Triển
10-06-2015, 12:53 AM
Sinh viên Nhật biểu tình có phong cách
05.10.2015, 10:00
Trông họ như Fashionblogger nhưng đứng biểu tình chống lại chính phủ Nhật. Mục đích của những người sinh viên này là đã đến lúc dân chúng hãy thảo luận về chính sự.
* bài viết của Steffi Fetz và Lisa Altmeier
Sự phản kháng của họ hoàn toàn có phong cách: Họ đội mũ lain giữa mùa hè, mặc áo hở bụng, đeo Megaphone, và mái tóc dù trong một đống biểu tình nhốn nháo vẫn cứ như là mới sấy. Họ đứng gào: "War is over - if you want it!", một câu nhạc phản chiến hồi chiến tranh Việt Nam của John Lennon.
Những người trẻ này không phải là Fashionblogger, họ là tổ chức SEALDs, nhóm „Students Emergency Action for Liberal Democracy“. Là những người sinh viên đã gào thét về chính sự những tháng vừa qua trên một nước Nhật lặng lẽ trước thời sự.
Mấy tuần qua nhiều người trẻ và cũng có những người lớn tuổi đã trở lại biểu tình ở Nhật chống đối chính quyền. Vào ngày 31 tháng Tám vừa qua có 120 ngàn người biểu tình Tokyo. Gần 70 thành viên SEALD chủ động tổ chức phần lớn các cuộc biểu tình này. Sinh viên Xã hội học Daikichi Kato 25 tuổi cho hay, "Chúng tôi muốn mình được nghe thấy".
http://www.bento.de/upload/images/_576xAUTO_crop_center-center_75/Daikichi.jpg
(hình ảnh: Momoka Nagai)
Daikichi gào thét từ nhiều tuần qua chống lại chính phủ và điều luật an ninh mới ở Nhật cho phép quân đội Nhật được tham chiến bên ngoài nước Nhật. Thành viên SEALD không muốn đạo luật này, và 33 ngàn Facebook-Fans cũng không ưa. Họ muốn bảo vệ hiến pháp Nhật được viết mới từ năm 1947.
Cùng nhau xuống đường phản kháng không phải là chuyện thường tình ở Nhật. Người ta không nói về chính sự, lại càng không gào thét qua Megaphone. Nhưng hiện nay chính sách của Nhật là một đề tài được thảo luận, đề tài đụng chạm sợi dây thần kinh dân chúng ở đây: đó là Chiến-tranh.
http://www.bento.de/upload/images/_900xAUTO_crop_center-center_75/Hiroshima-GettyimagesHulton-Archive.jpg
(hình ảnh: Gettyimages/Hulton Archive)
Thế chiến thứ II đã là vết hằn lên ký ức tập thể họ đặc biệt là vụ Mỹ bỏ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Đối với nhiều người Nhật, điều thứ 9 trong hiến pháp của họ vì vậy rất quan trọng. Nhưng trong những năm gần đây, chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe liên tục đòi thay đổi hiến pháp.
Chính phủ lấy lý do là họ muốn bảo vệ nước Nhật qua thay đổi hiến pháp. Nước Nhật bị coi thường vì từ sau Thế-chiến-thứ-II quân đội Nhật hoàn toàn không có quyền tham chiến và cũng không thể sát cánh cùng các đồng minh như Mỹ được. Phải dọa các quốc gia khác mạnh hơn nữa. Nam Hàn và Trung Quốc là ví dụ cho việc bang giao những năm sau này ngày càng xấu đi.
Nhóm SEALDs có nhận thức khác về việc này: "Chúng tôi muốn có mối bang giao tốt với các nước láng giềng của mình, và chúng tôi muốn gìn giữ hiến pháp có nền tảng hòa bình", Daikichi cho hay.
http://www.bento.de/upload/images/_900xAUTO_crop_center-center_75/5_Shinta-Yabe.jpg
(hình ảnh: Shinta Yabe)
Những người biểu tình thuộc nhóm SEALDs mặc Mom-Jeans và thoa son, trong buổi tối tháng Chín này, đeo vòng dạ quang trên cổ tay và vận áo thun với dòng chữ "PEACE NOT WAR". Cái Logo của họ cũng nổi bật: phù hiệu là hình một cái loa, quyển sách, viết máy, headphone và một cái Playbutton ở giữa thích hợp với khẩu hiệu Start-up. Phong cách giản dị, các ao thun có in chữ trắng trên nền đen, và đen trên nền trắng là Corporate Identity, diện mạo chung bên ngoài của họ. Các tấm biển kêu gọi biểu tình của họ có thể trưng bày như các bích chương quảng cáo của thương hiệu quần áo H&M lồng kính sáng nhấp nháy treo trên nhà ga Shijuku hoặc là dùng để quảng cáo cái iPhone mới. Tất cả điều này đều nằm trong chiến lược của SEALDs.
Mọi việc khởi sự cách đây hai năm. Năm 2013 họ muốn chống lại điều luật mới gia tăng hình phạt đối với Whistleblower, những người lật tẩy bí mật. Lúc đó họ có tên khác và ít người biết đến: "Vụ chống đối bị chê là uncool. Cho nên chúng tôi không muốn biểu tình giống như dân chúng của thập niên 60 nữa, chúng tôi muốn biểu tình trong phong cách của riêng mình" . Cho nên họ kêu gọi sinh viên ngành Mỹ Thuật, rồi họ cho các sinh viên nhiếp ảnh giàn dựng như chụp cho băng nhạc, thỉnh thoảng họ cũng làm quảng cáo kích thước cỡ lớn trên báo. Tất cả tài chánh đều do tiền tài trợ, Daikichi cho biết, và hoàn toàn độc lập.
http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/3_Yui-Hasegawa.jpg
(hình ảnh: Yui Hasegawa)
"Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều mình phải nên tạo hình tượng như thế nào khi ra công chúng, lúc phát biểu và đi trên đường", Takashi của SEALDs cho biết. Dakichi tin rằng làm như vậy sẽ hấp dẫn các bạn trẻ: "Đơn giản là vì chúng tôi có phong cách tuyệt đối và quá thời trang". Ngoài ra họ còn xử dụng Facebook (https://www.facebook.com/saspl21?fref=ts), Instagramm (https://instagram.com/sealds_jpn/), Tumblr (http://sealds.tumblr.com/), Twitter (https://twitter.com/sealds_jpn) và Line, một chương trình ứng dụng của Nhật tương tự như Whatsapp.
Nhóm SEALDs không xem họ là những người làm cách mạng, họ không đòi lật đổ chính quyền, họ chỉ muốn nói lớn điều mình nghĩ. Họ hi vọng rằng một ngày nào đó việc thảo luận về chính trị là chuyện thường tình ở Nhật. Trong đêm này có hàng ngàn người khác cùng biểu tình. Một vài hôm sau đó đạo luật an ninh vẫn được thông qua như thường.
Dù vậy những người sinh viên này vẫn tiếp tục. Trên trang Facebook của họ vừa kêu gọi cho cuộc biểu tình lần tới: "This is something about your country. This is something about the very world you are living. It is you who change the world." (Đây là chuyện của quốc gia dân tộc. Đây là thời sự thế giới quanh ta. Mà Bạn mới chính là người thay đổi vận mệnh của mình).
http://i.imgur.com/xIR2pat.png (https://www.facebook.com/sealdseng/photos/a.856157124475419.1073741829.849881541769644/895891263835338/?type=3)
(* dịch từ "So stylisch protestieren japanische Studenten" (http://www.bento.de/politik/seald-japanische-studenten-protestieren-gegen-die-regierung-26370/))
05.10.2015, 10:00
Trông họ như Fashionblogger nhưng đứng biểu tình chống lại chính phủ Nhật. Mục đích của những người sinh viên này là đã đến lúc dân chúng hãy thảo luận về chính sự.
* bài viết của Steffi Fetz và Lisa Altmeier
Sự phản kháng của họ hoàn toàn có phong cách: Họ đội mũ lain giữa mùa hè, mặc áo hở bụng, đeo Megaphone, và mái tóc dù trong một đống biểu tình nhốn nháo vẫn cứ như là mới sấy. Họ đứng gào: "War is over - if you want it!", một câu nhạc phản chiến hồi chiến tranh Việt Nam của John Lennon.
Những người trẻ này không phải là Fashionblogger, họ là tổ chức SEALDs, nhóm „Students Emergency Action for Liberal Democracy“. Là những người sinh viên đã gào thét về chính sự những tháng vừa qua trên một nước Nhật lặng lẽ trước thời sự.
Mấy tuần qua nhiều người trẻ và cũng có những người lớn tuổi đã trở lại biểu tình ở Nhật chống đối chính quyền. Vào ngày 31 tháng Tám vừa qua có 120 ngàn người biểu tình Tokyo. Gần 70 thành viên SEALD chủ động tổ chức phần lớn các cuộc biểu tình này. Sinh viên Xã hội học Daikichi Kato 25 tuổi cho hay, "Chúng tôi muốn mình được nghe thấy".
http://www.bento.de/upload/images/_576xAUTO_crop_center-center_75/Daikichi.jpg
(hình ảnh: Momoka Nagai)
Daikichi gào thét từ nhiều tuần qua chống lại chính phủ và điều luật an ninh mới ở Nhật cho phép quân đội Nhật được tham chiến bên ngoài nước Nhật. Thành viên SEALD không muốn đạo luật này, và 33 ngàn Facebook-Fans cũng không ưa. Họ muốn bảo vệ hiến pháp Nhật được viết mới từ năm 1947.
Cùng nhau xuống đường phản kháng không phải là chuyện thường tình ở Nhật. Người ta không nói về chính sự, lại càng không gào thét qua Megaphone. Nhưng hiện nay chính sách của Nhật là một đề tài được thảo luận, đề tài đụng chạm sợi dây thần kinh dân chúng ở đây: đó là Chiến-tranh.
http://www.bento.de/upload/images/_900xAUTO_crop_center-center_75/Hiroshima-GettyimagesHulton-Archive.jpg
(hình ảnh: Gettyimages/Hulton Archive)
Thế chiến thứ II đã là vết hằn lên ký ức tập thể họ đặc biệt là vụ Mỹ bỏ bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki. Đối với nhiều người Nhật, điều thứ 9 trong hiến pháp của họ vì vậy rất quan trọng. Nhưng trong những năm gần đây, chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe liên tục đòi thay đổi hiến pháp.
Chính phủ lấy lý do là họ muốn bảo vệ nước Nhật qua thay đổi hiến pháp. Nước Nhật bị coi thường vì từ sau Thế-chiến-thứ-II quân đội Nhật hoàn toàn không có quyền tham chiến và cũng không thể sát cánh cùng các đồng minh như Mỹ được. Phải dọa các quốc gia khác mạnh hơn nữa. Nam Hàn và Trung Quốc là ví dụ cho việc bang giao những năm sau này ngày càng xấu đi.
Nhóm SEALDs có nhận thức khác về việc này: "Chúng tôi muốn có mối bang giao tốt với các nước láng giềng của mình, và chúng tôi muốn gìn giữ hiến pháp có nền tảng hòa bình", Daikichi cho hay.
http://www.bento.de/upload/images/_900xAUTO_crop_center-center_75/5_Shinta-Yabe.jpg
(hình ảnh: Shinta Yabe)
Những người biểu tình thuộc nhóm SEALDs mặc Mom-Jeans và thoa son, trong buổi tối tháng Chín này, đeo vòng dạ quang trên cổ tay và vận áo thun với dòng chữ "PEACE NOT WAR". Cái Logo của họ cũng nổi bật: phù hiệu là hình một cái loa, quyển sách, viết máy, headphone và một cái Playbutton ở giữa thích hợp với khẩu hiệu Start-up. Phong cách giản dị, các ao thun có in chữ trắng trên nền đen, và đen trên nền trắng là Corporate Identity, diện mạo chung bên ngoài của họ. Các tấm biển kêu gọi biểu tình của họ có thể trưng bày như các bích chương quảng cáo của thương hiệu quần áo H&M lồng kính sáng nhấp nháy treo trên nhà ga Shijuku hoặc là dùng để quảng cáo cái iPhone mới. Tất cả điều này đều nằm trong chiến lược của SEALDs.
Mọi việc khởi sự cách đây hai năm. Năm 2013 họ muốn chống lại điều luật mới gia tăng hình phạt đối với Whistleblower, những người lật tẩy bí mật. Lúc đó họ có tên khác và ít người biết đến: "Vụ chống đối bị chê là uncool. Cho nên chúng tôi không muốn biểu tình giống như dân chúng của thập niên 60 nữa, chúng tôi muốn biểu tình trong phong cách của riêng mình" . Cho nên họ kêu gọi sinh viên ngành Mỹ Thuật, rồi họ cho các sinh viên nhiếp ảnh giàn dựng như chụp cho băng nhạc, thỉnh thoảng họ cũng làm quảng cáo kích thước cỡ lớn trên báo. Tất cả tài chánh đều do tiền tài trợ, Daikichi cho biết, và hoàn toàn độc lập.
http://www.bento.de/upload/images/_1200x600_crop_center-center_75/3_Yui-Hasegawa.jpg
(hình ảnh: Yui Hasegawa)
"Chúng tôi suy nghĩ rất nhiều mình phải nên tạo hình tượng như thế nào khi ra công chúng, lúc phát biểu và đi trên đường", Takashi của SEALDs cho biết. Dakichi tin rằng làm như vậy sẽ hấp dẫn các bạn trẻ: "Đơn giản là vì chúng tôi có phong cách tuyệt đối và quá thời trang". Ngoài ra họ còn xử dụng Facebook (https://www.facebook.com/saspl21?fref=ts), Instagramm (https://instagram.com/sealds_jpn/), Tumblr (http://sealds.tumblr.com/), Twitter (https://twitter.com/sealds_jpn) và Line, một chương trình ứng dụng của Nhật tương tự như Whatsapp.
Nhóm SEALDs không xem họ là những người làm cách mạng, họ không đòi lật đổ chính quyền, họ chỉ muốn nói lớn điều mình nghĩ. Họ hi vọng rằng một ngày nào đó việc thảo luận về chính trị là chuyện thường tình ở Nhật. Trong đêm này có hàng ngàn người khác cùng biểu tình. Một vài hôm sau đó đạo luật an ninh vẫn được thông qua như thường.
Dù vậy những người sinh viên này vẫn tiếp tục. Trên trang Facebook của họ vừa kêu gọi cho cuộc biểu tình lần tới: "This is something about your country. This is something about the very world you are living. It is you who change the world." (Đây là chuyện của quốc gia dân tộc. Đây là thời sự thế giới quanh ta. Mà Bạn mới chính là người thay đổi vận mệnh của mình).
http://i.imgur.com/xIR2pat.png (https://www.facebook.com/sealdseng/photos/a.856157124475419.1073741829.849881541769644/895891263835338/?type=3)
(* dịch từ "So stylisch protestieren japanische Studenten" (http://www.bento.de/politik/seald-japanische-studenten-protestieren-gegen-die-regierung-26370/))