Log in

View Full Version : Á



Pages : [1] 2 3 4

Triển
02-24-2017, 08:56 PM
Vụ Kim Jong Nam: Dùng chất độc VX để ám sát, Bắc Triều Tiên gây lo ngại

Tú Anh

Đăng ngày 24-02-2017
Sửa đổi ngày 24-02-2017 14:42


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/597/0/1023/578/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-20t132750z_1812572052_rc1528005190_rtrmadp_3_north korea-malaysia-kim.jpg
Hình ảnh từ camera theo dõi cho thấy một nhân viên an ninh đưa người đàn ông, được cho là Kim Jong Nam, vào "Phòng y tế" ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur, Malaysia.
FUJITV/via Reuters TV


Kim Jong Nam, người anh cùng cha khác mẹ của lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị ám sát bằng VX, được Liên Hiệp Quốc xếp vào loại vũ khí hóa học hủy diệt hàng loạt, theo kết luận của cảnh sát Malaysia, công bố ngày 24/02/2017. Qua hành động phi pháp này, thực hiện ở chỗ đông người, tại một quốc gia có chủ quyền, Bình Nhưỡng biến thành mối đe dọa trong khu vực.

Kết quả giảo nghiệm tử thi và xét nghiệm độc chất trên thi hài Kim Jong Nam cùng với hình ảnh do các camera theo dõi an ninh ở phi trường quốc tế Kuala Lumpur khi xảy ra vụ án, có thể xem là bản dự thảo cáo trạng buộc tội chính quyền Bắc Triều Tiên.

Hóa chất sử dụng thuộc loại gây tê liệt trung khu thần kinh và cơ bắp có tên là VX, mạnh gấp 10 lần hơi ngạt sarin, được tìm thấy trên mặt và trong mắt nạn nhân. VX là một chất lỏng không mùi, không làm đau, không nguy hiểm nếu chạm vào bàn tay nhưng sẽ gây tử vong trong vài phút nếu chạm vào mặt và mắt.

Đoạn phim của máy camera thu ở hiện trường cho thấy rõ ông Kim Jong Nam bị hai phụ nữ áp sát từ phía sau, xịt vào mặt một loại chất lỏng. Một bàn tay chụp vào mặt nạn nhân và sau đó một trong hai phụ nữ đi về hướng phòng vệ sinh, hai bàn tay đưa ra phía trước trong tư thế an toàn. Theo chỉ huy trưởng cảnh sát quốc gia Malaysia Khalid Abu Bakak, những động thái này chứng tỏ hai phụ nữ, một người Việt và một người Indonesia, biết rõ họ giết người bằng chất độc và biết cách tự bảo vệ không để nhiễm độc.

Ngoài hai phụ nữ nghi can người Đông Nam Á này, cảnh sát Malaysia còn xác định được 8 nghi can khác, tất cả đều là công dân Bắc Triều Tiên, trong đó có bí thư thứ hai của sứ quán Bắc Triều Tiên Hyon Kwang Song mà truyền thông Hàn Quốc xem là « kẻ giám sát và báo cáo công tác ». Bốn nghi can « chỉ huy tại hiện trường » đã bay về Bình Nhưỡng.

Vụ anh trai của lãnh đạo Bắc Triều Tiên bị giết ngay ở phi trường quốc tế Kuala Lumpur sẽ dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng cho chế độ Kim Jong Un.

Chất độc được sử dụng, nơi chốn sử dụng và nhân sự liên hệ là vòng vây siết chặt chế độ khép kín này. Cho dù Kim Jong Un là nhà độc tài, đích thân ra lệnh thanh toán anh trai, như Seoul tố cáo, hay chỉ là con rối của một nhóm « nhiếp chính » ẩn mặt sau hậu trường, thì vụ án này cũng không dừng lại ở đây và Bình Nhưỡng không thể lấp liếm vì nhiều lý do :

- tích trữ vũ khí hủy diệt hàng loạt vi phạm Công Ước Quốc Tế Cấm Vũ Khí Hóa Học,

- chuyển phương tiện giết người một cách trái phép hay giấu trong « va-ly ngoại giao » đưa vào Malaysia, một quốc gia bạn,

- lợi dụng miễn trừ nhập cảnh để đưa sát thủ thi hành tội ác tại nước bạn,

- phun hóa chất hủy diệt hàng loạt tại nơi công cộng bất chấp sinh mạng của du khách.

Nhà phân tích an ninh quốc phòng Hàn Quốc Lee Il Woo cho biết, Bắc Triều Tiên có một kho hóa chất VX quan trọng vì chế tạo không tốn kém.

Từ Singapore, ông Rohan Gunaratna, một chuyên gia có tiếng tăm nghiên cứu về khủng bố và bạo lực chính trị trong khu vực cũng xác nhận thông tin trên và cho biết chính quyền Bắc Triều Tiên nhiều lần chuyển hàng lậu bằng « va-ly ngoại giao » để tránh bị hải quan khám xét. Rất có thể chất VX cũng được đưa vào Malaysia theo lối này. Song song với các hoạt động kinh tài là hoạt động gián điệp. Theo chuyên gia Rohan Gunaratna, tình báo Bắc Triều Tiên rất năng nổ ở ba nước Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Từ nay, Bình Nhưỡng trở thành « mối đe dọa cho Đông Nam Á ».

Mười ngày sau vụ án mạng, Malaysia đoan chắc chế độ Bắc Triều Tiên là nghi phạm duy nhất.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170224-giet-anh-che-do-kim-jong-un-gay-them-cang-thang-tai-dong-nam-a )

ntđl
02-26-2017, 07:51 AM
*


Thày năm
Từ giờ Đẩy tui cứ theo thày là biết hết tin tức quan trọng cần và nên cần phải biết ha.

Nói nào ngay, Đẩy tui xa phố một chập lâu rồi, chừ trở về thấy ai cũng lớn ra trong lời ăn tiếng nói ráo nạo, ngay cả khi bất đồng ý kiến với nhau. Và chuyện nào đã ra chuyện đó, hổng hề dây nhợ dính vào nhau.
Đẩy tui xin thành tâm học hỏi. Bravo... brava... hour-ra hour-vô …...

À chuyện võ khí hoá học.
Chuyện ni um xùm một dạo khi mỹ xua quân qua Irak và Libya. Giới hữu trách quân đội rất e ngại dè chừng, việc võ khí hóa học có thể đã được dùng tới trên chiến trận.

Sự việc mỹ xông thẳng vào sào huyệt của Saddam Hussein, kiếm hổng ra miếng vũ khí nào ráo rồi về báo cáo màn hụt hẫng, làm các chuyên gia vũ khí hóa học thế giới ngó nhau, lớp chưng hửng, lớp... bàng hoàng, không rõ biến chuyển rồi sẽ tới đâu.
Và mọi việc chìm vào quên lãng.

Tới nay thì khả năng Băc Hàn đói nghèo đang chế tạo võ khí hóa học là... có thiệt.
Một tài liệu đâu đó Đẩy tui mới đọc đây chừ đã quên dzồi, là Bắc Hàn đã và đang chế tạo VX, và hiện có trong tay một trữ lượng VX khổng lồ hàng ngàn tấn, đủ dể gây khủng hoảng hoà bình thế giới, giả như chúng tìm ra phương thức chuyên chở ra ngoài, cất sẵn đâu đó mỗi nơi một chút, trong tư thế sẵn sàng chờ lệnh đại lãnh tụ, nhưng kẹt cái, thế giới không lần ra, chưa lần ra đặng.

Có lẽ võ khí hóa học nào cũng có antidot ráo trọi, nên người trong cuộc cứ bình thản với nhau chăng ?
Việc Kim ù hạ thủ anh em bằng VX được uýnh giá và giải thích như là một phát hai chim, trước là khai tử hậu hoạn, sau là thị uy cùng thế giới, rằng em ù nhưng em ngon lành số một, mấy anh đừng vội khi dể em. Vì rằng, củi đậu nếu muốn nấu nồi đậu, thì đậu, xí lộn... Ù, Ù đã làm từ lâu chớ hổng phải chờ được đàn anh trung cộng khuyến khích.

Dà, vụ này Đẩy tui cũng chỉ nghe bàn loạn bên chai vang của mấy trự rượu vào rồi lè nhè lời ra, sai bao nhiêu thiệt hổng biết và hổng chắc... lắm.

ĐXH.
Ký tên và đóng dấu.
Tặng mấy thày người cái bông đeo chơi
:z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57::z57: :z57::z57:...........

Triển
02-26-2017, 09:22 PM
*
[SIZE=2]Sự việc mỹ xông thẳng vào sào huyệt của Saddam Hussein, kiếm hổng ra miếng vũ khí nào ráo rồi về báo cáo màn hụt hẫng, làm các chuyên gia vũ khí hóa học thế giới ngó nhau, lớp chưng hửng, lớp... bàng hoàng, không rõ biến chuyển rồi sẽ tới đâu.
Và mọi việc chìm vào quên lãng.



Hệ lụy tới ngày hôm nay luôn chớ quên lãng đâu.

Chỉ riêng một lần này mới thấy quyết định của chính quyền nó quan trọng biết dường nào.

Bởi vì nó không chỉ liên quan đến một người mà can dự đến nhiều người.

Triển
02-26-2017, 09:27 PM
Rất nhiều người cho rằng Bắc Hàn không có khả năng nguyên tử lượng.

Chơi toàn đồ giả để mị dân và thế giới.

Nói đến nguyên tử lượng mới hôm qua hôm kia, Trump đưa ra một nghịch lý

buồn cười là Nga nhiều đầu đạn nguyên tử hơn Mỹ, cho nên không thể chấp

nhận được. Mỹ phải leo lên hàng đầu về kho súng đạn nguyên tử của mình.

Hình như thương gia chỉ có khái niệm về số lượng chứ không có hiểu biết

về chất lượng thì phải.


Các tuyên bố nghe rùng mình khiến người ta nghĩ về thời chiến tranh lạnh

chạy đua vũ trang ở thế kỷ trước.

ốc
02-26-2017, 10:14 PM
Hệ lụy tới ngày hôm nay luôn chớ quên lãng đâu.


Quên lãng cái người quyết định gây ra hai cuộc chiến thôi, còn món tiền nợ quốc gia do chi phí quân sự thì vẫn lôi ra để đổ thừa cho người khác.

Triển
02-27-2017, 09:17 PM
Nói đến đánh đấm và ngân sách. Hôm nay đọc tin nghe tướng mad dog đệ trình kế hoạch đập tan bè lũ phản động IS cho Trâm. Sau khi thắng cử, Trâm từng đòi dẹp IS trong vòng 30 ngày. Lời lẽ nghe rất bự đó. Rồi Trâm đòi nâng ngân sách quốc phòng lên 10% Hoặc là thêm 56 tỉ. Chưa biết Trâm tính toán gì. Nhưng anh đại phú khác đã từ chối bộ trưởng hải quân hôm qua do mad dog đề nghị. Trâm sau một thánh vẫn chưa có nội các đầy đủ.

Triển
02-27-2017, 09:22 PM
Chiến tranh kinh tế : Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump

Trọng Thành
Đăng ngày 27-02-2017
Sửa đổi ngày 27-02-2017 16:23

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_j0943.jpg
Ảnh ông Donald Trump trên một sạp báo tại Bắc Kinh, ngày 12/12/2016. Trang bìa tạp chí mang hàng tựa "Doanh nhân Trump sẽ thay đổi thế giới như thế nào?"
Ảnh : GREG BAKER / AFP

Báo Pháp Les Echos hôm nay dành tựa trang nhất cho hồ sơ quan hệ kinh tế Trung Quốc – Hoa Kỳ : « Bắc Kinh sửa soạn vũ khí đối phó với Trump ». Nửa năm trước kỳ Đại hội chuyển giao quyền lực, trong bối cảnh « tăng trưởng chựng lại, nợ công tăng vọt, căng thẳng với tân chính quyền Trump », chủ tịch Trung Quốc quyết định « bổ nhiệm người thân cận vào nhiều vị trí chủ chốt » của nền kinh tế.

Việc bổ nhiệm nói trên vừa nhằm chuẩn bị cho cuộc chiến kinh tế với Mỹ trong những tháng trước mắt, vừa là một bước trung gian cho cuộc chiến quyền lực trong nội bộ đảng Cộng Sản Trung Quốc, có ý nghĩa quyết định đối với tương lai của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trước thềm Đại hội 19.

Theo chuyên gia về Trung Quốc Jean-Pierre Cabestan, trưởng khoa chính trị học, Đại học Báp-tít Hồng Kông, với các bổ nhiệm mới này, ông Tập Cận Bình muốn « củng cố quyền kiểm soát đối với toàn bộ những đòn bẩy của chính sách kinh tế quốc gia…. Tăng trưởng giảm tốc và Trump trở thành tổng thống đòi hỏi một sự kiểm soát tập trung hóa cao độ ».

Quốc Hội Trung Quốc khai mạc cuối tuần này sẽ phải chấp nhận một tỉ lệ tăng trưởng ở mức 6,5%, thấp hơn năm ngoái và thấp nhất kể từ 26 năm qua. Về mặt tài chính, vấn đề nợ công gia tăng với tốc độ phi mã, đặc biệt là nợ của các cấp chính quyền địa phương, là hết sức nan giải với Bắc Kinh, nhiều định chế quốc tế, như IMF, đang thúc đẩy Trung Quốc phải « hành động kiên quyết ».

Les Echos đặc biệt chú ý đến ba nhân vật mới được bổ nhiệm. Ông Hà Lập Phong (He Lifeng), 72 tuổi, lãnh đạo Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Nhà Nước (NDRC), là người từng làm việc cùng Tập Cận Bình trong những năm 1980, khi ông Tập còn là phó thị trưởng thành phố Hạ Môn (Xiamen). Ủy Ban Cải Cách và Phát Triển Nhà Nước phụ trách các chính sách lớn, như kế hoạch kinh tế năm năm, hay chủ trương « con đường tơ lụa » - một dự án trung tâm trong chiến lược kinh tế và ngoại giao toàn cầu của ông Tập Cận Bình. Tiếng nói của ủy ban này rất quan trọng trong bối cảnh « tính bền vững của mô hình tăng trưởng Trung Quốc » hiện đang bị thách thức.

Tập Cận Bình cũng bổ nhiệm một chiến hữu khác vào cương vị bộ trưởng Thương Mại. Ông Chung Sơn (Zhong Shan), 61 tuổi, từng là người cộng sự lâu năm khi ông Tập còn là bí thư tỉnh Chiết Giang trong những năm 2000. Tân bộ trưởng Thương Mại sẽ phải thương lượng gay go với Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh « chủ nghĩa bảo hộ và dân túy dâng lên tại phương Tây » và « thương mại toàn cầu có chiều hướng chững lại ».

Nhân vật quan trọng thứ ba được Les Echos chú ý là Quách Thụ Thanh (Guo Shuqing), lãnh đạo Uỷ ban Giám sát và Quản lý Ngân hàng Trung Quốc (CBRC), 60 tuổi, người rất có khả năng sẽ trở thành thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc. Ông Quách Thụ Thanh, từng « nổi tiếng là một nhà cải cách kiên cường trong lĩnh vực điều chỉnh các thị trường hối đoái », sẽ phải đối mặt với một lĩnh vực, được coi là hết sức khó cải cách, nơi mà « mức nợ xấu của các ngân hàng rất cao » và « hệ thống tín dụng ngầm » hoành hành.

Nhìn chung trong lĩnh vực kinh tế, theo chuyên gia kinh tế Eric Florence, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Pháp về Trung Quốc đương đại (CEFCC) tại Hồng Kông, Tập Cận Bình « đã thiết lập nhiều nhóm làm việc quy mô nhỏ, do ông trực tiếp chủ trì, để có khả năng tác động trực tiếp đến các quyết định ».

Bắc Kinh « im lặng » trước các cú đá của Trump

Cũng trong hồ sơ quan hệ Trung – Mỹ, Les Echos, có bài « Đối mặt với các cú đá của Trump, Bắc Kinh im lặng ». Theo nhiều chuyên gia về Trung Quốc, để hiểu chiến lược hành động giới chính trị Trung Quốc, cần đọc cuốn « Binh pháp » (hay « Nghệ thuật chiến tranh ») của Tôn Tử, tác giả thời cổ đại Trung Quốc, rất đề cao « thời điểm hành động phù hợp ». Bắc Kinh sẽ « để cho tân tổng thống Mỹ thể hiện hết sự hỗn loạn, rồi mới ra tay ».

Một loạt ví dụ cho thấy điều này : Những lời lẽ đao to búa lớn như tuyên bố xem xét thay đổi chính sách với Đài Loan, sẵn sàng ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận với đảo nhân tạo ở Trường Sa, hay lên án chính sách hạ giá đồng nhân dân tệ để thúc đẩy xuất khẩu đã chỉ nhận được những phản ứng vừa phải, thậm chí là « sự im lặng của Bắc Kinh ».

Les Echos phê phán các quyết định của tổng thống Mỹ, đặc biệt trong việc chấm dứt hiệp định thương mại TPP với các nước châu Á – Thái Bình Dương, hành động chẳng khác nào « tự lấy súng bắn vào chân mình », trong bối cảnh Trung Quốc đang mưu toan áp đặt quyền thống trị.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170227-chien-tranh-kinh-te-bac-kinh-sua-soan-vu-khi-doi-pho-voi-trump )

ốc
02-27-2017, 10:17 PM
Nói đến đánh đấm và ngân sách. Hôm nay đọc tin nghe tướng mad dog đệ trình kế hoạch đập tan bè lũ phản động IS cho Trâm. Sau khi thắng cử, Trâm từng đòi dẹp IS trong vòng 30 ngày. Lời lẽ nghe rất bự đó. Rồi Trâm đòi nâng ngân sách quốc phòng lên 10% Hoặc là thêm 56 tỉ. Chưa biết Trâm tính toán gì. Nhưng anh đại phú khác đã từ chối bộ trưởng hải quân hôm qua do mad dog đề nghị. Trâm sau một thánh vẫn chưa có nội các đầy đủ.

Đừng tưởng là trước khi tuyên bố gia tăng chi phí quân sự lên 10% thì Trâm quên bỏ tiền túi ra mua stocks của các hãng chế tạo vũ khí.

Triển
02-28-2017, 01:35 AM
Chuyện thường thôi, đâu cần phải công khai tài sản, thuế má đâu mà lo.

Triển
03-03-2017, 09:29 PM
Trump có "bạn bè quốc tế" rồi. :)
Một điểm rất đáng nể cho thủ tướng Hôn Sen này là: ngồi cầm quyền ..... 30 năm roài. Nói về kinh nghiệm đàn áp thì Hôn Sen bảnh hơn nhiều.




Thủ tướng Campuchia: Tôi đồng quan điểm với ông Trump về truyền thông

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/cambodian-pm-hun-sen-backs-us-republican-candidate-trump-11032016132851.html/000_HG7OE.jpg/@@images/2efe01da-600f-419a-9a88-5ecc6d1b6a37.jpeg
Thủ tướng Campuchia Hun Sen phát biểu trong lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thế giới - Vùng Mekong tại Hà Nội vào ngày 25 tháng 10 năm 2016. (Ảnh minh họa)


2017-02-28

Thủ tướng Hun Sen của Campuchia bày tỏ quan điểm đồng tình với Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ không mấy thiện cảm đối với truyền thông khi ông Donald Trump hồi tuần rồi chỉ trích một số cơ quan truyền thông tung tin “thất thiệt”, gọi đó là “kẻ thù của dân chúng Mỹ”.

Hãng thông tấn Reuters loan tin này hôm nay, ngày 28 tháng 2, dẫn lời Thủ tướng Hun Sen nói rằng cả ông và Tổng thống Donald Trump có đồng quan điểm về tình trạng khuấy động của truyền thông tạo nên rối loạn cho quốc gia.

Thủ tướng Hun Sen nói trong một sự kiện vào hôm thứ Hai và sau đó đăng lại trên trang Facebook cá nhân rằng “Donald Trump nhận thấy truyền thông là một nhóm vô chính phủ. Nhân quyền của nhóm vô chính phủ này là quyền phá hủy quốc gia. Tôi hy vọng bàn bè quốc tế hiểu được điều này.”

Ông Hun Sen lãnh đạo Campuchia trong vai trò thủ tướng suốt 30 năm và luôn bác bỏ những quan ngại của các nước phương Tây về nhân quyền, dân chủ và tham nhũng tại đất nước Chùa Tháp. Đồng thời, ông cũng thường lên tiếng cáo buộc đài phát thanh RFA và VOA ủng hộ các phe phái đối lập.

(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/hunsen-say-trump-anarchic-media-02282017133912.html )

Triển
03-03-2017, 09:58 PM
Đây là chủ trương co rút "nước Mỹ trước đã" mà anh Long khiếu nại gì không biết. WTO không chừng anh Trâm còn cho ra rìa huống gì một hiệp định mậu dịch tư do chưa thành hình. Cũng có thể là độc chiêu, nhường sân chơi cho Trung Quốc để anh chệt tự sa lầy kinh tế? Sa lầy hay sa hũ mắm thì chắc phải chờ coi hồi sau.



Thủ tướng Singapore thất vọng khi Mỹ rút khỏi TPP

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-pull-out-of-tpp-hurt-confidence-sing-pm-tell-bbc-03012017104844.html/000_H35LW.jpg/@@images/307560f9-cdf9-43b0-bc0f-a2fa3347a403.jpeg
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
AFP photo


RFA
2017-03-01


Thủ tướng Singapore nói rằng việc Hoa Kỳ quyết định rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương TPP đã khiến niềm tin đặt vào chính sách của Washington bị giảm sút.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, Thủ tướng Lý Hiển Long cho hay Singapore thất vọng khi được tin Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump rút khỏi TPP. Lý do ông đưa ra là Singapore coi trọng tầm quan trọng của hiệp định, xem đó là đấu hiệu Hoa Kỳ can dự vào khu vực, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế cho mọi nước.

Vì thế, Thủ tướng Singapore cho rằng quyết định của Tổng Thống Trump đã khiến cho niềm tin đặt vào chính sách của Hoa Kỳ bị giảm sút, nói thêm rằng vì không có TPP nên cán cân chính trị và kinh tế tại Châu Á-Thái Bình Dương đã chuyển đổi.

Trong cuộc phỏng vấn, Thủ Tướng Lý Hiển Long cũng kêu gọi Hoa Kỳ chú tâm hơn về quan hệ với Bắc Kinh vì theo ông, quan hệ tốt giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ có lợi cho toàn khu vực.

Hôm qua trong bài diễn văn đầu tiên đọc trước Lưỡng Viện Quốc Hội Liên Bang Mỹ, Tổng Thống Trump có nhắc lại việc ông quyết định rút khỏi TPP, giải thích rằng bản hiệp định kinh tế này không có lợi cho Hoa Kỳ, khiến công nhân Mỹ bị mất việc.


(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-pull-out-of-tpp-hurt-confidence-sing-pm-tell-bbc-03012017104844.html )







16 nước tham gia RCEP sẽ gặp nhau tại Nhật


http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/asia-economies-hold-trade-pact-talk-after-trump-dump-tpp-02272017083727.html/rcep.jpg/@@images/fec6b8a4-096c-4e3f-baa3-f64a810dbedd.jpeg
Ảnh minh họa các nước tham gia RCEP và TPP.


RFA
2017-02-27


Tin từ Tokyo cho hay trong tuần này, đại diện của 16 nước Châu Á sẽ gặp nhau tại thành phố Kobe của Nhật Bản, để bàn thảo về đề nghị nên sớm thông qua một hiệp định mậu dịch chung, nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Những bản tin chúng tôi ghi nhận được đều nói đề tài của cuộc thảo luận là Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực, được gọi tắt là RCEP. Đây là bản hiệp định quy tụ 10 nước ASEAN và 6 nước mà ASEAN đã ký kết hiệp định thương mại tự do, bao gồm Nhật Bản, Trung Quốc, Australia, Ấn Độ, Nam Hàn và New Zealand.

Ý kiến này được nêu lên sau khi Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump quyết định rút khỏi Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương, tức TPP.


(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/asia-economies-hold-trade-pact-talk-after-trump-dump-tpp-02272017083727.html )



https://www.youtube.com/watch?v=Zf-AvqFtwcA

Triển
03-05-2017, 01:50 AM
Trung Quốc: Một quan chức cao cấp chỉ trích việc kiểm duyệt Internet


Thanh Phương
Đăng ngày 04-03-2017
Sửa đổi ngày 04-03-2017 15:22


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/google-apple-microsoft.jpg
Trung Quốc kiểm duyệt internet. Ảnh minh họa.
DR

Một cố vấn cao cấp của chính phủ Trung Quốc cảnh báo là việc kiểm duyệt Internet gây cản trở cho nghiên cứu khoa học và phát triển kinh tế. Đây là lời chỉ trích công khai hiếm thấy nhắm vào một vấn đề rất nhạy cảm ở Trung Quốc.

Ngày 04/03/2017, báo chí chính thức của Trung Quốc trích lời phó chủ tịch Chính Hiệp (Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc) La Phú Hòa (Luo Fuhe) nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm trước rằng, do Internet bị kiểm duyệt, tốc độ truy cập các trang web nghiên cứu của nước ngoài rất chậm, khiến các nhà nghiên cứu Trung Quốc phải mua phần mềm để vượt « tường lửa », thậm chí phải ra nước ngoài để tiến hành nghiên cứu. Phó chủ tịch Chính Hiệp Trung Quốc cho rằng điều này là « không bình thường ».

Các công cụ kiểm duyệt Internet rất tinh vi khiến nhiều trang web báo chí và trang mạng xã hội của nước ngoài bị chặn hoàn toàn ở Trung Quốc. Những thảo luận về các chủ đề chính trị và về các vấn đề nhạy cảm như Tây Tạng và Đài Loan cũng thường xuyên bị kiểm duyệt.

Ông La Phú Hòa đưa ra tuyên bố nói trên vào lúc các lãnh đạo Trung Quốc và đại biểu Quốc Hội đang có mặt tại Bắc Kinh để chuẩn bị tham dự kỳ họp thường niên sẽ kéo dài 10 ngày. Chính Hiệp, cơ quan cơ quan cố vấn cho Quốc Hội Trung Quốc, thì đã khai mạc cuộc họp thường niên từ hôm 03/03.

Theo hãng tin AP, hiếm khi nào các quan chức Trung Quốc bình luận về chính sách kiểm duyệt Internet và nếu có nói thì thường là chỉ nhấn mạnh đến việc phải tuân thủ luật pháp Trung Quốc. Tuy nhiên, ông La Phú Hòa đã dám phát biểu mạnh dạn như vậy có lẽ vì ông cũng là phó chủ tịch Hội Xúc tiến Dân chủ Trung Quốc (Dân Tiến Hội), một trong 8 chính đảng nhỏ mà đảng Cộng Sản cầm quyền cho phép hoạt động để chứng tỏ tính « dân chủ » của thể chế.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170304-trung-quoc-mot-quan-chuc-cao-cap-chi-trich-viec-kiem-duyet-internet )

Triển
03-08-2017, 08:12 AM
« Tin giả : Lá bài được các chế độ độc tài châu Á ưa dùng »


Minh Anh
Đăng ngày 07-03-2017
Sửa đổi ngày 07-03-2017 17:38


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-02-18t052316z_1805100625_rc19cb306550_rtrmadp_3_cambo dia-politics.jpg
Kim Sok (G), một tiếng nói chống đối thủ tướng Cam Bốt Hun Sen tại Phnom Penh (Ảnh chụp ngày 17/02/2017)
REUTERS/Stringer


Đây là tựa đề bài nhận định trên báo Le Monde ngày 07/03/2017. Theo tờ báo, cách tốt nhất để dập tắt các chỉ trích và làm cho phe đối lập mất uy tín là nhấn mạnh đến những sai lệch của truyền thông và tung tin sai lệch.

Việc tố cáo tin giả tỏ ra rất cần thiết đối với các chế độ muốn ngăn chặn phe đối lập chính trị. Nếu tổng thống Hoa Kỳ - nước từ lâu nay vẫn lên lớp về đạo lý – sử dụng thủ đoạn này thì tại sao các chế độ độc tài lại không áp dụng ?

Le Monde cho biết, ông Hun Sen, làm thủ tướng Cam Bốt từ ba thập niên qua, thường xuyên ngăn chặn phe đối lập bằng cách kiện họ vu khống. Từ khi tân tổng thống Mỹ vào ngày 24/02 vừa qua, cấm cửa đối với báo New York Times, đài truyền hình CNN hoặc BBC, thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đã nhanh chóng sử dụng lập luận của ông Donald Trump để bịt miệng báo chí.

Ngày 27/02, thủ tướng Cam Bốt nói : "Donald Trump hiểu rằng báo chí là một nhóm vô chính phủ". Trước đó, phát ngôn viên chính phủ Phnom Penh còn hoan nghênh tân tổng thống Mỹ đã nhìn thấy rõ là các thông tin do những cơ quan truyền thông đăng tải không phản ánh đúng tình hình. Quan chức này "nhắc nhở" báo chí ngoại quốc làm việc tại Cam Bốt và đe dọa là họ có thể bị đóng cửa hoặc bị đuổi về nước.

« Mối đe dọa lớn nhất »

Thủ tướng Malaysia Najib Razak, bị tình nghi tham nhũng, cũng tham gia vào "cuộc đấu tranh chống tin giả". Ngày 25/02, ông tố cáo làn sóng tin sai lệch được phe đối lập khai thác với mục đích lật đổ chính phủ của ông. Thủ tướng Malaysia coi tin giả là "mối đe dọa lớn nhất" và cần "đấu tranh không ngơi nghỉ chống lại mối đe dọa này".

Bộ máy tuyên truyền của chính quyền Trung Quốc cũng nhanh chóng sử dụng phương pháp trên để bác bỏ những bài viết trên báo chí phương Tây, tiết lộ các vụ tra tấn bạo hành nhắm vào một luật sư đấu tranh cho nhân quyền, ông Tạ Dương (Xie Yang). Người này bị giam cầm từ một năm nay và đang chờ ngày ra tòa xét xử với tội danh tìm cách "lật đổ" chính quyền.

Sau nhiều tháng bị giam cầm bí mật, ông Tạ Dương đã được gặp luật sư và tiết lộ về các hành động tra tấn. Những thông tin này được chuyển đến báo chí. Thế nhưng, vào ngày 02/3, Tân Hoa Xã đã tấn công một luật sư của ông Tạ Dương, tố cáo người này đã sử dụng công luận để gây áp lực đối với cảnh sát và bôi nhọ chính phủ Trung Quốc. Và hãng tin này kết luận rằng các bài viết về những hành động tra tấn luật sư Tạ Dương chỉ là thông tin giả, sai lệch.

Thực ra, theo báo Le Monde, Trung Quốc chẳng cần đợi ông Trump để áp dụng thủ thuật "hư giả tân văn", khai thác sự lan truyền tin đồn trên internet để bác bỏ các tin thật nhưng về mặt chính trị gây khó chịu. Sau khi Donald Trump đắc cử, các tranh luận về vai trò trung tâm của mạng xã hội Facebook trong thế giới thông tin tại Hoa Kỳ nẩy sinh và được Bắc Kinh coi là một trắc nghiệm "phê duyệt" các biện pháp mà họ áp dụng : Trung Quốc đã ngăn chặn Facebook từ năm 2009.

Ngày 21/11/2016, Hoàn Cầu Thời Báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc nhấn mạnh : "Internet tích chứa một năng lượng tràn trề đi kèm với những rủi ro chính trị bất khả đoán định".



(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170307-%C2%AB-tin-gia-la-bai-duoc-cac-che-do-doc-tai-chau-a-ua-dung-%C2%BB )

Triển
03-10-2017, 07:37 AM
Tòa Bảo Hiến chấp thuận phế truất tổng thống Park Geun Hye


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-03-10t024040z_1464778163_rc12bab813f0_rtrmadp_3_south korea-politics.jpg
Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất Park Geun Hye.
REUTERS/Kai Pfaffenbach/File Photo TPX IM


Tú Anh
Đăng ngày 10-03-2017
Sửa đổi ngày 10-03-2017 11:52


Điều đông đảo người dân Hàn Quốc mong đợi trong ba tháng qua đã đến. Thứ Sáu 10/03/2017, tổng thống Park Geun Hye đã bị Toà Bảo Hiến Hàn Quốc truất phế. Phán quyết cuối cùng, được toàn thể 8 thẩm phán thông qua, có hiệu lực tức khắc và vĩnh viễn. Quyết định này kết thúc cuộc khủng hoảng chính trị bắt nguồn từ vụ tai tiếng Choi Soon Sil và những cuộc biểu tình gây áp lực của hàng triệu người dân mỗi thứ Bảy từ ba tháng nay.

Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường thuật :

« Đây là một quyết định lịch sử. Bà Park Geun Hye là vị tổng thống đầu tiên của chế độ dân chủ tại Hàn Quốc bị cách chức. Tất cả 8 vị thẩm phán của Toà Bảo Hiến đều cho rằng tổng thống đã vi phạm Hiến Pháp khi để cho người bạn tâm giao Choi Soon Sil can dự vào việc nước.

Đây là một hành động vi phạm Hiến Pháp một cách « nghiêm trọng và không thể tha thứ » : Tổng thống đã phản bội niềm tin của dân chúng, theo kết luận của các thẩm phán. Bà Park Geun Hye bị tước hết quyền lực, phải tức khắc rời phủ tổng thống, mất quyền « miễn trừ tư pháp» và do vậy, bà có thể bị luật pháp truy xét trong nay mai.

Park Geun Hye cũng bị tố cáo nhận hối lộ của các đại tập đoàn, doanh nghiệp. Khi phán quyết được loan báo, những người thuộc phe đối lập đang chờ trước trụ sở Toà Bảo Hiến bộc lộ niềm vui mừng trong khi những người ủng hộ bà, thuộc xu hướng bảo thủ, đồng hát quốc ca để bày tỏ phẫn nộ.

Vụ tai tiếng lớn này đã gây chia rẽ sâu rộng trong công luận Hàn Quốc. Những người chống truất phế tuyên bố họ không công nhận phán quyết. Vài người lên tiến đe dọa các vị thẩm phán. Vết thương này - đang làm xã hội Hàn Quốc lo ngại - cần phải được chữa trị.

Phán quyết của Toà Bảo Hiến cũng là tín hiệu khởi đầu chiến dịch vận động tranh cử. Theo Hiến Pháp, Hàn Quốc phải bầu một tổng thống mới trong vòng 60 ngày, tính từ hôm nay.»




(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170310-han-quoc-tong-thong-park-geun-hye-bi-truat-phe )

nvhn
03-14-2017, 10:58 AM
https://www.youtube.com/watch?v=OLZyvgdY_mQ

Triển
03-17-2017, 12:00 AM
'Có 5.000 gián điệp Trung Quốc hoạt động ở Đài Loan'


http://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/1385D/production/_95156997_taiwan_china_espionage_512x288_nca_nocre dit.jpg
Các vụ bắt giám điệp Trung Quốc thường được báo chí Đài Loan đặc biệt chú ý


Đài Loan cho biết có ít nhất 5.000 gián điệp Trung Quốc hoạt động trên đảo quốc, nhắm vào cả các công sở nhà nước và cơ sở kinh tế, công nghiệp.

Theo trang Taipei Times (13/03/2017), không chỉ các thông tin quân sự của Đài Loan là mục tiêu của gián điệp Trung Quốc mà các hoạt động hành chính dân sự cũng bị xâm nhập.

Nhà chức trách Đài Loan tin rằng chừng 80% hoạt động của khoảng 5000 người làm tình báo cho Trung Quốc nhắm tới các mục tiêu quân sự nhưng 20% còn lại là gián điệp chính trị, hành chính.

Từ 2002, chính quyền Đài Loan phát hiện ra 60 vụ gián điệp Trung Quốc.

Nhưng kể từ khi hai bên mở ra các kênh thương mại và lữ hành, con số này tăng lên nhiều.

Thành phần đa dạng

Ngoài chuyện tuyển người Đài Loan, kể cả công chức, sỹ quan quân đội làm gián điệp, Trung Quốc còn nhắm tới các nhóm khác.

Sinh viên, doanh nhân Trung Quốc sang Đài Loan học tập và làm việc là một trong số các nhóm người được tuyển làm tình báo cho Bắc Kinh, theo BBC Tiếng Trung từ Hong Kong.

Tuần trước, một cựu sinh viên Trung Quốc, Chu Hoằng Húc bị bắt tại Đài Loan vì nghi vấn làm gián điệp.

Hồi 2009, một nhân viên trong Phủ Tổng thống Đài Loan, Vương Nhân Bỉnh bị bắt và kết án tội gián điệp trong vụ việc được cho là nghiêm trọng nhất từ nhiều năm.

Năm 2011, một sỹ quan cao cấp của Đài Loan, là La Hiền Triết bị bắt vì làm gián điệp cho Trung Quốc.

Tướng La Hiền Triết khi đóng tại Thái Lan trong thời gian 2002 và 2005 đã bị Trung Quốc dùng "mỹ nhân kế" để gài bẫy và chiêu dụ.

Báo chí Đài Loan nói một phụ nữ Trung Hoa mang hộ chiếu Úc đã làm quen và lôi kéo tướng La bán các tin mật cho Trung Quốc, gồm tài liệu về hệ thống giao thông liên lạc, do thám và trinh sát của quân đội Đài Loan.

Người ta cũng tin rằng ông ta trao cho Trung Quốc tài liệu về vụ mua 30 chiếc trực thăng quân sự do Mỹ sản xuất, dự tính bán cho Đài Loan vào năm 2013.

Sang năm 2013, Trung Quốc muốn đổi hai gián điệp Đài Loan, Chu Cung Huấn và Từ Xương Quốc lấy La Hiền Triết nhưng Đài Bắc từ chối.

Vẫn theo BBC Tiếng Trung, hai ông Chu Cung Huấn và Từ Xương Quốc làm gián điệp cho Đài Loan và bị bắt ở vùng biên giới Việt -Trung năm 2006.

Các vụ gián điệp Trung - Đài xâm nhập lẫn nhau đã có từ thập niên 1950, ngay sau khi Quốc Dân Đảng bỏ chạy khỏi lục địa ra nắm đảo Đài Loan.

Thời Chiến tranh Lạnh, các vụ gián điệp của cả hai bên Trung - Đài chủ yếu có mục tiêu chính trị - quân sự vì chính quyền Đài Loan đứng về phía Hoa Kỳ, đối nghịch lại Trung Quốc cộng sản.

Hiện nay, dù có chế độ chính trị khác biệt, Trung Quốc vẫn coi Đài Loan là một tỉnh và vẫn mời đoàn đại biểu Đài Loan thân Bắc Kinh dự hội nghị Hiệp thương chính trị.

(* nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world-39278191 )

ốc
03-17-2017, 09:55 AM
'Có 5.000 gián điệp Trung Quốc hoạt động ở Đài Loan'

Anh Xí này xài sang quá, Obama mà muốn theo dõi ai thì phải tự mình làm hết, không thể giao nhiệm vụ quan trọng cho người khác.

Triển
03-25-2017, 08:20 AM
Blogger Singapore được Mỹ cho tị nạn

http://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/6EB5/production/_95314382__95312363_0633e950-0068-43e9-b94b-6ebd550431a2.jpg
Blogger Amos Yee được Hoa Kỳ cho tị nạn
(hình ảnh REUTERS)


Người viết blog còn khá trẻ của Singapore là Amos Yee, là người từng bị đi tù hai lần do đăng tải trên mạng những thông tin đả kích về chính trị và tôn giáo, đã được Hoa Kỳ cho cư trú tị nạn.

Ông Yee, năm nay 18 tuổi, đã bị nhà chức trách Hoa Kỳ giữ lại sân bay O'Hare ở Chicago khi sang đây từ tháng 12 năm ngoái.

Ông đến bằng thị thực du lịch nhưng nói với nhân viên cửa khẩu của Hoa Kỳ rằng mình muốn xin tị nạn.

Sau khi có phán quyết vào hôm thứ Sáu, ông Yee sẽ sớm được trả tự do.

Bộ An ninh Nội địa của Hoa Kỳ không chấp nhận đơn xin tị nạn của ông Yee, nhưng một quan tòa về di trú đã ra phán quyết ngược lại theo hướng có lợi cho blogger người Singapore.

Thẩm phán Samuel Cole ra phán quyết dài 13 trang, trong đó nêu rõ ông Yee sẽ phải đối diện với án tù ở Singapore do những quan điểm về chính trị của mình.

"Trong quá khứ, ông Yee đã từng phải chịu án tù vì quan điểm chính trị và có nhiều rủi ro sẽ lại đi tù trong tương lai ở Singapore," phán quyết của thẩm phán Coel nói.

"Do đó, phiên tòa quyết định cho ông Yee được hưởng chế độ tị nạn."

Luật sư của ông Yee, Sandra Grossman, cho biết có thể thân chủ của mình sẽ được tự do vào thứ Hai tới đây.

Trong thông cáo, bà Grossman khen ngợi quyết định của phiên tòa và nói, "Quyền tự do ngôn luận là bất khả xâm phạm, dù những lời phát biểu có gây khó chịu đi nữa."

'Gây tổn thương đến tín ngưỡng'

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/624/cpsprodpb/10AF5/production/_95314386__95313132_mediaitem95313131.jpg
Blogger Amos Yee từng bị tù vì đăng tải video về tôn giáo và về cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu
(hình ảnh REUTERS)

Vào tháng Chín 2016, blogger Yee bị án tù sáu tuần sau khi nhà chức trách Singapore cho rằng đã 'gây tổn thương đến tín ngưỡng'.

Anh ta đã cho đăng tải một video chỉ trích Thiên Chúa giáo và Hồi giáo.

Anh cũng bị tòa án Singapore xử tù bốn tuần vào năm 2015 vì đã chỉ trích những người Thiên Chúa giáo và do đăng tải một video về cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Đoạn video này được ông Yee đưa lên Youtube vài ngày sau khi cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu qua đời, với mục đích so sánh vị lãnh đạo và sáng lập của Singapore với Chúa Jesus.

Sau đó, anh ta còn cho đăng một hình vẽ biếm họa về ông Lý Quang Diệu và cựu Thủ tướng Anh quốc Magaret Thatcher, là cựu đồng minh của lãnh đạo Singapore.

Những thông tin được đăng tải này bị nhiều người phàn nàn với cảnh sát và thậm chí ông Yee còn bị đe dọa hành hung.


(* nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world-39392531 )

Triển
04-10-2017, 01:08 AM
#Nắn gân

Anh Trâm nắn gân anh Kim với hàng không mẫu hạm có 3200 thủy thủ đoàn và 2480 chuyên viên không lực trên hạm đội Carl Vinson.

Cách đây 2 năm, hạm đội này từng góp sức tìm kiếm chiếc máy bay hãng hàng không Mã Lai mất tích khu vực Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Lúc đó người ta đồn trên báo, mỗi ngày ngày tốn 1 triệu Mỹ kim cho lực lượng này. Hạm đội này tìm một tháng, vị chi 30 triệu.

Vài cái gãi ngứa của Kim khiến anh Trâm nổi đóa hay là chiêu ma mới nắn gân ma cũ? Khá tốn kém.


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1127968-galleryV9-nsgh-1127968.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1127789-900_breitwand_180x67-xbwb-1127789.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/#ref=gallery-last-image))

Triển
04-15-2017, 09:24 PM
#Tiễn lép chống mẹ mìn

Sau khi Mỹ thả "Mẹ mìn" có sức nổ giết chết 90 phiến quân IS ở A-Phú-Hãn, thì Bắc Hàn cũng lập tức phóng "tiễn".
Tiếc rằng sự so gân này có phần yếu đuối hơn so với đồ chơi của anh Trâm. Hỏa tiễn của anh Kim là "tiễn lép".



Tên lửa Bắc Hàn ‘nổ tung’

https://gdb.voanews.com/04E4CD64-267E-4A09-92F2-397520E8B215_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
16/04/2017
Hình ảnh lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un và một vụ phóng tên lửa trên truyền hình Hàn Quốc hồi tháng Hai.



Một quả tên lửa của Bắc Hàn "nổ tung gần như ngay lập tức" khi được phóng thử sớm 16/4, theo Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ, vài giờ trước khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence dự kiến sẽ có mặt ở Hàn Quốc để thảo luận về chương trình vũ khí của Bình Nhưỡng.

Vụ phóng thất bại ở bờ biển phía đông Bắc Hàn được thực hiện một ngày sau khi Bình Nhưỡng tổ chức một cuộc duyệt binh lớn để đánh dấu ngày sinh của người lập quốc Kim Il Sung.

Trong buổi lễ này, Bắc Hàn đã phô trương sức mạnh quân sự, trong đó dường như có các quả tên lửa đạn đạo mới, các hãng tin cho biết.


https://gdb.voanews.com/714AF699-9131-45C4-96F4-74A713C337C9_w650_r1_s.jpg
Tên lửa đạn đạo có thể phóng đi từ tàu ngầm được phô bày trong lễ duyệt binh hôm 15/4.

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết rằng quả tên lửa “nổ tung gần như ngay lập tức”, và cho biết thêm rằng loại tên lửa được phóng đi đang được phân tích.

Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên nói rằng nhiều khả năng đó không phải là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Một quan chức Mỹ thứ hai nói rằng vụ phóng được thực hiện trên đất liền.

Trước đó, Văn phòng Tham mưu trưởng liên quân của Hàn Quốc nói trong một thông cáo: “Miền Bắc đã tìm cách phóng một tên lửa chưa rõ loại gì từ khu vực Sinpo sáng nay (16/4), nhưng bị nghi đã thất bại”.

Hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn lời một nguồn tin tình báo không rõ danh tính của nước này nói rằng quả tên lửa dường như bay không xa khỏi bệ phóng đặt trên đất liền.

https://gdb.voanews.com/F2BF5B40-6623-40FD-A1A3-5480DB0F40DE_w650_r1_s.jpg
Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo ngay trước cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.

Đầu tháng này, Bắc Hàn phóng một quả tên lửa đạn đạo từ khu vực trên, trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc, một đồng minh của Bình Nhưỡng, để thảo luận về chương trình vũ khí đầy thách thức của chính quyền Kim Jong Un.

Căng thẳng gia tăng nhanh chóng trong khu vực trong bối cảnh có quan ngại về chuyện Bắc Hàn sẽ sớm tiến hành một cuộc thử hạt nhân thứ sáu hoặc một vụ phóng tên lửa đạn đạo trùng với thời điểm tổ chức lễ duyệt binh vào ngày 15/4, hay còn được gọi là “Ngày Mặt trời”.

Nhà Trắng cho biết rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã “cảnh báo” Bắc Hàn, trong khi khả năng Hoa Kỳ hành động quân sự với Bình Nhưỡng đang ngày càng được ủng hộ sau khi Washington không kích Syria hôm 7/4.

https://gdb.voanews.com/4ECCFE23-FA70-445D-A0CE-0333A365BCE3_w650_r1_s.jpg
Hàng không mẫu hạm Mỹ USS Carl Vinson đang trong hành trình tới bán đảo Triều Tiên.

Ông Trump sau đó đã lệnh cho một đội tàu chiến Mỹ, dẫn đầu là hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson, tới bán đảo Triều Tiên để phô trương sức mạnh, trong khi chính quyền của ông bàn thảo các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh hơn cũng như cả biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng.

Bắc Hàn sau đó cảnh báo về một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào Hoa Kỳ nếu bị tấn công.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence sẽ tới Hàn Quốc vào ngày 16/4 trong chuyến công du châu Á kéo dài 10.

https://gdb.voanews.com/4BC2D8D8-9185-47DF-AB85-2700FB622B66_cx2_cy10_cw98_w650_r1_s.jpg
Phó Tổng thống Mike Pence đã được thông báo về vụ phóng thất bại của Bắc Hàn.

Chuyến đi nhằm chứng tỏ cam kết của Mỹ đối với đồng minh trong bối cảnh căng thẳng leo thang về chương trình vũ khí của Bắc Hàn.

Các trợ lý Nhà Trắng cho biết ông Pence đã được thông báo về vụ phóng bất thành khi đang trên đường tới Seoul, và đã liên lạc với Tổng thống Donald Trump.

Còn Hàn Quốc cho biết sẽ triệu tập một cuộc họp của hội đồng an ninh quốc gia vào ngày 16/4.


(* nguồn: VOA Tiếng Việt (http://www.voatiengviet.com/a/ten-lua-bac-han-no-tung-gan-nhu-ngay-lap-tuc/3811994.html))

ốc
04-20-2017, 10:25 PM
Trùm có thể bán đứng đồng minh Nam Hàn cho Tàu để kíếm mối làm ăn.


Trump told The Wall Street Journal that Chinese President Xi Jinping gave him a history lesson during their meeting earlier this month, which gave him a new appreciation of the difficulties of defusing the situation in North Korea. “And, you know, you’re talking about thousands of years ... and many wars,” Trump was quoted as saying April 12. “And Korea actually used to be a part of China. And after listening for 10 minutes, I realized that it’s not so easy.”

https://www.yahoo.com/news/m/5a986792-8f96-333c-8adf-dedb573ba1f8/ss_furious-south-koreans-blast.html (https://www.yahoo.com/news/m/5a986792-8f96-333c-8adf-dedb573ba1f8/ss_furious-south-koreans-blast.html#comments)

#MakeChinaGreatAgain

Triển
04-20-2017, 11:46 PM
Trùm có thể bán đứng đồng minh Nam Hàn cho Tàu để kíếm mối làm ăn.



https://www.yahoo.com/news/m/5a986792-8f96-333c-8adf-dedb573ba1f8/ss_furious-south-koreans-blast.html (https://www.yahoo.com/news/m/5a986792-8f96-333c-8adf-dedb573ba1f8/ss_furious-south-koreans-blast.html#comments)

#MakeChinaGreatAgain

Vậy tại sao anh Phấc không chộp thời cơ chạy sang kể cho Trâm nghe rằng dòng họ Lý ở Cao Ly là của nhà em ra. Anh Ný Nong Tường là Bạch Mã Nguyên Soái thời xưa, hổng tin chìa hình chộp cái tượng bên đó ra liền. Cho nên nguyên cái bán đảo này thuộc Việt Nam luôn cho anh Trâm hết hồn chơi ta? :z33:

Triển
04-26-2017, 04:25 AM
#Giương oai diệu võ

Trung Quốc khánh thành chiếc hàng không mẫu hạm tự chế đầu tiên dài 315 thước rộng 75 thước có vận tốc 31 hải lý trên một giờ. Năm 1998 họ đã mua một chiếc cũ của Ukraine thời Liên Xô về tân trang lại và nhập thủy năm 2012. Lần này TQ tự chế chiếc mới. Tính ra cả nước TQ có 2 chiếc hàng không mẫu hạm. So với Mỹ hiện có 10 chiếc hàng không mẫu hạm thì cán cân trang bị vũ khí thủy chiến vẫn còn thua xa. Tuy nhiên đối với các nước Phi Luật Tân, Việt Nam, Nhật trong vùng biển Trung Quốc lấn quyền thì đây là một tin tức xấu. Theo chuyên gia quân sự thì phải còn vài năm nữa để thử nghiệm thì chiếc hàng không mẫu hạm mới này của TQ mới có thể chính thức được áp dụng.

http://cdn1.spiegel.de/images/image-1133950-860_poster_16x9-ggfo-1133950.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/china-die-volksrepublik-praesentiert-ersten-eigenen-flugzeugtraeger-a-1144848.html))

Triển
04-30-2017, 09:46 PM
Bắc Hàn lại phóng thử tên lửa, lại bị nổ tung
RFA
2017-04-28

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-allies-push-un-to-condemn-nk-missile-test-08042016102759.html/000_DS5PT.jpg/@@images/c5578780-b7bb-49e5-908a-f3f8395b9930.jpeg
Diễn tập bắn tên lửa của Quân đội nhân dân Triều Tiên. Ảnh được KCNA phát hành hôm 21/7/2016


Bắc Hàn lại phóng thử tên lửa, bất chấp những nỗ lực hai chính phủ Hoa Kỳ và Trung Quốc đang thực hiện nhằm chận đứng các hoạt động mang tính gây rối mà chính phủ Bình Nhưỡng thường làm, tạo bất ổn cho bán đảo Triều Tiên, đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc phòng của 2 nước đồng minh Mỹ là Nam Hàn và Nhật Bản.

Trong một bản tin ngắn vừa phổ biến, nhật báo The New York Times trích dẫn thông cáo của Bộ Tổng Tham Mưu Nam Hàn viết rằng vụ phóng tên lửa xảy ra hồi sáng sớm hôm nay, thứ Bảy 29/4.2017, tại một địa điểm nằm gần căn cứ quân sự Pukchang ở phía Đông Bắc thủ đô Bình Nhưỡng.

Vẫn theo tờ Times, thông cáo không nói tên lửa của Bắc Hàn thuộc loại nào, nhưng cho biết vụ phóng này không thành công.

Trong khi đó dựa theo một viên chức Hoa Kỳ, đài truyền hình CNN nói rằng tên lửa Bắc Hàn mới phóng thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17.

Viên chức này cũng cho CNN biết là tên lửa của Bắc Hàn bay khoảng từ 30 đến 40 km, rơi xuống vùng biển nằm phía ngoài bán đảo Triều Tiên.

Bản tin của hãng thông tấn AP cũng trích dẫn lời một viên chức Mỹ, lại nói là tên lửa của Bắc Hàn vỡ thành nhiều mảnh sau khi rời dàn phóng chỉ vài phút đồng hồ, mạnh vụn rơi xuống vùng Biển Nhật Bản.

Tờ The Washington Post cũng đưa tin xác nhận Bình Nhưỡng mới phóng thử tên lửa, nhưng nói thêm chưa có chi tiết rõ rệt. Tờ Post cũng cho hay kể từ ngày lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong-Un nắm quyền lãnh đạo tới giờ, đây là lần thứ 75 Bắc Hàn phóng tên lửa.


(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/north-korea-missile-test-fails-04282017185655.html )




Hoa Kỳ sẵn sàng mở cuộc chiến với Bắc Hàn
RFA
2017-04-28

http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-china-south-korea-northkorea-update-042817-04282017093726.html/000_NY1IA.jpg/@@images/43fd6971-309d-495e-b7b2-ffa94b093921.jpeg
Một nhân viên an ninh cùng với con chó K9 kiểm tra trụ sở Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc ở New York trước phiên họp về Bắc Hàn vào ngày 28 tháng 4 năm 2017.

Hôm nay, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson chủ trì phiên nhóm đặc biệt của Hội Đồng Bảo An, để thảo luận về căng thẳng đang xảy ra ở bán đảo Triều Tiên do chương trình tên lửa và hạt nhân của Bắc Hàn gây nên.

Trước khi phiên họp bắt đầu, tin từ Washington cho hay Hoa Kỳ có thể đề nghị Hội Đồng Bảo An thông qua một nghị quyết mới, trong đó lên án những hành động gây hấn mà Bắc Hàn thường làm, đồng thời kèm theo một số biện pháp cấm vận đối với nhà cầm quyền Bình Nhưỡng.

Những nguồn tin khác nhau phát xuất từ Nhà Trắng cho hay hai đề nghị sẽ được Hoa Kỳ và các nước đồng minh đưa ra là không cho hãng hàng không Bắc Hàn bay những đường bay quốc tế, và cấm các ngân hàng nước ngoài hoạt động tài chánh với Bình Nhưỡng.

Những điểm này được giải thích là nhằm mục đích ngân chận không cho Bắc Hàn có ngoại tệ.

Hôm 27 tháng tư trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn Reuters, Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump nhắc lại ông muốn giải quyết khủng hoảng với Bắc Hàn theo đường lối ngoại giao, ôn hòa, nhưng đồng thời cũng cho hay đó là điều rất khó làm, và cảnh báo một cuộc xung đột rất lớn có thể xảy ra giữa Washington và Bình Nhưỡng.

Tổng Thống Hoa Kỳ không nói rõ xung đột này là gì, sẽ diễn ra giới hình thức nào, nhưng trong những tuần gần đây, các viên chức cao cấp của hành pháp Mỹ đều nói mọi giải pháp đều được nói tới, và tuần rồi khi ghé thăm Nam Hàn và Nhật Bản, Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Mike Pence còn nói rằng nước Mỹ đã sẵn sàng rút gươm ra khỏi vỏ, cho thấy nếu cần thiết, Washington sẵn sàng mở cuộc chiến với Bắc Hàn.

Cũng trong ngày 26 tháng tư, Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson cho hay được Trung Quốc thông báo là đã cảnh cáo Bình Nhưỡng rằng nếu Bắc Hàn tiếp tục nổ thử nghiệm hạt nhân, lúc đó Bắc Kinh sẽ có những biện pháp trừng phạt riêng đối với chính phủ Bình Nhưỡng.

Chính Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump cũng lên tiếng ca ngợi những nỗ lực mà Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã thể hiện trong những tuần qua, để giúp giải quyết vấn đề Bắc Hàn.

Trong cuộc phỏng vấn của Reuters, Tổng Thống Trump cho biết ông Tập Cận Bình không hề muốn thấy hỗn loạn và chết chóc, do đó, nhà lãnh đạo Bắc Kinh muốn làm một điều gì đó để giải quyết tình hình căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên.

Tổng Thống Hoa Kỳ còn ngợi khen ông Tập là một người tốt, là nhà lãnh đạo yêu nước và yêu nhân dân Trung Quốc.


(* nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/internationalnews/us-china-south-korea-northkorea-update-042817-04282017093726.html )

ốc
04-30-2017, 11:17 PM
Trùm đòi Nam Hàn giả tiền bảo kê 1 tỷ đô Mỹ. Nam Hàn nói còn lâu.

Xem tin Roi Tơ: http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-thaad-advisor-idUSKBN17U09Y


Trump told Reuters in an interview on Thursday he wants South Korea to pay for the $1 billion Terminal High Altitude Area Defense (THAAD) system.


"Even if we purchase THAAD, its main operation would be in the hands of the United States," said Kim Ki-jung, a foreign policy adviser to Moon and professor at Seoul's Yonsei University.
"So purchasing it would be an impossible option. That was our topic when we were considering the options," Kim said.

Triển
05-01-2017, 12:16 AM
Mễ Tây Cơ còn phải trả tiền cho hàng rào thì Nam Hàn làm sao có thể công khai gây thiệt thòi cho tiền thuế của dân chúng Mỹ đóng được. Quân đội Mỹ đóng ở Nam Hàn và Đức chưa từng miễn phí. Có điều ông này hay làm như là nước Mỹ phải bao hết vậy. :)

Nhã Uyên
05-02-2017, 05:13 AM
Bạn Du Te Te nói bận lắm không biết có sang thăm bạn Đô L(N)a Trâm được không.



Rodrigo Duterte Says He May Be Too Busy for White House Visit

https://www.nytimes.com/2017/05/01/world/asia/trump-philippines-duterte.html?_r=0

Triển
05-09-2017, 10:14 AM
Văn Tại Dần (Moon Jae-in) thuộc đảng Dân Chủ thắng cử và là tân tổng thống Nam Hàn.

Văn Tại Dần thiên tả, con trai của một người Bắc Hàn chạy sang tị nạn và có ý tưởng đối thoại với Kim Chánh Ân của Bắc Hàn cũng như muốn mở cửa lại khu kỹ nghệ chung ở Khai Thành (Kaesong) từng bị đóng vì tranh cãi với Bắc Hàn khi bên kia thử hoả tiễn đạn đạo vào tháng Hai năm 2016.

Cha của Văn Tại Dần, luật sư nhân quyền từng phải ngồi tù vì chống lại sự độc tài của Phác Chính Hy (Park Chung Hee), cha của nữ tổng thống Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) bị bãi nhiệm do bê bối quan hệ chính trị & tài chánh. Văn Tại Dần cổ suý độc lập, không có sự bảo hộ của Mỹ.

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/suedkorea-moon-jae-in-gewinnt-praesidentschaftswahl-a-1146870.html))


http://cdn3.spiegel.de/images/image-1139662-860_poster_16x9-xatn-1139662.jpg

ốc
05-09-2017, 07:46 PM
Cha của Văn Tại Dần, luật sư nhân quyền từng phải ngồi tù vì chống lại sự độc tài của Phác Chính Hy (Park Chung Hee), cha của nữ tổng thống Phác Cận Huệ (Park Geun-hye) bị bãi nhiệm do bê bối quan hệ chính trị & tài chánh. Văn Tại Dần cổ suý độc lập, không có sự bảo hộ của Mỹ.

Chị Lú chắc bầu cho ông này để thay thế bà kia. #It'saMan'sWorld

Triển
05-10-2017, 05:42 AM
Tòa đại sứ Bắc Hàn ở Berlin
Còn phòng trống ở chỗ ông độc tài

http://media-cdn.sueddeutsche.de/image/sz.1.3498681/680x382?v=1494353402000

Các nhà ngoại giao kinh tài cho nhà cầm quyền bằng các làm ăn kỳ lạ. Một trong những nguồn tiền bạc là cái khách sạn ngay giữa Berlin. Chính phủ Đức muốn kết thúc vụ này.

bài viết của Georg Mascolo

vào ngày 9 tây tháng Chín năm 2016, các nơi theo dõi địa chấn trên thế giới đều ghi nhận một cơn địa chấn ở mức độ 5,3. Trung tâm phát ra địa chấn được định vị là Punggye-ri ở Bắc Hàn. Nơi này chính là phạm vi thử nghiệm của nhà cầm quyền theo Stalin thử vũ khí nguyên tử tự chế của họ nhiều năm nay. Ngay sau đó truyền thông nhà nước loan tin thắng lợi đã thử thành công một đậu đạn mới. Đúng ngay vào giờ ngày lễ quốc khánh đã thành công thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ năm.

Cả thế giới lại một phen phẫn nộ, viên đại sứ bị bộ ngoại vụ triệu tập và để phản đối ngay cả các ông ngoại giao Trung Quốc trong ngày này cũng lánh mặt ở buổi khánh tiết với đại diện của Bắc Hàn chờ tiếp đón trên đười Glinka tại Berlin.

Chỉ vài người bạn từ thời Đông Đức cũ lom khom trước chỗ buffet có mực cay và thịt heo quay xào cải. Chủ nhân bữa tiệc, viên đại sứ Ri Si-hong tỏ vẻ bình thường. Ba cái vụ phản đối kia quen thuộc rồi ai cũng biết. Ri nói với tờ Spiegel Online, "Đất nước chúng tôi mạnh mẽ và đủ khả năng tự vệ nhờ ơn của người lãnh tụ vĩ đại".

Những hôm đó có nguy cơ vụ tranh chấp với Bắc Hàn sẽ leo thang. Mật vụ Mỹ lo ngại rằng nước này hiện có khả năng cứ 6 đến 7 tuần là có thể chế tạo được một đầu đạn nguyên tử mới. Ngoài ra còn có vụ phát triển hỏa tiễn đạn đạo, trên lý thuyết có thể đến được bờ Tây của Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa Bình Nhưỡng. Đó là một sự trộn lẫn giữa nhiều ích kỹ và vũ khí khủng khiếp ở cả đôi bên.

Trong trường hợp này xem ra chính phủ Đức có quyết tâm chứng minh cho nhà cầm quyền Bình Nhưỡng thấy không chỉ nói miệng. Một loạt các cấm vận mới được soạn thảo sẽ phương hại đến Bắc Hàn và chi nhánh kinh doanh của họ ở Berlin. Một cái khách sạn hạng rẻ và một nghị trường trong khuôn viên tòa đại sứ khai trương từ năm 2004 sẽ bị đóng cửa.
Bắc Hàn đã cho mướn lại một phần của khuôn viên tòa đại sứ của họ để kinh tài. Một người chủ hostel đã trả 38 ngàn euro tiền mướn nhà mỗi tháng. Một mối làm ăn sốt dẻo.

Sống chung với cấm vận - Bắc Hàn trở thành nhiều sáng tạo

Việc đóng cửa có thể xảy ra qua loạt cấm vận mới mà Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc ra quyết định sau lần thử nghiệm vũ khí nguyên tử lần thứ năm. Có một phần phụ chú cấm các cơ sở ngoại giao cho thuê lại hoặc đem khoán lại. Chính phủ Đức đã thúc đẩy ở New York vụ này nhưng sự việc kéo dài.

Trước hết nội các phải thay đổi luật lệ cho kinh tế ngoại quốc để có thể phạt chủ nhân hostel và nghị trường nếu họ không đình chỉ các hợp đồng khoán lại. Kế đến bộ tư pháp mới phát hiện là khác hơn các lãnh vực khác, các cuộc cấm vận chỉ có thể áp dụng cho chuyện tương lai chứ không có giá trị cho các mối làm ăn hiện tại.

Bắc Hàn khác người, đã sống chung từ nhiều thập niên nay với các cấm vận khắc nghiệt. Nhưng mà không có quốc gia nào đầy sáng kiến để kiếm tiền hay như họ. Ngoại tệ được kiếm để cung cấp hàng hóa xa xỉ cho giới có đặc quyền, rồi được dành chi cho việc chế tạo các vũ khí sát nhân hàng loạt hoặc là tài trợ cho hoạt động tòa đại sứ ở ngoại quốc.
Đồng tiền mặt giữ vững chế độ độc tài, mà mỗi một ông tổng thống Mỹ từ khi kết thúc chiến tranh Đại Hàn năm 1953 đều mòn mỏi đợi chờ nó chấm dứt đến nay.

Theo tin tức của những người bỏ chạy khỏi hàng ngũ Bắc Hàn thì các tòa đại sứ khắp nơi trên thế giới đóng một vai trò trọng tâm trong việc kinh tài. Các nhà đại sứ của chế độ này đã từng bị phát hiện buôn lậu ngà voi, sừng quý hoặc là vàng. Họ buôn lậu thuốc Viagra và rượu không đóng thuế. Ở Bangladesh phát hiện một nhà ngoại giao đang cố gắng nhập lậu vào nước này 1,6 triệu thuốc lá.

Rất thường có làm ăn với vũ khí. Cuối thập niên 90 một nhà ngoại giao Bắc Hàn bị phát hiện ở Berlin làm ăn song song vừa buôn vũ khí vừa buôn xì ke. Ở các vụ vi phạm nhỏ thông thường là thói coi thường luật lệ. Cảnh sát Berlin đã phát hiện ông đại sứ Ri câu cá không có giấy phép. Họ dạy ông này là không được phép câu cá không có bằng. Trong biên bản của cảnh sát chép lại: "ông đại sứ tỏ ý biết sai, cười cười rồi câu tiếp".

Chủ hostel được biết là tháo vát

Các hoạt động gọi là trái phép xảy ra đều đều, các đại sứ đều là con buôn ngày trước. Các kiện hàng Nutella, savon gội đầu hoặc là bia họ đóng gói cho lên tàu về cố quốc hết. Ngay cả có lần bị phát hiện luôn lúc họ đang toan tính mở một cái nhà hàng tàu ở khu trung tâm Berlin.

Berlin là một trong những nơi có đại sứ quan trọng nhất của nhà cầm quyền Bắc Hàn, dù họ không có đến 10 viên chức; hồi thời còn Đông Đức có gần đến 100 viên chức tác nghiệp. Họ tọa lạc ngay giữa khu cơ quan chính phủ Đức nằm giữa quốc hội Đức và bộ tài chánh. Khoảnh đất phía trước có bảng thông tin ca ngợi biết ơn triều đại độc tài của Kim hiện tại là một di sản của quan hệ thắm thiết với nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Bình Nhưỡng từng mở rộng vòng tay cho cựu chủ tịch Erich Honecker tị nạn chính trị sau khi bức tường ô nhục bị giật sập.

http://media-cdn.sueddeutsche.de/image/sz.1.3497872/680x382?v=1494346180000
Cái khách sạn rẻ tiền này có 435 giường cho mướn - Bình Nhưỡng thu vào bạc triệu (hình ảnh: NDR)

Từ năm 2004 tòa đại sứ đã lợi dụng vị trí thượng hạng và khuôn viên quá lớn cho đại sứ để kinh doanh. Nguyên một dãy nhà được dọn sạch, một nhóm người xây dựng xuất hiện. Một phần của tòa đại sứ trở thành Cityhostel Berlin có giá rẻ một phòng bốn giường có 17 euro một đêm với điểm tâm 5 đồng rưỡi.

Tay giám đốc có vẻ tháo vát. Trước giải việt dã Berlin họ rao bán All-You-Can-Eat Noodle-Party. Kê một cái bàn thụt banh bàn, một cái bàn thụt bi-da và một cái bàn chơi Basement-Lounge. Dưới hầm ở cuối hành lang có một cánh cửa sắt chận lối đi sang hàng xóm Bắc Hàn.

Cái khách sạn rẻ "nằm trên động mạch của đô thị" (tự quảng cáo) luôn được đặt phòng đầy kín. Các portal lớn như Booking hoặc là Trip Avisor làm ăn với họ. Vụ làm ăn với nghị trường ("Địa chỉ độc hàng đầu") cũng rất khá. Ở những nơi khác người Bắc Hàn cũng đã mang tiếng qua kiểu khoán lại. Nhưng Berlin được xem như là nơi đặc biệt làm ăn khá.

Nhưng bây giờ các kiểu làm ăn như vầy sẽ chấm dứt. Chính phủ Đức căn cứ theo nghị định của Liên Hiệp Quốc số 2321, được thông qua hai tháng sau vụ thử nghiệm vũ khí nguyên tử và rõ ràng cấm các hình thức làm ăn như vậy. Bộ ngoại giao nghĩ đến chiến thuật nhất tiễn hạ song điêu, là một mặt thực hiện nghiêm túc việc cấm vận "để đem Bắc Hàn trở về bàn thương thuyết". Mặt khác là không cần phải đánh xáp lá cà với nhà cầm quyền này.

Tòa đại sứ bị canh chừng đặc biệt

Đức có đại sứ ở Bình Nhưỡng và nhà cầm quyền vô chừng này đã liên tục đe dọa trong quá khứ. Có lần xảy ra vào năm 2013 là Đức nên mang các nhà ngoại giao của mình "vì an ninh của chính mình" về nước hết đi. Đó là một trong những trường hợp mà các đại sứ luân phiên Bắc Hàn thường bị mắng vốn khi triệu tập theo tin tức của Bộ ngoại vụ Đức "bằng lời lẽ rõ ràng" rằng cư xử của họ không thể chịu đựng được. Các cảnh cáo đó là nội dung thường xuyên trong các cuộc đàm thoại giữa chính phủ Đức và các đại sứ của Kim ở Berlin.
Các đại sứ này dầu sao cũng đã nằm trong danh sách bị trông chừng đặc biệt. Các viên chức ngoại giao Đức về hưu còn nhớ rõ các vụ các đại sứ của Bắc Hàn cố gắng hỏi mua vật liệu cho chương trình nguyên tử của họ. Lý do là chất phân hạch để làm bom rõ ràng là không chỉ xuất xứ từ lò nguyên tử của Bắc Hàn.

Bắc Hàn đã xây dựng một hệ thống phản ứng hoạt động được từ nhiều năm nay cho việc tích tụ chất Uranium. Phương tiện này cũng để chế bom. Bảng kế hoạch này theo sự điều tra của IAEA, Viện nguyên tử lượng thế giới, được chuyển từ Pakistan sang Bắc Hàn. Một khoa học gia nguyên tử người Pakistan đã đánh cắp trước đó từ Châu Âu về.

Kỹ thuật ly tâm xuất xứ từ Đức - mà theo các diễn giải cho biết thì lại tìm ngay các hãng Đức để mua các bộ phận thay thế và thiết lập. Trong quá khứ chính phủ Đức đã cho chận các chuyến tàu đã trên đường ra khơi chở các thiết bị ly tâm về Bắc Hàn.

"Trường hợp tiêu biểu của một nhà nước mạo hiểm"

Đến nay hầu hết tất các các chuyến mua vật liệu trá hình đều được kịp thời phát hiện và ngăn chận. Việc này có tầm quan trọng ưu tiên cao nhất trong chính phủ Đức. Đã từ lâu Bắc Hàn không chỉ chế tạo vũ khí sát nhân hàng loạt cho chính mình. Để kiếm tiền họ cũng bán luôn vũ khi nguyên tử. Cũng như gần đây bán cả lò nguyên tử sang Syria, mà không quân Do Thái đã oanh tạc năm 2007.
Tòa bảo hiến gọi nhà cầm quyền Bắc Hàn là "Trường hợp tiêu biểu của một nhà nước mạo hiểm". Berlin không muốn bị cáo buộc là không tận sức kiềm hãm nhà cầm quyền nơi đó. Cho dù đó chỉ là việc cho đóng cửa một cái hostel và một nghị viện ở trung tâm Berlin.

(* nguồn: http://www.sueddeutsche.de/politik/nordkoreanische-botschaft-in-berlin-beim-diktator-sind-noch-zimmer-frei-1.3497290 )

Triển
05-12-2017, 09:37 PM
Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 12-05-2017
Sửa đổi ngày 12-05-2017 15:19

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-12t114023z_571231334_rc18522d7650_rtrmadp_3_china-silkroad.jpg
Trung tâm Hội nghị Quốc gia Trung Quốc, nơi tổ chức thượng đỉnh Sáng Kiến Con đường Tơ lụa mới, Bắc Kinh. Ảnh chụp ngày 12/05/2017.
REUTERS/Thomas Peter

Lãnh đạo 28 quốc gia và quan chức cấp cao từ nhiều nước khác sẽ tề tựu về Bắc Kinh trong hai ngày 14-15/05/2017 để tham gia một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến Con Đường Tơ Lụa đầy tham vọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc loan báo sẽ có cả trăm nước cử đại diện đến tham dự hội nghị. Tuy nhiên, theo giới quan sát, nhiều chính phủ, từ Washington, Matxcơva cho đến New Delhi, Jakarta, vẫn không tránh khỏi lo ngại trước ý đồ chính trị của Bắc Kinh thông qua vỏ bọc kinh tế, thương mại của sáng kiến này.

Nhiều quốc gia cho rằng khi thúc đẩy việc xây dựng « Con Đường Tơ Lụa Mới », một chuỗi hải cảng cùng với các tuyến đường sắt và đường bộ, để mở rộng giao thương trong một vòng cung trải rộng từ châu Á, qua châu Phi và châu Âu, mục tiêu thâm sâu của Bắc Kinh là bành trướng ảnh hưởng chính trị của riêng Trung Quốc, bào mòn ảnh hưởng của các đối thủ.

Một số nước khác thì lo ngại Trung Quốc có thể làm suy yếu các chuẩn mực về nhân quyền, môi trường và các tiêu chuẩn khác trong việc cấp tín dụng, hoặc là để cho các nước nghèo nhận trợ giúp của Trung Quốc bị nợ nần chồng chất.

Ấn Độ là một trong những nước nghi ngờ Trung Quốc. New Delhi không hài lòng với việc các công ty Nhà nước Trung Quốc đến hoạt động tại vùng Kashmir hiện do Pakistan kiểm soát, nhưng đang có tranh chấp với Ấn Độ. New Delhi xem việc công ty Trung Quốc có mặt ở Kashmir là một sự tán thành của Bắc Kinh đối với quyền kiểm soát của Pakistan.

Ngay cả Nga cũng không tránh khỏi nghi ngại, cho dù về danh nghĩa, Nga là đồng minh thân cận của Trung Quốc - tổng thống Vladimir Putin là một trong những lãnh đạo cường quốc hiếm hoi đến tham dự hội nghị thượng đỉnh về Con Đường Tơ Lụa Mới. Theo giới phân tích, Matxcơva đặc biệt quan ngại trước khả năng Bắc Kinh làm suy yếu ảnh hưởng của Nga ở vùng Trung Á bằng cách nối Uzbekistan và các nước Trung Á khác vào kinh tế Trung Quốc vốn năng động hơn Nga.

Bản thân tổng thống Nga Vladimir Putin vào tháng 06/2016 đã tìm cách chống đỡ sáng kiến Con Đường Tơ Lụa của Trung Quốc bằng cách đề xuất một « Đại Dự Án Á-Âu », trong đó Bắc Kinh dẫn đầu về kinh tế, còn Matxcơva lo mảng chính trị và an ninh. Theo hai chuyên gia Ba Lan Marcin Kaczmarski và Witold Rodkiewicz thuộc một trung tâm tham vấn tại Vacxava, sáng kiến đó cho phép điện Kremlin « duy trì được cái mã bề ngoài là họ vẫn nắm quyền chủ động chính trị trong khu vực ».

Tại khu vực Đông Nam Á, nước lớn nhất ASEAN là Indonesia, dù có quan hệ tốt với Trung Quốc, cũng thận trọng với các tham vọng chiến lược của Bắc Kinh, đặc biệt sau khi Trung Quốc phớt lờ dư luận để bồi đắp các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục tiêu áp đặt chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.

Theo Christine Tjhin, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế ở Jakarta, giới tinh hoa chính trị Indonesia lo ngại rằng Trung Quốc có thể lên làm « bá chủ khu vực ».

Sáng kiến Con Đường Tơ Lụa Mới của Trung Quốc dĩ nhiên cũng gióng lên những tiếng chuông báo động tại Hoa Kỳ. Theo hãng tin Mỹ AP, một số nhà ngoại giao và chuyên gia phân tích chính trị cho rằng Bắc Kinh đang cố tạo ra một mạng lưới kinh tế chính trị lấy Trung Quốc làm tâm điểm, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực và viết lại các quy tắc về thương mại và an ninh.

Điều oái oăm là bất chấp các nhận định đó, từ ngày lên cầm quyền, tân tổng thống Mỹ Donald Trump đã mặc nhiên để cho Trung Quốc tự do tung hoành, khi rút Hoa Kỳ ra khỏi khối Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, được cho là một công cụ tốt, khả dĩ để cản trở được Trung Quốc.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170512-con-duong-to-lua-moi-y-do-mo-rong-the-luc-cua-trung-quoc-gay-lo-ngai )

hoài vọng
05-12-2017, 11:49 PM
Thằng chệt tính dùng tơ lụa để ...thắt cổ các nước láng giềng :z45:

Triển
05-13-2017, 09:18 PM
Nó thắt cổ cho chết rồi nó bán hàng cho ai LĐC?




http://i.imgur.com/jt0JHh8.jpg

(* nguồn: Đài Á Châu Tự Do (http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-ask-china-billions-loan-for-railroad-project-05122017123109.html))

Triển
05-17-2017, 09:31 PM
Mô hình « toàn cầu hóa » kiểu Trung Quốc


Minh Anhhttp://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-15t110016z_755947172_rc1b08a13e10_rtrmadp_3_china-silkroad-summit.jpg
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đọc thông cáo chung kết thúc thượng đỉnh "Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR", Bắc Kinh, ngày 15/05/2017.
REUTERS/Jason Lee

Trong hai ngày 14-15/05/2017, Thượng đỉnh « Con Đường Tơ Lụa Mới - OBOR (One Belt, One Road) » đã diễn ra tại Bắc Kinh. Le Monde nhận xét : « Tại Trung Quốc, Tập Cận Bình trải thảm ‘những con đường tơ lụa’ ». Trong bài diễn văn khai mạc hôm Chủ Nhật, chủ tịch Trung Quốc khẳng định đây là một « dự án thế kỷ » và kêu gọi « xây dựng một khối cộng đồng lớn cùng chia sẻ các lợi ích ».

Thế nhưng, theo quan điểm của Les Echos, « Trung Quốc đang tìm cách áp đặt quan điểm của mình về toàn cầu hóa ». Bởi vì, theo nhận xét của nhật báo, ngoài những lợi ích kinh tế từ Con Đường Tơ Lụa Mới này, thì Bắc Kinh dự định sử dụng dự án trên như là một bàn đạp trên bình diện địa chính trị cho phép Trung Quốc mở rộng tầm ảnh hưởng và gây được nhiều áp lực hơn trong việc điều hành thế giới.

Les Echos trích phân tích của ông Christian Deseglise, giáo sư đại học Columbia và chuyên gia về thị trường mới trỗi dậy thuộc ngân hàng HSBC, cho rằng : « Kể từ giờ Trung Quốc muốn có một vai trò lãnh đạo trên chính trường quốc tế. Với dự án Con Đường Tơ Lụa Mới OBOR, Trung Quốc có những phản ứng trước những chỉ trích về hiện tượng toàn cầu hóa và việc từ bỏ hệ thống Bretton Woods, một hệ thống mà ở đó các nước mới trỗi dậy cảm thấy chưa được đại diện một cách thỏa đáng ».

Hệ thống Bretton Woods này được ký kết vào năm 1944, tại một hội nghị diễn ra tại Bretton Woods, New Hampshire, quy tụ hơn 730 đại biểu đến từ 44 lãnh đạo quốc gia. Hệ thống này thống nhất mức tỷ giá cố định cho các đồng tiền chính và cho phép ngân hàng trung ương được can thiệp vào thị trường tiền tệ. Chế độ Bretton Woods quy định một ounce vàng có giá 35 đôla Mỹ. Hệ thống Bretton Woods kéo dài từ năm 1944 đến năm 1971.

Như để thuyết phục các đối tác Bắc Kinh đã cam kết một gói hỗ trợ về mặt tài chính trị giá 113 tỷ euro để phát triển nhiều công trình hạ tầng ở những nơi dự án OBOR đi qua (từ cầu cảng, đường bộ, cho đến đường sắt…), vốn tập trung đến hơn 60% dân số thế giới và chiếm đến 1/3 tổng thu nhập toàn cầu.

Tuy biết rằng đó là « một tham vọng quá khổ » nhưng đối với Bắc Kinh « dù chỉ là một phần dự án được thực hiện có hiệu quả, tiến bộ có được cũng sẽ rất là to lớn », như nhận định của ông Jean-François Di Meglio, chủ tịch Trung Tâm Cố Vấn Asia Centre.

Mặc dù cố sức bảo vệ « một sáng kiến đôi bên cùng có lợi » dựa trên sự « hợp tác » và đảm bảo mang lại « hòa bình và thịnh vượng », nhưng chủ tịch Tập Cận Bình vẫn không dỡ bỏ được mọi sự kháng cự của một số nước. Nhiều quốc gia láng giềng lo ngại chính sách bành trướng khu vực này của Trung Quốc, nhất là Ấn Độ và Nhật Bản.

Về phần mình, nhiều nước châu Âu cũng đã từ chối ký vào bản thông cáo chung do Trung Quốc soạn thảo khi cho rằng bản thông cáo này chưa đề cập đầy đủ những mối bận tâm của châu Âu trên phương diện minh bạch hóa thị trường công hay những chuẩn mực về xã hội và môi trường.

Tuy nhiên, về điểm này, Le Figaro có bài viết của nhà báo Renaud Girard chỉ trích Liên Hiệp Châu Âu đang thiếu một chiến lược trước đà tiến của Trung Quốc. Tác giả lưu ý là trên phương diện thương mại, Hoa Kỳ đã có một hình thức chiến lược riêng của mình là theo chủ nghĩa cơ hội. Nghĩa là tùy theo từng lợi ích tức thì mà Hoa Kỳ có thể luân phiên thay đổi mầu áo: tự do trao đổi mậu dịch hay bảo hộ mậu dịch.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170516-obor-mo-hinh-%C2%AB-toan-cau-hoa-%C2%BB-kieu-trung-quoc )

Triển
05-19-2017, 04:39 AM
#Nắn gân

Anh Trâm nắn gân anh Kim với hàng không mẫu hạm có 3200 thủy thủ đoàn và 2480 chuyên viên không lực trên hạm đội Carl Vinson.

Cách đây 2 năm, hạm đội này từng góp sức tìm kiếm chiếc máy bay hãng hàng không Mã Lai mất tích khu vực Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương.

Lúc đó người ta đồn trên báo, mỗi ngày ngày tốn 1 triệu Mỹ kim cho lực lượng này. Hạm đội này tìm một tháng, vị chi 30 triệu.

Vài cái gãi ngứa của Kim khiến anh Trâm nổi đóa hay là chiêu ma mới nắn gân ma cũ? Khá tốn kém.


http://cdn1.spiegel.de/images/image-1127968-galleryV9-nsgh-1127968.jpg

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1127789-900_breitwand_180x67-xbwb-1127789.jpg

(theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/#ref=gallery-last-image))



#Nắn gân tập 2

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1144213-900_breitwand_180x67-ycbj-1144213.jpg

Mỹ gởi chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai mang tên "USS Ronald Reagan" tới vùng biển Bắc Hàn. :)))
Nghe sợ chớ thật ra để đổi chỗ với chiếc kia. :)))

(* nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/nordkorea-usa-schicken-flugzeugtraeger-uss-ronald-reagan-a-1148451.html) )

Triển
05-27-2017, 09:28 PM
Đài VOA đi tin hơi chậm nhưng có còn hơn không ....

#Tập dằn mặt Trâm?




Chiến đấu cơ Trung Quốc chặn máy bay Mỹ ở Biển Đông

https://gdb.voanews.com/AA2A5F36-8312-42F3-96F2-E1C242959814_w1023_r1_s.jpg
Một chiếc P-3 Orion của hải quân Mỹ.

Hai máy bay chiến đấu của Trung Quốc chặn một máy bay trinh sát của hải quân Mỹ trên Biển Đông hôm 24/5, thậm chí một chiếc chỉ bay cách 180 mét.

Các quan chức Mỹ không muốn nêu danh tính được Reuters trích lời nói hôm 27/5 rằng chiếc máy bay tuần thám của Mỹ là P-3 Orion đang trong không phận quốc tế, ở vị trí cách đông nam Hong Kong khoảng 240 km, thì các chiến đấu cơ của Trung Quốc có hành động ngăn chặn thiếu an toàn.

Tin cho hay, một chiếc máy bay chiến đấu của Trung Quốc bay trước máy bay của Mỹ, giới hạn khả năng di chuyển của chiếc P-3 Orion.

Lầu Năm Góc xác nhận việc hai máy bay của Trung Quốc xác nhận vụ việc, coi đó là hành động “thiếu tính chuyên nghiệp và thiếu an toàn”.

https://gdb.voanews.com/ECB66F65-707F-4983-896A-9F18904E462A_w650_r1_s.jpg
Một máy bay chiến đấu của Mỹ.

Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc làm vậy. Đầu tháng này, hai máy bay chiến đấu SU-30 của Trung Quốc đã chặn một chiếc máy bay dò phóng xạ của Hoa Kỳ khi nó bay trong không phận quốc tế trên Biển Hoa Đông.

Vụ chặn máy bay Mỹ xảy ra đúng ngày quan chức Hoa Kỳ cho biết rằng một tàu chiến của nước này đã tiến sát vào một đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây ở Biển Đông, trong phạm vi 12 hải lý (22 km).

Hành động mà Washington gọi là duy trì tự do hàng hải này đánh dấu lần đầu tiên Mỹ làm vậy dưới thời kỳ nắm quyền của Tổng thống Donald Trump.


(* nguồn: http://www.voatiengviet.com/a/chien-day-co-trung-quoc-chan-may-bay-my-o-bien-dong/3873882.html )

Triển
06-19-2017, 08:53 PM
Sinh viên Mỹ bị Bắc Triều Tiên giam cầm vừa qua đời (https://www.voatiengviet.com/a/sinh-vien-my-bi-bac-trieu-tin-giam-cam-vua-qua-doi-/3907005.html)

https://gdb.voanews.com/894D1AC0-CB28-488C-A557-982892FC9C0B_w1023_r1_s.jpg

Triển
08-23-2017, 12:12 AM
#PhiênBảnGốcCủaTrịnhXuânThanh
#KịchBảnTựThú



Trung Quốc: Một luật sư bảo vệ nhân quyền “thú nhận” tội tại tòa

Thanh Phương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_hkg7253730_0.jpg
Luật sư Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) đang trả lời các phóng viên. Ảnh chụp tại Bắc Kinh, ngày 02/05/2012.
AFP PHOTO/Mark RALSTON


Sau khi mất tích trong nhiều tháng, hôm nay, 22/08/2017, một luật sư bảo vệ nhân quyền của Trung Quốc, xuất hiện trở lại tại một phiên tòa, để “thú nhận” tội “kích động phá hoại Nhà nước”.

Ông Giang Thiên Dũng (Jiang Tianyong) là một luật sư chuyên lo về những vụ nhạy cảm ở Trung Quốc, liên quan đến giáo phái Pháp Luân Công bị cấm, các nhà đấu tranh Tây Tạng hay các nạn nhân vụ sữa nhiễm độc.

Ông đã mất tích từ tháng 11/2016 trên đường đi từ Bắc Kinh đến Trường Sa để hỏi thăm tin tức về Tạ Dương (Xie Yang), một luật sư bảo vệ nhân quyền khác bị bắt giữ vào tháng 07/2016. Chính ông Giang Thiên Dũng đã thông báo với quốc tế là đồng nghiệp Tạ Dương bị tra tấn trong tù.

Hôm nay, tòa án Trường Sa công bố trên Internet một đoạn video của phiên xử, trong đó luật sư Giang Thiên Dũng khẳng định là ông “bịa ra toàn bộ chuyện đó” để bêu xấu chính quyền Trung Quốc và ông “thành thật xin lỗi”.

Nhưng theo lời ông William Nee, nhà nghiên cứu về Trung Quốc của tổ chức Ân Xá Quốc Tế, trong vụ xử luật sư Giang Thiên Dũng, gia đình của ông đã bị sách nhiễu, bản thân ông thì không được tự do chọn luật sư biện hộ và rất ít người được vào dự phiên tòa, trong khi chính quyền khẳng định đây là một phiên xử công khai.

Vụ bắt giữ và xét xử luật sư Giang Thiên Dũng là vụ mới nhất trong chiến dịch nhằm siết chặt sự kiểm soát lên xã hội dân sự Trung Quốc. Chiến dịch đàn áp này được phát động kể từ khi chủ tịch Tập Cận Bình lên cầm quyền cuối năm 2012. Ban đầu chỉ nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động, chiến dịch đàn áp dần dần nhắm vào cả giới luật sư.

Còn tại Hồng Kông, sau khi đã bị xử y án 6 tháng tù vào tuần trước, hôm nay, lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong (Joshua Wong) hôm nay lại ra tòa cũng về những cáo buộc liên quan đến phong trào đòi dân chủ mùa thu năm 2014.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170822-trung-quoc-mot-luat-su-bao-ve-nhan-quyen-%E2%80%9Cthu-nhan%E2%80%9D-toi-tai-toa )

Triển
08-24-2017, 11:42 PM
#ChơiHayGiỡn




Hải quân Mỹ là nạn nhân các vụ tấn công tin học?

Thanh Phương


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/250/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-21t070650z_476786807_rc1d680e2c70_rtrmadp_3_usa-navy-crash.jpg
Tàu khu trục USS John S. McCain, sau tai nạn đụng tàu chở dầu trong vùng biển Singapore Ảnh ngày 21/08/2017.
REUTERS/Ahmad Masood

Trong thời gian gần đây, tại châu Á, các chiến hạm Mỹ liên tiếp bị tai nạn, trong đó có vụ mới xảy ra tại eo biển Singapore. Tình hình này khiến hải quân Mỹ đang tự hỏi phải chăng họ đang là nạn nhân của các vụ tấn công tin học.

Một số chuyên gia vẫn nghĩ rằng không thể có chuyện những kẻ xấu gây ra những vụ tai nạn như vậy, bởi lẻ các hệ thống an ninh của Mỹ rất chặt chẽ và phải huy động rất nhiều phương tiện để điều khiển cho hai chiếc tàu đụng nhau. Nhưng đối với các chuyên gia khác, các vụ tai nạn xảy ra liên tiếp không thể là do sai sót của con người hoặc là một sự trùng hợp.

Tuy nhấn mạnh là không muốn suy đoán kết quả điều tra, nhưng tư lệnh đặc trách các chiến dịch của hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson, đã không loại trừ một tác nhân bên ngoài hay một cuộc tấn công tin học đã gây ra vụ đụng tàu giữa khu trục hạm USS John S. McCain với một tàu chở dầu ở eo biển Singapore sáng sớm ngày 21/08/2017.

Đây là vụ đụng tàu thứ hai gây chết người của một chiến hạm Mỹ ở vùng Thái Bình Dương chỉ trong vòng hai tháng và là vụ tai nạn thứ tư kể từ đầu năm đến nay. Ngoài vụ chiếc khu trục hạm USS Fitzgerald đụng một tàu chở hàng ngoài khơi Nhật Bản ngày 17/06, còn có hai vụ khác xảy ra trong năm nay ở vùng Thái Bình Dương mà ít ai biết. Vào tháng Giêng, chiến hạm USS Antietam đã bị đắm gần căn cứ của chiếc tàu này ở Nhật và vào tháng 5, chiếc USS Lake Champlain đã đụng vào một tàu đánh cá của Hàn Quốc, nhưng không có ai bị thương hay chết.

Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương, cũng không loại trừ khả năng có hành động phá hoại trong vụ tai nạn ở eo biển Singapore.

Các nhà phân tích thì hiện vẫn không đồng nhất ý kiến trên vấn đề này. Một số chuyên gia cho rằng tai nạn xảy ra là do các thủy thủ đoàn bị quá tải vì phải thực hiện quá nhiều nhiệm vụ trong vùng châu Á. Họ cũng lưu ý là lái tàu tại vùng này không phải là đơn giản do có quá nhiều tàu bè qua lại.

Nhưng các chuyên gia khác, như ông Itar Glick, giám đốc công ty Votiro, chuyên về an ninh mạng, thì cho rằng rất có thể hệ thống định vị GPS của các chiến hạm Mỹ đã bị gây rối loạn, dẫn đến việc tính toán sai lầm các vị trí. Ông khẳng định với hãng tin AFP: “ Tôi tin rằng những tin tặc đó được sự hỗ trợ của một quốc gia, họ có đủ nguồn lực để tiến hành các vụ tấn công tin học”. Theo ông Itar Glick, đứng đằng sau các vụ tấn công tin học này rất có thể là Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng từng bị nghi tiến hành các vụ tấn công tin học quy mô trong thời gian gần đây. Hoa Kỳ cũng đã nhiều lần cáo buộc Bắc Kinh tấn công tin học vào các công ty Mỹ, đặc biệt nhằm mục đích gián điệp công nghiệp.

Về phần mình, ông Jeffrey Stutzman, thuộc công ty an ninh mạng Wapack Lads, cũng nói với AFP rằng “hoàn toàn có thể “ là vụ đụng tàu mới nhất chính là do chiến hạm Mỹ bị tấn công tin học.

Nhưng những chuyên gia khác như ông Zachary Fryer-Biggs, một nhà tư vấn, thì cho rằng, cho dù hệ thống GPS có gặp trục trặc, trên tàu vẫn còn có những công cụ khác để thay thế trong việc điều khiển con tàu. Vụ đụng tàu chỉ có thể xảy ra khi nhiều công cụ bị hỏng hóc cùng một lúc. Còn theo lời ông Daniel Goetz, thuộc công ty Mỹ Lantium, rất khó mà gây ra một vụ đụng tàu, vì phải biết rất chính xác vị trí và vận tốc của hai chiếc tàu có liên quan. Mặt khác, ông nhấn mạnh rằng quân đội Mỹ sử dụng một hệ thống GPS rất an toàn, được mã hóa rất chặt chẽ, hầu như không ai có thể cướp quyền điều khiển con tàu.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170823-hai-quan-my-la-nan-nhan-cac-vu-tan-cong-tin-hoc-ok )

Triển
08-29-2017, 11:57 PM
http://i.imgur.com/TrSbPaV.png






#Cương

Anh Kim mập trả lời ngày 29 tháng 8:




Tokyo báo động vì hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật

Thụy My

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-28t233855z_594987654_rc165f5db490_rtrmadp_3_northk orea-missiles-japan.jpg
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên. Ảnh ngày 29/08/2017
REUTERS/Issei Kato

Lần đầu tiên từ 2009, Bắc Triều Tiên ngày 29/08/2017 bắn hỏa tiễn đạn đạo, bay qua không phận Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Đây là một bước leo thang mới, trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại bán đảo Triều Tiên.

Hàng triệu người dân Nhật tại các thành phố mà hỏa tiễn bay qua, từ sáng sớm đã được báo động với những hồi còi hụ kéo dài, tin nhắn điện thoại và bảng cảnh báo tại các nhà ga. Theo quân đội Hàn Quốc, hỏa tiễn này được bắn đi vào khoảng 6 giờ sáng địa phương (21 giờ quốc tế ngày thứ Hai 28/8) từ Sunan, gần Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lập tức tố cáo vụ bắn tên lửa « không thể chấp nhận được, gây tổn hại trầm trọng cho hòa bình và an ninh khu vực ». Tuy nhiên phía Nhật không khai hỏa để phá hủy, vì nhận định hỏa tiễn này không rơi xuống đất Nhật.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles gởi về bài tường trình :

« Nếu thủ tướng Shinzo Abe tỏ ra bàng hoàng sau khi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản, đó là vì ông nghĩ rằng nước Nhật dễ bị tổn thương hơn so với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, trước sự tấn công của Bình Nhưỡng.

Căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ là trên đất Nhật. Theo cố vấn của thủ tướng, Bắc Triều Tiên sẽ ngần ngại khi đánh vào Hàn Quốc, người anh em phương nam, và không dám tấn công nước Mỹ. Còn an ninh của Nhật Bản thì lệ thuộc vào lá chắn nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng Nhật tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có bảo vệ mình trong trường hợp Bắc Triều Tiên tấn công hay không.

Hôm nay Lầu Năm Góc xác nhận việc một hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay ngang qua Nhật Bản, nhưng nhanh chóng cho biết hỏa tiễn này không hề đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này không làm Nhật Bản an tâm chút nào. Đặc biệt là đối với thủ tướng Shinzo Abe, người đang tìm cách sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa để nước Nhật cũng tự vệ được như những nước khác, và trong trường hợp cần thiết có thể sở hữu vũ khí nguyên tử. »

(* nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/chau-a/20170829-nhat-ban-bao-dong-vi-hoa-tien-bac-trieu-tien-bay-qua-lanh-tho) )

Triển
08-30-2017, 10:43 PM
http://i.imgur.com/TrSbPaV.png






#Cương

Anh Kim mập trả lời ngày 29 tháng 8:




Tokyo báo động vì hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật

Thụy My

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-08-28t233855z_594987654_rc165f5db490_rtrmadp_3_northk orea-missiles-japan.jpg
Lực lượng phòng vệ Nhật Bản tập trận đối phó với đe dọa Bắc Triều Tiên. Ảnh ngày 29/08/2017
REUTERS/Issei Kato

Lần đầu tiên từ 2009, Bắc Triều Tiên ngày 29/08/2017 bắn hỏa tiễn đạn đạo, bay qua không phận Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương. Đây là một bước leo thang mới, trong bối cảnh căng thẳng quân sự tại bán đảo Triều Tiên.

Hàng triệu người dân Nhật tại các thành phố mà hỏa tiễn bay qua, từ sáng sớm đã được báo động với những hồi còi hụ kéo dài, tin nhắn điện thoại và bảng cảnh báo tại các nhà ga. Theo quân đội Hàn Quốc, hỏa tiễn này được bắn đi vào khoảng 6 giờ sáng địa phương (21 giờ quốc tế ngày thứ Hai 28/8) từ Sunan, gần Bình Nhưỡng.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe lập tức tố cáo vụ bắn tên lửa « không thể chấp nhận được, gây tổn hại trầm trọng cho hòa bình và an ninh khu vực ». Tuy nhiên phía Nhật không khai hỏa để phá hủy, vì nhận định hỏa tiễn này không rơi xuống đất Nhật.

Từ Tokyo, thông tín viên RFI Frédéric Charles gởi về bài tường trình :

« Nếu thủ tướng Shinzo Abe tỏ ra bàng hoàng sau khi hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay qua lãnh thổ Nhật Bản, đó là vì ông nghĩ rằng nước Nhật dễ bị tổn thương hơn so với Hàn Quốc và Hoa Kỳ, trước sự tấn công của Bình Nhưỡng.

Căn cứ quân sự lớn nhất ở nước ngoài của Mỹ là trên đất Nhật. Theo cố vấn của thủ tướng, Bắc Triều Tiên sẽ ngần ngại khi đánh vào Hàn Quốc, người anh em phương nam, và không dám tấn công nước Mỹ. Còn an ninh của Nhật Bản thì lệ thuộc vào lá chắn nguyên tử của Hoa Kỳ. Nhưng Nhật tự hỏi, liệu Hoa Kỳ có bảo vệ mình trong trường hợp Bắc Triều Tiên tấn công hay không.

Hôm nay Lầu Năm Góc xác nhận việc một hỏa tiễn Bắc Triều Tiên bay ngang qua Nhật Bản, nhưng nhanh chóng cho biết hỏa tiễn này không hề đe dọa lãnh thổ Hoa Kỳ. Điều này không làm Nhật Bản an tâm chút nào. Đặc biệt là đối với thủ tướng Shinzo Abe, người đang tìm cách sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa để nước Nhật cũng tự vệ được như những nước khác, và trong trường hợp cần thiết có thể sở hữu vũ khí nguyên tử. »

(* nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/chau-a/20170829-nhat-ban-bao-dong-vi-hoa-tien-bac-trieu-tien-bay-qua-lanh-tho) )




Đến lượt Trâm cương ...

http://i.imgur.com/NCPw34L.jpg

thuykhanh
09-01-2017, 02:33 PM
Đến lượt Huyndai bị tẩy chay tại Trung Quốc vì hệ thống lá chắn tên lửa

Minh Anh (http://vi.rfi.fr/auteur/minh-anh/)
Đăng ngày 01-09-2017 Sửa đổi ngày 01-09-2017 14:30


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-04-27t023720z_2018799757_rc1d2a350700_rtrmadp_3_north korea-usa-thaad_0.jpg

Hệ thống THAAD đặt ở Seongju, Hàn Quốc. Ảnh ngày 26/04/2017.Lee Jong-hyeon/News1 via REUTERS


Hàn Quốc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD bảo vệ lãnh thổ trước mối đe dọa tên lửa từ người anh em phía bắc. Hiệu quả ra sao chưa biết, nhưng các doanh nghiệp Hàn Quốc đang phải trả giá đắt cho biện pháp phòng thủ. Trung Quốc kêu gọi người dân tẩy chay các sản phẩm Hàn Quốc. Sau Lotte, lần này đến lượt Huyndai cũng có chung số phận.



Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Heike Schmidt giải thích:

Các dây chuyển sản xuất tại bốn nhà máy Trung Quốc của Huyndai Motor cuối cùng cũng được khởi động lại, sau khi đã bị dừng lại trong một tuần. Nguyên nhân ban đầu: một trong số các nhà cung cấp linh kiện đã ngưng giao hàng, vì thương hiệu Hàn Quốc này có lẽ đã không có khả năng thanh toán.

Việc ngưng sản xuất cho thấy Huyndai đang phải đối mặt với những khó khăn tại Trung Quốc - thị trường nước ngoài lớn nhất của Huyndai. Tại đây, doanh nghiệp này chỉ bán được 25% số xe hơi được chế tạo ra. Doanh số bán đang tụt giảm thê thảm. Riêng trong quý II, giảm mất 65%. Trong vòng 4 tháng, cổ phiếu của doanh nghiệp chế tạo xe hơi này đã mất đến 16% trị giá.

Huyndai không phải là doanh nghiệp Hàn Quốc duy nhất là nạn nhân của việc bị tẩy chay không công khai. Từ khi Bắc Kinh công kích dữ dội các hành động của Seoul, một thương hiệu lớn khác của Hàn Quốc, Lotte, cũng đã phải đóng cửa 87 siêu thị tại đây. Tân Hoa Xã hồi tháng 03/2017 đã cảnh báo : triển khai lá chắn tên lửa THAAD có thể sẽ gây ra một cơn ác mộng cho Hàn Quốc.

Triển
09-01-2017, 09:59 PM
LG và Samsung đã biến dần trên thị trường điện thoại của anh Chệt "từ phia". Tuy nhiên không cần tẩy chay mà do Huawei và Xiaomi biết cách làm ăn xóa sổ Tây Phương: "cọp dê trước, thăng tiến sau"

Triển
09-03-2017, 02:50 AM
Đến lượt Trâm cương ...

http://i.imgur.com/NCPw34L.jpg

Anh Kim mập lại cương tiếp .... hôm nay thứ bom mà Tân Hoa Xã lẫn Liên hiêp thông tấn xã của Nam Hàn loan tin gây ra địa chấn cấp 6,2 ở Bắc Hàn. Hình như đồ chơi của anh Kim mập có thiệt!



Bắc Triều Tiên thông báo thử thành công bom nhiệt hạch

RFI
Đăng ngày 03-09-2017
Sửa đổi ngày 03-09-2017 11:15

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/207/2835/1602/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-02t234606z_1748077327_rc1898706ec0_rtrmadp_3_north korea-nuclear_0.jpg
Truyền thông Bắc Triều Tiên, ngày 03/09/2017, đăng ảnh Kim Jong Un đứng bên cạnh một quả bom nguyên tử.
KCNA / REUTERS

Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên, được AFP trích dẫn, cho biết, hôm nay, 03/09/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công bom nhiệt hạch, còn gọi là bom H và vũ khí này được thu nhỏ, để có thể lắp đặt trên tên lửa tầm xa.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias cho biết thêm thông tin:

« Bắc Triều Tiên khẳng định đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch, được thu nhỏ, có hai tầng và đủ khả năng tấn công một lục địa khác. Vài giờ trước đó, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên đã cho đăng ảnh có thể là quả bom này.

Các tuyên bố nói trên của Bình Nhưỡng khó có thể kiểm chứng. Điều chắc chắn, đó là Bắc Triều Tiên vào sáng nay, đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu, dưới lòng đất và sức công phá lớn nhất. Vụ nổ được đo và thẩm định bởi tất cả các cơ sở theo dõi địa chấn : Vụ nổ xẩy ra ở Punggye Ri, nơi Bắc Triều Tiên thường xuyên tiến hành các thử nghiệm hạt nhân.

Theo Hàn Quốc, sức công phá của quả bom thử lần này mạnh gấp 10 lần so với vụ thử lần thứ tư hồi năm ngoái.

Cần phải chờ đợi các tính toán cụ thể, nhưng theo các thẩm định ban đầu, thì đó là một quả bom có sức công phá khoảng 150 nghìn tấn. Còn quá sớm để xác định phải chăng đó là bom nhiệt hạch và nhất là vũ khí này liệu đã được thủ nhỏ để có thể lắp gắn vào đầu tên lửa.

Tuy nhiên, vụ nổ sáng nay cho thấy, khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngày càng khả tín ».


(* nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/chau-a/20170903-bac-trieu-tien-thong-bao-thu-thanh-cong-bom-nhiet-hach))

Triển
09-04-2017, 05:10 AM
#LàmNgơ




Miến Điện : 87.000 người tị nạn Rohingya tràn qua Bangladesh

Thanh Hà
Đăng ngày 04-09-2017
Sửa đổi ngày 04-09-2017 12:42
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/rohingyas_0.jpg
Hàng chục ngàn người Rohingya chạy sang Bangladesh, để tránh bị tàn sát, ngày 03/09/2017.
Ảnh : REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Sau 10 ngày bạo động tại miền tây Miến Điện, số lượng người Hồi Giáo Rohingya sang Bangladesh tiếp tục tăng nhanh. Theo văn phòng điều phối của Liên Hiệp Quốc tại Cox's Bazar cho đến sáng ngày 04/09/2017 gần 90.000 người vượt biên sang Bangladesh lánh nạn. Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Naypyidaw và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyu.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, bạo động bùng lên tại bang Rakhin, miền tây Miến Điện từ hôm 25/08/2017, khoảng 30 đồn cảnh sát bị lực lượng nổi dậy ARSA tấn công nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng thiểu số người Rohingya.

Lực lượng quân đội Miến Điện trả đũa : 400 người thiệt mạng, hầu hết là người Rohingya ; hàng chục ngàn người phải sơ tán. Theo thẩm định Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 20.000 người kẹt tại biên giới giữa Miến Điện – Bangladesh. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại bạo động nhắm vào người Rohingya tại Miến Điện dẫn tới một "cuộc khủng hoảng nhân đạo".

Vào hôm nay, người trên thực tế đang nắm quyền tại Miến Điện là bà Aung San Suu Kyu, cùng với tướng Mun Aung Hlang, lãnh đạo quân đội Miến Điện, tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi để tìm một ngõ thoát trên hồ sơ nhậy cảm này.

Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2014 người Pakistan, Malala Yousafzai, qua mạng Twitter chỉ trích khôi nguyên Hòa Bình Miến Điện năm 1991, Aung San Suu Kyu, làm ngơ trước thảm cảnh của người Rohingya trên xứ bà.

(*nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-87000-nguoi-ti-nan-rohingya-mien-dien-tran-qua-bangladesh )

dulan
09-09-2017, 03:10 PM
...

N5,




Dulan lần đầu tiên đọc trên mạng, nên vào xem thấy có khác, N5 có xem chưa!




...







Lý giải kiểu duyệt binh lạ lùng của binh sĩ Triều Tiên



...Trong các dịp đặc biệt, Triều Tiên thường tổ chức duyệt binh để phô diễn sức mạnh quân sự của mình. Đáng chú ý, Triều Tiên cũng là quốc gia có kiểu duyệt binh "mang dấu ấn riêng", theo đó người lính sẽ bước đi với nhịp rung toàn thân, thay vì chỉ nện gót giày như quân đội các nước trên thế giới.

...

nguồn: net

Triển
09-09-2017, 10:08 PM
Chắc vậy quá họ đi mà như nhảy vậy (Kim Dung gọi là khinh công, như không có điểm tựa, phi thân liên tục) :)


(coi từ phút 40:20 )


https://www.youtube.com/watch?v=9vn57jxF9Ow

Triển
09-09-2017, 10:12 PM
Để so sánh: Nhật diễn hành


https://www.youtube.com/watch?v=nyWIhMwkESE

Triển
09-09-2017, 10:16 PM
Chung một dân tộc nhưng hai chế độ cũng có 2 kiểu duyệt binh. Bắc Hàn sắp ăn tươi nuốt sống đối thủ, còn Nam Hàn có vẻ nhẹ nhàng hơn :))))


https://www.youtube.com/watch?v=O7rn5vlehdI

Triển
09-12-2017, 12:25 AM
Cấm vận Bắc Hàn
Bài học cho Donald Trump

Vụ Liên Hiệp Quốc cấm vận Bắc Hàn mới đây là thành công của Trung Quốc và Nga - họ đã chứng minh cho tổng thống Mỹ thấy giới hạn của ông ấy nằm ở đâu.
Bài bình luận của Rolland Nelles từ Hoa Thịnh Đốn

http://cdn2.spiegel.de/images/image-1188299-860_poster_16x9-bdvd-1188299.jpg

"Lửa và phẫn nộ" là lời Donald Trump đe dọa Bắc Hàn. Bà đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Nikki Haley muốn áp đặt các cấm vận "nặng nề" nhất lên nhà cầm quyền Bắc Hàn sau các cuộc thử bom gần đây. Những lời lẽ mạnh mẽ họ có thể nói trong nhà của Trump và cũng chỉ được có bấy nhiêu đó thôi. Cho tới nay họ chưa đạt được gì nhiều với kiểu ồn ào huyên náo này.

Các cấm vận mới mà Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đồng thuận ban bố chống Bắc Hàn mới nhìn thấy nhiều. Nhưng nếu đem so sánh với các mong đợi mà chính phủ Mỹ hùng biện mạnh mẽ mấy tuần qua thì chẳng có gì. Vụ xuất cảng dầu (đa số từ Trung Quốc) phải giảm đi 30 phần trăm, trước đó Mỹ muốn cắt hẳn.

Tàu bè ra vào Bắc Hàn bị kiểm soát nhưng chỉ kiểmn soát được khi có phép của các quốc gia mà các tàu chở hàng này đăng bạ. Chỉ định này đã để hở thêm các mánh lới nhập lậu. Thực ra Mỹ muốn chận hẳn các chiếc tàu nếu cần thiết thì dùng vũ lực để kiểm soát giao thương hàng hóa giữa Bắc Hàn và các nước khác. Vụ này coi như về không.

Nga và Trung quốc đã đàm phán thành công, họ đã chỉ cho Trump xem đâu là giới hạn của ông ta. Họ đã dùng quyền phủ quyết để ngăn chận các biện pháp mạnh. Trump chẳng đặng đừng đành phải chấp nhận để tránh hoàn toàn thảm bại trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

Đó cũng là một bài học cho Trump: Nếu Trump muốn tránh một cuộc chiến tranh lớn thì ông sẽ phải hợp tác giải quyết khủng hoảng với Tàu và Nga, chứ không thể chống lại họ. Trong các sự việc này có mạnh miệng cũng không giúp ích được gì.

(* nguồn: Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/donald-trump-uno-sanktionen-gegen-nordkorea-sind-seine-lehrstunde-kommentar-a-1167197.html))

ốc
09-12-2017, 07:56 AM
Trong các sự việc này có mạnh miệng cũng không giúp ích được gì.

Cũng giúp ích được chứ, càng tuyên bố mạnh miệng thì các Trâm hộ viên càng khoái con rái.

Triển
09-12-2017, 08:22 PM
Cũng giúp ích được chứ, càng tuyên bố mạnh miệng thì các Trâm hộ viên càng khoái con rái.

Không thấy Trâm ra chuồng chim chửi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. (Chưa thấy ?)

Triển
09-13-2017, 01:15 AM
#LàmNgơ




Miến Điện : 87.000 người tị nạn Rohingya tràn qua Bangladesh

Thanh Hà
Đăng ngày 04-09-2017
Sửa đổi ngày 04-09-2017 12:42
http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/rohingyas_0.jpg
Hàng chục ngàn người Rohingya chạy sang Bangladesh, để tránh bị tàn sát, ngày 03/09/2017.
Ảnh : REUTERS/Mohammad Ponir Hossain

Sau 10 ngày bạo động tại miền tây Miến Điện, số lượng người Hồi Giáo Rohingya sang Bangladesh tiếp tục tăng nhanh. Theo văn phòng điều phối của Liên Hiệp Quốc tại Cox's Bazar cho đến sáng ngày 04/09/2017 gần 90.000 người vượt biên sang Bangladesh lánh nạn. Cộng đồng quốc tế gia tăng áp lực lên chính quyền Naypyidaw và nhà lãnh đạo Aung San Suu Kyu.

Hãng tin Pháp AFP nhắc lại, bạo động bùng lên tại bang Rakhin, miền tây Miến Điện từ hôm 25/08/2017, khoảng 30 đồn cảnh sát bị lực lượng nổi dậy ARSA tấn công nhằm mục đích bảo vệ cộng đồng thiểu số người Rohingya.

Lực lượng quân đội Miến Điện trả đũa : 400 người thiệt mạng, hầu hết là người Rohingya ; hàng chục ngàn người phải sơ tán. Theo thẩm định Liên Hiệp Quốc, hiện vẫn còn khoảng 20.000 người kẹt tại biên giới giữa Miến Điện – Bangladesh. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc lo ngại bạo động nhắm vào người Rohingya tại Miến Điện dẫn tới một "cuộc khủng hoảng nhân đạo".

Vào hôm nay, người trên thực tế đang nắm quyền tại Miến Điện là bà Aung San Suu Kyu, cùng với tướng Mun Aung Hlang, lãnh đạo quân đội Miến Điện, tiếp ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi để tìm một ngõ thoát trên hồ sơ nhậy cảm này.

Giải thưởng Nobel Hòa Bình 2014 người Pakistan, Malala Yousafzai, qua mạng Twitter chỉ trích khôi nguyên Hòa Bình Miến Điện năm 1991, Aung San Suu Kyu, làm ngơ trước thảm cảnh của người Rohingya trên xứ bà.

(*nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170904-87000-nguoi-ti-nan-rohingya-mien-dien-tran-qua-bangladesh )




HĐBA LHQ sắp bàn về khủng hoảng tị nạn Rohingya của Myanmar

https://gdb.voanews.com/7AA8FC1C-1252-4FCE-8879-4217D472BF0C_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Người Rohingya ở Myanmar bỏ chạy sang Bangladesh do bị nhà nước trấn áp, 2/9/2017

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này về nạn bạo lực vẫn đang diễn ra ở miền tây Myanmar đã buộc gần 400.000 người Hồi giáo Rohingya di tản qua biên giới sang Bangladesh.

Cuộc họp, dự kiến sẽ diễn ra hôm 13/9, do Anh và Thụy Điển đề nghị sau khi ông Zeid Ra'ad al-Hussein, cao ủy nhân quyền LHQ, nói rằng sự đối xử với người Rohingya không khác gì "ví dụ điển hình về thanh lọc sắc tộc". Ông Zeid nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva rằng văn phòng của ông đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng an ninh Myanmar và dân quân địa phương tiến hành các vụ giết người vô pháp và đốt trụi các ngôi làng Rohingya ở bang Rakhine. Ông Zeid cũng dẫn ra các báo cáo cho hay quân đội Myanmar gài mìn dọc theo biên giới chung.

Cơ quan tị nạn LHQ cho hay khoảng 370.000 người Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra hôm 25/8, khi một nhóm các chiến binh người Rohingya tấn công hàng chục trụ sở cảnh sát và một căn cứ quân sự. Họ gọi đó là một nỗ lực để bảo vệ dân tộc thiểu số của họ khỏi bị bức hại. Khoảng 400 người đã bị giết trong các cuộc đụng độ sau đó, và một cuộc phản công quân sự gây ra cuộc di tản hiện nay.

Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã hứng chịu búa rìu chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng đối với phản ứng của bà liên quan đến vụ bạo lực.

(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hdba-lhq-sap-ban-ve-khung-hoang-ti-nan-rohingya-cua-myanmar/4025445.html )

Triển
09-13-2017, 01:18 AM
HĐBA LHQ sắp bàn về khủng hoảng tị nạn Rohingya của Myanmar

https://gdb.voanews.com/7AA8FC1C-1252-4FCE-8879-4217D472BF0C_cx0_cy4_cw0_w1023_r1_s.jpg
Người Rohingya ở Myanmar bỏ chạy sang Bangladesh do bị nhà nước trấn áp, 2/9/2017

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp khẩn cấp trong tuần này về nạn bạo lực vẫn đang diễn ra ở miền tây Myanmar đã buộc gần 400.000 người Hồi giáo Rohingya di tản qua biên giới sang Bangladesh.

Cuộc họp, dự kiến sẽ diễn ra hôm 13/9, do Anh và Thụy Điển đề nghị sau khi ông Zeid Ra'ad al-Hussein, cao ủy nhân quyền LHQ, nói rằng sự đối xử với người Rohingya không khác gì "ví dụ điển hình về thanh lọc sắc tộc". Ông Zeid nói với Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva rằng văn phòng của ông đã nhận được rất nhiều báo cáo và hình ảnh vệ tinh cho thấy lực lượng an ninh Myanmar và dân quân địa phương tiến hành các vụ giết người vô pháp và đốt trụi các ngôi làng Rohingya ở bang Rakhine. Ông Zeid cũng dẫn ra các báo cáo cho hay quân đội Myanmar gài mìn dọc theo biên giới chung.

Cơ quan tị nạn LHQ cho hay khoảng 370.000 người Rohingya đã bỏ chạy sang Bangladesh kể từ khi bạo lực nổ ra hôm 25/8, khi một nhóm các chiến binh người Rohingya tấn công hàng chục trụ sở cảnh sát và một căn cứ quân sự. Họ gọi đó là một nỗ lực để bảo vệ dân tộc thiểu số của họ khỏi bị bức hại. Khoảng 400 người đã bị giết trong các cuộc đụng độ sau đó, và một cuộc phản công quân sự gây ra cuộc di tản hiện nay.

Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, đã hứng chịu búa rìu chỉ trích quốc tế ngày càng gia tăng đối với phản ứng của bà liên quan đến vụ bạo lực.

(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hdba-lhq-sap-ban-ve-khung-hoang-ti-nan-rohingya-cua-myanmar/4025445.html )





Bà ấy từ chối đi sang New York họp rồi! :)

Myanmar's Aung San Suu Kyi to miss UN General Assembly debate (http://www.bbc.com/news/world-asia-41250057)

dulan
09-13-2017, 03:51 PM
...
Quê hương mình lại bị bão lớn nữa rồi N5 ơi, hic...

...

Triển
09-13-2017, 11:44 PM
Bão cấp 11 hà không sao đâu! Phải cấp 16 trở lên như Irma mới sợ. Cỡ cấp này mà di tản là lúc trở về nhà của cải mất hết ba phần tư. Dân gan lì ở lại đi hôi của. Ở đâu không có chớ Việt Nam không ai dám không tin. :z34:

Triển
09-16-2017, 05:33 AM
#NóiNgheHay

Mấy ông chính trị gia này nói nghe hay lắm, để coi có làm được không.




Thỏa thuận mậu dịch Việt Nam – Châu Âu "tùy thuộc vào nhân quyền"

Thanh Phương
Đăng ngày 16-09-2017
Sửa đổi ngày 16-09-2017 13:18


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/textile_01.jpg
Công nhân làm việc tại một nhà máy dệt ở Hà Nam, 07/10/2015.
REUTERS/Kham


Ngày 15/09/2017, một quan chức cao cấp đặc trách thương mại của Liên Hiệp Châu Âu cảnh báo hiệp định tự do mậu dịch giữa khối này với Việt Nam có thể sẽ không thành tựu, nếu Hà Nội không giải quyết được các vấn đề về nhân quyền, vì đây là trọng tâm của các cuộc đàm phán song phương.

Tuyên bố với các phóng viên tại Hà Nội, ông Bernard Lange, chủ tịch Uỷ ban Nghị viện châu Âu về thương mại quốc tế, cho biết các cuộc đàm phán hiện nay đặt trong tâm vào vấn đề lao động cưỡng bức và tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Hiệp định tự do mậu dịch Liên Hiệp Châu Âu - Việt Nam đã được Hà Nội và Bruxelles ký vào năm 2015 và có thể được phê chuẩn ngay từ năm tới sau khi xem xét về khía cạnh pháp lý. Nếu có hiệu lực, thỏa thuận mậu dịch này sẽ cắt giảm hầu như toàn bộ các thuế quan giữa hai nước và đặc biệt sẽ thúc đẩy đáng kể xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường châu Âu.

Châu Âu hiện đã là một trong những đối tác thương mại hàng đầu và là một trong những nhà đầu tư ngoại quốc lớn nhất của Việt Nam.

Nhưng tình hình nhân quyền ở Việt Nam được xem là yếu tố trọng tâm trong tiến trình phê chuẩn hiệp định này. Trong những tháng gần, Việt Nam đã bị lên án vì đã bắt giam và kết án tù nặng nề các nhà bất đồng chính kiến, đồng thời mở chiến dịch đánh vào những quan chức tham nhũng.

Vào tháng trước, chính phủ Đức tố cáo Hà Nội đã bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch công ty PVC, ngay tại Berlin. Vụ này đã gây khủng hoảng ngoại giao giữa hai nước và có nguy cơ cản trở việc phê chuẩn hiệp định tự do mậu dịch Việt Nam-Liên Hiệp Châu Âu.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170915-thoa-thuan-mau-dich-viet-nam-%E2%80%93-eu-tuy-thuoc-vao-nhan-quyen )

Triển
09-20-2017, 08:06 AM
Anh Kim mập lại cương tiếp .... hôm nay thứ bom mà Tân Hoa Xã lẫn Liên hiêp thông tấn xã của Nam Hàn loan tin gây ra địa chấn cấp 6,2 ở Bắc Hàn. Hình như đồ chơi của anh Kim mập có thiệt!



Bắc Triều Tiên thông báo thử thành công bom nhiệt hạch

RFI
Đăng ngày 03-09-2017
Sửa đổi ngày 03-09-2017 11:15

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/207/2835/1602/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-02t234606z_1748077327_rc1898706ec0_rtrmadp_3_north korea-nuclear_0.jpg
Truyền thông Bắc Triều Tiên, ngày 03/09/2017, đăng ảnh Kim Jong Un đứng bên cạnh một quả bom nguyên tử.
KCNA / REUTERS

Đài truyền hình trung ương Bắc Triều Tiên, được AFP trích dẫn, cho biết, hôm nay, 03/09/2017, Bình Nhưỡng đã thử thành công bom nhiệt hạch, còn gọi là bom H và vũ khí này được thu nhỏ, để có thể lắp đặt trên tên lửa tầm xa.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias cho biết thêm thông tin:

« Bắc Triều Tiên khẳng định đã thử thành công một quả bom nhiệt hạch, được thu nhỏ, có hai tầng và đủ khả năng tấn công một lục địa khác. Vài giờ trước đó, bộ máy tuyên truyền của Bắc Triều Tiên đã cho đăng ảnh có thể là quả bom này.

Các tuyên bố nói trên của Bình Nhưỡng khó có thể kiểm chứng. Điều chắc chắn, đó là Bắc Triều Tiên vào sáng nay, đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ sáu, dưới lòng đất và sức công phá lớn nhất. Vụ nổ được đo và thẩm định bởi tất cả các cơ sở theo dõi địa chấn : Vụ nổ xẩy ra ở Punggye Ri, nơi Bắc Triều Tiên thường xuyên tiến hành các thử nghiệm hạt nhân.

Theo Hàn Quốc, sức công phá của quả bom thử lần này mạnh gấp 10 lần so với vụ thử lần thứ tư hồi năm ngoái.

Cần phải chờ đợi các tính toán cụ thể, nhưng theo các thẩm định ban đầu, thì đó là một quả bom có sức công phá khoảng 150 nghìn tấn. Còn quá sớm để xác định phải chăng đó là bom nhiệt hạch và nhất là vũ khí này liệu đã được thủ nhỏ để có thể lắp gắn vào đầu tên lửa.

Tuy nhiên, vụ nổ sáng nay cho thấy, khả năng răn đe hạt nhân của Bắc Triều Tiên ngày càng khả tín ».


(* nguồn: Pháp Á (http://vi.rfi.fr/chau-a/20170903-bac-trieu-tien-thong-bao-thu-thanh-cong-bom-nhiet-hach))








#TrâmCương

Giờ lại đến phiên Trâm cương...




Trump gây thêm khó khăn cho chiến lược Bắc Triều Tiên của Mỹ

Thanh Phương
Đăng ngày 20-09-2017
Sửa đổi ngày 20-09-2017 15:29


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/donald_trump_tribune_onu_new_york_0.jpg
Quang cảnh phiên họp Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 tại New York ngày 19/09/2017.
REUTERS/Brendan McDermid

Ai cũng biết rằng ông Donald Trump không phải là một nhân vật ôn hòa, nhưng hôm qua cả thế giới đã sững sờ khi nghe tổng thống Hoa Kỳ lên tiếng đe dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, một vị tổng thống Mỹ đưa ra lời đe dọa tiêu diệt một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Cho tới nay, người ta chỉ nghe những lời đe dọa như vậy từ chế độ như Bình Nhưỡng.

Khi phát biểu như trên, ông Donald Trump có lẽ muốn thể hiện quyết tâm của Washington bằng mọi giá ngăn chận Bắc Triều Tiên trang bị vũ khí hủy diệt hàng loạt, cho dù chính quyền Hoa Kỳ hiện nay biết rằng họ không thể chọn ngay giải pháp quân sự với chế độ Bình Nhưỡng. Bởi vì, mọi can thiệp quân sự nhằm tiêu diệt kho vũ khí tên lửa và hạt nhân của Bắc Triều Tiên đều chứa đựng nhiều nguy cơ đối với các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật Bản, những nơi hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa Bắc Triều Tiên.

Bộ trưởng Quốc Phòng Jim Mattis, khi được hỏi về bài phát biểu của tổng thống Trump hôm qua, đã tuyên bố rằng chính quyền Hoa Kỳ vẫn muốn giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên « thông qua các phương tiện ngoại giao ».

Các biện pháp trừng phạt ngày càng nặng nề của Liên Hiệp Quốc nhắm vào chế độ Bình Nhưỡng cho tới nay hầu như không có tác dụng, trong khi mà chính quyền Mỹ vẫn chưa vạch ra được chiến lược nào khác một cách rõ ràng. Nga và Trung Quốc, tuy bỏ phiếu thông qua các biện pháp trừng phạt mới của Liên Hiệp Quốc, vẫn thúc giục Hoa Kỳ tìm cách đối thoại với Bắc Triều Tiên. Nhưng phía Mỹ cho rằng hiện chưa phải là lúc mở lại đàm phán chính thức với chế độ Kim Jong-Un.

Trong khi đó, tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, bài phát biểu của tổng thống Trump có giọng điệu ngày càng hiếu chiến với Bắc Triều Tiên. Tệ hại hơn, tổng thống Mỹ còn đặt hai chế độ Bình Nhưỡng và Teheran vào chung một rọ mang tên là « quốc gia côn đồ ». Bất chấp việc Iran đã chấp nhận ký với các cường quốc một hiệp định về ngưng chương trình hạt nhân của nước này cách đây hai năm, nhưng tổng thống Trump lại dọa sẽ rút khỏi hoặc sửa đổi hiệp định này.

Theo nhận định của chuyên gia Mark Fitzpatrick, thuộc Viện Quốc tế Nghiên Cứu Chiến Lược, IISS, việc ông Trump so sánh Bình Nhưỡng với Teheran có thể khiến cho Kim Jong-Un càng thấy cần phải trang bị vũ khí nguyên tử và tên lửa đạn đạo để đối đầu với Hoa Kỳ, và không thể nào thương lượng một hiệp định tương tự với Mỹ để rồi cũng sẽ có chung số phận như Iran.

Khi thương lượng hiệp định hạt nhân Iran năm 2015, chính quyền Obama vẫn luôn nhấn mạnh rằng thỏa thuận này nhằm chứng tỏ Washington sẵn sàng thương lượng với bất cứ đối thủ nào có thiện chí, ám chỉ đến những quốc gia như Bắc Triều Tiên.

Với những vụ bắn tên lửa và thử hạt nhân khiêu khích cộng đồng quốc tế, Bình Nhưỡng coi như đã loại trừ khả năng đạt thương lượng ngoại giao. Nhưng các đồng minh của Mỹ vẫn không muốn tổng thống Trump từ bỏ hẳn giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên.

Hôm qua, phát biểu trước ông Trump, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi chọn con đường ngoại giao. Một sự mong đợi không được đáp trả. Vài phút sau, tổng thống Mỹ đã dọa « hủy diệt hoàn toàn » Bắc Triều Tiên và như vậy ông đã khép chặt hơn nữa cánh cửa đối thoại với Bình Nhưỡng.

Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ?


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-trump-chien-luoc-btt-my )

Triển
09-21-2017, 11:09 PM
Nếu Kim Jong Un tiếp tục cho bắn tên lửa và thử hạt nhân mà chính quyền Trump vẫn không có hành động quân sự nào để « hủy diệt hoàn toàn », thì lúc đó còn gì là uy tín của Hoa Kỳ?


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170920-trump-chien-luoc-btt-my )




North Korea could test hydrogen bomb over Pacific Ocean, says foreign minister (http://edition.cnn.com/2017/09/21/politics/kim-jong-un-on-trump-comments/index.html)

By Joshua Berlinger and Zahra Ullah, CNN

Triển
09-21-2017, 11:12 PM
#PhậtTửHaySaTăngTử



Miến Điện : Phật tử cản đường nhân viên cứu trợ cho người Rohingya


Thanh Hà

Đăng ngày 21-09-2017
Sửa đổi ngày 21-09-2017 15:49

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-20t141630z_279844508_rc1ab4e03b40_rtrmadp_3_myanma r-rohingya-bangladesh.jpg
Người tị nạn Rohingya đứng chờ phát hàng cứu trợ nhân đạo ti Banglades ngày 20/09/2017.
Reuters

Một ngày đen tối đối với Hội Chữ Thập Đỏ tại Bangladesh : ngày 21/09/2017, 9 nhân viên cứu trợ cho người Hồi giáo Rohingya Miến Điện tử vong. Nhưng mọi chú ý dồn về sự kiện tối qua ở bang Arakan, hàng trăm Phật tử chận hàng viện trợ nhân đạo cho người Rohingya.

Theo hãng tin Anh Reuters, một chiếc tàu với 50 tấn lương thực, thuốc men đã rời cảng Sittwe để tiếp viện cho người Rohingya còn kẹt lại ở miền bắc bang Arakan, phía tây Miến Điện. Nhưng khi tàu cập bến tối qua, đã có khoảng hàng trăm Phật tử dùng bom xăng ném vào nhân viên hội Chữ Thập Đỏ, ngăn cản họ đưa hàng cứu trợ vào bờ và phân phát cho người Rohingya.

Trong thông cáo chính thức, lãnh đạo Miến Điện Aung San Suu Kyi đưa ra con số 300 Phật tử có liên quan tới vụ này. Cảnh sát đã phải can thiệp, bắn chỉ thiên giải tán đám đông, tái lập trật tự,

Trong khi đó tại Bangladesh, một chiếc xe chở hàng cứu trợ cho người Rohingya, cũng của Hội Chữ Thập Đỏ bị tai nạn vào sáng sớm hôm nay. Xe lao xuống vực làm 9 người chết, hơn một chục người bị thương. Tất cả các nạn nhân là người Bangladesh, đang trên đường chở hàng cứu trợ đến khoảng 500 gia đình người Rohingya. Tai nạn xảy ra tại phía đông nam quận Bandarban, gần biên giới Miến Điện - Bangladesh.

Bạo động bùng lên tại bang Arakan từ ngày 25/08/2017 đẩy hơn 400.000 người Hồi giáo Rohingya tràn sang biên giới giữa Miến Điện và Bangladesh, nhưng phần lớn cộng đồng sắc tộc thiểu số này vẫn ở lại làng quê.

Theo các tổ chức phi chính phủ, số người này đang thiếu đủ mọi thứ, từ lương thực đến thuốc men. Nhà ở của họ phần lớn đều bị phá hủy. Liên Hiệp Quốc tố cáo quân đội Miến Điện tiến hành một cuộc "thanh lọc chủng tộc".

Trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc, phó tổng thống Miến Điện Henry Van Thion hôm qua cam kết "cứu trợ nhân đạo người Rohingya là ưu tiên hàng đầu" của chính quyền Naypyitaw, và các khoản trợ giúp này sẽ được phân phát cho tất cả mọi người, "không có chuyện phân biệt đối xử".


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170921-mien-dien-phat-tu-can-duong-nhan-vien-cuu-tro-cho-nguoi-rohingya?ref=fb_i )

Triển
09-21-2017, 11:21 PM
#Autocrat



Philippines : Hàng ngàn người biểu tình cảnh cáo tổng thống Duterte


Thanh Hà
Đăng ngày 21-09-2017
Sửa đổi ngày 21-09-2017 13:57


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-21t094448z_67947195_rc19326daa70_rtrmadp_3_philipp ines-protest.jpg
Đoàn biểu tình chống Duterte tiến đến Phủ tổng thống Philippines, Manila, ngày 21/09/2017.
Reuters

Nhân kỷ niệm 45 năm ngày nhà cựu độc tài Philippines Ferdinand Marcos ban hành thiết quân luật, hôm nay 21/09/2017, hàng ngàn người dân Philippines tuần hành, phản đối chính sách chống ma túy tàn bạo của tổng thống Rodrigo Duterte, một vấn đề đang gây chia rẽ công luận Philippines.


Theo hãng tin Reuters, có rất nhiều thành phần trong xã hội Philippines tham gia cuộc xuống đường hôm nay với những động lực khác nhau : một số lên án chính sách bài trừ ma túy tàn bạo của tổng thống Duterte, số khác thì phản đối kế hoạch chính quyền Manila ban hành thiết quân luật trên toàn quốc. Cũng có những người biểu tình để phản đối lập trường thân Trung Quốc của tổng thống Duterte.

Tham gia biểu tình có nhiều thành phần, từ đại diện của chính giới Philippines đến những chức sắc Giáo hội Công giáo, từ các doanh nhân đến đại diện của các tổ chức đấu tranh cánh tả. Phó tổng thống Philippines Leni Robredo, không thuộc đảng của ông Duterte, sáng nay đã đến dự một thánh lễ tại trường Đại Học ở Manila để nhắc nhở công luận không quên đi quá khứ.

Ngày 21/09/1972, một năm trước bầu cử tổng thống Philippines, do không được quyền tái tranh cử, ông Ferdinand Marcos đã ban hành thiết quân luật. Quyết định này cho phép nhà độc tài Marcos bám trụ quyền lực thêm 14 năm, cho đến khi bị sức mạnh của đường phố lật đổ. Tổng thống đương nhiệm, Rodirgo Duterte lên cầm quyền từ cuối tháng 6/2016, không vẫn bày tỏ lòng ngưỡng mộ Marcos.

AFP thì cho biết, bên cạnh các cuộc tuần hành chống Duterte, có khoảng 8.000 người tập hợp tại một công viên ở thủ đô Manila và 16.000 người tại một nhà thờ gần phủ tổng thống. Những này lên tiếng bảo vệ đường lối của đương kim tổng thống Philippines. Đây là dấu hiệu cho thấy công luận Philippines đang bị chia rẽ hơn bao giờ hết.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170921-philippines-hang-ngan-nguoi-bieu-tinh-canh-cao-tong-thong-duterte )

Triển
09-28-2017, 08:43 PM
Biển Đông : «Tứ Sa» còn tệ hơn cả «đường lưỡi bò»


Thụy My

Đăng ngày 28-09-2017
Sửa đổi ngày 28-09-2017 21:45


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-05-10t092315z_1694513935_s1betdfgdfaa_rtrmadp_3_south chinasea-usa-china.jpg
Lính hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa ngày 09/02/2016.
REUTERS/Stringer/File Photo


Tuần trước, báo mạng Washington Free Beacon có trụ sở tại Washington đã tiết lộ một chiến thuật mới của Trung Quốc trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông : thay vì yêu sách đường 9 đoạn, thường gọi là « đường lưỡi bò », Bắc Kinh lại nêu ra khái niệm « Tứ Sa ».

Trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vào ngày 28 và 29/08/2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại Giao Trung Quốc, đã khẳng định « quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa ». Tờ báo cho biết các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.

Theo ông Mã Tân Dân, Trung Quốc có « chủ quyền và quyền hàng hải » kéo dài xung quanh bốn nhóm đảo ở Biển Đông là Đông Sa (Dongsha, tức Pratas Islands của Đài Loan), Tây Sa (Xisha, tức Hoàng Sa), Nam Sa (Nansha, tức Trường Sa), Trung Sa (Zhongsha, tức bãi cạn Macclesfield, là một bãi ngầm nằm cách Hoàng Sa 75 hải lý). Bắc Kinh gọi chung là « Tứ Sa », đòi hỏi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý xung quanh nhóm đảo này.

Ông Michael Pillsbury, thuộc Hudson Institute và là giám đốc Center for Chinese Strategy, nhận định, yêu sách về pháp lý trên đây là một trong « Tam chủng chiến pháp » do Quân ủy Trung ương đưa ra từ năm 2003, gồm tâm lý chiến, chiến tranh thông tin và chiến tranh pháp lý. Còn đại tá Hải quân về hưu Jim Fanell cho rằng thuyết « Tứ Sa » là « một bước lôgic của Bắc Kinh trong chiến thuật tằm ăn dâu » trên Biển Đông.

Hai chuyên gia về công pháp quốc tế Julian Ku và Christopher Mirasola trên trang Lawfare - một trang chuyên về an ninh do Lawfare Institute và Brooking Institution thực hiện, với sự hợp tác của nhiều luật gia - trong một bài viết mới đây đã khẳng định « Biển Đông và yêu sách "Tứ Sa" của Trung Quốc : Lý thuyết mới về pháp luật, nhưng lập luận tệ hại như cũ ». Theo hai tác giả trên, về mặt luật pháp, lý lẽ về « Tứ Sa » cũng chẳng hơn gì so với đường lưỡi bò lâu nay.

Thật ra đây không phải là một khái niệm mới mẻ. Luật về lãnh hải và đường tiếp giáp của Trung Quốc năm 1992 đã tuyên bố lãnh thổ Trung Quốc bao gồm cả « Đông Sa, Tây Sa, Trung Sa và Nam Sa ». Sách Trắng công bố năm 2016 khi tranh chấp với Philippines cũng khẳng định chủ quyền « Nam Hải chư đảo » (tức các đảo trên Biển Đông) gồm bốn nhóm đảo trên, kể cả « các đảo, rạn san hô, bãi cạn, thực thể có số lượng và kích thước khác nhau ».

Như Bắc Kinh đã nhìn nhận, mỗi nhóm đảo gồm nhiều thực thể đa dạng, đa số không mang lại quyền lợi hàng hải. Chẳng hạn phán quyết của Tòa Trọng Tài La Haye năm 2016 nhận định, không một thực thể nào ở Trường Sa đủ lớn để có được lãnh hải 12 hải lý xung quanh. Năm 1996, Trung Quốc ấn định các đường cơ sở bao quanh quần đảo Hoàng Sa, coi đây là một đơn vị địa lý duy nhất (có lẽ nhằm mở rộng tối đa yêu sách).

Vì Trung Quốc không phải là một quốc gia gồm nhiều đảo hợp lại như Indonesia hay Philippines, Hoa Kỳ và hầu hết các nước coi việc vẽ ra những đường cơ sở xung quanh một nhóm đảo là đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Điều 47 của Công ước quy định đường cơ sở xung quanh một quần đảo như Hoàng Sa chẳng hạn, chỉ có thể được ấn định nếu bao quanh « các đảo chính và một khu vực mà tỉ lệ khoảng cách từ vùng biển so với vùng đất, kể cả rạn san hô » của một Nhà nước « là từ 1-1 đến 9-1 ». Hai chuyên gia Julian Ku và Christopher Mirasola khẳng định, Trung Quốc không hội đủ điều kiện này, vì đất liền Hoa lục xa tít tắp vùng biển yêu sách.

Do vậy, cơ sở luật pháp của « Tứ Sa » thậm chí còn yếu hơn cả đường lưỡi bò, vì rõ ràng là vi phạm UNCLOS (điều 46 và 47). Tuy vậy có vẻ như Trung Quốc có lợi hơn khi thay đường 9 đoạn bằng « Tứ Sa ». Vì sao ?

Trước hết, các lãnh đạo Bắc Kinh có thể đã nhận ra rằng đường lưỡi bò đã trở nên một gánh nặng về ngoại giao. Đây là một « sui generis » (tình trạng pháp lý chưa có tiền lệ) : chưa hề có một Nhà nước nào đòi hỏi « quyền lịch sử trên biển » như vậy. Thế nên đường lưỡi bò đã khiến Trung Quốc trở thành mục tiêu bị quốc tế phê phán.

Thứ hai, khi sử dụng một thuật ngữ có vẻ giống như trong UNCLOS, Trung Quốc có thể tránh né được những chỉ trích.

Thứ ba - và theo hai chuyên gia trên, là đáng phẫn nộ nhất - Bắc Kinh có thể kết luận là tốt nhất nên bóp méo Luật Biển theo kiểu của mình, qua việc sử dụng những thuật ngữ của UNCLOS. Cường quốc đang lên này diễn dịch những quy định hiện hành theo cách nào có lợi nhất. Tìm được sự ủng hộ về đường cơ sở có lẽ dễ dàng hơn so với đường lưỡi bò. Tiến hành « chiến tranh pháp lý », Bắc Kinh có thể trông cậy vào đội ngũ đông đảo các luật sư và nhà nghiên cứu Trung Quốc để quảng bá chiến lược mới này với cộng đồng quốc tế.

Hai nhà nghiên cứu Julian Ku và Christopher Mirasola kết luận, trong khi chờ đợi đường lưỡi bò bị quẳng vào thùng rác (hợp pháp) của lịch sử, khó thể tin rằng với « Tứ Sa », Bắc Kinh sẽ đóng một vai trò khiêm tốn hơn tại Biển Đông. Lý lẽ về « Tứ Sa » không mấy vững, thậm chí yếu hơn cả đường 9 đoạn. Tuy nhiên để giải thích khái niệm « Tứ Sa » thiếu vững chắc và bất hợp pháp như thế nào, cần có những phân tích phức tạp về luật pháp, cộng với những thông điệp công khai, hiệu quả. Chính quyền Mỹ liệu có đẩy mạnh những công cụ này để khẳng định chính sách về Biển Đông hay không ?


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170928-bien-dong-%C2%AB-tu-sa-%C2%BB-con-te-hon-ca-%C2%ABduong-luoi-bo%C2%BB )

Triển
09-30-2017, 10:15 PM
#NgoạiGiaoThịtNướng :z14:



"Ngoại giao thịt nướng" giúp hạ nhiệt khủng hoảng Bắc Triều Tiên?


Trọng Thành
Phát Thứ Bảy, ngày 30 tháng 9 năm 2017

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_large_600_338/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/barbecued_meats.jpg
Món thịt nướng.Ảnh : Wikipedia


Khủng hoảng hạt nhân Bắc Triều Tiên chưa thấy lối ra. Bất chấp quốc tế gia tăng trừng phạt siết chặt hầu bao, giới lãnh đạo Bình Nhưỡng quyết không từ bỏ vũ khí hạt nhân, lá bùa hộ mệnh của chế độ. Khẩu chiến giữa Donald Trump và Kim Jong Un chẳng khác nào đối thoại giữa hai người điếc. Tuy nhiên, người ta vẫn nuôi hy vọng vào một giải pháp ngoại giao. Chủ một hiệu bán thịt nướng tại tiểu bang New Jersey, nước Mỹ, tuyên bố có thể làm trung gian đàm phán. Thông tín viên của RFI Marie Bourreau tiếp xúc với nhân vật đặc biệt này.


Ông Bobby Egan, chủ quán ăn, từng được mệnh danh là « người Bình Nhưỡng » ở New York, chứng minh cho câu chuyện có vẻ rất khó tin này bằng các bức ảnh trưng đầy tường. Ông Bobby Egan từng năm lần đến Bắc Triều Tiên, quốc gia được coi là khép kín nhất hành tinh.

« Đây là một trong các vị tướng Bắc Triều Tiên… và tôi, khi họ mời tôi đến Bắc Triều Tiên…. Còn bức ảnh kia là khi họ tặng tôi huân chương trước hơn 250.000 người, đón mừng tôi đến Bắc Triều Tiên »…

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/458/3574/1775/360/179/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/gettyimages-528949146_0.jpg
Ông "Bobby" Egan
Ảnh : Getty Images/David Howells

Sở dĩ Bobby có được mối quan hệ thân tình với giới quan chức Bắc Triều Tiên bởi trong thời gian hơn chục năm trời, ông làm đầu bếp tại một quán thịt nướng, chuyên phục vụ phái bộ Bắc Triều Tiên ở Hackensack, một thị trấn nhỏ cách New York khoảng 20 cây số.

Ông Bobby Egan giải thích : « Đây là một vỏ bọc, hiệu ăn này là vỏ bọc của chúng tôi… Họ đến Bobby để ăn… Tuy nhiên không phải chỉ có thế… Quán ăn này cũng là một địa điểm trung lập, nơi họ có thể gặp gỡ các thành viên của chính phủ Mỹ hay giới chức Hàn Quốc… Mỗi lần một phái đoàn mới muốn gặp gỡ giới quan chức Bắc Triều Tiên để thảo luận về bất kể chuyện gì… họ lại gặp nhau ở hiệu ăn của tôi, và nếu như họ không thoải mái với nhau, họ cũng có thể dùng bữa tại đây, mỗi bên một góc, trước khi trở về nhà ».

Trong lúc căng thẳng Hoa Kỳ - Bắc Triều Tiên ngày thêm trầm trọng, một số khách ăn biết rõ đường đời của chủ quán Bobby coi đây là một kịch bản nghiêm túc. Steve Mona, một cựu thám tử từng làm việc cho cảnh sát New York, nhận xét :

« Cho đến nay không có biện pháp nào thành công … Vậy tại sao lại không ? Tất cả những gì có thể giúp giải quyết được vấn đề và giúp chúng ta tránh phải gửi người ra chiến trường, tất cả đều đáng làm… Nếu người ta có thể thỏa thuận được khi cùng nhau thưởng thức một món ăn ngon, thì tại sao lại không ! ».

Ông Bobby khẳng định đã nhận được một số tín hiệu tích cực từ Bình Nhưỡng. Theo người chủ quán thịt nướng, hiện chỉ còn đợi tín hiệu từ phía chính quyền Mỹ, để một lần nữa ông lại vào vai « người Bình Nhưỡng » New York năm xưa, nhằm góp phần hạ nhiệt khủng hoảng.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20170930-ngoai-giao-thit-nuong-giup-ha-nhiet-khung-hoang-bac-trieu-tien )

hoài vọng
10-01-2017, 08:41 PM
Ngày trước ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam cũng đề nghị Tổng Thống Diệm cho ổng đi thuyết khách ho chi minh chấm dứt cuộc chiến

Triển
10-01-2017, 09:37 PM
#MãiVõSơnĐông



Rồi ông Diệm sau đó có chế giễu ông đạo dừa rồi tự tâng bốc mình không Lính Đại Ca?

Anh Trâm thì có á, cho ngoại trưởng mình đi làm thuyết khách xong sau lưng lại chế giễu như cha mát, lại còn tâng bốc mình sẽ hạ được "Thằng hỏa tiễn" so với các người tiền nhiệm. Kiểu rao bán y hệt như mãi võ Sơn Đông.

https://i.imgur.com/4G9d1g0.jpg

hoài vọng
10-03-2017, 12:16 AM
Mấy hôm nay lu bu chuyện " tề gia " chưa trả lời câu hỏi của anh Triển ,về chuyện ông Đạo Dừa , tôi không chú tâm theo dõi nhưng báo chí( cũng bị kiểm duyệt nghiêm ngặt lắm ) nói ông ta nói chuyện hoang đường , lâu quá rồi nên tội không nhớ rõ có ai chế diễu không nữa ?

Triển
10-03-2017, 01:45 AM
Mấy hôm nay lu bu chuyện " tề gia "
Gì vậy Lính Đại Ca? Chính thức rước bà nhỏ dzìa hả? :))))) j/k

Triển
10-04-2017, 08:39 PM
Oxford tước giải nhân quyền của bà Aung San Suu Kyi

https://gdb.voanews.com/5EE144A8-B6B8-4CF1-89BC-D80AAAAF10E4_w1023_r1_s.jpg
Hội đồng Thành phố Oxford tước giải nhân quyền từng trao cho bà Aung San Suu Kyi

Nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi vừa bị thành phố Oxford tước giải thưởng nhân quyền. Bà từng là nghiên cứu sinh ở thành phố này.

Hội đồng Thành phố Oxford đã bỏ phiếu trong tuần này nhất trí đề xuất thu hồi lại giải thưởng Nền Tự do của Thành phố từng trao cho bà Suu Kyi, họ nêu lý do là những quan ngại sâu sắc về sự đối xử với người Hồi giáo Rohingya xảy ra khi bà nắm quyền.

Hơn 500.000 người thiểu số Rohingya ở Myanmar đã chạy qua biên giới sang Bangladesh kể từ cuối tháng 8, khi các cuộc tấn công của người Rohingya đã dẫn tới cuộc đàn áp bạo lực của quân đội.

Nhà lãnh đạo trên thực tế của Myanmar, bà Suu Kyi, trước đây nổi tiếng vì hoạt động nhân quyền, đã bị nhiều nơi chỉ trích vì bà đã không lên tiếng về vấn đề này.

Một giải thưởng tương tự cũng đang bị hội đồng thành phố Sheffield ở phía bắc nước Anh cân nhắc thu hồi, sau khi người dân nộp kiến nghị vào tháng trước.

Trường cao đẳng St Hugh thuộc Đại học Oxford, trường cũ của bà Suu Kyi, đã gỡ bỏ bức chân dung của bà hồi tuần trước, trong khi Unison, nghiệp đoàn lớn thứ hai của Vương quốc Anh, tuyên bố hồi tháng trước rằng họ sẽ đình chỉ tư cách thành viên danh dự của bà.


(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/oxford-tuoc-giai-nhan-quyen-cua-aung-sang-suu-kyi/4056182.html)

Triển
10-06-2017, 10:58 PM
#MiênĐộcTài



Chính quyền Cam Bốt đề nghị giải thể đảng đối lập

Thụy My
Đăng ngày 06-10-2017
Sửa đổi ngày 06-10-2017 15:33

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-09-26t054734z_900519318_rc133061ff50_rtrmadp_3_cambod ia-politics.jpg
Người dân ủng hộ Kem Sokha, lãnh đạo đảng Cứu Nguy Dân Tộc (CNRP), bên ngoài tòa kháng án, Phnom Penh ngày 26/09/2017.
REUTERS/Samrang Pring


Chính phủ Cam Bốt ngày 06/10/2017 đã yêu cầu Tòa án Tối cao giải thể đảng đối lập chủ chốt, sau khi đã bắt giam chủ tịch đảng này vì tội phản quốc, khiến nhiều dân biểu sợ hãi phải đi lưu vong.

Đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt (CNRP) đã bị trấn áp bằng nhiều cách, từ việc vận dụng luật pháp cho đến hăm dọa bên ngoài, trong bối cảnh chuẩn bị cho cuộc bầu cử 2018. Kỳ bầu cử này là một thử thách cho thủ tướng Hun Sen sau 32 năm nắm quyền.

Phân nửa số dân biểu của đảng CNRP đã phải sống lưu vong, sau khi chủ tịch đảng Kem Sokha bất ngờ bị bắt, khiến sự tồn tại của đảng này đang như mành treo chuông. Tương lai của CNRP còn trở nên u ám hơn, khi các luật sư của bộ Nội Vụ hôm nay gởi đơn đến Tòa án Tối cao, đề nghị giải thể đảng Cứu Nguy Dân Tộc Cam Bốt do đã vi phạm đạo luật về các chính đảng.

Đạo luật được thông qua vào năm 2016 trao quyền cho các thẩm phán giải thể những đảng nào bị xem là đe dọa an ninh quốc gia, nhận lệnh từ các tổ chức nước ngoài hoặc cấu kết mưu phản. Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cảnh báo đây là nỗ lực của Hun Sen nhằm đánh bại phe đối lập vốn đang lên trong các cuộc thăm dò dư luận.

Một luật sư nói với AFP : « Có đầy đủ những chứng cứ vững chắc để Tòa án Tối cao giải thể CNRP. Nếu cứ duy trì, đảng này sẽ hủy hoại quốc gia ». Luật sư này cho biết một trong những bằng chứng là bài phát biểu của ông Kem Sokha tại Úc năm 2013, nói rằng ông đã nhận được sự trợ giúp của Hoa Kỳ để xây dựng phong trào dân chủ tại Cam Bốt.

Thủ tướng Hun Sen xem đây là bằng cớ chứng minh ông Kem Sokha bí mật âm mưu với Mỹ để lật đổ chính quyền Cam Bốt. Ông này đã bị bất ngờ bắt giữ vào ngày 03/09/2017. Thông qua luật sư của ông, hồi đầu tuần, Kem Sokha cho rằng tội danh phản quốc gán cho ông là « hoàn toàn vu khống ».


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20171006-chinh-quyen-cam-bot-toa-an-giai-the-doi-lap )

Triển
10-08-2017, 09:02 PM
#SănHeo, #MưuSátAnhMập



Bình Nhưỡng tố cáo Mỹ âm mưu ám sát Kim Jong Un

Thụy My
Đăng ngày 07-10-2017
Sửa đổi ngày 07-10-2017 18:18

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/250/3500/1978/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/un_30.jpg
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tuyên bố về bài diễn văn của tổng thống Mỹ Donald Trump tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Ảnh của KCNA ngày 22/09/2017.
KCNA via REUTERS


Theo một bản tin hôm 06/10/2017 của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên KCNA được báo Newsweek đưa lại, đại diện của Bình Nhưỡng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc lần thứ 72 đã tố cáo Mỹ đã mưu toan ám sát lãnh tụ Kim Jong Un hồi tháng Năm.

Đại diện Bắc Triều Tiên cho biết : « Vào tháng Năm năm nay, một nhóm khủng bố tàn ác đã xâm nhập đất nước chúng tôi theo lệnh của CIA Mỹ và tình báo của ngụy quyền Hàn Quốc, với mục đích thực hiện khủng bố nhà nước vào khu vực chính quyền trung ương, sử dụng các hóa chất sinh học. Họ đã bị bắt giữ và bêu trước công chúng. Điều này cho thấy Hoa Kỳ rõ ràng là thủ phạm chính đứng đằng sau ».

Bình Nhưỡng cũng muốn làm rõ « lập trường nguyên tắc » đối với Cơ quan chống khủng bố của Liên Hiệp Quốc, thành lập hồi tháng Sáu. Theo đại diện Bắc Triều Tiên, Washington sử dụng chiêu bài chống khủng bố để lật đổ các chính phủ thù địch. Lý do chính khiến khủng bố quốc tế chưa bị tiêu diệt, là do sự can thiệp của Hoa Kỳ.

Nhiều năm qua, Bình Nhưỡng luôn lên án Mỹ triển khai « Kế hoạch Jupiter », một chiến dịch dùng vũ khí sinh hóa để triệt hạ Kim Jong Un, nhưng các cáo buộc này chưa bao giờ được chứng minh.

Bản tin hôm thứ Sáu 6/10 của KCNA còn nói rằng Washington « đổi màu như tắc kè » để biện minh cho việc lật đổ các chính phủ, đặc biệt tại Trung Đông. Nhân danh chống khủng bố và phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt, Mỹ đã đưa quân đến Afghanistan, Irak, Libya. Cả ba nước này hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh, và Bắc Triều Tiên nêu Irak và Liyba là hai ví dụ cho thấy do chính phủ hai nước này từ bỏ chương trình nguyên tử, nên sau đó đã bị Mỹ tấn công.

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20171007-binh-nhuong-to-cao-my-am-muu-am-sat-kim-jong-un )

Triển
10-19-2017, 11:58 PM
#NoFindNoFee

https://i.imgur.com/88FvPKo.png


(coi nữa) (http://www.independent.co.uk/travel/news-and-advice/mh370-malaysia-airlines-search-missing-jet-mystery-a8004591.html)

Triển
11-24-2017, 12:55 AM
#ThânCận

Có người bình luận dưới bài viết ở đài Tiếng Nói Hoa Kỳ là giống Thái giám dìu hoàng hậu. :)))))))))))



Thủ tướng Việt Nam giục Mỹ trở lại TPP
23/11/2017


https://gdb.voanews.com/868A7176-78EE-4C21-A5DC-806EE729F9F1_cx0_cy5_cw0_w1023_r1_s.jpg
Thủ tướng Việt Nam bày tỏ muốn Mỹ trở lại với TPP



Các thành viên còn lại của hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương cần để ngỏ cửa cho việc Mỹ quay trở lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói như vậy với Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Naotoshi Okada của Nikkei ở Hà Nội.

Trong buổi tiếp lãnh đạo của Nikkei, ông Phúc cũng mô tả Nhật Bản và Việt Nam thân thiết như anh em một nhà.

11 quốc gia, trong đó có Việt Nam, Nhật Bản, Malaysia và Singapore, đã đạt được một thỏa thuận trên bình diện rộng về việc theo đuổi hiệp định thương mại mà không có sự tham gia của Washington.

Về việc Tổng thống Donald Trump rút nước Mỹ khỏi TPP trong khuôn khổ chính sách "nước Mỹ trên hết" của mình, Thủ tướng Phúc thúc giục ông Trump tham gia trở lại vào TPP để "bảo đảm lợi ích cho các quốc gia thành viên và cho chính nước Mỹ".

Nhà lãnh đạo Việt Nam cho hay đã nói chuyện với Thủ tướng Nhật, ông Abe, về cách thuyết phục ông Trump quay trở lại, thể hiện mối quan tâm lớn đến việc đưa Washington trở lại.

Nếu Hoa Kỳ quay lại với TPP, các thành viên của hiệp định sẽ chiếm 37,5% tổng sản phẩm quốc nội của thế giới, 11,3% dân số toàn cầu và 25,7% tổng kim ngạch mậu dịch - tăng gấp đôi hoặc gấp ba, tùy hạng mục, so với các con số của TPP 11.

Với thực tế là ông Trump có nhiều khả năng không thay đổi ý định, Nhật Bản và Việt Nam có kế hoạch lôi kéo các nước khác vào nỗ lực thuyết phục ông về TPP.

Mỹ đánh giá "tầng lớp trung lưu đang tăng lên của Việt Nam như là một thị trường chính cho hàng hoá và dịch vụ của Mỹ", ông Trump nói trong chuyến thăm gần đây của ông, đồng thời nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có "thương mại công bằng và đối đẳng".

Ông Trump đề nghị đàm phán một hiệp định thương mại tự do song phương với Việt Nam, và ông có thể cũng sẽ sớm đề nghị tương tự với Tokyo, mặc dù dường như ông đã không nêu ra vấn đề này trong khi ông ở Nhật Bản từ ngày 5-7/11.

Nhật Bản và Việt Nam dường như có chung những quan ngại về những điều khoản cứng rắn mà Mỹ có thể sẽ nêu yêu sách trong các cuộc đàm phán song phương.

(theo Nikkei)

(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-viet-nam-giuc-my-tro-lai-tpp/4131413.html )

Triển
11-24-2017, 05:43 AM
Số phận 12000 người Việt sẽ bị Mỹ trục xuất ra sao
sau chuyến thăm của Tổng Thống Donald Trump?


https://www.youtube.com/watch?v=45RhDVig8FE

(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/nguoi-viet-bi-truc-xuat-ra-sao-sau-chuyen-tham-vn-cua-tong-thong-trump/4116347.html )

Tuyết Hoa
11-26-2017, 06:09 PM
Hello anh Triển,

Có lần tôi vào PBS để xem phim VietNam War mà không xem được ở Canda, rồi đọc ở đây biết anh cũng không xem được ở bên Đức. Hôm nay tôi kiếm thì ra có thể coi được ở các link đưa ra trong trang web của Người Việt Bốn Phương. Xin phép anh gửi vào đây, nếu anh và các bạn khác chưa kiếm ra và muốn xem phim có thể vào xem. Hy vọng là các bạn cũng coi được như tôi Nhiều bình luận trên internet cho rằng phim thì có hay nhưng nói về sử thì tệ. Tôi cũng chưa xem phim và chưa xem kỹ cácc bình luận/reviews.

Mong các bạn luôn an vui.


Xem phim THE VIETNAM WAR - Directors: Ken Burns & Lynn Novick
http://www.nvbonphuong.com/forums/showthread.php?257732-Xem-phim-THE-VIETNAM-WAR-Directors-Ken-Burns-amp-Lynn-Novick&p=1419023
Tập 1:

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMzg2eDJ2aGQ4UFU/view?usp=sharing

Tập 2 https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdG1SZDA1QkpwX1E/view?usp=sharing

Tập 3

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR3VSSUN0NDBRMHc/view?usp=sharing

Tập 4

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRlpQckRRMmVCVXc/view?usp=sharing

Tập 5 https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ0QxUHFDRXktaUU/view?usp=sharing

Tập 6

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR2dTZll4R0tfT1k/view?usp=sharing

Tập 7

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRmtVOFZqWkhYRnc/view?usp=sharing

Tập 8 https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzLTItd0l2eUcySkk/view?usp=sharing


Ken Burns’s Vietnam: Great TV. Horrible History
By Jeffrey P. Kimball On 9/29/17 at 11:45 AM
http://www.newsweek.com/ken-burnss-vietnam-great-tv-horrible-history-674433

Triển
11-27-2017, 12:15 AM
Sau đó tôi cũng xem được nhờ đài truyền hình hợp tác Pháp - Đức có chiếu 9 tập.
Tuy nhiên cám ơn chị Tuyết Hoa nhiều há! :z67:

Triển
11-29-2017, 12:28 AM
#TầmĐạn

Hôm nay tin chạy giật gân. Anh Kim mập đã chỉa thẳng lên trời mà bắn. Tầm đạn ảnh đi cao hơn 4 ngàn cây số. Giới quan sát chuyên nghiệp lo lắng, nếu ảnh chỉa xeo xéo mà bắn, đạn ảnh có mặt khắp nơi. Căng rồi!.



North Korea says new missile puts all of US in striking range (http://www.bbc.com/news/world-asia-42162462)


https://ichef-1.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/CE97/production/_98978825_mediaitem98976203.jpg

Triển
11-30-2017, 09:30 PM
#Rút

Hôm qua báo chí đồn rùm, Mỹ yêu cầu Đức rút đại sứ ở Bình Nhưỡng. Đức chỉ rút các nhân vật ngoại giao, không rút đại sứ và yêu cầu Bắc Hàn hành động tương tự. Hôm nay đọc tin báo Mỹ, ngoại trưởng Đức gặp ngoại trưởng Mỹ xác nhận điều này. Đức luôn luôn có thái độ dè chừng trong ngoại giao mà thời ông Chiraq của Pháp từng phê bình Đức "lừng khừng". Để coi tình hình liên minh chánh phủ có tiến triển hay không sau buổi tổng thống Đức triệu tập "xếp" các đảng lớn tính luôn chị Merkel. Mới biết một quốc gia nhỏ bé như Đức có dám làm mất lòng chính sách đối ngoại với Bắc Hàn của anh Trâm hay không. Nếu liên minh đỏ đen hình thành, chính phủ này lại càng xung khắc trong màu áo "đàn em" với Hoa Thịnh Đốn nhiều hơn.

Lại có tin giật gân hơn: anh Trâm đang dồn anh Tillerson từ chức theo kiểu "Trump's harassment at work, bullying practice". Cho nên cuối bài tiếng Việt mới có câu hỏi ngoại trưởng Đức về ngoại trưởng Mỹ.



Đức rút một nhà ngoại giao khỏi Triều Tiên

https://gdb.voanews.com/C7AE2B00-8A7C-4696-BAB1-26791A253705_cx0_cy10_cw0_w1023_r1_s.jpg
Một bức hình không đề ngày tháng do thông tấn xã Triều Tiên KCNA công bố cho thấy phi đạn đạn đạo Hwasong-15 được phóng đi trong một vụ thử nghiệm phi đạn được đánh giá là tiên tiến nhất của Triều Tiên từ trước tới nay.

Đức triệu hồi thêm một nhà ngoại giao thứ ba từ đại sứ quán ở Triều Tiên trong lúc ngày càng có nhiều lo ngại về chương trình phi đạn của Bình Nhưỡng, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho biết hôm thứ Năm, một ngày sau khi Bình Nhưỡng bắn thử phi đạn mới.

Triều Tiên hôm thứ Tư cho biết họ đã thử thành công một phi đạn đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới và mạnh, đưa toàn bộ lục địa Mỹ vào tầm ngắm của vũ khí hạt nhân của nước này.

Berlin mạnh mẽ lên án vụ thử nghiệm là một sự vi phạm luật pháp quốc tế.

Phát biểu tại Washington sau khi hội kiến Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, ông Gabriel nói ông đã bày tỏ sự ủng hộ cho một đường lối cứng rắn đối với Bình Nhưỡng.

Washington không đòi hỏi Đức, một trong bảy nước Châu Âu có đại sứ quán ở Triều Tiên, đóng cửa cơ sở ngoại giao hoặc triệu hồi đại sứ của họ, ông nói.

"Ông ấy muốn sự ủng hộ của chúng tôi đối với những nỗ lực của họ theo đuổi một đường lối cứng rắn đối với Triều Tiên, và ông ấy có sự ủng hộ đó. Nhưng việc của chúng tôi là quyết định những gì chúng tôi sẽ làm trong các kênh ngoại giao."

Hai nhà ngoại giao đã được rút khỏi đại sứ quán Đức ở Bình Nhưỡng, và một người thứ ba đang được rút đi, ông Gabriel nói. Đức cũng yêu cầu Triều Tiên giảm sự hiện diện ngoại giao của mình ở Đức.

"Dĩ nhiên chúng tôi đang thảo luận với các đồng nghiệp Châu Âu của chúng tôi xem có cần tăng thêm áp lực ngoại giao hay không," ông nói.

Ông Gabriel cũng nói với các nhà báo rằng ông không có thông tin về các bản tin cho hay Nhà Trắng dự định ​sẽ thay thế ông Tillerson, và lưu ý rằng ông đã lên lịch cho một cuộc gặp khác với ông Tillerson vào tuần sau. Các quan chức Mỹ hôm thứ Năm nói Nhà Trắng đã lập kế hoạch bổ nhiệm giám đốc CIA Mike Pompeo thay thế ông Tillerson trong vòng vài tuần nữa.

(*nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/duc-rut-mot-nha-ngoai-giao-khoi-trieu-tien/4144211.html))

Triển
11-30-2017, 11:52 PM
#10NămTù
....cho quyền tự do biểu đạt.


https://www.youtube.com/watch?v=Abi4Mjn1oXg

Triển
12-09-2017, 07:33 AM
#ChiếnTranhLạnhTáiDiễn



Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật: Tokyo chuẩn bị trang bị tên lửa tầm xa



Thanh Hà

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/17/2096/1184/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_uo7t9.jpg
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và ngoại trưởng Taro Kono tại Tokyo ngày 29/11/2017.
STR / AFP
Ba ngày sau tiết lộ của báo chí, ngày 08/12/2017 bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản Itsunori Onodera chính thức thông báo kế hoạch trang bị tên lửa không đối địa. Mục tiêu đề ra nhằm đối phó với đe dọa quân sự của Bắc Triều Tiên.

Thông tín viên đài RFI từ Tokyo, Frédéric Charles tường trình :

"Nhật Bản sẽ trang bị cho chiến đấu cơ loại tên lửa tầm bắn 1000 cây số, có khả năng bắn tới các cơ sở hạt nhân và hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, điều mà hiện tại Tokyo không thể thực hiện, do quy định trong bản Hiến Pháp chủ hòa, theo đó tầm bắn tối đa bị giới hạn ở mức 300 km.

Về giới hạn nói trên của bản Hiến Pháp, bộ trưởng Quốc Phòng, Itsunori Onodera, đáp lại rằng, tên lửa Mỹ sẽ cho phép Nhật Bản đáp trả trước đe dọa Bắc Triều Tiên mà mối đe dọa đó thì lại nằm ngoài tầm 300 cây số như quy định của Hiến Pháp.

Ngoài ra, bộ Quốc Phòng Nhật còn dự trù mua tên lửa tầm bắn 500 cây số của tập đoàn chế tạo vũ khí Na Uy, Kongsberg. Loại tên lửa này đang được trang bị cho loại máy bay tàng hình F-35 của Mỹ. Không quân Nhật Bản đang đặt mua 42 chiếc F-35.

Tokyo quyết định tăng tốc trang bị các phương tiện tấn công qua việc tăng ngân sách quốc phòng. Đa số dân Nhật tán đồng việc trang bị tên lửa có thể bắn tới Bắc Triều Tiên trong bối cảnh Bình Nhưỡng đã tiến hành nhiều vụ thử nghiệm hỏa tiễn, mà hai trong số đó đã bay ngang qua Nhật Bản".

(* nguồn: RFI Tiếng Việt (http://vi.rfi.fr/chau-a/20171208-bo-truong-quoc-phong-nhat-tokyo-chuan-bi-trang-bi-ten-lua-tam-xa))

Triển
12-12-2017, 03:35 AM
#CứngRắn

Netanyahu dựa hơi Trâm cho tí cơ hội. EU lắc đầu dẹp đi tía!




EU says' no' to Netanyahu

It was a resounding 'no' to Israeli Prime Minister Benjamin Netanyahu's request for the European Union to follow the US lead and recognise Jerusalem as the capital of Israel.

(coi nữa) (http://www.euronews.com/2017/12/11/eu-says-no-to-netanyahu)

Triển
12-12-2017, 04:32 AM
#TấnCôngLàCáchPhòngVệTốtNhất

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đe dọa Đức


Cơ quan bảo hiến cảnh giác các hoạt động gián điệp của Trung Quốc qua mạng xã hội LinkedIn. Truyền thông nhà nước TQ giận dữ bác bỏ lời cáo buộc và hăm dọa.

http://cdn4.spiegel.de/images/image-1007737-860_poster_16x9-ipzz-1007737.jpg
LinkedIn Logo

thứ Ba ngày 12.12.2017 - 11 giờ 48

Truyền thông nhà nước TQ hâm dọa Đức về chuyện cáo buộc gián điệp mới đây. Tờ "Toàn cầu thời báo" viết rằng, các cáo buộc của tòa bảo hiến Đức nguy hại mối bang giao giữa Đức và Trung Quốc.

Không trưng bày bằng chứng nào cho các cáo buộc này. Phương Tây dễ thường cáo buộc Trung Quốc làm gián điệp dù "trong hầu hết các trường hợp" không có chứng cớ. Cho đến nay Trung Quốc luôn "tỏ ra rất e dè nhường nhịn" và hiếm khi làm lớn chuyện để không nguy hại đến bang giao. Bây giờ đã đến lúc phải có "biện pháp chống lại" để tự phòng vệ trước những vu khống này. "Tấn công là cách phòng vệ tốt nhất".

Tờ "Trung Hoa Nhật Báo" gọi các cáo buộc là "một cái mánh lới xưa cũ". Đức không phải là quốc gia đầu tiên bêu xấu Trung Quốc mà không nêu bằng chứng.

Cơ quan bảo hiến liên bang Đức (BfV) đã cảnh báo hôm Chủ Nhật rằng mật vụ Trung Quốc cố gắng thâm nhập quốc hội, các bộ và cơ quan qua mạng xã hội LinkedIn. Trong cuộc điều tra từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 2017, một nhóm nghiên cứu đã phát hiện nhiều chi tiết phải báo động.

Ví dụ như đã có vụ cố gắng liên lạc với hơn 10 ngàn người có quốc tịch Đức. Mục tiêu của mật vụ là săn tin và chiêu mộ làm gián điệp. Họ ước lượng con số thật sự lớn hơn nhiều.

als/dpa

(* theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/ausland/spionagevorwuerfe-chinas-staatsmedien-drohen-deutschland-a-1182900.html))

Triển
12-23-2017, 10:58 PM
#HợpTác




Facebook, Google xóa nhiều tài khoản, video theo yêu cầu của Việt Nam?

https://gdb.voanews.com/8A15FB0D-8F1B-4FFB-8667-44CC10657198_w1023_r1_s.jpg
Việt Nam vẫn bị nhiều tổ chức quốc tế xem là nước kiểm duyệt chặt thông tin trên mạng

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Việt Nam nói tại một hội nghị hôm 22/12 rằng Facebook và Google đã xóa hàng trăm tài khoản, hàng nghìn video có nội dung “xấu độc”. Một nhà hoạt động cho rằng việc dùng tiền thuế của dân để “bịt miệng” chính họ là bất công và vi phạm tự do ngôn luận.

Theo báo chí Việt Nam, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho hay Google đã chặn, gỡ khoảng 4.500 video “xấu độc” theo yêu cầu từ Bộ Thông Tin Việt Nam. Các video trên trang Youtube nằm trong tổng số khoảng 5.000 video mà Bộ muốn ngăn chặn, gỡ bỏ.

Tương tự, Bộ trưởng Tuấn được báo chí dẫn lời cho biết Facebook cũng gỡ bỏ 159 tài khoản “nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá đảng, nhà nước". Bên cạnh đó, 107 tài khoản giả mạo, 394 đường link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp cũng đã bị Facebook xóa.

Người đứng đầu Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đánh giá rằng Google và Facebook “bước đầu đã hợp tác tích cực” với Việt Nam.

VOA đã liên lạc với cả Google và Facebook để đề nghị họ xác nhận, bình luận về thông tin do Bộ trưởng Tuấn đưa ra, nhưng chưa nhận được câu trả lời.

Theo các báo cáo về tính minh bạch do Google và Facebook công bố định kỳ, không riêng chính phủ Việt Nam mà chính phủ các nước kể cả Mỹ, Anh, Pháp, v.v… cũng yêu cầu họ gỡ bỏ thông tin sai sự thật, hoặc cung cấp thông tin về các tài khoản, phục vụ cho điều tra hình sự.

Tuy nhiên, một nhà hoạt động dân chủ Việt Nam hiện làm việc ở Đài Loan, ông Trịnh Hữu Long, nhận định chính quyền Việt Nam đã dựa vào những lý do “mơ hồ” để yêu cầu Google và Facebook ngăn chặn những thông tin “bất lợi” cho chính quyền.

Ông Long nói thêm rằng nhà chức trách Hà Nội dùng tiền thuế của dân để làm việc này là bất công:

“Nó là điều không công bằng cho tất cả mọi người. Tại sao tiền thuế của dân lại chỉ dùng để bảo vệ lãnh đạo, bảo vệ nhà nước mà thôi? Nó vô hình chung tạo ra một ấn tượng, một bằng chứng rõ ràng là người dân đang trả tiền để bảo vệ lãnh đạo. Thứ hai nữa là nhà nước đang chủ động bịt miệng người dân, khi mà liên quan đến những thông tin bất lợi cho họ. Đây chính xác là hành vi vi phạm đến những quyền tự do ngôn luận của người dân”.

Luật gia Trịnh Hữu Long lưu ý rằng các thảo luận giữa chính quyền Việt Nam với hai hãng khổng lồ cung cấp dịch vụ truyền thông trên mạng đã diễn ra “nằm ngoài mọi sự kiểm soát” của người dân và không có bất cứ sự đề cập nào đến trách nhiệm giải trình trong hoạt động này.

Các báo cáo về tính minh bạch của Facebook và Google không cung cấp thông tin chi tiết về các yêu cầu của chính phủ Việt Nam, theo ông Long. Ông nói người sử dụng không dễ đòi hai hãng này làm rõ thêm về các hoạt động chặn, xóa thông tin, tài khoản:

“Chúng ta có thể yêu cầu họ cung cấp thêm thông tin. Thế nhưng đây là công ty của họ nên chúng ta cũng chẳng có quyền gì yêu cầu họ phải cung cấp thông tin cả. Chúng ta sử dụng dịch vụ của họ, chúng ta phải chấp nhận các điều khoản sử dụng của họ thôi. Dĩ nhiên là một số nhà hoạt động, các tổ chức quốc tế có thể gây sức ép để Google, Facebook trở nên minh bạch hơn, thì đó là việc chúng ta có thể làm trong tương lai”.

Tính tới tháng 7/2017, có 64 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam, tương đương 3% trong tổng số tài khoản Facebook đang hoạt động toàn cầu, theo trang tin The Next Web.

Hồi giữa tháng 11 vừa qua, tổ chức Freedom House có trụ sở tại Hoa Kỳ ra phúc trình trong đó nói Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm các nước không có tự do Internet.

Phúc trình của Freedom House nói nhà cầm quyền Việt Nam có thể ngăn chặn định kỳ hay hạn chế tiếp cận Internet vì lý do chính trị và an ninh.

Freedom House nói dù ít nguồn lực hơn so với Trung Quốc trong việc kiểm soát nội dung trên Internet nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn thành lập được một hệ thống sàng lọc hữu hiệu, với các phương tiện truyền thông xã hội và những ứng dụng truyền thông thường xuyên bị ngăn chặn.

Trong hội nghị hôm 22/12 về triển khai nhiệm vụ của Bộ Thông tin và Truyền thông trong năm 2018, lãnh đạo bộ này, ông Trương Minh Tuấn, nói trong năm sắp tới, bộ sẽ làm việc với các đơn vị liên quan và doanh nghiệp viễn thông “nhằm xử lý thông tin xấu độc trên mạng”.

Ông cũng cho hay bộ cũng “nghiên cứu xây dựng bộ quy tắc ứng xử trên môi trường mạng xã hội”.



(* nguồn: Đài Tiếng Nói Huê Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/facebook-google-xoa-nhieu-tai-khoan-video-theo-yeu-cau-cua-viet-nam/4175314.html) )

Triển
12-27-2017, 11:26 PM
Thủ tướng Campuchia tuyên bố sẽ nắm quyền thêm ít nhất 10 năm nữa

https://gdb.voanews.com/867C64E4-3482-4005-8D07-46636584ADA9_w1597_n_r1_s.jpg

Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm thứ Tư tuyên bố sẽ kéo dài nhiệm quyền 30 năm của ông thêm ít nhất là một thập niên nữa, vài tuần sau khi tòa án tối cao giải thể đảng đối lập chính ở Campuchia trước cuộc tổng tuyển cử vào năm 2018.

Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) bị giải tán vào tháng 11 theo yêu cầu của chính quyền Hun Sen, báo hiệu điều mà một tổ chức nhân quyền gọi là "tiếng chuông khai tử" cho nền dân chủ ở quốc gia Đông Nam Á này.

(coi nữa) (https://www.voatiengviet.com/a/thu-tuong-campuchia-tuyen-bo-se-nam-quyen-them-it-nhat-10-nam-nua/4181820.html)

Triển
12-29-2017, 07:16 AM
#83nămtù



Rải truyền đơn, 9 người bị tuyên 83 năm tù


https://gdb.voanews.com/96BC252A-1C3B-4D86-92A6-411CEF20D00B_w1023_r1_s.jpg
Phiên tòa tại Bình Định, ngày 27/12/2017. (Báo Zing.vn)


Một tòa án tỉnh Bình Định hôm 27/12 tuyên án tổng cộng 83 năm tù cho 9 người tham gia rải truyền đơn với nội dung kêu gọi ủng hộ cho tổ chức gọi là "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời.”

Đài truyền hình của Bộ Công An Việt Nam (ANTV) đưa tin 9 bị cáo đã bị Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Định xét xử về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” và “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” vì đã in ấn, phát tán truyền đơn trong tỉnh hồi tháng 2, với nội dung “nói xấu lãnh đạo và kích động người dân lật đổ chính quyền” vì bị “các nhóm phản động nước ngoài” lôi kéo.

Báo Zing trích bản cáo trạng cho biết, sáng 16/2, Huỳnh Hữu Đạt, “móc nối với tổ chức ở nước ngoài để in, phân công các thành viên rải truyền đơn ở thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Đạt bị tuyên án 13 năm tù và 3 năm quản chế.

Theo truyền thông Việt Nam, các bị cáo khác gồm Tạ Tấn Lộc, Nguyễn Quang Thanh, cùng bị tuyên phạt 14 năm tù, Nguyễn Văn Nghĩa và Nguyễn Văn Tuấn bị tuyên 12 năm tù, do phạm Điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.”

Ngoài ra, bà Đoàn Thị Bích Thủy, bà Trương Thị Bích Ngọc, bà Trương Thị Thu Hằng, và ông Phạm Long Đại lãnh các mức án từ 3-6 năm tù giam do phạm vào Điều 88 "Tuyên truyền chống Nhà nước."

Tổ chức gọi là “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” mà chính quyền Việt Nam miêu tả là một tổ chức “phản động lưu vong”, là do ông Đào Minh Quân, hiện cư trú ở Mỹ, đứng đầu. Ông là một nhân vật gây nhiều tranh cãi ngay trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ.

Hôm 27/12, Tòa án Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tuyên án 15 người bị xác định có dính líu trong vụ đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất hồi tháng 4, vụ này cũng bị quy cho “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” lôi kéo. Một trong các bị cáo trong vụ này nhận mức án lên đến 16 năm tù.


(* nguồn: Đài tiếng nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/rai-truyen-don-chin-nguoi-bi-tuyen-nam-tu/4184228.html))

Triển
12-30-2017, 02:00 PM
#LựcLượng47



Việt Nam tăng cường kiểm soát Internet bằng « lực lượng 47 »

RFI
Đăng ngày 30-12-2017
Sửa đổi ngày 30-12-2017 13:44

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-12-08t010723z_1692362654_rc177df85350_rtrmadp_3_youtu be-music.jpg
ảnh Minh họa
REUTERS/Dado Ruvic


Theo hãng tin AFP hôm qua, 29/12/2017, Tổ chức nhân quyền của Mỹ, Human Rights Watch (HRW) nhận định, việc chính quyền Hà Nội triển khai 10 000 người « đấu tranh trên mạng », còn được gọi là « lực lượng 47 », nhằm chống lại các hoạt động chống đối chính quyền trên không gian mạng, đang tạo nên « một tầm mức mới » trong việc việc kiểm soát tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Truyền thông nhà nước giải thích rằng, lực lượng này có nhiệm vụ đấu tranh chống « các quan điểm sai trái ». Tuy nhiên, có rất ít chi tiết được đưa ra về lực lượng an ninh mạng này. Theo AFP, chính phủ Việt Nam từ chối đưa ra mọi bình luận.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, nhận định rằng, việc triển khai lực lượng 47 đang tạo thêm « một tầm mức mới trong việc đàn áp những tiếng nói đối lập ở Việt Nam ».

Internet và mạng xã hội không bị cấm tại Việt Nam, nhưng bị kiểm soát rất chặt chẽ và chính quyền vẫn thường bỏ tù những người chống đối.

Đại diện tại Đông Nam Á của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, ông Shawn Crispin cho rằng, đây là « biện pháp mới nhất của một chiến dịch nhằm kiềm tỏa bằng mọi giá quyền tự do trên Internet ». Tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House) đánh giá không gian mạng ở Việt Nam là « không tự do » và xếp Việt Nam ngay sau Trung Quốc về mức độ kém tự do trên mạng.

Cách đây vài tháng, chính quyền Hà Nội đã yêu cầu Facebook và Youtube xóa bỏ một số « nội dung độc hại ». Tháng 8 vừa qua, chủ tịch nước Trần Đại Quang đã kêu gọi thắt chặt kiểm soát an ninh trên không gian mạng, khẳng định rằng một số nhóm sử dụng các trang web để phát động các chiến dịch « đe dọa uy tín của lãnh đạo Đảng và Nhà nước ».

Hiện nay, hơn một nửa dân số Việt Nam sử dụng Internet. Việt Nam cũng nằm trong số 10 quốc gia dẫn đầu thế giới về tỷ lệ phần trăm người dùng mạng xã hội Facebook.

(* nguồn: RFI (http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171230-viet-nam-tang-cuong-kiem-soat-internet-bang-%C2%AB-luc-luong-47-%C2%BB))

Triển
01-01-2018, 11:40 PM
Hồng Kông thuê phi cơ charter trục xuất 68 người Việt nhập cư lậu


Trọng Nghĩa
Đăng ngày 01-01-2018
Sửa đổi ngày 01-01-2018 16:09


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/hongkong_refugee.jpg
Người nhập cư Việt Nam bất hợp pháp vào Hồng Kông bị áp tải lên máy bay về nước.
Ảnh chụp màn hình tờ SCMP

Cơ quan di trú Hồng Kông mới đây đã thuê bao một chiếc máy bay charter để trục xuất 68 người Việt Nam về nước. Vụ việc xẩy ra hôm 28/12/2017, nhưng hai ngày sau mới được nhật báo Hồng Kông The South China Morning Post tiết lộ.

Theo nhật báo, chiếc máy bay thuê bao của Vietnam Airlines đã chở 68 người, trong đó có 38 phụ nữ, về Hà Nội. Trong số này, ngoại trừ ba em bé dưới 2 tuổi, những người còn lại ở độ tuổi từ 18 đến 64. Tờ báo cho biết là những người này đã không chứng minh được lý do xin tị nạn và đã đến Hồng Kông một cách bất hợp pháp.

Họ đã ở Hồng Kông khoảng 10 tháng, một nửa trong số này đã nộp đơn xin quy chế tị nạn, nhưng không được chấp thuận. Sở Di Trú Hồng Kông khẳng định rằng tất cả những người này đều tình nguyện hồi hương.

Vẫn theo SCMP, ông William Fung Pak-ho, phụ tá giám đốc Sở Di Trú Hồng Kông, cho biết là chính quyền đặc khu sắp tới đây sẽ xem xét việc thuê bao máy bay để chở di dân bất hợp pháp không tình nguyện rời lãnh thổ này trong tương lai.

Trước đây, Hồng Kông đã từng trục xuất nhiều người, nhưng một cách lẻ tẻ, thường vài người một lần, dùng các chuyến bay thương mại, và trong một số trường hợp có nhân viên di trú đi theo. Phương cách trục xuất dùng phi cơ thuê bao, tức là charter, được coi là sẽ giúp Hồng Kông giải quyết nhanh chóng các trường hợp tồn đọng.

Từ năm 2015, số di dân xin quy chế tị nạn ngày càng nhiều. Vào lúc cao điểm, không kể các sự kiện bên Trung Quốc, mỗi tháng, có 480 người xin quy chế tị nạn, trong nửa đầu năm 2015, so với 120 trường hợp mỗi tháng trong thời gian từ 2010 đến 2013. Trong số này, đông nhất là người Việt Nam.

Từ năm 2014 đến tháng 11/2017, theo số liệu chính thức, trong số 15268 người xin quy chế tị nạn, có 3913 trường hợp là người Việt Nam – tương đương 26%. Cũng trong thời điểm này, trong số 8 861 người vào Hồng Kông bất hợp pháp, có 5104 trường hợp là người Việt Nam – tương đương 57.6%.

Theo nhân vật này, không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận việc bị trực xuất : « Trong năm nay (2017), chúng tôi thực hiện bảy vụ trục xuất. Có một số người cũng chống đối, và phải mất hai hoặc ba lần thực hiện chúng tôi mới trục xuất được họ… Một số người la hét, phản đối dữ dội, làm cho hãng hàng không phải đưa họ ra khỏi máy bay. »

(* nguồn: vi.rfi.fr )

Triển
01-03-2018, 12:56 AM
#VũNhôm


https://www.youtube.com/watch?v=CBEdX2yRpqI

Đậu
01-03-2018, 05:24 PM
Sách có chép: "tham thì thâm". Xưa nay có sai trật ly nào. Nghe nói tên Anh Vũ này đã biết trước số phận của mình, nếu nhanh chân thì có thể thóat thân, nhưng vì ham hố tẩu tán tài sản nên chờ nước đến thắt lưng mới nhảy. Hệ quả là bị tóm cổ ở Sinh.

Rõ ràng là Giời phụ kẻ gian.

Triển
01-03-2018, 09:51 PM
Sách có chép: "tham thì thâm". Xưa nay có sai trật ly nào. Nghe nói tên Anh Vũ này đã biết trước số phận của mình, nếu nhanh chân thì có thể thóat thân, nhưng vì ham hố tẩu tán tài sản nên chờ nước đến thắt lưng mới nhảy. Hệ quả là bị tóm cổ ở Sinh.

Rõ ràng là Giời phụ kẻ gian.





Những tên côn an như Phan Văn Anh Vũ này không nên che chở chúng. Cốt của tụi này toàn bất hảo. Khi ăn thì ăn cho dữ, đến lúc bị phe phái thanh trừng thì chạy xin tị nạn chính trị (sic).

Nếu có che chở, chỉ nên che chở những người như trong hình bên dưới đây ở trang tòa đại sứ Đức ở Hà Nội:



https://i.imgur.com/bmZXKSx.jpg

Triển
01-03-2018, 11:21 PM
Những tên côn an như Phan Văn Anh Vũ này không nên che chở chúng. Cốt của tụi này toàn bất hảo. Khi ăn thì ăn cho dữ, đến lúc bị phe phái thanh trừng thì chạy xin tị nạn chính trị (sic).

Nếu có che chở, chỉ nên che chở những người như trong hình bên dưới đây ở trang tòa đại sứ Đức ở Hà Nội:



https://i.imgur.com/bmZXKSx.jpg


Chụp lại màn hình trang mạng "Thời báo":




https://i.imgur.com/djrPO1n.png

(* nguồn: Thời báo (http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11614/phan-van-anh-vu-bi-tam-giu-o-singapore-vi-su-dung-2-ho-chieu-khac-nhau.htm) )

Triển
01-06-2018, 12:33 AM
Luật sư Đức của Trịnh Xuân Thanh: "Tôi bị cấm nhập cảnh Việt Nam"
(https://www.voatiengviet.com/a/luat-su-duc-cua-trinh-xuan-thanh-bi-tu-choi-nhap-canh-vao-viet-nam/4193897.html)
https://gdb.voanews.com/2B4C5056-880E-4D1A-87BA-F3F7A7099DC0_cx4_cy0_cw92_w1597_n_r1_s.jpg

Triển
01-08-2018, 06:08 AM
#NgườiViệtXấuXí





Nữ Việt kiều Úc mang gần 2 kg ma túy bị bắt ở Campuchia (https://www.voatiengviet.com/a/nu-viet-kieu-uc-mang-gan-2-kg-ma-tuy-bi-bat-i-campuchia/4197872.html)

Máy bay Mỹ chuyển hướng vì một thanh niên Việt (https://www.voatiengviet.com/a/may-bay-my-chuyen-huong-bay-vi-thanh-nien-viet-pha-hoai-toilet/4196907.html)

Triển
01-11-2018, 07:13 PM
#TrâmĐạpFúc


Mỹ tố với WTO về 8 doanh nghiệp nhà nước mà Việt Nam không khai báo (https://www.voatiengviet.com/a/my-to-voi-wto-ve-8-doanh-nghiep-nha-nuoc-ma-viet-nam-khong-khai-bao/4203765.html)

Triển
01-12-2018, 10:03 PM
#TrâmĐạpFúc


Mỹ tố với WTO về 8 doanh nghiệp nhà nước mà Việt Nam không khai báo (https://www.voatiengviet.com/a/my-to-voi-wto-ve-8-doanh-nghiep-nha-nuoc-ma-viet-nam-khong-khai-bao/4203765.html)








#FúcĐạpTrâm

Cuộc chiến ở thương trường bắt đầu ....!


Việt Nam khiếu nại với WTO về thuế của Mỹ đánh vào cá nhập khẩu (https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-khieu-nai-voi-wto-ve-thue-cua-my-danh-vao-ca-nhap-khau/4206037.html)

Triển
01-17-2018, 08:53 PM
#GoogleHợpTácVớiViệtNam #HoảngSợTrướcMộtTròChơi


Việt Nam khen ngợi Google gỡ ứng dụng ‘Lấy lại quê hương’

https://gdb.voanews.com/A5866809-C816-494B-B34F-CCC11DA67EB6_w1023_r1_s.jpg
Bộ Thông tin và truyền thông Trương Minh Tuấn và bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và quan hệ chính phủ, Google khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong một cuộc gặp tại Hà Nội hôm 17/1/2018. (Ảnh: VietnamNet)

Bộ Trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông Việt Nam Trương Minh Tuấn hôm 17/1 lại đề nghị Google mở văn phòng đại diện để quản lý thông tin có nội dụng phản động, chống phá nhà nước.

Ông Trương Minh Tuấn nêu lên đề nghị này với bà Ann Lavin, Giám đốc Chính sách công và Quan hệ chính phủ của tập đoàn Google tại Châu Á – Thái Bình Dương, trong một cuộc gặp ở Hà Nội hôm 17/1.

Báo VietnamNet nói ông Tuấn khen ngợi thiện chí của Google trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam trên YouTube trong thời gian qua, đặc biệt gỡ ứng dụng trò chơi “Lấy lại quê hương,” được cho là có nội dung “phản động, chống phá nhà nước” ra khỏi ứng dụng Google Play, đồng thời gỡ bỏ 6 video giới thiệu trò chơi này trên YouTube.

Trò chơi “Lấy lại quê hương” nói về cuộc đối đầu bằng vũ lực trong đó có những nhân vật được cho là mô phỏng theo các nhà lãnh đạo ở Hà Nội.

https://gdb.voanews.com/D19D6D51-7DF9-4EC8-9EA9-F56EFF8D65A8_w650_r1_s.jpg
Ứng dụng Trò chơi 'Lấy lại Quê hương' đã bị Google gỡ bỏ.
Báo trong nước cho biết tính đến ngày 31/12/2017, Google đã ngăn chặn và gỡ bỏ 6423/7410 video clip khỏi YouTube, cùng với 6 trò chơi khỏi Google Play.

Ông Tuấn một lần nữa đề nghị Google mở văn phòng đại diện tại Việt Nam và bày tỏ mong muốn Google tìm hiểu kỹ pháp luật Việt Nam, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để xử lý vi phạm trên YouTube. Ngoài ra, phía Việt Nam còn đề nghị thiết lập một kênh riêng giữa Bộ Thông Tin và Google để thúc đẩy hợp tác nhiều hơn nữa.

Đài truyền hình VTC trích lời bà Ann Lavin nói Google cam kết tuân thủ pháp luật các nước sở tại, trong đó có Việt Nam: “Chúng tôi hiểu sâu sắc đó là nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật nước sở tại Việt Nam nên việc tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam là rất quan trọng và cần thiết để tuân thủ.”

Ngoài ra, theo báo Hà Nội Mới, Google sẽ phối hợp với Bộ Thông Tin Việt Nam nhằm xây dựng, thực hiện ‘danh sách đen’ (black list), tức là danh sách cấm, và ‘danh sách trắng’ (white list), - tức là được phép. Google còn cử một chuyên gia tới Việt Nam để tư vấn về an toàn thông tin, chia sẻ thông tin với Chính phủ Việt Nam.

Vào tháng 5 năm ngoái, hãng tin Reuters cho biết ông Eric Schmidt, Chủ tịch Điều hành tập đoàn Alphabet, công ty mẹ của Google, trong một cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, khẳng định Google sẽ hợp tác chặt chẽ với phía Việt Nam để gỡ bỏ các thông tin vi phạm pháp luật Việt Nam.

Lúc đó, người đứng đầu chính phủ Việt Nam cũng đề nghị tập đoàn này “sớm mở văn phòng đại diện chính thức ở Việt Nam”. Tuy nhiên, hãng tin Reuters tường thuật rằng Google cho biết rằng công ty này hiện chưa có kế hoạch mở cửa văn phòng đại diện ở Việt Nam.

Việt Nam từ đầu năm ngoái đã “bắt đầu gây áp lực đối với các công ty quảng cáo trong nước” yêu cầu công ty Google phải gỡ các video của các nhà bất đồng chính kiến hoạt động ở hải ngoại đăng trên trang YouTube.

Việt Nam thời gian qua đã bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền như Human Rights Watch chỉ trích về vấn đề “kiểm soát Internet”, nhưng Hà Nội luôn bác bỏ các cáo buộc này.


(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-khen-ngoi-google-go-ung-dung-lay-lai-que-huong/4211496.html) )

ốc
01-17-2018, 09:40 PM
Hôm nay anh Triển đăng luôn mấy bài về Việt nam một lúc, chắc thể theo yêu cầu của TLNVN (Tui là nhặng Việt nam).

Triển
01-17-2018, 09:56 PM
Cũng không hẳn chỉ là tin tức Việt Nam. Tin tức Mỹ hợp tác với Việt Nam. Google là công ty Mỹ. Hi vọng không đụng chạm nhân viên người Việt làm việc cho Google. :z8:

Triển
01-18-2018, 09:01 AM
HRW: Hoa Kỳ rút khỏi TPP bật đèn xanh cho VN đàn áp nhân quyền


https://gdb.voanews.com/8ECA2AC7-0362-426A-895C-B45C9664F59E_w1023_r1_s.jpg
Nhà hoạt động Trần Thị bị y án 9 năm tù tại phiên phúc thẩm 22/12/2017


Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (tức Human Rights Watch - HRW) hôm 18/1 ra phúc trích thường niên nói rằng Việt Nam đã gia tăng đáng kể việc đàn áp các nhà hoạt động dân chủ và nhân quyền trong năm 2017.

Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc HRW đặc trách Châu Á nói với VOA hôm 18/1 rằng sau khi Hoa Kỳ rút khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính quyền Việt Nam đã khởi động lại chiến dịch đàn áp nhắm vào những người hoạt động nhân quyền, bắt giữ hàng chục blogger và nhà hoạt động, đồng thời kết án nhiều người với mức án tù nặng nề.


Ông Robertson nói:

“Lại có một làn sóng mới đàn áp các blogger và nhà hoạt động nhân quyền, đặc biệt là sau khi Tổng thống Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP và sau đó, mời Thủ tướng Việt Nam đến Tòa Bạch Ốc mà chẳng thảo luận gì về vấn đề nhân quyền. Tình hình chung như thế đã bật đèn xanh cho chính quyền Việt Nam thẳng tay đàn áp những tiếng nói bất đồng, các blogger và tống giam họ với những bản án tù dài hạn.”


Trong một thông cáo phổ biến cùng ngày 18/1, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Châu Á của HRW nói: “Trong thời gian đàm phán TPP, chính quyền Việt Nam biết rằng nếu bắt giữ các nhà hoạt động thì sẽ tạo ra một hình ảnh xấu cho Việt Nam. Nhưng họ đã lột bỏ tấm mặt nạ ngay sau khi chính quyền Trump rút khỏi TPP, và bắt đầu những vụ xét xử và đưa ra các bản án tù nặng nề đối với những người dân dám lên tiếng một cách ôn hòa để kêu gọi dân chủ và đòi chấm dứt chế độ cai trị độc đảng.”


Một thông cáo của HRW nêu rõ: “Bất chấp thực tế đó, hầu hết các nhà tài trợ cho Việt Nam vẫn tiếp tục coi trọng thương mại hơn nhân quyền.”

Các quyền tự do cơ bản như tự do ngôn luận, tự do nhóm họp, tự do lập hội, tự do đi lại và tự do tôn giáo tiếp tục bị đè nén nghiêm trọng ở Việt Nam. Theo phúc trình của Tổ chức Human Rights Watch, trong nhiều trường hợp, côn đồ được nhà nước bảo trợ tấn công những người bất đồng chính kiến, trong khi tình trạng công an bạo hành, trong đó có cả những trường hợp tử vong trong khi bị giam giữ, vẫn còn là một vấn nạn nghiêm trọng, xảy ra quá thường xuyên.


Trong năm 2017, theo HRW, có ít nhất 24 người bị kết án vì đã viết bài và vận động cho dân chủ, nhân quyền. Trong số những người bị kết án có blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (còn được biết qua bút danh Mẹ Nấm), bị kết án 10 năm tù; nhà hoạt động Trần Thị Nga, 9 năm tù; nhà hoạt động Phan Kim Khánh, 6 năm tù; và nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, bị kết án 7 năm tù.

https://gdb.voanews.com/A2B9DE7F-781C-449F-AB46-A986F585A751_w650_r1_s.jpg
Các nhà tranh đấu đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ.
Trong 14 tháng qua, công an đã bắt ít nhất 28 người về các tội danh liên quan tới “an ninh quốc gia”, vốn có phạm vi áp dụng lỏng lẻo, được sử dụng để trừng phạt những tiếng nói phê phán hay các hoạt động ôn hòa, trong số những người bị kết tội này có các ông Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Tôn và Phạm Văn Trội.

Riêng Luật sư Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà vẫn đang bị công an tạm giam từ tháng 12 năm 2015 và cho tới nay vẫn chưa đưa ra xét xử. Ban đầu, hai người bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Tuy nhiên, vào tháng 7/ 2017, cáo trạng này được đổi sang tội “lật đổ chính quyền.”

Phúc trình của HRW nói ít nhất 119 người ở Việt Nam đang phải thi hành các án tù nặng nề vì đã thể hiện quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền phê chuẩn, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hoặc chính trị bị đảng cầm quyền cho là một mối nguy đối với quyền lực độc tôn của mình.

Ông Adams nói: “Các đối tác thương mại và các nước tài trợ cho Việt Nam cần cương quyết đòi cải thiện nhân quyền phải là một phần hữu cơ của mọi giao dịch thương mại hay dự án tài trợ cho Việt Nam.”

Việt Nam thời gian qua đã bị nhiều tổ chức bảo vệ nhân quyền, trong đó có Tổ chức Human Rights Watch, chỉ trích về những vụ vi phạm các quyền tự do báo chí, tự do phát biểu, và tự do tín ngưỡng, tuy nhiên Hà Nội vẫn một mực bác bỏ các cáo buộc này.


(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/hrw-hoa-ky-rut-khoi-tpp-bat-den-xanh-cho-vn-dan-ap-nhan-quyen/4213357.html) )

Triển
01-18-2018, 09:15 PM
Philippines sửa đổi Hiến Pháp để Duterte tiếp tục nắm quyền?

Thụy My

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-12-19t131327z_670881413_rc1c9c427410_rtrmadp_3_philip pines-drugs-squad_0.jpg
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (T) và lãnh đạo cảnh sát Ronald Dela Rosa. Ảnh chụp tại Manila, năm 2017.
PHILIPPINES-DRUGS/SQUAD REUTERS/Ezra Acayan

Quốc Hội Philippines, từ hôm 16/01/2018, bắt đầu thảo luận về việc sửa đổi Hiến Pháp, theo hướng cho phép tổng thống Rodrigo Duterte tiếp tục cầm quyền, bất chấp những tố cáo về nạn giết người vô tội vạ trong chiến dịch chống tham nhũng.

Từ Manila, thông tín viên RFI Marianne Dardard cho biết thêm chi tiết :

« Ông Rodrigo Duterte, hiện đã 72 tuổi và tình trạng sức khỏe vẫn là nghi vấn, có thể ra tái ứng cử tổng thống vào năm 2022, khi ông 76 tuổi hay không ? Dù sao đi nữa, đó là điều mà những người ủng hộ sửa đổi Hiến Pháp đề nghị.

Theo dự thảo đầu tiên được các dân biểu thân Duterte, hiện đang chiếm đa số tại Quốc Hội, đệ trình, thì tổng thống Philippines sẽ được cầm quyền hai nhiệm kỳ 5 năm liên tiếp. Trong khi đó Hiến Pháp hiện nay quy định tổng thống chỉ làm được một nhiệm kỳ 6 năm. Hiến Pháp này được ban hành khi tổng thống độc tài Ferdinand Marcos đã bị lật đổ sau 20 năm trị vì.

Về mặt chính thức, mục đích của sửa đổi Hiến Pháp là để chuyển sang hệ thống chính quyền liên bang, với quyền hành tăng thêm cho tổng thống, nhưng cũng trao quyền tự trị nhiều hơn cho người Hồi giáo ở miền nam.

Ông Rodrigo Duterte cho đến nay vẫn nói rằng không thể hoàn tất cuộc chiến chống ma túy chỉ trong một nhiệm kỳ »

(* nguồn: vi.rfi.fr (http://vi.rfi.fr/chau-a/20180118-philippines-sua-doi-hien-phap-de-duterte-tiep-tuc-nam-quyen) )

Triển
01-24-2018, 04:31 AM
Seoul và Bắc Kinh phản đối Mỹ áp thuế trên pin mặt trời và máy giặt

Mai Vân
Đăng ngày 23-01-2018
Sửa đổi ngày 23-01-2018 16:13

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/233/2500/1412/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/chaori%20solar_0.jpg
Hãng sản xuất pin mặt trời Chaori Solar của Trung Quốc.
REUTERS/Stringer

Trung Quốc và Hàn Quốc ngày 23/01/2018 phản ứng gay gắt trước quyết định của chính quyền Mỹ đánh thuế chống bán phá giá với mức cao đối với pin mặt trời và máy giặt nhập từ hai nước này cùng một số quốc gia khác.

Bộ Thương mại Hàn Quốc cho biết sẽ đưa đơn kiện lên Tổ Chức Thương Mại Thế giới OMC. Trung Quốc cũng cảnh báo « sẽ cùng với các thành viên khác của OMC bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình ». Tuy nhiên, Bắc Kinh không nói sẽ hành động ra sao.

Chính quyền Mỹ ngày 22/01/2018 thông báo đánh thuế « bảo tồn quyền lợi » đối với pin mặt trời nhập từ Trung Quốc và máy giặt sản xuất tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Mêhicô, Thái Lan và Việt Nam.

Thuế đánh trên pin mặt trời sẽ áp dụng trong 4 năm và giảm dần : năm đầu 30%, năm kế tiếp 25%, rồi 20% và năm thứ tư là 15%. Đối với máy giặt, thời hạn áp thuế là 3 năm : 20%, 18%, 16%.

Đối với bộ trưởng Thương Mại Hàn Quốc, đây là một hành động đánh thuế quá đáng, vi phạm quy tắc của OMC.

Tập đoàn Samsung cũng lên tiếng, cho rằng loại thuế này chủ yếu là đánh vào người tiêu dùng tại Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, quyết định đánh thuế được đưa ra sau khi Ủy Ban Mỹ về Thương Mại Quốc Tế kết luận rằng hai loại sản phẩm nhập khẩu gây thiệt hại lớn cho các nhà sản xuất Mỹ. Cụ thể là tập đoàn sản phẩm gia dụng Whirpool đã kiện hai tập đoàn Hàn Quốc Samsung và LG là đã làm tràn ngập thị trường Mỹ với hàng giá hạ.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180123-seoul-va-bac-kinh-phan-doi-my-ap-thue-tren-pin-mat-troi-va-may-giat )

Triển
01-27-2018, 03:40 AM
HRW kêu gọi Việt Nam trả tự do cho một nhà hoạt động nhân quyền
Thanh Phương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-09-27t034822z_1333523588_s1beudqhxeaa_rtrmadp_3_vietn am-environment-formosa-plastics.jpg
Ngư dân Hà Tĩnh tới Tòa án huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đưa đơn kiện đòi bồi thường vụ ô nhiễm môi trường biển FORMOSA tháng 9/2016.
REUTERS


Trong một thông cáo ra hôm nay, 24/01/2018, tổ chức bảo vệ nhân quyền của Mỹ Human Rights Watch HRW kêu gọi Việt Nam hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Hoàng Đức Bình và một bị cáo khác là Nguyễn Nam Phong và trả tự do cho họ ngay lập tức. Hai nhà hoạt động này sẽ ra tòa ngày mai tại Tòa án Nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Theo HRW, cả hai người đều bị cáo buộc chiếu theo Bộ Luật Hình sự vì đã tham gia các cuộc biểu tình và vận động phản đối thảm họa môi trường biển quy mô lớn do công ty Formosa của Đài Loan gây ra dọc bờ biển miền trung Việt Nam hồi tháng 04/ 2016.

Trong bản thông cáo, ông Brad Adams, Giám đốc Ban Á châu của HRW nói : “Lại một lần nữa chính phủ Việt Nam sử dụng bộ luật hình sự hà khắc để trừng phạt những người dân chỉ hành xử quyền biểu tình và tự do ngôn luận. Phiên tòa này chứng tỏ điều mọi người đã biết từ lâu: các nhà lãnh đạo Việt Nam không tôn trọng các quyền của chính người dân nước mình.”

Hoàng Đức Bình, 34 tuổi, là phó chủ tịch phong trào Lao Động Việt, một tổ chức độc lập được thành lập từ năm 2008 để thúc đẩy quyền của người lao động. Anh đã từng bị công an câu lưu vào tháng 12/2015 vì vận động thành lập công đoàn độc lập. Hoàng Đức Bình cũng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Formosa và góp phần tổ chức các nhóm vận động đòi bồi thường thiệt hại cho ngư dân bị ảnh hưởng do thảm họa môi trường biển năm 2016.

Còn Nguyễn Nam Phong, 37 tuổi, làm tài xế cho nhà hoạt động nhân quyền, Linh mục Nguyễn Đình Thục. Cả hai đều bị cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258 của Bộ Luật Hình sự và tội “chống người thi hành công vụ” theo điều 257.

Trong bản thông cáo, HRW nhắc lại : Hơn 100 nhà hoạt động hiện đang bị giam giữ ở Việt Nam vì đã bày tỏ quan điểm phê phán chính quyền, tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa, gia nhập các nhóm tôn giáo không được chính quyền cấp phép, hoặc tham gia các tổ chức dân sự hay chính trị bị Đảng Cộng Sản Việt Nam cầm quyền cho là đe dọa độc quyền lãnh đạo của họ.

Cũng về nhân quyền tại Việt Nam, hôm qua, tòa án tỉnh An Giang đã tuyên án tù 4 nhà hoạt động Phật Giáo Hòa Hảo về tội « tuyên truyền chống Nhà nước » do đã treo cờ Việt Nam Cộng Hòa vào ngày 30/04/2017. Lãnh án nặng nhất là ông Vương Văn Thả với 12 năm tù, con trai ông là Vương Thanh Thuận, bị 7 năm tù và hai bị cáo kia, Nguyễn Văn Thượng và Nguyễn Nhật Trường, hai anh em sinh đôi, thì bị tuyên phạt 6 năm tù

(* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180124-hrw-keu-goi-viet-nam-tra-tu-do-cho-mot-nha-hoat-dong-nhan-quyen )

Triển
01-27-2018, 08:02 PM
Hong Kong cấm ứng cử viên trẻ ủng hộ dân chủ ra tranh cử

https://gdb.voanews.com/32E6C91A-7C8C-4951-BAB2-9B7AFA557282_w1023_r1_s.jpg
Agnes Chow (Chu Đình), 21 tuổi, là một thành viên của đảng chính trị Demosisto ủng hộ dân chủ. Chính quyền bất đồng với cương lĩnh của đảng này bao gồm "sự tự quyết" hay độc lập cho Hong Kong.


Hong Kong đã cấm một nhà hoạt động trẻ tuổi ra tranh cử trong cuộc bầu cử sắp tới.

Agnes Chow (Chu Đình), 21 tuổi, là một thành viên của đảng chính trị Demosisto ủng hộ dân chủ.

Cô đã hy vọng trở thành ứng cử viên tranh một ghế lập pháp trong cuộc bầu cử vào tháng 3 tới đây.

Tuy nhiên, chính quyền bất đồng với cương lĩnh của Demosisto bao gồm "sự tự quyết" hay độc lập cho Hong Kong.

Chính quyền Hong Kong nói trong một thông cáo: "Sự tự quyết hoặc thay đổi hệ thống Đặc khu Hành chính Hong Kong (HKSAR) bằng cách trưng cầu dân ý bao gồm lựa chọn độc lập là không nhất quán với tư cách hiến pháp và pháp lý của HKSAR."

Cô Chow nói rằng việc cô bị truất quyền tranh cử là "sự sàng lọc chính trị." Cô nói thêm rằng quyết định "bãi bỏ tư cách ứng cử viên của tôi có nghĩa là các quyền chính trị đang bị bóp nghẹt."

"Động cơ của chính phủ là loại bỏ hi vọng của cả một thế hệ thanh niên," Demosisto nói trong một thông cáo.

Demosisto được sáng lập bởi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), một trong những thủ lĩnh của Phong trào Dù vàng bắt đầu khi học sinh sinh viên xông vào sân trong của khuôn viên trụ sở chính quyền vào tháng 9 năm 2014, đòi tuyển cử tự do hoàn toàn tại thành phố bán tự trị này.

Là một đặc khu hành chính, Hong Kong được hưởng nhiều quyền tự do mà người dân ở Trung Quốc đại lục không được hưởng, theo thỏa thuận năm 1997 trao trả thành phố này từ nền cai trị của Anh về cho Bắc Kinh quản lý. Bắc Kinh đã siết chặt quyền kiểm soát Hong Kong trong những năm gần đây.


(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/hong-kong-cam-nu-ung-cu-vien-tre-ung-ho-dan-chu-ra-tranh-cu/4227675.html))

Triển
01-29-2018, 06:21 AM
https://www.youtube.com/watch?v=CDGROagpHnI

ốc
01-29-2018, 12:07 PM
Chả hiểu sao năm nào cũng có Tết cho người ta phải lo chạy vạy thật là khổ sở?

Triển
01-29-2018, 08:53 PM
Thực vậy, cứ như những người lạc trong rừng (http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/vietnam/10231861/Vietnamese-father-and-son-found-living-in-a-treehouse-for-40-years.html) chỉ sống như vậy không có xã hội chung quanh thì cũng không có nhu cầu. Không có ai thì chẳng cần email liên lạc, không có email chẳng cần máy móc, không có máy móc khỏi cần điện nước. Không có điện nước khỏi trả tiền nong. Không có tiền nong chẳng cần đi làm. Không có đi làm không cần bị stress. Không bị stress sống hạnh phúc cả đời. ...... rốt cuộc thì ra văn minh chính là cái lưới người chớ không phải thiên la, tự giăng ra cho mình chui vào rồi ôm nhau chết.




https://i.imgur.com/jUH8Z0Z.jpg

ốc
01-29-2018, 10:21 PM
Nhu cầu là một chuyện, bày vẽ là một chuyện khác. Có cần phải ăn không? Dạ có. Có cần phải ăn Tết không? Dạ không. Lễ Tết là cái cớ để dụ người ta phung phí thôi, cũng như mấy ngày lễ ở Mỹ là cơ hội cho hãng in thiệp hốt bạc.

Gia đình dắt nhau đi ăn tiệm thường xuyên cả năm nhưng đến ngày đó thì tất cả mọi gia đình phải đi ăn tiệm cùng lúc để mừng cha, mừng mẹ, mừng chúa ra đời, mừng người yêu gặp nhau, mà có khi cũng là đến cái tiệm đã đi hàng tuần. Đâu có gì đặc biệt hơn, ngoại trừ cảm thấy bị bắt buộc vì thiên hạ hùa nhau ăn mừng thì mình phải làm theo.

Tại sao không chia nhau mỗi miền hay mỗi tỉnh ăn Tết, ăn mừng lễ lạc vào mỗi thời kỳ khác nhau? Như vậy càng có nhiều Tết cho người nào thích ăn Tết, tha hồ đi vòng quanh đất nước ăn Tết từng tỉnh, từng thành phố. Còn ai không có tiền ăn Tết thì cứ coi như ngày thường, đánh tiếng là quê tui tháng sau mới tới Tết. Ý dì.

Ai hỏi em "Tết có làm gì không?" thì năm nào em cũng có thể giả nhời rất thật thà là "Có chứ, làm việc ở óp phít á."

Triển
01-29-2018, 10:31 PM
Nhu cầu là một chuyện, bày vẽ là một chuyện khác.

Không có cái nhà bà hàng xóm có cái TV tổ nái thấy ghét thì cũng không có nhu cầu mua cái TV khác bự hơn vặn cho nó nghe điếc luôn. Sư ganh đua là bản chất con người. Nếu sống trong rừng không có xã hội chung quanh thì không có ganh đua, không có bày vẽ. Trong rừng làm gì có lịch mà biết ngày tháng. Làm gì có tết để mà .... ăn chơi.

dulan
01-29-2018, 10:41 PM
TV quá mức độ dB là bị gửi giấy vô nhà nghen, vài lần là bị phạt á!

Triển
01-30-2018, 12:55 AM
Mình gửi giấy ra trở lại là xong thôi. Giấy người ta gửi vào là giấy có chữ. Giấy mình gửi ra là có chữ có hình có cả số.

Triển
01-31-2018, 12:10 AM
Did Fake News Lose the Vietnam War?
Journalists wrongly portrayed the Tet Offensive as a U.S. defeat and never corrected the record.




https://si.wsj.net/public/resources/images/ED-AX200_Lutio0_M_20180125130736.jpg
A female Viet Cong fighter wields an antitank weapon, 1968. Photo: AFP/Getty Images


By William J. Luti
Updated Jan. 29, 2018 7:05 p.m. ET


Seemingly out of nowhere, a shock wave hit South Vietnam on Jan. 30, 1968. In a coordinated assault unprecedented in ferocity and scale, more than 100,000 North Vietnamese and Viet Cong soldiers stormed out of their sanctuaries in Laos and Cambodia. They went on to attack more than 100 towns and cities across South Vietnam.

The following 77 days changed the course of the Vietnam War. The American people were bombarded with a nightly stream of devastating television and daily print reporting. Yet what they saw was so at odds with the reality on the ground that many Vietnam veterans believe truth itself was under attack.

The Tet Offensive had ambitious objectives: cause a mass uprising against the government, collapse the South Vietnamese Army, and inflict mass casualties on U.S. forces. The men in the Hanoi Politburo—knowing the war’s real center of gravity was in Washington —hoped the attack ultimately would sap the American people’s will to fight.

A key component of this strategy was terror. Thousands of South Vietnamese government officials, schoolteachers, doctors, missionaries and ordinary civilians—especially in Hue City—were rounded up and executed in an act of butchery not often seen on the battlefield.

Despite their ferocity, by most objective military standards, the communists achieved none of their goals. U.S. and South Vietnamese forces held fast, regrouped and fought back. By late March they had achieved a decisive victory over the communist forces. Hanoi wouldn’t be able to mount another full-scale invasion of South Vietnam until the 1972 Easter offensive.

But in living rooms across America, the nightly news described an overwhelming American defeat. The late Washington Post Saigon correspondent Peter Braestrup later concluded the event marked a major failure in the history of American journalism.

Braestrup, in “Big Story: How the American Press and Television Reported and Interpreted the Crisis of Tet 1968 in Vietnam and Washington” (1977), attributed this portrayal to television’s showbiz tradition. TV news editors put little premium on breadth of coverage, fact-finding or context.

The TV correspondent, Braestrup wrote, like the anchorman back home, had to pose on camera with authority. He had to maintain a dominant appearance while telling viewers more than he knew or could know. The commentary was thematic and highly speculative; it seemed preoccupied with network producers’ insatiable appetite for “impact.”

Braestrup criticized print media with equal vigor. The great bulk of wire-service output used by U.S. newspapers did not come from eyewitness accounts. Rather, he wrote, it was passed on from second- or third-hand sources reprocessed several times over.

He was stridently critical of “interpretive reporting,” in which editors allowed reporters to write under the rubric of “news analysis” and “commentary.” This, he asserts, produced “pervasive distortions” and a “disaster image.” The misinformation, fixed in the minds of the American people, played a role in shifting public opinion against the war.

“At Tet,” Braestrup assessed, “the press shouted that the patient was dying, then weeks later began to whisper that he somehow seemed to be recovering—whispers apparently not heard amid the clamorous domestic reaction to the initial shouts.”

Braestrup suggested that the press committed journalistic malpractice by taking sides against the Johnson administration and not correcting the record once the fog of the battle had lifted. These hasty assumptions and judgments, he documented, “were simply allowed to stand.”

Braestrup’s exhaustive analysis remains controversial. His friend and colleague at the Washington Post, the late Don Oberdorfer, attributed the erosion of public support to the credibility of the Johnson administration. The president’s office regularly issued rosy pronouncements at odds with the tactical ebb and flow on the battlefield.

But even to this day it’s difficult to find fault with Braestrup’s concluding insight: The professional obligation of journalists in a free society is to stay calm and get the story straight. It is not, as Walter Lippmann admonished, to conflate “truth” with the assembly and processing of a commodity called “news.”



Mr. Luti is a retired career naval officer and former special assistant to President George W. Bush for defense policy and strategy.


(* src.: https://www.wsj.com/articles/did-fake-news-lose-the-vietnam-war-1517270406 )

Triển
01-31-2018, 07:40 AM
Việt Nam kết án tù 3 người vì đăng video đả kích chế độ

Trọng Nghĩa

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_vy211.jpg
Tòa Án Nhân dân thành phố Hà Nội. Ảnh chụp ngày 08/01/2018.
HOANG DINH NAM / AFP

Trong một phiên xử mở ra hôm nay, 31/01/2018, Tòa Án Nhân Dân Hà Nội đã tuyên án tù từ 6 đến 8 năm đối với ba người bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà Nước » vì đã đưa lên mạng các đoạn video chỉ trích chế độ. Bản án được đưa ra trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đang bị giới bảo vệ nhân quyền tố cáo là đang gia tăng trấn áp những người bất đồng chính kiến.

Trong số ba người phải ra tòa hôm nay, ông Vũ Quang Thuận, 51 tuổi, bị bản án nặng nhất là 8 năm tù, kế đến là các ông Nguyễn Văn Điển, 34 tuổi, 6 năm rưỡi và Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, 6 năm.

Trả lời hãng tin Pháp AFP, luật sư bào chữa cho ba bị cáo cho biết rằng hai ông Thuận và Điển đã bị kết án vì đã đưa lên mạng 17 đoạn video mang tính chất chỉ trích chính phủ. Hai người này bị buộc tội « tuyên truyền chống Nhà Nước ».

Riêng ông Phúc, cũng bị buộc vào cùng một tội danh vì đã trợ giúp hai người trên về mặt kỹ thuật. Đối với luật sư biện hộ, việc buộc ông Phúc vào tội tuyên truyền chống nhà nước không có cơ sở vì ông chỉ giúp đỡ hai ông Thuận và Điển về kỹ thuật, trong đó có việc giúp công bố các clip video lên mạng.

Các luật sư biện hộ cho các bị cáo đã yêu cầu tòa án cho phát trong phiên xử các clip video đã được dùng làm bằng chứng buộc tội, nhưng yêu cầu này đã bị bác bỏ vì lý do kỹ thuật.

Từ hôm qua, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại New York, đã lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho ba bị cáo được HRW xem là « nhà hoạt động dân chủ ». Theo tổ chức này, riêng trong năm 2017, đã có ít nhất 24 nhà hoạt động dân chủ bị kết án năm ngoái, và 28 người khác bị bắt.

Việt Nam liệt thêm một nhóm người Việt tại Mỹ vào diện “khủng bố”

Trong một thông báo trên trang web ngày 30/01/2018, Bộ Công An Việt Nam đã xác định một nhóm người Việt tại Mỹ mang tên « Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời » là một tổ chức khủng bố. Lời xác định này được đưa ra một tháng sau khi 15 người Việt bị cho là có liên quan đến tổ chức này, bị kết án về tội âm mưu đánh bom tại sân bay Tân Sơn Nhất ở thành phố Hồ Chí Minh.

Theo hãng tin Mỹ AP, vụ phá hoại bất thành tại Tân Sơn Nhất vào tháng Tư năm ngoái 2017 đã gây hoảng sợ nhưng không có thương vong. Chính quyền Việt Nam đã quy tội cho tổ chức « Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời » được thành lập ở Hoa Kỳ vào năm 1991, nhưng ít được biết đến tại Việt Nam.

Tháng 12 vừa qua, một tòa án tại thành phố Hồ Chí Minh đã kết án 15 người bị cho là thành viên của tổ chức nói trên về những hoạt động khủng bố, với những bản án từ 5 năm đến 16 năm tù giam.

Công An Việt Nam đồng thời ban hành lệnh bắt giữ đối với ông Đào Minh Quân, thủ tướng tự phong của bào chữa của « Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam Lâm Thời », và bà Lisa Phạm, một thành viên cao cấp của nhóm, vì vai trò của họ trong vụ án.

Vào năm 2016, chính quyền Việt Nam cũng đã Việt Tân, một tổ chức người Việt khác ở California vào diện tổ chức khủng bố.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180131-viet-nam-ket-an-tu-3-nguoi-vi-da-cong-bo-video-da-kich-che-do )

Triển
02-03-2018, 08:03 AM
Việt Nam lo sợ đầu tư nước ngoài giảm vì luật thuế mới của Mỹ


https://i.imgur.com/JuHVAmE.png


Luật thuế mới được Quốc hội Mỹ thông qua trước kỳ Giáng sinh vừa qua có thể sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, theo cảnh báo của các chuyên gia kinh tế trong nước.

Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các nhà đầu tư Mỹ có thể sẽ quay trở lại Mỹ để hưởng lợi từ việc cắt giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

(coi nữa) (https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-lo-so-dau-tu-nuoc-ngoai-giam-vi-luat-thue-moi-cua-my/4236404.html)

Triển
02-05-2018, 12:17 AM
Việt Nam lo sợ đầu tư nước ngoài giảm vì luật thuế mới của Mỹ


https://i.imgur.com/JuHVAmE.png


Luật thuế mới được Quốc hội Mỹ thông qua trước kỳ Giáng sinh vừa qua có thể sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam, theo cảnh báo của các chuyên gia kinh tế trong nước.

Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các nhà đầu tư Mỹ có thể sẽ quay trở lại Mỹ để hưởng lợi từ việc cắt giảm sâu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).

(coi nữa) (https://www.voatiengviet.com/a/viet-nam-lo-so-dau-tu-nuoc-ngoai-giam-vi-luat-thue-moi-cua-my/4236404.html)









#CònPhia

Làm ăn với nó rồi biểu nó thực hiện cái này, nhượng bộ cái kia coi bộ khó.





Mỹ kêu gọi Việt Nam thả tù nhân vấp ‘cáo buộc mơ hồ’

Hoa Kỳ mới lên tiếng kêu gọi Việt Nam phóng thích các cá nhân bị cáo buộc tội danh mà phía Mỹ cho là “mơ hồ”.

Sau các vụ kết án những người bất đồng chính kiến, tuyên bố hôm 2/2 của Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội nhấn mạnh rằng “Hoa Kỳ ủng hộ quyền của người dân trong việc tự do biểu đạt ý kiến”.

"Chúng tôi quan ngại về các bản án mới đây đối với Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc và Hồ Văn Hải với cáo buộc mơ hồ 'tuyên truyền chống nhà nước'", tuyên bố đăng trên trang web của cơ quan ngoại giao Mỹ hôm 4/2 có đoạn.

"Chúng tôi kêu gọi Việt Nam lập tức thả tự do những cá nhân này và tất cả những tù nhân lương tâm khác, và cho phép các cá nhân tại Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ một cách ôn hòa mà không lo sợ bị trừng phạt".

Đây được coi là lời kêu gọi thả người đầu tiên từ phía Mỹ dưới thời kỳ lãnh đạo của tân Đại sứ Daniel Kritenbrink.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ này cuối tháng trước đã gặp Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang, và hai bên đã "nhìn lại những thành tựu đạt được trong quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam trong năm 2017 và mong muốn mở rộng hơn nữa hợp tác giữa hai nước trong năm mới".

Không rõ là các vụ bắt giữ và kết án những người có quan điểm trái với nhà nước Việt Nam có được nêu lên hay không.

Không chỉ đại sứ quán Mỹ, mà nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội và các tổ chức nhân quyền từng cho rằng tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” “mơ hồ” và “được dùng nhằm bịt miệng các tiếng nói bất đồng”.

Việt Nam từng nhiều lần bác bỏ các cáo buộc “đàn áp” những người có tiếng nói trái chiều với nhà nước chỉ tống giam những ai vi phạm pháp luật.

Đầu năm nay, Việt Nam liên tiếp cáo buộc tội "tuyên truyền chống nhà nước" đối với nhiều người và tuyên án tổng cộng hơn 50 năm tù giam và 27 năm quản chế.

Trên Facebook hôm 1/2, luật sư Lê Luân, người bào chữa cho bị cáo Trần Hoàng Phúc, 24 tuổi, bị kết án 6 năm tù, viết: "Bạn Phúc có khóc, vì cảm xúc quá lớn trong một trái tim đầy nhiệt huyết cũng như bị cầm tù trong sự phản kháng ôn hoà, mà theo họ đó là những quyền năng và mục đích hoàn toàn chính đáng của một công dân..."

Mới nhất, hôm 1/2, tòa án ở TP HCM kết án 4 năm tù giam đối với blogger Hồ Hải, bác sĩ từng có nhiều bài viết gây chú ý về các vấn đề lớn ở Việt Nam như thảm họa môi trường Formosa.

(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/hoa-ky-keu-goi-viet-nam-tha-cac-tu-nhan-vap-cao-buoc-mo-ho/4238535.html) )

Triển
02-05-2018, 10:02 PM
Nhật phản đối lá cờ chung của vận động viên Nam & Bắc Hàn: vệt xanh là hòn đảo gây tranh cãi (https://www.afp.com/en/news/826/japan-protests-unified-korea-olympic-flag-disputed-isles-doc-yt0yv4)

https://www.afp.com/sites/default/files/nfs/diff-intra/english/shared/int/c1ffc6c0abdd8b89aa88ebd43c47632e674abe48.jpg

Triển
02-06-2018, 07:41 PM
Hoàng Đức Bình bị xử 14 năm tù: ‘Chế độ này bất chấp pháp luật’ (https://www.voatiengviet.com/a/4241022.html)

https://gdb.voanews.com/F1DB9D96-9902-4642-927F-61A6B31B4DEE_w1023_r1_s.jpg

Triển
02-07-2018, 08:58 PM
#NhìnThấyGhê

https://i.imgur.com/nQbgg40.jpg


(coi nữa) (https://www.voatiengviet.com/a/dong-dat-kinh-hoang-o-dai-loan-7-nguoi-chet-254-nguoi-bi-thuong/4242748.html)

Triển
02-09-2018, 11:13 PM
https://www.youtube.com/watch?v=q2r46o-meME

Triển
02-09-2018, 11:18 PM
#CóTịchLàTịch


Tịch thu sách ‘nhạy cảm chính trị’ gửi về từ nước ngoài

https://gdb.voanews.com/C626A7BA-0A1D-4A89-B857-49ADB56688C6_w1023_r1_s.jpg
Hai trong số các cuốn sách bị Hải quan Đà Nẵng ttịch thu vì lý do "nhạy cảm chính trị".

Cục Hải quan Đà Nẵng vừa tịch thu 4 bưu kiện gửi từ nước ngoài về, trong đó có một số cuốn sách mà cơ quan này cho rằng nếu để lưu hành, sẽ tạo ra “nhận thức sai lệch về lịch sử cuộc chiến chống xâm lược của nhân dân Việt Nam, cũng như các vấn đề dân chủ, nhân quyền của Nhà nước Việt Nam hiện nay”.

Những cuốn sách bị tịch thu vì lý do “nhạy cảm chính trị” bao gồm: Cuốn “Where the ashes are – The Odyssey of a Vietnamese Family” của nhà báo, nhà văn, dịch giả nổi tiếng Nguyễn Quí Đức; cuốn “Chính Trị Bình Dân” của nhà báo Phạm Đoan Trang; cuốn “Huế 1968 – A Turning Point of the American War in Vietnam” của tác giả Mark Bowden, theo báo Tin Tức.

Tất cả ba cuốn sách trên đều được xuất bản tại Mỹ và được bán trên trang mạng Amazon.

Trong cuốn “Where the ashes are – The Odyssey of a Vietnamese Family”, nhà báo từng làm việc cho nhiều cơ quan truyền thống quốc tế ở Mỹ kể lại câu chuyện của chính gia đình ông trong thời Chiến tranh Việt Nam. Theo giới thiệu của Amazon, cuốn sách “cho chúng ta nhìn thấy cuộc chiến Việt Nam qua đôi mắt của một đứa trẻ, sự túng quẫn sau khi Cộng sản lên cầm quyền, và những chật vật, gian khổ của di dân”. Cuốn sách được tổ chức Words Without Border đề cử là một trong 8 cuốn sách cần đọc để hiểu về Việt Nam và cộng đồng người Việt ở nước ngoài.

Cuốn “Huế 1968 – A Turning Point of the American War in Vietnam” là cuốn sách đầu tiên của tác giả Mark Bowden kể từ khi cuốn Black Hawk Down của ông trở thành cuốn sách bán chạy nhất trong danh sách uy tín của New York Times. “Huế 1968 – A Turning Point of the American War in Vietnam” kể về cuộc tấn mang tính bước ngoặt trong cuộc chiến Việt Nam, Tết Mậu Thân 1968.


https://gdb.voanews.com/3A5F216C-5716-479D-9960-EEA8C20E45F6_w650_r0_s.jpg
Bìa sách cuốn "Chính Trị Bình Dân" của tác giả Phạm Đoan Trang.

Trong khi đó, “Chính Trị Bình Dân” là cuốn sách mà nhà báo Phạm Đoan Trang viết với mong muốn đánh tan định kiến tai hại “chính trị là xấu xa, thủ đoạn” đã bám rễ vào nhận thức của nhiều người dân Việt Nam. Tác phẩm được giới trí thức hoạt động xã hội đánh giá cao về cả nội dung, phong cách viết và mức độ cần thiết của nó trong bối cảnh hiện tại của Việt Nam.

“[Sách] Chính trị mà Việt Nam xuất bản sau năm 1975 phần lớn là viết về quan điểm của Đảng Cộng sản và dành cho các đảng viên. Còn xuất bản sách về chính trị thì hoàn toàn vắng bóng. Chính vì vậy, tôi đánh giá đây là một tác phẩm rất quan trọng. Nó mở ra một lối cho chính trị đi vào tầng lớp bình dân. Ai cũng có thể tiếp cận nó qua những câu chuyện bình dân và thực tế”. Blogger Phạm Lê Vương Các nhận định với VOA.

Tin cho hay các cuốn sách trên được gửi về Hà Lan, Ba Lan và Mỹ trong 4 bưu kiện, mỗi bưu kiện chỉ có một cuốn sách, tới các địa chỉ cá nhân ở Đà Nẵng và Huế.

Hải quan Đà Nẵng cho biết đã báo cáo lãnh đạo và phối hợp với cơ quan chức năng để có các bước xử lý tiếp theo.

(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/tich-thu-sach-nhay-cam-chinh-tri-gui-ve-tu-nuoc-ngoai/4246079.html) )

ốc
02-11-2018, 12:37 AM
"Giám mục chui" và "Giám mục ma giáo" ("underground" bishops and "illegitimate" bishops)

Cardinal says Vatican-China deal would put Catholics in communist cage

Va ti căng bắt tay với Trung cộng đem con chiên bỏ chợ.

https://www.yahoo.com/news/cardinal-says-vatican-china-deal-put-catholics-communist-143348068--finance.html


Catholics in China are split between the state-controlled Catholic Patriotic Association, where bishops are appointed by the government, and the "underground" Church that remains loyal to the pope while being systematically persecuted by Chinese authorities for years.

Cardinal Joseph Zen, who has fiercely criticized the Vatican for attempting to force two "underground" bishops to give way to government-backed "illegitimate" bishops in order to foster the deal, was rebuked by the Vatican last Wednesday for "fostering confusion and controversy".

Triển
02-11-2018, 10:41 AM
Catholic Patriotic Association

Chiêu "Giáo Hội Ki-Tô yêu nước" này China học của Việt Nam nè. :z14:

ốc
02-11-2018, 11:41 AM
Giáo dân thời nay có internet thì cứ lên net tìm nhau chứ cần gì phải có giáo hội địa phương chăn dắt.

Giáo hội nào thì thật ra chỉ là một công ty làm ăn như Apple hay Google, cần có thu nhập từ người tiêu thụ là tín đồ khắp thề giời, nên đành phải chấp nhận làm vừa lòng chính quyền sở tại dù biết nó ác ôn cỡ nào.

Mỹ Hằng
02-11-2018, 12:11 PM
Giáo dân thời nay có internet thì cứ lên net tìm nhau chứ cần gì phải có giáo hội địa phương chăn dắt. Giáo hội nào thì thật ra chỉ là một công ty làm ăn như Apple hay Google, cần có thu nhập từ người tiêu thụ là tín đồ khắp thề giời, nên đành phải chấp nhận làm vừa lòng chính quyền sở tại dù biết nó ác ôn cỡ nào.Anh bác nói chiện giống ông chồng già dịt của tôi. Ông ta không sợ trời không sợ đất, không tin Chúa, Phật gì ráo trọi, ông ta chỉ sợ mấy ả mèo quá thành tinh. Cả ngày méo mẻo mèo meo làm như hay.

ốc
02-11-2018, 12:21 PM
Thảo này chị được rảnh rang cả ngày.

Mỹ Hằng
02-11-2018, 01:19 PM
Thảo này chị được rảnh rang cả ngày.Hôm nay tôi ỡ nhà gói bánh tét, gói xong đúi 2 tay 2 chưn. Ông chồng tôi chỡ bố mẹ ông ta đi chợ sắm sữa Tết. Tôi rảnh ran dô nói chiện dới anh bác cho dui. Anh bác đi sắm tết chưa.

ốc
02-11-2018, 02:33 PM
Dạ em theo đạo Festivus từ lâu rồi nên không mua sắm trước dịp lễ, mình chờ qua ngày lễ big sale thì mới mua cho nó rẻ mà khỏi phải tranh giành, phô trương với ai.

Mỹ Hằng
02-11-2018, 03:33 PM
Dạ em theo đạo Festivus từ lâu rồi nên không mua sắm trước dịp lễ, mình chờ qua ngày lễ big sale thì mới mua cho nó rẻ mà khỏi phải tranh giành, phô trương với ai.Đạo Festivus là đạo gì dậy anh bác, theo đạo này chắc cả năm ăn mừng festival xuốt.

Triển
02-11-2018, 04:47 PM
Giáo dân thời nay có internet thì cứ lên net tìm nhau chứ cần gì phải có giáo hội địa phương chăn dắt.

Giáo hội nào thì thật ra chỉ là một công ty làm ăn như Apple hay Google, cần có thu nhập từ người tiêu thụ là tín đồ khắp thề giời, nên đành phải chấp nhận làm vừa lòng chính quyền sở tại dù biết nó ác ôn cỡ nào.

Không chấp nhận cũng phải chấp nhận vì có cổ phần nhà nước trong đó mà. Người ta nói giáo hội quốc doanh là một trăm ngàn ông linh mục thì có tới 99 ngàn là tu sĩ giả hiệu, không phải chăn chiên bằng lời mà bằng các chiếc còng có số.

ốc
02-11-2018, 05:22 PM
Thì ông Hồng y Hồng kông kia mới công kích giáo hội bên La mã chịu công nhận ba cái ma giáo quốc doanh đó.

Triển
02-11-2018, 05:41 PM
Hãng Vatican muốn bán cái gì mà gởi đạo sĩ xâm nhập thị trường Chun Qua?

ốc
02-11-2018, 06:03 PM
Bán thần thánh, bán hồng ân, bán phần rỗi đời sau là chính, còn sản phẩm phụ là tổ chức nghi thức, đám cưới, đám tang, lễ lạc cho giáo dân vui chơi nhậu nhẹt mấy ngày Nô en, Tết, Mardi Gras, Eater, mỗi thành phố có riêng một ông thánh là lại thêm mấy ngày hội hàng năm.

Giáo dân đi lễ nhà thờ siêng năng bỏ thùng anh Triển nghĩ là tiền thu về cho ai? Ngoài ra còn nhiều con chiên ngoan đạo đóng góp tài sản với đất đai, công sức với thì giờ để khuếch trương doanh nghiệp cho giáo hội. Anh Triển nhớ mấy năm trước bên Đức có ông giám mục ở thành phố nào xây cho mình nguyên cái lâu đài bằng tiền của giáo dân nộp cho nhà thờ?

Đạo Mọt mông xuất phát từ bên Mỹ bây giờ truyền đi khắp thế giới, chắc chắn qua Việt nam rồi. Tín đồ bắt buộc phải đóng cho giáo hội hàng năm một số tiền bằng 10% thu nhập hay lương bổng của mình, còn rõ ràng hơn đóng thuế cho chính phủ.

Mấy cái giáo hội của nhà giàu như Scientology thì không biết phải đóng cỡ nào nhưng tài tử Hollywood kiếm cả chục triệu thì vài phân cũng khẩm.

Triển
02-11-2018, 09:23 PM
Giáo dân đi lễ nhà thờ siêng năng bỏ thùng anh Triển nghĩ là tiền thu về cho ai?
Đạo Mọt mông xuất phát từ bên Mỹ bây giờ truyền đi khắp thế giới, chắc chắn qua Việt nam rồi. Tín đồ bắt buộc phải đóng cho giáo hội hàng năm một số tiền bằng 10% thu nhập hay lương bổng của mình, còn rõ ràng hơn đóng thuế cho chính phủ.


Bên Đức hể khai người đạo Chúa là xong. 9% tiền thuế ... để rồi cha giám mục kia xây đồ chơi tổ nái. :-))))

Cho nên người trẻ ngày nay bên này chuyện chúng nó làm đầu tiên lúc bắt đầu kiếm được tiền là ra khỏi đạo Chúa. Nhiều đứa có ngớ ngẩn bao nhiêu thì người làm thuế cho chúng nó cũng nhắc cho nhớ.

Tuy nhiên ....

Chữ tuy nhiên cũng nên viết bự là giáo hội Đức chi rất mạnh cho các hoạt động từ thiện cưu mang người gặp khó khăn và giúp đỡ người tị nạn ở đây. Nếu không có họ thì nhà nước cũng chơi "tình vờ" thôi. Cũng có mặt hay chứ không phải tiêu cực miết. :-)

Triển
02-13-2018, 09:42 PM
#ThuầnGiống

thà để dân tình lão hóa, nhưng vẫn không nhận người tị nạn. Cố gắng chế rô-bô để quân bình nhu cầu và cung ứng.


Nhật Bản chỉ nhận 20 trong số 20.000 người xin tị nạn

https://gdb.voanews.com/9DD0EE55-E140-4ED1-BABA-785F74BC0744_w1023_r1_s.jpg
Người nước ngoài trước Cục Di trú Nhật ở Tokyo.


Trong năm 2017 số người xin tị nạn ở Nhật Bản tăng đến mức kỷ lục 80%, lên đến 19.628 người, nhưng chỉ có 20 người được chấp thuận, theo Reuters.

Nhập cư hiện đang là một chủ đề gây tranh cãi ở Nhật Bản, một đất nước rất tự hào về sự đồng nhất văn hoá và dân tộc, ngay cả khi dân số già đi và lực lượng lao động khan hiếm.

Mặc dù là nhà tài trợ chính cho các tổ chức viện trợ quốc tế, Nhật Bản rất miễn cưỡng trong việc nới lỏng các chính sách về người tị nạn hoặc cho phép những người lao động được nhập cư.

Bộ Tư pháp Nhật cho biết trong những năm gần đây, số người xin tị nạn tăng lên khi người ta lợi dụng một hệ thống luật pháp trong đó vừa cho phép người có thị thực hợp lệ được đi làm lại vừa có thể nộp đơn xem xét quy chế tị nạn.

Nhưng kể từ giữa tháng 1 năm nay, Chính phủ đã hạn chế quyền làm việc, theo đó chỉ những người được xem là người tị nạn thực thụ mới được phép đi làm.

Bộ Tư pháp cho biết kể từ giữa tháng 1, số người nộp đơn trung bình mỗi ngày giảm đến 50% so với tháng 12.

Số liệu sơ bộ cho thấy trong số 19.628 người nộp đơn vào năm 2017, có ¼ người Philippines, tiếp theo là người Việt Nam và Sri Lanka.

Trong số 20 người được chấp thuận quy chế tị nạn vào năm ngoái, có 5 người Ai Cập, 5 người Syria và 2 người Afghanistan. Bộ này đã từ chối nêu rõ quốc tịch của 8 người còn lại, vì lo ngại rằng họ có thể bị nhận dạng một cách dễ dàng.

Ông Eri Ishikawa, thuộc Hiệp hội Tị nan Nhật Bản, nói: "Con số 20 người là quá ít. Theo kinh nghiệm của chúng tôi về hỗ trợ người tị nạn, tôi nghĩ số người được chấp thuận phải nên nhiều hơn."

Trong năm 2016, Nhật Bản đã chấp nhận 28 người tị nạn.

(* nguồn: Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (https://www.voatiengviet.com/a/nhat-ban-chi-nhan-20-trong-so-20-ngan-nguoi-xin-ti-nan/4251672.html) )

Triển
02-15-2018, 08:22 PM
https://www.youtube.com/watch?v=nlOoDeJZNxM

ốc
02-18-2018, 09:08 PM
#LạcHậu #TrumpAndDumber

Năm con gà Mậu Dậu, hoặc là gà Mã lai biết sủa?

Ministry's CNY ad features 'barking' roosterhttp://www.bbc.com/news/world-asia-43105168
https://www.malaysiakini.com/news/412407



https://i.malaysiakini.com/1216/abfb882cb7c65148144fd72f0c5b688e.jpeg

Triển
02-18-2018, 09:43 PM
Xứ này là Kê Lai chớ không phải Mã Lai.

ốc
02-19-2018, 08:09 AM
Xứ này là Kê Lai chớ không phải Mã Lai.

Nói đến lai thì lại nghĩ ra cách ghép gà với chó:

kê - chien = kiến - trê

Triển
03-05-2018, 10:17 PM
Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, Việt Nam đi dây giữa Washington và Bắc Kinh


Thanh Hà

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3239/1830/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-03-05t052737z_1489134696_rc1382fc4c20_rtrmadp_3_usa-vietnam-carrier.jpg
Tàu USS Carl Vinson đến cảng Đà Nẵng, Việt Nam, ngày 05/03/2018.
REUTERS/Kham


Sự kiện Đà Nẵng đón hàng không mẫu hạm Mỹ Carl Vinson hôm nay, 05/03/2018 vừa được coi là một biểu tượng mạnh trong quan hệ chiến lược Việt-Mỹ, vừa cho thấy tính phức tạp trong quan hệ giữa Hà Nội với Bắc Kinh.

Hàng không mẫu hạm Mỹ cùng hai tàu hộ tống với trên dưới 6.000 thủy thủ, phi công... "đổ bộ" vào Đà Nẵng, cảng nằm không xa đảo Cá Voi Xanh nơi tập đoàn dầu khí Exxon Mobil của Hoa Kỳ đang khai thác và nhất là sát cạnh khu vực quần đảo Hoàng Sa, mà cả Việt Nam lẫn Trung Quốc cùng tuyên bố chủ quyền. Bắc Kinh chắc chắn là theo dõi sát các hoạt động của USS Carl Vinson trong 5 ngày chiếc tàu neo đậu tại Đà Nẵng.

Theo một số các nguồn tin thông thạo được hãng tin Reuters trích dẫn, để trấn an Trung Quốc, từ nhiều tháng qua Hà Nội đã điều các chuyên gia đến Bắc Kinh để giải thích với nước láng giềng phương Bắc về triển vọng tăng cường hợp tác Việt-Mỹ. Các giới chức ngoại giao và quân sự Việt Nam đã liên tục nhấn mạnh đến chính sách đối ngoại độc lập của Hà Nội và mong muốn mở rộng quan hệ quốc tế, duy trì mối bang giao ổn định với Bắc Kinh, bất chấp những tranh chấp ở Biển Đông.

Cần nhắc lại đây không phải là lần đầu tiên tàu sân bay Mỹ hiện diện trong vùng Biển Đông. Từ đầu năm 2018, trước khi ghé cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, chiếc Carl Vinson đã ghé cảng Manila vào giữa tháng 2/2018. Phó đề đốc, chỉ huy hải đội tác chiến Carl Vinson John Fuller, trong cuộc họp báo tại Philippines khi đó, đã nhấn mạnh đến "một sự hiện diện có trọng lượng" của Hải Quân Hoa Kỳ, trong bối cảnh Trung Quốc liên tục mở rộng căn cứ quân sự ở Hoàng Sa, xây dựng đảo nhân tạo tại khu vực Trường Sa. Đấy là những nơi đang có tranh chấp chủ quyền, mà Việt Nam là một trong những bên liên quan.

Tại Bắc Kinh, một số chuyên gia cho rằng sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Mỹ sát cạnh cửa ngõ của Trung Quốc là yếu tố để quốc gia Bắc Á này tăng tốc các chương trình xây dựng tại vùng biển mà Trung Quốc đã xem là ao nhà. Dù vậy, về mặt chính thức, từ khi hay tin chiếc USS Carl Vinson sẽ đến thăm Đà Nẵng, Bắc Kinh tỏ ra chừng mực. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc hy vọng giao lưu Mỹ-Việt "mang tính xây dựng".

Trên thực tế, theo như ghi nhận của một chuyên gia về an ninh quốc phòng tại đại học Lĩnh Nam - Hồng Kông -, được Reuters trích dẫn, Bắc Kinh giờ đây hiểu rõ hơn chính sách của Hà Nội cân bằng quan hệ giữa hai nước lớn là Mỹ và Trung Quốc. Vẫn theo chuyên gia này, "ngành ngoại giao của Việt Nam đã thành công trong mục đích trấn an Bắc Kinh". Trong mắt nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, thuộc việc Nghiên Cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, Trung Quốc biết chắc là Việt Nam muốn đẩy mạnh hợp tác quân sự với Mỹ, nhưng sẽ không dám thách thức Bắc Kinh.

Sau cùng, cũng có ý kiến cho rằng, thái độ chừng mực của Trung Quốc trước việc hàng không mẫu hạm Mỹ ghé cảng Đà Nẵng có thể cho thấy là Bắc Kinh chấp nhận việc Việt Nam ủng hộ sự hiện diện của Hải Quân Hoa Kỳ trong vùng Biển Đông, với điều kiện là sự hiện diện đó "góp phần xây dựng hòa bình và ổn định khu vực" như chính phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng tuyên bố.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180305-don-hang-khong-mau-ham-my-viet-nam-di-day-giua-washington-va-bac-kinh )

Triển
03-07-2018, 09:48 PM
Đón hàng không mẫu hạm Mỹ, Việt Nam đi dây giữa Washington và Bắc Kinh






Tranh nhau mua quà lưu niệm USS Carl Vinson, bán lại kiếm lời

ĐÀ NẴNG, Việt Nam (NV) – Ngay trong ngày 5 Tháng Ba, toàn bộ 1,000 chiếc hộp quẹt Zippo in hình USS Carl Vinson bán trên hàng không mẫu hạm đã được các “đại biểu” phía Việt Nam lên thăm và mua sạch, mà hầu hết trong số đó được ghi nhận là “bán lại kiếm lời gần khu vực đón chiến hạm Mỹ.”

Điều này được người sử dụng mạng xã hội gọi là “chuyện cười ra nước mắt.”

Tin cho hay, ngay sau đợt khách lên thăm hôm đầu tiên mà trong đó đa số là phóng viên và giới chức quân sự Việt Nam, gian hàng lưu niệm trên USS Carl Vinson được ghi nhận là “chỉ còn lèo tèo mấy món như áo, bình đựng nước, ly…”

(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tranh-nhau-mua-qua-luu-niem-uss-carl-vinson-ban-lai-kiem-loi/ )

ốc
03-07-2018, 11:07 PM
Nếu ở Sài gòn cứ ra chợ giời Huỳnh thúc Kháng chắc chắn hàng nhái cũng đã có nhan nhản.

Triển
03-08-2018, 12:26 AM
Nếu ở Sài gòn cứ ra chợ giời Huỳnh thúc Kháng chắc chắn hàng nhái cũng đã có nhan nhản.

Mua lại của đại biểu là hàng thiệt.

Triển
03-08-2018, 09:41 PM
11 quốc gia Thái Bình Dương ký TPP, không có Mỹ

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/TPP.jpg?resize=630%2C420&ssl=1
Từ trái, Bộ Trưởng Thương Mại Canada Francois-Philippe Champagne, Ngoại Trưởng Chile Heraldo Munoz, và Bộ Trưởng Thương Mại New Zealand David Parker chụp hình trước khi ký CPTPP. (Hình: AP Photo/Esteban Felix)


SANTIAGO, Chile (NV) – Mười một quốc gia vừa ký một thỏa thuận thương mại xuyên Thái Bình Dương lịch sử tại Santiago, Chile, hôm Thứ Năm, một điều mà ngoại trưởng của quốc gia chủ nhà gọi là một thông điệp rất mạnh chống lại chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và chiến tranh thương mại.

Theo hãng thông tấn Reuters, buổi lễ ký kết xảy ra chỉ một ngày sau khi Liên Âu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) kêu gọi Tổng Thống Donald Trump của Mỹ suy nghĩ kỹ trước khi công bố áp dụng thuế nhập cảng đối với thép và nhôm.

TPP trước đây có 12 quốc gia thành viên, nhưng nay chỉ còn 11, sau khi Tổng Thống Trump tuyên bố Mỹ rút ra khỏi khối này.

Thỏa thuận này bây giờ có tên mới, gọi là “Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership” (CPTPP), thay vì là “Trans-Pacific Partnership” (TPP).

CPTPP sẽ giảm thuế nhập cảng giữa các quốc gia thành viên với nhau.

Tổng sản lượng của 11 quốc gia này có trị giá $10,000 tỷ, tương đương 13% kinh tế toàn cầu. Nếu có Hoa Kỳ trong nhóm này, tổng sản lượng của TPP sẽ là 40% của toàn cầu.

Ông Heraldo Munoz, ngoại trưởng Chile, nói tại một cuộc họp báo rằng đây là một thông điệp mạnh mẽ chống lại “các áp lực của những người ủng hộ bảo hộ mậu dịch, trong khi ủng hộ chính sách mở rộng thương mại, không có đe dọa sẽ có chiến tranh thương mại.”

“Chúng ta sẽ đưa ra một thông điệp rất mạnh mẽ,” ông Munoz nói, sau khi cùng đưa ra tuyên bố với hai bộ trưởng thương mại của Canada và New Zealand.

Ngay cả không có Hoa Kỳ, thỏa thuận này bao gồm các quốc gia có 500 triệu dân, và là thỏa thuận kinh tế lớn hàng thứ ba trên thế giới, theo dữ kiện của Chile và Canada.

Như vậy, CPTPP hiện nay bao gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Nhật, Singapore, Việt Nam, và Úc. (Đ.D.)

(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/11-quoc-gia-thai-binh-duong/ )

Triển
03-20-2018, 04:50 PM
#KhôngPhảiTạiAnhCũngKhôngPhảiTạiEmVìTr ờiXuiKhiếnNênChúngMìnhTốNhau




https://www.youtube.com/watch?v=eeMsNnZ_z1Y

Triển
03-23-2018, 12:52 AM
Trung Quốc quyết chiến với Hoa Kỳ



Thu Hằng
Đăng ngày 23-03-2018
Sửa đổi ngày 23-03-2018 10:53


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2016-01-06-huachunying_northkorea-nuclear-china.jpg
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh: "Bắc Kinh không khoanh tay đứng nhìn"
Reuters

Ngày 23/03/2018, Bắc Kinh lên tiếng đe dọa tăng thuế đối với khoảng 100 mặt hàng của Mỹ. Tuyên bố này được đưa ra một ngày sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo một loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào hàng nhập khẩu Trung Quốc với tổng trị giá có thể lên đến 60 tỉ đô la. Mục tiêu chính là chấm dứt tình trạng « cạnh tranh thiếu lành mạnh » và đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Thông tín viên RFI Heike Schmidt tường trình từ Bắc Kinh :

« Không chút chần chừ, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc đã lên tiếng đe dọa Washington về thuế hải quan đối với hàng nhập khẩu Mỹ với tổng trị giá khoảng 3 tỉ đô la, đánh vào các mặt hàng thịt lợn, thép, hoa quả, rượu vang…

Đậu nành của các nhà nông Mỹ, trong đó 1/3 sản lượng được xuất sang Trung Quốc, cũng có thể biến thành vũ khí trả đũa, như lời cảnh báo của ông Hồ Tích Tiến (Hu Xijin), cây bút xã luận của Hoàn Cầu Thời Báo.

Ông nói : Trước hết, đậu nành Brazil có thể thay thế đậu nành Mỹ. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng lạc để sản xuất dầu ăn. Thứ hai, một cuộc chiến thương mại có thể sẽ làm tăng giá cả ở Trung Quốc và kể cả ở Hoa Kỳ. Người Mỹ khó lòng mà thay thế được sản phẩm của chúng ta. Nếu Hoa Kỳ muốn rạch một nhát sâu vào da thịt chúng ta, thì chúng ta sẽ nhổ răng của họ.

Không có chuyện để Hoa Kỳ lấn lướt. Như dự kiến, tối thứ Năm (22/03), bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, phát biểu : Chúng tôi kịch liệt phản đốihành động đơn phương và chính sách bảo hộ của Mỹ. Trung Quốc sẽ không khoanh tay đứng nhìn, chúng tôi sẽ đưa ra mọi biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình.

Sáng nay (23/03), Hoàn Cầu Thời Báo còn viết : Người dân Trung Quốc ủng hộ những luận điểm trên, đồng thời cảnh báo Washington rằng người Trung Quốc có sức chịu đựng bền bỉ mà Hoa Kỳ không thể sánh được »




(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180323-thuong-mai-trung-quoc-quyet-chien-hoa-ky )

Triển
03-23-2018, 09:24 PM
#ThamNhũngỔnĐịnh

Mức độ tham nhũng của chính trị gia Đại Hàn cũng giống VN: khá ổn định há. Hết bà Park rồi tới ông Lee.





Hàn Quốc: Cựu Tổng thống Lee Myung-bak bị bắt

https://gdb.voanews.com/A5397BC2-3BE6-49D1-BD2B-BDC3F508462C_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak (giữa) rời tư gia để tới trung tâm giam giữ ở Seoul, ngày 23 tháng 3, 2018.


Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak bị câu lưu vào sáng sớm ngày 23/3 (giờ địa phương) vì các cáo buộc nhận hối lộ thời còn tại nhiệm. Ông Lee là nhà lãnh đạo thứ tư của Hàn Quốc bị bắt giam.

Ông Lee đã bị các công tố viên chất vấn vào đầu tháng này về gần 20 cáo buộc liên quan tới những nghi ngờ ông nhận khoảng 11 tỉ won (10,28 triệu đôla) một cách bất hợp pháp từ một số tổ chức và cá nhân. Ông bác bỏ mọi hành vi sai trái.

Một thẩm phán Hàn Quốc ra trát bắt giữ vào cuối ngày thứ Năm, nói rằng ông Lee có thể hủy chứng cứ. Vị cựu Tổng thống bị đưa đến một trung tâm giam giữ ở Seoul không lâu sau nửa đêm.

Ông Lee, tại nhiệm từ năm 2008 đến năm 2013, nói rằng cuộc điều tra cáo buộc nhận hối lộ xuất phát từ động cơ chính trị của các công tố viên dưới chính quyền đương nhiệm.

Năm ngoái, người kế nhiệm của ông Lee, bà Park Geun-hye, đã bị truất quyền sau một vụ bê bối mua ảnh hưởng và đang bị xét xử về tội nhận hối lộ, lạm quyền và cưỡng ép. Các công tố viên Hàn Quốc đang đề nghị án tù 30 năm cho bà Park và một tòa án Seoul sẽ đưa ra phán quyết vào đầu tháng 4.


(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/han-quoc-cuu-tong-thong-lee-myung-bak-bi-bat/4312125.html )

ốc
03-24-2018, 06:06 AM
Trong wikipedia đã có ai thêm chi tiết về tội nhận hối lộ:


Lee was detained on the 22nd March 2018 on charges of receiving 110 billion ($101 million USD) won worth of bribes and slush funds worth 34 billion ($31 million) won.139] (https://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Myung-bak#cite_note-139) https://en.wikipedia.org/wiki/Lee_Myung-bak#2018_detainment


Nghe người Hàn đọc tên của ảnh giống như là "Ỷ mình bảnh".

#PhiGianBấtPhú #TiềnBạcBấtNăngChê

Triển
03-27-2018, 09:55 PM
"Ỷ mình bảnh".


#SáuBảnhDạoBắcKinh






Chiếc xe đặc biệt của lãnh đạo Triều Tiên

https://gdb.voanews.com/6BA711CE-A46D-4F0E-98C9-28EF11EAF0B1_cx0_cy12_cw0_w1023_r1_s.jpg
Lãnh tụ Triều Tiên Kim Jong Un đi thăm địa điểm xây dựng khu trượt tuyết ở Masik Pass. (Ảnh do Thông tấn xã KCNA ở Bình Nhưỡng công bố ngày 3/11/2013.


Khi các lãnh đạo Triều Tiên cần du hành, họ dùng một chiếc xe lửa hết sức đặc biệt.

Cho nên, chẳng gì lạ khi có đồn đoán về chuyến thăm bất thình lình của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tới Trung Quốc khi xuất hiện tại Bắc Kinh hôm 26/3 một chiếc xe lửa màu xanh lá cây đậm với những sọc ngang màu vàng giống như xe lửa độc quyền sử dụng của gia đình cầm quyền họ Kim.

Một ngày sau khi đoàn xe được phát hiện chạy vào nhà ga ở Bắc Kinh, giữa những tin tức cho biết đoàn xe đã rời vào chiều thứ Ba 27/3, vẫn chưa có một lời chính thức nào về việc ai là người có mặt trên chuyến xe đó và tại sao.

Nhưng nếu đó là ông Kim Jong Un thì đây là chuyến xuất ngoại đầu tiên của ông kể từ khi cha ông là Kim Long Il qua đời vào tháng 12 năm 2011.

Và đây cũng là cách du hành tiêu biểu của ông Kim.

Tàu Cao tốc Đông phương của gia đình cầm quyền Triều Tiên

Không rõ ông Kim Jong Un dùng xe lửa di chuyển ở nội địa Triều Tiên thường xuyên tới mức nào.

Tuy nhiên, thân phụ ông Kim, người nổi tiếng là ghét đi máy bay và có khuynh hướng kiểu một tay chơi, được nói là dùng xe lửa để đi dự tiệc tùng xa xỉ, uống rượu say bí tỉ và hát karaoke trên những chuyến du hành bằng xe lửa.

Theo lời thuật được xuất bản vào năm 2002 của ông Konstantin Pulikovsky, một viên chức Nga đi theo ông Kim Long Il trong chuyến đi kéo dài 3 tuần đến Moscow vào năm 2001, xe lửa của ông Kim chở đầy các thùng rượu Bordeaux và Beaujolais từ Paris. Hành khách được thưởng thức món tôm hùm tươi sống và thịt heo nướng BBQ.

Phiên bản của chiếc xe mở cửa cho công chúng mang tính thương mại hơn.

Một mô hình như thật của những toa xe được trưng bày thường trực tại khu lăng mộ ở ngoại ô Bình Nhưỡng nơi người sáng lập nhà nước Triều Tiên Kim Il Sung và con trai Kim Jong Il yên nghỉ. Theo tin chính thức của Triều Tiên, ông Kim Long Il chết vì đau tim trong một chuyến đi đường dài bằng xe lửa.

Phòng trưng bày có một bản đồ về những chuyến đi bằng xe lửa của các nhà lãnh đạo, với những bóng đèn nhỏ ghi dấu mỗi chặng tàu ngừng lại. Một trong nhiều bức tranh trên tường cho thấy ông Kim Long Il đứng bên cạnh xe lửa trong một chuyến đi. Ông Kim Il Sung cũng thường dùng xe lửa, đi đến tận Đông Âu vào năm 1984.

Bên trong toa xe có một cái bàn, vài chiếc ghế và một bộ sofa cho lãnh đạo dùng.

Hướng dẫn viên trong lăng cho biết toa xe được dùng như một văn phòng lưu động, và họ nhấn mạnh đây là bằng chứng cho thấy lãnh đạo làm việc không mệt mỏi vì dân.

Ông Kim Long Il đi ra nước ngoài nhiều chuyến, hầu hết đến Trung Quốc và tất cả đều bằng xe lửa.

Chuyến đầu tiên vào năm 1983 khi ông là người thừa kế ông Kim Il Sung. Đây là lần duy nhất xe lửa đặc biệt được công bố là chỉ dành riêng cho lãnh tụ Triều Tiên chứ không ai khác được dùng. Điều này khiến nhiều nhà quan sát Triều Tiên cho rằng ông Kim Jong Un chính là hành khách chính trên chiếc xe lửa hiện diện tại Bắc Kinh lần này.

Chuyến ra nước ngoài đầu tiên của ông Kim Jong Il trong tư cách lãnh tụ diễn ra vào năm 2000, sáu năm sau khi cha ông qua đời. Và nay là 6 năm kể từ khi ông Kim Long Il từ trần.

Một đặc điểm quan trọng nhất là xe được bọc thép và vũ trang đầy đủ có thể là để bảo đảm an ninh.

Theo tin tức của Hàn Quốc, Triều Tiên có tổng cộng 90 toa xe đặc biệt dùng trên 3 đoàn xe lửa khi lãnh đạo du hành—một xe đi trước để kiểm tra đường ray, một xe chở lãnh đạo và đoàn tùy tùng thân cận, và một đoàn xe thứ ba ở phía sau chở những người khác.

Các phương tiện thông tin liên lạc và một màn hình TV phẳng được lắp đặt để lãnh đạo Triều Tiên có thể ra lệnh, nhận tin tức và nhận báo cáo.

Đối với những người tiền nhiệm của ông Kim Jong Un, những chuyến đi thường trong vòng bí mật cho đến khi hoàn tất.

Các chuyên gia chưa ước lượng được các nhà lãnh đạo Triều Tiên ra nước ngoài bao nhiêu lần vì một số chuyến đi vẫn còn được giữ bí mật.

Truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên cũng không loan tin gì vì đều do nhà nước điều hành và theo lệnh của đảng.

Chuyến đi của ông Kim Jong Il đến Trung Quốc năm 2003, chẳng hạn, không được loan báo cho đến những ngày sau đó. Khi ông dùng xe lửa chạy xuyên qua nước Nga để thăm Tổng thống Dmitry Medvedev vào năm 2009, các nhà nhiếp ảnh địa phương bị cấm không được thu thập tài liệu về chuyến đi này. Toàn thể cư dân các thị trấn tại Siberia được lệnh ở trong nhà, không được ra đường phố cho đến khi xe lửa chạy qua an toàn.

Nhưng lần này thì hơi khác.

Tin tức về đoàn xe lửa đến Bắc Kinh vào ngày thứ Hai 26/3 được biết đến phần lớn nhờ các video được đưa lên Internet do những người dùng điện thoại di động. Các hãng tin Nhật Bản nhanh tay phát các video lẫn các cảnh quay an ninh chặt chẽ và một đoàn xe dài đến nhà khách quốc gia.

Trong thời đại truyền thông xã hội và điện thoại di động có máy quay phim thì dường như khó giữ được bí mật.


(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/chiec-xe-dac-biet-cua-lanh-dao-trieu-tien/4319811.html )

Triển
03-27-2018, 10:02 PM
Trung Quốc và Vatican sắp « tay trong tay » ?

Phải chăng Trung Quốc và Vatican sắp đạt được một thỏa thuận ? La Croix nghi ngờ đặt câu hỏi. Từ nhiều tuần này, dường như Vatican và Bắc Kinh đang bí mật đàm phán trong việc bổ nhiệm các giám mục tại Trung Quốc.

Theo những nguồn tin mà La Croix có được, một phái đoàn chính thức của Trung Quốc, không rõ ở cấp độ nào dường như sẽ đến Roma trong tuần này. Tuy nhiên, các lời đồn đoán về thỏa thuận có thể sẽ đạt được đó đang bắt đầu gây chia rẽ trong Giáo Hội Trung Quốc. Những người phản đối cho rằng với thỏa thuận Tòa Thánh đã « bán » Giáo Hội Trung Quốc cho « chính quyền cộng sản ».

Nhưng số khác thì nghĩ rằng những ai « phản đối thỏa thuận là không hiểu lý lẽ ». Đây sẽ là cách duy nhất để hợp nhất Giáo Hội, xây dựng lòng tin và xóa tan những ngờ vực về Cơ Đốc Giáo. Bởi vì, dù đã hiện diện ở Trung Quốc từ hơn ngàn năm qua, nhưng Cơ Đốc Giáo vẫn bị xem là ngoại đạo, bị nghi ngờ có sự thao túng của ngoại bang đe dọa an ninh quốc gia, như giải thích của Shi Jian, giáo sư trường Đại học Tứ Xuyên.

La Croix cũng nhân dịp này cho biết trong tổng số 77 giám mục tại Trung Quốc, có 53 người là được cả Roma và Bắc Kinh công nhận, 17 người được Roma công nhận nhưng lại bị Trung Quốc bác và 7 người do Bắc Kinh bổ nhiệm nhưng không được Roma nhìn nhận.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180327-bac-trieu-tien-vu-khi-nguyen-tu-db )

Triển
04-02-2018, 12:53 AM
#128MónĂnThiệt

Thiên triều trả đũa sếp Mỹ với 128 món ăn thiệt. Tăng thuế bảo hộ lên 25% (https://www.reuters.com/article/us-usa-trade-china/china-hammers-u-s-goods-with-tariffs-as-sparks-of-trade-war-fly-idUSKCN1H81J3)....có nông sản và thịt hợi có giá trị từ hôm nay. Cuộc chiến trên thương trường mở màn với anh Trâm diều hâu và anh Tập gấu trúc. Điều gì sẽ tiếp tục xảy ra giữa Châu Âu & Mỹ sau ngày 1 tháng 5? Đồng minh thịt nhau hay tiếp tục hòa hoãn?



https://i.imgur.com/cSc5zpJ.jpg


(coi nữa) (https://www.reuters.com/article/us-usa-trade-china/china-hammers-u-s-goods-with-tariffs-as-sparks-of-trade-war-fly-idUSKCN1H81J3)

Triển
04-02-2018, 10:39 AM
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung : Đôi bên muốn gì ?



Thanh Hà
Đăng ngày 02-04-2018
Sửa đổi ngày 02-04-2018 15:47


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-03-24t032209z_110640923_rc1b9c43edb0_rtrmadp_3_usa-trade-china-apple.jpg
Chiếc iPhone X mới được giới thiệu với báo chí tại Bắc Kinh ngày 31/10/2017.
REUTERS/Thomas Peter/File Photo


Sau nhiều tuần lễ đấu khẩu với các đòn hù dọa lẫn nhau, Trung Quốc lần đầu tiên khai hỏa. Bộ Thương Mại áp dụng biện pháp tăng thuế từ 15 đến 25 % nhắm vào gần 130 sản phẩm của Hoa Kỳ nhập vào thị trường đông dân nhất hành tinh. Dù vậy quả pháo đầu tiên này được các nhà quan sát đánh giá là khá chừng mực.

Đây có phải là một nước cờ để nắn gân Mỹ, trong lúc Bắc Kinh vẫn kỳ vọng Washington không lao vào một cuộc chiến tranh thương mại mà cả hai cùng biết là sẽ bất lợi cho cả đôi bên ? Về phía Nhà Trắng, tổng thống Trump và dàn cố vấn của ông thực sự đang tính toán những gì ?

Trước hết về phía Trung Quốc, trong lúc Washington dọa đánh vào 60 tỷ đô la hàng nhập của Trung Quốc sang Hoa Kỳ, thì Bắc Kinh phản công lại một cách khiêm tốn, "tấn công" vào 3 tỷ đô la, tương đương với 2 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang nước đông dân nhất địa cầu. Trung Quốc tuyệt đối không đụng đến những mặt hàng thiết thực với đời sống hàng ngày của 1,5 tỷ dân trên quê hương ông Đặng Tiểu Bình.

Trung Quốc tạm thời tránh áp thuế lên xe hơi Mỹ hay những sản phẩm của Mỹ rất được người Trung Quốc ưa chuộng như điện thoại di dộng mang nhãn hiệu Quả Táo, mà 310 triệu chiếc đang lưu hành tại Trung Quốc.

Có hai cách giải thích cho thái độ chừng mực này. Một số chuyên gia cho rằng, có thể hiểu đợt phản công đầu tiên của Bắc Kinh đi theo hướng "vừa đánh, vừa ngóng" xem phía Hoa Kỳ phản ứng thế nào và dùng đòn trả đũa đúng liều, để chính quyền Trump phải suy nghĩ kỹ trước khi lao vào một cuộc chiến thương mại. Đồng thời về mặt đối nội, phản ứng nhanh chóng của Bắc Kinh nhằm chứng minh với người dân nước này rằng Trung Quốc thực sự "không khoanh tay ngồi nhìn" hay chịu lép vế Mỹ.

Cách lý giải thứ nhì đơn giản hơn là Trung Quốc ý thức được rằng, "môi hở, răng lạnh", hai nền kinh tế số 1 và số 2 lệ thuộc vào nhau đến mức độ nào. Đành rằng Bắc Kinh đủ sức trả đũa nhắm vào các lĩnh vực công nghệ mũi nhọn của Mỹ, nhưng khi nhìn kỹ vào vấn đề thì bài toán không đơn giản.

Theo nghiên cứu của tập đoàn ngân hàng Đức Deutsche Bank, Trung Quốc đem về 20 % doanh thu cho hãng Apple, là khách hàng lớn nhất của hãng chuyên về công nghệ điện thoại di động Qualcomm (65 % doanh thu) ; 45 % máy tính Texas Instrument bán ra là để phục vụ các khách hàng Trung Quốc. Số lượng xe hơi General Motors bán ra trên thị trường Trung Quốc cao gấp đôi so với ở Hoa Kỳ ...

Nhưng tất cả những sản phẩm nói trên đều được lắp ráp ngay trên đất Trung Quốc để phục vụ người dân Trung Quốc. Vì vậy, "phạt" những tập đoàn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động Trung Quốc. Đó là điều mà Bắc Kinh không muốn xảy ra, theo như ghi nhận của các chuyên gia thuộc ngân hàng Deutsche Bank.

Dưới lăng kính của tờ báo tài chính Anh, Financial Times, Bắc Kinh rất khéo léo trong chiến thuật vừa đánh, vừa xoa. Bên cạnh những tuyên bố cứng rắn, trong hậu trường, Bắc Kinh đã đồng ý mở cửa thị trường tài chính cho các tổ hợp ngoại quốc và đã sẵn sàng cho nhập khẩu thêm các mặt hàng điện tử của Mỹ theo yêu cầu của Washington. Có điều Trung Quốc đợi thời điểm thuận tiện mới thông báo đầy đủ hơn các bước đi hòa hoãn này. Financial Times trích một số nguồn tin thân cận với chính quyền Trung Quốc cho rằng, có nhiều khả năng thời điểm thuận lợi nói trên là nhân dịp Diễn đàn kinh tế Bát Ngao (8-11/04/2018).

Về phía Washington, chiến lược của Nhà Trắng cũng đã được giới phân tích giải mã. Tổng thống Trump dùng đòn hù dọa, để cuối cùng buộc đối phương nhượng bộ, như là điều ông đã dễ dàng đạt được với Hàn Quốc. Nhưng Washington thừa biết Trung Quốc là một đối thủ khó vượt qua hơn.

Tổng thống Donald Trump căn cứ vào mức nhập siêu của Hoa Kỳ với bạn hàng Trung Quốc lên tới 375 tỷ đô la trong năm vừa qua và cho rằng trong 15 năm liên tiếp, hai tổng thống tiền nhiệm George W.Bush và Barack Obama đã không thu hẹp được khoảng cách trong cán cân thương mại, bây giờ đã đến lúc ông phải ra tay.

Ở bước đầu, tổng thống Mỹ đánh thuế lên nhôm, thép của Trung Quốc, gây thiệt hại cho công nghệ nước này 9 tỷ đô la. Bước kế tiếp, Nhà Trắng phạt thêm 60 tỷ đô la và đòi "ông bạn" Tập Cận Bình giảm 100 tỷ đô la thâm thủng mậu dịch của Hoa Kỳ. Cũng Donald Trump với giọng điệu không mấy ngoại giao cáo buộc thẳng thừng các doanh nghiệp Trung Quốc "ăn cắp" chất xám của Mỹ để thống lĩnh thế giới về các công nghệ tương lai.

Theo phân tích của giáo sư Tôn Lập Bình (Sun Liping) đại học Tinh Hoa, Bắc Kinh, Mỹ đoán chừng là phía Trung Quốc sẽ nhượng bộ trong cuộc đọ sức về thương mại này. Nguồn thu ngoại tệ nhiều nhất cho nền kinh tế thứ 2 thế giới chính là Mỹ. Với số tiền đó, Trung Quốc nhập những sản phẩm thiết yếu nhất, từ dầu hỏa đến chip điện tử và cả một số nhu yếu phẩm. Vẫn theo chuyên gia Trung Quốc này, trong trường hợp nổ ra chiến tranh thương mại, Mỹ có nhiều tài nguyên thiên nhiên ngay trên lãnh thổ, như dầu hỏa chẳng hạn, để vượt qua mọi cấm vận. Trung Quốc thì không.

Hơn nữa, vẫn theo giáo sư Tôn Lập Bình, Washington có thể trông cậy vào nhiều đồng minh để phần nào bù đắp vào chỗ trống do Trung Quốc để lại. Bắc Kinh không có được ngõ thoát hiểm an toàn như Hoa Kỳ. Chuyên gia trường đại học Tinh Hoa Bắc Kinh kết luận : "Chiến tranh thương mại, nếu có, sẽ gây phương hại nhiều cho nền kinh tế Mỹ, nhưng còn đối với Trung Quốc, đây là chuyện sống còn".

Nhìn từ Mỹ, ông Adam Posen, giám đốc viện nghiên cứu Peterson Institute, trụ sở tại Washington, không tự tin bằng. Ông cho rằng chiến tranh thương mại mà tổng thống Donald Trump đang lao vào sẽ vừa "tốn kém, không có hiệu quả và sẽ mở ra một thời kỳ đầy bất trắc", để rồi Hoa Kỳ sẽ sa lầy như ở Afghanistan !


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180402-chien-tranh-thuong-mai-my-trung-thuc-su-doi-ben-muon-gi )

Triển
04-03-2018, 10:47 AM
Xảy ra tự sát tại Đại sứ quán Việt Nam ở Malaysia

https://gdb.voanews.com/F819362A-0B26-49AE-B32E-7CD4977B2A65_cx6_cy0_cw93_w1023_r1_s.jpg
Cảnh sát Malaysia đến hiện trường điều tra.


Một phụ nữ Việt Nam vừa tự sát bằng dao ngay tại Đại sứ quán Việt Nam ở Kuala Lumpur, Malaysia, vào ngày 3/4 sau khi tới đây để làm thủ tục xin cấp giấy thông hành về nước.

Tờ Star dẫn lời đại diện cảnh sát quận Dang Wangi cho biết “Bà ấy đã nổi giận và bắt đầu la mắng nhân viên [Đại sứ quán] trước khi rút dao từ trong túi ra”.

Bà Trần Thị Mai, 37 tuổi, được cho biết đã dùng dao mang theo và tự đâm vào ngực mình. Bà đã được một người Việt có mặt tại hiện trường đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Chiều 3/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam ra thông cáo nói: “Tại nơi làm thủ tục, khi chưa nộp hồ sơ và tiếp xúc với cán bộ lãnh sự, chị Mai có biểu hiện bất bình thường (đập bàn, la hét) và rút dao từ trong túi xách mang theo người và tự gây thương tích. Sự việc diễn ra đột ngột, nhân viên bảo vệ, cán bộ Đại sứ quán và những người có mặt không kịp can thiệp”, theo PLO.

Vụ tự sát xảy ra ngay tại Đại sứ quán đã khiến nhiều người Việt Nam ở nước ngoài phẫn nộ. Nhiều ý kiến cho rằng tệ nạn lạm thu và thái độ bàng quang, vô trách nhiệm của các cán bộ tại các đại sứ quán Việt Nam đã dẫn đến những uất ức của người dân khi buộc phải đến làm thủ tục.

Xuan Vuong Nghiem, Admin của trang Facebook “Tôi và Sứ quán” chuyên phản ánh những tiêu cực của các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, viết:

“Đây là một minh chứng về việc “con giun xéo mãi cũng oằn”, hãy đừng khoanh tay đứng nhìn coi như không phải việc của mình mà hãy sát cánh bên nhau để đấu tranh dẹp bỏ thói hách dịch, cửa quyền, lạm thu phí lãnh sự một cách tàn nhẫn khi cái giá cao nhất phải trả không còn là tiền bạc nữa mà hôm nay đã là một mạng người”.

Malaysia là một trong những điểm đến trong khu vực của nhiều lao động Việt Nam. Rất nhiều trong số này sang Malaysia theo dạng du lịch, sau đó ở lại để làm việc chui nên thường xuyên phải đối diện với những bất an vì bị cảnh sát truy bắt.

Tháng 7 vừa qua, một đại diện của Đại sứ quán Việt Nam tại Kuala Lumpur xác nhận với báo Tuổi Trẻ về tình trạng cảnh sát Malaysia gia tăng truy quét lao động bất hợp pháp tại đây. Theo lời của cán bộ này, sứ quán Việt Nam không thể kiểm soát được số người Việt làm việc chui tại Malaysia “vì họ đi theo nhiều đường lắm”.

Vì cư trú bất hợp pháp nên nhiều lao động Việt Nam khi muốn về nước phải đến Đại sứ quán Việt Nam để làm giấy thông hành.

Nhiều người từng đến làm thủ tục tại đây cho biết họ rất “uất ức” vì những khoản lạm thu phi lý và thái độ tiêu cực của nhân viên Đại sứ quán.

Trong thông cáo chiều 3/4, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết đã cung cấp trích xuất camera cho cảnh sát Malaysia để phục vụ việc điều tra.

Cơ quan này cũng đề nghị Bộ Công an xác minh thân nhân của bà Mai và hướng dẫn làm thủ tục cần thiết, giải quyết hậu sự.

Tin cho hay bà Trần Thị Mai qua đời để lại con nhỏ chưa đầy 1 tuổi


(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/xay-ra-tu-sat-tai-dai-su-quan-viet-nam-o-malaysia/4330473.html )

Triển
04-03-2018, 09:30 PM
#128MónĂnThiệt

Thiên triều trả đũa sếp Mỹ với 128 món ăn thiệt. Tăng thuế bảo hộ lên 25% (https://www.reuters.com/article/us-usa-trade-china/china-hammers-u-s-goods-with-tariffs-as-sparks-of-trade-war-fly-idUSKCN1H81J3)....có nông sản và thịt hợi có giá trị từ hôm nay. Cuộc chiến trên thương trường mở màn với anh Trâm diều hâu và anh Tập gấu trúc. Điều gì sẽ tiếp tục xảy ra giữa Châu Âu & Mỹ sau ngày 1 tháng 5? Đồng minh thịt nhau hay tiếp tục hòa hoãn?



https://i.imgur.com/cSc5zpJ.jpg


(coi nữa) (https://www.reuters.com/article/us-usa-trade-china/china-hammers-u-s-goods-with-tariffs-as-sparks-of-trade-war-fly-idUSKCN1H81J3)







#TrảĐũa
#1300 >< 128

https://i.imgur.com/QhGP8et.jpg


(coi nữa) (https://www.reuters.com/article/usa-china-trade-int/u-s-escalates-china-trade-showdown-with-tariffs-on-50-billion-in-imports-idUSKCN1HA2Q7)

Triển
04-05-2018, 09:41 PM
RSF lên án 66 năm tù của 6 blogger Việt Nam

https://gdb.voanews.com/B3BDE308-9D85-4C5A-9CE5-4CB2F7C2859B_w1023_r1_s.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài (giữa), ông Phạm Văn Trội (trái) và ông Nguyễn Trung Tôn (phải) tại tòa án Hà Nội ngày 5/4/2018.


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp yêu cầu các đối tác của Việt Nam làm áp lực để Hà Nội chấm dứt chiến dịch đàn áp sau khi Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt các bản án từ 6 tới 15 năm tù giam đối với 6 blogger vào ngày 5/4.

RSF nói trong một loạt không ngừng các phiên xử những nhà báo công dân tại Việt Nam, phiên tòa này đặc biệt vì những bản án nặng nề chưa từng có trước đây.

Phiên xử luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà cùng 4 thành viên trong Hội Anh em Dân chủ kết thúc với tổng cộng 66 năm tù giam và 17 năm quản chế.

Thông cáo của RSF nói Hội Anh em Dân chủ là một tổ chức đưa lên mạng những tin tức về vi phạm nhân quyền tại Việt Nam và rằng các nhà ngoại giao và báo chí nước ngoài bị cấm không được vào phòng xử dày đặc công an.

Vẫn theo RSF, một ký giả AFP bị công an thẩm vấn, nhiều nhà bất đồng chính kiến bị giam giữ tại gia trước phiên xử, trong khi một số người biểu tình bị bắt bên ngoài Tòa án.

Một trong những sáng lập viên của Hội Anh em Dân chủ, Luật sư Nguyễn Văn Đài, bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế. Nhà báo Trương Minh Đức và blogger Nguyễn Trung Tôn bị 12 năm tù và 3 năm quản chế.

Ông Nguyễn Bắc Truyển, một sáng lập viên khác, bị 11 năm tù và 3 năm quản chế. Blogger Lê Thu Hà bị 9 năm tù và 2 năm thử thách. Bị can thứ 6, Phạm Văn Trội, bị 7 năm tù và 1 năm quản chế.

“Những bản án này quá nặng,” ông Daniel Bastard, người đứng đầu văn phòng châu Á-Thái Bình Dương của Phóng viên Không Biên giới nói. “Tội duy nhất của những thành viên Anh em Dân chủ này là đưa lên mạng những bài viết kêu gọi tôn trọng nhân quyền tại Việt Nam. Chỉ có một giải thích cho những bản án nặng nề này là đe dọa những người dám nêu lên những vấn đề công chúng quan tâm.”

Ông Bastard nói thêm: “Từ chiến dịch đàn áp chưa từng có trước đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm Việt Nam mất tất cả sự tin cậy trên trường quốc tế và những đối tác của Việt Nam phải rút ra những kết luận không thể lãng tránh.”

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới yêu cầu các nước thành viên Liên hiệp Châu Âu phủ quyết thỏa thuận tự do mậu dịch với Việt Nam dự trù được chấp thuận trong năm 2018. Sau nghị quyết khẩn cấp của Nghị viện châu Âu về Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, thì đây sẽ là một sự nhục nhã nếu các nước châu Âu tiến hành thỏa thuận này với một quốc gia mà trong những tháng gần đây đã trở thành một trong những kẻ thù tồi tệ nhất của quyền tự do thông tin, RSF nhấn mạnh.

RSF cũng kêu gọi Hoa Kỳ đặt điều kiện trong những cuộc thảo luận về thương mại sắp tới hầu yêu cầu Việt Nam có biện pháp cụ thể bảo đảm tôn trọng tự do báo chí.

Việt Nam xếp thứ 175 trong tổng số 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2017 do Tổ chức Phóng viên Không Biên giới thực hiện.

(Nguồn Tổ chức Phóng viên Không Biên giới)


(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/rsf-len-an-66-nam-tu-cua-6-blogger-viet-nam/4335056.html )

ốc
04-09-2018, 11:51 AM
Thuỷ hoàng viếng Địa hoàng. Đây có thể là điềm xấu cho "Tập Thuỷ hoàng" (#XiHuangDi).

China's first emperor flattened after wind fallhttp://www.bbc.com/news/world-asia-china-43702554

https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/791F/production/_100770013_hi046058571.jpg


The 19m (62ft) bronze cast of Qin Shi Huang was blown from its stone pedestal in Shandong province during high winds on Friday.It landed face-first, crushing the head of the terracotta-warrior emperor "like a pancake", according to state-run outlet Global Times.
Workers quickly arrived with cranes to remove the multi-tonne metal remains.


"This is the kind of thing you can't really hide from people," one worker told the Global Times. "Everyone's got phones now. How can you cover this up?"

Triển
04-10-2018, 04:31 AM
Thuỷ hoàng viếng Địa hoàng. Đây có thể là điềm xấu cho "Tập Thuỷ hoàng" (#XiHuangDi).


Cái này là hậu quả làm đồ giả.

Triển
04-12-2018, 08:29 PM
RSF lên án 66 năm tù của 6 blogger Việt Nam

https://gdb.voanews.com/B3BDE308-9D85-4C5A-9CE5-4CB2F7C2859B_w1023_r1_s.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đài (giữa), ông Phạm Văn Trội (trái) và ông Nguyễn Trung Tôn (phải) tại tòa án Hà Nội ngày 5/4/2018.


Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) có trụ sở tại Pháp yêu cầu các đối tác của Việt Nam làm áp lực để Hà Nội chấm dứt chiến dịch đàn áp sau khi Tòa án nhân dân Hà Nội tuyên phạt các bản án từ 6 tới 15 năm tù giam đối với 6 blogger vào ngày 5/4.



(* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/rsf-len-an-66-nam-tu-cua-6-blogger-viet-nam/4335056.html )







Trong một ngày, ba nhà hoạt động bị tuyên 17 năm tù giam

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/VN-Ba-nha-hoat-dong-Tran-Thi-Xuan.jpg?resize=696%2C474&ssl=1
Bà Trần Thị Xuân tại phiên tòa hôm 12 Tháng Tư. (Hình: VietNamNet)

NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hôm 12 Tháng Tư diễn ra đồng thời cả ba phiên tòa xử ba nhà hoạt động, hai trong số đó từng đi tù, tổng cộng 17 năm tù giam tại ba nơi khác nhau.

Đáng chú ý, nhiều người bất ngờ khi biết phiên xử bà Trần Thị Xuân, 41 tuổi, thành viên Hội Anh Em Dân Chủ, âm thầm diễn ra tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh và kết thúc với bản án 9 năm tù giam và 5 năm quản chế dành cho bà.

Tin cho hay, gia đình và luật sư của bà Xuân còn không hề được thông báo trước về phiên tòa xử bà tội “Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự CSVN 1999.

Bà Xuân bị cáo buộc nhận 170 triệu đồng (hơn $7,463) “nhằm lôi kéo, móc nối các đối tượng khác trên địa bàn cùng tham gia các hội, nhóm chống đối nhằm khuyếch trương cho cái gọi là xây dựng xã hội dân chủ.”

Báo VietNamNet viết: “Xuân đã tỏ ra ăn năn hối cải và mong muốn được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.”


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/VN-Ba-nha-hoat-dong-Nguyen-Viet-Dung.jpg?resize=696%2C338&ssl=1
Ông Nguyễn Viết Dũng (phải) tại tòa. (Hình: Nghệ An)

Cùng thời điểm, phiên xử blogger Nguyễn Viết Dũng, tự Dũng Phi Hổ, về tội “Tuyên truyền chống nhà nước” (theo Điều 88 của Bộ Luật Hình Sự CSVN 1999) diễn ra khá chóng vánh tại Tòa Án Nhân Dân tỉnh Nghệ An.

Sau chưa đầy hai giờ xét xử, vào lúc 10 giờ sáng, tòa “cấp tốc” tuyên phạt ông Dũng 7 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Ông Dũng, 32 tuổi, được nhiều người biết đến qua hình ảnh cầm cờ VNCH, mặc quân phục VNCH đi tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội và các cuộc biểu tình vì môi trường.

Báo Nghệ An hôm 12 Tháng Tư viết: “Dũng từng bị công an nhắc nhở về hành vi thành lập ‘đảng Cộng Hòa’ và các hành vi soạn thảo, đăng tải các bài viết có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, đường lối chính sách của đảng và nhà nước. Nhưng bị cáo không chịu từ bỏ để tu dưỡng bản thân, tiếp tục thực hiện hành vi phạm tội. Tại phiên tòa, bị cáo Nguyễn Viết Dũng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình.”

“Đây là bản án nghiêm khắc, đúng người, đúng tội, vừa thể hiện sự khoan hồng của pháp luật, là lời cảnh tỉnh cho những đối tượng có tư tưởng chống phá nhà nước,” tờ báo viết.

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/VN-Ba-nha-hoat-dong-Vu-Van-Hung.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Ông Vũ Văn Hùng. (Hình: Facebook Nguyễn Thúy Hạnh)

Phiên tòa thứ ba diễn ra cũng trong ngày 12 Tháng Tư là xử thầy giáo, cựu tù nhân lương tâm Vũ Văn Hùng. Ông Hùng bị tòa án quận Thanh Xuân ở Hà Nội tuyên phạt 1 năm tù vì tội “Cố ý gây thương tích” theo Điều 104 của Bộ Luật Hình Sự CSVN 1999 trong một vụ tai nạn mà các nhà hoạt động tố cáo là do công an dàn dựng mà không rõ “nạn nhân” là ai.

Cùng ngày 12 Tháng Tư, thông cáo do tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty) phát đi cho biết: “Năm 2017 đánh dấu một năm kỷ lục về các vụ trấn áp nhắm vào xã hội dân sự tại Việt Nam với hơn 20 nhà bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động bị bắt, bị kết án và bỏ tù. Năm 2018, các vụ trấn áp giới bảo vệ nhân quyền và nhà hoạt động vẫn tiếp tục.”

Như vậy, chỉ tính trong hai tuần đầu Tháng Tư, đã có 10 nhà hoạt động bị tuyên tổng cộng 96 năm tù.

Đáng chú ý nhất trong số này là phiên tòa hôm 5 Tháng Tư tại Hà Nội tuyên phạt Luật Sư Nguyễn Văn Đài và năm nhà hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ tổng cộng lên tới 66 năm tù về tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ Luật Hình Sự CSVN.

Bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam xác nhận phiên tòa đã kết thúc trước thời hạn dự trù hai ngày xử trong lúc ông Đài được ghi nhận bị giam giữ hơn hai năm mà không có xét xử. (T.K.)



(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/trong-mot-ngay-ba-nha-hoat-dong-bi-tuyen-17-nam-tu-giam/ )

Triển
04-24-2018, 09:17 PM
‘Người quyết liệt chống Formosa’ bị y án 14 năm tù
April 24, 2018

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Hoang-Duc-Binh-14-nam-AFP.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Ông Hoàng Đức Bình bị y án sơ thẩm 14 năm tù. (Hình: Getty Images)


VINH, Việt Nam (NV) – Ông Hoàng Đức Bình, một người tích cực tham gia chống công ty Formosa xả thải đầu độc biển miền Trung Việt Nam vẫn bị y án 14 năm tù trong phiên xử phúc thẩm “án bỏ túi.”

Phiên tòa phúc thẩm diễn ra ngắn ngủi 3 giờ vào buổi sáng ngày 24 Tháng Tư, 2018, với kết quả được nhìn thấy trước khi nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng mạnh tay đàn áp phong trào chống đối chế độ độc tài đảng trị.

Ông Hoàng Đức Bình, bị cáo buộc 2 tội gồm “Chống người thi hành công vụ” và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ.” Ông bị bắt khi đang trên đường từ giáo xứ Song Ngọc đi biểu tình cùng với nhiều người địa phương chống công ty Formosa xả chất thải đầu độc biển miền Trung Việt Nam.

Luật Sư Hà Huy Sơn, một trong hai luật sư bào chữa cho ông Hoàng Bình viết bình luận trên trang Facebook cá nhân: “Tôi cho rằng 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm là bất công, vi phạm tố tụng. Tòa không trình chiếu các video clip diễn biến sự việc. Tòa chỉ dùng các lời khai một phía các nhân viên công vụ là cảnh sát giao thông và không có giám định về nội dung của các video clip.”

Ông Hoàng Đức Bình, 35 tuổi, bị cáo buộc là thành viên của các tổ chức “No U Sài Gòn,” “Lao Động Việt” đi cùng một đoàn khoảng 300 người ngày 14 Tháng Hai, 2017, từ Nghệ An vào thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh, để kiện công ty Formosa gây ra thảm họa môi trường biển miền Trung.

Ngồi trên xe hơi cùng với Linh Mục Nguyễn Đình Thục do tài xế Nguyễn Nam Phong cầm lái, ông Bình đã dùng điện thoại di động phát trực tiếp lên YouTube cuộc tuần hành đi kiện công ty gang thép Formosa. Công an đã chận đoàn người đi kiện rồi bắt cóc cả ông Bình và tài xế Phong lấy cớ “chống người thi hành công vụ.”

Những đoạn clip các cuộc biểu tình tuần hành hoặc đi kiện Formosa của ông Hoàng Đức Bình phổ biến trên YouTube và Facebook và một số cá nhân khác, giúp người Việt khắp nơi được thấy ngay thời sự đang diễn ra ở địa phương. Nhưng đối với nhà cầm quyền thì lại là “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…”

Bởi vậy, dù chỉ đưa ra sự thật, ông Bình bị nhà cầm quyền CSVN qua bản tin tường thuật phiên tòa sơ thẩm ngày 6 Tháng Hai của Thông Tấn Xã Việt Nam vu cho là “đưa ra những thông tin thất thiệt nhằm mục đích định hướng cho người nghe hiểu sai bản chất sự việc, nhìn nhận sai lệch về lực lượng công an, nghiêm trọng hơn là hiểu sai chế độ.”

Ông Hoàng Đức Bình đưa thông tin nóng sốt đến mọi người nên đã bị áp đặt 14 năm tù về cả hai cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” và “Chống người thi hành công vụ.” Tài xế Nguyễn Nam Phong, 38 tuổi, bị áp đặt hai năm tù vì bị vu cho tội “Chống người thi hành công vụ.”

“Ông Bình tuyên bố vô tội trong khi ông Phong yêu cầu giảm án… Phiên tòa không trưng ra bằng chứng và không khách quan. Phiên tòa đã bị áp đặt,” Luật Sư Hà Huy Sơn, luật sư biện hộ cho ông Bình, nói với hãng thông tấn Reuters qua điện thoại sau phiên tòa sơ thẩm.

Bản án áp đặt lên ông Hoàng Đức Bình là một trong những bản án khắc nghiệt nhất đối với những người tham gia vận động nhân quyền, dân chủ hóa đất nước tại Việt Nam.

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đã bị kết án 10 năm tù ngày 30 Tháng Mười Một, 2017; blogger Trần Thị Nga bị 9 năm tù ngày 22 Tháng Mười Hai, 2017, cùng với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước.” Họ cũng là những người tham gia tích cực chống Formosa đầu độc biển miền Trung, mà trên hết, tham gia vận động nhân quyền, dân chủ hóa đất nước.

Đầu Tháng Tư, 2018 vừa qua, 10 thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đã bị các bản án nặng nề vì bị vu cho tội “Âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng trị tại Hà Nội. Người bị kết án nặng nhất là Luật Sư Nguyễn Văn Đài với 15 năm tù và 5 năm quản chế.

“Bản án (đối với những người đấu tranh nhân quyền tại Việt Nam) càng ngày càng nặng, có lẽ vì sự can thiệp từ bên ngoài ngày một yếu ớt, cũng như nhà cầm quyền nghĩ rằng bản án có thể có tác dụng răn đe những người khác,” Luật Sư Sơn nói với Reuters.

Đầu Tháng Tư, 2016, nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, xả nhiều loại hóa chất độc hại ra biển, làm chết tất cả mọi loài sinh vật biển dọc dài bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế. Thủy sản chết, môi trường nước bị đầu độc, làm hàng trăm ngàn ngư dân và các gia đình sống dựa vào ngư nghiệp miền Trung khốn đốn theo.

Hàng chục ngàn dân chúng các địa phương bị ảnh hưởng đã biểu tình chống đối, đòi bồi thường thiệt hại và đòi đuổi Formosa cút khỏi Việt Nam. Nhà cầm quyền CSVN chỉ đòi Formosa bồi thường được $500 triệu trong khi ước lượng thiệt hại lên hàng tỷ đô la và hệ quả kéo dài nhiều thế hệ. Số tiền bồi thường chỉ phát nhỏ giọt cho một số dân địa phương và bị kêu ca rất nhiều. Những ai hậu thuẫn cho các gia đình nạn nhân của Formosa đều bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước” để bắt vào tù.

Năm ngoái, gần 30 người đã bị nhà cầm quyền tống giam vì ít nhiều đều dính tới chống đối Formosa đầu độc biển Việt Nam trong đó đã có 24 người bị kết án tù. Chỉ từ đầu năm đến Tháng Tư năm nay, đã có 20 người bị kết án tù.

Sự lên án CSVN vi phạm nhân quyền, vi phạm Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị từ Hoa Kỳ, Liên Âu cũng như các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế đều chẳng có mấy tác dụng. (TN)



(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/nguoi-quyet-liet-chong-formosa-bi-y-14-nam-tu/ )

Triển
04-24-2018, 09:21 PM
Đô đốc Hải Quân Mỹ: ‘Chúng ta đã mất Biển Đông’
April 23, 2018


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Do-Doc.jpg?resize=696%2C497&ssl=1
Đô Đốc Philip S. Davidson. (Hình: US Navy Photo)

WASHINGTON DC. (NV) – “Chúng ta đã mất Biển Đông,” đô đốc Mỹ nói với Quốc Hội rằng chỉ có chiến tranh mới đối phó được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ bận rộn nhất thế giới.

Đô Đốc Philip S. Davidson, người được đề cử giữ chức tư lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, nói ra một thực tế trong cuộc điều trần của Thượng Viện hồi tuần qua, báo Observer tường thuật.

Trung Quốc đã hoàn tất việc biến 7 bãi đá ngầm tại Trường Sa mà họ cướp của Việt Nam năm 1988 thành 7 căn cứ quân sự khổng lồ. Những cơ sở trên các đảo nhân tạo này lớn mạnh đủ để hoàn toàn kiểm soát khống chế thủy lộ qua Biển Đông. Các cơ sở quân sự, các công sự chiến đấu, các cảng biển và phi trường đã sẵn sàng, giờ đây họ chỉ còn một việc là đưa hạm đội, máy bay chiến đấu tới là xong.

“Khi chiếm đóng, Trung Quốc có thể kéo dài ảnh hưởng hàng ngàn dặm về phía Nam và dự phóng sức mạnh sâu tới Châu Đại Dương (tức các quốc gia lớn nhỏ giữa Thái Bình Dương),” Đô Đốc Davidson cho hay.

Theo ông, Trung Quốc sẽ dùng các căn cứ trên Biển Đông để “thách đố sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại khu vực. Lực lượng của họ được điều động tới khu vực các đảo nhân tạo đó cũng đều ăn trùm lực lượng của các nước khác trong khu vực cũng tranh chấp chủ quyền biển đảo với họ. Nói tóm lại, Trung Quốc hiện đã có khả năng kiểm soát thủy lộ Biển Đông trong tất cả mọi tình huống chỉ thiếu chuyện chiến tranh với Mỹ.”

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Vanh-Khan-may-bay-quan-su-Inquirer.jpg?resize=696%2C392&ssl=1
Hai máy bay quân sự Trung Quốc đáp xuống đảo nhân tạo Vành Khăn. (Hình: Inquirer)

Cuộc điều trần của ông Davidson diễn ra chỉ ít ngày sau khi hai chiến hạm và một tàu tiếp vận của Úc trên đường tới thăm viếng Việt Nam đã bị một nhóm tàu chiến Trung Quốc quấy rối trên Biển Đông.

Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền hơn 80% Biển Đông theo hình “lưỡi bò” mà nhiều khu vực lấn sâu vào vùng biển đặc quyền kinh tế của các nước khác, đặc biệt là Việt Nam. Tòa án Trọng tài Quốc tế tại The Hague, Hòa Lan, đã ra phán quyết bác bỏ cái “lưỡi bò” nhưng Bắc Kinh cậy thế sức mạnh nước lớn tuyên bố không chấp nhận dù họ cũng là một nước ký vào Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS).

Theo Đô Đốc Davidson, chỉ có xung đột võ trang mới ngăn chặn được chuyện Trung Quốc khóa chặt thủy lộ quốc tế qua Biển Đông. Chính vì thế Hoa Kỳ cần phải “lấy lại lợi thế kỹ thuật” quân sự vốn hãnh diện từ 5 thập niên qua. Ông nói lực lượng của ông không thể đối phó được với các loại võ khí siêu thanh mà Trung Quốc đang phát triển.

Hiện tại, hình ảnh do vệ tinh chụp được chứng tỏ Trung Quốc đã hoàn tất xây dựng các pháo đài kiên cố, thiết trí các hệ thống võ khí, các trang bị điện tử trên các đảo nhân tạo. Phi đạo tại 3 trong 7 đảo nhân tạo thì dài đủ cho các phi cơ quân sự lớn nhất đáp xuống. Trước sự chỉ trích của thế giới, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc ngang ngược tuyên bố việc họ đưa lính và võ khí tới các đảo nhân tạo ở Trường Sa là “quyền đương nhiên của nước có chủ quyền.”

Hồi tuần trước, có tin Trung Quốc đã thiết trí hệ thống phá sóng radar và truyền tin tới đảo nhân tạo Vành Khăn cùng với các hệ thống võ khí khác. Trước đó, tin tức từ Philippines nói họ đã thấy hai máy bay quân sự đáp xuống Vành Khăn trong khi một số tàu vận tải và chiến hạm đậu tại đó.

Trong khi đó, báo South China Morning Post đưa tin một nhóm chuyên viên Trung Quốc đã có dự án vẽ lại bản đồ Biển Đông với các vạch đứt đoạn được nối liền lại với nhau để xác định rõ hơn “chủ quyền” cướp ngày của họ. (TN)



(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/doc-hai-quan-chung-ta-da-mat-bien-dong/ )

Triển
04-28-2018, 10:31 AM
Vận hội hoà bình tại bán đảo Triều Tiên ?

Tú Anh

Đăng ngày 27-04-2018
Sửa đổi ngày 27-04-2018 16:11

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/18/640/361/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/abraco.jpg
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In (P) và lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un gặp mặt tại Bàn Môn Điếm, 27/04/2018.
REUTERS

Thượng đỉnh Liên Triều hôm nay và Mỹ-Triều trong những tuần lễ tới, dư âm chuyến viếng thăm nước Mỹ của tổng thống Pháp Emmanuel Macron và tiếp nối theo là của thủ tướng Đức Angela Merkel, bắt đầu vào hôm nay là những chủ đề lớn của báo chí Pháp ngày 27/04/2018.

Cơ may cho hoà bình

Trước khi gặp Trump, Kim Jong Un chìa bàn tay hoà giải với tổng thống Hàn Quốc, tựa của nhật báo kinh tế Les Echos kèm theo chân dung của hai nhà lãnh đạo : Kim Jong Un, một tay chính trị thủ đoạn bất chấp đạo lý ở miền Bắc và Moon Jae In, con trai của một người tị nạn, ôm trong lòng hoài bão đem lại hoà bình.

Tâm tư của người dân Hàn Quốc, tị nạn cũng như sinh trưởng tại miền Nam, được nhật báo công giáo La Croix trải rộng trên ba trang báo : Cơ may cho hoà bình, một luồng gió mới thổi qua bán đảo Triều Tiên, phải đi đến cùng không chờ đến thế kỷ sau. Mục tiêu cuối cùng này được Libération đưa lên trang bìa với hai thứ tiếng Pháp và Hàn kèm theo dấu hỏi : Thống nhất được chăng ?

Nhật báo cánh tả kỳ vọng cuộc gặp gỡ « lịch sử » giữa lãnh đạo hai miền Nam Bắc Hàn, vào thứ sáu hôm nay sẽ đặt được cơ sở cho hai nước tiến lại gần nhau hơn. Nhưng tiến lại gần nhau không có nghĩa là thống nhất. Trong bài bình luận « Ngoắt ngéo », Libération dự đoán thái độ « tiền hậu bất nhất » của Donald Trump trong canh bạc « xì phé dối trá » với Kim Jong Un biết đâu sẽ mang lại kết quả theo tác động nhân quả « nghịch lý của nghịch lý » : Ngồi trước mặt tổng thống Mỹ, có mái tóc kỳ lạ không thua gì mái tóc chải ngược của mình, và nhất là sẵn sàng « bấm nút », Kim Jong Un sẽ nghĩ rằng thái độ khiêu khích hạt nhân có nguy cơ dẫn đến một thảm họa. Con đường học khôn đôi khi rất « quanh co ». Thiếu chuẩn bị để lãnh đạo quốc gia, bị đóng khung trong suốt 70 năm nghi kỵ, thượng đỉnh Liên Triều tại Bàn Môn Điếm mà Kim Jong Un tham dự ngày hôm nay với lãnh đạo Hàn Quốc mở ra với nhiều bất trắc : một số nhà quan sát nói đến triển vọng hoà bình, thống nhất, một số khác cảnh báo nguy cơ trở lại tình trạng căng thẳng cũ.

Nhưng theo Libération, kịch bản « đáng tin » nhất là Bắc Triều Tiên do e dè thái độ « bốc đồng » của tổng thống Mỹ cũng như vũ khí hạt nhân nên tìm cách tranh thủ thời gian. Trong khi đó, Hoa Kỳ biết rõ chủ nghĩa Stalin thất bại thảm hại tại Bắc Triều Tiên, đặt chế độ Bình Nhưỡng vào thế yếu không thể che giấu được dưới lớp vỏ bọc sức mạnh hạt nhân. Đây cũng là tình trạng của Liên Xô trước khi sụp đổ, bắt buộc Matxcơva phải chọn con đường chấm dứt chiến tranh lạnh. Nhật báo cánh tả Pháp « hy vọng » « rocket man » sẽ có cùng kết luận với Gorbatchev.

Kim không có lợi hay không nếu hai miền thân thiện ?

Kim Jong Un « tranh thủ thời gian » cũng là nhận định của một số người dân Hàn Quốc : Kim sẽ đòi được những gì ông ta muốn, nghĩa là được công nhận ngang hàng với Mỹ, nhưng không bao giờ chấp nhận một chính sách thân thiện với Hàn Quốc bởi vì người dân Bắc Triều Tiên sẽ chạy sang Hàn Quốc và chế độ Bình Nhưỡng sẽ sụp đổ.

Nếu Libération ghi nhận « não trạng chiến tranh lạnh » hiện rõ ở Hàn Quốc, trừ những người vượt biên gốc Bắc, thì Le Monde, nhấn mạnh đến niềm hy vọng của công luận ủng hộ chủ trương hoà bình của tổng thống Moon Jae In nhưng cũng thận trọng trước thái độ « mập mờ » của Bình Nhưỡng.

Phe thân chính phủ thì hy vọng hai miền sẽ ký được một hiệp định hoà bình, công luận đối lập thì lo tổng thống của mình sẽ bị đánh lừa như thủ tướng Anh Chamberlain bị trúng kế Hitler ký thỏa hiệp Munich vào năm 1938, vài tháng trước khi nổ ra Thế chiến thứ hai.

Le Monde lưu ý chi tiết : trước khi gặp Moon Jae In, nhà độc tài vẫn chưa nói rõ là có « từ bỏ vũ khí hạt nhân hay không » cho dù địa điểm thử bom đã bị « sụp đổ một phần » theo các chuyên gia địa chất Trung Quốc. Theo Joseph de Trani, chuyên gia Mỹ, từng là thành viên của phái đoàn thương lượng 6 bên, Hoa Kỳ không bao giờ chấp nhận lời hứa suông « đình chỉ » chương trình hạt nhân.

Còn theo phân tích chuyên gia Hàn Quốc Cheong Seong Chang thì Kim Jong Un không có một sự lựa chọn nào khác : hoặc từ bỏ hẳn vũ khí hạt nhân để đổi lấy bảo đảm an toàn cho chế độ, hoặc chấp nhận rủi ro chế độ từ từ sụp đổ.

Iran và bài học Bắc Triều Tiên

Trong bài phân tích « Iran cần hay không một quả bom », nhật báo Le Monde cho rằng « nhóm cố vấn diều hâu của Donald Trump » sai lầm khi tìm cách đe dọa Iran, gia tăng tối đa các biện pháp cấm vận một chế độ đang suy yếu vì phong trào phản kháng trong nước sẽ buộc Teheran nhượng bộ, ký một hiệp định hạt nhân mới.

Sai lầm thứ nhất vì Iran có thế lực cấp vùng và thế giới mạnh hơn Bắc Triều Tiên. Thứ hai là giới lãnh đạo Iran biết rõ một điều là Hoa Kỳ không bao giờ uy hiếp một nước có vũ khí hạt nhân cho dù là Ấn Độ, Pakistan hay Bắc Triều Tiên. Trái lại, để có thể đàm phán với Donald Trump, như Kim đang chuẩn bị, thì tốt hơn hết là phải có một quả bom. Đó là nhược điểm của chiến lược vừa muốn xé hiệp định đã ký với Iran, vừa cố gắng đòi Bắc Triều Tiên ký một hiệp định tương lai.


(* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180427-van-hoi-hoa-binh-tai-ban-dao-trieu-tien )

Triển
05-01-2018, 09:42 PM
https://www.youtube.com/watch?v=cQXgdtWMTBQ





#GiámĐốcChănBòVàNhữngHệLụy


Tranh cãi về bức ảnh ‘Hai em bé Mỹ Lai’ và hành trình tìm sự thật

01/05/2018
VOA Tiếng Việt


https://gdb.voanews.com/F667224E-3C60-43AD-B136-AF13616CBD6F_w1023_r1_s.jpg
Bức ảnh 'Hai đứa trẻ Mỹ Lai' mà ông Trần Văn Đức cho là chụp hai anh em ông. Ảnh: Ronald Haeberle.


50 năm sau vụ thảm sát Mỹ Lai, một cựu phóng viên chiến trường nói với VOA rằng đứa bé trai trong bức ảnh ở làng Sơn Mỹ hồi ấy vẫn còn sống, trong khi bảo tàng di tích Sơn Mỹ ở Quảng Ngãi cho rằng đứa bé đó đã chết. Câu chuyện chưa dừng ở đó, người trong ảnh lên tiếng với VOA rằng chính quyền Việt Nam đã trưng nhiều chứng cứ giả tạo và thay đổi dữ liệu lịch sử trong vụ thảm sát năm 1968 gây chấn động quốc tế.

Trao đổi với VOA, ông Ronald Haeberle, cựu phóng viên chiến trường người Mỹ nói ông tin rằng “ông Trần Văn Đức và em gái Trần Thị Hà thực sự là những người sống sót” trong bức ảnh do ông chụp vào ngày 16/3/1968 với hai đứa trẻ nằm trên một đường mòn tại thôn Mỹ Lai, nay là thôn Sơn Mỹ, xã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi.

Từ Ohio, ông Ronald Haeberle, tác giả của bộ ảnh gồm 60 tấm về vụ thảm sát Sơn Mỹ - Mỹ Lai, cho biết ông đã đi cùng Đại đội Charlie của Quân đội Mỹ vào làng Mỹ Lai vào ngày xảy ra vụ thảm sát, và mãi cho đến năm 2011 khi ông liên lạc với ông Đức ở bên Đức thì mới biết rằng hai đứa trẻ năm xưa vẫn còn sống.

https://gdb.voanews.com/F5D9576A-CD38-497A-A03A-535FB86FF403_w650_r1_s.jpg
Dấu tích thảm sát Mỹ Sơn
Ông Trần Văn Đức, một thợ cơ khí gốc Việt sống tại Lindsey, Đức, cho VOA biết ông chính là đứa bé trai trong tấm ảnh gây tranh cãi, và ông có nhiều bằng chứng để chứng minh đó là sự thật.

“Tôi đã bỏ thời gian trên 10 năm để khiếu nại nhưng rất ít cơ quan hữu quan lắng nghe câu chuyện của tôi. Khi lính Mỹ bắn chết gần hết người dân đang tập trung trên đường mòn thì lính Mỹ đi sâu vào hướng làng để tiếp tục thảm sát người dân khác. Trong thời khắc lính Mỹ đi thì má tôi có nói với tôi là ‘con hãy ôm Hà về nhà ngoại gấp đi, nếu không lính Mỹ sẽ trở lại’ và tôi thực hiện theo lời của má tôi.”

Vụ thảm sát đã giết chết 504 dân làng xảy ra khi ông Đức mới 8 tuổi, nhưng ông nói ông nhớ rõ từng chi tiết. Ông Đức kể rằng khi máy bay của Mỹ đến thì ông lấy thân mình che cho em gái.

Ông kể:

“Trong làng khói bay mù mịt và tôi nghĩ không có đủ thời gian để vào nhà ngoại. Tôi thấy chiếc máy bay có vẽ hình cá mập xuất hiện, tôi sợ trên máy bay có lính trên đó sẽ bắn chết chúng tôi, cho nên tôi nằm xuống nhằm tránh đạn. Ông Ron Haeberle có chụp hình chúng tôi trong khoảnh khắc này.”

Ông Haeberle cho biết bức hình của ông được khu di tích Mỹ Sơn trưng bày, nhưng các chú thích của viện bảo tàng ‘hình như không phản ánh đúng sự thật’.

Để cải chính chi tiết này, ông Ron và Đức đã về Sơn Mỹ vài lần. Cá nhân ông Đức đã nhiều lần khiếu nại với Ban quản lý khu di tích Sơn Mỹ và cơ quan chức năng của Việt Nam.

“Cuối năm 1975 đầu năm 1976 khi nhà di tích Sơn Mỹ được thành lập thì bức hình của tôi để trống và vài năm sau thì chú thích là Trương Bốn, Trương Năm, con của ông Trương Nhị. Tôi có khiếu nại ban quản lý khu di tích nhưng người ta rất bất đồng.”

Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ, tỉnh Quảng Ngãi, phản bác những phát biểu của ông Đức về bức hình hai bé.

“Tôi là nạn nhân và nhân chứng trong vụ thảm sát Sơn Mỹ. Tôi sống sót dưới 5 thi thể của mẹ, chị và 3 đứa em tôi, khi đó tôi 11 tuổi. Tôi nói có gì sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Ở đây, tỉnh, trung ương, và địa phương cũng chấp nhận điều đó. Riêng ông Trần Văn Đức, một Việt Kiều về đây phá rối vụ việc, nhân dân và địa phương ở đây rất bực bội. Tôi phản đối ông vì việc làm thiếu sự thật của ông, ông đã trả đũa và xuyên tạc tôi.”

https://gdb.voanews.com/AF9D5588-354B-4701-81F5-004E48EBB2C1_w650_r1_s.jpg
Đền tưởng niệm thảm sát Sơn Mỹ có hình ảnh hai bé. Ảnh: Trần Văn Đức
Ông Đức nói Bảo tàng Sơn Mỹ không chịu đính chính chú thích bức ảnh theo sự trình bày của ông và “họ còn cố che giấu, bóp méo những sự thật khủng khiếp hơn.”

Trong khi đó, người từng quản lý khu di tích Sơn Mỹ phản bác:

“Một số hình ảnh tại bảo tàng là của ông Ron Haeberle và của nhiều cựu chiến binh khác đã tặng cho bảo tàng Sơn Mỹ. Khi các tác giả phản ảnh thì đều có chủ nhân được địa phương công nhận là thân nhân của họ. Các hình ảnh của Ron đã được trưng bày từ năm 1975 cho đến nay, chứ không phải mới trưng bày mà ông Đức đi khiếu nại. Việc của ông Ron và ông Đức thì chúng tôi đã thừa hiểu rồi, tôi không tiện nói nhiều.”

Ông Đức đưa ra một nhận định trên Facebook về phát biểu của ông Phạm Thành Công: “Vấn đề là ông giám đốc Bảo tàng trong thời điểm vụ thảm sát xảy ra, ông đi chăn bò ở một làng khác… Cho nên mọi phát ngôn của ông bất nhất và có vấn đề.” Ông Đức còn cho rằng ông Công từng thêu dệt thêm ‘chiến tích’ để được lên làm giám đốc bảo tàng.

Trong một email trả lời VOA, ông Ron Haeberle viết: “Khi tôi đến dự lễ kỷ niệm 45 năm thảm sát Mỹ Lai, tôi đã nghe hai thường dân khác nhau kể rằng một số người không tin Phạm Thành Công, nguyên Giám đốc Bảo tàng Mỹ Lai, là một trong những người sống sót. Họ cho rằng khi ấy ông Công đang có mặt ở một làng khác gần đó.”

Vào tháng 3 năm nay, nhân dự lễ tưởng 50 năm thảm sát Mỹ Lai, ông Trần Văn Đức và em gái, Trần Thị Hà, trả lời phỏng vấn báo chí bên tượng đài Chứng tích Sơn Mỹ.

Báo Tiền Phong đăng tin: “Hình ảnh người anh nằm che đạn cho người em trên tượng đài phía sau lưng chính là hình ảnh của hai anh em Đức - Hà được phóng viên chiến trường Mỹ Ronald Haeberle chụp ngay sau cuộc thảm sát.” Tuy nhiên, ông Phạm Thành Công không công nhận sự thật này, và cũng không đưa ra bằng chứng nào để phản bác lời đính chính của ông Đức.

Ông Đức nói: “Tôi lên tiếng, bà con nạn nhân sống sót ở Sơn Mỹ, rất thương tôi, họ biết gia đình trước và trong ngày thảm sát, họ lên tiếng bênh vực tôi và nói những sự thật về gia đình tôi, đều bị ông Phạm Thành Công nghiêm cấm và xúi giục chính quyền mời đến cơ quan Uỷ ban đe đọa.”

https://gdb.voanews.com/BC689A93-E630-4099-9F8C-C1850337303B_w650_r1_s.jpg
Nhiếp ảnh gia Ronald Haeberle và ông Trần Văn Đức. Ảnh: Trương Duy Nhất. org

Ông Đức, người định cư sang Đức từ năm 1983, tiếp tục theo đuổi vụ tranh chấp với Ban quản lý Khu chứng tích Sơn Mỹ về bức ảnh hai đứa trẻ Mỹ Lai. Ông nói:

“Nếu không nhìn thẳng vào lịch sử thì chúng ta khó né tránh những hệ lụy của chiến tranh, thường gây nhiều xung đột hơn là hàn gắn. Cho nên tôi mong rằng chính quyền Việt Nam, Ban Quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, cũng như các cơ quan hữu quan hãy trả lại tất cả sự thật trong cuộc thảm sát Sơn Mỹ, nhất là trả lại sự thật cho tất cả các bức hình của ông Ron đan trưng bày tại khu Chứng tích Sơn Mỹ vì 100% các bức hình của ông đều bị thiết minh sai, thậm chí còn xúc phạm đến nạn nhân bị bắn chết.”


https://gdb.voanews.com/705646CE-A50A-4B56-9AE4-2377F5AB9B8D_w650_r1_s.jpg
Ông Phạm Thành Công, cựu Giám đốc Ban Quản lý khu di tích Sơn Mỹ.

Trả lời hãng tin AFP vào tháng 3/2018, ông Phạm Thành Công nói ông “không thể nhớ rõ những gì đã diễn ra.” Ông nói thêm rằng nhiều năm qua, ông đã “cống hiến cuộc đời mình để giữ lại ký ức về một trong những tội ác man rợ nhất trong chiến tranh.”

Từ năm 2011, ông Đức, người được cho là đứa trẻ trong ảnh và ông Ron Haeberle, người chụp ảnh, đã cùng về Sơn Mỹ với mong muốn cùng tìm kiếm câu trả lời cho những bức ảnh.

Ông Haeberle nói với tờ Time rằng ông và ông Đức đã trở thành những người bạn, ông đã sang Đức để gặp người trong ảnh và đặt chiếc máy ảnh Nikon, từng dùng để chụp tấm hình lịch sử ‘hai đứa trẻ Mỹ Lai’ lên trên bàn thờ mẹ ông Đức.


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/tranh-cai-ve-buc-anh-hai-em-ba-my-lai-va-hanh-trinh-tim-su-that/4372428.html

Triển
05-11-2018, 08:53 PM
#GiàGân


Lần đầu tiên kể từ khi Malaysia độc lập, phe đối lập thắng cử

RFI Đăng ngày 10-05-2018 Sửa đổi ngày 10-05-2018 12:12

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-05-10t043810z_412900858_rc18a61bf200_rtrmadp_3_malays ia-election-mahathir_0.jpg
Cựu thủ tướng Mahathir Mohamad, lãnh đạo liên minh đối lập, giành thắng lợi trong cuộc bầu cử lập pháp Malaysia, ngày 09/05/2018
REUTERS/Lai Seng Sin

Trong cuộc bầu cử Quốc Hội ngày hôm qua, 09/05/2018, lần đầu tiên, đảng Barisan Nasional (BN – Mặt trận Quốc gia), nắm quyền kể từ khi nước này độc lập, năm 1957, đã bị thua. Theo kết quả kiểm phiếu chính thức được công bố, liên minh đối lập do cựu thủ tướng Mohamad Mahathir, ngoài 90 tuổi, lãnh đạo, đã giành được đa số tuyệt đối, có được từ 121 đến 135 ghế trong tổng số 222 dân biểu tại Quốc Hội.

Thông tín viên Carie Nooten trong khu vực tường trình :

« Người dân Malaysia gần như ngỡ ngàng. Đảng đã lãnh đạo Malaysia từ 61 năm qua đã bị gạt ra khỏi bộ máy quyền lực qua lá phiếu của họ.

Cử tri Malaysia biết rõ cách phân chia khu vực bỏ phiếu tạo thuận lợi cho phe đa số nắm quyền và những thủ thuật lặt vặt trong bầu cử ở nước này, nhưng ít ai nghĩ rằng đảng Barisan Nasional (BN), một ngày nào đó lại bị mất quyền kiểm soát Malaysia. Trong cuộc bầu cử lần trước, các cử tri đã cố gắng tạo tạo thay đổi, nhưng đã không thành công, với tỷ lệ phiếu thua sát nút.

Thế nhưng, 5 năm sau, đời sống ngày càng đắt đỏ đã làm gia tăng sự bất bình. Hình ảnh của thủ tướng Najib Razak đã bị hoen ố do dính líu đến một vụ bê bối tham nhũng lớn. Ông đã không huy động được sự ủng hộ mạnh mẽ như trước.

Phe đối lập gặp khó khăn trong việc tổ chức lại sau khi cựu lãnh đạo của phe này, ông Anwar Ibrahim, bị bỏ tù. Nhưng một cựu chính trị gia đã lên tuyến đầu, đó là cựu thủ tướng Mahathir. Ở tuổi 94, ông đã quay lại chính trường sau 15 năm nghỉ hưu. Một số người cho rằng ông sẽ chuyển giao quyền lực, một khi Anwar Ibrahim được ân xá. Trước mắt, tất cả mọi người ở đây đang tự hỏi quá trình chuyển giao quyền lực sẽ ra sao bởi vì cho dù liên minh thất cử tuyên bố tôn trọng ý nguyện của cử tri, lãnh đạo của liên minh, thủ tướng Najib lại kêu gọi nhà vua cho ý kiến về nhân thân tân thủ tướng và thản nhiên khẳng định rằng đảng của ông vẫn còn tính chính đáng để lập chính phủ ».

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180510-lan-dau-tien-ke-tu-khi-malaysia-doc-lap-phe-doi-lap-thang-cu

Triển
05-11-2018, 09:23 PM
Trâm rao bán vũ khí cho Fúc hồi tháng 11 năm ngoái (https://www.aljazeera.com/news/2017/11/trump-urges-vietnam-buy-missiles-171112083317942.html)có kèm điều kiện gì chăng? Nếu ở "chỗ cao nhất" ấy đặt lợi ích nước Mỹ trên hết, giá trị đồng tiền tiến nhanh đến vô cực, thì ở những chỗ thấp lè tè này ở bộ ngoại giao Huê Kỳ, giá trị xem trọng lợi ích của tù nhân lương tâm Việt Nam cũng tiến mạnh, chỉ có điều nó tiến mạnh về đến 0 theo tỉ lệ nghịch. Hốt giùm vài mạng sang Mỹ thì may ra.


Mỹ ‘sẽ gây áp lực để Việt Nam thả tất cả tù nhân lương tâm’


https://www.voatiengviet.com/embed/player/0/4390393.html


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/my-se-gay-ap-luc-de-viet-nam-tha-tat-ca-tu-nhan-luong-tam/4390473.html

Triển
05-13-2018, 09:50 PM
Indonesia: Một gia đình tấn công tự sát 3 nhà thờ, 11 người chết
May 13, 2018


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/05/Indonesia-051318.jpg?fit=800%2C530&ssl=1
Các cảnh sát viên xem xét hiện trường cuộc nổ bom bên ngoài nhà thờ ở thành phố Surabaya, East Java, Indonesia hôm Chủ Nhật, 13 Tháng Năm 2018. (Hình: AP Photo/Trisnadi)


SURABAYA, Indonesia (AP) – Các thành viên cùng một gia đình, hôm Chủ Nhật đã mở ra các cuộc tấn công tự sát, nhắm vào ba nhà thờ ở thành phố lớn thứ nhì ở Indonesia, gây tổn thất nhân mạng và được coi là kinh hoàng nhất kể từ sau các vụ nổ bom trên đảo Bali năm 2002.

Có ít nhất 11 nạn nhân thiệt mạng trong các cuộc tấn công tự sát tại thành phố Surabaya của 6 người thuộc một gia đình, vốn gồm cả hai bé gái 9 tuổi và 12 tuổi, theo nguồn tin cảnh sát.

Có ít nhất 40 người bị thương trong các cuộc tấn công này, vốn bị tổng thống Indonesia lên án là “man rợ.”

Tư lệnh cảnh sát quốc gia Indonesia, ông Tito Karnavian, cho hay người cha cho nổ xe bom, trong khi hai người con trai tuổi 18 và 16 sử dụng một xe gắn máy, và người mẹ cùng hai con gái nhỏ tuổi đều mang bom trên người khi mở ra cuộc tấn công.

Ông Karnavian nói rằng gia đình này mới trở về lại Indonesia từ Syria, nơi thành phần khủng bố ISIS từng kiểm soát nhiều khu vực cho tới thời gian gần đây.

Các vụ nổ bom trên đảo du lịch Bali, khiến 202 người chết chỉ trong một đêm, với các nạn nhân phần lớn đều là người ngoại quốc, hiện vẫn là cuộc tấn công gây nhiều tổn thất nhân mạng nhất tại Indonesia, tuy nhiên việc sử dụng trẻ nhỏ trong cuộc tấn công ở Surabaya hôm Chủ Nhật đã tạo sự phẫn nộ trên khắp quốc gia này.

Nhóm khủng bố ở vùng Đông Nam Á từng tổ chức cuộc tấn công ở Bali đã bị tiêu diệt sau chiến dịch bố ráp mạnh mẽ của lực lượng an ninh Indonesia, với sự hỗ trợ của tình báo Mỹ và Úc.

Tuy nhiên, trong vài năm gần đây lại có mối đe dọa khác, từ thành phần hậu thuẫn ISIS.

Các chuyên gia về khủng bố từng cảnh cáo rằng khoảng 1,100 người Indonesia đã sang Syria để gia nhập ISIS, có thể là mối đe dọa khi họ trở về Indonesia.

Ông Karnavian cho hay người cha tên là Dita Futrianto và cũng là chỉ huy tổ khủng bố trực thuộc nhóm Jemaah Anshorut Daulah tại Surabaya. Nhóm này có liên hệ với ISIS và từng mở ra nhiều cuộc tấn công ở Indonesia hồi năm ngoái.

Nguồn tin giới hữu trách cho hay Futrianto lái chiếc xe chở bom đâm vào nhà thờ Pentecostal ở Surabaya. Bà vợ, Puji Kuswati, cùng hai đứa con gái nhỏ tuổi, cho nổ bom đeo trong người họ tại nhà thờ Christian Church of Diponegoro. Hai người con trai lái chiếc xe gắn máy vào sân nhà thờ Santa Maria Church và cho nổ các quả bom mang theo ở nơi này.

Tín đồ Thiên Chúa Giáo, phần lớn là người gốc Hoa, chiếm khoảng 9% trong tổng số 260 triệu dân Indonesia. (V.Giang)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/mot-gia-dinh-cung-tan-cong-tu-sat-vao-ba-nha-tho-o-indonesia/

Triển
05-16-2018, 09:08 PM
https://www.youtube.com/watch?v=CUThJ54qClA

Triển
05-21-2018, 03:53 AM
CSVN siết Facebook, Google ‘để dập tắt tiếng nói bất đồng’
May 20, 2018

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/05/Vietnam_Facebook.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Nhà hoạt động Lã Việt Dũng hồi Tháng Tư, 2018 viết thư kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam. (Hình: Getty Images)


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Quốc Hội CSVN dự trù sẽ biểu quyết thông qua dự thảo “Luật An Ninh Mạng” trong kỳ họp khai mạc hôm 21 Tháng Năm, 2018.

Reuters cho hay, giới bất đồng chính kiến sẽ là những người bị thiệt hại nhiều nhất khi nhà cầm quyền áp đặt các yêu cầu pháp lý mới đối với các công ty Internet, và cứng rắn hơn trong việc kiểm duyệt việc biểu đạt bất đồng chính kiến trực tuyến.

Facebook, Google và các công ty toàn cầu khác đang nỗ lực phản đối điều khoản buộc họ phải lưu trữ dữ liệu người dùng ở Việt Nam và mở văn phòng tại quốc gia này.

Dự thảo “Luật An Ninh Mạng” cho thấy cách một chế độ độc tài cố gắng kiểm soát thông tin trực tuyến và ngăn các nhà hoạt động chính trị đưa ý kiến lên mạng mà không làm tê liệt nền kinh tế kỹ thuật số.

Reuters cho hay, Liên Minh Internet Châu Á (AIC) đang tăng cường nỗ lực để Việt Nam nới lỏng yêu cầu trong dự thảo “Luật An Ninh Mạng.”

Jeff Paine, giám đốc điều hành AIC, cho biết ông và những người khác đã nêu mối lo ngại về luật này với Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc khi ông này thăm Singapore vào tháng trước.

Hồi Tháng Tư, 2018, gần 50 nhóm xã hội dân sự và các nhà hoạt động trong đó có ông Lã Việt Dũng, đã gửi thư cho Chủ Tịch Điều Hành Facebook Mark Zuckerberg nhằm phản đối mạng xã hội này gỡ bài và khóa tài khoản, đồng thời kêu gọi Facebook không thỏa hiệp với nhà cầm quyền Việt Nam trong việc dập tắt những tiếng nói bất đồng.

Đáp lại những chỉ trích của các blogger, Facebook và Google luôn nói rằng họ phải “tuân thủ luật pháp địa phương” ở các quốc gia nơi họ hoạt động.

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/05/Vietnam_Facebook-01.jpg?resize=696%2C366&ssl=1
Người dân mang biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho nhà báo Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh hồi Tháng Ba, 2016 khi ông Vinh bị kết tội vì bày tỏ tự do dân chủ trên Internet. (Hình: Getty Images)


“Phúc trình về tính minh bạch” mới công bố của Facebook, cho thấy trong sáu tháng cuối năm 2017, lần đầu tiên công ty này chặn nội dung ở Việt Nam vì “vi phạm luật địa phương.” Công ty đã ghi nhận 22 trường hợp như vậy – dù họ nói rằng những vụ này bị “báo cáo từ các cá nhân” chứ không phải “yêu cầu trực tiếp của chính phủ Việt Nam.”

Theo Reuters, năm ngoái, Google cũng lần đầu tiên chặn các video trên YouTube “theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam.” Công ty này “được yêu cầu xóa hơn 6,500 video” trong năm 2017. Phần lớn các clip được ghi nhận có nội dung “chỉ trích chính phủ” và Google “tuân thủ phần lớn các yêu cầu từ phía Hà Nội.”

Trường hợp gần nhất bị phạt tù vì cáo buộc “đả kích chế độ” trên mạng xã hội là blogger Bùi Hiếu Võ, người bị tuyên phạt 4 năm rưỡi tù trong một phiên xử “diễn ra lặng lẽ” hôm 9 Tháng Năm tại tòa án thành phố Sài Gòn.

Các báo “lề phải” tường thuật nhà chức trách thu giữ 57 tài liệu (khoảng 181 trang giấy) lưu trữ trên Facebook “Hieu Bui” có nội dung được ghi nhận “tuyên truyền, xuyên tạc tình hình chính trị, chống đảng và nhà nước, công kích chế độ, kích động người dân khủng bố, gây hoang mang dư luận, phá hoại nền kinh tế nhằm làm sụp đổ chế độ.”

Trước đó, hồi Tháng Hai, 2018, blogger Hồ Văn Hải, người được cộng đồng mạng biết đến qua trang Facebook “Bác Sĩ Hồ Hải” bị tuyên án 4 năm tù giam vì tội “Tuyên truyền chống nhà nước.”

Cáo trạng nói trong 75 bài ông Hải viết trên mạng, có 36 bài “vi phạm quy định của Nghị Định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng.” (T.K.)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/csvn-siet-facebook-google-de-dap-tat-tieng-noi-bat-dong/

Triển
05-26-2018, 08:22 AM
Thượng đỉnh đột xuất giữa Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc

Thanh Hà
Đăng ngày 26-05-2018
Sửa đổi ngày 26-05-2018 16:20

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/49/2493/1409/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-05-26t113138z_159201029_rc12c9f9f980_rtrmadp_3_northk orea-missiles.jpg
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un (T) và tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In "tái ngộ" tại Bàn Môn Điếm ngày 26/05/2018.
The Presidential Blue House /Handout via REUTERS

Phủ tổng thống Hàn Quốc chiều ngày 26/05/2018 loan báo ông Moon Jae In đã hội đàm với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un trong hai giờ đồng hồ. Cuộc họp đã diễn ra tại Bàn Môn Điếm trong một tòa nhà nằm bên phía Bắc Triều Tiên.

Phát ngôn viên của tổng thống Hàn Quốc cho biết thêm nguyên thủ hai nước Triều Tiên đã "trao đổi quan điểm và thảo luận về Tuyên Bố Bàn Môn Điếm cũng như bảo đảm cho thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên được thành công". Sáng Chủ Nhật 27/05/2018, Seoul sẽ công bố thêm chi tiết về cuộc hội đàm đột xuất hôm nay. Theo hãng tin AFP em gái của lãnh đạo Bắc Triều Tiên là Kim Yo Jong và người đứng đầu ngành tình báo của hai nước đều có mặt trong cuộc họp đột xuất hôm nay.

Đúng một tháng trước, ngày 27/04/2018, đã diễn ra thượng đỉnh Liên Triều cũng tại Bàn Môn Điếm. Hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un đã bắt tay nhau trước ống kính của truyền thông quốc tế. Lãnh đạo Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên cùng cam kết mở ra một trang sử mới trong quan hệ liên Triều và trong năm 2018 sẽ ký hiệp định chấm dứt chiến tranh. Khác với thượng đỉnh hồi tháng trước, lần này, các phương tiện truyền thông chỉ được thông báo về cuộc họp giữa hai ông Moon Jae In và Kim Jong Un một khi cuộc họp đã kết thúc.

Thượng đỉnh Kim-Moon ngày 26/05/2017 là diễn tiến mới sau khi tổng thống Trump đòi hủy thượng đỉnh Mỹ-Bắc Triều Tiên, rồi sau đó lại nêu lên khả năng cuộc họp lịch sử ở Singapore vẫn diễn ra.


/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180526-thuong-dinh-dot-xuat-giua-bac-trieu-tien-va-han-quoc

ntđl
05-26-2018, 10:10 AM
*



À... thày năm cho hỏi xí...
Chuyện gập gỡ giữa A Trâm và A Ủn có tiếp tục xúc tiến hay lại xù rồi ?

Hai A ni đồng hội đồng xuồng, linh tinh chữ nghĩa y chang nhau.
Chắc khi mô chúng giáp mật nhau thì mới là chắc hở ?

Triển
05-26-2018, 10:24 AM
Chuyện Trâm gặp Ân thì Trâm đang đứng bứt cỏ, ủa lộn bứt bông...gặp ... không gặp ... gặp ... không gặp .... gặp .... không gặp.....


Còn chuyện hai anh Cao Ly gặp nhau thì đây là lần thứ hai trong khoảng thời gian ngắn.

Triển
06-03-2018, 12:20 PM
Gia đình các nạn nhân Thiên An Môn đòi phục hồi danh dự

Thụy My

Đăng ngày 02-06-2018
Sửa đổi ngày 03-06-2018 08:26


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/HONGKONG_050610.JPG
Biểu tình tại Hồng Kông tưởng niệm Thiên An Môn.
Reuters


AFP hôm nay 02/06/2018 đưa tin, nhân kỷ niệm 29 năm vụ thảm sát Thiên An Môn, gia đình các nạn nhân đòi hỏi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải phục hồi danh dự cho những người bị sát hại. Chủ đề này luôn là cấm kỵ tại Trung Quốc.

Trong đêm 3 rạng 4 tháng Sáu năm 1989, quân lính đã nổ súng và xe tăng tràn lên tàn sát các sinh viên biểu tình, đã chiếm đóng quảng trường Thiên An Môn suốt một tháng rưỡi. Con số thanh niên biểu tình bị quân đội thảm sát đến nay vẫn chưa ai biết rõ, nhưng được ước tính hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người. Sự kiện này đã khiến cộng đồng quốc tế đồng loạt lên án, và Trung Quốc bị cô lập trong một thời gian dài.

Một trong những « bà mẹ Thiên An Môn » than thở : « Hàng năm, mỗi khi định tưởng niệm những người thân, chúng tôi đều bị kiểm soát, bị quản thúc hoặc đưa đi xa ».

Hiệp hội « Những bà mẹ Thiên An Môn » tập hợp những bậc cha mẹ đã bị mất con trong cuộc đàn áp trong lá thư ngỏ gởi ông Tập Cận Bình, được tổ chức phi chính phủ Human Rights in China công bố tuần này, đã viết : « Là nhà lãnh đạo một nước lớn, chắc chắn là ông không vô cảm trước vụ thảm sát xảy ra cách đây 29 năm ».

Đảng Cộng Sản Trung Quốc luôn chính thức coi những người biểu tình Thiên An Môn là « một thiểu số gây rối phản cách mạng ».

Lá thư của « Những bà mẹ Thiên An Môn » viết tiếp : « Đang ở giai đoạn cuối đời, chúng tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó trước khi chết đi, những người thân chúng tôi được phục hồi danh dự. Chúng tôi luôn có ba yêu sách : sự thật, bồi thường và truy cứu trách nhiệm ».

Thiên An Môn luôn là một trong những chủ đề nhạy cảm nhất tại Hoa lục, không hề được nhắc đến trong sách báo, sách giáo khoa, phim ảnh, và bị kiểm duyệt trên các mạng xã hội. Hồng Kông là nơi duy nhất vẫn công khai tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát, diễn ra vào ngày 4 tháng Sáu hàng năm.


/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180602-gia-dinh-cac-nan-nhan-thien-an-mon-doi-phuc-hoi-danh-du

Triển
06-05-2018, 11:28 AM
Dân chống kịch liệt, gọi dự luật ‘Đặc Khu’ của Quốc Hội CSVN là ‘bán nước’

June 4, 2018

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/06/van-don-infonet.jpg?resize=696%2C435&ssl=1
Vùng biển Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh. (Hình: Infonet)


HÀ Nội, Việt Nam (NV) – Dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” đang được Quốc Hội CSVN bàn qua bàn lại và dự trù thông qua ở cuối kỳ họp trong tháng này, hiện bị dư luận chống đối kịch liệt.

Dự luật có tên đầy đủ là “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” có mục đích biến 3 khu vực vừa kể thành những “đặc khu” có những ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư ngoại quốc. Ngay từ khi bắt đầu thảo luận từ ngày 25 Tháng Năm, 2018, một số đại biểu đã “băn khoăn” về hiệu quả của dự luật.

Ông Dương Trung Quốc, trong lời phát biểu, cho người ta hiểu ngầm là ông sợ nếu thành luật, người Trung Quốc sẽ tràn sang, đổ tiền vào biến các “đặc khu” thành những “nhượng địa” di cư có thể hàng trăm ngàn người hay nhiều hơn. Trong khi đó thì ông Uông Chu Lưu, phó chủ tịch Quốc Hội của chế độ, cổ võ rằng làm luật “đặc khu” là “dọn ổ đón phượng hoàng.”

Tìm kiếm trên Google qua nhóm từ “dự luật đặc khu kinh tế” người ta được hơn 35 triệu kết quả. Còn đánh nhóm từ “kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc)” cho hơn 1 triệu 640 ngàn kết quả. Điều này cho thấy dư luận người Việt khắp nơi rất quan tâm đến vấn đề mà có nhiều người gọi là dự luật “bán nước từng phần” cho Trung Quốc.

Dự luật “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc” gồm 5 chương với 85 điều khoản nếu được thông qua trong khóa họp này, sẽ có hiệu lực từ đầu năm tới, tức ngày 1 Tháng Giêng, năm 2019. Trong đó, có những khoản ưu đãi “miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 20 năm đến 30 năm và thời hạn thuê đất lên tới 99 năm, tức có thể “cha truyền con nối” nhiều thế hệ.

Không kể những thức giả phản đối có tính cách cá nhân như ông Hà Sĩ Phu, nhà văn Tạ Duy Anh, cựu đảng viên ngoại giao Đặng Xương Hùng, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh,… một số nhóm gửi các thư phản đối hay kiến nghị tập thể đến Quốc Hội và chế độ Hà Nội nêu ra những sai lầm trầm trọng của dự luật, thúc hối dẹp nó qua một bên.

Phần lớn bày tỏ sự lo ngại dự luật tạo cơ hội cho người Trung Quốc “xăm lăng” Việt Nam một cách hợp pháp do chính chế độ Hà Nội rước vào, không khác gì vua Lê Chiêu Thống ngày xưa rước quân Thanh vào chiếm đóng nước ta.

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/06/chong-dac-khu-FB-NTHanh-060418.jpg?resize=696%2C497&ssl=1
Bà Nguyễn Thúy Hạnh (giữa) và hai người bạn ở Hà Nội chống dự luật “đặc khu kinh tế” mà rất nhiều người nghi ngờ “bán nước từng phần” cho Trung Quốc. (Hình: FB Nguyễn Thúy Hạnh)


Hàng trăm người đã ký tên chung trong “Lời kêu gọi phản đối dự thảo luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc). Lời kêu gọi đưa ra ngày 1 Tháng Sáu, 2018, thúc giục mọi người, kể cả các đại biểu Quốc Hội xem xét, phản đối dự luật về “Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” rút gọn là “Dự luật về đặc khu kinh tế.”

Lời kêu gọi đặt câu hỏi: “Nhượng đất” hay “nhượng địa” là phần đất đai của quốc gia do ngoại bang làm chủ. Đấy là bán nước từng phần, phải vậy không?” Trong số những người ký tên, thấy có nhiều người là đảng viên CSVN nổi tiếng, các nhân sĩ, trí thức nổi tiếng trong ngoài nước.

Một bức thư gửi “tứ trụ” cầm đầu đảng và nhà nước CSVN của 20 chuyên viên kinh tế hàng đầu tại Việt Nam trong “Hội Khoa Học Kinh Tế Việt Nam” cho rằng dự án “đặc khu kinh tế” đang được chuẩn bị “thiếu nhà đầu tư chiến lược, nên thiết kế các khu kinh tế chưa tương xứng yêu cầu có tầm cỡ để ‘xây ổ cho phương hoàng đẻ trứng’, thiết kế kém tầm nhìn xa, kém chất lượng, thiếu gắn kết…”

Trên mạng xã hội, người ta cũng thấy phổ biến “Thư ngỏ gửi các đại biểu Quốc Hội về luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt” với hàng trăm người ký tên kêu gọi “Hãy trả lời KHÔNG đối với luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc, và dứt khoát KHÔNG biểu quyết thuận để thông qua dự luật này.” Và “KHÔNG tiếp tay cho cho lòng tham vô đáy của đám tư bản tức nhóm lợi ích đứng sau đề án, đang ẩn núp dưới chiêu bài ‘đại cục’ của quốc gia hay ‘tình hữu nghị’ giữa hai nước và hai đảng cầm quyền.”

Trước những chống đối dữ dội hiếm có về một dự luật, tờ Tuổi Trẻ hôm Thứ Hai, 4 Tháng Sáu, 2018, thấy đăng tải bản tin nói ông Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc “lắng nghe các ý kiến khác nhau.”

Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Phúc: “Hiện nay dự thảo luật đang trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc Hội xem xét, thông qua vào cuối kỳ họp này. Chắn chắn là Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội sẽ phân tích các ý kiến góp ý, và cuối cùng Quốc Hội sẽ xem xét, cân nhắc nhiều mặt trước khi thông qua. Thẩm quyền cuối cùng thuộc về Quốc Hội.”

Tức là ông nói nếu dự luật nêu trên được thông qua là tội “Quốc Hội,” không phải tội ông. Tuy nhiên, các dự luật đưa ra Quốc Hội biểu quyết đều do các cơ quan ban ngành trong chính phủ soạn thảo, do các ông trong chính phủ và chóp bu đảng trong Bộ Chính Trị “quyết” rồi đẩy sang Quốc Hội “con dấu cao su” bấm nút. (TN)


/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dan-chong-kich-liet-goi-du-luat-dac-khu-cua-quoc-hoi-csvn-la-ban-nuoc/

ốc
06-05-2018, 05:54 PM
Tương kế tựu kế, mấy Việt kiều thích về thăm quê hương nên đóng góp để thuê chung mấy cái đặc khu đó mà có chỗ đi về. Quả thật là nhất cữ mà lưỡng tiện, nhất tiễn mà song điêu, vừa vui chơi vừa giữ nước, vừa chiến đấu vừa hưởng nhàn.

Triển
06-05-2018, 11:09 PM
Tương kế tựu kế, mấy Việt kiều thích về thăm quê hương nên đóng góp để thuê chung mấy cái đặc khu đó mà có chỗ đi về. Quả thật là nhất cữ mà lưỡng tiện, nhất tiễn mà song điêu, vừa vui chơi vừa giữ nước, vừa chiến đấu vừa hưởng nhàn.

Bây giờ bà con Vịt kiều mới lo chuyện đặc khu với đặc mông. Quân Nguyên đã có mặt khắp nơi rồi:




Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN' - BBC News Tiếng Việt (https://www.bbc.com/vietnamese/business-44220384)

Người Trung Quốc ồ ạt mua đất gần sân bay Nước mặn: Đà Nẵng (http://enternews.vn/nguoi-trung-quoc-o-at-mua-dat-gan-san-bay-nuoc-man-da-nang-dang-chiu-thua-94343.html)



Hay là Việt Kiều về VN thuê lại đồ chơi bất động sản của họ với "giá hữu nghị"?

Triển
06-07-2018, 08:50 PM
Rốt cuộc CSVN lại thắng. Để đạt được mục đích cứ bắt bớ rồi lai rai dùng người làm món hàng trao đổi.



LS Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà sang Đức tị nạn


June 7, 2018


https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/06/Nguyen-Van-Dai.jpg?resize=696%2C465&ssl=1
Luật sư Nguyễn Văn Đài. (Hình: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà)


HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà, hai thành viên Hội Anh Em Dân Chủ bị CSVN kết án tù nặng nề, đã lên đường sang Đức tị nạn.

“Vợ chồng anh Nguyễn Văn Đài và em Lê Thu Hà đáp chuyến bay lúc 11 giờ tối nay qua Đức, anh chị em nào ở Đức cố gắng ra đón anh chị ấy.” Ông Nguyễn Văn Đài đã từng làm việc tại Đông Đức trước khi bức tường Berlin sụp đổ, Khi trờ về nước ông đã học luật và hành nghề luật sư. Ông tranh đấu cho tự do dân chủ, với chủ trương dùng luật pháp làm phương tiện chính.

Tin được Facebooker Nguyễn Văn Đề thông báo hôm Thứ Năm, 7 Tháng Sáu, 2018, qua một bản thông báo vắn tắt. “Chuyến bay VN037 rời Hà Nội lúc 23:05 tối Thứ Năm và sẽ đến Franfurt, Đức lúc 05:58 sáng Thứ Sáu giờ Âu Châu, tức 11:58 giờ Việt Nam cùng ngày.” Người Việt Nam tranh đấu dân chủ tại Đức đã chuẩn bị tiếp đón ông Đài và bà Hà tại sân bay Frankfurt am Main; và tại sân bay Tegel, Berlin, nơi sẽ tới sau khi làm các thủ tục di trú tại Frankfurt.

Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà bị tòa án thành phố Hà Nội kết án 15 năm tù và 9 năm tù, hồi đầu Tháng Tư vừa qua, khi bị vu cáo tội “Âm mưu lật đổ” chế độ.

Bị lôi ra tòa cùng một vụ với 4 người nữa là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, Nhà báo độc lập Trương Minh Đức và Kỹ sư Phạm Văn Trội. Tất cả cũng đền bị những bản án rất nặng.

Nhà cầm quyền CSVN phóng thích Luật Sư Nguyễn Văn Đài và cô Lê Thu Hà chỉ hai ngày sau khi tòa án Hà Nội đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với 4 người kháng cáo là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn (13 năm tù), Nguyễn Bắc Truyển (11 năm tù), Trương Minh Đức (12 năm tù) và Phạm Văn Trội (7 năm tù) không kể án quản chế.

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/06/HAEDC-thanh-vien-bi-tu-FB-HuyenTrang.jpg?resize=696%2C696&ssl=1
Luật Sư Nguyễn Văn Đài (góc trái, trên) và cô Lê Thu Hà (góc phải, trên) đã lên đường đi Đức tị nạn. (Hình: FB Huyền Trang)


Trường hợp phóng thích Luật Sư Đài và cô Thu Hà thẳng từ nhà tù tới một nước dân chủ phương Tây cũng tương tự như các vụ phóng thích trước đây. Khi có áp lực mạnh và nhu cầu trao đổi có lợi, kinh tế hay chính trị, thì CSVN mới thả ra một hai người trong khi số người bị bắt vào nhà tù thì ngày mỗi nhiều hơn và bản án nặng hơn.

CSVN đang bị chính phủ Đức ngăn cản hiệp định tự do mậu dịch với Liên Âu và hủy bỏ Hiệp Ðịnh Đối Tác Chiến Lược song phương sau khi đoàn đặc vụ do một tướng công an cầm đầu, bắt cóc Trịnh Xuân Thanh hồi Tháng Bảy, 2017, đưa về Hà Nội “đầu thú” và ra tòa để kết án.

Trước khi bị bắt, Luật Sư Nguyễn Văn Đài, 49 tuổi, là người cùng với một số người tham gia đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam, thành lập Hội Anh Em Dân Chủ. Hội phát triển nhanh chóng do sự hưởng ứng của những người muốn một nước Việt Nam có dân chủ thật sự. Nhìn thấy sự nguy hiểm nếu để tổ chức này phát triển lớn mạnh, chế độ Hà Nội đã bắt phần lớn những thành viên chính yếu của hội, vu cho họ tội “Âm mưu lật đổ” chế độ, dù Hiến Pháp công nhận các quyền tự do căn bản từ quyền lập hội đến quyền biểu tình.

Đây là lần đi tù thứ hai. Trước đó, LS Đài đã bị CSVN kết án 4 năm tù hồi năm 2007 khi cùng nữ Luật Sư Lê Thị Công Nhân bị vu cho tội “Tuyên truyền chống nhà nước…”

Hôm Thứ Tư, 6 Tháng Sáu, 2018, khoảng 90 hội đoàn trong đó có những tổ chức quốc tế đã kêu gọi Liên Âu đừng thông qua hiệp định tự do mậu dịch với CSVN vì càng ngày càng có thêm nhiều người dân bị chế độ bỏ tù với các sự vu cáo nhẹ thì “Tuyên truyền chống nhà nước,” nặng thì “Âm mưu lật đổ…” (TN)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ls-nguyen-van-dai-va-co-le-thu-ha-sang-duc-ti-nan/

ntđl
06-12-2018, 05:06 AM
*

Thày năm.
Cám ơn ha, để rồi dũng sĩ "người ruồi gieo máu lửa" sẽ đi theo con đường thày chỉ, hùng dũng mần màn diệt bọ.
Vậy chớ... đưởng đó nằm ở đâu, hướng đông là hướng nào ?

Sau đây thày cho tui dán cái link đọc được sáng nay, thì chuyện châu á nên xếp vô mục này là OK hở ?

https://www.bbc.com/news/world-asia-44436019

Bác HZ biểu sẽ có màn dẹp "loạn", từ từ dẹp rồi bóp cho chết luôn. Chừ thì dẹp đó.
Tui nghĩ số phận con dân nước việt khốn nạn đời đời với đám thổ phỉ nọ.

Hồi xưa chúng gởi học trò sang đây học thêm, tui cũng xăn tay áo giải thích đường đi nước bước chớ không sao, rồi té ra đám nọ sang đây tiếng là học nhưng chữ nghĩa không có, tuyền thấy hỏi thăm chuyện shopping, mua mua bán bán xong đóng thùng mang dzìa.
Sau bịnh viện nhờ tui không làm nữa. Chừ thì chúng đâu thèm qua đây với tư cách du sinh nữa, chúng mần màn du lịch và du với tầm vóc.quốc tế trong EMC
Con bà nó !
(bà con tha thứ dùm chuyện xổ nho xổ táo của tui, lẽ ra xổ xong rồi còn ép nữa đó nha, tui cứ khề khà chén chú chén anh với mấy ông nhà binh rồi sanh tật ép. Ép một cái, ruột nở có khúc có khúc luôn)

Triển
06-12-2018, 05:14 AM
*

Thày năm.
Cám ơn ha, để rồi dũng sĩ "người ruồi gieo máu lửa" sẽ đi theo con đường thày chỉ, hùng dũng mần màn diệt bọ.
Vậy chớ... đưởng đó nằm ở đâu, hướng đông là hướng nào ?



Chỉ nương nương đi hướng Nam. Chưa qua khỏi canh ba là nương nương đòi đi hướng Đông rồi. Đi hướng Đông là đi Tân Gia Ba, chỗ Trâm già họp hành á. Đi hướng Nam là vô phòng kỹ thuật bà ơi. Thiệt tình y sĩ ơi.

ốc
06-12-2018, 01:57 PM
Luật hình sự để theo dõi hoạt động trên nét do Việt cộng vừa chế ra sẽ ép các công ty Google và Facebook phải có trụ sở ở Việt nam và đòi xóa cái gì thì phải làm lẹ. Chính sách cai trị này có tên gọi là SayNothingCracy.

https://abcnews.go.com/Technology/wireStory/vietnam-passes-cybersecurity-law-concerns-55824303


He said requiring foreign companies to set up data centers in Vietnam may increase their operational costs, but it was necessary for the country's cybersecurity and will facilitate the companies' operations and user activities.

Triển
06-15-2018, 09:02 PM
Luật hình sự để theo dõi hoạt động trên nét do Việt cộng vừa chế ra sẽ ép các công ty Google và Facebook phải có trụ sở ở Việt nam và đòi xóa cái gì thì phải làm lẹ. Chính sách cai trị này có tên gọi là SayNothingCracy.

https://abcnews.go.com/Technology/wireStory/vietnam-passes-cybersecurity-law-concerns-55824303




Chính phủ Mỹ cũng bắt tay và Trâm cho số điện thoại riêng cho Kim mập (https://asia.nikkei.com/Politics/Trump-Kim-Summit/Trump-gave-Kim-his-phone-number) thì facebook hoặc google nhượng bộ dựng server làm ăn ở VN là chuyện nhỏ. Tiền là trên hết. :)

thuykhanh
06-19-2018, 12:45 PM
Sinh viên Mỹ gốc Việt William Nguyễn lên truyền hình Việt Nam xin lỗi


Thứ Ba, 19 tháng Sáu năm 2018 18:44Tác Giả: Thụy My





http://saigonecho.com/images/images/images/images/images/will_nguyen_VN.png


Cảnh biểu tình ngày 10/06/2018 do chính Will Nguyễn chụp và đăng trên Twitter.
Ảnh chụp màn hình



William Nguyễn, sinh viên người Mỹ gốc Việt bị bắt trong đợt biểu tình chống Luật Đặc khu Chủ nhật tuần trước, hôm nay 19/06/2018 xuất hiện trên đài truyền hình nhà nước để công khai xin lỗi đã vi phạm pháp luật và hứa sẽ không tham gia xuống đường.

Hãng tin Pháp AFP dẫn lời người thanh niên 32 tuổi, sinh tại Texas, Hoa Kỳ, tốt nghiệp đại học Yale nói trên HTV :
« Tôi hiểu rằng những hành động của tôi đã vi phạm (pháp luật)…Tôi hối hận đã gây phiền hà cho những người đang ra sân bay.
Tôi đã cản trở giao thông, gây rắc rối cho gia đình và bạn bè. Từ nay tôi sẽ không tham gia các hoạt động chống phá chính quyền nữa ».

Công an cáo buộc William Nguyễn đã « gây rối trật tự công cộng », toan phá hoại một hàng rào chắn và lật ngược một xe cảnh sát trên con đường chính dẫn ra sân bay. Các video trên mạng cho thấy anh Nguyễn bị thương ở đầu, bị những người mặc thường phục lôi kéo trên đường.
Công dân Mỹ gốc Việt này đang nghỉ hè tại Việt Nam, tháng Bảy tới sẽ nhận bằng thạc sĩ ở Singapore.

William Nguyễn bị bắt giữ tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 10/6, sau khi tham gia cuộc biểu tình lớn phản đối dự luật Đặc khu.
Luật này quy định cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê ba đặc khu đến 99 năm, khiến nhiều người dân – dù đã được trấn an – vẫn lo ngại các vùng đất chiến lược sẽ bị đem cho Trung Quốc thuê.

AFP ghi nhận, ở Việt Nam việc tự thú công khai được cho là nhằm được hưởng một hình phạt khoan hồng hơn, nhưng các tổ chức nhân quyền tố cáo đó là do bị bắt buộc.
Hãng tin Pháp cho biết thêm, hiện có khoảng 30 người biểu tình vẫn đang bị tạm giữ, và Chủ nhật vừa rồi lực lượng an ninh có mặt khắp nơi ở Thành phố Hồ Chí Minh để ngăn trở những người có ý định xuống đường.

Amnesty International nói rằng đã nhận được những thông tin « hết sức đáng ngại » về việc một số người bị đánh đập trong thời gian bị tạm giữ.

[ http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180619-sinh-vien-my-goc-viet-william-nguyen-len-truyen-hinh-viet-nam-xin-loi ]

Triển
06-21-2018, 10:51 AM
Ăn năn hối lỗi trên truyền hình một cách tự nguyện. Tuần này chắc nộp phạt rồi bay về Mỹ. Không cần Trâm ra tay nữa. Việt cộng giỏi thiệt.

thuykhanh
06-21-2018, 11:56 AM
Tại sao lại là Bình Thuận?

Nhà báo Đồng Chuông Tử
Gửi cho BBC từ Bình Thuận


20 tháng 6







https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/1CAE/production/_102124370_d67da745-b2a4-4bad-a507-58d7d85e7617.jpg


Mời đọc tiếp:

( https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44547370)

ốc
06-21-2018, 04:49 PM
Biểu tình thì thấy khí thế phừng phực và làm nhiều người nao nức vì cảm thấy lòng yêu nước được mát xa, nhưng cuối cùng bao nhiêu lần biểu tình đốt xe cộ cháy, đuổi công an chạy... vẫn không có kết quả gì hơn là nhiều người bị vào tù. Việt cộng cho xì ra một chút rồi sẽ âm thầm bắt bớ trừng phạt sau đó. Cứ nom cái vụ biểu tình dù vàng ở Hồng kông để thấy biểu tình đông đảo và kéo dài bao nhiêu lâu rồi cũng nguội. Nổi giận thì chỉ nhất thời, làm quan thì cả một đời, họ hiểu chứ.

Biểu tình ở các nước dân chủ tự do nhiều khi cũng không có tác dụng gì cả nếu giới cầm quyền không thấy áp lực chính trị hay kinh tế, sẽ không thấy cần thay đổi chính sách.

Thay vì biểu tình xuống đường thì có thể biểu tình ở nhà: rủ nhau đình công bỏ học đóng cửa chợ vài bữa, đôi ba tuần xem sao. Không cần hô khẩu hiệu to vang, không cần tập trung đông đảo, không cần lo công an côn đồ hành hung.

Đi máy bay, đổ xăng, xài điện thoại, thuê khách sạn, mua sắm đồ Tàu... đều có thể giảm tối thiểu và giảm trường kỳ. Những sinh hoạt không cần thiết như đi chơi, nghe nhạc, xem phim cũng tẩy chay, mấy cái trò đó đều đổ tiền vào túi cán bộ Việt cộng chóp bu. Người bệnh thì cần kiêng khem, người nghèo thì phải tằn tiện, tương tự, người sống dưới ách Việt cộng thì cũng nên nhịn vui chơi, nhịn hưởng thụ.

Việt kiều muốn giúp thì đừng về nước tiêu xài, đừng mua nhà mua cửa, bạn bè ngoại quốc muốn đi du lịch Việt nam cũng bảo gượm hẵng đừng đi khi có dịch hạch, dịch tả, dịch cúm gà... Vì có cầu thì phải có cung, không đủ cung thì phải đi cướp. Người bị cướp chính là dân nghèo, dân chài lưới, dân cày ruộng, cứ bị mất đất, mất biển cho các khu giải trí du lịch, khách sạn, đô thị, chung cư, gốc đa cho Việt kiều về nghỉ mát. Người lao động càng làm càng không đủ tiền thuê đất, tiền thuê nhà, tiền ăn Tết...

thuykhanh
06-26-2018, 07:43 PM
Nhiều tầu Trung Quốc vây ép và đâm tầu Kiểm ngư Việt Nam






https://www.facebook.com/nqshvietnam/videos/256391735136022/





Mời bấm lên hình để theo dõi

Mang Mộc
06-26-2018, 08:35 PM
Thằng cu phóng viên này thế nào cũng bị rọ mõm hoặc âm thầm biến mất vì đã dám nàm nộ bí mật của đảng và nhà lước.

...

Trong một biệt thự kín đáo bên Nghi Tàm, gần Hồ Tây.

Đồng chí Trọng lú và nữ đồng chí Ngân thõa rủ rỉ với nhau:

- Này cậu nú. Cứ như vụ việc xem trong vi(đéo) cậu bảo ta phải xử ný nàm sao?

- Thế mợ thõa không nhìn ra à. Trước sau gì ló cũng thịt mình. Biển, đảo, đất đai gì thì cũng thuộc về ló thôi.Thế lên tôi đánh lước cờ cao nà đem 3 cái vùng kia cho nó thuê khoán thì vừa có tiền, vừa an thân, vừa được nòng họ. Đợi đám trẻ mang hết đô na ra hải ngoại rồi thì sau sẽ mưu kế khác. Mình chỉ còn độ 10 lăm hú hí với nhau, tội chó gì mà chẳng hưởng. Cắn nhau với đàn anh thì chỉ có rách mõm mà chết. Chả dại! Chả dại!

- Cậu nú lói dzất chuẩn. Tình hình, lếu ta chưa nhập vào Trung Quốc, thì 99 lăm sau, tôi và cậu cũng đều đã xuống kia để hầu cả ba : bác tự sướng, bác ba son và bác vẩu. Thêm điều lữa, cậu nhớ bảo bọn côn an theo rõi, trói gạch bát tràng vào chân thằng phóng viên phóng hòn kia niệng xuống Nong Biên cho cả nũ sợ mà tịt vòi nhẩy!

- Mợ lói chí phải. Lào bây giờ chúng mình dzô dzô ...

- Ơ! còn khoản kia thì tí lữa à?

- Hờ hờ hờ ....

Triển
06-26-2018, 09:11 PM
Nhiều tầu Trung Quốc vây ép và đâm tầu Kiểm ngư Việt Nam






https://www.facebook.com/nqshvietnam/videos/256391735136022/





Mời bấm lên hình để theo dõi

Cái nghề này bảo đảm ở VN khỏi cần chạy tiền để vô làm. :z14:

Triển
06-29-2018, 09:46 PM
Tướng Bắc Hàn bị xử tử vì cấp thêm thực phẩm cho quân nhân dưới quyền

June 29, 2018

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/06/Kim-Jong-Un-062918.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un tại cuộc họp thượng đỉnh với Tổng Thống Donald Trump ở Singapore. (Hình: Getty Images)

SEOUL, Nam Hàn (NV) — Theo tin giới truyền thông quốc tế, lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong Un hồi Tháng Tư vừa qua đã ra lệnh xử tử một tướng lãnh cao cấp vì ông này đã tự ý cấp thêm lương thực và nhiên liệu cho quân nhân dưới quyền tại trung tâm không gian Sohae.

Theo tờ International Business Times, ông Kim vô cùng phẫn nộ khi biết trung tướng Hyon Ju Song, 56 tuổi, đã ra lệnh cấp thêm gạo và bắp cho quân nhân dưới quyền và gia đình của họ.

Tướng Hyon, bị coi là làm lợi cho địch quân, có hành vi chống đảng lãnh đạo và lạm quyền, bị chín tử tội quân phạm dùng súng bắn 90 viên đạn vào người tại khu xử bắn ở Học Viện Quân Sự Kang Kon, trong thủ đô Bình Nhưỡng.

Theo nguồn tin trên, tướng Hyon từng có lần phát biểu rằng: “Chúng ta nay không còn phải thắt lưng buộc bụng để có tài nguyên chế tạo hỏa tiễn hay võ khí nguyên tử nữa.”

Từ trước tới nay, lãnh tụ Kim Jong Un từng đích thân ra lệnh xử tử nhiều người.

Hồi Tháng Hai năm 2016, tham mưu trưởng quân đội Ri Yong Gil bị xử tử về tội tham nhũng và bè phái, theo Reuters.

Hồi Tháng Tư 2016, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hyon Yong Chol bị xử tử trước sự chứng kiến của hàng trăm người vì tỏ thái độ không trung thành với Kim Jong Un và ngủ gục trong buổi lễ có sự hiện diện của nhà lãnh đạo này, theo bản tin BBC. (V.Giang)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/tuong-bac-han-bi-xu-tu-vi-cap-them-thuc-pham-cho-quan-nhan-duoi-quyen/

ốc
06-30-2018, 02:49 PM
Trâm khen anh Kim là nhân tài hiếm có của Bắc Hàn.


“I learned he was a talented man. I also learned he loves his country very much.” Trump also said Kim had a “great personality” and was “very smart.”

Triển
06-30-2018, 09:03 PM
12 tây này tây du gặp Putin lúc đó chắc khen Kim là giáo chủ kiệt xuất phát La Sát.

Triển
07-09-2018, 11:55 PM
Bà góa phụ Lưu Hiểu Ba được thả đi Đức. Dường như là một cử chỉ đẹp của các anh chệt để hợp tác xa hơn. TQ cũng muốn bám EU thả câu, EU cũng muốn ôm lấy TQ níu phao. Tất cả chỉ vì lão Trâm phệ (Trumpf) dồn vào chân tường. Hôm qua nghe BMW tuyên bố dọn nhà từ Mỹ sang TQ. Chắc cũng có vài người Mỹ thất nghiệp thôi. Kệ, đến gặp Trâm phệ để giới thiệu vô Ford làm việc.



Liu Xia, wife of late Nobel Peace Prize winner, leaves China

Friends of Liu Xia report she has boarded a flight to Europe after years of house arrest. Her husband, Nobel Prize winner Liu Xiaobo, died in detention last July. (https://www.dw.com/en/liu-xia-wife-of-late-nobel-peace-prize-winner-leaves-china/a-44595272)

https://www.dw.com/image/44595288_303.jpg

Triển
07-21-2018, 09:13 PM
Choáng váng vì Trump, Trung Quốc cố ve vãn châu Âu nhưng bất thành

Thụy My
Đăng ngày 20-07-2018
Sửa đổi ngày 20-07-2018 22:31


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/chine_01_0.jpg
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk, thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker tại Bắc Kinh ngày 16/07/2018.
REUTERS/Thomas Peter

Bị cơn lốc xoáy Donald Trump làm choáng váng, Trung Quốc bèn quay sang ve vãn châu Âu, cố tìm cho được đồng minh trong cuộc chiến thương mại.

Hôm thứ Hai 16/07/2018, Bắc Kinh đã trải thảm đỏ, giương cao ngọn cờ « tự do mậu dịch » để đón tiếp chủ tịch Hội đồng Châu Âu Donald Tusk và chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker. Nền kinh tế thứ nhì thế giới mong chiêu dụ được Bruxelles nhân hội nghị thượng đỉnh thường niên với Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh tổng thống Mỹ vừa bắn một loạt đại pháo mới, áp đặt thuế hải quan lên 200 tỉ đô la hàng Trung Quốc nhập khẩu.

Trục Bắc Kinh - Bruxelles cô lập Donald Trump?

Vốn có thói quen cao ngạo trước các đối tác thương mại, lần này Bắc Kinh nồng hậu tiếp đón những thượng khách từ Bruxelles. Vài ngày trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh, Trung Quốc thậm chí còn để cho bà Lưu Hà (Liu Xia), vợ góa của giải Nobel hòa bình Lưu Hiểu Ba (Liu Xiaobo) bay sang Đức theo yêu cầu của thủ tướng Angela Merkel, kết thúc tình trạng bị quản thúc chặt chẽ từ nhiều năm qua.

Nhà sử học Chương Lập Phàm (Zhang Lifan) nhận định : « Hành động có tính toán này nằm trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung. Trung Quốc muốn xích lại gần châu Âu để cô lập Donald Trump ». Tuy nhiên cũng theo ông Chương - một trong những nhà phân tích cuối cùng tại Trung Quốc còn dám phát biểu một cách tự do - cử chỉ này quá lộ liễu và chiến dịch quyến rũ khó thể kéo dài, vào lúc chủ tịch Tập Cận Bình thâu tóm mọi quyền lực, đề cao ý thức hệ mác-xít.

Bắc Kinh và cựu lục địa đều là mục tiêu bị nằm trong tầm ngắm của Nhà Trắng, và đều chia sẻ mối lo ngại trước chủ nghĩa bảo hộ đang đe dọa tăng trưởng toàn cầu. Tuy nhiên hy vọng của Trung Quốc sẽ tạo được trục Bắc Kinh – Bruxelles đã biến thành nỗi thất vọng.

Giáo sư Trần Đạo Ẩn (Chen Daoyin) giảng dạy ở Thượng Hải nhưng không muốn nói tên trường để tránh bị sách nhiễu, phân tích : « Châu Âu sẽ không liên minh với Trung Quốc, vì cũng đồng tình với Hoa Kỳ trước các hành vi cạnh tranh bất chính của Bắc Kinh ».

Về mặt công khai thì các nhà kỹ trị ở Bruxelles tố cáo chủ nghĩa đơn phương của Washington, trái với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhưng trong hậu trường, họ vỗ tay hoan nghênh những cú đòn trời giáng của Donald Trump đối với người khổng lồ Trung Quốc luôn vi phạm luật chơi quốc tế. Bruxelles và Washington đều phản đối việc trợ giá ồ ạt cho các đại tập đoàn Trung Quốc để tràn ngập thị trường các nước, coi đây là các hàng rào phi thuế quan để cản trở các doanh nghiệp châu Âu và Mỹ tại thị trường nội địa Trung Quốc.

Bắc Kinh nói một đằng, làm một nẻo

Những loan báo mới đây về việc mở cửa một số lãnh vực như xe hơi, không còn buộc phải liên doanh với các công ty trong nước, là « quá trễ và quá hạn chế » - một bản báo cáo của Phòng Thương mại Liên Hiệp Châu Âu tại Trung Quốc (EUCCC) công bố ngày 10/07/2018 tố cáo.

Tài liệu này nhấn mạnh khoảng cách giữa các bài diễn văn cổ vũ tự do mậu dịch của ông Tập Cận Bình tại Diễn đàn Davos năm ngoái, và thực tế tại Trung Quốc, nơi mà hy vọng trước những lời hứa mở cửa ngon ngọt đã trở nên mòn mỏi. Trong một cuộc thăm dò vào tháng Sáu của EUCCC, có đến hai phần ba các doanh nghiệp châu Âu đặt cơ sở tại Trung Quốc tố cáo bị phân biệt đối xử. Nhà nghiên cứu Françoise Nicolas, Viện Quan hệ Quốc tế Pháp cũng có cùng nhận định : « Cách biệt giữa lời nói và việc làm của Bắc Kinh rất lớn ».

Theo giáo sư Trần Đạo Ẩn, sự khác biệt mang tính căn cơ về lâu về dài. Ông nói : « Bắc Kinh coi quá trình toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương chỉ là công cụ để thống trị thế giới, áp đặt các quy định của Trung Quốc. Trong khi đó đối với châu Âu, đây là vấn đề nguyên tắc ». Bất đồng cốt yếu này bao trùm lên tất cả, mặc cho những tuyên bố ủng hộ tự do mậu dịch.

Sự khó xử của châu Âu

Liên Hiệp Châu Âu bị đặt trong tình thế khó xử : trước mặt là một đối tác cho biết sẵn sàng tham gia một mặt trận đa phương chống lại Donald Trump, nhưng bản thân lại không chấp hành các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới.

Tuy xuất khẩu vô số hàng hóa sang châu Âu (gần 375 tỉ euro trong năm 2017) và mua rất nhiều doanh nghiệp của cựu lục địa, nhưng Trung Quốc vẫn đóng cửa đối với đầu tư nước ngoài. Nhà phân tích Agatha Kratz của Rhodium Group nêu cụ thể : không chỉ cạnh tranh bằng giá nhân công rẻ, Bắc Kinh còn khóa chặt thị trường đấu thầu ; các lãnh vực vận tải, truyền thông, tài chính. Ngược lại EU vẫn chưa dựng lên hàng rào nào để ngăn trở Trung Quốc « mua sắm » các công ty châu Âu.

Tệ hại hơn nữa là Bắc Kinh, vô địch về trợ giá cho các công ty quốc doanh, là nguyên nhân của tình trạng sản xuất thừa thép, khiến Washington phải đặt ra rào cản thuế quan. Một quan chức châu Âu bực tức : « Điều mà chúng tôi cố gắng giải thích cho ông Trump : châu Âu không gây ra nạn thừa thép, mà cũng là nạn nhân như Mỹ vậy ».

Mối liên hệ giữa Bắc Kinh và Bruxelles hiện vẫn nhập nhằng. Trong khi châu Âu ngày càng mua nhiều hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc (xuất khẩu sang châu Âu tăng 7,5% hàng năm kể từ 2013), Ủy ban Châu Âu liên tục áp thuế chống phá giá. Hiện nay có 65 sản phẩm Trung Quốc bị áp thuế này, chủ yếu là các mặt hàng làm từ thép và nhôm ; và trên 31 biện pháp chống né thuế - nhắm vào hàng Trung Quốc đi vòng sang các nước khác để vào EU.

Song song đó, Bruxelles còn cải thiện khung pháp chế. Viễn cảnh Trung Quốc được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường khiến 28 nước EU phải hiện đại hóa các công cụ tự vệ thương mại – một hồ sơ bị dậm chân tại chỗ từ nhiều năm qua. Châu Âu ngưng công khai danh sách các nền kinh tế không mang tính thị trường để duy trì mức độ bảo vệ các nhà sản xuất của mình. Còn Bắc Kinh đã kiện EU trước Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12/2016, cáo buộc châu Âu không nhanh chóng công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Trung Quốc.

Mặt khác, trước việc Trung Quốc liên tục mua các công ty EU và chú tâm vào các cổ phiếu mang tính chiến lược, mà điển hình là trường hợp Kuka, nhà sản xuất robot của Đức, Liên Hiệp Châu Âu rốt cuộc phải tính đến việc « thanh lọc » lại các đầu tư này – một điều cấm kỵ hồi năm 2014. Mỗi quốc gia EU tự xem xét lãnh vực nào là chiến lược, và chia sẻ thông tin với các thành viên khác. Đầu tháng Sáu năm nay, Bruxelles cũng kiện lên WTO về các vụ chuyển giao công nghệ bất hợp pháp của Bắc Kinh.

Quyền lực mềm Trung Quốc

Trong bài « Châu Âu không nên ngây thơ trước Trung Quốc », nhà nghiên cứu Philippe Le Corre của Havard Kennedy School nhấn mạnh, từ sau Đại hội 19, Bắc Kinh không ngừng khẳng định sức mạnh trên nhiều lãnh vực.

Về ngoại giao, năm nay ngân sách được tăng 20% để triển khai các công cụ « soft power » như các Viện Khổng tử, mở rộng các phương tiện truyền thông ra quốc tế (China Daily, « Tiếng nói Trung Quốc »…). Về kinh tế, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á có tham vọng cạnh tranh với các định chế như Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Về quân sự, quân cảng Djibouti mới toanh đã là nơi đóng quân của 5.000 lính Trung Quốc.

Hàng hải được đặc biệt chú trọng : cảng Pirée của Hy Lạp trở thành ngõ vào chính của Trung Quốc tại Đại Tây Dương (công ty Cosco Trung Quốc nắm 67% vốn). Bên cạnh đó còn có cảng Gwadar ở Pakistan, cảng nước sâu ở bang Rakhine, Miến Điện (Trung Quốc chiếm 70% vốn), và nhất là cảng Hambantota ở Sri Lanka, bị đem cho Trung Quốc thuê 99 năm. Hoạt động ở cảng « thương mại » này không chỉ là vận chuyển hàng hải, mà từ nhiều năm qua đã tiếp đón các tàu ngầm và chiến hạm của hải quân Trung Quốc.

Có nên liên minh với một chế độ toàn trị, tư bản nửa mùa ?

Chuyên gia Le Corre cảnh báo, rõ ràng đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà nằm trong chiến lược toàn cầu của Bắc Kinh. Như vậy có nên liên minh với Trung Quốc – một mô hình toàn trị và tư bản nửa mùa, Nhà nước do Đảng chỉ đạo có toàn quyền kiểm soát, trừng phạt các doanh nghiệp ?

Hơn nữa, đầu tư của Hoa Kỳ vào châu Âu cao hơn rất nhiều so với Trung Quốc, và chiều ngược lại cũng tương tự. Cuối cùng là các giá trị phương Tây, từ dân chủ cho đến tự do cá nhân, tự do thông tin mà châu Âu và Mỹ cùng chia sẻ.

Theo Philippe Le Corre, đã hẳn những tuyên bố của Donald Trump gây hoang mang, nhưng lợi ích chiến lược về lâu về dài phải bao trùm lên tính cách cá nhân của ông chủ Nhà Trắng hiện nay.

Rốt cuộc, châu Âu không bị phỉnh phờ trước những lời đường mật. Ngay sau cuộc họp thượng đỉnh, EU lại ký kết với đối thủ của Trung Quốc là Nhật Bản một hiệp định thương mại lịch sử. Một khu vực tự do mậu dịch chiếm đến một phần ba GDP toàn cầu được hình thành, với 600 triệu dân. Trước viễn cảnh biện pháp trừng phạt của Washington sẽ làm tăng trưởng Trung Quốc bị giảm 0,2 đến 0,5 điểm, Bắc Kinh có lẽ càng thêm cay cú.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180720-choang-vang-vi-trump-trung-quoc-co-ve-van-chau-au-nhung-bat-thanh

Triển
08-07-2018, 10:26 AM
Google chấp nhận bị kiểm duyệt để trở lại thị trường Trung Quốc

Thanh Phương
Đăng ngày 02-08-2018
Sửa đổi ngày 02-08-2018 13:50

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-08-02t041540z_1188981913_rc1a2b0e1fc0_rtrmadp_3_china-google.jpg
Một nhân viên an ninh Trung Quốc đứng trước biểu hiệu Google tại Thượng Hải. Ảnh chụp ngày 21/04/2016
REUTERS

Tập đoàn Google của Mỹ hiện đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm đáp ứng những yêu cầu về kiểm duyệt của Bắc Kinh để có thể quay trở lại thị trường Trung Quốc, sau 8 năm bị gián đoạn. Một nhân viên của Google vừa thông báo tin trên với hãng tin AFP hôm nay, 02/08/2018.

Do bị kiểm duyệt gắt gao và bị nhiều vụ tấn công tin tặc, vào năm 2010, Google đã rút công cụ tìm kiếm của họ ra khỏi Trung Quốc. Từ đó cho đến nay, nhiều dịch vụ của tập đoàn này vẫn bị chặn tại quốc gia hiện là nền kinh tế thứ hai thế giới.

Nay để có thể quay trở lại thị trường béo bở này, Google đang thử nghiệm một công cụ tìm kiếm, có tên là « Dragonfly » ( Chuồn Chuồn ), được thiết kế đặc biệt để có thể sàng lọc những trang mạng và những từ khóa bị cấm ở Trung Quốc.

Theo nhân viên của Google, xin được giấu tên, mã nguồn của dự án này có thể được tham khảo và được thử nghiệm trên mạng tin học nội bộ của Google, xác nhận những thông tin của báo chí Mỹ. Nhưng Taj Meadows, phát ngôn viên của Google ở châu Á, đã từ chối phủ nhận hay xác nhận sự tồn tại của dự án công cụ tìm kiếm Dragonfly.

The Intercept, trang mạng đầu tiên tiết lộ về dự án Dragonfly, cho biết công cụ tìm kiếm này là để sử dụng cho hệ điều hành Android trên các điện thoại thông minh smartphone. Theo trang mạng này, danh sách đen các từ bị cấm sẽ bao gồm các từ « nhân quyền », « dân chủ », « tôn giáo », « biểu tình ». Công cụ tìm kiếm còn có khả năng phát hiện và ngăn chận những trang web bị chính quyền Bắc Kinh cấm truy cập.

Trung Quốc hiện có một hệ thống kiểm duyệt Internet rất chặt chẽ, chặn được các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter hay Google và Gmail, cũng như chặn nhiều cơ quan truyền thông của phương Tây. Các mạng của riêng Trung Quốc như Weibo hay WeChat thì phải tự kiểm duyệt những nội dung bị xem là nhạy cảm : chỉ trích chế độ, tôn giáo, tai tiếng về y tế,….

Trong bối cảnh như vậy, các tập đoàn công nghệ thông tin của nước ngoài luôn gặp tình thế khó xử : hoăc là nhân nhượng chính quyền Bắc Kinh, hoặc từ bỏ thị trường khổng lồ này.

Thông tin về dự án công cụ tìm kiếm mới của Google dĩ nhiên là khiến cho giới hoạt động nhân quyền rất thất vọng. AFP trích lời ông Patrick Poon, một nhà nghiên cứu của tổ chức Ân Xá Quốc Tế : « Đấy sẽ là một ngày đen tối đối với quyền tự do Internet, nếu Google chấp nhận những quy định rất gắt gao về kiểm duyệt để có thể thâm nhập vào thị trường này, đặt lợi nhuận lên trên nhân quyền ». Rất lo ngại, Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Google không nên chấp nhận những nhân nhượng như vậy.

Thật ra thì Google chưa bao giờ rời khỏi Trung Quốc hoàn toàn. Tuy đã rút đi công cụ tìm kiếm vào năm 2010, nhưng tập đoàn Mỹ vẫn còn 3 văn phòng và hơn 700 nhân viên ở Trung Quốc, đồng thời tiếp tục nhận các khoản thu từ quảng cáo ở nước này. Mùa đông vừa qua, Google đã thông báo sẽ mở một trung tâm nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo ở Bắc Kinh và sẽ hợp tác với tập đoàn Internet Tencent của Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo AFP, việc thiết lập công cụ tìm kiếm đáp ứng yêu cầu kiểm duyệt của Trung Quốc có thể gặp rắc rối, do thái độ bất bình của nhân viên Google. Gần đây, đã có hơn 4 ngàn nhân viên của tập đoàn này ký vào một kiến nghị yêu cầu Google không ký một hợp đồng khổng lồ với quân đội Mỹ, vì theo họ, sự hợp tác này là trái với những giá trị của tập đoàn.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180802-google-chap-nhan-bi-kiem-duyet-de-tro-lai-thi-truong-trung-quoc

Triển
08-09-2018, 10:41 PM
Các chiều hướng cực đoan trong giới cử tri theo đảng cộng hòa (chính xác là theo Trâm) đang có khuynh hướng điên khùng gần đây: "Q"! Một biểu tượng và tư duy đáng sợ nằm phía sau đó.

Bài viết bên dưới của tác giả không ngoài mục đích vinh danh sự dân chủ trong hệ thống chính trị đúng đắn. Sau cùng thì nền dân chủ là căn bản để phục vụ lợi ích chung, không phải phục vụ đảng phái lẫn cá nhân hay nhóm lợi ích nào.






Cambodia: có đa đảng là có dân chủ?
By Quỳnh Vi
Posted on 02/08/2018

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2018/08/Hun-sen-voting-2018.jpg
Thủ tướng Hun Sen bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử 2018. Ảnh: AFP.


Thủ tướng Hun Sen thẳng thừng phủ nhận những lời cáo buộc cuộc tổng tuyển cử ở Cambodia vào ngày 29/7/2018 là “phi dân chủ” trong vài phút trao đổi (http://www.abc.net.au/news/2018-07-30/australia-urged-to-reject-cambodian-election-result/10030904)với nhà báo Úc, Sophie McNeil, một ngày sau khi nó kết thúc.

Lý do Hun Sen đưa ra là đã có tổng cộng 20 đảng phái chính trị tham gia tranh cử lần này, và đó chính là dân chủ.

Lập luận này nghe qua thì cũng có vẻ… khá hợp lý. Khi đã có nhiều hơn một đảng phái chính trị, thì về mặt lý thuyết, người dân sẽ có quyền tuyển chọn ra ứng viên đến từ bất kỳ đảng nào mà họ cảm thấy đáp ứng được nhu cầu của cử tri. Và nếu như người dân được lựa chọn bằng lá phiếu, thì đó chẳng phải là dân chủ hay sao?

Vậy thì cho dù đảng Nhân dân Campuchia (CPP) do Hun Sen lãnh đạo dành được 100% (https://www.reuters.com/article/us-cambodia-election/cambodian-pms-party-claims-all-election-seats-opposition-sees-death-of-democracy-idUSKBN1KK01C?feedType=RSS&feedName=topNews&utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+reuters%2FtopNews+%28News+%2F +US+%2F+Top+News%29&utm_content=FaceBook) số ghế tại Quốc hội Cambodia (National Assembly) trong cuộc bầu cử vừa qua, điều đó cũng đâu có gì đáng bàn cãi khi mà họ đã cạnh tranh với những 19 đảng phái chính trị khác?

Thế mà Hun Sen vẫn bị cộng đồng quốc tế lên án và phản đối, thậm chí còn bị cáo buộc (https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2018/07/27/cambodian-vote-expected-to-deliver-a-defeat-for-u-n-led-pro-democracy-efforts/?noredirect=on&utm_term=.b0d056519b31) là đã “bóp chết nền dân chủ Cambodia” mà Liên Hiệp Quốc đã dày công xây dựng trong 25 năm qua. Ngay trước cuộc tổng tuyển cử, cả Liên minh Châu Âu (EU) lẫn Hoa Kỳ đều tuyên bố (https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2018/07/27/cambodian-vote-expected-to-deliver-a-defeat-for-u-n-led-pro-democracy-efforts/?noredirect=on&utm_term=.b0d056519b31) sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với nước này, nếu các quy tắc về bầu cử tự do và công bằng của quốc tế không được tuân thủ.

Đa số các “thế lực thù địch” đều lập luận rằng đảng CPP và Hun Sen vốn không thể toàn thắng trong mùa bầu cử 2018 vừa qua, nếu như đối thủ chính trị “đủ cân đủ lượng” với họ vẫn còn tồn tại. Bởi vì cho dù là có đến 19 đảng chính trị khác tham gia tranh cử, nhưng tất cả đều là vô nghĩa khi đảng đối lập duy nhất – từng nắm giữ gần 40% số ghế trong Quốc hội – đã bị bức tử từ nửa năm trước đó.

Không phải cứ có đa đảng thì sẽ có dân chủ

Trong những điều kiện căn bản của một thể chế dân chủ vốn không chỉ nhắm đến số lượng đảng phái trong một nước, mà là sự đa nguyên chính trị (political pluralism (https://carnegieendowment.org/2014/02/20/pluralism-is-necessary-for-democracy-pub-54609)) trong một quốc gia.

Khi mà đảng cầm quyền, nhằm giữ vững vị thế độc quyền chính trị, có thể tùy ý “hô biến” để xóa sổ bất kỳ đảng phái đối lập nào mang lại đe dọa đối với quyền lực của họ, thì đó không phải là đa nguyên chính trị. Và khi không có một lực lượng nào đủ sức cạnh tranh với đảng cầm quyền một cách công bằng, thì dù cho có hàng trăm hay hàng nghìn đảng phái đi nữa, mô hình đó vẫn không thể gọi là một nền dân chủ.

Đa nguyên chính trị là một yếu tố cần thiết cho một nền dân chủ, vì nó không chỉ khuyến khích việc thành lập các đảng phái để tạo ra sự cạnh tranh. Mà hơn thế, trong một nền chính trị đa nguyên thì tất cả các đảng phái đó đều được đảm bảo điều kiện hoạt động trong một môi trường công bằng và ôn hòa. Việc chuyển tiếp quyền lực chính trị giữa các cá nhân, hoặc giữa những lực lượng khác nhau trong xã hội, sau mỗi cuộc bầu cử, sẽ diễn ra trong hòa bình.

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2018/08/JeffersonAdams-1024x733.jpg
John Adams và Thomas Jefferson đều tranh cử cho chức vụ tổng thống năm 1796. Ảnh: White House Historical Association.

Đơn cử một ví dụ là nước Mỹ thời lập quốc vốn không có đảng phái, thậm chí Hiến pháp Hoa Kỳ còn chẳng có dòng nào viết về đảng chính trị. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc nước Mỹ không có các lực lượng chính trị đối kháng nhau. Cuộc tổng tuyển cử năm 1796 là lần đầu tiên có hai ứng cử viên chạy đua cho chức vụ tổng thống, và đảng phái chính trị tại Hoa Kỳ cũng bắt đầu hình thành theo.

Màn đối đầu giữa Thomas Jefferson và John Adams năm đó rất quyết liệt, vì họ đại diện cho hai tư duy chính trị hoàn toàn đối lập nhau. Mức độ gay gắt của mùa bầu cử ấy chẳng hề kém cạnh cuộc bầu cử mới nhất năm 2016 giữa Hillary Clinton và Donald Trump. Nhưng dù là 1796 hay 2016 và có là ai đắc cử đi chăng nữa, thì việc chuyển giao quyền lực của người đứng đầu quốc gia Hoa Kỳ đã diễn ra trong ôn hòa và trật tự.

Có thể nói, các hệ tư tưởng khác nhau của các nhà lập quốc Hoa Kỳ thời kỳ đầu chính là sự đa nguyên chính trị mà một nền dân chủ cần có. Chính sự khác biệt trong tư duy chính trị của các nhà lập quốc Hoa Kỳ và sự đối chọi giữa các phe phái khi đó, đã giúp cho quốc gia của họ phát triển thần tốc và trở thành một hình mẫu về mô hình nhà nước dân chủ ngày nay.

Xóa sổ lực lượng đối lập tức là xóa bỏ đa nguyên

Muốn đảm bảo đa nguyên chính trị, hai thiết chế quan trọng bậc nhất cần phải có là báo chí tự do và tư pháp độc lập. Nhưng Hun Sen, bằng cách đàn áp báo chí và thao túng các cơ quan tư pháp, đã triệt tiêu đa nguyên chính trị tại đất nước này.

Chúng ta hãy thử hình dung một cuộc chạy đua 800 mét với 21 tuyển thủ điền kinh mà trong đó chỉ có hai người là ngang sức ngang tài với nhau. 19 bạn còn lại thì dù có chấp chạy trước đi nữa vẫn không có cơ hội đoạt giải vì thể lực không đủ. Nhưng nếu một trong hai tuyển thủ có cơ hội giành ngôi quán quân lại “giở trò” khiến cho đối thủ duy nhất của mình bị cấm thi đấu vĩnh viễn, thì liệu có còn ai dám cạnh tranh nữa không? Và một cuộc đua như thế có được xem là công bằng không?

Hun Sen đã dùng chính phương pháp nói trên để loại trừ đối thủ chính trị duy nhất có khả năng uy hiếp quyền lực của mình trong cuộc tổng tuyển cử vừa qua.

https://www.luatkhoa.org/wp-content/uploads/2018/08/rainsy.jpg
Lãnh đạo đảng CNRP Khem Sokha và cựu lãnh đạo Sam Rainsy cùng đoàn người sau cuộc tổng tuyển cử 2013. Ảnh: AFP.

Năm năm trước, vào cuộc tổng tuyển cử 2013, lần đầu tiên trong vòng gần 20 năm nắm toàn bộ quyền lực tại Cambodia, Hun Sen và đảng CPP đã đứng trước nguy cơ có thể thất bại trước một đối thủ chính trị thực thụ: đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP).

Đảng CNRP đã tuyên bố chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử năm 2013 với 63/123 ghế tại Quốc hội, và lên tiếng cáo buộc (https://www.reuters.com/article/us-cambodia-election-count/cambodia-election-crisis-deepens-as-opposition-rejects-results-idUSBRE97B02I20130812) CPP gian lận khi chỉ thừa nhận CNRP giành được 55/123 số ghế.

Mối đe dọa từ CNRP càng thêm rõ nét vào mùa hè năm ngoái. Trong kỳ bầu cử địa phương (commune election) cho các chức vụ hội đồng phường, xã vào tháng 6/2017, khoảng cách giữa hai đảng càng lúc càng rút ngắn (https://www.phnompenhpost.com/politics/breaking-final-nec-commune-elections-results-released) khi số phiếu phổ thông (popular vote) mà CNRP đạt được chỉ thua phe CPP có 500.000 phiếu.

Nhưng chỉ vỏn vẹn năm tháng sau, đến tháng 11/2017 thì đảng CNRP đã hoàn toàn bị xóa sổ tại Vương quốc Chùa tháp. Hun Sen và đảng CPP vốn đã lên kế hoạch cho “một trận đánh đẹp” nhằm dẹp tan CNRP trước mùa bầu cử 2018 từ một năm trước đó.

Tháng 3/2017, Luật Đảng phái tại Cambodia đã được Quốc hội với phe đa số thuộc đảng CPP chấp thuận sửa đổi (https://www.luatkhoa.org/2017/03/ra-luat-kiem-soat-dang-phai-campuchia-tiep-tuc-huong-toi-che-mot-dang/) để mở đường cho kế hoạch loại trừ CNRP ra khỏi cuộc đua chính trị. Theo đó, tòa án được trao quyền giải tán bất kỳ đảng chính trị nào với những tiêu chuẩn hết sức mơ hồ và lỏng lẻo.

Tiếp theo, Hun Sen ra tay đóng cửa (https://www.luatkhoa.org/2017/09/nhat-bao-hang-dau-cambodia-dong-cua-duoi-suc-ep-cua-chinh-quyen-hun-sen/) các tờ báo và cơ quan truyền thông độc lập như tờ Cambodia Daily nhằm ngăn cản các tiếng nói bất đồng chính kiến. Sau đó, chính quyền bắt giữ (https://www.luatkhoa.org/2017/09/nen-dan-chu-cambodia-hap-hoi-hay-von-chua-bao-gio-ton-tai/) lãnh đạo phe đối lập là Kem Sokha với tội danh phản quốc.

Sử dụng Luật Đảng phái đã được sửa đổi, Tòa án Tối cao Cambodia – mà một số đánh giá cho rằng cũng do Hun Sen và CNP thao túng – đã giải tán (https://www.luatkhoa.org/2017/11/cambodia-giai-tan-dang-doi-lap-nen-dan-chu-suy-tan/) đảng CNRP vào tháng 11/2017. Ngoài ra, toàn bộ số ghế của CNRP tại Quốc hội, cũng như các vị trí hội đồng phường, xã cũng bị tòa án tuyên không còn giá trị.

Sau đó, các vị trí do dân bầu ra trong năm 2017 của CNRP đã bị CPP thay thế đến 99% ở các cấp địa phương. Số ghế của CNRP tại Quốc hội cũng bị CPP chia đều cho các đảng phái chính trị đối lập nhỏ lẻ. Chỉ sót lại duy nhất một vị trí lãnh đạo địa phương còn độc lập khỏi CPP (trong tổng số 1.646), do thành viên của một đảng chính trị nhỏ là ông Da Chhean (https://projects.voanews.com/cambodia-election-2018/english/profile/politician/da-chhean-minority-party.html) của đảng Quốc gia Khmer Thống nhất (KNUP) nắm giữ tại thị xã Thmar Puok thuộc tỉnh Banteay Meanchay.

Tài liệu tham khảo:


The UN Sponsored Elections of 1993: Were They ‘Free and Fair’? (http://www.seasite.niu.edu/khmer/ledgerwood/free_and_fair.htm)
Freedom House 2018 – Freedom in the World Report (https://freedomhouse.org/report/freedom-world/2018/cambodia)
Pluralism is Necessary for Democracy (https://carnegieendowment.org/2014/02/20/pluralism-is-necessary-for-democracy-pub-54609)
Did the Founding Fathers Really Want Two Parties? (https://www.huffingtonpost.com/willard-sterne-randall/founding-fathers-political-parties_b_1843593.html)

Triển
08-17-2018, 01:07 AM
Cảnh sát Hồng Kông điều tra một tỉ phú người Hoa chống Bắc Kinh

Thùy Dương
Đăng ngày 16-08-2018
Sửa đổi ngày 16-08-2018 11:25


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-06-02t151719z_336706717_rc162db155c0_rtrmadp_3_china-usa-crime_0.jpg
Tỉ phú Trung Quốc Quách Văn Quý (Guo Wengui) trả lời một cuộc phỏng vấn tại New York, ngày 30/04/2017.
REUTERS/Brendan McDermid

Tỉ phú Trung Quốc, ông Quách Văn Quý (Guo Wengui), đang bị cảnh sát Hồng Kông điều tra về tội rửa tiền. Ông Quách Văn Quý vốn bị Bắc Kinh coi là một trong những kẻ thù lớn nhất. Sống lưu vong tại Mỹ, tỉ phú Quách Văn Quý thường xuyên tiết lộ trên mạng Twitter tin tức liên quan tới các quan chức cấp cao của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Từ Hồng Kông, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết chi tiết :

Từ căn hộ sang trọng mà ông sở hữu tại Manhattan, cách nay vài tháng, tỉ phú Quách Văn Quý khẳng định với hãng tin Pháp AFP là ông đã sẵn sàng « làm thay đổi chế độ Trung Quốc » và mang lại dân chủ cho Trung Quốc bằng mọi giá.


Trên báo chí và cả trên các mạng xã hội, doanh nhân giàu có này, người đã phất lên nhờ địa ốc, không sợ bị coi là kẻ thù của Bắc Kinh, cho dù đúng là nhà chức trách Trung Quốc coi ông như kẻ thù.

Theo yêu cầu của chính quyền Trung Quốc, năm ngoái Cảnh Sát Hình Sự Quốc Tế (Interpol) đã phát lệnh truy nã đỏ đối với ông Quách Văn Quý, bởi vì cách nay vài năm, chính ông bị cáo buộc hối lộ một quan chức cấp cao của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Nhưng lần này lại là cảnh sát Hồng Kông - về nguyên tắc, vốn hoạt động độc lập với chính quyền Trung Quốc - chú ý đến tỉ phú Quách Văn Quý. Cảnh sát Hồng Kông - nghi ngờ ông Quách rửa tiền, với khoản tiền lên tới 4 tỉ euro - đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của ông.

Từ khi rời Trung Quốc vào năm 2015, Quách Văn Quý tự nhủ sẽ kiên quyết đấu tranh chống lại chế độ hiện hành tại Trung Quốc và khẳng định không ai có thể bắt được ông, bởi, theo như ông nói, ông có « rất nhiều tiền »

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180816-mot-ti-phu-trung-quoc-bi-canh-sat-hong-kong-dieu-tra

ốc
08-17-2018, 04:47 PM
Kêu Hiến binh quốc tế làm chi? sao không nhờ Việt nam phái Tô Lâm sang Niu gióoc bắt cóc về Tàu giùm cho.

Triển
08-17-2018, 08:09 PM
Tô Lâm làm sao qua mặt được sếp lớn Tập Cận Bình của thiên triều. Tuy nhiên muốn đụng vào nội an Huê Kỳ nhớ phải hỏi Trâm, nghe đồn mới đây có ông cựu sếp FBI bị Trâm vạt mỏ không cho truy cập tài liệu mật.

ốc
08-17-2018, 10:22 PM
Ừ, chắc chắn Tô lâm hồi trước học nghề ở bên Tàu.

Triển
08-22-2018, 09:17 PM
Hối hận!



Vì tình hình chính trị bắt bớ đàn áp gần đây ở Tân Cương (thuộc Trung Quốc), chính phủ Đức tỏ ra hối hận và hoãn lại việc trục xuất những người xin tị nạn gốc người Duy Ngô Nhĩ bị bác đơn . Nghe rằng hồi tháng 3 vừa qua, ở tiểu bang Bavaria (Bayern) cảnh sát đã ập vô đang đêm áp tải một thanh niên 23 tuổi đã bị bác đơn xin tị nạn, trong khi đơn xin tiếp theo của y chưa được xét. Sự việc tạo ra xì-căng-đan khiến chánh quyền tiểu bang này tìm cách vãn hồi nhặt anh chàng này trở lại Đức. (chẳng ra thể thống gì)

http://cdn3.spiegel.de/images/image-1133506-860_poster_16x9-pmro-1133506.jpg

(* theo Spiegel Online (http://www.spiegel.de/politik/deutschland/bild-1224487-1133506.html))

ốc
08-22-2018, 10:13 PM
Đấy là hậu quả của tình trạng làm công vụ để lấy lòng cử tri hy vọng kiếm phiếu, họ có thể làm bất cứ điều sai trái nào để được đắc cử vào quyền chức. Không xử theo việc mà xử theo dư luận, không làm theo luật pháp mà làm theo chính trị, không cần sự thật mà chỉ cần lá phiếu.

Triển
08-30-2018, 04:34 AM
Họp lậu.




Nhật Bản và Bắc Triều Tiên đã họp bí mật tại Việt Nam


Thanh Phương
Đăng ngày 29-08-2018
Sửa đổi ngày 29-08-2018 16:13


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/japon%20affiche%20kipnapping%20030714.jpg
Áp phích trong chiến dịch vận động đòi trả tự do cho người Nhật bị Bắc Triều Tiên bắt cóc. (Ảnh chụp ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 03/07/2014)
REUTERS/Yuya Shino

Nhật Bản và Bắc Triều Tiên đã có một cuộc họp « bí mật » ở Việt Nam trong tháng 7 vừa qua mà không thông báo cho Hoa Kỳ. Đó là tiết lộ của nhật báo Mỹ Washington Post hôm qua, 28/08/2018.

Theo tờ báo này, cuộc họp bí mật này đã diễn ra giữa ông Shigeru Kitaruma, lãnh đạo Phòng Nghiên cứu và Tình báo của chính phủ Nhật Bản và ông Kim Song Hye, một quan chức cao cấp của Bắc Triều Tiên đặc trách về thống nhất đất nước.

Washington Post cho biết các quan chức cao cấp của Mỹ đã tỏ thái độ bực bội vì Nhật Bản đã không thông báo trước cho Hoa Kỳ về cuộc họp ở Việt Nam, trong khi Washington thường xuyên cập nhật thông tin cho Tokyo về các cuộc thương lượng với Bình Nhưỡng.

Tuy không xác nhận thông tin về cuộc họp bí mật nói trên, các quan chức ở Tokyo đã thừa nhận rằng trong việc thương lượng về việc trao trả những công dân Nhật bị bắt cóc ở Bắc Triều Tiên, họ không thể chỉ trông chờ Mỹ vận động thay cho họ.

Tổng thống Donald Trump cho biết là trong cuộc gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un tháng 6 vừa qua ở Singapore, ông có nêu vấn đề người Nhật bị bắt cóc. Thế nhưng, bản tuyên bố chung của hai lãnh đạo sau thượng đỉnh Singapore lại không nói gì đến các vi phạm nhân quyền của Bắc Triều Tiên, kể cả vấn đề bắt cóc công dân Nhật.

Cho tới nay, Tokyo vẫn đòi phía Bắc Triều Tiên trao trả những công dân Nhật đã bị bắt cóc trong thập niên 1970 và 1980, nhưng Bình Nhưỡng cho rằng vấn đề này đã được giải quyết. Trong nhiều thập kỷ qua, hồ sơ này vẫn gây cản trở cho việc bình thường hóa bang giao giữa Nhật Bản và Bắc Triều Tiên.

Mặc dù căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã tạm lắng dịu, với việc Bắc Triều Tiên họp thượng đỉnh với cả Hoa Kỳ lẫn Hàn Quốc, sách trắng về quốc phòng 2018 vừa được bộ Quốc Phòng Nhật Bản công bố hôm qua vẫn xem Bắc Triều Tiên là « một mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra ».

Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Itsunori Onodera đặc biệt nhấn mạnh đến việc Bình Nhưỡng « hiện vẫn có trong tay hàng trăm tên lửa có thể bắn tới hầu như toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản».

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180829-nhat-ban-bac-trieu-tien

Triển
09-28-2018, 10:24 PM
Hạ viện Canada tước danh hiệu công dân danh dự của bà Suu Kyi

https://gdb.voanews.com/8478A1E4-5C75-41F9-A109-4F47B48BBDB3_w1023_r1_s.jpg
Bà Suu Kyi khi đến dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Hà Nội hôm 13/9

Các nhà lập pháp Canada, trong một động thái biểu tượng, hôm 27/9 đồng lòng bỏ phiếu tước bỏ quyền công dân danh dự Canada của nhà lãnh đạo dân sự Myanmar, Aung San Suu Kyi, để phản ứng lại các tội ác nhắm vào cộng đồng Rohingya thiểu số.

Động thái này của Hạ viện Canada không có tác dụng gì bởi vì danh hiệu công dân danh dự được trao bởi một nghị quyết chung của cả Hạ viện và Thượng viện và các quan chức nói rằng cũng cần phải có một nghị quyết chung như thế mới bãi bỏ được. Bà Suu Kyi nhận được danh hiệu này hồi năm 2007.

Thủ tướng Justin Trudeau hôm 26/9 nói với các phóng viên rằng ông không phản đối việc tước danh dự này của bà Suu Kyi nhưng cũng nói rằng việc làm này không thể chấm dứt cuộc khủng hoảng ở Myanmar, nơi hơn 700.000 người Rohingya đã bỏ chạy sự đàn áp của chính phủ.

Hồi tuần trước, Hạ viện Canada đã nhất trí bỏ phiếu gọi các vụ thảm sát người Rohingya là ‘diệt chủng’.

Điều tra của Chính phủ Mỹ hồi tháng trước phát hiện rằng quân đội Myanmar đã tiến hành một chiến dịch được lên kế hoạch và có sự phối hợp kỹ lưỡng để thảm sát hàng loạt, hãm hiếp tập thể cùng các tội ác khác đối với người Rohingya.


/* src.:https://www.voatiengviet.com/a/h%E1%BA%A1-vi%E1%BB%87n-canada-t%C6%B0%E1%BB%9Bc-danh-hi%E1%BB%87u-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-danh-d%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-b%C3%A0-suu-kyi/4590448.html

Triển
09-30-2018, 09:58 PM
Tổng kết mới : 832 người chết do động đất và sóng thần ở Indonesia

Thu Hằng
Đăng ngày 30-09-2018
Sửa đổi ngày 30-09-2018 11:24


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-09-30t062439z_93793435_rc1c10c07ba0_rtrmadp_3_indones ia-quake_0.jpg
Quang cảnh một góc thành phố Palu, đảo Sulawesi, Indonesia, sau cơn sóng thần. (Ảnh chụp ngày 30/09/2018)
Antara Foto/Muhammad Adimaja/via REUTERS

Quy mô thiệt hại trận động đất gây sóng thần tại Indonesia nghiêm trọng hơn. Ít nhất 832 người chết, chủ yếu ở thành phố biển Palu, theo thống kê ngày 30/09/2018 của Cơ quan Xử lý thiên tai Indonesia. Tuy nhiên, số nạn nhân có nguy cơ cao hơn, trên 1.000 người.

Tổng thống Joko Widodo đã đến thành phố Palu để giám sát công tác cứu hộ và động viên quân đội « sẵn sàng ứng cứu người dân cả ngày lẫn đêm ».

Theo AFP, lực lượng cứu hộ vẫn gặp khó khăn để vào một số khu vực bị nạn. Do sợ các cơn dư chấn tiếp tục xảy ra, nhiều người dân ở Palu đã ngủ ngoài trời. Nhu cầu cấp bách nhất hiện này là lương thực và chỗ ở tạm. Hàng đoàn người xếp hàng dài để chờ nước uống và mì ăn liền. Nhiều máy bay chở nhu yếu phẩm đã đến sân bay Palu, nơi nhiều đường băng bị hư hỏng.

Trả lời RFI, ông Thomas Howells, giám đốc tổ chức phi chính phủ Save the Childre tại Jakarta tham gia cứu hộ, cho biết, đảo Sulawesi cần giúp đỡ của quốc tế:

« Tại Indonesia, đảo Sulawesi không phải là một vùng rất phát triển, như đảo Java và thành phố Jakarta, nhưng cũng không phải là hòn đảo nghèo nhất nước.

Cách người dân vượt qua được thiên tai này rõ ràng phụ thuộc vào tình hình kinh tế-xã hội của vùng, nhưng nhất là mức độ nghiêm trọng của thảm họa. Chúng tôi thực sự nghĩ rằng người dân Indonesia và chính quyền địa phương rất cần trợ giúp, căn cứ vào sức tàn phá của trận động đất gây sóng thần.

Một trận động đất 7,5 độ Richter là rất lớn và chúng tôi chưa từng thấy một trận động đất nào như vậy ở Indonesia. Cơn sóng thần cũng tràn sâu vào đất liền hơn. Vì vậy, tình hình rất đáng lo ngại ».

Pháp đề xuất giúp Indonesia cứu trợ người bị nạn

Ngày 30/09/2018, điện Elysée cho biết Pháp sẵn sàng giúp đỡ chính quyền Indonesia trong công tác cứu hộ. Nhóm Cứu hộ Thiên tai Pháp (GSCF), một tổ chức nhân đạo quốc tế tại thành phố Villeneuve-d’Ascq, gửi bốn lính cứu hỏa và khoảng 100 kg trang thiết bị đến Indonesia ngày 01/10. Hội Secours populaire của Pháp đã kêu gọi quyên góp.

Vào tháng 08/2018, một máy bay vận tải quân sự Pháp A400M đã chở hàng cứu trợ nhân đạo đến đảo Lombok sau trận động đất khiến hơn 500 người thiệt mạng.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20180930-tong-ket-moi-832-nguoi-chet-do-dong-dat-va-song-than-o-indonesia

Triển
10-08-2018, 08:33 AM
GIEC cảnh báo hậu quả nghiêm trọng, nếu nhiệt độ tăng hơn 1,5°C

Thu Hằng
Đăng ngày 08-10-2018
Sửa đổi ngày 08-10-2018 13:32

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_1862tw_0.jpg
Một cánh đồng ngô bị khô hạn tàn phá, miền đông nước Pháp, ngày 6/8/2018.
AFP/Patrick Hertzog

Trái đất tiếp tục nóng lên với nhịp độ đáng báo động. Các cam kết được thế giới đưa ra tại Paris cách đây ba năm hiện chưa đủ. Sau một tuần hội nghị ở Hàn Quốc, ngày 08/10/2018, nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu (GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động « nhanh hơn », nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5°C so với thời tiền công nghiệp.

Thông tín viên RFI Frédéric Ojardias tường trình từ Seoul :

« Với nhịp độ phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính hiện nay, nhiệt độ Trái đất có thể sẽ tăng thêm 1,5°C ngay vào năm 2030. Đây là khẳng định của các chuyên gia GIEC.

Bản báo cáo của hội chuyên gia về biến đổi khí hậu, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng tác động đến hệ sinh thái của việc nhiệt độ Trái đất tăng thêm 2°C, sẽ nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5°C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây ba năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2°C

Giới hạn 2°C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5°C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.

Báo cáo cũng cho biết cần có những công nghệ mới giúp thu giữ lượng khí CO2 dư thừa trong bầu khí quyển. Vì vậy, các chuyên gia của GIEC kêu gọi một bước đột phá và yêu cầu các chính trị gia thể hiện trách nhiệm để ngăn chặn một thảm họa khí hậu có thể gây ra hàng trăm triệu nạn nhân ».

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181008-giec-canh-bao-hau-qua-nghiem-trong-neu-nhiet-do-tang-them-hon-15%C2%B0c

Triển
10-11-2018, 08:32 PM
Hợp tác bền vững.:z74:





Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lại thăm Việt Nam giữa căng thẳng với Trung Quốc

https://gdb.voanews.com/F861B013-D4E3-4429-B433-48F07FDF08BF_cx0_cy2_cw0_w1023_r1_s.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch duyệt hàng quân danh dự trong chuyến thăm tới Hà Nội hôm 25/1.

Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis sẽ tới thăm Việt Nam vào tuần tới giữa lúc căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tăng cao về cả mặt quân sự lẫn thương mại.

Bộ trưởng Mattis dự kiến sẽ tới TP HCM ngày 16/10 để bàn thảo phương thức nhằm thúc đẩy hơn nữa các quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Chuyến thăm của ông Mattis diễn ra trong bối cảnh Lầu Năm Góc vừa hủy chuyến đi thăm Trung Quốc trước đó đã lên lịch vào giữa tháng này. Chuyến thăm bị hủy bỏ sau khi Bắc Kinh hủy một hội nghị an ninh cấp cao thường niên với ông Mattis được gọi là Đối thoại ngoại giao và an ninh. Đây được coi là thêm một dấu hiệu về sự lạnh nhạt trong quan hệ Mỹ-Trung giữa lúc căng thẳng giữa Hoa Kỳ và TQ tiếp tục lên cao. Trong các dấu hiệu khác, TQ đã từ chối không cho một chiến hạm của Mỹ cập cảng Hong Kong, và phản đối chiến dịch của Mỹ điều tàu hải quân đi ngang qua Biển Đông để thực thi quyền tự do hàng hải.

Hiện không biết liệu Biển Đông có là chủ đề được đưa ra bàn thảo trong chuyến thăm hai ngày của Bộ trưởng Mattis vào tuần sau hay không.

Theo trang mạng Sputnik trích nguồn của Zing.vn, dự kiến ông Mattis sẽ gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, và tới thăm sân bay Biên Hòa. Hai vị bộ trưởng này trước đó đã gặp nhau bốn lần.

Sân bay Biên Hòa là một trong những điểm nóng khi nói tới chất độc da cam, và là địa điểm Hoa Kỳ đang hợp tác với phía Việt Nam để giải quyết hậu quả chiến tranh.

Mặc dù chính phủ Mỹ chưa công bố thông tin chính thức về chuyến thăm sắp tới của Bộ trưởng Mattis, Zing.vn dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông Randall Schriver, nói rằng Bộ trưởng Mattis đến Việt Nam lần này là để “thảo luận với các quan chức Việt Nam và thúc đẩy một số dự án song phương cũng như cách hai bên có thể hợp tác trong một số lĩnh vực quan trọng.”

Đây sẽ là lần thứ hai ông Mattis tới Việt Nam và theo Zing.vn, điều này phản ánh phần nào tầm quan trọng ngày càng tăng của hợp tác quốc phòng, an ninh giữa hai nước.

Hồi tháng 1, ông Mattis tới Hà Nội lần đầu tiên trong tư cách Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Không lâu sau chuyến thăm của ông, tàu sân bay USS Carl Vinson cập cảng Đà Nẵng trong chuyến thăm đầu tiên của một hàng không mẫu hạm Mỹ kể từ sau khi chiến tranh kết thúc năm 1975.

Chuyến đi Việt Nam của ông Schriver, và sắp tới của Bộ trưởng Mattis, diễn ra giữa lúc Washington đang vận động các nước đối tác để tạo dựng một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương "tự do và rộng mở".

Ông Schriver được Zing.vn trích lời nói rằng Mỹ rất quan tâm đến những “đối tác an ninh mới nổi” trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/bo-truong-quoc-phong-my-lai-tham-viet-nam-giua-cang-thang-voi-trung-quoc/4609210.html

Triển
10-11-2018, 08:38 PM
Các cánh tay nối dài của Hà-Nội với luận điệu kèn thổi xuôi.




https://www.youtube.com/watch?time_continue=111&v=ecIK12qOGFU

Triển
10-17-2018, 09:37 AM
Việt cộng lại đổi chác, lại thắng. Ai chống đối bị đẩy đi lưu vong. Xong chuyện, vừa được tiếng "cải thiện nhân quyền, thả người bất đồng chính kiến", lại vừa được lai rai hàng hai. Hồi hè là vợ chồng ông Đài, hôm nay là mẹ con bà Quỳnh. Cứ sao y bản chánh, lặp đi lặp lại hàng năm, y hệt trò chơi của Kim mập Bắc Hàn.



Bộ Ngoại giao Mỹ hoan nghênh việc blogger Mẹ Nấm được phóng thích

Bộ cho biết bà Quỳnh và gia đình của bà quyết định đi Mỹ sau khi được thả ra khỏi nhà tù và dự kiến họ sẽ đến Mỹ trong ngày 17 tháng 10. Bộ không nêu cụ thể bà Quỳnh sẽ đến thành phố nào và cũng không cho biết chi tiết về sự sắp xếp khả dĩ với phía Việt Nam về việc phóng thích bà Quỳnh. (https://www.voatiengviet.com/a/bo-ngoai-giao-my-hoan-nghenh-viec-blogger-me-nam-duoc-phong-thich/4617456.html)

Triển
10-21-2018, 11:01 PM
Hàng ngàn người Đài Loan biểu tình chống TQ, kêu gọi độc lập

https://gdb.voanews.com/86AEFD53-D6F2-455C-84E1-4A0F3674988F_cx0_cy3_cw0_w1023_r1_s.jpg
Những người ủng hộ Đài Loan độc lập tham gia một cuộc tập hợp phản đối điều mà họ nói là những nỗ lực thôn tính của Trung Quốc ở Đài Bắc, Đài Loan, ngày 20 tháng 10, 2018.

Hàng ngàn người biểu tình ủng hộ Đài Loan độc lập đã tụ tập tại thủ đô của Đài Loan hôm thứ Bảy để phản đối "hành vi bắt nạt" của Bắc Kinh và kêu gọi trưng cầu dân ý về việc liệu hòn đảo tự trị này có nên chính thức tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc hay không.

Cuộc tập hợp, được mô tả là một trong những cuộc tập hợp lớn nhất ở Đài Loan trong năm nay, được tổ chức bởi một nhóm được gọi là Liên minh Formosa thành lập cách đây sáu tháng, và những người biểu tình tụ tập gần trụ sở Đảng Dân Tiến của Tổng thống Thái Anh Văn.

Kenny Chung, một phát ngôn viên Liên minh Formosa, mô tả số lượng người thanh gia biểu tình là "rất thành công," theo Reuters.

Quan hệ giữa Đài Loan và Bắc Kinh đã xấu đi kể từ khi bà Thái nhậm chức vào năm 2016. Trung Quốc nghi ngờ bà muốn thúc đẩy độc lập chính thức, một lằn ranh đỏ đối với Bắc Kinh.

Những người biểu tình cho biết chính phủ của bà Thái nên chống cự Bắc Kinh, và kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập để tránh bị "nuốt chửng." Một số người mang biểu ngữ với thông điệp: "Không bắt nạt nữa; không thôn tính nữa."

Cuộc bầu cử tổng thống tiếp theo diễn ra vào năm 2020, nhưng Đảng Dân Tiến cầm quyền sẽ thấy một số dấu hiệu ủng hộ từ các cuộc bầu cử địa phương khắp hòn đảo dự kiến diễn ra vào cuối tháng 11.

Bà Thái tuần trước nói rằng bà sẽ giữ nguyên hiện trạng với Bắc Kinh, nhưng bà cũng tuyên bố sẽ tăng cường an ninh quốc gia của Đài Loan và cho biết chính phủ của bà sẽ không khuất phục trước sự đàn áp của Trung Quốc.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hang-ngan-nguoi-dai-loan-bieu-tinh-chong-trung-quoc-keu-goi-doc-lap/4622040.html

Triển
10-25-2018, 05:08 AM
Jamal Khashoggi: câu chuyện càng ly kỳ...


https://www.facebook.com/RFIvi/videos/902514916612472/

Triển
10-27-2018, 09:57 PM
Jamal Khashoggi: câu chuyện càng ly kỳ...










Hôn thê của Khashoggi từ chối lời mời gặp Trump


https://www.youtube.com/watch?v=MJbewjXELN0

Triển
10-27-2018, 09:59 PM
Pháp, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp bàn về khủng hoảng Syria

Trọng Thành
Đăng ngày 27-10-2018
Sửa đổi ngày 27-10-2018 18:06

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/20/768/434/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/erdogan-poutine_0.jpg
Tổng thống Nga Putin và đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm nay tham gia hội nghị Istanbul để bàn về khủng hoảng Syria. Ảnh chụp hai nguyên thủ họp báo ở Matxcơva ngày 10/03/2017. (Ảnh minh họa)
Sergei Ilnitsky / POOL / AFP


Hôm nay, 27/10/2018, lãnh đạo bốn nước Pháp, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ họp tại Istanbul, để bàn về xung đột Syria. Đây là lần đầu tiên bộ tứ, có tiếng nói quan trọng trong hồ sơ Syria, chính thức gặp nhau để tìm cách tháo gỡ khủng hoảng.

Theo AFP, mục tiêu trước hết của bộ tứ là tìm cách bảo tồn thỏa thuận ngừng chiến mong manh tại tỉnh Idlib, căn cứ địa cuối cùng của phe nổi dậy, nơi quân đội Damas đang chuẩn bị mở một đợt tấn công lớn. Hội nghị Pháp, Đức, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cũng có mục tiêu thu hẹp bất đồng, để tìm một giải pháp chính trị cho khủng hoảng Syria.

Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh tình hình tại Idlib có xu hướng căng thẳng hơn. Hôm qua, ít nhất 7 thường dân thiệt mạng, do đạn của quân đội Syria. Đây là thiệt hại nhân mạng lớn nhất kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt thỏa thuận lập vùng đệm tại tỉnh Idlib hồi tháng 9.

Cho đến nay, lập trường của các bên vẫn hết sức khác biệt. Hội nghị khai mạc vào 12 giờ trưa nay, giờ quốc tế. Ngay trước hội nghị, sáng nay, tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc điện đàm với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin, để bàn về tình hình tại Idlib. Theo phủ tổng thống Pháp, quan điểm của Paris là các bên cần tiếp tục tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn, tạo điều kiện cho hoạt động trợ giúp nhân đạo tiếp cận các vùng dân cư, và xây dựng một lịch trình chuyển tiếp chính trị.

Theo các nhà quan sát, khó có hy vọng đạt được các kết quả đột phá ngay tại hội nghị này. Tuy nhiên, đây là một cơ hội quan trọng, cho phép các đối tác chủ chốt trong hồ sơ Syria tìm kiếm đồng thuận.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181027-phap-duc-nga-va-tho-nhi-ky-hop-ban-ve-khung-hoang-syria

Triển
11-02-2018, 01:46 AM
Rập khuôn ma dzờ in chai na!




Việt Nam tiếp tục gia tăng kiểm soát mạng viện lẽ chống « tin giả »

Trọng Nghĩa
Đăng ngày 01-11-2018
Sửa đổi ngày 01-11-2018 15:43

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-10-10t115115z_1769641552_rc1c3079bce0_rtrmadp_3_vietn am-socialmedia.jpg
Một người dùng iPad trong quán cà phê tại Hà Nội, Việt Nam, ngày 18/05/2018
REUTERS/Kham/File Photo

Vào hôm qua, 31/10/2018, chính quyền Việt Nam cho biết đã thiết lập một đơn vị giám sát mạng internet, có khả năng « quét », tức là rà soát, đến 100 triệu tin tức mỗi ngày, để tìm ra các « thông tin sai lệch ».

Theo hãng tin Pháp AFP , đây là một động thái mới của Nhà nước Việt Nam trong việc tung ra những công cụ nhằm siết chặt hơn nữa quyền kiểm soát thông tin, hạn chế quyền tự do internet.

Trích lời bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng được đăng trên trang web chính phủ, hãng tin Pháp ghi nhận là phương tiện mới nhất là một loại phần mềm được cho là có thể đọc mỗi ngày 100 triệu thông tin trực tuyến, « để phân tích, đánh giá và phân loại ».

Theo lời ông Hùng, việc rà soát lượng thông tin khổng lồ này là một điều cần thiết để có thể « trừng phạt một cách hợp pháp » những người loan truyền tin giả trên các mạng xã hội.

Bộ trưởng Thông Tin Việt Nam tuy nhiên không cho biết chi tiết về cách thức vận hành của bộ phận « chống tin giả » gọi là « trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng » - và nhất là nhờ đâu mà bộ phận đó có thể ra soát được một khối lượng thông tin khổng lồ cả « trăm triệu thông tin » như vậy.

Trong thời gian gần đây, Nhà nước độc đảng tại Việt Nam đã lần lượt triển khai một loạt biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát thông tin trên mạng, một động thái bị giới chỉ trích cho là nhằm trấn áp giới bất đồng chính kiến, đang sử dụng Facebook và YouTube làm công cụ hoạt động.

Trong chiều hướng đó, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua một luật an ninh mạng ngặt nghèo vào tháng Sáu vừa qua, yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải lưu trữ dữ liệu về người dùng Việt Nam ngay tại Việt Nam, và phải xóa các « nội dung độc hại » nếu được yêu cầu. Các tập đoàn internet như Facebook và Google cũng sẽ phải bàn giao dữ liệu người dùng nếu được chính quyền yêu cầu.

« Trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng » là một công cụ được loan báo ít lâu sau khi chính quyền tiết lộ là đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm Internet có đến 10.000 người, chuyên trách việc theo dõi các bài đăng trên mạng.

Theo AFP, một số nhà bất đồng chính kiến tại Việt Nam đã cho biết là ​​các thành phần gọi là dư luận viên đó đã ồ ạt tung bình luận ủng hộ chính phủ trên các trang Facebook của họ.

Nhận xét chung của các nhà quan sát là trong lãnh vực kiểm duyệt Internet, Việt Nam đã rập khuôn theo mô hình chuyên chế của Trung Quốc, và Luật An Ninh Mạng của Việt Nam đã bắt chước luật của Trung Quốc.

Báo cáo thường niên công bố vào hôm qua, 31/10 của tổ chức bảo vệ dân chủ Freedom House, do chính quyền Mỹ tài trợ, đã nêu bật vai trò « đầu têu » của Bắc Kinh trong việc đề ra những luật lệ ngặt nghèo về Internet, luật lệ mà Trung Quốc đã « xuất khẩu » qua hơn một chục nước. Trung Quốc còn xuất khẩu công nghệ kiểm duyệt thông tin, và nhất là cố vấn cho các « khách hàng ».

Báo cáo của Freedom House đã dựa trên thông tin từ báo chí và chính phủ Trung Quốc để tiết lộ rằng Việt Nam cùng với Uganda, Tanzania, hai quốc gia châu Phi, là nơi mà các biện pháp về an ninh mạng đều được đưa ra sau những cuộc thảo luận với các quan chức Trung Quốc.


/* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181101-viet-nam-tiep-tuc-tung-vu-khi-kiem-soat-mang-vien-le-chong-%E2%80%9Ctin-gia%E2%80%9D





PS: Bài tường trình của Freedom House: https://freedomhouse.org/report/freedom-net/freedom-net-2018/rise-digital-authoritarianism

Triển
11-04-2018, 08:46 PM
Double standard. :)




Thủ tướng Pháp không tránh né vấn đề nhân quyền với Việt Nam

Thụy My
Đăng ngày 04-11-2018
Sửa đổi ngày 04-11-2018 19:22


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_1aj3gb.jpg
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe trả lời báo chí sau khi dự lễ khánh thành trường trung học Pháp Alexandre Yersin ở Hà Nội ngày 03/11/2018.
AFP

Pháp không hề tránh né chủ đề nhân quyền với Việt Nam, nhưng đã đề cập riêng với Hà Nội chứ không « bằng con đường báo chí ». Thủ tướng Pháp Edouard Philippe hôm nay 04/11/2018 trong ngày cuối của chuyến công du Việt Nam đã khẳng định như trên.

Được các nhà báo chất vấn về chủ đề nhạy cảm này, người đứng đầu chính phủ Pháp khẳng định : « Vấn đề đã được nêu ra ở nơi cần phải nêu, tại một diễn đàn với diễn tiến tốt đẹp theo cách thức mà chúng tôi luôn tiến hành. Chúng tôi không hề tránh né, nhưng đã có những cuộc thảo luận với chính quyền Việt Nam mà không đưa lên báo ».

Theo một nguồn tin ngoại giao, vấn đề nhân quyền đã được đề cập đến « trong khuôn khổ các cuộc hội đàm » giữa thủ tướng Edouard Philippe với các nhà lãnh đạo Việt Nam ngay hôm thứ Sáu 2/11, ngày đầu tiên của chuyến viếng thăm. Nguồn tin trên cho biết « Chính quyền Việt Nam đã được yêu cầu quan tâm đến một danh sách gồm những trường hợp cá nhân cụ thể ».

Hôm nay, ngày cuối của chuyến công du Việt Nam ba ngày, thủ tướng Pháp đã khánh thành một trung tâm y tế ở Thành phố Hồ Chí Minh. Khi trả lời câu hỏi về nhân quyền, ông Edouard Philppe nói thêm : « Trợ giúp để những trung tâm y tế như thế này phát triển, tôi cho rằng đây cũng là đáp ứng lại những khát vọng của xã hội Việt Nam ».

Chuyến thăm của thủ tướng Pháp diễn ra vào thời điểm Việt Nam vừa công bố dự thảo Luật An ninh mạng. Đạo luật sẽ có hiệu lực từ đầu năm 2019, buộc các trang web phải xóa mọi lời bình bị cho là « đe dọa an ninh quốc gia », lưu trữ các thông tin các nhân và dữ liệu của người sử dụng.

Theo Amnesty International, khoảng 100 người đã bị vào tù trong năm 2017 vì lý do chính trị, còn theo ghi nhận của AFP, khoảng 50 nhà tranh đấu và blogger đã bị kết án trong năm nay. Các nhóm bảo vệ nhân quyền lo ngại trấn áp sẽ tăng lên cùng với việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kiêm luôn chủ tịch nước.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/viet-nam/20181104-thu-tuong-phap-khong-tranh-ne-van-de-nhan-quyen-voi-viet-nam?fbclid=IwAR27lK4cmDWROGi5lqllKr2exTJOCHvzYQ-LD4h5HBlAQQZAuhA-Eqh7lfQ&ref=fb_i

ốc
11-12-2018, 06:37 PM
Giở mặt: Từ nạn nhân giở thành kẻ đồng lõa. Từ chiến sĩ tự do dần dần tiếp tay cho kẻ đàn áp. Giống hệt bọn di dân theo nịnh Trâm lú.

Aung San Suu Kyi stripped of Amnesty's highest honour over 'shameful betrayal'
https://www.theguardian.com/global-development/2018/nov/12/aung-san-suu-kyi-amnesty-highest-honour-shameful-betrayal


Amnesty International said on Monday that Aung San Suu Kyi, now Myanmar’s civilian leader, was no longer a symbol of hope, and that it had withdrawn its highest honour, the ambassador of conscience award. It cited her “apparent indifference” to atrocities committed against the Rohingyaand her increasing intolerance of freedom of speech.

Amnesty International added that Aung San Suu Kyi’s administration had stirred up hatred against Rohingya by labelling them “terrorists”, obstructed international investigations into abuses, and failed to repeal repressive laws used to silence critics.
...
In September, Aung San Suu Kyi defended the imprisonment of two Reuters journalists who were given seven-year jail terms after investigating the massacre of Rohingya Muslims in Rahkine state. The sentences were widely condemned by international governments, human rights groups and the UN as a miscarriage of justice and a symbol of the major regression of freedom of expression in Myanmar.

Triển
11-14-2018, 08:17 AM
Bà này lâu lắm rồi hết dám đi họp ở LHQ.

ốc
11-14-2018, 05:19 PM
Chỉ còn cơ hội đi Mác tự khoa, Bắc kình, Bịnh nhưỡng hay Hà lội.

Triển
11-14-2018, 09:03 PM
Chỉ còn cơ hội đi Mác tự khoa, Bắc kình, Bịnh nhưỡng hay Hà lội.

Hôm qua bà ấy có bay sang Tân gia ba gặp mặt tổng thống hai (http://vi.rfi.fr/chau-a/20181114-rohingya-pho-tong-thong-my-truc-tiep-chi-trich-aung-san-suu-kyi-ok).

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-11-14t061628z_1308695618_rc15934e9b30_rtrmadp_3_asean-summit.jpg

ốc
11-14-2018, 11:10 PM
Chắc là vai tổng thống Mỹ sang học chị ấy cách đàn áp dân làm báo và dân thiểu số.

#MAGA (Minorities Are Getting Annihilated)

Triển
11-16-2018, 09:36 PM
Yêu nhau cho lắm cắn nhau đau ...




https://www.youtube.com/watch?v=F_k0PJgxP_s



Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un quan sát vụ thử một vũ khí chiến thuật bí hiểm

RFI Đăng ngày 16-11-2018 Sửa đổi ngày 16-11-2018 11:05


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-11-15t235341z_1574906399_rc153b76b080_rtrmadp_3_north korea-politics.jpg
Lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un tại căn cứ quân sự Sinuiju City. Ảnh do KCNA cung cấp ngày 16/11/2018.
Reuters

Hãng thông tấn chính thức của Nhà nước Bắc Triều Tiên - KCNA, ngày 16/11/2018, đưa tin, lãnh đạo Kim Jong Un đã tới một căn cứ quân sự để quan sát vụ thử một loại « vũ khí chiến thuật cực kỳ hiện đại », « công nghệ cao », nhưng Bình Nhưỡng không cho biết đó là loại vũ khí gì và cũng không nói đến vũ khí nguyên tử hay tên lửa đạn đạo tầm xa.

Đây là lần đầu tiên, kể từ một năm qua, Kim Jong Un tới một căn cứ quân sự. Lần gần đây nhất là vào tháng 11/2017, khi Bắc Triều Tiên bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hỏa Tinh-15 (Hwasong-15).

Giới quan sát cho rằng thông báo này như một lời cảnh cáo nhắm tới Hoa Kỳ và Hàn Quốc trong bối cảnh các cuộc đàm phán về hạt nhân bị bế tắc.

Từ Seoul, thông tín viên Frederic Ojardias tường trình :

« Hãng thông tấn chính thức của Bắc Triều Tiên khẳng định là lãnh đạo Kim Jong Un đã không thể kìm nén được niềm vui khôn xiết sau vụ thử thành công một vũ khí chiến thuật bí hiểm. Đây là một dự án chế tạo vũ khí được đưa ra từ thời cố lãnh đạo Kim Jong Il, cha của ông Kim Jong Un.

Vẫn theo nguồn tin trên, việc phát triển loại vũ khí này chứng tỏ khả năng phòng thủ của Bắc Triều Tiên trong khu vực. Phải chăng đó là một loại máy bay không người lái ? Hay là một loại pháo ? Bình Nhưỡng không cung cấp bất kỳ hình ảnh và chi tiết nào.

Dường như thông báo này là một lời cảnh cáo : Vào lúc các cuộc thương lượng không tiến triển, Bắc Triều Tiên gây áp lực với Hoa Kỳ để buộc Washington chấp nhận một thỏa hiệp, nhất là việc giảm nhẹ trừng phạt.

Chính quyền Bình Nhưỡng tránh các tuyên bố hung hăng và thóa mạ, thận trọng đưa ra một thông điệp có chừng mực để tránh làm hỏng tiến trình đối thoại.

Bộ Ngoại Giao Mỹ đã đáp lại ngay là các cuộc thương thuyết tiếp tục và khẳng định, Washington vẫn tin tưởng rằng Kim Jong Un sẽ tôn trọng các cam kết đã đưa ra hồi tháng Sáu vừa qua, trong cuộc gặp thượng đỉnh với Donald Trump, ở Singapore ».

Về quan hệ Hoa Kỳ-Bắc Triều Tiên, hãng tin KCNA cho biết là Bình Nhưỡng đã quyết định trục xuất một công dân Mỹ, Lawrence Bruce Byron, bị bắt giữ từ ngày 16/10/2018 khi người này từ Trung Quốc vào Bắc Triều Tiên.

Khi bị bắt, ông Byron khai là đã nhập cảnh trái phép vào Bắc Triều Tiên theo lệnh của CIA. Tháng 11/2017, một người cũng có tên như vậy, khoảng 50 tuổi, sinh sống tại Louisiana, đã bị an ninh Hàn Quốc bắt giữ khi lảng vảng gần khu vực biên giới Liên Triều. Sau đó, người này đã bị trục xuất về Mỹ.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181116-bac-trieu-tien-kim-jong-un-quan-sat-vu-thu-mot-vu-khi-chien-thuat-bi-hiem?fbclid=IwAR0kRXKVPgFxOE45zrJPEUXudCSChMLT1Moh tvFrL8fUARDNg-5C57PWSkM&ref=fb_i

Triển
11-17-2018, 08:33 PM
CIA: Thái tử Ả Rập Xê Út đã ra lệnh sát hại Khashoggi

Thụy My
Đăng ngày 17-11-2018
Sửa đổi ngày 17-11-2018 11:24


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/salman_03.jpg
Thái tử Ả Rập Xê Út Mohamed Ben Salmane, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York ngày 27/03/2018.
REUTERS/Amir Levy/File Photo

Nhật báo Mỹ The Washington Post hôm 16/11/2018 cho biết: CIA kết luận rằng thái tử Ả Rập Xê Út, Mohamed Ben Salmane đã ra lệnh sát hại nhà báo Jamal Khashoggi tại Istanbul vào tháng trước. Nhà Trắng, bộ Ngoại Giao và cơ quan tình báo Mỹ đều từ chối bình luận về thông tin có thể ảnh hưởng đến nỗ lực của tổng thống Donald Trump nhằm duy trì quan hệ ngoại giao tốt đẹp với Riyad.

Từ San Francisco, thông tín viên Eric de Salve tường trình :

« Theo CIA, thì không còn nghi ngờ gì nữa, rõ ràng là thái tử Mohamed Ben Salmane đã ra lệnh ám sát.

Trước hết, Washington Post cho biết, cơ quan tình báo Mỹ đã dựa vào băng ghi âm vụ sát nhân được Thổ Nhĩ Kỳ cung cấp, nhờ các micro cài ngay trong lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul. Băng này cho thấy ông Khashoggi đã bị giết ở bên trong tòa lãnh sự, vài phút sau khi bước vào. Nhà báo bị sát hại tại văn phòng của tổng lãnh sự, và có sự hiện diện của quan chức này. Băng ghi âm đã được giám đốc CIA, bà Gina Haspel nghe lại.

Cũng theo cơ quan tình báo Mỹ, đây là bằng chứng cho thấy sự can thiệp của biệt đội 15 người Ả Rập Xê Út từ Riyad đến Istanbul vào tháng 10. Trong ê-kíp tử thần này có các sĩ quan an ninh thân cận với Mohamed Ben Salmane.

Ngoài ra ngay sau vụ sát hại, từ lãnh sự quán, một thành viên của biệt đội đồng thời là sĩ quan thân cận với thái tử đã gọi điện thoại cho một trong các cố vấn của Mohamed Ben Salmane để thông báo là chiến dịch đã hoàn tất.

Cuối cùng theo CIA, cái bẫy chết người này có thể do chính em trai của thái tử giăng ra. Bản thân Khalid Ben Salmane là đại sứ Ả Rập Xê Út tại Hoa Kỳ, đã gọi điện cho Jamal Khashoggi, nói với nhà báo này là cứ đến lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul, bảo đảm rằng ông không có gì phải lo ngại. CIA cho rằng cuộc gọi này là do thái tử yêu cầu, đã bị tình báo Mỹ nghe lén được.

Tờ Washington Post dẫn một nguồn tin từ CIA kết luận : « Tất cả những sự kiện trên không thể nào xảy ra nếu không có sự can dự của thái tử Mohamed Ben Salmane ».

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181117-cia-thai-tu-a-rap-xe-ut-da-ra-lenh-sat-hai-khashoggi

Triển
11-27-2018, 12:14 AM
Chắc là đã có ông Tập mới trong phòng thí nghiệm chờ kéo chỉ á.:z34:


https://www.youtube.com/watch?v=-vKbBDrEsls

Triển
12-12-2018, 10:55 PM
Đa số người Philippines tin được Mỹ bảo vệ

Thu Hằng
Đăng ngày 12-12-2018
Sửa đổi ngày 12-12-2018 12:21

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/000_h0459.jpg
Hải quân Mỹ-Philippines trong cuộc tập trận đổ bộ PHIBLEX, trong tỉnh Tarlac, bắc Manila hồi 10/10/2016.
TED ALJIBE / AFP

Khoảng 61% người dân Philippines tin rằng cam kết quốc phòng của Hoa Kỳ đối với quốc gia đồng minh Đông Nam Á là vững chắc. Đây là kết quả một cuộc khảo sát được tổ chức Social Weather Station công bố ngày 12/12/2018.

Cụ thể, theo trang Philstar, có 31% người dân tin tưởng mạnh mẽ và 30% phần nào tin rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ quốc gia Đông Nam Á, đồng minh lâu năm của Mỹ. Gần một nửa trong số họ (47%) biết đến Hiệp ước Phòng thủ Hỗ tương (MDT) được hai nước ký kết năm 1951.

Vẫn theo cuộc khảo sát trên, khoảng 67% trong số những người nắm rõ về tranh chấp hàng hải tại Biển Đông tin rằng Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Philippines trong trường hợp bị xâm chiếm. Niềm tin vào cam kết quốc phòng của Washington còn cao hơn, ở mức 82% trong số những người có kiến ​​thức sâu rộng về vấn đề Biển Đông (Philippines gọi là Biển Tây Philippines), nơi Trung Quốc tự tuyên bố chủ quyền trên phần lớn khu vực.

Vùng Mindanao tiếp tục nằm trong thiết quân luật

Ngày 12/12/2018, Quốc Hội Philippines thông qua quyết định triển khai thêm tình trạng thiết quân luật tại vùng Mindanao cho đến cuối năm 2019, sau khi tổng thống Duterte yêu cầu duy trì các biện pháp an ninh nghiêm ngặt để ngăn chặn lực lượng thánh chiến Hồi Giáo quay lại vùng này. Quyết định bị phe đối lập chỉ trích vì theo họ tình hình đã yên ổn ở Mindanao.

Mindanao là một trong những vùng nghèo nhất Philippines, phần lớn người dân theo Hồi Giáo. Tình trạng tội phạm, cướp biển, các phe nổi dậy có vũ trang, liên tục hoành hành trong khu vực này từ nhiều thập niên qua.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181212-philippines-35-nguoi-dan-tin-rang-my-se-bao-ve-philippines

Triển
12-13-2018, 08:24 AM
Trả thù Canada, thiên triều lại bắt tiếp ...




Trung Quốc bắt công dân Canada thứ hai


Bắc Kinh hôm 13/12 thông báo đang điều tra doanh nhân Canada Michael Spavor vì bị nghi gây tổn hại tới an ninh của Trung Quốc, vài ngày sau khi một cựu nhân viên ngoại giao Canada bị giữ ở nước này giữa lúc căng thẳng ngoại giao leo thang.

Reuters dẫn lời nguồn tin ở Trung Quốc nói rằng cơ quan an ninh ở thành phố Đan Đông giáp với Bắc Hàn đã điều tra ông Spavor kể từ ngày 10/12. Tin cho hay, doanh nhân này làm ăn với phía Triều Tiên.

Thông báo trên được đưa ra ít ngày sau khi cựu nhân viên ngoại giao Michael Kovrig bị bắt ở Bắc Kinh hôm 10/12.

Khi được hỏi về vụ bắt giữ ông Spavor, theo Reuters, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng ông Spavor và cả ông Kovrig bị nghi gây tổn hại tới an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Người phát ngôn này cũng nói thêm rằng “quyền lợi pháp lý của cả hai công dân Canada đã được bảo đảm”.

“Hai vụ việc đang được điều tra riêng rẽ”, ông Lục nói, nhưng không cho biết thêm chi tiết.

Ông nói tiếp rằng đại sứ quán Canada đã được thông báo về vụ bắt giữ.

Trung Quốc đã phản ứng đầy tức giận sau khi Canada bắt bà Mạnh Vãn Chu, giám đốc tài chính của tập đoàn Huawei, hôm 1/12 theo yêu cầu của Washington.

Vụ bắt giữ ông Spavor nhiều khả năng sẽ làm leo thang tranh cãi ngoại giao, theo Reuters.

Tin cho hay, Trung Quốc không liên hệ vụ bắt ông Kovrig với vụ của bà Mạnh, nhưng các chuyên gia ngoại giao Canada nói rằng họ không nghi ngờ về sự liên kết giữa hai vụ này.

Khi được hỏi rằng liệu hai công dân Canada có được thả nếu bà Mạnh được phóng thích, ông Lục nhấn mạnh rằng việc bắt bà là hành động sai lầm và Canada cần phải thả bà ngay lập tức.#


/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trung-qu%E1%BB%91c-b%E1%BA%AFt-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-canada-th%E1%BB%A9-hai/4698901.html

Triển
12-17-2018, 08:23 AM
Trung Quốc: Giám mục Vatican nhường chức cho giám mục Nhà Nước

Thùy Dương
Đăng ngày 16-12-2018
Sửa đổi ngày 16-12-2018 16:24

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/chine_eveques.jpg
Ảnh minh họa cho sự cải thiện quan hệ Vatican Bắc Kinh: Hai giám mục Trung Quốc đến họp ở Vatican ngày 03/10/2018.
REUTERS/Tony Gentile

Theo yêu cầu của Vatican, một giám mục Trung Quốc từng được Tòa Thánh Vatican chỉ định nhưng không được chính quyền Bắc Kinh công nhận, hôm 15/12/2018, đã nhường chức cho một giám mục vốn được Bắc Kinh công nhận. Hoàn Cầu Thời Báo, đã coi đây là một tín hiệu của Tòa Thánh nhằm cải thiện quan hệ song phương sau khi hai bên mới đây đã ký một thỏa thuận.

Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh tuần qua, một phái đoàn chính thức của Vatican sang thăm Bắc Kinh. Đây là một chuyến thăm hiếm hoi của đại diện Vatican tới Trung Quốc.

Giám mục Quách Hy Cẩm (Vincent Guo Xijin), thuộc « giáo hội thầm lặng » ở tỉnh Phúc Kiến, đã được giáo hoàng chỉ định. Ông chưa bao giờ được chính quyền Trung Quốc công nhận, thậm chí còn bị nhà chức trách thẩm vấn nhiều lần, nhất là vào tháng 03/2018.

Việc chỉ định giám mục là tâm điểm các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và Tòa Thánh. Từ năm 2017, lãnh đạo ngoại giao Vatican đã nhiều lần kêu gọi giám mục Quách từ chức để tạo thuận lợi cho các cuộc thảo luận song phương nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Bắc Kinh với Tòa Thánh, nhưng ông không chấp thuận.

Lần này, trả lời Hoàn Cầu Thời Báo, giám mục Quách Hy Cẩm khẳng định là giáo hội thầm lặng (được Vatican công nhận), và giáo hội Nhà Nước (do chính quyền lập ra) sẽ sáp nhập làm một, ông sẽ trở thành giám mục « phụ tá », còn giám mục Chiêm Tư Lộc (Zhan Silu) sẽ là giám mục chính tại giáo phận Mân Đông, tỉnh Phúc Kiến.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181216-trung-quoc-giam-muc-vatican-nhuong-chuc-cho-giam-muc-nha-nuoc

ốc
12-17-2018, 06:16 PM
Ở bên Mỹ thì giám mục Vatican nhường chức cho Trâm.

Triển
12-17-2018, 08:47 PM
Vậy là có thêm độ bán súng cho tín đồ lấy tiền xây tường thành chống giặc phương Nam cứu nguy nền an ninh quốc gia.

Triển
12-20-2018, 08:49 AM
tiếu lâm, bắt qua bắt lại chẳng hại gì nhau.




Trung Quốc: Phụ nữ Canada bị bắt giữ vì lao động bất hợp pháp


https://gdb.voanews.com/BF49215C-566B-4380-9DEB-67993CFF4A65_w1023_r1_s.jpg
Các nhân viên an ninh gác trước Ðại sứ quán Canada ở Bắc Kinh, ngày 20/12/2018.

Bắc Kinh nói phụ nữ Canada bị bắt giữ bị "phạt hành chánh" vì lao động bất hợp pháp ở Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo hôm thứ Năm 20/12, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hứa Chí Vịnh xác nhận người phụ nữ Canada đó tên là Sarah McIver, nhưng không cho biết chi tiết về hình phạt.

Truyền thông Canada trước đó xác định McIver là một giáo viên.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ Tư cho biết rằng chính phủ của ông đang cố gắng thu thập thêm thông tin về vụ này, nhưng việc giam giữ McIver dường như không liên quan đến việc giam giữ hai người Canada khác ở Trung Quốc mà ông gọi là "một trường hợp rất riêng biệt."

Hai người Canada bị Trung Quốc bắt giam ngay sau khi Canada bắt giữ một giám đốc điều hành của một công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc theo yêu lệnh bắt giữ cũa Hoa Kỳ ngày 1 tháng 12.

Giám đốc tài chính công ty Huawei, bà Mạnh Vãn Chu bị cáo buộc “lách” các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Các giới chức Canada tránh nói việc Bắc Kinh bắt giữ hai người Canada là hậu quả trực tiếp từ vụ Canada bắt giữ bà Mạnh. Tuy nhiên cựu đại sứ Canada tại Trung Quốc David Mulroney nói điều đó không thể chấp nhận được.

Ông Mulroney nói: “Bắt giữ một người là đủ tệ rồi. Bắt hai người là khủng khiếp. Bắt đến ba người cho thấy rõ Trung Quốc tàn nhẫn như thế nào. Đó là một lời nhắc nhở cho mọi người rằng Trung Quốc là một quốc gia tù đày."

Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó cho biết hai người Canada - nhà cựu ngoại giao Michael Kovrig và cố vấn kinh doanh Michael Spavor - bị bắt với cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia của Trung Quốc.

Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng bà Mạnh đã nói dối với các ngân hàng về việc Huawei kiểm soát công ty Skycom Nethera có trụ sở tại Hồng Kông. Công ty này được cho là đã bán hàng hóa của Mỹ cho Iran vi phạm lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ.

Bà Mạnh được tại ngoại tại Vancouver trong khi chờ phiên tòa quyết định về việc dẫn độ bà sang Hoa Kỳ.

Trung Quốc cảnh báo Canada về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu không thả bà Mạnh.

Tổng thống Donald Trump nói với Reuters tuần trước rằng ông sẽ đích thân can thiệp vào vụ bà Mạnh nếu điều đó có lợi cho an ninh quốc gia của Hoa Kỳ hoặc có ích cho thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.

Ông Nelson Wiseman, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Toronto, nói rằng Trung Quốc dễ dàng trút sự tức giận lên Canada, nhưng thay vào đó nên đổ vào Hoa Kỳ.

Giáo sư Wiseman nói với VOA: "Mối quan hệ thương mại, và rộng hơn về mặt chiến lược, quan trọng đến mức họ sợ ảnh hưởng đến quyền lực của tổng thống Mỹ. Và đối với họ, điều quan trọng nhất là đạt được một thỏa thuận thương mại nào đó với Hoa Kỳ bởi vì hiện tại nền kinh tế của họ đang thực sự xuống dốc."

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/trung-quoc-noi-phu-nu-canada-bi-bat-giu-vi-lao-dong-bat-hop-phap/4709042.html

Triển
12-24-2018, 09:17 PM
Vụ công dân Canada bị bắt: TQ tố Anh, EU ‘đạo đức giả’



https://gdb.voanews.com/4294E1AA-D845-441B-9D74-ACFEF23EBB39_w1023_r1_s.jpg
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.


Hôm 24/12, Trung Quốc cáo buộc Anh và Liên minh châu Âu (EU) ‘đạo đức giả’, khi các nước này lên tiếng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc giam giữ hai công dân Canada, theo Reuters.

Trung Quốc còn nói rằng các quốc gia Tây phương dùng “tiêu chuẩn kép” khi không đề cập việc bà Mạnh Vãn Chu, Giám đốc Tài chính của công ty Huawei bị bắt ở Canada vào ngày 1/12.

Trước đó, hôm 22/12, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland cho biết rằng Canada sẽ duy trì một chiến dịch cấp cao trong những ngày tới để tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nước đồng minh, khi nước này tăng áp lực buộc Trung Quốc trả tự do cho hai công dân Canada đang bị giam giữ, mà phía Trung Quốc cho rằng đang gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.

https://gdb.voanews.com/49841DB2-DC39-4689-A031-1D636A2A9679_w650_r1_s.jpg
Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland.

Ngoại trưởng Freeland đã lên tiếng như vậy một ngày sau khi Hoa Kỳ cùng Canada kêu gọi Bắc Kinh trả tự do cho hai công dân Canada bị bắt giữ, sau khi chính quyền Canada bắt giam bà Mạnh Vãn Chu theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Anh và EU cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với Canada.

Hôm 24/12, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói rằng Bắc Kinh bày tỏ sự “bất mãn mạnh mẽ và kiên quyết phản đối” các phát biểu của Canada, Hoa Kỳ và những quốc gia khác liên quan đến việc công dân Canada bị giam giữ.

Hai công dân Canada là ông Michael Kovrig, cựu nhà ngoại giao và cố vấn của nhóm chuyên gia tư vấn International Crisis Group -ICG, và doanh nhân Michael Spavor, bị bắt do nghi ngờ gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc nên họ “dĩ nhiên” là bị giam giữ, bà Oánh nói.

Bà nói rằng: “Chúng tôi kêu gọi các nước liên quan tôn trọng chủ quyền tư pháp của Trung Quốc.”

Bà cho rằng sự lên tiếng của Anh và EU là “chuyện lạ.”

Nữ phát ngôn viên nói thêm: “Việc này có dính dáng dến Anh và EU không? Khi Canada bắt giữ bất hợp pháp một giám đốc điều hành cấp cao của một công ty Trung Quốc theo yêu cầu của Hoa Kỳ, sao họ không đả động đến?”.

https://gdb.voanews.com/C16B5DC3-F33B-4E32-BBF5-6546D1C8873E_w650_r1_s.jpg
Ông Michael Kovrig và ông Michael Spavor.

Ông Kovrig đồng thời cũng là một người Hungary và do đó cũng là một công dân EU, các nguồn tin nói với Reuters vào tuần trước.

Bà Oánh nói rằng Trung Quốc một lần nữa kêu gọi Canada trả tự do cho bà Mạnh và Hoa Kỳ phải rút lại lệnh bắt giữ bà.

Reuters dẫn các nguồn tin thân cận cho biết rằng trong khi bà Mạnh được tiếp cận đầy đủ với các luật sư và có thể gặp gia đình, thì ông Kovrig lại bị từ chối đại diện pháp lý, không được phép gặp gia đình và bị giới hạn một tháng chỉ được thăm lãnh sự một lần.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/vu-cong-dan-canada-bi-bat-tq-to-anh-eu-dao-duc-gia/4713881.html

Triển
12-27-2018, 09:53 PM
Nghe quen quen!
Khi đồng minh th.....áo ... ắng cuộc.






Bị Mỹ bỏ rơi, người Kurd ở Syria nhờ cậy Nga và Assad
December 27, 2018

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/12/Kurd-Syria.jpg?resize=768%2C543&ssl=1
Một nữ chiến binh người Kurd ở Syria. (Hình: Getty Images)

BEIRUT, Lebanon (NV) — Lo ngại trước quyết định rút quân khỏi Syria của Tổng Thống Donald Trump, giới lãnh đạo người thiểu số Kurd, vốn kiểm soát phần lớn khu vực phía Bắc Syria, kêu gọi Nga và đồng minh của họ ở Damascus hãy gửi quân đến biên giới để ngăn không cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kéo qua.

Theo bản tin hãng thông tấn Reuters, lời kêu gọi của người thiểu số Kurd là quân đội chính phủ Syria hãy quay trở lại vùng biên giới, cho thấy tình trạng nguy kịch của họ sau khi ông Trump bất ngờ ra lệnh rút quân.

Tuy hiện nay chưa có sự thay đổi nào ở vùng biên giới giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, do quân đội Mỹ còn đóng nơi này và ông Trump nói việc rút quân sẽ diễn ra từ từ, các giới chức Kurd đang vội vã tìm chiến lược để bảo vệ khu vực của họ trước khi Mỹ rút quân.

Các giới lãnh đạo người Kurd đang gia tăng các cuộc thương thảo với Damascus và Moscow. Họ cũng đang cố gắng tìm cách thuyết phục các quốc gia Tây Phương khác lấp vào khoảng trống quân sự do Mỹ để lại.

Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ từ trước đến nay vẫn luôn tìm cách tiêu diệt người thiểu số Kurd vì sắc dân này muốn lập khu tự trị trong nội địa Thổ.

Khu vực do người Kurd kiểm soát nay chiếm khoảng 1/4 lãnh thổ Syria, phần lớn nằm về phía Đông sông Euphrates. Đây cũng là nơi có nhiều trữ lượng dầu hỏa của Syria. (V.Giang)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/the-gioi/bi-my-bo-roi-nguoi-kurd-o-syria-nho-cay-nga-va-assad/








Syria : Sự phản bội của Trump

Thùy Dương
Đăng ngày 27-12-2018
Sửa đổi ngày 27-12-2018 17:06


http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2018-12-19t141056z_505791998_rc197d163090_rtrmadp_3_usa-trump-syria1.jpg
Lính Mỹ tuần tra tại khu vực Kurdistan Syria gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh ngày 04/11/2018
Reuters

Một mình chống lại tất cả, hay gần như tất cả. Trên đây là câu mở đầu trong bài xã luận của báo Le Monde « Syria : Sự phản bội của Trump ». Tổng thống Mỹ đã ra lệnh rút quân đội khỏi Syria. Hôm 19/12, chủ nhân Nhà Trắng viết trên Twitter : « Chúng ta đã thắng tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ». Rồi sau đó, trong một đoạn video, tổng thống Donald Trump nói : « Chúng ta đã chiến thắng. Đã đến lúc các đội quân của chúng ta trở về nhà. Tất cả họ sẽ trở về, và họ sẽ về ngay từ bây giờ ».

Khi nhắc đến 2.000 quân nhân Mỹ đóng ở Syria, Donald Trump cho thấy ông đang thực hiện một trong các lời hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống. Nguyên thủ Mỹ cũng dự kiến rút một nửa số quân khỏi Afghanistan. Kể từ khi tổng thống George W.Bush chọn cách đáp trả vụ tấn công 11/09/2011 bằng các cuộc chiến, hai tổng thống kế nhiệm là Barack Obama và Donald Trump đã đắc cử với lời hứa ngưng can thiệp quân sự vào Afghanistan.

Nhưng theo Le Monde, vấn đề nằm ở chỗ quyết định của tổng thống Trump, trong tình trạng xung đột hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Trái ngược với những điều mà ông khẳng định, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo chưa bị đánh bại. Từ hai năm nay, Daech mất các thành phố và vùng lãnh thổ đặt căn cứ địa, nhưng thủ lĩnh Daech, Abou Bakr Al Baghdadi vẫn còn sống. Daech vẫn còn 20.000-30.000 chiến binh ở vùng biên giới Irak - Syria.

Một vấn đề khác là quyết định của chủ nhân Nhà Trắng chỉ làm hài lòng một bên là Matxcơva, Teheran, Damas và bên kia là Ankara. Tuy nhiên, không ai trong liên quân chống Daech hài lòng. Và chính Washington lại là nơi Donald Trump bị phản đối nhiều nhất. Bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis và đặc phái viên bộ Ngoại Giao Mỹ tại liên minh chống Hồi Giáo cực đoan, Brett McGurt, đã ngay lập tức từ chức.

Mọi chuyện diễn ra cứ như thể Donald Trump đã quyết định một mình, mang lại lợi ích cho Matxcơva và Ankara, mà không thương lượng đổi chác điều gì. Tổng thống Nga Valdimir Putin, người từng nhận xét « Donald có lý », mới là người chiến thắng. Còn về Recept Erdogan, chính sau khi bàn luận với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ mà Donald Trump thông báo quyết định rút quân khỏi Syria : Thổ Nhĩ Kỳ trở thành « cánh tay vũ trang » của Mỹ trong cuộc chiến chống Daech ở Syria. Đổi lại, Erdogan được Trump bật đèn xanh cho phép tiêu diệt dân quân Kurdistan.

Le Monde nhận định quyết định của Donald Trump thật đáng xấu hổ, đó là « một sự phản bội ». Lực lượng dân quân Kurdistan đã từng là đồng minh tốt nhất của liên quân quốc tế chống Daech ở Syria. Dân quân Kurdistan vẫn ngày ngày chống phiến quân Hồi giáo cực đoan, giữ không cho hàng ngàn chiến binh Daech tỏa ra khắp thế giới, nhất là không để họ thâm nhập vào châu Âu. Bị Hoa Kỳ bỏ rơi, dân quân Kurdistan sẽ rơi vòng kìm kẹp của Ankara và Damas.

Bài xã luận của Le Monde kết luận là giờ đây, ai cũng lường trước một điều : lời nói của tổng thống Mỹ không có nghĩa lý gì. Quý vị có thể tham gia vào một cuộc chiến mà cả thế giới nhìn nhận là chính đáng, mất hàng ngàn chiến binh, rồi sau đó bị bỏ rơi, chỉ đơn giản bằng một tin Twitter. Sự phản bội này là một tin tức tốt đẹp nhất mà phong trào Hồi Giáo cực đoan mong chờ từ bao lâu nay.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20181227-syria-%C2%AB-cu-danh-len-%C2%BB-cua-trump

Triển
12-28-2018, 11:24 AM
Tin tặc chiếm dữ liệu cá nhân của 1.000 người tị nạn Bắc Triều Tiên

Thụy My
Đăng ngày 28-12-2018
Sửa đổi ngày 28-12-2018 14:49

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/dynimagecache/0/0/3500/1977/1024/578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/2017-05-13t172920z_1215523377_rc19201e9320_rtrmadp_3_cyber-attack.jpg
(Ảnh minh họa) - Dữ liệu cá nhân được giữ bí mật của gần 1.000 người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc đã bị tin tặc đánh cắp.
REUTERS/Kacper Pempel/Illustration

Dữ liệu cá nhân được giữ bí mật của gần 1.000 người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc đã bị tin tặc đánh cắp, khiến họ có nguy cơ bị Bình Nhưỡng trả thù. Bộ Thống Nhất Hàn Quốc hôm nay 28/12/2018 thông báo như trên, nhấn mạnh đây là lần đầu tiên tên và địa chỉ người tị nạn Bắc Triều Tiên bị tin tặc chiếm đoạt.

Những dữ liệu trên bị đánh cắp tại Trung tâm Hana ở tỉnh Gyeongsang, miền bắc Hàn Quốc. Trung tâm này phụ trách đón tiếp những người Bắc Triều Tiên đào thoát hòa nhập được với cuộc sống ở miền nam, thích ứng với xã hội tư bản.

Hệ thống máy tính của Trung tâm Hana đã bị nhiễm một chương trình mã độc, được kích hoạt khi một nhân viên vô tình mở thư điện tử. Hàn Quốc có 25 cơ sở như Trung tâm Hana, chăm sóc tổng cộng 30.000 người Bắc Triều Tiên trốn được sang miền nam.

Sau khi phát hiện vụ tấn công tin học vào tuần trước, chính quyền Hàn Quốc đã cho thanh tra khẩn cấp tất cả các máy tính của Hana, nhưng không phát hiện được lỗ hổng nào. Bộ Thống Nhất Hàn Quốc cho biết đã xin lỗi những người Bắc Triều Tiên đào thoát, và hứa nỗ lực tối đa để bảo vệ thông tin cá nhân của họ, tránh tái diễn sự kiện như vừa qua.

Báo chí Bình Nhưỡng đã nhiều lần đe dọa dập tắt tiếng nói của những người tị nạn tại Hàn Quốc, có những hoạt động thù địch với chế độ.

Năm 1997, hai sát thủ đã giết chết Yi Han Yong, cháu của người vợ đầu của Kim Jong Il ngay trước nhà ông, và sau đó trốn biệt. Nạn nhân Yi Han Yong đào thoát sang Hàn Quốc từ năm 1982, đã cho xuất bản các hồi ký tiết lộ cuộc sống riêng tư của họ nhà Kim.

/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20181228-tin-tac-chiem-du-lieu-ca-nhan-cua-1000-nguoi-ti-nan-bac-trieu-tien

Triển
01-02-2019, 09:31 PM
Taiwan rejects China's 'reunification' proposal

Chinese President Xi says he will "leave no room" for separatist activities, and that Beijing "reserves the option of taking all necessary means," including the use of force, for the Taiwan "reunification."

https://www.dw.com/image/43540049_303.jpg

Taiwanese President Tsai Ing-wen said on Wednesday that the island's "unification" with China was not possible under the "one country, two systems" model. She, however, agreed to start a dialogue with Beijing as an exchange between two sovereign states.

In a televised speech, Tsai reiterated her government's stance that Taiwan would not accept Chinese President Xi Jinping's proposal as Taiwan's public opinion was opposed.

"We have never accepted the 92 consensus because, even as per China's definition, Taiwan is part of the 'one country, two systems' model," Tsai said. "President Xi's speech shows that our concerns about his intention to unify Taiwan with China are true."

Speaking at Beijing's Great Hall of the People on Wednesday, Xi pledged efforts for the peaceful reunification of Taiwan with China, but did not rule out using military force.

Xi described reunification under a "one country, two systems" approach that would ensure "the interests and well-being of Taiwanese compatriots."

All people in Taiwan must "clearly recognize that Taiwan independence would only bring profound disaster to Taiwan," Xi said in his address.

"We are willing to create broad space for peaceful reunification, but will leave no room for any form of separatist activities," he said. "We make no promise to renounce the use of force and reserve the option of taking all necessary means."

Separated, but not independent

Xi's speech commemorated the 40th anniversary of a message sent to Taiwan in 1979, in which China called for unification and an end to military confrontation.

Chinese Nationalist forces fled to Taiwan in 1949 after a civil war that brought the Communists to power in China. The Nationalists set up their own government on the island, located about 160 kilometers (100 miles) off the Chinese mainland.

China still sees Taiwan as part of its territory despite the two sides being ruled separately, while Taiwan considers itself a sovereign state. The two sides have close business, cultural and personal links.

Taiwan has yet to declare formal independence from China, though it has its own currency as well as political and judicial systems.

Need for a dialogue

President Tsai said she was willing to start a cross-strait political negotiation with China as long as it was organized as an exchange between two sovereign states. She urged China to peacefully resolve differences with Taipei instead of forcing Taiwanese people to surrender through intimidation.

"We are willing to conduct healthy and orderly cross-strait exchanges under the foundation of consolidating democracy and strengthening national security," Tsai underlined.

She stressed that Taiwan has been fulfilling its responsibility in maintaining regional stability for the past two years but has in return received threats from Beijing. She insisted that as a superpower, China needed to fulfill its responsibility as one of the major players in the international community.

"I want to remind Beijing that the international community is also waiting to see whether China is willing to become a trustworthy partner or not."

Referring to November's local elections in Taiwan, Tsai said that the result was not tantamount to the Taiwanese people surrendering their sovereignty, and that it also doesn't mean that Taipei is ready to make major concessions to Beijing.

"Taiwanese people believe in democratic values," said Tsai. "We urge China to also initiate its own democratization process, because that's the only way to understand Taiwanese people's aspirations," she added.

Growing pressure from Beijing

While most observers agree that Xi's speech didn't deviate from his larger policies toward Taiwan, there are signs that he is now increasingly putting more emphasis on "unification."

Ding Shuh-fan, an international relations expert at Taiwan's National Chengchi University, told DW it is the first time a Chinese president has laid out concrete proposals regarding the "one country, two systems" model.

"While Xi's speech was mostly an extension of his policies toward Taiwan, this time he put more emphasis on unification," Ding said.

Ding is of the view that Xi needs to show progress on the Taiwan issue as he is coming under pressure from Chinese Communist Party officials for his decision to scrap the presidential term limits in his country.

"I can feel that Xi is desperate to get some quick results on Taiwan," Ding said.

The expert believes that Xi's speech has put enormous pressure on the Taiwanese president at the same time.

"If the pro-China Kuomintang (KMT) party wins the 2020 presidential election, Xi will likely demand Taipei to take concrete measures toward unification with China," Ding said.

Unification through force?

Although President Xi said in his speech that unification with Taiwan through force is a possibility, Ding believes it is unlikely that Beijing would send troops to occupy Taiwan. At the same time, the international relations expert says, Chinese authorities are wary of the US' role in the region, which they believe could embolden Taiwan's pro-independence groups.

"Xi's talk about the possibility of unification through force is both a warning to pro-independence groups in Taiwan and the US," Ding suggested.

Experts are of the view that China is also aware of the fact that Taiwan's younger generation is drifting away from its influence and that they needed to address the issue.

"President Xi is worried that the number of Taiwanese who identify themselves as Chinese is dropping. That is why he wants to draw a clear line on the unification issue," Ding underlined.

/* src.: https://www.dw.com/en/taiwan-rejects-chinas-reunification-proposal/a-46931135

Triển
01-25-2019, 11:12 PM
Danh sách đàn áp đạo Chúa của OpenDoors. Việt Nam lên "top 20" (https://www.opendoorsusa.org/christian-persecution/world-watch-list/).



https://www.opendoorsusa.org/wp-content/uploads/2019/01/wwl-landing-download-graphic-2019.png
(https://www.opendoorsusa.org/christian-persecution/world-watch-list/)

Triển
02-07-2019, 11:11 PM
Tự vệ kiểu Nhật.




https://www.youtube.com/watch?v=4fx0XSPzmGE

Triển
03-07-2019, 04:04 AM
"Tàu không lạ". Lúc này có những biến chuyển phi thường. Đó là cách dùng chữ bất thường xác định nguồn gốc vô thường. Tuy nhiên nghe đồn rằng tổng thống Wê Kỳ đã ép Trung Quốc phải kéo hết đồ chơi đi rồi. Cho nên chắc tin này tin vịt. Có gì bạn đừng xuống đường biểu tình phản đối chế độ không chịu giữ lấy lãnh hải của mình, bảo vệ dân mình ngoài khơi. Bạn chỉ cần viết thỉnh nguyện thư cho tòa Bạch Tuộc, Biển Đông chứ gì? Chuyện nhỏ, đã có Trâm lo hết. Có các bình luận gia bình luận thầy chạy bác sĩ chê trên Youtube rứa đó. :)



https://i.imgur.com/rpWvV9e.jpg

(* nguồn: https://e.vnexpress.net/news/news/chinese-ship-sinks-vietnamese-fishing-boat-off-paracel-islands-3890834.html )

ốc
03-07-2019, 10:00 AM
Ai biểu đi đánh cá mần răng? Vẹm nịnh ở bên kia nói có cháo húp là mừng rồi. Được cháo đòi cá!

Triển
03-11-2019, 05:14 AM
Ai biểu đi đánh cá mần răng? Vẹm nịnh ở bên kia nói có cháo húp là mừng rồi. Được cháo đòi cá!

Gì mà cháo. Thằng đó có xê nó cũng ăn chứ cháo gì.

Triển
03-11-2019, 05:16 AM
60 năm ngày Tây Tạng bị Bắc Kinh xâm chiếm và đàn áp đẫm máu

Thùy Dương

http://scd.vi.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_16x9_1024_578/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/TIBET%20-%20POTALA.jpg
Cung điện Potala, trụ sở của chính quyền Tây Tạng tại Lhassa, trước khi Trung Quốc sát nhập Tây Tạng.
REUTERS


Hôm nay 10/03/2019 là tròn 60 năm ngày người dân Tây Tạng vùng lên ở Lhassa chống Trung Quốc chiếm đóng rồi bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp đẫm máu, khiến hàng ngàn người chết và nhiều người phải sống lưu vong, trong đó có đức Đạt Lai Lạt Ma.

Hiện giờ, Tây Tạng bị đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của công an Trung Quốc. Bắc Kinh mạnh tay thúc đẩy Hán hóa Tây Tạng. Việc giảng dạy bằng ngôn ngữ Tây Tạng bị hạn chế. Vào dịp này, khách du lịch nước ngoài còn không được chính quyền Trung Quốc cho phép đến thăm Tây Tạng. Lệnh cấm này kéo dài cho đến ngày 01/04.

Từ Thượng Hải, thông tín viên RFI Angélique Forget cho biết thêm chi tiết :

« Thường thì du khách nước ngoài muốn đến thăm Tây Tạng buộc phải xin giấy phép đặc biệt từ nhà chức trách Trung Quốc. Nhưng hiện giờ tất cả đều bị từ chối.

Trong tuần qua, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng khẳng định việc hạn chế du khách nước ngoài đến Tây Tạng là để « bảo vệ » họ, vì độ cao, việc thiếu oxy và các điều kiện khí hậu khắc nghiệt có thể gây nguy hiểm cho du khách. Lhassa, thủ phủ của Tây Tạng, nằm ở độ cao 3.650m so với mực nước biển.

Đây không phải lần đầu tiên Tây Tạng bị đóng cửa với người nước ngoài. Hồi năm 2009, nhân dịp 50 năm cuộc nổi dậy ở Lhassa, du khách quốc tế không được phép đến Tây Tạng. Sau những cuộc nổi dậy hồi năm 2008, Tây Tạng cũng bị đóng cửa suốt gần một năm.

Hiện giờ, các phóng viên nước ngoài và các nhà ngoại giao muốn đến Tây Tạng đều phải xin phép, nhưng hầu như đều không được chính quyền đồng ý.

Việc cản trở các nhà quan sát độc lập đến Tây Tạng cho phép Bắc Kinh duy trì chính sách kiểm soát chặt chẽ vùng này, nhưng tránh được sự chỉ trích của thế giới bên ngoài ».

Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho Tây Tạng ?

Bên lềkhóa họp thường niên của Quốc Hội, tuyên bố trước báo giới tại Bắc Kinh, lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc ở Tây Tạng, Ngô Anh Kiệt, tuyên bố là đức « Đạt Lai Lạt Ma không làm được gì cho người dân Tây Tạng, người Tây Tạng biết ơn đảng Cộng Sản Trung Quốc vì đã mang lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc ».

Bình luận về phát ngôn trên, ông LobSang Nyima, thành viên chính phủ lưu vong Tây Tạng, đặc trách về truyền thông với cộng đồng người Hoa ở châu Âu, phát biểu với đài RFI tiếng Trung:

« Để đáp lời ông ấy, tôi chỉ muốn hỏi lại ông ấy một câu đơn giản là đảng Cộng Sản Trung Quốc đã làm được điều gì tốt đẹp cho người dân Tây Tạng sau khi xâm chiếm Tây Tạng ?

Dưới góc nhìn lịch sử, sau khi xâm nhập Tây Tạng, trong suốt 50 năm gần đây, họ đã giết hại toàn bộ giới tinh hoa Tây Tạng. Hồi năm 1959, đảng Cộng Sản Trung Quốc đã đàn áp cuộc đấu tranh đòi quyền tự do của dân tộc Tây Tạng. Từ năm 1966 đến năm 1976 (giai đoạn Cách Mạng Văn Hóa ở Trung Quốc), chính quyền Bắc Kinh đàn áp người Tây Tạng cả về thể xác và trí tuệ, để tiêu diệt toàn bộ nền văn hóa Tây Tạng.

Sau này, người Tây Tạng phản kháng. Thế nhưng, Trung Quốc tiếp tục đàn áp và biến Tây Tạng thành một nhà tù khổng lồ. Mặc dù tên đầy đủ của Tây Tạng là vùng tự trị Tây Tạng, nhưng Tây Tạng hoàn toàn không có quyền tự trị.

Ngô Anh Kiệt, người có những phát ngôn nói trên, vừa là lãnh đạo vùng, vừa là đại diện của đảng Cộng Sản Trung Quốc tại vùng tự trị này, thế nhưng ông ta lại là người Trung Quốc chứ không phải người Tây Tạng.

Đó là chưa kể đến chuyện chưa từng có lãnh đạo chính nào của vùng tự trị Tây Tạng là người Tây Tạng ».


/* nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20190310-60-nam-ngay-tay-tang-bi-bac-kinh-xam-chiem-va-dan-ap-dam-mau

ốc
03-11-2019, 06:04 AM
Tây tạng có cháo húp là tui mừng...
(Trâm binh)

Triển
03-23-2019, 04:40 AM
Burj Khalifa

https://i.imgur.com/khOVPyn.png

/*src.: https://twitter.com/HHShkMohd/status/1109124817888915461

Triển
04-17-2019, 03:21 PM
Chỉ có chính trị gia non nớt mới lầm tưởng rằng chàng Kim mập dễ đối phó. :)




https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/B323/production/_106495854_053464185-1.jpg

North Korea test fires new tactical guided weapon - state media

North Korea says it has test-fired a new "tactical guided weapon" with a "powerful warhead", the first such test since talks between Donald Trump and Kim Jong-un ended without agreement. (https://www.bbc.com/news/world-asia-47971164#)

Triển
04-22-2019, 05:30 PM
Không biết có in đồng xu bán giá hạ hông ta? :z33:




Kim-Putin: North Korean and Russian leaders to meet for first time

By Andreas Illmer BBC News

https://ichef.bbci.co.uk/news/660/cpsprodpb/765C/production/_106500303_horsebackriding.jpg
Similar 'tough guy' optics from the two leaders but very different agendas

North Korean state media has confirmed that Kim-Jong-un will travel to Russia soon for his first ever meeting with President Vladimir Putin.

While no specific date has been officially announced, the Kremlin has also said the two will meet "in the second half of April".

Any meeting between the old allies will come at a crucial time for North Korea, after the collapse of February's talks with the US in Hanoi.

But both sides will be bringing different agendas to the talks, expected to take place in Russia's eastern city of Vladivostok.

(coi nữa) (https://www.bbc.com/news/world-asia-47972954)

ốc
04-23-2019, 05:57 PM
Chắc gặp Trâm 2 lần thấy vô tích sự nên Kim muốn gặp sếp của Trâm. Let me talk to your manager, dotard!

Triển
04-23-2019, 06:33 PM
Chữ này dịch ra tiếng Cao Ly là nặng lắm: 늙다리미치광이

Triển
04-29-2019, 05:59 PM
https://www.youtube.com/watch?v=ROASkwOeHH4

ốc
05-05-2019, 08:01 AM
Nam Dương muốn dời thủ đô khỏi đảo Chà dà. Chả biết có khi nào làm thủ đô ở đảo Bi đông không nhỉ?

Goodbye, Jakarta? Indonesia's president suggests new capital

https://www.theguardian.com/cities/2019/apr/30/goodbye-jakarta-indonesia-president-suggests-new-capital
(https://www.theguardian.com/cities/2019/apr/30/goodbye-jakarta-indonesia-president-suggests-new-capital)
https://assets.bwbx.io/images/users/iqjWHBFdfxIU/iOQLYmeJBcbc/v1/1000x-1.jpg

Gia cát ta là quê quán của Gia cát Lượng. Truyện Tam quốc cũng kể rằng Khổng minh sống ở Nam dương.

Triển
05-06-2019, 03:01 PM
Gia cát ta là quê quán của Gia cát Lượng. Truyện Tam quốc cũng kể rằng Khổng minh sống ở Nam dương.

Vậy là mấy chiếc tàu cá VN mới bị Nam Dương oánh chìm là kế sách của Lượng rồi. :z51:

Triển
05-06-2019, 03:05 PM
Đầu đội nón vành gắn cọng lông, chân đi giày nhọn mang vớ da người ôm bắp chuối. Không
ngờ nước Xiêm tôn xưng D'Artagnan lên ngôi. Nghe nói Xiêm La có Phật giáo là quốc giáo
nhưng ông tân vương này có tam cung lục viện, hẩm phải đạo Hồi sao ta? :z34:





Thái Lan có lễ đăng quang quốc vương mới sau gần 70 năm

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/05/GettyImages-1141475081.jpg?resize=768%2C512&ssl=1

Sau gần 70 năm, Thái Lan cuối cùng cũng có lễ đăng quang một vị vua mới.

(coi nữa) (https://www.nguoi-viet.com/photo/hinh-anh-thai-lan-co-vua-moi-sau-gan-70-nam/)

ốc
05-06-2019, 04:41 PM
Anh vua Thái này mặc đủ loại y phục thời trang đông tây kim cổ, thay quần áo còn nhiều hơn cô dâu về bên Nhật (Y như thiếu nữ vu quy Nhật).

https://www.theguardian.com/world/gallery/2019/may/04/thailand-coronation-of-king-vajiralongkorn-in-pictures

Triển
05-06-2019, 05:00 PM
Anh vua Thái này mặc đủ loại y phục thời trang đông tây kim cổ, thay quần áo còn nhiều hơn cô dâu về bên Nhật (Y như thiếu nữ vu quy Nhật).

https://www.theguardian.com/world/gallery/2019/may/04/thailand-coronation-of-king-vajiralongkorn-in-pictures




Còn làm đẹp trước khi lên xe bông nữa: nhuộm tóc?

https://i.imgur.com/wGt4ryk.png

ốc
05-07-2019, 05:19 PM
Đương mùa nóng chắc nhà vua muốn tắm gội ngoài giời cho mát mẻ thôi.

https://cdn-01.independent.ie/world-news/article38078201.ece/bf442/AUTOCROP/w620/ipanews_e26256b5-a60c-4f79-94ef-ade39c3d8e93_1

Tắm cho vơi đi những nực nội
Tưới cho quên đi những bực bội
Đời vua Thái cũng cần phải tắm
Và lâu lâu phải gội tóc tai.
(Bài Không tắm số 4)

Triển
05-17-2019, 05:00 PM
Đương mùa nóng chắc nhà vua muốn tắm gội ngoài giời cho mát mẻ thôi.

Chánh phủ Xiêm có in bạc cắc hình vua tắm bán hông ta?

Triển
05-17-2019, 05:01 PM
Có cháo húp là may phước rồi, còn bày trò phét bút.



https://www.youtube.com/watch?v=DIYPMCij6rc

Triển
05-28-2019, 06:53 AM
Malaysia to return 3,300 tons of plastic waste to US, UK, Canada, Australia


https://www.youtube.com/watch?v=VyiesGc5wqE

ốc
06-07-2019, 11:48 AM
Ăn cháo đá bèo...

(https://www.theguardian.com/world/2019/jun/06/aung-san-suu-kyi-finds-common-ground-with-viktor-orban-over-islam)Aung San Suu Kyi finds common ground with Orbán over Islam (https://www.theguardian.com/world/2019/jun/06/aung-san-suu-kyi-finds-common-ground-with-viktor-orban-over-islam)
“Aung San Suu Kyi has fallen so astonishingly far from being the darling of the EU that she now counts a meeting with Orban, the pariah of Europe, as an important accomplishment,” said Phil Robertson, deputy Asia director of Human Rights Watch. “After shamefully helping the Myanmar military cover up their genocide against Rohingya Muslims, now she’s glad-handing and making friends with Europe’s most xenophobic, anti-democratic leader.”