Log in

View Full Version : Nato



thuykhanh
03-14-2017, 10:37 AM
NATO và Tối Hậu Thư của Donald Trump



https://2.bp.blogspot.com/-uMge1GlHXkI/WL90pMzJUBI/AAAAAAAAjWk/9tDvqXOqkEk57Z_HQj2fUgXot_hhDGmgACLcB/s640/trump_nato.jpg
Trần Trung Tín





Tháng Hai vừa qua, ông James Mattis, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ, đã sang Brussels, Bỉ để tham dự buổi họp đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump với tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).



Trong buổi họp ngày 15 tháng Hai, 2017, ông Mattis đã chính thức thông báo lời yêu cầu của chính quyền Trump về việc NATO phải thực sự gia tăng chi tiêu quốc phòng để đạt đến mức tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia (GDP) như đã được cả liên minh đồng ý trong năm 2014.






Sang ngày 17 tháng Hai, 2017, ông Mattis tham dự hội nghị an ninh tại Munich, Đức cùng với Phó Tổng thống Mike Pence, Bộ trưởng Bộ Nội An (Homeland Security) John Kelly và hơn mười thành viên của Quốc hội Hoa Kỳ - chính yếu là để trấn an NATO là Washington vẫn duy trì những cam kết với họ.







Hiện tại, mối tương quan địa lý chính trị phức tạp giữa Hoa Kỳ, Trung Hoa và Nga đang thay đổi. Vì vậy, những vận động của Hoa Kỳ nhắm vào các đồng minh NATO để tái hiệu chỉnh các lực lượng tại Âu châu cũng đáng là điều để chúng ta tìm hiểu thêm.




Sơ lược về sự hình thành của NATO

Để đối phó với Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh, NATO được thành lập vào năm 1949 với 12 quốc gia thành viên gồm Hoa Kỳ, Canada và 10 quốc gia Âu châu.


Sau này NATO mở rộng và đón nhận thêm một số quốc gia Đông Âu. Hiện nay NATO đang có 28 thành viên gồm Hoa Kỳ, Canada và 26 quốc gia Âu châu.



Trong hiệp ước NATO, Điều khoản thứ 5 (Article 5) được xem là cột trụ: Khi một hay nhiều thành viên bị tấn công, xem như toàn khối NATO bị tấn công. Thành viên bị tấn công có thể đơn phương hoặc kết hợp với tập thể để có biện pháp tự vệ.




Căng thẳng giữa Hoa Kỳ và NATO



Từ thập niên 1970s, nhiều Tổng thống Hoa Kỳ đã than phiền về tình trạng "đi xe chùa" (free-riding) của nhiều đồng minh NATO.
Hoa Kỳ cũng đã thúc đẩy các quốc gia trong khối để gia tăng chi tiêu quốc phòng. Tuy nhiên kết quả cũng chỉ là những lời than phiền suông vì Washington đã không có một biện pháp cụ thể nào để giải quyết tình trạng "đi xe chùa" này.



Nhưng đến Tổng thống Trump thì sự thể đã thay đổi. Ngay từ lúc tranh cử, ông đã ngỏ ý rằng sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho NATO
phải có điều kiện và ông còn công khai chỉ trích NATO là đã lỗi thời. Tuy vậy, sau khi nhậm chức, Tổng thống Trump tuyên bố tiếp tục ủng hộ NATO, dù vẫn phàn nàn là Âu châu đã không công bằng với Hoa Kỳ về mặt chi tiêu quốc phòng.

Thực ra NATO cũng đã có kế hoạch gia tăng chi tiêu quốc phòng vào năm 2014, chỉ vài tháng ngay sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine. Khi đó, NATO đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tại Wales.
Tại hội nghị này, các quốc gia thành viên đã đồng ý chấm dứt việc cắt giảm ngân sách quốc phòng vì như vậy đã khiến châu Âu không còn khả năng chiến đấu. Chỉ nói riêng việc tiếp nhiên liệu các chiến đấu cơ trên không, thì nhiều quốc gia Âu châu trong NATO cũng không có chi phí thực hiện.

Kết quả của hội nghị Wales, NATO đồng ý là đến năm 2024, tất cả quốc gia hội viên phải đạt đến mức chi tiêu cho quốc phòng là 2% GDP. Tuy nhiên, mục tiêu ghi trên không chính thức bị ràng buộc theo tính cách pháp lý (not legally binding).




“Lời Yêu Cầu” của Chính quyền Trump



Dù rằng trước một hiểm họa bị xâm lăng bởi một nước Nga có tham vọng bành trướng và chính NATO đã đồng ý gia tăng từ năm 2014, nhưng đến 2016, chỉ có 5 trong 28 quốc gia thành viên của NATO là đạt đến mức chi tiêu quốc phòng ở mức quy định - tối thiểu là 2 phần trăm tổng sản lượng quốc gia.



https://3.bp.blogspot.com/-cgB06mB9byU/WL95KRa4t2I/AAAAAAAAjWw/XmOytH7_OLgh4cJFkRYvXJx6rT4qGb_SQCLcB/s640/nato-chart.png (https://3.bp.blogspot.com/-cgB06mB9byU/WL95KRa4t2I/AAAAAAAAjWw/XmOytH7_OLgh4cJFkRYvXJx6rT4qGb_SQCLcB/s1600/nato-chart.png)
Bảng phần trăm chi tiêu của NATO - 2016 (1)




Nhìn vào “Bảng phần trăm chi tiêu của NATO - 2016”, nhất là tại thời điểm hai năm sau khi Nga đã sáp nhập Crimea, thì mới dễ hiểu được tại sao Hoa Kỳ lại gửi sang Âu châu một phát đoàn hùng hậu để truyền đạt “lời yêu cầu” đến NATO.

Tổng thống Trump lần này gửi “sứ giả” James Mattis đến Tổng hành dinh của NATO chính yếu là để thúc đẩy họ phải thực sự làm điều mà từ lâu nay đã miễn cưỡng không chịu làm: Gia tăng kinh phí quốc phòng.

Thứ Tư, ngày 15 tháng 2, 2017, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis đã gửi ra một “tối hậu thư” đến các đồng minh khi ông cảnh cáo NATO rằng nếu họ không gia tăng chi tiêu quốc phòng như đã được đề ra, thì Hoa Kỳ có thể thay đổi mối quan hệ của mình đối với NATO.

"Tôi sẽ mắc nợ với tất cả quý vị nếu không trình ra đây thực tại chính trị tại Hoa Kỳ một cách rõ ràng và nêu ra các đòi hỏi hợp lý của người dân nước tôi qua những điều khoản thiết thực," Mattis nói. "Hoa Kỳ sẽ chu toàn trách nhiệm của mình. Nhưng nếu không muốn thấy Hoa Kỳ tiết giảm sự cam kết dành cho liên minh, thì mỗi quý quốc cần phải thể hiện sự hỗ trợ của mình cho sự phòng thủ chung
của chúng ta."(2)

Mattis, cựu Tướng 4 sao của Thủy quân Lục chiến, nhắc nhớ lại chuyện xưa khi ông còn là chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh của NATO từ tháng 11/2007 đến 5/2009. Khi đó Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là ông Robert Gates đã cảnh cáo các quốc gia NATO rằng Quốc Hội và người dân Hoa Kỳ "sẽ mất kiên nhẫn vì đã phải gánh vác một gánh nặng không cân xứng" trong việc bảo vệ đồng minh.

Sự thiếu kiên nhẫn đó ngày nay đang là một "thực tế của chính quyền" ông Mattis nói.
Và ông còn trình ra một sự thực, "Không thể có chuyện người dân Hoa Kỳ phải đóng thuế để cưu mang một gánh nặng không cân xứng trong việc bảo vệ các giá trị của Tây phương."

Nhất là "Hoa Kỳ không thể quan tâm đến an ninh của con em của quý vị nhiều hơn là sự quan tâm từ chính quý vị. Việc xem thường sự sẵn sàng về mặt quân sự đã chứng tỏ chúng ta thiếu sự tôn trọng đối với chính mình, đối với liên minh và đối với sự tự do chúng ta được thừa hưởng, mà rõ ràng là hiện nay đang bị đe dọa."

Qua những sự việc này, nhiều quốc gia Âu châu xem ra đã bị rúng động khi cho rằng ông Trump đã có nghi vấn về những điều cốt lõi trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ đối với Âu châu kể từ sau Thế Chiến thứ Hai và như vậy có thể sẽ thay đổi mối liên hệ đã có từ lâu với NATO.

Nhiều người Âu châu cũng lo ngại rằng chính quyền của Trump sẽ không còn cấp tốc chạy ào đến để che chở họ khi cần đến (rush to their defense if needed).
Mặt khác, khi lượng định về triển vọng của sự an ninh quốc gia họ để bị lệ thuộc quá nhiều vào một Hoa Kỳ hay thay đổi, thì đối với một số các nhà hoạch định chính sách, đó cũng là một điều rất đáng sợ.


Ngân sách quốc phòng của các quốc gia NATO

Theo “Bảng phần trăm chi tiêu của NATO - 2016” (1), trong 28 quốc gia NATO chỉ có 5 quốc gia đáp ứng được quy định trong mức chi tiêu quốc phòng: Hoa Kỳ (3.62%), Hy Lạp (2.46%), Ba Lan (2.18%), Estonia (2.04%) và Anh (2.07%).

Những thành viên có thực lực đã đóng góp ít hơn mức quy định gồm có Pháp (1.8%), Thổ Nhĩ Kỳ (1.69%), Đức (1.18%), Canada (1%) và Ý (0.95%).

Theo ước tính của tập san The Economist, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ trong năm 2016 là 664.1 tỉ Mỹ kim, và con số mà toàn thể NATO chi ra là 918.3 tỉ Mỹ kim. Những con số trên cho thấy Hoa Kỳ đã chi ra hơn 70.3% tổng số chi phí quốc phòng của cả khối - như được trình bày trong “Biểu đồ đối chiếu chi phí quốc phòng giữa Hoa Kỳ và NATO” phía bên dưới.






https://2.bp.blogspot.com/-ocKjIVKJwVc/WL95d-UQ3fI/AAAAAAAAjW0/eGFMVX65fTQdAtXWaHqd4JcgAS-vh9gjACLcB/s640/nato_us_spending.png (https://2.bp.blogspot.com/-ocKjIVKJwVc/WL95d-UQ3fI/AAAAAAAAjW0/eGFMVX65fTQdAtXWaHqd4JcgAS-vh9gjACLcB/s1600/nato_us_spending.png)




Biểu đồ đối chiếu chi phí quốc phòng giữa Hoa Kỳ và NATO (3)



Nguyên do của sự yếu kém về ngân sách quốc phòng




Theo Anders Fogh Rasmussen, cựu Tổng thư ký NATO, "Những gì đã xảy ra là do châu Âu chúng ta đã quá vội vã thu hoạch kết quả hòa bình (peace dividend) quá sớm" sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, đã loại bỏ ngay nhu cầu cần duy trì những đạo quân lớn. Ông Rasmussen cũng là người đã dẫn đầu nỗ lực trong năm 2014 để đạt được sự cam kết của các thành viên NATO đồng ý chi ra 2% tổng
sản lượng quốc gia hàng năm cho quốc phòng.

Chi phí quốc phòng đã bị cắt xén quá nhanh sau khi Liên Bang Xô Viết tan rã. Làm như thể các mối đe dọa về quốc phòng của NATO
sẽ có thể được giải quyết bằng những lực lượng cơ động nhẹ. Tính từ 2006, chi phí nghiên cứu quốc phòng của Liên minh Âu châu (European Union) bị mất đi 1/3, hoặc hơn 20 tỉ Euros vì các quốc gia trong khối đã cắt giảm chi tiêu quốc phòng.(4)

Kết quả là khả năng quân sự của NATO càng ngày càng tồi tệ. Trong năm 2015, khi được điều động để đối phó với cuộc tấn công của khủng bố ngay tại Paris và Brussels, thì quân đội Bỉ cũng phải yêu cầu Hoa Kỳ cung cấp cho binh sĩ của họ áo giáp đã dùng rồi (hand-me-down flak jackets).(5)

Vấn đề còn trầm trọng hơn về phía biên giới phía đông NATO, nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin đang gây lo sợ cho các nước lân bang về một cuộc chiến tranh trên bộ sau khi Nga đã sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014.

Bởi đó, ông Mattis nói "Quý vị Bộ trưởng, khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, tất cả chúng ta đều hy vọng. Biến cố năm 2014 đã đánh thức chúng ta thức dậy trước một thực tế mới: Nga dùng vũ lực để thay đổi biên giới của một nước lân bang có chủ quyền; trên biên giới Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện và nẩy sinh ra một loại khủng bố tàn ác, với ý định chiếm đoạt lãnh thổ và thiết lập một Caliphate (luật của đạo Hồi). Trong khi những biến cố này xảy ra ngay trước mắt chúng ta, thì một số trong liên minh này đã quay mặt nhìn sang chỗ khác, chối bỏ sự thực đã xảy ra."

Bên cạnh những điều ông Mattis nói, còn phải kể đến thái độ “quý tộc tháp ngà”, thờ ơ, và thụ động về an ninh quốc phòng của một số quốc gia Âu châu, như Bỉ là một điển hình.

Trong năm 2015, khủng bố Hồi giáo tấn công vào Paris làm rúng động thế giới với 130 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Pháp ra sức truy lùng thủ phạm. Hai ngày sau đó, một trong những kẻ khủng bố, Salah Abdeslam, đã thoát sang Bỉ và ẩn náu trong một ngôi nhà ở Brussels.

Nhưng Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Bỉ, Koen Geens sau đó cho biết cũng có thể vì một đạo luật của Bỉ cấm cảnh sát không được phép lục soát tư gia từ 09:00 giờ tối đến 05:00 sáng hôm sau mà tên khủng bố này đã trốn thoát được.(6)

Và Eric Van der Sijpt, phát ngôn viên của công tố viên liên bang ở Brussels, cũng cho biết Salah Abdeslam sẽ bị bắt nếu còn trong nhà, nhưng ông thừa nhận rằng "các khu vực và đường phố xung quanh đã không bị niêm phong trong đêm.”(6)

Tại ngay thủ đô của mình mà khi đối phó với chuyện an ninh nội địa còn như đang "ngủ gục" trong hàng quân, thì làm sao có thể tin cậy vào khả năng của những quốc gia như vậy trong những giờ phút sinh tử trước quân xâm lăng ngoại nhập?

Cũng nên biết, Brussels không những là thủ đô của Bỉ mà còn là Tổng hành dinh (Headquarters) của NATO và được xem là Thủ đô (the de facto capital) của Liên minh Âu châu.




Trần Trung Tín
Ngày 07/3/2017



(còn tiếp)

Lê Nguyễn Hiệp
03-14-2017, 11:08 AM
Sự thiếu kiên nhẫn đó ngày nay đang là một "thực tế của chính quyền" ông Mattis nói.
Và ông còn trình ra một sự thực, "Không thể có chuyện người dân Hoa Kỳ phải đóng thuế để cưu mang một gánh nặng không cân xứng trong việc bảo vệ các giá trị của Tây phương."

Nhất là "Hoa Kỳ không thể quan tâm đến an ninh của con em của quý vị nhiều hơn là sự quan tâm từ chính quý vị. Việc xem thường sự sẵn sàng về mặt quân sự đã chứng tỏ chúng ta thiếu sự tôn trọng đối với chính mình, đối với liên minh và đối với sự tự do chúng ta được thừa hưởng, mà rõ ràng là hiện nay đang bị đe dọa."



Theo ước tính của tập san The Economist, chi phí quốc phòng của Hoa Kỳ trong năm 2016 là 664.1 tỉ Mỹ kim, và con số mà toàn thể NATO chi ra là 918.3 tỉ Mỹ kim. Những con số trên cho thấy Hoa Kỳ đã chi ra hơn 70.3% tổng số chi phí quốc phòng của cả khối

Cám ơn chị thuykhanh đã mang bài về. Đọc xong bài này mới hiểu được chi phí quốc phòng cho khối NATO quá nặng.

Triển
03-14-2017, 11:15 AM
Trong buổi họp ngày 15 tháng Hai, 2017, ông Mattis đã chính thức thông báo lời yêu cầu của chính quyền Trump về việc NATO phải thực sự gia tăng chi tiêu quốc phòng để đạt đến mức tối thiểu là 2% tổng sản lượng quốc gia (GDP) như đã được cả liên minh đồng ý trong năm 2014.






Kết quả của hội nghị Wales, NATO đồng ý là đến năm 2024, tất cả quốc gia hội viên phải đạt đến mức chi tiêu cho quốc phòng là 2% GDP. Tuy nhiên, mục tiêu ghi trên không chính thức bị ràng buộc theo tính cách pháp lý (not legally binding).

(còn tiếp)


Có gì đâu mà ầm ĩ và phóng đại. Vụ này thoả hiệp từ năm 2014 trước khi Trẹm ứng cử. Và thoả thuận tăng 2% đến năm 2024. Hiện tại mới năm 2017 mà đánh trống thổi kèn rùm beng. Thì ai cũng đồng ý chi mà. :)

gun_ho
03-14-2017, 11:21 AM
Mắc cười Canada chỉ đóng có 1% !!!
Hôm nào xúi trai đẹp rút giò luôn cho gọn. Ai tấn công là Mỹ cứu ứng ngay, ở sát nách mà còn phải lo gì? Các đấng nhà gần Nga mới lo.

RaginCajun
03-14-2017, 12:11 PM
Mắc cười Canada chỉ đóng có 1% !!!
Hôm nào xúi trai đẹp rút giò luôn cho gọn. Ai tấn công là Mỹ cứu ứng ngay, ở sát nách mà còn phải lo gì? Các đấng nhà gần Nga mới lo.

Ối giời, chắc là fake news. Nước Đức chúng ta giàu có mà cũng chỉ đóng có tí vậy sao? Fake news.

Lê Nguyễn Hiệp
03-14-2017, 12:24 PM
Mắc cười Canada chỉ đóng có 1% !!!
Hôm nào xúi trai đẹp rút giò luôn cho gọn. Ai tấn công là Mỹ cứu ứng ngay, ở sát nách mà còn phải lo gì? Các đấng nhà gần Nga mới lo.

đồng ý với bác Gun, canada ở xa lắc xa lơ rút ra cho gọn. Không hiểu sao Canada lại phải đóng nhỉ? Trước khi canada tiêu thì Mỹ đã tiêu rồi!!!

gun_ho
03-14-2017, 12:47 PM
Đúng là fake news thật chứ. Bao lâu nay nước Đức nằm sát gấu Nga tuyền là do Mỹ bảo trợ, chắc họ phải đóng cỡ 5% là ít.
Tội nghiệp Canada, nằm nơi an toàn xa lắc xa lơ cũng phải chung tay tham dự. Mỹ là thảm nhất, thương cho bác Hiệp bác Tôm cứ phải cưu mang cho CCN.

thuykhanh
03-14-2017, 01:04 PM
Sorry! tk xuống bếp ăn trưa để có sức tiếp tục "đánh trống thổi kèn" :4:



NATO và Tối Hậu Thư của Donald Trump

(tiếp theo và hết)



Phản ứng từ các thành viên NATO tại Âu châu


Liên quan đến "tối hậu thư" của Hoa Kỳ, Tổng thư ký NATO ông Jens Stoltenberg đã tìm cách làm nhẹ đi bất cứ gợi ý nào cho rằng thông điệp của Mattis đã hình thành một mối đe dọa.

Ông nói rằng Hoa Kỳ đã chỉ thúc đẩy các đồng minh để giữ đúng theo cam kết. "Đây không phải là việc Hoa Kỳ bảo châu Âu gia tăng chi tiêu quốc phòng," ông Stoltenberg phát biểu tại một cuộc họp báo sau cuộc họp căng thẳng với Hoa Kỳ. "Đây là 28 đồng minh, toàn là những người đứng đầu nhà nước, mà tất cả đã ngồi vào cùng bàn trong năm 2014, và nhìn thẳng vào mắt nhau và đồng ý rằng chúng ta sẽ tăng chi tiêu quốc phòng. Tôi hoan nghênh mọi áp lực, mọi hỗ trợ để bảo đảm điều đó xảy ra."(2)

Tuy nhiên có những người khác thấy thông điệp của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mattis có mang một ý nghĩa khác.
"Chúng tôi đã nhận được thông điệp. Trả tiền đầy đủ hoặc bị" đẩy ra, một nhà ngoại giao Âu châu, không muốn cho biết tên, đã nói. Ông đã dùng chữ tục để tả những gì mà Hoa Kỳ có thể làm. "Nếu hiểu theo nghĩa đen những gì ông ta (Mattis) nói, thì thực sự không có chuyện bảo đảm vô điều kiện về an ninh nữa."

Nhưng không phải mọi nhà lãnh đạo đều cảm thấy thông điệp của ông Mattis là khởi đầu cho một sự thay đổi lớn lao trong chính sách lâu nay của Hoa Kỳ là vẫn muốn các nước đồng minh gia tăng chi tiêu quốc phòng.

"Phải thành thực mà nói, chuyện đó cũng chẳng mới lạ gì," Bộ trưởng Quốc phòng Hoà Lan bà Jeanine Hennis-Plasschaert nói trong một cuộc phỏng vấn. "Chẳng qua là Mattis yêu cầu phải có định mức thành công (milestones). Vậy thì tất cả chúng ta sẽ về nhà và lo làm cho xong công việc." Theo bà, công luận ở Hoà Lan có ý kiến rất thuận lợi cho việc gia tăng kinh phí quốc phòng.

Đồng minh lâu đời là Anh thì đồng ý với đòi hỏi của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Anh quốc vẫn kêu gọi ông Trump tiếp tục duy trì sự cam kết với NATO.

Nhưng nỗ lực để gia tăng chi tiêu quốc phòng không chỉ là quyết định đơn phương của các chính quyền. Mà còn tùy thuộc rất nhiều vào cử tri, vốn ít dành ưu tiên cho quốc phòng. Nhất là đối với các nước kinh tế yếu kém, thất nghiệp cao và phải cắt giảm ngân sách, thì tối hậu thư này còn là mối đe dọa cho họ.

Tại Tây Ban Nha, ngân sách quốc phòng còn kém hơn một nửa của mức đã cam kết với NATO là 2% GDP, nhưng con số thanh niên thất nghiệp đứng ở mức 42.9%. Nước Ý cũng phải đương đầu với những vấn đề tương tự.(9)

Tại Pháp, lãnh đạo phe cực hữu, Marine Le Pen, người có lần đã vọt lên hàng đầu trong cuộc thăm dò ý kiến cho cuộc tranh cử tổng thống Pháp vào tháng Tư sắp đến, cho biết bà ta muốn rút ra khỏi Bộ chỉ huy Quân sự Liên hợp của NATO (NATO’s integrated military command) "để Pháp không bị lôi cuốn vào những cuộc chiến tranh mà không phải là của riêng mình."(9)

Riêng Đức, mặc dù giàu có và kinh tế tăng trưởng đều đặn, chỉ tiêu quốc phòng vẫn ở mức 1.18% sản lượng kinh tế hàng năm, tính thành tiền là 39 tỉ Mỹ kim. Chính quyền Đức đồng ý sẽ tăng đến mức 2% vào năm 2024. Dù vậy nhiều giới chức Đức cho rằng cũng khó thực hiện vì sau Thế Chiến thứ Hai, nhiều dân Đức bị "dị ứng" với việc quốc phòng.

Theo thăm dò trong tháng Hai, 2017, chỉ có 22% dân Đức tin rằng họ có thể tin tưởng Hoa Kỳ - so với 55% vào tháng Mười Một, 2016. Con số không chấp thuận chính sách của ông Trump lên đến 69%. Nhưng 80% vẫn tin rằng Liên minh Âu châu phải cộng tác mật thiết với ông Trump.(7)

Tuy vậy dân Đức rất lo ngại trước việc Nga đã sáp nhập Crimea vào năm 2104. Trong một thăm dò vào cuối tháng 12, 2015, phần trăm số người trả lời ủng hộ việc gia tăng kích thước của quân đội Đức là 56%.(8)

Cũng nên ghi nhận, trước khi sang Âu châu, vào ngày 07/02/2017, ông Mattis đã họp riêng với bà Ursula von der Leyen, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Đức, tại Pentagon. Sau khi họp, bà von der Leyen cho biết điều Hoa Kỳ đòi hỏi "là một yêu cầu hợp lý (fair request). Mọi người đều phải đóng góp.”(9)

Một Âu châu Tái quân bình và Tái phối trí


Trong năm 2016, Estonia và Ba Lan là 2 trong 5 quốc gia đạt mức ấn định chi tiêu quốc phòng. Và theo NATO, thì Latvia, Lithuania và Romania là các quốc gia cũng gần đạt đến mức quy định sau khi đã hoàn tất tổng kết của năm 2016.(10) Nhìn vào bản đồ Âu châu thì đa số các quốc gia này có chung bên giới với Nga.

Theo như phát biểu của ông Artis Pabriks, cựu Bộ trưởng Quốc phòng của Latvia, hiện đang trong Nghị viện châu Âu, thì "Trong trường hợp của Latvia, sẽ không cần phải chi tiền cho y tế và giáo dục nếu quốc gia của bạn không còn tồn tại.”(9)

Có lẽ đây là lý do chính yếu đã thúc đẩy các quốc gia nói trên phải rất chú trọng vào quốc phòng.




https://3.bp.blogspot.com/-pe1baWE8kw0/WL955jsuWJI/AAAAAAAAjW4/abm0iMdN_r8hBWVdmM5Jb96Qc4TPX7OegCLcB/s640/nato_rusia_us.png

Căn cứ quân sự và võ khí nguyên tử của phe Nga, NATO và Hoa Kỳ (11)


Nhìn từ quan điểm này, thì nếu Hoa Kỳ không còn hỗ trợ vô điều kiện và vì thế NATO sẽ không còn là một phòng tuyến vững chắc để che chở Âu châu, như hơn 50 năm qua, thì quốc gia đầu tiên phải lo chuyện "trang bị chuẩn bị" để đối đầu với một nước Nga hung hãn, có thể nói, sẽ phải là nước Đức.

Giữa Đức và Nga có một số "nước đệm" như Ba Lan, Ukraine. Nhưng trong lịch sử cận đại, các quốc gia này không có khả năng ngăn chận được sự xâm lăng từ Nga. Vì vậy, trước viễn ảnh xe tăng của quân Nga sẽ lại có thể vượt qua các nước đệm láng giềng và tiến vào Bá Linh, chắc chắn sẽ làm cho nước Đức phải nghĩ đến chuyện tăng cường sức mạnh quân sự - hoặc theo một cách nói khiêu khích khác là “tái võ trang” - một khi NATO không còn là một rào chắn an toàn cho Đức.

Tại cao điểm của Chiến tranh Lạnh, quân đội Tây Đức có lúc lên đến hơn 500,000 người. Nhưng kể từ khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, quân đội Đức đã bị cắt giảm tới mức thấp nhất là 166,500 quân trong năm 2015.(12) Tính đến ngày 09 tháng 2, 2017, quân đội Đức có 177,956 quân nhân.(13)

Hiện thời, chỉ nói đến tối hậu thư Mattis, thì xem ra cũng đã có ảnh hưởng. Vào ngày 21/02/2107, một ngày sau khi phó tổng thống Mike Pence lên tiếng thúc đẩy NATO gia tăng chi phí quốc phòng, Đức thông báo sẽ gia tăng quân số lên đến mức 198,000 quân trong vòng 7 năm sắp đến. Khi đó quân số của Đức sẽ lớn hơn quân số của Anh hiện đang có là 196,410 quân.(12)


Ngoài ra, trong tương lai một khi đáp ứng đúng theo như NATO quy định, ngân sách quốc phòng của Đức sẽ vọt lên đến khoảng 75 tỉ Mỹ kim mỗi năm, đưa đến kết quả là Đức có một quân đội lớn hơn cả Anh.(2) Trở thành một thế lực quân sự mới tại Âu châu, Đức có rất nhiều tiềm năng sẽ là một đối trọng với Nga.

Tương tự, vì cách xa Nga, nước Pháp cũng không bị đe dọa nhiều trước việc bị Nga xâm lăng. Nhưng với một láng giềng đang gia tăng quốc phòng và lại có một quân sử oai hùng như Đức quốc, cũng như nhiều “thành tích” về chiến tranh với Pháp, thì việc Pháp quốc phải lo chỉnh bị khả năng phòng thủ của họ cũng không phải là việc quá xa vời.

Việc lo tăng cường khả năng quốc phòng cho Pháp lúc đó sẽ không còn là việc "để Pháp không bị lôi cuốn vào những cuộc chiến tranh mà không phải là của riêng mình" như bà Le Pen, một lãnh tụ cực hữu của Pháp, đã tuyên bố. Mà đó chính là để lo cho quyền lợi thiết thân của nước Pháp, trước một nước Đức đang phục hồi sức mạnh quân sự.

Như đề cập bên trên, bắt đầu từ sự "tái võ trang" của Đức - dù trong một quy mô có giới hạn, vẫn có thể sẽ tạo ra một phản ứng dây chuyền đưa đến việc tăng cường khả năng quân sự của các quốc gia khác tại Âu châu.

Hiểm họa to lớn trước đây của NATO là một đế quốc Liên Xô, thì nay đế quốc này đã bị sụp đổ. Hậu thân của Liên Xô là Nga vẫn còn là một đe dọa đáng kể cho NATO. Nhưng chính Nga cũng đang trong tình trạng khó khăn, nhất là về kinh tế.


Riêng Âu châu ngày nay không còn bị thương nặng như thời năm 1949 sau Thế Chiến thứ Hai. Mà là một Âu châu cường thịnh. Một khi khả năng quốc phòng của Âu châu được gia tăng đúng mức, và nếu không hoàn toàn kềm giữ được Nga, thì Âu châu cũng phải có đủ khả năng tự vệ và giảm thiểu được sự phụ thuộc quân sự vào Hoa Kỳ.

Mặt khác, với những khó khăn nan giải trong nội bộ, Hoa Kỳ ngày nay cũng không còn đủ khả năng để gánh vác phần lớn việc bảo vệ các đồng minh.

Gộp chung các yếu tố này lại để lượng định, thì việc Hoa Kỳ muốn "tái quân bình" cán cân đóng góp với đồng minh NATO cũng là một chuyện sẽ phải xẩy ra.

Có thể nói khi NATO hoàn tất việc tái hiệu chỉnh trách nhiệm của họ tại Âu châu, thì điều đó sẽ giúp cho Hoa Kỳ tránh được việc phải mang vác một hành trang quá tải trong một cuộc hành quân dài hạn.

Hoa Kỳ và những thách đố mới

Nhằm tạo thêm áp lực lên những thành viên còn miễn cưỡng, hôm 20 tháng 2, 2017, Phó Tổng thống Pence đã nói là NATO có đến cuối năm nay để cho thấy "tiến bộ thực sự" về mặt chi tiêu. Đồng thời ông cũng nói rằng tối hậu thư của Trump cũng vẫn còn mang tính cách "giả thuyết" (hypothetical).(10)

Khi được hỏi chuyện gì sẽ xẩy ra nếu Âu châu không chi tiêu nhiều hơn vào quốc phòng, Phó Tổng thống Mike Pence, cũng chỉ nói: "Tôi không biết sẽ trả lời như thế nào cho phần (không chi phí thêm) ‘thì sẽ ra sao (or else)’. Nhưng tôi biết rằng sự kiên nhẫn của người dân Hoa Kỳ sẽ không kéo dài vô giới hạn.”(10)

Chắc chắn sẽ có những luận bàn về việc Hoa Kỳ có dám thay đổi chính sách ngoại giao đối với châu Âu qua NATO, hay vẫn cũng chỉ là hù dọa suông như những năm qua? Hoặc bi quan hơn nữa là liệu Hoa Kỳ có dám bỏ rơi NATO hay không?

Vấn đề đáng được đặt ra sẽ phải nên là: Liệu Hoa Kỳ có còn đủ khả năng (và thiện chí) để gồng gánh mãi một NATO càng ngày càng cồng kềnh, kém hiệu năng và có không it thành viên thờ ơ với sự an ninh của chính quốc gia họ?

Những cọ sát căng thẳng đang xẩy đến giữa Hoa Kỳ và NATO, có thể tóm gọn lại qua lời phát biểu vào ngày 21 tháng Hai, 2017 của Bà Đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley, là Washington đang làm việc để làm cho NATO được "hiệu quả hơn"!

Tưởng cũng nên nhắc đến bài diễn văn đầu tiên của Tổng thống Trump trình bày trước lưỡng viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào
ngày 28 tháng 02, 2017. Trong đó, ông Trump đã nói rõ: “Công việc của tôi không phải là đại diện cho thế giới. Công việc của tôi là đại diện cho Hoa Kỳ.” (My job is not to represent the world. My job is to represent the United States of America.)



"Hơn bao giờ hết Hoa Kỳ phải tập trung vào Á Châu và Á Châu Thái Bình Dương.

Và những vấn đề chiến lược này sẽ không còn chỉ bị giới hạn vào Tổng thống Donald Trump,
với tối đa là hai nhiệm kỳ tổng thống, mà đó sẽ là một vấn đề của cả toàn thể quốc gia Hoa Kỳ
phải đối phó và thực hiện lâu dài trải qua nhiều thời tổng thống."



Với một Trung Hoa càng ngày càng phát triển và đang trở thành một thách đố cho Hoa Kỳ trong vài trò lãnh đạo thế giới, thì phần khá chắc chắn là Hoa Kỳ sẽ phải đặt thêm rất nhiều sự chú tâm vào quốc gia này.

Ngày 17/01/17, tại Hội nghị hàng năm của World Economic Forum, tại Davos-Klosters, Thụy Sĩ, trong bài diễn văn đọc vào ngày khai mạc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã miêu tả Trung Hoa như là quốc gia lãnh đạo của một thế giới được toàn cầu hóa, nơi chỉ có sự hợp tác quốc tế mới có thể giải quyết những vấn đề lớn.

Ngày 23/1/2017, tại cuộc họp với giới báo chí ngoại quốc về chuyến thăm viếng Thụy Sĩ của Tập Cận Bình trong tuần trước đó, một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Trung Hoa Zhang Jun cho biết Trung Hoa không muốn lãnh đạo thế giới, nhưng có thể bị bắt buộc phải giữ vai trò này nếu những người khác lùi trở lại từ vị trí đó.(14)

Những luận cứ như vậy chỉ là một cách nói "gợi ý" trên mặt ngoại giao để bày tỏ ý muốn lên giữ vai trò lãnh đạo thế giới của Trung Hoa. Không chỉ qua lời nói mà còn bằng những hành động trong lãnh vực kinh tế và quân sự, Trung Hoa đã cho thấy, mặc dù chưa dám ngang nhiên thách thức Hoa Kỳ, họ vẫn đang nỗ lực xây dựng sức mạnh để thay thế Hoa Kỳ trong vai trò lãnh đạo thế giới.

Hơn bao giờ hết Hoa Kỳ phải tập trung vào Á Châu và Á Châu Thái Bình Dương.

Và những vấn đề chiến lược này sẽ không còn chỉ bị giới hạn vào Tổng thống Donald Trump, với tối đa là hai nhiệm kỳ tổng thống, mà đó sẽ là một vấn đề của cả toàn thể quốc gia Hoa Kỳ phải đối phó và thực hiện lâu dài trải qua nhiều thời tổng thống.



Trần Trung Tín
Ngày 07/3/2017

Tài liệu tham khảo:

(1) http://i2.cdn.turner.com/cnn/2016/images/04/15/nato-3_custom1.jpg?iid=EL
(2) https://www.washingtonpost.com/news/checkpoint/wp/2017/02/15/mattis-trumps-defense-secretary-issues-ultimatum-to-nato-allies-on-defense-spending/?utm_term=.a996ad07b7d7
(3) http://www.economist.com/blogs/graphicdetail/2017/02/daily-chart-11
(4) http://www.reuters.com/article/us-usa-trump-nato-analysis-idUSKBN1601IF
(5) https://www.washingtonpost.com/world/europe/trumps-calls-for-europe-to-increase-defense-spending-could-force-other-upheaval/2017/02/15/fe257b44-efc1-11e6-a100-fdaaf400369a_story.html?utm_term=.caf2721d7af9
(6) https://www.nytimes.com/2015/12/17/world/europe/belgium-says-law-limiting-raids-may-have-allowed-suspect-in-paris-attacks-to-escape.html?_r=0
(7) http://www.independent.co.uk/news/world/europe/germany-russia-america-poll-trustworthy-trump-putin-white-house-muslim-ban-eu-a7562276.html
(8) http://www.dw.com/en/merkel-germany-to-heavily-increase-bundeswehr-budget/a-36054268
(9) https://www.washingtonpost.com/world/europe/trumps-calls-for-europe-to-increase-defense-spending-could-force-other-upheaval/2017/02/15/fe257b44-efc1-11e6-a100-fdaaf400369a_story.html?utm_term=.d322bb9088ae
(10) http://in.reuters.com/article/usa-trump-nato-idINKBN1601HZ
(11) http://www.businessinsider.com/r-fearful-of-russia-europes-defense-cuts-slow-nato-data-2016-1
(12) http://www.telegraph.co.uk/news/2017/02/22/germany-boost-army-200000-troops-amid-growing-concern-donald/
(13) https://en.wikipedia.org/wiki/Bundeswehr
(14) http://www.reuters.com/article/us-china-usa-politics-idUSKBN1570ZZ


Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên (dslamvien.com)

Lê Nguyễn Hiệp
03-14-2017, 01:21 PM
Sorry! tk xuống bếp ăn trưa để có sức tiếp tục "đánh trống thổi kèn" :4:

Nhờ chị TK đánh trống thổi kèn mà sự thật giờ mới được biết đến. :z67:


Vấn đề đáng được đặt ra sẽ phải nên là: Liệu Hoa Kỳ có còn đủ khả năng (và thiện chí) để gồng gánh mãi một NATO càng ngày càng cồng kềnh, kém hiệu năng và có không it thành viên thờ ơ với sự an ninh của chính quốc gia họ?

RaginCajun
03-14-2017, 01:51 PM
Vậy thì thà dùng số tiền này giúp illegal immigrant còn hơn, vui vẻ cả làng :)

ntđl
03-14-2017, 02:59 PM
*

Chào chị TK.
Chào chư vị hiền nhơn quân tử.
Đây là ngân sách của NATO, thời khoá 2017.
Đóng góp của Đức chỉ sau Mỹ nhưng trên Anh và pháp.
Nên nhớ rằng Mỹ anh pháp là 3 nước đồng chủ tịch sáng lập NATO và có quyền VETO nghĩa là phủ quyết. Trong khi Đức chỉ là thành viên như các thành viên còn lại (y hình trên 200 nước cả thảy)
FYI.

https://infographic.statista.com/normal/chartoftheday_8186_direct_financial_contributions_ nato_n.jpg

03-14-2017, 03:45 PM
*


Nên nhớ rằng Mỹ anh pháp là 3 nước đồng chủ tịch sáng lập NATO và có quyền VETO nghĩa là phủ quyết. Trong khi Đức chỉ là thành viên như các thành viên còn lại (y hình trên 200 nước cả thảy)
FYI.


Chắc không tới 200 đâu chị Nú vì gọi là Minh Ước Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương nên chỉ có mấy nước Tây Âu xưa và sau này thêm mấy em Đông Âu như Ba Lan nữa thì phải và 2 anh Bắc Mỹ.

gun_ho
03-14-2017, 03:56 PM
Cái đám NATO có hơn 200 members chắc hỏng phải là Minh Ước Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương.
NATO nớ là đám No Action Talk Only.

thuykhanh
03-14-2017, 04:51 PM
**

Dạ, theo tác giả thì NATO có 28 nước thành viên, tk xin chép lại đoạn này từ trang trước:


Sơ lược về sự hình thành của NATO

Để đối phó với Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu trong Chiến tranh Lạnh, NATO được thành lập vào năm 1949 với 12 quốc gia thành viên gồm Hoa Kỳ, Canada và 10 quốc gia Âu châu.

Sau này NATO mở rộng và đón nhận thêm một số quốc gia Đông Âu. Hiện nay NATO đang có 28 thành viên gồm Hoa Kỳ, Canada và 26 quốc gia Âu châu.

ntđl
03-14-2017, 05:17 PM
*

Chết chưa !
Ở đâu ra lắm nước vầy nè trời !
Só-ri bà con. Nói nộn nói lại... 28 nước thôi.
Mà cái ngân sách 2017 ni đã tính toán trươc cả bầu cử mỹ ha, thành có lẽ Trump còn đang yêu sách đòi các thành viên khác góp thêm.

Tôm qua canada hồi đang đếm phiều. Rồi la làng rằng dân canada.ghét Trump quá chời, rồi còn thấy đám canada ôm nhau khóc nữa cà ?
Nghe hết hồn hông trời !
Hổng biết tôm đi đâu và gập ai nữa nha. Chớ còn dân canada Nú gập mội bữa, nói chuyện mội bữa thì... chiến thằng của Trump làm chúng tôi ngạc nhiên, nhưng chuyện nước mỹ chúng tôi hổng thắc mắc gì ráo..

Riêng những người Nú gập mỗi bữa trong sở làm, những đồng sự đồng nghiệp thì... người ta nghĩ Trump tư cách hành vi ngôn ngữ cà chua tí đỉnh, vậy cũng vui, Trump làm nên việc thì tốt cho mỹ, còn như hổng làm nên cũng hổng sao, 4 năm phù du wqua như chớp mắt.

Nghe nói lần 2020 Hillary tình ra nữa. Không rõ DC nghĩ sao, nhưng bảo đảm... 4 năm tới nếu Trump có vẻ được thì Nú sẽ bầu cho Trump, còn bằng như... hổng xong, và nếu là Clinton ra thì... Nú lại tịnh bầu nữa.
Đây là lời chơn thật từ đáy lòng. Ai chửi thây kệ.
Cheers....
:z58:

RaginCajun
03-14-2017, 06:29 PM
*

Tôm qua canada hồi đang đếm phiều. Rồi la làng rằng dân canada.ghét Trump quá chời, rồi còn thấy đám canada ôm nhau khóc nữa cà ?
Nghe hết hồn hông trời !
Hổng biết tôm đi đâu và gập ai nữa nha. Chớ còn dân canada Nú gập mội bữa, nói chuyện mội bữa thì... chiến thằng của Trump làm chúng tôi ngạc nhiên, nhưng chuyện nước mỹ chúng tôi hổng thắc mắc gì ráo..

Dạ nhà em ghé Montreal, lang thang ăn uống trong mấy con phố gần trường đại học. Tờ báo hôm sau ngay trang nhất có chữ Oh my god! to tổ tướng.

Triển
03-15-2017, 01:22 AM
Ối giời, chắc là fake news. Nước Đức chúng ta giàu có mà cũng chỉ đóng có tí vậy sao? Fake news.

Nước Đức ta dùng tiền để cứu người tị nạn. Dân tị nạn đó ngồi ở trại tị nạn Hamburg soạn thảo kế hoạch đánh sập cao tháp nhị tì của Trẹm ở Huê Kỳ mới đã điếu đấy thầy Tôm. Chơi vậy mới trội. :z74:

Người trí thức ít thích đánh đấm, thứ võ biền mới chuộng thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Chỉ cần bao vây kinh tế là Putin từ chết tới bị thương, quánh mother gì cho nó mệt xong rồi thiếu nợ. Mấy thằng cộng hoà bên Mỹ hở ra thì đánh với đấm, nhưng tiền nợ thì mỗi năm cứ nâng trần. Các thứ đánh đấm nhiều thế kỷ nay mang lại cái đách gì?

Chiến tranh VN, Mỹ đứng ở đâu vào năm 1974? Có lợi mother gì cho Việt Nam? Chiến tranh A-Phú-Hãn, Mỹ đứng chỗ nào ở thời điểm hiện tại và lợi được những gì cho dân A-Phú-Hãn? Chiến tranh Iraq, thúi rùm cái nồi Trung Đông, nguyên tử chẳng thấy khỉ gì chỉ thấy chia năm xẻ bảy loạn lạc, dân chúng chạy tứ xứ lầm than, tị nạn khắp mọi nơi. Hậu quả của đánh đấm nửa vời là vậy đó. Đánh đấm mà giải quyết được nhiều thứ thì đã giải quyết từ khuya rồi.

Còn NATO phương châm là phòng thủ, bảo toàn lãnh thổ, chứ chẳng phải xách quân đi đánh ai cả. Ắc sần ắc sần củ năng gì? Bỏ một trái bom biết bao nhiêu tiền của không mà nói cho sướng mồm? Sống trong thời bình mà tăng liên tục ngân sách quốc phòng để làm con woman gì? Muốn gì cũng phải hỏi ý dân chứ. Muốn trở lại thời chiến tranh lạnh thập niên 70, 80 thế kỷ trước à? Chạy đua vũ trang cho đã đời, nâng sự hoang mang lo sợ chiến tranh lên khắp nơi, sống như vậy sướng lắm à? Ba cái vụ đánh đánh đấm đấm là do mấy thằng chánh quyền thổi lên, dân chúng nào muốn cho thằng con mình đi Iraq để chết queo, còn không thì về bị khật khùng tâm thần?

Nói năng thì cũng phải có suy nghĩ chút. Có cái bảo hiểm không mà cũng không muốn đóng, đó là đóng cho chính mình, ở đấy mà nói chuyện vượt khỏi tầm tay, chiến với tranh. Thiệt tình. Về lấy đồng xu cạo gió trước đi rồi hãy bước ra đầu sóng ngọn gió.

Triển
03-15-2017, 02:52 AM
-- hài hước tập 43: #XìQuétChờ (10 ngày sau hội nghị an ninh ở Munich)



“No-one will dare question, as they have been, because we’re very depleted, very, very depleted. Sequesture. Sequesture.”

Xì ra, phải quét, rồi ngồi chờ?

Sequester? Tịch thu? Điều tiết?



https://www.youtube.com/watch?v=vnuDU_gcCME

ntđl
03-15-2017, 07:13 AM
*

Hà... bữa nay thày năm tặc zăng nổi giận heng, xổ nho quá xá xổ.
Thày tôm chỉ nói đùa chọc ghẹo chút đỉnh cho vui thôi mà.
Thày năm thiệt sự hổng bắt mạch đậng khi mô là nói thiệt, khi mô là nói chơi hử ?
Thôi để gắn cho thày cái bông hồng biểu lộ tình yêu hòa bình ha, flower not war.
:z57:

Mỹ hằm hè vụ NATO đậng yêu sách, chớ hổng có chuyện rút khỏi NATO à nha. Trọc phú đang thương lượng buôn bán mờ.
Giả như... đám NATO xúm nhau đẩy mỹ ra, dám mỷ cất quân sang uýnh Đức pháp Anh trước đậng giành lợi chủ quyền... lãnh thổ
- Đẩy tui (hello xô) tưởng tưởng ngoài chiến trường thày năm và thày tôm đụng nhau vui dữ nha, và thày tôm sẽ thua ngay tấp lự bì vì thày năm physical training thứ thiệt từ bao lâu nay dzồi -

Nói chuyện quân sự, quốc phòng. Ngó chừng lực lượng nga hùng hậu nha, sẽ đè bẹp anh là cái cẳng. Không rõ quân sự quốc phòng tây ra sao, để thong thả đi dòm chừng cái cho biết.

http://politicoscope.com/wp-content/uploads/2016/06/NATO-vs-Russia-Headline-Top-News-NATO-Russia-battle-for-supremacy.jpg

http://www.zerohedge.com/sites/default/files/images/user3303/imageroot/20160614_nato.jpg

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2016/10/27/00/39C0119100000578-0-image-a-39_1477523068722.jpg

* * *

Bài viết chị TK dán vào có nói tới Trung cộng. Vậy là phải nhắc tới minh ước liên phòng đông nam á nữa (đã theo mồ mả ông bà sau chiến tranh VN) chị TK ôi.
Nga uýnh ăng lê đẩy tui hổng "mind", nhưng tàu cộng uýnh nhựt đại hàn và nhứt là VN thì hồi hộp.
Trước sau chi cũng có thôi, bị vì đám con trời vốn thích giành sân lấn đất, kinh tế hổng xong thì dùng quân sự tiếp theo, thành ra những nước nhỏ xung quanh trời sẽ có nguy cơ bị đè khi trời xập, sẽ được gồm thâu về dưới trướng - bị mỹ còn đương mắc uýnh đức bên kia -

Tặng thày tôm và thày gun người cái bông đeo chơi đúng tinh thần flower not war..
:z58: :z58:

TB:
Đây là tài liệu trong wikipedia về SEATO, với bản tiếng anh và bản tiếng việt.

https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB% 9Bc_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81
(https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95_ch%E1%BB%A9c_Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB% 9Bc_%C4%90%C3%B4ng_Nam_%C3%81)https://en.wikipedia.org/wiki/Southeast_Asia_Treaty_Organization

Hổng rõ tiếng việt có dịch từ tiếng anh không nữa lận ? Và nếu dịch thì... dịch sai quá trời quá đất luôn
(con bà nó. Mo....F...K... ! (bắt chước thày năm xổ nho cái cho sướng miệng)

- xin lỗi chị TK, tặng chị liền 3 cái bông đền tội.
:z57::z58::z57:

Triển
03-15-2017, 08:13 AM
*
Mỹ hằm hè vụ NATO đậng yêu sách, chớ hổng có chuyện rút khỏi NATO à nha. Trọc phú đang thương lượng buôn bán mờ.
Giả như... đám NATO xúm nhau đẩy mỹ ra, dám mỷ cất quân sang uýnh Đức pháp Anh trước đậng giành lợi chủ quyền... lãnh thổ



Trẹm chỉ cần đừng bắt tay với Nga, phá bỏ vụ bao vây kinh tế là đủ.
Nga đang ve vãn Trẹm bởi vì từ lâu đến nay chẳng có tổng thống Mỹ
nào nhượng bộ Nga. Qua ngõ Trẹm, Putin hi vọng giải vây được vụ phong
tỏa kinh tế. Kẹt cứng như vậy Nga chẳng có tinh thần gì mà đi thôn tính
các nước cũ sum họp về một mối. Cũng không đủ sức để thôn tính tiếp
Ukraine. Chẳng cần phải đánh đấm gì. NATO chỉ ngồi yên hươi cây kiếm
đuổi ruồi là đủ.

Tại sao NATO phải đẩy Mỹ ra khi Mỹ chịu chi?

RaginCajun
03-15-2017, 08:37 AM
*
Tặng thày tôm và thày gun người cái bông đeo chơi đúng tinh thần flower not war..:z58: :z58:
Trước hết là phàn nàn Dr. Lú, không công bằng, tặng cho bên kia bông đứng, tặng thằng em bông héo. Em cũng chẳng chọc đùa ai hết, chỉ nói theo suy nghĩ vì lúc nào cũng nghĩ Đức đứng đầu bảng, cho tới khi thấy cái bảng kia thì không tin nổi nên mới nói là fake news. Dr. Lú không nên tưởng tượng như thế vì thầy Năm là người yêu chuộng hoà bình, không có chuyện thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

RaginCajun
03-15-2017, 09:05 AM
Oh no. Đụng chạm tới nghề nghiệp là đi quá xa rồi đó nha.

ntđl
03-15-2017, 09:15 AM
*


Trước hết là phàn nàn Dr. Lú, không công bằng, tặng cho bên kia bông đứng, tặng thằng em bông héo. .

haha... biết ngay mờ.Hồi lúc dán bông Nú nghĩ bụng dán khác cái coi tôm phàn nàn ra sao. Vậy mà phàn nàn thiệt.
Té dza... người tưởng tượng giỏi (là tôm heng, hổng phải tui đâu nha) khi mô cũng tưởng tượng theo ý mình dzáo chọi.

Ai biểu bông ngó xuống là bông héo vậy trời !
Vậy là trong 3 cái bông cùa chị TK có một cái héo hở ???
(chị TK đừng nghe lời thày tôm bàn ra heng chị, thày đang có ý định chia rẽ đôi ta đó)

Ừa... ai cũng yêu hoà bình hết, nhưng toàn là người nóng tánh thôi tôm à, cho dù rất tốt bụng. Chơi cả chục năm nay rồ, hổng biết tánh sao đậng. Thôi hoà bình tái lập nha liền nha mấy ông - xô vô nói tiếp dùm đi xô ơi...
Có điều... nóng lẹ thì nguội lẹ. Chơi với người nóng coi vậy mà yên bụng, bị biết liền, chớ còn chơi với người tẩm ngẩm tầm ngầm (ai vậy hè) rồi đâm sau lưng một con dao lúc cán là đổ nợ !

Nói thêm cái nữa là... cái này Nú nói cho Nú à nha.... lâu lâu được ăn tục nói phét cái cũng sướng miệng gì đâu.
Trời thần ơi... ngoài đời trịnh trọng miết mệt thấu ông bà, vô đây còn bắt trịnh trọng tiếp chán bỏ bu luôn..
Lời thật từ đấy linh hồn, ai rầy là cũng xin ráng nghe vậy.

BTW... tôm xách cây guitare ra búng rồi ngân nga bản ni heng. Dán đâu đó thì dán, nhưng nhớ ới tiếng cho Nú kiếm nghe.
Nhạc Lâm Tuyền đình huỳnh đó. Rồi Nú sẽ ơm bông héo, nguyên bó luôn, vào tậng tiếp.
Mấy thày kia xính xái nhau chút nha, lóng rày con tim vốn... yếu đuối và yếu ớt hẳn lợi
Thank you vé-ri mút-chồ
http://www.nguoinam.com/phpbb/viewtopic.php?p=16543#p16543

ntđl
03-15-2017, 12:16 PM
*



Tại sao NATO phải đẩy Mỹ ra khi Mỹ chịu chi?


Thấy chưa, hổng biết nói thiệt với nói không thiệt khác nhau ra răng heng ?
Như vầy : Sến nhớt đang chơi xì phé. Hăm này hăm kia ha...
Giả dụ như ta mần màn tháu cáy (chữ ni học kỹ nha, hổng nói sai đâu). Ta biểu, ừa hổng ưng thì đừng. Bảo đảm sến nhớt nhảy nhỏm.

Sến hổng nhảy thì nguyên cái ban cố vấn tối cao về quân sự quốc phòng cũng nhỏm ráo chọi.
Cái rồi cha con chúng sẽ bầu đoàn thê tử qua bển họp tiếp.
Có thể chúng sẽ tháu cáy lợi ta, nhưng ta phải giữ vững lá bài tẩy, chớ vội lật lên.
Rồi ta mới thương lượng dằng dai cho tới khi thoả hiệp.

Lá bài tảy của chúng ta biết tỏng tòng tong rồi :
Nhứt định phải đứng trên và trước.
Thành ra để trả chỗ đứng tốt, có chi nhiều cũng là hạp lý hạp tình.

À... vụ tháu cáy trên bàn xì phé ni Nú ngó hoài, thành biết rõ.
Thì đứng sau lưng mấy ông đang gầy sòng chớ đâu.
Ngộ cái là... bài xấu chết cha luôn, nhưng gan lì thành tố xả láng.
Hoậc là đứa kia sợ nên bỏ, hoậc là nó hổng còn đủ sở hụi đặng theo ta tới cùng.
Ván bài xong, người ta hổng bao giờ lật lá tẩy lên đâu nha, lật vậy coi như đưa lưng ra cho chúng ngó rõ cơ thể, chừng chúng huơ kiếm bảo đảm chật đúng và chật đẹp.

Vậy chớ hồi đầu, cái hồi chầu rìa lúc còn thơ kìa, nú hổng biết, chừng xong ván bài thì khai vanh vách ra ngay tại chỗ.
Trời thần ơi... bị mấy bác mấy chú cú cho thiếu điều long óc luôn - thành chừ lớn hổng nổi, chỉ cái mỏ là lớn bù -

BTW....
Cổ phiếu quan ôi.
Tui hổng tính nói nhiều. Lóng rày tui đang tu tâm dưỡng tánh nói ít lợi, vậy mà ngó bộ hổng xong..
So long hết thảy mấy ông nha. Tui rút về nhà tịnh khẩu ít lâu.
*

Lê Nguyễn Hiệp
03-15-2017, 01:49 PM
*

BTW....
Cổ phiếu quan ôi.
Tui hổng tính nói nhiều. Lóng rày tui đang tu tâm dưỡng tánh nói ít lợi, vậy mà ngó bộ hổng xong..
So long hết thảy mấy ông nha. Tui rút về nhà tịnh khẩu ít lâu.
*

chi Lú dạo này nói vừa đủ đô rồi đó!

chi lặn thì diễn đàn mất dzui dze!!! lâu lâu nghe chi nói lộn (hành lá/hành ta) nói lại nói lộn nữa cũng hay . :)

tặng chị bông nè! :z57:

thuykhanh
03-16-2017, 02:54 PM
** Vì cơn bão tuyết vừa qua ở miền Đông Bắc Hoa Kỳ, chuyến công du của Thủ tướng Angela Merkel đến Mỹ
đã được dời lại ngày thứ sáu 3/17.



Công du Mỹ : Thử đứng vào vị trí của thủ tướng Đức




Trước chuyến công du ngày mai của thủ tướng Đức Angela Merkel đến Mỹ, báo Le Monde có bài « Thử đứng vào vị trí của bà Merkel ».

Nhà báo Sylvie Kauffman ghi nhận : thủ tướng Đức sẽ có một trong những chuyến đi tế nhị nhất trong sự nghiệp chính trị của bà, gặp tân tổng thống Mỹ Donald Trump vào lúc quan hệ giữa hai bên bờ Đại Tây Dương đang khủng hoảng.

Đặt mình vào vị trí của thủ tướng Đức, tác giả bài viết mường tượng những tâm sự ngổn ngang, rối bời, của nhà lãnh đạo được coi là người đang phải đảm đương vai trò hết sức nặng nề, là trụ cột của khối 27 nước châu Âu, hiện đang trong cơn khủng hoảng nghiêm trọng. Không những của châu Âu mà còn là của cả khối các quốc gia tự do trên thế giới. Trọng trách quá nặng nề mà nguyên tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã trao gửi cho bà, trước khi chuyển giao quyền cho Donald Trump.

Vẫn theo Le Monde, mặc dù đã muốn giã từ quyền lực, sau 12 năm cầm quyền, nhưng Angela Merkel một lần nữa buộc phải thượng đài, bởi người nắm quyền tại Mỹ giờ đây là ông Trump.

(Theo RFI)
(http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170313-tin-gia-van-de-thuc-cua-facebook)

gun_ho
03-16-2017, 03:48 PM
Khó khăn cho bà Merkel là đúng rồi, vì bà sẽ không dám tỏ vẻ thân thiện với ông Trump vì sợ đối thủ của bà ở nhà sẽ chửi. Mà lạnh lùng với Trump thì có hại cho nước Đức.

thuykhanh
03-17-2017, 07:54 AM
MAR 14 2017, 9:43 AM ET


Angela Merkel to Meet Donald Trump on Friday After Blizzard Delay

by CARLO ANGERER and ANDY ECKARDT


BERLIN — The first face-to-face meeting between President Donald Trump and German Chancellor Angela Merkel was postponed by a major storm.
For some, the blizzard on the East Coast (http://www.nbcnews.com/news/weather/nor-easter-puts-70-million-under-winter-weather-alert-n733146) that delayed Merkel's trip to Washington by three days might be seen as a bad omen. But in Germany, commentators said that the quick rescheduling on both sides was a promising signal.
The fact that Merkel will now travel to the U.S. on Friday shows "how important this trip also is for the White House," according to Ulf Roeller, the Washington correspondent for German broadcaster ZDF.

https://media3.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932341/170314-merkel-cr-0504_1cb4627ab6e539885f79da2c79256b6f.nbcnews-ux-320-320.jpg (https://media3.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932341/170314-merkel-cr-0504_1cb4627ab6e539885f79da2c79256b6f.nbcnews-ux-2880-1000.jpg)

German Chancellor Angela Merkel Dylan Martinez / Reuters, file

Merkel said she believes "one-on-one conversations are always much better than talking about each other," calling that the "slogan for her visit."
Despite being criticized by Trump in recent months, senior German government officials in Berlin said Merkel will be arriving in the United States with an open mind.
Talks between Trump and Merkel, who last year was ranked by Forbes (http://www.forbes.com/powerful-people/) as the second most powerful person in the world after Russia's Vladimir Putin, comes amid disputes over NATO defense spending.

The president has also threatened to impose import penalties on German carmakers while the U.S. administration's economic adviser has accused Germany of gaining unfair trade advantages through a weak euro (http://www.cnbc.com/2017/01/31/euro-spikes-after-trumps-trade-adviser-tells-ft-that-germany-is-using-grossly-undervalued-currency.html).

“I think she has to prepare for a more confrontational style”
Trump's harsh rhetoric against Germany — and particularly Merkel's open-arms refugee policy (http://www.nbcnews.com/storyline/europes-border-crisis/germany-struggles-under-weight-open-arms-refugee-policy-n484466) — during the election campaign — added to European concerns about the future of trans-Atlantic relations when he took office.
"The German people are going to end up overthrowing this woman. I don't know what the hell she is thinking,"
Trump told his supporters during a speech in Iowa last March, referring to incidents in Cologne on New Year's Eve (http://www.nbcnews.com/news/world/two-arrests-cologne-new-year-s-eve-sex-assaults-after-n534791), where groups of migrants were suspected of mass sexual assaults.
Trump's criticism was even stronger in a 2015 tweet where he said that Merkel is "ruining Germany."

Despite the provocative verbal attacks, Merkel did not deviate from her reserved and calculated stance. Merkel remained silent and did not address Trump's criticism at the time.
Her pragmatic political style is in stark contrast to the approach taken by Trump, who has been described by German media (http://www.spiegel.de/international/world/merkel-prepares-for-difficult-visit-with-donald-trump-a-1138244.html) as an "unsophisticated yet self-absorbed political neophyte."



https://media1.s-nbcnews.com/j/msnbc/components/video/201611/insta_dc_obama_merkel_161117.nbcnews-ux-1080-600.jpg


FROM NOV. 17: At Final Joint Press Conference, Merkel Calls Obama 'My Partner and Friend' 0:56


"The German chancellor is known for her ability not to spontaneously react emotionally to provocation and to choose a very moderate tone, even when critical situations occur," said Daniela Schwarzer, director of the German Council on Foreign Relations, a think tank in Berlin.
Merkel has also taken that approach in the past with other leaders such as Putin and Turkey's Recep Tayyip Erdogan.

"But, I think she has to prepare for a more confrontational style," Schwarzer added, saying that Merkel will have to "offer something to the United States, but also take clear positions on what European expectations are."


Trump and Merkel's first phone conversation was described as "cordial."
In a joint statement following the January call (https://www.whitehouse.gov/the-press-office/2017/01/28/readout-presidents-call-chancellor-angela-merkel-germany), the two leaders stressed the "NATO alliance's fundamental importance," adding that they would "work to stabilize conflict areas in the Middle East and North Africa." Both sides also vowed to cooperate closely on combating terrorism.


https://media3.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932371/170314-trump-0532_fc8a5c1c7fce1a08ef858b534d83ec4d.nbcnews-ux-600-480.jpg (https://media3.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932371/170314-trump-0532_fc8a5c1c7fce1a08ef858b534d83ec4d.nbcnews-ux-2880-1000.jpg)

President Donald Trump speaks on the phone with German Chancellor Angela Merkel from the Oval Office of the White House on Jan. 28. MANDEL NGAN / AFP - Getty Images

But since then, Merkel has used public appearances to hit out at some of Trump's policies and remarks.
The German leader strongly criticized Trump's entry ban for citizens of seven predominantly Muslim countries and countered Trump's Twitter message in which he called the mainstream press the "enemy of the American people."

"I stand by a free and independent press and have great respect for journalists," Merkel said in a speech during this year's Munich Security Conference, which included Vice President Mike Pence in the audience (http://www.nbcnews.com/news/world/pence-seeks-calm-european-jitters-over-trump-n723221).

Merkel added that she sees press freedom as a pillar of democracy and that Germany had always done well "with mutual respect for each other."
Mutual respect is also what Merkel is hoping to establish with the new U.S. administration and especially with Trump.
"Most important is that she succeeds in making clear that differences of opinion can be spoken on the basis of partnership, but not out of confrontation," Juergen Hardt, the German government's coordinator for trans-Atlantic relations, told German news agency dpa.


https://media2.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932346/170314-german-air-force-cr-0509_d2bfcc2268d2356f074bf6a7c6e4de48.nbcnews-ux-320-320.jpg (https://media2.s-nbcnews.com/j/newscms/2017_11/1932346/170314-german-air-force-cr-0509_d2bfcc2268d2356f074bf6a7c6e4de48.nbcnews-ux-2880-1000.jpg)

Angela Merkel's trip to Washington was postponed
due to weather on Monday.Clemens Bilan / EPA

Trump and Merkel's agenda includes a wide range of topics: international relations and security, including NATO; Russia's behavior related to Ukraine; the situation in the Middle East; the fight against ISIS; Afghanistan; North Korea; the European Union as a trade and security partner; the United Nations; and climate policies.
But officials in Berlin noted that time constraints mean it is unlikely that all topics can be addressed.
Because Trump has repeatedly indicated that the U.S. will focus on an "America First" trade policy, Merkel, is also expected to highlight the strong benefits of trans-Atlantic trade and to argue that both sides could gain "from even more economic cooperation rather than rolling back trade," Schwarzer said.
Polls suggest Trump is highly unpopular in Germany (https://www.usnews.com/news/best-countries/articles/2017-02-06/donald-trump-fuels-a-dropping-image-of-us-surveys-show), where there is growing sentiment that Merkel will have to position herself as a strong defender of Western values.

[Xem tiếp] (http://www.nbcnews.com/news/world/angela-merkel-meet-donald-trump-friday-after-blizzard-delay-n733141)

Lê Nguyễn Hiệp
03-17-2017, 09:17 AM
Đức bắt tay với Tập để chống Mỹ cứu nước đây.

****
Đức và Trung Quốc bắt tay chống bảo hộ mậu dịch của TT Trump
Cali Today News – Đức quốc và Trung cộng đang làm ấm mối quan hệ trong vấn đề tự do thương mại, nhất là khi Tổng thống Hoa Kỳ đe doạ bỏ rơi Bắc Kinh.
Sau cuộc điện đàm vào hôm thứ 5, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Tập Cận đã tuyên bố sẽ cùng đấu tranh cho tự do thương mại và mở cửa thị trường, theo tường trình từ Angece France-Presse.

Thủ tướng Đức Angela Merkel và Chủ tịch Tập Cận Binh. Photo courtesy: Reuters

Tuyên bố của lãnh đạo hai cường quốc diễn ra ngay trước thềm cuộc họp về bảo hộ mậu dịch giữa các bộ trưởng tài chánh thế giới vào ngày 17 tháng 3. Các nhà lãnh đạo kinh tế càng ngày càng tỏ ra quan ngại, cho rằng chính sách “Nước Mỹ trước tiên” cũng như lời hứa đóng cửa giao thương với Trung Quốc và các quốc gia khác của ông Trump có thể làm lay động thị trường nước ngoài.

Tuyên bố cũng được đưa ra một ngày trước chuyến viếng thăm Tổng thống Trump đầu tiên của bà Merkel.

Trong thời gian vận động tranh cử và ngay cả sau khi nhậm chức, ông Trump vẫn thường xuyên đưa ra lời thề sẽ đặt quyền lợi của người tiêu dùng và người lao động Mỹ lên đầu tiên. Tổng thống đặt dấu chấm hết cho Hiệp ước Thương mại Xuyên châu Á Thái Bình Dương giữa Mỹ với các nước Á châu được người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Obama theo đuổi. Ông Trump cũng đe doạ phạt nặng các công ty mở hãng xưởng ở nước khác, và chỉ trích Trung Quốc – cường quốc kinh tế thứ hai trên thế giới – “ thao túng tiền tệ.”

Theo Phát ngôn nhân văn phòng Thủ tướng Đức, bà Merkel và ông Tập “đồng thuận duy trì hợp tác chặt chẽ.” Cuộc điện đàm giữa hai vị nguyên thủ quốc gia cũng tập trung vào “điều kiện thị trường để mở rộng phương tiện di chuyển bằng điện ở Trung Quốc” cho phép ngành công nghiệp xe hơi của Đức “tiếp tục thành công ở thị trường Trung Quốc.”

Mối quan hệ giữa Washington với Đức đang trở nên nguội lạnh trong khi Trung Quốc trở thành đối tác thương mại hàng đầu của Berlin vào năm 2016, lần đầu tiên chiếm vị trí của Hoa Kỳ sau khi nước này rơi xuống hàng thứ ba sau Pháp. Theo tường trình từ Reuters, tổng xuất nhập cảng tđến và từ Trung Quốc vào năm ngoái lên đến 170 tỉ Euros, tương đương với $180 tỉ Mỹ kim.


“Căn cứ vào kế hoạch bảo hộ mậu dịch của tân Tổng thống Hoa Kỳ thì có thể thấy mối giao thương giữa Đức và Trung Quốc sẽ ngày càng thắt chặt, Hiệp hội Thương mại BGA của Đức cho biết.

Với tuyên bố cùng ông Tập Cận Bình, không rõ bà Merkel có muốn chuyển tới thông điệp gì trước cuộc hội kiến với Tổng thống Trump hay không nhưng chắc chắc cuộc họp ngày mai sẽ thu hút rất nhiều sự quan tâm.

Hương Giang (Theo Newsweek)
http://www.baocalitoday.com/the-gioi/duc-va-trung-quoc-bat-tay-chong-bao-ho-mau-dich-cua-tt-trump.html

thuykhanh
03-19-2017, 12:50 PM
Mỹ Số Một, Nhưng Đức Số Hai


Trích đăng từ Đặc San Lâm Viên







https://3.bp.blogspot.com/-NflwB2Wl82g/WM1dnNAbBiI/AAAAAAAAjgI/KxnNvHodZ-0BB5Z7ShKSx5tD4IbVaY74gCLcB/s640/Trump-Merkel.jpg (https://3.bp.blogspot.com/-NflwB2Wl82g/WM1dnNAbBiI/AAAAAAAAjgI/KxnNvHodZ-0BB5Z7ShKSx5tD4IbVaY74gCLcB/s1600/Trump-Merkel.jpg)




Hôm Thứ Sáu, ngày 17/3/2017 vừa qua, Tổng thống Donald Trump có cuộc họp lần đầu tiên với Thủ tướng (Chancellor) Đức, Angela Merkel,
tại White House. Xin giới thiệu đến quý độc giả phần ý kiến về cuộc họp này qua bài “America First, But Germany Second” của Marcel Fratzscher
đăng trên foreignpolicy.com ngày 16/3/2017.
Huỳnh Thạnh chuyển ngữ



Nếu Trump muốn một Âu châu tự lo được nhu cầu riêng của mình, ông ta cần đến một cộng tác viên mạnh mẽ tại Berlin.

Mối quan hệ của Donald Trump với Angela Merkel đã khởi đầu bằng những trục trặc. Nói một cách rõ rệt hơn, Trump đã chỉ ra nước Đức và vị Thủ tướng Đức và xem họ như là kẻ đối đầu chính của ông ta tại Âu châu. Ông Trump đã chỉ trích bà Merkel về chính sách đối với người tị nạn, về chính sách mậu dịch không công bằng và về thiếu sự lãnh đạo ở Âu châu. Về phần chính quyền Đức, thì họ đã cùng với các chính quyền Âu châu chỉ trích chính quyền của Trump về những gì mà họ xem đó chủ nghĩa vì dân (populism - có nơi dịch là dân túy) vô trách nhiệm, chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch (protectionism) nguy hại, và không đáp ứng được những đòi hỏi của trách nhiệm toàn cầu.

Tiến trình sửa đổi quan hệ đối tác này, đã có từ bảy thập niên, nên được bắt đầu ngay lập tức, với một nhận biết rằng hai quốc gia Hoa Kỳ và Đức có nhiều điểm chung hơn là những gì Trump có thể nhận thấy. Đầu tiên, cả hai, ít ra cũng là thỉnh thoảng, cảm thấy bị bóc lột (exploited) bởi những hàng xóm của họ và bởi một trật tự toàn cầu rộng lớn hơn.

Chính quyền Hoa Kỳ và Đức có những đối chọi, nhưng thực ra, cả hai đều phải đương đầu với cùng một sự thử thách về lãnh đạo. Trong một thế giới càng ngày càng bất ổn, thì các quốc gia trên thế giới lại càng mong muốn Hoa Kỳ bước vào và giải quyết những thử thách về an ninh, kinh tế, xã hội và những xung đột. Tương tự, các quốc gia Âu châu cũng mong muốn Đức bước lên trước và cung cấp thêm sự lãnh đạo cho đại lục này. Ngay từ căn bản, cả chính quyền Trump và chính phủ Merkel đều không hài lòng với những kỳ vọng và áp lực này. Họ cảm thấy rằng một mình họ không thể cung cấp được sự lãnh đạo cần thiết để giải quyết những thách đố đó. Và cả hai đều cảm thấy bị bóc lột bởi các quốc gia khác đang cố gắng hưởng lợi mà không chịu đóng góp phần của họ một cách công bằng.

Những phàn nàn của Hoa Kỳ đến từ hai lĩnh vực chính: an ninh và mậu dịch. Trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ đã chi ra hàng tỉ Mỹ kim mỗi năm cho cái vẫn được gọi là chiếc dù an ninh (security umbrella), cung ứng sự phòng vệ cho các quốc gia từ Âu đến Á. Làm như vậy, Hoa Kỳ đã bảo đảm cho sự ổn định tương đối của phần lớn những khu vực này của thế giới, và mãi cho đến gần đây vẫn giữ được như vậy ngoại trừ thỉnh thoảng mới có khiếu nại. Tuy nhiên, ngày nay, chính quyền của Trump thường xuyên than phiền về sự thất bại của cả đồng minh Âu và Á trong việc đóng góp một cách tương xứng cho chi phí phòng vệ của họ. Những than phiền này cũng có điều đúng với sự thật: Ngay cả ở Âu châu, ở Balkans vào những thập niên 1990s, Hoa Kỳ đã phải can thiệp và cung cấp an ninh, vì các thành viên EU không thể hoặc không sẵn lòng (unwilling) làm như vậy, trong khi hầu hết các quốc gia trong liên minh NATO đã không sẵn lòng bỏ tiền ra một cách tương xứng để chi tiêu cho việc quốc phòng của họ và việc này đã trở thành nguồn lực chính yếu của sự bực tức tại Washington.

Cho đến lúc gần đây, Hoa Kỳ vẫn là nhà vô địch của tự do mậu dịch, cổ võ cho sức mạnh của mậu dịch để làm giàu cho tất cả các bên tham dự và ràng buộc các quốc gia lại gần nhau hơn. Tuy nhiên, chính quyền Trump đã lật ngược lại bài bản đó, tố cáo các quốc gia khác đã vừa áp dụng chính sách bảo vệ mậu dịch và vừa ký kết một loạt những "thoả thuận xấu" với Hoa Kỳ để đạt được nhiều lợi thế cho việc xuất cảng và cho công nhân của họ. Đặt sang một bên câu hỏi Hoa Kỳ đã có lợi như thế nào trong các giao dịch như vậy, thì quả đúng là có nhiều nước đã được hưởng lợi từ Mỹ do bởi quốc gia này là một thị trường lớn nhất trên thế giới cho các sản phẩm của họ. Nói rõ ra, Trung Hoa và Đức đang có hai sự thặng dư mậu dịch lớn nhất đối với Hoa Kỳ.

Nhưng nếu Hoa Kỳ cảm thấy những nỗ lực của mình trong việc ổn định đã không được coi trọng lúc gần đây, thì một số ở Đức cũng cảm thấy tương tự như vậy. Hầu hết sự nổi giận (resentment) của Đức tập trung vào kinh tế; vì cho tới nay Đức đóng góp lớn nhất cho ngân sách EU và Cơ chế Ổn định Âu châu (European Stability Mechanism), là nơi đứng ra cho các nước trong khu vực đồng euro mượn nợ khi họ gặp những khó khăn. Đức là nước đóng góp nhiều nhất trong các chương trình cứu giúp cho Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, và Cyprus trong thời kỳ khu vực đồng euro bị khủng hoảng; Đức đóng góp hàng tỉ Mỹ kim cho các khoản vay nợ với lãi suất thấp. Nếu không có sự ổn định về chính trị và kinh tế của Đức, thì Âu châu, và đặc biệt là khu vực đồng euro, sẽ tệ hại hơn rất nhiều trong thời kỳ khủng hoảng. Đức đã vừa ngấm ngầm và cả công khai cung cấp - hoặc tối thiểu cũng là giúp phối hợp - bảo đảm các quỹ và qua đó sự ổn định cho các quốc gia láng giềng.

Có lý do cho việc cả Hoa Kỳ và Đức đã chi tiêu nhiều trong nhiều năm qua cho những nỗ lực ổn định, và đó không phải vì họ là những quốc gia đặc biệt quảng đại. Hai quốc gia này đã là những thành phần chính được hưởng lợi của những thị trường mở rộng và tự do mậu dịch. Hoa Kỳ hưởng lợi từ việc có thể tài trợ chi tiêu của mình với chi phí thấp ở mức kỷ lục do bởi đồng Mỹ kim đã thực sự đóng một vai trò của một bản vị tiền tệ (currency) duy nhất trên toàn cầu. Mô hình kinh tế của Đức đặt trên việc xuất cảng mạnh đã được hưởng lợi từ sự kết hợp lại của Âu châu và chỉ có một thị trường; có hơn 60 phần trăm của tất cả các mặt hàng xuất cảng của Đức vẫn đi qua Âu châu. Sự sụp đổ của các ngân hàng trong hệ thống hoặc các trường hợp vỡ nợ của quốc gia tại các nước Âu châu lớn hơn sẽ có những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế của Đức, vốn, do bởi sự cởi mở của nó, rất phụ thuộc vào sự vững mạnh của các quốc gia láng giềng. Do đó, người Đức được hưởng lợi nhiều hơn hầu hết dân Âu châu từ chính sách mậu dịch chung của Âu châu.

Tuy nhiên, có một thành phần đáng kể trong dân chúng của cả hai quốc gia đã bắt đầu bực bội vì gánh nặng lãnh đạo - và cả Merkel và Trump đều cần thiết phải ghi nhớ điều này trong cuộc họp quan trọng vào thứ Sáu (Mar 17, 2017). Câu hỏi chính yếu đặt ra cho cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Đức là làm thế nào họ có thể đối phó việc bị bóc lột (exploitation) theo một cách thế tốt đẹp nhất. Đi theo chủ nghĩa bảo vệ mậu dịch và tái quốc hữu hoá (renationalization) lại chính trị và hoạch định chính sách là đi sai đường. Những chính sách như vậy sẽ không đẩy được chính quyền của các nước khác đứng lên và đóng góp nhiều hơn cũng như sẽ không mang lại bất cứ ưu thế gì cho Hoa Kỳ và Đức. Ngược lại, một phương cách chính trị dựa trên sự đối đầu và phân cực sẽ làm tổn thương hai quốc gia này còn nhiều hơn những quốc gia khác.

Bà Merkel cần thuyết phục Tổng thống Trump rằng quan hệ đối tác giữa Đức và Hoa Kỳ vẫn phục vụ cho quyền lợi của cả hai nước và rằng sẽ là một điều ngu xuẩn khi phá hủy mối quan hệ này. Tuy nhiên, bà nên dùng sự nhuần nhuyễn (familiarity) của bà với những lời than thở trôi chẩy (free-riding lamentations) để đặt đúng vấn đề với Trump.

Merkel nên lý luận với Trump rằng ông ta sẽ có mối lợi khi làm cho sự thống nhất của Âu châu và hoạt động của Liên minh châu Âu mạnh mẽ hơn, thay vì làm suy yếu và ruỗng nát. Chỉ có một Âu châu thành công trong việc đoàn kết và hợp nhất mới có thể tăng cường và cung cấp sự hỗ trợ hữu ích cho Hoa Kỳ, từ an ninh đến ổn định về kinh tế và tài chính. Nói cách khác, nếu mục đích của Tổng thống Trump là giải quyết vấn đề đi xe không trả tiền (free-rider) bằng cách phân chia Âu châu và bằng cách nỗ lực làm suy yếu nước Đức, thì chiến lược đó sẽ phản ứng ngược (backfire). Ông ta cần một nước Đức mạnh mẽ có thể đứng ra lãnh đạo Âu châu để có thể đóng góp nhiều hơn nữa. Sẽ không phải là chuyện không có thiện chí để giúp đỡ Hoa Kỳ, nhưng vấn đề chỉ đơn giản nằm ở chỗ một châu Âu bị chia rẽ và bị phân tâm sẽ không thể có khả năng để làm chuyện đó.

Về phía ông ta, Trump cần lưu ý rằng mặc dù Đức giữ vai trò then chốt trong việc đóng góp cho một Âu châu mạnh mẽ và thống nhất, vẫn còn có một sự chống đối rộng rãi đối với việc đó, gồm luôn cả những người Đức. Đúng thực là Đức có nền kinh tế lớn nhất; có nền chính trị ổn định nhất trong số các nước lớn của Âu châu; và trên nguyên tắc, sẵn sàng cung cấp sự lãnh đạo nhiều hơn, gồm luôn cả những dự trù về các vấn đề an ninh. Nhưng lãnh đạo ở Âu châu - một lục địa lủng củng (a fractious continent) với nhiều quan điểm và sở thích khác nhau cần được đáp ứng - thì đó không phải lúc nào cũng là một viễn ảnh hấp dẫn. Sẽ là cả một khó khăn hơn nữa để thuyết phục dân chúng Đức rằng đứng ra dẫn dắt Âu châu là điều cần thiết và mong muốn, nếu như các nỗ lực của Đức về việc lãnh đạo Châu Âu lại gặp phải những cáo buộc của Mỹ về sự kiêu ngạo và sự độc tôn (hegemony). Thủ tướng Merkel cần được nhận thêm nhiều, chứ không ít đi, những hỗ trợ để giải quyết những thử thách của Âu châu và lấy bớt đi vài phần gánh nặng của Hoa Kỳ.

Kết quả tốt nhất có thể có sau cuộc họp giữa Trump và Merkel trong tuần này sẽ là việc hai bên sẽ đồng ý về nhu cầu phải hợp tác và sự cởi mở trong mối quan hệ của họ, hiểu rằng họ phải đối mặt với những thách đố tương tự, và đồng ý rằng sự hỗ trợ lẫn nhau là cách tốt nhất để đạt được một thành quả đem lại lợi ích cho cả hai bên. Âu châu và Hoa Kỳ vẫn sẽ là những đối tác kinh tế và chính trị quan trọng nhất trên thế giới trong nhiều năm và nhiều thập niên sắp tới. Họ có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng - hoặc khó khăn.


Huỳnh Thạnh chuyển ngữ - Mar 17, 2017



Nguồn (http://www.dslamvien.com/2017/03/my-so-mot-nhung-duc-so-hai.html)

gun_ho
03-19-2017, 01:43 PM
"The United States had also, up until recently, been a free trade champion..."
đã được dịch là
"Cho đến lúc gần đây, Hoa Kỳ vẫn là nhà vô địch của tự do mậu dịch,"

Có lẽ người dịch đã nhầm nghĩa của chữ champion. Ở đây champion đã được dùng với nghĩa là người bênh vực cho, kẻ bảo hộ...chứ không phải là nhà vô địch


noun
1.
a person who has defeated or surpassed all rivals in a competition, especially in sports.
"a champion hurdler"
synonyms: winner, titleholder, defending champion, gold medalist, titlist, record holder; More
2.
a person who fights or argues for a cause or on behalf of someone else.
"a champion of women's rights"
synonyms: advocate, proponent, promoter, supporter, defender, upholder, backer, exponent;