PDA

View Full Version : Tiếng Việt Trong Nước



008
01-31-2015, 06:29 PM
Để bài này đây thỉnh thoảng vào đem vài chữ ra... mổ ngang xẻ dọc không chụp thuốc mê! :))


__________________________________________________ __________________________

Tiếng Việt Trong Nước Quá Nhiều Tiếng Lóng và Ngôn Ngữ Chợ Búa


Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như:

-Cớm= cảnh sát. Cớm gộc= cảnh sát trưởng hoặc quan to.
-Ghế = gái
-Choạc= Chục
-Bò= Trăm
-Khứa= khách. Khứa lão= khách già, lớn tuổi
-Nhí (nhỏ) = Bồ nhí tức già rồi mà còn “chơi trống bỏi” tức cặp với cô gái/cậu trai nhỏ tuổi bằng con mình.
-Biến= Chạy đi
-Bỉ vỏ= Dân bỉ vỏ là dân cờ bạc
-Thổi= Lấy cắp
-Thuổng= Lấy cắp
-Khoắng= Vào nhà lấy trộm, trộm
-Cuỗm= Lấy đi. Thí dụ: Hắn cuỗm vợ của bạn hắn.
-Chôm/chôm chĩa= Lấy cắp.
-Xế hộp= Xe mới đắt tiền
-Ngầu= Hay, giỏi, đẹp, bảnh bao
-Chì: Gan lì

Ngay trong đại học, chẳng hạn như Đại Học Havard của Mỹ, cũng có rất nhiều tiếng lóng do sinh viên chế ra để nói chuyện với nhau, vừa nghịch ngợm (Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò) vừa để tỏ ra đây là “sinh viên” hay “Havard”. Dù do sinh viên hay Havard chế ra, tiếng lóng không bao giờ được coi là ngôn ngữ chính của đất nước. Quý vị cứ mở bất cứ cuốn từ điển Việt Ngữ - dù xuất bản trước hay sau 1975 xem có tiếng lóng nào không?

Thế nhưng không hiểu sao ngày nay, báo chí trong nước, tiếng Việt xuất hiện quá nhiều tiếng lóng. Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “đường phố” hay “chợ búa” của những người ít học. Đọc những bài báo có loại tiếng lóng hoặc ngôn ngữ “đường phố” chúng ta nhận ra ngay phần lớn xuất phát từ Miền Bắc chứ không phải Miền Nam.

Hiện nay, mạng lưới truyền thông của cả nước đều do những người “nói tiếng Bắc” nắm giữ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng tiếng Việt bây giờ bị thống ngự bởi “tiếng Bắc” và giết chết loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lịch sự, dễ hiểu mà Miền Nam xây dựng trong 20 năm.

Xin nhớ cho ngôn ngữ, dù ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài thời Trịnh-Nguyễn Phân Tranh và ngày nay Miền Nam hay Miền Bắc trong cuộc chiến “VietnamWar” thì cũng đều là tài sản chung của đất nước. Dù chính quyền có khả năng tác động tới ngôn ngữ nhưng ngôn ngữ của một đất nước không phải hoàn toàn do một chế độ hoặc chính quyền áp đặt hoặc chế ra. Ngôn ngữ của một dân tộc là sản phẩm đi lên từ cuộc sống - xây dựng bởi các học giả, khoa học gia, các giáo sư đại học, dịch giả, nhà ngôn ngữ học, nhà văn hóa, tiểu thuyết gia, các nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo lỗi lạc cống hiến cho cuộc sống chung rồi được công chúng và hệ thống giáo dục chấp nhận rồi trở thành khuôn thước cho cả nước. Chúng ta không nên úy kỵ, dị ứng hay kỳ thị bất cứ ngôn ngữ của vùng, miền nào nếu nó hay, đẹp, giản dị, dễ hiểu. Đất nước càng phát triển thì ngôn ngữ càng phong phú thêm. Và chúng ta cũng phải có can đảm loại bỏ loại ngôn ngữ thô lỗ, chợ búa, lai căng, xúc phạm, bát nháo, bất lịch sự và thấp kém (do ít học) … ra khỏi gia tài ngôn ngữ Việt Nam…dù là trên bảng quảng cáo, các trang báo điện tử v.v…

Báo chí là phương tiện truyền thông đại chúng cần phải trong sáng, dễ hiểu. Sự tường thuật một biến cố không những trung thực mà còn phải đúng mức (decent) nữa. Khi quần chúng đọc một bản tin là muốn biết một sự kiện diễn ra như thế nào, chứ không phải đọc chuyện tiếu lâm hay nghe anh hề diễu cợt trên sân khấu. Việc dụng tiếng lóng trong các bản tin làm người đọc khó chịu và liên tưởng tới tác giả có thể xuất thân từ giai cấp chợ búa hay băng đảng mới gia nhập làng báo. Xin nhớ cho: “Văn tức là người”.

Nói như thế không có nghĩa là cấm không được sử dụng tiếng lóng. Trong các tác phẩm văn chương, chẳng hạn khi mô tả một mụ tú bà gọi điện thoại nói chuyện với một tên ma-cô giắt mối, hoặc băng đảng nói chuyện với nhau…thì việc sử dụng tiếng lóng là hợp lý và làm tăng tính hiện thực của tác phẩm. Thế nhưng để cho độc giả dễ hiểu, nhà văn cũng cần cước chú vì không phải ai cũng hiểu hết tiếng lóng.

Nghe một nhóm người nói chuyện với nhau bằng tiếng lóng mình đã khó chịu rồi. Nhưng không có gì kinh hoảng cho bằng nghe một cô hoa hậu, người mẫu hay một sinh viên mở miệng nói ra toàn tiếng lóng hay ngôn ngữ “đường phố” chứ không phải “Cửa Khổng sân Trình” tức ngôn ngữ của người được cắp sách đến trường. Xin nhớ cho ngôn ngữ biểu lộ trình độ giáo dục và tư cách của con người. Nhà đạo đức nói lời xâu xa nghĩa lý. Nhà giáo nói lời bảo ban nhỏ nhẹ. Mẹ hiền nói lời nhẹ như ru. Nhà tu hành nói lời cứu độ. Kẻ trí thức nói lời lịch sự. Người hiền lành nói lời chân chất. Bọn côn đồ nói lời dao búa. Bọn trộm cướp, xã hội đen nói với nhau bằng tiếng lóng. Bọn trọc phú nói lời kênh kiệu. Kẻ ác tâm nói lời cay nghiệt. Kẻ buôn gánh bán bưng giành giật miếng cơm manh áo từng ngày nói lời “đường phố”.

Dưới đây là một số những minh chứng cho việc sử dụng quá nhiều tiếng lóng và ngôn ngữ “chợ búa” của tiếng Việt trong nước bây giờ:

-Cà-phể đểu= Đây là loại ngôn ngữ “chợ búa”. Tại sao không nói “Cà-phê giả” cho đứng đắn và rõ nghĩa?

-Bôi trơn sổ đỏ= Hối lộ, đút lót để được cấp sổ đỏ. “Bôi trơn” là một loại tiếng lóng.

-Bảo kê sòng bài, bảo kê xe quá tải qua mặt trạm cân= Đỡ đầu/bao che cho sòng bài, đỡ đầu/bao che cho xe quá tải vượt trạm cân. Hai chữ “bảo kê” ảnh hưởng từ phim bộ loại đâm chém, bắn giết của Hồng Kông như : Bảo kê, bảo tiêu.

-Nhập viện= Có rất nhiều “viện”, nào là: Viện Kiếm Sát Nhân Dân, Viện Hàn Lâm, Viện Uốn Tóc, Kỹ Viện, Viện Ung Bướu, Viện Bào Chế, Viện Dưỡng Lão, Viện Mồ Côi, …vậy “nhập viện” là nhập “viện” nào? Do đó, một cách rõ ràng và đầy đủ nhất phải nói, “vào bệnh viện” hay “đưa vào bệnh viện”. Thí dụ: “Ông Nguyễn Văn A đã phải vào bệnh viện” hoặc “Người ta đã đưa nạn nhân vào bệnh viện.” hoặc “Tối qua cháu bé lên cơ sốt nặng cho nên gia đình đã phải đưa cháu vào bệnh viện.”

-Trạm trung chuyển: Nghe có vẻ cầu kỳ, khó hiểu. Tại sao không nói, “trạm chuyển tiếp” vừa giản dị vừa dễ hiểu?

-Tuyển quốc gia: Có biết bao nhiêu thứ “tuyển” như: Tuyển quân, tuyển phu, tuyển mỹ nhân, tuyển thủ, tuyển chọn, tuyển lựa tài tử, tuyển cử…vậy “tuyển quốc gia” là gì? Là tuyển chọn xem quốc gia nào tốt, đẹp…chăng? Xin thưa đây là lối viết tắt rất “bát nháo” ở trong nước bây giờ của đội tuyển quốc gia. Hầu như trong nước bây giờ các chữ: đội tuyển thanh niên, đội tuyển Việt Nam, đội tuyển Bình Dương… đều viết thành: tuyển thanh niên, tuyển Việt Nam, tuyển Bình Dương. Thật bừa bãi quá sức tưởng tượng!

-Phượt, dân phượt. Tôi đố bạn ở hải ngoại hiểu “phượt” là gì ? Xin thưa bây giờ nó có nghĩa là “du lịch” đó. Tôi có cảm tưởng chữ này dịch từ tiếng Miên mà ra?

-Chuyên cơ: Nghe có vẻ cầu kỳ, làm dáng và khó hiểu. Chữ “cơ” có nghĩa là máy móc. Vậy “chuyên cơ” có nghĩa là “máy móc đặc biệt” chứ hoàn toàn không có nghĩa “phi cơ” hay “máy bay” gì cả. Tại sao không dùng: Phi cơ đặc biệt, phi cơ riêng đã có từ lâu ở Miền Nam cho giản dị và dễ hiểu?

-Các họa sĩ biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo: Đây lại là một lối viết tắt vô cùng cẩu thả. “Họa sĩ biếm” là họa sĩ gì? Đúng đắn nhất nên viết: “Các họa sĩ vẽ tranh châm biếm lo ngại sau vụ Charlie Hebdo”

-Điều tra hợp tác xã chi khống tiền hỗ trợ nông dân: Chi khống là gì? Hai chữ này có vẻ địa phương hay đường phố hay là một loại tiếng lóng? Tại sao không nói “lập hồ sơ giả” cho rõ nghĩa? Nếu đúng thế thì tiêu đề sẽ là, “Điều tra hợp tác xã lập hồ sơ giả để lấy tiền hỗ trợ nông dân.”

-Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái cực “chất”: Cực chất là gì? Đúng là muốn viết gì thì viết và coi thường độc giả quá mức. Tại sao không viết, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tối tân”, “Mercedes-Benz trình làng mẫu xe tự lái thật tiện nghi”. Đây là hậu quả của việc thiếu kiến thức cho nên bạ đâu viết đó.

-Huyền thoại đấm bốc Muhammad Ali đã được “giải bệnh”: Đây là một tiêu đề vừa chen tiếng Tây “ba rọi” (đấm bốc) vừa chế chữ, đùa rỡn một cách lố bịch. Được bệnh viện cho về sao có thể gọi là “giải bệnh” được? Giải bệnh có nghĩa là chữa bệnh. Do đó tiêu đề đúng đắn phải là, “Huyền thoại quyền Anh Muhammad Ali đã rời bệnh viện” hoặc “Tay đấm huyền thoại Muhammad Ali đã rời bệnh viện”

-“Đại ca” mang súng “làm cỏ” đối thủ, bố bị chém chết, con nhận án tù”: Khi tường thuật một biến cố, phóng viên hay ký giả không được phép đùa rỡn mà phải dùng chữ cho đứng đắn. Hai chữ “làm cỏ” ở đây là tiếng lóng không nghiêm túc. Hơn thế nữa hai chữ “đại ca” cũng thừa thãi, vô bổ. Tiêu đề đứng đắn nên là, “Đem súng định thanh toán chủ nợ, bố bị chém chết, con nhận án tù”

-Xét xử gã choai hiếp dâm trẻ em: Chữ “choai” ở đây không đứng đắn (có tính cách mỉa mai) cho một bản tường thuật về một sự kiện xã hội. Phóng viên hay ký giả không phải là “quan tòa” , “nhà đạo đức” hay một “anh hề” để phê phán, chế riễu bất cứ ai. Bổn phận của phóng viên là tường thuật - tức mô tả lại một cách đầy đủ, không thiên kiến, không nhận định riêng tư và bằng giọng văn mẫu mực. Không biết ông ký giả này có tốt nghiệp trường báo chí nào không và trường này dạy những gì?

-“Á hậu dính nghi án đập đá.” Thú thực, đọc tựa đề này tôi không hiểu ra làm sao. Tôi cũng thử đoán xem có phải cô này dính vào vụ “đập” hay “đá” ai đó (bạo hành). Thế nhưng khi đọc phần tin chi tiết mới biết cô á hậu này bị nghi là có cuộc sống trụy lạc, uống rượu và hút xì-ke ma túy nhưng đã được tác giả tường trình bằng loại tiếng lóng. Ngoài ra hai chữ “nghi án” hoàn toàn lạc điệu. Cô á hậu này có dính vào một vụ án nào đâu, mà có thể chỉ có cuộc sống bê tha thôi, sao gọi là “nghi án” được? Có thể nói, trình độ Việt ngữ của ông phóng viên này quá thấp đến nỗi không phân biệt được thế nào là “nghi ngờ” và thế nào là “nghi án”. Thật đáng buồn cho một nền báo chí như vậy!

-“Lương tiếp viên hàng không “khủng”hay “bèo?” Đây là lối nói của mấy tay mánh mung, buôn lậu đang ngồi ở một quán nhậu vỉa hè chứ không phải ngôn ngữ của báo chí “dòng chính” (mainstream).

-Kết cục buồn của bà nữ ĐBQH Châu Thị Thu Nga: Trời đất ơi! Đã “bà” rồi còn “nữ”. Đúng là loại tiếng Việt cẩu thả. Không biết tờ báo này có chủ nhiệm, chủ bút không? Hay có bài vở nào là cứ đăng bừa lên để chạy đua với báo khác mà chẳng để ý câu văn, nội dung ra sao? Đối với các hãng thông tấn quốc tế, các bản tin- dù do thông tín viên chuyên nghiệp gửi về, vẫn được chủ bút coi và duyệt lại trước khi phổ biến. Việc duyệt lại này được cước chú dưới bản tin. Có thể đây là một câu văn “để đời” cần đem vào sách giáo khoa để dạy học sinh. Nhưng cũng có thể ông nhà báo này quá cẩn thận. Đã dùng chữ “bà” rồi còn sợ người ta không hiểu và ngộ nhận là “đàn ông” cho nên phải thêm chữ “nữ” cho chắc ăn!

-Mồm không biết ngượng: Từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chỉ nghe nói “Nói không biết ngượng” chứ chưa bao giờ nghe nói, “Mồm không biết ngượng”. Đúng là loại ngôn ngữ “đường phố” và vô cùng thô lỗ.

-Quan chức Việt Nam “xạc” nhà thầu Trung Quốc (VOA tiếng Việt): Đây cũng là một loại tiếng lóng để chỉ “khiến trách”, “la mắng” xuất xứ từ tiếng Pháp “charge” nếu nói chuyện riêng tư với nhau thì được, nhưng thiếu đứng đắn khi loan tin về một biến cố liên quan đến hai quốc gia.

-Việt Nam hạ giá tiền đồng (VOA tiếng Việt): Không biết người dịch bản tin này ra Việt Ngữ có phải là người Việt Nam không? Hay ông ta là một ông Tàu hay ông Mỹ cho nên nó ngây ngô làm sao ấy. Cả 90 triệu dân Việt Nam không ai nói”tiền đồng” cả, mà họ chi nói “đồng bạc”. Do đó tiêu đề đúng là tiếng Việt phải là , “Việt Nam hạ giá đồng bạc”. Xin tác giả tiêu đề này nhớ cho: 1000 đồng là trị giá (mệnh giá) của đồng bạc. Tên của nó không phải là “đồng” mà tên của nó là “tờ giấy bạc Việt Nam ” hay “đồng bạc Việt Nam”.

"Rất ít xã hội ngày nay tin vào tôn giáo hơn 40-50 trước” (BBC tiếng Việt). Đây là câu văn dịch theo kiểu “mot à mot” cho nên làm người đọc nhức đầu. Câu văn bớt nhức đầu là, “Khác với 40, 50 năm trước, ngày nay xã hội tin vào tôn giáo ngày càng ít hơn.”

-“Năm 2015 sẽ kiểm tra về chất cấm trong thức ăn chăn nuôi”. Trời đất quỷ thần ơi! Các chữ “thực phẩm nuôi gia súc” đã có từ lâu lắm rồi sao không đem ra dùng mà lại còn chế ra “thức ăn chăn nuôi” nghe nó dị hợm làm sao ấy.

-“Chính thức chốt phương án nghỉ Tết Nguyên Đán dài 9 ngày” Đây chỉ là quyết định của chính phủ cho phép nghỉ chín ngày trong dịp Tết Nguyên Đán mà dùng toàn những danh từ đao to búa lớn như “chốt”, “phương án” giống như một kế hoạch hành quân, phục kích. Muốn đơn giản và tránh nhức đầu, chỉ cần viết, “Thủ tướng chính thức quyết địnhTết Nguyên Đán nghỉ 9 ngày ”

-“Sao Barca khiêm tốn mừng chiến thắng không tưởng” và “Chiến thắng không tưởng của đội bóngChelsea”.
Với tiêu đề này, người viết thực sự không hiểu nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng được”. Không tưởng (utopian) là một ảo tưởng không thể xảy ra và sẽ không bao giờ xảy ra. Thí dụ:
“Hắn là con của một gã ăn mày lang thang giữa chợ nhưng lúc nào cũng mơ kết hôn với công chúa. Đúng là chuyện không tưởng.”
“Trung Quốc mơ chiếm hết Biển Đông, đánh gục nước Mỹ rồi trở thành siêu cương thống trị thế giới. Đúng là giấc mơ hão huyền, không tưởng."
Còn “không thể tưởng tượng được” (unbelievable,unimaginable) có nghĩa là chuyện đã xảy ra nhưng ngoài dự liệu, ước mơ hay tiên đoán của mình. Thí dụ:
“Thật không thể tưởng tượng được một em bé sáu tuổi có thể nhảy xuống nước cứu người chị sắp chết đuối.” “Thật không thể tưởng tượng được một vị sư ở Ấn Độ nhịn ăn sáu tháng mà vẫn khỏe mạnh.”
“Thật không thể tưởng tượng được đội Đức hạ đội Ba Tây 5-1 trong trận chung kết 2014.”

Do đó, hai tiêu đề trên chính ra phải viết như sau:
“Danh thủ Barca khiêm tốn mừng chiến thắng mà chính anh cũng không ngờ”
“Chiến thắng không thể tưởng tượng nổi của đội bóng Chelsea”
Tóm lại người viết tiêu đề này hoàn toàn không phân biệt được nghĩa của hai chữ “không tưởng” và “không thể tưởng tượng nổi” nhưng lại cố “sáng chế”, làm ra vẻ rành tiếng Việt lắm nhưng thực tế trái ngược.

-“Cuộc đua xe đạp Xuyên Việt 2014 Cúp Quân Đội diễn ra đầy kịch tính.” Đọc tiêu đề này tôi có cảm tưởng cuộc đua diễn ra một cách tếu và hài hước như trên sân khấu. Nhưng khi đọc kỹ nội dung thì thấy cuộc đua đã diễn ra sôi nổi, nhiều màn bứt phá, bám đuổi với kết quả thật bất ngờ…nhưng đã được ông phóng viên nào đó phang cho một câu “đầy kịch tính” giống như chuyện đùa ở trên sân khấu.

-“Trận bóng đá giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp diễn ra đầy kịch tính.” Là ngươi mê đá bóng từ nhỏ, tôi thật sự không hiểu một trận đá banh đầy kịch tính là trận đá banh như thế nào? Phải chăng đó là một trận đấu đầy diễu cợt, trình diễn lộ liễu, có pha chút khôi hài, tếu nữa? Chẳng hạn như thủ môn nhào ra bắt bóng nhưng thực tế chỉ là biểu diễn và cố tình để bóng lọt lưới? Hoặc hàng hậu vệ cố tình đốn ngã trái phép một cầu thủ đối phương trong vòng cấm địa dù bóng không có gì nguy hiểm để phải chịu phạt đền… rồi nhe răng cười? Hoặc hàng hậu vệ đứng nhìn không chịu truy cản đối phương để họ dẫn bóng khơi khơi và ghi bàn? Nếu đúng thế thì đây là một trận đấu có sắp xếp trước giống như kiểu bán độ chứ làm gì có “kịch tính”? Do đó tiêu đề đúng đắn nhất nên là, “Trận đấu giữa Than Quảng Ninh và Đồng Tháp giống như được dàn xếp trước.” hoặc: “Quảng Ninh- Đồng Tháp: Một trận cầu hết sức lạ lùng.“ Hiện nay tại Việt Nam bất cứ sự kiện thể thao nào có cái gì là lạ như quá hào hứng, thắng đậm, thua đau, nhiều màn đi bóng hấp dẫn đều được “phang” cho một câu “ đầy kịch tính”. Đúng là một sự “sáng tạo” chữ nghĩa vô cùng bừa bãi. Xin hãy đọc:

-Solo và Bolero đêm chung kết 4 đầy kịch tính.
-Đua xe đầy kịch tính theo phong cách ‘Fast &Furious’.
-Hai vụ bắt cóc con tin đầy kịch tính đang diễn ra tại Pháp. (Nếu người Pháp đọc được bản tin này chắc họ sẽ vô cùng phẫn nộ vì đã diễu cợt nỗi đau của họ)
-Giá vàng kịch tính ngay những ngày đầu năm mới. (Tôi thật sự không hiểu giá vàng lên xuống có kịch tính hay không? Giá vàng lên-xuống cũng giống như thị trường chứng khoán, thời tiết - sáng nắng chiều mưa, làm sao tiên đoán được và làm sao có kịch tính? Các cụ ngày xưa nói không sai, “Đã dốt thường hay nói chữ.”

-“Mặt mộc mới nhất của sao Việt.” Thật không thể tưởng tượng nổi là người ta có thể gọi mặt cô gái chưa trang điểm là “mặt mộc”. Đồng ý “gỗ mộc” là gỗ chưa sơn phết gì cả. Nhưng khi ứng dụng cho con người cũng cần phải nên ý nhị. Tại sao lại không thể nói, “Da mặt chưa trang điểm/da mặt tự nhiên của cô A, cô B…”

-“Soi da xấu-đẹp của kiển nữ Hàn khi để mặt mộc.” Ngoài vấn nạn “mặt mộc”, trong nước bây giờ, khi chú ý đến người nào, phân tích , tìm hiểu chuyện gì, đồ vật gì…cũng đều dùng chữ “soi’ hay ‘săm soi’ ”. Chẳng hạn như “Săm soi chuyên cơ của Tổng Thống Obama.” Đây là một loại Việt ngữ thật quái đản. Tại sao không nói, “Thử ngắm nhìn làn da của các kiểu nữ Đại Hàn khi chưa trang điểm.” hoặc, “Tìm hiểu phi cơ riêng của Tổng Thống Obama.” hoặc “Phi cơ riêng của Tổng Thống Obama có gì đặc biệt?” Chữ “săm” làm người ta liên tưởng tới một người cầm cái que chọc chọc vào đâu đó. Còn chữ “soi” làm chúng ta liên tưởng tới một người cầm chiếc đèn pin chiếu vào mặt người ta.

-“2 bé trai sành điệu ăn mặc cực ngầu gây sốt.” Chữ “ngầu” là tiếng lóng ý chỉ “đẹp,bảnh bao” chỉ nên xử dụng trong lúc nói chuyện thân tình, riêng tư. Còn khi phổ biến trên báo chí là thiếu nghiêm túc.
-“Lác mắt xem người Nhật gói quà đẹp từng chi tiết.” Hai chữ “lác mắt” là ngôn ngữ “hơi thấp”. Một cách đứng đắn và lịch sự, nên viết, “Ngạc nhiên trước nghệ thuật gói quà đẹp, tỉ mỉ của người Nhật.”

-“Phát cuồng siêu xe sang chảnh tựa ngôi nhà di động.” Tôi tự hỏi không biết câu văn này có phải là tiếng Việt hay không? Đây là một tiêu đề quái dị, xử dụng ngôn từ “đường phố” văn bất thành cú.

-“Để sở hữu eo thon.” Tức cười thật! “Để có eo thon” vừa giản dị, vừa thuần tiếng Việt không chịu nói, lại chen vào hai chữ “sở hữu” để chứng tỏ ta đây giỏi chữ Nho. Đúng là lối viết rởm đời. Ngoài ra lại còn “mục sở thị “ nữa chớ! “Chính mắt nhìn/tận mắt nhìn” không chịu nói, lại bắt chước tiếng Tàu lạ hoắc!

-“Công an phát hiện trên xe có một cá thể hổ đã chết.” Trời đất quỷ thần ơi! Một con hổ không chịu nói mà lại nói “một cá thể hổ”. Đúng là loại tiếng Việt điên khùng. Nếu loại tiếng Việt điên khùng này phổ biến rộng rãi thì sẽ có loại ngôn ngữ như sau:

-Mẹ tôi vừa đi chợ mua một cá thể gà.
-Nhà tôi hôm qua mới ăn một cá thể cá.
-Bữa tiệc thật linh đình, có tới cả chục cá thể heo quay.

- “Sân Long An bùng nổ, hơn 10.000 vé bị thổi bay”: Ý của người viết muốn nói, sân vận động Long An như muốn nổ tung. Mười ngàn vé bán hết trong chớp nhoáng. Nhưng khi dùng chữ “bị thổi bay” khiến người đọc có cảm tưởng 10,000 tấm vé bị ai lấy cắp. Chữ “thổi” trong chốn giang hồ là “ăn cắp”, chẳng hạn bọn trộm cắp nói chuyện với nhau, “Tao vừa “thổi” được một chiếc xế hộp” tức “Tao vừa ăn cắp được một chiếc xe đắt tiền.”

-“Top quán lẩu, nướng vỉa hè giới trẻ Hà Nội thích nhất”. Tôi đố các bạn hiểu câu văn chen tiếng Mỹ ” ba rọi”, lủng củng và trình độ rất thấp này. Một cách rõ nghĩa và đứng đắn, tiêu đề nên viết, “Giới trẻ Hà Nôi ưa chuộng lẩu, thịt nướng vỉa hè.”

-“Món ngon Đà Nẵng tại Hà Nội, quán nào ổn?”. “Ổn” ở đây là ổn định, xong rồi hay cũng khá ngon? Không ai hiểu nổi câu văn bí hiểm này.

-“Toàn cảnh Sapa tuyết rơi lãng mạn qua ống kính dân phượt”. Tuyết, hoặc phong cảnh không thể “lãng mạn”. Lãng mạn là tình cảm ướt át của trai gái. Nhưng cảnh tuyết rơi có thể “gợi cảm” cho người ngắm, nhiếp ảnh gia…Ngoài ra giọng văn đang có không khí “lãng mạn” nhưng tác giả lại thêm vào chữ “phượt” làm người đọc cụt hứng. Chúng ta có thể góp ý với tác giả với vài câu như sau:

-Tuyết Sapa vô cùng gợi cảm trước ống kinh của lãng tử.
-Tuyết rơi êm đềm trên đỉnh Sapa.
-Tuyết Sapa làm tâm hồn du lịch trở nên lãng mạn.

-“Thay mới vũ khí trên tuần dương hạm hạt nhân Nakhimov”. Thay vì viết, “Thay vũ khí mới trên tuần dương hạm Nakhimov”. Hiện nay, do dịch thuật từ báo chí ngoại quốc, trong nước đã xuất hiện loại tiếng Việt “đổi đời” phá hủy ngôn ngữ truyền thống Việt như: “Nga vừa đóng mới bốn tàu ngầm”, “xây mới mấy căn hộ”. Đúng văn phạm phải viết, “Nga vừa đóng thêm bốn tàu ngầm” và “Vừa xây thêm mấy căn nhà.” Viết như thế đương nhiên người đọc hiểu là đóng thêm tàu chiến mới, xây thêm căn nhà mới rồi. Xin nhớ cho, xây thêm hoặc đóng thêm đương nhiên là nhà mới, tàu mới. Không ai đóng tàu cũ, xây thêm nhà cũ cả. Do đó, thêm chữ “mới” là thừa. Tuy nhiên câu văn dưới đây, chữ “mới” không có nghĩa là “mới hay cũ” mà là “vừa mới”, ý chỉ thời gian.
Thí dụ: “Mẹ mới mua cho anh em chúng tôi mấy bộ quần áo.”

-“Ngỡ ngàng với cô gái bán kẹo hát hay hơn ca sĩ,” Ngỡ ngàng là tình cảm rất bất ngờ, không ưng ý, không đúng như dự đoán hay ước vọng của mình. Thí dụ: “Sau 25 năm xa cách, từ Mỹ trở về, tôi thật ngỡ ngàng không nhận ra cô nữ sinh khả ái năm xưa nay trở thành một bà già tiều tụy.” hay, “Tôi thật ngỡ ngàng và xấu hổ khi cô ta tự xưng là á hậu nhưng mở miệng nói ra toàn tiếng lóng và ngôn ngữ thô tục “. (Vì tôi cứ ngỡ rằng cô ta đẹp đẽ như thế thì lời ăn tiếng nói phải lễ độ và lịch sự). Còn ở đây, thấy một cô gái bán kẹo mà hát hay hơn ca sĩ, chúng ta ngạc nhiên hoặc thích thú- tự hỏi sao có chuyện lạ như vậy chứ chẳng “ngỡ ngàng” gì cả. Xin tác giả bài này đọc thêm các tiểu thuyết giá trị của Việt Nam hoặc kiếm thày/cô dạy Việt Ngữ hỏi, lúc đó sẽ hiểu rõ nghĩa của hai chữ “ngỡ ngàng”.

Ngoài ra, trong nước bây giờ, để kiếm sống, các tờ báo thường xuyên cho đăng những hình ảnh quảng cáo cho các cô người mẫu, hoa hậu với những lời chú thích rất ngây ngô hoặc rẻ tiền như: đẹp hút hồn, đẹp ngỡ ngàng, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt…Qua văn chương, báo chí, tôi đã từng học, từng biết về những vẻ đẹp như: đẹp mê hồn, đẹp não nùng, đẹp liêu trai, đẹp quyến rũ, đẹp yêu kiều, đẹp lả lơi, đẹp hấp dẫn, đẹp chết người, đẹp như chim sa cá lặn, đẹp như tiên nga giáng thế, đẹp như tiên, đẹp khuynh quốc khuynh thành (sau khôi hài thành đổ nước nghiêng thùng), đẹp như Tây Thi, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy, đẹp quý phái, đẹp thiên kiều bá mỵ, đẹp mặn mà, đẹp phúc hậu, đẹp thanh tao, đẹp tự nhiên, đẹp ngây thơ, đẹp mảnh mai, đẹp như búp-bê…nhưng chưa thấy…đẹp hút hồn, đẹp khó cưỡng, đẹp gây sốt, đẹp ngỡ ngàng. Có thể tại Việt Nam bây giờ có những cô gái “đẹp kinh khủng” như thế mà thế giới chưa biết chăng? Bạn nào gặp một cô gái có vẻ đẹp”gây sốt” chắc về nhà phải uống Aspirin hay Tylenol. Còn bạn nào gặp một cô có vẻ “đẹp khó cưỡng” chắc vào tù quá?

Tạm Kết Luận:

Chiến tranh đã qua rồi 40 năm. Đây là thời kỳ xây dựng con người, xây dựng tình cảm và xây dựng đất nước. Xin bỏ lại sau lưng tất cả những ngôn ngữ của thời kỳ chiến tranh. Chiến tranh nặng về tuyên truyền, căm thù, tranh thắng mà ngôn ngữ là khí cụ cho nên ngôn ngữ bị biến dạng. Thời bình không cần những loại ngôn ngữ đó nữa mà cần nhân ái, giản dị, hiền hòa, dễ hiểu, cảm thông, xây dựng. Xin đừng kéo lê những di sản nhức nhối của quá khứ để truyền cho những thế hệ mai sau.

Âm thanh hòa lòng người. Ngày xưa Khổng Tử đi qua nước Trần thấy âm nhạc nước này ủy mị quá ngài than chắc nước này diệt vong quá. Quả nhiên nước Trần sau bị xóa tên trên bản đồ. Âm nhạc, tiếng nói biểu hiện lòng người. Chẳng hạn như tại Iraq, Afghanistan, Ukraina, Yemen, Nigeria, Lybia bây giờ chắc chắn âm thanh sát phạt và nặng mùi tử khí. Âm nhạc kích động biểu hiện một xã hội cuồng loạn dễ đi tới cực đoan, quá khích. Âm nhạc hiền hòa là dấu hiệu của một xã hội êm đềm “Trăm họ âu ca”. Ngôn ngữ hiền hòa, lễ độ thể hiện một xã hội an lành, mọi người thương yêu tin tưởng nhau. Ngôn ngữ tràn đầy tiếng lóng và “đường phố” biểu hiện một xã hội bất ổn, mánh mung.

Ngoài ra, ngôn ngữ còn phản ảnh trình độ giáo dục của con người. Còn văn chương, chữ nghĩa lại phản ảnh trình độ văn học của một quốc gia. Khi một đất nước tiến lên không phải chỉ nhà chọc trời, xa lộ, cầu cống, đập thủy điện, các khu thương xá lộng lẫy, truyền hình, phim ảnh, thi hoa hậu, người mẫu, thời trang, đá bóng, son phấn, ipad, iphone, ăn mặc giống Mỹ là đủ…mà cần cử chỉ, cách đối xử với nhau, với người ngoại quốc và nhất là cách ăn nói sao cho lễ phép, nhã nhặn. Tôi cho rằng muốn có một sự thống nhất về mặt ngôn ngữ cho Việt Nam thì phải làm sao tổng hợp được nét văn chương, ý nhị, bóng bẩy của Miền Bắc với tính giản dị, trong sáng, dễ hiểu của Miền Nam.

Người Miền Bắc do đồng bằng nhỏ hẹp kinh tế khó khăn cho nên trong quá khứ hễ có một tí của thì khoe khoang và thường hay ngoa ngôn, cường điệu và tính tình cay nghiệt. Còn người Miền Nam, do thiên nhiên ưu đãi, ruộng lúa bạt ngàn, cây trái đầy vườn cho nên tính tình cởi mở, hiền hòa, giản dị, chân chất…và không ưa kiểu nói dóc, một tấc lên trời hoặc viết hay nói theo kiểu “khó khăn” nhức đầu nhức óc.
Văn chương và ngôn ngữ là di sản do tổ tiên đề lại, là con cháu chúng ta phải chung lưng xây đắp sao cho mỗi ngày mỗi phong phú và sáng đẹp. Do đó, tôi xin tất cả những người đang cầm bút, đánh máy (trên máy điện tử) để truyền đi những bản tin hay viết một đề mục quảng cáo, bài bình luận hãy hết sức thận trọng.

Muốn viết giỏi, ngoài năng khiếu còn phải đọc sách thêm rất nhiều. Nếu chưa tin vào trình độ Việt Ngữ của mình thì nên ghi danh theo học các lớp văn chương Việt Nam ở các đại học hoặc tham khảo các tác phẩm văn chương lớn như Kiều, Cung Oán Ngâm Khúc, Chinh Phụ Ngâm, các tác phẩm văn học của Cao Bá Quát, Hàn Thuyên, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bình Khiêm, Ngô Gia Văn Phái… các tiểu thuyết của Thời Tiền Chiến, các cuốn biên khảo về lịch sử, triết học, xã hội học, tôn giáo, luật học…không ngoài mục đích trang bị cho mình thêm kiến thức hầu cống hiến cho độc giả những bài viết, bài bình luận, bản tin vừa hài lòng người đọc vừa làm mẫu mực cho các thế hệ mai sau. Đó chính là gia tài văn hóa quý báu của một quốc gia. Mong lắm thay!

Đào Văn Bình
(California ngày 14 Tháng 1, 2015)

Triển
02-01-2015, 01:03 AM
Để bài này đây thỉnh thoảng vào đem vài chữ ra... mổ ngang xẻ dọc không chụp thuốc mê! :))
__________________________________________________ _________________________

Tiếng Việt Trong Nước Quá Nhiều Tiếng Lóng và Ngôn Ngữ Chợ Búa


Tiếng lóng (slang) là ngôn ngữ của các băng đảng, lưu manh côn đồ, cờ bạc, đĩ điếm, hoặc bọn du thủ du thực nói chuyện với nhau để không cho người ngoài biết hoặc che mắt cảnh sát, lực lượng an ninh, hoặc để tỏ ta đây “anh chị”, “hơn đời”. Trước năm 1975 cũng đã có khá nhiều tiếng lóng, chẳng hạn như:

-Cớm= cảnh sát. Cớm gộc= cảnh sát trưởng hoặc quan to.
-Ghế = gái
-Choạc= Chục
-Bò= Trăm
-Khứa= khách. Khứa lão= khách già, lớn tuổi
-Nhí (nhỏ) = Bồ nhí tức già rồi mà còn “chơi trống bỏi” tức cặp với cô gái/cậu trai nhỏ tuổi bằng con mình.
-Biến= Chạy đi
-Bỉ vỏ= Dân bỉ vỏ là dân cờ bạc
-Thổi= Lấy cắp
-Thuổng= Lấy cắp
-Khoắng= Vào nhà lấy trộm, trộm
-Cuỗm= Lấy đi. Thí dụ: Hắn cuỗm vợ của bạn hắn.
-Chôm/chôm chĩa= Lấy cắp.
-Xế hộp= Xe mới đắt tiền
-Ngầu= Hay, giỏi, đẹp, bảnh bao
-Chì: Gan lì

Ngay trong đại học, chẳng hạn như Đại Học Havard của Mỹ, cũng có rất nhiều tiếng lóng do sinh viên chế ra để nói chuyện với nhau, vừa nghịch ngợm (Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò) vừa để tỏ ra đây là “sinh viên” hay “Havard”. Dù do sinh viên hay Havard chế ra, [B]tiếng lóng không bao giờ được coi là ngôn ngữ chính của đất nước. Quý vị cứ mở bất cứ cuốn từ điển Việt Ngữ - dù xuất bản trước hay sau 1975 xem có tiếng lóng nào không?

Đào Văn Bình
(California ngày 14 Tháng 1, 2015)




Thôi rồi, ngay tại phần mở bài là hơi mệt rồi nha tác giả Đào Văn Bình. :D

http://i.imgur.com/UXQdNFe.png

(nguồn: trang 100 (http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/TDKTTD_CUU.pdf), trong Việt Nam Tự Điển, của hội Khai Trí Tiến Đức, phát hành năm 1954)

bonita
02-01-2015, 04:34 AM
hihihi,
bo chào anh 008, anh 5,

bo đọc báo trên mạng riết bo cũng "bi nhiễm" bệnh viết tiếng Vẹm như 888 thay vì nói tán dóc, chôm chôm/ăn trộm, ...
mấy bữa nay đọc báo cũng nhiều từ phát nhức đầu: cục hàng không, tuyển, đột phát, bức xúc, tư duy, đại gia, ...
nghe sao mà chữ nào chữ nấy nặng hơn đại bác trong đêm :-s

bo

008
02-04-2015, 08:31 PM
Sơ khởi: :)


Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “đường phố” hay “chợ búa” của những người ít học.
Ít khi hay đúng ra là hầu như không bao giờ tôi thấy hai chữ “đường phố” và “chợ búa” được dùng như thế này để hàm ý “chê bai”. Theo tôi thì hai chữ này “vô thưởng vô phạt” mang nghĩa bình thường chứ không có ý gì lạ. Chữ hàm ý chê bai là “vỉa hè”. Tóm lại, tuy hiểu ý tác giả muốn nói gì nhưng có lẽ nếu tác giả dùng chữ “đầu đường xó chợ” thay cho “đường phố” và “chợ búa” thì chính xác hơn. Chẳng hạn câu trên sẽ dễ hiểu và chính xác hơn nếu đổi thành như thế này: Nếu không phải là tiếng lóng thì lại là loại ngôn ngữ “đầu đường xó chợ” của những người ít học.


Hiện nay, mạng lưới truyền thông của cả nước đều do những người “nói tiếng Bắc” nắm giữ. Có thể nói không sợ sai lầm rằng tiếng Việt bây giờ bị thống ngự bởi “tiếng Bắc” và giết chết loại ngôn ngữ trong sáng, giản dị, lịch sự, dễ hiểu mà Miền Nam xây dựng trong 20 năm.
Đúng vậy, nhưng cái công xây dựng ngôn ngữ trong sáng, lịch sự, dễ hiểu đó cũng gồm cả công của người “nói tiếng Bắc” di cư năm 54 và người nói tiếng Trung. 20 năm tự do báo chí và sáng tác văn chương nghệ thuật thì dĩ nhiên cũng trải qua tiến trình gạn lọc tự do và tự nhiên để chỉ giữ lại những cái đáng giữ. Tự Lực Văn Đoàn được xem là kim chỉ nam của ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu. Trong khi đó, 60 năm kềm kẹp tư tưởng và ngôn ngữ chỉ cốt để tung hô và tẩy não thì có thấy đầy dẫy rác rưởi cũng là chuyện đương nhiên! Cái “tiếng Bắc” ngày nay nó khác xa cái tiếng Bắc của những người di cư 54.


-Bôi trơn sổ đỏ= Hối lộ, đút lót để được cấp sổ đỏ. “Bôi trơn” là một loại tiếng lóng.
Tác giả không giải thích luôn “sổ đỏ” nghĩa là gì làm tui hiểu được có phân nửa câu này. Giờ thì hiểu “bôi trơn” rồi nhưng “sổ đỏ” là cái chi chi? Ai biết xin giải thích tiếp.


-Bảo kê sòng bài, bảo kê xe quá tải qua mặt trạm cân= Đỡ đầu/bao che cho sòng bài, đỡ đầu/bao che cho xe quá tải vượt trạm cân. Hai chữ “bảo kê” ảnh hưởng từ phim bộ loại đâm chém, bắn giết của Hồng Kông như : Bảo kê, bảo tiêu.
Chữ “bảo kê” này đã có dùng từ ngày trước rồi chứ không phải từ khi có phim bộ HK. “Bảo tiêu” là tiếng Tàu bạch thoại ngày nay và trước 75 cũng có thấy dùng nhưng chỉ dùng trong… truyện chưởng! Ngày nay dùng bình thường nghe nếu không sặc mùi … kiếm hiệp thì cũng nặng mùi… sến! :))

[Mai mốt tính tiếp]
__________________________
Mới tìm ra “sổ đỏ” với “sổ hồng”. Lắm sổ thật! Dân thì muôn năm vẫn bị sổ toẹt!:
- Sổ đỏ là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” được cấp cho khu vực ngoài đô thị, được quy định tại Nghị định 64/1993/NĐ-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ và Thông tư số 346/1998/TT-TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính.
- Sổ hồng là tên gọi tắt của “Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở” tại đô thị, được quy định tại Nghị định số 60-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ về quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở tại đô thị.

008
02-04-2015, 08:34 PM
...
bo đọc báo trên mạng riết bo cũng "bi nhiễm" bệnh viết tiếng Vẹm như 888 thay vì nói tán dóc, chôm chôm/ăn trộm, ...
mấy bữa nay đọc báo cũng nhiều từ phát nhức đầu: cục hàng không, tuyển, đột phát, bức xúc, tư duy, đại gia, ...
nghe sao mà chữ nào chữ nấy nặng hơn đại bác trong đêm :-s

bo
Còn dùng được "đại bác" mà không dùng "đại pháo" là hay lắm rồi á! Xem ra còn... chữa bo được!=))

Văn
02-05-2015, 09:50 AM
Có một tiếng lóng được cả người trong lẫn ngoài nước ưa dùng, và được các quý ông ưa chuộng, đó là chân dài.

Sao không thấy tác giả ĐVB nhắc đến, ha?

008
02-06-2015, 11:26 PM
Có một tiếng lóng được cả người trong lẫn ngoài nước ưa dùng, và được các quý ông ưa chuộng, đó là chân dài.

Sao không thấy tác giả ĐVB nhắc đến, ha?



Ummmm…. nah.... có tui không chuộng chút nào hết nè. Mấy cái tiếng lóng như chân dài hay cơm, phở gì đó nghe không ra "tay chơi" cũng chẳng phải "anh chị" mà cứ rịn ra mùi… "quê mùa cục mịch" sao sao đó không tả nổi (nhiều cách nói khác ngày nay, dù lóng hay không lóng, được tác giả bài trên nêu ra cũng sặc mùi "nhà quê" như thế)! Tui mà nghe hay đọc thấy chân dài tới đâu thì chẳng những đã không… rạo rực (turned on) thì chớ mà còn càng bị… tắt lửa lòng (turned off) thêm nữa! Cái tiếng chân dài này hoàn toàn không gợi lên hình ảnh xinh tươi đẹp đẽ gì hết mà trái lại còn làm tui hình dung ra cảnh mấy cái… giò khẳng khiu, lèo khèo, dài quá khổ như giò con… "daddy long-leg” dưới đây vậy! Thấy chân dài ác liệt chưa? Đẹp lắm chắc! :))


https://bbrackett.files.wordpress.com/2011/10/daddy-long-legs3.jpg

Văn
02-07-2015, 10:50 AM
Tiếng lóng thường không gợi cảm, đôi khi còn "phản cảm" nữa.

Mình nhớ có lần anh nào đó dùng từ "ghệ Sài Gòn" ở đây, bị các chị la làng!

Có lẽ "chân dài" bắt nguồn từ một câu nói nào đó có từ "trường túc". Vụ này phải hỏi anh Ốc - người Hán rộng, Nho thâm

passenger
02-07-2015, 02:29 PM
Ông "Mình",
Cái avatar nhìn "dzê" quá...
(và hình như cũng hơi "trường túc"!) :playful:

Văn
02-07-2015, 05:24 PM
"Dê" cũng là một tiếng lóng.

Nhưng, theo mình, đó là tiếng lóng dễ thương.

Các chị có thể không thích, nhưng chắc cũng không ghét (?)

ốc
02-07-2015, 07:03 PM
Tiếng lóng thường không gợi cảm, đôi khi còn "phản cảm" nữa.

Mình nhớ có lần anh nào đó dùng từ "ghệ Sài Gòn" ở đây, bị các chị la làng!

Có lẽ "chân dài" bắt nguồn từ một câu nói nào đó có từ "trường túc". Vụ này phải hỏi anh Ốc - người Hán rộng, Nho thâm


Em đoán chữ chân dài có nhẽ là do bắt chước từ bên Tây bên Mỹ chứ không phải từ tiếng Hán tiếng Nho. Ban đầu họ hay dùng chung chân dài với người mẫu vì týp ấy thì phải cao cao nhờ một cặp chân dài - leggy.

Em không ngại tiếng lóng cũng không chê những chữ dùng sai. Em để ý thấy ngược lại đa số người ta còn thích tiếng lóng và luôn tìm ra những cách mới để dùng chữ/chơi chữ. Chỉ có những ai dở hơi mới viết cả bài chỉ để chê bai vài chữ. Chả thà sai nhưng mà nghe suông sẻ, lóng nhưng mà thấy là lạ còn hơn những chữ dùng đúng nghĩa đúng chỗ mà nghe sượng sùng, sáo rỗng.

Triển
02-07-2015, 09:20 PM
Em đoán chữ chân dài có nhẽ là do bắt chước từ bên Tây bên Mỹ chứ không phải từ tiếng Hán tiếng Nho. Ban đầu họ hay dùng chung chân dài với người mẫu vì týp ấy thì phải cao cao nhờ một cặp chân dài - leggy.

Em không ngại tiếng lóng cũng không chê những chữ dùng sai. Em để ý thấy ngược lại đa số người ta còn thích tiếng lóng và luôn tìm ra những cách mới để dùng chữ/chơi chữ. Chỉ có những ai dở hơi mới viết cả bài chỉ để chê bai vài chữ. Chả thà sai nhưng mà nghe suông sẻ, lóng nhưng mà thấy là lạ còn hơn những chữ dùng đúng nghĩa đúng chỗ mà nghe sượng sùng, sáo rỗng.

hm cho hỏi Ốc hán rộng (chữ này mới học của anh Văn nha hahahaha j/k) sang năm mới ký tên bằng cái tấm hình chỉa ngang ngang vô cùng sếch xi đó là đại bác hay là đại pháo vậy?

ốc
02-08-2015, 04:37 PM
Đấy là đại cà nông.

Văn
02-09-2015, 11:07 AM
Em không ngại tiếng lóng cũng không chê những chữ dùng sai. Em để ý thấy ngược lại đa số người ta còn thích tiếng lóng và luôn tìm ra những cách mới để dùng chữ/chơi chữ.
Mới đây, mình đọc được từ "giật tít", thấy ngồ ngộ.

Có phải ý là những tựa bài báo lôi kéo sự chú ý của độc gỉa?

ốc
02-10-2015, 09:18 AM
Em đoán "giật tít" cũng là bắt chước từ tiếng Mỹ: headline flashing, hay là flash the headline.

bonita
02-10-2015, 10:08 AM
bo nghĩ "tít" đây từ tiếng Tây là "titre"
"giật tít" có thể là cái "tên bài báo giật gân" không?

Văn
02-10-2015, 10:25 AM
Tiếng lóng "hàng khủng" cũng được dùng đa dạng:

- là một chiếc máy bay: "Hàng khủng" Vietnam Ailines sắp ra thị trường (http://news.zing.vn//Hang-khung-Vietnam-Airlines-sap-ra-thi-truong-post426113.html#redirected)
- là một cầu thủ: U19 Trung Quốc cũng có "hàng khủng" đấu U19 Việt Nam (http://khampha.vn/the-thao/u19-trung-quoc-cung-co-hang-khung-dau-u19-viet-nam-c9a230797.html)
- là một cái gì đó: Chồng hàng khủng, vợ chết khiếp (http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/192443/chong-hang-khung--vo-chet-khiep.html)

Anh Ốc có biết từ "hàng khủng" bắt nguồn từ đâu không?

ốc
02-10-2015, 10:41 AM
Em đoán "hàng khủng" cũng xuất xứ từ tiếng Mỹ, các nhà làm báo và làm quảng cáo thích phóng đại nên họ dùng các từ khủng để giật tít: amazing-this, unbelievable-that, stunning-stuff, shocking-thing, you-must-see-this, this-will-blow-your-mind... Việt nam ta thấy thế cũng phải vội vàng bắt chước ngay kẻo nguội, nhưng không đủ chữ nên cứ dùng "khủng" (nghĩa là "kinh khủng") tuốt tuồn tuột cho nó kinh.

bonita
02-12-2015, 08:34 AM
bo em chào cả nhà, khách gần xa,
hôm qua tiễn ông Táo bay lên chầu Ngọc Hoàng gồi, hôm nay ... tha hồ quậy http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

ông anh của bo gửi cho bo mấy câu này, hỏi bo hiểu hong, bo mang vào đây ... kiếm câu trả lời :4:

N K N H U Ơ
N K N H N R Q M
M K M H U Ơ
M K M H M R Q N


:45:

bonita
02-13-2015, 04:11 AM
tiếng Việt rất phong phú ... bo đợi câu trả lời ...


bo xin phép đi vắng một thời gian,
xin kính chúc các anh chị cô chú và khách gần xa những ngày đón Xuân vui tươi và hạnh phúc


~~~~~~





Khi 89% “ông đồ” viết sai chữ! (http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khi-89-ong-do-viet-sai-chu-1031250.htm)

Cuộc sát hạch "ông đồ" có 2 phần, phần chữ Hán và phần quốc ngữ, thì 70% viết sai chữ quốc ngữ, còn phần sát hạch chữ Hán, chỉ có 11% đạt chuẩn.


Mới đây, trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã tổ chức sát hạch những “ông đồ” sẽ được vào cho chữ thiên hạ tại hồ Văn (nằm trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám) nhân dịp xuân Ất Mùi.

Và kết quả do tiến sỹ Phạm Văn Ánh, nhà nghiên cứu văn học Hán Nôm (thuộc Viện Văn học), thành viên ban giám khảo, phụ trách chấm thi mảng chữ Hán, đưa ra vào ngày 1/2/2015, đã khiến thiên hạ giật mình: Cuộc sát hạch có 2 phần, phần chữ Hán và phần quốc ngữ, thì 70% số “ông đồ” viết sai chữ quốc ngữ, còn phần sát hạch chữ Hán, chỉ có 11% đạt chuẩn, đủ điều kiện vào hồ Văn để cho chữ thiên hạ.

Mà phần thi chữ Hán rất dễ, mỗi “ông đồ” chỉ phải viết 4 chữ, với những yêu cầu tối thiểu. Thế mà có ông viết sai đến 3 chữ, viết không khác nào dùng mực bôi bẩn lên giấy, có ông thậm chí còn không biết cách cầm bút. Trong số 31 “ông đồ” dự sát hạch, chỉ có 3 người đỗ, 1 người đỗ vớt.

Theo tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh, thì người dự sát hạch, ngoài những người ở Hà Nội, còn có cả những người ở các tỉnh và thành phố khu vực phía Bắc.

Kết quả chấm thi được công bố trước đông đảo các “ông đồ”. Ban giám khảo đã chỉ rõ từng bài thi, với những thông tin đúng, sai rành mạch. Phần lớn các “ông đồ” đều không có phản hồi, mà chỉ nhận là mình viết chưa chuẩn.

“Qua thực tế, chúng tôi rất thất vọng về những cây bút tham gia dự thi, bởi trình độ Hán Nôm và thư pháp đều rất tệ hại. Nhưng trong một cuộc thi, chẳng nhẽ không ai đỗ”, các báo dẫn lời tiến sỹ Nguyễn Văn Ánh.

Các “ông đồ” vào hồ Văn trong Văn Miếu - Quốc Tử Giám mỗi dịp Tết Nguyên đán là để cho chữ thiên hạ. Nói “cho” là nói cho oai, cho sang vậy thôi, kỳ thực là các ông vào đó bán chữ.
Chữ cỡ nào, viết trên loại giấy nào, viết thường hay viết thư pháp, đều có giá đó cả. Người Việt có truyền thống yêu chữ, trọng chữ. Nên đầu xuân, ai cũng muốn “thỉnh” được một vài chữ ưng ý mang về, treo ở những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.

Đó là một nét văn hóa, một sinh hoạt văn hóa đẹp, và đó cũng chính là nguyên nhân hình thành “phố ông đồ” ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám, dấu tích của trường đại học đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam. Với người Việt, thì chữ Hán, dù đã qua thời hoàng kim (nếu tính từ khoa thi chữ Hán cuối cùng do triều Nguyễn tổ chức vào năm 1918, dưới triều vua Thành Thái) được gần 100 năm, nhưng vẫn được coi là một thứ chữ sang trọng.

Thế nên đa số người đến “phố ông đồ” để “thỉnh” chữ đầu xuân, đều “thỉnh” chữ Hán. Và vì đa số người đến “thỉnh” chữ Hán đều không biết chữ Hán, nên cứ thấy những “ông đồ” đầu râu tóc bạc, khăn xếp áo the, với cái nghiên cái bút, là tin ngay rằng đó là những người học vấn cao siêu, bụng dạ đầy chữ nghĩa…

Họ có biết đâu rằng chỉ qua một cuộc sát hạch, đã lòi ra con số 89% số “ông đồ” mà họ vẫn kính trọng, vẫn hai tay nâng tờ giấy có chữ vừa được ông cho đó, lâu nay, đã viết sai chữ. Hóa ra từ trước đến giờ, những con chữ bị viết sai đó vẫn ngự trên những chỗ trang trọng nhất trong ngôi nhà của mình.

Con số 89% số “ông đồ” giả đó, đã góp phần làm phong phú thêm cho những cái giả khác đang hiện hữu trên đất nước này. Đó là tiến sỹ giả, thạc sỹ giả, cử nhân giả, bác sỹ giả.


Theo Vũ Hữu Sự
Nông nghiệp Việt Nam

TL4
02-13-2015, 08:28 AM
bo em chào cả nhà, khách gần xa,
hôm qua tiễn ông Táo bay lên chầu Ngọc Hoàng gồi, hôm nay ... tha hồ quậy http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif

ông anh của bo gửi cho bo mấy câu này, hỏi bo hiểu hong, bo mang vào đây ... kiếm câu trả lời :4:

N K N H U Ơ
N K N H N R Q M
M K M H U Ơ
M K M H M R Q N




:45:

Có anh kia bảo đó là toa thuốc trị bịnh LMTM cho giới thượng lưu ở Kinh Đô ánh sáng "Star trek the Ba Di". Ảnh còn đoan chắc là nó có phần tiếp nối:

B S N D C G
B H T M Đ M B N

Tiếng Việt quả thật phong phú, vô cùng phân vân...:13:

bonita
02-21-2015, 12:59 PM
đầu xuân, xin kính chúc Quê Hương Việt Nam ngày mai không còn cộng sản
xin kính chúc mọi người mọi nhà một năm mới đầy phúc lộc, sức khỏe và may mắn như ý


http://i60.tinypic.com/11qil2r.png




~~~~~~~~




Có anh kia bảo đó là toa thuốc trị bịnh LMTM cho giới thượng lưu ở Kinh Đô ánh sáng "Star trek the Ba Di". Ảnh còn đoan chắc là nó có phần tiếp nối:

B S N D C G
B H T M Đ M B N

Tiếng Việt quả thật phong phú, vô cùng phân vân...:13:

cảm ơn chị TL4 ghé gửi mấy dòng ...

trong "phét bút" bo được nhận nhiều câu trả lời, mời chị TL4 đọc để có thêm ý tưởng ...

Nói Không Nói Hay Uỡm Ờ
Nói Không Nói Hay Nói Rồi Quên Mau
Muốn Không Muốn Hay Ưỡm Ờ
Muốn Không Muốn Hay Muốn Rồi Quên Nói

Anh ca anh hát u ơ
Anh ca anh hát nhớ rằm quê em
Em ca em hát u ơ
Em ca em hát nhớ rằm quê anh

hai thí dụ nhỏ trên là của những người Việt ở trên đất Pháp,
Bagi là kinh đô của anh sáng cũng là kinh đô của văn hóa, cũng là cái nôi của Quốc Ngữ.

tiếng Việt phong phú mến yêu,
thanh thanh tục tục, tùy tâm con người
tâm còn loạn lạc sai lầm
thanh thời hóa tục, dân gian bất bình
tâm bình đức rộng chữ thanh
nghiên mình kính phục, tục thời hóa thanh

ốc
02-23-2015, 05:18 PM
Em thấy giải thích của chị Bo có vẻ gượng gạo. Thứ nhất là nó ép vần của bài thơ, đọc chả ra đâu vào đâu. Thứ hai là nó làm mất sự đồng nhất, "N K N H U Ơ" thì cách đọc những mẫu tự đó hoàn toàn đồng âm với những chữ "Anh ca anh hát u ơ," nhưng đến đoạn "nhớ rằm quê em" thì bỗng dưng chỉ là những chữ cái đầu tiên "N R Q E" chứ không còn là cách đọc giống cách viết. Đây thực ra là cách giải thích lấp liếm, ma lanh, chứ không phải thanh thanh tục tục.

Kinh đô của văn hoá thì phải khá hơn một chút chứ như thế này thì làm em thấy thất vọng một tẹo.

Mời chị Bo xem tấm ảnh Bagi ghép lại bằng lego: https://www.flickr.com/photos/26107852@N07/16587508306/

Văn
02-25-2015, 08:34 AM
Bagi là kinh đô của anh sáng cũng là kinh đô của văn hóa, cũng là cái nôi của Quốc Ngữ.

Bonita có thể giải thích, vì sao lại nói Bagi (Paris?) là cái nôi của Quốc Ngữ (tiếng Việt?) không?

ốc
02-25-2015, 11:36 AM
Em có nghe nói Paris là cái nồi của thế giới, tức là cái nôi của các ông Táo.

bonita
02-25-2015, 01:13 PM
bo chào anh Văn, chào bác Ốc (chắc bo phải đổi cách gọi bác Ốc vì thấy chị Mờ Mờ gọi bác là ... "cưng" :3: )

bác Ốc nói cũng có lý, bo thấy các nãi nãi trong này ai cũng thích mấy cái nồi hiệu Pháp nên cũng có thể gọi như vậy cũng được ah
bo thì chẳng ham mấy cái nồi gang này nó nặng có mà gãy tay, rớt xuống chân là cũng gãy chân, bây giờ có nhiều lọai nồi niêu nhẹ và tốt hơn nhiều
nhà bo xài bếp điện induction thì mấy cái nồi gang nồi đất chẳng có dẫn được điện nên chẳng xài được cũng hong ham


còn cái tiếng Quốc Ngữ thì bo nghe nói là hồi xửa hồi xưa, mấy cái ông giáo sĩ Tây đi qua VN truyền đạo, mấy ổng hổng biết làm cách nào để nói chuyện và truyền đạo với người dân bản xứ -người Việt- nên phiên âm tiếng Nôm ra tiếng la-tanh/Latin rồi gọi là Quốc Ngữ để đi truyền đạo,
trong đó có ông tên là A-Lách-Xăng Đờ Rốt/Alexandre de Rhodes là người viết lên quyển tự điển A-Na-Mít đầu tiên,
hỏng biết tại sau chữ Quốc Ngữ chỉ được xuất hiện rộng rãi ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thôi,
hỏng biết là mấy triều quan vua hồi xưa có thì ghét mấy ông giáo sĩ truyền đạo rồi chém đầu bỏ nồi gang chảo gang hay không nữa ...


quên, cái hình lego Bagi đẹp hén, khi nào bác Ốc có dịp sang phố cổ, bo dẫn đi mấy chỗ ngồi ngắm phố cổ như vậy đẹp mê tơi


merci bác Ốc, anh Vân ghé vào trò chuyện

Văn
02-25-2015, 08:52 PM
còn cái tiếng Quốc Ngữ thì bo nghe nói là hồi xửa hồi xưa, mấy cái ông giáo sĩ Tây đi qua VN truyền đạo, mấy ổng hổng biết làm cách nào để nói chuyện và truyền đạo với người dân bản xứ -người Việt- nên phiên âm tiếng Nôm ra tiếng la-tanh/Latin rồi gọi là Quốc Ngữ để đi truyền đạo,
trong đó có ông tên là A-Lách-Xăng Đờ Rốt/Alexandre de Rhodes là người viết lên quyển tự điển A-Na-Mít đầu tiên,
hỏng biết tại sau chữ Quốc Ngữ chỉ được xuất hiện rộng rãi ở cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 thôi,
hỏng biết là mấy triều quan vua hồi xưa có thì ghét mấy ông giáo sĩ truyền đạo rồi chém đầu bỏ nồi gang chảo gang hay không nữa ...

Bonita chưa trả lời vào câu hỏi. Bởi giáo sĩ Alexandre de Rhodes không phải là Paris.

Mà thôi, Bonita không cần bận tâm tìm câu trả lời khác nữa đâu.

Mình ghẹo vậy thôi.

:1:

bonita
02-26-2015, 02:40 AM
chào anh Văn,

hihihi, bo thấy chị TL4 chọc bo nên bo cũng chọc lại, anh ghẹo bo thì bo ghẹo lại, chứ Bagi nào có là cái nôi hay cái nồi của Quốc Ngữ hay của thế giới

có thì có ông Alexandre de Rhodes, người Pháp nhưng hình như gốc Bồ Đào Nha, ổng có nhiều công lao gom góp tất các các phiên âm từ tiếng Nôm để tạo thành quyển tự điển tiếng Quốc Ngữ đầu tiên cho VN mình
có thể nói văn hóa VN ảnh hưởng ít nhiều văn hóa của Tây Phương, nhiều lắm là của Pháp nên phần lớn người Việt yêu chuộng nhiều thứ của Pháp: văn hóa, hàng hóa, ẩm thực, nghệ thuật,
phần lớn các trường học, các công trình văn hóa nghệ thuật của VN được xây dựng hay được khánh thành đều vào thời Pháp đô hộ VN, và vẫn được duy trì cho đến nay thì cộng sản đang muốn đập phá và xóa hết di tích

bo nghĩ xưa kia VN ở trong thời kỳ bị Pháp đô hộ - thực dân Pháp - nhưng thật ra Pháp đã giúp nước VN mình đi tới thật nhiều trong văn hóa nghệ thuật, bỏ bớt cái "mọi rợ" của Tào,
bo thấy tiếng Quốc Ngữ thật đẹp và phong phú, chỉ là hiện nay nhiều người trở lại dùng tiếng Hán tiếng Tàu, hay dùng tiếng Vẹm để đánh mất tiếng Việt thì đáng tiếc. nhưng đó chỉ là suy nghĩ riêng của bo

cảm ơn anh.

bonita
02-26-2015, 02:50 AM
hôm nay tình cờ bo đọc được bài này mang vào đây
bo thấy nghề này ở các xứ thuộc địa khác của Tây như Djibouti, Congo, Cote d'Ivoire, ... vẫn còn nên bo nghĩ là nó cũng xuất phát từ ... Tây



'Người viết thư thuê cuối cùng' ở Bưu Ðiện Sài Gòn (http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=202553&zoneid=310#.VO7vqXyG91E)





Luke Bùi/Người Việt

SÀI GÒN (NV) - Một buổi chiều cuối năm, tôi ghé lại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn tìm “người viết thư thuê cuối cùng” như cách thiên hạ hay nói về ông Dương Văn Ngộ.
Giữa không gian rộng lớn, tấp nập người qua lại, ông già tóc bạc quắc thước ngồi đó với gương mặt khắc khổ, bộ dạng lẻ loi, quê mùa.
Sự hiện diện của ông có phần lạc lõng như chính cái nghề viết thư hộ trong bối cảnh thời đại mà người người đều xài e-mail hay mạng xã hội.





http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/202553-Ong-Gia-Buu-Dien-01-4.jpg

Ông Dương Văn Ngộ trò chuyện với các du khách ngoại quốc tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)





'Ông già di sản' Buổi chiều hôm ấy, có lẽ ông Ngộ không gặp may vì chẳng có vị khách nào đến nhờ ông làm công việc thường ngày. Tuy vậy, ông lại bận rộn không ngớt với những đoàn du khách ngoại quốc đến cách nhau chừng 15 phút.
Hết đoàn khách Pháp, Mỹ lại đến nhóm người Nhật, Hàn Quốc. Mỗi khi gặp người nói tiếng Pháp hoặc Anh, ông già lại thao thao bất tuyệt bằng vốn ngoại ngữ ông đã tích lũy từ hơn nửa thế kỷ trước.
Ông hãnh diện cho biết mình học tiếng Pháp trong trường Pétrus Ký và tiếng Anh từ binh lính Mỹ. Ông kể cho họ nghe về bưu điện trước đây thế nào, sau này đã thay đổi ra sao, ông đã làm nghề này bao lâu... Gặp những người nói các thứ tiếng khác, ông vẫn “nói chuyện” bằng cách cho họ xem các bài báo viết về ông bằng ngôn ngữ của họ.
Có lẽ ngoài sự hiếu kỳ, những đoàn du khách tìm đến ông già 85 tuổi là vì ông là di sản sống động, gắn liền với tòa nhà bưu điện được xây từ cuối thế kỷ 19.

Ông Dương Văn Ngộ ngồi viết thư thuê tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn từ 8 giờ 30 đến 4 giờ chiều mỗi ngày với thù lao khoảng 10,000 đồng/trang giấy.

Người nào muốn viết thư cho ông chỉ cần đề địa chỉ người nhận là: “Người viết thư thuê Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn” vì ông là người duy nhất làm nghề này ở đây.


Khi tôi tò mò hỏi, ông có chạnh lòng không khi hết đoàn này đến đoàn khác vây lấy ông hỏi han, chụp hình nhưng không ai trả tiền cho khoảng thời gian bị mất?
Ông Ngộ cười hiền: “Ðược nói chuyện với họ, giải thích cho họ những chi tiết về kiến trúc bưu điện ngày ấy và bây giờ cũng là niềm vui với tôi. Nói thật, tôi chỉ mong du khách đến đây coi tôi như một người bạn già có hiểu biết, trải nghiệm lâu năm ở Bưu Ðiện Sài Gòn và muốn kể lại cho người khác nghe, vậy thôi. Mà du khách cũng dễ thương lắm, lâu lâu lại có người gửi tặng tôi những tấm ảnh, bài báo viết về tôi ở nước họ hoặc một vài món quà nhỏ như chiếc kính lúp để tôi nhìn chữ rõ hơn...”

Bưu điện không có yếu tố chính trị?

Ông Ngộ kể mình gốc người Triều Châu, Trung Quốc, nhưng sinh ra ở khu Phú Lâm, Chợ Lớn. Ngược dòng thời gian, do nhà nghèo, ông đã nghỉ học từ sớm và đi làm từ năm 16 tuổi. Khoảng năm 1946, chàng thanh niên ấy nhận việc giám sát lao công ở Bưu Ðiện Thị Nghè. Ðến năm 18 tuổi, ông được nhận vào làm ở quầy trong Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn.





http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/202553-Ong-Gia-Buu-Dien-02-4.jpg

Ông Dương Văn Ngộ viết tặng nhà báo vài dòng làm kỷ niệm. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)





Ông già bảo là mình làm nhiều công việc trong bưu điện nhưng không phải bưu tá như lâu nay các báo khác hay viết về ông. Ðặc biệt, mỗi khi trò chuyện với du khách, ông đều nói với giọng rất tự hào là mình được tín nhiệm tín nhiệm làm thủ quỹ tại bưu điện thời chính quyền Sài Gòn và tiếp tục công việc này sau năm 1975. Do vậy mà ông khẳng định chắc nịch rằng bưu điện không có yếu tố chính trị, những người làm ở đây cần mẫn từ năm này qua năm khác mà không quan tâm đến thế sự.
Tuy vậy, ông thoáng chút bối rối khi tôi cắc cớ hỏi: “Vậy chứ ông có nhớ Bưu Ðiện Sài Gòn trước năm 1975 có treo hình tổng thống Việt Nam Cộng Hòa ở vị trí treo hình ông Hồ bây giờ hay không?”
Thay cho câu trả lời, ông Ngộ tiết lộ một chi tiết khá thú vị: Bưu Ðiện Sài Gòn trước năm 1975 có treo ba cái đồng hồ không có dây thiều, chạy bằng điện. Những người Sài Gòn thời trước đều biết chuyện này. Sau biến cố 30 Tháng Tư, người của Bưu Ðiện Hà Nội đã vào lấy đi một cái nên hiện giờ tòa nhà này chỉ còn treo hai cái đồng hồ.

Hay được khách hàng nhờ viết... thư xin tiền

Tôi nhìn qua “đồ nghề” của ông bày cạnh tấm bảng đề “Nơi chỉ dẫn và viết giúp.” Ðó là hai quyển từ điển cũ, tập tài liệu về mã bưu điện các nước, tập lưu lại các bài báo nhiều thứ tiếng viết về ông, album ảnh lưu niệm do du khách ngoại quốc gửi tặng, bưu thiếp... Ông già phân loại và giữ gìn chúng cẩn thận.
Cái duyên làm người viết thư thuê của ông Ngộ bắt đầu vào năm 1990, thời điểm ông nghỉ hưu mà vẫn lưu luyến không gian làm việc mỗi ngày.
Ông giải thích nghề viết thư thuê tại Việt Nam có thể khá lạ lẫm nhưng người nước ngoài rất quen thuộc với người làm “public writer.” Theo ông, “người viết thư cho công chúng” làm việc trên tinh thần phục vụ nên nhận phí dịch vụ tùy lòng hảo tâm của mỗi người.
Ông Ngộ khiến tôi bất ngờ khi cho biết ông không nhận viết thư bằng tiếng Việt vì “tiếng mẹ đẻ ai viết chẳng được, nhờ tôi làm chi cho tốn tiền?” Ông chỉ nhận dịch và viết thư bằng tiếng Anh, Pháp, cũng như tư vấn dịch vụ làm giấy tờ hôn nhân với người nước ngoài. Do vậy, ông không nhận viết thư cho người Việt ở Mỹ, ngoại trừ trường hợp người đó có chồng/vợ/con dâu/con rể là người nước ngoài.
Tuy làm một công việc khá đơn giản nhưng ông Ngộ “bật mí” với tôi rằng ông có những nguyên tắc nghề nghiệp của riêng mình.





http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/202553-Ong-Gia-Buu-Dien-03-4.jpg

Góc làm việc của người viết thư thuê cuối cùng tại Bưu Ðiện Trung Tâm Sài Gòn. (Hình: Luke Bùi/Người Việt)





Ðó là, việc hôm nào làm xong hôm đó không hẹn lại ngày mai (một phần vì tuổi ông đã cao, ngày hôm sau không biết còn khỏe để đi làm hay không); chỉ nhận dịch những thư có lời lẽ tích cực, thể hiện sự tôn trọng với người nhận; luôn hỏi rõ khách hàng về mức độ thân sơ với người nhận thư để có sự biểu đạt tốt nhất, giữ kín thông tin mà khách hàng trao đổi qua thư...
Ðáng lưu ý, ông không bao giờ nhận viết những lá thư có nội dung gây hiềm khích, bêu riếu, kích động nhau.
Trái với dự đoán của tôi, trong 25 làm nghề này, một trong những dạng thư mà ông Ngộ thường được yêu cầu viết là... thư xin tiền, chứ không phải thư tình. “Nhưng thư xin tiền dù mình viết khéo mấy cũng khó đạt kết quả lắm, vì tiền nơi xứ người đâu phải dễ kiếm, phải không chú?,” ông già cười hóm hỉnh tiết lộ thêm.

Ði làm không hẳn vì mưu sinh

Gương mặt buồn buồn của ông già tuổi 85 chợt sáng lên khi tôi hỏi bí quyết sống lâu minh mẫn. Ông bảo rằng tuy sống lâu là chuyện trời cho, nhưng bản thân mình cũng phải siêng năng vận động tay chân giúp cho máu lưu thông tốt. Mỗi ngày, ông đều cần mẫn đạp xe sáng đi chiều về.
Tuy thu nhập từ công việc viết thư thuê không nhiều nhặn, nhưng ông vui là mình không phải sống phụ thuộc vào con cháu.
“Ở nhà không làm gì, buồn tay buồn chân lắm, lên đây làm việc, gặp người này người kia, tôi thấy mình sống có ích. Với lại, tôi cũng muốn cho nhiều người thấy rằng dù đời sống hiện đại đến đâu, những lá thư tay vẫn giữ được cái hồn, nét chữ và trang giấy cầm trên tay thể hiện được tình cảm của người gửi hơn hẳn những dòng chữ vô hồn trong e-mail,” ông nói.
Trước lúc trò chuyện với ông Ngộ, tôi đã kịp để ý mặt ngoài bưu điện đang được sơn lại màu vàng nhạt hơn sau khi bị dư luận phản ứng kịch liệt vào cuối Tháng Giêng 2015. Khi tôi hỏi ông nghĩ gì về màu sơn mới, ông già có vẻ dè dặt, dường như ông ngại nói thật suy nghĩ của mình vì sợ đụng chạm đến người khác, sợ những người quản lý ở đây sẽ không muốn ông tiếp tục ngồi ở đây. Ông chỉ nói ngắn gọn: “Tôi thấy màu sơn đậm kỳ quá, màu lợt thì hay hơn!”
Gần đây, nhà báo Trung Bảo viết trên Facebook rằng: “Cũng như cái Bưu Ðiện Trung Tâm, ông già viết thư có thể coi như một di sản văn hóa của Sài Gòn. Có khi nào, lãnh đạo bưu điện có ý nghĩ nhận ông già làm một nhân viên danh dự chưa? Nếu làm vậy, dù bưu điện có được sơn màu gì thì vẫn đẹp.”
Khi tôi chào tạm biệt, ông Ngộ cẩn thận hỏi lại tên tôi rồi viết tặng mấy chữ “Ðể kỷ niệm ngày nhà báo đến phỏng vấn tôi.” Nét chữ rất thẳng và đẹp, không có vẻ gì là của một ông già đã ở tuổi xưa nay hiếm!

Triển
02-26-2015, 09:40 PM
bo thấy tiếng Quốc Ngữ thật đẹp và phong phú, chỉ là hiện nay nhiều người trở lại dùng tiếng Hán tiếng Tàu, hay dùng tiếng Vẹm để đánh mất tiếng Việt thì đáng tiếc. nhưng đó chỉ là suy nghĩ riêng của bo
cảm ơn anh.

Dùng mà dùng đúng ngữ pháp thì cũng không có gì đáng nói.Hoặc không cần dùng đến mà vẫn dùng rồi dùng sai mới đáng trách chứ?


...bo thấy các nãi nãi trong này ai..

Chữ 'nải nải' này còn không phải tiếng Hán-Việt luôn đó. Là tiếng Hán chính gốc luôn đó. :z13:

Nước nhược tiểu đã có số phận bị ảnh hưởng văn hóa rồi, tiếng Hán-Việt là một phần trong ngôn ngữ Việt rồi bây giờ làm sao bài trừ được nữa? Ngược lại không vì chính sách áp dụng cho Đông Dương của Pháp, không cấm người Việt xử dụng tiếng Nôm ở đầu thế kỷ 20 thì mình vẫn có chữ Nôm chứ!

Ví dụ trong câu mình vừa viết trên đây cả chục chữ Hán-Việt nè. :)

Văn
02-27-2015, 08:37 AM
"Một ngàn năm nô lệ - giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ - giặc Tây", người Việt bây giờ vẫn còn nói tiếng Việt là giỏi rồi.

Như anh Triển nói, chữ Hán (cả chữ Tây nữa) đã trở thành một phần của Quốc ngữ rồi. Quan trọng là dùng đúng hay không.

Thời còn đi học, mình đã vất vả với những "qũy tích", "đạo hàm", "chu vi"... Toán đã khó, lại dùng tiếng Hán cho thêm phần khó hiểu nữa.

Việt hóa một từ Hán, có khi thấy buồn cười: máy bay trực thăng -> máy bay lên thẳng.

Nhưng có khi cũng ok: một trận túc cầu -> một trận bóng đá.

bonita
02-27-2015, 10:34 AM
Chữ 'nải nải' này còn không phải tiếng Hán-Việt luôn đó. Là tiếng Hán chính gốc luôn đó. :z13:

Nước nhược tiểu đã có số phận bị ảnh hưởng văn hóa rồi, tiếng Hán-Việt là một phần trong ngôn ngữ Việt rồi bây giờ làm sao bài trừ được nữa? Ngược lại không vì chính sách áp dụng cho Đông Dương của Pháp, không cấm người Việt xử dụng tiếng Nôm ở đầu thế kỷ 20 thì mình vẫn có chữ Nôm chứ!

Ví dụ trong câu mình vừa viết trên đây cả chục chữ Hán-Việt nè. :)

lần rồi dùng chữ "Mệ" cũng có người "khíu chọ", lần sau xài bà nội, bà ngọai, bà cô, bà thím :z13: (bo phái cái emotione lè lưỡi nhắm mắt này hihihi)






"Một ngàn năm nô lệ - giặc Tàu. Một trăm năm đô hộ - giặc Tây", người Việt bây giờ vẫn còn nói tiếng Việt là giỏi rồi.





đợi sang năm 2020 thì đổi lại "Một ngàn lẻ ... một năm nô lệ giặc Tào" :z51:


thương cho nước Việt mình nhược tiểu, không bíet bao giờ mới ra khỏi ách nô lệ



dạo ni bo tẩy chay đồ ăn Việt đồ ăn Tào nên chỉ ăn đồ Nhật đồ Hàn
hôm nay thứ sáu muà chay, bo ăn chay, chỉ có cơm trắng kim chi & rong biển nên hong dám mời các anh


http://i59.tinypic.com/fvusn9.jpg




mến chúc các anh một cuối tuần vui khỏe,

Triển
02-28-2015, 08:40 AM
lần rồi dùng chữ "Mệ" cũng có người "khíu chọ", lần sau xài bà nội, bà ngọai, bà cô, bà thím :z13: (bo phái cái emotione lè lưỡi nhắm mắt này hihihi)

Sao không dùng chữ chị và bà? ;)



l
dạo ni bo tẩy chay đồ ăn Việt đồ ăn Tào nên chỉ ăn đồ Nhật đồ Hàn
hôm nay thứ sáu muà chay, bo ăn chay, chỉ có cơm trắng kim chi & rong biển nên hong dám mời các anh

Tại sao tẩy chay đồ ăn Việt? Người Việt làm thương mại ở VN thì có liên quan gì đến chính trị? Nếu Bonita và gia đình không có được cái may mắn chạy được sang đây tỵ nạn, nếu ở lại VN Bonita sống bằng gì?

bonita
02-28-2015, 11:14 AM
Sao không dùng chữ chị và bà? ;)



"Mệ" cũng là bà - bà nội, bà ngọai, bà cô, bà thím, hình như đúng ra là BÀ MỤ luôn đó





Tại sao tẩy chay đồ ăn Việt? Người Việt làm thương mại ở VN thì có liên quan gì đến chính trị?

tẩy chay đồ Việt là vì đồ ăn Việt có làm bên này hay bên kia cũng không tốt,
anh 5 quên mất là có mang cái video nói tụi Đức tẩy chay cá VN vì nuôi toàn chất độc ah
chẳng có chính chị chính em gì cả
phần nữa có cái chợ Hàn K-Mart http://www.yelp.com/biz/k-mart-paris-2 , giá cả cũng không đắc hơn ở trong 13
nó nằm ngay ở M° Pyramides ligne 14 đi 5 phút là tới, khỏi vào quận 13 mất hết cả tiếng




Nếu Bonita và gia đình không có được cái may mắn chạy được sang đây tỵ nạn, nếu ở lại VN Bonita sống bằng gì?

câu này thì dể trả lời, vì ở VN bị đuổi ra khỏi xứ thì làm gì mà được sống trong nước

Triển
02-28-2015, 12:02 PM
"Mệ" cũng là bà - bà nội, bà ngọai, bà cô, bà thím, hình như đúng ra là BÀ MỤ luôn đó
Cho nên buộc lòng xoay ra nói tiếng Tàu à? Sẵn tẩy chay đồ Tàu sao không tẩy trần cái miệng mình luôn?





tẩy chay đồ Việt là vì đồ ăn Việt có làm bên này hay bên kia cũng không tốt,
Bonita mất gốc rồi. Đồ ăn nhập vào bên này không phải khơi khơi nhập được đâu. Bonita không tin vào thành kiến của mình cũng nên tin tưởng bộ thực phẩm của Tây và cộng đồng chung châu Âu. Thức ăn nhập cảng vẫn được thường xuyên kiểm lượng chứ không phải ba trợn như Việt Nam nhập hàng thối tha của con buôn Tàu vào đâu.





câu này thì dể trả lời, vì ở VN bị đuổi ra khỏi xứ thì làm gì mà được sống trong nước
Câu này không thật thà, Việt Cộng nào đuổi Bonita? Người ta nói rằng nói láo như Vẹm đó Bonita à.

Co may
02-28-2015, 07:00 PM
:):):)

bonita
03-01-2015, 12:26 AM
Cho nên buộc lòng xoay ra nói tiếng Tàu à? Sẵn tẩy chay đồ Tàu sao không tẩy trần cái miệng mình luôn?



chào anh 5,
lần sau bo xài tiếng gốc: tiếng Tây :z13:





Bonita mất gốc rồi. Đồ ăn nhập vào bên này không phải khơi khơi nhập được đâu. Bonita không tin vào thành kiến của mình cũng nên tin tưởng bộ thực phẩm của Tây và cộng đồng chung châu Âu. Thức ăn nhập cảng vẫn được thường xuyên kiểm lượng chứ không phải ba trợn như Việt Nam nhập hàng thối tha của con buôn Tàu vào đâu.




anh 5 chịu khó đi vào các cảng, các sân bay các nơi xuất nhập hàng vào Châu Âu, ngồi hỏi mấy ông cảnh sát ở đó hàng nhập "lậu" (tiếng Tào) vào châu Âu ở chỗ nào thì họ chỉ cho

đồ ăn vật dụng sản xuất trồng trọt chăn nuôi từ Tây, từ Châu Âu bo vẫn dùng vẫn xài mỗi ngày đó chứ





Câu này không thật thà, Việt Cộng nào đuổi Bonita? Người ta nói rằng nói láo như Vẹm đó Bonita à.

anh 5 có nghe nói ở xứ Cộng Sản làm gì có ăn cướp, chỉ có là cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, cưỡng chế ruộng đất, ... lấy của người giàu phân phát cho dân nghèo, không có chuyện ăn cướp.
ở xứ Cộng Sản không có tù đày, chỉ có trại cải tạo, trại học tập, trại cải huấn, vv ...
bên Mỹ có bà Trần Khải Thanh Thủy, có ông Điếu Cày mới qua, Việt Cộng gọi đó là hành động nhân bản thả tù nhân lương tâm
chuyện TKTT, Điếu Cày là thời nay, cái thời đó Việt cộng gọi là ngụy quân ngụy quyền học tập cải tảo tốt được chánh quyền ân xá cho về vùng kinh tế mới cùng gia đình
Tây có thời họ tù đày mấy ông Vua VN sang Algérie, sang Ile de la Réunion, Tây gọi là đi đày, còn Việt Cộng là việc làm này là nhân bản thả tù nhân lương tâm ... sang Mỹ

hy vọng trả lời được thắc mắc của anh 5

kính chúc anh 5 Chúa nhật an lành vui khỏe

~~~~~~


bo chào chị Cỏ May, Chúa Nhật bình an chị nhé
sẵn chị ở Quốc nội, chị biết nhiều nói thêm cho anh 5 hết thắc mắc

Triển
03-01-2015, 01:26 AM
chào anh 5,
lần sau bo xài tiếng gốc: tiếng Tây :z13:




anh 5 chịu khó đi vào các cảng, các sân bay các nơi xuất nhập hàng vào Châu Âu, ngồi hỏi mấy ông cảnh sát ở đó hàng nhập "lậu" (tiếng Tào) vào châu Âu ở chỗ nào thì họ chỉ cho

đồ ăn vật dụng sản xuất trồng trọt chăn nuôi từ Tây, từ Châu Âu bo vẫn dùng vẫn xài mỗi ngày đó chứ




anh 5 có nghe nói ở xứ Cộng Sản làm gì có ăn cướp, chỉ có là cải cách ruộng đất, đánh tư sản mại bản, cưỡng chế ruộng đất, ... lấy của người giàu phân phát cho dân nghèo, không có chuyện ăn cướp.
ở xứ Cộng Sản không có tù đày, chỉ có trại cải tạo, trại học tập, trại cải huấn, vv ...
bên Mỹ có bà Trần Khải Thanh Thủy, có ông Điếu Cày mới qua, Việt Cộng gọi đó là hành động nhân bản thả tù nhân lương tâm
chuyện TKTT, Điếu Cày là thời nay, cái thời đó Việt cộng gọi là ngụy quân ngụy quyền học tập cải tảo tốt được chánh quyền ân xá cho về vùng kinh tế mới cùng gia đình
Tây có thời họ tù đày mấy ông Vua VN sang Algérie, sang Ile de la Réunion, Tây gọi là đi đày, còn Việt Cộng là việc làm này là nhân bản thả tù nhân lương tâm ... sang Mỹ

hy vọng trả lời được thắc mắc của anh 5

kính chúc anh 5 Chúa nhật an lành vui khỏe

~~~~~~


bo chào chị Cỏ May, Chúa Nhật bình an chị nhé
sẵn chị ở Quốc nội, chị biết nhiều nói thêm cho anh 5 hết thắc mắc

Bonita, Bonita đâu phải Điếu Cày đâu mà trục xuất? Câu hỏi là Bonita nói Bonita bị đuổi mà. Việt Cộng có thể nói láo khắp mọi nơi, nói riết người ta tưởng thiệt. Nhưng nếu Bonita cho là mình người quốc gia thì phải có sự khác biệt chứ. Ngoài ra trình độ mình càng cao thì càng phải nói cho có lý lẽ chứ nói đại nói càng riết rồi ai mà tin. ;)

Co may
03-01-2015, 01:49 AM
Hihi, cỏ chĩ dám chạy vô cười ké thôi :)

bonita
03-05-2015, 11:01 PM
con cái phải biết ơn con đực :21:

https://scontent-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1509996_10203815978299986_8648112290809686382_n.jp g?oh=0d41dc2f2fd881f8182d18b1c3db2daf&oe=558AB30A

ốc
03-06-2015, 07:33 AM
Đây là một bằng chứng để thấy trường học giết chết sự sáng tạo và tự do trong suy nghĩ, gò ép cho học sinh phải suy nghĩ theo khuôn khổ. Đề bài chỉ bắt buộc "chọn từ ngữ thích hợp" thì miễn sao viết thành câu cú hoàn chỉnh là được rồi.

Viết đến chữ "câu cú" lại thương cho "in ấn"...

Triển
03-06-2015, 08:49 PM
Con đực có thể bỏ con cái nhưng cha mẹ thì không hề bỏ con.
Cho nên con cái cần cha mẹ là chính xác. Không thể bi quan
có tâm niệm 'chán trường' như thế được.

gun_ho
03-07-2015, 12:19 AM
Viết đến chữ "câu cú" lại thương cho "in ấn"...

...và thương cho "bông hoa" nữa.

Co may
03-07-2015, 01:33 AM
Hihi, anh Gun-ho nhắc mới nhớ :). Cỏ dốt dốt, nhưng cũng nghĩ: chữ bông hay chữ hoa, một mình nó đã đầy đủ nghĩa.Đã bông, lại còn hoa...hihi.
Anh Gun-ho mạnh giỏi?.

Rong Rêu
03-07-2015, 07:44 AM
Còn nhiều chữ thừa lắm...

Ca hát
Cập đôi
Vụ việc
...






con cái phải biết ơn con đực :21:

https://scontent-ams.xx.fbcdn.net/hphotos-xpf1/v/t1.0-9/1509996_10203815978299986_8648112290809686382_n.jp g?oh=0d41dc2f2fd881f8182d18b1c3db2daf&oe=558AB30A



"hoà thuận" điền vào câu C đúng hơn là "hạnh phúc" .

gun_ho
03-07-2015, 01:08 PM
Chẳng phải vậy đâu Cỏ. Ốc thương cho câu cú và in ấn vì thế gian thường chê cười những cặp chữ nửa Nôm nửa Hán như đực hóa chẳng hạn.
Câu cú in ấn bông hoa vốn đã được sử dụng từ lâu trong tiếng Việt và chẳng có gì sai cả. Thương cho chúng nó là vì bấy lâu cứ bị đem đầu ra mắng mỏ.

ốc
03-07-2015, 08:43 PM
Dạ chắc anh gun_ho còn nhớ chuyện hôm nào. Có nhẽ vì tiếng Việt, tiếng Hán có nhiều chữ đơn âm và đồng âm cho nên người mình thích nói ghép hoặc nói láy cho nó êm tai và rõ nghĩa, nhất định phải có nhiều cặp chữ Hán Việt đề huề kiểu như in ấn. Khi nào trà dư tửu hậu, em ngồi nghĩ ra được khối chữ tương tự.



"hoà thuận" điền vào câu C đúng hơn là "hạnh phúc" .

Ừ em cũng thấy câu C sai nhất nhưng cô giáo lại cho đúng. "Con cái phải biết ơn con đực" là câu văn hoàn chỉnh, đúng về cách sử dụng từ vựng và ngữ pháp, lại còn có sự cảm nhận ngôn ngữ rất nhạy bén, dí dỏm.

Câu B nếu điền chữ "Tại sao" thì cũng đúng.


Con đực có thể bỏ con cái nhưng cha mẹ thì không hề bỏ con.

Vậy thì cô nhi viện, ký nhi viện chắc vắng tanh như cái chùa bà Đanh.

Triển
03-07-2015, 09:09 PM
Vậy thì cô nhi viện, ký nhi viện chắc vắng tanh như cái chùa bà Đanh.

So với số lượng đâm đơn ly dị thì số lần các bà Phước đi khai sanh cho cô nhi chỉ là hạt cát trong biển tòa hộ tịch.

gun_ho
03-07-2015, 09:32 PM
Phá thai có được tính là "bỏ con" không hả hai bác?

Triển
03-07-2015, 11:17 PM
chà, vụ phá thai coi bộ mệt nha. Bên tôi đạo Chúa là quốc giáo, phá thai lậu bị cấm, phá thai hợp pháp thì người ta tránh chữ 'phá thai' mà gọi là 'thôi mang thai'. Tuy nhiên cám ơn trời đất cái nước Đức khỉ này cái thứ gì nó cũng làm thống kê cho nên cũng dễ so sánh này.

Theo các con số bộ thống kê Đức thì:


số ly dị năm mới nhất là 170 ngàn vụ (https://www-genesis.destatis.de/genesis/online/link/tabelleErgebnis/12631-0001)
số 'thôi mang thai' mới nhất là 106 ngàn vụ (https://www.destatis.de/DE/ZahlenFakten/GesellschaftStaat/Gesundheit/Schwangerschaftsabbrueche/Methoden/Schwangerschaftsabbruchstatistik.html)
số cô nhi trên toàn nước Đức là 11 ngàn vụ (https://www.destatis.de/DE/ZahlenFakten/GesellschaftStaat/Soziales/Sozialleistungen/KinderJugendhilfe/Tabellen/Adoptionen.html)


Số thống kê Việt Nam và các nước khác không biết. Nhưng mà con cái có hình hài tiếng nói rồi thì cha mẹ quả thật là "ít" bỏ phải không? :)

Triển
03-07-2015, 11:37 PM
....bổ túc cho trang trên để thấy thêm sự khác biệt :):

Trong con số 11 ngàn cô nhi (năm 2013) thì

http://i.imgur.com/bzmERYI.png

có 3793 đứa đã được cha mẹ mới nhận về nuôi (adoption) và 5362 cô nhi được cha mẹ mới đang làm đơn xin về nuôi. Vị chi là 9155 cô nhi lại được có cha mẹ mới chăm sóc. Chỉ còn ngót hơn hai ngàn đứa phải sống trong tình thương các bà Phước.
Tuy nhiên phân tích thêm số xanh số đỏ, người ta bỗng thấy xã hội này đối với trẻ con không quá tệ hại. Cũng mong rằng ở bên VN 'cha mẹ không bỏ con cái'. Ở bên Tàu chắc là khác, vì cái chế độ một con của họ rồi nữ sanh ngoại tộc, chắc là con đực có thớ hơn. :)

bonita
03-08-2015, 06:12 AM
bo chào bà con cô bác,

báo Việt phiên âm từ tiếng Mỹ sang tiếng Việt giỏi hơn mấy ông Tây hồi xưa luôn :21:


Bin Ghết vẫn giàu nhất thế giới với 79 tỷ USD (http://www.baomoi.com/Bin-Ghet-van-giau-nhat-the-gioi-voi-79-ty-USD/45/16069823.epi)


QĐND - Người sáng lập Microsoft, tỷ phú Mỹ Bin Ghết (Bill Gates), vừa được Tạp chí Forbes công bố là người giàu nhất thế giới, với tổng tài sản là 79,2 tỷ USD. So với năm trước, tài sản của ông Bin Ghết tăng hơn 3 tỷ USD. Đây là lần thứ 16 ông chiếm "ngôi" giàu nhất thế giới theo xếp hạng của Forbes trong 21 năm qua. Xếp sau ông là tỷ phú Mê-hi-cô C.Xlim (Carlos Slim) với tài sản 77,1 tỷ USD, kế đó là tỷ phú Mỹ Oa-ren Bắp-phét (Warren Buffett) với tài sản 72,7 tỷ USD. Theo Forbes, so với năm trước, số tỷ phú trên thế giới tăng 181 người, lên đến 1.826 người, con số cao nhất từ trước tới nay. Tỷ phú trẻ nhất là E.Xpi-gơn (Evan Spiegel), 24 tuổi, đồng sáng lập Công ty Phát triển ứng dụng Snapchat, với tài sản 1,5 tỷ USD...

Danh sách của Forbes được công bố vào ngày 2-3 và số tài sản của các tỷ phú được ước tính đến hết ngày 13-2 vừa qua.
VIỆT ANH

ốc
03-08-2015, 07:44 AM
báo Việt phiên âm từ tiếng Mỹ sang tiếng Việt giỏi hơn mấy ông Tây hồi xưa luôn :21:

Em nhớ lúc qua "Ba gi" họ phiên âm tiếng Tây còn bất hũ hơn:

Marseille: thành phố Ma xây (chắc là thành phố đó vắng tanh)

Moulin Rouge: Mu lạnh Đỏ (nghe nói có nhiều người đến xem lắm)

bonita
03-08-2015, 12:49 PM
hahaha,

bác Ốc tếu thật, bo đã nói là người Việt giỏi rồi
nghe nói mít tờ Việt thắng giải 2015

Võ sĩ Việt Nam đăng quang 'Nam vương toàn cầu' 2015 (http://www.tienphong.vn/giai-tri/vo-si-viet-nam-dang-quang-nam-vuong-toan-cau-2015-830509.tpo)



con gà tui lội sông !!!


quên, tin tức trong "phét bút" https://www.facebook.com/officialmisterglobal?fref=ts

bonita
03-08-2015, 01:34 PM
hôm bữa nói chuyện với anh Văn về tiếng Việt,
hôm nay lụm được bài này trong nhà của họa sĩ ViVi
gửi vào để anh Văn và mọi người cùng đọc


~~~~~~



Chúng ta may mắn gần gụi nhau qua thư từ, Email hay trên Facebook bằng những dòng chữ Việt này. MờI quí Bạn xem hết tài liệu thật quí giá sau đây và truyền dạy cho con cháu.


NGUỒN GỐC CHỮ QUỐC NGỮ (https://www.facebook.com/vivi.hungvo/posts/876378892403342:0)


Chữ quốc ngữ hộI nhập vào nền văn minh của nhân loại

Trước khi các nhà truyền giáo vào Việt Nam, hàng ngàn năm qua, người Việt vẫn dùng chữ Hán hoặc bằng chữ Nôm trong các giao dịch. Nhưng đa số người Việt Nam mù chữ và không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì hệ thống chữ viết này quá phức tạp.

Từ thế kỷ XVI, cùng với các phát triển hàng hải, các nhà truyền giáo theo các tàu buôn đến Việt Nam, họ là người tiên phong trong việc dùng mẫu tự La-tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Đầu năm 1625, Linh Mục Alexandre de Rhodes đến Việt Nam, đã có một số ký âm tiếng Việt được viết bằng chữ La-tinh.

Trên cơ sở đó, Alexandre de Rhodes (1591- 1660) tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cách diễn đạt này, để rồi năm 1651, lần đầu tiên ông cho xuất bản cuốn tự điển VIỆT-BỒ-LA tại Roma. Đây được coi là năm sinh chính thức của chữ Quốc Ngữ. Cuộc khai sinh diễn ra tại nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình. Như vậy, chữ quốc ngữ từ chỗ là công cụ truyền giáo trong các nhà thờ, đã từng bước trở thành chữ viết chính thức cho toàn dân Việt Nam.

Ngày nay, không ai có phủ nhận sự thuận tiện và văn minh của chữ Quốc ngữ, chính nó đã góp phần lớn đưa đất nước VN hội nhập với thế giới dễ dàng, đơn giản hơn nhiều ngôn ngữ khác. Những ngôn ngữ chính dùng trên thế giới như Tiếng Anh, Tiếng Pháp… sẽ trở nên ít phức tạp hơn cho người học biết chữ quốc ngữ, so với người dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm. Nếu nguồn gốc và công lao của người sinh ra ít được người ta nhắc đến, đó là sự thiếu công bằng.

Cùng với sự xuất hiện chữ quốc ngữ, những nét văn minh phương Tây cũng dần dần được du nhập vào VN đi kèm với Công giáo. Những hủ tục mê tín, dị đoan như cúng tế, bói toán… khi có bệnh được thay vào đó là bệnh viện, nhà thương bố thí, trường học cho người nghèo… Trước đây, nơi nào có Nhà thờ, thì ở đó có thêm trường học, nhà thương cho những người không có khả năng chữa bệnh hoặc học hành.

Ngoài ra, nếp sống quan niệm về cuộc sống cũng dần dần được đưa vào một cách khoa học, thiết thực hơn bởi các sản phẩm văn minh phương Tây mà những người truyền giáo mang đến cho đất nước An Nam theo bước chân truyền đạo của họ.

Nền văn hóa làng xã, cục bộ địa phương “sau lũy tre làng” cũng dần dần được thay đổi với cách nhìn toàn diện và tổng thể hơn. Với người Công giáo, bất cứ chỗ nào có giáo dân cũng là anh em, với mọi người đều là con Thiên Chúa dù khác đạo. Điều này dễ chứng minh nếu nhìn thấy bà con công giáo khắp nơi đã đổ về Thái Hà, về Xã Đoài… khi có những biến cố mà về mặt xã hội thì không liên quan đến những người ở xa xôi.

Những hoạt động của các Dòng tu “Sống với tinh thần nghèo khó”… đã có những tác dụng thiết thực xoa dịu nỗi đau của những người nghèo khổ trong xã hội. Nhìn những cộng đồng tu hành phục vụ tại các trung tâm điều dưỡng, điều trị cho bệnh nhân AIDS, phục vụ những người đang vướng vào tệ nạn xã hội, nuôi dưỡng trẻ mồ côi… đã thể hiện rõ điều này và được xã hội công nhận.


………………………………………… ……………………

* Quá trình sinh sống của giáo sỹ Alexandre de Rhodes tạI Việt Nam thuở đó:

Đầu năm 1625, Alexandre cập bến Hội An, gần Đà Nẵng. Ông bắt đầu học tiếng Việt và chọn tên Việt là Đắc-Lộ. Thầy dạy tiếng Việt cho ông là một cậu bé khoảng 10, 12 tuổi. Ông viết:
- “Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng luyến láy trầm bổng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ. Cậu không hề có một kiến thức gì về ngôn ngữ Châu Âu, thế mà, cũng trong vòng 3 tuần lễ này, cậu đã có thể hiểu được tất cả những gì tôi muốn diễn tả và muốn nói với cậu. Đồng thời, cậu học đọc, học viết tiếng Latin và đã có thể giúp lễ. Tôi hết sức ngạc nhiên trước trí khôn minh mẫn và trí nhớ dẻo dai của cậu bé Việt.”

Từ đó, Việt Nam trở thành quê hương thứ hai của Alexandre de Rhodes, nhưng cuộc đời của ông ở đây rất bấp bênh và trôi nổi. Trong vòng 20 năm, ông bị trục xuất đến sáu lần. Nhưng sau cả sáu lần ấy, ông đều tìm cách trở lại Việt Nam khi cơ hội cho phép.

Năm 1625 ông trở lại năm VN dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên và ở Đàng Ngoài vào năm 1626 dưới thời chúa Trịnh Tráng.
Năm 1645, ông bị Chúa Nguyễn vĩnh viễn trục xuất khỏi Việt Nam.
Ông mất ngày 5 tháng 11 năm 1660 ở Isfahan, Ba Tư, 15 năm sau lần cuối cùng bị trục xuất khỏi Việt Nam.

Vào năm 1651, ông cho in cuốn Từ Điển Việt-Bồ-La (Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum) dựa trên các ký tự tiếng Việt của những giáo sĩ người Bồ Đào Nha và Ý trước đó. Có thể coi đây là sự kiện đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ. Phản ảnh văn ngữ và ghi lại cách phát âm của tiếng Việt vào thế kỷ 17.

Năm 1961, nhân dịp kỷ niệm 300 năm ngày qua đời của Alexandre de Rhodes, nguyệt san MISSI, nói về công trình khai sinh chữ Quốc ngữ với tựa đề: "Khi cho Việt Nam các mẫu tự La Tinh, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước Trung Hoa đến 3 thế kỷ".

Khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã giải phóng nước Việt Nam.
Thật vậy, giống như Nhật Bản và Triều Tiên, người Việt Nam luôn luôn sử dụng chữ viết Hán Tự của người Trung Hoa và bị nô lệ vì chữ viết này. Chỉ mới cách đây không lâu, người Triều Tiên mới chế biến ra một chữ viết riêng của họ. Còn người Nhật thì, sau nhiều lần thử nghiệm với 4 lốI viết đã phải bó tay: LốI viết Romanji chỉ dùng để phiên âm các danh từ Âu Mỹ và đành trở về với lối viết tượng hình Hiragana, Katakana và Kanji lốI viết biểu ý của người Trung Hoa.

Trong khi đó, người Tàu thời Mao Trạch Đông đã tìm cách dùng các mẫu tự La Tinh để chế biến ra chữ viết của mình, nhưng cho đến nay vẫn chưa thành công. Vậy mà dân tộc Việt Nam, nhờ công ơn của cha Đắc Lộ, đã tiến bộ cách ký âm Latin trước người Tàu đến 3 thế kỷ.

Dĩ nhiên, không phải chỉ riêng mình cha Đắc Lộ khởi xướng ra chữ Quốc ngữ. Trước đó, các cha thừa sai dòng Tên người Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã nghĩ ra một số phát âm tiếng Việt, viết bằng các mẫu tự La Tinh rồi. Tuy nhiên, cha Đắc Lộ là người đưa công trình chế biến chữ Quốc ngữ đến chỗ kết thúc vĩnh viễn và thành công, ngay từ năm 1651, là năm mà cuốn tự điển Việt-Bồ-La chào đời. Đây cũng là năm sinh chính thức của chữ Quốc ngữ. Và cuộc khai sinh diễn ra tại Roma, nơi nhà in Vatican. Chính nơi nhà in Vatican mà Việt Nam nhận được chữ viết của mình.
Đã từ lâu đời, người Việt Nam viết bằng chữ Tàu, hoặc bằng chữ Nôm, do họ sáng chế ra. Nhưng đa số người Việt Nam không thể đọc và viết được chữ Tàu, vì theo lời cha Đắc Lộ, Tàu có đến 80 ngàn chữ viết khác nhau. Các nhà truyền giáo đầu tiên khi đến Việt Nam, đã bắt đầu dùng mẫu tự La Tinh để viết lại âm giọng mà họ nghe được từ tiếng Việt. Khi cha Đắc Lộ đến Việt Nam, đã có một số phát âm tiếng Việt được viết bằng chữ La Tinh rồi. Vì thế, có thể nói rằng, công trình sáng tạo ra chữ Quốc ngữ trước tiên là một công trình chung của các nhà thừa sai tại Việt Nam. Nhưng khi chính thức in ra công trình khảo cứu chữ viết tiếng Việt của mình, là cùng lúc, Alexandre de Rhodes đã khai sinh ra chữ viết này, ban đầu được các nhà truyền giáo sử dụng, sau đó, được toàn thể dân Việt Nam dùng và biến nó thành chữ quốc ngữ. Tất cả các nước thuộc miền Viễn Đông từ đó ước ao được có chữ viết cho quốc gia mình y như chữ Quốc ngữ này vậy.

Bản thân Alexandre de Rhodes đã viết như sau:

Khi tôi vừa đến Nam Kỳ và nghe người dân bản xứ nói, đặc biệt là phụ nữ, tôi có cảm tưởng mình đang nghe chim hót líu lo, và tôi đâm ra ngã lòng, vì nghĩ rằng, có lẽ không bao giờ mình học nói được một ngôn ngữ như thế. Thêm vào đó, tôi thấy hai cha Emmanuel Fernandez và Buzomi, khi giảng, phải có người thông dịch lại. Chỉ có cha Francois Pina là hiểu và nói được tiếng Việt, nên các bài giảng của cha Pina thường đem lại nhiều lợi ích hơn là của hai cha Fernandez và Buzomi. Do đó tôi tự ép buộc mình phải dồn mọi khả năng để học cho được tiếng Việt. Mỗi ngày tôi chăm chỉ học tiếng Việt y như ngày xưa tôi học môn thần học ở Roma. Và chỉ trong vòng 4 tháng đến 6 tháng, tôi có thể giảng được bằng tiếng Việt. Kết quả các bài giảng bằng tiếng Việt lợi ích nhiều hơn các bài giảng phải có người thông dịch lại.

Alexandre de Rhodes rõ ràng đã có công lớn trong việc hệ thống hóa việc ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái La tinh một cách đầy đủ. Nhờ cuốn từ điển Việt-Bồ-La của ông, chữ Quốc ngữ đã đặt nền móng cho tất cả dân tộc Việt Nam sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay.


……………………..


Xin trang trọng ghi nhớ công ơn Cha Đắc-Lộ
Có một đền thờ “Lăng Cha Cả” (Cha Bá Đa Lộc) ở góc ngã tư Bảy hiền & Tân Sơn Nhứt.
Chẳng biết hiện nay còn tồn tại hay không?



https://fbcdn-sphotos-g-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xfp1/v/t1.0-9/s526x296/11025782_876378839070014_7266024870048898529_n.jpg ?oh=a96dc1eaec6e5c337b4ec2b12db20af7&oe=558E52CE&__gda__=1438448894_96b32e74c80c6f6459ba77f6a8bfd7d 7
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=876378839070014&set=a.403247079716528.89142.100000937180861&type=1)

gun_ho
03-08-2015, 01:54 PM
Nói về thông tin thì bài viết này còn thua cả kiến thức một học sinh trung học trước 75, đã vậy còn ca tụng công đức của Thiên chúa giáo một cách méo mó, Chẳng đáng đăng ở mục ngôn ngữ học.

ốc
03-08-2015, 11:46 PM
"Tài liệu thật quí giá..." đấy anh gun_ho.

bonita
03-09-2015, 02:53 AM
bo chào bác gun_ho và bác Ốc,

@ bác gun_ho:
mời bác viết một bài với kiến thức cao hơn ông ViVi về Quốc Ngữ

@ bác Ốc:
dạ, "tài liệu thật quý giá" mới đăng trong ĐT

cảm ơn hai bác đã ghé vào đọc những bài bo đi lụm về đã đăng.

gun_ho
03-09-2015, 07:48 AM
Có lẽ hồi nào tới giờ cô Bo chỉ chuyên biệt về một ngành mà ít đọc về các kiến thức tổng quát nên nay lên mạng thấy cắc kè rắn mối chi cũng tha về khoe.
Cô nên bỏ thì giờ đọc thật nhiều hơn nữa thì chừng vài năm sau cô sẽ hiểu hôm nay tôi nói gì. Vậy nhé cô Bo.

Văn
03-10-2015, 10:45 AM
Mình đoán bonita sinh ra ở Paris cách đây mười mấy năm, nghĩa là còn đang tuổi teen, nghĩa là không biết gì nhiều về đất nước quê hương.

Vì thế, bonita thấy cái gì cũng lạ, cũng hay... Nhưng những điều ấy, hầu hết những thành viên Đặc Trưng đều đã biết cả rồi.

Mình Google "Nguồn gốc chữ Quốc ngữ", thì được 1 740 000 kết qủa. Ai muốn biết, thì họ có thể tìm biết dễ dàng.

Mất công rinh bài về, lại còn bị các anh nặng nhẹ nữa. Có đáng không?

bonita
03-10-2015, 12:19 PM
bo chào anh Văn,

mỗi Google ở mỗi xứ thì cho ra kết quả khác nhau
"Nguồn gốc chữ Quốc ngữ" chỉ có 853.000 kết quả
"Quốc Ngữ" có 49.800.000 kết quả
"language vietnamien" thì có 196.000.000 kết quả

bo biết, chỉ vào Google là muốn tìm gì cũng có, info cũng có, intox cũng có, nhiều vô kể,
nếu để vào bàn luận bằng cách viết những "nặng nhẹ" người này viết dở, người kia trình độ thấp, ... phê bình chỉ trích rồi bỏ đi thì có gì hay ho
nếu là con người thật sự có sự hiểu biết, thật sự giỏi, biết yêu mến, giữ gìn tiếng Việt cho thế hệ con cháu ở hải ngoại sau này thì hãy viết những lời khôn ngoan hơn, hay đem vào những bài viết hay hơn, có ý nghĩa hơn
bo đây sẽ kính phục hơn là những lời "nặng nhẹ", chỉ trích chê bai hơi quá đáng khi mình chưa hiểu bíết gì về người đối diện.

cảm ơn anh Văn đã nhìn thấy điều đó.

bonita

ốc
03-10-2015, 06:49 PM
Tiếng Việt thì nó có cả nặng, nhẹ. Muốn yêu mến, giữ gìn tiếng Việt cho con cháu ở hải ngoại sau này thì cũng cần viết đủ cả nhời nặng nhời nhẹ cho con cháu nghe mà biết đầy đủ chứ. Nếu chỉ nói những nhời khen tụng thì những chữ chê bai sẽ bị mai một à?

bonita
03-17-2015, 12:59 AM
hi bác Ốc


~~~~~~


Sách Tiếng Việt lớp 5: 'Thánh Gióng đánh giặc xong, ăn cơm rồi tắm Hồ Tây' (http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/sach-tieng-viet-lop-5-thanh-giong-danh-giac-xong-an-com-roi-tam-ho-tay-3158308.html)


http://m.f29.img.vnecdn.net/2015/03/16/3-JPG-5579-1426519247.jpg

SauDong
03-17-2015, 04:49 PM
chào sis Bò Nhí,
Sầu đọc câu chuyện Thánh Gióng mà nhớ câu chuyện Ông Bèn dưới đây.

Trong cuốn vở Sử Ký của thằng nhóc có con Zero tổ bố. Ông bố hỏi thằng con vì sao mà ăn Ốc Tọt. Thì ra thằng nhỏ khg học bài nên khi thày giáo hỏi nó cứ đứng im kg giả nhời.

Ông bố hỏi "thế Thày giáo hỏi câu nào vậy, có khó kg?".

Thằng nhỏ nói "thì Thày hỏi ... đánh giặc xong ai bay lên trời?"

-"Úi giời ơi, câu dễ thế mà mày cũng bí à. Ông Bèn chứ ai nữa" Ông bố chỉ vào sách để nêu dẫn chứng "đây này họ viết 'đánh giặc xong ông bèn bay lên trời' ..." :z67:

bonita
03-19-2015, 12:36 AM
bo chào bác Sáu Đồng,
đọc câu chuyện cười tếu lâm của bác gửi làm bo cũng nhớ có đọc đâu đó câu chuyện cười tương tự vậy,
bo gõ Gú Gồ tìm thấy mang một đoạn ngắn mang vào đây đọc cho dui:



Ai trộm nỏ thần
.
Thầy giáo hỏi: Ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương?
Cả lớp im lặng.
Thầy giáo chỉ một học sinh: Em biết ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương không?
Học sinh sợ sệt: Dạ không phải em.
Vừa lúc đó ông hiệu trưởng đi ngang.
Thầy giáo phân bua : Anh xem, học trò bây giờ tệ quá. Tôi hỏi ai ăn cắp nỏ thần của An Dương Vương mà không ai biết.
Thầy hiệu trưởng gật gù: Thôi anh nói anh Vương làm bản báo cáo rồi tôi nói ban giám hiệu xuất quỹ đền cho. Đừng làm rùm beng mang tiếng chết.


http://www.gifmix.net/3d-smileys/naughty-3d-smilies/0029.gif