PDA

View Full Version : Cúm Lạc đà



Triển
05-05-2014, 06:09 AM
Nụ hôn chết người của chú lạc đà con

Gần đây mỗi ngày cứ thấy chữ "Mers" trên tít báo nhật trình của Vương quốc. Căn bệnh được phát hiện hai năm trước ở Ả Rập. Từ lúc đó trở đi người ta bắt đầu tử vong vì bệnh Mers ở khối Ả Rập.

Pia Heinemann



http://img.welt.de/img/gesundheit/crop127626414/8328729008-ci3x2l-w620/camel-herder-with-young-camels.jpg


Các cơ quan y tế Ả Rập như đã hết hi vọng. Gần đây họ chuyển sang cầu cạnh cõi trên. Trên trang mạng của họ đọc được dòng chữ "Xin cầu Allah hãy xót thương người mắc bệnh". Báo chí cũng tường thuật liên tục. Mỗi ngày trên trang nhất đều đập vào mắt chữ "Mers". Mers là một chứng bệnh qua virus (Middle East Respiratory Syndrome - Triệu chứng Hô hấp Trung Đông) mới vừa phát hiện hai năm trước. Từ lúc đó người khối Ả Rập lần lượt tử vong.

Ở nước Ả Rập đã có hơn 110 người thiệt mạng và số người mới nhiễm bệnh tăng rất nhanh. Bà Margaret Chan, tổng thư ký của Hội Y Tế Thế Giới WHO đã cảnh báo năm ngoái rằng bệnh Mers có thể là "một hiểm họa cho cả thế giới".

Điều này không chỉ khiến các nhà nghiên cứu mới lo lắng. Con Mers-Coronavirus tuy là không lây lan mạnh mẽ nhưng rất thường gây tử vong. Theo tin tức của WHO, 400 trường hợp bệnh nhân đã khẳng định bị bệnh hoặc có thể bị bệnh đã có 40 phần trăm tử vong. Tính trong tháng Tư chỉ riêng ở Ả Rập đã có 143 trường hợp mới nhiểm được báo, 70 phần trăm nhiều hơn các tháng trước.

Gần đây cơn bệnh đã bùng nổ tại các nước trong Khối Ả Rập Thống Nhất, Ai Cập đã thông báo có trường hợp nghi ngờ mắc bệnh đầu tiên. Một người bị nhiễm từ Riad đã mang con virus sang tận Mỹ. Tổ chức WHO bắt đầu gia tăng cảnh giác và yêu cầu hãy thành lập cách xử trí rủi ro (1) tốt hơn.

Vấn đề nằm trong các bệnh viện

Ông Christian Drosten của bệnh viện đại học Bonn là một trong những chuyên gia nổi tiếng trên thế giới về loại Coronavirus (2). Ông là người đầu tiên cô lập được con SARS virus từng gây thiệt mạng 1 ngàn người ở Á Châu vào năm 2002/2003. Ông và nhóm của ông đã phát triển một phương thức thử nghiệm con MERS-Virus tương tự như SARS, để có thể nhanh chóng chẩn bệnh trạng xem có phải là bệnh MERS hay không.

Hiện tại ông Drosten đang ở thành phố Dschiddah tại Ả Rập Saudi và phân tích các trường hợp bệnh MERS mới. Hầu hết các bệnh nhân bị lây trong bệnh viện - chỉ trong tuần rồi đã xác nhận năm cô y tá và một nam y sĩ bị lây con virus này.

Ông Drosten giải thích, "Qua các trường hợp mới đây, chúng tôi không còn chắc chắn rằng việc truyền nhiễm của con virus này trên căn bản không có gì thay đổi".

Dường như con virus không có biến hóa

Truyền nhiễm và gây tử vong là hai đặc thù của virus. Do nó liên tục biến hóa nên sẽ luôn có rủi ro có thể xảy ra cho kẻ nhiễm bệnh, tức là cũng nguy hiểm cho con người. "Chúng tôi đã chứng minh qua việc chia tách nhiều di thể của các vi trùng ở Dschiddah rằng, con virus MERS không có trường hợp biến thể". Đó là một tin tốt. Mầm mống con MERS cho đến nay cho thấy không thuộc loại Killervirus.

Vậy tại sao con số bị truyền nhiễm lại tăng quá nhanh? Ông Drosten cho biết, "Tôi có cảm giác rằng vụ bùng nổ lây nhiễm ở Dschiddah là từ trong bệnh viện mà ra, là nơi có vấn đề lớn với vệ sinh". "Nội vụ được phát hiện ngay tại hiện trường, cho nên chỉ có thể hi vọng là bây giờ giải quyết được".

Đối tượng truyền nhiễm là Lạc đà

Con MERS-Virus chưa được thật sự nghiên cứu. Xem ra người ta thường bị nhiễm đặc biệt vào mùa Xuân. Con virus lây từ Lạc đà sang người. Đặc biệt là lạc đà con vừa sinh ra trong mùa Đông. Vào mùa Xuân các mảng bảo vệ cho các con thú con đã hết, tức là kháng thể thú con được thú mẹ truyền cho. "Vì vậy có thể đây là thời gian xảy ra các làn sóng truyền nhiễm ở Lạc đà con mà con người cũng bị lây theo. Tuy nhiên hiện tại đó chỉ là lý thuyết thôi".

Dù vậy đó không phải là mùa Xuân đầu tiên từ ngày phát hiện MERS hiện hữu ở người. Con virus không biến hóa, như vậy phải có điều gì khác thay đổi. Ông Drosten nhận ra nhiều yếu tố khác nhau: "Ở nước Ả Rập Saudi này đọc được chữ MERS mỗi ngày trên trang tựa các tờ báo. Tuần rồi ông bộ trưởng bộ y tế bị cách chức. Người ở đây ghi nhận việc này rất nghiêm túc, ở chỗ công cộng đã thấy người ta đeo mặt nạ (3)".

Nỗi sợ hãi hiện rõ, ai bị sốt hoặc là có triệu chứng gì đó là họ đi ngay đến bệnh viện. Nhưng cũng nhờ vậy mà số chẩn bệnh tăng lên. "Trước đây các trường hợp nhẹ người ta chỉ ở nhà nên cũng không được biết".

Thẩm định phòng thí nghiệm làm không đúng?

Ngoài chuyện thiếu vệ sinh trong bệnh viện ra, trong các phòng thí nghiệm cũng có thể bị nhiều cái thất bại. Như các cuộc thí nghiệm của ông Drosten cũng có thể cho ra kết quả dương tính sai lạc, bởi vì ông ta làm không đúng.

"Không phải trường hợp thử nghiệm dương tính nào cũng thật sự có virus - có một phần của các chẩn đoán cũng có thể là lỗi của phòng thí nghiệm. Đó là một trong những lý do chính vì sao tôi có mặt ở Dschiddah - bây giờ tôi muốn tự mình kiểm chứng xem sao."

Hiện tại MERS-Virus đối với con người chưa đe dọa gì hơn. Tuy nhiên cũng có thể chỉ là vấn đề thời gian mà thôi. Du khách đến Ả Rập tốt nhất là tránh xa các chú Lạc đà.



-- chú thích:
(1) xử trí rủi ro = risk management

(2) Coronavirus: là nhóm virus chuyên gây bệnh ở các động vật có xương sống như loài động vật có vú, loài gặm nhấm, loài cá và loài lông vũ. Coronavirus thuộc loại vi trùng di truyền biến hóa cao và mỗi con virus có khả năng chế ngự cả loài virus khác để lan truyền thêm ra. Qua sự tiêm nhiễm chủng loại mà phát sinh ra loại virus SARS hoặc là MERS ở con người.

(3) Gesichtsmaske trong tiếng Đức là mặt nạ, tôi không biết tác giả có nhầm lẫn với khẩu trang hay không. Tôi vẫn dịch ra tiếng Việt theo nguyên tác.





(* dịch lại từ "Der tödliche Kuss des jungen Kamels" (http://www.welt.de/gesundheit/article127626416/Der-toedliche-Kuss-des-jungen-Kamels.html))

Triển
05-06-2014, 02:37 AM
Virus MERS chết người:
Bạn cần biết những gì

Susanne Klaiber của Huffington Post
cập nhật 05.05.2014


http://i.huffpost.com/gen/1775750/thumbs/n-MERS-large570.jpg

Một con siêu vi trùng mới chết người đang khiến thế giới sợ hãi. Đó là con MERS, con Middle East Respiratory Syndrome, được dịch đại khái như là Triệu Chứng Đường Hô Hấp Trung Đông. Thoạt tiên nghe như không có gì. Tuy nhiên giới chuyên môn quan sát sự phát tán ngày một lo lắng hơn. Bởi vì con số những trường hợp mắc bệnh có kiểm chứng đã tăng vọt trong những tuần vừa qua.

Có 8 chuyện này bạn nên biết về MERS:


1. MERS nguy hiểm ra sao?

"Ở Đức mức rủi ro mắc bệnh trong dân chúng không cao hơn bình thường", theo trang mạng của Viện Dịch Tễ Học Robert-Koch. Bởi vì cho đến nay con siêu vi trùng này còn lan ít ở Châu Âu.

Nhưng mà: Có khoảng 40 phần trăm người nhiễm bệnh MERS đã tử vong. Đặc biệt bệnh trở nặng ở những người có thêm bệnh tiểu đường, theo thông báo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO).

Con số công bố gần nhất của WHO ra ngày 27 tháng 3. Theo đó thì từ ngày con siêu vi trùng được phát hiện đến nay đã có 206 người mắc bệnh, 86 người trong số đó bị thiệt mạng. Đặc biệt là cơ quan y tế ở Riad vừa công bố hôm thứ Bảy vừa qua rằng đã có 396 người nhiễm bệnh, và 111 trường hợp tử vong, chỉ riêng Ả Rập Saudi.



2. MERS chính xác là gì?

Con siêu vi trùng này thuộc vào nhóm Coronavirus, có thể gây bệnh ở người và thú vật và mức độ nguy hiểm khác nhau. Thuộc vào nhóm này phải kể đến con virus gây bệnh cảm và triệu chứng hô hấp cấp tính SARS.

Điều bất an là: Khoa học hiện nay chưa biết gì về con MERS.



3. Bệnh nhân có triệu chứng thế nào?

Theo RKI (Viện Dịch Tễ Học Robert-Koch) các trường hợp được biết bắt đầu bằng "triệu chứng như cảm cúm cấp tính". Trong các trường hợp nặng trong tuần đầu tiên có thể chuyển sang viêm phổi (Pneumonia) rồi có thể chuyển sang triệu chứng khó thở cấp tính. Bệnh nhân sẽ gặp các vấn đề hô hấp nặng.

Bệnh nhân thường cũng bị thêm tiêu chảy. Ở những trường hợp nặng theo Viện dịch tễ Robert-Koch có thể suy thận nặng.



4. Làm sao biết được có virus?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới "Người ta không thể nhận ra chắc chắn bệnh nhân có bị nhiễm MERS, bởi vì có người chỉ có triệu chứng nhẹ hoặc bất thường". Muốn biết chắc chắn chỉ có thể thử qua phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên nhân viên phòng thí nghiệm cũng phải coi chừng: như tờ báo "Saudi-Gazette" của Ả Rập Saudi viết thứ Hai hôm qua, một nhân viên phòng thí nghiệm đã tử vong bởi con MERS.

Bác sĩ các bệnh viện tư theo đó không nên chẩn đoán hoặc chẩn trị sai lạc ra thành bệnh Sốt Xuất Huyết.



5. Ở đâu mắc bệnh nhiều?

Y sĩ phân biệt giữa các trường hợp nguyên thủy, là trường hợp bệnh nhân trước khi bị bệnh không tiếp xúc với người đã nhiễm bệnh, và các trường hợp thứ cấp, tức là các trường hợp người bệnh tiếp xúc bị nhiễm qua người đã bị bệnh.

Các trường hợp nguyên thủy đặc biệt được ghi nhận từ Ả Rập Saudi, cũng như ở Jordan, Qatar, các nước Khối Ả Rập Thống Nhất, Oman và Kuwait.

Mới đây các bác sĩ cũng đã xác nhận có một trường hợp ở Mỹ. Tuy nhiên người đàn ông này do đã làm việc ở sở y tế Ả Rập Saudi.

Ở Đức cũng có 2 trường hợp ở Munich và Essen bị nhiễm bệnh MERS. Nhà chức trách cho rằng người mắc bệnh đã "nhập cảng" con siêu vi trùng từ Qatar và các tiểu quốc Khối Ả Rập Thống Nhất.

Hiện không có cảnh báo nào cho thấy hai người này tiếp tục lây sang các người khác.



6. Tại sao con số mắc bệnh lại tăng nhanh?

Từ tháng Ba năm 2012 đến tháng Ba năm 2013 mỗi tháng không ghi nhận hơn 5 trường hợp nhiễm bệnh mới, từ tháng Tư năm 2013 mỗi tháng đã có báo 10 đến 20 trường hợp, và từ tháng Tư năm nay đã nhiều hơn 100.

Viện Dịch Tễ Học Robert-Koch cho rằng, "Việc con số tăng vọt trong thời gian ngắn xảy ra một là Virus bắt đầu lưu hành hoặc là việc khám nghiệm xác định con bệnh nhanh hơn".



7. MERS truyền nhiễm ra sao?

Con siêu vi trùng này truyền nhiễm qua đường nào vẫn chưa rõ. Các khoa học gia tin rằng thú vật truyền bệnh sang người, và hiếm hơn là người truyền cho người.

Các chuyên gia đang tập trung vào con dơi (Microbat) là thú vật truyền bệnh, đặc biệt là Lạc đà một bướu (Dromedary). Bởi vì người ta đã tìm thấy kháng thể chống con virus này trong thân thể các con Lạc đà ở vùng Ả Rập.

Các con Lạc đà được xác định dương tính (mang virus) lại không nhất thiết bị bệnh.



8. Làm sao phòng ngừa?

Nói chung WHO chưa thấy có lý do nào phải giới hạn du lịch hoặc là giao thương với các quốc gia có bệnh cả. Tuy nhiên ai có các bệnh kinh niên nên đi hỏi bác sĩ lấy lời khuyên trước khi dự đính du lịch đến các nước Trung cận Đông.

Những người có mức độ rủi ro bên trên cũng như các du khách khác dù sao đi nữa cũng nên tránh tiếp xúc với thú vật, theo ECDC (Trung tâm phòng ngừa và Giám địch Bệnh tật Châu Âu).

Đó là các vụ đi viếng nông trại, xem chợ thú hoặc là vụ cưỡi lạc đà phổ biến. Sữa lạc đà cũng không nên dùng. "Ngoài ra cũng không có chỉ dẫn nào đặc biệt để ngừa trước cả", theo lời Bộ Ngoại Giao Đức.

"Các chi tiết chú ý chung chung như vệ sinh bàn tay và vệ sinh thực phẩm", nghĩa là nấu chín, gọt vỏ - hoặc là đừng ăn, đừng uống bậy.



(*** dịch lại theo "Huffington Post - Todesvirus Mers: Was Sie jetzt wissen müssen" (http://www.huffingtonpost.de/2014/05/05/mers-wissen_n_5266067.html))