PDA

View Full Version : Văn hóa



thuykhanh
06-11-2016, 01:27 PM
Từ sự kiện Formosa Hà Tĩnh


“TRUNG QUỐC HÓA” VIỆT NAM





Trong một bài viết, giáo sư-tiến sĩ Canada gốc Hoa, Khương Văn Nhiên (Wenran Jiang; Đại học Alberta), nhận xét:
“Các công ty Trung Quốc trả lương thấp lại buộc công nhân làm việc thêm giờ; làm thế nào người ta kỳ vọng họ
đối xử khác như thế ở nước ngoài? Với 6.700 công nhân mỏ than chết bởi tai nạn hầm mỏ mỗi năm (17 người/ngày)…,
làm thế nào người ta có thể hy vọng các doanh nghiệp Trung Quốc hành xử tử tế hơn đối với những nơi khác trên
thế giới?…

Trung Quốc đang tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái nước họ trong quá trình hiện đại hóa cực nhanh; làm thế nào
người ta có thể hy vọng họ ý thức áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường theo chuẩn phương Tây ở những
nơi khác?”.
Cùng với việc xuất khẩu lực lượng lao động, xuất khẩu hàng hóa, “xuất khẩu” lực lượng lao động thất nghiệp trong
nước…, Trung Quốc còn “xuất khẩu” cả văn hóa bê bối và bất lương trong đầu tư-kinh doanh. Bất cứ nơi nào đến,
họ cũng tàn phá và hủy diệt môi trường theo cách hệt như họ đối xử với con người và môi trường ở đất nước họ.
Những chuyện “truyền kỳ” như thế đã chẳng còn lạ.

Ở những nước như Việt Nam, nơi có hệ thống luật môi trường lỏng lẻo (tương tự Trung Quốc) và không đủ sức
kiểm soát luật đầu tư ngay tại chính đất nước mình, tai họa mà Trung Quốc mang đến tất nhiên luôn thảm khốc.

Các nước châu Phi đã khóc ròng với những cuộc tàn phá môi trường của giới đầu tư Trung Quốc. Chinafication
(Trung Quốc hóa) là thuật từ phổ biến để chỉ làn sóng đầu tư toàn cầu của Trung Quốc. Điều đáng nói là không
quốc gia nào giống Việt Nam khi nói đến những ảnh hưởng tiêu cực mà Trung Quốc mang lại. Không quốc gia
nào chịu ảnh hưởng khủng khiếp của hiện tượng “Chinafication” bằng Việt Nam.

Tại sao?


Không quốc gia nào tự trói dân tộc mình với một nước khác bằng “phương châm 16 chữ vàng và tinh thần bốn tốt”.
Không chính phủ tỉnh táo và khôn ngoan nào lại cúi mình để mang chủ thuyết ngoại lai về làm chủ thuyết chính trị
cai trị đất nước. Chẳng dân tộc liêm sỉ nào lại tôn sùng một “kim chỉ nam” khai sinh từ một kẻ ngoại quốc như
Mao Trạch Đông.

Hậu quả của chính sách vĩ mô về quan hệ Trung Quốc-Việt Nam nói chung, không phải bây giờ, mà từ thập niên
1940, cuối cùng đã biến Việt Nam thành một phiên bản của Trung Quốc. Bất kỳ cái xấu nào xuất hiện ở Trung Quốc,
từ gian lận bằng cấp, buôn gian bán dối, đầu độc con người, bất tín và tàn ác, đạo đức suy bại, tham nhũng hệ thống,
buôn thần bán thánh…, đều có y hệt tại Việt Nam.

Trung Quốc “xuất khẩu” rất nhanh những điều tồi tệ vào Việt Nam và Việt Nam tiếp nhận rất nhanh những điều tồi tệ
từ Trung Quốc. Việt Nam đang bị khủng hoảng nhập siêu từ Trung Quốc. “Khủng hoảng nhập siêu” cả những thuật
từ mà Bắc Kinh thường dùng, từ “thế lực thù địch” đến “diễn biến hòa bình”. Căn cước định tính của dân tộc Việt, nếu
không được “cấp” hoặc được sao chép từ Trung Quốc, thì cũng đang bị chính đất nước này can tâm đốt đi, thiêu rụi
cùng với lịch sử ngàn năm từng tự hào không bị đồng hóa bởi giặc phương Bắc.


Vấn đề không chỉ là những con cá chết do Formosa Hà Tĩnh gây ra. Cái chết của một dân tộc đang mất gốc mới là
điều đáng suy nghĩ và lo âu. Rồi sẽ có những “Formosa Hà Tĩnh” khác. Rồi sẽ có những kỳ “Đền Hùng thất thủ”
tiếp theo. Một quốc gia không có căn cước luôn đi rất nhanh đến vực sụp đổ mà người ta thấy rõ nhất ở cách mà con
người sống và hành xử. Một đất nước đã tự đánh mất định tính dân tộc khi chấp nhận dùng hệ thống định tính khác
để quy chiếu và áp dụng thì sự lệ thuộc và ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi.

Nếu không đủ dũng khí và can đảm tự cởi nút thòng lọng khỏi cái giá treo cổ lủng lẳng “16 chữ vàng”, dân tộc này
sẽ còn lại gì, ngoài mớ tro tàn của mảnh căn cước bị thiêu?

Mạnh Kim

Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2016/05/tu-su-kien-formosa-ha-tinh-trung-quoc.html

thuykhanh
06-14-2016, 10:21 AM
Xin cảm ơn Dulan, anh Hải Việt, anh Hoài, PhPhuongVy và các bạn ghé đọc:z57::z57::z57::z57::z57::z57:


Bị ném bom nguyên tử, vì sao người Nhật không hô hào tiêu diệt nước Mỹ?





Theo Secretchina (http://secretchina.com/)

Nhân chuyện cộng đồng mạng tranh cãi về vai trò của ông Bob Kerrey tại ĐH Fulbright, xin mời đọc lại một bài viết cũ
mà … không cũ, bởi những thông tin trong bài vẫn còn là bài học quý giá cho lãnh đạo Việt Nam. Nếu lãnh đạo VN học
được bài học này, đã không có những quan chức như bà Tôn Nữ Thị Ninh, quyết “tống cổ” ông Bob Kerrey ra khỏi
ĐH Fulbright và Việt Nam.
Nếu lãnh đạo VN học được bài học này từ người Nhật, người dân VN đã không phải trả giá suốt mấy chục năm qua.



https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1150.jpg?w=702&h=526 (https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/06/h1150.jpg)





Tướng MacArthur tiếp nhận quân Nhật đầu hàng







Tướng quân MacArthur là danh tướng của Mỹ. Năm 1942 tướng MacArthur dẫn đại quân tấn công Nhật Bản,
từ Melbourne xa xôi đánh thẳng đến Tokyo, hai tay nhuộm máu người Nhật Bản. Vì thế vô số người Nhật muốn
xé xác ông, còn ông cũng hận người Nhật thấu xương.


Vào 2:5 chiều ngày 30/8/1945, tướng quân MacArthur ra khỏi máy bay và đặt chân lên đất Nhật Bản, cho dù ông không
mặc quân phục và không mang theo vũ khí gì, cũng không có người tổ chức duyệt binh, nhưng thời khắc đó với 70 triệu
người Nhật Bản là thời khắc kinh hoàng mà họ không thể quên, trong tâm trí mọi người chỉ còn nghĩ được hai chữ “mất nước,
mất nước, mất nước”.



Nhưng tướng MacArthur mang quân đến vì hòa bình, chính nghĩa, khoan dung và dân chủ



Nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh rơi vào suy sụp, đến bữa trưa của Nghị viên Quốc hội cũng phải ăn cơm trộn
khoai lang, cái đói bao phủ khắp nơi. Lúc này tướng MacArthur gây áp lực khiến chính phủ Mỹ phải hỗ trợ Nhật Bản,
thế là 3,5 triệu tấn lương thực và 2 tỷ Mỹ kim tức tốc được gửi đến Nhật. Ông không chỉ giữ lại chính quyền Nhật Bản
mà còn gây áp lực đặc xá cho Thiên hoàng, thậm chí còn quan tâm đến số phận của từng người lính bình thường
của Nhật Bản, giúp họ tìm con đường sống.

Theo sau ông, 400 nghìn lính Mỹ đã dùng thiện ý và tinh thần hy sinh để chinh phục người Nhật Bản. Khi đó các con
hẻm trong thành phố của Nhật vô cùng chật hẹp, một người Nhật bình thường và một người lính Mỹ to lớn nếu gặp nhau
cũng khó khăn để đi qua nhau, vì thế thường thì người lính Mỹ sẽ nép vào một bên cho người Nhật đi trước.
Người Nhật không thể không băn khoăn tự hỏi, nếu họ là kẻ chiến thắng thì họ có làm được như thế không?

Sau khi tướng MacArthur đến Nhật Bản, ông lập tức ra lệnh thả tội phạm chính trị, trong đó có rất nhiều Đảng viên
Cộng sản, bị chính phủ Nhật bắt giam trong thời gian dài.
Ngày 25/8/1945, quân chiếm đóng của Mỹ cho phép phụ nữ Nhật xây dựng tổ chức của mình; tháng 9 cho công bố
Dự luật về vai trò trong bầu cử của phụ nữ Nhật Bản; đây là lần đầu tiên trong lịch sử Nhật Bản, phụ nữ được quyền
bầu cử và ứng cử.

Lúc này tại Tokyo có cô kỹ nữ được chọn làm Nghị viên thành phố, nhiều thị dân cảm thấy khó chấp nhận. Nhưng tướng
MacArthur nói, mọi người chọn cô ấy để cô ấy phục vụ mọi người, đừng vì cô ấy là kỹ nữ mà kỳ thị bỏ qua.
Khi đó mọi người chợt hiểu người được chọn trong bầu cử dân chủ phải là người thay mặt cho mình để vì mình làm việc,
thế là sau khi hiểu ý nghĩa vấn đề họ đã quyết định chọn bầu cô kỹ nữ kia. Kết quả sau khi trở thành Nghị viên, cô đã
không phụ lòng mọi người, làm được rất nhiều việc có ý nghĩa.

Vào ngày 11/10/1945, tướng MacArthur tuyên bố bỏ lệnh cấm báo chí, Nhật Bản được tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Ngày 22/12/1945, ban hành “Luật Công hội”, giai cấp công nhân thực sự có tổ chức của mình. Ngày 1/9/1947, ban hành
“Luật lao động”, quy định tiêu chuẩn tiền lương thấp nhất và thời gian làm việc nhiều nhất.

Ngày 3/2/1946, tướng MacArthur chỉ thị cho Tổng bộ Liên minh khởi thảo Hiến pháp Nhật Bản. Chính phủ Mỹ truyền đạt
nguyên tắc chế định Hiến pháp cho tướng MacArthur là: Chính phủ Nhật Bản phải do toàn thể cử tri trao quyền và phải chịu
trách nhiệm trước toàn thể cử tri. Ngày 3/5, quân liên minh giao ra Bản dự thảo Hiến pháp. Ngày 7/10, Quốc hội Nhật Bản
thông qua Hiến pháp. Ngày 3/11, Thiên hoàng cho ban hành Tân Hiến pháp.


Đây là Hiến pháp do kẻ chiếm lĩnh chiếu theo giá trị quan phương Tây áp đặt cho kẻ bị chiếm lĩnh, nhưng lại là bản
Hiến pháp đem lại phúc lợi cho nhân dân quốc gia bị chiếm lĩnh. Bản Hiến pháp nhấn mạnh quyền lợi công dân cơ bản
của người Nhật Bản, xem những quyền lợi này là“quyền lợi trời cho mà không ai có quyền tước đoạt”.
Những quyền này bao gồm: quyền bầu cử, lập hội và tự do xuất bản; không có sự tham gia của luật sư thì
không được định tội; bảo đảm quyền cư trú an toàn cho dân, cấm kiểm tra và tước đoạt vô cớ.

Ngày 21/10/1946, Quốc hội đã thông qua “Luật Cải cách ruộng đất”. Chính phủ Nhật Bản mua lại đất đai
dư thừa của giới địa chủ, sau đó bán đất lại cho nông dân không có ruộng. Với những nông dân không có
tiền mua đất, chính phủ cho vay thế chấp. Tất cả diễn ra không đổ một giọt máu, một mạng người, những
người nông dân ai nấy đều có được một phần đất cho mình.

Ngày 31/3/1947, ban hành “Luật Giáo dục”. Theo đó mục tiêu hàng đầu của giáo dục là “tôn trọng sự tôn nghiêm
của cá nhân, bồi dưỡng cho mọi người có lòng nhiệt huyết vì chân lý và hòa bình”.
Trường học của Nhật Bản không còn nằm trong kiểm soát của chính phủ mà là do Ủy ban Giáo dục do dân chúng
bầu ra quản lý. Việc chọn lựa nhà giáo, sách học và bố trí chương trình hoàn toàn do người dân tự chủ quyết định.

Năm 1952, quân chiếm đóng Mỹ trả chính quyền về cho chính phủ Nhật Bản. Sau 7 năm chiếm đóng, người Mỹ
cải cách triệt để con đường phát triển của Nhật Bản, chủ quyền quốc gia từ trong tay kẻ chuyên chế trao lại cho người
dân Nhật Bản, những tiền đề tiến bộ đầu tiên này giúp người Nhật bước vào con đường thênh thang. Hơn 10 năm sau,
Nhật Bản trở thành cường quốc kinh
tế thứ hai thế giới, quốc gia phồn vinh, nhân dân giàu có, xã hội ổn định. Có thể nói thêm một câu, quân chiếm đóng
của Mỹ không chi một đồng tiền thuế nào của người dân Nhật Bản, chi phí của họ là lấy từ tiền thuế của người Mỹ.

Người Nhật tổ chức buổi lễ long trọng đưa tiễn tướng quân MacArthur

Trong thời gian chiếm đóng Nhật Bản, rất nhiều người Nhật đã viết thư gửi cho tướng MacArthur yêu cầu biếu
tặng điền sản của họ. Nhiều phụ nữ can đảm viết thư đề nghị được hiến thân cho tướng MacArthur, nhiều người còn
viết “xin hãy cho tôi được sinh con cho ngài.”

Sáng ngày 16/4/1951, Tổng thống Truman phế bỏ chức Tư lệnh quân chiếm đóng, tướng MacArthur phải về nước,
sự kiện này chỉ thông báo cho một số quan chức cấp cao người Nhật biết. Nhưng khi ông ngồi lên ô tô thì mới phát hiện,
từ nơi dinh phủ ông ở đến Sân bay Atsugi có hàng triệu người Nhật Bản đứng hai bên đường đưa tiễn.
Đoàn xe hộ tống đi qua những hàng nước mắt cùng tiếng hô vang dậy của người dân Nhật Bản: Đại nguyên soái!

Người dân Tokyo đứng chật kín hai bên đường, ai nấy rơi nước mắt, họ như hoàn toàn quên chuyện tướng MacArthur
là kẻ chiếm đóng đã đánh bại quân đội quốc gia mình. Thiên hoàng đích thân đến sứ quán đưa tiễn MacArthur,
tướng MacArthur cũng xúc động rơi nước mắt, nắm chặt hai tay của Thiên hoàng Hirohito.

Khi đưa tiễn, Thủ tướng Yoshida của Nhật nói: “Tướng quân MacArthur đã cứu chúng tôi ra khỏi nỗi sợ hãi, lo lắng
và hỗn loạn của thất bại để đưa chúng tôi vào con đường mới do ông xây dựng, chính Ngài đã gieo trồng hạt giống
dân chủ trên đất nước chúng tôi để chúng tôi bước trên con đường hòa bình, tình cảm ly biệt mà nhân dân chúng tôi
dành cho Ngài không lời nào có thể diễn tả được.”

Uy lực quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá thành phố và nền kinh tế của Nhật Bản, nhưng về phương diện tinh thần,
nước Mỹ đã hoàn toàn chinh phục được người Nhật Bản.


Theo Secretchina (http://secretchina.com/)

thuykhanh
06-20-2016, 07:16 AM
Xin chào và cảm ơn anh Hải Việt cùng các bạn ghé Văn Hóa:z57::z57:





TRÍCH LỜI ĐỨC CHA NGÔ QUANG KIỆT:




" Tôi thấy cái chết của biển cũng như của cá nó chỉ là cái ngọn vấn đề, cái chính gây ra cái chết này là do
cái chết của tâm hồn con người. Tôi thấy có ít nhất bốn cái chết: cái chết của lương tâm, cái chết của luân lý,
cái chết của lý trí, cái chết của chính trị.


Lương tâm là ơn Chúa ban cho người ta để người ta phân biệt được điều gì tốt điều gì xấu. Khi làm điều tốt
thì lương tâm thanh thản, an ủi còn khi làm điều xấu lương tâm cắn rứt. Thế thì khi lương tâm chết rồi nó không
còn cắn rứt nữa. Cho nên khi làm điều xấu mà nó không còn cắn rứt nữa thì lương tâm đó chết rồi.

Luân lý là những chuẩn mực, quy luật để hành xử cho đúng đạo lý. Khi cư xử không còn theo đạo lý nữa,
không còn biết điều xấu nữa thì luân lý đó chết rồi, nó không bị chi phối bởi những chuẩn mực đạo đức,
không còn quy tắc đạo lý nữa.

Lý trí để giúp người ta biết phân định những giá trị cao thấp khác nhau như Đức Thánh Cha nói rằng: “thời gian
lớn hơn không gian, toàn phần lớn hơn một phần.”
Bây giờ người ta chọn một phần mà quên đi toàn phần thì cái đó là cái chết của lý trí không còn phân định được
và chọn các giá trị thấp mà bỏ các giá trị cao.

Chính trị chính là nghệ thuật tổ chức sắp xếp để cho mọi người được hạnh phúc. Cho nên nó đã chết trong lòng
con người chính là nguyên nhân làm cho biển chết, cá chết.

Thế thì bây giờ chúng ta phải làm sao cho những giá trị đó sống lại, phải làm sao cho con người sống lại cái
lương tâm, cái lý trí, cái luân lý, cái chính trị thì mới có thể cứu sống được tình thế này.

Có những người biết mình bị bệnh thì họ đi chữa bệnh và được khỏi bệnh, nhưng có những người bệnh mà
không biết mình bệnh thì chúng ta phải xác định bệnh, làm sao cho người ta tỉnh táo để người ta sống thì mới
có thể cứu được dân tộc, đất nước này.

Toàn dân phải ý thức được điều đó để biết quyền được sống của mình. Chúng ta lấy bổn phận để phục vụ
dân chúng như thế nào, để đem lại sự sống chứ không phải sự chết cho người khác được..."

- Trích Bài trả lời phỏng vấn của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt khi ngài đến thăm bà con giáo xứ Đông Yên-
Kỳ Anh- Hà Tĩnh.

Nguồn :fb

Đọc thêm (https://anhbasam.wordpress.com/2016/06/19/8809-duc-tong-giuse-ngo-quang-kiet-ke-chuyen-vung-ang/)

thuykhanh
07-01-2016, 07:01 AM
Sự khác biệt giữa người TQ và người Tây Tạng qua bài viết của một hướng dẫn viên du lịch


Chỉ cần qua một lần làm hướng dẫn viên du lịch cho du khách là người Tây Tạng,


hướng dẫn viên mới thấy chuẩn mực đạo đức của người Trung Quốc đã


suy đồi đến mức nào


Nó cũng cho thấy sự khác biệt về đạo đức tinh thần giữa một dân tộc có đức tin chân chính và một dân tộc vô thần.
Nó cũng cho thấy những tuyên truyền của Trung Quốc trước đây về Tây Tạng và những người có đức tin đều là giả dối.






https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/nguoi-tay-tang.jpg (https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/nguoi-tay-tang.jpg)

Những người có tín ngưỡng thường hành xử rất tử tế. (Ảnh: Internet)




Tôi là một hướng dẫn viên du lịch ở Bắc Kinh. Mấy ngày trước, vừa mới dẫn dắt một đoàn du khách đến
từ Tây Tạng. Trong hành trình du lịch ở Bắc Kinh, những điều họ để lại cho tôi thật quá là kinh ngạc.

Thật ra trước khi tiếp đoàn, ấn tượng của tôi đối với người dân Tây Tạng phần nhiều là đến từ truyền hình,
điện ảnh hoặc là những thông tin mà người khác kể cho tôi nghe, đại khái nói rằng họ không tắm rửa, dã man, trình độ văn hóa rất thấp, có cách biệt với xã hội văn minh.

Khi tiếp dẫn đoàn, tôi cảm thấy những lời đồn đại này thật không sai, những gì được chiếu trên ti vi cũng rất chân thật, chính là hình tượng đó, đen thùi lùi, cái vẻ bề ngoài còn già hơn rất nhiều so với tuổi thực tế, xem ra không có vẻ tắm gội gì cả.
Họ vác theo những túi đồ to trông rất nặng nề, cả đoàn gần như đều không có lấy một chiếc túi du lịch đẹp mắt. Tôi cũng cảm thấy họ cách biệt quá xa với xã hội văn minh.
Nhưng, trong những ngày tiếp xúc sau đó, tôi mới phát hiện, tôi đã hoàn toàn sai lầm. Hơn nữa lời nói và cách
ứng xử của họ khiến cho tôi, một người Trung Quốc phải hết sức xấu hổ.

Ngày đầu tiên đến nơi, chúng tôi vốn không có sắp xếp hành trình đi lại, mà dự tính nghỉ ngơi trong khách sạn.
Tuy nhiên, có sai sót trong trong khâu sắp đặt, vốn dĩ khách sạn Nam Nhị Hoàn đã đặt xong, đột nhiên nói không có phòng nữa, không tiếp đón được. Thế là, mọi người đã đến trước cửa khách sạn, còn chưa kịp dỡ hành lý xuống, lại bị dẫn lên xe, chạy đến khách sạn khác tên Đông Tam Hoàn.

Sau khi xuống xe, mọi người hì hục vác theo những bao tải nặng nề, kiên nhẫn chờ đợi chúng tôi trao xong
chìa khóa cửa phòng, sau đó bước lên cầu thang đi vào phòng. Kết quả lại xuất hiện chuyện ngoài ý muốn, khách sạn vốn đã đặt xong trước đó lại nói đã dành ra phòng rồi, bảo chúng tôi hãy qua đó.

Quản lý của công ty du lịch vội chạy tới, quyết định vẫn là quay trở lại khách sạn ban đầu kia. Thế là, hành lý vừa mới dỡ xuống còn chưa kịp chỉnh lý xong, giờ đây lại phải bắt đầu sắp xếp lại rồi cho lên xe, lại quay trở về lần nữa.

Lúc đó, thân là hướng dẫn viên du lịch, trong lòng cứ mãi thấp thỏm không yên, sợ họ làm ầm lên. Bởi vì nghe nói người Tây Tạng khá dã man, bị dày vò đi đi về về vất vả như vậy, lỡ như họ phát cáu lên đập phá khách sạn này hoặc là đánh cho chúng tôi một trận, cũng là có khả năng.

Kết quả hoàn toàn ngoài dự đoán của tôi, họ không chỉ không làm ầm lên, thậm chí ngay đến cả một lời than trách cũng không có, trong tình huống bên tiếp đãi chúng tôi gắng sức xin lỗi, họ lại đều mỉm cười nói với chúng tôi tiếng “cảm ơn” bằng tiếng Hán vốn không được thành thạo lắm.




https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/su-khac-biet-giua-nguoi-tq-va-nguoi-tay-tang-qua-bai-viet-cua-mot-huong-dan-vien-du-lich-image.jpg




Tôi ngẩn người không nói nên lời, bởi theo kinh nghiệm dẫn đoàn nhiều năm nay của tôi, nếu như đây là đoàn khách du lịch người Trung Quốc, ngay lúc này đây vạn phần trăm sẽ là những ai muốn khiếu nại sẽ khiếu nại, những ai muốn làm ầm lên sẽ làm ầm lên, những ai muốn bồi thường sẽ yêu cầu bồi thường, tiếp đó cũng phải đưa ra yêu sách từ khách sạn ba sao đổi thành bốn sao, hơn nữa còn đòi tăng thêm địa điểm vui chơi hoặc thêm phần ăn, v.v.

Nhưng, họ ngay cả biểu hiện tức giận cũng đều không có. Tôi tự hỏi nếu như đổi lại tôi là du khách mà gặp phải loại tình huống này, tôi tuyệt đối sẽ không có thái độ như vậy, cho dù không chiếm được chút tiện nghi, cũng sẽ mắng cho người ta một trận.
Tôi mang theo tâm trạng khó hiểu dẫn họ về đến khách sạn mà họ vừa mới đến nhưng bị chận ngoài cửa khi nãy.
Vòng qua vòng lại một chuyến này xong đã là hơn 5 giờ chiều rồi. Họ đến Bắc Kinh là hơn 12 giờ trưa.

Hướng dẫn viên của nhóm là người đàn ông nhìn có vẻ rất trung hậu thật thà. Đối diện với tình cảnh này, thân vốn mang theo áp lực to lớn vậy mà cũng không nói nặng với tôi một lời, trái lại còn không ngừng an ủi tôi, không sao không sao, tôi sẽ đi giải quyết với họ.
Tôi không biết phải hình dung sự kinh ngạc của tôi thế nào, bởi vì tôi đã từng gặp qua rất nhiều người hướng dẫn,
vì để thoái thác trách nhiệm của mình, không để cho du khách trút oán khí lên người của mình, trước giờ đều là
cùng với du khách gây khó dễ cho bên đại lý du lịch, bởi họ sợ du khách cho rằng bản thân mình đang nói giúp
đại lý du lịch địa phương. Nhưng anh ta lại… Tôi kinh ngạc đến nỗi không ngậm miệng lại được.

Ngày hôm sau đi tham quan cố cung. Sau khi xuống xe ở đường quốc lộ Tiền Môn, đi được một đoạn, tôi quay đầu lại muốn chỉnh lý đội ngũ, tránh để lạc mất người. Bởi vì thông thường dẫn theo đoàn người Trung Quốc, hễ xuống xe thì mỗi người mỗi nơi, người chụp hình, người mua nước thì chỉ lo tự mình đi đến phía trước hoặc một nhóm tụm lại với nhau mua quà lưu niệm, v.v, điều này đã quá quen thuộc rồi.

Nhưng tôi vừa ngoảnh đầu lại, lại một lần nữa kinh ngạc! Họ cứ hai người xếp thành một hàng rất ngay ngắn, lặng lẽ đi phía sau tôi. Tôi vừa dừng lại, họ cũng ngay lập tức dừng lại, gương mặt bình tĩnh mỉm cười nhìn tôi.
Tôi dường như không còn biết nói gì nữa, bình thường câu nói nơi cửa miệng luôn là: “Mọi người đừng có tản đi, hãy đi theo tôi, đừng để lạc mất”,giờ cũng không nói ra miệng được nữa, tình huống như thế này, không chừng người đi lạc mất lại là tôi. Tôi há hốc miệng ra, không nói được lời nào, chỉ biết cười cười với mọi người, tiếp tục dẫn theo đội hình đi về phía trước.

Đi đến quảng trường Thiên An Môn, sau khi cảnh sát kiểm tra xong, cũng không một người nào thừa dịp chạy đến phía trước chụp mấy tấm ảnh, hoặc là vì cảm thấy mới mẻ, vừa đi qua khỏi bộ phận kiểm tra liền chạy đi mất, không tìm thấy người nữa.
Những người đi qua trước, vẫn là xếp thành hàng ngũ ở phía trước, những người đi phía sau, cũng không có bất kỳ người nào đi xen vào hàng ngũ, mà theo thứ tự lần lượt xếp ở phía sau. Kết quả một hàng hơn 40 người chúng tôi, lại chỉ mất có 5 phút đã đi qua trạm kiểm tra hơn nữa còn xếp xong hàng ngũ.

Cần phải biết rằng, nếu như đổi thành nhóm khác đi qua bộ phận kiểm tra, chỉ riêng việc tập hợp mọi người lại thì cần phải mất đến mười mấy hai chục phút! Tôi lặng lẽ đi về phía trước. Suy nghĩ lại những chuyện đã qua.





https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/su-khac-biet-giua-nguoi-tq-va-nguoi-tay-tang-qua-bai-viet-cua-mot-huong-dan-vien-du-lich-image1.jpg




Xưa nay luôn cảm thấy rằng bản thân mình là người Hán, cũng không khỏi nghĩ rằng những người Hán thường có tố chất cao, khi đối diện với cách ứng xử của người dân tộc Tạng như vậy, liệu có còn cảm thấy tự tại nữa không?
Liệu có cảm thấy giống như tôi đây, vô cùng xấu hổ?

Trong chuyến đi chơi ở cố cung, bởi vì khoảng cách cần phải đi bộ rất xa, mà trong đoàn lại có những người già
đi đứng không tiện, tôi lo lắng sẽ làm lỡ mất thời gian ăn cơm trưa. Thế là đôi khi tôi cũng sẽ bật ra mấy câu theo thói quen:
“Nào, mọi người hãy đi theo tôi, mau lên nào”.
Nhưng tôi phát hiện, không có người nào đi nhanh hơn, không phải là họ không muốn nghe lời tôi, mà là tốc độ của hết thảy mọi người, đều là lấy mấy người già đi lại bất tiện làm trung tâm. Tốc độ của họ chính là tốc độ của cả đoàn. Dẫu cho là tôi nói giải tán đi chụp hình, khi quay trở lại, cũng nhất định là dẫn theo mấy người già đó cùng trở về.

Sau khi tham quan cố cung đi lên xe, họ cũng là đi lên xe một cách rất có trật tự không chút rối loạn gì, không ai
giành lên xe trước để được ngồi ở hàng ghế đầu. Mọi người lên xe một cách chậm rãi và có trật tự, đỡ được thời gian và cũng đỡ được sức lực, tôi không nói thêm được lời nào cả, chỉ là ở bên ngoài cửa giúp đỡ những người gặp khó khăn khi đi lên xe, dìu họ một tay.https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/su-khac-biet-giua-nguoi-tq-va-nguoi-tay-tang-qua-bai-viet-cua-mot-huong-dan-vien-du-lich-image2.jpg (http://tinhhoa.net/chuyen-la-bon-phuong/)
Khi đó họ đều quay mặt lại với nụ cười tươi và đáp lại tôi một câu “Cảm ơn” bằng tiếng Hán, mà có lẽ đây cũng là câu nói lưu loát nhất của họ. So với đoàn du khách nội địa bình thường, dù có nói tiếng cảm ơn, cũng đều là một gương mặt hờ hững làm cho có lệ, chứ đừng nói đến chuyện ngoảnh mặt lại mỉm cười nói với tôi.

Trong các chuyến du lịch mấy ngày sau đó, tôi phát hiện, bất kể là lúc nào, họ đều mãi là một dáng vẻ rất bình thản, không kể là gặp phải chuyện tốt hay là chuyện xấu, họ vẫn luôn mỉm cười với người ta, dùng tiếng Hán nói tiếng cảm ơn. Khi xếp hàng luôn là kẹp những người lớn tuổi ở chính giữa, khi đi đường trước giờ đều là xếp thành hàng ngũ ngay ngắn; khi chụp hình đều sẽ không tranh nhau vị trí tốt nhất, những lúc ăn cơm đều luôn là lấy đồ trong túi lần lượt chia hết cho mỗi người, như vậy mọi người đều có phần cả.

Khi đi lên xe đều luôn là xếp thành từng hàng mà lên, nhìn thấy người ăn xin đều luôn cho tiền; nhìn thấy tượng Phật thì đều luôn thành kính bái lạy; những lúc cần phải chờ đợi luôn là yên lặng chờ đợi, tuyệt đối không có nhốn nháo cả lên; khi gặp được chuyện vui mừng đều luôn là mỉm cười vui vẻ, khi nói tiếng cảm ơn đều luôn đối diện với mặt của
đối phương…

Họ khiêm tốn cho rằng bản thân họ không có văn hóa, nhưng lại không biết được rằng, họ đã biết tiếng Tây Tạng, cũng biết một chút tiếng Hán, dẫu cho không biết nói, nhưng đại khái có thể nghe hiểu được. Nhưng còn thân là người Hán như tôi đây, ngay cả một câu tiếng Tạng cũng đều không biết. Nếu như nói không có văn hóa, thì đó nên là tôi mới phải. Nhưng tôi có khiêm tốn được như họ không? Không có.




https://www.tindachieu.com/news/wp-content/uploads/2016/06/su-khac-biet-giua-nguoi-tq-va-nguoi-tay-tang-qua-bai-viet-cua-mot-huong-dan-vien-du-lich-image3.jpg





Trong suốt mấy ngày hành trình này, tín ngưỡng kiên định của họ, lòng thành kính đối với Phật của họ, sự báo đáp đối với ân tình, cách nhìn đối với thế sự, đều bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc đến tôi. Trên tay của họ luôn có một tràng hạt, chỉ cần khi trên tay không có cầm vật gì, thì từng viên từng viên một mà lần tràng hạt, trong miệng cũng mãi niệm một câu tiếng Tạng.

Khi đi Ung Hòa cung, tôi và hướng dẫn viên của nhóm, người đàn ông Tây Tạng này trò chuyện trên suốt đường đi. Anh ấy kể cho tôi những câu chuyện liên quan đến nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi. Tôi dường như đã hiểu ra lòng khoan dung và bình thản của người dân Tây Tạng là đến từ đâu rồi.

Tôi hỏi: “Tại sao mấy ngày này luôn phải vất vả tìm quán ăn như vậy? Thật ra có rất nhiều nơi cung cấp bữa ăn
nhóm. Chỉ cần định rõ tiêu chuẩn bao nhiêu tiền một người, nhà hàng sắp xếp cho, thật là tiết kiệm hơn rất nhiều, cũng thoải mái hơn nhiều.”

Anh ấy nói: “Họ đi ra ngoài chơi một lần như vậy vốn không dễ dàng gì, nếu như ăn không được ngon, họ cũng sẽ chơi không vui được, bữa tiệc nhóm tuy có thể ăn, nhưng thật sự là không ngon.
Tìm một nhà ăn tốt hơn để được chọn món năn, tuy có hơi phiền phức, cũng đắt hơn bữa tiệc nhóm, nhưng họ sẽ vẫn cảm thấy tốt hơn một chút, họ đi ra bên ngoài, thì mình cũng hãy gắng sức để cho họ được vui vẻ hơn một chút.

Chúng tôi chẳng qua chỉ là kiếm ít tiền hơn, nhưng tiền vốn dĩ là không kiếm hết được mà, chỉ đủ dùng thì cũng được rồi, kiếm được nhiều tiền, nhưng lại khiến cho người khác không được vui, như thế ắt sẽ có báo ứng”.
Tôi nhìn anh ấy, trong lòng rất xúc động. Bình thường những chuyện như thế này được nghe rất nhiều, là cá nhân thì sẽ nói như vậy, nhưng thật sự có thể làm được như vậy, thử hỏi có được mấy người đây?

Vào ngày tiễn chân sau cùng, mọi người đeo khăn ha-da cho tôi, hơn nữa họ còn để hành trang nặng nề trên tay xuống, thay phiên nhau bắt tay tôi, cảm ơn tôi. Từ sâu thẳm trong tâm tôi phát hiện rằng, tôi thật sự không muốn xa họ.

Đây khác với bất kể đoàn du khách nào mà tôi từng tiễn trước đây.
Ngày trước khi tiễn chân đoàn khách, đều chỉ là muốn mau chóng tiễn đi cho xong chuyện, chơi trò đấu mưu đấu trí suốt mấy ngày trời quả thật là quá mệt mỏi rồi. Nhưng khi tiễn chân họ, tôi thật sự rất lấy làm quyến luyến, lưu luyến mấy ngày vui vẻ thanh thản mà họ đã mang đến cho tôi, càng quyến luyến cái cảm giác nhẹ nhàng không lo nghĩ khi ở cùng với họ.
Được ở cùng với họ, khiến tôi cảm thấy mọi chuyện thật ra đều không đáng để so đo. Tiếp xúc với người ở rất nhiều địa khu nơi Trung Quốc như vậy, trước nay chưa từng có nhóm người ở vùng nào có thể khiến cho tôi có được loại cảm giác như được cảm hóa này.

Khi họ đi vào trạm xét vé, hướng dẫn đoàn lại một lần nữa đi ra, bắt tay tạm biệt lần nữa. Tôi nói, chúng ta hãy ôm nhau một cái. Thế là tôi đi vào trong trạm, ôm chầm lấy anh mà chào tạm biệt.
Không biết anh ấy có hiểu được hay không, thật ra là hướng dẫn viên, trời nam biển bắc tôi đã từng gặp qua rất nhiều người, nhưng người khiến tôi cảm thấy có thể chân thành làm bạn quả thật là không nhiều.
Anh ấy là một trong số những người không nhiều đó.

Hướng dẫn đoàn khách du lịch biết bao nhiêu năm nay, có thể quen biết được một người bạn như vậy, quả thật là một may mắn lớn trong đời người. Tôi chân thành mong rằng họ có thể đến Bắc Kinh lần nữa, như vậy chúng tôi sẽ còn được gặp lại nhau.



Tiểu Thiện
theo Soundofhope, tinhhoa.net (http://tinhhoa.net/)








Xin cảm ơn anh Hải Việt, Ngọc Hân và các bạn ghé đọc Văn Hoá. Thân mếnchúc mọi người một ngày an lành




http://i.imgur.com/XFYEpyk.jpg?1​

thuykhanh
07-05-2016, 07:40 AM
Chuyện lạ chỉ có ở nước Mỹ



VỢ THỐNG ĐỐC ĐI LÀM BỒI BÀN

để kiếm thêm tiền mua xe hơi mới



Huy Đồng : 27/06/16 18:24



http://img.vietnamplus.vn/t660/Uploaded/mzdiq/2016_06_27/ann11.jpeg

Nhiều khách hàng tỏ ra thích thú với sự có mặt của bà Ann ở nhà hàng


(Nguồn:AP)





Bà Ann LePage (58 tuổi) - vợ thống đốc tiểu bang Maine của Mỹ đã gây bất ngờ
khi quyết định đi làm bồi bàn để kiếm tiềnmua một chiếc xe ôtô mới.


Bà Ann hiện đang làm bồi bàn bán thời gian tại nhà hàng McSeagull 3 ngày mỗi tuần.
Bà LePage muốn tự kiếm tiền để mua chiếc xe Toyota Rav4 trị giá hơn 24.000USD.


Chồng của bà Ann, ông Paul Lepage là thống đốc có mức lương thấp nhất tại Mỹ với
thu nhậpkhoảng 70.000USD mỗi năm. Số tiền này thậm chí còn thấp hơn thu nhập
trung bình của một cặp vợ chồng ở tiểu bang Maine (khoảng 87.000 USD).


Trước khi đi làm bồi bàn, bà Ann đã trải qua một khoảng thời gian khó khăn về
kinh tế vì mẹ bà lâm bệnh nặng. Sau khi mẹ bà qua đời hồi 10/2015, bà Ann đã
quyết định đi làm thêm.


Con gái của bà Ann cũng từng làm thêm tại nhà hàng McSeagull với mức lương
là 28USD/giờ.


_____

Cảm ơn anh NgDangSon và các bạn ghé đọc Văn Hoá

RaginCajun
07-05-2016, 12:47 PM
Người Mỹ gốc Âu Châu ít có tính "một người làm quan cả họ nhờ" nên mới có cảnh như trên. Hãng tớ cũng có thằng con trai của CEO vào làm janitor. Thế mà bố nó cứ tỉnh bơ nhìn thằng con lam lũ. Mà người Mỹ còn có tánh là tỉnh bơ, chẳng cần biết bố nó làm chức gì, họ cứ để cho thằng bé làm công việc của nó chẳng một tí giúp đỡ. Còn ông bà thống đốc kia có thể là một cách giao thiệp để gần gũi với dân chúng, cũng như Obama mặc áo sơ-mi đi ăn ở quán bình dân vậy. Con gái bà Ann làm thêm tại nhà hàng, không biết chức gì, với mức lương đó coi bộ hơi cao

Triển
07-05-2016, 01:25 PM
Bên tôi phụ nữ 63 tuổi mới về hưu. Chuyện đi làm có gì lạ đâu?
Còn bà này 58 tuổi là còn tuổi lao động mà ngồi nhà cà nhỗng chống xâm
lăng làm sao làm gương cho kẻ khác.
Chuyện bà ấy chạy bàn cũng không có gì lạ, bởi vì bà này chắc không có
nghề nghiệp gì khác khả dĩ. Vậy thì chạy bàn thôi. Người Việt mình có tính
hay thổi phồng phóng đại quá đi.

thuykhanh
07-05-2016, 07:55 PM
Người Mỹ gốc Âu Châu ít có tính "một người làm quan cả họ nhờ" nên mới có cảnh như trên. Hãng tớ cũng có thằng con trai của CEO vào làm janitor. Thế mà bố nó cứ tỉnh bơ nhìn thằng con lam lũ. Mà người Mỹ còn có tánh là tỉnh bơ, chẳng cần biết bố nó làm chức gì, họ cứ để cho thằng bé làm công việc của nó chẳng một tí giúp đỡ. Còn ông bà thống đốc kia có thể là một cách giao thiệp để gần gũi với dân chúng, cũng như Obama mặc áo sơ-mi đi ăn ở quán bình dân vậy. Con gái bà Ann làm thêm tại nhà hàng, không biết chức gì, với mức lương đó coi bộ hơi cao


Bên tôi phụ nữ 63 tuổi mới về hưu. Chuyện đi làm có gì lạ đâu?
Còn bà này 58 tuổi là còn tuổi lao động mà ngồi nhà cà nhỗng chống xâm
lăng làm sao làm gương cho kẻ khác.
Chuyện bà ấy chạy bàn cũng không có gì lạ, bởi vì bà này chắc không có
nghề nghiệp gì khác khả dĩ. Vậy thì chạy bàn thôi. Người Việt mình có tính
hay thổi phồng phóng đại quá đi.



tk đọc bài này trên ABC news cách đây khoảng 10 ngày, đã in ra để dịch nhưng sau đổi ý
vì thấy cũng không có gì xuất sắc lắm.
Đó là ngày đầu tiên Ann LePage làm hai ca liền ( double shift ) ở McSeagull's, một hiệu ăn
nhộn nhịp với món bacon gói sò điệp và cảnh trí của bến cảng Boothbay.

Ông LePage là Thống đốc Cộng hoà ở Maine. Cô con gái tên Lauren hè năm ngoái làm ở
đây, kiếm được 28 đô mỗi giờ (việc gì không thấy nói đến, RC à.)

Đối với mình, đây là chuyện thường nhưng ở bên nhà thì khác. Vì vậy khi nhận được qua
điện thư, tk đăng lên để chia sẻ với bạn đọc bên nhà.

Cảm ơn RC và anh Triển đã đọc và cho ý kiến.

____


tk chào và cảm ơn Ngọc Hân, Chieubuon_09, PhPhuongVy cùng các bạn ghé Văn Hoá.



http://i.imgur.com/B9Zas9o.png?2

thuykhanh
08-02-2016, 08:30 AM
Lãnh đạo tư bản và cộng sản


Thứ Ba, 02 tháng Tám năm 2016 02:45
Tác Giả: Saigon Echo sưu tầm



http://i.imgur.com/Adnphrj.jpg?1

thuykhanh
08-19-2016, 01:22 PM
TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC



***



Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè, cho dù bạn đó chỉ là một con vật!




https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13962601_1117244225017329_2014739597729600584_n.jp g?oh=19c18b0e6f9a8d1a1ba98c139945385a&oe=5854E435





https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13892186_1117244238350661_7371958746153490806_n.jp g?oh=a92be5eacdacdd1bdcba092b01a8089e&oe=58192725




Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật
rất nổi tiếng.
Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố
gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.
Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin
tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.



Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ:
1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị sốt . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp
quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu
làm cho sưng và sốt.
Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh,
chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết,
trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất
độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.



Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi
sau 2 ngày, nhưng không được chấp thuận. Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không cứu được.
Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu.
Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao, nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.

Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa,
xuống xin lỗi Ban Giám Khảo, xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.

Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa
Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi
của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là một con súc vật.

Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo.
Nhiều người nói "Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và một chú ngựa" .


Nguồn: Thụ Nhân Âu Châu
Hồng Phúc chuyển bài

thuykhanh
08-19-2016, 01:35 PM
TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC



***



Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè, cho dù bạn đó chỉ là một con vật!




https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13962601_1117244225017329_2014739597729600584_n.jp g?oh=19c18b0e6f9a8d1a1ba98c139945385a&oe=5854E435





https://scontent-syd1-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/13892186_1117244238350661_7371958746153490806_n.jp g?oh=a92be5eacdacdd1bdcba092b01a8089e&oe=58192725




Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là 1 vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật rất nổi tiếng.
Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó,
chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.
Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm.
Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện, và cô là người được dư luận tin tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.



Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ: 1 bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và
bị sốt . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp quang tuyến cho ngựa, thì phát giác chú ngựa Parzival bị
nhện độc cắn, chất độc lan vào máu làm cho sưng và sốt.
Sức của 1 chú ngựa đua bình thường rất khỏe, 1 vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Nhưng
ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất
độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.


Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày, nhưng không
được chấp thuận. Suốt đêm cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập
luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng. Nhưng nếu thi đấu rủi chú ngựa bị độc công tâm thì sẽ không
cứu được. Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu.
Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao,
nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh
lệnh của cô.


Bắt đầu vòng thi thứ 2 cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa, xuống xin lỗi Ban Giám Khảo,
xin lỗi các cổ động viên, và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.
Cô nói nếu cô tiếp tục, thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể
phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến
đỉnh cao, nên cô không thể vì danh lợi của mình mà hy sinh bạn của mình, cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù
đó chỉ là một con súc vật.

Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo.
Nhiều người nói "Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi, nhưng đối với tôi cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy
chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và một chú ngựa" .


Nguồn: Thụ Nhân Âu Châu
Hồng Phúc chuyển bài

HXhuongkhuya
08-22-2016, 04:40 AM
www.youtube.com/watch?v=_t3yEMs_Tio#t=1200




Chị Thuỵ Khanh mến , nhân đọc bài " Trung Quốc Hoá Việt Nam " trong chủ đề Văn Hoá chị mở , HX mang về một bài chia sẻ khác . Nếu chị Thuỵ Khanh hoặc ACE đã mang về , thì đây là sự trùng hợp ngoài ý muốn , xin cho HX biết để gỡ bài .



***


Chủ quyền nào trên đất Việt hôm nay?


Tôi không còn dám tin mình đang đi trên đất Việt nữa. Phố phường toàn ghi chữ Tàu. Ở tận tỉnh lỵ xa xôi nào chăng? Không. Trên miền đất quan họ Bắc Ninh. Cũng không xa mấy, gần sát Hà Nội, thủ đô được gọi là ngàn năm văn hiến. Chuyện xảy ra năm trước hay năm kia chăng? Không. Hôm nay, ngày 5/8/2016, được đăng tải trênVietnamnet.





https://ci5.googleusercontent.com/proxy/g_1fJJ9_BIBzOYiAtu9vixi0HO2tWDgw2_DWTjJohGsE9Xq3zQ fJdmOYqH8oGXRINcPe2gPgeSBRFtjGk9hzNlPQ48uWZtLhUhlt AMqeISrhv1p8GORw=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h170.jpg?w=800&h=533










https://ci5.googleusercontent.com/proxy/hTgMZhZfPbIoHCkonqd8Ms2d_LvymEt2Ah4TglIu91I9SAmld3 fvoF5iU9o_cEEV8zeWKdMqpvZPCPG0qwSGbi1IR4AK8VRdfqBN yyKnkIeWYFTu8stf=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h171.jpg?w=800&h=450







https://ci5.googleusercontent.com/proxy/gr2K52XajJvcPquyXDBa1zGdIFx2gQPgWZAyF1_wXCY7omORvM CRif0hYbpznw61aQH8K0TMlvpRUh4FJ11GAJZ0XNi3ERP-tKmOjSv9Uuvr1WdvNkWR=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h172.jpg?w=800&h=533







https://ci4.googleusercontent.com/proxy/dQlkG2XZFUnXHn5Gzx5rq08kptYrvqCrm2fA6pry48X_U6sxu3 LE_Nqc8YvW_qlBb9v60OGdQOliYdpj11gEuTMCM8lHey0P5Omt zK9-KVDBGTGq7-f4=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h174.jpg?w=800&h=450






__________

VietNamNet

5-8-2016

Cách Hà Nội 20 km, các làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) từng phải tháo dỡ hàng trăm biển hiệu do vi phạm luật Quảng cáo vào năm 2013. Gần đây,biển hiệu ghi toàn tiếng Trung tái xuất rầm rộ.


Không chỉ vi phạm về kích cỡ, vị trí chữ tiếng Việt, tiếng Trung trên biển hiệu quảng cáo,nhiều cửa hiệu treo biển hiệu chỉ toàn chữ tiếng Trung.Có những đoạn phố khiến có cảm giác không phải ở Việt Namdo nhiều biển hiệu quảng cáo chỉ toàn chữ Trung Quốc…

Người dân địa phương cho biết, phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của làng nghề hiện nay xuất khẩu sang Trung Quốc, nhiều thương lái Trung Quốc trực tiếp tìm đến làng nghề giao dịch nên biển hiệu thường phải ghi chữ Trung Quốc.

Theo điều 18 (luật Quảng cáo 2012) quy định về tiếng nói, chữ viết, rất nhiều biển hiệu ở các khu phố thuộc phường Đồng Kỵ, xã Phù Khê, Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) đang vi phạm quy định này.





https://ci6.googleusercontent.com/proxy/iJIqzg9UTbxKJnjRXCbiNnbTxkjLyGhG9CtiGuvPQYUZ6PVBCx 9mQIK8chufG4G9ykbz_xn2N-ro7uLnVhV1Op7vZTCJSs8xviQzZRsaidTJkfYgeH1D=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h175.jpg?w=800&h=450




Biển hiệu với hầu hết là chữ Trung Quốc đặt trên đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ (thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) chỉ người biết tiếng Trung mới có thể hiểu.





https://ci3.googleusercontent.com/proxy/LwA-zAB6idfeeOLZnbpqgU2M9VRzoCEZw7Qngd9-q1J7C2w3keyJAVOLOPDfl0XAqroFMpJHo6lTECG84nCh8CqkXR Gf5lF6TepDKHFpEi2qLhaatks4=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h176.jpg?w=800&h=450




Cũng trên mặt đường 271, đoạn qua phường Đồng Kỵ, biển hiệu này không có chữ nào tiếng Việt.



https://ci5.googleusercontent.com/proxy/QletXLj0xasu5OfWQI9Izr1DkHG7B6IJ0nsoMHyLEyyrv6p3qt Pfz-KeJ-7Qu4yXTw2W3gITpISKtLB-csZXripmToBmZPZ96fRJCdC6QSOSkpU3BAeJ=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h177.jpg?w=800&h=533








Biển hiệu trong khu công nghiệp Đồng Kỵ chỉ dành cho người biết tiếng Trung.




https://ci4.googleusercontent.com/proxy/DV-jNQQWe0Sr8AduiB5KWYXivkRmRKdEcWZKyPKKgGJZtoakaxFWY iOqYJ0_kStySvnaUqEU53Ao7q4ZWoJzKcriSNgsgTKz5ilI_sG Hv-NYXLJqMyDg=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h178.jpg?w=800&h=450




Nhà hàng ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc dự án khu đô thị Mạnh Đức (thị xã Từ Sơn) với biển hiệu quảng cáo không có một chữ tiếng Việt nào.





https://ci5.googleusercontent.com/proxy/wcKel9fN7tuJX7eZ3_mPmU0-yDvF5Lpsji4LbO7pnOGAofSk3UQUx98TUNd7zFnf024aQdo59C PytW4DMeyBfJbM7hcu8EsQloZ60Vkynp6Bly-_nbOj=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h179.jpg?w=800&h=450




Những biển hiệu quảng cáo ven sông Ngũ Huyện Khê thuộc địa phận thôn Kim Bảng, xã Hương Mạc (thị xã Từ Sơn) toàn chữ Trung Quốc với vị trí, kích cỡ đều vi phạm luật quảng cáo.


https://ci6.googleusercontent.com/proxy/_frsgXKs5MoBQPU5rRPgSs3HhwpY3E_tNJ8tx8qh3SdkVXVzpM _7EdxVWt0nX8hAaFXsao00uRxmBHDtfVZv8PyN1FgforQXpFUh vZgcHFZYZ8onvj-x=s0-d-e1-ft#https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/08/h180.jpg?w=800&h=533





Biển hiệu ở ven sông Ngũ Huyện Khê.


*****

thuykhanh
08-22-2016, 01:20 PM
***

Cảm ơn HX đã đăng bài trên cho mọi người được biết thêm, chị không ngờ tình trạng bên quê nhà tệ như vậy.
Hôm trước một người bà con viết trên FB của anh là "đến Cam Ranh, người Trung Quốc đông như quân Nguyên", đọc mà nghẹn ngào.

Xin mời HX và Phố theo dõi you tube: Hi vọng một loại thuốc độc

https://m.youtube.com/watch?feature=youtu.be&v=zWUMbR7fKuU

HXhuongkhuya
08-24-2016, 05:38 AM
Đất nước mình ... buồn quá phải không chị ? ( Đất nước mình ngộ quá phải không anh ? - Cô giáo Lam / Nghệ Tĩnh )



https://www.youtube.com/watch?v=Jju7UkYUl7I

Share cho nhau nghe...



Hôm nay HX dành thời gian buổi sáng coi link chị Thuỵ Khanh mang về , một loại thưốc độc giết hại cả một dân tộc ngày xưa và ngấm ngầm giết cả một dân tộc ngày nay .

thuykhanh
09-04-2016, 06:12 PM
“VĂN MINH G-20” CỦA TRUNG QUỐC


http://i.imgur.com/BlWHfEU.png




Trung Quốc đầu tư rất nhiều cho Hội nghị thượng đỉnh G-20 lần đầu tiên tổ chức tại nước họ. Hàng Châu như được lột xác trước thềm G-20. Khoảng 225 nhà máy bị yêu cầu đóng cửa; ½ phương tiện giao thông bị cấm sử dụng từ ngày 28-8; lực lượng an ninh dày đặc với đội ngũ nữ an ninh đẹp như minh tinh màn bạc; thành phố được trang trí lộng lẫy, nhiều ngôi nhà được “nhà nước” đến lắp bồn cầu miễn phí để cư dân không ra ngoài “đi bậy”. Đây là lần đầu tiên sau nhiều thập niên mà một số ngôi nhà Hàng Châu mới cảm nhận được “ý nghĩa thực tiễn” của bồn cầu gia đình.

Các thành phố gần đó như Hoàng Sơn và An Khánh thuộc An Huy, Nghĩa Ô thuộc Chiết Giang và thậm chí Thượng Hải cũng bị yêu cầu đóng cửa nhà máy để môi trường trong sạch. Hàng ngàn cư dân tại các chung cư cao cấp gần trung tâm hội nghị buộc phải “đi du lịch” khỏi thành phố và căn hộ họ bị niêm phong vì sợ “khủng bố” có thể đột nhập vào để bắn tỉa từ các ô cửa.

Hai tuần trước ngày khai mạc, tất cả các loại dao tại khu vực dụng cụ nhà bếp trong siêu thị Metro Trung tâm bị yêu cầu dọn sạch! 10 thợ nấu ăn người Duy Ngô Nhĩ tại một nhà hàng nổi tiếng cũng được cho nghỉ việc sớm từ tháng 6. Mọi khách sạn ở Hàng Châu được yêu cầu phải báo cảnh sát khi có bất kỳ người Duy Ngô Nhĩ nào đăng ký thuê phòng. Cũng từ tháng 6, cảnh sát đã yêu cầu khu Thất Bảo, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km, phải đóng cửa tất cả cửa hàng tạp hóa, quần áo và quán ăn lề đường.

Tờ The Guardian thuật thêm: tại một khu phố gần trung tâm hội nghị, một băng rôn to ghi: “Hãy đóng góp cho Hội nghị bằng cách diệt sạch “bốn thành phần” ruồi, muỗi, gián và chuột”.


Theo thông tín viên Đông Bắc Á Yaqiu Wang thuộc CPJ (Committee to Protect Journalists), nhiều nhân vật bất đồng chính kiến tại Hàng Châu cũng như các tỉnh lân cận đã bị giam lỏng vài tháng qua. Tất cả cơ quan truyền thông đều được lệnh kiểm soát chặt chẽ thông tin và phải có biện pháp xử lý tức thì khi có bất kỳ tin xấu nào liên quan công tác tổ chức G-20 lọt lên các trang mạng xã hội.

Nói như Zhu Jiejin, giáo sư trợ giảng khoa quan hệ quốc tế Đại học Phục Đán, thì: “Việc tổ chức G-20 mang lại một cơ hội quan trọng để Trung Quốc trở thành người tạo luật chơi hơn là người chấp nhận luật chơi… Nó giúp khẳng định rằng chúng ta ngang bằng với các nước đã phát triển”.

Cách thức Bắc Kinh tổ chức G-20 đã làm lộ lên tất cả khiếm khuyết của mô hình phát triển Trung Quốc. Nó cho thấy một xã hội ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng, một nền chính trị chưa bao giờ mua được lòng người và một nền kinh tế chụp giật bất an. Hơn hết, nó cũng làm lộ lên mặt thật của văn hóa ngoại giao Trung Quốc. Việc không đưa xe thang đến chuyên cơ Air Force One đón Tổng thống Barack Obama, chắc chắn nhằm làm nhục tổng thống Mỹ, đã cho thế giới có thêm một bằng chứng nữa về “bản chất khó dời” của Trung Quốc: nhỏ nhen và ti tiện.
Bắc Kinh luôn muốn chứng tỏ là “người lớn” nhưng họ chưa bao giờ trưởng thành. Họ thèm khát văn minh nhưng nền văn hóa cộng sản của họ chưa bao giờ chạm tay đến được mép rìa của thế giới hiện đại. Họ khao khát được công nhận như một “cường quốc” nhưng sự giới hạn văn hóa chỉ dẫn họ đến được một bên bờ của con sông văn minh mà có lẽ trong thâm tâm họ ao ước được tắm gội trong đó dù chỉ một lần.

Mạnh Kim


https://www.facebook.com/nguyen.manhkim?fref=ts

thuykhanh
09-06-2016, 07:38 AM
Chuyện thằng Tây thằng Ta


Chuyện thằng Tây

Có một thằng Tây đi lang thang đến một ngã tư đường. Anh ta dòm quanh thấy trống vắng quá bèn cắm dùi mở một cây xăng.
Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ.
Một anh Tây khác ghé đổ xăng thấy chỗ này cũng được nên anh ta qua bên kia đường mở một cái Garage sửa xe để phục vụ những người ghé vào đổ xăng.
Thế rồi một anh Tàu đi ngang thấy vậy bèn qua bên kia đường mở một cái nhà hàng phục vụ ăn uống.
Một anh khác đi ngang qua... thấy ngã tư đường có quán ăn, cây xăng, gara có vẻ sầm uất, thế là anh ta qua góc còn lại mở 1 cái Hotel.
Chẳng mấy chốc, ngã tư đường sầm uất hẳn lên... rồi mọi người đến mở thêm tiệm hoa, tiệm thuốc, tiệm cắt tóc, v.v....
Khu vực trở thành một trung tâm thương mại đông đúc. Bà con sống hạnh phúc với nhau.

Chuyện thằng Ta

Có một anh Việt Nam đi lang thang tới một ngã tư đường. Anh ta dòm quanh thấy trống vắng quá bèn cắm dùi mở một cây xăng.
Xe cộ qua lại ghé vào đổ xăng ủng hộ.

Một ngày kia có anh Việt Nam đi ngang thấy có vẻ đươc bèn qua bên kia đường mở một cây xăng giống y chang rồi bán rẻ hơn một chút.
Rồi anh Việt Nam thứ 3 đi ngang, thấy hai thằng kia làm được bèn chạy qua góc kia mở cây xăng thứ 3, giảm giá thêm chút nữa để cạnh tranh...đến đây thì chắc bạn biết rằng chẳng mấy chốc góc còn lại có thêm anh Việt Nam thứ 4 mở cây xăng thứ 4 và lại giảm giá bán.

Anh thứ nhất chưa kịp thu hồi vốn mà cũng không thể giảm giá nữa vì giá giảm 4 lần lỗ rồi...nên anh ta buộc phải pha tạp chất vô xăng để mà bán kiếm sống.
Anh thứ 2 thấy anh 1 pha tạp chất nên trương cái băng rôn lên bảo rằng " Tiệm số 2 mới là cây xăng Gốc.. chính hiệu"…
Anh thứ 3 đứng bên kia đường xỉa xói "Mày căng băng rôn bảo mày chính hiệu, mày là xăng gốc...thế khác nào mà bảo tao bán
đồ dỏm à?"
...Thế là anh số 3 vác hàng qua đánh lộn với anh số 2. Anh số 4 thấy thế móc Iphone ra quay phim lại rồi post lên mạng ghi
Status "Haizz...làm ăn bây giờ sao bất chính quá...toàn côn đồ và lừa gạt".
Cư dân mạng share rầm rầm thương cảm anh số 4...

Báo mạng ăn cắp hình anh số 4 về giật tít " Giang hồ đại chiến giành bảo kê ngành xăng dầu"....vô tình tới tai một sếp Công An...
Sếp công an thấy cái băng rôn của anh số 2 mới giật mình "hèn gì chiếc Mazda 3s người ta cho mình đổ xăng xong thì không chạy nữa....thì ra thằng số 1 nó Pha tạp chất"... thế là cho Lính xuống kiểm tra.
Lính xuống kiểm tra anh số 1...anh số 1 chửi bới không cho kiểm tra, móc Iphone ra quay lại đoàn kiểm tra và hù:
"Mấy anh sao chỉ kiểm tra một mình tui?" Đoàn Kiểm tra sợ bị đăng lên mạng nên đành làm đúng chức năng... Đè 3 thằng kia ra thanh tra luôn. Té ra cả 4 thằng ai cũng pha tạp chất hoặc bơm không đúng lượng hoặc gắn chip ăn gian.

Thế là đóng cửa hết 4 cây xăng. 4 thằng phá sản...lại đi lang thang.
Góc đường bây giờ lại trống vắng với 4 cây xăng bỏ hoang tàn phế theo thời gian.
Một thời gian sau, người ta thấy ở ngã tư ấy xuất hiện 4 anh đánh giày Việt Nam, và hằng ngày các anh này vẫn đánh nhau để dành khách...

Nguồn: Chuyện cười Internet

HXhuongkhuya
09-12-2016, 06:13 AM
Chị Thuỵ Khanh , sáng nay HX dành thời gian trả lời và xoá bớt emails cho trống chỗ . Có email này HX không muốn xoá mà muốn mang vào share trong thread chị mở .
x
Bài này có thể cũ với nhiều người xong cũng có ngươi chưa đọc , nhân nhận bài sáng nay , HX mang vô post , nếu đã có anh chị khác post bài này rồi , cho HX biết để gỡ xuống chị Thuỵ Khanh nhé .


Cha Ly' Nói ve NAM 2020

Chủ Nhật, ngày 28 tháng 8 năm 2016
> Đồng Lòng Nhận Thức : Từ năm 2020 Toàn Dân Việt Nam sẽ ra sao ? Nếu...
> Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
>
> Đồng Bào VN trong và ngoài Nước rất yêu quí kính mến !
>
> Từ năm 2015, anh em tù nhân nào trong khu Giam Riêng gọi tôi để hỏi về Đạo thì họ bị dọa sẽ bị cùm. Do đó, khi từ giã trại giam Nam Hà, xã Tân Sơn – Kim Bảng – Hà Nam ngày 19-5-2016, tôi ghi vào Giấy Tâm Tư Ra Trại rằng : Bao lâu Nội Qui Trại Giam điều 11/15 còn ghi là “Cấm truyền Đạo.... như cấm cờ bạc, bói toán,...”, thì tôi sẵn sàng đi tù 10 lần nữa.
> Vì nhiệm vụ cao nhất của 1 Linh mục – Kitô hữu là giới thiệu Cha Trời – Chúa Giêsu Tử Giá Phục Sinh – Mẹ Maria – Hội Thánh... cho Đồng Bào - Nhân loại. Nhân loại là 1 Gia Đình Anh Chị Em Ruột cùng 1 Cha Trời chung. Khôn ngoan cơ bản đầu tiên của 1 người con là nhận ra Cha Ruột và Anh Chị Em Ruột của mình.
> Nhưng ra khỏi tù, tôi nghe dư luận về Mật ước Thành Đô – Tứ Xuyên ngày 3-4 tháng 9-1990, rằng lãnh đạo 2 Đảng CSTQ và CSVN đã đồng thuận từ năm 2020, VN sẽ là 1 Khu Tự Trị thuộc TQ.
> Phải chăng Mật ước này chỉ là giả ? Có dư luận cho rằng trước đây khoảng 5-6 năm, có 1 người tên là Kami tung tin bịa đặt về Mật ước này. Có thể đây chỉ là 1 Việt kiều ác tâm - xảo thuật đùa quá mức..., hoặc là thật, nhưng có thể 1 gián điệp TQ tung tin ngược lại là giả, để Dân VN khỏi cảnh giác. Tôi tìm hiểu, cân nhắc thật kỹ lưỡng hết khả năng và hết lương tri suốt hơn 2 tháng.
> Đến đầu tháng 8-2016, tôi tin Mật ước này 80-90% là có thật, dựa vào 7 chứng cứ hoàn toàn xác thực sau đây.
>
> I. 7 lý do chứng tỏ Mật ước Thành Đô 1990 là thật.
>
> 1. Mãi đến nay, Bộ Chính Trị ĐCSVN vẫn hoàn toàn im lặng về chuyện cực kỳ nghiêm trọng này.
> 2. Năm 2012, khi Tập Cận Bình qua Hà Nội, hàng trăm thiếu nhi Hà Nội cầm cờ 6 sao của TQ đi đón. Hiện nay cờ 6 sao này thỉnh thoảng lại xuất hiện tại VN.
> 3. Hàng ngàn du khách TQ tự dẫn nhau đi thăm danh lam thắng cảnh VN, rồi tự giới thiệu là của TQ, ngang ngược – bắt nạt tiểu thương VN.
> 4. Thnh thoảng, có nơi tại VN, loa phát thanh của VN lại xen vào vài đoạn tiếng Tàu.
> 5. Ít nhất từ năm 2009-2010, sách truyện thiếu nhi VN được xuất bản theo kiểu Tàu: bìa 4 trở thành bìa 1, đọc từ sau ra trước, từ phải qua trái theo kiểu Tàu.
> 6. Ngày càng nhiều người TQ mua đất mua nhà và định cư kinh doanh ở VN.
> 7. Từ năm 1984-1992, tôi bị tù ở trại Nam Hà, xã Ba Sao-Kim Bảng-Hà Nam, ở chung với 1 số gián điệp TQ. Gián điệp Thái Nhữ Siêu tự hào là đệ tử trung kiên của Mao Trạch Đông, sống theo lý tưởng : sức mạnh trên đầu ngọn súng, luôn khẳng định rằng VN là đất của TQ, văn hóa VN là văn hóa của người Hán.
>
> II. Hậu quả đại thảm họa : Thập đại họa:
>
> Vậy nếu từ năm 2020, Mật ước ấy hiệu lực, thì Toàn Dân VN ít nhất chắc chắn sẽ chịu 10 hậu quả -10 đại họa cực kỳ bi thảm sau đây:
> 1. Thời kỳ Đại Bắc Thuộc lần thứ 2 bắt đầu. Mọi Tổ chức Xã hội Dân sự, Tôn giáo... và Toàn Dân đều bị TQ hoàn toàn thống trị...;
> 2. Đất nước, lãnh thổ, lãnh hải hoàn toàn thuộc quyền TQ;
> 3. Hàng chục triệu người Việt tìm mọi cách trốn chạy tị nạn ở nước ngoài, bi thảm còn hơn dân Xyri, Lybi... hiện nay;
> 4. Hàng chục triệu người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, bị cưỡng bức lao động, đi khai phá núi rừng ở Việt Bắc, Tây Nguyên, Tân Cương, Tây Tạng, Nội Mông...;
> 5. 20 triệu phụ nữ - thiếu nhi nữ VN bị 20 triệu đàn ông TQ đang thiếu vợ tìm mọi cách cưỡng bức làm vợ;
> 6. Mỗi năm, hàng ngàn người Việt, nhất là thanh niên nam nữ, sẽ bị án tử hình – chung thân – tù đày... do chống đối TQ. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, dù chống ngoại xâm yếu hơn VN, mỗi năm vẫn liên tục có án tử hình – chung thân – tù đày... Người Việt có truyền thống chống ngoại xâm rất mạnh, nên càng chống đối, thì càng bị đàn áp dã man hơn;
> 7. 60 năm qua, dân Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương từ hơn 100 triệu, nay cả 3 vùng ấy chỉ còn # 20 triệu. Cư dân đa số là người Hán... Vậy người VN, sau 30-40 năm nữa, từ 94 triệu sẽ chỉ còn 20-30 triệu. Và ngay trên đất VN đa số là người TQ sẽ định cư;
> 8. Văn hóa Việt sẽ lụi tàn dần, Văn hóa Hán sẽ lên ngôi;
> 9. Người VN sẽ suy nhược về thể xác và tinh thần do quá tủi nhục, đau lòng, buồn khổ, bị nhiễm độc nguồn nước, môi trường, thực phẩm, sản phẩm các loại...;
> 10. Nhà nước tay sai Tà quyền VN chắc chắn chỉ còn là Bạo quyền hoàn toàn nô lệ của Ác Cộng TQ, như hiện nay đã và đang có, nơi 1 số Cán bộ Viên chức các cấp các ngành, đặc biệt là Côn an, Tòa án...
>
> Để khỏi quá muộn, Toàn Dân VN cần phải cùng có 4 đồng lòng sau đây:
>
> * Đồng lòng nhận thức,
> * Đồng lòng cầu nguyện,
> * Đồng lòng lên tiếng,
> * Và Đồng lòng hành động.
>
> Xin luôn Hiệp Thông hy sinh Nối Cáp Thiên Quang cầu nguyện đêm ngày thật nhiều cho Nhân loại – Quê hương – Thân nhân – và cho nhau.
>
> Kính cảm ơn và trân trọng kính chào.
> Việt Nam quá đau thương ngày 28-8-2016
>
> Linh mục Tađêô Nguyễn Văn Lý
>
>

thuykhanh
09-16-2016, 06:53 PM
***

Chia sẻ từ Face Book

Bức hoạ sơn dầu vẽ Đức cố Hồng y Francois Xavier Nguyễn văn Thuận dâng Thánh lễ trong lúc
đang bị giam cầm, do một hoạ sĩ nổi tiếng người Úc, tên là PAUL NEWTON vẽ (theo sự uỷ quyền
của Đức Hồng y PELL của Úc), năm 2011.

Bức hoạ có kích thước 235cm x 180cm, hiện đang được treo trong nguyện đường DOMUS AUSTRALIA
của Giáo hội Úc, mới được khánh thành tại Rôma vào tháng 10-2011.

Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI đã dừng lại đọc kinh trước tấm hình này trong buổi lễ khánh thành
nguyện đường kể trên.

Đức Cố Hồng Y đã viết trong cuốn Đường Hy Vọng :
“Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: giây phút hiện tại (x Mt 6, 34; Gc 4, 13-15). Sống trong tình yêu Chúa
cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. Con thấy đơn sơ,
không phải khó”. (ÐHV 997)
---


Ngày 21 tháng 11 năm 1988, một cán bộ đến gặp ông:

- Ông Thuận, ông ăn cơm chưa?
- Chưa. Tôi đang nấu.
- Ăn cơm xong, ăn mặc sạch sẽ để đi gặp lãnh đạo.
- Lãnh đạo nào ạ?
- Tôi không biết. Tôi chỉ làm theo lệnh cấp trên.

Cơm trưa xong, ông được đưa đến Nhà khách Chính phủ. Sau khi bắt tay, ông Mai Chí Thọ - Bộ trưởng
Bộ Nội vụ, nói:

- Ông Thuận, ông có nguyện vọng gì không?
- Tôi muốn được tự do.
- Bao giờ?
- Ngày hôm nay.

Thấy Bộ trưởng bối rối, ông nói tiếp:

- Tôi ở tù trải qua 3 đời Ðức Giáo hoàng là Phaolô đệ lục, Gioan Phaolô đệ nhất và Gioan Phaolô đệ nhị.
Và thời gian ở tù của tôi cũng đã trải qua 4 đời Tổng Bí thư Liên Xô: Breznev, Andropov, Chernenkô và Gorbachev.
- Ðúng! Ðúng!

Nói vậy rồi Bộ trưởng quay sang nói với người cán bộ:

- Hãy làm cho ông Thuận được toại nguyện.
Ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì ông được thả tự do và bị quản chế tại tòa Giám mục Hà Nội.

Nguồn ảnh, bài: Lịch Sử Việt Nam qua ảnh.




https://scontent-iad3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/14359135_663146843843017_4625128732334437826_n.jpg ?oh=1249c5ae0419f5dc0d85ae7f12d323e0&oe=5883F63A (https://www.facebook.com/photo.php?fbid=663146843843017&set=a.317327811758257.1073741832.100004431217963&type=3)




[Nguồn:FB_ Hoàng Bình]

Triển
09-18-2016, 09:42 AM
Facebook là nhãn hiệu cầu chứng nha bà con. :)))

Triển
09-18-2016, 09:45 AM
Nói vậy rồi Bộ trưởng quay sang nói với người cán bộ:

- Hãy làm cho ông Thuận được toại nguyện.
Ngày 23 tháng 11 năm 1988 thì ông được thả tự do và bị quản chế tại tòa Giám mục Hà Nội.[/SIZE]




Có ai biết ở Việt Nam còn bao nhiêu người cải tạo từ 1975 tới giờ không viết mail nhờ Mai Chí Thọ thả luôn.

Triển
09-18-2016, 09:46 AM
Ops, coi lại trang Wiki thấy Mai Chí Thọ đi bán muối từ 2007 rồi.

thuykhanh
09-18-2016, 05:59 PM
Facebook là nhãn hiệu cầu chứng nha bà con. :)))

Dạ, xin anh vui lòng chỉ bà con cách làm sao cho đúng, cảm ơn anh trước :z57::z58:

Triển
09-18-2016, 09:27 PM
Dạ, xin chị vui lòng bỏ khoảng trống giữa chữ Face và chữ book là ô cơ.
Cám ơn chị nhiều.

thuykhanh
09-19-2016, 03:42 AM
Dạ, xin chị vui lòng bỏ khoảng trống giữa chữ Face và chữ book là ô cơ.
Cám ơn chị nhiều.


Chia sẻ từ Face Book

Cảm ơn anh, tk sẽ nhớ mãi, không viết sai chữ này nữa đâu :z57:

Chia sẻ từ Facebook

hoài vọng
09-19-2016, 06:14 PM
Chà ...chà...anh thầy khó tính quá ! học trò khóc cho mà coi !

gun_ho
09-19-2016, 07:34 PM
Chà ...chà...anh thầy khó tính quá ! học trò khóc cho mà coi !

Lại sai nữa. Dấu chấm than phải sát chữ đi trước chứ lị. Ảnh lại la cho mà coi.

Triển
09-19-2016, 09:11 PM
Thôi rồi, tôi mang tiếng là ông kẹ rồi.

http://i.huffpost.com/gen/3128698/images/o-MAENNER-WEINEN-facebook.jpg

thuykhanh
09-20-2016, 02:26 PM
Chà ...chà...anh thầy khó tính quá ! học trò khóc cho mà coi !

Sai mà được thầy sửa là mừng chứ anh Hoài, có vậy trò mới giỏi.

Cảm ơn anh Hoài nghen!

thuykhanh
09-20-2016, 02:31 PM
Lại sai nữa. Dấu chấm than phải sát chữ đi trước chứ lị. Ảnh lại la cho mà coi.

Gun khỏe không, sao lâu nay chị mới thấy?
Anh Hoài đâu có sao, chị mới bị la mà.

thuykhanh
09-20-2016, 02:38 PM
Thôi rồi, tôi mang tiếng là ông kẹ rồi.


Bây giờ đổi là anh kẹ nhé, anh chịu không?

passenger
09-20-2016, 03:08 PM
Bây giờ đổi là anh kẹ nhé, anh chịu không?

http://i.huffpost.com/gen/3128698/images/o-MAENNER-WEINEN-facebook.jpg

Đổi đi đổi đi!
Đẹp giai như thế này thì ai lại nỡ gọi bằng ông, nhỉ?:3:

thuykhanh
09-20-2016, 03:25 PM
Đổi đi đổi đi!
Đẹp giai như thế này thì ai lại nỡ gọi bằng ông, nhỉ?:3:


Psr đầu têu chứ còn ai nữa!
Làm anh kẹ, í quên anh thầy nhập tâm đấy thôi. Không dám cười, sợ ông ấy uýnh.

passenger
09-20-2016, 04:13 PM
Psr đầu têu chứ còn ai nữa!
Làm anh kẹ, í quên anh thầy nhập tâm đấy thôi. Không dám cười, sợ ông ấy uýnh.

Sao bcn lại đành lòng xì-tố psr ra thế...hu hu...
(bộ bcn muốn psr bỏ phố cạo đầu đi tu hở? người đâu sao mà ác thế!!):z6:

thuykhanh
09-20-2016, 08:17 PM
Sao bcn lại đành lòng xì-tố psr ra thế...hu hu...
(bộ bcn muốn psr bỏ phố cạo đầu đi tu hở? người đâu sao mà ác thế!!):z6:


bcn xin lỗi Psr, đừng đi tu, ở lại phố chơi với k. Đừng khóc nữa, k năn nỉ! k ôm Psr chặt.
Hôm thứ bảy tuần rồi, bcn đến vườn trái cây hái táo, chụp hình này mang vào cho Psr ngắm đỡ nè:



http://i.imgur.com/LufwhBF.png

thuykhanh
01-04-2017, 08:17 AM
**

Biết tôi là ai không?
Sai Gon Echo ( Thứ Hai, 02 tháng Giêng năm 2017 15:08 )



Tác Giả: Bùi Bảo Trúc



http://saigonecho.com/images/2017/Phiem/doyouknow_whoiam.jpg Cho mãi đến mấy hôm trước, tôi mới tìm ra được câu trả lời cho một câu hỏi tôi bị hỏi từ hơn ba mươi lăm năm trước.

Một bữa đang ngồi trong quán cà phê ở Sàigon, thì tôi bị một người đàn ông gây sự và cuối cùng ông ta quăng ra cho tôi câu hỏi : “Ông biết tôi là ai không ?”

Quả thật lúc ấy, tôi không biết ông ta là ai thật. Ông không phải là một tài tử, một nhà văn, hay một chính trị gia nổi tiếng để tôi phải biết. Tôi đành ngồi đó, chịu thua ông, không có câu trả lời.
Ít lâu sau, tôi được cho biết ông là đàn em của một quan chức lớn, và nhờ đó, ông thỉnh thoảng đem chút “hào quang” vay mượn được để hù dọa những người yếu bóng vía như tôi.

Sang đến Mỹ, thỉnh thoảng tôi cũng bị hỏi câu hỏi đó, mà đau cho những người đó, cả Mỹ lẫn Việt, tôi không bao giờ có câu trả lời cho câu hỏi đó của họ cả. Họ thì nghĩ tôi phải biết họ, mà thật tình, tôi thì không hề biết họ bao giờ. Và cứ mỗi lần bị những nhân vật như thế cật vấn, thì tôi chỉ biết ngẩn mặt ra, giả bộ lục lọi cái trí nhớ thảm hại của tôi để tìm câu trả lời cho người nổi tiếng nhưng vô danh và không ai thèm biết đó.

Mấy tháng trước, trong chuyến về lại Los Angeles, California , tôi phải ghé lại Newark, New Jersey để đổi máy bay. Phi cơ của tôi bị trễ hơn một tiếng. Hành khách có một số rất bực bội vì công việc bị xáo trộn do sự chậm trễ của máy bay gây ra.

Tại quầy bên cạnh cổng 112, một tiếp viên dưới đất của công ty đang cố giải quyết những yêu cầu, khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên một hành khách có vẻ tức tối lắm, lấn lên phía trên, len qua mặt mấy người khác và ném tấm vé lên quầy.

Ông ta nói lớn rằng ông ta muốn được cho bay chuyến sớm nhất và phải xếp cho ông ta ngồi hạng nhất. Người tiếp viên trả lời rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu mà chuyến bay gây ra cho ông, nhưng cô cũng phải giải quyết những hành khách tới trước và hứa là sẽ giúp ông khi đến lượt ông.

Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần : “Cô biết tôi là ai không ?” (Do you know who I am ?).

Thì ra người Mỹ, trẻ và xinh như cô tiếp viên cũng bị hạch hỏi bằng câu đó chứ chẳng riêng gì tôi. Tôi liền cố lắng tai nghe xem cô tiếp viên ở quầy trả lời như thế nào để biết mà ứng phó sau này.

Người phụ nữ này, vẫn tươi cười, cầm chiếc micro của hệ thống khuếch âm lên và nói lớn bằng giọng rành rẽ rằng: “Ở quầy 112, có một vị hành khách không biết mình là ai, quí hành khách ai có thể giúp ông ta biết được căn cước hay thân thế của ông, xin tới quầy 112.”

Ông khách tự nhiên, vì chính câu hỏi của ông, biến thành một bệnh nhân tâm thần, một người mắc Alzheimer, một người lãng trí, tâm lý, thần kinh thác loạn, lẫn lộn bản thể, không còn nhớ mình là ai, tên gì, ở đâu nữa. Và lúc ấy thì đám hành khách đang sốt ruột đứng trước quầy đều phá ra cười.

Ông khách điên tiết, chỉ mặt người tiếp viên ở quầy và bật ra một câu chửi thề tục tĩu : “Đ.M. mày” (F..k you) .

Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này : “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.)

Chao ôi, hay biết là chừng nào ! Thế mà tôi không nghĩ ra từ bao nhiêu năm nay để mà ấm ức không nguôi.

Bây giờ, nếu người đàn ông ngày xưa ở Saigon hay dăm ba người khác đặt lại câu hỏi đó với tôi, thì tôi đã có ngay được câu trả lời học được của người tiếp viên phi hành ở phi trường Newark, New Jersey hai hôm trước.

ốc
01-04-2017, 09:28 AM
**

Người phụ nữ ở quầy, không một chút giận dữ, bằng giọng bình thản, trả lời ông nguyên văn như thế này : “I’m sorry, sir, but you’ll have to stand in line for that, too”. (Thưa ông, chuyện đó, chuyện ông đòi giao hợp với tôi, ông cũng phải xếp hàng chờ đến lượt mới được.)



Thảo nào phi trường dạo này cứ đông như kiến.

Triển
01-04-2017, 09:49 AM
Ngôi thứ hai mà đi dịch thành ngôi thứ ba.
BBT không biết dịch tiếng Việt. Tệ thiệt.

01-04-2017, 10:40 AM
Nhưng ông khách không bằng lòng, ông hỏi như hét vào mặt cô, rõ ràng là để cho các hành khách khác cũng nghe được. Ông hỏi đúng câu mà tôi cũng bị hỏi mấy lần : “Cô biết tôi là ai không ?” (Do you know who I am ?).


Lâu rồi tôi có đọc bài của một người, người này đã viết và có dẫn chứng rằng câu chuyện người hành khách Mỹ với câu nói "Do you know who I am?" đã được đăng trên môt tạp chí Mỹ ( hình như tờ reader's digest) từ trước khi ông BBT kể lại chuyện của ông ta.

Ask Mr. Google (http://lmgtfy.com/?q=do+you+know+who+I+am+airport)

Triển
01-04-2017, 11:14 AM
Thói quen đạo chích khó bỏ lắm.

thuykhanh
01-04-2017, 11:51 AM
Chào ốc, anh Triển, anh Tư,

Tôi có gặp ông Bùi Bảo Trúc một lần, vào năm 2013 ở Virginia trong tiệm phở góc thương xá Eden.
tk vào sau, thấy mấy người ở bàn bên phải, phía trước khá đông, khoảng 6-7 người cả ông lẫn bà lâu lâu quay lại ngó; cũng hơi chột dạ.
Chừng họ ra về, ông BBT và người em gái đi sau, ngừng lại và trao đổi vài câu, mình được biết là cô về dự dại hội Trưng Vương.
Ông Trúc nói đại khái như: thấy bà vào, chúng tôi ở bàn bên cá với nhau nhất định bà phải là một trong những người đẹp của Saigon xưa.
tk cảm ơn và hỏi tên, ông cho biết và mình nghe quen quen nhưng đã lâu lắm rồi nên không nhớ.

Nhân dịp cậu em ở VN gọi thăm, tk hỏi thì được biết ông BBT ngày xưa là phát ngôn nhân của VNCH.

Ông mới mất cách đây chừng 3 tuần. Bạn bè viết về ông nhiều lắm.

Cảm ơn ốc, anh Triển, anh Tư tham gia cũng như cảm ơn anh Kiến, NVHN và các bạn ghé đọc.

Hanhgia
01-04-2017, 12:48 PM
Đo' la` mo^.t nha` va(n hoa' đang' kinh'.

Kiến Hôi
01-04-2017, 02:41 PM
Chào ốc, anh Triển, anh Tư,

Tôi có gặp ông Bùi Bảo Trúc một lần, vào năm 2013 ở Virginia trong tiệm phở góc thương xá Eden.
tk vào sau, thấy mấy người ở bàn bên phải, phía trước khá đông, khoảng 6-7 người cả ông lẫn bà lâu lâu quay lại ngó; cũng hơi chột dạ.
Chừng họ ra về, ông BBT và người em gái đi sau, ngừng lại và trao đổi vài câu, mình được biết là cô về dự dại hội Trưng Vương.
Ông Trúc nói đại khái như: thấy bà vào, chúng tôi ở bàn bên cá với nhau nhất định bà phải là một trong những người đẹp của Saigon xưa.
tk cảm ơn và hỏi tên, ông cho biết và mình nghe quen quen nhưng đã lâu lắm rồi nên không nhớ.

Nhân dịp cậu em ở VN gọi thăm, tk hỏi thì được biết ông BBT ngày xưa là phát ngôn nhân của VNCH.

Ông mới mất cách đây chừng 3 tuần. Bạn bè viết về ông nhiều lắm.

Cảm ơn ốc, anh Triển, anh Tư tham gia cũng như cảm ơn anh Kiến, NVHN và các bạn ghé đọc.:41:


Câu hay và đúng nhất trong ngày hôm nay và mãi...:z57::z57:


kh

thuykhanh
01-05-2017, 11:06 AM
:41:


Câu hay và đúng nhất trong ngày hôm nay và mãi...:z57::z57:


kh



Cảm ơn anh Kiến hào sảng giống ông BBT :z57::z57:
Từ hồi đi học, tôi không hề nghĩ mình đẹp.

Bố tôi có bảo, người ta quí con vì chăm ngoan, lễ độ chứ không phải thứ gì khác và
tôi nhớ mãi lời Bố dặn.

Dạ, chỉ dễ thương chút thôi.

-----------------

PS: chào Hanhgia và The Monk of Canterbury

thuykhanh
01-05-2017, 11:16 AM
Đo' la` mo^.t nha` va(n hoa' đang' kinh'.


Vâng, công bình mà nói thì ông BBT đã đóng góp phần nào cho văn hoá Việt Nam hải ngoại.

Cảm ơn Hanhgia tham gia.

RaginCajun
01-05-2017, 11:22 AM
Cảm ơn anh Kiến hào sảng giống ông BBT :z57::z57:
Từ hồi đi học, tôi không hề nghĩ mình đẹp.

Bố tôi có bảo, người ta quí con vì chăm ngoan, lễ độ chứ không phải thứ gì khác và
tôi nhớ mãi lời Bố dặn.

Dạ, chỉ dễ thương chút thôi.

-----------------

PS: chào Hanhgia và The Monk of CanterburyChị cứ coi số cây si mọc chung quanh chị là biết đẹp hay xấu ngay :p. Bố chị chỉ nói thế để chị bớt kiêu kỳ tí thôi. Thật ra, mình không đẹp trước cho người ta để ý tới tính nết chăm ngoan hay lễ độ.

01-05-2017, 12:36 PM
Tôi không biết chị TK đẹp cỡ nào vì chưa bao giờ thấy hình chị.
Nhưng có một điều chắc chắn là chị rất hồn hậu, đơn sơ. Đó cũng là một tố chất của ... "dễ thương".:z57:
Như là chị không bao giờ để ý đến cái cong quẹo của ngôn ngữ, cái lắt léo của ngôn từ và lòng người.:)

Ngoc Han
01-05-2017, 12:45 PM
"Dạ, chỉ dễ thương chút thôi."*

Chị Thụy Khanh
Hèn chi lúc trước đi ngang đường Cường Để thấy mấy cây si đại thụ héo hon, hiu hắt:) , anh Tôm http://www.nguoinam.com/phpbb/images/smilies/cheers.gif

Kiến Hôi
01-05-2017, 01:50 PM
Chị cứ coi số cây si mọc chung quanh chị là biết đẹp hay xấu ngay :p. Bố chị chỉ nói thế để chị bớt kiêu kỳ tí thôi. Thật ra, mình không đẹp trước cho người ta để ý tới tính nết chăm ngoan hay lễ độ.
chỉ cần 5 chữ, đủ để vui lòng ngày đầu năm và suốt năm. Tôi phải copy để dành có dịp cần đến...he...he...
kh


Tôi không biết chị TK đẹp cỡ nào vì chưa bao giờ thấy hình chị.
Nhưng có một điều chắc chắn là chị rất hồn hậu, đơn sơ. Đó cũng là một tố chất của ... "dễ thương".:z57:
Như là chị không bao giờ để ý đến cái cong quẹo của ngôn ngữ, cái lắt léo của ngôn từ và lòng người.:)

Hello! Cô giáo Kim có đi ngang, xin vui lòng chỉ cách dán hình bằng I Pad, để xem....ai ...dễ thương?....ai nỡ lòng chặt cây si làm củi mùa Đông?:z5:
kh

Triển
01-05-2017, 10:02 PM
Rốt cuộc mạch bài này lập ra là để lăng C ông Bùi Bảo Trúc đã đi bán muối hay là chị Thụy Khanh đang buôn dưa lê? :z52:

Triển
01-05-2017, 10:07 PM
chỉ cần 5 chữ, đủ để vui lòng ngày đầu năm và suốt năm. Tôi phải copy để dành có dịp cần đến...he...he...
kh




Dùng thuốc cẩn thận coi chừng bị tác dụng phụ. Kiểu như gặp một anh Việt Nam ở Mỹ 50 chục năm mà khen ảnh nói tiếng Anh hay là chít tía. Điều đó có nghĩa là hiện tại ảnh nói tiếng Anh nghe khỏi cần bịt mắt vưỡn biết giả là ngoại kiều.

Sắc đẹp không dễ xài hoài. Gặp đờn bà nhớn tuổi thì phải khen phong độ bây rờ. Khen hồi xưa là rễ binh nủng nắm à nha.

(trích theo Kim Chỉ Nam và Bách Khoa tàn tạ của Triển thầy bàn - Chờ xem hồi kế)

Kiến Hôi
01-05-2017, 10:56 PM
Rốt cuộc mạch bài này lập ra là để lăng C ông Bùi Bảo Trúc đã đi bán muối hay là chị Thụy Khanh đang buôn dưa lê? :z52:





vẫn theo thói quen, câu chuyện cứ tuôn ra, không biết về đâu, mới là hấp dẫn...coi như Phố Rùm nhờ vậy!:z19:


kh

thuykhanh
02-10-2017, 09:33 PM
Mới nhận được qua điện thư hôm nay, xem và ứa nước mắt



http://i.imgur.com/OKflB6T.png


https://www.youtube.com/watch?v=FTSb7xsvJis&feature=share

thuykhanh
02-14-2017, 11:54 AM
Thứ Ba, 14 tháng Hai năm 2017 16:56
Tác Giả: Tuấn Thảo
Anh yeuem-300



Bức tường khắc chữ "Anh Yêu Em" trong hơn 300 thứ tiếng


http://www.lesjetaime.com (http://www.lesjetaime.com/)


http://www.saigonecho.com/images/Anh_yeuem-300.jpg




Nếu một ngày nào đó, bạn có dịp viếng thăm phố Montmartre ở Paris, thì bạn nên dành một chút thời gian để ghé qua Place des Abbesses.

Trên quảng trường này có một khuôn viên lợp bóng cây xanh, ở bên trong có một bức tường khắc chữ ‘‘Anh Yêu Em’’ trong hơn 300 thứ tiếng, đây là nơi mà rất nhiều đôi uyên ương Pháp cũng như nước ngoài đến chụp hình kỷ niệm nhân ngày Valentine hay nhân ngày cưới ……

Bức tường khắc chữ ‘‘Anh Yêu Em’’ tiếng Pháp gọi là Le Mur des Je t'aime, đã được khánh thành vào năm 2000 trong khuôn viên Jehan Rictus.


Bức tường rộng 40 mét vuông, gồm tổng cộng 612 lát gạch hình chữ thập màu xanh dương đậm pha với một chút sắc xám của dung nham.
Chữ ‘‘Anh Yêu Em’’ toàn là màu trắng như thể được viết bằng tay trong hơn 300 thứ tiếng, và theo nhiều bút pháp khác nhau.
Trên bức tường chỉ có một vài nét chấm phá, biểu tượng của những mãnh tim vỡ gẫy vụn rời rạc ……


Dự án xây bức tường ‘‘Anh Yêu Em’’ thật ra đã hình thành cách đây vừa đúng 20 năm, từ cuộc gặp gỡ giữa nhạc sĩ Frédéric Baron và nữ họa sĩ Claire Kito.

Theo lời kể của cô Claire Kito, làm việc cho Toà Đô Chính Paris và từng học thư pháp và nghệ thuật bích họa với họa sư Hàn Quốc Lee Ung-No, hai người đã gặp nhau vào mùa xuân năm 1997, chính nhạc sĩ Frédéric Baron đã có sáng kiến dựng bức tường khắc chữ ‘‘Anh Yêu Em’’ trong hàng trăm thứ tiếng và anh ấy nhờ nữ họa sĩ Claire Kito tạo ra nhiều bút pháp khác nhau :
mỗi câu ‘‘Anh Yêu Em’’ sẽ được viết theo một kiểu, trong đó có tiếng Việt

Trong vòng nhiều tháng trời, Frédéric Baron đã thu thập cách đọc và cách viết câu ‘‘Anh Yêu Em’’ ban đầu với bạn bè, hàng xóm, rồi sau đó là người dân và du khách nước ngoài khắp khu phố Montmartre, nơi anh làm việc.

Anh cũng đi gặp các hội đoàn cộng đồng, đi gõ cửa nhiều toà đại sứ quán ít ra là để xem mỗi cách đọc cách viết có chuẩn hay không : từ ngày này qua ngày nọ, người này giới thiệu anh với người kia, rốt cuộc Frédéric Baron thu thập được một ngàn cách chữ viết trong 311 thứ tiếng khác nhau, trong đó có hơn một chục là những thổ ngữ địa phương vẫn còn thông dụng …..


Với sự tài trợ của Toà Đô Chính Paris và sự giúp đỡ về mặt kỹ thuật của nghệ sĩ Daniel Boulogne, Bức tường khắc chữ ‘‘Anh Yêu Em’’ (Le Mur des Je t'aime) đã tạo được sự hưởng ứng nơi người dân Montmartre.

Cho dù ít được quảng cáo rầm rộ, nhưng bức tường này lại trở nên nổi tiếng nơi những ai thích chụp ảnh và thích đi tìm những góc đẹp tiềm ẩn của thủ đô Paris.


Trong truyện phiêu lưu của Jules Verne, nhà qúy tộc người Anh Phileas Fogg đi ‘‘Vòng quanh thế giới trong 80 ngày’’, tại quảng trường Place des Abbesses, bạn sẽ chu du khắp thế giới dù chỉ đứng ở một chỗ.

Một điều khác lạ nữa là vào lúc tại nhiều nơi trên thế giới người ta xây tường để cô lập ngăn cách, bức tường ‘‘Anh yêu em’’ lại là dấu gạch nối giữa con người với nhau qua câu nói thân quen nhất.

Liệu những mãnh vỡ màu đỏ có thể được hàn gắn, ghép hình lại thành một khối duy nhất.
Đó có lẽ là mong ước của bao cặp uyên ương nhân ngày Valentine

thuykhanh
02-22-2017, 12:30 PM
Từ điện thư


Nhà Sư khất thực


https://scontent.fdad1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-0/s480x480/15977687_372148476494055_5320498611945892865_n.jpg ?oh=1fdddbb63202e35924b515be2a844964&oe=591EADBA




Nhà sư đang khất thực trong hình là con trai duy nhất của tỷ phú giàu thứ 2 Asean, ông Ananda Krishnan cũng là chủ tòa tháp đôi Petronas ở Kuala Lumpur.Khoảng hơn 10 năm trước, tỷ phú bỗng dưng mất liên lạc nên khởi sự đi tìm con. Tại một ngôi chùa ở miền Bắc Thái Lan, ông sững sờ khi nhìn thấy con mình bận áo vàng với bình bát trong tay. Khi ông đến để mời con mình cùng đi ăn thì anh ấy đáp: Xin lỗi, con không thể nhận lời mời của cha được. Giống như các bạn đồng tu, con phải đi khất thực mà ăn.”

Sững sờ, người cha có tài sản 10 tỷ USD này nói:“Với tất cả tài sản của tôi, tôi vẫn không thể nuôi con tôi.”



Nhà sư trẻ Ajahn nói trên vốn có quê mẹ tại Thái Lan. Trong một chuyến trở về thăm quê, theo phong tục Thái Lan thì các thanh niên, tuy không bị bắt buộc vẫn gia nhập Tăng đoàn trong một thời gian ngắn trước khi trở lại đời sống trần tục.

Ajahn khi đó mới 18 tuổi. Vốn trưởng thành và thụ hưởng nền giáo dục Anh, nói được 8 ngoại ngữ nên đầu óc rất cởi mở. Anh quyết định gia nhập tăng đoàn tạm thời và cảm thất rất vui. Đây là lần đầu tiên mà anh tiếp xúc với Phật giáo, một khái niệm mới mẻ. Nhưng không ngờ thời gian ngắn ngủi đó đã hoàn toàn làm anh thay đổi suy nghĩ về Đạo phật và cuộc sống của các vị tu sĩ.

Chương trình dự trù chỉ sống đời tu sĩ trong hai tuần lễ nào ngờ đã trở nên vĩnh viễn. Anh đang tu ở trong một Thiền viện ở Thái Lan với 60 tu sĩ khác. Nhà sư đã từ chối cơ hội làm việc để khuyếch trương gia tài của cha mình.



Theo truyền thống Theravada thì người tu chỉ ăn có một lần trong một ngày vào trước 12 giờ trưa. Sau giờ này thời không được phép ăn thêm một thứ thức ăn nặng nào khác nữa.Nhưng Ajahn vui vẻ chấp nhận và nay đã ẩn tu trong một tu viện giữa rừng sâu . Điều đáng nói là tỷ phú rất tôn trọng sở nguyện của con và thường xuyên đi thăm con khi có thể.



Câu chuyện cho thấy với con trai của tỷ phú Ananda Krishnan, tiền bạc và của cải không khiến cho anh đạt được hạnh phúc và thỏa mãn thực sự mà quyết tâm buông bỏ để tìm tới sự an bình bên trong mới là mục tiêu tối thượng của nhà sư trẻ này.



Chợt nhớ một câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma :“Dù cho dân số năm tỷ người hiện đang sống trên trái đất này trở thành triệu phú hết, nhưng thiếu vắng sự an lạc nội tâm thì con người vẫn không thể có sự bình an và hạnh phúc lâu dài.”





Đọc thêm

(https://en.wikipedia.org/wiki/Ananda_Krishnan)

thuykhanh
02-27-2017, 08:21 PM
tk cảm ơn CCG, Phương Vy và các bạn ghé đọc :z57::z57::z57:



Tử Tế, Lương Thiện Và Tình Người Đẹp Như Đóa Hoa Hồng





Trong cuộc sống, mỗi người đều có những lúc bị vấp ngã, và khi gặp phải khó khăn, chúng ta đều khao khát kì tích sẽ xuất hiện. Nếu có thể
thì liệu bạn có đồng ý làm người tạo nên kỳ tích đó hay không?

Vào đầu thế kỷ 20, một gia đình người Nhật di cư đến San Francisco (Hoa Kỳ) và làm nghề trồng hoa hồng ở đó.

Hàng xóm của họ đến từ Scotland cũng trồng và bán hoa hồng, cả hai gia đình đều thành công dựa vào sự lao động cần cù và uy tín, hoa hồng
của họ rất được yêu thích ở San Francisco.

Tất nhiên họ luôn là đối thủ cạnh tranh về kinh doanh. Và vào ngày 7/12/1941, nổ ra sự kiện Trân Châu Cảng, cuộc tập kích bất ngờ của Nhật Bản
nhằm vào căn cứ hải quân của Hoa Kỳ đã bị trừng phạt mạnh mẽ.

Khi đó, đa số thành viên trong gia đình người Nhật này đã là người Mỹ rồi, nhưng cha của họ vẫn giữ quốc tịch Nhật; trong tình hình hỗn loạn này,
cả gia đình họ bị bắt giữ.

Trước khi đi, gia đình người Nhật nói với nhà hàng xóm người Scotland rằng:

“Các bạn có thể chăm sóc vườn hoa của chúng tôi được không?”

Những người hàng xóm đã đồng ý, nhưng gia đình Nhật này hoàn toàn không có hy vọng vào tương lai được nhìn lại vườn hoa hồng của nhà mình.
Họ bị lưu đày đến Colorado, xung quanh đầy dây kẽm gai và binh lính vũ trang.

Một năm trôi qua, không hề có bất cứ sự thay đổi nào. Năm thứ hai, thứ ba rồi thứ tư, đến khi chiến tranh kết thúc, gia đình người Nhật này mới được
thả ra, họ đi xe lửa quay về San Francisco.

Điều khiến người ta cảm thấy rất ngạc nhiên đó là gia đình đình người Nhật này đã gặp nhà hàng xóm người Scotland của họ ở nhà ga xe lửa.
Thì ra là gia đình hàng xóm cố ý đến để đón họ.

Khi họ quay về căn nhà xa cách đã lâu, họ thật sự không tin vào quang cảnh trước mắt mình. Vườn hoa hồng của họ vẫn gọn gàng, tươi tốt như xưa,
sinh sôi nảy nở dưới ánh nắng mặt trời, nhà của họ cũng được quét dọn sạch sẽ, ngăn nắp như thể họ chưa từng rời khỏi.

Trên chiếc bàn trong phòng khách có đặt một quyển sổ tiết kiệm ngân hàng, trong đó ghi rõ số tiền của mỗi hợp đồng bán hoa hồng mấy năm qua.

Trên bàn còn có một cành chồi hồng đỏ tươi đang hé nụ, đây là món quà gặp mặt mà những người hàng xóm tặng cho họ…

“Tặng gai cho người, chính tay ta sẽ bị chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương. Người trong lòng có một đóa hoa hồng,
cuộc đời người đó sẽ là một biển hoa”.
--------

PS: tk nhận được bài qua điện thư rồi tìm được nguồn nên xin dán luôn

Nguồn
(http://www.memaria.org/default.aspx?tabId=416&ArticleID=104877)

ntđl
02-28-2017, 04:33 PM
Thứ Ba, 14 tháng Hai năm 2017 16:56
.Liệu những mãnh vỡ màu đỏ có thể được hàn gắn, ghép hình lại thành một khối duy nhất.
Đó có lẽ là mong ước của bao cặp uyên ương nhân ngày Valentine

Đây bức tường nó đây nè chị TK.
Dòm chán hìu hà- hình chôm trên nét-
Phía trên là hình màu blue là một tài tử ca sĩ mỹ nổi tiếng, có thời sang Paris sống . Nghe mà quên tên rồi. Y hình Jayne Mansfield thì phải ?



https://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/04/8d/1d/06/place-des-abbesses.jpg

*


Còn đây là hình Lú mới chụp, cốt cho thấy chữ dziệc-nam heng
- Yêu với chẳng yêu, nói như két. Mỗi người trong chúng ta đã nói bao nhiêu lần câu này với bao nhiêu người khác nhau rồi . Thành khẩn khai báo cái coi



http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/309_zps7osckttq.jpg

*



Chôm hình nét tội lỗi quá thành Lú chụp thêm cho chị TK hai tấm nữa nè nha. (hello chị NH)
Hai chị muón coi thêm Paris khúc nào nói liền may ra còn kịp ngó



http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/310_zpspistz5oz.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/312_zpsiwmbpr1z.jpg

thuykhanh
02-28-2017, 05:56 PM
Đây bức tường nó đây nè chị TK.
Dòm chán hìu hà- hình chôm trên nét-
Phía trên là hình màu blue là một tài tử ca sĩ mỹ nổi tiếng, có thời sang Paris sống . Nghe mà quên tên rồi. Y hình Jayne Mansfield thì phải ?



https://media-cdn.tripadvisor.com/media/photo-s/04/8d/1d/06/place-des-abbesses.jpg

*


Còn đây là hình Lú mới chụp, cốt cho thấy chữ dziệc-nam heng
- Yêu với chẳng yêu, nói như két. Mỗi người trong chúng ta đã nói bao nhiêu lần câu này với bao nhiêu người khác nhau rồi . Thành khẩn khai báo cái coi



http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/309_zps7osckttq.jpg

*



Chôm hình nét tội lỗi quá thành Lú chụp thêm cho chị TK hai tấm nữa nè nha. (hello chị NH)
Hai chị muón coi thêm Paris khúc nào nói liền may ra còn kịp ngó



http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/310_zpspistz5oz.jpg http://i426.photobucket.com/albums/pp350/NguyenToNghi/312_zpsiwmbpr1z.jpg




Cảm ơn chị Lucy thật nhiều:z57::z58:, dán cả hình sưu tầm từ Net lẫn hình chụp có hàng chữ Việt nữa.

Dạ, người Việt mình nói chữ "yêu" khó lắm chữ đâu có dễ. Ngày xưa, trong thời chiến, có khi chưa biết mặt mà máy bay đã rớt rồi.

Jayne Mansfield có đóng chung phim nào với Marilyn Monroe không chị.

_____

tk chào Ngân Hà 1, HXhuongkhuya, anh Kiến, Ngô Đồng, CCG, Việt Hạo Nhiên và Phố :z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57:

hoài vọng
02-28-2017, 08:23 PM
.... Ngày xưa, trong thời chiến, có khi chưa biết mặt mà máy bay đã rớt rồi.

Vậy thì chị phải xem phim Người Tình Không Chân Dung bà Kiều Chinh đóng mới xót xa cho người tình chưa biết mặt , một phim chiến tranh Việt Nam mà tôi thích .

Ngoc Han
02-28-2017, 10:27 PM
Chị Thụy Khanh, chị Lucy, anh Hoài và phố
"Tặng gai cho người, chính tay ta sẽ bị chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương. Người trong lòng có một đóa hoa hồng,
cuộc đời người đó sẽ là một biển hoa”.

Vậy mà hồi xưa tặng hoa hồng quá nhiều, nhận lại toàn gai mới đau chứ:):z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z5 7::z57::z57::z57::z45:
--------

hoài vọng
03-01-2017, 01:16 AM
Tại vì anh chỉ tặng có một người ...tôi thì tặng cho cả hạm đội sông Hương :)

Ngô Đồng
03-01-2017, 07:06 AM
Vậy mà hồi xưa tặng hoa hồng quá nhiều, nhận lại toàn gai mới đau chứ:):z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z5 7::z57::z57::z57::z45:
--------

Có hai lý do đó anh Ngoc Han,

1/ sai người
2/ mua hay hái hoa hồng có nhiều gai - sau khi hoa tàn người ta trả gai lại cho người tặng!

Có thành ý khi tặng hoa hồng, người tặng tỉ mỉ cẩn thận kiên nhẫn tìm hoa không gai hay lẩy bỏ hết gai trước khi tặng.

Buổi sáng đẹp đến chị Thụy Khanh và quý anh chị em nhà Đặc Trưng nha, để xem còn ai có ý khác với n đ không.

thuykhanh
03-01-2017, 08:11 AM
Vậy thì chị phải xem phim Người Tình Không Chân Dung bà Kiều Chinh đóng mới xót xa cho người tình chưa biết mặt , một phim chiến tranh Việt Nam mà tôi thích .


Dạ chưa gặp mặt, chưa nói chuyện thì không phải là người tình, anh Hoài ơi.
Tôi chỉ cảm thấy thương cảm và ngậm ngùi cho thân phận người lính trong thời binh lửa thôi.

Tội anh to lắm, để cho đường lượng lên tới 200 là chuyện không nên. Hồi mới vào làm việc ở nhà thương,
tôi đã thấy một ông BS bị mù vì bệnh tiểu đường, đi đâu cũng có một con chó dẫn đường.
Anh Hoài ráng giữ gìn sức khoẻ nha! Cảm ơn anh Hoài ghé đọc và tham gia.

thuykhanh
03-01-2017, 08:29 AM
Chị Thụy Khanh, chị Lucy, anh Hoài và phố

"Tặng gai cho người, chính tay ta sẽ bị chảy máu – Tặng hoa hồng cho người, tay ta sẽ lưu lại dư hương. Người trong lòng có một đóa hoa hồng,
cuộc đời người đó sẽ là một biển hoa”.

Vậy mà hồi xưa tặng hoa hồng quá nhiều, nhận lại toàn gai mới đau chứ:):z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z5 7::z57::z57::z57::z45:
--------


Chị chào Ngọc Hân,

Câu trích đó ở trong bài giảng của Cha đó nha!

Chắc tại Ngọc Hân có nhiều cô chứ gì, mấy ông KQ là bay bướm lắm! Có lần chị kể rồi đó, bên cạnh nhà chị ở đường TTB
ngày xưa, có ông phi công về khuya, cô bồ khoá cửa không cho vào, thế là có người phải trèo ban công.

Chị hỏi nè, nhận toàn gai mà sao mặt mũi hớn hở vậy?(j/k)

RaginCajun
03-01-2017, 08:40 AM
Chị chào Ngọc Hân,

Câu trích đó ở trong bài giảng của Cha đó nha!

Chắc tại Ngọc Hân có nhiều cô chứ gì, mấy ông KQ là bay bướm lắm! Có lần chị kể rồi đó, bên cạnh nhà chị ở đường TTB
ngày xưa, có ông phi công về khuya, cô bồ khoá cửa không cho vào, thế là có người phải trèo ban công.

Chị hỏi nè, nhận toàn gai mà sao mặt mũi hớn hở vậy?(j/k)

Đường TTB có phải là Trương Tấn Bửu không chị? Nếu như vậy thì em đã từng là hàng xóm của chị :)

thuykhanh
03-01-2017, 08:48 AM
Có hai lý do đó anh Ngoc Han,

1/ sai người
2/ mua hay hái hoa hồng có nhiều gai - sau khi hoa tàn người ta trả gai lại cho người tặng!

Có thành ý khi tặng hoa hồng, người tặng tỉ mỉ cẩn thận kiên nhẫn tìm hoa không gai hay lẩy bỏ hết gai trước khi tặng.

Buổi sáng đẹp đến chị Thụy Khanh và quý anh chị em nhà Đặc Trưng nha, để xem còn ai có ý khác với n đ không.



Chị chào Ngô Đồng,

Cảm ơn người đẹp đa tài vô cứu bồ. Trong nhà, chị lớn đầu nhưng lại hay chơi với mấy đứa em thành ra cù lần, không khôn; không có tài đối đáp
nên đành giở võ lặng thinh.
Hôm trước, đọc trao đổi giữa em và anh Lê Nguyễn Hiệp, chị yên tâm về vụ lụt bão ở SJ. Sau lại nghe tin di tản vì nước lên cao, chị lo nhiều; may
nhờ bạn cho biết chỉ một số vùng thôi. Cảm ơn Trời!

Ngô Đồng tiếp tục khoẻ và xinh đẹp nhé!

thuykhanh
03-01-2017, 08:56 AM
Đường TTB có phải là Trương Tấn Bửu không chị? Nếu như vậy thì em đã từng là hàng xóm của chị :)



Trương Tấn Bửu PN đó RC, tk có ba người em học CVA. Ragin Cajun ở khoảng nào?

hoài vọng
03-01-2017, 08:19 PM
Tội anh to lắm, để cho đường lượng lên tới 200 là chuyện không nên.. Tôi cũng biết thế nhưng đành chịu ( thay đổi 2 người bác sĩ từ tết đến giờ ) Chị nói ông bác sĩ mà còn bị mù thì đúng là...trời kêu ai nấy dạ :z51:

Kiến Hôi
03-01-2017, 08:48 PM
Có nhận, dù là gai hay lá, hớn hở là phải :). Chừng nào chỉ nghe tiếng"hứ" rồi lặng lẽ đi, thì tim mới...nát.:z19:..há anh Hân?...hi five.


kh

RaginCajun
03-02-2017, 07:01 AM
Trương Tấn Bửu PN đó RC, tk có ba người em học CVA. Ragin Cajun ở khoảng nào?

Em cũng học ở CVA được 1 năm rồi VC vào. Sau đó họ dẹp trường CVA vì tụi học sinh trường này phản động (chữ của VC gọi như thế) quá. Chị là dân thích đọc truyện chắc thế nào cũng nhớ nhà sách Thanh Thuý.

thuykhanh
03-02-2017, 10:47 AM
Tôi cũng biết thế nhưng đành chịu ( thay đổi 2 người bác sĩ từ tết đến giờ ) Chị nói ông bác sĩ mà còn bị mù thì đúng là...trời kêu ai nấy dạ :z51:


Dạ ông BS này bị tiểu đường từ nhỏ ( juvenile diabetes) anh Hoài à.
Bên nhà có BS chuyên môn về tuyến nội tiết ( Endocrinologist) không anh? Sở học của họ bao gồm bịnh tiểu đường nữa.

ntđl
03-02-2017, 10:56 AM
*

Hổng phải Jayne Mansfield chị TK ơi, bị Nú nhớ mài mại là một sex-symbol của mỹ.
Sau cùng thì sự thật nó là thế này :

Không ai biết rõ hình ảnh đó là của ai.
Tác giả bức tường chỉ muốn nói đến tình yêu.

Và tình yêu thường là.... trái phá con tim mù loà, một biểu tượng huỷ diệt - nguy hiểm vậy mà chúng cứ đưa đầu vào chỗ chết, hết thay thảy -
Nên rồi... ngoài đám chữ tình yêu viết bằng 300 ngôn ngữ ấy, người ta bèn gắn thêm một phụ nữ bận áo xanh, tượng trưng "thần chết" dưới dạng phái đẹp (thường hay... ngu - tuy thế vẫn còn hơn vừa ngu vừa xấu, ai ha, còn hỏi). Tây kêu cái lưỡi hái náy bằng term Femme Fatale, hồng nhan hoạ thuỷ.

Chuyện đồn đại hổng chứng cớ rằng tác giả đã dùng hình ảnh hoậc của Rita Guilda Hayworth hoậc của Ava Garner để vẽ vào.
Thoạt tiên the blue lady ngồi ghế đàng hoàng, sau này thì nàng điệu nghệ đứng lên, một tay cầm chiếc găng dài, tay kia kéo hờ hững cái áo choàng lông t mầu trắng... cho nổi (hình dán trên kia).

Từ dưới chơn đồi Montmartre, muốn tới Sacré-Coeur, phải leo mấy chục bậc thang phờ người luôn, giữa đường là cái công viên nhỏ xíu có tên Place des abbesses với bức tường tình yêu tào lao nọ. Thiệt là hổng thơ mộng gì ráo, vậy mà cái đám nhà báo tán láo ăn tiền cũng có thể thổi phồng thành chuyện thứ thiệt được. Quả là tài !


http://img.over-blog.com/500x375/0/41/70/57/STREET-ART-HOMME-BOUEE/Abbesses-mur-je-t-aime-Gilda-Rue-Meurt-d-Art-1.jpg

thuykhanh
03-02-2017, 11:05 AM
Em cũng học ở CVA được 1 năm rồi VC vào. Sau đó họ dẹp trường CVA vì tụi học sinh trường này phản động (chữ của VC gọi như thế) quá. Chị là dân thích đọc truyện chắc thế nào cũng nhớ nhà sách Thanh Thuý.



Chắc phải xin RC thêm chi tiết. Nguồn cung cấp sách cho chị đọc là mấy người em trong đó một tên là bạn học với con của ông Hoàng Hải Thuỷ.
RC học tiểu học ở trường Thánh Minh hay Võ Tánh? Các em chị, đa số học trường Thánh Minh, lên trung học mới qua trường công.

Trong ba người học CVA, thằng anh bình thường thôi, chỉ có Cử nhân Hoá học, nhưng hai đứa em kế thì xuất sắc; RC có thể hãnh diện về 2 người bạn cùng trường này, chị không dám nói hết ở đây.

Ngọc Hân cũng là hàng xóm với mình đấy.

Ngoc Han
03-02-2017, 12:22 PM
Nghe chị Lucy kễ chuyện đồi Montmartre làm nhớ lúc còn xuân, đi lên đi xuống mấy bậc thang (hình như có chổ còn dấu tích bom nổ thời đệ nhị thế chiến) không thấy mệt, từ chổ này nhìn xuống Paris về đêm đẹp lắm, đi bộ xuống sẽ gặp khu Pigalle, và Moulin Rouge hì hì ( mấy chổ này chắc dành cho mấy ông. Nếu quý phu nhân không phiền, không biết bây giờ ra sao, chớ hồi xưa Pigalle lúc nào cũng nhộn nhịp.
Anh Tôm nếu ở đường TTB thì dám gặp mặt lắm nghe.

hoài vọng
03-02-2017, 08:11 PM
Bên nhà có BS chuyên môn về tuyến nội tiết không ( Endocrinologist) không anh? Sở học của học bao gồm bịnh tiểu đường nữa.
Việt Nam mà , cái gì cũng tài cũng giỏi :z51:( chị không biết một ông quan lớn ở Sài Gòn đã nói mấy năm nữa VN sẽ có Nobel y khoa sao ?)

thuykhanh
03-16-2017, 10:11 AM
Giả nghèo sống với người vô gia cư,



Tác Giả: Thiện Sinh



http://saigonecho.com/images/2017/DoiSong/vogiacu_1.jpg



William James – ký giả của tờ báo New York Times đã cải trang thành một người lang thang, nghèo khổ và què một chân. Anh đã trà trộn và sống với những người vô gia cư ở Miami, một thành phố ở tiểu bang Florida, Hoa Kỳ khoảng nửa năm để tìm hiểu cuộc sống của họ.

Ngay ngày đầu tiên, nhìn thấy James tàn tật, ăn mặc rách rưới và bẩn thỉu, từ trong đáy mắt của những người vô gia cư này đã lập tức biểu lộ ra một sự quan tâm; một người đàn ông trong nhóm đã bước đến, đưa cho James một cây gậy gỗ và nói với anh rằng: “Người anh em, hãy cầm lấy nó, như thế sẽ thuận tiện hơn nhiều”.

James đưa tay đón lấy cây gậy, dùng tay vuốt ve cây gậy này hết lần này đến lần khác, trong lòng không khỏi cảm kích. Đúng lúc đó, một bóng dáng loang loáng phản ánh trên mặt dường, dáng đi không bình thường, ngẩng lên nhìn, trong lòng James cảm thấy như bị cái gì đó thiêu đốt: người đàn ông đưa gậy lúc nãy đang đi cà nhắc…

Chống cây gậy này, James dường như cảm thấy có một loại sức mạnh vô hình từ nó truyền đến; rất mau, anh đã giành được tín nhiệm của những người vô gia cư này. Họ dẫn James đi đến nơi đặt những chiếc thùng rác ở các siêu thị, đến khu dân cư để thu lượm thức ăn và phế liệu bị người ta vứt đi. Họ còn nói cho James biết nơi nào có nhiều đồ phế liệu, những phế liệu nào đáng tiền và nên đi lượm vào khung giờ nào, .v.v…

http://saigonecho.com/images/2017/DoiSong/vogiacu_2.jpg
Ảnh: thông qua gothamgazette.com

Trong một lần trông thấy James bước đi khập khiễng một cách vất vả để lật tìm phế liệu, một anh chàng thanh niên da đen với hàm răng trắng bóng đã bước đến, vỗ nhẹ lên vai của James, đưa cho anh túi phế liệu và nói: “Này người anh em, anh hãy đi sang bên cạnh nghỉ ngơi một chút, túi đồ phế liệu này anh hãy cầm lấy đi!”.

James nghe xong, đứng ngẩn ra đó, như thể không tin vào tai mình: “Vậy làm sao được? Những thứ này cậu vất vả lắm mới lượm được mà!”

Người lang thang đó nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói một cách rất vui vẻ: “Tôi dễ dàng hơn anh một chút”. Nói xong, liền quay người bỏ đi.

James xách túi phế liệu đó, nhớ lại câu mà anh chàng da đen vừa nói khi nãy, trong tâm cảm thấy vô cùng ấm áp và cảm động.

Tới buổi trưa, trong lúc đang cảm thấy đói đói, một người đàn ông bị còng lưng trong nhóm đi đến trước mặt James, đưa cho anh hai ổ bánh mì và nói: “Này người anh em, hãy ăn đi!“.

James nghe xong, cảm thấy có chút ngại ngùng: “Nếu anh cho tôi, thế thì anh ăn gì đây?”.

Người đàn ông nghe xong, khẽ nhếch miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”. Nói xong, liền lảng sang bên cạnh bỏ đi.

James cầm hai ổ bánh mì trong tay, nước mắt lã chã rơi, phải rất lâu sau đó mới bình tĩnh lại được.

Đến tối, James cùng vài người vô gia cư rủ nhau co rúc dưới chân cầu. Nhìn thấy James ngủ ở nơi ngoài rìa chân cầu, một ông lão đầu tóc bạc trắng chầm chậm đi đến, vỗ nhẹ vào vai anh rồi nói: “Này người anh em, cậu hãy đến ngủ ở chỗ tôi, ở đó thoải mái hơn một chút”.

James nghe xong, cảm thấy nghi hoặc nói: “Nếu tôi ngủ chỗ ông, thế thì ông ngủ chỗ nào?”

Ông lão đó nghe xong, nhoẻn miệng cười, nói: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút!”

Lại là “tôi dễ dàng hơn cậu một chút!“, James nghĩ, những người vô gia cư sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội này, tuy cuộc sống vô cùng gian khổ, thế nhưng khi họ nhìn thấy người khác khó khăn, đều luôn chìa tay giúp đỡ, họ luôn thấy bản thân mình có một phương diện mạnh hơn người khác.

James sống chung với những người vô gia cư này hơn nửa năm, trong khoảng thời gian hơn nửa năm đó, sớm chiều ở chung đã khiến anh sinh ra tình cảm thân thiết sâu sắc.

Chàng trai vô gia cư người da đen tên Ali luôn thích nói đùa kia, một tay bị tàn tật, nhưng cậu vẫn luôn thích giúp đỡ những người bị tật cả hai tay.

Khi người này bày tỏ cảm kích, cậu luôn thích nói một câu: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.

Anh chàng vô gia cư tên Bobby, thính giác ở hai lỗ tai không được tốt lắm, mỗi lần nhặt được thứ gì tốt, luôn thích chia sẻ một chút cho người bạn vô gia cư có tật ở mắt; khi người này bày tỏ sự cảm kích, anh luôn nói một câu, chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”.

Anh chàng vô gia cư thân thể ốm yếu tên Chater ấy, luôn thích giúp đỡ người bạn vô gia cư thân thể béo phì kia của mình; khi nhận được sự cảm kích, câu mà Chater thích nói nhất cũng chính là: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” ……..



http://saigonecho.com/images/2017/DoiSong/vogiacu_3.jpg
Ảnh: thông qua whistlinginthewind.org


Không lâu sau đó, James có một loạt bài viết trên trang New York Times với tiêu đề: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút.” Loạt bài báo đã gây sự chấn động lớn đối trái tim và tâm hồn hàng triệu độc giả thân thiết của tờ báo. James ngập trong những bình luận bất tận đầy xúc động của độc giả gửi về. Một nhà bình luận nói, đó thực sự là một loạt bài đánh thức những trái tim đã ngủ quá lâu trong sự thờ ơ, lạnh nhạt ở một đất nước quá coi trọng sự riêng tư.

Bất kỳ ai đọc loạt bài đó đều muốn ngả mũ chào những người vô gia cư mà họ gặp, với sự kính trọng thực sự. Tuy họ sống ở giai tầng thấp nhất trong xã hội, nhưng họ luôn có thể nhìn thấy bản thân mình có ưu thế hơn người khác, và dùng ưu thế nhỏ nhoi ấy để giúp đỡ những người yếu hơn, mang cho người khác một loại cảm giác ấm áp và dũng khí để tiếp tục sống.

Hàng triệu độc giả của tờ báo danh tiếng hàng đầu thế giới bàng hoàng nhận ra, sự rách rưới, bẩn thỉu, tàn tật hay nghèo khó, không ngăn cản con người trở nên tôn quý và cao cả. Và không cần phải giàu có bạn mới có thể trao đi tình yêu thương, nỗi đồng cảm, thậm chí cả một chút vật chất vốn không có mảy may ra gía trị gì đối với hầu hết mọi người… như là một cây gậy…

James đã viết trong loạt bài gây chấn động của mình rằng: “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút”, là câu nói kỳ lạ nhất lưu truyền trong những người vô gia cư, câu nói kỳ lạ nhất mà anh từng đươc nghe thấy trong đời, bời vì mỗi khi nó được thốt ra từ một người vô gia cư tàn tật, rách nát mà với anh là không thế nào khốn khó hơn, nó bỗng biến thành một sức mạnh cảm hoá mãnh liệt khiến hết thảy những quan niệm cố hữu về người khác, sự lạnh nhạt, vô tình, sự hãnh tiến và ích kỉ của một người ở tầng lớp trên như anh tan biến. Nó cho anh một thứ niềm tin về cuộc sống mà anh chưa bao giờ cảm thấy khi đến những toà nhà tráng lệ nhất New York, giữa những chính khách, nhà tài phiệt, hay ngôi sao đỉnh cao thế giới..

Và chúng ta, những con người chắc chắn giàu có hơn rất nhiều những người vô gia cư khốn khổ, lại thường là những kẻ kêu ca than phiền nhiều nhất về số phận. Thực ra cuộc đời sẽ đơn giản và hạnh phúc hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể nói “Tôi dễ dàng hơn cậu một chút” với bất kì ai đó mà bạn gặp trên đường đời. Bời vì như những người vô gia cư kia, bạn luôn có thể nói câu nói đầy cảm hứng đó ngay cả khi bạn không có gì cả, ngoài… một trái tim.

Thiện Sinh


[Nguồn: https://www.saigonecho.com/index.php/doi-song/suy-tu-dong-doi/28834-gia-ngheo-song-voi-nguoi-vo-gia-cu] (https://www.saigonecho.com/index.php/doi-song/suy-tu-dong-doi/28834-gia-ngheo-song-voi-nguoi-vo-gia-cu)

thuykhanh
05-02-2017, 08:47 AM
Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan


















https://3.bp.blogspot.com/-MxiuoZAz9fo/WNGpp6FI6yI/AAAAAAAAji8/lBis8TBa5HUXrKvkMNUh70DU0G-F3ZYjgCLcB/s640/TVBQGVN-salute.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-MxiuoZAz9fo/WNGpp6FI6yI/AAAAAAAAji8/lBis8TBa5HUXrKvkMNUh70DU0G-F3ZYjgCLcB/s1600/TVBQGVN-salute.jpg)






Trần Trung Tín




Tháng 3 ngày 15, năm 1975: Khóa 31 chinh phục Lâm Viên.




Chưa có dịp đi phép nhiều để làm quen với Đà Lạt dân chính thì chinh chiến đã cận kề.




Từ bãi bắn đang ầm ì vọng về tiếng công phá của hỏa tiễn chống chiến xa. Bắt nhịp theo là từng tràng đại liên M60.
Chiều cao nguyên đang bốc khói nghi ngút.




Trước đó, hai Khóa 28 và 29 đã chấm dứt ngang khóa học nhảy dù. Từ Sàigòn gấp rút trở về.




Và từng đoàn GMC bụi bặm từ Nha Trang ngược núi rừng trở lên Trường Mẹ. Trả lại các niên trưởng Khóa 28 và Khóa 29 đang thụ huấn tại các Trung tâm Huấn luyện Hải và Không quân trong mùa quân sự.




Sân cỏ Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan vẫn nằm đó. Chứng kiến sự trở về bất thường của các sinh viên sĩ quan (SVSQ) trong mùa ly loạn.




Không có cả thì giờ kể hết cho nhau nghe những buồn vui của mùa học quân sự bị đứt quãng. Tất cả SVSQ các Khóa 28, 29, 30 và 31 đã phải túc trực trong tư thế tác chiến.




Lệnh tử thủ được ban ra. Cùng lúc với tin Lâm Đồng bị bỏ ngỏ.




Lúc đó, chủ lực của Quân Đoàn II coi như tan rã. Tới đêm. Được biết Quân Đoàn I đã rút lui.




Tại Đà Lạt, Trường Võ Bị chỉ vỏn vẹn với một Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan!




Âu lo đã ngập kin trong lòng. Ba mẹ ở Pleiku, giờ còn hay mất? Gia đình anh chị em ở Huế, đã ra sao? Còn nữa. Còn những mong chờ ngóng đợi nặng trĩu ở phương Nam.




Trung Đoàn SVSQ sẽ làm được gì? Giữa cơn mê đắm của cuộc triệt thoái hỗn loạn. Hay nói cho đúng hơn là một cuộc tháo chạy không lệnh lạc.




Tử thủ? Có ngăn được các mũi dùi tiến công của quân địch? Một khi cạnh sườn và mặt sau của ta hoàn toàn trống rỗng.




Rút lui? Triệt thoái? Đâu sẽ là điểm dừng lại để chỉnh đốn hàng ngũ?




Như một con thuyền gỗ mong manh vượt biển, quay cuồng trong đêm giông bão, Trung Đoàn SVSQ căng cứng trong
đêm cao nguyên đầy hoảng loạn.




Tin tức bất lợi. Bay đến. Không phải từng ngày. Mà là từng giờ.




Bộ Chỉ Huy của Trung Đoàn SVSQ liệu có đã liên lạc và phối hợp được với các đơn vị bạn hay chưa? Không biết.




Chỉ biết một điều là Thiếu Tướng Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị vẫn còn đó. Vẫn thấy ông có mặt cùng Khối Quân Sự Vụ hằng ngày.




Từ trên cao nhìn xuống qua khe núi. Ban đêm. Đã bắt đầu thấy những điểm sáng nối đuôi nhau hướng ra các trục lộ để đổ xuống quốc lộ 1 trực chỉ phương Nam.




Vậy mà, ban ngày vẫn còn thấy có người tìm về lại Trung Đoàn.




Tiếng loa của Trung Đoàn kêu bộ phận trực ra tiếp nhận Lê Hồng Phong, SVSQ của Đại đội A Khóa 31 (A31), làm ngạc nhiên toàn đại đội. Phép lạ nào giúp nó lành vết mổ mau vậy?




Ngó ra mới thấy trật lấc. Lên thang lầu, nó còn phải ngồi trên ghế! Bị có người khiêng lên mà. Đi chưa nổi, sợ đứt chỉ
tuông máu.
Phải ngồi trong ghế để anh em vác lên lầu là cái chắc. Ngó bộ Lê Hồng Phong A31 coi còn bảnh toỏng hơn bí thứ
Lê Hồng Phong của VC chớ giỡn sao!




Nghe có đứa chủi thề.




- Bệnh viện gì bất nhân quá vậy! Di tản mà bỏ lại bệnh nhân.




Nhăn nhăn bản mặt trắng bệch, Phong cười thoải mái:




- Bậy bạ mày. Bệnh viện tính di tản tao, tao đâu có chịu. Bắt họ chở về đây. Tao đi Võ Bị chứ đâu có đi bệnh viện.




- Thua mày luôn.




Cả đại đội A31 lắc đầu hết ý kiến. Thằng nào ngó bộ cũng cảm động dù biết rằng không biết có lo được thêm chi cho nó hay không?




- Nhằm nhò gì ba cái vết mổ này. Từ đây tới đó tao lành mấy hồi. Cái giọng Sàigòn pha Quảng Bình của Phong nghe
tỉnh khô.




Ngó qua, thấy Mai Văn Đối, con gà què của A31, với một giò còn băng bột quá đầu gối.




- Băng bột dzậy chứ đi nổi không mày? Phong còn ra giọng ghẹo.




- Tính để thêm mấy bữa nữa cho bớt lỏng gối. Nghe mày nói thấy ghét. Cho tới luôn.




Chơi luôn cái tình móc cây bayonnette xẻ luôn miếng băng bột ra, quăng bỏ.




A31 mới có thêm một thằng bịnh. Lại bớt được một thằng què. Coi như huề. Mà huề sao được? Còn phải tính thêm
hai tinh thần gắn bó nữa chớ!




Vậy đó. Trung Đoàn SVSQ Võ Bị là tập hợp của những đơn giản như vậy. Kỷ luật thép đã khuôn đúc những cá nhân
riêng lẻ. Và còn phải nói. Có một cái gì đó nữa. Đã nối kết tất cả thành một khối.




Có lạc quan quá đáng lắm không khi nói lên điều như vậy? Hãy hỏi xem có ai, cựu SVSQ, trong chúng ta không tự hào, hoặc tối thiểu cũng là vui vẻ, khi nghe nói đến Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam?




Vẫn còn có những bàng hoàng và ray rứt. Vẫn nối tiếp những tham gia và đóng góp. Đó có lẽ chính là chất keo kết nối những cựu SVSQ Trường Võ Bị thành một khối.




Tập hợp đã thực sự hoàn hảo chăng? Không phải đâu. Dù thật ít oi, vẫn còn thấy những chập chờn, lọt chọt.




Hay đến với tập hợp chỉ nhằm vui chơi, ăn trên ngồi trước? Không đúng đâu.




Đã có biết bao đàn anh hoặc bạn bè của Trung Đoàn SVSQ Võ Bị đã nằm xuống trên trận địa? Đã có biết bao phần
thân thể, máu thịt gửi lại trên khắp quê hương Việt Nam? Đó là chưa nói gì đến những ê chề, mất mát của nỗi bại vong. Vẫn đè nặng trên tâm tư của những người đã từng chiến đấu.




Để thay vì ấp ủ được câu cười tiếng hát, thì ngược lại chỉ thấy lệ rơi và máu đổ, xảy đến hàng ngày trên khắp quê hương.




Tiếng Tan Hàng đã không do Hệ Thống Tự Chỉ Huy của Trung Đoàn SVSQ Võ Bị xuống lệnh. Nhưng chắc chắn vẫn còn vang vọng trong tâm tư của các Niên Trưởng, của các Khóa 31 lời hô to: Tự Thắng.




Hãy cùng nhau giữ mãi tinh thần Tự Thắng của Trung Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan Trường Võ Bị. Để vượt lên. Cho một ngày mai tươi đẹp.




Trần Trung Tín – Cựu SVSQ Khóa 31

Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

thuykhanh
05-16-2017, 10:22 AM
Từ điện thư



GƯƠNG HY SINH TUYỆT VỜI ĐÃ LÌA ĐỜI


10 Tháng Năm 2017 8:54 CH




http://www.hddaminhthanhlinh.net/images/file/cBI8byGY1AgBApIP/w400/chung.png (http://www.hddaminhthanhlinh.net/images/file/cBI8byGY1AgBApIP/chung.png)




Xin cầu nguyện cho Cha Augustino Nguyễn Viết Chung (1955-2017), Tu hội thánh Vinh Sơn (CM),
mới được Chúa gọi về do căn bệnh phổi lúc 18g18 ngày 10.5.2017 tại Sài Gòn.



GƯƠNG HY SINH TUYỆT VỜI ĐÃ LÌA ĐỜI


Nguyễn Viết Chung học đại học y khoa Sài Gòn sau tôi một năm. Ngay từ năm thứ nhất, anh được học với một người thầy nước ngoài là Marcel Lichtenberger, cũng là thầy dạy tôi, môn Mô học (Histology) và Di truyền học (Genetics).

Giáo sư Marcel Lichtenberger đồng thời cũng là một Linh mục Công giáo người Bỉ.
Ông giảng bài bằng tiếng Pháp, tài liệu học tập cho sinh viên cũng bằng tiếng Pháp. Ông giải đáp thắc mắc cho sinh viên có thể bằng tiếng Pháp, Anh và tiếng Quảng Đông vì ông đã sống ở Trung Quốc 15 năm cho đến khi Mao Trạch Đông lên trục xuất hết các người phương Tây.

Ông sang VN và giảng dạy tại Đại học Y khoa Sài Gòn cho đến tháng 4 năm 1975 thì về nước. Linh mục Giáo sư có nhiều công trình nghiên cứu về di truyền học. Các đàn anh nói rằng một công trình nghiên cứu của ông đã được đề cử dự giải Nobel y học. Dù không đoạt giải nhưng việc được đề cử thôi cũng đã là điểm xuất sắc.

Anh Nguyễn Viết Chung đã có ấn tượng về người thầy vừa uyên bác vừa đạo hạnh như LM GS Lichtenberger, nhất là lúc anh xem ông cử hành lễ trong nhà thờ và làm việc trong phòng thí nghiệm. Lúc đó Nguyễn Viết Chung chưa phải là người Công giáo.

Nhân vật thứ hai có ảnh hưởng trên cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung là Linh mục Jean Caissaigne người Pháp.
Linh mục Jean Caissaigne đã chọn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng ngày nay để phục vụ. Ông mở trường học cho trẻ em và đặc biệt là mở trại chăm sóc bệnh nhân phong (cùi, hủi) nghèo khó, phần lớn là người dân tộc thiểu số.

Bệnh phong xưa kia là một trong 4 bệnh hầu như không chữa được (tứ chưng nan y: phong cùi hủi, lao, xơ gan cổ trướng, ung thư). Hồi đó, người bệnh phong bị làng xã ruồng bỏ, cách ly khỏi xã hội. Gia đình người bệnh phải làm cái chòi trong rừng để ở, có người bị cọp beo ăn thịt.
LM Caissaigne đã trực tiếp chăm sóc cho người bệnh như một y tá, hộ lý dù bản thân ông cũng bị bệnh sốt rét, lao phổi.

Có giai đoạn ông được phong lên chức Giám mục cai quản giáo phận Sài Gòn một thời gian. Hết nhiệm kỳ, ông trở lại trại cùi Di Linh tiếp tục phục vụ người nghèo, người bệnh. Khi ông bệnh nặng, người ta định đưa ông về Pháp để chết, nhưng ông nói

“Tôi là người Pháp nhưng trái tim tôi là của người Việt Nam. Tôi muốn sống trong đau khổ và chết nơi đây. Việt nam là quê hương của tôi”.

Hiện nay ngôi mộ của ông vẫn còn ở Di Linh. Nói đến đây, tôi thấy có cái gì từa tựa như bác sĩ Alexandre Yersin khi ông phục vụ người Việt lúc còn sống và chọn Nha Trang để gửi nắm xương tàn.

Hai nhân vật kể trên đã ảnh hưởng đến cuộc đời anh Nguyễn Viết Chung.
Sau 7 năm học y khoa, vừa học vừa đạp xích lô để kiếm sống và phụ giúp gia đình.

Ra trường, anh được phân công về phòng Sốt Rét tỉnh Đồng Nai, sau đó về bệnh viện Da Liễu TP. HCM để làm việc và học hỏi thêm bệnh ngoài da để sau này chẩn đoán và chữa trị cho bệnh nhân phong. Sau đó, anh tình nguyện về làm việc ở trại phong Bến Sắn thuộc tỉnh Bình Dương. Vậy là anh đã chọn con đường giống Giám mục Caissaigne đã đi khi xưa. Tại đây, một tấm gương thứ 3 đã tác động đến cuộc đời anh Chung đó là Dì Hai Loan (nữ tu, soeur) người tận tình phục vụ các bệnh nhân phong.

Thế rồi anh Chung quyết định theo đạo Công giáo và đi tu để có điều kiện phục vụ. Sau 6-7 năm học, anh được thụ phong Linh mục ở tuổi 48. Anh sống khắc khổ, đơn sơ đến tiều tụy trông thật tội nghiệp. Một người có dịp thăm LM BS Chung kể:

“Phòng cha Chung chỉ vỏn vẹn một chiếc giường gỗ với một chiếc chiếu trải lên đó. Bên cạnh tủ sách là một chiếc ghế và một cái bàn nhỏ. Có cái quạt máy treo tường nhưng không thấy mở! Với khí hậu oi bức mùa hè ở Saigon, tôi không hiểu làm sao cha có thể chịu đựng được “cái nóng ghê người, nóng nóng ghê!”

Cha dẫn tôi đi xem phòng ngủ các thầy. Năm sáu thầy nằm ngủ trong một phòng nhỏ: chỉ có hai giường gỗ, ngoài ra là mấy chiếc chiếu xếp lại, để trên sàn nhà. Thầy nào cảm thấy nằm trên sàn nhà không được thì mới nằm trên giường”.

Hôm nay 10-5-2017, đột ngột nghe tin Linh mục Bác sĩ Chung qua đời, tôi và các bạn của anh thấy vừa ngỡ ngàng vừa thương cảm, vừa ngưỡng mộ tấm gương hy sinh phục vụ quên mình của anh, một Linh mục và cũng là một đồng nghiệp.

(Tôi biết đạo Công giáo có không ít các Linh mục học y khoa và họ vừa là Linh mục, vừa là Bác sĩ. Đạo này có một dòng chuyên về y tế, phục vụ miễn phí cho các bệnh nhân nghèo, nhất là các bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS).

Phan Văn Tú


[nguồn: http://www.hddaminhthanhlinh.net/a1385/guong-hy-sinh-tuyet-voi-da-lia-doi]

thuykhanh
05-19-2017, 03:10 PM
Một Câu Chuyện Thời Chiến


Bùi Quang Dũng


Tôi ra trường năm 1973 và chọn đơn vị Trung đoàn 33 Sư đoàn 21. Theo cấp số bộ binh mỗi Trung đoàn có một
Đại đội Quân y yểm trợ và tôi về làm Đại đội phó cho người tiền nhiệm cũng là BS Dũng làm Đại đội trưởng.
Nhiệm vụ chính của tôi là đi theo Bộ Chỉ Huy Trung đoàn hành quân ở bất cứ nơi nào còn BS ĐĐT làm việc chính
ở hậu cứ của Trung đoàn (trại Nguyễn Viết Cần tại Cần Thơ).



Lúc ấy khoảng cuối năm 1974 và BCH Trung Đoàn đóng quân tại căn cứ Hải quân Xẻo Rô quận Kiên An thuộc
tỉnh Kiên Giang. Căn cứ này nằm trên bờ sông Cái Lớn thông với con kinh 11 đi tân vào U minh nên cũng là
Tổng hành dinh của Lực Lượng Thủy Bộ thuộc HQ. Đây là lực lượng chiến đấu nguy hiểm nhất của HQ vì họ phải bảo vệ các thủy lộ quan trọng, hành quân tiêu diệt địch nên luôn bị tấn công quyết liệt khi hành quân cũng như
khi ở tại căn cứ.



Các tàu của LLTB đậu trên sông Cái Lớn bị VC thả bè lục bình có gắn bom để phá hủy hàng ngày và VC đã dùng đặc công tấn công căn cứ HQ Xẻo Rô trước khi Trung đoàn đến đóng quân. Các nhà kho (ware house) bằng sắt
do quân đội Mỹ xây dựng trong căn cứ đầy kín những vết đạn trên vách sau các cuộc tấn công vào căn cứ bằng
đặc công và bằng hỏa tiễn.



Vị Đại tá Trung đoàn trưởng và BCH đóng quân trong căn cứ của HQ để phối hợp chỉ huy các Tiểu đoàn thuộc
Trung đoàn chiến đấu quanh đó đến tận U minh. Hai lực lượng tăng phái là Quân Y và pháo binh cũng nằm trong BCH, đại diện pháo binh là ông Trung tá Tiểu đoàn trưởng và Thiếu tá TĐ phó thay phiên nhau đi theo BCH hành quân. Tôi lập bệnh xá trong một ware house trống để săn sóc các thương binh thuộc trung đoàn và các đơn vị bạn trong trường hợp khẩn cấp trước khi tản thương.

Các Tiểu đoàn nếu ở gần cũng gởi thương binh về BCH để chữa trị và tản thương vì họ phải di chuyển hành quân liên tục. Một ngày ở BCH hành quân có thể rất xôi động khi có chiến sự nhưng có khi lại rất dài nếu không có
chuyện gì.

Ông ĐT Trung đoàn trưởng luôn luôn mời tôi và đại diện pháo binh ăn cơm chung mỗi ngày để nói chuyện dù tôi
đã nhiều lần từ chối, đối xử rất thân tình và tử tế với tôi. Khi vợ ông xuống thăm ông cũng mời tôi ăn cơm chung
và nói chuyện trên trời dưới đất, chuyện ở Saigon, chuyện văn nghệ văn gừng.
Có một lúc mỗi đêm ông còn kêu tôi và vài sĩ quan khác đánh xì phé và để máy ĐT bên cạnh nghe báo cáo hành quân. Tôi không đủ tiền đánh bạc ông bảo tôi làm phòng mạch kiếm tiền và ông kêu dịch vụ đóng bàn ghế cho tôi, dùng gỗ của các bao bì đạn dược.



Chiến cuộc bất ngờ trở nên sôi động và một tiểu đoàn được điều động về gần căn cứ để chống trả và bào vệ
căn cứ Xẻo Rô. Ban Quân y của Tiểu đoàn báo cáo một quân nhân không muốn chiến đấu nên đã hủy hoại thân
thể bằng cách dùng lựu đạn phá nát chân và họ muốn chuyển thương binh đó về chỗ tôi. Vị ĐT biết điều đó, gặp
tận mặt tôi và ra lệnh:

"Tôi muốn BS không được chuyển thương mà phải giữ lại đây để làm gương cho các binh lính khác", tôi trả lời
tôi sẽ làm theo thượng lệnh. Nhưng sau đó tôi có giải thích với ông là tôi sẽ giữ thương binh này để làm gương
cho các binh sĩ khác cho đến khi nào không thể giữ được nữa.



Anh quân nhân hủy hoại thân thể được chuyển về chỗ tôi, một bên chân của anh đã bị mất tới bắp chân với các
bắp thịt gân dập nát và rỉ máu, anh đã hủy hoại thân thể trước đó 4-5 ngày. Tôi lập tức sơ cứu làm tourniquet cắt
bỏ sạch sẽ các cơ bắp bầm dập và nhiễm trùng rồi băng lại, chích penicillin, thuốc giảm đau. Mỗi ngày tôi đi thăm bệnh và săn sóc anh cùng các quân nhân khác. Nhưng tình trạng vết thương của anh thương binh trở nên trầm trọng hơn, đến ngày thứ ba tôi thấy sắc diện anh thay đổi và bị sốt cao, tôi biết anh đã bị nhiễm trùng nặng và trụ sinh không còn công hiệu. Anh cần được cắt chân nếu không sẽ bị nhiễm trùng máu và có thể chết, tôi phải quyết định ngay.



Tôi ra lệnh gọi tản thương bằng trực thăng. Y tá của tôi khiêng anh thương binh ra bến đò để lên thuyền qua con kinh nhỏ đến bãi đáp trực thăng bên kia bờ. Khi y tá của tôi đang chuyển thương thì ông ĐT không biết ai báo ra
bến đò và hỏi y tá tôi ai ra lệnh tản thương. Ông đạp y tá tôi ngã lăn chiêng gần rơi xuống sông, cấm không cho tản thương. Tôi đang đi tới bến đò thấy mọi sư việc. Y tá hỏi tôi bây giờ làm sao, tôi ra lệnh tản thương tiếp và các y tá đã thi hành lệnh với sự có mặt của tôi.


Tôi trở về bệnh xá với ban Quân Y lòng nặng trĩu không biết chuyện gì sẽ xảy ra cho tôi và cả ban QY. Nhưng dù
có chuyện gì xảy ra tôi cũng chấp nhận vì tôi biết hủy hoại thân thể để khỏi chiến đấu là một tội nhưng tôi là một
bác sĩ không thể để bệnh nhân chết mà không làm gì hết. Tính nhân đạo và nhiệm vụ cứu người của tôi cao hơn
sự nhận định về tội phạm hay thù địch và đó là lý do quân y vẫn săn sóc các bệnh nhân trên chiến trường không phân biệt bạn thù.



Ngày hôm đó và cả ngày hôm sau tôi tránh gặp ông ĐT và tất nhiên không còn ăn cơm với ông như hàng ngày. Tôi cũng lo ban QY sẽ bị trừng phạt nên ở lại bệnh xá với ban QY suốt ngày, tối về ngủ ở bunker do ông Thiếu tá HQ CHT căn cứ dành cho tôi.
Tôi cũng tránh không nói chuyện với ông sĩ quan pháo binh thường ăn cơm chung với tôi và cả các sĩ quan khác trong BCH dù hàng ngày trước đó tôi cũng vẫn nói chuyện với họ rất thân hữu. Nhưng bây giờ họ và tôi đều ngại vì ông ĐT đang ghim tôi, không biết chuyện gì sẽ đến.



Đến ngày thứ ba ông ĐT kêu tôi lên trình diện, ông rất giận và hỏi tôi tại sao dám trái lệnh cấm tản thương và ông
có thể phạt tôi. Tôi trả lời: "Thưa ĐT, tôi đã tuân lệnh ĐT ngay từ đầu và đã gìữ anh QN hủy hoại thân thể lại bệnh
xá trong ba ngày. Nhưng khi anh ta quá đau đớn và bệnh nặng thì tôi không thể gìữ lại. Trước nhất sẽ gây ra phản tác dụng khi các quân nhân khác thấy tình cảnh anh này (vì bệnh xá ở trong một nhà gần với một quán nước nhỏ
nơi các quân nhân thường lui tới).

Sau nữa và quan trọng hơn hết là tôi không thể để mặc một BN mà không cứu chữa đó là trái với lòng nhân đạo
và nhiệm vụ cứu người của tôi".
Ông ĐT hơi khựng lại vì câu trả lời của tôi, càng giận và ra lệnh: "Tôi yêu cầu BS về sửa soạn với ban QY và đi vào quận Hiếu Lễ trong U Minh ngay khi có phương tiện".
Tôi hỏi lại: " thưa ĐT, ĐT muốn tôi vào Hiếu Lễ để làm gì" ông ĐT nói: "BS vào đó làm dân sự vụ cho đến khi nào
tôi kêu về lại". Tôi biết ngay ông ĐT muốn trừng phạt tôi bằng cách đày tôi vào vùng nguy hiểm nhưng là quân nhân tôi phải thi hành lệnh.



Sáng hôm sau tôi và ban QY lên trực thăng đi vào Hiếu lễ nằm giữa rừng U Minh. Quận này nằm ngay trong khu
căn cứ địa của CS và đã từng bị VC đánh chiếm nhiều lần, và dù lúc đó ở trong tay Quốc Gia nhưng lúc nào VC cũng có thể tràn ngập nếu có dịp. Tôi vào đó và ở chung với Trung tá quận trưởng Trương Cuội suốt một tháng.

Trung tâm quận dưới sự bảo vệ của quân đội quốc gia chỉ vỏn vẹn trong vòng bán kinh 1 dậm (mile), ra ngoài là vùng chiến sự. Ra vào quận chỉ dùng trực thăng vì không thể dùng đường bộ hay con kinh 11 bị VC kiểm soát.



Trung tá Trương Cuội rất tử tế đã cho tôi ở ngay tại quận đường, tối ngủ trong bunker tại quận đường với ông (bunker chia làm hai, ông nằm phía trước tôi nằm phía sau). Nếu tôi nhớ không lầm ông có nhà riêng và gia đình
ở Rạch Giá nên trong suốt thời gian tôi ở đó ông ở tại quận đường và đêm nằm trong bunker tôi nghe ông liên lạc với các đơn vị đóng chung quanh báo cáo hoạt động của địch quân, ra lệnh chỉ huy. Có lúc VC đã tính tràn vào chiếm quận nhưng may có một Tiểu đoàn của trung đoàn và một Tiểu đoàn Cao đài hành quân trong vùng nên chúng không dám (các vị TĐT này thường vào quận gặp quận trưởng và mời tôi đến nhậu với họ gần như hàng ngày.



Một chuyện bên lề: một lần Tướng Mạch Văn Trường vừa lên làm Tư lệnh SĐ 21 thay Tướng Hưng đáp trực thăng xuống thị sát các lực lượng chiến đấu, ông quận trưởng và các TĐT phải ra đón, tôi muốn trốn không ra vì tóc dài quá mà tướng Trường nổi tiếng reglot nên sợ ông quạt trước hàng quân nhưng may mắn ông chỉ chiếu tướng tôi
và cho qua khi biết tôi là BS. (Sau này khi tôi bị thương nằm trong QYV Cần Thơ, ông có vào gắn huy chương cho tôi). Đêm nằm trong bunker tôi gối đầu khẩu súng colt và giữ cây M16 bên cạnh nhưng không biết nếu VC tràn vào có làm gì được không.



Trung tá Trương Cuội bị VC lên án xử tử nhiều lần nhưng chúng không giết được ông. Cho đến sau 75 nghe nói
ông đã bị VC bắt và xử bắn dù lúc đó ông đã giải ngũ, tôi xin chân thành cầu nguyện cho ông một quân nhân anh dũng và tài giỏi đã bỏ mình vì chính nghiã quốc gia.



Nhớ lại chuyện cũ tôi hoàn toàn không mang lòng oán hận ông ĐT (mà tôi không nêu tên) đã đày tôi vào vùng
nguy hiểm mà tôi không đáng phải đi. Đây là một kinh nghiệm trong thời chiến và tôi không hề hối tiếc về cách xử
sự của mình. Tôi thông cảm với thái độ căm ghét các binh sĩ hủy hoại thân thể để khỏi chiến đấu của ông ĐT nhưng các giá trị phổ quát của nhân loại còn cao hơn và cần được tôn trọng dù thời bình hay thời chiến. Không thể nhân danh chiến tranh hay bất cứ tình thế nào để chà đạp các chân lý của nhân loại. Chiến tranh hay tai ương sẽ qua đi nhưng con người là mãi mãi.


Bùi Quang Dũng

Viết trong những ngày gần tháng Tư

thuykhanh
05-27-2017, 06:32 AM
Cảm Tạ Miền Nam


Tác Giả: Trà Lũ

Canada đang đầu mùa xuân, đẹp lộng lẫy. Mỗi sáng thức dậy, nhìn ra vườn cây, tôi thấy một thảm xanh lá mạ non hiện ra trước mắt. Ôi cái mầu xanh lá mạ đẹp biết chừng nào. Tuần qua chúng tôi đã đi vào cái mầu xanh ấy. Chúng tôi đã đi Công Viên High Park. Đây là công viên lớn nhất và đẹp nhất Canada, các cụ ạ. Mùa xuân thiên hạ nô nức tới đây xem hoa anh đào. Tôi xin đôi dòng trình các cụ về cái công viên rộng hơn 160 mẫu anh này. Giải đất quý báu đây là món quà của một đại gia tên John Corby tặng cho thành phố Toronto năm 1876. Nó nằm về phiá tây. Vì rộng lớn như vậy nên nó được chia làm nhiều khu vực, nơi cho thể thao, nơi cho giáo dục, nơi cho thiếu nhi, nơi cho ẩm thực, nơi cho vườn cây, nơi cho hồ thiên nhiên, nơi trồng hoa. Chính chỗ này đã là nơi tiếp nhận 2.000 cây hoa anh đào của Nhật Bản tặng năm 1959. Nhật còn tặng cây anh đào 2 lần nữa, vào năm 1984 và 2001. Canada đã trồng 3 đợt anh đào vào 3 khu vực khác nhau. Bạn đến vào đầu mùa xuân thì bạn sẽ thấy hoa anh đào khắp nơi. Hằng ngày công viên High Park này tiếp rước không biết bao nhiêu du khách, ai cũng kè kè máy ảnh.

Tuần qua, trong số du khách này có phe liền ông trong làng An Lạc chúng tôi. Chắc các cụ sẽ hỏi tại sao làng An Lạc lại chia phe, lại có phe liền ông lại có phe liền bà. Thưa, đúng như vậy. Làng tôi mỗi lần họp là mỗi lần nhậu tiệc. Bao giờ các bà cũng xung phong vào bếp tíu tít giúp chủ nhân nấu cỗ và bầy cỗ, còn các ông, tự phong cho mình là các triết nhân quân tử, không được vào bếp nên đều ngồi ở phòng khách mà đấu chuyện. Vì nhiều chuyện hấp dẫn chỉ dành cho đàn ông, nếu nói ra trước mặt các bà thì sẽ bị la là chuyện tầm bậy, nên phe liền ông chúng tôi thỉnh thoảng nổi hứng kêu nhau đi nhậu riêng để được tự do nói các thứ chuyện mặn này. Nơi mà phe các nhà quân tử chúng tôi hay tới họp và nhậu là cái quán ở giữa công viên High Park, tên là ‘The Grenadier’. Quán này nấu các món tây. Món tây, uống rượu tây, nói các chuyện đông tây, đã lắm các cụ ạ. Chuyện mang tên ‘đông tây’ có nghĩa là các chuyện chính chị chính em bên Á đông, tức chuyện phe ta, phe VC, phe Tầu Cộng. Chuyện bên Tây tức là các chuyện bên Mỹ, bên Canada.

Tuần qua, sau khi đi ngắm ba vườn hoa anh đào, các nhà quân tử chúng tôi rủ nhau vào quán này. Đây là quán tây nên chúng tôi nhậu món tây, món điển hình nhất là món bí tết. Thịt bò bí tết ở quán này nó ngon cách gì. Chúng tôi uống rượu đỏ. Rồi rượu vào lời ra. Lời ra lần này toàn là lời bàn về việc VC bán nước cho Tầu. Ông ODP và ông H.O. đã rút iPad trong túi ra rồi bấm cho mọi người coi các hình ảnh phố xá ở tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng toàn du khách Tàu. Lại có cả tấm ảnh chụp một anh Tàu bán vé du lịch VN. Anh ta đeo ở lưng tấm quảng cáo viết chữ này: Viet Nam = Trung Quốc Thành’. Các cụ có hiểu ý nghĩa câu này không ? Thưa, ý anh ta muốn nói ‘Việt Nam là một thành phố của Trung Quốc’. Mẹ bố nó, láo quá.

Đặc biệt Ông ODP kể cho mọi người nghe tin mật vừa được phổ biến trên mạng, tin làm cho mọi người nghe xong đều giơ tay lên trời mà la: CSVN đốn mạt đến thế sao ! Đó là chuyện của Trịnh Xuân Thanh vừa phổ biến các tội phạm của bè lũ chóp bu Hà Nội ăn cắp tiền bán dầu thô ngoài biển. Vì Ông Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị công ty dầu khí nên ông biết rất rõ việc này. Thì ra tầu các nước khi nhận xong dầu thô ngay tại các giàn khoan dầu, họ trả tiền tại chỗ. Bọn VC đem 70% về cho ngân sách, còn 30% thì chúng bỏ túi chia nhau. Vì chia nhau không đều nên bọn chúng đấu đá nhau. Việc này được dấu kín do lệnh từ thời Võ Văn Kiệt. Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, mỗi năm VN bán 20 triệu tấn dầu thô, chúng ăn cắp 30%, tức là khoảng 6 triệu tấn mỗi năm. Mỗi tấn giá trung bình khoảng 600 đô, như vậy bọn Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng bỏ túi 36 tỷ đô. Tôi xin lặp lại: 36 tỷ đô la nha. Trịnh Xuân Thanh là người trong cuộc, biết rõ ngành ngọn, chắc tiền được chia cho anh ta về dầu khí cũng bộn lắm. Vì anh bị tố còn ăn cắp nhiều thứ tiền khác nữa, Thanh không chối tội, nhưng thấy tức quá vì bọn bay còn ăn bẩn hơn tao ngàn lần mà sao bọn bay dám tố tao. Nay Thanh trốn ở Âu Châu và thấy được an toàn nên Thanh mở miệng. Các cụ ơi, bọn CSVN bán đất bán biển, nay lộ thêm tội bán dầu thô bỏ túi, việc này ngoài sức tưởng tượng. Tầu Cộng biết rõ việc này cho nên VC không dám chống Tàu là thế. Tụi bay mà chống tao thì tao phổ biến cho toàn dân VN và thế giới biết cái kho tiền ăn gian ăn cắp của tụi bay, tụi bay có mà chạy đằng trời.

Anh John cũng rút trong túi ra một bài báo dài với tựa đề là ‘ Cuộc di dân khổng lồ có một không hai trong lịch sử: người Trung Hoa sang VN du lịch’. Hiện nay, lượng du khách TC sang VN qua cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh đã tăng đột biến, khiến nơi đây ‘thất thủ’ vì tình trạng quá tải. Đoàn người TC xếp hàng đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành vậy. Bài viết được chứng minh bằng 3 tấm hình người Tàu xếp hàng chật kín mặt đường. TC chọn Quảng Ninh vì tỉnh này giống như một Việt Nam thu nhỏ. Nó có biển đảo, đồng bằng trung du, đồi núi, đặc biệt là giáp biên giới TC. TC đang bắt đầu thâu tóm VN theo nghị quyết 2020. Đồng bào ơi, một ngàn năm nô lệ giặc Tàu thứ hai đang bắt đầu...

Ông ODP góp thêm ý: Tôi cũng mới đọc được một bài trên mạng nói về ‘con đường tơ lụa mới’. TC công bố đã làm xong việc nối kết đường sắt, từ tỉnh Chiết Giang bên Tàu sang tới London bên Anh. TC đã mời mọc tùm lum khách khứa tới đại hội mừng Con Đường Tơ Lụa Mới này vào tháng 5. TC khoe đây là một sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm 2017 vì sẽ có ít nhất 110 nước đến tham dự trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia. Nhưng kết quả vô cùng thê thảm, chỉ có duy nhất một lãnh đạo trong nhóm Thất Cường G7 là thủ tướng nước Ý trả lời tham dự mà thôi...

Mặc dù Trung Cộng cố gắng mô tả con đường tơ lụa mới này nhằm chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người ở mọi nơi, nhưng các nước đã nghĩ khác, đã biết ý đồ thâm sâu của TC là tuồn hàng rẻ bèo ra và chở xăng dầu về cho mình. Hiện nay ai cũng biết là TC rất thiếu dầu cho các nhà máy toàn quốc. TC cố chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN là để lấy kho dầu ở dưới là thế.

Con đường tơ lụa này khác hẳn con đường tơ lụa của Trung Hoa cổ đại cách đây 2000 năm, lúc bấy giờ là trao đổi hàng hoá và văn hóa với tây phương. Lúc bấy giờ văn minh Trung Hoa là nhân bản, khai phóng, hàng hóa Trung Hoa là nghệ thuật như đồ gốm, lụa, giấy, thuốc pháo, địa bàn, là vốn qúy cho nhân loại, phục vụ Con Người.

Bữa nay có rượu nên các nhà quân tử chúng tôi đã miên man nhiều chuyện quá. Xin được trở về làng để ăn Bún Bò Huế. Đây lại là chuyện dài nữa.

Số là cuối tháng Tư vừa qua, sau khi đi dự lễ chào quốc kỳ VNCH ở trước quốc hội tỉnh bang Ontario về, chúng tôi đã biểu quyết là sẽ mừng lễ Các Bà Mẹ tại nhà Chị Ba Biên Hòa, và lần này xin Chị Ba cho ăn bún bò Huế. Nói thì nói thế chứ làm sao Chị Ba gốc Biên Hoà Saigon mà biết nấu bún bò Huế. Vì biết trong làng có 2 cô gốc Huế, Cô Tôn Nữ và Cô Cao Xuân, hai cô thuộc 2 dòng họ lớn ở kinh đô ngày xưa, hai Cô lại là bạn thân của Chị Ba, thế nào hai cô chẳng giúp. Quả đúng như vậy, hai cô đã xắn tay áo giúp Chị Ba nấu món quốc hồn quốc túy này. Cô Tôn Nữ bao giờ cũng cười hí hí rồi nói: Chỉ có món Bún Bò Huế của tụi em là có gốc thuần túy VN nha, chứ món phở bò tuy từ Hà Nội nhưng gốc ngoại lai vì có người cho là từ món xúp bò của Pháp hay từ món xáo trâu của Tàu, còn món hủ tiếu của Saigon thì rõ ràng gốc Tàu, hủ tiếu là tiếng Tàu mà.

Hai cô Huế và Chị Ba đã nấu món bún bò đãi làng ngon hết sức. Tôi thấy trên mạng có một bài viết về món này rất hay, tiếc là không rõ tác giả vì bài trên mạng không ghi gì cả. Rằng gốc tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Bên cạnh bún và thịt bò người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đây là cái bàn chân con heo đã cạo trắng, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò được chặt làm đôi, hoặc một khoanh tròn phần trên của móng. Xin nhớ đây là giò heo chứ không phải thịt heo, do đó tên tô bún này là bún bò giò heo chứ không phải bún bò thịt heo. Để nước xáo được trong người ta bỏ vào nồi một trái thơm và một ít nhánh sả, hai thứ này làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn. Ngoài miếng giò heo, người Huế còn cho vào tô bún những miếng bắp chuối xắt lát và những cọng rau quế. Các thứ thịt trong tô bún bò không có mùi tanh mà có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Người Huế lại thích cay. Nồi nước bún bò trên mặt đỏ au vì ớt. Đã thế, trên bàn ăn, còn có thêm đĩa ớt sừng trâu hay ớt hiểm. Dân làng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng và vì cay. Chị Ba Biên Hoà cay rớm nước mắt, anh John ăn tô bún mà toát mồ hôi vì cái cay rất Huế này. Anh H.O. xin thêm điã giá sống, nhưng chủ bếp nhất định không cho. Hai cô Huế bảo: tô bún bò giò heo Huế chính thống không bao giờ có giá sống, anh không được mang chất Nam kỳ vào tô bún Trung kỳ này.


http://saigonecho.com/images/2017/Phiem/canada_vn_flags.jpg


Hình ảnh một buổi tập hợp của cộng đồng người Việt tại Canada do Liên Hội Người Việt Canada - Vietnamese Canadian Federation tổ chức
(Ảnh trên Net)

Rồi Cụ B.95 đòi nghe chuyện thời sự. Bèn có ngay. Chuyên viên thời sự là Anh John. Chuyện ngày 30 tháng Tư Đen, chuyện lễ chào quốc kỳ VNCH trước tiền đình quốc hội bang Ontario ngày 29/4, và trước tiền đình quốc hội liên bang Canada ở Ottawa ngày 1/5, cả 2 buổi lễ đều có nhiều dân biểu Canada tham dự. Các vị khách này đều choàng cờ vàng trên vai. Lần đầu tiên cờ vàng của chúng ta được kéo lên cột cờ chính thức của quốc hội Canada. VC có toà đại sứ ở đây nhưng các quan phải nín khe.

Ngoài ra, thượng tuần tháng Năm Toronto có buổi ra mắt 2 cuốn sách mới do Học Viện Công Dân tổ chức. Sách mới thứ nhất là cuốn Pháp Luật của Platon do dịch giả nổi tiếng quốc tế Đỗ Khánh Hoan, và cuốn thứ hai là Luận Thuyết Thứ hai về Chính quyền của John Locke do dịch giả thông thái Nông Duy Trường. Đây là 2 tác phẩm lớn của thế giới. Hai dịch giả là hai nhân vật sáng giá trong cộng đồng VN. GS Đỗ khánh Hoan là giáo sư trưởng ban Anh văn của Đại Học Văn Khoa ngày xưa. GS Nông Duy Trường là chủ tịch của Học Viện Công Dân bên Hoa Kỳ. Các sách dịch của hội này được giới trí thức ở VN rất trân qúy và họ đã xin in lại ở VN. Các cụ biết không, cuốn Pháp Luật của Platon viết cách đây 2400 năm, là nền móng cho kho tàng triết học thế giới. John Locke là một nhà vật lý và một nhà tư tưởng lớn của thế giới triết học, ông sinh năm 1632 tại Anh. Những điều căn bản trong Bản Tuyên Ngôn Đôc Lập Hoa Kỳ năm 1776 và Hiến Pháp Hoa Kỳ có gốc từ các ý tưởng của John Locke và Platon.

Đó là tin thời sự nổi về cộng đồng VN. Còn tin nước Canada thì sao ? Tin nổi bật nhất là vua Trump bên Mỹ đang có ý định tăng thuế nhập cảng đánh vào các loại gỗ mềm và các sản phẩm thực phẩm của Canada có liên hệ tới sữa. Canada tỏ ra bất bình về 2 việc này. Chưa biết quyết định cuối cùng về tăng thuế sẽ ra sao. Xin các cụ bên Hoa Kỳ nhớ nha, bộ bàn ghế ở phòng ăn của qúy vị có thể làm bằng gỗ Canada đấy nha, ly kem quý vị đang ăn có thể làm từ sữa Canada đấy nha.

Còn một tin sốt giẻo nữa là ông Emmanuel Macron vừa đắc cử Tổng Thống Pháp. Vua Macron còn rất trẻ, mới 39 tuổi, còn bà vợ Brigitte Trogneux những 63, cách nhau 24 tuổi. Già trẻ không sao, ‘Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ’, lời thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương thật là đúng với Vua Macron. Khẩu hiệu của Vua là ‘ Tiến lên’ mà. Xin chúc đồng bào VN bên Pháp hạnh phúc với tân chính sách của tân vương.

Tin thời sự thì nhiều lắm. Riêng tôi, tôi hay đi tìm cái vui trong các tin thời sự. Tháng này có 2 tin làm tôi cười: Tin thứ nhất là cuối tháng Tư vừa qua một thiếu nữ ở Halifax bang Nova Scotia ở miền đông Canada, khi đang đi chợ ở siêu thị Superstore thì thấy đau bụng. Cô liền chạy vội vào nhà vệ sinh, không ngờ cô chuyển bụng và đã đẻ con ngay trong bồn cầu. Giám đốc siêu thị nghe tiếng la hét liền chạy vào và thấy việc sinh đẻ đang diễn ra. Ông và nhân viên đã giúp phần sơ khởi và sau đó xe 911 đã chở hai mẹ con vào bệnh viện hộ sản. Ban giám đốc siêu thị cho biết họ sẽ tổ chức một tiệc mừng khi hai mẹ con xuất viện, và cả năm 2017 này em bé sẽ được siêu thị tặng tã lót miễn phí.

Chuyện thứ hai là chuyện cô gái nghịch ngợm ở Toronto. Chuyện xảy ra cũng cuối tháng Tư đen. Một cô gái trẻ, đi qua khu xây cất, thấy cái ròng rọc cô bèn leo lên chơi và bấm máy. Không ngờ cái ròng rọc đã đưa cô lên cao ngang tầm lầu thứ 20. Cô bỗng sợ hãi và khóc thét lên. Cảnh sát phải mời xe chữa lửa tới. Họ đã phải dùng xe cần cẩu mới đưa được cô xuống đất an toàn. Vì Cô đã đung đưa trong gió 4 tiếng đồng hồ nên Cô được đưa đến bệnh viện xem xét, và sau đó cô được về nhà. Nhưng cảnh sát cho biết cô sẽ bị phạt vì tội phá phách. Con gái Canada nghịch thế đấy quý cụ ạ.

À, tôi còn tin thứ 3 nữa, rất Canada. Là hiện nay Canada đang sắp vào mùa hè. Tại một nông trại gà ở Calgary miền tây, có hai mẹ con bà Megan Wylie là chủ trại. Hai mẹ con thường thấy cứ mùa hè là nhiều người hay đến trại mua trứng gà, họ không mua nhiều mà chỉ mua vừa đủ ăn trong hai ba ngày, họ bảo trứng tươi mới bổ. Hai mẹ con liền nảy ra sáng kiến là cho thuê gà đẻ. Sẽ có chuồng gà và thức ăn cho gà kèm theo. Bạn có thể thuê hai con gà. Mỗi ngày bảo đảm gà sẽ đẻ hai quả trứng. Bạn có thể thuê gà cho đến tháng 10 khi trời vào thu. Cụ nào muốn nghe tiếng gà cục tác khi nó đẻ xong, trong năm con gà này, xin ghé Calgary, hỏi trại cô Wylie nha.

Kể đến đây xong thì anh John xin hết phần tin thời sự. Cụ B.95 lắc đầu chưa chịu. Cụ lên tiếng hỏi: Thế còn chuyện cười của tôi đâu ?

Anh John chưa kịp lên tiếng thì anh H.O. nói ngay: Bữa nay ăn món bún bò Huế thì phải kể chuyện Huế. Tôi có một chuyện về việc này. Rằng có một buổi trại dành cho con trai để đi làm việc thiện. Buổi sáng đầu tiên anh trưởng trại thổi còi tập họp và hỏi đã đủ mặt mọi người chưa để bắt đầu việc xúc cát làm đường. Trại trưởng nói: ‘ Các anh đã đủ chưa, nếu đủ rồi thì đi xúc cát’. Cả bọn con trai nghe xong liền cười bò ra, mãi không thôi, vì anh trại trưởng là người Huế, nói giọng Huế. Tiếng ‘đủ’ và ‘xúc cát’ lọt vào tai bọn con trai có máu xấu đã hóa thành tiếng tục. Cụ B.95 nghe đến đây, thấy mọi người cười ha hả thì cụ ngơ ngác hỏi Cô Huế Cao Xuân: Nghĩa là sao ? Cô cười hi hi rồi trả lời Cụ: Bác đừng nghe chuyện này, chuyện tục và mặn đấy bác ạ !

Để không khí trở lại thanh tao thánh thiện, ông ODP nói: Ngày xưa tôi đóng quân ở Huế, có đến ăn bún bò Mụ Rớt. Quả là ngon. Chỉ tiếc rằng sau 1975, chồng bà Rớt bị VC giết vì tội vợ chồng mụ đã dám nấu bún bò ngon nuôi bao nhiêu bọn ngụy. Nhưng thôi chuyện Huế như vậy đủ rồi. Nhân dịp 30 tháng Tư Đen, tôi nhớ tới bài thơ của nhà văn Phan Huy ‘ Cảm tạ Miền Nam’ hay quá xá. Phan Huy là một nhà thơ có tiếng ở Miền Bắc. Sau 1975 ông có dịp vào Miền Nam, ông đã xém té ngửa khi thấy Miền Nam vô cùng rực rỡ. Giống y như nhà văn Dương Thu Hương, ông đã mở mắt. Ông thấy Miền Nam không tồi tệ xấu xa như Bác và Đảng dạy, không phải Miền Bắc đã giải phóng Miền Nam, mà ngược lại. Tôi định chỉ trích mấy câu nhưng vì mọi câu trong bài thơ đều hay cả, nên xin đọc hết cho cả làng nghe.

Đã từ lâu tôi có điều muốn nói

với Miền Nam, miền đất thân quen

một lời cảm ơn tha thiết chân tình

của miền Bắc xứ ngàn năm văn vật.

Tôi đã vào một xứ sở thần tiên

Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền

Cơm áo no lành, con người hạnh phúc

Tôi đã ngạc nhiện với lòng thán phục

Mở mắt to nhìn nửa nước anh em

Mà Đảng bảo là bị lũ ngụy quyền

Áp bức, đọa đầy, đói ăn khát uống.

Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động

Đất nước con người dân chủ tự do

Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô

Giận Đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt !

Cảm tạ Miền Nam !

Mong các cụ chép bài thơ này rồi trao cho con cho cháu nha.

TRÀ LŨ

[Nguồn: http://saigonecho.com/index.php/phiem/tra-lu/30241-cam-ta-mien-nam]

ntđl
05-27-2017, 07:25 AM
*

Chị TK.
Chị vẫn thường ha, Chừ thì chỉ cần nghe vẫn thường là đã yên bụng. Lóng này nú có hơi xìu chị TK ôi.

Cám ơn chị bài dán trên kia.
Ông Trà lủ lúc mô nói chuyện cũng có duyên hết biết.
Bác HZ có vào mang cái kiếng lúp chiếu vô hình trong bài heng. Có xếp của bác trong trỏng, có cả ông hội trưởng gia đình mũ đỏ và... có cả tướng công tui.
(cứ kiếm cha nào đẹp giai nhứt, tóc bạc nhứt là chính hắn)

Cám ơn chị TK, tặng cái bông hồng đứng lấy điểm
:z57:
(từ hồi bị tôm phản nàn vụ bông héo thì nú cẩn thận hơn việc chọn bông. Tôm ơi tôm, xô coi bộ quí tôm heng, thành đeo theo chọc dỡn cho vui, nhưng hễ tôm bị xô xuống giếng thiệt thì nú sẽ đi theo tôm cho có bạn.

XXG
05-27-2017, 08:02 AM
....từ hồi bị tôm phản nàn vụ bông héo thì nú cẩn thận hơn việc chọn bông. Tôm ơi tôm, xô coi bộ quí tôm heng, thành đeo theo chọc dỡn cho vui, nhưng hễ tôm bị xô xuống giếng thiệt thì nú sẽ đi theo tôm cho có bạn. Xô hoài chứ gì chị Lucy! Ảnh lọt cái tủm xuống, lọ mọ leo lên (tỉnh bơ) cãi tiếp hà. Mấy lần rồi... Thương chỗ đó!

Have a great weekend, chị!

XXG
05-27-2017, 08:04 AM
Sorry, đăng một post bị sang trang. Để Xô mang bài qua cho chị TK.___



Cảm Tạ Miền Nam


Tác Giả: Trà Lũ

Canada đang đầu mùa xuân, đẹp lộng lẫy. Mỗi sáng thức dậy, nhìn ra vườn cây, tôi thấy một thảm xanh lá mạ non hiện ra trước mắt. Ôi cái mầu xanh lá mạ đẹp biết chừng nào. Tuần qua chúng tôi đã đi vào cái mầu xanh ấy. Chúng tôi đã đi Công Viên High Park. Đây là công viên lớn nhất và đẹp nhất Canada, các cụ ạ. Mùa xuân thiên hạ nô nức tới đây xem hoa anh đào. Tôi xin đôi dòng trình các cụ về cái công viên rộng hơn 160 mẫu anh này. Giải đất quý báu đây là món quà của một đại gia tên John Corby tặng cho thành phố Toronto năm 1876. Nó nằm về phiá tây. Vì rộng lớn như vậy nên nó được chia làm nhiều khu vực, nơi cho thể thao, nơi cho giáo dục, nơi cho thiếu nhi, nơi cho ẩm thực, nơi cho vườn cây, nơi cho hồ thiên nhiên, nơi trồng hoa. Chính chỗ này đã là nơi tiếp nhận 2.000 cây hoa anh đào của Nhật Bản tặng năm 1959. Nhật còn tặng cây anh đào 2 lần nữa, vào năm 1984 và 2001. Canada đã trồng 3 đợt anh đào vào 3 khu vực khác nhau. Bạn đến vào đầu mùa xuân thì bạn sẽ thấy hoa anh đào khắp nơi. Hằng ngày công viên High Park này tiếp rước không biết bao nhiêu du khách, ai cũng kè kè máy ảnh.

Tuần qua, trong số du khách này có phe liền ông trong làng An Lạc chúng tôi. Chắc các cụ sẽ hỏi tại sao làng An Lạc lại chia phe, lại có phe liền ông lại có phe liền bà. Thưa, đúng như vậy. Làng tôi mỗi lần họp là mỗi lần nhậu tiệc. Bao giờ các bà cũng xung phong vào bếp tíu tít giúp chủ nhân nấu cỗ và bầy cỗ, còn các ông, tự phong cho mình là các triết nhân quân tử, không được vào bếp nên đều ngồi ở phòng khách mà đấu chuyện. Vì nhiều chuyện hấp dẫn chỉ dành cho đàn ông, nếu nói ra trước mặt các bà thì sẽ bị la là chuyện tầm bậy, nên phe liền ông chúng tôi thỉnh thoảng nổi hứng kêu nhau đi nhậu riêng để được tự do nói các thứ chuyện mặn này. Nơi mà phe các nhà quân tử chúng tôi hay tới họp và nhậu là cái quán ở giữa công viên High Park, tên là ‘The Grenadier’. Quán này nấu các món tây. Món tây, uống rượu tây, nói các chuyện đông tây, đã lắm các cụ ạ. Chuyện mang tên ‘đông tây’ có nghĩa là các chuyện chính chị chính em bên Á đông, tức chuyện phe ta, phe VC, phe Tầu Cộng. Chuyện bên Tây tức là các chuyện bên Mỹ, bên Canada.

Tuần qua, sau khi đi ngắm ba vườn hoa anh đào, các nhà quân tử chúng tôi rủ nhau vào quán này. Đây là quán tây nên chúng tôi nhậu món tây, món điển hình nhất là món bí tết. Thịt bò bí tết ở quán này nó ngon cách gì. Chúng tôi uống rượu đỏ. Rồi rượu vào lời ra. Lời ra lần này toàn là lời bàn về việc VC bán nước cho Tầu. Ông ODP và ông H.O. đã rút iPad trong túi ra rồi bấm cho mọi người coi các hình ảnh phố xá ở tỉnh Bắc Ninh và Hải Phòng toàn du khách Tàu. Lại có cả tấm ảnh chụp một anh Tàu bán vé du lịch VN. Anh ta đeo ở lưng tấm quảng cáo viết chữ này: Viet Nam = Trung Quốc Thành’. Các cụ có hiểu ý nghĩa câu này không ? Thưa, ý anh ta muốn nói ‘Việt Nam là một thành phố của Trung Quốc’. Mẹ bố nó, láo quá.

Đặc biệt Ông ODP kể cho mọi người nghe tin mật vừa được phổ biến trên mạng, tin làm cho mọi người nghe xong đều giơ tay lên trời mà la: CSVN đốn mạt đến thế sao ! Đó là chuyện của Trịnh Xuân Thanh vừa phổ biến các tội phạm của bè lũ chóp bu Hà Nội ăn cắp tiền bán dầu thô ngoài biển. Vì Ông Thanh là chủ tịch hội đồng quản trị công ty dầu khí nên ông biết rất rõ việc này. Thì ra tầu các nước khi nhận xong dầu thô ngay tại các giàn khoan dầu, họ trả tiền tại chỗ. Bọn VC đem 70% về cho ngân sách, còn 30% thì chúng bỏ túi chia nhau. Vì chia nhau không đều nên bọn chúng đấu đá nhau. Việc này được dấu kín do lệnh từ thời Võ Văn Kiệt. Chỉ tính trong 10 năm Nguyễn Tấn Dũng làm thủ tướng, mỗi năm VN bán 20 triệu tấn dầu thô, chúng ăn cắp 30%, tức là khoảng 6 triệu tấn mỗi năm. Mỗi tấn giá trung bình khoảng 600 đô, như vậy bọn Nguyễn Tấn Dũng và Đinh La Thăng bỏ túi 36 tỷ đô. Tôi xin lặp lại: 36 tỷ đô la nha. Trịnh Xuân Thanh là người trong cuộc, biết rõ ngành ngọn, chắc tiền được chia cho anh ta về dầu khí cũng bộn lắm. Vì anh bị tố còn ăn cắp nhiều thứ tiền khác nữa, Thanh không chối tội, nhưng thấy tức quá vì bọn bay còn ăn bẩn hơn tao ngàn lần mà sao bọn bay dám tố tao. Nay Thanh trốn ở Âu Châu và thấy được an toàn nên Thanh mở miệng. Các cụ ơi, bọn CSVN bán đất bán biển, nay lộ thêm tội bán dầu thô bỏ túi, việc này ngoài sức tưởng tượng. Tầu Cộng biết rõ việc này cho nên VC không dám chống Tàu là thế. Tụi bay mà chống tao thì tao phổ biến cho toàn dân VN và thế giới biết cái kho tiền ăn gian ăn cắp của tụi bay, tụi bay có mà chạy đằng trời.

Anh John cũng rút trong túi ra một bài báo dài với tựa đề là ‘ Cuộc di dân khổng lồ có một không hai trong lịch sử: người Trung Hoa sang VN du lịch’. Hiện nay, lượng du khách TC sang VN qua cửa khẩu Móng Cái thuộc tỉnh Quảng Ninh đã tăng đột biến, khiến nơi đây ‘thất thủ’ vì tình trạng quá tải. Đoàn người TC xếp hàng đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành vậy. Bài viết được chứng minh bằng 3 tấm hình người Tàu xếp hàng chật kín mặt đường. TC chọn Quảng Ninh vì tỉnh này giống như một Việt Nam thu nhỏ. Nó có biển đảo, đồng bằng trung du, đồi núi, đặc biệt là giáp biên giới TC. TC đang bắt đầu thâu tóm VN theo nghị quyết 2020. Đồng bào ơi, một ngàn năm nô lệ giặc Tàu thứ hai đang bắt đầu...

Ông ODP góp thêm ý: Tôi cũng mới đọc được một bài trên mạng nói về ‘con đường tơ lụa mới’. TC công bố đã làm xong việc nối kết đường sắt, từ tỉnh Chiết Giang bên Tàu sang tới London bên Anh. TC đã mời mọc tùm lum khách khứa tới đại hội mừng Con Đường Tơ Lụa Mới này vào tháng 5. TC khoe đây là một sự kiện ngoại giao lớn nhất trong năm 2017 vì sẽ có ít nhất 110 nước đến tham dự trong đó có 28 nguyên thủ quốc gia. Nhưng kết quả vô cùng thê thảm, chỉ có duy nhất một lãnh đạo trong nhóm Thất Cường G7 là thủ tướng nước Ý trả lời tham dự mà thôi...

Mặc dù Trung Cộng cố gắng mô tả con đường tơ lụa mới này nhằm chia xẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọi người ở mọi nơi, nhưng các nước đã nghĩ khác, đã biết ý đồ thâm sâu của TC là tuồn hàng rẻ bèo ra và chở xăng dầu về cho mình. Hiện nay ai cũng biết là TC rất thiếu dầu cho các nhà máy toàn quốc. TC cố chiếm Hoàng Sa và Trường Sa của VN là để lấy kho dầu ở dưới là thế.

Con đường tơ lụa này khác hẳn con đường tơ lụa của Trung Hoa cổ đại cách đây 2000 năm, lúc bấy giờ là trao đổi hàng hoá và văn hóa với tây phương. Lúc bấy giờ văn minh Trung Hoa là nhân bản, khai phóng, hàng hóa Trung Hoa là nghệ thuật như đồ gốm, lụa, giấy, thuốc pháo, địa bàn, là vốn qúy cho nhân loại, phục vụ Con Người.

Bữa nay có rượu nên các nhà quân tử chúng tôi đã miên man nhiều chuyện quá. Xin được trở về làng để ăn Bún Bò Huế. Đây lại là chuyện dài nữa.

Số là cuối tháng Tư vừa qua, sau khi đi dự lễ chào quốc kỳ VNCH ở trước quốc hội tỉnh bang Ontario về, chúng tôi đã biểu quyết là sẽ mừng lễ Các Bà Mẹ tại nhà Chị Ba Biên Hòa, và lần này xin Chị Ba cho ăn bún bò Huế. Nói thì nói thế chứ làm sao Chị Ba gốc Biên Hoà Saigon mà biết nấu bún bò Huế. Vì biết trong làng có 2 cô gốc Huế, Cô Tôn Nữ và Cô Cao Xuân, hai cô thuộc 2 dòng họ lớn ở kinh đô ngày xưa, hai Cô lại là bạn thân của Chị Ba, thế nào hai cô chẳng giúp. Quả đúng như vậy, hai cô đã xắn tay áo giúp Chị Ba nấu món quốc hồn quốc túy này. Cô Tôn Nữ bao giờ cũng cười hí hí rồi nói: Chỉ có món Bún Bò Huế của tụi em là có gốc thuần túy VN nha, chứ món phở bò tuy từ Hà Nội nhưng gốc ngoại lai vì có người cho là từ món xúp bò của Pháp hay từ món xáo trâu của Tàu, còn món hủ tiếu của Saigon thì rõ ràng gốc Tàu, hủ tiếu là tiếng Tàu mà.

Hai cô Huế và Chị Ba đã nấu món bún bò đãi làng ngon hết sức. Tôi thấy trên mạng có một bài viết về món này rất hay, tiếc là không rõ tác giả vì bài trên mạng không ghi gì cả. Rằng gốc tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Bên cạnh bún và thịt bò người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đây là cái bàn chân con heo đã cạo trắng, cái móng già đã được lấy đi. Miếng giò được chặt làm đôi, hoặc một khoanh tròn phần trên của móng. Xin nhớ đây là giò heo chứ không phải thịt heo, do đó tên tô bún này là bún bò giò heo chứ không phải bún bò thịt heo. Để nước xáo được trong người ta bỏ vào nồi một trái thơm và một ít nhánh sả, hai thứ này làm cho giò heo mau mềm mà vẫn dòn. Ngoài miếng giò heo, người Huế còn cho vào tô bún những miếng bắp chuối xắt lát và những cọng rau quế. Các thứ thịt trong tô bún bò không có mùi tanh mà có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Người Huế lại thích cay. Nồi nước bún bò trên mặt đỏ au vì ớt. Đã thế, trên bàn ăn, còn có thêm đĩa ớt sừng trâu hay ớt hiểm. Dân làng tôi vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng và vì cay. Chị Ba Biên Hoà cay rớm nước mắt, anh John ăn tô bún mà toát mồ hôi vì cái cay rất Huế này. Anh H.O. xin thêm điã giá sống, nhưng chủ bếp nhất định không cho. Hai cô Huế bảo: tô bún bò giò heo Huế chính thống không bao giờ có giá sống, anh không được mang chất Nam kỳ vào tô bún Trung kỳ này.


http://saigonecho.com/images/2017/Phiem/canada_vn_flags.jpg


Hình ảnh một buổi tập hợp của cộng đồng người Việt tại Canada do Liên Hội Người Việt Canada - Vietnamese Canadian Federation tổ chức
(Ảnh trên Net)

Rồi Cụ B.95 đòi nghe chuyện thời sự. Bèn có ngay. Chuyên viên thời sự là Anh John. Chuyện ngày 30 tháng Tư Đen, chuyện lễ chào quốc kỳ VNCH trước tiền đình quốc hội bang Ontario ngày 29/4, và trước tiền đình quốc hội liên bang Canada ở Ottawa ngày 1/5, cả 2 buổi lễ đều có nhiều dân biểu Canada tham dự. Các vị khách này đều choàng cờ vàng trên vai. Lần đầu tiên cờ vàng của chúng ta được kéo lên cột cờ chính thức của quốc hội Canada. VC có toà đại sứ ở đây nhưng các quan phải nín khe.

Ngoài ra, thượng tuần tháng Năm Toronto có buổi ra mắt 2 cuốn sách mới do Học Viện Công Dân tổ chức. Sách mới thứ nhất là cuốn Pháp Luật của Platon do dịch giả nổi tiếng quốc tế Đỗ Khánh Hoan, và cuốn thứ hai là Luận Thuyết Thứ hai về Chính quyền của John Locke do dịch giả thông thái Nông Duy Trường. Đây là 2 tác phẩm lớn của thế giới. Hai dịch giả là hai nhân vật sáng giá trong cộng đồng VN. GS Đỗ khánh Hoan là giáo sư trưởng ban Anh văn của Đại Học Văn Khoa ngày xưa. GS Nông Duy Trường là chủ tịch của Học Viện Công Dân bên Hoa Kỳ. Các sách dịch của hội này được giới trí thức ở VN rất trân qúy và họ đã xin in lại ở VN. Các cụ biết không, cuốn Pháp Luật của Platon viết cách đây 2400 năm, là nền móng cho kho tàng triết học thế giới. John Locke là một nhà vật lý và một nhà tư tưởng lớn của thế giới triết học, ông sinh năm 1632 tại Anh. Những điều căn bản trong Bản Tuyên Ngôn Đôc Lập Hoa Kỳ năm 1776 và Hiến Pháp Hoa Kỳ có gốc từ các ý tưởng của John Locke và Platon.

Đó là tin thời sự nổi về cộng đồng VN. Còn tin nước Canada thì sao ? Tin nổi bật nhất là vua Trump bên Mỹ đang có ý định tăng thuế nhập cảng đánh vào các loại gỗ mềm và các sản phẩm thực phẩm của Canada có liên hệ tới sữa. Canada tỏ ra bất bình về 2 việc này. Chưa biết quyết định cuối cùng về tăng thuế sẽ ra sao. Xin các cụ bên Hoa Kỳ nhớ nha, bộ bàn ghế ở phòng ăn của qúy vị có thể làm bằng gỗ Canada đấy nha, ly kem quý vị đang ăn có thể làm từ sữa Canada đấy nha.

Còn một tin sốt giẻo nữa là ông Emmanuel Macron vừa đắc cử Tổng Thống Pháp. Vua Macron còn rất trẻ, mới 39 tuổi, còn bà vợ Brigitte Trogneux những 63, cách nhau 24 tuổi. Già trẻ không sao, ‘Yêu nhau ai tính tuổi bao giờ’, lời thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương thật là đúng với Vua Macron. Khẩu hiệu của Vua là ‘ Tiến lên’ mà. Xin chúc đồng bào VN bên Pháp hạnh phúc với tân chính sách của tân vương.

Tin thời sự thì nhiều lắm. Riêng tôi, tôi hay đi tìm cái vui trong các tin thời sự. Tháng này có 2 tin làm tôi cười: Tin thứ nhất là cuối tháng Tư vừa qua một thiếu nữ ở Halifax bang Nova Scotia ở miền đông Canada, khi đang đi chợ ở siêu thị Superstore thì thấy đau bụng. Cô liền chạy vội vào nhà vệ sinh, không ngờ cô chuyển bụng và đã đẻ con ngay trong bồn cầu. Giám đốc siêu thị nghe tiếng la hét liền chạy vào và thấy việc sinh đẻ đang diễn ra. Ông và nhân viên đã giúp phần sơ khởi và sau đó xe 911 đã chở hai mẹ con vào bệnh viện hộ sản. Ban giám đốc siêu thị cho biết họ sẽ tổ chức một tiệc mừng khi hai mẹ con xuất viện, và cả năm 2017 này em bé sẽ được siêu thị tặng tã lót miễn phí.

Chuyện thứ hai là chuyện cô gái nghịch ngợm ở Toronto. Chuyện xảy ra cũng cuối tháng Tư đen. Một cô gái trẻ, đi qua khu xây cất, thấy cái ròng rọc cô bèn leo lên chơi và bấm máy. Không ngờ cái ròng rọc đã đưa cô lên cao ngang tầm lầu thứ 20. Cô bỗng sợ hãi và khóc thét lên. Cảnh sát phải mời xe chữa lửa tới. Họ đã phải dùng xe cần cẩu mới đưa được cô xuống đất an toàn. Vì Cô đã đung đưa trong gió 4 tiếng đồng hồ nên Cô được đưa đến bệnh viện xem xét, và sau đó cô được về nhà. Nhưng cảnh sát cho biết cô sẽ bị phạt vì tội phá phách. Con gái Canada nghịch thế đấy quý cụ ạ.

À, tôi còn tin thứ 3 nữa, rất Canada. Là hiện nay Canada đang sắp vào mùa hè. Tại một nông trại gà ở Calgary miền tây, có hai mẹ con bà Megan Wylie là chủ trại. Hai mẹ con thường thấy cứ mùa hè là nhiều người hay đến trại mua trứng gà, họ không mua nhiều mà chỉ mua vừa đủ ăn trong hai ba ngày, họ bảo trứng tươi mới bổ. Hai mẹ con liền nảy ra sáng kiến là cho thuê gà đẻ. Sẽ có chuồng gà và thức ăn cho gà kèm theo. Bạn có thể thuê hai con gà. Mỗi ngày bảo đảm gà sẽ đẻ hai quả trứng. Bạn có thể thuê gà cho đến tháng 10 khi trời vào thu. Cụ nào muốn nghe tiếng gà cục tác khi nó đẻ xong, trong năm con gà này, xin ghé Calgary, hỏi trại cô Wylie nha.

Kể đến đây xong thì anh John xin hết phần tin thời sự. Cụ B.95 lắc đầu chưa chịu. Cụ lên tiếng hỏi: Thế còn chuyện cười của tôi đâu ?

Anh John chưa kịp lên tiếng thì anh H.O. nói ngay: Bữa nay ăn món bún bò Huế thì phải kể chuyện Huế. Tôi có một chuyện về việc này. Rằng có một buổi trại dành cho con trai để đi làm việc thiện. Buổi sáng đầu tiên anh trưởng trại thổi còi tập họp và hỏi đã đủ mặt mọi người chưa để bắt đầu việc xúc cát làm đường. Trại trưởng nói: ‘ Các anh đã đủ chưa, nếu đủ rồi thì đi xúc cát’. Cả bọn con trai nghe xong liền cười bò ra, mãi không thôi, vì anh trại trưởng là người Huế, nói giọng Huế. Tiếng ‘đủ’ và ‘xúc cát’ lọt vào tai bọn con trai có máu xấu đã hóa thành tiếng tục. Cụ B.95 nghe đến đây, thấy mọi người cười ha hả thì cụ ngơ ngác hỏi Cô Huế Cao Xuân: Nghĩa là sao ? Cô cười hi hi rồi trả lời Cụ: Bác đừng nghe chuyện này, chuyện tục và mặn đấy bác ạ !

Để không khí trở lại thanh tao thánh thiện, ông ODP nói: Ngày xưa tôi đóng quân ở Huế, có đến ăn bún bò Mụ Rớt. Quả là ngon. Chỉ tiếc rằng sau 1975, chồng bà Rớt bị VC giết vì tội vợ chồng mụ đã dám nấu bún bò ngon nuôi bao nhiêu bọn ngụy. Nhưng thôi chuyện Huế như vậy đủ rồi. Nhân dịp 30 tháng Tư Đen, tôi nhớ tới bài thơ của nhà văn Phan Huy ‘ Cảm tạ Miền Nam’ hay quá xá. Phan Huy là một nhà thơ có tiếng ở Miền Bắc. Sau 1975 ông có dịp vào Miền Nam, ông đã xém té ngửa khi thấy Miền Nam vô cùng rực rỡ. Giống y như nhà văn Dương Thu Hương, ông đã mở mắt. Ông thấy Miền Nam không tồi tệ xấu xa như Bác và Đảng dạy, không phải Miền Bắc đã giải phóng Miền Nam, mà ngược lại. Tôi định chỉ trích mấy câu nhưng vì mọi câu trong bài thơ đều hay cả, nên xin đọc hết cho cả làng nghe.

Đã từ lâu tôi có điều muốn nói

với Miền Nam, miền đất thân quen

một lời cảm ơn tha thiết chân tình

của miền Bắc xứ ngàn năm văn vật.

Tôi đã vào một xứ sở thần tiên

Nếp sống văn minh, dân khí dịu hiền

Cơm áo no lành, con người hạnh phúc

Tôi đã ngạc nhiện với lòng thán phục

Mở mắt to nhìn nửa nước anh em

Mà Đảng bảo là bị lũ ngụy quyền

Áp bức, đọa đầy, đói ăn khát uống.

Trước mắt tôi, một miền Nam sinh động

Đất nước con người dân chủ tự do

Tôi đã khóc ròng đứng giữa thủ đô

Giận Đảng, giận đoàn bao năm phỉnh gạt !

Cảm tạ Miền Nam !

Mong các cụ chép bài thơ này rồi trao cho con cho cháu nha.

TRÀ LŨ

[Nguồn: http://saigonecho.com/index.php/phiem/tra-lu/30241-cam-ta-mien-nam]

..........__

Ngoc Han
05-27-2017, 08:48 AM
Chị Thụy Khanh, chị Lucy, anh Xô
Đoc bài "Một câu chuyện thời chiến " nhớ lại cách nay khá lâu, khoảng thập niên 70, có dịp tháp tùng phái đoàn vào quận Hiếu Lễ, nói đúng ra là vào thăm BCH , dĩ nhiên là quá giang CH-47, có thể đã thấy những nơi mà tác giả đã viết.

thuykhanh
05-27-2017, 10:50 AM
*

Chị TK.
Chị vẫn thường ha, Chừ thì chỉ cần nghe vẫn thường là đã yên bụng. Lóng này nú có hơi xìu chị TK ôi.

Cám ơn chị bài dán trên kia.
Ông Trà lủ lúc mô nói chuyện cũng có duyên hết biết.
Bác HZ có vào mang cái kiếng lúp chiếu vô hình trong bài heng. Có xếp của bác trong trỏng, có cả ông hội trưởng gia đình mũ đỏ và... có cả tướng công tui.
(cứ kiếm cha nào đẹp giai nhứt, tóc bạc nhứt là chính hắn)

Cám ơn chị TK, tặng cái bông hồng đứng lấy điểm
:z57:
(từ hồi bị tôm phản nàn vụ bông héo thì nú cẩn thận hơn việc chọn bông. Tôm ơi tôm, xô coi bộ quí tôm heng, thành đeo theo chọc dỡn cho vui, nhưng hễ tôm bị xô xuống giếng thiệt thì nú sẽ đi theo tôm cho có bạn.


Cảm ơn chị Lucy ghé đọc còn để lại vài giòng và cho hoa nữa.:z57::z58:

Khác với Tôm, mình lại coi bông hồng kia như cử chỉ nghiêng mình tặng hoa nên không có giận dỗi gì hết, chị yên tâm nha!
Có lẽ RC muốn kiện chút cho vui đấy mà.

Nhưng mà sao lại "hơi xìu" vậy? Nếu tiện thì kể mình nghe cho vơi bớt, còn không thì thôi nha. Chị còn giữ địa chỉ e-mail của mình không?

Mình cũng thích đọc bài ông Trà Lũ viết đó chị.
Dạ, chị có cho xem hình tướng công và ba cô con gái xinh đẹp của chị cách đây khá lâu.
Bây giờ đầu óc lú lẫn, không dám chỉ bậy, chị giúp mình với nha.

Thân mến,
tk

thuykhanh
05-27-2017, 11:11 AM
Sorry, đăng một post bị sang trang. Để Xô mang bài qua cho chị TK.___

Xô vô đọc bài, nói chuyện với chị Lucy còn kỹ lưỡng mang bài sang trang cho, chị cảm ơn Xô không hết chứ Sorry gì!
Chúc Xô cuối tuần vui vẻ, bình an.






Đoc bài "Một câu chuyện thời chiến " nhớ lại cách nay khá lâu, khoảng thập niên 70, có dịp tháp tùng phái đoàn vào quận Hiếu Lễ, nói đúng ra là vào thăm BCH , dĩ nhiên là quá giang CH-47, có thể đã thấy những nơi mà tác giả đã viết.


NH khỏe không, chị không biết tác giả bài viết trên, chẳng biết binh ai hay trách ai. Ông ĐT hay ông BS, nhưng chị thông cảm.
Họ đã làm việc phải trên cương vị của mình.

Cảm ơn NH ghé.

ntđl
05-28-2017, 09:22 AM
*
Chị TK.
Nhờ ôn NH mà lú đọc được bài này, thành xin phép ôn mang ra đây cho chị TK đọc ké.
Vui hết biết. Y chang hà. Thiệt là the one and only của thế giới.
Bị vậy, xưa rày cái chi mỹ cũng số một ráo trọi, thành lần này có lẽ không đi ra ngoài thông lệ ấy.
(Xô vô đọc giúp vui nè xô, haha..)
.

http://www.diendantheky.net/2017/05/tran-doan-nho-chang.html

thuykhanh
05-28-2017, 10:48 AM
*
Chào chị Lucy,

Chị làm mình cười đau hai bên má. Thoạt thấy hình Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhìn ba chớp ba nháng, lại nghĩ: Thôi chết! sao lại gọi Đức ĐLLM bằng chàng,
Thì ra tác giả nói về ông cụ Trump. Thiệt rầu hết sức!

Ôn NH là ai? Có phải Ngọc Hân không?

Chị Lucy làm sao thì làm, mấy đứa cháu mình ở bên ấy kỳ này tẩy chay, không đứa nào chịu qua Mỹ du lịch hết. Thậm chí có một cặp rất bảo thủ ở Montreal, năm nào cũng đưa cả gia đình qua Myrtle beach ở một tuần; năm nay đổi ý, đi chỗ khác.

Cảm ơn chị cho link đọc một bài thiệt hay.:z57::z58:
Chị khoẻ lại chưa, hết "hơi xìu xìu" chưa. Chị chịu khó ăn uống nghen!

ntđl
05-28-2017, 11:37 AM
*

Chị TK ơi à.
Năm nay dân điên hổng qua bển vì đồng dollard mỹ mạnh quá có lẽ, thành chi phí tính theo hối xuất hiện hành (hổng biết chữ ni xài có đúng hôn nha) sẽ đất hơn trước. Bù lợi, năm nay dân mỹ ít quá âu châu vì tình trạng an ninh không còn như trước.
Thế nghĩa là... khách du lịch từ mẽo qua điên sẽ tăng, ước lượng hơn năm ngoái 25-30%, nên rồi bên đây người ta sửa soạn hầu bao đậng cất tiền mỹ.

Chuyện nó là như vậy chớ có dính líu chi tới cái ông sến nhớt kia đâu nào !
Có điều... xứ mỹ phải chịu đựng ông tướng này tới hết nhiệm kỳ, impeachement lôi ra được bằng chứng lý do dám cũng còn mệt xỉu !
Lú nghĩ truyền thông báo giới cứ la làng, mà thiệt ra nhờ sến vậy chúng mới có đề tài ra rả hổm nay, cám ơn còn hổng hết ha !

Theo ý riêng lú, đám CH kỳ ni chạy vắt giò lên cổ với sến, bị vì... tiếng là CH chớ thiệt ra sến có đảng riêng, đảng sến, với sến làm đảng trưởng.
Thiệt tình là... lóng rày cứ thấy mật sến trên TV là sửa soạn cười, lắm khi cười tới mém sanh tai nạn nữa đó nha. Đưa nào nói láo bà bắn.

Chuyện xìu hở chị TK, ngày càng xìu chị ơi, stress nhiều quá, tứ bề thọ địch, mà càng lớn tuổi thì cái tolerance ngày càng xuống, tới nỗi lắm khi chỉ một chuyện nhỏ xíu mà rồi chịu không nổi luôn. - tỉ như chuyện sao hổm nay nè -
Rồi suy nghĩ lung tung lang tang, phải chi hồi nớ tiá má đừng sanh ra mình thì giờ này mình đang sung sướng tận đẩu đâu chớ có mà stress triền miên vậy.
Buồn.
:z51:

Chị TK có chi vui kể cho lú lên tinh thần cái.
À... lú biết tướng công đứng trong trỏng, nhưng đứng khúc nào thì cũng chưa ngó ra nữa lận !

XXG
05-28-2017, 12:24 PM
...Bị vậy, xưa rày cái chi mỹ cũng số một ráo trọi, thành lần này có lẽ không đi ra ngoài thông lệ ấy.

Xô vô đọc giúp vui nè xô, haha..)Trần Doãn Nho tả chàng còn thiếu một "bệnh." Đó là bệnh ngu mà hay "lép nhép" (nói) - "không kéo da non."

Chẳng hạn như sau khi đuổi việc Comey, chàng nói một hồi ai nghe cũng hiểu là "tui phải đuổi nó vì nó đang điều tra tui." Bởi vậy, hiện nay đám tình báo Mỹ phải dấu nhẹm những tin tức quan trọng với chàng đấy.

Chàng Trump là thằng hề cái cẳng rồi, nhưng xô thấy câu kết luận của chị Lú, rằng "xưa rày cái chi mỹ cũng số một ráo trọi, thành lần này có lẽ không đi ra ngoài thông lệ ấy" cũng trớt quớt theo kiểu "xà lách chữ" luôn. Nó đâu có ăn nhập gì tới bài viết! Chị bàn loạn chính trị giống y cái kiểu nói chuyện của bạn hiền Tôm nhà tui vậy. Chắc bữa nào Tôm có leo rào vô thăm chàng, phải rủ theo chị Lú nhà mình quá hà.

Tôm ơi Tôm! Hình như ông "đứng chờ giữa cánh đồng" từ hôm qua tới giờ rồi nghen Tôm.... Cái Đồng Xanh của chàng nó thành Đồng Đen rồi hay sao mà lâu quá vậy?

Thôi Xô thăng nha chị Lucy, để trả lại không gian yên tịnh cho chị TK đăng bài héng. Chỗ chị ấy đăng bài, nhảy vô tán gẫu trông kỳ lắm. Đừng réo tên Xô nữa nha. Còn lỡ như chị đang chán đời, muốn nhảy Tango chơi cho đỡ buồn thì cho Xô biết.

thuykhanh
05-29-2017, 09:43 AM
...Chị TK có chi vui kể cho lú lên tinh thần cái.



Xin đố chị Lucy và quý bạn: Hình sau đây có gì không ổn ngoài việc bị cắt nửa phần trên






http://i.imgur.com/egMvT9M.png

RaginCajun
05-29-2017, 10:28 AM
Xin đố chị Lucy và quý bạn: Hình sau đây có gì không ổn ngoài việc bị cắt nửa phần trên






http://i.imgur.com/egMvT9M.png






Trước hết cái ông bên phải đi vớ nike loại ngắn ngay mắt cá, giày thì màu nâu nhìn rất chỏi. Thứ hai, cả đám mấy ổng đi giày tây mà mang vớ trắng nhìn ngố bỏ xừ :p. Uả sao tự nhiên có cái chân bà nào chọt vô bên phải nữa kìa.

thuykhanh
05-29-2017, 12:58 PM
Trước hết cái ông bên phải đi vớ nike loại ngắn ngay mắt cá, giày thì màu nâu nhìn rất chỏi. Thứ hai, cả đám mấy ổng đi giày tây mà mang vớ trắng nhìn ngố bỏ xừ :p. Uả sao tự nhiên có cái chân bà nào chọt vô bên phải nữa kìa.



Cảm ơn RC đã mau mắn trả lời, hình có nhiều người hơn nhưng chị cắt ngắn lại.

Ba ông này thuộc thế hệ trước chị và có chức phận lớn ngày xưa.
Ngay cả những người thuộc thế hệ sau cũng không để ý đến những chi tiết nhỏ mọn nhưng quan trọng
này đâu.
Hôm trước báo đăng hình một số đại diện người Mỹ gốc Việt nói chuyện với Thượng Nghị sĩ John McCain
cũng ăn mặc tương tự.

thuykhanh
05-30-2017, 10:32 AM
Ăn mặc đúng cách: Giầy vớ tiệp màu



http://i.imgur.com/XpP05PJ.png

ntđl
05-30-2017, 01:45 PM
*

Chi TK.
Thì vậy, nguyên tắc giày vớ cùng màu là tốt. Kẹt quá thì vớ trắng, nhưng phải vớ dài trên mắt cá. Vớ ngắn là vớ để đi với sneakers (spelling) thể thao.
Đờn ông khi bận quần tây và blazer (tức áo vest ha) thì phải đi giày chớ hổng đi sandals hay sneakers. Xưa rày dress code nó vẫn như vậy.

Người mình vốn xuể xòa, đi sao bân sao cũng đại khái. Thành ra rồi... lúc đứng thẳng đôi vớ hổng lộ ra, chừng ngồi thì chúng ló ra trình diện. Dĩ nhiên là... hổng đẹp mắt nhưng có lẽ cũng hổng sao hở chị.

Mấy ông nớ ngó vậy vẫn còn lịch sự.
Bên này có người... giày vớ khác màu hổng kể mần chi, lắm khi... hai chiếc vớ mỗi chiếc một màu khác nhau (vì mới xỏ đặng 1 chiếc, thì bận chi đó, rồi kiếm chiếc kia hổng ra, thế là xỏ chiếc khác của một đôi vớ khác), và có khi đã khác màu lại còn khác độ dài nữa nữa lận.

Rồi sao ha ? Thì vợ chả ở nhà, nghe thư ký nurse phôn tới mắng mỏ, rằng bữa nay tụi tui xốn mắt tới hổng cầm lòng cầm trí nổi. Phàn nàn thì xếp nói, tụi bay chỉ nên ngó từ thắt lưng trở lên thôi, ai biểu ngó xuống dưới mần chi. Vộ chả nói thì ngó từ thắt lưng lên là phải rồi. Thế là chúng ré lên : chời hỡi chời, chả ngối chình ình đưa giò đưa cẳng ra trước mà biểu đừng ngó thì đừng làm sao.
Thành ra rồi... ngó cái đôi vớ ngắn màu trắng với giày nâu, lú thấy cũng OK lắm nha chi TK. hì hì...

*

Angie
05-30-2017, 09:30 PM
http://4.bp.blogspot.com/_zQIh-Oq77EU/TSPB7kn_RTI/AAAAAAAAE-A/dUtU__vo4bY/s1600/DavidWalliams_gq_14dec10_HarryBorden_b.jpg

Một tác giả người Anh.

Triển
05-30-2017, 10:59 PM
Thread này không phải văn hoá vì có quá nhiều chánh trị. Nguyên tắc mặc đồ. Cả cái tướng cha kia ngồi cũng giống Obama trong Quai Hau. Quá chánh trị.

thuykhanh
05-31-2017, 02:14 PM
*

Chi TK.
Thì vậy, nguyên tắc giày vớ cùng màu là tốt. Kẹt quá thì vớ trắng, nhưng phải vớ dài trên mắt cá. Vớ ngắn là vớ để đi với sneakers (spelling) thể thao.
Đờn ông khi bận quần tây và blazer (tức áo vest ha) thì phải đi giày chớ hổng đi sandals hay sneakers. Xưa rày dress code nó vẫn như vậy.

Người mình vốn xuể xòa, đi sao bân sao cũng đại khái. Thành ra rồi... lúc đứng thẳng đôi vớ hổng lộ ra, chừng ngồi thì chúng ló ra trình diện. Dĩ nhiên là... hổng đẹp mắt nhưng có lẽ cũng hổng sao hở chị.

Mấy ông nớ ngó vậy vẫn còn lịch sự.
Bên này có người... giày vớ khác màu hổng kể mần chi, lắm khi... hai chiếc vớ mỗi chiếc một màu khác nhau (vì mới xỏ đặng 1 chiếc, thì bận chi đó, rồi kiếm chiếc kia hổng ra, thế là xỏ chiếc khác của một đôi vớ khác), và có khi đã khác màu lại còn khác độ dài nữa nữa lận.

Rồi sao ha ? Thì vợ chả ở nhà, nghe thư ký nurse phôn tới mắng mỏ, rằng bữa nay tụi tui xốn mắt tới hổng cầm lòng cầm trí nổi. Phàn nàn thì xếp nói, tụi bay chỉ nên ngó từ thắt lưng trở lên thôi, ai biểu ngó xuống dưới mần chi. Vộ chả nói thì ngó từ thắt lưng lên là phải rồi. Thế là chúng ré lên : chời hỡi chời, chả ngối chình ình đưa giò đưa cẳng ra trước mà biểu đừng ngó thì đừng làm sao.
Thành ra rồi... ngó cái đôi vớ ngắn màu trắng với giày nâu, lú thấy cũng OK lắm nha chi TK. hì hì...

*

Chị kể chuyện vui quá, chị Lucy! Làm mình nhớ lại thời còn ở nhà thương.
Mình biết một cặp vợ chồng y tá, cô này ra trường trước làm việc ở phòng hồi sức.
Người đàn ông, sau khi giải ngũ về mới theo học nursing; đồng thời làm việc như phụ việc cho y tá ( nursing asistant). Sau khi tốt nghiệp, được chuyển về làm việc ở MICU rồi mới làm đám cưới.

Có lần tk hỏi: - P., you có tử tế với K không?
- Tại sao bà hỏi?
- You lớn con hơn K, nó lại hiền lành tử tế, tôi sợ you bắt nạt nó.
- Bà có đùa không, K hành tôi ra trò đó, mỗi lần tôi làm gì mà K không bằng lòng, nàng lấy những chiếc vớ sạch tôi xếp kỹ lưỡng từng cặp trong tủ,
tháo ra, rồi cột màu này lẫn với màu kia làm tôi khổ muốn chết khi cần đến vì sợ trễ giờ đi làm.

Mấy đứa nhỏ lớn lên ở bên này, sống chung với nhau trong dorm, chúng rành chuyện ăn mặc lắm chị à, vì đàn anh chỉ bảo đàn em.

Cảm ơn chị Lucy


.

thuykhanh
05-31-2017, 02:22 PM
http://4.bp.blogspot.com/_zQIh-Oq77EU/TSPB7kn_RTI/AAAAAAAAE-A/dUtU__vo4bY/s1600/DavidWalliams_gq_14dec10_HarryBorden_b.jpg


Một tác giả người Anh.

Hi Angie,

Chị thấy ông này có vẻ nghệ sỹ hơn là business man.
Cảm ơn em chịu khó sưu tầm và tham gia.:z57::z58:

thuykhanh
05-31-2017, 02:26 PM
Thread này không phải văn hoá vì có quá nhiều chánh trị. Nguyên tắc mặc đồ. Cả cái tướng cha kia ngồi cũng giống Obama trong Quai Hau. Quá chánh trị.


Anh Triển xạo nha!

Angie
05-31-2017, 08:42 PM
http://youtu.be/5qw3M-uv1mE

ntđl
06-01-2017, 05:47 AM
*

Hi Angie.
Lâu ngày hổng gặp.
Ô vậy té ra cái người ngồi nớ là David Walliams hồi còn trẻ ha. Nú tưởng kép ni lớn tuổi rồi, té ra vẫn còn trẻ thiệt.
Mà cũng hổng biết kép là cây bút lừng danh viết chuyện nhi đồng. Hổng biết chuyện của kép có hay không nữa lận.

Nú yên chí kép này gay, chừng vào google thì lại nghe term pansexual, một term mới tinh hảo chừ mới nghe là lần thứ nhứt.
Thiệt sự những người lưng chửng lưng chừng này họ rất produtive và dễ mến.
Nú có nhiều bạn trong giới này, cũng có thể họ biết tánh nú thành hổng dấu diếm.
Không hiểu tới khi nào thì xã hội mới có cái nhìn cởi mở hơn về họ. thành phần nớ trong xã hội rất đông, đông hơn ta tưởng.

Chị TK ôi.
Giữa tháng june, vợ chồng nú có việc phải qua Duke 3 bữa.
Chắc là drive chớ hổng fly, vì fly phải lấy connections hoậc phily, hoậc New-York, hoậc D.C, sau cùng cũng mất nhiều giờ còn thêm stress (chờ hay chạy tại airports)
nú cứ xìu xìu ển ển miết thôi chị, tuyền những chuyện hổng đâu vào với đâu. Hồi xưa mình gan lì, chừ sanh nhát híu !

Lâu quá hổng thấy chị P.P.Vy, LH, chị đất, chị huệ hương, và những cô em gái nhỏ ríu rít lúc xưa.
Thời giờ như bóng câu qua cửa sổ, thoất cái mọi chuyện đã thành giấc mơ dĩ vãng.
Buồn.
:z18:

Angie
06-01-2017, 09:48 AM
Mme, Hôm bữa đi kiếm hình một kép người Anh khác mang vớ trắng, hình kép này hiện ra "more impressive." Tui cũng không biết rõ về "cậu bé" này, chỉ coi vài clip có Tom Hank dính vô và được biết là một tác giả, và thấy có xuất hiện cỡ 1 giây trong một bộ phim. Giới văn nghệ sĩ luôn luôn cởi mở về giới tính, kể cả các ông bà sồn sồn, bà thì nói "my wife", ông thì nói "my husband" loạn cả lên. Còn dân thường thì dán nhãn "hate free zone" để cho bà con biết. Không biết mà đụng phải cái gì có hình hoặc mầu cầu vòng là bị ghép là "gay" liền.


Nhớ có một lần lâu lắm có một cú điện thoại trưng cầu đân ý gọi ông bố tui về cái gì đó hình như về bảo thủ hoặc đảng Cộng hoà gì đó (speaker phone.) Ông tuyên bố là ổng bảo thủ. Tự nhiên người đó hỏi về gay marriage. Ông nói ông ủng hộ vì họ "born with it" hay gì đó. Một chặp bên kia cúp không thèm nói chuyện với ông nữa.

thuykhanh
06-09-2017, 08:06 AM
*

Chị TK ôi.
Giữa tháng june, vợ chồng nú có việc phải qua Duke 3 bữa.
Chắc là drive chớ hổng fly, vì fly phải lấy connections hoậc phily, hoậc New-York, hoậc D.C, sau cùng cũng mất nhiều giờ còn thêm stress (chờ hay chạy tại airports)
nú cứ xìu xìu ển ển miết thôi chị, tuyền những chuyện hổng đâu vào với đâu. Hồi xưa mình gan lì, chừ sanh nhát híu !

Lâu quá hổng thấy chị P.P.Vy, LH, chị đất, chị huệ hương, và những cô em gái nhỏ ríu rít lúc xưa.
Thời giờ như bóng câu qua cửa sổ, thoất cái mọi chuyện đã thành giấc mơ dĩ vãng.
Buồn.
:z18:
Đường đi khá xa, có lẽ anh chị sắp đặt nghỉ ở đâu đó rồi hôm sau đi tiếp chứ không thì mệt lắm.
Bây giờ mình hiểu mấy chữ " xìu xìu ển ển..." của chị rồi; mình cũng mới bị cả tuần đó chị: biếng ăn, ít ngủ.

PPVy, LH, Đất, chị Huệ Hương nghe chị gọi tha thiết vậy mà còn chưa vô, hư quá mà! (j/k)
Mình cũng nhớ mấy cô em nhỏ ríu rít ngày xưa. Họ lập gia đình, bận rộn lo cho tổ ấm nên xa ĐT luôn; trừ Pensee, thỉnh thoảng mình còn được đọc bài của em.

thuykhanh
06-20-2017, 02:02 PM
CHO CON DU HỌC



CHO CON DU HỌC

( Đất nước đẹp vô cùng. Nhưng cháu phải ra đi...)



Source: FB Đỗ Ngọc Thống (https://www.facebook.com/thongdongoc/posts/10213381293956154)





Posted on: 2017-06-19





https://scontent.fykz1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/15181377_10211328165629229_1006574208982056095_n.j pg?oh=252f62d299cf23137931966d1ec438bd&oe=59D8FB5A


GS Đỗ Ngọc Thống




Có lần phóng viên của hai tờ báo lớn cùng phỏng vấn tôi một câu hỏi:

- Ông là người làm chương trình giáo dục và viết sách giáo khoa phổ thông, sao con, cháu ông đều học và sống ở Đức?

Ẩn ý của người hỏi thì đã rõ. Nói một cách trắng phớ ra là: “hàng”của ông làm ra toàn cho người khác dùng, còn con cháu ông thì dùng loại khác. Cũng có nghĩa là “sản phẩm” của ông chẳng ra gì, toàn là “rau quả phun hóa chất độc hại”.

Tôi cười lớn và trả lời nhỏ nhẹ:

- Các bạn đã đặt ra một vấn đề rất hay. Và tôi hiểu rất rõ hàm ý của câu hỏi ấy. Vậy tôi xin trả lời bằng cách hỏi lại các bạn: liệu cho con du học có phải chỉ vì chương trình giáo dục và sách giáo khoa của ta kém hay không ? Để làm rõ câu này, xin hãy trả lời các câu hỏi tiếp:

- Cứ cho là có thật nhiều tiền đi, liệu sống ở Hà Nội, thành phố HCM hay nhiều nơi trên đất nước ta, bạn có được hít thở một bầu không khí trong lành? Có được uống một lọai nước sạch đáng tin cậy? Có không phải nghe VTV liên tục cảnh báo “an toàn thực phẩm”, liên tục “nói không với thực phẩm bẩn” mà thực phẩm bẩn vẫn liên tục xuất hiện ngày càng nhiều?

Liệu các bạn có được đi lại bằng một hệ thống giao thông thuận tiện, chính xác và an toàn thoải mái ? Có không bị hành hạ lên xuống khi đến các cơ quan công quyền ?
Và không may thất nghiệp liệu bạn có được nhà nước nuôi không ở mức sống bình thường ? Có không phải chịu cảnh thằng giỏi làm tớ thằng ngu? Rồi thằng ngu lên quan lại kéo theo cả nhà làm lãnh đạo để cai trị thằng giỏi ? Có được sống trong một thể chế thực sự thượng tôn pháp luật ? Có không phải chứng kiến hàng ngày những kẻ tham nhũng, làm thất thoát, gây hậu quả nghiêm trọng cho đất nước, đáng ra dứt khoát phải đền cho dân bằng tài sản, phải truy tố, ngồi tù, cần thì tử hình, nhưng rút cuộc chỉ phải cách cái chức khi đã về vườn ?...

Có nước nào như nước ta không? Cả nước hát quốc ca “chui” mấy chục năm, mãi nay mới được “cấp phép” bởi một tay không hiểu gì về văn hóa, ở một bộ có tên văn hóa?

Và còn biết bao câu hỏi khác về đời sống tinh thần mà tôi không tiện dẫn ra. Bạn cứ nghĩ và trả lời các câu hỏi ấy… thì sẽ hiểu vì sao tôi cho con du học và sống ở xứ người. Mặc dù xứ ấy một thời là đất nước của Hitler. Và mặc dù đất nước ta đẹp vô cùng.
Nghe xong, hai cô PV cười và nói: “thế thì em cũng cho con du học”.


P/S. Xin nói thêm, hai con tôi đều học phổ thông ở Việt Nam, chỉ đại học cả 2 mới sang Đức. Thằng con trai học toán trung bình thôi nhưng khi sang Đức học IT, chuyên ngành Computer Science tại đại học J.W. Goethe, nó được ông thầy chọn là trợ giảng cho môn toán. Xin cảm ơn các thầy cô giáo phổ thông đã dạy cháu, nhất là các thầy cô môn Toán.

Hà Nội, 04-6 nóng khủng khiếp, viết cho đỡ nóng.

Đỗ Ngọc Thống
https://www.facebook.com/thongdongoc/posts/10213381293956154

thuykhanh
06-23-2017, 11:38 AM
Tốt hơn Sâm và Nhung mà rẻ như bèo: chất đạm Whey
cho người lớn tuổi



Phạm Hiếu Liêm


Chất đạm Whey là gì?


Sữa (trên thị trường là sữa bò) có nhiều chất đạm.


80% chất đạm trong sữa là casein; phần còn lại (20%) là Whey. Whey là một hỗn hợp của nhiều chất đạm hoà tan, đặc biệt là có rất nhiều chuỗi amino acids phân nhánh (branched chain amino acids- BCAA) như leucine, iso-leucine và valine so với các chất đạm khác. Các amino acids quan trọng này làm bắp thịt phát triển nẩy nở và lành lặn như có đề cập trước đây trong bài Chống Sarcopenia đăng mấy năm trước trên svqy.org (Aging well by fighting Sarcopenia; A tribute to Jack LaLanne) http://www.svqy.org/agingwell.html


Trong kỹ nghệ chế tạo phó mát (cheese), chất đạm Whey trở thành dung dịch phế thải tự nhiên sau khi casein được làm rắn (solid) trong phó mát. Ngày nay, chất đạm Whey được giữ lại để làm thực phẩm phụ gia cho các lực sĩ tập tạ vì có thể giúp họ trở nên lực lưỡng nhanh chóng.


Tại sao chất đạm Whey phụ gia lại tốt cho người lớn tuổi?


Đại đa số đàn ông gốc Âu và Á bắt đầu có đề kháng (resistance) Insulin ở tuổi 40 trở lên, phụ nữ thì ở khoảng tuổi 50 sau khi tắt kinh (menopause). Từ đó họ bắt đầu có nhiều mỡ trong bụng (phát tướng) dẫn đến một vòng luẩn quẩn khắc nghiệt cuả Hội Chứng Biến Dưỡng (Metabolic Syndrome) với tăng huyết áp, lượng mỡ cholesterol và triglyceride trong máu cao, dễ bị Tiểu Đường loại 2 và các biến chứng tim mạch. Vòng luẩn quẩn này còn có liên hệ đến chứng teo bắp thịt, loãng xương và bệnh lãng trí của lão suy. Ngăn ngừa hội chứng biến dưỡng sẽ giúp cho người cao niên được lành mạnh sống lâu để hưởng thêm hạnh phúc ở tuổi già.


Trong các thí nghiệm gần đây trên thú vật và cả trên người già, chất đạm Whey đã chứng tỏ khả năng giúp người lớn tuổi ngăn ngừa và chế ngự sự lão suy và Hội Chứng Biến Dưỡng vì giúp giảm mập phì, giảm mỡ trong bụng, xuống cân, giảm hiện tượng đói cồn cào, giảm cholesterol, điều hoà huyết áp, bớt đề kháng với insulin, bớt nguy cơ tiểu đường loại 2. Điều đáng chú ý là trong một thí nghiệm dùng hợp chất pha trộn các amino-acids cùng tỷ lệ như tìm thấy trong Whey đưa ra kết quả không tốt như chất đạm Whey thiên nhiên từ sữa, nhất là trên tác dụng giảm cholesterol. Chuột nuôi với chất đạm Whey phụ gia sống lâu hơn mặc dù chúng không bị hạn chế về calorie.


Bệnh nhân đã bị tiểu đường loại 2 có lượng glucose trong máu điều hoà tốt hơn sau khi dùng chất đạm Whey thường xuyên. Lượng insulin giảm xuống và các chỉ số về viêm (inflammation) và oxy hóa cũng giảm bớt nhiều.


Bệnh nhân vừa qua bệnh nặng (nhiễm trùng, sưng phổi, đột quỵ ….) hay sau một cuộc giải phẫu lớn, cơ thể lâm vào tình trạng thoái dưỡng (catabolism) sẽ bình phục nhanh hơn khi dùng chất đạm Whey phụ gia vì cơ thể sẽ tổng hợp protein dễ dàng đạt tới thế tiến dưỡng (anabolism) nhanh chóng trong phục hồi.


Cách dùng chất đạm Whey trong Lão Khoa


Muốn ngăn ngừa Hội Chứng Biến Dưỡng thì nên bắt đầu dùng chất đạm Whey phụ gia ở tuổi 40, dùng khoảng 10 hoặc 20 gram một lần mỗi ngày (2 hay 4 muỗng cà phê, một muỗng cà phê là tương đương với 5 gram).


Các cụ trên 65 tuổi nên dùng 10 đến 12 gram, hai lần mỗi ngày (20 đến 24 gram mỗi ngày).
Đang phục hồi sau giải phẫu hay bệnh nặng nên dùng 15 gram mỗi lần, hai lần mỗi ngày (30 gram mỗi ngày). Thường thường các bệnh nhân này có dùng các bột sữa thực phẩm như Ensure, Sustacal vv…. có chứa chất đạm từ đậu nành hay sữa nhưng vẫn nên dùng Whey phụ gia để có tác dụng phục hồi nhanh chóng hơn như đã nói ở trên.


Chất đạm Whey isolate có bán tại các tiệm thông thường như General Nutrition, Wal-Mart, Costco etc… 15 tới 30 đô la Mỹ có thể mua một hay hai hũ to tướng cho các cụ khuấy bột Whey vào ly nước dùng mỗi ngày trong cả tháng.


Tóm lại, ngoài dinh dưỡng tốt và thể dục đều, chất đạm Whey được khoa học cho thấy có thể giúp chúng ta sống lâu và lành mạnh để hưởng Phước Thọ mà giá lại rẻ hơn Sâm và Nhung rất nhiều. Tài liệu thống kê cho thấy gần 23% người Việt lớn tuổi ở California bị Tiểu Đường loại 2; chất đạm Whey có thể giúp chúng ta tránh được cái đại nạn đó luôn.


Phạm H. Liêm

[ Nguồn: http://svqy.org/2014/10-2014/tothonsam/tothonsam.html]

hoài vọng
06-23-2017, 06:46 PM
. Tài liệu thống kê cho thấy gần 23% người Việt lớn tuổi ở California bị Tiểu Đường loại 2; chất đạm Whey có thể giúp chúng ta tránh được cái đại nạn đó luôn.


Phạm H. Liêm

[ Nguồn: http://svqy.org/2014/10-2014/tothonsam/tothonsam.html]Ở Việt Nam thì cũng khoảng 70% bị type 2 ...:z51:...Nếu không bị bệnh thì...chưa già :)

thuykhanh
06-28-2017, 11:21 AM
Làm Chậm Sự Giảm Hoặc Mất Bắp Thịt


Bùi Phạm Thành, nghiên cứu, suy tầm

https://2.bp.blogspot.com/-EWezMlpYEj4/WA4-QVIRemI/AAAAAAAAhTY/kGflen3lySI_ujhR879cVwVrvNr0hgaqgCLcB/s640/whey-protein-breakfast.jpg


Khi đến tuổi 30 thì hầu hết chúng ta đã đạt đến mức tối đa về sự tăng trưởng của bắp thịt. Và cũng bắt đầu từ đó, bắp thịt của chúng ta từ từ giảm đi. Đến khoảng thời gian 60 hay 70 tuổi thì sự giảm/mất bắp thịt rất rõ ràng và da cũng sẽ nhăn nheo hoặc xệ xuống.


Việc mất bắp thịt không những làm chúng ta mất đi cái vẻ đẹp của thời trẻ trung, mà còn làm cơ thể yếu kém, không còn làm được nhiều việc như trước nữa. Bởi vì mất bắp thịt đưa đến việc mất xương và dễ bị gẫy, thường xảy ra ở người già trong tuổi 80.



Làm sao để làm chậm lại việc mất bắp thịt

Nhiều chuyên gia về dinh dưỡng cho biết muốn làm chậm sự thoái hoá của bắp thịt thì phải cung cấp "thức ăn" cho nó, nói rõ ra là phải cung cấp thêm protein (chất đạm) vì đó là nguyên tố chính để giúp bắp thịt tăng trưởng hoặc không bị thoái hoá. Chất protein có từ thức ăn (thịt và rau, đậu), nếu không đủ thì cần thêm những dược phẩm phụ trội (supplements) hoặc thức ăn biến chế có nhiều protein, kể cả các loại bột protein gọi là Whey Protein. Đây là 1 trong 2 loại protein có trong sữa Whey Protein và Casein Protein.
Quan niệm thông thường từ trước là những lực sĩ mới cần Whey protein để làm tăng bắp thịt. Thế nhưng các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết người bình thường, trên 30 tuổi, nên dùng thêm loại protein này để tránh bị giảm hoặc mất bắp thịt.


Dùng thêm protein vào lúc nào


Cung cấp protein cho cơ thể là một chuyện, nhưng cung cấp bao nhiêu và vào lúc nào là điều chúng ta cần biết thêm. Thông thường, một người đàn ông 50 tuổi cần khoảng 50 grams protein mỗi ngày. Tuy nhiên ông ta có thể đã hấp thụ 42% từ bữa tối và 16% của bữa điểm tâm.


Một vài nghiên cứu cho thấy thanh niên ở tuổi 20 cần khoảng 20 grams protein và qua tuổi 30 thì cần khoảng 30 grams từ mỗi bữa ăn trong ngày. Đó là số lượng protein có thể cung cấp từ 4 ounces thịt gà, thịt heo hay thịt bò, hoặc 6 ounces đậu hũ (tofu). Nhiều hơn nữa cũng không ích lợi gì, vì cơ thể sẽ đào thải phần thặng dư. Thế cho nên, tuỳ theo cách ăn uống, chúng ta sẽ biết là đã có đủ protein hay cần thêm từ các sản phẩm phụ trội (supplements).


Nếu cần thêm protein thì nên dùng chung với những bữa ăn (sáng, trưa, tối) theo số lượng chỉ dẫn của thực phẩm phụ trội. Thông thường là từ 10 đến 15 grams, tối đa là 30 grams cho mỗi lần. Đồng thời thể thao hay ít ra là vận động để kích thích bắp thịt trong việc hấp thụ protein. Các bạn có thể dùng bảng dưới đây để tính số lượng protein của thức ăn.




https://2.bp.blogspot.com/-T2LAWMmRnjA/WA5ZNNu5xsI/AAAAAAAAhTo/DAzFbj_TcMocezqHMbqCZdjWs9wV6EsyQCLcB/s640/Protein-Cheat-Sheet.jpg
Bùi Phạm Thành

Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

thuykhanh
07-04-2017, 08:40 AM
CHUYỆN CHƯA TỪNG KỂ




* Giáo sư John Vũ là một nhà khoa học nổi tiếng ở nước Mỹ đứng trong Top 10 những người sáng tạo nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates và Steve Jobs.
Câu chuyện độc đáo, sâu sắc và góc nhìn thông thái của GS John Vũ - Nguyên Phong về cuộc trò chuyện thú vị với ông Bill W. Gates, khi đi giảng ở hai quốc gia lớn ở Châu Á.
GS John Vũ sau khi rời chức Vice President của Boeing, hiện là Viện Trưởng Viện Công Nghệ Sinh Học ĐH Canergie Mellon, là dịch giả / tác giả bộ sách Hành Trình về Phương Đông, Đường Mây Qua Xứ Tuyết, Ngọc Sáng Hoa Sen, Trên Đỉnh Tuyết Sơn,... và cuốn mới nhất 2016 là Khởi Hành.

***
Hè năm ngoái tôi đã đi dạy với Bill G và học được rất nhiều qua kinh nghiệm của người giám đốc điều hành doanh nghiệp này. Khi đi qua nhiều nước, chúng tôi thường xếp hàng ở sân bay.
Bill quan sát : “Ông có thể thấy ở một số nước, mọi người chờ đợi kiên nhẫn cho đến lượt họ nhưng ở các nước khác, mọi người thường chen lấn xô đẩy. Mọi người mua vé đều có chỗ trên máy bay rồi, vậy sao họ phải xô đẩy người khác?

Dường như là giáo dục của họ thiếu đào tạo phép xã giao và sự tự trọng. Nước này vẫn muốn trở thành quốc gia lãnh đạo thế giới nhưng cứ nhìn vào dân chúng sô bồ, hỗn loạn, chen lấn và thiếu tự trọng này thì còn lâu họ mới lấy được sự kính trọng của những quốc gia khác. Họ có thể có sức mạnh kinh tế nhưng muốn đi xa hơn thì còn lâu lắm vì kinh tế là một chuyện nhưng dân trí lại là một chuyện khác. Không phải to tát, lớn lao là quan trọng nhưng thường những điều nhỏ bé xác định ra hệ thống giáo dục của họ tốt thế nào.

Chính hành vi của những người dân xứ đó xác định ra liệu một nước đó có là “Đẳng Cấp Thế Giới” (World Class) hay không ? Một con heo có thể thoa son dồi phấn nhưng nó vẫn là một con heo phải không ?”.

Khi rời khỏi nước này, Bill kết luận : “Quốc gia này còn phải học nhiều vì không có hệ thống dịch vụ tốt ở đây. Cả nước đang hội tụ vào phát triển sản phẩm để xuất khẩu tối đa nhưng họ sẽ không đi xa được nữa. Họ có thể hiểu kinh doanh sản phẩm nhưng không hiểu kinh doanh con người.

Toàn thể nền kinh tế là về xây dựng thật nhiều cơ xưởng, sao chép mọi thứ, và xây dựng nhiều sản phẩm giá rẻ nhưng không cần chất lượng cao, nghĩa là họ không nghĩ gì đến khách hàng mà chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ. Họ muốn xây dựng mọi thứ, sản phẩm lớn, sản phẩm nhỏ nhưng họ sẽ không bao giờ thành công vì không hiểu nhu cầu của khách hàng; họ không có ý tưởng nào về sự thoả mãn của khách hàng.
Từ người quản lý khách sạn tới người phục vụ nhà hàng, từ quan chức mức cao tới công nhân mức thấp, tất cả họ đều hành động y hệt như nhau, cứ vội vàng làm gì đó cho nhanh chóng mà không suy nghĩ. Chúng ta đã đi tìm hiểu rất nhiều cơ xưởng và nếu chú ý, ông sẽ thấy rằng phần lớn các cơ xưởng đều có giám thị người ngoại quốc, và phần lớn các công ty đều có người tiếp thị ngoại quốc bởi vì người của họ không thể làm điều đó. Đó là làm kinh doanh “nửa đường” vì sản phẩm không thể thành công nếu không có dịch vụ, và chính dịch vụ đem khách hàng trở lại”.


Một ngày ở Hàn Quốc, chúng tôi phạm sai lầm bởi việc đi sai chỗ cách xa khách sạn của chúng tôi vài dãy phố. Trời tối khi chúng tôi hỏi đường nhưng không mấy ai nói được tiếng Anh.
Cuối cùng một sinh viên đi tới, anh chỉ cho chúng tôi hướng đi tới khách sạn nhưng ngần ngại : “Dễ lạc lắm vì có vài chỗ rẽ phải và rẽ trái và bây giờ đã khuya rồi và rất khó đi khi trời tối, các ông có thể bị lạc lần nữa”.
Thế là anh ta đề nghị đi cùng chúng tôi tới khách sạn để chắc rằng chúng tôi sẽ không bị lạc. Chúng tôi bước đi quãng mười lăm phút cho tới khách sạn. Khi chúng tôi cám ơn người sinh viên, Bill đề nghị anh ta ăn tối với chúng tôi nhưng anh từ chối vì cần về nhà. Vào lúc đó chúng tôi thấy rằng anh ta phải đi lộn lại theo hướng ngược với chỗ chúng tôi bị lạc.
Sự kiện là một thanh niên sẵn lòng giúp người lạ cho dù phải đi ngược lại trong đêm tối đã gây ấn tượng cho cả hai chúng tôi. Bill bảo tôi : “Khi một thanh niên của một quốc gia hành động như vậy, nước đó có tương lai. Đó là điều một quốc gia có “Đẳng Cấp Thế Giới (World Class)”.


Theo Bill : “Đẳng Cấp Thế Giới” không phải là nền kinh tế mạnh hay có bao nhiêu triệu phú hay tỉ phú, bao nhiêu đại học hay nhà chuyên môn mà đẳng cấp thế giới là về cách công dân của nó hành động ra sao”.

GS John Vũ

[Nguồn:http://hatgiongtamhon.com]

ntđl
07-16-2017, 01:04 PM
*

Hello chị TK.
Cả tháng nay lê la đầu đường xó chợ, ghê quá, mệt hết thấy đường luôn.
Nú cũng mới về tới đây thôi chị TK à, chừ đang ngồi thở dốc cho lại sức.

À, cám ơn chị bài viết dán trên kia.
Thì vậy, dân trí là top list để đánh giá một xã hội, đi lên hay tụt hậu cũng cái khoản dân trí này đây thôi.
Nghe đám đi chơi về nói chuyện xứ mình chừ tiến bộ ghê lắm dzồi. Hỏi tới tiến làm sao thì nghe tuyền trả lời một dọc y chang : đường xá cầu cống mở mang, shopping cửa hàng bán đồ de luxe nhiều như nấm, xe hơi de luxe chạy chật đường, việc ăn chơ tầm vóc tới nơi tới chốni.,, bla bla bla.
Chẳng bao giờ, chưa bao giò nghe tới việc người dân xếp hàng chờ phiên nơi cộng cộng nếu hổng có cảnh sát an ninh đứng thị uy đòi hỏi trật tự. Củng hổng nghe nói dân chủ thăng tiến thêm một ly. Vì răng hở ? Thì vì... những người uýnh giá việc tiến bộ xã hội ấy dân trí họ ngó cũng chưa mấy cao, thành họ chỉ nhìn ra được như thế là hết cở.

Ngày cuối ở Philly, nú phải đi đám tang, rồi đụng hai ông xếp lớn của thằng hai nhà chú tư. Thằng ni có ăn có học, master đàng hoàng thứ thiệt. Hồi trước làm cho hãng lớn stress quá stress, sau 4 cái bypass tim, nó đổi sang hãng nhỏ, hai ông chủ trẻ, một đại hàn một nhựt, nhận contract thầu lại từ hãng lớn, tiền lương ít hơn nhưng công việc thong thả hơn và không phải ra công trường dang nắng (nó là kỹ sư cầu cống). Thằng hai lôi xếp tới giới thiệu với nú. Trời thần ơi... trong đám á châu thì nhựt và hàn thành công vượt bực. Nhựt hổng nói mần chi, nhưng đại hàn thì đáng thán phục và ca ngợi, vì họ có hoàn cảnh chánh trị xã hội y chang đã đành, họ còn thua mình cái khoản tài nguyên đất nước.

Nú ngó chúng một chập mà... nghẹn ngào, tâm sự ngổn ngang. Chúng hỏi có cần nước uống hôn chúng đi lấy giúp. Nú nói không, cái tui cần mấy you cho hổng đặng, tui cần một xứ sở với trình độ dân trí như xứ mấy you kìa. Kép nhựt cười cười, còn kép hàn dơ tay khoác lia lịa : ôi ma dầm nói chi thêm buồn, xứ tui chừ mới lòi ra những chuyện kinh dị, nói ra thêm buồn lòng, dân trí tưởng cao rồi, té ra vẫn chưa đủ ma đầm ôi. nú mới nói với nó, ừa thì có, nhưng look at the bright side, những điều kinh dị nớ được khui ra và xử trị tới nơi tới chốn, chớ đâu mà ếm nhẹm im lỉm im lìm. Khác là khác vậy, và khác một trời một vực.

Cuộc nói chuyện kết thúc bằng hai cái bắt tay hỉ hả và cám ơn lời khen nồng hậu, rồi còn được mời tới hãng chơi nữa nha. nú mới nghiêm và buồn, bỏ nhỏ với chúng : hổng thôi cho thằng hai lên lương chút nẹo đi. Hai cái miệng đang cười tươi bỗng méo xệch. Rồi cái miệng tía lia kia mới la tướng một câu : hai xếp đừng lo, just kidding, thằng hai tui năm tới nghỉ hưu rồi, nói cho nhị vị liệu chừng tìm người thay thế.

thuykhanh
07-17-2017, 02:21 PM
Cảm ơn chị nhiều, đi về còn mệt mà đã ghé :z57::z57:Mong rằng hôm nay chị cảm thấy khoẻ hơn.
Mình cũng đoán anh chị sẽ tạm dừng ở Philly vài ngày thăm họ hàng chứ đã có công lái đường xa mà không thăm thì uổng lắm.

Cách đây mấy năm ở Hawaii, trong một chuyến đi cruise, có lần mình đã vào thang máy, thấy một cặp vợ chồng người Á châu chạy tới, mình vội vàng nhấn nút mở để ngăn cửa đóng vào họ.
Sau khi đã vào thang máy an toàn, hai người cùng quay lại, cúi gập thật sâu chào làm mình cũng vội vàng chào lại tương tự. Người đàn ông hỏi mình từ đâu tới.
-Tôi là người Việt Nam.
Ông ta tỏ vẻ không tin và hỏi gặng:
- Người VN nhưng sống ở đâu?
- Ở ngoại ô Philadelphia.

Lúc bấy giờ ông ta và bà vợ mới gật gù, có vẻ hài lòng như đã tìm ra chân lý.

Cảm ơn chị đã chia sẻ với Phố và mình câu chuyện ở Philly.

dulan
07-17-2017, 04:05 PM
...

Xin chào Văn Hóa và quan khách trong nhà chị Thụy Khanh nhé!

...

Chị Thụy Khanh ơi, em vào đây thấy chị Lú Xì, chợt nhớ có lần chị Lú Xì hỏi cách xếp khăn thành hoa hồng (hình như bên topic du lịch của anh Ốc), nhưng nay em xin phép mượn nhà chị để post vài tấm hình xếp khăn, kẻo lại quên nữa.

Chị Lú Xì ơi, em gửi hình xếp khăn, chị vào xem nhé!

http://i.imgur.com/XPPlBQp.jpg?3





http://i.imgur.com/XTWyKDq.jpg?2





http://i.imgur.com/XgiZ3s1.jpg?2





http://i.imgur.com/MqM5Yms.jpg?2





http://i.imgur.com/gLPwmsL.jpg?2





http://i.imgur.com/La4Lzi0.jpg?2





http://i.imgur.com/kLhE53v.jpg?2



...



Xin cảm ơn chị Thụy Khanh nhé :z57:



...



Thân mến và chúc vui cả nhà,
Dulan



...

dulan
07-17-2017, 04:08 PM
*

Hello chị TK.
Cả tháng nay lê la đầu đường xó chợ, ghê quá, mệt hết thấy đường luôn.
Nú cũng mới về tới đây thôi chị TK à, chừ đang ngồi thở dốc cho lại sức.

À, cám ơn chị bài viết dán trên kia.
Thì vậy, dân trí là top list để đánh giá một xã hội, đi lên hay tụt hậu cũng cái khoản dân trí này đây thôi.
Nghe đám đi chơi về nói chuyện xứ mình chừ tiến bộ ghê lắm dzồi. Hỏi tới tiến làm sao thì nghe tuyền trả lời một dọc y chang : đường xá cầu cống mở mang, shopping cửa hàng bán đồ de luxe nhiều như nấm, xe hơi de luxe chạy chật đường, việc ăn chơ tầm vóc tới nơi tới chốni.,, bla bla bla.
Chẳng bao giờ, chưa bao giò nghe tới việc người dân xếp hàng chờ phiên nơi cộng cộng nếu hổng có cảnh sát an ninh đứng thị uy đòi hỏi trật tự. Củng hổng nghe nói dân chủ thăng tiến thêm một ly. Vì răng hở ? Thì vì... những người uýnh giá việc tiến bộ xã hội ấy dân trí họ ngó cũng chưa mấy cao, thành họ chỉ nhìn ra được như thế là hết cở.

Ngày cuối ở Philly, nú phải đi đám tang, rồi đụng hai ông xếp lớn của thằng hai nhà chú tư. Thằng ni có ăn có học, master đàng hoàng thứ thiệt. Hồi trước làm cho hãng lớn stress quá stress, sau 4 cái bypass tim, nó đổi sang hãng nhỏ, hai ông chủ trẻ, một đại hàn một nhựt, nhận contract thầu lại từ hãng lớn, tiền lương ít hơn nhưng công việc thong thả hơn và không phải ra công trường dang nắng (nó là kỹ sư cầu cống). Thằng hai lôi xếp tới giới thiệu với nú. Trời thần ơi... trong đám á châu thì nhựt và hàn thành công vượt bực. Nhựt hổng nói mần chi, nhưng đại hàn thì đáng thán phục và ca ngợi, vì họ có hoàn cảnh chánh trị xã hội y chang đã đành, họ còn thua mình cái khoản tài nguyên đất nước.

Nú ngó chúng một chập mà... nghẹn ngào, tâm sự ngổn ngang. Chúng hỏi có cần nước uống hôn chúng đi lấy giúp. Nú nói không, cái tui cần mấy you cho hổng đặng, tui cần một xứ sở với trình độ dân trí như xứ mấy you kìa. Kép nhựt cười cười, còn kép hàn dơ tay khoác lia lịa : ôi ma dầm nói chi thêm buồn, xứ tui chừ mới lòi ra những chuyện kinh dị, nói ra thêm buồn lòng, dân trí tưởng cao rồi, té ra vẫn chưa đủ ma đầm ôi. nú mới nói với nó, ừa thì có, nhưng look at the bright side, những điều kinh dị nớ được khui ra và xử trị tới nơi tới chốn, chớ đâu mà ếm nhẹm im lỉm im lìm. Khác là khác vậy, và khác một trời một vực.

Cuộc nói chuyện kết thúc bằng hai cái bắt tay hỉ hả và cám ơn lời khen nồng hậu, rồi còn được mời tới hãng chơi nữa nha. nú mới nghiêm và buồn, bỏ nhỏ với chúng : hổng thôi cho thằng hai lên lương chút nẹo đi. Hai cái miệng đang cười tươi bỗng méo xệch. Rồi cái miệng tía lia kia mới la tướng một câu : hai xếp đừng lo, just kidding, thằng hai tui năm tới nghỉ hưu rồi, nói cho nhị vị liệu chừng tìm người thay thế.





Cảm ơn chị nhiều, đi về còn mệt mà đã ghé :z57::z57:Mong rằng hôm nay chị cảm thấy khoẻ hơn.
Mình cũng đoán anh chị sẽ tạm dừng ở Philly vài ngày thăm họ hàng chứ đã có công lái đường xa mà không thăm thì uổng lắm.

Cách đây mấy năm ở Hawaii, trong một chuyến đi cruise, có lần mình đã vào thang máy, thấy một cặp vợ chồng người Á châu chạy tới, mình vội vàng nhấn nút mở để ngăn cửa đóng vào họ.
Sau khi đã vào thang máy an toàn, hai người cùng quay lại, cúi gập thật sâu chào làm mình cũng vội vàng chào lại tương tự. Người đàn ông hỏi mình từ đâu tới.
-Tôi là người Việt Nam.
Ông ta tỏ vẻ không tin và hỏi gặng:
- Người VN nhưng sống ở đâu?
- Ở ngoại ô Philadelphia.

Lúc bấy giờ ông ta và bà vợ mới gật gù, có vẻ hài lòng như đã tìm ra chân lý.

Cảm ơn chị đã chia sẻ với Phố và mình câu chuyện ở Philly.




...



Xin lỗi, đã sang trang nên dulan khênh lại bài của chị Lú Xì và của chị Thụy Khanh.


...

kim
08-08-2017, 10:20 AM
Chị Khanh gửi email nhờ K dán video clip này.





Cha dạy con nói xin lỗi.



https://www.youtube.com/watch?v=uyuL7pDp13M

thuykhanh
08-15-2017, 10:05 AM
Thân chào Cỏ may, sôngthương, CCG, PhPhuongVy và các bạn,

Cảm ơn Kim đã đăng bài I am sorry (Cha dạy con nói xin lỗi) giùm chị.

Thoạt xem, tk thấy clip đáng được chia sẻ vì thường ngày trong cuộc sống, chúng ta đã có lần bỏ lỡ dịp nói lời Cảm ơn và Xin lỗi.
Tuy nhiên khi theo dõi kỹ hơn, tk thấy phần dịch ra tiếng Việt có chỗ không được hoàn chỉnh.

Chữ "screw you" có thể dịch là "đi chỗ khác" hay nặng nề hơn, "cút đi" là được rồi

Xin nghĩ đến thiện chí của người cố gắng dịch và mang lên FB mà bỏ qua cho, tk chân thành cảm ơn.
Một tuần trôi qua là một tuần tk thấp thỏm, không an lòng.

_____

Sau đây, xin chia sẻ với Phố vài bức hình tk chụp trong dịp đến California tháng bảy vừa qua.
Tác giả những bức tranh vẽ trang trí bên trong nhà hàng là HS Nguyễn Phúc Lộc, ông xã của chị Bạch Liên, chủ nhà hàng.
Sở dĩ tk chụp nhiều hình và mang về ĐT là vì nhà hàng này mang tên một món ăn mà Cuốc sĩ nhắc đến nhiều lần trong mục Đố Ai của HXhuongkhuya.
Có ai nhớ không ạ?


http://i.imgur.com/BLjQe2s.png

http://i.imgur.com/cMqZ9KH.png

http://i.imgur.com/yictGUZ.png

http://i.imgur.com/v01TqRe.png

http://i.imgur.com/WBpyj3Q.png

thuykhanh
08-17-2017, 06:31 PM
Chào bà con,

Vô duyên quá, phải không? dán có vài tấm hình mà đố cái gì không biết.
tk trả lời nha:



http://i.imgur.com/F0tFnDf.png

thuykhanh
09-01-2017, 10:05 AM
Nhật ký bão Harvey: Mưa lụt nhưng vẫn ấm lòng.


Thứ Năm, 31 tháng Tám năm 2017 11:37Tác Giả: Quế Phương

30/Aug/2017

Bs Teresa Tran (Quế Phương) là một Bs chuyên khoa cấp cứu (ER) đang phục vụ tại BV Cypress Houston, sau đây là bản dịch những 'blog' mà cô Quế Phương chia sẻ với gia đình qua cơn bão Harvey. Cô không thể về nhà (appartment) được mà bị kẹt với nhóm cứu cấp nhiều ngày, hàng xóm cho biết căn appartment cuả cô cũng đã bị ngập dưới 2 ft nước...sau đây là những blogs mới nhất.

Xin cám ơn Quế Phương đã chia sẻ với độc giả VietCatholic.

Trần Mạnh Trác.


http://saigonecho.com/images/2017/CDViet/harvey_quephuong_1.jpg

Vẫn còn mưa, vẫn lụt, nhưng thêm lòng.

Kể từ lần cập nhật trước, thì tình hình vẫn không khả quan hơn chút nào. Trong thực tế, tôi đã quen dần với cái mưa; với những cảnh tàu thuyền chạy trên đường và máy bay trực thăng quân sự xà xuống từ trên cao.

Bây giờ chúng tôi đang phải đối mặt với vấn đề thiếu nguồn lực. Hai bệnh viện phía bắc và phía nam của chúng tôi đã phải đóng cửa và sơ tán bệnh nhân và nhân viên. Như vậy thì bệnh viện cuả tôi trở thành trung tâm ER (cứu cấp) chính với những trách nhiệm lớn hơn: nào là những người không có nơi chạy thận cho họ theo lịch trình, nào là các sản phụ sắp sinh, là những điều mà bình thường thì được thực hiện qua những cái hẹn ở phòng khám ngoại trú--thêm vào là tất cả các bệnh nhân nghiêm trọng mà chúng tôi vẫn phục vụ mỗi ngày. Mới đây chúng tôi lại phải sơ tán tất cả các cơ sở ER ngoại vi để tập trung nỗ lực vào nơi chính này. Tại đây chúng tôi cũng chỉ có vài bác sĩ và y tá là có thể đi ra đi vào khu vực được mà thôi, do đó, chúng tôi đang làm việc với một số nhân viên tối thiểu (như một bộ xương.)

Ngay cả sau khi đã làm việc 48 giờ trong 3 ngày vừa qua, tôi vẫn ở lại Cypress để làm việc tại bệnh viện vì thẳng thắn mà nói, tôi không thể di chuyển trên bất kỳ hướng nào trên đường cao tốc mà không gặp lũ lụt lớn. Những cái khó đó lại đưa tôi tới một cái 'eo' sau đây...

Chiều nay, nước có vẻ bắt đầu rút đi, đủ cho một trong những đồng nghiệp của tôi có thể đến thay tôi tại ca đêm. Vì vậy, tôi đã đi ra ngoài dò xét tình hình, và chính lúc đó thì nước lại bắt đầu tăng lên rất nhanh làm cho tôi phải rẽ vào một con đường gần nhất trên đất cao mà tôi có thể tìm thấy. Lúc đó những người trong khu xóm đang tập họp để thực hiện một kế hoạch xả nước đang dâng lên ở phía đối diện khu phố, họ thực hiện cách là gỡ những hàng rào sau nhà xuống để cho nước thoát ra các con đường lớn gần đó, như vậy thì cứu được nhà của họ khỏi bị ngập.

Tất cả mọi người lúc đó cũng đồng ý rằng là quá nguy hiểm cho tôi quay trở lại nhà thương và ai cũng muốn cung cấp cho tôi một căn phòng trong nhà của họ. Vì vậy, tôi ở lại đây, ấm áp và khô ráo trong phòng ngủ của một căn nhà của một người lạ, được tẩy rửa đám cáu ghét trên mình và được ăn một bữa cơm tối gia đình.... Tôi yêu bạn, Houston ơi. Tôi có thể không có một ngôi nhà nữa, nhưng tôi chắc chắn đang ở nhà. ❤️

...

http://saigonecho.com/images/2017/CDViet/harvey_quephuong_2.jpg

Cả làng góp sức

... Ngày hôm nay một phép lạ đã xảy ra do những người yêu quí sống trên khu cul-de-sac mà tôi đã ở lại. Sáng nay, nước có vẻ đã rút đi, vì vậy tôi đi ra ngoài để thăm dò xung quanh. Con đường dẫn đến bệnh thì vẫn không thể đi qua, nhưng tôi cũng muốn khắc phục cái 'sự cố' của chiếc xe xảy ra ngày hôm qua, là sau khi tôi lái xe qua một đoạn nước cao, cái đèn báo hiệu "check engine" đã bật lên. Một người hàng xóm nhìn thấy tôi lần mò sửa xe, đã xin giúp. Rồi sau đó ông gọi một người hàng xóm khác thường lắp ráp xe như một sở thích. Rồi nhiều hàng xóm khác cũng bắt đầu ghé tới. Tôi nghĩ rằng họ sung sướng được có một cái gì đó để làm bên ngoài căn nhà của họ, nơi mà họ đã 'chán ngấy' vì bị giam hãm năm ngày vừa qua.

Chúng tôi gọi tới một đại lý xe Subaru và nói chuyện với một thợ máy, và được hướng dẫn để xử lý sự cố. Tôi không thể nói cái xe đã bị chuyện gì và họ đã làm những gì, nhưng bây giờ thì cái đèn báo hiệu không còn nữa, chiếc xe chạy hoàn hảo, và tôi cảm thấy vô cùng may mắn. Gia đình mà tôi ở tạm khi nghe tôi nói trên điện thoại là tôi đang ở với những người lạ. Họ nói, "cái gì? Tất cả mọi người đều biết cô cả mà.

Chúng tôi không phải là người lạ nữa!" Tôi sẽ trở lại nhà thương để lên ca vào ngày mai, nhưng hôm nay thì tôi chỉ cần nghỉ ngơi, chơi với các trẻ em ở đây (chúng chẳng có một khái niệm gì về mức độ nghiêm trọng của tình hình và đang vui đuà với những cuộc phiêu lưu bằng cách chèo thuyền kayak trên đường phố), và suy gẫm về tất cả mọi thứ đã xảy ra, và tìm một kế hoạch để giúp hàng ngàn người không được may mắn như tôi, và cầu nguyện với lòng biết ơn đối với tất cả những người đã mở trái tim cho tôi.

Cảm ơn quí bạn rất nhiều về tất cả những lời khuyến khích, cầu nguyện, cảm tưởng và những điều mà các bạn muốn giúp, thậm chí từ những nơi xa. Trong một tình huống như thế này, thì không có gì khuyến khích tinh thần cho bằng những tấm lòng vàng.

____

PS: Trong khi đổi sang cỡ chữ số 3, đoạn chót của bài trên bị mất một hàng,
tk đã sửa lại và thành thật xin lỗi green apple cùng bạn đọc về sơ sót này.

Ngoc Han
09-10-2017, 05:19 AM
Xin phép chị Thuỵ Khanh cho đăng ở đây, cám ơn.

Xe Bus Giúp Sơ Tán tới nới Trú Bão Hồng Thập Đỏ của Hillsborough Miễn Phí

Kính thưa Quý Vị,


Xin Quý Vị giúp share với bạn Bè Người thân đang cư ngụ tại HIllsborough để biết & xử dụng giúp di tản cơn Monster Irma Hurricane càng nhiều càng tốt !
Cầu cho tất cả đều được bình an vô sự!


Kính,


ThanhMy Nguyen
813-7319164






HART Dịch vụ Xe buýt Sơ Tán khẩn cấp khi có bão

HART sẽ cung cấp dich vụ sơ tạn miễn phí tới các nới Trú Bão Hồng Thập Đỏ công cộng sau đây

· Sgt Smith Middle School ở 14303 Citrus Pointe Drive trong vùng Citrus Park ( Tuyến đường D & I )
· Pizzo Elementary School ở góc Bull Run & Foler ở Tampa ( Tuyến đươ1ng A, B, F, J)
· Middleton High School trên đường Osborne & đường 22 ở Tampa ( Tuyến đường E, G, H)
· Shields Middle School ở 15732 Beth Shields Way. Ruskin ( Tuyến đường H)

Có tất cả 10 tuyến đường sơ tán bằng xe buýt được đặt tên bằng mẫu tự “A” tới “J”. Mỗi tuyến đường sẽ chở tới 1 trong 4 nơi Trú Bão cũa Hồng Thập Tự được giới thiệu bên trên

Các dịch vụ này sẽ bắt đầu sau khi Trung Tâm Điều Hành Khẩn Cấp Hạt Hillsborough chỉ thị cho HART bắt đầu cũng như khi các nơi Trú Bão Công Cộng mở cửa . Vì để bảo đảm an toàn cho tài xế , xe buýt sơ tán khẩn cấp chỉ sẽ hoạt động ban ngày thôi . Dịch vụ này sẽ được tạm ngưng khi Trung Tâm Điều Hành khẩn cấp chỉ thị HART phải dời tất cả xe ra khỏi đường lộ . Trung Tâm Điều Hành Khẩn Cấp giúp vận chuyển cư dân đến các khu Trú bão có phục vụ nhu cầu đặc biệt.
Xin hãy giải thích nhu cầu của Quý Vị cho Trung Tâm Điều Hành Khẩn Cấp.
Những Cư dân có điều kiện y tế cần trợ giúp đặc biệt hãy nên gọi Quận hạt Hillsborough ở số 813-272-5900

Đón Xe Lúc Nào & Ở Đâu ?

Nơi những Bảng Hiệu xanh trời & trắng ghi “ Emergency Shelter Bus Stop” dọc theo những tuyến được đặt sẵn, hoặc Quý Vị có thể đứng ngay góc đường trên tuyến lộ & vẫy tay tài xệ Tất cả những chuyến xe buýt HART đều có thể phục vụ cho người khuyến khiết ADA

Mỗi tuyến đường sẽ có 5 chiếc xe buýt chạy liên tục 5 đến 10 phút liên tục

Nêu Quý Vị muốn sơ tán đến 1 nơi trên tuyến lộ mà không phải đến nơi Trú ẩn Hồng Thập Đỏ , Quý Vị nói tài xế dừng lại bất cứ lúc nào cũng đươc.

Quý Vị có thể đem theo những gì ?

Những vật dụng nên đem theo :
* 1 Vali mỗi người * Thuốc men & đồ vệ sinh cá nhân
· Gồi & mền * Đèn pin & Pin * Giấy tờ tùy thân
· Tiên mặt, * Các giấy tờ quan trọng * Đồ để thay trong 3 ngày mỗi người
· Nước & đồ ăn không hư

Sơ Tán Những Nơi Khác

Những nơi không trong tuyến lộ HART, sẽ được Khu Bộ Trường Hillsborough giúp sơ tán bằng xe Buýt của trường . Xin Quý Vị gọi Trung Tâm Điều Hành Khẩn Cấp Hạt Hillsborough ở số 813-272-5900 để biết thêm chi tiệt

Sau cơn bão , Quý Vị có thể dùng chuyến xe buýt lúc đến để về lại nhà. Quý Vị sẽ được phát những tờ giấy nhỏ ghi mẫu tự tuyến lộ của bạn khi bước lên xe buýt . Hãy tìm xe buýt có ghi tên tuyến lộ của Quý Vị để trở về vị trí lên xe ban đậu

Nhu cầu giúp đỡ đặc biệt
Nếu Quý Vị có bệnh trạng y tế hoặc tình trạng khác cần sự trợ giúp đặc biệt, Quý Vị cần phải đăng ký với Sở Y Tế Quận Hạt Hillsborough để được chỉ định 1 khu Trú ẩn có nhu cầu đặc biệt nên xin Quý Vị gọi về số 813-307-8015


--
-- You received this message because you are subscribed to the Google Groups DienDan_TV group. To post to this group, send email todiendan_tv@googlegroups.com. To unsubscribe from this group, send email todiendan_tv+unsubscribe@ googlegroups.com (diendan_tv%2Bunsubscribe@googlegroups.com). For more options, visit this group at https://groups.google.com/d/ forum/diendan_tv?hl=vi (https://groups.google.com/d/forum/diendan_tv?hl=vi)
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "DienDan_TV".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đếndiendan_tv+unsubscribe@ googlegroups.com (diendan_tv+unsubscribe@googlegroups.com).
Để đăng lên nhóm này, hãy gửi email đến diendan_tv@googlegroups.com.
Hãy truy cập nhóm này tại https://groups.google.com/ group/diendan_tv (https://groups.google.com/group/diendan_tv).
Để xem cuộc thảo luận này trên web, hãy truy cập https://groups.google.com/d/ msgid/diendan_tv/CAF% 2BJBZ9LXkino%3DRAFmLMcMYwOh_ GUOJFOXpsaWrYJbauXvMA%2BA% 40mail.gmail.com (https://groups.google.com/d/msgid/diendan_tv/CAF%2BJBZ9LXkino%3DRAFmLMcMYwOh_GUOJFOXpsaWrYJbauX vMA%2BA%40mail.gmail.com?utm_medium=email&utm_source=footer).
Để có thêm tùy chọn, hãy truy cập https://groups.google.com/d/ optout (https://groups.google.com/d/optout).

thuykhanh
09-10-2017, 11:51 AM
Từ điện thư của một người bạn; cho phép tk được dấu tên.

Tôi không có dính líu gì về chuyện tiên đoán thời tiết hay chống thiên tai, nhưng nơi tôi làm có trách nhiệm giám sát (monitor) và kiểm chứng (verify) sự di chuyển trong môi trường những chất độc hại (toxic plume) được thả ra trong không khí hoặc trong đại dương hầu bảo vệ sức khỏe cho công chúng (public) và bảo vệ môi trường (environment).


Dựa theo thời tiết, độ gió, chiều gió, chúng tôi có thể biết luồng khói (plume) của cuộc cháy rừng tại Oregon trong các ngày qua sẽ lan rộng bao xa hầu di tản dân chúng địa phương để họ không bị nhiễm khói độc.


Hoặc nếu có một tai nạn nhân tạo và những chất độc hại, thí dụ như chất hóa học độc hại, được thoát ra ngoài môi trường, dựa theo tổng lượng sa thải, chúng tôi có thể ước tính được nồng độ của chất độc để cảnh giác chính quyền địa phương hầu di tản dân vùng ở vùng phía Bắc hay Nam, hay Đông hay Tây của nơi mà chất độc được thải ra và vòng đai di tản rộng hẹp ra sao dựa theo các dữ kiện về thời tiết, độ gió, chiều gió mà chúng tôi nhận từ satellite signals và các đài khí tượng toàn cầu.


Tôi chỉ có lời khuyên sau:
1) những ai đang cư ngụ tại Florida, nếu chính quyền địa phương ra lệnh di tản, xin hãy di tản; và
2) những người vì lý do gì cần phải đến Florida, xin hoãn lại ít nhứt 1, 2 tuần.


Tôi biết nhiều người nóng lòng chuyện gia đình, công việc, của cải, nhà cửa, vườn tược của mình nhưng xin đừng quên chỉ có một thứ không thể nào thay thế - đó là sinh mạng cá nhân. Không ai có thể chống lại thiên tai (cuồng phong, bão lụt, động đất) và chính quyền địa phương đang có nhiều vấn đề phải lo vì thế nên giúp họ bớt một vấn đề bằng cách di tản trong lúc này.


Vì thế tránh cô nàng Irma như ông bà ta dạy "tránh voi chẳng xấu mặt nào".

quan em
09-10-2017, 12:34 PM
Từ điện thư của một người bạn; cho phép tk được dấu tên.

Tôi không có dính líu gì về chuyện tiên đoán thời tiết hay chống thiên tai, nhưng nơi tôi làm có trách nhiệm giám sát (monitor) và kiểm chứng (verify) sự di chuyển trong môi trường những chất độc hại (toxic plume) được thả ra trong không khí hoặc trong đại dương hầu bảo vệ sức khỏe cho công chúng (public) và bảo vệ môi trường (environment).


Dựa theo thời tiết, độ gió, chiều gió, chúng tôi có thể biết luồng khói (plume) của cuộc cháy rừng tại Oregon trong các ngày qua sẽ lan rộng bao xa hầu di tản dân chúng địa phương để họ không bị nhiễm khói độc.


Hoặc nếu có một tai nạn nhân tạo và những chất độc hại, thí dụ như chất hóa học độc hại, được thoát ra ngoài môi trường, dựa theo tổng lượng sa thải, chúng tôi có thể ước tính được nồng độ của chất độc để cảnh giác chính quyền địa phương hầu di tản dân vùng ở vùng phía Bắc hay Nam, hay Đông hay Tây của nơi mà chất độc được thải ra và vòng đai di tản rộng hẹp ra sao dựa theo các dữ kiện về thời tiết, độ gió, chiều gió mà chúng tôi nhận từ satellite signals và các đài khí tượng toàn cầu.


Tôi chỉ có lời khuyên sau:
1) những ai đang cư ngụ tại Florida, nếu chính quyền địa phương ra lệnh di tản, xin hãy di tản; và
2) những người vì lý do gì cần phải đến Florida, xin hoãn lại ít nhứt 1, 2 tuần.


Tôi biết nhiều người nóng lòng chuyện gia đình, công việc, của cải, nhà cửa, vườn tược của mình nhưng xin đừng quên chỉ có một thứ không thể nào thay thế - đó là sinh mạng cá nhân. Không ai có thể chống lại thiên tai (cuồng phong, bão lụt, động đất) và chính quyền địa phương đang có nhiều vấn đề phải lo vì thế nên giúp họ bớt một vấn đề bằng cách di tản trong lúc này.


Vì thế tránh cô nàng Irma như ông bà ta dạy "tránh voi chẳng xấu mặt nào".



Chào chị thuykhanh,

Hình như văn hoá VN nó khác người ta thì phải. Chổ nào quan trọng người ta ghi bự lên cho dể đọc và gây sự chú ý. Còn chị, nguyên bài em thấy chổ mà đặt biệt nhất thì chị sửa chử ghi thiệt nhỏ để cho người yếu mắt người ta chán người ta bỏ qua.

Hơn tuần trước, em đi chung với một bác, bác nói người ta bị bảo mà phải lên nóc nhà ngồi chờ trực thăng tới cứu thấy tội nghiệp. Em nói lổi của mấy người đó, người ta kêu di tản, bảo tới mà hổng chịu đi rồi bi giờ đem máy bay lại cứu ... tốn tiền còn hơn.

Em thấy qua chiện gia đình ở VN vào năm 75, chiến tranh khói lửa đi mà hổng đi chết ráng chịu. Hồi năm 2012 & 2013 nơi em sống bị cháy rừng ông boss của em ổng chạy trước ai hết... còn mọi người khác dìa dọn nhà.

Vài ngày trước, em nhìn em thấy ở Florida người nào có máy bay người ta chạy khỏi Florida, chỉ thấy bay ra ... qua nay em nhìn thấy trống trơn, không thấy bay nửa... người giàu người ta bỏ của chạy lấy người...

Chị thấy trong hình hông? Florida giờ trống trơn...

https://www.flightradar24.com/34.05,-81.44/4

thuykhanh
09-10-2017, 01:21 PM
Chị chào Quan Em,

Thoạt đầu chị cũng ngạc nhiên về mấy giòng in nhỏ này nhưng tôn trọng tác giả nên không sửa cho cùng cỡ chữ. Mới xem lại điện thư thì không phải, một cỡ như nhau. Chị cũng không hiểu tại sao lại đổi vậy; bây giờ có cớ để sửa lại rồi.
Cảm ơn Quan Em cho chị biết và cho link để xem hình nữa, thích lắm:z57::z58:

Thử chép và dán lại nhé:

Tôi không có dính líu gì về chuyện tiên đoán thời tiết hay chống thiên tai, nhưng nơi tôi làm có trách nhiệm giám sát (monitor) và kiểm chứng (verify) sự di chuyển trong môi trường những chất độc hại (toxic plume) được thả ra trong không khí hoặc trong đại dương hầu bảo vệ sức khỏe cho công chúng (public) và bảo vệ môi trường (environment).


Dựa theo thời tiết, độ gió, chiều gió, chúng tôi có thể biết luồn khói (plume) của cuộc cháy rừng tại Oregon trong các ngày qua sẽ lan rộng bao xa hầu di tản dân chúng địa phương để họ không bị nhiễm khói độc.


Hoặc nếu có một tai nạn nhân tạo và những chất độc hại, thí dụ như chất hóa học độc hại, được thoát ra ngoài môi trường, dựa theo tổng lượng sa thải, chúng tôi có thể ước tính được nồng độ của chất độc để cảnh giác chính quyền địa phương hầu di tản dân vùng ở vùng phía Bắc hay Nam, hay Đông hay Tây của nơi mà chất độc được thải ra và vòng đai di tản rộng hẹp ra sao dựa theo các dữ kiện về thời tiết, độ gió, chiều gió mà chúng tôi nhận từ satellite signals và các đài khí tượng toàn cầu.


Tôi chỉ có lời khuyên sau: 1) những ai đang cư ngụ tại Florida, nếu chính quyền địa phương ra lệnh di tản, xin hãy di tản; và 2) những người vì lý do gì cần phải đến Florida, xin hoãn lại ít nhứt 1, 2 tuần.


Tôi biết nhiều người nóng lòng chuyện gia đình, công việc, của cải, nhà cửa, vườn tược của mình nhưng xin đừng quên chỉ có một thứ không thể nào thay thế - đó là sinh mạng cá nhân. Không ai có thể chống lại thiên tai (cuồng phong, bão lụt, động đất) và chính quyền địa phương đang có nhiều vấn đề phải lo vì thế nên giúp họ bớt một vấn đề bằng cách di tản trong lúc này.


Vì thế tránh cô nàng Irma như ông bà ta dạy "tránh voi chẳng xấu mặt nào".
________

PS: Khi bấm advance để xem lại bài thì nó trở lại như trên nên phải tăng cỡ chữ của đoạn sau lên số 4.
Ngộ ha!

quan em
09-10-2017, 01:48 PM
Chị thích coi hình huh? Chị thích coi hình gì?

Em có nhiều tin tức lắm ... mà không biết cái nào chị thích ... Em đoán chị thích trai đẹp giống em nên em dán hình này lên.

Theo tin tức em có được, người ta dự đoán ổng sẻ lên tranh cử tổng thống kì tới... đó chỉ là tin ... làm cho người ta tức mình ... còn chính xác hay không thì em không biết ... bye chi.

https://ionemichiganchronicle.files.wordpress.com/2017/04/abdul-el-sayed.jpg?quality=100&strip=all&w=683&strip=all

thuykhanh
09-10-2017, 01:56 PM
Hihihi!

Quan em nhiều chuyện có râu quai nón hở, link hình Florida đây nè:

https://www.flightradar24.com/34.05,-81.44/4

thuykhanh
09-15-2017, 02:53 PM
Ông Hữu Thỉnh “chiêu dụ” nhà văn Phan Nhật Nam

Bởi
AdminTD (http://baotiengdan.com/author/thu/) -

15/09/2017





LTS: Ngày 1/9 vừa qua, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, có gửi thư chiêu dụ nhà văn Phan Nhật Nam về Việt Nam tham dự cuộc gặp mặt, sẽ diễn ra ở Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc, từ ngày 20 đến 25 tháng 10 năm 2017. Ngày 9/9, nhà văn Phan Nhật Nam đã có thư trả lời ông Hữu Thỉnh. Dưới đây là nội dung thư trao đổi giữ hai người.


_____


THƯ CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Thư gửi: Nhà văn Phan Nhật Nam




http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/09/H1-188.jpg


Nhà thơ Hữu Thỉnh. Ảnh: internet



Thưa anh,



1- Để đỡ đường đột, xin giới thiệu. Tôi là Hữu Thỉnh, người từng đọc anh đã lâu, hiện nay đang làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Tôi mới gặp Thụy Kha vừa ở bên ấy về, cho biết có gặp anh và hai người đã từng cùng nhau uống bia vui vẻ. Đấy quả là một sự kiện bất ngờ thú vị. Với dư âm của các cuộc gặp ấy, tôi viết thư này thăm anh và bày tỏ nguyện vọng “tái bản” cuộc gặp ấy, và di chuyển nó về quê nhà với quy mô rộng hơn, thời gian dài hơn trong khuôn khổ một cuộc gặp mặt của Hội Nhà văn Việt Nam với các nhà văn Việt Nam đang sống và làm việc tại nước ngoài. Đây là một cuộc hội ngộ mà chúng tôi mong mỏi từ lâu, nay mới có thể thực hiện được. Với ý nghĩa cao cả, góp phần làm giàu các giá trị truyền thống của dân tộc, xứng đáng để chúng ta vượt qua mọi xa cách và trở ngại, cùng ngồi lại với nhau trong tình đồng nghiệp. Tôi chờ đợi được anh chia sẻ điều đó và chân thành mời anh tham gia sự kiện nói trên.


Anh Nam ơi, tôi muốn nói thêm rằng, chúng ta đều không còn trẻ nữa. Tôi hình dung cuộc gặp này là rất có ý nghĩa cho những năm tháng còn lại của mỗi chúng ta. Tôi cũng dự đoán rằng, có thể có những khó khăn. Nhưng từ trong sâu thẳm thiên chức nhà văn, chúng ta cùng chọn Dân Tộc làm mẫu số chung để vượt qua tất cả.


2- Cuộc gặp mặt dự kiến sẽ diễn ra từ 20 đến 25 tháng 10 năm 2017 tại Hà Nội và một số địa phương ở phía Bắc. Trường hợp anh Nam, Ban tổ chức sẽ lo chi phí toàn bộ đi về và thời gian tham gia Cuộc gặp mặt. Vì là lần đầu, còn nhiều bỡ ngỡ, xin anh vui lòng lấy vé giúp và cho biết thời gian chuyến bay để chúng tôi ra đón anh tại sân bay Nội Bài. Quá trình chuẩn bị có gì cần trao đổi, xin anh cho chúng tôi biết sớm.


3- Ngay sau khi được hồi âm của anh, tôi sẽ gửi giấy mời chính thức cùng chương trình của Cuộc gặp mặt. Mùa Thu Hà Nội cùng những giá trị bền vững của tâm hồn Việt đang chờ đón Cuộc gặp mặt của chúng ta.


Chúc anh sức khỏe, may mắn, gia đìnhh hạnh phúc và mong sớm nhận tin tốt lành.


Hà Nội 1/9/2017


_____


Thư gửi ông Hữu Thỉnh,


Hội Nhà Văn Hà Nội


Qua địa chỉ điện thư cô Đào Kim Hoa


Phụ Tá Ngoại Vụ Hội Nhà Văn






http://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2017/09/H1-2.jpeg

Nhà văn Phan Nhật Nam. Ảnh chụp từ clip




Tôi, Phan Nhật Nam, nguyên là một sĩ quan cấp Đại Úy Hiện Dịch Thực Thụ thuộc Sư Đoàn Nhẩy Dù/ Quân Lực VNCH gởi đến Ông Hữu Thỉnh, Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hà Nội để trả lời thư đề ngày 1 tháng 9, 2017 qua điện thư của cô Đào Kim Hoa


#1-Từ vị thế một quân nhân thuộc đơn vị tác chiến của Quân Lực Miền Nam như trên vừa kể ra, với tính khách quan, độc lập của người không liên hệ đối với sinh hoạt của giới văn hóa, học thuật trong nước, ở Hà Nội trước, sau 1975. Tôi có thư nầy để trả lời mời gọi mà ông Hữu Thỉnh đã trực tiếp gởi đến cá nhân tôi nhằm thực hiện tiến trình gọi là “Hòa Hợp Hòa Giải”. Câu trả lời trước tiên, dứt khoát là: Tôi xin được hoàn toàn từ chối sự mời gọi vì những lẻ…


#2- Là một người sinh trưởng từ thập niên 1940, tiếp sống qua hai cuộc chiến 1945-1954; 1960-1975, thực tế lịch sử, chiến tranh, xã hội Việt Nam trước, sau 1975 đã cho người lính chúng tôi xác chứng: KHÔNG HỀ CÓ CHỦ TRƯƠNG HÒA HỢP HÒA GIẢI từ người/ chủ nghĩa/ chế độ cộng sản trong lý thuyết cũng như qua sách lược hành động.


#3-Từ thực tiễn của #2 thêm kinh nghiệm mà bản thân cá nhân là một đối tượng thụ nạn của thành phần gọi là “Ngụy Quân-Ngụy Quyền” thuộc chế độ Quốc Gia Việt Nam (1948-1954); Việt Nam Cộng Hòa (1955-1975) đến hôm nay vẫn tiếp tục bị miệt thị, xuyên tạc, và triệt hạ dẫu chiến tranh đã chấm dứt từ 1975.


#4- Trong tình thế chung nhất của #2; #3, chắc chắn rằng không thể nào thực hiện được “Hòa Hợp Hòa Giải” như thư ông Hữu Thỉnh đề nghị! Cũng bởi, giới Nhà Văn chính là đối tượng hàng đầu bị bách hại đối với tất cả chế độ cộng sản Đông-Tây. Lịch sử đẫm máu 100 năm của chế độ cộng sản từ 1917 đến nay như một vũng tối ghê rợn phủ chụp lên lương tri nhân loại. Hỏi thử buổi gặp mặt tháng 10 tại Hà Nội (cho dẫu thực lòng đi nữa) sẽ gây được tác dụng gì? Nhà Văn? Nhà Văn Việt Nam đích thực là những ai? Nhưng đây không phải là vấn đề của cá nhân tôi – Trước sau chỉ là một Người Lính-Viết Văn. Cũng bởi, tôi chưa hề nhận Chứng Chỉ Giải Ngũ của Bộ Quốc Phòng/ VNCH cho dù đã không mặc quân phục từ 1975.


#5- Cuối cùng, với bản chất đơn giản, chân thật của một Người Lính, tôi có một đề nghị như sau: Để thực hiện tinh thần và nội dung “Hòa Hợp, Hòa Giải Dân Tộc” như lá thư mời của ông Hữu Thỉnh đã đề cao. Hệ thống cầm quyền, cụ thể thành phần cán bộ làm công tác văn hóa, học thuật, truyền thông, báo chí… dưới chỉ đạo của Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng nơi Hà Nội chấm dứt, điều chỉnh MỘT CÁCH THÀNH THỰC danh xưng miệt thị “Ngụy Quân/ Ngụy Quyền” trong tất cả sử liệu, văn khố, tài liệu giáo khoa, văn thư hành chánh, sinh hoạt xã hội… Cụ thể hơn hãy chấm dứt cách biểu tình với lời hô “Đả đảo Thương Phế Binh VNCH!!” như đã xẩy ra nơi Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn!


Hãy nhìn lại… Thương phế binhVNCH là những lão nhân phế binh, thương trận đã không được sống với dạng Con Người từ 30 Tháng 4, 1975. Hãy để cho Người Lính QLVNCH còn sống sót và gia đình được trở lại Miền Nam sửa sang phần mộ Chiến Hữu nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là nơi giới cầm quyền Hà Nội chủ trương phá bỏ một cách có hệ thống, dẫu người chết gần nửa thế kỷ qua không thể nào đe dọa đối với Chế độ XHCN!


Xin hãy “Hòa Hợp Hòa Giải” với những người đã chết. Với người đang cố sống sau thảm họa Formosa, Nghệ An. Hãy hoà hợp, hòa giải với “Khúc ruột ở trong nước” trước. Khi ấy không cần mời, chúng tôi “Khúc ruột ngàn dặm” sẽ về. Về rất đông. Người Viết Văn – Lương Tri và Chứng Nhân của Thời Đại sẽ VỀ. TẤT CẢ CÙNG VỀ VIỆT NAM.


Kính thư,


Người Lính-Viết Văn,


Công Dân Mỹ gốc Việt,
Phan Nhật Nam
Washington DC, 9 Tháng 9, 2017


Nguồn: http://baotiengdan.com/2017/09/15/ong-huu-thinh-chieu-du-nha-van-phan-nhat-nam/

thuykhanh
10-05-2017, 07:35 AM
Oktoberfest

Cuối tháng 9, đầu tháng 10 thành phố có hội Oktoberfest của người Mỹ gốc Đức, tổ chức trên đỉnh Mount Penn,
gần Stokesay Castle.




https://i.imgur.com/PpLS8rK.jpg?1



[Nguồn hình: 1-2-3 từ net]

https://i.imgur.com/0Uod65b.jpg?1

https://i.imgur.com/mjOfulP.jpg?1


https://i.imgur.com/nnQ6Qs4.png?1

Bratwurst, món ưa chuộng của k

Triển
10-05-2017, 08:28 PM
Người Đức như người Mông Cổ, có mặt khắp nơi. Tính luôn văn hóa nhậu.

Triển
10-05-2017, 11:31 PM
Văn hóa say xỉn này nhập cảng sang Mỹ có đến 10 tụ ăn chơi:

10 Awesome Places to Celebrate Oktoberfest in the United States (http://www.escapehere.com/destination/10-awesome-places-to-celebrate-oktoberfest-in-the-united-states/)

http://cld.escapehere.com/image/upload/t_cn,f_auto,q_auto,$w_800/eh/2015/09/Hofbrauhaus-Las-Vegas-Nevada-820x480.jpg

thuykhanh
10-16-2017, 03:05 PM
**
Dạ, ngày lễ hội thì chơi vui vậy nhưng khi trở lại làm việc là họ nghiêm túc lắm.
Những người trẻ, có thể họ làm việc để kiếm tiền cho việc chi trả học phí đại học đó anh.

Một số thành viên của nhà thờ bảo trợ gia đình tk hồi mới qua là người Mỹ gốc Đức, tận tâm và chu đáo:
Nhà ở, tiền điện, nước, heat (dầu), điện thoại... mình không phải lo.

Họ lập ra một uỷ ban, người lo việc học cho mấy đứa nhỏ, BS lo việc sức khoẻ, NS chăm sóc răng, người đưa đi chợ....
Vì các cháu còn bé nên tk không được đến trường học Anh ngữ mà họ nhờ người đến nhà dạy mình, hai buổi mỗi tuần.
Nói nhiều nhàm tai mọi người, tk xin ngưng ở đây nha.

Thân mến chúc anh thầy, Phương Vy và bạn hữu được bình an, vui khoẻ.

thuykhanh
10-17-2017, 11:44 AM
Lấy Vợ Miền Nào?

Thứ Ba, 17 tháng Mười năm 2017 09:00
Tác Giả: Nguyễn Hữu Huấn

http://saigonecho.com/images/2015/GiaiTri/mh-lay-mien-nao-1.png


Bình luận về con gái Bắc-Trung-Nam đã được phổ biến trên các diễn đàn. Người đồng tình khen hợp lý. Người phê bình thì cho rằng không nên vơ đũa cả nắm…Vâng, mỗi xứ sinh ra con người đều có những đặc tính riêng, và tùy thuộc vào sự giáo dục của gia đình, trình độ học vấn… Tôi post thêm phần sau bài Cái Duyên Nam Bắc của anh chàng Bắc Kỳ chính cống con nai vàng “khéo ăn khéo nói…” viết về cái duyên vợ chồng để thân hữu đọc thêm cho vui. (hoamunich không bình luận)


Con Gái Bắc

Con gái người Bắc (mà điển hình là con gái Hà Nội), là những cô gái khôn ngoan và tinh tế. Họ làm ra vẻ như rất giữ khuôn nếp nhưng thực ra họ đong đếm bạn kỹ lưỡng trước khi bật đèn xanh cho bạn tiến đến.

Họ nghĩ nhiều đến vấn đề gia đình đôi bên môn đăng hộ đối, do đó khi đã thành đôi rồi, dù bên ngoài có nhìn vào như thế nào đi nữa họ cũng vẫn thấy vừa lòng với nhau và cuộc sống hôn nhân ít xao động.

Nếu mà như thế được cả thì đâu có gì mà nói nhỉ?
Sau khi về nhà chồng thì những cái mà các cô dâu Bắc hay có là:
– Khắc kỵ với mẹ chồng.
– Kiểm soát chồng chặt chẽ và tranh giành tài sản cũng như quyền lực trong nhà chồng.

Còn trong gia đình thì khỏi nói: con gái Bắc coi chồng như một anh lao công và khi nắm quyền lực trong gia đình rồi thì bắt đầu nhiều lời. Những câu nói đay nghiến dấm dẳng không biết có phải từ trong tiềm thức tổ tiên để lại bắt đầu tuôn ra một cách rất tự nhiên.

Khi những điều đó bành trướng lên quá đáng thì anh chồng bắt đầu ngao ngán gia đình – chuyện ngoại tình là sẽ đến và nếu có điều kiện là “chuồn” luôn cái bà vợ chán chường đó mà đi lấy một người vợ khác.

Con gái Bắc còn có tật thiên vị tình cảm nội ngoại, và không ít những chuyện không hay thường bắt nguồn từ nàng dâu.Thêm một tính nữa là hơi một tí là bỏ về nhà cha mẹ, và gia đình ngoại hay có chuyện can thiệp vào gia đình chồng.

Nói đến các cô gái Bắc còn phải nói đến cái tính điêu ngoa và đanh đá. Và từ đó dẫn đến hỗn láo xấc xược là rất gần. Những cuộc cãi nhau, chửi nhau của các bà vợ Bắc cứ như những bản nhạc được học thuộc lòng trước khi lên xe hoa.

Tránh được mấy điều này thì các cô gái Bắc trở thành số một vì họ là những người tiếp tay cho chồng rất đắc lực trong công việc làm ăn, cai quản tài sản, chăm sóc con cái. Sẵn sàng hy sinh vì chồng. Ở tù, ăn đạn cho chồng cũng OK luôn.

Tình gái Bắc

Em chả đâu / Ngượng lắm đấy / Ai lại thế / Cứ như ranh / Tí tẹo thôi / Nhớ đấy nhé / Mặt dầy tợn / Chỉ nghịch ngợm / Không ai bằng / Cứ hung hăng / Như ăn cướp / Thôi cũng được / Phải giao trước / Cấm chạy làng / Hễ lang bang / Em xẻo trước…

Em nhớ giữ tính tình con gái Bắc
Nhớ điêu ngoa nhưng giả bộ ngoan hiền
Nhớ dịu dàng nhưng thâm ý khoe khoang
Nhớ duyên dáng, ngây thơ mà…xảo quyệt.


Con gái Trung

http://saigonecho.com/images/2015/GiaiTri/mh-lay-vo-mien-nao-2.png


Miền Trung được tính từ Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh vào đến Phú Yên, Ninh Hòa. Có thể nói đây là một khu vực nhân văn đa dạng. Phía Bắc thiên về văn hóa Hà thành còn phía Nam thiên về Sài thành. Họ đều có những đức tính chung của những người con của biển.

Con gái miền Trung cần cù, nhẫn nhục. Những bông hoa xương rồng lộng lẫy. Tình yêu của họ không rộ nở tưng bừng nhưng lại sâu lắng. Họ ít đòi hỏi nơi người chồng nhưng lại hy vọng rất nhiều vào người chồng. Nếu ai cần một người vợ để dựng nghiệp thì nên chọn con gái miền Trung.
Bạn sẽ luôn được sự yên tâm về lòng chung thủy của họ. Họ cần cù nhẫn nhục chịu đựng gian khổ với bạn. Nhưng nếu mà bạn đổ đốn ra, phụ bạc chân tình của họ thì cũng hãy coi chừng đấy. Đã nghe câu “con gái Bình Định múa roi dạy chồng” chưa ? Điểm yếu của những cô gái miền Trung là hơi quê mùa, dù rất nhiều cô tỏ ra mình bảnh như ca sĩ Mỹ Tâm chẳng hạn… bạn vẫn nhìn được cái nét quê mùa của họ.


Miền Trung nói chung và nên có nói riêng về Huế.
Đó là một vùng đất dường như là rất riêng biệt của Việt Nam. Huế có văn hóa của cố đô nên Huế trầm lặng, lắng đọng và lãng mạn như những vần thơ. Những cô gái Huế có những nét rất riêng biệt đối với miền Trung và các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam do cái truyền thống cố đô để lại.

Nhưng nếu bạn cưới được một cô vợ người Đà Lạt thuần gốc… Đó là những tiểu thư gốc người Huế vào Đà Lạt dựng nghiệp từ thời Pháp thuộc. Những tiểu thơ da trắng môi hồng với văn hoá Anh, Pháp, Việt. Bạn khó kiếm ở đâu trên thế giới một người vợ lý tưởng hơn ở đây. Cao nguyên Lâm Viên với rất nhiều thú vị cho những chàng trai đi tìm vợ.

Có những cô gái làm bạn ngỡ ngàng về nhan sắc cũng như về phong cách. Bạn ngơ ngẩn bám theo và rồi hiểu ra đó là một cô gái Jarai lai Pháp từ cái thời ông cố nội nào đó. Bạn cũng có thể gặp những cô gái da trắng tóc vàng, mắt xanh và mũi cao như Tây. Nhưng kìa, cô ấy nhu mì và có vẻ như không văn minh hơn những người Kinh. Họ là những người dân tộc Thái gốc Indian.

Tôi khuyên bạn là nếu quen những cô gái ấy, đã yêu thương thì phải cưới, nếu không thì rất là phiền phức đấy! Làm quen với họ không khó nếu biết cách (vì họ có vẻ hơi cô lập).

Mách bạn nhé: Bạn để ý con đường đi làm của nàng… có thể là ở đâu đó hay ở nương rẫy… và chờ ở đoạn suối trên đường đi… Các nàng này rất thích tắm suối và khoe thân thể kiều diễm của mình… Bạn cứ việc ngắm và thích ai thì cứ để bụng, thò đầu ra lúc này mất mạng không ai thương đâu… Sau đó thì tìm cách gặp nàng và nói là đang tương tư nàng từ cái hôm ấy… Thành công hay không còn tùy cái bản mặt của bạn !


Tình gái Trung
Dị kể chi / Răng làm rứa / Người chi mô / Nhột thấy mồ / Anh bên nớ / Tui bên ni / Răng cớ gì / Ưa lấn đất / Đừng lật đật / Mạ ra chừ / Mang tiếng hư / Nói nhỏ nì / Tối nay hỉ…


Em nhớ giữ tính tình người Trung nhé
Nhớ hững hờ nhưng tranh đấu nội tâm
Nhớ vui tươi nhưng đau khổ âm thầm
Nhớ kín đáo đoan trang mà lãng mạn…


http://saigonecho.com/images/2015/GiaiTri/mh-lay-vo-mien-nao-3.png


Con gái Nam

Những cô gái miền Nam thực sự tôi luôn thấy rất nhẹ nhàng mỗi khi tiếp xúc với họ… Cái chất đơn giản mộc mạc của họ là cái nét làm cho mọi người dễ gần. Giọng nói của người miền Nam trong sáng như tâm hồn họ vậy. Nếu nói là những cô gái miền Nam không có chiều sâu tâm hồn cũng có phần nào đúng, bởi nếu họ cũng sâu lắng thì lấy đâu cái nét hồn nhiên trong sáng kia chứ. Đó là cái đặc tính được thiên nhiên ưu đãi cho những con người sống trên vùng đất phù sa màu mỡ.

Chinh phục một cô gái miền Nam không khó. Họ dễ tin, không tính toán quá xa xôi… Cũng vì thế giữ được một cô gái miền Nam trong vòng tay của mình lại đâm ra khó… vì ai họ cũng tin cả…Ta có thể thấy số phụ nữ miền Nam thôi chồng, tái hôn rất nhiều là vì các ông chồng không có đủ bản lĩnh để giữ họ.

Tâm hồn của họ gần như là người phương Tây. Khi mà bạn không còn là niềm tin của họ nữa thì họ cũng chẳng lưu luyến bạn làm gì cho mệt xác. Nói như thế không có nghĩa là nói họ không chung thủy hay hời hợt trong tình cảm. Do sự ưu đãi về phong thổ và tập tục, họ là những người thực dụng.

Tình yêu của họ luôn có giá trị của bạn kèm theo. Họ là những bông hoa giữa trời, giữa đời… Nở rộ một thời xuân sắc và rất nhiều nỗi buồn khi đã tàn hương… Không nhiều người biết lo cho cái tuổi về chiều của mình… Họ sống tưng bừng một thời và chấp nhận những hẩm hiu trong buổi chiều cuộc đời. Đó là tình trạng đang có nhiều ở các bậc tiền bối của các cô gái miền Nam. Họ là những người rất đáng thương.

Lấy một cô gái miền Nam? Bạn có thể mà.
Đó là một bông hoa, một con bướm tung tăng bên bạn. Sống rất nhiệt tình với bạn. Sự đòi hỏi của họ cũng không cao. Vấn đề là bạn cũng đừng quá tệ. Về phong tục tất nhiên là dễ dàng hơn mọi vùng miền : thương nhau một bữa cơm đơn giản cũng thành vợ thành chồng.

Lấy một cô gái miền Nam làm vợ?
Bạn hãy nên nếu bạn có một mức sống tương đối. Bạn ít khi phải đau đầu về họ và đó là một trong những bí quyết sống thọ. Nhưng đừng nghĩ tất cả họ là như thế nhé. Guốc dép sẽ bay vèo vèo khi mà bạn nhìn không kỹ và nghĩ ai cũng thế. Ở miền Nam con gái Sài Gòn là một đặc trưng. Họ không khác nhiều với những vùng phụ cận, có chăng là lịch lãm hơn và đương nhiên cái nhìn cũng cao hơn. Ngày nay sự pha trộn của nông thôn vào Sài Gòn cũng làm bão hòa cái đặc tính của con gái Sài Gòn. Đó là dưới cái nhìn tổng quát về con gái Sài Gòn. Nhưng tinh ý một chút bạn vẫn có thể nhìn ra, phân biệt được con gái Sài Gòn và những cô gái nhập cư.


Có ba dạng nhập cư:
1- Những cô gái từ các tỉnh thành tới Sài Gòn để làm ăn sinh sống.
2- Những cô gái theo gia đình nhập cư và định cư tại Sài Gòn.
3- Những cô gái mà cha mẹ nhập cư vào Sài Gòn và được sinh ra ở Sài Gòn.


Trong thành phần thứ 3 này có cô thì đúng là sinh trưởng theo môi trường và thành dân đô thị chính hiệu. Có cô thì vẫn giữ nề nếp của gia đình như ngày ở tỉnh thành.Tôi gặp nhiều bạn người Bắc vẫn còn giữ nguyên nể nếp từ lời ăn tiếng nói, cách sống y như những người ở quê nhà dù ông nội là người di cư vào Nam từ năm 1954.


Sài Gòn với tất cả những cái phức tạp của một thành phố lớn nhất Việt Nam cho một cái nhìn đa dạng về con người. Có thể nói ở đây có tất cả mọi đẳng cấp – bạn thích đẳng cấp nào cũng có… Không ở đâu kiếm vợ dễ hơn ở Sài Gòn. Và cũng không ở đâu nuôi vợ khó như ở Sài Gòn. Vì mảnh đất này cái gì cũng phải trả tiền. Bạn phải có công ăn việc làm, thu nhập ổn định thì mới nên nghĩ tới việc lấy một cô vợ ở đây. Không thể không nói đến những người đẹp Bình Dương và Tây Đô (Cần Thơ) – hai vùng đất sản sinh ra những người đẹp nổi tiếng của miền Nam. Họ là những bông hoa đáng yêu và bạn dễ dàng chết ngất khi gần họ.

Và muốn gần họ, thân cận với họ? Nói nhỏ cho bạn biết nhé: Bạn phải biết nghe cải lương!

Tình gái Nam

Ý chèng ui / Hổng được đâu / Cái mặt ngầu / Tui ớn lạnh / Ngồi bên cạnh / Rục rịch hoài / Lỡ gặp ai / Kỳ qúa hà / Thôi dzô trỏng / Cho thỏa lòng / Đồ qủy sứ / Để từ từ / Nè cha nội…


Em nhớ giữ tánh tình người Nam nhé
Nhớ lanh chanh nhưng rất thiệt thà
Nhớ nhiều lời nhưng không biết điêu ngoa
Nhớ đanh đá, kiêu căng mà tốt bụng.
(theo Ngọc Linh)


So Sánh Con Gái Bắc Nam

Gái miền nam nó yêu mình, mình là ông chủ. Đúng kiểu xuất giá tòng phu. Mình đi làm vất vả về muộn, say xỉn, nó chạy ra ngọt ngào: anh đi làm về có mệt không. Anh ăn gì, uống gì.

Gái bắc, nó yêu mình, nó sở hữu mình luôn. Đi làm về muộn 15 phút, mặt nó như cái mâm.

Gái nam mình xỉn, nó chăm mình nôn mửa các kiểu.
Gái bắc mình xỉn, nó gọi đt cho bạn mình để kiểm tra đi đâu, mình xỉn, nôn mửa, thì kệ mình.
Gái nam nó không đòi hỏi nhiều trách nhiệm. Yêu và cưới tự nhiên như không.
Con gái bắc, mình cầm tay nó là nó coi như mình có trách nhiệm với nó cả đời. Thế mới tệ chứ.
Gái miền nam gần như không có khái niệm bình đẳng giới.
Gái bắc thì lại bình đẳng quá. Nhiều khi không biết ai là tướng trong gia đình.Gái bắc mà có chồng tòng teng, nó cắt … luôn. Cắt xong rồi ngồi khóc hu hu.


Gái nam mà có chồng toòng teng. Nó đến phang con kia bét nhè luôn. Xong về nhà vẫn thờ chồng như một, chả vấn đề gì. Gái bắc mà không hài lòng về chồng, ví dụ chồng lăng nhăng. Đến cơ quan kể um với chị em đồng nghiệp. Chị em xúm lại “Bỏ mẹ nó đi, cần gì”. Bình đẳng giới mà!

Gái Nam thì không có khái niệm không hài lòng về chồng.
Nhưng gái Nam, nó là bồ mình, nó là vợ mình, mình phải lo cho nó đến tận răng. Tức là mình làm ăn ngày càng phải tấn tới. Mình sa cơ lỡ vận, nó chạy luôn.

Gái Bắc, mình sa cơ, nó đi bán rau, bán cháo để nuôi mình
– Gái Bắc cần kiệm, biết lo xa nhưng … dữ, hở chút là …cắt ….cắt .
– Gái Nam rộng rãi, không biết lo liệu chu đáo như gái Bắc, bù lại tánh nết hiền lành, chồng có bồ nhí thì đi “woánh” con nhỏ kia rồi rước chồng về .

Vậy gái ngon nhất là gái Bắc “lai”.

– Sinh ra ở miền Bắc nhưng học hành, sinh sống và trưởng thành trong Nam (được dân Nam “cải tạo” rồi)
– Cha mẹ người Bắc nhưng sinh và lớn lên tại miền Nam (dân 54, nhóm này “sáng giá” nhất)
– Có cha bắc, mẹ Nam hay ngược lại (có di truyền sinh học “chất miền Nam”)
– Gốc Bắc nhưng đã du học hay đã từng sinh sống ở ngoại quốc (tiếp nhận được đời sống văn minh, phóng khoáng thay đổi được nhiều định kiến về quan hệ gia đình cổ ưa cũ rích)


Nói thật tình, VH cũng rất ngán mấy cô Bắc “thuần chủng” chưa lai lắm. Họ dữ quá à …!
Đã rõ! ví sao thiên hạ Nam tiến âm ầm.
(góp ý của đọc giả không để tên)

Nguồn:http://saigonecho.com/index.php/phiem/cac-tac-gia/19886-lay-vo-mien-nao

HaiViet
10-19-2017, 12:46 PM
ThuyKhanh: Lấy Vợ Miền Nào?

Chị ThuyKhanh, đại gia đình bây giờ đa số đều có đủ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và còn có cả dâu, rể ngoại quốc nữa đấy.

thuykhanh
10-19-2017, 02:54 PM
Chị ThuyKhanh, đại gia đình bây giờ đa số đều có đủ cả 3 miền Bắc, Trung, Nam và còn có cả dâu, rể ngoại quốc nữa đấy.





Chào anh Hải Việt, HXhuongkhuya và các bạn,



Dạ, đối với gia đình tôi, dâu thì đúng, còn rể thì không vì tôi thiếu may mắn không có con gái anh ạ!

Cảm ơn anh ghé đọc và xin lỗi vì bài quá dài.

Bài trên chỉ là ý kiến riêng của tác giả.
Tính tình của người con gái còn tuỳ thuộc nền nếp gia đình cùng ảnh hưởng văn hoá và xã hội nữa.

Triển
10-19-2017, 09:36 PM
ThuyKhanh: Lấy Vợ Miền Nào?

còn có cả dâu, rể ngoại quốc nữa đấy.


Ước mơ ngày xưa là cưới vợ Nhựt, ăn cơm Tàu ở nhà Tây. Vợ Việt Nam không có trong danh sách ứng cử viên tổng thống luôn.

thuykhanh
10-20-2017, 01:06 PM
Ước mơ ngày xưa là cưới vợ Nhựt, ăn cơm Tàu ở nhà Tây. Vợ Việt Nam không có trong danh sách ứng cử viên tổng thống luôn.


Sorry! có bạn từ Virginia và Lancaster tới chơi, xe họ mới ra khỏi driveway là mình chạy luôn lên đây.
Dạ, good luck tới anh Triển và anh Hoài! Được cả ba ước mơ luôn nha.




https://i.imgur.com/X9y992X.png

HaiViet
10-20-2017, 03:10 PM
Ước mơ ngày xưa là cưới vợ Nhựt, ăn cơm Tàu ở nhà Tây. Vợ Việt Nam không có trong danh sách ứng cử viên tổng thống luôn.

Bắc, Trung, Nam

-Bắc kỳ di cư vô Sài Gòn, ở lại miền Nam tại Sài Gòn sướng hơn, dễ sống.
-.... "thấy cô gái Huế bỏ đi không đành", thôi lấy vợ Huế vừa đẹp, giọng nói vừa dễ thương
-Cỗ miền Bắc nấu rất ngon, đây nhé:

Ngoài Bắc trước đây có những phường nấu cỗ thuê do các nghệ nhân sành nghề, khéo tay đảm nhiệm. Những người nấu cỗ thuê rất hãnh diện về nghề và thích được đi nấu ở nhiều nơi, chủ yếu là để lấy tiếng chớ không vì vật chất.

Mâm cỗ Việt Nam thơm ngon có truyền thống lâu đời, không cầu kỳ nhưng có đủ mùi vị, màu sắc. Trên bát bóng có những lát bóng trắng ngọc, điểm mấy lát trứng tráng vàng, vài con tôm đỏ, vài quả đậu Hà Lan xanh, nấm hương màu nâu. Trên bát miến có gan gà màu vàng đậm, tiết màu đỏ huyết dụ, thịt nạc màu trắng đục, mộc nhĩ đen nâu, ở giữa có một dúm rau mùi xanh rờn. Khoanh giò thái ra có màu trắng ngon lành, hành xanh có củ trắng ngần, ớt đỏ hoặc vàng tươi trang điểm cho bát chấm vàng nâu... mâm cỗ là một bức tranh đẹp và hấp dẫn.

Mâm cỗ một tầng cơ bản thường là 5 bát: bóng, miến, măng, mọc, chim hoặc gà tần và năm đĩa: giò, chả, gà hoặc vịt luộc, nộm, xào. Có khi gia giảm bằng các món rán, nướng, quay hoặc nem, xôi, chè... được xếp phía ngoài để ăn sau cùng. Bát nước mắm chấm có hồ tiêu, chanh, ớt hoặc cà cuống đặt giữa mâm...... (st)



https://s1.postimg.org/1nx5vp7qv3/image.png (https://postimages.org/)

thuykhanh
10-21-2017, 08:23 AM
Chào anh Triển, anh Hải Việt và Phố,

Người Bắc trước năm 1954 không thuê người nấu sẵn thức ăn mang đến nhà để cúng giỗ Ông Bà đâu anh Hải Việt. Ít nhất là ở bốn nơi tôi đã sống: Nam Định, Hà Nội, Hải Dương và Hải Phòng.

Vào ngày giỗ, con cháu tụ họp ở nhà người trưởng tộc, nấu nướng, chuyện trò; nhắc đến những kỷ niệm, những việc mà người quá cố đã làm. Rồi bầy thức ăn lên bàn thờ, thắp nhang và lâm râm mời Ông Bà về hưởng cơm canh con cháu thành tâm dâng cúng.
Trong những món đó, thế nào cũng có vài món mà Ông Bà ưa thích hồi còn sinh tiền, còn lại là những món thông thường: gà nấu miến, hay gà tiềm, bồ câu quay, gà rán, gỏi và món xào vv...

Dạ, làm dâu con mà không biết nấu được bữa giỗ cúng Ông Bà là điều đáng xấu hổ đó anh Hải Việt.:1:

thuykhanh
11-05-2017, 12:02 PM
Bạn

Cách đây hơn hai tuần, chúng tôi được mời dùng bữa trưa tại nhà bạn. Người chồng học cùng lớp nhưng ra sau vì anh được gọi đi lính năm 1968, người vợ vô trường năm 1970 nên có học Toán Vật lý với anh N. Cả hai đều là người Nam.
Dù đã đến đây nhiều lần nhưng tôi vẫn thích cách trang trí của nhà bạn, bây giờ thêm tội thích chụp ảnh nên còn bận rộn hơn.



https://i.imgur.com/jRfaDap.png (http://https://i.imgur.com/jRfaDap.png)


Thực đơn có bánh xèo và súp. Sau khi giúp dọn thức ăn ra bàn, nhìn hai dĩa bánh xèo, tôi nghĩ đến HX và nói với họ về dĩa bánh xèo cuốn sẵn của người bạn trẻ cùng diễn đàn.


[IMG]https://i.imgur.com/oky8m4a.png (http://https://i.imgur.com/oky8m4a.png)

https://i.imgur.com/3uyldSL.png</a>
(http://https://i.imgur.com/3uyldSL.png)


(http://https://i.imgur.com/3uyldSL.png)
Người vợ nhắc chồng: anh kể về chị ngày xưa như anh đã kể cho em nghe đi, em nghĩ là chị sẽ vui.

Tôi cười hỏi: chuyện gì vậy?



Thì ra anh nhớ những lần tôi ghé văn phòng Ban Đại diện lãnh "cours", hay mặc áo dài xanh; anh còn tả kỹ: giữa màu xanh da trời và màu bích ngọc.
Cũng xin nói thêm ở đây là từ năm thứ 3, tôi bắt đầu dạy học ở trường Hưng Đạo, hai ngày mỗi tuần, sau giờ tan dạy, tôi phải chạy solex đến trường lãnh cours cho kịp. Và anh ĐN là một trong những SV tình nguyện giữ việc phát cours.

Hihi! có vậy cũng thành chuyện!

Thế là mấy cái miệng chuyện trò rôm rả, nghe đâu người có tội to nhất là mấy ông SVYK, chả có việc gì mà cũng lượn lờ ở sân trường.

Dĩa bánh xèo vô tội và hai ly rượu cạn dần, phe tóc dài uống apple cider, tk cũng làm xong một chiếc bánh xèo bự và nửa chén súp.
Bữa trưa kéo dài từ 12 giờ trưa tới 4 giờ chiều. Chủ nhà gói cho một túi thức ăn mang theo, có chè nữa.

____

Cảm ơn anh Hải Việt và các bạn ghé Văn Hóa.
Mong ước mọi sự lành đến với tất cả bằng hữu.

thuykhanh
11-05-2017, 12:40 PM
Cảm ơn chị Thuỵ Khanh đã chia xẻ. Giời ơi! Bây giờ em mới khám phá ra là những người học thuốc, nha y dược, cứ lượn ở sân trường Dược, theo tà áo xanh, rồi làm thông gia với nhau. Thảo nào dân trường luật chỉ còn có một người ông làm lính rước dề dinh.


Chị chào Phương Vy,

Thôi đi cô nương ơi, GS dạy chị Pháp văn năm đệ tam là cô Nguyễn thị Hồng, Luật sư, phu nhân của ông
Ngoại trưởng Vương Văn Bắc đấy.
Có lần ở trường Dược, quên năm thứ mấy rồi, chị với các bạn đi theo đám tang tiễn thân phụ thầy Đặng Hữu Biền từ Dakao; qua cầu Phú Nhuận, chị thấy cô Hồng đến chào từ giã tang quyến và lên xe về trước.

Cô Hồng nhã nhặn và thân thiện, học trò thương lắm!
Cảm ơn em ghé đọc:z57:

thuykhanh
11-08-2017, 08:55 AM
Mời thưởng thức:




https://www.youtube.com/watch?v=GuQ6j4iP5LA

thuykhanh
11-16-2017, 03:11 PM
Bà Mẹ Quê


Tác giả: Philato
Bài số 4314-14-29714vb5082814

Với bài viết “Sàigòn lớn nhỏ đều nhớ anh”, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, là một cựu sĩ quan VNCH, - 13 năm lính chiến, từ 1962 tới 75-, với 5 chiến thương bội tinh. (Không phải 50 năm lính chiến như có lần giới thiệu). Là một cựu tù cộng sản, ông định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. 1, hiện làm việc tại học khu Ocean View, và đã góp nhiều bài viết về nước Mỹ, bài nào cũng cho thấy tấm lòng.

Bài mới sau đây không phải chuyện trên đất Mỹ mà là một tự sự đầy xúc động về bà me, hình ảnh mà mọi người Việt sau 1975 mang theo trong đầu khi vào Mỹ.

* * *

Lời thưa đầu của tác giả: Vì lý do riêng, tôi không gửi bài này để dự thi VVNM, mà nhân ngày lễ Vu Lan, tôi xin gửi bài này để kính tặng:

- Các bà Mẹ và các bà mẹ-trong-tương lai của Việt Báo.

- Các bà MẸ trong ban tuyển chọn VVNM

- Các bà MẸ được giải thưởng VVNM 2014.

- Các bà MẸ đã đến tham dự ngày phát giải thưởng VVNM 2014.

- Các bà MẸ đã và sẽ gửi bài để tham dự VVNM.

- Các bàn MẸ là đọc giả VVNM.

*

Có nhiều cách gọi về song thân tùy theo địa phương, nhưng ở quê tôi, một vùng thuộc tỉnh Kiến An, Hải Phòng thì con gọi bố mẹ là thầy bu, vì thế tôi xin giữ hai danh từ này cho bài viết về mẹ tôi, một bà mẹ quê.


Thầy tôi qua đời ngày 15 tháng Giêng năm 1947, hưởng dương 41 tuổi. Ông cụ mất đi khoảng sau 2 tháng bị bệnh mà thuở ấy người vùng quê chỉ biết gọi là bệnh “thương hàn”(?).
Những ngày thầy tôi lâm trọng bệnh và khi các con tiễn chân ông cụ ra cánh đồng thì nay tôi không còn nhớ gì nữa.
Kỷ niệm duy nhất còn sót lại trong đầu tôi là khi ông cụ tháo vai cày ra khỏi cổ con trâu rồi đưa sợi dây thừng cho tôi dẫn nó đi ăn, đang gặm cỏ, khi đến bên bờ hồ trước cửa nhà thờ thì nó nhào xuống nước, ngước mũi lên thở phì phò, còn tôi, một thằng bé chăn trâu mới 6 tuổi, không thể kéo nó lên được nên tôi đành buông dây thừng, đứng trên bờ mà khóc vì sợ con trâu sẽ chết đuối.

Nhưng với bu tôi, một bà mẹ quê, thì tôi nhớ nhiều, nhưng chưa một lần nhắc lại những kỷ niệm này với anh chị em và con cháu. Khi thầy tôi mất thì bu tôi mới 43 tuổi với một nách bẩy đứa con, tất cả cùng sống trong căn nhà tranh vách đất ba gian hai trái, một mảnh vườn với dăm ba sào ruộng thuộc làng Cựu Viên, tỉnh Kiến An, thành phố Hải Phòng, và chỉ cách hai nơi này chừng hơn 3 cây số.

Một hình ảnh tuy đã hơn 60 năm rồi mà tôi vẫn còn như đang thấy trước mắt, đó là cảnh vào lúc hoàng hôn, bu tôi đứng ở góc vườn, sau lủy tre, hướng ra nghĩa trang mà kêu tên thầy tôi trong tiếng nấc sau khi đã chôn cất thầy tôi xong.

Bu tôi cả ngày phải chân lấm tay bùn với ruộng lúa vườn rau, mỗi buổi chiều về, sau khi thổi cơm cho con, nấu cám cho lợn (heo) xong thì mặt trời đã lặn, giữa lúc tranh tối tranh sáng ấy, bà lẳng lặng ra góc vườn, lúc thì ngồi ngắt đọt khoai lang, khi thì đứng hái lá chè mà thút thít khóc trong khi các con không hay biết.

Một buổi chiều tối, khi chim đã về tổ, tôi leo lên cây cau góc vườn để bắt ổ chim sáo đen khi nghe chim con “chíp chíp” mà tôi đã rình từ lâu, tôi thất kinh suýt rơi xuống đất khi bất chợt thấy một bóng đen đứng khóc ở góc vườn. Nhưng tôi hoàn hồn ngay khi nhận ra tấm khăn tang trắng vấn trên đầu, hai đuôi khăn chạy dọc sống lưng của bu tôi, tôi vội tụt xuống định chạy vào nhà, nhưng rồi khựng lại, ngồi thụp xuống bên gốc cây cau vì nghe tiếng bu tôi khóc:

“Ối ông ơi! Trời đã tối rồi, ông đi đâu mà sao không về ăn cơm uống nước với các con ông ơi!”

Tuy tuổi lên 6, tuổi nghịch ngợm của trẻ nhà quê không biết sợ ma nhưng tôi rùng mình nổi gai ốc khi nghe bu tôi kêu lên như thế. Bà khóc trong nấc nghẹn, cố kềm trong họng không cho ra tiếng vì sợ các con nghe được, bà cam chịu đau khổ thương nhớ một mình, không đành chia nỗi buồn với các con.
Các anh chị em chúng tôi không ai hay biết việc này, vì sau một ngày quần quật với công việc ruộng lúa vồng khoai thì tất cả đã mệt nhoài, mọi người đi nghỉ sớm để sáng mai, khi gà vừa gáy và tiếng chuông nhà thờ “bính-boong” lúc 5 giờ sáng là đã phải dậy để chuẩn bị ra đồng.

Riêng mình tôi biết bu tôi khóc, tôi chẳng nói cho ai hay, nhưng tiếng khóc của mẹ xoáy vào đầu tuổi thơ khiến tôi cứ đứng sau hè nhìn bu tôi rũ xuống như tàu lá chuối héo, nghe bà nấc nghẹn mà ứa nước mắt theo. Nhiều khi tôi thấy bà vịn cành chè rồi sức nặng của khổ đau kéo cành chè gẫy xuống.

Một chiều tối, tôi nghe tiếng nói bên kia vườn, cách bụi tre, vẳng sang:

- Mẹ Quán sao cứ khóc mãi thế! Hãy để cho Quán nó yên nghỉ.

Đó là tiếng của cụ Dưỡng, chú của thầy tôi, chắc cụ cũng sót ruột vì tiếng khóc mỗi chiều tối ngoài góc vườn. Bu tôi là cháu dâu nên phải vâng lời chú chồng, từ đó bu tôi không đứng khóc ngoài góc vườn nữa. Nhưng nỗi sầu vì nấm mồ chôn chồng chưa xanh cỏ thì làm sao vơi nên nước mắt tiếp tục rơi cùng những tiếng nấc nghẹn trong góc bếp giữa đêm khuya.

Mùa Đông tháng giá, tiết trời khá lạnh ở vùng quê miền Bắc trong căn nhà lá vách phên nên có nhiều khe hở để gió lùa vào. Anh em tôi nằm ổ rơm, đắp chiếu, kín đầu thì hở đuôi và ngược lại kín chân thì thò đầu, cái lạnh đêm khuya lại thêm cái dạ trống, đúng với câu “bụng đói cật rét” nên giấc ngủ chập chờn.
Nửa đêm về sáng, khi gà vừa gáy, tôi thức giấc, thấy ánh lửa từ nhà bếp hắt lên, tôi bò dậy và mon men tới gần để sưởi cho ấm thì thấy bu tôi ngồi nấu cám heo, một tay cầm que, tay kia nắm mớ rơm đẩy vào tiếp cho lửa cháy, bóng mẹ tôi in lên vách, ngả nghiêng theo ánh lửa bập bùng.
Đêm khuya, thấy con thức dậy bò xuống bếp thì bà mẹ biết con đang thiếu cái gì. Vừa trông thấy tôi, bà vội kéo vạt áo lau nước mắt, rồi nói:

- Đói hả? Ngồi xuống đây sưởi cho ấm rồi bu nướng cho con củ khoai.

Bếp nhà quê đun bằng rơm rạ nên có tiếng nổ lép-bép làm bắn ra những tia lửa nhỏ tựa pháo bông, kéo theo tro bụi phủ lên người ngồi nấu. Bu tôi đứng dậy khẽ phủi tro trên khăn tang trắng rồi lấy củ khoai lang ở cái thúng treo sau lưng vùi vào đám tro giữa ba “ông đầu rau”.

Có thể nhiều người không biết “khoai nướng vùi bếp tro” là gì, mùi vị nó ra sao, ngay cả con cháu nội ngoại của bu tôi hiện nay đang sinh sống trên đất Mỹ cũng không biết. Nhưng với tôi, củ khoai lang vùi bếp tro mà bu tôi “ban” cho tôi không có gì so sánh được.
Người ta thường dùng chữ “ban” để nói về những “hồng ân” mà Thượng Đế, Chúa, Phật ban cho con chiên, phật tử, nhưng bu tôi đã “ban” cho tôi củ khoai nướng vùi bếp tro giữa đêm Đông giá lạnh mà xung quanh bếp chỉ có rơm rạ, tro bụi, bóng tối và
tình mẹ con.

Bà mẹ khều củ khoai trong đám tro ra, vò nắm rơm chà lên vỏ ngoài cho sạch chỗ cháy đen rồi đưa cho con:

- Khoai còn nóng lắm, con ăn từ từ.

Đúng rồi, khoai nướng thơm và ngon ngọt với trẻ em miền quê, nếu em đói mà vội ăn đến nỗi quên cả bóc vỏ thì sẽ bị nóng phải hả miệng ra, ngửa mặt lên mà thổi “phù-phù”, ăn vụng mà nuốt vội miếng khoai lang dễ bị nghẹn.

Bụng đói, cật rét mà hai tay nắm củ khoai nướng nóng thì thích lắm, nhưng không hiểu sao cái tật tham ăn hằng ngày của tôi biến đi đâu mất, tôi cũng chẳng hiểu chữ “hiếu” là gì, nhưng vẫn cứ bẻ củ khoai ra làm hai, đưa bu tôi một nửa mà không nói một lời nào cả. Biết nói gì hơn, và dù văn hay chữ tốt thì trong hoàn cảnh ấy, ngàn vạn lời nói cũng không đủ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu tôi chỉ vì tôi thấy bu tôi kéo vạt áo lau nước mắt, chỉ vì trong ánh lửa rơm chập chờn giữa đêm khuya mà tôi thấy mắt bu tôi đỏ. Tôi đưa nửa củ khoai cho bu tôi vì tôi biết bu tôi cũng đói nhưng bà nhường miếng ăn cho con như tất cả các bà mẹ khác.

Cầm miếng khoai trong tay, bu tôi nhìn tôi không nói gì cả nhưng lại choàng tay qua kéo tôi vào lòng, tay kia xoa đầu con. Tôi biết bu tôi đang thổn thức và rồi bà khẽ nói:

- Con lên đánh thức các anh chị dậy ăn cơm để còn kịp ra đồng.

Hai tiếng “ra đồng” là chỉ công việc ngoài đồng ruộng như cuốc đất, nhổ mạ, cấy lúa, làm cỏ, trồng rau, trồng khoai, trồng bắp (ngô) v.v..những công việc của nhà nông để làm ra thực phẩm mà người thành phố, nhất là các bạn trẻ người Mỹ gốc Việt không bao giờ có thể hình dung ra được nó vất vả như thế nào.

Ngày qua ngày, bầy gà một mẹ bẩy con đùm bọc quây quần dưới mái tranh được bao quanh bởi lũy tre, rồi bị chạy loạn vì chiến tranh. Khi hồi cư về làng cũ thì chỉ còn hoang tàn đổ nát nên mẹ con lại chạy theo dòng người di tản. Thấy họ đi thì bà mẹ quê cũng dắt con đi, không biết đi về đâu và làm gì. Những lúc gian nan khốn khổ như thế chắc hẳn bu tôi lại kêu tên thầy tôi và mong chồng chỉ lối đưa đường cho vợ góa con côi được về nơi bình an.

Cuối cùng thì gia đình tôi làm dân di cư trôi dạt vào Nam, về làng Bến Xúc, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương năm 1954. Người nông dân thường có sức chịu đựng như “cỏ dại”, vất đâu cũng sống được với đất, nhưng mẹ con chúng tôi ra đi không mang theo ruộng vườn, chỉ có hai bàn tay nên phải xoay sở, các anh chị tôi lúc này đã trưởng thành nên phiêu lưu về thành phố và gia đình tôi lại di chuyển về 172/41 đường Lê Quốc Hưng, Khánh Hội, quận Bốn, Saigon.

Bu tôi, một bà mẹ quê lạc về thành phố, bỏ lại sau lưng xa tít mù khơi mái tranh, lũy tre, ruộng vườn, mồ chồng mà sẽ không bao giờ được nhìn lại nên bu tôi như tàu lá úa và chỉ hồi sinh sau khi đã có tiếng bập bẹ “bà bà” của các cháu nội ngoại. Có lẽ đây là giây phút hạnh phúc nhất của bu tôi cũng như các bà mẹ khác, thương cháu chăm sóc cháu hơn thương con.

Vẫn tưởng bu tôi được vui hưởng thái bình với cháo rau đạm bạc bên con cháu cho tới lúc đầu bạc răng long thì chiến tranh lại tràn về, các con trai con rể của cụ lên đường tòng quân, thằng Cao Nguyên, đứa Đông Hà, em tôi ở núi Sơn Chà thì tôi ở mãi tận mũi Cà Mâu, đâu đâu cũng nghe tiếng súng nổ.

“Đại bác đêm đêm vọng về thành phố” thì bà mẹ quê khốn khổ thức giấc ngồi tựa lưng vào vách, mắt nhắm, tay cầm tràng hạt, miệng đọc thầm chuỗi Mân-Côi cầu xin Thượng Đế ban ơn lành cho đàn con nơi lửa đạn.

Nhớ lại lúc tôi nhận được giấy gọi đi trình diện Không Quân và Võ Bị cùng một ngày, đang phân vân chưa biết chọn nơi nào thì bu tôi bảo:

- “Con đừng đi lính tầu bay, thấy tầu nó bay bay thì bu sợ lắm, con lên Đà Lạt mà học, vì ở đó có chị Hải của con, chị con sẽ săn sóc cho con thì bu an tâm hơn”.

Chị ruột tôi ở số nhà 16.C Phạm Ngũ Lão, tôi đã lên đây nghỉ Hè nhiều lần rồi, thấy SVSQ Võ Bị là tôi mê, nay có thêm lời khuyên của bu tôi nên tôi chọn Võ Bị. Tuy không được bà chị săn sóc, nhưng lại được nhiều đàn anh săn sóc tận tình hơn, nếu bu tôi mà biết “tận tình” như thế nào thì chắc là cụ khóc ngất.

Ngày tôi ra trường, bu tôi lên Đà Lạt dự lễ mãn khóa để xem tôi mang lon “quan một” nó ra sao, nhưng mục đích chính là bảo anh rể tôi làm Cảnh Sát, “sằp xếp làm sao cho tôi làm việc tại Đà Lạt cho “có chị có em” cho bu tôi an tâm (!). Thế rồi bu tôi thấy tôi đội mũ beret xanh TQLC, cụ lo lắng, vì một anh rể khác của tôi ở TQLC đã bị thương nhiều lần nên tôi phải nói dối cụ là tôi được làm văn phòng ở Thủ Đức, gần nhà hơn.

Nhưng rồi tôi đi biền biệt, từ Bến Hải đến mũi Cà Mâu, chẳng có ngày phép để về thăm mẹ già! Đời lính chiến là vậy, còn bu tôi thì hằng ngày vẫn thót con tim mỗi khi thấy xe GMC chở quan tài phủ cờ chạy qua cửa. Khi nghe mấy bà hàng xóm kháo nhau rằng áo quan phủ cờ vàng sọc đỏ là của lính chết trận thì bu tôi vịn tường ngồi xuống đất đọc kinh tiếp.

Rồi ngày N tháng 6/1966, một xe GMC/TQLC chạy vào xóm và từ từ dừng lại khiến bu tôi hốt hoảng khuỵu xuống, nhưng người lính TQLC tìm nhà bà Châu, bà hàng xóm và cũng là người cùng quê, để báo tin con trai bà là thằng Mão đã tử trận.

Bà Châu xỉu, bu tôi hoảng hốt lo lắng xỉu theo, vì Mão và tôi là bạn và cùng tình nguyện vào TQLC. Mão Tiểu Đoàn 1, tôi Tiểu Đoàn 2, cả hai vừa đụng trận tại ngã ba sông Định, thuộc Bích La Thôn Quảng Trị, nó tử thương, tôi bị đạn xuyên khuỷu tay, thấy không sao nên tôi đã nói với hậu trạm là đừng báo tin về cho gia đình biết.

Khốn thay, hậu trạm rồi hậu cứ ở Thủ Đức cứ theo đúng thủ tục mà báo tin nên hai ngày sau lại một xe jeep TQLC đậu trước cửa hỏi nhà bà Tiệp, tên anh cả của chúng tôi, người báo tin chưa kịp nói gì thì bu tôi ngã xuống bất tỉnh và không còn biết gì nữa!

Vì bị thương nhẹ nên tôi xin xuất viện ngay để đi phép về thăm nhà. Bu tôi đang nằm thiêm thiếp trên giường bệnh, thấy tôi về, cụ ngồi bật dậy ngơ ngác nhìn con, hai tay vuốt mặt con, nắn vai, nắm tay con lắc lắc như muốn biết đây là thực hay chiêm bao? Bu tôi không nói gì mà chỉ khóc, cụ khóc vì lo âu, cụ khóc vì còn cầm được tay con vừa từ mặt trận trở về.

Những bà mẹ lính chiến thấy mặt con lúc nào thì được hạnh phúc lúc đó, còn suốt ngày dài lại đêm thâu chỉ toàn là sầu khổ vì nghĩ đến con ngoài chiến trường.
Tôi xin mượn ý bài thơ MTHS: “không chết người con lính chiến mà chết người mẹ hậu phương”, người lính chiến nếu có chết, chỉ chết một lần, nhưng những bà mẹ hậu phương thì chết dần chết mòn, chết khi nghe “đại bác đêm đêm vọng về thành phố”, chết giấc khì thấy con “trở vể trên đôi nạng gỗ”.

Bu tôi đã chết giấc nhiều lần như thế khi thấy mấy đứa con, đứa cháu trong họ, cùng đi TQLC lần hồi tử trận như Tô Thanh Chiêu, Tô Văn Sơn, Vũ Tuấn, Nguyễn Thanh v.v..

Cuối cùng thì ngày 19/6/1969, trên con kinh Cán Gáo thuộc tỉnh Chương Thiện, những tiếng nổ đã loại tôi ra khỏi vòng chiến, nhưng may mắn hơn Chiêu, Sơn, Tuấn, Thanh v.v.., tôi còn nặng nợ, chưa “đi được” nên khi tỉnh dậy, thấy mình nằm trên giường bệnh viện, toàn thân những dây cùng nhợ! Mờ mờ nhìn qua lớp băng quấn đầu, tôi nhận ra bu tôi đang lấy tay cạy những vết máu, vết sình đã khô trên mặt tôi, tôi mấp máy đôi môi, gọi qua hơi thở của bình dưỡng khí:

- “Mẹ”.

Tiếng “Mẹ” dễ gọi dễ thương là thế nên tôi quen với chữ “Mẹ” từ đó.

Tôị bị trọng thương, bị loại khỏi vòng chiến thì cũng là lúc mẹ tôi bớt được một phần lo âu, thấy tôi lê lết với đôi nạng gỗ kẹp nách quanh quẩn xó nhà thì mẹ tôi lại mỉm cười:

- “Con cứ như thế này thì mẹ đỡ lo”.

Chưa trả hết nợ nước nên tôi được hạnh phúc quanh quẩn một thời gian bên bà mẹ già nhà quê, bà mẹ không biết viết, không biết đọc mà chỉ biết khóc vì con. Thế rồi đất bằng dậy sóng, các bà mẹ lại tiếp tục vất vả vì các con, lần sau cùng tôi nghe mẹ khóc là khi tôi cáu kỉnh nhìn mẹ rồi tôi vất đôi dép cao su làm bằng vỏ xe hơi mà cụ đã len lén để vào túi xách cho tôi lên đường “học tập vinh quang”.

Sau ngày 30/4/75, ba anh em trai tôi cùng hai người anh rể đều lên đường để “được” cải tạo làm con người! Chẳng cần nói thêm thì ai cũng biết một bà mẹ già trong hoàn cảnh ấy thì “có vui bao giờ”. Nghe hàng xóm xì xào bán tán, mẹ tôi thật thà đi mua quần áo đen và dép râu cho các con để sớm được về đoàn tụ!

Quá khứ đời tôi lính chiến đã khiến mẹ lo âu sợ hãi nhưng chưa lần nào tôi hỗn với mẹ như lần này, tôi lôi đôi dép cao su và bộ quần áo đen ra khỏi túi xách và quăng nó vào góc nhà. Mẹ tôi nhìn sững tôi và chắc bà tự hỏi tại sao con lại vất những thứ cần thiết ấy, nó sẽ giúp con để sớm được về với mẹ. Làm sao tôi hiểu được tình thương mênh mông của bà mẹ quê trong khi bà cũng không biết được con trai mẹ đang chín từng khúc ruột. Tôi lẳng lặng cầm túi xách lên đường, không lời chào từ giã mẹ già đang ngồi tựa lưng vào vách mà mắt nhìn theo gót chân con.

“Cải tạo” tới năm thứ chín thì tôi hay nằm mơ thấy mẹ, linh tính cho biết có điều chẳng lành, tôi hỏi người nhà mỗi khi đến thăm nuôi thì được biết mẹ tôi vẫn bình thường. Nhưng sao vẫn thấy mẹ trong giấc mơ, tôi đem chuyện hỏi lại thì lúc đó vợ tôi đành lôi trong túi xách ra một xấp hình đám tang mẹ tôi mà vợ tôi đem theo những lần trước nhưng vẫn dấu kín. Tôi không còn nước mắt để khóc mẹ vì tôi đã không chào mẹ khi ra đi, không biết rằng đó là lúc chào lời vĩnh biệt, không biết ai vĩnh biệt ai. Mẹ tôi khóc vì các con phải đi xa khi đã thái bình khiến mẹ mù lòa. Mẹ tôi ra đi vĩnh viễn khi tôi chưa quay về!

“Lòng mẹ thương con như biển Thài Bình dạt dào”, lòng mẹ như bị dao chém mỗi khi nghe tin con “thắng trận” trở về, “trở về trên đôi nạng gỗ, trở về hòm gỗ cài hoa”! Lời nào nói cho đủ, viết cho hết trong vài trang giấy. Những bà mẹ, dù quê hay thành phố, dù bên này hay bên kia đều là Mẹ Việt Nam. Mẹ VN thì lúc nào cũng vui và khổ đau theo đời sống thăng trầm của các con, không vui khi các con không vui với nhau. Khổ đau biết bao những bà mẹ của các anh lính chiến luôn canh cánh bên lòng, lo sợ phải rên rỉ câu:

- “Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh rụng xuống trời hay chăng trời!”

Những ai còn mẹ, dù trong hoàn cảnh nào đi nữa thì xin chớ có cử chỉ đáng trách như tôi đã phạm đối với “Bà Mẹ Quê” để khỏi phải ân hận khôn nguôi./.


Philato

thuykhanh
11-27-2017, 07:49 AM
Khương Hùng


Sợ bị khủng bố kiểu tông xe vào người đi bộ trong chợ Giáng Sinh như năm ngoái ở Berlin, các thành phố
ở Đức năm nay dựng rào cản nặng hàng tấn trước các chợ lung linh này.




Nhưng ở thành phố Bochum, nghĩ rằng dân chúng ngó mấy cái rào cản sẽ cảm thấy không thoải mái, chính quyền bèn cho bọc các khối cản lại. Vụ này được xử trong đêm, làm sáng ra cả dân chúng và cảnh sát đều ngỡ ngàng khi thấy thay chỗ mấy cái rào cản hầm hố là những cục quà bự chảng quá cưng.



https://i.imgur.com/GTLKLWu.png




Ở München thì nghe nói rào cản này được thiết kế thành những cái bồn rất bự trồng đầy cỏ hoa cũng rất cưng. Vụ này cho thấy đỉnh cao khó chịu của mấy ông Đức đó. Ta nói, khó chịu với người đời mà cũng khó chịu với bổn thân mà xứ này sinh ra cái ứng xử tinh tế thiệt không ai bằng.




Cũng tại vụ khó chịu này mà năm ngoái cả nước tranh luận miết việc có nên cho cảnh sát ôm súng firearm bự bự đi tuần tra chống khủng bố như mấy ông cảnh sát hầm hố bên Pháp, bên Mỹ không. Cuối cùng là không, vì dân tình biểu mấy cây súng đó làm họ thấy... bất an. Chống khủng bố ở Đức khó ghê hỉ!




Lan man thêm về ứng xử tinh tế, ai đi Đức thì hãy thử vụ này: ngồi vào giữa một bàn toàn bọn Đức và
xin lỗi rằng không nói được tiếng Đức nhiều. Rồi xem, cả bàn 8 đứa Đức sẽ nhiệt tình chuyển sang nói tiếng Anh để đứa kém tiếng Đức kia được tham gia hội tám.




Khoản khó chịu và tinh tế, có lẽ mấy ông Nhựt Bổn phải gọi mấy ông Đức là thầy.

Nguồn: Fb

thuykhanh
12-01-2017, 02:01 PM
6 giá trị Mỹ không mua được bằng tiền





http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2017/09/maxresdefault-2-696x393.jpg (http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2017/09/maxresdefault-2.jpg)




1. Ca sĩ Madonna từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ cho bà lão.

Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như Madonna nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.




2. Ở Mỹ, không có một hãng truyền thông nào thuộc về chính phủ. Bởi vì pháp luật nước Mỹ quy định, không thể lấy tiền của dân chúng để dát vàng cho mình mà lừa mị, mê hoặc dân chúng.

Kênh truyền thông duy nhất mà chính phủ Mỹ bỏ vốn làm chủ là đài phát thanh VOA của Mỹ, nhưng nó không được phép phát sóng trên đất Mỹ. Trong con mắt của người Mỹ, dư luận nên phải là tự do, nhiều nguồn, muôn hình muôn vẻ, thậm chí là mâu thuẫn lẫn nhau.




3. Nước Mỹ coi trẻ em là tài sản quý báu của quốc gia, trẻ em được pháp luật che chở cẩn thận.
Nếu bạn không có tiền gửi con ở nhà trẻ, chính phủ sẽ chi trả, hoặc không có tiền mua sữa bột, chính phủ cũng sẽ chu cấp. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đặc biệt trợ cấp cho phụ nữ mang thai, sản phụ thu nhập thấp và trẻ em chưa đến 5 tuổi.

Các gia đình thu nhập thấp có thể nhận được bữa cơm dinh dưỡng sáng và trưa miễn phí. Nếu bạn không có tiền thuê nhà, chính phủ sẽ chi trả, hơn nữa quy định trẻ nhỏ cần phải có phòng ngủ riêng. Ở nước Mỹ, bạn sẽ không bao giờ bắt gặp hình ảnh trẻ em đi xin ăn.

Có một bà mẹ mải mê bận rộn việc nhà, nhất thời không để ý trông con. Đứa con chẳng may ngã xuống bể bơi chết đuối. Trong lúc người mẹ đang đau khổ không thôi thì bất ngờ nhận được giấy triệu tập của tòa án.

Lý do mà tòa án đưa ra vô cùng đơn giản, bà đã không làm hết trách nhiệm của một người giám hộ nên sẽ phải đối mặt với việc bị tuyên án. Điều đó cũng giúp cảnh tỉnh ý thức chăm sóc con trẻ cho hàng triệu người mẹ khác.

Người Mỹ quan niệm, một đứa trẻ trước hết thuộc về bản thân nó. Đứa trẻ đó mang theo vô số quyền lợi sống vốn có trong xã hội này. Không kể là bản thân nó có ý thức được hay không, không kể là nó có thể lớn lên thành người hay không, xã hội này có tầng tầng pháp luật để bảo vệ nó.




4. Ở nước Mỹ, người dân có bệnh thì bệnh viện cần phải điều trị trước, sau đó mới gửi hóa đơn viện phí đến nhà bệnh nhân. Nếu bạn không gánh nổi khoản tiền trị liệu thì các tổ chức từ thiện hoặc chính phủ sẽ ‘ra mặt’ giải quyết. Trong trường hợp người nghèo khó chỉ vì không có tiền chi trả viện phí mà bệnh viện ngưng điều trị thì những người có liên quan sẽ bị chất vấn và nhận chế tài của pháp luật.




5. Trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai (nổ ra vào tháng 3/2003), quân Mỹ huy động lực lượng quân sự lớn mạnh tấn công tầm xa trong sa mạc. Quân đội của nhà độc tài Saddam Hussein binh bại như núi đổ, nhếch nhác bỏ chạy. Lúc này, trong cát bụi mịt trời, một chiếc xe vận tải của quân Mỹ mất phương hướng, lạc vào trận địa của quân địch.



Người lái xe là một nữ quân nhân tên Lira, bị thương và bị địch bắt giữ làm con tin để uy hiếp quân Mỹ. Cô bị nhốt ở một nơi hẻo lánh bí mật và bị canh giữ sát sao. Vì để cứu Lira, quân Mỹ đã huy động đội đột kích Hải Báo tấn công mãnh liệt khiến quân địch mất phương hướng, hoảng loạn tan vỡ.

Chỉ trong thời gian mấy phút, quân Mỹ đã giải cứu thành công Lira. Cô nhanh chóng được đưa về hậu phương điều trị. Chiến tranh kết thúc, Lira cùng với hai binh sĩ Mỹ từng bị bắt giữ khác trở về quê nhà và được chào đón như những người anh hùng.




6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc..
Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.




P/s...: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng .


[Nguồn: http://www.danchimviet.info/6-gia-tri-my-khong-mua-duoc-bang-tien/09/2017/6551/]

Triển
12-01-2017, 09:56 PM
6. Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc..
Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia.


P/s...: Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng .


[Nguồn: http://www.danchimviet.info/6-gia-tri-my-khong-mua-duoc-bang-tien/09/2017/6551/]




Hèn gì Hồ Chí Minh thích quá hốt luôn, cọp dê luôn đoạn này của vị tổng thống Mỹ số 3. (All men are created equal)

CCG
12-02-2017, 06:15 AM
Bà Mẹ Quê





Em nhớ hồi lớp Đệ Lục cô giáo bắt tụi em học thuộc và hát bài này đó chị :


https://www.youtube.com/watch?v=O1KJDhGJ7vw

CCG
12-17-2017, 08:51 PM
cây Giáng Sinh của chị nè............

https://scontent-lax3-1.xx.fbcdn.net/v/t1.0-9/25498249_737475083122674_1750558091127435075_n.jpg ?oh=4705625f699147063727df107a7a50d3&oe=5A8976E3

thuykhanh
01-06-2018, 09:06 PM
Mời thưởng thức Thương Ca Tiếng Việt




https://www.youtube.com/watch?v=0m-UM6KlMoM&amp;feature=youtu.be

thuykhanh
01-27-2018, 04:37 PM
Cứu tài xế UPS bị nạn, binh sĩ TQLC Mỹ gốc Việt được vinh danh


January 27, 2018

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/01/Hai-Vuong.jpg?resize=696%2C464&ssl=1 (https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/01/Hai-Vuong.jpg?fit=795%2C530&ssl=1)

Anh Hải Vương nhận giải thưởng Life Saver Award. (Hình: Marine Corps photo by Sgt. David Bickel/Released)

MARINE CORPS AIR STATION MIRAMAR, California (NV) –

Trung Sĩ Hải Vương, một chuyên viên phân tích hình ảnh của phi đoàn 3rd Maine Aircraft Wing, Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, vừa được vinh danh hôm Thứ Sáu, vì hành động anh hùng của anh, cứu một tài xế của hãng UPS trong một tai nạn trên xa lộ I-15.
Theo nhật báo The Orange County Register, anh Hải, 32 tuổi, được ông David Ware, đại diện Liberty Mutual, công ty bảo hiểm cho UPS, trao giải thưởng Life Saver Award hôm 26 Tháng Giêng, tại một buổi lễ ở căn cứ Thủy Quân Lục Chiến Miramar, San Diego, California.


“Tôi rất vui là người tài xế khỏe mạnh,” anh Hải, một người lớn lên ở Westminster, nói. “Tôi cảm thấy rất vinh dự được sự công nhận này.”
Buổi lễ có sự tham dự của vợ và con anh Hải, cùng các đồng đội cùng đơn vị của anh.

Thiếu Tướng Mark Wise, tư lệnh đơn vị, và Đại Tá Michael Lindemann, phụ tá tham mưu trưởng đơn vị, cũng tham dự.

Chuyện xảy ra vào lúc 8 giờ 30 tối ngày 13 Tháng Mười Một, 2017, khi anh Hải đang lái xe chở gia đình từ Las Vegas về nhà.

Khi lái xe đến Barstow, anh thấy một chiếc xe kéo nhỏ trước mặt anh chạy lạng qua lạng lại, cán qua làn xe, rồi quẹt vào một bờ đất cạnh xa lộ.

Được huấn luyện trong quân đội, và với phản ứng tự nhiên, anh tấp xe vào lề, đậu tại một chỗ bảo đảm an toàn cho gia đình.

“Tôi cố gắng chạy càng nhanh càng tốt,” anh Hải kể. “Khi tới nơi, tôi thấy đó là chiếc xe của UPS. Rồi tôi cùng với anh vợ đi tới phía trước chiếc xe.”

Anh Hải thấy người tài xế bị gục, đầu đang chảy máu. Thế là hai người đá bể kiếng xe phía trước, tắt máy xe, bởi vì họ thấy xăng đang chảy ra.

“Trông ông ấy rất hoảng loạn,” anh Hải kể. “Tôi trấn an ông.”

Sau đó, anh Hải tìm cách đưa ông ra khỏi xe, cõng ông về xe của mình, và chăm sóc ông, trong lúc chờ cảnh sát tiểu bang và xe cấp cứu đến.

Anh cũng không quên lấy các cột nhựa màu cam trong chiếc xe của UPS đặt xung quanh, để các xe khác thấy được mà tránh.

“Tôi nhớ tôi được huấn luyện là phải bình tĩnh, thoải mái, và tự chủ để những người xung quanh không hoảng," anh Hải kể.
“Tôi cảm thấy thoải mái khi kéo ông ra. Đó là sứ mệnh. Và tôi cứ nghĩ như thế.”
Anh Hải Vương gia nhập Thủy Quân Lục Chiến Mỹ 12? trước. Gia đình anh đến Hoa Kỳ năm 1993.

(Đ.D.)

* Nguon:https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/goc-viet-duoc-vinh-danh/

thuykhanh
01-30-2018, 08:53 AM
https://1.bp.blogspot.com/-8_EPsBCnGtQ/WiYm-lCPNEI/AAAAAAAAXhc/DBrzJHdzffY5HbEitZ8llcEA4DqjtfaOgCLcBGAs/s1600/ngon%2Bngoai.JPG





Tôi về Việt Nam ăn Tết, khi trở ra, gặp một chuyện trên máy bay, tới bây giờ vẫn còn lấy làm lạ. Tôi cũng hơi áy náy nữa, nên mong bà ngồi bên tôi chuyến đó, ghế số 27E, tình cờ đọc được bài này sẽ cho tôi biết tin bà có bình an không, mặc dầu khi chia tay, bà ra dấu hiệu ‘Cứ yên tâm’.<!>


Đầu tiên khi lên máy bay tôi đã thấy bà chiếm chỗ của tôi, 27D, mà ngủ li bì. Lạ thật, mới lên máy bay đã ngủ. Tôi không dám đánh thức vì thấy mặt bà co giật một cách khổ não, chỉ sợ đụng phải lỡ bà lăn đùng ra thì mang vạ. Đấy, cái gì tôi cũng cứ nói thật, xin bà bỏ qua. Cuối cùng, vì bị hành khách đi sau thúc quá, tôi đành bước qua người bà mà vào chỗ ngồi tạm. Trước khi máy bay chuyển bánh ra phi đạo để cất cánh, cô tiếp viên tới kiểm soát, thấy bà chưa cài dây an toàn, lại bảo tôi cài cho bà. Một sự lầm tưởng tai hại. Nhưng tôi không đủ lanh trí để cải chính một cách tế nhị, chẳng lẽ tự dưng tôi nói ‘bả không phải vợ tôi’? Vả lại, cài giùm cái dây có cần gì phải là vợ chồng? Tôi nghiêng qua người bà tìm mối dây bên kia, nghe nồng nực mùi dầu cù là. Tôi nín thở cài khóa, tiếng kim loại ăn khớp kêu crắc xác nhận là tôi đã làm chu đáo một nhiệm vụ nhỏ, nhưng có thể trở thành lớn, nếu nói dại có trục trặc gì xảy ra... Nhưng máy bay cất cánh an toàn. Khi đèn báo hiệu cho phép cởi dây an toàn, tôi cởi cho mình, rồi tần ngần nghĩ đã cài cho bà, thì tôi cũng nên cởi cho bà.

– Ê! Làm gì kỳ vậy, cha già mắc dịch!

‘Chát!’ Bàn tay tôi bị bắt quả tang đang thò sang lòng bà. Tôi vừa giận vừa xấu hổ, ức quá mà không dám gây sự lại. Thôi thì phải tự an ủi là bà chưa ngoác mồm tuôn ra một tràng xỉ vả nặng hơn nữa, và còn may là hành khách chung quanh coi bộ không ai chú ý tới lời ‘vu cáo’ trắng trợn kia. Tôi đành im lặng chịu trận cho tới khi nghe bà nói trổng:

– Mắc đái thấy mụ nội. Bao giờ máy bay mới ghé đổ nước, cho hành khách đi đái không biết?
Được dịp ‘đáp lễ’ sự lỗ mãng của bà bằng sự đàng hoàng và kẻ cả của mình, tôi chỉ giùm làm phước:
– Toilette ở trước mặt kia kìa, bà.

Bà ngơ ngác nhìn lên rồi ngơ ngác nhìn lại tôi:
– ‘Toa với lết’.. ‘Lết’ đi đâu cha nội? Tui mắc đái xón ra quần bây giờ nè. Chạy te không kịp, ở đó mà ‘lết’.

Tôi bỗng nhận ra bên cạnh tôi là một người đàn bà, mặt thuôn dài, lưỡng quyền cao, khá đẹp, nhưng quê như một cục đất. Tôi hết giận:
– Bà có biết đọc … xa tới đằng kia nổi không?
– Chữ ta thì đánh vần được chớ, sao không? Mắc cái chữ Tây ôn dịch gì đâu. Mà biển gì kẻ chữ bằng con kiến!
– Bà khỏi cần đọc chữ cũng được. Lên đó, thấy có cái cửa nào có vẽ hình ông Tây với bà Đầm, thì bà vào mà … đái.

Bà vừa nhổm dậy đã bị sợi đai trì lại, la to:
– Ối chu cha! Con mẹ đứa nào nó cột eo ếch tui, tế mồ tế mả nhà nó!

Tôi im thin thít, không dám tự thú nhận ‘tội ác’ của mình, chỉ giúp bà mở khóa dây. Giữa lúc không hề dám mong đợi, tôi lại được bà ban cho một nụ cười tươi rói, và một giọng ỏn ẻn:
– Té ra hồi nãy chú tính cởi trói cho tui hả? Không biết đứa mắc dịch nào đi tầu đi xe mà còn phá.

Rồi bà lảo đảo đi lên cầu tiêu, lâu lắm mới thấy trở lại:
– Không thấy nhà cầu đâu hết. Chú giắt tui đi được hôn?

Tôi tính nói: ‘bảo đảm bà không kiếm ra cái cầu cá tra trên máy bay đâu’, nhưng lại im lặng hướng dẫn bà lên cầu tiêu, mở một cửa trống chỉ cho bà vào. Bà ngạc nhiên:
– Thì hồi nẫy người ta cũng chỉ cho tui cái tủ kín bưng như vầy. Có cầu kiều mẹ gì đâu?

Đã trót thì trét, tôi kéo bà vào hẳn bên trong, chỉ cho bà cách ngồi cầu, xé giấy, cách bấm nút xối cầu, rửa tay bằng xà bông, và thoa nước thơm, đủ lễ bộ. Để chắc ăn, tôi bảo bà làm ơn thực tập thử cái thủ tục quan trọng nhất là nhấn vào cái nút xối cầu. Bà vừa thò tay nhấn nút, tiếng cống hút rồ lên như cọp táp gà con, bà ôm chầm lấy tôi la:
– Trời đất thiên địa ơi! Con gì nó rống quá trời!

Khi tôi để bà ở lại và đi ra, có một một cậu Việt Nam đứng chờ, nhìn một cách hóm hỉnh nói nhỏ:
– Ông bà tình ghê!
Câu này, chắc hôm đó bà không nghe đâu, nhỉ? Về chỗ, tôi vẫn ngồi vào cái ghế đã bị đổi, đầu tràn ngập những dấu hỏi về người đàn bà kỳ lạ. Bà đi với ai? Đi đâu? Làm gì?


Khi bà trở lại, lò dò mãi không tìm thấy chỗ, tôi phải vẫy tay, kêu:
– Bà ơi! Đằng này nè!

Tôi nghe từ hàng ghế sau, phía bên trái có giọng đàn bà, tiếng Việt:
– Ông già lấy được bà vợ đẹp, chỉ tội quê không để đâu hết..
Bụng tôi thon thót theo mỗi bước chân của bà, chỉ lo ngại cho những cái đầu người ngồi dẫy bìa bị tay bà quơ phải, lỡ mà bà nhằm cái đầu tóc giả của một ông Tây mà vịn thì tôi phải tuyên bố ‘ly dị’ ngay tại chỗ. Nhưng tôi thở phào khi cuối cùng bà tới được chỗ ngồi bình an, gieo bàn tọa cái rầm, thả ra mùi ‘eau de Cologne’ pha lẫn mùi dầu cù là lổn ngổn.

– Bà đi máy bay lần đầu?
– Chớ lần mấy?
– Bà đi đâu ạ?
– Phần-Lan.
– Bà đi thăm bà con bên đó, chắc?
– Bà con hồi nào? Theo chồng.
– Ông nhà sang Phần-lan lâu chưa?
– Chả người Phần-lan …

Bà kể bà làm nghề chèo ghe đưa khách tại bến đò Vĩnh Long. Chở bạn hàng cũng có, mà sau này chở khách du lịch cũng có. Thường thì bà chậm chân, không tranh được mấy mối khách du lịch béo bở.


Một hôm bà để ý có một ông khách Tây cứ ngồi uống cà phê đá mà nhìn bà cả buổi, ‘cái đầu xồm không nhúc nhích’ và ‘cái môi đỏ chót liếm lia’. Cuối cùng ông đứng lên ra bến, đưa tay gạt hết mấy thằng giành mối ra một bên, mà tiến thẳng lại ghe bà, chẳng nói chẳng rằng, bước xuống, và bà chèo ghe cho ông coi cảnh trên sông Cổ Chiên. Bà nói tiếp:
– Tối về chả rút bóp ra một xấp tiền đô. Tui hổng dám lấy. Thằng chả xòe ra biểu lấy một ít cũng được. Nhưng chú tính coi – ai lấy kỳ vậy?
Cô tiếp viên đưa khay ăn tới. Tôi giúp bà hạ bàn con xuống, chọn nước uống, và chỉ bà cách dùng mấy thứ lỉnh kỉnh như dao nĩa, khăn ăn v.v. Và tôi ngạc nhiên tại sao một người chèo đò nhà quê mà có bàn tay búp măng đẹp như vậy. Bà cầm dao ăn như cầm búa, nhưng ăn vén khéo và rất … bạo -so với các mệnh phụ phu nhân khác. Vẻ tự nhiên của bà và những món ăn hấp dẫn với rượu vang khiến tôi phấn chấn tinh thần.
Tôi thấy đã đủ thân mật để nói đùa:
– Bà không lấy tiền, chứng tỏ bà mê ông rồi?

Bà cười khinh khích:
– Mê cái mốc xì họ. Bộ ghe chùa sao? Tôi lấy cái tờ có vẽ số 1.
– Sao bà không lấy tờ vẽ số 10 hay 20?
– Lấy đủ công mình thôi chớ.
– Rồi sau đó?
– Sau đó hả? Mấy bữa sau, bữa nào chả cũng trở lại thuê ghe tui đi chơi lòng vòng… Rồi chả đòi lấy tui.
– Ý! Chết mẹ người ta chưa!
Dầu biết trước bà đang trên đường đi về nhà chồng, tôi buông ra một câu sững sờ như thế vì hồi kết cuộc tới một cách đột ngột quá. Không ngờ tiếng reo của tôi đã đậm đà giọng của bà, thốt ra mà thấy sướng cổ họng. Nhưng thấy sau đó bà im bặt, tôi lại lo bà giận tôi lỗ mãng.
– Xin lỗi nhé!
– Lỗi gì?
– Dạ, không.
Tôi chờ đợi một câu truyện hấp dẫn, có đầu đuôi hơn. Tôi muốn biết buổi hẹn hò đầu tiên ở đâu? ông tỏ tình thế nào? tại sao bà biết ông thương mình thiệt? cái gì làm cho bà thích ông? ông làm nghề gì? có tổ chức đám cưới không? Nhưng bà không kể nữa, tiếp tục ăn món tráng miệng, khen ngon.

Tôi uống sang ly Cognac thứ ba, nghe ra giọng nhừa nhựa của chính mình:
– Dô! Dô! Mừng cho mối tình của bà! Đẹp thấy … mẹ!
Bà nhìn tôi, cau mặt:
– Ê! Chú hổng nên bắt chước tui ăn nói cái kiểu ẩu tả đó.
Thế ra bà vẫn biết mình ăn nói khác thường. Tôi chữa:
– Bà nói ngon lành hết xảy, chứ đâu có … ẩu tả.
– Chú nói thiệt tình hay xí gạt tui?
– Tui xí gạt bà làm mẹ gì? Bà là người tốt muốn chết.
– Chú coi bộ cũng được, nên tui khuyên chú đừng bắt chước tui. Tui trót học thói xấu, không sửa được. Không muốn sửa. Thằng khốn nạn đó …
Tôi ngạc nhiên, tại sao mới ‘thằng chả’ thân mật đã lên cấp ‘thằng khốn nạn’?
– Bà nói ai … khốn nạn?
– Thằng chồng của má tui.
– ‘Chồng của má’, tức thị là cha ?
– Cha ghẻ tui đó. Mà tui có kêu chả bằng cha đâu.
– Sao vậy?
– Nó nhậu say rồi đánh đập mẹ tui tối ngày. Một hôm nó định giở trò súc vật với tui, mẹ tui bắt gặp, nó đánh mẹ tui bất tỉnh nhơn sự, tui quơ con dao yếm, huơ cho nó ớn mà giang ra, ai dè nó tự lao thây vào lãnh dao, chết ngắt. Đúng là số chả chết. Bị thần Lưu Linh vật. Tui .. tui không cố ý. Ông ta cũng thông cảm cho tui như vậy. Tui chỉ bị ba năm cải tạo. Lúc má tui đau nặng, người ta lại thả cho về sớm gần năm để nuôi bả.


Bà ngưng kể, khóc. Tôi im lặng để bà khóc tự nhiên, nhưng thấy bà khóc mãi, tôi an ủi:
– Việc đã qua rồi. Bà đừng buồn nữa.
Bà mủi lòng, khóc mùi hơn:
– Tui nhớ má tui với thằng Mẫn quá. Tui bỏ đi thiệt là tệ. Không ai coi chừng má tui với nó hết trơn.
– Thằng Mẫn là ai?
– Nó là em cùng mẹ khác cha với tui. Nó bị tàn tật, què giò.
– Cha em là ai?
– Thằng chồng mắc toi của mẹ tui, chứ ai?
Tôi quay nhìn khuôn mặt hiền lành đẫm nước mắt và nghĩ có lẽ chính khuôn mặt này đã làm cho các quan tòa giảm khinh cho bà tội vô ý giết người. Phải tay tôi, đã cho bà trắng án. Rồi như bấm nút, bà nín bặt, chùi nước mắt, nói ráo hoảnh:
– Bảy năm cãi lộn với thằng cha ghẻ và hai năm cải tạo, hết thảy chín năm, tui quen ăn nói ba trợn. Sửa lại thấy … miệng lạt nhách.
Bà nói xong than:
– Tui mắc ói quá. Trước khi lên máy bay đã uống ba viên thuốc, mà còn mắc ói.
– Hèn gì bà vừa lên máy bay đã ngủ li bì.
Tôi vừa kịp banh cái bao ói thì bà ọc ra. Bà lại lấy dầu cù là ra xức. Cái nồng nàn của những chuyến đò đêm, cái ngất ngưởng của những chuyến xe đò trưa nắng, cái bệnh viện lưu động đó, dầu cù-là con hổ. Hai mươi năm mới gặp lại, gặp lại vẫn nồng. Tôi bật ghế cho bà nằm nghỉ. Tôi cũng ngả người, nhắm mắt, suy nghĩ miên man về câu truyện của bà. Thỉnh thoảng tôi hé mắt, thấy bà chăm chú coi phim trên bàn ảnh truyền hình. Tôi chỉ cho bà đeo ống nghe. Tay chạm phải bộ tóc thật rậm, khỏe mạnh.


Không biết máy bay đã bay tới đâu và mấy giờ ở dưới mặt đất. Tôi có cảm tưởng thời gian và không gian như đọng lại ở một nơi xa lạ, không liên quan tới trái đất. Nhưng tôi vẫn tưởng tượng dưới đó hàng mấy tỉ người đang lao xao cười, khóc, nói thật và nói dối, thông cảm và ngộ nhận, bằng nhiều thứ ngôn ngữ, chân ngôn xen lẫn ngụy ngôn.


Tôi thức giấc đã nghe nhiều người rục rịch. Bà đã bật ghế thẳng, ngồi đan áo, tôi hỏi:
– Bà không ngủ?
– Ngủ mẹ gì được. Vừa chợp mắt đã nghe tiếng gà gáy.
Tôi ngạc nhiên:
– Trên máy bay, làm gì có gà kìa?
Bà không do dự:
– Chắc nó gáy trong đầu tui. Bị ở nhà quê, nghe gà gáy riết, quen đi, cứ gần hừng sáng là nghe gà gáy trong tai.

Hình như bà giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng trực giác. Thuần trực giác. Tôi chắc người đàn ông gặp bà trên bến đò Vĩnh Long cũng có trực giác rất mạnh. Tôi thích nghe tiếp câu truyện về họ.
– Tại sao ông không về Việt Nam … rước dâu?
– Chú đừng kiêu ngạo tui… Chả đòi sang đó chớ. Nhưng tui không cho.. Tui nói dìa chi tốn tiền. Tui xin món tiền đó cho thằng Mẫn ăn học, chả bằng lòng, gởi tiền dìa rồi.
Khi bà dẹp len và kim đan để chuẩn bị ăn điểm tâm, tôi hỏi:
– Bà đan áo cho ông?
– Bển nghe nói lạnh lắm.

Chúng tôi ăn xong, máy bay qua một vùng ‘ổ gà trời’, hổng lên hổng xuống. Đèn báo nhắc cài dây an toàn. Lần này tôi chỉ cho bà cái khóa. Hành khách đi máy bay gặp những báo hiệu cài dây thế nào cũng ít nhiều lo lắng. Rủi ro, ai biết? Loa phóng thanh loan báo có bão, nhưng hành khách có thể yên tâm. Tôi lòn tay dưới gầm ghế, lấy cái phao cấp cứu. Bà hỏi:
– Cái gì vậy?
– Cái phao cấp cứu. Tôi chỉ kiểm soát xem nó có đó không, để mình yên tâm.
– Tui đi sông đi nước hai chục năm trời, chẳng phao phiếc gì, cũng chẳng chết. Hôm đầu thằng chả xuống ghe cũng bày đặt hỏi phao, tui nói không cần, chả cũng chịu. Riết rồi chả nói đi ghe với tui mà không mang phao mới thích.

Bà không lộ một thoáng lo âu nào. Tôi có cảm tưởng người đàn bà này bay trên 10 ngàn bộ cao mà tưởng mình đang bơi xuồng trên sông Cổ Chiên, xuồng lật, chỉ việc nhào xuống nước bơi. Tôi cất phao trở lại chỗ cũ, hỏi:
– Bà có chắc ông sẽ ra đón không?
– Tui chắc mà. Tui biết ai là người tin được. Tui biết thằng cha này không bao giờ nói xạo.


Tôi nhớ một sự tích trong Tân ước: Một hôm thuyền của các môn đệ gặp sóng gió, Chúa Giêsu đi trên mặt nước ra với họ, nhưng họ càng sợ hơn vì tưởng là ma. Chúa nói ‘Thày đây, đừng sợ’. Đại môn đệ Phêrô mừng quá nói ‘Nếu là Thày thì xin cho con đi trên mặt nước đến với Thày’. Chúa phán ‘Con lại đây!’ Phêrô bước xuống, đi trên mặt nước, được mấy bước, thấy sóng to quá, ông đâm hoảng, và chìm xuống, Chúa phải đưa tay ra đỡ lên thuyền. Ngài trách yêu ‘Cái đồ yếu lòng tin!’

Tôi cảm phục lòng tin của bà lắm, bà ạ: Bà bước thẳng lên mây đến với chồng. Tôi nghĩ mọi người trên chuyến bay này đều biết trước về cuộc hành trình, và biết điểm tới. Chỉ có bà nhắm mắt mà bước lên mây, không biết điểm tới nằm chỗ nào trên mặt đất. Bà đi tới với chồng, chứ không đi tới một nơi nào cả.. Không một giây hồ nghi. Câu hỏi ‘Liệu ông chồng có tới đón không?’ chỉ bám vào đầu tôi, một con người thường thấy quá nhiều sóng lớn trên biển đời, lòng tin thường bị nhận chìm, đến nỗi mỗi bước đi về sau trở thành một dấu hỏi.

Tôi phải chờ bảy tiếng đồng hồ tại Copenhagen để được chuyển máy bay đi Oslo. Lịch trình bay đã ghi như vậy từ đầu. Còn bà, theo lịch trình lẽ ra chỉ phải chờ ba tiếng để chuyển máy bay, nhưng vì trục trặc đình công sao đó, phải thêm hai tiếng trễ nải. Chính hai tiếng trễ nải này khiến cho tôi lo ngại giùm bà. Tôi đề nghị:
– Bà nên báo cho chồng bà biết máy bay trễ.
– Chả biết mà … Cái gì chả cũng biết hết đó.

‘Cái gì chả cũng biết’, đã tin chắc như vậy, thì thôi, kệ bà. Tôi hướng dẫn bà đi coi các gian hàng trong sân bay. Bà bị kích thích mạnh vì vẻ choáng lệ và đồ vật bày trong các cửa hiệu. Bà trầm trồ, reo vui.. Tôi hỏi bà có định mua cái gì làm quà cho chồng không, vì đồ ở đây miễn thuế, rẻ hơn ở ngoài, bà nói:

– Tui mang theo nhiều đồ lắm, khỏi cần mua. Chú đừng cười nghe, tôi may ba bộ birama, kho một nồi tôm, và mua năm ký bánh phòng tôm, hai ký kẹo dừa. Nghe nói mấy thứ này ở bên tây không có. Mèn ơi! Tây u gì mà nó thích ăn tôm kho tầu gì đâu …

Đi với bà, tôi có cái vui thích như đi bên cạnh một đứa trẻ tò mò. Trẻ ngoan nữa, vì bà từ chối khi tôi đề nghị mua tặng một cái máy sấy tóc mà bà rất thích.
– Ai lại để chú mua, kỳ chết. Để chả mua cho tui, nếu tui còn thích.
Theo tôi, bà có một bộ tóc mây quá đẹp. Tôi hy vọng ông chồng sẽ thuyết phục được bà đừng uốn tóc. Tôi thăm dò:
– Tóc bà để tự nhiên như thế đẹp hơn.
– Biết đâu thằng chả.
‘Biết đâu thằng chả’, thế là cả nhan sắc bà cũng giao cho ông luôn.
– Hèn gì.
– Chú lẩm bẩm cái gì?
– Dạ, không. À, tôi định nói con gấu bông kia nhỏ bé quá, hèn gì ai cũng muốn bồng.
Tuy nhiên, bà càng tin tưởng, phó thác một cách ngây thơ, đầu óc đầy sạn của tôi càng nghi ngại. Rủi chồng bà không tới, bà sẽ xoay xở ra sao ở nơi xa lạ? Khi đi qua một trạm điện thoại, tôi đề nghị:
– Bà nên điện thoại cho ông báo tin báy bay trễ, để ông khỏi lo.
Bà ngẫm nghĩ, rồi trả lời:
– Chú nói có lý. Nhưng làm sao ra nhà dây thép gió bây giờ?

Tôi lấy cái thẻ nhựa của tôi tra vào máy điện thoại, và quay số bà ghi trong một tờ giấy nhét cẩn thận trong bóp. Chuông điện thoại reo. Bỗng tôi ngại ngùng, có thể nào người đàn ông nghe tiếng tôi ở đầu dây bên này, biết tôi đứng bên cạnh vợ ông và đâm ghen không. Tôi vội trao máy cho bà trước khi đầu dây bên kia trả lời. Tôi nghe bà la oang oang bằng tiếng Việt :

– Ê! Ông Ron đó hả! Ê ông có nghe không, Ron, Ron, Ron?!
Bà nói liên hồi, xăng xái. Bà bụm bàn tay trước ống nói mà hét lên, cũng không có tiếng trả lời.


Tôi nhớ chúng ta thử lại nhiều lần, bà nhỉ. Nhưng không ai trả lời. Tôi an ủi:
– Có lẽ ông đã đi đón bà, và đang chờ ngoài phi trường.


Sắp tới giờ bà phải lên máy bay, tôi cần được giải đáp vấn nạn lớn nhất rằng tại sao một con người ăn nói mộc mạc như bà lại có thể làm cho một người đàn ông lạ say mê cưới làm vợ. Và, mặc dầu bà thường kể ‘chả biểu, chả nói’, nhưng nói bằng ngôn ngữ gì? Suốt cuộc hành trình, tôi biết bà không hiểu một chữ tiếng Tây tiếng Mỹ, làm cách nào ông bà hiểu nhau, hiểu một cách thâm sâu như thế? Cụ thể nhất là có thiệt ông hẹn bà sang Phần-lan chuyến này? Và có chắc tất cả mọi truyện không bắt đầu từ một sự … hiểu lầm nào đó do bất đồng ngôn ngữ?
Tôi hắng giọng hỏi:
– Tôi hỏi không phải, ông bà nói chuyện với nhau bằng tiếng Việt hay tiếng Phần-lan?
Bà xăng xái:
– Tiếng Việt mình, thằng chả có hiểu con mẹ gì. Còn cái tiếng quỉ, tiếng ma gì của chả, tui cũng đách hiểu..


Cũng hay. Nhờ không biết tiếng Việt, ông khỏi cần hiểu ‘con mẹ’ với ‘cái đách’ là gì. Có lẽ chỉ cần hiểu gật đầu là ‘có’ và lắc đầu là ‘không’ , hai tín hiệu mà nếu thông suốt, minh bạch, con người đỡ được bao nhiêu phiền trược trong cái biên giới u minh nửa không, nửa có, của ngôn ngữ. Tôi nghe nói bộ óc điện toán cũng chỉ biết ‘gật đầu’ và ‘lắc đầu’. Phương chi, con người, không phải chỉ có bộ óc, mà còn trái tim kỳ diệu. Điều này làm cho tôi, khi tiếng loa mời hành khách đi Helsinki vang lên, cảm thấy bớt áy náy. Cái gì làm cho một người đàn ông từ Helsinki sang tận bến đò Vĩnh Long gặp bà, thì cũng đang hướng dẫn bà từ Vĩnh Long sang Helsinki bình an.

Bà le te ra cổng số 39, tươm tất trong cái áo vét xanh đậm và quần tây thẳng nếp. Tôi đứng ngoài, bịn rịn nhìn theo, bà quay lại vẫy tay. Cái vẫy tay cũng không giống ai, bàn tay đưa ngang vai, lòng úp xuống, ngón tay phẩy phẩy ra phía ngoài, như giục tôi cứ đi đi. Cứ yên tâm.


Tâm Thanh


***

sôngthương
01-31-2018, 02:11 AM
Có lẽ chỉ cần hiểu gật đầu là ‘có’ và lắc đầu là ‘không’ , hai tín hiệu mà nếu thông suốt, minh bạch, con người đỡ được bao nhiêu phiền trược trong cái biên giới u minh nửa không, nửa có, của ngôn ngữ. Tôi nghe nói bộ óc điện toán cũng chỉ biết ‘gật đầu’ và ‘lắc đầu’. Phương chi, con người, không phải chỉ có bộ óc, mà còn trái tim kỳ diệu

Câu này hay quá , em cám ơn chị Thuy Khanh đã mang câu chuyện thú vị này vào :z57:

thuykhanh
01-31-2018, 09:01 AM
Cảm ơn Ngọc Hân, sông thương, cuocsi và các bạn ghé đọc. :z57::z57::z57:

sông thương còn để lại cho tk vài giòng:



Câu này hay quá , em cám ơn chị Thuy Khanh đã mang câu chuyện thú vị này vào :z57:

tk xin mạn phép trích lại và thêm đoạn cuối diễn tả tánh chất phác, thật thà và đầy tình người của người đàn bà đáng mến:


Có lẽ chỉ cần hiểu gật đầu là ‘có’ và lắc đầu là ‘không’ , hai tín hiệu mà nếu thông suốt, minh bạch, con người đỡ được bao nhiêu phiền trược trong cái biên giới u minh nửa không, nửa có, của ngôn ngữ. Tôi nghe nói bộ óc điện toán cũng chỉ biết ‘gật đầu’ và ‘lắc đầu’. Phương chi, con người, không phải chỉ có bộ óc, mà còn trái tim kỳ diệu.

......

Bà le te ra cổng số 39, tươm tất trong cái áo vét xanh đậm và quần tây thẳng nếp. Tôi đứng ngoài, bịn rịn nhìn theo, bà quay lại vẫy tay. Cái vẫy tay cũng không giống ai, bàn tay đưa ngang vai, lòng úp xuống, ngón tay phẩy phẩy ra phía ngoài, như giục tôi cứ đi đi. Cứ yên tâm.

thuykhanh
02-09-2018, 07:49 AM
**

Tình Mù Việt Mỹ





Thứ Sáu, 09 tháng Hai năm 2018 10:28

Tác Giả: Lệ Hoa Wilson

http://saigonecho.com/images/2018/Video/tinh_mu_viet_my.jpg

Hôn lễ Chiêu Nguyễn Phương Lan và George Kasperitis


Em sanh năm 1974 tại Cam Ranh dưới cái tên trữ tình và có một chút hơi hám cung đình là Chiêu Nguyễn Phương Lan. Nhưng cái tên đẹp đẽ kia không cải tạo được số mạng nghiệt ngã của em. Hai tháng sau mẹ em cảm thấy có gì là lạ nơi mắt em. Bà đem em đi khám bác sĩ và kết quả đã làm cho tim bà tan nát. Mắt em bị một chứng bịnh lạ lùng và đang từ từ mất đi hoàn toàn thị giác. Đau khổ hơn nữa là đám virus ác nghiệt sẽ từ tròng mắt tấn công lên não bộ và để bảo tồn mạng sống cho em, bác sĩ phải mổ lấy ra một con mắt và hai năm sau con mắt thứ hai. Hai lỗ mắt trống hoắc và mí mắt sụp xuống che lại bầu trời có thiên địa huy hoàng, có bông hoa rực rỡ, có sông dài xanh ngát, có núi xám trời cao. Tất cả chỉ còn là bóng tối…
Một người mù hỏi thánh Anthony:
“Có thể còn có điều nào khổ hơn là bị mù không?”
Thánh Anthony trả lời:
“Có! lúc người bị mất định hướng !”.

May mắn thay, em không mất định hướng. Trẻ em nhảy giây, em nhảy giây dù vấp té không biết bao lần. Tụi nhỏ hát, em hát. Tụi nhỏ vỗ tay cười giỡn, em vỗ tay cười giỡn. Tụi nhỏ học đờn tranh, em học đờn tranh. Và vì không bận nhìn ngang ngó dọc, em tập trung tất cả thời gian vào thực hành nên em đờn hay hơn tất cả bạn bè, em học giỏi hơn tất cả bạn bè.
Năm em lên 7 tuổi, mẹ dẫn em xin vào học trường Nguyễn Đình Chiểu ở đường Nguyễn Chí Thanh nhưng bị từ chối vì em là… con của ngụy! (Ba em là cựu chiến sĩ VNCH và trong chiến đấu đã bị mất nguyên một bàn chân). Mẹ em đã lạy lục đầu trên xóm dưới, năn nỉ cùng trời cuối đất và sau cùng em được nhận vào học ăn ở nội trú một tuần năm ngày, tự giặt quần áo, tự tắm rửa v.v. và khi lớn lên một chút thì em học thêm nghề bó chổi, đan chiếu.
Ba năm cuối của trung học em được nhận vào trường phổ thông cơ sở quận Bình Thạnh.
Khi chấm dứt trung học, em thi vào trường Văn Hóa Nghệ Thuật chuyên ngành âm nhạc. Ba năm sau em thi vào trường Cao Đẳng Sư Phạm và năm 1998 em ra trường với danh dự thủ khoa ban Anh Văn, môn phụ Nhật Văn chỉ với một cái máy thu băng cũ kỷ để thâu lời giảng dạy và một cái máy đọc chữ Braill để làm bài tập.
[COLOR=#000000][FONT=&quot]Khi ra trường, em tuy hiểu Anh văn nhưng không nói được. Để tập nói, hai mẹ con dẫn nhau ra hồ Con Rùa hoặc bến Bạch Đằng, mẹ em đưa tay ra khều những người ngoại quốc. Có người xoay lại và vội vàng xua tay đuổi bà mẹ đi vì tưởng là bà xin tiền. Sau cùng bà phải nắm tay em để sát cạnh bà, khi người ngoại quốc xoay lại, em vội vàng trình bày ngọng nghịu là “tôi là người khiếm thị, tôi học Anh văn nhưng không nói được, tôi muốn nói chuyện với ông, bà để thực tập. Tôi không phải là người ăn xin”.

Bạn có đồng ý với tôi là chúng ta nên cúi đầu khâm phục trước lòng nhẫn nại và ý chí học hỏi của người thiếu nữ khiếm thị nầy không ?
Em lần lượt dạy nhạc ở câu lạc bộ lao động quận 1, nhân viên của thư viện sách nói quận 3, và cuối cùng dạy cấp 1 cho hội Người Khiếm Thị thành phố.

( Còn tiếp)

thuykhanh
02-09-2018, 12:59 PM
Tình Mù Việt Mỹ ( tiếp theo)
Xin lỗi Phố, HXhuongkhuya và cmty! Bài mất một đoạn dài mà tk không hay.
Bây giờ mở ra mới biết, đoạn sau vừa được thêm, xin vui lòng đọc tiếp, nếu muốn:


Năm 1999 một phái đoàn Nhật tới Việt Nam tìm kiếm những người có khả năng nói được tiếng Nhật để đưa qua Nhật học ngành châm cứu và massage. Sau khi thành công sẽ để họ trở về VN dạy lại các người khiếm thị khác để những người tật nguyền nầy có được một nghề tự nuôi thân.
Em là người được chọn và sau một khóa học ba tháng tiếng Nhựt, em thi đậu và được theo học trường Đông Du tại thành phố để hoàn chỉnh khả năng Nhật-Anh, Anh-Nhật.
Tháng 10 năm 2000 em xuất ngoại du học tại Okinawa và một số tỉnh thành khác. Sau bốn năm tận tụy học hỏi môn châm cứu và massage trị bệnh của người Nhật, một lần nữa em ra trường với danh dự thủ khoa!
Trở về VN, từ năm 2004 tới 2009, em dạy cho các thanh thiếu niên khiếm thị tại Saigon một nghề mưu sinh. Phước đức vô lượng!
Trong thời gian du học, người Nhật nhân đạo đã bỏ tiền ra cho em đi bác sĩ lấp vào hai mắt nhân tạo để em nhìn bình thường và duyên dáng hơn.


Mỹ: George Kasperitis:


Anh sanh năm 1964 tại Pennsylvania, Mỹ. Là một thanh niên có dòng máu Đông Âu, anh cao lớn, khỏe mạnh, đẹp trai, chơi đàn piano, guitar, trống và là một ước mơ của các nữ sinh trung học.
Ra trường Pennsbury High School năm 1983, không theo lên cấp bậc đại học mà anh lại chọn Natural Medicin, chuyên ngành massage và phòng bệnh thiên nhiên. Tuy được cấp bằng tốt nghiệp, anh lại không theo nghề mà trở về trang trại của ông nội để giúp ông trồng trọt và chăn nuôi vì ông nội đã già và cần thân nhân. Ai nói người Mỹ không có tình cảm gia đình và không biết hiếu thảo?


Sau khi ông nội mất năm 1988, anh ra đời, mở một cơ sở chuyên trị cho các lực sĩ thể thao với hot rock và đặc biệt là hot bamboo. Anh giải thích là độ nửa tiếng trước khi khách hẹn đến, anh bỏ vào một nồi lớn 4 ống tre dài khoảng 2 feet, đường kính khoảng 3 inches, mỗi ống có độ 3 đến 4 mắt tre. Anh thêm vào lá basil, dill, mint, cinnamon v..v.. và dầu almond. Anh đã chà xát cho các mắt tre mất sự bén nhọn nhưng các phần lồi lõm vẫn giữ nguyên. Anh lăn ống tre nóng tẩm các khoáng chất tiết ra từ lá và dầu lên lưng, cổ, khuỷu tay chân của khách hàng. Chúng sẽ kích thích các huyệt đạo nở lớn ra làm huyết mạch lưu thông thuận lợi, do đó cơ thể sẽ tiếp nhận nhiều linh khí trong trời đất hơn, con người sẽ khỏe mạnh hơn, sự thành tựu về thể xác sẽ tăng tiến hơn.


Chắc là lăn ống tre nhiều quá mỏi tay nên sau vài năm anh bỏ nghề và mở tiệm ăn. Dẹp tiệm ăn anh đi làm cho công ty JC Penny rồi nổi lên máu giang hồ anh gia nhập vào Peace Corp, trước hết phục vụ tại Paris, Pháp và sau đó là Ghana, Africa.
Nơi đây các thiện nguyện viên xây cất bồn nước, lắp đặt các hệ thống lọc để dân địa phương có nước sạch mà dùng. Mỗi tuần hai lần cả phái đoàn đi hiến máu. Máu được bỏ vào ống nghiệm, xoay tròn cho chất plasma trong máu phân chia và lắng riêng ra. Sau đó máu lại được chích trả lại cho người hiến máu, còn chất plasma thì được để dành trị bệnh cho người dân địa phương.


Trong những tối giữa núi rừng hiu quạnh, anh lên mạng và tìm kiếm người nói chuyện trên mục Pen Pal. Nơi đó anh đọc hàng chữ: “thiếu nữ Việt Nam, 30 tuổi, độc thân, thích âm nhạc, hiện đang học ngành massage và bấm huyệt trị bệnh tại Nhật….”.
Ôi em ơi, hợp quá, anh cũng thích âm nhạc, anh cũng thích nghề massage trị liệu. À mà em chơi nhạc cụ gì? Anh thì đàn piano, guitar và đánh trống. Em đàn tranh anh à. Đàn tranh là cái gì vậy em? Là một loại đàn đặc biệt cho âm nhạc Việt Nam. Nó không cao sang, rầm rộ, cao vút như dương cầm mà nó thắm thiết, đậm đà, từng âm thanh sẽ đi vào tim người, từng nốt nhạc sẽ làm người ngẩn ngơ thương tiếc… Wow, ước gì anh có thể nghe em đàn… Que sera, sera… Sẽ có một ngày nếu chúng mình gặp nhau.
Và những dòng tâm sự đổi trao, những xẻ chia, những cởi mở cho tới một ngày anh đọc những dòng chữ: “Em là một cô gái khiếm thị, em rất buồn là sẽ không bao giờ “thấy” anh dù cho chúng ta có khi nào gặp nhau”…


Em ơi không phải em đang nói giỡn đó chớ? Khiếm thị? khiếm thị từ lúc nào? Từ lúc mới sanh ra? Ông trời ơi, em chưa bao giờ biết được màu sắc của hoa hồng à? chưa bao giờ thấy được ánh mặt trời chói chang trên đỉnh núi à? Chưa bao giờ thấy được hoàng hôn mênh mông trên biển cả à? Ác nghiệt, định mệnh ác nghiệt ! Em hỏi anh có thay đổi cảm nghĩ của anh về em không khi anh biết em, người con gái mà anh nâng niu tâm sự bấy lâu nay, lại là một kẻ mù lòa?
Câu trả lời là có, có rất nhiều. Làm sao anh không thay đổi tình cảm trước một sự thật phũ phàng như vậy! Trước hết là anh giận ông trời tàn nhẫn đã buộc cái chứng bịnh độc ác kia vào đôi mắt em. Anh sẽ không ngần ngại đối diện với ngài để hỏi cho ra lý do ngài chọn em làm nạn nhân, anh sẽ không sợ sệt mà sẽ cương quyết chất vấn ngài tới cùng. Nhưng trời ở đâu không thấy vậy thì anh chỉ có thể quay về thế gian nầy để đối mặt với em.
Phương Lan, sau nữa là anh sẽ không quay lưng lại với em. Anh sẽ cùng em tiến bước dù cho bây giờ ngoài cái bổn phận làm chồng (trong tương lai) anh lại có thêm một bổn phận nữa là làm đôi mắt của em. Anh sẽ làm cho em cảm nhận được màu vàng óng ánh của cành mai trong dịp tết, sẽ thấy vô vàn hoa dại trên cánh đồng cỏ xanh tươi, sẽ vẽ ra được những chiếc lá thu vàng úa hắt hiu, sẽ nắm bắt được những tảng băng tuyết chói lọi dưới ánh mặt trời.


Ở mấy ngàn dặm xa xôi kia, người bạn vừa đọc email cho Phương Lan vừa khóc. Phương Lan vừa nghe email vừa khóc. Cám ơn anh, George. Cám ơn tình yêu của anh dành cho em. Nhưng em không tin rằng trên đời lại có người đàn ông nào có thể yêu thương một cô gái mù lòa thắm thiết như vậy.
Kiếp sau anh nhé. Ở một kiếp mà em có thể thấy nắng vàng tỏa sáng trên tóc anh, biển xanh gợn sóng trong mắt anh, nụ cười rạng rỡ trên môi anh. Ở một kiếp mà chúng ta có thể tay cầm tay, mắt nhìn mắt, đối diện nhau nói lời thề nguyện thủy chung. Còn kiếp nầy, em xin lỗi…thật là xin lỗi.


Ra trường, Phương Lan trở về Việt Nam, ký giao ước làm việc từ 2004 tới 2009, trở thành giảng viên massage cho các em khiếm thị.
George ngẩn ngơ vì mất liên lạc nhưng anh không bỏ cuộc. Anh lần mò lên facebook, internet v.v.. bất cứ cái gì có thể để tìm kiếm Phương Lan. Sau sáu tháng dài tìm tòi anh kiếm ra người con gái khiếm thị đó. Phương Lan đã bỏ địa chỉ email bên Nhật và đổi lại địa chỉ Việt Nam. Tình mù Việt Mỹ lại tiếp tục.
Năm 2005, lần đầu tiên anh về Việt Nam để mặt đối mặt với người yêu. George không phải là một văn sĩ. Anh không biết diễn tả như thế nào cảm nghĩ của anh khi anh bước chân ra khỏi phi trường và nhìn thấy Phương Lan. Em đứng đó tay cầm chùm bong bóng, khắc khoải nhìn về phía trước nhưng không biết lúc nào thì người đó sẽ tới, sẽ cầm tay mình, sẽ kêu lên hai tiếng Phương Lan. Trái tim em run rẩy, chân tay em run rẩy và ngay cả linh hồn em cũng run rẩy. Mẹ em đứng cạnh bên. Mẹ ơi, mẹ sẽ thành thật cho con biết là anh ấy …như thế nào nghe mẹ.


Phương Lan ơi, anh đến với em đây. Em đứng đó bồn chồn, lo sợ. Sự sợ hãi tỏa ra chung quanh em làm tim anh tê tái. Em không tin rằng anh sẽ đến phải không? Em nghĩ rằng anh sẽ chạy theo những cô gái quần là áo lụa, những cô gái mắt nâu tóc vàng… chớ làm sao anh lại lặn lội mười ngàn dặm xa xôi để đến gặp một cô gái Việt Nam giản dị, bình thường lại mất đi ánh sáng… Nếu anh đã từng giận hờn ông trời cay nghiệt đã sắp đặt cho cuộc đời em gặp quá nhiều cảnh trái ngang thì ngày hôm nay, nhìn em đứng bơ vơ cách biệt giữa dòng đời rộn rã, anh lại cám ơn ngài đã sắp đặt cho cuộc đời hai đứa mình trộn lẫn vào nhau, để anh có thể đem đến cho em tình yêu, tin cậy và nương tựa.
Anh đưa thẳng cánh tay mặt ra phía trước cho Phương Lan vịn vào và cứ như vậy họ ra xe, về nhà, dạo phố, du lịch và có thể là đi trọn đường đời. Giờ đây nghĩ lại, anh cười hắc hắc thú nhận cùng tôi: “Lúc đó cháu không dám nắm tay Lan để cùng đi vì cháu biết phong tục Việt Nam rất bảo thủ. Cháu thấy trong các phim ảnh, người dẫn đường cho người khiếm thị luôn luôn đưa thẳng cánh tay ra phía trước nên cháu cũng làm y như vậy, đi đến đâu ai thấy cũng cười, vậy mà cháu hãnh diện quá vì đã là cây gậy và đôi mắt cho Lan!”




Giọng hát đâu đó vẳng tới “Ôi tình yêu! Tình yêu là gì mà suốt đời ai đã một lần qua!”
Anh trở lại VN lần thứ hai năm 2006 để làm đám cưới.
Gần như tất cả khu phố nơi gia đình Phương Lan ở đều tham dự đám cưới, hoặc là khách mời, hoặc là nhập vào đám đông tò mò coi ông Mỹ cưới bà mù!.
Phương Lan mời tất cả các bạn khiếm thị. Họ sờ mặt chú rể và hít hà khen đẹp trai quá? (chắc là rờ thấy cái mũi cao), nhưng khi sờ tới cánh tay có lông hơi nhiều và hơi dài (hơn người VN) thì cả đám liền hét lên trời ơi giống con khỉ quá!. Cả bọn phá ra cười, chú rể cũng hiểu sơ sơ danh từ con khỉ nên cũng chỉ biết đau khổ mà cười.
Ai nói cưới hỏi phải môn đăng hộ đối? Ai nói chọn vợ lựa chồng phải thấy mặt nhau? Ngày hôm nay hai đứa chúng con quì trước bàn thờ tổ tiên, tuy không nhìn thấy nhau, nhưng nguyện cùng nhìn về một hướng. Chúng con không có tiền tài để cho nhau, nhưng nguyện cho nhau cả cuộc đời dù ấm no dù đói lạnh. Chúng con không có nhà cao cửa rộng để cho nhau, nhưng chúng con nguyện cho nhau hai tấm chân tình mênh mang như biển rộng trời cao.


Lạy thứ nhứt chúng con cám ơn nước Mỹ và nước Việt Nam đã cho chúng con một nơi gọi là tổ quốc. Lạy thứ hai chúng con cám ơn dòng họ hai bên đã nuôi dưỡng chúng con thành người. Lạy thứ ba chúng ta cùng cám ơn nhau nhé và cùng hứa hẹn:
Nhĩ ngã tương ước định bách niên.


Thùy nhược cửu thập thất tuế tử.
Nại hà kiều thượng đẳng tam niên
(Chúng ta ước hẹn sống trăm năm.
Nếu lỡ ai chết năm chín bảy
Cầu nại hà chờ đợi thêm ba năm)




Sau ngày cưới, George trở về Mỹ lo giấy tờ bảo lãnh nhưng Phương Lan không chịu đi sớm vì em nghĩ là nước Nhật đã tốn tiền để đào tạo em với mục đích là em sẽ truyền dạy lại cho những người khiếm thị bạc phước khác một nghề nghiệp để nuôi thân. Nếu em bỏ đi thì phụ công ơn nước Nhật và bạc nghĩa với những người đồng cảnh ngộ. Giọt nước dòng sông. Nhận ơn nghĩa bằng một giọt nước, nguyện trả lại bằng một dòng sông. Chúng mình xa nhau ba năm nhưng lại có hàng trăm người có nghề nghiệp nuôi thân suốt cả đời, rất đáng phải không anh? Vì thế em cương quyết ở lại VN tới năm 2009 khi khế ước dạy học mãn hạn em mới đi đoàn tụ cùng George.


Hiện giờ hai vợ chồng sống tại California, tình yêu vẫn đậm đà nhưng số phận nghiệt ngã vẫn một lòng theo đuổi. Tôi sẽ trở lại khi có dịp.
Những bài học về tình yêu, về tình người, về tiền tài, về số phận, về bản ngã, về cách đối xử v.v.. của George và Phương Lan làm tôi chới với nhìn lại bản thân tôi, nhìn sâu vào trái tim tôi, quay lại từng đoạn đời tôi đã đi qua, từng tao ngộ tôi đã gặp phải, từng đối xử tôi đã chọn lựa. Đồng ý. Phản đối. Cảm động. Giận dữ. Biết ơn. Oán trách. Tôi chưa hoàn toàn thẩm thấu được tất cả.
Bạn thì sao?

cmty
02-09-2018, 01:26 PM
Em chào chị thuykhanh,

Lúc sáng em đọc thì không thiếu phần nào. Bài đầy đủ tất cả những đoạn, cho tới hàng cuối "Bạn thì sao?".

Có lẽ diễn đàn bị trục trặc giống chị HXHK đã nói - đôi khi bị mất bài, người thấy, người không (??)

Triển
02-09-2018, 11:47 PM
Những bài học về tình yêu, về tình người

Tình cảm không thể học được.

HXhuongkhuya
02-10-2018, 07:15 AM
Xin lỗi Phố, HXhuongkhuya và cmty! Bài mất một đoạn dài mà tk không hay.
Bây giờ mở ra mới biết, đoạn sau vừa được thêm, xin vui lòng đọc tiếp, nếu muốn:


Chị Khanh ơi , hôm qua H đọc bài chị post đầy đủ nên để dấu tay . Hôm nay HX gặp trục trặc trong MTĐ giống chị rồi , H đăng và thấy đầy đủ , một hồi quành lại thấy mất khúc sau gọn bâng . Chút nữa chị chạy qua nhà em giùm coi có bị mất không nha .


Em chào chị thuykhanh,

Lúc sáng em đọc thì không thiếu phần nào. Bài đầy đủ tất cả những đoạn, cho tới hàng cuối "Bạn thì sao?".

Có lẽ diễn đàn bị trục trặc giống chị HXHK đã nói - đôi khi bị mất bài, người thấy, người không (??)

Hi cmty , hôm nay HX cũng bị như chị TK rồi .
:z51:

Triển
02-10-2018, 08:45 AM
Dài quá thì cắt ra dán lên dần dần. Thêm chữ "(còn nữa)" vô. :)

HXhuongkhuya
02-10-2018, 12:41 PM
Bài không dài lắm ( so với nhiều bài viết dài trong phố ) . Hình như bên nhà Ghép Tên Cho Những Cặp Thú , anh Triển post bài cũng bị mất một khúc sau giống chị Khanh và HX nhỉ . Chắc gặp bugs ( ? ) đang hành quân . ( J/K )


Hiện tại bài trong MTĐ của HX có người thấy có người không thấy ( như cmty nói ) . Chị Khanh cho H mượng nhà Văn Hoá chia sẻ trong post nhé .



https://s17.postimg.org/x3k0sfzin/A_m.png (https://postimages.org/)



https://s17.postimg.org/wqsmmac3z/A_m1.png (https://postimages.org/)



Hai thành viên của phố cùng vô phố bằng điện thoại tay , người coi đầy đủ, người coi bài bị mất :




https://s17.postimg.org/xhlcrjywf/A_m2.png (https://postimages.org/)

thuykhanh
02-11-2018, 07:56 AM
Chị xin lỗi Hương, hôm qua đi vắng :z57:




Sáng nay đã nghiên cứu nhiều lần và cũng gặp trường hợp như hai thành viên của diễn đàn đã trải qua.

Đây là lần đầu tiên chị dùng iphone vô diễn đàn, đọc đầy đủ cả trang. Còn đi xa hơn, email cả trang cho mình nhưng chỉ nhân được những phần hiện có thôi, té ra vẫn còn khờ Hương à.

Thôi chị ngưng nhe, không lại bị mắng là ngây ngô với thật thà.
Chị mời Hương ngắm đỡ nè:



https://i.imgur.com/tqIIENt.png





https://i.imgur.com/on2ugkg.png




https://i.imgur.com/PZEaZdr.png

thuykhanh
02-11-2018, 08:09 AM
Tình cảm không thể học được.


Cảm ơn anh Triển ghé,

Mình vẫn sống với tâm niệm là tránh làm thương tổn người khác nên đành giữ phần thiệt thòi: nhẫn nhịn.

Triển
02-11-2018, 09:54 AM
Cảm ơn anh Triển ghé,

Mình vẫn sống với tâm niệm là tránh làm thương tổn người khác nên đành giữ phần thiệt thòi: nhẫn nhịn.

Cám ơn chị Thụy Khanh ban huấn từ.

Chị tâm niệm nhẫn nhịn để giữ phần thiệt thòi, nhưng ban phát huấn từ hoài thì cái nhẫn nhịn đó gọi là kiêu ngạo.

thuykhanh
02-11-2018, 10:15 AM
Cám ơn chị Thụy Khanh ban huấn từ.

Chị tâm niệm nhẫn nhịn để giữ phần thiệt thòi, nhưng ban phát huấn từ hoài thì cái nhẫn nhịn đó gọi là kiêu ngạo.


Mới ở dưới bếp lên để kịp trả lời anh.
Hồi nãy mình chưa nói hết, ngoài phần nhận chịu thiệt thòi, còn lòng bao dung nữa anh à.

Triển
02-11-2018, 10:20 AM
Dạ đúng, mỗi lần chị bao dung là thường phải đi xa và có biểu hiện nhức đầu. :)

thuykhanh
02-11-2018, 10:35 AM
Đi xa nữa nghen, bye! :4:

Thach Thao
02-11-2018, 10:47 AM
Chị xin lỗi Hương, hôm qua đi vắng :z57:




Sáng nay đã nghiên cứu nhiều lần và cũng gặp trường hợp như hai thành viên của diễn đàn đã trải qua.

Đây là lần đầu tiên chị dùng iphone vô diễn đàn, đọc đầy đủ cả trang. Còn đi xa hơn, email cả trang cho mình nhưng chỉ nhân được những phần hiện có thôi, té ra vẫn còn khờ Hương à.

Thôi chị ngưng nhe, không lại bị mắng là ngây ngô với thật thà.
Chị mời Hương ngắm đỡ nè:



https://i.imgur.com/tqIIENt.png





https://i.imgur.com/on2ugkg.png




https://i.imgur.com/PZEaZdr.png



Cô ui con sò con tôm sú là con tôm sú con sò a :z45:
Cỏ sẽ bắt chước cô nấu món này. :z56: Yummmmy .

passenger
02-11-2018, 10:57 AM
Dạ đúng, mỗi lần chị bao dung là thường phải đi xa và có biểu hiện nhức đầu. :)

Sao OK cứ thích bắt nạt bcn hoài vậy?!
Bcn là người phụ nữ hiền lành khả ái nhất của Đời ĐT đó, bộ không khiến người ta bị nhức đầu là OK không ăn ngon ngủ yên được hở?
(người chi mà ác hung rứa không biết nữa...):z6:

thuykhanh
02-11-2018, 11:16 AM
tk chào đón Psr và Thạch Thảo đến với Văn Hoá :z57::z57:

Sao kỳ quá!

Gần mà xa, xa mà gần! thân thương mà lạ lẫm!

Trong khi tk cần thời giờ để trấn tĩnh; mời Psr, Cỏ và Phố thưởng thức:




https://www.youtube.com/watch?v=-VKGJq6GUlw

Triển
02-11-2018, 04:43 PM
Sao OK cứ thích bắt nạt bcn hoài vậy?!
Bcn là người phụ nữ hiền lành khả ái nhất của Đời ĐT đó, bộ không khiến người ta bị nhức đầu là OK không ăn ngon ngủ yên được hở?
(người chi mà ác hung rứa không biết nữa...):z6:

Trong chữ phù dung, thì chữ phù là "mập mình" đới.

Mỹ Hằng
02-11-2018, 05:22 PM
Trong chữ phù dung, thì chữ phù là "mập mình" đới.Haaaaaa haaaaaaa cừ bể bụng Mà anh bác đang nói ai dậy. Phù Dung là ai liên quan dì dới cô em passenger củ hành?

Triển
02-11-2018, 05:48 PM
Phù dung chánh xác là không có ăn nhập gì tới cảnh hù. Phù dung là một triệu chứng bệnh lý. Bao dung thì bị nhức đầu, còn phù dung thì bị mập mình.

Mỹ Hằng
02-11-2018, 05:54 PM
Phù dung chánh xác là không có ăn nhập gì tới cảnh hù. Phù dung là một triệu chứng bệnh lý. Bao dung thì bị nhức đầu, còn phù dung thì bị mập mình.Haaaaa haaaaa mắc cừ típ. Bữa nay gặp tàn cao thủ nói chiện có diên không. Mặp mình chắc không có thuốt chị.

Triển
02-11-2018, 06:02 PM
Có kiêng có lành. Lo chuyện bao đồng không kiêng thì thặng dư nhãn tiền, ngày nay gọi là hiệu ứng cấp tính. Ăn nhiều là sẽ bị mập. Muốn đẹp hoài thì dinh dưỡng cũng là một bài thuốc. Trong chữ Mỹ Hằng thì chữ mỹ là đẹp. Mỹ hằng là đẹp hoài. Muốn đẹp hoài thì bớt ăn vậy.

thuykhanh
02-12-2018, 07:53 AM
Cô ui con sò con tôm sú là con tôm sú con sò a :z45:
Cỏ sẽ bắt chước cô nấu món này. :z56: Yummmmy .


Em,:z57:

Món này dễ làm nhất trần đời:
_ Nước dùng là một lon súp gà, nấu sôi, bỏ bắp cắt khúc, cà-rốt củ vô trước ( nếu xắt khoanh thì bỏ sau)
_ Phần còn lại: rau cải đắng, cải cúc, cải lùn ( bokchoy), nấm, tôm, sò, scallop, thịt, cá... ăn đến đâu, thêm vô đến đó.

Dùng với bún, dễ ăn mà không sợ lên cân.

thuykhanh
02-12-2018, 08:02 AM
Sao OK cứ thích bắt nạt bcn hoài vậy?!
Bcn là người phụ nữ hiền lành khả ái nhất của Đời ĐT đó, bộ không khiến người ta bị nhức đầu là OK không ăn ngon ngủ yên được hở?
(người chi mà ác hung rứa không biết nữa...):z6:


Psr ơi, đúng vậy! Không trêu tk được là ăn không ngon, ngủ không yên.
Khoe Psr áo mới nè, giá đặc biệt lắm.




https://i.imgur.com/5XPbvey.png

thuykhanh
02-12-2018, 08:04 PM
Hương ơi,

Chị có bài về bé Noah cho em đây:

Dường Như Là Giấc Mơ




Daniel chia sẻ về những công tác thiện nguyện trong nhà thờ Daniel. Tôi lắng nghe
thích thú và mến nể. Chia sẻ với Daniel những việc làm của chúng tôi cùng các bạn
trẻ cho, tuy công việc có khác nhau nhưng có chung lý tưởng và mục đích.


Vẫn chưa dứt niềm vui lóe nơi ánh mắt, Dan cười chia sẻ thêm: Hôm nay Dan và
vợ của Dan sẽ bay qua China. Để làm gì các anh chị, các bạn biết không?
Dan nhận nuôi một bé trai bị cha mẹ bỏ lúc bé mới có 7 ngày tuổi. Cổ của bé đeo
tờ giấy viết:
Tên của tôi là: xx
Ngày sinh của tôi là: xx...


Nước mắt tôi ứa ra, trong lúc Daniel cúi mặt giấu cảm xúc... Hứa với Dan, rằng tôi
sẽ cầu nguyện cho bạn mỗi ngày cho công tác này tới khi vợ chồng bạn an toàn trở
về. Thế mà đêm qua tôi quên lời. Giấc mơ bắt đầu từ chỗ gợi lại nỗi nhớ Cha...


Well, từ nay bé sẽ có cha. Bố Dan sẽ đưa bé về nhà. Từ nay bé sẽ được gọi hai tiếng
" Cha ơi ". Trong vòng tay Mẹ, bé sẽ không giật mình khát sữa, khóc khản hơi giữa
đêm nữa. Mừng cho bé. Wellcome to the United States, wellcome home!!!


À, Dan vừa cho mình biết, bé sẽ có tên mới là Noah, tên lót là 2 chữ Trung Hoa, tên ghép
mà tờ giấy đeo nơi cổ có ghi. Dĩ nhiên bé sẽ mang họ của bố Daniel. Bé sẽ có ông bà
nội ngoại, cô dì chú bác cùng cộng đồng dân Chúa gần ở bên.


Daniel cho tôi coi hình bé rồi, khi Daniel về, tôi xin phép mang hình bé vào chia sẻ nếu
cảm xúc thúc đẩy.


Viết nhanh luồng cảm xúc sáng nay. Không kiểm lại bài. Các anh chị, các bạn đọc thông
cảm khi thấy lỗi trong bài viết nhé.

thuykhanh
02-13-2018, 06:51 AM
Chào buổi sáng đến Ngô Đồng, Thu Vàng, Psr, Thạch Thảo, anh Triển và các bạn,

Hương ơi, chị không dám edit post trên, sợ mất bài nên dán tấm hình vào đây. Em tuỳ nghi sửa kích thước cho thích hợp nha.
Bài hay mà để mất thì thật là phí của.
Mình nói chuyện sau nghen.



https://i.imgur.com/hPK0sfa.png




Hôm nay trời nắng, nhiệt độ 27 độ F, tk phải đi Lancaster mua gạo. Tết sắp đến mà nhà hết gạo thì kỳ lắm!:4:

thuykhanh
02-13-2018, 08:46 PM
**
tk xin kể tiếp chuyện về chiếc áo khoác mùa đông ở trên nhé:

Mới bước ra khỏi thang cuốn, dưới ánh đèn néon rực rỡ, chiếc áo mặc bởi người mẫu giả đã thu hút mắt nhìn của khách hàng ngay.
tk tiến đến ngắm nghía, xăm soi, size 4, tháo ra mặc thử, anh N. khuyến khích: Họ đã may áo này cho em, mua đi!

Giá US$380, Í da! Sao mắc quá vậy!

Hỏi cô bán hàng đang tiến gần: có bớt gì không? Sao mấy áo chung quanh đều có bảng bớt mà áo này thì không?

Rốt cuộc là mình chỉ trả có 78 đô thôi. Quí vị có muốn tk nói hiệu gì không?

Mỹ Hằng
02-13-2018, 09:17 PM
**tk xin kể tiếp chuyện về chiếc áo khoác mùa đông ở trên nhé:Mới bước ra khỏi thang cuốn, dưới ánh đèn néon rực rỡ, chiếc áo mặc bởi người mẫu giả đã thu hút mắt nhìn của khách hàng ngay.tk tiến đến ngắm nghía, xăm soi, size 4, tháo ra mặc thử, anh N. khuyến khích: Họ đã may áo này cho em, mua đi!Giá US$380, Í da! Sao mắc quá vậy!Hỏi cô bán hàng đang tiến gần: có bớt gì không? Sao mấy áo chung quanh đều có bảng bớt mà áo này thì không?Rốt cuộc là mình chỉ trả có 78 đô thôi. Quí vị có muốn tk nói hiệu gì không?Hiệu Mai Cồ Cót phải hơm bà chị đẹp gái.

Nhã Uyên
02-14-2018, 06:06 AM
Cô Thụy Khanh. Dù chưa thấy như NU nghĩ cô mặc chiếc áo ấm ấy sẽ hợp và đẹp. Áo đẹp là do người mặc.

Chị Mỹ Hằng. NU nghĩ chắc không phải moát Mai Cắt Cổ.

Mỹ Hằng
02-14-2018, 06:55 AM
Cô Thụy Khanh. Dù chưa thấy như NU nghĩ cô mặc chiếc áo ấm ấy sẽ hợp và đẹp. Áo đẹp là do người mặc. Chị Mỹ Hằng. NU nghĩ chắc không phải moát Mai Cắt Cổ.Cô em nói chí phải, bà chị đẹp gái mặt cái áo đó đẹp. Ai măt củng đẹp.Cô em Nhã Uyên ưi, tôi đả quê mùa mà gập cô em còn quê mùa thứ thiệt hơn tôi nửa. Làm gì chên đời có cái moát Mai Cắt Cổ chớ, moát Ăn Tây Lồ thì coá, tủ áo quần cô em chắt tàn moát đó phải hơm, moát này có ao lét nửa.

Nhã Uyên
02-14-2018, 07:12 AM
Dạ có vài cái. Hơm nào chị thích NU cho chị mượn. Chị Mỹ Hằng chị nói chị quê mùa vì tế nhị vậy thôi chứ Nu nghĩ chị Mỹ Hằng đẹp, có dáng đẹp, mặc mót Anh Tây Lờ thì vừa đẹp, vừa sen. Lúc đó ông chồng của chị sẽ chú ý đến chị nhiều và quên bén mấy em trong nét là ai.

Mỹ Hằng
02-14-2018, 07:24 AM
Dạ có vài cái. Hơm nào chị thích NU cho chị mượn. Chị Mỹ Hằng chị nói chị quê mùa vì tế nhị vậy thôi chứ Nu nghĩ chị Mỹ Hằng đẹp, có dáng đẹp, mặc mót Anh Tây Lờ thì vừa đẹp, vừa sen. Lúc đó ông chồng của chị sẽ chú ý đến chị nhiều và quên bén mấy em trong nét là ai.Ông chồng tôi thấy tôi mặt mót Ăn Tây Rồ ông ta quánh tôi phù mõ. Cô em Đờ Mama đừng súi bậy nhoa. Củm ơn cô em khen tôi đẹp, dáng đẹp, cô em hay thiệc luông. Ông ma-na-chơ Mỹ trắng của tôi tên Rít Chạt có dợ ngừ Diệt Nam mà sao ổng mê mẩn tôi á cô em. Thôi tôi đi chửn bị làm nhoa. Happy Valentines mấy chị em chong đây.

kim
02-14-2018, 08:42 AM
K chào các anh chị, các bạn,
Uyên ơi, K cũng đoán là áo Michael Kors Core giống chị Hằng. Chị Khanh mua được giá đặc biệt thật.
Uyên nói đúng, chị Khanh mặc áo này lịch sự và nhã nhặn.

Chị Khanh không được khoẻ nên mùa Đông chỉ tập thể dục trong nhà, không ra ngoài đâu chị Hằng.



Em tặng chị Khanh và vệ sĩ nhân ngày Va-lủng-tim nè.

https://i.imgur.com/KqjLP8M.jpg


Mến chúc các chị em bạn gái một ngày nhiều niềm vui bên người thân.

Ngô Đồng
02-14-2018, 09:49 AM
Chị Thụy Khanh của em ơi!

Em thấy chị mặc quần áo luôn luôn đẹp và sang - hôm nay lễ tình nhân em gởi chị chút tình nè - chị cười rung bụng cho vui chị nha.
Mỹ Hằng ơi En Tây Lồ xoang hết biết luôn ha - Nhụy của chị định mượn áo lấy hương của chị Thụy Khanh phải không? Kim cho chị xin trái tim với em nhé! Trái tim của chị héo vầy nè, lại nằm lăn trên đất nữa chứ - đố là ai tặng chị đó!



(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10160160324755226&set=pcb.10160160338905226&type=3)https://scontent.fsnc1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-0/q90/p526x296/28058633_10160160940540226_6384985650167247919_n.j pg?oh=4cc993ea23240d52b18d60a2ed9eb38a&oe=5B0E63C8
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10160160940540226&set=pcb.10160160338905226&type=3)





Ngày tình yêu đến đây rồi !
Ôn Mệ già như ri mở cửa tình yêu như vầy nè, tuổi trẻ phải chạy việt dã theo mới kịp đó nghen.
Tại sao ngày tình yêu có màu đỏ ?
Người thích cải lương trả lời:
Tại thất tình thì thổ huyết mà chết như Lương Sơn Bá!
Người đọc thần thoại Hy Lạp trả lời:
Mũi tên trúng tim đổ máu !
Anh hùng xa lộ trả lời:
Không yêu tui tui quýnh lỗ đầu!
Quan có đạn trả lời:
Không gả nổ banh xác ngay đây!
tóm lại yêu phải có màu đỏ lè - hoa hường cũng đỏ cầm không khéo bị đâm cũng đổ máu.
Chúc mừng ngày yêu nhau đến toàn thể bà con, bạn bè quý quyến nghen.





https://scontent.fsnc1-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-0/p600x600/27797619_10160160324755226_203005193246533901_o.jp g?oh=7d4955b74507e0196c62e6239abd7fcf&oe=5B24DFF4
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10160160324755226&set=a.10150710156900226.718628.799195225&type=3)

RaginCajun
02-14-2018, 10:06 AM
Nói chung có yêu là có đổ máu :p

thuykhanh
02-14-2018, 11:01 AM
Chào quí bạn:z57::z58:
tk làm vội tấm thiệp này với lời mến chúc ngày lễ tình yêu êm đềm, hạnh phúc đến với bạn bè xa gần của diễn đàn Đặc Trưng.
Cảm ơn Nhã Uyên, Mỹ Hằng, Kim, Ngô Đồng, Tôm và các bạn đã ghé.




https://i.imgur.com/gV52O2v.png


______


Về câu trả lời của chiếc áo khoác: dạ chưa đúng! Xin chờ chút nữa, tk chụp hình nhãn bên trong cổ áo rối đăng lên nha.

kim
02-14-2018, 11:12 AM
Chị Ngô Đồng, tươi hay héo không quan trọng, miễn nó được dành trọn cho mình, chị nhỉ.
Em đoán nếu không phải Anh tặng, thì chắc là “bồs nhí”: hai anh em ku Vinh tặng Ngoại rồi.
Hôm nay em đoán tham vì rất thích ngắm miệng cười có đồng xu của chị.

Em được tặng 2 trái tim đó từ chiều thứ Hai.
Năm ngoái mấy bé trong team tự làm dâu tây nhúng sô-cô-la đen không đường tặng em.
Những món quà giản dị, chân tình khiến tim mình không va cũng lủng, chị ha.:1:

thuykhanh
02-14-2018, 12:25 PM
**
Tệ quá! Vậy mà quên liền, tính đi chợ mua mấy thứ về để sửa soạn bàn thờ, mai cúng.

Đây là hình nhãn của chiếc áo k chụp hồi nãy.
Biết của ai rồi, đừng rầy tk nha!



https://i.imgur.com/LKE09RT.png



Kim ơi, hôm trước, lúc ở quầy trả tiền, một bà Mỹ đứng sau hỏi: có phải cho Valentine's?
tk mỉm cười, nhẹ lắc đầu.

Mỹ Hằng
02-14-2018, 02:03 PM
Dậy là cái mền của bà chị đẹp gái mát Ì Van Cà Chum nhình kĩ cái mền đẹp toẹt vời ông mặt trời lun. Kim, Kim dà Hằng đã đoán chật gòi, cái mền của bà chị không phải mát Michael Kors. Hai chái táo nhình xuynh ghia. Kim thật lất kì. Hằng không biết ông chồng già dịch của Hằng xẻ tặng cho Hằng điều gì hôm nai. Níu có xẻ dô kể sao. Ngô Đồng chẻ dà đẹp gái ghia. Ông chồng cao ráo đẹp troai. Nghe cô em ahihi bói “chị yêu” cũa cổ mà tôi bắc nỗi gia dịt, cỗ mê chị Ngô Đồng của cỗ dữ héng. Tôi đâu giám noái cổ nịnh Ngô Đồng, cổ cừ tôi “hẹp hòi ganh tị”, bạn phe hình chẻ đẹp, dợ chồng hạnh phúc dậy, làm tâm địa con đàn bà sấu sí cũa tôi nó nổi lên, ganh tứt từn tực luông à. Bửa nào rảnh phe típ hình nhoa bạn đẹp.Bữa nai ngày Va lăng tăng dui quoá là dui, phố xá nhộn nhịp, chúc các chị em dui dẻ, được tặng nhiều chái tim rướm máo nhoa !

Ngô Đồng
02-14-2018, 07:50 PM
Chị Ngô Đồng, tươi hay héo không quan trọng, miễn nó được dành trọn cho mình, chị nhỉ.
Em đoán nếu không phải Anh tặng, thì chắc là “bồs nhí”: hai anh em ku Vinh tặng Ngoại rồi.
Hôm nay em đoán tham vì rất thích ngắm miệng cười có đồng xu của chị.

Em được tặng 2 trái tim đó từ chiều thứ Hai.
Năm ngoái mấy bé trong team tự làm dâu tây nhúng sô-cô-la đen không đường tặng em.
Những món quà giản dị, chân tình khiến tim mình không va cũng lủng, chị ha.:1:

Kim nói đúng ơi là đúng, chỉ có trái tim giản di vậy là vui quá là vui rồi Kim ạ, anh xếp cho chị đó - còn cháu Khiêm em của Vinh thì vừa làm chị cười một trận sau khi hai bà cháu nói chuyện đây nè, chị kể để chị Thụy Khanh - NỤ - Mỹ Hằng - Tôm và cả nhà Đặc Trưng cười theo nha .

Con gái chị nói Khiêm chúc bà ngoại lễ tình yêu, Khiêm nói không, vì ông ngoại phải làm điều ấy! Chị hỏi Khiêm chúc ai, chàng trả lời: "Ms Ann and my girl friends." Ms Ann là cô giáo của Khiêm, chị hỏi tiếp Khiêm có bao nhiêu bạn gái, chàng nói nhiều lắm vì ai cũng "love mẹ."
Khiêm lém lắm hồi nhỏ có hơn tháng tuổi nằm u ơ nói chuyện với ông ngoại cả tiếng, bây giờ lên 7 đã nói chuyện vậy đó.

Ngô Đồng
02-14-2018, 08:13 PM
Nghe cô em ahihi bói “chị yêu” cũa cổ mà tôi bắc nỗi gia dịt, cỗ mê chị Ngô Đồng của cỗ dữ héng. Tôi đâu giám noái cổ nịnh Ngô Đồng, cổ cừ tôi “hẹp hòi ganh tị”, bạn phe hình chẻ đẹp, dợ chồng hạnh phúc dậy, làm tâm địa con đàn bà sấu sí cũa tôi nó nổi lên, ganh tứt từn tực luông à. Bửa nào rảnh phe típ hình nhoa bạn đẹp.Bữa nai ngày Va lăng tăng dui quoá là dui, phố xá nhộn nhịp, chúc các chị em dui dẻ, được tặng nhiều chái tim rướm máo nhoa !

Chị Mỹ Hằng ơi, vịt đâu có nổi da chỉ có gà thôi mà, lâu lâu mình chỉnh trang nhan sắc ngạo với nhân gian nụ cười có đồng xu cho vui, phố mình hồi xưa thân lắm hình ảnh ì xèo họp nhau - bây giờ chạy sang Face Book nhóm chợ, tha hồ tán dóc thật tình vì không bị nghi ngờ người này là người kia . . .

Trên phố này ai cũng đẹp hơn mình, vì mình đã được gặp ngoài đời thật, ngồi nói chuyện mới biết thực hư, còn hình bây giờ đừng có tin vì có photo shop nó sửa đủ thứ hết da mặt dáng vẻ v.v.

Ừ Mỹ Hằng cứ ganh với n đ đi nha, n đ tu chín kiếp mới gặp chàng của n đ đó, nhưng nếu tu thêm kiếp nữa là . . . thoát rồi đâu phải cơm bưng nước rót, bảo dạ thưa vâng, ra đường phải thẳng một đàng, nói năng phải uốn lưỡi 7 lần, vừa được cưới về đã được dậy dỗ hẳn hoi theo đúng câu: "dậy vợ tự thuở bơ vơ mới về!" mà có lẽ n đ đủ thông minh, chồng dậy 1 mình làm đến 10, thế là dính luôn cho tới bây giờ không dám hó hé chi hết, cho dù chàng cũng đâu thua ai chuyện "ba cái lăng nhăng" thôi thì ván đã đóng thuyền đành chịu vậy đó Mỹ Hằng, chịu riết cũng quen nên bây giờ dứt không ra.

Nhớ tâm tình thêm nữa cho n đ đọc, hồi đó trên phố cũng có chị Hai Bánh Ít chuyên môn viết sai chánh tả, để n đ hỏi chị Hai cách trị chồng rồi trả lời Mỹ Hằng nghen.

Ngô Đồng
02-15-2018, 07:30 AM
Chị Thụy Khanh ơi, ngọt ngào như sáng ngày Xuân chị nhé, em nâng niu từng cánh từng lá như nâng niu tình chị cho em bao lâu nay.
Hạnh phúc, mạnh khỏe là điều em chúc chị ngày đất trời giao thoa mỡi cũ .

Cung Chúc Tân Xuân

https://scontent.fsnc1-1.fna.fbcdn.net/v/t31.0-8/26172020_10159970900950226_9200492754279833000_o.j pg?oh=1ddd5d8fc8a3aa39bbb52ecf28445ba7&oe=5B04BB39

RaginCajun
02-15-2018, 07:37 AM
**
Tệ quá! Vậy mà quên liền, tính đi chợ mua mấy thứ về để sửa soạn bàn thờ, mai cúng.

Đây là hình nhãn của chiếc áo k chụp hồi nãy.
Biết của ai rồi, đừng rầy tk nha!



https://i.imgur.com/LKE09RT.png



Kim ơi, hôm trước, lúc ở quầy trả tiền, một bà Mỹ đứng sau hỏi: có phải cho Valentine's?
tk mỉm cười, nhẹ lắc đầu.
Ủa mặc hiệu này bị rầy hả chị? Đứa nào mà vớ vẩn dám rầy chị hả? Mỗi người có gu quần áo khác nhau, hạp thì mặc thôi. Ví dụ như mấy người lùn mập mà cứ đòi mặc slim fit thì làm sao mà mặc, bị rầy là phải. Chị đẹp thì chị cứ mặc, đừng lo.

thuykhanh
02-15-2018, 10:51 AM
Cung Chúc Tân Xuân


https://i.imgur.com/MYlHxMv.png

thuykhanh
04-14-2018, 09:54 AM
Ông lão bán kem


Thời gian: năm 1994
Địa điểm: Khu Giải Trí Splendid China, Orlando.


Trời nắng chang chang, với cái nóng nung người của tiểu bang Florida vào mùa hè lối 90 độ F (32 độ C). Trước cửa tiệm bán hàng lưu niệm (Gift Shop) đông người, một ông lão người Việt Nam đứng bán kem cho du khách. Xe bán kem có hình dáng như cái thùng vuông dài, bên ngoài có sơn chữ và hình vẽ mấy bịch kem đông lạnh.

Khách khá đông, ông tươi cười với mọi người. Cách đó không xa, một du khách Việt Nam khác, đứng tuổi, nhìn ông bán kem một cách chăm chú, nghĩ mình đang gặp lại một người quen biết từ khi còn ở quê nhà mấy mươi năm về trước. Khách lạ bước đến gần xe kem trong khi ông bán hàng đang bận rộn với khách. Nhìn bảng tên gắn trên áo ông lão bán kem, khách lạ mừng thầm vì đúng tên người mình quen biết.
- Chà! "Tha hương ngộ cố tri", còn gì quý cho bằng? - ông suy nghĩ. Đợi đến khi xe kem vắng khách, người khách lạ lên tiếng:
- Xin lỗi ông, có phải khi xưa ông làm tỉnh trưởng tỉnh Cần Thơ không?
Ông bán kem giật mình, phản ứng ngay:
- Không phải đâu, chắc ông lầm người rồi!
Người khách lạ "cụt hứng" rồi tự trách: - Mình hấp tấp quá, không lẽ khi xưa ông làm tỉnh trưởng, giờ nầy lại đứng ở đây? Suy tới suy lui, khách lạ chưa chịu thua, nghĩ thầm: - Rõ ràng tên ông trên thẻ trước ngực, sao lầm được? Dáng vóc cũng cao ráo như xưa, nét mặt, cũng vậy, tuy phong trần hơn trước?

Khách lạ trở lại ông lão bán kem:
- Thưa ông, tôi không lầm đâu, tôi nhớ ơn ông lắm, nhờ ông mà anh em nhà thầu chúng tôi làm ăn rất thoải mái dưới thời ông về làm đầu tỉnh Cần Thơ.
Thấy người khách lạ quả quyết, ông bán kem mỉm cười:
- Đúng là tôi, nhưng đó là chuyện xa xưa rồi, nhắc làm gì?

Từ đó, người khách lạ kết thân với ông bán kem, vì thương mến một công bộc liêm chính mà giờ này sa cơ thất thế. Trong mấy lần gặp gỡ sau đó tại tiệm ăn ngoài Splendid China, khách lạ tâm tình với ông bán kem:
- Em thường đấu thầu xây cất cho tỉnh, đời mấy ông tỉnh trước, tụi em gặp khó khăn nhiều, nhưng từ khi ông về làm tỉnh trưởng mấy năm 63 tới 65, tụi em dễ thở hơn nhiều, người nào làm đúng luật lệ thi được trúng thầu, tụi em làm ăn thoải mái, bởi vậy, tụi em nhớ ơn ông hoài...

Gặp người tri kỷ, ông lão bán kem thổ lộ:
- Tôi có giúp gì ông đâu, đó chẳng qua là nhiệm vụ của tôi thôi. Tổng Thống tín nhiệm tôi, giao chức vụ tỉnh trưởng là để tôi lo an ninh cho người dân, công tác chánh của tôi là về mặt quân sự, dẹp CS quấy rối đồng bào. Dưới quyền tôi, có ông phó tỉnh trưởng dân sự, mọi việc về hành chánh, tôi giao cho ông phó làm hết, nhưng tôi có đặt tiêu chuẩn làm việc, là phải hết sức liêm chánh, không được ăn lối lộ hay có hành vi tham nhũng, v. v... thì ta mới được lòng dân.

Trong thời gian ông bán kem tại khu giải trí SC, cũng có một số du khách người Việt Nam nhận ra ông, tỏ lòng thương mến, "tội nghiệp" ông.
Ông khẳng khái trả lời:
- Cám ơn quý vị đã còn nhớ tới tôi, có cãm tình với tôi nhưng xin quý vị đừng tỏ ra tội nghiệp cho tôi, tôi không thích như thế. Có gì đáng phải tội nghiệp đâu ? công sản nhốt tôi, giam cầm mấy mươi năm tù, ra được xứ tự do, làm nghề gì đi nữa, miễn chính đáng, vẫn còn sướng hơn ở với CS mà!

Nhắc đến việc CS giam cầm, ông nhấn mạnh: - Không nên dùng chữ "tù cải tạo" đối với chúng tôi, nhà tù CS là nơi chúng hành hạ, trả thù, hạ nhục người Quốc Gia, tù là tù chớ không có "cải tạo" gì hết.

Ông bán kem trong khu giải trí Splendid China nói trên là cựu Thiếu Tướng Trần Bá Di. Vinh danh một bậc đàn anh gương mẫu.


Bài viết ngắn hôm nay chỉ nêu vài sự kiện nổi bật, chớ không thể nói lên hết sự nghiệp to lớn của ông trên chiến trường. Lúc còn là tỉnh trưởng Cần Thơ, cấp bực ông là Thiếu Tá, sau lên Trung Tá.
Ông nổi tiếng trong các trận đánh như sau:

- Giải tỏa tỉnh Vĩnh Long trong Tết Mậu Thân 1968. Sự việc diễn tiến như dưới đây: Gần Tết Mậu Thân (tháng 1/1968), hai ông đầu tỉnh là Trung Tá Nguyễn Ngọc Diệp và Phụ Tá đi hành quân. Trên đường về, hai ông bị VC phục kích và bị thương, phải chở vào bệnh viện điều trị.

Tỉnh Vĩnh Long như rắn không đầu. Thiếu Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Sư Đoàn 9, chỉ định Thiếu Tá Dương Hiếu Nghĩa tạm thời phòng thủ Vĩnh Long. Khi tiếng súng Tết Mậu Thân bùng nổ, Thiếu Tá Nghĩa đã về Sài Gòn thăm gia đình và bị kẹt lại đó.

Tướng Thi chỉ thị Đại Tá Trần Bá Di, đang là Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 9, vào Vĩnh Long để nghiên cứu tình hình và đối phó với Việt Cộng. Vào chiều tối, một mình với máy truyền tin trên lưng, ông được trực thăng chở đi, dự định đáp vào khuôn viên của tỉnh, nhưng trực thăng bị VC bắn rát quá, phải thả ông tại cầu tàu, rồi từ đó, ông chạy bộ vài chục bước vào được dinh tỉnh trưởng. Tại đây, ông bắt đầu liên lạc với các đơn vị chiến đấu để lo việc phòng thủ, chỉ dẫn trực thăng, pháo binh... bắn vào các điểm tập trung của VC. Nhưng VC vẫn cầm cự, quyết tâm đánh úp tỉnh lỵ, ông phải xin tướng Thi cho tăng viện, nhờ vậy, mấy ngày sau, một Trung Đoàn của ta mở đường tiến vào căn cứ của tỉnh. Sau cùng, ông chỉ huy phá tan lực lượng VC, chúng bị giết hay đầu hàng gần hết.

- Trận đánh vào đất Miên Danh ông càng nổi lên năm 1970, khi ông làm Tư Lệnh Sư Đoàn 9 Bộ Binh đánh vào mật khu Ba Thu của VC trên đất Miên (tỉnh Tà Keo), phá hủy cơ sở của chúng, tịch thu vô số chiến lợi phẩm... Ngoài ra, quân ta còn tìm thấy nhiều nhà in và máy in tiền của Mặt Trận Giải Phóng, tiền này chúng tính đem ra thay thế tiền VNCH nếu chúng thắng Miền Nam năm 1968. Ông được thăng cấp đặc biệt tại mặt trận này. Anh hùng sa cơ Đến năm 1975, khi VC vào chiếm miền Nam, chúng bắt ông và đày ải vào các trại tù trong hơn 17 năm trời.

Hai năm sau khi VC thả, ông qua Mỹ năm 1993 theo diện HO (Humanitarian Operation: Chương trình định cư tại Mỹ dành cho người bị CS giam cầm sau 1975). Ba tháng sau khi hoàn tất thủ tục nhập cư, y tế, bằng lái xe, ông bắt đầu đi làm tại hãng Dobbs, hãng chuyên cung cấp thức ăn cho hành khách trên máy bay. Làm việc tại đây hơn 6 tháng, ông qua khu du lịch Splendid China như có nói trên.

Thời gian sau, ông xin vào làm tại Disney World với nhiệm vụ "trưmg bày hàng lên kệ” (floor stacker). Ông làm việc tại đây trong 12 năm trời, từ 1999 đến 2011, chỉ thôi việc vì bị đau nhức vào tuổi 80.

Tổng cộng thời gian làm việc tại Dobbs, Splendid China và Disney World, ông đã đóng thuế Liên Bang Hoa Kỳ 18 năm, quá tiêu chuẩn 10 năm để được tiền hưu.
Có lần, một giám thị ở Disney World khuyên ông:
-"You" lớn tuổi rồi, sao "you" không ở nhà nghỉ cho khỏe?
- Tuy tuổi đã cao nhưng sức khỏe còn tốt là tôi không nghỉ! Ông đáp ngay.

Cũng có người thấy ông cao tuổi, hỏi ông:
- Cụ đi làm chi cho khổ, ở nhà lãnh tiền trợ cấp có sướng hơn không?
Câu trả lời: - Tôi không "chơi" mấy thứ đó. Tôi rất tự hào không "ăn" một ngày tiền an sinh xã hội, tiền già, tiền tàn tật... Đối với anh em chúng tôi ở tù CS, người Mỹ dành một chương trình đặc biệt để đem chúng tôi đến xứ tự do, hưởng được cuộc sống an toàn trong công bằng, chừng đó thôi đủ để mình biết ơn chính phủ và nhân dân Hoa kỳ rồi, vì lẽ đó, tôi không muốn ngồi chơi để lãnh tiền cấp dưỡng, tạo thêm gánh nặng xã hội cho đất nước này trong khi tay chân còn lành lặn, còn đủ sức khỏe để đi làm.


Theo trên, tướng Trần Bá Di là một người rất đặc biệt. Khi còn trong Quân Đội, ông là một công bộc liêm chính, một cấp chỉ huy tài ba, gan dạ, bình dân, yêu thương lính. Đến tuổi cao niên, ông vẫn giữ khí phách của một người hùng.

Thiếu Tá Nguyên Kim Sơn, cựu Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 9 Bộ Binh, từng làm việc dưới quyền của tướng Trần Bá Di, có viết trong tuyển tập "Cái Chết Của Một Dòng Sông" như sau:

"Thiếu Tướng Trần Bá Di có tấm lòng hiền hòa đức độ nên được thuộc cấp kính trọng và thương mến. Ngày ông rời khỏi Sư Đoàn 9 Bộ Binh, quân dân tỉnh Vĩnh Long đã giăng biểu ngữ khắp đường phố trong tỉnh lỵ để tỏ lòng thương mến và luyến tiếc ông".

Mặt khác, trong phúc trình 6 trang giấy gởi về chánh phủ Hòa Kỳ ngày 5 tháng 12 năm 1973, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Graham Martin, có ca ngợi cuộc đời và binh nghiệp của tướng Trần Bá Di trải qua mấy mươi năm chỉ huy các đơn vị tác chiến trên chiến trường miền Nam, từ cấp Trung Đội, Đại Đội, Tiểu Đoàn, Trung Đoàn, đến Sư Đoàn...

Nhắc đến sự liêm chính của tướng Di, phúc trình của Đại Sứ Martin có ghi một đoạn như sau: “Gia đình có 4 con, ba trai một gái từ 17 đến 8 tuổi. Báo cáo cho biết là gia đình ông sống bằng lương bổng nhà binh của ông và không có ghi nhận hành vi tham nhũng nào của ông hay của phu nhân ông”.

Nguyên văn Anh văn như sau: “They have four children, three boys and a girl from 17 to 8. The Di’s reportedly live on his military income and there has been no mention of corrupt activities on his or his wife part”

Tài liệu trên được chánh phủ Hoa Kỳ giải mật ngày 13 tháng 8, năm 2009. Thiếu Tướng Trần Bá Di mất ngày 23 tháng Ba, năm 2018, tại Orlando, Florida, hưởng thọ 87 tuổi. Người đời có câu: “Hùm chết để da, người ta chết để tiếng”, Tướng Trần Bá Di ra đi để lại danh thơm muôn đời!

Lê Văn Hưởng

thuykhanh
06-17-2018, 08:42 AM
HAPPY FATHER’S DAY!





Cháu Hãnh Diện Về Ba

Tác giả: Capvanto


Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên.

Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên
đất Mỹ.



https://vvnm.vietbao.com/images/file/CIyONhPO1QgBAQpa/image001.gif (https://vvnm.vietbao.com/images/file/CIyONhPO1QgBAQpa/image001.gif)

TĐ2/TQLC chụp tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy.





https://vvnm.vietbao.com/images/file/I1IqORPO1QgBAHQc/image002.jpg (https://vvnm.vietbao.com/images/file/I1IqORPO1QgBAHQc/image002.jpg)

Yvonne nhận lại Huy Chương Combat V của Ba do National Archives gửi đến tận nhà năm 2012.




https://vvnm.vietbao.com/images/file/fOvxOhPO1QgBAGt-/image004.jpg (https://vvnm.vietbao.com/images/file/fOvxOhPO1QgBAGt-/image004.jpg)

Jimmy Nguyễn mặc áo trận của bố.



https://vvnm.vietbao.com/images/file/KR7GOxPO1QgBADVT/image005.jpg (https://vvnm.vietbao.com/images/file/KR7GOxPO1QgBADVT/image005.jpg)

Trung Úy Nhượng chụp chung với Thiếu Úy Truyền.


***


Sau khi miền Nam bị chiếm (30 tháng 4 năm 1975) rất nhiều cô nhi, quả phụ của các chiến sĩ VNCH đã gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và tiến thân trong xã hội mới ở Việt Nam.
Cộng đồng hải ngoại cũng lãng quên họ. Ai biết được họ đã sống ra sao? Ai biết các cô nhi đã nghĩ gì về những người cha đã hy sinh cho Tổ Quốc?

Từ hơn nửa thế kỷ trước, đối với tôi, điều đáng sợ nhất trong đời lính là khi từ chiến trường trở về hậu cứ phải đối diện với những vành khăn tang trắng còn mới tinh trên mái tóc xộc xệch của vợ con những đồng đội đã nằm lại tại chiến trường. Những đôi mắt thơ ngây hoen ngấn nước trên khuôn mặt các em bé mất cha luôn làm tôi đau nhói trong lòng.

Càng vinh quang thì càng nhiều khăn tang, đó là những vết thương kết lại thành những vết sẹo khó phai, là tâm trạng của các cấp chỉ huy khi trở về sau những chuyến hành quân dài ngày, dù là về với chiến thắng, với thăng thưởng, cấp bậc và huy chương.

Tôi không còn nhớ ai đã gắn huy chương và huy chương loại nào, nhưng tôi nhớ mãi tên đồng đội, anh em thân thiết như ruột thịt đã hy sinh.
Đằng sau những tấm huy chương là máu của họ, là nước mắt của vợ con họ. Có những đứa con còn chưa kịp rơi nước mắt khóc cha vì chúng chưa biết nói hoặc còn trong bụng mẹ.


Niềm khắc khoải đó trong tôi đã được xoa dịu phần nào khi tôi may mắn gặp được một vài cô nhi mà cha của họ là đồng đội thân thiết của tôi, nên dù ít hay nhiều tôi đã góp phần cho các cháu biết tin tức về những cha, về những giây phút cuối đời của cha đã chiến đấu và hy sinh như thế nào. Tôi đã được cùng đi một đoạn ngắn ở cuối cuộc hành trình cô đơn của các cháu trong suốt mấy mươi năm qua. Các cháu đã tìm được kết thúc, đã biết rõ và hãnh diện về cha.


*

1. Cô Nhi Yvonne Trần

“Cháu nhớ mãi, má cháu và cháu đứng trước vỉa hè nhà, đợi Ba cháu về. Cháu thấy xe GMC chở lính Thủy Quân Lục Chiến chạy ngang qua nhà, nhưng cháu không thấy Ba cháu về...

Cháu nhớ mãi một hôm cháu đi học về, thì thấy má cháu nằm trên ghế salon, khóc sướt mướt. Lúc đó, cháu quá nhỏ, mới 5 tuổi nên không hiểu chuyện gì xảy ra.

Rồi khi thấy một quan tài nằm trên phản ở nhà nội, thời ấy nhà quê không có đèn điện, chỉ le ngoe vài cây đèn cầy ánh sáng lập lòe. Nội cháu ngồi bên cạnh quan tài, đập đập lên quan tài rồi gào thét.
Cháu khóc theo, nhưng không biết Ba mình nằm trong quan tài đó.

Chiến tranh VN, nhìn lại, nhìn khía cạnh nào cũng thấy nỗi đau.”


Đó là thư Yvonne gởi cho tôi. Yvonne là con gái của cố Đại Úy Trần Đăng Túc Tiểu Đoàn 2/TQLC.
Cô định cư ở tiểu bang Virginia, là Kỹ Sư Hóa Học, từng làm việc cho Trung Tâm Nghiên Cứu Về Chiến Tranh của Hải Quân Hoa Kỳ (Naval Surface Warfare Center - NSWC) trong 16 năm.
Hiện nay cô đang làm việc ở Federal Aviation Administration, Office of Commercial Space Transportation, Washington D.C.

Trong bài “Hãy Kể Cho Tôi Nghe” gởi cho đặc san Sóng Thần TQLC 2017, Yvonne tâm sự:


“Ba tôi chết đã gần 50 năm. Khi ông chết, ông để lại bốn đứa con, từ một tuổi tới tám tuổi. Gia đình tôi khi xưa ở Thủ Đức, khoảng 20 -25 cây số phía Bắc của thủ đô Sài Gòn. Tôi không có nhiều kỷ niệm của Ba tôi. Nhưng tôi nhớ, Ba tôi không có mặt ở nhà nhiều. Ông đi biền biệt. Mỗi lần ông về, thì tôi thấy Ba tôi mặc đồ lính rằn ri.

Tôi nhớ mẹ tôi nói Ba tôi có đi Hoa Kỳ một thời gian. Tôi cũng có nghe nói Ba tôi là lính Thủy Quân Lục Chiến (TQLC), và chết
trong lúc đi hành quân. Khi miền Nam Việt Nam mất, lúc đó tôi đã thấy lớn nên ít nhiều tôi cũng hiểu biết những gì xảy ra, và biết cuộc sống không còn như xưa.

Tôi không ngạc nhiên khi thấy những kỷ niệm đi lính của Ba tôi đã biến mất. Hình ảnh của Ba tôi mặc quân phục với mũ xanh trên bàn thờ đã thay bằng hình người mặc đồ bình thường. Thời gian trôi qua, tôi quên đi hình bóng Ba tôi mặc đồ lính rằn ri, đội mũ xanh…”



Nhưng có lẽ trong trí óc của người anh Yvonne, hình bóng người cha TQLC vẫn chưa phai nhạt. Anh vẫn tìm đọc những bài viết về TQLC, chính người anh đã bắt đầu cuộc hành trình tìm biết về Ba.

Một hôm, người anh gọi điện thoại cho Yvonne và hớn hở khoe rằng anh tìm được một người ở trong TQLC Việt Nam biết Ba của họ khi xưa. Anh chỉ cho Yvonne tìm đến website của TQLC, ở đó cô tìm được địa chỉ e-mail của người nhắc đến tên Đại Úy Túc.

Lúc đó Yvonne chỉ biết tên người ấy là cựu Đại Tá Ngô Văn Định, vị chỉ huy của cha cô khi xưa. Sau vài email qua lại, Yvonne gọi ông là bác Định.

Những trao đổi với bác Định đã biến Yvonne từ một người tưởng đã quên đi hình bóng của cha thành một người đi tìm kiếm tin tức, kỷ niệm về cha.

Một hôm, Yvonne đọc một tài liệu của những người TQLC Mỹ viết về chiến tranh Việt Nam. Tài liệu này có đề cập tới những người sĩ quan TQLC Việt Nam đều phải qua Hoa Kỳ để thực tập ở trường The Basic School tại Quantico, Virginia.

Tài liệu ấy làm Yvonne nhớ đến tấm hình của Ba cô chụp ở Baltimore, Maryland. Từ ý nghĩ đó, Yvonne tìm đọc thêm những bài viết về TQLC Việt Nam, trong đó có bài viết về trận Tiểu Đoàn 2 TQLC bị phục kích tại Phò Trạch, Huế vào ngày 29 tháng 6 năm 1966 của cựu Đại Tá Tôn Thất Soạn đăng trong “Tuyển Tập 21 Năm Chiến Trận Của TQLC” do Tổng Hội TQLC in năm 2005.

Tim cô thót lại, mắt cô mở lớn khi biết Ba cô có tham dự trận đánh đó và bị thương, cô vội vã đọc tiếp, và Yvonne đã thấy Ba cô trong tấm hình TĐ2/TQLC chụp tại trung tâm huấn luyện Vạn Kiếp, Phước Tuy.

Yvonne sững sờ, cô muốn nhéo mình để xem có phải cô nằm trong mơ không?

Sau mấy chục năm, hình ảnh oai hùng của Ba cô trở lại rõ ràng trong ký ức khiến cô xúc động nghẹn ngào như ngày xưa chạy đến nắm tay Ba mỗi khi ông đi hành quân về.

Đọc tuyển tập “21 Năm Chiến Trận” Yvonne mới biết chi tiết về chuyến đi hành quân ấy của Ba cô quá nguy hiểm, có nhiều thương vong. Tiểu Đoàn Trưởng là Trung Tá Lê Hằng Minh cùng với 42 thuộc cấp tử trận, 95 người bị thương, trong đó có Ba cô và
Đại Úy Cố Vấn Thomas E. Campbell.

Cô vô cùng cảm phục và hãnh diện về Ba, nhất là khi đọc đến đoạn trong hồi ký của ông Thomas Campbell:

“Hầu hết các quân nhân trong Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn bị thương, tôi bị thương. Tôi thấy Trung Úy Túc, Ban Ba, cũng bị thương nhưng ông vẫn ném lựu đạn vào bọn chúng. Sau trận này Trung Úy Túc được tưởng thưởng huy chương Combat V. “

Cũng nhờ đọc “21 Năm Chiến Trận” Yvonne mới biết rằng bác Định, người đang lặng lẽ bắc cầu cho cô đi ngược dòng thời gian
để tìm hiểu về đời lính của cha chính là một trong những người hùng của “Mùa Hè Đỏ Lửa” 1972. Ông chính là Lữ Đoàn Trưởng TQLC đã đem quân chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị.

Với sự giúp đỡ và hướng dẫn của bác Định, Yvonne đã gửi e-mail cho National Archives xem họ có lưu giữ giấy tờ gì về huy chương của Ba cô không.

Tháng 12 năm 2012, cô được National Archives xác định có tin chính thức về huy chương Combat V đã được tặng cho Đại Úy
Trần Đăng Túc, Tiểu Đoàn 2 TQLC. Cô bèn làm đơn xin lại huy chương của Ba cô.

Sau đó, huy chương được gởi đến tận nhà.

Yvonne viết:

“Tôi không thể tưởng tượng được, tôi đã xin lại được huy chương của một người cha đã chết.

Ông không chết mười năm, hai mươi năm, mà đã chết cả nửa thế kỷ rồi.
Quá khứ và hiện tại, chia cách vì thời gian, hầu như xích gần lại nhờ cái huy chương này. Nắm huy chương gọn trong tay, tôi
biết nếu tôi đã lấy lại được vinh dự của một người lính đã chết, thì tôi cũng sẽ biết đến vinh dự của những người lính còn sống.


Chiến công, tôi biết đếm, nhưng tôi không đếm được hy sinh của người lính miền Nam trong suốt 21 năm chiến tranh.

Khi Hoa Kỳ đã rút lui, thì súng đạn không còn nữa, họ vẫn đánh, đánh đến khi họ phải bắt buộc đầu hàng. Khi quê hương tôi mất, họ chỉ còn là người lính bại trận. Nếu thoát được khỏi ách Cộng Sản, người lính đó trở thành một người tỵ nạn, sống âm thầm,
sống lặng lẽ trên xứ người.
Còn người lính kẹt lại, họ bị bắt đi tù, bị hành hạ, bi chết đói, chết rét không ai biết đến, hay họ chỉ còn là thương phế binh lạc loài, bên lề cuộc đời trên chính quê hương mình. Hình ảnh của người lính TQLC can đảm, anh hùng, nhân đạo, và sống chết cho
Danh Dự- Tổ Quốc mãi mãi sẽ là hình ảnh tôi mang theo”.


Trong một lá thư gửi cho tôi, Yvonne nói rằng cháu rất hãnh diện về cha, nhưng ngoài chuyện riêng tư gia đình cha con, đối với đồng đội của cha, đối với đơn vị, với binh chủng và quân đội thì sao?

Sau đây là nguyên văn lời chia sẻ của Yvonne với tôi. Lời nói như khắc ghi trên bia đá của một cô nhi, như tấm gương soi cho những ai, thế hệ trước và sau, xem thường sự hy sinh cùa người lính Việt Nam Cộng Hòa.


“Hãnh diện về cha chỉ là hãnh diện cá nhân, nhưng hãnh diện nhất của cháu là biết sự thật về chiến tranh đã có những người lính miền Nam hy sinh để bảo vệ Tô Quốc và đồng bào khiến cháu không thể nào quên được.”



2. Cô Nhi Nguyễn Thành Thật

Ngày 29 tháng 4 năm 2018, tại lễ kỷ niệm 43 năm ngày Quốc Hận trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt-Mỹ, Westminster City, tôi đang
bồi hồi nhớ lại cảm xúc khi phải nhận lệnh buông súng lúc 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại Bộ Chỉ Huy Căn Cứ Sóng Thần (Dĩ An), thì bất ngờ anh Ngọc, một quân nhân thuộc Hội TQLC Nam California, dẫn một người trung niên đến gặp tôi.

Người này mặc bên ngoài một cái áo trận TQLC hơi cũ với huy hiệu Trâu Điên, bảng tên “THÀ 1”, Ngọc nói với anh ta:

“Đây là bác Cấp, người mà cháu muốn tìm”.

Không chờ tôi lên tiếng, hai tay anh ta nắm chặt lấy tay tôi lắc lắc, miệng chào:

“Thưa bác, con là Nguyễn Thành Thật, bố con là Nguyễn Văn Thà, ngày xưa mang máy truyền tin cho bác, con có chuyện riêng muốn thưa với bác.”

Giữa trưa nắng Little Saigon mà tôi cảm thấy lạnh xương sống khi nghe nhắc đến tên “Thà”, người mang máy truyền tin C25 cho tôi, đã tử trận hơn 50 năm về trước.

Sau buổi lễ, chúng tôi đến một nơi riêng tư hơn để nói chuyện. Thật nói:

“Thưa bác, con từ Saigòn sang Mỹ lo việc riêng, theo lời hướng dẫn của chú Tám, con đến tìm bác để xin bác kể cho con nghe về Ba con. Cái áo con được hãnh diện mặc đến đây chính là của Ba con, tức: “THÀ Đại Đội 1”.

Chi tiết rất đúng, nhưng để xác định thực hư cho chắc, tôi hỏi thêm:

“Chú Tám nào, và quen biết với cháu ra sao mà chú ấy bảo cháu đến tìm tôi?”

“Thưa bác, con ở Gò Vấp, gần nhà chú Tám, tức chú “Tám Nhót”. Con chơi thân với thằng Tâm con chú Tám. Chú Tám kể là ngày xưa Ba con và chú ấy đều mang máy cho bác. Tết Mậu Tuất 2018 vừa qua, chú Tám nhận được quà của bác gửi về để tổ chức tất niên cho mấy người cùng đại đội, con được tham dự. Khi nghe con nói sắp sang Mỹ lo việc riêng thì chú Tám khuyên con ráng tìm cách đến Little Saigòn để tìm bác mà hỏi về Ba con. Chú Tám còn dặn nhớ mang theo cái áo này để bác tin.

Khi đến Little Saigon con nghe radio thông báo có buổi lễ kỷ niệm 30/4 được tổ chức tại tường đài Việt Mỹ nên con tìm đến, con thấy chú Ngọc mặc quân phục TQLC nên con nhờ chú tìm bác”.

Hơn 50 năm về trước, Đại Đội 1 của tôi có hai hiệu thính viên, Nguyễn Văn Thà mang máy liên lạc với tiểu đoàn, và Nguyễn Văn Tám, tự “Tám Nhót” mang máy liên lạc với các trung đội. Vì Tám có tật hay trốn đi chơi nên tôi đặt cho cậu ta cái tục danh là
“Tám Nhót” (nhảy nhót). Tám có thằng con tên Tâm.

Nghe Thật nói thế là đúng rồi, tôi mừng quá vội choàng tay phải qua vai Thật xiết mạnh, tay trái xoa xoa đầu Thật. Cả hai bác cháu tôi cùng bồi hồi xúc động. Hồi lâu sau Thật mới lên tiếng:




“Cái áo trận này của bố con, tuy cũ nhưng con hãnh diện và giữ mãi kể từ sau ngày bố con tử trận. Con ước ao muốn tìm hiểu xem bố con đã chiến đấu và hy sinh như thế nào, con có hỏi chú Tám nhưng chú ấy không nhớ rõ, xin bác kể lại cho con nghe”.

Những lời tâm sự của Thật làm cho vết thương trong lòng tôi như lại rỉ máu. Nén xúc động tôi kể lại tóm tắt cho Thật nghe những gì đã xảy ra hơn năm mươi năm về trước mà như đang diễn ra trước mắt tôi:

“Trong trận Bời Lời ở mật khu Hố Bò, suốt đêm 16 tháng 9 năm 1968, Việt Cộng (VC) bao vây và tấn công vào vị trí Đại Đội 1 của bác nhưng không được. Tảng sáng ngày 17 tháng 9 thì nghe chúng bắn rất mạnh và hô “xung phong”, (chuyện này hay xảy ra mà tài liệu học tập trong quân trường gọi là “tấn công rạng đông”)... Lúc đó bác đang ngồi trên miệng hố cùng cố vấn Mỹ để điều khiển trực thăng Cobras tác xạ. Ngồi bên cạnh là chú Tám và Ba cháu đang liên lạc máy. Bất ngờ Ba cháu phát giác một tên VC núp trong bụi rậm gần đó cầm lựu đạn chạy tới...Vì là hiệu thính viên chỉ trang bị súng Colt 45 không kịp bắn nên Thà vội quăng ống liên hợp rồi phóng tới ôm tên VC vật ngã nó xuống. Lựu đạn tên VC cầm tay và chất nổ cài trong người hắn đã phát nổ. Tiếng nổ lớn, bùn sình cỏ cây văng tung tóe, hậu quả là xác Ba cháu nằm đè lên xác tên VC cách chỗ bác ngồi chừng mười thước. Bố Thà cháu đã hy sinh để cứu đồng đội, cứu bác, và cố vấn Mỹ. Thật là cao cả”.

Tôi nhớ lại ngày xưa, mỗi khi từ vùng hành quân trở về thì hai con của Thà và Tám từ trại gia binh nằm sát doanh trại đều chạy vào đón bố. Nhìn cha con họ quyến luyến, cười đùa khiến tôi vui lây.

Nhưng sau chuyến hành quân Bời Lời ngày 17 tháng 9 năm 1968 trở về, con của Tám chạy đến ôm chân bố, còn cháu Thật đầu chít khăn tang, không thấy bố Thà nên đứng xụt xùi khóc!

Thương cháu quá, tôi vội ngồi xuống ôm cháu vào lòng. Mọi lời nói đều vô nghĩa, tôi xoa-xoa đầu cháu. Năm mươi năm sau, tôi vô tình lập lại cử chỉ đó với người đàn ông trung niên này, như tôi đã xoa đầu thằng bé bốn tuổi sau ngày Ba cháu tử trận.

Cháu Thật ngồi chăm chú nghe tôi kể chi tiết về tấm gương anh dũng của Ba và những kỷ niệm ngày xưa khiến cháu xúc động, vừa lau nước mắt vừa nói:

“Thưa bác, mất Ba là một điều vô cùng đau khổ và thiệt thòi đối với tuổi thơ chúng con, nhưng nay biết được sự hy sinh của Ba như thế, con vô cùng hãnh diện...”


*

3. Cô Nhi Jimmy Nguyễn Bowden



Nếu ta quan niệm rằng có những kỷ niệm để nhớ thương đã là may mắn, thì cậu bé Nguyễn Hải Phúc tức Jimmy Nguyễn Bowden lại bất hạnh hơn vì cha tử trận khi cháu mới sinh được Ba tháng nên cháu không hề nhớ mặt cha.

Cha của Hải Phúc là Trung Úy Nguyễn Văn Nhượng, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 Tiểu Đoàn 7. Trước khi Nhượng thuyên chuyển sang Tiểu Đoàn 7 mới thành lập thì Nhượng thuộc Tiểu Đoàn 2 nổi tiếng với biệt hiệu Trâu Điên.

Kể từ khi có trí khôn cho tới lúc trưởng thành, Hải Phúc luôn chú tâm tới việc đi tìm tung tích của cha, luôn mang theo bên mình tấm hình của cha.

Năm 2015, cậu bé Nguyễn Hải Phúc đã trở thành luật sư Jimmy Nguyễn Bowden từ Oklahoma sang Houston TX mở Law Offices. Bằng một nhân duyên kỳ diệu, người chủ cơ sở bên cạnh văn phòng của Jimmy có bạn là một TQLC. Với sự tha thiết muốn biết về cha, Jimmy như người tìm được một đầu dây. Jimmy đã lần lần tìm ra manh mối và đã gặp được chú TQLC Nguyễn Kha Lạt, hiện định cư tại Sasinaw Dallas, Texas, là thuộc cấp của cha ngày xưa. Lạt đã cùng tham dự trận đánh với Nhượng và chứng kiến lúc Nhượng tử trận. Lạt kể:

“Ngày 20 tháng 6 năm 1970, khi anh Nhượng được lệnh dẫn đại đội đi hộ tống đoàn xe tiếp tế cho đồng bào tại Preyveng Campuchia thì bị VC phục kích, xạ thủ đại liên tử trận, trong lúc nguy ngập, chính anh Nhượng đã thay thế xạ thủ đại liên bắn chặn để ngăn địch quân tràn lên và anh đã tử trận. Vì quá thương tiếc và khâm phục lòng dũng cảm của cấp chỉ huy nên tôi (Lạt) luôn để tấm hình của Trung Úy Nhượng chụp chung với Thiếu Úy Truyền trên bàn thờ. Tôi cũng đã gửi tấm hình này cho Chị Nhượng sau khi anh hy sinh. Đó cũng chính là tấm hình Jimy mang theo bên mình”.

Hai chú cháu Lạt-Jimmy liên lạc với nhau, gặp nhau tại Texas để so sánh tấm hình của do chính Lạt chụp chỉ một thời gian ngắn trước khi Nhượng hy sinh. Và rồi hai người, một già một trẻ, chưa từng biết nhau, chưa từng nghe đến tên nhau đã trở thành chú, cháu.

Sau bốn mươi lăm năm tìm kiếm, Jimmy được nghe chú Lạt kể về chuyện của cha. Dù đã thành danh, nhưng Jimmy cảm thấy mình quá nhỏ bé trước hình bóng của cha trong bộ quân phục rằn ri. Đó là hình ảnh của cha trước khi cha đi vào trận chiến và đi mãi không về! Nay Jimmy bất ngờ nghe được những chi tiết cuối đời của cha, cha như sống lại trong tim. Jimmy vội mặc chiếc áo trận của cha, đứng dưới tấm hình của cha và các bạn đồng Khóa 21 Võ Bị mà cháu vẫn trưng trong office để chụp hình.

Jimmy cười:

-I very happy now and I like to wear my father’s TQLC jacket. I share my feelings when I wear it. (Con quá hạnh phúc khi được mặc cái áo trận TQLC của Ba con.)

Mẹ Jimmy (chị Nhượng) tâm sự:

“Tôi và Jimmy đã theo dõi những tin tức qua truyền hình và báo chí VN, tôi đã đọc những quyển đặc san các đơn vị quân đội VN để tìm hình ảnh của anh Nhượng. Nhất là Jimmy cứ ước mong tìm được đồng đội, đồng khóa của bố. Dù không nhớ mặt bố, nhưng cháu luôn luôn giữ bên mình tấm hình bố do chú Lạt chụp ngày xưa. Từ nhỏ đến nay lúc nào cháu cũng buồn mà lại thích mặc những bộ đồ hoa rừng của bố. Sau khi tìm được tin tức về bố, thay vì gọi điện thoại, thì cháu vội vã chạy từ Houston (Texas) về Oklahoma để nắm tay tôi rồi nói với tôi: “Mẹ, con đã tìm được Bố, gặp được chú Lạt cùng đơn vị với Bố rồi”. Lâu lắm tôi mới nhìn thấy cháu cười khi nhắc tới Bố”.

Lòng mong ước của con (Jimmy) đã tìm thấy cha cũng là ước nguyện của bà mẹ (chị Nhượng), dường như chỉ chờ có thế nên sau đó vài tháng chị Nhượng đã đột ngột “đoàn tụ” với chồng (Nguyễn Văn Nhượng.)


*

4. Cô Nhi Marie Tô

Marie Tô là con gái cuả Đại Úy Tô Thanh Chiêu. Khi Chiêu tử trận thì Marie Tô chưa ra đời. Trong một lần họp mặt gia đình, cháu Marie Tô đến hỏi tôi:

“Thưa bác, con đọc cuốn truyện “Tháng Ba Gãy Súng” của tác giả Cao Xuân Huy, thấy tác giả có viết về Ba con là Tô Thanh Chiêu. Con cũng có đọc bài: “Những Ngày Tháng Sau Cùng...” của bác, trong đó bác viết về Ba con. Con ao ước bác kể cho con nghe về Ba con đã chiến đấu và tử trận như thế nào? Vì trong Law Offices của con có mấy bạn đồng nghiệp cứ hãnh diện khoe rằng Dady của họ đã chiến đấu và tử trận ở Việt Nam, còn con là người Việt Nam, có Ba tử trận tại VN mà không biết gì về Ba con thì buồn quá!”

Chiêu và tôi là anh em con chú, con bác. Chúng tôi ở cùng Binh Chủng TQLC, cùng bị thương, cùng được về làm việc tại Trung Tâm Huấn Luyện tại Rừng Cấm, Thủ Đức.

Chiêu mồ côi cha mẹ từ khi còn nhỏ nên anh em Chiêu rất thương yêu và lo cho nhau. Khi Chiêu bị thương, anh ruột Chiêu là Tô Đức Hạnh, (dân biểu Quốc Hội đơn vị bẩu cử Lâm Đồng) muốn đem Chiêu về tiểu khu Lâm Đồng, an toàn hơn đi tác chiến nhưng Chiêu nhất định không chịu. Chỉ một thời gian ngắn sau, Chiêu quyết định xin ra đơn vị tác chiến là Tiểu Đoàn 4 TQLC, biệt hiệu là “Kình Ngư”. Hắn nói với tôi: “Sẽ sống với Kình Ngư và chết với Kình Ngư."

Khi nghe Marie hỏi về Chiêu, tôi mở lại những trang ký ức để kể với cháu:

Vào “Những Ngày Tháng Sau Cùng” đó, tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 147 TQLC gồm các Tiểu Đoàn 3, 4, 5, 7 và Pháo Binh TQLC được lệnh rút từ Huế ra bờ biển Thuận An để tàu Hải Quân vào đón đưa về Đà Nẵng. Ngoài ra còn đồng bào và các quân nhân khác lạc đơn vị đi theo TQLC nên đoàn người lên đến hơn ba ngàn người. Vì sóng to gió lớn tàu Hải Quân không vào đón được, không được tiếp tế đạn được và lương thực, lại còn Việt Cộng thì tiếp tục pháo kích và tấn công làm cho quân ta và đồng bào bị thương và chết rất nhiều.

Khoảng 5 giờ chiều ngày 25 tháng 4 năm 1975, VC pháo kích và tấn công vào vị trí phòng thủ của Tiểu Đoàn 4 TQLC ở bãi biển Thuận An khiến Tiểu Đoàn Phó là Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam và Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 là Đại Úy Tô Thanh Chiêu cùng tử trận. Sau khi thương binh và tử sĩ được đem về trạm xá TQLC trong căn cứ Non Nước, tôi đến đó tìm xác em thì chỉ thấy xác Thiếu Tá Tá Nam. Đồng đội Chiêu cho biết khi chuyển xác Chiêu lên tàu Hải Quân trong lúc hỗn loạn thì xác bị rớt trở lại xuống biển, mất tích!

Phần tôi, vào lúc 7 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, từ bờ biển Non Nước, tôi đành gạt nước mắt trôi dạt ra tàu Hải Quân rồi xuôi Nam, để lại xác Chiêu thì nằm đâu đó cùng nhiều đồng đội khác bên bờ biển thôn An Dương, Thuận An và Non Nước Đà Nẵng.

Cho tới năm 2012, đồng bào thôn An Dương và các thôn dọc theo bờ biển Thuận An đã thu gom được tất cả 132 bộ xương trôi dạt vào bờ, trồi lên mặt cát. Các ân nhân này đem các bộ xương này tập trung vào một khu gọi là nghĩa trang với bia đá: “Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ”.

Những TQLC còn sống sót vào ngày đó đã trở lại thăm chiến trường xưa và tìm được tin tức và hình ảnh về ngôi mộ này.

Tin này đã đến với Tổng Hội TQLC Hải Ngoại. Để cám ơn tấm lòng của người dân sống dưới chế độ CS đã không quản ngại khó khăn, vẫn nhớ đến những người lính TQLC Việt Nam Cộng Hòa năm xưa mà tặng cho một mái nhà chung “Hiển Hách Chi Mộ”, Tổng Hội TQLC Hải Ngoại đã gửi một số hiện kim nhờ đồng bào làm lễ cầu siêu cho các anh linh nhưng cường quyền địa phương không cho phép.

Khi nghe tin tức về những bộ hài cốt TQLC ở thôn An Dương, nhà báo Huy Phương đã mời tôi nói chuyện trong chương trình Huynh Đệ Chi Binh trên đài truyền hình SBTN về sự kiện này và trận chiến tại bờ biển Thuận An. Trong buổi nói chuyện, trên màn hình có chiếu tên tôi và số điện thoại.

Một thời gian sau tôi nhận được tin nhắn báo cho biết ngoài những bộ xương, người dân còn nhặt được một số thẻ bài (*) trong đó có một tấm mang tên Tô Thanh Chiêu. Nhưng rất tiếc người nhắn tin này không để lại số điện thoại nên chúng tôi không thể liên lạc để biết rõ chi tiết.

Khi tôi báo cho anh ruột Chiêu là Tô Đức Hạnh và gia đình Chiêu về tin tức này thì mọi người vô cùng xúc động, bàn tính làm cách nào để đón Chiêu về với gia đình, nhất là Marie Tô mong ước có được tấm thẻ bài khắc tên Tô Thanh Chiêu. Đó là một kỷ vật vô cùng quý giá đối với Marie Tô.

Tuy nhiên, sau vài lần bàn tính, gia đình Chiêu và tôi cùng đồng ý rằng:

Nếu chỉ có một bộ xương và tấm thẻ bài thì dễ dàng, nhưng không liên lạc được với người cho biết tin về tấm thẻ bài nên không biết rõ thực hư.

Nếu trong 132 bộ xương đó có Chiêu thì bằng cách nào để xác định? Vậy thì hãy cứ để Chiêu “xum họp” cùng đồng đội. Khi sống Chiêu chiến đấu cùng anh em dưới mái nhà “Kình Ngư”, thì khi hy sinh cứ để Chiêu đoàn tụ cùng đồng đội dưới nấm mồ “Hiển Hách Chi Mộ”.

Sống “Anh Hùng”, chết “Hiển Hách”, đó đã là một vinh dự và an ủi rồi. Hằng năm, cứ vào ngày 25 tháng 3 thì anh em con cháu Tô Thanh Chiêu xin lễ và dâng hương hoa cho Chiêu cùng 131 anh linh tử sĩ TQLC tại thôn An Dương là tốt nhất.


*

Thân phụ của các cô nhi kể trên là đồng đội, là anh em thân thiết của tôi, đã từng sống chết bên nhau, vì thế tôi coi các cháu như những người cùng một gia đình.

Dù thân phụ tử trận khi các cháu còn quá nhỏ hoặc chưa sinh ra, sau gần nửa thế kỷ, các cháu đã trưởng thành, đã thành công dân Mỹ, nhưng vẫn tìm về cội nguồn và hãnh diện có cha đã hy sinh cho Tổ Quốc Việt Nam. Chúng tôi cảm thấy có bổn phận kể lại cho các cháu những điều chúng tôi chúng tôi biết về cha các cháu. Từ đó các cháu mới hiểu vì sao các cháu có mặt trên đất nước văn minh này mà nhớ ơn các người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Nhưng còn biết bao nhiêu cô nhi tương tự khác cũng đang mong ước tìm hiều về cha. Các cháu tìm tài liệu ở nơi đâu? Đó là câu hỏi tôi luôn mang trong lòng và tôi hy vọng những ai là đồng đội của các tử sĩ, những người ngày nay còn đang được hít thở không khí tự do cũng có cùng câu hỏi đó./.

Capvanto


Chú Thích:

(*) Thẻ bài là miếng inox ghi tên, số quân, loại máu mà mỗi quân nhân bắt buộc phải luôn đeo vào cổ. Khi bị thương thì y tá biết ngay là loại máu nào (A, B, A+B, O) mà tiếp máu. Trong trường hợp tử thương, vì lý do xác “tan nát” hay biến dạng, không nhận diện được thì thẻ bài mang theo để nhận diện danh tánh./.

Capvanto

thuykhanh
07-11-2018, 11:37 AM
XIN NGHIÊNG MÌNH CẢM TẠ...


CHUYỆN BÂY GIỜ MỚI KỂ : CỨU NGƯỜI NƠI HANG ĐỘNG




Mấy ngày qua các đài truyền hình liên tục phát tin về cuộc cấp cứu các nhóm trẻ bóng đá ở Thai Lan. Họ luôn luôn đưa tin nầy lên hàng đầu. Cuộc chạy đua để cứu 13 mạng người ra khỏi hang động lôi cuốn sự chú ý trên toàn thế giới. Bên cạnh các lực lượng người nhái Thái Lan còn có sự giúp sức của các người kinh nghiệm trên khắp thế giới (gồm Anh , Mỹ và Úc)


Tính đến sáng nay kể như cả thế giới nhẹ nhõm và trên toàn đất nước Thái Lan ăn mừng cuộc cứu người hoàn toàn thành công. Nhìn các hình ảnh các anh lính, các dân làng Thái Lan nhảy múa ăn mừng ta không thấy các thợ lặn người ngoại quốc nào.
Thật sự công sức các thợ lặn đầy kinh nghiệm từ Anh và Úc góp công rất lớn. Hai anh thợ lặn người Anh đã tìm ra nơi trú ẩn của các em đầu tiên, sau đó nhóm thợ lặn người Anh mới lên kế hoạch để giải cứu.
Lúc đầu Úc gởi qua 6 người thợ lặn và các dụng cụ và thuốc men để giúp. Sau đó số người Úc đến tham gia lên đến 19 người. Nhưng trước khi nhóm thợ lặn người Anh tiến hành cứu 4 em đầu tiên ra , họ cần một người vô cùng kinh nghiệm giúp sức. Người nầy vừa là bác sĩ người Úc, có đến hơn 20 năm kinh nghiệm trong việc lặn nước trong hang động, đó là bác sĩ Richard Harris. Bác sĩ R Harris từng nhiều lần làm trưởng nhóm trong các công tác cứu người trong hang động.


Ông đang nghỉ hè tại Vanuatu, khi nghe các bạn gọi ông bỏ cuộc nghỉ hè bay qua Thái Lan tham gia cuộc cứu người.
Mặc dù có dụng cụ đầy đủ, nhưng lặn dưới hồ khác, lặn dưới sông khác, lặn dưới biển khác...và lặn trong hang động lại cực kỳ khó hơn. Ông bác sĩ nầy là dân chuyên môn về lặn trong hang động + với kiến thức về y khoa nên cần có ông. Nếu sơ hở mang các em ra các em có thể chết trên đường ra vì hơn phân nửa đoạn đường là phải lặn dưới nước đen ngòm. Bác sĩ Harris phải đến tiếp xúc với các em trước, khám sức khỏe các em và xác định em nào cần đem ra trước. Và trước khi đem các em ra, bác sĩ phải cho chích thuốc (thuốc mê thật nhẹ) để các em bớt xúc động mà qua khỏi đoạn đường nguy hiểm.
Sau ba ngày, ba chuyến mang người ra, toàn bộ 12 em và ông huấn luyện viên được ra khỏi hang động an toàn và được đưa vô nhà thương.


Như vậy bác sĩ Richard Harris, người Nam Úc đã tham gia cuộc cứu người trên đất Thái Lan hơn 10 ngày và ngày cuối khi em cuối cùng ra nơi an toàn. Khi mọi người vui mừng nhưng bản thân ông bác sĩ Harris lại nhận tin buồn: cha ông (cũng là bác sĩ chuyên khoa về tim) đã tắt thở vài giờ sau đó.

Khi mọi người nghĩ về việc tổ chức ăn mừng thì bác sĩ Harris buồn bã lo bay về nước để vuốt mắt cha, để nói lời vĩnh biệt.

TRẦN AN BÌNH


https://i.imgur.com/zjWHIPe.png

Hình BS Haris

HXhuongkhuya
07-11-2018, 12:52 PM
XIN NGHIÊNG MÌNH CẢM TẠ...

Sau ba ngày, ba chuyến mang người ra, toàn bộ 12 em và ông huấn luyện viên được ra khỏi hang động an toàn và được đưa vô nhà thương.

Như vậy bác sĩ Richard Harris, người Nam Úc đã tham gia cuộc cứu người trên đất Thái Lan hơn 10 ngày và ngày cuối khi em cuối cùng ra nơi an toàn. Khi mọi người vui mừng nhưng bản thân ông bác sĩ Harris lại nhận tin buồn: cha ông (cũng là bác sĩ chuyên khoa về tim) đã tắt thở vài giờ sau đó.

Khi mọi người nghĩ về việc tổ chức ăn mừng thì bác sĩ Harris buồn bã lo bay về nước để vuốt mắt cha, để nói lời vĩnh biệt.

TRẦN AN BÌNH


https://i.imgur.com/zjWHIPe.png

Hình BS Harris




Cám ơn chị Thuỵ Khanh đã mang về bài viết trong bản tin thế giới đã làm nhiều người khó thở những ngày qua , đọc vẫn còn hồi hộp và xúc động . Xin phân ưu cùng tang quyến Bác Sĩ Harris .





http://nvhb.net/wp-content/uploads/2015/02/cb-500x261.jpg

thuykhanh
07-20-2018, 07:18 AM
Cảm ơn Hương ghé đọc và để lại mấy giòng tri ân và chia buồn cùng gia đình BS Haris:z57:

Tiếp theo, tk mời em và Phố xem một video ngắn mà mình thấy thường ngày ở Mỹ của tác giả Trần Hưng Nghiệp thuộc nhóm CLB PK-LHP chia sẻ trên Facebook với lời bàn:

Khi mà vấn nạn mua đường, "mù" luật giao thông, lái ẩu, giành đường, ăn chận hối lộ... đang tràn lan; thì cái-cư-xử-phải-đạo-thế-này đúng là đáng để "người bản xứ" cúi đầu khâm phục lắm lắm!






https://www.facebook.com/tapchihoaky.info/videos/127774954545984/

Xin nhấn vào màn hình để theo dõi

thuykhanh
08-22-2018, 03:17 PM
Đọc Sách


Trần Văn Giang




https://1.bp.blogspot.com/-iCM97FTUiQU/W3S2ec3NgiI/AAAAAAAAt9s/RMQ_im-9ArkJ1vAHy0OB5xurX1mBkNJTQCLcBGAs/s640/read-book.jpg




Trên chuyến bay đến Thượng Hải, vào giờ ngủ, bên trong máy bay đã tắt đèn, tôi phát hiện những người còn thức chơi "IPad" hầu hết là người Á châu - Họ đều đang chơi “game” hoặc xem phim. Thật ra ngay từ khi ở sân bay quốc tế Frankfurt, tôi đã thấy phần lớn hành khách người Đức đang yên tĩnh đọc sách hay làm việc; còn đa số khách Á châu đi lại mua sắm hoặc cười nói so sánh giá cả.


Nhiều người Á châu hiện nay dường như không thể kiên nhẫn ngồi yên đọc sách. Có lần tôi và một người bạn Pháp cùng đợi xe ở trạm tàu hỏa, người bạn này hỏi tôi:


“Tại sao người Á châu đều gọi thích điện thoại hoặc “lướt Internet” chứ không ai đọc sách thế nhỉ?”


Tôi nhìn quanh, thấy quả thật là như vậy! Mọi người đang nói chuyện điện thoại, cúi đầu đọc tin nhắn, lướt mạng xã hội hoặc chơi “game.” Họ bận nói chuyện rất ồn ào hoặc tự tỏ ra bận rộn, dường như không hề có cái tính thư thái tĩnh lặng. Họ luôn nôn nóng và dễ phát cáu, dễ phàn nàn, khó chịu...


Theo thống kê trên mạng, trung bình mỗi người Trung Hoa chỉ đọc 0.7 quyển sách/năm, Việt Nam 0.8 quyển, Ấn Độ 1.2 quyển, Hàn Quốc là 7 quyển. Chỉ có Nhật Bản là có thể sánh với các nước phương Tây với 40 quyển/năm; riêng người Nga là 55 quyển. Năm 2015, 44.6% người Đức đọc ít nhất một cuốn sách mỗi tuần. Con số tương tự ở các nước Bắc Âu.


Ở các thành phố và thị trấn lớn nhỏ tại Trung Hoa, loại hình thức giải trí phổ biến nhất phải kể đến là quán mạt chược, quán ăn uống và quán “Internet.” Bất kể trong tiệm “Net” hay phòng máy “computer” của nhà trường, phần lớn sinh viên chỉ lướt mạng xã hội, hoặc “chat” hoặc chơi “game.”


Ở Việt Nam cũng y như vậy, dưới nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, số học sinh tra cứu tài liệu trên mạng rất ít ỏi. Còn các vị lãnh đạo nhà nước cộng sản, hay các quản lý kinh doanh, cả ngày bận rộn với các bản kiểm điểm thành tích, báo cáo, công du, tiếp khách, tiệc tùng ăn uống, đếm tiền, karaoke… nên khi tôi hỏi về việc đọc sách thì họ nói chưa hề đọc sách kể từ lúc còn bé, hay từ lúc rời ghế nhà trường (nếu đương sự có đi học đàng hoàng!).


Nguyên nhân không thích đọc sách, theo thống kê cho thấy có 3 phương diện chính:
Trình độ văn hóa (không phải học vấn) của người dân thấp.


Thích tò mò chuyện người khác nhiều nên luôn cập nhật mạng xã hội và nhu cầu giao tiếp lớn, họ luôn nói nhiều khi gặp nhau, và “chat” cả ngày không chán.


Từ nhỏ không được nuôi dưỡng thành thói quen tốt trong việc đọc sách.


Do gia đình cha mẹ không đọc sách (trừ người không biết chữ và lao động chân tay quá cực khổ). Nên nhớ, tính cách một đứa trẻ hình thành chủ yếu từ gia đình.


“Giáo dục kiểu học chỉ để đi thi cử,” khiến cho trẻ nhỏ không có thời gian và tinh lực để đọc các loại sách bên ngoài.


Hình thành thói quen học xong có bằng cấp thì ngưng đọc. Đọc, nếu có, chỉ để học đi thi.


Trên thế giới có hai quốc gia thích đọc sách nhất là Do Thái và Hungary. Ở Do Thái, trung bình mỗi năm một người dân đọc 64 quyển. Ngay từ khi trẻ nhỏ bắt đầu biết nhận thức, hầu như mỗi bà mẹ đều nghiêm chỉnh dạy bảo con cái là:


“Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ."


Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ; ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, việc đọc sách báo là một cách tốt để đánh giá con người.


Trong ngày “Sabbath” (ngày lễ nghỉ ngơi), tất cả người Do Thái đều dừng các hoạt động. Các cửa hàng, quán ăn, những khu vui chơi đều phải đóng cửa, các phương tiện giao thông cũng ngừng hoạt động, ngay cả các công ty hàng không đều ngừng bay, người dân chỉ có thể ở nhà nghỉ ngơi hoặc cầu nguyện. Nhưng có một ngoại lệ, tất cả nhà sách trên toàn quốc vẫn được mở cửa. Trong ngày này, mọi người đến đây đều yên lặng đọc sách.


Ở Hungary có gần 20,000 thư viện. Trung bình cứ 500 người lại có một thư viện. Đi thư viện cũng tương tự như đi uống cà phê hay đi siêu thị. Hungary cũng là quốc gia có số người đọc sách nhiều nhất thế giới, hàng năm có đến hơn 5 triệu người thường xuyên đọc sách, vượt quá 1/4 dân số nước này.


Tri thức là sức mạnh, tri thức chính là tài sản. Một đất nước hay một cá nhân coi trọng việc đọc sách và tích lũy tri thức từ sách đương nhiên sẽ được hậu đãi. Bất luận họ làm ngành nghề gì, người đọc sách nhiều đều có một cách suy nghĩ rất khác; và trong trường hợp dù họ không có sự nghiệp, thành công tốt đẹp trong đời sống nhưng họ vẫn là một hạng người khác biệt. Có nhiều dân tộc rất giàu nhưng không văn minh. Tương tự nhiều cá nhân rất nhiều tiền nhưng không thể sang được. Chỉ vì họ thiếu chiều sâu của tri thức.


Dân số Do Thái thưa thớt, nhưng nhân tài thì vô số. Lịch sử xây dựng đất nước này tuy ngắn (từ 1948), nhưng đến nay đã có 8 người (?) đoạt giải Nobel. Thiên nhiên nước Do Thái khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước họ thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất cảng một số lượng đáng kể. Xã hội Do Thái trật tự quy củ và người Do Thái được tôn trọng, nể phục trên khắp thế giới.


Các giải thưởng Nobel mà Hungary nhận được thuộc về nhiều lĩnh vực như: vật lý, hóa học, y học, kinh tế, văn học, hòa bình, v.v… Nếu so với dân số, Hungary là “quốc gia của giải thưởng Nobel.” Phát minh của họ rất nhiều, có thể nói là không sao đếm cho xuể, từ những vật phẩm nhỏ bé, cho đến những sản phẩm công nghệ giá trị. Một quốc gia nhỏ bé vì yêu sách mà có được trí tuệ và sức mạnh, hơn hết là sự văn minh vượt bậc. Hungagry là quốc gia Đông Âu vô cùng sạch sẽ, xinh đẹp và đời sống tinh thần mười mấy triệu dân Hung không khác gì các nước Bắc Âu.


Một vị học giả lớn từng nói:


“Lịch sử phát triển tư tưởng của một người chính là lịch sử đọc sách của người đó. Một xã hội sẽ phát triển hay tụt hậu, là dựa vào quốc gia có ai đang đọc sách, đọc những sách gì. Sách không chỉ ảnh hưởng đến một cá nhân, nó còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Hãy nhớ: Một dân tộc không đọc sách là một dân tộc không có hy vọng. Và một người trẻ cũng vậy."


* Thật buồn cho dân trí của nước Việt Nam ta sau 70 năm dưới chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa. Xin mời xem thêm thành tích của Việt Nam từ cái link ở đưới đây thì rõ hơn: Hà Nội - Việt Nam đứng thứ 10 trên thế giới về nạn móc túi du khách – PICKPOCKETS (tripadvisor.mediaroom.com/2009-09-25-TRIPADVISOR-HIGHLIGHTS-TOP-10-PLACES-WORLDWIDE-TO-BEWARE-PICKPOCKETS):




Trần Văn Giang (ghi lại)
Orange County ngày 15/8/2018
(Đặc San Lâm Viên)


Ghi chú của Đặc San Lâm Viên:


Tính cho đến năm 2017, và theo con số của en.wikipedia.org (https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_Nobel_laureates) thì giải Nobel đã được trao cho 892 cá nhân, trong số đó 201 hoặc 22.5% là người Do Thái, mặc dù tổng số dân Do Thái chưa đến 0.2% dân số thế giới. Có nghĩa là tỉ lệ phần trăm người Do Thái đoạt giải Nobel ít nhất là 112.5 lần (hay 11,250%) trên mức trung bình.


http://Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

ốc
08-22-2018, 07:57 PM
Dân số Do Thái thưa thớt, nhưng nhân tài thì vô số. Lịch sử xây dựng đất nước này tuy ngắn (từ 1948), nhưng đến nay đã có 8 người (?) đoạt giải Nobel. Thiên nhiên nước Do Thái khắc nghiệt, phần lớn đất đai là sa mạc, nhưng họ lại có thể biến đất nước họ thành một ốc đảo xanh tươi, lương thực sản xuất không chỉ đủ cung cấp trong nước, mà còn xuất cảng một số lượng đáng kể. Xã hội Do Thái trật tự quy củ và người Do Thái được tôn trọng, nể phục trên khắp thế giới.
Nếu muốn bàn luận cho công bằng thì phải nhắc đến cái khoản chính phủ Do thái hàng năm nhận vài tỷ từ Mỹ, chưa tính đến những điều kiện kinh tế, thương mại và trao đổi rất thuận lợi. Tàu cộng phải mất công đi ăn trộm những phát minh của người Mỹ, còn Israel được biếu không mà áp dụng rồi đem thành quả đi bán lại cho thế giới để kiếm thêm một mớ. Một dân số chỉ có dưới 9 triệu người (sống trong đất nước "Israel" mà thôi) mà đều đặn hàng năm được viện trợ vài tỷ tiền tươi không cần làm gì cả thì vừa ăn vừa phá như người Việt nam mình cũng vẫn dư xài.

Những người theo đảng Cộng hòa bảo thủ hay đòi cắt giảm chi phí xã hội ở Mỹ nhưng họ không thấy tiếc của khi đem cống nạp cho Do thái. Chính phủ Do thái muốn tiếp tục nhận tiền từ Mỹ về xài thì cứ âm thầm đâm bị thóc, chọc bị gạo để tạo ra tranh chấp trong vùng, Mỹ thấy thế nên phải tăng cường viện trợ để chống lưng cho đồng minh vô điều kiện, vô thời hạn.




Ghi chú của Đặc San Lâm Viên:

Tính cho đến năm 2017, và theo con số của en.wikipedia.org (https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_Jewish_Nobel_laureates) thì giải Nobel đã được trao cho 892 cá nhân, trong số đó 201 hoặc 22.5% là người Do Thái, mặc dù tổng số dân Do Thái chưa đến 0.2% dân số thế giới. Có nghĩa là tỉ lệ phần trăm người Do Thái đoạt giải Nobel ít nhất là 112.5 lần (hay 11,250%) trên mức trung bình.
Đây là một thí dụ để thấy những bảng thống kê đều có sự gian lận hoặc là nhầm lẫn căn bản, vì thế những con số thống kê đem ra so sánh đều tập tễnh. Dân của họ giỏi thì em không chối cãi nhưng biết cách phù phép với con số (padding the numbers) thì sẽ thấy họ còn giỏi hơn.

- con số người Do thái được giải Nô ben thì tính từ năm bắt đầu trao giải (1895 đến 2018)
- con số người Do thái thì chỉ tính những người đương sống hôm nay (2018)
- trong số 201 người Do thái được giải Nô ben thì rất nhiều người chỉ là lai, một nửa hay một phần tư Do thái, nhưng con số thống kê thì xuề xòa, xa cạ tính hết là Do thái cho thêm bảnh
- con số người "có khả năng" được giải Nô ben không nên tính là tất cả dân số nhân loại; thí dụ: chỉ có những người nghiên cứu vật lý mới có khả năng được giải Nô ben vật lý; chỉ có nhà văn viết lách chuyên nghiệp thì may ra mới có khả năng được giải Nô ben văn chương... (và không phải viết bằng thứ tiếng nào cũng được Viện hàn lâm Thụy điển biết đến để mà trao giải, thường là các thứ tiếng từ châu Âu, và gần đây thêm Tàu với Nhật thôi)
- còn nữa... nhưng đem con người khắp nơi trên thế giới mà so sánh với nhau bằng một thứ tiêu chuẩn thì rất là dại, cũng hệt như so sánh sức lao động chân tay, tài năng thể thao, văn hóa nấu nướng, hay là khả năng ăn nhậu... Chẳng hạn ta có thể xem danh sách sĩ quan các binh chủng Mỹ rồi đếm có bao nhiêu người Việt, bao nhiêu người Do thái, chia cho tổng số dân Việt và dân Do thái sống ở Mỹ. Biết đâu sẽ thấy người Việt "cừ" (hoặc yêu nước Mỹ) hơn người Do thái.

Triển
08-22-2018, 11:35 PM
“Sách là nơi cất giữ trí tuệ, còn quý hơn tiền bạc, châu báu, và trí tuệ là thứ mà không ai có thể cướp đi được. Làm gì thì làm, con phải đọc sách mới đi ngủ."


Người Do Thái là dân tộc duy nhất trên thế giới không có người mù chữ; ngay cả người ăn xin cũng luôn có quyển sách bên cạnh. Trong mắt họ, việc đọc sách báo là một cách tốt để đánh giá con người.





Tỉ dụ người Việt đi Mỹ không có cơ hội học hành
nhiều, phải làm việc đối phó với cuộc sống, hoặc
là đã qua thời tiếp thu chữ nghĩa dễ dàng, không
thể rành tiếng Mỹ được, luôn cần phải có con cháu
hoặc người khác thông dịch, giải thích ..v.v.v thì
trong mắt tác giả bị đánh giá thế nào? Thì cũng
như mù chữ thôi chớ gì. :)
Tiếng Anh còn dễ nha. Đi qua các xứ Châu
Âu đụng thêm tiếng Pháp, Đức, Hòa Lan,
Ý, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Ba Lan,
Tiệp, Nga, Hung Gia Lợi, Hy Lạp.... tùm
lum tà la là mệt cầm canh. :)

Dĩ nhiên giải quyết được nạn mù chữ là một
khía cạnh giúp xã hội nâng cao
ý thức, đạo đức, trí thức. Nhưng Do Thái đọc
sách cho nhiều vẫn mãi chèn ép Palestine từ
bao lâu nay, xem ra trí thức này không thay
đổi được ý thức và đạo đức. Vẫn cứ chém giết
thường trực. Câu hỏi đặt ngược lại là đọc sách
nhiều quá để làm gì?




https://i.imgur.com/M7d6bw8.png

ốc
08-23-2018, 10:20 AM
Câu hỏi đặt ngược lại là đọc sách nhiều quá để làm gì?
Để lừa được thiên hạ. Số dân Do thái phạm tội lừa đảo, trốn thuế như anh Cò hen hay Ma đóp chắc cũng đông đảo.


Theo một thống kê khác về số giải Nô ben tính trung bình theo số dân (cũng từ Wikipedia) thì Do thái chỉ đứng thứ 12 còn thua cả Đông Ti mo nhiều người mù chữ. https://en.wikipedia.org/wiki/Nobel_laureates_per_capita



Rank
Entity
Nobel laureates
(2017)
Population
(2017)
Laureates/
10 million



Faroe Islands
1
49,361
202.589


1
Saint Lucia
2
178,844
111.830


2
Luxembourg
2
583,455
34.279


3
Sweden
30
9,910,701
30.270


4
Iceland
1
335,025
29.849


5
Switzerland
26
8,476,005
29.728


6
Norway
13
5,305,383
24.503


7
Austria
21
8,735,453
24.040


8
Denmark
13
5,733,551
22.516


9
United Kingdom
128
66,181,585
19.945


10
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/2/26/Flag_of_East_Timor.svg/23px-Flag_of_East_Timor.svg.png East Timor
2
1,296,311
15.428


11
Ireland
7
4,761,657
14.701


12
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/d/d4/Flag_of_Israel.svg/21px-Flag_of_Israel.svg.png Israel
12
8,321,570
14.420


13
Hungary
13
9,721,559
13.373


14
Germany
107
82,114,224
13.031


15
France
68
64,979,548
11.741


16
Netherlands
20
17,035,938
11.740


17
United States
368
324,459,463
11.342


18
Finland
5
5,523,231
9.053


19
Belgium
10
11,429,336
8.850


20
Cyprus
1
1,179,551
8.478

thuykhanh
11-13-2018, 09:47 AM
Becoming - 3 triệu ấn bản, 31 ngoại ngữ


Bài NGUYỄN ĐẠT THỊNH




Xin dịch chữ “Becoming” -tên tác phẩm của bà Michelle Obama- là Thích Ứng; quyển sách vừa phát hành ngày 13 tháng 11 với 3 triệu ấn bản, in thành 31 thứ tiếng. Nhà xuất bản Crown quả là lạc quan, và tác giả cũng quả là may mắn, nếu chỉ tính trên phương diện thuần túy thương mại; nhiều tác giả viết cả đời cũng chưa đạt được mức 3 triệu ấn bản.

Mỗi ấn bản bán tại tiệm sách hoặc mua trên online là $32.50, nếu tiền tác quyền chỉ là $3 mỹ kim thì tác giả cũng đã có $9 triệu.
Chính Tổng Thống Obama cũng kiếm được được rất nhiều tiền bằng cách viết sách; tác phẩm thứ nhì của ông -quyển “Audacity of Hope” (Dám Hy Vọng) phát hành tháng Mười 2006 cũng đã làm ông phải khai thuế năm 2007 với con số lợi tức $4.2 triệu.
Tiền tác quyền của ông cho mỗi quyển sách bìa cứng là $3.75, và $1.12 cho mỗi quyển sách bìa thường.

http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2018/11/12-Nov-2018/1112becoming1.jpg



Thích Nghi, tác phẩm của
Michelle Obama


'Thích Nghi' là quyển hồi ký của bà vợ một vị nguyên thủ quốc gia từng được thế giới ca tụng nhiều nhất, nồng nhiệt nhất; và cũng từng bị người kế vị mạt sát nặng nề nhất, hạ cấp nhất trong lịch sử Hoa Kỳ; chỉ riêng những đặc tính đó cũng đã đủ khiến hàng trăm triệu độc giả tò mò muốn biết bà Michelle viết những gì, phiền trách những gì vị đương kim tổng thống Mỹ -ông Donald Trump.

Để trả lời câu hỏi về nội dung quyển 'Thích Ứng', bà Michelle nói, “When they go low, we go high.” (Họ đánh đòn thấp, chúng tôi vẫn giữ tư thế cao thượng).

Chỉ nghe cái đòn đánh thấp của đối thủ, và cái tư thế cao thượng của tác giả thôi, độc giả cũng hình dung được nội dung của 'Thích Ứng' nó cao đến mức nào rồi.

Bà Obama tố cáo Tổng Thống Trump về tội đam mê tình dục, nhưng lại coi rẻ đàn bà, và tố cáo Trump chủ trương giả thuyết cho là chồng bà -Tổng Thống Barack Obama- không phải là công dân Hoa Kỳ, không chào đời trên lãnh thổ Hoa Kỳ, và do đó đã tiếm vị chức vụ tổng thống -chỉ dành cho công dân Mỹ.




http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2018/11/12-Nov-2018/1112becoming2.jpg



Đệ nhất phu nhân Michelle Obama và tiểu thư Malia trong nghi thức tấn phong tổng thống Barack Obama năm 2009



Nội dung tác phẩm 'Thích Nghi' bảo đảm với độc giả một điều: Michelle không bao giờ ứng cử tổng thống như nhiều lời đồn đại; rải rác qua 426 trang giấy của tác phẩm 'Thích Nghi', độc giả cảm nhận rất rõ cái chán ngán của bà đối với sinh hoạt chính trị hằn học, nhỏ nhoi và giả trá trên thượng tầng quốc gia.
Michelle viết, “Chưa bao giờ tôi thích thú những sinh hoạt chính trị cả; kinh nghiệm của 10 năm vừa rồi càng khiến tôi ngán ngẩm hơn nữa.”

Bốn chữ '10 năm vừa rồi' gồm 8 năm bà sống trong Bạch Cung, và hai năm chồng bà là mục tiêu thù hằn của Bạch Cung.

Bà nhận định về sinh hoạt lưỡng đảng của Hoa Kỳ, “Họ chống mọi việc Barack làm, bất kể việc làm đó ích lợi cho người Mỹ, cho nước Mỹ hay không; điều duy nhất họ mưu cầu là Barack thất bại.”
'Thích Ứng' là bức tranh của bà vợ thực tế, cay đắng mô tả ông chồng mơ mộng, trí thức, với thói quen coi nhẹ cuộc sống thực tế bên ngoài. Bà cho là Tổng Thống Obama không nhận thức được tình trạng quần chúng Mỹ chưa sẵn sàng để chấp nhận một vị tổng thống da đen.

Mới hai thế kỷ trước, người nô lệ da đen còn bị coi như vật sở hữu của người chủ da trắng, 'vật sở hữu' như chiếc xe đậu trong garage, hoặc như con bò thả ngoài đồng cỏ. Người nô lệ trốn đi, sẽ bị cảnh sát bắt trả về cho chủ. Chứa chấp kẻ bỏ trốn là phạm tội trộm cắp.

Việc ông Obama có bằng cấp tiến sĩ, làm nghề dạy và đào tạo ra những chánh án, những luật sư Mỹ trắng là mức tối đa xã hội Mỹ trắng chấp nhận. Có thể ông không thực tế được như bà Michelle, vợ ông, nhưng ông có một cái nhìn độ lượng hơn đối với những thái quá của người Mỹ trắng.

Điển hình, ông không coi nặng chầu 'Beer Summit' ông uống trên sân cỏ Bạch Cung với giáo sư Henry Louis Gates Jr., dạy tại Harvard, trung sĩ cảnh sát James Crowley, và phó tổng thống Joe Biden; ông coi chầu bia 'hòa giải' đó là chuyện nhỏ nhưng cần thiết để giải quyết một gay cấn vì mầu da.


http://www.viendongdaily.com/res/fckfolder/Image/NewEditor/2018/11/12-Nov-2018/1112becoming3.jpg



Chầu bia summit uống để hòa giải xích mích giữa một trung sĩ cảnh sát và vị đương kim tổng thống.



Chuyện xảy ra ngày 7/16/2009, giữa giáo sư Gates, người Mỹ đen. và trung sĩ Mỹ trắng Crowley -ông trung sĩ được một cư dân da trắng, vùng Cambridge, Massachusetts, gọi báo cho biết căn nhà cạnh nhà bà đang bị trộm cậy cửa.

Tên trộm lại là chính gia chủ -ông Gates. Ông cậy cửa nhà ông, chấp nhận phí tổn sửa ổ khóa bị cậy, vì trong lúc đi du lịch, ông làm rơi mất chiều khóa nhà.

Có thể người hàng xóm Mỹ Trắng, cũng biết người đang lui cui cậy cửa là ông chủ nhà Gates, nhưng không ai bắt bà ta phải xác nhận là bà biết điều đó; không biết, bà có quyền làm bổn phận một công dân Mỹ trắng -giúp cảnh sát bắt một tên trộm mỹ đen đang cậy cửa.

Crowley đến còng tay Gates bắt đem về bót; Gates trình bày sự thể; Crowley bảo ông để dành những lời giải thích đó cho nhân viên văn phòng cảnh sát, ông chỉ làm công việc bắt quả tang một người đang phạm pháp, đang cậy cửa một căn nhà.

Câu chuyện sẽ ra tòa vì giáo sư Gates chống cự cảnh sát; chuyện cảnh sát Mỹ trắng ngược đãi công dân Mỹ đen xảy ra hàng ngày trong 8 năm ông Obama làm tổng thống. Nhiều người Mỹ Đen bị cảnh sát Mỹ Trắng giết chết, nhiều thị trấn nổi loạn, phản đối thái độ thù nghịch của cảnh sát.

Tổng Thống Obama có ý thức được cái tội ông đến sớm 12 năm không? Vợ ông trách ông như vậy đó; trách ông phạm lỗi đã là vị tổng thống Mỹ Đen đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, nhưng cái tội đó cũng là cái công lớn của ông.

Công nhắm mắt hy sinh, làm vật thí thân trong vai trò mở đầu, như người lính tiền đạo đi đầu một cánh quân, nhận những viên đạn thù nghịch đầu tiên để mua vài giây chuẩn bị cho bạn đồng đội đi sau chuẩn bị tư thế nghênh địch.

Sau hai thái cực -một ông tổng thống Mỹ Đen -đen thui- nhưng tài ba, học giỏi và có đạo đức Hoa Kỳ, đến một ông tổng thống Mỹ Trắng, -trắng bóc- nhưng ma lanh, uất trì và sẵn sàng đồng minh với cả Tầu, lẫn Nga, lại đang là gút friend với cả cậu thái tử Saudi, có biệt tài cưa xác ký giả thành từng khúc, để những khúc lụn vụn mất khả năng viết bình luận xỉ vả ông vua con, vẫn còn là con mà đã làm vua.
Riêng đối với tác giả -mỹ nhân khoe bờ vai đẹp trên bìa sách- người viết bài bình luận này đề nghị bà nên học cái nghệ thuật của phụ nữ Việt Nam -không cần lớn tiếng, không cần cầm roi, mà vẫn trị được chồng.
Ngày còn trẻ, còn cùng đứng trong hàng ngũ với 1 triệu thanh niên VN cầm súng giữ nước, tôi được một anh quân nhân Mỹ cố vấn khen là không sợ vợ như anh ta sợ vợ.

Nhưng sau một năm băng rừng, lội suối với tôi, trước khi leo lên máy bay hồi hương, anh ta bảo tôi, “Ngày mới đến Việt Nam tôi tưởng bà Nhu là Dragon Lady, như bọn phóng viên Mỹ phóng đại mô tả bả như vậy. Nhưng bây giờ tôi biết rõ hơn: bả không phải là một ngoại lệ."

Tôi nói lảng sang chuyện khác, không muốn nghe anh ta nói xấu vợ tôi cũng RỒNG như quý vị phu nhân chủ hụi, trong hệ thống hụi chết a na mít đã có thành tích lớn là 'ăn' hết một nửa cái quân số 1 triệu quân nhân Nam Việt​


http://viendongdaily.com/becoming-3-trieu-an-ban-31-ngoai-ngu-GtIePqBX.html (http://viendongdaily.com/becoming-3-trieu-an-ban-31-ngoai-ngu-GtIePqBX.html)

thuykhanh
12-06-2018, 07:20 AM
https://i.imgur.com/9nBZoiN.png




https://www.facebook.com/cnnpolitics/videos/299256604033515/

Mời nhấn lên hình để theo dõi

thuykhanh
02-13-2019, 09:38 AM
Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh

Wednesday, February 13, 2019
ĐSLV (http://www.dslamvien.com/search/label/%C4%90SLV), Giao Chỉ (http://www.dslamvien.com/search/label/Giao%20Ch%E1%BB%89), Văn (http://www.dslamvien.com/search/label/V%C4%83n)





https://3.bp.blogspot.com/-ja9ErIiSmkU/XGCheaN2QdI/AAAAAAAA1hI/jeQ6T1foRssstaiyiz2Wxwg2OC01GSvQgCLcBGAs/s640/Valentine-VNCH-2.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-ja9ErIiSmkU/XGCheaN2QdI/AAAAAAAA1hI/jeQ6T1foRssstaiyiz2Wxwg2OC01GSvQgCLcBGAs/s1600/Valentine-VNCH-2.jpg)



Giao Chỉ

(Đặc San Lâm Viên (http://www.dslamvien.com/))




Quả thực Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ là đất nước "Phú Quý Sinh Lễ Nghĩa."
Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình Yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng
"Tình Yêu Thăng Hoa", tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.

Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng "Happy Valentine", và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.
Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chữ viết gởi cho nhau.

Trong những truyền thuyết về Valentine, người ta có ghi lại một huyền thoại cảm động xảy ra vào ngày 14 tháng Hai năm 270.
Có chàng trai trẻ ở tù đã đem lòng yêu thương cô con gái của viên chúa ngục. Anh chàng tên là Valentine đã tự viết ra một tấm thiệp đầu tiên cho chính mình và ghi hàng chữ FROM YOUR VALENTINE. Thành ngữ này vẫn còn dùng trên các thiệp in bán ra hàng triệu tấm mỗi năm. Trong tấm thiệp còn có bức thư gởi người yêu thầm kín mà người tử tù để lại sau khi chết. Từ đó lá thư tình bất diệt của người tù Valentine mở đường cho lời bầy tỏ tình yêu vĩnh cửu tháng Hai, của mùa lễ hội Valentine.

Đối với quý vị, câu chuyện đã gợi ra được những kỷ niệm gì? Trong thế giới về cuộc sống của chúng ta, mỗi người một cảnh, mỗi người mang một mảnh đời khác biệt. Những cánh thiệp hồng, những lá thư tình thời học sinh, những bài ca tình thơ của lính. Bài Phượng Hồng tuyệt tác thi sĩ đã viết về cậu học trò có lá thư Valentine ngập ngừng đem tới lại đem về. Rồi những cậu bé lớn lên giữa thời binh lửa. Thư chiến trường đầy vơi nước mắt kéo dài 20 năm với những ngày hạnh phúc quấn khăn tang. Sau cùng, oan nghiệt nhất là thư từ trại tù cải tạo tràn đầy cay đắng trong những kỷ niệm vừa đau thương vừa huy hoàng của một thời đã qua.

Đó là câu chuyện "Valentine trong di sản chiến tranh."
Về câu chuyện những cánh thư Valentine của chiến trường Việt Nam thì Asia đã có cảm hứng làm ra một tác phẩm DVD phát hành năm trước.

Tuy nhiên, những câu chuyện mà chúng tôi kể ra sau đây sẽ không bao giờ còn có dịp giới thiệu với bà con Việt Nam.

Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974





https://2.bp.blogspot.com/-bb9JN0wMqE4/XGB8f9rHevI/AAAAAAAA1go/o1ylb4uDOx8pQ2mw2zPpph8Q4Rvx6IyJQCLcBGAs/s320/Ch-Uy-Tran-Van-Quy.jpg (https://2.bp.blogspot.com/-bb9JN0wMqE4/XGB8f9rHevI/AAAAAAAA1go/o1ylb4uDOx8pQ2mw2zPpph8Q4Rvx6IyJQCLcBGAs/s1600/Ch-Uy-Tran-Van-Quy.jpg)




Chuẩn Úy Trần Văn Quý
Hình chụp khi còn là Sinh Viên Sĩ Quan
ở quân trường Thủ Đức







Cách đây đã lâu, vào ngày 6 tháng Hai năm 2005, một cô gái Sài Gòn tên là Hoàng Hoa từ Việt Nam phổ biến cho người Việt hải ngoại qua diễn đàn Thủ Đức một tài liệu làm người đọc vô cùng xúc động. Đó là lá thư tình cảm 20 trang viết tay của chuẩn úy Trần Văn Quý.

Lá thư của anh sĩ quan trẻ tuổi từ chiến trường Kontum chưa hề có nửa mối tình đầu viết cho cha mẹ và cho người chị gái tại Sài Gòn. Thư chưa bao giờ được gởi đi vì người ta chỉ tìm được trong túi quân phục của tử sĩ chết ngày 6 tháng Hai năm 1974.

Cô em gái nhỏ của gia đình đã cất giử kỷ vật suốt bao năm để phổ biến vào tháng Hai đầy tình cảm.

Tuy nhiên phải là người trong quân ngũ mới thực sự rung động với những lời ghi lại trong lá thư hồi ký chiến trường của một chàng trai trẻ đi trả nợ binh đao. Chuẩn úy Quý ra trường Thủ Đức vào tháng 10 năm 1973, đã chọn đơn vị về tiểu khu Kontum.

Ngày 11 tháng 11 năm 1973, được giao chức vụ trung đội trưởng trung đội 3 đại đội 2 thuộc tiểu đoàn Địa phương Quân Kontum, đóng bên bờ sông Đap La.


Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.



Chỉ vừa nhận đơn vị 3 giờ đồng hồ thì đơn vị giải tán, quân số chuyển qua đơn vị khác và anh chàng chuẩn úy Thủ Đức còn ngơ ngác với đầu óc học trò đã trở thành sĩ quan thặng số đi theo tiểu đoàn hành quân, nhưng không có một người lính trong tay. Và cuộc đời binh nghiệp bắt đầu với những diễn tiến đau thương cười ra nước mắt.

Tuy là sĩ quan nhưng vẫn còn lãnh lương trung sĩ theo quy chế sinh viên. Được chia gạo nhưng không có thực phẩm. Chuẩn úy Quý hết sức nhẫn nại, lóc chóc vác súng theo đơn vị như một tân binh thặng số.
Từ quan đến lính, chẳng ai quan tâm. Chưa hề có kinh nghiệm nên cũng không chuẩn bị quân trang đi tác chiến trong rừng.
Những lời anh viết trong thư rất chừng mực và bình thản. Anh kể chuyện xảy ra hàng ngày không hề có một lời than van. Anh không viết một chữ tuyên truyền ồn ào giữa ta và địch. Hết sức từ tốn và đơn giản, anh sĩ quan trẻ viết về những ngày tháng đầu đời quân ngũ để gởi cho chính mình, gởi cho cha mẹ và anh chị.

Tác giả không bao giờ nghĩ rằng câu chuyện kể ra sẽ được chúng ta đọc lại hơn 40 năm sau. Tập bút ký dưới hình thức thư nhà tràn đầy yêu thương mà ngày nay chúng ta có thể gọi là Valentine của tình người. Định mệnh đã đưa những người trai xa lạ đến sống bên nhau và cùng chết bên nhau trong một đơn vị rất tầm thường ở miền núi rừng xa thẳm gọi là Tân Cảnh, Kontum. Họ không phải là thiên thần Mũ Đỏ hay cọp biển Mũ Xanh. Tuyệt đối không có một chút gì là lãng mạn oai hùng.



Từ tháng 10 năm 1973, mặt trận Kontum đã được giải tỏa. Khói lửa trận mùa Hè đỏ lửa 72 đã tạm thời lắng dịu. Các đơn vị tổng trừ bị đã rút về. Chỉ còn lại địa phương quân cấp chi khu ngày đêm chống lại quân du kích và cộng sản địa phương.

Sau một thời gian đeo lon chuẩn úy mà sống như binh nhì, anh sỹ quan Thủ Đức nhận được lính để đóng vai trung đội trưởng. Trung đội của anh sau cùng có được 8 người lính, trong đó có 2 người lính thượng và 6 lính lao công đào binh vừa được thả từ quân lao Gò Vấp ra. Một ông trung sĩ già làm trung đội phó. Đó là hoàn cảnh của anh sĩ quan Sài Gòn 20 tuổi chưa hề ra trận, sẽ cầm một trung đội 10 người để chiến đấu ở tuyến đầu Kontum, chặn đường Nam tiến của cả binh đoàn cộng sản.

Chuẩn úy Quý tả cảnh phải chiến đấu với núi rừng, đèo cao dốc thẳm và đói khát giá lạnh. Từ đỉnh đồi 945 thước cao, anh lính học trò chỉ huy 8 người lính ngó về thành phố Kontum mà nhớ Sài Gòn. Nơi chân trời xa thẳm có cha mẹ, bạn bè và các cô gái hậu phương anh chưa hề tỏ tình.

Xin đọc một đoạn trong lá thư của chuẩn úy Trần văn Quý

“ ... trên đỉnh đồi 949 m nhìn về thành phố Kontum con thấy nhớ nhà làm sao ấy. Ở đây mỗi ngày chỉ viết một trang vừa làm nhật ký vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đình. Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được. Chắc sau gần một tháng trời bặt tin ở nhà cũng trông thư con lắm. Nhưng vì chiến cuộc con cũng chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được, thì sau ngày hành quân con sẽ gởi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gởi thư lẻ tẻ”.

Cho đến cuối năm 1973, trung đội 10 người của chuẩn úy Quý chạm súng lần đầu tiên lại là một trận đánh ngắn ngủi và đau thương hết sức. Đại đội cho lệnh chia trung đội làm hai, một nửa tung quân ra tiền thám và một nửa giữ vị trí. Giữa rừng già núi đồi cây cối chằng chịt, ông trung sĩ trung đội phó nằm cố thủ với 3 anh lính ba gai. Cậu chuẩn úy với 5 anh lính du côn và lính thượng đi mở đường. Bỗng nhiên có tiếng súng ầm ì phía trước, một anh lính của trung đội trúng đạn bị thương. Chuẩn úy Quý đứng sững như mơ ngủ. Anh lính thượng đeo máy lao vào bụi rậm. Tay lính xuất thân từ quân lao Gò Vấp la lên "Chuẩn úy nằm xuống." Rồi chợt nghe xa xa có tiếng của trung sĩ trung đội phó “Chết rồi, bắn nhầm lính của ta rồi.”

Chuẩn úy Quý dẫn lính đi một vòng rồi lại về chỗ cũ nên quân ta tưởng là địch và bắn nhầm. Bút ký kể lại chân thật không hề che dấu và cường điệu. Đây là những tài liệu chính xác nhất của chiến trường.

Cho đến trận sau cùng, theo lời thuật của cô em gái ghi lại như sau .


“Name: Hoang Hoa. City: Saigon , Viet Nam / Sent: Sun. February....06/2005/21:02

Anh tôi là cựu sinh viên trường sỹ quan trừ bị Thủ Đức. Anh đã hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật còn lại là tấm thẻ bài, vài tấm hình và một bức thư dài chưa kịp gởi, vì suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế vì máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.

Bức thư đó đã được tìm thấy trong túi áo của anh. Chiến hữu cùng đơn vị kể rằng quanh xác anh nằm vương vãi nhiều đôi dép râu. Tay anh còn nắm chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên đùi, nhưng viên xuyên qua sọ đã cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đã ghi lại dấu chân sau cùng của
cố Thiếu Úy Trần Văn Quý.

Anh tôi đã hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh. Xin cho tôi gởi hình ảnh và bức thư lên trang web Thủ Đức hải ngoại để linh hồn anh được ấm áp bên bạn bè chiến hữu."


Như vậy chuẩn úy Trần Văn Quý sau khi chết đã được truy thăng cố thiếu úy. Gia đình được lãnh lương chuẩn úy suốt 4 tháng từ khi ra trường đến khi tử trận, và thêm tiền tử tuất bằng 12 tháng lương cấp thiếu úy.
Từ khi rời bỏ gia đình Sài Gòn và quân trường Thủ Đức ra đi, anh Quý cứ mong ước và hứa hẹn nhưng chưa hề gởi được 1 đồng bạc tiền lương cho cha mẹ mua quà như đã viết trong thư. Và lá thư Valentine của tình thương
gia đình chỉ được trao về cho thân nhân vào tháng 2 năm 1974 cùng với di hài tử sĩ, khi anh đã chết sau hai lần nổ súng.
Trận đầu tiên đánh nhầm quân ta. Trận thứ hai mới thực sự chạm địch tại chiến trường. Đó là trận cuối cùng gói trọn tình thương trong tấm thiệp Valentine thứ nhất. Lá thư Valentine bi thảm từ chiến trường năm 1974.

Valentine của tù nhân

Bây giờ xin kể đến chuyện những lá thư Valentine có hậu gọi là Happy Ending.

Từ hơn 30 năm nay chúng ta vẫn nghe nói về chuyện tù cải tạo nhận thư nhà và gởi thư đi từ những miền thượng du Bắc việt. Những lá thư Valentine hết sức cay đắng đó bây giờ ở đâu? Ai là người nhận và ai là người gởi?

Thêm vào đó, khi tù được chuyển từ nơi này đến nơi khác, mỗi khi chuyển trại các anh lại ném những lá thư xuống bên đường, rơi vào đám dân và hy vọng có người nhặt được gởi về cho gia đình. Khi chuyển trại từ Bắc vào Nam đi ngang qua vùng Sài Gòn, tù cải tạo đã ném xuống cho dân những lá thư hy vọng. Ai là người nhặt được? Ai người tìm đến nhà trao lại. Ngày nay ai còn lưu giữ được những lá thư như thế?


Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ. Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine gần hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý hơn 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80. Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu.
Cuối năm 2008 tôi đã có may mắn gặp được một người con của cựu tù cải tạo đem đến món quà vô giá dành cho viện bảo tàng. Những lá thư từ trại tù miền Bắc gởi về cho gia đình trong Nam, những lá thư từ Sài Gòn gởi vào trại tù Yên Bái. Và một lá thư ném xuống đường được một người dân miền Nam vô danh đem đến nhà và bây giờ còn lưu lại. Đó là những di vật Valentine huyền diệu nhất của cuộc đời và chúng ta không thể có kỷ vật nào so sánh đươc. Ông bạn chiến binh cựu tù cải tạo đã gấp và xếp những lá thư hết sức cẩn thận dành cho chúng tôi giữ làm di sản tình yêu trong chiến tranh. Những hàng chữ rất nhỏ trên tờ giấy xám như bầu trời của chế độ tù đày.

Lời lẽ thương yêu của chồng của cha gởi về nhắn nhủ vợ con. Viết sao cho gia đình hiểu được những ẩn ý dưới hàng chữ thân yêu. Thư của người con trai 16 tuổi lớn lên trong chế độ cộng sản mang lý lịch ngụy quân đã hứa với người cha tù tội sẽ thay cha lo cho tương lai gia đình.

Thư rơi, bỏ trên đường, được sản xuất rất nhiều với những ghi chú rõ ràng dành cho tấm lòng vô danh nhặt được sẽ đem giao tại nhà. Một trong những thông điệp tình yêu huyền diệu đến tay người nhận.


https://4.bp.blogspot.com/-1g2bWDMaGO0/XGCFQRsgqvI/AAAAAAAA1g0/qFykOUTlzZ40Gn-gMqxpdS3TsfhW0XMLQCLcBGAs/s1600/letter-1.jpg (https://4.bp.blogspot.com/-1g2bWDMaGO0/XGCFQRsgqvI/AAAAAAAA1g0/qFykOUTlzZ40Gn-gMqxpdS3TsfhW0XMLQCLcBGAs/s1600/letter-1.jpg)


https://1.bp.blogspot.com/--eLrYdFu2cQ/XGCFVx8a0DI/AAAAAAAA1g4/kez_11Jg0PA_UQoZ40u6wMQLQKoTnN3xwCLcBGAs/s1600/letter-2.jpg (https://1.bp.blogspot.com/--eLrYdFu2cQ/XGCFVx8a0DI/AAAAAAAA1g4/kez_11Jg0PA_UQoZ40u6wMQLQKoTnN3xwCLcBGAs/s1600/letter-2.jpg)

Tất cả những kỷ vật chúng tôi nhận được do trung tá tù cải tạo gửi đến gồm có chiếc áo tù rách vá nhiều chỗ gấp lại hết sức cẩn thận. Chiếc áo đã sống với người tù Vương Đình Viên Hồng trên 30 năm. Kèm theo là 7 lá thư trao đổi trong gia đình có cả lá thư do ân nhân nhặt được trao về địa chỉ tại Sài Gòn. Có lá thư đứa con trai của ông, 16 tuổi, Vương Bá Quốc Hùng viết cho cha từ Phú Nhuận ngày 6 tháng 3 năm 1981 với gói quà đầu tiên.

"Thư gửi cho K 9 HT:AH.118-NT.

Cháu báo tin một vài thân nhân ở nhà ta đã di chuyển về Hà Nội, đến nơi bình yên, con cũng muốn đi nhưng chưa có điều kiện."


Đọc thư biết ngay là báo cáo vượt biên thành công. Đặc biệt lại có 2 sợi giây dù Việt cộng đã dùng để trói anh bạn tù Lê Đức Thịnh khi xử bắn tại Long Giao 1976. Hai sợi giây này đã được ông Viên Hồng đem theo suốt những năm cải tạo từ Nam ra Bắc và trở về. Tài liệu này sẽ được lưu giữ dưới tiêu đề Valentine từ Yên Bái đến Sài Gòn. Những con người Việt Nam trong chiến tranh đã gởi thông điệp Valentine yêu thương cho nhau bằng cả mạng sống, bằng cả cuộc đời tù tội. Cách gởi đã nhiệm màu mà lời thương yêu chân thành còn mầu nhiệm hơn biết bao nhiêu.

Đó là chuyện những lá thư tình Valentine của quá khứ. Còn chúng ta ở đây, bây giờ, trong mùa Valentine ở xứ sở của thiên đường Mỹ quốc. Xin hãy viết cho nhau những thông điệp đẹp đẽ một lần. Để khỏi phụ lòng con người sáng tạo mở đường viết thiệp tình thương như anh chàng tử tù tên Valentine gần hai ngàn năm trước. Như thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý hơn 40 năm xưa trong rừng núi Kontum và như người tù Vương Đình Viên Hồng viết từ trại tù Yên Bái trong những năm đầu thập niên 80. Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa.

Hôm nay, nhân ngày Valentine với ý nghĩa rộng lớn hơn tình yêu đôi lứa, nhân danh tình thương của con người với con người, tác giả xin gửi hoa hồng cho cháu Trần Hoàng Hoa, em gái của cố thiếu úy Thủ Đức Trần Văn Quý, hiện còn ở Sài Gòn. Xin gửi hoa hồng cho người tù cải tạo Vương Đình Viên Hồng ở Virginia và xin gửi hoa hồng cho cháu Vương Bá Quốc Hùng ở San Jose. Cậu bé 16 tuổi ngày xưa ở Phú Nhuận, cũng muốn đi nhưng không có điều kiện. Phải chờ đến khi bố về mới có vé HO bơi thuyền đến bến tự do.


Happy Valentine đến mọi người




Giao Chỉ



(Đặc San Lâm Viên (http://www.dslamvien.com/))



Trích đăng từ Đặc san Lâm Viên
(www.dslamvien.com)

thuykhanh
03-17-2019, 03:30 PM
Nam Mô A-Mê-Ri-Ca





một người Mỹ gốc Việt










https://ecp.yusercontent.com/mail?url=http%3A%2F%2Fwww.luanhoan.net%2FBai%2520M oi%2520Trong%2520Ngay%2Fhtml%2Fbm%252001-6-36_files%2Fimage002.jpg&t=1552449477&ymreqid=68d6d573-9542-5287-01a6-2a067e010000&sig=.SoQ24TvGnTOFghUnk6z7A--~C






Tôi làm cho chương trình Bảo Vệ Thanh Thiếu Niên (C.P.S.) đã hơn 15 năm. Đây là một chương trình có mạng lưới rộng rãi, phục vụ suốt ngày đêm tại các thành phố trên toàn nước Mỹ. Tôi ở trong đội Ứng phó Khẩn cấp (Emergency Response).



Còn nhớ hơn mười năm trước, sau 3 năm làm việc an toàn, trôi chảy, khi đọc tạp chí Forbes nói về các nghề nghiệp "sinh tử" nhất của Mỹ, tờ báo nầy nói lên một nhận định làm tôi hoảng hồn:

"Ở Mỹ có hai nghề dân sự bị áp lực ngoại cảnh xã hội nặng nề nhất vì có thể gây chết người bất cứ lúc nào nếu thiếu sự cẩn trọng nghề nghiệp, đó là nghề Điều hành Không lưu (Air Controller) và nghề Bảo Vệ Trẻ Em, đội Ứng phó Khẩn cấp" – mà tôi đang làm.

Nghề Không lưu mà lơ đãng theo dõi chuyến bay để phân định không chuẩn xác thì máy bay đụng nhau.
Nghề bảo vệ thiếu niên, con trẻ mà không giải quyết vấn đề kịp thời thì có hại cho trẻ em bởi người nuôi nấng, chăm sóc<!>


Hôm đó, tới phiên tôi trực. Theo quy định, mỗi nhân viên trực có trách nhiệm thụ lý tối đa là 2 hồ sơ trong suốt một ngày trực. Dù hôm nay mới 2 giờ chiều, nhưng tôi đã được phân công làm việc với hai trường hợp khẩn cấp rồi.
Theo nguyên tắc chuyên ngành thì kể như xong nợ trong ngày. Thế mà khi đang ung dung ngồi mơ mộng một chút trên chiếc máy vi tính, gã quản lý chương trình lại lên tiếng gọi tôi, hỏi:


- Nầy, cậu có thể nhận thêm một "case" (thụ lý một hồ sơ) nữa không? Cậu sẽ được trả thêm tiền phụ trội ngoài giờ tối đa đó nha.


Từ sáng sớm, nhận sự phân công lần thứ nhất, rồi lần thứ hai ngay trong giờ ăn trưa, tôi đã mất hơn nửa ngày để lái xe đi gần cả trăm cây số, điều tra qua lại nhiều nhân chứng và liên lạc, phân tích hồ sơ về các trường hợp "trẻ con bị hành hạ" ngay tại nhà ở và trường học của nạn nhân.

Tôi mệt nhoài, còn hơi sức đâu mà làm phu trội. Nhìn đống hồ sơ giấy tờ dày cộm, khô khan như gạch ngói của hai hồ sơ mà tôi đã nhận đang nằm chờ hoàn tất thủ tục trước mắt.
Nay tay quản lý nầy lại "lì lợm" gạ gẫm tôi nhận thêm một hồ sơ nữa làm tôi nổi cáu trả lời gắt gỏng "Shut up! – Im đi!", thế mà hắn vẫn chưa chịu buông tha tôi.

Tiếng Nick, gã quản lý, vẫn dè dặt và ôn tồn vang lên từ bên kia đầu dây điện thoại:

-Thế cậu không muốn giúp "người của cậu" à?

Nghe hai tiếng "your people – người của cậu…" tôi hơi chột dạ, hỏi gằn lại:

-Này Nick, nói cho rõ ràng, Người của tôi là ai vậy?

Tiếng Nick phát âm lơ lớ trong máy:

- Nu-yen Ven Tot! Có phải là tên người Việt Nam không?

Tôi không làm lơ được nữa. Hỏi kỹ hơn:
- Ô kê! Nguyễn Văn Tốt đúng là tên người Việt Nam. Nhưng can tội gì vậy?

Nick đáp:
- Sexual abuse – xâm phạm tình dục – với trẻ em dưới 5 tuổi


Tôi thót ruột. Cảm nhận bằng kinh nghiệm nghề nghiệp cho tôi biết vấn đề nghiêm trọng của sự vụ xảy ra.
Nhìn đồng hồ, đã hơn 3 giờ chiều. Nếu gặp một hồ sơ rắc rối, làm việc đến nửa đêm chưa chắc đã xong. Sinh sống trên đất Mỹ, hàng chục năm lần lượt trôi qua cứ ngỡ như sông nước Đông Tây đã hòa quyện vào nhau không còn biên giới.

Nhưng lai lịch Việt Nam bỗng đâu dội tới như tiếng gọi cội nguồn đánh động lòng người. Không hỏi thêm lời nào, tôi đồng ý nhận làm việc cho một trường hợp người Việt đang gặp nạn. Bên kia, tiếng Nick reo lên như được thắng một ván bài tâm lý: "Hề hề! Ta biết là cậu không từ chối được 'ca' nầy đâu."

Tôi nhận hồ sơ báo cáo. Đọc lướt qua hồ sơ:
Người báo cáo là tổ hợp luật sư của cha mẹ nạn nhân.
Bị cáo là một người đàn ông Việt Nam 62 tuổi, không nói được tiếng Anh, chưa có tiền án.
Nạn nhân là một thằng bé Mỹ trắng, thiếu một tháng đầy năm tuổi. Nó học mầm non mẫu giáo buổi sáng, buổi chiều được gởi trẻ tại nhà riêng của người đàn ông bị cáo vì cha mẹ bận làm việc toàn thời gian.

Nội vụ tóm tắt là: Người đàn ông Việt 62 tuổi tên Nguyễn Văn Tốt, cư ngụ tại Mỹ chưa tới ba năm, đã nhiều lần có hành động xâm phạm tình dục với thằng bé da trắng và hai đứa cháu của ông ta bằng cách dùng dao dọa giết nếu các nạn nhân không nghe theo lời dụ dỗ liên quan đến chuyện thỏa mãn dục tính của ông ta.

Nếu bị cáo không chứng minh được sự vô tội của mình và bị hệ thống tòa án và luật sư Mỹ chằng chịt như rừng ở xứ Cờ Hoa nầy đưa đến phán quyết rằng: "Có tội – Guilty" thì bản án tù tội sẽ nghiêm trọng không lường hết được.

Theo thủ tục quy định, người thụ lý hồ sơ phải trực tiếp tìm gặp ngay nạn nhân riêng rẽ để tiến hành điều tra nội vụ. Tôi đến nhà trẻ Honey Child Care đang giữ Dany từ sau ngày nó bị "xâm phạm tình dục" để trực tiếp quan sát và phỏng vấn theo yêu cầu nghề nghiệp.

Khi vừa đến nơi, tôi đã thấy cha mẹ của Dany có mặt ngoài phòng đợi. Tôi chỉ chào qua loa và yêu cầu ban giám đốc cho tôi gặp cháu bé tại phòng riêng của nhà trường. Cha mẹ nạn nhân yêu cầu được có mặt trong lúc tôi phỏng vấn trực tiếp với Dany tại phòng riêng, tôi từ chối.

Theo luật, đứa bé có thể yêu cầu thầy giáo hay nhân viên nhà trường hiện diện trong cuộc phỏng vấn, nhưng chỉ dự thính chứ không được hỏi nạn nhân; thân nhân không được quyền có mặt.

Bị từ chối, thế mà cha mẹ bé Dany vẫn tiến tới xen vào việc tiến hành điều tra đang diễn ra. Tôi cố tránh, nhưng người cha đã đến chận trước lối vào phòng nói một cách tha thiết mà lịch sự:
- Thưa ông, tôi xin lỗi. Tôi không có ý xen vào công việc của ông đang tiến hành. Nhưng tôi chỉ muốn làm cho công việc điều tra của ông dễ dàng hơn…

Tôi hỏi nhanh:
-Thưa ông, vậy tôi có thể giúp gì được ông ạ?

Người cha xua tay:
-Không, không, chúng tôi chỉ muốn gởi ông bản dịch tường trình của FBI (Cơ quan Điều Tra Liên Bang) về cuốn băng có thu hình trực tiếp các trường hợp xâm phạm tình dục.

Ngạc nhiên, tôi hỏi nhanh:
- Ai thu hình vậy, thưa ông?

Người cha trả lời càng làm tôi ngạc nhiên hơn:
- Từ máy quay phim tự động đặt trong nhà. Chính con trai của can phạm đã giao nộp cuốn phim.

Tôi tiếp nhận bản dịch ra tiếng Anh và dĩa thu hình sao lại cuốn phim.

Trong phòng thí nghiệm riêng của nhà trường tiểu học mà các cháu nạn nhân đang theo học, tôi phải xem kỹ lại nội dung các sự việc trong cuốn phim trước khi phỏng vấn các nạn nhân.

Những đoạn phim có liên quan đến nội vụ, trước hết là hình ảnh ông già Tốt tắm cho hai thằng cháu nội và thằng bé Dany.
Ông kỳ cọ cho cả ba đứa bé trai và mỗi lần đụng đến bộ phận kín riêng của chúng, ông cười đùa hồn nhiên, rồi đưa tay túm lấy "của quý" của mấy thằng cháu để khoát nước lên và rửa ráy kỹ hơn.
Có lẽ vì hơi tò mò một chút cái "của Tây" nó khác "của Ta" như thế nào, già Tốt chịu khó bóp nặn thằng bé Dany hơi kỹ hơn một chút và cười hềnh hệch, rồi đem túi khôn truyền khẩu của dân tộc ta ra làm tiêu chuẩn bình luận, rằng:
"Hì hì! Dái đen mạnh cọ, dái đỏ mạnh cày. Thằng Mỹ con nầy giống tốt!"

Những mẫu hình chuyển qua phần mà cơ quan FBI cho là "nghiêm trọng" vì những dòng văn và đoạn văn dịch in đậm và xiên. Trong hình, ông Tốt cầm một cây dao, làm điệu bộ như chuẩn bị cắt của quý của mấy thằng nhóc, nhất là thằng Dany không chịu làm theo lời ông mà cứ giương mắt ếch ra nhìn. Tiếng ông già Tốt nói rặt giọng Huế thu được trong dĩa lưu phát ra nghe rất rõ:

- Dzu (you) ít (eat) bô cu (beaucoup) thì ô kê. "No" bô cu, thì "no" ô kê. Còn ăn ngả ngớn thì ông cắt phứt chim tụi bay đem ra xào nhậu ba-xi-đế liền...

Liếc nhanh qua bản dịch tiếng Anh, tôi vừa hoa cả mắt vì người dịch chẳng hiểu gì ý người nói; vừa cảm thấy xót xa vì tai bay vạ gió ở đâu ùn ùn kéo tới do ngôn ngữ bất đồng..

Người dịch – ký tên bên dưới là Jenny Nguyen – hẳn là một người trẻ thuộc thế hệ người Việt thứ hai trên đất Mỹ, nên dẫu có lưu loát về tiếng Việt đến mấy thì khó mà hiểu được cái "mốt" nói tiếng Anh, tiếng Tây xen lẫn với tiếng Việt như ông Tốt thuộc thế hệ học sinh ngữ Anh, Pháp nhập nhằng trên quê hương một thời đi học.
Bởi thế, người dịch đã diễn ra tiếng Anh đại ý: "Làm tình ít bú cu thì tốt. Chẳng bú cu thì không tốt. Ăn xong, nằm ngửa ra để tao cắt chim đem xào uống rượu liền!"

Lời dịch quýnh quáng không những sai lạc mà còn phản lại ý của người nói; cộng thêm với hình ảnh ông già Tốt cầm cây dao lăm lăm hết dọa hai thằng cháu của ông, đến dọa thằng Dany cũng đủ làm cho người Mỹ lên cơn kinh hoàng vì "thủ đoạn gian ác" của tay tội phạm xâm phạm tình dục trẻ con.

Trong một đoạn phim khác, ông già Tốt tắm rửa cho ba thằng con trai. Đứa nào ông cũng kỳ cọ sạch sẽ bộ phận riêng và có khi ông còn vuốt ve nói năng đùa giỡn với cả ba thằng bé. Lại thêm một lần nữa, sự suy diễn rằng, nghi can đã "cố ý va chạm, vuốt ve, xâm phạm bộ phận sinh dục của nạn nhân..." càng làm cho ông già Tốt có khả năng trở thành một thứ "quỷ Râu Xanh" trước mắt giới thẩm quyền và chuyên viên bảo vệ trẻ em, phần lớn suy diễn khá cực đoan khi cần bảo vệ trẻ em bị nạn, trên đất Mỹ.

Nội dung phỏng vấn ba đứa trẻ con chẳng cho thêm dữ kiện nào mới ngoài sự xác định: "Ông ấy rờ tôi chỗ nầy. Ông ấy thọc lét tôi chỗ kia..." như đã thấy trong phim và nghe trong băng thâu.

Bước kế tiếp của cuộc điều tra là đến gặp gia đình ông Tốt. Gặp ông, tôi hơi ngờ ngợ vì so với dáng linh hoạt của ông trong cuốn phim mà tôi vừa coi, trước mắt tôi là một ông già hốc hác, mặt xanh xám, mắt trũng sâu, tóc bạc rối bời bơ phờ.
Vâng, nhưng đúng là ông Tốt khi ông lên tiếng:

- Dạ đúng, tôi là Nguyễn Văn Tốt, từ Việt Nam qua Mỹ được hai năm, mười một tháng, bốn ngày...
Nói tới đây, ông Tốt ngồi phịch xuống nền nhà, hai tay ôm đầu, giọng kéo dài run run như vừa rên, vừa nói qua tiếng nấc đầy vẻ uất nghẹn:

"Úi! Cha mẹ ơi là cha mẹ. Tụi hắn nói tui hiếp dâm thằng con nít 5 tuổi.
Trời đất lại có chuyện 'mèo đẻ ra trứng, lợn đẻ ra hổ mang' như kiểu đó sao ông hè?!
Tui thương thằng nhỏ như sắp cháu nội tui. Tui nói tào lao xí đế để dọa cho hắn ăn cơm kẻo thấy hắn ốm tòng teo tội nghiệp. Ai ngờ ra nông nỗi nầy.
Còn mặt mũi chi mà dám nhìn bà con, thiên hạ nữa. Ui chao! Nhục nhã không chịu nổi thì chắc tui phải uống thuốc chuột mà chết thôi. Ông ơi! Xin ông cứu tui với! Cứu tui với..."

Giọng ông Tốt khàn khàn như tiếng khóc không thành hình. Suốt mười mấy năm thường xuyên đối diện với cảnh kêu oan của những nghi can trong quá nhiều trường hợp tương tự, tưởng lòng tôi sẽ trở thành thản nhiên chai đá. Nhưng tiếng than "mất mặt không dám nhìn bà con thiên hạ" của ông Tốt trên đất Mỹ xa xôi nầy làm tôi xúc động mạnh khi nhớ về quê hương làng xóm. Nơi đó, tiếng chào cao hơn mâm cỗ, ăn miếng giữa làng bằng sàng xó bếp; nơi mà phép vua thua lệ làng của nền văn hóa làng xã vẫn còn đang đậm tình đất cát sau những lũy tre xanh.

Tiếp theo, tôi phải phỏng vấn ông Tốt để thụ lý hồ sơ. Nhưng từ trong cái "chung" sâu thẳm tôi đã chia sẻ trọn vẹn với ông mà chẳng cần phân bua, giải thích. Với một xã hội dân chủ pháp trị như xứ Mỹ nầy thì pháp lý vẫn làm đầu tàu cho đạo lý.
Vấn đề còn lại không phải là bày tỏ sự cảm thông và xúc động mà phải làm gì và cứu ông Tốt được bao nhiêu.

Khi chia tay ông Tốt và những người con đều là bác sĩ, kỹ sư... đang nhăn mặt nín thở theo dõi vụ án của cha, tôi chỉ có thể nói được một lời khuyên vắn tắt:

- Ông Tốt và các cháu bình tĩnh.. Chỉ xin nhớ cho một điều là luật pháp Mỹ không có từ "thông cảm." Phải đấu tận tình như chơi "football" mới may ra gỡ rối được cho vụ nầy.

Nói cứng để làm cho bố con ông Tốt yên tâm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra cách giải quyết để chứng minh ông Tốt là vô tội khi ông ta thật sự có cầm dao dọa dẫm và trực tiếp rờ mó, đụng chạm vào bộ phận giới tính của nạn nhân.

Tôi mang hồ sơ về tham khảo ý kiến với anh cai Nick của tôi. Anh chàng đã cho tôi một lời cố vấn mạnh như vũ bão rằng:

- Làm sao chứng minh cho được lời cậu bảo rằng, những lời lẽ và hành động của ông Tốt đối với thằng nhóc Dany xảy ra thường xuyên và rất bình thường trong sinh hoạt đời sống văn hóa Việt Nam thì may ra mới có thể thuyết phục được những con diều hâu luật pháp châu Mỹ này.

Vì là một xã hội hợp chủng nên sức mạnh của người Mỹ và luật pháp Mỹ là tôn trọng văn hóa của các dân tộc và xem xét cẩn thận cách hành xử khác nhau của những người xuất thân trong những nền văn hóa khác nhau.

Những ngày tiếp theo, tôi đã viết ra thành một tập tài liệu nhỏ nhằm giải thích rõ ràng sự khác nhau giữa hành động nựng nịu – âu yếm bằng lời nói gần gũi và cử chỉ vuốt ve – con trẻ với hành động xâm phạm tình dục trẻ con.
Thậm chí, những hành động nựng nịu đó mang tính văn hóa Việt Nam đậm đà mà đôi khi người ngoài không hiểu nổi hay hiểu ngược lại như trường hợp ông Tốt.

Bản văn tường trình (statement) viết xong, tôi nhờ các em sinh viên đang học với tôi và các cơ quan xã hội đi xin chữ ký giải bày sự đồng tình hỗ trợ của các bậc cao niên và các nhân sĩ trong cộng Đồng người Việt.

Nghe qua nội vụ của ông Tốt, các vị cao niên người Việt đã tỏ ra rất nhiệt tình, sẵn sàng đến tòa án để làm chứng biện minh cho ông Tốt, nếu cần. Một chút tình quê hương và tấm lòng dân tộc biểu tỏ với nhau lúc lâm nguy nơi quê người thật là đẹp và đầy xúc động.

Phiên tòa luận tội ông Tốt được xử tại tòa Thượng Thẩm (Superior Court) địa phương.

Từ trên bục đối chứng (testified stand), tôi có thể nhìn thấy vẻ mặt tái xám và căng thẳng cùng cực của ông Tốt. Bên cạnh đó là các người con trong gia đình ông và những người chứng trong cộng đồng người Việt.

Phiên tòa diễn ra một cách êm xuôi đến ngạc nhiên khi công tố viên và các luật sư hai phía chỉ hỏi và tranh biện chiếu lệ, nghe nhiều hơn nói. Cách ứng xử với trẻ con trong khung cảnh văn hóa Việt Nam đã gây sự quan tâm thú vị hơn là thắc mắc đôi chối, tranh luận.

Cho đến khi thư ký tòa án đọc phán quyết "trắng án – not guilty!" cho vụ án thì ông Tốt trông có vẻ như thản nhiên và đang đắm mình trong một trạng thái mộng du nào đó. Miệng ông mấp máy liên tục những tiếng gì không rõ. Trước khi chia tay ở hành lang tòa án, tôi lại gần, hỏi ông đang muốn nói điều gì.
Ông thì thào:


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=http%3A%2F%2Ftinhthuquan.com%2Fimage%2Fad ida-Phat.gif&t=1552449477&ymreqid=68d6d573-9542-5287-01a6-2a067e010000&sig=bmHDDcENk792dSunhf9_NQ--~C

Nam mô Phật!
Nam mô A-me-ri-ca!
-...?!


Sau đó, khi đã quay lại với sinh hoạt đời thường, ông Tốt giải thích:
- Tôi cầu nguyện mà. "Nam mô" là tiếng tôn xưng.
Tôi tin là cái đất nước châu Mỹ – A-me-ri-ca – này cũng có các đấng thiêng liêng như Trời, như Phật cứu giúp kẻ hiền lương gặp nạn.

Lần đầu, tôi bắt gặp một nét cười tươi trên gương mặt của ông Tốt. Tâm linh không xuất hiện như mặt hàng quảng cáo, nhưng vẫn thường hằng có mặt ở một góc khuất nào đó cao viễn nhất giữa cuộc đời thường.

một người Mỹ gốc Việt

http://nhinrabonphuong.blogspot.com/2019/03/nam-mo-me-ri-ca-mot-nguoi-my-goc-viet.html

Triển
03-17-2019, 07:34 PM
Bài này chắc của người Việt gốc Việt viết, vì tên Việt vô nước Mỹ, hoán vị tên và họ là chuyện thường, nhưng cả chữ lót cũng hoán vị thì chỉ có nam mô A me ri cà: Tot Ven Nu-yen ... mới đúng. ;) j/k

thuykhanh
03-18-2019, 10:03 AM
Cảm ơn Bầu ghé, mời Bầu và Phố thưởng thức ( từ facebook của một người bạn)



https://www.facebook.com/FoxNews/videos/423018118435137/


Xin bấm lên hình

thuykhanh
03-29-2019, 07:41 AM
CHÔN MÔT CHẾ ĐỘ



“Tôi vào lính năm 18 tuổi. 12 năm 4 tháng làm lính. Chuyện cải tạo Vườn Đào và người tù về sớm nhất có thật 100% là tôi".
Phi Hùng


"Tượng nào cao bằng tựơng Trần Hưng Đạo
Lính nào xạo cho bằng lính Hải Quân."


Tôi sáu năm làm lính, thêm sáu năm làm quan, binh chủng Hải Quân. Xạo là chuyện đương nhiên.
Xứ VNCH ta, Bộ Binh, Không Quân chỉ có 4 vùng chiến thuật nhưng Hải Quân có vùng 5 Duyên Hải; Phú Quốc, Côn Sơn. Như nhiều chàng lính biển khác, tôi có thừa tài xạo. Xạo như thật. Xạo với gái bán bars, xạo cả với thượng cấp, nhưng không dám xạo với gái nhà lành, vì tôi rất sợ vướng nợ giai nhân rồi dính lưới hôn nhơn. Đời lính biển đầy những chuyến hải hành dài cả tháng mà có vợ thì xác suất nuôi con của thiên hạ rất cao.

Thôi thì cứ xạo với mấy em bán bar, mấy cô chịu chơi cho đời vui cái đã rồi tính.
Cùng dòng họ Trần Thiện như tôi, có một ông Đại Tướng, 2 ông Đại Tá, mấy chục ông tá, ông uý.

Ông bà nội tôi là loại điền chủ sau khi đã bị chánh phủ VNCH mua lại bởi luật người cày có ruộng; vẫn còn 100 mẫu để canh tác và 15 mẫu ruộng hương hỏa. Cha tôi là một triệu phú có đủ thứ, villas, nhà lầu 4 tầng với mấy chục phòng cho Mỹ mướn rồi sáu bẩy căn phố. Tôi thằng con trưởng nam, vậy mà không được ai nuôi cho ăn học. Ngay khi biết mình 18 tuổi, tôi tự nguyện vào lính hải quân dù chưa nhận được lược giải cá nhân.
Làm lính chưa đầy 6 năm tôi mang lon Thượng sĩ, năm chưa tròn 24 tuổi; đi đâu cũng bị quân cảnh xét giấy tờ coi có mang lon giả hay không. Tôi chỉ mong hết 5 năm để giải ngũ, nhưng rồi chiến cuộc leo thang nên bị lệnh lưu ngũ. Sau đó, tôi đi học làm quan, thăng cấp từ chuẩn úy lên trung úy thì tự động.
Dù làm lính hay làm quan, tật ba gai không bỏ. Gái đến cầu tàu rủ rê đi chơi thì dù đang gác cũng đem súng giao cho sĩ quan trực và bỏ đi chơi 5 ngày sau mới về; vì đi 6 ngày bị cho là đào ngũ nên chiều ngày thứ 5 là tôi về trình diện và vui vẻ nói lý do là "Tại gái xuống tận cầu tàu rũ đi chơi" và vui vẻ đi tù.


Từ đầu tháng Tư 1975, ngay khi thấy chộn rộn, nhiều người tìm đường ra đi, tôi đã chọn ở lại. Là sĩ quan hải quân, tôi mà muốn ra đi thì tàu nào cũng lên đi được hết. Tàu nào cũng có bạn cùng khóa lính hay khóa quan hay cùng đơn vị khi xưa; Hơn nữa, nơi tôi phục vụ là Trường Chiến hạm của Bộ Tư Lệnh Hạm Đội, chuyên huấn luyện tác chiến và thanh tra các chiến hạm của hải quân nên gần như quen biết rất nhiều. Những thường dân mang cả gia đình đứng lớ ngớ trước Hải Quân Công Xưởng muốn vào phía trong để xuống tàu mà không vào được tôi còn dẫn dùm vào. Tôi xa mẹ từ thuở nhỏ nay chỉ muốn được sống bên mẹ của tôi mà thôi. Tôi tự tin là dù hoàn cảnh nào, mình cũng có thể xoay trở để sống còn.
Chiều 30 tháng Tư, lần đầu tiên tôi đến nhà ba tôi. Đứng trên sân thượng của building 4 tầng trên đường Chi Lăng, nhìn những chiếc T. 54 của Quân Bắc Việt từ bệnh viện ung thư và tòa hành chánh tỉnh Gia Định quẹo qua đường Chi Lăng ngang bót Hàng Keo qua trước nhà ba của tôi để tiến về Dinh Độc Lập. Tôi rơi nước mắt. "Thế là hết; Tôi thua trận; Tôi bị mất Nước!"


Tôi rời bỏ Biên Hòa về quê mẹ nhưng bị truy tìm nên phải về quê của Ông Ngoại và 15 ngày sau mới trình diện ở Quận Chợ Gạo. Hai tháng sau khi trình diện, tôi được đưa đến tập trung ở Đình xã Tân Lý Tây. Ngôi đình nầy được cho là linh thiêng vì không bị dấu vết của bom đạn. Ở đây chúng tôi phải khai lý lịch chừng chục lần trong 2 tháng. Ngay lần khai đầu tiên, tôi hiểu ngay đây là lúc phải xài tài ba xạo. Mấy ông họ hàng Trần Thiện theo phe quốc gia không dính gì đến tôi. Bố mẹ, chú bác anh em nhà tôi đều theo kháng chiến, có cả lô tử sĩ. Nhiều lúc đang ngủ bị dựng dậy bắt khai lý lịch vì lệnh trên bắt khai lại. Lý lịch của tôi là lý lịch xạo thì làm sao nhớ mà khai cho đúng y như nhau nên phải chép thật nhỏ giấu vào trong bâu áo. Mỗi lần khai là lần lấy ra xào lại.


Sau đợt lý lịch, một ngày Thứ Bảy gần tối, cả bọn trình diện được lùa lên một đoàn xe GMC và xe hàng loại chở heo đến. Lệnh chỉ ngắn gọn, "chuyển trại", không cho biết sẽ đi đâu. Xe chạy về hướng Cai Lậy, một bên lộ là con kinh. Một tên trên xe nói tới Mỹ Phước Tây rồi.
Mỹ Phước Tây cái tên nầy nghe quen quá. Tôi cố moi trí nhớ. Phải rồi, đây vùng nằm giữa Đồng Tháp Mười, trên đường đi Mộc Hóa.
Qua Mỹ Phước Tây chừng 2 hay 3 km, xe dừng lại. Cán bộ coi tù cho biết đây là Trại Cải tạo Vườn Đào. Tên Vườn Đào là vì ngày xưa có người lập vườn trồng đào lộn hột nhưng rồi bỏ hoang. Trên chục dãy nhà lá dài hàng mấy chục thước. Vào trại, tôi được một số trại viên cũ cho biết họ bị bắt trước ngày 30 tháng 4 và đưa về đây, lùa đi đốn cây làm nhà cho trại. Chúng tôi được chia ra 25 người vô một tổ. Trải nylon quấn mền ngủ qua đêm vì quá tối không thể tìm cách giăng mùng.


Trại cải tạo Vườn Đào đúng là cái trại tù không giống bất cứ nơi đâu. Trong trại không ai nhìn ra tôi. Tôi nhận ra một Thiếu úy ngày xưa ở quân trường Nha Trang tôi làm Đại đội trưởng của hắn nhưng nay nhìn tôi hắn ta ngó lơ. Thế cũng là tốt.
Thời mới đến trại Vườn Đào, tôi nhờ được Mẹ lên thăm vừa tiếp tế vừa dúi tiền cho, nên ăn no xài bảnh. Nhưng những ngày tù “huy hoàng” cũng tới lúc kết thúc. Đổi tiền. 22 tây tháng Chín, 1975, tôi còn trên 100 ngàn, phải chia cho bạn bè đổi dùm. Cán bộ đưa cho mấy đồng còn bao nhiêu giữ lại. Vậy là hết thời vung vít.

Trong trại, ngoài màn lao động còn đủ kiểu họp hành, bắt viết đủ thứ “tự khai” rồi “thu hoạch.” Anh nào bị gọi lên “làm việc” là có chuyện vì bị báo cáo gì đó. Tự biết mình khai lý lịch xạo, muốn yên tôi đóng luôn vai dữ, sẵn sàng đập lộn. Hăm he và thừa cơ đánh vào chỗ yếu của thiên hạ là cách sống còn mà trường đời dạy tôi. Nhược điểm là thằng nào cũng muốn được thả về sớm. Tôi thì tuyên bố tao không cần ra sớm. Tiền bạc mẹ và em của tao đủ sống nhiều năm nữa; Tao không cần ra sớm vì tao biết không thể nào ra sớm; Thằng nào cà chớn tao đập để cùng nhau ở trại tù muôn năm cho vui.
Đòn phép này có vẻ hữu hiệu, vậy mà yên được ít lâu, rồi cũng có ngày tôi bị gọi đi trình diện “làm việc”. Chắc là bị báo cáo gì đây.

Trước khi đi, tôi còn hâm he:

- Tao mà bị gì thì thằng nào báo cáo nên trốn đi chứ không thì đừng trách tao nặng tay.
Người chờ “làm việc” với tôi không phải tay cán bộ coi an ninh trại mà là một Trung Úy cán bộ người Miền Nam nằm vùng Đồng Tháp Mười. Ngay khi gặp mặt, anh ta tự xưng là “chính trị viên” và trấn an tôi ngay:
- Tôi gọi anh lên chỉ để nói chuyện chơi cho biết thôi, không có gì quan trọng.

Sau đó, tôi còn được mời ngồi, rồi chính viên trung uý cán bộ này đưa thuốc lá của anh ta ra mời hút.
- Tôi vừa đọc xong mấy bài thu hoạch của anh. Anh là văn sĩ à?

À thì ra anh ta thích đọc “văn xạo" của tôi. Trong tự khai rồi thu hoạch của tôi, mẹ tôi từng là cán bộ huyện Giồng Trơm tỉnh Bến Tre từ thời Thanh Niên Tiền Phong chống Pháp và cha tôi thì thời đầu kháng chiến từng là đồng chí của tướng Trần văn Trà. (Thực sự thì Ba tôi có một thời tham gia kháng chiến, biết Trần văn Trà trước khi ông rời khỏi chiến khu về thành) Chuyện trò lan man, anh ta còn hỏi làm sao bài tôi viết đề cập tới nhiều người chính anh ta cũng chưa biết.

Sau hơn tiếng đồng hồ được mời trà mời thuốc, trước khi ra về, viên Trung Uý còn bảo tôi cứ về trại an tâm tin tưởng cách mạng luôn có tình có lý. Được thả về trại bình an, bạn tù vây quanh thăm hỏi việc gì vậy, tôi trả lời:

- Trung Úy Chính Trị Viên (thay vì nói là cán bộ) kêu tao lên hút thuốc nói chuyện chơi và khen bài viết của tao có thể xuất bản thành sách cải tạo!
Tù cải tạo được cán bộ gọi lên nói chuyện chơi mà không có gì hết thì đúng là “đáng ngờ." Sau đó tôi thật là thoải mái dễ sống, không tên nào dám báo cáo gì hết.

Một hôm, vừa cơm trưa xong tôi bị kêu lên gặp cán bộ. Vẫn viên trung uý chính trị viên lần trước, nhưng lần này anh ta không ngồi văn phòng mà đứng sẵn trên bậc thềm khu cơ quan đón tôi. Sau màn chào hỏi, anh ta vui vẻ dẫn tôi lại văn phòng thuộc khu của trưởng trại, bảo tôi chờ phía ngoài. Anh ta vào phòng một lát rồi đi ra, bảo tôi:
“Hôm nay anh sẽ làm việc với đồng chí bí thư, tôi sẽ gặp anh sau.“ Nói xong, viên trung uý ra dấu cho tôi đi tới phía văn phòng cửa mở sẵn rồi bỏ đi.

Tôi đứng lại tần ngần bên cửa, đang tự hỏi không hiểu chuyện gì thì từ trong phòng, một giọng nữ miền nam vang ra:
- Anh vô đi.

Giọng nói có vẻ lạ. Tôi bước vào phòng. Không thấy ai. Bàn làm việc ghế ngồi bỏ trống. Vẫn cái giọng nữ ấy vang lên phía sau tôi.
- Anh ngó lui coi. Tôi ở đây.

Giọng nói vang lên ngay bên cửa, nơi tôi vừa bước qua. Không phải khăn rằn. Cũng không bà ba đen. Một cô mặc áo sơ mi trắng ngắn tay bó sát chưa quá ba mươi tuổi đứng khoanh tay bên cửa. Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi:
- Anh không nhớ tôi đâu nhưng tôi biết anh. Tôi biết anh đánh lộn trong trại. Tôi biết anh khai lý lịch xạo.

A, phút nguy hiểm đã tới. Thì ra cái người mà viên trung uý gọi là “đồng chí bí thư” là cô này. Phải coi cô ta là thứ người gì rồi mới liệu đường mà thoát hiểm. Ai đây? Động nào, bars nào. Có phải mấy cô tôi từng gặp ở làng Cam Ranh hay ở bến bờ nào đây?

- Anh đang cố nhớ mà không thể nhớ ra. Tôi không ở những nơi mà anh đang nghĩ đâu. Anh cứ nhìn tôi coi có nhớ gì không?
Cô ta vẫn đứng yên bên cửa, vẫn khoanh tay nhìn tôi và như đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Có vẻ thấy tôi giống như con nai vàng ngơ ngác giữa trời mùa đông, cô ta nhắc lại điều vừa nói:
- Anh đừng cố tìm tôi trong những chỗ anh thường lui tới. Tôi không phải loại đó. Thong thả, tôi sẽ nhắc cho anh nhớ. Chúng ta chỉ gặp nhau một lần.
Biết tôi không thể nhớ ra gì hơn. Cô ta tiếp tục:
- Có lẽ chưa đầy 30 phút. Nhưng tôi biết về anh. Tôi đã coi tất cả hồ sơ của anh. Bao năm qua, tôi vẫn quyết phải tìm cho ra anh.
Đầu tháng Năm, sau khi ổn định tình hình; tôi lên Sài Gòn vào Bộ Tư Lệnh Hải Quân. Giấy tờ hồ sơ của hải quân còn đầy đủ cả. Một người của chúng tôi nằm vùng ở phòng tổng quản trị đưa cho tôi danh sách những người trình diện; còn anh ta thì tìm giúp tôi danh sách các quân nhân hải quân trước 75.
Có ba người trùng tên anh, tất cả đều là sĩ quan. Một Trung tá là người Bắc di cư; một Trung úy người Nam và một thiếu úy người miền Trung. Tôi biết anh người Nam. Trong danh sách sĩ quan hải quân trình diện, tôi tìm thấy tên anh, một Trung úy người Nam, địa chỉ Tân Vạn Biên Hòa. Tôi lên ngay Biên Hòa thì công an xã cho biết anh bỏ cây xăng trốn đi đâu không biết. Anh đâu có trốn khỏi tay tôi.

À, đúng là một tay nguy hiểm. Không hiểu mình gây thù chuốc oán gì mà bị săn lùng tới mức này. Chắc phải giả ngây giả dại mới qua khỏi ải này, tôi nghĩ.

Cô ta nói tiếp:
- Tôi biết anh đã trình diện. Sau khi có lệnh tập trung cải tạo tôi tìm hầu hết các trại cải tạo miền Tây và đến Mỹ Tho nầy thì thấy tên anh; Lý lịch anh khai ở trại này toàn là thứ ba xạo, đúng chưa? Con trai độc nhất trong nhà như anh thì đào đâu ra mà có anh ruột là Thương Uý tập kết tử trận ở Cà Mau. Anh muốn tôi kể thêm nữa không?

- Cô... Cán bộ. Cô...
Thấy “con mồi” đứng lơ ngơ chịu trận, cô ta có vẻ hài lòng, thong thả rời chỗ đứng về lại bàn rồi bảo tôi:

-Trong trại này anh còn dám đánh lộn rồi còn tuyên bố chẳng cần được thả sớm. Anh “chì” lắm ma, sao nay ú ớ vậy. Thôi, ngồi xuống đi. Bây giờ chú ý nghe tôi nhắc. Anh nhớ Năm Căn không? Nhớ đi...
- Năm Căn Cà Mau?
- Còn Năm Căn nào nữa. Ngày ấy anh chỉ là một anh thuỷ thủ quèn mà làm tàng... Nhớ đi. Rán coi. Tôi nhắc thêm nghe. Thấy trên cánh tay bọn tôi có bốn dấu xâm, anh ba hoa giảng lung tung rồi bảo chúng tôi đi đi, mau mau về nhà lo làm ăn mà kiếm tấm chồng...
....
À á. Năm Căn. Bốn vết xâm. Tôi bắt đầu nhớ. Chuyện đã mưới mấy năm trước, hồi tôi mới vào lính. Sau 2 tháng được huyến luyện quân sự ở Nha Trang, tôi xuống chiếc tàu Há Mồm ( HQ. 500) làm thủy thủ tập sự và được tham dự "Chiến dịch Sống Tình Thương" ở quận Năm Căn, tỉnh Cà Mau; Đây là nơi mà khi tàu ủi bãi, có mấy đứa con nít đến, dơ tay gõ vào thành tàu rồi la lên “bằng sắt thiệt tụi bây ơi".

Chúng tôi thấy lạ kỳ nên hỏi vậy chớ các em nghĩ tàu làm bằng gì. Bọn nhỏ nói các ảnh nói tàu làm bằng cạc tông.
Cũng trong chiến dịch này, có bữa địa phương quân đưa xuống tàu chúng tôi ba nữ giao liên gửi cho hải quân giữ chờ hải thuyền đến chở giao về tỉnh Cà Mau.
Chiến dịch chấm dứt, tàu tôi được lệnh phải đi công tác khẩn chuyển quân ra miền Trung. Chỉ huy tàu bảo ba cô giao liên chỉ là bọn con nít, chẳng biết gì, cho lệnh phóng thích luôn. Tôi đang phiên gác với một ông Trung sĩ nên được lệnh xuống phòng tạm trú dẫn ba cô lên bờ thả cho đi. Đúng là cả ba đều con nít, hai cô 15 tuổi, cô lớn chắc cũng chỉ 16, 17 tuổi.

Thấy trên cánh tay các cô có 4 dấu xâm, tôi nói:
" Các cô có biết 4 dấu chấm xâm trên cánh tay ý nghĩa là gì không? Sinh Bắc Tử Nam là để cho người miền Bắc vượt tuyến vào Nam thề chiến đấu cho đến chết vì Bác vì Đảng. Các cô sinh ở miền Nam không lẽ Sinh Nam Tử Bắc hay Sinh Nam Tử Nam thì chống lại với người Miền Bắc hay sao?
Về xóa hết đi lo làm ăn kiếm tấm chồng mà sống cho bình thường. Chuyện đánh nhau là chuyện của đàn ông, con trai đừng xía vào cho khổ thân.”

Không lẽ chỉ nói chừng đó mà thành mối hận để bay giờ phải trả. Thấy tôi nín thinh, cô cán bộ áo trắng nhắc tiếp:

“Anh nhớ thêm đi. Lúc anh bảo ba cô đi đi, tôi không chịu đi mà đòi anh đem giao chúng tôi cho tỉnh Cà Mau. Anh hỏi tại sao thả mà không chịu đi mà đòi giao cho tỉnh. Tôi nói chứ không phải thả đi để các anh bắn từ phía sau lưng hay sao? Anh phá ra cười rồi hỏi ai bảo các cô vậy? Tôi nói nghe các anh lớn nói. Anh hỏi lại nếu thả để bắn sau lưng thì còn ai sống mà kể lại cho các anh lớn biết. Rồi anh tiếp là chẳng những hải quân mà tất cả các binh chủng khác cũng không có binh chủng nào thả người rồi bắn sau lưng. Anh còn nói bắt người thì phải đưa ra tòa xét xử, nếu có tội thì phạt tù chỉ khi nào giết nhiều người, làm hại nhiều người thì mới bị kết tội tử hình công khai chứ không bao giờ bắn sau lưng cả. Anh nhớ ra chưa?

Thấy giọng cô ta bỗng như dịu lại, không có vẻ gì là hằn thù, tôi làm bộ như vừa chợt nhớ ra và kêu:
- A...A... Cô có thể cười cho tôi coi không?
- Có lẽ anh đang nhớ ra rồi; vì ngày đó anh có khen tôi cười có hai núm đồng tiền nên dễ kiếm chồng lắm.
Cô ta nhìn thẳng vào mặt tôi và cười. Hai núm đồng tiền, bên phải sâu hơn bên trái.
- Đúng rồi. Đúng cái mặt cười năm xưa. Tôi nhớ sau khi tôi khen cô bé còn nguýt tôi một cái thật dài. Tôi nhớ hoài cái nguýt dài ấy.
- Ở đó mà cô bé, cô bé....
Tức thì thêm một cái nguýt dài trên mặt cô cán bộ. Đôi má núm đồng tiền bỗng như linh động hơn.
Sau cái cười và cái nguýt dài của cô cán bộ áo trắng, tôi cảm thấy nhẹ người.
- Anh nhìn lại coi. Hơn 12 năm rồi. Đâu còn con bé nào ở đây.

Đến lượt tôi cũng nhìn thẳng vào mắt cô ta và cười. Câu chuyện từ lúc này bắt đầu thấy dễ chịu. Tôi nói:
- Sau khi đưa các cô tới gần cái chợ nhỏ bên sông, thấy chỗ an toàn, tôi mới bảo các cô đi đi. Khi các cô đi qua khu chợ, tôi còn đi theo một đoạn canh chừng. Không thấy cô ngó lui.
- Tôi không ngó lui nhưng biết anh đi theo.. Chắc anh không thể ngờ là khi về nhà rồi, ngay ngày hôm sau tôi còn trở lại khu bến sông ấy, nhưng tàu của anh đã đi rồi.
- Tôi có nghe viên trung uý vừa rồi gọi cô là đồng chí bí thư. Chắc cô đã là đảng viên lâu năm.

- Vậy là anh đã nghe. Đúng là tôi đã 12 tuổi đảng. Ngay khi trở về, tôi được kết nạp đảng. Sau đó được chuyển về làm công tác nội thành, theo dõi thầy cô và hiệu đoàn học sinh trường trung học Cà Mau nên tôi học thi lại Tú tài 1 và năm 65, tôi đậu luôn Tú Tài 2. Sau đó ít lâu, tôi chuyển về công tác nằm vùng tại đại học Long Xuyên cho tới ngày giải phóng. Anh không biết là bao năm qua, tôi vẫn tin là sẽ có ngày tôi gặp lại anh...
Tôi nói:
- Thì chúng ta đang gặp nhau ở đây.. Hôm nay tôi đã là người tù. Cô là người thắng trận. Ngày ấy, thấy trên cánh tay các cô có mấy vết xâm, tôi lỡ nói mấy câu gì đó. Mong cô không để tâm.
- Anh khỏi cần phải mong. Mấy câu anh nói ngày ấy tôi không bao giờ quên. Hôm nay tôi cố ý mang áo sơ mi ngắn tay để anh thấy trên tay tôi không còn vết xâm nữa. Tôi đã xoá bỏ chúng từ lâu. Anh thấy chưa, không còn dấu vết hay để thẹo gì cả.
Cô ta vừa nói vừa đưa cánh tay ra. Thấy tôi im lặng, cô ta nói luôn:
- Anh không cần phải sợ tôi. Hơn 12 năm trước, khi trở lại bến sông ở Năm Căn tìm anh, tôi chỉ muốn anh biết là tôi cám ơn anh. Hôm nay cũng vậy. Trước đây, khi bắt đầu đi tìm tung tích anh, tôi chỉ mong một lần gặp lại coi anh sống ra sao, vợ con dùm đề thế nào. Khi coi hồ sơ, tôi đến địa chỉ ghi trong lý lịch thì ra là nhà của ông ngoại anh chứ không phải nhà của mẹ anh. Tôi hỏi địa chỉ và đến thăm mẹ anh ở xóm Tân Vạn. Chính bà than phiền với tôi là cho đến nay anh vẫn còn độc thân. Nhìn hình trong nhà, tôi nhận ra anh ngay. Bao năm qua, tôi không thể quên ánh mắt tinh nghịch nụ cười nửa miệng của anh. Mẹ anh kể là mấy cô bạn anh toàn là gái giang hồ, bán bar. Anh sợ lập gia đình nên không dám quen gái nhà lành. Mẹ anh nói có lần bà bảo anh cưới cô giáo nhà bên cạnh nhưng anh nói không muốn có vợ vì sợ phải nuôi con thiên hạ. Anh biết vì sao mẹ anh kể tôi nghe mọi chuyện về anh không?
- Vì cô hỏi thì bà kể. Mấy chuyện đó có gì đâu mà mẹ tôi phải dấu.
- Không phải vì tôi hỏi mà mẹ anh rất thương tôi, tự bà kể ra. Bà muốn tôi phải biết tất cả về anh. Tại sao anh biết không? Tại tôi nói với mẹ anh rằng tôi là người thương của anh. Anh đã tính đưa tôi về ra mắt mẹ nhưng chưa kịp làm. Tôi không chỉ nói mà còn ở lại với mẹ anh hai ngày hai đêm. Bà nói với tôi không sót điều gì, từ ba anh tới bà con chú bác dòng họ. Mẹ anh còn nói bà thiệt mừng khi thấy tôi tự đến ra mắt bà. Hôm nay gặp lại anh, chúng ta không có nhiều thì giờ để vòng vo nên tôi phải nói luôn với anh chuyện này. Tôi thật lòng muốn làm bạn với anh.
Một cô cán bộ 12 tuổi đảng muốn làm bạn với tôi. Chuyện thật khó tin.. Tôi nói:
- Cám ơn cô nhưng tôi chỉ là một tên tù không biết ngày nào về, làm sao có thể là bạn của cô được.
- Ngày xưa anh từng mang tôi ra khỏi nhà tù, lần này, đến phiên tôi sẽ cứu anh ra khỏi nơi này.
Chuyện tưởng như đùa nhưng cô ta nói nghe chắc như ăn bắp. Tôi từng nghe chuyện lý lịch với phía cộng sản là sinh tử. Có nhiều cán bộ cao cấp tập kết ra Bắc nay thấy con cháu đi tù cải tạo mà ngó lơ, không ai dám dỡn mặt với kỷ luật đảng. Tại sao cô cán bộ này dám nói ra miệng là sẽ ra tay cứu mình. Cô ta là thứ bí thư gì vậy. Âm mưu gì đây mà cô ta phải tìm đến ở với mẹ tôi mấy ngày đêm để nắm hết lý lịch bí ẩn của tôi. Mẹ tôi vốn cả tin. Chưa bao giờ tôi mang bất cứ người cô nào về nhà ra mắt mẹ. Nay thấy một cô gái có vẻ con nhà lành dễ thương tới xưng là người tình của thằng con, bảo sao bà ta không tin ngay mà thương. Nhưng tôi đâu có khờ như bà mẹ mình được. Tôi nói:
- Cô đã biết hết lý lịch thật của tôi. Tất cả rồi sẽ bị phanh phui, chắc tôi sẽ khó sống. Cô tuy có 12 tuổi đảng nhưng dính đến tôi sẽ có ngày liên lụy. Xin cô tha cho tôi.
Cô ta cười to và nói:
- Anh khỏi lo dùm tôi. Tôi đã hứa là sẽ làm. Anh cứ sống bình thường như mọi người trong trại là được rồi.
Cô ta đưa cho tôi một túi quà và nói:
- Đây là quà của riêng tôi biếu anh. Mẹ anh cũng muốn gửi quà nhưng tôi nói bà cứ giữ đó. Tháng tới tôi sẽ đưa bà lên thăm anh. Thôi, anh về đi. Trưởng Trại có lẽ sắp trở lại.
Tôi nhận gói quà, chào cô ta ra về mà gần như người mất hồn. Về tới trại giam, tôi chỉ trả lời qua loa trước những lời dò hỏi của bạn tù.
Đúng như lời hẹn, tháng sau cô ta đi cùng với mẹ tôi lên thăm. Không phải thăm riêng mà bình thường như bao người cải tạo khác. Cùng gặp một lúc tại nhà thăm nuôi, chỉ 15 phút... Mọi lời lẽ tù nói với người thăm gặp phải diễn ra trước mặt viên cán bộ phụ trách. Từ đó, cô ta tiếp tục đi cùng mẹ tôi đến thăm tôi hàng tháng. Chẳng thể nói gì, tôi đành phó mặc cho số mệnh. Thấy cô cán bộ 12 tuổi đảng đóng vai phó thường dân ngồi cười cười bên bà mẹ thăm nuôi, tôi nổi tánh lì, trò chuyện tự nhiên, đôi khi còn chọc cười như ngày xưa ở các bars hay động. Tôi còn gì để mất? Cô ta muốn gì ở tôi? Tôi có gì để mà lợi dụng? Thôi thì phó mặc cho số phận.
Tháng Một năm 1976, một buổi chiều vừa ăn cơm xong, sắp tới giờ điểm danh vô chuồng, bỗng có cán bộ cầm danh sách đến gọi đúng tên tôi bảo thu dọn gọn lẹ đồ đạc cá nhân mang theo ra điểm danh.
Bất ngờ gọi tên lúc chiều tối hẳn không phải lệnh tha. Thu dọn đồ đạc mang theo kiểu này chỉ có thể là chuyện trại. Nơi tập họp điểm danh là sân trại. Số tù được gọi ra điểm danh có hai mươi mấy mạng, trong số này có tên chỉ còn anh chỉ còn một chân. Một cán bộ trẻ mang lon thiếu uý dẫn chúng tôi đi ra cổng. Không thấy xe cộ gì. Cả bọn cuộc bộ, không thấy có quản chế súng ống kèm sát như khi đi lao động. Một tên đánh bạo hỏi:
- Chúng tôi đi đâu đây cán bộ?
- Đi tới nơi làm lệnh tha.
- Tha về hả cán bộ?
- Bộ tha rồi không về ở lại ăn hại à?

Cả bọn nửa tin nửa ngờ; Trời bắt đầu tối. Thả vào giờ nầy, xe cộ đâu mà về?
Cả bọn được dẫn ra đến nhà thăm nuôi. Đèn được thắp sáng. Có viên trung uý xưng là chánh trị viên tôi từng gặp đợi sẵn. Thấy tôi trong đoàn người, anh ta cười ra vẻ “hồ hởi” bảo hôm nay anh sẽ thấy cách mạng luôn có tình có lý. Các anh tập trung lại bàn thăm nuôi khai lại địa chỉ và người nhà cho chính xác một lần, sau đó sẽ nghe đồng chí trại trưởng tới nói chuyện.

Chừng nửa giờ sau, Đại Úy Trưởng Trại ra tuyên bố:
- Các anh thuộc diện gia đình cách mạng được bảo lãnh cho về; Kể từ giờ phút nầy tuyệt đối không được liên lạc với những người trong trại; Từ đêm nay các anh ăn ngủ tạm tại nhà thăm nuôi này. Cán bộ sẽ phát mền chiếu v, gạo và lương thực để các anh tự nấu nướng. Ngày mai sẽ làm thủ tục nhận lại đồ ký gởi và lệnh tha. Sau đó chờ liên lạc, gặp gỡ thân nhân bảo lãnh và làm lễ ra trại... Trong mấy bữa chờ làm lễ, các anh tuyệt đối không được liên lạc với các trại viên cũ.

Hôm sau, cả bọn được tập trung lên cơ quan nhận lệnh tha, tiền và đồ dùng ký gửi. Riêng phần tôi, kiểm lại thấy còn vài trăm bạc mới. Ba ngày sau, đã thấy đoàn người thân nhân trong đó có bà mẹ tôi có mặt tại nhà thăm nuôi. Hai mươi mấy tên tù được tha, kể cả tôi, hầu hết đều do mẹ là người bảo lãnh.

Cán bộ ra đưa cho một số tiền để mua thức ăn làm bữa tiệc chia tay. Một bà mẹ đến từ Cao Lãnh nghe nói trước là chủ nhập cảng các loại máy ghe tàu, “xung phong” nhận sẽ “ủng hộ” thêm tiền chợ và còn tình nguyện lãnh đi chợ dùm. Bà ta hỏi có thể cho một hay hai người đi theo mang phụ thức ăn. Cán bộ nói:
- Bây giờ thì các anh có thể đi tự do; muốn mấy người theo cũng được.

Thế là khu chợ gần Trại Cải Tạo Vườn Đào được một buổi chợ trúng mối. Heo, gà, vịt, tôm càng, cá... rau cải mua nguyên thúng, nguyên sàn, hỏi giá bao nhiêu là mua bấy nhiêu khỏi cần trả giá; tiền chợ được bà chủ Cao Lãnh xuất hầu bao, mớ tiền chợ ít ỏi do trại phát có lẽ được bà mẹ nầy cất riêng để làm kỷ niệm ngày con được ra tù.

Tiệc chia tay thức ăn ê hề nào gỏi, nào ca ri, cá hấp, tôm càng nướng, thịt heo, gà, vịt luộc. Thế rồi tiệc cũng bế mạt. Thức ăn gần như còn nguyên vì ai cũng chỉ nếm cho có vị và cán bộ cũng không dám ăn bửa tiệc giá đáng mấy chục lần số tiền cho để làm tiệc. Mấy Bà xin đem thức ăn cho mấy người trong trại thì cán bộ không cho bảo phải đem chôn hết.

Ra khỏi trại mọi người đứng chờ đón xe Mộc Hóa để về Cai Lậy. Từ phía hàng rào trại, thấy lố nhố người đứng trông ra. Tôi quay lui, cũng không dám nhìn lâu không còn nhận được dáng của đứa nào!.
Tôi nói với Má:
- Mình đi lần, bao giờ có xe thì đón. Chứ đứng đây chờ nhìn vào các bạn trong kia nhìn ra, con thấy bất an!
Tôi và má Tôi đi lần dọc theo lộ. Tất cả gần như thấy vậy cũng đi theo.
*
Là người tù trại Vườn Đào được về sớm, tôi biết thân ở yên với mẹ già. Chòm xóm không thấy làm khó dễ.

Sau khi được trao trả quyền công dân, tôi còn được cử ông Nông Hội Ấp đề nghị tôi làm trung đội trưởng lao động ấp; mọi người vỗ tay tán thành. Thế là từ đó ai thấy tôi đến nhà là biết bị gọi đi lao động không công cho XHCN, nào đào kinh, lấp kinh, rồi nước đọng cây trái bị úng nước, ruộng lúa bị ngập nước không rút kịp lâu ngày cây cối chết, lại phải đi phá đập, vác lúa thu thuế...

Tôi không dám nhìn khi thấy bà con nông dân ai cũng đầy nước mắt khi bồ lúa vơi đi hơn phân nửa để đóng thuế. Nghe nói lúa thuế được chở tiếp tế cho Miền Bắc.

Mỗi tháng Cô Bí Thư đều đem nhiều khô mắm từ Cà Mau lên thăm Tôi và ở chơi 3 hay 4 ngày. Cô ta ngủ chung với mẹ tôi, vẫn có vẻ được bà thương mến, tin cẩn. Tôi cũng không nói hay hỏi gì thêm ngoài việc cho mẹ biết là bà đã vô tình đem sói vào nhà vì cô ta là bí thư trên 12 tuổi đảng.

Cũng có lần cô ta biệt tăm luôn 3 tháng; rồi một hôm bỗng đến thăm với nhiều quà từ miền Bắc. Cô cho biết vừa đi tập huấn ở Hà Nội về. Tôi hỏi:
- Em sáng mắt ra chưa?
Cô ta lườm và nói:
- Anh chưa thấy quan tài nên chưa biết đổ lệ!

Đầu năm 1980, Cô ta đến thăm và tối hôm đó có mặt mẹ của tôi. Cô ta nói:
- Mẹ muốn em lo cho anh ra đi; nhưng em có điều kiện là anh phải nhận em làm vợ cho đến khi định cư rồi sau đó tùy anh. Em cho anh một tháng để nghĩ suy và trả lời em.

Mẹ tôi khuyên tôi nên nhận cô ta làm vợ vì cô ta thương tôi thật sự. Tôi thì nghĩ không hẳn. Cô ta bỏ nhiều công phu tìm tôi, giúp tôi và nay muốn cùng tôi vượt biên với tư cách là vợ một sĩ quan hải quân để làm gián điệp như bao trường hợp nằm vùng khác, có người
làm tài xế, người giúp việc trung thành tận tâm cả chục năm nhưng sau tháng tư đen thì mới lòi mặt thật. Nhưng đâu còn đường nào khác để tính.

Chưa đầy một tháng sau cô ta lên và bảo tôi chỉ đem theo một bộ quần áo gọn nhẹ để mai đi. Tôi hỏi:
- Em chưa biết anh có đồng ý hay không mà bảo ra đi.
- Thông minh như anh thì không bao giờ bỏ mất dịp may, vì anh không mất gì cả, kẻ mất nhiều nhứt là em nhưng là em tự nguyện; mọi chuyện ra sao sau này anh sẽ biết.

Tôi hỏi cô ta có an toàn không.
- Anh có cần tàu Hải Quân biên phòng hộ tống hay không? Nếu muốn em cũng có cho anh.
Tôi nghe mà khiếp. Chẳng rõ cô ta nói đùa hay nói thật. Cỡ bí thư huyện ủy cũng không thể có quyền vào Bộ Tư Lệnh Hải quân xưa để tầm kẻ thù.
Không hiểu cô ta là thứ gì? Không ra hải ngoại để nằm vùng hay làm gián điệp thì còn gì nữa? Nghĩ vậy nhưng thôi kệ. Cô ta làm gì hay là ai tính sau, cứ thoát ra khỏi nước cái đã. Thế là chúng tôi từ giã mẹ ra đi.

Tàu vượt biên dài 12 mét mới toanh, máy cũng mới và số người đi là 52 người do một cựu hàng hải thương thuyền ngày xưa lái; nhưng cuối cùng 26 người bị rớt lại vì ghe nhỏ chuyển ra ghe lớn bị chận giữa đường mà trong đó có gia đình tài công. Cô bí thư hỏi:
- Anh lái được chứ ?
- Lái được nhưng không có bản đồ mà chỉ có la bàn thì phải chạy thẳng ra hải phận quốc tế rồi theo hướng Tàu buôn mà lấy hướng đi thì sẽ sang Singapore hay tấp vào các đảo của Indonesia.

Tôi lái suốt 5 ngày đêm mới gặp một ghe đánh cá của Indonesian và hỏi thăm thì được chỉ cho một chỗ cách đó không xa. Tôi lái vào và ở đó một ngày một đêm thì được tàu của Indo đưa đến trại tỵ nạn Kuku. Một tháng sau chúng tôi được đưa sang trại Galang và dĩ nhiên trong lý lịch của Hải quân Trung úy VNCH nay có thêm cô vợ bí mật nhiều phần là gián điệp.

Trên bước đường lưu vong quê người xứ lạ làm thân thất quốc, chúng tôi cô đơn lạc lõng như nhau. Ngày qua ngày cả hai đứa đi học tiếng Anh về nấu cơm chung rồi chung mùng và thành vợ chồng thật.

Ở Galang tôi gặp lại bạn bè quân ngũ xưa; vì gần như mỗi tàu là có đôi ba hải quân xưa được đi không tốn tiền để lái tàu.
Quán Trùng Dương là nơi tụ họp để nhận ra nhau kể chuyện xưa và bàn chuyện tương lai.
Các cựu hải quân làm sổ lưu niệm giống như thời học trò viết lưu bút ngày xanh cho những tháng nghỉ hè. Lắm ông ghi cả số quân, đơn vị xưa và dán cả hình.
Ôi các quan lính ơi! Tôi mà đem cái sổ nầy về thì e rằng cô bí thư mười mấy tuổi đảng sẽ lén ghi lại hết gởi về Bắc Bộ phủ thì gia đình các ông cũng mà khó sống ở VN!. Tôi từ chối viết sổ lưu niệm và cũng không đến quán hội họp nữa.

Cũng tại trại Galang, tôi có người bạn trước là thiếu úy ngành điện khí được mướn làm người gác máy điện phụ cho một thợ điện người Indo. Anh Indo nầy khá am tường về tình hình VN và có phân tích như sau:
- Các anh vượt biên nghĩ rằng ra ngoại quốc rồi Mỹ sẽ giúp cho thành lập một đoàn quân để trở về dành lại VN. Có lẽ các anh lầm rồi.
Mỹ không bao giờ giúp các anh đâu vì giúp các anh, Mỹ được lợi gì? Các anh đánh nhau mà nhiều nữ tính quá. Nhân đạo với kẻ thù thì chỉ có con đường chết; Phải như chúng tôi kìa. Chỉ một đêm thôi không một tiếng súng; toàn dùng dao, búa, mã tấu mà giết cho tuyệt giống cộng sản. Chỉ một đêm là xong gần triệu mạng...

Sáu tháng sau chúng tôi được đi định cư. Tôi không tham gia đoàn thể nào, không hội họp với cả hội đồng hương nhưng lúc nào cũng canh chừng cô vợ bí thư đảng viên.

Cô ta cũng như tôi chẳng quen ai; đến cả dùng điện thoại cô ta cũng không sử dụng. Mẹ tôi mất năm 83. Mẹ cô ta mất năm 84. Năm 90 ba tôi và ba của cô ta cùng mất trong một năm. Chúng tôi nhận thư nhưng không về và đến nay cũng chưa về.

Chúng tôi đồng ý không có con. Tôi 72 và vợ 70 tuổi; nếu còn ở Việt Nam, cô ta nay đã 52 tuổi đảng, không biết làm tới chức gì.
Mất nước bốn mươi năm, lưu vong hơn 35 năm, chúng tôi chưa bao giờ có ý định về thăm lại quê hương...
Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì
"cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.

Trần Thiện Phi Hùng




https://scontent.fagc1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/54728736_805156759848705_4591192779543019520_n.jpg ?_nc_cat=100&_nc_ht=scontent.fagc1-2.fna&oh=c31d8aee84bf8a5989eb075126272a26&oe=5D1203F9
(https://www.facebook.com/photo.php?fbid=805156756515372&set=a.105656969798691&type=3&eid=ARCg4ctlBiGgqq9EP9-WTvqY9GJHuhMrcqKA7mXP1ORt7uStVneMEszjWOvGF-86Ga3hJF2vCTVh3M2t)

Nguồn: từ trang facebook của một người bạn

thuykhanh
04-04-2019, 01:52 PM
Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn...






https://2.bp.blogspot.com/-__iPEcu9It0/XJJmkiSgeJI/AAAAAAAA2fg/T_kBuiC625gZsnAj4IimsopT5JSmVnE0gCLcBGAs/s640/thang-tu-buon.jpg (https://2.bp.blogspot.com/-__iPEcu9It0/XJJmkiSgeJI/AAAAAAAA2fg/T_kBuiC625gZsnAj4IimsopT5JSmVnE0gCLcBGAs/s1600/thang-tu-buon.jpg)



Đó là điều tôi muốn nói với bạn. Sau ngày tàn cuộc chỉến, hình như gia đình tôi cũng như hầu hết bao gia đình Việt Nam trong giai đoạn ấy đều có những mất mát lớn lao. Bốn mươi năm kể từ tháng Tư năm 1975, bây giờ tôi mới viết được bài thơ cho người anh trong gia đình, đã mất tích trên đoạn đường từ Quảng Ngãi về Qui Nhơn.

Năm vừa qua, chuyến xe đưa chúng tôi từ Đà Nẵng về Qui Nhơn, tôi mới có dịp đi qua đoạn đường "máu đổ thây phơi" của 40 năm trước. Đi qua những địa danh quen thuộc miền Trung, từ Đức Phổ, Mộ Đức, những quận lỵ xơ xác đói nghèo vì chiến tranh đã được hồi sinh. Có lẽ 40 năm sóng biển Sa Huỳnh vẫn vỗ vào bờ một nỗi buồn xa vắng. Hai bên ruộng lúa vẫn xanh rờn, xa xa dải núi mờ sương lại khiến tôi thương cảm không cầm được giọt lệ. Tôi biết anh đã yên nghỉ, nhưng nắm xương tàn nằm ở đâu thì cho đến bây giờ vẫn chưa tìm lại được.

Tháng Tư. Đốt nén hương lòng tưởng nhớ anh, một người anh hiền hoà, luôn thương yêu các em. Sau 40 năm anh đã yên nghỉ, gửi nắm xương tàn nơi rừng sâu núi thẳm, nhưng nỗi thương nhớ vẫn còn ở lại với người thân trong gia đình.

Bốn mươi năm mới viết nổi bài thơ, “Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn”, hay 40 năm nhìn lại với một nỗi buồn khó nguôi.



Đừng Hỏi Vì Sao Tháng Tư Buồn


Gần bốn mươi năm, một lần về
Ngỡ ngàng cứ tưởng lạc cơn mê
Tìm lại những hình xưa bóng cũ
Đường về sao chỉ thấy buồn hơn.

Chuyến xe Quảng Ngãi về Qui Nhơn
Hai bên ruộng lúa vẫn xanh rờn
Mới nghe chị kể: “con đường máu”
Máu đổ thây phơi suốt dọc đường.

Lạc nhau trên bước đường ly loạn
Chị về thành phố với con thơ
Còn anh theo toán quân lên núi
Từ đấy người đi, kẻ ngóng chờ.

Một năm, hai năm rồi ba năm…
Rặng núi mờ sương vẫn lặng câm
Người đi, đi mãi không về nữa
Cô phụ lòng đau chỉ khóc thầm…

Qua rồi chinh chiến bốn mươi năm
Đoàn quân lên núi vẫn xa xăm…
Tháng Tư chị chọn là tháng giỗ
Đốt nén trầm hương tưởng nhớ chồng.

Tháng Tư nến thắp trên ngọn thông
Vọng hồn tử sĩ khắp non sông
Ôi toán quân xưa không trở lại
Con vẫn chờ cha, vợ ngóng chồng…

Đừng hỏi vì sao tháng Tư buồn...
Khóc người nằm lại chốn rừng sâu
Lơ lửng mây vờn quanh đỉnh núi
Nhớ người lính cũ chết từ lâu.


Nguyên Nhung


Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên
http://(www.dslamvien.com)

thuykhanh
04-06-2019, 01:21 PM
Thắng và Thua



Gia Lộc Nguyễn



Sống ở đời, khi thắng thì bị người ganh ghét thù hằn, khi thua thì bị người khinh khi, tự mình cảm thấy uất ức bực bội khó chịu. Do vậy dù thắng hay thua đều có mầm tai hoạ trong đó.

Tuy nhiên có những lúc cây muốn lặng mà gió chẳng yên, mình không muốn tranh với người mà người cứ muốn tranh với mình, đây là trường hợp nghiệp lực chi phối. Nếu như có thể tránh đi được thì bạn cứ việc tránh, còn tránh chẳng được thì hãy can đảm bình thản mà đối diện để trưởng thành hơn lên, tự hoàn thiện bản thân và đạt được những giá trị chân thiện mỹ trong cuộc sống.
Có vậy an lạc và bình yên sẽ thường ở bên ta.


https://www.youtube.com/watch?v=8ZtWUtTvfuw&t=35s (https://www.youtube.com/watch?v=8ZtWUtTvfuw&t=35s)

thuykhanh
04-11-2019, 03:28 AM
Ký Ức Một Thời Tù Cải Tạo



Trần Nhật Kim






https://3.bp.blogspot.com/-r8mV2SP9-tQ/XKurpQFg5CI/AAAAAAAA20g/JfrAXYTPDS8wyvvczG84qK0shFgEYj0tQCLcBGAs/s640/trai-thanh-cam.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-r8mV2SP9-tQ/XKurpQFg5CI/AAAAAAAA20g/JfrAXYTPDS8wyvvczG84qK0shFgEYj0tQCLcBGAs/s1600/trai-thanh-cam.jpg)








Tôi không mấy tin tưởng vào các tin đồn sẽ có đợt thả tù nhân dịp những ngày kỷ niệm “gọi là quan trọng”, như ngày 19/8 hoặc 2/9 của cộng sản Việt Nam và ngày kỷ niệm tháng 10 của cộng sản Nga. Tuy nhiên, tin đồn cũng làm nhiều người mất ăn mất ngủ.

Một người bạn cùng phòng với tôi được bạn hữu cho hay kỳ thả tù này sẽ có tên anh, vì nghe nói anh có người họ hàng dây mơ rễ má, làm chức vụ quan trọng gì đó ngoài Hà Nội, một chỗ dựa khiến anh tin tưởng. Trông anh vui hẳn lên, niềm vui đã làm anh thay đổi. Anh cho bạn các thứ đồ dùng, chia một phần thức ăn, vì khi được về anh cũng không cần những thứ này.

Thời gian trôi qua, đến ngày lễ lớn không có đợt nào về, niềm thất vọng tác động mạnh, khiến anh xìu xuống như một người mang bệnh nặng.

Tin đồn thả tù lần này xuất hiện từ đầu tháng 8. Mọi người nghĩ đến ngày 19 tháng 8, kỷ niệm “Cách mạng mùa Thu” của đảng CSVN. Không khí vui nhộn ngày một lan rộng, một hiện tượng tâm lý vì trông đợi lâu ngày. Theo kinh nghiệm những người miền Bắc, 6 năm không về sẽ phải đợi thời điểm 9 năm và như thế kéo dài sự chờ đợi “3 năm” vào lần kế tiếp. Người ta ví “án lệnh 3 năm tập trung cải tạo” như một sợi giây thung kéo dài vô tận.

Ngày lễ 19 tháng 8 qua đi, vẫn không có một dấu hiệu nào xẩy ra. Tin đồn lại hướng về ngày 2 tháng 9.
Một ngày sau khi đi lao động về, anh Đèo Văn Tsé nói riêng với tôi:
- Cán bộ cho tôi hay có đợt tha vào dịp lễ này.

Tôi tin lời anh Tsé, một người “Dân Tộc” miền Bắc. Tính anh hiền lành và thẳng thắng nên được cán bộ tin tưởng, nhưng tôi vẫn hỏi anh:

- Anh có nghe rõ không. Cán bộ nói là ngày nào?
- Tôi có hỏi nhưng cán bộ chỉ nói tới đó.

Tôi bảo anh Tsé:
- Ngày mai đi lao động, anh hỏi lại cán bộ là trong danh sách đợt tha này có tên anh không?

Ngày hôm sau anh Tsé cho tôi hay:
- Tôi đã hỏi lại và cán bộ cho biết đợt tha này có tên tôi. Cán bộ còn nói Chuẩn úy Hòa phụ trách mua vé tàu.

Tôi nghĩ tin đồn lần này có thể tin tưởng phần nào vì chính cán bộ quen anh Tsé nói. Tuy nhiên, tôi bảo anh Tsé:
- Anh nói có quen cán bộ Hòa, nên đi hỏi cho chắc ăn.

Đối với tôi hình ảnh “được tha” rất mơ hồ. Tôi nhớ tới ngày lãnh gói quà 3 Kg đầu tiên từ ngày tôi ra Bắc mà vợ tôi gửi qua đường bưu điện. Khi Thiếu úy Lăng gọi tên tôi lên lãnh quà, có sự hiện diện của Đại úy Bông, Trại Phó.

Thấy tôi, Đại úy Bông hỏi:
- Anh Kim đi lãnh quà phải không?
- Thưa vâng.
- Anh có nhận được quà thường xuyên không?

Tôi tự nhủ, mới từ trại Quyết Tiến (Cổng Trời, Hà Giang) chân ướt chân ráo về trại này làm gì có phiếu gửi quà. Trong mấy năm nay, vì di chuyển bất thường nên gia đình tôi cũng không biết tôi đang ở đâu. Khi về trại này, nhờ bạn có gia đình tới thăm nuôi nhắn tin nên vợ tôi mới biết tôi ở đây. Không hiểu vợ tôi lấy phiếu gửi quà ở đâu, hay nàng mua chợ đen tại khu Bưu điện Sài Gòn như lời đồn. Tôi chậm rãi trả lời:

- Mấy năm đi cải tạo, đây là lần đầu tiên tôi nhận được quà.

Đại úy Bông đột nhiên đổi giọng với vẻ mặt giận giữ:
- Gia đình anh gửi quà cho anh nhiều vào, anh ăn cho khỏe để chống lại nhà nước.
Tôi im lặng mỉm cười.

Qua khung cửa sổ, bên ngoài tấm vách ngăn, hai anh Tô Tứ Hướng và Nguyễn Khắc Linh đang đợi đến lượt vào lãnh quà, đã nghe rõ câu Trại Phó nói. Tôi nghe thấy hai bạn nói nhỏ: “Chuyến này Kim thê thảm rồi, bị trại Phó ghim thì khó mà sống yên thân." Tôi quay nhìn ra ngoài, thấy anh Hướng dơ cao ngón tay cái.

Dưới sự chứng kiến của trại Phó, gói quà của tôi trong tay cán bộ Lăng đã trở thành một mớ xà bần. Ngay ống thuốc đánh răng cũng bị hắn tháo phần đáy, lấy chiếc đũa tre ngoáy bên trong, không thấy gì, hắn liệng ống kem vào gói quà. Bánh thuốc lào hiệu 3 số 8 cũng bị xé nhỏ. Hắn nghi ngờ trong gói quà của tôi có dấu những thứ trại cấm, như tiền hay tài liệu vo tròn trong thức ăn. Hắn đổ lọ thuốc B1 trên tấm giấy, vì viên thuốc quá nhỏ nên tha không đập vỡ.

Dù sao, gói quà đến với tôi thật đúng lúc. Tôi đang ở trong tình trạng hạn hán đợi mưa, như cây khô chờ từng giọt nước. Phần thịt trên người đã để lại trên trại Cổng Trời, thân thể tôi chỉ còn da bọc xương…

Tin đồn ngày một rõ. Một số anh em cũng được cán bộ cho hay có đợt tha vào dịp lễ này. Tôi cũng chỉ biết vậy, không mấy hứng khởi, vì hồ sơ của tôi đã ghi đầy đủ nhận xét của những trại tôi đi qua. Từ trại Ty lên Thành, với hàng chữ lớn “CIA” thêm nhiều dấu hỏi in đậm bằng bút chì mầu đỏ, viết bên lề bản lấy cung, đến các trại miền Bắc, cả về “lao động: xấu lẫn kém”, kèm thêm hình ảnh một tên “Phản động, chống cách mạng và nhà nước cộng sản.”

Vào một buổi sáng đầu tháng 10, trước giờ lao động, chúng tôi được lệnh tập họp dưới sân trại. Khi Ban giáo dục của trại đến, một cán bộ đứng trước hàng chúng tôi nói lớn:
“Tôi gọi tên người nào, người đó đứng lên bước sang bên xếp hàng. Các anh có tên trong đợt tha kỳ này về phòng thu xếp đồ dùng cá nhân, sẽ được chỉ định chỗ ở sau."

Hắn cầm tờ giấy đánh máy đọc tên 34 người. Các anh Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên và anh Nguyễn Văn Thành cùng phòng 5 với tôi có tên trong danh sách về đợt này. Một số tên khác được gọi tiếp. Tôi ngỡ ngàng khi nghe đọc tên mình. Tôi chưa kịp có phản ứng, thì người bạn ngồi bên cạnh vỗ nhẹ lưng tôi, nhắc: “có tên anh”. Tôi đứng lên theo các bạn được gọi tên trước ngồi theo hàng bên cạnh các đội đi lao động.

Trong danh sách có 34 tên nhưng chỉ có 32 người thuộc trại Thanh Cẩm, còn hai tên khác nghe lạ hoắc.
Mãi sau này tôi mới biết có 2 người thuộc trại Thanh Cẩm được về kỳ này cho đủ số 34, nhưng bị đưa lầm tên sang trại khác và 2 người thuộc trại khác lại có tên trong danh sách chúng tôi.
Chúng tôi chuyển lên “khu kiên giam”, sẽ ở đây ít ngày để đợi tàu về miền Nam.

Khi lên khu kiên giam, anh Hướng nhắc lại chuyện cũ:

- Kể cũng lạ, khi rời trại Nam Hà, trại thưởng công cho anh ở căn nhà mới vài giờ vì anh đã đổ mồ hôi hoàn chỉnh,
để có chỗ cho anh em từ Hoàng Liên Sơn chuyển tới, còn bây giờ, anh lại được lên khu kiên giam ở vài ngày trước khi về.

Khi tới trại này, tôi và anh Hướng “góp bữa ăn chung” và bây giờ chúng tôi lại về cùng một chuyến tàu. Tất cả 32 anh em chúng tôi chia nhau chỗ nằm trên khu kiên giam, nơi mà 2 năm trước đội 16 của chúng tôi chịu trách nhiệm hoàn tất mái bằng với xi-măng cốt sắt.

Đứng trên khu kiên giam nhìn xuống, hai dãy nhà hai bên và cổng gác ôm trọn khoảng sân rộng. Ở giữa sân, căn hội trường, biểu tượng uy quyền của chính sách nhà nước, chiếm một khoảnh đất rộng gần phía khu kiên giam, mái dốc đứng như căn nhà Rông của người Thượng vùng Cao Nguyên Trung Phần, mà tôi và anh Trương Văn Tuyên (Quốc Gia Hành Chánh) lãnh phần lợp lại mái tranh đầu hồi chỉ còn trơ xương tre.
Hội trường lâu ngày không còn xử dụng, mái tranh xơ xác, tả tơi như cặp cánh gà chọi sau một lần thua trận. Tôi thường nói đùa với các bạn, nhìn cảnh tiêu điều của căn hội trường chẳng khác nào chính sách của chế độ này.

Phía dưới, gần khu nhà bếp, một giếng nước cung cấp nước uống cho trại, tạm ngưng không xử dụng vì nước đục ngầu do đất bùn lọt qua khe hở của thành giếng. Tôi và hai bạn Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch được chỉ định sửa lại chỗ hở nơi tiếp giáp hai ống xi măng thành giếng.
Tôi và anh Lê Ngọc Thạch đứng trên, dùng giây kéo ống xi măng để anh Phan Công Tôn ở dưới giếng điều chỉnh
hai vòng ống thành giếng. Hai chúng tôi cố sức kéo ống xi-măng để không gây nguy hiểm cho bạn ở dưới. Ống xi-măng quá nặng trong lúc sức khỏe chúng tôi ngày một suy sụp, khiến phần xương sống dưới thắt lưng của tôi rêm nhức. Từ đó, cơn đau hành hạ tôi ngày đêm nhất là vào mùa Đông giá lạnh, lưu lại như một kỷ niệm khó quên của thời “tù cải tạo”.

Từ cổng trại, vượt qua con đường nhỏ chắn ngang, giòng sông Mã nằm sâu phía dưới, nước phù sa đục ngầu,
cuồn cuộn như bóng ngựa phi.

Nhớ lại chuyện cũ, vì tình hình chiến sự ngày một nghiêm trọng tại các tỉnh vùng biên giới phía Bắc, chúng tôi rời
trại Quyết Tiến chuyển về đây. Chúng tôi xa dần vùng đất chết Cổng Trời, rũ bỏ được nỗi ám ảnh bỏ xác trên
“đồi Bà Then”. Tôi thoát được nơi rừng xanh núi biếc quanh năm sương phủ của vùng biên giới, mà cái đói cái rét và lao động khổ sai đã nhận chìm ước vọng của đời sống cũng như nhân cách một con người. Như một vết chém khó lành in sâu trong tiềm thức, thường ẩn hiện trong giấc ngủ trằn trọc về khuya.

Hậu quả của “đói, rét, bệnh tật” nhất là hoàn cảnh đời sống đã biến đổi một con người, luôn ám ảnh tâm trí của tôi. Tôi nhớ mãi nét mặt của Cẩn, một tù nhân hình sự miền Bắc với án trung thân khổ sai vì can tội trộm cướp giết người. Hắn đói đến nỗi, vào một ngày lao động, trông trước trông sau khi thấy cán bộ võ trang quay nhìn hướng khác, hắn lấy một nắm rau muống xanh non cao hơn một gang tay vừa tưới phân chuồng, chỉ kịp giũ bỏ phần nào nước tưới và giòi bọ còn bám trên lá rau, cho vào miệng nhai. Tôi nhìn rõ những vệt nước mầu xanh ứa ra hai mép, vội bảo hắn:
- Cháu ăn như vậy rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Hắn không trả lời tôi ngay vì mắc kẹt nắm rau trong miệng. Một lát sau hắn mới nói:
- Bác ơi! Chết no còn hơn chết đói.
Tôi hiểu ý câu hắn nói, dù chỉ là một câu đơn giản nhưng lại là một điệp khúc được người tù hình sự miền Bắc thuộc nằm lòng:
Sống no còn hơn sống đói,
Sống đói còn hơn chết no,
Chết no còn hơn chết đói.

“Bóp miệng túm dạ dầy” vốn là chính sách độc trị hàng đầu của CSVN, nên “đói rét” và “lao động khổ sai” được tận dụng, đã hủy diệt cả về thể xác lẫn ý chí đấu tranh của một dân tộc, đẩy con người xuống hàng súc vật. Với bản chất ngu dốt, tàn bạo, đã biến đổi thành phần cầm quyền trở lên mất tính người.

Chúng tôi thoát khỏi vùng đất chết Cổng Trời. Về đây, trại Thanh Cẩm với nắng ấm, khí hậu ôn hòa bên giòng sông Mã, tinh thần trở nên phấn chấn dễ chịu hơn, gạt bỏ được phần nào hình ảnh đen tối trước đây. Tôi sống ở trại này đã 4 năm với nhiều kỷ niệm. Nhóm Quyết Tiến chúng tôi có 48 người, khi chuyển về đây được đưa vào căn nhà mang số 5, căn nhà cao nhất dẫy về phía bên trái, sát với khu kỷ luật.

Chúng tôi được lập đội, mang tên đội 16, đội “xây dựng nhẹ”. Đội “xây dựng” được gọi là “nhẹ” vì gồm những tay mơ, chưa một lần cầm đục cầm tràng. Cả đội chỉ có vài cái cuốc cái xẻng và một chiếc cưa tay nhỏ. Một đội mà người nào người nấy như những bộ xương biết đi, thân xác tả tơi như những con “cò ma” gặp ngày mưa bão, vì phần thịt trên cơ thể đã để lại trại Cổng Trời.

Các bạn trong trại ưu ái đặt cho đội của tôi danh xưng “Đại Đội Trừng Giới”, những con người sống sót từ trại Quyết Tiến - Hà Giang nằm sát biên giới Việt - Trung, một trại tù được mệnh danh là “Trại kỷ luật số 1 của Bộ công an Hà Nội” với 4 năm cầm cờ đỏ.

Sau vài ngày ổn định chỗ nằm, một số anh em trong nhóm Quyết Tiến đi kỷ luật, trong đó có các vị Linh Mục. Có phải đây là một hành động dằn mặt những người mới tới, hay trại muốn ngăn ngừa hành động bất trị của chúng tôi có thể lây lan trong trại. Đến lượt Nguyễn Tiến Đạt, một người anh em trẻ nhất trong nhóm, đã cùng tôi dắt díu nhau từ trại Ty lên Thành rồi chuyển ra các trại miền Bắc, cũng vừa lên khu kỷ luật.

Chúng tôi chưa có công việc nào gọi là ra hồn, vẫn chỉ làm vệ sinh trong khuôn viên trại. Vào một buổi lao động, một cán bộ trẻ đi qua, thấy anh Nguyễn Đức Khuân đeo kính cận, hắn gọi anh tới gần, nói lớn:
- Tại sao anh đeo kính khi lao động?

Khuân trả lời hắn:
- Tôi cận thị nên phải đeo kính. Tôi đã đi qua nhiều trại trước khi tới đây, chưa có cán bộ nào thắc mắc tôi đeo kính khi lao động.
Hắn bực tức trước câu trả lời của Khuân. Mọi người dừng tay chờ xem hành động của tên cán bộ. Có tiếng nói trong đám anh em:
“Nó ngu thật, cận mà không cho đeo kính thì khác gì mù."

Hắn nghe rõ câu nói, quắc mắt nhìn về phía anh em như tìm người vừa buông lời sỉ nhục. Hắn quay qua Khuân, quát lớn:
- Đưa kính đây.

Khuân đưa kính cho hắn. Hắn cầm kính ném xuống đất, đè gót giầy lên rồi bỏ đi. Cặp gọng kính như cặp cánh gà vặn ngược trước khi cắt tiết, một mắt kính đã rời ra khỏi khung tròng. Khuân như kẻ mù, nhất là sau thời gian dài bị hành hạ, cùm xích trong phòng tối, cái đói và cái khổ cùng cực đã làm đôi mắt anh ngày càng tăm tối. Anh cận nặng nên không nhìn rõ hình ảnh trước mắt. Mọi người đều tức giận.

Sau vụ của Khuân, không khí sinh hoạt của đội 16 căng thẳng hơn trước. Trong một buổi sinh hoạt hàng tuần, anh Lê Văn Khương (Chín Khương, tòng sự tại trại giam Côn Sơn) đưa lời phản đối hành động của cán bộ trại. Anh bảo anh thư ký buổi họp:

- Xin anh ghi rõ và đầy đủ lời phát biểu của tôi.
Mọi người chưa biết anh nói gì, nhưng nét mặt anh đầy vẻ bất bình. Anh nói tiếp:
- Từ sau ngày miền Nam bị xâm chiếm và trong suốt thời gian đi tù tại các trại từ Nam ra Bắc, tôi xác định một điều, chế độ cộng sản là một chế độ vô nhân đạo, tước bỏ quyền sống của con người. Tôi không bao giờ chấp nhận và không thể sống chung với
chế độ bạo tàn này.
Anh thư ký ngưng viết, nhìn anh Chín như thầm hỏi anh có ý định thay đổi lời vừa phát biểu không. Anh Chín quay qua anh thư ký nhắc:
- Xin anh ghi lời tôi phát biểu đầy đủ.

Anh thư ký vẫn chưa ghi vào biên bản, quay nhìn anh em trong phòng như dò hỏi, để xem có lời nào can ngăn. Cả phòng vẫn im lặng như tán thưởng. Bất chợt, phút giây căng thẳng vụt biến mất, trả lại không khí vui tươi cho mọi người. Anh thư ký nhìn các bạn mỉm cười. Tập thể “Đại Đội Trừng Giới” đã vượt qua nhiều thử thách, “48 người” vẫn chỉ là một.

Buổi họp vẫn sôi động. Đến lượt anh Ninh Vệ Vũ dơ tay xin phát biểu, mọi người im lặng chờ nghe. Vũ nói:
- Tôi quyết tâm. Thà chết không chấp nhận chế độ cộng sản. Một chế độ hủy diệt quyền sống của con người…
Tôi nhìn Vũ bắt gặp một nụ cười. Anh vẫn như ngày nào, hồi còn ở trại Phan Đăng Lưu, Sài Gòn. Ra vào phòng kỷ luật như cơm bữa. Anh trải qua mọi kiểu cùm xích, từ xích chân xích tay trong phòng tối, đến xích thành xâu người tại phòng 7 khu A. Tôi nhìn anh Chín Khương đến Vũ, nét mặt họ thật cương quyết. Tôi cảm phục họ, những người bạn cùng chung một chiếc thuyền, có chung bầu tâm huyết.

Mấy ngày sau, anh Chín Khương đi “làm việc”. Khi đội lao động về, chỗ nằm của anh Chín trống trơn. Anh đã ra khỏi phòng. Anh Chín Khương không có trên khu kỷ luật, mọi người đều hiểu anh bị chuyển trại.
Mấy năm sau này, anh Nguyễn Tường Ánh (con ông Hoàng Đạo) cho hay, anh Chín Khương chuyển về trại Nam Hà (Xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam Ninh), là trại đầu tiên tôi tới khi ra Bắc. Anh Chín Khương trở nên ngơ ngác, không nhớ điều gì. Tôi liên tưởng tới chính sách “tẩy não” mà chúng tôi đang được “học tập cải tạo”.

Sau khi anh Chín rời trại, đến lượt Vũ đi “làm việc”. Trước khi đi lao động, tôi bảo Vũ:
- Chuyện đến đã đến. Có chuyện gì anh nhắn cho anh em biết.
Vũ mỉm cười trả lời:
- Chuyện cũ tái diễn. Tôi đã sửa soạn tinh thần xa anh em một thời gian. Dù sao chúng ta cũng vừa trải qua những ngày thật vui và đáng ghi nhớ.
Sau khi Nguyễn Đức Khuân và Nguyễn Tiến Đạt đi kỷ luật, chúng tôi sẵn sàng chờ đợi đến lượt mình vì biết tai ương sẽ ập đến bất cứ lúc nào. Bộ Nội vụ nắm giữ mạng sống chúng tôi, nhưng thân xác chúng tôi lại nằm trong tay đám cán bộ trại, nên họ có quyền hành hạ chúng tôi.
Số anh em đội 16 đi kỷ luật khá đông, nhân số còn lại hơn 30 người, nên thường đảm nhận những công tác vệ sinh trong khuôn viên trại, như dọn dẹp khu kỷ luật mới vừa hoàn tất, gạch đá còn ngổn ngang. Nhìn xung quanh khu kỷ luật chỉ thấy vòng tường cao, trên giăng nhiều hàng kẽm gai. Đứng trong vòng tường, không nhìn thấy khung cảnh phía xa, ngoại trừ những tàng cây bên sườn núi thấp thoáng trên đầu tường.

Đến giờ giải lao, anh Đặng Văn Tiếp đề nghị tôi hát lại khúc hát, mà có lần tôi hát cho anh nghe khi còn ở trên trại Quyết Tiến, ghi lại những giây phút đen tối của một kiếp người, sau nhiều tháng bị cùm xích trong phòng tối của khu kỷ luật.

Tôi trả lời anh Tiếp:
- Có lẽ trong hoàn cảnh này tôi muốn diễn tả tâm tư của tôi, và có lẽ của cả chúng ta, một ngày nào đó, không sớm thì muộn, sẽ lần lượt bước vào chốn này, chung hưởng nỗi cay đắng với các bạn trong kia.
Dù không phải là ca sĩ, nhưng hát hay không bằng hay hát, nhất là khi con người không nghĩ tới ngày mai xa xôi của mình. Tôi hát lại bài hát “Cacho / Xà Lim” dựa theo âm hưởng nhạc bản “Paloma”, một bản nhạc tôi đặt lời Việt trong căn xà lim, thuộc khu kỷ luật trại Băng Ky tỉnh Gia Định. Để diễn tả tâm trạng của người tù dưới chế độ CS, bị đầy đọa trong căn phòng tối tăm nhơ nhớp, mà sự sống vốn thê lương ngắn ngủi, dù thức hay ngủ cũng chỉ là một giấc mộng phù du. Tôi đã hát bản nhạc này cho bạn tù trong các căn xà lim bên cạnh vào đêm giao thừa năm Bính Thìn 1976, để đón chào một năm mới với kiếp sống đọa đầy.

Khi tôi dứt tiếng ca, anh Tiếp vỗ tay, như quên hẳn sau lưng mình là khu kỷ luật thuộc vùng đất nổi tiếng Lý Bá Sơ. Mái tóc điểm muối nhiều hơn tiêu, khuôn mặt xương xương pha mầu trắng xanh xao thể hiện quãng thời gian khổ ải đã qua, thêm đôi kính cận trông thật hiền hòa thân ái. Anh Tiếp cười vui:

- Mẹ kiếp! Hát được quá đi chứ, đúng là ca sĩ thứ thiệt ngoài đời. Nếu có chiếc “kèn sắc” phụ họa thì hay biết mấy. Nhưng không hiểu sao, với nhạc điệu Tango trang trọng, vui tươi mà lời ca anh đặt lại đau thương như con tim đang rỉ máu và giọng ca của anh lại tan nát thê lương, diễn tả đúng kiếp sống không ngày mai của chúng mình. Phải! Chúng ta đang đi tới con đường cùng.
Chua xót thật…
Tôi nhận ra, cũng nhờ tinh thần của những lời ca, bài hát làm trong tù, đã giúp chúng tôi giữ được lòng bất khuất trước đàn áp, cực hình trong một cuộc sống quá khắc nghiệt.

Rồi anh Tiếp đi kỷ luật. Anh tử nạn vào sáng ngày 2 tháng 5 năm 1979 vì những trận đòn thù trong một lần trốn trại. Cùng trốn với anh có LM. Nguyễn Hữu Lễ, Đại tá Trịnh Tiếu, giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên và anh Lâm Thành Văn. Anh Tiếp bị đánh chết tại chỗ, thân xác anh được trật tự Bùi Đình Thi kéo lê trên những bậc tam cấp qua cửa phòng 5, đường lên khu kỷ luật.

LM. Nguyễn Hữu Lễ không khá hơn. Cũng như anh Tiếp, LM. Lễ bị đám cán bộ trẻ đánh hội đồng ngay bên bờ sông Mã. Kéo qua cổng gác và tiếp tục đánh cho đến khi ông ngất xỉu, rũ xuống như xác không hồn. LM. Lễ thật may mắn, trật tự Bùi Đình Thi tưởng ông đã chết nên kéo xác anh Tiếp đè lên người ông. LM. Lễ được trật tự Thi kéo lên khu kỷ luật, liệng bỏ vào phòng như một hành động phủi tay. Sau này các nạn nhân sống sót kể lại, trật tự Bùi Đình Thi cũng tiếp tay cán bộ, hành hạ thân xác các bạn tù tại sân trại.
Sau nhiều ngày trăn trở giữa sự sống và cái chết trên nền đá nhơ nhớp, LM. Lễ tỉnh lại. Thương tích bầm tím đầy người, tiêu và tiểu pha máu kéo dài cả tháng. Không có thuốc chữa trị, cầm bằng thần chết cận kề. Nghe Nguyễn Tiến Đạt, một người bạn trẻ trong nhóm Cổng Trời chúng tôi kể lại, mỗi lần trật tự Bùi Đình Thi gánh phần ăn lên khu kỷ luật, hắn không dám vào phòng LM. Lễ vì xú uế xông lên nồng nặc, nên gọi Đạt bị giam kỷ luật ở phòng bên cạnh sang làm vệ sinh.

Lợi dụng khi trật tự Thi ra ngoài, Đạt nhúng chiếc khăn mang theo vào tô nước muối, và vắt những giọt nước muối vào miệng LM. Lễ trước khi lau chùi người ông và dọn dẹp căn phòng. Có lẽ nhờ những giọt nước muối ấy phần nào đã làm dịu những vết thương đang loang máu trong cơ thể LM. Lễ, và cũng nhờ ý chí sống còn mạnh mẽ, ông đã thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

Cuộc sống cam go của chúng tôi qua đi như một khúc phim quay chậm thường ẩn hiện mỗi đêm trong giấc mơ hãi hùng. Người chết đã yên phận, mặc dù thân xác được vùi lấp thật vội vàng. Nghĩ tới LM. Lễ, một bạn tù đã cùng tôi rời trại Nam Hà trên chuyến xe định mệnh vào đêm Giáng Sinh, ngày 24-12-1977. Khi đó tôi không biết mình sẽ tới đâu, xa hay gần, nhưng được nhắn nhủ nơi đó là “vùng đất chết”, không hứa hẹn có con đường về.

Vào nửa đêm, sắp đến giờ hành lễ, anh em trên xe yêu cầu LM. Lễ làm phép lành. Trong xe đột nhiên yên lặng. Tôi nghe rõ từng hơi thở của các bạn hòa nhịp với lời kinh nhè nhẹ thanh thoát. Trong hoàn cảnh, vào giây phút này, bên bờ giữa sự sống và cái chết, tôi càng kính trọng hơn đối với người đại diện Chúa trước mặt. Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ cùng đi với tôi trên chuyến tàu “Sông Hương” từ Nam ra Bắc, đã chia xẻ với bạn tù nhiều cay đắng. Chẳng phân biệt giữa đạo và đời, giữa con chiên và người đại diện Chúa.
Địa vị trước đây đã trở thành vô nghĩa, tất cả chỉ còn tình huynh đệ, là tình yêu thương con người mà sự sống và
cái chết đã gắn bó với nhau.

Mặc cho tiếng la hét, đe dọa của đám cán bộ công an võ trang trên xe, lời kinh vẫn trầm bổng, như gửi hồn vào chốn thiêng liêng tối thượng. Tôi nghe rõ cả tiếng trái tim mình đập trong lồng ngực, đã tự hỏi, tại sao những người này lại không khiếp sợ trước bạo lực, những đòn thù vào ngày sắp tới. Phải có gì mầu nhiệm khiến con người đã hết lòng tin tưởng, vượt qua những hiểm nguy đe dọa. Tôi chợt hiểu khi nhớ tới gương sáng của các “thánh tử vì đạo” với đức tin cao cả.

Anh Lâm Thành Văn chết sau đó một tuần. Anh bị đau dạ dầy nên phần ăn bo bo nguyên hạt chưa nấu chín, lần vỏ cứng sắc như lưỡi dao đã làm dạ dầy của anh chẩy máu. Khi chết chân của anh Văn vẫn còn trong vòng cùm.

Đại tá Trịnh Tiếu và giáo sư Nguyễn Sĩ Thuyên cũng chẳng khá hơn. Thân thể bầm dập vì những trận đòn thừa sống thiếu chết, bị cùm xích lâu ngày trong phòng kỷ luật, sức khỏe yếu dần sau lần trốn trại.

Đội 16 không đủ nhân số cho một đội lao động, nên trại đã chuyển một số anh em từ các phòng khác lên phòng 5.
Anh Nguyễn Cao Quyền, nguyên Chánh Án Tòa Án Đặc Biệt, chuyển từ khu kiên giam xuống đội 16, dáng người cao nên trông anh càng gầy. Rất may anh còn đi lại được. Anh luôn vui vẻ, thân ái đối với anh em trong phòng.

Trong đợt chuyển phòng lần này còn có anh Nguyễn Văn Thành, nguyên Chánh án, dược sĩ Phạm Văn Diệm và
bác sĩ Trương Khuê Quan. Theo nội quy của trại, bác sĩ Trương Khuê Quan không được “hành nghề”, nhưng ông thường xem bệnh và cho lời khuyên khi anh em bị bệnh.
Tôi nhớ bác sĩ Trương Khuê Quan có lần nói: “Nhiều người ngại không dám gần nhóm Cổng Trời các anh vì họ sợ bị ảnh hưởng tới ngày về của họ. Nhưng tôi muốn gần các anh, để được lây cái hên vì các anh đã thoát chết ở trại Cổng Trời.
Tôi cũng thích câu anh thường nói, trời sập cũng thế thôi." Đây là câu tôi thường tự nhắc nhở, vì cuộc đời của chúng tôi trong lúc này không còn tùy thuộc vào chúng tôi nữa, kể cả sự sống và cái chết. Nên còn gì để lo, để sợ.

Đội 16 làm công tác xây dựng, các bác Phạm Văn Diệm (tiến sĩ Dược) và Bác sĩ Trương Khuê Quan (Giám đốc Quốc gia Nghĩa tử) trở thành phụ hồ trong tổ xây với tôi. Đó là nét “ưu việt” của Xã hội Chủ nghĩa, cải tạo mọi thành phần trí thức trở thành lao động chân tay. Đứng trên dàn dáo, tôi kéo phụ hai bác những thùng vữa đầy lên dàn trước khi xây và nhận ra sự thay đổi một cuộc đời thật dễ dàng và chua xót:
“Bác sĩ Quan cuốc đất, Dược sĩ Diệm phụ hồ…”

Về phần tôi, trong suốt thời gian “tù cải tạo”, đã đi lên từ công việc hạ tầng, từ đào mương vác đá đến chặt nứa khiêng cây, từ gánh nước tưới rau đến thợ mộc thợ nề. Và bây giờ, cuộc đời tôi dính liền với dao xây thùng vữa.
Cán bộ trại thường nhắc nhở, chúng tôi “may mắn” được xã hội mới cải tạo, tôi luyện từ thể xác đến tinh thần, để trở thành “con người mới Xã hội Chủ nghĩa”, có tay nghề vững chắc, mà nhờ đó có cuộc sống ấm no sau này.

Phòng 5 ngày một đông. Các anh từ Hoàng Liên Sơn chuyển về đây, được thành lập đội 15, ở một nửa căn phòng 5 gần cổng ra vào. Nhờ có thêm anh em ở phòng khác tới, không khí đội 16 vui hẳn lên. Văn nghệ cũng khởi sắc. Ngày chủ nhật sân trại vắng tanh vì trại cấm tù nhân qua lại các phòng. Tôi nhìn về phía cổng gác, tìm lúc cán bộ trực gác đi khuất, băng qua khoảng sân rộng cuối hội trường để sang phòng 4. Một số bạn “mê” giọng ca của Nguyễn Hữu Phúc, Đại úy Không quân nên các bạn thường gọi anh là “Phúc giặc lái”, đã quây quần ở sàn trên. Chúng tôi yên tâm vì có một số anh em ngồi nơi cổng ra vào buồng canh chừng cán bộ bất thường tới kiểm soát.

Bên ly trà bốc khói, chúng tôi lắng nghe Phúc hát, giọng hát trầm ấm, êm dịu diễn tả nỗi lòng thương nhớ cố nhân. Mà hiện tại chỉ còn là “Hoài Cảm”, âm hưởng nghe như đứt đoạn:

“…Chờ hoài nhau trong mơ, nhưng có bao giờ thấy nhau lần nữa…”
Tất cả chỉ còn lại ngậm ngùi, để “…nhớ nhau muôn đời mà thôi…”

Khi Phúc hát đến khúc ca “Sài Gòn ơi! Vĩnh biệt” của nhạc sĩ Nam Lộc, giọng ca của Phúc trở lên day dứt, uất nghẹn như tiếng nấc tự đáy lòng làm nhạt nhòa nước mắt. Tất cả chìm vào dĩ vãng với những tiếc nuối về một thời huy hoàng đã qua:

“…Sài Gòn ơi! Ta đã mất người trong cuộc đời…, Sài Gòn ơi! Thế là hết thời gian tuyệt vời…”

Sài Gòn đã trở thành bất diệt, không thể thiếu trong tâm tư người miền Nam, đã lưu lại trong lòng người tới đây những hình ảnh dịu dàng nhưng trung thực. Cũng nhờ tính “Người Sài Gòn” ấy, đã chan hòa một thứ tình cảm quyến luyến, bao dung của người mẹ hiền, dang rộng vòng tay ấp ủ những đứa con lạc lõng. Và chính “Người Sài Gòn” ấy cũng thể hiện sự mời gọi của một người tình tha thiết thủy chung.
Sài Gòn là nơi chốn đượm tình yêu thương. Vì vậy, xa Sài Gòn vẫn nhớ, vẫn mong muốn trở về.

Đời sống tinh thần của người tù cải tạo khi vui lúc buồn bất chợt, phấn khởi lo âu lẫn lộn. Tâm tư luôn bị giao động với ý nghĩ không có ngày về. Đang im lặng chịu đựng, bỗng chốc lòng căm hờn trỗi dậy.

Đêm 30 Tết là đêm khó ngủ. Mọi người tưởng nhớ tới khung cảnh gia đình xum họp đầm ấm trước đây. Sau bữa cơm chiều, khi cửa phòng đã khóa phía ngoài, từng nhóm xúm quanh ngọn đèn dầu nhỏ nhắc lại chuyện cũ, những thăng trầm trong thời gian tù đầy, những tăm tối khổ ải đã trải qua. Bác Trần Duy Đôn (nguyên Thượng Nghị sĩ - VNCH) chợt lên tiếng:

- Bác Kim, bác Quyền ơi! Hát cho anh em nghe đỡ buồn. Nhớ nhà quá…

Không riêng gì bác, vào giờ phút thiêng liêng này, ai cũng liên tưởng tới gia đình. Rồi chẳng cần men rượu, tại chiếu nằm sàn trên, Huỳnh Thế Hùng ngồi quay lưng ra phía cửa sổ mở rộng, cất tiếng ca bản nhạc “Việt Nam – Việt Nam”. Mọi người trong nhóm ca theo.
Có lẽ đó là bản nhạc đầu tiên được ca vang trong thời gian tù đầy. Tiếng hát trầm hùng bùng lên, gợi nhớ tất cả một dĩ vãng đau thương với mảnh đất quê hương miền Nam, mà những đứa con đã tận tụy một đời hy sinh bảo vệ, đang trầm luân khổ ải trong kiếp sống nửa vời.

Vòng người được nới rộng, như muốn đóng góp cho khí thế hào hùng, như men rượu lâng lâng thấm bầu nhiệt huyết. Mọi người thay nhau đơn ca những bản nhạc tình cảm miền Nam, nhuộm thắm tình yêu quê hương đất nước.

Rồi bất chợt lời ca uất hận, căm hờn của các bản nhạc sáng tác trong tù, diễn tả những thân xác rũ liệt tả tơi trong phòng tối, quằn quại trên mặt nền nhơ nhớp vì trận đòn thù.

Nhạc bản “Đôi Giầy Dũng Sĩ” vừa cất lên, tôi nhớ đến anh Nguyễn Văn Hồng, một sĩ quan trẻ tuổi, đã làm bài ca này. Cả trại truyền nhau hát. Cán bộ trại bắt anh vào kỷ luật, cùm xích ngày đêm.
Anh đã gục ngã trong xà lim tăm tối của trại Nam Hà (Xã Ba Sao, Hà Nam Ninh).
Khi sáng tác bài ca này, anh chỉ có ước mơ nhỏ bé, được là đôi giầy dưới chân lớp trẻ mai sau, đập tan xiềng xích, khôi phục đời sống tự do hạnh phúc của quê hương.

Lời ca diễn tả:
“………
“Này em, ta không quên đâu những ngày tù tội.
“Này em, ta không quên đâu mối thù muôn đời.
“Cho tôi xin một lần được chết,
“Cho em tôi một trời yêu thương…”

Ngoài hiên, trong không khí giá lạnh của ngày cuối năm, một cán bộ võ trang trẻ tuổi im lặng, thỉnh thoảng dừng lại lắng nghe những dòng nhạc trữ tình của miền Nam. Hắn không có một phản ứng nào. Anh em trong phòng thấy hắn từ lâu, làm như không biết có hắn đứng ngoài. Mọi người vẫn say sưa ca hát, cố tận hưởng những giây phút quý báu hiếm có trong cuộc đời tù cải tạo.
Thấy hắn, tôi nhớ tới lời của một cán bộ trẻ tâm sự: “Các bác được ở trong phòng ấm áp, trong khi cháu phải đứng gác ngoài trời vào mùa đông giá rét. Các bác có nơi chốn để về, còn cháu có nơi nào đâu!”

Trong thời gian vừa qua, theo yêu cầu của các bạn trong phòng, anh Nguyễn Cao Quyền đã chuyển lời một số bản nhạc quen thuộc của miền Nam từ tiếng Việt qua tiếng Pháp, như các bản: Khi người yêu tôi khóc: “Larmes D’amour”, Ai đưa em về: “Ce soir qui t’accompange”, Nhìn những mùa Thu đi: “Et l’automne s’enfuit”….

Tiếng ồn ào trong phòng chợt lắng xuống khi tiếng đàn ghita của anh Nguyễn Ngọc Liên nổi lên, xoa dịu những tâm hồn đang ngút lửa với thương hận tủi hờn. Tiếng đàn êm dịu hòa theo tiếng hát của anh Nguyễn Cao Quyền trong bản nhạc với tựa đề “Larmes d’amour”, chuyển qua lời Pháp từ nhạc phẩm “Khi người yêu tôi khóc” của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Âm hưởng lời ca như những giọt nước mắt ân tình của người vợ hiền đang ngóng đợi chồng về:

“Quand tes larmes tombent, le ciel est sombre. Ces perles d’amour froissent mes jours. Tes beaux yeux en larmes, c’est si charmant. Sais tu, je t’aime si doucement et si tendrement."
“Comme l’éclair qui brille dans l’ombre du soir. Toi, pourquoi tu viens si près de moi. Puis tu me donnes tant de désespoir. Vois tu, tes larmes de bonheur ravagent mon coeur."
“Quand tu as dit oui pour toute ta vie je suis perdu. Nous avons vécu de si beaux jour de notre amour. Et pourquoi tu choisi de quitter loin pour toujours."
“Quand tes larmes tombent j’oublie le tempt. Et tes mots d’adieu glacent mon sang.
“Moi, je prie Dieu pour ton bonheur. Sais tu ma vie sans tes douceur n’est plus que malheur."

Để tô đậm không khí đắm chìm trong nhớ thương của nhạc phẩm nhuốm đầy nước mắt người yêu, một bạn cuối phòng góp vui bằng lời Việt:
“Khi người yêu tôi khóc trời cũng giăng sầu. Cho từng cơn mưa lũ xoáy trong tâm hồn. Khi người yêu tôi khóc thành phố buồn thiu. Em ơi tôi níu một lần ưu ái trên cung ngà hắt hiu."
"Mây từ đâu trôi đến mờ dấu chân trời. Em, tại sao em tới cho anh yêu vội. Cho một lần yêu cuối là những lẻ loi. Em ơi hãy nói vạn lời sầu đắng như em vừa trách anh…”

Trong phòng thật im lặng, mọi người đang hòa theo lời ca tiếng nhạc, trở về một thời không xa trước đây với nếp sống đầy ắp niềm vui. Anh Lâm Minh Lê, nguyên chủ nhà hàng Bồng Lai, đường Lê Lợi Saigon, bước ra giữa lối đi, hai tay vòng ra phía trước, nhẹ bước theo tiếng nhạc, dáng điệu như đang dìu người tình trong mộng.
Trong khoảnh khắc, tôi có cảm tưởng tâm tư mình lắng đọng, du hồn trong sóng nhạc, đắm mình dưới ánh đèn, với men cay, như đang theo bước chân lướt nhẹ trên sàn gỗ vào những ngày vui thuở nào.

Nhạc bản “Nước Mắt Mưa Ngâu” của Nguyễn Đức Khuân nói lên tâm trạng người tù trong phòng kỷ luật, với tay xích chân xiềng. Tương lai quả thật xa vời. Mọi thứ như vuột khỏi tầm tay. Có chăng chỉ còn hình ảnh yêu thương của người vợ hiền.
Lời ca diễn tả:
“Trời mưa hiu hắt như lệ em khóc đêm thâu. Tiếng mưa tí tách tiếng mưa nhẹ khơi cơn sầu. Lòng ta tê tái với bao nhiêu nỗi thương đau. Bóng đêm mênh mông không gian chìm sâu. Đời cho ta biết bao ngày xa vắng âm u. Còn đem mưa bão táp trên cuộc sống lao tù..."
(Cuồng Sĩ Thanh Cẩm)

Khuân đã sáng tác nhiều bản nhạc được bạn tù truyền nhau hát. Nhưng khi bản “Ngày Địa Ngục Trần Gian” mang theo đi lao động bị phát hiện.
Anh bị những tên công an võ trang đánh đập ngay tại cổng gác. Kèm theo tiếng thét: “Anh dám bảo chúng tôi là loài quỉ đỏ…” là những cú đá, cái đấm không nương tay trước khi nhốt anh vào phòng kỷ luật. Khuân đã bị cùm xích và chịu đựng sự hành hạ tàn nhẫn trong phòng kỷ luật kéo dài gần 4 năm sau đó. Chúng ta hãy xem nội dung của bản nhạc khiến anh bị cực hình:

"Ngày địa ngục trần gian dâng lên với nỗi kinh hoàng. Ngày vừa nghe tiếng 'keng' vang lên lúc trời mờ sương chưa nhòa bóng tối. Từng người tù như bầy ma vươn mình lên đang đón chờ những cực hình một ngày đọa đầy. Mùa đông lạnh căm gió rét từng cơn như cắt thịt da vào thấu tận xương. Chợt nghe dậy lên cơn đói triền miên đay nghiến cuồng điên từ khi thức dậy nhìn nhau ái ngại trong nỗi đau vươn dài."
“Bầy quỷ đỏ như lũ sói hung chờ. Cửa địa ngục khua vang ba tiếng khóa, tiếng báo số kêu tù vội vã đi ra phơi bộ xương khô trên đồi nắng. Tiếng thét, tiếng búa, tiếng đòn hận thù, trên lưng oằn đau tím bầm đòn thù; trời rét căm căm mặc gió mưa dầm."

“Rồi người vào trong đêm đen bằng những giấc mơ kinh hoàng…và bóng tối tương lai mịt mờ!”
(Cuồng Sĩ Thanh Cẩm)

Với tâm tư của tác giả trong lời nhạc cũng như lòng bất khuất trong cuộc sống, danh xưng “Cuồng Sĩ Thanh Cẩm” đã được anh Nguyễn Cao Quyền mến tặng, khi tác giả di chuyển từ trại Cổng Trời tới trại Thanh Cẩm, lưu lại như một kỷ niệm với các bạn tù đã cùng nhau san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đời nhiều cay đắng.
Tiếng hát có khi lên cao, có lúc trầm lắng, tắc nghẹn như tiếng thở dài. Mọi người bị khích động, lôi cuốn hòa nhịp với niềm vui, quên hẳn những hiểm nguy đang rình rập trong lúc này, sẽ tới vào ngày mai hay những ngày kế tiếp.
Số phận của tù cải tạo thật mong manh. Sau những đọa đầy khổ ải, nhiều người thiếu may mắn không có ngày trở về, đã nhận mảnh đất nơi này là “quê hương”, sau khi trả xong “món nợ máu” cho “đảng CSVN”, được diễn tả qua lời thơ của bạn tù:

Hai tên cầm súng bước đi đầu
Tên nữa AK tiếp phía sau
Một xác bó tròn đôi manh chiếu
Hai đầu buộc chéo bốn giây lau
Không kèn, không trống, không đưa tiễn
Chẳng khói, chẳng nhang, chẳng nguyện cầu
Chỉ có bạn tù khiêng lặng lẽ
Vùi nông một khối hận thù sâu.

Tôi ở căn “nhà 5” này đã lâu, cùng với các bạn cũ mà tình thân như ruột thịt, những người bạn đã chia sẻ với tôi những giây phút đau thương của quãng đời “tù cải tạo” từ Nam ra Bắc. Như “LM. Nguyễn Hữu Lễ, các anh: Tô Tứ Hướng, Vũ Văn Vang, Nguyễn Tôn Tính, Mai Văn An, Dương Văn Lợi, Ngô đình Thiện, Nguyễn Văn Hà, Trần Phụng Tiên, Mai ngọc Y, Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Đức Khuân, Phạm văn Thông, Đỗ Duy Hùng, Huỳnh Thế Hùng, Phạm Hồng Thọ, Ninh Vệ Vũ, Nguyễn Sĩ Thuyên, Lê Văn Khương và Nguyễn Văn Huyền”.

Và những người bạn thân trong 4 năm qua tại trại Thanh Cẩm, như quý anh Nguyễn Cao Quyền, Nguyễn Ngọc Liên, Nguyễn Văn Thành, Đèo Văn Tsé, Phan Công Tôn, Lê Ngọc Thạch, Phạm Phú Minh, Đỗ Việt Anh, Nguyễn ngọc Xuân, Nguyễn Khắc Linh, Nguyễn Văn Bảy, Lê Sơn, Nguyễn Văn Vững, Ngô Trung Định, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Vũ Dương… đã cùng với tôi san sẻ những niềm vui hiếm hoi trong quãng đời nhiều cay đắng. Mà có những người bạn, tôi không còn cơ hội gặp lại, như lúc tôi chia tay với những người bạn thân thiết vào mỗi khi đổi phòng hay chuyển trại.

Sau một tuần chờ đợi vé tàu, chúng tôi ra khu cơ quan, mỗi người nhận 23 đồng tiền ăn 3 ngày trên tàu và giấy ra trại. Khi cầm giấy ra trại tôi nói với các bạn, “đây là giấy biên nhận” chúng ta đã để lại vùng rừng núi này cả mồ hôi, máu và nước mắt, đã chôn vùi quãng đời tuổi trẻ đẹp nhất của mình, để trở về một nhà tù lớn hơn.

Khi đưa giấy ra trại cho tôi, cô cán bộ Tư thấy tôi mặc bộ bà ba xanh trại phát, xé ngắn tay đã bạc mầu, trong khi các bạn tôi mặc quần áo dân sự, cô hỏi tôi:
- Anh không có quần áo dân sự mặc về hay sao?
- Thưa không. Tôi chỉ có bộ quần áo đang mặc.
- Anh mặc quần áo này về coi sao được. Anh đợi tôi một lát.
Cô chạy sang phòng bên lấy một bộ quần áo nâu mới, thứ quần áo dành cho tù hình sự miền Bắc khi được tha. Cô bảo tôi:
- Anh mặc tạm bộ quần áo này, còn mới nên dễ nhìn hơn.
Tôi nhận bộ quần áo nâu và cám ơn cô. Nhưng tôi vẫn muốn mặc bộ quần áo xanh trại phát cho tù cải tạo miền Nam trên đường về, mặc dù đã bạc mầu. Tôi muốn mặc vì hãnh diện là một người miền Nam đã đi tù dưới chế độ CS

Tôi nhớ mãi lời nhận xét của cô Tư, người mà tôi, anh Hướng và anh Cảnh đã sửa nhà cho gia đình cô vào dịp Tết vừa qua. Khi công việc đã xong, cô Tư tỏ lời cám ơn và hỏi:
- Gia đình các anh đã ra thăm nuôi chưa?

Tôi trả lời cô Tư:
- Chúng tôi đã được gia đình ra thăm.
- Tôi thấy gia đình các anh ra thăm mang hàng trăm ký quà, ăn cả năm chưa hết. Khi khám quà tôi thấy đầy đủ mọi thứ.
Anh Hướng góp lời:
- Chúng tôi thiếu dinh dưỡng đã lâu, không thể ăn dè được. Hơn nữa anh em chia nhau mỗi người một chút cho vui. Vì vậy, gói quà cả trăm ký chỉ được 1, 2 tháng.
Tôi có cùng ý nghĩ như anh Hướng, cuộc đời tù cải tạo “no nhất thời, đói muôn thuở”, nay ở mai đi, di chuyển bất thường, biết cách nào mà mang, mà giữ để ăn dần.
Cô Tư nói tiếp:
- Nhìn thân nhân các anh tới thăm nuôi, tôi biết gia đình các anh rất khá giả, mặc dù các anh đi cải tạo đã lâu…
Cô nhìn quanh căn nhà tiếp lời:
- Nhà cửa của các anh trong Nam hẳn là khang trang đẹp đẽ, chẳng bù cho chúng tôi, nhà cửa nghèo nàn, chật hẹp.

Tôi nhìn cô Tư đang diễn tả thực trạng đời sống của mình, nét mặt chứng tỏ lời nói. Vì ở địa vị cô, là người đang có quyền, không cần phải nói một lời “xuống nước” trước mặt người tù cải tạo. Nên khi nói ra, phải là lời thành thật, một nhận xét sau thời gian tiếp xúc với tù cải tạo miền Nam.
Tôi tiếp lời cô Tư:
- Chúng ta ở hai hoàn cảnh đời sống khác nhau, nhưng có điều cần thiết là phải sống vui, cô hãy sửa soạn để các cháu vui Xuân.
- Cám ơn các anh đã sửa nhà giùm tôi. Sau khi quét vôi và làm lại nền, căn phòng sáng sủa hẳn lên.

Chúng tôi ra nhà thăm nuôi, ngủ tại đây một đêm, sáng sớm mai xe tới đón đưa chúng tôi ra ga Thanh Hóa. Anh Hướng đề nghị tôi sang khu gia đình cán bộ mượn gạo để nấu bữa cơm tối nay, vì đã lâu chúng tôi không biết tới mùi hạt gạo, nhất là trong không khí này. Tôi tới nhà cán bộ Chương.

Thấy tôi cán bộ Chương hỏi:
- Anh Kim. Ngày mai các anh về phải không?
- Vâng. Sáng mai chúng tôi sẽ rời khỏi đây.
Cán bộ Chương hỏi tiếp:
- Anh cần gì không?
- Trời đã tối, chúng tôi không thể vào làng mua gạo, định mượn cán bộ vài lon gạo nấu ăn tối nay. Sáng sớm mai chúng tôi vào làng mua gạo sẽ hoàn lại cán bộ.

Tôi thấy hắn ngưng giây lát, sau đó kéo tôi vào căn trong gần bếp, mở nắp vại đựng gạo bảo tôi:
- Đúng ra tôi phải có chút quà mừng các anh được về. Rất tiếc nhà không còn một hột gạo. Cả ngày hôm nay chúng tôi phải ăn sắn.
Nhìn thấy vại đựng gạo trống trơn, biết hắn nói thật. Tôi bảo cán bộ Chương:
- Không sao cán bộ. Chúng tôi muốn có bữa ăn để kỷ niệm ngày cuối cùng ở đây. Cán bộ đừng để tâm.
Tôi chào hắn và chúc vợ chồng hắn có đời sống hạnh phúc.

Chúng tôi có một đêm chuyện vãn để sáng mai sẽ ra ga Thanh Hóa, sau đó mỗi người mỗi ngả, mỗi người có một cuộc sống khác biệt trong một xã hội mọi thứ đã thay đổi.
Chúng tôi dậy thật sớm uống ly trà nóng. Phải 10 giờ sáng xe mới tới đón. Hành trang của tôi chẳng có gì nhiều, ngoài chiếc mền nỉ, chiếc màn lưới của Mỹ, bộ quần áo nâu cô Tư đưa ngày hôm qua và chiếc khăn mặt hiệu Canon mà vợ tôi mang ra vào dịp thăm nuôi vừa qua, tất cả để trong túi vải.
Tôi bước lên bậc tam cấp trước nhà thăm nuôi. Trời còn tối. Khu gia đình cán bộ bên kia đường vẫn im lìm say ngủ. Nhớ lại chuyện cũ. Khi sửa mái tranh khu gia đình cán bộ, tôi đã chứng kiến nhiều cảnh xum họp rồi chia ly nơi nhà thăm nuôi. Và cả tiếng sáo miệng theo âm điệu bản nhạc “Người Yêu Tôi Đâu” trong phim “Bác sĩ Jivago” của các bạn tù đang ngóng đợi người thân.

CÒN TIẾP

Trần Nhật Kim
(Đặc San Lâm Viên)

thuykhanh
04-12-2019, 07:38 AM
Ký Ức Một Thời Tù Cải Tạo



(tiếp theo)





https://3.bp.blogspot.com/-fIVDCyH_BEs/XKu6eCNuZnI/AAAAAAAA20s/5sGtIedmOCMYk48J6P8tNp7bpa5tKgS9gCLcBGAs/s320/ga-thanh-hoa.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-fIVDCyH_BEs/XKu6eCNuZnI/AAAAAAAA20s/5sGtIedmOCMYk48J6P8tNp7bpa5tKgS9gCLcBGAs/s1600/ga-thanh-hoa.jpg)



Ga Thanh Hóa



Tôi nhớ mãi gương mặt đầm đìa nước mắt của vợ tôi mỗi lần tôi về khuya, cũng ẩn chứa nét đau khổ, tuyệt vọng vào đêm tôi bị đám công an bắt tại nhà, như khi chia tay vào lần thăm nuôi vừa rồi sau nhiều năm bặt tin, những tưởng tôi không còn sống trên
cõi đời. Một hình ảnh tưởng chừng đây là lần chia ly không hẹn ngày gặp lại. Thực ra, lấy gì để bảo đảm cho một kiếp người khi
cái chết luôn ám ảnh cận kề.


Giọt nước mắt của mẹ tôi vào đêm tôi bị bắt tại nhà, cứ ám ảnh, theo đuổi tôi trong nhiều năm tù đầy. Tôi nhìn rõ gương mặt đau khổ của bà khi bọn công an tìm ra lá cờ Vàng 3 sọc đỏ mà bà cất giữ, và đinh ninh đây là chứng cớ khiến tôi bị bắt. Tôi thông cảm với ước vọng thầm kín nơi bà, vì lá cờ Vàng là biểu tượng của đời sống tự do hạnh phúc, một đời sống thể hiện nét tự hào, xứng đáng là một con người. Lá cờ Vàng là hình ảnh mà người miền Nam luôn trân quý, giữ gìn như linh hồn của dân tộc.

Tôi lặng nhìn những giòng nước mắt đau khổ của bà tuôn rơi khi tôi bước ra khỏi nhà. Hai bàn tay bà che mặt cố ngăn tiếng nấc nghẹn, như không muốn nhìn thấy cảnh chia ly đứt ruột. Cha tôi ngồi im lặng, chua xót nhìn tờ biên bản bắt giam để trên bàn kính trước mặt. Ông thừa hiểu mảnh giấy này chỉ là một tờ giấy lộn, một việc làm cho có, vì ngay cả các Hiệp Định đã ký kết với quốc tế họ cũng chẳng thi hành đứng đắn. Ông biết rõ bản chất tàn nhẫn của chế độ này, nên đã dắt díu vợ con di cư vào miền Nam sau ngày chia đôi đất nước năm 1954.


Chúng tôi rời trại Thanh Cẩm vào lúc 10 giờ sáng trên một chiếc xe chở hàng không mui che, thẳng đường tới ga xe lửa Thanh Hóa. Cùng đi với chúng tôi có Trung Úy Tuy, Ban giáo dục và cán bộ Ba. Khi tới ga, cán bộ Ba đi lo vé tàu. Chúng tôi mời cán bộ Tuy vào một quán ăn đối diện ga xe lửa dùng bữa ăn tối, vì từ sáng đến giờ chúng tôi không có chút gì vào bụng. Trong túi tôi chỉ có 23 đồng, chắc đủ ăn một ngày. Tôi nhờ bà chủ quán bán hộ tôi chăn màn và bộ quần áo nâu để có thêm tiền ăn đường.

Tôi gọi một cốc nước đá chanh lớn, Sài Gòn gọi là “ly cối”. Đã lâu tôi chưa được nếm vị thơm của mùi chanh và cảm giác lành lạnh của viên đá tan dần trong miệng. Tôi uống một hơi cạn cốc nước trước sự ngạc nhiên của bà chủ quán. Thấy cán bộ Tuy nhìn khi tôi uống một hơi cạn cốc nước đá chanh, tôi nói:

- Tôi thèm cốc nước chanh này đã hơn 6 năm.


Tôi lấy chiếc khăn mặt lớn còn mới, một vật duy nhất còn lại trong túi vải, mà vợ tôi mang ra khi thăm nuôi. Tôi đưa cán bộ Tuy và nói:

- Tôi chỉ còn cái khăn này biếu cán bộ.

Cán bộ Tuy cầm chiếc khăn ngắm nghía, chắc cảm thấy khác lạ đối với những chiếc khăn thường gặp. Tôi chỉ dấu hiệu mang chữ “Canon” phía đầu cái khăn nói tiếp:

- Chiếc khăn này hiệu Canon. Sản xuất tại Mỹ.

Tôi nhớ mãi lần chở phần gỗ trại cho cán bộ Tuy trước khi hắn về hưu. Hắn mời tôi uống bát nước trà xanh nóng hổi, loại trà tươi gia đình tôi thường uống tại miền Nam. Trong câu chuyện, như một lời “phân bua”, hắn nói khi giảng dậy trên hội trường đã nói theo chính sách.


Tới giờ tàu khởi hành. Chúng tôi chào cán bộ Tuy và cán bộ Ba trước khi lên tàu. Cả 32 chúng tôi ngồi vào một toa, chia nhau những hàng ghế gỗ có lưng tựa. Hai hàng ghế đối diện nhau, một bàn gỗ nhỏ ở giữa. Tôi và anh Hướng ngồi một ghế. Tôi chọn chỗ ngồi sát bên cửa sổ, mong tìm một chỗ tựa vai. Bây giờ vào cuối năm, mùa Đông miền Bắc đã bắt đầu. Tàu chuyển bánh, đã gần nửa đêm. Tôi tựa vào lưng ghế, duỗi chân lên chiếc bàn nhỏ, nhắm mắt mong tìm một giấc ngủ. Suốt đêm hôm qua chúng tôi không chợp mắt, mải mê nói chuyện vì biết rất hiếm cơ hội gặp lại.


Anh Hướng chợt quay qua tôi:

- Anh ngủ được không?

- Mặc dù chúng mình thức trắng đêm hôm qua và cả ngày hôm nay trên xe di chuyển, nhưng tôi vẫn cảm thấy khó chợp mắt.

Hướng tiếp lời, giọng như chùng xuống:

- Chúng mình như vừa trải qua một giấc mơ. Một thoáng đã hơn 6 năm qua đi. Biết bao nhiêu chuyện đổi thay trong đời sống
xã hội.


- Tôi có cùng ý nghĩ như bạn. Niềm vui đến với chúng ta thật bất chợt, cuộc sống của chúng ta như đang ở ngoài tầm tay.

Tôi hỏi Hướng:

- Anh có ý định gì không?

- Để về nhà xem hoàn cảnh gia đình ra sao rồi mới tính được.

- Các cháu của anh ở Mỹ ra sao?

- Chúng ở với các em của tôi, ngoan và rất chăm học.

Tôi mừng cho bạn đã có những hạt giống tốt ở miền đất hứa. Tôi chợt nhớ tới lời cán bộ Chương: “Hồ sơ cá nhân của các anh sẽ chuyển về địa phương nơi các anh cư ngụ để địa phương quản lý…”, tôi nhận ra một điều, đời sống riêng tư của người dân luôn bị theo rõi, nhất là hoàn cảnh của chúng tôi, những người có “nợ máu” với đảng và nhà nước cộng sản, khó thoát khỏi cặp mắt của công an khu vực. Tôi quay qua Hướng:

- Khi về, chúng ta bị địa phương theo rõi từng bước, chưa chắc đã sống yên thân.

Chúng tôi trở lên yên lặng. Khó nói ra những suy nghĩ vào lúc này khi mà hoàn cảnh xã hội đã hoàn toàn thay đổi. Chúng tôi vừa trải qua một giai đoạn thăng trầm của lịch sử, là chứng nhân của một chế độ hà khắc, đã hủy diệt ước vọng của một dân tộc. Và cũng là nạn nhân của một tập đoàn cầm quyền, vì cuồng vọng nhất thời, đã đưa dân tộc tới bờ vực thẳm đói nghèo, biến đổi một nếp sống văn minh trở thành chậm tiến, lạc hậu.

Tàu đỗ ở ga Đồng Hới khá lâu, chúng tôi có đủ thời gian tắm gội sau 2 ngày ngồi bó chân trên ghế và tối ngủ trên tấm báo trải xuống sàn tàu. Chúng tôi uống cạn những giọt bia với miếng gà luộc, một thức ăn bình thường trước đây, đã trở thành “xa xỉ” trong 6 năm qua.

Con tàu mải miết chạy, khi tới địa phận Long Khánh, không còn bao lâu nữa sẽ tới Sài Gòn. Lòng tôi nôn nóng về nhà. Tôi chợt thèm hương vị cà phê, nên cùng các bạn vào toa ăn. Theo lịch trình tàu chạy, giờ này toa ăn cũng sắp đến giờ đóng cửa để thu dọn trước khi tới Sài Gòn. Chúng tôi tới toa ăn, trong toa không còn khách. Thấy chúng tôi, một cô tiếp viên hỏi:

- Các anh cần gì không?

- Chúng tôi muốn mua ly cà phê.

Cô quay vào trong hỏi các bạn. Tôi nghe thấy một giọng nữ nói vọng ra:

- Mời các anh vào.

Cô đứng bên cửa mời chúng tôi vào. Trong toa ăn có 5, 6 cô cả giọng miền Nam và Bắc.
Tôi ngồi vào bàn với các anh Nguyễn Văn Thành, Tô Tứ Hướng, Nguyễn Ngọc Liên, Ngô Trung Định và các bạn khác... Thấy tôi mặc bộ áo tù, một cô hỏi:

- Các anh vừa đi cải tạo về?

- Vâng, chúng tôi vừa rời trại Thanh Cẩm, Thanh Hóa là lên tàu về miền Nam.

Chúng tôi được tiếp đón thật nồng hậu. Ngoài thức uống, cô trưởng toán còn mời chúng tôi một chai Champagne của Liên Xô đã ướp lạnh với tôm khô và củ kiệu, để mừng ngày chúng tôi trở về. Chúng tôi chuyện vãn, dù chỉ trong khoảnh khắc nhưng thấm đượm tình người. Chúng tôi được biết quý danh các cô, nguyên là học sinh trường Gia Long-Sài Gòn, những người đã mang đến cho chúng tôi một thứ tình cảm thật gần gũi khó quên, hiếm có trong cuộc sống nhiều thay đổi này.

Chúng tôi hy vọng có dịp gặp lại:
-- Cô Oanh: 138/2 Cô Bắc, Phú Nhuận
– Cô Cúc: 116/33/25 Tô Hiến Thành, Q.10
– Cô Duyên: 530 Lý Thái Tổ, Q.10
– Cô Liên: 212/11/27 Nguyễn Thiện Thuật, Q.3
– Cô Lan: 195/32 Hoàng Đạo (Cống Bà Xếp.)

Bất chợt có tiếng gõ cửa toa ăn. Qua ô cửa kính nơi cánh cửa, một vị khách mặc quân phục muốn vào toa ăn. Tôi nghe rõ câu trả lời của cô tiếp viên:

- Toa ăn đóng cửa vì sắp tới ga chính.

Vị khách nói:

- Những người ngồi trong toa thì sao?

- Những người này khác.

Sau câu trả lời, cô quay vào làm tiếp công việc đang làm. Chúng tôi cám ơn các cô tiếp viên đã dành cho chúng tôi một sự ưu đãi đặc biệt. Đây là hình ảnh đẹp nhất sau một thời gian dài chìm đắm trong sự hà khắc. Một hình ảnh gợi nhớ tình cảm thân thiết của quê hương miền Nam.

Tàu dừng lại ga Long Khánh, một người đàn ông lên tàu, tới cửa sổ chỗ tôi ngồi, đón nhận những bó củi, bao than và nhiều thứ khác được chuyển từ dưới sân ga qua cửa sổ. Đây là những món hàng được chuyển về bán tại thành phố.





https://4.bp.blogspot.com/-xAXlkT8WbXY/XKu60mqB1aI/AAAAAAAA200/Bs-8jiUzVyE6FW0eWhUPYMuD2hfltGNBwCLcBGAs/s320/ga-binh-trieu.jpg (https://4.bp.blogspot.com/-xAXlkT8WbXY/XKu60mqB1aI/AAAAAAAA200/Bs-8jiUzVyE6FW0eWhUPYMuD2hfltGNBwCLcBGAs/s1600/ga-binh-trieu.jpg)




Ga Bình Triệu




Tới ga Bình Triệu trong túi tôi không còn một đồng. Tôi đứng trước cửa ga tìm phương tiện về nhà. Một chiếc xe xích lô máy chạy tới bên tôi. Người tài xế còn trẻ, mặc chiếc áo trận xanh đã bạc mầu, da mặt nhuộm nâu vì nắng gió. Anh dừng xe và hỏi:

- Bác về đâu?

- Tôi về đường Tự Đức, Phú Nhuận.

- Cháu biết đường này. Bây giờ đường Tự Đức đã đổi tên là Nguyễn Thị Huỳnh.

- Tôi không có sẵn tiền. Anh chở tôi về nhà lấy tiền được không?

- Không sao. Bác yên tâm.

Anh chợt hỏi tôi:

- Bác mới đi cải tạo về?

- Tôi vừa về tới.

Thấy tôi tay không, anh tài xế hỏi:

- Hành lý của bác để đâu, chỉ chỗ cháu xách cho.

- Tôi không có gì mang theo.

Anh tỏ vẻ ngạc nhiên, có lẽ tôi là người đầu tiên, khác với những người anh gặp trước đây. Bất chợt anh lấy từ túi áo trận gói thuốc lá “Basto xanh”, thứ thuốc tôi bắt đầu hút từ sau ngày 30-4-1975. Anh đưa gói thuốc, hỏi tôi:

- Bác hút thuốc không?

Tự nhiên tôi thấy thèm khói thuốc. Từ lúc rời toa ăn ở Long Khánh đến giờ tôi chưa hút điếu thuốc nào. Tôi rút điếu thuốc và nói:

- Cám ơn anh. Trời về chiều se lạnh. Hút điếu thuốc vào giờ phút này sẽ ngon vô cùng.

Anh lấy chiếc bật lửa Zippo đưa cho tôi mồi lửa. Như một thói quen, tôi bật lửa bằng hai ngón tay. Vẫn âm thanh quen thuộc đã một thời theo tôi với gói thuốc Pall Mall. Tôi hít hơi dài, nuốt trọn phần khói trong miệng. Dĩ vãng như quyện trong khói thuốc, vừa thơm ngon đậm đà của một thời huy hoàng yêu thương thuở trước, nhưng cũng dậy lên vị đắng của cơn mê “Thiên đường hoang tưởng” hiện tại.

Thấy cách tôi hút thuốc, anh hỏi:

- Bác thường hút thuốc trong trại?

- Tôi thường hút thuốc lào ba số 8, vì thời tiết ngoài Bắc vào cuối năm rất lạnh. Thuốc điếu hút không đã cơn thèm.

- Trước kia bác hút thuốc loại nào?

- Tôi hút Pall Mall, nhưng sau 30-4 tôi đổi qua thuốc Basto xanh.

- Cháu cũng như bác. Bây giờ cháu hút thuốc này, dù kém ngon nhưng không nhạt nhẽo như thuốc lá Điện Biên hay Vàm Cỏ.

Tự nhiên tôi thấy gần gũi với người thanh niên này. Tôi hỏi anh:

- Anh cho tôi biết tên được không?

- Cháu tên Thành.

- Anh Thành trước kia có vào quân đội không?

- Cháu vào lính được hơn một năm thì miền Nam mất.

- Anh ở đơn vị nào?
- Cháu thuộc sư đoàn 18.

- Hiện giờ gia đình anh Thành ra sao?

- Cháu có 2 cháu nhỏ, nhà cháu buôn bán ở chợ gần nhà. Cháu cố kiếm đủ sống cho gia đình.

Thấy tôi đứng đã lâu, Thành mời tôi lên xe, nói:

- Trời còn sớm. Cháu chạy một vòng Sài Gòn để bác nhớ lại khung cảnh ngày xưa.

- Cám ơn anh Thành. Tôi xa nhà đã lâu, mọi thứ đều khác lạ.



oOo



Tôi nắm chặt tay Thành khi chia tay anh, một người tuổi trẻ đã đóng góp phần mình để bảo vệ mảnh đất thân yêu này. Tôi cảm nhận một điều, miền Nam mới chính là quê hương của tôi, mặc dù tôi sinh ra và lớn lên tại miền Bắc, nhưng vẫn cảm thấy lạc lõng khi trở về quê cũ.

Tôi bước vào nhà. Vợ tôi nét mặt vui tươi, ngấn lệ long lanh khóe mắt. Nàng và các con vây quanh. Tôi xúc động ôm chặt các con vào lòng, để tận hưởng hơi ấm gia đình xum họp, mà trong suốt thời gian tù đầy vừa qua, những hình ảnh thân yêu gia đình đã là đốm lửa cuối đường để tôi nhắm tới mà hy vọng.

Lòng tôi hân hoan. Chúng tôi thật may mắn, vừa tìm lại được tình yêu thương mà tưởng chừng đã mất.



Trần Nhật Kim


Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên
http://www.dslamvien.com

thuykhanh
04-19-2019, 02:57 AM
Cám ơn các anh Không Quân








https://scontent.fymy1-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52971001_573390299840503_5100673881937543168_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_ht=scontent.fymy1-1.fna&oh=4a1028acb99c4f8d0763d0575fb59d20&oe=5CE6BD51



- Nếu như ở hậu phương,…
“Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh…”!
- Thì ngoài chiến trường,…
“Cứu quân, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi”.


Kể từ sau khi đọc xong cuốn “Đời Phi Công” của Toàn Phong, mỗi buổi sáng thay vì chạy bộ như thường lệ thì tôi lại dang thẳng hai tay nghiêng cánh sắt, khi nghiêng bên phải lúc nghiêng trái chạy vòng vòng, môi chúm lại, phát ra những tiếng “ù ù”, chúi đầu về phía trước, bắn súng miệng: “pằng-pằng”.


Mê KQ đến như thế nên khi Thiếu Tá Nguyễn Cao Kỳ đến trường Pétrus Ký thuyết trình và chiêu dụ thanh niên chọn con đường “đi mây về gió” là tôi nạp đơn tình nguyện liền mặc dù lúc đó mới đang học lớp đệ nhất. Vì thiếu kinh nghiệm khi đi khám sức khỏe nên tôi không biết uống 2 lít nước trước khi bước lên bàn cân nên bị loại vì không đủ tiêu chuẩn 50 kg.


Thua keo này ta bày keo khác, vừa hoàn thành “tú-đúp” lại nạp đơn liền, rút kinh nghiệm, kỳ này tôi uống thật nhiều nước, một lít nước nặng 1 kg chứ ít sao. Có lẽ ông trung sĩ có phận sự cân đo kích thước và sức nặng của các thí sinh biết được “tẩy” của những chàng nhẹ ký nhưng nặng tình với KQ nên ông ta cứ tà-tà, không đi đâu mà vội! Chỉ tội nghiệp cho người chuẩn bị đứng trên bàn cân, vì đã trót uống hai chai nước nên phải ôm bụng nhăn nhó đau khổ vì có thể bị “tức nước vỡ bờ” bất cứ lúc nào.
Nói ra sợ chúng bạn cười, chứ thực ra thủa thiếu thời tôi mê KQ không phải để bảo vệ vùng trời Tổ Quốc thân yêu mà vì thấy KQ được nhiều “người yêu” quá! Yêu anh có cái mũ ca-lô đội lệch, bộ áo liền quần với nhiều “phec-mơ-tuya”, yêu anh có con dao găm cùng 2 khẩu súng lủng lẳng hai bên, thương anh bay đêm với khúc bánh mì dắt túi.


Bạn bè cùng đi khám sức khỏe với tôi họ đã nhận được giấy gọi trình diện tại trại Phi Long TSN, còn tôi, đã bao ngày đợi mong chẳng thấy bóng “em” đâu nên tôi đầu quân vào Võ Bị.
Chính vì mối tình dở dang với nàng KQ, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở” nên dù đã là Võ Bị, là TQLC, tôi vẫn yêu mến KQ, rất hãnh diện được làm quen với những chàng KQ tử tế và hình như họ đều như thế cả.


Người đầu tiên tôi phải kể là tên Nguyễn Xuân Thanh, tuy cùng lớp, chung trường L.P.Ký nhưng nó giá sống, tôi rau muống, một tên Bê-Ka duy nhất trong lớp nên tên Xuân Thanh và đồng bọn ác ôn Nê-Ka hành hạ tôi vô cùng khốn đốn, thấy mặt tôi là chúng la “B.K. ăn cá rô cây” hay là hát nối vòng tay:
“Từ Bắc vô Nam tay cầm bó rau, tay kia là sợi dây xích cùng với con cầy”!
Tệ hơn nữa là chúng ca cải lương mà tôi nhớ suốt đời: “Ớ cái thằng nhỏ, mày đau làm sao mà dưới đít…có cọng rau, đúng là BẮC KỲ, BẮC KỲ…”


Người xưa có nói: “Trăm năm trả thù vẫn chưa muộn” nên tôi chờ sau khi tốt nghiệp tú tài 2B, tôi đi Võ Bị, tình nguyện về TQLC rồi mới đi tìm tung tích Xuân Thanh khắp 4 vùng chiến thuật, nhưng vẫn chưa gặp, nghe nói nó đi KQ, nó bay trực thăng hay lái “bà già”? Thiên bất dung gian, gần 50 năm sau bất ngờ chúng tôi đụng nhau trên đường Bolsa khi “bà già” nó lái nó bằng Honda từ Oklahoma đường xa vạn dặm về Little Sài Gòn để dự đại hội KQ.64, thế là ác chiến xẩy ra tại chiến trường “bún chả Hà Nội”.


Một người cùng lớp LP Ký khác là Nguyễn Quang Kim, đi K.17/VB rồi được chọn về KQ. Khi tôi vào VB thì hắn là khóa đàn anh và dĩ nhiên tôi được hắn ưu ái phạt nhiều hơn, nghe nói anh ta bay khu trục nhưng không biết “giờ này anh ở đâu?”
Một tên cùng lớp cùng xóm là trực thăng Đỗ Văn Minh, không biết hắn học khoá mấy, đơn vị nào nhưng từ sau vụ Hạ-Lào 71, chúng tôi cùng chung giới tuyến Quảng Trị, KQ và TQLC thường hay nói chuyện “trên Trời dưới Đất” với nhau.
Ngày N giờ G, khi một đơn vị TQLC ở trên đồi Carrol bị pháo kích nặng nề, nhiều lính bị thương trong tình trạng thập tử nhất sinh, trực thăng tải thương chưa xuống được! Bất ngờ tôi nghe tiếng Minh léo nhéo trong máy, nó đi tiếp tế cho một đơn vị bạn ở động Bà Thìn đang trên đường về, chắc nó biết tình trạng bi đát của tôi nên hối thúc bằng bạch văn luôn:

– “Chỉ điểm khói tím cho tao xuống bốc thương binh dùm cho”.
– “Không được, nguy lắm, gà tây (Mỹ) có cover mà còn chưa xuống được…”
– “C.., Đ.M., tao biết chỗ mày rồi, tao xuống, thả khói màu mau lên…”.

Vừa mừng lại vừa lo nhưng không còn chọn lựa nào khác, tôi thả khói tím để đánh dấu bãi đáp và chuẩn bị tải thương. Khói tím chưa kịp bốc cao thì chuồn chuồn từ đâu nhào tới, tưởng chừng như nó đạp thắng xe hơi, thương binh được cõng, bốc, vác thẩy lên sàn trực thăng trong khi cái càng máy bay không chạm đất và rồi nó cất cánh…

Lạy Chúa! An toàn trong nháy mắt, tôi mừng muốn thở hắt ra, thương binh đã được tải thương. Nếu không kịp cứu sống thì cũng không phải bị chết hai lần! Xác một người lính đã được gói poncho chưa kịp tải thương thì lại bị pháo VC là chết hai ba lần! Đó là những chuyện bình thường ngoài chiến trường!

Tôi biết Đỗ Văn Minh bị “củ” và bị ăn “củ cải” của xếp vì vi phạm nguyên tắc an phi, nhưng nó chỉ cười vì đó là chuyện “bình thường”! Có tiếp xúc với chiến trường thì mới biết trường hợp KQ cứu bạn như trưởng hợp của KQ Minh chỉ là một trong nhiều trường hợp “bình thường”.


Lại vào một ngày N giờ G khác, TQLC được lệnh đi tiếp cứu một trực thăng bị rớt cách động Ông Đô 5km hướng Tây Bắc. Ngày thứ nhất qua đi không tìm thấy gì, ngày thứ hai vẫn thế, cấp trên chửi thề bảo tôi vô trách nhiệm! Qua ngày thứ ba thấy xác trực thăng bị cháy nhưng không thấy “xương” phi công đâu. Tiếp tục bung rộng lục soát từng hốc đá bụi cây và rồi tiếng Thiếu Úy Nghĩa, Trung Đội Trưởng, báo trên máy:


– “Báo thẩm quyền thấy phi công rồi”.

Người phi công, quần áo bị cháy dở dang, nằm thở thoi thóp trong bụi rậm, kiến bu quanh vết thương đùi đã có mùi, có dòi! Đã 3 ngày rồi còn gì! Vậy mà chỉ cần vài nắp bi-đông nước cho ướt cặp môi khô đang rỉ máu thì bản năng sinh tồn khiến người phi công mở mắt, nhe hàm răng, đã 3 ngày không bàn chải, mỉm cười:

– “Tụi mày cứu tao đấy à? TQLC đẻ tao lần thứ hai”.
Thật khó khăn nhận ra nó nếu không có cái bảng tên Minh, chính nó là trực thăng Đỗ Văn Minh đã chui vào đạn pháo cứu thương binh TQLC mấy ngày trước đây thôi.
Mừng quá hóa bực mình, tôi chửi thề:


– “Đẻ cái con c.., mày hành tụi tao tìm ba ngày nay rồi, đứng dậy… đi”.


Cứ như đùa với tử thần, lại còn ăn nói lỗ mãng, nhưng nếu có một họa sĩ nào vẽ lên khung vải, không phải bức tranh “vân cẩu” mà là bức tranh tình huynh đệ “KQ & TQLC” này thì chắc cũng dễ thương lắm nhỉ.
Cũng cần thêm vào bức tranh “KQ & TQLC” này một tấm lòng của phi công chở quan… tài, anh bay C130 khứ hồi Sài Gòn Đà Nẵng chở quân, chở quan và quan tài của TQLC suốt trong thời gian SĐ/TQLC hành quân ở Vùng I. Anh bay không mệt mỏi cho nhu cầu chiến trường, tiếp tế, tải thương, bổ sung quân số. Những khi phi cơ chở đầy quan tài thì anh cho phép quan đi phép ngồi trong phòng lái. Nhờ vậy tôi mới biết thế nào là “sướng tận 9 tầng mây xanh”. Anh lái chim sắt chui qua những tầng mây xám, máy bay thì rung lúc lắc, mây bay vùn vụt như đập vào mặt khiến chúng tôi nghiêng đầu tránh, chân đạp thắng, tay ôm ngực, tay bịt mồm cho khỏi bị ói khiến quan tư Trâu Điên Trần Văn Hợp chửi thề:


– “Thằng Vinh Đèo này mày bay như con… c..”

Rồi 3 thằng bạn cùng khóa, một KQ, hai TQLC nắm tay nhau cười, nay thì Hợp ở “chín suối”, còn KQ ấy chính là Vinh Đèo Đào Quang Vinh, Florida.

Chẳng cứ phải là trực thăng Đỗ Văn Minh hay C130 Đào Quang Vinh cùng lớp, cùng khóa, cùng xóm với TQLC mới đối xử với nhau tận tình như thế, kể sao cho hết những trường hợp người không quen mặt, bạn không biết tên. KQ đã quên mình trên Trời mà cứu Bộ Binh dưới đất. Tôi không có đủ khả năng để kể hết, nói lên những tấm gương sáng này, chỉ trong phạm vi nhỏ hẹp xin gửi lời cám ơn muộn màng đến những chàng KQ không quen biết đã tiếp và cứu đơn vị chúng tôi trong những lúc nguy nan khốn đốn.

Năm 1965, trên đường vào cứu đồn Đức Cơ, Kontum, hai tiểu đoàn TQLC (2&5) sa vào thế trận công đồn đả viện của VC thì những “con ma, thần sấm” đến thả bom cứu bồ TQLC.

Địch trong hầm hố lại quá gần quân ta nên bom thả từ trên cao kém hiệu quả, rồi thình lình một phản lực xì khói, cánh dù bung ra trên tít trời cao! Những phản lực còn lại bỏ mục tiêu dưới đất mà bay vòng tròn bao quanh cánh dù và thả bom diệt những tràng đạn lửa phòng không dưới đất bắn lên. Nhìn cánh dù lơ lửng trên trời cao vào lùc chiều tà, tôi cầu mong sao cho nó bay về hướng quân ta, nhưng buồn thay, dù cứ bay xa về hướng địch trong ánh nắng hoàng hôn và mất hút ở biên giới Việt Miên!

Tôi không biết người phi công ấy là Việt hay Mỹ nhưng lòng buồn khôn tả! Trên khắp các chiến trường đã có những cánh dù như thế và người phi công không bao giờ trở về!


Phản lực đi rồi thì khu trục AD6 đến, trông nó xấu trai nhưng liều ra phết, nắm chắc phi công là phe ta chứ không phải Tây, các chàng bay sát ngọn cây để tránh phòng không dầy đặc mà còn để thả bom xăng đặc ngay trên tuyến những người “anh em”, khiến họ không thành chả thì cũng thành nem nướng.
Tuy nằm cách xa mà chúng tôi cũng cảm thấy nóng tới độ muốn quăn cả lông mày lẫn lông tao. Sau vài “bát” napal, AD6 vọt lên cao lại còn xịt những tràng “đui-sết” 12.7 về phía hậu làm con cháu bác đành bỏ xác bạn chạy lấy người, mặt trận trở nên yên tĩnh.


Đêm về, chúng tôi nằm ngửa mặt lên trời trên tuyến phòng thủ, nhìn ánh trăng không xuyên qua khỏi những lớp khói đạn bom, miệng há hốc không đủ ốc (xy) để ăn nhưng được an ủi không phải tiếp tục bóp cò và ăn pháo kích, địch đã cao chạy xa bay. Ngày hôm sau chúng tôi tiến vào tới đồn Đức Cơ thoải mái.
Cám ơn những người anh em phi công hào hoa, không có các anh tiếp đạn chắc chúng tôi sẽ vất vả lắm đấy, nhưng cho đến bây giờ vẫn không biết các anh là ai, những người cầm lái những khu trục đó?

Quay về Vùng Bốn, trận chiến trên kinh Cái Thia quận Cai Lậy vào ngày 31/12/1967, giữa Tiểu Đoàn 2/TQLC và 2 Tiểu đoàn VC (162A &162B) không kém khốc liệt.
Trực thăng vừa đổ quân ta xuống là đã bị đánh phủ đầu ngay bởi đủ mọi loại súng từ trong bờ kinh xối xả bắn ra, đạn xuyên màng tang Trung Úy Nguyễn Quốc Chính, Đại Đội Phó của tôi khiến thằng em gục ngã ngay đợt xung phong đầu tiên. Vì là ngày “hưu chiến” nên không có hỏa lực yểm trợ của KQ Hoa Kỳ khiến chúng tôi sa lầy ngoài ruộng lúa!

Rồi không biết lệnh từ đâu, hồi lâu khu trục tới, dĩ nhiên là những người da vàng mũi tẹt cầm lái, TQLC chúng tôi thở phào thoải mái, nằm im ghìm súng nhìn chàng AD6 chúc đầu xuống trút bom rồi nghiêng cánh sắt lắc mình vọt lên không, không quên xịt từ đít xuống thêm vài tràng 12 ly 7.
Quá đã! Từng bụi tre còn tróc gốc nói chi đến đám VC, chúng bị chôn sống, đám còn lại kiếm đường chuồn! Họa vô đơn chí cho đám con chồn cháu cáo, khu trục đi thì Hỏa Long đến.
Trong đêm tối, nhìn rồng phun lửa, đạn từ trên phủ xuống đầu địch như những giải lụa hồng đẹp ơi là đẹp. Chúng tôi chiếm được mục tiêu vào lúc 5 giờ sáng, ta nhìn xác địch la liệt không toàn thây bên những hố bom.

Trở về Vùng Ba, vào một sáng sớm tháng 10/68, khi sương mù còn dầy đặc bao phủ rừng Cầu Khởi, Hố Bò, 9 trực thăng thẩy 90 anh em ĐĐ1/TĐ.2TQLC chúng tôi xuống trảng trống rồi vụt bay đi, nói “thẩy” vì khi trực thăng còn đang lơ lửng là chúng tôi phải nhẩy vội xuống rồi, không cần biết dưới đất là cái khỉ gì.
Nhiệm vụ của 90 anh em tôi là “nhảy diều hâu”, nói cho dễ hiểu là bất chợt từ trên trời nhẩy xuống đất, nếu không gặp địch thì trực thăng đến bốc đi thả chỗ khác. Nếu đụng địch thì diệt, diệt không được thì cầm cự để đại đơn vị đến tiếp sức. Trò chơi này cũng hấp dẫn lắm, lính bộ binh mà không phải lội bộ ngày 20 cây số là thú vị rồi. Nay tới tuổi về “hiu”, đọc sách coi phim trên đất Mỹ mới thấy buồn cho anh em mình bị xem như những con dê đem cột cổ trong rừng để dụ ác thú! Dê càng kêu be-be thì người thợ săn trong lầu son gác tía càng dễ “be-he”!.

Trở lại khu rừng có tên Cầu Khởi, rừng sao im lặng quá, không tiếng chim kêu, không có nai hoẵng gọi đàn đi ăn sương sớm, như vậy ắt là có hơi người, nói đúng hơn là lũ “cáo hồ” đang rình rập đâu đây, kinh nghiệm dạy cho tôi biết như thế nên tôi ra lệnh cho anh em sẵn sàng và báo về đơn vị mẹ chuẩn bị tiếp cứu.
Ánh nắng vừa xuyên qua khe lá, sương vừa tan dần, cỏ cây rung động là biết mình đã bị bao vây, từng đám VC mình cài đầy cành lá đang lom khom men theo từng gốc cao su áp sát chúng tôi và hai bên súng nổ. Đơn vị mẹ đổ bộ trực thăng xuống một LZ khác cũng bị “uýnh” luôn nên 90 anh em tôi đành “seo-sẹc-vít”, tự lực cánh sinh. Bài này không phải để diễn tả trận đánh của bộ binh nên cho phép tôi bỏ qua diễn tiến chuyện bắn nhau, chỉ sơ lược đại khái để độc giả thấy anh em tôi đang trong tình trạng thập tử chí nguy.

Cuối cùng thì khu trục, gunship UH1D, Cobra đã luân phiên thay nhau tác xạ vào địch quân theo lệnh “bà-già” bao che và cứu chúng tôi.
Nằm ghìm súng dưới đất, ngước mắt lên nhìn các cô-ba (Cobra) thân hình thon gọn với hai ống hỏa tiễn hai bên, liệng qua lách lại phóng hỏa chưởng xuống đầu địch mà sướng rên. Nhờ cứu bồ tận tình và kịp thời mà trong số 90 anh em chúng tôi chỉ có 20 wishky (bị thương) và 8 kilô (hy sinh)! Nếu không có cô-ba, tôi chẳng còn có dịp ngồi đây viết gửi lời cám ơn muộn màng sau gần 40 năm đến các anh KQ.

Còn nhiều lắm, nhưng bấy nhiêu đó cũng đủ nói lên sự tối cần thiết và quan trọng của những chàng KQ trong cuộc chiến, một đơn vị cấp đại đội như chúng tôi mà còn cần đến KQ như thế thì những đại đơn vị tiểu đoàn, lữ đoàn, những chiến thắng to hơn thì cần sự góp sức và công của KQ cần thiết biết là bao nhiêu. Nhưng hình như các “ngôi sao” anh dũng tưởng thưởng cho các phi công thì… lơ thơ tơ liễu, “gửi gió cho mây ngàn bay”!

Dù cấp lớn hay đơn vị nhỏ, từ Gio Linh Đông Hà tới Năm Căn, Cái Nước Cà Mâu, đâu đâu mỗi bước TQLC chúng tôi đi đều được “Bà Già” hay cô Loan.19 theo sát để săn sóc sức khỏe. Nếu không có quý “bà và cô” thì chúng tôi sứt mẻ khôn lường.

Một lần tại chiến trường Chương Thiện, địch xung phong đông trong khi những AD6, A37 còn bận đổ xăng thì “Cô Loan” bèn xịt xuống một hỏa tiễn khói trắng để hù, địch khựng lại trong giây lát là đủ thời gian “xì-kai-đơ” lên vùng.

Nếu như ở hậu phương, “vua” nằm chờ Hoàng hậu, sốt ruột vua phải than:
– “Đêm Xuân, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng đó ái khanh”!
Thì ngoài chiến trường, lính đánh giặc chúng tôi cũng kêu:
– “Cứu quân bạn, mỗi khắc giá đáng ngàn sinh mạng đó các anh KQ ơi”.

Và lúc nào các anh KQ cũng sẵn sàng. Chiến thắng Cổ Thành Quảng Trị ư? Mấy ai đã biết cái Cổ Thành là cái chi chi nếu chị không phải là người Huế, anh không quê Quảng Trị.

Thành cao hào sâu nếu không có hỏa lực KQ tiếp sức thì phải cần bao nhiêu xương và máu mới chiếm được Cổ Thành? Có mấy ai biết rằng trung bình mỗi ngày có tới hằng trăm TQLC được gói poncho để dưới chân tường thành làm nấc thang cho đồng đội tiến lên và tiếp tục gục ngã!

Không biết trong số những anh KQ cỡi A..37, AD6, Gunship UH1D, Thundership, Phantom, Cô-Ba, Cô-Loan để giúp TQLC chúng tôi thanh toán mục tiêu Cổ Thành thì có anh KQ nào mang tên Nguyễn Văn Ức, Nguyễn Duy Diệm, Võ Ý, Phan Trừng, Nguyễn Xuân Huề, Lê Hồng Triển, Định Lắc, Vinh Đèo, Lữ Minh Đức, Trực Khều, Nguyễn Văn Tỏ, Minh Lõ, Phạm Đình Khuông, Nguyễn Hoàng Vân, Nguyễn Viết Trường, v.v…hay không?

Ngoài những anh KQ ngoài chiến trường mà tôi yêu mến, còn có những Không Quân ở hậu phương tôi hằng kính phục, dù đã 40 năm qua. Khi viết những dòng này tôi không còn nhớ quý vị ấy mang cấp bậc gì, chức vụ cao thấp ra sao mà chỉ nhớ đến những biệt danh mà thuộc cấp ưu ái dành tặng cho họ. Họ là “Anh Sáu Lèo, Anh Năm Vinh”.

Trận Mậu Thân 1968 tại Saigon, đơn vị TQLC chúng tôi “bị” đặt dưới quyền sử dụng của Tổng Giám Đốc Cảnh Sát và Giám Đốc Đài Phát Thanh. Tôi dùng chữ “bị” vì một lính tác chiến rất ngại đến gần, nói thẳng ra là không có cảm tình với mấy ông quan to ở thành phố, nhưng sau một thời giam làm việc dưới quyền của các ông, mọi ác cảm trong lòng tôi phải nhường chỗ cho sự kính phục.

Mới đây tôi có viết lại những kỷ niệm này trong câu chuyện “Vui Xuân Quên Nhiệm Vụ”, trong đó có nhắc tới anh “Năm Vinh” tức Không Quân Vũ Đức Vinh, Tổng Giám Đốc đài phát thanh đã thưởng cho đơn vị tôi một tấm “lắc” vì đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ và ông hứa sẽ gửi cho những băng nhạc Thái Thanh, nhưng vì đơn vị tôi đi hành quân liên miên và không có địa chỉ cố định nên không nhận được.

Khi nhắc lại kỷ niệm vui này với tấm lòng kính trọng các anh, tôi thật tình không hề có ý “khiếu nại” và cũng không biết “Anh Năm Vinh” ở nơi nào trên trái đất này. Nhưng thật bất ngờ một thời gian sau, sau khi bài viết được đăng, tôi nhận được 4 DVD nhạc của Thái Thanh do chị Vũ Đức Vinh và cháu Tùng gửi đến.

Thật là quá ngạc nhiên và cảm động nhưng cũng thật bối rối không biết phải nói làm sao, đã năm lần bẩy lượt tôi cố gắng viết câu chuyện: “Món quà vô giá nhận được sau 40 năm” để tạ lỗi cùng chị và gia đình anh Năm Vinh nhưng không đủ ngôn ngữ để trình bày những điều muốn nói! Thôi thì nhân dịp nói về những KQ, tôi cám ơn chị và cháu Tùng về món quà vô giá đó và xin chị tha thứ nếu những kỷ niệm vui tôi nhắc về anh khiến chị buồn..

Còn ông KQ “Sáu Lèo”, Đại Đội 1 TĐ2/TQLC tôi bị biệt phái cho TGĐ Cảnh Sát, Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan.. Chúng tôi chạy theo ông muốn hụt hơi. Lúc nào ông Sáu cũng áo giáp phanh ngực, đưa cái đầu trần trán hói chạy như con thoi khắp thành phố Saigon Chợ lớn.

Nơi nào có VC, có tiếng súng nổ là ông phóng xe jeep chạy đến trước, Cảnh Sát Dã Chiến theo liền sau rồi mới tới TQLC chúng tôi, đúng ra là theo thứ tự phải ngược lại. Sự dũng cảm và noi gương của ông khiến “Anh Sáu” bị thương trong khi TQLC chúng tôi chưa kịp xuống xe.

Dù ở chiến trường hay hậu phương và nhất là sau ngày 30/4/75 ở trong tù, tôi thấy các anh, những cái tên KQ quen thuộc vẫn giữ được phong thái phi công hào hoa và quả cảm của những chàng Không Quân Việt Nam Cộng Hòa.

Nhân dịp Đại Hội KQ.64 ABCD xin chân thành gửi đến tất cả các anh lời cám ơn đã SOL chúng tôi, “Save Our Lives” cứu chứ không phải bán sol. Huynh đệ chi binh QLVNCH chẳng bao giờ bán nhau.
Chúc các anh mãi mãi vẫn đủ sức khỏe để bay bổng và chúc quý vị “lái phi công” luôn điều khiển được những con chim sắt.
Bắt chim… sắt phải nghe lời./.


CaptovanK19

thuykhanh
07-23-2019, 09:07 AM
BÔNG LÚA CHÍN LÀ BÔNG LÚA CÚI ĐẦU !



Tâm An




https://connect.xfinity.com/appsuite/api/image/mail/picture?folder=default0%2FINBOX&id=979348&uid=5fa2160a-b443-01d9-fcfc-6ddea8f98a23%40yahoo.com




Nhớ hồi vợ chồng tôi và hai đứa con nhỏ (một trong hai đứa còn nằm trong bụng mẹ, tháng thứ 6) xuất cảnh đi Mỹ.



Vì trường hợp phụ nữ mang thai nên IOM (cơ quan di dân quốc tế) thu xếp cho riêng chúng tôi đi đường bay quá cảnh phi trường Kyoto Nhật Bản thay vì đường ghé Hàn quốc như những gia đình khác cùng đợt hồ sơ, như vậy chúng tôi sẽ được rút ngắn chuyến đi gần nửa ngày.



Sự tử tế chu đáo và bất ngờ này của một cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc, ‘người dưng nước lã' hoàn toàn xa lạ, làm tôi cảm động. Tiền mua vé máy bay cho tất cả những di dân diện tị nạn đều do IOM cho vay trước, chúng tôi sẽ trả góp sau khi đã an toàn định cư ở quốc gia mới.

Gia đình nhỏ chúng tôi ghé đến phi trường Nhật, te tua xơ mướp vì mệt, lết tha lết thếch không giống ai giữa chuyến bay toàn hành khách sang trọng.

Chúng tôi ngồi ở hàng ghế cuối, biết thân biết phận nên chờ cho mọi người ra hết mới dắt díu nhau ra sau cùng.
Vậy mà vừa bước ra khỏi cửa máy bay, một tình nguyện viên của IOM, một thanh niên (sinh viên) người Nhật sáng sủa cao ráo, mặc bộ vest rất chỉnh tề, đứng sẵn đó, thấy chúng tôi là gập người chào cung kính.

Cầm trên tay tấm giấy lớn ghi tên chúng tôi nhưng thực ra anh ta chẳng cần nữa vì quá dễ nhận ra cái gia đình nghèo vừa rời khỏi đất nước nghèo này.
Chúng tôi sững người, ngượng nghịu lúng túng trước cái cúi chào đặc biệt của người Nhật lần đầu tiên trên đời mình được nhận.

Sau đó anh chàng kính cẩn ân cần, cố đi thật chậm để bà xã tôi không phải vội, dù đôi chân cao ngồng của chàng ta chỉ cần sải một bước là bằng chúng tôi đi ba bước.

Anh chàng nói tiếng Anh chậm rãi và cố tình chọn những từ dễ đến nỗi đứa dốt sinh ngữ như tôi cũng hiểu ngay.
Cái cách anh chàng tế nhị đưa chúng tôi đến nhà vệ sinh và sẵn sàng kiên nhẫn chờ ở ngoài làm tôi càng phục lăn!

Nước Nhật giáo dục kiểu gì mà người trẻ của họ tuyệt vời đến thế này nhỉ?
Rồi anh chàng chậm rãi dẫn chúng tôi đi dọc các hành lang sân bay quốc tế rộng mênh mông để đến cổng chờ chuyến bay đi Mỹ.
Tôi nhớ chúng tôi đi bộ gần nửa tiếng mới tới. Cung cách của anh chàng không khác gì đang hộ tống những nhân vật quan trọng. À không, đang ấm áp đón tiếp những người rất thân thiết.

Tôi nghĩ người thân ruột thịt cũng không ân cần được đến thế!

Đến nơi, anh chàng lại cung kính và áy náy xin lỗi vì bận việc phải đi gấp.
Anh chàng nói sẽ gọi điện nhờ một người bạn đến ở với chúng tôi trong 8 tiếng chờ đợi.


Thì ra anh chàng đã gọi phone nhờ cô người yêu của mình từ hồi nào.
Cô ấy đến, cũng là sinh viên, nhỏ nhắn dễ thương, vừa đẹp vừa hiền, đem theo bữa cơm đắt tiền mua ở nhà hàng cùng một giỏ trái cây.
Vừa gặp chúng tôi, cô ấy cũng gập người chào rất lễ phép.



Tôi lại một lần nữa xúc động khi hiểu ra IOM có đặt sẵn suất thức ăn nhanh ở phi trường cho chúng tôi, nhưng đôi bạn trẻ này muốn đãi 'bà bầu' và hai em bé một bữa chu đáo hơn bằng chính tiền túi của họ.

Không còn biết nói gì nữa khi nhìn cô gái Nhật dịu dàng dọn bữa ăn vẫn còn nóng ra chiếc băng ghế phi trường, chén đũa đàng hoàng, mời chúng tôi, ngồi 'hầu' bên cạnh chúng tôi với nụ cười luôn nở trên khuôn mặt dễ mến, ân cần hỏi han vợ con tôi.


Tôi không còn tâm trí đâu mà thưởng thức món ăn.
Mỗi một miếng đưa lên miệng là mỗi hạt ngọc hạt vàng!

Tôi cảm thấy mình không xứng đáng ngồi đó để được cô bé tiếp đãi như thế này.
Tôi xin kiếu, xin được đi lòng vòng để ngắm cái phi trường hiện đại, để trố mắt nhìn cái thế giới khác hẳn thế giới quen thuộc của mình ở quê hương.

Nói thật, suốt đời còn lại chúng tôi không thể quên sự tử tế và khiêm nhu của hai người bạn trẻ Nhật ấy!

Con gái đầu của chúng tôi năm đó mới 8 tuổi, nó nói lớn lên, quốc gia đầu tiên con phải đi thăm, trước cả về thăm quê hương Việt Nam, nhất định phải là nước Nhật!


Gần đây tôi mới biết câu thành ngữ cổ xưa của người Nhật: "Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu".

Bao thế hệ đi trước của người Nhật đã truyền lại lời dạy đó cho con cháu:

Một cây lúa khi được mùa, trĩu hạt, thì nó biết cúi đầu.
Khi mình đã sung túc thịnh vượng, không được nghếch mặt lên trời tự mãn kiêu căng, nhưng biết cúi mình để
kính trọng và yêu thương người khác!



“Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu” câu châm ngôn của người Nhật Bản
実(みの)る程頭(ほどあたま)の下(さ) る稲穂(いな

thuykhanh
08-27-2019, 03:29 PM
https://www.facebook.com/cafebiz.vn/videos/457784625064497/


Mời nhấn chuột lên hình để xem

thuykhanh
09-07-2019, 03:04 PM
Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến



Tác giả: Daniel Hautzinger
Dịch giả: Đông Kha
​5-9-2019



Câu chuyện cảm động về lời hứa 40 năm của người lính Mỹ với một em bé Hội An




Phil Seymour là trung sĩ của Đại đội C, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn TQLC, Sư đoàn TQLC 1 của Hoa Kỳ,


ông đến Việt Nam vào tháng 12 năm 1966 và bị thương chỉ 1 tháng sau đó.


Tháng 6 năm 1967, Phil đóng quân ở một đảo nhỏ gần Hội An – Đà Nẵng, nhưng thường xuyên vào đất liền


và tham quan ở Hội An.


Trong những chuyến đi như vậy, Phil thường mang theo một chú chó nhỏ đằng sau balo của mình. Chú chó
này tên là Boot, được ông cứu trong một lần hành quân ở trong rừng. Lúc đó Boot còn chưa dứt sữa.



Mỗi khi Phil và đồng đội chèo thuyền ghé vào đất liền, những đứa trẻ trong làng chạy ùa tới để hỏi xin các loại
“đồ Mỹ” như kẹo, đồ hộp và cả thuốc lá. Thường thì toán lính Mỹ này sẽ chia cho bọn trẻ những thứ này trong
khẩu phần của họ.


Trong số những đứa trẻ đó có một em tên Cam (có thể là Cẩm, Cầm…), luôn mặc đồ ngủ màu xanh và đi chân
không. Cam không nhao nhao lên như những đứa trẻ khác mà đứng lùi về sau một chút.

Ban đầu mấy người lính Mỹ tưởng Cam nhút nhát, tuy nhiên sau đó họ mới nhận ra là Cam rất khôn ngoan:
Cậu không đến xin bằng tay không, mà mang đến những thực phẩm địa phương như dừa, chuối, chanh… để
trao đổi.
Vì vậy Cam rất được lính Mỹ yêu mến.




Một ngày của tháng 6 năm 1967, cậu bé Cam – 9 tuổi – tặng một quả chuối cho Phil. Trung sĩ Phil Seymour đang
chuẩn bị rời vùng đất miền Trung này để đi nghỉ 1 tuần ở Thái Lan.
Phil hỏi Cam muốn ông tặng quà gì. Thật ra một cậu bé nghèo ở làng quê heo hút này không thể biết là Thái Lan ở đâu, có món gì để mà đòi hỏi. Cậu nói tiếng Anh không được tốt lắm, suy nghĩ 1 chút rồi nó chỉ vào cái đồng hồ mà Phil đang đeo. Trung sĩ Phil đồng ý.



Ở Thái Lan, Phil quên béng lời hứa về cái đồng hồ. Thật ra một anh lính đi lịch nghỉ phép thì chỉ nghĩ đến việc ăn chơi, không có nhu cầu đi mua sắm. Hết kỳ nghỉ phép, trở lại Hội An, rồi gặp lại Cam, ông mới chợt nhớ tới vụ cái đồng hồ.

Khi thấy Phil về, Cam chạy ùa tới, hớn hở. Nhưng không có cái đồng hồ nào cả.




Ngay sau đó, đơn vị của Phil rời vùng đất này để đến vùng phi quân sự, rồi tháng 1 năm 1968 thì ông rời Việt Nam.


Phil cho biết rằng cuộc sống của ông rất bình lặng, không có nhiều thứ làm ông hối tiếc, ngoại trừ lời hứa không thực hiện được với một cậu bé ở vùng quê nghèo miền Trung Việt Nam. Đó thực sự là niềm hối hận lớn nhất trong đời của ông.
Ông nghĩ sẽ phải mang niềm ân hận này theo cho đến khi lìa đời.





Phil Seymour là người gốc Brookline, Massachusetts, ở lại quân ngũ thêm 27 năm, sau đó lấy bằng Master về Luật và trở thành luật sư ở Lầu Năm Góc, rồi làm Trưởng Công tố viên trước khi nghỉ hưu năm 1995.
Ông đã nghĩ rằng mình không thể trở lại Việt Nam một lần nào nữa.



Tuy nhiên vào năm 2007, vợ của Phil là Lynne cho ông biết là nhóm du lịch chung mà ông bà thường tham gia sẽ có một chuyến đến vùng Đông Nam Á và có dừng chân ở Hội An. Bà Lynne nói ông cân nhắc việc tham gia chuyến đi này, cũng là cơ hội để tìm lại Cam và thực hiện lời hứa 40 năm trước đó.


Khi ông Phil về lại thì Hội An đã trở thành một thành phố du lịch nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới vì kiến trúc của nó hầu như không thay đổi so với thời điểm thành lập hồi thế kỷ 15, là nơi giao thương nhộn nhịp của người Việt Nam với người Hoa, Nhật và Âu tây sau này.

Phil nghĩ rằng xác suất tìm lại được Cam gần như là số 0. Không biết Cam có sống sót qua được chiến tranh hay không, vì vùng đất này xưa kia rất ác liệt. Tuy nhiên Phil vẫn mang theo một cái đồng hồ trong chuyến du lịch này.
Hướng dẫn viên đoàn du lịch của Phil là một người Hà Nội, nói rằng anh biết rất nhiều người ở Hội An nên sẽ giúp tìm Cam.
Thật bất ngờ là sau ngần ấy năm, ông Phil vẫn còn giữ một số hình ảnh của gia đình Cam để mang đi hỏi thăm.

Sau khi đến Hội An, nhận phòng xong thì cũng là lúc anh hướng dẫn viên người Việt gọi Phil xuống và qua bên kia đường.
Không biết bằng cách nào, anh này đã tìm được một người đàn ông đội nón màu xanh, người này nhìn tấm ảnh của Phil và nói trong hình là cha của anh chụp chung với 3 người con, người con trai út trong hình chính là người đội nón xanh, và Cam chính là anh trai của anh. Ngay lúc đó, anh điện thoại để gọi Cam tới.

Phil lên phòng khách sạn lấy máy ảnh và đồng hồ, rồi chạy xuống. Qua bên kia đường, Phil cũng vừa thấy Cam tới, lúc này Cam đã là một người đàn ông 49 tuổi, làm nghề thợ mộc.
Hướng dẫn viên giải thích cho Cam hiểu câu chuyện. Anh ngơ ngác, không thể hiểu được có người đã đi nửa vòng trái đất, chỉ để gặp anh và đưa chiếc đồng hồ.

Hướng dẫn viên chỉ ông Phil rồi hỏi Cam là có nhớ người đàn ông này không, Cam trả lời: “Có, ổng thường cõng con chó nhỏ trên lưng”.
Người này hỏi về lời hứa chiếc đồng hồ 40 năm trước, Cam trả lời: “Có, lúc đó tui mới 9 tuổi, nói tiếng Mỹ bập bẹ, nên nghĩ rằng đã có sự hiểu lầm nào đó”.




https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H1-33.jpg



Theo chiều kim đồng hồ từ trái: Cam và anh trai; Cam và Phil Seymour trong cuộc hội ngộ 40 năm sau; Phil Seymour ở Việt Nam khi là lính Thủy quân Lục chiến; Cam và Phil Seymour năm 1967. Nguồn: Phil Seymour


Ông Phil và hướng dẫn viên đã giải thích cho Cam hiểu là không có sự hiểu lầm nào cả, chỉ là do Phil đã thất hứa.
Phil đưa cho Cam chiếc đồng hồ. Anh Cam rơi nước mắt. Họ cùng ôm nhau khóc.

(còn tiếp)

thuykhanh
09-08-2019, 02:56 AM
Chuyện cổ tích từ một cuộc chiến

( Tiếp theo và hết)



Hôm sau anh Cam mời ông Phil đến nhà ăn tối. Vợ anh tên là Nở, cùng cô con gái tên Vy chuẩn bị cho bữa ăn, còn vợ chồng Phil-Lynne và anh hướng dẫn viên ngồi ăn. Phong tục của Việt Nam là khách đến nhà chỉ có việc ăn, và ăn, sau đó là đi về.

Vy – con gái đầu của anh Cam – lúc đó 28 tuổi, vừa mới kết hôn, nói rằng cô muốn được học đại học như 4 người em trai của mình, nhưng ở vùng quê này thì phụ nữ thường thiệt thòi, ít được học lên đại học.

Trên đường về khách sạn, Lynne – vợ của Phil – suy nghĩ và ngỏ ý muốn giúp Vy được học đại học. Với sự liên lạc, giúp đỡ của anh hướng dẫn viên, Vy đã được đi học ở Sài Gòn cùng với 4 người em trai đã đi học hồi trước đó. Vy nhận bằng liên thông năm 2010 và bằng cử nhân năm 2012.

Phil trở lại Việt Nam – có lẽ là lần cuối cùng – vào năm 2012 để dự lễ tốt nghiệp của Vy. Họ cũng mua vé máy bay cho vợ chồng Cam – Nở vào Sài Gòn. Đó cũng là lần đầu tiên Cam được đi máy bay, anh mang theo vô số quà quê để mở một bữa tiệc mừng tại nhà trọ của Vy. Lynne và Phil còn tặng cho Nở một lò vi sóng để giúp cô nấu ăn thuận tiện.

Hiện tại Vy đang làm việc ở Sài Gòn, vẫn thường xuyên gọi điện cho vợ chồng Seymours.

Một lời hứa tưởng như rất nhỏ, vô thưởng vô phạt, nhưng đã ám ảnh anh lính tên Phil trong 40 năm, khơi gợi lại cho ông những ký ức buồn về một vùng quê đau khổ, tan tác. Ông quyết chí tìm lại cậu bé năm xưa để xua đi nỗi đau đáu trong lòng.

Phil cho biết:
“Nếu tôi thất hứa với một người lớn nào đó thì tôi sẽ không bị mang một nỗi ân hận dai dẳng đến như vậy. Đằng này tôi đã hứa với một đứa trẻ tốt bụng, ngây thơ. Nó không thề thốt hay cầu xin gì cả, trên khuôn mặt lúc nào cũng có một nụ cười”.

Chiến tranh mang lại những tổn thương khó lành trong tâm khảm những người lính tham chiến. Chính sự ngây thơ của Cam và những đứa trẻ xin kẹo khác đã làm dịu bớt những trăn trở không yên trong lòng người lính viễn chinh, giúp họ bình thản hơn để vượt qua được những hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc chiến.

Thêm một số hình ảnh trong bài. Nguồn: Phil Seymour

https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H2-11.jpg

Căn cứ Thủy quân Lục chiến ở trên đảo. Nguồn: Phil Seymour



https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H3-7.jpg

Phil và chú chó Boot trên ba lô. Nguồn: Phil Seymour




https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H4-5.jpg

Cam và Phil Seymour năm 1967. Nguồn: Phil Seymour




https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2019/09/H5-6.jpg

Lynne Seymour và Vy, con gái của Cam. Nguồn: Phil Seymour




Đông Kha dịch từ: A Timely Reunion Across Four Decades and the Globe (https://interactive.wttw.com/playlist/2017/09/07/timely-reunion-across-four-decades-and-globe)

---------

Phụ chú:

tk xin viết thêm, trong bài dịch giả đã dịch chữ " Asociate" là "liên thông".
Để được dễ hiểu hơn, tk thay bằng chữ "Cao đẳng" quen thuộc cho chương trình 2 năm ở Đại học.

thuykhanh
10-15-2019, 03:36 PM
Nhịp tim của Mẹ



https://www.facebook.com/duyenanh.doanthi.3/videos/10157401754204373/


Mời bấm lên hình để theo dõi


Nguồn: từ trang Facebook của Đoàn Thị Duyên Anh




Đoạn clip này cho thấy câu chuyện về một em bé có mẹ chết trong khi sinh em bé này.
Trái tim của người mẹ đã được tặng cho một người đàn ông áo đen.
Xem phản ứng của trẻ khi ông áo đen giữ trẻ.
Đứa trẻ nhận ra nhịp tim của người mẹ.
Clip này được ghi lại ở Singapore và lan truyền nhanh chóng. Đó là một clip vô giá.

thuykhanh
12-26-2019, 03:11 PM
Một thoáng Pleiku_ Phạm Tín An Ninh





https://youtu.be/lziNlIZWfPg

thuykhanh
01-19-2020, 03:08 PM
AI CŨNG CẦN MỘT VÒNG TAY ÔM




Genny gửi đi dòng text cuối cho Dick, bạn trai và cũng là đồng nghiệp của cô ở sở cảnh sát Dallas,
khi bước đến gần căn apartment của cô ở lầu 3. Lúc ấy khoảng gần 10 giờ đêm. Cô về muộn hơn
mọi ngày sau ca trực kéo dài suốt 14 tiếng...
Một ngày đầu tuần khá mệt mỏi và nhức đầu vì những chuyện lỉnh kỉnh chẳng đâu vào đâu.
Cô cần nghỉ ngơi để lấy lại sức.



Khi vừa tra chìa khóa vào ổ khóa cửa phòng, Genny cảm thấy có điều gì bất thường.
Cô luôn cẩn thận khóa cửa, tắt đèn mỗi khi rời nhà.
Cửa dường như không khóa, cô xoay nhẹ tay nắm cửa, cánh cửa mở he hé.
Genny khẽ giật mình, đặt tay lên báng súng như một phản xạ tự nhiên.

Ánh đèn vàng từ bên trong hắt ra. Genny suy nghĩ thật nhanh. Ngoài Dick ra, không ai
biết chỗ ở của cô. Kẻ nào đã đột nhập vào phòng cô?... Genny rút súng, lùi lại một bước,
tay giơ cao khẩu súng ngắn, chân đạp mạnh vào cánh cửa.

“Đứng yên tại chỗ. Giơ tay lên!” Genny hét lớn. Cửa mở toang. Cô trông thấy một gã
đàn ông ngồi dựa lưng trên ghế sofa, hai chân duỗi thẳng, tay cầm vật gì đó.

“Bỏ ngay cái đó xuống. Giơ hai tay lên!” Genny nắm chặt khẩu súng bằng cả hai tay,
mũi súng chĩa thẳng về phía kẻ lạ mặt.

Trước mắt cô là gã đàn ông da màu lạ hoắc. Gã mặc quần short, tay cầm vật gì lấp lánh
cô không nhìn thấy rõ. Gã chồm người dậy, nhìn chòng chọc vào cô.

“Giơ hai tay lên! Bỏ cái đó xuống ngay, nếu không tôi bắn.” Genny quát lên và lùi lại
một chút, hai tay vẫn nắm chặt khẩu súng.
Gã đàn ông đứng bật dậy, dáng cao lớn, khệnh khạ̣ng.

“Hey! Hey! Hey!” Gã trợn mắt, xăm xăm bước về phía cô.

“Đoàng! Đoàng!” Genny nổ liền hai phát. Gã bật ngửa ra sau, nằm ngay đơ, đầu gối lên
thành ghế sofa.

Suốt những năm hành nghề cảnh sát, Genny vẫn được đồng nghiệp thán phục về
tài thiện xạ, đã bắn thì không trật vào đâu được. Cô từ từ bước qua cửa, men sát theo
vách tường rồi lọt hẳn vào phòng trong lúc hai tay vẫn không rời khẩu súng, hai mắt
vẫn chăm chăm nhìn xuống thân hình bất động dưới chân sofa.

Gã da màu nằm im không nhúc nhích, máu loang trước ngực.

Genny đảo mắt một vòng, nhìn quanh. Và, chỉ trong một vài giây, trong ánh sáng
mờ mờ của ngọn đèn phòng khách, cô nhận ra điều gì khác thường... Cô lắc lắc đầu
mấy cái cho thật tỉnh táo. Genny bỗng lạnh sống lưng.
Cô thấy chóng mặt, rồi khẩu súng trong tay rớt xuống lúc nào cô không hay.

Đây không phải là căn apartment của cô. Cô đã vào nhầm phòng.

Genny vội quỳ xuống bên người đàn ông. Gã nằm ngửa, hai mắt mở lớn, trợn trừng...
Bàn tay phải mở ra cho thấy vật trong tay gã là chiếc muỗng nhôm. Một ly kem ăn dở
và hộp kem mở nắp ở trên chiếc bàn thấp cạnh sofa. Máu vẫn loang trên sàn nhà...

Genny ngồi bật dậy, hoảng hốt... Cô đã làm gì vậy? Cô đã giết người. Rồi Genny lại
quỳ xuống, đặt tay lên ngực gã... Cô nhớ tới những thao tác CPR từng ứng dụng.
Vô ích, viên đạn trúng ngay tim. Dưới chân cô đã là một xác chết. Cô nhìn lại bàn tay
mình. Máu.
Genny cố trấn tĩnh, gọi số 911 trước khi gieo mình xuống chiếc sofa mà người đàn ông
đã ngồi trước đó ít phút…

Tiếng tivi ở góc phòng phát đi bản tin về vụ cướp ở đâu đó. Genny nghe tiếng lao xao
và tiếng chân người từ ngoài hành lang...








*********************************************




Phiên tòa bước sang ngày thứ 5, dự trù sẽ đưa ra phán quyết chung thẩm. Genny trông
hốc hác, hai mắt trũng sâu vì thiếu ngủ. Cô phải trả lời nhiều câu hỏi từ công tố viện.

Trả lời câu hỏi đầu tiên, Genny nói cô không biết gì về Bruce, người hàng xóm đã
thiệt mạng vì hai phát súng nghiệt ngã của cô đêm ấy. Người thanh niên da màu chết
bất ngờ, không hiểu được vì sao mình phải chết.

Bruce ở lầu số 3, trong căn phòng ngay bên dưới phòng của Genny ở lầu 4.
Anh là nhân viên kế toán của một công ty tài chánh. Bruce kém cô ba tuổi, là một thanh
niên hiền lành và tốt bụng, hay giúp đỡ người khác.
Ngoài công việc ở sở, anh là thành viên của Hội đồng Mục vụ Giáo xứ tại một nhà thờ
ở địa phương trong nhiều năm.

Công tố viên muốn cô diễn lại trình tự mọi chuyện xảy ra vào hôm ấy, và phóng ra
liên tiếp những câu hỏi như không để cô có thì giờ đắn đo suy nghĩ.

“Chuyện gì làm cô không tỉnh táo hôm ấy?”

“Tôi không rõ. Có thể tôi đã làm việc quá sức. Tôi đã làm đến hơn 14 tiếng thay cho
người bạn trong sở nghỉ bệnh.”

“Còn gì nữa?”

“Tôi về muộn, khá mệt mỏi sau một ngày dài làm việc. Từ lúc xuống xe ở parking,
tôi vừa đi vừa text message với người bạn cùng sở nên không nhận ra mình đang ở
lầu 3 chứ không phải lầu 4.”

“Mỗi phòng đều có tấm biển ghi số phòng gắn trên cửa, cô không nhìn số phòng?”

“Không,” Genny lắc đầu. “Phòng tôi ở dãy bên tay phải, cạnh phòng cuối cùng của
hành lang. Rất dễ nhận biết, tôi cứ đi thẳng tới đó.”

“Khi mở cửa phòng, cô không nhận ra đấy không phải là phòng mình?”

“Không,” Genny lắc đầu. “Đèn không đủ sáng. Cách bài trí nơi phòng khách khá giống
với phòng tôi. Bộ sofa cũng gần như cùng một kiểu, một màu.”

“Cô nghĩ gì và phản ứng thế nào vào lúc ấy?”

“Một kẻ lạ nào đó đột nhập phòng mình. Tôi rút súng ra. Tôi cần phản ứng thật nhanh,
nghề nghiệp dạy tôi như vậy.”

Công tố viên không hỏi tiếp. Phòng xử chìm trong im lặng vài phút.

“Cô nghĩ gì trong đầu khi nổ súng vào người đó?”

“Tôi sợ,” Genny trả lời, giọng run run. “Tôi yêu cầu anh ta đứng yên và giơ tay lên đến
mấy lần, nhưng anh ta bỗng hét lớn “Hey, hey, hey!” như bị kích động và sấn về phía tôi.
Tôi nghĩ anh ta sẽ giết mình. Tôi không còn cách nào. Bắn chậm thì chết.” Genny khóc
nức lên...

Nhiều tiếng lào xào... Bà thẩm phán Tammie nhìn Genny chăm chú, khẽ gật gù.

“Tôi ngu ngốc quá...!” Genny nói trong tiếng nấc. “Tôi muốn được trừng phạt.”

“Cô nói tiếp đi, rồi sao nữa? Mọi người vẫn đang nghe cô.” Thẩm phán Tammie lên tiếng.

“Tôi thấy mình thật xấu xa, kinh tởm.” Genny nói nhỏ, cúi gầm mặt. “Tôi thù ghét tôi
mỗi ngày. Tôi biết mình sẽ không bao giờ tìm được một ngày bình yên trong suốt phần đời
còn lại.”

Genny sẽ nhận bản án chung thẩm hôm nay. Việc xét xử và nghị án có khuynh hướng
bất lợi cho cô trong bối cảnh khá căng thẳng do những đợt biểu tình phản đối tình trạng
bạo hành của cảnh sát đối với người da màu gần đây vẫn chưa lắng xuống.

Công tố viện có vẻ muốn cáo buộc tội sát nhân cho cô hơn là ngộ sát để làm dịu bớt
những làn sóng phẫn nộ. Trong suốt phiên xử Genny tránh cái nhìn từ phía những người
thân của Bruce. Cô tin là họ căm ghét cô và chỉ muốn cô phải chịu bản án nặng nhất.

Công tố viện đề nghị bản án 28 năm tù giam, bằng con số tuổi của Bruce vào ngày
sinh nhật của anh ta trong tháng này nếu như anh còn sống. Genny đã lấy đi những năm
tuổi đẹp nhất của anh ta và cô phải trả lại đúng số năm ấy.

Sau nhiều giờ nghị án của bồi thẩm đoàn, Genny sau cùng nhận phán quyết chung thẩm
là 10 năm tù giam và có thể xin được ân xá sau 5 năm ngồi tù.
Những nguời thân trong gia đình nạn nhân được phép lên tiếng. Alice, mẹ của Bruce,
chỉ sụt sùi kể lể, không nói được gì nhiều. Beck, ông bố, lắc lắc đầu tỏ dấu không muốn
lên tiếng.
Mọi người hướng về Ben, em trai của Bruce, người nói những lời sau cùng.
Chàng trai 18 tuổi, mặc bộ vest đen chỉnh tề, đeo kính trắng, khuôn mặt có nét từa tựa
ông anh cậu.

“Tôi không ghét chị, cho dù chị đã làm chúng tôi phải xa lìa Bruce.” Ben cất tiếng sau
ít giây im lặng.
Cậu đưa mắt về phía Genny, nói chậm rãi. “Tôi thực lòng mong muốn những điều tốt lành
cho chị. Tôi cũng không muốn chị phải vào tù một ngày nào. Và tôi tin là Bruce, anh tôi,
cũng muốn như vậy. Tôi hiểu Bruce hơn ai hết. Anh ấy rất mau quên và dễ tha thứ,
anh ấy không muốn chị phải vào tù đâu. Anh ấy chẳng oán ghét ai bao giờ, và cũng chẳng
muốn làm ai buồn khổ. Những gì tôi nói ra đây là những điều tôi học được từ Bruce. Giá như
anh ấy có ở đây thì anh ấy cũng sẽ nói giống như tôi vậy.
Việc đã rồi, chị đâu có muốn như thế, phải không? Chẳng ai muốn như thế cả.”

Ben ngừng lại. Phòng xử không một tiếng động. Mọi người im lặng, chờ nghe cậu nói tiếp.
Ben nhìn thật lâu vào đôi mắt Genny đỏ hoe.

“Anh ấy chắc chắn tha thứ cho chị. Chị cũng cần tha thứ cho chị.”
Ngừng một chút, Ben nói tiếp, “Nếu chị không làm được vậy, chị hãy tìm đến với Chúa.
Một khi chị biết lỗi và hối lỗi thì Chúa sẽ tha thứ cho chị. Phần tôi..., tôi cũng tha thứ cho chị.”

Ben lại ngừng một chút, rồi cậu hướng cái nhìn về bà thẩm phán Tammie.

“Liệu tôi có thể dành cho chị ấy một cái ôm không?”

Không có tiếng trả lời.

“Tôi có được phép ôm chị ấy không?” Ben hỏi lại lần nữa, giọng khẩn khoản.
“Tôi được phép chứ? Xin cho tôi...”

“Được,” bà thẩm phán nói, sau ít giây bối rối.

Ben rời bàn, bước xuống. Phía bên kia, Genny đưa mắt nhìn viên cảnh sát bên cạnh cô.
Anh ta đứng lặng yên, không nói năng gì. Cô bước ra khỏi hàng ghế tiến về phía Ben.
Khi tới gần Ben, cô dang rộng cánh tay, lao vào ôm chầm lấy cậu. Hai cánh tay cô quấn
chặt cổ cậu.

Mọi người nghe rõ tiếng khóc nức lên của hai người.

Ben ôm lấy tấm lưng Genny, hai bàn tay cậu xòe rộng xoa xoa, vỗ dọc lưng cô.

“Em tha thứ cho tôi?” Genny thì thầm. “Tôi không nghe lầm chứ? Tôi muốn được nghe lại
một lần nữa. Xin làm ơn...”

“Tôi tha thứ cho chị.” Ben khẽ nói. “Bruce muốn tôi làm việc đó. Anh ấy và tôi tha thứ cho chị.”

Genny áp mặt vào ngực Ben. Cô buông lỏng đôi tay, rồi cô lại ôm chặt lấy Ben lần nữa.

“Thế còn những người khác trong gia đình em?”

“Tôi không rõ, tôi tin mọi người rồi sẽ tha thứ cho chị.” Ngừng một chút, Ben nói, “Tin tôi đi,
khi tìm đến với Chúa, chị sẽ được bình an thôi. Hãy can đảm lên, chị hứa với tôi đi.”

“Tôi hứa, tôi hứa...” Genny nghẹn lời. Khuôn mặt cô đầm đìa nước mắt.

“Peace be with you,” (chúc chị được bình an) Ben thì thầm lời cuối trong lúc chậm rãi buông cô ra.

Không một ai trong phòng nghe được họ nói gì. Viên cảnh sát dìu Genny về lại chỗ ngồi.

Ben quay nhìn Genny trong một thoáng trước khi rời phòng xử.

Ted, luật sư biện hộ cho Genny, chìa tay bắt tay bố của Ben khi hai người cùng bước ra
ngoài hành lang.

“Cậu bé này tốt hơn chúng ta rất nhiều, bản thân tôi phải học nhiều ở cậu. Chỉ có chiếc ôm
ấy mới chữa lành được những vết thương.”

“Đúng thế,” Beck khẽ gật gật đầu.

Rồi ông quay nhìn con trai mình đứng phía sau, đưa ngón tay cái lên. Hai bố con cùng bước
xuống những bậc thang cấp của tòa án.

“Vậy là xong,” Beck siết chặt vai cậu, nói. “Bố cám ơn con. Bố yêu con, Ben. Bây giờ Bố cảm
thấy nhẹ nhõm. Tạ ơn Chúa, giờ đây Bố Mẹ vẫn có con bên cạnh. Tất cả rồi sẽ qua đi. Chúng ta
cần phải sống. Mọi người cần phải sống. Chúng ta không để bất cứ thứ gì đè nặng trái tim mình.”

Ben im lặng, cậu cũng nghĩ như bố.

“Mỗi người một phần số,” Beck nói tiếp. “Chúng ta không làm khác đi được, nhưng chúng ta có
thể làm nhẹ bớt phần nào những gánh nặng. Ai cũng cần một vòng tay ôm.”

Ben vẫn im lặng. Cậu hít sâu và thở ra một hơi dài. Cậu cũng cảm thấy nhẹ nhõm như bố.

Chiều xuống dần. Hai bố con sánh đôi bên nhau. Beck lại bóp nhẹ mấy cái vào vai Ben. Và ông
choàng hẳn tay qua vai cậu, rồi khoác vai cậu bước đi thân mật như hai người bạn.

“Bố nói đúng,” Ben thầm nghĩ. “Ai cũng cần một vòng tay ôm.”

(Phỏng theo bản tin báo The Dallas Morning News, 2/10/2019)

thuykhanh
02-01-2020, 03:51 AM
SÀI GÒN KHÔNG GIÀU TỪ ĐỒNG TIỀN DƠ BẨN-
CHÉM CHẶT ĐỒNG BÀO MÌNH LÚC KHÓ KHĂN!



Bài & ảnh : Cù Mai Công


https://i.imgur.com/zT8Ag55.png


(Sài Gòn dung nạp tất cả. Và Sài Gòn giàu nhất nước. Như Mỹ, dung nạp hết nên Mỹ giàu nhất thế giới)


Trưa 30.1.2020 (mùng 6 Tết Canh Tý), bà con các tỉnh tấp nập đổ về Sài Gòn sau tết - như bao đời nay.
Trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, một bạn trẻ người Sài Gòn đón bạn mình dân tỉnh từ bến xe chở bạn về nhà trọ.
Sài Gòn cưu mang tất cả, dung nạp tất cả. Không ai có thể kể hết bao nhiêu bài viết xưa nay về nét đẹp ấy
của người Sài Gòn. Nói thêm cũng bằng thừa.

Chỉ xin dẫn lời nhà hoạt động giáo dục Giản Tư Trung, một người con xứ Nghệ phát biểu ngay mùng 6 tết này:
"Tuy không sinh ra, lớn lên ở TP.HCM nhưng tôi lại rất yêu TP này. Bởi lẽ nó đã cưu mang mình và thấy nó đẹp
theo cách của mình.

Việt Nam có 63 tỉnh, thành thì người từ 62 tỉnh, thành còn lại đến TP.HCM sống, họ không gặp khó khăn trong
quá trình hội nhập. Tính mở của người Sài Gòn luôn cao nhất trong các tỉnh, thành. Và lạ lùng là cũng không ai
dám vỗ ngực xưng tên mình là người Sài Gòn bởi tính mở vốn có này.

TP.HCM là TP của người nhập cư, là nơi ai cũng thấy “thuộc về” nhưng không ai bày tỏ “sở hữu” nó hết".
Tết này, trong sự hốt hoảng trước đại dịch Corona, sân bay Nội Bài đã từng bán 1 khẩu trang bình thường
(mà tôi thỉnh thoảng mua 30.000đ/hộp 50 cái) 35.000đ/cái. Dư luận kêu quá thì...phát miễn phí chuộc lỗi.
Đó không phải là cá biệt khi có nơi, có cửa hàng, siêu thị rao bán mấy trăm ngàn 1 hộp khẩu trang vốn chỉ
vài chục ngàn.
Đến mức Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế Nguyễn Minh Tuấn bảo:
"Nếu tăng giá khẩu trang có thể bị xử phạt".

Nói vậy nhưng "bóng tối ngay chân chiếc đèn dầu" khi chính Đường dây nóng của ngay Bộ Y tế tư vấn về
Corona một phút 5.000 đồng.
Dư luận phản đối dữ dội.

Chiều 31.1, ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông, Bộ Y tế cho hay:
Bắt đầu từ 0 giờ ngày 1.2, người dân gọi tới đường dây nóng cung cấp thông tin và phòng dịch do virus corona
gây ra tới số máy: 19003228 sẽ được miễn phí.

Người Sài Gòn không có cái tính lượm bạc cắc trên nỗi lo của bà con mình như vậy.
Ngay lúc này, trên nhiều đường phố Sài Gòn, người Sài Gòn đang phát khẩu trang miễn phí khắp mọi nơi,
từ cột đèn đỏ, vỉa hè, công viên ... Đâu đâu chúng ta cũng có thể kiếm cho mình 1 chiếc khẩu trang từ
lòng nhân ái yêu thương đồng loại, đồng bào mình của người Sài Gòn.

Nhóm bạn Nguyễn Hoàng lẳng lặng cho biết: "Nhóm mình hôm nay tiếp tục phát khẩu trang miễn phí cho
mọi người. Ai cần khẩu trang, ra ngay ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Văn Cừ nhé. Tiếp tục chung tay ứng phó
bệnh dịch cùng người dân".

Hai ngày nay, ca sĩ Pha Lê cũng cùng bạn bè tình nguyện cũng đã phát trên dưới 200 ngàn khẩu trang
trên đường phố, cổng bịnh viện ở Sài Gòn từ quỹ kêu gọi của cô.
Người Sài Gòn hưởng ứng mạnh mẽ: số tiền đến nay đủ để cô tiếp tục đặt khoảng 1 triệu khẩu trang
cho những ngày sắp tới.
Xin nói thêm: ca sĩ Pha lê là người Hải Phòng và tết này là lần đầu tiên cô ở lại ăn tết ở Sài Gòn.
Phải chăng tình người Sài Gòn với Pha Lê đã khiến Pha Lê "đền trả" lại?

Sài Gòn là ai? Là tất cả những ai đến đây, ở lại đây và sống theo cách sống của nó: chia sẻ hào phóng.
Như ngày nào, như bao thế hệ các nơi đến Sài Gòn, được Sài Gòn cưu mang và thành người Sài Gòn
từ lúc nào, cưu mang lại người khác.

"Rồng chầu xứ Huế
Ngựa tế Đồng Nai
Nước sông trong chảy lộn sông ngoài
Thương người xa xứ lạc loài tới đây
Tới đây thì ở lại đây
Khi nào bén rễ xanh cây mới về".
(Ca dao)

Sài Gòn dung nạp tất cả. Và Sài Gòn giàu nhất nước, với tổng số tiền giao nộp ngân sách năm 2019 là
410.000 tỉ đồng = bằng 53 tỉnh thành cả nước từ dưới lên.
Như Mỹ dung nạp hết nên Mỹ giàu nhất thế giới.
Mỹ chắc chắn không ngu. Vậy Sài Gòn có "ngu" không? Không! Sài Gòn đủ "khôn" để biết mình
không giàu với những trò ranh ma quỷ quái lừa đảo; lượm bạc cắc mà nghĩ mình khôn.

Nói như ông bà xưa: "Dại như mê mà lấy làm khôn".
"Khôn ranh, khôn lọc, khôn lừa - Trong ba khôn ấy thì chừa khôn đi" (Ca dao)

thuykhanh
02-06-2020, 01:56 AM
Gương tốt từ Lâm Đồng, Việt Nam:

https://i.imgur.com/BLsew8M.png

thuykhanh
02-10-2020, 09:05 AM
Bài cũ nhưng đọc lại vẫn hay

Giọt nước mắt...vì niềm kiêu hãnh

https://nhatbaovanhoa.com/images/file/tBCuWJMN0ggBAHlW/image067.jpg
Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH

Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.
Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi
nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?


Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.

Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander
về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam
tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao
sống được ở Mỹ.

Đó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.



https://nhatbaovanhoa.com/images/file/d9WyWJMN0ggBAIgv/image068.jpg


Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu.
Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford ,
ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải
là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài
báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.




https://nhatbaovanhoa.com/images/file/Z5q3WJMN0ggBAEIe/image069.jpg


Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến
những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.

Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon.
Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đến
thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bõ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy
tận mắt những người nàng khinh bỉ
ấy đã sống như thế nào.

Đó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được
tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của
George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.




https://nhatbaovanhoa.com/images/file/xYfDWJMN0ggBAAoa/image070.jpg


George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam, một phụ nữ Việt,
một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shana Alexander đem ra nhục mạ
trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.

Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo
khen nhau có những cái đuôi dài.

Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất
của báo chí Mỹ, thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.




https://nhatbaovanhoa.com/images/file/yUrIWJMN0ggBAFck/image071.jpg


Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mói tên là Thermobaric.
Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành, nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã
thành công, chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan.
Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở
Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ, mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu,
tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.

Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khi mới này. Tờ Washington Post mới đây
có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả
và đóng góp của bà cho nước Mỹ.





https://nhatbaovanhoa.com/images/file/467KWJMN0ggBAKcW/image072.jpg


George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn, mà ứng khẩu trước
một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước,
bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những
ước mơ tan nát.

Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú, mà vì
người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những
thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà.

Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại
Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có
được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do,
và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.





https://nhatbaovanhoa.com/images/file/ZDbUWJMN0ggBAKdM/image073.jpg


George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là
cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào.
Cô đã trả hết món nợ đó, và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời, là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh
cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?
Bùi Bảo Trúc