PDA

View Full Version : Kinh Đại Thừa Không Do Phật Thuyết



Kiên Bùi
11-26-2016, 05:49 AM
LỜI PHẬT DẠY

“Này các Tỳ kheo! Có thể có Tỳ kheo nói: “Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ như vậy là pháp, như vậy là luật, như vậy là lời dạy của vị Đạo sư”. Này các Tỳ kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỳ kheo ấy.

Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với kinh, đối chiếu với luật. Khi đem so sánh với kinh đối chiếu với luật, nếu chúng không phù hợp với kinh, không tương ưng với luật thời các ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo sai lầm”.

Và này các Tỳ kheo, các ngươi hãy từ bỏ chúng; khi đem so sánh với kinh, đem đối chiếu với luật và nếu chúng phù hợp với kinh, tương ưng với luật, thì các Ngươi có thể kết luận: “Chắc chắn những lời dạy này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỳ kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh”. Này các Tỳ kheo như vậy là đại giáo pháp thứ nhất, các ngươi hãy thọ trì”.

(Kinh Trường Bộ, tập1 trang 618, kinh Đại Bát Niết Bàn)

CHÚ GIẢI

Trước khi vào Niết Bàn đức Phật đã biết chắc người đời sau sẽ kiến giải, tưởng giải làm sai lệch giáo pháp của mình, nên Ngài đã di chúc lại những lời sau cùng này để chúng ta cẩn thận đối chiếu với kinh sách Nguyên Thủy và kinh sách Đại Thừa, Khi đối chiếu chúng ta mới nhận xét kinh sách Nguyên Thủy dạy đạo đức làm Người làm Thánh, đó là “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành” hoặc “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng thiện pháp”, còn kinh sách Đại Thừa dạy:“Cúng bái cầu siêu, cầu an, tụng kinh, niệm Phật, niệm chú, ngồi thiền ức chế tâm, lạy hồng danh sám hối cho tiêu tội v.v..”.Như vậy kinh sách Đại Thừa dạy mê tín, sống trong thế giới ảo tưởng (Niết Bàn, Cực Lạc Tây Phương).

Đem giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề của các Tổ ra đối chiếu với giới kinh của Phật, thì chúng ta thấy giới bổn không phù hợp, không tương ưng với giới kinh một bên thì ngăn cấm như pháp luật, không đúng với tinh thần tự giác, tự nguyện của đạo Phật. Còn giới kinh dạy đạo đức làm Người làm Thánh để tâm hoàn toàn vô lậu và đúng theo tinh thần tự giác tự nguyện không có bắt buộc, không có khuyến dụ, không có mua chuộc. Cho nên, giới bổn Ba La Mộc Xoa Đề và kinh sách Đại Thừa chắc chắn không phải Phật thuyết, do các Tổ chịu ảnh hưởng kinh Vệ Đà của Bà La Môn biên soạn ra, nên không phù hợp và không tương ứng với những lời Phật dạy.

Đúng vậy khi đem ra so sánh chúng ta thấy rằng kinh sách Đại Thừa không phải Phật thuyết 100%. Cho nên, những lời di chúc cuối cùng của đức Phật đã dạy chúng ta phải cân nhắc kỹ lưỡng để không bị những kiến giải, tưởng giải của các Tổ lường gạt. Như vậy, rõ ràng đức Phật đã biết trước, sau này các Tổ sẽ làm sai lệch kinh sách Phật, cho nên Ngài đã chuẩn bị cho người đời sau còn có chỗ dựa vững chắc để loại trừ những tà pháp của ngoại đạo đang pha trộn trong giáo pháp Nguyên Thủy của Phật.

Đọc đoạn kinh này các bạn còn nghi ngờ chúng tôi nói kinh sách Đại Thừa và Thiền Tông sai nữa không?

Những Giáo pháp phát triển sau thời đức Phật đều mang tính trừu tượng, mơ hồ, mê tín, ảo tưởng, không thực tế, nó được truyền thừa từ nước này sang nước khác, trong một thời gian khá dài trên 2000 năm. Cho nên, những kinh sách này được kết tập bởi những người tu hành chưa chứng đạo, thành một tạng kinh xô bồ không biết bài kinh nào tu trước, bài kinh nào tu sau.

Trong khi giáo lý của Phật giáo được chia ra làm 8 lớp học và ba cấp rõ ràng, nó là một chương trình giáo dục đào tạo con người có đầy đủ đạo đức nhân bản - nhân quả, xây dựng lại cuộc sống của con người mà mọi người không còn làm khổ cho nhau nữa, biến thế gian này thành cảnh giới Thiên Đàng, Cực Lạc.

Kinh Đại Bát Niết Bàn thuộc Trường Bộ Kinh. Bốn lần đức Phật đã nhắc nhở chúng ta phải căn cứ vào những “Lời Phật Dạy” (trong kinh Nguyên Thủy), phải đối chiếu với luật và nếu không phù hợp với kinh, không tương ưng với luật của Phật thì chắc chắn kinh sách này không phải của Phật thuyết và những Tỳ kheo ấy đã tu tập giáo pháp sai lầm.Do sự so sánh này chúng ta có thể xác định đươc các tu sĩ qua Giới đức, Giới hạnh, Giới hành nơi tứ sự hàng ngày của họ: Ăn, mặc, ở, đau bịnh và chùa chiềng cúng tế… thì biết chắc chắn là họ đã tu đúng Phật pháp hay chưa!

Các Thầy xa xưa người trước tu sai, người sau sai và người ngày nay cũng đều tu tập sai hết. Tu sai mà không ai biết để chỉ chỗ mình đã sai, nên kéo dài sai nhiều thế hệ. Thật đáng xót xa! Vì ai đã vào đường tu rồi lại chẳng quyết xả thân để tìm sự giải thoát là thân tâm được thanh thản, an lạc, vô sự!

Nhưng thật oái oăm thay: Sợ ở ngoài đời bị vật chất ngũ dục lôi kéo đắm nhiễm – rối ren, bon chen, danh lợi. Nên tìm đến cửa chùa tu thời gian lên chức Trụ trì, Thượng tọa, được thiên hạ cung phụng cúng dường là liền bị chùa to phật lớn, bổn đạo đưa đón, thỉnh mời, cầu siêu, cầu an, trai đàn, chẩn tế, suốt tháng quanh năm – rối rắm trăm bề..., thân tâm không có một phút giây thanh thản thì làm sao quí Thầy giải thoát được thân tâm có an lạc, vô sự!!!

Ngày nay, chúng tôi may mắn hơn đã tu tập từ con đường giới luật, xây dựng mình một nền đạo đức sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai. Nhờ thế chúng tôi ly dục ly ác pháp hoàn toàn và đã thành tựu con đường giải thoát của Phật giáo chân thật.

Sau khi tu hành xong, nhờ có kinh nghiêm trong tu hành. Chúng tôi căn cứ vào những lời của Phật dạy trong kinh nguyên thủy đem chú giải rõ đường lối tu hành đúng với Chánh pháp của đức Phật để đời sau không còn lầm lẫn những kinh sách tưởng giải của các nhà học giả đã biên soạn sau thời đức Phật nhập diệt, đưa vào tam tạng rồi mạo danh là kinh Phật thuyết để lừa đảo tín đồ Phật giáo. Do đó, các đời sau tu hành sai pháp và truyền thừa tu mãi cái sai, nên chẳng có Thầy Tổ nào làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi.

Vì thế, khi tu hành chưa chứng đạo các Ngài kết tập kinh sách Phật không đủ khả năng soạn thảo chương trình giáo dục theo tám lớp (Bát Chánh Đạo), ba cấp (Giới, Định, Tuệ) nên kết tập kinh sách xô bồ không thứ lớp. Bài kinh trước, bài kinh sau không rõ ràng và không triển khai nổi giới đức, giới hạnh, giới hành cùng ba muơi bảy pháp hành không cụ thể, thực tế và rõ ràng như trên đã nói.

Đến ngày nay chúng tôi quyết định chấn chỉnh lại bộ giới luật đức hạnh Thánh Tỳ kheo Tăng, Thánh Tỳ kheo Ni và Thánh Cư sĩ. Sau cùng, nếu có đủ thời gian chúng tôi biên soạn giáo trình tu tập cho tám lớp (Bát Chánh Đạo) để thành lập chương trình giáo dục đào tạo bậc A La Hán (vô lậu).

Nhờ những bài kinh Nguyên Thủy này chúng tôi chỉ thẳng cho các bạn biết những kinh sách nào sai, từ chỗ sai đó chúng tôi mới dựng lại những gì của Phật giáo đã bị các nhà học giả sau này (không người tu chứng để triển khai nổi pháp của Phật) ném bỏ; nhờ những bài kinh này chúng tôi quyết định vạch trần những kiến chấp sai lầm của các học giả, để may ra các bạn giác ngộ được những lời dạy chân thật của Phật và xả bỏ những kiến chấp sai lầm của mình; nhờ những bài kinh này giúp các bạn sáng suốt để thấy những tưởng giải của các nhà học giả không tu đã làm hư hoại biết bao nhiêu thế hệ con người tu theo Phật giáo hiện nay; nhờ những bài kinh này chúng tôi chú giải các bạn mới thấy những lời chúng tôi là chân thật không dối người, không phỉ báng các Tổ, mà chỉ nói lên một sự thật cách đây trên 2000 năm chưa bao giờ có một người nào dám nói thẳng nói thật. Phải không các bạn?

Đây cũng là một nhân duyên, là một phước báo lớn của chúng sanh, cho các thế hệ mai sau. Vì vậy, hôm nay mới có một cuộc chấn chỉnh giáo pháp của Phật giáo vĩ đại như thế này.

Vì Phật pháp là một lợi ích rất lớn cho chúng sanh, nên chúng tôi không ngại gian khổ, quyết tâm làm cho bằng được. Nhưng sự thành công ấy đều phải nhờ sự đoàn kết của Tăng, Ni và Cư sĩ bốn phương.“Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, chắc chắn cái đúng sẽ thắng cái sai, và cũng đến lúc cái sai phải được buông xuống. Phải không các bạn?

Tóm lại, cái đúng không ai diệt nó được, nó sẽ được trường tồn với loài người mãi mãi.

(https://vi-vn.facebook.com/thichthonglac/posts/528518053869485 (https://vi-vn.facebook.com/thichthonglac/posts/528518053869485))

Triển
12-01-2016, 05:49 AM
Vụ lùm xùm xuyên tạc này của ông Thích Thông Lạc đã xảy ra 6 năm trước. Người ta cũng
đã có bài viết trọn vẹn cuối năm 2012. Lý do nào lại xuất hiện trở lại trên diễn đàn này vậy ta? :)

* Xem chương 10: PHẢN BIỆN HIỆN TƯỢNG THÍCH THÔNG LẠC (http://thuvienhoasen.org/p85a16782/bai-10)

Kiên Bùi
12-10-2016, 03:49 AM
Trong hầu hết kinh sách đại thừa không có bát chánh đạo và tứ đế.

Các tông phái đại thừa đối chọi nhau gay gắt. Những người đọc hiểu kinh Kinh Cang không tin vào cái gọi Tịnh Độ. Tịnh bác Thiền. Thiền bác Tịnh. Ngay cả kinh Pháp Hoa nội dung của nó mâu thuẫn với chính nó.

Đại thừa giáo chính là bà la môn giáo trá hình thay tên hàng loạt các vị thần, buôn thần bán thánh phá đạo Phật Thích Ca. Qua nhiều lần thẩm định của các vị tỳ kheo hệ thống kinh Bắc Tông không được công nhận là kinh phật.

1/ Các pháp sư đạo Hindu (Ấn giáo, Bà-la-môn giáo) đã hủy báng đạo Phật bằng cách đưa hình ảnh Đức Phật Thích Ca vào 1 trong 10 vị hóa thân của thần Vishnu.

Truyền thuyết: Có lẽ người Ấn lấy đức Phật đưa vào tên các vị thần trong Ấn giáo (đạo Hindu) để làm mất thể diện Phật giáo, một tôn giáo rất lớn đã làm ảnh hưởng toàn vùng nam á châu. Theo những sự diễn giải sớm nhất của người Ấn giáo, họ cho rằng Vishnu hóa thân làm đức Phật để tỏ lòng từ bi đối với các loài vật và cứu loài thú này khỏi những nạn chết vì tế lễ.

___________________
2/ Hình tượng A Di Đà Phật: Trong đạo Hindu, thần Bramah (hay còn gọi là Phạm Thiên) được tôn sùng như là Đấng Sáng Tạo, được xem như là vị đã sáng lập ra thế giới và muôn loài trong đó có loài người cùng vạn vật.

Các pháp sư Bà-la-môn của đạo Hindu đã khôn khéo tạo ra hình tượng A Di Đà Phật (một vị Phật giả không có thật) với tính chất cũng giống như thần Bramah - Đấng Sáng Tạo. A Di Đà với 48 lời nguyện và "phép thần thông" đã sáng lập, tạo ra một thế giới tên là Cực Lạc. Cũng giống như thần Bramah là tín đồ hết lòng tin tưởng để sau khi chết kiếp này thì kiếp sau được "hòa nhập" vào bản thể Đại Ngã, vào thể tánh trong sạch tinh khiết của thần Bramah (Phật tánh hoặc Chân Tâm cũng là một dạng tương tự với "Đại Ngã tinh khiết" được đạo Hindu khéo léo chế ra, vì họ tin rằng có một cái Ngã bao la trùm khắp vũ trụ và vô cùng tinh khiết, điều này trái ngược với lời Phật dạy là Vô Ngã - nghĩa là vạn vật đều không có cái bản thể nào, chỉ là tập hợp của các yếu tố duyên, là trống rỗng). Tín đồ của A Di Đà cũng tương tự, đặt niềm tin và niệm danh hiệu A Di Đà để sau khi chết sẽ được hóa sanh về thế giới Cực Lạc (thế giới cực kỳ hỷ lạc vui sướng).

Điều này trái ngược với lời Phật dạy. Ngài dạy rằng không có bất cứ ai sáng lập ra thế giới cả. Không có Thượng Đế hay vị thần nào sáng lập thế giới cả. Ngay cả thế giới Ta Bà của chúng ta hiện nay cũng không do ai sáng lập. Tất cả xuất hiện là từ Vô Minh (sự mê lầm, tưởng rằng có cái "Tôi" nào đó rồi tạo nghiệp, luân hồi sanh lão bệnh tử). Đức Phật Thích Ca trong các kiếp xưa cũng từng là người phàm, cũng từng luân hồi vô số kiếp làm người, chư thiên, súc sanh, quỷ đói, cũng từng đọa địa ngục khi lỡ gây ra nghiệp ác. Và Ngài đã tu hành nhiều kiếp, kiếp cuối cùng cách nay khoảng 2500 năm thì Ngài đã tìm ra con đường để thoát khỏi luân hồi sanh tử, thoát mọi sự Khổ mà nhập diệt vào Niết Bàn tịch tĩnh an lành. Con đường thoát luân hồi sanh tử chỉ có duy nhất một: Bát Chánh Đạo (con đường 8 nhánh). Đó là con đường hạn chế và ly bỏ dần dục lạc, tham lam, sân giận, và thực hành sự quan sát mọi việc với bản chất NHƯ THẬT của nó (sự quan sát bản chất như thật này gọi là Thiền): Quan sát tính chất Vô Thường - luôn biến chuyển, không bao giờ vĩnh cửu, sanh khởi rồi hoại diệt...

http://tuvilyso.org/forum/uploads/inline/37262/5722365569cc4_12801647_1122981401069267_1161894256 045299578_n.jpg
______________________

3/ Quán Âm Bồ Tát: Đây cũng là một hình tượng không có thật, được chế từ các vị thần nhiều đầu nhiều tay và ăn mặc màu mè diêm dúa của đạo Hindu. Cũng có nhiều đầu nhiều tay nhiều mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn), cũng cầm trên mỗi tay với đủ loại vũ khí đao kiếm, bình nước, hoa sen... Cũng trang phục màu mè diêm dúa, vải lụa đắt tiền, đeo trang sức, bôi phấn son, áo hở ngực hở bụng... Tất cả những điều này đều là phạm giới (8 giới cơ bản nhất gọi là Bát Quan Trai Giới).

http://tuvilyso.org/forum/uploads/inline/37262/5722366a4d6d4_12799071_1122981397735934_8711493576 408139645_n.jpg
http://tuvilyso.org/forum/uploads/inline/37262/5722368987a04_12806163_1122981411069266_2815045272 04766600_n.jpg
http://tuvilyso.org/forum/uploads/inline/37262/572237ca2790d_12933081_2001582016733142_6009209010 239847845_n.jpg
http://tuvilyso.org/forum/uploads/inline/37262/572238934adca_12961740_216400925394652_33816498512 63085735_n1.jpg

____________________
4/ Địa Tạng Vương bồ tát: Đây cũng là một hình tượng không có thật. Hình tượng Địa Tạng Vương bồ tát này nổi tiếng với lời nguyện "khi nào tất cả chúng sanh thành Phật, không còn chúng sanh trong địa ngục, thì sau cùng ta mới thành Phật".

Người chưa nắm được kiến thức đạo Phật thì rất ngưỡng mộ lời nguyện trên. Nhưng lời nguyện đó chỉ là lời nói dối, lời nói lừa đảo, không chân thật!

-- Thứ nhất, mãi mãi luôn có chúng sanh trong mê lầm, không bao giờ hết chúng sanh. Đơn giản vì luôn có Vô Minh mê lầm khắp nơi. Vô Minh là khởi nguồn tạo nên sự Sống và sự Chết, tạo nên cái tập hợp giả tạm phù du gọi là "cái Tôi". Vì luôn có Vô Minh mê lầm nên luôn có chúng sanh gây nghiệp ác, luôn luôn có kẻ đọa địa ngục. Địa ngục không bao giờ hết chúng sanh.

-- Thứ hai, lời nguyện trên trái ngược với tính chất Vô Ngã. Một cách khéo léo, nó ủng hộ thuyết có cái Ngã (cái bản thể, cái Tôi). Vì nó ủng hộ có cái Ngã, nên nó cho rằng có SỐ LƯỢNG. Như 1 2 3 4 5... 1,000... 1,000,000... cho đến con số vô cùng lớn. Cho nên lời nguyện là cứu độ lần lượt các chúng sanh, từ 1 chúng sanh, 2 chúng sanh, cho đến chúng sanh cuối cùng. Sự thật thì số lượng chỉ là ảo giác, là sản phẩm của Tưởng Uẩn mà thôi. Cũng như các môn học như Toán, Lý, Hóa, khoa học, những con số, công thức... đều là sản phẩm của Tưởng Uẩn (là 1 trong 5 cái Uẩn tạo nên cái Tôi giả tạm này, Tưởng Uẩn thuộc về tâm).

>>> Đức Phật đã nói: "Phật không thêm, chúng sanh cũng không bớt". Nghĩa là mãi mãi số lượng các vị Phật không tăng thêm, và số lượng chúng sanh cũng không giảm bớt. Lời dạy này đã nói lên tính chất Vô Ngã, nói lên rằng số lượng và các con số chỉ là ảo giác, là sản phẩm của tâm thức do Tưởng Uẩn hóa hiện.

Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/341...nguy-tao-va-me-tin/page__st__15#ixzz4R8bh2W6v (http://tuvilyso.org/forum/topic/34109-kinh-dien-phat-giao-dai-thua-phai-chang-la-nguy-tao-va-me-tin/page__st__15#ixzz4R8bh2W6v)
TuViLyShttp://ttvnol.com/styles/default/xenforo/clear.pngrg




My Blog (http://mot-goc-nhin-ve-phat-giao-dai-thua.blogspot.com/) http://ttvnol.com/styles/default/xenforo/clear.png​