PDA

View Full Version : Siêu PAC



Triển
10-26-2015, 07:29 AM
Bầu cử ở Mỹ
Đồng tiền vận hành bầu bán



Người giàu quyên góp và các tỉ phú khuynh đảo cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Có vài người chi tiền còn kiểm soát ứng cử viên của họ ngay cả bằng App.

bài viết của Heike Buchter
24 tháng 10, 5 giờ 14.






http://www.zeit.de/wirtschaft/2015-10/spenden-wahlkampf/bitblt-850x478-2814320f51a86a545ecafee1503433ec323a360a/wide
Jeb Bush muốn trở thành tổng thống Mỹ kỳ tới © dpa




Nước Mỹ nhờ có David Keating mà sẽ có một cuộc tranh cử tổng thống đắt giá nhất trong lịch sử. Theo các tiên đoán những người ủng hộ sẽ chi cho ứng cử viên của họ trong lúc tranh cử lên hơn 4 tỉ USD. Họ là những người giàu nhất trong đám người giàu muốn tranh giành ảnh hưởng chính trị bằng cách quyên góp cho chuyện tranh cử.

David Keating đã khiến điều này khả thi. Ông ta phát minh ra một cấu trúc luật pháp cho phép quyên tiền được gọi là 'Siêu PACs'. Trong một khoảng thời gian dài ở Mỹ có giới hạn mức quyên tiền cao nhất cho quảng cáo tranh cử và tiền quyên góp tranh cử. Nhưng bây giờ Keating đã loại được các luật lệ này. Ông là một nhà cách mạng có cách riêng của mình, qua hình dáng qua chòm râu bạc muối tiêu và cách phát ngôn thận trọng như kiểu cách một vị giáo sư đại học. Một người có tham vọng chính trị bảo thủ đã sáng lập ra một câu lạc bộ hỗ trợ, một Political Action Committee (PAC) (Ủy ban Hành động Chính trị) và thắng cuộc trước tòa án được phép quyên tiền không có giới hạn và được phép chi cho quảng cáo lúc tranh cử. Tuy rằng một 'Siêu PAC' không thể trực tiếp trao phương tiện cho ban vận động tranh cử của một ứng cử viên, nhưng mà siêu PAC này được phép điều chỉnh quảng cáo trên truyền hình theo hướng có lợi cho họ.

Cuộc tranh cử tổng thống còn nằm trong giai đoạn đầu, bên phe Dân chủ và phe Cộng hòa đang còn chọn lựa ra ứng cử viên tổng thống của họ. Nhưng mà hiện tại đã có hơn 1000 siêu PACs với số vốn 300 triệu USD trong quỹ của mình và đã chi hơn gấp 5 lần cho quảng cáo trên truyền hình và các biện pháp tranh cử khác so với lần tranh cử tổng thống lần trước.

Quỹ quyên góp của Keating đã lũy thừa hóa tầm ảnh hưởng của đám người siêu giàu lên trên nền dân chủ bậc nhất thế giới. Họ là các tỉ phú như là ông vua sòng bạc Sheldon Adelson, thần đầu cơ George Soros hoặc là đế chế dầu hỏa anh em nhà họ Koch đã hỗ trợ ứng cử viên của họ qua nguồn trợ giúp các "siêu PACs". Chỉ riêng anh em họ Koch đã muốn chi 900 triệu USD cho cuộc bầu cử năm 2016 rồi.

Right to Rise, nhóm siêu PAC cho ông Jeb Bush đã quyên được hơn 100 triệu USD - trong các cách quyên có kiểu tổ chức bữa dùng cơm tối cho các vị thánh Wall-Street, được quỹ góp vốn cựu chiến binh Private-Equity của Henry Kravis thực hiện. Công ty KKR của ông này vừa qua đã "quay chóng mặt" các tít báo với dòng tin thu tóm công ty chế tạo dụng cụ nhà bếp WWF vùng Schwaben ở Đức. Khách khứa của buổi cơm tối Wall-Street phải trả 100 ngàn USD để mua cái quyền được ngồi vào bàn ăn dự tiệc mà Kravis tổ chức ở Park Avenue cho giới thượng lưu.

Các siêu PACs đã khiến cho các ứng cử viên tổng thống lệ thuộc vào một số ít các mạnh thường quân đếm trên lòng bàn tay. Theo phân tích của tờ New York Times, phần lớn số tiền quyên góp là của không tới 400 gia đình trong nước. Tờ báo này viết, "ai xem qua danh sách các người quyên góp nhiều nhất cho cuộc tranh cử tổng thống sẽ thấy được tiết diện phần trăm tầng lớp thượng lưu, những người siêu giàu của nước Mỹ". 67 người quyên góp là tỉ phú. Câu hỏi đặt ra ở đây không phải là liệu nước Mỹ có lặp lại thời vàng son mà ông vua dầu hỏa Rockefeller và đại kỹ nghệ gia gang thép Carnegie đã lợi dụng tài sản của mình để tranh giành ảnh hưởng, hay là ngày nay đã bước vào thời đại bạch kim rồi, địa diện một trong những học viện chính trị (Thinktank) ở Hoa Thịnh Đốn đang quan sát các dòng chảy quyên góp càu nhàu. Một trong những người quyên góp nhiều ảnh hưởng nhất là Sheldon Adelson, người mà theo danh sách người siêu giàu có của Forbes phỏng đoán có tài sản trị giá 24 tỉ USD, có sòng bạc ở Las Vegas, Trung Quốc và Tân Gia Ba. Ở lần bầu cử tổng thống năm 2012, Adelson đã chi 100 triệu cho tiền quyên góp. sự ủng hộ của ông vua sòng bạc này được yêu chuộng đến độ tay trong có bàn tán chuyện "Adelson tuyển lựa". Tuy nhiên ông già 82 tuổi này chỉ đi lại được với chiếc xe điện 2 bánh. Cho nên ông ta sẽ ưu tiên cho những ứng cử viên nào đến diện kiến ông. Hiện ông vẫn chưa 'chọn mặt gửi tiền', cho nên ông tỉ phú này đang liên tục tiếp đón các màn trình diễn của các ứng cử viên tổng thống trong văn phòng của ông ở khách sạn Venitian tại Las Vegas, đặc san New York Magazine vừa viết về chuyện này gần đây.

Adelson là bạn với Paul Singer, một tay manager bảo hiểm dạng mạnh tay trong đám hành lang chi nhiều cho đảng Cộng hòa. Singers Elliott Management là loại quỹ nắm đầu công trái phiếu vay mượn của chính phủ Á Căn Đình và cũng chính họ đã yêu cầu tuyên bố cái quốc gia Nam Mỹ này lại lần nữa vào diện không đủ khả năng trả nợ vào tháng Bảy năm 2014. Hillary Clinton, nữ ứng cử viên sáng giá nhất của bên phe Dân chủ dù đã cáo buộc vụ "hệ thống chính trị bị khuynh đảo" và yêu cầu hãy loại bỏ thứ tiền bạc có nguồn gốc không minh bạch. Nhưng chính bà Clinton cũng thao túng qua các 'siêu PACs' và có kẻ chi tiền như nhà đầu tư lớn Warren Buffett và ông vua truyền thông Haim Saban.

Những kẻ quyên góp cho siêu PAC luôn muốn có tiếng nói trong các cuộc tranh cử. Tổ chức tranh cử của Marco Rubio đã viết một cái app cho smartphone để những ông bà quyên góp xử dụng cho việc theo dõi các buổi ra mắt tranh cử, hoặc là có thể xem lập trường ứng cử viên cho mỗi câu hỏi chính trị. Những người quyên góp trong lãnh vực tài chánh xem sự quyên góp của họ là một sự đầu tư. Một người quyên góp mô tả trong tờ New York Times,"Họ theo dõi kết quả thăm dò ứng cử viên của họ như là theo dõi biểu đồ chứng khoán vậy".

Con đường tiền nhiều bạc lớn đã rộng mở sau phán quyết tòa án tối cao. Năm 2010 thẩm phán đã xử vụ "Citizens United chống lại Hội đồng bầu cử liên bang", rằng các công ty, nghiệp đoàn và các tổ chức khác có quyền tự do ngôn luận và được phép tham gia trong các cuộc tranh cử. Trước đó chuyện này bị cấm. Hồi tháng Năm lại có một phán quyết có lợi cho một câu lạc bộ có tên là SpeechNow. Vụ án này ít ồn ào như vụ Citizens United, nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng hơn. Một tòa phúc thẩm phán quyết rằng các tổ chức được thu nhận quyên góp vô giới hạn và được phép hoạt động chi khi nào họ không có hợp tác hành động ủng hộ tranh cử của họ với từng cá nhân ứng cử viên tổng thống. Sáu tuần sau khi tòa phán quyết xong là có ngay các 'siêu PACs' đầu tiên thành lập. Cho đến hôm nay đã có 1177 siêu PACs ghi danh ở cơ quan bầu cử.

SpeechNow là câu lạc bộ của Keating. Ông này sáng lập SpeechNow với mục tiêu phá vỡ quyền đi bầu. Ngày trước Keating từng làm việc ở Club for Growth có thành viên toàn giới thượng lưu bảo thủ. Câu lạc bộ này chấm điểm các chính trị gia có dấn thân theo nguyên tắc "kinh doanh thì nhiều, nhà nước thì ít" hay không. Keating có tiếng ở đó là "Thanh tra hạng gộc", như tờ báo Politico vùng Hoa Thịnh Đốn có lần ghi chú. Ông này kiểm tra các ứng cử viên có hi vọng được câu lạc bộ này đề cử ứng cử theo quan niệm của câu lạc bộ. Câu lạc bộ lại cảm thấy bị luật lệ bó buộc. Mặc dù ông này không phải là luật gia nhưng Keating học tập dần luật lệ bầu cử. Rồi mới phát sinh ý tưởng lấy quyền tự do ngôn luận làm nền tảng để bãi bỏ việc giới hạn tiền quyên góp. Một dòng chú thích trong một bản án của tối cao pháp viện đã cho ông ta ý tưởng này.

Khi được hỏi Keating đã nghĩ gì về các siêu PACs và các số tiền bạc triệu của nó cũng như hậu quả ý tưởng của ông thì ông ta trả lời, "Tôi thấy hài lòng". Ông làm việc này từ sự trải nghiệm. Keating là một nhà biện hộ gồ ghề của nền kinh tế thị trường. Trong văn phòng của ông có treo một tấm bích chương tranh cử của Ronald Reagan. Keating nói: "Bỏ nhiều tiền cho tranh cử là cung cấp nhiều tin tức cho cử tri, và nghĩa là cử tri sẽ tham gia đông đảo hơn". Một sự thắng lợi cho nền dân chủ, ông ta nghĩ như vậy.

Paul S. Ryan xem biện hộ như vậy là sống sượng. "Đó không phải là quyền tự do ngôn luận, đó là sự mua bán ngôn luận đắt đỏ". Ryan làm việc cho Campaign Legal Center, một tổ chức tranh đấu cho việc đặt lại mức giới hạn quyên góp. "Số tiền bỏ ra không giúp cho cử tri có nhiều tin tức mà dẫn đến tham nhũng". Ryan và những người khác ý có sự hậu thuẫn của đông đảo dân chúng Hoa Kỳ. Trong một cuộc thăm dò của thông tấn xã Bloomberg, có 78 phần trăm người được hỏi cho rằng phải rút lại phán quyết vụ Citizens United. Thành viên cả hai đảng phái đều đồng ý đề nghị rút lại phán quyết này - một sự thống nhất không hề có ở bất cứ đề tài nào khác. Tuy nhiên Ryan không nghĩ rằng một sớm một chiều sẽ bãi bỏ các siêu quỹ quyên góp. Ông nói, "Vụ kiện này sẽ kéo dài 10 đến 15 năm".

Larry Lessig lại không muốn đợi lâu như vậy. Ông ta là một ứng cử viên tổng thống bên phe Dân chủ. Chương trình tranh cử của ông giáo sư Havard này chỉ có một điểm thôi: Cải cách quyền bầu cử. Nếu thắng cử trên cương vị tổng thống ông sẽ bãi bỏ các siêu PACs xong rồi từ nhiệm. Lessig cho biết, "Tất cả các quốc gia có hệ thống chính trị như vậy đều bị chúng ta gọi là Cộng Hòa Chuối". Qua các 'siêu PACs' giới thượng lưu sẽ tuyển chọn ứng cử viên tổng thống cho riêng mình. "Phần cử tri còn lại chỉ còn quyết định xem muốn bầu người nào trong số ứng cử viên đã được chọn trước mà thôi". Lessig đã cố gắng ngăn cản các super PACs với các phương tiện của mình. Ông ta sáng lập ra Mayday Super PAC, một "siêu PAC để chấm dứt tất cả các siêu PACs", như Lessig đã hứa hẹn. Với số tiền quyên góp ông đã ủng hộ các ứng cử viên trong cuộc bầu nghị viện năm 2014, những người từng hứa sẽ ủng hộ việc cải cách quyền bầu cử. Nhưng mà kế hoạch Mayday đã bị trượt mục tiêu.

Để chi phí cho việc ứng cử tổng thống, ông bố gia đình này phải trích từ lương đại học. Lessig cũng không được phép vay tiền cho việc ứng cử. Các ứng cử viên như Ted Cruz hoặc là Marco Rubio thì lại tiếp tục hưởng lương thượng nghị sĩ. Những người khác như Jeb Bush, Hillary Clinton và Donald Trump thì đã đủ giàu có thể bỏ hẳn lương bổng của một năm, Lessig nói vậy. Phó thường dân bình thường chẳng có cơ hội nào mà ứng cử tổng thống.

Hôm 13 tây tháng Mười đã có cuộc tranh luận công khai đầu tiên bên phe Dân Chủ. Cho đến hôm đó Lessig phải chứng minh là có khả năng tài chánh để tranh cử tổng thống năm 2016. Lessig cũng có thể nhận chi phiếu của các tỉ phú mạnh thường quân. "Vì tôi muốn bãi bỏ hệ thống bầu cử ngay lập tức, nên tôi cũng không thể để bị mua chuộc".

Đối thủ Keating thì lại tranh đấu cho việc bãi bỏ cả việc giới hạn trực tiếp quyên góp cho các ứng cử viên. Ông ta nói: "Đã có dấu hiệu là quốc hội cũng sẽ bãi bỏ luôn cái giới hạn này".


(** dịch từ "Wahlen in den USA: Das Geld lässt wählen" (http://www.zeit.de/2015/41/us-wahl-spenden-milliardaere/seite-2) - Die Zeit)