PDA

View Full Version : Phương pháp Kiết-già của Tây Tạng cho Mộng và Giấc Ngủ



BatNgat
07-23-2017, 06:32 PM
Cách đây vài hôm tình cờ phát hiện đuợc một quyển sách nghiên cứu về "Mộng và Giấc Ngủ" .

https://selfdefinition.org/tibetan/Tenzin-Wangyal-Rinpoche-The-Tibetan-Yogas-Of-Dream-And-Sleep.pdf

TIBETAN YOGAS OF DREAM AND SLEEP

Phương pháp Kiết-già của Tây Tạng cho Mộng và Giấc Ngủ



Cuốn này khá đặc biệt ở chỗ đã trình bày mọi sự theo một quan điểm Á đông huyền bí, dựa trên những kiến thức cổ truyền của Tây Tạng nói riêng, với nhiều điểm tương đồng với giáo lý của nhà Phật nói chung . Tác giả của sách, Tenzin Wangyal Rinpoche, là một nguời Tây Tạng, nhưng cũng đã từng đuợc giáo dục đào tạo một thời gian theo Âu Tây , cho nên có thể trình bày diễn tả đề tài một cách lưu loát bằng Anh ngữ . Điều này giúp cho các độc giả Tây phương có thể theo dõi tìm hiểu các bí ẩn của phương Đông một cách dễ dàng hơn .

Người viết này tuy chỉ mới kịp đọc lướt qua sách thôi, nhưng cũng đã cảm thấy đây là một kho tàng quý giá, chứa đựng nhiều bảng chỉ đường hướng dẫn rất hữu ích cho hành trình đi tìm chân lý, có thể giúp thấu hiểu thêm về cõi mộng, đồng thời cũng vạch rõ các phương hướng cho bước đời .

trích một đoạn của sách "Phương pháp Kiết-già của Tây Tạng cho Mộng và Giấc Ngủ " :


Summary: How Dreams Arise

Prior to realization, the individual's true nature is obscured by the root
ignorance that gives rise to the conceptual mind. Ensnared in dualistic vision,
the conceptual mind divides the seamless unity of experience into conceptual
entities and then relates to these mental projections as if they inherently exist as separate beings and things. The primary dualism divides experience into self and other, and from the identification with only one aspect of experience, the self, preferences develop. This results in the arising of aversion and desire, which become the basis for both physical and mental actions. These actions (karmas) leave traces in the individual's mind as conditioned tendencies, resulting in more grasping and aversion, which lead to new karmic traces, and so on. This is the self-perpetuating cycle of karma.

During sleep the mind is withdrawn from the sensory world. Karmic traces
currently stimulated by secondary causes necessary for their manifestation have a force or energy that is the karmic prana. Like the horse and rider in the
analogy, the mind "rides" the karmic prana to the energetic center in the body
related to the activated karmic trace. That is, the consciousness becomes
focused in a particular chakra.

In this interplay of mind, energy, and meaning, consciousness illuminates
and is affected by the karmic traces and the qualities of the associated realm.
The karmic prana is the energy of the dream, the vital force, while the mind
weaves the specific manifestations Of the karmic traces - the color, light,
emotions, and images - into the meaningful story that is the dream. This is the
process that results in the samsaric dream.







tạm phỏng dịch như sau:

Mộng mị trào dâng cách nào

Truớc khi đạt tới sự khai ngộ , chân tính của cá nhân ta thuờng bị che mờ bởi cái màn vô minh cội rễ vốn tạo ra "ý thức" (nhận thức ý niệm). Chính vì bị mắc kẹt trong cái quan điểm nhị nguyên cho nên cái "ý thức" này đã chia cắt cái thể nghiệm nhất thống vẹn toàn ra thành nhiều bản thể ý niệm, và rồi lại xem những phóng chiếu ý niệm này như là các chúng sanh, các sự vật hiện hữu ngoại biệt . Cái lý luận nhị nguyên căn cơ đã phân chia mọi thể nghiệm ra thành "ta" và "người" (nội thân và ngoại vật) , và rồi từ sự nhận dạng với cái "ta" , vốn chỉ là một khía cạnh của thể nghiệm thôi, mà nảy sinh ra các ý thích này nọ . Điều này đưa tới các tính ghét bỏ và những nỗi ham muốn , vốn là nền móng của mọi hành động, về tinh thần cũng như vật chất . Những hành động này in sâu bao vết hằn trong ý thức của mỗi nguời dưới dạng thức của những khuynh hướng thiên vị ngả nghiêng, kế tiếp càng đưa tới thêm nhiều ham muốn và nhiều ghét bỏ hơn nữa, cứ thế mà sinh ra bao căn nghiệp mới . Đây chính là cái vòng lẩn quẩn không ngớt của nghiệp chướng đó .

Trong giấc ngủ, ý thức của ta đuợc rút ra khỏi thế giới của mọi cảm giác . Các vết hằn của căn nghiệp (các khuynh hướng tiềm tàng trong tâm trí), đuợc khích động bởi những duyên cớ phụ thuộc nào đó , sẽ có một năng lực gọi là "sinh khí nghiệp" . Giống như con ngựa mù và người cỡi què trong mẩu chuyện ví von , ý thức của ta sẽ cỡi cái luồng sinh khí nghiệp này tới các trung tâm huyệt đạo trong cơ thể vốn có liên hệ với cái luồng khí đuợc khởi động đó . Nghĩa là tâm thức ta sẽ chỉ quy tụ vào một luân xa đặc biệt nào thôi .

Qua sự phối hợp tương ứng của trí óc, cộng với năng lực và ý nghĩa , tâm thức ta sẽ bật sáng lên dưới sự ảnh huởng của các vết căn nghiệp và cái tính chất của các cõi giới liên quan với cái căn nghiệp đó . Cái sinh khí nghiệp thì cung cấp năng lực cho giấc mộng , còn tâm trí thì đan kết mọi chi tiết biểu hiện cho các căn nghiệp, như màu sắc, độ sáng, cảm xúc và hình ảnh, để tạo lên một mẩu chuyện với chút ý nghĩa, gọi chung là "giấc mộng" . Đây chính là cái tiến trình kết tạo ra các giấc mơ của nhân thế luân hồi .




Trong sách này có đoạn nói rằng nguời Tây Tạng thuờng ví sức sống (prana) như con ngựa mù không thấy đuờng, đuợc cỡi bởi một nguời que` không thể tự di chuyển . Các cơn mộng xảy ra trong giấc ngủ đuợc ví như tình trạng của nguời què ngồi trên lưng ngựa, giây cương (các cảm giác) thì đã cất bỏ hết rồi, không còn điều khiển huớng mà con vật sẽ đi nữa . Nó chỉ biết chạy theo những con đường cũ quen thuộc vốn ghi khắc sẵn trong trí nhớ, nguời cỡi chỉ còn cách ngồi dương mắt nhìn và thu nhận các cảnh giới, các nơi mà ngựa đưa tới .

Theo kẻ này tự nghĩ thì ngay trong cõi tỉnh sống, ta cũng đang ngồi trên một con ngựa, tuy nó không mù nhưng mắt vẫn còn bị bao che, chỉ hé cho thấy phía trước mặt . Ngựa chẳng những chỉ có thể chạy thẳng tới, mà lại còn bị kềm chế gò bó bởi giây cương của nguời trên lưng . Trong cảnh huống này, các khuynh huớng và các vết căn nghiệp in hằn trong tâm khảm của nguời cỡi sẽ là yếu tố quyết định cái mục tiêu và con đuờng mà người và ngựa phải trải qua ...... Và đây cũng vẫn chỉ là một giấc nam kha ? ...

BatNgat
07-26-2017, 01:51 AM
trích đoạn của sách "Phương pháp Kiết-già của Tây Tạng cho Mộng và Giấc Ngủ " :



Outline of Dream Yoga Practices

THE FOUR FOUNDATIONAL PRACTICES

1) Changing the Karmic Traces

Throughout the day, continuously remain in the awareness that all experience is
a dream. Encounter all things as objects in a dream, all events as events in a
dream, all people as people in a dream. Envision your own body as a
transparent illusory body. Imagine you are in a lucid dream during the entire
day. Do not allow these reminders to be merely empty repetition. Each time you
tell yourself, "This is a dream," actually become more lucid. Involve your body
and your senses in becoming more present.


2) Removing Grasping and Aversion

Encounter all things that create desire and attachment as the illusory, empty,
luminous phenomena of a dream. Recognize your reactions to phenomena as a
dream; all emotions, judgments, and preferences are being dreamed up. You can
be certain that you are doing this correctly if immediately upon remembering
that your reaction is a dream, desire and attachment lessen.


3) Strengthening Intention

Before going to sleep, review the day and reflect on how the practice has been.
Let memories of the day arise and recognize them as memories of dream.
Develop a strong intention to be aware in the coming night's dreams. Put your
whole heart into this intention and pray strongly for success.


4) Cultivating Memory and Joyful Effort

Begin the day with the strong intention to maintain the practice. Review the
night, developing happiness if you remembered or were lucid in your dreams.
Recommit yourself to the practice, with the intention to become lucid if you
were not, and to further develop lucidity if you were. At any time during the
day or evening it is good to pray for success in practice. Generate as strong an
intention as possible. This is the key to the practice.







tạm dịch như sau:




Sơ luợc các điểm thực hành của pháp Kiết-già cho Giấc Mộng

Bốn điều thực hành nền tảng :

1) Chuyển hóa các vết căn nghiệp

Suốt trong mỗi ngày hãy luôn giữ vững cái nhận thức rằng tất cả mọi thể nghiệm của mình đều là một giấc mộng . Mọi thứ, mọi người mình gặp gỡ trong ngày đều là hình mộng . Mọi điều xảy ra đều như là những sự kiện của giấc mộng . Coi thân thể mình như là một cái xác hão huyền nhìn xuyên qua thấu suốt . Luôn tự nhủ trong lòng : "Đây là một giấc mơ thôi" .Mỗi lúc càng khiến cho mọi cảm tưởng của mình thêm tỉnh táo hiện diện (đừng để chìm trong quên lãng) .


2) Trừ khử lòng bám víu và tính chán ghét

Hãy đối mặt với các thứ vốn gây ra sự ham muốn lưu luyến. Coi chúng như là các điều hư ảo , rỗng tuếch , chỉ le lói như các hiện tượng trong mơ . Xem các phản ứng của mình đối với các hiện tượng này cũng như mộng tưởng vậy , mọi cảm xúc, xét đoán và ý thích đều là từ trong mơ mà phát ra . Bạn sẽ tự biết là mình làm đúng cách khi nào thấy rằng mọi sự ham muốn và bám víu trong lòng tự nhiên giảm sút tức thì mỗi lúc mình nhớ lại rằng các phản ứng của mình đều là từ trong mơ nổi lên .


3) Tăng cường định lực

Trước khi đi ngủ , hãy ôn duyệt lại những điều thực hành trong ngày . Hãy để cho trí nhớ trổi dậy, nhưng vẫn coi chúng như là một giấc mơ . Ráng khơi tạo một định lực mạnh mẽ rằng mình sẽ nhận thức rõ ràng các giấc mộng trong đêm sắp sửa tới . Đặt hết trái tim mình vào ý nguyện này, và hãy thành khẩn cầu xin cho mình được thành công .


4) Vun trồng Ký Ức và Nỗ Lực Tươi Vui

Mỗi ngày hãy khởi sự với một ý nguyện sẽ thực hành kiên trì . Tới đêm thì duyệt xét lại, và sẽ tự lấy làm vui nếu mình đã có các nhận thức rõ ràng trong khi mơ . Còn nếu chẳng được như vậy thì cần tự nhủ sẽ tiếp tục thực hành cho tinh tấn hơn nữa, để có thêm các nhận thức thật mạch lạc trong mơ . Bất cứ lúc nào, dù ngày hay đêm, việc cầu nguyện cho mình đạt thành công đều là điều tốt . Hãy cố nung lên một định lực hết sức mạnh mẽ , vì đó là điểm then chốt của pháp thực hành .

BatNgat
07-27-2017, 01:31 AM
Thư viện Hoa Sen trên mạng có lưu trữ một bản dịch Việt ngữ của sách này tại đây:

https://thuvienhoasen.org/p39a12974/muc-luc


Bản dịch này tương đối khó hiểu bởi lẽ hơi chú trọng nhiều vào việc "dịch chữ" mà thiếu "dịch nghĩa", tuy nhiên nó cũng giúp ích phần nào cho việc nghiên cứu và tham khảo thêm . Theo nhận xét của tại hạ thì mục tiêu chính của pháp Kiết-già này có thể nói tóm lại là làm sao luôn luôn đạt được trạng thái "minh mộng" (lucid dreaming) trong các giấc ngủ mơ . Nghĩa là cố sao để luôn giữ đuợc thần thức minh mẫn sáng suốt trong khi nằm mộng, không khác gì như trong những giây phút tỉnh sống .

Kể ra thì sự tình nó hơi trớ trêu và tréo cẳng ngỗng ở chỗ để mà đạt đuợc mục đích đó, theo đuờng lối Tây Tạng , nguời ta sẽ cần luôn luôn tự nhắc nhở trong những khi tỉnh sống rằng mọi sự diễn ra truớc mắt cũng chỉ là bao hư mộng . Cứ như vậy mà rồi sẽ ghi nhớ mãi đuợc điều này ngay cả trong khi ngủ , và tất nhiên sẽ luôn nhận biết đuợc rằng mình thật tình đang mơ . Nói cách khác , nguời luyện pháp này cần nuôi duỡng và duy trì cái nhân sinh quan rằng "Nguyên đời người là một giấc mộng dài . Cơn mơ này tiếp diễn hoài, bất kể là đang tỉnh sống hay đang mê ngủ ". Đây cũng là một điều mà triết lý Phật học thường nhấn mạnh : "Mọi sự trong cái thế giới hiện tượng của nhân gian, bao gồm luôn cả các thứ trong đời sống tỉnh, đều là mộng huyễn " .