gtmt
12-02-2015, 09:11 AM
Tu là gì ?
“Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Đức Phật đã dạy: “khi chưa chứng A La Hán thì chưa thể tin vào tâm ta được” vì tâm ta là “tâm viên, ý mã” thay đổi, sinh diệt không ngừng, cho nên Tổ Đạt Ma muốn độ cho nhị Tổ Huệ Khả cũng phải chỉ ra pháp “an tâm” bằng cách“khai thị” cho Ngài Huệ Khả phải quay lại tìm “tâm bất an” nơi chính mình” mới ngộ ra được đạo. Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi nghe Kinh Kim Cang đến câu: “bất ưng trụ sắc... thinh, hương, vị, xúc, pháp, sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm...” liền ngộ đạo, cũng là nhờ ở sự quay lại với chính mình để không bị dính mắc, hấp dẫn bởi lục trần, mới ngộ được đạo. Gần gũi nhất tại Việt Nam chúng ta, Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng đã chỉ dạy cho Thái Tử Trần Khâm một câu Pháp yếu: “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là phận sự chính, không phải từ nơi khác mà được, nhờ đây mà sau nầy Việt Nam chúng ta có được Phật Hoàng Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và dòng lịch sữ oai hùngvới ba lần đánh bại giặc Nguyên, Mông đem lại vẻ vang cho dân tộc.
1/ “Quán chiếu tự tâm” là đưa tâm trở về với thân, không cho tâm giong ruổi, lang thang phá hoại lúa mạ nhà người, bằng cách: theo dõi hơi thở vô, ra, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, lạy Phật, tham thiền...mục đích là gom tâm về một chỗ, khi “quán chiếu tự tâm” sẽ thấy rõ lỗi mình để mà lo sửa, hầu hoàn thiện tự thân và không thấy lỗi người để phải nhiều phiền não và sinh ra cao ngạo, tội lỗi. Đức Phật cũng đã dạy: “chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” nghĩa là giữ tâm môt chỗ, không có việc gì không làm được. Khi ta giữ tâm được an tịnh, ta sẽ thấy cuộc đời rất là an lạc, mọi người đều tốt, cảnh vật chung quanh đều đẹp, đúng như lời Phật dạy: “tâm bình thế giới bình, tâm tịnh quốc độ tịnh” là vậy, khi tâm “bất an” sẽ luôn lao lư sống không thật, nhìn đời với tâm hư thối, phiền não chất chồng.
2/ “Làm triệt tiêu bản ngã” vì “bản ngã” là nguồn gốc của “vô minh” và mọi tội lỗi, khi có “ngã” là có “nhơn” rồi có “chúng sanh” và “thọ giả”, khi vừa ra đời Đức Phật đã đưa ra “thông điệp” đầu tiên cũng về chữ “ngã”. Khi có “ngã chấp” thì sẽ có hai bản năng: sinh tồn và hưởng thụ đồng hành, lúc đó chỉ thấy “ta” là cái rốn của vũ trụ, bắt mọi người phải phục tùng ta, sẵn sàng bươi móc lỗi của người để hòng che đậy lỗi lầm của ta, tạo ra muôn vàn oan trái, khổ đau và mặc sức thụ hưởng sắc dục, chạy theo hình tướng bên ngoài, lấy cơ sở vật chất và danh lợi đạt được làm thành quả của đời tu, quên đi câu” Duy tuệ thị nghiệp”, “tam thường bất túc”, “ít muốn biết đủ” và “an lạc, giải thoát”...làm phương châm và cứu cánh, thì thật là đáng buồn thay! Hòa Thượng Thiện Siêu cũng có viết “ Vô ngã là Niết bàn”, vậy “ có ngã là có địa ngục”, thế nên muốn đạt đến Niết bàn phải tu làm sao cho tự mình và giúp cho nhiều người “triêt tiêu bản ngã” đó mới là nhiệm vụ chính của người tu.
3/ “Chuyển hóa nghiệp lực của mình” ta sinh ra trên đời nầy cũng do “nghiệp”, suốt quá trình sinh sống cũng tạo quá nhiều “nghiệp” mà “nghiệp ác” thì nhiều hơn “nghiệp thiện”, nhưng tất cả “nghiệp” dù “nghiệp thiện hay ác” cũng đều dẫn ta trong “sinh tử luân hồi” mà tu là phải “chuyển nghiệp” quyết “thoát ly sinh tử luân hồi” để đạt an lạc, giải thoát đấy mới là cứu cánh và phận sự chính của người tu, trong kinh có dạy:” Vong thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” là vậy. Muốn chuyển hóa nghiệp phải “sám hối tự tâm”, phải biết quán chiếu để thấy lỗi lầm của mình mà sửa, phải “tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi”, để mà khiêm cung, tôn trọng mọi người, bởi vì mọi người cũng là Phật sẽ thành kia mà. Phải hằng lạy Phật sám hối kết hợp với y học, vừa rèn luyện dưỡng sinh, vừa khiêm cung, hạ “bản ngã”, vừa chuyển hóa được nghiệp lực vừa tạo thêm phước đức, đó không phải là lợi ích thiết thực và nhiệm vụ chính của người tu hay sao ?
Hạnh “Sa môn” và phận sự người tu là trải nghiệm ba pháp tu trên và “một bát cơm ngàn nhà, thân chơi muôn dặm xa, mắt thương xem trần thế, mây trắng hỏi đường qua”. Nếu ai muốn tu mà không trải qua ba điều kiện kể trên,dù có nhiều bằng cấp và tu lâu năm mà không nếm được hương vị an lạc, giải thoát, để phải nhiều lo toan tính toán, đều là tu hình tướng, giả danh mà thôi. Muốn cứu độ mọi người, trước tiên ta phải tự độ được ta, phải không còn “ngã chấp” và “pháp chấp”, phải có của,rồi mới nghĩ đến việc đi cho, phải có nội lực rồi mới mong cứu giúp người, nếu chưa có gì mà sớm “hạ sơn” để mong cứu độ mọi người, thì sẽ là ảo vọng, “Cửa tùng đôi cánh gài” chỉ lụy khổ mà thôi !
An Lạc thất, Adelaide, Nam Úc những ngày tịnh dưỡng
Thích Viên Thành
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/np-thp/18684-phan-su-nguoi-tu.html
“Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
Đức Phật đã dạy: “khi chưa chứng A La Hán thì chưa thể tin vào tâm ta được” vì tâm ta là “tâm viên, ý mã” thay đổi, sinh diệt không ngừng, cho nên Tổ Đạt Ma muốn độ cho nhị Tổ Huệ Khả cũng phải chỉ ra pháp “an tâm” bằng cách“khai thị” cho Ngài Huệ Khả phải quay lại tìm “tâm bất an” nơi chính mình” mới ngộ ra được đạo. Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi nghe Kinh Kim Cang đến câu: “bất ưng trụ sắc... thinh, hương, vị, xúc, pháp, sanh tâm, ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm...” liền ngộ đạo, cũng là nhờ ở sự quay lại với chính mình để không bị dính mắc, hấp dẫn bởi lục trần, mới ngộ được đạo. Gần gũi nhất tại Việt Nam chúng ta, Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng đã chỉ dạy cho Thái Tử Trần Khâm một câu Pháp yếu: “phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc” có nghĩa xem xét lại chính mình là phận sự chính, không phải từ nơi khác mà được, nhờ đây mà sau nầy Việt Nam chúng ta có được Phật Hoàng Trần Nhân Tông với Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và dòng lịch sữ oai hùngvới ba lần đánh bại giặc Nguyên, Mông đem lại vẻ vang cho dân tộc.
1/ “Quán chiếu tự tâm” là đưa tâm trở về với thân, không cho tâm giong ruổi, lang thang phá hoại lúa mạ nhà người, bằng cách: theo dõi hơi thở vô, ra, tụng kinh, trì chú, niệm Phật, lạy Phật, tham thiền...mục đích là gom tâm về một chỗ, khi “quán chiếu tự tâm” sẽ thấy rõ lỗi mình để mà lo sửa, hầu hoàn thiện tự thân và không thấy lỗi người để phải nhiều phiền não và sinh ra cao ngạo, tội lỗi. Đức Phật cũng đã dạy: “chế tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” nghĩa là giữ tâm môt chỗ, không có việc gì không làm được. Khi ta giữ tâm được an tịnh, ta sẽ thấy cuộc đời rất là an lạc, mọi người đều tốt, cảnh vật chung quanh đều đẹp, đúng như lời Phật dạy: “tâm bình thế giới bình, tâm tịnh quốc độ tịnh” là vậy, khi tâm “bất an” sẽ luôn lao lư sống không thật, nhìn đời với tâm hư thối, phiền não chất chồng.
2/ “Làm triệt tiêu bản ngã” vì “bản ngã” là nguồn gốc của “vô minh” và mọi tội lỗi, khi có “ngã” là có “nhơn” rồi có “chúng sanh” và “thọ giả”, khi vừa ra đời Đức Phật đã đưa ra “thông điệp” đầu tiên cũng về chữ “ngã”. Khi có “ngã chấp” thì sẽ có hai bản năng: sinh tồn và hưởng thụ đồng hành, lúc đó chỉ thấy “ta” là cái rốn của vũ trụ, bắt mọi người phải phục tùng ta, sẵn sàng bươi móc lỗi của người để hòng che đậy lỗi lầm của ta, tạo ra muôn vàn oan trái, khổ đau và mặc sức thụ hưởng sắc dục, chạy theo hình tướng bên ngoài, lấy cơ sở vật chất và danh lợi đạt được làm thành quả của đời tu, quên đi câu” Duy tuệ thị nghiệp”, “tam thường bất túc”, “ít muốn biết đủ” và “an lạc, giải thoát”...làm phương châm và cứu cánh, thì thật là đáng buồn thay! Hòa Thượng Thiện Siêu cũng có viết “ Vô ngã là Niết bàn”, vậy “ có ngã là có địa ngục”, thế nên muốn đạt đến Niết bàn phải tu làm sao cho tự mình và giúp cho nhiều người “triêt tiêu bản ngã” đó mới là nhiệm vụ chính của người tu.
3/ “Chuyển hóa nghiệp lực của mình” ta sinh ra trên đời nầy cũng do “nghiệp”, suốt quá trình sinh sống cũng tạo quá nhiều “nghiệp” mà “nghiệp ác” thì nhiều hơn “nghiệp thiện”, nhưng tất cả “nghiệp” dù “nghiệp thiện hay ác” cũng đều dẫn ta trong “sinh tử luân hồi” mà tu là phải “chuyển nghiệp” quyết “thoát ly sinh tử luân hồi” để đạt an lạc, giải thoát đấy mới là cứu cánh và phận sự chính của người tu, trong kinh có dạy:” Vong thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” là vậy. Muốn chuyển hóa nghiệp phải “sám hối tự tâm”, phải biết quán chiếu để thấy lỗi lầm của mình mà sửa, phải “tự thấy mình nhỏ thôi, việc tu còn kém cỏi”, để mà khiêm cung, tôn trọng mọi người, bởi vì mọi người cũng là Phật sẽ thành kia mà. Phải hằng lạy Phật sám hối kết hợp với y học, vừa rèn luyện dưỡng sinh, vừa khiêm cung, hạ “bản ngã”, vừa chuyển hóa được nghiệp lực vừa tạo thêm phước đức, đó không phải là lợi ích thiết thực và nhiệm vụ chính của người tu hay sao ?
Hạnh “Sa môn” và phận sự người tu là trải nghiệm ba pháp tu trên và “một bát cơm ngàn nhà, thân chơi muôn dặm xa, mắt thương xem trần thế, mây trắng hỏi đường qua”. Nếu ai muốn tu mà không trải qua ba điều kiện kể trên,dù có nhiều bằng cấp và tu lâu năm mà không nếm được hương vị an lạc, giải thoát, để phải nhiều lo toan tính toán, đều là tu hình tướng, giả danh mà thôi. Muốn cứu độ mọi người, trước tiên ta phải tự độ được ta, phải không còn “ngã chấp” và “pháp chấp”, phải có của,rồi mới nghĩ đến việc đi cho, phải có nội lực rồi mới mong cứu giúp người, nếu chưa có gì mà sớm “hạ sơn” để mong cứu độ mọi người, thì sẽ là ảo vọng, “Cửa tùng đôi cánh gài” chỉ lụy khổ mà thôi !
An Lạc thất, Adelaide, Nam Úc những ngày tịnh dưỡng
Thích Viên Thành
http://www.daophatngaynay.com/vn/phat-phap/giao-phap/np-thp/18684-phan-su-nguoi-tu.html