻ đóng sẽ dùng để trả tiền SS cho ta khi ta về hưu.


11. Hỏi: Tôi làm việc ít hơn thời gian quy định để được lĩnh tiền SS. Chồng tôi thì làm việc đủ nhưng ổng đau yếu lắm và không sống được bao lâu nữa. Tôi có được lĩnh tiền SS không?
Đáp: Có. Nhưng tiền SS của bà tùy thuộc vào tuổi và hòan cảnh.Nếu bà ở tuổi hưu tòan phần hay gìa hơn thì bà được lĩnh 100% tiền hưu của người chồng qúa cố. Người góa trong khỏang 60 và tuổi hưu tòan phần sẽ được lĩnh tiền SS ít hơn.


12. Hỏi : Có ai không bao giờ đóng tiền cho quỹ SS mà vẫn được hưởng tiền SS không?
Đáp: Tiền SS là trợ cấp do ta đã đóng góp vào quỹ SS. Muốn được hưởng tiền SS thì ta phải đóng vào quỹ SS ít nhất 10 năm. Trong vài trường hợp người trong gia đình không lao động như vợ/chồng có thể được lĩnh tiền SS dựa theo lao động của người phối ngẫu. Nhưng chì có người cư dân hợp pháp mới được hưởng quyền lợi này.


13. Hỏi: Chồng tôi mới qua đời. Tôi có quyền chọn giữa tiền SS do bản thân tôi làm việc hoặc tiền SS theo lao động của chồng tôi không?
Đáp: Tiền SS theo hồ sơ của người chồng quá cố chỉ được trả khi mình đã 60 tuổi (hoặc 50 tuổi nếu tàn phế). Nếu bà đã ở tuổi hưu toàn phần thì bà sẽ được 100% tiền hưu của ông. Nếu lĩnh sớm hơn thì tiền SS sẽ bị bớt đi. Khi 62 tuổi mình có quyền chuyển qua tiền hưu theo hồ sơ lao động của bản thân mình. Nhưng trong mọi trường hợp bà chỉ được lĩnh một lương SS mà mình chọn thôi.


14. Tôi bắt đầu lĩnh tiền SS từ khi 62 tuổi nhưng vẫn còn đi làm. Vì tôi vẫn đóng tiền thuế Social Security vậy tiền SS của tôi có tăng lên không?
Đáp: Nếu các năm làm việccuối là những năm có lợi tức cao nhất thì cơ quan SSA sẽ tự động tính lại để tăng thêm lợi tức SS của mình và tiền SS mới sẽ bắt đầu từ tháng 12 của năm tới.


15. Hỏi: Vợ tôi bắt đầu lĩnh tiền SS khi 62 tuổi dựa theo hồ sơ lao động của bà ấy. Khi tôi về hưu thì vợ tôi có quyền lĩnh tiền hưu theo hồ sơ lao động của tôi không?
Đáp: Nếu bà đủ điều kiện lĩnh tiền SS theo cả hai cách thì SSA sẽ trả tiền SS theo lao động của bà trước rồi sẽ bù thêm phần sai biệt nếu SS lĩnh theo lao động của ông nhiều hơn.


16. Nếu tôi sống hưu ở nước ngòai tôi có thể xin SSA gửi tiền hưu của tôi tới nơi tôi ở không?
Đáp: Nếu là công dân Mỹ , trừ một vài quốc gia , hầu hết ta có thể nhận được “check” gửi đến nơi mình sống hưu hoặc rút tiền từ chương mục của mình nếu check hưu được chuyển thẳng vào chương mục của mình.

Nếu về hưu ở Cuba hay Bắc Hàn thì tiền hưu bị giữ lại cho đến khi bạn ra khỏi hai nước này và có thể lĩnh tại các quốc gia khác.

Nếu sống hưu ở Việt Nam thì bạn phải điền mẫu SSA-21 và hàng tháng phải đến sứ quán Mỹ lĩnh “check”. Nếu không phải là công dân Mỹ thì thể thức lĩnh tiền SS phức tạp lắm. Nếu chưa tới tuổi hưu tòan phần mà làm việc hoặc kinh doanh ở nước ngoài thì phải thông báo cho Sứ quán Mỹ hoặc soở SSA. Muốn biết rõ các điều lệ thì xin vào website : www.ssa.gov (http://www.ssa.gov/). rồi click vào phần “Your payment While You Are Outside the United States”.


17. Hỏi: Tôi lĩnh tiền SS từ khi 62 tuổi. Tôi nghe nói tôi có thể trả lại tiền SS mà tôi đã lĩnh để sau này lĩnh tiền SS cao hơn. Có đúng như vậy không?
Đáp: Được, nhưng số tiền trả lại nhiều lắm, bao gồm cả tiền người trong gia đình đã lĩnh, tiền Medicare Part B, C và D và tiền thuế không bi khấu trừ. Muốn biết thêm chi tiết xin hỏi nhân viên của SSA.


18. Hỏi: Tôi có quyền vừa lĩnh tiền trợ cấp thất nghiệp vừa tiền SS cùng một lúc không?
Đáp: Được. Tiền trợ cấp thất nghiệp (unemplloyment benefits) không bị SSA coi là tiền thu nhập hàng năm. Tuy nhiên tiền trợ cấp thất nghiệp (unemployment benefits) có thể bị cắt nếu ta được lãnh tiền hưu bổng (pension) hay các trợ cấp hưu khác kể cả tiền SS. Nên liên lạc với sở “unemployment office” của tiểu bang mình để biết rõ.


19. Hỏi: Tôi đã 63 tuổi và đang lĩnh tiền SS, nếu tôi đi làm thì tiền SS của tôi có bị cắt không?
Đáp: Tùy vào tiền thu nhập của mình. Nếu trong hạn tuổi từ 62 đến tuổi hưu toàn phần thì nếu thu nhập một năm trên $14,160 thì mỗi $2 kiếm được trên số tiền này tiền SS bị giữ lại $1, đến khi tới năm tuổi hưu tòan phần thí mỗi $3 tiền kiếm được trên số $37,680 thì tiền SS bị giữ lại $1. Vào tháng mình tới tuổi hưu tòan phần thì giới hạn này được gỡ bỏ, nghĩa là tiền hưu không bị cắt nữa và SSA sẽ “tính sổ” để bồi hòan số tiền đã bị giữ lại.


20. Hỏi: Năm nay tôi 50 tuổi, liệu khi tôi về hưu thì quỹ SS còn không?
Đáp: Quỹ SS hiện còn $2,5 trillion (1 trillion là 1 ngàn tỷ). Theo tính tóan của Ban quản trị quỹ SS thì quỹ SS có thể tiếp tục chi trả cho tới năm 2037. Sau năm đó thì quỹ SS chỉ có khả năng trả 78% trợ cấp SS. Quốc Hội đang vận động để điều chỉnh sao cho quỹ SS có khả năng chi trả đủ cho các năm sau năm 2037. Nghĩa là bạn có thể tạm yên tâm.


Hà Ngọc Cư (người việt.com)

TLNVN
02-21-2014, 07:53 AM
Tuổi hưu và phúc lợi ở Mỹ


Sau hơn ba thập niên sinh sống và làm việc ở Mỹ, thỉnh thoảng anh em, bạn bè gặp nhau chúng tôi cũng bàn đến chuyện tương lai về hưu sẽ sống ra sao hay sống ở đâu.

Như ở mọi nơi trên thế giới, sau thời gian làm việc đóng góp cho xã hội, người dân Mỹ đến tuổi già cũng phải nghỉ hưu. Nhìn lại quá khứ rồi hướng về tương lai thì thấy nếu một người ra đời làm việc năm 25 tuổi, là khi mới tốt nghiệp đại học, đến 65 tuổi thì đã có 40 năm làm việc, khi đó là tuổi được hưởng trọn số lương hưu là tiền của chính mình và chủ đã đóng vào quỹ an sinh xã hội trong thời gian lao động.
Thực ra một người lao động Mỹ khi vừa bước vào tuổi 50 đã nhận được thư mời tham gia hội AARP (American Association of Retired Persons) – Hiệp hội người Mỹ Hưu trí – dù thời gian phải tiếp tục làm việc vẫn còn ít nhất 15 năm trước khi chính thức nghỉ hưu.

Thành lập từ năm 1958, AARP hiện có gần 40 triệu hội viên trên toàn quốc. Hội viên đóng lệ phí 16 đô là một năm và sẽ thường xuyên nhận được tạp chí với nhiều thông tin liên quan đến chính sách và sức khoẻ của lớp người ở tuổi 50 hay cao hơn. Hội cũng vận động hành lang cho quyền lợi của người đã nghỉ hưu hay sắp sửa. Là hội viên, khi thuê xe, đặt phòng khách sạn, mua các loại bảo hiểm còn được giảm giá ít nhiều.

Rất ít người Mỹ về hưu ở tuổi 50 và ngay cả tuổi 55 hay 60 cũng còn ít. Trừ người thật giầu hay những ai là công chức thành phố, tiểu bang, liên bang, là thành phần cảnh sát, cứu hỏa hay giáo chức với quỹ hưu bổng riêng và có thể nghỉ hưu sau 25, 30 năm trong những nghề đó.

Theo Sở Thống kê Dân số, tuổi hưu trung bình của người Mỹ là 62 và thời gian sống hưu là 18 năm.

Về tiền hưu trí, quỹ an sinh xã hội chỉ cho lãnh sớm nhất khi 62 tuổi. Một người về hưu ở tuổi đó thì còn phải tự lo bảo hiểm y tế trong ba năm nữa cho đến 65 tuổi là lúc được nghi danh vào chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ dành cho người cao tuổi, tức Medicare. Vì vậy, dù 62 tuổi nhưng nhiều người vẫn còn đi làm để có bảo hiểm sức khoẻ từ nơi làm việc, nếu không phải tự bỏ tiền ra mua thì một tháng có thể phải chi cả nghìn đô cho một người, mà nếu chỉ có lương hưu duy nhất là tiền an sinh xã hội thì sẽ không đủ chi tiêu.

Ngân sách quỹ an sinh xã hội và y tế của liên bang là do chính tiền của người lao động đóng vào và do chính phủ quản lý. Hiện nay thuế Medicare ở mức 2.9% số lương, cá nhân đóng một nửa, chủ đóng một nửa. Cũng như thuế cho quỹ an sinh xã hội là 12.4% và người đi làm đóng một nửa, tức 6.2%, chủ chịu một nửa.

Thuế an sinh xã hội có giới hạn, chỉ đóng đến mức lương 113,700 đô cho năm 2013, tăng lên mức 117 nghìn cho năm 2014 và tiếp tục tăng đến 165,600 vào năm 2022. Số lương cao hơn những mức nêu trên không phải chịu thuế này. Còn thuế y tế Medicare không có giới hạn mức lương.

Như thế chính phủ lúc nào cũng thu hai khoản tiền thuế, tổng cộng là 7.65% từ lương công nhân. Những ai làm chủ cơ sở thương mại hay làm việc riêng cho chính mình thì phải đóng gấp đôi, vừa là thợ vừa là chủ, tức 15.3% tổng số thu nhập. Không thể trốn vào đâu được. Các chủ nhân không làm kế toán rõ ràng cho các khoản thuế này sẽ bị phạt nặng.

Dưới thời Tổng thống Bill Clinton, ông bổ nhiệm một phụ nữ vào nội các, trước khi được Thượng viện phê chuẩn thì báo chí phanh phui sự việc bà này đã có mướn người giúp việc trong nhà nhưng không khai và không đóng thuế an sinh xã hội cho người làm, như thế là phạm luật khiến bà phải rút lui khỏi chức vụ được đề cử.


Ngân sách hiện tại của quỹ an sinh xã hội đang cạn dần vì thành phần trẻ vào đời làm việc ít đi, trong khi đó số người già càng nhiều và càng sống lâu, trung bình đến 81 tuổi cho phụ nữ và 76 cho nam giới. Trước đây cứ 4 người đi làm đóng thuế để trả cho một người nghỉ hưu, nay con số này xuống còn 2.5 và theo một ước tính của cơ quan nghiên cứu Quốc hội, đến năm 2033 quỹ chỉ còn đủ để trả 77% tiền hưu của người được hưởng.

Số tuổi để hưởng trọn vẹn phúc lợi tài chánh khi về hưu ngày càng tăng lên. Trước đây là 65 tuổi cho những ai sinh năm 1938 trở về trước. Luật mới qui định người sinh từ năm 1943 đến 1954 thì tuổi hưu là 66, từ 1955 đến 1959 mỗi năm tăng lên hai tháng tuổi hưu. Sinh sau năm 1960 thì đến 67 tuổi mới được hưởng lương hưu trọn vẹn. Nếu nghỉ hưu non vào năm 62 tuổi, tiền an sinh xã hội chỉ được khoảng 70% so với lương về hưu đúng tuổi. Cùng với việc tăng tuổi hưu, thuế an sinh xã hội và thuế y tế Medicare cũng tăng lên.

Theo Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), số người Mỹ ở tuổi từ 65 đến 69 vẫn còn làm việc là 20%, so với Anh 10%, Đan Mạch 9%, Na Uy và Thụy Sĩ 7% trong khi Đức, Hà Lan 3% còn Pháp, Ý chỉ có 1%.

Hiện nay phúc lợi an sinh xã hội trung bình cho một người Mỹ nghỉ hưu là 1230 đô la một tháng. Dù không còn nợ nhà, nhưng số tiền này cũng khó đủ cho một người sống riêng biệt vì các khoản chi tiêu bao gồm thực phẩm, điện nước, xăng dầu, bảo trì xe, thuế nhà đất. Vì thế chính phủ còn có phụ cấp SSI – Supplemental Security Income, người Việt thường gọi là tiền già hay tiền bệnh – phụ cấp tiền thuê nhà, giảm giá điện ga cho người nghèo.

Trong thực tế ngày nay, với tiền an sinh xã hội không thôi, nhiều người cao niên chỉ đủ sống. Vì thế trong lúc còn làm việc chính phủ khuyến khích tiết kiệm thêm bằng cách bỏ tiền vào các quỹ 401(k) hay IRA. Với quỹ 401(k) có khi chủ nhân cũng đóng góp thêm vào cho công nhân và có giới hạn vài trăm đô một tháng. Số tiền tiết kiệm sinh lời và sẽ không bị đánh thuế, nhưng không được rút ra cho đến năm 60 tuổi hay cao hơn để chi tiêu lúc về hưu.

Hiện nay, một cặp vợ chồng bắt đầu về hưu năm 2013 vào tuổi 65 hay cao hơn thì mỗi tháng một người lãnh khoảng 2500 đô tiền an sinh xã hội. Nếu nợ nhà đã trả hết, với 5 nghìn đô là dư tiêu trong một tháng cho hai người. Ốm đau, thuốc men có chính phủ lo.

Với số tiền đó thì có thể bàn đến việc nghỉ hưu ở một nước ngoài. Nhưng trở ngại duy nhất là Medicare vì dịch vụ y tế này chỉ cung cấp cho cư dân sống tại Mỹ. Sống ở nước khác, phải tự mua bảo hiểm y tế riêng ở nơi đó. Vì thế nhiều người Mỹ nếu quyết định nghỉ hưu ở nước ngoài họ thường chọn nơi có mức sống rẻ, hệ thống y tế tốt hay những nơi gần Hoa Kỳ, như nam Mỹ và các đảo quốc trong vùng biển Caribbean, phòng có gì khẩn cấp cũng chỉ vài giờ bay là đã về lại Mỹ để được chăm sóc y tế.

Một khảo sát mới đây của InternationalLiving.com xếp hạng mười nơi tốt cho người Mỹ và Canada nghỉ hưu là Ecuador, Panama, Malaysia, Mexico, Costa Rica, Uruguay, Colombia, Spain, Thailand và Malta.

Nhiều người Mỹ gốc Việt làm việc đã gần 40 năm, nay nghỉ hưu cũng có khả năng tài chính để ra nước ngoài sống, nhưng về Việt Nam có thể khó vì xa xôi và nhất là điều kiện y tế chưa tốt cho tuổi già.

Với một số người Việt cao tuổi ở Mỹ chuyện về Việt Nam sống còn là điều không thể vì đang nhận phúc lợi xã hội và y tế qua chương trình phụ cấp của chính phủ dành cho người già. Khi nhận phụ cấp thì chỉ có thể ra nước ngoài chơi ít tuần, còn nếu ở lâu các khoản trợ cấp sẽ bị cắt.


Bùi Văn Phú (voa.com)

Wind_Flower
09-12-2014, 11:05 PM
Những điều cần biết về tiền hưu ở Mỹ · Trung bình tiền hưu trí cho mỗi người là $1,172/tháng Hà Ngọc Cư (người việt.com) Cali gía tiền thuê $1100/thang . Chưa kể điện / nước, phone, foods, coffee, beer . Chắc homeless để sống !!!! Trả đứt nhà vẫn thuế properties . Không răng vẫn húp soup . Sức đau mà cày > 65t !!!!!! Trung bình 62t là khọm lưng rồi

Lê Nguyễn Hiệp
09-13-2014, 10:10 AM
Cali gía tiền thuê $1100/thang . Chưa kể điện / nước, phone, foods, coffee, beer . Chắc homeless để sống !!!! Trả đứt nhà vẫn thuế properties . Không răng vẫn húp soup . Sức đau mà cày > 65t !!!!!! Trung bình 62t là khọm lưng rồi

Liệu cơm gắp mắm. Đi thuê phòng $300/tháng. Nếu có nhà vẫn bán nhà đi thuê phòng, ở một mình làm chi trong căn nhà lớn, để rồi phải trả tiền thuế đất và tiền linh tinh như cắt cỏ, điện, gas, và rác.

phiulinh
09-13-2014, 10:52 AM
Giá 1,100/month của Wind chắc là giá nơi người già ở và đã được chính phủ phụ thêm khoảng 400 rồi; chứ Quận Cam thành phố nghèo thì thuê một studio 500sqf đã 1,400/tháng. Còn share 300 cho một người thì phòng khoảng đủ cái giường, không được nấu ăn và không được ở nhiều, ban ngày ra Lú ngồi ngắm em chờ chiều tối về đái vài cái rồi lên giường ngủ thôi đó anh Hiệp. Vẫn hạnh phúc chán chường.

Lê Nguyễn Hiệp
09-13-2014, 11:17 AM
Hi! Hí!

Đúng là hạnh phúc chán (chường).

Nhớ hồi chưa lấy vợ, cách đây hơn 32 năm, mướn share một phòng ở santa ana có $150. Đêm nghe tiếng đại bác vọng về ... ý không phải đêm nghe tiếng cãi nhau của cặp vợ chồng trẻ, cũng náo nhiệt chán. Về già chắc cũng phải trở lại cảnh cũ thôi.

Già rồi mắt tèm nhèm còn cơm cháo gì mà ra Lú ngồi ngắm mấy em.

RaginCajun
09-13-2014, 12:44 PM
Còn share 300 cho một người thì phòng khoảng đủ cái giường, không được nấu ăn và không được ở nhiều, ban ngày ra Lú ngồi ngắm em chờ chiều tối về đái vài cái rồi lên giường ngủ thôi đó anh Hiệp. Vẫn hạnh phúc chán chường.Thumbs up! Nghe được.

ốc
09-13-2014, 06:16 PM
Mua cái xe ven đậu ngay trước Lú, chả việc gì tốn tiền thuê phòng, lại còn đỡ mất công lái đi lái về.

Hanhgia
09-13-2014, 06:29 PM
Mua cái xe ven đậu ngay trước Lú, chả việc gì tốn tiền thuê phòng, lại còn đỡ mất công lái đi lái về.


Lúc đó mắt đã mờ, mũi đã điếc, chân đi quờ quạng, vào quán Lú đề làm gỉ?


Khoác vai các cháu, chụp vài tấm hình, biếu các cháu vài ... đồng?

ốc
09-13-2014, 10:00 PM
Chắc vào để tìm con gái... nuôi.

Triển
09-13-2014, 10:16 PM
Vào quán rượu là phải tìm....con gái rượu chứ?

ốc
09-13-2014, 10:30 PM
Em cũng thấy có người gọi như vậy.

Wind_Flower
09-14-2014, 07:34 PM
Nhà cửa cho con cái, ôm làm gi , tại sao lại cần ??. Về già cũng như người mãn hạn tù khổ sai, cần được tự do, không vướng bận con cái .
Quận Cam thành phố nghèo thì thuê một studio 500sqf đã 1,400/tháng. Con số này qúa cao, không thể gọi là nghèo, nếu so với Maine hay SC . State Cali , về già vẫn rượt theo moi thuế !!! Cuối 2005, nếu ai vẫn chọn ở quy chế TCP1 thì vẫn tính theo 80%, chứ không thể hơn, cho dù có đi làm 100 năm cũng không thể hơn 78%-80% (tuổi + năm đi làm không được dưới 20 năm). Muốn chắc ăn thì 25 năm (lấy gía rẻ) Chẳng phải con vua cháu chúa nên tuổi thọ chắc không qúa 70-75, thường 62 là rũ áo đợi ngày đi, tuy nhiên female luôn thọ hơn .

phiulinh
09-14-2014, 08:45 PM
Wind, khi nào Wind đến tuổi 62 lĩnh được 80% cho là 1,000.00 đô. Nếu có nhà đã trả bứt thì bán hoặc cho thuê. Lấy tiền đó + hưu đi share 1 phòng 500. đô nhà anh Hiệp ở thành phố giàu Huntington Bitch (kế biển chó). Hàng ngày chạy ra biển khoảng 1-2 dặm, hướng tây nhe vì hướng ngược lại là vô quán Lú. Mệt thì mua ly càphê vừa đi vừa uống vừa cười. Ăn rau cỏ trái cấm tươi. Thời tiết thành phố đó mát quanh năm tuyệt vời. Bảo đảm Wind sống khoẻ sống dai sống vui, không cần tốn tiền mua thêm bảo hiểm sức khoẻ Obama. 100 tuổi vẫn sáng suốt như trung niên.


Tiêu chuẩn hưu trí căn bản của xã hội chỉ để mua càrem. Vì vậy mà mỗi người công dân cần chuẩn bị tích luỹ với nhiều retirement plans như annuity... hoặc kế hoạch độc lập khác như mua nhà cho thuê...chuyện này ai cũng ắt biết và lo xa còn không thì mua vé số hoặc học nghề đánh bạc.
Nhưng mà cũng khó nói lắm mấy em giàu hay chết yêu chết yễu là thường.


Chúc khoẻ, nhắm đúng hướng.

ốc
09-14-2014, 09:53 PM
Em định sẽ dọn về tiểu bang No Đa cô ta vì nhà cửa rẻ và khí hậu lạnh cóng chắc mau chết hơn ở mấy chỗ như Ca li sống dai nhưng nhỡ may hết tiền tiêu thì lúc đó hơi kẹt.

Wind_Flower
09-16-2014, 06:54 PM
Vào trong trulia.com/, tha hồ chọn tiểu ban và vùng . Mua bán, rent gì đủ hết . Vi dụ ở San Antonio, miễn thuế gìa , state, nhưng Ôi ba má vẫn nuốt bạo http://www.trulia.com/rental-community/9000042387/The-Place-at-Castle-Hills-11800-Braesview-San-Antonio-TX-78213/ Sợ ma thì ngó crimes, green hết là good, tiết canh thì chạy . Vụ gì xẩy ra cũng có record list ra hết . Paste cái địa chỉ vào google, tha hồ ngắm 360 corner, tìm hospital hay asian groceries, fishing, hunting near by Muốn biết weather vùng nào thi vào data-city, tìm room vùng đó . Họ bàn và thảo luận hết . 27 năm con nhà nông . Chẳng biết 4 năm nữa, luật có đổi, sao có rời nữa hay ko

chieclavotinh
03-11-2018, 03:34 AM
Về Hưu Làm Gì?
Thái-Vinh

Về hưu làm gì? Hùm... nhưng tôi đã về hưu đâu! Tuy nhiên câu hỏi đó đã ám ảnh tôi từ một năm qua khi các hãng bán bảo hiểm Medicare bỗng nhiên khám phá ra tôi như tìm được bạn cũ thất lạc lâu năm. Họ mừng rỡ điện thoại hỏi thăm, để tin nhắn, gửi email, gửi thư tới tấp hứa hẹn sẽ giúp đỡ tận tình chọn một kế hoạch vẹn toàn chăm sóc y tế cho tôi về hưu làm tôi bốì rối không biết tin ai; khiến tôi chẳng những phải cầu cứu các vị sư huynh đã gác kiếm quy ẩn giang hồ từ lâu mà còn ghi tên tham dự một buổi hội thảo về Medicare miễn phí của một hãng bán bảo hiểm nữa cho chắc ăn. Kết quả cho thấy các vị sư huynh của tôi đều nắm vững tất cả bí quyết tuyệt chiêu của các kế hoạch bảo hiểm y tế cho người về hưu không thua gì các chuyên gia “tư vấn” bán bảo hiểm.

Nghĩa là kế hoạch nào cũng xem xem mem mem. Tôi bèn vấn kế nàng dù nàng còn lâu mới tới tuổi về hưu:

- Về hưu, anh làm gì hả em?

Hình như người vợ nào cũng sợ ông chồng ở không sẽ sinh tật xấu?

- Thì xin chủ cho làm ít giờ đi một tí để tiền An Sinh Xã Hội (Social Security Benefits) không bị cắt giảm là được?

Tôi cự nự:

- Thế thì về hưu đâu khác gì vẫn còn đi cày?

Nàng không thèm cãi chày cãi cối với người giỏi lý luận:

- Vậy cứ hỏi ông Gù (Google)!

Đúng là mọi việc trên đời từ ngày có ông Gù, nàng đỡ mất thì giờ với tôi rất nhiều.

- Ê ông Gù, về hưu làm gì?

Ông Gù lập tức đưa ra vô số lời khuyên. Lời khuyên nào bàn chuyện kiếm thêm thu nhập là tôi gạt bỏ ngay. Tìm hồi lâu thấy cái tựa đề nầy coi bộ đọc được:

Về hưu, làm gì để cuộc sống bớt buồn tẻ? (Retired, what to do to make life less tedious?)

Mặc dù đã chuẩn bị tư tưởng từ trước, nhưng khi chính thức về hưu thì người vừa về hưu phải đối mặt với nhiều xáo trộn về tinh thần lẫn vật chất. Họ cần thời gian để tìm hiểu và thích ứng với nền nếp sinh hoạt mới.

Em thấy đúng quá, phải không các bác đã về hưu?

Vì vậy không phải các bà ác mà họ đã suy nghĩ rất sâu xa là các đấng phu quân nên tiếp tục cày dù đã tới tuổi nghỉ hưu để tránh bị sốc ở không, sinh bệnh tật. Nhưng nhiều người không thể tìm được công việc phù hợp khi quá tuổi kéo cày; chỉ có khoảng một phần năm người về hưu vẫn còn cố cày chờ ngày bà nhà cùng về hưu luôn cho phẻ. Nhưng đến lúc đó ông nhà đã liệt, lê lết ba chân, hết xí quách làm bà nhà nhìn thấy bắt ghét!

Ông Gù nhắc nhở các ông chớ nên bi quan nghĩ rằng về hưu là đồng nghĩa rửa chân theo ông bà “leo lên bàn thờ, núp sau nải chuối ngắm gà khỏa thân!” Tuy Trời thương, ban cho nữ giới sống thọ hơn nam giới; nhưng cứ 3 bà vượt qua 65 tuổi sống đến 90 thì ít nhất cũng có một ông rưỡi cố bám theo cho các bà đỡ thấy quả đất không quá đỗi tịch mịch. Vì vậy các ông phải biết lo chăm sóc sức khoẻ cho chính bản thân; đừng bắt chước cổ nhân cổ lỗ sĩ: “Trẻ thì nhờ mẹ nhờ cha, lớn lên nhờ vợ, về già nhờ con” mà làm khổ người thân, các cụ ạ!

Từ lúc các hãng bán bảo hiểm Medicare thi đua o bế, lại bị bắt đổi bằng lái xe rút ngắn theo tuổi thọ chỉ còn 5 năm, tôi bắt đầu cảm thấy già nên đã mạnh dạn rủ nàng ghi tên gia nhập Trung Tâm Người Cao Niên ở Gilbert. Cái hay của trung tâm nầy là chỉ đơn giản gọi Gilbert Senior Center, không phân biệt người khác chủng tộc Á Mỹ, Âu Mỹ, hay Phi Mỹ, cũng không hỏi giấy tờ chứng minh gì hết. Mỗi ngày tôi cùng nàng đến đó tập nhảy, chơi game, ăn trưa, và kết bạn với những người cô đơn. Ở đó chúng tôi luôn luôn gặp người cô đơn mới. Có người may mắn còn bạn đời, nhưng cũng có người vừa mới mất bạn chỉ muốn tự tử chết theo khiến con cái phải chở đến Trung Tâm Người Cao Niên, thả chơi ở đấy từ 9 giờ sáng, đến 5 giờ chiều tan sở ghé đón về.

Mấy hôm nàng tổ chức du lịch dành riêng cho phái nữ, vắng nàng, tôi cảm thấy buồn bèn điện thoại rủ các anh đã có hàng chục năm kinh nghiệm về hưu đi ăn chung cho vui. Nhưng hỡi ơi... có anh bị dị ứng với hai chữ cao niên; có anh bận chiến đấu ở các “sóc mọi Da Đỏ”; và cũng có anh mà nhiều lần tôi gọi thăm đều nghe tẩu tẩu bắt máy trả lời y chang “Ảnh tập thể dục chưa về, em à” mặc dù lúc ấy chỉ mới rạng đông hay đã khuya lơ khuya lắc!

Ảnh đây là người tị nạn Cộng Sản kỳ cựu nhất tại hai vùng Đông và Tây Thung Lũng Phượng Hoàng nên cái gì cũng biết. Được dịp gặp nhau, tôi vấn kế:

- Thưa anh, còn 12 tháng nữa em mới được lãnh lương hưu trí, nhưng đã đến tuổi hưởng phúc lợi y tế vậy em nên mua Medicare phần nào?

Ông anh nầy rất đặc biệt, lúc nào cũng coi mọi chuyện trên đời đều tầm thường:

- Anh ít đau ốm nên chỉ mua Medicare nào cho tập thể dục miễn phí ở Lifetime Fitness là ô kê.

Chỉ mới nghe hai chữ Lifetime Fitness, tôi đã khoái rồi vì nó vừa gần nhà vừa “hoành tráng” cao hai tầng, có hồ bơi, có phòng tắm hơi, có sân đánh bóng rổ, bóng chuyền... lại mở cửa suốt ngày đêm. Tôi đã từng là hội viên trung thành của Lifetime Fitness suốt năm năm liền đến khi Desert Fitness ra đời cho giá rẻ bèo chỉ $9 mỗi tháng thì tôi tạm biệt Lifetime Fitness lúc ấy đã lên giá $62 mỗi tháng!

Nhờ ông anh tài giỏi ấy, tôi chọn được một vị “tư vấn” Medicare tốt. Bây giờ là đầu năm 2018, tôi đã trang bị tạm đủ làm người cao niên 65 tuổi:

1. Thay bằng lái xe loại mới REAL ID với hình ngôi sao ở góc trên bên phải bằng lái để qua các trạm kiểm soát an ninh ở phi trường sau ngày 1 tháng 10 năm 2020.

2. Mua chương trình Medicare với cái tên dài thoòng mà tôi không cần biết ý nghĩa AARP MedicareComplete Plan 2 (HMO) là chi cho mệt óc, chỉ cần biết đã được tập thể dục miễn phí tại Lifetime Fitness (Địa chỉ: 381 E. Warner Rd; Gilbert, AZ 85296).

3. Tham gia sinh hoạt dành cho người cao niên tại Gilbert Senior Center (Địa chỉ: 130 N. Oak St. Gilbert, AZ 85233) tập thể dục, tập chơi, tập nhảy, tập ăn, và tập nói cho đỡ buồn. Nhất là tập nói tiếng Anh vì càng lớn tuổi càng mau quên tiếng ngoại quốc; còn tiếng Mẹ ở nhà đấu mãi với nàng làm sao quên được?

Tôi chỉ còn kéo cày thêm 11 tháng nữa thôi là chính thức gác cày về hưu. Nhưng để làm vui lòng nàng lúc nào cũng sợ tôi ở không sinh tật, tôi tự hứa khi nghỉ hưu sẽ xin làm những việc thiện nguyện cho nhà thương, nhà thờ, Trung tâm Người Cao niên, Tình Người Arizona, Trường Việt Ngữ Tiếng Mẹ... và làm một việc kiếm thêm thu nhập nho nhỏ chờ ngày nàng cùng về hưu, ví dụ như phụ phân phối báo mà cô chủ bút nguyệt san Bút Tre đã từng đề nghị?

Thấy tôi đi chơi nhiều, anh tôi hỏi:

- Về hưu rồi hả?

- Chưa anh ạ. Sang năm em mới tới tuổi về hưu.

- Về hưu rồi ở đâu?

- Ở Mỹ 6 tháng; còn 6 tháng ở các nước khác.

- Cuộc đời lãng mạn như một kiếm khách trong truyện Kim Dung!

Tim Nguyen
05-07-2018, 03:46 PM
Cám ơn người viết và đăng bài . Xin thêm vào phần Medicare là thuờng thì họ chỉ bảo hiểm răng rất cơ bản.

chieclavotinh
07-15-2018, 03:32 AM
BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ GÌ CHƯA
CHO ỌUÃNG ĐỜI CÒN LẠI CỦA MÌNH?
Trần Quốc Chương

Câu hỏi đúng hơn là, Bạn đã chuẩn bị vấn đề tài chính cho tương lai của mình chưa?

Có thể Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng vấn đề tài chính cho mình khi Bạn về hưu?! Nếu vậy thì chúng tôi thành thật chúc mừng cho Bạn, vì Bạn là một trong những số rất ít đã thật sự suy nghĩ và tính toán cho tương lai của mình.

Hoặc có thể Bạn cười? Nếu Bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học và đang ở lứa tuổi 25 và chuẩn bị bước vào đời với kiến thức quý báo mà Bạn thu nhận được trong những năm đại học.

Hoặc có thể Bạn đang có dự định tính toán và nghĩ (thoáng qua) chuyện về hưu? Bởi vì Bạn đã có công việc làm ăn ổn định và có nhà cửa xe cộ và gia đình con cái.

Hoặc có thể Bạn đang thật sự bắt đầu LO chuyện về hưu vì con cái đã lớn và vào đại học?

Bất kỳ Bạn đang ở giai đoạn nào của cuộc sống - tuổi tác, nghề nghiệp, thành đạt, gia đình con cái, v.v. Bạn cũng sẽ về hưu.

BẠN ĐỪNG ĐỂ QUÁ TRỄ trong vấn đề planning cho việc về hưu của mình. Nếu Bạn chỉ mới tốt nghiệp đại học thì đây chính là thời gian tốt nhất để Bạn bắt đầu những vấn đề planning/investment cho tương lai của mình.

Nếu Bạn là cha mẹ của những em vừa mới xong đại học, thì Bạn có thể giúp hướng dẫn cho các em. Thậm chí chúng tôi cho rằng, nếu có điều kiện về thời gian và tài chính, thì Bạn (là cha mẹ) có thể chuẩn bị cho con cái của mình khi chúng còn rất nhỏ.

Tôi còn nhớ rất rõ cái nhìn của mình về vấn đề về hưu (retirement) của mình vào lứa tuổi 25, 26. Lúc đó tôi mới vừa xong đại học và được nhận vào làm kỹ sư cho hãng Rockwell Collins ở Cedar Rapids thuộc tiểu bang Iowa. Vừa mới ra trường và được mướn vào công ty lớn nổi tiếng và làm đúng chuyên môn của mình và được trả lương cao và khỏi phải đi xa nhà (qua tiểu bang khác) thì đời... quả là màu hồng!

Hãng Rockwell Collins đãi ngộ nhân viên của họ rất tốt về những benefit cho nhân viên. Một trong đòi hỏi đầu tiên của Rockwell là những nhân viên mới phải tham gia buổi orientation về lịch sử của hãng, cùng với những điều lệ trong hãng, và đặc biệt là chương trình 401k.

Tôi còn nhớ rất rõ buổi họp về 401k hôm đó. Thuyết trình viên là nhân viên đại diện của hãng tài chính Fidelity. Fidelity là administrator của Rockwell - tất cả những đóng góp (contributions) của nhân viên hay của hãng đều do Fidelity quản lý.

Nhiệm vụ chính của người thuyết trình là giải thích 401k là gì và tại sao 401k tốt cho nhân viên, và nhiều chi tiết rất hay của 401k.

Trong buổi họp hôm đó có chừng dưới 40 người và hơn phân nửa là những “lính mới” như tôi - những nhân viên mới ở lứa tuổi 25-30. Phân nửa kia vào khoảng tuổi 45,50 trở lên (họ cũng là “lính mới”, nhưng là mới được nhận vào làm cho Rockwell chứ không phải mới toanh mới ra trường như chúng tôi). Chúng tôi đi họp bởi hãng bắt buộc và cũng tò mò muốn biết 401k là cái gì.

Tôi nhớ rất rõ khi người thuyết trình hỏi: “Bạn đã chuẩn bị chuyện retirement của mình chưa?” thì hơn nửa phòng cười ồ lên. Chúng tôi cười bởi vì chúng tôi mới ra trường. Điều chúng tôi “lo” trước mắt là mua xe đẹp, đi du lịch, ăn chơi với bạn bè. Còn chuyện “retirement” là chuyện 30,40 năm nữa! Who cares?

Quay nhìn lại thì số cười ồ lên hầu hết là “lính mới” như tôi. Còn phân nửa kia? Họ không cười và nhìn chúng tôi với cặp mắt thương hại như muốn nói: “Rồi sẽ tới lượt tụi bây thôi. Bây giờ cười đi mà không lo thì sẽ giống như... tụi tao”.

Xong buổi họp thì hầu hết lính mới như tôi không có cười nữa mà trở nên đăm chiêu hơn. Vui mừng vì benefit của Rockwell quá tốt; nhưng những thông tin quý giá của người thuyết trình viên làm chúng tôi bắt đầu lo cho tương lai của mình.

Nhưng rồi, cũng như Bạn có thể đoán được, buổi họp xong và sau đó, chẳng còn buổi hợp thứ hai, thứ ba, hay ai nhắc nhở mình về chuyện retirement.

Tôi vẫn đóng (contribute) vào 401k và hãng Rockwell vẫn giúp (match) cho đến khi tôi bỏ hãng để đi học lại. Một khi Bạn không còn làm cho hãng của Bạn thì phần matching chấm dứt.

Vấn đề tính toán đầu tư cho retirement của Bạn cũng sẽ giống như chăm sóc mảnh vườn sau nhà của Bạn. Nếu Bạn không bỏ công chăm sóc, dọn dẹp cỏ dại, trồng thêm hoa mới, bón phân, xịt sâu thì Bạn sẽ không có mảnh vườn đẹp để Bạn có thể ngồi tận hưởng khi Bạn mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu Bạn muốn có mảnh vườn đẹp trở lại thì sẽ không khó lắm bởi vì Bạn có thể mướn người chuyên làm vườn đến để dọn dẹp cỏ dại và trồng các loại hoa mới, thì chỉ trong vài tuần là vườn của Bạn sẽ đẹp trở lại như xưa.

Nhưng có một điểm khác biệt rất lớn giữa vấn đề chăm sóc khu vườn của Bạn với vấn đề tính toán đầu tư cho retirement của Bạn là yếu tố THỜI GIAN.

Bất cứ một hình thức đầu tư nào cũng cần THỜI GIAN để tiền bạc (nếu planning đúng) sinh sôi nẩy nở. Nếu muốn nhiều tiền bạc hơn để về già có một cuộc sống thoải mái thì thời gian phải cần nhiều hơn.

Trở lại vấn đề cá nhân của tôi ỏ trên. Thoáng đó đã 20 năm kể từ lúc tôi vào làm cho Rockwell. Bất chợt nhìn lại mình và suy nghĩ chuyện retirement và nhớ lại cái nhìn thương hại của những người trong phòng họp về 401k của 20 năm trước, và tôi đã hiểu rõ hơn nhiều cái được, cái mất, hay những thiếu sót của mình đối với chuyện retirement planning của chính bản thân.

Nghĩ lại tôi thấy NẾU như lúc đó thông tin Internet tràn ngập như hôm nay và tôi có cơ hội gặp gỡ, học hỏi, chia sẻ với những người có kiến thức kinh nghiệm về đầu tư thì bây giờ mình đã phải khá và đỡ lo hơn rất nhiều cho vấn đề retirement của mình.

Một vài lời đối với những bạn trẻ ở lứa tuổi 25, 26. Tôi đề nghị Bạn có thể bắt đầu suy nghĩ serious về chuyện retirement và đầu tư cho tương lai của Bạn ngay từ bây giờ. Bạn có thể nghĩ rằng 30, 40 năm nữa... là chuyện xa vời. Tôi cũng đã giống như Bạn - cách đây 20 năm. Nhưng rồi Bạn sê thấy thời gian sẽ trôi qua rất nhanh. Bạn sẽ bị cuốn hút vào công việc (thăng quan tiến chức), học hành (nếu Bạn còn muốn học lên nữa sau khi Bạn tốt nghiệp đại học), gia đình, con cái, nợ nần, v.v. Và một ngày nào đó Bạn tạm “dừng chân” và sẽ... giật mình vì bởi Bạn chưa có gì chuẩn bị cho vấn đề retirement của mình!

Có rất nhiều cách để Bạn có thể để dành (savings) và đầu tư (investment). Savings là tốt, nhưng investment vẫn tốt hơn nhiều vì đồng tiền Bạn bỏ vào investment sẽ luân chuyển liên tục và, hy vọng, sẽ có lời cho Bạn. Bạn có thể contribute vào 401k, hùn hạp với bạn bè mở hay mua bán business, hoặc đầu tư vào địa ốc.

Chúng tôi đang giúp một cô sinh viên mua một căn hộ nhỏ ở vùng Mesa, gần trường Mesa Community College. Cô được nhận vào chương trình đào tạo chuyên sâu của nghành nha của trường và sẽ bắt đầu vào tháng Chín tới đây. Điều chúng tôi rất khâm phục cô sinh viên này là mặc dù tuổi đời còn rất trẻ, nhưng cô đã chịu khó tìm tòi học hỏi và quyết tâm tạo dựng tài sản cho chính mình.

Cô đã để dành dụm tiền đi làm trong những năm qua (cô mới qua Mỹ được 5 năm) để làm tiền down payment cho căn hộ này. Cô trình bày cái plan của cô sẽ dùng địa ốc để vừa là savings (vì cô không phải mướn apartment trong thời gian 2 năm học tới) vừa là investment. Và chúng tôi chia sẻ strategy để làm sao đạt được mục đích, cũng như khuyến khích cô cố gắng theo đuổi cái plan của mình. Vì cô đã suy nghĩ kỹ và quyết tâm build cho mình một tương lai như vậy, nên chúng tôi quyết tâm sẽ giúp cô không những mua được căn hộ này, mà sẽ giúp cô đầu tư nhiều hơn nữa trong tương lai. Giấy tờ mua căn hộ sẽ hoàn tất trước cuối tháng Tư này.

NHỮNG NGỘ NHẬN HAY SUY NGHĨ SAI LẨM VỀ CHUYỆN RETIREMENT

Chúng tôi đã nói chuyện, phỏng vấn rất nhiều người Việt về cách nhìn của họ đối với chuyện retirement của họ trong tương lai và ghi nhận được nhiều cách suy nghĩ rất lý thú và muốn chia sẻ với Bạn.

Về già, tôi sẽ về Việt Nam mua đất cất nhà sống

Có đúng là Bạn sẽ có thể về Việt Nam mua nhà để sống hay không? Đây là cách nhìn rất phổ biến đối với nhiều người lớn tuổi (khoảng 50 trở lên) của... những năm xưa. Tuy nhiên, chắc Bạn cùng thừa nhận rằng về Việt Nam sống - bây giờ hay tương lai - không phải dễ dàng?! Bạn đã sống ở Mỹ lâu và hưởng thụ một cuộc sống bình an, không khí sạch sẽ, đồ ăn vệ sinh, bệnh viện bác sĩ sẵn sàng, pháp luật rõ ràng, v.v., thì Bạn có sẵn sàng đánh đổi để trở về Việt Nam sống một cuộc sống hoàn toàn ngược lại với những cái Bạn đang có ở Mỹ không? Một cuộc sống nơm nớp lo sợ cướp giật; không khí bụi bặm ô nhiễm; đồ ăn đầy những gia phẩm độc hại, dơ bẩn; hay bệnh viện quá tải thiếu thốn bác sĩ không đủ để lo cho bệnh nhân?

Còn chuyện mua đất cất nhà? Bạn định mua đất ở đâu? Bạn biết giá cả đất đai ở Việt Nam bây giờ nhiều nơi cao nhất so với thế giới không? Cao không phải về giá trị thực sự mà chính vì những người có thẩm quyền đã tạo ra một thị trường ảo để mọi người giành giật nhau mà mua.

Bạn mua đất ở quê hay ở những thành phố (mà trước đây Bạn đã từng sống tuổi thơ của mình)? Và Bạn sẽ đứng tên trên mảnh đất đó hay dùng tên người khác? Và Bạn định xây nhà hay để đất trống? Luật pháp Việt Nam bảo đảm cho Bạn là miếng đất sẽ mãi mãi dưới tên của Bạn?

Có rất nhiều câu chuyện liên quan đến đất đai mà kết quả cuối cùng rất đau lòng, gây ra cảnh tiền mất tật mang của biết bao nhiêu “Việt Kiều” về Việt Nam mua đất cất nhà.

Một số “Việt Kiều” muốn nhanh tay, nhanh chân chạy về Việt Nam mua đất cất nhà để chuẩn bị sau này về hưu sẽ trở về đó sống. Họ không đứng tên được nên nhờ bà con ruột thịt (mà họ rất tin tưởng) đứng tên và cho ở nhà để... giữ đất, giữ nhà cho họ. Có thể người bà con đó rất thành thật và đáng tin, nhưng vợ chồng của họ... là một vấn đề khác. Một khi những người bà con đứng tên chủ quyền nhà thì... một ngày nào đó họ không muốn trả lại thì người “Việt Kiều” này có thể đòi lại được không?

Con cháu sẽ lo cho tôi khi tôi về già

Có đúng là con cháu Bạn sẽ lo cho Bạn hay không? Con cái của Bạn khi tốt nghiệp ra trường (cho rằng Bạn dạy dỗ con cái kỷ lưỡng và tạo điều kiện giúp cho cháu vào đại học được) thì chúng có công ăn việc làm ở tiểu bang khác thì phần lớn sẽ phải sống xa Bạn.

Rồi chúng sẽ lập gia đình, và phải lo trả tiền nợ học (student loan), nợ nhà (mortgage), nợ xe (car payment), nợ thẻ (credit card), tiền học linh tinh cho con cái, v.v.

Sống ở Mỹ này đã lâu, chúng tôi thấy rằng hầu hết con cái lo cho bản thân mình đã là khó, chứ đừng nói đến lo cho người khác.

Về già, tôi có tiền trợ cấp của chính phủ như Social Security

Đúng vậy! Bạn sẽ có tiền trợ cấp Social Security từ chính quyền.

Tuy nhiên có vài điểm về số tiền trợ cấp này mà Bạn cần biết.

a) số tiền này dựa vào số giờ (đúng hơn là quarters of work) làm việc của bạn; nếu Bạn không đủ, thì Bạn có thể sẽ không được nhận trợ cấp

b) số tiền Bạn nhận tùy thuộc vào số lương Bạn khai báo và đóng thuế trước khi về hưu. Đây là điểm rất quan trọng cho những người nào thuộc dạng self-employ như real estate agent, mortgage agent, nail/hair technician, v.v. Bạn đóng thuế ít thì Bạn sẽ nhận trợ cấp ít

c) quỹ Social Security ngày càng cạn dần; theo tường trình thì quỹ này sẽ cạn vào khoảng năm 2033 nếu như Quốc Hội không thay đổi những đạo luật để thêm tiền vào quỹ này; thay đổi được xem là chấp nhận được sẽ là tăng thêm tuổi (làm việc trước khi) về hưu hoặc gia tăng tiền thuế (đóng trong khi Bạn đang còn làm việc).

Tuy nhiên theo nhiều phân tích của những những nhà kinh tế học hoặc các tổ chức giúp người về hưu thì số tiền Social Security sẽ không đủ. Theo họ, về hưu Bạn cần có số tiền tương ứng với 70% số tiền khi Bạn còn đi làm để đạt được một cuộc sống thoải mái. Ví dụ Bạn đang làm nail với mức income khoảng $4,000/tháng, thì về hưu Bạn phải đạt được mức income $2,800/ tháng. Và số tiền Bạn có từ Social Security chắc chắn sẽ không đủ.

Về già, tôi có tiền 401k

Đúng vậy NẾU Bạn có đóng góp vào quỹ 401k hiện tại VÀ Bạn theo dõi quỹ này thường xuyên và thay đổi nếu cần thiết để tránh quỹ không bị mất tiền khi Bạn thật sự về hưu.

Tùy theo Bạn đóng góp ít hay nhiều vào quỹ 401k khi Bạn còn làm việc, nên số tiền Bạn có lúc retirement sẽ được ít hay nhiều. Nếu Bạn có quỹ 401k thì chúng tôi chúc mừng Bạn và mong rằng số tiền từ 401k cộng với số tiền Social Security sẽ giúp Bạn sống thoải mái trong những năm tháng retirement của mình sau này.

Có một điều về quỹ 401k mà chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn. Theo lời quảng cáo của một số công ty tài chính thì mức lời trung bình của 401k là 8% mỗi năm. Xin Bạn hãy cẩn thận và hỏi cho rõ chi tiết về mức lời được tính toán thế nào. Thêm vào đó Bạn phải biết rằng 401k chỉ là phương tiện để giúp Bạn tiết kiệm và đầu tư cho tương lai. Và Bạn chính là người sẽ chịu trách nhiệm về vấn đề thua lỗ của quỹ 401k của mình, chứ không phải ai khác chịu trách nhiệm. Bạn không thể cho rằng 401k là con gà đẻ trứng vàng, và Bạn không cần phải chăm sóc hay cho con gà ăn no đủ.

Đây là quan niệm rất sai lầm của nhiều người có quỹ 401k.

Rất nhiều người chủ quan cho rằng mình liên lạc với người trông coi account 401k và họ được bảo rằng đến lúc tuổi về hưu thì họ sẽ có trong tay 1, 2 triệu để hưởng già, nếu theo như mức lãi suất đầu tư của quỹ 401k của họ.

Chúng tôi nhớ có một người bạn làm chung ở Rockwell khi xưa đã từng cho biết (khi chúng tôi trò chuyện cách đây khoảng 3 năm) nếu họ tiếp tục làm với Rockwell thêm khoảng 25 năm nữa thì account 401k của họ được khoảng 3.2 triệu. Và họ không cần phải lo lắng suy nghĩ đầu tư vào những cái gì khác như cổ phiếu hay địa ốc hay cơ sở thương mại. Điều đáng tiếc rằng người bạn này bị lay off 6 tháng sau đó!

Càng gần đến tuổi retirement Bạn càng phải cẩn thận để thay đổi hay chuyển qua các loại hình thức đầu tư có thể sinh lợi ít, nhưng an toàn không bị mất mát nhiều khi Bạn thực sự về hưu. Quỹ 401k của Bạn sinh sôi nảy nở được nhờ vào 2 yếu tố chính: số tiền Bạn bỏ vào (càng nhiều thì càng tốt) và “quỹ thời gian”. Khi Bạn chuẩn bị retirement thì quỹ thời gian của Bạn đã hết, và nếu số tiền trong 401k của Bạn bị mất nhiều, thì vấn đề retirement của Bạn sẽ gặp khó khăn. Chắc Bạn đã nghe và đọc những câu chuyện của rất nhiều người dùng 401k của họ đầu tư vào những đại công ty mà không cẩn thận để rồi mất trắng để rồi cuối cùng phải tiếp tục cày qua khỏi tuổi về hưu của họ?

Sau hơn 20 năm đi làm việc cũng như tìm hiểu về những vấn đề tài chính cá nhân (personal finances), đầu tư, 401k, và retirement, chúng tôi nhận thấy rằng 401k là một trong những hình thức đầu tư hay nhất (nếu công ty của Bạn có chương trình 401k), nhưng cũng là chương trình dễ ngộ nhận và gây hiểu lầm nhiều nhất nếu Bạn không hiểu rõ về nó mà tin tưởng tuyệt đối về khả năng của nó.

Để kết thúc bài này, chúng tôi muốn chia sẻ với Bạn một câu chuyện. Câu chuyện nằm ngay trong trang đầu tiên của cuốn sách giáo khoa dùng trong lớp Kinh Tế (Economics) của trường. Câu chuyện là như vầy.

Có một ông vua của một nước vương quốc nọ. Vương quốc của ông cũng không phải giàu có gì. Là vua của một đất nước không giàu có, nhưng ông vẫn mong muốn đất nước của ông phải hùng mạnh và giàu có. Một hôm ông cho triệu tập những nhà thông thái nhất của đất nước đến và phán rằng: Trẫm muốn đất nước mình trở nên giàu có hùng cường, vì vậy nên triệu tập các khanh đến đây để giúp đỡ Trẫm. Trẫm muốn các khanh hãy đi đến chân trời góc biển, và học hỏi tất cả những điều hay nhất của thế gian và đúc kết lại những kiến thức hay đó để giúp Trẫm làm cho đất nước chúng ta giàu có và hùng cường.

Tất cả những nhà thông thái tuân lệnh của vua và chia nhau đi săn tìm kiến thức để giúp đất nước họ. Sau nhiều năm tìm kiếm, họ trở về và ngồi xuống tổng hợp lại tất cả những gì họ lượm lặt được để dâng lên vua.

Thưa Ngài, chúng tôi vâng lệnh Ngài và đi chu du thiên hạ để lượm lặt kiến thức. Đây là tất cả những kiến thức mà chúng tôi đúc kết lại cho Ngài dùng trong... 10 cuốn sách này.

Ông vua lắc đầu: Ta đã lớn tuổi rồi và có trăm công nghìn việc phải làm. Ta không có thời gian đọc cả 10 cuốn sách mà các khanh đã soạn. Ta muốn kiến thức phải cô đọng.

Các nhà thông thái trở về nhà và bàn bạc thảo luận. Và sau nhiều năm để chọn lựa, áp dụng, và đúc kết những điều hay trong 10 cuốn sách, họ cuối cùng cũng hoàn thành được trọng trách vua giao phó.

Thưa Ngài, chúng thần đã vâng lệnh Ngài để cô đọng lại kiến thức. Đây là kết quả mà chúng thần đã bỏ công sức trong những năm qua. Tất cả kiến thức để giúp Ngài trị quốc an dân và giúp đất nước chúng ta ngày càng hùng cường đều nằm trong... 1 cuốn sách duy nhất này đây.

Ông vua nọ ngẫm nghĩ một hồi lâu, rồi lại lắc đầu: Cảm ơn các khanh đã bỏ công sức.Tuy nhiên ta vẫn không có thời gian để đọc cuốn sách này. Trẫm muốn các khanh phải cô đọng kiến thức hơn nữa.

Các nhà thông thái lắc đầu ngao ngán, không biết phải làm gì ngoại trừ trở về tiếp tục bàn bạc, thảo luận làm sao để cô đọng kiến thức hơn nữa cho ông vua khó tính của họ.

Một vài năm nữa trôi qua và họ cuối cùng đã tìm được câu trả lời cho ông vua của họ.

Kính thưa Ngài, chúng thần vâng lệnh Ngài cô đọng kiến thức hơn nữa để giúp Ngài phát triển đất nước chúng ta.

Đã nhọc công sức các khanh. Vậy cái mà các khanh nói là kiến thức đã cô đọng ở đâu?

Dạ tất cả nằm ở câu nói này: “There is no such thing as free lunch”. (Dịch nôm na ra tiếng Việt là “Không có cái gì miễn phí cả.”)

Thưa Bạn, chúng tôi không nhớ rõ ngụ ý của tác giả của cuốn sách giáo khoa đó như thế khi họ dùng câu chuyện ở trên ngay trong trang đầu tiên.Tuy nhiên câu chuyện này theo đuổi chúng tôi hơn 20 năm qua. Mỗi người nhìn vấn đề qua câu nói trên một cách khác nhau. Và cũng tùy theo thời điểm của người đó trong cuộc đời của mình để có thể có một kết luận khác nhau.

Trong bài viết này chúng tôi muốn mượn câu chuyện để chia sẻ cái nhìn của chúng tôi đối với vấn đề planning cho tương lai, cho việc retirement của mình - sẽ không có cái gì free cả. Nếu Bạn muốn có một cuộc sống (khi Bạn về hưu) thoải mái thì Bạn phải lo chuẩn bị NGAY TỪ BÂY GIỜ. Những gì Bạn “bỏ vô” ngày hôm nay - tiền bạc, thời gian - thì Bạn sẽ, hy vọng, “lấy ra” đầy đủ và nhiều hơn nữa trong tương lai.

Nếu Bạn đã dùng computer lâu chắc sẽ nhớ câu slogan của Microsoft khi Bill Gates cho phát hành Windows 95 - “Where do you want to go today?”

Chúng tôi hy vọng qua bài viết này và hai câu “There is no such thing as free lunch”, “Where do you want to go today?” sẽ giúp Bạn thêm một cái nhìn về chuyện planning cho tương lai của mình.

Còn chúng tôi sẽ “go where today”? Chúng tôi sẽ tiếp tục research tìm kiếm những cơ hội đầu tư cho các thân chủ của chúng tôi.

Chúc Bạn một ngày vui vẻ.

chieclavotinh
10-28-2018, 03:23 AM
Blowing In The Wind
Hoàng Ngọc Nguyên

Tôi vẫn tự hỏi: Nếu mình không biết có một trung tâm cao niên nằm trên đường 2200 West cho cư dân của West Jordan các dịch vụ cần thiết cho người già thì sao? Tôi chắc rằng sẽ không có những chuyện tôi đang gởi gắm cho các bạn.

Từ khi hai chúng tôi – tôi và nhà tôi – lần đầu tiên đặt chân đến Trung tâm Cao niên West Jordan khoảng bốn năm trước đây, cuộc sống của chúng tôi đã thay đổi cũng nhiều. Đây chẳng phải là lời nói phô trương cho vui để thỏa lòng những người bạn yêu quý ở lớp Tai Chi, được hướng dẫn mỗi sáng thứ hai, thứ tư, thứ sáu bởi Don và Nancy – đôi uyên ương đáng yêu nhất tại trung tâm này, nơi có nhiều “người độc thân” hơn “cặp đôi” – mặc dù đây là điều tôi luôn luôn muốn làm. Đó đơn giản chỉ là một sự thật tôi phải chia sẻ để cho thanh thản lương tâm: Tôi cảm thấy một cuộc sống hạnh phúc và tự giác hơn.

Nhằm theo đuổi một cách sống lành mạnh hơn là mục tiêu hiển nhiên, điều này ngay cả con cái trong nhà cũng có thể nhận biết ngay khi để ý cách chúng tôi ăn uống hiện nay và quan tâm đến chuyện vận động hàng ngày như tham dự các lớp học Tai Chi tại Trung tâm Cao niên và đi bộ quanh xóm trước ăn sáng hoặc sau ăn tối. Các bữa ăn trưa giá cả phải chăng tại trung tâm này chắc chắn đã tăng sức cho chúng tôi trong cuộc chiến chống lại cholesterol và bệnh tiểu đường, và các buổi học của Tai Chi không chỉ giúp giảm huyết áp và sự mệt mỏi vô cớ mà còn thêm năng lượng để “chạy máy lại” hàng ngày.

Cáng già hơn, chúng ta càng ý thức hơn về sự cần thiết phải có bạn bè. Hạnh phúc là điều tôi mong đợi. Cô đơn làm cho tôi khóc. Bài hát mà chúng ta lần đầu nghe Paul Anka cũng quá lâu lắm rồi bây giờ còn có ý nghĩa hơn đối với người già như chúng ta. Bằng cách xã hội hoá, ta có thể giảm nguy cơ của chứng mất trí và thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Có nhiều hoạt động tại trung tâm để chúng ta tham gia và có cảm giác thân thuộc. Nhưng nếu không có những người tốt và tử tế lui tới trung tâm này, bất kỳ nỗ lực xã hội hóa nào sẽ là vô ích.

Ở đây chúng ta có những người đến từ khắp nơi trên thế giới. Một trung tâm của di dân không có những bức tường. Chúng tôi yêu mến tất cả mọi người ở đây. Họ đơn giản là những người tuyệt vời. Họ quan tâm đến người khác. Họ sẵn sàng chia sẻ và lắng nghe. Họ không hỏi bạn là ai, làm gì, họ quan tâm bạn có mạnh khỏe chăng. Chúng ta đều biết rằng hầu hết chúng ta, nếu không phải tất cả chúng ta, có một số vấn đề – cách này hay cách khác. Họ rất khác với hầu hết các chính trị gia của chúng ta ngày nay. Họ mang lại cho chúng ta niềm tin vào nhân loại.

Lớp Tai Chi này có thể chứa 20 người, và từ “thống kê” của tôi, thông thường một trong năm người là “người mới” – tham gia lớp này chưa đến sáu tháng. Những người mới đến luôn luôn được hoan nghênh, nhưng chúng tôi không khỏi tự hỏi một mình “Thế những người già kia đâu rồi – những người không còn đây với chúng tôi”.

Những người ở đây ai cũng tốt, nhưng một số có thể nổi bật hơn những người khác. Khi tôi nhìn thấy Vicky Bungard dìu Brian Brown đi đến xe của ông sau một phiên Tai Chi, tôi luôn cảm thấy như thể “khói thuốc trong mắt tôi”. Brown từng là một chiến binh trong chiến tranh Việt Nam. Là lính Hải quân, đơn vị ông từng đóng dọc theo bờ biển miền Trung trong hai năm 1968 và 1969 – những năm chiến tranh trở nên hiểm nghèo sau khi cộng sản mở cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Ông đã bị đột quị rất nghiêm trọng, trong cách ông đi và nói chuyện quá khó khăn. Nhưng rõ rệt ông dũng cảm, như mọi khi, cố hết sức không bỏ lỡ bất cứ buổi tập Tai Chi nào.

Donald Fish, nay theo tôi đoán đã sát tuổi 80, cũng là một anh hùng trong Chiến tranh Việt Nam. Ông phục vụ Hải quân và đóng tại Bình Thủy, một cảng sông ở đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Cần Thơ. Chiến tranh Việt Nam là một quá khứ xa vời đối với ông, nhưng tôi nhắc ông nhớ rằng nhờ sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Vùng bốn chiến thuât, phía nam của Nam Việt Nam chẳng những đã an bình nhất mà còn sản xuất nông nghiệp tăng mạnh nhất.

Tại trung tâm này, tôi cũng tìm ra được một “người bạn đã mất từ ​​lâu”. Khoảng 50 năm trước đây, Bradley Keele là một quân nhân Mỹ đóng trong khu vực địa đạo Củ Chi thường xuyên bị đe dọa, gần Sài Gòn, thủ đô của Nam Việt Nam trước đây. Lúc đó tôi còn là sinh viên, và được động viên ba năm sau đó. Vì vậy, tôi đã không có cơ hội kết bạn với ông.

Keele vẫn còn nhớ rất nhiều về chiến tranh, có lẽ là do mấy bài luận văn ông đã viết trong những ngày tại trường cao đẳng Cộng đồng Salt Lake 17 năm sau khi “Từ giã vũ khí”. Bốn mươi sáu năm trước, tất cả chúng ta đều tìm đọc Pentagon Papers trên trang nhất của The New York Times. Bây giờ tôi thấy “Bradley Papers” đáng giá hơn. Tôi đang hiểu được một điều gì đó, hay hơn cả thế, mà tôi đã không hiểu cách đây mấy thập kỷ. Ông đã viết về “căn cứ hỗ trợ hỏa lực” của mình, nơi đặt đơn vị của ông, “một vị trí phòng thủ bao gồm pháo binh (hỏa lực hỗ trợ) và tiểu đoàn bộ binh bảo vệ và phòng thủ diện địa”. Ông viết: “FSB Keen III là một căn cứ đáng gờm đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ khu vực xung quanh để nông dân địa phương có thể canh tác, làm ăn trở lại”.

Ông đã nói nhiều về nỗi thất vọng của ông trong cuộc xung đột ở Việt Nam, “Khi trở về từ công tác tại Việt Nam, nhiều GI chịu khủng hoảng về tâm lý. Một trong những nguyên nhân chính là cảm giác thất vọng. Sự thất vọng do không được nghênh đón bởi các đồng nghiệp; Cũng thất vọng vì không thể giải thích được tại sao đã ở Việt Nam. Cũng có thất vọng về những gì đã xảy ra trong những ngày ở đó “. Bài viết chưa đến 800 chữ đã giải thích một cách toàn diện các vấn đề của quân đội Mỹ chiến đấu ở Việt Nam. Ông nói đơn giản: “Cuộc xung đột ở Việt Nam thường gây bực bội cho người lính Mỹ vì những hạn chế đặt ra cho họ và cũng vì khó khăn trong việc xác định kẻ thù”. Ông cũng nhìn đến nỗi thất vọng của những người trở về, bây giờ được gọi là “cựu chiến binh” nhưng thường bị lãng quên hoặc đặt bên lề trong cuộc sống xã hội.

Tôi vẫn còn nợ ông và những người như Brown và Don vì sự phục vụ cao cả của họ bên cạnh người miền Nam chống lại sự xâm lược của cộng sản. Chúng ta thường bị trầm cảm do thua cuộc, nhưng cứ quên rằng cuộc xung đột này đã ngăn chận sự bành trướng của cộng sản ở Đông Nam Á (các nước khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines, Indonesia) và dẫn đến sự sụp đổ của thế giới cộng sản quốc tế.

Nếu tôi không biết đến Trung tâm Cao niên West Jordan thì sao? Làm thế nào tôi có thể hồi phục mình với những suy nghĩ này! Hay không chừng tôi cũng tin rằng mọi thứ đều “thổi bay trong gió” như bài hát từng được yêu thích hơn nửa thập kỷ trước.

Ta phải ngước nhìn bao lần
Để thấy bầu trời
Phải có bao nhiêu tai
Để nghe tiếng than khóc
Bao nhiêu người phải chết
Để biết được bao người đã nằm xuống
Câu trả lời, bạn ơi, đã bay trong gió
Đã bay trong gió.

chieclavotinh
01-20-2019, 01:58 AM
Về Hưu Ở Đâu?
Thái-Vinh

"Về Hưu Làm Gì?" vừa đăng lên Bút Tre số tháng Giêng năm 2018 đã được một vị độc giả gửi meo giúp tôi bổ túc bài viết. Vị độc giả ấy khoe từng chuẩn bị "Về Hưu Ở Đâu?" nên đã cùng bà xã lái xe đến Florida và California nghiên cứu tường tận đời sống của hai tiểu bang hàng đầu được dân Mỹ ưa chuộng về hưu. Cuối cùng vị độc giả ấy không cho biết vì lý do gì lại chọn về hưu cùng thành phố Gilbert với chúng tôi ở tiểu bang Arizona?

Nhân có cô bạn thất lạc đã lâu năm, mới đây nhờ Facebook chúng tôi được kết nối lại với nhau, cô vui mừng hỏi:

- Anh chị vẫn ở Arizona à?

Tôi chợt nhớ lá thư của vị độc giả nói trên; nhưng thấy không giúp ích gì cho tôi trả lời câu hỏi ấy, bèn trả lời đại:

- Anh chị vẫn ở Arizona vì theo anh chị, không đâu đẹp bằng Arizona, và cũng không đâu gần địa ngục bằng Arizona nên anh chị đã quyết định sống và chết luôn ở đây cho khoẻ!

Đó là cách trả lời lười biếng, không theo phương pháp khoa học đứng đắng nào cả!

Theo kinh nghiệm riêng của tôi, trong đời sống chúng ta chỉ cần năm thứ sau đây:

1- Good job (việc làm tốt)
2- Good friends (bạn bè tốt)
3- Good food (thức ăn ngon)
4- Good sleep (ngủ ngon)
5- Good _uck (?)

Cái cần thiết thứ 5 ấy thì tùy các bạn nghĩ sao cũng đúng cả; nhưng với tôi đó là Good luck (may mắn). Ấy là cái vô hình mà giàu nghèo, lớn bé ai cũng cần. Tỷ phú Donald Trump đã trở thành Tổng Thống nước Mỹ hoàn toàn nhờ may mắn, các bạn có thấy như thế không?

Mỗi khi có dịp gặp gỡ bạn bè tầm cỡ tuổi tôi trở lên, từ tiểu bang khác đến Arizona chơi, tôi đều có ý nghĩ xấu là họ sắp nghỉ hưu hoặc đang nghỉ hưu thì thế nào cũng đã từng bàn tính nhau dọn nhà một lần cuối. Vì vậy tình cờ các bạn đồng môn họp mặt tiếp đón anh Nghiệp và chị Ngọc-Anh từ thủ đô Washington đến Arizona chơi, tôi hỏi chị Ngọc-Anh:

- Theo chị, tiểu bang nào đáng xếp hạng nhất nước Mỹ?

Chị quay qua anh Nghiệp cầu cứu, nhưng cả hai vẫn lúng túng; tôi nói ngay:

- Đó là tiểu bang Arizona, viết tắt AZ, đáng xếp hạng nhất vì từ A đến Z cái gì cũng có; và có vừa đủ để thích. Trái ngược với Florida và California là hai tiểu bang nắng ấm từng được dân Mỹ ưa chuộng nghỉ hưu nay đang mất dần ưu thế ấy vể tay tiểu bang Arizona.

Đề tài hội ngộ lập tức thảo luận về việc dọn nhà qua Arizona nghỉ hưu. Tiểu bang Arizona ngày nay là vùng đất hứa của người Mỹ di cư vì đáp ứng đủ 5 thứ cần thiết trong đời sống nói trên mà không phải lo lắng những trận bão lụt hay động đất đe doạ thường trực như hai tiểu bang Florida và California. Vì vậy, ngoại trừ vài nhân vật đặc biệt theo tôi biết là dị thường giống như thổ dân Apache hay Navajo từ trên trời rớt xuống cắm dùi lâu đời ở tiểu bang Arizona, tất cả còn lại đều lò dò tìm đến Arizona từ các tiểu bang khác.

Chị Ngọc-Anh lúc ấy mới nhỏ nhẹ thú thật:

- Đây là buổi gặp gỡ đầu tiên với các bạn đồng môn của anh Nghiệp tại Arizona, nhưng anh chị đã từng bí mật đến thăm và tìm hiểu đời sống ở tiểu bang Arizona nhiều lần.

Tôi hết sức khoan khoái:

- Có thế chứ! Anh chị về đây nhé? Đang nghỉ hưu như anh chị thì 5 thứ cần thiết trong đời sống chỉ còn lại 3 nên lại càng dễ thực hiện ở Arizona:

1- Good friends (bạn bè tốt)
2- Good food (thức ăn ngon)
3- Good sleep (ngủ ngon)

Chị Ngọc-Anh có vẻ đã xiêu lòng:

- Anh chị muốn dọn về ở gần đồng môn cho vui, nhiửig chưa biết nên mua nhà ở đâu?

- Nên mua nhà ở đâu là câu hỏi rất hay vì thông thường cư dân mới đến Arizona ham mua nhà mới, to, cao, và rẻ nên đã chọn những chỗ xa lắc như chính em mười sáu năm trước từ San Jose của tiểu bang California chạy vào sa mạc. Nếu không nhờ các vị sư huynh đồng môn khuyên, có thể em đã ngã gục vì súng nổ thường trực mỗi đêm ở Laveen!

Câu chuyện "về hưu ở đâu" của anh Nghiệp và chị Ngọc-Anh rơi vào quên lãng bây lâu bỗng xôn xao trở lại khi một người bạn trong nhóm chúng tôi bán nhà để tìm nơi tái hưu. Anh bạn kém may mắn, không có đồng môn "tư vấn" như tôi nên đã lầm lỡ mua nhà mới, to, cao hai tầng; thay vì hưu trí anh lại tự an trí ở cách trung tâm ăn uống và hội hè tập trung gần chợ Lee Lee hay Mekong Plaza nằm trên đường Dobson ít gì cũng trên 30 dặm. Mỗi lần hẹn hò, cả bọn chờ cả tiếng đồng hồ sốt ruột, chưa kể thêm giờ lái xe lạc đường gây lộn với "bà Gi"!

Chúng tôi đã họp nhau "tư vấn" cho anh tái hưu lần này:

1- Nên ở nhà thuê cho đỡ bận tâm chăm sóc.
2- Nên ở nhà trệt để tránh leo cầu thang té ngã.
3- Nên ở nhà riêng để tránh đêm khuya bị mất ngủ vì tiếng thì thầm rục rịch bên kia vách.

Sau gần hai năm bán nhà để tái hưu trí, chúng tôi vui vẻ kéo đến thăm tổ ấm mới mua của anh ở cách Mekong Plaza khoảng ba dặm. Đó là một căn hộ chung vách, cao hai tầng!

Chúng tôi im lặng cẩn thận vịn tay cầm, leo cầu thang lên lầu. Anh bạn và phu nhân đón chúng tôi bằng nụ cười vui như ngày cưới:

- Nhà sang trọng phải có cầu thang; nhưng chúng tôi cũng đã có kế hoạch gắn thêm thang máy trong nay mai.

Tôi nói thầm "Có thế mà mình nghĩ không ra" rồi vô tình sờ tay lên vách; chợt giật mình nghe tiếng cười của anh bạn đã đoán được ý nghĩ đen tối trong đầu tôi:

- Bên kia vách là nhà để xe của cô hàng xóm!

chieclavotinh
04-20-2019, 09:02 PM
Chuyện Phở Xe Lửa và Tuổi Già
Phạm Thành Châu

1. Phở Xe Lửa, Chợ Eden...

Tiểu bang Virginia và các vùng phụ cận (Washington DC, Maryland) có độ bốn, năm chục nghìn người Việt, có thương xá Eden (gọi là chợ Eden) với hàng trăm cửa tiệm. Mỗi cuối tuần hoặc ngày lễ, người Việt các nơi tụ về chợ Eden để ăn uống, mua sắm và lang thang trên các hành lang chợ...cho vui.

Trước năm 1980, người Việt chưa có bao nhiêu, chợ Eden gần như hoang phế, cỏ mọc tùm lum, vài cửa hàng lèo tèo. Khi người Việt đến mướn chỗ để buôn bán, chợ trở nên sầm uất. Chủ chợ là người Do Thái, bắt đầu lên giá mướn, cứ lên giá liên tục, hiện nay hình như 50 đô la cho mỗi square foot (một năm) và có thể sẽ lên giá nữa. Tôi không biết giá đó mắc hay rẻ, nhưng đã có nhiều bà "tưng bừng khai trương" và ít lâu sau bán nhà để trả tiền mướn chỗ trước khi "âm thầm dẹp tiệm". Bà nầy rút lui thì bà kia nhào ra làm con thiêu thân. Tôi nói "bà" vì đa số các bà mở tiệm ăn. Ở nhà, nấu dở, nhưng chồng con "phải" khen ngon, các bà tưởng thật, bèn mở tiệm ăn. Để rồi mất ăn, mất ngủ và mất nhà.

Chợ Eden là chợ duy nhất ở vùng Đông Bắc Hoa Kỳ không có "người ngoại quốc", nghĩa là người bán, người mua và người đi chơi toàn người Việt. Hiếm hoi lắm mới thấy một bà dẫn ông chồng Mỹ đi ăn tiệm.

Chợ Eden có nhiều tiệm ăn, trong đó có tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là nhiều người lui tới, vì đó thường được làm điểm hẹn của bạn bè phương xa đến Virginia. Ông từ Florida lên, bà từ California qua, cứ hẹn gặp nhau ở tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là ai cũng biết, cũng đến đúng chỗ. Ông chủ tiệm phở tên Nguyễn Thế Toàn nhưng mọi người gọi ông là Toàn Bò, mặc dù ông ta vẫn đi trên hai chân như người bình thường.

Trong tiệm, ông dành sẵn một bàn riêng cho bạn bè. Họa sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn...hoặc không "nhà" gì cả cũng có thể đến ngồi tán phét bao lâu cũng được. Lại có sẵn một bàn cờ tướng cho thiên hạ chơi, giống như quán cắt tóc bên đường ở Việt Nam vậy. Có điều lạ là ngồi vào bàn đó, không ông nhà báo nào nói về báo chí, không ông văn, thi sĩ nào nói chuyện văn chương, thi phú mà toàn những chuyện tào lao thiên địa, mỉa mai, chọc ghẹo nhau để cười với nhau. Riêng ông chủ Toàn Bò, vốn là luật sư trước 75, nên khi nói chuyện, ông ta lý luận rất vững chắc, "tam đoạn luận" đàng hoàng, cho nên dù bạn là nhà hùng biện, khi tranh luận với ông ta, bao giờ bạn cũng đuối lý. Sau khi đã chiếm thượng phong, ông ta bồi thêm một câu mỉa mai để quí vị ngồi quanh bàn cười khà khà. Nhiều ông không biết đó là giỡn chơi nên tự ái, không thèm ghé tiệm nữa.

Ông Toàn Bò không bao giờ bước ra khỏi tiệm phở. Sáng đến mở cửa tiệm, tối đóng cửa tiệm, về nhà. Quan, hôn, tang, tế... không có ông ta. Bạn là bạn thân của ông ta, lăn ra chết, chưa chắc ông ta đến vĩnh biệt bạn. Lời chia buồn trên báo thì có. Nhưng đừng tưởng ông ta không ra khỏi tiệm mà kiến thức của ông ta không được cập nhật hóa. Cứ thấy ông ta ngồi lim dim mắt mà tưởng ông ta tham thiền nhập định, chuyện thế gian gác bỏ ngoài tai. Không phải vậy. "Thiên lý nhĩ" đấy! Ngồi trong "tiệm phở" mà biết chuyện ngàn dặm. Bạn thử đến và khơi mào "Hôm qua, ông X. bị sao đó, nghe nói đã đưa vô bịnh viện rồi. Tôi định rủ vài ông nữa cùng đến thăm..." Tức khắc bạn sẽ được điều chỉnh "Trễ rồi ông ơi! Vừa tắt thở lúc một giờ sáng, đã đưa sang nhà quàng rồi. Ông có muốn chia buồn thì ghi tên vào tờ giấy đằng kia, để đưa lên báo"... Nhiều lúc thấy một ông, bà nào đó thì thầm với ông Toàn Bò. Rất có thể (có thể thôi), tình báo nước ngoài đến mua tin tối mật của nước Mỹ đấy.

Phở Xe Lửa của ông Toàn Bò là tiệm duy nhất trên nước Mỹ có một tủ sách đồ sộ và trên tường treo đầy tranh. Không phải tranh trang trí như vẽ tô phở, con cá chiên, chùm nho, chai rượu hoặc tranh tào lao, rẻ tiền... mà là tranh nghệ thuật của các họa sĩ danh tiếng. Tranh chính gốc chứ không phải bản sao. Người ta hỏi mua, ông không bán.

Hầu như họa sĩ nào đến tiệm phở của ông Toàn Bò đều phác họa cho ông ta một tấm chân dung. Bức nào cũng vẽ ông ta cười toét miệng đến mang tai. Vì dung nhan mùa hạ ông ta không khá lắm, nên gặp họa sĩ trườu tượng, ấn tượng, biểu tượng, siêu thực hoặc hậu hiện đại... thì dung nhan đó được vẽ thành của người khác. Không giống ai!

"Ủy Ban Thường Trực" (ngồi nhiều nhất) ở phở Xe Lửa cũng khá đông. Ông Cò Ly, nhà (bán) báo, có sạp báo trước cửa phở Xe Lửa, chỉ "mở cửa tiệm" sáng thứ bảy và chủ nhật, ngày thường ông bận nhổ lông mày, đấm lưng cho người đẹp. Họa sĩ Tấn Đức có tiệm khung hình giảm giá 75%. Ông Bình Gió Mới đã đóng cửa tờ Gió Mới. Ông Bạch Thái Hồ, gặp ai cũng mở máy ảnh ra, đòi chụp hình "Ngồi yên... Xong rồi! Hình sẽ đẹp lắm đấy!" Ông Ngô Đình Châu, "vũ sư điệu cha cha cha" vì bị strock, đi lạng quạng như nhảy cha cha cha. Ông nầy vừa ngồi xuống lại lò mò ra ngoài tiệm "ba mươi giây khói lửa" (hút thuốc). Ông "cựu" dược sĩ Thịnh, vô tiệm, ngồi xuống là mở máy nói. Thấy tôi thì kêu lên "Vua phịu!" (phịa?) Coi bộ ông ta giỏi như bác sĩ, bịnh gì cũng biết, thuốc gì cũng biết. Bịnh hoạn, cứ hỏi ông ta, miễn phí.

Ngày xưa, ở Việt Nam, đau đầu, nhức răng, trẻ khóc đêm...bất cứ bịnh gì, cứ ra tiệm thuốc tây khai bịnh với dược sĩ, mua thuốc về uống, công hiệu như thần. Ông bác sĩ Dương Quan Hớn, chuyên về mắt, nhưng bịnh nhân đến chữa trị phải chuẩn bị đôi tai để nghe ông ta nói liên tục những chuyện ít liên quan đến mắt. Trước đây còn có ông Giang Hữu Tuyên, chủ báo Hoa Thịnh Đốn Việt Báo, nổi tiếng với bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo", chưa vào tiệm đã nghe oang oang giọng ông ta. Năm kia, ông ta bị đứt gân máu và biến mất trên thế gian (quá cố).

Riêng họa sĩ Đinh Cường, tôi xin dài dòng một chút. Ông Đinh Cường rất nổi tiếng, được nhiều người viết và đọc về ông ta trên "net", trên báo vì những chuyện không ăn nhậu gì đến hội họa cả. Ông nầy ít nói nhưng vẽ thì đẹp. Ở Sài Gòn, đã có tranh giả của Đinh Cường. Người nào ra sách, thơ mà có cái tranh bìa của Đinh Cường thì tác phẩm trở nên sang trọng và giá trị ngay. Ông ta rất thiện chí, ai xin tranh bìa cũng cho, có khi đưa ra nhiều bức để người xin lựa chọn. Tôi hỏi "Phải chụp hình, sang hình tranh mình rồi đưa cho người ta. Có cà phê cà pháo gì không?" "Chỉ có tờ Đặc San Cựu Sinh Viên Hành Chánh Miền Đông có tặng chút chút để uống cà phê thôi. Nhưng tờ đó mỗi năm chỉ ra một lần!" Có thể xếp quí vị xin tranh bìa kiểu "chùa" nầy (trong đó có tôi) thuộc giai cấp bóc lột và trơ trẽn. Trơ trẽn mà tưởng như mình ban ơn cho ông ta, chỉ thiếu điều chưa nói "Ông hân hạnh lắm mới được tôi dùng tranh ông làm bìa "đại tác phẩm" của tôi đấy nhé!".

Nói thế nhưng không phải ai cũng vô ơn cả. Có nhà thơ Thái Thụy Vi, khi xin tranh bìa đều có cà phê, cũng chút chút, để tỏ lòng trân trọng và biết ơn. Ông nhà thơ nầy yêu màu tím vô cùng. Thi phẩm nào cũng tràn trề màu tím. Cái tranh bìa cũng màu tím. Một lần, đã xin được tranh bìa màu tím cho tác phẩm của mình, mấy hôm sau, nhà thơ lại xin được gặp họa sĩ ở tiệm cà phê. Trò chuyện một lúc, ông Thái Thụy Vi dúi vào tay ông Đinh Cường một tờ bạc "Cái tranh bìa đẹp lắm, nhưng nhờ anh cho thêm màu tím vào cho tím hơn nữa". Màu sắc, đậm nhạt được đánh giá bằng tiền?

Trở lại tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò. Chủ nhật nào tôi cũng rủ họa sĩ Đinh Cường ra đó uống cà phê. Tôi có viết linh tinh chút đỉnh, được quí vị ngồi ở bàn thường trực đó vinh danh là "nhà văn". Tôi khoái lắm. Sau lại được thăng cấp thành "nhà tiểu thuyết", tôi càng khoái, mặt vênh lên. Không ngờ cái mỹ danh "nhà tiểu thuyết" bị rút gọn thành "nhà tiểu". Họa sĩ Đinh Cường cũng được vinh danh là "đại họa sĩ". Cũng xứng thôi. Nhưng rồi được rút lại thành "đại họa".

Thế là mỗi khi chúng tôi bước vào tiệm phở Xe Lửa, quí vị đó nhao nhao lên "Chào nhà tiểu. Chào đại họa gia!"

2. Tuổi Già

Lần trước, tôi có kể chuyện bọn già chúng tôi, mỗi sáng chủ nhật, tụ tập trong tiệm phở Xe Lửa của ông Toàn Bò, chợ Eden, Virginia, cà phê cà pháo, nói chuyện tào lao với nhau. Cứ thế, đã gần chục năm nay rồi.

Cái bàn mà ông chủ tiệm dành riêng cho bạn bè tụ tập, đặt ở góc tiệm. Ông ta ngồi đầu bàn, coi như chủ tọa. Hai bên là hai dãy những ông nhà báo, nhà văn, nhà thơ, "nhà họa", và chẳng "nhà" gì cả, ít nhất cũng trên mười người. Đôi khi đông quá, phải ngồi bàn bên cạnh, nghếch mặt qua "đối thoại". Nói nhiều nhất là mấy ông nhà báo. Các ông "nhà" khác ít nói chỉ ngồi nghe và cười. Đó là nói thời "hoàng kim", cách nay đã lâu chứ bây giờ thì chỉ còn loe hoe mấy mạng. Những chiếc ghế cứ trống dần.

Những người vắng mặt đi đâu? Thì đi đâu ngoài con đường ra nghĩa trang!

Quí ông kéo nhau ra họp mặt ngoài đó. Thực ra, cũng còn rất nhiều ông còn sống, nhưng nằm nhà, đi không nỗi. Đôi lúc nhớ bạn, nhớ tiếng cười, nhớ những câu nói móc nghéo, chọc ghẹo nhau, quí ông nầy lại mò ra, nhe răng cười tuy dung nhan đã "xuống cấp" thê thảm rồi. Điển hình như ông N. V. T. mỗi khi đi chữa trị gì đó ở bịnh viện, thường ghé tiệm phở Xe Lửa, nhưng khổ nỗi, ông ta đi ngày thường (không phải ngày chủ nhật) nên cái bàn đó trống trơn, chỉ mình ông ta chóc ngóc với ông chủ tiệm, chẳng biết nói gì, nói với ai! Ông chủ tiệm vốn nói nhiều, cũng yểu xìu vì "lân thiếu pháo"! Ông T. không được khỏe, có nhếch mép cười cũng đã là một cố gắng quá sức rồi. Thế nên cả hai ông, chẳng phải nhìn nhau mà cùng nhìn ra cửa tiệm, hi vọng có ông bạn nào bước vô chăng?

Mỗi sáng chủ nhật tôi gọi ông Đinh Cường "Châu đây. Tính sao?" Bên kia đầu dây, giọng lè nhè "Làm sớm nghỉ sớm. Tôi vừa ở Starbucks về đây" "Lên đường chưa? Độ chín rưỡi có mặt nghe!" "Rồi!" Tôi cũng gọi ông Bình Gió Mới "Mươi phút nữa có mặt ở Phở Xe Lửa nghe!" "O.K!" Thế là trên cái bàn rộng đó chỉ có ba ông già. Lâu lâu, tấp vào, có ông Cò Ly, dược sĩ Thịnh, bác sĩ Dương Quang Hớn, giáo sư Như Hạnh, ông Bạch Thái Hồ... Vừa ăn vừa chuyện trò cười nói, độ một giờ sau, trả tiền, đứng lên. Có ông móc trong túi ra tờ giấy nhỏ, có ghi mấy món vợ sai đi chợ, vài ông khác bày bàn cờ tướng "lên xe xuống ngựa". Có ông còn nán lại làm thầy dùi. Rồi thì tiếng la hét, cổ võ tưng bừng, có những câu không được thanh nhã như "Coi chừng bị nước thượng mã...phong" Ông khác trấn an "Không sao. Tướng xuất...tinh". Chiến đấu gay cấn nhưng không ai nổi xùng, tự ái mà chỉ cười. Đến trưa thì tan hàng, ai về nhà nấy, vợ chờ cơm ở nhà, còn lại ông chủ Toàn Bò tiếp tục nhiệm vụ, mời khách ngồi, ghi thực đơn, thu tiền.

Về ông chủ tiệm phở Xe Lửa. Trước 1975, ở Sài Gòn, không ai dám gọi xách mé là "Ông Toàn Bò" mà phải gọi là "Ngài luật sư Nguyễn Thế Toàn". Luật sư lợi hại vô cùng. Tôi đọc đâu đó câu "Luật sư, chỉ với cái cặp mà lấy của thiên hạ bằng một trăm tên cướp có võ khí". Bây giờ, nơi xứ người, không thể hành nghề hùng biện, nhưng "cựu" luật sư Toàn mà mở miệng là có người tức chết được. Đấu súng có thể thắng ông ta nhưng đấu võ mồm thì thua là cái chắc.

Xin trở lại chuyện mấy ông vắng mặt ở tiệm phở Xe Lửa. Tôi xin kể vài ông tiêu biểu, vắng mặt nằm nhà vì bịnh. Chưa chết. Mấy ông già bịnh gì? Mỗi ông ngoài bịnh cao mỡ (cholesteron), cao áp huyết còn "thủ đắc" cho riêng mình vài loại bịnh. Kể từ trên đầu xuống chân thì có, trước hết "bịnh" đứt gân máu trên đầu, tiếng Mỹ là Stroke. Bịnh nầy chết nhanh lắm. Không chết thì liệt nửa người, như ông Ngô Đình Châu, (gọi là Châu Già). Lần trước tôi có kể rằng ông ta chống gậy đi cà nhắc (theo điệu cha cha cha), vô tiệm phở, vừa ngồi xuống là đã đứng lên, lò dò ra cửa "ba mươi giây khói lửa" (hút thuốc). Trước đây, ông còn sống, nay đã "quá cố" rồi.

Xuống chút nữa, ngang ngực thì có bịnh nghẽn tim (heart attack) và ung thư phổi. Nếu phát hiện kịp thì vẫn không sao, như ông B. G. M., cũng ung thư phổi nhưng chỉ "chiếu đèn, chiếu điện" gì đó mấy lần, chẳng mổ xẻ gì, bây giờ vẫn phây phây, sáng chủ nhật nào cũng có mặt ở tiệm phở. Ông nầy chịu nghe tán phét lắm. Ai nói gì cũng cười một cách hạnh phúc. Xuống chút nữa có bịnh ung thư bao tử, ung thư ruột, nếu cắt bỏ kịp thời cũng không sao, như ông "cựu" nhà báo U. Th. Mấy năm nay vẫn sống hùng, sống mạnh.

Một bịnh khác nằm cạnh bao tử là bịnh ung thư gan. Tôi chưa nghe ai bị ung thư gan mà sống nên không (có ai) được nêu tên ra đây. Viêm gan siêu vi thì chữa được. Còn một bịnh nữa, nó mà xuất hiện thì tất cả "các cơ quan đoàn thể" của người bịnh bị vạ lây. Đó là bịnh ung thư máu. Bịnh nầy, ở Mỹ chữa được, nhưng phải thường xuyên thay máu. Ông "cựu" nhà báo N. V. T. bị bịnh nầy, thỉnh thoảng có ghé tiệm phở Xe Lửa góp vài nụ cười.

Xuống chút nữa, ở điểm chiến lược, có bịnh tuyến tiền liệt. Mười ông hết năm ông bị bịnh nầy nhưng giữ bí mật, vì bịnh đó làm mất khả năng của đệ tam khoái, nói ra thì mặc cảm mình thua thiên hạ. Có một bịnh cũng chẳng làm ăn gì được, đó là bịnh tiểu đường nhưng cũng chẳng chết chóc gì. Xuống nữa, ngang đầu gối có bịnh sưng khớp, nghe nói ăn thịt bò hay ăn chao thì nó hành cho rên rỉ suốt ngày đêm, uống thuốc thì bớt.

Tôi không phải bác sĩ, phét lác mấy giòng về bịnh hoạn của mấy ông già, đọc cho vui, xin quí vị bỏ qua. Bây giờ xin kể đến vài ông vắng mặt vĩnh viễn. Người chết không nói được nên tôi nêu tên rõ ràng mà không sợ bị phản đối. Trước hết là nhà thơ Hoàng Trùng Dương. Làm thơ không có tiền nên ông ta làm thêm nghề xây dựng nhà cửa. Ông ta có mấy tác phẩm thi ca, khi sắp cho ra đời đứa con tinh thần (thi phẩm) thứ ba thì thình lình vướng bịnh ung thư gan cấp tính. Tôi theo ông Dũng nhà in chở mấy thùng thơ đến giao vừa để thăm ông ta, thì thấy mặt mũi vàng khè, nằm bẹp trên giường nhưng vẫn cười và thều thào "Tôi xuống trước, xây nhà chờ mấy ông...". Quả nhiên, "mấy hôm sau là đi".

Tiếp theo là nhà thơ kiêm nhà báo Giang Hữu Tuyên. Thời sinh tiền, ông thuộc hàng "ăn to, nói lớn". Chân chưa bước vô tiệm phở đã nghe giọng ông Giang Hữu Tuyên ồn ào, náo nhiệt khiến không khí trong tiệm vui vẻ, sôi động hẳn lên. Chuyện ông Giang Hữu Tuyên qua đời như sau: Một buổi sáng, ông võ sư Vương Đình Thanh cùng với nhà thơ Giang Hữu Tuyên lái xe lên phi trường Dulles nhận báo từ Cali. gửi qua theo đường hàng không. Chờ một lúc thì ông Giang Hữu Tuyên bỗng kêu lên "Đau đầu quá!" rồi gục xuống. Ông Vương Đình Thanh cũng kêu lên "Help! Help!" Xe cứu thương đưa vô bịnh viện, không tỉnh dậy nữa. Cả tiệm phở Xe Lửa xôn xao, kinh ngạc "Giang Hữu Tuyên chỉ trên năm mươi, còn quá trẻ, sao đi sớm quá vậy?" Có ông phán "Tu mấy kiếp mới được chết như vậy. Chỉ đau đầu mấy phút là xong ngay, khỏi phiền đến ai. Bịnh hoạn nằm một đống, thà chết sướng hơn".

Giang Hữu Tuyên có một bài thơ nổi tiếng "Trời Mưa Đi Phát Báo". Nguyên nhân như sau. Sau 1975, ông Giang Hữu Tuyên nhanh chân chạy thoát. Qua Mỹ, ông cùng với bạn bè ra một tờ báo. Thời đó, những người Việt qua Mỹ thèm hai thứ: nước mắm và chữ Việt. Mấy ông cùng nhau bỏ tiền, bỏ công ra làm một tờ báo rồi đi phát không cho đồng bào đọc. Bấy giờ làm gì có computer, máy chữ thì không có dấu, phải thêm dấu vào, tiêu đề, chữ lớn thì cắt trong báo Mỹ, dán lên rồi đem in. Hoàn thành tờ báo xong còn đi đến những nơi có người Việt tị nạn phát không. Không phải chỉ những ngày đầu đến Mỹ mà cả chục năm sau, ông ta vẫn làm báo và đi phát không cho thiên hạ đọc (sau nầy, chi phí nhờ quảng cáo bù vào). Sau đây là bài thơ "Trời Mưa Đi Phát Báo" của Giang Hữu Tuyên mà tôi tin là có vị đã đọc rồi

"Chiều ngã năm đường năm bảy ngã. Ngã nào cũng ướt giọt mưa rơi. Bao mùa mưa đã im giông bão. Sao nước trường giang vẫn khứ hồi.

Mười mấy năm làm tên phát báo. Lòng buồn theo thành quách xa xưa. Những trang tin dội từ quá khứ. Rớt ngập ngừng cùng những hạt mưa.

Mưa lót ngót đời loi ngoi mãi. Sáng chưa đi chiều lại mưa về. Mưa ngã năm từ năm bảy ngã. Ngã nào cũng mưa và mưa thôi.

Xấp báo trên tay vừa ướt hết. Vậy mà cứ đứng dưới mưa bay. Hình như những mùa mưa thuở trước. Đang về làm ướt trái tim ai."

Phần cuối bài nầy xin kể về cố thi sĩ Vương Đức Lệ. Trước 1975, tôi tưởng là "cô", sau mới biết là "ông" Lê Đức Vượng. Ông nầy bị ung thư phổi "Từ lúc trẻ, tôi đã hút thuốc rồi" Ý nói là "Tôi làm tôi chịu". Quí vị bị nhức đầu, đau bụng hoặc đang bực mình điều gì xin thử viết một bài văn ngắn hoặc làm một bài thơ, có được không? Có thể được nhưng không hay. Ông Vương Đức Lệ bị ung thư phổi, bác sĩ lắc đầu, cho đưa về nhà "săn sóc" và "chờ", vậy mà vẫn làm thơ. Thơ ông rất hay. Tôi thường cùng ông Đinh Cường đến thăm, thấy đeo cái ống dưỡng khí trên lỗ mũi "Không có nó, thiếu ôc xi, mệt lắm" nhà thơ giải thích.

Điều kỳ lạ là Vương Đức Lệ đang ở thời kỳ cuối của bịnh mà vẫn làm thơ được. Bịnh trở nặng, ngất xỉu, tỉnh dậy, làm thơ. "Mong con, cha mẹ đợi? Nhớ em, ba chị chờ?" Và chú em út cũng còn trông anh sao? Mong manh chỉ một đường sinh tử. Hai ngả âm dương một lối vào..." "Bàn tay nào đây. Ai lay tôi tỉnh dậy?"

Một lần khác, ông lại ngất xỉu, tưởng đi luôn, gia đình gọi xe cứu thương đưa vô bịnh viện cấp cứu. Ông tỉnh dậy, thấy mình còn sống, reo lên "Tử thần bắt hụt ta lần nữa. Bạn mới mừng chung khóa nỗi vui. Bạn cũ buồn riêng ly rượu phạt. Ôm vai bá cổ ngẩn ngơ cười! Đã mấy lần rồi tai giả điếc. Tử thần lay gọi mãi, không nghe! Bởi còn lưu luyến duyên phàm tục. Mãi đợi người xưa lạc lối về..."

Ông còn viết những bài văn ngắn, ghi lại những đau đớn của thể xác, những cảm nghĩ, những lưu luyến với thân quyến, bạn bè trong những giây phút cuối của cuộc đời. Và rồi, ông bình tĩnh chờ đợi con tàu vô hình đưa ông vào cõi mịt mù "Bàn tay nào vuốt mắt tôi. Ngón nào bấm nút châm mồi hỏa thiêu? Trăm năm mộng ước còn nhiều. Trần gian nào dễ đủ điều nỉ non. Tử sinh nẻo thuộc đường mòn. Âm dương đôi ngả vuông tròn đó thôi!" Vương Đức Lệ "lên đường" đầu năm 2008.

Sau đây là vài cảm nghĩ của tôi trước cái chết. Ai cũng chết. Mặt trời sẽ nguội dần, quả đất sẽ biến mất. Sẽ không còn thời gian. Có một ông bạn, bị ung thư phổi. Mổ xong, có vẻ khá hơn trước, gọi điện thoại nói chuyện với tôi. Tôi hỏi ông bạn nghĩ gì về cái chết? Ông ta bảo, chỉ sợ giờ phán xét, sợ vào hỏa ngục. Ông ta theo đạo Chúa nên mới tin có linh hồn, có thiên đường, hỏa ngục. Tôi chẳng theo đạo nào, không tin có linh hồn nên chẳng hề bận tâm. Khoa học thực nghiệm không chứng minh có linh hồn. Tôi chỉ mong ngủ một giấc rồi không thức dậy nữa, Đời chẳng có gì để mà lưu luyến. Giá như có ông thần nào cho tôi sống lùi lại bất cứ giai đoạn nào của đời tôi. Mười năm. Hai mươi năm. Ba, bốn mươi năm? Tùy ý. "No. Thank you!"

Trên sân khấu cuộc đời, tôi là tên hề giễu dở. Bị lừa gạt liên tục. Thất bại liên tục. Chỉ mong rằng, chết bình yên, đừng đau đớn, vật vã ngày này qua tháng khác. Ông triết gia, giáo chủ nào cũng giải thích theo tưởng tượng của mình về những gì xảy ra sau khi chết. Mỗi vị một cách! Rồi vị nào cũng chết! Cũng chẳng biết đi đâu?

Bọn già chúng tôi đôi khi phân vân, không biết chết rồi linh hồn (nếu có) đi đâu? Rồi "nhất trí" là nên tìm tôn giáo nào cho mình đi đến chỗ sướng nhất mà theo. Nơi dành sẵn cho mấy nàng trinh nữ? Xin cám ơn. Già quá. Hom hem quá rồi. Hay là thiên đường, nát bàn? Hoan hô! Nhưng trên đó có đàn bà không? Chắc là không. Đã là thiên đường, nát bàn thì làm gì có đàn bà! Mấy ông già tào lao với nhau, xin các tôn giáo (và các bà) bỏ qua cho.

Có lẽ, chết là hết, như ngủ mà không thức dậy. "Lai như lưu thủy hề, thệ như phong. Bất tri hà xứ lai hề, hà sở chung" (Kim Dung trong Cô Gái Đồ Long: Đến như nước chảy, đi như gió thoảng. Không biết đến từ đâu, về đâu?)

chieclavotinh
07-13-2019, 09:08 PM
Sân Cỏ, Trí Nhớ
Hoàng Dược Thảo

Một người bạn của tôi buông ra một nhận xét sau vài tháng sinh hoạt ở “thủ đô tị nạn” là: sống ở đây lâu dần hình như không ít thì nhiều đều bị “mental health”, nói trắng ra là “bất bình thường.” Lúc nghe, tôi thấy không đồng ý vì tôi nghĩ từ lúc xa quê hương, tôi luôn luôn cố giữ mình như cũ. Nghĩa là tôi cố giữ tối đa những lề lốì cũ, những thói quen xưa, suy tưởng ngày nào. Và như thế, tôi nghĩ “tôi đâu có mất bình thường.” Bây giờ tôi lại thấy hình như ông “bạn gìà” nói đúng. Nếu nghĩ “điên” là khác người, là suy luận khác đám đông, đi ra ngoài đám đông.

Cũng không phải tôi “cố giữ” tôi bình thường. Thực ra ... tôi không còn có thể thay đổi được nữa thì đúng hơn. Giống như một người ở tù quá lâu, không còn có thể hội nhập vào thế giới tự do bên ngoài được nữa.

Lâu dần tôi thấy tôi quá đổi cô đơn. Tôi sợ đám đông, sợ đổi thay, sợ từng tiếng lạ. Tôi chỉ thấy quen thuộc với mùi cỏ ướt, mùi hoa hồng nở rộ cuối vườn, mùi dầu nóng thoa lên thái dương những ngày khó ở, cái bếp sạch, căn nhà ít tiếng động với một ngõ trúc xanh. Tôi bám víu hai đứa con. Nhưng con tôi “lớn” quá nhanh nơi đây, đôi khi tôi lại vừa xót xa vừa buồn cười khi thấy mẹ cần con hơn con cần mẹ.

Lúc con tôi còn sống ở nhà, tôi vẫn cứ thắc mắc là sao trẻ bên này lại bận thế không biết. Ngay cả khi chúng còn là những đứa trẻ học tiểu học rồi trung học. Chúng bận học đàn, học thổi sáo, học bài. Những phút giây hiếm hoi, ôm các con vào lòng trước khi chúng đi ngủ, khi đưa tay vuốt nhẹ hai cái má mềm trắng mịn, tôi cố an ủi mình: tôi vẫn còn thực sự cần thiết, ít ra là với các con tôi...

Mấy lúc sau này, mẹ con tôi cũng hay hục hặc với nhau luôn. Lý do tôi cô đơn, không còn nhìn thấy một lối đi, một điểm tựa nào cho tâm hồn tôi ngoài cỏ cây của ngôi nhà đã thành một phần đời sống tôi ở đây. Vì thế tôi luôn luôn thấy sự cần thiết phải thấy con tôi, phải nghe tiếng chúng nó, giọng chúng cười. Những ngày còn thơ tuy chúng bận đá banh, nhảy dây, bận “skate” với trẻ hàng xóm tôi cũng còn trông thấy chúng. Chúng đang chơi trước sân... đâu đó. Bây giờ, trưởng thành, các con tôi mất hút vào công danh, sự nghiệp. Một mình lủi thủi ở sân sau mỗi cuối tuần, nghe tiếng trẻ hàng xóm cười vang vọng, tôi chợt có cảm tưởng rằng tôi đang lưu lạc tại một nơi thật...quen thuộc. Một nơi tôi đã sống suốt thời gian trưởng thành của mình mà vẫn thấy thiếu vắng một điều gì đó. Bên kia bức tường dù hoa giấy có đang nở rực thì không còn tiếng gà gáy sáng, tiếng vó ngựa đêm khuya, tiếng rao chè buổi tối... Hình như khi một mình, nhìn nắng vàng, tôi chợt quên tôi đang ở xứ người. Tôi xới gốc húng, vun gốc rau răm, tưởng mẹ già đang lẩn thẩn đâu đây. Cây chuối non gợi nhớ món mắm dà rau của mẹ. Cành cây muồng tím gợi nhớ bóng me xưa. Những phút giây “hồi tĩnh” sau đó là những phút giây vô cùng đau đớn. Tôi thấy rõ một điều tôi chỉ là một kẻ “bất bình thường,” một người điên trong thế giới tưởng chừng như tỉnh chung quanh. Do đó, tôi cố tránh những giây phút phải ở một mình. Do đó, tôi cần quá người tôi yêu và các con tôi...

Đôi khi quá cô đơn tôi hay nhìn quanh quẩn. Tôi “cố tìm” cho ra những người có vẻ khốn khổ hơn tôi. Và tôi nghiệm thấy chúng ta sang đây, hình như người này chỉ còn là người “điên” trong mắt nhìn kẻ khác. Người vợ an phận cười người đàn bà đổi thay, hưởng thụ đời sống mới, rong chơi, nhí nhãnh, lẳng lơ. Người đàn bà hưởng thụ lại cho người an phận là điên, là ngu dại. Anh hùng hục kiếm tiền mua nhà năm bảy cái cười anh lè phè sáng cuối tuần ra thăm gốc hồng, uống ngụm trà Tàu, dạy con đọc chữ Việt là gàn, Anh lè phè cười anh hùng hục kiếm tiền: đồ dại khờ, làm mọi cho nhà băng Mỹ.

Tôi còn nhớ có nghe hoặc đọc ở đâu đó, các cụ xưa có nói mỗi tuổi có một thú hưởng ngoạn riêng. Chưa tới tuổi già mà cứ thơ thẩn thú của người lớn tuổi là không tốt. Là nghịch đạo lý âm dương, sinh tử. Thế mà tôi biết ở đây không phải chỉ riêng tôi, còn có biết bao nhiêu người đang “nghịch lý”. Người già đang cố vớt vát tuổi xuân bằng cách ăn mặc lố lăng, lẳng lơ, sống cuồng, yêu vội... Nhưng cũng không thiếu gì người trẻ chán ngán, quay về ở ẩn như đã già, đã hết. Một cô thư ký của tôi, gia đình cày cục lắm mới sang được Hoa Kỳ dưới dạng hôn nhân. Đi làm, đi học, trả nợ cho “người ta” xong là đi vào chùa tu luôn, chán nợ hồng trần. Một người bạn gái làm báo rất thân, một nhà tranh đấu chống cộng ngoại hạng cũng vừa xuống tóc qui y. Bỏ lại cho tôi những bài thơ có giàn cây leo tóc tiên và rất nhiều tâm tình giữa bạn gái với nhau. Nếu còn sống ở quê hương, những người trẻ tuổi tuổi đó, cuối tuần, chắc đã có một nơi khác để đi hơn là cửa Thiền. Những người đứng tuổi đã có những bận rộn gia đình, làm mất đi lớp phần dày, cho đôi mắt với tia nhìn dịu xuống trên đàn cháu nhỏ, đứa con xa.

Sáng hôm nay, cây hồng cuối vườn bị bỏ quên trong kỳ bón phân tháng rồi đột nhiên nở rộ. Tôi ngắm hoa mà thấy lòng ăn năn, hối hận. Tôi đã không gieo nhân, sao tôi lại có quyền hưởng quả. Tôi nâng nụ hồng nhỏ mới hé mở trong tay và như đọc được lời tha thứ. Nhưng liệu chúng ta có nhận được nụ cười tha thứ của thế hệ đi sau khi chúng ta mãi “điên” theo cách thế riêng của từng người. Và như thế, xứ sở văn minh nhất thế giới này có thật chỉ mang lại cho chúng ta, những người lưu lạc, điều tự do duy nhất: tự do sống... bất thường, điều mà người Mỹ thường gọi một cách văn hoa là...life style của mỗi người.

chieclavotinh
11-30-2019, 08:43 PM
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Trần Văn Giang

Về hưu, chữ nghĩa của tài tình của “vi-xi” bây giờ gọi là “nghỉ hưu?”, là nghỉ làm việc, không còn tiếp tục làm công việc hàng ngày để kiếm lương bổng, lợi tức cần cho đời sống nữa.

Cũng dễ hiểu. Trèo dốc mãi thì ngựa phải chồn chân; Đã đến bờ thì thuyền tất phải đụng cầu. Cuộc đời là thế. Mọi chuyện dù trong bất cứ lãnh vực nào, hoàn cảnh nào rồi sẽ đến lúc nắng chiều, cuối hạ… không thể kéo dài mãi theo bước thời gian. Về hưu có thể là trường hợp đã đáo hạn tuổi đời (“standard retirement age”); hoặc đã đi làm việc đủ số thời gian như luật định (“accrued time of working”) để được hưởng tiền phụ cấp hưu trí. Có người lại về hưu ngang (“early retirement”), ngay từ lúc còn trẻ, không kể gì tuổi tác vì đã có khả năng làm dư ra một số tiền lớn đủ để tự sống một cách thoải mái mà không cần gì đến tiền hưu trí; các anh chàng chơi thể thao chuyên nghiệp hay làm chuyện này…!

Trường hợp về hưu của cá nhân tôi thuộc loại hơi “quá đà!” Số là, trên đất tư bản Mỹ “siêu” bóc lột này (?) tôi được phân loại thuộc thành phần “hợp lệ tình trạng quân dịch” về hưu ở tuổi 66 (nên biết thêm ở tuổi 62 về hưu non) nhưng chỉ vì cái gọi là “Lòng trần còn tơ vương khanh tướng” cho nên tôi vẫn còn ráng cù cưa mãi chưa chịu treo súng, gác cày; chính vì vậy tôi mới gặp cảnh “thì đường trần mưa bay gió cuốn” ở giữa tuổi 68: Gọi là “Khanh tướng” cho oai chứ thực ra chủ tâm câu giờ của tôi là để ráng kiếm thêm hưu bổng chút nào hay chút đó. Chưa kịp thấy “khanh tướng” (hay hưu bổng đẹp mắt!) ở đâu mà trong một năm cuối của sự nghiệp đi cày đã phải ba lần đi vào “phòng cấp cứu (ER)”… Thiệt kẹt giỏ ! Trong ba lần đó, có một bận được xe cứu thương chở thẳng từ sở làm vào ER. Mặc dù “Anh chưa chết đâu em!” nhưng cũng phải hú vía! Đành phải ca bài “chém vè” y như nàng Thúy Kiều nhắc với chàng Kim Trọng chữ “thôi” cả thảy hai lần để than vãn số phần mình: “Kiếp này thôi thế thì thôi còn gì!” (Kiều)

Đa số dân chúng Mỹ dùng cả cuộc đời để tính toán cho chuyện về hưu và an hưởng tuổi già. Riêng phần tôi như đã kể lể qua loa ở trên, về hưu lại là chuyện chẳng-đặng-đừng. Dù mấy thầy tướng số nói là số tử vi của tôi có sao tử vi ở cung mạng (thiệt hôn?) mà không hiểu tại sao cuộc sống đời thật của tôi vất vả thấy ông bà ông vải, ba chìm bảy nổi tới gần tận cùng bằng số, như các cảnh đời mà quý vị thấy xẩy ra trong phim bộ (?): Tôi lọt tọt theo cha mẹ bỏ quê cha đất tổ, tài sản di cư vào Nam tay trắng năm 1954; và rồi cùng với một thằng em trai nhỏ bỏ lại hoàn toàn (cha mẹ, gia đình, tài sản…) chạy lấy người chỉ còn “trên răng dưới toàn đồ phế thải” năm 1975 vì cái họa cộng sản ập tới đòi kíu nước trời ơi gì đó. Hết biết! Khi đã định cư, sống yên ổn đời tị nạn trên đất Mỹ thì năm 1992 tôi lại bị phá sản (sập tiệm – “Tưng bừng khai trương, âm thầm rút cầu / đóng cửa”) một lần. Vâng! Quý vị chỉ cần phá sản một lần trong đời là đủ rành sáu câu vọng cổ về chuyện “mần ăn” rồi…

Cho tới lúc về hưu; và cũng cần nói thêm tôi không phải là nhân viên thuộc loại ngầu như ông bạn vàng của tôi vẫn ca ăng ẳng, văng nước miếng trên bàn nhậu là “tui mà nghỉ làm là hãng đóng cửa liền” (mặc dù trong thực tế ông “yellow friend” này đã bị “lay-off” hẳn hòi rồi mà hãng của ông ta vẫn sống mạnh giỏi, không thấy phải đóng cửa đóng nẻo gì ráo!), tôi nhận thấy cuộc đời rất châm; không dễ dàng và lãng mạn như trong thơ, văn chương mà các bác các mợ văn-thi-sĩ mơ ngủ đã viết lăng nhăng… Ngoài ra, tôi còn thấy nếu muốn sống yên ổn thì tốt nhất phải sống như là người vô danh… Nobody notices / cares!

Hạnh phúc luôn luôn thật hiếm hoi; Mình có cố gắng tìm được chút hạnh phúc thì đôi khi lại là nỗi đau của người khác mới chết! Mặt trời không mọc phương Tây được. Cố sức làm chuyện… ruồi bu lấy tiếng ngu làm chi; chỉ tổ cho thiên hạ chửi thi đua.

Không biết đời tư của quý vị ra sao (mà “who cares” hà?), tôi thì có nhiều tính xấu lắm: Trời tốt thì sợ nắng; âm u thì sợ mưa; tối thì sợ ma… vậy mà sau bao năm trời cày tới sứt trán hói đầu mà vẫn còn ráng cày thêm một chút vì ham (nghèo hay thì ham mà!). Sau ba lần vào phòng cấp cứu (ER) mới nghiệm ra ông tỉ phú Steve Jobs, người sáng lập (Co-founder) ra hãng Apple và có tài sản trên 30 tỉ đô-la, nói lời cuối cùng (his last words) trên giường bệnh trước khi chết lúc 56 tuổi vì ung thư tụy tạng (Pancreatic cancer) nghe rất có lý, đáng cho chúng ta ở tuổi gần đất xa trời suy gẫm:

1. Mình có thể thuê người khác lau hay dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, lái xe cho mình; Nhưng mình không thể thuê ai mang bệnh cho mình được!

2. Nếu mất việc, mình có thể tìm ra việc khá; mất hết tài sản có thể làm ra tài sản khác; mất người yêu, có thể tìm người yêu khác đẹp giỏi hơn. Nhưng nếu mình chết (mất mạng) thì… hết. It is final / the end of everything!

Có còn gì đúng hơn? Sức khỏe còn (không phải đâi ngôn như “tiếng Việt còn!”) thì chúng ta có thể bắt đầu làm lại từ đầu nhiều giấc mộng không thành, tiếp tục các xây dựng còn dang dở. Không có (hay thiếu) sức khỏe thì… xin miễn… đừng hòng chơi… thể thao!

Cuộc đời vốn dĩ đã ngắn ngủi; xin quý vị đừng làm cho nó ngắn hơn bởi vì có biết bao nhiêu người (vợ, con, cháu chắt…) và biết bao nhiêu chuyện (một Việt Nam không cộng sản chẳng hạn…) còn trông cậy vào tuổi thọ của quý vị. Cẩn trọng.

Sau một năm về hưu, nhìn lại thấy có nhiều chuyện đáng ghi lại như sau:

Khác hẳn với nhiều người khi đã về hưu cảm thất ngày dài rất chán nản, ngày nào cũng là ngày Chủ nhật, ngủ và xem TV hơi nhiều… Tôi lại cảm thấy bận rộn nhiều hơn (dù toàn là việc bận mà không tên) so với lúc còn đi làm. Mặc dù không còn phải tranh luận (arguing) với đồng nghiệp hay với sếp trong sở, nhưng bây giờ lại thường hay tranh luận lung tung với vợ, với con, với cháu... Ngày trước còn tà tà gãi trán bắt điện thoại gọi vào sở giả vờ khai bệnh xin nghỉ để không phải đi làm; bây giờ vợ con đã biết rõ giờ giấc, khả năng và sức khỏe của mình như thế nào rồi; Họ giao việc cho tôi làm mệt nghỉ không thể khai bệnh giả được nữa (sic!) Đám con ở nhà, nhất là bà vợ, là sếp còn khó tánh hơn sếp ở sở hồi xưa chưa về hưu.

Khi có dịp may gặp bạn bè là y như rằng câu hỏi đầu tiên của họ là: “Về hưu rồi hả? Anh đã có định đi du lịch ở đâu chưa?” Thành thật mà nói tôi là chúa ghét chuyện đi du lịch vì cái tính lười xếp và gỡ hành lý (“packing” và “unpacking”) mỗi khi phải đi đâu xa. Chỉ ngồi chơi một chỗ không làm gì cả đã thấy mệt lử rồi nói chi đến chuyện đi chơi đường xa, ăn đồ ăn lạ (lạnh bụng?) phải vào các nhà vệ sinh loại ngán chè đậu, hoặc nơi thiếu hẳn chỗ đi… tè (fyi - tôi có “sự cố” phải đi xả bình liên miên vì “prostate issues” mới chết!). Cách đây vài tuần lễ, tôi tình cờ vừa gặp lại ông anh họ bằng tuổi với tôi. Ông anh đã về hưu non từ lúc 62 tuổi. Ông ta cho biết là trong 6 năm qua, từ lúc về hưu, ông đã đi du lịch thăm 39 quốc gia (?) Thích thú và học hỏi đâu chưa biết; nhưng tôi nhìn qua sắc diện và vóc dáng thì thấy ông ta tiều tụy và hư hao hơi nhiều… Có lẽ chỉ cần đi thăm thêm một quốc gia nữa thôi (cho chẵn số 40) thì có thể vô thẳng trong lò được rồi (?) Ai tai!

Thôi thế thì thôi! That is it! “The Game of Throne,” or any games of mine, is technically over!

Triển
12-07-2019, 09:22 PM
Lòng trần còn tơ vương khanh tướng
Trần Văn Giang

Về hưu, chữ nghĩa của tài tình của “vi-xi” bây giờ gọi là “nghỉ hưu?”, là nghỉ làm việc, không còn tiếp tục làm công việc hàng ngày để kiếm lương bổng, lợi tức cần cho đời sống nữa.



"hưu" là nghỉ, tiếng Hán-Việt. Cho nên nói "về hưu" hay "nghỉ hưu" đều trật. Bởi vì không thể ghép chữ thuần Việt và Hán-Việt như vậy được.

Ví dụ:


- Mấy giờ anh nghỉ?
- Dạ, 4 giờ rưỡi em đi xa về gia!
- ô cơ, vậy 6 giờ anh tấn nhà em nha.


Nếu xử dụng tiếng Hán-Việt cho đúng thì là thối hưu (退休), hoặc thoái hưu. Chớ về hưu cũng như ngộ "lái tại gia" dzồi.:)

Theo tui, xử dụng cho đúng thì nên nói là: hưu trí.

chieclavotinh
01-18-2020, 09:48 PM
Theo tui, xử dụng cho đúng thì nên nói là: hưu trí.
Ok, bác!

Finally, It's 'My Time'
Abigail Trafford

You're restless. Not so young, but restless. What are you going to do with the rest of your life?

You don't look old, don't feel old. But the kids are grown. The house is quiet. And at work? Talk of downsizing, takeovers, the R-word -- retirement -- and then, what? You can expect to live, and live well, for another three or four decades -- an entire life span in centuries past. Instead of winding down, you have to gear up. Instead of sitting back in a rocking chair, you have to find new purpose -- new work, new relationships. Longevity's imperative is regeneration.

But how do you master the art of reinvention?

Bernard Hillenbrand of Washington knows. The hard-charging executive, who for decades led the National Association of Counties, went to seminary and became a minister at age 60. Eighteen years later, he's in good health and a good marriage. "I have 20 years to go," he says with a smile.

Aida Rivera of Puerto Rico knows. The high school dropout went to college when she was nearly 50 and earned a college degree to become a therapist at age 60. She now counsels women who are trapped in domestic violence. "Nothing stopped me," she says. "This is my life. I love it. In helping others, I am helping me."

Mary Page Jones knows. The Alexandria native remarried at age 52, moved to Jerusalem and joined the peace movement in the Middle East. "I've always come up to the abyss and stepped over. A lot of it is my faith. When I step into the abyss, my experience is that I'm always caught. Something good happens," she says.

But they didn't know when they started down their new paths where they were going to end up. They didn't know they were part of a huge demographic wave that is altering every aspect of the social landscape, from politics and sex to family life to the creative arts.

A new stage has emerged in the life cycle. This bonus period comes after middle age but before old age. "It's not like we have a lot of role models," says James Firman, president of the National Council on the Aging. The bonus decades are a "gift -- years of opportunity, years of health," he continues. But no one told you that you have to write a new script for this "extra" period. "The concept hasn't sunk in. . . . We're all lost as a generation."

It is not an easy period. There are layoffs and mammograms, retirement parties and forgetting where you left your keys. There are wrenching losses, too. Deaths of family members and close friends. Major illness. The loss of income, the loss of status in a culture geared to youth. For most people, this new phase involves some crisis and a lot of confusion. Yet it also heralds unprecedented possibility.

In the early, high-stress years of juggling children and marriage and job, you get pretty exhausted from meeting other people's needs. As one thirty-something woman wailed at a college class reunion: "When is it going to be my time?"

My Time! It's here. Get used to it. And then get ready for the ride.

Free time

My Time comes when the primary tasks of adulthood have been completed, for better or for worse. Children have been raised. Marriages have been made -- and remade. Career goals have been achieved -- or not. You've paid the mortgage, filled out your resume. And then what?

It could be anything. Look around. You see them everywhere: two women of a certain age walking the Appalachian Trail, a group of men with craggy faces lingering over lunch, a graying couple holding hands at the matinee movie or scrambling over the rocks of the Grand Canyon. A sixty-something husband off building houses for his church in Mexico while his wife goes on a poetry retreat.

They are fit, energetic -- engaged and engaging. They have an aura that says: I'm free. I've paid my dues. I can make a difference.

My Timers are mentoring in schools, working on community projects, starting businesses, designing jewelry, painting portraits, running for political office, getting advanced degrees, nurturing grandchildren, falling in love, redefining marriage, managing their bodies and searching for their spiritual center.

A century ago, even 50 years ago, there was no My Time. Life was too short. Today many girls born in the United States can expect to live to 100. It's just dawning on Americans that a social revolution is taking place as people are living longer -- and healthier -- lives.

The Harvard School of Public Health and the MetLife Foundation recently sponsored a conference to find ways to tap the energy and talents of My Timers for public service. Next month, Civic Ventures, a nonprofit organization in San Francisco, will hold a seminar on different pathways for people entering the bonus decades. On the agenda for the spring meeting of the American Society on Aging and the National Council on the Aging is a session entitled "The Emergence of a New Life Stage."

Hitting Second Adolescence

"It needs a name," says Harvard social scientist Lisa Berkman of the period when people realize they can aim for a new horizon. "We need a name that connotes the dynamics of adolescence."

It's a kind of second adolescence -- the mercurial transition period between midlife and My Time. As in "He's going through second adolescence" as a way to explain mood swings, job changes, shifts in relationships. You can almost see adult children rolling their eyes and saying, "Everything was fine until my parents hit second adolescence!"

The primary tasks in this period are to break away from middle adulthood and lay the groundwork for the future. Just as adolescence describes the child in transition, second adolescence chronicles the adult in transition.

The term adolescence didn't come into the culture until 1904, when American psychologist and educator G. Stanley Hall published "Adolescence," a scholarly tome describing the teenage years as a separate and stormy phase in development. By then, life expectancy had increased to about 50. Adolescence emerged only as people lived long enough to stretch out the life cycle and allow themselves some time to grow up between childhood and adulthood.

A similar evolution is taking place today. With longevity, the life cycle is stretched even further, adding more stages in the psychological course of personal development.

The temptation is to deny, deny, deny. You try to extend midlife as long as you can. Between Botox and cardio kick-boxing, you hold on to your physical exterior -- and enjoy it. But a transition is taking place within. That can't be avoided with a chemical peel or a knee replacement. You may not experience a lot of turmoil in your life, but all the while you're undergoing internal and external changes -- events large and small.

These events are jolts to your system -- awakenings, talismans of the future. Some are wondrous -- the birth of a grandchild, a new work opportunity because of your experience, an unexpected flirtatious look. Some are devastating -- the death of a spouse, the diagnosis of a major disease; even a snub at a party.

The jolts accumulate: jolts in love, in work, in body, in spirit. Jolts of loss are messengers of closure; jolts of joy are tidings of opportunity. You swing between the poles of endings and beginnings.

Shifting attitudes

Like a teenager, you undergo significant body changes, significant attitude changes. You may leave home and move into a retirement community or jump into an RV and take off for the West Coast. You become preoccupied with your body -- that wayward or absent hair, that achy heart, that wrinkle. You spend more time wondering about the meaning of life.

You're not going to dye your hair green and suddenly follow a rock band. Studies show that you're a lot wiser and more stable than a teenager. But you may color your hair and join an Elderhostel tour in Mexico. Just as kids leave their childhood behind and proceed to "starter" adulthood, you are leaving that long stretch of middle adulthood behind and proceeding to My Time.

In making the transition, you share two major features with adolescents. The first is empowerment. For teenagers, this is physical empowerment. For My Timers, it is life empowerment, "which comes from wisdom and experience rather than hormones and physical growth," explains Washington psychiatrist Harvey L. Rich.

Mary Woolley, 55, gets an unexpected glimpse of her empowerment when she stumbles upon her grandmother's costume jewelry in the back of a drawer. "When my grandmother was 55, she was an old woman," says Woolley. "She wore old-lady black shoes. She had false teeth. Her hair was gray."

As president of Research! America, Woolley is a rainmaker in medical science. Her hair is auburn. She wears a designer suit and carries a power briefcase. She is wife and working woman. Her four children are grown; one is married. She feels a slight rumble of anxiety. If she goes on to do something else, she wants it to be something big. She figures she probably has at least 30 more years of vitality to go. She is thinking New Stage. Not Old Age.

The second shared feature is dreaming. This is the opportunity to try out different destinies, continues Rich. One day, a teenager wants to be an astronaut, the next day a spy. The sign of getting out of adolescence is when young people get focused and settle on what they want to do as adults.

In second adolescence, you need to dream again. You need to open up and experiment. One day you take piano lessons, the next day you visit Civil War battlefields. Another day you invite the grandchildren to go camping. Or you go back to school like Bob Dodds, the former Mobil executive who is studying the classics at Georgetown University. "I'm here because I love the stuff," he says.

Some people know exactly what they want to do in My Time. But many do not. Dreaming is a way to figure out your "what next?" This period of uncertainty can go on for several years. "It's high-anxiety time," says Rich, who after losing sight in one eye, shook up his safe suburban life, cut back his practice and moved to France -- new culture, new cuisine, new language -- to test himself as a writer. "It takes courage -- the courage to invent yourself anew, the courage to break the old molds," says Rich, who made the break in his mid-fifties. "That's like smashing an old piece of furniture that's been handed down in the family for generations."

What's more, retirement is a misnomer. You may stop working at a job that defined your life for many years. But you don't stop. Everett A. Greene, Sr., retired from the D.C. Fire Department and turned to community service. He works at a food bank and mentors children in elementary school. Like many My Timers, he has a mission "to give back." As he says: "Somebody had to help me."

For financial and psychological reasons, you need to have something meaningful to do. The risk is that as you search for your "what next," you can get very scattered.

Finding Purpose

Bill Matuszeski retired a few years ago from the federal government after a 35-year career shaping environmental policy. He was excited to have the time to do all the things he wanted to do. Then he started careening from project to project.

"The big change is that you lose a core of your life when you retire," he says. "I went through a real period of chaos. . . . I had a list of 10 or 12 things I wanted to do. Books to write. Major trips. Boards to be active on. I didn't have any organizing principles."

Slowly he created a new structure for himself. He began going to the gym three days a week. He narrowed his priorities, learned to say no and changed his attitude. Instead of enhancing his resume, he looked for projects where he would have the broadest impact on improving the environment.

His marriage changed, too. His wife, Mary Procter, has a demanding job. For most of their marriage, Bill's career was dominant. "She had to deal with that," he says. Now she is in the zoom zone; her job has priority. Their roles have shifted. He has taken over the domestic side -- cooking and gardening.

"You have to spend a lot more time talking about how you feel -- how you feel about each other. Your own sense of yourself is changing so quickly. It's real easy to knock each other off balance," he says.

Uncoupling time

Couples are tested in this period. Illness, job changes, responsibility for older parents and young grandchildren all stress the relationship. You look across the breakfast table and think: another 40 years? The agenda is different. No more staying together for the sake of the children. The relationship opens up as each person is freer to pursue an independent course -- and the relationship may become closer now that there's just two of you. Or you may grow further apart.

Marriages are generally healthier in My Time. Researchers point out that the increase in divorce rates over the past several decades has weeded out many of the most conflicted marriages. "Couples in the most serious difficulty are not together," says psychologist Philip Cowan at the University of California, Berkeley. "On average, [older] couples are happier than younger couples."

Of course, many My Timers are single because of the death of a spouse. There's more going out in groups. Romance gets rekindled. Friendship becomes a primary bond. You have more time for relationships.

One of the hallmarks of My Time is the recovery of old friends. You go back to the past. You go to reunions. You go online to find lost sweethearts. Instead of a straight line, your life becomes more of a circle. One of the psychological tasks in My Time is to tie the threads of your life together. Instead of getting ahead, you turn to getting whole.

You also live with a sense of urgency. Though the odds are you will live for decades, you also know it could all end tomorrow. You make peace with mortality.

Alexandra Scott of Washington made her peace and understood the imperative of My Time. "Urgency is huge -- and the sense of the shortness of time you have," she said. "You need to make the best of these wonderful years. . . . Nothing frightens me. . . . I see people who are afraid. I say to them: You can deal with it."

Scott had dealt with death. Her son was killed in a plane crash. Her husband had died of lung cancer. She had rebuilt her family with her two daughters, turned to her first professional love, photography. On her resume were several books and exhibits. "I feel free," she explained. "You have to prepare to enjoy this time in life. The fact that my life is good now . . . I'm sort of stunned. And I don't even feel guilty."

A gala program to celebrate her photographs had been planned. But she didn't make it. Over a weekend, she developed stomach pains and went to the hospital. Three days later she was dead, at age 64. The cause was advanced liver cancer; the tumor had burst. She never knew she was sick.

Scott was someone who flourished in My Time. She leaves a legacy of love and accomplishment to her family and friends. She leaves a legacy of photographs to future generations. And she leaves an important message about the bonus years of My Time:

"Anything you really want to do -- now's the time to do it. Do it now! Not next year. Now. Stop everything. Do it now."

Unlike her grandmother at a similar age, nonprofit exec Mary Woolley, 55, is thinking New Stage, not Old Age. Bill Matuszeski and Mary Procter of Capitol Hill shifted marital roles after he retired from 35 years of government work in environmental policy while she took on greater career challenges. The new family cook and gardener says it took time for him to regroup and create a new structure for himself, including home projects.Former executive Bernard F. Hillenbrand of Northwest started a new career at age 60: He went seminary and became a minister. Eighteen years later, he's enjoying good health and a good marriage. "I have 20 years to go," he says with a smile.

chieclavotinh
03-21-2020, 10:51 PM
Tuổi già lãng đãng…
Phạm Hoàng Chương

Năm nay tôi đã 75 tuổi. Bình thường lái xe mua sắm, tập tành, bơi lội không thấy gì lạ, nhưng nghe vang lên con số 75 trong đầu, giựt mình, mới thoáng đó mà đã vào tuổi “thất thập lai hy.”

Mới ngày nào đó còn đạp xích lô, cắt cỏ, còn làm homework, đỗ bằng Master, đi dạy học trò ở San Jose, giờ đã thành ông cụ rồi sao. Sinh năm 1944, dạy học, đi lính, ở tù, đạp xích lô ở VN, vượt biên, đặt chân tới Mỹ năm 1984 đổi đời vừa đúng 40 tuổi, còn hăng hái, năng động, đi học lại, đi làm, mua nhà… mới đó mà vèo một cái đã 35 năm tha hương biệt xứ.

Tử vi tôi, Thân (nửa đời sau) cư Thiên Di, đúng phóc là ông Trời đã định sẵn, chỉ cho mình được ở Việt Nam 40 năm (Mệnh), rồi phải qua Mỹ sống nốt nửa đời còn lại (Thân), chắc cũng 40 năm nữa, hay 45 năm gì đó… không chừng, vì Mệnh mà có Tham lang đi với Tràng sinh ở Dần là số “thọ như ông Bành Tổ,” sách nào cũng nói. Thấy đúng thật, ngần tuổi này rồi vẫn chưa bị “ba cao, một thấp” (cao máu, cao mỡ, cao đường; thấp khớp) như nhiều người già khác, chưa phải uống thuốc gì ngoài thuốc bổ, calcium. Ra đường, có lần được khen là nhanh nhẩu hoạt bát, ai cũng tưởng mới ngoài 50. Nghe mà muốn phổng mũi.

Mới đây mẹ tôi mất, thọ 92 tuổi. Bà là người thọ nhất trong gia đình hai họ. Ba mất năm 47 tuổi tai nạn xe. Cô Khê bị xe lửa lật xuống sông chết năm 27 tuổi do VC gài mìn làm trật đường rày. Ông bà nội đều chết ở Bắc Ninh trước 50 tuổi. Ông ngoại mất 51 tuổi ở Phan Rang vì Mỹ thả bom lính Nhật đóng tại đây. Chỉ có bà ngoại thọ nhất là được 70, tuy phải nằm liệt một chỗ mười tháng cuối đời.

Về nước chịu tang mẹ, cảm thấy như lạc vào một đất nước nào đó xa lạ chứ không phải là Phan Rang êm đềm, tĩnh lặng, đầy kỷ niệm của tuổi niên thiếu ngày xưa. Thành phố đông đúc xe cộ, ăn mày, dân bán vé số lang thang ngoài đường, các tiệm buôn ế ẩm, rác xả lề đường, vỉa è chiếm lấn. Bạn bè chung lớp ngày xưa đều trên 75, chỉ còn ba bốn người còn sống, tóc bạc, già ốm, đi đứng chậm chạp. Mấy người quen đi dự đám tang, kể cả học trò cũ, lác đác mấy người trông như ông bà cụ gầy gò, hốc hác, cúi đầu ít nói, chạnh lòng nhớ lại cả một thời ấu thơ, đi học chơi đùa, trong không gian lồng lộng trời xanh, mây trắng, biển rộng ở Ninh Thuận… không còn nữa. Bao nhiêu là bạn thân đã lần lượt qua đời, như Liên, Kiệt, Một, Chính chết trận, Văn, Thám, Sào, chết bịnh, Tạ Duy Quý phi công trốn tù cải tạo bị bắn chết, Hồ Kỳ Vân vuợt biên cùng vợ con mất tích trên biển cả sau 75…

Rồi Lý Tống 73, thua tôi 2 tuổi, anh hùng lái máy bay, bệnh nặng qua đời ở Cali Tháng Tư, 2019. Dũng, bạn cũ đệ nhất C ở Trung Học Võ Tánh, 77 tuổi, cũng suy kiệt, nhập viện chờ chết ở Nha Trang. Em rể tôi 70, cũng bị stroke mới đây vì nghẽn máu ở cổ, phải nhập viện chữa trị gần cả tháng mới cho về, một tay yếu một tay lành. Rồi “Trọng lú,” cũng bằng tuổi tôi, thình lình đột quỵ trong chuyến công du ở Kiên Giang, chở về Chợ Rẫy, Saigon, đưa ra Hà Nội điều trị, dấy lên hàng trăm tin đồn méo miệng, xuất huyết não, bại liệt… khác nhau trên mạng Youtube, Facebook làm gần trăm triệu người khắp thế giới hiếu kỳ theo dõi. Trọng sinh tháng 14 Tháng Tư. Tôi sinh 15 Tháng Năm, hơn nhau có một tháng mà tóc tai trắng bạc phơ. Trông người lại ngẫm đến ta. Lẩm nhẩm đếm trong số bạn bè thất thập, ai còn ai mất ở Âu Mỹ, cũng chỉ còn mươi người trên đầu ngón tay. Bao giờ đến phiên mình?

Mười bốn năm nay, tôi về hưu, lui về ở thành phố cây xanh yên tĩnh này, cạnh con sông nước cạn suối chảy róc rách. Đọc tử vi, kinh Phật, tản bộ, bơi lội, tập thể dục ở các gym, coi phim, tin tức trên tivi, gửi tiền về làm từ thiện ở quê nhà vùng kinh tế mới, lên mạng nghe Youtube, check mail, xuống Bolsa hay L.A. thăm bạn, shopping… làm vườn, cắt cỏ, tưới cây cho qua thì giờ. Quê hươngxa vời như ở trong cổ tích, chẳng có nhu cầu về thăm, mà còn ai nữa để về thăm. Các em đều ra nước ngoài ở khắp thế giới từ lâu. Giờ giấc ở Mỹ và VN khác nhau, xáo trộn sinh hoạt thường ngày, máy bay đường dài, xe cộ khó khan, tai nạn liên miên mỗi ngày… Chắc là chết ở bên này cho sướng. Tử vi, Thân cư Di có không kiếp nên số sẽ phải chết xứ người.

“Thiên di Địa kiếp ở gần,
Hồn quy dặm liễu, cách thân xa vời”

Lúc chết, chết xa người thân ngàn dặm. Làm sao mà mong về quê chết được. Nghĩa trang gia đình bên đó, có ông bà cha mẹ nằm chờ, cùng lắm khi chết, con cái hỏa thiêu đem hủ tro về chôn cạnh ba má là được rồi. Con người, khi gần đất xa trời, tự nhiên buông xả lần lần. Cuộc đời sắc sắc không không, có gì để tham đắm, ôm giữ, tiếc nhớ. Vật chất là vô thường. Không hiểu sao có những quan chức bên đó lớn tuổi mà vẫn tranh giành quyền lực, cướp đất, cướp tiền của dân ích kỷ làm giàu. Có ôm theo mang xuống mồ được không. Để lại cho con thì trước sau chúng cũng phung phí phá tán hết, vì là đồng tiền không phải do chính mồ hôi nước mắt làm ra. Ngăn cấm tôn giáo mà lại mê tín dị đoan, buôn thần bán thánh, quen tánh hối lộ, nhét tiền vào tay tượng đất cầu xin lợi lộc. Không biết chính mình cũng sẽ là một vị Phật trong tương lai, nếu gạn lọc hết Tham Sân Si và hằng cứu giúp chúng sanh.

Năm nay nước Mỹ thời tiết khác mọi năm, mưa nhiều, tuyết nhiều, lạnh nhiều và lâu, kéo dài từ Tháng Chạp năm ngoái tới cuối Tháng Tư. Cali là tiểu bang ấm nhất nước mà ngày 30 Tháng Tư, đầu Tháng Năm vẫn còn có lúc phải mặc áo ấm co ro ban ngày vô giường đắp mền.

Mỗi năm ở đây, thời tiết hình như lạnh hơn năm trước một chút, không biết có đúng không. Hay tại cơ thể mình mỗi năm yếu hơn một chút nên thấy lạnh hơn. Hai chân đi đứng cũng yếu hơn mọi năm.

Ăn ít, bữa cơm bữa cháo, ăn thức ăn nhẹ cho bao tử, gan ruột khỏi làm việc nhiều, nên sụt ký thấy rõ. Bác sĩ khuyên uống Collagen bột pha nước juice cho tốt da tốt tóc, có appetite ăn nhiều hơn. Mắt cườm đọc chữ li ti không thấy như mấy năm trước nữa, mà bác sĩ mắt vẫn nói còn tốt, chưa cho mổ; trí nhớ cũng không bén nhạy vì tế bào não chết dần không sinh sản thêm như các tế bào khác. Tai còn nghe rõ, mặc cho quảng cáo bác sĩ tai lai rai gửi tới nhà mời tới khám tai đeo hearing aid giá rẻ. Số phone, địa chỉ ai cho, hay ngày giờ hẹn đi khám bệnh, phải ghi vô sổ, lịch tường, hay cell phone, chứ không ghi nhớ trong đầu được. Nhiều chữ English, hay tên người, địa danh, rất quen thuộc, mà nghĩ mãi một lúc không ra, mãi mấy phút sau đột nhiên xuất hiện trong đầu. Nghe chuyện mấy cụ già bị Azheimer’s mất trí nhớ, ngồi xe lăn, con cái phải đưa vào nursing homes có y tá săn sóc mà lo sợ. Để cha mẹ ở nhà một mình, sợ mở bếp lửa quên tắt cháy nhà, đóng cửa quên khóa bị kẻ trộm xông vào, hay ra ngoài đi lạc quên mất lối về nhà.

“Người già đôi chân già trước,” nghe câu này “posted” ở đâu đây trên mạng, mà nghiệm đúng thật. Trước đây đi gym tập, chỉ dám chạy treadmill có 5 phút cho khỏe chân. Lúc sau này, chân yếu, bắp thịt không săn nữa, phải hạ xuống còn 3 phút, vừa chạy vừa bước nhanh xen kẽ thôi, sợ bị thấp khớp. Vậy mà mới đây lấy xe cắt cỏ cũ sứt bánh xe từ tiệm sửa của chủ Nam Hàn về, giựt thử dây “đề” máy nổ, nó lồng lên chạy làm mình hốt hoảng chạy theo, chụp níu lại, làm bàn chân trái trượt dài trên cỏ, sưng lên, ấn ngón tay vô thấy đau đau. Sưng không to bằng sưng 12 năm trước do hạ đường huyết (vì nhịn đói 2 ngày) khi đang ngồi ăn tiệm.

Năm ấy đang ăn, tự nhiên choáng váng ngộp thở, bước ra ngoài mấy bước đã ngã xỉu lăn ra một lúc mới tỉnh, ai cũng tưởng bị stroke, kêu gọi 911, nhưng ngồi lên tim phổi hít thở bình thường, chỉ thấy xương mắt cá chân sưng vù, đau lắm. Tưởng bong gân, chỉ xoa dầu nóng thôi. Ai dè lên máy bay về VN 3 ngày sau thấy không bớt, đi X-ray chụp thì ra ống xương Tibia bị nứt, phải băng bột ngồi nhà cả tháng trời. Sợ kỳ này lại gãy xương nên chống nạng đi Urgent Care khám, họ cũng nghi xương gãy, băng bó, gửi qua chỗ X-ray chụp, quả nhiên các xương vụn chỗ đó bị xô lệch và rạn nứt (fractured). Bác sĩ gia đình cho thuốc giảm đau, bảo gọi phone chỗ bác sĩ chỉnh xương (orthopedist) lấy hẹn khám coi có phải mổ không, hay chỉ cần mang giày, đắp bột.

Trời thì u ám, không khí lành lạnh, mà cứ chống nạng đi ra đi vào hoài trong nhà cũng nản, lan man nghĩ tới chuỗi ngày cuối đời còn lại từ đây thấy không còn gì vui, mắt yếu, trí óc phản xạ chậm, sẽ bị cấm lái xe nếu gây tai nạn 2 lần liên tiếp, không còn xông xáo chạy nhảy, tới lui đó đây được nữa, phải ngồi xe lăn cú rũ như mấy ông bà cụ đầu bạc lòm khòm ở viện dưỡng lão. May mà còn chút phước lành đời trước, có nhà cửa trả off tiện nghi ấm cúng, có tiền hưu vật chất đầy đủ, khỏi phải lang thang đầu đường xó chợ như những kẻ không nhà nhan nhản khắp nơi trên trái đất này…

Cũng may mà giữa lúc đó, có lẽ ông Trời thấy tội, muốn giúp mình khuây khỏa, tự nhiên khiến nhiều người trẻ ở đâu không biết (từng đọc các bài tử vi mình viết mà ai đó “posted” online lâu nay) gửi email làm quen tới tấp nhờ coi hộ tử vi. Người ở Oxnard có business hỏi, người thực tập viên đang lao động bên Nhật hỏi, người ở Bắc Việt sắp đi Nhật muốn biết tương lai lễ phép hỏi, người giàu ở Irvine hay về VN làm ăn…tìm tới làm quen hỏi. Có hai người lá số cũng Mệnh Kiếp, Thân không, Thân cư Di, và Tham, Liêm giống mình ở Mệnh, tỉ mỉ hỏi kinh nghiệm “bác” đã trải đời thế nào để chuẩn bị đối phó tương lai. Có người còn kể thấy trên Youtube nhiều tử vi gia Bắc Kỳ còn trẻ măng coi tử vi lấy tiền cho thiên hạ, khách đông lễ phép xưng “con con thày thày” chầu chực như kiến. Tò mò lấy cell phone vô Youtube kiếm thì thấy quả đúng như vậy, bèn tò mò ngồi nghe các thầy trẻ luận giải phê phán lá số, lên giọng thầy đời, có khi mắng cả vào mặt mấy khách hàng dốt về khoa này.

Youtube có cái lạ, hễ coi đề mục nào 2 lần trở lên là nó lôi ra thêm vô số các clip tương tự thuộc đề mục đó, cho nên không cần đi mua sách báo đọc làm gì, cứ bấm bấm…là tha hồ nghe đủ các thầy khác nhau giảng về đề mục mình muốn biết. Bấm nghe nam ca sĩ ảo não hát bài “Biết Bao Giờ Trở Lại” nhân mùa 30 Tháng Tư một lát tắt đi, chốc nữa mở lại Youtube đã thấy hiện ra cả chục bài khác do Lệ Thu, Khánh Ly, Thái Thanh, Nguyên Khang, Tuấn Ngọc hát.

Lúc khác bấm coi clip “Phú Trọng trúng độc” lại thấy hiện ra vô số clip về Tập Cận Bình đi chân khập khiểng vì ung thư gan, Tấn Dũng khoái trá cười trong tang lễ Lê Đức Anh, Phúc ngoẹo ngủ gục ở buổi họp quốc tế, có cả sấm Trạng Trình chữ nho “trọng ngân bạc phúc, sản tất vong” nữa… Rồi vô số clip các Việt kiều vô danh đưa lên mạng, đủ các hình ảnh sống động, đua nhau “dạy” cách sống ở Mỹ, khoe mua nhà to ở Minnesota một năm tuyết rơi 6 tháng, “mới qua Mỹ khổ quá dại dột bỏ về VN,” “có thẻ xanh mà ở VN lâu sẽ bị cấm vào lại Mỹ,” bí quyết sống thọ trăm tuổi, “ở Canada sướng hơn ở Mỹ,” “10 thức ăn ngừa bệnh tiểu đường”…

Coi Facebook, nhiều cái còn tức cười hơn, thiên hạ đưa hình ảnh lên khoe nhà cửa, vườn hoa, giàn bầu giàn bí, hoa đẹp trái chín, con cháu xinh đẹp, đỗ đạt ra trường, bạn bè xúm vào “comment”… kẻ LIKE, người DISLIKE. Thảo nào, con nít và cả người lớn thời đại này, đi đâu cũng thấy chúi mũi vào cái cell phone… Ở nhà, thấy đứa cháu đi học về cứ dí mắt vào cell phone đã đành, tới Urgent Care ngồi chờ bác sĩ cũng thấy, tới chỗ chụp X-Ray cũng thấy, 10 người bệnh ngồi đợi đã có 8 người dí mắt vào phone. Đúng là thời đại vi tính, khỏi tu Phật mà được thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, vuợt không gian thời gian. Ai cũng thích sống trong thế giới ảo, mà càng đắm chìm trong đó thì phone càng mau hết pin, phải cắm điện “charge” hoài.

Không biết ở VN xưa kia, các cụ già lấy gì tiêu khiển, bạn già xung quanh chết hết không còn ai, chả lẽ ngồi tụng kinh niệm Phật, cả ngày thơ thẩn ôn lại quá khứ, bệnh nan y đành chịu đau, chờ ngày xuống lỗ. Già bây giờ, cảm ơn các nhà khoa học phát minh kỹ thuật cao, có bác sĩ mổ nội soi, cắt túi mật, thay gan, thay thận, có ti vi, I-phone mang theo ra đường để gọi, gửi email, nói chuyện thấy được mặt nhau, nhắn message, liên lạc ở xa. Nhưng làm gì thì làm, rồi cũng tới một ngày nào đó sẽ ngồi xe lăn, chân què, tay run, tai lãng, mắt mờ, đầu óc lãng đãng khi nhớ khi quên.

Tuổi già xa quê lâu năm, người già ai cũng muốn có ngày hồi hương thăm lại bà con, láng giềng, làng cũ, chốn xưa. Nhưng với tình hình chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế nát bét như tương, thời buổi này nơi quê nhà hẩm hiu thì chắc chả ai còn muốn về. Có thể chỉ là hũ tro tàn con cháu mang về chôn bên đó cạnh các cụ xưa. Mà biết quê hương lúc đó có còn thuộc về người Việt mình nữa không, hay chỉ là một Tây Tạng thứ hai. Già còn sợ về, huống chi là bọn trẻ sinh ra, lớn lên ở đây.

Có lòng ái quốc, có ý chí (thì ai cũng mong) trở về xây dựng quê hương (nhưng) trẻ con Việt lớn lên sẽ sống theo văn hóa Mỹ như người Mỹ địa phương, cũng thích công bằng, thanh liêm, bình đẳng, tiến bộ, tự lập. Còn người già gần đất xa trời ở đây thì đầu óc lơ lửng trên mây, sắc tức là không, không tức là sắc. Cuộc đời thật là phi lý, tạm bợ, vô nghĩa… và tàn nhẫn.

chieclavotinh
06-14-2020, 03:00 AM
Chuẩn Bị Về Hưu Non
Nguyễn Duy-An

Mặc dầu đã chuẩn bị tinh thần từ gần một năm nay nhưng tôi cũng băn khoăn lo lắng thật nhiều khi ông chủ tịch Hội Đồng Quản Trị của National Geographic chính thức hẹn gặp riêng tôi để “mừng sinh nhật” và bàn thảo kế hoạch cho tôi nghỉ hưu non do tình hình tài chánh quá khó khăn trong sở vì ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ mấy năm gần đây.

Tôi thấu hiểu “gánh nặng ngàn cân” đã và đang đè nặng trĩu trên đôi vai của ông chủ tịch khi phải ký hợp đồng với hãng Fox để họ tiếp tục duy trì đài truyền hình National Geographic trên toàn thế giới với quyền làm chủ lên tới 70%, rồi phải bán School Publishing Division cho hãng Cengage để tìm thêm nguồn vốn hầu tiếp tục xuất bản National Geographic Magazine mỗi tháng với con số ấn hành đã giảm xuống chỉ còn lại phân nửa...

Người đứng đầu National Geographic Channel đã chuyển qua làm cho Fox. Vị lãnh đạo School Publishing Division đã ra đi trước ngày National Geographic chính thức bàn giao cho Cengage. Thêm mấy vị phó chủ tịch và giám đốc quyết định về hưu vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012; và cuối tháng trước, chính ông Chief Financial Officer cũng từ giã National Geographic. Tôi tự biết rồi mình cũng phải ra đi để nhường chỗ cho thế hệ đàn em trẻ trung hơn, tài giỏi và năng nổ hơn, và nhất là lương bổng và quyền lợi ít hơn “lớp” chúng tôi.

Tôi đang ở vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan” vì mình chưa đủ tuổi để chính thức nghỉ hưu – cho dẫu là nghỉ hưu non, và tôi cũng chưa chuẩn bị đi tìm cho mình một công việc mới vì tình hình suy thoái kinh tế vẫn kéo dài...

- John... Anh ngồi đi. Tôi đã cho người chuẩn bị cơm trưa, chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện.

- Vâng.

- Như tôi đã nói sơ qua trong điện thoại... Như anh biết đó, tình hình khó khăn chắc chắn sẽ kéo dài, và hoàn cảnh của anh cũng rất đặc biệt nên tôi đã họp bàn với Hội Đồng Quản Lý Nhân Sự và Hội Đồng Tài Chánh để tìm ra một giải pháp thích hợp cho trường hợp của anh vì cá nhân tôi và cả Hội Đồng Quản Trị rất trân quý khả năng và những đóng góp của anh cho National Geographic trong nhiều năm qua. Tôi rất muốn giữ anh lại, nhưng hoàn cảnh hiện tại bắt buộc tôi phải...! Đây, anh xem qua rồi chúng ta sẽ bàn thêm chi tiết. Hy vọng anh không bị thiệt thòi nhiều quá.

Tôi vừa xem bản “hợp đồng nghỉ việc” vừa mừng thầm trong bụng vì những chi tiết khá tốt được ghi rõ trong đó. Có lẽ nhận ra nét mặt không đến nỗi tệ của tôi nên ông chủ tịch lên tiếng đề nghị:

- Chúng ta bắt đầu thảo luận được chưa? Cứ đi từ trên xuống dưới, chỗ nào anh thắc mắc, tôi sẽ giải thích chi tiết nhé.

- Vâng.

- Trước hết, như anh biết là với số tuổi hiện tại của anh, phải tới ngày 1 tháng 5, 2013 anh mới có quyền lãnh lương hưu của National Geographic. Do đó, Hội Đồng Quản Trị đã chấp thuận để anh có thể tiếp tục lãnh một năm lương... cho tới ngày anh đủ tuổi về hưu non (early retirement). Từ đầu tháng 5 tới hết đầu tháng 8 anh cố gắng hoàn tất việc bàn giao, sau đó anh có quyền lãnh toàn bộ 9 tháng lương còn lại một lần (lump sum); tuy nhiên, trong thời gian chuyển tiếp, nếu có việc gì cần, mong anh tiếp tục giúp đỡ...

Với bản “hợp đồng nghỉ việc” trong tay, tôi bắt đầu soạn thảo một kế hoạch phân tích thiệt hơn để bàn hỏi với vợ con và anh em bạn bè quen biết trước khi quyết định sẽ kiếm việc và đi làm thêm 10 – 12 năm nữa hay chính thức về hưu non để “làm những việc mình thích” nhưng chưa có điều kiện để “thực hiện ước mơ” vì quá bận rộn với công ăn việc làm kiếm sống qua ngày. Nếu quyết định tiếp tục đi làm, tôi sẽ phải bỏ ra 3 – 6 tháng để tìm kiếm một công việc thích hợp với khả năng của mình và cuộc sống sẽ “vũ như cẩn” cho tới tuổi về hưu bình thường như bao nhiêu người khác; tuy nhiên, liệu rồi tới lúc đó tôi có còn khỏe mạnh để “hưởng thú điền viên” nữa không hay chỉ ngồi xe lăn lặng lẽ nhìn đồng hồ đợi ngày đoàn tụ với ông bà tổ tiên! Nếu quyết định về hưu non ngay từ bây giờ, tôi cũng phân vân không biết có nên ở lại vùng Thủ Đô Washington, DC hay dọn đi Tiểu Bang khác. Tôi phân vân như một kẻ lữ hành đang đứng trước ngã ba đường trong một vùng đất xa lạ, không biết nên quẹo trái hay phải vì cả hai phía đều tối tăm mù mịt không biết con đường mới sẽ dẫn mình tới đâu.

Trong thời gian sắp xếp lại nhân sự và chuẩn bị bàn giao công việc ở sở, tôi cũng liên lạc với anh em bà con và một số bạn bè quen biết ở nhiều tiểu bang khác nhau để phân tích thiệt hơn trước khi quyết định dứt khoát. Sau khi bàn đi tính lại với gia đình, tôi quyết định sẽ dành vài ba tháng đi thăm một số vùng “ưu tiên” để tìm hiểu thêm…

- California: Cả hai miền Bắc và Nam California là nơi có nhiều người rủ rê chúng tôi dọn tới nhất mặc dầu nhà cửa đắt đỏ hơn những nơi khác nhưng anh em bà con và bạn bè rất nhiều, những sinh hoạt văn hóa và cộng đồng với nhiều công việc có vẻ hợp với cá nhân tôi… Có người mạnh dạn lên tiếng đề nghị “cứ tới nhà mình ở cho tới khi mua được căn nhà như ý”, có người rủ tôi dọn qua để làm báo, làm truyền thanh, truyền hình… cho vui. Hằng năm gia đình tôi vẫn sắp xếp sang California đi chơi – phải nói là vui lắm, nhưng nếu ở luôn thì không biết sẽ ra sao. Khó nghĩ quá! Nhân dịp về tham dự Lễ Trao Giải & Ra Mắt Sách Viết Về Nước Mỹ 2012 và Kỷ Niệm Việt Báo 20 Năm, vợ chồng tôi sẽ đi thăm vùng Little Sàigòn kỹ lưỡng hơn để xem xét tình hình và có lẽ sẽ chọn một dịp khác trở lại thăm miền Bắc California trước khi quyết định.

- Florida: Tiểu bang lý tưởng cho nhiều người Mỹ về hưu, và ở đó tôi cũng có một đứa cháu đang lập nghiệp gần thành phố Orlando. Thêm vào đó, một người bạn thân từ thuở còn thơ và một ông anh tinh thần, mặc dầu chưa về hưu nhưng đã mua nhà cho thuê trong lúc chờ đợi tuổi về hưu ngày ngày lên thuyền đi câu. Dọn về Florida còn thêm một ưu điểm nữa là không phải nộp thuế Tiểu Bang (State Income Tax) nhưng lại phải tránh những vùng hay bị bão chứ đã về hưu rồi mà cứ vài năm lại phải chạy bão một lần cũng “trần ai khoai củ” lắm! Nhân chuyến đi họp ở Florida vào tháng 6 vừa qua, một người bạn đã chở tôi đi “dò xét tình hình” nhưng có lẽ vợ chồng tôi sẽ trở lại vào tháng 9 năm nay (mùa giông bão) và ở lại lâu hơn để nắm vững tình hình…

- Georgia: Hai vùng tôi đến chơi nhiều nhất ở tiểu bang này là Augusta và Atlanta vì có rất nhiều anh em bà con đồng hương Bình Giả đang định cư tại đây. Tôi cũng đã từng đi thăm trại gà, trại bò… của những người quen trong vùng. Một lợi điểm của vùng này là nhà cửa rẻ, nhiều cơ hội cho tôi làm “consultant” và các con tôi cũng có rất nhiều bạn bè đang sống tại Georgia; thêm vào đó, nơi đây quy tụ nhiều cơ quan y tế và bệnh viện chuyên ngành thích hợp cho hai cháu lớn đang theo học y khoa. Mặc dầu mới đi thăm Atlanta vào cuối tháng 7, 2012 nhưng có lẽ chúng tôi sẽ phải trở lại “ở thử” trước khi quyết định vì một người thân có căn nhà đang “bỏ trống” nên mạnh dạn góp ý “vợ chồng cậu xuống ở một thời gian cho biết người biết ta.”

- Texas (Houston): Nóng! Nóng lắm… nhưng ở đây tôi có rất nhiều bạn thân, và gia đình bên vợ tôi cũng có nhiều người “xin chọn nơi này làm quê hương” thứ hai. Nhà cửa ở Houston rất rẻ, và cũng như Florida, người dân ở Texas không phải đóng thuế Tiểu Bang (State Income Tax). Cuối tháng 8 này tôi sẽ đi Houston tham dự đám cưới của một người thân trong gia đình nên sẽ ở nán lại một thời gian sau đám cưới để “dò xét” và nếm thử thời tiết mùa hè tại đây xem sao…

- Virginia: Tôi đã định cư ở đây gần 30 năm… quen người, quen cảnh, quen hết mọi sự. Thời tiết quanh năm đủ bốn mùa với Hoa Anh Đào nở rộ chung quanh bờ hồ và dòng sông Potomac tại thủ đô Washington, DC vào mùa xuân; rồi mùa thu với lá vàng, lá đỏ dọc hai bên con đường dài Skyline Drive; và mùa hè với những ngày oi bức nóng không thua gì Texas; nhưng mùa đông với vài trận bão tuyết là điều tôi sợ nhất! Nếu quyết định ở lại Virginia tôi cũng phải dọn nhà vì nếu ở lại căn nhà hiện tại, mỗi lần tuyết đổ, hai “vợ chồng già” chúng tôi không đủ sức cào tuyết và lái xe đi lên đi xuống hai ngọn đồi để ra đường lớn… Mấy tháng mùa đông nếu cứ ngồi trong cửa sổ nhìn mấy con nai vàng gầy ốm lang thang trong vườn tìm kiếm vài ngọn lá vàng hay cỏ khô còn sót lại từ mùa thu trước để dằn cơn đói thì mình cũng đói theo và buồn không bút mực nào diễn tả được.

Ai trong chúng ta rồi cũng có lúc sẽ “về hưu” và không cần phải di chuyển chỗ ở vì công ăn việc làm. Tôi may mắn tìm được công việc tốt, có “pension” (lương hưu) nên không phải chờ tới tuổi 65 / 66, cũng không phải tuỳ thuộc vào tiền anh sinh xã hội hay quỹ để dành hưu bổng 403B hay 401K nhưng công việc chuẩn bị để về hưu sớm cũng không đơn giản. Đi hay ở? Suốt mấy tháng nay tôi cứ bị dằn vặt vì câu hỏi quái ác này mà vẫn chưa tìm ra câu trả lời. Vợ tôi chỉ mong được ở gần nhà thờ và chợ Việt Nam là đủ, vùng nào cũng được. Các con thì góp ý theo kiểu huề vốn là ở đâu bố mẹ thích là được.

Tôi chia sẻ với bạn những tâm tình này để giúp mình giảm bớt căng thẳng trong lúc “chuẩn bị về hưu non” và cũng ước mong những bậc đàn anh, những người đi trước giúp thêm ý kiến vì tôi vẫn còn phân vân như một kẻ lữ hành đang đứng trước ngã ba đường trong một vùng đất xa lạ, không biết nên quẹo trái hay phải.

chieclavotinh
08-30-2020, 02:13 AM
“Killing time isn’t murder; it’s suicide.”

Ngọc ở tay ta
NGUYỄN THỊ HỒNG DIỆP

Khi xưa ngọc ở tay ta
Vì ta chểnh mảng, ngọc qua tay người.

Hờ hờ, tôi trích diễn cái câu này, vào đây, chẳng trúng một tí nào. Nhưng mà, lâu lâu cũng phải dùng đến cách hành văn cao cấp, đan cử này nọ, cho nó ra vẻ con nhà văn tự. Nói nôm na nhiều quá, mất uy tín quá trời.

Ý tôi định nói, nhiều khi, mình có của quý ở trong tay, nhưng mình không biết quý, đến khi nó đi mất, mới tiếc ngẫn tiếc ngơ. Khi mình có, mình không biết nó là của quý, nhưng khi nó đi mất, mình mới biết nó là của quý, thì hỡi ôi, nó đã đi mất rồi.

Mọi người chung quanh ta, hàng ngày, đánh mất của quý lu bù, khóc than thương tiếc, khi nó đã mất. Ngay chính bản thân mình cũng vậy, mình cũng đã từng làm bao nhiêu lỗi lầm kiểu này. Vì thế, trong ngôn ngữ của con người mới có những cái cụm từ như giá mà, biết thế, phải chi, để tỏ lòng ân hận, nuối tiếc. Cái chuyện này, trong cuốn Sỏi Đá Bên Đường tôi đã đi một đường diễn tỏa rất ư là kỷ lưỡng, bây giờ không nói lại nữa kẻo lại bị mắng là câu giờ, nói đi nói lại. Vả lại, nói các cụ thương, có muốn nói lại cũng quên tiệt mất hết trơn rồi, có nhớ gì đâu. Chả lẽ lại muối mặt tới cái độ giở sách ra cóp lại thì còn ra cái thể thống gì. Một vừa hai phải thôi chớ!

Cái của quý mình không bao giờ ngờ tới, nghĩ rằng nó là của quý, mình coi nó như nơ pa, mình coi nó như đồ bỏ, cho tới khi nó đi khỏi tay mình, lúc bấy giờ mới hỡi ôi, thì đã quá muộn màng, đố các cụ là cái gì nào? Tiền bạc hả? Danh vọng ư? Tài năng xuất chúng? Nhan sắc chim sa cá lặn? Trật lất rồi các cụ ơi. Cho các cụ đoán lại đấy. vẫn chịu thua hả? Thôi thì để tôi bật mí nhá, xem các cụ có đồng ý với tôi không. Đó là thời gian. Đó là cái tuổi đời của mình. Các cụ chịu không? Không chịu cũng không sao, nhưng tôi chịu.

Đây chẳng phải là phát minh của tôi, cho nên các cụ có chê cũng không hề gì. Cho dù là ý kiến của tôi mà các cụ sổ toẹt, tôi cũng còn chẳng nề hà, huống chi đây chỉ là những điều tôi học lóm, đem ra nhắc lại, lòe các cụ chơi thôi. Tôi xưa nay vẫn được tiếng là mặt dầy mà. Ở xứ Mỹ này, những người làm lớn đều phải có một làn da thật dầy. Da dầy là điều kiện cần và đủ để làm chính trị. Mà hễ muốn làm lớn, không còn con đường nào khác con đường chính trị. Sở dĩ tôi chưa làm lớn, chỉ vì tôi chưa đi vào con đường chính trị. Tôi chưa đi vào con đường chính trị là tại vì số tôi chưa tới, chứ chẳng phải tại da tôi không dầy.

Tôi rất khoái cái bài giảng đạo của ông Mục Sư Rick Warren, khi ông nói rằng, người ta có thể tìm kiếm mọi sự ở đời, mọi của cải, mọi giá trị vật chất. Người ta có thể làm ra tiền tài, danh vọng, chỉ duy nhất một cái mà ta không thể nào rút ngắn, kéo dài, thêm lên, bớt đi, theo ý muốn, đó là thời gian sống ở trên đời. Người ta có thể đi tìm vàng, tìm kim cương, châu báu, nhưng người ta không thể đi tìm thời gian. Khi sinh ra, Thiên Chúa ban cho mỗi người một số lượng thời gian nhất định, khi hết là chấm dứt, không cách gì xin thêm, không phương pháp chi kéo dài. Đồng ý không? Đồng ý quá đi ý chứ

Ai cũng cho là đúng, cụ cũng thấy đúng, tôi cũng thấy không sai, thế mà có mấy người biết áp dụng triết lý thời gian là quý đâu. Ai cũng coi nó chẳng có gì quan trọng cả. Thời gian lúc nào chẳng ở quanh ta. Hôm nay không có thì giờ làm thì ngày mai làm. Lo gì chuyện ấy mà lo.

Một số cha mẹ, khi con còn nhỏ, tuổi mình còn trẻ, cứ nghĩ rằng, bây giờ là lúc cần phải làm việc thật nhiều, để kiếm thật nhiều tiền, để lo cho tương lai con cái. Cái điều mà những bậc cha mẹ này không nghĩ ra là, con cái mỗi ngày một lớn, nó không chờ đợi sự săn sóc của mình, mà vẫn lớn theo thời gian, với thời gian. Nó lớn lên, quen với sự bỏ bê của cha mẹ, khi cha mẹ muốn gần nó, nó lại coi cha mẹ là những người xa lạ. Cha mẹ đã bỏ qua mất cái tuổi thơ ấu của các con, không sống gần nó, không nhìn thấy chúng trưởng thành, không uốn nắn nó vào một nề nếp đạo đức, không dẫn dắt nó khi nó cần, không theo dõi những bước chập chững vào đời của nó. Khi một sự bất hạnh xảy ra, khi chúng vấp ngã, cả con cái cùng cha mẹ đều thấm thía cái sự mất mát to lớn, không một giá trị vật chất nào có thể thay thế, đền bù, được.

Có những đứa nhỏ, cũng đã để cho thời gian trôi qua những kẽ hở của ngón tay mà không biết trân quý. Chúng không chịu là những đứa trẻ, chúng không muốn thơ ngây, chúng không muốn, tận hưởng tuổi ấu thơ của mình, mà nhất định gấp rút, rút ngắn thời gian lại, để được làm người lớn. Chúng phung phí tuổi trẻ, không ép mình vào một khuôn phép để sửa soạn cho tương lai. Chúng muốn đốt giai đoạn. Chúng vượt qua khỏi vòng tay cha mẹ, điều mà chúng tưởng là khôn ngoan, để đi tìm cái mà chúng cho là tự do, độc lập. Chỉ sau khi đã tàn phá tuổi hoa niên của mình trong những trò chơi vô bổ, khi nghĩ lại thì thời gian không còn nữa.

Những người già, như tôi đây, tôi chưa từng biết phí phạm thì giờ là cái gì. Hồi nhỏ, tôi tận hưởng tuổi thơ ấu của tôi. Lớn lên, tôi làm việc chết bỏ để tìm cho mình một chỗ đứng dưới ánh sáng mặt trời. Thế mà ngày nay, về già tôi vẫn thấy tiếc thời gian. Tôi không tiếc quá khứ xa, mà chỉ dám tiếc cái quá khứ gần. Tôi không tiếc tuổi thơ, tôi không muốn trở về tuổi trẻ, tôi không níu kéo thời vàng son vang bóng. Tôi chỉ tiếc cái hồi mà... sức khỏe tôi còn tốt. Lưng tôi còn thẳng, chưa đau, chân tôi còn mạnh, đi giày cao gót như đi chân đất. Chỉ thế thôi. Tôi tiếc cái thời mới nhất, gần đây của tôi, là khi tôi 60 bó. Chưa cảm thấy tuổi già, thân xác nhanh nhẹn, tinh thần còn hăng tiết vịt lắm.

Hôm vừa qua, xem báo, thấy ông Bùi Bảo Trúc “chê” cái tuổi 60 của ông quá thể. Tôi thấy tiếc giùm ông. Nếu tôi quen ông tôi sẽ chia sẻ với ông, kinh nghiệm của người đi trước, mà bảo ông rằng, tuổi 60 là tuổi mới vào đời của người lớn đó ông. Cứ sống đi rồi sẽ thấy. Khi nào ông 70, ông sẽ thấy tuổi 60 ngon lành vô cùng. Lúc bấy giờ ông lại mất công tiếc nó, như tôi đang tiếc nó đây này.

Hôm qua, ông xã xệ phàn nàn với tôi, khi lái xe đi tìm một địa chỉ lạ, mà tìm mãi không ra,đành phải ra về. Ông nói như một lời xin lỗi vì đã không làm đầy đủ bổn phận bác tài: Tuổi già ăn hại. Bố mà còn 70 tuổi, lái đi đâu bố chả lái được, sá gì cái địa chỉ phải gió này, mà tìm không ra. Chết cha, ông xã xệ đang ca tụng cái tuổi 70 đáng ghét của tôi. Dám đang có một cụ 90, ở đâu đây, đang mong rằng mình mới 80, để cảm thấy mình chưa đến nỗi nào!

Rút cục, chỉ khi nào thời gian đi qua, người ta mới thấy nó là đáng quý. Vậy thì tại sao không quý nó ngay từ bây giờ nhỉ? Ngọc ở tay ta. Hãy nắm lấy nó cho chặt cụ ơi!

chieclavotinh
11-22-2020, 01:50 AM
“Ba điều trong đời một khi đã đi qua không thể lấy lại được:
-Thời gian
-Lời nói
-Cơ hội”

You can never recover the time you lost
Harvey Mackay

Imagine that your bank credited $86,400 to your account each morning, but allowed you to have no cash balance at the end of each 24 hours; any portion you failed to use would be deleted from the account. What would you do?

You would try to spend every dollar, of course! Well, everyone does have such a bank, and its name is time.

How do you spend your daily deposit?

Let me share with you a story that my friend Wally "Famous" Amos recently e-mailed me.

Wally's friend was at home playing with his ham radio. He came across "an older-sounding chap with a tremendous signal and a golden voice." He was telling whomever he was talking with something about "a thousand marbles." Wally's friend stopped to listen to the conversation, which went like this:

"Well, Tom, it sure sounds like you're busy with your job. I'm sure they pay you well, but it's a shame you have to be away from home and your family so much. Hard to believe a young fellow should have to work 60 to 70 hours a week to make ends meet. Too bad you missed your daughter's dance recital.

"Let me tell you something, Tom, that has helped me keep a good perspective on my own priorities. You see, I sat down one day and did a little arithmetic. The average person lives about 75 years. I know, some live more and some live less, but on average folks live about 75 years. Now then, I multiplied 75 times 52, and I came up with 3,900, which is the number of Saturdays that the average person has in his entire lifetime.

"It took me until I was 55 years old to think about this in any detail, and by that time I had lived through more than 2,800 Saturdays. I got to thinking that if I lived to be 75, I only had about 1,000 of them left to enjoy. So I went to a toy store and bought every single marble they had. I ended up having to visit three toy stores to round up 1,000 marbles.

"I took them home and put them inside a large, clear plastic container. Every Saturday since then, I have taken one marble out and thrown it away. I found that by watching the marbles diminish, I focused more on the really important things in life. There is nothing like watching your time here on this earth run out to help get your priorities straight.

"Now let me tell you one last thing before I sign off with you and take my lovely wife out for breakfast. This morning, I took the very last marble out of the container. I figure that if I make it until next Saturday, then I have been given a little extra time. And the one thing we can all use is a little more time.

"It was nice to meet you, Tom, and I hope you spend more time with your family."

Mackay's Moral: If all your time is spent at work, then you've really lost your marbles.

chieclavotinh
03-07-2021, 01:12 AM
Đời Sống Người Già ở Mỹ
HOÀNH NGUYỄN

Năm mới đến Mỹ (1996), tôi có viết bài "Những Nhận Định Khác Nhau về Cuộc Sống" đăng trên báo Việt Ngữ ở Sacramento. Đó là nguyên do từ một câu nói của một người bạn học ở Sacramento College:

"Nước Mỹ là thiên đường của tuổi thơ.
Là chiến trường của thanh niên.
Là địa ngục của người già”.

Lúc bấy giờ tôi cũng như người bạn tỵ nạn chánh trị, do chưa hội nhập vào cuộc sống mới lạ của xứ người nên có nhận định không chính xác lắm.

Mười năm sau, tôi đủ tuổi 65, nên xin được nhà ở chung cư người già: "Eskaton President Thomas Jefferson Manor". Chung cư nầy, nằm ở phía Nam Sacramento, gần khu thương mại Florin Mall, trung tâm Medica và Thư viện.

Khu chung cư tôi cư ngụ có tổng cộng là 104 căn phòng cho từng hộ riêng biệt (mà người ta gọi là Apartment, viết tắt là Apt) nằm trong một nhà lớn 2 tầng. Tầng trên 52 Apt, tầng dưới 52 Apt. Nhừng hộ sống ở trong Apt nầy đa số là người Mỹ Trắng, một số Mỹ đen, có khoảng chục cặp người Tàu và chừng 9,10 người Việt Nam.

Sống ở chung cư người già nầy có đủ thành phần trong xã hội. Có người là dược sĩ, có người là cựu quân nhân làm đến tướng, tá, có người là công chức, thương gia... Đa số những người ở đây lãnh trợ cấp Worker hưu trí, còn lại là lãnh tiền người già...

Chung quanh khu nhà lớn nầy là vườn hoa, có hàng rào sơn trắng bao bọc. Có đường đi bộ, có đường cho xe chạy và nhà để xe, có nhân viên giữ gìn an ninh ngày lẫn đêm (24/24). Cứ mỗi sáng, trước 12 giờ trưa thì nhân viên đi rảo kiểm soát một vòng những Apt. Họ xem coi những vị cao niên nầy có khỏe mạnh không? Nhờ qua cái nút dấu hiệu mà họ cài tối hôm qua trước cửa mỗi Apt. Nếu cái hiệu đèn trắng thì khỏe mạnh không có gì đáng lo ngại. Nếú cái đèn hiệu vẫn còn nguyên màu đỏ, thì nhân viên kiểm soát sẽ gõ cửa hỏi thăm. Nếu không ai trả lời thì họ sẽ tự động mở cửa vào xem.

Những căn Apt độc thân cho một người ở trong chung cư người già tiện nghi cũng giống như những Apt một phòng, của tư nhân cho mướn bên ngoài. Có phòng ngủ, phòng khách và nhà bếp phân biệt rộng rải, gọn gàn. Phía trước Apt có cửa lớn ra vào, phía sau có cửa sổ để không khí tươi mát thông thương vào bên trong và cũng để cho chủ nhân ngắm nhìn trời mây, hoặc xe cộ qua lại trên đường bên ngoài... Đặc biệt, trong nhà tắm, gần nhà bếp, phòng ngủ, phòng khách, có nút báo động trực tiếp với văn phòng nhân viên thường trực trong chung cư. Để khi những khi gặp trường hợp bất ngờ như: bị té, bị bịnh... cần được cấp cứu ngay.

Hàng ngày, những người sống trong chung cư có thể đến phòng khách chung để uống trà, cà-phê, xem truyền hình, đánh lô-tô, đô-mi-nô, đánh bi-da... giải trí. Có phòng thể dục, có phòng xem sách báo và dùng máy vi tính. Hàng tuần có nhân viên dạy ESL, dạy Sittercise môn thể dục ngồi cho người già yếu. Có phòng hớt tóc cho nam nữ. Cả hai tầng đều có phòng giặt đồ, có chỗ chứa rác rất vệ sinh và sạch sẽ. Có cái giữ đồ kho nhỏ riêng biệt cho mỗi hộ.

Mỗi tuần 2 lần có xe chở đi chợ mua cá thịt, rau cải, gia vị... nấu ăn. Và đi chợ để mua những đồ dùng cá nhân như: áo quần, giầy dép, xà bông... Trong các ngày lễ lớn, ngày Tết... trong chung cư có đãi tiệc, tặng quà, sổ số, chiếu phim, ca nhạc...

Khi có thân nhân hoặc bạn bè đến thì phải qua an ninh ngoài cổng chánh của chung cư hỏi và liên lạc xem chủ nhân có bằng lòng tiếp không, thì những người viếng thăm mới được vào.

QUAN SÁT VÀ SUY NGẪM CUỘC SỐNG Ở Mỹ, TA SẼ HIỂU ĐƯỢC TẠI SAO NGƯỜI GIÀ THÍCH VÀO Ở CHUNG CƯ MÀ KHÔNG Ở NHÀ NGOÀI VỚI CON CHÁU.

* Trước hết là được chăm sóc chu đáo, đầy đủ mà không nhiều tốn kém. Có bạn bè cao niên để tâm tình, nhứt là yên tĩnh rất thích hợp với tuổi già.

* Ở nhà ngoài con cái bận đi làm. Mướn người giúp việc săn sóc cũng không bằng. Nếu có cháu chắc thì ồn ào, bận bịu...

* Người sống trong chung cư được đi thăm con cháu, được ra vào tự do... Chỉ cần báo cho văn phòng biết nếu mình đi nhiều ngày.

Tôi đã sống hơn 3 năm trong chung cư người già. Lúc ban đầu tôi cũng cảm thấy lẻ loi buồn tủi, cũng lo sợ về an ninh và bịnh cao áp huyết của mình, về sau quen dần, thì tôi lại rất thích thú chẳng muốn di chuyển đi đâu.

Cái thoải mái nhứt của tôi ở đây là được tự do. Tôi muốn làm gì tùy theo ý của mình từ ăn uống cho đến đi lại không phải bị gò bó... Cho dù có sống với con cái cũng không có được như vậy. Tuy nhiên đôi lúc tôi nhận thấy nhạc sĩ Trịnh Hưng rất có lý khi nói lên cảnh sống độc thân của mình qua những câu thơ của ông mà tôi nhớ lõm bõm:

“Một mình nấu, một mình ăn
Một mình mình nói, một mình mình nghe
Một mình nhiều lúc cười khì
Hai mình có phải diệu kỳ hơn không?”

Phước duyên thay cho những ai có bạn tri âm. Nếu không thì đừng mang gông vào cổ, mà chắc lưỡi hối tiếc thốt lên những lời: "Nước Mỹ chỉ là địa ngục của người già". Như đã có nhiều người tự ti, mặc cảm và hoang tưởng quá đáng.

Chuyện trên diễn đàn Internet mới đây. Có một cụ 92 tuổi động lòng cố quốc, tuyên bố về Việt Nam ở luôn. Nhưng chỉ đôi năm sau trở lại Mỹ để có phương tiện điều trị bịnh. Cụ phải vào sống trong Nursing Home để được bác sĩ và y tá trực tiếp mỗi ngày điều trị, khỏi tốn tiền cho thân nhân. Bịnh nặng, nên cũng đành ngậm ngùi với 2 câu thơ:

“Muôn dậm hồn thiêng về cố quốc
Trăm năm xương trắng gởi xứ người”

Tiền trợ cấp xã hội cho người già, hoặc bịnh tại nước Mỹ cũng được chiết tính vừa đủ. Nếu lỡ vướng mắc nợ hoặc làm mất hoặc hư đồ có giá trị của ngưòi khác thì theo luật pháp mỗi tháng phải trả dần $50.

Mức thu nhập lương hàng tháng của tiểu bang California, cao nhứt là 836 Mỹ kim cho người già. Theo chiết tính bình dân thì có:

200$ tiền nhà. - 200$ tiền bảo hiểm xe và xăng. - 100$ tiền điện thoại và Internet. - 200$ tiền ăn. - 100$ tiền mua sắm.

Như vậy là vừa đủ lương. Khi xe hư, hay muốn đổi xe khác phải chi đến đôi ba ngàn đô-la thì đó là việc suy tính đau đầu.

Những người ở chung với con cháu, không phải trả những thứ linh tinh trên như ở nhà người già thì có tiền dư, để hàng năm đi du lịch thăm cố hương (đó cũng là du lịch ngoại luật), hoặc gởi tiền về cho họ hàng bên nhà.

Về vấn đề hậu sự cũng là một nỗi nặng lo. Nếu muốn được giữ tro cốt và làm tục lễ cho phần hồn thì phí tổn phải trên dưới 5 ngàn đô-la. Còn ai qua đời trong chung cư người già mà không có người thừa nhận thì Sỡ xã hội sẽ thiêu hủy hài cốt.

Nếu là những người già hẩm hiu ngoại quốc, không có thân nhân ở nước Mỹ. Nếu là người Việt Nam còn con cái họ hàng sống bên đó. Nếu thân nhân không thông hiểu, cứ than thở, thúc bách tiền bạc, thì thật là tội nghiệp eho cuộc đời xa xứ, cô độc bơ vơ khi gặp bịnh hoạn ở tụổi về chiều.

chieclavotinh
05-09-2021, 01:48 AM
Nhớ nhớ, quên quên!
Huy Phương

Khi cố nhớ là đã quên một nửa,
Lúc muốn quên là nhớ đến tận cùng!
(Không biết của ai)

Lâu nay, bước vào tuổi già, tôi bắt đầu nhận thấy mình quên rất nhiều thứ. Bệnh mất trí nhớ, nôm na là bệnh quên của người già hiện nay rất phổ biến. Đó là “chứng hay quên” do tuổi tác, nhưng cũng có thể là biểu hiện ban đầu của sa sút trí tuệ của mình.

Trong khi có người quên chuyện xưa, quên quá khứ thì cũng có người quên mặt người, quên tên. Tôi là một người có chứng bệnh hay quên tên người, và đó cũng là một trở ngại trong lúc giao tiếp với bạn bè. Có lần gặp lại một người bạn rất thân ngày xưa, đáng lẽ phải kêu tên bạn lên một tiếng mừng rỡ cho vui lòng mình mà cũng toại lòng bạn, nhưng chỉ đứng đó mà ú ớ, gọi một tiếng “mày” mà lòng bấn loạn, có cảm giác tội lỗi vì nhớ tên bạn không ra.

Nhưng có lẽ trên đời này, không phải riêng tôi mắc bệnh quên!

Tôi kể bạn nghe một câu chuyện khá buồn cười.

Cách đây không lâu, hai vợ chồng tôi đi ăn cháo Chợ Cũ, mới mở cửa vào, tôi thấy vợ chồng một người ở trong Hội Đồng Quản Trị nhật báo Người Việt, người mà tôi rất quen biết, cũng có lần ngồi uống cà phê với nhau ngoài phố, mà lần này bất chợt, tôi không thể nào nhớ ra nổi tên anh. Hơi ngượng và biết cái bệnh của mình, lựa lúc anh chưa trông thấy tôi, tôi kiếm chỗ ngồi, chú ý lựa chỗ quay lưng lại với anh.

Trong khi vợ tôi gọi món ăn, tôi cố gắng nặn óc mãi mà nghĩ không ra cái tên ông này. Một ý nghĩ thoáng qua, tôi nói với vợ tôi: “Anh ra ngoài xe một tí.”

Ra đến xe, tôi lục tìm mấy tờ báo Người Việt cũ, vào trang hai, rà tìm ở chỗ Hội Đồng Quản Trị, thì ra ông này là Nguyễn Phước Quan!

Bước trở lại vào quán, lần này tôi hiên ngang bước lại bàn vợ chồng anh Quan đang ngồi, đưa tay ra, tự tin kêu lên một tiếng, “Chào anh chị Quan, lâu ngày!” Anh Quan đứng dậy bắt tay tôi, vẻ bối rối thấy rõ. Nửa nhìn tôi, nửa quay sang vợ, anh nói, “Ai đây, xin lỗi, tôi quên!” Có lẽ biết bệnh chồng, chị Quan cười, “Anh Huy Phương đây chứ ai!”

Nếu chị Quan không “cứu bồ” có lẽ anh Quan cũng sẽ phải lâm cảnh ngượng ngùng. Nếu như anh chị Quan biết tôi vừa chạy ra xe để tìm cho ra cái tên anh, có lẽ anh sẽ buồn cười hơn, nhưng tôi đã “ăn gian” không kể lại chuyện này.

Phụ nữ thường có trí nhớ tốt hơn đàn ông, bằng chứng là tôi gặp chị Quan có một lần ở tòa soạn, mà chị còn nhớ ra tôi, trong khi anh Quan và tôi khá thân mà lâm cảnh “quên” này. Có lần tôi gặp một người bạn cũ trong một quán cà phê, tôi cố gắng lắm cũng không nhớ ra tên. Lần ấy, tôi cũng chạy ra xe, không phải để lục tờ báo cũ, mà để gọi về nhà cho vợ. Tôi mô tả cái ông bạn, ngày xưa làm chung, nhà ở đường Trần Quốc Toản, có vợ người Nha Trang, ông tên chi, anh quên mất! Không một phút ngần ngại vợ tôi có ngay câu trả lời: – Ông Lâm!

Cũng vì cái trí nhớ tốt của phụ nữ, cho nên đàn ông mới khổ.

Câu hỏi mà tôi băn khoăn là ở một phần não thùy nào đó, chỗ để tên người của tôi đã bị hao mòn, thì tôi có tội gì không? Có lắm điều tôi muốn quên, mà càng về già, càng nhớ rõ, không quên được, nhất là chuyện cũ, trong khi có nhiều điều mới xảy ra đây thôi, cố nhớ mà nhớ không ra!

Muốn độ lượng thì phải quên, muốn sống vui thì nên quên. Muốn đạo đức thì tâm phải hư (tiết trực- tâm hư) lòng phải rỗng không, như cái ống tre rỗng ruột, không để bụng một điều gì, không vướng bận điều gì, không canh cánh bên lòng chuyện chi.

Càng về già người ta càng ít nhớ chuyện hôm qua, nhưng càng về già càng nhớ dai những chuyện đã như xa lắc xa lơ.

Người ta thường than các bậc già nua bắt đầu lẩm cẩm, quên không biết cái chìa khóa xe để đâu, cái ví vứt chỗ nào, nhưng vẫn thường nhớ nói chuyện cũ vanh vách. Đó là cái thời xa xưa, dễ chừng cách đây đã nửa thế kỷ. Những trận đánh để đời, vết thương này ở đâu ra, người bạn thân chết ở chiến trường nào. Rồi những ngày đi qua những trại tù non cao, nước thẳm, mịt mù những nỗi đau đớn, buồn phiền, không có một ngày vui. Có ngày về sum họp nhưng cũng có ngày về chia lìa.

Định mệnh Việt Nam vẽ nên những cảnh đời khác biệt, nên có những ngày vui mà cũng có ngày buồn. Mỗi người ra đi mang theo một cuốn tiểu thuyết của đời mình, nhưng chuyện kể có khi không người nghe. Có bầy con cháu nào đủ thời gian và kiên nhẫn để ngồi nghe một ông già ở xứ sở nào xa lạ đến, với những chuyện xa xôi như chuyện tiền kiếp, không thấy mà cũng khó tin. Trong đám bạn bè, cũng có lúc mệt mỏi, có người nói mà không có người nghe, vì ai cũng đang muốn kể chuyện mình.

Trong vòng 30 năm nay, từ khi bỏ nước ra đi, chúng ta có bao nhiêu truyện ký, viết về chuyện nước non, chuyện đời mình, cũng có những chuyện được phổ biến rộng rãi, nhưng cũng có những tác phẩm được xếp kín trong tủ sách của riêng mình, như một tâm sự giấu kín, ấp ủ cho hết một đời người. Người mất trí nhớ không còn cảm thấy khổ đau nhưng bất hạnh thay cho những kẻ muốn quên mà không quên được.

Chuyện khó quên nhất là chuyện quê hương đất nước. Có tắt TV, không vào Internet, không mở radio, cũng nghe chuyện bên nhà. Nói như Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, gặp nhau nơi quê người, những người xa xứ 20 năm, 40 năm, không lẽ chỉ có một chuyện khoe nhà, khoe con, trong khi quê hương có bao nhiêu chuyện nặng lòng. Có câu chuyện, đọc một lần, có những bản tin chỉ mới nghe qua, đã hằn sâu trong tâm khảm, như vết chém xuống, không tài nào trở thành vết sẹo trong chốc lát. Có những hình ảnh in đậm trong trí nhớ, mỗi đêm trở giấc, không tài nào ngủ lại được.

Đó không phải là những chuyện qua đường, hay câu chuyện thị phi nhà hàng xóm mà chính là chuyện của chính chúng ta, là đau đớn, trăn trở xót xa từ tận đáy lòng, muốn xua đuổi, muốn quên đi mà quên không được.

Có một điều không phải ai cũng nhớ và cũng hiểu ra rằng: “Tôi là ai, mà tôi tới đây!”

Nhiều người thực sự đã quên, nhiều người lại không muốn nhớ, vì nhớ là mua sự khổ đau. Thương cho ai đã không còn nhớ, mà cũng hạnh phúc cho ai đã quên được.

Muốn cho lòng mình rỗng không, tâm muốn “hư” mà “hư” không được.

Nhưng không ruột với vô tâm, vô cảm cũng cùng chung một nghĩa.

chieclavotinh
07-11-2021, 02:35 AM
Liệu Pháp Vườn Xanh và Tuổi Già
Đoàn Ngọc Đông

Sau bao nhiêu năm lăn lội với đời, bạn già chúng tôi ai ai cũng đến tuổi lục, thất thập. Thế hệ chúng tôi trải nghiệm quá nhiều thay đổi. Cuộc đời ba chìm, bảy nổi, sáu lênh đênh, lớn lên trong cảnh loạn ly của đất nước. Ra xứ người với bàn tay trắng, tất cả làm lại từ đầu. Trên xứ Mỹ, chúng tôi ai ai cũng cố gắng, say sưa làm việc với mục đích làm cho con cái chúng tôi có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ngoảnh mặt lại thấy mình đã đến tuổi về hưu. Về già mỗi người chọn một lối sống thích hợp với mình, bạn bè chúng tối chọn lối sống theo thiên nhiên, hoà mình với cây cảnh, thích hợp với liệu pháp vườn xanh.

Liệu pháp vườn xanh là phương pháp trị liệu bằng cách cho bênh nhân tiếp xúc với thiên nhiên cây cảnh, tạo cho bệnh nhân cái cảm giác thư thái, thoải mái, giải toả bực nhọc, căng thẳng, làm cho sức khỏe của bệnh nhân bình phục và chóng khoẻ mạnh. Phương pháp trị liệu này được áp dụng để chửa nhiều bệnh, đặc biệt với các bệnh về tim mạch, hô hấp, bao tử, tâm thần, trầm uất và u buồn.

Phương pháp trị liệu này đã có từ ngàn năm, lúc đầu chỉ có tính cách phổ quát tại các nước bên Âu châu, Nhật bản, Trung hoa và ngay cả trên đất nước Viet nam chúng ta. Phải chờ đến thế kỹ thứ 16 khoa học này mới hình thành. Các bác sĩ và khoa học gia khám phá và nhận thấy những bệnh nhân nghèo, họ phải làm việc trong các hoa viên để lấy tiền trả y phí, kết quả các bệnh nhân này lại bình phục nhanh và khoẻ mạnh hơn các bệnh nhân khác không có điều kiện tiếp xúc với thiên nhiên.

Sau thế chiến thứ nhất và thứ hai, những thương binh tình nguyện làm việc tại các công viên, bác sĩ nhận thấy họ bình phục và khọẻ mạnh rất nhanh. Các bác sĩ tại trung tâm phục hồi sức khoẻ Mayfield Anh quốc phát hiện liệu pháp vườn xanh đóng góp rất nhiều trong quá trình phục hồi sức khoẻ người bệnh.

Ngày nay pháp liệu vườn xanh (Horticulture Therapy) đựợc giảng dạy tại các đại học Mỹ. Năm 1955 văn bằng Cử nhân Liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Michigan State. Năm 1971, cử nhân liệu pháp vườn xanh được cấp phát tại đại học Kansas State, đại học này còn có chương trình giảng dạy lấy bằng Master và Ph. D. Các đại học khác cũng có giang dạy ngành này như đại học Colorado, Porland, Oregon State, Rutgers, Texas A&M, Chicago, Deleware, Minesota, Temple, New york, Oklahoma State, Tennessee v. v…Hiện nay tại Mỹ có hơn 24, 000 sinh viên tốt nghiệp ngành Liệu pháp vườn xanh đang làm việc trong các bệnh viện, viện dưỡng lão, các trung tâm phục hồi sức khoẻ.

Liệu pháp vườn xanh rất có ảnh hưởng đến sức khoẻ của bạn bè chúng tôi. Hiểu được sự quan trọng ấy nên ở Mỹ, nhất là ở California, anh em bạn già chúng tôi hầu như ai ai cũng có vườn xanh sau nhà. Trước nhà thì có bải cỏ xanh mướt, các cây cảnh được trồng hài hoà, giống loại được pha trộn những cây cảnh tuyệt đẹp từ các nước Mỹ, Nhật, Trung hoa, Việt nam. Sau nhà thì có cây ăn trái đủ loại, chúng tôi trồng bưởi, thanh trà, chuối, ổi, mãng cầu Xiêm, táo Mỹ, táo Tàu, thanh long, nhãn, đu đủ, có bạn trồng được cây vải, mận đào Mỹ Tho. Đúng là người Việt nam ra đi mang theo quê hương, bạn bè chúng tôi ra đi mang theo vườn rau dân tộc. Chúng tôi trồng đủ loại rau: húng, quế, rau răm, rau má, rau dền, canh giới, rau chua, bạc hà, mồng tơi, cải đậu, bầu bí, khổ qua, nhiều giống khác nhau, nhiều khi còn phong phú hơn các vườn rau xanh ở quê nhà. Vườn hoa thì đủ loại với màu sắc rực rỡ, xanh đỏ tím vàng. Hoa nở quanh năm, đặc biệt mùa xuân và mùa hạ, hoa nở rộ, màu sắc đẹp không bút nào có thể tả nổi.

Chẳng gì thú vị bằng sáng thức dậy ra trước nhà thì nhìn thấy cây cỏ xanh tươi, quanh vườn sau thì nhìn thấy trăm hoa đua nở, phô trương phơi bày màu sắc tuyệt đẹp, những con bướm vàng tung bay nhẹ nhàng trong ánh nắng ban mai, những con chim trên cành đang ca hót đón chào. Cảnh trí cây xanh cộïng những hoa lá tươi đẹp, con người cảm thấy nhẹ nhàng, ung dung và hình tưởng cái cảnh vui thú điền viên của các cụ thời xưa ở quê nhà.

Chúng tôi làm những việc nhẹ, nhặt những hoa lá rơi rụng, tưới nước, bón phân, xới gốc. Chúng tôi cảm thấy dễ chịu, yêu đời, được chứng kiến những giai đoạn phát triển của cây cảnh, nhìn từ lúc ra hoa, thụ phấn, kết trái, rồi đợi lúc trái chin, hái xuống, cảm nhận cái mùi thơm, thưởng thức cái hương vị của trái chin trên cành. rồi nghĩ lại và bằng long với cái công lao chăm sóc của chính mình.

Vào những buổi chiều gió mát, ngồi dưới tàng cây, ngụm ly trà nóng, cố quên sự đời, nhắm mắt lại, thả hồn theo hoa lá, cố sức mở rộng lồng phổi, hít hơi thở sâu, đưa không khí trong lành vào lồng phổi, cho chạy xuống bụng, đưa xuống chân, cố gắng giử dưỡng khí càng lâu càng tốt rồi từ từ thở ra, tiếp tục làm nhiều chu kỳ, làm nhiều lần, con người sẽ thấy như nhẹ lại, thoải mái và sức khoẻ càng ngày càng phấn chấn hơn.

Bạn bè chúng tôi mọi người đều càm nhận cái hạnh phúc và toại nguyện cái cây cảnh vườn xanh của mình. Chẳng gì vui thú bằng thỉnh thoảng bạn bè họp mặt, cùng nhau ăn uống, thưởng thức những thức ăn do các bà xã tự nấu, ra vườn nhìn thấy cây cảnh tươi đẹp do chính mình tự trồng. Chúng tôi trao đổi những kỷ niệm cũ lúc đi học trong thời niên thiếu rồi ra trường mỗi đứa mỗi nơi, đến lúc xế chiều thì lại sống tụ tập gần nhau.

Cuộc đời như một giấc mơ kỳ diệụ. Vườn xanh thật sự đã giúp bạn bè chúng tôi thanh thản tâm hồn, hạnh phúc bên gia đình, sức khoẻ dồi dào, kéo dài tuổi thọ và là môi trường tốt để tạo tình bạn hữu thêm phần thắm thiết.

chieclavotinh
09-26-2021, 03:25 AM
Tuổi Đã Về Chiều
Bùi Xuân Đáng

Cuộc đời chúng ta xoay vần theo bốn chữ Sinh Lão Bệnh Tử. Sinh ra, lớn lên già đi, ngả bệnh rồi đi về cõi thiên thu.

Trong bốn chữ này, chữ Lão kéo dài thời gian nhất. Khi tuổi về chiều trí đã cùn, tâm đã nhụt. Mắt mờ, chân chậm, nói trước quên sau lại thêm khó tính khó nết. Sức khoẻ ào ào xuống dốc, nếu không cao áp huyết cũng tiểu đừơng, không tê thấp cũng đau đầu gối. Không còn đủ sức để đi làm, mà nếu không đi làm, kinh tế gia đình đi vào ngõ hẹp. Sự túng quẫn về tài chánh, sức khỏe yếu kém, lại có nhiều thì giờ nhàn rỗi càng thêm lắm chuyện.

Về già thật là đáng chán, thế nhưng có nhiều người hãy còn trẻ cứ muốn coi mình là già. Vua Bảo Đại khi xưa mới 40 tuổi đã ăn mừng tứ tuần đại khánh. Nhiều ông khi chấp chính mới ngoài 50 mà đã thích, đã bắt người ta suy tôn gọi mình bằng Cụ. Nghe đến chữ Cụ, thấy cuộc đời của mình gần đến chỗ gần tàn.

Năm bẩy năm trước đây, khi tôi mới sấp sỉ 70, bà Từ Dung, Giám Đốc Hội Cao Niên Á Mỹ cũng gọi tôi như vậy. Tôi đành xin bà vui lòng đại xá bỏ đi cho, kẻo tôi thấy mình đã đến ngày xuống chầu Diêm chúa. Trong khi đó, nhiều vị, dù đã 70- 80 tuổi vẫn chưa chịu là già, hãy còn phong độ, hãy còn muốn về thăm quê hương, nhưng thực ra đi tìm thứ của lạ, của chua, thứ của chanh cốm, tiếng lóng của dân Bắc Kỳ hồi thập niên 50 mà bây giờ người ta gọi là bồ nhí. Những vị này chắc muốn kéo lại tuổi xuân và thực hiện câu :

Chơi xuân kẻo lỡ xuân đi
Cái già sồng sộc nó thì đến sau

Chữ già thực ra cũng lắm nghĩa cho nên thường có những bổ túc từ đi kèm để làm cho rõ ràng hơn như :

- Già gân để chỉ những người tuy già nhưng hãy còn tráng kiện.
- Già khọm để chỉ người già đi đứng lọm khọm.
- Già khụ có lẽ là hay ho khù khụ.
- Già cúp bình thiếc, ý muốn nói da dẻ nhăn nheo như chiếc bình thiếc móp méo chăng"
- Già khú đế, không hiểu nổi, xin quý vị cao minh chỉ giáo.
- Lõ thái tuế, cũng vậy, xin đành chào thua.

Già dịch, đồng nghĩa với già không nên nết hay già còn chơi trống bỏi để chỉ mấy ông già chưa chịu mình là già.

Kể ra còn nhiều thứ già nữa, nhưng sợ làm rác tai quý vị. Vậy thì tuổi nào mới gọi là đã già. Có lẽ cái già không đợi tuổi, mà do chính lòng mình cảm thấy không còn sinh thú và tình trạng sức khỏe không cho phép con người hoạt động như xưa nữa. Vì vậy hãy nên tạm chấp nhận cái tuổi già theo luật định 62-65 cho tiện việc hơn cả.

*

Năm 62 tuổi, tôi chưa cảm thấy mình đã già, sức khỏe chưa sa sút, nhưng không còn hăng say làm việc như trước. Muốn về hưu sớm, nhưng chưa đủ thâm niên để hưởng tiền hưu trí và bảo hiểm sức khỏe, tôi đành phải kéo cầy thêm 3 năm nữa.

Công ty Shell, nơi tôi phục vu, đã đài thọ vé máy bay và ăn ở tại khách sạn cho vợ chồng các nhân viên sắp sửa về hưu được dự một cuộc hội thảo dành cho người già do Price Water House tổ chức tại Newark. Trong suốt 3 ngày, họ đã mời những chuyên viên thượng thặng đến trình bầy và giải đáp những thắc mắc qua các lãnh vực tâm lý, tài chánh, bảo hiểm, thuế má, sức khỏe, giải trí v.v... Tôi luôn nhớ câu mở đầu:

Khi về hưu, quý vị sẽ bước vào một cuộc đời mới. Cuộc đời này sẽ ra sao, do chính quý vị lựa chọn và xếp đặt từ trước. Nghĩa là trước khi về hưu cần phải chuẩn bị:

- Về tài chánh làm sao cho cân bằng sự chi tiêu, phù hợp với ngân sách gia đình.
- Giữ gìn sức khỏe, năng tập thể dục và khám bệnh thường xuyên.
- Tìm thú vui giải trí tránh sự nhàn rỗi.
- Nhưng phần quan trọng hơn cả là sự hòa hợp với người phối ngẫu. Trước kia còn bận đi làm, ngày nay có nhiều thì giờ sống bên nhau cho nên sẽ có nhiều thay đổi.

Thí dụ trước kia ông là Giám đốc, chuyên môn sai bảo và chỉ tay năm ngón, bây giờ hãy sẵn sàng nghe lệnh đi đổ rác hay chùi cầu tiêu, phòng tắm. Bà trước kia, sáng đi mỹ viện chiều đi shopping, hãy coi chừng ông kiểm sóat viên tài chánh lúc nào cũng kề cận bên mình...

Tôi nhận thấy mình cần phải kiểm điểm lại những lời khuyến cáo hợp tình hợp lý này xem sao.

*

Về mặt tinh thần, chúng tôi rất hài lòng với hoàn cảnh hiện tại.

Từ năm 1945 đến nay, gia đình chúng tôi nhiều khi tan nát, chia năm xẻ bẩy, đã 4-5 lần tay trắng làm lại cuộc đời. Nhưng may mắn thay qua biết bao nhiêu lần thoát chết trong lao tù Cộng sản, trong những trận càn đi quét lại của thực dân Pháp, rồi đấu tố man rợ. Cho đến khi rời miền Bắc vào Nam, ba anh em chúng tôi đều ở trong quân ngũ. Ngày bỏ nước ra đi, anh em con cháu chúng tôi kẻ đi trước, người vượt biên hay đoàn tụ đến sau đều được Trời Phật đoái thương, Tổ tiên phù hộ không sứt mẻ người nào. Con cháu hiếu thảo, dâu rể hòa thuận, chúng tôi không còn mong gì hơn nữa.

Về tài chánh, tôi không lo cho lắm bởi vì vợ chồng tôi, từ lâu đã có một nếp sống thanh đạm, lại không đua đòi, không rượu chè cờ bạc cho nên với số tiền an sinh xã hội cộng với tiền hưu bổng chúng tôi sẽ không đến nỗi túng thiếu phải nhờ vả con cháu.

Về sức khỏe, chúng tôi cũng không đến nỗi bết lắm, vẫn thường đi bộ trên máy treadmill hàng ngày, mỗi ngày nửa tiếng từ mười mấy năm nay. Chúng tôi vẫn thực hành lời dậy trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư tránh xa ông thần Vô tiết độ. Nhưng sức khỏe một phần do mình lo giữ gìn, chăm lo luyện tập, còn một nữa là do trời định. Hôm nay còn khỏe mạnh phây phây, ngày mai bác sĩ cho biết đã bị ung thư, thì ôi thôi cũng bó tay đành chịu.

Về phần tránh sự nhàn rỗi, vợ tôi từ bao nhiêu năm nay, hết trông nom săn sóc cho cha mẹ, tiếp đến chồng con rồi lại đến cháu. Đó là nguồn vui vô tận của vợ tôi và nguồn vui này không bao giờ nhàm chán.

Riêng tôi, khi còn trai trẻ tôi ham mê thể dục, thể thao. Môn nào tôi cũng ưa thích đến nỗi khi vừa thành hôn được hơn hai tuần lễ, tôi đã bỏ người vợ ở nhà đi đánh bóng chuyền ở chợ Đống Năm, Thái bình. Cho đến bây giờ vợ tôi vẫn còn nhắc lại chuyện đó. Đến khi tuổi đã không còn thích hợp với việc chạy nhẩy, tôi ham đi câu. Được ngày nghỉ tôi dẫn các con đi câu từ Thủ thiêm, Phú lâm tới Mỹ tho, ngay cả khi chiến sự xẩy ra sát cạnh ven đường.

Sang Hoa Kỳ lại càng như diều gặp gió. Những năm còn ở Illinois tôi đi câu bất kể ngày đêm, muà hè cũng như mùa đông. Ngày đi làm, tôi kéo chiếc tầu nhỏ theo xe, tan sở đi câu một vài tiếng rồi mới về nhà. Thứ bẩy, chủ nhật tôi đi từ 2-3 giờ sáng, đến tối khuya mới về. Vợ tôi nhiều lần giận dỗi vì cơm chờ, canh đợi, nhưng tôi chỉ bỏ được một vài hôm rồi lại đi theo tiếng gọi của sông hồ. Nếu không đi câu tôi mê mải ngoài vườn. Đất rộng tôi trồng đủ thứ nào rau cải, rau muống, bạc hà, bầu bí v. v.. ngoài việc chăm sóc những cây hoa lan.

Khi còn sinh tiền, mẹ tôi thường mắng yêu bảo tôi là bị trời đầy cho nên không lúc nào yên chân, ngơi tay. Tôi chỉ cần nằm dài đọc sách hay xem truyền hình 3 ngày chân tôi bắt đầu lạnh, mắt mờ đi và người như muốn bịnh. Thú vui đi giải sầu thiếu gì nhưng tôi không muốn phí thì giờ vô ích, tôi muốn rằng sự giải trí của tôi phải có đôi chút ích lợi, dù chỉ là một chút mảy may nhỏ nhặt chứ không phải là thứ vô bổ (non productive). Cho nên ngoài việc đi câu, trồng trọt tôi cần phải có một thú giải buồn khác nữa cho chính mình mà không cần phải lệ thuộc vào ai cả. Bởi vì đánh cờ, bóng bàn hay quần vợt cũng cần phải có đối thủ.

Bẩy năm trước khi về hưu, công ty của tôi có lòng ưu ái cung cấp học phí trong vòng 10 năm cho các nhân viên nào muốn học một nghề hay thú vui tiêu khiển nào đó như : địa ốc, kế tóan,thợ mộc, quần vợt v.v... Tôi chọn hội họa là một môn tôi ưa thích từ lâu. Thế rồi tôi ra vào các trường đại học, cộng đồng, công, tư và theo đuổi hết ông thày này đến bà thầy khác. Tôi học đủ thứ từ sơn dầu, mầu nước, than chì, phấn tiên và vẽ táp nham từ phong cảnh, khỏa thân, chân dung. Nhưng chẳng có thiên phú, tôi tốn khá nhiều khung vải, giấy vẽ, bút mực và thì giờ mới có vài tác phẩm tạm gọi là ưng ý trong chốc lát và may mắn cũng có người mua cho. Vài người bạn hỏi bức nào ưng ý nhất? Tôi chỉ chiếc khung vải còn nguyên trinh mầu trắng đục và nói rằng đây là tác phẩm đắc ý nhất của tôi.

Từ khi về hưu, bỏ miền Illinois gió tuyết lạnh lùng về miền Nam California hưởng chút nắng ấm tình nồng và gần con, gần cháu, tôi mất hẳn cái thú đi câu. Sông hồ ở đây rất hiếm phải đi xa cả trăm dậm mới tới mà lại còn vượt qua bao nhiêu xa lộ chằng chịt. Ra bãi biển gần hơn, nhưng cầu New Port đầy nghẹt những người. Xuống San Clemente quá xa mà chung qui cũng chỉ có vài con cá nục, thét rồi cũng chán.

Từ nơi tôi ở xuống khu vực Tiểu Saigon tuy chẳng quá xa, nhưng xa lộ 91, 57 và 22 luôn luôn kẹt cứng. Ngay đến những ngày còn ở bên nhà,tôi gần như không có bạn thân, quen thì nhiều nhưng ít người cùng chung tâm sự hay đồng sở thích. Khi sang đến miền đất tự do này, người Việt chúng ta ở tản mác khắp nơi, người ta hầu như sống ẩn dật không tiếp súc với bên ngoài. Một số người ăn lên làm ra hay khoe nhà, khoe của, khoe con cái đỗ đạt. Người không may, mặc cảm đầy mình lúc nào cũng nghĩ tới thời vàng son khi trước. Nói chuyện với những người này, đôi khi họ quá cực đoan, nên rất khó khăn phải lựa lời đưa đẩy mới tránh khỏi giận dỗi. Tính tôi lại ngay thẳng không biết nói theo đuôi hay nói dối. Tôi luôn luôn chủ trương thành thật với bản thân và với mọi người. Nếu phải nói những lời không thành thực chẳng thà ngậm miệng còn hơn. Từ lâu tôi đã muốn tránh những chuyện thị phi và muốn thoát ra khỏi vòng danh lợi.

Bạn hiền không có, thú đi câu đã mất, trồng trọt cũng không còn cần thiết. Rau cỏ quê hương bán đầy ngoài chợ, đất vườn lại hẹp chỉ đủ để trồng lan. Những năm còn ở Illinois, vào mùa đông tuyết phủ đầy trời, ra ngoài dù 3-4 lớp áo vẫn còn thấy lạnh thấu xương. Tôi bắt đầu tập viết vài giòng cho bản tin hàng tháng của cộng đồng. Sau đó đến những chuyện lăng nhăng về con chuột, con ngựa cho tờ báo Xuân năm Tỵ, năm Ngọ.

Dần dà tôi bạo gan, bạo phổi nghe theo lời khuyến khích của chú em rể gửi cho bè bạn và một vài tờ báo. May mắn thay họ đang thiếu bài, cho nên cũng đăng giúp. Một vài bài được nhà xuất bản góp chung với một số người khác in thành sách. Nhà báo Như Phong Lê Văn Tiến nửa đùa nửa thật, xui tôi đi kiện. Văn như Siêu, như Quát có lẽ nên nghe, nên kiện. Còn văn như tôi, được người ta đăng cho là phúc bẩy mươi đời rồi, kiện cáo làm chi cho mệt.

Thực ra tôi chơi hoa lan, vẽ nhăng, viết bậy chủ ý tìm một thứ giải khuây cho chính mình. Mỗi năm vài lượt mang tranh, mang lan đi triển lãm, chẳng qua tôi chỉ muốn mang lại niềm vui cho người thưởng ngoạn còn hơn để cho tranh bị đóng bụi hay để bông hoa trân quý của mình héo tàn ở góc vườn. Từ ngày về hưu tôi chỉ vẽ hoa lan, chim, cá cho đỡ phải mất công tìm kiếm chủ đề, bố cục. Vẽ là tự để thỏa mãn chính mình trước đã, hay nói cách khác là mượn mầu sắc đường nét nói lên những gì mình yêu thích. Vợ tôi, một nhà phê bình thưng trực vẫn bảo tôi rằng: Ông phải vẽ cho nhiều mầu sắc và nhiều hoa hơn chứ vẽ như vậy ai thèm mua. Tôi nghe mãi một câu xanh rờn đó, đành phải giãi bầy là tôi vẽ cho chính tôi, ai thích tôi xin cám ơn còn nếu không tôi sẽ xóa đi vẽ lại.

Viết cũng vậy, tôi muốn viết để nói lên tiếng lòng chân thật của mình trên trang giấy, để giãi bầy tâm sự, để ghi lại những kỷ niệm xa xưa. Viết để kể lại những gì tan nát, đau thương đã xẩy ra cho quê hương, đất nước và dân tộc khốn khổ của mình.Viết để cho quên nỗi buồn xa nơi cố quận, viết để cho khỏi quên tiếng Việt.

Năm 1982, khi đợt đầu tiên được gọi đi thi quốc tịch, nhiều người hỏi tôi nghĩ gì về việc này. Tôi trả lời vấn đề chính là ở trong lòng chúng ta. Nếu còn nghĩ đến quê hương, đất nước thì dù cho có mang quốc tịch gì đi chăng nữa, chúng ta vẫn là chúng ta. Cũng vì vậy, tôi cố gắng viết lăng nhăng từ chuyện này sang chuyện nọ để luôn luôn nhắc nhở mình vẫn còn là người Việt.

Tôi tự biết mình tài hèn, sức mọn, nhưng muốn có một chút cống hiến nho nhỏ cho những người thừa thì giờ xem hoa, ngắm tranh và đọc những bài lẩm cẩm của tôi.

Nhưng còn lời khuyến cáo là phải hòa hợp vời người phối ngẫu tôi thấy còn khó hơn chuyện mò kim đáy biển.

Trời sinh ra con người, dù cho anh em cùng một cha mẹ nhưng tính nết mỗi người một khác. Mười đầu ngón tay cũng có ngón dài ngón ngắn nữa là. Tôi và vợ tôi hoàn toàn khác biệt. Tôi thích đi đây đi đó, vợ tôi không cho đâu bằng ở nhà. Tính tôi là tính nhà binh quen ăn to, nói lớn, vợ tôi nhỏ nhẹ dịu dàng. Tôi thì chuyện gì cũng phiên phiến cho qua nhưng vợ tôi cẩn thận từng li từng tí sợ mất lòng người này, người khác. Ngay cả chuyện ăn uống, chúng tôi cũng trái ngược. Vợ tôi thích món ăn nấu nhừ, tôi lại ưa tái sống. Thịt gà, vợ tôi ưa lườn, còn tôi không thể nào nuốt nổi cái thứ vừa vô vị vừa bã như rơm sơ. Thịt bò tôi ưa vè dòn, nạm sụn hay gân sách chứ không bao giờ đụng đũa đến những miếng thịt nạc khô khan.

Tuy tính nết khác biệt, sở thích lại không cùng, nhưng chúng tôi tôn trọng lẫn nhau. Có nhiều khi chúng tôi bất đồng ý kiến, nhưng vợ tôi biết nhường nhịn và chúng tôi không bao giờ để những chuyện nhỏ ở trong lòng biến thành chuyện lớn.

Chúng tôi đã 55 năm ăn ở với nhau, chia sẻ biết bao nhiêu lần gian nan, hoạn nạn, sống chết gần kề. Tình đã thêm sâu, nghĩa càng thêm nặng, chúng tôi chịu đựng lẫn nhau và gần như quen thuộc với cá tính trái ngược của nhau.

Sự hòa hợp của chúng tôi cũng giống như chuyện ông anh họ. Ông này trước khi lấy vợ tuyên bố là chúa ghét, xin lỗi quý vị, cái mùi ở nách đưa ra. Nhưng lại vớ phải bà vợ có làn hương xạ nồng nàn này. Mấy tháng sau chúng tôi hỏi đùa, ông tỉnh bơ trả lời rằng bây giờ đã nghiện mùi đó, nếu không có nó không sao ngủ nổi.

Dung
09-28-2021, 12:05 AM
Tuổi Đã Về Chiều
i.

Em tuổi 54 , hết 2 năm bị què và dịch Covid đọc xong bài viết nghe thấm thía , chạnh lòng đau!

Triển
09-28-2021, 03:27 AM
Già dịch, đồng nghĩa với già không nên nết hay già còn chơi trống bỏi để chỉ mấy ông già chưa chịu mình là già.


Hiện tại già mắc dịch thì lành ít dữ nhiều, nôm na là chuẩn bị tiền đi điếu.

chieclavotinh
12-05-2021, 02:06 AM
Em tuổi 54 , hết 2 năm bị què và dịch Covid…
“49 chưa qua, 53 đã tới” (tuổi ta) :-)


Hiện tại già mắc dịch thì lành ít dữ nhiều...

:-)


Sức khỏe và tuổi về hưu
Bác Sĩ Hồ Ngọc Minh

Năm ngoái, tôi dự định đóng cửa phòng mạch để về hưu. Cô y tá khuyên can: “Bác sĩ ơi, đừng về hưu. Em thấy ai về hưu cũng sanh bệnh và chết sớm!”

Có phải thật như vậy hay không?

Nghỉ hưu sớm có thể kéo dài tuổi thọ. Đó là kết luận của một nghiên cứu từ trường Đại Học University of Amsterdam, đăng trên báo Health and Economics, năm 2017.

Nghiên cứu cho thấy, đàn ông trên 54 tuổi, nghỉ hưu sớm, trên 42% sẽ sống lâu hơn ít nhất là 5 năm so với người nghỉ hưu trễ. Vì số phụ nữ tham gia nghiên cứu quá ít, nên không có được kết luận.

Người ta đưa ra hai giả thuyết:

Thứ nhất, nghỉ hưu sớm sẽ có nhiều thì giờ để đầu tư cho sức khoẻ. Ví dụ như, được ngủ nhiều hơn, tập thể dục thể thao nhiều hơn, và nếu có vấn đề về sức khoẻ thì sẽ quan tâm lo đi khám bác sĩ sớm hơn.

Thứ nhì, công việc làm có thể bị stress, và stress có thể gây ra cao huyết áp, một căn bệnh giết người thầm lặng. Nghỉ hưu sớm đi kèm với sự giảm thiểu nguy cơ bị truỵ tim hay tàn tật vì tai biến não.

Nghiên cứu trên đây cũng phản ánh một số nghiên cứu khác, ví dụ như ở Mỹ, cho biết sau 7 năm về hưu, nguy cơ bị cao máu hay tiểu đường sẽ giảm đi 20%. Ngoài ra các nghiên cứu từ Do Thái, Đức, Anh Quốc và nhiều xứ Châu Âu cũng có những kết luận tương tự.

Ngược lại, có công việc để làm cũng đem lại nhiều lợi ích, thay vì ăn không ngồi rồi. Bác sĩ người Nhật, Dr. Shigeaki Hinohara, sống đến 105 tuổi, đã cho lời khuyên là, muốn sống lâu thì không nên nghỉ hưu!

Ở trong môi trường làm việc sẽ giữ cho trí tuệ và cơ thể hoạt động bình thường. Khi làm việc chung, giao tế với mọi người sẽ giúp cho ta bớt cô lập. Mà cô đơn sẽ dẫn đến tình trạng tắt nghẽn của tư duy, và kể cả chết non.

Công việc làm, không những thế, còn cho ta một mục đích để sống. Các bệnh tim mạch và giảm trí nhớ dễ phát sinh nếu ta sống không có mục đích. Một nghiên cứu cho thấy, càng làm việc dài lâu, càng bớt bệnh giảm trí nhớ.

Một số vấn đề tiêu biểu khi nghỉ hưu sớm gồm có:

1-Bạn có thể bị khủng hoảng về phương hướng của cuộc sống. Một câu hỏi mà những người nghỉ hưu sớm có thể bị lúng túng khi “bị” hỏi: “Bạn làm nghề gì để sinh sống?”

2-Bạn có thể tự vấn lòng mình là quyết định về hưu sớm đúng hay sai?

3-Người ta có thể hiểu lầm bạn là người không thành công trong xã hội. Mọi người đi làm, mà mình không làm có thể bị hiểu lầm là người vô tích sự, vô nghề nghiệp, và có thể là vô gia cư!

4-Bạn có thể không vui và hạnh phúc hơn là lúc còn đi làm

5-Bạn có thể bị cô đơn, buồn chán. Đi chơi vacation nhiều lắm 5 hay 6 tháng là chán, lại về nhà ngồi nhìn bóng câu bay qua cửa sổ, hay ngủ gục trước màn hình ti vi.

Cô đơn và buồn chán có thể đúng nhưng, nhưng, có thật sự là những người nghỉ hưu sớm thường dễ sanh bệnh và chết sớm hay không?

Nói cho đúng, nghỉ hưu và chết sớm không hẳn là một liên hệ trực tiếp mà có thể chỉ trùng hợp. Một số người nghỉ hưu vì đã có vấn đề với sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc. Ngược lại, nếu sức khoẻ còn tốt ở tuổi hưu trí, không hẳn là nghỉ hưu sẽ sinh bệnh mà chết sớm.

Ngưng làm việc nhưng không phải là ngưng sống. Nghỉ hưu sớm hay không tùy thuộc vào hoàn cảnh của mỗi cá nhân, mà trong đó, ba câu hỏi chính cần phải suy xét là: tài chánh, sức khoẻ, và định hướng của cuộc sống. Cả ba vấn đề nầy không nên để đến tuổi về hưu mới đặt ra. Có nghĩa là, phải lo giữ gìn sức khoẻ từ khi còn trẻ, không nên phung phí. Do đó, nên để dành thì giờ để nghỉ khi còn làm việc, đừng đợi đến lúc nghỉ hưu mới gọi là nghỉ thì có thể quá trễ.

Nói đến phung phí, phải nói luôn đến tiền bạc và tài chánh. Nếu còn sức khoẻ và còn vui với công việc thì nên tiếp tục làm việc, nhưng không nên đặt mình vào tình trạng phải làm ở tuổi hưu trí vì thiếu tiền bạc.

Chúng ta, ai cũng có một khoảng thời gian hạn hữu trên trái đất này. Cả một cuộc đời từ khi sanh ra và lớn lên, đi học, đi làm, lập gia đình, có con, dựng vợ gả chồng cho con cái. Mỗi ngày thức dậy là đi làm cho đến tối. Cứ như thế, một ngày như mọi ngày, “rồi một chiều tóc trắng như vôi.” Đùng một cái, nhìn tới, nhìn lui, thấy mình đến tuổi hưu trí. Câu hỏi về việc về hưu trước sau gì cũng được đặt ra.

Một khảo sát trong năm 2017, tham vấn 400 bác sĩ ở Mỹ, 68% trả lời là họ không hề nghĩ đến chuyện nghỉ hưu sớm. Một số quan tâm bao gồm: thiếu cơ hội giao tế xã hội, cuộc sống vô nghĩa khi không có mục đích, và sự cô đơn buồn chán dẫn đến buồn phiền, tuyệt vọng.

Nghĩ lui nghĩ tới, tôi quyết định tạm gác chuyện về hưu thêm 5 năm nữa. Rồi hẳn tính tiếp. (Hồ Ngọc Minh)

chieclavotinh
02-20-2022, 01:14 AM
Tuổi Hạc Trên Đất Mỹ
Đặng Hà Nội

“Không hối tiếc quá khứ
Chẳng chờ đợi tương lai
Sống ung dung hiện tại
Sắc thân đẹp sáng ngời”

Đây là bức thư họa của Vũ Hối viết cho bố mẹ của nhà tôi vào năm 2003 khi họ còn sống an bình tại khu chung cư của người già ở Westmingster. Rồi một hôm bà mẹ bị một xe hơi lùi trong khu đậu xe chợ Việt nam tông nhẹ vào bà và bà bị té đầu chạm sân, lúc đầu tưởng không sao nhưng năm sau bất thình lình bà mẹ mất đi và ông bố sống đơn độc trơ trọi và sức khoẻ dần dần suy kém. Chủ nhà thấy ông sống như vậy bèn không cho ông mướn nữa nên ông phải dọn ra sống với cô con gái lớn. Trong khi dọn nhà tôi xin được bức thư họa đơn giản này mang về đóng khung và bây giờ ngồi ngẫm nghĩ và thấm thía được ý nghĩa của dòng chữ đầy nghệ thuật này.

Quay lại quá khứ sau khi bỏ tất cả sự nghiệp và di tản sang Mỹ vào ngày cuối cùng của Saigon ông bà đã ráng gây dựng lại cuộc sống mới tại Atlanta bằng cách kiếm việc làm thích hợp và hậu thuẫn khuyến khích đàn con học hành. Kết quả là năm trai gái tốt nghiệp tại trường kỹ thuật nổi tiếng Georgia Tech tại Atlanta.

Tôi là người may mắn được trao nhẫn cưới cho cô con gái út sau bao tháng ngày quen biết. Sau ngày lễ tốt nghiệp là lễ vu qui và tôi đưa nàng về dinh ở Minnesota. Hai ông bà thấy thảnh thơi và dọn nhà về hưu tại California sau đó.

Họ dù tuổi đã cao nhưng vẫn ghi danh học tại trường đại học cộng đồng Goldenwest để trau dồi thêm kiến thức, giúp họ cảm thấy cuộc đời còn lại hãy còn giá trị và có thêm niềm vui trong tuổi hạc.

Đây là bài thơ có tựa đề Lão Bà Học Vẽ do bà sáng tác với biệt danh “Lão bà Cali” in trong tập thơ Quê Hương được in ra cho người thân và bạn hữu xa gần:

Hôm nay cắp sách đến trường
Lão tôi vui vẻ lên đường ra đi
Anh Văn, muộn, chẳng kịp ghi
Thôi thì học vẽ, có chi nản lòng!
Một tuần ba buổi thong dong
Bạn cùng lớp trẻ cũng không mấy buồn
Gặp người đồng xứ hỏi luôn:
“Cụ” đi đâu đấy, trường Golden này?
Thưa tôi đi học hôm nay
Học gì thưa “cụ” và thầy là ai?
Rằng tôi học vẽ chẳng sai
Một thầy thật giỏi, rất tài vẽ tranh...

Trong khi bà làm thơ dí dỏm xâu sắc thì ông tạc tượng để đời. Ông đã là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng ở Saigon nay học thêm ngành điêu khắc và sáng tạo thêm nhiều tác phẩm nghệ thuật bằng đá công phu và đầy giá trị. Ngoài việc chăm chỉ đi học ông bà thường xuyên đi bơi trong khu chung cư và hoạt động cho cộng đồng tại Nam Cali.

Họ đã làm cho những năm vàng còn lại trở nên có ý nghĩa và lành mạnh đáng cho chúng ta noi gương. Ông bà đã làm đúng lời của bức thư họa không nhờ cậy ai nhiều, sống ung dung bên nhau cho đến tuổi quá chín mươi họ mới giã từ con cháu.

Đọc bức thư họa của ông bà để lại coi cũng như là một khải đạo cho tôi trong tuổi xế chiều. Sau bao nhiêu năm miệt mài với đàn con trẻ như nghề dạy học của tôi tuy đầu óc hãy còn minh mẫn, chân tay chưa run rẩy nên khi gần tới tuổi về hưu tôi không còn muốn nấn ná mang cái thiên chức này nữa nên quyết định giã từ nghề giáo trước khi ông hiệu trưởng người Hmong hăm he mời tôi về nhà đuổi gà cho vợ. Gần cuối năm tôi dọn phòng học, tặng sách vở và vật liệu cho đồng nghiệp và học sinh. Gom lại gia tài nhà giáo chỉ vỏn vẹn nằm trong thùng giấy mang về nhà với cảm xúc buồn vui lẫn lộn. Nghiệp đoàn giáo chức sau đó làm một buổi tiệc tiễn đưa và trao một giấy ban khen với 36 năm dạy học. Vậy là xong kiếp gõ đầu trẻ!

Rồi sau đó một ngày như mọi ngày đi ra đi vô trong nhà không có việc gì làm, cảm thấy như hụt hẫng mất một cái gì đáng quí. Thật là chán nản cho kiếp người trong giai đoạn này như cái đồng hồ xưa chạy gần hết pin nằm chổng chơ không ai thèm ngó ngàng tới.

Nhưng thật ra trong khi về hưu chúng ta có cái lợi là chúng ta tuy không phải là triệu phú của tiền bạc mà là triệu phú của thời gian, ngày nào cũng là thứ bẩy và chủ nhật, tha hồ bay nhẩy để tìm kiếm hạnh phúc. Các bạn cùng học của tôi trong lớp Đại Học Sư Phạm- ban Anh văn gọi tuổi này là “Tuổi Hồi Xuân” hay nôm na dịch sang tiếng Anh là “ Age of Refilling”. Xin đừng nghĩ lộn là tuổi của mấy ông bà xồn xồn ham vui làm chuyện lăng nhăng mà là lớp tuổi trung niên kéo dài được nhiều tự do, không còn vướng bận con cái, không còn tham vọng tranh đấu kiếm ngồi chỗ tốt trong nghề nghiệp và có nhiều cơ hội thực hiện các ý thích họ mong ước từ lâu. Đó là lúc đồng hồ cũ mèng được lắp thêm pin mới và bắt đầu một chương trình hoạt động mà chúng ta bỏ bê khi chúng đi làm. Chúng ta phải nghĩ rằng chúng ta về hưu với công việc nhưng chúng ta không về hưu trong cuộc sống “Retire from work, but not from life” theo như ông M.K. Soni, giáo sư người Ấn độ và viện trưởng của C.R. State College of Engineering đã viết.

Có ba lãnh vực chính mà người tuổi hạc chú trọng tới: đó là Sức Khoẻ, Tiền Bạc và Bản Thân.

Sức khoẻ

Quả thiệt cách sống về già ngày nay khác hẳn với cách sống hồi xưa. Chúng ta sống thọ hơn và có sức khỏe tốt hơn. Ngày nay tại Mỹ không những chúng ta sống thêm nhiều năm mà còn làm cho tuổi trung niên dài thêm. Ngày nay người có số tuổi sáu mươi hay cao hơn nhiều hơn số trẻ em mười lăm hay trẻ hơn.

Chả bù cho thế hệ của ba mẹ tôi khi còn ở Việt nam không có các chương trình y tế đầy đủ dành cho dân chúng nói chung và cho người già nói riêng. Đi khám bác sĩ hay nha sĩ là một điều bất đắc dĩ. Ba tôi bị đột qụy bất thình lình vào tuổi hơn bẩy mươi. Nếu hồi đó mà biết trước với kỳ khám sức khỏe thường niên thì ông chắc sẽ sống thọ hơn.

Có câu nói rằng bí quyết sống lâu và khỏe mạnh là nhờ cách bạn chọn bố mẹ tốt. Nhưng ngày nay chúng ta biết rằng chỉ có 20% sức khoẻ con người tùy thuộc vào di truyền và 20% tùy thuộc vào dịch vụ y tế. Còn 60% còn lại tùy thuộc vào các yếu tố xã hội, hành vi và môi trường của bạn. Đó là các chọn lựa thức ăn ham ăn rau cỏ trái cây hay chỉ thích steak và khoai chiên, tập thể dục thường xuyên hay xuốt ngày ngồi xa lông coi phim bộ Đại Hàn biến thành “couch potato”, sống ở thành phố lớn nhộn nhịp hay miền quê an bình, chọn xứ Cali có nắng ấm quanh năm, giá nhà đắt như tôm tươi hay xứ Minnesota miệt vườn với tuyết lạnh mùa đông, có gia đình nheo nhóc hay sống độc thân an phận cô đơn, nghề nghiệp về trí óc hay tay chân, có hút sách hay không...

Nay nhờ các dụng cụ y khoa tối tân để thâu thập và phân tích các dữ kiện và giúp chúng ta quyết định làm sao giữ sức khoẻ tốt để sống lành mạnh cho thể xác lẫn tinh thần.

Ngoài việc chữa trị bệnh tật còn có việc quan trọng nữa là phòng ngừa bệnh tật. Nếu chúng ta dù có khoẻ mạnh không đau ốm nhưng cũng nên đi khám sức khoẻ thường niên, chích ngừa cúm vào mùa thu và tập thể dục thường xuyên. Ngày nay các hãng bảo hiểm sức khoẻ của nơi làm việc hay Medicare có chương trình SilverSneakers giúp bạn tập thể dục miễn phí hay lệ phí thấp tại khắp nước Mỹ. Chúng tôi thường xuyên dắt diù nhau đi bơi lội tại Lifetime Fitness mà không phải trả thêm đồng nào.

Tài chính

Ngoài vấn đề sức khoẻ của dân tuổi hạc mà họ còn phải đương đầu với vấn đề tài chính.

Chúng ta hẳn đã nghe những câu như: “ Các dân lão thành sẽ khánh tận nước Mỹ. Trong hai mươi năm toàn ngân sách quốc gia sẽ chi tiêu toàn bộ cho các chương trình dành cho người già. Người đi làm sẽ bị tăng thuế để hổ trợ cho lớp người về hưu” khi nhắc tới Chương Trình An Ninh Xã Hội và Medicare. Làm cứ như người già là gánh nặng cho xã hội. Họ có thể là những người thiện nguyện làm công việc từ thiện, người trông nom bố mẹ hay con cháu, người làm việc bán thời gian cho công sở hay tư nhân... và họ cũng là 106 triệu người tiêu thụ hàng hóa hơn 7 nghìn tỷ đô la ($7.1 trillion) trong năm. Họ chính là những người đóng góp cho xã hội.

Chúng ta sống năng động có tuổi thọ hơn cha ông chúng ta hai mươi đến ba mươi năm và vì vậy chúng ta cần nhiều tiền tài hơn. Ngày nay người có số tuổi sáu mươi hay cao hơn nhiều hơn số trẻ em mười lăm hay trẻ hơn. Do đó dân tuổi hạc chúng ta lo sợ nhất là tài chính eo hẹp khi lâm bệnh không đủ tiền nuôi chính mình và sẽ làm khổ cho con cháu và là gánh nặng cho xã hội.

Đó là sự thật phũ phàng khi biết hơn một nửa số người sắp về hưu không có quỹ tiết kiệm và chỉ nhờ vào tiền An Ninh Xã Hội. Họ không có tiền để dành cho tuổi về già và họ quá bận rộn với cuộc sống chỉ lo việc cho tuần tới mà không màng lo việc sẽ xẩy ra ba mươi, bốn mươi hay năm mươi năm sau. Có thể là họ viện cớ không có thì giờ thảo kế hoạch cho tương lai hay không có khái niệm gì để tính toán cho cuộc sống về hưu. Nhiều người nghĩ: Ngày mai tôi sẽ tính. Và ngày mai đã đến rồi và họ đã sẵn sàng đối phó chưa?

Nếu họ chưa có đầy đủ tài chính nên họ sẽ phải làm việc nhiều giờ hơn và hoãn việc về hưu, và có khi về hưu rồi lại đi làm lại nếu may mắn kiếm được việc mới. Rồi họ phải giảm chi tiêu và phải nhờ vào chương trình phúc lợi của chính phủ. Và cuối cùng phải vay nợ nhà băng và họ hàng bạn bè, dùng hết mức tiền tín dụng để có thể ráng sống trong những năm còn lại của cuộc đời.

Khi nói tới việc đầu tư và tiết kiệm cho tương lai , ông John Diehl, phó giám đốc của hãng Hartford Funds đưa ra ba câu hỏi giản dị cho khách hàng:

Ai sẽ là người thay bóng đèn cho bạn?
Bạn đi bằng phương tiện gì khi muốn ăn kem?
Bạn sẽ ăn cơm trưa với ai?

Ba câu hỏi có vẻ ngờ nghệch giản dị nhưng đã được thảo ra kết hợp với Phòng Thí Nghiệm Tuổi Già (Age Lab) của Đại Học Kỹ Thuật Massachussetts (MIT) về cách sống dành cho cho các dân tuổi hạc.

Vậy ai sẽ là người thay bóng đèn cho bạn? Hầu hết chúng ta sống ở nhà vậy bạn có làm lấy được một mình hay phải nhờ hàng xóm/ bà con? Hay bạn phải thuê người đến làm, giá cả bao nhiêu? Tôi có một người thân cao tuổi sống một mình trong townhome khi máy báo động hỏa hoạn hết pin kêu tít tít suốt ngày nhưng bà ta không biết thay pin làm sao. Sau bao nhiêu ngày ông hàng xóm chắc điếc tai mới lò mò sang hỏi và thay giùm pin cho bà ấy!

Vậy bạn dùng phương tiện đi đứng gì khi thèm ăn kem hay một tô phở? Bạn hãy còn làm chủ chiếc xe và lái một mình đến tiệm hay xe đã bán vì bằng lái đã bị thâu hồi vì tuổi già không còn nhanh trí? Hay bạn phải dùng phương tiện chuyên chở công cộng nếu có? Hay bạn phải nhờ bạn bè, con cái hay kêu Uber? Trường hợp nào cũng có cái giá của nó.

Và cuối cùng ai là người ăn cơm trưa với bạn? Có phải là những người bạn thân thiết tại quán cà phê bạn thường hay la cà, bạn tại chùa/nhà thờ hay bạn cũ hồi còn cắp sách đi học hay các con cháu mà hãy còn nhớ đến bạn. Hay là phải lủi thủi ăn trưa một mình trong căn phòng trống vắng?

Đó là sự chọn lựa của bạn.

Nói chung để có thể sống thoải mái chúng ta phải nhờ đến bốn nguồn tài chính quan trọng: (1) tiền An Ninh Xã Hội, (2) tiền hưu bổng cộng thêm tiền tiết kiệm, (3) tiền bảo hiểm sức khoẻ và (4) tiền lương đi làm.

Tiền An Ninh Xã Hội là nguồn tài chính đầu tiên của gần nửa số dân Mỹ có số tuổi sáu mươi lăm hay cao hơn và tiền tuỳ thuộc vào năm làm việc, tiền lương và số tuổi khi bắt đầu nhận phúc lợi này. Các bạn đừng có lo. Ngân qũi này sẽ cung cấp phúc lợi đầy đủ cho đến năm 2034. Sau đó sẽ trả 79% phúc lợi và 73% cho tới năm 2089. Ngoài tiền trợ cấp này còn có một nguồn nữa được gọi là Lợi Tức An Ninh Bổ Xung (Supplemental Security Income) hay SSI mà chúng ta gọi nôm na là Tiền Già dành cho người có quốc tịch Mỹ và sinh sống tại Mỹ, có lợi tức kém, có khuyết tật, mù hay có tuổi 65 hay cao hơn. Chắc độc giả biết nhiều về trợ cấp này nên tôi không dám viết thêm.

Nhưng hai nguồn tài chánh nêu trên chỉ đủ tiêu pha dè xẻn nên bạn phải có thêm tiền hưu bổng và tiền để dành. Cách khôn ngoan nhất là phải để dành tiền ngay từ ngày đầu tiên đi làm.

Tôi may mắn làm trong hệ thống giáo chức có chương trình hưu bổng nên mỗi kỳ lương bị bắt buộc khấu trừ 7,5% dành cho quỹ hưu bổng của mình. Tiền đóng của giáo sư cộng với tiền đóng của khu học chính cho Hội Hưu Trí Giáo Chức (Teacher Retirement Association) giúp hội này dùng tiền để đầu tư. Trước khi về hưu họ có công thức để tính tiền hưu trí tùy theo số tuổi, số năm dạy học và tiền lương trung bình trong năm năm cuối cùng dạy học.

Bây giờ nhiều hãng tư nhân không còn chương trình hưu bổng và thay thế bằng các chương trình tiết kiệm như 401(k) hay IRA (Individual Retirement Account) giúp người làm việc tiết kiệm không bị đóng thuế. Tiền này hãng dùng để đầu tư và khi rút ra mới bị đóng thuế liên bang và tiểu bang. Khi người đóng được 70 ½ tuổi họ phải rút một phần trong quỹ này hằng năm.

Hiện nay chúng ta càng cao tuổi thì tiền chăm sóc sức khoẻ cũng leo thang. Ngay cả với sự trợ giúp chương trình Medicare người già vẫn còn phải trả tiền túi cho sức khoẻ của mình. Vì thế đạo luật Obamacare (Affordable Care Act) được ban hành để nâng cao sức khoẻ của dân chúng cho những người không đủ điều kiện mua bảo hiểm tối thiểu cho cá nhân và gia đình. Nhưng đạo luật này không được tổng thống đương nhiệm hài lòng cho lắm vì có chữ Obama và sẽ được thay đổi.

Gần nửa số người làm việc có số tuổi từ bốn mươi lăm cho đến bẩy mươi hoạch định họ làm việc cho đến khi bẩy mươi hay hơn. Nhiều người coi đó là sự chọn lựa, người khác nghĩ là điều bắt buộc phải làm. Có thể là làm bán thời gian, mở tiệm riêng hay làm nghề tự do. Tôi phải phục người dù đã đến tuổi về hưu, lưng đã còng vẫn ham làm việc dù tài chánh quá đầy đủ.

Bản thân

Dù đã về hưu mấy năm nay, thay kính cận kính lão bao nhiêu lần, tóc mầu muối nhiều hơn mầu tiêu vậy mà tôi khi ra đường vẫn được kêu là chú. Chả bù cho thời ba tôi còn sống trạc bằng tuổi tôi bây giờ họ gọi ông bằng cụ chắc vì chức vụ cao và đạo mạo hơn tôi. Đúng là tôi đang tuổi trung niên kéo dài!

Mới đây tôi được lên chức ông... nội đầu tiên. Anh chàng cóp con trai tôi Giáng Sinh vừa qua tặng cho tôi cái mũ baseball có in chữ “ Grandpa since 2019” hay “Ông Nội từ năm 2019”!

Bạn bè tôi gửi lời chúc mừng và mong chúng tôi có dịp làm vú em hay “grandbabysitter”. Không dám đâu! Bây giờ thế hệ của tuổi millennial tức là chúng sinh vào cuối thế kỷ 20 chúng không có dễ dàng cho ông bà nội ngoại làm việc đó nữa! Khi con dâu có bầu thằng con hỏi bố mẹ có chích ngừa đầy đủ chưa. Rồi khi sanh xong trước khi bế cháu bà nội phải rửa tay đàng hoàng, ông nội không được phép đăng hình cháu lên Facebook đấy nhé! Ngay cả bên Việt Nam khi chúng tôi đi cùng chuyến thăm Bali nghe kể có ông từ Bắc vào Nam thăm cháu nội mà thằng con bưng một chậu nước cho ông nội rửa tay trước khi bế cháu làm cho ông nội chửi cho một mách! Tôi có anh bạn chỉ được phép bế cháu ngoại khi nó được một tuổi. Chắc tụi millennial học cùng một sách nuôi con!

Thay vì trông cháu chúng tôi có dịp du lịch khắp nơi thỏa trí tang bồng, làm thiện nguyện để truyền bá văn hoá Việt nam và tôi đã dạy học không công môn ESL cho các người tị nạn lớn tuổi, vẽ tranh hay viết báo. Trong niên học tới tôi có thể trở lại việc dạy học lai rai một lớp tiếng mẹ đẻ dành cho học sinh Việt nam tại trường mà con trai tôi từng theo học. Đây là một cách trả ơn cho khu học chính đã giúp cho con tôi thành đạt mà lương lậu không có bao nhiêu.

Như trong văn chương tuổi hạc hay tuổi vàng dành cho người cao niên có kinh nghiệm sống đáng làm cho chúng ta noi theo như bức thư họa đã diễn tả. Chúng ta ráng sống không than vãn, không nuối tiếc quá khứ, không thù hận vẩn vơ sẽ làm cho chúng ta cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng và êm đềm như cảnh hoàng hôn sau khi mặt trời sắp lặn, đẹp biết bao, mát mẻ biết bao và sáng ngời biết bao! Rồi bỗng chốc màn đêm buông xuống báo hiệu xong một ngày hay một đời người ngắn ngủi đến rồi đi vào thinh không đầy sao sáng.

chieclavotinh
06-12-2022, 02:20 AM
A ‘lonely marriage’: Spousal caregivers confront brutal challenges
Chuck Barney

In the years before her husband, Denny, slipped into the throes of Alzheimer’s disease, the 11th day of each month held special meaning for Michele McGarraugh. Without fail, Denny marked the date by presenting her with a robust bouquet of flowers. Eleven, after all, was his lucky number, and it was on the 11th of June in 1977 that they exchanged wedding vows.

But now, another date — Sept. 29, 2009 — is engraved on Michele’s mind. That’s when Denny, for the first time, approached her with a quizzical look on his face and uttered the words, “Who are you?”

“I literally could not breathe for a few seconds,” she recalls. “I knew that day was coming, but I wasn’t ready for it. My throat tightened up, and I just cried.”

It was a chilling sign of things to come for Michele, who would see her marriage drastically transformed as she took on the duties of spousal caregiver. During happier times, the McGarraughs were equal and active partners in every sense of the word. They camped, backpacked and traveled together. They even worked together, running a business out of their Alameda home.

But with Denny’s faculties progressively fading, the dynamics of their relationship are very different. Every day, Michele, 58, bathes Denny, dresses him, shaves him and prepares his meals. She cleans up after his nightly bouts of incontinence and tries to calm her husband by reading to him. She rarely lets him out of her sight, fearing that he’ll fall and hit his head, or wander off.

It’s a grueling and disheartening existence, but Michele vowed to be there “in sickness and in health,” and she meant it.

But does it even feel like a marriage anymore? Yes, she insists, just not quite in the same way.

“I used to love it when I’d be in the kitchen cooking, and Denny would sneak up from behind, wrap his arms around me and kiss me on the back of the neck,” she says. “I think about moments like that, and there’s kind of a yearning … but then I snap out of it.”

Caring for a sick or disabled relative exacts a brutal toll — physical, emotional, financial — on any involved family member. But for spousal caregivers, the challenges and traumas are even greater, says Linda Fodrini-Johnson, executive director of Eldercare Services in Walnut Creek.

“It’s the long goodbye. You’re slowly losing the person you’ve become accustomed to sharing your life with,” she says. “And now that person can no longer give you what you want or need. You have more loss. Your heart is more broken.”

She points out that spousal caregivers typically take on greater burdens than they can reasonably handle and wait longer to ask for outside help, because they feel like it would “betray the relationship.”

And too often they pay a high price in terms of their own health. Studies have shown that spousal caregivers are prone to loneliness, depression and insomnia. And the American Medical Association reports that elderly caregiving spouses have a 63 percent higher chance of dying than people the same age who aren’t caring for a spouse.

“It isn’t all that uncommon,” says Fodrini-Johnson, “for the caregiver to precede his or her spouse to the grave.”

Complicating matters is the fact that spousal caregivers find themselves presiding over the gradual disintegration of the most vital relationship of their lives. They dearly miss the healthy, vibrant version of their mate. And because of the constant demands on their time, they lose many of the things that were part of the relationship: dinners with friends and family, holiday events, vacations, birthday parties, graduations, the birth of a grandchild.

“I think, in some ways, the human organism is better equipped to handle a death,” says Jan Cecil, a Berkeley woman whose husband, John, is afflicted with a form of dementia. “After a death, you grieve and eventually get a sense of closure. But this goes on and on. The waves keep coming at you.”

Jan, 66, who has been married 42 years, placed John in an assisted living facility in 2007.

“On the days when I really miss him,” she says, “I go into the closet and put on one of his flannel shirts.”

Orinda’s Paul Barrett can relate. After his wife, Diana, was diagnosed with Alzheimer’s at the young age of 56, he tended to her on his own for several years as her condition rapidly worsened. Finally, he set aside his feelings of guilt and placed her in an assisted living facility.

“I couldn’t do it anymore,” he says. “I was just struggling to keep up with life.”

Diana since has lost her ability to speak (she only makes incoherent mumbles), but Paul visits her almost daily. She typically greets him with a smile and a hug while clutching a baby doll.

“I think (the doll) is a comforting, feel-good kind of thing for her,” he says.

Paul typically shares breakfast or lunch with Diana and takes her for a walk before returning her to her room. There, on the dresser, sits a framed photo of the couple taken in 2009 that commemorates their 36th anniversary. The caption reads: “To love is to receive a glimpse of Heaven.”

Paul now finds himself coping with what he calls a “lonely marriage.”

“I miss being able to talk to my soul mate about the weather, the news, how the day is going, … about anything,” he says. “Diana was always very verbal, and I would sometimes tease her about talking too darn much. Now I think about what I would give to have that back.”

Among the many challenges spousal caregivers often confront is a change in traditional roles. The wife, for example, might find herself having to pay the bills or oversee household and yard maintenance. Men might have to learn to cook and clean.

“Little by little, the things that your partner did migrate onto your list of things to do,” says Dena Heath, a Walnut Creek resident who tends to her husband, Bill, who suffers from a rare life-threatening bone marrow disorder called primary amyloidosis. ” … There is no way to avoid it. Your job just gets bigger and bigger. And little by little, your personal needs are replaced by those of a sick spouse.”

Heath admits that she and Bill don’t celebrate their anniversary anymore (“We can’t make it special. We can’t go anywhere.”), but, in some ways, she feels “more married than ever.”

“A lot of marriage is about the easy part — the ‘What should we have for dinner tonight?’ The daily routines. The chit-chat about your day,” she says. “(This) has been a journey filled with many blessings. I have a renewed appreciation for friends and family … and a new understanding of what really is important in life on a day-to-day basis.”

And her husband Bill has a renewed appreciation for her.

“I’d be dead without her,” he says. “That’s no joke.”

Still, there is a gulf in the relationship. Many spousal caregivers yearn for the physical intimacy they once shared with their partners. Michele McGarraugh admits that, though she still hugs and kisses Denny every day, she hasn’t had sexual relations with her husband in nearly four years.

“Part of it is because of me,” she says. “It sadly got to the point where it was never successful, so I didn’t encourage it. Not even an overture.”

That said, it probably should come as no surprise that spousal caregivers — especially those tending to partners with cognitive diseases — sometimes look elsewhere to fill the intimacy void.

Cecil admits that the thought of being with another man has occasionally crossed her mind. “I think all your rigid moral codes simply disappear in a situation like this,” she says.

And, indeed, she did recently go on a hiking date with a man, who wanted to pursue another get-together. Cecil, however, didn’t return his call.

“I guess I just wasn’t ready,” she says.


• Accept offers of help: Do not carry your burden alone. Build a support system from friends, neighbors, family and church groups.
• Give yourself a break: Make a schedule that provides you with some off time to focus on your own needs.
• Watch your own health: Don’t put off doctor appointments. Be sure to eat right and get your exercise even a few minutes a day can make a difference.
• Review your loved one’s health care coverage: Some health plans for people on Medicare and Medicaid provide support to family caregivers, such as respite care and transportation help.
• Seek expert advice: Care managers offered by some health plans can help you shoulder your caregiving responsibilities by guiding you to resources and services. Joining a support group in your community may also be a major benefit.
Source: National Family Caregivers Association

chieclavotinh
11-06-2022, 01:55 AM
Xóm Già
Lê Hiền

Gia đình tôi dọn về Irvine vào tháng tư năm 2002, cư trú ở Irvine cũng đã được 17 năm, thời gian đi quá nhanh. Khi dọn tới đây tôi cũng vừa được 51 tuổi, một trong những người trẻ nhất trong xóm. Gia đình cụ F đã trên 70 tuổi, gia đình cụ P cũng mấp mé 70, gia đình cụ G cũng gần 80 tuổi.

Cụ F trai đã trên 70 tuổi, luật sư về hưu, hay có cái sở thích mở cửa garage nhìn người trong xóm đi qua lại. Những mùa game lớn bóng rổ NBA hay bóng bầu dục NFL, cụ hay tổ chức coi game trong garage nhà cụ, có pot luck bia và đồ ăn nhẹ. Mười năm sau cụ qua đời để lại bác gái một mình cô đơn trong căn nhà rộng lớn, có một người con trai thỉnh thoảng mới về thăm bác gái. Nhà cũng đã trả xong.

Cụ P cũng xấp xỉ vào tuổi 70 đã về hưu, trước đó làm thầu xây dựng. Cụ có sở thích dẫn chó của hàng xóm đi vòng công viên rồi về nhà, vừa vận động chân tay, vừa giết thời gian cho đỡ buồn vào tuổi về hưu. Đang mạnh khỏe, đùng cái cụ bị tai biến mạch máu não, dù cố gắng vật lý trị liệu, nhưng cụ sức yếu, nên ít khi gặp cụ ngoài đường. Coi như cụ nằm liệt trong nhà, còn có bác gái mạnh khỏe chăm sóc nên cũng đỡ cô đơn. Nhà cũng đã trả xong.

Gia đình cụ G, cả hai cụ có cái thú hái trái cây trong vườn đem đi cho hàng xóm ăn lấy thảo.Cây cam nhà cụ giống ngọt, năm nào trái cam cũng xum xuê, ăn hoài không hết. Cả hàng trăm trái cam mọc tràn qua khỏi hàng rào sang bên nhà tôi, cụ nói cứ tự nhiên hái mà ăn. Vườn cụ còn có trái bơ khá lớn, thỉnh thoảng cụ cũng đem biếu tôi một ít trái.Cụ bà mới qua đời đầu năm nay thọ 98 tuổi. Cụ ông khoảng 90 tuổi, trẻ hơn cụ bà, có lẽ buồn vì cụ bà mất, nên sức khỏe yếu dần, đang có y tá đến nhà trông nom cụ. Cụ vốn là Quality engineer nên có tiền dư giả để mướn y tá đến trông nom. Nhà cũng đã trả xong.

Nhìn hoàn cảnh của cụ G, tôi bàn với bà xã đi mua bảo hiểm nhân thọ mới để thay thế cái cũ. Bảo hiểm nhân thọ mới có thể rút tiền ra nếu về già mình bị yếu cần y tá đến nhà trông nom. Nhân viên bảo hiếm mới đến thử máu và đo nhịp tim. Ít lâu sau hãng bảo hiểm mới gởi bản điện tâm đồ, với lời nhắn nhịp tim có sự bất thường cần gặp bác sĩ gia đình gấp để giải quyết. Mặc dù bị trục trặc về tim, hãng bảo hiểm mới cũng vẫn chấp nhận. Vừa qua tuổi 68 tôi mới khám phá có sự trục trặc về tim, một may mắn không ngờ đã cứu mạng của tôi. Tôi đã trở thành cụ già trong xóm, mang mầm mống bệnh, nhà thì phải 6 năm nữa mới trả xong.Nên vẫn vừa lành tiền hưu vừa đi làm.

Sau khi có điện tâm đồ tôi đưa cho bác sĩ gia đình, và bác sĩ gia đình lấy hẹn ngay với bác sĩ tim. Găp bác sĩ tim sau khi có bản điện tâm đồ mới nhất và siêu âm tim, nhìn nhịp đập tim yếu, nghi nghờ có cái gì bất bình thường và trầm trọng, trong khi tôi không hề có dấu hiệu gì về đau tim như đau ngực, khó thở, làm việc mệt nhọc sau vài phút. Bác sĩ cho cái hẹn về soi tim.

Ngày soi tim được hẹn vào 6 giờ sáng 30 tháng 9 tại bệnh viện Fountain Valley. Cũng tại ngay bệnh viện FV này 3 đứa con đã ra đời tại đây, thời gian nhanh thật, đứa út cũng đã được 29 tuổi. Sinh lão bệnh tử, cửa lão đang trải qua, cửa bệnh đang trông chờ tại phòmg mổ tim bệnh viện FV.

Thủ đầu tiên là thủ tục tiền đâu cũng không tránh khỏi, sau khi đưa ID (bằng lái xe Cali ) và thẻ bảo hiểm, khoảng 10 phút nhân viên nhanh chóng cột tấm thẻ nhựa có chi tiết cá nhân vào tay, và đưa hóa đơn của ca mổ, nhìn xong hết hồn, phải đóng tiền co-pay hết $935 bằng thẻ Visa, còn lại bảo hiểm trả.

Được đưa vào phòng chờ mổ nằm trên giường, sau khi cởi bỏ các quần áo cá nhân, và mặc vào chiếc áo của bệnh viện, lấy máu và thử máu, làm thêm thủ tục ký, cá nhân hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có xảy ra hư thận, chảy máu, lên con đau tim, và cuối cùng là tử. Tôi thản nhiên ký giấy tờ chấp nhận và chịu rủi ro.

Sau đó được đưa vào phòng mổ. Vụ soi tim bệnh nhân không bị đánh thuốc mê hoàn toàn, nên tôi vẩn còn cảm thấy hơi đau khi soi tim. Một giờ trôi qua, bác sĩ mổ tim đúng dậy nhìn tôi lắc đầu và nói:

- Chú ơi! Không ngờ tình trạng tim của chú lại rơi vào tình trạng trầm trọng như thế này.

- Thế là sao hở bác sĩ?

- Chú bị nghẹt ba mạch máu tim. Không biết các bác sĩ tim khác có dám chấp nhận ca mổ này không nữa.

- Không dám chấp nhận mổ có nghĩa là cơ may sống rất ít. Đầu óc tôi hơi choáng voáng vì tin dữ, nhưng vẫn bình tỉnh.Vậy thì bác sĩ ra nói chuyện với bà xã ra sao.

Lúc này khoảng 11 giờ sáng ngày thứ sáu. Sau khi khám phá ra bệnh tim trầm trọng, tôi được gắn thêm máy trợ tim để giúp cho tim làm việc bớt lại, nước biển và oxygen được tiếp tế vào cơ thể liên tục, bằng những ống giây chằng chịt, bây giờ thì tôi đang sống cùng với giây nhợ, mà trước đây tôi không hề nghĩ mình sẽ bị rơi vào tình trạng này. Tôi được chuyển về phòng chăm sóc đặc biệt, với 2 y tá trực 24 tiếng đồng hồ. Bây giờ vào khoảng 1 giờ chiều thứ sáu, rơi vào tuần lễ labor day.

Sau khi bác sĩ tim nói chuyện với bác sĩ gia đình, và với quyết định của bà xã. Tôi sẽ được chuyển qua bệnh viện UCI vùng santa ana cách bệnh viện FV 12 dậm, và nhà tôi khoảng 10 dậm. Bệnh viện UCI có đội ngũ mổ tim nổi tiếng, cơ may tôi được cứu sống có nhiều phần trăm hơn. Sau khi tham khảo hồ sơ bệnh lý của tôi, đội ngũ bác sĩ tim UCI đã đồng ý thực hiện ca mổ rất trầm trọng của tôi.

4 giờ sáng thứ bảy tôi được xe cứu thương chuyển qua bệnh viện UCI. Tôi vẫn tỉnh táo khi được di chuyển toàn bộ giường, máy trợ tim, máy tiếp Oxygen. Tôi thấy xe vẫn chạy bình thường không một tiếng còi hú, tôi còn mường tượng được xe chạy trên đường Brookhurst rẽ vào freeway 5, rồi xuống đường Main. Tôi được chuyển đến phòng chăm sóc đặc biệt, trên lầu bảy. Lầu này có 6 phòng đặc biệt dành cho bênh nhân có bệnh lý về tim. Mỗi phòng có đều có các y tá thay phiên nhau trực 24 giờ, mỗi y tá làm 12 giờ, ca sáng từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối, ca đêm từ 7 giờ tối đến 7 giờ sáng.Ngoài y tá tôi còn được vợ và các con thay phiên nhau chăm sóc.Về mặt tinh thần tôi đang có được sự hỗ trợ to lớn từ người thân, khiến tôi có thêm nghị lực chịu đưng đau đớn.

Vì rơi vào ngày lễ labor day, nên ca mổ "open heart" được quyết định vào ngày thứ ba, mồng 3 tháng 9 năm 2019. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày này.

Trước những ngày mổ. Thứ bảy, chủ nhật , thứ hai, ngày nào cũng có đầy đủ thủ tục lỉnh kỉnh về bệnh tình như sau: lấy máu, mỗi lần 3 ống, đo nhịp tim, đo oxygen, đo độ đường, chụp x-ray, máu thuộc loại máu O, ngân hàng máu của UCI đã có sẵn. Ăn uống với chế độ diet theo lối Mỹ nên rất khó ăn, tôi phải ráng ăn để lấy sức khỏe.

Lần đầu tiên đi tiểu trên giường, tôi không thấy cảm thấy thoải mái chút nào, phải đi vào một cái ống vuông cong hình chữ nhật. Riết rồi cũng quen, cứ mỗi khi mắc tiểu bấm chuông báo động, là y tá trực chạy đến liền. Vấn đề đại tiện, làm sao đây tôi cứ thắc mắc, chủ nhật tôi chuyển bụng, y tá đặt một cái khăn bằng nhựa khá lớn, phía trên có cái bô, thế cũng xong, đây là kinh nghiệm một lần duy nhất trong đời. Tôi hoàn toàn bất lực như một đứa trẻ con.

Sáu bác sĩ thay phiên nhau vào hỏi thăm bệnh tình, bác sĩ trợ mổ cho tôi thấy hình Tim, có 3 chỗ bị tắc nghẽn, một chỗ bị tắc 100%, chỗ thứ hai bị tắc nghẽn 90%, chỗ thứ ba bị tắc nghẽn 80%. Bác sĩ hỏi tôi có triệu chứng đau ngực, hay khó thở không?Tôi hoàn toàn không có triệu chứng báo hiệu, một trường hợp hiếm có.Vẫn đi bộ 30 phút mỗi ngày không cảm thấy mệt, cuối tuần làm vườn 1 tiếng vẫn không cảm thấy đau ngực. May mắn tôi được khám phá kịp thời 3 chỗ tim bị tắc, nếu để lâu hơn nữa chỉ cần mạch thứ hai bị tắc là tôi sẽ lên cơn đau tim. Một sự may mắn kỳ lạ.

Thứ hai cả ngày tôi không được ăn uống, ngay cả đồ lỏng, chỉ được tiếp nước biển. Sữa soạn cho một ca mổ tim lớn nguy hiểm. Cũng như bệnh viện FV, bệnh viện UCI cũng đưa cho tôi ký tờ cam kết. Ca mổ sẽ có 2% nguy hiểm về, hư thận, chảy máu, đau tim, và có thể chết.tôi thản nhiên ký và đã sẵn sàng cho tất cả. Que sera sera. Buổi tối, một y tá chuyên môn về siêu âm, siêu âm cả hai mach máu bên chân trái và bên phải, sau đó bà ta vẽ đường mạch máu để cho bác sĩ nhận diện, vì chưa biết dùng đoạn mạch máu nào của hai chân.

Sáu giờ sáng thứ ba tôi được đưa xuống lầu 2 vào phòng mổ, thân nhân tôi xuống ngồi chờ trong phòng chờ đợi cũng cùng lầu hai. Phòng mổ trông thật hiện đại như trong phim General Hospital, phòng bật đèn sáng chưng, tới tất cả mọi ngóc ngắch trong phòng. Nhóm mổ có 10 người gồm các bác sĩ mổ tim, gây mê, và các y tá, họ nói đủ mọi ngôn ngữ về mổ tim, người nói chuyện cuối cùng với tôi là bác sĩ gây mê, sau đó tôi thiếp đi ngủ mê man chẳng còn biết chuyện gì xảy ra với tôi nữa.

Tỉnh dậy trong phòng chăm sóc đặc biệt ICU. Tôi thấy vợ tôi đang nắm tay tôi, nhìn tôi mỉm cười vì cuộc đại giải phẩu thành công, tôi biết tôi đã thoát khỏi ngưỡng cửa tử thần, may mắn tôi đã không rơi vào 2% nguy hiểm kia. Sau 6 giờ trong phòng giải phẩu, cuộc đại giải phẩu đã thành công, 3 mach tim đã được bypass bằng 3 mạch máu của chân trái. Như vậy bác sĩ đã quyết định dùng mạch máu chân trái để làm 3 bypass. Sau khi mổ tôi thấy có thêm máy hút máu và nước từ trong cơ thể ra, một máy tự động đi tiểu, một máy thở đặt thẳng trong cổ họng.Máy thở thì được rút ra sau đó vài tiếng đồng hồ, máy tự động đi tiểu được rút ra khỏi đường tiểu vào ngày hôm sau.Bớt đi được gánh nặng trong người.

Tôi ở thêm 5 ngày nữa trong bệnh viện từ khi mổ, và được chuyển xuống lầu 6 nơi một phòng chứa hai bệnh nhân, nên sư ồn ào không thể tránh khỏi. Có 3 bệnh nhân lần lượt vào phòng rồi đi, người bệnh thứ nhất bị mổ bọng đái, bênh nhân thứ hai thiếu vitamin D, bệnh nhân thứ ba bị đâm sau lưng khi đang ngồi uống rượu trong bar. Biết được cái ồn ào này, tôi nói bà xã và các con 9 giờ tối về ngủ dưỡng sức, ngày hôm sau quay lại thì tốt hơn. Ban đêm tôi chỉ có ngủ và khi cần tiểu tiện tôi có thể gọi y tá giúp đỡ. Đúng là mọi ngày như mọi ngày, ăn, ngủ, uống thuốc, lấy máu, đo huyết áp, lượng đường, vệ sinh cá nhân, bà xã giúp tôi đánh răng trước khi đi ngủ. Thứ năm tôi được hai y tá đến tập đi bộ vòng quanh hành lang một đoạn ngắn với xe đẩy, vừa bước xuống giường đầu óc tôi choáng váng sau đó biến mất, vì nằm trên giường đã hơn 5 ngày. Ngày thứ bảy Y Tá Trị Liệu (Therapist) đến tập cho tôi một số động tác cử động chân tay, và cho đi hai vòng hành lang, lần thứ nhất với xe đẩy, lần thứ hai không có xe đẩy, nhưng Y Tá Trị Liệu buộc giây bell ngang lưng tôi và nắm trong khi tôi đi bộ phòng khi tôi bị té.Trước ngày xuất viện có một biến cố nhỏ, không hiểu sao tôi không thể đi tiểu mặc dù rất mắc tiểu. Y tá siêu âm thấy có nước ứ đọng, với sự trợ lực của phu tá nữa, họ cho vào lại cái ống tiểu vào sâu đường tiểu, quả là thốn lên tới óc tôi la lên một cái rồi êm ru. Nửa tiếng sau bịch tiểu đã tràn đầy, họ rút ống ra, và sẽ quay lại kiểm soát mỗi 3 tiếng. May quá sau đó thì mọi sự đều trở lại bình thường.

Nhịp tim với 3 bypass đập bình thường, oxygen đạt hơn 90, huyết áo và tiểu đường trong vòng kiểm soát, hô hấp không trở ngại, mực máu đầy đủ, vậy là đạt yêu cầu xuất viện.

Những ngày dài sau khi mổ.Rơi vào trường hợp trọng bịnh mới thấy được cái tình nghĩa vợ chồng và sự hy sinh của người vợ. Hai tuần đầu về nhà dưỡng bịnh, tôi như đứa con nít, mọi việc ăn uống tiểu tiện, uống thuốc, tắm rửa, đều do một bàn tay bà xã trông coi. Coi như từ A đến Z.

Ngày ra bệnh viện viện UCI 8 tháng 9 vào 4 giờ chiều chủ nhật, tiếp theo cũng là những chuỗi ngày cực khổ cho bà xã, vì phải chăm nom bệnh nhân 24 trên 24.

Y Tá Trị Liệu lại đến nhà vào ngày thứ ba chỉ dẫn thêm 10 động tác tập chân tay và cổ, mỗi động tác chỉ cho làm tối đa 10 lần. Động tác chèo thuyền, động tác chèo thuyền ngược, động tác ru con, động tác ru con ngược, nhịp hai chân theo điệu quân hành, nhón hai gót chân lền và xuống, dạng ngang chân trái, dạng ngang chân phải. 3 động tác cấm không được làm vì sợ động đến vết mổ, hai tay không đưa quặt ra sau, hai tay không đưa thẳng 90 độ, không cúi gập người quá phía trước

Hai tuần lễ sau ngày mổ. Có hẹn đến phòng LAB để thử máu và phòng X-Ray để chụp quang tuyến cho lần tái khám tuần tới với bác sĩ mổ tim Dr S. Vừa về đến nhà, gặp cụ G cũng đang từ nhà đi ra. Một cụ già, một cụ trẻ, cả hai cụ đều dùng xe đẩy để di chuyển. Có khác chăng cụ trẻ phải dùng xe đẩy vì sau khi mổ tim, chân còn yếu phải dùng nó, còn cụ già bắt buộc phải dùng nó để trợ lực, một đôi chân không thể thiếu cho đến khi không còn có khả năng dùng nữa.

Nhìn cụ một tương lai sống động cho tôi nhìn vào, hơn 20 năm nữa thôi tôi cũng theo vết xe cụ. Năm nay cụ cũng đã hơn 90 tuổi.

Tôi đã tự đi bộ trong nhà một mình không cần xe đẩy nữa, chỉ khi cần ra ngòai đường thì mới dùng xe đẩy để tránh đụng chạm với người khác. Cảm giác tự đi bộ một mình thật thoải mái và vững tin vào sức khỏe tiến triển mỗi ngày một tăng. Tự mình xoay lưng 3 chiều, nằm thẳng, nghiêng bên trái, nghiêng bên phải cho đỡ đau lưng.Điều mừng nhất là xuống giường một mình để đi tiểu ban đêm, đỡ phần nào gánh năng cho bà xã.

Y Tá Trị Liệu đến nhà ngày thứ năm, anh ta nhìn tôi ngạc nhiên khi thấy tôi đứng đón trước cửa, sắc mặt hồng hào, có vẻ bình phục nhanh chóng. Anh ta chỉ dẫn thêm một số điều phải làm, và nhắc lại những điều không nên làm. Tuyệt đối không nâng vật nặng quá 5 pounds. Cũng đo huyết áp, oxygen, vân vân ...Qua ngày thứ 16, sức khỏe phát triển thấy rõ, y tá trị liệu, nhìn thấy tôi đi đứng tỏ vẻ ngạc nhiên. Tôi cho biết đã tự lên giường xuống giường, tự đi vệ sinh cá nhân lấy ngay cả ban đêm, đi vòng quanh nhà 20 lần không cần xe đẩy. Có điều tôi vẫn còn lệ thuộc nhiều vào bà xã, như ăn uống 3 bữa, tắm rửa, lái xe đưa đi gặp bác sĩ vì chưa được cho phép lái xe.

Ngày thứ 18, lần đầu tiên đi bộ một vòng nhỏ quanh công viên không cần xe đẩy, bà xã đi bộ bên cạnh phòng bất trắc. Ánh nắng buổi sáng chan hòa, vừa đủ nắng để cơ thể hấp thụ thêm vitamin, chắc còn vài tháng nữa mới có thể đi bô 30 phút quanh công viên. Tốc độ đi bộ chậm hẳn lại chỉ bằng 1 phần 3 tốc độ đi bộ trước khi mổ. Chứng tỏ đôi chân vẫn chưa được hồi phục nhanh, nhất là chân trái vì bị cắt và lấy mạch máu để làm 3 cái bypass cho tim. Giờ mới cảm thấy thấm thía câu "sức khỏe là vàng".Ngày thứ 19 tiếp tục đi bộ quanh công viên, tôi đi được một vòng thì bà xã đã đi được 3 vòng công viên. Đúng là tốc độ con rùa, tôi có muốn bước nhanh hơn cũng không được, tình trạng của đôi chân không cho phép. Sau khi mổ tim đi bộ được như vậy là tốt rồi, tôi tự an ủi mình.

Ngày thứ 20, đi tái khám với bác sĩ mổ tim.3 giờ chiều có mặt, cô y tá đo huyết áp, thử oxygen, lấy điện tâm đồ.Kết quả nhịp rất tốt. Bác sĩ nhìn vết mổ rồi tháo băng, vết mổ sau 3 tuần đã ăn da non. Bác sĩ khuyên nên đi bộ ngày hai lần quanh công viên, để tâp lại cho đôi chân bình phục dần.Mọi việc đều tốt không có phản ứng phụ.

Sau ngày tái khám, ngày hai bữa tôi đều đi bộ quanh công viên, mất khoảng 30 phút để cho đôi chân cứng cáp dần.

Ngày thứ 27, hôm nay đi bộ quanh công viên được 2 vòng, mất khoảng 30 phút, cho thấy tốc độ đi bộ đã nhanh gấp đôi, đôi chân cứng cáp hơn, đứng được lâu hơn. Đã đi siêu thị cùng với bà xã mua thức ăn, đi ăn nhà hàng và ngồi lâu hàng giờ. Cà phê chỉ uống loại decafe để cho tim khỏi đập nhanh.

Hôm nay đến bệnh viện khoa tim để gặp bác sĩ trị liệu. Ngày đầu tiên điền giấy tờ cũng mất hơn tiếng. Chương trình tập cử động vai, chân, tay, đạp xe đạp, chạy bộ trên máy treadmill, tập cử tạ từ 1 pound rồi dần dần lên đến 50 pounds tùy theo nhịp đập của tim. Trước khi tập có gắn máy đo nhịp tim chuyền qua computer để theo dõi đồng thời ghi lại biểu đồ vào máy tính. Bảo hiểm đồng ý trả tiền cho tập 12 kỳ trong vòng 3 tháng.

Qua tuần lễ thứ 7, đã đi làm trở lại. Các bạn đồng nghiệp mua chiếc bánh to bự ghi hàng chữ welcome back để đón chào một bệnh nhân mổ tim dù chưa bình phục hẳn trở lại làm việc. Tôi cũng vui với những lời hỏi thăm sức khỏe của mọi người, vì là công việc kỹ sư nên cũng không phải đụng chạm đến những đồ vật nặng, nếu có thì nhờ người khác làm dùm, mọi người đều vui lòng giúp đỡ người bệnh.

Hiện nay xóm tôi có 8 khuôn mặt già trên 68 tuổi, cụ P thì bị tai biến mạch máu não, cụ G yếu vì già trên 90 tuổi, và tôi mới bị mổ tim. Hôm nay nói chuyện với cụ T đã trên 75 tuổi, cụ nói 10 năm trước cũng bị mổ tim với 3 cái bypass như tôi nên cụ thông cảm bệnh tình của tôi. Biết là sinh lão bệnh tử, nhưng tôi nhủ lòng phải ráng sống vui những chuỗi ngày còn khỏe mạnh.

chieclavotinh
01-15-2023, 01:35 AM
Lời trần tình đầu năm
T.Vấn

Thế là đã hết một năm nữa. Những con số điện tử trên tờ lịch đổi chỗ cho nhau nhanh đến chóng mặt. Thời gian cứ như bay như thổi. Bao nhiêu việc phải làm vẫn còn nguyên đó. Vậy mà cứ hẹn lần hẹn lữa. Thôi để ngày mai. Thôi để tháng tới. Thôi để năm tới. Thôi để… Cho đến khi không còn lần lữa được nữa. Nhìn những tờ lịch vơi dần như sinh lực của mình cũng đang vơi dần mà tôi bất giác rùng mình. Năm cùng tháng tận cũng có nghĩa là sức mỏn hơi tàn. Vậy mà có người bạn già vẫn còn chơi trống bỏi được. Tài thật. Nhưng mà có ích gì không khi cứ cố bám lấy cái mà mình không còn khả năng nắm giữ được nữa? Ngày vui đã qua mau, rồi thì ngày buồn cũng qua mau. Lâu rồi đời mình cũng… xong. Nhưng xong sao được khi còn bao nhiêu việc phải làm, còn bao nhiêu món nợ chưa trả hết? Chẳng lẽ bắt con cháu chúng è lưng ra gánh?

Thật lạ lùng! Việc của cả năm lại cứ dồn vào tháng cuối cùng. Việc của cả đời cũng cứ dồn vào lúc sắp sửa chào vĩnh biệt cuộc đời. Phải chi có được một cuộc đời khác dự trữ thì tuyệt vời biết mấy! Nhưng rồi tôi lại tự hỏi: liệu khi đã có một cuộc đời khác để dự trữ, người ta sẽ biết sử dụng nó một cách khôn ngoan hơn hay lại cứ chứng nào tật nấy, vung phí nó khi còn trẻ và chỉ chịu dừng tay khi nhìn lại quỹ thời gian sắp sửa cạn và khi chính mình không còn đủ sức để mà vung phí nữa? Cuộc trần ai chỉ biết chảy về phía trước. Nó không cho người ta có cơ hội để làm lại, dù chỉ một lần thứ hai. Vì thế, trong giây phút chuyển mùa của thời tiết, của năm tháng, mấy ai không bùi ngùi nhìn lại con đường đã đi qua, chép miệng thở dài, và mắt đăm đắm nhìn về phía trước, khoảng thời gian sắp tới mà sợ hãi những bất trắc, những vô định…Và sợ nhất là những khỏanh khắc vô nghĩa…

chieclavotinh
04-23-2023, 02:58 AM
Tuổi Già & Kỷ Niệm
Yến Tuyết

“Người ta có một thời để yêu và một thời để chết,
một trăm năm để sống và một khoảnh khắc để lìa đời.
Thời gian trôi, thời gian trôi...”
-Erique Maria Remarque

Ý tưởng về cuộc đời được ghi trong cuốn sách của ông văn sĩ người Đức nói trên thật đúng bạn nhỉ.

Nếu bạn cũng đang ở trong hạn tuổi lục tuần, thất tuần… như tôi, có lẽ bạn hay nhìn lại quãng đời mình đã đi qua và ôm ấp những kỷ niệm của một thời quá khứ vì tuổi già đang tiến đến rất nhanh và cái chết thì cũng sẽ đến rất tình cờ.

Do đó, tuổi già hay đi đôi với kỷ niệm.

Nhiều khi tôi bắt gặp chính mình và người thân, bạn bè cùng thế hệ hoặc lớn tuổi hơn kể đi, kể lại một câu chuyện cũ nào đó, rất nhiều lần.

Ở trong gia đình tôi, khi bất cứ ai bắt đầu kể một chuyện gì mà mọi người đã nghe 2, 3 lần trước đó, thì chúng tôi “lịch sự” đưa mấy ngón tay lên (tùy theo lần kể) để báo hiệu là chuyện đó đã được kể đến lần thứ hai, thứ ba và xin người phát ngôn stop ngay kẻo thính giả phải đau khổ nghe lại.

Người kể chuyện dĩ nhiên bị mất hứng nhưng hình như không bị quê vì đã quá quen với sự nhắc nhở “tế nhị” này. Đối với những người như bố mẹ tôi thì chúng tôi chỉ dám nhìn nhau và đưa cả hai tay và hai chân cho nhau coi, chứng tỏ số lần kể về chuyện cũ của bố mẹ đã vượt lên 20 lần rồi!

Thế mới biết, càng về già thì người ta càng sống với kỷ niệm, nhất là thích nhắc nhở đến những kỷ niệm đẹp.

Nếu chúng ta có nhắc nhở nhiều lần đến kỷ niệm đẹp thì rất nên đáng được thông cảm và chấp nhận vì có làm hại ai đâu, mà chỉ khiến cho đời thêm dễ thương thôi, bạn nhỉ?

Còn nếu nhắc lại những kỷ niệm buồn thì cũng chỉ để nhắc nhở với chính minh là chúng ta đã vượt qua những khổ đau, để biết được giá trị của hạnh phúc.

Ai trong chúng ta mà không có kỷ niệm để kể lể bạn nhỉ. Bởi vậy nên có không biết bao nhiêu cuộc họp mặt giữa những bạn bè, đồng nghiệp, đồng đội cũ đã diễn ra, chỉ để gặp nhau cười, nói, vui, buồn, xúc động…nhắc mãi hoài không hết chuyện ngày xưa.

Phụ nữ thì gặp nhau là tíu tít về kỷ niệm về thời cắp sách đến trường Gia Long, Trưng Vương, Lê văn Duyệt, Nguyễn Bá Tòng ...trong những ngày mưa ướt át có lá me bay, hay những ngày nắng trong sáng có tiếng ve kêu vang trong hàng phượng đỏ.

Rồi, chúng ta nhắc lại cho nhau nghe về những hàng quà bánh trước cửa trường, về tình yêu của tuổi học trò, về ông giáo dạy sử địa khó tính hay bà giáo dạy việt văn dễ thương...

Chúng ta sẽ tâm sự về thời gian vất vả bán chợ trời hay làm đủ nghề để kiếm sống khi còn ở Việt nam những năm tháng sau tháng 4/75. Chúng ta nói về những ngày lênh đênh trên biển khơi, không biết tương lai đi về đâu. Về thời gian lang thang trong các trại tị nạn. Về những ngày tháng mới chân ướt, chân ráo đến Mỹ, bơ vơ, buồn bã vì cô đơn và nhớ nhà....

Kể về việc mình đã sống, đã làm việc, đã làm quen với phong tục, tâp quán, ngôn ngữ xa lạ như thế nào. Đã nuôi nấng con cái trong một xã hội chuộng vật chất, dù có tình cảm nhưng thật là xa lạ với những tình cảm mình được nuôi dưỡng từ tuổi thơ ở Việt Nam.

Đã có những nụ cười vui, xen lẫn những giòng nước mắt tủi thân, khi có dịp được chia xẻ kỷ niệm với bạn bè.

Tôi mới bắt được liên lạc lại với một cô bạn gái từ thời học đệ tam ở trung học, sau đó lên đến Đại học cũng học cùng trường nhưng khác ngành.

Như vậy tính đến nay, chúng tôi cũng đã biết nhau những hơn nửa thế kỷ rồi.

N. đi tu từ khi tốt nghiệp Đại học năm 1974 và hiện đang sống ở một cái đạo tràng thuộc vùng ngoại ô của tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu - Việt Nam.

Đó là một người phụ nữ trong sáng từ thể chất đến tâm hồn và cho đến nay, khi nói chuyện với nhan, chúng tôi vẫn tìm thấy những cảm nghĩ đồng điệu về đời sống.

Dĩ nhiên, chúng tôi nhắc nhau về kỷ niệm cũ và dễ thương của tuổi học ưò và sinh viên khi theo học trường Nguyễn bá Tòng và Vạn Hạnh.

Tôi kể cho N. nghe đời sống ở Mỹ của tôi, về những tất bật lo toan của cuộc sống của những ngày đã qua. Về hạnh phúc nhỏ nhoi có được ngày hôm nay vì con cái khôn lớn và có đời sống lương thiện.

Về mảnh vườn xinh xắn và êm ả của riêng minh mà tôi yêu thích, chẳng cần phải đi đến những chốn đông người để tìm vui những khi rảnh rỗi.

N. kể cho tôi nghe nơi N. ở có tiếng chuông, mõ sớm khuya. Có mấy chục cây ngọc lan N trồng chung quanh chùa, tỏa hương thơm dịu dàng quanh năm.

N. gởi tặng tôi mấy bó nhang trầm N. sản xuất để mưu sinh. Tôi nhận được nhang trầm ngay ngày Vu Lan vừa rồi và trong đêm rằm tháng 7 Âm lịch vừa qua, mùi trầm hương thoang thoảng bay cả ra ngoài hiên nhà, nơi có ánh trăng nhẹ nhàng đang rụng xuống.

N. cũng nói đến những đêm lắng nghe tiếng sóng vổ, vọng về từ các bãi biển vẫn còn hoang sơ nơi Nguyệt ở (May quá vì nó ở xa Bà Rịa, Vũng Tàu đến 60 cây số, nên chưa bị chính quyền hay các đại gia tham lam dòm ngó để tìm cách dành đất, bán cho Tàu lấy tiền!).

N. giúp tôi hiểu giáo lý của đạo Phật một cách rõ ràng hơn về “sinh, diệt, có, không” để tôi dễ dàng áp dụng ý niệm này vào đời sống thường ngày trong suy nghĩ, lời nói và việc làm.

N. hay giúp những người phật tử làm lễ phóng sinh và giúp tôi hiểu ý nghĩa hay ho của việc làm này trong việc tránh sát sanh những sinh vật vô tội.

Kỷ niệm đã là nhịp cầu nối hai chúng tôi lại với nhau, một cách êm ái và bền chặt.

Thế nhưng tôi hơi buồn vì biết tin N. mới bị bác sĩ cho biết là đang ở giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer.

Hiện nay, theo tin tức y khoa thì nếu được định bệnh sớm, khoa học đang có được những loại thuốc làm chậm lại sư phát triển của bệnh Alzheimer, chứ chưa có thuốc chữa khỏi bệnh. Thế nhưng thuốc men trị bệnh này khá đắt, dù có mua được ở Việt Nam hay ở Mỹ,

Ít ra, tôi có một ít kinh nghiệm về bệnh Alzheimer khi nó xảy đến với bà chị ruột của tôi.

Thời gian vài năm đầu lúc mới bị bệnh, chị T. tôi dần dần không nhận ra người trong gia đình và hay quên đồ dùng của chị để ở đâu và nhất là quên cả ăn. Dù chị rất ít nói, nhưng nếu có nói ra thì những câu nói đã không còn có nghĩa nữa.

Thế nhưng, đôi khi tôi vẫn thấy hình như trong cái bộ óc mà những giây thần kinh đang từ từ bị hủy hoại đó, vẫn còn vương vấn lại một vài kỷ niệm của thời gian đẹp nhất của tuổi trẻ. Bởi vì thỉnh thoảng bỗng nhiên chị tôi ngồi hát khe khẽ mấy câu trong bài “Nắng chiều” của Lê Trọng Nguyễn: “Anh nhớ trước đây, dáng em gầy gầy. Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh”.

Thật tình, chị T tôi đã từng là người thiếu nữ xinh đẹp của xứ Huế trong bài hát ấy!

Đến thăm và cầm tay chị T., tôi nhìn người phụ nữ có một thời xuân sắc ấy mà thương cảm quá sức cho chị tôi, và thương cho tất cả những người đang bị chứng bệnh nan y này.

Chị T. tôi đã qua đời lúc 75 tuổi, sau 10 năm sống với bệnh Alzheimer.

Có thể nói gần đây ở Mỹ có rất nhiều người già sống thọ đến cả trăm tuổi nhưng số người có trí nhớ tốt đẹp rất hiếm hoi.

Phần đông những người cao niên đã hay đang trải qua thời gian bắt đầu nhận ra những triệu chứng thay đổi của tuổi già về tâm lý như thường quên điều này, điều nọ; vể thể lý thì không bệnh này cũng bệnh kia.

Lòng tôi luôn mang nỗi ưu tư về bạn bè, về những người thân trong gia đình không được may mắn mạnh khỏe vào những năm tháng sau cùng của một kiếp người.

Hôm qua, tôi mới gọi điện thọai hỏi thăm cô bạn thân hiện đang giúp chồng chiến đấu với căn bệnh ung thư. Cô kể cho tôi nghe về những phản ứng phụ do việc chữa trị bằng chemotherapy và radiation gây ra, tàn phá cơ thể của chồng.

Cô tâm sự về sự kiên nhẫn nhờ tình thương vô điều kiện dành cho việc chăm sóc người bệnh mỗi ngày.

Tuy nhiên, cô bạn tôi nói bên cạnh việc đối diện với những đau đớn về thể lý, xúc động của cả người bệnh và người chăm sóc về tâm lý, chính thời gian bị bệnh này là dịp để cô bạn tôi thấy được tình thương của gia đình, bạn bè và người quen dành cho mình.

Đã có những tấm thiệp gởi đến với lời ân cần của mọi người. Đã có những chậu hoa tươi đẹp cầu chúc sự bình an và niềm hy vọng. Đó những cú điện thoại hỏi thăm ân cần.

Cô bạn tôi nói rằng cô cảm động và được an ủi rất nhiều. Cô nghĩ rằng chính nhờ những sự hỗ trợ ấy mà cô có thêm nghị lực giúp chồng phấn đấu với căn bệnh hiểm nghèo của ông ấy.

Thật ra, bạn tôi cũng đã từng trải qua một căn bệnh ung thư khác trước người bạn đời vài năm nhưng may mắn thoát nạn,

Đặc biệt nhất, trên tất cả những thương yêu của mọi người, chính thời gian ở trước biên giới của tử sinh, cô bạn tôi thấy được tình yêu mà chồng dành cho mình. Những lo lắng, săn sóc từng li tùng tí trong việc dìu dắt, đi đứng, ăn uống, tắm rửa đã khiến cho cô có một cái nhìn khác về người đàn ông, trước kia, ít khi bày tỏ những cử chỉ hay lời nói yêu thương, mà người vợ bình thường vẫn mong đợi nhận được từ người chồng của mình.

Bây giờ đến lượt cô săn sóc chồng.

Đẹp thay những giọt nước mắt ứa ra khi thấy vợ, hay chồng mình có thể nuốt được một muỗng cháo nhỏ, nó như là liều thuốc mạnh mẽ nhất có thể giúp người thương của mình tiếp tục sống còn...

Tôi chỉ còn biết nhắc bạn tôi nhớ đến những kỷ niệm đẹp khi hai người mới yêu nhau để giúp cô cảm thấy mạnh mẽ hơn, chấp nhận hơn khi đang một mình đi trên con đường đầy thử thách tiếp nối của đời sống.

Ở những năm tháng cuối cùng của cuộc đời, chúng ta chỉ còn lại kỷ niệm và kỷ niệm...

“Xin đi lại từ đầu, chưa đi vội về sau”
-Phạm Duy

chieclavotinh
07-30-2023, 02:14 AM
A dying man's letter

Dear Abby: Thank you for supporting the widow who started dating three months after her husband died. You were right when you told her, "The time to show respect for one's spouse is while that spouse is living."

Here is my story... .

My wife and I have had many good years together. We raised kids, lived through joyous good times and horrendous bad times. I am in my 18th month of chemo treatment for various cancers. I may live three months or five years. It doesn't matter how short or how long my life will be, but it's reasonable to assume that I will die before my wife does.

I have had a more rewarding and fruitful life than I probably deserve, for which I am grateful. But the day I die, my last thoughts will be regret that I shall leave her alone. So sad, to me, to know that after so many months of total concentration on my welfare ... her reward will be to be left alone.

Abby, she is not the kind of person who should be left alone. So I tell her now, and I want all my kids and friends to listen: "As soon as you possibly can, after throwing my ashes off the boat into the Pacific, wrap the memories of our life together around you -- and begin a new life. ... You've earned it."

-- "Mac" in Oregon


Dear Mac: Your sincerity rings true, leaving me speechless.

Write DearAbby.com or P.O. Box 69440, Los Angeles, CA 90069.

chieclavotinh
10-08-2023, 02:37 AM
"Being able to be empty keeps us full."

Minimalist Living
Carl Phillips

Today we are in for a real treat! I am pleased to say we have the company of Joshua Becker from Becoming Minimalist who just happens to be one of the world’s premier simplicity and minimalist writers! Joshua’s site and books are read by, and inspire, hundreds of thousands of people all over the world for good reason, his methods and advice works.

Grab your coffee and get comfortable as in the following interview Joshua shares some amazing insights on his own journey and also ways you can make your own life simpler and more minimalist.

1) Hi Joshua, why don’t we start with you telling us a little about yourself, where in the world you’re based and also a little background on your blog, Becoming Minimalist (www.becomingminimalist.com)? (http://www.becomingminimalist.com)?)

Currently, I live in Peoria, Arizona in the USA with my wife and two young kids (11 and 7). We’ve lived here for the past two years. Before living here, we lived in Vermont which is where the minimalist journey for us actually began.

The journey for us started on a Saturday morning in the springtime as I set out to clean my garage… this is after all, what so many of us do with our spare time: take care of the stuff we own. My son was 5 and playing alone in the backyard while I cleaned and organized everything I stored out in the garage.

I began commenting to my neighbour about my frustration over having to clean all morning rather than play with my son. She replied by saying, “That’s why my daughter is a minimalist. She keeps telling me I don’t need to own all this stuff.” I looked at everything piled up in my driveway and then I looked at my son alone in the backyard and made a life-changing realization: “Everything I owned was not bringing joy or meaning into my life. But worse than that, it was actually distracting me from the very things that did.”

We immediately began our journey of removing non-essential possessions from our life.

2) Where did the initial spark for Becoming Minimalist come from and what led to you wanting to share your story via the blog and your books?

Originally, I started the Becoming Minimalist blog as an online-journal. I just wanted to document the decisions we were making and the changes we were experiencing. Over time, more and more people began reading the website and finding inspiration in our story. Eventually, after pursuing minimalism for quite some time (18 months approximately), we changed the focus of the website after recognizing the need for the message of minimalism. Becoming Minimalist became a place to encourage others to live with less and provide practical advice to help them in their journey—that is when the bulk of growth began for the website.

There are some minimalist blogs that seek to help other minimalists live with even less. But my hope is to reach those outside the movement and help them recognize the practical benefits of living with less.

3) What have been some of the main challenges you have faced since trying to live a more minimalist life?

It’s interesting because the only barriers to minimalism are personal. There is no law or rule or person standing in the way of anybody choosing to live with less. Every barrier is on the inside: overcoming the passion to possess, the need to impress others with our possessions, or learning to reorient our thinking away from society’s consumer-driven tendencies. These are the only challenges.

Oh sure, there are perhaps some initial barriers of finding the time and energy to declutter our home and remove things we don’t need. We didn’t collect everything we own in one afternoon and it’s going to take longer than that to remove it all. But these are minor obstacles compared to the work that needs to happen on the inside.

4) Is there anything that you miss from your previous life?

No, not really. I don’t miss the constant stress and anxiety of needing more money. I don’t miss the burden of wanting to get rich or be paid more. I don’t miss wasting so much of my precious time managing and organizing and cleaning and repairing all the things that I owned… much less all the time spent researching and shopping for those things in the first place. I don’t miss any of that at all.

5) And what have been some of the major benefits including any surprising benefits?

The benefits of living with fewer possessions are entirely practical and life-giving. For starters, it costs far less to not buy stuff which allows some to get out of debt, some to start saving money, some to pursue a career they love, and others to financially support causes they believe in. Living with less results in far less time cleaning, organizing, and wasting time and energy maintaining stuff. It’s better for the environment. It results in more freedom, less stress, and less anxiety. In short, it provides opportunity to pursue our greatest passions… and find more life, joy, and meaning because of it.

6) What are two or three things readers can do today to start living more simply and minimalist lives?

Start easy. Find one lived-in area of your home (think living room, bedroom, bathroom, wardrobe). And remove the physical stuff that you know you don’t need there. You don’t have to remove everything—just remove the stuff that you know you don’t need: the clothes you don’t wear, the decorations you don’t even like anymore, the cd’s you don’t listen to, the toiletries that aren’t used anymore… just the easy stuff for starters. Put it all in a box out of sight. And start to notice the benefits of living with less in just this one area. Your home feels lighter like a burden has been lifted. Picking out clothes becomes easier, sitting in your living room is more relaxing, getting ready is easier with less clutter. These are the benefits of minimalism. Pick another area in your home and then another. Once you’ve worked through the major areas in your home, go back through from where you started and see if you can remove more.

7) What can readers expect from Becoming Minimalist over the coming period? Any new projects in flight that you can share details of?

We’re still hoping to inspire as many people as possible to embrace minimalism. We’ll be releasing a book, Clutterfree with Kids, soon (November) that I think parents will find super-helpful. And then there is another project that we’re targeting for 2014 that we aren’t quite ready to announce. But people will find it inspirational. In short, I’ll continue to sell books that tell people not to buy stuff. Hopefully this business model works out in the long run…

8) Great, thanks for taking the time to share some of your thoughts with us

You are welcome. Thanks for the opportunity.


https://www.becomingminimalist.com/15-years-15-lessons-my-journey-of-becoming-minimalist/

chieclavotinh
01-14-2024, 02:00 AM
NHỮNG MÙA XUÂN MUỘN
Huyền Chiêu

Thời gian tựa cánh chim bay
Qua dần những tháng cùng ngày
(Cung Tiến)

Chỉ mới đây thôi, treo tấm lịch có in hình chú chó dễ thương lên vách rồi ngồi đếm từng ngày chờ con cháu về ăn tết, vậy mà bây giờ lại vứt chó đi rục rịch treo lợn lên .

Mau quá.

Ôi. Mình đã đi gần hết cuộc hành trình không có vé khứ hồi.

Mình được nhìn thấy nhiều lắm những ga lớn, ga xép, nhưng chỉ một lần duy nhất trong đời.

Không bao giờ trở lại.

Hồi nhỏ trên chuyến tàu, có chàng trai hỏi “bé xuống ga nào?”

Năm sau gặp lại , chàng hỏi “Cô xuống ga nào?”

Lần đầu được gọi “cô” mình sửng sốt , vội thu mình ôm cặp vào lòng, yên lặng làm nghiêm. Từ đó mình đi đứng nói cười khép nép.

Mình mới qua tuổi 25 nhưng đã quên thời gian, quên tuổi trẻ, quên mất mình là ai. Mình như người lạc trong sa mạc, cần một giọt nước để uống chứ bao nhiêu tuổi đâu có nghĩa lý gì. Và từ đó mình không tính tháng tính ngày.

Mình như kẻ vô hồn ngồi tiếp trên chuyến tàu bây giờ quá là bệ rạc, lê lết đi vào nơi vô định.

Một hôm cậu soát vé hỏi “Bác xuống ga nào?” Mình ngẩn người biết mình đã qua giờ ngọ.

Mình quên thời gian nhưng thời gian không quên mình. Thời gian ân cần tặng thêm cho mình mỗi năm vài sợi tóc trắng.

Và tặng thêm cho mình một đôi kính lão.

Thời gian bảo “từ nay mi có thể xa chồng , xa con chứ không được ly thân với cặp kính này” Cặp kính từ đó gắn liền với cuộc đời mình như cái niền kim cô trên đầu Tôn Hành Giả.

Khi cha mẹ lần lượt qua đời, mình như bị bỏ rơi trên con đường vạn dậm.

Mùa xuân cứ vô tư trở lại chẳng cần biết mình không còn mừng khi được tặng thêm một tuổi.

Tết. Lại ngậm ngùi nhớ cô Tám, dì Ba, chú Sáu, bác Hai, những hàng xóm thân quen đã lần lượt đi theo ông bà.

Nhớ lắm thuở bé, sáng mùng một chờ xem các cậu các chú áo quần, cà vạt tinh tươm, trịnh trọng đến từng nhà chúc tết. Những con người bình thường lam lủ suốt năm không mặc vào chiếc áo sơ mi, hôm nay sáng trưng, tươi vui, lịch sự như những nhà quý tộc.

Nhớ như in giọng nói, tiếng cười, dáng đi của từng người trong xóm /Nhớ cậu Năm xe ngựa mỗi buổi chiều dội nước chải bờm cho chú ngựa yêu. Nhớ dì Hai với gánh chè đậu ván đúng hai giờ chiều là đi ngang nhà mình.

Các cậu các dì đi đâu hết cả rồi.

Rồi những bệnh tật của tuổi già cũng bắt đầu lãng vãng.

Một hôm mình thảng thốt nghe tin người bạn cùng lớp xóm nhà thờ đã về nước chúa. Những đứa trẻ đến nhà vòng tay “Cháu chào bà”.

Nhớ ”Khúc Hát Thanh Xuân“:

Từ đó khi xuân tái hồi
Cho bùi ngùi thương nhớ tới xa xôi.
Nhớ tới câu thương yêu người
Một ngày tuổi mới đôi mươi.
(Phạm Duy)

Thật may mắn khi “bà” đã có chung thế kỷ với những nhạc sĩ của 20 năm miền Nam tự do. Nhưng Phạm Duy, Trúc Phương, Hoàng Trọng, Trịnh Công Sơn, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Nhật Ngân…nhiều lắm những con người tài hoa, lãng mạn mà bà từng ngưởng mộ đi đâu cả rồi…

Lá đã rụng đầy. Lòng mình như cành khô trơ trụi.

“Xa nhau chưa mà lòng nghe quạnh vắng
Đường thênh thang gió lộng một mình ta
Rượu cạn ly uống say lòng còn giá
Lá trên cành một chiếc cuối bay xa”
(Tuấn Khanh)

Chuyến tàu đời mình vẫn mãi mê lao về phía trước. Ngoài kia, khu rừng mùa xuân vẫn thơm ngát hương đời mà sao người lữ khách bồi hồi thấy lòng se sắt…

chieclavotinh
04-07-2024, 02:48 AM
“We are all dying. Everyday bring us closer to our last one.”

Tuổi già và những ngày cuối năm
Huy Phương

Không biết ông bạn già của tôi nghĩ gì khi vào cuối tháng Mười, lúc trời bắt đầu se sắt lạnh, nước Mỹ đổi giờ và trời hình như bắt đầu tối nhanh hơn. Từ lễ Thanksgiving trở đi, các trung tâm thương mãi đã sửa soạn giăng đèn kết hoa, đón mời khách mua, rộn ràng âm thanh và hình ảnh của những ngày lễ cuối năm. Trẻ em chắc phải hớn hở vui mừng, lòng hân hoan đón những ngày nghỉ sắp đến, quà cáp, ăn uống, sum họp. Những đôi vợ chồng trẻ lo lắng, sắp đặt những chuyến đi chơi xa hay trở về nhà bố mẹ lòng đầy phấn khởi nghĩ đến tương lai.

Riêng tôi, mỗi năm lúc bắt đầu nghe tiếng nhạc Giáng Sinh, nhìn những ánh đèn nhiều màu nhấp nháy trên những cành thông ngoài phố hay trong phòng khách, lòng bỗng xúc động lạ thường và một nỗi buồn xâm chiếm lấy tâm hồn. Khi tuổi trẻ nghĩ đến tương lai thì người già nhìn lui về quá khứ. Đã biết bao nhiêu mùa Giáng Sinh trôi qua, từ lúc cắp sách đến trường, tuổi biết yêu, rồi quê hương chiến trận đạn bom, rồi trại tù giá lạnh, rồi nước Mỹ mênh mông lạnh buồn làm chạnh lòng người xa xứ.

Nhìn lại tháng ngày qua, mới đó mà thấy đã thật xa, thăm thẳm dài, nhìn tương lai đàng trước, còn lại chẳng bao nhiêu, thấy chừng rất ngắn ngủi. Khi sống trong đau khổ, ta muốn kéo sợi chỉ thời gian nhanh hơn, khi hạnh phúc ta muốn giữ tháng ngày chậm lại. Nhưng ngày tháng vẫn trôi đi như những dòng nước không bao giờ trở lại như một nhà thơ đã nói: “Thời gian và con nước không chờ đợi ai.”

Ông bạn già của tôi có bao giờ nghĩ đến việc đi tìm lại một hình ảnh cố nhân không? Người thiếu nữ ngày xưa mà bạn thường mơ mộng, theo đuổi hay đã có một thời yêu thương. Có mấy người còn có cơ hội để gặp lại nhau, mà:

“Hai mươi bốn năm sau, tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi mái đầu đều bạc. Nếu chẳng quen lung đố có nhìn ra được.
Ôn chuyện củ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi con mắt còn có đuôi!”
(Phan Khôi)

Bây giờ đã bốn, năm mươi năm rồi. Xin hãy để những hình ảnh ấy yên ngủ trong dĩ vãng dịu dàng, xin đừng đánh thức những sự thật phũ phàng khi gặp lại một bà cụ già bệnh hoạn, vầng trán nhăn nheo và mái tóc rối bạc. Những hình ảnh đã mất đi là những hình ảnh đẹp nhất của đời người, có thể chẳng bao giờ tìm lại được.

Trên cuốn sổ điện thoại, tên nhiều người bạn chưa được xóa đi nhưng những con số không bao giờ dùng tới. Những đoạn đường hay thành phố, qua đó bỗng chạnh lòng khi nhớ đến một vài người thân đã không còn nữa. Đi thăm một người quen đã hôn mê trong bệnh viện, ghé nhà quàn thắp một nén hương, đứng lặng một vài giây để nhìn người bạn lần cuối hay buổi sáng sớm nghe điện thoại một người ở xa báo tin buồn, để thấy cuộc đời không còn vô tư, phấn khởi như những ngày còn trẻ.

Chúng ta có bao nhiêu điều để hối hận, tiếc nuối hay buồn rầu về những lỗi lầm của tuổi trẻ, những cơ hội đã qua đi sẽ không bao giờ trở lại như những dòng sông vẫn trôi. Mỗi sáng thức dậy, mỗi buổi tối lên đèn lập lại từng ngày, càng lúc càng nhanh như ai đó làm người kéo màn khép lại từng màn kịch và mở ra những màn nối tiếp. Rồi cuối cùng vang lên tiếng vỗ tay trong màn cuối, nhà hát bật đèn, mọi người đứng dậy và một đêm kịch thực sự đã chấm dứt. Nhân vật của kịch bản đã chết nhưng diễn viên vẫn sống để đóng vai trở lại, nhưng chúng ta thì sẽ không bao giờ còn cơ hội đó nữa. Đây chính là cuộc sống. Nếu cho chúng ta “đi lại từ đầu”, chúng ta có sửa sang, tu bổ, khôn ngoan chọn và viết lại kịch bản, thánh thiện hơn phàm tục, ở hiền thay sống ác cho hết một đời người, hay cuối cùng vẫn chẳng có gì đổi thay.

Bây giờ mùa Đông tới, trong những khớp xương nghe đau nhức như nỗi buồn đã thấm vào da thịt. Bây giờ người già trở lại như đứa trẻ thơ, nhớ nhớ quên quên, vụng về, lẫm chẫm. Những đứa cháu mới bé thơ năm nào nay đã lớn như thổi, vậy thì cũng không mấy ngạc nhiên khi tóc mình càng ngày càng thưa dần và chuyển sang bạc trắng. Tre già bên những mầm măng mới mọc, những ngọn lá vàng rơi xuống và nằm yên ẩm mục để làm nhựa cho cây .Vòng quay của sự sống diễn ra từng giờ trước mắt chúng ta, nhưng mỗi khi nghĩ đến chuyện ra đi, người ta có bình thản như một người sắp trở về, đi trên con đường quê nhà quen thuộc thời thơ ấu, như một triết gia nào đó đã nói chăng?