PDA

View Full Version : Cái tóc là gốc nhà binh



Triển
04-04-2014, 12:20 PM
Cấm các kiểu tóc trong quân đội Mỹ:
Không thể bảo em ra trận thế này được đâu!


Cuộc tranh luận về tóc tai đang nóng lên trong quân đội Mỹ: Một vài kiểu tóc bắt đầu từ bây giờ bị cấm, quân đội bắt đầu tóc cũng phải có kỷ luật. Các nữ quân nhân người Mỹ gốc Phi tự vệ - họ cảm thấy phía sau sự cấm đoán là phân biệt chủng tộc.

http://cdn3.spiegel.de/images/image-679432-breitwandaufmacher-uvpp.jpg

Hamburg - Điều luật 670-1 của quân độc Hoa Kỳ chỉ vừa công bố hôm thứ Hai đã có một cơn bão phản đối với một cường độ mạnh mẽ. Phần lớn nội quy xoay quanh diện mạo nam nữ quân nhân, trong các điều luật có nói đến tóc tai. Nội quy này cấm đoán nhiều kiểu tóc khác nhau. Nhiều phụ nữ Mỹ gốc Phi xem đó là sự tấn công có khuynh hướng phân biệt chủng tộc, bởi vì chính các kiểu tóc bị cấm này với họ rất bình thường phổ biến rộng rãi.

Điều 670-1 viết rất tỉ mỉ rằng ví dụ như chẻ đường ngôi zick zack, mái tóc buông thòng, bới tóc xéo một bên và se bính kiểu dreadlocks không được chấp nhận. Hoặc là thắt bính kiểu cornrows, nghĩa là thắt sát da đầu dọc xuống đầu bị cấm. Nếu để tóc thẳng không cột, mái tóc không được dài hơn 2 inches, nghĩa là vừa vặn 5 phân thôi. Đàn ông cũng có luật lệ: ví dụ cấm để tóc kiểu La Mã và móng ngựa. Độ dài của mai tóc và bề ngang của hàm râu cũng được định chi tiết.

Trở về với thiên nhiên

Nữ thượng sĩ Jasmine Jacobs đã khởi động một thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc xin dẹp bỏ các luật lệ mới khó khăn này. Đã có hơn 10 ngàn chữ ký ủng hộ việc này. Tóc bà Jacobs thắt hai cái bính dài đã giải thích với tờ "USA Today" rằng tương lai bà hết biết phải làm gì với mái tóc của mình. "Kiểu tóc của tôi phù hợp với điều luật từ hồi nào đến giờ. Lúc đội nón sắt không hề bị vướng víu gì cả".

Theo "Washington Post" điều luật mới đến đúng lúc ngày càng có nhiều phụ nữ Mỹ gốc Phi trở về kiểu tóc tự nhiên. Số phụ nữ đi kéo thẳng tóc xuống chỉ còn 30 phần trăm. Thị trường tiêu thụ các loại keo kéo thẳng tóc trong 5 năm qua xuống 26 phần trăm.

Bên quân đội biện hộ cho luật lệ mới này là mong muốn một diện mạo đồng nhất. Một phát ngôn viên nói với tờ "Washington Post" rằng nhiều kiểu tóc được chấp nhận nếu "giữ truyền thống và được chăm sóc". Một lý do ra điều luật mới cũng vì nón sắt phải đội vừa vặn và thoải mái. Rất tiếc là có nhiều kiểu tóc không được như vậy.

Cái năm ngắn ngủi dùng lưới tóc

Thời trang tóc tai thường là lý do gây tranh cãi trong quân đội nhiều quốc gia trong quá khứ. Vì vậy cho nên bộ trưởng bộ quốc phòng Đức chấp thuận cho sử dụng một loại lưới tóc vào tháng Hai năm 1971.
Lính tráng được phép để tóc dài nếu mang một cái lưới tóc màu Ô-liu. Sau đó họ đã sắm 740 ngàn lưới tóc. Sau khi bị cả thế giới châm biếm vụ này được bỏ sau một năm áp dụng. Không quân Đức thời đó bị chế giễu là "German Hair Force". Từ dạo đó tóc tai của lính chỉ được dài chấm cổ áo là hết mức.

Ở Na Uy luật lệ quân đội tự nhiên hơn. Quân lính nam giới Na Uy cũng được phép để tóc dài.


ler


(* dịch lại từ "Frisuren-Verbote in US-Armee: So ziehst du mir nicht in den Krieg!" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/usa-armee-streitet-ueber-frisuren-a-962543.html))







http://cdn3.spiegel.de/images/image-679442-galleryV9-vptx.jpg

Luật mới 670-1 khiến nữ quân nhân người Mỹ gốc Phi có cảm giác bị kỳ thị chủng tộc



http://cdn3.spiegel.de/images/image-679432-galleryV9-uvpp.jpg


http://cdn1.spiegel.de/images/image-679428-galleryV9-xvei.jpg

Râu phải kết thúc ở khóe miệng



http://cdn1.spiegel.de/images/image-679430-galleryV9-esws.jpg

Luật lệ quá tỉ mỉ. Ngay cả màu dây cột tóc cũng có luật lệ



http://cdn2.spiegel.de/images/image-679435-galleryV9-sorg.jpg

Luật lệ tóc tai cho nữ quân nhân quân đội Đức được nhẹ nhàng hơn nhiều






http://cdn1.spiegel.de/images/image-679438-galleryV9-qtcd.jpg

"German Hair Force"





http://cdn2.spiegel.de/images/image-679439-galleryV9-ilct.jpg

Nam nữ quân nhân quân đội Na Uy bình đẳng



(* hình ảnh và bài viết nguyên tác theo Spiegel (http://www.spiegel.de/politik/ausland/usa-armee-streitet-ueber-frisuren-a-962543.html))

Triển
07-25-2014, 03:56 AM
"Chúng tôi cự tuyệt"
Raniah Salloum

http://cdn2.spiegel.de/images/image-729151-galleryV9-ckeq.jpg

Chen Tamir là trường hợp đặc biệt trên nhiều khía cạnh. Người phụ nữ 34 tuổi này người Do Thái nhưng không phải đi quân dịch. Bởi vì cô cũng có thêm quốc tịch Gia Nã Đại và từng sinh sống với cha mẹ ở Toronto ở tuổi quân dịch. Việc cầm súng phục vụ quân ngũ đáng lý là cô không cần phải làm. Thế nhưng lúc 17 tuổi cô ghi danh nhập quân ngũ Do Thái.
Cô đã đi quân dịch hai năm trời thuộc binh chủng tác chiến Bắc Do Thái ở tuổi vị thành niên. Mặc dù thông thường các cô gái và phụ nữ trong quân đội Do Thái được điều đến làm việc trong văn phòng. Bây giờ cô Chen Tamir lại làm một việc khác người nữa. Tamir và 50 người trẻ Do Thái khác đã viết một lá thư phản kháng đăng trên báo Mỹ "Washington Post". Họ đã chán quá rồi.

Họ viết về cuộc chiến ở dải Gaza như sau, "Chúng tôi cự tuyệt việc sẵn sàng làm lính trừ bị". Không cầm súng mà cũng chẳng ngồi bàn giấy. Trong những cuộc chiến trước kia đã từng xuất hiện các lá thư công khai tuyên bố như vậy. Tuy nhiên bức thư này lần đầu tiên có nhiều người phụ nữ tham gia.

Đối với các người ký tên trong thư, việc cự tuyệt có ý nghĩa nhiều hơn chuyện các đợt tấn công dã man ở dải Gaza hiện đang xảy ra. Họ cự tuyệt điều mà họ gọi là "quân đội hóa xã hội". Một xã hội dùng vũ khí thay cho ngoại giao. Chen Tamir cho biết, "Chúng tôi đã trải nghiệm quá chiều những trận chiến như thế này rồi. Nếu chúng tôi không muốn giậm chân tại chỗ trong hai năm tới thì chúng tôi phải dẹp bỏ vụ phong tỏa dải Gaza và chấm dứt việc chiếm đóng khu vực thuộc Palestina. Những gì chúng tôi cần là các giải pháp chính trị chứ không phải giải pháp quân sự".

Những người ký tên trong lá thư phản kháng cũng chỉ trích việc phân bố chức vụ trong quân đội. Không ai được phép chọn lựa gì lúc làm cái công việc "đi quân dịch" cả. Thông thường phụ nữ được điều đến làm văn phòng, những người Ả Rập gốc Do Thái thì cho giữ các chức vụ không ai ưa, còn người Châu Âu gốc Do Thái thì cho vào các đơn vị tinh anh.

Phục vụ quân dịch cũng có tác dụng sau khi giải ngũ. Chức vụ từng giữ được viết vào lý lịch. Do Thái chưa bao giờ có một ông thủ tướng nào trưởng thành sau khi lập quốc mà chưa từng có sự nghiệp trong các đơn vị tinh anh hoặc là đã trèo lên đến hàng tướng lãnh cả.

Đối với đa số người Do Thái cô là kẻ phản quốc

Các chỉ trích phê phán "Lực lượng phòng vệ Do Thái", nghĩa là quân đội Do Thái, ở Do Thái được xem như là phỉ báng thánh thần. Nhiều người Do Thái lớn tiếng yêu sách "Hãy cứ để quân đội đánh cho thắng". Họ không thể chấp nhận nghe các chỉ trích phương cách dã man của quân đội.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-729148-panoV9free-cmwh.jpg

Các phản ứng trước lá thư phản kháng trên tờ "Washington Post" cũng tương tự như vậy. Chen Tamir cho biết, "Tôi cứ bị mắng là đồ phản quốc trên Facebook hoặc là qua điện thư". "Bất kể là người tốt gốc Do Thái, hoặc là một người tốt Do Thái đi chăng nữa mà chỉ trích chính quyền là cũng bị mắng". Cô cũng tự cho mình là một "người yêu nước thật sự". "Tôi yêu đất nước này. Tôi muốn tất mọi người chúng tôi ở đây có cuộc sống tốt đẹp hơn. Cho nên tôi đã làm mọi thứ".

Một người khác có ký tên trong thư phản kháng đã mất việc làm ngay sau khi lá thư được công bố. Người phụ nữ 34 tuổi kể lại. Một đồng sự đã cự tuyệt không muốn làm việc chung với "đứa khốn nạn".

Cô Tamir gần như không phải sợ hãi các hậu quả như vậy. Cô cho biết, cô sống cẩn thận phòng ngừa, những người trong vòng giao tiếp gần gũi của cô cũng có cùng ý nghĩ tương tự như vậy. Cô làm việc ở lãnh vực nghệ thuật cũng như nhiều cách khác ở Do Thái trong khu Ả Rập Tel Aviv-Jaffa. Nhưng mà cô cũng biết Do Thái bên ngoài ốc đảo của cô nghĩ gì, "Quan niệm của tôi bị xem là cực đoan", Chen Tamir nói, "Nhưng mà tôi đâu có như vậy. Tôi cảm giác mình bình thường, còn tất cả họ mới là điên khùng".

(theo "Wir weigern uns" (http://www.spiegel.de/politik/ausland/gaza-konflikt-reservisten-in-israel-verweigern-militaerdienst-a-982763.html) - SPIEGEL)