PDA

View Full Version : Có nên....



thuykhanh
05-10-2016, 03:24 PM
*

Nên ăn thức ăn vừa rơi xuống nền nhà?

Melissa Hogenboom


9 tháng 5 2016

Chia sẻ (http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/05/160509_what-really-happens-to-food-when-you-drop-it-on-the-floor_vert_earth#share-tools)

Ngày nọ, tôi đánh rơi một mẩu chocolate, và tự hỏi liệu có bao nhiêu vi khuẩn đã lọt vào món khoái khẩu của mình.
Nhưng tôi không thấy nó dính bụi, nên vẫn nhặt lên ăn tiếp.

Dù sao thì, sàn bếp nhà tôi cũng khá sạch và miếng chocolate mới rơi xuống chưa tới 5 giây.
Tôi rất thích "quy tắc 5 giây". Tất cả chúng ta đều biết quy tắc này đúng không?
Thức ăn rơi xuống sàn vẫn ăn được nếu bạn nhặt lên trong 5 giây đầu tiên sau khi rơi.
Nhưng liệu tôi ăn vậy có đúng không? Hay là tôi đã vô tình bỏ vào miệng một mớ vi sinh vật nguy hại?
Tôi đặt câu hỏi này với những bạn đọc trong cộng đồng BBC Earth, liệu họ sẽ làm gì trong tình huống tương tự?


Bạn đọc Adam Harmsworth nói quy tắc này phải đúng đắn. "Chắc chắn là vi khuẩn
và các sinh vật lây nhiễm hiểu quy tắc thời gian này." - Ông nói.

"Adam thật mơ tưởng." Gary Burch nói, ông theo quy tắc ba giây nhưng vì lí do hoàn toàn khác:
"Bởi đó là thời gian trung bình từ lúc tôi làm rơi thức ăn xuống sàn cho đến khi chú chó ăn mất.

"Manuel Rodriguez cho biết anh là một sinh viên đại học nghèo, vì thế anh theo quy tắc 5 phút.

Nhưng những người khác nghiêm khắc hơn hẳn.
Corinne Howard nói: "Nếu đồ ăn không vào thẳng miệng, thì bỏ nó vào sọt rác.

"Bạn đọc Jon Bedet nói: "Chúng ta đang nói về vài phần triệu giây để vi khuẩn bám vào miếng thức ăn bạn đánh rơi.
Vậy thì vài phần trăm giây còn có lý.

"Lane Jasper thì nói, điều đó còn "phụ thuộc vào đấy là thức ăn gì và bạn đang đói cỡ nào."

Để giải quyết cuộc tranh luận, tôi đặt câu hỏi này với các nhà khoa học chuyên về vi sinh vật.
Liệu họ có ăn miếng bánh mì đánh rơi, miếng pizza, hay nhặt viên kẹo đường có bơ lên ăn sau khi rơi?

Đầu tiên, hãy làm rõ điều này. Trên sàn nhà không phải lúc nào cũng có cả đàn vi khuẩn nằm đó sẵn,
chực chờ vồ lấy bất cứ thức ăn gì rơi xuống. Thay vào đó, vi khuẩn có ở bất cứ đâu, ngay cả sau khi
bạn vừa lau nhà xong.
Adam Taylor đã chỉ ra điều hữu ích này: "Theo khoa học mà nói, chẳng có quy tắc năm giây nào hết.
Nếu thức ăn chạm vào nền nhà chỉ một nano giây, nó đã bị bẩn rồi. Ngay khi thức ăn chạm mặt sàn,
tất nhiên nó sẽ bám "chất bẩn" và dĩ nhiên là có vi sinh vật trong chất bẩn đó.",

Jack Gilbert một nhà sinh thái học vi sinh vật tại Đại học Chicago, bang Illinois, Hoa Kỳ, giải thích.
Bất cứ lúc nào, cũng luôn có khoảng 9.000 loài vi sinh vật khác nhau rình rập trong bụi bặm trong nhà.

Theo một nghiên cứu năm 2005, có khoảng 7.000 loại vi khuẩn khác nhau. Hầu hết các loại này đều vô hại.
Vi khuẩn ở xung quanh bạn bất cứ lúc nào, trên tay, trên mặt, trong nhà bạn.
Chúng ta lập tức bị vi khuẩn bám vào qua da, và qua không khí ta hít thở.


Gilbert nói: "Bạn không thể tránh khỏi các vi sinh vật. Đó là điểm quan trọng.
Thực ra mà nói, bạn đang sống và thở trong một biển vi khuẩn."Các nhà khoa học thậm chí đã tìm ra một con số
cho các loại vi khuẩn. Mỗi người thải ra khoảng 38 triệu tế bào vi khuẩn vào môi trường mỗi giờ - theo một nghiên cứu.
Gilbert nói chúng ta đã được học rằng vi khuẩn nguy hiểm và "chúng ta phải tiêu diệt chúng"
trong suốt 100 năm qua. "Chúng ta bị hoang tưởng quá mức về bụi bẩn
và cũng không nhận thức được sự hên xui của việc bị nhiễm mầm bệnh." - Ông cho biết.
Gilbert nói ông sẽ vẫn ăn thức ăn bị đánh rơi trên sàn, miễn là môi trường ở đó khá an toàn.

Ông giải thích: "Nếu tôi làm rơi thức ăn trong một hố chôn bệnh dịch hạch, chắc chắn tôi sẽ không nhặt lên ăn."
Để giải thích, ông đã nói thêm xa hơn vậy. Thực ra, ngay cả khi có liếm sàn nhà hay bệ ngồi nhà vệ sinh,
bạn cũng khó có thể mắc bệnh.

Tuy nhiên, thật không khôn ngoan chút nào nếu bạn làm vậy khi trong nhà có người bị bệnh

hay bạn đang sống ở một quốc gia có tình trạng an toàn vệ sinh kém.Ngoài ra, dĩ nhiên vẫn có
những mầm bệnh nguy hiểm xung quanh.
Thế nhưng, nếu mầm bệnh đó rình rập trên nền nhà bạn, có nghĩa là nó cũng sẽ có ở đâu đó trong nhà,
như trên kệ bếp hay tay nắm cửa. Và thế thì bạn vẫn có thể bị bệnh dù bạn có ăn thức ăn đánh rơi trên sàn hay không.
Các quy tắc cảnh báo thông thường vẫn cần thiết. Nếu bạn không may có loại vi khuẩn tên Salmonella
trên nền nhà, ăn đồ ăn rơi trên sàn có thể khiến bạn nhiễm bệnh dù bạn có nhặt lên thật nhanh dưới 5 giây
hay không.Một nghiên cứu năm 2006 cho thấy, nguy cơ nhiễm Salmonella với thức ăn đánh rơi 5 giây thấp
hơn đánh rơi 1 phút, nhưng nguy cơ vẫn hiện diện.

Không có rào cản diệu kỳ nào giúp bạn tránh khỏi vi khuẩn, cho dù có cực kỳ nghiêm khắc và sạch sẽ,
bạn cũng không thể tránh khỏi nó.Trong thực tế, một số loại vi sinh vật có ích cho chúng ta.
Katherine Amato từ Đại học Northwestern ở Illinois, Hoa Kỳ nói:"Nếu bạn không đánh rơi thức ăn
trong phòng khám bệnh hay nhà vệ sinh công cộng, thì có thể việc dính vi khuẩn cũng có lúc tốt."
Bởi vì chúng ta tiến hoá cùng với các vi sinh vật xung quanh mình. Các nhà nghiên cứu như Amata
ngày càng tin rằng chúng đó một vai trò quan trọng trong quá trình tiến hoá của loài người.
Chúng ta dính vi sinh vật từ môi trường từ khi còn rất bé, kể cả việc nghịch đất, cát.

"Hệ vi sinh vật" trên cơ thể một đứa trẻ bắt đầu khá giống người lớn khi bé được hai tuổi."
Nếu có vi sinh vật dính trên thức ăn, nó có thể [vì thế] đóng góp vào quá trình phát triển
hệ miễn dịch cho cơ thể." - Amato nói - "Tôi vẫn nhặt lên và ăn"."Bạn không thể có hệ miễn dịch nếu quá mức sạch sẽ." -

Natalie Henning đồng ý với ý kiến này.Nói cách khác, quy tắc 5 giây hoàn toàn vô nghĩa.
Nếu có vi sinh vật nguy hiểm hiện diện, dù có làm theo quy tắc này bạn cũng không thể tránh khỏi việc nhiễm bệnh.

Ngoài ra, thì ăn thức ăn nhặt lên từ sàn nhà cũng an toàn.Dầu sao, tôi cũng không chắc là mình muốn thử liếm bệ ngồi nhà vệ sinh đâu!

Nguồn:http://www.bbc.com/vietnamese/culture_social/2016/05/160509_what-really-happens-to-food-when-you-drop-it-on-the-floor_vert_earth

Bản tiếng Anh (http://www.bbc.com/earth/story/20160322-what-really-happens-to-food-when-you-drop-it-on-the-floor) của bài này đã đăng trên BBC Earth (http://www.bbc.com/earth/)

thuykhanh
05-16-2016, 01:24 PM
** Mời Phố đọc
bài tk phỏng dịch theo đoạn đầu của chương trình 60 phút mà Đài CBS
truyền hình hôm qua, ngày 15 tháng 5 năm 2016 dưới tựa đề:



Breakthrough Status.


Trong chương trình tạm dịch là Tình trạng Đột phá, phóng viên Scott Pelley theo dõi những bệnh nhân
đang theo một thử nghiệm lâm sàng dùng phương cách trị liệu mới để chữa bịnh ung thư não,
với những kết quả rất hứa hẹn đủ để gọi cách điều trị là đột phá.

***




Một thử nghiệm gan dạ để giết loại Ung thư ác tính vừa đạt được tình trạng đột phá từ
Cơ Quan Kiểm Định Thực phẩm và Dược phẩm.
Những thí nghiệm trước đây ở trường Đại Học Duke rất thành công nên Cơ Quan kể trên
đã nhanh chóng cho phép áp dụng phương pháp điều trị này vào hàng trăm người bịnh
trong khi còn đang chờ được thẩm định cho sự chấp thuận sau cùng.

Cách trị liệu này rất táo bạo. Người ta dùng vi khuẩn gây Polio ( bại liệt) để tấn công bịnh ung thư não
gọi glioblastoma - là một bản án tử hình xảy ra nhanh chóng khiến bịnh nhân chỉ còn ít tháng để sống.



Nhân viên y tế của Duke đã theo dõi những người tình nguyện cho phương pháp trị liệu này trong hai năm.
Họ đã chứng kiến những trường hợp hồi phục gần như là phép mầu và những thất bại không mong đợi
trên một hành trình khám phá ngoài biên giới hiểu biết của khoa học.

Nguồn:http://www.cbsnews.com/news/60-minutes-fda-breakthrough-status-duke-university-cancer-therapy/

thuykhanh
05-18-2016, 10:57 AM
Breakthrough Status.

( tiếp theo)

Trường hợp bịnh nhân có tên Nancy Justice.-

Sau đây là cuộc đối thoại giữa phóng viên Scott Pelly của đài truyền hình CBS và gia đình bệnh nhân.

Lúc đầu có sự tham dự ngắn ngủi của Y tá và BS Annick Desjardins



http://cbsnews2.cbsistatic.com/hub/i/r/2016/05/14/4cee20c0-415f-477e-9440-95d627a47066/thumbnail/770x430/5b9ceebcfe676cb930a4923463f01a24/breakthroughmain.jpg


Tháng 10 năm 2014, khi gặp chúng tôi, bản án của bà ấy là một chẩn đoán u ám. Ở tuổi 58, bịnh ung thư não tái phát ( recurrent glioblastoma).
Nó trở lại sau khi BN đã trải qua giải phẫu, xạ trị và hóa trị. Tiêu biểu là bà ta còn 7 tháng nữa để sống.
Vi khuẩn Polio mà loài người đã cố gắng loại trừ khỏi trái đất là cơ hội cuối cùng mà Nancy có.


Y tá : ...sẽ cảm thấy một chút kéo mạnh ở đó...

Nửa muổng cà-phê Polio chảy qua một ống nhỏ gắn vào sọ của BN, đến thẳng bướu ung thư.

Y tá: Xong rồi. Bà có sẵn sàng để bắt đầu chưa?

Nancy Justice: Tôi sẵn sàng, cho vô đi.

Y tá: Chúng ta bắt đầu nhé!

BS Annick Desjardins: Nếu bà cảm thấy có gì lạ, cho chúng tôi biết nhé.

Nancy Justice: Nhất định tôi sẽ báo.

Người chồng của BN, Greg, thường xuyên thổi phồng lạc quan để giữ mình khỏi một sức nặng vô hình nào đó.
Bịnh ung thư não của người vợ được chẩn đoán vào năm thứ 21 của cuộc hôn phối giữa Nancy và Greg - vào lúc đôi vợ chồng
từ Georgia này tưởng có thể lo được cho Zach và Luke xong đại học. Cái bướu trên đầu Nancy lớn gấp đôi mỗi hai tuần.

Scott Pelley: cái buớu này lớn nhanh quá--

Nancy Justice: Vâng

Scott Pelley: Vì thế bà muốn một cách trị liệu áp đảo.

Nancy Justice: Đúng vậy!

Scott Peller: Bà là một nhà thám hiểm y tế. Bà có cảm thấy vậy không?

Nancy Justice: Tôi đang sống từng ngày một. Nói nhà thám hiểm y tế nghe có vẻ cao ngạo. Nhưng như ông biết nếu tất cả những gì đã và đang xảy ra mang hy vọng đến on cho con người, tôi xin sẵn sàng.

Scott Peller: Greg, ông có nói là Nancy đã có mặt ở mỗi sự kiện quan trọng trong đời sống của mấy người con trai.

Gregg: Đúng vậy.

Scott : Nhưng còn nhiều việc quan trọng nữa mà.

Nancy Justice: Chính xác.

Scott Pelly: Bà hy vọng thấy gì ?

Nancy Justice: Tôi sẽ thấy con trai diễn hành qua khán đài ở buổi tốt nghiệp đại học - Ngày chúng lập gia đình - Và tôi sẽ thấy các cháu nhỏ, mong được tuần tự như vậy.
Và tôi biết điều đó như là tấm danh sách trong cái rổ của bà mẹ. Nhưng tôi sẽ yêu mến từng phút giây đó.

( còn tiếp)

kim
05-18-2016, 12:21 PM
Chị Khanh ơi,
"Nghiên cứu” : ăn đồ rơi xuống sàn ngộ quá.:1:

Có lần ở nhà thờ, một chú làm rơi miếng brownie xuống đất.
Chú nhặt lên, lúc lắc cổ tay, rồi thản nhiên đưa vào miệng.

Em hoảng quá rủ rỉ :”Chú ơi, sàn nhà nhiều bụi lắm, con lấy miếng khác chú dùng.”
Chú cười:”Nhỏ này ở VN thì chết đói nhăn răng. Chú quay mấy vòng, vi trùng chóng mặt chết hết rồi còn đâu.”
Bài dịch của chị, em chờ xong hết đọc liền mạch ạ.:z57:

thuykhanh
05-18-2016, 05:06 PM
Chị Khanh ơi,
"Nghiên cứu” : ăn đồ rơi xuống sàn ngộ quá.:1:

Có lần ở nhà thờ, một chú làm rơi miếng brownie xuống đất.
Chú nhặt lên, lúc lắc cổ tay, rồi thản nhiên đưa vào miệng.

Em hoảng quá rủ rỉ :”Chú ơi, sàn nhà nhiều bụi lắm, con lấy miếng khác chú dùng.”
Chú cười:”Nhỏ này ở VN thì chết đói nhăn răng. Chú quay mấy vòng, vi trùng chóng mặt chết hết rồi còn đâu.”
Bài dịch của chị, em chờ xong hết đọc liền mạch ạ.:z57:


Kim thương,

Cảm ơn Kim ghé thăm và cổ vũ, sợ chị hồi hộp rồi không ngủ được hử :z57:

Tiểu bang chị ở còn có tên là tiểu bang của màu xanh vì nhiều cây cối.
Đây là cảnh bên ngoài từ cửa sổ phòng nhìn xuống


http://i.imgur.com/vlAFmzR.png



http://i.imgur.com/ehash8O.png?1

từ cửa sổ phòng để máy vi tính

thuykhanh
05-18-2016, 07:51 PM
Breakthrough Status.




Trường hợp bịnh nhân có tên Nancy Justice.- ( tiếp theo)

Đây là đội Polio của trường Duke, BS Darell Bigner, giám đốc Trung tâm Tisch trị Bướu não, nhà Sinh học phân tử (?) Mathias Gromeier và các BS chuyên về ung thư thần kinh Henry Friedman và Annick Desjardins. Như thông lệ, trường đại học đã cấp giấy phép chuyển giao kỹ thuật này cho một công ty mới để lôi cuốn đồng Mỹ kim cho việc nghiên cứu, trị liệu và tất cả thành viên của đội là những người đầu tư.

Dr. Henry: Thật là vui thấy công việc tiến triển tốt đẹp.

Ông khám sơ khởi hơn một ngàn bệnh nhân bị ung thư não mỗi năm, những người muốn được điều trị ở Duke. Ông giúp quyết định ai là người hội đủ tiêu chuẩn cho thử nghiệm polio.

Scott Pelley: Tôi tự hỏi với tất cả những thử nghiệm, những lý thuyết và điều trị mà ông hy vọng qua bao năm nay, đã gộp lại như thế nào?

Dr. Henry Friedman: Điều này, đối với tôi, là phương pháp trị liệu hứa hẹn nhất mà tôi thấy được trong nghề của mình, chấm hết.

Vi khuẩn này là sự sáng tạo, niềm đam mê của BS Gromeier, người đã tận tụy làm việc suốt hơn 25 năm, 15 năm sau này ở Duke.

Scott Pelley: Khi ông đi gặp các đồng nghiệp và nói, " Tôi tìm được rồi. Mình sẽ dùng vi khuẩn polio để giết ung thư." Họ nói gì?

Dr. Matthias Gromeier: À, tôi có được một loạt câu trả lời, từ điên khùng tới bạn nói dối, tới mọi thứ. Đa số nghĩ là quá nguy hiểm.

Dr. Hen ry Friedman: Tôi đã nghĩ ông ta gàn dở. Thật tình, tôi đã nghĩ rằng điều ông ta đang dùng là một loại vũ khí gây bịnh tê bại.

Những nhà khảo cứu khác đã thí nghiệm trị ung thư bằng cách dùng vi khuẩn HIV, đậu mùa, và sởi.

Nhưng polio đã là chọn lựa của BS Gromeier vì, như may mắn đến, nó đã tìm kiếm và gắn dính với một điểm nhận tìm thấy trên bề mặt của các tế bào cấu tạo hầu hết mọi loại bướu dắn chắc. Có thể nói hầu như là polio đã tiến hóa cho mục tiêu này.

BS Gromeier đã kiến tạo lại con vi khuẩn, lấy ra tràng chủng loại chính, vì nó không thể sống sót như vậy nên ông sửa sự thiệt thòi với một chút vô hại của vi khuẩn gây bịnh cảm. Vi khuẩn polio mới đã được sửa đổi này không thể gây tê liệt hay chết vì mất khả năng sinh sản trong những tế bào bình thường.

Tuy nhiên ở tế bào ung thư nó làm được và trong tiến trình nhân giống, đã thả độc tố gây hại cho tế bào này.
Ít ra, đó là điều người ta quan sát trong phòng thí nghiệm.
Cuối cùng là họ phải thử nó ở con người.

( còn tiếp)

thuykhanh
05-19-2016, 09:36 AM
Breakthrough Status.




(tiếp theo)



Bịnh nhân số 1: Stephanie Lipscomb

Thật là địa ngục trần gian khi được bảo rằng mình có ít tháng để sống khi mới 20 tuổi đời.
Năm 2011, Stephanie Lipscomb là một sinh viên y tá mắc bịnh đau đầu. BS nói cô bị ung thư não với bướu lớn bằng trái banh tennis.


Stephanie Lipscomb: Tôi nhìn người y tá đang ngồi đó cầm tay mình và nói, " Tôi không hiểu được. Như là, ông ta nói gì? Hình như khó cho tôi thấu hiểu.

Scott Pelley: 98 phần trăm caí bướu của cô đã bị cắt bỏ.

Stephanie Lipscomb: Đúng vậy

Scott Pelley: và bao nhiêu phóng xạ mà cô có thể có được trong một đời người. Và hóa trị nữa.

Stephanie Lipscomb: Chính xác.

Scott Pelley: Rồi đến năm 2012, các BS đã nói gì với cô?

Stephanie Lipscomb: Bịnh ung thư của cô trở lại.

Với Glioblastoma ( bịnh ung thư não) tái phát, không có chọn lựa nào khác trừ cái đang được thí nghiệm.

Scott Pelley: Họ có nói với cô là nó chưa hề được thử trên người ta?

Stephanie Lipscomb: Họ có nói. Nhưng đồng thời, tôi không có gì thua thiệt cả, thật vậy.

Phương pháp trị liệu với polio của cô bắt đầu năm 2012 và từ lúc đầu, có vẻ như đã đặt một cược xấu.



Một sự nghiệp dành cho việc chiến đấu với ung thư não


http://i.imgur.com/auvR48n.png
BS Annick Desjardins (CBS News)

BS Annick Desjardins: Chúng tôi điều trị BN tháng 5. Rồi vào tháng 7, cục bướu trông lớn hơn, thật ra nhìn như bị sưng.
Tôi quan tâm và lo lắng nhiều.

Scott Pelley: Bà nghĩ nó không làm việc

BS Annick Desjardins: Tôi đã nghĩ nó không làm việc.

BS chuyên khoa về ung thư thần kinh Annick Desjardins muốn bỏ thí nghiệm polio và trở về với trị liệu truyền thống. Nhưng Stephanie nói: " không." Năm tháng sau kỳ truyền thuốc, MRI cho thấy khối u còn tệ hơn vì viêm gây ra bởi hệ miễn nhiễm lần đầu đã thức dậy và đánh chống ung thư.


http://cbsnews1.cbsistatic.com/hub/i/r/2015/03/26/e734566a-1071-46c6-86fe-581c1ebdff73/thumbnail/770x430/f83c6fbd8a884ffd09311a17553698f0/killingcancermain.jpg
Stephanie Lipscomb

CBS NEWS


Scott Pelley: Tại sao hệ thống miễn nhiễm đã không phản ứng với ung thư từ đầu.


BS Matthias Gromeier: Ung thư - tất cả các loại ung thư ở người, đều phát triển một lá chắn hay màng che chở
làm hệ thống miễn nhiễm không thấy được. Và đây chính xác là điều mà chúng tôi cố gắng
làm ngược lại với vi khuẩn của mình.
Vì thế, khi làm cục bướu nhiễm trùng, chúng tôi đã tách lá chắn bảo vệ ra. Và cho hệ thống
miễn nhiễm vào tấn công.



Scott Pelley: Như vậy chủ yếu là trong khối u, ông có nhiễm trùng polio.

BS Matthias Gromeier: Vâng

Scott Pelley: Và điều đó gây ra báo động.

BS Matthias Gromeier: Vâng

Scott Pelley: Cho hệ thống miễn dịch.

BS Matthias Gromeier: Vâng

Scott Pelley: Hệ miễn dịch nói, " Có nhiễm trùng polio. Tốt hơn là chúng ta trừ khử nó."

BS Matthias Gromeier: Đúng vậy.

Scott Pelley: Hóa ra cái đó là cục bướu.

BS Matthias Gromeier: Vâng
( còn nữa)

thuykhanh
05-21-2016, 11:53 AM
Breakthrough Status.



(tiếp theo)

Có vẻ như là vi khuẩn polio bắt đầu việc tiêu diệt nhưng hệ thống miễn dịch đã gây ra sự hủy hoại. Cục bướu của Stephanie teo lại trong vòng 21 tháng cho đến khi mất hẳn. Ba năm sau khi truyền, điều không tưởng đã xảy ra. Và thấy được từ MRI làm tháng 8 năm 2014.

Scott Pelley: Và không có ung thư gì cả trong hình--

BS Annick Desjardins: chúng tôi không thấy bất cứ bướu nào, kể cả tế bào ung thư sống.
Cô ấy đã thoát khỏi bịnh ung thư. Phần còn lại của lỗ hổng này là do giải phẫu từ trước.

Scott Pelley: Quí vị đã ngạc nhiên như thế nào về điều này?

BS Henry Friedman: Tôi ngỡ ngàng vì người ta không bao giờ mong đợi kết quả đặc biệt như thế này ở Giai đoạn 1 của công trình nghiên cứu.

Scott Pelley: Anh không mong chữa người ta khỏi bịnh ở giai đoạn nghiên cứu đầu.

BS Henry Friedman: ngay cả không cần thiết mong đợi anh giúp họ
Anh hy vọng giúp được. Nhưng điều đó không được trù định trong Phase 1.
Dự tính là tìm ra liều lượng thích hợp. Khi mà anh đạt được bất cứ điều gì cao hơn thế thì đó là một cái bánh.

Scott Pelley: Nguyên cả cái bánh.

BS Henry Friedman: Nguyên cái bánh. Cả cái bánh. Cái bánh lớn nhất mà lâu lắm chúng ta mới thấy.

( tiếp theo)

Bệnh nhân thứ hai

BS Fritz Andersen khoe chúng tôi kết quả ở một bệnh nhân khác, chính mình. Ông là một BS chuyên khoa Tim ở tuổi 70, đã nghỉ hưu, ông trở thành người thứ hai trong thử nghiệm polio.

BS Fritz Anderson: Đây là cục bướu khá lớn ở thái dương, có nghĩa là...


http://i.imgur.com/eMCqxIQ.png



Scott Pelley: cái mà chúng ta thấy ngay đây.

Phía trái là cục bướu trước khi điều trị, bên phải là cái sẹo mảnh như sợi tóc ở vị trí cũ. Gần ba năm trước.

Sctt Pelley: Ông có xem như mình đã khỏi hẳn rồi không? Hay đó chỉ là một sự thuyên giảm?

BS Fritz Andersen: Tôi có cảm tưởng bịnh đã được chữa khỏi, và tôi sống theo chiều hướng đó.

(còn nữa)

thuykhanh
05-22-2016, 12:50 PM
Breakthrough Status.


(tiếp theo)

Sau thành công lúc ban đầu, các bệnh nhân theo sau sẽ được nhận liều lượng cao hơn. Đó là toàn bộ ý tưởng đằng sau Phase 1 của cuộc thử nghiệm-- tăng liều thuốc trị liệu ở những BN kế tiếp, từng bước một, để kiếm tìm liều lượng cao nhất mà vẫn an toàn.

BS Henry Friedman: Chúng tôi tin vào lý thuyết học được từ hóa học trị liệu là càng nhiều càng tốt. Vì vậy nếu mình nhận được đáp ứng tốt ở liều cấp một hay liều cấp hai, thì sẽ đi tới liều cấp ba, bốn, năm.

Donna Clegg 60 tuổi, trước kia là một cán sự xã hội từ Idaho. Chúng tôi gặp BN năm 2014, sưng phù vì steroids đã được dùng để làm giảm viêm trong não.

Donna Clegg: Tôi muốn được sống và cảm thấy rằng sẽ có cơ hội cho một cuộc sống trọn vẹn.

Liều lượng polio truyền mạnh gấp ba lần liều đã chữa cho Stephanie. Nhưng trong trường hợp này, liều cao quá đã khiến hệ miễn nhiễm đáp ứng quá mạnh. Donna chống trả sự viêm sưng chín tháng dài trước khi chết tháng Ba năm 2015.

Scott Pelley: Donna Clegg đã chịu đựng khá nhiều. Tôi tự hỏi điều này đè nặng lên tâm trí ông như thế nào.

BS Henry Friedman: Mỗi BN không nhận được kết quả khả quan đều đè nặng lên trí tôi. Tôi nghĩ là khi anh ở Phase 1, anh biết rằng chuyện này có thể xảy ra. Nhưng bà ấy là BN chưa nhận được lợi ích nào mà đã dạy chúng ta một điều gì đó quan trọng.

Scott Pelley: Ông đã khám phá rằng bỏ quá nhiều vi khuẩn polio làm hệ miễn nhiễm phản ứng quá rộng.

BS Henry Friedman: Hoàn toàn đúng.

Sau bài học khó khăn này, BS cắt liều lượng của Nancy Justice xuống 85 phần trăm. Thấp hơn liều họ đã mong đợi xử dụng. Họ gọi liều mới này, " Liều Trừ 1." Dù vậy, bốn tháng rưỡi sau khi truyền, vào Tháng Ba năm 2015, viêm sưng đã làm não của Nancy lớn gấp đôi.

Tuy nhiên theo BS Desjardins, khối u trông yếu đi.

Scott Peller: Và trong hình này, nó chụp xuyên qua đầy những lỗ thủng

BS Annick De sjardins: Chụp xuyên qua đầy lỗ thủng. Để tôi chưng ra hình kế tiếp và ông sẽ thấy--

Greg Justice: Wow

BS Annick Desjardins: -- nhiều và nhiều nữa

Scott Pelley: Từ đây rồi đi đến đâu nữa?

BS Annick Desjardins: chúng tôi tiếp tục theo dõi. Hy vọng rằng nó sẽ teo lại và gục xuống. Như chúng tôi đã thấy ở Fritz và Stephanie, là nó tiếp tục co lại trong nhiều năm.

Scott Pelley: Nancy, khi nhìn vào hình, bà nghĩ gì?

Nancy: Ồ thật là kinh ngạc ( sửng sốt). Trời ơi! Tôi muốn nói, cảm ơn Chúa. Và các BS ở đây. Cảm ơn quí vị, quí vị biết là nhìn thấy hình này, hừm, đó là sự sống.

Nancy Justice đối đầu với một con đường khó khăn phía trước, và cùng đi theo, những khám phá mới sẽ đưa các nhà khảo cứu đến một phương mà họ chưa bao giờ tưởng tượng.

(còn tiếp)

kim
05-22-2016, 07:27 PM
Chị ơi,
Biết chị đang dịch dở, em vẫn để dành chưa đọc, chỉ vào ôm chị cổ vũ tinh thần thôi. :z57:
Chuẩn bị nghỉ hè, nên em đọc được nhiều hơn.

hoài vọng
05-22-2016, 08:08 PM
Chị ơi,
Biết chị đang dịch dở, em vẫn để dành chưa đọc, chỉ vào ôm chị cổ vũ tinh thần thôi. :z57:
Chuẩn bị nghỉ hè, nên em đọc được nhiều hơn. Đi xa lâu ngày nên cô Kim nói ngắn gọn như người nước ngoài :)...:)...chị TK nghe " bị " nói là dịch dở là giận đấy ...

kim
05-22-2016, 08:28 PM
Úp-Xì.:9:
Cảm ơn anh Hoài Vọng đã nhắc K.
Xin lỗi chị Khanh thương.
Ý của em là chị đang dịch dở dang ạ.

thuykhanh
05-22-2016, 09:01 PM
Chào và cảm ơn Kim, Chiều, anh Hoài và các bạn ghé Có Nên:z57::z57::z57:

@ Anh Hoài:
Không sao đâu, dở thiệt mà! Chịu khó dịch như thế này, vốn tiếng Việt ngày xưa trở lại đó anh Hoài,
có điều văn còn lọng cọng lắm.

@ Kim:
Kim ơi, nếu có giận mà được hug là cũng xí xóa liền hà.:1:
tk đã dịch xong phần I, vì muốn thêm vài hình MRI's nên chưa xóa chữ "còn nữa", sorry!

Chờ anh Triển và Kim sửa cho chị.
Nghỉ vài hôm rồi sẽ dịch phần II.


http://i.imgur.com/FMBY1Bg.png?1

thuykhanh
05-31-2016, 07:49 PM
tk xin dịch tiếp:

Breakthrough Status

PART TWO

Thirty-eight patients have volunteered for Duke University's experiment to use the poliovirus
to kill glioblastoma, the most efficient, relentless cancer of the brain. The FDA's decision to grant
Duke "breakthrough status" means the second phase of the trial will be expanded to about
40 institutions with hundreds of patients. If that goes well, Duke will be allowed to skip the third phase
of the trial and make polio therapy for glioblastoma available to all.

The route to this achievement was not a straight line. The first volunteers saw their tumors disappear.
But later patients suffered crippling setbacks. There was a way forward but researchers found
themselves on a path they had not imagined. Their guide through the mystery was a patient named
Brendan Steele.

On Christmas Eve, 2009, Brendan Steele could not know how precious the gift of life would be. At 37,
he was an IT manager in Montana, a husband and father of three. But then doctors found glioblastoma
and gave him 11 months to say goodbye.
When surgery, radiation and chemotherapy failed, Brendan volunteered for Duke's polio trial and
in 2013 he received the six-hour poliovirus infusion. But in removing the catheter a blood vessel was
severed. His wife Kathy was by his side.



Ba mươi tám bệnh nhân đã tình nguyện cho Trường Đại học Duke làm thử nghiệm dùng vi khuẩn
polio diệt glioblastoma, loại ung thư não mạnh và lì lợm nhất.
Quyết định của Cơ quan kiểm định Thực phẩm và Dược phẩm ban cho Duke " tình trạng bứt phá"
có nghĩa là giai đoạn thứ hai của thử nghiệm sẽ được mở rộng cho khoảng 40 cơ sở với hàng trăm
bịnh nhân.
Nếu tiến triển tốt đẹp, Duke sẽ được phép bỏ giai đoạn ba của cuộc thử nghiệm và dùng polio làm
phương cách trị liệu ung thư não sẵn sàng cho mọi người bịnh.

Đường đi đến mục tiêu đã không thẳng tắp. Những người tình nguyện đầu tiên thấy khối u của mình
biến đi. Nhưng sau đó BN đã gặp những trì trệ nghiêm trọng. Có con đường đi tới nhưng các nhà
khảo cứu đã thấy mình ở trên một lối mòn mà họ chưa hề tưởng tượng. Người dẫn dắt họ qua điều
bí mật này là một BN tên Brendan Steele.

Tối Giáng sinh 2009, Brendan Steele đã không biết món quà gọi là sự sống quí báu biết chừng nào.
Ở tuổi 37, anh là một Giám đốc về Tin học ở Montana, có vợ và ba con. Nhưng rồi BS tìm ra bịnh
ung thư não và cho anh 11 tháng để nói câu giã từ.
Khi giải phẫu, xạ trị và hóa trị thất bại, Brendan tình nguyện tham gia thử nghiệm polio ở Duke và
năm 2013 anh đã nhận 6 giờ truyền vi khuẩn polio. Tuy nhiên trong lúc gỡ ống truyền, một mạch máu
bị bể. Người vợ của anh, Kathy đã ở bên cạnh chồng mình.

(còn tiếp)

thuykhanh
06-01-2016, 09:43 PM
Breakthrough Status



PART TWO (tiếp theo)

Kathy Steele: Brendan said, "It's weird." And he goes to hold his head and "weird" just kinda drained out.
Like, that was the end of his speech.

Scott Pelley: You understood how bad off you were?

Brendan Steele: No.

Scott Pelley: No?

Brendan Steele: No, because I don't remember.

Emergency surgery stopped the bleeding, but the trauma left Brendan barely able to walk or talk.
Seven months later a biopsy revealed that his tumor was growing. Doctors gave Brendan chemotherapy.
It had failed him before, but it might give him just a few more weeks. Neuro-oncologist Annick Desjardins
did not imagine what happened next.

Dr. Annick Desjardins: We gave him one dose of chemotherapy. And the lesion just melted. Went away.
Rapidly. Which we don't see that happen normally.
Two months after that single dose of chemo, the tumor -- the white mass on the right -- started to break up.
Brendan continued the chemotherapy and in eight months, it was gone.

Scott Pelley: And what did the doctors tell you about your cancer today?

Brendan Steele: No cancer. No cancer.

Scott Pelley: Recurrent glioblastoma and now they tell you they cannot find it in your brain?

Brendan Steele: Yep.
Brendan Steele has lived 35 months since his polio infusion. He's been cancer-free for 19.
Dr. Henry Friedman, deputy director of Duke's Cancer Center, has a theory about why the chemo worked
this time, when it never had before.

Dr. Henry Friedman: Shockingly, chemotherapy in patients who have previously failed it, once they've
had the poliovirus therapy, now seem to have a new enhanced, almost extraordinary response to
the chemotherapy as if the poliovirus has set up the tumor to be more responsive to chemotherapy.

Scott Pelley: That was a surprise?

Dr. Henry Friedman: That was a surprise. And for us to see this, it was a stunning observation,
that is actually the platform for a future study that will involve chemotherapy and the poliovirus.

***

Kathy Steele: Brendan nói, "kỳ lạ." Rồi anh ôm đầu và "kỳ lạ" có vẻ kiệt sức. Như đó là phần cuối
của bài nói.

Scott Pelley: anh đã hiểu là bệnh tình nghiêm trọng thế nào?

Brendan Steele: Không.

Scott Steele: Không ư?

Brendan Steele: Không, bởi vì tôi không nhớ.

Giải phẫu khẩn cấp làm ngưng xuất huyết nhưng vết thương đã làm Brendan chỉ có thể đi và nói.
Bảy tháng sau biopsy (mẫu sinh thiết) cho thấy cục bướu đang lớn. BS cho BN hóa trị.
Trước kia thất bại, nhưng bây giờ có thể làm anh ta sống thêm ít tuần nữa.
BS chuyên khoa về ung thư não Annick Desjardins đã không tưởng được điều gì xảy ra kế tiếp.

BS Annick Desjardins: Chúng tôi cho anh ta một liều hóa trị. Và chỗ xây xước tan, tiêu đi nhanh chóng.
Điều mà thường thường chúng tôi không thấy.

Hai tháng sau liều hóa trị đó, cục bướu -- khối trắng bên phía phải bắt đầu vỡ. Brendan tiếp tục nhận
hóa trị và trong vòng tám tháng, cục bướu không còn nữa.

Scott Pelley: Và bây giờ BS nói gì với anh về bịnh ung thư đã có.

Brendan Steele: Không có ung thư. Không có ung thư.

Scott Pelley: Ung thư não tái phát và bây giờ họ nói không thể tìm thấy nó trong não anh?

Brendan Steele: Đúng vậy.

Brendan Steele đã sống 35 tháng kể từ khi nhận truyền polio và anh không có ung thư 19 tháng.
BS Henry Friedman, phụ tá giám đốc Trung tâm Ung thư của Duke, có một thuyết về tại sao hoá trị
thành công lần này, trong khi chưa bao giờ xảy ra trước đây.

Ông nói: Bất ngờ đến choáng váng, hóa trị ở BN trước đây thất bại, nhưng một khi mà họ được
điều trị bằng vi khuẩn polio thì bây giờ hình như đáp ứng được nâng lên hầu như là phi thường
với hóa trị làm như vi khuẩn polio sắp xếp cho khối u đáp ứng với hóa trị nhiều hơn.

Scott Pelley: Có phải đó là điều bất ngờ?

Dr Henry Friedman: Đó là điều bất ngờ. Và cho chúng ta thấy điều này, quả là một quan sát kinh ngạc,
đó chính là bậc thềm cho việc khảo cứu trong tương lai có hóa trị và vi khuẩn polio tham dự.

( còn nữa)

thuykhanh
06-02-2016, 09:11 PM
Breakthrough Status



PART TWO (continue)

The discovery changed their approach to Nancy Justice. You'll remember when we last saw Nancy in March 2015,
Dr. Desjardins saw signs her tumor was breaking up. But, in the months that followed, the inflammation kept growing. As Nancy's brain compressed, she was losing the connection to her arm...her legs...and her relationship to the very space around her.

Nurse: And touch your nose. Here...

Nancy Justice: Like this?

Nurse: Yep. Touch your nose.

Whatever part of the brain involves the will to fight, appeared to be unaffected. Now, would a single dose of chemo have the same miraculous result as it did for Brendan Steele? Dr. Desjardins reached for their new discovery and within two months, the mass was shrinking.

Dr. Annick Desjardins: See how the folds of the brain are back when they were all squished up?

Nancy Justice: Oh wow.

Dr. Annick Desjardins: The ventricle is reopening.

Greg Justice: Look at that. Hallelujah! Now, that's what we're looking for honey!

Scott Pelley: How did you feel at that time?

Nancy Justice: Oh. Loved it. Love, I mean, that's what we'd been working for, praying for.

Scott Pelley: Tumor's getting smaller and smaller and less...

Greg Justice: Somebody had taken an eraser to it.

As the inflammation retreated there was new space for hope.

Physical therapist: Up, up, up, up, up. Elbows straight. Elbows straight.

Greg Justice: Look at the speed, honey.

Nancy found strength and, buoyed, always, by her husband Greg, she walked up to a mile a day. Nancy's life was covering a distance of time denied to glioblastoma patients, but last February, 15 months after her infusion of polio, her run met another hurdle.

Dr. Annick Desjardins: Just a little more inflammation.
The day her journey began she told us she would see her sons graduate, be married and have children, in that order, she joked, now determination was nuanced with gratitude for what she'd had already.


***



Khám phá này thay đổi cách tiếp cận Nancy Justice. Quí vị nhớ khi chúng ta gặp Nancy lần cuối vào tháng ba năm 2015. BS Desjardins thấy những dấu hiệu của khối u bể ra. Tuy nhiên, những tháng sau đó, chỗ viêm lớn dần.
Vì não của Nancy bị ép, bà ta đã mất liên lạc với cánh tay, đùi và quan hệ với không gian chung quanh.

Y tá: Và bà rờ mũi. Ở đây...

Nancy Justice: Như vầy hả?

Y tá: Phải. Rờ mũi bà.

Bất cứ phần nào của não bộ liên quan đến ý chí tranh đấu, có vẻ như không bị ảnh hưởng. Bây giờ, có thể nào một liều hóa trị duy nhất sẽ cho kết quả nhiệm màu như đã xảy ra với Brendan Steele?
BS Desjardins đạt tới khám phá mới và trong vòng hai tháng, khối u teo lại.

BS Annick Desjardins: Thấy cách những nếp gấp của não trở lại thay vì tất cả bẹp dúm dó.

Nancy Justice: Wow!

BS Annick Desjardins: Tâm thất não mở lại.

Greg Justice: Nhìn kìa. Hallelujah! Bây giờ là lúc chúng ta tìm kiếm mật ngọt!

Scott Pelley: Bà cảm thấy thế nào vào lúc ấy?

Nancy Justice: Ồ. Tôi đã yêu nó. Yêu, tôi muốn nói, đó là điều chúng tôi đang làm, và cầu xin.

Scott Pelley: Cục bướu nhỏ dần, nhỏ dần và bớt...

Greg Justice: Ai đó đã tẩy xóa nó.

Khi viêm sưng đã lui, người ta có chỗ mới cho hy vọng.

Chuyên viên về Vật lý trị liệu: lên, lên, lên, lên, lên. Hai khuỷu tay thẳng. Khuỷu tay thẳng.

Greg Justice: Nhìn vào tốc độ, cưng.

Nancy đã thấy sức mạnh và phấn khởi, luôn luôn, bởi ông chồng Greg, bà đi tới một dặm mỗi ngày.
Đời sống của Nancy đã có đoạn mà những BN ung thư não bị từ chối, nhưng tháng hai vừa qua, 15 tháng sau khi truyền polio, việc chạy bộ của bà gặp một trở ngại khác.

BS Annick Desjardins: chỉ một chút sưng nữa.

Ngày bắt đầu cuộc hành trình, bà bảo muốn nhìn thấy các con tốt nghiệp, lập gia đình và có con nhỏ, theo thứ tự đó, bà đùa, và bây giờ lòng quyết tâm mang ý nghĩa biết ơn về những gì bà đã có.

( còn tiếp)

----
PS: Cảm ơn anh Hoài tiếp tục khuyến khích

kim
06-03-2016, 08:42 AM
Chị Khanh ơi,
Tối qua em đọc hết phần chị dịch, và học được những điều mới.
Cảm ơn chị nhiều.

Mang hoa vào tặng chị.
Huge hugs from em nữa.



http://i.imgur.com/CyM35uq.jpg?1
http://i.imgur.com/q7yL5hY.jpg?1





P.S.
Chiều ơi,
Hoa này K cắm với chủ đề Tiếc Của hihihi.
Bông cải già quá, xào nấu không ngon nên cắm.

Chị Khanh ơi, em chỉ viết đùa vậy với Chiều cho vui thôi ạ.
Hoa nào em cũng thích.
Biết chị cũng thích những gì mộc mạc, giản dị nên tối qua cắm xong,
sáng nay em mang vào tặng chị liền.

Chị Khanh, Chiều, Du Lan, anh Hoài Vọng và mọi người cuối tuần vui nhiều.

thuykhanh
06-03-2016, 09:43 PM
Chào Kim, Chieubuon_09, Dulan, anh Hải Việt, anh Hoài và các bạn:z57::z57::z57::z57::z57::z57:

Kim thương,

Chị thật là "cụ Lý", kiếm chủ đề mới khắp Phố không thấy, ai dè Tiếc Của ở đây. :4:
Cảm ơn Kim không những cho chị hoa trồng từ vườn nhà, mà còn cất công cắm,
chụp hình và trang trí cho Có Nên nữa.
Chị về nhà mà tưởng vô lầm nhà ai vì thấy đẹp và vui hẳn. Quí nhất vẫn là huge hugs đó nghen! :1::z58:
Tối nay chị nghỉ, không dịch.
Cuối tuần Kim và gia đình có đi đâu xa không?

Thân mến,
tk

hoài vọng
06-03-2016, 11:48 PM
Hoa này K cắm với chủ đề Tiếc Của hihihi.
. Đổi là chủ đề Hoài....Của...thì hay nhất , Kim à :z57:

kim
06-04-2016, 02:14 PM
K chào các anh chị, các bạn.
Chị Khanh ơi, chúng em đang chuẩn bị cho những chuyến đi xa trong thời gian tới,
nên mấy hôm nay ở nhà thôi ạ.

K cảm ơn anh Hoài Vọng. Nghe Hoài Của “thơ” hơn nhiều.
Những người LÍNH năm xưa của màu cờ thân thương ở diễn đàn này, ai cũng văn võ song toàn.:113:

hoài vọng
06-05-2016, 01:44 AM
K cảm ơn anh Hoài Vọng. Nghe Hoài Của “thơ” hơn nhiều.
Những người LÍNH năm xưa của màu cờ thân thương ở diễn đàn này, ai cũng văn võ song toàn.:113:Cám ơn K , môn võ thì tôi chỉ có giỏi chạy nên mới còn đến giờ này :) môn văn thì toàn là được xếp vào hạng nhất tính từ dưới lên .

thuykhanh
06-05-2016, 08:28 AM
K chào các anh chị, các bạn.
Chị Khanh ơi, chúng em đang chuẩn bị cho những chuyến đi xa trong thời gian tới,
nên mấy hôm nay ở nhà thôi ạ.

K cảm ơn anh Hoài Vọng. Nghe Hoài Của “thơ” hơn nhiều.
Những người LÍNH năm xưa của màu cờ thân thương ở diễn đàn này, ai cũng văn võ song toàn.:113:

Đi chơi đi Kim, em và gia đình rất xứng đáng.
Chị có người bạn, lâu lâu lại bay đi giữ cháu cho cô con gái đi thăm chồng đóng quân nơi xa.
Sự hy sinh của những người này quả thật là to lớn .




http://i.imgur.com/cfiKvU9.png

thuykhanh
06-05-2016, 08:36 AM
Cám ơn K , môn võ thì tôi chỉ có giỏi chạy nên mới còn đến giờ này :) môn văn thì toàn là được xếp vào hạng nhất tính từ dưới lên .


Vừa Trời thương nữa anh Hoài, lệ thường là mấy ông giữ máy hay đi cạnh boss.
Cảm ơn anh ghé Có Nên, đoạn nào tôi bí, dịch nghe chướng tai, anh Hoài cho biết nghen.:z57::z57:


____

tk chào và cảm ơn Dulan cùng các ACE ghé Có Nên:z57::z57::z57:

hoài vọng
06-05-2016, 07:26 PM
Cảm ơn anh ghé Có Nên, đoạn nào tôi bí, dịch nghe chướng tai, anh Hoài cho biết nghen.:z57::z57:


____

tk chào và cảm ơn Dulan cùng các ACE ghé Có Nên:z57::z57::z57: Chị TK không sợ giao trứng cho ác à :)

thuykhanh
06-05-2016, 07:48 PM
Chị TK không sợ giao trứng cho ác à :)



Dạ không, Phố mình không có "ác",

Tôi đã có dịp thấy, khi người này hay người kia bận, ACE trên Phố
đã vô chung sức, thay nhau viết bài, chia sẻ kinh nghiệm sống, chuyện đời.
Thật là đáng quý và đáng ngưỡng mộ!:z57::z57:

Thân mến chúc anh Hoài, Kim, Dulan và các bạn:
tuần mới được nhiều niềm vui và mọi sự an lành.

thuykhanh
06-05-2016, 09:39 PM
Breakthrough Status


PART TWo (continue)

Scott Pelley: Nancy, when we met you the first time, I asked you about your mom bucket list.
How are those weddings and grandkids looking to you now?


Nancy Justice: OK. So, right now, I'm thinking it's just the simple things right now that I enjoy.

Seven weeks after that interview - in late March -- Nancy was rushed back to Duke. The light that
never dimmed was in her eyes but her words were gone. This is what she was fighting.
The inflammation engulfed half her brain.


Dr. Allan Friedman: I just think we need to know what we are dealing with so we can move.

Neurosurgeon Allan Friedman needed to find out if the mass was a buildup of dead cells from
the immune response or active cancer. He slipped a needle into her brain to extract a bit of tissue.

Dr. Allan Friedman: Thank you. See you back there in a second.

The tissue was rushed to the pathology lab where a microscope discovered dead cells where
the polio was working, but also regrowth of the tumor. Glioblastoma had found a way back.

Dr. Annick Desjardins at bedside: Hey Nancy, how are you doing?

Seventeen months after we first met Nancy, doctors Allan Friedman and Annick Desjardins
explained to Greg that Nancy's tumor had now infiltrated parts of her brain responsible for
breathing and cognition.

Dr. Annick Desjardins: She's getting worse and maybe it's the time where we cannot do anything
anymore to help her. And we need to let her go.

Dr. Annick Desjardins: And we love you, you know that, right?

We wondered whether Greg would do it all again.

Greg Justice: Definitely we would do it. Nancy would've been gone long ago. And I think it's given
us some good time. And we appreciate that.​

***

Scott Pelley: Nancy, khi chúng tôi gặp bà lần đầu, tối đã hỏi về danh sách cần làm của người mẹ.
Những đám cưới và các cháu nhỏ, với bà bây giờ thế nào?

Nancy Justice: Vâng, lúc này tôi chỉ nghĩ đến những điều đơn giản mà tôi ưa chuộng.

Bảy tuần sau lần phỏng vấn đó, vào hạ tuần tháng ba. Nancy được đưa vối vào Duke.
Mắt vẫn sáng nhưng lời nói đã mất. Đây là điều mà bà đang chống cự với. Phân nửa não bộ
bị sưng to.

BS Allan Friedman: Tôi nghĩ chúng ta cần biết mình đang đối phó với điều gì để hướng tới.

BS giải phẫu thần kinh Allan Friedman cần tìm xem có phải khối u tạo bởi những tế bào chết
từ phản ứng của hệ miễn nhiễm hay bịnh ung thư đang hoạt động. Ông ấy luồn chiếc kim vào
não bịnh nhân và trích ra một chút mô nhỏ.

BS Allan Friedman: Cảm ơn bà, sẽ gặp lại bà sau vài giây.

Mảnh mô được mang vội tới phòng thí nghiệm bịnh lý học và kính hiển vy ở đây tìm ra những
tế bào chết vì polio cũng như cục bướu mọc trở lại.
Bịnh ung thư não (Glioblastoma) đã tìm ra đường quay về.

BS Annick Desjardins đứng bên giường bệnh: Nancy à, bà thấy thế nào?

Mười bảy tháng sau khi chúng tôi gặp Nancy lần đầu, các BS Allan Friedman và Annick Desjardins
giải thích cho Greg rằng cục bướu đã xâm nhập bộ phận não giữ trách nhiệm về hô hấp và nhận thức.

BS Annick Desjardins: Bà ấy đã trở nặng và có lẽ đây là lúc mà chúng tôi không thể làm gì hơn nữa
để giúp. Chúng tôi cần để bà ra đi.

BS Annick Desjardins: Và chúng tôi thương mến bà, bà biết điều đó, phải không?

Chúng tôi tự hỏi không biết Greg có muốn lập lại tất cả như vậy không?

Greg Justice: Nhất định chúng tôi làm nữa. Nancy có thể đã ra đi từ lâu. Và tôi nghĩ chúng tôi đã
có những khoảnh khắc tốt đẹp. Chúng tôi rất cảm kích.

(còn nữa)

thuykhanh
06-06-2016, 08:09 PM
Breakthrough Status


PART TWo (tiếp theo)


On April 6th, Nancy Justice, medical explorer, passed away at the age of 60. She'd had nine more
months than she could have expected.

Scott Pelley: What did Nancy teach you?

Dr. Annick Desjardins: From the treatment standpoint, what she taught us is two different things.
So clearly, the combination of the poliovirus with the chemotherapy had, at first, an amazing response.
We need to understand that. The next thing is, at some point though, it stopped working. And why did
that happen?
What the Duke team has learned is that inflammation is an unavoidable consequence of the immune
system's attack in most patients -- and that managing it with drugs will likely be a key to survival.

Scott Pelley: So far there have been 21 patients at this lowest dose, minus one.

Friedman: Yes.

Scott Pelley: Eight of them have died.

Friedman: Yes.

Scott Pelley: Put that in perspective for me.

Friedman: All the ones who haven't died, on a Phase 1 trial, is simply remarkable. And to see positive
results in terms of controlling a tumor or shrinking a tumor in patients with recurrent disease on a Phase 1
trial is remarkable. It's not your goal, it's not your expectation. But it certainly is something that when
you see it, you say this is really terrific. This is special.
Apparently the FDA saw something special too. Breakthrough status was granted after data showed that
patients who had been living an average of 10 months were living an average of 15 months. And three patients,
showed no sign of cancer at all after three years.


***

Ngày 6 tháng tư, Nancy Justice, nhà thám hiểm y học, qua đời ở tuổi 60. Bà đã sống 9 tháng lâu
hơn mong đợi.

Scott Pelley: Nancy đã dạy quí vị điều gì?

BS Annick Desjardins: Trên quan điểm chữa trị, bà đã dạy chúng ta hai điều khác nhau. Rõ ràng
là sự kết hợp của vi khuẩn polio và hóa trị, trước hết, là một đáp ứng kinh ngạc. Chúng tôi cần
thấu hiểu điều đó. Kế tiếp là, dù vậy, ở một điểm nào đó, nó ngừng làm việc. Và tại sao điều đó
xảy ra?

Điều mà đội Duke học được là tình trạng viêm sưng là hậu quả không tránh khỏi của sự tấn công
từ hệ miễn dịch trong đa số BN-- và quản lý nó với thuốc men dường như là chìa khóa của sự
sống còn.

Scott Pelley: Tới nay có 21 BN ở liều lượng thấp nhất, Trừ một.

BS Friedman: có

Scott Pelley: tám người đã chết.

BS Friedman: Dạ

Scott Pelley: Đưa chúng vào trình tự cho tôi.

BS Allan Friedman: Tất cả những người chưa chết, ở giai đoạn 1 của thử nghiệm, là phi thường.
Và thấy được kết quả lạc quan trong việc kiểm soát hay làm teo lại cục bướu ở những BN mà căn
bịnh tái phát ở giai đoạn 1 của thử nghiệm là phi thường. Đó không phải là mục tiêu, nó không
phải là điều mình mong đợi. Nhưng chắc chắn là điều mà khi ông thấy nó, ông nói thật là tuyệt vời.
Điều này là đặc biệt.

Hình như là Cơ quan Kiểm định Thực phẩm và Dược phẩm cũng đã thấy điều gì đặc biệt nữa.
Tình trạng đột phá được ban tặng sau dữ liệu cho thấy bệnh nhân sống trung bình 10 tháng đã
tăng lên 15 tháng. Và ba bệnh nhân, đã không có dấu hiệu gì về ung thư ba năm sau đó.

( còn tiếp)

thuykhanh
06-09-2016, 09:58 PM
Breakthrough Status


PART TWo (tiếp theo)


​Dr. Darell Bigner, who runs Duke's Brain Tumor Center, has fought glioblastoma for 50 years.
Scott Pelley: When you talk of median survival being extended from 10 months to 15 months,
for some of these patients, it's 15 months and counting.

Dr. Darell Bigner: Yes.

Scott Pelley: They're still living.

Dr. Darell Bigner: Yes. Yes, and we still have got significant periods of high quality survival. And that
is a huge difference. And then we have patients like Stephanie, Fritz and Brendan that are leading
virtually normal lives. I mean, they probably go many days without even thinking about having had a
glioblastoma, which is just amazing.

Scott Pelley: You were in medical school thinking about one day being able to beat glioblastoma.
And now you are standing on this doorstep. What does that mean to you personally?

Dr. Darell Bigner: It's an enormous feeling. And I have to be very careful. I never want to give anyone
false hope. But I see all of the science coming together now. And I know it's gonna happen. I've never
felt that way until now.
And in an amazing new development, this science may be "coming together" for an entire range of cancers.
In the laboratory, Duke has used polio to kill cancer cells of the skin, pancreas, stomach, lung, colon and
prostate. Immunologist Dr. Smita Nair showed us what polio did to breast cancer in mice.

Dr. Smita Nair: This is breast cancer tissue. And what we find is, if you look at this is, here is a tumor that
got injected with poliovirus. Here is a tumor that got injected with just saline. And the difference in the
tumor size is extremely visible here.

Scott Pelley: Night and day.

***

BS Darrell Bigner, người điều hành Trung tâm Ung thư não của Duke, đã chiến đấu với glioblastoma
được 50 năm.

Scott Pelley: Khi ông nói về thời gian trung bình sống sót kéo dài từ 10 đến 15 tháng, ở một số bệnh nhân,
đúng là 15 tháng và có đếm.

BS Darrell Bigner: Phải

Scott Pelley: Họ vẫn còn sống.

BS Darrell Bigner: Vâng. Vâng, và chúng tôi còn đang có những giai đoạn đáng kể của đời sống với
phẩm chất cao.
Đó là một sự khác biệt lớn. Và rồi chúng tôi cũng có những BN như Stephanie, Fritz và Brendan và họ
đang có một cuộc sống hầu như bình thường. Tôi muốn nói, họ có thể trải qua nhiều ngày không nghĩ rằng
mình đã bị ung thư não, đó là điều tuyệt vời.

Scott Pelley: Hồi ở trường Y ông nghĩ đến một ngày có thể trị được bịnh ung thư não. Và bây giờ ông đang
đứng ở ngưỡng cửa. Điều này có nghĩa gì với chính ông?

BS Darrell Bigner: Đó là một cảm giác lớn lao. Và tôi phải rất cẩn thận. Tôi không bao giờ muốn làm bất cứ
ai có hy vọng hão huyền. Nhưng tôi thấy cả khoa học đang chụm lại lúc này. Và tôi biết nó sẽ xảy ra.
Chưa bao giờ tôi cảm thấy như thế cho đến lúc này.

Và trong một phát triển mới thú vị, khoa học có thể đến với nhau cho toàn thể các loại ung thư. Trong phòng
thí nghiệm, Duke đang dùng polio để giết ung thư da, tụy tạng, dạ dày, phổi, trực tràng và nhiếp hộ tuyến.
BS Smita Nair chuyên về miễn nhiễm học chỉ cho chúng tôi thấy polio đã làm gì với ung thư vú ở chuột.

BS Smita Nair: Đây là mô ung thư vú. Và điều chúng tôi tìm ra là, nếu ông nhìn vào chỗ này, là một khối u
được chích vi khuẩn polio. Đây là khối u đã được chích chỉ nước muối thôi. Và sự khác biệt về kích thước
rất dễ dàng nhận thấy ở đây.

Scott Pelley: Như đêm và ngày

( còn nữa)

thuykhanh
06-10-2016, 03:17 PM
Breakthrough Status


PART TWo (tiếp theo và hết)

Dr. Smita Nair: We kept seeing this. So we went back and asked the question, "What is happening in the tumors?"
And we teased these tumors apart. And what we found were a lot of T-cells in the tumor.

Scott Pelley: Immune system cells?

Dr. Smita Nair: Immune system cells.

Dr. Nair has filmed immune system T-cells, shown here in color, breaking apart a tumor cell. What you see took
a little over one hour. This leads Dr. Nair and others to a fascinating possibility. Once immune cells are programmed
to recognize a cancer, will they remember and attack that cancer everywhere in the body for a lifetime?

Dr. Smita Nair: If you get a tumor again, these are memory T-cells, they will remember that. And they can eliminate
a recurrent or a metastatic tumor.

Scott Pelley: How long does it take typically to get from this mouse stage into a human trial?

Dr. Smita Nair: I would say anything between three to five years. It takes some time.

Scott Pelley: Well, go back to work and stop talking to me.

Dr. Smita Nair: That's what I will do. That's what I think I should do.

Physical therapist to Brendan Steele: Remember two months ago you couldn't lift that heel.
There is much left to learn. Why do some patients suffer and die while others given months to live appear to have
a complete recovery?
Three years after his polio treatment Brendan Steele remains cancer-free and he's determined to overcome
the damage from his surgery, a conviction that he keeps within arm's length.

Scott Pelley: "It's not whether you get knocked down, it's whether you get up." Great words to live by.

Brendan Steele: Yeah. Yeah. I remind myself every day. Get up. Get up.
Four years after his polio therapy, 73-year-old Fritz Andersen is traveling the world with his wife.

Fritz Andersen: I'm alive because of it. If I hadn't received it I don't think I would be here today.
And Stephanie Lipscomb, Patient Number One in the clinical trial four years ago, has now become a nurse.

Stephanie Lipscomb: Do you remember me coming in this morning, I know you were sleepy?

Patient: Yes.

Scott Pelley: You told us before that being a cancer patient would probably make you a better nurse.
And I wonder, has it?

Stephanie Lipscomb: Oh yes. To talk to my patients and tell them, "Look, I've been, I've been in the hospital,
I've been sick like this." I can just see the hope in their eyes.

Scott Pelley: Where do you want to take your nursing career?

Stephanie Lipscomb: Pediatric oncology.

Scott Pelley: Kids with cancer.

Stephanie Lipscomb: Yes sir. Because I was 20 when I was diagnosed. I wasn't really completely an adult.
And I absolutely love kids. With this unique experience of surviving Stage IV cancer in my brain. If I don't do this,
then it's kinda like a waste. A waste of being cancer-free.

Scott Pelley: You think you survived for a reason?

Stephanie Lipscomb: Oh yes, most definitely.

***

BS Smita Nair: Chúng tôi tiếp tục thấy vậy nên quành lại và đặt câu hỏi, "Điều gì đang xảy ra trong những
cục bướu?" Và chúng tôi gỡ chúng ra riêng rẽ. Và chúng tôi thấy nhiều T-cells trong bướu.

Scott Pelley: Những tế bào của hệ miễn nhiễm?

BS Smita Nair: Những tế bào của hệ miễn nhiễm.

BS Nair đã quay phim T-cells của hệ miễn nhiễm, thấy ở đây dưới dạng màu, tách tế bào ung thư ra từng phần.
Điều ông đang xem đòi hỏi hơn một giờ. Điều này dẫn BS Nair và những người khác đến một khả năng hấp dẫn.
Một khi các tế bào được lập trình để nhận dạng ung thư, chúng có nhớ và tấn công ung thư đó ở mọi nơi trong cơ thể
suốt đời không?

BS Smita Nair: Nếu bạn có khối u nữa, đây là những T-cell nhớ, chúng sẽ nhớ. Và có thể loại trừ bướu tái phát hay
độc hại.

Scott Pelley: Mất bao lâu để chuyển được từ giai đoạn ở chuột sang thử nghiệm trên người ta?

BS Smita Nair: tôi muốn nói trong khoảng từ ba tới năm năm. Điều này cần thời gian.

Scott Pelley: Vậy thì xin trở lại làm việc và đừng nói chuyện với tôi nữa.

BS Smita Nair: Đó là điều tôi sẽ làm. Đó là điều tôi nghĩ mình nên làm.

Cán sự Vật lý trị liệu nói với Bredan Steele: Nhớ hai tháng trước ông không thể nhấc gót chân đó.

Còn nhiều thứ để học. Tại sao một số BN phải chịu đựng và chết trong khi một số khác có nhiều tháng để sống l
ại hồi phục hoàn toàn?

Ba năm sau khi được điều trị với polio, Brian Steele giữ tình trạng không ung thư và anh quyết tâm vượt qua
những thiệt hại từ giải phẫu, một niềm tin mà anh giữ trong tầm với của mình.

Scott Pelley: " Vấn đề không phải là bạn bị quật ngã, mà là bạn có đứng dậy được hay không." Đó là những
ngôn từ quí giá để noi theo trong đời.

Brendan Steele: Phải rồi. Phải rồi. Tôi nhắc nhở mình mỗi ngày. Đứng lên. Đứng lên.


Bốn năm sau polio trị liệu, Fritz Andersen du lịch thế giới với vợ.

Fritz Andersen : Tôi còn sống là vì nó. Nếu không chịu nhận nó tôi không nghĩ là mình còn ở đây hôm nay.

Và Stephanie Lipscom, BN Số Một của thử nghiệm lâm sàng bốn năm trước, bây giờ trở thành y tá.

Stephanie Lipscomb: Em có nhớ tôi đến sáng nay, tôi biết em đang ngủ?

Bịnh nhân: Có

Scott Pelley: Trước kia, cô nói với chúng tôi rằng là một BN ung thư có thể khiến cô trở thành một y tá tốt hơn.
Và tôi tự hỏi, có đúng không?

Stephanie Lipscomb: Oh vâng. Được trò chuyện với BN của mình và nói với họ, " Xem này, tôi đã trải qua,
đã nằm nhà thương, cũng bị bịnh như vậy." Tôi có thể thấy được niềm hy vọng trong mắt họ.

Scott Pelley: Cô muốn hướng sự nghiệp điều dưỡng của mình theo đường nào?

Stephanie Lipscomb: Ung thư trẻ em.

Scott Pelley: Con nít bị ung thư.

Stephanie Lipscomb: Thưa vâng. Bởi vì tôi bị chẩn đoán có ung thư khi 20. Chưa hoàn toàn là người lớn.
Và tôi quí trẻ em vô cùng. Với kinh nghiệm có một không hai của một người sống sót ở giai đoạn IV của bịnh
ung thư trong não mình. Nếu tôi không làm điều này thì quả là uổng phí. Lãng phí vì được chữa lành, không
có ung thư.

Scott Pelley: Cô nghĩ là cô đã sống sót vì một lý do?

Stephanie Lipscomb: Dạ có, chắc chắn là như vậy.
_____

PS: bài chưa được hoàn chỉnh, cần được bổ túc thêm.

thuykhanh
06-22-2016, 12:54 PM
Cảm ơn Dulan, Kim, chieubuon_09, anh Hoài, anh Hải Việt và các bạn đã ghé đọc:z57::z57::z57::z57::z57:



http://i.imgur.com/3eIx0sp.png

_____




tk xin sang trang và đăng một bài mới về Ung thư

thuykhanh
06-22-2016, 01:12 PM
Câu chuyện của cậu bé chiến thắng căn bệnh ung thư cực hiếm





http://gdb.voanews.com/F5C8BFC8-ADA3-4E80-AE64-F77838FEFD05_w987_r1_s.jpg


Cậu bé Gabriel Grada cùng gia đình.


Ung thư ở trẻ em vẫn là nguyên nhân y khoa gây tử vong hàng đầu cho các em nhỏ.
Thời gian gần đây, cuộc chiến chống ung thư của các bệnh nhân nhi đồng, gia đình các em và giới y tế
đã gây chú ý hàng triệu người, với sự trợ giúp của trang Facebook và trang blog nổi tiếng Humans of New York.

Thông tín viên Keida Kostreci của VOA đã nói chuyện với Gabriel, một bệnh nhân nhí, phụ huynh,
và bác sĩ của cậu bé tại New York có tên trên trang này.
Trong nhiều mặt, Gabriel cũng giống như bất kỳ học sinh lớp ba nào, nhưng hơn năm nay, cậu bé 9 tuổi này
đang chiến đấu vì sự sống của mình.

Garbriel chia sẻ: “Cháu vừa mới kết thúc đợt hóa trị cuối cùng. Cách đây một ngày cũng vừa xong các
đợt scan… Cháu cũng xong các đợt xạ trị. Nếu kết quả các đợt scan tốt, sẽ khỏi phải hóa trị nữa. Vui lắm ạ!”

Năm ngoái, Gabe được chẩn đoán bị một khối u trong não.
Cuộc chẩn đoán diễn ra ngay khi cha mẹ của Gabe, Arjela và Bledar Grada, vừa bắt đầu tận hưởng
thành quả từ những tháng ngày vất vả vươn lên từ hoàn cảnh di dân từ Albani. Họ có công việc tốt,
có hai con trai là Gabriel và Brandon và vừa mới trả xong căn nhà ở Brooklyn.

Kết quả chẩn đoán là một thử thách quá lớn đối với họ.
Bác sĩ Paul Meyers thuộc Trung tâm Ung thư Sloan-Kettering cho biết Gabriel mắc chứng ung thư cực hiếm,
khối u đó là một u xơ tế bào tròn nhỏ chỉ mới được mô tả cách đây 20 năm.

Bác sĩ Meyers nói Gabriel phải trải qua nhiều đợt hóa trị và xạ trị.
Câu chuyện của Gabriel, cũng như của những bệnh nhân ung thư nhí khác, cha mẹ của các em và những
nhân viên chăm sóc y tế tại Trung tâm Ung thư Sloan Kettering đã trở thành tâm điểm của loạt bài viết
trên trang blog Humans of New York.

Gabriel cho biết em rất thích điều này vì em giờ đây có thể giúp nhiều đứa trẻ khác cũng đang bị bệnh ung thư
như em. Gabriel không chỉ tham gia vào các cuộc vận động quyên góp mà còn đưa ra lời khuyên cho các trẻ em
khác đang điều trị ung thư.
Phụ huynh của em cho biết họ đã phá vỡ các chuẩn mực văn hóa của người Albani khi quyết định công khai
câu chuyện của con trai mình.

Ông Grada nói: “Là người Albania, chúng tôi không bao giờ chia sẻ những điều như thế này. Những gia đình
nào trải qua những chuyện này thường phải tự mình giải quyết. Đó là vì dị nghị.”
Cha mẹ Gabriel muốn gửi đi thông điệp rằng không nên một mình chống lại bệnh tật.
Giờ đây, gia đình Grada có thêm lý do để mỉm cười khi họ được tin Gabriel giờ đây đã khỏi bệnh ung thư.

Sau quá trình điều trị, Gabriel rốt cuộc đã có thể thở phào nhẹ nhõm.

Nguồn: Voa tiếng Việt

SỨC KHỎE (http://www.voatiengviet.com/z/1796.html)
23.06.2016

http://www.voatiengviet.com/a/cau-chuyen-cua-cau-be-chien-thang-can-benh-ung-thu-cuc-hiem/3387585.html

thuykhanh
06-22-2016, 06:43 PM
Cảm ơn anh Hoài và các bạn, mời thưởng thức một chương trình đặc biệt (sẽ mất ít phút cho quảng cáo),

Xin nhấn vào link:




http://xfinitytv.comcast.net/watch/America-s-Got-Talent/8608728351625543112/710144579521/Auditions%2C-Week-4/videos?skipTo=4583&cmpid=FCST_cover_agt

vintas1101
07-28-2017, 01:40 AM
em nghĩ nếu bị rơi xuống sàn thì hoặc là bỏ hoặc là rửa lại với nước. không nên ăn trực tiếp đồ ăn bị rơi xuống đất vì như thế thì rất là nhiều vi khuẩn :z55:

chieclavotinh
09-16-2018, 02:53 AM
Many get too much medical testing
By Lindsey Tanner, The Associated Press

CHICAGO — Too much cancer screening, too many heart tests, too many cesarean sections. A spate of recent reports suggests that many Americans are being overtreated. Maybe even President Barack Obama, champion of an overhaul and cost-cutting of the health care system.

Is it doctors practicing defensive medicine? Or are patients so accustomed to a culture of medical technology that they insist on extensive tests and treatments?

A combination of both is at work, but new evidence and updated guidelines are recommending a step back and more thorough doctor-patient talks about risks and benefits of screening tests.

Americans, including the commander in chief, need to realize that "more care is not necessarily better care," wrote cardiologist Dr. Rita Redberg, editor of Archives of Internal Medicine. She was commenting on Obama's recent physical.

His exam included prostate cancer screening and a virtual colonoscopy. The PSA test for prostate cancer is not routinely recommended for any age and colon screening is not routinely recommended for patients younger than 50. Obama is 48. A White House spokesman noted that earlier colon cancer screening is sometimes recommended for high-risk groups, such as African-Americans.

Doctors disagree on whether a virtual colonoscopy is the best method. But it's less invasive than the traditional procedure and doesn't require sedation, or the possible temporary transfer of presidential power, the White House said.

Yet Redberg, a doctor with expertise in health policy, takes issue with that test and a heart scan to look for calcium deposits in the president's arteries. She said the calcium check isn't recommended for low-risk men like Obama.

And the colon exam exposed him to radiation "while likely providing no benefit to his care," she wrote in an editorial in the medical journal. Obama's experience "is multiplied many times over" at a huge financial cost to society, and to patients exposed to potential harms but no benefits.

"People have come to equate tests with good care and prevention," said Redberg, of the University of California at San Francisco Medical Center. "Prevention is all the things your mother told you - eat right, exercise, get enough sleep, don't smoke - and we've made it into getting a new test."

This week alone, a New England Journal of Medicine study suggested that too many patients are getting angiograms - invasive imaging tests for heart disease - who don't really need them; and specialists convened by the National Institutes of Health said doctors are too often demanding repeat cesarean deliveries for pregnant women after a first C-section.

Last week, the American Cancer Society cast more doubt on routine PSA tests for prostate cancer. And a few months ago, other groups recommended against routine mammograms for women in their 40s, and for fewer Pap tests looking for cervical cancer.

Experts dispute how much routine cancer screening saves lives. It also sometimes detects cancers that are too slow-growing to cause harm, or has false-positive results leading to invasive but needless procedures - and some risks. Treatment for prostate cancer that may be too slow-growing to be life-threatening can mean incontinence and impotence. Angiograms carry a slight risk for stroke or heart attack.

Not all doctors and advocacy groups agree with the criticism of screening. Many argue that it can improve survival chances and that saving even a few lives is worth the cost of routinely testing tens of thousands of people.

Dr. Peter Pronovost, a Johns Hopkins University patient safety expert, said routine testing is often based on bad science, or on guidelines that quickly become outdated as new science emerges.

The recent shift in focus reflects evolving research on the benefits and risks of screening.

While some patients clearly do benefit from screening, others clearly do not, said Dr. Richard Wender, former president of the American Cancer Society.

These include very old patients, who may unrealistically fear cancer and demand a screening test, when their risks are far higher of dying from something else, Wender said.

"Sometimes it's kind of the path of least resistance just to order the test," he said.

Doctors also often order tests or procedures to protect themselves against lawsuits - so-called defensive medicine - and also because the fee-for-service system compensates them for it, said Dr. Gilbert Welch, a Dartmouth University internist and health outcomes researcher.

Some doctors think "it's always a good thing to look for things to be wrong," Welch said. It also has become much easier to order tests - with the click of a mouse instead of filling out forms, and both can lead to overuse, he said.

While many patients also demand routine tests, they're often bolstered by advertisements, medical information online - and by doctors, too, Welch said.

"To some extent we've taught them to demand these things," he said. "We've systematically exaggerated the benefits of early diagnosis," which doesn't always improve survival. "We don't always tell people there might actually be downsides" to testing.

Jennifer Traig, an Ann Arbor, Mich., author of a book about hypochondria, says patients like her often think, "I'm getting better care if we're checking for more things."

Traig has had many costly high-tech tests, including an MRI and several heart-imaging tests, for symptoms that turned out to be nothing. She thinks doctors were right to order those tests, but that counseling could have prevented her from "wasting resources" and getting tests it turned out she didn't need.

Patients seeking screening information have several online resources, including the National Institutes of Health, http://bit.ly/a8c7P0; the American Cancer Society, http://bit.ly/9w0fli; and a nonprofit advocacy group called the Foundation for Informed Medical Decision Making, http://www.informedmedicaldecisions.org.

The new guidance from the cancer society last week on PSA testing, echoing others' advice on mammograms, is for doctors and patients to thoroughly discuss testing, including a patient's individual disease risks, general pros and cons of testing and possible harms it may cause.

Dr. Bruce Minsky, a University of Chicago cancer specialist who still favors routine mammograms for women in their 40s, said that emphasis is a positive trend.

"That to me is one of the greatest benefits," he said. "It enhances that communication between the physician and patient."

chieclavotinh
12-02-2018, 02:00 AM
Bệnh Đau Thắt Lưng (Back Pain)
CHU TẤT TIẾN

Trong nước Mỹ này, có đến 8/10 người bị đử thứ bệnh đau lưng, từ nhẹ đến nặng (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hằng năm, nước Mỹ phải chi ra khoảng 27 tỷ đô la để chữa trị các chứng đau lưng và các vết thương ở thắt lưng. Thường thường thì những người đau lưng ở trong độ tuổi 45 trở lên, nhưng có một số lớn các người trẻ dưới 20 tuổi cũng mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng có rất nhiều: bẩm sinh, va đụng thần kinh, bị thương, bị té, bị vật nặng đụng vào lưng, nhiễm trùng, sau giải phẫu, xương sống thoái hóa, sưng khớp, hệ tuần hoàn bị nghẽn, đứng lâu, ngồi cong lưng, và một nguyên nhân ít người nghĩ đến là sự căng thẳng cũng làm đau lưng.

Các phương pháp trị liệu: Khi bị đau lưng, người bị đau lưng hay nghĩ ngay đến bác sĩ về chỉnh xương, nắn gân (chiropractor) để làm "therapy" nghĩa là "vật lý trị liệu". Thường thì các Bác sĩ ít khi tự tay làm "vật lý trị liệu" mà chỉ nhờ một cô phụ tá, cho người bệnh nằm lên một cái giường, nơi có mấy cái cục bi lăn lên, lăn xuống sống lưng. Người bệnh cũng có thể được trị liệu bằng một hay hai cái máy mát-xa cầm tay do cô phụ tá vừa ấn xuống vừa cho mấy cục bi chạy qua. Một số uống thuốc giảm đau. Số khác đến xin bác sĩ chích thuốc. Trong khi chờ đợi chích thuốc, người đau lưng có thể nhờ châm cứu, mát-xa, hoặc chườm nước đá hay nước nóng. Tại vài nơi Đông Y, thầy thuốc còn đốt ngải cứu trên lưng bệnh nhân. Phương pháp này có hiệu quả với vài người, nhưng không giải quyết được căn bệnh.

Gần đây, một phương pháp đơn giản và có thể chữa được tận gốc căn bệnh, đã được các bác sĩ Tây Y khuyến cáo cũng như được phổ biến trên các mạng lưới về y khoa: Tập vận động thắt lưng (back exercises) (http://www.annals.org) hay (http://www.nlm.nih.gov/medlineplus). Hầu như mọi căn bệnh đau lưng đều được các y bác sĩ khuyến cáo nên tập vận động thắt lưng, trừ những người bị chấn thương và mới được giải phẫu. Phương pháp này không tốn tiền, không đau đớn, không tác hại, và có hy vọng chữa dứt được căn bệnh, ít nhất cũng làm giảm cơn đau ngay sau khi tập. (Lưu ý: người mới bắt đầu tập có thể cảm thấy ê ẩm ở bắp thịt bên ngoài, chỉ vài ngày sau, khi bắp thịt quen dần với cử động, sẽ hết ê ẩm. Nếu sự ê ẩm kéo dài đến vài ngày, phải ngưng tập và đi hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về xương sống).

Người viết bài này là một bệnh nhân kinh niên về đau xương sống. Từ những năm học võ Nhu Đạo vào thập niên 60, đã bị một đối thủ "bẻ" cụp xương sống, nằm thẳng cẳng trên sân tập, phải kêu xích lô chở đi bệnh viện để bó bột. Chỉ bó được vài ngày, khó chịu quá, nên đến một vị Đông Y Sĩ người Trung Hoa cũng là một võ sư, để cắt bột ra, và chỉ bó bằng một lớp vải mềm có nhồi thuốc bắc, chừng một tuần lễ là hết đau. Tập võ tiếp, không trở ngại. Đến khi đi cải tạo, đang cuốc đất, bỗng thấy đau nhói một cái từ thắt lưng đến óc, rồi cũng nằm ngay đơ như cái cán cuốc. Anh em "cõng" về (một việc làm rất không nên, vì sẽ làm trật xương sống nặng thêm!). May mắn có Bác sĩ Nhân, Bác sĩ Khánh tận tình chữa trị, vừa chích thuốc, vừa cho uống thuốc, vừa làm mát-xa, nên vài ngày là đi lại được. Sau khi được về nhà, lại luyện tập Nhu đạo tiếp tục. Lần này, đấu mạnh hơn và có một lần bị đối phương quật cho một đòn, nằm không dậy được. Cũng nhờ xích lô chạy thẳng tới bệnh viện Sùng Chính. Ở đây giới thiệu đến một vị Đông Y Sĩ người Triều Châu, một võ sư nổi tiếng trong Chợ Lớn. Nơi đây, thầy thuốc cũng chỉ đắp thuốc và băng bằng một tấm vải mềm. Mỗi tuần đi thay thuốc một lần. Chừng một tháng thì khỏi.

Khi đến Mỹ, hai năm đầu phải đi làm lao động nặng: giao hàng Furniture, đồ đạc trong nhà. Lúc đó, đã lớn tuổi, nhưng vẫn phải vác cả cái Love Seat lên vai một mình, khiêng những cái tủ nặng vài trăm kílô, những cái Sofa Bed, tức là ghế có cả giường sắt để ngủ, và nhiều thứ đồ nặng hai, ba trăm "pao" là chuyện bình thường. Đôi lần, muốn chuyển một cái tủ gỗ nặng lên thang gác, phải lót cạc tông trên bậc thang, rồi dùng sức vai để đẩy cái tủ lên từng bước... Từ đó, thấy cái lưng mình càng ngày càng đau. Ngồi cũng đau. Đứng càng đau hơn. Đi khám bệnh, và chụp X-Ray rồi Scat Scan, MRI, siêu âm đủ kiểu để thấy rằng cái xương sống chỗ thắt lưng đã cong hình chữ S, như giải đất Việt Nam yêu quý! Có hai ba chỗ lồi ra, từ 7mm đến 9mm, nghĩa là gần 1 cm, chạm vào dây thần kinh! Do đó mà đau kinh niên, mãn tính luôn. Hết thuốc chữa, trừ phương pháp giải phẫu. Mà theo bác sĩ chuyên môn, nếu muốn giải phẫu, phải chấp nhận 50/50, một là bớt đau, hai là ...liệt, ba là ...nghoẻo! Và phải nghiên cứu lịch sử của vị bác sĩ giải phẫu thật kỹ càng, xem vị ấy đã giải phẫu bao nhiêu lần thành công, bao nhiêu lần thất bại. Thế thì chào thua cho rồi! Vậy, chỉ còn một phương pháp sau cùng: Tập thể dục thắt lưng và áp dụng khí công!

Từ đó, đến nay, đã hơn mười năm, chỉ tập luyện và thấy bớt đau. Nhưng, đôi khi, vì quên những điều "cấm", lại thấy đau lại. Lúc đau quá, phải dùng thuốc. Hết đau, tập lại và kiêng khem (không phải kiêng chuyện kia đâu?) thì không đau nữa. Bài này, viết lại, trong dịp Giáng Sinh, nhằm tặng cho quý vị đau lưng một phương pháp hiệu nghiệm và tốt đẹp. Dĩ nhiên, được cái này thì mất cái kia, muốn khỏi đau, mà không tốn tiền, thì phải tập hoài hoài, và phải kiêng những điều "cấm" sẽ trình bầy sau đây.

1-Những điều "cấm", không được làm:

-Ngồi cong lưng. Đầu cúi về phía trước, lưng cong lại, hai tay bỏ trên đùi, đánh máy computer, hay cầm tay lái xe. Phải ngồi thẳng lưng, đường thẳng của lưng và đường thẳng của mông và đùi phải là 90độ. Luôn ngồi sát mông vào ghế. Không ngồi nửa trong nửa ngoài ghế. Không ngồi ghế sofa mềm, vì sẽ tụt mông xuống nệm, người sẽ gập lại. Đứng dậy có thể thấy buốt một chân. Lái xe: phải chỉnh cái ghế cho thẳng góc, và nên độn thêm một cái gối ngay thắt lưng cho đẩy cái thắt lưng về phía trước. Không ngồi thoải mái, dựa ngửa ra sau, đê mê nghe nhạc, nghe đài rồi đứng dậy không nổi!

-Nằm nệm mềm: Tuy không cần nệm cứng quá, nhưng phải dùng loại nệm vừa phải, không lõm xuống khi ta nằm lên. Nằm 8 tiếng với cái lưng cong, thì nhất định sẽ đau nhức cả đời. Nếu chưa có dịp thay nệm, thì kiếm cái chăn mỏng nào, gấp lại, để dưới lưng.

-Nằm cong người: Cũng như ngồi cong lưng, nếu nằm cong người thì sẽ đau dài dài. Tuy nằm cong lưng thấy thoải mái, ấm áp hơn, nhất là được... ôm ấp dễ chịu, nhưng nếu nhớ đến cái cơn đau lưng hành hạ, thì nên đổi thế nằm ngửa, hai tay thả theo thân mình, gối thấp (sẽ nói trong bài khác). Tập riết rồi sẽ quen.

-Đứng lâu. Hầu như tất cả trọng lượng của con người dồn vào chỗ thắt lưng. Nặng bao nhiêu "pao" thì bấy nhiêu "pao" dồn vào cái thắt lưng hết. Nếu đứng lâu, trọng lượng của chính mình sẽ lại làm mình đau. Không nên đứng nhiều một chỗ, mà phải di chuyển đều đặn. Người đau nhiều, đứng rửa bát cũng đau.

-Chạy mạnh. Tập chạy thì rất tốt cho cơ thể, nhưng với người đau lưng, chạy mạnh quá, sẽ làm các đốt xương dập vào nhau, gây thêm đau đớn. Chạy nhẹ nhàng, vừa phải thì rất tốt vì khiến các đốt xương chuyển động điều hòa, nhẹ nhàng, kích thích chất hoạt dịch tại các đầu xương làm êm dịu các cơn đau.

-Tập cúi gập người về đằng trước (thế đứng hay thế nằm). Người đã bị đau vì các khớp xương đã bị gập về trước, nay lại gập mạnh về phía trước nữa thì có khác gì tự mình bẻ cong thêm cái xương đã cong sẵn!

-Làm các động tác vẹo người lâu. Không nên làm những động tác nào mà phải nghiêng mình lâu. Không với quẹo qua một bên. Dĩ nhiên, không thể làm thợ sửa xe vì có nhiều thế bắt phải quẹo cả người sang một bên. Những thế vẹo người, cúi người lâu sẽ bẻ xương sống mình thành một cái vòng cung và dần dần không thể thẳng lại được nữa. Nhiều người thợ cấy, thợ mộc đã phải đi khòm người cho đến suốt đời.

-Không cúi xuống, nhấc đồ vật nặng. Nếu phải nhắc đồ vật nặng vài chục "pao" thì phải dùng bắp đùi, không dùng sống lưng mà nhắc vật lên. Nghĩa là giữ cho phần trên lưng vẫn thẳng góc với mặt đất, hai chân rùn xuống, dùng sức mạnh của bắp thịt đùi mà đứng lên. Không cúi cong người xuống, ráng nhấc cái gì lên... đôi khi xương sống kêu lên một tiếng "rắc" là đi đời nhà ma! Hết giấc mộng... yêu đương vĩnh viễn.

2-Tập vận động thắt lưng, phối hợp với khí công:

a-Vặn thắt lưng: Đứng thẳng, hai tay buông xuôi theo thân người. Từ từ xoay qua bên phải, hai tay "văng" theo (không gồng bắp thịt, mà thả lỏng cho tay "quăng" đi) cho đến hết cỡ, không thể xoay được nữa thì thôi. Khi bắt đầu xoay, thì hít vào chầm chậm qua mũi, khi ngưng lại thì nén hơi, đếm 1,2,3. Từ từ xoay trở lại phía bên trái, cũng "văng" tay theo và hít vào. Nhớ là làm thật chậm, càng chậm càng tốt, để cho hít Oxy vào thật nhiều. Làm 10 lần mỗi bên. Hít sâu, thở dài như thế tức là tập Khí Công (Khí = hơi thở, Công = tập luyện)

b-Xoay "hu la húp": Hai tay chống hông. Lắc thắt lưng theo một vòng tròn như chơi "hu-la-húp", nghĩa là đẩy thắt lưng tới trước rồi tiếp tục lắc về phía bên trái theo vòng tròn, khi đến phía đàng sau, thì đẩy thắt lưng về phía sau, lại kéo qua bên phải rồi đẩy tới trước, cho đủ một vòng tròn. Làm chậm rãi. Trong khi xoay hu-la-húp như thế, thì cũng hít sâu, thở ra thật chậm. Nếu thấy giải thích như thế này còn khó hiểu thì nhờ người nào nhẩy hu-la-húp cho mình xem và bắt chước. Điều khác nhau là mình tập thật chậm trong khi nhẩy thực thì lại rất nhanh.

c-Làm Giãn xương 1: Có vị bác sĩ khuyên nên làm động tác giãn xương bằng cách nằm ngửa trên nệm, rồi tập trườn người tới trước, như khi lính trườn người dưới giao thông hào để kéo giãn xương ra. Cách của người viết là đứng thẳng, chân dang ra vừa phải, hai bàn tay ngửa lên trời, để chồng lên nhau trước bụng. Vẫn để hai bàn tay chồng lên nhau, chầm chậm đưa hai tay lên trời nhưng trong khi đưa, từ từ úp hai lòng bàn tay vào trong phía bụng, rồi lộn ngược lên từ từ sao cho hai lòng bàn tay lật ngửa lên trời khi hai bàn tay ở trên đầu. (Muốn làm cho đúng, tập trước bằng cách để hai bàn tay chồng lên nhau trước bụng rồi vặn qua vặn lại cùng lúc cả hai bàn tay. Sau khi thuộc rồi, thì áp dụng với hơi thở.) Dùng hết sức đẩy hai bàn tay ngửa đó lên cao hết cỡ, trong khi chân dính cứng vào sàn, thì các đốt xương dính vào nhau sẽ giãn ra. Phối hợp với hơi thở, khi bắt đầu thì hít vào thật chậm, khi đẩy tay lên cao thì thở ra. Khi đã thở hết ra rồi, thì từ từ vòng tay ra hai bên, tay phải qua phải, tay trái qua trái, vẽ thành một cái vòng tròn rộng ở hai bên hông. Khi tay xuống hết dưới thì từ từ thu lại cho hai bàn tay lại chồng ngửa lên nhau, rồi tiếp tục lộn hai bàn tay vào trong người, lộn ra ngoài rồi đẩy lên trên... Làm ít nhất 10 lần buổi sáng, 10 lần buổi chiều. Vài ngày sẽ thấy hết đau lưng.

d-Làm giãn xương 2: Đứng thẳng, hai bàn tay chồng vào nhau, cùng úp xuống mặt đất. Từ từ đẩy một tay xuống gần mặt đất, trong khi tay kia giơ thẳng lên đầu, cho hai tay cách xa nhau hết cỡ, (một tay đi xuống, một tay đi lên). Trong khi làm như vậy, thì hít vào thật chậm. Hết cỡ rồi, thì lại đổi tay, tay đang ở trên cao từ từ đẩy xuống, tay đang ở dưới đất thì kéo lên trên. Trong khi đổi tay, thì thở ra chầm chậm. Cũng kéo cho khoảng cách hai tay xa nhau tối đa để cho xương sống giãn ra tối đa.

e-Làm cân bằng lại xương: Đứng thẳng, hai tay để trước bụng. Từ từ kéo tay trái về phía sau lưng, trong khi đẩy tay phải về phía trước, và hít vào chầm chậm. Khi tay trước tay sau đã xa nhau hết cỡ thì lại từ từ đổi tay. Kéo tay trái về rồi đẩy ra trước, trong khi tay phải đẩy ra phía sau. Cũng làm hết cỡ và thở ra chầm chậm.

g-Thiền công (Yoga) đứng: Đứng thẳng, hai tay chống hông. Từ từ đẩy bụng ra phía trước, như uốn cây cung về phía trước. đỉnh cây cung là cái bụng ưỡn về phía trước. Trong khi đẩy bụng ra thì hít vào thật chậm. Giữ lại ở tư thế đó 30 giây, nín hơi cho khí Oxy dồn lại trong cơ thể. Từ từ thở ra, kéo bụng trở lại. Làm 5 lần.

h-Thiền công (Yoga) nằm: Nằm sấp. Hai tay để trên thắt lưng. Từ từ nhấc đầu lên, hai bàn chân cũng co lên, cẳng chân nhấc lên khỏi mặt đất, như cánh cung, mà đỉnh giữa cây cung là cái bụng dính trên mặt đất. Hít vào và nín hơi trong 30 giây. Từ từ hạ đầu và chân xuống, nghỉ 3 giây, rồi tiếp tục. Làm 5 lần. (Phụ nữ mang bầu, dĩ nhiên, không làm được các thế về bụng.)

Đây là những thế mà người viết tự nghiên cứu, chế biến, vẫn tập từ nhiều năm nay và thấy hiệu quả rất nhanh. Chỉ có điều là phải tập hoài hoài đến khi ...nhắm mắt! Vì hễ lười, không tập chừng một tuần, là lại đau ngay. Và hễ quên mà ngồi sofa xem phim, thì đứng dậy thấy... bại một chân. Lại phải tập như ...điên mới hết đau! Đôi khi phải nhờ đến cái mát-xa tay lăn qua lăn lại trên lưng cho thư dãn bắp thịt lưng vài phút để ... chữa lửa!

Những kinh nghiệm cá nhân này đã được truyền cho nhiều người và đều thấy kết quả. Tuy nhiên, vì không phải là y sĩ, nên xin nói trước là để cho chắc ăn, hãy hỏi các y sĩ chuyên môn của mình trước khi tập luyện, sau này, lỡ có chi xẩy ra, xin đừng lôi người viết ra ba tòa quan nhớn...

Kính chúc mọi người vui vẻ, khỏe mạnh trong mùa Giáng Sinh và Năm Mới.

chieclavotinh
02-03-2019, 12:08 AM
Chữa đau nhức
Chu Tất Tiến

Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rỉ và nói:

-Ăn trộm hả? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.

Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói:

-Ông bị đau nhức đầu gối phải không? Tôi cũng bị.. Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.

Chủ nhà vừa rên vừa hỏi:

-Thuốc gì vậy? Viết tên thuốc được không?

Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói:

-Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ....Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé!

Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo:

-Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải: bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức: Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu... Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hóa xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày.... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động. Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy "khốn khổ, khốn nạn" khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai...

Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác sĩ. Phương pháp thứ Ba: Không dùng thuốc lại gồm ba cách: châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ...gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ: Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm.. không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ.. Nhẩy qua chướng ngại vật: gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm thía: đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là .. đau! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khỏe.

Nguyên lý: Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót tỏa ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hóa hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại.. Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ .. bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

A - CHỮA ĐAU CỔ, ĐAU VAI, ĐAU TAY

1-Xoay cổ trái phải: nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2-Gập cổ: ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3-Bẻ cổ: Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải: ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4-Xoay cổ vòng tròn: Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

B - CHỮA ĐAU CÁNH TAY, BÀN TAY

1-Xoay vai: hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai ( không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2-Lắc bàn tay: giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may.... phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3-Vẽ vòng trên đất: đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất . Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hòa.

C - CHỮA ĐAU THẮT LƯNG, ĐÙI, CHÂN

1-Xoay thắt lưng theo vòng tròn: hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2-Gập lưng: cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3-Xoay hông: hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

D - CHỮA ĐAU ĐẦU GỐI

1-Xoay gối trái phải: đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2-Xoay gối trong ngoài: đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

Lưu ý:

-Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cố. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không..

-Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.

-Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.

-Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc qúy vị sống lâu, sống khỏe mạnh, và hạnh phúc.

chieclavotinh
06-08-2019, 09:33 PM
Thế giới tâm linh: Lành bệnh dù bị nan y
Chân Huyền

Khi bị một chứng bệnh khó chữa (tiếng Hán Việt: nan y), cuộc đời thường nhật của chúng ta và của những người thân kế cận bỗng nhiên bị thay đổi rất nhiều. Bệnh tật có lẽ là một thứ khổ lớn hạng nhất trong các loại khổ đau ở đời, một thứ tai họa ngẫu nhiên, chẳng ai muốn gặp, chẳng ai mời, nhưng cứ đủ điều kiện là nó đến, mang theo bao nhiêu là phiền não!

Trong đời sống của người bị nan y, ngoài thuốc men và sự chăm sóc của thân nhân, nếu người bệnh biết cách giữ cho tâm thần họ có được sự bình thản và tích cực, thì có thể nói (theo thống kê của y giới) họ đã có tới gần nửa phần hy vọng vượt qua được cơn bệnh dữ. Nếu tinh thần sa sút, bi quan trước cơ thể đau yếu, thì phần thoát hiểm sẽ bị giảm đi khá nhiều.

Trong thời hiện tại, với nền y khoa tân tiến và sự phát triển của đời sống tâm linh, nhiều người bị nan y vẫn sống được cuộc đời bình thường của họ. Cũng có những người đặc biệt vốn có sẵn hạnh phúc tự tâm; nên dù lâm trọng bệnh, họ vẫn có một cuộc sống bình thường, ít xáo trộn. Thực hành giỏi hơn bậc nữa, các vị đó còn cảm thấy an vui hơn, sống hữu ích hơn lúc chưa bệnh. Ðó là những con người có khả năng dạy cho chúng ta nhiều bài học quý giá, đầy minh triết. Không phải chỉ có các thánh nhân, các tu sĩ đạo hạnh mới làm được như thế, mà ngay trong cuộc đời quanh ta, có nhiều người đã sống được như vậy, khi tâm thức họ đã thực sự chấp nhận căn bệnh và tìm cách chuyển đổi con người mình để sống có ý thức hơn, thiện lành hơn.

Lành bệnh hay khỏi bệnh?

Trong Anh ngữ, hai tiếng Lành bệnh (Healing) và khỏi bệnh (Cure) có nghĩa khác nhau. Khỏi bệnh hoặc dứt bệnh nghĩa là hết hẳn căn bệnh, khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường như khi chưa đau yếu. Bác Sĩ Jon Kabat-Zinn dùng chữ Healing để nói về sự lành bệnh trong tâm con người, một thay đổi sâu xa nơi tâm thức các bệnh nhân, dù họ đang bị nan y hay sắp vào cửa tử. Có khi bệnh nhân không khỏi bệnh, nhưng họ được lành bệnh, nghĩa là họ có được cái nhìn mới mẻ về bệnh trạng cũng như về con người của họ. Nhờ đó, họ có thể sống an lành với căn bệnh của mình, sống bình thản với bất cứ tình trạng sức khỏe nào. “Lành bệnh” là trạng thái tâm thần rất quan trọng cho những ai phải sống với những chứng bệnh khó chữa, bệnh kinh niên, hoặc đang ở giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, mạng sống bị đe dọa.

Người bệnh nan y thường bi quan, cảm thấy bất lực và tuyệt vọng khi nghĩ mình không còn liên hệ gì tới cuộc đời và thế giới này. Sự hỗ trợ của gia đình và bằng hữu có thể giảm thiểu bớt thái độ tiêu cực, nhưng cũng có khi bệnh nhân không thể phấn đấu. Họ có thể bi quan tới độ buông xuôi không muốn theo đuổi việc chữa trị, chỉ nghĩ tới những điều đen tối, và sống trong bầu không khí tuyệt vọng của cái chết gần kề. Thái độ đó khiến cho người bệnh mất tinh thần và sức khỏe giảm sút nhanh hơn những người có tinh thần lạc quan và chấp nhận.

Bác Sĩ Jon Kabat-Zinn sau khi thực tập thiền Phật Giáo, đã lập ra một y viện thân tâm rất thành công tại viện đại học Y khoa Massachussetts. Bệnh viện của ông chú trọng vào phương pháp tâm lý trị liệu, ăn các thực phẩm tốt lành; đồng thời thực tập thiền quán và các động tác yoga để giúp các bệnh nhân bị nan y (hay ở tình trạng tuyệt vọng) có thể sống bình thản được trong thời gian khó khăn nhất của họ. Nhiều khi các y sĩ điều trị cho biết đã không còn cách chữa trị nào hữu hiện nữa, coi như bệnh nhân không còn hy vọng sống, nhưng người bệnh lại phục hồi được sức khỏe một cách lạ lùng, y như có “phép lạ” nào đó đã xảy ra cho họ. Nhiều người đã thoát hiểm, khỏi được các chứng bệnh mà y khoa đã bó tay. Khi không khỏi bệnh, tâm họ cũng được chữa lành để sống an vui hơn những ngày tháng cuối đời.

Tự lành bệnh

Những nghiên cứu trong mấy thập niên qua của nhiều bác sĩ Hoa Kỳ nổi tiếng như Herbert Benson, Joan Borysenko, Jon Kabat-Zinn, Bernie Siegel, Deepa Chopra... đưa ra nhiều khám phá mới về việc chữa trị tâm lý cho các bệnh nhân bị nan y như bệnh Cancer, MS (Multiple Sclerosis), Hepatitis và Aids...

Theo các khoa học gia trên, sinh hoạt tâm linh và nhất là khả năng tự chữa lành của người bị bệnh nan y là những yếu tố rất quan trọng để lành bệnh... Các khoa học gia nói trên đều đồng ý rằng sự thoát hiểm của các bệnh nhân nan y nhiều phần là do khả năng tự lành bệnh của chính người bệnh. Các nhà tâm lý rất quan tâm tới mối liên hệ mật thiết giữa thân và tâm người bệnh. Họ cho rằng: Khả năng tự lành bệnh chỉ phát triển ra được trong những bệnh nhân có tâm lý tích cực, hiểu được con người mình và có tin tưởng, hy vọng vào các phép chữa bệnh, kể cả những hỗ trợ tâm linh.

Nữ tiến sĩ tâm lý Norine Johnson, chủ tịch hội các tâm lý gia Hoa Kỳ, đã bị cancer từ thập niên 1980, nay đang sống hạnh phúc và năng động, cũng có quan điểm tương tự như trên: “Tôi khỏi bệnh, sống vui được bao năm nay là nhờ có các bác sĩ giỏi, nhờ gia đình bạn bè giúp đỡ và các phép tâm lý trị liệu”. Là một người trong nghề nên Norine biết rõ về kết quả các nghiên cứu tâm lý, chứng tỏ các bệnh nhân cancer cả hai phái nam nữ đều có nhiều cơ hội khỏi bệnh hơn nếu sau các chữa trị y khoa, họ được chăm sóc về tinh thần đúng mức.

Ghế ba chân

Bác Sĩ Herbert Benson, giáo sư Ðại Học Y Khoa Harvard, là giám đốc sáng lập Viện Y Khoa Thân Tâm (Mind and Body Medical Institut, Massachussetts). Trong hơn ba thập niên hành nghề y sĩ, Herbert Benson đã viết gần 20 cuốn sách về các nghiên cứu thân/tâm của ông, được quần chúng rất hâm mộ. Những cuốn đầu tiên của ông như “The Relaxation Response, Beyond The Relaxation Response” được ấn hành nhiều đợt, mỗi kỳ hàng triệu cuốn từ thập niên 1970 tới nay.

Trong cuốn sách nói về khả năng tự lành bệnh của con người: “Timeless Healing” (1996), tác giả Herbert Benson cho rằng sức khỏe của chúng ta tùy thuộc vào ba yếu tố, giống như một cái ghế đẩu cần phải có ba chân mới vững vàng. Ba chân ghế đó là:

“Các phương pháp chữa bệnh tân tiến
Thuốc men tốt
Sự chăm sóc thân tâm của chính người bệnh (Self care).”

Hai yếu tố đầu là những dịch vụ mà nền y tế hiện đại cung ứng cho bệnh nhân, càng ngày càng phong phú, tiến bộ. Yếu tố thứ ba rất quan trọng, nhiều phần là yếu tố quyết định cho sự an nguy của người bệnh. Trước đây, đó cũng là yếu tố mà y giới Tây phương thường lơ là, và nhiều người bệnh cũng coi thường, không để ý tới nó, hoặc cho là chuyện không đáng quan tâm.

Theo Bác Sĩ H. Benson, chân thứ ba (bệnh nhân tự chăm sóc) của “chiếc ghế” sức khỏe là yếu tố rất quan trọng. Nó gồm có nhiều phần như: Tập luyện cơ thể - Ăn uống lành mạnh; và nhất là: phát triển nội tâm để làm tăng khả năng lành bệnh của chính mình.

Sau nhiều nghiên cứu thực nghiệm về yếu tố thứ ba nói trên, Bác Sĩ H. Benson nhận thấy phải có sự cân bằng giữa ba cái “chân ghế”, thì bệnh nhân mới có thể vượt qua các chứng nan y. Ông khám phá ra rất nhiều điều kỳ lạ về đời sống tình cảm và tinh thần của những bệnh nhân biết tự chăm sóc, nhất là khi họ có lòng tin trong lúc chữa bệnh. Những người này tin tưởng vào khả năng của chính họ hoặc tin vào sự hỗ trợ của các đấng thiêng liêng, hay chỉ tin ở nền y khoa tân tiến, nhưng tựu trung, lòng tin sẽ khỏi bệnh là điều chính yếu.

Bác Sĩ Benson cũng nhấn mạnh tới sự mong ước luôn sống khỏe mạnh của mỗi chúng ta - một khả năng tự nhiên và tiềm tàng trong cơ thể mỗi người. Ông gọi đó là khả năng tự lành bệnh “vượt thời gian” (Timeless healing). Có lẽ, chính sự khao khát sống khỏe và sống thọ đã là hứng khởi khiến bao bệnh nhân tự phấn đấu, làm cho căn bệnh phải lùi bước, đúng như quan niệm “Nhân cường tật nhược” của người Việt xưa nay.

Theo Bác Sĩ Benson, khả năng tự lành bệnh được truyền từ tổ tiên bao đời xuống chúng ta, và sẽ còn truyền qua các thế hệ con cháu chúng ta mãi sau này. Nó có sẵn trong mầm sống (genes) của con người, nó cũng bất tử với thời gian. Vấn đề là làm sao khai triển được khả năng tự cứu đó, bằng những phương pháp chăm sóc thân tâm ta một cách đúng mức. Có thể khi người bệnh có lòng tin ở bất kỳ thứ gì, người ta đã có thêm năng lực để làm sống dậy cái khả năng tự lành bệnh trong con người họ. Lòng tin tưởng có thể lật ngược tình trạng của cơ thể người bệnh, dù đó là lòng tin vào các đấng tối cao như Phật, Chúa hay Thượng Ðế, Ðức Mẹ hay Bồ Tát Quan Âm. Bệnh nhân cũng có thể lành bệnh khi họ nhiệt liệt tin theo các vị thần linh theo tín ngưỡng riêng của họ, dù đó là ông thầy phù thủy, một ông thầy thuốc, một đạo sư hoặc tin vào một địa danh nổi tiếng linh thiêng như Jerusalem, Lourdes, Bồ Ðề đạo tràng... Ngày nay, nhiều người chỉ tin vào sự tập luyện thân thể; đó cũng là một thứ “tín ngưỡng” có ích cho việc phục hồi sức khỏe, nếu người bệnh được hướng dẫn cẩn thận.

Tin tưởng tích cực và tiêu cực

Theo Bác Sĩ Herbert Benson, khi tâm chúng ta có sự tin tưởng vào thầy, vào thuốc, thì chúng ta có thể đánh thức được khả năng muốn sống khỏe mạnh, có sẵn trong cơ thể mỗi người. Khả năng tự chữa lành là một năng lượng tiềm ẩn nhưng rất mạnh, mỗi chúng ta ai cũng có từ khi mới sinh ra đời. Chỉ cần một vài liều thuốc và sự tin tưởng lúc khởi đầu, chúng ta có nhiều cơ hội để làm sống dậy sức mạnh rất lớn mà trời đã ban tặng cho chúng ta.

Theo nhiều nghiên cứu trong y giới, người ta tới phòng mạch bác sĩ vì bị các chứng bệnh khác nhau, nhưng có tới 74% bệnh nhân đau ốm vì các nguyên nhân tâm lý. Ðó là kết quả nghiên cứu của hai đại học Uniformed Service of Health Sciences (tiểu bang Maryland) và Trung Tâm Y Khoa Brooke Army (Houston, Texas). Các nghiên cứu khác cho biết 60 tới 90% số người bị bệnh chỉ vì phải chịu đựng những sự căng thẳng quá mức (stress-related). Việc chẩn bệnh, cho thuốc uống hay thuốc thoa bên ngoài, theo cách chữa trị thông thường, hầu như không mấy thành công.

Bác Sĩ Herbert Benson cho rằng thầy thuốc nên giúp bệnh nhân phát triển khả năng tự lành bệnh của họ, nhất là tìm hiểu những điều tích cực mà bệnh nhân tin tưởng, để giúp họ có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngược lại, khi thầy thuốc làm hay nói điều gì khiến cho bệnh nhân tin rằng mình khó thoát được căn bệnh dữ, chẳng hạn nói những lời có tính cách phán quyết giống như “kết án” người bệnh, thì các vị đó đã vô tình giết chết khả năng quý báu “tự chữa lành” của bệnh nhân.

Có lẽ vì sợ bị gia đình bệnh nhân kiện tụng (?), mà nhiều bác sĩ Âu Mỹ ngày nay thường nói tới thời gian sống còn rất giới hạn của những bệnh nhân cancer nặng. “Ông (hay bà) có thể sống được từ 3 tới 6 tháng, hoặc khoảng một năm nữa...” Lời phán quyết giống như bản án của tòa chung thẩm, nhiều khi đã gây ra những phản ứng rất tiêu cực cho các bệnh nhân yếu bóng vía. Một số các bác sĩ có từ tâm, sau khi đưa ra con số, thường thêm ít lời an ủi như: “Nhưng chuyện sống chết này cũng tùy thuộc nhiều vào sự chữa chạy và vào cơ thể đặc biệt của riêng mỗi người, không nên tuyệt vọng v.v...”

Tôi không bao giờ quên nét mặt thất thần của anh bạn thân năm xưa (1996), khi anh phải nghe “án tử” từ người thầy thuốc làm biopsy gan cho anh. Ðang con mơ màng vì thuốc an thần chưa rã hết, anh phải mở mắt ra vì ông bác sĩ cố lay gọi anh dậy. Ông ta chỉ muốn trước khi ra về, đưa bản kết quả biopsy cho anh: “Nhìn này, anh bị cancer nửa lá gan, nửa kia thì bị xơ cứng (cirrhosis). Người ta chỉ bị một chứng đã đủ chết, anh bị tới hai thứ...” Sau lần bị nghe bản án tử đó, người bạn tôi quyết định không gặp lại ông bác sĩ kia nữa và thấy không còn hy vọng gì để chữa trị bằng Tây y. Nhưng may mắn, anh đã chuyển hóa sự sợ hãi đó được nhờ cái tâm vốn rất bình thản của người đã hiểu đạo sâu xa. Không bao giờ trở lại nhà thương, trừ những ngày cuối cùng bị đau đớn. Anh bạn chúng tôi tự chăm sóc thân tâm mình, tìm các thầy lang Ðông y để chữa trị. Và anh sống được hơn một năm sau khi vui vẻ du lịch sang Âu Châu Mùa Hè cuối. Anh đã sống lâu hơn hai lần quãng thời gian ông chuyên gia giải phẫu kia tuyên án! Nhưng nếu không quá ngán ông thầy thuốc, biết đâu bạn tôi có thể sống lâu hơn nữa nếu được Tây y chữa trị và sau khi cắt bớt những phần hư trong gan. Gần đây, bệnh nhân ung thư gan thường được giải phẫu để cắt bỏ phần gan hư, vì bệnh nhân có thể sống khỏe mà không cần lá gan phải toàn vẹn.

Cho tới nay, khi nhớ lại chuyện mà tôi chứng kiến này, tôi vẫn không hiểu được lý do đằng sau hành động thiếu nhân đạo của người thầy thuốc kia. Ông ta khá nổi tiếng trong ngành giải phẫu ở California, nhưng tôi không thể hiểu vì sao ông phải vội vã tới độ báo hung tin ngay khi bệnh nhân chưa tỉnh táo, và báo tin tử với vẻ mặt hào hứng - có lẽ vì nó đúng như dự đoán của ổng trước khi làm biopsy? Từ tâm của lương y là thứ không có mặt trong tâm thức của vị bác sĩ này? Hay đó chỉ là thói quen “ngắn gọn” để đỡ mất thì giờ của người thành công trên xứ Mỹ? Ông có lẽ không hiểu được rằng “lời phán xét” về bệnh trạng của ông nó có thể giết chết hay cứu sống người bệnh, ít nhất về mặt tâm thần!

Ảnh hưởng của tâm lý người đau ốm trên bệnh tình của họ, ai cũng thấy được. Ðó là một vấn đề hiện đang được Tây y nghiên cứu nhiều. Theo Bác Sĩ H. Benson, khi nhận xét kỹ bệnh nhân, thầy thuốc có thể biết ngay nên làm gì để khai triển các tin tưởng tích cực, có lợi cho sự lành bệnh, trong con người đang bệnh.

chieclavotinh
08-03-2019, 10:03 PM
“Bệnh từ miệng mà vào…”

Mổ Ruột
Phạm Hoàng Chương

Từ nhỏ tới lớn tôi vốn thích ăn trái cây. Có người nói sinh tuổi con khỉ thì hảo trái cây là phải rồi (!). Hồi học lớp nhì trường bà sơ Tấn Tài, giờ ra chơi hay leo cây hái khế ngọt ăn. Mùa cà chua chín, hay xuống rẫy cà ở Đạo Long hái giùm chủ, được cho phép muốn ăn bao nhiêu thì ăn. Lên đệ lục, đệ ngũ hay rủ bạn lên vườn xoài Mỹ Đức của bạn học, leo hái, cắt lát chấm mắm ớt. Trong nhà mỗi lần có giỗ, làm anh lớn, chuyên thầu hết phần trái cây cúng ông bà mang xuống: đu đủ, cam quít, lê táo xoài mận … Những năm trước 75, tới mùa mía ngọt, xe bò tấp nập chở đầy nhóc bán ngoài đường, gọi mua cả vác mía 12 cây dài vứt bỏ ở phòng ăn, để dành lai rai chặt khúc lấy răng xiếc, ăn rều rệu như tằm ăn dâu.

Qua Mỹ, ở Cali trái cây rẻ, nên mấy chục năm liền, lại tha hồ ăn cam, táo, bưởi, lê, đào, hồng... Mua nhà ở, chịu khó trồng cả chục cây cam, quít, bưởi, hồng, ổi sau vườn cho không khí mát mẻ và ăn được cây nhà lá vườn, khỏi mua. Nhiều khi ăn trái cây thay cho cơm bữa, cá, thịt. Tôi ăn ngọt dữ lắm. Uống cà phê bỏ 3 muỗng đường, nước cam nước chanh gì cũng phải thêm đường, thêm mật cho đậm đà. Ăn ngọt nhiều mà blood sugar vẫn thấp. Bạn bè người quen, hỏi ai cũng nghe thở dài than bị tiểu đường, trong khi mình trên 70 tuổi, ăn ngọt nhều mà đường máu vẫn cứ trên dưới 83 (range 65-99) trong khi nhiều người trẻ hơn mà đường tới 180… phải uống, chích liên tục. Có điều, lớn tuổi bao tử hình như co lại, không ăn đuợc nhiều như lúc còn thanh niên. Không thích ăn thịt, ngửi mùi thịt gà thấy hôi hôi, thịt bò thì sợ, chỉ ăn cá, rau. Ăn một chén cơm là đã thấy no, ít khi thấy đói, không có appetite, mà ăn uống cũng dễ, nấu nướng đơn giản, có gì nhét bụng cũng xong, chả hề có nhu cầu đi nhà hàng để ăn ngon.

Cách đây ba năm, có lần sáng sớm bụng đói, qua chơi Bolsa, thấy mít chin bán thơm phức, tôi mua nguyên một khúc, trên đường lái xe về Riverside ngồi ăn sạch, bị đầy bụng tắc ruột, ba ngày không đi cầu được. Anh bạn học cũ, là bác sĩ giải phẩu, anh bạn bấm huyệt đông y ở Little Saigon, hối thúc vô Emergency Room soi ruột kẻo ruột quấn phải mổ, cắt khâu lại. Tôi lo lo, lật đật nhập viện cho bác sĩ Cat Scan, ông coi hình nói đúng là ruột bị quấn (twisted), phải ở lại một đêm để theo dõi. Đêm đó, chưa chi đã có ngay bác sĩ mổ tới hỏi thăm sức khỏe, nói ở trên giao chuẩn bị mổ bụng tôi, cắt bỏ chỗ ruột quấn. Tôi sợ hãi, cả đêm không ngủ được, sợ chết, tính viết di chúc. May mà nửa đêm khát nước, dậy tìm nước uống nhiều lần mà sáng sớm ruột tự tháo gỡ ra, đi cầu đuợc. Hú vía, xin ký giấy “tự ý bỏ ra về,” thầm cám ơn Trời đất cứu mạng kịp thời, thề không bao giờ ăn mít nữa.

Năm nay, mới tuần trước, nhân con gái dẫn 2 cháu ngoại từ miền Đông qua thăm, nhân chợ 99 ngó qua Phước Lộc Thọ bán xoài Kent chín thơm phứt có 5 đồng một thùng, tôi mua về cho cả nhà, nhất là cho con gái ở bên đó mới qua (ít khi đựợc ăn trái cây thức ăn ngon như bên này). Bà xã tôi lại nấu một nồi súp cà chua ăn với bún chả cá. Khi con gái chở các cháu đi đâu đó, tôi lôi xoài ra bỏ tủ lạnh, cắt ăn liền 3 trái ngọt lịm thơm mát, lại đớp thêm một tô súp bún cà chua chả cá, không ngờ chất chua hai thứ quả ùn lên bao tử làm căng bụng to tướng, đau anh ách. Mỹ gọi chứng này là heartburn, tôi tìm mãi không thấy lọ thuốc kẹo Tums để nhai nuốt hút chất gas ra, đành chịu trận đi qua đi lại một lúc cho “hạ hỏa,” ngồi chồm hổm cúi mặt sát đất mới nôn ra được một bát nước chua, nhẹ bụng bớt một phần ba, nhưng tối tới vẫn còn đau anh ách. Nằm lăn lộn mãi, ngẫm nghĩ nhớ mười bốn năm trước cũng mùa hè trời nóng như hôm nay, ăn mấy trái bắp luộc mà lại uống nước chanh chua nên bắp không tiêu, bụng căng cứng lăn lộn đau đớn mà không mửa được, mặt mày tái xanh, phải nhờ thằng con chở vào Urgent care cứu cấp. Ở đó 3 tiếng, họ thấy còn đi đứng được, đủng đỉnh bắt chờ, rồi cho uống 2 viên thuốc mà “charged” bảo hiểm Kaiser cả bạc ngàn... Lần này chắc cũng vậy, ăn nhiều chất chua quá nên hơi gas dồn làm căng phồng bao tử, uống nước cho loãng chất chua, nhưng chỉ mửa ra đuợc một chút chứ không “xì hơi”hay buồn đi cầu. Phân vân không hiểu có tắc ruột như lần trước không, mới gọi anh bạn giải phẩu ở Bolsa hỏi ý.

- Ông ra tiệm thuốc mua “fleet enema” đút đít coi có đi cầu không, nếu không, phải vô E.R cho họ soi liền coi có tắc ruột không. Coi chừng ruột quấn như lần trước, phải mổ.

- Kỳ trước, ăn mít sình hơi, nhựa mít làm ruột dính lại là phải, còn kỳ này ăn chua mà sao ruột quấn được? Hay là chỉ có chất lỏng, không có cơm, thịt cá đầy bụng nên chưa đến lúc phải đi cầu đó thôi?

- Ông cứ nghe tôi đi, nhiều khi trong bao tử hay ruột ông có cancer, mụt nhọt hay da mỏng nên quấn lại nghẽn tắc, nên ăn gì nhiều một lúc là có chuyện, phải Cat Scan, chụp hình X-Ray mới biết tại sao.

Tôi biết tánh ông này hay dọa, nhưng cũng nghe lời, lái xe vô E.R đậu, bước vô phòng đợi, bấm tên tuổi, click vô bệnh tiêu hóa trên computer. Hôm nay thứ bảy, ít bệnh nhân hơn kỳ trước, nên sau khi đưa thẻ bảo hiểm ra, có bác sĩ Mỹ trắng vô hỏi han liền, kể sơ qua, y tá bảo nằm lên “băng ca” đẩy đi Cat Scan ngay. Một lát, y tá đưa vào phòng ngủ,nói ở lại đêm, thay nhau đo áp huyết, nhiệt độ, oxy, chuyền serum có thuốc giảm đau. Bác sĩ vô, nói coi scan thấy ruột quả có bị “blocked”, chờ mai coi có hết tắc không, nếu không cần phải mổ. Con gái tôi vô thăm, đem cho hộp thuốc viên Zantac 150 uống trị heartburn, vài chai plastic nước uống, hai lon soda gừng (Gibger ale) để hút gas ra. Chập tối, như kỳ trước, lại một bác sĩ giải phẩu xuất hiện tới bên giường, lần này là người Mễ, vui vẻ ân cần. Ông nói vợ ông là Vietnamese như tôi. Tôi trố mắt hỏi:

- Sao ông biết tôi người Việt?

- Đọc tên họ anh thì biết ngay. Vợ tôi cũng họ Phạm.

Tôi kể sơ qua 3 năm trước đã vô đây nằm vì cùng triệu chứng tắc ruột này, và họ cũng đòi mổ, nhưng nhờ tôi lén uống nhiều nuớc nên sáng ra ruột tự tháo ra, đi cầu sạch bụng. Ông nói muốn đút cái tube vô lỗ mũi tôi, thòng sâu vô ruột như kỳ trước anh chàng y tá Phi làm ( mà tôi không chịu vì nhột và đau quá) để hút hơi gas ra. Tôi nhăn nhó lắc đầu, nói,”No, no… đau lắm, không chịu nỗi được.”

- Ba năm trước, anh y tá Phi ở đây cũng đòi làm, nhưng ống to quá, tôi cự tuyệt, nói thà để mổ còn hơn.

- Không sao đâu, tôi lựa cái tube số 3 nhỏ nhất, và lần này đích thân tôi đút vô ruột để hút gas ra. Tôi là bác sĩ mà, rất khéo léo, anh yên tâm... Sau khi hút (decompress) gas ra,có 2 cách chụp hình trong ruột: một là đút cái scope điện tử nhỏ vô miệng anh, cho chạy xuống ruột chụp hình, gửi information ra ngoài 1 dụng cụ gắn ở ngoài da( hai thứ trong ngoài connected với nhau) rồi khi anh đi cầu, scope theo hậu môn ra ngoài. Hai là X-ray bao tử và ruột nhiều tấm, coi phim, tìm ra lý do tại sao ruột tắc, và tắc ở khúc nào... để chữa trị.

Ông này khéo nói quá, và bắt cô y tá đứng bên rót nước vô miệng tôi uống, để cuống họng mở to cho tube chui xuống dễ dàng. Bỗng có người tới báo có emergency, gọi đi mổ gấp cho bệnh nhân nào đó. Ông lật đật bỏ đi liền, nói tôi đợi một lát. Tôi cố gắng chịu đau chờ, chờ mãi, nhưng mười phút qua không thấy ông trở lại, nên bảo cô y tá tháo tube ra. Cô nói cô đút tube một mình được, nhưng tôi không tin tưởng, sợ đau, nên lắc đầu không chịu, đòi ngủ.

Đêm đó, tôi uống nước thật nhiều, hy vọng như lần trước sẽ “xì hơi” và đi cầu được, nhưng tới sáng vẫn không có triệu chứng gì là “bowel movement”. Trong khi đó, chốc chốc có ông y sĩ nào trực hay mới đổi cas, bước vô cầm sổ hỏi:

- When was your last bowel movement?

- Two days ago.

Có ông lại hỏi:

- Có ai nói với anh chuyện đút scope vô miệng chưa?

Rồi cứ hai tiếng lại có một cô y tá vén màn bước vô đo áp huyết, đút ống hàn thử biểu vô miệng dưới lưỡi đo nhiệt độ và gắn cái device nhỏ vô đầu ngón tay đo oxygen, tất cả đều bình thường. Khoảng 8 giờ hơn, có hai y tá nam tới nói đưa tôi đi X-Ray ruột, tôi đứng dậy qua nằm xe lăn họ đẩy tới, vô thang máy xuống tầng 3, tới phòng X-ray giao cho anh X-ray technician.

Anh chàng Mỹ này còn trẻ, người chắc nịch khỏe mạnh, dáng điệu sành sõi với công việc, ăn nói vắn tắt gọn gàng, đưa 2 ly cối nước gì mặn mặn bắt tôi uống hết, rồi bảo nằm xuống 15 phút nghiêng bên phải cho nước mau thấm xuống ruột để chụp.

- Tôi sẽ chụp 5 sáu tấm hình, mỗi lần cách nhau 15 phút, để coi ruột anh có cái gì lạ. Bác sĩ sẽ đọc phim và cho anh biết kết quả sau.

Tôi ngoan ngoãn tuân lệnh răm rắp. Anh bước tới phòng nhỏ xíu gần đó, bấm nút điện, dõng dạc hô:

- Breathe!

Tôi lật đật hít vô đầy phổi.

- Freeze!

Tôi liền nín thở.

Nghe “rắc” một cái. Tôi thở ra. Anh ta nhanh nhẩu bước lại, bảo quay nằm nghiêng bên phải cho nước mau rút xuống ruột già, chờ 15 phút nữa chụp tấm khác. Tôi vốn sợ X-ray chụp răng, chụp gan, phổi, bao tử, sợ tác hại, sau này dễ bị ung thư, nhưng đành nín thinh cam chịu. Chụp tới tấm thứ tư, bỗng thấy nặng bụng, phải đi cầu gấp ( hai ly cối nước uống vô nảy giờ đã có tác dụng xổ phân ra khỏi hậu môn), bèn ngồi dậy, chạy vô bathroom, nước vàng trút xòa xuống ngập bồn, cả người thấy nhẹ hẳn. Biết ngay, hễ có nước vào bụng đầy ruột là có “bowel movement” ngay. Sau tấm thứ 5, tôi lại vào toilet lần nữa xổ nốt chất lỏng còn lại. Anh chàng technician đưa cái áo gown mới khác cho tôi thay, nằm lên giường chụp một tấm chót, rồi đẩy xe trả về phòng ngủ. Lúc đó khoảng 3 giờ chiều, tôi chột bụng, đi cầu thêm một lần nữa thì thấy ông bác sĩ giải phẩu người Mễ trở lại, xin lỗi tối qua bỏ đi ngang vì công việc đòi gấp, nói không cần đút tube vô mũi hay scope vô bụng tôi nữa, vì X-ray đã tìm thấy lí do tại sao hơi cứ dồn lên bao tử và tắc ruột. Ông tỉ mỉ cắt nghĩa:

- Ruột non anh, chỗ gần nối với ruột già tự nhiên hơi teo lại (narrowing) một đoạn vài ba centimet nên thức ăn tới đó là bị nghẽn, thức ăn chuyển rất chậm xuống ruột già. Hơi chua của xoài và cà chua anh ăn thay vì chui xuống ruột già xì hơi ra, dồn lại, bốc gas lên làm bao tử phình ra đau anh ách. Ruột già chưa nhận đủ phân từ ruột non xuống, nên anh chưa đi cầu được.

Tôi hỏi:

- Chỗ ruột non teo lại đó là bẩm sinh hay mới đây, và vì lý do gì mà teo? Hồi trẻ tôi ăn rất mạnh, tiêu hóa không có vấn đề gì.

Ông lắc đầu nói:

- Không phải do bẩm sinh, nhưng tôi không biết vì sao nó co lại. Anh có biết là ruột non anh teo lại chỗ đó nên phải mất 60 phút, 2 ly nước cối anh uống trước khi chụp hình mới chảy hết xuống ruột già. Do đó, mấy tấm phim X-ray đầu không thấy gì cả vì nước chưa xuống để “clear”ruột già. Chỉ tấm sau cùng, tôi mới phát giác ra cái eo ở cuối ruột non chính là thủ phạm. Bây giờ, anh nên để tôi mổ chỗ teo đó cho ruột non ruột già thông thương thì việc tiêu hóa mới suông sẻ bình thường được, nếu không, sau này chắc chắn thế nào cũng có lúc bị tắc ruột lại, phải lại vô đây nằm.

Tôi rên rỉ, lắc đầu… Ông cứ thủ thỉ bên tai, nài nỉ như người bạn thân ái ngại:

- Tôi biết anh sợ nguy hiểm, biến chứng này nọ…, ai cũng vậy, cực chẳng đã mới phải cho mổ, chính tôi là bác sĩ cũng hết cách rồi mới khuyên anh mổ…Mổ mau lắm…

Tôi nghĩ thầm, mấy ông giải phẩu này đa số hay thích mổ, thuyết phục bệnh nhân mổ, vì được nhiều tiền, nhưng không bao giờ ký giấy cam đoan chịu trách nhiệm nếu lỡ bệnh nhân chết. Ngày xưa, Lâm ở San Jose cũng vì đi mổ mắt khỏi đeo kính cận mà gần như mù vì lỗi bác sĩ sơ ý quên nhỏ thuốc gì đó, không được bồi thường gì cả, cuối cùng bi quan yếm thế, chán đời, đi đến uống thuốc độc tự kết thúc đời mình trong motel. Tôi thì không sợ rủi ro chết vì mổ, vì chấm tử vi biết mình tuổi thọ cao, lòng hai bàn tay đều có “double lignes de vie”dài xống cổ tay… chỉ sợ sau này vết cắt mổ khâu lại đó nó đứt chỉ, bể ra, thì thức ăn trong ruột xì ra tung tóe, bộ phận tiêu hóa nhiễm trùng sưng tấy làm độc thì đau lắm, phải lại lết vô nhà thương cho bác sĩ mổ toang bụng ra để “clean up” rồi may lại. Cứ tưởng tượng hình dung ra là đã thấy sợ rồi. Ruột đang yên đang lành, chịu khó ăn kiêng và ăn ít lại đâu có việc gì. Chịu khó uống nhiều nước. Nếu trong phút bốc đồng, nghe lời ngon ngọt dụ dỗ, nể nang để cho họ mổ, sau này có gì là tại mình trăm phần trăm, đổ thừa cho ai? Chuyện các cô sửa mũi, mổ cằm, cắt má cho đẹp, sau xì ra loang lỗ xấu xí, chuyện Micheal Jackson thối mũi vì cắt sửa mũi mấy lần cho cao, báo chí đăng tin nhan nhản một dạo kia kìa. Bèn nói nửa đùa nửa thực để câu giờ:

- Bác sĩ lấy vợ Việt, có biết người Việt có câu tục ngữ này,”Cây đinh đã đóng lên tường rồi, sau này tuy nhổ ra, cái lỗ đinh vẫn còn trên tường.” You know what I mean?

Ông ta cười đồng tình, hiền lành gật đầu.

- Thôi, anh cứ về nhà nghỉ cho khỏe, rồi có quyết định gì, cho tôi hay.

Tôi lấy cell phone ra xin ông tên, email, và số phone để khi nào quyết định, sẽ gọi tham khảo. Trong lúc ông dùng ngón tay hí hoáy gõ vô cell phone, tôi chợt nghĩ ra tại sao ông không đưa phim X-ray cho mình coi chỗ ruột non co lại nhỉ. Nếu nó quá nhỏ, biết đâu mình lo lắng, chịu hẹn ngày cho mổ. Còn bây giờ ruột đã thông lại bình thường, bụng không đau đớn gì, trước mắt tôi chỉ thấy nhu cầu phải về nhà tắm rửa sạch sẽ, ăn nhẹ một cái gì đó sau hai ngày “fasting,” rồi lên giường nghỉ ngơi cho khỏe.

Hôm sau tôi email hỏi Tân, bạn học trung học cũ là bác sĩ ở Pháp. Tân nói tâm lý các surgeons thích mổ là vì có người tự nguyện cho mình thực tập mổ, rút thêm kinh nghiệm. Thứ hai có việc làm thì bệnh viện và mình có tiền đều đều, bệnh viện chỗ mình làm có tiền xây cất mở mang lớn thêm ra, mình có việc làm đều đều, khỏi phải xin nghỉ đi làm nhà thương khác.

Tôi sực nhớ đến Chấn, bạn cũ rất thân thời tiểu học, mới chết ba năm nay ở Oakland vì ung thư, có lần 15 năm trước, khi tôi ở San Jose xuống thăm, không biết bộ tiêu hóa có vấn đề gì mà chia sẻ mỗi ngày chỉ ăn một bữa cơm, một bữa cháo, chứ không dám ăn vặt. Đó là một lời tiên tri tốt. Tôi lại nhớ Kinh Dược sư có câu, ”Nhịn đói là liều thuốc chữa trị mọi thứ bệnh”. Như vậy kỳ này may mắn đuợc X-Ray, biết nguyên do tại sao hay tắc ruột, tôi quyết định không đi mổ, chỉ cần ăn uống cẩn thận, cái gì cũng điều độ, ăn làm nhiều bữa nhỏ thay vì một bữa thịnh soạn. Và nếu lỡ như sau này sơ ý có tắc ruột ngoài ý muốn, thì cứ uống nguyên một lít nước mằn mặn pha một muỗng dầu olive vô, thế nào cũng phải có lúc lật đật chạy vô cầu xổ ra sạch bụng, khai thông đường ruột liền, khỏi cần nhập E.R.

chieclavotinh
12-07-2019, 08:01 PM
NHỮNG BỆNH... VÔ DUYÊN!
BS Đỗ Hồng Ngọc

Tuy già không phải là một bệnh nhưng già thì thường có bệnh. Bệnh thì có bệnh nặng, bệnh nhẹ, bệnh có duyên và bệnh... vô duyên. Ai cũng biết thầy thuốc là người được học hành cẩn thận để giúp ta chữa trị bệnh tật, vậy mà thầy thuốc cũng có thể gây bệnh cho ta, dù là ngoài ý muốn, cái đó gọi là bệnh do thầy thuốc gây ra (iatrogenic) mà theo GS. Phạm Khuê, một chuyên gia về Lão khoa, Chủ tịch Hội người cao tuổi Việt Nam thì có đến một phần tư người già do thầy thuốc gây nên.

Những bệnh... vô duyên còn có thể do chính mình, người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, hoặc các nhân viên tâm lý xã hội gây ra nữa! Bà cô của một bác sĩ bạn tôi trên 80 tuổi kêu lúc nào trong người cũng nóng bức, miệng khô nên đã mua rễ tranh, mía lau, mã đề ngoài chợ về nấu "nước mát" uống. Mát đâu không thấy, thấy đi tiểu liên tục gây thêm tình trạng mất nước trong cơ thể, lại thấy nóng bức, thấy khô miệng, lại uống thêm "nước mát"!

Thì ra "rễ tranh, mía lau, mã đề" là những loại thuốc lợi tiểu (diuretics). Một ông bác gầy còm nghe hàng xóm bày vẽ có loại tễ mập, bèn mua uống mấy cây. Mập thiệt! Nhưng người béo bệu, cơ thể bạc nhược! Thì ra, thuốc tễ đó chỉ là bột mì trộn với mật ong và Corticoil, một thứ thuốc uống vào lâu ngày gây hội chứng Cushing, ứ nước, làm mập bệu và gây ra vô số những tác dụng tai hại khác như giảm sức đề kháng, mọc lông, loãng xương, loét bao tử, cao huyết áp...

Ta cũng biết thuốc chữa đau khớp có thể gây loét dạ dày; thuốc điều trị cao huyết áp có thể gây hạ huyết áp đột ngột; thuốc trị tiểu đường làm hạ đường huyết; thuốc uống cho đỡ bị đái són ở người già thì gây khô miệng, đỏ da, mờ mắt, chóng mặt...

Một đặc điểm sinh học của người cao tuổi là khả năng thích ứng dần kém đi. Hấp thu thuốc đã chậm mà đào thải cũng chậm. Tác dụng phụ của thuốc lại thiên hình vạn trạng, tùy từng người, từng lúc, có thuốc người này dùng thì tốt mà bày cho người khác không xong, uống vào bị phản ứng ngay.

Cho nên dùng thuốc ở người già phải dò dẫm trên từng trường hợp, giảm liều, giảm lượng, đắn đo tính toán trước sau, nào bệnh trước mắt, nào bệnh tiềm tàng; thuốc chữa được bệnh này nhưng có gây ra bệnh khác không, có làm bộc phát một bệnh cũ nào đó không, người bệnh ăn uống ra sao, tiêu tiểu ra sao và trạng thái tâm thần ra sao? Người cao tuổi cũng thường hay tự ý gia giảm thuốc, tin lời bày vẽ, ai mách gì cũng nghe, gây tương tác thuốc lung tung rất dễ sinh ra nhiều bệnh... vô duyên đáng tiếc. Ngày càng có nhiều máy móc xét nghiệm và một số người cao tuổi cũng thường muốn được xét nghiệm này nọ.

Báo Paris match của Pháp có đăng trường hợp một bà già bị rối loạn tiêu hóa đến khám ở một bác sĩ. Bác sĩ thấy không có gì nặng nhưng cũng gởi cụ làm thêm vài xét nghiệm cho chắc. Sau đó, bà cụ được tiếp tục làm thêm hàng loạt các xét nghiệm khác ngày càng phức tạp hơn vì xét nghiệm đơn giản không tìm ra bệnh: Siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp cắt lớp, chụp cản quang mạc treo...

Sau hơn một tháng chuyển từ trung tâm này đến bệnh viện kia, nằm đợi trên những băng ca lạnh lẽo, đẩy từ hành lang này sang hành lang khác, tiếp xúc với những người mang khẩu trang chỉ chừa đôi mắt lạnh lùng, bà cụ rơi vào tình trạng khủng hoảng tâm lý trầm trọng và tiêu tốn mất 35 ngàn quan Pháp. Cuối cùng các bác sĩ hội chẩn kết luận không có bệnh gì cả! Tây gọi những người sính xét nghiệm là "examinite".

Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) cũng cảnh cáo hiện tượng over - investigation, "thăm dò quá mức cần thiết" này (Health of the Elderly, WHO, 1989). Một số người cao tuổi được chăm sóc bảo bọc quá đáng, được làm xét nghiệm thăm dò, theo dõi liên tục làm cho người bệnh muốn.... hết bệnh cũng không được; không kể trong khi thăm dò, chọc hút, bơm tiêm, thụt tháo... không phải là không có nguy cơ. Dĩ nhiên nếu có bệnh thì cần phải làm để có chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả. Còn thăm dò chỉ để... thăm dò thì không nên. Các chuyên gia khuyên chỉ nên làm xét nghiệm cho người già khi nhằm để chẩn đoán một thứ bệnh có thể chữa được, có thể phục hồi được, có lợi cho người bệnh hoặc để chẩn đoán phân biệt tìm ra một bệnh có tiên lượng tốt hơn, điều trị có kết quả hơn, có lợi cho bệnh nhân và gia đình hơn mà thôi. Tóm lại,khi cần thiết lắm mới phải làm xét nghiệm và phải có chỉ định của bác sĩ.

Thế nhưng có thứ không phải là thuốc, không phải là thủ thuật gì cả mà vẫn có thể gây ra những bệnh vô duyên: đó là lời nói! Có những lời nói gây hoang mang, lo lắng, làm mất ăn mất ngủ, gây kiêng cữ quá đáng làm cho tình trạng bệnh khó phục hồi hơn. Cái đó gọi là sự "dán nhãn" (labelling). Chẳng hạn như người không có chuyên môn, không đủ cơ sở khoa học chắc chắn mà "phán" cho một cái chẩn đoán kiểu như "nghi ung thư", "hơi bị lớn tim", hoặc một từ mơ hồ như "máu lộn mỡ, gan hơi nhiễm mỡ, viêm nhiễm phần phụ, rối loạn thần kinh thực vật"... hoặc "bị thư phù, bị người cõi trên nhập..." đều đem lại những kết quả tai hại không thể ngờ được!

Ngay cả bị dán nhãn là già cả, già nua, già yếu, mất sức rồi bị ép phải nằm yên một chỗ, lúc nào cũng có người nâng đỡ chăm sóc thì sẽ ngày càng lệ thuộc, ngày càng suy nhược, mau loãng xương, bắp cơ thoái hóa, cứng khớp nhanh. Đáng sợ hơn cả là bị ép phải vào nằm viện, nằm nhà thương, nhà dưỡng lão, nhà nghỉ mất sức... khi vẫn còn có thể tự lo lấy được. Thật ra đây chỉ là giải pháp cuối cùng vì một khi đã vào các cơ sở này rồi thì không hy vọng gì trở lại đời sống bình thường được nữa vì càng ngày càng thụ động, ỷ lại, lệ thuộc, suy sụp.

Các cơ quan chăm sóc cho người già thực ra rất cần thiết, miễn là phải giữ một số nguyên tắc như bảo đảm bảo sự riêng tư, tôn trọng cá nhân, giúp tự chủ, tự quản, và tạo nhiều cơ hội cho họ tham gia sinh hoạt phù hợp với sở thích và sức khỏe. Tóm lại, không nên để người cao tuổi mắc thêm những bệnh.... vô duyên!

chieclavotinh
02-15-2020, 08:50 PM
Chuyện Sửa Sắc Đẹp
Phùng Annie Kim

Nhan sắc còn gọi là dung nhan hay vẻ đẹp là món quà Thượng Đế dành cho phái nữ. Nếu nói như thế thì không giải thích được tại sao trên đời này sinh ra lại có người đẹp, người xấu. Đạo Phật lý giải bằng thuyết nhân quả và luân hồi. Kiếp này sống an vui, không hờn giận và làm những điều lành như biết bố thí, dâng hoa cúng Phật là tạo cái “nhân” tốt để kiếp sau, nếu tái sinh làm người sẽ hưởng cái “quả” tốt như có một dung nhan thanh tú, đẹp đẽ. Ngược lại nếu kiếp này nhan sắc xấu xí thì biết rằng kiếp trước mình hay nóng giận, hung dữ và không biết làm phước.

Chẳng lẽ luật nhân quả và luân hồi của đạo Phật đã bị đảo lộn khi trên thế giới ngày nay, ngành y khoa thẩm mỹ ra đời với những tiến bộ kỹ thuật vượt bực đã làm thay đổi hình thức bên ngoài của người phụ nữ ngay trong kiếp này. Bàn tay kỳ diệu của vị bác sĩ phẫu thuật đã làm biến đổi nhan sắc của người phụ nữ từ nét mặt cho đến vóc dáng.

Phụ nữ ai cũng thích mình đẹp. Khi có tiền, họ có khuynh hướng muốn đổi tiền lấy nhan sắc. Bác sĩ hành nghề thẩm mỹ là giới kiếm tiền dễ dàng và có mức thu nhập cao vì nó tỷ lệ thuận với nhu cầu làm đẹp. Phụ nữ thành công ngoài xã hội càng tăng thì nhu cầu làm đẹp càng nhiều.

Trên thế giới ngày nay, nhu cầu thẩm mỹ này càng ngày càng phát triển, không chỉ dành cho phái nữ mà còn lan đến giới mày râu, không chỉ dành cho những người giàu có và những người nổi tiếng mà trở thành phổ biến, thời thượng trong mọi tầng lớp. Thống kê cho biết hàng năm có cả triệu người Mỹ sử dụng dao kéo. Các các dịch vụ cắt, gọt, nâng, bơm, hút, căng, kéo, vá, mài, lột, tẩy, xóa... các bộ phận trên cơ thể phụ nữ và nam giới được tóm gọn bằng ba chữ “sửa sắc đẹp”.

*

Câu chuyện xảy ra từ năm ngoái. Tôi nhận được một cú điện thoại của một chị bạn. Giọng nói của chị reo vui và hớn hở như chưa bao giờ chị hạnh phúc đến thế:

- Bà đi đâu vậy Ani? Tui gọi bà mấy lần không thấy bà trả lời. Trời ơi, tui bây giờ đẹp lắm Ani ơi. Đẹp không thể tưởng tượng được. Bà gặp tui bây giờ bà không nhận ra tui đâu. Đám thợ trong tiệm neo không ngờ tui đẹp dữ vậy. Khách hàng của tui tưởng tui là bà khách nào. Ani tới coi chơi. Tui nghỉ ngày thứ hai. Ghé đi. Bà thấy tui mà bà không mê thì thôi.

Trời! “Bà thấy tui mà bà không mê thì thôi”. Trên đời này sao có người tự tin quá vậy ta? Chắc bả phải đẹp thiệt mới dám mạnh miệng khoe mà còn tha thiết rủ tới coi...hàng. Coi thiệt chứ không phải “coi chơi” mà hàng là hàng giả chứ không phải hàng thiệt. Sự tò mò làm cho tôi không thể bỏ qua những câu hỏi tới tấp:

- Chị Mai sửa sắc đẹp phải hôn? Sửa ở đâu? Thôi tui nhớ ra rồi. Chị Mai nói giá vé rẻ, Mai sẽ về Việt nam. Vậy Mai sửa cái gì, cắt mắt, nâng mũi, bơm môi, căng da mặt ?

Tiếng chị cười khanh khách:

- Tui sửa đủ thứ. Hút mỡ bụng luôn. Bây giờ tui thon lắm Ani ơi. Ani có tin rằng tui sụt từ một trăm bảy mươi “bao” còn một trăm bốn mươi không. Hồi trước tui mặc đồ “xai lạc” bây giờ bỏ đồ cũ, thay hết đồ mới, “xai mi-đi um”. A-ni thấy tui, bà không tưởng tượng tui thay đổi nhiều lắm. Đẹp không ngờ luôn.

Vẫn là niềm vui rộn rã và sự tự tin...không ngờ trong tiếng suýt soa của chị qua phone. Điều tôi chỉ muốn biết là vấn đề chi phí cho một cuộc “đổi đời” về nhan sắc của chị:

- Mai sửa như vậy thời gian mất bao lâu? Tốn bao nhiêu tiền? Sửa ở Việt nam rẻ hơn ở Mỹ nhiều lắm phải không? Nghe nói Sài gòn có bệnh viện TV rẻ và nổi tiếng. Mấy người bạn mình toàn về đó sửa rất an toàn.

- Dài dòng lắm. Thứ hai tuần tới Ani ghé tui đi, tui kể chuyện cho nghe. Sửa đi bà. Tui có giữ mấy cái địa chỉ nè. Tui cho bà tên bác sĩ luôn. Tui về gần bốn tháng. Chi phí tổng cộng khoảng hơn mười ngàn. A-ni ơi, đi làm cực khổ quá. Từ trước tới giờ chỉ lo kiếm tiền, bây giờ mình mới biết làm đẹp cho mình. Mình đẹp mình hưởng. Chết rồi có mang tiền theo được đâu.Cho nên tui đang hưởng...tui đây nè. Sửa rồi tui đẹp hết biết luôn.

Bà bạn này sao bả quá “cờ -rê- zi” về nhan sắc của bả dữ vậy trời? Có khi bả phát cuồng cũng nên. Còn ộng chồng thì sao. Tui tò mò hỏi tiếp:

- Mai gan thiệt. Nâng mũi, cắt mắt, căng da, bơm môi, hút mỡ bụng liên tiếp Mai không sợ đau à?. Ông Hoàng có về chung với bà không? Ổng thấy Mai đẹp chắc ổng khoái lắm héng?

Chị xì qua phone:

- Khoái gì. Không có cha nào thích cho vợ bỏ tiền ra sửa sắc đẹp hết. Mấy cha sợ tốn tiền. Vợ đẹp mắc công ghen. Nhưng tiền là tiền của Mai kiếm ra. Cơ thể này là của Mai. Sao ổng cấm Mai được. Ổng không về, Mai cũng về một mình ên à. Sẵn dịp về thăm ông già. Hai đứa em bên đó rành ba cái vụ này lắm. Tụi nó lo cho Mai. Đâu cần ổng.

Giọng chị trầm hẳn xuống:

- Còn chuyện có đau không. Đau thấy ông bà cố nội chớ hổng đau. Nhưng sợ gì. Đau có thuốc giảm đau. Đau rồi cũng hết. Còn đẹp mình đẹp hoài. Bà chọn đi. Đau hay đẹp. Ai có gan làm giàu chớ tui có gan làm đẹp. Bây giờ Mai đẹp nên Mai vui lắm. Cả ngày ngắm mình hoài. Ani ơi, nhớ ghé gọi cho Mai nha. Mai ở nhà đón bà. Mai nói thiệt, bà thấy tui mà không mê thì thôi.

Tôi đặt cái phone xuống bàn sau một tràng liên thanh dụ dỗ hết sức nhiệt tình của chị. Tiếng cười rổn rảng, giọng nói vui như Tết và cũng câu nói lập đi lập lại “Bà thấy tui mà không mê thì thôi” của Mai còn vang vọng bên tai. “Mê” người hay “mê” nhan sắc? Người với nhan sắc bây giờ là một. Dung nhan này vẫn còn trong trí tưởng tượng của tôi. Tôi nhất định phải đến gặp “người đẹp dao kéo” này.

Quan hệ giữa vợ chồng tôi và anh chị Hoàng- Mai bắt đầu bằng những cái vé máy bay từ năm một chín chín hai. Mai bằng tuổi tôi, là khách hàng trung thành của tôi từ hồi tôi mở tiệm cho đến khi dẹp tiệm tính ra mười lăm năm. Biết anh Hoàng, chồng Mai giỏi nghề sửa chữa linh tinh, ông chồng tôi tin tưởng nhờ anh sửa, khi thì cái máy xay rác hư, cái ống nước rò rỉ, cánh cửa vườn sập, thay cái thảm cũ... Hai vợ chồng nhà này người miền Nam thật thà, chơn chất, tốt bụng. Ông chồng hiền lành, trầm tính, ít nói. Bà vợ lanh chanh, nói nhiều, thảo ăn và nấu ăn ngon. Chị làm neo, tiếng Anh chỉ đủ để giao tế. Anh làm thợ trong cộng đồng người Việt. Anh chị có mỗi cô con gái lấy chồng xa. Vì thế, những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, xe cộ, ngân hàng, bệnh viện, thuế má... có gì thắc mắc hay trục trặc anh đều nhờ ông chồng tôi chỉ dẫn dùm. Mối quan hệ càng ngày càng thân tình khi vợ chồng tôi được anh chị mời làm đại diện cho họ nhà gái lên cám ơn hai họ trong ngày đám cưới cháu Loan.

*

Chúng tôi đậu xe bên kia đường trước nhà đã thấy chị đứng trước cửa, giơ tay vẫy vẫy ra dấu “Tui đây. Tui đây”.Tôi nói với ông chồng“ Chắc chị Mai chờ tụi mình từ nãy giờ.”

Nhìn xa rõ ràng là Mai gầy hẳn đi. Nàng chơi một cái áo thun màu xanh và một cái quần lửng màu trắng dài ngang đầu gối. Vóc dáng thon gọn và trẻ trung của chị là hình ảnh đầu tiên gây cho tôi một ấn tượng bất ngờ. Đâu còn thân hình đồ sộ, đi đứng chậm chạp, quanh năm trong chiếc quần tây đen và chiếc áo sơ mi lụng thụng tay dài, cổ bẻ của mấy bà già.

Mai đội tóc giả “highlight” màu nâu sáng, chải phồng, xịt keo bồng bềnh như đi đám cưới. Mai trang điểm nhẹ nhàng nên rất tự nhiên. Đôi mắt hai mí viền đen rất rõ, mở to với hai hàng mi giả ẩn chứa niềm vui khi nhìn người đối diện. Cái mũi tẹt lét ngày nào bây giờ là cái sóng mũi cao và thẳng, tương xứng với hai cánh mũi khít và nhỏ. Chiếc môi mọng, dầy, màu hồng, hình trái tim cong lên mỗi khi chị cười. Cặp chân mày “shape” đẹp, đều đặn, có đuôi, xâm màu nâu rất sắc sảo. Không thấy hai nếp nhăn hình sọc dưa ở giữa chân mày. Hai cái ngoặc đơn chảy xệ bên hai cánh mũi và những vết chân chim hai bên khóe mắt cũng biến mất.Thân hình thon gọn hợp với khuôn mặt tóp lại chứ không chè bè như trước. Lúc ấy trong đầu tôi hiện ra một hình ảnh rất quen. Chị giống một người mà tôi vẫn thường gặp. Đúng rồi. Cô em Christine hàng xóm cạnh nhà tôi.

Đứng ở cửa, chị nghiêng người làm dáng và cười ha hả hỏi tôi:

- Sao? Thấy sao? Nhận ra Mai hôn? Đẹp hôn? Thấy Mai lạ chưa? Ra đường gặp Mai chưa chắc bà nhận ra.

Tôi nghĩ đến một chữ tiếng Mỹ trong đầu “Unbelievable!”. Không thể tin được.

- Bà biết không, tui sửa lâu rồi mà mấy đứa làm neo trong tiệm tụi nó cứ nhìn Mai hoài và nói tui trông lạ và đẹp. Tụi nó nói không những đẹp mà đẹp... sang.Có lẽ tụi nó so sánh hồi trước tui mập và không biết chưng diện. Tụi nó còn nói tui trẻ đến mức tụi nó xem hình tui với con Loan nói như hai chị em. Bà thấy tui trẻ hôn?

Tôi vẫn không rời đôi mắt trên khuôn mặt chị, ráng tìm lại nét cũ của cô Mai ngày trước. Có chăng một chút khi chị cười. “Người đẹp không ngờ”. “Người đẹp hết biết”.”

Trước mắt tôi là một cô Mai hoàn toàn khác lạ. Đúng như chị nói, ra đường gặp chị, tôi không thể nhận ra cô Mai. Một cô Mai đẹp. Một cô Mai trẻ đi mười tuổi. Một cô Mai đang ôm tôi mừng rỡ, hỏi han tíu tít còn tôi vẫn còn ngỡ ngàng trước một cô bạn lột xác từ khuôn mặt đến vóc dáng.Chị kéo tôi vào trong nhà, đôi mắt tôi vẫn không rời khi chị di chuyển nhanh nhẹn từ phòng khách đến nhà bếp để canh nồi bún bò đang hầm. Lúc đó tôi mới nhớ ra ông chồng tôi vẫn đang lững thững ngoài sân. Anh Hoàng từ trong nhà bước ra chào tôi. Anh gầy đi, nét mặt tỏ vẻ không vui. Thế là hai ông rủ nhau ra vườn uống bia với dĩa gà chiên nước mắm đã bày sẵn để cho hai chúng tôi tha hồ nói chuyện dao kéo.

Ngồi bên chiếc “sofa”, Mai lấy cho tôi xem một bao thơ màu vàng của cháu Loan. Đây là hồ sơ các trung tâm làm đẹp nổi tiếng ở xứ Mỹ cháu Loan tra cứu trên mạng, in ra và gửi về cho mẹ. Từ khi biết mẹ muốn sửa sắc đẹp, Loan hẹn sẽ về Cali vào dịp hè đưa mẹ đi tham vấn và sửa sắc đẹp ở Mỹ. Con nhỏ cẩn thận ghi ra bằng tiếng Việt bốn loại hồ sơ “Hút Mỡ” (liposuction), “Căng Da Mặt” (face lift), “Sửa Mũi” (nose lift augmentation) “Cắt Mắt” ( eye lid surgery). Loan còn ghi rõ bằng tiếng Việt tên các bác sĩ, cách tiến hành các loại phẫu thuật và giá tiền để mẹ ở nhà “nghiên cứu” trước. Ông bác sĩ Ấn độ Soheil Saul Lahijani ở Newport Beach, bác sĩ Mỹ Dennis J Hurwitz ở Beverly Hills, bác sĩ Mỹ Jason Raymond ở Malibu là những tay bác sĩ nổi tiếng “chuyện trị” ngành hút mỡ. Bác sĩ Jeffrey Taylor ở Santa Monica, bác sĩ David Lee người Mỹ gốc Tàu ở Orange County, bác sĩ Mỹ gốc Pháp Simon Ourian ở Bevely Hills là ba bác sĩ “bá nghệ” có nhiều kinh nghiệm làm đủ món như căng da mặt, nâng mũi, bơm ngực, cắt mí mắt, nâng chân mày, gọt cằm và vá cả màng trinh... Chị Mai “chê” bác sĩ Mỹ “chém ngọt”, “chặt đẹp”. Chị có hai cô em gái ở Việt nam có nhiều kinh nghiệm với ngành dao kéo rủ rê chị về “đại tu” toàn bộ nhan sắc. Thế là “ Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà...rẻ hơn”. Tuy ở Mỹ nhưng “bà già nhà quê” này thích về tắm ở ao nhà. Chị âm thầm dặn chồng dấu con gái, bay một mình về Việt nam làm một hơi hai món khai vị là bơm môi và xâm chân mày.Theo lời chị kể: “ Mình lỡ...đẹp cho đẹp luôn, lỡ... đau cho đau luôn”, chị làm tiếp bốn món ăn chơi kia và trở về Mỹ...bình yên vô sự.

Tôi ngồi yên lặng vừa nghe chị kể chuyện và ngắm chị miết.

- Annie biết không, con Loan muốn tui sửa ở Mỹ cho an toàn nhưng giá gấp ba lần bên kia. Bà coi ông bác sĩ Mỹ này “chạt” mười ngàn hút mỡ toàn bộ năm vùng. Quá mắc. Mười ngàn tui về Việt nam làm đủ thứ. Họ ghi giá bốn ngàn nhưng chỉ hút có một vùng bụng thôi. Hút ba vùng thêm cái hông và cái đùi hơn bảy ngàn. Hút năm vùng thêm cái mông và cái eo gần mười ngàn. Đó là chưa kể họ “chạt” đủ thứ tiền, ngoài tiền mổ còn tiền gây mê, tiền bệnh viện, tiền y tá, tiền thử máu, tiền băng, gạc, tiền thuốc tổng cộng gần năm ngàn nữa. Tui nói với ông Hoàng thôi dẹp. Tui về Việt nam làm có....ba ngàn. Bao hết.

Chị lấy hai ngón tay vuốt hai bên sóng mũi rồi đưa khuôn mặt tới gần cho tôi ngắm cái mũi mới của chị. Chị vẫn miên man kể chuyện về giá cả:

- Sửa cái gì cũng rẻ hơn phân nửa Ani ơi. Sửa mũi bên kia chưa tới hai ngàn, kiểu Hàn Quốc, bên này năm ngàn. Căng da mặt, da cổ bên kia có ba ngàn, bên này tới sáu ngàn. Cắt mí mắt bên kia có một ngàn, bên này hai ngàn. Sẵn dịp tui bơm luôn cái môi có ba trăm, Xâm lông mày có hơn một trăm. Tính ra làm nguyên cái mặt bảy ngàn, hút mỡ hơn ba ngàn là mười ngàn. Còn làm ở Mỹ, món nào cũng “chạt” thêm năm sáu thứ tiền. Một viên thuốc cũng phải trả tiền. Bên kia còn có “khuyến mãi”. Sau khi lành họ còn cho thẻ đi “mát xa” miễn phí.

Chị lấy ra một bao ziploc trong đó có “carte visit” của các bác sĩ, toa thuốc đưa cho tôi xem. Đây là bác sĩ X bệnh viện KN ở đường Trần Hưng Đạo chuyên hút mỡ. Bác sĩ M bệnh viện KN ở đường Hai Bà Trưng chuyên nâng mũi, nâng ngực, cắt mắt. Xâm môi phải đến cô C đường Lê Lợi. Xâm chân mày nổi tiếng rẻ và đẹp là Cô L đường Bùi thị Xuân. Chữa các loại da bị sẹo, rỗ, mụn... thì có bác sĩ H bệnh viện KH đường Lý Thái Tổ. Ngoài ra muốn làm có hàm răng đẹp thì đến bác sĩ T ở Phú Nhuận. Đây là những chiếc đũa thần sẽ biến những cô gái lọ lem trở thành những nàng tiên với điều kiện các ca làm đẹp phải hoàn hảo, thành công. Còn nếu như ngược lại thì “cầm bằng như nước cuốn hoa trôi”, lấy ai mà kiện cáo, thưa gửi vì trước khi làm đẹp, các bà, các cô dù ở “bên này hay bên kia” đều phải ký vào tờ giấy cam kết còn gọi là “consent form”, xác nhận rằng mình đã đọc, đã hiểu cách làm và chấp nhận những bất trắc có thể xảy ra khi phẫu thuật.

Chị Mai vạch cho tôi xem hai bên thái dương và chân tóc trên trán là nơi có những vết rạch và đường khâu. Chị kể cách căng da mặt theo kỹ thuật mới ngày nay là bác sĩ sau khi gây tê vùng mặt và cho thuốc an thần, họ không kéo da mà kéo chặt những bắp thịt bị chảy xệ nằm sâu dưới da trên mặt và dưới cổ, cắt bỏ những da thừa, dùng da bao và may lại, dấu những vết rạch và đường khâu ở hai bên thái dương và chân tóc. Cho nên khi vết thương đã lành, tóc sẽ mọc lại không để lại vết sẹo nào. Bệnh nhân sẽ có làn da tự nhiên, mềm mại chứ không căng cứng.

Chị giơ hai cùi chỏ, chỉ trên khoang bụng và hai bên hông vùng eo cho tôi xem những vết sẹo đã mờ. Đó là nơi bác sĩ cầm những cây que chọc vào những vùng mỡ dưới da. Sau khi chích thuốc cho tan mỡ vào những nơi đã được xác định, mỡ sẽ bị đánh tan và theo một cái ống hút thoát ra ngoài. Số lượng mỡ hút ra vào khoảng vài lít.

Chị kể một chiếc mũi có kiểu dáng S line 3D tiêu chuẩn của xứ...kim chi, bác sĩ dùng sụn bên lỗ tai và sụn nhân tạo đúc khuôn giống như sống mũi. Họ mổ, tách và bóc khoang mũi, đưa sụn vào, tạo dáng sống mũi, đầu mũi và hai bên lỗ mũi. Nâng mí mắt càng nhanh và dễ dàng. Bác sĩ sẽ đo,vẽ nếp gấp trên mí mắt, dùng dao cắt bỏ chỗ da mắt bị chảy xệ và mở thừa, sau đó may vết mổ bằng các đường chỉ khâu..

Tất cả các cuộc giải phẩu nhỏ hay lớn, bệnh nhân đều trở lại tái khám để cắt chỉ, uống thuốc giảm đau, thuốc làm tan máu bầm, thuốc kháng sinh và thuốc bôi ngoài da. Có những ca mổ hoàn hảo nhưng có những ca mổ xảy ra những trục trặc về kỹ thuật. Tùy theo cơ thể của bệnh nhân và do những làn dao mũi kéo không chính xác đưa đến những trường hợp như chảy máu nhiều, nhiễm trùng, sưng lâu, sẹo lồi, vết bầm không tan, vết thương lâu lành, đau liên tục, các dây thần kinh bị tổn thương, các khiếm khuyết méo mó, xấu xí chỗ đường khâu, vết cắt...Vì thế các bệnh nhân đều được khuyến cáo phải uống thuốc kháng sinh đề phòng nhiễm trùng, giữ vết thương khô, kiêng ăn những thức ăn gây dị ứng như thịt bò hay đồ biển, kiêng ăn rau muống vì dễ gây sẹo lồi, phải chườm đá để giảm sưng...Nếu trọng tài là vua sân cỏ thì bác sĩ thẩm mỹ là vua trên bàn mổ. Nhan sắc của phái đẹp nằm trong đôi tay khéo léo của họ. Nếu chị em phụ nữ quan niệm “đẹp nhân tạo còn hơn xấu tự nhiên” thì chấp nhận những hên xui may rủi này.

Nói đến phẫu thuật không ai không biết đến thần tượng Michael Jachson tự tiêu hủy khuôn mặt mình bằng vài chục cuộc giải phẫu thẩm mỹ lớn, nhỏ. Với ám ảnh và mong muốn có được một nhan sắc hoàn hảo, chàng ca sĩ này đã lạm dụng quá nhiều dao kéo như chích Botox, tẩy trắng da, độn cằm, sửa mông, sửa mũi đến nỗi các bác sĩ phải chào thua... cái mũi vì giải phẫu quá nhiều lần. Bên trong mũi có một cái lỗ hổng, hai bên cánh mũi hẹp và nghẹt không còn chỗ cho đường thở ra vào. Có nhiều câu chuyện liên quan đến bệnh”ghiền” giải phẫu và “ghiền” thuốc giảm đau của những người nổi tiếng sau khi giải phẫu. Có những cuộc giải phẫu không thành công được phổ biến nên mọi người đều biết như cuộc giải phẫu của nhà thiết kế tài ba Donatella Versace, bà mẹ của tài tử đấm đá Sylvester Stallone, tài tử Melanie Griffith... Những biến chứng sau phẫu thuật và sự sai lệch hay quá đà khi giải phẫu của các bác sĩ đưa đến những cặp mắt lồi, cái môi phồng to, cái miệng méo xệch, bộ ngực chảy xệ... Ngoài ra còn nhiều cuộc giải phẫu khác không thành công, không được biết đến ngoài bệnh nhân và bác sĩ.Tỷ lệ này chiếm khoảng từ mười đến mười lăm phần trăm trong các ca mổ.

“Tiền mất tật mang” vẫn là điều bác sĩ và người sửa sắc đẹp không mong muốn. Dù sao họ cũng là người còn may mắn. Có những trường hợp bệnh nhân chết trên bàn mổ trước khi thấy được nhan sắc của mình. Ở Việt nam thời thập niên sáu mươi có nữ diễn viên nổi tiếng hồi còn trẻ được danh hiệu là “Người Đẹp Bình Dương”. Cô sử dụng phẫu thuật từ lúc ngành thẩm mỹ còn mới mẻ. Theo thời gian, những chất hóa học bơm vào cơ thể đã đến lúc phản ứng gây ra những biến thái quái dị trên khuôn mặt và thân thể khi về già. Hình ảnh đó được phổ biến trên mạng đã khiến nhiều chị em phụ nữ sợ hãi và thay đổi quan niệm “thà xấu tự nhiên hơn là đẹp nhân tạo”.

Ở Việt nam, bên cạnh phong trào mê phim Hàn Quốc còn là phong trào mê mỹ phẩm và nhan sắc của phụ nữ và thanh niên xứ Hàn. Vì thế, nhiều cô gái Việt nam qua Hàn Quốc sửa sắc đẹp để có được nét đẹp Á Đông. Quận Gangnam ở thủ đô Hàn quốc là kinh đô thẩm mỹ nổi tiếng. Ra đường, mọi người sẽ thấy các cô gái ăn mặc rất thời trang, dùng toàn hàng hiệu, nhất là trông họ rất giống nhau. Cô nào cũng có đôi mắt hai mí to, cái mũi cao và thẳng và chiếc cằm nhọn hình chữ V. Thật là buồn cười khi báo chí công bố hình ảnh và tên tuổi các ứng viên trong cuộc thi hoa hậu, cô nào trông cũng giống cô nào. Họ như các chị em sinh đôi, sinh ba, sinh bốn... nhưng cô nào cũng đẹp.

*

Sau lần đến nhà chiêm ngưỡng tận mắt nhan sắc không phải do “Trời cho” mà do các bác sĩ tặng cho Mai, tình cờ vài tháng sau chúng tôi gặp anh Hoàng đi chợ Thuận Phát.

- Ủa, anh Hoàng. Khỏe không? Chị Mai đâu mà anh đi chợ một mình?

Anh Hoàng lắc đầu. Nét mặt anh dàu dàu. Anh trông gầy hẳn đi. Bãi đậu xe vắng người, anh kéo ông chồng tôi vào chỗ mát nghe anh kể chuyện:

- Bây giờ bả ít đi chợ.Tui đi không à.Tối thứ bảy và chủ nhật là ngày bả đi chơi. Các buổi tối khác, về đến nhà, có khi trời tối, bạn bè rủ, bả vẫn đi. Bả bây giờ nhiều bạn lắm. Thiệt là rầu anh chị ơi. Anh chị thân như người nhà, tui không dám dấu. Từ ngày bả sửa sắc đẹp, bà thay đổi nhiều, giống như anh chị lật cái bàn tay vậy nè. Anh chị nghĩ coi, bằng tuổi như bả có cháu ngoại rồi mà đua đòi theo mấy con “hót-gơ” trong tiệm neo đi coi mấy cái sô tầm bậy tầm bạ. Đi làm về, bả theo tụi nó đi ăn, đi chơi, đi coi văn nghệ, đi tiệc nọ tiệc kia, có khi đi sắm đồ tối mịt mới về. Bả bỏ cơm rồi. Ăn cơm sợ mập. Tui đi làm về thường tự nấu lấy chớ bả ít xuống bếp. Buồn nhứt là bả chê tui lúc nào quần áo cũng luộm thuộm, hôi hám. Anh chị nghĩ coi, nghề của tui là nghề kềm, búa, dùi, đục, mỏ lết. Không sơn thì bụi, không bụi thì mồ hôi. Tay chân, quần áo của người thợ như tui làm sao sạch sẽ, thơm tho được. Từ hồi bả biết bả đẹp, bả coi tui không ra gì. Tui buồn quá không biết tâm sự với ai. Sẵn gặp anh chị đây nói ra cho đỡ nặng lòng. Sợ cháu Loan biết được cháu buồn nên tui dấu luôn. Tui biết làm sao bây giờ hả anh chị? Đâu cấm cản bả được. Xứ Mỹ mà. Phụ nữ là số một. Lạng quạng mình ra đường ở. Hổng lẽ sống với nhau gần xuống lỗ rồi mà còn nói chuyện ly dị. Sống như tui như vậy thiệt là khổ tâm hết sức.

Hình ảnh cô Mai đẹp hôm nào và anh Hoàng tôi vừa gặp vừa rồi ám ảnh tôi suốt con đường về nhà. Tôi cứ nghĩ có vợ đẹp đáng lẽ anh Hoàng phải vui và hãnh diện chớ đâu buồn bã, thảm não như thế này. Tôi nhớ lại hôm đến nhà anh để gặp chị Mai, nét mặt anh lúc đó đã có gì không vui. Có thể vì anh không bằng lòng chuyện chị sửa sắc đẹp nhưng chị đặt anh vào thế đã rồi. Nhan sắc này làm cho chị thay đổi. Chị vui bao nhiêu thì anh buồn bấy nhiêu. Đó là chưa kể sự thay đổi về cách sống của chị đã làm ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.

Ít lâu sau, anh Hoàng gọi cho chồng tôi và mời chúng tôi đến nhà anh chơi. Tôi ngạc nhiên hỏi chị Mai đâu sao anh lại mời đến chơi bất ngờ. Anh nói chị về Việt nam sửa mũi. Tôi ngạc nhiên định hỏi tiếp thì anh nói cứ đến chơi để nghe anh kể “chuyện hậu sửa sắc đẹp” của vợ anh.

Theo lời anh Hoàng, chị Mai đi dự tiệc với mấy đứa “hót- gơ” trong tiệm neo.Trước đây chị không bao giờ mang giầy gót cao. Chị cũng chẳng bao giờ mặc đầm. Chị mang đôi giày cao gót mới, chưa quen hay vô ý thế nào chị vấp té dập mặt xuống đường, máu me trong mũi chảy có vòi. Xe cấp cứu chở chị vô nhà thương khâu cái mũi dập và cho biết khối sụn đặt trong mũi bị gẫy. Họ chỉ khâu vết thương, phần còn lại phải nhờ bác sĩ thẩm mỹ mổ để lấy khối sụn gẫy và đặt lại khối sụn mới. Cháu Loan bỏ hết công việc qua Cali đưa mẹ đi khám bác sĩ Mỹ. Đợt tham vấn đầu tiên miễn phí nhưng số tiền sửa cái mũi dập sụn này, sơ khởi khoảng mười ngàn đồng chưa hể các chi phí khác. Chị Mai nhất định không sửa ở Mỹ mà về Việt nam nhờ ông bác sĩ M người Đại Hàn ở bệnh viện KN trước đây đã sửa cho chị. Qua phone, phải khám cái mũi mới định giá chính xác nhưng họ có thể ước tính vào khỏang từ ba đến bốn ngàn, cộng thêm tiền vé máy bay vào khoảng năm ngàn. Dù sao thì giá “bên kia” cũng rẻ hơn “bên này” một nửa.Vết thương vừa cắt chỉ xong, chị mua vé về Việt Nam sửa gấp.

Anh kể tiếp sau tai nạn, cái xương sụn thật ở mũi chị bị lệch qua bên trái. Các vết khâu trên đầu cánh mũi cắt chỉ xong để lại vài đường sẹo nhỏ. Không còn cái sóng mũi cao, thẳng như ngày xưa. Chị lạ và xấu đi rất nhiều. Tôi nhớ lại câu chuyện chị kể sau khi sửa sắc đẹp xong, để giữ cho thân hình thon gọn, chị bỏ ăn cơm và các thức ăn có chất bột. Chị bớt ăn ngọt, dầu mỡ, chỉ ăn thịt nạc, rau quả. Anh Hoàng nói “ Bây giờ bả buồn và chán đời nên bả ăn thả giàn chị ơi. Ở nhà chờ vết thương lành, bả ăn riết rồi bả lên cân lại. Cái đà ăn này không sớm thì muộn sẽ đưa bả trở về vị trí cũ là một trăm bảy chục bao” cho coi”.

Chị Mai về Mỹ lần này không gọi tôi đến chơi, xem cái mũi mới của chị nữa.Anh Hoàng nói không biết có phải vì sử dụng dao kéo nhiều, cái mũi vừa mới bị thương chưa lành hẳn lại mổ tiếp nên lần này, cái mũi mới trông nó “kỳ cục hết sức”. Nó hỏng. Nó lệch. Nước mũi chảy hoài và chị hắt hơi thường xuyên. Chị buồn lắm, bỏ nghề neo luôn, ở nhà chỉ ăn vặt và xem phim bộ Đại Hàn.

Chuyện anh Hoàng kể về đôi giày cao gót và chiếc váy đầm hôm chị Mai mặc đi chơi với mấy cô bạn “hót-gơ” bị tai nạn làm tôi nhớ đến câu chuyện vợ chồng “Chân Quê” của thi sĩ Nguyễn Bính. Nhà thơ chờ đợi cô vợ đi chơi tỉnh về ở con đê đầu làng. Chỉ xa nàng có một hôm thôi mà “em làm khổ tôi”. Cái mộc mạc của “hương đồng cỏ nội bay đi ít nhiều” khi nhà thơ không còn thấy “cái yếm lụa sồi”, “cái dây lưng đũi”, “cái áo tứ thân”, “cái khăn mỏ quạ”, “cái quần nái đen”. Cô đã ăn mặc như một cô gái tỉnh thành theo thời trang “khăn nhung”, “quần lĩnh”, “áo cài khuy bấm”. Nhà thơ đã van xin “Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa” và “Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh”. Thay đổi y phục cũng như thay đổi về nhan sắc là những thay đổi về hình thức bên ngoài. Hình như đó cũng là tâm lý chung của nhiều ông chồng trong đó có anh Hoàng và ông chồng tôi. “Cứ...nhan sắc thế cho vừa lòng anh”.

Câu chuyện ngày xưa ở làng quê Việt nam, sự thay đổi chỉ giới hạn về cái mặc của người phụ nữ sau lũy tre xanh. Thời đại ngày nay, những tiến bộ và phát minh khoa học kỹ thuật hiện đại về mọi mặt đã làm thay đổi thế giới trong đó có ngành sửa sắc đẹp. Một ước muốn mà ngừơi phụ nữ nào cũng đều ôm ấp: “Đẹp”. Một sự chọn lựa “Đẹp nhân tạo hay xấu tự nhiên” ? Một câu hỏi mà ngừơi phụ nữ nào khi có đủ điều kiện về tài chánh, sức khỏe đều tự hỏi với mình “Có nên sửa sắc đẹp hay không” ?

Câu trả lời là bạn hãy làm những điều mình thích và mong muốn nếu điều đó mang lại niềm vui, hạnh phúc, thuận lợi cho bạn và những người chung quanh. Bạn hãy chủ động trong sự chọn lựa của mình. Sửa sắc đẹp hay không tùy theo quan niệm, sở thích và hoàn cảnh của bạn.”. Đẹp hay xấu còn tùy đối tượng. “Con cóc cái đẹp đối với con cóc đực của nó”. “ Đẹp nhân tạo” tự nó không xấu. Chỉ có những người lạm dụng cái “đẹp nhân tạo” quá mức làm cho cái “đẹp nhân tạo” trở thành xấu. Cái “đẹp nhân tạo” hay tự nhiên đều cần “cái nết” hay còn gọi là giá trị đạo đức và cái đầu hay còn gọi là sự thông minh, kiến thức và tài năng. Một cô gái “đẹp nhân tạo” hay đẹp tự nhiên đúng nghĩa “Đẹp” là một cô gái hội đủ các điều kiện vừa đẹp người, đẹp nết, thông minh, có kiến thức và tài năng để trở thành một “người đẹp hoàn hảo”. Hoa Hậu là “Người Đẹp Hoàn Hảo”.

thuykhanh
02-24-2020, 01:30 PM
Cảm ơn Chiếc Lá Vô Tình mang về nhiều bài viết có giá trị, giúp mọi người hiểu biết thêm để giữ gìn sức khoẻ.

Từ trang Facebook của một người bạn, có video về Corona Virus, xin dán lên để bà con tham khảo.
Mời bấm lên hình để theo dõi




https://www.facebook.com/KANIKANURSINGACADEMY/videos/186332682480499/

chieclavotinh
04-04-2020, 09:39 PM
Cảm ơn Chiếc Lá Vô Tình mang về nhiều bài viết có giá trị, giúp mọi người hiểu biết thêm để giữ gìn sức khoẻ.

:-)

Cuộc thanh lọc của những giá trị
Đường Thư

Virus Vũ Hán đang khiến cả thế giới hoảng loạn chao đảo. Nhưng Phật gia giảng: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...

Mỗi ngày, con virus lần lượt phơi bày tất cả sự thật mà chúng ta từ lâu đã không có khả năng nhìn thấy hoặc cố tình quên đi.

Mỗi ngày, nếu để ý, ta sẽ thấy mỗi diễn biến của nó đều điểm vào những sai trái mà con người đã bày ra khi đến thế giới này.

Nó bóc trần lần lượt những dối trá, vốn luôn được che đậy kỹ càng. Giờ đây con người nhận ra không có gì giấu giếm được dưới ánh mặt trời.

Dường như, ngoài sự huỷ diệt, nó có sứ mệnh thức tỉnh, nếu người ta còn có khả năng nhận ra và thức tỉnh, lắng nghe thông điệp mà có lẽ Thượng đế, ông Trời hay Thần Phật đã cố gắng truyền đạt nó đến chúng ta vào giờ phút cuối cùng...

Virus khiến cuộc sống chậm lại hay bởi chúng ta đã sống quá nhanh?

Trận ôn dịch khiến lòng người hoảng loạn. Nhưng xét cho cùng thì chúng ta vốn vẫn sống trong sự bấn loạn lâu nay đó thôi. Giao thông hỗn loạn, ai cũng vội vã đi như chạy, mấy giây đèn đỏ cũng không thể kiên nhẫn chờ nổi. Nhưng đâu chỉ giao thông, việc gì chẳng biến thành chạy: chạy trường, chạy điểm, chạy việc, chạy tiền, chạy chức, chạy quyền, chạy ăn, chạy doanh số, chạy thành tích… Cuộc sống của chúng ta khác nào cuộc thi chạy, cuộc đời khác nào cuộc đua mà cái đích cuối cùng cũng chỉ là nghĩa trang?

Con virus quái gở khiến chúng ta phải dừng lại tất cả cuộc đua học hành, kiếm tiền, chạy chọt, toan tính, thi đua, tranh đấu… Thật tình cờ mà không ngẫu nhiên, nó khiến mọi người phải sống chậm lại, nó tạo ra thời gian cần thiết để chúng ta suy ngẫm về chính mình và cuộc đời. Virus khiến cuộc sống đình trệ lại, nhưng nó cho ta cơ hội dừng lại để nhìn xem ta đang sống vì điều gì, bằng cách nào và sẽ đi về đâu, điều gì thực sự quan trọng trong cuộc đời mỗi người...

Virus khiến cuộc sống đình trệ lại, nhưng nó cho ta cơ hội dừng lại để nhìn xem ta đang sống bằng cái gì, vì điều gì

Chúng ta bận rộn vì những thứ ảo ảnh

Chúng ta đã tạo ra một xã hội rối loạn và chạy theo nó, cuốn vào cái vòng hoảng loạn, mà con người vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân. Nhưng khi có thời gian tĩnh lại, người ta sẽ nhận ra cái khiến ta quay cuồng, hoảng loạn đó là bởi ta không nhận ra những giá trị thật và ảo mà lâu nay ta vẫn theo đuổi.

“Nhiều dục vọng sinh ra tai họa”. Trong chữ Hán, từ "bận rộn" gồm bộ "tâm" và chữ "vong" ghép lại, biểu hiện nội hàm: một người luôn quá bận rộn sẽ đánh mất trái tim và hủy diệt lòng người. Đây chẳng phải chính là lời cảnh báo của Thần đối với con người?

Trước khi có đại dịch, điều khiến người ta quan tâm nhiều nhất là danh, lợi, tiền, quyền, sự thành công, các thứ giải trí xa hoa... Khi dịch bệnh khiến hàng ngàn người chết, người ta mới thấu hiểu tất cả những thứ đó không đảm bảo cho con người thoát khỏi virus, bởi vì nó không có cơ chế mua bằng tiền hay hối lộ, như cách con người vẫn tin dùng thứ quyền năng đó.

Benjamin Franklin nói: “Phần lớn những nỗi thống khổ của nhân loại đều do con người tự gây ra vì đánh giá nhầm giá trị của nhiều điều”.

Khi nhận ra tiền, quyền không mua được sức khoẻ và hạnh phúc, sự an toàn, không mua được thời gian sống, sự thật về những điều con người ta suốt đời theo đuổi được chiếu rọi bằng một thứ ánh sáng khác, và những giá trị mà ta tin tưởng bám chặt vào bấy lâu hoá ra cũng chỉ là ảo ảnh. Virus cho con người trải nghiệm sự vô nghĩa của những thứ ta tưởng là quan trọng. Chức vụ, máy bay hạng sang, khách sạn 5 sao, sân golf, biệt thự… không là gì cả trước phán quyết của con virus vô hình.

Khi ta sống bằng những giá trị ảo thì chỉ cần một cơn lốc cũng đủ khiến hồn xiêu phách lạc. Cuộc sống chậm lại, nếu tỉnh táo xem xét, thực ra cũng chỉ là dừng lại những thứ phù phiếm, vô nghĩa mà bấy lâu người ta dành quá nhiều thời gian công sức để đánh đổi mà thôi.

Con người ảo tưởng về giai cấp, vị thế, tin rằng mình có thể hơn người khác vì mình sở hữu nhiều hơn. Nhưng hoá ra virus không phân biệt sang hèn, không phân biệt thể chế chính trị, dân tộc, giới tính hay tuổi tác, giàu nghèo, trình độ, giai cấp, quốc tịch. Thậm chí người ta bất ngờ khi nó nhắm vào giới chính trị gia, quan chức, người nổi tiếng. Nó nói với ta rằng: “Con người sinh ra bởi Thượng đế và bình đẳng trước sự sống và cái chết.”

Đại tự nhiên có khả năng phơi bày mọi thứ

Có một con virus sống rất lâu trong con người đó là sự dối trá. Nhưng con virus tự nhiên có khả năng bóc trần mọi thứ. Nó bóc tách lần lượt những giả dối được che đậy kỹ càng.

Nếu con người sống thành thật, chính trực, nếu thông tin minh bạch, virus không thể lây lan, virus sẽ bị chặn đứng từ sớm. Nhưng người ta tiếp tục bưng bít, giấu giếm bằng những hành vi dối trá, những xảo trá, để tránh bị cách ly, để chạy trốn khỏi vùng dịch, để không ai biết, để tô hồng vào một thứ niềm tin ảo tưởng phục vụ cho mục đích nào đó… Những giả dối đó hiển hiện hằng ngày, trong từng diễn biến về con virus mà ai cũng có cơ hội nhìn thấy.

Con virus sống bằng năng lượng của sự giả dối và cái ác, chừng nào sự giả dối không dừng lại thì nó còn cơ hội tiếp tục lan ra khắp thế giới và hủy diệt con người.

Nó phơi bày ra toàn bộ những cái được che đậy, trang điểm màu mè. Trước con virus vô hình, con người bộc lộ rõ bản chất như soi vào chiếc gương của phẩm giá: Sự cơ hội, lòng tham, hay sự hy sinh, tính trách nhiệm; sự vô cảm, trí tuệ hay vô minh, những người tử tế và những kẻ đạo đức giả... Nó không chỉ ở phương diện cá nhân mà còn là cả các quốc gia, nhân tính hay dân tộc tính, đều hiển hiện rõ ràng. Những thứ chưa được phơi bày ra ánh sáng của sự thật chỉ còn là vấn đề thời gian! Đại tự nhiên hiểu rõ lòng người và mọi sự vô tình đều có thể là hữu ý để con người thể hiện chính mình trong một cuộc phán xét sinh tử.

Einstein từng viết một thông điệp vào ngày 4 tháng 5 năm 1936:

"Gửi Hậu thế,
Nếu các bạn không trở nên công bằng hơn, thân ái hơn, và nói chung, biết lẽ phải hơn chúng tôi (đang hoặc đã từng) thì Quỷ sẽ đến bắt các bạn.
Những lời chúc thiện ý với sự trân trọng nhất.
(Từng là) Bạn của các bạn.
Albert Einstein"

Phải chăng con virus huỷ diệt chính là điểm hoá của Thần cảnh tỉnh con người nhìn lại chính mình trong một quy luật nhân quả bất biến của vũ trụ. Có lẽ con virus mang sứ mệnh của nó khiến người ta hiểu rằng thức tỉnh là cách cuối cùng để kết thúc trò chơi qua mặt Thiên Lý.

Đại đào thải bên ngoài - Cuộc thanh lọc từ bên trong

Mỗi người đã tạo nên một mảnh vỡ trong xã hội ngày một tan nát về đạo đức và lương tri. Thế giới đã bất ổn từ quá lâu rồi, đã mục rỗng từ bên trong, khi các giá trị đạo đức bị đảo lộn, cái xấu, ác, giả dối thống trị thế giới. Và mỗi người đều góp sóng thành bão trong đó.

Cuộc đào thải ở bên ngoài khiến số người chết không ngừng tăng lên và thực sự thì người ta còn chưa biết chính xác số lượng người nhiễm và tử vong là bao nhiêu. Nhưng không chỉ thế, nó còn là cuộc thanh lọc từ bên trong: thanh lọc những giá trị ảo, những thứ không cần thiết cho đời sống, những giả dối, lòng tham, độc ác, vô cảm, vô trách nhiệm…

Trạng Trình có câu sấm truyền nổi tiếng: "Mười phần chết bảy còn ba. Chết hai còn một mới ra thái bình".

Lời sấm về một cuộc đào thải đáng sợ, nhưng cũng nhắc nhở con người cách vượt qua nó, bằng cuộc thanh lọc ở bên trong. Khi cái phần xấu trong mỗi người “chết" đi, thì cơ hội sống của con người sẽ tăng lên. Và cái phần còn lại đó có lẽ sẽ là ngày thái bình của nhân loại?

Việc ta làm dầu tỏ dầu kín, hư thực tại nơi nhà mình mình biết. Cái nhân hoạ phước bởi đâu mà sanh ra, thì lại phải hỏi người làm chi? Việc làm thiện, ác cuối cùng thì sẽ có quả báo. Chỉ là quả báo tới sớm hay muộn thôi. (Thần Tử Ông)

Con người càng dối trá, vô trách nhiệm thì virus càng phát tán mạnh, nguy hiểm càng tăng theo cấp số nhân. Con người càng thành thật, tử tế, biết nghĩ cho cộng đồng, cho người khác thì càng có cơ hội bảo vệ chính mình và ngăn chặn sự lây lan phát triển của dịch bệnh. Con virus nguy hiểm nhất thực ra chính là con người khi đánh mất bản tính thiện lương, đánh mất những giá trị tốt đẹp đã có, đánh mất mình trong vòng xoáy vật chất, danh, lợi, tình. Bao nhiêu thảm họa trong lịch sử đã xảy ra đều là khi lòng người vô Đạo.

Ai cũng đã có sẵn một sự đầy đủ hoàn toàn về tinh thần: bản tính chân thật, thiện lương, trong trẻo. Hãy nhìn một đứa trẻ sinh ra để hiểu về chính mình khi bắt đầu đến thế gian này. Và thật tình cờ nhưng liệu có ngẫu nhiên khi trẻ em hầu như là đối tượng miễn nhiễm trong đại dịch?

Vaccine có sẵn trong mỗi người

Vấn đề của dịch bệnh không phải chỉ là y học, mọi người đều thấy là sự lây lan của con virus chết người nằm ở chính đạo đức của con người. Chế tạo ra vacxin này thì lại có virus khác.... Chừng nào chúng ta còn mãi chạy chữa cái bên ngoài, và không nhìn nhận nguyên nhân sâu xa từ bên trong, thì cuộc sống của chúng ta sẽ mãi chỉ là chạy theo các tai hoạ mà thôi.

Vaccine có sẵn trong mỗi người luôn là sự thức tỉnh, nhận ra những sai trái của mình và thành tâm thay đổi, cải biến. Người ta chỉ có thể vượt qua kiếp nạn khi hiểu về chính mình trong mối tuần hoàn với vũ trụ, bởi vì virus hay con người cũng là những lạp tử trong đó mà thôi. Nó tuân theo luật chơi của vũ trụ.

Lời Trung Hiếu Lược viết rằng:

“Tâm người xấu, thì Trời luôn biết. Ông Trời không phụ người có đạo nghĩa. Ông Trời không phụ người có lòng hiếu thảo. Ông Trời không phụ người có lòng tốt ngay thẳng. Ông Trời không phụ người có lòng nhân từ hiềnn hậu bao giờ."

Thiên tai, dịch bệnh là lời cảnh tỉnh để con người nhận ra chính mình trong mối quan hệ với Thiên Lý và Thiên Đạo. Trong những ngày dịch bệnh bùng phát, chúng ta đã nhìn thấy sự thật, đạo đức, lòng tin, sự lương thiện, trách nhiệm, nhân cách là điều quyết định sự tồn tại và phát triển của dịch bệnh. Sống hợp với lẽ Trời, thuận theo Thiên lý chúng ta mới có đủ sức mạnh từ trong chính mình để vượt qua kiếp nạn.

Virus vô hình nhưng không vô tình, nó là phép thử nhân tính. Cái xấu và ác sẽ là nguồn năng lượng lớn để lan toả nó. Nhưng vũ trụ có lý tương sinh tương khắc. Cái giả dối, tàn ác, tranh đấu luôn sợ sự Chân, tâm Thiện và lòng Nhẫn. Thanh lọc phần những điều xấu trong chính mình chính là cách loại bỏ nó. Sức đề kháng tự nhiên chính là Đức tin vào các giá trị đạo đức tốt đẹp mà Thần ban cho con người.

Thường nên một lòng hướng về đường lành (một lòng nắm giữ mình ngay chính). Thì tự nhiên biết được trời đất rất công bằng không sai chạy đâu được. (Thần Tử Ông)

Sống chậm lại để nhận ra ý nghĩa cuộc đời chính là viên mãn trong phẩm hạnh của mình, với niềm tin vào Thần Phật và quy luật Nhân quả. Sám hối về những lỗi lầm ta đã làm khi đến thế gian này. Nếu chúng ta lấp đầy chính mình và lan toả ra thế giới những giá trị tốt đẹp, thì đó là cách nhanh nhất để kết thúc đại dịch này.

Bởi vì suy cho cùng thì thế giới này chỉ nên tồn tại và chỉ có thể tồn tại bằng sự tốt đẹp, lương thiện, chân chính, cao quý, những phẩm chất tương thông với Trời, với Thần. Đó là cách Thần Phật, Thượng đế sẽ bảo hộ những đứa con của Ngài.

thuykhanh
04-10-2020, 04:20 AM
tk mời đọc:

BỒ TÁT GIỮA ĐỜI THƯỜNG




https://i.imgur.com/Il4U7X9.png?1




Bill Gates đang rót tiền vào xây dựng nhà máy cho 7 loại vắc-xin Covid-19 tiềm năng,
ngay cả khi phải tốn hàng tỷ USD

Không cần quan tâm loại vắc-xin nào có tác dụng, Gates sẽ xây nhà máy cho tất cả.
Bill Gates nói rằng ông ấy sẽ cố gắng dồn tiền vào xây dựng nhà máy sản xuất cho
7 loại vắc-xin COVID-19 tiềm năng, một công việc có thể phung phí hàng tỷ USD khi
chỉ có 2 nhà máy được chọn cuối cùng sẽ đi vào hoạt động.

Gates giải thích rằng đó là bởi ông không muốn tốn thời gian để tìm hiểu xem loại
vắc-xin nào thực sự hiệu quả rồi mới đi xây nhà máy sản xuất chúng. Xây nhà máy cho
cả 7 loại vắc-xin ngay từ bây giờ sẽ tiết kiệm được hàng tháng trời, và vài tỷ USD sẽ
sớm cứu được hàng nghìn tỷ bay hơi trong nền kinh tế.

Trong đoạn clip xem trước của The Daily Show tập ngày mai, vị tỷ phú Microsoft đã nói
với người dẫn chương trình Trevor Noah rằng tổ chức từ thiện của ông - Quỹ Gates
Foundation, có thể huy động tiền nhanh hơn cả chính phủ Mỹ, trong nỗ lực chống lại sự
bùng phát của COVID-19.

"Vì quỹ của chúng tôi đã có chuyên môn sâu về các bệnh truyền nhiễm, chúng tôi cũng đã
từng nghĩ về dịch bệnh trước đó, chúng tôi đã từng tài trợ một số chương trình chuẩn bị
[cho tình huống dịch bệnh bùng phát] ví dụ như một nỗ lực sản xuất vắc-xin, dòng tiền sớm
của chúng tôi có thể đẩy nhanh mọi thứ", Gates nói.

Bên cạnh đó, ông cho biết mình đã chọn ra được 7 ứng cử viên vắc-xin hàng đầu có thể
giải quyết đại dịch COVID-19, đồng thời xây dựng nhà máy sản xuất cho họ.
"Mặc dù đến cuối cùng chúng tôi chỉ chọn ra hai vắc-xin, nhưng chúng tôi sẽ tài trợ nhà máy
cho cả 7 ứng cử viên. Điều này sẽ không khiến chúng tôi phải lãng phí thời gian để nói
"Ok, loại vắc-xin nào hoạt động", rồi sau đó mới xây dựng nhà máy cho họ", Gates nói.

Vị tỷ phú cũng cho biết việc xây dựng nhà máy nên được bắt đầu ngay trong khi các loại
vắc-xin còn đang thử nghiệm. Bởi đó là điều cần làm nếu chúng ta muốn có được vắc-xin
nhanh nhất.
Chúng ta không thể đợi công ty nào thử nghiệm vắc-xin thành công mới xây dựng nhà máy
cho họ được.

Cũng trên tờ Washington Post được xuất bản vào đầu tuần này, Gates nói rằng một số
ứng cử viên vắc-xin hàng đầu hiện nay đòi hỏi phải có những thiết bị độc đáo mới sản xuất
được.
"Chúng tôi chấp nhận lãng phí hàng tỷ USD khi xây dựng nhà máy cho các vắc-xin
không được chọn, bởi vì một vắc-xin khác đã làm tốt hơn phần còn lại. Nhưng chỉ mất một
vài tỷ USD trong tình huống hiện nay của chúng ta sẽ rất đáng, khi có tới hàng nghìn tỷ
USD (...) đang bốc hơi trong nền kinh tế", Gates nói.
"Chúng tôi (Quỹ Gates) có thể huy động và vận hành được nguồn lực đó, và rút ngắn
thời gian đến hàng tháng vì mỗi tháng bây giờ đều có giá trị", ông nói thêm.

Trước đó, Bill và vợ của mình Melinda Gates đã cam kết dành 100 triệu USD để chống
lại virus corona và Quỹ Gates đã tài trợ các bộ dụng cụ xét nghiệm COVID-19 tại nhà
dành cho người dân ở bang Washington.

Trên tờ Washington Post, Gates cũng kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ thực thi các biện pháp
cách ly xã hội chặt chẽ hơn ở mọi tiểu bang, ước tính rằng Mỹ sẽ cần thêm 10 tuần đóng
cửa trên quy mô toàn quốc để giải quyết cuộc khủng hoảng với COVID-19.

Theo Genk
Nguồn: từ nhiều FBers

chieclavotinh
05-31-2020, 03:03 AM
What is the Corona/COVID-19 Virus Really Teaching us?

Editor’s note: A supposed “open letter from Bill Gates,” the tech billionaire and philanthropist, has been bouncing all over the internet since at least March 23. The letter — titled “What is the Corona/Covid-19 virus really teaching us?” — is a fake. Gates did not write it. But there’s a reason it has gone viral. It’s pretty terrific. We’d like to share it with you here, with our thanks to Anonymous.

I’m a strong believer that there is a spiritual purpose behind everything that happens, whether that is what we perceive as being good or being bad.

As I meditate upon this, I want to share with you what I feel the Corona/ Covid-19 virus is really doing to us:

1) It is reminding us that we are all equal, regardless of our culture, religion, occupation, financial situation or how famous we are. This disease treats us all equally, perhaps we should to. If you don’t believe me, just ask Tom Hanks.

2) It is reminding us that we are all connected and something that affects one person has an effect on another. It is reminding us that the false borders that we have put up have little value as this virus does not need a passport. It is reminding us, by oppressing us for a short time, of those in this world whose whole life is spent in oppression.

3) It is reminding us of how precious our health is and how we have moved to neglect it through eating nutrient poor manufactured food and drinking water that is contaminated with chemicals upon chemicals. If we don’t look after our health, we will, of course, get sick.

4) It is reminding us of the shortness of life and of what is most important for us to do, which is to help each other, especially those who are old or sick. Our purpose is not to buy toilet roll.

5) It is reminding us of how materialistic our society has become and how, when in times of difficulty, we remember that it’s the essentials that we need (food, water, medicine) as opposed to the luxuries that we sometimes unnecessarily give value to.

6) It is reminding us of how important our family and home life is and how much we have neglected this. It is forcing us back into our houses so we can rebuild them into our home and to strengthen our family unit.

7) It is reminding us that our true work is not our job. That is what we do, not what we were created to do. Our true work is to look after each other, to protect each other and to be of benefit to one another.

8) It is reminding us to keep our egos in check. It is reminding us that no matter how great we think we are or how great others think we are, a virus can bring our world to a standstill.

9) It is reminding us that the power of freewill is in our hands. We can choose to cooperate and help each other, to share, to give, to help and to support each other or we can choose to be selfish, to hoard, to look after only our self. Indeed, it is difficulties that bring out our true colors.

10) It is reminding us that we can be patient, or we can panic. We can either understand that this type of situation has happened many times before in history and will pass, or we can panic and see it as the end of the world and, consequently, cause ourselves more harm than good.

11) It is reminding us that this can either be an end or a new beginning. This can be a time of reflection and understanding, where we learn from our mistakes, or it can be the start of a cycle which will continue until we finally learn the lesson we are meant to.

12) It is reminding us that this Earth is sick. It is reminding us that we need to look at the rate of deforestation just as urgently as we look at the speed at which toilet rolls are disappearing off of shelves. We are sick because our home is sick.

13) It is reminding us that after every difficulty, there is always ease. Life is cyclical, and this is just a phase in this great cycle. We do not need to panic; this too shall pass.

14) Whereas many see the Corona/ Covid-19 virus as a great disaster, I prefer to see it as a great corrector.

It is sent to remind us of the important lessons that we seem to have forgotten, and it is up to us if we will learn them or not.

Triển
06-02-2020, 09:27 PM
What is the Corona/COVID-19 Virus Really Teaching us?

Editor’s note: But there’s a reason it has gone viral. It’s pretty terrific. We’d like to share it with you here, with our thanks to Anonymous.

.


Mình thấy cái thơ này đâu có gì hay ta. Tác giả nói dóc theo thuyết huề vốn.

chieclavotinh
08-02-2020, 03:26 AM
Mình thấy cái thơ này đâu có gì hay ta. Tác giả nói dóc theo thuyết huề vốn.

"Beauty is in the eye of the beholder"!

Thay Thận ở Mỹ
Phạm Thị Kim Dung

Anh chị Lý - Phượng là bạn thân của gia đình chúng tôi từ hồi mới định cư ở Mỹ. Tuy cùng ở Thành Phố San Jose, nhưng chúng tôi cũng đã cả năm chưa gặp nhau.

Cách đây hơn một năm, Tháng Ba, năm 2017, khi biết tin chị Phượng đã thay thận hơn một tháng rồi, em Hồng Loan và tôi đã rủ nhau, gọi điện thoại hẹn với anh Lý chồng của chị để đến thăm chị.

Ôi! Hôm gặp lại chị sao mà xúc động quá. Sắc diện chị vàng vọt thấy mà thương. Khuôn mặt chi khả ái xinh đẹp mới đó mà nay trông khắc hẳn. Những ngón tay chị cong queo, hai bàn chân và những ngón chân đau nhức không bước đi bình thường như mọi khi được. Ngôi nhà có lầu (tri-level) vợ chồng chị ở đã lâu lắm rồi, nơi mà chúng tôi đã được mời đến dự tiệc sinh nhật của song thân chị nhiều lần, đôi khi thì dự sinh nhật của thân mẫu anh ở dưới Miền Nam California lên đây thăm gia đình anh chị. Cho đến nay thì hai bên nội ngoại đã lần lượt bỏ anh chị mà ra đi, chỉ còn lại thân phụ của chị Phượng hiện đang ở chung với gia đình cậu em út của chị.

Anh chị rất vui mừng khi gặp lại chị em tôi, hai người ríu rít thay phiên nhau kể cho chúng tôi nghe tỉ mỉ từng chi tiết diễn biến về bệnh trạng và cuộc giải phẫu ghép thận của chị. Nghe chị kể là, phòng master bedroom thì ở trên lầu, nên mỗi khi muốn xuống nhà bếp ở tầng dưới hay tối đến đi lên ngủ, chồng chị cứ phải bế chị lên lên, xuống xuống như vậy mỗi ngày. Có đôi khi anh Lý vắng nhà, chị cũng phải chịu khó tự vịn cầu thang để tuột xuống từ từ hoặc bò lên một mình, nhưng rất khó khăn và lâu lắm mới lên xuống được.

Chị Phượng bị căn bệnh phong thấp, sưng thấp khớp đã lâu, chị vẫn phải uống thuốc mỗi ngày theo liều lượng của Bác Sĩ đã chỉ định cho toa mua thuốc. Rồi một hôm, tự nhiên thấy trong người yếu hẳn đi, nên chị đã xin hẹn Bác Sĩ gia đình khám bệnh thử nghiệm. Bác Sĩ cho biết kết quả thử nghiệm máu cho thấy chị đã bị suy thận.

Bác Sĩ gia đình chuyển chị qua Bác Sĩ chuyên khoa thận để theo dõi và cho uống thuốc. Sau khoảng chừng một năm uống thuốc không hề thấy thuyên giảm, mà ngày càng thấy bệnh của chị nặng hơn.

Theo như lời anh Lý kể thì dù cho anh thường hay nhắc nhở và khuyên can chị thế nào cũng không được. Vì đau nhức quá chịu không nổi, chị đã tự ý uống tăng thêm quá nhiều liều lượng thuốc đau nhức, nên có lẽ chất thuốc này thế nào đó đã làm ảnh hưởng đến cả hai trái thận của chị bị suy yếu dần, và sau lâu ngày thận của chị gần như không còn làm việc được nữa. Bác Sĩ định bệnh là thận của chị đã đến hồi nguy kịch, có thể sẽ ngưng hoạt động bất cứ lúc nào, và không cứu vãn được nữa, phải dùng đến phương pháp thay thận Kidney Transplant.

Anh Lý thắc mắc, muốn tìm hiểu thêm về bệnh trạng thay thận, nên đã vào mạng đánh những chữ Kidney Transplant Information, thì màn ảnh hiện lên rất nhiều những chi tiết mà anh muốn biết để chia sẻ thêm với chị.

Khi Bác Sĩ cho biết thận của chị Phượng không còn hoạt động tốt nữa, cho nên Bác Sĩ đã phải quyết định cho chị đi lọc thận ở nhà thương hoặc làm ở nhà, thì anh đã xin Bác Sĩ được phép lọc thận tại nhà. Quy trình này kéo dài khoảng ba tháng. Trong thời gian lọc thận, Bác Sĩ hướng dẫn làm thủ tục ghi danh xin waiting list để thay thận.

Có bệnh thì vái tứ phương! Trong gia đình chị có cô em gái kế chị, thương và thân với chị nhất, em Liên đã tình nguyện hiến tặng chị một trái thận. Bác sĩ cho biết là nếu xét nghiệm mà hợp, thì cả hai người đều phải có hẹn đến bệnh viện để giải phẫu cùng thời gian, bên phòng giải phẫu này lấy trái thận ra, thì trao lại cho phòng giải phẫu bên kia để Bác Sĩ sửa soạn ghép thay trái thận vào sau khi đã thử nghiệm lại. Nhưng sau đó, khi cô em đi thử nghiệm thì kết quả không phù hợp, không matching với máu trong cơ thể của chị. Mọi người trong gia đình chị Phượng đã hết sức thất vọng khi nghĩ tới sẽ có một ngày mất đi một người con yêu trong gia đình.

Chồng chị rất mực quý yêu và lo lắng về bệnh tình của chị, nên anh đã xin về hưu sớm trước vài năm để ở nhà săn sóc chị. Tên chị đã được ghi vào danh sách những người chờ được hiến thận do Bác Sĩ hướng dẫn giúp đỡ. Người ta cho biết thẳng trước là phải đợi cả hàng nhiều năm, may ra thì mới có cái ca phù hợp với máu của mình, trái thận sẽ được gởi đến bất cứ lúc nào từ ở khắp nơi trong nước Mỹ. Trong trường hợp này người nhận và Bác Sĩ cũng không được biết trước, và cũng không biết được nguyên thuỷ nơi trái thận đến từ hoàn cảnh nào, và danh tánh của người donated trái thận còn hiện hữu hay đã ra đi trước khi dâng tặng trái thận của mình cho người chưa hề biết mặt quen tên. Đó là nghĩa cử cao đẹp để cứu đời. Cơ hội thì rất hiếm hoi mà những người bệnh đang chờ được liên lạc để thay thận lại quá nhiều, nên cũng hơi khó, nếu có được gọi đến tên cũng là chuyện ngàn năm một thuở, coi như là được trúng số độc đắc vậy.

Chị Phượng đã ghi danh waiting list xin thay thận đã được hơn sáu tháng mà chưa thấy ai liên lạc, cả hai gia đình bên nội lẫn bên ngoại của anh chị vẫn khắc khoải hồi hộp trông đợi mỏi mòn. Ở hiền thì gặp lành! Rồi dịp may đã đến với chị vào một buổi chiều khoảng 8:00 pm giờ tối, trong lúc gia đình đang dùng cơm, thì bỗng có chuông điện thoại reo, anh Lý nghĩ rằng, có lẽ đó là cú điện thoại quảng cáo thương mại, nên đã không muốn nghe điện thoại. Nhưng điện thoại cứ tiếp tục reng mãi, hình như có linh tính sao đó nên chị Phượng đã đứng lên để liếc nhìn cái máy điện thoại, thì thấy tên của bệnh viện mà chị đã ghi danh thay thận đang hiện lên trong máy. Thật bất ngờ, chị thoáng nghĩ, nếu bệnh viện mà gọi vào giờ này chắc hẳn có chuyện quan trọng lắm, nên chị đã nhấc điện thoại lên để trả lời họ.

-Một giọng người nữ từ bệnh viện gọi đến đã lên tiếng.

“Xin cho tôi nói chuyện với bà Phượng”

Sau khi chị Phượng xác nhận đúng tên của mình là người mà nhân viên của bệnh viện cần nói chuyện, thì đầu giây bên kia cô Y Tá cho biết nhà thương đã tìm thấy một trái thận có thể sẽ matching với máu của chị. Cô ta còn nói rõ là chị phải chuẩn bị sẵn sàng vì nội trong đêm nay sẽ có quyết định quan trọng nếu mọi sự sắp đặt và thử nghiệm final hợp đúng y như dữ kiện trong hồ sơ bệnh lý của chị.

Lúc ấy chị Phượng vừa mừng mà cũng vừa lo âu, bởi vì sẽ phải trải qua một cuộc giải phẫu rất nguy hiểm, mà sự sống còn như chỉ mành treo chuông.

Đêm hôm đó chị Phượng chỉ biết cầu nguyện thật nhiều, dâng hết mọi sự đau đớn khốn khó cho Chúa và Đức Mẹ Maria, trong giấc ngủ với tâm trạng hồi hộp mơ màng. Độ chừng khoảng 4:00 am giờ sáng thì tiếng chuông điện thoại reo lên, chị Phượng vội nhấc điện thoại để nghe, chị đã nhận ra ngay giọng nói của cô Y Tá hồi tối hôm trước đã gọi lại cho chị để thông báo tin vui.

Cô Y Tá đã hỏi hiện bây giờ chị Phượng đang làm gì?” Chị Phượng trả lời rằng: “Tôi đang lọc thận.” Cô tá bảo chị Phượng: “Chị hãy bảo người nhà tắt máy lọc thận và khẩn cấp chở chị đến bệnh viện ngay bây giờ. Bởi vì, từ nhà chị đi đến bệnh viện phải mất khoảng hai giờ đồng hồ lái xe”.

Và rồi, anh Lý đã vội vàng lấy cái giỏ sách đựng đồ dùng cá nhân của chị đã sắp sẵn từ lâu, và dìu chị ra xe để chở chị đi đến bệnh viện. Sau hai giờ đồng hồ lái xe anh chị đã đến bệnh viện khoảng lúc 6:00 am giờ sáng, và đi ngay vào phòng cấp cứu của bệnh viện, nơi mà chị đã ghi danh xin thay thận.

Sau khi làm thủ tục nhập viện, Y Tá đã dẫn chị Phượng vào khu vực chờ đợi, chị được đưa ngay đến gặp Bác Sĩ (Team of Doctors) và Y Tá làm thủ tục để khám sức khoẻ tổng quát trước khi giải phẩu.

Tại nơi mà chị Phượng đang phải chờ đợi, Bác Sĩ đã cho biết khoảng buổi trưa ngày hôm ấy thì mới nhận được trái thận từ ở một nơi nào đó gởi đến, mà Bác Sĩ cũng không được biết nguồn gốc. Trong thời gian đó chị Phượng vẫn tiếp tục được Bác Sĩ , Y Tá theo dõi và khám sức khoẻ liên tục suốt buổi chiều hôm ấy.

Khoảng 5:00 pm giờ chiều cùng ngày, có vị Bác Sĩ chuyên khoa về giải phẫu thận đến phòng và báo cho chị là trái thận đã được gởi đến nhà thương bằng đường hàng không rồi, nhưng Bác Sĩ trong phòng lab phải làm thủ tục kiểm tra xác định trái thận đó lại lần cuối, để cho Bác Sĩ biết chắc chắn trái thận mới và người nhận không có bị phản ứng gì khác. Sau khoảng năm giờ đồng, lúc đó vào khoảng 10:00 pm tối, thì vị Bác Sĩ và Y Tá, người mà đã đảm nhiệm ca giải phẫu tối hôm đó, đã xuống phòng chị Phượng đang nằm chờ, để báo cho biết một tin rất quan trọng là kết quả thử nghiệm mà chị đang chờ đợi, là trái thận mới và người bệnh sẽ được nhận trái thận ấy không có phản ứng (negative), nghĩa là không có phản ứng phụ (get along, no reject). Và đồng thời lúc bấy giờ Bác Sĩ nói với Y Tá là hãy chuyển bệnh nhân vào phòng giải phẫu ngay lập tức.

Sau một vài thủ tục kiểm tra danh tánh, và làm thủ tục kiểm tra lại sức khoẻ của chị thêm một lần nữa trước khi đi vào phòng giải phẫu.

Có một người Y Tá đã dẫn anh Lý xuống phòng chờ đợi. Lúc bấy giờ khoảng hơn 11:00 pm giờ đêm. Anh Lý đã phải đợi ở phòng chờ đợi đến hơn 3:00 am giờ sáng của ngày hôm sau, thì có một vị Bác Sĩ đến báo tin vui cho anh là ca mổ đã hoàn toàn thành công. Và Bác Sĩ cũng cho biết sau khi ghép trái thận mới vào cơ thể của chị Phượng thì nó đã hoạt động ngay lập tức một cách rất bình thường. Ít phút sau thì chị Phượng được chuyển đến phòng phục hồi recovery room. Nơi đây chị Phượng được theo dõi sức khoẻ, họ cho uống thuốc mới và phải ở lại bệnh viện năm ngày.

Bác sĩ đã cho chị Phượng xuất viện sau năm ngày, anh chị đã về nhà đúng vào ngày mồng một Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, Năm 2017; Vợ chồng chị có cảm giác như đã nhận được món quà vô giá vào đầu năm mới, năm con gà vàng thật là hên.

Sau khi xuất viện trở về nhà, chị Phượng phải uống rất nhiều loại thuốc và từ từ Bác Sĩ đã cho giảm dần số lượng thuốc và loại thuốc uống hằng ngày. Những ngày sau đó chị Phượng cảm thấy sức khoẻ đã dần dần hồi phục, ăn uống thấy ngon miệng và ăn được nhiều hơn khi chưa giải phẫu. Nhưng hiện tại chị Phượng vẫn phải đi khám định kỳ, thử nghiệm máu thì thấy rất tốt, không phải kiêng cữ gì cả, ngoại trừ phải uống thuốc đều đặn đúng giờ giấc mà Bác Sĩ đã căn dặn.

*

Cách đây hai tuần lễ tôi đã gọi điện thoại để thăm hỏi sức khoẻ của chị Phượng. Được biết từ khi thay thận cho đến nay, chị Phượng cảm thấy vui vẻ và yêu đời hơn, nhất là căn bệnh đau nhức của chị cũng đã giảm bớt rất nhiều, nên sự đi lại của chị cũng dễ dàng và thoải mái hơn. Chẳng bù cho lúc trước, chị thường hay thấy depress buồn chán đời và không muốn gặp bất cứ ai ngoài những người ruột thịt trong gia đình của anh chị.

Chị Phượng đã tâm sự với tôi là, trong tâm khảm chị luôn luôn biết ơn đến người ân nhân ẩn danh đã hiến thận cho chị và cả gia đình của họ nữa. Nhờ lòng nhân ái quảng đại của họ đã hiến tặng cho chị sự sống tiếp tục trên cõi đời này. Tính từ khi giải phẫu đến nay, chị đã kéo dài sự sống được hơn một năm, chị vẫn phải uống nhiều loại thuốc đúng liều, đúng lượng mỗi ngày theo toa Bác Sĩ từ sau khi phẫu thuật thay thận đã thành công. Bất cứ người nào đã thay thận, cũng phải uống một loại thuốc này đến mãn đời, để giữ cho cơ thể chống lại những phản ứng phụ.

Vợ chồng anh chị Lý, Phượng xin gởi lời cảm ơn nước Mỹ đã giàu lòng nhân ái, đón nhận gia đình anh chị theo đoàn người di tản Năm 1975 và đã được định cư ở nước Mỹ, một đất nước có tự do nhân quyền mà có lẽ biết bao nhiêu người trên thế giới đều mơ ước được đến thăm hay sinh sống. Nước Mỹ đã cho anh chị một đời sống thăng hoa tươi đẹp, được hưởng phúc lợi y tế thật tuyệt vời và văn minh bậc nhất thế giới. Chị Phượng và gia đình luôn nhớ ơn những Bác Sĩ và những Y Tá đã ân cần săn sóc, tận tâm tận lực cứu sống chị qua khỏi căn bệnh hiểm nghèo, mà sự sống hay chết gần kề chỉ trong đường tơ kẽ tóc.

chieclavotinh
09-13-2020, 01:57 AM
BƯỚC MAI
Hoàng Nam

Thức dậy lòng thanh thản
Hương cafe thoảng bay
Nhìn ra vườn xanh lá
Chim chóc hót lời kinh

Đường quen giờ bỗng lạ
Bởi mắt nhìn khác xưa
Không lá vàng rơi lối
Chỉ nghe rụng nỗi niềm

Môi cười ru với gió
Chân nâng niu cỏ mềm
Hơi thở dài thân nhẹ
Vui trong ngày nắng lên

Thiền hành qua xóm vắng
Sân nhà hoa chớm khai
Tay người buông thật khẽ
Đứng trông vời mây bay

chieclavotinh
11-08-2020, 01:07 AM
“Thiền Sư U Silananda, người Miến Điện, an trú tại Hoa Kỳ từ năm 1979. Ngài là Tăng Trưởng chùa Dhammananda Vihãra tại California và là cố vấn tinh thần của thiền viện Dhamma Cakka Meditation Center. Ngài là Pháp Sư vừa là một vị Thiền Sư lỗi lạc.”

The Benefits of Walking Meditation
Sayadaw U Silananda

At our meditation retreats, yogis practice mindfulness in four different postures. They practice mindfulness when walking, when standing, when sitting, and when lying down. They must sustain mindfulness at all times in whatever position they are in. The primary posture for mindfulness meditation is sitting with legs crossed, but because the human body cannot tolerate this position for many hours without changing, we alternate periods of sitting meditation with periods of walking meditation. Since walking meditation is very important, I would like to discuss its nature, its significance, and the benefits derived from its practice.

The practice of mindfulness meditation can be compared to boiling water. If one wants to boil water, one puts the water in a kettle, puts the kettle on a stove, and then turns the heat on. But if the heat is turned off, even for an instant, the water will not boil, even though the heat is turned on again later. If one continues to turn the heat on and off again, the water will never boil. In the same way, if there are gaps between the moments of mindfulness, one cannot gain momentum, and so one cannot attain concentration. That is why yogis at our retreats are instructed to practice mindfulness all the time that they are awake, from the moment they wake up in the morning until they fall asleep at night. Consequently, walking meditation is integral to the continuous development of mindfulness.

Unfortunately, I have heard people criticize walking meditation, claiming that they cannot derive any benefits or good results from it. But it was the Buddha himself who first taught walking meditation. In the Great Discourse on the Foundations of Mindfulness, the Buddha taught walking meditation two times. In the section called "Postures," he said that a monk knows "I am walking" when he is walking, knows "I am standing" when he is standing, knows "I am sitting" when he is sitting, and knows "I am lying down" when he is lying down. In another section called "Clear Comprehension," the Buddha said, "A monk applies clear comprehension in going forward and in going back." Clear comprehension means the correct understanding of what one observes. To correctly understand what is observed, a yogi must gain concentration, and in order to gain concentration, he must apply mindfulness. Therefore, when the Buddha said, "Monks, apply clear comprehension," we must understood that not only clear comprehension must be applied, but also mindfulness and concentration. Thus the Buddha was instructing meditators to apply mindfulness, concentration, and clear comprehension while walking, while "going forward and back." Walking meditation is thus an important part of this process.

Although it is not recorded in this sutta that the Buddha gave detailed and specific instructions for walking meditation, we believe that he must have given such instructions at some time. Those instructions must have been learned by the Buddha's disciples and passed on through successive generations. In addition, teachers of ancient times must have formulated instructions based on their own practice. At the present time, we have a very detailed set of instructions on how to practice walking meditation.

Let us now talk specifically about the practice of walking meditation. If you are a complete beginner, the teacher may instruct you to be mindful of only one thing during walking meditation: to be mindful of the act of stepping while you make a note silently in the mind, "stepping, stepping, stepping," or "left, right, left, right." You may walk at a slower speed than normal during this practice.

After a few hours, or after a day or two of meditation, you may be instructed to be mindful of two occurrences: (i) stepping, and (ii) putting down the foot, while making the mental note "stepping, putting down." You will try to be mindful of two stages in the step: "stepping, putting down; stepping, putting down." Later, you may be instructed to be mindful of three stages: (i) lifting the foot; (ii) moving or pushing the foot forward; and (iii) putting the foot down. Still later, you would be instructed to be mindful of four stages in each step: (i) lifting the foot; (ii) moving it forward; (iii) putting it down; and (iv) touching or pressing the foot on the ground. You would be instructed to be completely mindful and to make a mental note of these four stages of the foot's movement: "lifting, moving forward, putting down, pressing the ground."

At first yogis may find it difficult to slow down, but as they are instructed to pay close attention to all of the movements involved, and as they actually pay closer and closer attention, they will automatically slow down. They do not have to slow down deliberately, but as they pay closer attention, slowing down comes to them automatically. When driving on the freeway, one may be driving at sixty or seventy or even eighty miles per hour. Driving at that speed, one will not be able to read some of the signs on the road. If one wants to read those signs, it is necessary to slow down. Nobody has to say, "Slow down!" but the driver will automatically slow down in order to see the signs. In the same way, if yogis want to pay closer attention to the movements of lifting, moving forward, putting down, and pressing the ground, they will automatically slow down. Only when they slow down can they be truly mindful and fully aware of these movements.

Although yogis pay close attention and slow down, they may not see all of the movements and stages clearly. The stages may not yet be well-defined in the mind, and they may seem to constitute only one continuous movement. As concentration grows stronger, yogis will observe more and more clearly these different stages in one step; the four stages at least will be easier to distinguish. Yogis will know distinctly that the lifting movement is not mixed with the moving forward movement, and they will know that the moving forward movement is not mixed with either the lifting movement or the putting down movement. They will understand all movements clearly and distinctly. Whatever they are mindful and aware of will be very clear in their minds.

As yogis carry on the practice, they will observe much more. When they lift their foot, they will experience the lightness of the foot. When they push the foot forward, they will notice the movement from one place to another. When they put the foot down, they will feel the heaviness of the foot, because the foot becomes heavier and heavier as it descends. When they put the foot on the ground, they will feel the touch of the heel of the foot on the ground. Therefore, along with observing lifting, moving forward, putting down, and pressing the ground, yogis will also perceive the lightness of the rising foot, the motion of the foot, the heaviness of the descending foot, and then the touching of the foot, which is the hardness or softness of the foot on the ground. When yogis perceive these processes, they are perceiving the four essential elements (in Pali, dhatu). The four essential elements are: the element of earth, the element of water, the element of fire, and the element of air. By paying close attention to these four stages of walking meditation, the four elements in their true essence are perceived, not merely as concepts, but as actual processes, as ultimate realities.

Let us go into a little more detail about the characteristics of the elements in walking meditation. In the first movement, that is, the lifting of the foot, yogis perceive lightness, and when they perceive lightness, they virtually perceive the fire element. One aspect of the fire element is that of making things lighter, and as things become lighter, they rise. In the perception of the lightness in the upward movement of the foot, yogis perceive the essence of the fire element. But in the lifting of the foot there is also, besides lightness, movement. Movement is one aspect of the air element. But lightness, the fire element, is dominant, so we can say that in the stage of lifting the fire element is primary, and the air element is secondary. These two elements are perceived by yogis when they pay close attention to the lifting of the foot.

The next stage is moving the foot forward. In moving the foot forward, the dominant element is the air element, because motion is one of the primary characteristics of the air element. So, when they pay close attention to the moving forward of the foot in walking meditation, yogis are virtually perceiving the essence of the air element.

The next stage is the movement of putting the foot down. When yogis put their foot down, there is a kind of heaviness in the foot. Heaviness is a characteristic of the water element, as is trickling and oozing. When liquid is heavy, it oozes. So when yogis perceive the heaviness of the foot, they virtually perceive the water element.

In pressing the foot on the ground, yogis will perceive the hardness or softness of the foot on the ground. This pertains to the nature of the earth element. By paying close attention to the pressing of the foot against the ground, yogis virtually perceive the nature of the earth element.

Thus we see that in just one step, yogis can perceive many processes. They can perceive the four elements and the nature of the four elements. Only those who practice can ever hope to see these things.

As yogis continue to practice walking meditation, they will come to realize that, with every movement, there is also the noting mind, the awareness of the movement. There is the lifting movement and also the mind that is aware of that lifting. In the next moment, there is the moving forward movement and also the mind that is aware of the movement. Moreover, yogis will realize that both the movement and the awareness arise and disappear in that moment. In the next moment, there is the putting down movement and so also the awareness of the movement, and both arise and disappear in that moment of putting the foot down on the ground. The same process occurs with the pressing of the foot: there is the pressing and the awareness of pressing. In this way, yogis understand that along with the movement of the foot, there are also the moments of awareness. The moments of awareness are called, in Pali, nama, mind, and the movement of the foot is called rupa, matter. So yogis will perceive mind and matter rising and disappearing at every moment. At one moment there is the lifting of the foot and the awareness of the lifting, and at the next moment there is the movement forward and the awareness of that movement, and so on. These can be understood as a pair, mind and matter, which arise and disappear at every moment. Thus yogis advance to the perception of the pairwise occurrence of mind and matter at every moment of observation, that is, if they pay close attention.

Another thing that yogis will discover is the role of intention in effecting each movement. They will realize that they lift their foot because they want to, move the foot forward because they want to, put it down because they want to, press the foot against the ground because they want to. That is, they realize that an intention precedes every movement. After the intention to lift, lifting occurs. They come to understand the conditionality of all of these occurrences -- these movements never occur by themselves, without conditions. These movements are not created by any deity or any authority, and these movements never happen without a cause. There is a cause or condition for every movement, and that condition is the intention preceding each movement. This is another discovery yogis make when they pay close attention.

When yogis understand the conditionality of all movements, and that these movements are not created by any authority or any god, then they will understand that they are created by intention. They will understand that intention is the condition for the movement to occur. Thus the relationship of conditioning and conditioned, of cause and effect, is understood. On the basis of this understanding, yogis can remove doubt about nama and rupa by understanding that nama and rupa do not arise without conditions. With the clear understanding of the conditionality of things, and with the transcendence of doubt about nama and rupa, a yogi is said to reach the stage of a "lesser sotapanna. "

A sotapanna is a "stream-enterer," a person who has reached the first stage of enlightenment. A "lesser sotapanna" is not a true stream-enterer but is said to be assured of rebirth in a happy realm of existence, such as in the realms of human beings and devas. That is, a lesser sotapanna cannot be reborn in one of the four woeful states, in one of the hells or animal realms. This state of lesser sotapanna can be reached just by practicing walking meditation, just by paying close attention to the movements involved in a step. This is the great benefit of practicing walking meditation. This stage is not easy to reach, but once yogis reach it, they can be assured that they will be reborn in a happy state, unless, of course, they fall from that stage.

When yogis comprehend mind and matter arising and disappearing at every moment, then they will come to comprehend the impermanence of the processes of lifting the foot, and they will also comprehend the impermanence of the awareness of that lifting. The occurrence of disappearing after arising is a mark or characteristic by which we understand that something is impermanent. If we want to determine whether something is impermanent or permanent, we must try to see, through the power of meditation, whether or not that thing is subject to the process of coming into being and then disappearing. If our meditation is powerful enough to enable us to see the arising and disappearing of phenomena, then we can decide that the phenomena observed are impermanent. In this way, yogis observe that there is the lifting movement and awareness of that movement, and then that sequence disappears, giving way to the pushing forward movement and the awareness of pushing forward. These movements simply arise and disappear, arise and disappear, and this process yogis can comprehend by themselves -- they do not have to accept this on trust from any external authority, nor do they have to believe in the report of another person.

When yogis comprehend that mind and matter arise and disappear, they understand that mind and matter are impermanent. When they see that they are impermanent, they next understand that they are unsatisfactory because they are always oppressed by constant arising and disappearing. After comprehending impermanence and the unsatisfactory nature of things, they observe that there can be no mastery over these things; that is, yogis realize that there is no self or soul within that can order them to be permanent. Things just arise and disappear according to natural law. By comprehending this, yogis comprehend the third characteristic of conditioned phenomena, the characteristic of anatta, the characteristic that things have no self. One of the meanings of anatta is no mastery -- meaning that nothing, no entity, no soul, no power, has mastery over the nature of things. Thus, by this time, yogis have comprehended the three characteristics of all conditioned phenomena: impermanence, suffering, and the non-self nature of things -- in Pali, anicca, dukkha, and anatta.

Yogis can comprehend these three characteristics by observing closely the mere lifting of the foot and the awareness of the lifting of the foot. By paying close attention to the movements, they see things arising and disappearing, and consequently they see for themselves the impermanent, unsatisfactory, and non-self nature of all conditioned phenomena.

Now let us examine in more detail the movements of walking meditation. Suppose one were to take a moving picture of the lifting of the foot. Suppose further that the lifting of the foot takes one second, and let us say that the camera can take thirty-six frames per second. After taking the picture, if we were to look at the separate frames, we would realize that within what we thought was one lifting movement, there are actually thirty-six movements. The image in each frame is slightly different from the images in the other frames, though the difference will usually be so slight that we can barely notice it. But what if the camera could take one thousand frames per second? Then there would be one thousand movements in just one lifting movement, although the movements would be almost impossible to differentiate. If the camera could take one million frames per second -- which may be impossible now, but someday may happen -- then there would be one million movements in what we thought to be only one movement.

Our effort in walking meditation is to see our movements as closely as the camera sees them, frame by frame. We also want to observe the awareness and intention preceding each movement. We can also appreciate the power of the Buddha's wisdom and insight, by which he actually saw all of the movements. When we use the word "see" or "observe" to refer to our own situation, we mean that we see directly and also by inference; we may not be able to see directly all of the millions of movements as did the Buddha.

Before yogis begin practicing walking meditation, they may have thought that a step is just one movement. After meditation on that movement, they observe that there are at least four movements, and if they go deeper, they will understand that even one of these four movements consists of millions of tiny movements. They see nama and rupa, mind and matter, arising and disappearing, as impermanent. By our ordinary perception, we are not able to see the impermanence of things because impermanence is hidden by the illusion of continuity. We think that we see only one continuous movement, but if we look closely we will see that the illusion of continuity can be broken. It can be broken by the direct observation of physical phenomena bit by bit, segment by segment, as they originate and disintegrate. The value of meditation lies in our ability to remove the cloak of continuity in order to discover the real nature of impermanence. Yogis can discover the nature of impermanence directly through their own effort.

After realizing that things are composed of segments, that they occur in bits, and after observing these segments one by one, yogis will realize that there is really nothing in this world to be attached to, nothing to crave for. If we see that something which we once thought beautiful has holes, that it is decaying and disintegrating, we will lose interest in it. For example, we may see a beautiful painting on a canvas. We think of the paint and canvas conceptually as a whole, solid thing. But if we were to put the painting under a powerful microscope, we would see that the picture is not solid -- it has many holes and spaces. After seeing the picture as composed largely of spaces, we would lose interest in it and we would cease being attached to it. Modern physicists know this idea well. They have observed, with powerful instruments, that matter is just a vibration of particles and energy constantly changing -- there is nothing substantial to it at all. By the realization of this endless impermanence, yogis understand that there is really nothing to crave for, nothing to hold on to in the entire world of phenomena.

Now we can understand the reasons for practicing meditation. We practice meditation because we want to remove attachment and craving for objects. It is by comprehending the three characteristics of existence -- impermanence, suffering, and the non-self nature of things -- that we remove craving. We want to remove craving because we do not want to suffer. As long as there is craving and attachment, there will always be suffering. If we do not want to suffer, we must remove craving and attachment. We must comprehend that all things are just mind and matter arising and disappearing, that things are insubstantial. Once we realize this, we will be able to remove attachment to things. As long as we do not realize this, however much we read books or attend talks or talk about removing attachment, we will not be able to get rid of attachment. It is necessary to have the direct experience that all conditioned things are marked by the three characteristics.

Hence we must pay close attention when we are walking, just as we do when we are sitting or lying down. I am not trying to say that walking meditation alone can give us ultimate realization and the ability to remove attachment entirely, but it is nevertheless as valid a practice as sitting meditation or any other kind of vipassana (insight) meditation. Walking meditation is conducive to spiritual development. It is as powerful as mindfulness of breathing or mindfulness of the rising and falling of the abdomen. It is an efficient tool to help us remove mental defilements. Walking meditation can help us gain insight into the nature of things, and we should practice it as diligently as we practice sitting meditation or any other kind of meditation.

By the practice of vipassana meditation in all postures, including the walking posture, may you and all yogis be able to attain total purification in this very life!

chieclavotinh
02-28-2021, 03:07 AM
Thiền, Stroke, Và Trái Tim
Chu Tất Tiến

Cách đây vài năm, khi tôi đang còn chủ trương một chương trình có tính cách thiện nguyện và phải trang trải và chi tiêu rất nhiều cho chương trình này, trong khi không có sự trợ giúp nào từ phía chính phủ cả, tôi đã suýt bị “stroke” và chấm dứt cuộc đời ở đây, nếu không có Thiền.

Buổi tối hôm đó, tôi đang ngồi ở nhà, lo lắng khủng khiếp về số tiền mà mình phải chi gấp cho tiền nhà, tiền điện thoại, cũng như một số tiền linh tinh khác hầu giữ cho chương trình được tiếp tục, bất ngờ tay chân tôi tự nhiên rung giật khác thường. Mới đầu là rung nhẹ, sau giật liên hồi, không kiểm soát được nữa. Bắp thịt miệng tôi cũng giật luôn. Tôi hốt hoảng, cố gọi người con trai bằng một loại âm thanh đứt quãng của mình. May mắn cho tôi là anh con trai tôi vừa đi ngang qua, nhìn thấy tôi đang rung giật, vội gọi cậu em và hai anh em hốt hoảng chở tôi vào ngay bệnh viện UCI cấp cứu.

Ngay lúc đó, tôi cố gắng kiềm chế không cho tay chân rung giật, nhưng cơ thể tôi đã bắt đầu bất tuân lệnh, tôi đành chấp nhận các cơn run rẩy liên tục. May mắn cho tôi là trí óc còn tỉnh táo. Trong tình hình nguy kịch ấy, tôi chợt nhớ đến Thiền! Tôi nghĩ chỉ còn phương cách này mà thôi, vì từ nhà đến bệnh viện, khiêng ra khiêng vào cũng bao nhiêu phút, có thể từ liệt đến chết. Nhớ đến điều đó, tôi bình tĩnh ngay và bắt đầu hít thở thật dài, thật sâu. Tôi nhắm mắt lại, mặc cho hai ông con trai lo bế ra xe, nổ máy và chạy đi, tôi chỉ tập trung tư tưởng, và hít thở theo Thiền. Từ từ hít vào bằng mũi, theo dõi hơi thở mình tới bụng, ngưng lại ba giây (đếm thầm 1,2,3), rồi từ từ thở ra, cũng thật chậm. Tôi cứ làm thế, không màng đến ngoại cảnh, chỉ trừ khi bác sĩ hỏi vài câu hỏi thì trả lời, sau đó, thì mặc họ, chụp phim X-Ray tại chỗ, rồi qua MRI, rồi Siêu âm, chích nước biển… Cứ xong một việc, tôi lại nhắm mắt, hít thở. Suốt đêm như vậy, tôi không suy nghĩ gì, để cho óc não thoải mái, không tạp niệm, không run sợ, không lo âu, không phỏng đoán bất cứ điều gì. Trong óc tôi, chỉ có một tư tưởng chạy qua chạy lại: “Bình tĩnh, không nghĩ gì hết, tập trung tư tưởng hít thở. Hít vào…. Nén hơi, 1,2,3… Thở ra… Hít vào….”

Cứ thế, tôi dần dần đi vào giấc ngủ nhẹ nhàng (một phần có lẽ (?) bệnh viện cho tôi thuốc ngủ chăng?) Đến nửa đêm tỉnh giấc, tôi lại tiếp tục hít thở.. Hít vào… thở ra… trong khi tay chân vẫn để xuôi thẳng theo thân người. Rồi lại ngủ. Đến sáng hôm sau, khoảng 11 giờ, thì bác sĩ trực đến, cho tôi biết là chẳng có gì quan trọng cả, chỉ là một cơn “stroke” nhẹ, đã qua khỏi rồi. Tôi hỏi ý kiến ông về việc tôi hít thở, tập trung tư tưởng, hít vào, nén hơi, rồi xả ra.. Ông bác sĩ người Mỹ giật mình, nhìn tôi: “A! Tôi biết rồi! Ông làm đúng đó! Ông đã Thiền để tự cứu mạng mình! Nếu ông không làm như thế, thì bây giờ ông đã gặp khó khăn rồi!” Bác sĩ còn cho biết cơn “light stroke” (Xuất huyết não nhẹ) đến trước, báo động cho cơ thể biết là nó sắp tấn công cơn thứ hai, mạnh hơn và đưa đến tử vong hoặc bại liệt! Nếu tôi tiếp tục lo lắng, sợ hãi, không biết Thiền thì nhất định một cơn nữa sẽ dứt điểm!

Sau này, tôi đọc trên Internet, thấy có lời khuyên của các Y Sĩ là khi có cảm giác sắp bị “nhồi máu cơ tim” (heart attack), thì việc đầu tiên cũng là ho vài cái rồi hít thở thật sâu và thật dài, tối thiểu 10 lần sẽ cứu được mạng. Triệu chứng bị “heart attack” được thể hiện dưới hính thức sau:

-Đau thắt tim.
-Cơn đau chạy từ tim đến dưới cánh tay trái. Nói “dưới” nghĩa là cơn đau buốt chạy phía dưới bắp thịt cánh tay trái.
-Hơi thở gấp rút, ngắn và giật
-Mệt bất ngờ, lưỡi líu lại.
-Có thể muốn ói mửa.

Đó là những triệu chứng đầu tiên báo hiệu có thể có một cục máu bầm đang làm tắc nghẽn máu về tim, làm trái tim phải đập mạnh tối đa để làm tròn phận sự của nó là đẩy cục máu ra khỏi chỗ kẹt, nhưng vì không thể làm được chuyện đó, nên tim đành đứng lại.

Cón xuất huyết não, có thể một (hay tất cả) các triệu chứng sau:

-Mệt bất ngờ, lưỡi có thể líu lại, nói lăng nhăng, lắp bắp.
-Mất thăng bằng.
-Tê liệt một phần thân thể, tê một bên mặt.
-Có những cử động bất thường.
-Nhức đầu khủng khiếp

Theo nguyên tắc bảo vệ sức khỏe, nếu thấy những triệu chứng này, lập tức gọi 911, bất kể đang ở đâu, đang làm gì. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, việc tự gọi 911 không thực hiện được, vì ở xa máy điện thoại, hoặc tay chân run giật, ngã lăn xuống đất, hoặc đang lái xe… Vậy, phương pháp duy nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất trong khi chờ chữa trị là Thiền.

Thực hiện Thiền rất đơn giản, gồm hai việc: xả bỏ và tập trung hít thở.

-Xả bỏ: lập tức bỏ qua mọi suy nghĩ, lo âu, và tự mình “nói” (trong đầu) với mình là “không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, không nghĩ gì hết, xả bỏ, xả bỏ, xả bỏ…”

-Tập trung hít thở: Trước hết là nhắm mắt lại, tay chân ở đâu, để đó, hít vào thật chậm, theo dõi hơi thở qua mũi, dồn xuống phía dưới bụng, nén hơi, đếm 1,2,3 rồi từ từ thở ra, theo dõi hơi thở đang đi qua mũi. Cứ thế mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Trường hợp đang lái xe, mà thấy có triệu chứng gì bất thường như trên, lập tức tấp xe vào lề đường, bật đèn báo động lên, và nhắm mắt hít thở… Nhất định sẽ tự cứu được mạng sống mình.

Trong cuộc sống hiện tại, là một con người, ai không phải suy nghĩ. Người có cuộc sống đơn giản cũng suy nghĩ về ăn uống, sinh hoạt, nghĩ về gia đình, vợ chồng con cái. Người hay suy tư thì luôn nghĩ về ý nghĩa cuộc đời. Kẻ làm thương mại thì luôn luôn tính toán… Khi suy nghĩ, suy tư, tính toán mà có tìm ra giải pháp, thì cơ thể vẫn chấp nhận được. Các nhà toán học, khoa học, triết học, chính trị gia luôn suy nghĩ. Nhưng nếu cường độ suy nghĩ tăng lên đến một độ cao, hầu như không nghỉ ngơi bất cứ lúc nào mắt mở, (có khi ngủ cũng vẫn suy nghĩ), mà nếu cảm thấy không tìm ra giải pháp, thấy “bí”, cùng đường tắc lối, thì có thể hệ thống thần kinh não bộ chịu không nổi, phải phản kháng lại, và lúc đó, sẽ gây rối loạn, hoặc biến thành trầm cảm, hoặc xuất huyết não. Trước khi biến thành trầm cảm, có thể có một giai đoạn bị “sự kích thích tấn công” (anxiety attack). Điều này có khi nguy hiểm hơn bị nhồi máu cơ tim, vì nếu bị nhồi máu cơ tim mà chữa được, chỉ việc nghỉ ngơi, ăn uống cẩn thận trở lại, thì hết bệnh. Còn nếu bị “sự kích thích tấn công”, hậu quả sẽ rất lâu dài và khó chữa. Người bệnh luôn nhức đầu, thấy có “cái gì” chạy qua chạy lại trong đầu, tim luôn đập nhanh, ngủ hay giật mình, hoảng hốt, sợ hãi hoài, sợ chết, sợ bệnh, sợ đau, sợ cô đơn, sợ bị vợ chồng, con cái bỏ rơi, sợ mất việc.. và sức khỏe xuống thê thảm. Không còn cử động mạnh và nhanh được, lúc nào cũng nghi tim mình có vấn đề, ăn uống không ngon, mất hứng thú xem phim, nghe nhạc, đọc báo. Nói chung là biến thành trầm cảm, suốt ngày lừ đừ, đặt đâu ngồi đấy, rồi chờ chết! Đi khám bệnh, thì sẽ không thấy toa nào ngoài các toa thuốc an thần, có tính chất gây nghiện. Nếu uống vào thì khỏe, không uống thì nhớ, rồi uống hoài, uống hoài… Ghiền!

Vậy, làm sao trị được hoặc ngăn chặn được hai căn bệnh này mà không dùng thuốc: Thiền! Nếu phối hợp được với các phương pháp khí công khác, như Yoga, Tài Chi, Hồng Gia, thì sức khỏe sẽ hồi phục nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bệnh nặng, cần thêm rất nhiều Vitamin B1, vì Vitamin B1 làm lợi cho tế bào não, giúp trí nhớ và giúp cho việc suy nghĩ không bị trở ngại.

Tuy nhiên, theo luật Đời và luật Trời, cuộc sống, tự nó, mang rất nhiều giới hạn. Không có gì vĩnh viễn, không có chi gọi là trường tồn. Vậy, muốn sống khỏe với thiên nhiên, cần giới hạn nhiều thứ, nhất là giới hạn suy nghĩ, bởi tế bào não là hệ thống tế bào duy nhất, chết đi rồi thì không sản sinh thêm như các loại tế bào khác. Lớp tế bào da này chết rồi (biến thành “ghét”) thì lớp khác sinh ra. Còn tế bào não, Trời sinh ra có nhiêu thì xài nhiêu, mình làm mất đi cho công việc rồi thì không có nữa. Nhiều nhà bác học về già thành lẩm cẩm, mất trí nhớ. Khoa học gia Einstein, một hôm ngồi xe lửa, để rơi cái mũ trên đầu gối xuống đất. Một cô gái ngồi bên canh nhặt lên và để lại trên đầu gối ông như cũ. Ông quay qua, cám ơn và hỏi: Cô bé họ gì? Cô bé trả lời: “Dạ, thưa ba, con có họ là Einstein.”

chieclavotinh
07-18-2021, 01:53 AM
Của Đi Thay Người
Phạm Hoàng Chương

Mấy tháng nay vàng xuống rẻ quá, ở VN thiên hạ ai có tiền dư cũng đua nhau mua cất phòng thân, sợ đổi tiền. Bên Mỹ cũng không khác.

Anh Ba tôi, hai năm trước sợ vàng lên, lo mua để dành giá cao quá, nên giờ lo đi mua giá rẻ để gỡ lại. Anh đã về hưu, nhà đã trả off, có tiền pension hàng tháng thong thả, sức khỏe tốt, nhưng tánh vẫn lo xa, ưa mua vàng để dành, phòng khi sau này đau nặng, mổ xẻ, hay sống thọ ngòai 80 bị con cái bỏ bê, bán có tiền ngay mà trả cho nursing home.

Sẵn balance chương mục tiền hưu anh tháng này dồn lại khá nhiều, sáng chúa nhật anh lái xe ra Phước lộc Thọ mua một lựợng vàng y hiệu "Nữ thần tự do" giá 1800$. So với thời giá 2100$ năm kia thì rẻ hơn đựợc 300$. Anh bỏ vô túi sau quần, lẫn với chùm chìa khóa, ghé một tiệm ăn sáng, mua ít rau quả, rồi lái xe về nhà ở Anaheim, quên không hề nghĩ tới miếng vàng. Khi mở cửa vô nhà, tụt quần ra, sờ lại túi, tính lấy ra cất thì hỡi ôi, túi xẹp lép. Vàng đã không cánh mà bay. Nó mỏng tanh, có mà như không có, rớt mất lúc nào không hay... Anh chạy ra xe, lục sóat khắp chỗ ngồi, seat belt, coi có rớt đó không. Không thấy. Chạy ra driveway coi có rớt xuống đất lúc mở cửa không. Không thấy. Gọi hỏi nhà hàng ăn lúc này có thấy rớt ở chân bàn không. Không thấy. Rờ khắp áo quần túi trên túi dứới, không thấy. Thôi rồi, chắc lúc móc xâu chìa khóa ra, nó lôi theo miếng vàng rơi xuống đất mà sơ ý không nghe tiếng rớt, không hay. Thôi rồi. Mất tiêu một tháng lương hưu.

Anh toan bỏ cuộc, nằm nhà, nhưng lại nghĩ biết đâu chịu khó trở lại kiếm, của nó còn nằm đó, bèn lái xe chạy ngay ra chỗ parking đậu ở Phước lộc thọ, rồi tới nhà hàng, rảo bứớc tới lui liếc mắt tìm kiếm cầu may, cũng chả thấy chi, sân đậu xe tráng nhựa ở Mỹ sạch bong. Thôi tìm mất công, cuối tuần các parking lots sức mấy mà có chỗ đậu, xe nối đuôi chen chúc, chắc đã có người khác "pull" xe vô đậu, thấy cái gì sáng sáng dưới đất, đã lượm mất rồi. Có ai trên cõi đời này khùng điên tới mức thấy vàng rơi mà đi nộp cho cảnh sát, hay kiếm người trả lại, mà biết chắc ai là chủ thật đây.

Anh về nhà lại, thở dài, nằm nghĩ ngợi, tiếc của rền rĩ đau đớn...Đem triết lý Đời, Đạo ra an ủi. Bên Vn kia kìa, có đại gia ở Saigon đi chơi xa, bị kẻ trộm cạy cửa lấy cắp hơn một trăm cây, về vẫn phây phây. Có người mất cả vài chục cây tỉnh bơ, báo đăng hòai, có chết ai đâu.

Thôi, "Tri túc tiện túc, tri nhàn tiện nhàn". Lâu nay anh cũng để dành nhiều rồi. Biết bao nhiêu mới cho là đủ, hễ cho đủ thì nó là đủ. Anh chưa cần tới nó mà. Anh có nghèo khó, bịnh họan đâu, còn nhà, còn pension, còn con cái khá giả.

Thôi, biết đâu cái họa này lại là cái phúc khác, như truyện "Tái ông mất ngựa" trong Cổ học tinh hoa. Hay cao thụợng hơn, cứ cho "người VN mất vàng thì lại có ngừời VN khác nhặt được vàng, có đi đâu mà mất", như vua nước Sở ngày xưa đã nói, khi đi săn bị mất cung trong rừng.

Hay biết đâu, như ông bà ta hay nói: "Của đi thay người". Biết đâu bị họa "tiểu hao"này lại tránh được cái họa "đại hao"khác sắp tới.

Anh Ba tự liên tục an ủi tới đó thì thấy khỏe khoắn bớt nhiều, 10 phần tiếc chỉ còn 3, lại sực nhớ kinh Phật nói còn "siêu đẳng" hơn nữa :"Mọi vật trên đời đều là hư huyễn, không có thật. Ngay cả thân ta còn chưa thật, huống chi các vật ngoại thân (như nhà cửa, đất đai, xe cộ, vợ con), thôi cứ coi "Sắc tức thị không, Không tức thị sắc" đi thì mọi sự sẽ bình an.

Tới đó thì "nỗi buồn gác trọ" anh Ba biến đâu mất hết, trong lòng thanh thản trở lại...bèn đi mua miếng mít vàng tươi 6 đồng ở quán bán trái cây góc Magnolia và Wesminster đem về, nhưng ngồi lái xe sẵn bụng trống thấy đói, ăn sạch hết, bỏ cùi vô thùng rác khoan khóai. Ở Mỹ 10 năm nay giờ mới đụợc ăn lại miếng mít ngon, thấy lại quê hương như chùm khế ngọt. Trưa chủ nhật anh ăn thì chiều tối lên cơn đau bụng anh ách, đau tê tái. Nhớ lại ở Trung Quốc và Việt Nam bây giờ nhà buôn ưa mua rẻ trái sống, bơm hóa chất độc hại một đêm thành chín, đem bán, mà giựt mình. Mít này là mít Mễ trồng đem qua Mỹ bán, hay nhập từ VN qua, quên không hỏi chủ tiệm. Thằng con anh và bạn bè vẫn hay cảnh cáo, ăn uống mùa hè phải cẩn thận, trời nóng dễ bị vi khuẩn xâm nhập, coi chừng bị "food poisoning".

Tới 12 giờ khuya, anh Ba vẫn ôm bụng rên rỉ, bụng phình lên như con cóc chửa, muốn lấy kim đan đâm vào cho xì hơi ra rồi ra sao thì ra, thử làm ly nứớc gừng uống cho ấm bụng thì mấy phút sau, nước chua cuồn cuộn lên cổ, anh leo ra khỏi giường cúi đầu xuống bồn cầu ọc ra một đống nước lợn cợn mít vàng lăn tăn, lưỡi chua lè. Thấy nhẹ bớt một chút, ai dè lát sau lại buồn nôn, ọc thêm ra môt đợt nữa, bèn lên giuờng mở nệm điện, đắp mền ấm, tay "mát xa" bụng liên hồi cho bớt đau.

Cơn đau có lúc êm, có lúc lại quặn lên tới sáng. Năm xưa, anh cũng bị một lần ói mửa kinh hồn như vậy vì ăn bắp luộc và uông nứớc chanh, phải đi Emergency Room.

Gọi bác sĩ gia đình, bác sĩ bảo ra pharmacy mua Anticid ngoài quầy, hay kẹo TUMS nhai cho hút "gas" bớt trong bao tử ra. TUMS có làm cho êm dịu một lát, nhưng sau 10 phút, cơn đau trở lại như cũ. Thuốc dặn cấm không đuợc uống quá 7 viên 1 ngày nên anh không biết uống gì tiếp, bèn uống tiếp nước gừng nóng cho lõang "gas" ra, để cái của nợ lỏng bỏng kia chạy xuống hậu môn. Đau quá nên không có cảm giác đói, hay thèm ăn gì cả, mặc dù đã mửa ra gần hết vụn mít trong bao tử. Đi tiểu thấy xót đường tiểu, vì chất chua lên men còn nhiều trong bụng.

Cả ngày Thứ Hai không bớt, không thấy xì hơi hay buồn đi cầu gì cả, chỉ chốc chốc hơi gas đưa lên cổ ợ ra. Cơn đau dằng dặc làm át đi hết các cảm giác khác, cơ thể cảm thấy vô cùng yếu ớt.. Sáng Thứ Ba, anh lái xe tới office bác sĩ gia đình khám, bác sĩ gốc ngừời Pháp này nghe nói anh không hề đi cầu hay xì hơi thì ngạc nhiên, đoán có cái gì mắc kẹt giữa bao tử và ruột nên thức ăn không chuyển xuống thành phân, bèn "order" Reglan ngày uông 3 lần, và thuốc đút hậu môn suppositories ngày 2 lần cho thông ruột dễ đi cầu.

Mua Reglan xong, lên mạng coi, thấy thuốc này có nhiều biến chứng phụ nguy hiểm quá, như nhức đầu, mắt co giựt, không dám uống. Gọi ông bạn học cũ, bác sĩ giải phẩu bên Bolsa tên Kỳ, Kỳ kêu chịu khó 5 giờ chiều cố lái qua cho anh khám bụng mới biết được chắc chắn. Anh bèn gọi đông y sĩ Sơn, một bạn khác ở Brookhurst. Sơn hỏi có "xì hơi" hay đi cầu chưa, anh nói: "Chưa, đâu có ăn gì vô bụng mà đi cầu?" Sơn la hoảng: "Thôi chết rồi, anh có vấn đề rồi, nhiều bệnh nhân tôi cũng trên mửa, dưới bí, như anh mà cứ để yên không chữa, sau bị thúi ruột, đã phải đi mổ cắt bỏ một khúc đó. Anh vô Emergency Room (ER) gấp đi... Tôi nói thật đó..."

Anh Ba hơi hoảng, nhưng cũng bán tín bán nghi, tánh ông này xưa nay vẫn ưa hù dọa, phân vân chưa biết tính sao. Sơn nói tiếp:

- Cho dù không ăn gì vô, hễ có nứớc vô là bên dưới phải xì hơi ra. Đó là điều tự nhiên trong y học dạy. Ba đời ông nội ngoại tôi đều là thày thuốc, anh tin tôi đi, vô nhà thương gấp kẻo trị không kịp, chết oan mạng.

Bác sĩ gia đình gọi anh nhắn, "nếu uống thông ruột không có kết quả, phải vô ER". Anh bèn nhắm mắt đánh liều uống ực 1 viên Reglan, ăn liền nửa trái chuối sứ và bát cháo gạo lức cho thuốc khỏi hại ruột. Rồi đút hậu môn 1 viên, chờ hòai chả thấy biến chuyển gì.

Buổi chiều anh tự nhiên thấy mệt quá, nằm lì trên giường, bèn uống đại thêm viên thứ 2, uống liền nửa ly mật ong nóng (thay cho thức ăn lót bụng), mật bổ dưỡng, mà lại nhuận trường. Đút thêm viên "supp" thứ nhì duới hậu môn, lát sau cũng chả thấy rục rịch hơi hám gì. Coi đồng hồ thấy sắp 5 giờ, bèn gọi bác sĩ Kỳ xin lỗi, nói mệt, không lái xe tới office Kỳ đuợc. Kỳ hỏi đang uông thuốc gì, 3 ngày nay đã đi cầu hay xì hơi chưa...

-Chưa, không có xì hơi nữa, đâu có ăn gì mà xì, mà đi cầu... Đang uống Reglan, đút suppositoire...

Lập tức, bên đầu dây có tiếng Kỳ hốt hỏang la tóang lên:

- Chết rồi, ông đừng có uống tầm bậy cái gì hết, đừng đút đít gì hết, chắc chắn là ruột ông bị quặn, tắc, hay nghẹt trong đó, nên phân không xuống đuợc. Bác sĩ gia đình ông là dồ dởm, whacker, tầm bậy. Ông lái xe vô gấp ngay ER cho họ trị, nếu mệt thì nhờ vợ con chở. Tôi đã từng cắt ruột cho biết bao nhiêu ngừơi rồi như vậy, chỉ vì coi thường..

Anh Ba hỏang hồn, vén mền chồm dậy, lật đật mặc quần áo chạy xuống nhà, đem theo cell phone, buớc qua nhà anh láng giềng Mễ tên Pedro nhờ lái chở gấp lên ER.

Pedro nghe kể, sốt sắng chạy ra rồ máy xe truck. Anh mệt mỏi, dựa đầu ra sau nhắm mắt không buồn nói gì. Nhớ lần ói mửa, bụng sưng anh ách như vầy năm xưa, mình anh lạnh tóat, nằm quỵ duới sàn đau đớn hàng giờ, đụợc con trai chở vô E.R của Community hospital, họ bắt chờ 2 tiếng, cho mấy viên thuốc và chích 2 mũi, mà "charged" hãng Kaiser bảo hiểm anh tới 1000 đồng. Phòng đợi E.R lúc nào cũng đông bệnh nhân ngồi chờ, thấy có anh Mỹ trắng mù 2 mắt đứng chống gậy, vài ngừoi Mỹ ngồi xe lăn chờ. Anh nhân viên ngồi "front desk" hỏi anh bị gì, anh nói:

- Stomach.

Anh ta lựa một cái form thích hợp, đưa anh điền lý lịch bệnh trạng vô, ký tên. Mười phút sau, có kẻ bước ra gọi tên "Ba", đưa anh vô gặp 2 nhân viên y tá ngồi hỏi bệnh, một bà đánh "info" vô computer, còn ông kia ngồi bên nhìn ái ngại, an ủi:

-Don't worry, we'll take good care of you.

Một cậu Mễ đẹp trai thư sinh, da trắng, ngồi ghế cao, làm ở computer bên ngòai, chuyên về billing, đòi coi ID và thẻ bảo hiểm anh, gõ tên, họ, địa chỉ, phone, charge anh tại chỗ 65$ co-pay, rồi bảo ra ngồi chờ ở góc phòng với các bệnh nhân khác.

Một lát, một bác sĩ Tàu còn trẻ măng, mặc áo blouse trắng, ra gọi tên, đưa anh vô phòng khám, hỏi bị gì. Anh trình bày rõ ràng chi tiết, thời gian, nhăn nhó than đau lắm. Bác sĩ này tên CHING, gọi y tá đưa anh viên thuốc giảm đau. Anh vừa uống, vừa lén nhìn tên thuốc (để kỳ sau có đâu bao tử, ra tiệm mua) mà chả thấy tên, chả biết thuốc gì mà sao bác sĩ gia đình trước đây không cho mình dùng. Uống xong, đựợc đưa lên giường kê dọc vách tuờng nằm chờ, ba phút sau có ngay một ông chuyên viên X-ray tới gặp, đọc ID ở cổ tay cho biết chắc đúng là tên "Ba", rồi đưa anh vô lab ở cuối hành lang, bảo nằm xuống giường, tụt quần dài xuống đầu gối, rồi lấy chăn mỏng che bụng anh lại, bấm nút điều khiển khung máy CAT SCAN trên đầu rà qua rà lại chụp xuống vùng bụng, xong kêu về lại chỗ cũ nằm. Một lát bác sĩ Ching tới, nhìn anh nói nhỏ nhẹ mà nghiêm trang:

-Sorry. Chúng tôi coi hình SCAn, thấy ruột non anh bị stopped (tắc ruột) ở giữa, nên thức ăn bị nghẽn ở phần trên, đưa hơi GAS lên cổ. Đó là lí do tại sao 3 hôm nay bao tử anh đau anh ách, uống gì vô cũng mửa ra. Tôi buộc phải giữ anh lại đây tối nay để theo dõi bệnh tình.

Như vậy là cả bác sĩ gia đình và 2 ông bạn kia nói không sai. Ruột bị tắc nghẽn. Đường tiểu may sao còn thông thuơng, nên uống vô vẫn cho ra được, tuy nóng buốt. Anh tái mặt, lắp bắp:


-Chết... vậy rồi làm sao? ...Sao cho bao tử và ruột nó thông thương lại, bác sĩ?

Bác sĩ Chinh nhìn anh, ái ngại.:

-Có thể để tự nhiên, vài hôm sau, ruột tự nó tháo gỡ ra. Nếu không, phải giải phẩu, để gỡ ruột ra. Chưa biết được... Cần thời gian... Dù sao, đêm nay anh phải ngủ lại đây cho chúng tôi theo dõi, đo áp huyết, lấy nhiệt độ, thử máu...

Anh Ba rũ rượi thả phịch người nằm xuống, một anh y tá người Phi, da ngăm đen, tới bên kiểm tra vật dụng anh mang theo ghi vô giấy, bỏ vô bao nylon, bắt anh cởi quần áo ra bỏ vô bịch, đưa cái áo bệnh viện xanh, hở hang dây cột lỏng lẻo cho mặc, rồi làm IV (tức ghim cây kim nylon có gắn dây nhợ vô mạch máu ở khủyu tay anh, để lát khuya chuyền serum vô máu, thay cho uống nước), rồi đưa coi một cuộn tube nylon mới toanh, đường kính 5 ly, cắt nghĩa:

-Tôi sắp chuyền tube nylon này vô bao tử anh, qua lỗ mũi, để hút nước trong đó ra, cho ruột khô, ruột khô mới nở ra lại, OK? ...Sẽ hơi khó chịu đó, anh ráng chịu khó.

Hắn đẩy anh lên lầu 2, nhỏ nhẹ an ủi, rồi bôi dầu trơn lên tube, đút vô mũi. Anh Ba thất kinh vì cái tube to gần bằng lỗ mũi, mà thô cứng, chọc vô da non làm anh nhột đau khủng khiếp, như bị ai bịt mũi, bèn sợ hãi lôi ống ra. Hắn lại vỗ về, thử một lần nữa, nhẹ nhàng hơn, nhưng anh cũng không chịu nổi. Thà đau bụng còn chịu đựợc, đàng này cái tube chế ra cho dân Mỹ mũi cao, mà lại đút vô lỗ mũi xẹp của người Á đông nhỏ xíu, làm sao mà chịu nổi. Anh cương quyết đẩy ra.

- No, I can't stand it...

- Nếu anh không chịu cách này thì phải chịu giải phẫu thôi... không còn cách nào khác.

Hắn lại cố đút lần thứ ba, anh la to lên cự tuyệt, từ chối thẳng thừng, Hắn chịu thua, nói "Thôi, tùy anh, tôi chỉ làm theo order của bác sĩ, không dám ép". Hắn đẩy anh xuống lại tầng trệt, dọc theo vách tuờng, bỏ đi báo cáo bác sĩ.

Anh đang bàng hòang ôn lại cảm giác khó chịu ban nãy, không biết tính sao, nhắm mắt lại nghỉ ngơi. Đầu óc anh nghĩ thầm: Chắc mai phải xin xuất vịện thôi, cho dù có chết trong vài ngày tới vì bí đại tiện cũng được. Phải lo làm di chúc dặn dò con cái, gọi vợ con về gấp.

Đang lơ mơ suy nghĩ trong lo sợ vì sắp bị mổ, mà mổ ở tuổi già thì dễ chết lắm, anh giựt mình nghe có tiếng người bứoc tới gọi tên anh, giọng Việt nam:

- Chú Ba...?

Anh mở mắt ra thấy một người đàn ông VN khỏang 50, mặc áo thường dân, có badge ở ngực: "Internal MD" (bác sĩ khoa nội). "Ủa... đây cũng có bác sĩ VN nữa à? Bác sĩ mà sao không mặc blouse trắng... Hay họ mời ông này ở đâu tới... ".

- Chú Ba đã có bao giờ bị giải phẩu chưa?

- Dạ chưa.

- Có ai trong gia đình, cha mẹ, ông bà, cô chú... đã có tiền sử bệnh tắc ruột bị mổ chưa? Hay tiểu đường? Đau tim?

- Dạ không. Mẹ tôi 86 tuổi, còn khỏe. Ba chết sớm vì tai nạn xe.

- Chú bao nhiêu tuổi rồi? Chú có bịnh gì trong người không?

- Tôi 69, tôi còn khỏe lắm, không cholesterol, tiểu đường, huyết áp gì cả... đi gym tập thể dục, đi bơi tuần 3 lần, ăn ngủ bình thừờng, đầu óc minh mẫn...

- Trời, 69 mà chú ngó trẻ như mới 50. Xin lỗi, chú đang làm nghề gì vậy?

- Tôi làm kỹ sư, về hưu 7 năm nay rồi..

- Họ CAT scan chú thấy chỗ ruột non chú bị nghẹt, có thể là bị "twisted", hay bị "folded", hay ruột dính vô da bên trong bụng, do đó, ăn vô bị mửa ra chứ không xuống ruột già ra hậu môn được. Chỉ có đút ống vô mũi thòng xuống bao tử để hút nước ra cho ruột khô lại mới "Untwist"nó đựợc..Nếu chú không chịu, thì chỉ còn cách duy nhất là surgery... gỡ ruột ra, cho khỏi tắc thôi.

Anh BA nghe cách nói chuyện, đóan bác sĩ Ching gọi ông bác sĩ VN này tới thuyết phục mình, vì giữa VN với nhau, thông cảm dễ hơn, nên hỏi:

- Nếu mổ thì mất mấy ngày xong vậy anh?

Anh bác sĩ có vẻ thất vọng vì thấy anh có vẻ nhứt định không chịu giải pháp đút ống vô mũi, nói yếu xìu:

- Mổ cũng phải mất mấy ngày thử máu, tim, gan, phổi... đủ loại... chứ không đơn giản đâu...

- Sao họ không chụp, hay chích thuốc mê khi đút ống cho mình khỏi cảm giác, như khi soi ruột già đó?

Anh ta lắc đầu nói "không", rồi lảng ra, lẳng lặng bỏ đi... Thấy một y tá đi ngang, anh Ba níu tay hỏi nhỏ thì họ bảo đó là bác sĩ giải phẫu, tới thăm và trao đổi với bệnh nhân trước, coi ý ra sao, vì "case" của anh sẽ giao cho ông phụ trách nay mai..

Anh hoảng kinh muốn khóc, thấy như sắp tận thế tới nơi. Con người muốn sống phải nuốt thức ăn vào ruột, rồi tống bã ra, cần có bộ máy tiêu hóa lành mạnh, bây giờ con đuờng tiêu hóa bị chặn lại có khác nào con đường sống bị cắt, chỉ chờ ngày tử vong. Cha mẹ ơi, sao lại sinh con ra với cái ruột quá mỏng như vầy, bị gấp xoắn lại như thế này, phải cắt bỏ mới sống đuợc?

Đèn trong nhà thương sáng suốt 24/24, và cũng chả đựợc ăn uống gì, nên anh Ba không biết lúc đó mấy giờ, chỉ thấy họ đẩy anh vô thang máy, vù vù lên lầu 5, họ đẩy anh tới trước một phòng có ghi số trước cửa, đưa anh vô nằm giường bên trong, chung phòng với một ông già khác, khỏang ngoài 80. Ông già nằm ngòai, anh nằm trong, cách nhau một tấm màn mỏng. Cô y tá Phi ra tự giới thiệu, "I am Esther, your nurse of tonight", lăng xăng chuẩn bị thay vớ cho anh, bắt anh tuột quần cho cô khám da coi có bị xây xát không, đo huyết áp, thử nhiệt độ, trích máu...

- Sao thử máu, đo áp huyết hòai vậy cô? I am OK.

- Thủ tục mà anh. Cứ mỗi 4 tiếng, tôi phải làm như vầy một lần, để theo dõi sức khỏe anh... Bây giờ anh Ok, nhưng tình trạng nội tạng bên trong anh có thể biến chuyển bất cứ lúc nào, phải theo dõi, keep track, để biết lí do tại sao... Khi nào anh cần, bấm số 4500 trên cái phone này, chúng tôi chạy vô.

Cô bỏ đi, anh Ba mừng thấy cô không đả động gì tới chuyện đút tube vô mũi như đã nói, nằm đắp chăn, nhìn đồng hồ thấy đã 12 giờ khuya. Một lát anh thấy khát nước, không hiểu sao họ chuyền serum vô tay mà vẫn khát, môi khô rang, bèn nhỏm dậy, thấy cái bình nước và cốc nước ai để trên thành cửa sổ (bên ông già cũng có một bình nước như vậy), bèn rón rén cầm nếm thử, rồi uống ba ngụm. Khỏang 1 a.m, tự nhiên anh nghe bên dưới "xì hơi" một cái nhỏ, vừa ngạc nhiên vừa khấp khởi mừng. Chẳng lẽ nứớc mới uống vô đã âm thầm "khai thông" chỗ ruột tắc? Bèn ngồi lên, uống thêm hai ngụm nứớc nữa. Anh khấp khởi mừng nghe tiếng nước chảy róc rách trong bụng, phía dưới bao tử. Gần 2 a.m, tự nhiên lại xì một hơi dài nữa, lần này kêu ra tiếng. Anh mừng quá, buớc vô restroom ngồi, biết đâu có "bowel movement", biết đâu đi cầu đựợc. Anh cảm thấy hậu môn ướt át, nhưng khi lấy giấy chùi, chỉ thấy màu trắng, không phải màu vàng của phân, nhìn kỹ lại đó chỉ là chất "suppositoire" đút đít còn sót trong ruột già ngày hôm qua.

Thất vọng, anh trở lại giừờng nằm, nghĩ có lẽ không ăn gì vô bụng mấy ngày nay nên chỉ "trung tiện", chứ không có "đại tiện". Dù sao, xì hơi được là có hy vọng rồi, là ruột được khai thông, khỏi cần đút tube nylon vô mũi, khỏi giải phẫu. Anh tiếp tục uống thêm nước trong bình. Họ cấm uống nước, mà lại sơ ý để cái bình nứớc ở đây, thật là may quá.

Từ 2 tới 3 giờ, anh lại "xì hơi" thêm 4 lần nữa, kêu vang như tràng súng đại liên. Bao tử anh xẹp xuống, không còn hơi "gas" anh ách nữa. Đúng 4 a.m., tự nhiên anh có nhu cầu phải đi cầu thực sự, hăm hở vô toilet ngồi, thì quả nhiên, xổ ra được ra 2 lọn phân vàng mịn màng. Rõ ràng đây là cháo gạo lức và chuối anh nhai nhuyễn hôm qua đựợc tiêu hóa, sau khi uống viên Reglan đầu tiên. Anh mừng quá sức, đi tới đi lui trong phòng, vặn người, lắc cổ, vung tay, đá chân, thấy sung sức như 4 ngày về trước, về lại giường nằm, chờ mau sáng để báo tin cho y tá bác sĩ biết tin vui.

Sáu giơ sáng, anh nghe ngòai kia dấy lên tiếng động rì rào của một ngày mới bắt đầu, tiếng các y tá trỗi dậy lăng xăng tới lui như chào mừng, chia xẻ niềm vui nhẹ nhõm khoan khóai nhen nhúm trong lòng anh. Anh đứng dậy lôi dép, quần áo ra mặc, nói chuyện rỗn rảng với ông già "roommate", lúc đó đã thức, ồ ề hỏi thăm. Ông nói ông 88 tuổi, bị "hernia"(sa ruột), ngồi xe lăn từ 4 năm nay.

Bảy giờ, anh nghe loa bên ngoài triệu tập các y tá tới họp để đổi 'ca" mới. Bẩy giờ ruỡi, cô y tá Esther bước vô, anh tươi cười báo tin đã "xì hơi" và đi cầu lại được rồi. Cô nói, "Really?" tươi cười chia mừng. Anh nói:

-I want to see the doctor and go home this morning.

Esther dẫn vào một cô y tá mới Mỹ trắng, rất trẻ, giới thiệu anh Ba và ông già, chỉ dẫn căn dặn cô một hồi, rồi bảobảo anh Ba:

-Tôi không biết bác sĩ Ching mấy giờ tới làm việc, mỗi ngày mỗi schedule khác nhau, nhưng anh PHẢI ký vô tờ "Refusal to medical advice"(Từ chối tuân theo lời khuyên bác sĩ) này trước khi về. Tôi sẽ đưa anh thêm một xấp giấy tờ chỉ dẫn phải làm gì sau khi xuât viện để anh đọc. Thực ra, anh cũng không cần gặp bác sĩ đâu. Chúng tôi có bổn phận báo cáo lại họ mà.

Anh Ba cầm bút vui vẻ ký cái rẹc. Cô y tá trẻ đưa anh ra thang máy, theo anh xuống tầng trệt, chỉ ra cửa cho anh về.

Nắng vàng ấm áp, xe cộ nhộn nhịp, không khí ban mai tươi mát, cây xanh bao bọc, anh Ba hít mấy hơi dài vô ngực, xua tan nỗi lo sợ tối qua còn đọng lại trong người, ung dung tản bộ ra về, trong ngừời khỏe khoắn như chưa hề bị đau bao tử.

Về nhà, anh nấu một ly sữa nóng uống, vô bồn cầu ngồi, tống hết tất cả số phân còn đọng lại trong ruột mấy ngày nay...rồi gọi báo tin mừng cho vợ con, hai bác sĩ Sơn và Kỳ...

Chín giờ, anh gọi cho thư ký bác sĩ gia đình. Cô này nói sẽ gọi nhà thuơng "fax" ngay một copy báo cáo tiến trình chạy chữa tối qua cho bác sĩ cô. Trở về nhà cũ quen thuộc thường ngày, ung dung ra vô, con người anh nhẹ tênh, hạnh phúc, vô lo, sung suớng như đang ở cõi tiên. Đúng là chỉ khi thóat chết, người ta mới biết quí cuộc sống.

Chỉ là một động tác nhỏ, một cái tắc ruột nhỏ bên trong cơ thể lặng lẽ tự gỡ ra, mà vô tình xoay chuyển tình thế 180 độ, chuyển nguy thành an, ngòai tiên đoán của các thày thuốc và cá nhân anh. Hạnh phúc đơn giản đến thế sao? Những chuyện nhỏ nhặt thường ngày như ăn, uống, đái, ỉa, nói, ho... bình thuờng chả ai quan tâm tới, lại có thể tạo nên hạnh phúc kỳ diệu như thế sao?

Bỗng anh sực nhớ tới lựợng vàng y 1800$ bị rớt mất mấy hôm trước ở Bolsa. Mất của xong, anh bị tắc ruột ói mửa tiếp, vô phòng cứu cấp. Đúng là "Họa vô đơn chí". Nhưng, trong Họa có Phúc. Chuyện "Tái ông thất mã" rành rành ra đó. Mất ngựa tuởng hao tài, ai ngờ ngựa dẫn thêm ngựa khác về cho chủ. Tưởng phúc, ai ngờ thằng con ham cỡi ngựa mới, té gãy chân. Tuởng họa, ai ngờ nhờ què chân mà thóat quân dịch, khỏi ra chiến truờng, giữ đụợc mạng sống.

Hay cũng có thể đây là chuyện "Của đi thay người". Nhờ anh mất vàng mà giữ được mạng sống..., không phải sao? Nếu tìm được của lại, chắc gì cái ruột non mở ra cho anh đại tiện, rồi thong dong xuất viện về nhà khỏe mạnh như vậy? Vàng với mạng sống, cái nào quí hơn? Cho nên, anh Ba nghĩ, "Đôi lúc, không nên quá đau đớn vì một bất hạnh, mất mát xảy ra cho ta, mà nên vui vẻ chấp nhận. Biết đâu sau đó, điều may mắn khác sẽ đến, không cách này thì cách khác.

Thượng đế vốn công bình với tất cả chúng sanh. Có ai trên đời này trọn đời được hoàn tòan hạnh phúc đâu.

chieclavotinh
11-14-2021, 12:49 AM
Nước Mận Khô Và Chứng Táo Bón
Phương Hoa

Nhân đọc bài viết “Của Đi Thay Người” của tác giả Phạm Hoàng Chương, kể chuyện nhân vật ăn mít bị tắc ruột, tôi nhớ lại có một lần tôi cũng “ngốn” một loại trái cây rồi bị chứng tắc ruột “hỏi thăm” sắp sửa cần đến xe cấp cứu, nhưng chỉ nhờ một thức uống đơn giản mà tôi đã thoát nạn một cách thần kỳ. Đặc biệt, loại nước mận này còn tốt hơn cả thuốc nhuận trường, vì nó vừa “xổ” lại vừa “bổ!” Trong mười mấy năm qua nó đã giúp cho tôi và gia đình, làm cho chứng táo bón “không có cửa” để hoành hành. Xin viết ra đây để chia xẻ với những ai thường bị “chặc dạ.”

Trước khi đi vào câu chuyện chai nước mận, tôi xin “tản mạn” đôi chút về chứng táo bón mà có lẽ trong đời bạn cũng đã từng một vài lần bị nó “viếng thăm.” Theo tài liệu của viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ, National Institutes of Health (NIH), táo bón là cái chứng (symptom) chứ không phải bệnh (disease) nhưng lại là một trong những triệu chứng thuộc về dạ dày và ruột được phàn nàn nhiều nhất trên xứ Cờ Hoa. Hàng năm, có hơn bốn triệu người Mỹ thường xuyên bị táo bón, gây nên khoản gần ba triệu cuộc viếng thăm bác sĩ, và có khoản trên bảy trăm triệu Mỹ Kim được dùng để mua thuốc nhuận trường. Tuy nhiên, ngọai trừ những trường hợp bệnh đặc biệt về đường ruột hay bệnh nhân tiểu đường, theo NIH, chứng táo bón thường là tạm thời chứ không nghiêm trọng.

Cũng theo NIH, một số trong những nguyên nhân thông thường nhất dẫn đến việc táo bón là do ăn uống không đủ chất sợi (fiber), ít hoạt động, thiếu nước, bị căng thẳng, hoặc là phải đối diện với sự đổi thay khắc nghiệt trong cuộc sống. Có lẽ đây là trường hợp của tôi.

Khi tôi đến Mỹ thì chứng táo bón đã theo tôi dễ cũng đến mười mấy năm rồi. Chứng táo bón này bắt đầu hành hạ tôi từ ngày gia đình tôi rời bỏ miền thùy dương cát trắng Nha Trang và dọn đến một vùng rừng núi để bắt đầu cuộc sống rẫy rừng.

Ở vùng kinh tế mới, mỗi ngày tôi bỏ ba đứa con thơ dại ở nhà chơi với nhau (khi đó ai cũng làm vậy cả, giờ nghĩ lại giật mình!) xách giỏ cơm khoai độn kèm gói muối ớt, vai mang gùi theo nhà tôi lên rừng chặt cây, phát rẫy, cuốc đất, trỉa bắp, trồng khoai. Chiều về, vợ nặng quằn vai gùi củi mục và rau rừng, chồng ì ạch với khúc gỗ to hay mấy gốc cây được đào bới lên từ nương rẫy. Đầu tắt mặt tối, cơm độn mà vẫn không đủ cho con ăn. Trăm nỗi lo âu, ngàn điều sầu não, ngủ không đủ giấc, ăn không đủ chất, bảo làm sao mà không…táo bón?

Nhưng thời buổi ấy có khối việc để lo, ai quan tâm đến “nghiệp vụ” của cái ruột già ruột non mà làm gì, hôm nay không đi được thì hôm sau, ngày này nó không ra thì ngày khác nó cũng phải chui ra thôi. Bỡi thế cho nên khi chứng táo bón nó đến viếng thì nó lại…làm biếng ra đi. Những người xung quanh tôi cũng cùng chung tình trạng. Một lần, ông cụ hàng xóm người xứ Quảng đã dùng bã mía “cạy” dùm cho thằng cháu nội vì nó “rặn” mãi mà không ra. Đau quá thằng bé khóc la inh ỏi. Thấy tôi nhìn, cụ nói, “Hắn có ăn cái chất chi mô mà ị hả cô, toàn là mắm với muối không thôi!”

Tội nghiệp ông cụ, người con trai đại úy Biệt Động Quân đã bị đi “học tập” mút mùa nên cụ phải phụ

với con dâu lo cho thằng cháu sau khi đi rẫy về. Cô dâu xinh đẹp của cụ người miền Nam, ngày xưa khi còn là vợ sĩ quan thường lên xe xuống kiệu, cơm nhà hàng, ngủ khách sạn, nhưng “gặp thời thế” chị cũng hăng hái thưởng thức những món “đặc sản” do người cha chồng chế biến để nuốt cho trôi cơm. Quanh năm suốt tháng, hễ ăn hết khạp chuối cây muối cụ lại làm một khạp cây đu đủ muối, món nào của cụ cũng mặn đến quắn cả lưỡi.

Lần đầu tiên khi cụ giới thiệu cái món ruột cây đu đủ thái mỏng muối chua, tôi ngạc nhiên quá đỗi. Trước 75, cây chuối và cây đu đủ thường được bà tôi dùng nấu cho heo. Thực ra những món này cũng chỉ để lừa cái khẩu vị đã từng quen ăn sung mặc sướng trước kia, chứ bổ khỏe gì. Cứ mãi hết muối đến dưa cộng với sự căng thẳng, chạy đua với cuộc sống cơ cực nên mọi người hè nhau mà “bí.”

Tôi chịu đựng cái chứng táo bón này mãi cho đến ngày tôi rời quê hương đi định cư ở Mỹ. Khi mới đến, cái đất nước rất quí trọng mạng sống con người này đã cho tôi được chọn một bác sĩ gia đình, cho tôi làm xét nghiệm từ A tới Z để xem tình hình sức khỏe của tôi. Bác sĩ đã bắt tôi uống thuốc đến sáu tháng trời vì cái “tội” thử da bị đỏ. Nhưng cái chứng táo bón cố hữu thì dầu cho bác sĩ thay đổi đủ lọai thuốc nhuận trường, chúng chỉ “quớt” được mấy lần đầu, rồi sau lại “vũ như cẩn.”

Cuối cùng bác sĩ cho đi soi ruột, tôi nhịn đói đến nỗi ngất xỉu phải gọi “Ambulance” nhưng rồi khi soi ruột cũng không tìm được gì. Bác sĩ bèn khuyên tôi nên thay đổi thức ăn. Từ đó, thực đơn chính của tôi nào là gạo lức muối mè, đu đủ chín, các loại rau, trái cây, và ăn ít thịt. Vậy mà cái ruột già của tôi nó vẫn “lì” ra đó, có khi nó làm việc có khi không. Có lẽ nó đã bị cái lũ mắm muối “đeo bám” kỹ rồi nên khó mà thay đổi! Dù bác sĩ nói chẳng nghiêm trọng gì, nhưng chứng táo bón đã làm cho tôi rất khó ngủ và khó chịu, bụng dạ lúc nào cũng cảm thấy anh ách, mặt mày nhiều lúc “quạu đeo.”

Cho đến khi tôi gặp bà Rosie. Bà khách già người Mỹ này từng làm việc trong ngành y khi còn trẻ. Một lần tán chuyện nghe tôi bị chứng táo bón kinh niên, bà liền đem đến cho tôi một chai nước trái mận khô gọi là “Prune Juice.” Bà bảo tôi cứ vài ngày thì uống một lần vào buổi sáng sớm khi bụng đói, uống chung với sữa, sẽ giúp ích cho việc nhuận trường.

Mới đầu, tuy tôi cám ơn Rosie về sự quan tâm của bà, tôi cũng không tin lắm vào sự hiệu quả của loại thức uống này. Tôi nghĩ, thuốc nhuận trường đủ loại, rau quả các thứ còn chưa “trông ăn” huống chi cái thức uống ngọt lịm đầy “nguy hiểm” này. Tôi đã từng tiếp xúc với nhiều người khách Mỹ bị bệnh tiểu đường nên tôi thường “kỳ thị” chất ngọt, chẳng thiết tha gì mấy với các loại thức uống và bánh kẹo của người Mỹ vì có chứa quá nhiều đường. Nhưng thật không ngờ thứ nước uống này lại có hiệu quả tuyệt vời. Nó đã đuổi được chứng táo bón của tôi chạy…“mất dép!” Lần đầu tiên trong mười mấy năm, tôi hiểu thế nào là cái cảm giác “sạch ruột nhẹ lòng” như mấy ông thầy thuốc bắc thường nói.

Tôi bắt đầu làm “người quảng cáo thầm lặng” không công cho hảng “SunSweet.” Tất cả người trong gia đình, người quen, bạn bè, và cả khách hàng của tôi đều được tôi giới thiệu loại thức uống này và ai cũng hài lòng với kết quả nhuận trường của nó. Vì dùng thường xuyên nên tôi cũng sợ, chẳng biết nó có tác hại phụ nào không. Nhưng hầu hết các bác sĩ của gia đình tôi đều nói là Prune Juice dùng cho táo bón rất tốt và không có hại vì tuy nó ngọt nhưng đó là chất ngọt của chính trái “plum” chứ không có đường.

Về sau tôi tìm ra quả là đúng như thế. Trên trang web nhà của hảng “SunSweet” họ khẳng định trong quá trình chế biến nước Prune Juice, họ không dùng hóa chất như chất bảo quản chống hư hoặc là bỏ thêm đường, mà tất cả thành phần, “ingredient,” chỉ có độc nhất trái mận khô (prune).

Tôi cũng tìm thấy thông tin từ hội đồng California Dried Plum Board (CDPB) đại diện cho hơn 900 nhà trồng mận của tiểu bang California cho biết, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy chất fiber rất cao trong trái mận khô sẽ giúp hấp thụ nước làm cho trơn ruột già, phân sẽ mềm ra dễ đi cầu, giúp hạ thấp mức cholesterol trong máu, và rất nhiều các hợp chất vimtamins như B6, chất khoáng minerals, carbohydrates…có thể giúp làm giảm đi sự nguy hiểm của các chứng về tim mạch, hạ thấp chứng cao huyết áp, và giúp điều chỉnh mức đường trong máu (theo CDPB).

Biết được những thông tin này, tôi cũng an tâm khi liên tục dùng nước trái mận. Tủ lạnh nhà tôi lúc nào cũng có sẵn một chai Prune Juice, và nếu phải đi xa, tôi luôn mang theo một chai để phòng hờ nơi tôi đến không có bán. Ngay cả khi đi du lịch Hawaii tôi cũng nhét trong hành lý vài chai.

Nhưng có một lần tôi đi “gần,” đi ăn mừng tân gia của vợ chồng thằng con út, nên không mang theo chai nước mận thì tôi lại gặp chuyện. Tụi nhỏ may mắn mua được căn nhà khá đẹp, địa thế tốt ở thành phố Freemont, Bắc Cali, mà còn mua với một cái giá “phải chăng,” bù lỗ lại cho cái nhà thứ nhất mua trong thời điểm “bong bóng phập phồng,” nên vợ chồng tôi rất mừng, bèn “khăn gói quả mướp” đến chung vui với con. Hôm sau xong tiệc, ông nhà tôi trở về đi làm còn tôi ở thêm một buổi để giúp trang trí bộ rèm cửa rồi sẽ về sau vì vợ chồng tụi nó phải đi làm.

Sáng hôm đó, tôi ở nhà một mình, loay hoay với bộ rèm cửa cả tiếng đồng hồ nhưng vẫn chưa đâu vào đâu, thình lình tôi cảm thấy bụng đau quặn thắc. Tưởng là đến lúc phải “xả xui” tôi chạy vội vào nhà vệ sinh. Nhưng dù đau đến toát mồ hôi, tôi vẫn chẳng đi được chút nào, một tí “hơi” cũng không có. Tôi uống vào một ly nước lọc thì nó lại ào ạt “ọc” ra ngay. Bụng căng cứng, hơi bị ứ bên trong từ bao tử dồn lên chèn ép trái tim, làm tôi tức ngực đến không thở được.

Khó đứng khôn ngồi, tôi há miệng thở như con cá ngáp mới vừa được gỡ khỏi lưỡi câu. Tôi dùng tay vừa xoa cái bụng căng tròn, vừa nghĩ xem ngày trước đã ăn những gì. Thức ăn cho bữa tiệc chỉ là những món thông thường như bánh hỏi thịt quay, chả giò, gỏi cuốn, và súp măng cua…, con dâu tôi nó đặt mua từ một nhà hàng Việt Nam ở San Jose. Tôi không ăn thịt heo nên chỉ ăn một ít bánh hỏi với xì dầu và một chén xúp thì đâu đến nỗi bị ngộ độc.

Tôi bỗng nhớ lại buổi sáng sớm trước khi đi ăn tân gia, tôi có đi bộ với cô bạn Jilly. Thường thì mấy ngày weekend chúng tôi đều tranh thủ đi bộ một giờ vào buổi chiều. Hôm ấy vì phải đi cả ngày Chúa Nhật nên tôi rủ Jilly đi buổi sáng để tôi không bị gián đọan. Khi đi ngan qua một cây hồng dòn bên lề đường Low Saramento sum suê những trái mà trái nào cũng chín vàng ươm, Jilly dừng lại hái một trái, chùi vào áo rồi đưa lên miệng cắn nhai rào rào luôn cả vỏ. Từ trước đến nay tôi chưa ăn hồng luôn vỏ như thế bao giờ. Nhưng thấy Jilly ăn một cách ngon lành, tôi nghĩ ăn vỏ chắc là “good fiber,” có nhiều chất sợi, nên tôi cũng bắt chước. Tôi rứt một trái chín “bự chảng” cắn thử và thấy rất ngọt nên tôi đã ngon trớn tới luôn, ăn hết sạch. Đúng là “tham thực cực thân,” có lẽ là tại trái hồng to đùng đó.

Tôi vào tủ thuốc gia đình của tụi nó lục lấy một viên tiêu thực “Maalox” rồi nhai như tôi vẫn thường làm mỗi khi ăn khó tiêu hay bị đầy hơi, hy vọng sẽ ợ được hơi ra cho nhẹ bụng. Lát sau, tôi nhai thêm một viên nữa.

Hai viên tiêu thực tôi nhai đã được một lúc mà vẫn chả nghe ngóng gì, cơn đau bụng càng lúc càng tăng vì ợ không được, xả hơi không được, mà đi cầu cũng không được, tất cả các ngả “thông hơi” đều bị bế hết rồi. Phải gọi 911 thôi!

Nhưng rồi tôi nghĩ đến bao nhiêu phiền phức sẽ kèm theo sau đó, phải gọi thằng con về trong giờ làm việc, nó đã cho biết trong hảng có việc gấp nên dù rất muốn xin nghỉ hôm đó để dọn dẹp nhà cửa mà nó vẫn phải đi làm, con dâu thì làm việc ở xa, rồi sợ sẽ nằm viện lâu bỏ shop không ai làm, phải trả “deductible” cho bảo hiểm… thôi thì ráng đợi thêm chút nữa.

Tôi sực nhớ đến chai nước Prune. Phải chi tôi có mang nó theo thì sẽ uống một ly, may ra nó giúp cho thông cái ruột. Vội vàng khóa cửa, tôi ôm bụng lê từng bước đến tiệm FoodMaxx gần nhà. Nhiều lúc đau quá tôi phải ngồi xuống bên lề để thở, đợi cho dịu xuống rồi đứng dậy đi tiếp. Tiệm chỉ cách nhà con tôi hơn ba block đường, mà tôi cảm thấy đi lâu như cả hàng… thế kỷ. Đến nơi, tôi vào ngay dãy thức uống và tìm thấy chai nước mận quen thuộc. Không thể chờ được nữa, tôi ngồi bệt xuống sàn, run rẩy lắc mạnh cái chai cho đều, rồi vặn nắp ra và đưa lên miệng nốc một hơi dài đến “quên thở,” mặc kệ những khách hàng xung quanh đang tròn mắt nhìn tôi.

Sau đó tôi đem chai nước ra quầy tính tiền, xin lỗi họ vì không thể chờ nên tôi đã uống trước. Cô thâu ngân cũng vui vẻ nói, “Không sao, bà trả tiền đàng hoàng mà.”

Tôi mang chai nước uống dở lệt bệt ra về. Đi đến gần nhà, tôi bỗng nghe trong ruột sôi lên cuồn cuộn. Rồi tôi có cảm giác như là đã xả chút hơi và bất thình lình ợ được một cái rột.

Và tôi bỗng thấy nhẹ cả người, không còn đau tức nữa. Về nhà, tôi vội vàng chạy ngay vào toa lét. Chiều hôm đó, tôi đường hoàng lái xe ra về và ngày hôm sau đi làm tỉnh bơ. Từ đó, mỗi khi cảm thấy trong bụng đầy hơi, tôi uống nước Prune thay vì dùng viên tiêu thực Maalox.

Chưa hết, ngoài việc giúp nhuận trường, trái mận khô (prune) còn được cho là giúp tái tạo xương một cách tự nhiên và rất đắc lực. Theo kết quả nghiên cứu năm 2012 của giáo sư tiến sĩ Bahram Arjmandi, chủ tịch khoa dinh dưỡng “Nutrition, Food, and Exercise Sciences” tại đại học Florida State University (FSU), thì ăn từ sáu đến mười trái mận khô mỗi ngày, chẳng những có thể giúp ngăn ngừa chứng loãng xương, giúp tái tạo xương cho phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh, mà nó còn giúp bảo vệ xương cho cánh đàn ông, vì từ 65 tuổi trở lên, các ông cũng bị hao hụt mất xương nhanh chóng không thua gì các bà. Từ kết quả nghiên cứu của ông, tiến sĩ Bahram cho rằng trái mận khô là một loại trái cây “miracle,” kỳ diệu, có thể giúp cơ thể người ta chiến đấu chống lại các chứng bệnh về xương (theo FSU).

Đến đây thì tôi nghĩ, không biết có phải bà Rosie cũng nhờ loại mận khô này mà bà rất khỏe và rắn chắc hay chăng. Bà đã qua tuổi chín mươi, nhưng vẫn đi đứng hiên ngang, nói cười rổn rảng, lái xe chạy ào ào, chứ không phải nói bằng giọng hụt hơi thì thào, còng lưng mỏi gối như phần đông những người cao tuổi. Có lần tôi hỏi thăm bí quyết sống của bà. Rosie cho biết bà thường ăn sáng bằng cheerios với trái mận khô trộn sữa hoặc nho khô, đi bộ mỗi ngày một giờ, thỉnh thoảng “rửa ruột” bằng nước mận, và tối nào bà cũng lột ăn nửa trái chanh cùng với một ly whisky rồi “night night,” tự chúc mình ngủ ngon, và lên giường rất sớm. Bà ngủ đến mười tiếng đồng hồ mỗi đêm. Thật là ngưỡng mộ, vì tôi còn trẻ hơn bà, được sinh ra sau bà gần bốn thập niên mà họa hoằn lắm tôi mới ngủ được một đêm tám tiếng. Khi tôi dọn đi khỏi thành phố thì bà đã bước qua tuổi chín mươi lăm.

Đó là chuyện về nước và trái mận khô. Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. (Chứ để chứng táo bón “bám rễ” như trường hợp của tôi thì khổ lắm!) Phòng được bệnh chẳng những giúp cho chính bản thân và gia đình, mà còn giúp giảm đi chi phí “Medical” cho nước Mỹ.

Tính sơ sơ nội cái chỉ cần giảm được chứng táo bón không thôi, mỗi năm đất nước Hoa Kỳ cũng sẽ tiết kiệm được hàng bảy tám trăm triệu Mỹ Kim.

Nhưng quan trọng hơn hết, sống khỏe thì mới sống vui, sống hạnh phúc yêu đời. Chứ cái mặt cứ “nhăn nhăn như thằng táo bón” thì yêu đời sao nổi.

Tips cho chai nước Prune Juice:

Ở các tiệm thực phẩm có bán rất nhiều loại chai nước “Prune Juice.” Nếu bạn đã từng biết đến và thử qua loại nước mận này nhưng không có hiệu quả, thì có lẽ bạn đã mua không đúng loại rồi, vì trong thực tế chỉ có một loại nước Prune dùng tốt nhất cho táo bón. Nếu bạn muốn thử, hãy mua đúng loại chai có nắp màu cam và có chữ “WITH PULP” (có xác) y như hình trên thì mới hiệu quả.

Dùng cho táo bón: Buổi sáng lúc mới ngủ dậy bụng đói, uống trước một ly nước lọc. Sau đó trộn nửa ly sữa chung với nửa ly nước Prune Juice rồi uống hết một lần. Có thể uống thêm nước lọc lai rai cho đến khi đi vệ sinh. Bảo đảm ruột của bạn sẽ được rửa sạch, “không đẹp không ăn tiền!”

Loại nước chai có nắp màu cam này hơi khó tìm vì lúc nào cũng được bán hết sớm hơn các lọai có nắp màu khác và giá cao hơn nhiều. Bạn có thể lên trang nhà của hảng này để mua, giá rẻ hơn một nửa giá bán lẻ của các tiệm thực phẩm: $2.35 so với $5.99/chai, hoặc nếu có “on sale” thì ít nhất cũng phải trên $4.00. Nếu ở không xa, bạn cũng có thể đến tận địa chỉ nhà máy mà mua, họ có phòng bán lẻ tại đó để giới thiệu mặt hàng. Nếu mua nhiều, họ gửi UPS cước phí cũng nhẹ:

http://store.sunsweet.com/merchant2/merchant.mvc?Screen=CTGY&Store_Code=store&Category_Code=JUICE

Triển
11-15-2021, 12:10 AM
Nước Mận Khô Và Chứng Táo Bón
Phương Hoa


Đó là chuyện về nước và trái mận khô. Về chứng táo bón, viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ đã có lời khuyên, “phòng bệnh hơn là chữa bệnh,” chứng táo bón không có gì nguy hiểm, nếu biết cách điều chỉnh cuộc sống, thay đổi thức ăn, cộng với thể thao thể dục thường xuyên, người ta sẽ tránh được nó. (Chứ để chứng táo bón “bám rễ” như trường hợp của tôi thì khổ lắm!) Phòng được bệnh chẳng những giúp cho chính bản thân và gia đình, mà còn giúp giảm đi chi phí “Medical” cho nước Mỹ.

Tính sơ sơ nội cái chỉ cần giảm được chứng táo bón không thôi, mỗi năm đất nước Hoa Kỳ cũng sẽ tiết kiệm được hàng bảy tám trăm triệu Mỹ Kim.




Chịu khó mỗi ngày đi bộ (30 phút) cũng sẽ không bị táo bón :z67: :)
Mà còn "bổ" mấy thứ khác nữa! :z67::z67::z67:

chieclavotinh
01-16-2022, 01:12 AM
Chịu khó mỗi ngày đi bộ (30 phút) cũng sẽ không bị táo bón :z67: :)



:-)

Đau Thần Kinh Tọa, Chữa Lành
Sao Nam Trần Ngọc Bình

Đây là chuyện đau thần kinh tọa, đau tới mức đã tưởng là bất trị. Vậy mà chỉ nhờ đi dự đám cưới cô cháu lấy chồng Mỹ, mà tôi gặp duyên, chỉ một lần ấn huyệt mà lành 95 phần trăm. Vì vậy bài viết này cũng có thể gọi là chuyện hậu Đám Cưới Việt Mỹ.

Năm 2014 tôi cảm thấy đau đau nơi chân trái. Đến Bà người Mỹ chuyên nắn bóp cột sống khám Bà ta cho biết tôi bị “Sciatica” nghĩa là tôi bị bịnh đau thần kinh tọa.

Lên Internet đánh chữ đau thần kinh tọa thì được cho biết bịnh này có nhiều nguyên nhân và được chỉ dẫn cách tập 10 thế để tự chữa nhưng không hết.

Chỉ đau phía bên chân phải mà thôi,cùng với bịnh này tôi còn bị bịnh thấp khớp nữa.

Bịnh thấp khớp làm cho tôi đau thật là đau; mới đầu cái khớp của ngón tay giữa cứ hành quân liên miên làm tôi chịu hết nổi rồi nó chạy tiếp vào giữa lòng bàn tay.

Đến đây thì quá đáng lắm rồi tôi phải làm sao trị cho hết nếu không làm sao lái xe.Mỗi lần tôi bẻ tay lái xe sang trái hay sang phải đều cảm thấy bị đau thấu đến trời xanh.

Được bạn bè chỉ dẫn tôi vừa tập đi bộ để trị bịnh đau thần kinh tọa vừa xòe cả 2 bàn tay ra rồi nắm lại với ngón tay cái nằm trong lòng bàn tay của 2 bàn tay phải và trái để trị bịnh thấp khớp tôi cứ tập như thế dòng dã suốt 4 năm từ 2014 tới 2017 thì hết thấp khớp luôn nhưng bệnh đau thần kinh tọa lại chạy sang luôn chân trái mà tôi không hiểu tại sao.

Lúc này khi tôi nằm ngủ tôi cảm thấy ở gần ngay xương cùng của cột sống làm như có một cục gì đó tự nhiên chen vào khiến cho tôi mỗi lúc trở mình thấy rất đau.

Tôi ra tiệm One Dollar mua cái bịch “hot/cold pack” bỏ vào hâm nóng lên rồi để gần chỗ cái cục đó để chườm thì tôi ngủ yên được nhưng vẫn không ngon giấc.

Tôi đi bác sĩ gia đình ông gởi tôi tới “Trung Tâm Trị Bịnh Đau Thần Kinh Tọa bằng Liệu Pháp Thể Dục.” (Physical Therapy)

Tôi được hãng bảo hiểm cho tôi 6 lần điều trị.

Tôi mang cuốn sách Yoga hỏi nhân viên điều trị xem tôi có nên tiếp tục tập Yoga nữa không thì được trả lời cứ tiếp tục tập không sao.

Người nhân viên này nói có lẽ khi tập Yoga tôi làm chạm dây thần kinh nào đó nên tôi mới bị đau thần kinh tọa.

Lời nói này phù hợp với lời giải thích về nguyên nhân của bịnh thần kinh tọa mà tôi đã đọc trên internet.

Nguyên nhân của Bịnh Thần Kinh Tọa thì nhiều nhưng người bịnh bình thường như tôi và các bạn làm sao mà biết được.

Trong mỗi buổi tập,trước khi bắt đầu tôi đều được hỏi bịnh của tôi tiến triển như nào thì tôi chỉ có một câu trả lời duy nhất khi bớt khi không.

Đến khi tôi xài hết 6 buổi tập bà thư ký phụ trách Trung Tâm cho biết bà ta đã gọi bảo hiểm của tôi và hãng đã đồng ý cho tôi thêm 6 buổi nữa.

Tôi gọi cho bảo hiểm của tôi nói cám ơn và từ chối nhận không nhận 6 buổi tập mà hãng bảo hiểm có nhã ý cho thêm.

Theo như lời bà bạn của gia đinh tôi bà đã phải tập 6 tháng sau đó Trung Tâm Trị Bịnh bằng Liệu Pháp Thể Dục mới gởi bà qua bác sĩ chuyên môn về xương để ông bác sĩ này xem sao sau đó ông ta gởi bà qua một bà bác sĩ chuyên môn khác và bà được bà bác sĩ này cho chích vào xương sống thì hết bịnh.

Nói thì giản dị nhưng đoạn trường ai có qua cầu mới hay! Nội cái đi tới đi lui trong 6 tháng liền cũng cũng đủ mệt rồi.

Tôi phải làm sao đây?

Người Việt ta có thói quen nghĩ rằng mình bị bịnh là trả cái quả từ kiếp trước tôi cũng không qua lối suy nghĩ đó.

Nếu tôi cứ tiếp tục như bà bạn của tôi cho đủ 6 tháng mà Trung Tâm Điều Trị Thể Dục không tìm ra nguyên nhân để gởi tôi đi các bước kế tiếp thì tôi phải làm sao?

Âu là tôi cứ sống với bịnh của tôi,khi chấp nhận như thế tôi thấy dễ chịu phần nào.

Cứ coi bịnh là bạn của mình theo tôi đó là giải pháp hay nhất.

Ngày 11 tháng 11 năm 2017 cô cháu dâu y hẹn đến đón vợ chồng tôi đi tham dự lễ cưới của cô con gái với anh chàng rể người Mỹ ở Thành Phố Charleston,SC. (Xin mời đọc Đám Cưới Mỹ-Việt trên Vietbao online)

Trong số khách mời có chị L. là chị ruột của tôi cùng cháu V. con gái của chị tôi và cháu ngoại cúa chị tôi là K. cùng người bạn của K.từ Canada qua và vợ chồng cô V.là bạn đồng nghiệp của cô cháu dâu của tôi cũng ở Greenville, SC.

Từ trước đến nay tôi chỉ biết cháu V. hành nghề thẩm mỹ chứ tôi đâu có ngờ là V. còn học được cách “Ấn Huyệt Trị Bịnh”nữa mà V. không nói cho tôi biết.

Thời gian chúng tôi cùng sống với nhau chỉ có 4 ngày, mãi cho đến ngày thứ 2 thì cháu V. mới tiết lộ cái tài của cháu và trổ tài trị bịnh cho tôi, khi tôi cho V. biết tôi bị bịnh đau thần kinh tọa. Cháu V. nói:

“Vai cậu bị lệch những sợi dây thần kinh quấn lại với nhau làm cho cậu bị bịnh đau thần kinh tọa đó. Cậu nằm xấp xuống cái bàn này để cháu ấn huyệt làm dãn các sợi dây thần kinh ra là cậu sẽ khỏi bịnh mà.”

“Có bịnh thì vái tứ phương,”các cụ ta nói thế. Tôi được cháu ngỏ ý mà không phải “vái” thì tôi còn chần chừ gì nữa.

Thế là tôi nằm xấp xuống mặt bàn. V. dùng cùi chỏ của cánh tay miết thật mạnh dọc xống lưng từ gần cổ xuống về dưới.

Tôi cảm thấy đau thật là đau. Lúc đó đau quá tôi nghĩ thà chết sướng hơn.

Tôi la làng khiến cho bà chị tôi vội vàng xông vào can thiệp. Chị nói:

“Thôi đừng ấn huyệt cho cậu ấy nữa lỡ có chuyện gì cậu ấy đổ tại con?”

Đang mải mê ấn huyệt V. không nghe cứ làm tới luôn mặc cho tôi la làng không để ý đến lời can ngăn của chị tôi.

Khi cảm thấy đã đủ dose V. mới ngưng tay.

Khi tôi đứng dậy để bước đi thì tôi hầu như không đi được và thấy đau vô cùng.

Tôi thầm nghĩ “Thôi chết mình rồi đi không được thì làm sao đây?”Nhưng chỉ lối 30 phút sau tôi bắt đầu đi đi lại lại được nhưng là đi cà nhắc từng bước.

Đêm hôm đó tôi ngủ ngon lành như chưa bao giờ có được một giấc ngủ như thế.

Sáng hôm sau lúc thức dậy tôi cảm thấy nhẹ nhàng và bịnh đau thần kinh tọa của tôi hầu như bớt hẳn tới 95%.

Theo như V. nói V. phải ấn huyệt cho tôi thêm lối 3 lần nữa thì mới hết mà bay đi đi Canada lại là cả một vấn đề nhưng bây giờ bịnh của tôi đã bớt tới 95% nên tôi để cho cơ thể của tôi tự điều chỉnh 5% chỗ còn lại vì cơ thể của mình có thể tự chữa bịnh cho mình được mà.

Ban đêm khi đi ngủ tôi không cần tới túi “Hot/Cold pack” để chườm nữa.

Có lẽ tôi được hưởng cái may mắn từ đám cưới của hai cháu của tôi? Hay là tôi đã trả cái nhân cho kiếp trước của tôi nên bây giờ tự nhiên cô cháu của tôi trị hết bịnh của tôi một cách ngon lành.

Cũng như cái bịnh trĩ tôi mắc phải từ năm tôi 16 tuổi tôi phải chịu đựng cái bịnh này lối 24 năm cho đến năm 1980 tôi tập Yoga thì bịnh hết luôn cho tới bây giờ nghĩa là tôi đã trả xong cái nghiệp thì tôi mới hết bịnh.

Bây giờ tôi đã có thể ngổi trước máy PC để gõ bài cho qua thì giờ để chia xẻ với quý bạn đọc thân mến.

Triển
01-16-2022, 04:35 AM
:-)


Được bạn bè chỉ dẫn tôi vừa tập đi bộ để trị bịnh đau thần kinh tọa vừa xòe cả 2 bàn tay ra rồi nắm lại với ngón tay cái nằm trong lòng bàn tay của 2 bàn tay phải và trái để trị bịnh thấp khớp tôi cứ tập như thế dòng dã suốt 4 năm từ 2014 tới 2017 thì hết thấp khớp luôn nhưng bệnh đau thần kinh tọa lại chạy sang luôn chân trái mà tôi không hiểu tại sao.


“Vai cậu bị lệch những sợi dây thần kinh quấn lại với nhau làm cho cậu bị bịnh đau thần kinh tọa đó. Cậu nằm xấp xuống cái bàn này để cháu ấn huyệt làm dãn các sợi dây thần kinh ra là cậu sẽ khỏi bịnh mà.”



[SIZE=3]Tại ổng có tật mà. Người không cân đối đi bộ nhiều sẽ hành qua cái khác. :) ( :đùa: )

chieclavotinh
04-03-2022, 04:13 AM
Theo em
Trần Hoài Thư

Bắt chước TCS thay vì chọn niềm vui, tôi cũng mỗi ngày chọn thức ăn cho người bệnh. Tôi phải tìm mua những rau cải, hay gạo nâu, cá salmon. Tôi càng lưu tâm đến độ đường, muối, chorestrol khi mua bất cứ thức ăn, hay thức uống.

Từ ngày theo em, nhất là trong một tháng có mặt ở nursing home thường trực, tôi càng hiểu rõ hơn về mặt thật của một nơi mà người ta gọi là nhà dưỡng lão, trung tâm phục hồi, trung tâm săn sóc bệnh nhân già lão. Những kinh nghiệm mà Y. phải trả bằng cái giá rất đắc, quá đắc, từ những khổ nạn đóng đinh mười phân vào nửa thân người bị stroke, đến những khổ nạn đóng đinh 15 phân ở nursing home, tôi nghĩ, chưa có ai trải qua như Y. Cái bẩy rehabilation center được giăng ra, những niềm nở, những nụ cười, giờ tôi mới thấy là ghê sợ. Họ đã đeo vào chiếc mặt nạ. Họ ngụy tạo. Nhưng thân nhân của người già lão bệnh họan kia phải cần đến họ. Cần đến một nơi thay thế con cháu bởi vì con cháu không thể nào săn sóc cha mẹ tại nhà.

Vâng. Cái bẩy. Tôi bị mắc bẩy. Y. bị mắc bẩy. Khi bệnh viện cho Y. xuất viện sau một tháng điều trị, họ đưa cho tôi một danh sách dài những rehabilation center. Họ bảo mục đích của trung tâm này là tiếp tục việc tập tành vật lý trị liệu hầu bảo đảm việc đi đứng trước khi được thật sự về nhà để theo chương trình home care. Tôi lên Net điều nghiên. Thấy nơi nào cũng tốt. Nào là phòng một giường. Nào là nệm drap, bình hoa, ánh nắng. Nào là y tá tươi cười. Nào là những ông già bà lão ngồi trên xe lăn, rạng rở. Nào là cảnh tập tành…

Không ngờ, khi chạm vào thật tế, thì đã quá muộn. Vâng. Căn phòng một giường là có thật. Nhưng là phòng Private, phải trả tiền gấp đôi hay chỉ dành cho những bệnh nhân anh chị, thích đánh đấm. Vâng, họ nở nụ cười tươi là thật, nhưng sau đó, khi cần thì họ ít khi làm thỏa mãn. Nụ cười ấy chỉ dành để lấy tiền medicare. Vâng. Nơi để tập tành đi đứng là náo nhiệt thật, đầy đủ dụng cụ thật, nhưng trên thật tế, càng náo nhiệt thì người bệnh càng ít được cơ hội tập tành. Vâng, dụng cụ hiện đại thật. Nhưng hiện đại để thay thế công việc của những người phụ trách để họ có thì giờ lo những bệnh nhân khác hay đùa giởn câu ngày.

Bạn tôi trách tôi tại sao không chọn một trung tâm phục hồi chức năng thuần túy, thay vì phải gởi Y. đến nursing home. Xin vui lòng tìm dùm tôi có một nơi nào thuần túy, nhận nuôi hay chăm sóc bệnh nhân. Có bạn thương tình giúp tôi những nursing home được medicare đánh giá rất cao. Nhưng medicare không thể đánh giá được một phòng hai người, một người thì tỉnh trí, một kẻ thì luôn luôn nói với người chết hay ho suyển suốt đêm, hay hét hò man rợ, đánh cả y tá, phun thuốc khi y tá cho uống…

Tôi xin cảm ơn tấm lòng. Xin hãy để tôi chịu đóng đinh chung với Y. Tôi đã yêu cầu thay đổi phòng 3 lần. Nhưng lần nào tình trạng càng tồi tệ hơn. Thôi thì chỉ còn cách mang Y. về nhà, để tự mình chăm sóc lấy. Không thể chần chờ nữa.

Trong hồi ức Cảm tạ Ban Mê Thuộc, tôi có viết về kinh nghiệm sống của mình. Khi cầm tờ sự vụ lệnh với hàng chữ: Đương sự phải phục vụ ở đơn vị tác chiến xa thành phố xa trục lộ giao thông, có ai ngờ vùng đất lưu đày lại trở thành vùng đất bao dung. Cũng như khi mang Y. về nhà, hẩm hiu hai chiếc bóng già, tôi không thể tưởng tượng là chính tôi đã tập Y. những bước chân đi đầu tiên qua những sáng kiến mà tôi đã nghĩ. Rõ ràng, cánh cửa đã mở ra, thật sự đón nhận những ánh nắng mai rọi vào phòng.

Một câu hỏi là: Ai đã mở cánh cửa ra ? Tôi đã có câu trả lời cho tôi. Và chắc bạn cũng đã có câu trả lời cho bạn.

Có phải vậy không ?


https://vietbao.com/a308072/tran-hoai-thu-va-ngoc-yen-voi-con-chim-chang-nghich-va-noi-nho-que

chieclavotinh
06-19-2022, 02:53 AM
Tập Thở Và Vận Động Để Trị Bệnh Đau Nhức
Chu Tất Tiến

Một tờ báo Mỹ có kể một câu chuyện về một người đi ăn trộm, đang mò mẫm trong bóng tối bỗng đụng chạm làm rơi một món đồ gì đó, khiến ông chủ nhà thức giấc. Anh ăn trộm hoảng quá, đứng chết trân tại chỗ, chờ chủ nhà kêu 911. Nhưng bất ngờ, ông chủ nhà chỉ rên rẩm và nói :

- Ăn trộm hả ? Muốn lấy gì thì lấy đi. Nhưng, trước khi đi, đưa giùm tôi lọ thuốc phong thấp ở trên bàn đó và một ly nước nữa. Tôi đang đau quá, không dậy nổi.

Anh trộm chưng hửng một lúc, nhưng rồi cũng đưa lọ thuốc và nước cho chủ nhà xong, rồi chậm rãi nói :

- Ông bị đau nhức đầu gối phải không ? Tôi cũng bị ... Nhưng uống thuốc này không hết đâu. Tôi dùng thuốc khác.

Chủ nhà vừa rên vừa hỏi :

- Thuốc gì vậy ? Viết tên thuốc được không ?

Anh trộm viết tên thuốc rồi vừa đưa cho ông chủ vừa nói :

- Tôi dùng thuốc này mới hết. Nhưng vì trước đây, đau quá, mất ngủ ban đêm quen rồi, nên bây giờ, hết bệnh, không biết làm gì cho hết đêm, đành đi ăn trộm ... Ông tha cho tôi. Tôi đi về nhé !

Nói xong, anh trộm ra mở cửa, đi về. Ông chủ nhà gọi với theo :

- Cám ơn nghe. Đêm nào mất ngủ, cứ tới đây, nói chuyện chơi.

Bài báo nói lên được một thực trạng về bệnh tật mà bao người Mỹ đang mắc phải : bệnh Đau nhức các khớp xương, hay còn gọi là Phong thấp, mà tiếng Mỹ gọi là Arthritis. Có hai loại Đau nhức : Osteoarthristis, tạm gọi là loại Một (cho các vị cao niên dễ nhớ) và Rheumatoid Arthritis mà ta tạm gọi là loại Hai.

Loại Một gây ra những đau nhức ở cổ, vai, bàn tay, ngón tay, đầu gối, xương chậu ...

Nguyên nhân thường là do tuổi tác (phụ nữ trên 45 tuổi có thể mắc bệnh này), thoái hoá xương, di truyền, bệnh mập phì, hay do những động tác không ngay ngắn được lập đi lập lại lâu ngày như ngồi ghế cong lưng, ngồi lái xe mà thắt lưng bị bẻ cong, nghiêng đầu sang một bên, tay đánh máy suốt ngày không thư dãn, đứng một vị thế cong trong nhiều giờ, nhiều ngày ... Trên nước Mỹ có tới 21 triệu người bị đau loại Một.

Loại Hai cũng đau ở các đốt xương, có thể sưng lên, làm biến dạng xương, khó đi đứng, cử động.

Loại này có trên 2 triệu nguời mắc bệnh. Nguyên nhân có thể do hệ thống miễn nhiễm không làm việc tốt, bị di truyền, hay vì thời tiết thay đổi đột ngột. Nói chung cả hai loại đều gây đau nhức, nhiều người cảm thấy « khốn khổ, khốn nạn » khi bị các cơn đau hành hạ. Hoặc đi một lúc thì cảm thấy nhức chân, rồi đi lệch lạc. Hoặc ngủ không nổi vì khớp xương đầu gối buốt quá. Hoặc ngồi lâu thì tê hai bả vai ...

Thường thì có Ba (3) cách điều trị các bệnh đau nhức : Thuốc uống (Medication), giải phẫu (Surgery) và Không dùng thuốc (Non-medication). Hai phương pháp đầu tiên, dĩ nhiên, là phải qua Bác Sĩ.

Phương pháp thứ Ba : Không dùng thuốc lại gồm ba cách : châm cứu, vật lý trị liệu, và Tập Luyện (Exercise). Trong ba cách này, Tập Luyện (Exercise) dễ hơn cả và tác dụng lâu bền hơn cả. Châm cứu có tác dụng tức khắc, nhưng cũng hết tác dụng nhanh lắm. Vật Lý trị liệu cũng thế. Khi được Mát xa, thì thấy rất "đã", nhưng chỉ một ngày sau là lại đau như cũ. Vậy chỉ còn các TẬP LUYỆN lấy một mình, không tốn tiền, không phải giải phẫu, cũng không phiền ai, nhưng chỉ cần Ý CHÍ tự thắng mà thôi.

Người viết bài này, chỉ còn một ít chỗ khớp xương nào còn nguyên vẹn mà chưa lần ... gẫy. Tuổi trẻ, đi tập đủ loại võ nghệ : Nhu Đạo, Thái cực Đạo, Hapkido, Aikido, Thiếu Lâm. . không môn nào mà không mang cho thân thể một lần trật xương, gẫy vỡ. Đấu vật thì cắm đầu xuống đất, lọi cổ tưởng chết. Rồi chống tay xuống đất, vỡ xương cổ tay, lọi cùi chỏ. . Nhẩy qua chướng ngại vật : gẫy vai (2 lần). Đá người thì bị lọi ngón chân. Vật người thì bị gẫy thắt lưng ... Bó bột liên miên, hết tay lại chân. Vào nhà thương chích thuốc rồi qua Thầy Cự Thất bó gà, qua Thầy Tầu điểm huyệt, có lần nhờ thầy Cao Miên thổi bùa cho lành vai ... Tất cả những lần gẫy vỡ ấy, tuổi thanh niên sung sức chẳng coi nhằm nhò gì, giờ này, mới thấy thấm t hía : đau nhức khắp người. Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.

Nguyên lý : Hệ thống thần kinh của con người chạy cùng khắp thân thể, chỗ nào cũng có, từ đầu cho tới ngón tay, ngón chân. Tuy nhiên, theo hình vẽ về hệ thần kinh được treo tại các phòng mạch Tây, Đông Y, ta thấy chùm dây thần kinh đi từ sau ót toả ra cánh tay, xuống lưng, qua xương sống, tới hông, đùi, rồi chân (trông như một bó dây điện) là chùm quan trọng nhất. Nếu bị "kẹt" đâu đó, thì đau. "Kẹt" trên cổ có thể gây đau ra cánh tay, bàn tay. "Kẹt" thấp xuống dưới thì đau bắp thịt lưng, đau thắt lưng, "kẹt" ở chỗ thắt lưng lại gây đau ở đùi, chân ... Cho nên, khi bị đau quá vì xương thoái hoá hay vì đụng xe, mà phải giải phẫu, bác sĩ sẽ cân nhắc rất kỹ. Mổ ở thắt lưng, nếu "xui"chạm giây thần kinh, có thể bị liệt chân mà thôi, nếu mổ ở cổ mà bị "xui", có thể liệt cả người ! Vì thế, chỉ những trường hợp đau cổ chịu hết nổi, bắt buộc phải giải phẫu thì phải ký giấy chấp nhận 50/50, một là khỏi, hai làđời xe lăn. Hên thì cũng có thể phải ghép một cây sắt vào trong cổ. Đôi khi phải mổ lại. . Chỉ còn cách Tập Luyện, cho thư giãn thần kinh chỗ gây đau, cho mạnh bắp thịt chỗ đau, cho khớp xương được chuyển động dịu dàng trở lại, kích thích chất nhờn đầu khớp xương phục hoạt, điều chỉnh lại những chỗ lệch lạc xương cốt, thì sẽ ... bớt đau (không phải HẾT đau, vì hễ ngưng tập một thời gian, có thể đau lại).

A – Chữa Đau Cổ, Đau Vai, Đau Tay

1 - Xoay cổ trái phải : nhìn thẳng trước mặt, xoay cổ từ trái sang phải chầm chậm, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, từ từ hít vào. Từ từ trả cổ trở lại phía trước, rồi xoay sang bên phải, mắt vẫn nhìn ra đằng trước, thở ra. Nhớ xoay cho hết cỡ, tới khi không xoay được nữa thì thôi. Làm 10 lần.

2 - Gập cổ : ngửa cổ lên chầm chậm cho tới hết cỡ, từ từ hít vào. Chầm chậm gập cổ xuống ngực, hết cỡ, thở ra. Làm 10 lần.

3 - Bẻ cổ : Mắt nhìn thẳng đằng trước, bẻ cổ nghiêng xuống đầu vai trái, hít vào. Từ từ thở ra, bẻ cổ qua đầu vai bên kia. (Khác với xoay cổ trái phải : ở đây, khi bẻ đầu xuống vai thì đầu vai có hơi nhô lên cho chạm với đầu, còn xoay cổ trái phải thì chỉ quay đầu vào khoảng trống sau vai mà thôi). Làm 10 lần.

4 - Xoay cổ vòng tròn : Dùng điểm tựa là cổ, xoay vòng đầu chung quanh cổ, từ phải sang trái 10 lần rồi từ trái qua mặt 10 lần.

B - Chữa Đau Cánh Tay, Bàn Tay

1 - Xoay vai : hai tay buông thỏng, dùng đầu vai làm điểm tựa, xoay vai theo một vòng tròn chạy chung quanh đầu vai (không phải nhô lên, hụp xuống) từ sau ra trước, rồi từ trước ra sau. 10 lần. Trong khi xoay vai, vẫn hít thở đều đặn.

2 - Lắc bàn tay : giơ cánh tay ra trước mặt, cùi chỏ ép hai bên thân mình, giữ nguyên cổ tay và cánh tay, hai bàn tay để trước mặt, lòng bàn tay hướng vào phía ngực. Lắc từ trên xuống dưới (như giũ giũ bàn tay) thật mạnh 10 lần. Đổi hướng, cho mu bàn tay lên trên, lòng bàn tay hướng về mặt đất, giũ mạnh bàn tay từ trên xuống dưới. 10 lần. Đổi hướng, hai lòng bàn tay quay vào nhau, giũ mạnh bàn tay từ trái qua phải, từ phải qua trái. Những người thư ký đánh máy, làm "neo", thợ may … phải tập bàn tay thường xuyên, nếu không, có thể bị mổ cổ tay vì khớp xương cổ tay bị cứng khô lại.

3 - Vẽ vòng trên đất : đứng rộng chân ra, một tay vịn vào mặt bàn, nguời nghiêng xuống cho song song với mặt đất, cánh tay buông thỏng, tưởng tượng như đang cầm một cái que, vẽ một vòng tròn tưởng tượng thật to trên mặt đất. Vẽ nhanh 10 lần rồi đổi tay. Hít thở đều hoà.

C – Chữa Đau Thắt Lưng, Đùi, Chân

1 - Xoay thắt lưng theo vòng tròn : hai tay chống hông, ngón tay để ra sau lưng, ngón cái phía trước, các ngón tay ấn mạnh vào thắt lưng, dùng thắt lưng làm điểm tựa, xoay vòng bụng ra trước rồi vòng qua bên phải (bên trái) ra sau, rồi vòng tới trước. Làm liên tục không ngừng, khi ra tới trước, thì bụng phải ưỡn ra hết cỡ. Khi ra sau thì thắt lưng cong lại cũng hết cỡ. Hít thở chầm chậm theo vòng.

2 - Gập lưng : cũng như gập cổ, ngửa lưng ra, hít vào, gập thắt lưng xuống, thở ra. Khi ngửa lên, ngửa hết cỡ, khi gập xuống, cũng gập hết cỡ.

3 - Xoay hông : hai tay buông thõng bên sườn, vặn người qua bên trái thì hai cánh tay cũng "văng" theo bên trái, nghĩa là không dùng sức tay, chỉ để cho hai cánh tay "văng" theo mà thôi. Xong, vặn người qua bên phải. Hai cánh tay lại "văng" theo bên phải. Nhớ khi xoay sang bên nào thì xoay gót chân bên đó, và bàn chân bên đó nhấc lên, nghĩa là xoay trên gót chân mà thôi. Mục đích làm cho vòng xoay rộng thêm, nếu giữ nguyên bàn chân trên mặt đất, vòng xoay sẽ ngắn lại. Hít thở chầm chậm.

D – Chữa Đau Đầu Gối

1 - Xoay gối trái phải : đứng vừa phải, hai bàn tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối theo một vòng tròn về phía phải (theo vòng kim đồng hồ) 10 lần rồi đổi hướng quay theo bên trái.

2 - Xoay gối trong ngoài : đứng rộng chân ra, hai tay đặt trên đầu gối, thấp người xuống, xoay đầu gối từ ngoài vào trong rồi từ trong ra ngoài.

Các thế đầu gối này, mới đầu thì chỉ thấp người xuống một chút, sau đó, mỗi ngày càng thấp người xuống hơn, công lực sẽ mạnh hơn. Chỉ cần làm 10 phút, là đã thở mạnh, toát mồ hôi rồi. Người nhức đầu gối ban đêm phải tập trước khi lên giường ngủ.

Lưu ý :

- Những thế tập này chỉ được áp dụng với người chưa giải phẫu xương lần nào. Nếu đã giải phẫu cổ thì không được tập cổ. Nếu giải phẫu lưng rồi mà muốn tập lưng, phải hỏi bác sĩ, xem phim X-ray có trở ngại gì không.
- Phối hợp vừa châm cứu, vừa mát xa, vừa tập luyện thì rất tốt.
- Trường hợp đau kinh niên vì xương rồi, có thể uống thêm Glucosamine có bán tại các tiệm thuốc Tây để kích thích chất nhờn đầu xương và xương.
- Mua một cái máy mát-xa nhỏ cầm tay để chà xát chung quanh chỗ bắp thịt đau sẽ hiệu nghiệm nhanh hơn.

Vài hàng trao đổi những kinh nghiệm trong suốt mấy chục năm qua, nếu có chi sai sót, mong cao nhân chỉ điểm thêm. Chúc quý vị sống lâu, sống khoẻ mạnh, và hạnh phúc.

chieclavotinh
10-09-2022, 02:31 AM
Y khoa Đông phương an toàn, bảo đảm và rẻ
Bác Sĩ Đặng Trần Hào

Sự khác biệt giữa Đông và Tây y đó là Đông y nhìn hội chứng và triệu chứng, trong khi Tây y không quan tâm tới.

Sau đây mời quý vị theo dõi và suy ngẫm về sự nhận thức của Bác Sĩ Andrew Weil, tốt nghiệp bác sĩ y khoa tại Đại Học Harvard Hoa Kỳ, viết và tôi phỏng dịch sau.

Tây y dập tắt bệnh tật, Đông y chú trọng vào tự nhiên khỏi bệnh

“Để tôi đưa ra một thí dụ tại sao có sự khác biệt về triết lý, dẫn tới sự khác biệt về thực hành. Ở phương Tây, khoa Tây y chú trọng chính vào sự tấn công từ bên ngoài của bệnh tật và phát triển những phương pháp và dụng cụ chế ngự nó. Nhờ vào sự khám phá tuyệt vời của trụ sinh trong bán thế kỷ qua và với sự chiến thắng những bệnh tật do vi trùng gây ra bằng trụ sinh. Sự thành công tuyệt vời này, đã chế ngự tâm trí con người và đã thuyết phục được hầu hết mọi người cho rằng thuốc tây với kỹ thuật sản xuất là hiệu quả nhất. Không cần biết về tốn kém.

Trong khi đó Đông y, nhất là tại Trung Hoa. Đông dược đã có phần khác biệt về mục đích. Người Á Đông đã nghiên cứu cách làm sao gia tăng sức đề kháng của bệnh tật, và chúng ta có thể giữ được khỏe mạnh bằng cách đề phòng bệnh tật. Trong sự học hỏi của bác sĩ Đông y đã khám phá ra sự tự nhiên của thiên nhiên là chất bổ dưỡng cho cơ thể. Mặc dầu Tây y đã phục vụ sức khỏe cho con người rất tốt trong nửa thế kỷ qua, nhưng nói về lâu về dài thì sự hữu hiệu không còn như mong muốn khi so sánh với Đông y.

Cái vũ khí nguy hiểm có thể ngấm ngầm đốt cháy gây nên thương tổn đối với ai dùng nó. Và nó có thể gia tăng dữ dội đối với kẻ thù. Thực sự những bệnh nhiễm trùng, các bác sĩ chuyên khoa trên thế giới ngày nay đôi khi phải bó tay với sự chống trả lại của những vi trùng. Vừa ngày hôm nay, tôi đã nhận được một bản tin nghiên cứu lâm sàng của các bác sĩ tại Đại Học Y Khoa Arizona, là nơi tôi giảng dạy, đã chính thức ra thông báo về sự chống lại của vi trùng và vi khuẩn là ‘Tai họa mới.’

Trong khi sự tiêu diệt những vi trùng và vi khuẩn được coi như ‘thuốc kỳ diệu’ của bán thế kỷ thứ hai mươi, các trung tâm nghiên cứu và chẩn trị đang nhức nhối và lo ngại về sự chống lại của những vi trùng đối với thuốc là vấn đề chính trong lâm sàng. Có nhiều giải pháp đã đưa ra. Trong kỹ nghệ thuốc Tây đang cố gắng khám phá thuốc mới, ít bị ảnh hưởng đối với sự chống lại của vi trùng. Thật là bất hạnh khi các vi trùng đã phát triển nhanh, chống lại sự đối kháng của cơ thể… mặc dù với bệnh nhân tại bệnh viện đã được áp dụng tuyệt đối những thủ tục kiềm soát nhiễm trùng. Những nhân viên làm việc trong trung tâm bảo toàn sức khỏe cần phải biết sự chống lại của các vi trùng và vi khuẩn đang gia tăng phi mã trong lâm sàng trị liệu và ảnh hưởng trực tiếp tới sự vô vọng mà bệnh nhân phải chấp nhận.

Có nghĩa là bệnh nhân sẽ chết vì bị nhiễm trùng mà bác sĩ không thể chữa bằng trụ sinh được nữa. Thực sự trụ sinh đang xuống dốc thê thảm và những bác sĩ chuyên môn đang cố gắng tìm phương cách nào đó để trị liệu thay vì chúng ta không còn bao lâu lệ thuộc vào nó.

Chúng ta có thể quay lại những phương pháp đã được dùng trong bệnh viện vào thập niên 1920 tới 1930 trước khi có trụ sinh như áp dụng tuyệt đối cách ly, hy vọng tương lai gần phải thay đổi quan niệm để phối hợp và áp dụng trở lại trong triết lý Tây y.

Trong khi đó sự kháng cự của vi trùng đã không xảy ra đối với chất bổ dưỡng dùng trong y khoa Đông phương, bởi vì Đông y đã không dùng thuốc đánh thẳng vào vi trùng, mà là gia tăng hệ phòng thủ và ảnh hưởng tới tế bào của hệ miễn nhiễm, giúp bệnh nhân chống lại mọi sự nhiễm trùng mà không trực tiếp chống lại vi trùng. Ngoài ra trụ sinh chỉ ảnh hưởng chống lại vi trùng, không dùng cho những bệnh tật do vi khuẩn gây ra. Sức mạnh của Tây y không còn khả năng để chống lại vi khuẩn thấy rõ ràng ở bệnh AIDS.

Đông dược quan niệm gia tăng sự đề kháng bằng cách phòng bệnh và cho rằng cơ thể có khả năng đề kháng tự nhiên chống lại mọi loại vi trùng bệnh tật. Nên quan niệm này đã nổi bật trong Đông dược. Nếu chúng ta áp dụng, đã không bị khủng hoảng về săn sóc y tế ngày nay, bởi vì phương pháp đã biết lợi dụng khả năng tự nhiên lành bệnh, đỡ tốn kém rất nhiều đối với Tây y ngày nay và cũng an toàn hơn và hiệu quả hơn đối với thời gian.

Tây y chú tâm vào dập tắt bệnh tật, trong khi Đông y chú trọng vào tự nhiên khỏi bệnh của cơ thể mà trời ban cho. Nguồn gốc bệnh là ngoại cảnh, còn lành bệnh là tự nhiên. Danh từ lành bệnh có nghĩa là tổng thể (making whole), là lấy lại sức lực và quân bình lại âm dương. Tôi rất thích thú theo dõi những chuyện bệnh nhân tự nhiên hết bệnh và tôi nghĩ quý vị cũng vậy. Có thể trong cuộc đời quý vị cũng đã có gặp trường hợp tự nhiên hết bệnh là thường, ngay cả ung thư cũng thế. Đối với trường hợp này các bác sĩ Tây y tại các trung tâm trưởng cũng chỉ cười xòa và cho là kỳ diệu và nghĩ có thể chỉ là tạm thời thay vì vĩnh viễn. Điều gì đã xảy ra khi một số người lành bệnh do cầu nguyện, phải chăng là cơ thể tự điều chỉnh.”

“Y khoa Đông phương phục vụ tốt hơn nền y khoa hiện đại”

Bác Sĩ Andrew Weil muốn kêu gọi sự lưu tâm chung về bản chất tự nhiên từ bên trong làm khỏi bệnh, mặc dù khi chúng ta chữa trị, chúng ta phải áp dụng mang tới kết quả tốt hơn. Những kết quả này được thể hiện, chẳng qua do sự kích động tự nhiên mà lành bệnh dù dưới bất cứ cảnh huống nào, cơ thể có thể được điều động, không cần bất cứ sự kích thích nào từ bên ngoài. Nếu chúng ta có sức khỏe tốt, chúng ta nên tìm hiểu về hệ thống tự chữa trị của thân thể tăng cường những điều kiện tốt này. Chẳng hạn chúng ta bệnh hay người thân của chúng ta bị bệnh, chúng ta cần biết về hệ thống này vì nó là tốt nhất để phục hồi sức khỏe.

Bác sĩ muốn đưa ra những trường hợp hiển nhiên do tự nhiên lành bệnh mà những chứng cơ vẫn còn trong hồ sơ, gồm cả những sự bất đồng ý kiến tại bất cứ tổ chức nào của khoa sinh vật học. Những phương pháp tự định bệnh, tự lành bệnh vẫn hiện hữu trong con người. Các loại thuốc biết lợi dụng tính tự nhiên lành bệnh này thì kết quả gia tăng hơn là dùng thuốc để dập tắt.

Trong bài này có nhiều câu chuyện về người bệnh mà tôi đã chứng kiến và đã lành bệnh mà thường đã được các bác sĩ tiên liệu là không còn phương cứu chữa và chỉ còn sống tứng giờ, từng ngày mà lại có thể khả quan với phép chữa trị cổ xưa. Và tôi đang thực hiện những điều đó. Tôi rất thích thú với những trường hợp đặc biệt này và tôi càng ngày càng có nhiều trường hợp và tôi tin tưởng bất cứ ngưòi nào hướng tới sẽ tìm được những phương pháp chữa trị khác nhau.

Tự hết bệnh thường xảy ra, không phải họa hoằn. Chúng ta có thể vô cùng ngạc nhiên về những trường hợp người bị ung thư tự nhiên hết bệnh. Nhưng chúng ta phải chú tâm vào những hoạt động bình thường, hệ thống điều chỉnh tự nhiên của con người, như chữa trị những thương tích. Thực sự điều này là bình thường, ngày qua ngày làm việc của hệ thống tự chỉnh đề lành bệnh vô cùng bình thưòng.

Chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những sự kiện đã được sửa đổi trong cách sống gia tăng hệ tự lành bệnh của con người tới mức tối đa gồm thức ăn, môi trường ô nhiễm, thể dục, giảm căng thẳng, vitamin, dược thảo phụ và những dược thảo bổ dưỡng, tất cả những điều này sẽ giúp bạn giữ cho sức khỏe tốt. Và ông cũng đề nghị một chương trình tám tuần cho thay đổi cách sống, thói quen, những điều này sẽ giúp gia tăng sức mạnh của hệ thống tự điều chỉnh cho cơ thể lành bệnh.

Sau khi phân tích sự mạnh yếu của Tây y và Đông dược và xác định những trường hợp khả tín đã dùng thành công cho bệnh nhân. Bác sĩ đưa ra những đề nghị dùng phương pháp tự nhiên để giảm thiểu những loại bệnh thông thường, kể cả ung thư là loại bệnh đặc biệt, bởi vì đây là loại bệnh có nhiều hy vọng đối với tự điều chỉnh hết bệnh của cơ thể, nhưng chọn lựa cách chữa trị đòi hỏi phải phân tích cẩn thận về điều kiện của mỗi bệnh nhân.

Những sự nghiên cứu về “Những toa thuốc thường dùng” phải uyển chuyển cân nhắc sao cho các trường đại học y khoa hiện tại nên thay đổi để thích hợp với phương pháp trị liệu, làm gia tăng sức khỏe và phòng bệnh hơn chữa bệnh.

Cho tới ngày nay, một số các bác sĩ và các nhà khoa học đã lưu tâm tới những trường hợp tự nhiên hết bệnh. Khái niệm bên trong tự điều chỉnh hết bệnh không còn mơ hồ và xa lạ đối với họ nữa.

Ông khẳng định rằng: “Chúng ta càng nắm vững những khái niệm, chúng ta càng có nhiều kinh nghiệm về tự nhiên hết bệnh trong cuộc sống, và chúng ta càng ít phải dùng tới thuốc, vì nó không cần thiết và đôi khi có phản ứng không lường và tiêu phí nhiều tiền bạc. Y khoa Đông phương đã phục vụ chúng ta tốt hơn nền y khoa hiện đại vì: nó an toàn hơn, bảo đảm hơn và rẻ hơn. Tôi nói ra điều này trong sự cố gắng để giúp mang nó vào y khoa hiện tại.” [qd]

chieclavotinh
12-11-2022, 02:30 AM
Tôi Đi Mổ Tim
Nguyễn Đức Trọng

Ngày đi mổ, giờ hẹn là 7 giờ sáng nhưng bệnh viện yêu cầu đến sớm hai tiếng để làm thủ tục. Kết quả là phải để đồng hồ báo thức lúc 3 giờ sáng hầu có đủ thời giờ mà tập thể dục, tắm xà phòng như bác sĩ mổ yêu cầu, không sức dầu thơm, không xoa kem dưỡng da, rồi xoa "antibiotic ointment" trên môi và trong mũi trước khi rời nhà, v.v.

Nhóm bác sĩ mổ tim của bệnh viện Inova Fairfax Hospital đã viết xuống giấy, dặn dò cẩn thận mọi chuyện cũng như đưa cho một quyển cẩm nang để bệnh nhân và người nhà an tâm trong ca mổ, cũng như hiểu rõ mọi giai đoạn từ các chứng bệnh về tim, việc chữa trị, thời gian bình phục, thực đơn nên theo sau khi mổ, xác suất khỏi bệnh, xác suất tử vong, v.v.

Bệnh viện yêu cầu có ít nhất một thân nhân đi theo để có gì còn làm quyết định thay cho bệnh nhân. Phần tôi chỉ có cô hàng xóm đi theo, những bệnh nhân khác được cả ba, bốn người đi tháp tùng cho lên tinh thần. Tôi không lo lắng với kết quả vụ mổ vì đã chấp nhận, nhưng cô hàng xóm chắc chắn là lo đến mất ăn mất ngủ cả tháng qua, vì tôi từ chối không chịu đi mổ liền sau khi bác sĩ khám phá là tôi bị nghẹt 100% trên hai mạch chính (main artery) đưa máu trở về tim. Chưa kể vẫn cố đi du lịch, dù bác sĩ khuyên ở nhà. Mạch bên phải quả tim bị nghẹt làm thiếu máu cung cấp cho hai lá phổi và đó là lý do hay bị ho, sưng phổi, bị ách xì mổi khi khí hậu thay đổi, hơn xa một người bình thường. Bên trái mạch trước quả tim bị nghẹt khiến toàn bộ cơ thể bị ảnh hưởng.

Sau khi làm các thủ tục giấy tờ xác định tôi đúng là bệnh nhân của ca mổ tim, tôi được cho vào ngồi trong phòng chờ để y tá cân đo và hỏi đủ mọi chuyện liên quan đến sức khỏe. Các bác sĩ, y tá trong nhóm mổ lần lượt xuất hiện và đến bắt tay cùng tự giới thiệu. Bác sĩ trưởng nhóm mổ thông báo cho biết là với các hình chụp quang tuyến mới nhất, chụp hai ngày trước, cho thấy là ngoài chuyện hai mạch máu bị nghẹt, quả tim của tôi lại có một bọc trắng chứa nước khá to nằm che phía trước. Do đó trước khi làm câu dẫn cho hai mạch máu bị nghẹt, một bác sĩ tim khác sẽ phải cắt và lấy đi cái bọc trắng đó. Thời gian mất thêm cho vụ mổ có thể là 15 phút. Hỏi ra mới biết là cái bọc trắng đó là do bẩm sinh, không phải ai cũng có. Nếu không có vụ mổ tim, bác sĩ có thể chỉ châm kim vào và rút nước trong bọc ra là xong. Nay nhân ngực được mở, bác sĩ sẽ cắt bỏ cái bọc đó luôn và thử nghiệm xem có bị ung thư hay nhiễm trùng gì chăng.

Tôi chỉ nhớ đến đây với câu chuyện chờ đợi mổ vào buổi sáng, trước khi được đưa vào phòng giải phẫu. Khi mở mắt ra thì thấy cô hàng xóm đang đứng trước mặt và quơ tay qua lại hỏi tôi có biết ai đây không. Tôi tức cười quá bảo là cô chứ ai. Sau đó y tá xuất hiện cho biết là ca mổ của tôi đã xong với kết quả rất tốt, và tôi đang ở phòng hồi sinh (ICU), rồi hỏi tên tôi với ngày sinh, và có biết là tôi đang ở đâu không. Đây là họ muốn kiểm lại là trí nhớ của tôi có bị ảnh hưởng chi không với thuốc mê trong vụ mổ.

Thấy tôi trả lời rõ ràng mọi câu hỏi, họ an tâm cho tôi nước uống, đắp thêm mền ấm như tôi yêu cầu. Họ cho biết là nếu tình trạng tiến triển khả quan, tôi sẽ được chuyển ra phòng bình thường nhưng rộng hơn vào tối nay. Phòng ICU thì một y tá trông nom cho một bệnh nhân 24/24, ngoài phòng thường thì một y tá trung bình trông 6 bệnh nhân hay hơn.

Để theo dõi tình trạng bệnh nhân mới mổ, tôi sẽ phải nhịn ăn cho đến sáng mai, uống nước thì được. Vì thấy tôi đã tỉnh, không có quờ quạng chi, nên hai bàn tay của tôi được tự do, không bị buộc chặt xuống giường như vài bệnh nhân khác. Họ chỉ yêu cầu tôi nằm yên tại chỗ, cần chi thì bấm nút gọi y tá, ngay cả chuyện tiêu tiểu.

Cô hàng xóm tiếp lời cho biết là tôi được đưa vào phòng mổ lúc 7 giờ hơn chút, và đến 10 giờ 30 thì cô y tá trong phòng mổ gọi ra cho biết là ca mổ thành công, chỉ mất có tổng cộng ba tiếng rưỡi, thay vì từ 4 đến 6 tiếng như dự tính. Họ sẽ đưa tôi ra phòng ICU, sau khi đóng lại vết mổ và lau chùi sạch sẽ.

Được hỏi cảm thấy thế nào, tôi cho biết là ngực thì hơi đau nhưng không đến nổi phải la làng, chỉ có hơi khó chịu vì thấy ống cắm đầy người cùng các vết băng. Cô y tá cười và cho biết là tôi phải chịu như vậy trong những ngày ở bệnh viện chờ hồi phục. Nhưng sẽ được tháo bỏ ra từ từ trong vài ngày sắp tới.

Nhân dịp cô y tá rảnh rang và trông cô vui vẻ trả lời các câu hỏi, tôi bèn hỏi thăm về từng vết băng trên người cùng những dây ống hiện đang nối đầy người. Nhờ vậy tôi mới liên kết được việc mổ tim của tôi, cũng như ý nghĩa của chữ "open heart surgery" là thế nào.

Khi một mạch máu của tim bị nghẹt, nếu chỉ nghẹt từ 40 đến 60% thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân uống thuốc loảng máu và trợ tim, cùng khuyến cáo cải thiện việc ăn uống như ăn ít đi, bớt lượng thịt đỏ, dầu mở, v.v. Nếu nghẹt từ 60% đến 80%, thì khi làm soi tim thử nghiệm, bác sĩ sẽ bơm bong bóng làm thông nơi bị nghẹt và sau đó đật vào một vòng xoắn (stent) hầu giúp mạch máu nơi đó vững chắc hơn. Còn nếu mạch máu bị nghẹt từ 80% đến 100% thì phương pháp chữa trị duy nhất hiện nay được hiệp hội y khoa chấp nhận là dùng một tĩnh mạch khác trong người để câu dẫn cho máu đi vòng qua chỗ bị nghẹt (by-pass surgery).

Xin mở ngoặc ở đây để nói về một phương pháp mới làm thông mạch tim dù đã bị nghẹt 100%. Phương pháp mới này do trường đại học y khoa Boston đề xướng. Họ chuyền vào máu một loại thuốc làm mềm phần bị nghẹt. Sau đó dùng các dụng cụ thông tim đi đến nơi bị nghẹt và dùng một mũi khoan xuyên qua, rồi rút các chất dơ làm nghẹt ra khỏi mạch máu. Sau đó chỉ việc đặt vòng xoắn (stent) vào đó là xong. Một bệnh viện vùng Florida đã thử nghiệm và thành công với 6 bệnh nhân, nhưng khổ cái là phương pháp này vẫn chưa được chuẩn nhận với hội y khoa Hoa Kỳ. Mà chạy đi xuống Florida xin được làm vật thí nghiệm với phương pháp này cũng quá khó khăn cho một người ở xa, nên tôi chào thua.

Nếu nơi bị nghẹt nằm ở trên một mạch không quan trọng, ví dụ như chỉ một hoặc hai nơi ở mạch bên phải, bác sĩ giải phẩu có thế áp dụng phương pháp giải phẫu vi tiểu để câu thông mạch máu bằng nhưng dụng cụ thật nhỏ đi kèm với thâu hình. Trong trường hợp này, bác sĩ không cần cắt mở lồng ngực bệnh nhân, không cần cho tim phổi ngừng đập, mà chỉ cần soi ba hay bốn lổ nhỏ chung quanh khu vực tim bị nghẹt mà thôi. Như vậy thời gian vết mổ được lành và sức khỏe phục hồi sẽ thật nhanh.

Trường hợp của tôi vì hai nơi bị nghẹt đều năm trêm mạch chính, một bên phải và một bên trái, bác sĩ cho biết là không thể nào áp dụng giải phẩu vi tiểu được mà phải áp dụng phương pháp thông thường là họ sẽ cưa xương giữa hai lồng ngực, rồi banh ra (giống như chúng ta đội chiếc xe lên lúc thay bánh xe vậy), để có thể thấy quả tim rõ ràng. Sau đó, máu sẽ được rút hết ra cho vào một bình chứa, cùng lúc các mạch máu trong người sẽ được nối vào một cái máy "heart and lung machine" sẽ bơm một dung dịch thay thế máu và khí oxy nuôi dưỡng các bộ phận khác trong người như bộ óc, thận, gan, v.v. Còn quả tim và phổi thì được cho nằm yên để bác sĩ dùng một tỉnh mạch cắt dưới chân đem lên để câu thông qua nơi bị kẹt. Nhờ có cái máy "heart and lung machine" này, cùng việc để quả tim và phổi bất động, việc câu thông mạch máu của quả tim trở nên dễ dàng, ít có tai nạn xãy ra bất ngờ đưa đến chuyện xuất huyết, kích tim, đứt mạch máu nảo, v.v. và đưa đến tử vong. Đó là chưa kể việc gây mê đã được dùng một liều nhẹ hơn và liên tục thẳng vào máu, thay vì một lần thật nhiều khi bắt đâu mổ rôi thôi, đã khiến nhiều bệnh nhân yếu trong người đã ngủ luôn không dậy nữa. Mặc dù bác sĩ mổ cho biết xác suất tử vong là 1%, nhưng theo thống kê thì con số đó thấp hơn nhiều. Có thể còn thấp hơn một phần ngàn.

Sau khi đã làm xong việc câu dẫn mạch máu, dung dịch nước biển cùng các ống nối trên người bệnh nhân sẽ được rút ra. Máu sẽ cho chạy vào trở lại. Tim và phổi sẽ được kích thích cho đập trở lại từ từ như bình thường. Khung xương lồng ngực được cho về lại vị trí cũ, bác sĩ sẽ dùng một sợi dây kim loại để nối sát hai khung xương lại với nhau, cùng dùng một loại keo đặc biệt giữ chặt hai khung xương và kích thích xương tăng trưởng cho mau lành. Sợi dây kim loại này không có phản ứng với máy báo động nơi kiểm soát an ninh ở phi trường, vậy các bạn đừng lo nha.:-)

Nhìn vết mổ nơi ngực dài chừng 20cm, tôi thấy cũng hơi ớn, nhưng lạ là không thấy vết may hay băng lại gì hết. Cô y tá cho biết vết may nằm ở bên trong nên không tạo thành vết sẹo lớn như trước. Ngoài ra, nhờ môi trường trong bệnh viện trong sạch, vết thương không cần băng lại và như vậy sẽ mau lành hơn. Bên dưới vết mổ, tôi thấy có ba cái ống đường kính chừng 15mm đi vào trong người, cô y tá cho biết đó là ba ống hút giúp đưa ra ngoài những huyết dịch, huyết tương chảy ra từ các vết mổ, cắt vá bên trong người. Ba cái ống này thật làm phiền tôi, vì vướng chúng bệnh nhân không thể nào hít vào cho đầy phổi, hoặc thở bụng nếu muốn. Nhìn thấy ống câu thông nước tiểu, cô y tá cho biết đó là thủ tục bình thường để tránh bệnh nhân đái văng tung tóe trong phòng mổ, trong lúc ai nấy đều bận không có thời giờ lau chùi. Ống thông nước tiểu này sẽ được rút ra vào hôm sau, bệnh nhân cần uống nước cho thật nhiều để có thể đi tiểu trở lại như bình thường trong vòng 6 tiếng, vì nếu không họ sẽ gắn trở lại và uống thuốc thông tiểu thêm vài ngày nữa.

Ngày thứ nhất sau khi mổ, tôi chỉ nằm trên giường và không được ăn gì. Qua ngày thứ hai, họ bắt đầu cho ăn nhẹ, và bắt tôi phải ra ghế ngồi, cùng khuyến khích đi bộ chung quanh tầng lầu. Ngày thứ ba, họ chỉ cách leo thang lầu sao cho an toàn, và gia tăng số vòng đi bộ, cùng lúc ăn uống nhiều hơn. Chiều tối ngày thứ tư, y tá làm thủ tục cho tôi về lại nhà, sau khi giúp tôi tắm rữa và chỉ dẫn các lau chùi các vết mổ khi về nhà. Tôi phải tắm và lau chùi các vết thương mỗi ngày một lần. Các khăn lau và quần áo đều phải thay mới hàng ngày. Hôm cuối, có nhân viên thể dục (physical therapist) vào chỉ dẩn tôi cách tập thể dục giới hạn khi phải nằm trên giường.

Khi đang viết bài này, tôi đã về nhà được 6 tuần, xin viết tóm tắt để chia sẻ kinh nghiệm qua thời gian hôi phục.

Sau khi mổ tim, chắc chắn là ai cũng được khuyến cáo là cần phải theo cách ăn uống cho một quả tim tốt lành (Healthy Heart Diet), và phải uống kèm vài thứ thuốc như thuốc loảng máu (Aspirin 81mg chẳng hạn), thuốc điều hòa máu, thuốc tan mở, v.v. Sau một thời gian, tùy theo tình trạng tiến triển của bệnh nhân, các loại thuốc này được giảm hoặc bỏ hẳn.

Tuân lễ đâu tiên về nhà, chắc chắn rất là khó khăn cho bệnh nhân vì cử động chi cũng đều làm đau ngực, mặc quần áo cũng khó, làm bếp cũng không xong, khiêng vật chi nặng hơn 3 pounds cũng không cho, v.v. Cho nên việc cần người thân, hay thuê người phụ giúp, hay vào ở trong Rehab Center là điều cần thiết.

Từ tuần thứ hai trở đi là đở hơn vì đã quen dần, nhưng bệnh nhân cũng cần tránh việc khiêng nặng, các hoạt động nặng nề như cắt cỏ, làm vườn, v.v.

Sau khi mổ tim, việc tập thể dục cũng bị giới hạn, các bác sĩ tim cũng như như các chuyên viên thể dục đều khuyến cáo bệnh nhân nên đi bộ càng nhiều càng tốt. Mỗi ngày từ 2 đến 3 dặm (3 đến 5km). Dĩ nhiên đi dưới trời nắng ấm thì càng tốt hơn nữa.

Đối với cá nhân tôi, việc ăn uống kiêng khem, làm việc và tập thể dục bị giới hạn cũng không có chi khó khăn. Việc duy nhất làm tôi mệt nhất là chuyện chỉ được nằm ngửa mà ngủ. Bác sĩ khuyến cáo là không nên nằm nghiêng, lý do là cần chờ cho hai khung xương sườn lành lặn trở lại. Việc trở mình, khiêng nặng có thể sẽ làm cho hai khung xương bị lệch, cần phai điều chỉnh, và làm thơi gian phục hồi lâu hơn. Mà thời gian cần thiết cho hai khung xương nối liền trở lại là từ 6 đến 12 tuần. Mỗi tối nhiều khi tôi chỉ ngủ được hai hay ba tiếng rồi thức luôn, vì nằm nhiều quá nóng lưng còn khổ hơn. Để qua thời giờ, tôi quay ra tập Thiền, hay đi bộ vòng quanh trong phòng. Thật khổ cho ai phải ngủ cùng phòng. Ngoài ra, thuốc gây mê Anesthesia đôi khi làm cho bệnh nhân cảm thấy lạnh hay nóng bất thường, ngược lại với thời tiết, và việc này có thế kéo dài từ một đến hai tháng.

Do việc khung xương sườn cần ít nhất là từ 6 đến 12 tuầm mới lành lặn, bác sĩ mổ tìm khuyên bệnh nhân không nên lái xe trong vòng 6 tuần. Mỗi khi đi đâu thì chỉ nên ngồi ở băng ghế sau. Lý do là khung xương ngực còn yếu, mà lở có tai nạn xe cộ xãy ra cái túi hơi (airbag) bung ra có thể đập mạnh vào ngực làm cho khung xương bị lệch dễ dàng.

Việc xuống cân chắc chắn là không tránh khỏi đối với những người hơi nặng cân. Nhất là khi áp dụng cách ăn theo đề nghị Healthy Heart Diet, cùng lúc uống thuốc tiêu mở. Đến nay tôi đã sụt 20 pounds, sau 6 tuần. Còn một người giám đốc trong sở của tôi đã sụt tổng cộng là 35 pounds. Ông ta đã cảm thấy khỏe hơn thật nhiều so với trước, làm việc dai sức hơn, v.v.

Chắc các bạn cũng hiếu kỳ muốn biết phí tổn của việc mổ tim này là bao nhiêu. Ba tuần sau khi về nhà, tôi nhận được bản báo cáo của hãng bảo hiểm cho biết phí tổn mà họ đã thanh toán với nhà thương là $70,000. Tôi và bạn hữu đều ngạc nhiên là sao rẻ quá. Vì so với vài người quen cũng mổ tim ở Cali, phí tổn đã gần gấp ba. Đây là không tính các chi phí đến việc soi tim trước đó. Dĩ nhiên phí tổn cho việc cấp cứu một người bị kích tim (heart attack) cần xe cứu cấp chỏ vào bệnh viện, rồi phải làm soi tim, rồi tìm một nhóm bác sĩ tim làm ca mổ khẩn cấp, tổng số tiền chắc chắn là vượt qua con số $100,000 dễ dàng. Tùy theo bảo hiểm sức khỏe mà mỗi người đã chọn, bệnh nhân đôi khi chỉ phải trả 10%, 20%, hay 50% tổng số phí tổn.

Vài dòng chia sẻ tin tức về vụ mổ tim cùng các bạn, cầu mong mọi người đều dồi dào sức khỏe, không phải trải qua một cuộc giải phẫu tim như tôi. Mà nếu có, thì cũng không có chi quá lo.

chieclavotinh
02-26-2023, 01:02 AM
Câu Chuyện Thầy Lang: Ý Kiến Thứ Hai
BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC

Sau một tai nạn giao thông, chiếc xe “câu cơm” bị hư hại khá nhiều, cẩn “đại tu bổ”. Thường thường thì ai cũng nhờ hai ba thợ máy ước lượng tổn thất và chi phí trước khi đồng ý cho sửa.

Tương tự như vậy, trước một căn bệnh hiểm nghèo, chắc là bệnh nhân cũng muốn tìm hiểu thêm trước khi quyết định việc điều trị. Sự tìm hiểu thêm này có thể là từ sách báo, internet nhưng thường thì với các bác sĩ chuyên môn khác.

Việc lấy ý kiến thêm (Second Opinion), là chuyện được nói tới khá nhiều ở mọi quốc gia. Ấy vậy mà kết quả thăm dò cho biết hàng năm chỉ có 20% bệnh nhân làm công việc có tính cách hỗ trợ, quyết định về bệnh tình của mình.

Lấy ý kiến thứ hai (hoặc thứ ba…) có thể do bệnh nhân hoặc thân nhân yêu cầu, đôi khi cũng từ bác sĩ, khi vị này có khó khăn trong chữa trị, chẩn đoán.

Nhiều bệnh nhân ngần ngại không muốn đi hòi thêm ý kiến, e rằng nếu làm như vậy sẽ chạm tự ái, làm buồn lòng vị bác sĩ đang chữa trị cho mình. Cũng có người dễ tính, hoàn toàn tin tưởng ở “ông bà thầy” đã nhiều chục năm giao hảo.

Nhưng thực ra các bác sĩ cũng không nề hà gì về việc này. Trong thời gian huấn luyện, họ đã quen với truyền thống “học thầy không tầy học bạn”.

Khi hành nghề, các bác sĩ hỏi ý kiến của nhau là chuyện thường tình. Lý do là y khoa ngày nay quá phong phú về kiến thức bệnh lý cũng như phương thức chẩn đoán, điều trị mà không một bác sĩ nào có thể nắm vững hết được.

Ngoài ra, mặc dù có cùng huấn luyện nhưng họ có quan niệm, suy nghĩ khác nhau về cách áp dụng kiến thức của mình trong khi chẩn đoán cũng như điều trị. Có bác sĩ cho làm nhiều thử nghiệm nhưng cũng có bác sĩ chỉ làm vừa đủ rồi dùng kinh nghiệm nghề nghiệp để suy luận chẩn đoán bệnh.

Trong điều trị, một số bác sĩ “bảo thủ” chữa vừa đủ cho hết bệnh, tránh tác dụng phụ của dược phẩm, một số bác sĩ khác lại muốn chữa mau chữa mạnh. Đó là tại vì mỗi bác sĩ có một kế hoạch trị liệu khác và không phải bác sĩ nào cũng nghĩ, hành động như nhau trong mọi hoàn cảnh.

Người mà bác sĩ gia đình giới thiệu có thể là đồng nghiệp cùng chuyên môn, người được coi như có đủ khả năng để cho ý kiến hoặc tại trung tâm y tế, trường đại học y khoa. Và mặc dù bệnh nhân không có quyền đòi hỏi gặp người mình lựa, nhưng mình cũng không nên được gửi tới người mà mình không tin cậy.

Hiện nay, có nhiều cơ sở y tế, các nhà chuyên môn cung cấp dịch vụ tham khảo, góp ý kiến này.

Về phương diện quản trị sức khỏe, đôi khi bảo hiểm sức khỏe đòi hỏi có ý kiến thứ hai nếu chi phí điều trị quá cao hoặc họ cho là thử nghiệm, điều trị đó không cần thiết. Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể phải tự trả phí tổn tham khảo thêm.

Theo các nhà chuyên môn, lấy ý kiến thứ hai hầu như là một quyền hạn của mình để bảo vệ sức khỏe.

Tuy nhiên, trước khi yêu cầu gửi đi lấy ý kiến thứ hai, thứ ba, nên cùng với bác sĩ tìm hiểu lại bệnh tình của mình, hỏi tất cả các điều cần hỏi. Trong đa số trường hợp, sau thảo luận này vấn đề được giải quyết và không cần ý kiến thứ hai.

Nếu bác sĩ không đồng ý thì hãy nhớ là không phải vị đó là người độc quyền quyết định. Thời kỳ “một thầy thuốc, một bệnh nhân” đã qua rồi. Ngày nay, một bệnh nhân có nhiều thầy thuốc khác nhau. Hơn nữa, sức khỏe của mình là ưu tiên số một và hãy làm mọi việc mà mình thấy cần thiết để bảo vệ sức khỏe. Điều quan trọng là khéo léo yêu cầu. Chẳng may gặp vị bác sĩ “bảo thủ, quá tự tin”, nhất định từ chối thì có lẽ cũng nên “giã biệt chia tay” vị này, vì tương quan đôi bên có thể bắt đầu lỏng lẻo.

Có nhiều trường hợp mà bệnh nhân cần phải xin ý kiến thứ hai.

-Khi chính bác sĩ đang điều trị cho mình nêu ra vì căn bệnh ngoài chuyên môn của vị này.
-Khi bác sĩ đề nghị một phẫu thuật không khẩn cấp. Trong trường hợp này, công ty bảo hiểm cũng đòi có ý kiến thứ hai.
-Khi không được bác sĩ giải thích tường tận về bệnh của mình.
-Khi mình không thỏa mãn với lời giải thích của bác sĩ điều trị
-Một bệnh hiếm chưa được hoặc đã được xác định
-Có hơn một phương thức điều trị bệnh được nêu ra.
-Bác sĩ điều trị không biết mình đau bệnh gì
-Bệnh nhân muốn có phương thức trị liệu mà bác sĩ của mình không nắm vững
-Khi mang một bệnh trầm trọng, bệnh nhân cần quyết định xem nên chấp nhận hoặc từ chối phương án điều trị mà bác sĩ đề nghị.
-Ý kiến thứ hai giúp ta yên tâm là mình đã quyết định đúng.
-Lấy ý kiến thứ hai từ các bác sĩ có kinh nghiệm hơn về bệnh của mình.
-Ý kiến thứ hai có thể giúp mình và bác sĩ điều trị an tâm về phương án trị liệu đang hoạch định
-Lấy ý kiến thứ hai giúp ta hiểu biết nhiều hơn về phương thức trị liệu mới
-Lấy ý kiến thứ hai đôi khi cần làm đối với vài loại bệnh hoặc kỹ thuật chữa trị, sàng lọc bệnh. Bảo hiểm đôi khi chỉ trả một nửa hoặc không bồi hoàn nếu không lấy ý kiến thứ hai.
-Khi sẽ phải trải qua giải phẫu lớn hoặc tái giải phẫu
-Khi gặp khó khăn thảo luận với bác sĩ điều trị
-Không thấy bệnh tình khá hơn với trị liệu đang theo
-Có quá nhiều bệnh một lúc

Khi đã quyết định lấy ý kiến thứ hai, nên xin hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm để mang cho bác sĩ thứ hai coi. Bệnh nhân phải ký nhận đồng ý chuyển hồ sơ.

Hiện nay có nhiều cơ sở chuyên môn y khoa cung cấp ý kiến thứ hai mà không cần hồ sơ bệnh lý, kết quả thử nghiệm cũng như ý kiến của bác sĩ điều trị.

Hoặc có thể chỉ cung cấp kết quả thử nghiệm, X-quang mà không có chẩn đoán và phương thức điều trị. Đó là blind second opinion. Lợi điểm là ý kiến thứ hai không bị ảnh hưởng bới các dữ kiện trước đó.

Khi tới bác sĩ thứ hai, nên chuẩn bị sẵn các điều muốn hỏi như là:

-Liệu bệnh của mình có thể có chẩn đoán khác
-Có cách chữa nào khác không
-Kết quả sẽ ra sao nếu trì hoãn hoặc không điều trị
-Rủi ro của điều trị như thế nào
-Điều trị có kéo dài hoặc nâng cao đời sống không
-Bao lâu sau điều trị thì bình phục
-Tại sao ý kiến thứ nhì lại khác với ý kiến trước.

Theo các nhà chuyên môn y học Hoa Kỳ, năm bệnh thường được hỏi ý kiến là giải phẫu nối động mạch tim (heart bypass surgery),cắt bỏ tử cung, chấm dứt thai kỳ vì thai nhi bất bình thường, giải phẫu giãn tính mạch, điều trị u bướu não. Vì các phương pháp này đôi khi được thực hiện khi không cần thiết, kỹ thuật quá phức tạp hoặc chẩn đoán không chính xác.

Kết luận
Lấy ý kiến thứ hai có lợi điểm là giúp bệnh nhân có thêm hiểu biết về bệnh tình, về phương thức chữa trị để lựa chọn và nhờ đó họ an tâm tích cực hơn trong việc tự chăm sóc.

Trước khi yêu cầu ý kiến thứ hai, nên coi lại xem giữa mình và bác sĩ đã có sự đối thoại, giải thích rõ ràng chưa. Nếu là chưa thì mình cứ nhẹ nhàng hỏi thêm, cho ra lẽ. Thường thường thì các vị lương y cũng không đến nỗi quá khó tính, không muốn mích lòng con bệnh và cũng không muốn thấy mấy ngài trạng sư gửi thư hỏi thăm.

Các cụ ta vẫn nhắc nhở “Lời nói chẳng mất tiền mua”. Đôi bên nên nhẹ nhàng hỏi đáp thông cảm với nhau để duy trì tình nghĩa con bệnh-thầy thuốc ngày càng thêm thắm thiết.

chieclavotinh
06-25-2023, 02:44 AM
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh"

The astounding power (and savings) of prevention
Dr. Oz

Wouldn’t you love to sail into old age with few or no serious health issues? It might sound like a pipe dream in a country where about 115 million adults have prediabetes or diabetes, more than 162 million adults are overweight or obese, and fully 31 percent are living with more than one chronic condition. But you can do it.

A new study published in the journal Hypertension found that you are likely to have the healthy blood vessels of a 30-year-old well into your 70s if you stay lean, have a low body mass index and avoid diabetes. People who achieve six out of seven of the American Heart Association’s Life’s Simple 7 healthy heart goals (good blood pressure, controlled cholesterol, lower blood glucose, staying active, eating a balanced diet, not being overweight and not smoking) are 10 times more likely to see healthy vascular aging than those who do none to only one of those measures.

The benefits of vascular health? It protects your cardiovascular system, brain, skin (think no or fewer wrinkles), kidneys, eyes, sexual functioning and every other organ system. For the 28.4 million Americans who have diagnosed heart disease, we say, “You too can improve your heart health — in fact, all aspects of your health — enormously with smart self-care.”

Next Steps

The health care profession and industry (and YOU) have to shift the present focus from treating preventable diseases to pre-empting them.

The Cost of Overlooking Prevention: According to the National Center for Chronic Disease Prevention and Health Promotion, 75 percent of our health care dollars are spent on preventable chronic conditions, such as hypertension, elevated LDL cholesterol, diabetes, obesity, some forms of arthritis, gum disease and stroke. Treating these chronic/preventable diseases cost around $2.4 TRILLION in 2015! Out-of-pocket expenditures were $338.1 billion. That takes a heavy toll on society and every individual who is spending hard-to-come-by money, especially during retirement.

Powering Prevention: Both Dr. Mike’s most recent book, co-authored with Jean Chatzky, “Age-Proof: Living longer without running out of money or breaking a hip,” and the Future Health Index — a newly published report by Philips Royal that interviewed almost 4,000 health care professionals and 30,000 adults in 19 countries — offer insights into how the idea of “investing” in your future by changing your lifestyle or habits is an essential first step to living better, longer and with less financial burden on yourself and society. (“Age-Proof” also provides solid financial advice from Jean Chatzky on preparing for retirement and for potential medical expenses.)

The best way to do that is to enter into a joint health partnership with your health care providers. YOU need to get involved and find doctors who are committed to joining you in your quest. They’re out there. As Brian Donley, M.D., and chief of staff at Dr. Mike’s Cleveland Clinic says in the Future Health report, “Health care is a team sport that needs the medical team and the patient’s participation to produce positive outcomes.”

Your Moves

To prevent costly, life-shortening, chronic conditions tomorrow, just upgrade your lifestyle today. The first moves may seem small, but you’ll build on them, and they’ll get you to the second level.

1. Add an additional serving of fruit or veggies to each meal, every day (1 apple, a tossed salad or 1/2 cup cooked broccoli). Level two: a total of 7 to 9 servings of produce daily.

2. Walk an extra 30 minutes every day: at lunchtime, after dinner or at the mall (no shopping!). Level two: 10,000 steps a day.

3. Get aerobic and build muscles. In your walking routine, alternate 2 minutes of fast walking with 5 minutes of normal pace. It’s interval training. Level two: IN ADDITION to your 10,000 daily steps, throw in twice-a-week sweaty aerobics for 30 minutes and two 20-minute, strength-building sessions a week. Alternate strength building with aerobic days, then it’s time to go shopping!

chieclavotinh
10-15-2023, 03:01 AM
Tôi Đi Mổ Ở Bệnh Viện Stanford
Trần Đình Đức

Nếu người nào bị đau như dao đâm hoặc điện giật ở môi, má, mũi, miệng, trán, đỉnh đầu, cằm và quai hàm thì người đó có thể bị đau dây thần kinh số năm. Lúc đánh răng, cuời, nói, ăn uống, sờ hoặc gió thổi thì họ bị đau nhiều hơn. Những cơn đau này kéo dài chừng mấy giây cho tới vài phút với cường độ ngày càng mạnh hơn. Hầu hết bệnh nhân chỉ đau một bên, hiếm khi người nào đau cả hai bên.

Bệnh nhân bị những cơn đau hành hạ khiến họ mất ăn mất ngủ và không tập trung làm việc gì được. Vì vậy họ hạn chế sinh hoạt hàng ngày và ít tiếp xúc với xã hội. Căn bệnh này là một trong những loại bệnh gây đau đớn nhất cho con người. Những cơn đau này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống và công việc của bệnh nhân. Ngoài ra nó còn làm cho họ bị trầm cảm vì lúc nào cũng lo lắng không biết tình trạng này kéo dài đến bao giờ?

Theo National Institute of Neurological Disorders and Stroke thống kê thì trong số 8330 người sẽ có một người mắc bệnh này hằng năm. Mặc dầu bất cứ ai ở độ tuổi nào điều có thể mắc chứng bệnh này nhưng hầu hết bệnh nhân đều là những người trên 50 tuổi. Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Nếu quý vị cảm thấy mình bị đau dây thần kinh trên mặt thì nên đi gặp Bác Sỹ khoa thần kinh, Neurologist càng sớm càng tốt. Vì nếu càng để lâu không chữa, bệnh sẽ ngày càng nặng thêm. Sau khi khám bệnh, Bác Sỹ sẽ cho quý vị biết mình có mắc bệnh đau dây thần kinh số năm hay không?

*

Lúc đầu ai bị bệnh này cũng lầm tưởng là mình bị đau răng nên họ cứ đi gặp Nha Sỹ hoài. Cho đến khi họ biết chắc là mình bị đau dây thần kinh thì họ mới ngưng đi gặp Nha Sỹ. Bệnh này tiếng Mỹ gọi là Trigeminal Neuralgia, là chứng bệnh đau dây thần kinh số năm. Dây thần kinh số năm, Trigeminal nerve là một đôi dây thần kinh sọ lớn nhất trong số mười hai đôi dây thần kinh nằm ở não. Nó đi từ não ra khỏi hộp sọ, chạy ra phiá trước lỗ tai rồi mới tới khuôn mặt. Nhiệm vụ của nó là điều khiển việc nhai, cắn, kiểm soát việc tạo ra nước bọt và nước mắt đồng thời chi phối cảm giác trên mặt. Gốc rễ của dây thần kinh số năm nằm ở phiá gần lỗ tai. Từ điểm đó, nó tẻ ra làm 3 nhánh V1, V2 và V3.

Nhánh đầu tiên được gọi là V1, Ophthalmic nerve hay là dây thần kinh mắt là vùng nằm xung quanh mắt gồm cả phần da đầu từ trán lên tới đỉnh đầu, mí mắt trên, sống mũi. Tôi bị đau nhất ở vùng lông mày và xung quanh đỉnh đầu. Nhánh thứ hai là V2, Maxillary nerve là dây thần kinh hàm trên bao gồm vùng từ mí mắt dưới chạy tới gò má, miệng, môi trên, hàm trên lần tới cánh mũi, má, nướu và răng hàm trên. Tôi bị đau nhiều ở vùng cánh mũi bên phải. Nhánh thứ ba được gọi là V3, Mandibular nerve là dây thần kinh hàm dưới gồm có hàm dưới, vùng thái dương, môi dưới, cằm, phần ngoài lỗ tai, má nướu răng hàm dưới, cảm giác hai phần ba dưới lưỡi. Cho tới bây giờ người ta vẫn chưa biết được nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng sự mất chất bao bọc "myelin", bao gồm chất béo và protein xung quanh dây thần kinh khiến cho bệnh nhân bị đau. Nó xảy ra khi dây thần kinh số năm bị đè bởi một mạch máu nào đó.

Vì đau quá nên tôi phải nghỉ làm từ cuối năm 2016 để ở nhà chữa bệnh. Lúc đó Bác Sỹ gia đình giới thiệu tôi đến gặp Bác Sỹ chuyên khoa thần kinh. Sau khi khám bệnh, ông cho tôi biết là tôi bị bệnh đau dây thần kinh số năm và cho uống thuốc giảm đau. Mới đầu ông cho uống hai viên Carbamazepine 200mg mỗi ngày.

Tuần sau nghe tôi nói còn đau ông cho thêm Gabapentin 300mg uống ba viên mỗi ngày. Vì liều lượng thuốc quá cao khiến tôi choáng váng không lái xe hoặc làm việc gì được. Tôi nói với Bác Sỹ là tôi muốn giảm thuốc. Bác Sỹ nói tôi uống mỗi thứ một viên cũng được. Mỗi ngày tôi uống một viên Carbamazepine, đôi lúc tăng thành hai viên nhưng vẫn không hết đau mà còn bị khó ngủ. Khi nào đau nhiều tôi mới uống thêm một viên Gabapentin.

Những thứ thuốc này làm tôi bị chóng mặt, mắt mờ và trí óc không còn minh mẫn nên cả ngày không làm gì được. Điểm thứ hai là nếu uống lâu ngày sẽ bị lờn thuốc khiến tôi phải tăng thêm liều lượng. Vì thế tôi chỉ uống thuốc cầm chừng và cố gắng chịu đựng những cơn đau. Trong khi uống thuốc thì Bác Sỹ cho tôi chụp MRI để tìm nguyên nhân. Kết quả MRI không thấy gì hết nên ông tiếp tục cho tôi uống thuốc.

Người ta nói thuốc tây là con dao hai lưỡi vì nó có cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nó có tác dụng chữa bệnh nhưng nếu ai lạm dụng quá mức sẽ gánh những hậu quả không lường trước được. Hiện tại vấn nạn Opioids đang là một đề tài nan giải cho cả nước Mỹ vì tình trạng lạm dụng thuốc giảm đau tràn lan ở khắp mọi nơi. Nhiều người bị nghiện sau khi dùng thuốc giảm đau để trị bệnh trong một thời gian dài. Bác Sỹ cho tôi uống thuốc giảm đau Hydrocodone-Acetaminophen lúc tôi còn nằm trong bệnh viện. Nhưng khi về nhà là tôi ngưng thuốc này liền vì thấy không còn cần thiết nữa.

Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, United States Department of Health and Human Services thì có khoảng 42,249 người ở Mỹ đã chết vì uống thuốc giảm đau Opioids quá liều trong năm 2016. Do đó khi nào cần thiết lắm tôi mới dùng thuốc tây vì không muốn bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhất là chất gây nghiện.

Uống thuốc chỉ là cách trị liệu tạm thời. Về hiệu quả lâu dài có nhiều phương pháp khác nhau như dùng tần số vô tuyến để ngăn chặn những tín hiệu truyền sự đau đớn (Percutaneous radiofrequency rhizotomy), bắn tia phóng xạ tới chỗ dây thần kinh bị đau còn được gọi là xạ trị (CyberKnife Radiosurgery). Ngoài ra còn vài phương pháp giải phẫu khác nữa. Những phương pháp đó có tỉ lệ thành công không cao còn để lại nhiều biến chứng. Đó là chưa nói bệnh cũ sẽ tái phát trong khoảng thời gian từ hai đến ba năm.

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị trên internet, tôi quyết định chọn phương pháp mổ, Microvascular decompression. MVD là giải phẫu trên đầu phía sau lỗ tai, thông qua kính hiển vi để đặt một miếng đệm giữa mạch máu và dây thần kinh. Phương pháp này là giải pháp tốt nhất vì tỉ lệ thành công của nó tới hơn chín mươi phần trăm. Nó không có nhiều rủi ro như những cách mổ khác vì chỉ có năm phần trăm bệnh nhân bị tê và hai phần trăm bị điếc.

Tôi gọi đến bệnh viện Stanford lấy hẹn để gặp Neurosurgeon sau khi có giấy giới thiệu của Bác Sỹ gia đình. Cô thư ký cho tôi cái hẹn sớm nhất vào tuần tới. Tôi lái xe từ San Jose tới Stanford Neuroscience Health Center ở thành phố Palo Alto thuộc miền Bắc California bằng freeway 101 North. Sau khi exit đường Embarcadero, chạy đến cuối đường đổi thành Galvez thì quẹo phải liền đường Arboretum. Tới đây thì tôi đã vào khuôn viên rộng lớn của trường đại học Stanford. Chạy đến đường Quarry thì tôi quẹo phải là đến nơi.

Tôi nói với cô thư ký ở quầy tiếp tân là hôm nay tôi có hẹn thì cô in ra cho tôi cái patient pass rồi chỉ về hướng thang máy. Sau khi thang máy đưa tôi lên tới lầu ba, tôi scan barcode của patient pass dưới cái TV lớn. Màn ảnh trên TV hiện lên ngày giờ tôi gặp Bác Sỹ Steven Daniel Chang tại khoa giải phẫu thần kinh.

Ngồi chờ một lúc tôi được cô Y Tá gọi tên để vào phòng khám. Sau khi đo huyết áp và thân nhiệt, Cô Y Tá hỏi về bệnh tình của tôi để ghi vào hồ sơ.

Một lúc sau, Bác Sỹ Steven bước vào phòng khám. Ông hỏi tôi về triệu chứng của căn bệnh và những loại thuốc mà tôi đang uống. Sau khi nói chuyện với tôi một hồi, ông kết luận là tôi bị đau dây thần kinh số năm loại TN1. Ông nói chỉ có MVD là cách chữa trị hiệu quả nhất vì tôi sẽ hết đau sau khi mổ. Tôi nói với ông là tôi bị bệnh này đã hai mươi năm rồi, hiện giờ rất đau nên tôi muốn ông mổ gấp cho tôi. Nghe tôi nói xong thì ông nói sẽ trở lại trong vòng mười phút đồng thời ông bước ra ngoài hướng về phía hành lang bên trái.

Khi Bác Sỹ trở lại ông nói thứ Hai tới ông sẽ mổ cho tôi. Sau đó thì cô Y Tá đến gặp tôi để đưa giấy tờ cho tôi ký và dặn dò đủ thứ. Xong xuôi, tôi đi thử máu và làm hẹn chụp MRI tại bệnh viện Stanford trước ngày mổ. Bác Sỹ Steven giới thiệu cô Vee Vo với tôi để xem tôi có cần giúp đỡ gì không? Cô Vee Vo hiện thời là Program Manager of Neurosurgery Department. Cô cho tôi biết là họ làm việc theo nhóm để phục vụ bệnh nhân một cách hoàn hảo nhất. Tôi không biết bệnh viện Stanford có một cô giám đốc người Việt trẻ đẹp và giỏi giang như vậy.

Trước ngày mổ, Bác Sỹ còn cho tôi gặp một bệnh nhân được ông mổ cách đây một tháng. Chú Cường khoe tôi tấm hình chụp ông đứng cạnh giường bệnh. Chú chỉ cho tôi thấy một vết sẹo đã lành dài chừng năm phân tây chạy dọc phía sau lỗ tai bên trái của chú. Chú nói là sau khi mổ một ngày thì chú ra khách sạn ở. Một tuần sau chú trở lại bệnh viện để cô Y Tá lấy staples ra.

Hôm nay chú Cường trở lại để gặp Bác Sỹ Steven khám bệnh lần cuối. Chú đi cùng với một Bác Sỹ quen biết ở San Jose. Chú trấn an tôi là đừng có sợ cái gì hết, mổ rồi sẽ hết bệnh không có sao đâu. Vì đây là lần đầu tiên đi mổ nhất là mổ trên đầu nữa nên trong lòng tôi hơi đánh loto.

Mà không có sao thiệt vì tôi gặp chú Cường này đã bảy mươi lăm tuổi rồi mà trông chú rất khỏe mạnh không có vẻ bệnh hoạn gì cả. Tôi mới đem bệnh tình của mình ra kể cũng như hỏi thăm chú về vết mổ. Lúc đó chú Cường mới hỏi tôi qua Mỹ được bao lâu rồi? Tôi trả lời với chú rằng tôi đi vượt biên tới Mỹ được ba mươi ba năm rồi. Chú nói đi vượt biên mà không chết thì mổ cái này không có chết đâu!

Chú Cường nói đúng quá. Có lẽ tôi "chicken" thiệt! Vì bẳng đi mấy tuần nghe tôi nói đi mổ mà vẫn chưa mổ xong thì chú Hùng, một người quen lâu năm của tôi nói đi mổ đi đừng có lo quá! Thế là tôi vội vàng làm hẹn để mổ sau khi đã trì hoãn hơn hai tuần. Trò chuyện một hồi thì chú Cường chia tay tôi để ra về cho kịp chuyến bay trở lại Los Angeles.

Bất cứ lúc nào tôi thắc mắc hoặc có câu hỏi gì liên quan tới bệnh của mình, tôi điều liên lạc với bệnh viện bằng điện thoại hoặc message qua MyHealth account của Stanford. Sau khi Y Tá nhận được message của tôi điều trả lời nhanh chóng nhất là message trong MyHealth account.

Bệnh viện Stanford là một trong mười bệnh viện điều trị ung thư tốt nhất thế giới. Stanford có nhiều chuyên khoa khác nhau như giải phẫu thần kinh, cấy ghép bộ phận cơ thể, thuốc tim mạch, chẩn đoán và chữa trị các bệnh ung thư. Bệnh viện đóng một vài trò khá quan trọng trong việc giảng dạy và nghiên cứu về y khoa. Nó cũng là nơi dành cho các sinh viên y khoa và nghiên cứu sinh đến để thực tập. Ngoài đội ngũ Bác Sỹ và Y Tá chuyên nghiệp thì bệnh viện còn xử dụng các loại dụng cụ y khoa thuộc vào loại tối tân nhất thế giới.

Vào cuối tháng giêng năm 2018, trường Đại Học Y Khoa Stanford công bố là họ đã phát mình ra một loại thuốc chích để trị bệnh ung thư. Bác Sỹ Ronald Levy là giáo sư đồng thời cũng là tác giả của công trình nghiên cứu này, nói rằng họ đã thử nghiệm thành công thuốc này trên loài chuột. Khoảng 87 trên 90 con chuột đã hết bệnh ung thư sau khi được chích hai mũi thuốc trong đợt đầu tiên.

Các thử nghiệm đang được tiến hành với mười lăm bệnh nhân mới bị ung thư bạch huyết 'Lymphoma'. Nếu việc thử nghiệm này thành công trên con người thì từ nay người ta không cần làm xạ trị hay hoá trị nữa. Người bệnh chỉ cần chích vài mũi thuốc là có thể hết bệnh ung thư.

Hy vọng trường đại học Stanford có thêm nhiều khám phá mới để giúp cho nhân loại bớt đi những căn bệnh hiểm nghèo. Có thể trong một thời gian không xa, con người sẽ hết bệnh ung thư sau khi được chích loại thuốc này.

Không biết quý vị có biết câu chuyện về bé Thiên Ân hay chưa? Nhờ đọc những bài phóng sự của phóng viên Ngọc Lan trên báo Người Việt Online nên tôi mới biết đến anh Cường Lê và hội "Kết Nối Việt". Do sự giúp đỡ của anh Cường Lê mà bé Thiên Ân được hãng bào chế thuốc Roche của Thụy Sỹ nhận vào chương trình thử thuốc của họ tại Bệnh Viện Nhi Khoa Stanford. Chương trình này sẽ thử nghiệm một loại thuốc mới để chữa trị các tế bào thần kinh ở cột sống bị tê liệt, Spinal Muscular Atrophy Type 1. Nếu sự tê liệt này xảy ra thì con người không thể tự mình điều khiển những chuyển động của cơ thể.

Đến tháng 3 năm 2018 cũng nhờ vào sự giúp đỡ của anh Cường Lê và hội "Kết Nối Việt", người Việt chúng ta lại có thêm một em bé thứ hai là Gia Linh được hãng bào chế Roche nhận vào chương trình thử thuốc Firefish tại Bệnh Viện Nhi Khoa ở Genova, Italy. Sau khi quý vị đọc những bài viết của phóng viên Ngọc Lan theo những cái link nằm ở cuối bài thì quý độc giả sẽ biết rõ hơn.

Khoảng tháng 10 năm 2017, tôi mang xe tới tiệm sửa xe để thay nhớt thì tình cờ gặp được chú Sơn cũng đi thay nhớt xe với bạn của chú. Sau một hồi lắng nghe tâm sự của tôi kể về chứng bệnh của mình thì chú nói là chú cũng bị đau dây thần kinh ở trên trán, nhưng nay đã khỏi rồi. Chú nói rằng chú bị bệnh này từ lúc chú còn ở Saigon. Lúc đó chú rất đau và không tập trung làm việc gì được. Sau khi đã chữa chạy khắp nơi ở Saigon mà không khỏi thì chú được Bác Sỹ của chú giới thiệu đi Singapore để mổ. Bác Sỹ ở Singapore nói rằng khả năng hết bệnh sau khi mổ chỉ là năm phần trăm. Nhưng vì chú Sơn muốn mình hết bệnh nên đã bằng lòng cho Bác Sỹ mổ. Sau khi Bác Sỹ cắt vài mạch máu đè lên dây thần kinh thì chú hết bệnh vào cuối năm 1998.

Ngày thứ hai 9 tháng 4 năm 2018, sau khi nằm lên giường thì tôi được đẩy vào phòng mổ ngay lập tức. Kể từ lúc đó thì tôi không còn biết gì. Đến khi tỉnh dậy tôi thấy mình đang nằm trong phòng ICU. Vì chưa có phòng trống nên tôi phải nán lại ở ICU hơn một tiếng đồng hồ. Họ chuyển tôi tới phòng dành cho bệnh nhân được khoảng hai tiếng thì bà xã tôi được vào thăm. Tôi rất mừng vì mình vừa trải qua được ca mổ thành công mặc dầu tôi cảm thấy rất đau ở vùng lỗ tai bên phải.

Cứ mỗi sáu tiếng tôi được các cô Y Tá ghé qua giường bệnh để đo huyết áp và đưa thuốc cho tôi uống. Ngày hôm sau tôi tập đi bằng xe đẩy có bốn bánh xe nhưng vì còn yếu nên cô Joti phải đi theo để trông chừng. Mỗi ngày tôi được ăn ba bữa với thực đơn rất phong phú gồm nhiều món ăn khác nhau tha hồ mà chọn món mình thích. Vì vậy tôi ăn rất ngon miệng chả khác gì ở nhà hàng bên ngoài. Ngoài ra tôi còn được xem movie trên cái TV treo ở trước mặt.

Cô Y Tá nào cũng có một cái smartphone để text với nhau trong lúc làm việc thay vì nói chuyện ồn ào trên phone. Người nào cũng tận tâm, chu đáo và vui vẻ, nhất là cô Y Tá Laurie lúc nào cũng có nụ cười trên môi. Tôi thích trò chuyện với cô Laurie vì những câu nói dí dỏm và sự nhiệt tình của cô đối với bệnh nhân. Các cô Y Tá Ann Pan, Rita và Carol thì lúc nào cũng nhẹ nhàng và tỉ mỉ. Ngày nào cũng có các vị Bác Sỹ tham dự vào ca mổ của tôi đến thăm.

Mặc dầu chỉ ở có hai ngày nhưng tôi cảm nhận được sự thăm hỏi tận tình cũng như chăm sóc chu đáo của các Bác Sỹ và Y Tá. Nằm bệnh viện được hai ngày thì tôi được Bác Sỹ báo là ngày mai sẽ được xuất viện. Hôm sau bà xã đón tôi về nhà mà tôi tưởng mình xa nhà đã lâu.

Nhân đây tôi muốn gởi lời cảm ơn đến bà xã của mình là Thu Vân. Nàng đã không ngại vất vả và cực nhọc để chăm sóc tôi trong thời gian tôi bị bệnh. Nhiều lúc tôi thấy nàng ngủ gật trên giường bệnh của mình mà nước mắt tôi cứ trào ra mãi. Xin cảm ơn em rất nhiều, Thu Vân của anh!

Người thứ hai mà tôi muốn cám ơn là chị Ngọc Cầm của tôi. Có lẽ tôi không thể nào vượt qua được nỗi đau đớn về thể xác cũng như tinh thần nếu như không có sự giúp đỡ, an ủi và khuyến khích của chị. Nhất là lúc tôi cần một người thân bên cạnh thì chị ấy xuất hiện như là vị cứu tinh của tôi. Em xin cảm ơn chị rất nhiều vì chị đã giúp em vượt qua được nỗi khó khăn này.

*

Sau cùng, sức khỏe là cái mà tất cả mọi người chúng ta ai cũng mong ước. Vì nếu người ta có sức khỏe thì họ mới có cơ hội đạt được những gì mà mình mong muốn. Nếu ai có mắc bệnh này thì đừng có nản lòng mà phải kiên trì tìm nơi chữa trị cho mình. Chẳng hạn như lúc đầu tôi rất bi quan về bệnh tình của mình vì nghĩ rằng không có cách gì để trị hết bệnh. Nhưng sau khi tìm hiểu về căn bệnh này trên internet, tôi tìm được nơi trị bệnh là bệnh viện Stanford. Tôi xin cảm ơn Bác Sỹ Steven cùng các cộng sự của ông đã chữa cho tôi hết bệnh. Nhờ vậy mà tôi có lại cuộc sống của mình.

chieclavotinh
01-21-2024, 01:49 AM
Cẩn Thận Với Thuốc Thiên Nhiên
Bs Nguyễn Thượng Chánh
Dược sĩ Nguyễn Ngọc Lan

Lời tác giả: Bài viết nầy chỉ là những thông tin khoa học tổng quát mà thôi, chớ không có tính cách để chữa bệnh. Mọi thắc mắc hay nghi vấn liên quan đến thuốc thiên nhiên trong trị liệu, xin quý bạn đọc hãy tham khảo trực tiếp với bác sĩ gia đình của mình trước khi sử dụng... (NNL & NTC)

Ngày nay, phong trào dùng thuốc thiên nhiên đang bành trướng mạnh mẽ ở khắp mọi nơi.

Phải chăng đây là khuynh hướng trở về nguồn của con người?

Tại Canada, thăm dò Ipsos Reid 2010 cho biết trên 72% dân chúng sử dụng thuốc thiên nhiên (herbal medicines, produits naturels). Đây là những loại thuốc được làm từ thực vật, cây cỏ, từ các phần của động vật, côn trùng hoặc từ các loại khoáng chất, v.v...

* * *

Thuốc thiên nhiên thường được sử dụng để bồi dưỡng sức khỏe, lọc thận, bổ gan, tẩy độc, tạo thêm sinh lực, trợ dương, tăng sức miễn dịch, phòng trị các bệnh thông thường như ho hen cảm cúm, viêm sưng đau nhức khớp xương hoặc để giúp làm tăng hay giảm cân.

Đối với người Việt Nam chúng ta, hiện tượng này không có gì là mới lạ hết... Ngày xưa ở quê nhà, chúng ta cũng đã từng dùng thuốc thiên nhiên rồi. Đó là thuốc Bắc, thuốc Nam, thuốc Ta hay còn gọi là thuốc "Vườn"... Sau 75, danh từ thuốc Dân tộc đã được dùng để chỉ những loại thuốc được sản xuất và bào chế từ cây cỏ ở Việt Nam.

Thuốc thiên nhiên tại Canada được qui định và chi phối bởi luật Loi et Règlements sur les Aliments et Drogues của Bộ Y Tế Santé Canada. Phần lớn được xếp vào trong nhóm thực phẩm bổ sung (supplément alimentaire) và có thể mua dễ dàng không cần toa bác sĩ trong các pharmacies, trong các tiệm Produits naturels cũng như trong các Health food stores hay trong các chợ hoặc qua ngõ bưu điện, Internet…

Qua bài nầy, tác giả không có chủ tâm đánh giá thuốc thiên nhiên hay thuốc Tây.

Thuốc nào cũng có cái hay cái dở, cái mạnh cái yếu của nó hết.

Một nhận định sai lầm

Thường tình, ai cũng nghĩ rằng hễ thiên nhiên là vô hại.

Các nhà khoa học Tây Phương đã cho biết là có một số thuốc thiên nhiên kể cả các loại vitamines, nếu dùng không đúng cách vẫn có thể gây hại đến cho sức khỏe...

Một vài loại thuốc có thể che lấp một cách tạm thời sự diễn biến thật sự của bệnh trạng và làm sai lạc kết quả các tests trong phòng thí nghiệm. Chúng cũng có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc Tây đến độ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đôi khi thuốc thiên nhiên cũng có thể hóa giải hay làm giảm hoặc làm mất tác dụng của một vài loại thuốc Tây nào đó nếu được dùng chung với nhau.

Tóm lại, tất cả các phản ứng bất lợi vừa nêu trên đều do sự tương tác (interaction) giữa các thứ thuốc dùng chung với nhau, gây ra mà thôi.

Một số thuốc thiên nhiên thông dụng tại hải ngoại

*/ Nữ lang hay Valériane (Valeriana officinalis, Valerian, Herbe aux chats, Herbe de St George)

Giúp an thần, giảm lo âu bức rức, giảm stress, giảm suy nhược tinh thần, động kinh, giúp tập trung tư tưởng và ngủ ngon...

Không nên sử dụng chung với các loại thuốc ngủ hay thuốc an thần (sédatifs) như barbituriques, benzodiazepines (Valium, Librium, Ativan).

Cũng không nên uống chung với các thuốc thiên nhiên có tính an thần như Camomille, Kava và Millepertuis vì tính an thần sẽ bị gia tăng lên gấp bội và bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái mê man.

Cùng một lý do vừa nêu, không nên uống Valériane chung với rượu vì sẽ làm tăng tác dụng của alcool.

Cũng như không nên uống chung cùng một lúc với thuốc trị bệnh mất ngủ vì nó sẽ làm tăng tác dụng của thuốc nầy.

*/ Kava-Kava (Piper methysticum, Tonga, Awa)

Trị lo âu, an thần...

Không nên sử dụng chung với các loại thuốc barbituriques cũng như benzodiazepines, các loại thuốc trị suy nhược tinh thần và thuốc trị bệnh Parkinson.

Kava có ảnh hưởng không tốt đối với các loại thuốc gây mê vì nó có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc mê Halothane, rất nguy hiểm khi giải phẫu.

Và không nên uống rượu lúc sử dụng thuốc Kava.

*/ Cúc dại hay Echinacée (Echinacea sp, Cone flower, Hedgehog, Indian Head)

Trị cảm cúm, cảm nhiễm đường hô hấp, tăng cường sức miễn dịch...

Không sử dụng Echinacée nếu đang xài các loại thuốc làm giảm sức miễn dịch (immunosuppresseur) thí dụ như đang dùng thuốc Cyclosporine sau khi được giải phẫu ghép bộ phận.

Cúc dại kỵ các loại thuốc corticostéroides (Prednisone, Decadron), các stéroides anabolisants (Winstrol), amiodarone (Cordarone), methotrexate (Rheumatrex) và ketocomazol (Nizoral).

Phụ nữ đang mang thai không nên xài Echinacée.

Những người nào đang mắc bệnh lao, hoặc các bệnh thuộc tự miễn (auto immune disease) như rheumathoid arthritis, systemic lupus erythomatosus cũng không nên hạn chế sử dụng Echinacée. Chỉ nên uống trong vòng từ 7 đến 14 ngày mà thôi, không nên uống liên tục trong 8 tuần lễ.

*/ Tỏi (Allium sativum, Garlic, Nectar of the Gods, Ail)

Trị cảm cúm, tiêu chảy, giúp làm giảm đường lượng trong máu, giảm cholestérol, giảm áp huyết, ngăn ngừa tình trạng xơ cứng động mạch, ngừa các bệnh thuộc về tim, bổ gan và tăng cường sức miễn dịch…

Thuốc tỏi có khuynh hướng làm loãng máu. Không nên xài thuốc tỏi cùng lúc với các thuốc kháng đông (anticoagulant) như warfarin (Coumadin) hoặc với các thuốc có tính chống kết tụ tiểu cầu (antiplaquettaire) như Aspirine vì có nhiều nguy cơ bị xuất huyết.

Đối với các thuốc trị bệnh tiểu đường thường được gọi là thuốc giảm đường lượng (hypoglycémiant), cũng không nên dùng chung với thuốc tỏi để tránh tình trạng đường huyết bị kéo xuống quá thấp.

*/ Gừng (Zingiber officinale, Gingembre, Ginger)

Dùng trong trường hợp muốn nôn mửa, say sóng (motion sickness) và ăn không ngon, mất đói...

Gừng kéo dài thời gian chảy máu. Tránh dùng gừng chung với các loại thuốc làm loãng máu như Aspirine, Coumadin... Lạm dụng gừng có thể ảnh hưởng đến các thuốc trị bệnh tim và thuốc trị tiểu đường.

*/ Camomille hay Cúc La Mã (Tanacetum parthenium, Feverfew, Wild Chamomile)

Trị tinh thần căng thẳng, nhức đầu, phong thấp, dị ứng, chóng mặt, đau bụng lúc hành kinh...

Một khảo cứu Nhật Bản đăng trong Journal of Agricultural and Food Chemistry 2008, cho biết uống trà Camomille rất tốt vì nó giúp ức chế tác dụng của 2 chất Sorbitol và enzym ALR2, chính nồng độ cao của 2 chất nầy trong máu đã dự phần trong việc gây biến chứng của bệnh diabètes type II.

Không nên uống chung với thuốc chống đau nhức làm loãng máu thuộc nhóm anti-inflammatoire non stéroidien như Tylénol, Aspirine, Ibuprofene (Advil, Motrin), Celebrex.

Cũng không nên uống Camomille chung với thuốc kháng đông anticoagulant như Coumadin vì sẽ dễ gây xuất huyết...

Camomille có chứa chất chát tannin có thể ngăn trở việc hấp thụ chất sắt Fe.

Phụ nữ đang mang thai nên tránh dùng Camomille vì có thể làm tử cung co thắt.

*/ Millepertuis hay St John's Wort (Hypericum perforatum, Goatweed, Herbe de St Jean)

Trị suy nhược tinh thần nhẹ, lo âu, mệt mỏi, ăn không biết ngon, mất ngủ và đau nhức các bắp cơ, tăng sinh lực, giúp ổn định tâm tánh trong thời gian tiền kinh nguyệt...

Uống chung với các thuốc trị sida như thuốc Indinavir vì sẽ làm giảm tác dụng của loại thuốc diệt siêu vi nầy.

Millepertuis cũng ảnh hưởng đến tác dụng của các thuốc trị kinh phong (antiépileptique), thuốc ngừa thai, thuốc làm giảm sức miễn dịch, thuốc chống suy nhược tinh thần (Prozac, Paxil), thuốc chống kết tụ tiểu cầu, thuốc kháng đông (Coumadin), thuốc ngừa sự loại bỏ bộ phận ghép (Cyclosporine), thuốc chống siêu vi agents antirétroviraux (Invirase), thuốc trị bệnh tim digoxine (Lanoxin) và Théophylline.

*/ Bạch quả (Ginkgo biloba, Yinhsing, Fossil tree, Kew tree, Maiden hair tree)

Giúp máu lưu thông được dễ dàng, trị viêm phế quản, xơ cứng động mạch, cholestérol cao, bồi dưỡng trí nhớ, giảm triệu chứng bệnh Alzheimer, cải thiện tình trạng chóng mặt, giúp gan và túi mật hoạt động tốt...

Có thể làm xuất huyết nếu xài chung với thuốc kháng đông hoặc thuốc làm máu loãng như Aspirine, vitamin E, Plavix, Persantine và Ticlid. Tạp chí New England Journal of Medicine có đề cập đến một ca xuất huyết trong mắt sau khi bệnh nhân đã thường xuyên uống Ginkgo biloba và Aspirin trong một thời gian dài.

Tránh xài Ginkgo biloba lúc mang thai và lúc cho con bú.

*/ Nhân Sâm (Panax ginseng)

An thần, giảm stress, bồi dưỡng sinh lực, tăng sức miễn dịch, giảm đường máu, giảm cholestérol và trợ dương...

Dùng Ginseng chung với thuốc kháng đông có thể gây xuất huyết.

Với thuốc trị suy nhược tinh thần phenelzine (Nardil) sẽ gây nhức đầu, run rẩy.

Với thuốc trị bệnh tim digoxine (Lanoxin) sẽ làm khó đo lường hiệu quả và tác dụng của món thuốc nầy.

Cũng không nên uống Ginseng nếu đang trị liệu bằng các thuốc tâm thần (antipsychotiques) và thuốc trị suy nhược tinh thần hay trầm cảm (antidepresseurs).

Nếu đang dùng thuốc trị bệnh tiểu đường (Diabeta, Diamicron) thì cũng không nên dùng Ginseng cùng một lúc vì đường lượng có thể bị kéo xuống quá nhanh...

Lạm dụng Ginseng sẽ có nguy cơ làm tăng áp huyết, bồn chồn, mất ngủ, bị tiêu chảy hoặc da nổi đỏ.

*/ Cây Ma hoàng hay Ephedra/Ephédrine (Ephedra sinica, Ma Huang-Sea Grape, Yellow Horse, Desert Herb)

Trị suyễn, tăng sinh lực và để giúp làm giảm cân...

Có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi như ngạt thở, áp huyết tăng cao gây hại cho tim.

Sử dụng cùng lúc với thuốc thông mũi (décongestants) có chứa chất Ephédrine như Dristan, Sinutab, Sudafed, Actifed hoặc với các thuốc có caffein thì bệnh nhân có thể sẽ bị co giật hay hôn mê hoặc bị đột quỵ tim.

Không nên uống Ephedra khi mang thai hay khi cho con bú cũng như khi có bệnh tiểu đường, bệnh tăng nhãn áp (glaucome) hoặc đang bị chứng cường giáp trạng (hyperthyroidisme).

*/ Sulfate de Glucosamine

Trị đau nhức do thoái hóa khớp (arthrose), bảo vệ sụn khớp...

Có người cho rằng Glucosamine có tính làm tăng đường máu?

Nếu dùng chung với thuốc Insuline có thể sẽ làm giảm tác dụng của thuốc nầy. Vấn đề trên cũng còn trong vòng tranh cãi giữa các nhà khoa học.

Nên ngưng uống Glucosamine một tuần trước ngày đi thử máu để việc đo đường lượng được chính xác hơn.

Không xài Glucosamine đồng thời với thuốc kháng đông warfarin (Coumadin).

Người nào thường hay bị dị ứng với đồ biển thì cũng nên cẩn thận khi uống Glucosamine có hoặc không có phối hợp với Chondroitine, vì cả hai chất nầy đều có nguồn gốc từ cá mập.

*/ Dong Quai (Angelica sinensis, Ginseng pour femme)

Trị mất ngủ, điều kinh, trị đau bụng và giúp giảm thiểu các triệu chứng bất lợi của thời kỳ mãn kinh...

Không nên dùng Dong Quai lúc đang mang thai, hoặc lúc có kinh nguyệt quá nhiều.

Những người đang bị bệnh tiểu đường cần thận trọng vì Dong Quai có thể làm tăng đường huyết.

Với liều lượng cao, Dong Quai làm tăng nhịp tim và làm tăng áp huyết.

*/ Cam thảo (Réglisse, Glycyrrhiza glabra, Licorice, Sweetwood)

Trị bệnh đau dạ dầy, loét bao tử, loét miệng, ho hen, phong thấp...

Dùng cùng lúc với các thuốc lợi tiểu (diurétiques) có thể làm giảm chất potassium K trong máu. Không nên uống cùng một lượt với thuốc trị bệnh tim như Lanoxin hoặc với các thuốc làm hạ áp huyết.

Tránh dùng Réglisse khi có thai, bị tiểu đường, yếu gan, yếu thận hoặc đang mắc các bệnh chứng về tim mạch hay áp huyết cao.

*/ Cây cọ lùn hay Saw Palmetto (Serenoa repens, Cabbage Palm, Sabal, Dwarf Palm, Palmier Nain)

Có tính lợi tiểu.

Dùng để trị các bệnh thuộc đường tiết niệu cũng như trong truờng hợp tiền liệt tuyến bị triển dưỡng (benign prostatic hypertrophy)...

Phản ứng phụ của thuốc là có thể làm giảm sự ham muốn tình dục và gây nhức đầu.

Nó cũng có thể làm thay đổi tác dụng của các thuốc ngừa thai và của các hormones trị liệu khác. Không nên dùng Saw Palmetto lúc mang thai hoặc trong thời gian cho con bú.

*/ Hawthorn (Crataegus oxycantha, Aubépine, Mayflower, Maybrush)

Trị hồi hộp, tim đập nhanh, lo âu mất ngủ, giảm các cơn đau thắt ngực bằng cách giảm áp huyết động mạch và giảm cholestérol trong máu...

Không nên uống cùng một lúc với các loại thuốc trị bệnh tim như digoxine (Lanoxin) vì nhịp tim có thể bị giảm nhiều.

*/ Hà thủ ô (Polygonum multiflorum, Radix Polygoni multiflori, Chineese knotweed, Flowery knotweed, Ho shou wu, He shou wu, Zi shou wu, Shou Wu Pian, Fo ti)

Rất phổ biến ở Việt Nam và Bắc Mỹ. Theo Đông y, Hà thủ ô dùng để bồi dưỡng sức khỏe, bổ gan-thận-huyết, bổ xương, trợ dương, và còn giữ cho râu tóc lâu bạc…

Nhưng theo cơ quan y tế của Anh Quốc Medecine & Health Care Products Regulatory Agency cho biết, thì có nhiều khảo cứu nói đến tác dụng độc hại của Hà thủ ô đối với gan như làm vàng da, vàng mắt, nước tiểu sậm màu, ói mửa, đau bụng, biếng ăn và làm cho yếu sức (Batinelli et al 2004, New case of acute hepatitis following consumption of Shou Wu Pian, Ann Inter Med140:E589. Park GJ et al,Acute hepatitis induced by Shou Wu Pian.

*/ Nha Đam hay Lô Hội (Aloe vera)

Có tính nhuận trường.

Loại uống để trị viêm, sốt, tiểu đường, hen suyễn, dị ứng.

Loại thoa ngoài da để trị phỏng, làm lành vết thương.

Có khuynh hướng làm giảm chất potassium K trong máu (hypokaliémie). Cẩn thận với những thuốc làm hạ potassium chẳng hạn nhóm digoxine (Lanoxin), cũng như những thuốc lợi tiểu nhóm chlorothiazide (Diuril), furosemide (Lasix), vân vân vì sẽ làm trầm trọng hơn sự sụt mất potassium.

*/ Nước bưởi (Jus de pamplemousse, grapefruit juice)

Món giải khát bổ dưỡng chứa nhiều sinh tố...

Có thể tương tác với một số thuốc Tây rất nguy hiểm.

Nước bưởi (grapefruit juice), cũng như bưởi trái có thể làm gia tăng gấp bội mức độ hấp thụ của một số thuốc vào trong máu, đồng thời cũng kéo theo những tác dụng phụ bất lợi nguy hiểm. Cam và chanh không thấy có ảnh hưởng nầy.

Vài thí dụ về sự tương tác giữa nước bưởi và một số thuốc Tây như sau:

- thuốc trị cao áp huyết: felodipine (Plendil), nifedipine (Adalat), nimodipine (Nimotop);
- thuốc làm giảm cholestérol: simvastatin (Zocor), lovastatin (Mevacor), atorvastatin (Lipitor);
- thuốc làm giảm sức miễn nhiễm dùng trong những ca ghép bộ phận: cyclosporine (Neoral);
- thuốc trị lo âu, mất ngủ, suy nhược tinh thần: diazepam (Valium), triazolam (Halcion), carbamazepine (Tegretol), trazodone (Desyrel), clomipramine (Anafranil);
- thuốc trị dị ứng: astremizole (Hismanal);
- thuốc trị sida: saquinavir (Fortovase)...

*/ Nấm linh chi (Ganoderma lucidum, reishi, ling zhi, mannontake)

Giúp tăng sức miễn dịch, giảm huyết áp, giảm cholestérol, bổ thận, bổ gan, ngừa cancer, mất ngủ...

Tương tác với các thuốc thiên nhiên có tính kháng đông hoặc làm loãng máu (panax ginseng, bạch quả, capsicum, camomile, celery, cam thảo, gừng, củ hành, tỏi...) vì có thể làm dễ chảy máu hơn và làm tuột huyết áp.

Sử dụng chung với các thuốc Tây có tính gây loãng máu hoặc chống kết tụ tiểu cầu (antiplaquettaire) như Aspirin, Voltaren, Ibuprofen, Advil, Motrin, Naproxen, Heparin, Warfarin hay Coumadin: nấm linh chi sẽ làm gia tăng tác dụng kháng đông và làm xuất huyết nhiều hơn.

Còn đối với các thuốc giảm huyết áp như Catopril, Enalapril, Diltiazem, Amlodipine: nấm linh chi làm huyết áp tuột giảm nhanh hơn.

*/ Kim tảo thảo hay Cúc gai hoặc Milk Thistle (Silibum marianum, Chardon Marie)

Tính bổ gan, ngừa xơ gan, viêm gan mãn tính, trị ăn mất ngon, cancer tiền liệt tuyến, tiểu đường, trầm cảm...

Trên lý thuyết có thể ức chế enzyme Cytochrome P450 2C9 substrates làm tăng nồng độ các thuốc amitriptyline (Elavil), warfarin (Coumadin), diazepam (Valium)) và cũng làm ức chế enzyme nhóm Cytochrome P450 3A4 substrates (tăng nồng độ Indavir thuốc trị Sida).

*/ Quả Nụ, Garcinia Cambogia (Garcinia gummi-gutta, Mangostana cambogia…)

Thực vật cùng họ với cây măng cụt

Uống để giảm béo phì, xổ lải, kiết lỵ…

Không nên sử dụng trên 12 tuần lễ. Tránh dùng nếu đang mang thai hay đang cho con bú. Tại Thái Lan, quả nụ dược sử dụng trong ẩm thực, lúc nấu cà-ri.

Chiết xuất phần trái có chứa 50% hydroxycitrate acid (HCA).Chính hoạt chất nầy ngăn cản việc tạo lập chất béo (lipogenesis).

*/ Sâm Ấn Độ Ashwagandha (Withania sommifera còn gọi là Ajagandha, Amangura)

Tính bổ dưỡng, cải thiện khả năng sinh lý, khôi phục sức khỏe sau thời gian bị bệnh, tăng cường sinh lực, cải lão hoàn đồng, chống stress, trầm cảm và lo âu. Có quảng cáo còn cho biết Ashwagandha được dùng để trị tiểu đường và cancer...

Rất thông dụng tại Ấn Độ.

Tuy không nằm trong ginseng nhưng công dụng trị liệu cũng tương tợ, nên người ta còn gọi Ashwagandha là Indian ginseng. Dây cũng là một adaptogen nghĩa là một loại thảo mộc có tính năng động củng cố sức khoẻ toàn diện.

Ở liều lượng cao có thể gây rối loạn tiêu hóa, nôn mửa và gây xảo thai.

Có thể làm tăng tác dụng của các loại thuốc thuộc nhóm benzodiazepine và CNS depressant như barbiturate. Vậy chúng ta nên cẩn thận.

Ashwagandha xài chung với các thuốc thyroid hormones sẽ làm tăng tác dụng của thuốc nầy.

*/ Rau đắng biển (?) Bacopa (Bacopa monnieri còn gọi là Brahmi jalamimba)

Bổ thần kinh, chống co giật epilepsy, bồi dưỡng trí não, trị lo âu. Alzheimer, hen suyễn, phong thấp, đau lưng, lợi tiểu, bổ tim, sex…

Thông dụng bên Ấn Độ.

*/ Trà xanh (Green tea, Camellia sinensis)

Trị đủ thứ bệnh, ngừa cancer (?)

Chứa nhiều anti-oxidants.

Tương tác với các thuốc kháng đông và thuốc chống kết tụ tiểu cầu đưa đến nguy cơ làm gia tăng sự xuất huyết.

Làm giảm hấp thụ chất sắt non heme có nhiều trong thực phẩm thực vật.

Sữa làm giảm tác dụng anti-oxidant của trà xanh.

*/ Nghệ (Curcuma longa còn gọi là turmeric, curcuma, curcumen, Indian saffron)

Hoạt chất của nghệ là curcumin (diferuloymethane), một sắc tố màu vàng có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn sự sinh sản tế bào ung thư bằng cách ức chế sự phát triển mạch máu đến nuôi ung thư (angiogenesis)…

Nghệ làm lành vết thương.

Nghệ có tính chống kết tụ máu (antithrombotic) và có chứa nhiều chất anti-oxidants.

Không dùng chung nghệ với các thuốc thiên nhiên có tính làm chảy máu thí dụ như dong quai, tỏi, bạch quả, panax ginseng, cam thảo, củ hành, camomille, vân vân.

Thực phẩm thiên nhiên cho rằng nghệ trị bá bệnh như đau bụng, sình hơi, chậm tiêu, tiêu chảy, vàng da và kể luôn cả cancer.

Ngoài ra, nghệ cũng được dùng làm gia vị trong ẩm thực và là một thành phần trong bột cà-ri.

Không sử dụng nghệ nếu đang uống các loại thuốc kháng đông hoặc chống kết tụ tiểu cầu như Aspirin, clopidogrel (Plavix), Heparin, warfarin (Coumadin)...

Thí nghiệm cho biết loại nghệ rừng Curcuma aromatica (wild curcuma) có tính làm tế bào cancer ruột tự hủy (apoptosis)

*/ Riềng (Alpinia officinarum, catarrh root, China root, chinese ginger, gao liang, India root, gargaut)

Dùng như một chất kích thích, sát khuẩn, bụng đầy hơi, chống viêm sưng, trị sốt nóng...

Có tính làm tăng acid trong bao tử.

FDA liệt kê riềng vào nhóm generally recognized as safe (GRAS).

Hoạt chất chính của riềng là gingerols và diaryhetanoids.

Tránh dùng riềng khi sử dụng các thuốc đau bao tử như cimétidine (Tagamet), ranitidine (Zantac), famotidine (Pepcid), Pepto-Bismol, Gaviscon…

*/ Rau má (Centella asiatica, Hydrocotyle asiatica, Gotu kola...)

Tăng trí nhớ, ngừa mệt mỏi, viêm nhiễm đường tiểu, viêm thấp khớp, đau bao tử, kinh phong, giúp vết thương mau lành...

Với liều lượng cao có thể làm tăng huyết áp, tăng glucose, tăng triglyceride, tăng cholestérol và làm lừ đừ (drowsiness), gây độc cho gan (hepatotoxicity).

Làm tăng tác dụng an thần (sedative) và buồn ngủ nếu dùng chung với thuốc thiên nhiên Capsicum, Siberian ginseng, Celery, Kava, St John's wort, Valerian, Calamus, Calendula, vân vân.

*/ Móng quỷ hay Devil's claw (Harpagophytum procumbens, Griffe du diable, Grapple plant)

Trị xơ cứng mạch, viêm khớp, thấp khớp, gout, đau cơ, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, ăn không tiêu, vấn đề kinh kỳ, dùng ngoài da để trị các vết thương...

Giảm hiệu nghiệm đối với các thuốc antacid trị bệnh đau bao tử như cimetidine (Tagamet), famotidine (Pepcid), pantoprazole (Pantoloc), esomeprazole (Nexium)...

Không dùng chung với warfarin (Coumadin) vì sẽ gây đỏ da purpura.

*/ Lộc Nhung (Cervus Nippon, Antler velvet, Bois de velour, Lu Rong, Nokyon, corne servi parvum)

Tăng sinh lực, bổ dương, trị cao máu, giảm cholestérol, loãng xụơng, chống lão hóa, bổ xương, ngừa viêm sưng...

Lộc nhung có thể làm ức chế tính dung nạp (tolerance) đối với những liều morphine liên tiếp.

Trên lý thuyết, phụ nữ nên tránh xài lộc nhung trong trường hợp họ có bệnh sử gia đình về cancer vú hoặc cancer cổ tử cung.

*/ Đu đủ (Carica papaya, papayas)

Trị rối loạn tiêu hóa, giun lải, an thần, lợi tiểu, tốt cho tim mạch, ngừa ung thư…

Hầu như công dụng trị liệu của đu đủ đã được dân gian của rất nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Á Châu đã biết đến từ lâu.

Từ 10 năm nay, đu đủ được sử dụng nhiều trong giới thuốc thiên nhiên tại hải ngoại.

Lá đu đủ thường được sử dụng nhiều nhất vì trong mủ (papaya latex) có chứa 2% chất papain và carpain. Hai chất nầy có thể làm xót da và niêm mạc.

Papain còn có tính làm phân hủy protein (proteolytique), vì thế có hại cho bào thai.

Tiêu thụ số lượng quá lớn, papain có thể làm thủng thực quản. Ngoài ra papain có thể gây dị ứng ở những người bị dị ứng với chất latex.

Đu đủ có thể làm gia tăng tác dụng của thuốc kháng đông warfarin (Coumadin)

Papain có thể hữu hiệu trong trường hợp bị 'giời leo' herpes zooster cũng như trong trường hợp viêm sưng yết hầu (pharyngitis), nhưng cũng còn thiếu nhiều thông tin và tài liệu về sự hữu hiệu của papain trong những chỉ định khác.

There is insufficient reliable information available about the effectiveness of papain for its other uses (Rf Natural Medicines Comprehensive Database-6th edition 2004-page 979).

Tin đồn cho rằng uống lá đu đủ khô để trị ung thư (?) đã được loan truyền rộng rãi trên internet sau khi khảo cứu của bác sĩ Nam Dang MD, PhD (Nam H. Dang Univ of Florida Shands Cancer Center) được đăng tải trong số 17/2/2010 của tạp chí Journal of Ethnopharmacology.

Khảo cứu đã được thực hiện chung với các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho thấy chiết xuất lá đu đủ thúc đẩy sự tạo ra Cytokine Th1 là một loại protein có ích trong vấn đề miễn dịch và kháng ung thư. Kết quả nầy rất phù hợp với kết quả có từ trước của Úc Châu.

*/Sả (Cymbobogon citratus, Lemongrasss, Citronella)

Dùng trong ẩm thực.

Uống để trị những cơn đau bụng (gastrointestinal spasm), cao máu (hypertension), cảm mạo.

Dầu sả essential oil thoa ngoài da để trị đau bụng, nhức đầu và đau nhức các bắp cơ.

Phụ nữ có thai: uống trà sả có thể làm kích thích tử cung…University Ben Gurion (Israel) có thục hiện khảo cứu in vitro về cây sả và cho biết nhóm thực vật nầy có hoạt chất làm cho một vài loại tế bào ung thư "tự diệt" apoptosis (tin đăng trong Pubmed)

*/ Củ dền đỏ (Beta vulgaris L., betterave rouge, red beet)

Xuất phát từ vùng Địa Trung Hải.

Rất giàu các chất vitamin A, B complex, acide folique, vitamine C, sắt Fe, phosphore, magnesium.

Có tính giúp giảm áp huyết, tăng miễn dịch, tẩy độc, giảm nhức đầu và bệnh ngoài da…

Giới thực phẩm thiên nhiên nói rằng củ dền đỏ có tính ngừa ung thư (?)

Theo các nhà khoa học, chất betaine và bétanin (beetroot Red) tạo nên màu đỏ, là chất chống oxidative stress (đây là mức độ tổn thương về phân tử và về tế bào gây nên bởi hiện tượng oxy- hóa từ các gốc tự do)

Betaine thúc đẩy việc tạo ra choline giúp vào hoạt động của gan, cải thiện sự biến dưỡng của chất béo, đồng thời ngăn cản bớt tình trạng tích tụ mỡ trong gan, giúp cholestérol lưu thông dễ dàng hơn. Choline cần thiết trong việc tái tạo lại tế bào gan trong trường hợp gan bị xơ hóa.

Tiêu thụ thường xuyên liều lượng lớn củ dền đỏ có thể dẫn đến tình trạng mất calci trong máu (hypocalcemia) và hư thận vì chất oxaluric acid (Rf Natural Medicines Comprehensive Database)

Củ dền đỏ cũng chứa nhiều nitrate khi vào cơ thể thì chuyển thành monoxide d'azote NO, làm giảm áp huyết.

Natural Medicines Comprehensive Database (sách tham khảo của dược sĩ) cho biết có quá ít tài liệu và thông tin đáng tin cậy về sự hiệu nghiệm của củ dền đỏ (There is insufficient reliable information available about the effctiveness of beets).

*/ Rau Ngò Om hay Rau Ngổ (Limnophila aromatica)

Đây là rau để bỏ vô canh chua cho thơm.

Ngò om thường được dùng để trị đau bụng, chữa vết thương, trị giun sán và sỏi thận…

Một nghiên cứu quan trọng được đại học dược khoa Mahidol (Thái Lan) và đại học y dược Toyama (Nhật Bản) thực hiện chung, nhằm tìm hiểu hoạt tính của nước chiết ngò om bằng methanol và nước chiết bằng tinh dầu essential oil. Kết quả cho thấy nước chiết bằng methanol có hoạt tính antioxidant chống oxy hóa (lipid peroxydation) trội hơn nước chiết bằng tinh dầu…

Rất giàu antioxidant bioflavonoids nevadensin, isothymusin flavones…

Ngò om có hoạt chất bảo vệ tế bào, kháng khuẩn antibacterial, kháng vi trùng lao antimycobacterial, kháng ung thư antimutagenic…

Một khảo cứu khác của Thái Lan thực hiện năm 2009 cũng nói đến đặc tính chống oxy-hóa, kháng khuẩn và kháng ung thư của rau ngò om.

*/ Cây Chó Đẻ Răng Cưa hay Diệp Hạ Châu (Phillanthus amarus, P. niruri, Chanca Piedra, Stone Breaker, P. urinaria)

Mọc nhiều tại vùng nông thôn Việt Nam. Cây hằng niên, lá nhỏ, hoa và trái mọc dưới lá.

Trị viêm gan B, kháng virus, kháng khuẩn, lợi tiểu, sỏi thận, giảm áp huyết, kháng sốt nóng, chống co giật (antispasmodic), giảm đường huyết, bảo vệ gan …

Nhưng không phải tất cả những điều vừa nêu ra đều được khoa học nhìn nhận.

Cẩn thận khi sử dụng diệp hạ châu chung với thuốc trị bệnh tiểu đường vì có thể đường huyết sẽ bị kéo hạ xuống quá nhanh.

Có hai loại diệp hạ châu:

1- Diệp hạ châu đắng (P.amarus, P.niruri) có thân xanh.
2- Diệp hạ châu ngọt (P.urinaria) có thân đỏ.

Đây là cây hằng niên, cao 60-70cm, nhánh ngắn

Rất nhiều khảo cứu tại Ấn Độ cho thấy diệp hạ châu đắng (P.amarus) có dược tính cao hơn diệp hạ châu ngọt (P.urinaria) trong việc chữa trị bệnh viêm gan B.

Một vài khảo cứu cho thấy cây chó đẻ răng cưa có tiềm năng trong việc giảm sự tăng số của virus viêm gan B (ADN HBV)

*/ Hoàng kỳ hay Huỳnh kỳ (Astragalus membranaceus, Buck Qi Huang Qi, Hwanggi, Milk Vetch)

Rễ dùng làm thuốc.

Trị cảm cúm, tăng sức miễn dịch, trị ung thư, kháng khuẩn, kháng virus, chống viêm sưng, bảo vệ gan, lợi tiểu, giản nở mạch giúp vào việc làm hạ áp huyết...

Thường dùng phối hợp với nữ trinh tử ligustrum lucidum (glossy Privet).

Hoàng kỳ có thể tương tác, làm xáo trộn tác dụng của những thuốc giúp giảm sức miễn dịch immunosuppressive therapy như Imuran hoặc cyclosporine (Neoral, Sandimmune)

*/ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata, Bidara, Chiretta, Chuan xin lan, Indian echinacea…)

Rất thông dụng tại Việt Nam.

Trị cảm cúm, dị ứng, yếu sức, còi cachexia, phòng bệnh tim mạch, viêm ruột, hạ nhiệt, tiêu chảy, viêm họng pharyngotonsillitis, sưng gan hepatomegaly, vàng da, sốt rét, vết thương ngoài da, giun lải…

Không dùng khi mang thai hoặc đang cho con bú.

Dùng liều lượng cao sẽ gây rối loạn tiêu hóa gastrointestinal distress, mất đói anorexia, có thể làm tăng enzym ALT của gan. Sử dụng chung với các dược liệu làm gỉảm áp huyết như nhân sâm, Thiên ma black cohosh, hạt cần Tây celery seed, vân vân có thể sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tuột áp huyết.

Làm gia tăng tác dụng của các thuốc kháng đông, chống kết tụ tiểu cầu anticoagulant/antiplatetelet drugs và gây ra xuất huyết.

Làm xáo trộn công hiệu của các thuốc immunosupressants (làm hạ sức miễn dịch) như Imuran, cyclosporine (Neoral), Sandimmune, Prednisolone,

*/ Hải đới hay Tảo nâu hoặc Tảo bẹ kombu (Lamnina japonica, brown algae, horsetail, kelp, kombu, sea girdle)

Đây là một loại rong vùng ven biển và được mệnh danh là vua iode.

Uống để giảm cân, ngừa cancer, cao máu, trường hợp bị táo bón cũng như trường hợp bị nhiễm phóng xạ. Dùng tại chỗ, để vào cổ tử cung để tạo sự giãn nở trong trường hợp lấy vòng xoắn ra, hay để chẩn đoán hoặc trị liệu...

Có thể nguy hiểm nếu dùng qua ngõ miệng.

Các viên thuốc hải đới có thể chứa trung bình 1000mcg iodine.

Uống trên 150mcg iodine/ngày có thể gây nên nhược giáp trạng (hypothyroidism), triển giáp trạng (hyperthyroidism) hay có thể làm trầm trọng hơn tình trạng nhược giáp trạng đang có.

Ngoài ra tảo nâu cũng có thể chứa thạch tín arsenic.

Không nên sử dụng lúc cho con bú.

Vì chứa nhiều potassium, tảo nâu có thể làm gia tăng potassium trong máu (hyperkalemia).

Tương tác với các thuốc trị suy tim sung huyết (congestive heart failure) như digoxine (Lanoxin). Tảo nâu cũng có thể làm xáo trộn tác dụng của các thuốc trị nhược giáp trạng và triển giáp trạng.(Theo Natural Medicines-Comprehensive Database-Sixth Edition).

Thuốc thiên nhiên nầy thấy bán trên thị trường dưới tên Fucoidan.

Một thị trường hỗn độn

Trên 70% thuốc thiên nhiên bán tại Canada được xếp vào nhóm thực phẩm...

Ngày 1 Janvier 2004, Cơ quan Santé Canada cho áp dụng điều luật mới về thuốc thiên nhiên.

Santé Canada gọi tất cả các sản phẩm thiên nhiên với cái tên chung là "Produits de santé naturels PSN".

Trong nhóm nầy bao gồm các dược thảo, rong biển, nấm, vi khuẩn tốt hay probiotics, vitamins, khoáng chất, các acids béo thiết yếu (essential fatty acids) như Oméga-3, các sản phẩm từ thú vật và hải sản, các thuốc Tàu hay thuốc Bắc, Cao đơn hoàn tán, thuốc Nam, thuốc Ấn Độ, các thuốc liệu pháp vi lượng đồng cân (produits homéopathiques)…

Theo luật nầy, tất cả nhà sản xuất thuốc thiên nhiên phải có môn bài cấp bởi Santé Canada. Nhà sản xuất phải đệ nạp các thông tin, thí dụ như phải nêu rõ tên sản phẩm, gồm các chất gì, nguồn gốc lấy từ đâu, có những hoạt chất nào, ảnh hưởng trên sức khỏe cùng liều lượng và cách sử dụng ra sao, các tài liệu khảo cứu liên hệ, vân vân và vân vân.

Nếu được chấp nhận, Santé Canada mới cấp cho sản phẩm một DIN (drug identification number) gồm 8 số, hay số NPN (numéro de produit naturel), hoặc số liệu pháp vi lượng đồng cân DIN-HM (homeopathic medecine). Tất cả chỉ dẫn và các điều cấm kỵ (contre-indications, mise en garde) cũng đều phải được ghi rõ bên ngoài hộp thuốc...

Đối với thuốc thiên nhiên sản xuất tại Canada và Hoa Kỳ, nhà bào chế phải tuân theo một số quy tắc làm ăn đàng hoàng gọi là BPF (Bonne Pratique de Fabrication, Good Manufacturing Practice).

Một món thuốc có mang ký hiệu DIN hay NPN hoặc DIN-HM cho biết là nó đã đáp ứng đầy đủ thủ tục cứu xét của cơ quan Y tế Canada...

Thực tế cho thấy kỹ nghệ thuốc thiên nhiên không ngừng phát triển một cách quá nhanh chóng trong một bối cảnh hỗn độn, không có luật lệ rõ ràng để quy định và kiểm soát. Ai muốn bán gì thì bán, nói sao hay quảng cáo sao cũng được hết...

Tạp chí Protégez-Vous đã từng cho điều tra xét nghiệm một số thuốc thiên nhiên bán tại Québec, thì mặc dù có mang ký hiệu DIN đàng hoàng nhưng không ít sản phẩm đã không tôn trọng những điều đã ghi trên hộp thuốc thí dụ như liều lượng không đúng, thậm chí chất thuốc cũng không tương ứng như những gì đã ghi bên ngoài.

Tại Hoa Kỳ, tất cả thuốc thiên nhiên đều được xếp vào nhóm thực phẩm bổ sung (dietary supplement) và FDA bắt buộc nhà sản xuất phải ghi trên quảng cáo câu:

"Disclaimer-Like all dietary supplements, this product has not been evaluated by the U.S. Food and Drug Administration (FDA) and "is not intended to diagnose, treat, cure, or prevent any disease"

Chất lượng của thuốc: một vấn đề nan giải

Trước một rừng thuốc thiên nhiên đủ loại và đủ cỡ, người tiêu thụ bị hoa mắt cũng như phân vân và tự hỏi không biết mình nên chọn thuốc nào đây? Thôi thì chỉ còn biết tin vào quảng cáo, hình thức và màu sắc bên ngoài của hộp thuốc để mà tự quyết định thôi.

Tại Canada, thuốc thiên nhiên nằm trong vòng kiểm soát của một số nhà bào chế lớn thí dụ như Wampole Canada, Swiss Herbal, Quest, Jamieson, Lalco, Adrien Gagnon, Jean Marc Brunet, v.v. Ngoài ra, cũng có một số nhà bào chế đàn em chen chân kiếm ăn bên cạnh các nhà bào chế đàn anh.

Santé Canada ước lượng thị trường thuốc thiên nhiên tại Canada ở vào lối 4,3 tỷ đô la/năm so với 10,9 tỷ đô la/năm cho các dược phẩm có brevet.

Còn thị trường thuốc thiên nhiên tại Hoa Kỳ là 36 tỷ đô la/năm.

Thuốc thiên nhiên sản xuất theo lối công nghiệp thì đòi hỏi phải có nguồn cung cấp nguyên liệu thật dồi dào. Một số được sản xuất ngay tại Canada hay tại Hoa Kỳ, phần lớn còn lại được nhập cảng từ Á Châu hay từ Nam Mỹ. Hoạt chất của cây thuốc có thể rất thay đổi tùy theo thời gian tăng trưởng, nơi trồng, cách trồng cũng như tùy theo phần nào của thực vật được sử dụng và cây thuốc được gặt hái lúc nào trong năm.

Tại những phương trời xa xôi vạn dặm thì làm sao mà kiểm soát một cách chu đáo tất cả quy trình sản xuất nguyên vật liệu để bảo đảm có một chất lượng an toàn và trung thực cho được?

Và đây cũng là một vấn đề lo nghĩ của những nhà-bào-chế-có-lương-tâm.

Không phải thiên nhiên hoàn toàn là vô hại!

Một số thực vật có thể có hại cho sức khỏe như làm hư gan, hại thận hay thậm chí còn có thể gây ra ung thư.

Bởi lẽ nầy nên một số chất sau đây bị cấm tại Canada: Aristolochic acid của thực vật nhóm Aristolochia (Birthwort, Snake root, Guang Fang Ji), Coca (Erythroxylum coca), Mã tiền Nux vomica (có Strychnine) và Pau d'arco (Tabebuia impetiginosa)...

Santé Canada thường theo dõi và kiểm soát các loại thuốc thiên nhiên bán trên thị truờng, đặc biệt quan tâm đến các loại thuốc nhập cảng từ Á Châu.

Thỉnh thoảng cơ quan kiểm soát nầy cũng có phát hiện ra một số thuốc mạo hóa.

Tuy mang danh nghĩa là thuốc thiên nhiên, nhưng nhà sản xuất lại cố tình pha trộn thêm những loại thuốc Tây bán được theo toa (prescription drugs, médicaments d'ordonnance) vào trong đó... Những chất thuốc thường được pha trộn thêm có thể là những stéroides, hormones, các chất thuốc lợi tiểu, các thuốc kháng viêm sưng (anti-inflammatoires), các thuốc trợ dương (aphrodisiaques) hay thuốc làm giảm đường huyết (hypoglycémiants), vân vân.

Lại nữa, nhãn hiệu của các thuốc nhập cảng từ Á Châu thường lem nhem không rõ rệt, khó hiểu, không đầy đủ chỉ dẫn cần thiết và cũng không nêu rõ những điều cấm kỵ quan trọng!

Kết luận

Tại Canada, thuốc thiên nhiên mặc dù được sử dụng rộng rãi khắp nơi, nhưng khác với một số nước bên Âu Châu, nó vẫn chưa được giới y-khoa chính thức công nhận.

Dù sao đi nữa, không ai có thể chối cãi được những lợi ích của một số thuốc thiên nhiên đã mang lại cho sức khỏe chúng ta, chẳng hạn như nhân sâm và lộc nhung mà mọi người Việt Nam chúng ta đều đã có nghe nói đến...

Trở ngại chính yếu hiện nay của thuốc thiên nhiên là thiếu cơ chế pháp lý quy định rõ rệt để việc kiểm soát loại thuốc nầy được hữu hiệu hơn. Ngoài ra, vấn đề thiếu tài liệu khảo cứu khoa học giá trị và đáng tin cậy cũng làm giới y-khoa e dè chưa có thể chính thức chấp nhận thuốc thiên nhiên như một phương pháp y-khoa phù-trợ (médecine complémentaire) bên cạnh thuốc Tây được!

Vậy: Thiên nhiên không phải hoàn toàn là vô hại!

Collège des Médecins và Ordre des Pharmaciens du Québec khuyên chúng ta không nên sử dụng vitamines với những liều lượng quá lớn, đừng bao giờ mua thuốc thiên nhiên mà nhãn hiệu không rõ rệt, và chỉ sử dụng thuốc thiên nhiên trong thời gian ngắn mà thôi (dưới 3 tháng) vì khoa học chưa biết ảnh hưởng về lâu về dài của món thuốc thiên nhiên đó ra sao!

Cẩn thận với các lời quảng cáo chẳng hạn như bảo đảm sẽ chữa khỏi bệnh, hoặc có thể ngừa được bệnh, hoặc họ nói đây là một loại thuốc nhiệm mầu đã được người Trung Hoa hay Ấn Độ sử dụng từ cả ngàn năm nay rồi. Nếu hỏi người bán đó là chất thuốc gì, tên gì, mà họ không chịu nói, hoặc trả lời ấm a ấm ớ thì tốt hơn hết đừng nên mua!

Mỗi khi đi khám bệnh, bạn cần phải nói rõ cho bác sĩ biết nếu bạn đang dùng loại thuốc thiên nhiên nào. Tốt hơn hết là bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ và dược sĩ trong trường hợp bạn có ý định muốn xài thuốc ngoại khoa!

Lời khuyên của các nhà chuyên môn rất ư là cần thiết nếu bạn đang thường xuyên sử dụng các loại thuốc Tây chẳng hạn như thuốc chống đông máu, thuốc làm loãng máu, thuốc làm giảm đường huyết, thuốc trị bệnh tim hay lúc bạn đang mang thai hoặc cho con bú cũng như lúc bạn chuẩn bị để được giải phẫu, và cuối cùng nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy cần phải…sáng say chiều xỉn hết./.


Tài liệu tham khảo:

- UF researchers find cancer-fighting properties in papaya tea
Filed under Health, Research on Tuesday, March 9, 2010
http://news.ufl.edu/2010/03/09/papaya-2/

- Collège des Médecins du Québec et Ordre des Pharmaciens du Québec-Attention, Parlez-en avec votre Médecin ou votre Pharmacien
http://www.opq.org/fr/media/docs/produitsnaturelscorr..pdf

- Natural Medicines Comprehensive Database - compiled by the Editors of Pharmacist's Letter and Prescriber's Letter, Sixth edition, 2004

- Ds Trần Việt Hưng và Ds Phan Đức Bình-Rau om nên dùng thường xuyên
http://ucchau.ndclnh.com/index.php?option=com_content&view=article&id=2210:ngo-om-rau-thm-nen-dung-thng-xuyen&catid=17:bien-kho&Itemid=36

- Bác sĩ Nguyễn văn Hoàng (Hoàng Nguyên)-Thuốc Tây, thuốc Bắc, thuốc Nam dưới mắt một bác sĩ tây y
http://thoibao.com/2013/11/07/thuoc-tay-thuoc-bac-thuoc-nam-duoi-mat-mot-bac-si-tay-y/

- Bs Thú y Nguyễn Thượng Chánh-Ds Nguyễn Ngọc Lan-Mãng cầu Xiêm có trị ung thư được không
http://vietbao.com/p117a218164/mang-cau-xiem-co-tri-ung-thu-duoc-khong

Đối mặt với bệnh ung thư, còn nước còn tát
http://vietbao.com/p117a218465/doi-mat-voi-benh-ung-thu-con-nuoc-con-tat

Dược thảo và những tác dụng phụ nguy hiểm
http://khoahocnet.com/2012/11/23/ds-nguyen-ngoc-lan-bs-thu-y-nguyen-thuong-chanh-duoc-thao-va-nhung-tac-dung-phu-nguy-hiem/

- Các khảo cứu về cây diệp hạ châu (Chó đẻ răng cưa)
+ Phyllanthus amarus down-regulates hepatitis B virus mRNA transcription and replication
Lee CD, Ott M, Thyagarajan SP, Shafritz DA, Burk RD, Gupta S.
Marion Bessin Liver Research Center, Madras, India
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/9013081
+ Effect of Phyllanthus amarus on chronic carriers of hepatitis B virus
S.P. Thyagarajan a, T. Thirunalasundari a, S. Subramanian a, P.S. Venkateswaran b, B.S. Blumberg b-
http://www.thelancet.com/journals/lancet/article/PIIS0140-6736(88)92416-6/abstract
+ Efficacy of Phyllanthus amarus for eradication of hepatitis B virus in chronic carriers
Thamlikitkul V, Wasuwat S, Kanchanapee P.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/1791391
+ Phyllanthus amarus inhibits cell growth and induces apoptosis in Dalton's lymphoma ascites cells through activation of caspase-3 and downregulation of Bcl-2
Harikumar KB1, Kuttan G, Kuttan R
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19223368
+ Phyllanthus urinaria triggers the apoptosis and Bcl-2 down-regulation in Lewis lung carcinoma cells
Huang ST1, Yang RC, Yang LJ, Lee PN, Pang JH.
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12559392

chieclavotinh
04-14-2024, 01:50 AM
https://m.media-amazon.com/images/I/51YOe8d2m9L._SY445_SX342_.jpg

Yêu
Song Thao (2017)

Bác sĩ David Ramon Hawkins là một nhà tâm lý học rất nổi tiếng, không chỉ ở Mỹ mà hầu như khắp thế giới. Cuốn sách Power vs. Force của ông đã được dịch ra 25 ngôn ngữ vói số bán lên tới nhiều triệu bản. Ông vừa là một bác sĩ, vừa là nhà tâm linh học. Ông đã giảng dậy tại các Đại Học danh tiếng Notre Dame, Stanford và Harvard. Ông đã nhiều năm nghiên cứu về tương quan giữa tinh thần và thể xác. Ông đã tiếp xúc với nhiều bệnh nhân tới từ nhiều quốc gia trên thế giới và cách chẩn bệnh của ông rất độc đáo: ông chỉ cần nhìn bệnh nhân là biết tại sao người đó mang bệnh. Mà bệnh loại dữ dằn: ung thư! Theo ông thì bệnh phát sinh bởi trên cơ thể người bệnh không xuất hiện chữ “yêu”. Thay vào đó, họ chỉ có những chữ “khổ, hận, phiền muộn”.

Có thể nhiều người trong chúng ta sẽ ngạc nhiên, khó chấp nhận ý tưởng này. Nhưng bác sĩ Hawkins đã dựa trên cơ sở khoa học để chứng minh. Sau 20 năm nghiên cứu, ỏng đã phát hiện ra ý nghĩa của sự rung động trong cơ thể con người, thứ mà chứng ta thường gọi là “từ trường”. Ông đặt ra chỉ số cho sự rung động này từ 1 đến 1000. Người có chỉ số dưới 200 thường có những suy nghĩ tiêu cực như căm ghét, phẫn nộ, chỉ trích, trách móc, đố kỵ, ích kỷ, ham lợi cá nhân. Theo Tiến sĩ Hawkins, những người chỉ lo chuyện oán giận, chỉ trích, hận thù, luôn mang cả tầng hỏa ngục trong người, tần số của họ chỉ vào khoảng 30, hoặc 40. Bởi vì năng lượng của họ bị tiêu hao nhiều khi nuôi những hận thù, sân si. Đó là hạng người rất dễ mắc bệnh.

Tinh thần có chỗ đứng trong bệnh tật. Nếu chỉ số rung động trên 200, người ta ít có nguy cơ bị bệnh. Những người biết thương yêu, quan tâm đến người khác, giầu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng thanh thản trong cuộc sống đểu là những người có chỉ số rung động trên 200. Tuy trên lý thuyết, chỉ sổ rung động cao nhất là 1000, nhưng trên thực tế Tiến sĩ Hawkins chưa gặp được những … thánh nhân 1000 bao giờ. Năng lượng trong cơ thể của những người có chỉ số rung động cao rất dồi dào. Khi họ xuất hiện, năng lượng của họ sẽ ảnh hưởng tới từ trường của cả khu vực quanh họ. Một thí dụ rõ ràng là khi Mẹ Teresa lên nhận giải thưởng Nobel Hòa Bình, không khí hội trường rất tốt, tần số rung động cao, từ trường của bà tỏa ra làm mọi người có mặt cảm nhận được sự thánh thiện toát ra quanh bà.

Theo Tiến sĩ Hawkins thì điều mà tế bào ung thư ngán nhất chính là sự yêu thương. Ông đưa ra trường hợp của nhạc sĩ Sean, người chơi đàn violoncelle, của Nhật Bản. Khi ông Sean bị ung thư, mặc dù được chữa chạy rất chuyên môn, bệnh tình của ông vẫn ngày một nặng hơn. Cuối cùng ông quyết định thay đổi tâm trạng và chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông sống một cách lạc quan, yêu đời, yêu mọi người và yêu luôn cả từng tế bào đang rữa mòn cơ thể của ông. Kết quả hết sức bất ngờ làm kinh ngạc mọi người: toàn bộ các tế bào ung thư biến mất! Theo các nhà khoa học, căn nguyên của bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu sự yêu thương. Vậy nên, biết yêu và được yêu có thể đẩy lùi được bệnh tật.

Phớt lờ anh bệnh thứ dữ là anh ung thư, yêu đời, sống với người, nhiều khi anh ung thư cũng phải xếp giáp quy hàng. Hai ông bạn tôi, nhạc sĩ Từ Công Phụng và nhà thơ Du Tử Lê, đều đã ép được anh ung thư đi chỗ khác chơi. Họ Từ hai lần ung thư túi mật và ung thư gan. Họ Du không kém, cũng chạm mặt anh ung thứ dữ: ung thư ruột già. Đang khi bệnh, Từ Công Phụng vẫn coi bệnh như pha, hiên ngang trả lời cú điện thoại thăm hỏi của tôi: “Mình đánh nó, nỏ đánh lại mình, nó thua thì nó chạy, mình thua thì mình lui. Lui tới chân tường là cùng!”.

Trong cuộc phỏng vấn của cô Thúy Anh vào tháng Tư năm 2011, ông Du Tử Lê tỉnh bơ trả lời: “Tôi may mắn được qua cơn bệnh hiểm ngèo là bệnh ung thư ruột. Theo nguyên tắc, các bác sĩ nói, khi qua được 5 năm, thì bệnh nhân không còn bị đe dọa bởi cơn bệnh nữa. Tuy nhiên chưa được vui trọn thì các bác sĩ lại khám phá trong phổi tôi có một cái bứu… Nhỏ thôi.

Sau nhiều lần CT Scan vẫn không thấy cái bướu tăng trưởng, nên bác sĩ Lê Trần Hoàng, người theo dõi tình trạng phổi của tôi, cho hay, ông hy vọng không phải là một di căn của cancer. Kết luận tạm thời của bác sĩ Hoàng là một kết luận tốt. Vì tôi cũng mong là được như vậy. Tuy nhiên nếu có là cancer thì mình cũng vui thôi!... Sau khi tôi trải qua một cơn bệnh ngặt nghèo và, tôi sống được đến ngày hôm nay, tôi cho đó là một điều may mắn. Một sự kỳ diệu. Nên, mỗi ngày được sống thêm, tôi đều tận hưởng nó, như một bonus, với tất cả lòng biết ơn đời sống. Biết ơn trời đất. Biết ơn gia đình. Biết ơn vợ con. Biết ơn bằng hữu. Nên tôi luôn luôn thấy mình hân hoan. Mỗi buổi sáng, khi mở mắt ra, thấy mình còn sống, tôi lại nói: “Cám ơn Trời Đất đã cho con sống thêm một ngày”. Và tôi mỉm cười với gia đình, với vợ con chung quanh sau câu cám ơn ấy”.

Tới giờ phút này, hai ông bạn tôi vẫn nhởn nhơ với đời. Còn thơ thẩn, còn hát hỏng. Như chưa bao giờ bệnh. Tôi nghĩ chỉ số rung động của các ông này cỡ... 1000 không chừng!