PDA

View Full Version : bụng dạ



Triển
12-18-2015, 10:44 PM
Ông bà mình có câu bụng dạ ngay thẳng, bụng dạ ác độc ...v.v
Ý nói người có tâm địa tốt hoặc là xấu. Bụng với dạ vẫn thường
đi chung với nhau vì tính cách địa lý của ngôn ngữ. Trong bụng
có dạ, trên nguyên lý là thuộc bộ phận tiêu hóa. Tuy nhiên ông
bà mình vẫn có sự kỳ thị khi truyền đạt.

Khi người ta nói chột dạ (cách đây không lâu là chữ than vãn
của thầy Bốn) là ý nói bị trúng tim đen, giật mình cái bình. Nhưng
khi người ta nói chột bụng thì không ai giật mình hết mà lo
chạy tim nhà vệ sinh hoặc đưa thuốc cầm.

Ai có thể giải thích được uẩn khúc kỳ thị này không? Vì sao đi
chung thì song kiếm hợp bích chỉ ra cái tâm địa. Đứng riêng thì một
bên là tâm trạng nôn nao, còn một bên thì thể trạng nôn nao,
trực chỉ một hướng đi về vụ bài tiết?

008
12-19-2015, 03:53 PM
Tui chưa nghe “chột bụng” bao giờ nên phải bó giò, nhưng có nghe “đau bụng”, “ê bụng”, “râm râm trong bụng”, “bụng kêu... gồn gột”, v.v. và đặc biệt là... [drum roll]... “xót dạ”!

Còn “tốt bụng, xấu bụng” thì sao? Không lẽ “tốt bụng” là ăn tưới hạt sen đều không có gì trở ngại còn “xấu bụng” thì dễ gặp anh… Tào?

Riêng cái “xót dạ” cũng… u uẩn lắm đa. Coi bộ “xót dạ” kiểu tâm trạng hay “xót dạ” kiểu… bụng đều chơi láng được hết!

1) Thấy tình cảnh nó như vậy cũng xót dạ lắm mà không biết phải làm sao! (đau lòng xót dạ)
2) Từ sáng đến giờ chưa ăn gì cả nên cũng hơi xót dạ!(đói lòng xót dạ)

Triển
12-19-2015, 10:23 PM
Tui chưa nghe “chột bụng” bao giờ

May mắn cho thầy 8 là thầy 8 chưa nghe đó.
Chứ nếu nghe là lúc đó cũng đứng gần cạnh bên luôn rồi. :)

tư mã tai trâu
12-20-2015, 05:53 AM
Ờ heng, sáng nay ngồi uống cà phê đọc bài phiếm của đại ca 5. Đọc một chập thấy mình cũng ... tối dạ. Tối dạ nghĩ hoài không ra nên tức bụng.

RaginCajun
12-20-2015, 05:55 AM
Tui chưa nghe “chột bụng” bao giờ nên phải bó giò, nhưng có nghe “đau bụng”, “ê bụng”, “râm râm trong bụng”, “bụng kêu... gồn gột”, v.v. và đặc biệt là... [drum roll]... “xót dạ”!

Còn “tốt bụng, xấu bụng” thì sao? Không lẽ “tốt bụng” là ăn tưới hạt sen đều không có gì trở ngại còn “xấu bụng” thì dễ gặp anh… Tào?

Riêng cái “xót dạ” cũng… u uẩn lắm đa. Coi bộ “xót dạ” kiểu tâm trạng hay “xót dạ” kiểu… bụng đều chơi láng được hết!

1) Thấy tình cảnh nó như vậy cũng xót dạ lắm mà không biết phải làm sao! (đau lòng xót dạ)
2) Từ sáng đến giờ chưa ăn gì cả nên cũng hơi xót dạ!(đói lòng xót dạ)
Chưa ăn gì thì người ta nói là xót ruột.

Đa số mấy chữ này là của thường dùng của dân Bắc Kỳ.

Thoa
12-20-2015, 09:51 AM
Ăn lót dạ _ dạ là bao tử
Bụng mang dạ chửa _ dạ là tử cung
Gan dạ _ dạ là gan
Một lòng một dạ _ dạ là ruột
bụng làm dạ chịu _ dạ ​là mỡ , ủa là eo .

Triển
12-20-2015, 10:54 AM
Ông bà mình có câu bụng dạ ngay thẳng, bụng dạ ác độc ...v.v
Ý nói người có tâm địa tốt hoặc là xấu. Bụng với dạ vẫn thường
đi chung với nhau vì tính cách địa lý của ngôn ngữ. Trong bụng
có dạ, trên nguyên lý là thuộc bộ phận tiêu hóa. Tuy nhiên ông
bà mình vẫn có sự kỳ thị khi truyền đạt.

Khi người ta nói chột dạ (cách đây không lâu là chữ than vãn
của thầy Bốn) là ý nói bị trúng tim đen, giật mình cái bình. Nhưng
khi người ta nói chột bụng thì không ai giật mình hết mà lo
chạy tim nhà vệ sinh hoặc đưa thuốc cầm.

Ai có thể giải thích được uẩn khúc kỳ thị này không? Vì sao đi
chung thì song kiếm hợp bích chỉ ra cái tâm địa. Đứng riêng thì một
bên là tâm trạng nôn nao, còn một bên thì thể trạng nôn nao,
trực chỉ một hướng đi về vụ bài tiết?



bụng làm dạ chịu

Đây là lúc người xưa lấy lại công bằng cho bụng.

Triển
12-20-2015, 10:57 AM
Chưa ăn gì thì người ta nói là xót ruột.

Đa số mấy chữ này là của thường dùng của dân Bắc Kỳ.

Dân Bắc Kỳ này là dân Bắc Kỳ đi tàu há mồm.
Dân Bắc Kỳ không đi tàu há mồm nói sốt ruột.

Triển
12-20-2015, 10:59 AM
Ờ heng, sáng nay ngồi uống cà phê đọc bài phiếm của đại ca 5. Đọc một chập thấy mình cũng ... tối dạ. Tối dạ nghĩ hoài không ra nên tức bụng.

Dạ lại ép bụng.
Tối dạ mà lại đi tức bụng nghĩa là tiếp tục kỳ thị.

008
12-20-2015, 12:07 PM
Chưa ăn gì thì người ta nói là xót ruột.

Đa số mấy chữ này là của thường dùng của dân Bắc Kỳ.
Ủy… ủy… “xót ruột” thì nhiều người dùng hơn nhưng “xót dạ” cũng được dùng theo cùng nghĩa đó dù không thông dụng bằng “xót ruột”.


Dân Bắc Kỳ này là dân Bắc Kỳ đi tàu há mồm.
Dân Bắc Kỳ không đi tàu há mồm nói sốt ruột.

Hai chữ này nghĩa khác nhau thầy. Từ tàu há mồm đến ghe ngậm miệng gì cũng có xài cả hai. “Xót ruột” là ruột cồn cào (xót) vì đói hay ăn thứ gì vào một lúc nào đó không thích hợp thì bị xót ruột. “Sốt ruột” là “nóng lòng” hay “háo hức” vì muốn biết kết quả hay tình hình ra sao chẳng hạn.

kim
12-20-2015, 01:05 PM
Bụng làm dạ chịu.
Trong trường hợp này, bụng ác hơn dạ phải không ạ?:4:

kim
12-20-2015, 01:15 PM
Ủy… ủy… “xót ruột” thì nhiều người dùng hơn nhưng “xót dạ” cũng được dùng theo cùng nghĩa đó dù không thông dụng bằng “xót ruột”.


Hai chữ này nghĩa khác nhau thầy. Từ tàu há mồm đến ghe ngậm miệng gì cũng có xài cả hai. “Xót ruột” là ruột cồn cào (xót) vì đói hay ăn thứ gì vào một lúc nào đó không thích hợp thì bị xót ruột. “Sốt ruột” là “nóng lòng” hay “háo hức” vì muốn biết kết quả hay tình hình ra sao chẳng hạn.


Bắc Kỳ kỳ cựu (từ của anh Tư) nói : "xót ruột" còn để thể hiện nỗi xót xa, hoặc tiếc của nữa ạ.:1:
Ví dụ :

-Nhìn con bé ốm yếu, xót ruột, xót gan. (xót xa)

-Vừa sửa cái xe mất 2K, xót ruột. (tiếc của)

008
12-20-2015, 02:20 PM
Bụng làm dạ chịu.
Trong trường hợp này, bụng ác hơn dạ phải không ạ?:4:
Ắt là thế rồi! Thằng bụng đó là chuyên môn ném đá giấu tay, cứ làm chyện thầm lén rồi bắt thằng kia phải chịu!


Bắc Kỳ kỳ cựu (từ của anh Tư) nói : "xót ruột" còn để thể hiện nỗi xót xa, hoặc tiếc của nữa ạ.:1:
Ví dụ :

-Nhìn con bé ốm yếu, xót ruột, xót gan. (xót xa)

-Vừa sửa cái xe mất 2K, xót ruột. (tiếc của)

Phải…phải… nhưng tại sao phải là dân kỳ cựu mới nói thế? Bắc kỳ... con ngày nay không còn dùng nghĩa này nữa à?

tư mã tai trâu
12-20-2015, 07:44 PM
Dạ lại ép bụng.
Tối dạ mà lại đi tức bụng nghĩa là tiếp tục kỳ thị.

Vậy chứ có nhiều khi vì lỡ ... vui Xuân nên bụng dạ phải cùng nhau ì ạch gánh chịu hậu quả chiến tranh,
ta gọi là ... bụng mang dạ chửa
:z45:

Triển
12-20-2015, 10:30 PM
Vậy chứ có nhiều khi vì lỡ ... vui Xuân nên bụng dạ phải cùng nhau ì ạch gánh chịu hậu quả chiến tranh,
ta gọi là ... bụng mang dạ chửa
:z45:

Dạ đúng, lúc chiến tranh bùng nổ, nghe người
ta than khóc dữ lắm. Lúc đó dần dà có sự khác
biệt: đau bụng chuyển dạ.

Bụng đau khi dạ chuyển động. Lúc này cũng có lẽ là
dạ đang tức bụng đã để xảy ra chiến tranh chăng?
Cả quá trình này có lẽ là hải chiến nên người ta hay nói là đi biển.

Triển
12-20-2015, 11:00 PM
Ủy… ủy… “xót ruột” thì nhiều người dùng hơn nhưng “xót dạ” cũng được dùng theo cùng nghĩa đó dù không thông dụng bằng “xót ruột”.


Hai chữ này nghĩa khác nhau thầy. Từ tàu há mồm đến ghe ngậm miệng gì cũng có xài cả hai. “Xót ruột” là ruột cồn cào (xót) vì đói hay ăn thứ gì vào một lúc nào đó không thích hợp thì bị xót ruột. “Sốt ruột” là “nóng lòng” hay “háo hức” vì muốn biết kết quả hay tình hình ra sao chẳng hạn.





xót và sốt đều diễn tả tình trạng đang nóng hết. Trên căn bản nội
y (y khoa bên trong, đừng lầm với đồ lót), khi dịch vị tiết ra để tiêu hóa mà
"không có chỗ xài" sẽ mang nhiều cảm xúc và tấn công thành vách chung
quanh. Thân nhiệt tăng lên gây ra đau nhức.

Tự điển đóng Khai Trí Tiến Đức:

http://i.imgur.com/xsO8bgW.png


Lòng là gì?

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/06/25/mon-ngon-tu-long-lon-3.jpg
(nguồn sau ảnh)

Triển
12-20-2015, 11:14 PM
Phải…phải… nhưng tại sao phải là dân kỳ cựu mới nói thế? Bắc kỳ... con ngày nay không còn dùng nghĩa này nữa à?

Đối với cựu là tân. Đối với con là cha.
Không có cha thì khó có con. Theo y học
hiện đại quan hệ phụ tử là một quá trình dây
nhợ ích xì và y cà rết từ lăng quăng đến thôi
nôi thành người. Ngoài đời tóm gọn lại thành
một chữ: "duyên".

Đã là "duyên" thì cho dù có phân biệt, cũng là
từ một trăm trứng, mang chung một cái "nợ".
Duyên Anh từng nói nặng nợ giang hồ là khó
sửa. 50 con vượt biển, 50 con ở lại chịu đời đắng
cay.

Đậu
12-21-2015, 06:36 AM
Em nghe người ta bảo là thân xác người ta có Lục phủ, Ngũ tạng. Lục phủ gồm có: Đởm, Tiểu trang, Đại trang, Vị, Bàng quang và Tam tiêu. Còn Ngũ tạng thì là: Tâm, Can, Tỳ, Phế, Thận.

Tỳ là một trong Ngũ tạng, có chữ là Bụng. Vị là một trong lục phủ, có tên là Dạ. Tỳ Vị quan hệ với nhau theo nhẽ Âm dương Biểu Lý. Biểu là bên ngòai, thuộc Dương. Lý là bên trong, thuộc Âm. Như vậy thì Tỳ thuộc Dương, Vị là Âm.

Ông bà mình thông đạt nhẽ Âm dương Giời đất. Cái gì thì cái nhưng Âm Dương phải điều hòa thời mới hay. Chột bụng là lúc Tỳ thiên hẵn về Dương, cần phải đi nhà nhỏ để hạ thổ. Còn chột dạ là lúc Dạ bị nhiễm lạnh. Cần được xức dầu nóng, thuộc vê Dương, để giải hàn.

Thì như làm vậy, Bụng Dạ phải phối hợp nhịp nhàng với nhau thời mới tốt đẹp. Có đòan kết thì mới sống dai, sống khỏe. Chứ chột bụng hòai là làm khó nhau đấy nhá.

Còn theo mạng tòan cầu thì bảo Bụng và Dạ là hai thế lực đối chọi nhau. Việc này được hiển thị qua câu nói: "Bung làm Dạ chịu." Nói nào ngay, ai ở đó mà chịu đựng mãi cho đặng. Bụng lấn ép Dạ mãi thì có ngày Dạ sẽ vùng lên phản kháng. Hóa ra Bụng Và Dạ là hai giai cấp khác biệt nhau. Nói giả dụ, như Tôi tớ và Chủ cả.

Trong thế giới Tư bản thì Bụng là Chủ, còn Dạ là Tớ. Chủ làm khó, bắt bẻ từng chút thì Tớ chịu khổ. Chột bụng là hình thái làm khó dễ nhau. Chột bụng hòai thì dạ phải xót vì phải đi nhà nhỏ nhiều lần

Dưới chế độ cộng sản thì Bụng là Tớ, Dạ là Chủ. Chủ đói meo thì Tớ ốm o. Chủ ăn khoai ăn mì hòai thì Bụng lép xẹp kinh niên.

:z13:
 
 
 
 
 
 

kim
12-21-2015, 07:55 AM
Phải…phải… nhưng tại sao phải là dân kỳ cựu mới nói thế? Bắc kỳ... con ngày nay không còn dùng nghĩa này nữa à?

Dạ, Bắc Kỳ con thành kỳ kỳ nên lúc tiếc của quá thì rên "ao chi ao chi", tức là đau toàn thân, hông chỉ riêng khúc ruột.:4:

Bụng bảo dạ
Bụng bossy hơn dạ.

Nghĩ thầm trong bụng.
Bụng nhạy cảm hơn dạ.

Miệng nam mô, bụng bồ dao găm.
Bụng giang hồ hơn dạ.

Lòng chim dạ cá và lòng lang dạ sói.
Bụng ngây thơ hơn dạ.

Sống để bụng, chết mang theo.
Bụng nhớ dai hơn dạ.

Đi guốc trong bụng.
Bụng cần thẩm mỹ viện hơn dạ.

Ghi lòng tạc dạ.
Bụng chữ xấu hơn dạ.

Khi đói cùng chung một dạ, khi chết cùng chung một lòng.
Bụng tham ăn hơn dạ.

Vậy là trên giang hồ, bụng và dạ kẻ tám lạng người nửa cân ha các anh chị.:4:

Triển
12-21-2015, 08:47 AM
Dạ, Bắc Kỳ con thành kỳ kỳ nên lúc tiếc của quá thì rên "ao chi ao chi", tức là đau toàn thân, hông chỉ riêng khúc ruột.:4:


Lòng chim dạ cá
Bụng ngây thơ hơn dạ.



Theo khoa học là ruột hẹp hơn dạ


http://image.slidesharecdn.com/phntchcccimcachimthchnghiissoongsbay-copy-130817065923-phpapp02/95/phn-tch-cc-c-im-ca-chim-thch-nghi-i-ssoongs-bay-copy-25-638.jpg?cb=1376722865

(nguồn sau ảnh)




http://123amthuc.com/wp-content/uploads/2014/10/cach-lam-2-mon-bao-tu-ca-basa-xao-cay-va-xao-bong-he-cuc-ngon-mieng-doi-vi-ngay-cuoi-tuan-cho-ca-nha-19.jpg

(nguồn trên ảnh)

008
12-21-2015, 03:51 PM
xót và sốt đều diễn tả tình trạng đang nóng hết. Trên căn bản nội
y (y khoa bên trong, đừng lầm với đồ lót), khi dịch vị tiết ra để tiêu hóa mà
"không có chỗ xài" sẽ mang nhiều cảm xúc và tấn công thành vách chung
quanh. Thân nhiệt tăng lên gây ra đau nhức.

Tự điển đóng Khai Trí Tiến Đức:

http://i.imgur.com/xsO8bgW.png


Lòng là gì?

http://phunutoday.vn/upload_images/images/2015/06/25/mon-ngon-tu-long-lon-3.jpg
(nguồn sau ảnh)




Uh huh…thì tự điển đúng quá rồi chứ còn gì nữa. Cái khác của “sốt” trong "sốt ruột" với “xót” trong "xót ruột" là ở chỗ một bên “nóng” theo nghĩa bóng và một bên “nóng” theo nghĩa đen. Đó là cứ gượng ép mà tạm cho “xót” có nghĩa là “nóng". Nhưng sự thật là "xót" không hề có nghĩa là "nóng" bao giờ. Tự điển Khai Trí này không hề định nghĩa “xót” là "nóng" bao giờ và tự điển Thanh Nghị 1958 cũng thế!


http://s22.postimg.org/5p9sjiikx/image.jpg


Tự điển Khai Trí trên đây định nghĩa mỗi chữ theo nghĩa đen trước, sau đó nếu chữ đó có nghĩa bóng, khi đứng lẻ loi một mình hoặc khi đi kèm với chữ khác, thì ghi rõ ràng đó là nghĩa bóng. Nếu đọc kỹ thì ta thấy:

1) Tự điển định nghĩa “sốt” là “nóng” (nghĩa đen) và ghi nghĩa bóng của “sốt ruột” là “nóng nảy khó chịu trong lòng” và cho thí dụ là “ngồi chờ sốt ruột”. Tuy “sốt” là “nóng” nhưng cái nóng trong lòng này là cái nóng theo nghĩa bóng chứ không phải nhiệt độ của lòng lên cao. Cái “lòng” ở đây cũng thế, rõ ràng phải hiểu là “lòng dạ”, tức là nghĩa bóng của “lòng” chứ không phải hiểu theo nghĩa đen như cái đĩa anh bày ra đó (tui sẽ bàn tiếp về cái đĩa đó sau phần này). Tóm lại, “sốt ruột”, ‘sốt gan”, “nóng ruột”, “nóng lòng” chỉ có nghĩa bóng chứ không có nghĩa đen nào... sốt cả. Sẵn thể ta xem luôn "sốt" trong tự điển Thanh Nghị.


http://s23.postimg.org/5v8a1j7aj/sot.jpg


2) Tự điển định nghĩa “xót” là “đau hơi ran rát” (nghĩa đen) chứ không hề định nghĩa “xót” là “nóng”. Kế đến là nói về nghĩa đen của “xót ruột” là “trong ruột nóng nảy khó chịu” chứ không hề nói “trong lòng”. Để không thể nhầm lẫn được, tự điển còn ghi thêm thí dụ rõ ràng là “xót ruột muốn ăn thứ gì mát” để cho biết cái ruột này là ruột thật chứ không phải loại ruột “tâm trạng” hay loại “phơi cả gan ruột”, “ruột để ngoài da”, v.v. Tới đây, ắt sẽ có thắc mắc: “Rõ ràng tự điển ghi ‘nóng nảy khó chịu trong ruột’ và ‘ăn thứ gì mát’ kia kìa”. Câu trả lời sẽ là…

Cái “nóng nảy khó chịu” này là một cách diễn tả tình trạng “cồn cào” của chuyện ăn uống khi nói về ruột vì nếu nói “đau hơi ran rát” trong ruột thì chắc là nên vô nhà thương chứ đâu phải như đứt tay! Dù cho “nóng” ở đây là tăng nhiệt độ theo nghĩa đen thì cũng chẳng có dây dưa rễ má gì với “sốt” hay “nóng” nghĩa bóng của “sốt ruột” và “nóng lòng”). “Ăn thứ gì mát” cũng là một cách nói tương tự, tức là để cho bớt “xót” và cũng có thể để cho “mát” theo nghĩa đen (nhưng không phải “mát ruột” theo nghĩa bóng!) Ngoài cái nghĩa đen đó ra, “xót ruột” còn có nghĩa bóng là “thương xót” và “tiếc của”.

Tóm lại, “xót ruột” có cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng nhưng không có nghĩa nào đồng nghĩa với “sốt ruột”, “nóng ruột”, “nóng lòng”, hay nói cách khác là “xót ruột” và “sốt ruột” hoàn toàn khác nghĩa nhau và nghĩa đen của “sốt” và “xót” cũng hoàn toàn khác nhau. Đó chính là tự điển Khai Trí ở trên nói như vậy, tự điển Thanh Nghị nói như vậy và tui cũng nói… như vậy luôn!

Giờ sang đĩa lòng… thòng:

“Lòng” không phải chỉ có ruột mà thôi mà gồm cả mấy thứ trong bụng. Tự điển Khai Trí định nghĩa “lòng” là nói chung về "ruột gan" (anh có thể xem Khai Trí rồi) và tự điển Thanh Nghị cũng thế.


http://s14.postimg.org/i8ignbt9d/Long.jpg


“Lòng” còn có nghĩa bóng là “tâm địa”, "tâm tính", “lòng dạ” hay… “bụng dạ”. . Dù có thể có người vẫn gọi cái đĩa anh bê ra đó là đĩa lòng nhưng thật ra đó chỉ là đĩa ruột, hay đĩa lòng… thòng (nếu chưa cắt từng khúc ngắn mà gắp lên là sẽ thấy lòng thòng ngay!) Ra tiệm kêu đĩa lòng mà chỉ bưng ra đĩa ruột là tui trả lại.

008
12-21-2015, 03:54 PM
Đối với cựu là tân. Đối với con là cha.
Không có cha thì khó có con. Theo y học
hiện đại quan hệ phụ tử là một quá trình dây
nhợ ích xì và y cà rết từ lăng quăng đến thôi
nôi thành người. Ngoài đời tóm gọn lại thành
một chữ: "duyên".

Chữ “con” trong “Bắc kỳ… con” ở trên không có mục đích đối chữ với “cựu” mà chỉ đối ý để chỉ giới… con trẻ trẻ con ngày nay. Mà đã là trẻ thì phải “mới” hơn “cũ”, “tân” hơn “cựu”. Mặt khác, đã là “kỳ cựu” thì phải thuộc hạng mỏng lắm cũng là “cha” nếu chưa phải là “ông”. Như vậy thì “Bắc kỳ kỳ cựu” đương nhiên là hạng cha và “Bắc kỳ con” là hạng… con!

Vả lại, nếu muốn đối chữ thì phải đối với cả “kỳ” lẫn “cựu” (“kỳ cựu” đi với nhau) chứ không thể chỉ đối với “cựu” rồi bỏ “kỳ” vào túi cất béng đi vì câu dùng gốc (nghe nói là của anh Tư) là “Bắc-Kỳ kỳ-cựu” chứ không phải “Bắc-Kỳ cựu”. Vậy anh có biết chữ Hán nào (không phải loại bạch thoại… “đương đại”) đã có dùng trong tiếng Việt theo nghĩa và cách dùng của tiếng Việt để đối được với “kỳ cựu” thì ghi ra đây. Tui cũng muốn thuổng thêm chữ nghĩa để dành phòng khi hữu sự.

Triển
12-21-2015, 09:39 PM
[SIZE=3]
Sẵn thể ta xem luôn "sốt" trong tự điển Thanh Nghị.


Hahaha viết chữ Thanh Nghị ra là lòi hèm rồi, ủa lộn lòi lòng rồi.
Còn ẩn náu dưới tên tám với chín nữa. Đại ca này.

Triển
12-21-2015, 09:42 PM
Chữ “con” trong “Bắc kỳ… con” ở trên không có mục đích đối chữ với “cựu” mà chỉ đối ý để chỉ giới… con trẻ trẻ con ngày nay.

Lại giống như multiple choice nữa rồi. Haha! Đúng là tuyệt đỉnh mà. Tặng một ngón tay liền! :z74:

Triển
12-21-2015, 10:12 PM
Vả lại, nếu muốn đối chữ thì phải đối với cả “kỳ” lẫn “cựu” (“kỳ cựu” đi với nhau) chứ không thể chỉ đối với “cựu” rồi bỏ “kỳ” vào túi cất béng đi vì câu dùng gốc (nghe nói là của anh Tư) là “Bắc-Kỳ kỳ-cựu” chứ không phải “Bắc-Kỳ cựu”. Vậy anh có biết chữ Hán nào (không phải loại bạch thoại… “đương đại”) đã có dùng trong tiếng Việt theo nghĩa và cách dùng của tiếng Việt để đối được với “kỳ cựu” thì ghi ra đây. Tui cũng muốn thuổng thêm chữ nghĩa để dành phòng khi hữu sự.

Bí lù luôn. Chữ đối với kỳ cựu thì không biết, không trả lời được. Sẵn cho hỏi
luôn "thuổng" là gì vậy thầy 8? Là cái xẻng hả. Động từ nghĩa là đào đem đi cất làm của hả?

thuykhanh
12-23-2015, 05:04 PM
Bí lù luôn. Chữ đối với kỳ cựu thì không biết, không trả lời được. Sẵn cho hỏi
luôn "thuổng" là gì vậy thầy 8? Là cái xẻng hả. Động từ nghĩa là đào đem đi cất làm của hả?




Chữ đối với Kỳ cựu : tân thời

Thuổng : lấy làm của riêng một cách kín đáo

hoài vọng
12-23-2015, 06:54 PM
nôm na là ăn trộm một cách khéo léo:)

tư mã tai trâu
12-23-2015, 08:44 PM
nôm na là ăn trộm một cách khéo léo:)

Lính đại ca, ha ha, ăn trộm nhất định phải khéo rồi đại ca.
Ăn trộm mà vụng về rất dễ bị chúng bắt được chúng uýnh phù mỏ, anh ơi

Triển
12-24-2015, 07:17 PM
Chữ đối với Kỳ cựu : tân thời

Thuổng : lấy làm của riêng một cách kín đáo


nôm na là ăn trộm một cách khéo léo


Lính đại ca, ha ha, ăn trộm nhất định phải khéo rồi đại ca.
Ăn trộm mà vụng về rất dễ bị chúng bắt được chúng uýnh phù mỏ, anh ơi

Mẹ tôi mới mất 3 hôm nay nên tôi bận túi bụi, có khi lên mạng, có khi
không. Cám ơn tam vị nha :z67:. Lâu nay tôi cứ tưởng "thuỗng" mới là đạo
trích, ủa lộn đạo chích. Còn "thuổng" là cái xẻng. Dấu hỏi ngã của tôi hay
lộn tùm phèo lắm.

Platinum
12-25-2015, 01:05 AM
Xin chia buồn voi A5. Nguyện cầu hương linh cụ tiêu diêu miền cực lạc .

Chũ nghĩa đôi khi chỉ là tiếng địa phuong, cùng một chữ vùng nầy xài khác vùng kia, P người miền nam bảo đeo kiếng thì cô bạn người Đà nẵng lại nói đeo gương. Mình nói chụp hình thì cổ kêu chụp bóng.

008
12-26-2015, 12:32 PM
Mẹ tôi mới mất 3 hôm nay
Xin chia buồn với anh và cầu cho hương hồn cụ bà sớm siêu thoát về cõi Tịnh Độ.