PDA

View Full Version : Từ điển Ốcford Dictionary



Pages : [1] 2 3 4 5 6

ốc
09-10-2016, 03:13 PM
Đi tán gái, dụ dỗ lung tung làm con người ta bực mình chửi "đồ cà chớn". Theo bác Ốc, hồi đó, giải thích là từ chữ Cajole.

Em thật tình chả nhớ "hồi đó" là hồi nào nhưng anh Tôm nhớ thì chắc phải đúng. Bộ nhớ của em dạo này bị hao mòn do sử dụng lâu ngày vì thế em quyết định sẽ dành thì giờ rãnh rỗi ghi chép lại nguồn gốc các chữ tiếng Việt để lưu lại cho thế hệ mai sau kẻo thời gian làm mai một thì thiệt thòi rất to cho lũ hậu sinh của nước Việt chúng ta.

- cà chớn: từ chữ CAJOLE (https://en.wiktionary.org/wiki/cajole#English) trong tiếng Anh.

(còn tiếp)

Triển
09-10-2016, 11:57 PM
Cho rề xẹt tra giùm trong tự điển Ốc phọt đít sần ne ry các chữ: cà lăm, cà nanh, cà giựt, cà tàng và sau cùng là cà kê dê ngỗng.
Thanh du đánh đu!

ốc
09-11-2016, 07:59 AM
- cà lăm: từ chữ CẬT ÂM trong tiếng Hán.

- cà nanh: từ CANIN trong tiếng Pháp.

- cà giựt: từ chữ A JERK trong tiếng Anh.

- cà tàng: từ chữ CRETIN trong tiếng Pháp.

- cà kê dê ngỗng: thuộc loại "thành ngữ", xin hỏi ở mục người ta hỏi về thành ngữ.

Triển
09-11-2016, 09:48 AM
Dạ còn cà thọt và cà lết nữa.

Triển
09-11-2016, 09:49 AM
- cà kê dê ngỗng: thuộc loại "thành ngữ", xin hỏi ở mục người ta hỏi về thành ngữ.

Vậy là phải để câu này ở đây cũ hai ba năm là được.

passenger
09-11-2016, 11:14 AM
"Cà kê dê ngỗng" hai ba năm cũ là ít.
Muốn vội vàng lên mấy chứ thì phải "cà cuống cà kê".
(bằng không thì cứ mặc cà thâm cho xong chuyện!):z58:

Triển
09-11-2016, 09:44 PM
(bằng không thì cứ mặc cà thâm cho xong chuyện!):z58:

cà thâm là cà rì thế? Rài hay chòn? Xỏ vào đâu, làm sao mặc?

http://www.hausgarten.net/gartenforum/attachments/tomaten/15017d1219493451-wer-kennt-diese-tomatensorte-tom1.jpg

Triển
09-12-2016, 03:35 AM
Dạ còn cà thọt và cà lết nữa.


...rồi cà nhổng,
cà rịch cà tang,
cà tửng,
cà tưng,
cà lê (đôi mách)
cà rỡn
cà niễng
cà khiễng
nữa.

passenger
09-12-2016, 04:28 AM
*Cà trong Ca dao:
Công anh làm rể chương đài
Một năm ăn hết mười hai vại cà
Giếng đâu thì dắt anh ra
Kẻo anh chết khát với cà nhà em

*Cà trong "Rau sắng chùa Hương" của Tản Đà:
Muốn ăn rau sắng chùa Hương
Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa
Mình đi ta ở lại nhà
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm

*Cà của Mr. OK:
Cà thâm là cà rì thế? Rài hay chòn? Xỏ vào đâu, làm sao mặc?

Hi hi
phố được mùa cà
Mời anh mời chị
cà rà
phang nhau
Now, we need một rổ cà chua! :z13:

ốc
09-14-2016, 12:05 AM
- con két: từ chữ PARROCHETTO trong tiếng Ý (nghĩa là "linh mục nhỏ bé" - thường mặc áo lễ màu xanh)
- con vẹc/vẹt: từ chữ VERDE trong tiếng Tây ban nha (nghĩa là "màu xanh lá cây)

(còn tiếp)

ốc
09-14-2016, 09:31 PM
- con muỗi: từ chữ μυῖα trong tiếng Hy lạp (chuyển sang mẫu tự Latinh là MUĨA)

(còn tiếp)

Nhã Uyên
09-15-2016, 04:08 AM
Hậu sinh nào dùng từ điển Ốc Phở của soạn giả ốc NU cam đoan sẽ thi rớt hết tất cả các môn về ngôn ngữ học.
BTW, bỏ bớt từ dictionary trong Từ điển Ốcford Dictionary vì không cần thiết =.> Redundancy.
Shrimps is fine, though.

ốc
09-15-2016, 10:28 AM
Hậu sinh của dân tộc ta thì nhất định là giỏi giang, không lo sẽ thi rớt. Have a little faith.

Em thường nghe dân gian bảo nhau "Công cha như núi Thái sơn..." sao chả thấy chị Uyên còm lên về vấn đề redundancy? Người Mỹ cũng hay nói "Mississippi river", "Rio Grande river" hay là "Don river" mặc dù chữ "Misissippi", "Rio" và chữ "Don" bản thân của mấy đứa nó đã có nghĩa là "river" trong tiếng địa phương. It's trending right now.

ốc
09-15-2016, 06:44 PM
- con chiên (cừu): từ chữ CHIEN trong tiếng Pháp (nghĩa là cừu nội trú - house lamb, indoor sheep) [cũng có thể là từ chữ 氈裘 trong tiếng Tàu]

(còn tiếp)

Triển
09-15-2016, 09:58 PM
Hèn gì mấy con chiên mà không biết thuần phục chủ chăn tức là ông cha, bên Tây hay nói câu "vivre comme chien et chat", nghĩa là sống như chiên và cha. Chữ cha là đến từ chữ CHAT trong tiếng Pháp.

ốc
09-16-2016, 08:29 PM
- con gấu: từ chữ CẨU trong tiếng Hán (狗 - phát âm là "gâu")
- con cáo: từ chữ CÃO trong tiếng Bồ (gọi chung các loại cầy cáo)
- con cầy: từ chữ CANINE trong tiếng Anh (phát âm là "cầy nai")
- quán cầy tơ: từ chữ CATER trong tiếng Anh (phát âm là "cầy tơ")

(còn tiếp)

Nhã Uyên
09-17-2016, 03:58 AM
Hậu sinh của dân tộc ta thì nhất định là giỏi giang, không lo sẽ thi rớt. Have a little faith.
Em thường nghe dân gian bảo nhau "Công cha như núi Thái sơn..." sao chả thấy chị Uyên còm lên về vấn đề redundancy?


À, là vì chị Uyên không biết sơn trong Thái sơn có nghĩa là núi hay là sơn quét lên tường nhà. Chị Uyên cũng không biết ngọn núi đó nằm ở mô. Forgive me.

Và lại, bảo nhau “Công cha như Thái sơn…” có người lại hiểu công cha như thái (cắt thành những miếng nhỏ) núi hoặc là tên một quẻ trong Kinh Dịch mặc dù người Việt ai ai cũng thuộc lòng câu ca dao ấy. So, is in the eye of the beholder, anh ốc.

Triển
09-17-2016, 05:23 AM
Chị Uyên cũng không biết ngọn núi đó nằm ở mô. Forgive me.

Ở đây nè:

http://2.bp.blogspot.com/-t_Ixm17MZ20/UB15ztPJCnI/AAAAAAAADE8/ADb66YBNBgA/s1600/Thai+Son.jpg

ốc
09-17-2016, 08:15 AM
- Thái sơn: chắc là ở Thái lan (từ chữ THAILANDIA trong tiếng Ý)

(còn tiếp)

Nhã Uyên
09-18-2016, 06:30 AM
Ở đây nè:

Thấy chưa, bậc tiền túi, quên, bối như thầy 5 vào mục này vài lần mà đã bị ảnh hưởng thấy rõ.
Hậu bối như Uyên vào đây sớm muộn gì cũng hết chút vốn liếng tiếng cha sinh mẹ đẻ.
Thế nhưng, vào đây Uyên mới biết sự phân biệt giữa tiếng Việt và Việt ngữ. All is not lost.


- Thái sơn: chắc là ở Thái lan (từ chữ THAILANDIA trong tiếng Ý)

More likely from TYSON (the ear biter).

Moon River
09-18-2016, 07:58 AM
Hậu sinh nào dùng từ điển Ốc Phở của soạn giả ốc, NU cam đoan sẽ thi rớt hết tất cả các môn về ngôn ngữ học.



Hậu bối như Uyên vào đây sớm muộn gì cũng hết chút vốn liếng tiếng cha sinh mẹ đẻ.



ngôn ngữ mà vay mượn tứ phương,
như thế đó,

chỉ có từ dân tộc đi ở đợ bốn phương!!





Nếu không có "kẻ tung người hứng" thì cái thread này (tiếu lâm không ra tiếu lâm, điên không ra điên, ngu không ra ngu...) sẽ "ngủm củ tỏi" hay là "đi bán muối" ngay từ đầu rồi !!!

MR


Ghi thêm :

Tội nghiệp cho giới trẻ ngây thơ bị nhồi sọ : Ngôn ngữ Việt Nam chỉ toàn đi vay mượn tứ phương như thế đó, chỉ có từ dân tộc đi ở đợ bốn phương !!!

ốc
09-18-2016, 09:27 AM
Thấy chưa, bậc tiền túi, quên, bối như thầy 5 vào mục này vài lần mà đã bị ảnh hưởng thấy rõ.
Hậu bối như Uyên vào đây sớm muộn gì cũng hết chút vốn liếng tiếng cha sinh mẹ đẻ.
Thế nhưng, vào đây Uyên mới biết sự phân biệt giữa tiếng Việt và Việt ngữ. All is not lost.

Anh Triển chắc là giả nai hoặc là si nai thôi. Em sẽ PM cho anh Triển để nói chuyện riêng (theo kiểu lịch sự của người Pháp).

Nhân tiện em cũng cảm ơn chị Moon River dành một tí thì giờ vào đây tung hứng với em. Xin chân thành tri ân và nhiệt liệt chchào đón. You are welcome.

Triển
09-18-2016, 09:40 AM
Anh Triển chắc là giả nai hoặc là si nai thôi. Em sẽ PM cho anh Triển để nói chuyện riêng (theo kiểu lịch sự của người Pháp).

Thôi, xin đừng tin nhắn hay email gì nha ngại lắm. Có gì cứ viết ở đây và viết tiếng Việt nha, chứ lịch sự người Pháp rồi nói tiếng Tàu ai mà hiểu. Nhớ ít xuống hàng và thụt vô Chợ Lớn.

ốc
09-18-2016, 08:48 PM
- Chợ (lớn): từ chữ THỊ (市) trong tiếng Tàu, (phát âm theo tiếng Quảng đông là "sì")
- S(a)ì gòn: Chợ con

(còn tiếp)

ốc
09-19-2016, 04:35 PM
- cháo: từ chữ CHOWDER trong tiếng Anh (nghĩa là súp)
- gạo: từ chữ KAO/KHAO (ข้าว) trong tiếng Thái
- bắp: từ chữ BAP (밥) trong tiếng Hàn (nghĩa là thức ăn)
- bánh mì: từ chữ PAN DE MIE trong tiếng Pháp (nghĩa là bánh mì)
- bánh đa: từ chữ PARPATA (पर्पट) trong tiếng Phạn (nghĩa là bánh đa)
- chả giò: từ chữ CHORIZO trong tiếng Tây ban nha (nghĩa là xúc xích)
- lạp sường: từ chữ LẠP TRÀNG (臘腸) trong tiếng Hán (nghĩa là thịt khô nhồi trong ruột)
- cay: từ chữ CAYENNE trong tiếng Pháp (nơi xuất phát giống cây ớt)
- ớt: từ chữ HOT trong tiếng Anh (nghĩa là cay)

(còn tiếp)

Hanhgia
09-19-2016, 04:49 PM
- cháo: từ chữ CHOWDER trong tiếng Anh (nghĩa là súp)
- gạo: từ chữ KAO/KHAO (ข้าว) trong tiếng Thái
- bắp: từ chữ BAP (밥) trong tiếng Hàn (nghĩa là thức ăn)
- bánh mì: từ chữ PAN DE MIE trong tiếng Pháp (nghĩa là bánh mì)
- bánh đa: từ chữ PARPATA (पर्पट) trong tiếng Phạn (nghĩa là bánh đa)
- chả giò: từ chữ CHORIZO trong tiếng Tây ban nha (nghĩa là xúc xích)
- lạp sường: từ chữ LẠP TRÀNG (臘腸) trong tiếng Hán (nghĩa là thịt khô nhồi trong ruột)
- cay: từ chữ CAYENNE trong tiếng Pháp (nơi xuất phát giống cây ớt)
- ớt: từ chữ HOT trong tiếng Anh (nghĩa là cay)

(còn tiếp)


ngôn ngữ mà vay mượn tứ phương,
như thế đó,


chỉ có từ dân tộc đi ở đợ bốn phương,


nhiệt liệt chào mừng nhăn răng Việt Nam anh hùng !!

ốc
09-20-2016, 06:43 AM
- dốt: từ chữ IDIOT trong tiếng Pháp

(còn tiếp)

ốc
09-20-2016, 06:28 PM
- cặp bồ: từ chữ COUPLE trong tiếng Anh

(còn tiếp)

sôngthương
09-20-2016, 11:04 PM
- con két: từ chữ PARROCHETTO trong tiếng Ý (nghĩa là "linh mục nhỏ bé" - thường mặc áo lễ màu xanh)
- con vẹc/vẹt: từ chữ VERDE trong tiếng Tây ban nha (nghĩa là "màu xanh lá cây)
- con muỗi: từ chữ μυῖα trong tiếng Hy lạp (chuyển sang mẫu tự Latinh là MUĨA)

- cặp bồ: từ chữ COUPLE trong tiếng Anh

:):):):z57:

Chào : chắc là Ciao trong tiếng Ý
Nó tự ra như thế : chắc là từ chữ Naturalmente :z13:

Nhớ Ốc tra dùm St con cò , con cáo, con quạ, con kên kên là từ đâu ra nhé :z57:

RaginCajun
09-21-2016, 09:15 AM
- cặp bồ: từ chữ COUPLE trong tiếng Anh

(còn tiếp)

Vậy thì

Cắt: từ chữ CUT trong tiếng Anh
Tối nay : từ chữ TONIGHT trong tiếng Anh

Phải không soạn giả Ốc?

visabelle
09-21-2016, 02:37 PM
đố ai biết "phố rùm" là từ chữ gì? :4: :10:

such a creative dictionary, Ốc!

RaginCajun
09-21-2016, 02:42 PM
đố ai biết "phố rùm" là từ chữ gì? :4: :10:

Chắc là forum từ tiếng Anh

ốc
09-21-2016, 03:32 PM
Vậy thì

Cắt: từ chữ CUT trong tiếng Anh
Tối nay : từ chữ TONIGHT trong tiếng Anh

Phải không soạn giả Ốc?
Quả thật là thế. Anh Tôm cũng nghiên cứu về đề tài này à?

ốc
09-21-2016, 05:16 PM
Chào : chắc là Ciao trong tiếng Ý
Nó tự ra như thế : chắc là từ chữ Naturalmente
Chị Thương đoán đúng đấy. Tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có họ hàng với nhau, chỉ vì lâu ngày không còn nhận ra nhau.


Nhớ Ốc tra dùm St con cò , con cáo, con quạ, con kên kên là từ đâu ra nhé
Tự điển bảo thế này:

- con cò: từ chữ FLAMINGO trong tiếng Bồ đào nha
- con quạ: từ chữ QUẠ QUẠ trong tiếng loài quạ
- kên kên: chưa tìm ra
- cáo: đã nhắc đến ở trên kia

ốc
09-22-2016, 09:00 PM
- con ba khía: từ chữ BRAKHYURA trong tiếng Hy Lạp - Βραχύουρα (nghĩa là "đuôi ngắn")
- con bạch tuộc: từ chữ BÁCH CƯỚC (百腳) trong tiếng Hán (nghĩa là "100 chân")
- con mực: từ chữ MẶC trong tiếng Hán (墨) (nghĩa là mực để viết)
- con cá: từ chữ PESCA trong tiếng Bồ (nghĩa là "cá")
- cá thu: từ chữ THUNNUS trong tiếng Bồ đào nha, hay Latinh
- cá bông lau: từ chữ BACALHAU trong tiếng Bồ đào nha, hay BACALAO trong tiếng Tây ban nha
- mặt rô, hay ma cô: từ chữ MAQUEREAU trong tiếng Pháp (nghĩa đen là cá mackerel, tiếng lóng nghĩa là "bảo kê")

(còn tiếp)

Triển
09-23-2016, 07:11 AM
đố ai biết "phố rùm" là từ chữ gì? :4: :10:

such a creative dictionary, Ốc!

feu rhum (phở rượu mía - một loại phở tân biên Đặc Trưng)

kim
09-23-2016, 07:40 AM
con quạ, con kên kên là từ đâu ra nhé


-quạ : từ chữ quoi trong tiếng Pháp, vì khi thấy mồi, quạ kêu quoi quoi quoi.
-kên kên : từ chữ quelqu'un trong tiếng Pháp, lói ngọng mà thành.
:1:

Triển
09-23-2016, 08:28 AM
- kên kên: chưa tìm ra



-kên kên : từ chữ quelqu'un trong tiếng Pháp, lói ngọng mà thành.

Kên kên đến từ cancan, một điệu nhảy tốc váy của quần chúng gái ở Paris đầu thế kỷ 19 (1830), sau đó mới lên sân khấu chuyên nghiệp thành vũ nữ. Cancan có xuất xứ từ chữ canard, nghĩa là con vịt trong tiếng Pháp. Do điệu vũ này lắc hông giống tướng con vịt đi. Ngoài ra nếu nhìn chân của kên kên và các quần chúng gái nhảy điệu cancan, chúng ta sẽ thấy tương tự về trang phục bề ngoài.

http://i.imgur.com/latRt6T.jpg

ốc
09-23-2016, 07:16 PM
-quạ : từ chữ quoi trong tiếng Pháp, vì khi thấy mồi, quạ kêu quoi quoi quoi.
-kên kên : từ chữ quelqu'un trong tiếng Pháp, lói ngọng mà thành.
:1:

Chị Kim hiểu được tiếng chim à (bird whisperer)?

ốc
09-24-2016, 05:29 PM
- con rồng: từ chữ DRAGON trong tiếng Pháp
- con rùa: từ chữ TARTARUGA trong tiếng Bồ và tiếng Ý

(còn tiếp)

kim
09-24-2016, 07:05 PM
Chị Kim hiểu được tiếng chim à (bird whisperer)?

Dạ không, K chỉ nắng nghe chúng hót thôi ạ.

-con cua: từ chữ concours trong tiếng Pháp, vì ở các kỳ thi bây giờ, muốn thắng phải biết cãi ngang (ný nuận out of the box).
:1:

Triển
09-24-2016, 09:18 PM
-con cua: từ chữ concours trong tiếng Pháp, vì ở các kỳ thi bây giờ, muốn thắng phải biết cãi ngang (ný nuận out of the box).




Hèn gì các tay đua xe đạp Việt Nam được gọi là cua rơ (coureur), chỉ biết chạy chỉa về phía trước.

ốc
09-24-2016, 10:44 PM
Hèn gì các tay đua xe đạp Việt Nam được gọi là cua rơ (coureur), chỉ biết chạy chỉa về phía trước.

Cua rơ nào thắng thì được Cúp Cua?


Dạ không, K chỉ nắng nghe chúng hót thôi ạ.

Chị ở đâu mà có kên kên hót cho nghe? Sở thú à?

Triển
09-25-2016, 02:43 AM
Cua rơ nào thắng thì được Cúp Cua?


Dạ phải, cúp này mà cua thì không ai qua mặt được.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/7/70/Motorcycles_of_Ho_Chi_Minh_City_super_cub_PB277788 .jpg

ốc
09-25-2016, 11:26 AM
- con ong: từ chữ PHONG (蜂) trong tiếng Hán
- con tằm: từ chữ TÀM (蠶) trong tiếng Hán
- con trâu: từ chữ GIÁC (角) trong tiếng Hán (nghĩa đen là sừng, nghĩa bóng là gia súc)
- con mèo: từ chữ MIÊU (貓) trong tiếng Hán
- con chuột: từ chữ THỬ (鼠) trong tiếng Hán
- con sói: từ chữ SÀI (豺) trong tiếng Hán

(còn tiếp)

kim
09-25-2016, 07:47 PM
Hèn gì các tay đua xe đạp Việt Nam được gọi là cua rơ (coureur), chỉ biết chạy chỉa về phía trước.



Anh Năm, K tưởng là các tay đua khi về tới đích, ai cũng lấm lem bụi đất, đẫm mồ hôi nên gọi là cua dzơ.:1:






Chị ở đâu mà có kên kên hót cho nghe?

Dạ không, người ta không nói kên kên hót.
Giống như người, không phải ai cũng hát, có người chỉ hét thôi.
K đã đoán con kên kên từ phát âm chữ quelqu’un, chứ không phải từ tiếng kêu của nó ạ.:1:

-con gà: từ chữ conga trong tiếng Anh, một điệu nhảy đơn giản giống tướng đi của con gà.
-con sâu: từ chữ console trong tiếng Anh, vì vườn rau trái có sâu ai cũng rầu.

Mục này của anh Ốc ngồ ngộ, làm K nhớ hồi nhỏ xíu khi học sinh ngữ ở nhà cùng người thân, đôi khi
K lẩn thẩn hỏi và suy câu chữ như thế này.
Tuần mới an vui đến tất cả.

gun_ho
09-25-2016, 09:04 PM
Còn món chili con carne là món gì tiếng Việt?

Triển
09-25-2016, 09:18 PM
Anh Năm, K tưởng là các tay đua khi về tới đích, ai cũng lấm lem bụi đất, đẫm mồ hôi nên gọi là cua dzơ.:1:





Cua dzơ là người Bắc nói.
Cua rơ là người Trung và người Nam nói
còn Cua gơ là người nam kỳ lục tỉnh nói.

Dzơ là bẩn, không sạch.
Rơ là lúc lắc, không chặt
Gơ là bạn gái, còn gọi là ghệ.

Bây giờ tôi đề nghị Kim xác nhận mình người miền nào.

:)))) j/k

Triển
09-25-2016, 09:24 PM
Còn món chili con carne là món gì tiếng Việt?

Ớt hiểm dồn thịt.


http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/ngoclinh/2015_10_02/thit-kho-ca-ot-9b_nyla.jpg?width=500

(* nguồn trên ảnh)

ốc
09-25-2016, 11:03 PM
Quả ớt to như thế thì nó là ớt sừng trâu, phải gọi đây là món "Sừng Trâu nhồi Óc Khỉ" thì đúng hơn.

- con khỉ: từ chữ MONKEY trong tiếng Anh

(còn tiếp)

ốc
09-26-2016, 09:10 AM
Mục này của anh Ốc ngồ ngộ, làm K nhớ hồi nhỏ xíu khi học sinh ngữ ở nhà cùng người thân, đôi khi
K lẩn thẩn hỏi và suy câu chữ như thế này.
Em nhớ hồi nhớn bằng cái sào khi học sinh ngữ ở đại học, đôi khi có nhiều chữ lân la đến nhờ em tìm hộ họ hàng ở Việt nam bị thất lạc (chắc tự vì em thích lắng nghe chúng hót). Nhờ giời em cũng mát tai, giúp được khối chữ Quốc ngữ tìm được gia đình ở nước ngoài, mỗi khi trông thấy hai chữ nhận ra nhau khóc rưng rưng, cảm động lắm chị Kim ơi. Bây giờ kể lại mà vẫn còn rơm rớm nước mắt.

kim
09-26-2016, 08:42 PM
@ Anh Gun, nhà K không thích ăn đồ Mễ nên không nấu món giống vậy ạ.





Bây giờ tôi đề nghị Kim xác nhận mình người miền nào. :)

K oẳn tà roằn anh Năm ơi. :1:

Ghệ: từ chữ GAI(E) trong tiếng Pháp, vì hình như đấng mày râu thường dzui khi có ghệ.



Bây giờ kể lại mà vẫn còn rơm rớm nước mắt.

Dạo này anh Ốc emotional dữ.
Mới nghe anh Ốc cười ha ha đâu đây, nay lại rơm rớm nước mắt kể chuyện hồi xưa.
Anh Ốc nhớ giữ gìn sức khoẻ. (K tìm hoài không thấy cái icon an ủi).

Triển
09-26-2016, 09:22 PM
@ Anh Gun, nhà K không thích ăn đồ Mễ nên không nấu món giống vậy ạ.





K oẳn tà roằn anh Năm ơi. :1:

Ghệ: từ chữ GAI(E) trong tiếng Pháp, vì hình như đấng mày râu thường dzui khi có ghệ.




Dạo này anh Ốc emotional dữ.
Mới nghe anh Ốc cười ha ha đâu đây, nay lại rơm rớm nước mắt kể chuyện hồi xưa.
Anh Ốc nhớ giữ gìn sức khoẻ. (K tìm hoài không thấy cái icon an ủi).







Oẳn tà roằn là người gì? :z15:

ốc
09-26-2016, 11:35 PM
Ghệ: từ chữ GAI(E) trong tiếng Pháp, vì hình như đấng mày râu thường dzui khi có ghệ.

Dạo này anh Ốc emotional dữ.
I'm a softie. :z51:

Mấy chục năm trước em sang Pháp gặp nhiều họ hàng của tiếng Việt lắm.

- tết: từ chữ TÊTE trong tiếng Pháp (nghĩa là đầu (năm))
- viếng: từ chữ VIENS trong tiếng Pháp (nghĩa là đến (thăm))
- bé tí: từ chữ PÉTIT trong tiếng Pháp (nghĩa là nhỏ (xíu))
- té: từ chữ À TERRE trong tiếng Pháp (nghĩa là xuống dưới đất)
- trâu: từ chữ TAUREAU trong tiếng Pháp (nghĩa là con trâu)

(còn tiếp)

Triển
09-27-2016, 03:35 AM
- té: từ chữ À TERRE trong tiếng Pháp (nghĩa là xuống dưới đất)


跌 (http://packs.shtooka.net/cmn-caen-tan/mp3/cmn-173aaf7e.mp3) - té é é é é

cmty
09-27-2016, 07:17 AM
Rất thích đọc ốc từ điển.
Hoá ra các nước xài ngôn ngữ của nhau cũng nhiều.

VIENS trong tiếng Anh là visit
PÉTIT trong tiếng Anh là petite
À TERRE trong tiếng Anh là terra (land/earth)
À TERRE cũng có tiếng Spanish là tierra (earth)

- Cà rốt là carrot trong tiếng Anh

ốc
09-27-2016, 02:16 PM
跌 (http://packs.shtooka.net/cmn-caen-tan/mp3/cmn-173aaf7e.mp3) - té é é é é

Nghe phát âm giống chữ "tía á á á" hơn, chắc là tự vì lúc bị té người ta thường gọi tía.

- té: từ chữ TÍA trong tiếng QUỞNG

(còn tiếp)

Hanhgia
09-27-2016, 02:43 PM
Nghe phát âm giống chữ "tía á á á" hơn, chắc là tự vì lúc bị té người ta thường gọi tía.

- té: từ chữ TÍA trong tiếng QUỞNG

(còn tiếp)



Con trai tôi lúc 5 tuổi noi : quần té
si ngỡi mãi,
mới hiểu ra:
my pants are falling down,


té ra,
bố nó mua cho nó cái quần 1 size bigger!

ốc
09-27-2016, 08:16 PM
Rất thích đọc ốc từ điển.
Hoá ra các nước xài ngôn ngữ của nhau cũng nhiều.

Happy to hear that, please tell everyone about Ốckipedia.

No word is an island, no language is isolated.
Every word is a piece of our existence, a part of life.
If a word be forgotten by the world, every other ones become less.
Any word's death diminishes all, because it is involved in wordkind.
And therefore never send to know to whom the word belongs;
It belongs to thee. (John D'Ốc)

Hôm ấy trên tivi Ý có chương trình quảng cáo dao kéo trong nhà bếp, anh đầu bếp người Ý cầm dao thái thử một củ hành, chóp chóp mấy chục nhát "nhanh như cắt", rồi khen một tiếng "Bén". Mama mia, thế mới lạ.

- bén: từ chữ BENE trong tiếng Ý (nghĩa là tốt, phát âm y hệt như bén)

(còn tiếp)

Triển
09-27-2016, 10:16 PM
Happy to hear that, please tell everyone about Ốckipedia.



http://i.imgur.com/RJS95dM.png

ốc
09-28-2016, 07:05 AM
Mẹc... xi. Đang định thuê người làm quảng cáo thì anh Triển đã giúp cho một tay. Em cần thêm một cái tương tự nhưng thay bằng nhân vật phụ nữ, nhá. Đan cờ sôn.

ốc
09-28-2016, 09:43 AM
Nhiều khi ta không mượn nghĩa mà chỉ mượn hình của chữ - tự vì trong hình có chữ: ý tại ngôn ngoại, ngôn tại hình trung.

hoa đại: mượn hình chữ ĐẠI (大) trong tiếng Hán (vì hoa có 5 cánh xoè ra như chữ ấy)
bàn tay chữ nhất: mượn hình chữ NHẤT (一) trong tiếng Hán (vì lòng bàn tay có đường chỉ tay cắt ngang)
vắt chân chữ ngũ: mượn hình chữ NGŨ (五) trong tiếng Hán
dáng đi chữ bát: mượn hình chữ BÁT (八) trong tiếng Hán (vì lúc đi hai chân đá ra ngoài)
giá chữ thập: mượn hình chữ THẬP (十) trong tiếng Hán
hình chữ nhật: mượn hình chữ NHẬT (日) trong tiếng Hán
mặt vuông chữ điền: mượn hình chữ ĐIỀN (田) trong tiếng Hán
gạch đúc chữ vạn: mượn từ hình chữ VẠN (卐) trong tiếng Phạn
bộ ngực ô mê ga: mượn từ hình chữ OMEGA (ω) trong tiếng Hy lạp (nghĩa là Ô rất to)

(còn tiếp)

Triển
09-28-2016, 09:56 AM
Em cần thêm một cái tương tự nhưng thay bằng nhân vật phụ nữ, nhá. Đan cờ sôn.


http://i.imgur.com/ukeDqI1.png

Nhã Uyên
09-28-2016, 10:07 AM
http://i.imgur.com/ukeDqI1.png

AnhTriển vẽ như vậy Ốc kỳ phí đi ạ sẽ bán chạy như tôm tươi. Anh Triển có vẽ nhầm với thuốc hồi xuân hoàn?

Triển
09-28-2016, 10:40 AM
AnhTriển vẽ như vậy Ốc kỳ phí đi ạ sẽ bán chạy như tôm tươi. Anh Triển có vẽ nhầm với thuốc hồi xuân hoàn?

Đó là khổ luyện mà thành tài. Còn khổ luyện mà thành tật thì chưa biết ra sao à Nhã Uyên. Phản ứng phụ không có quảng cáo trên hình có thể là Dị dung dược? :)))

ốc
09-28-2016, 10:54 AM
AnhTriển vẽ như vậy Ốc kỳ phí đi ạ sẽ bán chạy như tôm tươi. Anh Triển có vẽ nhầm với thuốc hồi xuân hoàn?

Ốc kỳ pi đía thần công
Giai xem tóc mọc, gái đọc trẻ ra.

ốc
09-28-2016, 05:37 PM
http://i.imgur.com/53Pc53D.jpg

Đọc tin đường xá Sài gòn bị ngập lụt nên nhớ ra chữ này:

- lụt: từ chữ FLUT trong tiếng Đức (nghĩa là lụt)

(còn tiếp)

kim
09-28-2016, 08:46 PM
Oẳn tà roằn là người gì? :z15:

Dạ, oẳn tà roằn là pha trộn mỗi người một tí ạ.
Anh Năm tìm được hình cô bé dễ thương quá.
Nhưng luyện công đến mức đó, phải đổi xưng hô với anh xã từ anh em thành ông cháu.:1:

@ Anh Ốc quảng cáo dữ ha.
Các mạch bài trong mục ngôn ngữ luôn có người quan tâm vì không bổ ngang cũng bổ dọc, và được cười.

Tiếng Hán nhiều người không biết, trong đó có K.
Nếu anh giải thích từ được ghép thế nào (giống như anh vẫn làm trong mục Hồi Ký) thì người đọc sẽ học thêm điều mới.

Hello Uyên, cmty, anh Gun, anh Hanhgia.

K mang món ăn vào mừng quán.



Bánh hỏi lá dứa


http://i.imgur.com/MmZTuB4.jpg?1


Gỏi rau chân vịt

http://i.imgur.com/mas5Xvk.jpg?1

Bánh táo

http://i.imgur.com/eReBBmr.jpg?1

Triển
09-28-2016, 09:13 PM
Dạ, oẳn tà roằn là pha trộn mỗi người một tí ạ.
Anh Năm tìm được hình cô bé dễ thương quá.
Nhưng luyện công đến mức đó, phải đổi xưng hô với anh xã từ anh em thành ông cháu.:1:



Luyện mỏng mỏng thôi.

ốc
09-29-2016, 08:32 AM
Dạ đúng đấy anh Triển. Ai trông giống hình bên trái thì nên ngừng lại, ai gần giống thì cố luyện thêm chút xíu nữa là vừa đủ.

ốc
09-29-2016, 06:12 PM
Tiếng Hán nhiều người không biết, trong đó có K.
Nếu anh giải thích từ được ghép thế nào (giống như anh vẫn làm trong mục Hồi Ký) thì người đọc sẽ học thêm điều mới.
Em cũng chả biết tiếng Hán gì cả, những mà chữ Hán họ biết em nên cứ đến tìm. Mai hay mốt em sẽ mở thêm mục "Cơ thể học của Ngôn ngữ" để khám chữ. ANABULARY: The Anatomy of Random Vocabulary. Ai bị tàu hoả nhập ga thì xin đừng bắt thường khổ thân em.

Hanhgia
09-29-2016, 08:15 PM
Dạ, oẳn tà roằn là pha trộn mỗi người một tí ạ.
Anh Năm tìm được hình cô bé dễ thương quá.
Nhưng luyện công đến mức đó, phải đổi xưng hô với anh xã từ anh em thành ông cháu.:1:

@ Anh Ốc quảng cáo dữ ha.
Các mạch bài trong mục ngôn ngữ luôn có người quan tâm vì không bổ ngang cũng bổ dọc, và được cười.

Tiếng Hán nhiều người không biết, trong đó có K.
Nếu anh giải thích từ được ghép thế nào (giống như anh vẫn làm trong mục Hồi Ký) thì người đọc sẽ học thêm điều mới.

Hello Uyên, cmty, anh Gun, anh Hanhgia.

K mang món ăn vào mừng quán.



Bánh hỏi lá dứa


http://i.imgur.com/MmZTuB4.jpg?1


Gỏi rau chân vịt

http://i.imgur.com/mas5Xvk.jpg?1

Bánh táo

http://i.imgur.com/eReBBmr.jpg?1




Buổi trưa bung đói,
nhìn mấy món này,
nó cứ sôi lên sùng sục,

thiệt là bất nhơn!

:)

ốc
09-30-2016, 01:33 AM
Đêm nay gặp đúng giờ hoàng đạo, em khai trương phòng khám chữ như đã hứa với chị Kim, nhưng vì chưa tìm ra kiểu đất hợp phong thuỳ nên cứ tạm trú ở hiện trường cho nó tiện. Một văn phòng, hai dịch vụ, vừa tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng, vừa dễ dàng cho em trông nom một lúc hai đơn vị kinh doanh.

Phàm là người hay là chữ, là sinh vật hay là sinh ngữ, ai cũng có một cơ thể để tồn tại, để sống, chiến đấu và lao động trong xã hội. Loài vật thì có xương có thịt, loài chữ thì tương tự cũng có đầu có đuôi. Cái lãnh vực nghiên cứu về cấu trúc vi mô của mỗi từ, mỗi chữ gọi là "mò chữ" (từ chữ ETYMÒLOGY trong tiếng Anh). We look for meanings in the DNA of individual words (or wordividuals). How cool is that?

Chữ NIỆM (nghĩa là nghĩ ngợi, nhớ nhung, mong ước...) có hai phần: trên là chữ KIM, nghĩa là ngày hôm nay; dưới là chữ TÂM, nghĩa là quả tim.
今 + 心 = 念
Khi ngày hôm nay đè nặng ở trên tâm hồn thì nó làm cho ta nghĩ ngợi, nhớ nhung, mong ước. Đấy là NIỆM. When the present weighs down the heart, we long for the past, for someone, some memories...

Chữ NIỆM ghép thêm chữ KHẨU (là cái miệng) ở đàng trước thì đổi nghĩa thành tụng kinh, niệm chú, đọc thành tiếng: 唸. To speak is to think with the mouth.
Chữ NIỆM ghép thêm chữ THỦ (là bàn tay) ở đàng trước thì đổi nghĩa thành vân vê, vặn xiết, xoắn bóp: 捻. We wring our hands when they are thinking.
Chữ NIỆM ghép thêm chữ THỦY (là nước) ở đàng trước thì đổi nghĩa thành đục: 淰. When water thinks, water gets cloudy.
Chữ NIỆM ghép thêm chữ THỔ (là đất) ở đàng trước thì đổi nghĩa thành con đê ngăn nước: 埝. When the soil thinks, it becomes unmovable.

(còn tiếp)

Triển
09-30-2016, 01:46 AM
Một văn phòng, hai dịch vụ, vừa tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng, vừa dễ dàng cho em trông nom một lúc hai đơn vị kinh doanh.

(còn tiếp)

Một phát hai chim là nhãn hiệu cầu chứng à nha.

sôngthương
09-30-2016, 01:57 AM
-quạ : từ chữ quoi trong tiếng Pháp, vì khi thấy mồi, quạ kêu quoi quoi quoi.
-kên kên : từ chữ quelqu'un trong tiếng Pháp, lói ngọng mà thành.
-con cua: từ chữ concours trong tiếng Pháp, vì ở các kỳ thi bây giờ, muốn thắng phải biết cãi ngang (ný nuận out of the box).

:):):) . Kim tài ghê ! :z57:

St thấy tự điển bảo thế này :

పీత (tiếng Telugu) = con cua
Trông cũng giống con cua đang bò ngang ghê Kim ha :z13:






Chị Thương đoán đúng đấy. Tất cả ngôn ngữ trên thế giới đều có họ hàng với nhau, chỉ vì lâu ngày không còn nhận ra nhau.

Tự điển bảo thế này:

- con quạ: từ chữ QUẠ QUẠ trong tiếng loài quạ


Cảm ơn Ốc nhe :z57::)
St lại suy ra , thế chắc con wolf là từ tiếng woú woú dịch ra nhỉ ? :)

Nhã Uyên
09-30-2016, 06:14 AM
When water thinks, water gets cloudy.
When the soil thinks, it becomes unmovable.

Vậy when people think, do they get stressed out?

Một bài nghiêng cứu (literally) thú vị.

RaginCajun
09-30-2016, 06:15 AM
:):):) . Kim tài ghê ! :z57:

St thấy tự điển bảo thế này :

పీత (tiếng Telugu) = con cua
Trông cũng giống con cua đang bò ngang ghê Kim ha :z13:





Cảm ơn Ốc nhe :z57::)
St lại suy ra , thế chắc con wolf là từ tiếng woú woú dịch ra nhỉ ? :)
Theo như ST nói trên thì bác Ốc nói sai về chữ "con bò" từ tiếng Bồ mà ra. Con bò Việt Nam nó nói "bò .. ò....". Tới đây tớ lại nhớ tới câu chuyện trong một lớp ESL. Cô giáo hỏi đám học sinh làm tiếng nhiều loài vật. Khi đến con bò, đám học sinh Việt cãi là nó nói "bò...ò..ò..", còn đám hispanic, thì theo Mỹ, nói là "moo..moo..". Các bác, các mợ nghe con bò nói ra sao?

SauDong
09-30-2016, 06:25 AM
Vậy when people think, do they get stressed out?

Một bài nghiêng cứu (literally) thú vị.

When people think, they become dangerous = niệm thần chú

ốc
09-30-2016, 10:02 AM
Theo như ST nói trên thì bác Ốc nói sai về chữ "con bò" từ tiếng Bồ mà ra. Con bò Việt Nam nó nói "bò .. ò....". Tới đây tớ lại nhớ tới câu chuyện trong một lớp ESL. Cô giáo hỏi đám học sinh làm tiếng nhiều loài vật. Khi đến con bò, đám học sinh Việt cãi là nó nói "bò...ò..ò..", còn đám hispanic, thì theo Mỹ, nói là "moo..moo..". Các bác, các mợ nghe con bò nói ra sao?

Không phải tên con vật nào cũng từ tiếng nói của nó mà ra. Quả thật "con bò" là từ chữ "bōs" trong tiếng Latinh, hay từ chữ "boi" tiếng Bồ, hay là từ chữ "bovin" trong tiếng Pháp... Việt nam mình ngày xưa chỉ có trâu, không có bò cho nên thời Hai Bà Trưng chưa có món phở bò (maybe only phở gà).

Người Thái gọi bò là "nua" (chắc là giống chữ "ngưu" trong tiếng Việt), heo là "moo" và cơm là "khao". Khi người Mỹ muốn đặt món thịt bò, họ làm tiếng con bò Mỹ để rõ ý: I want beef... MOO... OO... OO... Chị bồi bàn tưởng là khách muốn ăn thịt heo nên hỏi lại: So you want pork? Người Mỹ giả nhời: No, MOO... I want COW... Người quản lý đi ngang qua vội vàng xen vào: OK, pork with rice. No problem. (Cow... Khao... same thing.)

kim
09-30-2016, 09:08 PM
Tới đây tớ lại nhớ tới câu chuyện trong một lớp ESL. Cô giáo hỏi đám học sinh làm tiếng nhiều loài vật. Khi đến con bò, đám học sinh Việt cãi là nó nói "bò...ò..ò..", còn đám hispanic, thì theo Mỹ, nói là "moo..moo..". Các bác, các mợ nghe con bò nói ra sao?


"Bò buồn rầu than thở:
-Loài người hông có tôn ti trật tự, uống sữa của dzợ tui hàng ngày mà hông ai gọi tui bằng bố."

Vì thế, bò Việt vốn tế nhị, nhắc khéo bằng tiếng: BỐ ố ố ố ố ố.
Còn bò Mỹ cục mịch, rầy iêu: NHU u u u u u u

@ Yes, Sông thương, giống con cua lắm.

:1:

Triển
09-30-2016, 09:34 PM
(Cow... Khao... same thing.)

con bò bên tiếng Đức là con Kuh (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1d/De-Kuh.ogg).

ốc
10-01-2016, 12:27 AM
LUYẾN nghĩa là luyến ái, yêu thương, nhớ nhung... Chữ này cũng có hai phần: ở trên nghĩa là lung tung, lẫn lộn, còn ở dưới vẫn là hình quả tim (chữ tâm).
䜌+ 心 = 戀
Phần ở trên lại gồm 3 phần nhỏ: hai chữ TI (nghĩa là sợi tơ) ở hai bên, và chữ NGÔN (nghĩa là lời nói) ở giữa.
糸+ 言 + 糸 = 䜌
Lời nói bị vướng ở trong những sợi tơ cho nên không thể diễn tả rõ ràng. Đấy là LUYẾN: lúc mà quả tim cứ thấy rối tinh, rối mù. When we are in love, our hearts make no sense.

ốc
10-01-2016, 07:22 PM
Emerson nói rằng: Every word was once a poem... Đôi khi đi tìm ý nghĩa của một chữ sẽ kiếm thấy một bài thơ, tự vì từ nguyên thuỷ, chữ là những bài thơ nguyên thuỷ. Cũng có khi đi tìm ý nghĩa của một chữ lại kiếm thấy một phương trình.
心 / 8 = 忿

PHẪN (dấu ngã) nghĩa là buồn, bực, giận... Chữ này có ba phần chồng lên nhau, ở trên là chữ BÁT (nghĩa là 8), rồi đến chữ ĐAO (là con dao), và ở dưới là chữ tâm.
八 + 刀 + 心 = 忿
Người ta buồn, bực, giận vì ai đem quả tim cắt thành 8. When we're sad, the heart is in (8) pieces.

ốc
10-02-2016, 11:41 AM
Thêm vài con vật nữa...

- con heo = từ chữ HỢI (亥)
- con ngựa = từ chữ NGỌ (午)
- con trâu = từ chữ SỬU (丑 người Quảng đông phát âm thành "châu" rất rõ)
- con mèo = từ chữ MÃO (卯)
- con lừa = từ chữ LƯ (驢)
- con la = từ chữ LOA (騾 người Nhật cũng đọc là "la")
- con công = từ chữ KHỔNG TƯỚC (孔雀)

(còn tiếp)

ốc
10-04-2016, 12:55 AM
- dép: từ chữ ZAPATO trong tiếng Tây ban nha

Người Việt gọi dép hai quai là dép Lào, nhưng người Nga, người Tiệp lại gọi là dép Việt nam (Vietnamki, Vietnamky), người Ba lan, người Bun ga ri gọi là dép Nhật (Japonki, Djapanki), người Bồ gọi là dép Tàu (Chinelo), người Brazil gọi là dép Hawaii (Havaianas). Người Tàu gọi là dép chữ nhân |人|. Người Nhật cũng không chịu nhận là dép của mình, bắt chước theo Mỹ gọi là flip-flop (furippu-furoppu)

(cỏn tiếp)

Triển
10-04-2016, 01:26 AM
người Brazil gọi là dép Hawaii (Havaianas).
(cỏn tiếp)


Nhãn hiệu cầu chứng dép có quai

http://hav01.cdn.zerogrey.com/upload/205/cms/490000/default/15291/1966_01_2.jpg

ốc
10-05-2016, 08:14 PM
- nhậu: từ chữ DẬU (酉) hoặc TỬU (酒) trong tiếng Hán

DẬU là khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ chiều, cũng là lúc người ta tan sở, ngừng làm việc. Bên Mỹ giờ Dậu được gọi là giờ Vui vẻ (Happy hour) vì mọi người rủ nhau đi nhậu. Người Tàu viết chữ TỬU bằng cách ghép chữ DẬU với chữ THUỶ:
氵+ 酉 = 酒
Vào giờ Dậu nước hoá thành rượu. Alcohol is happy hour water. Phép lạ chúa Giê su làm ở tiệc cưới Cana được tái diễn ở trong ngôn ngữ, hàng ngày vào giờ Dậu/nhậu.

Happy hour specials:
- rượu: từ chữ TỬU trong tiếng Hán
- bia: từ chữ BIÈRE trong tiếng Pháp
- la de: từ chữ LAGER trong tiếng Pháp
- cồn: từ chữ ALCOOL trong tiếng Pháp
- rượu vang: từ chữ VIN trong tiếng Pháp
- nho: từ chữ VINHO trong tiếng Bồ đào nha

(còn tiếp)

Ngoc Han
10-06-2016, 12:01 AM
Hảo tửu =rượu ngon
Hảo ngọt= thích ngọt (nghĩa bóng, nghĩa đen)
Hảo=tốt
lade dách lầu= la de ngon (số 1)
nhậu nhẹt=dậu dẹt?

Triển
10-06-2016, 12:14 AM
Hảo tửu =rượu ngon
Hảo ngọt= thích ngọt (nghĩa bóng, nghĩa đen)
Hảo=tốt
lade dách lầu= la de ngon (số 1)
nhậu nhẹt=dậu dẹt?

Còn hảo hán?

sôngthương
10-06-2016, 01:52 AM
RaginCajun[/B]]Theo như ST nói trên thì bác Ốc nói sai về chữ "con bò" từ tiếng Bồ mà ra. Con bò Việt Nam nó nói "bò .. ò....". Tới đây tớ lại nhớ tới câu chuyện trong một lớp ESL. Cô giáo hỏi đám học sinh làm tiếng nhiều loài vật. Khi đến con bò, đám học sinh Việt cãi là nó nói "bò...ò..ò..", còn đám hispanic, thì theo Mỹ, nói là "moo..moo..". Các bác, các mợ nghe con bò nói ra sao?



Không phải tên con vật nào cũng từ tiếng nói của nó mà ra. Quả thật "con bò" là từ chữ "bōs" trong tiếng Latinh, hay từ chữ "boi" tiếng Bồ, hay là từ chữ "bovin" trong tiếng Pháp... Việt nam mình ngày xưa chỉ có trâu, không có bò cho nên thời Hai Bà Trưng chưa có món phở bò (maybe only phở gà).


con bò bên tiếng Đức là con Kuh (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/1d/De-Kuh.ogg).

:):):)

St thấy còn con bò này nữa

-bò rừng = bison (tiếng Anh, tiếng Đức)
- Piison Tiếng Estonia
- Bisão tiếng Bồ Đào Nha
- Βόνασος : tiếng Hy lap
- Riêng tiếng Ba Tư thì rất ...Ngàn lẻ một đêm / ngày
گاومیش کوهان دار امریکایی
- Tiếng Khmer thì vẩn là bò , thêm khu rừng bên cạnh :z13:
Bo រូង

------

Cám ơn Ốc và cả nhà nhé , trang này đọc rất thú vị , không thể không cười , dù là đang đọc về ...cắt tim :z57::)
PHẪN (dấu ngã) nghĩa là buồn, bực, giận... Chữ này có ba phần chồng lên nhau, ở trên là chữ BÁT (nghĩa là 8), rồi đến chữ ĐAO (là con dao), và ở dưới là chữ tâm.
八 + 刀 + 心 = 忿
Người ta buồn, bực, giận vì ai đem quả tim cắt thành 8. When we're sad, the heart is in (8) pieces

RaginCajun
10-06-2016, 06:57 AM
Ốc : từ tiếng Anh là Ox

dulan
10-06-2016, 08:57 AM
- nhậu: từ chữ DẬU (酉) hoặc TỬU (酒) trong tiếng Hán

DẬU là khoảng thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ chiều, cũng là lúc người ta tan sở, ngừng làm việc. Bên Mỹ giờ Dậu được gọi là giờ Vui vẻ (Happy hour) vì mọi người rủ nhau đi nhậu. Người Tàu viết chữ TỬU bằng cách ghép chữ DẬU với chữ THUỶ:
氵+ 酉 = 酒
Vào giờ Dậu nước hoá thành rượu. Alcohol is happy hour water. Phép lạ chúa Giê su làm ở tiệc cưới Cana được tái diễn ở trong ngôn ngữ, hàng ngày vào giờ Dậu/nhậu.

Happy hour specials:
- rượu: từ chữ TỬU trong tiếng Hán
- bia: từ chữ BIÈRE trong tiếng Pháp
- la de: từ chữ LAGER trong tiếng Pháp
- cồn: từ chữ ALCOOL trong tiếng Pháp
- rượu vang: từ chữ VIN trong tiếng Pháp
- nho: từ chữ VINHO trong tiếng Bồ đào nha

(còn tiếp)


...


Cám ơn Ốc nha!

Vậy mà Mẹ của dulan cứ nói dulan sinh giờ Dậu cực lắm, vì giờ này cứ phải lục đục trong bếp lo cơm nước, hihi...
Giờ biết thêm là Happy Hour, hèn chi dulan có rượu nhiều mà không biết uống, chỉ nếm thôi đã sợ rồi, vì phải nếm mới biết mà trả lời cho khách hiểu món đó như thế nào.

...

Triển
10-06-2016, 10:07 AM
...

Vậy mà Mẹ của dulan cứ nói dulan sinh giờ Dậu cực lắm, vì giờ này cứ phải lục đục trong bếp lo cơm nước, hihi...


...

Tuổi Dậu được thương được mến, nhất là con người, thích phao câu, chéo cánh. Sau này Việt Nam còn có món gỏi cẳng gà nữa. Trưng dụng hết không bỏ thứ gì:z14:.

ốc
10-06-2016, 09:45 PM
Vậy mà Mẹ của dulan cứ nói dulan sinh giờ Dậu cực lắm, vì giờ này cứ phải lục đục trong bếp lo cơm nước, hihi...
Giờ biết thêm là Happy Hour, hèn chi dulan có rượu nhiều mà không biết uống, chỉ nếm thôi đã sợ rồi, vì phải nếm mới biết mà trả lời cho khách hiểu món đó như thế nào.

Ngày xưa làm bếp thì cực chứ thời nay làm bếp cũng như trò chơi thôi, tuy mất công nhưng người ta làm vì thú vui nhiều hơn.

Chữ DẬU ngày xưa trong tiếng Hán viết giống như hình một con gà với hai cái cánh hai bên, hai chân đang bới đất và trên đầu có mào gà (mào: từ chữ MẠO/MÃO (帽) nghĩa là mũ).

RaginCajun
10-07-2016, 06:29 AM
Từ ngày bác Ốc đưa ra trò chơi đùa với chữ làm tớ bị cái tật mới là gặp chữ nào là hỏi thăm họ hàng.

Hôm nay đụng phải chữ etymology mới nhớ lại ngày xưa có nghe các cụ nói "học i-tờ" thì ra là từ chữ i-tờ-mò-lo-gì mà ra.

ốc
10-07-2016, 11:14 PM
Từ ngày bác Ốc đưa ra trò chơi đùa với chữ làm tớ bị cái tật mới là gặp chữ nào là hỏi thăm họ hàng.

Em thì gặp ai cũng dịch tên người ta ra tiếng Việt để đoán họ hay dở ra sao. Thí dụ khi đi bác sĩ, em thích tìm những bác sĩ tên Ethan vì đọc lên thành ra "Y thần" mình cũng thấy vững dạ. Mấy người tên Thomas em thật tình hơi ngại một tí vì "tô mát" chính là "cà chua" ở trong tiếng Tây. Bobby hay Charlie cũng khó chơi. Ngược lại, nên chơi với người nào tên Declan, nghe cái tên là biết "Đếch cù lần."

quan em
10-08-2016, 06:42 AM
Em thì gặp ai cũng dịch tên người ta ra tiếng Việt để đoán họ hay dở ra sao. Thí dụ khi đi bác sĩ, em thích tìm những bác sĩ tên Ethan vì đọc lên thành ra "Y thần" mình cũng thấy vững dạ. Mấy người tên Thomas em thật tình hơi ngại một tí vì "tô mát" chính là "cà chua" ở trong tiếng Tây. Bobby hay Charlie cũng khó chơi. Ngược lại, nên chơi với người nào tên Declan, nghe cái tên là biết "Đếch cù lần."

Em thấy anh ốc nói có lý!

Chuyện thật 100%, em nghe kể là có ông hàng xóm xa tên lót là chử "Duy" giống nhhư ông nhạc sỷ Duy Khánh, nhưng tên ông hàng xóm xa là Duy Nhất. Hồi đi lính ai củng chết hết, còn có 1 mình ổng sống. Khi đi vượt biên, nguyên tàu còn có 1 mình ổng hà. Em có nhỏ bạn tên Duy Tiên, thời của em ai củng cực, em ở VN chưa biết hột gạo trắng có vị như thế nào? Tại em ăn toàn là gạo xanh, vàng, đỏ ... đám của em nghe kể là chết biết bao nhiêu tại gì đói... mà con nhỏ bạn như tiên.

Đừng nói ai xa, tên anh ốc thiệt giống như người, che kín mặt tới nay em còn chưa thấy. Ăn nói thanh tao chậm rải không dám đụng ai. Hay như là anh Đậu, ảnh bị bắn hoài, thấy cành cây cong đâu có sợ, củng còn đậu...

Còn như em tên quan em là đồ bỏ ai củng ăn hiếp được, chắc phải sửa lại là quan lớn coi ai dám đụng?

Tên 5 Triển, tưởng ổng thứ 5 trong gia đình ai dè ổng lấy tên trong phin. Giống tài tử hay không thì phải dán hình lên mới biết. Nghe nói có vỏ, đụng tới là ảnh đánh phù mỏ (nhớ phải chừa em ra nha, đồng liêu không ai chơi nhau dù là quan em)

ốc
10-08-2016, 09:06 PM
Còn như em tên quan em là đồ bỏ ai củng ăn hiếp được, chắc phải sửa lại là quan lớn coi ai dám đụng?
Đổi thành quan âm cho nó lành.

Nhắc đến quan lớn em lại nhớ câu chuyện cổ tích dân gian sau đây. Một ông tây già lấy vợ Huế về nhà vợ để ra mắt ông bà nhạc. Cụ già thấy Tây đến nhà thì lật đật ra cửa đón: "Xin chào quan lớn." Ông Tây biết một tí tiếng Bắc kỳ nên giả nhời: "Tôi không phải là con lợn, tôi là con dê cụ."

- con lợn: từ chữ QUAN LỚN phát âm bằng tiếng Huế
- con dê: từ chữ CON RỂ phát âm bằng tiếng Bắc kỳ

(còn tiếp)

Triển
10-08-2016, 11:36 PM
Em thấy anh ốc nói có lý!

Chuyện thật 100%, em nghe kể là có ông hàng xóm xa tên lót là chử "Duy" giống nhhư ông nhạc sỷ Duy Khánh, nhưng tên ông hàng xóm xa là Duy Nhất. Hồi đi lính ai củng chết hết, còn có 1 mình ổng sống. Khi đi vượt biên, nguyên tàu còn có 1 mình ổng hà. Em có nhỏ bạn tên Duy Tiên, thời của em ai củng cực, em ở VN chưa biết hột gạo trắng có vị như thế nào? Tại em ăn toàn là gạo xanh, vàng, đỏ ... đám của em nghe kể là chết biết bao nhiêu tại gì đói... mà con nhỏ bạn như tiên.

Đừng nói ai xa, tên anh ốc thiệt giống như người, che kín mặt tới nay em còn chưa thấy. Ăn nói thanh tao chậm rải không dám đụng ai. Hay như là anh Đậu, ảnh bị bắn hoài, thấy cành cây cong đâu có sợ, củng còn đậu...

Còn như em tên quan em là đồ bỏ ai củng ăn hiếp được, chắc phải sửa lại là quan lớn coi ai dám đụng?

Tên 5 Triển, tưởng ổng thứ 5 trong gia đình ai dè ổng lấy tên trong phin. Giống tài tử hay không thì phải dán hình lên mới biết. Nghe nói có vỏ, đụng tới là ảnh đánh phù mỏ (nhớ phải chừa em ra nha, đồng liêu không ai chơi nhau dù là quan em)

Quan M chứ có phải Quan Công đâu mà phải nhường.

quan em
10-09-2016, 07:50 AM
Đổi thành quan âm cho nó lành.



quan âm hổng được anh ốc uiiii ... em tu gì được?

quan em
10-09-2016, 07:51 AM
Quan M chứ có phải Quan Công đâu mà phải nhường.

Dù là quan em củng có cái quan uy- quan uy từ đâu ra? Đó là cái quyền được lấy quyền lợi của kẻ khác ... thiên hạ sợ mất quyền lợi mới sợ quan. Trong quan trường, quan trên hổng nhường quan dưới, quan dưới hổng nghe quan trên rồi sao mình làm việc?

ốc
10-09-2016, 09:45 PM
Gỏi rau chân vịt
http://i.imgur.com/mas5Xvk.jpg


Hôm nay em mới biết rau chân vịt là tên Việt nam. Rau đó em vẫn thường gọi là "rau bỏ sôi" hay "rau sẽ bị nát" vì khi nấu chỉ nên bỏ vào nước sôi rồi tắt lửa nếu không sẽ bị nát. The cooking instruction is in the name. How thoughtful.

- sẽ bị nát: từ chữ SPINACH trong tiếng Anh
- bỏ sôi: từ chữ BA THÁI (菠菜) trong tiếng Hán (nghĩa là rau của xứ Ba tư)

Người Tàu gọi các thứ rau là THÁI, phát âm theo tiếng Quảng đông là "sôi/xôi" hay tiếng Tiều châu là "cải." Vào chợ Á châu thấy mấy chữ "choy" thì biết là rau với cải: bok choy (bạch thái/cải), ong choy (ung thái/rau muống).

(còn tiếp)

Triển
10-09-2016, 10:02 PM
Tiếng Việt mình dường như phân biệt rau và cải à thầy Ốc.

Như "bó xôi" (Pak Choy, Pok Choi, Bok Choi, Bok Cho) là cải chứ không gọi là rau.

Sự phân biệt này không biết dựa theo tiếng nào.

ốc
10-10-2016, 06:20 AM
Em xin để dành vấn đề này cho các nhà nông, nhà bếp tranh cải với nhau. Em chỉ biết từ Hán Việt THÁI (菜) nghĩa là rau, và nhiều tiếng địa phương bên Tàu phát âm thành ra "cải" hay là "choy" như đã nói trên.

Có khi tên tiếng Tàu thì không dùng chữ cải/thái như rau tần ô với đồng hao (茼蒿) nhưng người Việt vẫn gọi nôm na là cải cúc.

Rồi cũng có khi khác tên tiếng Tàu dùng chữ cải/thái như ung thái với không tâm thái nhưng người Việt lại gọi đơn giản là rau muống.

(còn tiếp)

kim
10-10-2016, 08:26 PM
Anh Ốc và anh Năm,

K gọi spinach là cải bó xôi hoặc rau chân vịt ạ, nhưng có dì quen còn gọi là rau bina.
Loại Taiwanese spinach K dùng làm gỏi, khi mình trụng nước sôi giống rau muống lắm.
Anh Ốc chắc đã nấu nhiều rồi nên biết.

Các bé ở Mỹ đều biết spinach từ nhỏ, vì các bà mẹ muốn dỗ con ăn rau (nhất là con trai),
đều cho coi phim hoạt hình Popeye The Sailor Man.
Người ta nói khi bộ phim này được chiếu trên TV, lượng rau spinach bán ở Mỹ tăng hơn 30%.
Mục từ điển của anh Ốc, K lại lạc đề mất rồi.

-con nai: từ chữ naïf (naïve) trong tiếng Pháp, có nghĩa ngây thơ.
-răng: từ chữ dent trong tiếng Pháp, phát âm kiểu nhành miệng của dân chăn bò.

:1:

Triển
10-10-2016, 10:53 PM
Dù là quan em củng có cái quan uy- quan uy từ đâu ra? Đó là cái quyền được lấy quyền lợi của kẻ khác ... thiên hạ sợ mất quyền lợi mới sợ quan. Trong quan trường, quan trên hổng nhường quan dưới, quan dưới hổng nghe quan trên rồi sao mình làm việc?

Quan uy có gì hay ho đâu. Quan uy mà gặp quan tài là khúm núm ngay. Không tin cứ về Việt Nam cầm vài tờ tiền đô la, đứng trước cửa quan phất phất mà xem.
Quan tài tiếng Hán Việt là 棺材, đọc là "quán xài". Nghĩa là nếu có tiền mà cứ mang ra quán xài hoài là có ngày đi bán muối. Quan em có nhu cầu sâu xa nữa không thì mình tra chữ bán muối tiếng tàu là gì giùm cho.

ốc
10-11-2016, 11:00 AM
-con nai: từ chữ naïf (naïve) trong tiếng Pháp, có nghĩa ngây thơ.
-răng: từ chữ dent trong tiếng Pháp, phát âm kiểu nhành miệng của dân chăn bò.

Đúng dồi, người Bắc thì gọi là dăng, càng giống chữ DENT. Cũng như người Nam gọi cái tai là con ráy, từ chữ OREILLE trong tiếng Pháp.

- con voi: từ chữ CONVOY trong tiếng Anh
- con cờ: từ chữ CONQUER trong tiếng Anh

(còn tiếp)

Platinum
10-11-2016, 09:16 PM
- con két: từ chữ cat trong tiếng Anh.

Rất thích mục từ điển Ốc phọt này

sôngthương
10-12-2016, 04:25 AM
St đoán chắc tên con Ó được đặt nhờ tiếng gáy của con Gà :):z13:

ốc
10-12-2016, 06:05 AM
Chim ó cũng có tiếng kêu ó ó đấy chị Thương. Hôm nào chị thử ra biển nghe chúng hót.

- con ó: từ chữ Ó Ó trong tiếng của loài ó (cũng có thể từ chữ OSPREY trong tiếng Anh)
- con két: từ chữ KÉC KÉC trong tiếng của loài két (cũng có thể từ chữ CAT trong tiếng Úc)

(còn tiếp)

ốc
10-14-2016, 11:00 AM
Giải thích thêm tên của vài con vật cho đủ chuyên mục. Sắp tới sẽ nói về tên của nồi niêu soong chảo bếp lò... Yes, we crowd source Ốckipedia.

- con hươu: từ chữ ƯU (麀) trong tiếng Hán (nghĩa là hươu)
- con nghé: từ chữ NGHÊ (倪) trong tiếng Hán (nghĩa là còn nhỏ)
- con ngan: từ chữ NGA (鵝) trong tiếng Hán (nghĩa là ngan với ngỗng)
- con vịt: từ chữ AVIS trong tiếng Latinh (nghĩa là chim chóc nói chung)
- cá rô: từ chữ CAREAU trong tiếng Pháp (nghĩa là hình thoi, giống lá bài ách rô)

(còn tiếp)

kim
10-14-2016, 06:15 PM
K vừa mò thêm mấy từ nữa ạ:

-con cóc: từ chữ CONCOCT trong tiếng Anh (có nghĩa là lập kế hoạch).

-con cọp: từ chữ COP trong tiếng Anh (có nghĩa là cảnh sát).

-con ếch: từ chữ CONNECT trong tiếng Anh (có nghĩa là kết nối).

-con ma: từ chữ COMA trong tiếng Anh (có nghĩa là hôn mê),
hay chữ CAUCHEMAR trong tiếng Pháp (có nghĩa là ác mộng).
chắc gặp ma ai cũng sợ chết giấc nên mới thế.

-gà tồ: từ chữ GÂTEAU trong tiếng Pháp (có nghĩa là bánh ngọt).

ốc
10-15-2016, 05:34 PM
You have the ear for this.

Có bài này ở BBC nói về những chữ tha hương, sống chung với ngoại ngữ, mai danh ẩn tích, thay hình đổi nghĩa. Wordkind is like us, a wandering race.

http://www.bbc.com/culture/story/20161014-the-foreign-words-that-seem-like-english-but-arent

ốc
10-16-2016, 06:59 AM
- hẹp: từ chữ HALF trong tiếng Anh
- dóc: từ chữ JOKE trong tiếng Anh
- thánh: từ chữ SAINT trong tiếng Anh

(còn tiếp)

kim
10-16-2016, 07:37 AM
-măm măm: từ chữ MOM hay MUM trong tiếng Anh, vì mẹ thường là người cho con ăn.
-đét: từ chữ DAD trong tiếng Anh, vì khi con có tội, thường ba là người đánh đòn.
:1:

ốc
10-16-2016, 08:06 AM
Yay, family theme! Chị Kim ở trong nhà có "làm oai" không?

- oai: từ chữ WIFE trong tiếng Anh, vì vợ thì có oai nhất nhà
- trai: từ chữ TRY trong tiếng Anh, vì con trai thì thích thử đủ mọi thứ
- gái: từ chữ GUIDE trong tiếng Anh, vì con gái thì thích hướng dẫn người khác

(còn tiếp)

kim
10-16-2016, 08:15 AM
Dạ, oai thì có oai chút chút, nhưng vẫn phải nghe lời Ông Dzua trong nhà ạ.

Dzua: từ chữ KING trong tiếng Anh, nghĩa là vợ con trong nhà thì KÍNH, kẻ tà tâm bên ngoài thì KINH, KÌNH.
:)

ốc
10-16-2016, 07:06 PM
Có "kẻ tà tâm bên ngoài" hở chị Kim? How many?

- Dzua: cũng có thể từ chữ A DZUA (ajouter) trong tiếng Tây, nghĩa là tin theo, làm theo, hùa theo người oai

(còn tiếp)

Triển
10-16-2016, 11:40 PM
Có "kẻ tà tâm bên ngoài" hở chị Kim? How many?

- Dzua: cũng có thể từ chữ A DZUA (ajouter) trong tiếng Tây, nghĩa là tin theo, làm theo, hùa theo người oai

(còn tiếp)

Ông Dzua có sau con rùa. Vì sợ chém đầu nên dân gian gọi trại ra thành dzua. Chữ rùa là tiếng Việt chớ không có vay mượn gì sất.
Ai "lai" thì bấm thích một cái! :z14:

ốc
10-17-2016, 08:20 PM
Family theme continues...

- con nít: từ chữ NEED trong tiếng Anh, vì con nít thì "needy"
- chồng: từ chữ TRUNG (忠) trong tiếng Hán nghĩa là trung thành, hết lòng
- chồng: từ chữ CHUNG (終) trong tiếng Hán nghĩa là thuỷ chung
- chồng: từ chữ CHUNG (終) trong tiếng Hán nghĩa là hết (đời giai)
- chồng: cũng có thể là từ chữ CHUNG THÂN (終身) KHỔ SAI trong bản án của quan toà
- vợ: từ chữ FOREVER trong tiếng Anh, nghĩa là bây giờ, hằng có và đời đời chẳng cùng a men

(còn tiếp)

ốc
10-18-2016, 10:37 PM
Người Tàu viết chữ NAM bằng cách ghép chữ LỰC với chữ ĐIỀN:
力 + 田 = 男
Ngày xưa quan niệm đàn ông là người làm việc ở ruộng đồng (lực điền). Trông dáng chữ thì rất giống người đương vác va li co chân chạy ra khỏi nhà.

Chữ NỮ thì viết tượng hình người ngồi thêu thùa, may vá (có nhẽ nom giống hình người đương đi shopping hơn):


Chữ NỮ đứng cạnh chữ CỔ (nghĩa là già) thì thành ra chữ CÔ (nghĩa là cô dì, hay em chồng, hay mẹ chồng).
女 + 古 = 姑
Tục ngữ bảo "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" cũng có thể là đương nói bà mẹ chồng ác chứ không phải nói bà cô của chồng.

Chữ CÔ nếu xét nghiệm kỹ càng thì thấy gồm có 3 chữ ghép lại mà thành: NỮ + THẬP + KHẨU
姑 = 女 + 十 + 口
Vì thế có thể hiểu mẹ chồng là người đàn bà có 10 cái mồm. That kinda explains a lot.

(còn tiếp)

ốc
10-19-2016, 08:28 PM
- (xe) ba gác: từ chữ BAGAGE trong tiếng Pháp, nghĩa là hàng hoá, hành lý
- mánh (khoé): từ chữ LÉGER DE MAIN trong tiếng Pháp, nghĩa là thủ thuật
- rách (rưới): từ chữ RAGS trong tiếng Anh, nghĩa là quần áo rách

(còn tiếp)

Nhã Uyên
10-20-2016, 04:05 AM
Người Tàu viết chữ NAM bằng cách ghép chữ LỰC với chữ ĐIỀN:
力 + 田 = 男
Ngày xưa quan niệm đàn ông là người làm việc ở ruộng đồng (lực điền). Trông dáng chữ thì rất giống người đương vác va li co chân chạy ra khỏi nhà.

Chữ NỮ thì viết tượng hình người ngồi thêu thùa, may vá (có nhẽ nom giống hình người đương đi shopping hơn):


Chữ NỮ đứng cạnh chữ CỔ (nghĩa là già) thì thành ra chữ CÔ (nghĩa là cô dì, hay em chồng, hay mẹ chồng).
女 + 古 = 姑
Tục ngữ bảo "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" cũng có thể là đương nói bà mẹ chồng ác chứ không phải nói bà cô của chồng.

Chữ CÔ nếu xét nghiệm kỹ càng thì thấy gồm có 3 chữ ghép lại mà thành: NỮ + THẬP + KHẨU
姑 = 女 + 十 + 口
Vì thế có thể hiểu mẹ chồng là người đàn bà có 10 cái mồm. That kinda explains a lot.

(còn tiếp)

Bài nghiêng cứu này khá độc đáo.:z67:

Triển
10-20-2016, 04:35 AM
- (xe) ba gác: từ chữ BAGAGE trong tiếng Pháp, nghĩa là hàng hoá, hành lý
(còn tiếp)

Baggage = thằng ba gai, bặm trợn

cmty
10-20-2016, 07:34 AM
Sáng nay đọc bài Thằng Dân (mới đọc có 1/3 bài) bị nhiễm tính từ điển Ốc Phọt nên nghĩ ra đuợc mấy chữ, cho cmty ké nhé.

cu-li: từ chữ coolie
xích-lô:từ chữ cyclo
công dân: từ chữ citizen
bầu (cử): từ chữ vote
hoan hô: từ chữ hooray
nghèo: từ chữ ghetto
ma cô: từ chữ macho
tài phiệt: từ chữ typhoon (tiền nhiều như nuớc, hihi)

ốc
10-20-2016, 11:29 AM
Sáng nay đọc bài Thằng Dân (mới đọc có 1/3 bài) bị nhiễm tính từ điển Ốc Phọt nên nghĩ ra đuợc mấy chữ, cho cmty ké nhé.

cu-li: từ chữ coolie
xích-lô:từ chữ cyclo
công dân: từ chữ citizen
bầu (cử): từ chữ vote
hoan hô: từ chữ hooray
nghèo: từ chữ ghetto
ma cô: từ chữ macho
tài phiệt: từ chữ typhoon (tiền nhiều như nuớc, hihi)

Chị CMTY-mologist, mò chữ cũng là một phương pháp tập thể dục cho não để chống hại não (căn bệnh do anh Triển truyền nhiễm cho phố). Sắp tới Ốckipedia sẽ có thêm phần "đố vui để mò" cho mọi người tham gia miễn phí. Hãy đón xem.

ốc
10-20-2016, 06:24 PM
Baggage = thằng ba gai, bặm trợn


Tây họ viết là BAGAGE đấy anh Triển. http://www.cnrtl.fr/definition/bagage

Từ đấy có chữ bọc ba-ga, líp ba-ga. http://www.cnrtl.fr/definition/porte-bagages

Triển
10-20-2016, 09:31 PM
Tây họ viết là BAGAGE đấy anh Triển. http://www.cnrtl.fr/definition/bagage

Từ đấy có chữ bọc ba-ga, líp ba-ga. http://www.cnrtl.fr/definition/porte-bagages

Người Việt mình trải qua nhiều kinh nghiệm hết tàu, hết tây lại Mỹ lại Nga ....
Theo Tây thì líp ba ga là xả láng sáng vìa sớm, gặp cốm cũng hổng sợ. Một chữ "g".
Theo Mỹ thì bai gai là bặm trợn, ương gàn như ông hoàng. Hai chữ "g". Qua là! :)

Nhã Uyên
10-21-2016, 03:54 AM
Quả thật như anh 5 Triển nói, cái tự điển Ốc Phợt này truyền nhiễm, đi đâu cũng gặp.
Chiều qua đi giờ Cốc Tai (cocktail party) thì gặp một đống chữ lai Tây ngồi chình ình trong mâm Ọt Đớp (Hors d’Oeuvres) nhận bà con họ hàng:

Phó mát từ chữ fromage trong tiếng Pháp
Sô-cô-la từ chữ chocolat trong tiếng Pháp
Vang từ chữ Wein trong tiếng Đức
Bánh trét bơ từ chữ bruschetta trong tiếng Ý
Ai xô tôi từ chữ articio trong tiếng Ý (có thể artichoke trong tiếng Tây Ban Nha)
Ô liu từ chữ oliva trong tiếng Latin
Cô liêu quá, O liều quá chắc cũng từ oliva mà ra

Còn nhiều lắm nhưng sau cốc thứ 3 trí nhớ của Uyên hơi mù mờ.

Hanhgia
10-21-2016, 10:47 AM
What about "bad hombres"? Two choices:

1. genius
or
2. dumb mouth



http://latino.foxnews.com/latino/politics/2016/10/21/trump-bad-hombres-line-draws-criticism-and-calls-for-spanish-lessons/

ốc
10-21-2016, 08:12 PM
Hôm nay Ốckipedia xin giới thiệu tiết mục mới "Đố vui để mò." Hãy đoán hai chữ tiếng Việt dưới đây:

-..........: từ chữ SILENCE trong tiếng Pháp
-..........: từ chữ NOISE trong tiếng Anh

Mời mọi người mò cho vui.

tonka
10-21-2016, 08:41 PM
-Suỵt!!! (Yên) Lặng..........: từ chữ SILENCE trong tiếng Pháp
-Nờ o no i noi sắc (Hễ nói thì phỉa ồn)..........: từ chữ NOISE trong tiếng Anh

(quay lại nói thêm tí là nói se sẽ một tí)

ốc
10-22-2016, 09:31 AM
Dạ đúng rồi chị Tonka. tiếng nói và im lặng là hai trạng thái vật lý của âm thanh, là khởi nguyên và cuối cùng của ngôn ngữ, là yin với yang, là pull với jean, là ngày và đêm.

Im lặng là tiếng nói của vô thanh, còn tiếng nói là những mảnh vỡ của im lặng. Silence is voiceless noise; a noise is a broken piece of silence.

- say: từ chữ SAY trong tiếng Anh, nghĩa là nói, vì người say "say a lot"

(còn tiếp)

Tám Râu
10-22-2016, 12:48 PM
Xin tham gia cho vui .

Người Ý uống trà, người Việt đi đái .

Là chữ gì ?

ốc
10-22-2016, 02:20 PM
Chị Tonka chắc cũng biết nốt nhưng không muốn giả nhời. Thôi bỏ đi Tám.

- bỏ đi tám: từ chữ BỒ ĐỀ TÂM trong sách nhà Phật

(còn tiếp)

tonka
10-22-2016, 04:49 PM
Xin tham gia cho vui .

Người Ý uống trà, người Việt đi đái .

Là chữ gì ?

Bí lù (chắc là từ chữ tả pín lù) :z55:
Để chờ người khác giả nhời vậy.

ốc
10-23-2016, 07:06 AM
Bác Sển bào "tạp pín lù" nghĩa là "đả biên lô" nhưng em tin chắc đấy là món "tả bí lù" nghĩa là không biết tả thế nào cho đúng. Nó vừa là món canh, vừa là món luộc, vừa là món chấm, lại vừa là món miến, món mì... thức ăn khi thì chín, khi thì tái, khi thì sống... không nhất định phải bao gồm những nguyên liệu hay gia vị nào sất, ai muốn tương thứ gì vào trong nồi thì cứ nêm tuỳ theo hứng, chọn lựa tuỳ theo mùa... Muốn tả chính xác cũng khó lắm, vì thế ta gọi là món "tả bí lù" cho nó gọn.

Trong thế giới động vật cũng thấy những trường hợp nửa nạc, nửa mỡ, nửa bì da như trên. Thậm chí một loại còn được/bị gọi là "tả bí lù" vì không có ai biết mô tả nó. Tên loại thú "tả bí lù" này được các nhà khoa học chuyển sang tiếng Latinh thành ra TAPIRUS (âm L bị hoá thành R). Nom hình dạng con "tả bí lù" phần đầu giống voi con, phần thân giống lợn, nhưng có nửa trắng nửa đen rất giống gấu pan đa, và bàn chân thì không giống con giáp nào cả. Oái oăm hơn nữa là khi mới đẻ trông nó hệt như con sóc con hoặc con nai con. Thôi mọi người chịu khó xem ảnh bên dưới, chứ nếu tả thì sẽ bí lù.

https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/1/18/Tapir_of_Malacca_%28William_Farquhar_Collection%2C _1819%E2%80%931823%29.jpg

http://brucekekule.com/wp-content/uploads/2015/01/Tapir-in-Khlong-Saeng-2-w.jpg
Chân dung Tả bí lù.

Tám Râu
10-23-2016, 09:10 AM
Bí lù (chắc là từ chữ tả pín lù) :z55:
Để chờ người khác giả nhời vậy.

Sorry chị Tonka, câu đố hơi khó .

Tè (Ý) = Tea (Anh) = Thé (Pháp)
Tè (Việt) = đi đái
Bởi vậy mới nói người Ý uống trà, người Việt đi đái .
Có nhiều chữ Việt đi lang thang bên Ý, quên về . Như chữ "cá" có nghĩa là bê tông .

tonka
10-23-2016, 03:50 PM
Thế thì TK biết được vài chữ, sau này nếu có khi nào không quản đường xa đi đến xứ Ý (ngại ngồi máy bay đến ông mê) thì không lo đói khát rồi:


Spaghetti
Pizza
Pasta

ốc
10-23-2016, 08:50 PM
Có nhiều chữ Việt đi lang thang bên Ý, quên về . Như chữ "cá" có nghĩa là bê tông .

Tiếng Việt và tiếng Ý có nhiều quan hệ ruột thịt lắm: các mẫu tự ABC trong Việt xuất phát từ nước Ý ngày xưa. Có nhiều chữ Ý đi lang thang sang Việt nam, quên về:

- chè: từ chữ DOLCE, nghĩa là ngọt
- phó mát: từ chữ FORMAGGIO, nghĩa là... "phô mai"
- phác xi: từ chữ FARCI, nghĩa là nhồi thịt
- lá: từ chữ FOGLIA, nghĩa là lá cây
- làm bộ: từ chữ LAMBORGHINI, vì những người đi xe hơi loại đó thường hay làm bộ làm tịch

(còn tiếp)

Triển
10-23-2016, 08:58 PM
Hôm nay Ốckipedia xin giới thiệu tiết mục mới "Đố vui để mò." Hãy đoán hai chữ tiếng Việt dưới đây:

-..........: từ chữ SILENCE trong tiếng Pháp
-..........: từ chữ NOISE trong tiếng Anh

Mời mọi người mò cho vui.



* Si lăn: Trạng thái si tình, nhậu xỉn rồi lăn ra ngủ. Tùy theo tình hình tuổi tác, bọn trẻ thì êm ru bà rù, nhưng càng già thì hết si lăn mà quay sang si giảm, đô trưởng ...v.v.v càng xỉn càng ca hát khóc lóc rùm trời đất. Cho nên khái niệm này chỉ trúng có ba phần tư.


* Nổ: từ chữ Noise trong tiếng Anh. Khi quăng quá thì lớn tiếng. Cho nên gọi là nổ.

Triển
10-23-2016, 09:55 PM
* ga, khí đốt: gaz (tếng Pháp)

* nhà ga xe lửa: gare (tiếng Pháp)

* ra giường (người Nam) : drap (tiếng Pháp)
* ga giường (người Bắc): drap (tiếng Pháp)

Ủa sao kỳ! Người Bắc mà nói ngọng chữ "g" ????

dulan
10-24-2016, 04:18 AM
...


Giao hợp:
Phép giao của hai tập hợp (theo John Venn)


...

ốc
10-24-2016, 10:26 PM
...
Giao hợp:
...

Family theme again? Yay!

- cặp kè: từ chữ CẬP KÊ (及笄) trong tiếng Tàu, nghĩa là cài trâm
- bồ: từ chữ BEAU trong tiếng Anh, nghĩa là kép
- phu: từ chữ FOU trong tiếng Pháp, nghĩa là khờ
- vợ: từ chữ JE VEUX... JE VEUX... trong tiếng Pháp, nghĩa là muốn... muốn...


Phép giao của hai tập hợp (theo John Venn)

- trọn vẹn: từ chữ JOHN VENN trong tiếng Anh, ý nói về sự giao hợp giữa các thành phần để giở trành trọn vẹn

(còn tiếp)

ốc
10-24-2016, 10:32 PM
* ra giường (người Nam) : drap (tiếng Pháp)
* ga giường (người Bắc): drap (tiếng Pháp)

Ủa sao kỳ! Người Bắc mà nói ngọng chữ "g" ????


Người Bắc thì nói là "da giường" chứ.

- da: từ chữ DRAP trong tiếng Pháp, nghĩa là lớp bao phủ bên ngoài

(còn tiếp)

Triển
10-25-2016, 09:32 AM
...


Giao hợp:
Phép giao của hai tập hợp (theo John Venn)


...


Còn giao dịch?
Phép giao của 2 dung dịch?

ốc
10-25-2016, 08:09 PM
* Si lăn: Trạng thái si tình, nhậu xỉn rồi lăn ra ngủ. Tùy theo tình hình tuổi tác, bọn trẻ thì êm ru bà rù, nhưng càng già thì hết si lăn mà quay sang si giảm, đô trưởng ...v.v.v càng xỉn càng ca hát khóc lóc rùm trời đất. Cho nên khái niệm này chỉ trúng có ba phần tư.

* Nổ: từ chữ Noise trong tiếng Anh. Khi quăng quá thì lớn tiếng. Cho nên gọi là nổ.

Dạ, anh Triển đúng. Ai giả nhời: "lăng" từ chữ SILENCE và "nồi" từ chữ NOISE cũng đúng luôn. Một trăm điều dễ, không giả nhời thì uổng.

Đố vui để mò kỳ 2:

- .....: từ chữ HEURE trong tiếng Pháp
- .....: từ chữ FOOT trong tiếng Anh

(còn tiếp)

Triển
10-25-2016, 09:25 PM
Dạ, anh Triển đúng. Ai giả nhời: "lăng" từ chữ SILENCE và "nồi" từ chữ NOISE cũng đúng luôn. Một trăm điều dễ, không giả nhời thì uổng.

Đố vui để mò kỳ 2:

- .....: từ chữ HEURE trong tiếng Pháp
- .....: từ chữ FOOT trong tiếng Anh

(còn tiếp)


Hơi ế độ nên kỳ này ra hàng giảm giá hử.
Đề bài hơi dễ. :))))

Triển
10-25-2016, 11:34 PM
Dạ, anh Triển đúng. Ai giả nhời: "lăng" từ chữ SILENCE và "nồi" từ chữ NOISE cũng đúng luôn. Một trăm điều dễ, không giả nhời thì uổng.

Đố vui để mò kỳ 2:

- .....: từ chữ HEURE trong tiếng Pháp
- .....: từ chữ FOOT trong tiếng Anh

(còn tiếp)


Hơi ế độ nên kỳ này ra hàng giảm giá hử.
Đề bài hơi dễ. :))))


Theo người Bắc, thích ngóng thời gian:


GIỜ
PHÚT




Theo người Nam, mê nghía không gian:


RỜ
VUỐT



PS: Mình có nhu cầu giựt giải. :)))))))))))

ốc
10-26-2016, 12:32 AM
Dạ, ai vào xem Ốckipedia cũng đều là người giật giải cả. Ils sont les meilleurs... Sie sind die Besten... These are the champions... Ốckipedians! (https://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/2/2d/Champions_League_anthem.ogg)

dulan
10-26-2016, 06:32 AM
Còn giao dịch?
Phép giao của 2 dung dịch?





Suy ra: giao dịch là đụng môi hả N5 :D

(dung môi: solvent)

...

Tám Râu
10-26-2016, 02:34 PM
Sau khi soạn thảo bộ Luật Hồng Đức, vua Lê mang qua Anh và Pháp giới thiệu .
Người Pháp sửa chữ luật thành lois, người Anh sửa thành law .

sôngthương
10-26-2016, 06:30 PM
Một trăm điều dễ, không giả nhời thì uổng.

Đố vui để mò kỳ 2:

- .....: từ chữ HEURE trong tiếng Pháp
- .....: từ chữ FOOT trong tiếng Anh

(còn tiếp)


: HEURE : Hiểu ra
- FOOT: phất (tiếng lóng = chạy mất dép :))

ps : giật giải xong mới chạy :z13:

ốc
10-26-2016, 07:30 PM
ps : giật giải xong mới chạy

Cuối niên học mới phát giải.

Đố vui để mò kỳ 3:

-.....: từ chữ TSATSAKA trong tiếng Mã lai
-.....: từ chữ SCARECROW trong tiếng Anh

(còn tiếp)

Triển
10-26-2016, 11:57 PM
Suy ra: giao dịch là đụng môi hả N5 :D

(dung môi: solvent)

...

Đụng môi là giao thương (bisou, tiếng Pháp).
Còn giao dịch là có sự trao đổi dung dịch.

Triển
10-27-2016, 12:02 AM
Cuối niên học mới phát giải.

Đố vui để mò kỳ 3:

-.....: từ chữ TSATSAKA trong tiếng Mã lai
-.....: từ chữ SCARECROW trong tiếng Anh

(còn tiếp)


Xáp lá cà.
Hông biết

ốc
10-28-2016, 10:44 PM
Xáp lá cà.
Hông biết



Nếu giả nhời là xáp xáp cà thì suýt nữa đúng.

- tắc kè: từ chữ TSATSAKA trong tiếng Mã lai, nghĩa là con tắc kè
- ông kẹ: từ chữ SCARECROW trong tiếng Anh, nghĩa là ông hình rơm

(còn tiếp)

ốc
10-30-2016, 04:22 PM
- khô: từ chữ SECO trong tiếng Bồ đào nha và Tây ban nha, nghĩa là khô ráo
- phơi: từ chữ FEUILLE trong tiếng Pháp, nghĩa là chiếc lá (một đời phơi sương, phơi gió, phơi nắng phơi mưa)

(còn tiếp)

kim
10-30-2016, 07:06 PM
- gác: từ chữ GARDE trong tiếng Pháp, có nghĩa là bảo vệ
- ít: từ chữ EAT trong tiếng Anh, có nghĩa là ăn (ngôn ngữ của những người xam ăng, bao nhiêu cũng ít.)
- sợ vợ: từ chữ CHEVEUX trong tiếng Pháp, có nghĩa là tóc (shương vá hông dám làm đau cọng tóc.)
:1:

ốc
10-31-2016, 08:02 PM
Hôm nay xin thay đổi hướng nhìn để nhắc đến những chữ tiếng Việt hiện nay sinh sống trong các ngôn ngữ hải ngoại.

- giò (lụa): sang tiếng Thái lan thành YAW, như moo yaw, hoặc mu yo
- con ghẹ: sang tiếng Đại hàn thành GE (게) như món canh cua với ớt (kkotgetang - 꽃게탕)
- bò, dê, gà: sang tiếng Tây ban nhà thành BODEGA, nghĩa là tiệm ăn hay chợ bán thức ăn
- tự do: sang tiếng Pháp thành TRÉSOR, nghĩa là kho báu không có gì quý hơn
- có lộc: sang tiếng Anh thành LUCK, nghĩa là may mắn
- muộn (phiền): sang tiếng Anh thành MOURNE
- (khám) xét: sang tiếng Anh thành CHECK
- bóp lầm: sang tiếng Anh thành PROBLEM, ví dụ như anh Trâm hay có bóp lầm

(còn tiếp)

Ngoc Han
11-01-2016, 01:46 AM
Những chữ mượn tiếng nước ngoài (dịch kiểu huề vốn)
sườn cốc lếch từ chữ côtelette ( gốc Pháp)
cà tô mát= tomate

Mạnh đức tư kiu= Montesquieu
Lão tử= Laotsu ( 老子)
chạy lẹ = chẩu a (tếng Tàu)
sư phụ= 師父 (https://vi.wiktionary.org/wiki/%E5%B8%AB%E7%88%B6) (sifu)

ốc
11-01-2016, 04:03 PM
Chữ cốt lét còn có khi nói thành (thọoc) cù léc, nghĩa là khều vào cái eo hay xương sườn để làm người ta bật cười.

Mạnh đức tự kiêu là cách đọc theo chữ Hán Việt, nghe đỡ lạ tai hơn là đọc theo cách của người Pháp "Mông téc kiu ơơ..."

Triển
11-02-2016, 09:36 AM
Mạnh đức tự kiêu là cách đọc theo chữ Hán Việt, nghe đỡ lạ tai hơn là đọc theo cách của người Pháp "Mông téc kiu ơơ..."

Tính đem cựu giáo hoàng người gốc Đức, Pope Benedict XVI ra khoe hàng, mà thấy đọc theo cách của thầy Ốc sợ quá cất dzô lợi.

visabelle
11-02-2016, 04:05 PM
đố đê...
đố đê...

"cu tí" related với từ gì trong tiê/ng Anh? :p

kim
11-02-2016, 04:26 PM
Hello Visanelle,

cu tí: từ chữ CUTIE trong tiếng Anh :3:

kim
11-02-2016, 04:29 PM
Hôm Halloween, K mò thêm mấy con “ma” nếu mình chịu khó lói ngọng chút. :1:

Người Pháp gọi:

-mẹ là ma mắng MAMAN (hư thì mẹ rầy)
-chồng là ma ghì MARI
-vợ là ma phang MA FEMME
-con gái là ma phí MA FILLE (nuôi nấng cho lớn rồi theo về dinh nhà người ta mất tiêu)

visabelle
11-02-2016, 04:31 PM
chơi gì kỳ vậy ...đoán một phát trúng tùm lum tùm la lun. :p

good job, anh tí Kim. :z57:

RaginCajun
11-02-2016, 05:47 PM
Nơi đây toàn là học giả không à nên chữ nào giả là họ biết hết :P

ốc
11-02-2016, 08:21 PM
Anh Tôm lâu lâu cũng thích phang một phát.

- Tôm: từ chữ TOMAHAWK (tôm mà hót) trong tiếng người In dần, nghĩa là cái búa
- cu tí: từ chữ COOTIE trong tiếng Anh

(còn tiếp)

Triển
11-03-2016, 01:11 AM
Hôm Halloween, K mò thêm mấy con “ma” nếu mình chịu khó lói ngọng chút. :1:

Người Pháp gọi:

-mẹ là ma mắng MAMAN (hư thì mẹ rầy)
-chồng là ma ghì MARI
-vợ là ma phang MA FEMME
-con gái là ma phí MA FILLE (nuôi nấng cho lớn rồi theo về dinh nhà người ta mất tiêu)




- con trai là ma teo MARTELL.

ốc
11-03-2016, 11:56 PM
- con gái điệu là ma kì da MAQUILLAGE
- con trai khéo miệng là ma lanh MALIN
- con của bố già là ma phi a MAFIA
- con của má mì là ma cô MAQUEREAU
- con hoang là ma cà bông VAGABOND
- con bệnh là ma lát MALADE
- con nghiện là ma tuý MARIJUANA
- con bạc là ma dông MAHJONG
- con toán là ma thờ ma tịch MATHEMATICS
- con voi là ma mút MAMMOUTH

(còn thêm)

Triển
11-04-2016, 12:03 AM
- con trời là ma cô MACHO

- con bạc là MACAU

- con bộ đội là ma dzê in MADE IN

(còn tiếp)

sôngthương
11-04-2016, 12:56 AM
Cuối niên học mới phát giải.
Tôm: từ chữ TOMAHAWK (tôm mà hót) trong tiếng người In dần,nghĩa là cái búa



Niên học này chắc kéo dài tới năm 2100 :)


Rauj = cái búa -tiếng Hmong (chắc viết tắt từ chữ Ragin)

chữ nghĩa có họ hàng dây mơ rễ má xuống biển lên núi thậtchứ chả bỡn :z13:




quote = ốc
quote=Triển
quote = ....

Ma ...
Ma ...
Ma và các loại Ma



http://f.tqn.com/y/dinosaurs/1/W/Q/f/-/-/mammothWC.jpg



Ma = Fantasmi (Ý) : Phần ta sợ mi

Ma = Geister (Đức) : Ghê thiệt

:z13:

ốc
11-04-2016, 08:43 PM
Ma = Fantasmi (Ý) : Phần ta sợ mi

Ma = Geister (Đức) : Ghê thiệt

Các loại ma quốc tế khác:

- ma ở bên Phi là "ma nín" MANILLE
- ma ở châu Phi là "ma lốc" MAROC
- ma ở châu Á là "ma lai" MALAY
- ma ở châu Âu là "ma xé đồ nhà" MACEDONIA
- ma ở châu Mỹ là "ma sợ chủ xịt" MASSACHUSETTS
- ma ở chỗ nhà chị Uyên là "ma nhát ta" MANHATTA(N)
- ma ở gần Hoa xinh tân là "ma rờ len" MARYLAND

(còn thêm?)

kim
11-04-2016, 09:08 PM
-ma mãnh: từ chữ MA MAIN trong tiếng Pháp
-ma sang sông: từ chữ MA CHANSON trong tiếng Pháp
-ma quỷ rình: từ chữ MA CUISINE trong tiếng Pháp
-ma cáu: từ chữ MACAU của anh Năm
-ma thơ mà tịt: từ chữ MATHEMATICS của anh Ốc (mấy năm nay không thấy anh Ốc dịch thơ làm thơ).
-ma gãi sứt tai: từ chữ GEISTER của Sông Thương


(K hết ma gồi, dzí èn.)

Triển
11-05-2016, 01:38 AM
Xin cho hỏi: :)))


Cám ơn anh đã cảnh báo...nhưng conspiracy theory là gì ????....????

Triển
11-05-2016, 01:41 AM
Ma = Geister (Đức) : Ghê thiệt

:z13:


Đọc là "Gai tà" -- Ma có gai.

Triển
11-05-2016, 01:46 AM
-ma mãnh: từ chữ MA MAIN trong tiếng Pháp
-ma sang sông: từ chữ MA CHANSON trong tiếng Pháp
-ma quỷ rình: từ chữ MA CUISINE trong tiếng Pháp
-ma cáu: từ chữ MACAU của anh Năm
-ma thơ mà tịt: từ chữ MATHEMATICS của anh Ốc (mấy năm nay không thấy anh Ốc dịch thơ làm thơ).
-ma gãi sứt tai: từ chữ GEISTER của Sông Thương


(K hết ma gồi, dzí èn.)



Ma cuisine = đọc theo giọng ngọng người Bắc là "ma kêu giêng", không phải rằm tháng Giêng, chưa tới. "Kêu giêng" là chữ nói trại ra từ "gọi riêng". Nghĩa là gái ăn sương, call girl hay bướm đêm cũng được. Cái vụ cuisine này áp soong áp chảo dữ lắm. Ai mà định nghĩa trong cuisine không có món áp chảo kề soong phải không?

Nhã Uyên
11-05-2016, 05:36 AM
Xin cho hỏi: :)))

.nhưng conspiracy theory là gì ????....????

Xin đoán mò: Là thuyết cần phải ly kì (hấp dẫn hơn sự thật , ví dụ Facebook là công cụ của CIA).

ốc
11-05-2016, 09:21 AM
Nói văn hoa thì nó nghĩa là "nghi án" của lịch sử hay của chính trị, dịch theo nghĩa đen thì nó là "giả thuyết về thế lực bí mật" ai cũng biết nhưng không có thể chứng minh, còn nói theo Việt cộng thì nó "âm mưu đen tối của các thế lực phản động chống đối nhà nước" lúc nào cũng có và không cần chứng minh. Đối với dân nhậu nghiệp dư thì "conspiracy theory" là "chuyện thời sự" trên bàn nhậu. Tự điển Ốc phọt thì cứ dựa theo cách đọc mà hiểu, if it quacks, it's a duck.

- conspiracy: từ chữ CẦN BỊA RA XÍ(U) trong tiếng Việt

(còn tiếp)

ốc
11-05-2016, 04:04 PM
-ma thơ mà tịt: từ chữ MATHEMATICS của anh Ốc (mấy năm nay không thấy anh Ốc dịch thơ làm thơ).

Em tự nhận ra năng khiếu giời cho của mình là làm tự điển nên không dám làm thơ nữa. Nhắc đến ma nhiều quá bây giờ thành ma đói... nói chuyện trong nhà bếp.

- lò: từ chữ LÔ (鑪, 爐) trong tiếng Quảng đông
- vạc: từ chữ WOK (鑊) trong tiếng Quảng đông
- chảo: từ chữ THIÊU (燒) trong tiếng Quảng đông
- hũ: từ chữ HỒ LÔ (葫蘆) trong tiếng Quảng đông
- soong: từ chữ CUISSON trong tiếng Pháp, nghĩa là nấu
- lon: từ chữ BOUTEILLON trong tiếng Pháp, nghĩa là hộp đựng cơm di động
- cà mèn: từ chữ GAMELLE trong tiếng Pháp, nghĩa là hộp đựng cơm xách tay
- ve (chai): từ chữ VERRE trong tiếng Pháp, nghĩa là thuỷ tinh
- (dầu) hôi: từ chữ OIL trong tiếng Anh, nghĩa là dầu hoả/dầu lửa

(còn tiếp)

kim
11-06-2016, 07:42 AM
-cùi dìa (muỗng): từ chữ CUILLÈRE trong tiếng Pháp.

-và (cơm): từ chữ AVALER (à và lẹ) trong tiếng Pháp có nghĩa là nuốt.

-nấu ăn: từ cụm FAIRE DE LA CUISINE trong tiếng Pháp (phe tớ là quỷ rình), toàn rình người thân thích món gì thì nấu món đó.

-đầu bếp: từ chữ COOK trong tiếng Anh.
ai nấu ăn trong nhà, người đó là CỤC,
ai được nấu cho ăn, người đó là CƯNG.
ai tự nấu tự ăn là CỤC CƯNG.
:1:

ốc
11-06-2016, 02:41 PM
Còn ăn cơm hàng cháo chợ thì gọi là cục gì?


- tách: từ chữ TASSE trong tiếng Pháp (hay "taça" trong tiếng Bồ đào nha), nghĩa là chén/cốc
- đũa: từ chữ DUO (giống cái là DUA) trong tiếng Ý, nghĩa là một cặp
- đũa: cũng có thể là từ chữ TRỢ (箸) trong tiếng Hán,
- lọ: từ chữ HỒ LÔ (葫蘆) trong tiếng Hán, nghĩa là cái bầu rượu (same as hulu.com)
- chảo, xào: từ chữ SAO (炒) trong tiếng Hán, nghĩa là sao, rang, xào...
- xửng: từ chữ CHƯNG (蒸) trong tiếng Hán, nghĩa là hấp (cũng như bánh chưng)
- than: từ chữ THAN (灘) trong tiếng Hán, nghĩa là một cục, một nắm
- củi: từ chữ CỐI (檜) trong tiếng Hán, nghĩa là cây cối

(còn tiếp)

kim
11-06-2016, 04:26 PM
Dạ, ăn cơn hàng cháo chợ thì K gọi là Cục Nhậu.

-cục nhậu: từ chữ COOLNESS trong tiếng Anh (người thích nhậu là người ăn để cho vui).

ốc
11-06-2016, 05:33 PM
Hay là "cục than"? Mấy người thích bán than thường kể lể phải ăn cơm hàng cháo chợ.

- than: từ chữ THÁN (炭) trong tiếng Hán, nghĩa là các bon (như "thán khí")
- thổi (cơm): từ chữ XUY (吹) trong tiếng Hán, nghĩa là thổi cơm (cũng phát âm là thổi)
- cơm: từ chữ COMIDA trong tiếng Tây ban nha và Bồ đào nha, nghĩa là thực phẩm
- nuôi: từ chữ NOURRIR trong tiếng Pháp, nghĩa là nuôi sống

Mai sẽ bắt đầu tên các món ăn hay rau quả. It's a "vocab potluck" for all.

(còn tiếp)

Triển
11-06-2016, 08:50 PM
Hay là "cục than"? Mấy người thích bán than thường kể lể phải ăn cơm hàng cháo chợ.

(còn tiếp)

Trời, cái gì mà cơm hàng cháo chợ là cục than. Tệ lắm cũng phải là cục kẽm, cục chì (Gucci). Còn lân la hàng phở tái nạm gầu thì phải cục vàng cục bạc cục xà nẹo (Channel) trở lên.

ốc
11-07-2016, 08:32 PM
Anh Triển chắc là người tiêu thụ nên biết rõ giá cả thị trường.


Tên các món cơm hàng cháo chợ:
- sương sáo: từ chữ TIÊN THẢO (仙草) trong tiếng Tàu, nghĩa là cỏ tiên
- hủ tiếu: từ chữ QUẢ ĐIỀU (粿條) trong tiếng Tàu, nghĩa là sợi mì bằng bột gạo
- xá xíu: từ chữ XOA THIÊU (叉燒) trong tiếng Tàu, nghĩa là xiên rồi nướng
- xíu mại: từ chữ TIỂU MẠI (小賣) trong tiếng Tàu, nghĩa là một phần nhỏ (a bite)
- hào" từ chữ HÀO (蚝,蠔) trong tiếng Tàu, cũng có thể là từ chữ MEXILHÃO trong tiếng Bồ đào nha, nghĩa là con chem chép
- nem: từ chữ NAEM (แหนม) trong tiếng Thái, nghĩa là mồi
- (rượu) đế: từ chữ (gạo) tẻ, hay gié, để phân biệt với rượu nếp
- giềng: từ chữ KHƯƠNG (薑) trong tiếng Tàu, nghĩa là gừng (nhưng phát âm là giềng)
- mè: từ chữ HỒ MA (胡麻) trong tiếng Tàu, cũng có thể là từ chữ SESAME trong tiếng Anh, nghĩa là vừng
- măng: từ chữ MANGEABLE trong tiếng Pháp, hay MANGIABILE trong tiếng Ý, nghĩa là ăn được

(còn xực tiếp)

ốc
11-08-2016, 05:01 PM
Người Tàu dùng chữ TRÙ, hay BÀO để chỉ việc nấu nướng. Trong chữ TRÙ là hình người ngồi quạt cái lò trong chái bếp (để ý trên nóc bếp có ống khói hẳn hoi):
廚 = 广 + 壴 + 寸
Còn chữ BÀO thì gồm chữ BAO (nghĩa là bánh bao) ở dưới cái nắp vung (cũng có đầy đủ chỗ tay cầm ở trên nắp):
庖 = 广 + 包

Nói tóm lại, chữ Tàu là những hình vẽ tỉ mỉ để diễn tả ý nghĩa, gọi là biểu ý, vì thế chỉ cần tinh mắt trông chữ mà đoán chứ khỏi cần phải đi học sinh ngữ buổi tối uổng thì giờ nhậu.

Người Tàu gọi lúa gạo là ĐẠO, chữ này được diễn tà bằng hình bác nông dân đội nón lá đương đổ mấy hạt gạo từ cái sàng vào cái cối (chữ CỮU 臼):
稻 = 禾 + 爫 + 臼

Khi người ta nói "đi đạo lấy gạo mà ăn" thì đấy là họ muốn chơi chữ, vì "đạo" nghĩa là "gạo." Tương tự, người Mỹ có câu nói "bigger fish to fry" để ngụ ý "bỏ con tôm ôm con lóp tờ" nhưng đồng thời cũng cố tình chơi chữ: fry = small fishes. (Đừng nói "fish" số nhiều không có S nhá.)

kim
11-08-2016, 06:56 PM
Anh Ốc giải thích chữ Tàu hay thật.:z77:
Nhưng nếu không đọc anh tả và tách từng chữ như vậy, K không nhìn ra hình gì hết ngoài những nét ngang dọc.
Chắc là K không học tiếng Tàu được đâu.

sôngthương
11-08-2016, 08:38 PM
Đọc là "Gai tà" -- Ma có gai. :z57:

:) Dạ, vừa tà vừa có gai , đích thị là ma cà rồng rồi hén
Vậy thì Macaroni là cái ma chi chi ?



(K hết ma gồi, dzí èn.)

Dzí èn :z57:tiếng Nga là конец , giống như cô nhe răng trắng hếu , cũng giống … ma :)





Nói tóm lại, chữ Tàu là những hình vẽ tỉ mỉ để diễn tả ý nghĩa, gọi là biểu ý, vì thế chỉ cần tinh mắt trông chữ mà đoán chứ khỏi cần phải đi học sinh ngữ buổi tối uổng thì giờ nhậu.

Người Tàu gọi lúa gạo là ĐẠO, chữ này được diễn tà bằng hình bác nông dân đội nón lá đương đổ mấy hạt gạo từ cái sàng vào cái cối (chữ CỮU 臼):
稻 = 禾 + 爫 + 臼

Khi người ta nói "đi đạo lấy gạo mà ăn" thì đấy là họ muốn chơi chữ, vì "đạo" nghĩa là "gạo." Tương tự, người Mỹ có câu nói "bigger fish to fry" để ngụ ý "bỏ con tôm ôm con lóp tờ" nhưng đồng thời cũng cố tình chơi chữ: fry = small fishes. (Đừng nói "fish" số nhiều không có S nhá.)

:):):):z67:

Xin nhờ thầy Ốc vẽ tỉ mỉ dùm St chữ Đạo Chích :z57:

ốc
11-08-2016, 10:16 PM
Chị Thương cứ trông mặt (chữ) mà bắt nội dung thì đoán ra ngay thôi. Chữ "Đạo Chích" gồm hai hoạt cảnh mô tả hoạt động chuyên môn của thành phần xạ hội đen này:
- hình thứ nhất có gã hắc đạo bịt kín mặt chạy trên nóc nhà, cắp nách mớ đồ vừa thuỗm được
- hình thứ lại càng dễ đoán hơn vì đích thị là anh trộm đương lấy xà beng cậy cửa sổ chuẩn bị nhập nha

1. 盜
2. 跖

Triển
11-08-2016, 10:55 PM
- hình thứ lại càng dễ đoán hơn vì đích thị là anh trộm đương lấy xà beng cậy cửa sổ chuẩn bị nhập nha

1. 盜
2. 跖

Nhìn còn tưởng Khách trú đẩy xe bán mì gõ dạo ở Chợ Lớn mới.

ốc
11-09-2016, 01:07 AM
Xin lưu ý anh Triển là thời xa xưa khi người ta chế ra chữ Hán thì vẫn chưa có cái mửng đẩy xe bán mì gõ dạo ở Chợ lớn mới. Nom kỹ chữ MIẾN (nghĩa là mì) thì chỉ thấy hình người quảy gánh mì chứ không phải đẩy xe mì (sáng chế xe mì về sau mới xuất hiện).
麵 = 麥 + 面

Triển
11-09-2016, 05:03 AM
Có mà. Thời trung đại là có rồi. Võ Tắc Thiên ăn mì nè không thấy sao?

http://k14.vcmedia.vn/k:thumb_w/600/dFA1h4NbbYTlOwJMCD6L9pkFEdP9ZY/Image/2015/01/6/capture-20150122-142717-d7a31/hau-truong-doc-cua-pham-bang-bang-tren-phim-truong-vo-tac-thien.png

ốc
11-09-2016, 06:35 AM
Chắc là mì gói chứ không phải mì gõ xực tắc.

Triển
11-10-2016, 11:20 PM
"xực tắc" là ăn được. Không lẽ mì gói là cọng dây đèn? :59:

ốc
11-13-2016, 09:09 AM
- quả táo: từ chữ TÁO (棗) trong tiếng Tàu
- quả cam: từ chữ CAM (甘) trong tiếng Tàu, nghĩa là ngọt
- chuối tiêu: từ chữ TIÊU (蕉) trong tiếng Tàu, nghĩa là... quả chuối, vậy "chuối tiêu" là (rì đân) đần??
- mãng cầu: từ chữ MÃNG (蟒) trong tiếng Tàu, nghĩa là con trăn, vì bên ngoài vỏ nom như vẩy con trăn
- măng cụt: từ chữ MANGUSTAN trong tiếng Mã lai, từ chữ MANGIARE GUSTOSO trong tiếng Latinh, nghĩa là ăn ngon
- trái thơm, khóm: từ chữ HOM (หอม) trong tiếng Thái, nghĩa là có mùi thơm

(còn tiếp)

ốc
11-14-2016, 12:13 PM
chữ TIÊU (蕉) trong tiếng Tàu, nghĩa là... quả chuối, vậy "chuối tiêu" là (rì đân) đần??
- thêm vài chữ Việt-Hán đề huề:
in ấn (印)
mơ mộng (夢)
đưa tiễn (餞)
mâm bàn (槃)
thờ phụng (奉)
bụi trần (塵)
đất địa (地)
sức lực (力)
bỏ phế (廢)
cây cối (檜)

- vài chữ ghép Hán trước, Việt sau:
yến (宴) tiệc
binh (兵) lính
lang (狼) sói
giả (假) vờ
phân (分) chia

(còn tiếp)

dulan
11-14-2016, 12:50 PM
..
Anh Ốc có thể vừa viết vừa giải thích được không ạ, dulan thích đọc như ở post # 188 thấy hay hay.
Bắt chước kiểu giải thích của Ốc, dulan thấy chữ Mơ Mộng giống như cô gái nghiêng đầu, xõa tóc trước gương, nhìn ra cửa sổ... (trước gương có 2 nét giống chữ nhân)
:)

...

ốc
11-14-2016, 03:00 PM
Dạ được. Em chỉ ngại giải thích nhiều thành ra nhàm.

夢: chữ "mộng" là hình người nằm ngủ trong giường (夕) mặt hướng về tay phải, phần trên là cái đầu giường (冖) và cái cừa sổ phòng ngủ (艹罒).

廢: chữ "phế" là hình cái nhà kho (广) chất kín tận trần nhà những thứ đồ hư hỏng, gồm nón là rách (癶), cái ghế (几) để trên cái bàn (又), và cái máy sấy chồng lên máy giặt (弓).

力: chữ "lực" thì có hình cái lưỡi cày, ý chỉ việc đồng áng.

dulan
11-14-2016, 03:56 PM
...

Í, sao cái bàn giống cái ghế xếp của mấy ông đẩy xe bán mì gỏ ha! :)

Cám ơn Ốc nha!

...

À, hình như đêm 14 tháng 11 năm 2016 có Siêu Trăng hả Ốc!

...

ốc
11-15-2016, 08:45 PM
Em nom thấy cũng cùng một cỡ như mọi hôm rằm khác.

Mặc dù tên trong giấy khai sinh là Hằng Nga (姮娥), nhưng người Tàu có khi họ kiêng không dùng tên cúng cơm để tỏ lòng quý mến, cho nên gọi bằng tên hiệu là Nguyệt Thường (月嫦). Chữ "thường" (嫦) phát âm theo tiếng Tàu là "chăng" rồi sau này các ông cha cố viết sai chính tả thành "trăng" trong chữ Quốc ngữ.

Chữ "Hằng" (姮) gồm chữ "nữ" (女) đứng cạnh chữ "nhật" (日) viết nhỏ lại giữa hai gạch ngang trên dưới, với ngụ ý mặt giăng là người đàn bà được sánh ngang với mặt giời, hoặc là dám đối diện với mặt giời. Về sau, có người thích nói bóng gió thì giải thích chữ "Hằng" (姮) là người đàn bà (女) ở bên ngoài song cửa (亘), có nhẽ vì chị Hằng nhà mình rất là khách sáo, cho dù có mời bao nhiêu bận thì chị ấy cũng chả khi nào chịu vào trong nhà xơi nước.
姮 = 女 + 亘

(còn tiếp)

Triển
11-15-2016, 09:16 PM
Em nom thấy cũng cùng một cỡ như mọi hôm rằm khác.

Mặc dù tên trong giấy khai sinh là Hằng Nga (姮娥), nhưng người Tàu có khi họ kiêng không dùng tên cúng cơm để tỏ lòng quý mến, cho nên gọi bằng tên hiệu là Nguyệt Thường (月嫦). Chữ "thường" (嫦) phát âm theo tiếng Tàu là "chăng" rồi sau này các ông cha cố viết sai chính tả thành "trăng" trong chữ Quốc ngữ.

(còn tiếp)

Mất hồn còn tưởng bà chằng chớ. Mặt trăng mới tiến gần địa cầu hôm qua mà hôm nay thầy Ốc đã rầy chị Hằng rồi.

Triển
11-15-2016, 09:17 PM
Ủa lộn, hôm kia.

ốc
11-16-2016, 06:45 PM
Có thể là dấu hiệu của tuổi cao niên.


Mất hồn còn tưởng bà chằng chớ.

Người Tàu gọi trăng tròn là BÍCH NGUYỆT (璧月), anh Triển đừng tưởng nhầm sang một chữ tiếng Anh khác.

- bích: từ chữ BIG trong tiếng Anh, nghĩa là bự

(còn tiếp)

Triển
11-16-2016, 11:20 PM
Còn trăng nho nhỏ, trăng vừa vừa thì gọi làm sao?

Triển
11-16-2016, 11:23 PM
Vò nguyệt (倭 月) ?

sôngthương
11-17-2016, 07:46 AM
Người Tàu gọi trăng tròn là BÍCH NGUYỆT (璧月), anh Triển đừng tưởng nhầm sang một chữ tiếng Anh khác.

- bích: từ chữ BIG trong tiếng Anh, nghĩa là bự

(còn tiếp)



Còn trăng nho nhỏ, trăng vừa vừa thì gọi làm sao?

Sẵn vẽ cho anh Năm , St nhờ thầy Ốc vẽ tỉ mỉ dùm St "Trăng tàn", "Nguyệt tận" nom thế nào ạ :z13:
Cảm ơn thầy Ốc :z57:, và tất cả các Thầy trong làng tự điển lykỳ này :z57::)

Triển
11-17-2016, 09:27 PM
Sẵn vẽ cho anh Năm :z13:
:z57::z57::)

Đâu đâu? Trăng tàn nguyệt tận là tròn hay dài?

ốc
11-17-2016, 09:48 PM
Còn trăng nho nhỏ, trăng vừa vừa thì gọi làm sao?
Em nhớ ngày xưa có nghe ca dao rằng thì là: mùng một lưỡi trai, mùng hai lá mạ, mùng ba lá môn, mùng bốn lá răm, mùng năm trăng náu, mùng sáu trăng nhẩy, mùng bẩy thượng huyền (上弦). Đấy là kỳ trăng thứ nhất (first quarter).

Ngày rằm là ngày "vọng nguyệt" (望月) trong tiếng Hán Việt, vì buổi tối có mửng ra ngoài sân nằm võng ngắm giăng (chữ "rằm" là biến thể của chữ "ngắm").

Chữ "vọng" (望) có hình người ngồi chỉ tay (亡) lên mặt giăng (月) ở trên đài cao (王):
望 = 亡 + 月 + 王


Sẵn vẽ cho anh Năm , St nhờ thầy Ốc vẽ tỉ mỉ dùm St "Trăng tàn", "Nguyệt tận" nom thế nào ạ
"Nguyệt tận" chỉ ngày cuối tháng (âm lịch), không dùng để tả kích thước của mặt giăng. Thầy bói bấm tay mà tính ra ngày nguyệt tận thì chỉ có khuyên thân chủ ở nhà trùm chăn ngủ cho nó khoẻ. Ngày xưa đi vượt biên là nhất định phải kiêng ngày nguyệt tận, ai cho đi không mất tiền cũng cám ơn rồi mò về Sài gòn chờ chuyến khác. Lý do là ngày hôm ấy trăng tàn, tên khoa học gọi là "tàn nguyệt" (殘月). "Tàn" có nghĩa là hết, chết, hay là giết chết (tàn bạo, tàn khốc, tàn sát, huynh đệ tương tàn...). Người Tàu phát âm chữ "tàn" là "cán" - từ đấy sinh ra những chữ Tàu lai như "xe cán" hay "cán bộ"...

Chữ "tàn" là hình chiếc đồ long đao chẻ thân người ra làm đôi, nom rất là tàn ác theo lệnh bác:
殘 = 歹 + 戔

Triển
11-18-2016, 12:23 AM
Em nhớ ngày xưa có nghe ca dao rằng thì là: mùng một lưỡi trai, mùng hai lá mạ, mùng ba lá môn, mùng bốn lá răm, mùng năm trăng náu, mùng sáu trăng nhẩy, mùng bẩy thượng huyền (上弦).

Đọc nghe hết lá này tới lá kia phát rầu. Nhưng cuối cùng mùng bảy cũng căng dây đờn. Vậy là đỡ rồi.

ốc
11-19-2016, 08:04 PM
Nói chuyện bếp núc tiếp theo...

- cái tô: từ chữ PLATO trong tiếng Tây ban nha, nghĩa là cái đĩa (a dish)
- cái đĩa: từ chữ ĐIỆP (碟) trong tiếng Tàu, phát âm là đĩa
- sò điệp: từ chữ ĐIỆP (碟) trong tiếng Tàu, vì cái vỏ nom như cái đĩa
- đun: từ chữ ĐÔN (燉) trong tiếng Tàu, phát âm là đun
- rang: từ chữ GORENG trong tiếng Indonesia hay Mã lai, nghĩa là chiên
- tạp dề: từ chữ TABLIER trong tiếng Pháp, nghĩa là cái yếm nhà bếp
- cái thìa: từ chữ THI (匙) trong tiếng Tàu, nghĩa là cái muôi lấy nước

Chữ THI (匙) có hình bồi bàn đeo nơ ở cổ (是), cầm muôi (匕) đổ súp vào đĩa ( __ )
匙 = 是+ 匕 + _

(còn tiếp)

dulan
11-20-2016, 12:34 PM
...



Xin chào Từ điển... và quan khách trong nhà anh Ốc nhé!


...


Trước hết, xin mời cả nhà bánh trà, cũng là để cám ơn Ốc giải thích nhiều chữ hay hay :)
http://i.imgur.com/AUbEluF.jpg?1







Sau đó xin hối lộ để Ốc trả lời giùm chữ Bể Nợ là gì ạ, chắc hổng phải Ốc bị vỡ nợ gần 70% ha :D (Pernod 68% vol.)
http://i.imgur.com/Clb2g3x.jpg?1



...






Thân mến và chúc vui,
Dulan

...

RaginCajun
11-21-2016, 07:45 AM
Bác Ốc có người hâm mộ đến độ làm bánh "Ốc" để nhậu kìa.

ốc
11-22-2016, 06:27 PM
Ừ, nhưng chắc em chỉ ngắm nghía thôi chứ sẽ không nhậu nó.

Đương nói chuyện món ăn nên nghĩ đến một món trong thành ngữ Việt nam: cái tép kho tương... Chả biết có anh chị nội trợ đảm đang nào biết nấu món này thì cho em xin rờ xíp bì. Cho xem ảnh thì càng hay.

Triển
11-23-2016, 12:35 AM
Ừ, nhưng chắc em chỉ ngắm nghía thôi chứ sẽ không nhậu nó.

Đương nói chuyện món ăn nên nghĩ đến một món trong thành ngữ Việt nam: cái tép kho tương... Chả biết có anh chị nội trợ đảm đang nào biết nấu món này thì cho em xin rờ xíp bì. Cho xem ảnh thì càng hay.

Dạ có!

Cái tép này ma dzê in du ét sơ ây. Tình hình có phân khúc thị trường nơi lồi, nơi lõm, cũng chỉ vì kho đi kho lại mà thôi. Nó trương phình phình ấy.

http://media1.faz.net/ppmedia/aktuell/politik/wahl-in-amerika/2772206880/1.4347203/article_multimedia_overview/donald-trump-begleitet-seine.jpg

ốc
11-23-2016, 08:11 PM
...
chữ Bể Nợ là gì ạ (Pernod 68% vol.)
...

Em chưa có thì giờ nghiên cứu tiếng Pháp, định chờ xem chính phủ Pháp có muốn nhờ thì em mới bắt đầu. Đọc chữ "Pernod" thì em đoán chắc là tên tuổi ông cha cố nào (từ chữ PÈRE trong tiếng Pháp, nghĩa là cha cố), 99% các loại rượu bia ở châu Âu đều là do bàn tay các ông cha làm phép từ nước hoá thành rượu.

Chai Pernod này là thuộc loại rượu thuốc, loại cỏ họ dùng gọi là "cỏ đắng" -- cũng như rượu cam thảo, rượu tắc kè các ông lang ta vẫn hay chế. Em tra thử tiếng Tàu thì họ gọi là "khổ ngải" -- chữ "khổ" nghĩa là đắng, người Tàu viết bằng hình cái mồm và hai hàng dây thép gai như thế này:
苦 (bitterness is the taste of barbed wires). Ngày mai hãy bàn tiếp về các vị cay, vị chua trong ngôn ngữ.

(còn tiếp)

dulan
11-28-2016, 08:28 PM
Bác Ốc có người hâm mộ đến độ làm bánh "Ốc" để nhậu kìa.

...



Dulan cũng hâm mộ Tôm lắm, mách có chứng nè
http://i.imgur.com/9h2cGw0.jpg?1



...


Nói chứ tại hôm đó cái bánh donut bị bung mí thành chữ C, nhìn thấy OC nên dulan chợt nghỉ ra và thêm dấu cho thành ỐC, chứ lần này phải nắn chữ T và chữ M, nắn thì nhanh, nhưng khi chiên phải giữ lại cho chữ đẹp đó nha, hihi...


Ngoài tôm bánh, thì dulan còn biết làm con tôm chay bằng đậu hũ...


Riêng con tôm mặn phải đi mua ở chợ
http://i.imgur.com/oO4whE6.jpg?1






Hổng biết anh Tôm thích món chi, hay là tôm hùm xào gừng hành này được hông
http://i.imgur.com/CSdq3lZ.jpg?1






Ăn tôm hùm với bánh mì, nhậu whisky
http://i.imgur.com/OzNNuj6.jpg?1



...



Thôi, dulan lui ra, chờ đọc chữ gì cay cay, chứ gừng và hành trong nồi tôm trên cũng cay cay ha Ốc!


...

ốc
11-29-2016, 04:52 PM
Em đề nghị chị Du lan làm món "tôm kho tương" đi.


chờ đọc chữ gì cay cay, chứ gừng và hành trong nồi tôm trên cũng cay cay ha Ốc!

Chữ LẠT nghĩa là cay trong tiếng Hán Việt, viết bằng hình quả ớt bên cạnh củ gừng (cũng có thể là củ giềng hay củ hành):


(còn tiếp)

ốc
11-30-2016, 05:34 PM
Vị ngọt là một mức độ trung dung của các vị khác, không cay, không đắng, không hăng, không chua, không mặn. Ví dụ người ta bảo "nước ngọt" để phân biệt với "nước mặn" hay "nước phèn". Tiếng Pháp, tiếng Ý, tiếng Tây ban nha cũng thế, tiếng Anh cũng thế, "sweet water", "sweet onion", "sweet dream" hay "sweet home" đều có nghĩa là dễ chịu, dịu dàng, ôn hoà, trong lành... chứ không phải là ngọt như đường như mật.

Người Tàu gọi vị ngọt là CAM (甘), viết tượng trưng bằng hình cái sô nước, hoặc có nhẽ là cái giếng nước ngọt:

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/79/33/ed/7933ed3f76705db257ba05bfda104252.jpg (bản quyền thuộc về nhà chùa)

https://thumbs.dreamstime.com/t/old-water-well-37858892.jpg (tác giả: internet)

- sô (chứa nước): từ chữ SEAU trong tiếng Pháp
- giếng: từ chữ TỈNH (井) trong tiếng Tàu, phát âm theo tiếng Hẹ
- chén: từ chữ TỈNH (井) trong tiếng Tàu, phát âm theo tiếng Phúc kiến
- chĩnh: từ chữ TỈNH (井) trong tiếng Tàu, phát âm theo tiếng Quảng đông

(còn tiếp)

Triển
12-01-2016, 01:35 AM
đều có nghĩa là dễ chịu, dịu dàng, ôn hoà, trong lành... chứ không phải là ngọt như đường như mật.



Chèn ơi ông bà mình dạy là Mật Ngọt Chết Ruồi đó. Trong cái ôn hòa trong lành đó ẩn náu là cái dữ dằn thâm độc.

Coi nè chữ con ruồi hảo ngọt là: 蚊

Đây cách chiết tự của hình trái ớt để cạnh thùng rác. Nghĩa là ớt hết xài được rồi.

http://chilipaper.com/FImages/1mrcwnu296x471.gif http://www.hellweg.de/out/pictures/generated/product/1/665_665_75/337060_muellsackstaender_vollkunststoff_sehr_01.pn g

ốc
12-01-2016, 11:02 AM
Chèn ơi ông bà mình dạy là Mật Ngọt Chết Ruồi đó. Trong cái ôn hòa trong lành đó ẩn náu là cái dữ dằn thâm độc.

Đúng rồi, mật ngọt chết ruồi, muối mặn chết phi trùng. Ôn hoà trong lành với con người nhưng mà ẩn náu cái dữ dằn thâm độc với con ruồi. Người ăn chay nên kiêng mật ong. Thật.

sôngthương
12-02-2016, 03:27 AM
Người Tàu gọi vị ngọt là CAM (甘), viết tượng trưng bằng hình cái sô nước, hoặc có nhẽ là cái giếng nước ngọt:

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/236x/79/33/ed/7933ed3f76705db257ba05bfda104252.jpg (bản quyền thuộc về nhà chùa)


(còn tiếp)


:):):) St thích cái xô bản quyền nhà chùa này quá , nhưng có cái rãnh vậy sao xách nước được :)

sôngthương
12-02-2016, 03:30 AM
Chèn ơi ông bà mình dạy là Mật Ngọt Chết Ruồi đó. Trong cái ôn hòa trong lành đó ẩn náu là cái dữ dằn thâm độc.

Coi nè chữ con ruồi hảo ngọt là: 蚊




:):):) Ủa , St tưởng 蚊 là con muỗi chứ. Muỗi chỉ hút máu đâu hút mật nhỉ ?

Hình như con ruồi là đây ạ, 飞 , quơ râu ngơ ngác bay ngang :z13:

ốc
12-02-2016, 06:16 PM
có cái rãnh vậy sao xách nước được


Em chưa ở trong chùa nên không rõ, tuy nhiên nhớ một bận xem phim cung phu kia có nhà sư xách sô nước bị thủng nhưng vì võ nghệ cao cường, chạy vù vù từ dưới ao lên đến đỉnh núi mà nước vẫn còn độ hai phần ba. Thế mới kinh hồn.

Chả phải ngẫu nhiên mà chữ SƯ (師) là hình người gánh/xách nước (帀) lên núi (chữ PHỤ 阜):

師 = 帀 + 阜

(còn tiếp)

ốc
12-04-2016, 11:59 AM
Tiếng Tàu chuyên môn ghép nhiều chữ thành một chữ mới, thường thấy họ dùng một chữ ghép vào nhau hai hay ba lần:

- chữ NHẤT (số 1) ghép hai lần thì thành NHỊ; ghép 3 lần thì thành TAM, nghĩa là số 3, nhưng cũng có nghĩa là "nhiều" - vì thế có câu nói "bất quá tam" nghĩa là không quá nhiều
二 三

- chữ THẬP (số 10) ghép ba lần thì thành số 30 (TẠP); ghép 4 lần thì thành số 40 (TẤP)
卅 卌

- chữ NHÂN (người) ghép hai lần thì thành chữ TÙNG, nghĩa là làm theo ai, ghép 3 lần thì thành chữ CHÚNG, nghĩa là nhiều
从 众

- chữ NHẬT (mặt giời) ghép 2 lần thì thành chữ XƯƠNG, nghĩa là sáng sủa; ghép 3 lần thì thành chữ TINH, nghĩa là ánh sáng
昌 晶

- chữ KHẨU (miệng) ghép 3 lần thì thành chữ PHẨM, nghĩa là phải nếm thử nhiều mới biết ngon dỡ


- chữ KIM (vàng) ghép 3 lần thì thành chữ HÂM, nghĩa là nhà giàu, có nhiều vàng


- chữ NỮ (đàn bà) ghép 3 lần thì thành chữ GIAN, nghĩa là nhiều phụ nữ họp lại thì sẽ sinh chuyện


(còn tiếp)

ốc
12-04-2016, 10:15 PM
Em xin giở lại đề tài các món ăn.

- chiên, rán: từ chữ TIÊN (煎) trong tiếng Tàu, nghĩa là chiên, rán, cũng có nhiều kiểu phát âm thành chiên, rán (dán).
- chiên: cũng có thể từ chữ THIÊN PHU LA (天麩羅), tức là TEMPURA trong tiếng Nhật, được phiên âm từ chữ Latinh "tempora quadragesimae" (mùa Vọng của lịch Công giáo). Người Nhật học cách tẩm lớp bột ướt bên ngoài thức ăn trước khi cho vào chảo dầu từ những tu sĩ Bồ đào nha đến giảng đạo vì họ ăn chay vào mùa Vọng. (Nguồn: https://pt.wikipedia.org/wiki/Tempura.)
- phá lấu: từ chữ PHÁCH LỖ (劈滷) trong tiếng Tàu, phát âm theo tiếng Hẹ, tiếng Tiều gì đấy, nghĩa là thịt cắt nhỏ đem kho
- phá lấu: cũng có thể từ chữ BUFFALO trong tiếng Anh, để chỉ món nhậu cánh gà phá lấu (buffalo wings)

(còn tiếp)

Tám Râu
12-05-2016, 08:08 AM
Anh Ốc vui lòng cho biết hai chữ "thình lình" và "bất thình lình" là tiếng Việt hay tiếng Hán Việt, cùng nghĩa hay khác nghĩa ?
Xin cám ơn .

ốc
12-05-2016, 07:46 PM
Anh Tám thình lình hỏi một câu bất thình lình thật tình em chưa nghĩ ra. "Thình lình" thì không phải là tiếng Hán Việt, nhưng có nhẽ là một chữ phiên âm từ tiếng Tàu. Em chạy ù sang phố Tàu ở Hoa xinh tân hỏi mấy người Tàu nhưng cũng chả ai biết cả, người này hỏi lại người kia mà nghe cứ như rủ nhau bắt thằn lằn. Thôi anh Tám gượm hẵng vài hôm nữa để xem em có nghĩ ra được không.

Triển
12-05-2016, 09:28 PM
Vào Nờ Phờ Dờ Sờ, tức là Nôm phao dây sần tha hồ lờ tờ cờ, lục tủ kiếm.

Triển
12-05-2016, 09:48 PM
http://i.imgur.com/8UcsS17.jpg

Giống con ngựa bất giác phi thân qua thùng rác. Nên gọi là thình lình là chắc mẻm rồi.


http://i.ebayimg.com/images/g/VXIAAMXQHO9Rb7R4/s-l300.jpg http://www.hellweg.de/out/pictures/generated/product/1/665_665_75/337060_muellsackstaender_vollkunststoff_sehr_01.pn g

ốc
12-06-2016, 08:31 PM
Hoá ra không phải con ngựa nhưng là con ráy, anh Triển ạ.

- thình lình: từ chữ THINH LINH (聽聆) trong tiếng Tàu, nghĩa là nghe được rõ ràng
- bất thình lình: không nghe được rõ ràng

Hai cách nói tuy có ý nghĩa trái ngược nhau nhưng đều có thể dùng để tả một sự việc xảy ra đột ngột.

Chữ THINH là hình cái tháp (壬) chuông (耳) nhà thờ (惪 - có thập giá trên mái):
聽 = 壬 + 耳 + 惪

Chữ LINH là hình cái chuông (耳) chùa một cột (令):
聆 = 耳 + 令

(còn tiếp)

Tám Râu
12-07-2016, 06:57 AM
Cám ơn anh Ốc . Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng chữ bất thình lình từ chữ suddenly .

ốc
12-07-2016, 10:49 AM
Cũng dám lắm chứ anh Tám, bất thình lình từ chữ suddenly, hay chữ suddenly từ bất thình lình đều có thể cả -- tuy rằng khác tiếng nhưng chung một nhà. Nhiều chữ tiếng Anh có thể mượn từ tiếng Việt:

- bulb: từ chữ BÚP (hoa)
- nap: từ chữ NẠP (năng lượng)
- ham: từ chữ HAM (ăn)
- congee: từ chữ CÒN GÌ (để nấu)
- decide: từ chữ ĐI SAI (nước cờ)
- Hampton: từ chữ HÀM TÂN (tên thành phố)
- government: từ chữ KHÓ VÔ MẦN (xin vào làm việc)
- tango: từ chữ TAN CỖ (khi ăn cỗ xong người ta nhảy nhót "múa đôi")

(còn tiếp)

visabelle
12-07-2016, 02:52 PM
tiếp nối...tango :D

bolero: bò leo rào (hình như sis Nắng hay nói á. )

RaginCajun
12-07-2016, 02:57 PM
tiếp nối...tango :D

bolero: bò leo rào (hình như sis Nắng hay nói á. )

Theo cách diễn nghĩa của bác Ốc thì sau khi ăn no, rồi tango thì tới màn leo rào :p

Triển
12-07-2016, 11:33 PM
- tango: từ chữ TAN CỖ (khi ăn cỗ xong người ta nhảy nhót "múa đôi")

(còn tiếp)

Tân cổ.
Thời nay đâu có ai nhảy vầy nữa.

hoài vọng
12-08-2016, 12:12 AM
Anh Triển , ăn cỗ xong người ta rủ nhau đi...múa tay đôi...

sôngthương
12-08-2016, 10:44 PM
Em chưa ở trong chùa nên không rõ, tuy nhiên nhớ một bận xem phim cung phu kia có nhà sư xách sô nước bị thủng nhưng vì võ nghệ cao cường, chạy vù vù từ dưới ao lên đến đỉnh núi mà nước vẫn còn độ hai phần ba. Thế mới kinh hồn.

Chả phải ngẫu nhiên mà chữ SƯ (師) là hình người gánh/xách nước (帀) lên núi (chữ PHỤ 阜):

師 = 帀 + 阜

(còn tiếp)



Cảm ơn Ốc nha :z57:, kinh hồn thật . :)

St thì lại nhớ đến chuyện nhà sư có hai chiếc bình, một chiếc nứt một chiếc không, nhà sư vẫn xách nước từ suối về, cái bình nứt về đến nhà chỉ còn chút xíu nước (chắc tại nhà sư chưa dụng đến cung phu) , cái bình nứt buồn lắm, vì cái bình kia cứ cười ngạo nó là vô dụng , đã làm phí công nhà sư . Nhà sư nghe thế, hôm sau, trên đường ra suối, mới chỉ cho cả hai cái bình thấy phía bên cái bình nứt, hoa nở dọc theo lối đi vì được tưới nước mỗi ngày. :)

Mến chúc Ốc và các anh chị , các bạn trong trang tự điển kỳ bí này, và ACE trong Phố một Giáng Sinh đầm ấm hạnh phúc . :z57:

Nếu khi đang đi chơi Noel mà bất thình lình Ốc nhớ ra chữ gì mới thì lại đem vào chia sẻ nhé . :z13:

ốc
12-09-2016, 05:24 PM
phía bên cái bình nứt, hoa nở dọc theo lối đi vì được tưới nước mỗi ngày.

Hoá ra nhà sư yêu hoa kia cố tình làm bình nứt để tiện tưới nước mỗi ngày.


Nếu khi đang đi chơi noel mà bất thình lình ốc nhớ ra chữ gì mới thì lại đem vào chia sẻ nhé .

Em bất thình lình lại nhớ ra mấy chữ cũ xin đem vào chia sẻ với mọi người. Dưới đây là bài viết của một ông Tây thực dân trên tờ báo Nông-cổ Mín-đàm năm 1901:


Hai mươi năm chẳng ở miền Nam thổ, nay đã tiêm thành cơ chỉ qui mô. Đường thiên lý lục tỉnh dẫu khác đạo cang thường lễ nghĩa như nhau, nơi nơi cũng "Tạo doan hồ phu phu". Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh tình thê nhi thêm lại rịch ràng. Vậy nên công sự từ hưu, vui theo thú thê trì nông-cổ. Thương Nam thổ dường như cố thổ, mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn, muốn sao cho nông-cổ phấn hành, sanh đại lợi cùng nhau cộng hưởng. Vậy ra sức lập nên nhựt báo thông tình nhau mà lại rộng chỗ kiến văn, lần lần liệu ta cử đồ đại sự.

Trong Đông cảnh Cao-ly, Nhựt-bổn, nước Xiêm-la cùng nước Đại-thanh đâu đâu cũng đều có công văn nhựt báo. Há Lục tỉnh anh hùng trí dõng, lại khoanh tay ngồi vậy mà xem, không thi thố cùng người mà trục lợi.

Nay nhờ lượng quan trên nghị chuẩn, cho ấn hành Nông-cổ mín-đàm. Vậy xin lục dịch lảm tàng, mà gắn sức giúp.


http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150731-nong-co-min-dam-to-bao-kinh-te-dau-tien-cua-viet-nam (http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150731-nong-co-min-dam-to-bao-kinh-te-dau-tien-cua-viet-nam)

Tại sao ngày xưa người ta không bảo nhau giữ gìn sự trong sáng sùa của tiếng Việt như chúng ta ngày nay nhỉ?

ốc
12-12-2016, 04:37 PM
Hôm nay đi làm thì giời mưa, lúc mở ô ra che thì bất thình lình nhớ ra chữ "dù" xin đem vào chia sẻ.

- dù (ô): từ chữ LLUVIA trong tiếng Tây ban nha, nghĩa là mưa (hai chữ LL thì phát âm thành ra chữ D)
- dù (ô): cũng có thể từ chữ VŨ (雨) trong tiếng Tàu, nghĩa là mưa (tiếng Quan hay tiếng Quảng đều phát âm là YU).
Người Tàu gọi cái dù (ô) là TÁN, viết bằng hình cái... dù: 伞, và viết chữ VŨ (mưa) bằng hình những giọt mưa rơi rơi bên ngoài khung cửa sổ: 雨, ai nom vào là hiểu ngay ý nghĩa. A picture says a simple word.

(còn tiếp)

Đậu
12-12-2016, 06:44 PM
Người Tàu gọi cái dù (ô) là TÁN, viết bằng hình cái... dù: 伞,
(còn tiếp)


hóa ra chữ "tán gái" là che dù cho bồ

ốc
12-12-2016, 09:28 PM
Anh Đậu chắc chắn là cua thần, biết đủ cả 36 chước.

- cua: từ chữ FAIRE LA COUR trong tiếng Tây, nghĩa là "che dù cho bồ"

(còn tiếp)

Triển
12-12-2016, 09:32 PM
Anh Đậu chắc chắn là cua thần, biết đủ cả 36 chước.

(còn tiếp)


Sáng sớm đọc câu này dễ hiểu lầm quá. Lại còn 36 kiểu gì nữa mới sợ chớ.

sôngthương
12-13-2016, 03:36 AM
Hoá ra nhà sư yêu hoa kia cố tình làm bình nứt để tiện tưới nước mỗi ngày.

St nghĩ, Chắc không cố tình đâu, có thể nhà sư bị trượt té làm nứt bình, thế là ông ấy nhớ câu “lành thì làm gáo, vỡ thì làm muôi” :)


Em bất thình lình lại nhớ ra mấy chữ cũ xin đem vào chia sẻ với mọi người. Dưới đây là bài viết của một ông Tây thực dân trên tờ báo Nông-cổ Mín-đàm năm 1901:


Tại sao ngày xưa người ta không bảo nhau giữ gìn sự trong sáng sùa của tiếng Việt như chúng ta ngày nay nhỉ?


:):):)

Cảm ơn Ốc , càng đọc St càng thấy ông ấy giỏi. Ông ấy không phải là người Việt mà viết được như thế , nếu mà xếp lại là thành thơ chứ chả đùa .. Này nhé :

Việc hiếu-sự nay đà rang rảnh
tình thê nhi thêm lại rịch ràng.
Vậy nên công sự từ hưu, vui theo thú thê trì nông-cổ.
Thương Nam thổ dường như cố thổ,
mến Nam nhơn quá bằng Tây nhơn…

Đó là năm 1901, St cũng thình lình nhớ ra , nay có ông Tây không thực dân đã giữ gìn giỏi hơn nhiều, xin đem vào chia sẻ với cả nhà

Mùa-xuân

Mỗi năm tết đến lòng mình cảm thấy rộn rã ,buâng khuâng...khung cảnh cận ngày tết có khác

ngoài đường xe cộ chen chúc,khu chợ thì khoỉ nói,ồn ào muốn nhức đầu,người người chen nhau mua sắn tết.úi trời ơi hàng tết thì la liệt khắp nơi,hàng bánh ,trái cây,mứt thôi thì đủ loại...

nhưng mình thấy hàng hoa là hấp dẫn nhất.hoa Đào hồng thắm,Mai vàng,Hoa cúc ,hoa hồng hoa lan
muôn mầu ,muôn sắc...như lạc vào giữa rừng hoa.Các cô đi mua hoa áo quần cũng muôn sắc mầu,chen chúc nhau
như những cánh hoa di động...Ôi sao mùa xuân lại đẹp đến thế!

Xuân đến tâm hồn như cởi mở hơn,rộng lượng hơn,mọi người xích lại gần nhau hơn.

Mong rằng mùa xuân sẽ đem đến cho nhau nhung74 gì tốt đẹp nhất.

http://dau-tay.blogtiengviet.net/2015/02/16/mu_a_xuan



chữ VŨ (mưa) bằng hình những giọt mưa rơi rơi bên ngoài khung cửa sổ: 雨, ai nom vào là hiểu ngay ý nghĩa. A picture says a simple word.

:z67:
Thảo nào mà có câu “Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách” :)

ốc
12-13-2016, 07:40 PM
Tây biết tiếng Việt nhiều thế thảo nào nhiều chữ Tây bây giờ có nguồn gốc từ tiếng Việt.

- VE (sầu) thành chữ VER trong tiếng Pháp, nghĩa là côn trùng
- VĂNG (vọt) thành chữ VENT trong tiếng Pháp, nghĩa là gió
- VỢ (goá) thành chữ VEUVE trong Pháp, nghĩa là quả phụ
- CHUA (lè) thành chữ SUR trong tiếng Pháp, nghĩa là vị chua
- GẠT (lừa) thành chữ GARCE trong tiếng Pháp, nghĩa là Bình khang nữ hiệp
- QUẦN LÓT thành chữ CULOTTE trong tiếng Pháp, nghĩa là xà lỏn

(còn tiếp)

Tám Râu
12-14-2016, 06:10 AM
Ông Tây này mang chữ ba tàu về nước thành ra chữ bateau

ốc
12-14-2016, 04:52 PM
Xê xa (từ chữ C'EST ÇA trong tiếng Tây, nghĩa là đúng rồi.)

Ông Tây này hôm ấy thử món ếch xào sốt cà ri nước dừa của người miền Tây, khoái chí tử nên sổ tiếng Tây mgay giữa chợ Bạc Liêu: Ếch xào lăn!!! Từ ấy thành tên gọi của món ấy.

- ếch xào lăn: từ chữ EXCELLENT trong tiếng Tây, nghĩa là xuất sắc

(còn tiếp)

ốc
12-15-2016, 10:19 PM
- bờ: từ chữ HARBOR trong tiếng Anh, nghĩa là bờ
- mệt: từ chữ MATE trong tiếng Anh, nghĩa là "mần"
- quẹt: từ chữ BRIQUET trong tiếng Tây, nghĩa là bật lửa

(còn tiếp)

ốc
12-17-2016, 12:54 PM
Nghiên cứu về sự giống nhau giữa chữ Tàu và chữ Hy lạp

- chữ A là ALPHA trong tiếng Hy lạp (A) và chữ NHÂN (人) trong tiếng Tàu
- chữ B là BETA trong tiếng Hy lạp (β) và chữ PHỤ (阝) trong tiếng Tàu
- chữ D là DELTA trong tiếng Hy lạp (Δ) và chữ KHƯ (厶) trong tiếng Tàu
- chữ E là EPSILON trong tiếng Hy lạp (Ε) và chữ TRẠCH (乇) trong tiếng Tàu
- chữ F là PHI trong tiếng Hy lạp (Φ) và chữ TRUNG (中) trong tiếng Tàu
- chữ G là GAMMA trong tiếng Hy lạp (Γ) và chữ NGHIỄM (广) trong tiếng Tàu
- chữ H là ETA trong tiếng Hy lạp (Η) và chữ CỦNG (廾) trong tiếng Tàu
- chữ I là IOTA trong tiếng Hy lạp (Ι) và chữ CỔN (丨) trong tiếng Tàu
- chữ K là KAPPA trong tiếng Hy lạp (Κ) và chữ TRƯỜNG (长) trong tiếng Tàu
- chữ KH là KHI trong tiếng Hy lạp (Χ) và chữ NGHỆ (乂) trong tiếng Tàu
- chữ L là LAMBDA trong tiếng Hy lạp (λ) và chữ NHẬP (入) trong tiếng Tàu
- chữ M là MU trong tiếng Hy lạp (Μ) và chữ TÙNG (从) trong tiếng Tàu
- chữ N là NU trong tiếng Hy lạp (Ν) và chữ KI (几) trong tiếng Tàu
- chữ O là OMICRON trong tiếng Hy lạp (Ο) và chữ VI (囗) trong tiếng Tàu
- chữ P là PI trong tiếng Hy lạp (π) và chữ NGỘT (兀) trong tiếng Tàu
- chữ R là RHO trong tiếng Hy lạp (Ρ) và chữ HỘ (户) trong tiếng Tàu
- chữ S là SIGMA trong tiếng Hy lạp (Σ) và chữ KHẤT (乞) trong tiếng Tàu
- chữ PS là PSI trong tiếng Hy lạp (Ψ) và chữ TRIỆT (屮) trong tiếng Tàu
- chữ T là TAU trong tiếng Hy lạp (Τ) và chữ CÁ (个) trong tiếng Tàu
- chữ TH là THETA trong tiếng Hy lạp (θ) và chữ VIẾT (曰) trong tiếng Tàu
- chữ U là UPSILON trong tiếng Hy lạp (Υ) và chữ NHA (丫) trong tiếng Tàu
- chữ W là OMEGA trong tiếng Hy lạp (ω) và chữ SƠN (山) trong tiếng Tàu
- chữ X là KSI trong tiếng Hy lạp (Ξ) và chữ TAM (三) trong tiếng Tàu
- chữ Z là ZETA trong tiếng Hy lạp (Ζ) và chữ ẤT (乙) trong tiếng Tàu

(còn tiếp)