TracNhu
06-09-2014, 10:26 PM
Trích trang web Ca sĩ Hà Thanh (http://casihathanh.wordpress.com)
Vào khoảng đầu thập niên 60, thời ông Vũ Quang Ninh làm Giám đốc Đài Phát thanh Huế, anh Mai Thảo nhiều lần ra Huế, vừa thăm bạn, vừa có những buổi nói chuyện văn học nghệ thuật do sinh viên Huế ngưỡng mộ tổ chức. Chính anh Vũ Quang Ninh đích thân đưa Mai Thảo đến giới thiệu với những nàng kiều nữ Huyền Trân Công Chúa nổi tiếng của Huế.
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Đây là một gia đình Nho phong. Ông nội chúng tôi vốn Nho học, và ông Bác tôi là người con cả, cũng từng Nho học, đặt tên con cháu theo từng bộ. Các chị Huyền Trân Công Chúa theo bộ thảo trong khi mấy chị em tôi theo bộ điểu. Phương Thảo hoa khôi Đồng Khánh. Trước đó, chị Tố Cần hoa khôi đã lập gia đình và đi xa. Lục Hà đang nổi danh dưới tên Hà Thanh, là giọng hát trân quý của xứ Huế, cộng tác với các ban nhạc Đài Phát thanh Huế.
Chị Hà Thanh cho biết lần đầu tiên thấy anh Vũ Quang Ninh Giám đốc Đài đến nhà, cả gia đình rất ngạc nhiên. Anh Mai Thảo được giới thiệu, và Bác tôi tuy Nho học và là một nhà giáo nhưng rất phóng khoáng – bằng chứng là đã cho chị đi hát – cũng cho các con tiếp đón khách phương xa do người gần đưa lại.
Chị kể một dịp khác, hai anh mời Hà Thanh đi ăn tối quán Âm Phủ. Họ đến trễ. Chị bảo tôi “Quá giờ ăn. Đói quá. Đành ăn bánh mì cũ vì nhà đã xong bữa, hết cơm!”
- Tui no rồi! Tới trễ. Không đi mô!
Chị thẳng thắn nói khi mở cửa. Hai anh xin lỗi và nài nỉ mời mọc. Nể ông Giám đốc và người mới quen, Hà Thanh lên xe đến quán Âm Phủ nhưng chỉ uống nước, chẳng ăn gì.
Từ đó, Mai Thảo nhiều lần đến nhà thăm Hà Thanh trước khi trở về SàiGon.
Hà Thanh cho biết chị rất quý mến anh Mai Thảo, coi như một người anh.
Chị Hà Thanh và tôi là chị em chú bác ruột và rất thân nhau, nhắc lại kỷ niệm cũ, chị bảo “Anh Mai Thảo là người đàn ông mình có thể thoải mái đến gần mà không chút e ngại. Dù mang tiếng ăn chơi phóng túng, anh có cái chừng mực của anh, luôn biết dừng lại. Đàng hoàng. Từ tốn. Điềm đạm. Không bao giờ sàm sỡ sỗ sàng. Luôn ôn tồn cẩn trọng.”
Chị nhấn mạnh: “Đó là người đàn ông đáng kính vì biết yêu kính phụ nữ , không hề coi thường, không hề kỳ thị nam nữ mà đối xử rất bình đẳng rất ngang hàng.”
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý về điểm này. Nói theo kiểu bây giờ, anh là một người tôn trọng nữ quyền theo đúng nghĩa nữ quyền. Một feminist.
Về sau nhiều lần vào Sài Gòn , Hà Thanh vẫn gặp Mai Thảo ở Đài Phát thanh hoặc vài nơi khác, trong khung cảnh rất thoải mải, rất thanh thản.
Sang Mỹ, cũng nhiều lần gặp lại những nơi có tiếng hát của Hà. Năm 1991, chị về Houston góp mặt trong chương trình Hội diễn đặc biệt của nam danh ca Anh Ngọc và các văn nghệ sĩ Chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình, có anh Mai Thảo từ Cali qua tham dự. Chị bảo khi thấy chị từ sân khấu bước xuống, anh chầm chậm nói: “Giọng hát này ở trên trời cao, không phải ở dưới đất.” Có thể là chủ quan – chị bảo – câu đó ngầm ngụ sự xa cách của giọng hát Hà Thanh với thế giới chung quanh.
Xin nói thêm Chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình của Đài Sài Gòn ngày xưa do anh Mai Thảo viết lời giới thiệu, gồm những bản nhạc chọn lọc gửi sang bên kia vĩ tuyến 17 để tâm tình cùng đồng bào ngoài Bắc.
….. Một dịp về Cali cuối năm 1997, nghe tin anh trở bệnh nặng, Hà Thanh cùng em gái là chị Bạch Lan, phu nhân BS Vưu Nam Trân, cùng vào bệnh viện thăm. Không được gặp, vì anh trong tình trạng hôn mê. Có nhiều các bà các cô trong gia đình anh ở phòng đợi. Hà Thanh thăm hỏi các vị này và ân cần nhắc nhở niệm phương danh Phật A Di Đà để anh được nhẹ nhàng siêu thoát.
Nhắc chuyện xưa, Hà Thanh nói với tôi: “Không cơ không duyên không nợ. Không vướng lụy.” Họ đã gặp nhau ở một quan điểm:
“ Sống sao cho sòng phẳng với đời. Không vay. Không trả. Không trả. Không vay”
(Mai Thảo, Điểm Hẹn)
Trong tập thơ Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, có hai câu, chẳng biết viết cho ai:
Tâm em là Bụt tâm anh Phật
trên mỗi tâm ngồi một nhánh hương
(Mai Thảo, Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại)
Trần thị Lai Hồng
Vào khoảng đầu thập niên 60, thời ông Vũ Quang Ninh làm Giám đốc Đài Phát thanh Huế, anh Mai Thảo nhiều lần ra Huế, vừa thăm bạn, vừa có những buổi nói chuyện văn học nghệ thuật do sinh viên Huế ngưỡng mộ tổ chức. Chính anh Vũ Quang Ninh đích thân đưa Mai Thảo đến giới thiệu với những nàng kiều nữ Huyền Trân Công Chúa nổi tiếng của Huế.
Xuân du phương thảo địa
Hạ thưởng lục hà trì
Đây là một gia đình Nho phong. Ông nội chúng tôi vốn Nho học, và ông Bác tôi là người con cả, cũng từng Nho học, đặt tên con cháu theo từng bộ. Các chị Huyền Trân Công Chúa theo bộ thảo trong khi mấy chị em tôi theo bộ điểu. Phương Thảo hoa khôi Đồng Khánh. Trước đó, chị Tố Cần hoa khôi đã lập gia đình và đi xa. Lục Hà đang nổi danh dưới tên Hà Thanh, là giọng hát trân quý của xứ Huế, cộng tác với các ban nhạc Đài Phát thanh Huế.
Chị Hà Thanh cho biết lần đầu tiên thấy anh Vũ Quang Ninh Giám đốc Đài đến nhà, cả gia đình rất ngạc nhiên. Anh Mai Thảo được giới thiệu, và Bác tôi tuy Nho học và là một nhà giáo nhưng rất phóng khoáng – bằng chứng là đã cho chị đi hát – cũng cho các con tiếp đón khách phương xa do người gần đưa lại.
Chị kể một dịp khác, hai anh mời Hà Thanh đi ăn tối quán Âm Phủ. Họ đến trễ. Chị bảo tôi “Quá giờ ăn. Đói quá. Đành ăn bánh mì cũ vì nhà đã xong bữa, hết cơm!”
- Tui no rồi! Tới trễ. Không đi mô!
Chị thẳng thắn nói khi mở cửa. Hai anh xin lỗi và nài nỉ mời mọc. Nể ông Giám đốc và người mới quen, Hà Thanh lên xe đến quán Âm Phủ nhưng chỉ uống nước, chẳng ăn gì.
Từ đó, Mai Thảo nhiều lần đến nhà thăm Hà Thanh trước khi trở về SàiGon.
Hà Thanh cho biết chị rất quý mến anh Mai Thảo, coi như một người anh.
Chị Hà Thanh và tôi là chị em chú bác ruột và rất thân nhau, nhắc lại kỷ niệm cũ, chị bảo “Anh Mai Thảo là người đàn ông mình có thể thoải mái đến gần mà không chút e ngại. Dù mang tiếng ăn chơi phóng túng, anh có cái chừng mực của anh, luôn biết dừng lại. Đàng hoàng. Từ tốn. Điềm đạm. Không bao giờ sàm sỡ sỗ sàng. Luôn ôn tồn cẩn trọng.”
Chị nhấn mạnh: “Đó là người đàn ông đáng kính vì biết yêu kính phụ nữ , không hề coi thường, không hề kỳ thị nam nữ mà đối xử rất bình đẳng rất ngang hàng.”
Chúng tôi hoàn toàn đồng ý về điểm này. Nói theo kiểu bây giờ, anh là một người tôn trọng nữ quyền theo đúng nghĩa nữ quyền. Một feminist.
Về sau nhiều lần vào Sài Gòn , Hà Thanh vẫn gặp Mai Thảo ở Đài Phát thanh hoặc vài nơi khác, trong khung cảnh rất thoải mải, rất thanh thản.
Sang Mỹ, cũng nhiều lần gặp lại những nơi có tiếng hát của Hà. Năm 1991, chị về Houston góp mặt trong chương trình Hội diễn đặc biệt của nam danh ca Anh Ngọc và các văn nghệ sĩ Chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình, có anh Mai Thảo từ Cali qua tham dự. Chị bảo khi thấy chị từ sân khấu bước xuống, anh chầm chậm nói: “Giọng hát này ở trên trời cao, không phải ở dưới đất.” Có thể là chủ quan – chị bảo – câu đó ngầm ngụ sự xa cách của giọng hát Hà Thanh với thế giới chung quanh.
Xin nói thêm Chương trình Tiếng Nhạc Tâm Tình của Đài Sài Gòn ngày xưa do anh Mai Thảo viết lời giới thiệu, gồm những bản nhạc chọn lọc gửi sang bên kia vĩ tuyến 17 để tâm tình cùng đồng bào ngoài Bắc.
….. Một dịp về Cali cuối năm 1997, nghe tin anh trở bệnh nặng, Hà Thanh cùng em gái là chị Bạch Lan, phu nhân BS Vưu Nam Trân, cùng vào bệnh viện thăm. Không được gặp, vì anh trong tình trạng hôn mê. Có nhiều các bà các cô trong gia đình anh ở phòng đợi. Hà Thanh thăm hỏi các vị này và ân cần nhắc nhở niệm phương danh Phật A Di Đà để anh được nhẹ nhàng siêu thoát.
Nhắc chuyện xưa, Hà Thanh nói với tôi: “Không cơ không duyên không nợ. Không vướng lụy.” Họ đã gặp nhau ở một quan điểm:
“ Sống sao cho sòng phẳng với đời. Không vay. Không trả. Không trả. Không vay”
(Mai Thảo, Điểm Hẹn)
Trong tập thơ Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền, có hai câu, chẳng biết viết cho ai:
Tâm em là Bụt tâm anh Phật
trên mỗi tâm ngồi một nhánh hương
(Mai Thảo, Em Đã Hoang Đường Từ Cổ Đại)
Trần thị Lai Hồng