PDA

View Full Version : đi bán muối



Nhã Uyên
12-10-2015, 06:12 AM
Đọc muối của ngày của anh Văn NU tò mò về cụm từ “đi bán muối” . NU chỉ hiểu đi bán muối có nghĩa là “chán cơm, thèm đất”, “theo ông theo bà” nhưng về nguồn gốc của nó thì NU chưa tìm được giải thích chính thức. Anh, chị, em nào biết làm ơn cho NU biết với.

Triển
12-10-2015, 06:25 AM
Xác suất thành ngữ 'đi bán muối' được nhập cảng từ Đại Hàn
rất cao. Coi phinh Đại Hàn thấy thời xưa muối là chỉ có nhà
vua độc quyền. Không ai được phép kinh doanh muối. Cho
nên ai bán muối là tiêu rồi, tiêu rồi.

Có thể là do ông hoàng tử Lý Long Tường qua Cao Ly (Đại Hàn)
gõ dây thép về Việt Nam cho biết sự tình. Vậy là từ đó có vụ
này.

Nhã Uyên
12-10-2015, 06:33 AM
Cho nên ai bán muối là tiêu rồi, tiêu rồi.





Nghe có lý nhưng nhà cháu thắc mắc thiệt.

ốc
12-10-2015, 08:45 AM
Đọc muối của ngày của anh Văn NU tò mò về cụm từ “đi bán muối” . NU chỉ hiểu đi bán muối có nghĩa là “chán cơm, thèm đất”, “theo ông theo bà” nhưng về nguồn gốc của nó thì NU chưa tìm được giải thích chính thức. Anh, chị, em nào biết làm ơn cho NU biết với.

Dạo gần đây, người ta thường dùng cụm từ "gieo hồng mao" nhiều hơn. Nguồn gốc: Chinh Phụ Ngâm.

gtmt
12-10-2015, 12:59 PM
có 1 cọng lông mà giang hồ dậy sóng

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 01:03 PM
"Bán Muối" = "Đi gặp/theo Bác" = "Gieo Hồng Mao" đồng nghĩa thì đúng boong! Nhưng nguồn gốc của nó hổng phải từ Chinh Phụ Ngâm tôm đâu à! Cái "gốc" (trên núi?) của chữ đó là từ đại sử gia Tư Mã Ý à nghen :z45: (ai hổng tin Monk tui, thì hỏi anh 008 coi, biết liền hà! :24:)

ốc
12-10-2015, 03:47 PM
Y như rằng có Hồ Đồ chạy ù vào sửa sai.

gun_ho
12-10-2015, 04:10 PM
Cái này là đi chơi bị vướng cọng lông trong họng nên cứ ho mãi.

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 04:19 PM
Bậy! Đây là chạy xịt khói (quê quá) nên phải lén gõ Gú Gồ lọc cọc "chiết tự" để gỡ gạc chứ hổng phải sửa sai :24:

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 04:22 PM
Có chàng nào đã quá cái tuổi tri thiên mệnh & lục thập nhi nhỉ thuận rồi mà dám đưa tay lên thề là CHƯA BAO GIỜ VƯỚNG LÔNG hông vậy ta? Người ta đã phớt lờ cho rồi, mà cứ (lén lén) "ho" khục khặc hoài như con khỉ mắc kinh phong vậy, thì tại sao không bò lại lên võ đài còn đang mở đấy!

Dòm gương cái đi, kid!

"Gấu, Gấu!" Ha,ha,ha......

Thoa
12-10-2015, 04:53 PM
Cái gì Thoa nói cũng có bảo chứng ( copyright) . Muốn trích làm chữ ký thì phải đóng tiền trả bản quyền đấy ạ . Không thể khơi khơi mà lấy tư duy của em nó " chùa" được đâu .

Thoa
12-10-2015, 05:18 PM
Đọc muối của ngày của anh Văn NU tò mò về cụm từ “đi bán muối” . NU chỉ hiểu đi bán muối có nghĩa là “chán cơm, thèm đất”, “theo ông theo bà” nhưng về nguồn gốc của nó thì NU chưa tìm được giải thích chính thức. Anh, chị, em nào biết làm ơn cho NU biết với.
Lời bàn Tám Thị :
Ngày xửa ngày xưa , khi phương tiện giao thông còn yếu kém : một là 2 chân ( đi bộ ) , hai là 4 chân ( đi ngựa ) chứ chưa có 2 cánh ( máy bay ) nên sự di chuyển từ nơi này qua nơi khác là một sự vất vả . Thông thường nguyên nhân chủ yếu để người ta chịu nhất mông di chuyển là để kiếm tiền gọi là thương nhân hay lái buôn . Phàm vật nơi này sung túc mà nơi khác quý hiếm thì thương nhân mang đi mang đến để đổi chác kiếm lời , có khi bằng hiện vật , có khi bằng hiện kim .
Nói đến muối thì ai cũng biết dưới biển đầy rẫy . Xúc nước phơi khô thành muối . Người ta lại nói rẻ như muối , tức là vùng biển thì khỏi cần mua cũng có xài .
Ngược lại cao nguyên , miền núi thì muối lại quý như vàng . Người ta chỉ dành dụm đủ mua nhúm gạo , nhúm muối là sống qua ngày .
Vì sao lại quý muối như vậy . Trên núi dù rừng vàng đi nữa thì cũng không có muối . Khi cần chất mặn có khi người ta phải dùng tro của những loại cây mà ăn thế muối, nhưng vẫn không tốt bằng . Không có muối thì người bủng beo ra , vàng vọt còn gọi là phù thủng .
Muối dưới biển thì đầy nhưng để vận chuyển đến những nơi rừng thiên nước độc hay phải ngậm Ngãi qua rừng thì những người thương gia kia một đi không trở lại , đi khuất núi hay " đi bán muối " là cùng một nghĩa đấy ạ .

Disclaimer: đúng sai gì em cũng mới chế ra nên không chịu trách nhiệm đâu đấy . Ai tin đi bán muối ráng chịu .

ốc
12-10-2015, 07:07 PM
À, đúng rồi... còn đi biển bị chìm tàu thì có thể nói là "đi mua muối." Xuống đáy biển gặp Long vương chắc được mua giá hời.

Triển
12-10-2015, 08:27 PM
À, đúng rồi... còn đi biển bị chìm tàu thì có thể nói là "đi mua muối." Xuống đáy biển gặp Long vương chắc được mua giá hời.

Ai nói đi biển thì mua muối? Ví như ông Súng đi biển để ổng kiếm cơm mà.






ngậm Ngãi qua rừng

"Ngậm ngải tìm trầm" => Đi bán trầm.

Triển
12-10-2015, 08:31 PM
Nghe có lý nhưng nhà cháu thắc mắc thiệt.

Thì trong phinh Đại Hàn cũng nói vụ bán muối bị chém đầu là thiệt mà. Ông tổ tị nạn
Lý Long Tường cũng là tướng quân Bạch Mã bên đó cũng thiệt luôn. Duy chỉ có cái
điều ổng gõ dây thép về thì hơi cương chút, thời đó đúng là chưa có điện tín.

The Monk of Canterbury
12-10-2015, 09:56 PM
Cái gì Thoa nói cũng có bảo chứng ( copyright) . Muốn trích làm chữ ký thì phải đóng tiền trả bản quyền đấy ạ . Không thể khơi khơi mà lấy tư duy của em nó " chùa" được đâu .Thế thì hành động này của Monk nếu phải nói theo chữ "Ba Tàu Phân Nửa" thì gọi là "Chữ Ký Đạo" rồi :)

Đạo = Nhẹ tay mượn tạm, chôm chỉa.

Chữ ký = là.... chữ ký

Quynh Huong
12-11-2015, 03:03 AM
Thì trong phinh Đại Hàn cũng nói vụ bán muối bị chém đầu là thiệt mà. Ông tổ tị nạn
Lý Long Tường cũng là tướng quân Bạch Mã bên đó cũng thiệt luôn.


Hôm nay QH đi dạo Phố Mới, tình cờ vào đọc cái thread này và rất vui được biết thêm :

Tại sao gọi là "đi bán muối" ??

Không biết có phải là một Thành ngữ, điển tích không ? Hay là các ACE trong Phố này chỉ muốn đùa cợt cho vui thôi ! Hihi...

( QH rất kém về thành ngữ, điển tích của VN, nên muốn tìm hiểu thêm ).

Thoa
12-11-2015, 03:55 AM
Thế thì hành động này của Monk nếu phải nói theo chữ "Ba Tàu Phân Nửa" thì gọi là "Chữ Ký Đạo" rồi :)

Đạo = Nhẹ tay mượn tạm, chôm chỉa.

Chữ ký = là.... chữ ký

Có ai hiểu hành động này của anh Monk không thì giải thích dùm Thoa ? Cái này hỏi thiệt .

Nhã Uyên
12-11-2015, 04:09 AM
Version củaThoa nghe vừa vui vừa thuận tai. Cám ơn Thoa Đại gia (là nick thân yêu của Thoa đó thầy Bơ Ri Rỉ).

Cám ơn anh 5 nhắc tới mà NU được đọc thêm về ông tổ tị nạn Lý Long Tường giỏi giang này. Nhưng chuyện ông đánh giây thép “tiêu rồi, tiêu rồi” thì có thời giờ NU sẽ kiểm chứng lại. NU chỉ nghe nhắc tới thời Pháp cấm bán muối ở An Nam ta.

Chị QH. Nếu Google không ra vào đây hỏi cơ may tìm được câu trả lời đúng cũng không tệ lắm mặc dù có khi phải ngậm ngải tìm trầm, có khi phải bới lông tìm vết.

tư mã tai trâu
12-11-2015, 07:05 AM
Hôm nay QH đi dạo Phố Mới, tình cờ vào đọc cái thread này và rất vui được biết thêm :

Tại sao gọi là "đi bán muối" ??

Không biết có phải là một Thành ngữ, điển tích không ? Hay là các ACE trong Phố này chỉ muốn đùa cợt cho vui thôi ! Hihi...

( QH rất kém về thành ngữ, điển tích của VN, nên muốn tìm hiểu thêm ).


Tôi không nghĩ đây là thành ngữ, điển tích.
Tôi chưa nghe các bậc huynh trưởng nói tới nhóm chữ này bao giờ. Sách vở xưa lại càng không thấy. Có vẻ như là "đi bán muối" thuộc vào loại tiếng lóng mới xuất hiện sau này.
Đã là tiếng lóng thì khó có ai biết được nguồn gốc của nó. Như câu "mút mùa lệ thủy" chưa ai giải thích cho hợp lý tại sao lại là lệ thủy mà không phải lệ thu.
Hay là "đi mò Tôm" hello :-) . Tại sao mò Tôm chứ không mò cá, mò sò hay mò ... hến.

Đậu
12-11-2015, 07:38 AM
Cụm chữ "đi bán muối" chỉ thịnh hành trong cộng đồng người Trung quốc. Còn trong giới người Việt thì gần đây có chùm "đi ăn chuối" hoặc "đi chết đi mày" dùng để đuổi đứa cà chớn đi chỗ khác chơi.
:z5:

Canhcong
12-11-2015, 08:41 AM
Tôi cũng nghĩ "đi bán muối" là tiếng lóng và tiếng lóng thì khó xác định nguyên cớ



Có đọc đâu đó "đi bán muối" nghĩa là lìa đời có thể từ 1 trong 2 nguồn hợp lý này :



1: buôn bán muối cho người miền thượng gian nan, nguy hiểm đi dễ khó về



2: thời Pháp đô hộ, họ độc quyền buôn bán rượu, á phiện và muối, ai buôn lậu những thứ này tội rất nặng, án tù mọt gông hoặc tử hình

...đã đọc vậy, viết lại thôi



Chào quí vị :-)

nam2010
12-11-2015, 06:40 PM
Đọc muối của ngày của anh Văn NU tò mò về cụm từ “đi bán muối” . NU chỉ hiểu đi bán muối có nghĩa là “chán cơm, thèm đất”, “theo ông theo bà” nhưng về nguồn gốc của nó thì NU chưa tìm được giải thích chính thức. Anh, chị, em nào biết làm ơn cho NU biết với.




Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối https://dtphorum.com/pr4/images/icons/icon11.png !?!

Triển
12-11-2015, 08:52 PM
"đi chết đi mày" dùng để đuổi đứa cà chớn đi chỗ khác chơi.
:z5:

Nói hông phải nịnh chứ, Đậu đại ca lậm phinh tàu quá nên nhớ lộn rồi.:z14:

Đậu
12-12-2015, 08:45 AM
Nói hông phải nịnh chứ, Đậu đại ca lậm phinh tàu quá nên nhớ lộn rồi.:z14:

Thì nguyên bổn là "mày đi chết đi" nhưng em giả vờ nhầm một tẹo để khỏi vi phạm lỗi cóp bi rai. Còn một câu nữa mà bây giờ em mới nhớ ra là "em gả cho anh đi" của nhơn vật nam khi cầu hôn bạn gái. Cũng thuộc loại kinh điển luôn.

:z13:

008
12-14-2015, 12:41 PM
Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối https://dtphorum.com/pr4/images/icons/icon11.png !?!



Cũng có thể lắm! Cách nói này chắc là tiếng lóng chứ không thể nào là thành ngữ loại “chính quy” và hẳn là mãi sau này mới có. Báo ở VN ngày nay hay dùng chữ “diêm dân” để chỉ người làm nghề sản xuất muối (chắc để cho giống như nông dân, ngư dân). Tàu lại có nói “diêm thương” là nghề hoặc người buôn muối. Vì “diêm” (muối) đồng âm với “diêm” trong “Diêm Vương, Diêm La, Diêm Phủ” nên “diêm dân” với “diêm thương” ắt phải là thuộc về thế giới của họ Diêm dưới kia. Hơn nữa, cũng có những người miền Nam phát âm “diêm dân” nghe mài mại gần giống như “Diêm... Dương” rồi từ đó dần dần mới thành chuyện "bán muối" chăng!

008
12-14-2015, 12:47 PM
Hay là "đi mò Tôm" hello :-) . Tại sao mò Tôm chứ không mò cá, mò sò hay mò ... hến.
Theo lời cụ Hoàng Hải Thủy, aka công tử Hà Đông và cũng là "ai đồ" của tui thuở bé về truyện phóng tác, thì “mò tôm” có gốc gác như sau:


Người Sài Gòn, người miền Nam kinh sợ bọn Cộng sản vì họ từng thấy chúng giết người ở Huế trong trận đánh Tết Mậu Thân, từng nghe những chuyện chúng bắt tù, chúng đấu tố, chúng chôn sống người ở miền Bắc.

Trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn, Táng Bẩy năm 1976, Hai Khuynh một cán bộ biên tập tạp chí Đại Đoàn Kết, đến dự với tư cách hướng dẫn viên, nói:

– Nếu chúng tôi còn yếu như năm 1954 thì lần này có thể trong số các anh có vài anh bị chúng tôi cho đi “mò tôm” rồi đấy. Chuyện trả thù tắm máu không xảy ra vì bây giờ chúng tôi mạnh rồi, chúng tôi có Đảng lãnh đạo với chính sách đúng đắn…

Ý Hai Khuynh muốn nói là Việt Cộng khi vào Sàigòn đã tha, đã không đè cổ năm bảy văn nghệ sĩ VNCH ra cắt tiết lấy máu tươi cúng Chủ tịt Hồ chí Minh mừng ngày Chủ tịt dzô Dinh Độc Lập.

“Mò tôm” là hai tiếng mới tinh, mới có từ những năm 1946, 1947 trong ngôn ngữ Việt Nam bốn ngàn bốn mươi năm văn hiến. “Mò tôm” là tên gọi việc giết người của Việt Cộng.

Đêm đến, người chống đối hay không chống đối Việt Cộng nhưng bị chúng cho là nguy hiểm, bị chúng trói tay, bịt mắt dẫn ra bờ sông, bãi cát vắng tanh — Tội nhân được đưa ra bờ sông không phải để đứng ngóng đò như trong thơ Tê Tê Ca Hát mà là để — bị bắn vào đầu, bị đâm vào lưng, bị cắt cổ rồi bị đạp một đạp cho nhào xuống sông.

Từ đó, nạn nhân sẽ vĩnh viễn làm bạn với cá tôm. Gần như tất cả những người bị Việt Cộng cho đi “mò tôm” đều chết mất xác. Thân nhân họ không thể tìm được xác họ. Người dân miền Bắc gọi việc đó là “cho đi mò tôm”. Hai Khuynh là dân miền Nam kháng chiến tập kết ra Bắc nên sài tiếng “mò tôm” khá nhuyễn.

Nhờ Việt Cộng ngôn ngữ Việt Nam có tiếng “Mò Tôm”.

Còn tại sao lại không mò cá, mò sò, mò cua, v.v…?
Có lẽ vì chỉ có tôm mới ở chỗ không quá sâu để có thể hụp đầu xuống mà mò và cũng không sợ bị tôm kẹp. Môi trường sống và cách di chuyển của những loại khác làm cho khó có thể mò bắt bằng kiểu đó, nhất là... cua!

nam2010
12-14-2015, 07:31 PM
Originally Posted by nam2010
Có lẽ nó có nguồn từ lúc có người tưởng Diêm Vương là Vua Muối !?!



Cũng có thể lắm! Cách nói này chắc là tiếng lóng chứ không thể nào là thành ngữ loại “chính quy” và hẳn là mãi sau này mới có. Báo ở VN ngày nay hay dùng chữ “diêm dân” để chỉ người làm nghề sản xuất muối (chắc để cho giống như nông dân, ngư dân). Tàu lại có nói “diêm thương” là nghề hoặc người buôn muối. Vì “diêm” (muối) đồng âm với “diêm” trong “Diêm Vương, Diêm La, Diêm Phủ” nên “diêm dân” với “diêm thương” ắt phải là thuộc về thế giới của họ Diêm dưới kia. Hơn nữa, cũng có những người miền Nam phát âm “diêm dân” nghe mài mại gần giống như “Diêm... Dương” rồi từ đó dần dần mới thành chuyện "bán muối" chăng!





Người ta tưởng nhầm rồi suy diễn quá đà mà ra đó thôi !?!
Vì thiệt ra "Diêm Vương" không phải là Vua Muối mà là tên khác của Diêm La, vua địa ngục, nhái âm từ tiếng Phạn và người Tàu họ cũng viết chữ Hán khác..

nam2010
12-14-2015, 07:47 PM
Originally Posted by tư mã tai trâu

Hay là "đi mò Tôm" hello . Tại sao mò Tôm chứ không mò cá, mò sò hay mò ... hến.




Originally Posted by 008

Theo lời cụ Hoàng Hải Thủy, aka công tử Hà Đông và cũng là "ai đồ" của tui thuở bé về truyện phóng tác, thì “mò tôm” có gốc gác như sau:

Người Sài Gòn, người miền Nam kinh sợ bọn Cộng sản vì họ từng thấy chúng giết người ở Huế trong trận đánh Tết Mậu Thân, từng nghe những chuyện chúng bắt tù, chúng đấu tố, chúng chôn sống người ở miền Bắc.

Trong cái gọi là Khóa Bồi Dưỡng Chính Trị cho văn nghệ sĩ Sài Gòn, Táng Bẩy năm 1976, Hai Khuynh một cán bộ biên tập tạp chí Đại Đoàn Kết, đến dự với tư cách hướng dẫn viên, nói:

– Nếu chúng tôi còn yếu như năm 1954 thì lần này có thể trong số các anh có vài anh bị chúng tôi cho đi “mò tôm” rồi đấy. Chuyện trả thù tắm máu không xảy ra vì bây giờ chúng tôi mạnh rồi, chúng tôi có Đảng lãnh đạo với chính sách đúng đắn…

Ý Hai Khuynh muốn nói là Việt Cộng khi vào Sàigòn đã tha, đã không đè cổ năm bảy văn nghệ sĩ VNCH ra cắt tiết lấy máu tươi cúng Chủ tịt Hồ chí Minh mừng ngày Chủ tịt dzô Dinh Độc Lập.

“Mò tôm” là hai tiếng mới tinh, mới có từ những năm 1946, 1947 trong ngôn ngữ Việt Nam bốn ngàn bốn mươi năm văn hiến. “Mò tôm” là tên gọi việc giết người của Việt Cộng.

Đêm đến, người chống đối hay không chống đối Việt Cộng nhưng bị chúng cho là nguy hiểm, bị chúng trói tay, bịt mắt dẫn ra bờ sông, bãi cát vắng tanh — Tội nhân được đưa ra bờ sông không phải để đứng ngóng đò như trong thơ Tê Tê Ca Hát mà là để — bị bắn vào đầu, bị đâm vào lưng, bị cắt cổ rồi bị đạp một đạp cho nhào xuống sông.

Từ đó, nạn nhân sẽ vĩnh viễn làm bạn với cá tôm. Gần như tất cả những người bị Việt Cộng cho đi “mò tôm” đều chết mất xác. Thân nhân họ không thể tìm được xác họ. Người dân miền Bắc gọi việc đó là “cho đi mò tôm”. Hai Khuynh là dân miền Nam kháng chiến tập kết ra Bắc nên sài tiếng “mò tôm” khá nhuyễn.

Nhờ Việt Cộng ngôn ngữ Việt Nam có tiếng “Mò Tôm”.


Còn tại sao lại không mò cá, mò sò, mò cua, v.v…?
Có lẽ vì chỉ có tôm mới ở chỗ không quá sâu để có thể hụp đầu xuống mà mò và cũng không sợ bị tôm kẹp. Môi trường sống và cách di chuyển của những loại khác làm cho khó có thể mò bắt bằng kiểu đó, nhất là... cua!




"cho đi mò tôm" là trói chân, trói tay vào với nhau, làm người cong như con tôm, rồi ném xuống nước!

Triển
12-15-2015, 12:28 AM
Người ta tưởng nhầm rồi suy diễn quá đà mà ra đó thôi !?!
Vì thiệt ra "Diêm Vương" không phải là Vua Muối mà là tên khác của Diêm La, vua địa ngục, nhái âm từ tiếng Phạn và người Tàu họ cũng viết chữ Hán khác..




Người Tàu bắt chước cách nói tắt của Việt Nam á!


Diêm Ma La Già = 閻 魔 羅 闍 = "यमराज" (Yamarāja)



Bỏ chữ Ma và Già đi thành Diêm La. :z45:


Diêm La = 閻 羅 :z74:


(theo Wiki (https://vi.wikipedia.org/wiki/Di%C3%AAm_v%C6%B0%C6%A1ng))



Diễn Đàn Đặc Trưng có thể chiếu theo cách này nói tắt thành Diễn Đặc hay là Đàn Trưng.

Caprio
12-15-2015, 12:32 AM
Trên mạng có hai links này cho chị NU và ACE tham khảo thêm:

Trích:





"Cụm từ Đi Bán Muối ! Có từ khi nào và tại sao?
Tại sao ngày xưa và thỉnh thoảng bây giờ ta lại nghe cụm từ "đi bán muối" để ám chỉ người nào đó đã quá cố!? Vậy xuất xứ và ý nghĩa của cụm từ nầy có từ bao giờ và tại sao lại gọi như vậy ?



1/Nói rõ thêm một chút về chữ Diêm này.
Diêm trong Diêm Vương không có nghĩa là Muối !!!
Chữ Diêm có một số nghĩa khác nhau, trong đó chữ Diêm này có nghĩa là cổng làng, là họ Diêm. Từ này có trước khi Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Quốc.
Trước khi Phật giáo vào Trung Quốc, người TQ chỉ nghĩ cõi chết có 9 dòng suối màu vàng (cửu tuyền, hoàng tuyền), mà không cụ thể có ai cai quản.
Đến khi Phật giáo từ Ấn Độ xâm nhập, thì trong văn hóa Ấn Độ có hình tượng vị thần Yama-rāja là chủ của cõi người chết. Người TQ phải dịch từ đó từ tiếng Phạn ra, với nguyên tắc tìm từ đọc gần giống nhất, và họ chọn từ Diêm La hoặc Diêm Ma, với chữ Diêm là của họ Diêm, không phải là muối.
Như vậy Yama dịch ra Diêm La là cõi người chết. Diêm La Vương là vua cõi người chết.
Có 10 vị vua của cõi này, nên gọi là Thập điện Diêm Vương.
Ngòai ra cũng gọi là Minh Vương, với chữ Minh ở đây nghĩa là u tối, tối tăm. Minh vương là vua cõi tối tăm.
Ở các chùa hay có tượng mười vị vua cõi âm phủ. Các chùa ở miền Bắc VN hay gọi là Thập điện Diêm Vương, ở miền Nam hay gọi là Thập điện Minh Vương.
2/Như vậy cách giải thích :
"Ngày trước, đi bán muối là một việc rất là nguy hiểm vì lợi nhuận rất cao, thường hay đi xa và bị nhà nước cấm. Có người đi bán muối không về, lâu dần rồi dân gian nói tránh người chết là đi bán muối"...là đúng đắn."


https://vn.answers.yahoo.com/dir/index/discover?sid=396545217


Trích:

" Khi mới bắt đầu đô hộ Việt Nam, nắm rõ những yếu tố quan trọng của muối trong đời sống nhân dân Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp đã có nhiều biện pháp để nắm độc quyền phân phối muối và áp đặt nhiều loại thuế và phí lên muối.
Thuế áp dụng cho muối được xếp vào nhóm: Thuế chuyên mãi (regies financières). Đây là loại thuế trọng yếu, gồm 3 thứ: thuế rượu (R.A) , thuế thuốc phiện (R.O) và thuế muối (R.S) mà chế độ thực dân sử dụng như một công cụ độc quyền chuyên mãi trực tiếp mọi khâu.
Qua chính sách đánh thuế bất nhân này, Chế độ thực dân đã thu vơQua chính sách đánh thuế bất nhân này, Chế độ thực dân đã thu vơ về ngân quỹ của một khoản tiền khổng lồ có thể đủ trả lương cho 50% công chức ở Đông Dương. (Thời Pháp thuộc, thuế muối chiếm 6%-8% tổng thu ngân sách và đủ nuôi 50% cán bộ công chức Đông Dương.)
Thêm vào đó chế độ thực dân còn áp đặt các chế tài và hình phạt dành cho dân bản xứ. Nếu có ai đó liều lĩnh buôn lậu muối khi bị chính quyền thực dân bắt là nhiều hình phạt lưu đày tù tội cho đến chết. Thế nên xuất hiện trong ngôn ngữ nói của dân gian có cụm từ “Đi bán muối” để ám chỉ đã đi vào cõi chết."


http://www.phanchautrinh72.vn/muoiman.htm


Trên wiki cũng nói đến "đi bán muối"
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chết

Triển
12-15-2015, 12:42 AM
Thì nguyên bổn là "mày đi chết đi" nhưng em giả vờ nhầm một tẹo để khỏi vi phạm lỗi cóp bi rai.

:z13:

Trời, cái này gọi là vi phạm tội trước tác ủa lộn nước tát, nghĩa là bán nước,
có nhiêu nước tát hết. Tính theo thời giá bây giờ là phạt dâng hai quần đảo TS & HS đó.
Cẩn thận nha đại ca.

gun_ho
12-15-2015, 06:07 AM
Dần dần cái mục Ngôn ngữ này chỉ để xàm và cãi nhau chơi. Ai muốn tìm hiểu gì cứ hỏi google hay Wiki cho chắc ăn.

nam2010
12-15-2015, 08:33 AM
Trên mạng có hai links này cho chị NU và ACE tham khảo thêm:

Trích:



https://vn.answers.yahoo.com/dir/index/discover?sid=396545217


Trích:


http://www.phanchautrinh72.vn/muoiman.htm


Trên wiki cũng nói đến "đi bán muối"
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Chết





Có nghe nói bán muối lậu bị phạt, bị bỏ tù nhưng không biết có bao nhiêu người đã bị xử tử vì tội đó để người ta nghe đến mà sợ không dám đi buôn, ...?

À! Như là còn có người dùng bát muối để cắm nhang hay cắm hương trên bàn thờ người chết?

Đậu
12-15-2015, 03:32 PM
Em nghĩ chỉ có người Hoa sanh sống ở Việt Nam, sau này ra hải ngoại, là dùng cụm từ "đi bán muối" để chỉ sự chết chóc. Còn người Việt chánh gốc thì dùng chùm "đi tầu suốt." Em đoán cụm từ "đi bán muối" không thể bắt đầu xuất hiện trong thời gian Pháp đô hộ Việt nam. Mà chữ này đã theo chân người Hoa vào Việt nam từ nhiều năm trước đó. Bán muối lậu thì ở đâu mà chả có. Thì ở bên Trung quốc cũng có việc này từ khuya. Trong sách "Cô gái Đồ Long" có nhắc đến bọn buôn muối lậu, hình như là Hải sa bang gì đó, đã phóng độc anh Dư đại Nham là đệ tử của Trương tam Phong đấy thây.


:z13:

Triển
12-15-2015, 08:44 PM
Người Hoa là bán ve chai, bán bánh Trung Thu,
bán mì gõ, bán lồng đèn, bán bánh bao, bán lạp xưởng,
bán sầu riêng, bán cơm gà, bán trứng gà bắc thảo,
bán thuốc Bắc, mở lớp dạy võ tàu, bán nhang đèn trước
chùa Tàu và sau cùng là làm đồ giả.

Chẳng có em Tàu nào bán muối cả. Nước Việt Nam hình
cong chữ S, từ Bắc vào Nam, người Tàu khỏi cần tính
chuyện bán muối vì chưa chi đã thua rồi. Tôi nghi Chêm
đại ca người Miên Lai quá, ở Cam Bốt qua sao mà không
biết người Tàu chợ lớn lồm en cái chi hỉ? Haha!

Triển
12-15-2015, 09:05 PM
cứ hỏi google hay Wiki cho chắc ăn.


Bách khoa toàn thư trên mạng là cuốn tự điển ... mở.
Cho chắc ăn là hơi quá đó. :)

==> https://vi.wikipedia.org/wiki/Học_tập_cải_tạo

==> https://vi.wikipedia.org/wiki/Hồ_Chí_Minh

==> ....v.v.v

Caprio
12-16-2015, 03:26 AM
Có nghe nói bán muối lậu bị phạt, bị bỏ tù nhưng không biết có bao nhiêu người đã bị xử tử vì tội đó để người ta nghe đến mà sợ không dám đi buôn, ...?

À! Như là còn có người dùng bát muối để cắm nhang hay cắm hương trên bàn thờ người chết?




Những tư liệu về chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở VN có nhiều (chỉ để tham khảo )
Chẳng hạn :
http://sachlichsufree.blogspot.cz/2013/12/thue-viet-nam-duoi-thoi-phap-thuoc-tu.html?m=1
http://doan.edu.vn/do-an/tim-hieu-chinh-sach-doc-quyen-cua-thuc-dan-phap-ve-muoi-ruou-thuoc-phien-2676/
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Pháp_thuộc

.......

Còn những thống kê như anh muốn tìm hiểu thì nên vào các thư viện lưu trữ những thư tịch văn khố mới có được ( và đảm bảo độ chính xác).

Những con số hoặc tư liệu mà anh cần tìm trên mạng sẽ ra với điều kiện ai đó đã đưa lên mạng .

Thông tin dùng bát muối để cắm nhang tôi chưa thấy bao giờ , gửi anh một link tham khảo :
http://tuvisomenh.com/bat-huong-boc-bat-huong-va-su-dung-bat-huong

Nhã Uyên
12-16-2015, 06:13 AM
Cám ơn anh Triển, ốc, gtmt, thầy Măng ọp Can Tơ Bơ Ri Rỉ, anh gun_ho, Thoa, chị Quỳnh Hương, anh Tư Mã, anh James Đậu, anh Cành Cong, anh nam 2010, anh 008 James Ếch, anh Caprio và các bạn đọc thầm lặng đã giúp NU tìm hiểu về cụm từ “đi bán muối”. Trước khi đặt câu hỏi ở đây, NU có hỏi qua Google nhưng không tìm được câu trả lời thống nhất về nguồn gốc của câu hỏi và mặc dù ở đây, tuy NU cũng chưa thấy có sự thống nhất về nguồn gốc của nó, những góp ý và nhận xét của các anh chị em rất hữu ích, thú vị, và độc đáo (original), ví dụ câu bán muối tiêu rồi của thầy 5 hoặc thông tin về dùng muối để cấm nhang của anh nam2010. Và NU nào ngờ bát cấm nhang cầu kỳ thế, anh Caprio! Có lẽ không có sự thống nhất về nguồn gốc của cụm từ đi bán muối vì là tiếng lóng mà tiếng lóng thì đa dạng, nhưng cũng góp phần sinh động vào tiếng Việt phong phú của ta. Chúc tất cả ngày vui.

TL4
12-16-2015, 06:26 AM
Em nghĩ chỉ có người Hoa sanh sống ở Việt Nam, sau này ra hải ngoại, là dùng cụm từ "đi bán muối" để chỉ sự chết chóc. Còn người Việt chánh gốc thì dùng chùm "đi tầu suốt." Em đoán cụm từ "đi bán muối" không thể bắt đầu xuất hiện trong thời gian Pháp đô hộ Việt nam. Mà chữ này đã theo chân người Hoa vào Việt nam từ nhiều năm trước đó. Bán muối lậu thì ở đâu mà chả có. Thì ở bên Trung quốc cũng có việc này từ khuya. Trong sách "Cô gái Đồ Long" có nhắc đến bọn buôn muối lậu, hình như là Hải sa bang gì đó, đã phóng độc anh Dư đại Nham là đệ tử của Trương tam Phong đấy thây.


:z13:

Cô gái Đò Long đi buôn muối!

Cô gái Đồ Sơn đi bán Đậu:24:

lúc này em bị dịch cúm "cười ngã ngưa"

Đậu
12-16-2015, 08:43 AM
Tình hình cụ thể là em đã hỏi mười người Hoa biết nói tiếng Việt về cụm từ "đi bán muối" thì cả mười người đều biết và xử dụng khi cần. Em cũng hỏi mười người Việt chánh gốc cây đa gốc cây mít thì chỉ có hai người biết cụm "đi bán muối" nhưng hổng bao giờ xài. Còn tám người kia thời không hề biết thế gian có cụm từ này. Từ đó suy ra, cụm từ "đi bán muối" xuất phát từ quần chúng người Hoa và đã du nhập vào Việt nam từ lâu lắm rồi. Có nhẽ là vào thời kỳ Bắc thuộc, khi người Hoa đô hộ nước Việt chăng?

Em cũng đã tra xét văn hóa ẩm thực của người Hoa thì phát hiện ra họ rất thích dùng các sản phẩm có dính dấp đến muối. Nói giả dụ, như (trứng) vịt muối, củ cải muối. Buổi sáng, họ dùng cháo trắng với vịt muối hoặc hôm nào cảm thấy nhàm miệng thì dùng cháo với củ cải muối. Vừa heo thì vừa tiết kiệm tiền nong. Em đóan, hai món ăn này cũng theo chân người Hoa vào Việt nam từ lâu đời. Em còn để ý và ghì nhận là một số người Việt chánh gốc, ngày xưa và ngày nay, cũng dùng (trứng) vịt muối và củ cải cải muối vào các bữa ăn thường nhật. Một số nhà hàng Hoa, Việt cũng đột phá trong sự đổi mới phong cách đã đưa hai món ăn dân giả này vào thực đơn để tạo sức hút.

Có hai món ăn mà em còn nghi ngờ, chưa dám khẳng định là của người Hoa là "Tôm rang muối" và "Cua rang muối". Có một số dư luận viên cho rằng hai món này của Việt nam chính thống nhưng, nói nào ngay, là chưa có bằng chứng cụ thể nào hết. Cho nên là em cứ nghi ngờ luôn cho chắc ăn.

Sở dĩ như làm vậy, vì em nhận thấy người Việt không dùng chữ "muối" trong các sản phẩm có tính ẩm thực. Nói giả dụ, món cá khô. Mặc dù đầu cổ thân đuôi cá tòan là muối. Rớ tay vào là đụng phải muối nhưng người mình không gọi là "cá muối" mà là "các khô" cơ. Món rau cải ngâm muối thì gọi là "dưa chua" mặc dù muối là thành phần cốt lõi trong việc chế biến. "Mắm cá Sặc", "Mắm cá Lóc" cũng có thành phần nồng cốt là muối mà không được gọi là "cá muối". Cà pháo, cà ghém ngâm muối lâu ngày cho chua thì là cũng là cà pháo, cà ghém. Lạ lùng chưa?

Chỉ có món "chanh muối" là được gọi đúng tên tuổi nhưng có phải đây là món do người Việt chính gốc bầy ra hay là cũng có nguồn gốc tư` nước ngòai? Cái này đòi hỏi nhiều thời gian để điều tra, em sẽ bổ sung lần sau nếu như có thời giờ rảnh rang lần mò ngõ ngách lịch sử.

Còn chùm "Cầu Muối" thì không phải món ăn mà là tên một địa danh ven đô Sè ghềnh ngày xưa. Giá mà hỏi người Hoa thì chắc họ hiểu "cầu muối" là mảng cầu đem ngâm muối giống như "chanh muối" vậy. Cầu muối thì là nơi bán đủ thứ chứ đâu phải chỉ riêng món muối. Thì như làm vậy, em nghi ngờ chữ "muối" ở đây không phải là "muối", là món ăn được", mà là "muội" đọc trại ra. "Muội" chữ Hoa là chị là em. Cầu muối là nơi chị em phụ nữ buôn bán này nọ. Người mua kẻ bán là phụ nữ tất tần tật. Cấm chỉ cách cánh đờn ông con giai lai vãng. Nếu đờn ông muốn sự gì thì mời qua "Cầu ông Lãnh" là nơi dành riêng cho cánh mày râu chợ búa.

Thì bằng ấy nhẽ trên, chữ "Cầu muối", có nhẽ, cũng là của người Hoa vậy.

:z13:

Ngô Đồng
12-16-2015, 09:01 AM
Lâu lâu Đậu đăng đàn thật hay, xin chờ sự nghiên cứu nghiêm chỉnh.
Nhã Uyên mang cụm từ "đi bán muối" vào đây nhờ các chuyên gia góp ý, nay xin tiếp tục cho ý kiến về sự liên quan giữa các dấu trên các chữ tiếng Việt Muối sang Muội và Muôi, theo bài Đậu trăn trở viết - Hôm nay đi làm đầu óc n đ sẽ mang nỗi hoang mang này theo. Tủm tỉm cười mãi bạn làm chung lại cho là mình bị "hâm hâm" thì chết .



Tình hình cụ thể là em đã hỏi mười người Hoa biết nói tiếng Việt về cụm từ "đi bán muối" thì cả mười người đều biết và xử dụng khi cần. Em cũng hỏi mười người Việt chánh gốc cây đa gốc cây mít thì chỉ có hai người biết cụm "đi bán muối" nhưng hổng bao giờ xài. Còn tám người kia thời không hề biết thế gian có cụm từ này. Từ đó suy ra, cụm từ "đi bán muối" xuất phát từ quần chúng người Hoa và đã du nhập vào Việt nam từ lâu lắm rồi. Có nhẽ là vào thời kỳ Bắc thuộc, khi người Hoa đô hộ nước Việt chăng?

Em cũng đã tra xét văn hóa ẩm thực của người Hoa thì phát hiện ra họ rất thích dùng các sản phẩm có dính dấp đến muối. Nói giả dụ, như (trứng) vịt muối, củ cải muối. Buổi sáng, họ dùng cháo trắng với vịt muối hoặc hôm nào cảm thấy nhàm miệng thì dùng cháo với củ cải muối. Vừa heo thì vừa tiết kiệm tiền nong. Em đóan, hai món ăn này cũng theo chân người Hoa vào Việt nam từ lâu đời. Em còn để ý và ghì nhận là một số người Việt chánh gốc, ngày xưa và ngày nay, cũng dùng (trứng) vịt muối và củ cải cải muối vào các bữa ăn thường nhật. Một số nhà hàng Hoa, Việt cũng đột phá trong sự đổi mới phong cách đã đưa hai món ăn dân giả này vào thực đơn để tạo sức hút.

Có hai món ăn mà em còn nghi ngờ, chưa dám khẳng định là của người Hoa là "Tôm rang muối" và "Cua rang muối". Có một số dư luận viên cho rằng hai món này của Việt nam chính thống nhưng, nói nào ngay, là chưa có bằng chứng cụ thể nào hết. Cho nên là em cứ nghi ngờ luôn cho chắc ăn.

Sở dĩ như làm vậy, vì em nhận thấy người Việt không dùng chữ "muối" trong các sản phẩm có tính ẩm thực. Nói giả dụ, món cá khô. Mặc dù đầu cổ thân đuôi cá tòan là muối. Rớ tay vào là đụng phải muối nhưng người mình không gọi là "cá muối" mà là "các khô" cơ. Món rau cải ngâm muối thì gọi là "dưa chua" mặc dù muối là thành phần cốt lõi trong việc chế biến. "Mắm cá Sặc", "Mắm cá Lóc" cũng có thành phần nồng cốt là muối mà không được gọi là "cá muối". Cà pháo, cà ghém ngâm muối lâu ngày cho chua thì là cũng là cà pháo, cà ghém. Lạ lùng chưa?

Chỉ có món "chanh muối" là được gọi đúng tên tuổi nhưng có phải đây là món do người Việt chính gốc bầy ra hay là cũng có nguồn gốc tư` nước ngòai? Cái này đòi hỏi nhiều thời gian để điều tra, em sẽ bổ sung lần sau nếu như có thời giờ rảnh rang lần mò ngõ ngách lịch sử.

Còn chùm "Cầu Muối" thì không phải món ăn mà là tên một địa danh ven đô Sè ghềnh ngày xưa. Giá mà hỏi người Hoa thì chắc họ hiểu "cầu muối" là mảng cầu đem ngâm muối giống như "chanh muối" vậy. Cầu muối thì là nơi bán đủ thứ chứ đâu phải chỉ riêng món muối. Thì như làm vậy, em nghi ngờ chữ "muối" ở đây không phải là "muối", là món ăn được", mà là "muội" đọc trại ra. "Muội" chữ Hoa là chị là em. Cầu muối là nơi chị em phụ nữ buôn bán này nọ. Người mua kẻ bán là phụ nữ tất tần tật. Cấm chỉ cách cánh đờn ông con giai lai vãng. Nếu đờn ông muốn sự gì thì mời qua "Cầu ông Lãnh" là nơi dành riêng cho cánh mày râu chợ búa.

Thì bằng ấy nhẽ trên, chữ "Cầu muối", có nhẽ, cũng là của người Hoa vậy.

cmty
12-16-2015, 09:41 AM
Ôi, từ một chữ muối đơn giản trong bài viết cuả anh Văn ...nhảy sang sự chết chóc ...đi bốn dặm đường, tìm về những món ăn ...thọt chân qua Cầu Muối ... chạy về Cầu Ông Lãnh ...dây dưa sang chị em ...và cuối cùng ôm cái muôi. :21:

Đúng là xàm hết sức, mà mình yêu cái xàm này. Cảm ơn cho nụ cười trong ngày.

ps. Anh Đậu viết có duyên ghê :z57::z67:

ốc
12-16-2015, 12:17 PM
Em cũng đã tra xét văn hóa ẩm thực của người Hoa thì phát hiện ra họ rất thích dùng các sản phẩm có dính dấp đến muối. Nói giả dụ, như (trứng) vịt muối, củ cải muối.
Em nhớ dạo trước nghe lỏm hai quả trứng vịt nói chuyện với nhau.

Quả này lo lắng hỏi quả kia: - Anh có biết chị Hai, chị Ba nhà mình bây giờ ra sao?

Quả kia buồn bã giả nhời quả này: - Các chị ấy đã đi ngâm muối rồi.

The Monk of Canterbury
12-16-2015, 02:22 PM
Cám ơn anh Triển, ốc, gtmt, thầy Măng ọp Can Tơ Bơ Ri Rỉ, anh gun_ho, Thoa, chị Quỳnh Hương, anh Tư Mã, anh James Đậu, anh Cành Cong, anh nam 2010, anh 008 James Ếch, anh Caprio và các bạn đọc thầm lặng đã giúp NU tìm hiểu về cụm từ “đi bán muối”. Như thế này là "chết tên" của tớ luôn rồi! Cũng định đệ đơn thưa gửi, nhưng chợt nhớ lại vụ "đặt bàn" dưới đây mà mình đã đọc qua bên chủ đề kia (vừa đọc, vừa cười mém té ghế, nhất là câu chót) nên tớ im ru luôn. Phải mềm mỏng với "trường hợp đặc biệt này" cho chắc ăn...

Thưa gửi lạng quạng, dễ bị đi "bán muối" lắm... :z13:


Nhã Uyên: Chào anh, quán có nhận đặt bàn trước?
Ảnh: Dạ, không. Chúng tôi cho rằng đặt bàn trước là một cách ngăn chặn sự linh động trong cuộc sống.
Nhã Uyên: Vậy sao? Tôi thì cho rằng đặt bàn trước là một cách ngăn chặn sư kiện phải đứng đợi trong rét lạnh.
Ảnh (lầm bầm): Chanh chua.
Nhã Uyên: Anh nói gì ạ?
Ảnh: Dạ, tôi nói không khí khu chờ của chúng tôi tuyệt vời và ấm cúng.
Nhã Uyên: Không, tôi nghe anh nói gì chua chua, ạ.
Ảnh: Có thể cô nghe tôi giới thiệu món đặc biệt tối nay của nhà hàng chúng tôi, canh chua giấm mẻ.
Nhã Uyên: Ồ, vậy mà tôi nghĩ anh nói tôi chanh chua chứ không phải mấy con mẻ ghê ghê ấy.
Ảnh: Mẻ là gia vị truyền thống của người miền Bắc mình, cô thấy ghê nhưng người khác thấy mê. Vậy xin cô chớ chê.
Nhã Uyên: Vâng, tôi không nên chê. Nhưng tôi nghĩ rằng, nếu tôi thấy ghê ghê thì tôi có quyền phát biểu ghê ghê.
Ảnh: Vậng ạ. Cũng như tôi nghĩ rằng không cho ai đặt bàn thì tôi có quyền không cho ai đặt bàn.
Nhã Uyên: Ai là tôi? Vậy tôi phải cho anh biết khi đói, tôi như con chó sói và nếu “chẳng may”, có thể cào rách mặt anh mà xực để cầm bụng.

Ảnh: Ồ, vậy thì chúng tôi sẽ mềm mỏng với trường hợp đặc biệt như cô.
Nhã Uyên: Tốt. Tôi sẽ đến vào tám giờ tối nay với một nhóm gồm sáu sói.
Ảnh: Vâng, chúng tôi sẽ hân hạnh tiếp dón đàn sói xấu đói của cô.
Nhã Uyên: Anh nói ai xấu…

nam2010
12-16-2015, 08:23 PM
Những tư liệu về chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở VN có nhiều (chỉ để tham khảo )
Chẳng hạn :
http://sachlichsufree.blogspot.cz/2013/12/thue-viet-nam-duoi-thoi-phap-thuoc-tu.html?m=1
http://doan.edu.vn/do-an/tim-hieu-chinh-sach-doc-quyen-cua-thuc-dan-phap-ve-muoi-ruou-thuoc-phien-2676/
https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Pháp_thuộc

.......

Còn những thống kê như anh muốn tìm hiểu thì nên vào các thư viện lưu trữ những thư tịch văn khố mới có được ( và đảm bảo độ chính xác).

Những con số hoặc tư liệu mà anh cần tìm trên mạng sẽ ra với điều kiện ai đó đã đưa lên mạng .

Thông tin dùng bát muối để cắm nhang tôi chưa thấy bao giờ , gửi anh một link tham khảo :
http://tuvisomenh.com/bat-huong-boc-bat-huong-va-su-dung-bat-huong




Cảm ơn anh đã viết cho mấy cái links!
Nhưng mà mấy chỗ đó như không giúp cho tôi được gì mà chỉ giúp cho anh thì phải?

Nấu rượu lậu, tàng trữ rượu lậu, bán rượu lậu có vẻ nguy hiểm hơn, bị bắt cũng thường hơn và có khi bị tù tội vì bị vu oan giáng hoạ mà sao không thấy có thành ngữ "đi bán rượu" nhỉ ???

Ngày xưa sau thời thực dân có ông già bán rượu rong rao to: Ai mua rượu không? Rượu không đóng thuế là rượu lậu đây! Ông này mặt cũng đã hồng hồng.

Còn nghi thức có liên quan đến bát nhang, bát hương trong link của anh như là của các nhà quyền quí, cao sang, họ có phòng riêng, có nhà từ đường. Của dân thường nó đơn sơ, mộc mạc lắm: người ta dùng bát gạo, bát cơm hay bát muối. Không dùng đất, dùng cát vì đất cát không được sạch, không được tinh khiết. Đôi khi vào nghĩa địa thấy khói hương còn tỏa trên bát cơm có trứng luộc ở một vài ngôi mộ!

Chào NU và mọi người https://dtphorum.com/pr4/images/smilies/zing/z57.gif !

Triển
12-16-2015, 09:06 PM
[left]
Còn nghi thức có liên quan đến bát nhang, bát hương trong link của anh như là của các nhà quyền quí, cao sang, họ có phòng riêng, có nhà từ đường. Của dân thường nó đơn sơ, mộc mạc lắm: người ta dùng bát gạo, bát cơm hay bát muối. Không dùng đất, dùng cát vì đất cát không được sạch, không được tinh khiết. Đôi khi vào nghĩa địa thấy khói hương còn tỏa trên bát cơm có trứng luộc ở một vài ngôi mộ!




Tôi thì thấy người Việt hay dùng gạo, người Tàu (Chợ Lớn) hay dùng muối.
Trên bàn thờ gia đình, hương hỏa gia đình tôi cũng toàn là lư hương bằng
gạo. Đó là ngày thường.
Còn cúng rằm tháng Bảy xong người ta tung gạo hoặc muối đổ luôn xuống
đất cho cô hồn các đảng hưởng. Mấy cái này cũng mắt thấy tai nghe chứ
mạng miết gì.

Diễn đàn vui vẻ là ở chỗ bàn ra tán vào nói dóc nói thật, lẫn lộn cho vui,
chứ ai mà không đủ trình độ hoặc nhận thức kinh nghiệm sống để hiểu
ra là những câu viết dí dỏm, khôi hài chỉ để chọc cười thôi. Diễn đàn mà
nghiêm chỉnh quá thì đời sống tẻ nhạt. Tìm kiếm trên mạng mà cũng cần
phải hướng dẫn sao (sic), chuyện nhỏ như cùi chỏ. Chỉ có điều là trên mạng
viết chẳng ai kiểm soát, ai viết gì cũng tin thì thành bậy bạ luôn.

Thì đó, mấy năm gần đây Hoax trên mạng rất nhiều, người ta viết lung tung,
lớp ở các diễn đàn, lớp trên mạng xã hội, lớp chuyển qua email các tin thất thiệt
tầm bậy tầm bạ từ chuyện tận thế đến chuyện con bò sinh ra con bê, ủa lộn, vụ
này trúng chứ, con bò sinh ra con chó. .v..v.v.v.

Cãi lộn cãi lạo là tính khí mỗi người và cốt để mua vui, xào xáo mới nhốn nháo.
Im lặng là vàng hoặc ba phải ai nói gì cũng gật thì về Việt Nam vào quốc hội làm
nghị gật cho nó tiện, vào diễn đàn làm mother gì (xin lỗi văng tục hihihihi ). :)

Triển
12-16-2015, 09:15 PM
Có người nói là cô hồn các đẳng. :z14:

visabelle
12-16-2015, 10:08 PM
Im lặng là vàng hoặc ba phải ai nói gì cũng gật thì về Việt Nam vào quốc hội làm
nghị gật cho nó tiện, vào diễn đàn làm mother gì (xin lỗi văng tục hihihihi ). :)



hhaha...too funny!

mà ừ, sao lại "cô hồn các đảng" ? =D
cô hồn các đảng có ...bán muối...lậu hông? (visa ráp chữ chơi thui chứ chả bít mình nói gì. =p )

Triển
12-16-2015, 11:01 PM
hhaha...too funny!

mà ừ, sao lại "cô hồn các đảng" ? =D
cô hồn các đảng có ...bán muối...lậu hông? (visa ráp chữ chơi thui chứ chả bít mình nói gì. =p )

Sinh linh đói khát thường thấy muối thấy gạo là nuốt luôn rồi. Nhưng nếu người cúng hào phóng chơi nhiều muối quá thì coi như bị dư thừa. Mà ông bà mình nói ăn uống dư thừa là xuống diêm vương cắt lưỡi. Làm thân ma đói mà bị cắt lưỡi nữa thì làm sao ăn. Gặp "cô" hồn là vong linh cù bơ cù bất nữa, không có ai đốt nước biển xuống để "dzô nước biển". Cho nên việc ăn uống là vô cùng quan trọng. Vì vậy họ càng tránh vụ để cho bị thừa mứa. Một cách thành thật khi muối dư thừa, là làm mắm (dạ không phải khô, dạ mắm á), nhưng mắm chỉ có người Nam và người Trung ăn, người Bắc không có ăn mắm, hàng bán ra sẽ ế. Cho nên xác suất cô hồn gặp muối dư mang đi bán là rất lớn. Chuyện trữ lại bán dần hay bán luôn một quận thì hạ hồi phân giải. :)


Còn theo bách khoa toàn thư Đặc Trưng thì cô hồn các đảng là "nghiện dzọng" của dân tộc. Lúc sống chỉ có một đảng, nhiều đảng bị chúng bắt bỏ tù hết. Cho nên lúc chết xuống âm phủ mới tự do chia bè, lập hội mà không bị ai cấm đoán cho nó vui. Từ đó mới có giai thoại cô hồn các đảng. Dạ, anh chị em mình thấy giải thích này có lý không? :)

The Monk of Canterbury
12-16-2015, 11:44 PM
Còn theo bách khoa toàn thư Đặc Trưng thì cô hồn các đảng là "nghiện dzọng" của dân tộc. Lúc sống chỉ có một đảng, nhiều đảng bị chúng bắt bỏ tù hết. Cho nên lúc chết xuống âm phủ mới tự do chia bè, lập hội mà không bị ai cấm đoán cho nó vui. Từ đó mới có giai thoại cô hồn các đảng. Dạ, anh chị em mình thấy giải thích này có lý không? :)

Ha,ha,ha..... Anh lấy trong Wiki ra đó hả? :z67:

The Monk of Canterbury
12-16-2015, 11:46 PM
Diễn đàn vui vẻ là ở chỗ bàn ra tán vào nói dóc nói thật, lẫn lộn cho vui, chứ ai mà không đủ trình độ hoặc nhận thức kinh nghiệm sống để hiểu ra là những câu viết dí dỏm, khôi hài chỉ để chọc cười thôi. Diễn đàn mà nghiêm chỉnh quá thì đời sống tẻ nhạt. Tìm kiếm trên mạng mà cũng cần phải hướng dẫn sao (sic), chuyện nhỏ như cùi chỏ. Chỉ có điều là trên mạng viết chẳng ai kiểm soát, ai viết gì cũng tin thì thành bậy bạ luôn.
Thì đó, mấy năm gần đây Hoax trên mạng rất nhiều, người ta viết lung tung, lớp ở các diễn đàn, lớp trên mạng xã hội, lớp chuyển qua email các tin thất thiệt tầm bậy tầm bạ.

Cãi lộn cãi lạo là tính khí mỗi người và cốt để mua vui, xào xáo mới nhốn nháo. Im lặng là vàng hoặc ba phải ai nói gì cũng gật thì về Việt Nam vào quốc hội làm nghị gật cho nó tiện, vào diễn đàn làm ......... gì (xin lỗi văng tục hihihihi ).Tui đã leo lên giường nằm rồi, với tay lấy cái iPad định ghé vô kiếm coi có gì vui vui đọc rồi ngủ, gặp ngay ông IT, ổng cho tui cười một trận khoái chí luôn!

Nhã Uyên
12-17-2015, 05:15 AM
Chào các bạn đã chào hôm qua & các bạn hôm nay, thầy Đậu, chị Ngô Đồng, cmty, ốc, nữ hoàng Visa, thầy 5, anh nam2010, thầy Măng ọp.

Thầy Đậu giải thích cặn kẽ có thống kê, Nu muốn tin hết lắm nhưng kinh nghiệm mấy năm trời làm dân cư khờ, Nu xin ngồi theo chị Ngô Đồng, suy ngẫm chút xíu và chờ đợi ngâm cứu thêm.


nay xin tiếp tục cho ý kiến về sự liên quan giữa các dấu trên các chữ tiếng Việt Muối sang Muội và Muôi, theo bài Đậu trăn trở viết -

Hình như muôi là dụng cụ múc canh hoặc là cái búa của chị PhùDung đó, chị Ngô Đồng.


Dạ, anh chị em mình thấy giải thích này có lý không?


Vừa có lý vừa hợp lý nhưng cũng cần kiểm chứng lại.

Thầy Măng ọp. Nu xin lỗi nếu Nu đã bút chờ tên của thầy. Là trong khi gõ tiếngViệt thì nu có vấn đề gõ tiếng Ăng lê trên phố rùm cho nên nu mạo muội phiên âm tên của thầy ra tiếng Việt luôn để cho tiện việc gõ. Có gì sai quấy, mong thầy thông kim bác cổ,vui vẻ bỏ qua cho. Thanks!

Caprio
12-17-2015, 02:39 PM
Cám ơn anh Triển, ốc, gtmt, thầy Măng ọp Can Tơ Bơ Ri Rỉ, anh gun_ho, Thoa, chị Quỳnh Hương, anh Tư Mã, anh James Đậu, anh Cành Cong, anh nam 2010, anh 008 James Ếch, anh Caprio và các bạn đọc thầm lặng đã giúp NU tìm hiểu về cụm từ “đi bán muối”. Trước khi đặt câu hỏi ở đây, NU có hỏi qua Google nhưng không tìm được câu trả lời thống nhất về nguồn gốc của câu hỏi và mặc dù ở đây, tuy NU cũng chưa thấy có sự thống nhất về nguồn gốc của nó, những góp ý và nhận xét của các anh chị em rất hữu ích, thú vị, và độc đáo (original), ví dụ câu bán muối tiêu rồi của thầy 5 hoặc thông tin về dùng muối để cấm nhang của anh nam2010. Và NU nào ngờ bát cấm nhang cầu kỳ thế, anh Caprio! Có lẽ không có sự thống nhất về nguồn gốc của cụm từ đi bán muối vì là tiếng lóng mà tiếng lóng thì đa dạng, nhưng cũng góp phần sinh động vào tiếng Việt phong phú của ta. Chúc tất cả ngày vui.


Chị NU , Tôi đưa các links lên là để tham khảo thông tin .


Bát nhang của các gia đình tự bốc hay nhờ người bốc phụ thuộc quan điểm của gia chủ chứ ai đâu bắt buộc .Tôi thấy anh Nam hỏi câu hỏi liên quan đến tập tục thuộc về thờ cúng xem người ta cho gì trong bát hương nên vào google cho khách quan tránh những tranh cãi vô ích mất thời gian . Tôi chưa thấy ai cho muối vào bát nhang nên nói chưa thấy chẳng lẽ nói có thấy ? Còn ai hiểu biết hơn hoặc có thấy cứ việc lên tiếng khai sáng . Tôi thích rõ ràng vậy.


Bát hương gia đình tôi đang sử dụng là nhà chùa bốc giùm , do tôi muốn thế .
Đừng ai nhảy vào bắt bẻ thông tin trong links là quan điểm của tôi , đó chỉ là quan điểm của người viết trong links đó , nếu chụp mũ sang tôi là hiểu lầm ... big big (mượn chữ "big" của Sôngthương) : - )

Caprio
12-17-2015, 02:47 PM
Cảm ơn anh đã viết cho mấy cái links!
Nhưng mà mấy chỗ đó như không giúp cho tôi được gì mà chỉ giúp cho anh thì phải?

Nấu rượu lậu, tàng trữ rượu lậu, bán rượu lậu có vẻ nguy hiểm hơn, bị bắt cũng thường hơn và có khi bị tù tội vì bị vu oan giáng hoạ mà sao không thấy có thành ngữ "đi bán rượu" nhỉ ???

Ngày xưa sau thời thực dân có ông già bán rượu rong rao to: Ai mua rượu không? Rượu không đóng thuế là rượu lậu đây! Ông này mặt cũng đã hồng hồng.

Còn nghi thức có liên quan đến bát nhang, bát hương trong link của anh như là của các nhà quyền quí, cao sang, họ có phòng riêng, có nhà từ đường. Của dân thường nó đơn sơ, mộc mạc lắm: người ta dùng bát gạo, bát cơm hay bát muối. Không dùng đất, dùng cát vì đất cát không được sạch, không được tinh khiết. Đôi khi vào nghĩa địa thấy khói hương còn tỏa trên bát cơm có trứng luộc ở một vài ngôi mộ!

Chào NU và mọi người :z57: !



Trước khi trả lời tôi yêu cầu anh giải thích rõ ràng phần anh viết (tôi đánh dấu đậm) !

The Monk of Canterbury
12-17-2015, 02:57 PM
Thầy Măng ọp. Nu xin lỗi nếu Nu đã bút chờ tên của thầy. Là trong khi gõ tiếngViệt thì nu có vấn đề gõ tiếng Ăng lê trên phố rùm.....Có gì sai quấy, mong thầy thông kim bác cổ, vui vẻ bỏ qua cho. Thanks!No problem cô/chị Nhã Uyên! Thấy văn phong của cô/chị vui vui, tếu tếu nên Monk chỉ ghẹo cho vui thôi. Beside, tôi lấy nick thầy chùa "Căn Tơ Be Rì Nghị Quyết 36" này là có lý do - đã giải thích qua trong bài đầu tiên ở chủ đề "vài ngày 1 chuyện linh tinh" rồi - cho nên, mỗi khi có ai "bút chờ" (cắt, cắt, xẻo xẻo) nick thầy chùa này, thì tui càng khoái hơn....
..... Í, mà nào giờ tui có "bóp cổ" ai đâu (?) :)

008
12-17-2015, 05:23 PM
...Món rau cải ngâm muối thì gọi là "dưa chua" mặc dù muối là thành phần cốt lõi trong việc chế biến... Cà pháo, cà ghém ngâm muối lâu ngày cho chua thì là cũng là cà pháo, cà ghém. Lạ lùng chưa?

Chỉ lạ khoảng chừng… 10, 15% thôi! Người ta vẫn gọi “dưa muối”, “cà muối” … lền khên ra đó thôi và vẫn dùng động từ "muối" để nói “muối cà, muối dưa”. Riêng phần cà thì lại càng không lạ lùng tí nào cả vì “cà pháo” chỉ là cái tên gọi loại cà đó nhờ cắn vào nó nổ cái bốp như pháo (bắn cả hột vào mặt người khác) nên có muối hay không muối thì cũng vẫn gọi là "cà pháo".

“Ghém” chỉ có nghĩa là các thứ rau sống ăn kèm với món nào đó nên gọi chung các loại rau sống đó là “ghém”. Khi nói “ăn ghém” là có nghĩa hôm đó ăn món gì đó có kèm rau sống. Bất cứ loại cà gì, gồm cả cà pháo, nếu đem ra chén sống thì người ta gọi là “cà ghém”. Do đó, “cà ghém” không phải là “cà muối”.

Ngoài ra, cà hay dưa gì cũng còn một lối muối nữa là “muối xổi”. Cách này là muối chừng nửa ngày hoặc vài tiếng đồng hồ rồi đem ra ăn hãy còn vị the the cay cay và được gọi là “cà xổi, dưa xổi” hay “cà muối xổi, dưa muối xổi” (vẫn có chữ "muối" ở trỏng). “Xổi” là “tạm bợ ngắn hạn”, chẳng hạn như “ăn xổi ở thì”.
__________
Tui thấy bài viết này có nhắc đến “đi buôn muối” và cũng có vẻ ám chỉ lý do là vì hai chữ “diêm” đồng âm:

http://s16.postimg.org/a99506d1h/muoi.jpg
A Comparative Study on “Death” Terms in Chinese and Vietnamese
by Bich Diep Tu and Guonian N. Wang
in “Chinese Lexical Semantics: 14th Workshop, CLSW 2013, Zhengzhou, China, May 10-12, 2013. Revised Selected Papers,
edited by Pengyuan Liu, Qi Su

nam2010
12-17-2015, 05:35 PM
Tôi thấy anh trích và đưa lên vài links có nội dung giông giống nhau và cũng không thấy anh bảo anh không đồng ý với những bài đó nên mới viết mấy bài đó "như không giúp cho tôi được gì mà chỉ giúp cho anh thì phải?".

Bây giờ anh nêu vấn đề lên thì có lẽ chúng cũng không giúp được gì cho anh? Như vậy là tôi nghĩ sai!

Caprio
12-17-2015, 07:47 PM
Cảm ơn anh đã viết cho mấy cái links!
Nhưng mà mấy chỗ đó như không giúp cho tôi được gì mà chỉ giúp cho anh thì phải?


Nấu rượu lậu, tàng trữ rượu lậu, bán rượu lậu có vẻ nguy hiểm hơn, bị bắt cũng thường hơn và có khi bị tù tội vì bị vu oan giáng hoạ mà sao không thấy có thành ngữ "đi bán rượu" nhỉ ???


Ngày xưa sau thời thực dân có ông già bán rượu rong rao to: Ai mua rượu không? Rượu không đóng thuế là rượu lậu đây! Ông này mặt cũng đã hồng hồng.


Còn nghi thức có liên quan đến bát nhang, bát hương trong link của anh như là của các nhà quyền quí, cao sang, họ có phòng riêng, có nhà từ đường. Của dân thường nó đơn sơ, mộc mạc lắm: người ta dùng bát gạo, bát cơm hay bát muối. Không dùng đất, dùng cát vì đất cát không được sạch, không được tinh khiết. Đôi khi vào nghĩa địa thấy khói hương còn tỏa trên bát cơm có trứng luộc ở một vài ngôi mộ!


Chào NU và mọi người !
..........


Tôi thấy anh trích và đưa lên vài links có nội dung giông giống nhau và cũng không thấy anh bảo anh không đồng ý với những bài đó nên mới viết mấy bài đó "như không giúp cho tôi được gì mà chỉ giúp cho anh thì phải?".


Bây giờ anh nêu vấn đề lên thì có lẽ chúng cũng không giúp được gì cho anh? Như vậy là tôi nghĩ sai!



Anh nam2010,
Anh nên xem kỹ lại những bài viết của anh , của tôi và các đường links tôi đưa lên rồi hãy tranh luận , vì sao vậy ?


1- Mục đích của thread "Đi bán muối" này là tìm gốc gác từ lóng "đi bán muối"(=chết).Anh chị em nơi đây cũng đang mổ xẻ
nguồn gốc là do chính sách độc quyền mua bán muối của Pháp ở VN . Tôi thấy đề tài cũng thú vị nên cũng vào mạng tìm những trang có thông tin xác thực nhất về vấn đề này . Có thể anh đọc lướt những links tôi đưa lên nên khẳng định là không ăn nhập đề tài "đi bán muối", sau đó anh sửa lại bài viết , tôi có đọc qua nhưng lúc đó tôi chưa có thời gian trả lời.
Tôi trích lại một đoạn trong một những links xem có đúng vậy không nhé
"Muối là sản phẩm không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày của mỗi người. Công quản muối là một hình thức độc quyền của thực dân Pháp với nguyến tắc là toàn bộ số muối mà diêm dân sản xuất phải bán hết cho nhà nước với giá rẻ mạt, rồi Nhà nước bán lại cho dân (kể cả người trực tiếp sản xuất muối) với giá cao hơn, để hưởng lợi nhuận. Chế độ công quản muối không đơn thuần chỉ phục vụ mục tiêu kinh tế - tài chính của chính quyền thực dân mà còn mang ý nghĩa chính trị. Nhà nước có thể dùng muối làm áp lực với nhân dân khi cần.
Theo chế độ, tất cả những người sản xuất muối đều phải khai báo và được cơ quan thương chính xem xét, cấp giấy phép hành nghề. Người sản xuất muối phải bán ngay và bán hết số muối làm ra tại đồng muối, cho Nhà nước, không được dành lại cho mình chút muối nào, kể cả nước chạt (nước muối). Nghị định ngày 18-10-1921 của toàn quyền Đông Dương quy định:; Trên ruộng muối và trong vòng 10 km xung quanh ruộng muối, người nào giữ trên 100 kg muối mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 2000 phơ răng. Thậm chí "dân nghèo vùng biển không có tiền mua muối, chứa nước chạt trong nhà Theo chế độ, tất cả những người sản xuất muối đều phải khai báo và được cơ quan thương chính xem xét, cấp giấy phép hành nghề. Người sản xuất muối phải bán ngay và bán hết số muối làm ra tại đồng muối, cho Nhà nước, không được dành lại cho mình chút muối nào, kể cả nước chạt (nước muối). Nghị định ngày 18-10-1921 của toàn quyền Đông Dương quy định:; Trên ruộng muối và trong vòng 10 km xung quanh ruộng muối, người nào giữ trên 100 kg muối mà không có giấy phép sẽ bị phạt tiền từ 100 đến 2000 phơ răng. Thậm chí "dân nghèo vùng biển không có tiền mua muối, chứa nước chạt trong nhà để nấu thức ăn cũng bị tù " (Lịch sử Việt Nam – tập II trang 167)


2-Anh hỏi tôi là bao nhiêu người dân bị tù hay bị giết vì buôn lậu muối thì tôi cũng trả lời rõ ràng là anh nên vào thư viện mà hỏi vì nơi đó lưu trữ dữ liệu chính xác.
Tôi không có thông tin đó nên tôi khuyên vậy . Thời Pháp người dân giữ nước chạt để nấu ăn mà còn bị tù nên tôi mới đưa links cho anh tham khảo hy vọng phần nào giúp giải toả những thắc mắc của anh . Với anh những tư liệu đó là vô nghĩa thì c
không sao .Tôi vẫn để đấy cho người khác tham khảo .


3-Đề tài rượu anh nêu nên mở thread riêng vì nó không ăn nhập với đi buôn muối.

4-Cái link bát nhang chỉ để tham khảo . Tôi thấy trong đó có thông tin bát nhang có người dùng tro , cát hoặc gạo nên tôi đưa anh coi vì anh có thông tin dùng muối mà tôi chưa thấy .

Nhã Uyên
12-17-2015, 08:33 PM
Chị NU , Tôi đưa các links lên là để tham khảo thông tin .


Dạ, NU biết. Cám ơn Caprio.


Đừng ai nhảy vào bắt bẻ thông tin trong links là quan điểm của tôi , đó chỉ là quan điểm của người viết trong links đó , nếu chụp mũ sang tôi là hiểu lầm ... big bigCâu này Caprio viết cho ai? Caprio có thể cho biết ? NU cũng thích sự rõ ràng.

Caprio
12-17-2015, 08:55 PM
Câu này Caprio viết cho ai? Caprio có thể cho biết ? NU cũng thích sự rõ ràng.


Câu này không phải dành cho chị NU mà dành cho người coi links mà không biết phân tích rồi kiếm chuyện . Xin lỗi để chị hiểu lầm .Cảm ơn sự ngay thẳng của chị , tôi rất quí trọng những người có đức tính vậy . :z57:

nam2010
12-17-2015, 09:36 PM
"đi bán muối"(=chết) nhưng theo trích dẫn của anh thì chỉ bị phạt tiền hay bị tù cho nên tôi cảm ơn và viết chúng không giúp gì cho tôi.
Còn rượu lậu thì nhân trong mấy cái links có viết chung với muối lậu nên tôi so sánh vậy thôi.

Bát nhang, bát hương thì hồi ở nhà tôi đi loanh quanh nên thấy vài cái.

nam2010
12-17-2015, 09:46 PM
Tui thấy bài viết này có nhắc đến “đi buôn muối” và cũng có vẻ ám chỉ lý do là vì hai chữ “diêm” đồng âm:




Xin 008 cho cái link.

Đậu
12-18-2015, 11:06 AM
Em quan sát trên mạng Gùgô và ghi nhận là một số trang nhà chỉ dẫn nấu ăn có dùng chùm "Cà muối", "Dưa muối" thay vì "Cà pháo" và ""Dưa chua" (Dưa cải) nhưng khi bầy cách chế biến thì họ lại mượn chùm "Cà pháo" và "Dưa cải". Những tiêu đề hay bắt gặp, nói giả dụ như "cách muối cà pháo ngon giòn", "làm sao muối dưa cải cho ngon" này nọ.

Hiện tượng bất nhất, trước sau thị nhị này đã mần em tự hỏi lòng mình: Chữ nào là chánh quy, từ mô là tập kết? Sao họ không dùng chùm "muối cà muối" mà dùng "muối cà pháo"? Không xài "muối dưa muối" mà xử dụng "muối dưa cải"? Chả nhẽ đại chùm "muối cà muối" lụm thụm, không trong sáng bằng "muối cà pháo"? "Muối dưa muối" không rặt ròi như "muối dưa cải"? Nói nào ngay, một "muối" thì còn biết "muối" tiên phong là động từ. Chứ muối đầu muối đuôi thế kia thì chịu chết. Còn đóan điếc gì được. Thôi thì thua non cho tiện việc nhà nước quy họach.

Còn khi em đi thực tế, vào các tiệm bán thực phẩm Việt hỏi mua "Cà muối" thì chả ai biết em muốn thứ gì. Có người còn hỏi em cần cà pháo hay là cà chua nữa? Phun ny thế. Đấy, thì em phải mình ên vượt thóat hòan cảnh thôi. Một mình em lần mò, chìm đắm trong phạm trù chai lọ cả buổi giời mà chả thấy cái nào có nhãn đề "Cà muối" gì sốt. Tuyền là "Cà pháo" ngâm mắm tôm, mắm ruốc, mắm nêm không hè. Em còn phát hiện có "cà pháo" chay nữa. Nói tóm tắt là cà nào cũng có ngọai trừ "cà muối" thì như lông chim hồng theo gío bay xa tít. Lạ lùng quá sức nhẽ minh?

Thì như làm vậy, em đóan là sự việc dùng chùm "cà muối" là chưa đi vào lòng quần chúng. Không có tinh đại chúng mà chỉ có tánh cách cục bộ giai đọan nhất thời. Có nhẽ là bị ảnh hưởng bởi chánh sách nhà nước trong chiến dịch cải tạo ngôn từ, làm trong sáng tiếng Việt chăng?

À, trong lúc cọ sát thực tế, thì em phát hiện thêm một chuyện. Vậy xin báo cáo với Làng Xã ở đây luôn một thể. Rằng, "cà pháo" đựng trong các chai lọ có dán nhãn "cà pháo" thi tuyền có mầu trắng. Không thấy mầu tím như cà ái dê, còn gọi là cà tím dùng vào việc chế biến món "bún mắm". Cũng không có mầu xanh rằn ri như lọai cà xanh (?). Còn về kích thước, khổ tấc thì quả bé bằng ngón tay cái, quả nhớn thì bằng ngón chân cái. Nói tóm tắt là vừa khổ miệng cho dễ cắn dễ nhai. Không thấy quả nào nhớn bằng nắm tay hoặc to như cái bát ăn cơm như lọai "Cà bát" mầu trắng mà nhơn gian thường xào (sốt) với Cà chua và rau Tía tô.

Theo em đóan thì nhơn gian biết đến "cà pháo" qua tính dòn tan và dễ gây ra tiếng lách tách như pháo nổ khi thực khách cắn vào nó. Nếu khách chả khéo thì nước nôi trong quả cà pháo hoặc đôi khi cả hạt cà pháo văng trúng người ngôi kế bên. Em xin mở ngoặc tư vấn các anh giai sắp đưa bồ đi ăn nhà hàng thì là không nên gọi món "ca pháo" này trong bữa ăn. Nói dại mồm là nhỡ sự cố xẩy ra thì khó mà biết ngày mai sẽ ra sao? Xin đừng chủ quan vì có nhời chép rằng "trong cái phúc chứa sẵn mầm họa." Lúc cảnh giác ở mức cao trào thì cũng là lúc sơ xuất thường xẩy ra. Xin đóng ngoặc.

Thì như làm vậy, mới hay là dù thuộc nhóm cà nhưng muốn được gọi là "cá pháo" thì chả phải việc đơn giản. Muốn đặng vậy quả cà phải kinh qua thời kỳ ngâm trong nước muối lâu dài. Ngay cả tiền thân của "cà pháo", tức là cà đủ chuẩn như đã dẫn trên nhưng chưa kinh qua thời kỳ được muối lâu ngày thì cũng chỉ là cảm tình viên thôi vì "Cà muối xổi" chỉ được cái dòn, chứ không đạt chuẩn nổ. Muốn nổ lách tách như pháo thì cà phải ngâm trong nước muối lâu ngày. Theo em đóan là trong quá trình chế biến dài lâu, các chất xúc tác, chủ lực là muối, có khi thêm phụ tỏi, đã biến đổi quả cà nhiều lắm. Em chỉ nom quả bong bóng rồi em suy ra. Quả bong bóng có căng tròn thì mới nổ. Chứ xẹp lép thì không nổ? Giống như quả nhãn, quả chôm chôm có dầy cơm mọng nước thì mới có sự văng nước miếng ra ngòai. Chứ dầy đặc như "Cà muối xổi" làm sao nổ banh xác đặng?
:z13:

ốc
12-18-2015, 02:06 PM
Ở nhà em thì chỉ gọi ngắn gọn là "dưa" vì chữ "muối" nó đã nằm trong chữ "dưa", chả cần nói toẹt ra nhỡ phạm huý... Diêm vương.

Giá đậu xanh đem muối thì gọi là "dưa giá."
Củ cải khô đêm muối thì gọi là "dưa củ cải."
Củ kiệu tươi đem muối thì gọi là "dưa kiệu."
Củ hành ta đem muối thì gọi là "dưa hành"
[Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ,
Các tê, xì phé, tú lơ khơ... - Ca dao ngày Tết]
Còn nhiều món hầm bà làng đem muối thì gọi là "dưa (nhiều) món."

Triển
12-18-2015, 09:59 PM
Hèn gì ông bà mình có câu: đá cá lăn dưa.

Là ý nói đá cá thắng độ xong rồi mang về ướp muối làm bữa chiều luôn.

Đó là sự tích của công thức món cá muối sả chiên dòn! Không tin đi tìm

anh Úy Kỳ đi. Nhưng mà ngày mai mới đi nha, vì bữa nay tui mới đưa

hàng cho ảnh đăng mà. Tự điển Úy kỳ ẩm thực chưa có.

008
12-19-2015, 03:58 PM
Món cá muối sả chiên đó mà gặp con nào không ăn muối là ỉu liền hay dễ bị ươn lắm đó. Khi cá không ăn muối để cho ươn rồi thì các bậc cha mẹ bèn giận… cá chém thớt mà quay sang mắng thằng con lia lịa: “con cãi cha mẹ trăm đường con hư…hư…hư!”

Nhân thể cho tui ké lên cái Úy Kỵ đó vài món nữa:

- Chuột đem muối = dưa chuột: Người người đều biết loại dưa này rồi nên không cần giải thích
- Sợi dây ngâm muối = dưa dây: Đây là tiếng dùng trong…văn chương thi phú. Tiếng bình dân hay gọi thành “dây dưa” và có khi độn thêm “rễ má” để ăn kèm với món… cá gỗ (tiếng bình dân gọi là cá rô cây) cho có cái chua chua mà ăn bớt ngán.
- Khú đem muối = dưa khú: Loại “khú” này tới giờ vẫn còn là một “ẩn số”, tìm mãi ra chưa ra “đáp án” nên vẫn không biết được là “khú” đây là cái thứ gì hay ... củ gì! Nhưng người ta hay đem dưa khú ra nấu canh.

008
12-19-2015, 04:05 PM
Xin 008 cho cái link.



Tôi có ghi tên sách dưới tấm hình để tiện cho mọi người “google”. Vì là sách bán nên họ không cho xem hết mà giấu bớt một số trang nào đó và nếu dùng link trực tiếp thì hình như trang đó sẽ bị "restricted" mà không thấy nữa. Tôi để thử ra đây 2 links. Trang tôi chụp hình lại là trang 122 của Chapter 13. Tùy hên xui may rủi mà trang anh muốn xem có bị giấu hay không:

https://books.google.com/books?id=7kq6BQAAQBAJ&printsec=frontcover&redir_esc=y
https://books.google.com/books?id=7kq6BQAAQBAJ&pg=PA117&lpg=PA117&dq

Khi hên mà gặp lúc nó hiện ra rồi mà muốn giữ thì nên chụp hình lại. Dưới đây là link liệt kê tất cả các chương trong quyển đó:

http://www.bookmetrix.com/detail/book/dd3ce07c-d55a-49f5-8721-4b787ba87fed#readers

nam2010
12-19-2015, 06:36 PM
Cảm ơn anh!

Tôi vào xem và thấy họ ghi không đăng trang từ 119 đến 150.


PS:
dưa khú là rau cải muối đã quá thì, ăn không thấy ngon nữa, đem nấu canh thì tạm được.

008
12-19-2015, 06:56 PM
Cảm ơn anh!

Tôi vào xem và thấy họ ghi không đăng trang từ 119 đến 150

PS:
dưa khú là rau cải muối đã quá thì, ăn không thấy ngon nữa, đem nấu canh thì tạm được.


Khi khác anh vào lại sẽ có thể lại thấy những trang đó vì có khi họ lại giấu những trang khác mà cho xem những trang đang giấu. Hình như mấy trang ẩn với hiện đó cứ luân phiên thay đổi nên có những lúc anh sẽ thấy. Vì thế tôi mới phải chụp hình lại trang 122 vì không phải lúc nào cũng thấy được.

Mấy thứ dưa ở trên là tôi đùa đó thôi. Tôi lại thích ăn canh dưa khú nấu với thịt ba chỉ và lạc sống (đậu phọng) lắm!

nam2010
12-19-2015, 07:28 PM
Thì ra là vậy!

Còn dưa leo, dưa hấu,... nữa anh!

tư mã tai trâu
12-19-2015, 07:55 PM
Đang bán muối chuyển qua buôn dưa, bà con cũng có óc kinh doanh thật. :)

visabelle
12-20-2015, 11:04 PM
Sinh linh đói khát thường thấy muối thấy gạo là nuốt luôn rồi. Nhưng nếu người cúng hào phóng chơi nhiều muối quá thì coi như bị dư thừa. Mà ông bà mình nói ăn uống dư thừa là xuống diêm vương cắt lưỡi. Làm thân ma đói mà bị cắt lưỡi nữa thì làm sao ăn. Gặp "cô" hồn là vong linh cù bơ cù bất nữa, không có ai đốt nước biển xuống để "dzô nước biển". Cho nên việc ăn uống là vô cùng quan trọng. Vì vậy họ càng tránh vụ để cho bị thừa mứa. Một cách thành thật khi muối dư thừa, là làm mắm (dạ không phải khô, dạ mắm á), nhưng mắm chỉ có người Nam và người Trung ăn, người Bắc không có ăn mắm, hàng bán ra sẽ ế. Cho nên xác suất cô hồn gặp muối dư mang đi bán là rất lớn. Chuyện trữ lại bán dần hay bán luôn một quận thì hạ hồi phân giải. :)


Còn theo bách khoa toàn thư Đặc Trưng thì cô hồn các đảng là "nghiện dzọng" của dân tộc. Lúc sống chỉ có một đảng, nhiều đảng bị chúng bắt bỏ tù hết. Cho nên lúc chết xuống âm phủ mới tự do chia bè, lập hội mà không bị ai cấm đoán cho nó vui. Từ đó mới có giai thoại cô hồn các đảng. Dạ, anh chị em mình thấy giải thích này có lý không? :)




thích giai thoải này quá! :z67:

Triển
12-20-2015, 11:06 PM
thích giai thoải này quá! :z67:

Nhớ bấm nhiều lai bằng ngón cái nha.

hoài vọng
12-20-2015, 11:10 PM
Bấm bằng mười ngón mới vừa lòng anh :)