PDA

View Full Version : Coi chùa



Triển
08-24-2017, 01:56 AM
https://www.youtube.com/watch?v=npeu6bIEf2c



Phim Đức Phật tập 01 - Buddha đản sanh (https://www.youtube.com/watch?v=npeu6bIEf2c)Phim Đức Phật tập 02 - Tiên Asita đoán tướng cho thái tử sơ sinh (https://www.youtube.com/watch?v=YQJ3-inMp7k)Phim Đức Phật tập 03 - Kế hoạch Vua cha - Xây thành mới (https://www.youtube.com/watch?v=c3pp3GaeLOM)
Phim Đức Phật tập 04 - Siddharta Thời Thơ Ấu (https://www.youtube.com/watch?v=CZE9aMTketI)Phim Đức Phật tập 05 - Câu Chuyện Chim Thiên Nga (https://www.youtube.com/watch?v=UKGonWv9JOM)Phim Đức Phật tập 06 - Bẩm Tánh Từ Bi và Tuổi Trẻ Tài Năng (https://www.youtube.com/watch?v=9ikOWsiFD2s)Phim Đức Phật tập 07 - Siddhatta trưởng thành (https://www.youtube.com/watch?v=XtCKbQ5gpJg)Phim Đức Phật tập 08 - Chiến Thắng - Vinh Quang (https://www.youtube.com/watch?v=VD84KdWgU68)
Phim Đức Phật tập 09 - Chữ Tâm Bằng Ba Chữ Tài (https://www.youtube.com/watch?v=lJWq9xTM5y4)Phim Đức Phật tập 10 - Sự quyến rũ đời sống vương giả (https://www.youtube.com/watch?v=d1XMuGTIF9I)Phim Đức Phật tập 11 - Quyền bình đẳng nữ giới (https://www.youtube.com/watch?v=uKvghLpq24Q)Phim Đức Phật tập 12 - Vua cha dự tính hôn nhân cho Siddharta (https://www.youtube.com/watch?v=CABxQ7y6UfQ)
Phim Đức Phật tập 13 - Tình yêu đôi lứa Siddharta (https://www.youtube.com/watch?v=3SPpGWx8LFk)Phim Đức Phật tập 14 - Phản đối truyền thống Brahmana (https://www.youtube.com/watch?v=7w-o14RVVxc)Phim Đức Phật tập 15 - Vua Pensenadi chuẩn bị chiến tranh (https://www.youtube.com/watch?v=njJ3k_S3zlI)Phim Đức Phật tập 16 - Quân Kosala thất bại (https://www.youtube.com/watch?v=253mElYQw98)Phim Đức Phật tập 17 - Chuẩn bị hôn lễ của thái tử Siddhhata (https://www.youtube.com/watch?v=imLIMfHo73Q)Phim Đức Phật tập 18 - Hôn lễ Siddhata và Yasodara (https://www.youtube.com/watch?v=QR3yunZbLKw)Phim Đức Phật tập 19 - Thử thách của Amrapali (https://www.youtube.com/watch?v=qX8snYFcUkU)Phim Đức Phật tập 20 - Xung đột nội bộ tộc Sakya (https://www.youtube.com/watch?v=lQyM9e2bJPE)Phim Đức Phật tập 21 - Siddha đi dạo ngoài thành (https://www.youtube.com/watch?v=YZQk1uXJATw)Phim Đức Phật tập 22 - Nỗi buồn khi biết về mẹ Maya (https://www.youtube.com/watch?v=3PBJJtLDADs)Phim Đức Phật tập 23 - Phân phát lương thực cho người nghèo (https://www.youtube.com/watch?v=lxZI_S6JIGE)Phim Đức Phật tập 24 - Rahula chào đời (https://www.youtube.com/watch?v=eh01uq18Z8g)Phim Đức Phật tập 25 - Siddhata phản đối tế lễ sứ Magadha (https://www.youtube.com/watch?v=aUvlQgttSJQ)Phim Đức Phật tập 26 - Chiến tranh là chết chóc (https://www.youtube.com/watch?v=eW7nF7ScjqM)Phim Đức Phật tập 27 - Siddhata xuất gia tìm đạo (https://www.youtube.com/watch?v=sI8-NOyymc4)
Phim Đức Phật tập 28 - Rừng tịnh tu của Alara Kalama (https://www.youtube.com/watch?v=6LMLglVy5ck)Phim Đức Phật tập 29 - Người thầy đầu tiên Alara Kalama (https://www.youtube.com/watch?v=ebv8FHit0ks)
Phim Đức Phật tập 30 - Thành tựu trong thiền định (https://www.youtube.com/watch?v=Ok6ZVYOhZZo)
Phim Đức Phật tập 31 - Lãnh hội thiền định Uddaka Ramaputta (https://www.youtube.com/watch?v=i6jQaLzglgI)Phim Đức Phật tập 32 - Chuyên tu khổ hạnh (https://www.youtube.com/watch?v=SO6Wxk9U_T0)Phim Đức Phật tập 33 - Tìm ra phương pháp tu hành (https://www.youtube.com/watch?v=PgA-i6mpvZ4)Phim Đức Phật tập 34 - Chứng thành chánh giác Buddha (https://www.youtube.com/watch?v=Su8nSmL-Akk)Phim Đức Phật tập 35 - Chuyển bánh xe Pháp (https://www.youtube.com/watch?v=GW00fEL7FUk)Phim Đức Phật tập 36 - Buddha hóa độ 3 anh em Kassapa (https://www.youtube.com/watch?v=qAVq8oA4izI)Phim Đức Phật tập 37 - Độ vua Bimbhisala (https://www.youtube.com/watch?v=7oSO0KCqJP4)
Phim Đức Phật tập 38 - Thu nhận Moghalana va Sariputta (https://www.youtube.com/watch?v=DvVUwzM_bOw)
Phim Đức Phật tập 39 - Vua Suddhodana thỉnh Buddha hồi cung (https://www.youtube.com/watch?v=UBVtxOZFQNk)Phim Đức Phật tập 40 - Buddha về thăm Kapilavastu (https://www.youtube.com/watch?v=d3fnK5d6EQg)Phim Đức Phật tập 41 - Nanda và Rahula xuất gia (https://www.youtube.com/watch?v=Z-V2QgVfgc0)Phim Đức Phật tập 42 - Buddha giảng dạy đạo lý trị nước (https://www.youtube.com/watch?v=40LzdGk9oYI)
Phim Đức Phật tập 43 - Vua Suddhodana băng hà (https://www.youtube.com/watch?v=zOqaX3ZwnpM)Phim Đức Phật tập 44 - Thu nhận nữ giới xuất gia (https://www.youtube.com/watch?v=B8gWy7NJdCE)Phim Đức Phật tập 45 - Xích mích tăng chúng ở Kosambi (https://www.youtube.com/watch?v=51KdV0UIJf4)Phim Đức Phật tập 46 - Anan gặp nạn, cảm hóa Angulimala (https://www.youtube.com/watch?v=RjtGXLexQWU)
Phim Đức Phật tập 47 - Thiếu nữ mang thai hại Buddha (https://www.youtube.com/watch?v=bg2xHDri61M)Phim Đức Phật tập 48 - Tinh xá Jetavana gặp nạn (https://www.youtube.com/watch?v=EjnMAV9RGj0)
Phim Đức Phật tập 49 - Năm pháp phá hòa hợp tăng của Devadatta (https://www.youtube.com/watch?v=sZfSxwWFHyo)
Phim Đức Phật tập 50 - Vua Ajātasattu qui y Buddha (https://www.youtube.com/watch?v=LznphMoNLFA)
Phim Đức Phật tập 51 - Buddha cứu độ mẹ ngài Mogalana (https://www.youtube.com/watch?v=XCOYMfb6nhs)Phim Đức Phật tập 52 - Mogalana và Sariptta nhập Niết Bàn (https://www.youtube.com/watch?v=H4v-RUMPsN4)Phim Đức Phật tập 53 - Bữa ăn cuối cùng của Buddha (https://www.youtube.com/watch?v=8XZLORAaCJc)Phim Đức Phật tập 54 - Buddha nhập Niết Bàn, Phân chia xá lợi (https://www.youtube.com/watch?v=cuJnKiDrTTM)Phim Đức Phật tập 55 - Kết thúc phim Buddha (https://www.youtube.com/watch?v=hx0auu1YRCc)





Xin đi coi ở bài số 9 (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5754-Coi-ch%C3%B9a&p=221006&viewfull=1#post221006) vì các links bên trên đã không còn nữa.

chieclavotinh
01-14-2018, 03:46 AM
Thiền Viện Chân Nguyên
https://www.youtube.com/watch?v=aa7xDn4j7h8

Mùa xuân đi viếng chùa xa (kỳ 1)
Phúc Quỳnh

Như có sự thôi thúc nào đó, trong mấy ngày đầu năm âm lịch, chúng tôi hướng về những ngôi chùa xa, lần tìm một nơi tạm an trú cho tâm hồn trước những cơn giông tố của cuộc sống đầy bất an, cám dỗ. Gia đình tôi may mắn, sống giữa Little Saigon nơi có hàng chục ngôi chùa, nên chuyện viếng chùa cũng rất dễ dàng. Bước ra khỏi nhà chừng mấy trăm thước là vợ chồng tôi đón chào một tịnh xá được tô điểm với những màu sơn xinh tươi của màu xoài vàng, xanh lục, son hồng hiền lành, dễ thương như một ngôi chùa làng. Ở những nơi xa, người Việt mình có thể phải lái xe qua tiểu bang khác mới viếng được ngôi chùa gần nhà nhất.

Nhưng cũng vì ở ngay trong thủ phủ của người Việt tị nạn, chúng tôi khó tìm được sự tĩnh tịnh ở chùa trong mấy ngày Tết. Đây là lúc bận rộn, vui nhất trong năm cho các tăng ni, tưng bừng náo nhiệt cho hàng nghìn Phật tử từ đêm Giao Thừa cho đến hết ba ngày Tết. Chúng tôi đi chùa xa cũng không hẳn để tránh sự náo nhiệt, vì hầu như chùa nào cũng có những đám đông vui xuân trong không khí an lành, phước lộc của chùa. Thế mà gót chân của chúng tôi vẫn như muốn đi tìm một điều gì đó ở bên kia núi, bên kia sông, như có một sức mạnh vô hình nào đang đùn đẩy, dẫn dắt chúng tôi hãy lên đường.

Đi chơi xa trong ngày nghỉ là chuyện thường tình. Mấy mươi năm trước, vợ chồng cùng các con vẫn luôn mong đợi đến ngày nghỉ để cùng đi picnic, cắm trại, ăn uống, vui chơi với bầu nhiệt huyết còn căng đầy, sẵn sàng phung phí sức lực của tuổi trung niên để hưởng trọn niềm vui do cuộc sống cống hiến. Nay các con đã rời xa, nên có lẽ những cuộc vui không còn ý nghĩa, hấp dẫn như xưa. Thế nên nói đến chuyện dự tiệc, vui chơi nào đó là chúng tôi liền cảm thấy ngán ngẩm trong lòng, như không muốn đi lại một con đường đã bước qua nhiều lần mà không còn thấy hứng thú trước những cảnh vật tái diễn cốt chỉ mua vui trong giây lát. Đến chùa xa dường như mở ra một chân trời mới mặc dù đường đi có thể vẫn như xưa.

Chuyến hành hương ‘tốc hành’ năm nay của chúng tôi diễn ra trong ngày Mùng Ba Tết. Hôm đó là Chủ Nhật Super Bowl, ngày mà cả trăm triệu người Mỹ nô nức chờ xem giải vô địch football. Mặc dù còn một chút luyến tiếc muốn ở nhà xem đấu banh vì bổn tánh mê thể thao, tôi cũng dứt khoát lái xe lên đường lúc 9 giờ sáng khi mặt trời chưa ló dạng trong một ngày nhiều mây nhưng chưa có mưa rơi xuống miền đất đang có nguy cơ bị hạn hán trầm trọng.

Nơi đầu tiên mà chúng tôi nhắm tới là ‘chùa sa mạc,’ tức Thiền Viện Chân Nguyên ở Adelanto, cách Little Saigon gần 100 dặm về hướng bắc. Từ khi biết chùa này vào cuối năm 2011, khi mà công cuộc xây cất chùa từ mấy căn mobile home đã vượt qua chặng đầu đầy khó khăn, chúng tôi vẫn lên chùa vài lần trong năm để viếng Phật Bà Quán Âm được thể hiện qua một bức tượng đầy oai lực từ bi, đứng cao vút giữa bầu trời sa mạc giữa những ngày nắng cháy hoặc rét lạnh.

Sáng hôm ấy trời cũng buốt lạnh dù đã giữa trưa, nhưng hơi ấm của nắng xuân có lẽ đã sưởi lòng cả trăm khách thập phương trải rộng từ trong chánh điện ra đến tận đường đi dài hơn một trăm thước trước sân chùa. Ai cũng hân hoan vui xuân lễ Phật, tíu tít dắt nhau đi thắp hương, lễ bái, cúng dường. Bữa hôm đó là lần đầu tiên chúng tôi thấy một số người thực hành Tam Bộ Nhất Bái trên sân Thập Bát La Hán hướng về tượng Quán Âm Bồ Tát. Những động tác chân thành hướng về Phật của họ đã khiến tôi cảm kích với một niềm vui sâu đậm trong lòng. Có lẽ vào một dịp thăm viếng khác, khi được thư thả hơn trong lịch trình ‘tốc hành,’ chúng tôi sẽ đảnh lễ chư Phật với Tam Bộ Nhất Bái giữa chốn sa mạc này.

Vào bên trong chánh điện nguy nga vừa được treo thêm trên một chục bức tranh kiếng màu trên tường cao bao quanh sảnh đường nói về Đức Phật, chúng tôi đảnh lễ Đức Thế Tôn, niệm Chú Đại Bi ở chân Phật Bà Thiên Thủ Thiên Nhãn, xong ‘xin’ được chụp một bức ảnh của thầy Đăng Pháp, viện chủ Thiền Viện Chân Nguyên. Vị thầy có thân hình tròn trịa, nụ cười chất phác, thân thiện này đã chịu khó ngồi xuống ghế cho tôi giương ống kính để ‘nắm bắt’ hình thầy với tượng Phật ở đằng sau.

Chúng tôi không thể hỏi chuyện thầy trong dăm ba phút vì còn nhiều người xếp hàng chờ dịp gặp thầy ở sau lưng, chưa kể một chuyến xe buýt vừa đổ khách hành hương ở bãi đậu phía sau thiền viện với nhiều người đang háo hức tiến về phía chánh điện. Không khí nô nức càng dâng cao ở giữa trưa.

Có lẽ nhờ đức của thầy trú trì, duyên lành tròn đủ, chỉ trong vòng vài năm mà Chân Nguyên trở thành ngôi chùa lớn nhất của người Việt Nam tại Nam California, thu hút không chỉ các Phật tử Việt Nam từ Quận Cam mà còn rất nhiều người Việt gốc Hoa từ Los Angeles. Thay vì ở lại dùng cơm trưa như mấy Tết trước, chúng tôi rời chùa vì cần tranh thủ thời gian để đến một địa điểm xa hơn.

Thế nhưng trước khi đến địa điểm đó, chúng tôi lại rẽ qua một ngôi chùa khác không xa Chân Nguyên. Trên đường trở lại xa lộ 15 xuôi về hướng nam, trước khi rời đường 395, chúng tôi quyết định quẹo phải vào vùng Phelan hoang vắng, chạy trên đường đất cát chưa tráng nhựa để tìm đến một tu viện của người Việt Nam được xây dựng cách đây mấy năm. Tọa lạc cách Chân Nguyên không tới hai mươi phút lái xe, cũng trong vùng sa mạc nằm về phía đông bắc Los Angeles, Tu Viện Sơn Tùng đã vắng vẻ một cách kỳ lạ, không một bóng người như trong những ngôi nhà, nông trại khác ở chung quanh. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe chạy qua con đường thô sơ, dập dềnh dưới vỏ xe chạy rung liên tục, bắn tung bụi cát trong không trung.

Chúng tôi đến Sơn Tùng đúng lúc những trận gió thổi qua từng chập, khiến cát bụi bay mịt mù trời đất. Thiền viện nằm trong hàng rào sắt bao bọc chung quanh một mẫu đất rộng thênh thang. Từ ngoài hàng rào nhìn vào mảnh đất khô cằn nhưng được trồng nhiều cây thông, lưa thưa một vài cây đào non đón Tết, tôi không khỏi chạnh lòng khi ngắm tượng Phật Di Lặc và tượng Phật nằm sâu tuốt giữa sân vắng ở bên trong, hứng chịu thời tiết khắc nghiệt giữa trời nắng gắt, khí rét, và cuồng phong bão cát thổi tới tấp.

Chúng tôi phải ngồi trong xe để tránh bị cát bụi bay vào miệng, mũi, mắt. Cũng có lúc tôi liều mình tung cửa bước ra ngoài xe trong vài phút, gắng đưa máy hình qua hàng rào để chụp hình Phật Di Lặc và Phật Nhập Niết Bàn, như muốn lưu giữ hình ảnh các ngài giữa một nơi khuất vắng trong tâm trí mỗi khi nhớ đến tu viện này.

Mùa hè trước chúng tôi từng ghé Sơn Tùng lần đầu. Hôm ấy tu viện cũng khóa cổng, không một bóng người, nhưng có một ‘chúng sanh’ chạy ra tiếp đón. Ấy là một con chó bẹc-giê, chắc chưa đầy một tuổi vì giống con Kiwi khi về nhà chúng tôi lúc nó mới được sáu, bảy tháng tuổi. Chú chó được giao nhiệm vụ gác chùa. Thấy khách đứng gần cổng, con chó rời bóng mát dưới gốc cây ở xa chạy đến sát hàng rào, ngoắc đuôi mừng chúng tôi như gặp người quen. Hôm ấy chúng tôi đã nán lại lâu hơn, để trò chuyện với con chó như thường làm với con Kiwi ở nhà.

Trở lại Sơn Tùng lần này, chúng tôi không thấy chó đâu, chỉ thấy một mâm quít cúng Tết bị gió lớn thổi đổ lăn lóc ở sân sau. Có lẽ chú chó con dễ thương đã được dắt về chùa Quang Thiện ở Ontario cách đó hơn nửa giờ lái xe để đón xuân. Thầy trú trì và các Phật tử ở chùa Quang Thiện chính là những người đã khởi công xây tu viện Sơn Tùng này khoảng ba năm trước.

Rời Sơn Tùng bị vây quanh bởi gió cát mịt mù, chúng tôi lái xe xuôi phương nam trên hai xa lộ 15 và 215 hướng về Tu Viện Liễu Quán nằm trên miền núi đá Warner Springs thuộc Hạt San Diego, cách Little Saigon gần hai tiếng đồng hồ lái xe hướng đông nam. Mấy năm trước, khi đến Liễu Quán lần đầu, chúng tôi cũng gặp trường hợp tương tự như ở Sơn Tùng trong mùa xuân năm nay. (pq)
(Kỳ 2: Mùa xuân trên Liễu Quán)


Mùa xuân đi viếng chùa xa (kỳ 2)
Liễu Quán 2/2/2014
Phúc Quỳnh

Rời Sơn Tùng bị vây quanh bởi gió cát mịt mù, chúng tôi lái xe xuôi phương nam trên hai xa lộ 15 và 215 hướng về Tu Viện Liễu Quán nằm trên miền núi sa mạc Warner Springs thuộc Hạt San Diego, cách Little Saigon gần hai tiếng đồng hồ lái xe hướng đông nam.

Như từng gặp trong trường hợp Sơn Tùng, chúng tôi đã không thể vào bên trong Liễu Quán khi đến tu viện này lần đầu vào mùa hè năm 2007, chỉ đứng loanh quanh ở trước cổng ngó vào sân bên trong, ngắm nghía, chụp hình tượng Phật nằm ở sâu tận cuối sân. Tu Viện Liễu Quán nằm trên một thửa đất rộng chừng mười mẫu, được thành lập khoảng ba thập niên trước. Có ghé Sơn Tùng rồi mới thấy Liễu Quán không đến nỗi hoang vắng tiêu điều mặc dù thời tiết ở đây cũng khắc nghiệt với gió và khí rét lạnh của miền núi.

Năm 2007 đó cũng là năm tôi bắt đầu nghe những băng giảng pháp, chú ý hơn đến những ý niệm về tâm linh mà bấy lâu nay vợ tôi vẫn trưởng dưỡng, trong khi tôi thường nghi hoặc với bổn tánh thắc mắc trước những gì không mấy quen thuộc hoặc dễ hiểu. Sự việc đến Liễu Quán lần đầu và trong mấy năm sau này dường như phản ảnh từng bước tiến trên con đường tầm đạo của tôi nói riêng, và của hai vợ chồng nói chung.

Dẫu biết rằng Phật là vị thầy cao cả nhất, lúc nào cũng ở bên mình, trong thâm tâm hai đứa vẫn mong tìm được một minh sư bằng xương bằng thịt để học hỏi, và những chuyến đi chùa xa của chúng tôi cũng một phần được hướng dẫn bởi sự mong cầu thường tình đó. Ở các ngôi chùa tại Quận Cam cũng như ở những nơi chúng tôi từng ghé qua, mỗi nơi đều có những vị thầy xứng đáng để chúng tôi tu học một thời gian trước khi con đường tầm sư học đạo lại mở ra sau những lần tưởng chừng đã tạm đến đích.

Quả thật các minh sư thời xưa đã nói đúng, và các bạn đồng hành với chúng tôi cũng nhận thấy như vậy, rằng mình càng học bao nhiêu lại càng thấy dốt bấy nhiêu, sự hiểu biết còn quá ít ỏi để có thể soi sáng đường đi trong đêm tối. Như người ở thành phố, chúng tôi sống vào ánh sáng giả tạo của sự hiểu biết qua sách vở, kiến thức của người khác, nên tưởng bầu trời chỉ có một vầng trăng và dăm ba ngôi sao mỗi khi nhìn lên bầu trời đêm. Đến khi rời những kiến thức thông thường đó, như người thành thị bỗng một hôm phải sống giữa sa mạc hoang vu, hoặc trên núi rừng tĩnh lặng, nơi không còn một chút ánh sáng nhân tạo nào ở chung quanh, mới thấy ra giữa đêm đen kịt là hằng hà sa số những vì sao đếm hoài không hết trong một đêm, hoặc trong muôn đêm của một kiếp người.

Thế nên sự thao thức của kẻ lần đường trong đêm tối đã hối thúc chúng tôi lên đường mỗi khi được dịp nghỉ. Với ý tưởng tin rằng con đường tầm đạo chính là con đường hành đạo, tôi luôn tự khích tấn mình hãy đi chùa để tiếp tục tìm chiếc chìa khóa mở cánh cửa đưa tôi vào vùng ánh sáng của sự hiểu biết qua kinh nghiệm trong từng giai đoạn của chính bản thân.

Ba năm sau, tức là năm 2010, chúng tôi đến Liễu Quán đúng ngày Mùng Một Tết. Hôm ấy tu viện cũng vắng bóng người. Thế nhưng nhờ gọi trước đến chùa Bảo Tịnh để hỏi giờ mở cửa của tu viện, chúng tôi được nghe Thầy Thích Nguyên Đạt bảo cứ kéo cổng sắt là vào được bên trong. Hòa Thượng Nguyên Đạt là người sáng lập chùa Bảo Tịnh ở thành phố Gardena thuộc Hạt Los Angeles, cùng tu viện Liễu Quán ở Warner Springs.

Nhờ được thầy mách bảo như vậy, chúng tôi đến tu viện và tự động kéo cửa để vào bên trong. Ngày đầu năm hôm ấy hai vợ chồng được đi thám hiểm giữa sân chùa rộng bao la. Tu viện này có một tượng Phật Nhập Niết Bàn được xem là tượng Phật nằm lớn nhất ở Bắc Mỹ. Sân chùa còn nhiều tượng Phật và Bồ Tát khác khá lớn, và cũng được đẽo khắc từ núi đá Bửu Long, Biên Hòa trước khi được chuyên chở qua xứ Bắc Mỹ. Tuy được vào sân chùa, hôm đó chúng tôi phải đứng bên ngoài cửa sổ của một căn nhà nhỏ nằm sâu gần cuối sân, để nhìn và lễ tượng Phật vàng được an vị ở bên trong chánh điện.

Đến năm 2012, cũng ngày đầu xuân, chúng tôi đến chùa lúc xế chiều và lần này may mắn được gặp Hòa Thượng Nguyên Đạt. Thầy rời chùa Bảo Tịnh để lên tu viện đón khách hành hương. Tuy đã đâu đó bảy mươi lăm tuổi, Thầy đi đứng rất khỏe mạnh như một thanh niên, ăn mặc phong phanh trong khi chúng tôi phải choàng trên người hai, ba lớp áo lạnh. Tôi đoán Thầy cũng tập võ hoặc luyện công gì đó vì ở phía sau sân chùa có những quả tạ đúc bằng xi-măng cho người cử tạ. Tôi không dám hỏi thầy cử được bao nhiêu cân từ mấy quả tạ. Bữa ấy chúng tôi được vào trong ngôi nhà nhỏ để lễ Phật trong một chánh điện rất đơn sơ, khiêm tốn.

Lúc ngồi trên băng ghế xích đu ở ngoài sân với thầy, giữa buổi chiều với khí lạnh đang mỗi lúc một buốt giá hơn, chúng tôi được thầy tặng một bài pháp rất ngắn. Tôi chỉ còn nhớ một câu được thầy dùng để kết thúc câu chuyện với tiếng cười khề khà giọng Phú Yên, “Quí vị đâu cần phải đi đâu xa để tìm thầy. Chính mình là thầy của mình. Mình phải tự học, tự tu và tự dạy chính mình để được giải thoát.” Nghe vậy, tôi tưởng chừng đó chính là lời Phật dạy cho chúng tôi được phát ra từ một vị chân tu.

Thầy Nguyên Đạt sanh ra cùng quê với Thiền Sư Liễu Quán sống ở thế kỷ 17 và 18, nên có lẽ thầy chọn tên vị tổ của chi phái thiền Liễu Quán cho tu viện ở miền núi rất xa quê hương của thầy.

Cùng với lời khuyên rằng chúng tôi hãy mau quay về vì trời sắp tối, đường xuống núi ngoằn ngoèo rất nguy hiểm, thiếu ánh đèn điện, Hòa Thượng còn tặng hai vợ chồng mấy trái quít, hai phong bì lì xì, một đòn bánh tét, và một túi chíp rong biển món ăn của người Đại Hàn.

Tết năm rồi chúng tôi đến Liễu Quán, tuy không có thầy nhưng được gặp bác Nguyên Thục và cô Nguyên Như ở chánh điện. Cả hai nữ đạo hữu đều từ Quận Cam lên canh chùa đón khách trong mấy ngày Tết mặc dù người đến thăm không là bao. Hôm đó cảnh chùa còn một lớp tuyết mỏng chưa tan trên những nhánh cây, đắp nhẹ trên các tượng Phật. Bốn người chúng tôi đã hàn huyên chuyện đạo, tạm quên cơn lạnh ở bên ngoài trong một giờ đồng hồ.

Năm nay, khách thập phương đến Liễu Quán chiều Mùng Ba Tết cũng chi có vợ chồng chúng tôi. Mặc dù gió lạnh thổi từng đợt, chúng tôi đã đứng ở ngoài sân khá lâu vì say mê những mẩu chuyện về tu viện rất tâm đắc với anh Lâm (pháp danh Nghiêm Hải hay Nguyên Hải gì đó). Anh ở Los Angeles, vẫn thường lên săn sóc chùa, sửa mái, trồng cây, tưới hoa trong năm.

Có lúc cả ba chúng tôi đứng trước ngôi nhà nhỏ nhìn ra sân rộng thênh thang, nơi các tượng Quán Âm, Địa Tạng, Di Lặc quay mặt ra cổng chính nhìn về hướng nam. Chung quanh không một bóng người, chỉ có tiếng gió rít giữa bầu trời đang có nhiều bông mây trắng. Như cảm được ý tôi, anh Lâm kể về một buổi tu học trên Liễu Quán trong mùa Trung Thu năm rồi. Đêm rằm tháng Tám hôm ấy, một nhóm đạo hữu đã được dịp ngồi ngoài sân ngắm trăng vàng tỏa sáng trần gian chung quanh tu viện.

Trên đường xuống núi trở về chốn Bolsa, nơi tiếng pháo vẫn còn vang lên giòn giã đó đây để đón xuân Giáp Ngọ, lòng tôi lại thao thức, nửa muốn ở lại chùa tĩnh mịch, nửa biết phải về để tiếp tục cuộc sống với ước nguyện mang lại lợi ích cho chúng sanh. Cuối cùng tôi đành để lại ở Liễu Quán niềm mơ ước được sống thanh tịnh trong những đêm trăng sáng giữa núi rừng cô tịch.

Triển
01-26-2018, 09:27 PM
Chùa Phổ Hiền mới xây gần đây bên Pháp ở Strasbourg, nho nhỏ hay hay, kiến trúc lạ lạ thanh thoát:


https://www.youtube.com/watch?v=KfSwQ8No1O0

Triển
02-12-2018, 09:33 AM
Thờ Phật hay thờ vật




https://www.youtube.com/watch?v=hFCCO_Dy3t0

Hồng Y Nương
02-13-2018, 06:15 PM
Triển Đại Hiệp cho coi chùa , thích lắm nhưng youtube chặn lại rồi . Không biết có ai coi ok không ?

PhPhuongVy
02-13-2018, 06:34 PM
Cảm ơn anh Triển, nhưng PV cũng không xem được.

Ngô Đồng
02-13-2018, 07:21 PM
Chị ơi em xem đuoc mà, Hồng Y thử lại xem sao nha.

Hồng Y Nương
02-13-2018, 08:04 PM
Chị ơi em xem đuoc mà, Hồng Y thử lại xem sao nha.

Nó ra vậy nè chị

This video is unavailable.

https://www.youtube.com/watch?v=hx0auu1YRCc

Triển
02-13-2018, 08:48 PM
ya họ chận rồi không cho coi chùa nữa, nhưng cũng có chùa cho coi chùa. Nên mời các chị sang đây coi nha.

COI CHÙA TOÀN TẬP (https://phatphapungdung.com/the-buddha-cuoc-doi-duc-phat-thich-ca-121939.html)

Đầy đủ 55 tập có lồng tiếng Việt hay lắm.

Mỹ Hằng
02-13-2018, 08:49 PM
Tôi xem đặng mà mấy chị em.

Triển
02-13-2018, 08:57 PM
Tiếng Việt mình hay lắm: coi chùa nghĩa đen là xem nơi thờ phượng, chùa chiền. Nghĩa bóng là xem miễn phí. Bài dán đầu tiên cho coi phim về Đức Phật của Ấn Độ lồng tiếng Việt đã hết chùa. Người ta chận. Còn coi ngôi chùa bên Pháp theo nghĩa đen thì còn coi đuợc.

Triển
02-13-2018, 08:59 PM
ya họ chận rồi không cho coi chùa nữa, nhưng cũng có chùa cho coi chùa. Nên mời các chị sang đây coi nha.

COI CHÙA TOÀN TẬP (https://phatphapungdung.com/the-buddha-cuoc-doi-duc-phat-thich-ca-121939.html)

Đầy đủ 55 tập có lồng tiếng Việt hay lắm.

Tuy nhiên ai vẫn còn hứng thú xem chùa 3 ngày Tết thì vào trong trích dẫn để xem. Ở chùa đó còn cho coi chùa.

Hồng Y Nương
02-13-2018, 10:06 PM
ya họ chận rồi không cho coi chùa nữa, nhưng cũng có chùa cho coi chùa. Nên mời các chị sang đây coi nha.

COI CHÙA TOÀN TẬP (https://phatphapungdung.com/the-buddha-cuoc-doi-duc-phat-thich-ca-121939.html)

Đầy đủ 55 tập có lồng tiếng Việt hay lắm.

Coi được rồi cám ơn Triển Đại Hiệp .

Hồng Y chào chị Phuong Vy , chị Ngô Đồng và chị Mỹ Hằng .

TL4
02-13-2018, 10:09 PM
Thờ Phật hay thờ vật




https://www.youtube.com/watch?v=hFCCO_Dy3t0


Trước đây em chả bao giờ nghĩ là mình nghe hay xem bất cứ cái gì về Phật Giáo nhưng hiện tại đôi khi thích nghe Ông này nói. Chơn chất, nhẹ nhàng vui.

Triển
02-13-2018, 10:34 PM
Coi được rồi cám ơn Triển Đại Hiệp .

Hồng Y chào chị Phuong Vy , chị Ngô Đồng và chị Mỹ Hằng .

Ya, mỗi ngày nữ hiệp coi một tập, coi tàn tàn, coi lai rai, không vướng bận, trong an ổn. :)

Triển
02-13-2018, 10:37 PM
Trước đây em chả bao giờ nghĩ là mình nghe hay xem bất cứ cái gì về Phật Giáo nhưng hiện tại đôi khi thích nghe Ông này nói. Chơn chất, nhẹ nhàng vui.


Ya, ông thầy này thuộc vào hàng tăng giỏi. Có trình độ học thức và tri thức đời thường. Biết sư phạm giảng dạy cho đại chúng thấu hiểu chân lý đạo Phật. Một số ông thầy khi giảng cứ tràng giang đại hải với các từ Hán Việt "chuyên môn". Người thưòng nghe ai mà hiểu. Lìa xa thực tế không đạt được mục đích thuyết giảng. Tui cũng thích nghe ông này giảng. Hôm nào thấy cần an ổn thì đi kiếm phim giảng của vị sư này trong youtube ngồi nghe. Thú vị lắm.

MưaPhốNúi_
02-14-2018, 09:33 AM
Ya, mỗi ngày nữ hiệp coi một tập, coi tàn tàn, coi lai rai, không vướng bận, trong an ổn. :)

Hôm qua coi xong 2 tập , cứ vậy mỗi đêm , cám ơn anh 5 nhiều . Ngày còn nhỏ theo bà nội coi ở rạp một cuốn phim về sự tích Đức Phật , vẫn nhớ hoài và đi tìm mãi cũng chưa thấy . Phim quay đẹp , tài tử đẹp . Bà Nội dẫn đi coi tới 3 lần nên nhớ dữ lắm . Phim lẻ thôi anh 5 màn ảnh lớn .

TL4
02-14-2018, 10:13 PM
Ya, ông thầy này thuộc vào hàng tăng giỏi. Có trình độ học thức và tri thức đời thường. Biết sư phạm giảng dạy cho đại chúng thấu hiểu chân lý đạo Phật. Một số ông thầy khi giảng cứ tràng giang đại hải với các từ Hán Việt "chuyên môn". Người thưòng nghe ai mà hiểu. Lìa xa thực tế không đạt được mục đích thuyết giảng. Tui cũng thích nghe ông này giảng. Hôm nào thấy cần an ổn thì đi kiếm phim giảng của vị sư này trong youtube ngồi nghe. Thú vị lắm.

Hôm qua ở chỗ làm em mém cho chị Kia nghe kinh Của thầy Thích phát hoả, tịnh lại, thôi nghe thầy Thích Pháp Hoà cho xuân an bình hii.

Triển
02-15-2018, 03:51 AM
Hôm qua ở chỗ làm em mém cho chị Kia nghe kinh Của thầy Thích phát hoả, tịnh lại, thôi nghe thầy Thích Pháp Hoà cho xuân an bình hii.

Trong bài pháp dưới này có pháp môn bỏ dê nè thầy Ti. Ủa lộn pháp môn bồ đề. Hôm nào mời chị Kia lại hai người nghe pháp đàm đạo nha. :)


https://www.youtube.com/watch?v=TKQLvWbyMSM

chieclavotinh
05-20-2018, 05:41 AM
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 1)
Bài BĂNG HUYỀN
Tâm linh là gì?
Tâm linh trong cuộc sống hiện đại
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-1-PVBCSd80.html

Thông Thiên Học
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 2)
Chi Bộ Phụng Sự Chân Lý của Hội Thông Thiên Học (phần 1)
Mục đích hoạt động
10 lý do cần học hỏi Minh Triết Thiêng Liêng
Tìm hiểu theo hình thức vấn đáp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-2-o6b6Ealp.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 3)
Chi Bộ Phụng Sự Chân Lý của Hội Thông Thiên Học (phần 2)
Phải chăng bất cứ ai cũng có thể học Minh Triết Thiêng Liêng?
Vậy thì truyền bá giáo lý Minh Triết Thiêng Liêng có lợi ích gì?
Làm thế nào có thể thực hiện tình huynh đệ tại đồng trong khi ngay cả các tín đồ của cùng một tôn giáo cũng bất hòa nhau?
Vậy thì nó hữu ích ở điểm nào?
Vậy nếu nói rằng về bản chất tất cả tôn giáo đều giống nhau, giống thế nào? Hơn nữa, nếu chân lý có thể được tìm thấy trong tất cả mọi tôn giáo, tại sao chúng có vẻ rất khác nhau?
Tại sao Minh Triết Thiêng Liêng không được gọi là một tôn giáo?
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-3-AfvCL30g.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 4)
Chi Bộ Phụng Sự Chân Lý của Hội Thông Thiên Học (phần 3)
Hội viên Thông Thiên Học Việt Nam tại hải ngoại
Chi bộ Phụng Sự Chân Lý
Các nhóm hội viên Việt Nam tại hải ngoại
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-4-X0eVcpDw.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 5)
Chi Bộ Phụng Sự Chân Lý của Hội Thông Thiên Học (phần cuối)
Tâm tình các hội viên
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-5-EUtDGPId.html

chieclavotinh
05-27-2018, 04:05 AM
Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này

Vi Diệu Pháp Hành Thiền
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 6)
Bài BĂNG HUYỀN
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 1)
Thiền Đường Orange County
Pháp môn Vi Diệu Pháp
Nguồn gốc và xuất xứ
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-6-E3K5sfJ6.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
Khai mở luân xa
Cấp lớp căn bản
Mở luân xa theo từng cấp lớp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-7-Jws9C3J0.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 8)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 3)
Để trở thành giảng huấn
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-8-C6j4jd02.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 9)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần cuối)
Hiệu quả của thiền định để chữa bệnh
Tâm tình của môn sinh
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-9-0ze7toby.html

chieclavotinh
06-03-2018, 04:14 AM
Ta Tu Đạo

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 10)
Ta Tu Đạo (phần 1)
Người sáng lập ra Ta Tu Đạo (Tatudo)
Ta Tu Đạo là gì?
http://www.viendongdaily.com/ta-tu-dao-la-gi-eFxu3ypn.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 11)
Ta Tu Đạo (phần 2)
Thân Thư Pháp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-11-4zO2jShV.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 12)
Ta Tu Đạo (phần cuối)
Viết phổ thông và Thân Thư Pháp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-12-Ke9iFjrs.html

Triển
06-03-2018, 07:04 AM
Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này

Vi Diệu Pháp Hành Thiền
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 6)
Bài BĂNG HUYỀN
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 1)
Thiền Đường Orange County
Pháp môn Vi Diệu Pháp
Nguồn gốc và xuất xứ
http://viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-6-E3K5sfJ6.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
Khai mở luân xa
Cấp lớp căn bản
Mở luân xa theo từng cấp lớp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-7-Jws9C3J0.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 8)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 3)
Để trở thành giảng huấn
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-8-C6j4jd02.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 9)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần cuối)
Hiệu quả của thiền định để chữa bệnh
Tâm tình của môn sinh
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-9-0ze7toby.html


Mở Luân Xa? Đạo này sao giống đạo gì của "Vô Thượng Sư Thanh Hải" hay là "thiền nhân điện" dzậy? Đóng bao nhiêu tiền thì luân xa mới được mở? :)

chieclavotinh
06-10-2018, 03:46 AM
Mở Luân Xa? Đạo này sao giống đạo gì của "Vô Thượng Sư Thanh Hải" hay là "thiền nhân điện" dzậy? Đóng bao nhiêu tiền thì luân xa mới được mở? :)

Mình không biết gì về chuyện luân xa nên không có ý kiến. Bác nào có kinh nghiệm xin lên tiếng chỉ giáo giùm. Đa tạ!

Công Giáo
Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 13)
Bài BĂNG HUYỀN
Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công Giáo (phần 1)
Những sinh hoạt của người Công Giáo
Hội các Bà Mẹ Công Giáo
Phong trào Liên Minh Thánh Tâm
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-13-M9d9b6NA.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 14)
Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần 2)
Ông Phạm Roanh và sứ mệnh Phò Sự Sống
Những buồn, vui
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-14-pTw0R2QJ.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 15)
Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần 3)
Phong trào Cursillo
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-15-8LxeaaTI.html

Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 16)
Sinh hoạt tâm linh của người theo đạo Công giáo (phần cuối)
Hội Cứu Mạng Thai Nhi Việt Respect-Life
Phò Sự Sống và lập Hội
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-16-SHXxpUqN.html

TLNVN
06-21-2018, 01:39 PM
Bác nào không thích dùng thuốc thử cách này


Ngôi nhà tâm linh của người Việt tại Quận Cam (kỳ 7)
Pháp Môn Vi Diệu Pháp Hành Thiền (phần 2)
Khai mở luân xa
Cấp lớp căn bản
Mở luân xa theo từng cấp lớp
http://www.viendongdaily.com/ngoi-nha-tam-linh-cua-nguoi-viet-tai-quan-cam-ky-7-Jws9C3J0.html





chớ có dại mà đưa đầu cho người ta mở Luân xa . Mở Luân xa không phải là phép tu , chớ có lầm


Cách đây vài năm có bác (tui quên tên rầu) trong ĐT có kể vụ mở Luân xa , người bị mở bị ma quỷ ám . Sau đó có vài người nữa chạy vô đây tìm bác í để hỏi cách trị


Những ai mới mở thì ma ám ít, ai mở lâu thì quỷ ám nhiều . Khó mà trừ đuợc . Những ai muốn trừ tà và đóng Luân xa lại thì phải nhờ đến mấy ông cha Công giáo hay thầy bên Phật giáo đọc kinh ngày đêm phải mất vài tháng tùy theo con bệnh

chieclavotinh
08-05-2018, 03:36 AM
Trái đất ta đang ở nhin từ phi thuyền Voyager 1
https://www.nasa.gov/sites/default/files/images/540616main_pia00452-43_full.jpg

Hoằng Pháp Theo Căn Cơ
Phạm Hoàng Chương

Trong kinh Pháp Hoa, có phẩm “Dược thảo dụ” trong đó đức Phật so sánh căn cơ nhận thức và thấu hiểu Phật pháp của chúng sanh như cây cỏ trong rừng dưới một cơn mưa lớn. Cơn mưa đó là cơn mưa pháp, là giáo pháp đức Phật giảng dạy truyền đạt cho chúng sanh. Nhưng rễ cây hút được nhiều nước hay không là do trình độ khà năng cùa mỗi loại cây cỏ, trí huệ chúng sanh thu nhận giáo pháp nhiều ít là tùy căn cơ nghiệp duyên của họ.

Nhìn lại đường lối tu hành của Phật tử ở Việt nam chúng ta hiện nay, quả đúng như vậy không sai. Phật tử quan niệm đạo Phật theo những cách khác nhau. Trừ một số ít chú trọng về vấn đề tâm linh, tu thân, tin vào tự lực hơn tha lực, quyết tâm trở thành Phật, đa số tin vào thần quyền hơn tu thân, chú trọng ăn chay, niệm Phật, cúng bái, làm phước, mong cầu gặt hái được quả lành trong kiếp này hay những kiếp sau. Tôi đã thăm viếng nhiều chùa chiền ở các thành phố từ Sóc trăng ra đến Lào cai sát biên giới Trung quốc, nhận xét đầu tiên của tôi là ngoài Bắc đại đa số Phật tử đến với đức Phật vì mê tín hơn là vì hiểu rõ giáo lý của Ngài. Theo họ, Phật là một ông thần ban phứớc lộc và may mắn, càng thắp hương lễ lạy cầu xin van vái, càng cúng nhiều tiền và hoa quả, càng được Ngài thuơng tuởng, chiếu cố. Họ không biết đến 5 giới cấm căn bản của người Phật tử, trong đó “cấm sát sanh” đứng đầu, vẫn thoải mái giết gà vit súc sanh để cúng tế cha mẹ rồi tụ họp ăn thit với nhau, tha hồ nguyền rủa, nhiếc móc, đâm thọc, dối gat nguời khác để thỏa lòng tham lam sân hận. Trong Nam, ít Phật tử tin tuởng mù quáng như vậy hơn, mặc dù nhiều người vẫn dùng tài vật cúng chùa lễ Phật cầu xin đủ thứ, như một cách hối lộ thần linh, chứ không biết tu tâm, sửa mình thành con nguời từ bi, đạo đức. Điều đó cũng dễ hiểu, do ở trong Nam kinh diển Phật giáo được phiên dich và lưu hành rộng rãi tự do nhiều năm trứớc 1975, các trường đào tạo tăng sinh nhiều, và chùa chiền cũng được phép xây cất dễ dàng. Nhưng nói chung cũng tùy căn cơ mọi người. Có người do nghiệp lành, sinh ra trong gia dình cha mẹ đạo đức, sung túc, lớn lên trong môi trường xã hội và thời điểm chính trị tốt, giàu lòng từ tâm, nghe qua giáo pháp đã tin ngay một cách dễ dàng và làm việc thiện một cách tự nhiên không cố gắng. Có những người do ác nghiệp phải sinh ra trong gia dinh nghèo, cha mẹ hung ác, phải vật lộn với miếng cơm manh áo, làm nghề cờ bạc, sát sanh, trộm cắp, sống vùng thôn dã rừng rú xa xôi hẻo lánh, lớn lên trong môi trường xã hội chính trị xấu, dửng dưng không tin giáo pháp hoặc chưa hề nghe ai khuyên bố thí, làm lành.

Theo giáo lý Phật, bố thí có nhiều loại : tài vật, thân thể, lời nói, kiến thức, vô úy thí, pháp thí..…vv..nhưng trong đó chỉ có bố thí pháp là công đức vô lượng hơn cả. Bố thí vật chất chỉ hưởng quả vật chất, một kiếp, hai kiếp…, trong vòng hữu vi mà thôi. Bố thí Pháp có thể đưa con người vượt ra khỏi 6 cõi (trời, người, A tu la, ngạ quỉ, súc sanh, địa ngục), 3 giới (dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Bố thí Pháp có thể bằng lời nói, hay hành động. Trong suốt cuộc đời này, hãy tìm cách bố thí pháp mỗi khi có cơ hội đưa tới. Góp tiền ấn tống kinh sách, xây chùa, kể chuyện tiền kiếp Phật, viết bài, tổ chức nói về Phật pháp… Khi nói pháp, theo tôi, luật NHÂN QUẢ nên là bài học đầu tiên dạy cho tất cả những người sơ cơ và trẻ con. Ý niệm về Nhân quả vốn bắt nguồn từ Ấn độ giáo. Đạo Phật đã mượn nó làm nền móng để dạy cho người sơ cơ. Nhân quả rất khoa học và dễ hiểu cho bất cứ ai. Vạch ra cho nguời nghe thấy tai sao có người dung nhan đẹp đẽ, có nguời xấu xí khó coi. Tại sao có nguời nghèo nguòi giàu, nguời chết yểu, kẻ sống thọ. Nguời suốt đời gặp hoạn nạn, kẻsuốt đời may mắn. Người khỏe mạnh, kẻ đau ốm mổ xẻ liên miên. Có người mới sinh ra đã mồ côi, có nguời được nuôi dưỡng ăn học đầy đủ tới lớn và còn hưởng gia tài suốt đời ăn không hết. Chẳng lẽ Tạo hóa bất công lắm sao" Phải có nguyên nhân. Do nhân duyên gi mà “được” hay “bị” thế này thế kia" Không có lửa sao có khói. Trồng đậu được đậu, trồng dưa được dưa. Nhân quả có thể xảy ra cùng một kiếp này hay nhiều kiếp về sau. Nhân nhỏ nhưng quả có thể lớn gấp bội. Như hạt cam trồng xuống, tuy nhỏ tí ti, nhưng sẽ mọc thành cây cổ thụ um tùm mang nặng vô số bông trái và hạt giống tương lai.

Thuyết LUÂN HỒI là bài học căn bản thứ hai. Thuyết luân hồi có thể khó chứng minh một cách khoa học để thuyết phục những người đa nghi, nên cần phải sưu tầm trưng ra những bằng chứng có thật để chứng minh, cũng như cần có bài học về Nhân quả để bổ túc và biện minh thêm. Rất nhiều chuyện bên Ấn độ trẻ em nhớ rõ tiền kiếp mình làm gì, ở đâu, đi tìm lại gia đình cũ, được báo chí tường thuật và chính quyền xác nhận. Sự kế truyền của các vị Đat lai Đạt ma Tây Tạng cũng là một bằng chứng. Giết súc sanh làm thịt có thể kiếp sau trở lại sanh vào lốt súc sanh, hay bệnh tật liên miên vì nghiệp sàt nặng... Súc sanh ăn chay, nghe kinh, trả hết nợ nần kéo xe, giữ nhà, biết sám hối, có thể sinh lên làm người trở lại. Một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.

NGHIỆP BÁO nên là bài học thứ ba di theo đó, cắt nghĩa cho thuyết luân hồi và nhân quả. Nghiệp có thiện nghiệp và ác nghiệp. Nghiệp có thân nghiệp (sát sanh, ăn cắp, tà dâm), khẩu nghiệp (nói láo, đâm thọc, nguyền rủa, nói tục), ý nghiệp (tham, sân, si). Đừng chê việc thiện nhỏ mà bỏ qua, việc ác nhỏ mà cứ làm. Tạo nhân lành là tạo thiện nghiệp, gây nhân ác là tạo ác nghiệp. Thiện nghiệp đưa con nguời tái sinh vào những cảnh giới sung suớng an vui, gặp toàn những sự may mắn. Ác nghiệp đưa đẩy ta sinh vào những chốn tối tăm, nghèo cùng, gặp đầy tai họa. Nhân thiện ác gây ra lại phải chờ có “duyên” xúc tác mới biến thành hiện thực. Hột lúa giống tốt (nhân) cần gieo xuống đất tốt (duyên), cần có mưa nắng thuận hòa (duyên) mới biến thành cây cho hạt vàng nặng chĩu (quả). Phật tử thường xuyên niệm Phật, lễ bái, cúng dường Phật Pháp Tăng, tự động gây nhân duyên lành với Phật pháp, thì đời nào sinh ra cũng thường gặp được Phật pháp, thiện tri thức, tinh tấn tu hành, mau ra khỏi luân hồi. Lại còn có Cọng nghiệp và Biệt nghiệp. Cùng là dân Vietnam, cùng hấp thụ văn hóa Việt, cùng vô quân đội VNCH, cùng học cải tạo Cọng sản, đó là cọng nghiệp, nhưng có người lại vượt biên bình yên qua Mỹ, tạo nên vinh hoa phú quí lẫy lứng, đó là biệt nghiệp. Có thể do một phước lành nào đó tạo được từ tiền kiếp xa xưa bây giờ dược hưởng.. Chỉ cần 3 bài học căn bản đó, song song với 5 giới căn bản của người Phật tử tại gia, đủ dùng để cải hóa một người ác độc, tham lam, thành một người tốt, có cơ may sau này xa lìa những cảnh giới địa ngục, nga quỉ, súc sanh để sinh về cõi người, cõi Trời.

Những người được dạy về Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp báo và áp dụng chúng vào đời sống, lúc đầu có thể chỉ vì ích kỷ, sợ quả báo xấu đến với mình mà không dám làm ác, nhưng thực hành những diều lành lâu dần sẽ trở thành thói quen, vô tình tạo được nhiều phước lành, chinh phước lành vô hình này sẽ giúp cho người ấy gặp những diều lành và từ đó, khiến họ tin tưởng thêm vào luật nhân quả. Dựa vào lòng tham của bản chất con người, ta hoằng pháp bằng cách thoạt đầu đề cao ích lợi của việc làm phước. Làm phước để được hưởng quả lành, giàu sang, no ấm, ai mà không ham. Bố thí, phóng sanh để kiếp sau được giàu có, khỏe mạnh sống lâu, ai mà không thích. Dần dần, khi làm phước đã trở thành thói quen nơi người Phật tử, người hoằng pháp sẽ đề cập đến chuyện thi ân không cầu báo đáp, làm phước với tâm trong sạch không mong cầu báo đáp, mới đúng với tinh thần vô ngã, vô chấp của đạo Phật.

Nếu ta không có đủ ngôn từ lưu loát để giảng về Nhân quả, Luân hồi, ta có thể hoằng pháp bằng chính lời nói và hành động cá nhân ta, âm thầm làm những việc tốt giữa công chúng, để làm gương, để khiến người ác suy nghĩ về hành động của ta, so sánh với hành động của họ, đề gây chuyển biến tư tưởng trong tâm hồn họ, để gây ảnh hưởng dây chuyền tốt. Tôi nhớ, một lần trong trại tù cải tạo Cọng sản, vào mùa mưa có rất nhiều con cà cuống bay vào rớt xuống đất trong sân trại, nhiều bạn tù, vì chế độ ăn uống kham khổ, đua nhau bắt nướng cà cuống ăn để bồi dưỡng. Tiếng thịt cháy xèo xèo trên lửa vọng đến tai tôi hàng ngày. Xót xa với nỗi đau đớn của loài sinh vật vô tội bị nướng cháy này, tôi nghĩ ra một kế, bắn tiếng ra giá mua tất cả các con vật này với một giá khá cao, trả tiền mặt, không phải để đánh thức lòng tham tiền của người tù, nhưng để gởi một lời khuyên phóng sanh đến tất cả mọi người. Việc làm này có kết quả trông thấy, số người bắt nướng cà cuống từ từ ngưng lại, anh em đua nhau mang cà cuống lại cho không không lấy tiền. Tiếng đồn vang xa, nhiều năm sau mỗi lần gặp lại, bạn bè vẫn nhắc lại việc làm đó hay nói có nghe kể lại. Tuy họ không nói thêm, tôi biết việc này đã gây một cú “sốc” mạnh lên tâm thức họ, và chắc chắn những người này đã nhiều lần ngần ngại không dám sát sanh. Giảng về giới cấm trộm cắp, hạnh bố thí, trong gia đình tôi đã từng lấy tiền cho ăn mày để dạy cho con cái hạnh bố thí. Ngoài xã hội, tôi đã móc túi lấy tiền giúp đỡ người nghèo trước mặt láng giềng bè bạn hay người mới quen. Mỗi khi nhận xét phê bình cuộc sống một cá nhân nào, tôi đều gián tiếp hoằng pháp bằng cách nhắc đến nhân quả, nghiệp báo, luân hồi trước mặt đám đông. Anh A trúng số độc đắc, chắc kiếp trước đã bố thí cho vô số người. Chị B thông minh thi đậu cao chắc kiếp trước làm cô giáo tận tụy dạy dỗ nhiều học trò. Ông C bệnh hoạn triền miên chắc kiếp truớc sát sanh nhiều. Có thể một số người không tin, vì nhân quả không nhất thiết lúc nào cũng thẳng thừng như vậy, nhưng nếu nghe những người khác lập di lập lại những diều này, họ sẽ đâm ra bán tín bán nghi và sẽ dè dặt tránh không làm ác nữa.

Khi người Phật tử tin chắc vào Nhân quả, luân hòi và nghiệp báo, đọc kinh Địa Tạng, Hiền ngu, và những mẩu truyện về tiền kiếp đức Phật rồi, nguời hoằng pháp có thể bắt đầu nói về TỨ DIỆU ĐẾ: đời là khổ, nguyên nhân của khổ là ái dục, nên phải diệt khổ, cách thức diệt khổ là Bát chánh Đạo. Chắc chắn hầu hết mọi người đều đồng ý với diệu đế đầu tiên: Đời là bể khổ. Khổ vi sinh lão bệnh tử, đói khát, nóng lạnh, công danh sự nghiệp, khổ vì phải xa lìa người mình thương, phải cận kề người mình ghét, thất tình, vv…. Đồng ý rồi thì sẵn sàng nghe tiếp chân lý thứ hai: nguyên nhân của khổ là ái dục. Neu không có ham thích, thèm khát thi mọi sự trên đời không có gì là quan trọng, đáng cho ta tranh dành chuốc lấy đau khổ. Không yêu thương vợ đẹp con khôn, mê đắm nhà cao cửa rộng thì khi những thứ đó chết hay mất di, ta sẽ không thấy đau khổ. Từ đó cần thoát khổ. Chỉ vẽ con đường thoát khổ ra sao. Đó là BÁT CHÁNH ĐẠO, 8 con đường phải theo: chánh kiến, chánh tư duy, chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh định, chánh niệm.

Song song với bài học về Tứ diệu đế và Bát chánh đạo, ta nhấn mạnh đến cái hại của Tham, sân, si. Phải dẹp bỏ THAM, SÂN, SI. Đức Phật ngày xưa nói “Ta đã từng trải qua 3 đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật như hôm nay”, ngài Huệ Năng giải thích 3 đại a tăng kỳ kiếp ấy chính là THAM SÂN SI. Ngay trong hiện kiếp này mà diệt được Tham, sân, si, lập tức thành Phật rồi. Trong kinh nói, muốn đối trị Tham, sân, si, phải dùng GIỚI, ĐỊNH, HUỆ. Giữ giới, dẹp bỏ ái dục để khỏi bị quả báo của Tham. Ngồi thiền, niệm Phật hay giữ tâm ý trong sạch để tránh quả báo của SÂN. Siêng đọc kinh sách, đạt đến Trí huệ Phật để ra khỏi Vô minh. Tham sân si, như thầy Thanh Từ giảng, là 3 con rắn độc sống chung với ta trong phòng ngủ, khiến ta không ngủ yên, ngày đêm lo sợ. Phải trục xuất 3 con rắn độc này ra khỏi phòng thì mới an tâm yên giấc.

Muốn Phật tử dẹp được Tham sân si dễ dàng hơn, ta nên nói về VÔ THƯỜNG và VÔ NGÃ. Vô thường là không gì tồn tại lâu trên đời này. Của cải, nhà đất thế gian tạm bợ, làm mồi cho 5 thứ giặc: giặc cướp, quan chức (hay nhà bank) tịch thu, nước lụt, hỏa hoạn, và con cái phá tán. Đời người ngắn ngủi, như bóng câu qua cửa sổ. Chết sống chỉ khác nhau qua một hơi thở: còn hít vào thì sống, thở ra luôn thì chết. Chết xuống không mang theo được gì, ngoại trừ cái nghiệp. Nói về có sinh tức có diệt. Nói về trái đất ta đang ở chỉ là hạt bụi nhỏ trong vô số vi trần lơ lửng trong khắp tam thiên đại thiên thế giới. Nó cũng sẽ một ngày nào đó tan vỡ. Tại sao con người phải tranh giành chém giết, bóc lột, hãm hại nhau trên cái hạt bụi tí teo đó để rồi chết đi sa đọa vào những chốn tối tăm khổ sở. Về VÔ NGÃ, cũng vậy. Thân xác này không bền vững. Như cây chuối lột ra từng bẹ lá thì không còn gì là cây chuối. Giảng “ Na tien Ty kheo kinh” để Phật tử thấy thân người chỉ như là chiếc xe, là một mớ các bộ phận khác nhau hợp thành, tháo rời ra thì không có cái gì thực sự gọi là cái TA. Thân này là do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hợp thành mà tạm gọi là TA. Dẹp bỏ cái tiểu ngã ích kỷ này, nhập vào cái Đại ngã của Phật tánh sẽ được giải thoát. Một là tất cả, tất cả là một. Ta với người chỉ là một, cùng một bản thể. Khi người Phật tử đã đạt đến trình độ nhận thức“đại học”này, thì giữ 5 giới chỉ là trình độ tiểu học, vì giết kẻ khác tức là giết chính ta, ăn cắp kẻ khác tức là ăn cắp của chính ta, lòng từ bi bao trùm chúng sanh, thương người như thể thương ta. “Giới” chỉ là phương tiện cho người sơ cơ mới vào đạo. Là chiếc bè đưa ta qua biển khổ đến bờ giải thoát. Đến bờ rồi thi không cần bè nữa.

Cao hơn một bực, ta có thể giảng về TỨ VÔ LƯỢNG TÂM (Từ,Bi,Hỉ,Xã), về nguyện đại bi bao la của Quán thế âm bồ tát và Địa tạng vương bồ tát. Quan thế âm nghe tiếng kêu cứu bi ai của chúng sanh mà tìm tới cứu khổ cứu nạn. Địa tạng vương bồ tát nguyện không thành Phật nếu trong dịa ngục vẫn còn có chúng sinh chịu khổ. Trong kinh Duy ma cật, bồ tát “bệnh” vì chúng sinh bệnh, thấy chúng sinh đau khổ mà đau khổ lây..Trong kinh Pháp hoa, đức Phật thấy chúng sinh vui sống trong ba cõi cũng như trẻ con ham vui ở trong nhà lửa mà không hay biết, động lòng bi ai mới dùng Pháp giả làm đồ chơi mà kêu gọi lôi kéo ra. Từ bi cũng có nhiều trình độ cao thấp. Có người quan niệm không nên giết người, nhưng súc vật thì giết được, cho rằng Trời sinh ra vật để dưỡng nhơn. Có người chỉ thương xót các con vật lớn, còn tôm tép, sâu bọ, ruồi muỗi thi cứ giết. Có người lại thương đến cả mầm cây ngọn cỏ, không nỡ dẫm lên. Mùa an cư kiết hạ trong đạo Phật bắt nguồn cũng từ lòng từ bi đối với sâu bọ cây cỏ.Ở Ấn độ về mùa hè nhiều mưa,ẩm ướt, cây cỏ sâu bọ sinh sôi nảy nở, đức Phật vì tránh cho đồ đệ khỏi dẫm lên sâu bọ khi ra ngoài khất thực mà chế ra tục lệ này, ở yên một chỗ cho thí chủ tới cúng dường. Hỷ là vui cái vui của ngươi khác, bắt nguồn từ lòng bi vị tha. Phải thương người như chính mình thì mới thực hành được tâm Hỷ. Xả là xả bỏ hờn giận, vướng mắc, không chấp, không tiếc.

Ở đây, nên tùy căn cơ Phật tử mà giảng LÝ hay SỰ. Với Phật tử có trình độ tâm linh thấp, ta khuyên nên thường xuyên lễ bái, niệm Quan thế âm bồ tát để được tai qua nạn khỏi, niệm Địa tạng vương bồ tát để khi chết đọa xuống địa ngục được Ngài cứu vớt, đó là SỰ. Với Phật tử có trình độ tâm linh cao thì giảng niệm Phật có nghĩa là mỗi người chúng ta nguyện có tâm đại bi như là Phật, như một Bồ tát Quan thế âm, một Địa tạng vương, đó là LÝ. Thường xuyên thực hành hạnh cứu khổ cứu nạn như Ngài Quan thế âm với tâm đại bi vô lượng, chúng ta là ai nếu không phải là Quan thế âm bồ tát tại thế. Nếu chúng ta có lòng đại bi thương xót chúng sanh như Quan thế âm thì có chúng sanh nào thù ghét, gây tai họa cho chúng ta. Tuy nhiên, Lý Sự viên dung. Cứu khổ hàng ngày cho chúng sinh mà thấy hình tượng Quan thế âm vẫn thành tâm lễ bái với tâm cảm kích trong sạch.

Tới đây, đa số Phật tử đã có trình độ nhận thức cao về Phật pháp, ta có thể giới thiệu các bộ kinh lớn. Kinh LĂNG NGHIÊM nói về Chơn tâm và Vọng tâm. Chuyện ngài A Nan suýt phạm giới nữ sắc tà dâm vì chạy theo Vọng tâm. Chuyện đức Phật sai đệ tử tắt đèn, đánh chuông để giảng về tánh thấy, tánh nghe, phân biệt Chơn Tâm, Vọng tâm và Cảnh. Cảnh thì thay đổi (khi tối khi sáng) mà Chơn Tâm thì thường còn, đứng yên, cố định (tánh thấy lúc nào cũng có). Vọng tâm (hay Tâm phan duyên), luôn chạy theo Cảnh, khiến chúng sanh theo vọng tâm mà tạo nên nghiệp ác, trôi lăn trong cõi luân hồi. Người giữ dược chơn tâm trong mọi tình huống thì không tạo nghiệp, không phải xoay chuyển trong cõi luân hồi. Do đó, phật tử nào lăng xăng loạn động tâm ý suốt ngày, “tâm viên ý mã” (tâm ý như vượn và ngựa, chạy nhảy luôn luôn), nên đọc kinh Lăng nghiêm để bắt đầu thực tập những bước đầu về Thiền định. Chúng sanh sỡ dĩ trôi lăn trong vòng sanh tử vì chạy theo vọng tâm điên đảo. Phải giữ chánh niệm 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Sau Kinh Lăng nghiêm phải đọc lên Kinh VIÊN GIÁC, tiến thêm một bực trên đường tu học về Chơn Tâm. Phải quên cả cái biết về Chơn tâm để được hoàn toàn thong dong tự tại.

Kinh PHÁP HOA nói về Phật tánh có sẵn trong mỗi mỗi chúng sanh, không cần tìm kiếm ở đâu xa, chỉ cần xa lìa Vô minh thì Phật tánh tự hiển hiện sáng chói. Kinh nhắc lại đức Phật vì thương xót chúng sinh như con đẻ mà thị hiện xuống cõi Ta bà này để khai ngộ tri kiến Phật có sẵn trong mỗi chúng sinh. Kinh KIM CANG đề cao tinh thần Vô chấp, qua cuộc đối thoại giáo pháp giữa đức Phật và Tu bồ đề. “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”. Đừng có trụ vào đâu hết mà sanh tâm. Thế gian như huyễn, lúc nào cũng phải quan sát như thế với cái Tâm vô trụ, vô tướng.. Làm tất cả Phật sự mà không thấy minh đang làm và có việc gi để làm, như thế tức là làm. Kinh BÁT NHÃ Ba la mật đa, hay TÂM kinh, cũng bác hết tất cả các kiến chấp về sở đắc trên con đường tu học thì mới giác ngộ, mới đến “bờ bên kia”. Người tu đã đạt đến trình độ Phật, đã giác ngộ, thi không còn thấy mảy may một cái gì gọi là có trên đời. Ngũ uẩn là không. Sắc tức là không, không tức là sắc.. Chứng đắc là không. Ý thức giới là không.

Kinh Đại bát Niết bàn, Kinh Lăng Già, Kinh Hoa nghiêm ….là những cuốn kinh Đại thừa cao siêu nói về những lời dạy cuối cùng của đức Phật, những chi tiết về phương pháp tu hành, phân biệt vọng tưởng và giác ngộ, tứ đức “Thường, lạc, ngã, tịnh” của Bồ tát, hay mô tả cảnh giới Niết ban, lý trùng trùng duyên khởi trên cảnh giới Phật mà người thế gian ít ai thấu hiểu. Kinh Duy thức học phân tích chi ly cái nhận thức tâm linh với đầy dẫy từ ngữ rắc rối, trừu tượng khó hiểu, có thể chỉ dành cho những vị cao tăng học giả căn cơ sâu dày nghiên cứu học hỏi và lĩnh hội. Nói như thề không có nghĩa là chỉ có những tu sĩ dày công tu học mới có thể làm nhiệm vụ hoằng pháp để cứu độ chúng sanh. Cư sĩ dày công nghiên cứu Phật pháp cũng có thể hoằng pháp theo trình độ của mình. Kinh Duy ma cật là một bằng chứng hùng hồn nói lên khả năng thuyết pháp biện tài vô ngại của hàng cư sĩ.

Điều căn bản ở đây khi hoằng pháp là chúng ta phải tùy thuận căn cơ của người nghe mà chọn đề tài và phương cách thuyết pháp. Đối với người nặng về chấp trước hình tướng, còn nặng nợ thế gian, tình ái, còn lăn lộn bon chen làm ăn buôn bán, phải nói về nhân quả, ngũ giới, Báo ân phụ mẫu, về nghiệp báo, về Tham sân si, vô thường, giảng Kinh Hiền Ngu, Địa tạng. Chưa thể giảng kinh Kim Cang ngay được. Người nghe sẽ chấp không, cho tất cả thiện ác đều là không, ăn chay cũng như ăn mặn, nói láo cũng như nói thật, không có tội gì hết, từ đó sẽ tha hồ buông lung phóng túng, tạo vô số nghiệp ác. Người thuyết pháp như bác sĩ tùy bệnh mà cho thuốc. Thuốc có thể hợp với người này mà không hợp với người kia. Nhiều Phật tử bỗng nhiên giác ngộ chỉ vì được bài pháp chữa đúng bệnh, đúng thời. Cũng như có kẻ nghe pháp nhiều mà vẫn trơ trơ tu hành không thấy tinh tấn chút nào vì chưa gặp được thuốc trị đúng bệnh. Ngoài ra, như trong phẩm Pháp sư của kinh Pháp hoa có nói, người giảng phap phải “vào nhà Như lai, mặc áo Như lai, ngồi tòa Như lai “mà giảng. Vào nhà Như lai là phải có tâm từ bi rộng lớn, mặc áo Như lai là thể hiện tâm tánh nhẫn nại, khiêm nhu, ngồi tòa Như lai là thể nhập được bản thể chân không của tất cả các pháp. Điều cuối cùng, khi giảng những bộ kinh cao siêu, người giảng pháp phải hiểu rõ ý chỉ của đức Phật mà truyền đạt, không được tự ý xuyên tạc, diễn dịch, đoán mò theo nhận thức riêng của cá nhân minh mà vô tình tạo nghiệp chướng. Nên tham vấn những vị học giả cao minh để chu toàn kiến thức và chứng đạt trước khi truyền đạt ý chỉ thâm sâu trong các bộ kinh lớn.

Triển
08-11-2018, 01:12 PM
http://view.vzaar.com/15815014/player

Triển
08-20-2018, 06:28 AM
Thấy mọi người tấp nập ở Ao
sen xưa, và tụng Án ma ni bác di
hồng với ý nghĩa vui vui. Mình rinh
bài này dzìa cho bà con đọc. Ý nghĩa của
câu này (Kiến tánh thành Phật) được
Dalai Lạt Ma giải thích tường tận bên
dưới trong ngày thuyết pháp ở trung tâm
Phật giáo tại New Jersey.




A Talk On Om Mani Padme Hum By H.H. the Dalai Lama

https://www.shambhala.com/wp/wp-content/uploads/2017/03/N-60_6.jpg

The following article is from the Autumn, 2002 issue of the Snow Lion Newsletter and is for historical reference only. You can see this in context of the original newsletter here.

Kalmuck Mongolian Buddhist Centers, New Jersey

It is very good to recite the mantra Om mani padme hum, but while you are doing it, you should be thinking on its meaning, for the meaning of the six syllables is great and vast. The first, Om is composed of three letters. A, U, and M. These symbolize the practitioner's impure body, speech, and mind; they also symbolize the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha.

Can impure body, speech, and mind be transformed into pure body, speech, and mind, or are they entirely separate? All Buddhas are cases of beings who were like ourselves and then in dependence on the path became enlightened; Buddhism does not assert that there is anyone who from the beginning is free from faults and possesses all good qualities. The development of pure body, speech, and mind comes from gradually leaving the impure states and their being transformed into the pure.

How is this done? The path is indicated by the next four syllables. Mani, meaning jewel, symbolizes the factors of method—the altruistic intention to become enlightened, compassion, and love. Just as a jewel is capable of removing poverty, so the altruistic mind of enlightenment is capable of removing the poverty, or difficulties, of cyclic existence and of solitary peace. Similarly, just as a jewel fulfills the wishes of sentient beings, so the altruistic intention to become enlightened fulfills the wishes of sentient beings.

The two syllables, padme, meaning lotus, symbolize wisdom, just as a lotus grows forth from mud but is not sullied by the faults of mud, so wisdom is capable of putting you in a situation of non-contradiction whereas there would be contradiction if you did not have wisdom. There is wisdom realizing impermanence, wisdom realizing that persons are empty of being self-sufficient or substantially existent, wisdom that realizes the emptiness of duality—that is to say, of difference of entity between subject an object—and wisdom that realizes the emptiness of inherent existence. Though there are many different types of wisdom, the main of all these is the wisdom realizing emptiness.

Purity must be achieved by an indivisible unity of method and wisdom, symbolized by the final syllable hum, which indicates indivisibility. According to the sutra system, this indivisibility of method and wisdom refers to wisdom affected by method and method affected by wisdom. In the mantra or tantric, vehicle, it refers to one consciousness in which there is the full form of both wisdom and method as one undifferentiable entity. In terms of the seed syllables of the five Conqueror Buddhas, hum is the seed syllable of Akshobhya—the immovable, the unfluctuating, that which cannot be disturbed by anything.

Thus the six syllables, om mani padme hum, mean that in dependence on the practice of a path which is an indivisible union of method and wisdom, you can transform your impure body, speech, and mind into the pure exalted body, speech, and mind of a Buddha. It is said that you should not seek for Buddhahood outside of yourself; the substances for the achievement of Buddhahood are within. As Maitreya says in his Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra), all beings naturally have the Buddha nature in their own continuum. We have within us the seed of purity, the essence of a One Gone Thus (Tathagatagarbha), that is to be transformed and fully developed into Buddhahood.

[Taken from Kindness, Clarity, and Insight, by The Fourteenth Dalai Lama His Holiness Tenzin Gyatso, translated and edited by Jeffrey Hopkins, co-edited by Elizabeth Napper. Snow Lion Publications, 1984.]

/* nguồn: https://www.shambhala.com/snowlion_articles/a-talk-on-om-mani-padme-hum-by-h-h-the-dalai-lama/

Triển
08-21-2018, 01:24 AM
Hôm nay tìm được bài dịch này của
ông Thích Nhuận Châu. Ông thầy
chuyển ngữ "Om Mani Padme Hum"
là "Phát tâm tu đạo". Tui thì thích
dịch là "Kiến tánh thành Phật".
Tùy quí vị đọc và hiểu theo căn cơ
của mình.




Jeffrey Hopkins dịch sang Anh ngữ và biên tập
Thích Nhuận Châu dịch Việt ngữ
Nhà xuất bản Phương Đông 2014

Phần II
NHỮNG BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 14
VỀ HÀNH TRÌ MẬT TÔNG

Oṃ maṇi padme hūṃ
Án ma ni bát di hồng
Bài giảng ở Trung tâm Phật giáo Kalmuck Mongolian, New Jersey, Hoa Kỳ.



Có nhiều lợi lạc khi trì tụng thần chú Oṃ maṇi padme hūṃ, nhưng khi hành trì, các bạn nên chiêm nghiệm thật sâu về ý nghĩa thần chú nầy, vì ý nghĩa của sáu âm tiết trên rất thâm sâu và mầu nhiệm.

Trước hết, âm Oṃ được tạo thành bởi ba mẫu tự, A, U và M. Ba mẫu tự nầy biểu tượng cho sự thanh tịnh từ thân khẩu ý của hành giả. Nó cũng biểu tượng cho thân khẩu ý thù thắng của Đức Phật.

Có thể nào thân khẩu ý nhiễm ô, bất tịnh có thể được chuyển hoá thành thân khẩu ý thanh tịnh, hoặc là hoàn toàn tách biệt nhau? Tất cả chư Phật đều đã từng là con người như chúng ta và đều nhờ tu đạo mà trở thành giác ngộ. Đạo Phật không khẳng định rằng chẳng có ai không vướng phải lỗi lầm và có được mọi đức tính tốt ngay từ vô thuỷ. Thân khẩu ý thanh tịnh có được là nhờ dần dần lìa xa các môi trường nhiễm ô bất tịnh nên chúng được chuyển hoá thành thanh tịnh.

Việc nầy được tiến hành như thế nào? Con đường tu đạo được biểu thị qua bốn âm tiết tiếp theo của câu thần chú.

Maṇi, có nghĩa là ngọc quý, biểu tượng cho yếu tố phương pháp–phát khởi tâm từ bi để hướng đến tu tập giác ngộ (altruistic intention to become enlightened). Như viên ngọc có khả năng giúp người thoát khỏi nghèo hèn, cũng vậy, tâm thiết tha hướng đến giác ngộ có năng lực giải trừ mọi khổ ách trong dòng luân hồi sinh tử và sự an nhàn riêng tư. Tương tự như vậy, như viên ngọc có thể khiến cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện, tâm thiết tha hướng đến giác ngộ sẽ giúp cho mọi chúng sinh thành tựu ước nguyện của mình.

Hai âm tiết trong chữ padme, có nghĩa là hoa sen, là biểu tượng cho trí huệ. Như hoa sen mọc lên từ bùn nhưng không bị ô nhiễm bởi bùn dơ; cũng vậy, trí huệ có năng lực đưa các bạn đến tình trạng không mâu thuẫn, trong khi đó các bạn sẽ gặp phải sự chống trái, mâu thuẫn nhau nếu các bạn không có trí huệ. Có loại trí huệ để nhận ra các pháp là vô thường, có loại trí huệ nhận ra ngã tính vốn không có tự thể, có loại trí huệ nhận ra tính không của nhị nguyên tính–có nghĩa là sự phân biệt giữa chủ thể và khách thể–và có loại trí huệ nhận ra các pháp không tồn tại trên cơ sở tự tính (emptiness of inherent existence). Dù có nhiều loại trí huệ, chủ yếu nhất là trí huệ nhận thức tánh không (wisdom realizing emptiness).

Sự thanh tịnh phải được thành tựu thông qua tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ. Điều ấy được biểu tượng qua âm tiết sau cùng hūṃ, biểu thị cho tính bất khả phân. Theo kinh luận, tính bất khả phân của phương tiện và trí huệ nầy có nghĩa là trí huệ có tác dụng đến phương tiện và phương tiện có tác dụng đến trí huệ. Trong Man-tra thừa hay Mật thừa, tính bất khả phân nầy chỉ cho Nhất tâm, trong đó hiện hữu thể viên mãn của trí huệ và phương tiện như là một thể đồng nhất. Trong ý nghĩa chủng tự (seed syllables) của Ngũ trí Như Lai (The Five Conqueror Buddhas), hūṃ chính là chủng tự của A-súc-tỳ Như Lai[1] –Bất động Phật, có nghĩa là không bị tác động bởi các ngoại duyên.

Như vậy sáu âm tiết Oṃ maṇi padme hūṃ có nghĩa là khi phát tâm tu đạo, nương vào thể thống nhất của trí huệ và phương tiện, các bạn có thể chuyển hoá thân khẩu ý bất tịnh của mình thành thân khẩu ý thù thắng thanh tịnh như của Đức Phật. Nên kinh nói rằng các bạn không nên tìm cầu Phật quả bên ngoài chính mình. Cốt tuỷ của sự thành tựu Phật quả là ở ngay trong mình. Như Bồ-tát Di-lặc nói trong Sublime Continuum of the Great Vehicle (Uttaratantra) rằng tất cả chúng sinh đều vốn có sẵn Phật tính ngay trong thể tính tương tục (continuum) của họ. Chúng ta có trong chính mình chủng tử thanh tịnh, thể tính Như Lai tạng (s: Tathāgatagarbha), để có thể tự chuyển hoá và thành tựu viên mãn Phật quả.

__________________________


[1] Năm vị Phật theo quan niệm của Mật giáo, trong Kim cương giới mạn-đồ-la và Thai tạng giới mạn-đồ-la. Trong cả hai đồ hình mạn-đồ-la nầy, bốn Đức Phật ngự ở bốn phương, còn Phật Đại Nhật Như Lai (Tì-lô-giá-na mahāvairocana) trụ tại trung tâm. Trong Kim cương mạn-đồ-la, có năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na ( s: mahāvairocana; 2. A-súc (s: akṣobhya); 3. Bảo Sinh (s: ratnasaṃbhava); 4. A-di-đà ( s: amitābha); 5. Bất Không Thành Tựu (s: amoghasiddhi). Trong Thai tạng giới mạn-đồ-la, còn gọi là Thai tạng giới ngũ Phật, năm vị Phật là: 1. Tì-lô-giá-na; 2. Đức Phật Bảo Tràng (s: ratnaketu); 3. Khai Phu Hoa Vương (s: saṃkusumitarāja); 4. Vô Lượng Thọ (s: amitāyus), 5. Thiên Cổ Lôi Âm ( s: divyadundubhimeganirghoṣa).



(* nguồn: thư viện Hoa Sen - https://thuvienhoasen.org/a21368/o-ma-i-padme-h )

chieclavotinh
10-21-2018, 03:23 AM
Mười Ngày Thu ở Torana

Torana là tên của một thiền viện Vipassana nằm trong một khu rừng rộng 140 mẫu đất, cách thành phố Toronto khoảng 100 cây số về phía Bắc. Toronto cũng còn là thủ phủ của tỉnh bang Ontario, Canada. Tên đúng của thiền viện là Dhamma Torana (Auspicious Gateway of Dhamma).

Khoá thiền Vipassana 10 ngày của tỉnh bang Ontario lần đầu tiên đã được tổ chức vào năm 1980. Sau đó thỉnh thoảng những khoá nầy cũng được tổ chức tại những địa điểm khác nhau ở Nam Ontario trong suốt hai thập niên 80 và 90. Vào năm 2001 Ontario Vipassana Foundation được thành lập và họ đã mua được khu cắm trại của Hướng Đạo để sửa chữa lại và xây cất thêm để trở thành Dhamma Torana. Mùa Thu năm 2003 Torana chính thức đi vào hoạt động.

Bây giờ đang là mùa Thu ở Bắc Mỹ. Tôi đã tham dự khoá thiền 10 ngày tại đây như là một người làm công quả (server). Khoá nầy bắt đầu vào ngày Thứ Tư 5 Tây Tháng Mười và kết thúc vào ngày Chúa Nhật 16 Tháng Mười năm 2016 do thầy S. N. Goenka giảng dạy bằng Anh ngữ qua CD và được thông dịch sang Việt ngữ, cũng qua CD. Giọng Bắc trước 1975 của anh V. ở Montréal dịch nghe rất hay. Montréal thuộc tỉnh bang Québec.

Tôi được biết đây là khoá Việt Anh thứ hai được tổ chức tại Torana. Khoá nầy do thầy Thảo và cô Lan phụ trách. Thầy cô là hai phụ tá trong những người phụ tá (Assistant Teachers) của thầy Goenka. Trên văn bản thì những người phụ trách một khoá thiền Vipassana là những phụ tá giảng dạy. Nhưng tất cả mọi người trong khoá đều gọi họ là thầy. Những thầy mà tôi đã học qua đều là cư sĩ.

Hàng năm có nhiều khoá thiền 10 ngày Vipassana được tổ chức tại Torana. Tôi thường theo học khoá mùa Thu. Được đi trên những con đường mòn trong rừng vào mùa nầy với thời tiết mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên rực rỡ màu sắc của lá Thu cùng với bầu không khí thanh tịnh nơi đây thì thật là lý tưởng đối với tôi. Tôi cũng thường theo học những khoá có trăng. Sống trong một chung cư tại thành phố nên tôi ít có dịp được ngắm trăng. Đêm Torana thật tĩnh mịch. Ánh trăng trong đêm 13, 14 và rằm chiếu chênh chếch trên những ngọn cây phong (maples) mùa Thu thật huyền ảo.

Ngày đầu tiên của khoá thiền Vipassana được kể là ngày zéro! Buổi sáng dành để ổn định nơi ăn ở, hành lý và thủ tục ghi danh. Buổi chiều nhập học, nhà bếp có dọn một buổi ăn nhẹ cho thiền sinh. Có hai phòng ăn riêng biệt. Một phòng ăn dành cho nữ và một phòng cho nam. Trong khi chờ đợi dọn ra buổi cơm chiều thì những người làm công quả như tôi tập trung tại phòng ăn trong bếp để nghe huấn từ của thầy Goenka về bổn phận và trách nhiệm khi tình nguyện làm nhiệm vụ cho khoá thiền Vipassana. Bài nầy dài khoảng một tiếng và khác với những bài mà tôi đã có dịp nghe trước đây.

Sau buổi ăn chiều, thiền sinh được tập trung lại để nghe hướng dẫn tổng quát về khoá thiền và nội qui. Đây cũng là một cơ hội chót để thiền sinh quyết định nên tiếp tục ở lại hay nên ra về. Một trong những nội qui là thiền sinh không được nói chuyện với những thiền sinh khác, kể cả ra dấu bằng tay hay bằng mắt. Thiền sinh phải giữ sự im lặng, bắt đầu từ 8 giờ tối ngày zéro đến 10 giờ sáng ngày thứ 10. Sự im lặng nầy được gọi là sự im lặng thanh tịnh (noble silence). Tóm lại, đối với thiền sinh thì tất cả thời gian là dành để học và thực hành thiền Vipassana.

Đúng 8 giờ tối, tất cả thiền sinh và những người làm công quả chúng tôi đến thiền đường để được gọi tên vào chỗ ngồi của mình trong đó. Mỗi chỗ đều có một tấm nệm vuông, tôi đo bằng mắt mỗi cạnh khoảng 8 tấc và dầy khoảng 5 phân. Trên đó đã có sẵn một cái gối hình chữ nhật, chiều dài khoảng 4 tấc, ngang 2 tấc rưỡi và dầy 8 phân. Nệm và gối đều được bao lại bằng áo màu xanh dương đậm. Thiền sinh phải ngồi chỗ đã được chỉ định. Danh sách thiền sinh được ghi trên sơ đồ do những người quản lý khoá học (course managers) giữ để họ có thể điểm danh trong âm thầm vào những giờ ngồi thiền chung. Nếu thiền sinh vắng mặt, thường do ngủ quên, thì người quản lý sẽ đến phòng ngủ để tìm, căn cứ trên sơ đồ chỗ ngồi nầy.

Nếu những ai vì lý do sức khoẻ hay là chưa quen cách ngồi xếp bằng thì có thể cho người quản lý hay để ngồi trên ghế dựa có bốn chân. Thường thì những ghế nầy được xếp sát tường hay phía sau của hàng thiền sinh cuối cùng. Xếp ghế như vậy để không che tầm mắt của thầy cô ngồi trên bục khi nhìn xuống thiền sinh và cũng để tránh cho thiền sinh ngồi dưới nệm phải nhìn thấy cái ghế trước mặt mình.

Tư thế ngồi thiền trên sàn thì không bắt buộc phải theo một tư thế nhất định nào. Thiền sinh tự chọn lấy thế ngồi thích hợp cho mình. Điều quan trọng là phải giữ cho cổ và lưng được thẳng. Hai mắt nhắm lại. Hai cánh tay xuôi theo thân người còn hai bàn tay thì xếp lại sao cho thoải mái và đặt trên bàn chân. Thiền sinh có thể cho bàn tay nầy đặt trên bàn tay kia, cả hai lòng bàn tay úp xuống hay ngửa lên đều được. Hai bàn tay cũng có thể được đặt trên đùi hay trên đầu gối và hai lòng bàn tay úp xuống hay ngửa lên đều được. Kể cả “bắt ấn” (ngón tay cái chạm nhẹ vào ngón trỏ). Thiền sinh có thể ngồi xếp bằng, bán già hay kiết già. Thế kiết già còn gọi là hoa sen, cả hai bàn chân được đặt trên hai đùi và lòng bàn chân ngửa của chân nầy được đặt trên đùi chân kia. Tôi chỉ ngồi được thế bán già.

Cũng có thiền sinh ngồi theo thế cỡi ngựa trên 4 cái gối. Đây là tư thế mà tôi đã ngồi trong mấy ngày đầu khi theo học Vipassana lần đầu tiên. Trong những ngày đó tôi đã tập ngồi xếp bằng trong khi nghe thuyết Pháp. Đến giữa khoá học thì quen và ngồi được luôn khi thiền.

Hằng ngày có ba tiếng ngồi thiền chung tại thiền đường; buổi sáng từ 8 giờ tới 9 giờ, trưa từ 2 giờ rưỡi tới 3 giờ rưỡi và buổi tối thì từ 6 giờ đến 7 giờ.

Sau khi tất cả mọi người lần lượt ngồi vào vị trí đã được chỉ định của mình, từ phía cửa bên hông thiền đường cả hai thầy cô bước vào thiền đường. Khoá thiền Việt Anh mùa Thu 2016 chính thức bắt đầu vào lúc nầy.

Mở đầu là tiếng tụng (chanting) của Goenkaji, tên gọi theo cách gọi của người Ấn Độ để tỏ lòng tôn kính thầy Goenka. Những lời tụng bằng tiếng Pali nầy chỉ là lời dạy của Đức Phật Thích Ca, được trích ra từ các kinh được ghi chép lại. Mục đích là để tạo những sức rung (vibration) thanh tịnh cho thiền đường.

Kế đó tất cả mọi người được yêu cầu lập lại lời xin nương tựa vào tam bảo (Phật, Pháp, Tăng - Buddha, Dhamma, Sangha) và giữ ngũ giới: không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối và không dùng những chất gây say. Riêng những thiền sinh cũ đã từng học qua một khoá thiền Vipassana 10 ngày giống như khoá đang theo học thì cần phải giữ thêm 3 giới nữa: không ăn sau 12 giờ trưa, không trang điểm và không nằm giường cao.

Tiếp theo đó tất cả chúng tôi được yêu cầu lập lại lời thỉnh cầu để được học Anapana (quán hơi thở). Tất cả những lời lập lại nầy đều bằng tiếng Pali.

Sau cùng tất cả đều được học Anapana bằng cách theo dõi hơi thở ngay lỗ mũi mình mỗi khi hít vào hay thở ra. Thở một cách tự nhiên và bình thường. Đây không phải là bài tập thở mà là “quán” tức là nhận biết hơi thở. Nếu hơi thở ra vào bên trái thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào bên lỗ mũi trái. Nếu hơi thở ra vào bên phải thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào bên lỗ mũi phải. Còn nếu hơi thở ra vào cả hai bên thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy ra vào cả hai lỗ mũi. Nếu hơi thở sâu thì nhận biết rằng hơi thở lúc nầy sâu và nếu hơi thở cạn thì nhận biết rằng hơi thở cạn. Thật là đơn giản và dễ dàng phải không quí vị? Nhưng để theo dõi hơi thở liên tục hàng giờ thì cần phải thực tập. Tâm luôn có khuynh hướng hoặc nghĩ về những chuyện đã xảy ra trong quá khứ hoặc nghĩ về những chuyện chưa xảy đến trong tương lai mà quên làm điều hiện tại, ngay thời khắc nầy. Đó là theo dõi hơi thở.

Sang ngày thứ nhất và ngày thứ hai thì vẫn tiếp tục thực hành Anapana. Thầy Goenka cũng có nhắc là nếu không cảm nhận được hơi thở khi nó trở nên quá nhẹ (vi tế), thì thiền sinh có thể tạo ra vài hơi thở hơi mạnh một cách cố ý. Nhưng sau khi cảm nhận được hơi thở trở lại rồi thì cần phải theo dõi hơi thở tự nhiên của cơ thể một cách bình thường. Thiền sinh cũng được hướng dẫn là cần phải nhận biết được sự phớt chạm của hơi thở vào những nơi mà nó tiếp xúc. Có thể bên trong mũi hay ở ngoài mũi. Cũng có thể là ở cửa mũi hay ở mép. Nếu tâm của thiền sinh đủ bén nhạy thì họ cũng nhận biết một sự thật là nhiệt độ của hơi thở ra ấm hơn một chút so với nhiệt độ của hơi thở khi hít vào. Đây là điều tự nhiên, nhưng thực sự cảm nhận được một cách rõ ràng là điều thiền sinh đang thực tập để đạt đến.

Tối ngày thứ hai sau giờ nghe thuyết Pháp (Dhamma Discourse), thiền sinh được hướng dẫn thêm là trong lúc thực hành Anapana, khi quan sát hơi thở ra vào thì có một phản ứng sinh học, hoá học, hay điện từ nào đó xẩy ra ở khu vực mũi. Những phản ứng sinh học, hoá học, hay điện từ sinh ra nầy không có một chút gì liên quan đến hơi thở cả. Đây là một cảm giác (sensation). Cũng còn gọi là cảm thọ, theo thiển ý tôi. Một khi cảm nhận được là đang có một cảm giác nào đó thì thiền sinh cần tập trung theo dõi cảm giác, nhận biết chúng là cảm giác gì. Nếu không biết tên gọi cũng được. Cảm giác không thể chọn lựa được, tự nó sẽ xẩy đến. Điều quan trọng là chỉ ghi nhận những cảm giác đó thôi mà không phản ứng lại chúng. Thí dụ như khi cảm nhận được cảm giác ngứa thì biết là ngứa thôi, chớ không đưa tay lên gãi. Hành động gãi là phản ứng lại cảm giác ngứa. Cần phải tránh. Chỉ quan sát cảm giác mà thôi. Khoảnh khắc tới đây cảm giác ngứa nầy rồi cũng sẽ qua đi. Không cách gì tồn tại mãi mãi được.

Bắt đầu đêm nay và ngày thứ ba, thiền sinh tập trung quan sát cảm giác thay vì hơi thở ở vùng mũi. Chấp nhận cảm giác và quan sát chúng. Không phản ứng lại với bất cứ một cảm giác nào xẩy đến. Cảm giác luôn có mặt ở mọi nơi trên thân thể. Nếu thiền sinh không cảm nhận được cảm giác ở vùng mũi vì chúng quá nhẹ mà tâm thì đang được huấn luyện để trở nên bén nhạy hơn thì thiền sinh quan sát hơi thở ra vào trở lại. Khi có cảm giác thì quan sát chúng và nếu không có cảm giác thì chuyển qua quan sát hơi thở. Đặt nặng phần quan sát cảm giác hơn phần quan sát hơi thở. Nếu cảm nhận được nhiều cảm giác cùng một lúc ở vùng mũi nầy thì thầy Goenka dặn rằng nên tập trung vào cảm giác nhẹ nhất. Có như thế thì tâm mới trở nên bén nhạy được.

Trong lúc tâm đang tập trung quan sát cảm giác xẩy ra ở vùng mũi, nếu có một cảm giác nào đó mạnh hơn, cũng đồng nghĩa với thô hơn cũng đang xẩy ra ở một vùng khác trên thân thể thì thiền sinh không hướng sự tập trung qua nơi đó. Chỉ tập trung quan sát cảm giác xẩy ra ở vùng mũi mà thôi. Có thực hành như thế thì tâm của thiền sinh mới trở nên bén nhạy hơn vì cảm nhận được những cảm giác nhẹ khó hơn là cảm nhận được những cảm giác thô.

Càng ngày càng thu hẹp diện tích quan sát ở quanh vùng mũi. Từ một vùng quan sát hình tam giác thu hẹp diện tích xuống còn một điểm lớn chỉ bằng đầu ngón tay. Tam giác có đỉnh trên sống mũi, hai đỉnh còn lại nằm ở mép. Nay chỉ một điểm ở trên nhân trung, ngay điểm tiếp xúc với mũi. Nhân trung là rãnh ở giữa mũi và miệng. Quan sát những cảm giác ở điểm nhỏ nầy và không phản ứng lại. Tâm đang được huấn luyện để càng ngày tâm càng trở nên bén nhạy hơn. Từ những cảm nhận thô, dễ nhận thấy đến những cảm nhận được những cảm giác thanh nhẹ, khó nhận thấy.

Thiền sinh đang thực hành giữ giới ở Torana, đây là giai đoạn thứ nhất. Liên tục quan sát hơi thở ra vào hay quan sát cảm giác mà không phản ứng lại, từ khoảnh khắc nầy sang khoảnh khắc khác sẽ đưa thiền sinh tới chánh định. Đây là giai đoạn thứ hai. Thiền sinh được hướng dẫn từ từ để sang giai đoạn thứ ba, tuệ giác.

Một phần ba thời gian đầu của 10 ngày thiền Vipassana nầy là dành cho Anapana và hai phần ba thời gian còn lại là dành cho Vipassana. Cách chia 1/3 và 2/3 thời gian nầy cũng được áp dụng cho những khoá có thời gian ngắn hơn 10 ngày hay dài hơn 10 ngày. Do đó ngày thứ tư là ngày bắt đầu học Vipassana cho khoá 10 ngày. Ngày nầy rất quan trọng. Giờ thiền chung buổi trưa ngày Vipassana được dời lại sớm hơn nửa tiếng, tức là từ 2 giờ đến 3 giờ và ngay sau 15 phút nghỉ giải lao thì vào buổi học Vipassana liền. Buổi học dài một tiếng rưỡi. Trong suốt khoảng thời gian học Vipassana trưa hôm nay thì thầy Goenka yêu cầu tất cả phải ở lại trong thiền đường.

Cũng giống như lời thỉnh cầu để xin được học Anapana vào ngày zéro, thì giờ đây trước khi được truyền dạy Vipassana thiền sinh cũng thỉnh cầu để xin được học Vipassana. Tất cả thiền sinh và những người làm công quả được yêu cầu lập lại lời thỉnh cầu, cũng bằng tiếng Pali.

Thay vì theo dõi cảm giác trên một điểm ở nhân trung như thời gian vừa qua thì bây giờ tập trung theo dõi cảm giác trên toàn thân. Bắt đầu từ đỉnh đầu. Tập trung sự chú ý vào đó để xem nơi đỉnh đầu có cảm giác gì hay không, ngay thời điểm nầy. Tâm sẽ cảm nhận được một cảm giác nào đó ở đây. Rồi từ đó cứ thế mà đưa sự chú ý của tâm đến một vùng khác trên cơ thể để nhận biết những cảm giác ở vùng đó. Diện tích quan sát một vùng rộng khoảng 5 đến 8 phân. Nếu tâm không cảm nhận được cảm giác thì quan sát một vùng lớn hơn. Như cả gương mặt, cả vùng ngực. Rồi sau đó từ từ thu hẹp diện tích quan sát trở lại. Cảm giác có thể như “thấy” kiến bò, có thể là những cảm giác phập phồng, ngứa ngáy. Có thể là những cảm giác khó chịu, dễ chịu, tê, nóng, lạnh, đổ mồ hôi... hay cũng có thể là những cảm giác không tên, không biết gọi là gì.

Chúng tôi được hướng dẫn là chỉ quan sát chúng thôi mà không phản ứng lại. Cũng không đồng hoá mình với cảm giác đó. Những cảm giác nầy luôn thay đổi từng giây phút.

Đa số độc giả có lẽ đã nghe qua chữ vô thường. Thực hành Vipassana quí vị sẽ thật sự nhận thấy được sự vô thường ở ngay trên thân thể mình. Sự biến đổi, sinh diệt liên tục của tế bào cùng với những phản ứng hoá học trong cơ thể tạo ra những cảm giác. Quan sát những cảm giác nầy. Không ưa thích chúng khi cảm nhận được những cảm giác dễ chịu. Không ghét bỏ chúng khi cảm nhận được những cảm giác khó chịu. Luôn giữ tâm an bình, thanh thản. Sự hiểu biết về luật vô thường nầy là qua kinh nghiệm của từng thiền sinh chớ không phải là sự hiểu biết qua sách vở.

Phương pháp giảng dạy của thầy Goenka rất khoa học. Tôi có thể nói rằng ai cũng học được. Từ ngày thứ tư cho đến hết khoá, mỗi ngày tất cả chúng tôi được học thêm một chút. Tất cả chỉ là sự chú tâm quan sát cảm giác ngay trên chính cơ thể của mình.

Quan sát cảm giác khắp thân thể bằng cách hướng tâm mình đến từng vùng một. Trước hết hãy chọn lấy một con đường thích hợp và hướng tâm theo đường đã chọn để đi đến từng vùng và quan sát cảm giác ở vùng đó. Chọn một thứ tự đường đi sao dễ nhớ để tránh trường hợp bỏ sót một vùng nào đó. Liên tục di chuyển tâm mình. Từ trên đỉnh đầu xuống dưới ngón chân, rồi theo chiều ngược lại. Từ bề mặt ngoài của da vào đến khắp các nội tạng bên trong cơ thể, rồi ngược lại.

Thời gian để quan sát một vòng trung bình khoảng mười phút, nếu thiền sinh cảm nhận được cảm giác ở khắp mọi nơi trên thân thể. Quan trọng là không bỏ sót một vùng nào hết và không phản ứng lại với những cảm giác cảm nhận được. Nếu không cảm nhận được cảm giác ở một nơi nào đó trên cơ thể thì có thể ngừng lại ở nơi đó khoảng một phút, rồi di chuyển sự chú tâm vào vùng kế đó. Chúng tôi được dạy rằng không cảm nhận được cảm giác không có nghĩa là nơi đó không có cảm giác nhưng vì tâm chưa đủ bén nhạy để nhận biết. Lần quan sát tới hay là lần quan sát tới nữa thì sẽ nhận được một cảm giác nào đó ở vùng mù mờ nầy. Bất cứ nơi nào thân thể cũng đều có cảm giác. Không cảm giác nầy thì cũng cảm giác nọ, hai mươi bốn giờ một ngày trong lúc thức cũng như lúc ngủ vì sự sinh diệt liên tục xảy ra.

Những gì tôi vừa kể chỉ là một phần nhỏ của sự hướng dẫn cách thực hành Vipassana. Mục đích chỉ để ghi lại những gì tôi đã học được trong thời gian ở Torana. Để học Vipassana chân truyền từ thầy Goenka thì không gì bằng đến một thiền viện. Những thiền viện Vipassana như Dhamma Torana nầy có mặt khắp nơi trên thế giới và được dịch ra khoảng 80 thứ tiếng. Tất cả thiền viện Vipassana nầy đều có cùng thời khoá biểu và nội qui. Sự giảng dạy cùng những bài thuyết Pháp bằng CD hay băng cassette đều do chính Goenkaji giảng. Còn người thầy phụ trách khoá học có nhiệm vụ chính là trông chừng thiền sinh trong thiền đường và trả lời các câu hỏi hay thắc mắc có liên quan đến những lời hướng dẫn của thầy Goenka. Nếu có câu hỏi thì thiền sinh hay người làm công quả có thể ghi tên xin gặp riêng thầy trong khoảng thời gian từ 12 giờ đến 1 giờ trưa. Ngoài ra thì họ cũng có thể hỏi thầy sau giờ hướng dẫn cuối ngày, vào lúc 9 giờ đêm.

Trong mười ngày thực hành Vipassana, thiền sinh ngồi thiền mỗi ngày khoảng mười tiếng. Tiếng kẻng báo thức đầu tiên trong ngày vào lúc 4 giờ sáng. Nửa tiếng sau, 4 giờ rưỡi bắt đầu giờ thiền trong ngày. Có thể ngồi ở tại phòng mình hay trong thiền đường đến 6 giờ rưỡi. Theo tôi thì khoảng thời gian nầy rất quan trọng vì hàng ngày vào giờ nầy thầy Goenka tụng khoảng nửa tiếng tới 45 phút để tạo bầu không khí thanh tịnh trong thiền đường cho cả trọn ngày hôm đó. Tôi thường đến thiền đường trong khoảng thời gian nầy nhưng chọn ngồi trong thất (cell). Cứ cách ngày thì tôi rời thất lúc 5 giờ hai mươi để vào bếp phụ với những người làm công quả khác chuẩn bị bữa ăn sáng cho thiền viện vào lúc 6 giờ rưỡi.

Ba Tầng Sankharas: Nghệ Thuật Sống và Chết

Mười năm sau ngày thành lập Torana, thiền đường cũ được sửa sang lại thành khu nhà ở cho thiền sinh nữ. Thiền đường mới được xây cất năm 2013. Một trong những di huấn của thầy Goenka là thiền viện nên có thêm những thất. Torana đã thực hiện được điều nầy. Phía sau thiền đường, tôi đếm được 33 thất cho thiền sinh nam. Hai thất dành cho những người làm công quả có số 33 và 35 nên tôi không chắc số thất tổng cộng bên nam là bao nhiêu. Vì có bốn dãy thất nên những người ngồi trong thất cần phải để ý ngồi cho đúng hướng. Đó là mặt thiền sinh hướng về thiền đường.

Từ cửa thiền đường đi vào, thiền sinh nữ ngồi bên phải và thiền sinh nam ngồi bên trái (nam tả nữ hữu), cách nhau bằng một lối đi. Thiền viện có hai khu nhà ở riêng biệt cho nam và nữ. Phòng ăn cũng vậy. Hằng ngày ở Torana thiền sinh sẽ không gặp được người khác phái nơi nào nữa ngoài thiền đường. Nội qui nầy sẽ được nới lỏng vào ngày thứ mười từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Vào sáng ngày nầy, sau giờ thiền chung 8 giờ tới 9 giờ, mọi người được học thêm Metta Bhavana (thiền Tâm Từ). Khác với Vipassana, quan sát cảm giác trên cơ thể mình; Metta Bhavana là hồi hướng công đức đến với chúng sinh. Những công đức mà thiền sinh có được sau giờ thiền Vipassana.

Ngay sau khi học xong Metta Bhavana, thì nội qui về sự im lặng thanh tịnh cũng chấm dứt. Thiền sinh có thể nói chuyện với nhau trước phòng ăn nơi có sự hiện diện của rất nhiều người nhưng không thể gặp gỡ ở những nơi riêng tư được.

Cũng trong ngày thứ mười nầy, trong khoảng thời gian chờ đợi cơm trưa lúc 11 giờ, những thiền sinh đã có gởi đồ đạc cá nhân của mình vào ngày zéro như bóp, máy chụp hình, laptop, cell phone... thì lúc nầy có thể nhận đồ lại. Mọi người có thể bắt đầu cúng dường (dana). Tuỳ theo khả năng tài chánh, hoàn cảnh và tính rộng rãi của từng người. Một số tiền dù lớn hay nhỏ đến đâu cũng đều có biên lai. Tất cả số tiền cúng dường được dùng trực tiếp để trang trải chi phí cho thiền viện Torana. Sổ sách chi thu rất rõ ràng, minh bạch. Những người làm công quả từng khoá hay thường trực tại đây, các thầy cô quản lý thiền viện, kể cả thầy cô phụ trách các khoá học đều không được nhận lãnh bất cứ một số tiền công hay thù lao nào cả.

Ngay bây giờ, sau mười ngày, những thiền sinh mới học Vipassana lần đầu đã được coi như là thiền sinh cũ. Những thiền viện Vipassana chỉ nhận sự đóng góp tiền bạc hay công sức từ những thiền sinh cũ. Sự đóng góp nầy là tuỳ hỉ để thiền viện có đủ tài chánh mở những khoá tới cho những thiền sinh mới và cũ sẽ đến đây học Vipassana. Những gì mà thiền sinh vừa mới nhận được trong những ngày vừa qua là từ những thiền sinh cũ đóng góp trước đó. Sự đóng góp chỉ có ý nghĩa khi thiền sinh đóng góp vì lợi ích của tha nhân mà không mong cầu được đền đáp lại một điều gì. Goenkaji luôn nhắc nhở thiền sinh như vậy.

Cũng vào ngày thứ mười khoá nầy, sau khi được sự cho phép đặc biệt của những người thầy quản lý ở Torana, tất cả mọi người có dịp được chụp hình chung với thầy Thảo và cô Lan. Đây là một việc mà tôi chưa từng thấy qua vì tất cả thì giờ của những ngày ở thiền viện đều được tập trung để thực hành Vipassana.

Mười ngày ở Torana nầy là những ngày thiền sinh thật sự sống như mười ngày của một tu sĩ. Về phần thức ăn, nhà bếp dọn ra món gì thì ăn món đó, không đòi hỏi thêm. Phòng ngủ chỉ định ở đâu thì ngủ ở đó, không chọn lựa được.

Nói về sự ăn uống thì thiền viện Torana cũng phải tuân theo những qui định rất chặt chẽ về thực phẩm của tỉnh bang Ontario để bảo đảm vệ sinh khi nấu nướng, hầu bảo vệ sức khoẻ chung cho tất cả mọi người nơi đó. Thí dụ như thức ăn dư không được để quá ba ngày trong tủ lạnh. Thức ăn dư chỉ được hâm lại một lần và nếu vẫn ăn không hết số thức ăn mới hâm nầy, thì phải bỏ vào thùng compost để dành ủ làm phân trồng trọt. Tất cả vật liệu chuẩn bị để nấu nướng cho ngày hôm sau hay hôm sau nữa đều phải được dán nhãn cẩn thận. Trên đó ghi rõ vật liệu gì, xắt hay chuẩn bị ngày nào và sẽ được dùng để nấu món gì, vào ngày nào. Điều nầy rất cần thiết cho những đầu bếp và cũng giúp cho người phụ trách xà lách biết hộp rau nào cần phải dùng trước để tránh sự phung phí vì thức ăn hư.

Thực đơn hàng ngày cho những buổi ăn sáng là lúa mạch (oatmeal) nấu cháo. Món nầy thiền sinh có thể ăn kèm với mận khô, cam, táo, quế nấu chung với nước cho đến khi vừa đủ độ mềm và hơi sền sệt. Bánh mì sandwich ăn với mứt, bơ đậu phọng, bơ, margarine. Cereal, bánh cốm lạt (tạm dịch từ rice cakes). Khoá thiền Việt Anh kỳ nầy nhà bếp có nấu thêm cháo gạo lứt, cháo trắng, cháo nấm, xôi bắp, xôi nấm đông cô. Trái cây thì chuối, cam và táo; kỳ nầy cách vài ngày lại có thêm thơm.

Ngoài những món ở Torana hay nấu ra, khoai lang nướng, khoai tây nướng, kale hấp, súp bí với đậu lentil..., thực đơn trưa thì ngày nào cũng có cơm trắng, cơm gạo nâu. Thức ăn có những món như canh chua, tàu hũ xào cải, tàu hũ gói rong biển kho, gỏi bắp cải với hạnh nhân nướng, canh tàu hũ với hẹ, canh khổ qua (nấu ngày thứ mười, như chị T. một trong những đầu bếp chánh cho biết - khổ đã qua!). Tôi nên kể thêm, chị N. cũng là một trong những đầu bếp chánh đã chiên ba trăm cuốn chả giò chay vào một buổi ăn trưa nào đó. Món luôn luôn có ở thiền viện là xà lách, cà rốt, củ dền (beets), đậu lentil, chickpea ngâm nước vài ngày cho mọc mầm (giống như giá làm từ đậu xanh), sữa chua (yogurt), cheese và hai loại nước xốt do thiền viện tự pha lấy. Kèm với xà lách còn có nho khô, hạt hướng dương, flaxseed xay và mầm lúa mì (wheat germ). Thiền sinh tự trộn món xà lách theo ý thích của mình.

Mười phút sau khi thiền sinh vào ăn trưa, nhà bếp lên phòng ăn xem qua thức ăn có thể bị thiếu hay không để đem thêm từ phần ăn của những người làm công quả. Điều nầy quan trọng vì thiền sinh được ưu tiên thức ăn nóng trong ngày. Còn người làm công quả thì ăn sau thiền sinh 15 phút, lúc 11 giờ 15 phút trong phòng ăn nhà bếp, sau khi biết chắc phần ăn của thiền sinh không thể thiếu đươc. Có buổi ăn chiều cho những người làm công quả vì họ phải làm việc và thức ăn được dọn ra là thức ăn trưa còn dư của thiền sinh, rất ít khi phải nấu nướng thêm.

Nhà bếp kỳ nầy có dọn ra thêm nước tương, ớt bầm, ớt trái, và cả kim chi nữa, tiêu thụ hết 8 hũ, mỗi hũ 450 mL.

Phần tráng miệng thì có chuối plantain nướng với quế, chuối plantain xào dừa có cả đậu phọng rắc lên nữa, chè đậu trắng, bánh khoai mì nướng, bánh nướng lúa mạch với táo.

Buổi chiều đơn giản hơn, giống như phần trái cây buổi sáng, chỉ có chuối, cam và táo cho thiền sinh mới. Chỉ ăn Ngọ đối với thiền sinh mới học Vipassana lần đầu là một cố gắng, nhất là đối với một người hàng ngày đi làm ca chiều đến 3 giờ sáng mới về nhà. Tôi đã gặp một thiền sinh cho biết như vậy.

Thức uống gồm có nước cam, nước chanh, mật ong pha gừng và chanh, sữa, sữa đậu nành, sữa hạnh nhân, trà, cà phê, nước lạnh.

Để chuẩn bị trở về đời sống thường ngày sau những ngày chỉ ăn Ngọ, chiều ngày thứ mười tất cả thiền sinh được mời dùng cơm chiều và nhà bếp đã làm 120 khúc bánh mì tàu hũ, đồ chua, rau răm và dường như có cả ngò nữa thì phải.

Có lẽ có độc giả tự hỏi sao lại dùng cả hành, hẹ để nấu thức ăn chay? Xin thưa, thức ăn ở thiền viện Vipassana có một sự khác biệt rất nhỏ so với thức ăn dành cho tu sĩ Phật giáo. Ngoài ra, các thiền viện còn dùng cả những phó sản từ sữa nữa nhưng không dùng trứng.

Đối với tôi thì thức ăn chay ở thiền viện Torana rất ngon. Một người làm công quả đã nói với tôi rằng, “Thức ăn ngon không thua gì nhà hàng”! Nếu cho phép chấm điểm thì tôi chấm 9/10 và 10/10 cho tất cả món ăn khoá Việt Anh nầy. Gia vị không thể thiếu là metta (lòng từ tâm, loving-kindness) khi nấu các món ăn ở tại thiền viện. Chắc độc giả cũng biết rằng khi những món ăn được những người thân trong gia đình nấu cho mình thưởng thức thì ăn sẽ thấy rất ngon miệng. Nhất là của bà nội, bà ngoại, mẹ, vợ, chồng, con cháu hay anh chị em... nấu. Gia vị chánh là gì, nếu không phải là metta mà họ đã hết lòng bỏ công vào đó để nấu. Độc giả nghiệm thử xem điều nầy có đúng hay không.

Torana bày bàn ăn theo kiểu buffet. Phòng ăn nữ thì thức ăn được dọn trên một dãy bàn chính giữa phòng ăn. Còn thức ăn bên phòng ăn nam thì được dọn trên dãy kệ hình chữ L, 8 tấc bề ngang và cao bằng chiều cao của một cái bàn ăn bình thường. Dãy kệ nầy chạy dọc theo hai bức tường vuông góc nhau. Trên đó có lò nướng bánh mì sandwich và phích nấu nước nóng 20 L được đặt cố định. Bắt đầu dãy kệ tính từ phía trong là khay có ngăn đựng dao, muỗng, nĩa, tô, dĩa.... Tờ thực đơn buổi ăn trưa thay đổi hằng ngày được đặt ngay tại đây. Kế đến là cơm, canh, các món nóng, tráng miệng, bàn xà lách, và sau cùng là dãy để nước uống. Sau khi ăn xong, thiền sinh vét thức ăn dư trên dĩa vào thùng compost và tráng dao, muỗng, nĩa, tô, dĩa... của mình.

Thời gian ăn trưa là 45 phút, vừa đủ để thiền sinh dùng xong bữa ăn. Đúng 11 giờ 45 phút, những người làm công quả trở lại phòng ăn để dọn dẹp. Thức ăn dư được đem trở lại nhà bếp cất vào tủ lạnh, sau khi dán nhãn cẩn thận.

Mặc dù đã vào Thu nhưng trong khoảng thời gian khoá thiền Việt Anh nầy thời tiết lại rất đẹp và ấm. Chỉ có vài cơn mưa Thu rất nhỏ không đáng kể. Rất nhiều buổi ăn chúng tôi có thể ngồi ăn ở bàn picnic ngoài trời. Vào buổi tối từ thiền đường trở về khu nhà ở để ngủ tôi đã bước trên con đường ngập đầy lá và ánh trăng. Những chiếc lá đã trở về với đất. Chúng đã sinh vào mùa Xuân, sống sang Hạ và nay thì rụng vào mùa Thu. Hoàn tất một đời sống của lá.

Qui luật thiên nhiên đối với thực vật, động vật hay con người đều như nhau. Có sinh ắt có tử. Những cây phong ở Torana mọc sát với mật độ khá dầy nên chúng rất cao, có lẽ chúng giành đất với nhau. Ngày tôi tới đây lá mới vừa bắt đầu đổi màu. Sau mười ngày lá đã đổi màu thật rực rỡ. Những cây phong chuẩn bị đi vào thời kỳ nghỉ Đông khi những chiếc lá kia lìa cành tàn phai. Bắc Mỹ có bốn mùa rất rõ rệt. Mùa nào cũng đẹp nhưng tôi thích mùa Thu nhất.

Trong khoá thiền Việt Anh nầy, tôi được biết có cả một gia đình năm người gồm cha mẹ và ba người con cùng tham dự. Ngoài ra có một số thiền sinh đến tham dự với người thân trong gia đình hay có họ hàng với nhau. Người lớn tuổi nhất là một bà cụ 86 tuổi và người trẻ nhất 29 tuổi. So với những khoá Anh ngữ khác thì số người trẻ khoá nầy ít hơn. Tôi hy vọng thế hệ trẻ người Việt có được nhiều duyên lành để đến với Vipassana sớm hơn.

Một thiền viện khác là Dhamma Suttama ở Montebello bên Québec đã hai lần có dự định tổ chức khoá thiền Vipassana Việt Anh nhưng không đủ thiền sinh ghi tên nên đã huỷ bỏ dự định. Khi hỏi thăm tôi được biết thiền sinh ở Québec có khoảng mười người tham dự khoá nầy. Tôi mong là họ sẽ tổ chức được một khoá Việt Anh như ở Torana trong thời gian tới. Đa số thiền sinh còn lại thì họ ở những thành phố gần Toronto.

Trên con đường từ khu nhà ở nam đến phòng ăn nam, gần khu nhà ở có một nhà kho chứa củi. Củi nầy được dùng làm nhiên liệu để nấu nước nóng bằng cái wood boiler đặt ngay phía trước nhà kho. Khói toả rất thơm, nhất là vào lúc sáng sớm. Nước nóng từ hệ thống nầy ngoài việc cung cấp nước nóng cho cả khu nhà ở nam nó còn dùng để sưởi ấm sàn nhà của tầng trệt nữa. Các phòng ngủ ở tầng hai cũng đủ ấm từ hệ thống nầy trong mùa Đông. Tôi có hỏi và được người có nhiệm vụ bảo trì thiền viện cho hay là hàng ngày chỉ cần cho thêm củi vào wood boiler ba hoặc bốn lần là đủ. Hệ thống rất hay nhưng nó có một khuyết điểm. Đó là tiền bảo hiểm hơi cao vì hệ thống nước nóng và sưởi đốt củi nầy hơi gần khu nhà ở hơn khoảng cách qui định an toàn, anh P. cho tôi biết như vậy.

Tháng Năm chưa nằm đã sáng. Tháng Mười chưa cười đã tối. Cũng trên con đường nầy, có nhiều buổi chiều sau giờ ăn trái cây vẫn còn mặt trời và tôi đã thấy vài thiền sinh đứng phơi nắng thật nhàn hạ mặc dù lúc đó là 5 giờ rưỡi chiều Tháng Mười. Nhịp sống ở Torana rất chậm, gần gũi với thiên nhiên…

Ngoài những con đường chính từ khu nhà ở dẫn đến thiền đường hay phòng ăn, Torana còn có vài con đường mòn trong rừng để thiền sinh có thể đi dạo. Thiền sinh nữ đi bên khu rừng dành cho nữ. Thiền sinh nam thì đi bên khu rừng dành cho nam. Không được vượt qua những nơi có bảng “Ranh Giới” (tạm dịch từ chữ Course Boundary). Vì nếu đi lạc qua thì sẽ có cảnh “Hoa lạc giữa rừng gươm” hay “Gươm lạc giữa rừng hoa”!

Trên những con đường mòn trong rừng rải rác có vài căn nhà nghỉ (cabins) đóng bằng gỗ thông đơn sơ và được sơn đỏ. Chúng đã có sẵn từ thời hội Hướng Đạo sở hữu khu đất nầy và hiện nay những căn nhà gỗ nầy vẫn còn sử dụng được cho các khoá thiền tổ chức vào mùa Hè. Mỗi căn có hai giường riêng biệt và diện tích sàn nhà rộng rãi cho hai thiền sinh.

Lúc trước, khi đọc sách về thiền, tôi có đọc qua là một người hành thiền thì khi đi đứng nằm ngồi cũng thiền. Tôi đã không thể nào hiểu được vì tôi đã nghĩ rằng khi thiền là phải ngồi. Trong bài thuyết Pháp vào tối ngày thứ bảy, thầy Goenka có giải thích về điều nầy. Những cảm giác trên thân thể mỗi người luôn có ở đó. Do đó, nếu chú tâm vào chúng trong lúc đi, đứng, nằm hay ngồi thì người hành thiền Vipassana cũng đều nhận biết được những cảm giác đó.

Cảm giác ở những phần chuyển động dễ nhận ra hơn những phần khác. Thí dụ cảm giác ở đôi chân dễ nhận ra hơn khi chúng ta đang đi. Chỉ cảm nhận thôi mà không phản ứng lại, tức không ham mê cảm giác dễ chịu hay ghét bỏ cảm giác khó chịu vì trong tích tắc nữa chúng sẽ thay đổi. Đây chính là ứng dụng thưc tiễn của Vipassana. Nếu áp dụng được ở mọi hoàn cảnh thì thiền sinh sẽ không phản ứng lại với những điều có vẻ như trái tai gai mắt nữa vì đối tượng bây giờ là tâm của mình chứ không phải là ngoại cảnh hay người khác nữa.

Nói một cách khác là lúc trước khi tôi nghe người đối thoại nói lời trái tai thì tôi lập tức đớp chát, trả miếng lại. Tôi phản ứng ngay. Giờ đây thì tôi đã biết rõ, tôi đã phản ứng lại, không phải là phản ứng lời trái tai của người đó, mà tôi phản ứng lại cái cảm giác khó chịu của chính tôi ngay trong lúc đó. Cảm giác nầy đã xảy ra đâu đó trên cơ thể tôi. Nếu luôn quan sát chúng thì tôi đã biết rằng chỉ tích tắc nữa thôi thì cảm giác khó chịu nầy sẽ dịu bớt đi và sẽ được thay thế bằng một cảm giác khác.

Ngoài những lúc ngồi thiền, nhờ quan sát cảm giác của mình ở mọi nơi trên thân thể, mắt vẫn mở bình thường, và trong mọi hoàn cảnh mà tôi đã hoà nhã hơn và bớt to tiếng hơn với những người chung quanh. Vipassana đã giúp tôi thay đổi rất nhiều. Tôi đang cố gắng để không tạo ra thêm sankhara.

Sankhara trong tiếng Pali có một nghĩa rất rộng. Một trong những nghĩa của nó là phản ứng của tâm đối với cảm giác. Ham mê những cảm giác dễ chịu hay ghét bỏ những cảm giác khó chịu đều tạo ra sankharas.

Hãy tạm không nói đến những sankharas thiện và bất thiện. Có ba loại sankharas. Loại như vẽ trên nước, biến mất nhanh chóng. Loại như vẽ trên cát, biến mất sau một thời gian ngắn. Và loại như khắc trên đá, chỉ biến mất sau một thời gian rất dài vì chúng được khắc rất sâu. Loại sankhara thứ ba nầy được tạo ra khi chúng ta lập đi lập lại sự tức giận, oán hận, đam mê, sợ hãi, lo lắng... Loại nầy gây ra đau khổ hơn hai loại đầu.

Trong một ngày tôi đã tạo ra không biết là bao nhiêu sankharas. Khi đêm về tôi chỉ còn nhớ một hay hai, loại khắc trên đá. Áp dụng cùng một cách tính như vậy, vào cuối tháng hay cuối một năm thì tôi cũng chỉ nhớ được một hay hai sankharas, và cũng là loại khắc trên đá. Cũng cùng một cách tính tương tự như vậy và rồi dù muốn hay không, ở cuối cuộc đời cái sankhara khắc sâu nhất sẽ trồi lên bề mặt của tâm. Ngay vào lúc hơi thở cuối cùng chấm dứt tâm sẽ mang loại sankhara nầy. Tâm của cuộc đời kế tiếp là con đẻ của tâm cuối cùng của cuộc đời nầy. Tâm của cuộc đời tái sinh sẽ mang cùng một đặc tính của cái tâm cuối cùng nầy. Tươi sáng thì nhờ và tăm tối thì chịu. Đây là định luật của thiên nhiên. Do đó tâm cuối cùng của một cuộc đời rất là quan trọng.

Và chính là vì như thế nên khi nhìn từ một khía cạnh khác thì Vipassana dạy thiền sinh nghệ thuật chết. Chết một cách tỉnh táo với nụ cười. Thiền sinh học nghệ thuật chết bằng cách học nghệ thuật sống. Vipassana dạy thiền sinh nghệ thuật sống trong hiện tại bằng cách luôn theo dõi cảm giác và dạy nghệ thuật làm chủ của tâm mình bằng cách không phản ứng lại những cảm giác nầy, tức không tạo ra những sankharas mới. Trương mục sankhara của tôi cần phải được thanh toán ngay trong đời nầy.

Hằng ngày vào buổi tối sau giờ thuyết Pháp, thiền sinh được hướng dẫn thêm phương pháp để thực hành cho ngày hôm sau và họ rời thiền đường để về khu nhà ở của mình ngủ lúc 9 giờ, nếu không cần hỏi thầy thêm điều gì. Còn những người làm công quả thì cần phải ở lại thêm với thầy cô để dành vài phút thiền Metta Bhavana và nói chuyện nhà bếp. Sau đó chúng tôi cũng về ngủ nhưng những người quản lý khoá học thì vẫn ở lại để xem thầy cô có dặn dò gì thêm cho ngày hôm sau hay không.

Trong một dịp như vầy, có lần thầy Thảo cho biết tỷ lệ thiền sinh cũ trở lại học nữa sau khoá đầu tiên là 20%, còn tỷ lệ thiền sinh cũ trở lại để làm công quả thì là 10%. Trong khoá thiền Việt Anh mùa Thu 2016 năm nay, tôi đếm được tổng cộng là 16 người làm công quả vừa Việt vừa Canadians, tính luôn ba người quản lý khoá học. Khẩu phần ăn hằng ngày nhà bếp nấu cho khoảng 120 người. Như vậy thì con số thống kê của thầy cho biết về tỷ lệ thiền sinh làm công quả như vừa nêu trên thì tương đối phù hợp với con số thực tế cho khoá nầy, theo nhận xét của riêng tôi. Tôi còn nhớ có một lần anh P. đã nói chơi rằng vì vật liệu nấu ăn được hai gia đình của chị T. và chị N. cúng dường, chớ nếu không thì tài chánh cho khoá thiền nầy đã bị lủng!

Từng khoảnh khắc trôi qua. Từng phút. Từng giờ... Rồi từng ngày trôi qua. Luôn theo dõi hơi thở. Luôn theo dõi cảm giác. Tâm bình thản. Tâm luôn sống trong hiện tại.

Mang Thiền Vào Cuộc Sống

Ngày mãn khoá học rồi cũng tới. Vào ngày thứ 11, tất cả mọi người được yêu cầu tới thiền đường vào lúc 4 giờ rưỡi sáng để ngồi thiền chung, sau đó nghe bài thuyết Pháp cuối khoá, và sau cùng thực hành thiền Metta Bhavana vài phút để hồi hướng công đức đến với chúng sinh.

Trong bài thuyết Pháp nầy, thầy Goenka hướng dẫn thiền sinh những điều cần phải làm khi trở về nhà. Một trong những điều đó là hãy tiếp tục thực hành những gì đã học ở đây trong mười ngày qua và áp dụng chúng vào đời sống hằng ngày. Nếu thấy phần lý thuyết Dhamma nào đúng thì chấp nhận và giữ chúng lại, phần nào thiền sinh cảm thấy sai hay nghi ngờ thì loại bỏ. Nhưng còn về phần thực hành Dhamma thì có thể nói là không có gì là bị loại ra cả. Thực hành Giới, sống đời đạo đức. Thực hành Định, làm chủ tâm mình. Thực hành Tuệ, thanh lọc tâm để phát sinh tình thương. Đây là ba khía cạnh thực tiễn của Dhamma để mang lại lợi ích trong đời sống. Sống một đời Dhamma đầy phẩm hạnh.

Thầy cũng nhắc lại là mục đích của thiền Vipassana không phải là đi tìm cảm giác để chơi trò chơi cảm giác! Lấy làm hân hoan, sung sướng khi cảm nhận được dòng chảy thông suốt, rung động khắp cơ thể; hay thất vọng, chán nản khi gặp phải các cảm giác khó chịu. Đây chắc chắn không phải là thiền sinh đang thực hành Vipassana. Tôi cũng đã vướng vào trò chơi nầy trong một thời gian ngắn lúc ban đầu, thưa quí độc giả. Khi thực hành Vipassana với tâm bình thản đối với mọi cảm giác, thấu hiểu được luật vô thường, thì thiền sinh sẽ có tiến bộ. Một thay đổi tốt đẹp sẽ đến trong đời thiền sinh.

Ngoài ra Goenkaji cũng có nhắc đến một đức tin, một truyền thống mà thầy nói là hay của Ấn Độ và thầy thích truyền thống nầy. Đó là nếu quí vị sau khi đã học được một nghệ thuật hay một phương pháp nào đó mà không trả học phí cho thầy thì nghệ thuật hay phương pháp đó sẽ không có hiệu nghiệm! Nhưng quí vị sẽ đóng học phí cho thầy Goenka theo truyền thống nầy như thế nào đây? Khá mắc đó. Công phu hai buổi sớm chiều đó quí vị. Sáng một tiếng và chiều một tiếng thực hành Vipassana và nhớ hồi hướng công đức đến chúng sinh sau khi thiền xong. Thiền sinh cũng có thể nghĩ đến người thầy của mình và nếu có quên thì cũng không sao vì khi nói hồi hướng công đức đến chúng sinh thì thầy cũng là một người trong những chúng sinh đó và thầy cũng sẽ nhận được tâm từ do thiền sinh gởi đến.

Sau bài thuyết Pháp nầy, đến phần thực hành thiền Metta Bhavana vài phút để hồi hướng công đức đến với chúng sinh. Thầy Thảo và cô Lan lặng lẽ rời thiền đường ngay khi thời tụng của thầy Goenka vừa chấm dứt.

Khoá thiền Việt Anh muà Thu 2016 chính thức kết thúc vào lúc nầy, Chúa Nhật ngày 16 Tháng Mười.

Tất cả mọi người đều đem nệm và gối ngồi thiền của mình ra khỏi thiền đường và xếp lên kệ bên ngoài để chuẩn bị trở lại dọn dẹp sau khi ăn sáng xong.

Thực đơn bữa ăn sáng ngày thứ 11 chỉ thiếu có mỗi món nóng, còn các thứ khác vẫn có đầy đủ. Sau khi thiền sinh ăn xong, thì tuỳ theo sự tình nguyện của họ vào ngày hôm trước, họ phụ dọn dẹp thiền đường, khu nhà ở, lau chùi bếp, lò, tủ lạnh... Đến khoảng 8 giờ rưỡi thì xong tất cả.

Tôi đón xe đò trở về thành phố mình ở ngay ngày hôm đó, sau khi anh H. cho đi chung taxi ra Toronto. Tôi cũng không quên xin anh Pt. trái cam, hai lát bánh mì sandwich, một ít cheese và rau xà lách để mang theo ăn dọc đường. Cũng nhớ đem luôn cái bánh ú nhân đậu chị N. cho để dành trong tủ lạnh hôm nọ nữa chớ!

Xe đò Greyhound từ Toronto về Ottawa đi trên xa lộ 401, vào xa lộ 115 và khi đi qua Peterborough không bao xa thì hết xa lộ 115. Từ đây xe vào xa lộ 7, mỗi bên chỉ một lane. Tôi thích đi con đường nầy. Xe đi qua nhiều thị trấn và lưu lượng xe trên xa lộ nầy vừa phải. Tôi thích ngắm những căn nhà ở hai bên đường và nhịp sống có vẻ nhàn hạ của họ. Lòng hoài niệm đã đưa tôi về những căn nhà miền quê dọc theo quốc lộ 4 trên đường Saigon về miền Tây mà đã từ rất lâu rồi tôi chưa hề đặt chân về lại, kể từ khi xuống chiếc tàu CT32 tại Cần Thơ với hai đứa em và cùng với 29 người khác nữa... Trên đường đi xe đò có ngừng lại 15 phút cho hành khách nghỉ tại nhà hàng Log Cabin gần Actinolite, ngay ngã ba xa lộ 7 và xa lộ 37. Từ đây còn hai tiếng thì tới Ottawa. Tiếp tục đi trên xa lộ 7 và khi đi hết xa lộ nầy thì nó thành xa lộ 417 và có hai hướng đi, hướng Đông và hướng Tây. Đây là xa lộ chánh của thủ đô. Xe đò lấy hướng Đông để về thẳng Ottawa. Tôi xuống bến ở Kanata cho gần nhà thay vì xuống bến dưới phố.

Trở về lại Ottawa lúc 3 giờ rưỡi, đúng 5 tiếng sau khi xe đò khởi hành từ Toronto. Chiều hôm đó có mưa lất phất, tuy hơi có mây nhưng trời vẫn còn sáng nên tôi đề nghị người nhà đưa đi coi lá mùa Thu bên đồi Gatineau, bên Québec luôn trước khi về nhà.

Sau mười ngày ở Torana “nạp” năng lực để có thể đủ sức làm việc trong một năm, ngay sáng hôm sau tôi đi làm lại. Tôi xin kể một chuyện nhỏ.

Hàng tuần vào mỗi sáng Thứ Ba, tôi có tham dự buổi họp ở sở làm trong một phòng họp hơi nhỏ so với số người dự họp. Vì phòng họp nhỏ nên những người tới sau phải ngồi chen vào, nhưng có một đồng nghiệp nhất định ngồi cùng phía dãy bàn nơi tôi ngồi mặc dù dãy bàn bên kia còn chỗ trống không phải chen. Khi có người hỏi về điều nầy thì anh đó trả lời là “Khi ngồi ở dãy nầy thì lòng tôi thanh thản hơn, không còn to tiếng với đồng nghiệp khi thảo luận và không hiểu tại sao.” Anh đó và tôi có cùng một cảm nhận về bầu không khí trong phòng họp.

Không hẹn mà gặp, cả hai chúng tôi cùng chọn bên có bầu không khí có vẻ thanh tịnh hơn bên kia. Điều nầy làm tôi nhớ lại bầu không khí thanh tịnh mà thầy Goenka tạo ra cho thiền đường hằng ngày qua lời tụng bằng tiếng Pali của thầy mỗi buổi sáng sớm. Một bầu không khí không dễ tìm lại được ở những nơi khác.

Mười ngày học Vipassana hằng năm đối với tôi như là một dịp để sạc lại bình điện! Thanh lọc lại tâm và thân sau một năm làm việc. Tôi cũng đã có dịp nói chuyện với nhiều thiền sinh để hỏi họ về nhân duyên đưa đẩy tới để đến thiền viện học Vipassana. Tôi đã có được may mắn để hầu chuyện với nhiều thiền sinh và đa số họ đã cho tôi biết là thời gian mười ngày học Vipassana là một trong những khoảng thời gian quí giá nhất trong cuộc đời mà họ sống qua. Họ đã có một sự thay đổi bản thân lớn lao và dễ chấp nhận sự thăng trầm, vốn dĩ phải có trong đời sống hơn.

Tất cả mọi người, không phân biệt tôn giáo cũng đều có thể học và thực hành Vipassana. Quí độc giả hãy an tâm về điều nầy. Những bài thuyết Pháp mặc dù có nói đến lời của Đức Phật Thích Ca nhưng Phật chỉ nói Pháp (Dhamma), một phần nghĩa nhỏ của nó là qui luật thiên nhiên trong vũ trụ. Phật không hề lập ra tôn giáo.

Trong những bài thuyết Pháp hằng đêm, Goenkaji cắt nghĩa chi tiết về những kỹ thuật mà thầy hướng dẫn trong ngày. Thầy giải thích tại sao mình lại dạy thiền sinh như vậy và để nhằm vào mục đích gì.

Cái hay là qua 11 bài thuyết Pháp trong khoá thiền, phần thực hành trong ngày và phần lý thuyết ngay tối hôm đó bổ xung cho nhau. Nếu có phần lý thuyết nào mà tôi chưa hiểu rõ thì tôi có thể tự tìm thấy câu trả lời cho mình qua phần thực hành trong ngày hôm sau. Và ngược lại, nếu có phần thực hành nào mà tôi chưa hiểu rõ thì tôi có thể tự tìm thấy câu trả lời cho mình qua phần lý thuyết ngay trong đêm đó qua bài thuyết Pháp.

Những bài thuyết Pháp chỉ xoay quanh Giới (Sila), Định (Samadhi), Tuệ (Panna); Vô Thường (Anicca), Khổ (Dukkha), Vô Ngã (Anatta); Phật, Pháp, Tăng; Luật Nhân Quả; Tứ Đại (đất, nước, gió, lửa), Ba La Mật (Parami); Bát Chánh Đạo; Tứ Diệu Đế… Goenkaji cũng có kể thêm vài câu chuyện có liên quan đến bài thuyết Pháp của tối đó. Ngoài ra không gì khác hơn nữa.

Giọng kể bằng tiếng Anh của thầy Goenka rất dí dỏm. Cái duyên của câu chuyện bị mất đi ít nhiều khi được dịch sang tiếng Việt, nhưng bù lại tôi học được nhiều danh từ trong Phật học hơn. Nếu cần phải nghe lại bài thuyết Pháp của tối hôm qua hay muốn nghe bài thuyết Pháp đó bằng một sinh ngữ khác, thiền sinh có thể nhờ người quản lý khoá học sắp xếp. Theo tôi nghĩ thì thời gian thích hợp nhất trong ngày là vào lúc 1 giờ trưa đến 2 giờ rưỡi.

Hằng năm ngoài những khoá thiền Vipassana 10 ngày thì các thiền viện còn có mở những khoá 20 ngày, 30 ngày, 45 ngày hay có thể dài hơn nữa. Các khoá nầy dành cho những thiền sinh cũ và đã học đủ các khoá cần thiết theo yêu cầu trước khi họ được ghi tên để theo học. Ngoài những khoá dài ngày thì cũng có khoá ngắn ba ngày, dành cho thiền sinh cũ. Ở những thành phố lớn thì thông thường có khoá Vipassana một ngày được tổ chức hằng tháng, cũng dành cho thiền sinh cũ. Thiền đường có thể là một phòng họp nào đó, đủ rộng và yên tĩnh. Những ngày nầy thường bắt đầu lúc 9 giờ sáng và chấm dứt lúc 3 giờ chiều. Sự im lặng thanh tịnh cũng được áp dụng, còn bữa ăn trưa thì thiền sinh có món ăn gì thì đem theo món đó để ăn chung (potluck). Thức ăn chay thì cũng dùng vật liệu như ở thiền viện, sữa hay các phó sản của sữa thì được, trứng thì không.

Các thiền viện Vipassana chỉ mở cửa cho công chúng đến thăm khoảng một hay hai lần trong một năm, mỗi lần chỉ khoảng ba tiếng. Họ thường mời vào ngày Chúa Nhật, từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều. Số ngày còn lại được dùng để dạy thiền hay bảo trì, sửa chữa thiền viện. Đặc biệt, hằng năm các thiền viện Vipassana cũng có tổ chức vài lần các khoá thiền một ngày dành cho thiếu nhi, từ 8 tuổi đến 12 tuổi và khoá thiền dành thiếu niên, từ 13 tuổi đến 17 tuổi. Thời khoá biểu học giống nhau cho cả hai lứa tuổi nầy, 9 giờ 15 sáng đến 4 giờ chiều. Các em nầy được học Anapana và có giờ chơi sang kẽ. Tất cả thiếu nhi và thiếu niên đều có thể tham dự các khoá nầy, tuỳ theo tuổi của mình. Phụ huynh các em không bắt buộc phải là người từng theo học Vipassana.

Mong rằng sau khi đọc bài viết nầy, khi có dịp để dành được mười ngày thì quí độc giả đến một thiền viện Vipassana nào đó trên thế giới để xin học. Qua kinh nghiệm bản thân, thì sau khi biết được khoảng thời gian có thể theo học được thì tôi ghi danh khoảng hai tháng trước đó hay sớm hơn nữa vì số thiền sinh xin học cũng khá đông. Tất cả các thiền viện Vipassana đều cùng có một phương pháp dạy, cùng một bài giảng và có cùng một thời khoá biểu. Dĩ nhiên thực đơn chay ở mỗi thiền viện mỗi khác, tuỳ theo vật liệu nấu ăn ở từng địa phương. Tất cả các khoá học Vipassana đều miễn phí.

Một chi tiết nữa là khoá Việt Anh nầy tuy chỉ có mười ngày nhưng anh P. cho tôi biết là ban tổ chức đã phải chuẩn bị hơn một năm trước. Anh P. cũng có chỉ cho tôi biết khu đất đang có cắm những cọc tiêu xây dựng để chuẩn bị xây cất nhà bếp và phòng ăn mới cho thiền sinh. Chi phí trên một triệu rưỡi Gia kim. Sở dĩ anh P. có được nhiều tin tức là vì anh ấy có mặt trong Hội Đồng Quản Trị Torana. Sẵn dịp đây, một lần nữa tôi xin cám ơn tất cả mọi người. Cám ơn thầy Thảo, cô Lan đã không quản ngại thời giờ và công sức đến với chúng con. Cám ơn thầy cô quản lý thiền viện Torana đã cho phép đặc biệt để được chụp hình chung. Cám ơn các anh chị em trong nhà bếp, các anh chị quản lý khoá học. Sau cùng tôi cám ơn các thiền sinh tham dự khoá nầy đã cho chúng tôi một duyên lành để được làm công quả.

Để kết luận bài viết, tôi xin được mượn lời cầu nguyện của Goenkaji mỗi khi chấm dứt những buổi ngồi thiền chung, hay khi chấm dứt một bài thuyết Pháp.

Lời cầu nguyện xuất phát từ lòng từ tâm. Chỉ một câu nhưng được thầy lập lại ba lần với giọng lên bổng xuống trầm, âm hưởng nghe như hát vậy.

Nguyện cho chúng sinh được hạnh phúc.
Bhavatu Sabba Mangalam.

Mùa Thu Ottawa 2016

Dương Thiện Tâm


https://www.dhamma.org/vi/index
https://www.youtube.com/watch?v=-2gf7jGC7hI
https://thuvienhoasen.org/images/file/QfacuZ1G0QgQAKsG/gioi-thieu-ve-thien-vipassana-thich-minh-dieu-dich.pdf

Triển
10-23-2018, 07:45 AM
Sở tri chướng!
Khi kiến trúc Phật giáo trở thành công cụ kinh tài.



Tượng Phật tại chùa Tam Chúc sẽ được tạc từ đá mặt trăng giá $600,000
October 22, 2018

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/10/VN_Da-mat-trang_01.jpg?w=640&ssl=1
Khối đá mặt trăng nặng hơn 5.5 ký được mua với giá $600,000 sẽ được tạc tượng Phật đặt tại chùa Tam Chúc ở Hà Nam (Hình: Dân Trí)


VIỆT NAM (NV) – Khối đá mặt trăng nặng hơn 5.5 ký được mua với giá $600,000 tại một phiên đấu giá do nhà đấu giá RR Auction ở Boston, Massachusetts tổ chức sẽ được đưa về chùa Tam Chúc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam trưng bày trước khi tạc thành tượng Phật, theo tin của Dân Trí.

Tên của người mua khối đá này không được nêu ra, chỉ biết là “một doanh nghiệp,” theo bài báo.

Báo Dân Trí dẫn lời Thượng Tọa Thích Minh Quang, trợ lý của Thượng Tọa Thích Thanh Nhiễu, trụ trì chùa Tam Chúc, cho biết “khối đá ‘Mảnh Ghép Mặt Trăng’ sẽ được đưa về đặt tại chùa Tam Chúc và khoảng hơn 10 ngày nữa, nhà chùa sẽ tổ chức lễ tiếp nhận thiên thạch này.”

Trước đó trong phiên giao dịch ngày 19 Tháng Mười tại trung tâm đấu giá RR Auction ở Boston, thủ phủ tiểu bang Massachusetts, đại diện một doanh nghiệp của Việt Nam đã trúng đấu giá khối đá Mặt Trăng có trọng lượng 5.5kg này. Khối đá được đặt tên là “The Moon Puzzle” (Câu Ðố Mặt Trăng). Số tiền trúng đấu giá là $612,500 (khoảng 14.3 tỉ đồng), theo báo Dân Trí.

https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/10/VN_Chua-Tam-Chuc-a.jpg?resize=768%2C459&ssl=1
Chùa Tam Chúc ở huyện Kim Bảng, Hà Nam. (Hình: Dân Trí)

Theo các nhà khoa học, thiên thạch mặt trăng rơi từ trong không gian vũ trụ xuống sa mạc Sahara từ hàng nghìn năm trước, được tìm thấy vào năm 2017. Các chuyên gia về không gian vũ trụ đoán, khối thiên thạch này đã bị bật ra khỏi bề mặt Mặt Trăng từ một quá khứ xa xôi, có thể một khối thiên thạch khác đã va vào nó và khiến nó bật ra khỏi bề mặt Mặt Trăng, bắt đầu cuộc “du hành vũ trụ” tới Trái Ðất.

Các nhà khoa học đánh giá, đây là mảnh thiên thạch nguồn gốc Mặt Trăng có kích thước lớn nhất từ trước đến nay. Thiên thạch Mặt Trăng được rao bán đấu giá với mức khởi điểm là $500,000. Khối đá gồm 6 phần gắn liền với nhau, phần lớn nhất có trọng lượng khoảng 2.7 kg.

Theo Dân Trí, khối thiên thạch mặt trăng này sẽ được tạc thành tượng Phật và được bày tại tháp Ngọc nằm trên núi thuộc quần thể chùa Tam Chúc. (N.L)

/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/tuong-phat-tai-chua-tam-chuc-se-duoc-tac-tu-da-mat-trang-gia-600000/

chieclavotinh
12-09-2018, 01:58 AM
https://www.youtube.com/watch?v=IAG1MVLZTZY

Phật Bà Giữa Trời Sa Mạc
Hạnh Viên

Chúng tôi viếng Thiền Viện Chân Nguyên vào một ngày cuối tuần khoảng giữa tháng Tám, tháng được coi là nóng nhất trong năm. Giữa hè mà rủ đi sa mạc là không “good timing” chút nào nên ban đầu tôi cũng hơi ngại, sợ ông “tài xế riêng thường trực” của tôi không chịu chiều ý. Bởi vậy tôi phải nói trớ đi, “Mai mốt tới mùa thu, trời mát mát một chút mình đi chùa Chân Nguyên nha anh. Lâu quá chưa đi em cũng thấy “nhớ nhớ” gương mặt tượng Phật Bà ở đó” (cái này thì tôi nói thật).

May sao (chắc nhờ Phật Bà linh thiêng) ông xã tôi mau mắn đề nghị Chủ Nhật tới thu xếp thời gian đi liền vì theo anh, “Đừng hẹn ngày mai việc gì có thể làm hôm nay” và lại còn nói đùa thêm như vầy, “Phật Tử thuần thành như em mà đi chùa mà còn đợi mùa nữa thì hết ý kiến. Em đi chùa mà làm như đi du ngoạn vậy.”

“Chàng” nói sao thì nói, miễn chịu đi là được rồi. Thế là lần đầu tiên tụi tôi viếng chùa sa mạc (“nick-name” của ngôi thiền viện to lớn này) vào giữa mùa hè. Những lần khác tụi tôi thăm chùa là vào mùa thu, hoặc mùa đông (dịp Tết Nguyên Đán) hay mùa xuân.

Còn nhớ lần đầu tiên chúng tôi tìm đến chùa là khoảng tháng 10 năm 2011, một thời gian ngắn sau khi đại lễ khánh thành của chùa vừa được diễn ra với nhiều bài báo gây tiếng vang khá tốt trong cộng đồng Phật Tử quận Cam. Hôm đó, trên đường về sau chuyến nghỉ hè (nghỉ thu thì đúng hơn) phối hợp với đi chùa xa trở về, chúng tôi dùng xa lộ 395 xuôi nam để có thể ghé thăm chùa, coi như chặng dừng chân chót trước khi về nhà. Thế nhưng khi tới nơi thì “cổng chùa đã khép” mà chùa thì mãi sâu tận bên trong (và cũng không dám gọi điện thoại làm phiền thầy trụ trì) nên chúng tôi đành đứng ngắm nghía phong cảnh, địa thế cho… đỡ ghiền mà thôi.

Chưa vào được bên trong nhưng từ ngoài đường nhìn vào, với ngôi kiến trúc theo kiểu Đông Phương khá bề thế giữa một vùng đất cát khô cằn đồng không mông quạnh và nhất là bóng dáng tôn tượng Phật Bà cao lớn trước sân, chùa đã để lại cho chúng tôi một dấu ấn sâu đậm đầy quyến rũ ngay từ lúc đó. Chùa chưa xây cổng, hàng rào và cửa ra vào chỉ là những khung mắt cáo tạm thời, duy có hàng băng vải vàng với các dòng chữ đỏ “Thiền Viện Chân Nguyên Cung Kính Chào Mừng Chư Tôn Giáo Phẩm” cho chúng tôi biết mình đã đến đúng nơi muốn tìm. Ngoài những lùm bụi nằm lẫn trong đất đá ngổn ngang, chỉ có vài cây tùng xanh xuất hiện nhưng ngôi tự viện tự nó đã thật đẹp dưới ánh chiều tà, với mái ngói đỏ và dàn đèn viền quanh dưới mái bắt đầu bật sáng giữa bầu trời hoàng hôn sa mạc.

Sau lần đó, chúng tôi canh ngày và giờ viếng chùa kỹ càng hơn, để chắc chắn chùa có mở cửa cho khách phương xa. Chắc chắn nhất không gì bằng dịp Tết, nên mùng một năm ấy, vợ chồng tôi tranh thủ đi hành hương sớm. Đúng như tụi tôi dự liệu, cổng chùa đã mở. Từng chiếc xe vào ra lăn bánh thật chậm vì không muốn làm tung lớp đất bụi bởi lối vào chưa được tráng nhựa. Nếu tôi nhớ không lầm, lúc ấy ngoài chánh điện và dãy phòng vệ sinh mới được cất, mọi công trình khác còn đang dang dở. Nơi dùng làm phòng ăn cho khách vãng lai và phòng của thầy trú trì hình như cũng là mái chùa cũ trước kia. Ngoài ra, cuối sân còn có mấy cái trailer cũ kỹ và xe ủi đất đậu ngổn ngang.

Vì dậy sớm, uống nhiều cà phê dọc đường, nên tới nơi tụi tôi bắt buộc phải làm nhẹ người trước khi vào lễ Phật. Cũng vì thế mà chùa đã cho tôi thêm một “dấu ấn” nữa: restroom ở đây sao mà nhiều thế, hình như hơn mười ô cho mỗi bên nam nữ, nhiều hơn bất cứ chùa Việt Nam nào ở hải ngoại mà tôi từng biết (cũng có thể tôi chưa biết hết những chùa lớn khác).

Chánh điện thật rộng và rất đẹp, vừa đủ huy hoàng tráng lệ nhưng không quá rực rỡ cầu kỳ. Từ khung cửa kính của hai bên tường, người ta có thể trông thấy dãy núi tận xa sau lớp lớp đất đá hoang vu không một mái nhà, thật xứng danh là “chùa sa mạc.” Điểm đặc biệt nữa là màu sắc và những đường nét trang trí nơi điện thờ. Ngoài màu xanh lá cây của cây bồ đề được tạo bằng tranh kiếng nằm sau lưng tượng Phật là tương đối quen thuộc, các gam màu được dùng ở đây thật mới lạ, độc đáo với các sắc như hồng, tím, xanh da trời, tất cả đều nhạt nhẹ thanh thoát vô cùng. [Có lần sau này, viếng chùa giữa trưa, chùa vắng khách vãng lai, chúng tôi ngồi trên nền gạch dựa cửa ra vào để chiêm ngưỡng chánh điện, chợt có cảm tưởng như nền gạch hoa trắng bóng bỗng trở thành biển nước lung linh và tấm thảm đỏ trải giữa gian phòng lớn từ cửa vào bàn thờ chính bỗng nổi lên như một con đường bình an dẫn về cõi Phật.]

Nếu từ chánh điện bước ra, bạn sẽ lần lượt gặp tượng Phật Đản Sanh nho nhỏ, tượng Phật Nhập Niết Bàn thật lớn, và sau đó là tượng Phật Bà cao sừng sững đứng trên đài sen hướng ra sa mạc với hai hàng tượng Thập Bát A La Hán to lớn chạy dọc hai bên ra tới tận bờ rào. Dưới tượng A La Hán có gắn bảng khắc tên hiệu của mỗi vị và, như hầu hết các tượng, các kiến trúc, trần thiết trong sân chùa, nhất nhất đều có gắn bảng khắc tên của các tín chủ phát tâm cúng dường. Dọc theo sân A La Hán, hai hàng cây trơ lá càng khiến cho cái lạnh nơi sa mạc thêm vẻ se sắt gay go nhưng đồng thời cũng làm cho không khí nơi đây khoác một nét trinh nguyên tinh khiết, nhất là khi người ta quỳ dưới chân tượng mà ngước lên ngắm gương mặt Phật Bà nổi bật giữa nền trời xanh lam êm ả.

Tết năm đó, lễ Phật xong, chúng tôi theo mọi người xuống phòng ăn để thưởng thức món cà ri như lời hòa thượng trú trì mời dặn. Còn nhớ, hôm sau vào sở, gặp Vũ, cậu em đồng nghiệp rất có “tinh thần ăn uống,” tôi vui miệng “khoe” ngay với Vũ rằng món cà ri ở chùa ấy rất ngon (bởi lúc nghe tôi sắp đi chùa này, Vũ có nói là chùa Chân Nguyên nấu ăn cũng ngon lắm, Vũ và mẹ đã từng được thưởng thức mấy món hôm dự lễ khánh thành). Tới chừng đó, Vũ mới nhớ ra chi tiết này, “Vũ quên dặn chị là chị nên thỉnh một chai nước ở chùa ấy để uống. Phật Bà ở chùa đó linh lắm. Mẹ Vũ có thỉnh một chai để trị bệnh đau mắt, uống xong một thời gian là bệnh bớt hẳn.”

Về chuyện Phật Bà ở đây linh thiêng, không phảiVũ là người duy nhất đề cập tới. Đến chùa vài lần, tôi có dịp nghe nhiều câu chuyện về sự linh ứng của ngài được chính đương sự kể lại khi họ tới lễ lạy tạ ơn. Bản thân tôi thì tôi chưa thử (vì cứ quên thỉnh nước về uống như Vũ dặn), nhưng mỗi lần ngước lên ngắm gương mặt uy nghiêm mà hiền dịu của ngài nổi lên giữa bầu trời xanh trong của mênh mông sa mạc là lòng tôi tràn dâng một niềm kính ngưỡng thiết tha để rồi tín tâm tín lực từ đó tự nhiên bùng lên, mãnh liệt đủ để coi nhẹ những ưu tư phiền não ràng buộc ở đời.

Bởi vậy, lâu lâu mệt mỏi với cuộc đời, tôi lại thấy “nhớ” ngài (đúng như tôi đã nói với ông xã), nhớ cảm giác được cất nhẹ những ưu tư phiền não khi thành khẩn ngước lên chiêm bái nét mặt ngài, một hình ảnh luôn tượng trưng cho lòng từ “vô lượng.” Ngồi trên băng ghế đặt trong khu vực tượng đài, dưới chân Phật, ngắm hàng tượng A La Hán trắng phau nổi lên giữa đám lá bạch dương xanh mướt luôn lắt lay chao động, tôi bỗng cảm thấy mình có thể chịu đựng nổi những cơn gió nóng sa mạc của vùng này hôm nay cũng như của cuộc đời mai sau, ngày nào mà tôi biết nghe ra trong gió, có tiếng lao xao êm ái của ngàn phiến lá hình trái tim nho nhỏ mà tôi từng lắng nghe bằng cõi lòng thanh tịnh như bây giờ. (hv)

Triển
01-05-2019, 02:43 AM
"Nhứt niệm vô minh"

Trên oanh tạc nét không có lấy một trang chùa nào để coi mà hiểu được. Không thể coi chùa để học chùa. "Nhứt niệm vô minh" là gì có ai giảng chùa cho mình đọc chùa để hiểu chùa không? :z51:

http://sohanews.sohacdn.com/k:thumb_w/640/2015/17-1444954121287/do-guc-truoc-chu-tieu-dang-yeu-nhat-vinh-bac-bo.jpg

phiulinh
01-05-2019, 09:28 AM
Vậy, "nhứt niệm" là gì?

passenger
01-05-2019, 02:09 PM
Vậy, "nhứt niệm" là gì?

Có thể nào là "something"...mà hễ cứ nhớ đến / nghĩ đến là sẽ bị quằn quại / nhức nhối...đau nhắm cơ!:z51:

phiulinh
01-05-2019, 03:31 PM
Nếu thế nà vô minh. Niệm nào làm cho mình oằn oại là phải triệt. Niệm nào dẫn mình tới cái gọi là hạnh phúc cũng phải triệt. Vì, bản chất của hạnh phúc rất táo bón, và là cha tổ của khổ đau diarrhea:z5:

thuykhanh
01-05-2019, 06:44 PM
Dưới Mái Chùa Hoang


Thứ Sáu, 04 tháng Giêng năm 2019 08:31
Tác Giả: HT. Thích Quảng Độ (dịch)


http://saigonecho.com/images/2019/Video/duoi_mai_chua.jpg




Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy, giặc dã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “tứ cố vô thân”ở lại đèn hương sớm tối.
Hết xuân sang hạ, khí trời trở nên mát mẻ, tối hôm ấy, như thường lệ, ông già dọn dẹp các nơi xong, đang định vào căn phòng nhỏ phía sau Phật điện nghỉ ngơi, bỗng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên ở phía ngoài, ông đi ra mở cửa thì thấy một vị sư áo quần lam lũ, râu ria xồm xoàm, tay cầm chiếc thuyền trượng (cái gậy), trên lưng đeo một cái đãy nhỏ đang đứng dưới thềm cửa trước chùa.

– Ngài cần việc gì? Ông già hỏi.
– Tôi đi vân du đến đây thì trời tối, không có chỗ trọ, định vào quý tự xin tá túc một đêm.
– Chùa đây không phải chốn tùng lâm, không tiện tá túc. Vả lại, sư cụ trụ trì đi vắng, tôi chỉ là người trông nom đèn hương trong chùa, xin sư cụ từ mẫn cho.
Ông già uyển chuyển đáp khéo.

– Tôi cũng biết chùa đây không phải chốn tùng lâm. Vị khách tăng nói. Song đến đây không còn thấy nơi nào có thể ngủ trọ được. Giờ trời đã tối, xin lão vui lòng cho tôi nghỉ tạm một đêm.
Sau một lát ngần ngừ, ông già nói:
– Trong chùa vẫn còn một căn phòng nhỏ bỏ không, sư cụ có thể nghỉ tạm. Song chỉ hiềm là không có chiếu chăn gì cả, mà lương thực cũng eo hẹp lắm!
– Điều đó không ngại, tôi ngồi được rồi, không cần chiếu chăn. Còn thức ăn thì tôi đã có mang theo lương khô đây, không dám phiền bàn đến lão.
– Vậy thỉnh cụ vào, nhưng xin cụ cho biết pháp danh và cụ ở đâu tới?
– Tôi là Vân Không, từ Triết Giang đến.
Ông già đưa sư cụ Vân Không vào. Khi đi qua Phật điện, ông thắp ngọn đèn dầu trên bàn thờ lên, rồi dẫn sư cụ vào căn phòng phía sau đối diện với phòng của ông. Căn phòng bỏ không, nhưng ở góc phòng có một đống cỏ khô chất gần đến mái nhà, mùi cỏ khô tỏa ra khắp căn phòng.
Ông già vừa nhìn sư cụ vừa nói:
– Xin cụ lượng thứ, thỉnh cụ hãy tạm nghỉ ở đây!
– Ồ, không sao! Tôi đã sống qua nhiều ngày thế này rồi, ở đây tương đối còn khá lắm!
Sư cụ để chiếc gậy và cái đãy vào góc phòng, rồi nói với ông già:
– Thôi, mời lão đi nghỉ. Để mặc tôi, tôi còn lên lễ Phật.

Ông già đi về phòng riêng. Vừa mới ngồi xuống giường, đột nhiên lại thấy tiếng gõ cửa từ đằng trước vọng vào. Lần này, tiếng gõ cửa rất gấp và cứ thình thình. Ông thấy trong lòng run sợ, còn đang phân vân không biết có nên ra mở cửa hay không thì chợt thấy sư cụ Vân Không tiến đến cửa phòng.

– Có người gọi cửa phía ngoài.
– Tôi nghĩ không nên mở. Ông già nói. Họ gõ chán, không thấy mình ra, tất họ phải đi.
– Tại sao không mở? Sư cụ ngạc nhiên hỏi.
– Bạch cụ, cụ không biết, chứ ở vùng này lộn xộn lắm, trộm cướp vô khối. Tiếng gõ cửa liên hồi như thế, tôi chắc bên ngoài phải có nhiều người. Chả biết họ đến làm gì, tôi không dám cho họ vào đâu!
– Ông với tôi thì có gì đâu mà sợ họ cướp? Và chắc đâu đã phải là cướp? Cứ ra xem nào!
– Thảng hoặc họ là cướp thật và cái gì cũng muốn vơ vét. Tôi còn mấy chiếc quần áo và chút ít tiền, nếu họ lấy mất thì sao?
– Ông đem giấu tiền đi, còn quần áo thì họ sẽ không thấy đâu! Nếu thật là cướp thì còn có tôi đây, lão đừng sợ. Ví phỏng họ muốn ăn thì cho họ ăn, tôi còn lương khô đây, ăn hết sẽ hay!
Ông già do dự nói:
– Họ gõ cửa đã lâu mà mãi bây giờ mới ra mở. Giả sử họ là cướp, chắc chắn khi vào họ sẽ cho tôi một trận nên thân chứ chẳng chơi!
– Tôi đi với lão và để tôi mở cửa cho!
– Bạch cụ. Ông già nhíu mày nói. Nếu chỉ là một người khỏe mạnh, mình đối phó được còn khó thay! Huống hồ lại nhiều người, họ sẽ nuốt sống mình mất.
– Một người khỏe mạnh cũng không sợ, mà có bao nhiêu người cũng không sao, đã có tôi ở đây!

Sư cụ Vân Không đến bên ông già và cầm tay kéo ông đi:
– Đây là một nơi hoang vắng, chắc có người lỡ đường muốn vào chùa xin nghỉ trọ, nên cho họ vào, nếu họ đói thì cho họ ăn. Ở đời, việc nên làm thì làm, chứ đừng so đo cân nhắc nhiều quá!
Ông già bị sư cụ kéo đi, đành cũng phải theo người. Khi họ ra tới cửa thì tiếng gõ cũng vừa tắt. Sư cụ mở cửa ra, trời đã tối hẳn. Dưới ánh sáng lờ mờ của mấy vì sao lấp lánh rọi xuống, sư cụ thấy một người đang nằm gục trên bậc cửa.
Ông già vội đến trước hỏi:
– Giờ này, ông còn đến chùa làm gì?
– Tôi đi qua đây, không biết bị con gì cắn, xin cho tôi vào nghỉ nhờ một lát!
Nói xong, không đợi ông già đáp, người ấy tiến vào cửa, nhưng vừa khỏi cửa thì lại ngồi quỵ xuống. Ông già vội đỡ dậy, hỏi:
– Tại sao lại ngồi đây, mời ông vào chùa nghỉ.
– Bắp chân tôi đau quá, không đi được nữa!
– Tôi đỡ ông vào vậy! Ông già nói.
– Để tôi bế ông ấy vào!

Vừa nói, sư cụ Vân Không vừa gạt ông già ra, rồi đỡ người ấy dậy và cõng vào chùa.
Sư cụ nhìn chỗ người ấy bị cắn một lát, rồi nói vội:
– Chết chửa! Bị rắn độc cắn, vết thương tuy nhỏ song nọc rắn độc lắm. Ở đây, giờ không tìm được thuốc, làm thế nào?
Dứt lời, sư cụ cúi ngay xuống, rồi để mồm vào chỗ bị rắn cắn và dùng hết sức để nún; cứ nún đến đâu lại nhổ ra đến đấy; một lúc lâu mới đứng dậy đi vào phòng lấy ra một gói thuốc bột rắc vào chỗ vết thương.

– Xin đừng động đậy! Ông bị cắn lâu chưa?
– Cách đây độ một tiếng đồng hồ.
– Lâu quá như thế thì phương thuốc này vẫn chưa đủ. Không những chỉ rắc thuốc ở ngoài mà còn phải uống thuốc nữa mới được, nhưng trong đãy của tôi lại không có thứ thuốc ấy!

Nói xong, sư cụ Vân Không quay sang hỏi ông già:
– Có tiệm thuốc nào gần đây không?
– Mãi trên khu chợ mới có, cách đây ba cây số. Ông già đáp.
– Tiệm thuốc e rằng cũng không có thứ thuốc ấy. Sư cụ nói. Vả lại, đường xa thế, đi về sợ lâu quá! Phàm chỗ nào có rắn thì đều có thứ lá trị rắn độc, nhưng cần phải đi tìm mới được!
– Nhưng ai biết thứ lá đó? Ông già hỏi.
– Tôi biết. Sư cụ đáp.

Người bị rắn cắn đang nằm phục trên chiếc chiếu, cố ngẩng lên quay sang nói với sư cụ:
– Xin sư cụ cứu tôi! Ơn ấy, tôi xin ghi lòng tạc dạ.
– Ông cứ yên tâm, tôi sẽ đi tìm thuốc cho ông!
– Xin sư cụ cho biết quý danh.
– Tôi là Vân Không.
– Tôi muốn biết tên tục của sư cụ.

Sư cụ cười và đi ra cửa:
– Tôi họ Trần, ở cùng xóm với ông.
Rồi sư cụ ngoảnh lại nói với ông già:
– Bên ngoài tối quá, xin lão cho tôi một bó đuốc!
Ông già đi xuống bếp, một lát sau đưa lên một bó thanh nứa đã đốt sẵn, trao cho sư cụ rồi đưa sư cụ ra ngoài cửa, đoạn trở vào Phật điện nói chuyện với ông khách lạ.
– Xin ông cho biết quý danh.
– Tôi là Đoàn Quốc Hùng.
– Hiện giờ, ông thấy trong người thế nào, có bớt đau không?
– Đau thì không đau lắm, chỉ buôn buốt, nhưng giờ đã đỡ nhiều rồi.
– Nếu không đau mà thấy buốt thì đúng là rắn độc cắn. Sư cụ Vân Không coi bộ thạo về môn này lắm! Thế là ông đã gặp được vị cứu tinh, nhưng mong sao Ngài tìm ra thuốc mới được.
Đoàn Quốc Hùng nói:

– Thưa lão, tôi đang băn khoăn suy nghĩ để biết xem sư cụ Vân Không đây trước khi xuất gia là người thế nào.
– Tôi cũng như ông, chẳng hiểu gì cả! Nhưng điều đó có gì quan hệ? Ông già lấy làm lạ, hỏi. Công việc trọng yếu của ông hiện giờ là phải điều trị nọc độc. Ông với sư cụ tình cờ gặp nhau như cánh bèo trên mặt nước. Sư cụ chữa khỏi vết thương cho ông rồi ngày mai lại trôi giạt mỗi người mỗi phương. Nếu ông muốn đền đáp ơn người thì cứ ghi nhớ tên người là Vân Không để sau này tìm cách báo đền. Còn như trước khi xuất gia, người làm gì hoặc tên tuổi của người là gì thì thiết tưởng điều đó ông không nên băn khoăn. Hay ông hoài nghi trước kia người không là thầy thuốc nên sẽ không dám uống thuốc của người?
– Đây không phải là vấn đề thuốc thang, tôi còn mang nặng một tâm tư khác. Tôi và vị sư ấy không phải tình cờ gặp nhau. Tuy đã nhiều năm không thấy nhau, hai chúng tôi đều đã già. Vả lại, người mặc tấm áo nâu và râu ria bờm sờm che kín mặt, song tôi vẫn hơi nhận ra người, nhất là khi sư cụ cho tôi biết sư cụ họ Trần và theo lối nói thì hình như sư cụ cũng đã nhận ra tôi. Đúng sư cụ là Trần Phán! Giữa tôi và sư cụ có một mối oan cừu mà mười năm qua không lúc nào tôi ăn ngon ngủ yên.
– Thế việc đó ra sao? Ông già hỏi.
– Sư cụ và tôi là người cùng xóm. Trần Quốc Hùng hạ giọng nói.
Lúc còn trẻ, ông ở sát cạnh nhà tôi.
Ông làm nghề đi bán các trò chơi. Ông nuôi nào khỉ, nào chuột, nào rắn và luyện tập chúng biểu diễn các trò. Nhất là rắn, lớn bé hơn mươi con, cứ thay đổi luôn luôn. Do đó, người trong làng mới đặt cho ông tên là Trần Xà Nhân. Trần Xà Nhân chỉ có một người con gái còn nhỏ tuổi, thường theo cha đi biểu diễn các trò.

Bấy giờ, tôi rất ghét ông ta ở cạnh nhà tôi, vì những con vật ông ta nuôi, sau khi luyện tập thành thục, ông ta cứ thả ra. Có lúc những con khỉ chạy sang vườn phá phách hoa quả của tôi, còn rắn thì lúc nào cũng nằm cuộn tròn trên cành cây trước nhà ông ta, những cành cây vươn ra sát đầu tường hoa nhà tôi. Tuy rắn không bò qua tường bao giờ, nhưng ở bên nhà tôi trông rất rõ và rất đáng sợ. Tôi đã từng cảnh cáo ông ta và cũng có khi ông ta bồi thường thiệt hại về hoa quả cho tôi, nhưng nghề nghiệp của ông ta bắt buộc phải làm bạn với khỉ và rắn, rốt cuộc là tôi không thể chịu đựng được nữa.

Cuối cùng, tôi bảo ông ta phải dọn nhà đi nơi khác. Nhưng ông ta nói là nhà của ông bà để lại nên không dám bán, mà đi nơi khác mua cũng không dễ dàng gì! Bảo ông ta dọn nhà không có kết quả, tôi bèn thuê người đến sinh sự phá phách. Nhưng ông ta rất giỏi võ, những người tôi thuê đều bị ông ta đánh bại và bị thương.

Tôi liền đi thưa quan huyện để vu khống ông ta là cố ý đả thương. Tôi là người giàu có và thuộc giòng dõi quý tộc rất có thế lực, nên quan huyện cũng nể và sai người về bắt Trần Xà Nhân giải lên huyện và bị tống giam. Còn mỗi đứa con gái ở nhà không đi biểu diễn được và cũng không đủ sức trông nom những con vật, nên sau khi ông ta bị bắt mấy hôm thì khỉ, rắn và chuột đều bỏ đi.

Đứa con gái vào nhà giam báo cho ông ta biết. Ông ta đành phải chịu dọn đi nơi khác. Khi về tới nhà, thấy súc vật đã đi hết và đứa con gái tiều tụy sau hai tháng trời sống lây lất, Trần Xà Nhân liền bỏ nhà dẫn con ra đi. Sau khi ông ta đi khỏi, tôi liền sang chiếm cứ nhà ông ta. Phía sau, tôi cho người làm ở; còn phía trước thì làm chuồng trâu và chuồng ngựa. Như thế, qua nửa năm, bỗng một hôm, Trần Xà Nhân đưa con về. Ông ta thấy nhà mình hoàn toàn đổi khác, trong nhà đầy người ở. Sau khi biết tôi đã chiếm cứ, ông ta liền sang kêu van tôi trả lại nhà cho ông ta.
Tôi không trả lời và bảo ông ta cứ đi thưa quan huyện. Ông ta đứng ngoài kêu nài mãi, nhưng tôi vẫn tảng lờ như không nghe thấy. Đột nhiên, ông ta trợn mắt nhìn tôi một cách dữ tợn và lẩm bẩm nói: “Món nợ này sau sẽ thanh toán!”.
Dứt lời, ông ta nhảy một cái qua tường hoa để về nhà bên kia. Tôi kinh ngạc, chạy vội ra cổng xem thì thấy Trần Xà Nhân đang ung dung dắt con đi. Từ đó, ông ta không trở về nữa.

Cũng từ đấy, lòng tôi bắt đầu thấy sợ hãi không yên, nhất là ánh mắt dữ tợn của ông ta nhìn tôi trước khi ra đi đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng thấy ánh mắt trừng trừng nhìn tôi và câu nói của ông ta trước khi ra đi lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi, nhất là trong đêm tối hoặc trong mộng mị, tôi vẫn cứ nghe câu nói ấy, giọng nặng nề và rùng rợn. Có khi tôi thấy trong góc nhà và bốn chung quanh tường, những ánh mắt đang nhìn tôi. Đó là ánh mắt của Trần Xà Nhân nhìn tôi lúc ra đi, nhưng lúc này còn dữ tợn hơn nữa.
Tôi sợ hãi như thế nên không lúc nào dám ngồi một mình trong nhà, cũng không dám lên giường ngủ. Tôi cần nhiều người đứng xung quanh và bắt họ la thét vang lên để trấn áp những lời chú thuật và che ánh mắt dữ tợn của Trần Xà Nhân. Tôi lại sợ Trần Xà Nhân nhảy qua tường hoa như hôm nào, nên sai người xây cao thêm lên. Song vô ích, vì từ khi Trần Phán đi rồi thì không ai còn thấy tung tích hay hình bóng ông ta đâu nữa! Ông ta không trở về để nhảy qua tường hoặc dùng bất cứ một phương pháp nào khác để vào nhà tôi. Chỉ có ánh mắt và lời nguyền rủa của ông ta luôn luôn theo sát tôi khiến tôi không có chỗ trốn tránh. Bản tính tôi vốn sợ rắn. Khi Trần Xà Nhân đi rồi, tôi cứ nghĩ đến rắn là lòng lại run lên. Nếu thấy con rắn nào thì tôi lại tưởng đó là rắn của Trần Xà Nhân nuôi và sai về để cắn tôi. Bởi thế, ngoài sự tưởng tượng đến ánh mắt và lời nguyền rủa của Trần Xà Nhân, tôi còn tưởng tượng cả rắn; đến nỗi thấy một vật gì dài, nhỏ và uốn khúc hoặc một cái bóng ngoằn ngoèo, tôi đều sợ hãi. Vì khổ sở như thế, nên tôi chỉ thích đến những nơi huyên náo đông người, thậm chí cả nơi cờ bạc để mong những tiếng ồn ào ấy sẽ đàn áp sự sợ sệt của tôi. Nhưng khi tan canh ra về thì lại ghê rợn vô cùng, tôi sợ gặp Trần Xà Nhân giữa đường hoặc gặp rắn của ông ta sai phục sẵn bên đường để chờ tôi. Bởi thế, bao nhiêu người đi theo hộ vệ tôi và la thét ầm ỉ. Vì thế, tôi đã đam mê cờ bạc, gia cảnh cũng dần dần suy sụp, thanh danh giảm bớt. Người ta không còn kêu tôi là “thân sĩ “hoặc “trí thức “mà họ gọi tôi là “đồ cờ bạc ”. Sức khỏe mỗi ngày một kém, kết quả là mọi người đều cho tôi đã mắc chứng “bệnh tinh thần ”.

Để giải trừ nỗi oan cừu ấy, tôi đã đăng lời rao trên các báo chí tìm Trần Phán, nói rõ là xin bồi thường tất cả những sự tổn thất. Nhưng từ bấy đến nay, vẫn không một hồi âm. Vô pháp khả thi, tôi chỉ còn cách ra đi tìm kiếm, mong được gặp ông ta để tạ tội và xin bồi thường thiệt hại. Tôi tưởng rằng ông ta vẫn làm nghề cũ, nên không một đám biểu diễn trò chơi nào mà tôi không vào xem, nhưng tuyệt không thấy Trần Xà Nhân hay con gái ông ta trong đó. Trên đường tìm kiếm, hôm nay đến nơi hoang vắng quạnh quẽ này, không ngờ tôi lại bị rắn cắn!
Vị sư cụ vừa chữa vết thương cho tôi lúc nãy, thoạt nhìn đôi mắt, tôi đã nhận ra đó là cặp mắt của Trần Xà Nhân. Bởi thế, tôi mới hỏi tên tục của người, nhưng người chỉ cho tôi biết người họ Trần mà không nói tên. Song nghe đến họ Trần, tôi đã tin chắc đó là Trần Xà Nhân, nhất là người lại bảo ở cùng xóm với tôi. Vậy không phải “ông ta “thì còn là ai? Tôi cứ suy nghĩ mãi tự nãy đến giờ là nếu “ông ta “nhận ra tôi thì tại sao “ông ta “lại chữa cho tôi? Tôi đang băn khoăn tự hỏi khi “ông ta”đưa thuốc về thì tôi có nên uống hay không?
Nghe xong, ông già nói:

– Sư cụ này cũng mới vào đây xin tá túc trước khi ông đến chừng mấy phút thôi. Bởi thế, tôi cũng không hiểu biết gì về sư cụ hơn ông mấy! Nhưng nếu người tìm được thuốc thang về, làm sao ông có thể từ chối không uống? Không uống, tất không có hy vọng trừ hết nọc rắn độc.

Theo tôi, khi sư cụ để mồm vào vết thương hút nọc độc ra chắc không phải có ý giả dối đâu!
Trên đời này, không có ai đối với kẻ thù của mình bằng cử chỉ ấy. Còn họ Trần thì rất phổ thông, chắc trong số bạn bè của ông cũng có nhiều người mang họ Trần. Ông hãy cứ tưởng tượng sư cụ là một người họ Trần khác đi, chứ nhất định không phải Trần Xà Nhân. Ông cũng coi như là người không nhận ra ông. Nếu thật người đã nhận ra ông là kẻ oan gia đối đầu với người, chắc người đã khoanh tay đứng nhìn, chứ đâu lại khổ công lo chữa cho ông? Người đã chịu cực hút nọc rắn độc để cứu ông thì người đâu còn dùng thuốc độc để hại ông nữa!
Đoàn Quốc Hùng nghe ông già nói xong, gật gật đầu, nhưng vẫn cứ phân vân.
Đúng lúc ấy, có tiếng gõ cửa bên ngoài, ông già liền đi ra mở cửa. Sư cụ Vân Không, một tay xách bó cỏ, tay kia cầm cây đuốc đã cháy gần hết, đang đứng trên bậc cửa. Ông già vội đỡ lấy bó cỏ từ tay sư cụ, rồi hai người cùng tiến vào Phật điện. Đoàn Quốc Hùng thấy sư cụ đã vào, cố gượng ngồi dậy, nhưng sư cụ cản lại:

– Ông đừng cử động! Người bị rắn cắn càng nằm yên càng tốt. Ông bị cắn lâu mới chữa, tuy tôi đã hút máu ra, song sợ chưa hút hết được nọc độc. Bởi thế, ông cần phải uống thuốc trong và rịt thuốc ngoài. Thuốc ngoài tôi đã rịt rồi, bây giờ tôi sắc cho ông uống!

Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra. Sư cụ Vân Không đi vào phòng, cầm chiếc thuyền trượng ra, rồi để bên người; sau đó lấy một phần bó cỏ thuốc và rải ra mặt đất trên nền chùa.
Ông già đến trước hỏi:
– Bạch cụ, cụ định giã lá thuốc?
– Vâng, phải giã thật nát mới rịt được!
– Cụ để tôi giã đỡ!

Ông già đến cầm lấy chiếc thuyền trượng đặt trên chốc chiếu, lúc đó mới biết chiếc thuyền trượng làm bằng sắt. Ông già nhấc một tay không nổi, liền dùng cả hai tay cũng vẫn không nhấc bổng lên được. Ông đành lắc đầu, lè lưỡi.

– Ông đi sắc thuốc đi! Sư cụ Vân Không nói. Còn việc giã thuốc để đấy tôi làm cho!
Ông già vâng theo, đứng dậy cầm lấy nửa bó cỏ rồi đi xuống bếp.

Sư cụ Vân Không nhấc chiếc thuyền trượng lên và nện xuống sàn chùa. Tiếng kêu côm côm vang lên trong Phật điện, long cả tai. Đoàn Quốc Hùng nhắm nghiền mắt lại, vùi đầu xuống chiếu. Sau khi giã nát thuốc, sư cụ lấy tay cầm đắp vào vết thương trên ống chân Đoàn Quốc Hùng, rồi xé một miếng áo của mình để buộc vết thương lại. Đang buộc, bỗng nhiên sư cụ hỏi:
– Ông thấy đau nhức hay sao mà run thế?
Đoàn Quốc Hùng ngóc đầu dậy, nhìn sư cụ Vân Không như muốn nói, nhưng hễ mở miệng ra lại thôi, lâu lắm mới hơi thốt lên những lời líu nhíu:
– Bạch cụ, tôi cảm ơn cụ lắm! Song thật cụ có nhận ra tôi là ai không?
– Tôi nhận ra. Sư cụ vừa nói vừa cười. Ông là Đoàn Quốc Hùng.
Đoàn Quốc Hùng ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ kinh hoảng và bi thương nhìn Vân Không:
– Thế ra sư cụ là Xà nhân Trần Phán?
– Đó là tên họ ngày xưa. Sư cụ mỉm cười.
– Bạch cụ. Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và nước mắt trào ra.
Trước đây mười năm, sư cụ muốn thanh toán tôi. Tôi còn nhớ mãi câu nói ấy! Bất cứ ở đâu và giờ phút nào, tôi cũng phảng phất như thấy ánh mắt sư cụ nhìn tôi trước khi bỏ đi.
Đã mười năm qua, ánh mắt ấy cứ theo tôi như bóng với hình. Không một thời khắc nào mà tôi thấy lòng được bình yên và thanh thản! Lúc nào tôi cũng sống trong hồi hộp và lo sợ. Tôi muốn sám hối tội ác tôi đã gây nên nhưng chưa gặp cơ hội, ngày đêm tôi mong sư cụ về để trả thù tôi nhưng vẫn bặt tin. Tôi. Tôi đã đăng tin trên các báo chí để tìm sư cụ, nói rõ là tôi đã ăn năn và đau đớn. Song không được hồi âm của sư cụ, cuối cùng tôi đành bỏ nhà ra đi tìm sư cụ. Dù có bị sư cụ thanh toán, tôi cũng đỡ khổ.
Hôm nay, ta gặp nhau ở đây, chính là dịp để sư cụ trả cho xong mối oan cừu năm xưa. Nhưng trái lại, sư cụ vẫn cứu tôi. Tôi cứ tưởng sư cụ đã quên tất! Đã biết tôi là Đoàn Quốc Hùng, tại sao sư cụ lại nhọc công cứu tôi? Thật tôi không hiểu dụng ý của sư cụ, hay chữa khỏi rồi mới trả thù?
– Món nợ ấy, tôi không còn tính nữa!
Vân Không bình tĩnh nói. Lúc ông vừa vào cửa chùa, tôi đã nhận ra ông. Nếu tôi còn nghĩ đến thù oán, tôi cứ đứng khoanh tay nhìn ông đau đớn đến chết, chứ vạ gì tôi phải chịu bẩn thỉu để cứu ông? Giờ đây, tôi là Vân Không Hòa thượng, chứ không phải Trần Xà Nhân. Xin ông cứ tin như thế!

Đúng lúc ấy, ông già từ dưới bếp đang bưng lên một tô thuốc vừa sắc xong. Ông từ từ tiến vào Phật điện, trao bát thuốc cho Đoàn Quốc Hùng. Hùng đỡ lấy để xuống chiếu, chờ cho thuốc nguội bớt. Một lúc sau, Hùng bưng bát thuốc lên uống một hơi, đoạn lại nằm xuống.

Sư cụ Vân Không nói:
– Lát nữa, nọc độc trong người ông sẽ tiêu hết! Ông đi tìm tôi và đã gặp tôi ở đây, song người hiện đang ngồi trước mặt ông là Vân Không Hòa thượng chứ không phải Trần Xà Nhân. Ngày mai, ông cứ yên tâm trở về, đừng đi lang thang nữa!
– Bạch cụ, như vậy là cụ đã tha thứ cho tôi?
– Còn hơn cả tha thứ nữa! Sư cụ Vân Không nói. Lòng tôi đối với tội ác không còn sầu hận, chỉ có thương xót mà thôi!

– Việc này phải nhìn theo hai khía cạnh để giải quyết. Giọng Trần Quốc Hùng bi thảm. Tâm sư cụ tuy không còn cừu hận, song lòng tôi vẫn ăn năn sợ hãi. Mười năm qua, tôi đã luôn luôn sống trong tâm trạng ấy.
Nhiều khi tôi có một hy vọng kỳ quặc là hy vọng sư cụ về để thanh toán tôi cho hết mối cừu hận, cho lòng tôi được yên ổn. Nhưng tôi vẫn không thấy hình bóng của sư cụ xuất hiện. Bởi thế, tôi mới quyết định đi tìm sư cụ và sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho sư cụ cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin sư cụ về Thượng Hải với tôi có được không?
– Về Thượng Hải làm gì? Vân Không ngạc nhiên hỏi.
– Trước khi ra đi, tôi đã sắp sẵn một số tiền để bồi thường cho sư cụ. Nhưng vì đường xa, đi một mình nên tôi không dám mang theo, tôi phải gửi số tiền ấy ở ngân hàng tại Thượng Hải.
Sư cụ đòi bao nhiêu, tôi xin trả bấy nhiêu! Nhưng sư cụ không ở đâu nhất định, ngày mai chia tay rồi sẽ khó gặp lại sư cụ. Bởi thế, tôi muốn mời sư cụ về Thượng Hải để tôi trả cho xong món nợ đó!
– Ý ông muốn trả tiền tôi? Tôi lấy tiền làm gì? Tôi không cần tiền.
– Tôi cũng biết món nợ đó không phải hoàn toàn trả bằng tiền mà xong, nhưng vẫn còn nợ tinh thần nữa. Chẳng hạn tôi đã vu khống sư cụ đến nỗi sư cụ phải bị tù đày một cách oan uổng trong hai tháng trời.
– Ô, điều đó đối với tôi có một tác dụng luyện tập! Tôi không cho đó là “tai vạ tù đày”.
– Không những thế, sau khi sư cụ bị giam cầm, những rắn, khỉ và chuột của sư cụ đã bỏ đi hết!
– Khỉ, rắn và chuột đều bị tôi bắt buộc đi theo biểu diễn, chứ tự chúng không muốn. Khỉ luôn luôn nhớ rừng, rắn muốn trở về bụi rậm và chuột mong được về hang tổ của chúng. Sau khi tôi bị giam, chúng đều được tự do và giải thoát. Như thế càng tốt chứ sao?
– Còn con gái của sư cụ?
– Nó đã lập gia đình cách đây năm năm, nghe nói đời sống cũng dễ chịu.
– Vì tôi ức hiếp mà sư cụ đi tu?

– Điều đó chính tôi phải cảm ơn ông! Sư cụ vừa cười vừa nói. Tôi bây giờ cũng tự do và giải thoát như những khỉ, rắn và chuột của tôi vậy!
– Còn nhà của sư cụ mà tôi đã chiếm đoạt để làm chuồng trâu, chuồng ngựa?
– Nhà cửa đều là không. Giả sử ông trả nhà lại hay bồi thường cho tôi thì đó chỉ là lụy cho tôi.

– Vậy thì biết làm thế nào? Giọng Đoàn Quốc Hùng khổ sở. Một người mang nợ muốn trả cho hết nợ mà chủ nợ lại không nhận mình là chủ nợ, lại còn phủ nhận cả nửa cuộc đời trước của mình. Tâm sư cụ lâng lâng và thanh thoát, nhưng lòng tôi thì một cái “nút” trói buộc suốt đời tôi.
– Nút gì? Trói buộc ở chỗ nào? Sư cụ hỏi
– Tội nghiệt là “nút “trói buộc tâm tôi!
– Ông đưa cái “nút “và cái “tâm” bị trói buộc ra đây cho tôi xem để tôi cởi trói cho ông.
– Tội nghiệt và tâm đều không phải thực chất, làm thế nào tôi có thể nắm lấy mà đưa ra được?
– Như thế là hết trói buộc rồi! Sư cụ Vân Không phá lên cười.
– Bạch cụ, cụ cho là hết trói buộc, chứ tôi vẫn thấy còn bị buộc.
– Tôi cũng biết thế! Sư cụ nói. Xin hỏi ông ngoài việc đó ra, ông còn thắc mắc điều gì không?
– Dĩ nhiên là còn và còn nhiều hơn nữa!
– Nếu bình sinh ông gây tội nghiệt cho tôi và coi đó là một món “nợ tinh thần ”, một cái “nút ”, ông tìm đến chủ nợ để thanh toán. Như thế là hết nợ rồi! Giả sử ông mắc nhiều nợ tinh thần mà chủ nợ không phải chỉ có một người, trường hợp đó thì ông tính sao?
– Tôi sẽ lần lượt trả hết, nhưng phải tìm đến người chủ nợ thứ nhất cho xong đã.
– Ông tìm được tôi rồi, nhưng con người tôi đã đổi khác! Từ Trần Phán đổi thành Vân Không, cho đến cái tâm cũng đổi khác. Nhưng hãy cứ tưởng tượng rằng ông đi tìm mà không gặp chủ nợ thì ông làm thế nào? Sư cụ hỏi. Nói thí dụ: Chủ nợ đã chết?
– Tôi tìm con cái của người ấy.
– Nếu họ không có con thì ông tìm ai? Thí dụ ông mang nợ một con rắn mà con rắn đó đã chết, ông biết con rắn nào là con cái của nó để mà trả?

Đoàn Quốc Hùng khổ sở không biết nói sao!
– Ông nên biết! Sư cụ nói tiếp. Ông mang nợ oan nghiệt nhiều hay ít, xét đến ngọn nguồn thì đó đều là việc của ông. Chủ nợ không nhất định sẽ đến đòi ông, mà cũng không cần chủ nợ phải đến đòi, chỉ cái “nợ “ấy trói buộc ông thôi! Song cái nợ đó vốn không có thực chất, đúng như lúc nãy ông nói “tội nghiệt “trói buộc cái tâm của ông không phải là một vật có thực chất, mà cái “tâm “bị trói buộc cũng không phải cái cục thịt trong người ông. Ông không thể nắm bắt được! Trong khi ông thấy rõ như thế thì cũng như ông vừa tỉnh mộng, nợ cũng không còn là nợ nữa!
– Những lời đó cao siêu mầu nhiệm quá, tôi không hiểu nổi! Xin sư cụ giảng giải tường tận một chút nữa.
Sư cụ Vân Không cầm một sợi dây buộc bó cỏ thuốc lúc nãy, thắt lại thành cái nút, rồi giơ ra trước, hỏi Quốc Hùng:
– Đây là cái gì?
– Cái nút
– Nút là cái gì?
– Nút là nút chứ còn là cái gì bây giờ? Quốc Hùng cười.
– Ngoài sợi dây ra, còn có cái “nút “tồn tại không?
– Ngoài dây thì dĩ nhiên không có “nút “tồn tại riêng biệt.
– Như vậy nút là cái gì? Vân Không hỏi dồn.
Đoàn Quốc Hùng chịu không đáp được. Sau đó, Vân Không chỉ vào cái nút, nói:
– Nút là do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng những vòng dây không có thực thể, chỉ là giả tướng mà thôi! Nhiều vòng dây tập hợp lại mà thành nút, lúc chưa thành thì không có nút và khi cởi ra rồi thì nút cũng không còn. Sư cụ vừa nói vừa cởi cái nút ra.
– Hiện giờ còn nút không?
Đoàn Quốc Hùng lắc đầu nói:
– Sư cụ nhìn sự vật như mộng ảo. Nếu tất cả đều là giả tướng thì còn có gì gọi là nhân quả? Sư cụ định tạm dùng những lời huyền diệu ấy để mở rộng lòng cho kẻ tội ác này chăng?
– Trong cái rỗng không, có gì ngăn lại nhân quả? Vân Không đáp. Chẳng hạn cái nút này do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng vòng dây không có tự tính, cho nên nút cũng không có tự tính. Bây giờ, cởi nút ra làm cho vòng dây thẳng lại thì cái thẳng đó cũng không có tự tính. Nói đến rốt ráo thì chính sợi dây này cũng không thật có, dây là do các thứ cỏ bện thành. Khi cỏ chưa sinh thì không có cỏ và dĩ nhiên cũng không có dây, lúc cỏ chưa được bện lại thì cũng không thành dây, nếu đem đốt dây đi thì cuối cùng còn gì? Song ông tưởng trong cái rỗng không ấy không có nhân quả? Nếu tôi đem sợi dây không có thực thể thắt chặt vào cổ hư giả của ông, ông sẽ thấy đau đớn khó chịu. Nhưng sự đau đớn ấy cũng chỉ là ảo giác, cũng như dây và cổ đều không có tự tính. Vậy cứ gì trong cái chân thật mới có nhân quả?
– Tuy sư cụ chỉ dạy cho như thế, nhưng tôi vẫn không thể lĩnh hội được, biết làm thế nào? Giọng Quốc Hùng bi ai.
– Tôi không trông mong ông lĩnh hội một cách triệt để. Đối với người còn trong mộng, không có cách nào làm cho họ hiểu được cảnh giới lúc thức; trong cảnh mộng tuy giả dối không thực nhưng không có gì ngăn trở người ta làm ác, chịu báo, sám hối hoặc làm thiện; nhưng khi người ta tỉnh dậy thì mới biết tất cả việc làm lúc trước đều là chiêm bao; đã thoát ly được cảnh mộng, trở về cảnh giác thì hết thảy đều rỗng rang và thanh tịnh; lúc đó thì thiện còn chẳng làm, huống chi là ác!
Nghe đến đây, Đoàn Quốc Hùng phủ phục xuống lạy sư cụ. Ông già đứng bên cạnh, coi bộ cũng hiểu được phần nào. Đoàn Quốc Hùng nói với sư cụ Vân Không:
– Tôi không muốn trở về nữa, xin cho tôi theo sư cụ xuất gia.
– Nếu trong lòng ông thật đã giác ngộ thì hà tất cứ phải xuất gia như tôi! Bỏ mộng, trở về giác đều có nhân duyên. Không nên câu chấp hình thức!

Dứt lời, sư cụ Vân Không trở vào phòng riêng. Đoàn Quốc Hùng không dám theo vào, nằm trên chiếc chiếu và trằn trọc mãi quá nửa đêm cũng không thể ngủ được. Đến khi nghe tiếng gà gáy, trời đã sắp sáng, Hùng mới đứng dậy đi vào phòng định bày tỏ thêm nỗi lòng mình với sư cụ, nhưng khi tới nơi thì thấy căn phòng vắng lạnh. Vân Không Hòa thượng đã bỏ đi tự lúc nào mà không ai biết!

[Nguồn: http://saigonecho.com/index.php/van-hoc/van-nhac-thi-si/39922-duoi-mai-chua-hoang]

Triển
01-05-2019, 09:55 PM
Vậy, "nhứt niệm" là gì?

Có thể nào là "something"...mà hễ cứ nhớ đến / nghĩ đến là sẽ bị quằn quại / nhức nhối...đau nhắm cơ!:z51:

Niệm là ý nghĩ, nhứt là đầu tiên. Nhứt niệm là ý nghĩ đầu tiên?

Vì sao ý nghĩ đầu tiên thì đau đớn nhức nhối?

http://2sao.vietnamnetjsc.vn//2015/10/16/15/48/do-guc-truoc-chu-tieu-dang-yeu-nhat-vinh-bac-bo_3.jpg

passenger
01-06-2019, 05:50 AM
Không gió thì không sóng.
Không nước, sóng ắt không.
Nếu gió chỉ một mình, hỏi sóng từ đâu ra khi không nước?
Nguyên thủy tự thủy.
Vô thủy ắt vô niệm / vô minh.
Có phải?:)

phiulinh
01-06-2019, 08:24 AM
A. Chiên Cu Hanh mếnh,

Nếu theo quan điểm phật học mà định thì nghĩa của Nhứt niệm là... một củ nhớ (như ý Cu Hanh vẽ ở chên kia) nghe có vẻ đúng hơn là 'ý nghĩ điên đầu'!?

Triển
01-06-2019, 09:11 AM
Không gió thì không sóng.
Không nước, sóng ắt không.
Nếu gió chỉ một mình, hỏi sóng từ đâu ra khi không nước?
Nguyên thủy tự thủy.
Vô thủy ắt vô niệm / vô minh.
Có phải?:)

Cao thâm khó lường. Nói đơn giản một chút là đọc hổng hiểu gì hết. :z51:

http://sohanews.sohacdn.com/k:thumb_w/640/2015/6-1444954120990/do-guc-truoc-chu-tieu-dang-yeu-nhat-vinh-bac-bo.jpg

Triển
01-06-2019, 09:13 AM
A. Chiên Cu Hanh mếnh,

Nếu theo quan điểm phật học mà định thì nghĩa của Nhứt niệm là... một củ nhớ (như ý Cu Hanh vẽ ở chên kia) nghe có vẻ đúng hơn là 'ý nghĩ điên đầu'!?

Nhớ là hoài niệm. Nhớ người bán muối là mặc niệm.

phiulinh
01-06-2019, 10:06 AM
Đó là văn chương ngoài đời nói dẫy, chứ trong kiếp thầy chùa tụi em nói là một cái nhớ tưởng. Niệm tập mà cứ để đầu óc hếch chạy ngược về wá khứ rồi chạy về tương lai xe bay thì sẽ đánh mất điểm khắc hiện tại, xe hao xăng hết nhớt đứng giữa sa mạc:z55:

TL4
01-06-2019, 12:27 PM
Niệm là ý nghĩ, nhứt là đầu tiên. Nhứt niệm là ý nghĩ đầu tiên?

Vì sao ý nghĩ đầu tiên thì đau đớn nhức nhối?



Đầu tiên là tiền đâu? Hỏi sao không nhức?

Triển
01-07-2019, 07:39 AM
Đó là văn chương ngoài đời nói dẫy, chứ trong kiếp thầy chùa tụi em nói là một cái nhớ tưởng. Niệm tập mà cứ để đầu óc hếch chạy ngược về wá khứ rồi chạy về tương lai xe bay thì sẽ đánh mất điểm khắc hiện tại, xe hao xăng hết nhớt đứng giữa sa mạc:z55:


Nghĩa là không để tạp niệm quấy rầy. Vậy sao các sư thầy không nói là "tạp niệm vô minh". Sao phải gọi là "nhứt niệm vô minh".

http://2sao.vietnamnetjsc.vn//2015/10/16/15/48/do-guc-truoc-chu-tieu-dang-yeu-nhat-vinh-bac-bo_9.jpg

Triển
01-07-2019, 07:41 AM
Đầu tiên là tiền đâu? Hỏi sao không nhức?


Đó là thủ tục đầu tiên cơ. Nhứt niệm là còn trong ý nghĩ nên chưa có ép phê.:z18:

phiulinh
01-07-2019, 08:48 AM
Nghĩa là không để tạp niệm quấy rầy. Vậy sao các sư thầy không nói là "tạp niệm vô minh". Sao phải gọi là "nhứt niệm vô minh". [/SIZE]


Hoàn toàn không biết! những gì phiu tào ở đây để chọt tai các sư tử lười gầm cũng chỉ để tìm định nghĩa của "nhứt niệm" thôi.
Ngay cả, không đồng ý với Cu Hành viết Vô niệm \ Vô minh ở trên kia mà còn phởi làm anh Lơ.

Triển
01-08-2019, 01:12 AM
Hoàn toàn không biết! những gì phiu tào ở đây để chọt tai các sư tử lười gầm cũng chỉ để tìm định nghĩa của "nhứt niệm" thôi.
Ngay cả, không đồng ý với Cu Hành viết Vô niệm \ Vô minh ở trên kia mà còn phởi làm anh Lơ.



Phiêu cô nương,

đầu đuôi dây nhợ là bài viết dưới này. Tui đọc tới, đọc lui, đọc xuôi đọc ngược cũng không hiểu. Có thể mọi người tham khảo đốn ngộ (hiểu ngay) xong diễn giải ra thêm cho tui nhờ. Chớ ngay từ câu đầu đã quá nan giải với tui rồi. Không hiểu ông thiền sư giải thích luôn ... :z51:





Lời Phật dạy

Vô thủy vô minh và Nhất niệm vô minh
Thứ năm, 01/11/2018 | 11:17

Con người bị nhất niệm vô minh chi phối mà tự chẳng biết, suốt ngày mừng giận buồn vui biến hóa không chừng, nên nhà triết học Đông Phương nói: “Con người ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết.”.

Thiền sư Thích Duy Lực giải thích:



Nhất niệm vô minh: từ nguồn gốc vô thủy vô minh (cũng là chỗ vô niệm của bộ óc) khởi lên một niệm gọi là nhất niệm vô minh.

Vô thủy vô minh: nguồn gốc phát sinh ra ý thức phân biệt sai lầm gây tai hại từ lâu đời. Cũng là chỗ mịt mù đen tối.



Thiền Sư Nguyệt Khuê Khai Thị: Vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh tức là tương đối, tức là đại diện cho Vô và Hữu. Một là thể một là dụng, một là tịnh một là động, từ thể khởi dụng tức là nhất niệm vô minh, tức dụng quy thể là vô thủy vô minh, thay phiên tuần hoàn, có sanh có diệt, chẳng phải bản thể tuyệt đối cuối cùng, bản thể tuyệt đối là bất sinh bất diệt phi động phi tịnh.

Cái lầm nhận cảnh giới vô thủy vô minh cho là bản thể tuyệt đối cuối cùng này Phật Thích Ca gọi nó là Không Chấp. Cần phải đả phá không chấp này mới có thể đạt tới bản thể tuyệt đối cuối cùng tức là chân như Phật tánh. Cái phương đả phá không chấp này chẳng phải Lý Luận mà là Thực Chứng (cần phải tham cứu Tổ Sư Thiền mới có thể thực chứng được.)

Có vô thủy vô minh rồi mới có nhất niệm vô minh cho nên vô thủy vô minh với nhất niệm vô minh là tương đối, có niệm thứ nhất thì có niệm thứ nhì, có niệm thứ ba..., cho đến cái niệm vô cùng vô tận, nghĩa là từ tương đối sinh ra vô số tương đối. Cho nên tương đối là chẳng thể cùng tận, không có chỗ dứt, chẳng thể truy cứu như cái vòng tròn chẳng có đầu mối nên gọi là luân hồi.

Con người hễ sinh ra tức là tương đối, có da trắng, da đen, da vàng, da đỏ... do đó sinh khởi nhiều mâu thuẫn và phiền não, nghĩa là con người sinh ra thì phải chịu đựng cái vận mạng bi thảm vậy.

Cái ngã của triết học Tây Phương tức là nhất niệm vô minh của Phật pháp, cái vô ngã của triết học Tây Phương tức là vô thủy vô minh của Phật pháp.

Nhất niệm vô minh bắt đầu tức là tự ngã bắt đầu, khi nhất niệm vô minh trở về cảnh giới vô thủy vô minh tức là vô ngã vậy. Lúc vô thủy vô minh bị kích thích mà tái phát nhất niệm vô minh nghĩa là từ cảnh giới vô ngã té trở lại cảnh giới ngã vậy. Ngã và vô ngã là tương đối, thay phiên nhau không chừng cho nên chẳng phải thực tại của tuyệt đối.

Mục đích của Triết học Tây Phương ở nơi truy cứu lý, tìm hiểu biết nên không chịu lìa nhất niệm vô minh, tại vì hễ vào phạm vi vô thủy vô minh thì cảm thấy mênh mông trống rỗng chẳng có lý gì để truy cứu chẳng có điều hiểu biết gì để tìm, trái với mục đích của họ. Nên nhà triết học Tây phương từ xưa nay chưa ai tiến vào cảnh giới vô thủy vô minh, không vào cảnh giới vô thủy vô minh thì chẳng thể phá vỡ không chấp cũng chẳng thể tiến vào tuyệt đối.

Mục đích của nhà triết học Tây phương là cứu lý tìm hiểu mà mục đích của người tu trì Phật pháp ở nơi liễu sinh thoát tử.

Triết học Tây Phương chú trọng lý luận mà Phật pháp thì chú trọng thực tiễn nghĩa là từ nhất niệm vô minh tiến thẳng đến tuyệt đối.

Các thứ học thuyết của khoa học Triết học tung ra đủ thứ đủ loại, bề ngoài so với Phật pháp hình như phong phú hơn, nhưng đều thuộc về chân lý tương đối, chẳng ai đạt đến tuyệt đối, vì bản thân của nhất niệm vô minh chính là tương đối vậy.

Phật pháp vì xét thấy nhất niệm vô minh hư huyễn chẳng thật nên siêu việt nhất niệm vô minh thẳng vào giai đoạn vô thủy vô minh rồi lại phủ định giai đoạn vô thủy vô minh để đạt đến bản thể tuyệt đối cho nên nhà Phật rất chú trọng phương pháp thực hành.

Có người cho rằng người lý trí nhiều chừng nào thì lìa khỏi sự thực nhiều chừng nấy, đúng “logic” nhiều chừng nào thì phản bội tự nhiên nhiều chừng nấy.

Nhận định này hợp với nguyên tắc của tương đối, do đó có người chủ trương dùng trực giác, tưởng làm như thế thì có thể gần với chân thật.

Kỳ thật trực giác và lý trí cùng ở trong phạm vi nhất niệm vô minh, trực giác mặc dù gần với nguyên thủy của nhất niệm vô minh hơn nhưng vẫn chẳng thể tiến vào tuyệt đối. Giữa trực giác và tuyệt đối còn có một khoảng sa mạc mênh mông ngăn cách, trực giác không cách nào thông qua được.

Piere Joseph Proudhon (1809-1865), chính trị gia người Pháp nói : “Tài sản tức là tang vật.” Tôi thì nói: “Tư tưởng tức là tang vật”, vì nó làm ô nhiễm tự tánh, nó là tang vật của tự tánh trong sạch.

Hỡi con người đáng thương xót kia! Tại sao ông lấy tang vật của ông mà tự hào vậy? Những đồ ô uế, hôi thối khắp trời kia, con ruồi đáng thương xót kia sao ông vĩnh viễn không muốn lìa khỏi nó, cho đến mất cả sinh mạng mà cũng không chịu lìa!

Ông muốn nhận thức nhất niệm vô minh chăng? Nay tôi giải thích thêm để ông dễ hiểu hơn: Khi ông an lạc thì nó gọi là an lạc, khi ông thống khổ thì nó gọi là thống khổ, khi ông bi ai thì nó gọi là bi ai, khi ông phẫn nộ thì nó gọi là phẫn nộ, khi ông yêu thì nó gọi là yêu, khi ông ghét thì nó gọi là ghét, khi ông tham thì nó gọi là tham, khi ông sân thì nó gọi là sân, khi ông si thì nó gọi là si, khi ông cảm thấy hạnh phúc thì nó gọi là hạnh phúc, khi ông cảm thấy tội lỗi thì nó gọi là tội lỗi, khi ông..., nói tóm lại tất cả đều là hóa thân của nhất niệm vô minh. Nhất niệm vô minh biến hóa vô thường đều là tương đối, cho nên những hóa thân của nó cũng là tương đối.

Con người bị nhất niệm vô minh chi phối mà tự chẳng biết, suốt ngày mừng giận buồn vui biến hóa không chừng, nên nhà triết học Đông Phương nói: “Con người ứng dụng hằng ngày mà chẳng tự biết.”.

Thêm nữa, nhất niệm vô minh là do một niệm bắt đầu mà phát triển thành vũ trụ phức tạp của tương đối bao gồm sinh mạng, tư tưởng, cảm giác, dục vọng, ý chí, đạo đức, nhân nghĩa... Nó hiện diện khắp không gian thời gian, không chỗ nào lúc nào mà không có nó, cho đến khi nó trở về vô thủy vô minh mới tạm ngưng hết lại. Đến đây chỉ cần đả phá vô thủy vô minh để tiến vào tuyệt đối mà thôi.

Từ xưa đến nay, tất cả nhà triết học chưa từng có người nào bước đến cửa tuyệt đối, lại chú ý những việc tương đối như thị phi, thiện ác, quá khứ vị lai, sanh trưởng hủy diệt, quyền lực sinh mạng.., kết quả chẳng có một món nào chẳng bị chìm đắm nơi biển cả tương đối, theo Phật nhãn (16) mà xem xét ấy là ngu dại đáng thương xót biết bao! Cái hiệu quả của tư tưởng cảm giác chẳng qua là một phê phán điên đảo và trong “mở mắt chiêm bao” (17), do họ hôn mê và hiểu lầm làm cho cả loài người đều lọt vào vậng mạng bi thảm.

Bởi vì khổ với vui là tương đối chẳng thể phân chia, ví như trên mặt người có thể hiện ra hào quang vui vẻ cũng có thể đắp lên đám mây u sầu bi thảm. Hai cái buồn vui liên kết với nhau cho nên ai muốn được an vui tối cao ắt phải chuẩn bị lãnh thọ thống khổ tối cao, trái lại kẻ đã chịu đựng thống khổ nhiều nhất thì có thể cảm giác đến sự an vui nhiều nhất, bởi vì an vui và thống khổ đối đãi lẫn nhau, chẳng có thống khổ thì an vui cũng chẳng thể thành lập.

Kỳ thật, khổ vui đều là hóa thân của nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh ẩn giấu nơi hầm sâu của vô thủy vô minh tức là cái kho tàng bí mật thâm sâu của A-lại-da-thức(18). Khi nhất niệm vô minh chạy ra khỏi cửa bí mật đó liền biến thành những thứ tình cảm mừng giận buồn vui mỗi mỗi chẳng đồng chen vào tâm trí của ông để chi phối ông, lúc ấy ông đã thành một người múa rối rồi.

Nếu ông không chịu làm người múa rối thì phải lợi dụng trí Bát Nhã (tham Thoại-đầu (19) theo sát dấu chân của nhất niệm vô minh, tìm đến chỗ ẩn thân của nó là hầm sâu vô thủy vô minh để phá hủy ngay thì màn đen của vô thủy vô minh được mở ra, sợi dây khống chế người múa rối được cắt đứt, bổn lai diện mục liền xuất hiện, lúc ấy tất cả mừng giận buồn vui đều biến thành tuyệt đối của Phật tánh, tất cả đều do bản năng tuyệt đối tự mình làm chủ.

---

Chú Thích:

16. Phật nhãn: chiếu soi cùng khắp không gian thời gian không có chỗ nào lúc nào thiếu sót.

17. Mở mắt chiêm bao: lúc ngủ chỉ một mình thức thứ 6 (ý thức) hoạt động hiện ra cảnh giới chiêm bao gọi là “nhắm mắt chiêm bao”. Lúc thức tỉnh thì thức thứ 6 cùng với tiền ngũ thức (gồm nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức) đồng thời hoạt động hiện ra cảnh giới cuộc sống hàng ngày đều gọi là ở trong “mở mắt chiêm bao”.
Nhắm mắt chiêm bao thì sau khi ngủ đủ rồi sẽ tự động thức tỉnh, còn mở mắt chiêm bao thì không bao giờ tự động thức tỉnh được, phải tham thiền đến kiến tánh mới được thức tỉnh, cũng gọi là giác ngộ.

18. A-Lại-Da-Thức: cũng gọi là thức thứ 8 hay Tạng Thức (Tạng là kho chứa) chuyên chứa các thứ chủng tử của vạn sự vạn vật.

19. Tham thoại đầu: Thoại là lời nói, khi chưa nổi niệm muốn nói là thoại đầu, nếu đã nổi niệm muốn nói dù chưa nói ra miệng cũng là thoại vĩ rồi. Như vậy thoại đầu tức là khi một niệm chưa sanh. Tham là nghi, nghi là không hiểu không biết. Nếu một việc gì đã hiểu biết rồi thì hết nghi, hết nghi tức là không có tham.Vậy tham thoại đầu tức là nhìn ngay chỗ một niệm chưa sanh, không biết đó là cái gì, Thiền Tông gọi là nghi tình, có nghi tình mới được gọi là tham thoạI đầu. Do nghi tình này đưa đến chỗ giác ngộ gọi là kiến tánh thành Phật.

Trích Trong Đại Thừa Tuyệt Đối Luận - Thiền Sư Nguyệt Khuê (Thiền sư Thích Duy Lực Việt dịch)

Suy nghĩ, lời nói, văn tự cùng xuất phát từ nhất niệm vô minh. Khi một niệm chưa động, tịch nhiên trống rỗng, chẳng có tư tưởng cảm giác, dĩ nhiên cũng chẳng lời nói văn tự, đây gọi là vô thỉ vô minh. Khi vô thỉ vô minh bị kích thích, một niệm đã động, suy nghĩ liền sanh. Do suy nghĩ có lời nói, do lời nói mà lập văn tự, suy nghĩ là lời nói chẳng có tiếng, lời nói là suy nghĩ có tiếng, văn tự là nói có hình, lời nói là văn tự vô hình, cả ba đều gom trong chữ “tên gọi”. Nhiếp Đại Thừa Luận nói: “Tên gọi” có hai thứ, một là tên gọi ngôn thuyết, hai là tên gọi suy tư. Triết gia Jean-Jacques Rousseau (1712-1778) cũng nói “Tư tưởng là nói bên trong”, Lâm Tế thiền sư nói: “Tên gọi chẳng tự là tên gọi, chỉ do trước mắt ngươi cho là cái linh thiêng của kiến văn giác tri chiếu soi ấy, gắn cho tất cả tên gọi”. Nhưng cả ba đều khởi từ nhất niệm vô minh, nhất niệm vô minh có sanh có diệt, biến đổi vô thường, tên gọi văn tự cũng theo đó biến đổi vô thường. Vô thường thuộc tương đối, Phật tánh thuộc tuyệt đối, tương đối chẳng thể hiển bày tuyệt đối, nên tuyệt đối của Phật tánh chỉ có thể tự tu tự chứng mới có thể nhận biết được, chẳng thể dùng văn tự diễn tả, cũng chẳng thể dùng bộ não suy lường. Kinh Lăng Già nói: “Đệ nhất nghĩa (Phật tánh tuyệt đối) là sở đắc của Thánh trí tự đắc, chẳng phải cảnh giới cảm giác của vọng tưởng ngôn thuyết, cho nên vọng tưởng chẳng thể hiển bày Đệ nhất nghĩa. Ngôn thuyết sanh diệt lay động do nhân duyên tương sanh với nhau, vì do nhân duyên tương sanh với nhau nên chẳng thể hiển bày Đệ nhất nghĩa”.

Trích trong Cội Nguồn Truyền Thừa và Phương Pháp Tu Trì Của Thiền Tông - Thiền Sư Nguyệt Khuê Thiền sư Thích Duy Lực Việt dịch).

phiulinh
01-08-2019, 08:07 AM
Đọc qua một lần phiu tạm hình dung Nhất niệm vô minh là một niệm nguyên thủy, nằm trong kiếp kiếp của vô thức rồi. Nó là hạt giống của ngã. Nó quậy hơn tế bào hung hăng cancer cell nhiều. Tuy nhiên NNVM bản thân nó không phải xấu-tốt hay hệ lụy gì cả khi nó được giữ ở tính (trạng thái) nguyên thủy.
Anyway, bài này cao tới sư tổ với ph. Luận mạn là ngã.

phiulinh
01-09-2019, 09:44 AM
Nếu niệm là ý nghĩ (nhớ, suy tưởng...).
Cơ thể con người có gần bốn mươi trillion cells. Mỗi tế bào đều cưu mang một nỗi nhớ qua bao nhiêu ngàn năm tiến hóa. Từ tế bào da carried on same type of pigment or the eyes characteristics from the ancestor etc... Cũng vậy đối với những tế bào hệ thần kinh vận hành ý nghĩ. Tất cả đều được cài đặt sẵn chỉ chờ chực (duyên) nhấn nút. Lúc vui thì ta nhấn nút xem phim xex, buồn thì nhấn nút xem lại phim oánh lộn. Người có nhận thức rồi thì luôn canh chừng cái NNVM của mình không để nó quay mình điên như dế. Huyền bí thiệt!

thuyền nhân
01-13-2019, 07:21 PM
.

thương em thơ chưa lớn,
đã loay hoay học thiền ...
ăn, ngủ, chơi, la, hét,
vui cuộc đời thần tiên ...


ngẫu nhĩ giờ ngẫu nhiên,
duyên nằm trong vô thức
trân trọng sự sống này
hơi thở nở hoa sen


http://sohanews.sohacdn.com/k:thumb_w/640/2015/6-1444954120990/do-guc-truoc-chu-tieu-dang-yeu-nhat-vinh-bac-bo.jpg
.

chieclavotinh
02-16-2019, 08:45 PM
"Nhứt niệm vô minh"

Trên oanh tạc nét không có lấy một trang chùa nào để coi mà hiểu được. Không thể coi chùa để học chùa. "Nhứt niệm vô minh" là gì có ai giảng chùa cho mình đọc chùa để hiểu chùa không? :z51:




Theo mình nghĩ khi có niệm thứ nhất thì có niệm thứ 2, có niệm thứ 2 thì có niệm thứ 3, có niệm thứ 3 thì có niệm thứ n. Quán sát kỹ sẽ thấy tâm mình là chuổi các vọng niệm, niệm này vừa diệt thì niệm khác sanh, cứ thế liên tục mà nhà Phật gọi là tâm viên ý mã. Tất cả khời đẩu từ niệm một, dẫn mình trôi lăn trong vòng sinh tử. Cội nguồn là vô minh. Niết bàn (hữu dư) có ngay trong hiện tại, không cần đợi sau khi chết, khi không còn niệm sanh diệt nữa (chơn tâm).

“Ta ngồi đây lặng lẽ
Nghe từng hơi thở nhẹ
Niệm khởi biết không theo
Tỉnh thức tự quay về”


Tuổi Thơ Chốn Thiền

Mới bước chân vào chùa gọi là hành điệu, phải học thuộc lòng hai đường công phu, không có ngày nào mà không bị dò bài. Thuộc thì cho ra chơi, không thuộc thì quỳ hương mà học. Ôi là vất vả, nhưng cũng nhờ đầu óc con nít nên mau thuộc, chứ như bây giờ chắc quỳ suốt tháng cũng học không xong.

Điệu nào ở nhà có học chú Đại bi, thuộc các bài sám rồi thì đỡ cực hơn, chứ vô chùa rồi thì rất nhiều việc, tuy không làm việc nặng nhưng việc lặt vặt thì cứ làm hoài, với lại tuổi nhỏ ham chơi ham ngủ, nên không có nhiều thời giờ học bài, còn phải đi học ở nhà trường nên bài vở nhiều, mệt ơi là mệt!

Vô chùa còn nhỏ thì được để chóp, tức cạo đầu rồi còn một ít tóc trên mỏ ác gọi là cái vá. Tại sao gọi là cái vá, cứ thắc mắc hoài. Có phải các bậc tiền bối nhìn hình thù mớ tóc như cái vá múc canh nên gọi là cái vá hay không? Dài thì vắt qua lỗ tai, thật là thú vị, ngộ nghĩnh và dễ thương vô cùng. Có điệu tu khi nhỏ để chóp dài quấn quanh đầu, thường được các bậc tôn túc vuốt chóp, chú nguyện cho điệu tu hành đến nơi đến chốn; điệu thật sung sướng vì mỗi lần như vậy các Ngài cho điệu nhiều bánh kẹo. Có chỏm tóc như vậy rất là quý, khoảng 16 tuổi thọ sa di bị cạo sạch tóc tiếc ơi là tiếc. Có điệu cạo tóc thì mừng mà cạo chóp thì phải khóc thút thít, vì từ đây tuổi thơ đã ra đi, thay vào đó phải học thêm nhiều đức hạnh của người xuất gia.

Có người hiểu không rõ cho rằng, hành điệu là hành hạ những người còn nhỏ tuổi, vì điệu thì còn nhỏ. Thực ra hành điệu ở đây có ý nghĩa rất cao quý, là tập cho người nhỏ tuổi thực hành đúng theo phép tắc nội quy của thiền môn, vì đó là thềm thang vững chắc để bước lên Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni… Bốn oai nghi là đi, đứng, nằm, ngồi của người xuất gia. Nếu không có oai nghi tế hạnh thì lấy đâu làm nền tảng để trang nghiêm thân mình, làm chỗ quy kính cho hàng phật tử. Bậc Thầy Tổ dạy rằng người xuất gia: đi như tượng vương, đứng như tường vách, nằm như sư tử, ngồi như chuông úp. Hành giả tu tập thật hành cho trọn vẹn suốt cả một đời tu chưa chắc đã hoàn hảo, nếu không nỗ lực gia tâm luyện tập không gián đoạn.

Học kinh không phải dễ, vì chữ này lộn với chữ kia, câu này nhảy qua câu khác như chú Đại bi “Nam mô hắc ra đát na đá ra dạ da…” hoặc thần chú Lăng Nghiêm đệ thứ ba thì lộn hoài học không xong, thật là khó như “Tỳ đà dạ xà sân đà dạ ni, kê ra dạ di…” tới 15 lần Tỳ đà dạ xà sân đà dạ di kê ra đa di, học mà không thuộc thì tụng lui tụng tới không ra khỏi, cho nên tụng kinh thân tâm phải chánh niệm và ý phải trụ vào một chỗ, còn thân ngồi đó mà tâm đi rong thì kết quả không tốt. Tuy vậy nhiều điệu có duyên lành sâu dày với Phật pháp hàng ngày đi công phu theo đại chúng không học kinh cũng thuộc làu.

Thuộc kinh rồi được học bốn quyển Luật Tiểu trong đó có Tỳ ni, Sa Di, Oai nghi, Cảnh sách. Vị luật sư khởi lập Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu này chính là Hòa thượng Kiến Nguyệt, hiệu Độc Thể, tự Hoằng Giới ở núi Bảo Hoa đời nhà Thanh. Nương theo tâm từ bi của Đức Phật và muốn sách tấn hàng hậu học, nên Ngài lược rút ở phẩm Tịnh Hạnh trong Kinh Hoa Nghiêm, cũng như trong Mật Bộ và trong các Kinh Luận khác. Ngài làm thành 45 bài kệ, 38 câu chú để kẻ sơ cơ làm phép tắc cho thân tâm, khắp bốn oai nghi, trong suốt ngày đêm đều lấy đó làm thềm bậc tiến tu đạo nghiệp, là cửa ngõ để thành Phật tác Tổ.

Cổ Đức dạy: “Người nào khi mới làm điệu chịu khó học Luật Tỳ Ni và 24 oai nghi, thì thân tướng đoan nghiêm ngôn từ chậm rãi, nhu hòa thuần tịnh. Đây là căn bản cho tiến trình thành Phật tác Tổ. Còn người nào khi mới bước chân vào chùa lo chạy theo danh lợi… không ứng dụng pháp hành Tỳ Ni hàng ngày, đa phần hay tạo việc ác cho tha nhân, ít có tâm tùy hỷ cho người khác.”

Từ sáng tới tối, tâm ta như khỉ nhỏ, như ngựa chạy rông đồng nội… ít khi nào dừng một chỗ. Do đó Tổ mới lập pháp hành Tỳ Ni để thúc liễm ba nghiệp không cho tạo các ác pháp. Pháp hành Tỳ Ni này có năng lực rất lớn, phàm nghĩ gì, hành động gì điều có phép tắc khuôn mẫu Tỳ Ni ràng buộc. Chẳng hạn sáng sớm thức dậy thì đọc kệ Tảo giác “Thùy miên thỉ ngộ, đương nguyện chúng sanh, nhất thiết trí giác, châu cố thập phương,” nghĩa là: Ngũ nghỉ mới thức, nên nguyện chúng sanh, tất cả trí giác, nhìn khắp mười phương. Nghe tiếng chuông thầm đọc Minh chung “Nguyện thử chung thanh siêu pháp giới, thiết vi u ám tất giai văn, văn trần thanh tịnh chứng viên thông, nhất thế chúng sanh thành chánh giác”. Nguyện tiếng chuông này khắp pháp giới, thiết vi u ám cùng nghe được, căn cảnh thanh tịnh chứng viên thông, hết thảy chúng sanh thành chánh giác. Văn chung thầm đọc “Văn chung thanh, phiền não khinh, trí tuệ trưởng, bồ đề sanh, ly địa ngục, xuất hoả khanh, nguyện thành Phật, độ chúng sanh. Án già ra đế da tóa ha.” Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ, trí tuệ lớn, bồ đề sanh, thoát địa ngục, vượt hầm lửa, nguyện thành Phật, độ chúng sanh…

Mỗi bài chú đều mang một ý nghĩa thúc liễm sáu căn, thanh tịnh ba nghiệp, phát sanh lòng từ hộ mạng chúng sinh. Không những sống tốt với người nhân gian mà còn trải lòng từ bi đến vạn loại chúng sanh đang chìm đắm trong đêm dài vô minh, nguyện nhờ ánh sáng Phật pháp soi rọi, cứu thoát họ trầm luân trong địa ngục A tỳ nhiều đau khổ.

Tỳ Ni đã thông thuộc kế đến là học luật Sa Di, tức học mười giới, mà làm tiểu Ni thì phải học hai phần luật là Sa di và Sa di ni mới cho thọ Sa di ni, ban đầu học cũng vấp tới vấp lui, vì nó hơi giống nhau nhưng rồi cũng quen. Hành điệu các chùa ở miền trung rất là khó, không thuộc bốn quyển Luật Tiểu thì không cho thọ giới, mà không cho thọ giới thì không bao giờ được đắp y, chỉ mặc áo năm thân mà thôi, nên tất cả các điệu phải tâm phục khẩu phục mà học. Nhớ lại hồi còn điệu thật là tức cười, thấy quý sư cô đắp y mình không có y nên mấy điệu lén ở trong phòng lấy mền quấn tưởng tượng đang đắp y, nhờ lòng mong ước tha thiết được như vậy mà tồn tại đến ngày nay.

Thứ đến là học Oai nghi, cũng phải học hai loại của Tăng và Ni. Sa di có 24 oai nghi, Sa di ni có 22 oai nghi, lại phải để tâm nhiều mới không bị lộn. Bên tăng oai nghi đầu tiên: Kỉnh Đại Sa môn đệ nhất (thứ 1, Kỉnh đại sa môn), Sự Sư đệ nhị (thứ 2, Thờ Thầy), Tùy Sư xuất hành đệ tam (thứ 3, theo Thầy đi ra)… Sa di ni oai nghi đầu tiên: Kính Tam bảo đệ nhất (thứ 1, Kính Tam bảo), Kỉnh đại sa môn đệ nhị (thứ 2, kỉnh Đại sa môn), Sự Sư đệ tam (thứ 3, Thờ Thầy). Cổ đức dạy rằng Oai khả kính, Nghi khả sợ, là chỉ cho người xuất gia có đầy đủ oai nghi khiến người khác trông thấy liền phát tâm lành kính thuận, cung kính chứ không phải sợ theo nghĩa thế gian, thấy người có chức quyền, có thế lực mình phải khiếp sợ bởi quyền lực của họ, bị phục tùng, bị ép buộc nhưng không hề có sự kính nể, trân trọng.

Nhớ lại hồi còn nhỏ, mỗi lần đi ngang qua Sư bà, đi thật oai nghi, tế hạnh nhưng đều bị Sư bà gọi lại và dạy “Con phải đi nhẹ nhàng, không nên khua dép có tiếng...” Mình thầm nghĩ đi ngang Sư bà con đi rất nhẹ mà, nhưng ai ngờ càng nghĩ đi nhẹ thì tiếng động càng mạnh. Để cho biết rằng không phải chỉ học trên lý thuyết mà phải thực hành trong từng hơi thở, trong từng bước chân mới có đủ chánh niệm để trang nghiêm thân tướng.

Người nào có nhân duyên tốt nhiều đời khi phát tâm xuất gia, tâm hồn như tờ giấy trắng tinh anh, nếu gặp thầy hay bạn tốt răn dạy hướng dẫn đi trên con đường thánh thiện thì đó là một phước báu vô biên. Còn có vị tuy cũng xuất gia nhưng không được ở trong đại chúng, ở những tịnh thất riêng lẻ là một mất mát lớn. Bởi chúng ta “Nhiễm tâm dị xí, tịnh đức nan thành,” nếu không ở gần những vị tôn túc hướng dẫn gọt rửa cho từng giây từng phút thì nghiệp chướng trần lao từ vô lượng kiếp chúng ta khó mà loại bỏ. Ở trong đại chúng một hành động không hợp với oai nghi, một lời nói không hòa nhã liền được các sư bà sư chị răn dạy liền. Người xuất gia nào thường được gần gũi chư vị tôn túc, được làm thị giả quý Ngài, đó là một diễm phúc lớn cho đời mình, tại sao như vậy? Gần gũi để học hỏi những oai nghi từ thân khẩu ý, tuy các ngài không dạy nhiều, không nói nhiều nhưng hành động thanh tịnh của ba nghiệp được lưu xuất nơi các Ngài, từ những công việc lặt vặt như quét chùa, tưới cây, ăn cơm, nói chuyện... học suốt đời cũng không hết. Lại được học hỏi những kinh nghiệm tu tập, kinh nghiệm hoằng pháp mà suốt một đời các Ngài đã dấn thân cho đạo pháp cho nhân loại, trên hành trình tiến về bảo sở. Có vị dạy bằng lời nói bằng hành động nhưng có vị chỉ nhìn thôi mình cũng đã hiểu ý, gọi là ý giáo. Chỉ chừng ấy thôi nếu ai gia tâm học hỏi sẽ có rất nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống tu tập. Không cần tốn nhiều thì giờ học hỏi nhiều lý thuyết trên sách vở, trên băng từ, mà học bằng hành động sống, con người sống có phải là thực tiễn và hạnh phúc hay không?

“Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu…” nghĩa là Luận người xuất gia bước đi trên con đường cao rộng, tâm hình khác người thế tục, nối tiếp dòng thánh, điều phục ma quân, đền đáp bốn ân, cứu giúp ba cõi. Đọc đến đây cũng làm cho người sơ cơ lo sợ, vì quá cao siêu, mình là con nít không hiểu chư Tổ muốn nói gì. Nói thật các bạn nghe hồi đó học để trả bài chứ thật không hiểu chi hết, học thì chữ nho lại âm Hán Việt. Bắt đầu bài văn Quy Sơn cảnh sách là: “Phù nghiệp hệ thọ thân, vị miễn hình lụy, bẩm phụ mẫu chi di thể, giả chúng duyên nhi cọng thành. Tuy nãi tứ đại phò trì, thường tương vi bội…” Học cho thuộc đâu phải đơn giản mà còn hiểu ý nữa, nhờ học nghĩa mới hiểu được đôi chút, nhưng cũng chỉ hiểu trên văn từ còn ý thì lờ mờ như người đi đêm.

Song tiền nhân có nói: “Vô minh là áng mây mù, khêu đèn trí tuệ phải nhờ sách kinh.” Lâu ngày chầy tháng ở chốn già lam, ăn cơm nhà Phật, được học kinh, luật, luận được Sư bà các sư chị răn dạy nên tâm thần sáng ra, hiểu được bổn phận và trách nhiệm của người xuất gia là “Trưởng tử của Như Lai, phước điền của chúng sanh, bậc trung tôn của đại chúng.” Bổn phận thật bao la, thật huyền diệu, gánh nặng cả hai vai, trên đền ân chư Phật, chư tổ, phụ mẫu, đàn na tín thí; dưới cứu khổ muôn loài. Nhìn lại bản thân mình chưa làm được gì thật đáng xấu hổ! Cho nên trong cuộc sống đời thường nguyện cố gắng làm những gì hợp với khả năng của mình, dù một việc rất nhỏ, để không cô phụ chí nguyện xuất gia, mong đền đáp phần nào tứ trọng ân mà một đời mình đã thọ nhận.

Ai có một thời hành điệu, có tuổi thơ ở chốn thiền, đó là hạnh phúc cho đời mình, tuy hơi cực khổ vì phải thức khuya dậy sớm, ngủ không đủ giấc, ăn uống thì thiếu thốn, mặc thì vải thô nâu sồng, nhưng đó là nền tảng cơ bản cho mình tiến tu đạo nghiệp. Nếu không có những lần quỳ hương, không sám hối trước đại chúng, không bị cử tội trong nửa tháng phát lộ, không bị ăn đòn khi ham ngủ, trốn tụng kinh, không có ăn vụng… thì cũng giảm đi ý nghĩa hành điệu.

Các bạn nào đang hành điệu xin hãy tận hưởng những giây phút hạnh phúc thần tiên đó, vì một khi trưởng thành khó tìm lại được buổi đầu sơ phát tâm. Chúc các điệu luôn vui tươi, an lành trong chốn thiền môn. Hai chữ “hành điệu” nghe thật dễ thương đến lạ lùng! Tuổi thơ chốn thiền chỉ còn trong ký ức nhưng đáng trân trọng biết bao.

Thích Nữ Giới Định

Triển
02-18-2019, 06:29 PM
Theo mình nghĩ khi có niệm thứ nhất thì có niệm thứ 2, có niệm thứ 2 thì có niệm thứ 3, có niệm thứ 3 thì có niệm thứ n. Quán sát kỹ sẽ thấy tâm mình là chuổi các vọng niệm, niệm này vừa diệt thì niệm khác sanh, cứ thế liên tục mà nhà Phật gọi là tâm viên ý mã. Tất cả khời đẩu từ niệm một, dẫn mình trôi lăn trong vòng sinh tử.


Chiếc Lá Vô Tình cho tui hỏi thêm rằng vọng niệm được định nghĩa ra sao? Thế nào gọi là vọng niệm? Nghĩ điều gì sai quấy gọi là vọng niệm (vọng tưởng) chăng? Nhưng vì sao hể suy nghĩ thì chắc chắn 100% phải là vọng niệm? Không thể là chánh niệm sao? Đó là lý do vì sao tui hỏi chữ "Nhứt". Ngày đẹp trời tui ngủ dậy, người khoan khoái, ý nghĩ đầu tiên trong ngày là mình khỏe. Ý niệm này có gì sai? Sao gọi là vọng niệm được?

Việc các ý tưởng sanh ra thay đổi biến chuyển trong từng sát-na (đơn vị nhỏ hơn giây trong giáo lý Phật giáo) thì ai cũng biết rồi, cho nên mới có vụ ngồi tập thiền chánh niệm, cốt để "định", ráng nghĩ về một thứ chớ không chợt "nghĩ về hai nơi", ba nơi .... nhiều nơi như nhạc sĩ Trầm tử Thiêng. hihihi (sorry, đùa cho bớt căng thẳng thôi).





Cội nguồn là vô minh. Niết bàn (hữu dư) có ngay trong hiện tại, không cần đợi sau khi chết, khi không còn niệm sanh diệt nữa (chơn tâm).


Vô minh là gì? Có người định nghĩa vô minh là phiền não. Có người định nghĩa vô minh chỉ là bất tri, bất giác, nôm na là "không biết". "Không biết" có nhiều người viết là cảnh giới cao nhất của thiền định. Các trang mạng viết cội nguồn là "vô thỉ vô minh" (còn gọi là vô thủy vô minh).

chieclavotinh
02-23-2019, 09:34 PM
Vô minh là gì? Có người định nghĩa vô minh là phiền não. Có người định nghĩa vô minh chỉ là bất tri, bất giác, nôm na là "không biết". "Không biết" có nhiều người viết là cảnh giới cao nhất của thiền định. Các trang mạng viết cội nguồn là "vô thỉ vô minh" (còn gọi là vô thủy vô minh).


Theo mình, bác thấy định nghĩa nào hợp (thấy đúng nhất vào lúc này) bác theo. Khi nào bác đi xa hơn, bác thấy mọi định nghĩa có thể đúng hết, tuỳ vào hoàn cảnh, trường hợp, level người nghe. Theo mình, vô minh là không sáng. Không sáng không có nghĩa là tối, mà là ánh sáng lờ mờ, đưa đến nhận thức sai lầm. Như thí dụ trong kinh: một người đi ngoài đường, nếu trời tối đen thì không thấy gì hết. Những nếu trời sáng mờ mờ thì nhìn sợi dây thừng dười đất tưởng là con rắn. Đó là nhận thức sai lầm vì thiếu ánh sáng. Người vô minh không phải là người không biết. Họ có thể là người biết nhiều, bằng cấp cao, nhưng đó là cái biết lầm lạc, như đời vô thường mà coi là thường, cái ngã không thật mà coi là thật. Mình coi vô minh là si. Trong tham, sân, si, si đứng đầu. Vì nó mà hai cái kia có (nhưng vì si khó thấy hơn hai cái kia, không biểu lộ ra bên ngoài, nên khi sửa mình, mính nhìn vào tham, sân trước).



Chiếc Lá Vô Tình cho tui hỏi thêm rằng vọng niệm được định nghĩa ra sao? Thế nào gọi là vọng niệm? Nghĩ điều gì sai quấy gọi là vọng niệm (vọng tưởng) chăng? Nhưng vì sao hể suy nghĩ thì chắc chắn 100% phải là vọng niệm? Không thể là chánh niệm sao? Đó là lý do vì sao tui hỏi chữ "Nhứt". Ngày đẹp trời tui ngủ dậy, người khoan khoái, ý nghĩ đầu tiên trong ngày là mình khỏe. Ý niệm này có gì sai? Sao gọi là vọng niệm được?

Bác kiếm cuốn The Power Of Now đọc. Mình nghĩ các câu hỏi của bác đã được tác giả trả lời trong đó. Chỉ một thời gian rất nhỏ trong ngày là mình thực sự tỉnh thức, biết mình đang nghĩ gì, để tâm mình vào việc mình đang làm, còn lại là aimless thinking, wandering mind, vọng tâm. Cuốn sách phần lớn là vấn đáp. Trong 3, 4 trang đầu, Eckhart Tolle kể lại kinh nghiệm state of mind của ông khi “tâm vượn thôi nhảy nhót” (thực ra có nhiều level, nhưng với người sơ cơ như mình thì không cần để ý lúc này).

“Một nguyền nguồn linh tường trong lặng.
Hai nguyền tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyền khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyền trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyền pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyền lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyền suy nghĩ hành Thập Địa.
Tám nguyền nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyền tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyền ý ngựa dứt cương yên.”

Triển
02-24-2019, 01:57 AM
Theo mình, bác thấy định nghĩa nào hợp (thấy đúng nhất vào lúc này) bác theo. Khi nào bác đi xa hơn, bác thấy mọi định nghĩa có thể đúng hết, tuỳ vào hoàn cảnh, trường hợp, level người nghe. Theo mình, vô minh là không sáng. Không sáng không có nghĩa là tối, mà là ánh sáng lờ mờ, đưa đến nhận thức sai lầm. Như thí dụ trong kinh: một người đi ngoài đường, nếu trời tối đen thì không thấy gì hết. Những nếu trời sáng mờ mờ thì nhìn sợi dây thừng dười đất tưởng là con rắn. Đó là nhận thức sai lầm vì thiếu ánh sáng. Người vô minh không phải là người không biết. Họ có thể là người biết nhiều, bằng cấp cao, nhưng đó là cái biết lầm lạc, như đời vô thường mà coi là thường, cái ngã không thật mà coi là thật. Mình coi vô minh là si. Trong tham, sân, si, si đứng đầu. Vì nó mà hai cái kia có (nhưng vì si khó thấy hơn hai cái kia, không biểu lộ ra bên ngoài, nên khi sửa mình, mính nhìn vào tham, sân trước).

Bác kiếm cuốn The Power Of Now đọc. Mình nghĩ các câu hỏi của bác đã được tác giả trả lời trong đó. Chỉ một thời gian rất nhỏ trong ngày là mình thực sự tỉnh thức, biết mình đang nghĩ gì, để tâm mình vào việc mình đang làm, còn lại là aimless thinking, wandering mind, vọng tâm. Cuốn sách phần lớn là vấn đáp. Trong 3, 4 trang đầu, Eckhart Tolle kể lại kinh nghiệm state of mind của ông khi “tâm vượn thôi nhảy nhót” (thực ra có nhiều level, nhưng với người sơ cơ như mình thì không cần để ý lúc này).

“Một nguyền nguồn linh tường trong lặng.
Hai nguyền tạng thức dứt lăng xăng.
Ba nguyền khối nghi đều tan nát.
Bốn nguyền trăng định mãi tròn đầy.
Năm nguyền pháp trần không khởi diệt.
Sáu nguyền lưới ái lìa buộc ràng.
Bảy nguyền suy nghĩ hành Thập Địa.
Tám nguyền nghe suốt bỏ tam thiên.
Chín nguyền tâm vượn thôi nhảy nhót.
Mười nguyền ý ngựa dứt cương yên.”


Phật dạy rằng phàm con người ai cũng có Phật tánh. Tuy nhiên người ta đi tìm cái không thật gán lên cho mình nên gọi là vô minh. Vì vậy gọi là nhứt niệm vô minh. :)

Đa số con người ta tưởng là mình sáng qua cái tối. Thật ra không nghĩ gì là đã sáng rồi, càng suy nghĩ là càng tối. Vọng niệm tức là như vậy. Cho nên hiện nay người ta tập thiền nhiều để bỏ dần thói vọng niệm trở về chánh niệm cho thân tâm an lạc, không bị stress. Nhứt niệm vô minh là như vậy = Càng nghĩ là càng tối hù.

Tui thích để post này cho người tối hóa sáng, người sáng lờ mờ không bị u tối dần. Chính là vén cái vô minh lên để thấy chơn Phật tánh vậy. :)

chieclavotinh
04-13-2019, 10:31 PM
“Mạc đạo Tây phương viễn
Tây phương tại mục tiền
Thủy lưu quy đại hải
Nguyệt lạc bất ly thiên”

Một chuyến Bắc du mầu nhiệm (kỳ 1)
PHÚC QUỲNH

Một trận bão tuyết đầu xuân, một buổi tụng kinh hộ niệm cho người sắp qua đời, một vụ mất chó gây huyên náo cảnh chùa, và một vầng cầu vồng tuyệt đẹp - vừa đậm sắc vừa nguyên vẹn - xuất hiện kỳ ảo ngay bên vách núi phía trái của con đường. Đó là vài trong nhiều biến cố đã xảy ra trong chuyến đi xa trong tháng Tư vừa qua của vợ chồng chúng tôi. Chuyến du hành dài hơn 4,500 dặm đã đưa chúng tôi đến một nơi xa nhất mà vợ chồng từng thực hiện trên đường bộ từ phố Bolsa ở Little Saigon lên phương Bắc, đến tận miền Trung Tây Canada, vòng qua tiểu bang Montana trên đường trở về California. Cuộc lái xe ngàn dặm này được sắp đặt khá bất chợt, chỉ mấy ngày trước lúc khởi hành, và chúng tôi suýt bỏ cuộc nửa đường khi đến gần biên giới của xứ Gia Nã Đại. Tất cả nhọc nhằn cũng như hoan lạc đều xuất phát từ mấy ngôi chùa.

Vài năm gần đây, thay vì được nghỉ hè trong mùa hạ, chúng tôi đã có những ngày nghỉ vacation trong các mùa còn lại trong năm tùy theo công việc vốn không mấy ổn định của tôi. Cũng may, hồi ba đứa con của chúng tôi còn nhỏ, tôi giữ được một job khá lâu ở một đài phát thanh, nên vợ chồng được nghỉ hè đúng dịp các con đang nghỉ học. Mỗi mùa hè vợ chồng con cái cùng nhau đi thăm các thắng cảnh, địa danh, cắm trại khắp các tiểu bang ở miền Tây. Thế rồi ngày các con đủ khôn lớn và muốn rời xa cha mẹ, vợ chồng tôi cũng bôn ba theo công việc nay đây mai đó ở chốn Bolsa này.

Cũng từ khi không còn được nghỉ đúng vào mùa hè, chúng tôi quyết định thay đổi mục tiêu cho những chuyến đi xa. Thay vì thăm ngắm các thắng cảnh thiên nhiên rất phong phú, hùng vĩ và bát ngát đến tuyệt vời ở miền Tây nước Mỹ này, chúng tôi tìm đến mấy ngôi chùa trong những ngày được rời khỏi khu phố xôn xao, nhốn nháo thường nhật để có được dăm phút giây yên tịnh cho tâm hồn.

Chuyến đi thăm các chùa xa đầu tiên của chúng tôi được thực hiện vào mùa thu năm 2011. Hồi đó tôi nhận được một việc làm ở đài truyền hình vào mùa thu năm trước nên đúng một năm sau mới được nghỉ phép. Chuyến đi chùa ấy đã mang tới nhiều kinh nghiệm tâm linh đầy thú vị mà cho đến hôm nay tôi chỉ mới viết xuống được có nửa chặng đường, bởi quá bận với việc sở cũng như việc nhà là chăm sóc cho người thân. Nếu in thành sách thì chắc hẳn những mẩu chuyện trong chuyến đi chùa xa đầu tiên sẽ dày hơn hai trăm trang chứ không ít. Hy vọng tôi sẽ viết xong cuộc đi chùa đó trong năm nay để tặng bạn, trước khi trí nhớ đang mỗi lúc một sa sút của tôi không còn truy ra một chút kỷ niệm nào ở các ngôi chùa đang dần chìm theo quá khứ.

Biết mình không có nhiều thời giờ để viết chuyện riêng, trước khi phải trở lại với công việc ở tòa soạn của một nhật báo, nơi tôi được nhận việc vào đầu tháng Ba và dịp nghỉ hè được sắp xếp trong mùa xuân, nên hôm nay tôi cố gắng ghi chép lại những gì vừa mới xảy đến trong chuyến đi chùa xa lần thứ tư này – chuyến thứ nhì đã diễn ra vào mùa thu năm 2012, đưa chúng tôi đến các chùa ở Arizona, New Mexico, Colorado và Bắc California; năm 2013 tôi bị đổi việc nên không được nghỉ… mát một ngày nào; năm 2014 ở sở mới, vì được nghỉ có một tuần, nên chúng tôi chỉ có thể đi Arizona rồi trở về viếng vài ngôi chùa ở Quận Cam trong tháng Ba.

Năm nay tôi nài nỉ xin thêm một tuần nghỉ để được rời công việc trọn hai tuần, và như thế mới có đủ thời gian để lái xe đi xa hơn ngoài vùng Nam California. Trong chuyến đi năm 2015 này, chúng tôi muốn thăm lại vài địa điểm mà vợ chồng từng viếng trong cuộc hành hương đầu tiên năm 2011, cộng thêm một ngôi chùa rất xa, tuốt tận bên Canada, đúng hơn là ở thành phố Edmonton, một nơi cách xa phố Bolsa của chúng tôi đến ngót 2,000 dặm.

Tại sao lại phải lái xe đi quá xa như vậy? Tôi không thật sự biết rõ động lực nào thúc đẩy mình phải vượt rừng băng núi để đến một nơi hoàn toàn xa lạ. Có lẽ tiềm ẩn đâu đó trong vô thức, chúng tôi là loài thú rừng thích sống gần thiên nhiên, muốn được tự do chạy nhảy ở núi cao rừng thẳm hơn là bon chen giữa bao ràng buộc của đời sống vật chất với những quy ước chặt chẽ của loài người. Mà cũng có thể vì áp lực của đời sống thành thị quá nặng nề, khiến chúng tôi thấy cần phải vượt thoát ra ngoài để được hít thở chút khí trời khoáng đãng cho dù chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Từng đêm đi làm về, tôi không sao tránh được từng cơn đau đầu đôi khi kéo dài suốt trong giấc ngủ cho đến tận sáng hôm sau.

Chúng tôi chọn Edmonton vì biết nơi xa xôi vạn dặm ở miền băng giá này có một ngôi chùa Việt Nam với một vị tăng trẻ đang nổi tiếng. Chúng tôi cần một địa điểm để định hướng cho chuyến đi mới nhất. Vị thầy và ngôi chùa đã cho chúng tôi hai lý do chính đáng để lên đường. Có đến được nơi đó hay không lại là một chuyện khác.

Sau mấy ngày phải sắp xếp mọi thứ, từ chuyện sửa xe châm dầu nhớt, bàn giao công việc đưa đón người em bị bệnh cần lọc máu mỗi hai ngày, chuẩn bị bài vở ở tòa soạn, cho đến chích ngừa và đóng lệ phí hằng năm cho con chó cưng, chúng tôi lên đường vào sáng sớm thứ Hai, 6 tháng Tư. Tuy thức dậy từ 4 giờ sáng, hai vợ chồng loay hoay một hồi đến gần 7 giờ mới chất hết mấy túi lớn đựng quần áo đồ dùng cùng thực phẩm, kể cả gạo và mì gói, cho vợ chồng cũng như cho con chó Kiwi (đồ khô lẫn đồ hộp), thêm bốn, năm chiếc áo ấm phụ trội cho mỗi đứa (vì nghe nói ở Tây Bắc nước Mỹ và bên Canada còn lạnh ở mức đông đá vào ban đêm). Còn đèo bồng thêm vài thứ nữa như túi đựng bản đồ, máy định vị GPS, sổ thông hành (cho hai chúng tôi), giấy chứng nhận chích ngừa (cho con Kiwi), nồi nấu cơm, thùng đựng nước đá, đèn pin, và hai chiếc áo tràng (phòng hờ có dịp được dự lễ ở một ngôi chùa nào đó).

Kỳ 2: Lên đường đến Oregon và Washington

Cuối cùng chiếc Honda CRV màu xanh biển cũng lăn bánh trong chuyến du hành thăm chùa lần thứ tư của nó với chúng tôi. Như mọi lần, lúc rời thành phố Westminster trên xa lộ 22 nhập vào xa lộ 405 đông đúc xe cộ là lúc chúng tôi vừa lo mà cũng vừa hân hoan nhất. Lo vì không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao? mình có quên mang theo món đồ nào cần thiết hay không? chuyện gì sẽ xảy ra cho người thân ở nhà? và đồng thời chúng tôi hân hoan vì biết sắp được tạm cắt đứt một số dây nhợ buộc ràng để được buông trôi, thong dong thả lỏng như một quả bong bóng nhẹ tâng bay bổng theo gió trong vài ngày.

Sau gần hai tiếng đồng hồ đua chen cùng những dòng xe náo nhiệt vào một buổi sáng đầu tuần giữa giờ đi làm ở thành phố đông dân hàng thứ nhì của nước Mỹ, đám cái bang chúng tôi – hai vợ chồng chưa già nhưng cũng sắp đến sáu-mươi tuổi, con Kiwi trên sáu-mươi tính theo tuổi chó, và chiếc CRV đã chạy được gần 100,000 dặm - mới vượt qua đèo Tejon Pass rời Los Angeles, để bắt đầu tiến vào một vùng thung lũng mở rộng bát ngát, nơi mà mỗi bận đi qua, dù đã không biết bao nhiêu lần rồi, chúng tôi vẫn luôn cảm thấy sảng khoái như vừa dứt bỏ những ràng buộc chuyện cơm áo ở lại sau lưng.

Vì cuộc hành trình này khá dài, chúng tôi quyết định phải lái qua hết chiều dọc của California trước khi dừng chân nghỉ đêm ở Oregon trong ngày đầu tiên. Như thế xe phải chạy ít nhất 12 tiếng đồng hồ xuyên tiểu bang từ Nam ra Bắc dài hơn 700 dặm, băng qua thung lũng San Joaquin ở miền Trung, lên núi xuống đồi giữa những khu rừng thông ở miền Bắc. Trời có lúc mưa lúc nắng, càng xa lên hướng Bắc, không khí càng mát rượi, dễ chịu hơn. Những cánh đồng khô cháy dọc theo xa lộ 5 cũng gợi nhắc cho chúng tôi biết một trận hạn hán lớn lịch sử đang đè nặng trên khắp California. Mưa, cho dù chỉ lất phất, cũng mang đến chút xíu hy vọng cứu gỡ cho cơn đại nạn này.

Sau những chặng dừng chân để đổ xăng, ăn uống, cũng như giải quyết nhu cầu cơ thể (của chúng tôi lẫn của con Kiwi), chúng tôi đến một Motel 6 ở thị xã Medford thuộc miền cực Nam của Oregon lúc gần 9 giờ tối.

Chúng tôi phải chọn Motel 6 vì theo chỗ chúng tôi biết, chỉ có lữ quán hạng thấp này tự nhận có lập trường thân thiện với chó (pet friendly). Bởi thế, dọc theo lộ trình, chúng tôi phải tính trước những nơi có Motel 6 để ghé qua đêm. Nhiều năm trước, một lần bị kinh nghiệm phải lái xe đi lòng vòng suốt cả đêm tại một thành phố nọ để tìm motel nhận chó, đã khiến chúng tôi phải đến với Motel 6, không có sự lựa chọn nào khác. Thật sự thì hệ thống khách sạn này có giá cả vừa túi tiền mà cũng đủ tiện nghi, sạch sẽ cho lữ khách chỉ cần nghỉ qua đêm như đám dân nghèo mà ham đi chơi chúng tôi.

Đêm thứ nhất xa nhà, chúng tôi cắm nồi điện nấu cơm trắng ăn với món đậu hũ xào ớt chuông, cà rốt mang từ nhà theo. Với chuyến đi này chúng tôi không còn lo ngại chuyện tìm món ăn chay như trong hành trình thăm chùa xa đầu tiên năm 2011 mà tôi đang viết dở dang trong bút ký Một Chuyến Đi Chùa. Tìm thức ăn chay trong cuộc hành hương đầu tiên ấy từng là một vấn đề làm chúng tôi lo lắng bởi vợ chồng vừa mới ăn chay trường chỉ được vài tháng, chưa có kinh nghiệm tìm món chay bên ngoài những ngôi chợ Việt ở phố Bolsa. Trong Một Chuyến Đi Chùa (mà hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ viết xong để cống hiến bạn đọc), chúng tôi đã may mắn khám phá những cách giải quyết chuyện ăn chay không mấy khó khăn.

Qua hôm sau, thứ Ba 7 tháng Tư, chúng tôi dậy sớm để lên đường trực chỉ hướng Bắc trên xa lộ 5. Mưa rơi trong hầu hết thời gian chiếc CRV lăn bánh ở Oregon. Quả đúng như danh hiệu, khắp phía Tây của tiểu bang này đều đẫm ướt dưới những đợt mưa liên tục trong ngày, phong cảnh chung quanh hai bên lộ, từ núi rừng cho đến đồng ruộng đều mượt mà với một màu xanh mướt của lá non đang đâm chồi trong tiết đầu xuân. Mưa thưa dần khi chúng tôi vào tiểu bang Washington.

Chiều tối hôm đó, chúng tôi nghỉ ở một Motel 6 gần một ngôi chùa mà chúng tôi định sẽ ghé thăm, thuộc vùng Lynnwood nằm về phía Bắc của thành phố Seattle. Như vậy, trong ngày thứ nhì của chuyến hành hương, chúng tôi vượt qua hết chiều dài của tiểu bang Oregon và gần hết của Washington, đâu đó chừng 470 dặm.

Ngẫm lại, bây giờ mà lái xe được xa như vậy quả là điều kỳ diệu vì tôi hiện không còn sung sức như mấy chục năm về trước, vào cái thuở mà chuyện phóng xe từ miền Đông qua miền Tây nước Mỹ trong vài ngày là chuyện nhỏ, chạy hăng tiết suốt ngày và hầu như suốt đêm, chỉ ngủ trong xe chừng vài tiếng xong lái tiếp mà vẫn thấy ngon cơm. Bây giờ lái xe được vài tiếng là tôi bắt đầu buồn ngủ, nghe tê buốt ở cẳng chân đạp ga và cả hai bên mông.

Rất may, chúng tôi tìm ra một giải pháp để giảm bớt cơn buồn ngủ và sự chán nản trên chặng đường dài: nghe băng giảng pháp. Ở nhà, vợ chồng đi làm khác giờ, rất khó có dịp ngồi nghe bài giảng chung. Ngồi chung xe suốt nhiều giờ lại là dịp tốt cho hai đứa cùng nghe giảng pháp, khi nào cần bàn luận (hoặc tranh cãi) với nhau thì chỉ việc bấm cho ngưng máy, nhờ vậy mà đầu óc được kích thích, bớt buồn ngủ.

Trong những lần đi trước đây, chúng tôi từng nghe pháp thoại của quý thầy Thanh Từ, Phước Tịnh, Minh Đạt, Trí Siêu, cùng nhiều giảng sư khác hoặc của quí ni sư như Như Thủy, Trí Hải, lần này chúng tôi chọn một dĩa dài cả chục giờ của sư bà Hải Triều Âm, một bậc thầy tuy đã khuất bóng nhưng lời chỉ dạy ôn tồn, vừa minh bạch rõ ràng, vừa sâu sắc trí tuệ, và nhất là đầy quyết liệt dõng mãnh, đã là nguồn sách tấn vô cùng quý giá cho những kẻ mới biết đạo như chúng tôi. Dĩa với tựa đề Quy Nguyên Trực Chỉ này đã giúp chúng tôi học đạo trong gần 10 ngày của chuyến đi.

Kỳ 3: Một ngày viếng chùa ở Seattle

Đêm thứ nhì của chuyến hành hương, chúng tôi tự thưởng mình bằng một tiệc pizza mua ở nhà hàng Pizza Hut gần lữ quán. Món Veggie Lovers của Pizza Hut (tạm dịch kiểu học trò của tôi là món người yêu rau) là một món chay ngon tuyệt, thơm phức quyến rũ như một pizza mặn với đầy đủ hương vị của ớt chuông, cà chua, trái olive, cheese, sốt cà trải đều trên mặt bánh nướng béo dòn mà hoàn toàn không có một chút thịt. Về phần Kiwi, con chó cưng của chúng tôi (cưng đến nỗi, trên xe, Kiwi được dành nguyên hàng ghế ngay sau lưng chúng tôi với khăn trải đặc biệt để khỏi làm dơ ghế) luôn trung thành với thực đơn cố hữu của nó, ngoắc đuôi sung sướng khi vừa trông thấy chủ bắt đầu chế biến món ăn cho nó bằng cách pha trộn đồ hộp sệt với thức ăn khô.

Sáng ngày thứ ba của chuyến đi, thứ Tư ngày 8 tháng Tư, nàng nhà tôi bị ho và bị đau nhức trở lại ở nơi cánh tay từng bị trặc gân từ mấy tháng trước. Chỗ đau cứ dai dẳng, khi nặng khi nhẹ, nhưng nàng không chịu đi bác sĩ vì cho rằng “trặc gân như vầy không bác sĩ nào có thể chữa hết tức thì.” Còn tôi thì bị nhức đầu, đau hai bả vai, có lẽ vì nằm giường lạ, ngồi lái xe quá lâu chăng?

Ở Lynnwood, chúng tôi tìm đến Địa Tạng Viên Quang Tự, một ngôi chùa lớn của người Việt (hỏi ra mới biết là gốc Hoa) mà chúng tôi đã từng ghé thăm vào mùa thu năm 2011. (Một lần nữa, phải xin lỗi bạn đọc rằng bạn phải chờ cho đến khi tôi viết xong Một Chuyến Đi Chùa thì sẽ biết nhiều hơn về Địa Tạng Viên, còn bây giờ thì tôi chỉ có thể kể về những gì xảy ra vào một buổi sáng mùa xuân năm 2015 ở ngôi chùa này.)

Cũng như lần trước, chúng tôi đến chùa khoảng gần 10 giờ sáng và thấy chưa mở cổng. Trong bãi đậu xe khá rộng nằm sâu phía trong, chúng tôi trông thấy năm sáu chiếc xe với ít nhất là ba bốn xe mini van loại dài nhưng không một bóng người. Gọi tìm các số điện thoại mà chúng tôi có thì cuối cùng nghe được một giọng nam có lẽ là một vị tăng. Thầy nói khoảng 11 giờ rưỡi thì các chú mới về. (Ngôi tự viện này có nhiều người trẻ đi tu, ban ngày các sa di này đều đi học hoặc đi làm để gom tiền tạo dựng cảnh chùa.)

Nghe vậy, chúng tôi bèn tiêu thì giờ bằng cách ghé một tiệm Target ở gần đó để tìm mua nón len, chuẩn bị chống khí lạnh ở Canada trong mấy ngày tới. Nơi bãi đậu xe của thương xá, trong khi vợ chồng chúng tôi mặc hai, ba lớp áo như người tị nạn Việt Nam mới qua Mỹ, dân Seattle đã mặc áo mỏng đón xuân. Trong cửa hàng Target thì bán toàn đồ bikini, áo tắm cho mùa hè. May sao ở máng treo áo quần đại hạ giá (bán tống tháo cho hết) còn sót mấy món mùa đông. Vợ chồng mừng húm lựa được hai nón len tốt, màu nâu, loại che được cả hai tai, mà giá chỉ có mấy đồng. Nón len loại này tìm không ra ở xứ nóng Nam California.

Trở lại Địa Tạng Viên, thấy cổng vẫn chưa mở, chúng tôi đậu xe vào một lối đi bên cạnh cổng dẫn lên ngọn đồi rậm rạp cây rừng rồi xách máy ảnh ra để chụp hình. Mùa xuân Bắc Mỹ đang ùa về với những cành đào nở rộ đua sắc trắng, hồng trên các thân cây to lớn được trồng cạnh hàng rào gỗ của sân chùa bên mấy khóm tre xanh thẫm cũng cao to không kém. Chùa Địa Tạng có được một địa thế rất lạ. Chùa không xa khu thị tứ, thế mà chỉ cần quẹo vào ngã rẽ, đường về chùa bỗng quanh co khuất nẻo như dẫn vào một nơi xa xôi hoang vắng nào đó.

Chụp ảnh xong, chúng tôi trở lại xe, vừa ngắm những cánh hoa đào màu phấn tiên rơi rơi từng đợt trong gió sớm vừa mở băng nghe tiếp những lời giảng của sư bà Hải Triều Âm. “Chị em chúng mình phải quét sạch, quét thật sạch lục căn, lục trần, đừng để cho vọng tâm chi phối thì tâm mới được an định, mà tâm có định thì mới có tuệ.” Chúng tôi nghe thầy lặp đi lặp lại nhiều lần lời dạy này để nhắn nhủ các sa di ni còn trẻ, đáng tuổi con cháu của thầy, tại một ngôi chùa nào đó ở Việt Nam. Nghe vậy cũng thấy hơi hổ thẹn, vì thầy mới nói “quét sạch” mà mình thì lại đi ôm một mớ hình ảnh thấy đẹp để cất giữ trong tâm, cho dù đó là cảnh chùa. Tu coi bộ khó ghê, nhưng cũng sẽ cố gắng quét sạch như lời dậy của sư bà.

Đến gần 12 giờ trưa thì vài chú sa di về chùa, mở khóa, lái xe vào và để cổng mở rộng luôn cho khách thập phương. Chúng tôi cũng lái vào và xuống xe lễ Phật trong khi các chú đi khuất vào phía sau chùa. Đang lạy Phật, đứng ngắm nghía vài pho tượng Bồ Tát, chúng tôi chợt thấy một chú tiểu trẻ xuất hiện. Không ai bảo ai, vợ chồng chúng tôi đưa mắt nhìn nhau. Gần bốn năm về trước, chú cũng chợt xuất hiện như vậy và rồi nhờ một cơ duyên đưa đẩy (tôi đã kể trong Một Chuyến Đi Chùa nhưng chưa đăng vì chuyện viết chưa xong), chính chú đã hướng dẫn chúng tôi bước vào một chánh điện vô cùng nguy nga tráng lệ với nhiều tôn tượng đầy hào quang rực rỡ dát vàng. Chính những lời thuyết minh vô tư của chú tour guide Minh Tiến lần đi đó đã mở ra nhiều cánh cửa kỳ thú để chúng tôi vừa chiêm bái các đấng cao siêu vừa ngưỡng mộ tinh thần phục vụ đạo pháp của chư tăng trong chùa, để rồi khiến chúng tôi quyết định trở lại nơi đây thêm một lần nữa trên đường Bắc du.

Từng được biết thêm là chùa chỉ mở cửa chánh điện cũng như các điện thờ khác vào những buổi lễ đặc biệt có đông đảo tín đồ, năm đó chúng tôi cảm thấy thật may mắn khi chú tình nguyện tìm chìa khóa để đưa hai người khách phương xa vào tận Pháp Hoa Bửu Điện được xây ở lưng đồi và giải thích khá nhiều về kinh Pháp Hoa, một cuốn kinh lớn của Phật Giáo Đại Thừa mà chúng tôi gần như mù tịt vào lúc đó (trừ một chi tiết khá phổ thông là kinh cầu an Phổ Môn nằm trong bộ kinh lớn này).

Lần trở lại mùa xuân năm nay, chúng tôi thấy chú chững chạc, tròn trĩnh hơn và hầu như hoàn toàn không nhớ ra chúng tôi. Đó cũng là một bài học về tính vô thường của vạn pháp dành cho hai vợ chồng. Không biết nói gì hơn và cũng không định xin vào chánh điện thêm một lần nữa, tôi bèn hỏi thăm chú về thầy viện chủ vì sực nhớ lần trước chú bảo thượng tọa viện chủ đã đi Đài Loan. Lần này chúng tôi cũng không có cơ hội diện kiến vì người lại đi Đài Loan.

Chúng tôi chào chú và tiếp tục thăm chùa.

Kỳ 4: Địa Tạng Viên "giàu" và chùa Vạn Hạnh "nghèo"

Vợ chồng lần theo bậc tam cấp bằng gỗ, kính cẩn chắp tay xá các ngôi tượng được an vị trong những điện thờ có ba mặt bằng kính trong, thiết kế rải rác trên đường lên đỉnh đồi chen lẫn giữa các chòm cây khóm lá um tùm. Với địa thế nở hậu, sân chùa dường như càng lên cao càng mở rộng, biến thành một sân tráng nhựa mênh mông với hàng mấy chục pho tượng to lớn đặt dọc theo hình chữ L của hàng rào ngăn chùa với khu đất cạnh bên. Chúng tôi có ý tìm ngắm các pho tượng mới vì ngày trước chú Minh Tiến có cho biết tôn tượng Phật A Di Đà đang được thực hiện ở Việt Nam, (lúc ấy) tuy chưa hoàn chỉnh mà đã có nhiều thầy khác trông thấy và khen ngợi muốn đặt theo.

Đúng như chúng tôi chờ đợi, tượng Phật A Di Đà cao to ngang bằng với tượng U Minh Giáo Chủ đã có mặt ở vườn Địa Tạng. Không những thế, sân chùa còn có thêm hàng mười mấy bức tượng khác trong vòng chỉ mới mấy năm.

Ngày trước chúng tôi thấy hai hàng dài đủ loại tôn tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và Phật A Di Đà với các danh hiệu khác nhau ở hai bên một bức tượng đồ sộ của ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hôm nay, như vừa kể chùa có thêm một tượng Phật A Di Đà lớn và vài vị Phật khác, cộng với một hàng tượng Bồ Tát Địa Tạng Vương (cũng với nhiều danh hiệu khác nhau) và vườn Tứ Động Tâm. Đặc biệt là phía trước cửa vào chánh điện, ở bên phải có thêm tượng Quán Thế Âm Bồ Tát đứng giữa hai tượng Thủy Địa Tạng Bồ Tát với các tượng hài nhi quây quần dưới chân.

Với bao nhiêu công sức bỏ ra để xây cất một cảnh chùa vừa bề thế, nguy nga vừa đầy những chi tiết tỉ mỉ với đủ sắc màu phong phú, chúng tôi nghĩ có lẽ tôn chỉ của quý chư tăng kiến lập Địa Tạng Viên Quang Tự là tạo dựng một nơi để khách thập phương vừa chiêm bái tượng đài vừa cầu nguyện ơn trên gia hộ để từ đó tăng trưởng tín tâm lẫn đạo tâm, theo tinh thần tín ngưỡng của người Trung Hoa. Chúng tôi tuy không đến với chùa với mục đích ấy nhưng cũng vui vui khi ngắm các công trình xây dựng pha trộn Việt Hoa này.

Ngắm xong toàn bộ cảnh chùa, chúng tôi lẳng lặng dời gót vì thấy những tu sĩ và cư sĩ có mặt trong chùa đang tập trung chú ý để di dời một hòn non bộ khá lớn bằng một dụng cụ cơ giới hiện đại. Nếu không từng tiếp xúc qua, chúng tôi có thể lầm các tăng sĩ này là khách tục (như lần trước) vì không thầy nào mặc áo nâu sòng cả. Hơn thế nữa, tất cả đều mặc quần jeans hoặc quần jogging, chân mang ủng đi mưa hoặc giày tennis như những người thường. Ở cả hai lần, chi tiết ngộ nghĩnh ấy đã là một trong những điểm đặc trưng của ngôi chùa vùng Lynnwood, dưới mắt chúng tôi.

Rời Địa Tạng Viên, chúng tôi đậu xe ăn trưa dưới một tàn cây râm mát trong khu chợ Target gần chùa, xong lái xe xuôi Nam hướng về trung tâm Seattle để đến chùa Vạn Hạnh, một nơi mà chúng tôi cũng từng ghé thăm trong chuyến hành hương gần bốn năm trước. Hai ngôi chùa khác nhau một trời một vực trên nhiều khía cạnh. Nếu Địa Tạng Viên thuộc hạng chùa giàu với quá nhiều tôn tượng trên một khu đất rộng nằm dựa lưng đồi với rừng cây rậm rạp chung quanh, thì Vạn Hạnh thuộc dạng chùa nghèo, lại luộm thuộm nằm lọt giữa một khu gia cư lao động.

Nếu ở Địa Tạng Viên chúng tôi gặp chư tăng và cư sĩ toàn là phái nam thì ở Vạn Hạnh, cả người tu cũng như khách thập phương đều thuộc phái nữ. Nếu Địa Tạng Viên cửa đóng then cài, tổ chức quy củ đâu ra đó, chỉ mở cổng theo giờ giấc nhất định, thì Vạn Hạnh luôn mở rộng tự nhiên, từ cổng chính cho đến tận cửa vào bên trong chùa. Thế nhưng, ở cả hai chùa chúng tôi đều tìm thấy một điểm giống nhau. Đó là nơi của những kẻ xuất gia một dạ chí thành với Phật pháp cùng tâm nguyện mang ánh đạo từ bi soi đến chúng sanh.

Đến Vạn Hạnh, chúng tôi từ từ lái xe vào sâu trong sân chùa, nơi đang dựng lên ngôi chánh điện mới với một nhóm thợ, một Việt hai Mỹ, đang bận tay cưa gỗ đóng đinh. Ngoài hai khách thập phương khác, một già một trẻ ý chừng là hai mẹ con, vừa ghé chùa trước chúng tôi năm mười phút, chúng tôi không gặp ai cả. Hai vị khách, có lẽ là Phật tử quen, đẩy cửa bước vào bên hông ngôi nhà được cải biến thành chùa sau khi lễ lạy Phật Bà Quan Âm bên ngoài. Họ vào hẳn gian bếp, múc cơm ra ăn và bảo chúng tôi ngồi chơi chờ một lát, ni sư viện chủ đang trên đường về.

Quả thật, chẳng bao lâu chúng tôi thấy một chiếc xe quẹo vào sân chùa với ni sư Giác Hương cầm lái và vài ni khác cùng mấy Phật tử ngồi đầy trong xe. Cả nhóm xuống xe vui vẻ bước vào chùa trong lúc mấy con chó cũng từ xe phóng xuống, chạy loăng quăng nhốn nháo như trẻ nhỏ mới đi xa về.

Gặp lại sư bà, chúng tôi chưa kịp chào hỏi thì sư bà tất tả bước vào chùa vừa đi vừa phân trần một câu gì đó mà chúng tôi không hiểu. Tới chừng nghe tôi thưa là từ California đến ghé thăm chùa, ni cô Tâm Phước đi theo sau sư bà mới thủng thỉnh thưa với sư phụ, tay chỉ về hướng tôi, “Thầy lộn rồi, vị này không phải là ông thầy châm cứu.”

Hiểu ra, sư bà bèn nhắc ni Phước mở khóa chánh điện cho chúng tôi vào lễ Phật và đợi sư bà một chút. Chúng tôi bèn vào lễ Phật và thấy nơi thờ phượng Tam Bảo vẫn không khác xưa, nhỏ nhưng trang nghiêm, thanh tịnh. Sau đó, vợ chồng được sư bà tiếp chuyện ở ngay bên ngoài cửa chánh điện, nơi đồ đạc đang được tái phối trí dồn đống ngổn ngang, phần do thiếu bàn tay sắp đặt phần do ảnh hưởng từ vụ đang xây cất chùa mới.

Gặp lại sau gần bốn năm, chúng tôi thấy vị ni sư ngoài bảy mươi tuổi này có phần già yếu đi tuy vẫn giữ nguyên vẻ nhanh nhẹn, tự nhiên với bộ áo măng tô dày, y như lần trước với hai con chó nhỏ quẩn quanh. Nghe chúng tôi hỏi thăm về mấy con chó để gợi sư bà nhớ lại chuyện cũ, sư bà chưa kịp nhớ ra hai vợ chồng mà bỗng sực nhớ còn thiếu bóng dáng một con chó nữa. Thế là câu chuyện bị cắt ngang, sư bà đứng dậy đi tới đi lui, luôn miệng gọi tên “Jackie! Jackie!” với vẻ lo âu. Không thấy con Jackie chạy lại, sư bà bèn rời chúng tôi để đi tìm nó và hỏi tất cả những người cùng ngồi trên xe cùng về chùa xem có chắc con Jackie không bị quên ở chợ Wal Mart hay không.

Tuy được mọi người trả lời là chắc chắn con Jackie đã về đến chùa và có lẽ đang “chạy về thăm má nó,” sư bà vẫn không an tâm chút nào. Bốn năm trước, sư bà cũng từng bồng bế, mắng yêu hai con chó nhỏ trong lúc vừa ho hen vừa kể chuyện đời tu của mình với cặp vợ chồng phương xa là chúng tôi. Hai con chó đó đã qua đời, và giờ đây, tình cảm của sư bà dành cho mấy con chó hiện tại vẫn không hề suy giảm so với hai con chó trước.

Kỳ 5: Quá khứ không truy tìm, lời Phật dạy

Tìm quanh khắp xó xỉnh trong chùa không thấy bóng dáng con Jackie, sư bà Giác Hương bương bả ra đường để tiếp tục kiếm nó. Thấy vậy, tôi cũng đi theo để phụ tìm con chó mà tôi thật sự chưa biết mặt mũi ra sao. Sư bà vừa rảo bước vừa khản cổ gọi tên con chó nhỏ thân yêu, tiếng kêu thất thanh vang vang cả một góc phố mà vẫn không thấy con Jackie chạy tới.

Buồn bã, sư bà trở về chùa, kiếm xâu chìa khóa rồi lái xe ra đi, có lẽ đến “nhà má nó” để tìm, bỏ lại chúng tôi nhìn nhau không hiểu đầu đuôi chi cả. Hỏi thăm một vị Phật tử trong chùa, chúng tôi mới được biết sơ sơ rằng Jackie là một con chó của một gia đình cách chùa chừng hai khu phố, khoảng vài trăm thước. Không hiểu do một sự tình cờ nào, Jackie lang thang đến chùa rồi không muốn trở về nhà nữa. Chủ nó bắt về, nó vẫn tìm cách chạy đến chùa và ở luôn với sư bà như “muốn tu” giống như hai con chó kia.

Trong lúc ni sư viện chủ bận tìm chó, vợ tôi tranh thủ thời gian gặp ni cô Tâm Phước để mua thức ăn chay, vừa ủng hộ chùa vừa dự trữ dành ăn dọc đường, “trước mua… no, sau làm việc nghĩa.” Còn tôi thì trở ra chỗ buộc dây con Kiwi để trấn an nó vì không hiểu sao từ lúc sư bà cuống lên tìm con Jackie, thì con Kiwi nhà tôi bỗng sủa vang rân nhắm mấy người thợ mộc làm việc ở gần đó khiến sân chùa càng thêm náo loạn.

Một hồi sau, sư bà về, vẫn tay không, vẫn tiếp tục luôn miệng gọi tên Jackie, lo cho nó bị người ta bắt mất. Tôi chưa biết phải lựa lời an ủi như thế nào, thế rồi giữa lúc sư bà thất vọng ra mặt, con chó bỗng xuất hiện như từ trên trời rơi xuống. Sư bà ôm chầm con chó trong sự vui mừng, vừa rầy la vừa kể tội của nó với chúng tôi.

Con Jackie, thuộc loại chó Terrier lai cỡ nhỏ, với bộ lông trắng muốt và đôi mắt tròn đen bóng ngời như ngọc, dường như biết lỗi mình, ngoan ngoãn cúi đầu chịu tội. Qua lời kể của sư bà, chúng tôi được biết thêm, Jackie là chó của một gia đình người Mỹ đen sống ở gần đó. Vì nó cứ muốn đến chùa và ở lại “tu” luôn, sư bà đã phải trả chủ nó một món tiền để được họ ưng thuận. Từ đó Jackie vui vẻ sống với sư bà, nhưng năm bảy hôm lại chạy về nhà “thăm má nó” một lát rồi lại quay về chùa.

Sư bà kể thêm rằng có lần nó rủ theo “thằng mập,” tức con chó lông nâu vàng cùng được nuôi trong chùa, chạy về thăm nhà. Được rủ rê, “thằng mập” cũng phóng theo nhưng chỉ đứng trước nhà chứ không vào bên trong “thăm má nó” như con Jackie. Kể ra mấy con chó này khá thông minh. Con Kiwi nhà tôi mà buông dây cho chạy rông là không tìm được đường về. Tôi từng phải lái xe đi vòng quanh khu phố để tìm Kiwi và rồi bắt gặp nó đã chạy quá xa nhà với ánh mắt đầy sợ hãi. Ngồi tâm sự với con chó ôm trong lòng, sư bà nói rằng người sợ những kẻ nghiện ngập bắt Jackie để bán kiếm tiền vì loại chó này có thể bán được cả mấy trăm bạc.

Sau khi đã an tâm về con chó cưng, ni sư kể chuyện xây ngôi chánh điện cho chúng tôi nghe, vui vẻ cho biết mọi việc đang tiến triển tốt đẹp, tiệc gây quỹ vừa qua cũng khá thành công. Nghe vậy, chúng tôi rất mừng cho chùa vì biết chùa rất nghèo. Trong thư thông báo Phật sự như cầu an, cầu siêu… mà chúng tôi vẫn nhận được thường xuyên, vị viện chủ chùa Vạn Hạnh từng kể rõ là việc xây cất chánh điện mới đang tiến hành ở giai đoạn dựng sườn, nếu không có tiền lợp mái thì đành phải đình lại, trùm ny lông rồi… đợi chừng nào có tiền mới làm tiếp.

Của ít lòng nhiều, chúng tôi thường cố gắng gởi tịnh tài đóng góp và cầu nguyện cho hoài bão của sư bà sớm được thành tựu. Lần này đến thăm, chúng tôi vui mừng khi tận mắt thấy dự án đã được khởi công mặc dù chưa ai biết lúc nào sẽ xong vì theo lời ni cô Tâm Phước cho biết, nhà chùa có tiền tới đâu thì xây tới đó. Ni cô Tâm Phước, theo lời sư bà, tuy trẻ và thị lực bị yếu do bẩm sinh, rất giỏi giang trong mọi chuyện, từ việc làm lụng, điều hành trị sự cho đến việc tiền nong. Vì vậy sư bà rất yên lòng khi giao hết cho ni Phước lo liệu, riêng phần sư bà chỉ chuyên lo dìu dắt tinh thần Phật tử mà thôi.

Vì cần rời Seattle đúng theo giờ giấc dự trù, chúng tôi xin phép ni sư để lên đường, không quên cúng dường Tam Bảo và mang theo những món đặc sản của chùa như chả lụa, chả hấp, mắm sắc, bánh ú và bánh bao mà chúng tôi vừa mua. Nhờ mấy món chay này mà chúng tôi có đủ lương thực ăn dọc đường cho đến ngày về lại California.

Lái xe ra khỏi Seattle một đoạn khá xa, tôi mới nhớ ra mình còn quên một việc. Số là khi biết chúng tôi sắp lên đường hành hương, mẹ tôi gửi theo ba lố dầu cù là hiệu Aurora và căn dặn nhớ mang đến chùa tặng các thầy lớn tuổi, để các thầy “lúc nào cũng có lọ dầu cất trong túi áo, khi cần lấy ra dùng rất tiện.” Lúc ở chùa Địa Tạng thì tôi có nhớ vụ dầu này nhưng chẳng lẽ lại mang ra tặng các tăng sĩ tuổi chưa tới ba mươi. Vị lớn tuổi nhất có mặt lúc đó là thầy Quả Tín có lẽ cũng chưa đến tuổi cần lọ dầu bỏ túi như mẹ dặn. Ở chùa Vạn Hạnh, sư bà Giác Hương, người vốn hay ho hen cảm cúm, thật là đúng đối tượng để tặng dầu, thế mà chúng tôi lại quên bẵng, có lẽ cũng vì vụ mất chó của sư bà.

Đến chùa Vạn Hạnh lần nhứ nhì cũng giúp cũng tôi nhận ra một bài học như đã thấy ở Địa Tạng Viên trước đó. Cả sư bà Giác Hương lẫn ni Tâm Phước đều không nhớ từng gặp và trò chuyện với chúng tôi suốt cả buổi trưa gần bốn năm trước. Vợ chồng từng chụp hình chung với họ, sau đó gửi tặng mấy tấm hình này để rồi từ cầu nối đó, mỗi mùa lễ tết đều nhận được thư thông báo cầu an, cầu siêu cùng các Phật sự khác của chùa và đó cũng là nguyên do mà chúng tôi muốn quay lại viếng thăm.

Nhờ sự lãng quên của họ mà chúng tôi nhận ra mình là kẻ phàm phu, vẫn còn níu kéo quá khứ, chưa thấm nhuần được lời dạy của Đức Phật trong Kinh Nhất Dạ Hiền Giả mà tôi vẫn tụng mỗi ngày:

Quá khứ không truy tìm/ Tương lai không ước vọng/ Quá khứ đã đoạn tận/ Tương lai lại chưa đến/ Chỉ có pháp hiện tại/ Tuệ quán chính ở đây/ Không động, không rung chuyển/ Biết vậy, nên tu tập… (do cố Hòa Thượng Thích Minh Châu viết lời Việt).

Người của hôm qua đã thuộc về hôm qua, không phải là người của hôm nay, mặc dù hình tướng, phong cách vẫn không khác là mấy. Sống ngày hôm nay mà lại đi tìm người của hôm qua thì cũng như chạy bắt chiếc bóng của chính mình, thấy đó nhưng không bao giờ bắt được nó. Một bài học quí giá. Vài hôm sau, chúng tôi lại được dịp nghe nhắc nhở bài học này qua lời đọc của một sa di trẻ trong một không gian ấm cúng, huyền diệu ở tuốt miền Bắc Canada.

Kỳ 6: Trực chỉ hướng tới biên giới Canada

Để lại quá khứ ở chùa Vạn Hạnh, cùng với tiếng kêu “Jackie! Jackie!” vang vang trên một góc phố, chúng tôi lên đường rời Seattle lúc 4 giờ chiều, với hy vọng vượt qua gần 300 dặm để đến Spokane trước nửa đêm. Đoạn xa lộ 90 băng qua vùng núi Snoqualmie ở phía Đông Seattle đã cho chúng tôi những giây phút ngắm cảnh tuyệt vời.

Nàng nhà tôi đưa ra nhận xét những rừng thông trùng trùng điệp điệp ở đây, tuy cũng là thông nhưng có khác với rừng thông ở Oregon và California. Chúng thẳng tắp, cao vút, hùng dũng như những vị hộ pháp. Màu xanh đậm của loại thông tùng bách này chen lẫn với màu vàng chanh hoặc xanh phớt của nụ non lá mới từ những loại cây đổi màu như cây phong, cây sồi, làm thành một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp.

Mưa phùn bay lất phất trên đường đèo Snoqualmie. Khi xe chạy sát một vách núi, chúng tôi bỗng thấy xuất hiện một phần của một cầu vồng giữa rừng thông. Xe càng đến gần khu rừng xanh thẫm, cầu vồng càng hiện rõ với đầy đủ mầu sắc từ đỏ ở vòng ngoài, vàng cam ở giữa đến xanh tím ở vòng trong, và rồi trọn vẹn một cầu vồng uốn cong theo hình nửa vòng tròn hiện ra ngay trước mắt. Dẫu biết rằng mặt trời ở phương Tây đằng sau lưng đang rọi ánh sáng qua bầu không gian mưa phùn để tạo thành vầng cầu vồng ở trước mắt, vợ chồng chúng tôi vẫn cảm nhận một luồng điển lực nào đó vừa chạy vào người khiến cả hai cùng rùng mình, nhìn nhau không nói nhưng đều biết hiện tượng trước mắt là một lời nhắc nhở, khích tấn cho chúng tôi trên đường tu.

Sau nhiều giờ quanh co nơi miền núi mỗi lúc một vắng xe, chúng tôi tiến vào vùng bình nguyên phẳng lì, chia cắt thành những cánh đồng bao la lan tới tận chân trời dưới nắng chiều không một bóng người, cô tịch như ở một hành tinh xa thẳm ngoài vũ trụ. Chúng tôi đến Spokane lúc 9 giờ tối, tìm được một Motel 6 ở ngoại ô.

Đêm hôm ấy nàng nhà tôi ho nhiều hơn, đã vậy còn bị nhức đầu, chóng mặt vì say sóng. Có lẽ nàng đã nhuốm bệnh. Còn tôi vẫn đau ở bả vai, tai ù cũng bởi say sóng. Xem lại bản đồ, thấy đường từ Spokane đến Edmonton xa 650 dặm, lái xe gần 12 tiếng đồng hồ, chúng tôi cảm thấy ngao ngán. Với tình trạng sức khỏe không mấy khả quan như lúc khởi hành, mà đường còn xa phải đi sâu hơn lên miền Bắc lạnh lẽo, chưa kể phải lái thêm mấy ngàn dặm trên đường từ đó trở về nhà, vợ tôi buông một câu chung cho cả hai đứa, “Chắc mình phải xét lại, đường còn xa quá. Liệu có đủ sức để đi thêm không?”

Đêm hôm đó tôi ngủ không yên, một phần vì con Kiwi bị chộn rộn mỗi khi có chó lạ đi ngoài hành lang lữ quán, một phần vì tôi chưa biết nên đi tiếp để rồi cả hai vợ chồng sẽ lâm bệnh nặng, hay quay về bỏ cuộc dù chỉ còn cách biên giới hơn 100 dặm đường. Ban đầu, tôi có nhiều lý do để quay về, vì thấy rằng ý định qua Canada phần lớn là do tôi đặt ra và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của vợ. Về đến nhà mà cả hai đứa đều lăn ra bệnh thì phiền quá, mang mặt mũi phờ phạc đến sở làm sau hai tuần nghỉ vacation thì còn gì quê cho bằng. Nhưng càng nghĩ thêm, tôi càng có lý do để tiến tới. Sáng hôm sau tôi bàn với vợ, “Mình đã lái xe tới tận đây rồi, chỉ còn một ngày đường nữa là tới Edmonton, mọi thứ đều được chuẩn bị sẵn sàng, kể cả sổ passport. Nếu quay về thì khó có cơ hội lần thứ nhì.”

Đúng vậy, ở tuổi không còn là trung niên, và trong hoàn cảnh không còn rộng rãi về thời gian cũng như tài chánh, tôi không nghĩ một ngày nào đó chúng tôi sẽ còn dịp lái xe đến tận nơi đây.

Vợ tôi cười đồng ý. Nàng không nói nhưng ngửi mùi dầu nóng sực nức bay đầy trong xe, tôi biết vợ đang yếu sức, mà tôi đã chưa chắc khá hơn. Tôi cũng không nói nhưng thầm biết có một sự che chở nào đó, nếu tôi tiếp tục với ước nguyện thiện lành, chân mỹ.

Ở trạm biên giới vào Canada

Rời Spokane vào sáng sớm thứ Năm, 9 tháng Tư, chúng tôi lái xe qua thành phố Coeur DAlene ở tiểu bang Idaho, xong theo bang lộ 95 chạy lên hướng Bắc nhắm tới biên giới Gia Nã Đại. Bang lộ này chạy dọc theo núi, băng qua các thị trấn, những hồ nước xanh biếc, làng mạc thôn dã trên miền cao nguyên. Ở các tỉnh lẻ đèo heo hút gió này, tôi tìm thấy những phong cảnh mà tôi luôn mơ ước được sống trong yên tịnh.

Tại thị trấn Bonners Ferry nằm cạnh bờ sông Kootenai (hay Kootenay), chúng tôi dừng xe tại một Visitor Center cho con Kiwi được xả xú bắp sau nhiều giờ nằm mọp ngủ trên sàn xe. Xa xa bên kia sông, chúng tôi có thể thấy những ngọn núi còn phủ tuyết trắng. Dù xuân đã đến, nơi đây vẫn lạnh buốt đối với những kẻ vốn quen với khí hậu xứ ấm. Nghĩ tới bên kia biên giới Canada còn lạnh hơn đây rất nhiều, tôi thấy hơi ớn nhưng cũng vững tâm khi nhớ đến chiếc nón len che tai mua ở Seattle cùng với mấy bộ áo lạnh chất sau xe.

Tại cửa biên giới Eastport sáng thứ Năm, chỉ có lác đác vài chiếc xe ở một trạm gác đang được mở. Tôi chuẩn bị hai sổ thông hành, thêm giấy phép nuôi chó do thành phố Westminster cấp. Nhờ xem trước về điều kiện nhập cảnh Canada, tôi mới biết mình phải có giấy chứng minh nhân dân cho con Kiwi bằng giấy chích ngừa bệnh dại của nó. Cũng hên, một tuần trước tôi có dắt Kiwi đi chích ngừa theo hạn kỳ mỗi ba năm một lần theo điều kiện của Westminster trước khi được cấp giấy phép hằng năm, nên nó là công dân bốn chân hợp lệ.

Chàng lính biên phòng Canada là một thanh niên khoảng ba mươi tuổi khá điển trai với đôi mắt xanh blue, mặt vuông chữ điền, miệng tuy cười nhưng rất nghiêm. Có lẽ anh được chọn cho công việc này như là một biểu tượng đẹp của người Canada. Khi xem sổ thông hành, anh ta hỏi chúng tôi, “Ông bà tính đi đâu ở Canada?”

“Đến Edmonton,” tôi trả lời.
“Đến đó để làm gì?”
“Thăm một ngôi chùa.”
“Vậy à? Tôi không biết ở đó lại có chùa.”
“Ở Edmonton có ít nhất hai ngôi chùa,” tôi đáp.
“Mà sao ông bà lại thăm chùa ở đó? Không lẽ lái xe mấy ngàn dặm chỉ để thăm một ngôi chùa?”
“Chúng tôi đi hành hương, đã ghé chùa ở Seattle, nay đi tiếp qua Canada và mai mốt lại đến chùa ở Montana.”
“À, thì ra vậy. Thế mới hợp lý chứ.”

Thế rồi anh ta hỏi thêm vài câu, mắt không ngừng dò xét phản ứng của cặp vợ chồng Á Đông nhỏ con ngồi trong xe. Cuối cùng anh hỏi một câu theo thủ tục hành chánh, “Ông bà có mang vũ khí, súng ống, dao găm gì trong xe không?”

“Không. Chúng tôi không có vũ khí gì hết.”

“Ừ, mà cũng phải thôi,” anh ta vừa nhoẻn miệng cười, vừa trao lại giấy tờ tận tay tôi, và nói, “Không lẽ ông bà lại mang súng ống đến thăm chùa. Hì hì.”

Nụ cười thân thiện của anh ta trong một buổi sáng đẹp trời như đã niềm nở đón chào chúng tôi vào miền đất Gia Nã Đại. Người ở đây nói tiếng Anh cũng y chang như người Mỹ, nên việc giao tiếp khi mua xăng, hỏi đường không có gì trở ngại. Riêng tấm bảng đầu tiên mà tôi thấy sau cửa biên giới vài trăm thước là bảng chỉ mức giới hạn tốc độ với số Kilometre theo hệ thống Metric, lại khác hẳn tốc độ số Miles ở bên Mỹ. Thế nên tôi phải tập thay đổi và phải sau vài giờ lái xe tôi mới bắt đầu quen với tốc độ ở đây, 70 km là chừng 40 miles, 80 km là 50 miles, 100 km là 60 miles, và 110 km là 70 miles. Kể ra chính sự khác lạ ấy lại tô điểm cho chuyến đi thêm vẻ xuất ngoại, một cuộc xuất ngoại dễ dàng và thú vị nhất mà bạn có thể thực hiện ở nước Mỹ này, với một chút cảm giác phiêu lưu thôi, chứ không đến nỗi phải phập phồng lo sợ những bất trắc (như khi bạn lái xe qua xứ láng giềng Mễ quốc ở phương Nam).

Kỳ 7: Băng qua núi tuyết đến Red Deer

Nơi đầu tiên chúng tôi ghé chân trên đất Canada là một Visitor Center ở thị xã Cranbrook, và cũng là Phòng Thương Mại của thị xã. Nơi đây chúng tôi được một phụ nữ thanh lịch lớn tuổi ân cần trao bản đồ và chỉ các con đường dẫn đến Edmonton, qua Calgary hoặc qua các quốc lộ khác. Thật ra, trước khi đi tôi đã nghiên cứu các lộ trình dẫn đến Edmonton nhưng sự hiểu biết chỉ thuần túy trên lý thuyết (đúng hơn là trên bản đồ) mà thôi, nên tôi muốn tham vấn một người tại địa phương để nắm vững về thiên thời, địa lợi hơn. Theo lời cố vấn của bà Đầm này, từ ngã ba Cranbrook, chúng tôi nên dùng bang lộ 93 chạy lên hướng Bắc theo chiều dọc của dãy núi Kootenay Rockies và sau đó chuyển qua xa lộ xuyên quốc gia, tức xa lộ 1, hướng tới Calgary.

Bang lộ giữa núi rừng này rất thưa thớt xe cộ, càng hiếm có cư dân. Thỉnh thoảng mới có một trạm nghỉ thuộc loại dã chiến, chỉ có một phòng vệ sinh nhỏ cho chung cả nam và nữ. Tuy nhà cầu không phải loại giựt nước nhưng được giữ rất sạch sẽ. Đa số các trạm nghỉ này nằm lẫn giữa rừng cây, với một vài chiếc xe du lịch đậu lại hoặc có khi không có xe nào. Chúng trông giống như một vùng đất cắm trại hơn là một Rest Area với nhiều xe cộ và nhất là đầy xe vận tải mà người ta thường gặp ở các xa lộ lớn bên Mỹ.

Tại một nơi nghỉ trên dãy núi Rockies, chúng tôi ăn trưa giữa rừng thông cạnh một hồ nước trong vắt in bóng những ngọn núi tuyết. Lúc ấy nàng nhà tôi không màng chú ý đến phong cảnh nữa vì bị lừ đừ, sốt nhẹ và đau nhức khắp mình mẩy như đang bị cúm, khiến tôi áy náy và lo rằng vợ sẽ ngã bệnh khi tới Edmonton. Nàng uống thuốc chống đau, chống sốt, thiếp đi một chút rồi tỉnh dậy, say sưa ngắm cảnh núi tuyết hùng vĩ trên suốt chặng đường xuyên qua công viên quốc gia Kootenay. Tuy vượt núi, bang lộ này không ngoằn ngoèo khắc nghiệt mà khá rộng thoáng với chập chùng núi tuyết ẩn hiện sau mấy dãy rừng thông lúc rậm lúc thưa và lác đác đây đó là những dạt tuyết dầy hãy còn tồn đọng trên mặt đất. Sau mấy tiếng đồng hồ chạy thẳng về hướng Bắc, chúng tôi đến xa lộ xuyên quốc gia Canada số 1 nhắm về Calgary ở phía Đông.

Vì đã tháng Tư và ngày càng dài hơn sau một mùa đông, bầu trời hãy còn nắng nhạt khi chúng tôi lái xe qua vùng ngoại thành phía Tây Calgary dù lúc đó đã gần 7 giờ chiều. Từ xa lộ, chúng tôi trông thấy những khối nhà mới xây ở sườn đồi thấp xa xa mà tưởng như đó là những chiếc hộp sắt đen xỉn hoặc xám xịt được xếp chồng lên nhau trên một bãi đất hoang phế nào đó. Không một sắc xanh của cây cối, cũng không một màu đỏ ấm hay nâu hiền của mái nhà hoặc màu kem, màu sáng của những bờ tường. Chúng tôi không hiểu sao họ lại dùng màu sơn buồn bã như vậy giữa một vùng bình nguyên thiếu cây xanh và chắc hẳn toàn một màu trắng xóa giữa mùa tuyết phủ. Sao không dùng những màu ấm áp hơn để mùa đông bớt buốt giá?

Hướng lên phía Bắc trên quốc lộ số 2, chúng tôi nhắm tới thị xã Red Deer giữa vùng trời bắt đầu nhá nhem. Người ở đây lái xe xem có vẻ náo nhiệt như thể vui mừng với một mùa xuân đang ló dạng và tuyết đã tan. Riêng chúng tôi thì thấy sao lạnh quá. Nhờ nghĩ đến mái chùa mà mình sẽ ghé thăm ngày hôm sau mà lòng chúng tôi được sưởi ấm trên con đường thưa dần bóng xe và cây cối hai bên toàn là những xương cây trơ trụi.

Rẽ vào Red Deer (thị xã Nai Đỏ hay Xích Lộc?) từ đường số 2, chúng tôi bị một phen đi lạc vì sự chỉ đường kỳ cục của máy GPS. Đây là chuyến đi đầu tiên chúng tôi dùng GPS. Trong nhiều năm, mỗi lần đi xa, tôi có thói quen xem bản đồ kỹ lưỡng trước khi đến một địa điểm nào đó tại Mỹ. Chuyến này dùng thêm máy định vị, chúng tôi mấy lần bị nó chỉ quẹo vào các con đường tắt rất vắng vẻ, khó đi. Sau 9 giờ đêm hôm đó, GPS hướng dẫn chúng tôi rẽ xuống một exit để vào Red Deer. Vừa rẽ xong, nó thốt lên một câu nghe rất thiền nhưng không hợp lý, “You are here.” Bạn đã tới nơi, nó báo cho chúng tôi biết vậy, nhưng nhìn quanh không thấy một motel nào hết, chỉ có một đại lý bán xe hơi trong khu phố tối om. Chạy thêm chừng một dặm, chỉ thấy mấy khu gia cư, trong khi máy vẫn nói inh ỏi, “You are here! You are here!” Nếu không tu thì chắc tôi đã văng tục mắng cái máy một trận, thật đúng hiện đại đôi khi thành hại điện.

Thế là tôi phải tìm một nơi đậu xe, lục số điện thoại của Motel 6 để hỏi đường. Bên Canada này có rất ít Motel 6, thành thử lúc còn ở Spokane chúng tôi đã tìm rất kỹ những địa điểm có Motel 6 trên đường tới Edmonton. Mặc dù Red Deer chỉ còn cách Edmonton không đầy hai tiếng lái xe, chúng tôi gọi trước Motel 6 ở Red Deer để giữ chỗ vì e rằng một Motel 6 duy nhất ở Edmonton cũng không gần chùa là bao nhiêu, mà thời gian lái xe đã gần 12 tiếng, rất mỏi mệt, không thể lái lâu hơn nữa giữa trời tối đen và lạnh giá thế này.

Nhờ cô tiếp viên của Motel 6 chỉ đường, chúng tôi đi ngược lại con đường đã rẽ vào và rồi thấy ngay một Motel 6 cao ba tầng nằm cạnh khách sạn Days Inn. Sau mấy ngày ở Canada, chúng tôi nhận thấy Motel 6 ở tỉnh bang Alberta này thuộc hạng sang, ít nhất cũng hạng trung cấp, không thấp như hầu hết Motel 6 ở bên Mỹ. Giá cũng mắc hơn, đương nhiên, nhưng có chỗ ngủ sạch sẽ, tiện nghi qua đêm cho người nuôi chó như chúng tôi thì cũng đáng đồng tiền. Đêm hôm đó chúng tôi cũng bắc nồi cơm ăn với mấy món mua ở chùa Vạn Hạnh. Lái xe giữa trời lạnh cũng có cái tốt là giữ thức ăn được lâu không bị hư.

Sau một đêm được ngủ trong phòng yên tịnh, tôi dậy sớm trước 6 giờ, rồi không hiểu sao, lại hứng lên và mặc bộ đồ jogging để chạy bộ với con Kiwi mặc dù nhiệt độ nằm dưới mức đông đá. Ở Westminster tôi có thói quen chạy với con chó mỗi buổi sáng lúc 5 giờ. Nói là chạy bộ cho oai chứ thật sự chúng tôi chạy rất chậm, nhanh hơn người đi bộ chút xíu thôi. Sau mấy ngày lái xe liên tục nên có lẽ tôi thấy nhớ thói quen mỗi buổi sáng.

Kỳ 8: Đến chùa Trúc Lâm, Edmonton

Trước khi rời Red Deer sáng thứ Sáu, ngày 10 tháng Tư, chúng tôi tìm nơi đổ xăng và nhân tiện rửa xe. Như một người cần ăn mặc chỉnh tề trước khi lễ Phật, chúng tôi không muốn vác chiếc xe bẩn đến sân chùa Trúc Lâm ở Edmonton mặc dù có lý do chính đáng. Kể từ khi đến Calgary chiều hôm trước, chúng tôi thấy phần lớn xe ở nơi đây dính đầy bụi đất, kiếng sau chỉ đủ sạch để thấy đường theo diện tích của cánh quạt wiper. Có lẽ vì đường còn nhiều bùn đất sau khi tuyết tan, và vì thường có gió thổi đất bay mù trời mà chúng tôi được chứng kiến trong hai ngày ở Edmonton.

Nhờ chạy loanh quanh ở Red Deer, chúng tôi thấy giữa thị xã thưa dân này lại có một tiệm ăn Việt Nam mang tên Tháp Bà. Chắc chủ tiệm là dân Nha Trang, cùng quê với tôi.

Lái vào Edmonton, vì đang có nạn sửa đường diễn ra ở nhiều nơi trong thành phố, một lần nữa chúng tôi lại bị máy GPS dẫn dắt chạy lòng vòng ở downtown một hồi tưởng chừng như bị lạc hướng giữa những con đường chật hẹp, đông người. Theo máy chỉ dẫn quẹo tới quẹo lui một hồi xe chúng tôi rẽ vô một ngõ hẻm dẫn vào phía sau của chùa Trúc Lâm ở đường số 97. Lần này nghe GPS kêu “You are here” rất chính xác, ngay tại bãi đậu của chùa. Chưa kịp khen máy làm việc tốt khi đang lái xe chầm chậm vào bãi đậu, chúng tôi thấy một vị tăng mặt mũi phúc hậu, tươi tỉnh vừa bước ra từ một chiếc xe minivan bám đầy bụi đất. Cả hai vợ chồng không hẹn mà cùng reo lên, “Thầy Pháp Hòa.”

Lần đầu chúng tôi nghe đến danh tiếng của vị thầy trẻ tuổi này là vào năm 2011. Lúc đó chúng tôi đến thăm một chị bạn đạo thường đi chùa Phật Tổ ở Long Beach, cũng là dân Biên Hòa cùng quê với vợ tôi. Chị sống với con trai thuộc dạng có vấn đề về tâm lý. Tôi thấy chị ấy cũng có vấn đề chút chút, nói quá nhiều hầu như không ngưng cho dù để thở. Tại bàn ăn nơi bếp, chị bắt chúng tôi phải ăn trong khi chị lại không ngồi với khách mà cứ vừa nói vừa đi tới đi lui làm chuyện lặt vặt gì đó trong bếp. Thấy cạnh máy truyền hình trong bếp có nhiều dĩa giảng pháp, tôi chỉ hỏi cho có chuyện rằng mấy dĩa đó là dĩa gì vậy. Thế là chị lấy ngay một DVD của thầy Pháp Hòa và nói chúng tôi “phải nghe cái ông thầy này nè; ổng trẻ, đẹp trai mà giảng pháp dui lắm, biết hát cải lương nữa đó em.” Nhờ chị mà chúng tôi mới làm quen với thầy Pháp Hòa.

Tôi không nhớ thầy giảng về đề tài gì trong dĩa ấy, chỉ biết là thầy có kiến thức về đạo khá cao, khéo nói chuyện và biết dẫn dắt thính chúng. Nghe giọng nói đặc âm trơn tru miền Nam của thầy, ban đầu tôi tưởng thầy ở Việt Nam được mời qua Mỹ giảng. Hỏi ra mới biết thầy lớn lên ở Canada, đi tu từ lúc mới mười mấy tuổi. Không hiểu sao thầy nói tiếng Việt rành quá, còn biết ca hát nữa chứ.

Trong mấy năm sau, tôi ít có dịp nghe thầy Pháp Hòa ban pháp qua băng dĩa nhưng biết nhiều nữ đạo hữu rất ái mộ vị đại đức chỉ mới trên dưới 40 tuổi này. Chỉ thấy thầy giảng có một lần qua băng, ngay đàn ông (thứ thiệt) như tôi đây mà còn mê hảo tướng cùng cách ăn nói rất có duyên của thầy thì huống gì mấy bà, mấy cô, vốn theo dõi thầy hết băng này tới dĩa khác. Ngay cả cậu em vợ tôi ở tại Việt Nam cũng khoái thầy, tôi ngạc nhiên biết được điều này khi nghe nàng nhà tôi kể lại sau chuyến về quê thăm gia đình.

Tháng Sáu năm ngoái, thầy có hướng dẫn một buổi tọa thiền ở thiền đường Mây Từ tại Quận Cam, gần nhà tôi. Vì bận đi làm nên tôi không thể dự, nhưng nàng nhà tôi và một cô bạn đã rủ nhau đến xem thầy tận mắt dù hôm đó là sáng thứ Hai. Về nhà, vợ kể tôi nghe rằng thầy Pháp Hòa dễ thương lắm. Sau buổi hướng dẫn ngồi thiền và giảng pháp ngắn gọn, thầy được các Phật tử mời chụp hình chung với đạo tràng. Dưới mắt vợ tôi, thầy “hiền như cục bột” vì thính chúng muốn thầy đứng đâu để chụp hình thầy cũng hoan hỉ chiều theo, cho dù họ hết đòi thầy xích qua bên này nhích lại bên kia. Tôi cũng nghe nói buổi giảng của thầy ở chùa Huệ Quang tại Quận Cam đã chật cứng thính chúng trong chánh điện. Nhiều người phải ngồi tràn lan ra cả ngoài sân. Một số vị, bởi chỉ được nghe mà không thấy mặt mũi thầy ra sao nên đã hậm hực ra về.

Biết vậy, vợ chồng tôi nhận ra mình rất may mắn được gặp vị danh tăng này khi mà chúng tôi chỉ đột ngột đến thăm chùa chứ không hẹn trước gì hết. Vừa lái xe vào sân chùa lại gặp ngay khuôn mặt (quen thuộc) ấy đang nhìn về hướng mình, mỉm cười với ánh mắt đón chào, thật còn niềm vui nào bằng. Rời xe, chúng tôi vội vã bước tới chào thầy vì thấy thầy có ý chờ chúng tôi. Thầy hỏi dè dặt, “Chắc cô chú cũng ở vùng nầy?” Chúng tôi khiêm tốn đáp, “Dạ, từ Cali đến.” Tuy nghe vậy, thầy cũng vẫn giữ vẻ thản nhiên với sự niềm nở sẵn có, “Vậy mời cô chú vào chánh điện lễ Phật.” Thế là chúng tôi đi theo thầy cùng một thầy trẻ khác và vài ba người nữa bước vào cánh cửa sắt bên hông chùa.

Nghĩ lại mới thấy, đúng như nhà Phật dạy, cái gì cũng có cơ duyên, không hẳn chỉ tình cờ mà xảy ra. Như đã kể, ban đầu tôi biết đại đức Pháp Hòa sống tại Canada nhưng tôi lại tưởng là ở Toronto hay đâu đó thuộc miền Đông, không nghĩ thầy ở tuốt tận thành phố băng giá Edmonton thuộc miền Tây. Mãi tới đầu năm nay, nhân đọc mấy bản tin địa phương viết về một án mạng hãi hùng xảy ra cho một gia đình Việt Nam tại Edmonton, tôi được biết lễ cầu siêu trong vụ ấy được tổ chức ở một ngôi chùa trong vùng mang tên Trúc Lâm. Khi xem hình và đọc chú thích, tôi mới nhận ra thầy Pháp Hòa chính là vị tăng trụ trì ngôi chùa này.

Có lẽ từ bản tin liên quan tới nghề nghiệp của mình mà từ đó tôi khởi lên ý niệm tìm đến Edmonton nếu được dịp nghỉ phép. Nhớ lại lời giảng của sư bà Hải Triều Âm nhắc đi nhắc lại nhiều lần trên hành trình đến đây, tôi thấy hơi hổ thẹn vì chưa “quét sạch hết lục căn, lục trần,” chưa biết cách ngăn chận một ý niệm khởi lên rồi bị nó dắt đi vào vòng luân hồi sanh tử từ đời này sang đời khác. Nhưng dẫu sao khởi lên một ý niệm tốt chắc cũng đỡ hơn một ý niệm xấu, tôi mong vậy.

Sau khi bước vào cửa, thầy Pháp Hòa nhắc chúng tôi cởi giầy và mời lên bậc thang để vô chánh điện lễ Phật. Giữa một chánh điện rất sáng, trần cao điểm vài cây đèn chùm sang trọng trang nhã với nhiều khung cửa sổ có những tấm rèm sậm màu vắt lên mềm mại, đủ rộng để chứa độ ba trăm người, chúng tôi chiêm ngưỡng một nơi thờ phượng vô cùng độc đáo, khác hẳn nhiều ngôi chùa mà chúng tôi đã viếng qua, từ các tôn tượng cho đến cách bài trí.

Kỳ 9: Thầy Pháp Hòa và những huynh đệ theo chân Đức Phật

Ngay giữa điện là tượng Phật Thích Ca tham thiền màu trắng với mắt khép, nét môi sóng mũi rất đẹp, thanh tịnh và sáng lạn. Sau lưng ngài cũng là bờ tường trắng với các phù điêu màu nâu nhạt, chạm hình một đám mây nhìn kỹ chính là các chư thiên đang bay la đà trên những con nai dịu hiền và đây đó là rừng cây sala rải rác. Với những ngọn đèn nhỏ khuất, chiếu rọi từ trần hoặc từ dưới bục thờ, nơi thờ phượng mang nét đẹp thanh nhã, đơn giản nhẹ nhàng mà không thiếu phần trang nghiêm tạo cho người chiêm ngưỡng có được một cảm giác an tĩnh đầy đạo vị.

Trong chánh điện rộng, chúng tôi thấy chỉ có một bức tượng đức Bổn Sư lớn, một tượng Phật Bà nhỏ ngay dưới tòa sen ở trên bàn thờ và một tượng Quán Âm – với ba thân ba mặt đứng đâu lưng – bằng gỗ nâu đỏ được đặt ở góc trái của gian phòng mà thôi. Khi được thầy tiếp chuyện, chúng tôi càng biết rõ hơn: trang trọng nhưng đơn giản chính là chủ trương của bổn tự. Hèn chi ngoài vài bình hoa và các món không thể thiếu như hương đăng trà quả, người ta không thấy phông cảnh đủ màu sau lưng Phật, không bánh mứt cùng các món pháp khí dày đặc trên ban thờ, cũng không phướn lọng tràng phan treo đây đó, càng không hào quang chớp tắt chạy quanh đầu tượng.

Thầy cũng giải đáp thắc mắc của chúng tôi về mục “tượng ở đây lạ.” Đó là vì tượng đức Bổn Sư, tượng Tổ Khương Tăng Hội thờ ở tổ đường đều là những tác phẩm điêu khắc của một đạo hữu tên Bảo sống ở Calgary. Con người tài hoa và có lòng với đạo Pháp này cũng tạc hầu hết các pho tượng ở thiền viện Tây Thiên, một cơ sở đang được xây cất ở Westlock và cũng thuộc về chùa Trúc Lâm.

Không chỉ là một người có tài thuyết pháp, thầy Pháp Hòa còn là một vị tăng có nhiều đức tính của một người quản trị giỏi. Thầy biết cách gần gũi với quần chúng, rành tâm lý và rất quan tâm đến người khác. Chúng tôi nhận thấy điều đó trong gần hai ngày sinh hoạt quanh quẩn chùa Trúc Lâm. Ngay những phút đầu tiên được thầy mời vào chánh điện lễ Phật, được đưa cho nhang để cắm, được đứng cạnh thầy để chụp hình, chúng tôi đã rất cảm động khi nghe thầy gián tiếp biểu lộ sự quan tâm qua câu nói, “Từ Cali lái xe tới đây mà sao không điện thoại báo trước?”

Biết có thêm bốn người khách cũng là Phật tử ở xa tới (từ Calgary và từ Toronto), chụp hình với từng người theo lời thỉnh cầu xong thầy mời tất cả vào tổ đường đằng sau chánh điện và cũng là phòng tiếp khách của nhà chùa để chờ thầy. Thầy nhanh nhẹn đi giải quyết công việc ở dưới tầng bếp rồi trở lên với đám khách chúng tôi, bảo một Phật tử mang trà nóng lên để đãi khách. Nhìn cách thầy rót trà ra từng ly mời khách, tôi thích thú nhận ra rằng tuy còn trẻ và lớn lên ở Âu Mỹ, thầy có cách hành xử và phong thái y chang các vị tăng lớn tuổi mà chúng tôi đã gặp.

Mở đầu câu chuyện, nàng nhà tôi, người thường theo dõi các bài giảng của đại đức Pháp Hòa, nêu thắc mắc là cứ theo như lịch làm việc mỗi ngày thầy kể trong băng, làm sao thầy có đủ thời giờ để nào là giảng pháp, nào là tụng kinh, thăm viếng đạo hữu, hộ niệm cầu an cầu siêu, an ủi người đau khổ, vân vân. Câu trả lời của thầy thật bất ngờ và thật tội nghiệp, “Pháp Hòa luôn luôn thiếu ngủ” (thầy luôn luôn xưng tên với chúng tôi y như lúc thầy giảng pháp).

Theo lời thầy, ngoài các thời khóa tu tập không thể thiếu của một tăng sĩ, công việc của thầy còn là điều hành ngôi chùa này và thiền viện Tây Thiên (hiện đang trên đà xây cất). Đó là chưa kể đến việc nghiên cứu chuẩn bị cho các bài pháp thoại tại các nơi thầy được thỉnh giảng mà lịch trình đã được “booked” đầy cho đến năm 2017. Chúng tôi may mắn đến đúng lúc thầy còn có mặt ở đây chứ nếu trễ vài ngày là không gặp được đâu vì thầy sẽ phải bay tới Dallas, Texas để hướng dẫn một khóa tu học 10 ngày.

Thầy cũng cho biết, bận bao nhiêu thì bận, thầy không thể không đáp ứng lời tha thiết mời thỉnh cầu an hay cầu siêu của đồng bào Phật tử trong vùng. Vì vậy rất thường xuyên thầy đã phải thình lình bàn giao việc tụng niệm ở chùa, hoãn lại các công việc dự trù, để rời đi lập tức và đến với từng gia đình, từng Phật tử đang cần mình. Bởi thế, muốn chu toàn tất cả công việc mà thầy nói là “đều không ngoài Phật sự” này, thầy đã ngủ rất ít, thậm chí có hôm thầy chỉ ngủ được chừng hai tiếng đồng hồ.

Đó là thầy chưa nhắc tới chuyện thầy phải giáo dưỡng cho các sa di cùng các chú tiểu đang tu ở chùa - những người trẻ đã xuất gia vào tuổi mười hai, mười ba, như thầy từng xuất gia với hòa thượng viện chủ Thích Thiện Tâm năm lên 14 tuổi cách đây gần hai thập niên. Trong thời gian chúng tôi có mặt ở chùa, hòa thượng đã phải bay qua Toronto để giúp xây dựng một viện dưỡng lão cho các cụ già Việt Nam ở đó theo mô hình mà sư ông đã thực hiện thành công ở Edmonton này.

Một đệ tử của thầy Pháp Hòa ở Trúc Lâm kể với chúng tôi, “Thật sự thì rất nhiều Phật tử nghe bài giảng của Thầy và rất là thần tượng Sư Phụ, nhưng Sư Phụ cũng như một người bình thường. Ngoài việc thực tập của vị tu sĩ, Thầy còn gánh vác một ngôi già lam, mà việc quản chúng không phải dễ, có khi chiều tối, Thầy phải vô bếp làm lunch bánh mì cho các chú còn đi học.”

Trông thấy các chú sa di trẻ to con, cao ráo như Tây (danh từ mà người Việt mình ở đây gọi người Canada) mặc dù ăn chay trường, lại nói giỏi tiếng Việt, biết tụng kinh tiếng Việt mặc dù sanh đẻ ở Canada, chúng tôi rất thán phục công sức của thầy Pháp Hòa cũng như sư ông viện chủ Thiện Tâm. Ở một nơi xa tuốt trên cao của Bắc bán cầu, lại không có đông người Việt như ở các tiểu bang tại Hoa Kỳ, vậy mà các tăng sĩ trẻ thuộc thế hệ di dân thứ hai ấy đã được đào tạo chu đáo vô cùng.

Tôi được biết một phần của sự đào tạo ấy qua một trường hợp của một em trai mà mai kia – hy vọng em sẽ tu hành tinh tấn – mà tôi sẽ gọi là thầy. Đó là trường hợp của chú sa di tên Michael Nguyễn.

Ngày đến thăm chùa, chúng tôi không gặp Michael. Lúc đứng trong phòng ăn bên dưới chánh điện, tôi rảo mắt xem các thông tin niêm yết trên mấy bức tường. Thấy một tấm bích chương nhỏ cỡ tờ giấy bình thường có hình tăng sĩ trong áo cà sa, tôi bước lại gần để xem cho rõ hơn. Chưa hiểu rõ tấm bích chương viết bằng tiếng Anh nói gì về một phim tài liệu, tôi nghe tiếng thầy Pháp Hòa ở sau lưng.

“Phim đó được thâu ngay tại đây,” thầy nói, tay chỉ về hướng tấm bích chương. Vừa giải thích thêm, thầy vừa cầm một video nằm ở gần đó và trao cho tôi. “Cô chú cầm về xem. Khoảng hai năm trước có một bà giáo sư đến đây dự buổi thiền, rồi bà làm phim này.”

Hỏi thêm, tôi được thầy cho biết nữ giáo sư người Canada đã dành hai năm để thực hiện một phim tài liệu nói về đời tu của một chú sa di gốc Việt. Phim Brothers in the Buddha (tạm dịch Huynh Đệ Theo Chân Đức Phật) cho thấy chú điệu tên Michael Nguyễn như một biểu tượng của một nền văn hóa tôn giáo xa xưa nay được hòa nhập vào thời đại mới, tạo nên màu sắc đa chủng cho nền văn hóa Canada thời hiện đại.

Khi viết lại buổi gặp gỡ ở chùa Trúc Lâm, tôi tìm được một bài viết ngắn giới thiệu phim tài liệu của bà giáo sư Beth Wishart MacKenzie của nữ ký gia Jodie Sinnema đăng trên nhật báo The Edmonton Journal ngày 4 tháng 12, 2014. Xin chuyển ngữ bài báo mang tựa đề Edmonton filmmaker explores diversity in Brothers in the Buddha như sau:

Nhà làm phim ở Edmonton tìm hiểu sự đa dạng trong phim Brothers in the Buddha

Trong thời gian dạy môn tôn giáo thế giới tại đại học University of Alberta ở thành phố Edmonton, bà Beth Wishart MacKenzie viếng thăm một ngôi chùa trong vùng và rồi quyết định thực hiện một phim tài liệu về một thiếu niên đang tu học để trở thành một sa di. Bà muốn dùng phim này để trình bày cho người dân sống ở Edmonton được biết về sự đa dạng ngay trong cộng đồng của họ.

Phim Brothers in the Buddha, tạm dịch Huynh Đệ Theo Chân Đức Phật, đã được thâu và hoàn tất ngay tại địa phương này. Phim đi theo Michael Nguyễn khi cậu được 17 tuổi, ghi lại hình ảnh trong cuộc sống thường ngày của Michael từ những buổi tọa thiền vào sáng sớm ở Chùa Trúc Lâm nằm ở góc đường 97 và 113, đến các lớp học và những buổi chơi bóng rổ tại trường McNally High School ở Forest Heights.

Phim tài liệu của bà Wishart MacKenzie muốn tìm hiểu bằng cách nào mà Michael Nguyễn đã biết mình muốn đi tu và khoác áo cà sa từ khi mới có năm tuổi, và rồi di chuyển từ Toronto đến Edmonton khi được 10 tuổi để tu tập với Thầy Thích Pháp Hòa.

“Michael đã tự chọn con đường đi tu. Điều đó làm cho tôi say mê, muốn biết nhiều hơn,” bà Wishart MacKenzie nói. Michael Nguyễn là con duy nhất của bà Trần Hương và ông Nguyễn Dy. Họ là thuyền nhân thoát khỏi chế độ Cộng Sản tại Việt Nam vào năm 1981 và bắt đầu một cuộc sống mới tại Canada. Cặp vợ chồng này đã trải qua một thời gian khó khăn khi phải chia tay con trai của họ, biết rằng con sẽ sống đời tu hành và không bao giờ lập gia đình. Phim giải thích rằng các tu sĩ có bổn phận phải chăm sóc hết thảy mọi người, không ưu tiên dành cho gia đình.

“Phim trình bày cho người xem được thấy phương pháp tu hành của Phật giáo trong lúc đạo này thành hình tại Canada,” bà Wishart MacKenzie cho biết. Bà từng nhận thấy các sinh viên trong lớp của bà đã khao khát muốn được biết thêm thông tin về các tôn giáo khác trên thế giới.

“Hệ thống học đường công cộng của chúng ta không khuyến khích giáo dục về tôn giáo, thế nên nhiều em tốt nghiệp trung học và ra đời mà không hề biết gì về những truyền thống thu hút những người sống xuyên qua mấy thế kỷ. Các em không biết chứ không phải họ dốt. Điều quan trọng là chúng ta cần hiểu những truyền thống tôn giáo để biết những động lực đang vận hành trong thế giới hiện tại, trong lịch sử và chính trị của chúng ta. Thế nên phim này có thể cuối cùng được dùng như một phương tiện cho các nhà giáo dục sử dụng để giới thiệu truyền thống Phật giáo qua một trường hợp rất cá nhân.”

Bà Wishart MacKenzie cho biết bà mong rằng mình sẽ thực hiện được một loạt phim tài liệu về các tôn giáo khác nhau.

“Cả thế giới đang ở ngay đây,” bà Wishart MacKenzie nói. Vị giáo sư này đã làm việc cho hội phim ảnh Film and Video Arts Society Alberta. “Chúng ta không cần phải đến Ấn Độ hoặc Trung Hoa hoặc bất cứ nơi nào để quan sát phương pháp thực hành của các truyền thống tâm linh.”

Trước đây bà từng thực hiện Gently Whispering the Circle Back vào năm 2011 (một phim tài liệu nói về các nhóm chữa bệnh bằng phương pháp tập thể -healing circle – ngồi quanh một vòng tròn và chia sẻ, cầu nguyện với nhau, làm sao các nhóm này đối trị những tổn thương xảy ra trong trường học ở chung quanh) và phim Unforgotten vào năm 2009 (chuyện một ông cowboy sống gần St. Paul chế tạo những chiếc xe kéo Red River)

Một buổi vấn đáp về phim Brothers in the Buddha sẽ được tổ chức sau buổi chiếu phim vào ngày thứ Bảy, với sự tham dự của bà Wishart MacKenzie, Michael Nguyễn (người sẽ rời đây để qua Pháp sau Giáng Sinh để tiếp tục tu học để trở thành một tăng sĩ Phật Giáo), Thầy Pháp Hòa (trụ trì Chùa Trúc Lâm) và một số tăng sĩ khác sống trong vùng.”

Xem xong phim tài liệu, vợ chồng chúng tôi nhớ đến thời gian được gặp các người tu trẻ ở chùa Trúc Lâm. Những cảm giác thanh thản, an lành, phấn khởi bỗng đến với tôi, và rồi tôi cũng hiểu những kỷ niệm tưởng còn gần mà thật sự đã lùi xa trong quá khứ. Lòng hoài niệm khiến tôi viết một thư email ngắn gởi cho Hạnh Tịnh, một chị đạo hữu nhỏ hơn chúng tôi vài tuổi. Hạnh Tịnh rất sốt sắng, lo cho chúng tôi từ lúc mới gặp ở bếp cho đến giờ phút chia tay. Người bạn đạo đó là mối dây liên lạc của chúng tôi với chùa Trúc Lâm. Hạnh Tịnh đã hồi âm và kèm theo mấy tấm ảnh của các “huynh đệ theo chân Đức Phật” ở Trúc Lâm.

Xem từng tấm hình của các thầy Trung Định, chú Trung Chánh, chú Trung Thiện, chú Trung Tín, chú Trung Kiến, chú Trung Niệm, cô Trung Huệ, và thầy Trung Lý, tôi nhận thấy công lao của thầy Pháp Hòa chắc chắn không nhỏ trong việc đào tạo lớp tăng sĩ trẻ, những vị thầy của một thế hệ mới của đạo Phật tại hải ngoại.

Kỳ 10: Thăm thiền viện Tây Thiên ở Westlock

Qua buổi trò chuyện ngắn, thầy trụ trì chùa Trúc Lâm đã có ngay chương trình hành động để cung ứng cho Phật tử từ phương xa tới. Thầy mời chúng tôi, nếu không bận mục gì khác ở Edmonton thì ở lại dùng cơm trưa rồi sau đó cùng đi thăm thiền viện Tây Thiên và viện dưỡng lão Tuổi Hạc với thầy. Được lời như mở tấm lòng, chúng tôi vui vẻ cùng đi xuống phòng sinh hoạt ở tầng hầm bên dưới chánh điện để dùng cơm. Nơi đây, ngoài một sảnh đường rộng dùng làm phòng ăn, còn có căn bếp cũng khá rộng rãi, dãy phòng vệ sinh, các phòng riêng của các tăng ni, thư viện, và các phòng chứa Phật cụ, vật dụng linh tinh.

Ở nhà bếp là nơi chúng tôi gặp các vị đạo hữu cột trụ của chùa. Hai bác Trúc Thiện và Diệu Tâm khoảng chín-mươi tuổi được thầy hóm hỉnh giới thiệu là hai vị Phật tử thường trụ của chùa, lúc nào cũng available vì luôn có mặt ở đó, loay hoay nấu nướng, nhặt rau, rửa chén, trong khi các chú thì đi học, thầy trụ trì phải ra ngoài tiếp khách, đi hộ niệm, vân vân. Chúng tôi cũng làm quen với chị Hạnh Tịnh, một đạo hữu nhỏ hơn chúng tôi vài tuổi, và chú Nhung, tuổi đâu đó khoảng bảy mươi. Hạnh Tịnh quán xuyến mọi việc ở chùa giúp thầy và chú Nhung cũng là một cánh tay trợ lực cho thầy rất sốt sắng.

Trong bữa ăn trưa, chúng tôi được hướng dẫn vào bếp, bưng tô và tự lấy cơm cùng thức ăn vừa đủ dùng rồi mang ra ngồi ở dãy bàn ngoài, nơi đã để sẵn mỗi người một chén canh nhỏ. Thầy trụ trì được dọn sẵn một mâm ở đầu bàn cùng một chú sa di trẻ. Một ni cô trẻ mà chúng tôi ban nãy đã thấy phụ trách việc lau quét tổ đường cùng chánh điện cũng tự bưng tô ngồi vào bàn, bên cạnh chú sa di. Thầy chờ mọi người ngồi xong và đọc một bài khấn ngắn trước khi dùng cơm.

Bữa ăn thanh tịnh nhẹ nhàng và ngon miệng vô cùng đối với chúng tôi, dầu sau này chúng tôi được biết đó là đồ ăn dư từ khóa tu học mùa xuân đã diễn ra khoảng một tuần trước đó. Chúng tôi được biết điều này nhờ lời nói đùa của thầy Pháp Hòa trong lúc giảng pháp vào tối hôm sau, cho biết cả tuần nay chùa đã phải ăn thực phẩm leftover mãi cho đến ngày hôm đó mới là ngày cuối cùng.

Ăn xong mọi người còn được nhà bếp đãi bánh kem ổ rất ngon, cũng là leftover từ phần bánh mừng sinh nhật sư ông Thiện Tâm. Một không khí thân thiện, ấm áp đầy tình gia đình lan tỏa trong chùa khiến chúng tôi có cảm tưởng phải chăng vì khí hậu nơi đây lạnh lẽo nên con người dễ lại gần nhau như một bài văn cải lương mà chúng tôi đã đọc khi xưa, “Canada đất lạnh tình nồng”?

Chương trình đi thăm Tây Thiên được hoãn lại một chút vì có hai vị Phật tử xuất hiện trong đó có một cô từ Toronto mới bay qua tới. Thế là thầy lại mời hai vị dùng bữa và đề nghị nếu muốn đi Tây Thiên thì cứ tháp tùng sau khi ăn xong. Trong khi chờ đợi hai vị này, chúng tôi ngắm tủ kính bày các mặt hàng Phật cụ cùng tượng Phật của chùa và thỉnh một vài món như tượng Phật đen cho bàn thờ ở nhà, xâu chuỗi cho nàng nhà tôi và một tượng Phật Bà mang về làm quà cho mẹ. Nhờ vậy tôi chợt nhớ ra ba lố dầu cần biếu theo lời căn dặn của mẹ mà chúng tôi đã quên bẵng khi ở chùa Vạn Hạnh, Seattle như đã kể trước đây.

Chùa của thầy Pháp Hòa không có lão tăng cần xoa dầu nóng vì thầy viện chủ đã đi vắng, nhưng thấy thầy Pháp Hòa rất cởi mở, vợ tôi xúi tôi cứ mang gói dầu ra và trình bày sự thật cho thầy biết. May quá, thầy hoan hỉ nhận ba lố dầu nóng và nói là sẽ biếu các bác lớn tuổi ở đây. Mặc dù món quà không đáng giá là bao, cách nhận ân cần của thầy làm chúng tôi cảm động, biết mình đã thực hiện được lời hứa với mẹ qua một người có tấm lòng, biết trân quý món quà đơn sơ từ xa xôi gửi tới. Cảm động hơn nữa là trong khi chúng tôi ra xe vừa thăm con Kiwi vừa để chuẩn bị lái theo, chú Nhung đã cầm đến ba cái ly cao loại giữ nóng có in dấu hiệu kỷ niệm 25 năm thành lập tu viện Trúc Lâm để tặng chúng tôi. Nàng nhà tôi đón lấy, vừa cám ơn vừa hỏi chú sao tới ba cái lận, chú đủng đỉnh trả lời, “Một cái để tặng bà cụ.”

Thế là khoảng sau 2 giờ trưa, phái đoàn thăm Tây Thiên rời chùa trên ba chiếc xe. Dẫn đầu là xe Lexus trắng loại SUV của chú Nhung, chở theo thầy và hai vị nữ khách đến sau. Tiếp theo là xe của chúng tôi và sau cùng là chiếc minivan Toyota của một anh bạn trẻ sống ở Calgary đưa thân nhân từ Toronto qua thăm chùa.

Trên đường lái đến tu viện Tây Thiên, chúng tôi được biết dân mình và dân Tây ở Canada lái xe như thế nào. Họ luôn chạy vượt quá tốc độ cho phép. Chú Nhung chạy ào ào, anh bạn trẻ lái sau xe tôi sau một hồi cũng nóng mặt, vượt qua mặt bọn chúng tôi để bám theo chú Nhung vì tôi lái đúng theo tốc độ ghi trên bảng, 100 km tức khoảng 60 dặm một giờ, chậm so với hầu hết các xe chạy ở chung quanh. Tôi thấy đa số người Canada ở vùng này khá to lớn, mạnh bạo, có lẽ vì cần phải có thể lực như vậy để đối phó với khí hậu khắc nghiệt. Họ lái xe nhanh đã đành, mà dân Việt mình nhỏ con hơn cũng lái nhanh không kém. Cũng nhờ có chút kinh nghiệm lái xe, và cũng có thể nhờ được chư thiên phù hộ, mặc dù nhiều lần bị các xe khác chen vào giữa, tôi vẫn nhìn xa và biết chú Nhung quẹo hướng nào để mà phóng theo.

Vừa lái xe, nhớ đến các Phật tử không được thấy mặt thầy Pháp Hòa ở Quận Cam, một lần nữa, tôi thấy mình may phước vô cùng. Không chỉ đến chùa được gặp thầy, còn được thầy mời ăn trưa xong còn được thầy dắt đi dã ngoại đến tu viện và viện dưỡng lão. Sung sướng thì thôi. Trên xe vợ tôi hào hứng hối tôi chạy theo nhanh nhanh lên, nàng dường như đã quên hết mọi mỏi mệt. Nghe tôi hỏi thăm, nàng bảo lạ quá, mọi thứ đau nhức mấy ngày trước đó như tan biến không hiểu từ lúc nào nữa.

Từ đường lớn, chúng tôi theo xe chú Nhung, quẹo vào một đường đất chưa tráng nhựa với tấm bảng nhỏ đề tên thiền viện ở đầu đường. Thiền Viện Tây Thiên (tức Westlock Meditation Center) được xây trên một cánh đồng rộng 16 mẫu, từng là một trại nuôi bò nằm ở Westlock, một thị trấn cách thành phố Edmonton gần 60 dặm về hướng Bắc, tức là càng gần Bắc Cực hơn so với các tự viện của người Việt Nam mà tôi từng nghe biết.

Như một vị chủ nhà hiếu khách, thầy Pháp Hòa đưa chúng tôi đến lễ Phật và lễ Quán Thế Âm Bồ Tát đứng giữa trời bao la. Thầy chu đáo đốt lên một bó nhang và đưa cho từng người khách để họ được dịp dâng hương. Ai muốn chụp hình, thầy cũng vui vẻ nhận lời đứng chung cho đến khi cảm thấy bổn phận đã đầy đủ, thầy rời khu tượng đài, bước đến thăm viếng một kiến trúc đang được mấy người thợ Tây ráo riết xây dựng gần đó. Giữa thời khắc bình yên của một ngày trời đẹp và một khung cảnh đầy tôn nghiêm thoát tục, theo đợt gió nhẹ đầu xuân, tà áo nâu của người tu sĩ trẻ phất phơ bay khỏi lớp áo khoác dầy như vượt ra khỏi cõi đời lắm phiền não thường tình.

Chúng tôi tha hồ chiêm ngưỡng các thánh tượng, từ tượng Phật Thích Ca màu trắng an vị trong một mái che với bốn cột ở bốn góc theo kiểu tháp đài Phật Ngọc từng được triển lãm ở nhiều chùa trong mấy năm trước, cho đến tượng Quán Thế Âm cao to sừng sững giữa trời. Vừa nhìn thấy tượng đài bằng đồng ấy, chúng tôi liên tưởng ngay tới pho tượng Quán Thế Âm bằng gỗ, cao cỡ thân người mà chúng tôi từng gặp ở chùa Trúc Lâm. Thầy Pháp Hòa cho biết đây là Quán Âm Tam Diện. Với ba thân đứng dựa lưng và ba khuôn mặt hướng ra ba phía, mẫu hình Phật Bà độc đáo hiếm có này biểu hiện cho tinh thần Bi, Trí, Dũng của nhà Phật.

Từng thấy ngài trong chánh điện chùa Trúc Lâm, nay lại được chiêm ngưỡng ngài to lớn uy nghi giữa trời với nét mặt vừa nghiêm nghị vừa từ bi, đầu hơi cúi nghiêng xuống như thể đang lắng nghe tiếng kêu gọi cầu cứu của chúng sanh ở khắp vũ trụ, tôi có cảm tưởng như thế lúc ngẩng lên cao để ngắm kỹ những chi tiết tinh xảo được đúc theo mô hình mà thầy Pháp Hòa đã phác họa. Giữa tượng đài Quán Thế Âm và tượng Phật là khoảng sân xi măng rất rộng, với dọc hai bên là mười hai pho tượng Quán Thế Âm nhỏ hơn - tương ứng với mười hai đại nguyện của ngài - và bốn tượng Thiên Vương Hộ Pháp ở bốn góc.

Sau đó, chúng tôi được hướng dẫn bước vào ngôi thiền đường hiện thời với sức chứa khoảng trên hai trăm người. Cũng như ở Trúc Lâm, nơi thờ phượng này rất đơn sơ nhưng không kém trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi cầm đóa sen trên tay và tượng Bồ Tát Quán Âm nhỏ nhắn xinh đẹp đứng trước mặt. Trong ngôi nhà thiền đường mà chúng tôi nghe nói xưa kia là một chuồng bò, từ chánh điện xuống nhà bếp phải băng qua dãy hành lang mà hai bên có các phòng nghỉ dành cho chư tăng ni. Phòng nấu ăn ở thiền đường Tây Thiên cũng rộng rãi, sạch sẽ, ngăn nắp như ở phòng bếp tại chùa Trúc Lâm.

Trong lúc thầy và mấy người khách trò chuyện dưới bếp, tôi trở lại thiền đường để có vài phút yên tĩnh riêng tư, nhìn ngắm Phật trong phòng được rọi chiếu với ánh sáng thiên nhiên từ bên ngoài của một buổi trưa không một áng mây trên bầu trời xanh biếc. Một ngày nắng ấm tuyệt vời ở xứ lạnh Canada này. Từ trong thiền đường nhìn ra cửa sổ, tôi thấy ở xa có một hồ nước khá lớn với tượng Phật Bà màu trắng bên cạnh bờ hồ phía dưới đồi.

Vì mùa đông mới dứt, cây cỏ chưa được xanh tươi, nhưng tôi cũng đoán nơi đây chắc chắn đẹp lắm vào giữa mùa xuân và mùa hạ. Sau chúng tôi được chú Nhung bảo mùa hè ở đây vui lắm, khóa tu mùa hè vừa rồi đông đến cả ngàn người (!), phải dựng lều bạt ngoài sân để cho mọi người có nơi nghỉ ngơi, tụ tập. Chú nói thêm, vào mùa hè thì cây cỏ xanh tươi, dưới hồ thì đầy sen nở đẹp lắm chứ bây giờ chưa có gì đẹp hết, mặt hồ còn đóng băng. Có lẽ chú Nhung nói đúng, vào thời khắc chớm xuân này, ngoài mấy cây thông vốn vạn niên thanh, cây cối trong khu thiền viện hãy còn trơ xương chưa có được mầm xanh nào sau một mùa đông rét buốt.

Nhưng đây là lúc thuận tiện nhất để xây cất, tôi thấy như vậy từ downtown của Edmonton cho đến vùng ngoại ô này. Ngay ở Westlock đây, mấy người thợ đang bận rộn xây cất một ngôi thiền đường mà tôi đoán có thể chứa cả bốn, năm trăm người. Chú Nhung nói rằng quý thầy còn có hoài bão xây thêm một số kiến trúc khác trên mảnh đất rộng lớn kia. Nhìn khu đất rộng mênh mông, ngay từ lúc mới đặt chân xuống Tây Thiên, tôi đã vụt miệng nói rằng tu viện này quả là vĩ đại, mai sau biết đâu chừng còn có thể lớn hơn cả thiền viện Chân Nguyên mà tôi biết ở Nam California.

Kỳ 11: Một bác hồi sinh nhờ biết niệm Phật

Rời Tây Thiên, một lần nữa tôi phải lái xe lèo lách trên các con đường lạ để không bị lạc đường, khi chạy theo hai chiếc xe chạy quá tốc độ ở phía trước. Một xe chở thầy Pháp Hòa và một xe chở các Phật tử từ Calgary. Thầy đã ân cần mời những người khách chúng tôi đến thăm viện dưỡng lão Tuổi Hạc, một công trình vô cùng quý báu của Hòa Thượng Thích Thiện Tâm. Ngày chúng tôi đến Edmonton, 10 tháng Tư, 2015, sư ông đã bay sang Toronto để cố vấn một nhóm Phật tử xây dựng một viện dưỡng lão tương tự dành cho các cụ Việt Nam ở đó. Tuổi Hạc là viện dưỡng lão duy nhất hiện có dành cho các cụ Việt Nam ở Bắc Mỹ.

Tôi nghe nói luật ở Canada dễ hơn ở Hoa Kỳ, nên đất nước này đã có một viện dưỡng lão do người Việt thành lập và sắp có thêm một viện thứ hai, trong khi các cộng đồng người Việt ở California, Texas, và Virginia chưa thể làm được chuyện này mặc dù dân số và thế lực trội hơn rất nhiều. Điều đó có thể đúng, mà cũng có thể do tâm huyết của sư ông Thiện Tâm. Chúng tôi đoán sư ông là mẫu người hoạt động, nuôi nhiều hoài bão to tát, có viễn tượng cao rộng, có mắt mỹ thuật, và đệ tử của sư ông – thầy Pháp Hòa – là người có khả năng để thực hiện những viễn tượng đó.

Theo lời thầy Pháp Hòa kể lúc ngồi ở tổ đường sáng thứ Sáu hôm đó, thầy nói, “Tánh Pháp Hòa là ở đâu cứ ở yên đó, cũng không tầm sư học đạo ở đâu xa xôi hết.”

Cha mẹ thầy vượt biên rồi cư trú tại Edmonton thì thầy cũng tới tu với sư ông ở đây và chỉ biết có chùa này (Trúc Lâm) mà thôi. Có lẽ sư ông viện chủ và thầy trụ trì đã có cơ duyên với nhau từ bao kiếp trước rồi chăng?

Tới thăm viện dưỡng lão Tuổi Hạc (tiếng Anh là Golden Age Manor) nằm ở ngoại ô Edmonton, chúng tôi phải công nhận đây là một thành tích đáng tự hào của cộng đồng người Việt nói chung và của những đệ tử của sư ông Thiện Tâm nói riêng. Đơn vị cư trú này được thiết kế và xây dựng dựa theo một tiêu chuẩn thật cao về tiện nghi, an toàn, thoải mái, chu đáo về vật chất lẫn tinh thần, và nhất là rất tuyệt vời về tâm linh.

Thầy Pháp Hòa chịu khó hướng dẫn và trình bày từng chút một cho chúng tôi biết những nỗ lực phục vụ của viện dành cho các cụ cư dân, chẳng hạn như bữa ăn của các cụ không những chỉ hợp khẩu vị mà còn phải theo đúng chế độ kiêng cữ của từng người được ghi rõ tại bàn ăn cũng như trong bếp. Biết có phái đoàn đến thăm, và nhất là thấy hình bóng thầy Pháp Hòa, các cụ các bác ở đây vui mừng như thể được con cháu đến thăm hỏi. Thầy đã nói chuyện, hỏi han từng người mà thầy gặp, trong hành lang cũng như trong phòng riêng của các cụ.

Thầy dẫn chúng tôi xem phòng ăn nơi tầng trệt, phòng tụng kinh ở tầng ba là tầng cao nhất, phòng sinh hoạt dành cho các cụ. Các nhân viên ở đây - hầu hết là người Việt Nam - cũng vui vẻ chào thầy.

Từ khung kiếng tại phòng sinh hoạt, chúng tôi thấy một ông lão đi bộ chầm chậm ở ngoài sân, dáng vẻ khỏe mạnh mặc dù hơi nhỏ thó. Thầy nói cụ đó đã trên chín-mươi tuổi mà còn rất khỏe mạnh có lẽ nhờ lúc nào cũng niệm Phật. Đã vài lần, chứ không phải một lần, cụ nằm hấp hối trên giường mà ai cũng nghĩ là sắp ra đi vĩnh viễn, nhưng sau cụ lại tỉnh dậy và tiếp tục niệm Phật như không có bệnh tật gì hết.

Một bác hồi sinh nhờ biết niệm Phật

Sau buổi hướng dẫn ở Tuổi Hạc, thầy Pháp Hòa chia tay mọi người và hẹn gặp chúng tôi trong buổi hành thiền đêm đó, tức tối thứ Sáu hằng tuần - buổi dành cho người Tây Phương - và ngày huân tu Tịnh Độ hôm sau. Chúng tôi nấn ná ở lại nơi đậu xe, để thả con Kiwi ra bãi cỏ cho nó chạy chơi giãn cân giãn cốt. Cũng nhờ vậy mà chúng tôi gặp cụ Dương Thành Kiên, ông cụ mà thầy nói là đã hấp hối mấy lần nhưng rồi sống lại, nhờ biết niệm Phật.

Thấy cụ đang đi bộ, tôi bước theo và xin được trò chuyện. Lúc đó nàng nhà tôi đang bận chơi với con chó, không biết tôi xách máy chụp hình đi gặp ông cụ. Vị bô lão 92 tuổi cho biết cụ không chỉ niệm Phật mà còn niệm Chú Đại Bi. Mỗi lần đi được 28 bước thì cụ niệm xong một bài Chú Đại Bi.

Cụ Kiên kể rằng cụ bắt đầu tu niệm Phật từ thập niên 1950, tức là hơn nửa thế kỷ trước. Thời đó cụ sống với vợ và bốn con ở khu Bàn Cờ, ngày ngày lái xe gắn máy đi làm ở một xưởng ve chai. Gần nhà cụ có một ngôi chùa của một hòa thượng người Trung Hoa. Thấy cụ lao động cực khổ, một bữa kia hòa thượng khuyên cụ nên đi tu. Cụ về bàn với vợ, cuối cùng cụ được vợ cho đi tu mỗi tuần một ngày ở ngôi chùa gần nhà, và cụ cũng ăn chay trường từ đó. Cụ nói rằng ban đầu các đồng nghiệp ở xưởng sợ cụ bị yếu sức vì ăn chay, nhưng rồi thấy cụ làm việc vẫn khỏe như mọi người nên không còn cản ngăn gì nữa.

Trước khi vợ tôi dắt con chó đến chào, cụ bỗng hạ giọng và nói nhỏ với tôi rằng tôi nên tu niệm Phật, ăn chay thì mới may ra giảm được lòng ham muốn sắc dục mà hầu như ông nào cũng bị vướng vào. Cụ nói chuyện ham mê đó làm khổ mình lắm, suốt đời bị phiền toái và đời đời bị trôi lăn theo vòng sanh tử luân hồi, khó thoát ra ngoài. Nhờ tu mà cụ đã chuyển hướng, nay thanh thản sống mỗi ngày trong an lạc.

Tôi đang bước vào tuổi cao niên, khi mà các bộ phận, dụng cụ trên cơ thể đang bắt đầu xuống cấp trầm trọng, nên chuyện giảm ham mê đó chắc cũng không mấy khó, miễn là tâm thay đổi thì mọi thứ cũng thay theo. Có điều tôi từng nghe giảng về cách thức giảm mê đắm sắc dục bằng phương pháp quán thân bất tịnh (đại khái là xét cho kỹ thì thân xác nào dù có xinh đẹp cách mấy thì cũng chỉ toàn là mấy thứ dơ bẩn, nhưng mà mình không chịu nhìn nhận sự thật là như vậy), chứ chưa nghe ai nói về phương pháp niệm Phật.

Khi vợ tôi đến, cụ Kiên kể thêm về chuyện cụ tị nạn ở đây hơn ba-mươi năm, từng biết thầy Pháp Hòa lúc thầy còn là một cậu bé. Vừa kể cụ vừa đưa bàn tay ra trước để cho thấy lúc ấy thầy mới cao đến vai của cụ. Cụ cười và nói rằng, “Bây giờ mình phải xưng con với thầy. Mà thầy ấy không chỉ là một vị tăng thôi đâu, thầy là một vị bồ tát đó. Ai ở đây cũng biết như vậy.”

Tuy chỉ mới được gần thầy chưa đầy nửa ngày, tôi cũng thấy điều đó ở nơi thầy Pháp Hòa. Cách cư xử của thầy với mọi người, và những thành quả mà thầy đã tạo dựng cho cơ đồ Phật giáo ở đây quả khó đâu sánh bằng.

Khi đứng chụp hình chung với tôi, cụ Kiên khen hai vợ chồng đẹp đôi và khuyên cả hai nên đi tu càng sớm càng tốt, đừng đợi tới tuổi già mới đến chùa tìm Phật. Nói xong, cụ bắt tay tôi và chào tạm biệt hai vợ chồng từ phương xa, chúc chúng tôi lái xe về California được bình an. Nhìn theo ông lão vừa đi vừa niệm Phật trong nắng chiều ấm áp, tôi ước mong mình cũng sẽ được an lạc ở tuổi hạc như cụ.

Kỳ 12: Đi hộ niệm với thầy Pháp Hòa

Đêm hôm đó chúng tôi không thể trở lại chùa để dự khóa thiền, vì bận chuyện tìm Motel 6 và rồi quá mệt mỏi khi đến lữ quán ở vùng Stony Plain thuộc phía Tây của thành phố Edmonton. Trưa hôm sau, ngày thứ Bảy, nhân lúc ngồi chung xe với thầy Pháp Hòa khi đi hộ niệm, chúng tôi nghe thầy nói rằng tối qua các bác ở nhà bếp có món bánh canh để dành cho hai vợ chồng mà không thấy đến. Nghe vậy tôi thấy thương các bác vô cùng, và cả thầy nữa. Trúc Lâm đây không chỉ là một ngôi chùa với các tượng Phật, mà còn là một mái ấm gia đình với quý thầy, các chú và các Phật tử cùng xúm xít lại, gầy công xây dựng để bảo tồn Phật pháp và mang an vui đến cho mọi người.

Nhờ ở lại thêm ngày thứ Bảy, tôi được tu tập theo pháp môn niệm Phật và còn được theo thầy đi hộ niệm cho một gia đình sống trong vùng. Ở Quận Cam, tôi phải đi làm ngày thứ Bảy nên chưa có dịp theo vợ đi thọ bát ở chùa vào mỗi thứ Bảy đầu tháng và cũng chưa từng đi hộ niệm cho ai. Nhân chuyến đi bất ngờ này, tôi đến chùa đúng lúc để được dự lớp huân tu niệm Phật dù chỉ có một ngày.

Trong buổi niệm hồng danh Nam mô A Di Đà Phật dài hơn một tiếng đồng hồ chứ không ít, càng niệm theo giọng trầm bổng của quý thầy với ba đoạn trong mỗi điệp khúc, tôi càng cảm thấy nhiếp tâm theo lời niệm, cứ nương theo đó mà dần dần ngưng các vọng tưởng mông lung, như lời giảng dạy của sư bà Hải Triều Âm mà tôi đã nghe trên quãng đường lái xe đến Trúc Lâm.

Buổi huân tu bắt đầu từ 9 giờ sáng với phần tụng kinh rồi sau đó niệm Phật, đi kinh hành vòng quanh chánh điện cho đến giờ thọ trai giữa trưa. Thầy thông báo với đại chúng là thọ trai xong quý thầy sẽ thu xếp đi hộ niệm cho một người bệnh trong thời gian Phật tử nghỉ trưa và sau đó sẽ quay về chùa để tiếp tục hướng dẫn lớp huân tu. Vì vậy, sau giờ ăn trưa, khi nghe thầy hỏi có ai muốn đi theo thì thầy chở đi, chúng tôi tình nguyện đi theo liền. Nhờ vậy mà tôi mới thấy sự hòa nhập của thầy Pháp Hòa với thường dân, hay nói đúng hơn là đám phàm phu chúng tôi.

Thầy lái một chiếc Honda minivan đời cũ, kiếng trước bị nhiều lằn nứt, chở theo bảy phụ nữ từ trẻ đến… hết còn trẻ. Nhờ là người nam duy nhất trong nhóm theo thầy đi hộ niệm, tôi được ngồi ở ghế trước canh thầy, chứng kiến tài lái xe theo GPS có lúc bị lạc đường và khiếu ăn nói khôi hài của thầy Pháp Hòa với các Phật tử trong suốt chuyến đi. Thầy vui tính, nói vừa đủ để không khí được thoải mái. Nghe ba bác lớn tuổi (có vòng bụng hơi to) than phiền về việc không tìm ra chỗ cắm dây “xít-beo,” thầy nói “thôi khỏi beo cọp” chi cho mệt. Một cô trẻ sợ bị cảnh sát phạt, nhưng thầy không nói gì thêm, mặc cho các bác bụng to muốn “beo” hay không “beo” thì tùy ý. Có lúc các bác nói chuyện ồn như cái chợ ở phía sau, thầy cũng không nói gì, chỉ lo lái xe và trả lời những câu hỏi của tôi, như một ông tài xế chở du khách đi thăm cảnh.

Sau mấy phút đi lạc trong một khu gia cư, đến trước một ngôi nhà trong khu nhà mới bậc trung, mọi người đều im lặng bước ra xe theo thầy vào nhà. Chúng tôi mặc áo tràng chuẩn bị tụng kinh. Trong ngôi nhà hai tầng đã có khoảng hai chục người từ lớn tuổi đến các em bé. Họ giữ im lặng, quan sát ban hộ niệm với nét mặt vừa hiếu kỳ và cũng vừa âu lo như biết đây là giây phút quan trọng cho một thân nhân sắp mất của họ.

Chúng tôi được biết đại gia đình này là người Lào gốc Việt. Người mẹ của gia chủ là một Phật tử thuần thành từng sốt sắng làm nhiều Phật sự từ trước đến giờ. Bác bị ung thư máu, được khám phá và trị liệu trong tháng qua nhưng nay đã bị “bác sĩ chê.” Bác sẽ được đưa về nhà vào ngày thứ Hai để chờ giây phút cuối, sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong tuần lễ tiếp theo ấy. Nhưng vì vào thời gian đó thầy Pháp Hòa sẽ phải rời Edmonton để có mặt ở Dallas và Austin, cho nên thầy quyết định đến hộ niệm sớm theo thỉnh nguyện của gia đình, còn những bữa sau sẽ có các vị tăng trẻ trong chùa đến tụng kinh thay thầy.

Trong gần một tiếng, chúng tôi tụng kinh cầu an theo thầy. Nhờ từng thỉnh thoảng đến chùa ở Quận Cam, tôi không mấy xa lạ với phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa được dùng làm kinh cầu an. Nghe tiếng tụng vang lên đều đặn trong nhà, tạo ra không khí ấm cúng chia sẻ với các thân nhân ngồi nghe ở chung quanh, tôi cảm thấy vui trong lòng vì biết mình có đóng góp cho sự an lạc của tha nhân. Dù không biết mặt mũi của bác gái ra sao, tôi đã cầu nguyện cho bác được ra đi yên bình trong sự yêu thương của mọi người.

Có lẽ là kẻ từ phương xa cần phải chứng tỏ khả năng với dân địa phương, lại là người nam duy nhất trong nhóm mặc áo tràng màu lam, trưa hôm ấy tôi tụng kinh nghe rất khí thế, vợ kể vậy sau khi chúng tôi trở lại chùa. Không hiểu sao, tôi bẩm sinh có tiếng nói yếu ớt, khó nghe, nói chuyện chừng năm phút là thấy mệt, hết hơi, vậy mà cũng với giọng yếu đó, tôi có thể tụng kinh theo quý thầy cả tiếng đồng hồ mà không bị mất giọng.

Trên đường lái xe trở lại Trúc Lâm trên đường số 97, thầy hỏi vợ chồng chúng tôi có “tham quan” đâu chưa ở Edmonton. Nghe nói hai vợ chồng (và con chó) đã qua Canada và trực chỉ đến chùa mà thôi, không đi đâu hết từ lúc mới đến đây, thầy trố mắt như không tin, rồi vừa cười vừa khuyên chúng tôi nên “ngưng tu” ở chùa để còn có thời giờ viếng cảnh ở Edmonton. Nghe vậy, các bác ở phía sau nhao nhao nhắc đến một vài địa danh mà chúng tôi nên ghé trước khi về lại California. Nói chung các bác, và cả thầy, đều khuyên chúng tôi hãy đến West Edmonton Mall, nơi được xem là một trong các kỳ quan của thế giới, là thương xá lớn nhất ở Bắc Mỹ Châu.

Không chỉ có hàng trăm cửa tiệm, đại thương xá này còn có các khu giải trí, rạp hát, vườn chơi như ở Disneyland mà chúng tôi biết ở Quận Cam, thêm những quán ăn và công viên nước. Ở miền gần như cực lạnh này, tìm đến một nơi giải trí, mua sắm ở bên trong một vòm nhà là điều lý thú vô cùng. Nhưng đối với chúng tôi, hai kẻ từng ghé thăm nhiều thắng cảnh với các con thời trước, giờ đây chỗ nào có đông người là nơi chúng tôi muốn tránh né. Tuy nhiên, trước lời khuyên “ngưng tu” rất ân cần của thầy và của các đạo hữu, chúng tôi đành nghe theo.

Thế là nơi sân chùa Trúc Lâm, chúng tôi tạm từ giã thầy và các đạo hữu để cùng với con chó Kiwi xuống núi. Cũng nhờ mấy tiếng đồng hồ rời chùa mà chúng tôi có dịp lái xe qua khu thương mại Việt Nam nằm lẫn trong Phố Tàu, cũng trên đường số 97 không xa mái chùa Trúc Lâm bao nhiêu. Rồi từ đó chúng tôi nhờ GPS chỉ đường đến các địa danh khác và West Edmonton Mall.

Trong lúc chạy qua downtown, chúng tôi đã phải dừng xe lại khi bị gió xoáy thổi tung bụi đất mịt mù che mất tầm nhìn như trong một cơn bão cát. Đó là lần thứ nhì tôi chứng kiến cảnh gió thổi tung đất cát bay khắp nơi từ lúc đến Edmonton. Người ở đây hình như đã quen với hiện tượng thời tiết này, họ chỉ kéo áo lạnh lên che mặt rồi đi tiếp trên vỉa hè. Có lẽ cũng vì hiện tượng đó mà tôi thấy hầu hết xe hơi ở đây đều bị bụi đất bám đầy, nhất là ở phía sau xe, như thể cả mấy tháng trời xe chưa được rửa.

Đến West Edmonton Mall, tìm không ra chỗ đậu xe, chúng tôi có lý do để không vào khu vui chơi này và rồi tìm những nơi khác để chụp vài tấm hình lưu niệm. Gần trường Đại Học Alberta, chúng tôi nhờ một anh sinh viên bấm giùm vài tấm ảnh với cảnh các tòa nhà của Edmonton ở phía sau lưng. Chiều hôm ấy trời rét lạnh khoảng 40 độ F, tức là đâu đó khoảng 4, 5 độ C, chúng tôi có lý do chính đáng để đội nón len che tai, quấn thêm khăn che cổ. Vậy mà anh sinh viên Tây lại mặc áo cụt tay, phong phanh như dân ở Nam California. Hỏi mấy bạn đạo ở đây rằng sao họ không thấy lạnh thì ai cũng cười, nói trời đang vào xuân, ấm thấy mồ, lạnh đâu mà lạnh, mặc dù chúng tôi thì thấy rét muốn chết, cây cối còn trơ trụi chưa nẩy mầm chi hết.

Kỳ 13: Anh Đại Hàn lễ Phật ở chùa Trúc Lâm

Trở lại chùa Trúc Lâm lúc khóa tu học vừa tạm ngưng chiều thứ Bảy, chúng tôi được ăn bữa tối với quý thầy và bạn đạo. Nói chuyện với chị Hạnh Tịnh thì mới biết trong thời gian chúng tôi rời chùa thầy Pháp Hòa còn đi hộ niệm cho một gia đình khác. Đó là một Phật tử đã yếu sức từ lâu, chiều nay đột ngột hấp hối nên người nhà vội vã mời thầy.

Thế là dù đang bận với khóa tu, thầy đã bàn giao cho các thầy trẻ tiếp tục hướng dẫn đại chúng và thu xếp công việc để rời chùa. Vừa ra đến xe thì người nhà lại báo cho thầy biết là vị ấy đã trút hơi thở cuối cùng. Tuy vậy thầy vẫn lái xe đến đó ngay để hộ niệm cho người vừa qua đời. Quả thầy đã dành cả ngày để sống cho tha nhân, đúng như lời dạy của nhà Phật: Phục vụ chúng sanh là cúng dường chư Phật.

Ăn chiều xong, khoảng gần 6 giờ rưỡi, hai vợ chồng chúng tôi lo lên chánh điện để chuẩn bị ngồi thiền trong khi mọi người còn nói chuyện vang rân nơi phòng ăn ở tầng dưới và thầy Pháp Hòa đang tiếp khách tại tổ đường đằng sau điện. Nơi thờ phượng lúc đó chưa có ai ngoài hai Phật tử đang thành kính lạy Phật liên tục.

Một trong hai Phật tử là một người đàn ông Á Đông vừa bước vào tuổi trung niên, với dáng dấp thon ốm, tóc buộc củ tỏi đằng sau ót. Anh đứng lên quì xuống lạy như thế không biết bao nhiêu lần. Lúc ngồi thiền, tôi giật mình mở mắt khi chợt nghe anh niệm lớn hai chữ nghe giống “Oh dear” theo tiếng Anh (có lẽ chữ Om với một chữ nào đó) khi đang lễ lạy trước tượng Quán Thế Âm Tam Diện hàng chục bận, rồi sau đó anh đi thiền hành chầm chậm quanh điện.

Tối hôm ấy, với khoảng hai hay ba chục Phật tử hiện diện (chỉ bằng một phần ba buổi sáng), buổi tọa thiền mới bắt đầu bằng phần xướng tụng của một sa di trẻ. Chú cất giọng trầm trầm tụng niệm một bài kinh ngắn khai thị nào đó mà chúng tôi không quen rồi sau đó mọi người nhắm mắt tham thiền. Cuối buổi, một sa di khác lên đọc phần sám văn bằng quốc ngữ với đề tài nhắc nhở chúng sanh hãy sám hối vì mọi người đã quên rằng vạn pháp là vô thường.

Nghe lời sám văn này, tôi cảm nhận được một điều huyền diệu như có sự nhắc nhở của chư thiên trong chuyến đi. Mấy bữa trước đó, khi rời chùa Vạn Hạnh, Seattle để hướng tới chùa Trúc Lâm, lời Kinh Nhất Dạ Hiền Giả từng đến với chúng tôi, nay ý kinh ấy lại được mặc khải một lần nữa lúc một sa di trẻ, sau khi cùng đại chúng ngồi thiền, đã bước lên đại diện tăng đoàn, trang trọng đọc một đoạn sám văn nói về tính cách vô thường cho mọi người cùng chiêm nghiệm và tu tập.

Phần cuối của ngày huân tu là giờ pháp đàm của thầy Pháp Hòa. Cho tới lúc đó, nghe thầy Pháp Hòa nói, chúng tôi mới biết người đàn ông trung niên thành tâm lễ lạy khi nãy là người Đại Hàn. Theo lời thầy, thỉnh thoảng anh ấy lặng lẽ đến chùa và lên chánh điện lễ Phật suốt mấy tiếng đồng hồ mà không biết mệt. Đêm hôm đó, mặc dù không biết tiếng Việt, anh cũng ở lại nghe thầy giảng với sự trợ giúp của một thầy mặc dù trẻ nhưng hiểu đủ tiếng Việt để dịch sang Anh ngữ cho anh. Tìm hiểu sau này, tôi được biết thầy trẻ là thầy Trí Định.

Buổi giảng của thầy Pháp Hòa bắt đầu từ 8 giờ 30 đến 10 giờ đêm. Một lần nữa, chúng tôi cảm thấy mình may mắn, được ngồi trong ngôi chùa ấm cúng cùng thầy và nghe thầy giảng trực tiếp, không phải qua YouTube hoặc băng dĩa nào hết. Đây là buổi giảng thứ mười mấy về một cuốn kinh mà chúng tôi không nhớ tựa nổi vì chưa bao giờ nghe qua.

Mỗi lần nghe thầy dẫn chứng những câu chuyện vui vui để giảng rõ ý nghĩa trong kinh, tôi lại thầm biết ơn chư Phật, chư thiên đã đưa một tài năng bẩm sinh đến với đạo Phật. Nếu không đi tu, thầy Pháp Hòa có dư khả năng để trở thành một danh hài nổi tiếng. Thầy biết dùng ánh mắt, bàn tay, cử chỉ phối hợp với lời nói và sự nhanh trí để tạo tiếng cười trong đại chúng. Nếu là một danh hài, thầy có thể trở thành một người giàu có như một số nghệ sĩ hiện nay. Nhưng, và cái nhưng rất quí giá cho đạo, thầy đã chọn con đường đi tu. Tài năng hiếm có của thầy đã giúp cho nhiều người chứ không chỉ cho một cá nhân tạo được tư lương trong kiếp sống của họ, mang niềm vui của đạo đến với mọi người, giúp họ bước vào con đường thoát khổ, tiếp tay sư ông tạo dựng được một ngôi chùa rất đáng hãnh diện cho cộng đồng người Việt ở Edmonton, và mai đây thiền viện Tây Thiên cũng sẽ là niềm hãnh diện chung cho Phật giáo Việt Nam ở thời đại mới.

Sau buổi giảng đêm thứ Bảy hôm ấy, thầy chúc vợ chồng chúng tôi được thượng lộ bình an và không quên nhắc chị Hạnh Tịnh tiếp tế đồ ăn cho kẻ lên đường. Bác Trúc Thiện và chị Hạnh Tịnh gói ghém cho tụi tôi một túi đựng trái cây, bánh bò và hai hộp pate chay từ Romania mà Hạnh Tịnh nói là chỉ có ở chùa Trúc Lâm. Hạnh Tịnh cũng nhờ chúng tôi chở về California một thùng dĩa DVD của thầy để giúp ban tổ chức phổ biến nhân dịp thầy sẽ đến Nam California giảng pháp trong tháng Bảy năm nay. Chị Loan, một Phật tử quen thuộc trong đạo tràng, khi biết chúng tôi có chở theo một con chó đang ở trong xe chờ chủ giữa trời đêm lạnh giá, chị nhất quyết muốn ra xe để thăm nó. Chị xúc động khi nghe kể con Kiwi đã đi với chúng tôi đến không biết bao nhiêu chùa, ở đâu nó cũng ngoan, chỉ biết nằm trong xe đợi chủ, không quấy rầy ai.

Chúng tôi rời chùa Trúc Lâm và thành phố Edmonton trong tâm trạng luyến tiếc vì biết rằng khó có cơ hội được trở lại đây lần thứ hai, nhưng cũng vui mừng với thành quả không ngờ của chuyến đi bất chợt vượt qua biên giới Gia Nã Đại này.

Lái xe về hướng nam nửa đêm hôm đó, tôi phải hết sức phấn đấu trước cơn buồn ngủ trong suốt hai tiếng đồng hồ để vượt qua hơn 100 dặm đường từ Edmonton tới Motel 6 ở thị xã Red Deer. Có những lúc tôi bắt được mình đã thiếp đi trước khi bừng tỉnh trong cơn hoảng hốt vì biết mình vừa trải qua mấy tích tắc cực kỳ nguy hiểm, cho cả hai vợ chồng và con Kiwi đang ngủ ngon ở sau lưng. Đâu đó sau nửa đêm, có lẽ chúng tôi là những lữ khách cuối cùng đến làm thủ tục nhận phòng tại khách sạn mà chúng tôi có gọi trước.

Qua ngày Chủ Nhật, chúng tôi dậy trễ khi trời đã sáng choang nhưng cũng rời khách sạn gần 10 giờ sáng, vì biết rằng chúng tôi phải trở về bên đất Mỹ trước nửa khuya Chủ Nhật để có thể nghỉ đêm ở một Motel 6 khác tại Kalispell, Montana. Trước khi rời Motel 6 Red Deer, chúng tôi được một cô tiếp viên người Tây tặng hai chai nước lọc Canada kèm theo một nụ cười chúc thượng lộ bình an. Chúng tôi từng ghé qua rất nhiều khách sạn từ ngày đến Mỹ, mà có lẽ ở Motel 6 Red Deer ở bên xứ Canada này lại là nơi để lại những kỷ niệm thân tình nhất.

Ở một tiệm Safeway cũng ở thị xã Red Deer, chúng tôi mua hai ổ bánh mì Pháp khổ to như bánh mì Ý, để trét hết hai hộp pate mang theo ăn dọc đường và ăn ở lữ quán đêm đó. Đêm hôm trước rời chùa Trúc Lâm, có người từng nói coi chừng hai hộp pate sẽ bị tịch thu ở cửa khẩu biên giới như từng xảy ra cho các Phật tử khác ở bên Vancouver, nên chúng tôi đề phòng trường hợp đó xảy ra bằng cách giấu hết pate vào bụng cho xong chuyện. Xem ra bánh mì, và vài món ở đây, có giá rẻ hơn so với bên California. Một ổ bánh mì Pháp to gấp ba lần ổ baguette ở phố Bolsa mà giá bán tính ra chỉ khoảng $1 đô bên Mỹ. Chỉ có xăng là mắc như ở California, không hiểu sao, dù Edmonton là xứ của dầu hỏa.

Kỳ 14: Sơn dương Alberta, nai rừng Montana

Trên rặng núi tuyết ở phía Nam Alberta, chiếc xe ì ạch chạy ngược gió trên đường đèo ngoằn ngoèo Crowsnest Pass. Hỏi một phụ nữ gốc Hàn đứng bán ở tiệm xăng Petro Canada thì mới biết nơi đây hầu như quanh năm suốt tháng lúc nào cũng có gió thổi lạnh buốt như thế. Cũng trên đường đèo mang tên Tổ Quạ này, chúng tôi chứng kiến một đàn sơn dương với cặp sừng cong cong tròn trĩnh đứng gặm cỏ ven xa lộ 93 (và xa lộ 3).

Tôi đã thắng xe lại khi thấy một con sơn dương chạy lưng tưng ra giữa đường, thản nhiên đứng ngó xe chạy. Bên này xa lộ có năm, sáu con dê rừng mang bộ lông màu trắng nâu, bên kia cũng chừng ấy con đang ăn cỏ như không biết sợ loài người. Từ từ, đằng sau tôi có thêm gần một chục chiếc xe ngưng chạy. Chiều ngược hướng cũng có nhiều xe tạm dừng. Trong giây lát, đám người chúng tôi với đám sơn dương cùng chia sẻ một khoảng khắc vừa ngẫu nhiên mà cũng vừa như có tiền định. Làm sao biết được cả hai chưa từng gặp nhau trong quá khứ dưới những thể dạng khác?

Từ đường Crowsnest Highway rẽ xuống quốc lộ 93 ở tỉnh bang British Columbia, chúng tôi hướng về biên giới Hoa Kỳ trong nắng chiều Chủ Nhật. Trên suốt chặng đường dài hơn 30 dặm còn lại ở xứ Canada, chiếc Honda CRV của chúng tôi là chiếc xe duy nhất xuôi về hướng Nam. Thỉnh thoảng mới có xe vận tải chạy ngược chiều, còn cùng chiều thì không một chiếc nào. Tôi nghe nói cửa khẩu vào Montana thường thưa khách, ở bên Vancouver vào tiểu bang Washington mới đông đúc hơn. Nhờ vậy mà chúng tôi được hưởng một buổi chiều hoàng hôn ở miền thôn dã trong yên tịnh.

Mấy món quà ở biên giới Montana

Ở hai bên của con đường chạy giữa vùng cao nguyên từ thị trấn Grasmere đến biên giới có một số nông trại nuôi bò nằm rải rác giữa những cánh rừng. Thỉnh thoảng chúng tôi gặp từng đàn nai xuất hiện đứng gặm cỏ trong các trại. Có lẽ chúng đã nhảy qua hàng rào và vào ăn cỏ non dành cho mấy đàn bò. Tuyệt nhiên không thấy một bóng người mặc dù có những mái nhà nằm trong các nông trại.

Người Canada cuối cùng mà chúng tôi được gặp trước khi rời xứ xở này là một ông trạc tuổi tôi, cao lớn hơn, đầu đội nón cao-bồi, để râu quai nón, bụng to. Ông ta là chủ nhân của một tiệm bán hàng miễn thuế (duty free shop), chỉ cách trạm biên giới vài trăm thước. Chúng tôi đoán ông là người da đỏ vì mái tóc đen bạc, nét mặt không giống người Tây Phương.

Chúng tôi ghé tiệm vì chợt nhớ ra rằng mình bận lo đi xuất ngoại tu học mà quên mua quà cho các bạn thân quen. Quán bán hàng miễn thuế này là dịp cuối cùng cho chúng tôi tìm mấy món quà sản xuất ở Canada. Vừa bước vào tiệm, chúng tôi chạm mặt ngay ông đội nón cao-bồi đang nhìn chằm chằm với đôi mắt đen tròn, hơi dữ. Phần lớn hàng bán trong tiệm là rượu và thuốc lá, áo T-shirt, những thứ mà chúng tôi không thể mua tặng người quen. May quá, tiệm có vài kệ bán bánh kẹo chế biến từ maple syrup, một đặc sản của Canada, nhựa cây phong ngọt như đường và có lẽ giống như kẹo mạch nha mà tôi từng biết hồi còn nhỏ ở Nha Trang. Có người còn gọi cây maple là cây thích thay vì cây phong.

Lúc đó là gần 7 giờ chiều, giờ đóng cửa tiệm. Chúng tôi vơ gần hết gần hai chục cây kẹo hình lá maple chưng trên kệ, thêm hai hộp bánh cookie với nhân đường maple syrup. Lúc tính tiền, thấy ông chủ tiệm cười tủm tỉm như muốn nói chuyện, chúng tôi hỏi có phải ông sống ở tiệm này. Ông trả lời rằng ông sống trong vùng, gần đây thôi, và rồi trước khi được hỏi thêm, ông kể một tràng tóm lược chuyện đời ông cho chúng tôi nghe.

Người chủ tiệm ở biên giới này nói rằng ông từng đến hầu hết các tiểu bang ở Mỹ thời còn trẻ. Ngày ấy ông là một tay cao-bồi chuyên cưỡi bò, cưỡi ngựa chứng trong các cuộc thi rodeo. Ông từng ghé qua California mấy lần, mang nhiều thẹo trên người. Thế rồi ông kể đoạn chót với giọng vừa tiếc nuối, vừa trách móc, rằng sự nghiệp rodeo của ông đã kết thúc từ ngày vợ ông sanh một bé gái. Đẻ con xong, bà để con lại cho chồng và rồi bỏ đi mất. Từ đó ông nuôi cô bé cho đến ngày khôn lớn. Chúng tôi lắng nghe và chia sẻ mẩu chuyện của ông trong lúc thanh toán tiền nong, không biết nói gì hơn. Ông nhắc chúng tôi nhớ trưng ra biên lai cho cảnh sát biên phòng ở trạm biên giới, để khỏi bị hỏi lôi thôi, rắc rối. Chúng tôi cám ơn lời nhắc của ông và rồi chào giã từ người Canada cuối cùng, trước khi lấy sổ thông hành ra để sẵn ở ghế trước để trình các nhân viên kiểm tra.

Khác với chàng thanh niên đẹp trai đón chúng tôi ở trạm vào Canada bên Idado mấy hôm trước, người đón chúng tôi ở trạm Roosville vào Montana là một ông Mỹ trung niên, thưa tóc, mắt lăm lăm nhìn hai vợ chồng như một thám tử của sở cảnh sát đang điều tra tội phạm. Tôi biết ông chỉ làm công việc của mình, để dò tìm những tín hiệu bất thường hầu bảo vệ an ninh cho đất nước của ông và của chúng tôi. Trong vài chục thước trước khi đến trạm, chiếc CRV chạy qua hàng loạt máy chụp hình và máy chiếu đèn trông rất nghiêm trọng. Tôi đoán các máy này chụp hình bảng số xe, chụp người ngồi bên trong, dò tìm người hoặc hàng lậu giấu ở dưới gầm hoặc lẫn lộn trong mớ hành lý đằng sau xe.

Trong lúc xem passport và nhìn vào màn ảnh computer ở bên trong, ông cảnh sát biên phòng hỏi chúng tôi sống ở đâu. Westminster, tôi nói, tay trao thêm cho ông giấy phép nuôi con chó Kiwi để chứng minh thêm về nơi trú ngụ của mình. Ông hỏi chúng tôi có mang trái cây citrus nào trong xe không, như chanh, cam, bưởi chẳng hạn. Chúng tôi nhìn nhau xong lắc đầu, nói chỉ có mấy trái táo mà các bác ở chùa đã cho hai vợ chồng. Vào buổi trưa trước đó, chúng tôi đã ăn hết hai trái cam cất trong thùng nước đá ở ghế trước, vì biết loại trái cây này thường bị cấm mang vào California. Ở biên giới vào Mỹ thì không biết sao.

Đến đêm hôm đó, khi nghỉ ở Motel 6 tại Kalispell, chúng tôi khám phá còn hai trái cam cất trong thùng nước đá ở phía sau. Té ra bịch trái cây chùa cho còn mấy trái cam này mà chúng tôi không biết. May sao ông nhân viên kiểm tra biên giới không nghi ngờ gì chúng tôi, vẫy tay cho chúng tôi vào Montana mà không thắc mắc gì hơn. Tôi cũng mừng vì xe không bị lục soát, vì thùng đựng cả trăm dĩa giảng pháp của thầy Pháp Hòa có thể bị hạch hỏi như lời Hạnh Tịnh dặn dò đêm thứ Bảy trước khi chúng tôi rời chùa Trúc Lâm.

Được vẫy tay cho vào Mỹ, nhưng tôi còn chần chừ và hỏi ông lính biên phòng rằng chúng tôi có được dùng phòng vệ sinh mà tôi thấy có bảng chỉ ở phía trước hay không. Ông gật đầu và còn chỉ đường cho chúng tôi đậu xe sao cho thuận việc giải quyết vấn đề sinh lý đang đến lúc nghiêm trọng, căng thẳng của tôi.

Từ trạm biên giới, một lần nữa chúng tôi được ngắm phong cảnh hoàng hôn trên các cánh đồng thôn dã ở Bắc Montana. Trước khi đến Kalispell nghỉ qua đêm, chúng tôi lại bị máy GPS chỉ đường tắt đi vòng vèo vào các con đường nhỏ đôi khi rất gập ghềnh lồi lõm, thay vì tiếp tục chạy trên quốc lộ 93. Nhưng cũng nhờ đi đường nhỏ mà chúng tôi được băng qua các làng quê, nơi mà có lúc chúng tôi phải dừng xe cho nai rừng nhảy băng qua đường.

Nhiều đàn nai đã chạy nhởn nhơ trên các bãi cỏ, trong nông trại dọc hai bên lề. Có lúc chúng ngang nhiên nhảy qua hàng rào và đứng chắn ngang giữa lối đi, cho tôi được dịp dừng xe để nhìn ngắm, bấm mấy tấm ảnh. Cũng nhờ mấy đàn nai mà con chó nhà tôi thức dậy ở ghế sau, đứng nhìn ra cửa sổ và sủa bâng quơ mấy tiếng. Chúng tôi từng lái xe qua Montana vài lần, và có lẽ lần này nhờ mấy con nai mà có được những kỷ niệm êm đềm nhất, chưa kể những gì xảy đến ngày hôm sau.

Kỳ 15: Vườn Ngàn Phật ở Montana

Sáng thứ Hai, 13 tháng Tư, 2015, rời thị xã Kalispell yên tịnh, chúng tôi chạy xe trên hơn 60 dặm đường uốn khúc dọc theo bờ hồ Flathead Lake. Phong cảnh nơi đây tuyệt đẹp với những đỉnh núi còn đội tuyết trắng ở bên kia bờ hồ. Thế nhưng chúng tôi không thể dừng xe để ngắm cảnh, ăn uống picnic như từng làm khi còn các con đi chơi với bố mẹ, vì chặng dừng đêm kế tiếp còn rất xa, ở tận cuối tiểu bang Idaho. Tuy tính vậy, cuối cùng chúng tôi cũng ghé vào Polson, một thị xã du lịch nằm ở điểm cuối về phía Nam của hồ nước lớn nhất của Montana. Với đầu óc mơ mộng của một kẻ mang nghiệp viết văn, một lần nữa tôi lại ao ước được sống ở một nơi hẻo lánh như ở Montana này, để có nhiều thời giờ hơn cho việc đọc sách và viết văn, thay vì chạy đua với người đời ở nơi phố thị.

Rời Polson, chúng tôi hướng tới Garden of Thousand Buddhas, tạm dịch là Thiên Phật Thảo Viên (Vườn Ngàn Phật), ở gần thị xã Arlee trên đường tới thành phố Missoula. Gần bốn năm trước, chúng tôi từng ghé nơi đây và không gặp một ai. Hôm nay trở lại thì thấy dự án tạo dựng thảo viên này đã hầu như hoàn tất, và được nói chuyện với một người. Cả hai lần tuy khác mùa nhưng đều có gió rét lạnh thổi bần bật trong suốt buổi trưa. Vườn nằm dựa lưng một sườn đồi trong thung lũng Jocko thuộc hai bộ tộc người da đỏ Salish và Kootenai, chung quanh xa xa là những rặng núi hùng vĩ thuộc dãy núi Rockies chạy dài từ Gia Nã Đại đến hết nước Mỹ. Vào mùa thu năm 2011, trong chuyến du hành viếng chùa đầu tiên mà tôi chưa viết xong như đã nói ở đầu bài viết này, chúng tôi từng lái xe từ Seattle qua Spokane, tiếp tục đến Arlee để được diện kiến mặt mũi của Thiên Phật Thảo Viên.

Số là năm đó, cũng do nhân duyên làm việc với tin tức, tôi tình cờ thoáng thấy một đoạn viết ngắn nhắc đến Garden of Thousand Buddhas của thầy Tây Tạng Gochen Tulku Sang-ngag Rinpoche và được các người Mỹ trợ giúp xây cất. Cho đến ngày đó, tôi không hề biết đạo Phật đã đến Montana. Trước khi khởi hành chuyến thăm chùa đầu tiên, chúng tôi tìm các ngôi chùa Việt Nam ở các tiểu bang để ghé thăm. Kiếm chùa như thế ở California, Oregon và Washington (kể cả Spokane nơi có một tịnh xá thiếu thầy) thì không mấy khó khăn. Riêng Montana và Idaho thì tôi phải lục lọi nhiều lắm mới biết ở Boise, Idaho có một ngôi chùa Việt Nam (chùa Linh Thứu). Riêng Montana thì chịu thua, thế nên tôi chọn Garden of Thousand Buddhas thay cho một ngôi chùa để ghé thăm trong chuyến hành hương đầu tiên.

Nếu không có sẵn địa chỉ, kẻ hành hương khó tìm ra Thiên Phật Thảo Viên vì hầu như không có một tài liệu nào dành cho du khách đến Montana nói về khu vườn tâm linh Tây Tạng này. Lái xe trên quốc lộ 93 băng qua Arlee thì người ta cũng không thể thấy Vườn Ngàn Phật vì không có bảng chỉ đường hoặc bất cứ một tấm bảng hướng dẫn nào đưa tới vườn. Từ đường 93 rẽ vào một đường nhỏ dẫn vô vườn chỉ xa chừng nửa dặm, nhưng phải đi tới tận nơi thì người ta mới thấy vườn hiện ra chứ không thể thấy từ quốc lộ. Chung quanh thảo viên là những nông trại, và tôi đoán chính thảo viên cũng từng là một nông trại được nhóm Ewam mua lại để xây dựng một kiến trúc mà họ nói là dành cho hòa bình của mọi người thuộc các tôn giáo khác nhau.

So với lần trước, toàn cảnh thảo viên không thay đổi gì nhiều, không thấy có thêm một kiến trúc nào khác ngoài những gì đã có sẵn như ngôi nhà gỗ nâu cũ kỹ cuối vườn, nhà kho chứa nông cụ nông cơ, gift shop đơn sơ và quan trọng nhất: một mái đình vuông vắn khá lớn với bốn cột tròn nâu chống đỡ nơi bốn góc và chính giữa là một bức tượng uy nghi ngồi trên một cái đài cao cỡ gấp đôi chiều cao con người. Thời gian cùng thời tiết khắc nghiệt có làm hư hoại một phần nơi cánh tay của tượng nhưng giá trị tinh thần của tượng vẫn còn nguyên vẹn.

Thật vậy, bức tượng nửa màu đồng nâu nửa màu kim nhũ có nét mặt cùng ánh mắt trong sáng thanh thoát tuyệt vời ấy càng chiêm ngưỡng càng thấy đẹp, một nét đẹp mà bất cứ ai dù khó tính đến đâu cũng phải công nhận. Ngày đến đầu tiên mấy năm trước, chúng tôi không rõ đây là tượng của đấng tôn quý nào, chỉ biết chắc chắn đây không phải là Phật Thích Ca vì ở mặt sau của tượng là hình bảo tháp với hình đức Bổn Sư được chạm nổi ở giữa. Lúc ấy trên bãi cỏ chung quanh khu tháp chúng tôi đã thấy dựng các bức tường trắng thấp cỡ hông người nhưng chưa rõ là hình gì và trên cánh đồng cỏ mênh mông bên ngoài có nhiều pho tượng Phật màu trắng còn ngồi trong các cũi gỗ nhỏ.

Đi dần sâu vào vườn, chúng tôi từ từ nhận ra những thay đổi. Đó là mấy cây cột treo những tấm phướn nhiều màu bay phần phật trong gió, vài chục cây thông non mới trồng, và trên nền cỏ xanh tươi, những đóa daffodil nở vàng đây đó dọc hai bên lối đi trải sỏi. Lần này thì chúng tôi mới nhận ra rằng tháp đài được thiết kế như trục của bánh xe chánh pháp nếu nhìn từ trên cao xuống, với tám nan xe là tám bức tường thấp nay đã được đặt hàng trăm tượng Phật nho nhỏ ngồi đâu lưng lại, và niền xe hình tròn chung quanh thì được sắp đầy những bảo tháp xinh xắn có tượng Phật bé xíu ở trung tâm. Phía dưới từng tượng Phật và bảo tháp có chừa chỗ để khắc tên các thí chủ phát tâm cúng dường và hàng chữ bằng tiếng Anh mang ý nghĩa hồi hướng cho lợi lạc của mọi chúng sanh. Trên bãi cỏ chung quanh đài, giữa tám hướng của mỗi nan xe, chúng tôi thấy dựng một tấm bia đá màu đen khắc bài Bát Nhã Tâm Kinh bằng tám thứ tiếng mà chúng tôi chỉ nhận ra được một số là Pháp, Anh, Tây Ban Nha, tiếng thổ dân Da Đỏ địa phương, và Trung Hoa. Trong ba bia đá còn lại chắc thế nào cũng có một bia khắc tiếng Tây Tạng.

Sau khu tháp đài có một ao nước với mấy khóm lau lắt lay trong gió và bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm phảng phất nét Tây Phương. Gần đó là một khối đá lớn màu cam nâu, cao hơn người, mỗi mặt được khắc chữ đen bằng một hoặc hai ngôn ngữ mà trong đó có nguyên một mặt đá được khắc tiếng Việt Nam theo lối thư pháp rất tài tình. Nét bút độc đáo vừa đẹp vừa mạnh ấy ghi lại lời Phật dạy như sau:

Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Tâm ý giữ trong sạch
Chính lời chư Phật dạy.

Trong lần ghé thăm năm 2011, chúng tôi không thể vào căn nhà bán quà lưu niệm vì nhà khóa cửa. Lần này cửa mở. Bước vào trong không thấy ai, chúng tôi đứng ngắm các món quà thủ công, tượng, thiệp, hình, những túi nhỏ đựng hoa khô tím lavender trồng ngay tại vườn. Rồi chúng tôi nghe loáng thoáng có tiếng nói chuyện điện thoại ở phòng trong và chừng mười phút sau thì anh Mỹ gốc Tây Tạng mới biết có khách ở ngoài, vội lật đật chạy ra cười và xin lỗi.

Khác với ấn tượng người Tây Tạng với thân người to dày mà chúng tôi từng biết, anh chàng này ốm, cũng nhỏ con như tôi, trông giống người Nhật với làn da trắng, đeo mắt kiếng, có râu quai hàm, răng trắng đều. Anh nói chuyện vui vẻ, giải thích về tấm hình sơn mài chụp vị Phật nơi tượng đài mà chúng tôi chọn mua. Nhờ vậy, chúng tôi mới biết tượng Phật ấy chính là ngài Yum Chenmo, tức là Người Mẹ Vĩ Đại theo tiếng Tây Tạng, mẹ của trí huệ hay còn được gọi là Phật Bát Nhã. Vậy ngài Yum Chenmo này cũng có thể là Phật Mẫu Chuẩn Đề, mẹ của tất cả chư Phật mà tôi từng nghe nói tới. Hèn gì mà ngài đội mão vương miện, đeo trang sức và có nét mặt đẹp dịu hiền thanh tú trên một thân hình phi phái tính, phi tuổi tác. Trong lần thăm lúc trước, tôi đã chụp hình Phật này và dùng làm màn screen trên máy laptop, thế nên mỗi ngày tôi đều gặp ngài nhưng không biết ngài là ai mãi cho đến hôm nay.

Anh người Tây Tạng mời chúng tôi đến dự một đại hội thường niên được tổ chức ở đây vào cuối tháng Tám mùa hạ, mùa đẹp nhất của vườn. Đây là dịp quy tụ hàng ngàn người từ phương xa đến học thiền, tìm hiểu Mật Tông với các thầy Tây Tạng và Mỹ, hoặc chỉ đến để chia sẻ sự an lạc, bình yên trong niềm tin vào lời Phật dạy.

Thay vì rời Thiên Phật Thảo Viên để lên đường về phương Nam cho kịp giờ nghỉ trước nửa đêm, chúng tôi nấn ná ở lại thêm tại bãi đậu được trải sỏi nơi lối ra vào, ngồi trong xe ăn trưa để tránh gió lạnh, và tiếp tục ngắm hàng ngàn vị Phật ở trước mắt. Một buổi ăn trưa thật yên bình, với bánh mì và món pate từ chùa Trúc Lâm, và lời Phật dạy từ ngàn xưa được truyền lại qua lời giảng của sư bà Hải Triều Âm. Trong không gian, những tấm phướn Tây Tạng vẫn tiếp tục quất phần phật theo gió lớn thổi từ trên núi xuống thung lũng, như gợi nhắc sự hiện hữu của những đấng vô hình luôn ngự chung quanh chúng tôi.

Kỳ 16: Bão tuyết ở Nevada

Rời thị xã Arlee trưa thứ Hai, 13 tháng Tư, 2015, chúng tôi lái xe hơn 500 dặm từ Montana vượt qua gần hết Idaho để đến Twin Falls. Đoạn đường từ xa lộ 90 qua 15 xong rẽ sang 84 không có những phong cảnh ngoạn mục, nhiều lúc thẳng tắp và đáng chán như đoạn xa lộ 5 ở miền thung lũng giữa Los Angeles và Stockton.

Ở một trạm nghỉ Rest Area tại Idaho, tôi thấy một chiếc xe mang bảng số California lần đầu tiên sau nhiều ngày rời tiểu bang này. Cặp vợ chồng Mỹ trẻ tuổi trong chiếc pickup đã nói chuyện với một tài xế lái xe vận tải ở bãi đậu, và qua những lời đối thoại của họ, tôi được biết một trận giông tố lớn sắp di chuyển qua Bắc California hướng vào Nevada, đúng vào đoạn đường mà chúng tôi sắp đi ngày hôm sau. Lúc ấy tôi không mấy quan tâm đến chuyện thời tiết. Từ khi rời Quận Cam, tôi hầu như không theo dõi tin tức, không nghe radio, không xem tivi trong lữ quán, cũng không xem email (vì vài lữ quán tính thêm tiền Wi-fi).

Chúng tôi đến Motel 6 ở Twin Falls lúc gần 10 giờ đêm. Ở giờ đó vào đêm thứ Hai mà con đường chính của thị xã này vẫn nhộn nhịp xe cộ, y như trong một ngày cuối tuần, có lẽ vì nơi đây là giao điểm của những xe vận tải chở hàng, của khách du hành trái mùa như chúng tôi.

Chúng tôi dậy sớm sáng thứ Ba. Trước khi rời khách sạn, vợ tôi đi lấy cà phê, nói chuyện với một bà cụ còn mặc áo ngủ ở phòng tiếp tân và nghe bà cụ bày tỏ sự lo âu về một cơn giông đang trên đường đến Twin Falls. Rời thị xã này lúc 7 giờ sáng, chúng tôi vẫn thấy bầu trời quang đãng, bò gặm cỏ và nai chạy ở ven rừng dọc theo quốc lộ 93 từ Idaho đến Nevada.

Đến xa lộ xuyên bang 80 chạy hướng Đông-Tây ở Bắc Nevada, tôi mới bắt đầu hơi lo khi thấy bầu trời trước mắt bỗng tối đen với những đám mây đang tiến về hướng Đông. Gần đến thị trấn Carlin, nỗi lo lắng của chúng tôi trở thành sự thật khi bão tuyết rơi ào ạt khắp trời. Mặc dù tuyết tan khi rơi xuống mặt đường, tôi ngại đường sẽ đóng băng hoặc ngập tuyết nếu xe tiếp tục lao vào cơn giông bão trước mặt.

Buổi sáng hôm đó đường vắng xe, chỉ có những chiếc vận tải lớn phóng ào ào qua mặt chúng tôi, như không sợ trơn trượt trên tuyết. Vì chiếc CRV của chúng tôi không có bánh xe chống tuyết, và trong xe cũng không có dây xích bọc bánh như lời cảnh giác ghi trên mấy tấm bảng đặt trên xa lộ chạy qua miền núi, tôi quyết định rẽ xuống thị trấn Carlin để chờ xem cơn bão sẽ đi tới đâu.

Ghé vào một cửa tiệm hiệu Family Dollar, chúng tôi mua nước trái cây và nước lọc, sẵn dịp hỏi thăm tin thời tiết. Một anh giao hàng cho tiệm nói rằng anh nghe đài radio cho biết có tới mấy đợt mưa và bão tuyết kéo đến trong suốt ngày hôm đó qua sáng hôm sau. Nghe vậy tôi thấy chột dạ. Nơi đây là miền núi vắng vẻ, tìm đâu ra nơi nghỉ qua đêm nếu xa lộ 80 bị đóng.

Trong lúc người tài xế của đời mình đang bận quan tâm về chuyện lái xe xuyên qua bão tuyết, vợ tôi xem có vẻ hân hoan khi đứng trong tiệm nhìn ra ngoài đường thấy tuyết rơi nhiều hơn và bắt đầu dính vào xe. Thì ra từ ngày qua Mỹ đến giờ, gần 35 năm chứ không ít, nàng nhà tôi chưa bao giờ thấy tuyết rơi. Chúng tôi từng chơi tuyết trên núi Big Bear với các con ở Nam California, nhưng nàng chưa thật sự thấy tuyết rơi. Tôi đã sống qua đời tị nạn ở Pennsylvania hơn mười năm, sợ tuyết muốn chết nên mới tìm về Nam California.

Đứng một hồi nói chuyện xã giao với cô bán hàng, cuối cùng chúng tôi cũng ra xe và quyết định đi tiếp với hy vọng tìm được khách sạn nghỉ qua đêm để tránh bão trên đường đến Reno. Ra xe, tôi bấm vài tấm ảnh lưu niệm vợ với tuyết, lòng vui khi thấy nàng cười trong lúc đưa tay hứng bắt những bông tuyết. Quả là những giây phút mầu nhiệm. Chúng tôi đã đến miền Canada lạnh thấu xương mà không thấy tuyết rơi, giờ về đến Nevada, một tiểu bang sa mạc nổi tiếng của Mỹ, thì lại thấy tuyết bay đầy trời, không mầu nhiệm sao được. Nói thì nói vậy, song tôi vẫn run hết biết khi lái trở lại xa lộ 80 hướng ngay vào những đám mây đen kín ở phương Tây phía trước.

Từ Carlin đến Winnemucca, xe của chúng tôi chạy dưới mưa đá nhiều hơn là mưa tuyết. Vậy cũng bớt lo. Những viên đá nhỏ bằng hạt gạo rớt lộp độp trên nóc xe. Thỉnh thoảng thấy xe của chính quyền chạy qua mặt mà không có dấu hiệu báo động cho lữ khách, tôi cũng yên tâm. Ghé vào Winnemucca để đổ xăng, tôi hỏi một nhân viên của tiệm và được biết Reno hoàn toàn nắng ráo, Truckee ở Bắc California cũng thế dù có gió lạnh chút chút. Nghe vậy tôi mừng quá. Như thế chúng tôi có thể vượt qua dãy núi Sierra để vào Bắc California và nghỉ đêm ở đó, thay vì ở Nevada và bị mất thêm một ngày ở motel trước khi về Nam California.

Đến vùng núi phía Đông Bắc Sacramento khoảng 5 giờ chiều, thay vì ghé một khách sạn ở Auburn như đã định, thấy trời còn sáng, chúng tôi quyết định lần đường đến một thiền viện mà tôi từng thấy địa chỉ ghi trên một cuốn sách tình cờ thỉnh được từ chùa Hương Tích ở Santa Ana.

Dù biết máy GPS làm việc rất “máy móc,” chuyên chỉ dẫn tài xế đi vào mấy con đường tắt, tuy ngắn hơn nhưng lắm khi vòng vèo rất lộn xộn, thay vì đi đường lớn dễ hơn, chúng tôi cũng quyết định cho nó tìm đường giúp chúng tôi đến thiền viện Diệu Nhân ở thị xã Rescue. Ban đầu tôi tưởng thiền viện này nằm ở nơi hẻo lánh, trên một vùng đèo heo hút gió nơi vừa có đất rẻ lại vừa vắng vẻ yên tịnh, thuận lợi cho việc tu hành. Theo GPS đi gần cả tiếng đồng hồ, đến Rescue City thì mới biết đây là một vùng đồi với giá nhà từ bậc trung trở lên. Thiền viện Diệu Nhân nằm trên đồi nhìn xuống phong cảnh thơ mộng ở bên dưới. Nơi đây, tuy không lớn bằng, nhưng cũng gợi cho chúng tôi nghĩ đến một nơi tu học khác cũng thuộc các đệ tử của hòa thượng Thanh Từ, là thiền viện Đại Đăng ở Bonsall, Nam California.

Vì thiền viện mang tên của một ni sư Việt Nam (nổi tiếng vào thế kỷ thứ 12 đời vua Lý Nhân Tông), chúng tôi đoán nơi đây chỉ dành cho chư ni mà thôi. Để con chó ngồi trong xe như mọi lần tới viếng chùa, hai vợ chồng đi loanh quanh thưởng lãm khung cảnh hoa cỏ xinh tươi của thiền viện, nơi mà mỗi góc vườn, mỗi lối đi đều có bàn tay chăm sóc chu đáo.

Trước cửa một gian nhà ở phía sau, chúng tôi nhìn qua khung kiếng và thấy khoảng năm hoặc sáu vị ni ngồi chung quanh một cái bàn. Họ đang thảo luận về một chuyện gì đó với nét mặt nghiêm trọng. Tôi vẫy tay vài lần, hy vọng có người thấy và bước ra để chúng tôi thăm hỏi. Chờ một lát không thấy ni nào mở cửa, chúng tôi quyết định vào gian thiền đường ở phía trước để lễ Phật, cúng dường, xong êm ái rút lui hầu tránh quấy rầy những người tu hành ở một nơi xem có vẻ thoát tục này.

Tuy biết rằng cơ duyên gặp gỡ chưa tới, chúng tôi cũng lấy làm tiếc vì lên đến nơi rồi mà không có dịp diện kiến sư bà Thuần Bạch. Chúng tôi nghe tên sư bà lần đầu tiên khi đọc được cuốn sách giảng về Bát Nhã Tâm Kinh của hòa thượng Thanh Từ do thiền viện Diệu Nhân ấn hành. Lúc theo dõi thời khóa biểu tu học trên những tờ giấy được dán nơi cửa vào thiền đường, chúng tôi nhận thấy ngẫu nhiên mà hai đứa tôi trong chuyến đi này cũng đi đúng theo phương pháp tu học của nhóm chư ni ở đây. Đó là ngồi nghe rồi thảo luận, học hỏi từ các băng giảng pháp mà các vị cao tăng thạc đức ban cho tăng chúng đồ đệ, như một hình thức tu học hàm thụ nhưng với một kỷ luật rất nghiêm minh.

Kinh nghiệm từ những chuyến hành hương xa của chúng tôi cho thấy, khi người ta tạm cắt đứt mọi mối dây ràng buộc về không gian cũng như về quan hệ nhân sự, như lúc ngồi lái xe qua một vùng quạnh hiu vắng vẻ, và lắng nghe giáo lý, người ta cũng có thể coi như mình xuất gia đoản kỳ rồi. Nói một cách khác, lúc đó cái xe cũng có thể trở thành ngôi chùa của mình, tại sao không?

Kỳ 17 và hết: Ngôi chùa của chính mình

Đêm hôm ấy chúng tôi nghỉ ở Motel 6 lần chót ở Rancho Cordova thuộc vùng ngoại ô Sacramento trước khi lái xe chạy thẳng về Westminster vào sáng hôm sau. Đã qua thời trẻ trung mạnh mẽ, không còn sức chịu đựng dẻo dai như trước, chúng tôi thấy nhớ giường nhà vô cùng sau nhiều ngày rong ruổi ở nơi xa lạ. Nghĩ đến chuyện đặt tấm lưng lên chiếc giường quen thuộc là thấy hạnh phúc biết bao. Về đến nhà vào một buổi chiều nắng ấm trời trong, tôi vừa vui mừng vì đường về an toàn, vừa nhớ những nơi đã ghé qua trong mười ngày đi xa.

Sau một chuyến đi thoát tục, chúng tôi trở lại với những chuyện eo sèo đời thường. Mở email ra xem thì thấy một lô vấn đề cần được giải quyết, chuyện sở cũng như chuyện riêng. Biết tôi đã về, mẹ nhắc tôi lo giùm mấy việc liên quan đến giấy tờ, sửa xe, chăm sóc người em bị bệnh. Việc nhà cũng cả khối, cao như núi Tu Di. Việc sở cũng chán lắm, nhưng không đi làm thì ai sẽ nuôi thân này? Phật đã bảo có cái thân là có cái khổ. Ôi, toàn những chuyện nhức đầu.

Cũng như mấy lần trước, về nhà đã được vài ngày mà dư âm của chuyến đi vẫn còn vang vọng trong lòng chúng tôi. Từng khung cảnh, từng sự việc, từng khuôn mặt, từng kỷ niệm, từng lời nói, kể cả giọng nói trong dĩa thu âm của một người cách xa ngàn dặm và nay không còn nữa là sư bà Hải Triều Âm, tất cả đều là tư lương quý giá cho hành trình chuyển hóa tâm thức của chúng tôi. Vợ chồng cũng nghiệm ra một điều: ở đâu mình cũng có thể tu được nếu biết tỉnh thức và tự thay đổi chính mình. Và nơi nào mình cũng có thể tìm ra một vị thầy cần thiết cho bước tu kế tiếp.

Nói cụ thể hơn, từ căn nhà của chúng tôi đi bộ không đầy mười phút là tới một ngôi tịnh xá nho nhỏ. Không phải chính tại nơi này chúng tôi đã gặp được một vị cao tăng đầy khiêm nhượng và tình cờ học được nơi ngài nhiều điều tuyệt diệu hay sao?

Hằng đêm khuya, vợ chồng chúng tôi đều đi bộ, ghé chùa lễ Phật Bà lộ thiên và đức Địa Tạng Bồ Tát ở tịnh xá ấy, xong vòng về nhà qua ngã công viên. Tuy mỗi đêm đều ghé chùa thế nhưng chúng tôi rất ít khi tham dự những khóa lễ chính thức ở đó. Vậy mà mỗi lần gặp sư ông trụ trì khi người tình cờ bước ra sân, sư ông không hề thắc mắc gì, chỉ ôn tồn bảo, “Ra đằng sau lễ Phật đi con” - nếu đêm hôm ấy chùa còn mở cổng sau.

Trước ngày đi hành hương, nghe tin sư ông bị bệnh nặng phải nằm nhà thương cả mấy tuần, chúng tôi bèn tìm cách vào thăm. Vì thường ngày quen gặp sư ông trong bộ y áo màu vàng, chúng tôi suýt không nhận ra người khi mới bước vào phòng bệnh. Vị thầy vốn nhỏ thó này càng gầy yếu ốm o hơn trong chiếc áo của bệnh viện và chiếc áo jacket lùm xùm phủ ngoài. Tuy được biết sư ông đã qua cơn nguy kịch nhưng chúng tôi thấy thần sắc người còn tiều tụy lắm.

Với hai ni cô thân tín đang ở bên cạnh để săn sóc, sư ông chỉ ghế cho chúng tôi ngồi bên cạnh rồi nói ngay, “Thầy không dè thầy có thể chết sớm như vậy, sớm quá! Thầy chưa làm được chuyện gì hết, thôi để kiếp sau thầy tu tiếp.”

Với một người cả đời tu hành, có được rất nhiều đệ tử và được sự yêu thương của biết bao Phật tử gần xa, câu nói ấy mới khiêm cung nhũn nhặn làm sao! “Thầy chưa làm được chuyện gì hết.” Thầy thốt ra một cách bình thường, tự nhiên - tự nhiên như một lần kia khi thầy nói, “Ừ, cái số của thầy nó là như vậy,” lúc trả lời câu nói đùa của nàng nhà tôi, “Sao ở tịnh xá con thấy thầy hay đứng tưới cây, rồi tới tổ đình đây con cũng gặp thầy tưới cây?”

Tuy chưa bao giờ hỏi tên hỏi tuổi chúng tôi dù gặp mặt nhiều lần, hôm ở bệnh viện sư ông đã ân cần bảo chúng tôi ở lại để nghe sư ông nói, khi chúng tôi định xin phép ra về vì sợ sư ông mệt và cũng vì thấy có khá đông người lần lượt vào thăm.

Theo lời sư ông, vì giữ truyền thống phục vụ miễn phí, phụng sự cho chúng sanh, tịnh xá không được dồi dào về tài chánh nên điều lo ngại nhất của sư ông là sau khi sư ông mất rồi các thầy cô trẻ hậu bối sẽ gặp nhiều khó khăn. Nguyện vọng tha thiết nhất của vị thầy ốm yếu trên tám mươi tuổi này là sống thêm được vài tháng để thành tựu việc dựng tôn tượng Phật Bà Quán Âm tại một tịnh xá khác đang được xây dựng dở dang mà thầy gọi là tổ đình. Tịnh xá hiện nay thật ra là một ngôi nhà thuê lại từ một người chủ gốc Việt.

Như hiểu được một câu hỏi đang khởi lên trong đầu tôi về tình trạng tài chánh của chùa, sư ông bỗng nói một câu trả lời tuy hướng vào khoảng không trước mặt nhưng lại như một lời khuyên ngủ nhắm vào hai vợ chồng ngồi ở bên cạnh, “Thầy không muốn tổ chức gây quỹ, văn nghệ chi hết. Mình đi tu mà. Nếu muốn làm thương mại thì đừng đi tu.”

Không chờ đợi, từ một cuộc thăm bệnh ở nhà thương Fountain Valley vợ chồng chúng tôi bỗng hưởng được một bài pháp đặc biệt, gần như thân giáo, vô cùng giá trị của một bậc chân tu mà trước giờ chúng tôi vẫn cảm mến. (Không hiểu sao cả hai đứa tôi như tìm được ở thầy một sự an lạc bàng bạc khó tả mỗi khi tới gần.) Chiều tối hôm đó, sư ông không hề bảo chúng tôi phải tu như thế nào, nhưng chính những lời tâm sự của sư ông về nhiều khía cạnh trong cuộc sống, đã là nguồn lực có công năng xách tấn đầy hiệu nghiệm đối với chúng tôi.

Nhớ lại sư ông sau một chuyến đi xa, chúng tôi đến thăm tổ đình vào một buổi chiều trước khi hết hạn nghỉ phép, để cúng dường cũng như để mong cho ước nguyện của thầy được thành tựu. Sau một vòng đi chùa xa tuốt tận bên Canada rồi về lại chùa gần nhà, chúng tôi nghiệm ra một điều: mỗi ngôi chùa, với mỗi nơi mỗi nét, nơi nào cũng có thể trở thành chỗ tạo thuận duyên cho mình tu tập, nhưng nơi tu thuận tiện nhất mà cũng là nơi khó nhất lại chính là ngôi nhà của mình.

Cạo đầu hay không, khoác áo cà sa hay mặc áo thường, chúng tôi vẫn có thể tu từng ngày, từng giờ, từng phút, vì ngôi nhà này chính là nơi mà giặc phiền não đến quậy phá mạnh nhất, và cũng chính nơi đây chúng sẽ bị dẹp tan trong chiến thắng vinh quang nhất cho kẻ tu nào biết dùng lòng từ bi và trí huệ, biết đem thân mạng và cuộc đời còn lại để dâng hiến cho đạo, như lời truyền đạt lẳng lặng bằng thân giáo của một vị chân tu bình dị ở gần nhà.

Đó là những điều mà vợ chồng chúng tôi đã nhận ra sau chuyến đi mầu nhiệm này. (pq)

Triển
05-12-2019, 06:04 AM
https://www.youtube.com/watch?v=mb--csPU0gY

chieclavotinh
06-29-2019, 09:13 PM
“Một nguyền nguồn linh tường trong lặng
Hai nguyền tạng thức dứt lăng xăng”

Dharma Talk on One Mind
Thiền sư Bassui (1327)

“Nếu muốn tự giải thoát khỏi những nỗi thống khổ trong Lục Đạo Luân Hồi thì quý vị phải biết con đường trực ngộ thành Phật. Con đường này chẳng có gì khác hơn là nhận ra được Tâm của quý vị.

Vậy thì, Tâm này là gì?

Tâm này chính là bản chất chân thật tự nhiên vô hình của tất cả các loài sinh vật có tình cảm, nó vốn sẵn sàng, vốn hiện hữu ngay cả trước khi cha mẹ của quý vị được sinh ra, do đó, dĩ nhiên là nó đã có sẵn trước khi bản thân quý vị được sinh ra, nó vốn đã sẵn có đó, không thay đổi và không sinh diệt. Cho nên người ta còn gọi nó là “Bộ mặt trước khi cha mẹ được sinh ra”.

Bản chất của Tâm này hoàn toàn thanh tịnh. Không phải vì chúng ta ra đời mà Tâm này mới được sinh ra và khi chúng ta chết đi thì Tâm này cũng không bị hoại diệt. Tâm này không có sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà, không có mầu sắc của tốt hoặc xấu. Không thể so sánh Tâm này với bất cứ cái gì, cho nên được gọi là Tâm Bản Nhiên, Giác Tánh, Phật Tánh. Vô số lượng ý niệm đã khởi lên từ Tâm Bản Nhiên này như sóng nổi trên biển cả hoặc như hình ảnh phản chiếu trong gương vậy.

Nếu muốn nhận ra được Tâm này thì trước nhất quý vị phải nhìn vào ngọn nguồn mà từ đó các ý niệm khởi lên và trôi chảy. Dù khi ngủ hoặc làm việc, đi đứng hoặc nằm ngồi, phải tự tra vấn tận đáy lòng sâu thẳm: “Tâm của tôi là cái gì?” và thiết tha muốn có lời giải đáp. Đó gọi là “thực tập”, “hành trì”, “khát khao chân lý” hoặc “mong cầu giác ngộ”.

Cái gọi là tọa thiền thì cũng không có gì hơn là nhìn vào Tâm mình. Quán chiếu chính Tâm mình một cách tận lực còn tốt hơn là hằng ngày đọc nhiều vô số lượng kinh chú trong vô số lượng năm. Những loại cố gắng hình thức đó cũng tạo ra được một số phước báu, nhưng khi hưởng hết phước thì lại vẫn phải chịu sự đau khổ của Tam Ác Đạo. Bởi vì việc tìm tòi Tâm mình cuối cùng sẽ đưa tới giác ngộ cho nên cách hành trì này là điều kiện tiên quyết để trở thành Phật.

Dù đã từng phạm các tội Thập Ác hoặc Ngũ Nghịch, quý vị vẫn có thể chuyển hóa tâm thức và giác ngộ thành Phật ngay tức khắc. Nhưng đừng có phạm tội rồi mong đợi được cứu thoát nhờ sự giác ngộ bởi vì không có sự giác ngộ, hoặc Phật hay Tổ nào, có thể cứu kẻ tự lừa dối bản thân để lao mình xuống Ác Đạo.

Hãy tưởng tượng cảnh một đứa trẻ nằm ngủ cạnh cha mẹ, trong giấc mơ thấy bị đánh đập, hoặc bị bệnh nặng đau đớn. Cha mẹ nó không thể giúp dù nó đau khổ tới đâu, vì không ai có thể xen vào giấc mơ của người khác được. Nhưng nếu đứa trẻ thức dậy thì nó sẽ hết đau khổ ngay lập tức một cách tự động. Thì cũng như vậy, người nào nhận ra được Tâm mình chính là Phật thì ngay lập tức sẽ tự giải thoát khỏi mọi nỗi thống khổ của cảnh bị trôi lăn không ngừng trong dòng sông sinh tử. Nếu đức Phật có thể ngăn chặn được thì quý vị có nghĩ rằng Ngài lại để cho ngay cả đến một chúng sinh phải rơi vào địa ngục chăng? Nếu không Giác Ngộ, không ai có thể thấu triệt được những điều ấy.

Ngay lúc này, cái gì là chủ thể ngắm nhìn mầu sắc bằng mắt, nghe tiếng động bằng tai, giơ tay, nhấc chân. Chúng ta biết đó là những chức năng tâm ý thức của chính mình, nhưng không ai biết đích xác chúng đã được thực hiện như thế nào. Có thể khẳng định rằng không có thực thể nào đằng sau những hoạt động này, thế nhưng rõ ràng là chúng được thực hiện một cách tự phát đột khởi. Hoặc có thể khẳng định rằng quả thật đã có những hoạt dụng của thực thể nào đó, nhưng là thực thể vô hình.

Nếu coi như đây là một vấn đề khó hiểu, mọi suy luận để tìm câu trả lời đều ngưng bặt, ta sẽ hoang mang, không còn biết phải làm gì. Trong tình trạng thuận lợi này, nỗi niềm thống thiết mong lời giải đáp của ta càng lúc càng sâu sắc hơn một cách không mệt mỏi, lên đến cực độ.

Khi nỗi thắc mắc thâm nhập tới tận đáy lòng, sẽ xảy ra đột biến nơi tâm thức, hiển lộ chính Tâm này là Phật, là pháp giới Tánh Không.

Trong mộng, quý vị có thể quên đường về nhà. Quý vị nhờ ai đó chỉ lối hoặc cầu xin Trời Phật, nhưng cũng vẫn không về nhà được. Nhưng ngay khi tỉnh ngủ, ra khỏi giấc mơ, quý vị sẽ thấy mình đang nằm trên giường của chính mình và nhận chân được rằng chỉ có một con đường độc nhất để trở về là tự mình thức dậy, ra khỏi giấc mơ. Điều này gọi là “Trở về bản thể” hoặc “Tái sinh nơi an tịnh”. Đây là loại tỉnh thức nội tâm chỉ cần thực tập là người ta có thể đạt được. Hầu như tất cả những người hâm mộ tọa thiền và gắng sức trong hành trì thì dù là cư sĩ hay tu sĩ cũng đều có thể đạt được tới trình độ này. Nhưng dù chỉ tới trình độ này thôi, cũng không đạt được nếu không tọa thiền.

Dầu vậy, bạn sẽ mắc một sai lầm quan trọng nếu như mới tới đây mà bạn đã tưởng rằng mình Triệt Ngộ, không còn điều hoài nghi về bản chất của thực thể. Như thế thì bạn cũng giống như một kẻ tìm được mỏ đồng đã vội bỏ ước vọng tìm ra mỏ vàng.

Đến giai đoạn tỉnh giác này, hãy tự tra vấn sôi nổi hơn nữa với câu:

“Thân tôi như bóng ma, như bọt nổi trên dòng nước. Tâm tôi tự nhìn vào chính nó thì rõ ràng là vô hình, chỉ như khoảng không gian trống rỗng, vậy thì từ nơi đâu trong đây nhận ra được âm thanh? Ai đang nghe?”

Cứ tự hỏi như thế bằng tất cả sự tha thiết, không hề buông lơi lòng nhiệt thành thì cái đầu óc lý sự sẽ kiệt quệ, dần dần chỉ còn lại nỗi thắc mắc mênh mông về câu hỏi không có giải đáp. Cuối cùng, ý thức về thân của bạn sẽ mất luôn. Những khái niệm và tư tưởng từ bao lâu nay chất chứa trong tâm bạn sẽ biến mất sau khi sự tra vấn tiến đến mức cùng cực, như là tất cả những giọt nước biến mất khỏi cái bình vỡ đáy, ngay đó hiển lộ tình trạng Triệt Ngộ như hoa bất thình lình nở bung trên cành cây héo tàn.

Tới đây là quý vị đã đạt được sự giải thoát chân thật. Tuy nhiên, đến giai đoạn này là lúc mà quý vị phải liên tục xả bỏ những gì đã nhận thức, dẹp luôn khái niệm về nhận thức, dẹp luôn chủ thể nhận thức, nghĩa là quyết tâm thấu suốt tận đáy, Tự Tánh sẽ hiển lộ ngày càng bừng sáng hơn và trong suốt, trong khi những vọng niệm u mê tan biến như viên ngọc được chà bóng sáng choang, cuối cùng sẽ chiếu rực rỡ khắp cả vũ trụ.

Quý vị đừng nghi ngờ! Nếu trong đời hiện tại mà niềm khao khát giác ngộ của quý vị chưa đủ mạnh để đưa đến được trạng thái này, thì chắc chắn quý vị sẽ dễ dàng Tự Ngộ trong kiếp tới, với điều kiện là quý vị giữ được sự tra vấn miên mật cho tới khi lâm chung, y như là một việc đang làm dở dang hôm nay thì ngày mai sẽ dễ dàng hoàn tất.

Khi tọa thiền, nếu có niệm tưởng khởi lên, đừng coi thường cũng đừng trân trọng, chỉ tìm tâm mình, đó là ngọn nguồn của tất cả những tư tưởng và ý niệm. Phải hiểu rằng tất cả những gì xuất hiện trong ý thức hoặc trước mắt đều là ảo giác, không phải là thực thể bền vững. Vì thế không nên sợ hãi hoặc say mê những loại hiện tượng này. Nếu quý vị giữ được tâm mình trống rỗng như khoảng không gian, không bị ô nhiễm vì ngoại cảnh thì không ma quỷ nào có thể làm phiền, ngay cả trong giờ phút lâm chung.

Trong lúc tọa thiền, quý vị đừng giữ lại gì trong tâm, kể cả những lời khuyên này. Quý vị phải quyết liệt chỉ làm một việc là hỏi “Tâm này là gì?” hoặc “Cái gì đang nghe những âm thanh này?”

Khi Ngộ được Tâm này, quý vị sẽ biết chính nó là cội nguồn của chư Phật và của tất cả hữu tình chúng sinh. Bồ tát Quán Thế Âm có tên gọi như thế vì ngài đã chứng đắc Nhĩ Căn Viên Thông, thông suốt nguồn gốc âm thanh của tất cả thế gian.

Làm việc hoặc nghỉ ngơi, luôn cố gắng nhận ra ai đang nghe. Dù câu hỏi đã gần như chìm vào vô thức, quý vị cũng không thể tìm ra ai đang nghe và tất cả mọi cố gắng của quý vị sẽ chỉ là hư ảo. Ấy thế mà vẫn nghe thấy âm thanh, cho nên lại càng tự hỏi thâm sâu thêm nữa. Cuối cùng thì tất cả mọi dấu vết của tự thức đều tan biến và quý vị sẽ cảm thấy như bầu trời trong vắt không một sợi mây. Quý vị sẽ không còn thấy có cái “Tôi” đồng thời cũng không tìm ra được người đang nghe. Tâm này như khoảng không gian nhưng cũng không có một vết tích nào để có thể được gọi là trống rỗng.

Trạng thái này thường bị nhận lầm là Giác Ngộ. Nhưng hãy tiếp tục tự hỏi một cách kịch liệt hơn nữa “Bây giờ ai đang nghe?” Cứ tiếp tục như thế, thắc mắc càng lúc càng thống thiết hơn, chẳng còn để ý tới gì khác, thì ngay cả đến cái cảm giác trống rỗng cũng sẽ biến mất và quý vị sẽ không còn nhận thức về bất cứ điều gì, chỉ còn lại khoảng không gian đen tối mênh mông. Đừng ngưng tại đây, cứ tiếp tục tự hỏi bằng tất cả sức bình sinh “Ai đang nghe đây?”. Chỉ khi quý vị đã đẩy thắc mắc đến chỗ hoàn toàn kiệt quệ thì câu hỏi sẽ bùng vỡ, bạn sẽ cảm thấy như một người trở về từ cõi chết. Đó là Chân Ngộ. Bạn sẽ nhìn thấy tận mặt tất cả chư Phật trong pháp giới và tất cả chư Tổ từ thời quá khứ tới nay.

Đến đây, hãy tự trắc nghiệm bằng công án:

Một vị tăng hỏi Triệu Châu: “Thế nào là ý của tổ sư Bồ Đề Đạt Ma từ Tây Trúc sang Trung Hoa?”

Triệu Châu trả lời: “Cây bách trước sân”.

Nếu với công án này mà quý vị còn có một chút xíu thắc mắc, dù là nhỏ nhiệm, thì quý vị vẫn còn cần phải tiếp tục câu hỏi

“Ai đang nghe đây?”

Không giác ngộ ngay trong đời này thì quý vị còn chờ đến bao giờ? Chết mất rồi sẽ khó tránh phải chịu khổ lâu dài trong Tam Ác Đạo. Cái gì ngăn trở quý vị giác ngộ giải thoát. Không có gì ngăn trở ngoại trừ khát vọng nửa chừng của chính quý vị đối với chân lý.

Hãy suy tư và dành tất cả sức bình sinh vào điều này.

Triển
06-30-2019, 02:08 AM
Dharma Talk on One Mind
Thiền sư Bassui (1327)



* dịch giả: Vy Khanh

Triển
06-30-2019, 02:17 AM
Nhưng hãy tiếp tục tự hỏi một cách kịch liệt hơn nữa


Cực kỳ quyết liệt.

SP500 SPY
07-24-2019, 05:52 AM
Chùa ta, chùa Nhật

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật Giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước Cộng Sản . Không phải ở đâu người ta cũng ‘’hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.


SÂN CHÙA

Hãy thử viếng một ngôi chùa Nhật Bản. Chùa cực kỳ thanh tịnh, khách rơi vào một thế giới bình yên, tự nhiên quên phiền muộn, oán thù.
Chùa cực kỳ đơn giản, bởi vì Phật Giáo, trước hết là thoát khỏi sân si, cám dỗ, từ bỏ những hệ lụy vật chất.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fstatic.wixstatic.com%2Fmedi a%2Ff02657_189802f78a88447fb8f3bb7e13a5b593%7Emv2. jpg%2Fv1%2Ffill%2Fw_532%2Ch_392%2Cal_c%2Clg_1%2Cq_ 90%2Ff02657_189802f78a88447fb8f3bb7e13a5b593%7Emv2 .webp&t=1563990395&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de000d01ba00&sig=4rm_RLu9u7GVjtJIgVfNbg--~C


Điển hình là sân nhà chùa, nhiều khi chỉ trần trụi sỏi, đá vụn ; để cái nhìn, tâm hồn của người tu hành, hay Phật tử viếng thăm, không bị chi phối bởi ngoại vật, dù một bức tượng, một cành hoa. Chỉ có mình với đá, với Phật. Với mình

Mỗi ngày, một người có tâm Phật tới cào sân đá. Đó là cả một nghệ thuật, phải học suốt đời. Cái gì ở xứ Phù Tang cũng là nghệ thuật. Mỗi cử chỉ nhỏ là một biểu tượng. Một nhà sư có thể giải thích cho bạn tại sao người ta trồng cây này, không trồng cây khác, tại sao trồng ở nơi này, không ở chỗ khác; cây cầu không phải chỉ để qua suối, những con cá muôn mầu không phải chỉ là vật trang trí.
Những luống đá, sỏi trên sân chùa là một trạng thái của tâm hồn.
Cào sân là một cách thiền.
Một hoà thượng trụ trì một hôm nhìn sân đá vừa cào, hỏi người cào sân :
đệ tử có gì bất an trong lòng ?
Người cào sân ứa nước mắt, thú thực có chuyện buồn trong gia đình, khiến cho tâm động,
để cái bất ổn trong tâm trí hiện trên đường chổi, trên những luống đá sỏi


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fstatic.wixstatic.com%2Fmedi a%2Ff02657_35995e4896974aa9962612fcd2dafe36%7Emv2. jpg%2Fv1%2Ffill%2Fw_1023%2Ch_682%2Cal_c%2Cq_90%2Ff 02657_35995e4896974aa9962612fcd2dafe36%7Emv2.webp&t=1563990395&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de000d01ba00&sig=t.Sh4EbQ.1qfT5RdNoRjNA--~C

Người tu hành không có người hầu hạ, phải thức dậy từ 3, 4 giờ sáng để lau chùi, quét dọn và kinh kệ.
Tham dự vào đời sống hàng ngày cũng thuộc hoạt động của người tu hành.
Tu hành là đi tìm ý nghĩa của cuộc sống, không phải từ bỏ đời sống.
Trước khi đọc kinh phải học tập để hiểu ý nghĩa, không phải chỉ ê a cho có.
Đọc kinh mỗi ngày khi hiểu kinh để những lời kinh thấm vào đầu óc, thể hiện trong cách xử thế, không phải để cho Phật vui lòng.
Cũng không phải cầu xin gì, ngoài việc nhờ Phật giúp mình tìm cái thanh tịnh cho tâm hồn.


Bữa ăn cực kỳ thanh đạm, không có cảnh các bà, các cô chạy lên, chạy xuống, rót rượu, quạt mát cho các thầy quốc doanh ngồi phưỡn bụng nhậu nhẹt, đưa cay với bia, với Martell đắt tiền , đùa dỡn như vỡ chợ.

Bữa ăn yên tĩnh, nghe tiếng ruồi bay, bởi vì khi ăn phải suy ngẫm về ý nghĩa của sự dinh dưỡng, về thiên nhiên, về môi trường đã cho cây quả, cơm gạo.
Bởi vì Phật tử phải biết sống giây phút hiện tại.
Chẻ một sợi rau, rửa chén bát phải đặt hết tâm vào chuyện rửa chén, chẻ rau.
Tìm cái vui, cái hạnh phúc trong mỗi cử chỉ nhỏ hàng ngày.
Trong nhiều chùa, nhà tu khi ăn để bên cạnh 9 hạt cơm.
Một chú tiểu đi thu những hạt cơm đó, đem ra vườn cho chim chóc.
Bởi vì khi ăn, khi hưởng thụ, phải nghĩ tới chúng sinh. Người tu hành không sống một mình, không sống cho mình.

https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fstatic.wixstatic.com%2Fmedi a%2Ff02657_3b8fb95a5aa9487f80459eccd14f5c52%7Emv2. jpg%2Fv1%2Ffill%2Fw_367%2Ch_269%2Cal_c%2Clg_1%2Cq_ 90%2Ff02657_3b8fb95a5aa9487f80459eccd14f5c52%7Emv2 .webp&t=1563990395&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de000d01ba00&sig=_b9nzUoDCkXxCBXk4jAcjg--~C


PHẬT TẠI TÂM

Chùa chiền Nhật Bản, đôi khi cao 3 hay 5 tầng, bao giờ cũng hoà hợp với thiên nhiên, với cảnh vật chung quanh. Mỗi ngọn cây, mỗi khóm trúc, mỗi dòng suối đều có ý nghĩa, là biểu tượng cho một triết lý sống.

Người ta không vạt cả một ngọn núi, san bằng ngọn đồi để làm những ngôi chùa to tổ bố, bê tông cốt sắt, trang trí xanh, đỏ, tím vàng, để vênh váo khoe khoang đã xây một ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á ( nhưng lờ đi không nói bạc tỷ lấy đâu xây chùa ? )

Riêng chuyện tàn phá thiên nhiên, kho tàng của đất nước, đã là một cái tội nặng ngàn cân. Chưa nói tới chính sách ngu dân thô bạo. Bên cạnh những bài dạy về tư tưởng bác Hồ, những lời dạy kỳ quái về y khoa (ung thư là do các oan hồn nhập vào thân, chiếm các tế bào, bệnh tâm thần vì đã vô lễ với… quan, bị các vong hồn trả thù ; muốn hết ung thư, hết bệnh phải đóng tiền cho ‘’vong‘’, ít nhất 9 triệu 7 !)

Người Nhật biết kính trọng môi trường trước khi từ ngữ đó ra đời.
Ở VN cũng vậy, chùa chiền ngày xưa có bao giờ kệch cỡm, thô tục như ngày nay ?

Phật không trọng hình thức. Phật không đòi chùa bạc tỷ. Phật tại tâm.

Chuyện xưa : một chú sãi theo một vị chân tu học đạo. Mặc dù siêng năng, thuộc lòng kinh kệ, suốt ngày rung chuông gõ mõ, vẫn bị thầy chê là chưa hiểu giáo lý nhà Phật. Một đêm trời cực kỳ lạnh, thầy trò đốt hết vật dụng trong nhà để sưởi. Hết bàn ghế, giường tủ, thầy sai trò vào chánh điện, tìm những gì có thể đốt được. Trò mang hết chổi cùn, rế rách ra đốt. Lửa tàn, trời lạnh hơn nữa, thầy sai trò đi tìm củi. Chú sãi vào chánh điện, quả thực không còn gì, ngoài tượng Phật bằng gỗ quý. Đành gãi đầu, gãi tai, mang ra, đốt. Thầy khen đệ tử đã bắt đầu hiểu giáo lý nhà Phật.

NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC

Ngoài khía cạnh mỹ thuật, không xa với nghệ thuật, mỗi ngôi chùa Nhật Bản là một kỳ công kiến trúc. Ngày nay người ta hiểu tại sao một ngôi chùa 5 tầng đứng vững hàng ngàn năm ở một xứ động đất như cơm bữa.

Chùa Nhật, trừ ngoại lệ, cất 100% bằng gỗ, vật liệu thiết kế mềm nhất, tự uốn mình khi đất rung động. Chùa không có một cây đinh, tất cả đều là gỗ lắp với nhau, khi bị lay động, những then gỗ dựa nhau, cản sức chuyển động.
Mỗi tầng độc lập với nhau, không gắn liền một khối ; khi gió bão những nơi bị lay động không kéo cả toà nhà đổ theo.
Những tầng trên nhỏ hơn tầng dưới, khi động đất, toà nhà lắc lư, như một điệu múa của rắn, tạo quân bình.
Nếu tầng dưới nghiêng về bên phải, tầng trên nghiêng bên trái.
Tất cả những thành phần di động, uyển chuyển đó dựng chung quanh một cột trụ trung tâm vững chắc, để dù lay chuyển tới đâu, toàn bộ kiến trúc cũng có chỗ dựa, để đứng vững ngàn thu.
Trong cái kỹ thuật kiến trúc thần tình đó có cả cái triết lý nhu đạo.
Lấy cái mềm trị cái cứng, lấy cái yếu chống cái mạnh.
Đó là triết lý sống của cây sậy trước gió bão
Những nguyên tắc ngàn xưa đó của chùa chiền Nhật Bản ngày nay được học hỏi, nghiên cứu để xây cất một thành phố với những cao ốc đồ sộ nhưng an toàn ở những thành phố bị động đất thường xuyên ở Nhật Bản.


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fstatic.wixstatic.com%2Fmedi a%2Ff02657_21d1349bd3904c64b5d08f46c974fbac%7Emv2. jpg%2Fv1%2Ffill%2Fw_768%2Ch_576%2Cal_c%2Cq_90%2Ff0 2657_21d1349bd3904c64b5d08f46c974fbac%7Emv2.webp&t=1563990395&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de000d01ba00&sig=Bsw.dviaHD_5REfroiqixw--~C


Mặc dầu vậy, người ta không kiêu ngạo, khoe khoang. Người ta để cái độc quyền vỗ ngực huênh hoang cho những người chưa xây xong cầu đã sập, vừa khánh thành đường đã ngập ổ gà.

Hy vọng không có người Nhật nào mò tới thăm viếng những động ma quỷ , gọi là chùa, người Cộng Sản dựng lên để làm tiền. Và thâm độc hơn nữa, để thực hiện chính sách ngu dân, đưa dân trở lại thời đại đồ đá với thần núi, thần đá, với vong hồn suốt ngày ra rả vòi tiền.

Qua ngưỡng cửa một ngôi chùa Nhật, hay một ngôi chùa ở miền Nam trước 75, người ta rũ bụi trần, bước vào thế giới thanh tịnh từ bi.
Qua cửa BOT của chùa VN ngày nay, người ta bước vào thế giới ma quái của oan hồn, của ‘’vong‘’ ngất nghểu, ra rả đòi tiền như nặc nô đòi nợ.

Đó không phải là Phật giáo. Đó không phải là Phật Giáo Việt Nam.
Khổng Tử : danh có chính, ngôn mới thuận.
Albert Camus : dùng chữ không chỉnh là đem cái hỗn loạn vào cái hỗn loạn đã có.

Đừng nói Giáo Hội Phật Giáo VN. Hãy gọi nó là Giáo Hội Quốc Doanh.
Hãy trả chùa chiền cho Phật, cho những người tu hành, cho Phật tử.

Paris, cuối tháng 3/2019
TỪ THỨC



****************************************


Tu hành không phải là buông bỏ,
mà là thấu hiểu lẽ hoán đổi trong đời

Một bữa nọ, hai thầy trò cao tăng ngồi nói chuyện với nhau:

Đệ tử: Thưa thầy, đạo Phật khuyên người ta buông bỏ mọi thứ đúng không?
Sư phụ: Không đúng!
Đệ tử: Rõ ràng có câu “buông bỏ tất cả” đấy thôi?
Sư phụ: “Buông bỏ tất cả” để làm gì?

Đệ tử: Đúng thế, đệ tử cũng thấy rất nghi ngờ! Đệ tử thấy đạo Phật luôn nhìn vấn đề tiêu cực.
Nhiều người hỏi đệ tử: “Nếu mọi sự đều buông bỏ thì lấy đâu ra tiền? Quần áo? Mọi người đều không làm việc thì thế giới này sao có thể tồn tại?”.

Sư phụ: Mọi sự buông bỏ thì dẫn đến sụp đổ, cái gì cũng không buông bỏ thì cũng dẫn đến sụp đổ.

Đệ tử: Như vậy phải làm thế nào?
Sư phụ: Thay thế và hoán đổi!
Đệ tử: Nhờ thầy chỉ rõ cho con!

Sư phụ: Con có thể kêu một người ăn mày cam tâm cho con số tiền đang nắm chặt trong tay họ không?
Đệ tử: Không thể được.

Sư phụ: Con có thể dùng hòn sỏi đổi lấy số tiền trong tay người ăn mày không?
Đệ tử: Con nghĩ không được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì tiền đáng giá hơn.
Sư phụ: Vậy nếu dùng vàng để đổi thì sao?
Đệ tử: Vậy thì được.
Sư phụ: Tại sao?
Đệ tử: Vì vàng đáng giá hơn.

Sư phụ: Vì thế, cách buông bỏ đơn giản nhất chính là hoán đổi.
Nguyên nhân khiến người ta không buông bỏ là vì không giành được thứ tốt hơn.

Dùng thức ăn chay thay cho thức ăn mặn, con sẽ buông bỏ được con dao mổ.

Dùng bố thí thay cho giành giật, con sẽ buông bỏ được lòng tham.

Dùng tín ngưỡng thay cho hư vô, con sẽ buông bỏ được nỗi trống rỗng.

Dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, con sẽ buông bỏ được cố chấp.

Dùng chính niệm thay cho tạp niệm, con sẽ buông bỏ được ngông cuồng.

Dùng nhẫn nại thay cho báo thù, con sẽ buông bỏ được giận dữ.

Dùng yêu thương thay cho tham lam, con sẽ buông bỏ được đau tim.

Tu hành không phải là buông bỏ, mà là để hiểu lẽ hoán đổđổi trong đời



(sưu tầm)



Ngôi đền do người Việt xây giúp thay đổi một khu phố ở Mỹ


******************************

Khi bức tượng Phật xuất hiện ở một trong những khu vực phức tạp ở thành phố Oakland, việc buôn bán ma túy và mại dâm biến mất.
Khu vực gần đại lộ số 11 (11th Avenue) và phố Đông 19 (East 19th) từng là một phần nhộn nhạo ở thành phố Oakland thuộc bang California, Mỹ. Đây là khu vực có các hoạt động bất hợp pháp như xả rác bừa bãi, trộm cắp, buôn bán ma túy, mại dâm, bạo lực...



https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi-dulich.vnecdn.net%2F2018%2F12%2F21%2F1-jpg-1545379873-9239-1545380445.png&t=1563991106&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de002301ba00&sig=rkWnGFugkwN7r33x1ZlQsA--~C


Bức tượng Phật ban đầu được đặt trực tiếp trên khu đất trống. Ảnh: Odd.


Những tệ nạn này bắt đầu biến mất khi một người dân có tên là Dan Stevenson mua bức tượng Phật cao 60 cm và đặt nó ở góc phố đối diện nhà mình. Trước đó, đây là nơi mọi người thường vứt rác, đệm cũ... và chất đống như một bãi rác. Do không muốn chỗ mình ở trông nhếch nhác, Dan đã mua bức tượng về để đặt ở nơi này. Tuy nhiên, chính anh cũng không ngờ mọi thứ lại thay đổi một cách nhanh chóng và tích cực đến vậy, theo Odd.

Đầu tiên, việc xả rác dừng lại và điều này khiến không chỉ Dan mà những người xung quanh cũng rất vui mừng. Những điều kỳ diệu lần lượt diễn ra. Mọi người bắt đầu dọn dẹp những bãi rác, thùng rác đã có sẵn quanh đó. Không còn xuất hiện những hình vẽ bậy trên tường nữa. Các nhóm buôn ma túy và gái mại dâm cũng rời đi.



https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi-dulich.vnecdn.net%2F2018%2F12%2F21%2F2-1545379910-1244-1545380445.png&t=1563991106&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c32-de002301ba00&sig=4z1ByiflXQjUQKly.bb6qw--~C


Những người Việt nhập cư đã xây một ngôi đền nhỏ vào vị trí đặt tượng ban đầu của Dan Stevenson. Ảnh: Odd.





Thời gian ngắn sau, những người Mỹ gốc Việt bắt đầu đổ xô tới khu vực đặt bức tượng, mang theo nhiều lễ vật như trái cây, hoa tươi và nhang. Một người hàng xóm có tên là Vina Võ và con trai bà, Cúc Võ đã xin phép Dan được chăm sóc tượng Phật. Người đàn ông này vui vẻ đồng ý.

Sau đó, hai mẹ con gốc Việt tiến hành xây một ngôi đền nhỏ để bài trí tượng Phật và đặt tên là Pháp Duyên Tự. Họ xây một cái bục nhỏ và đặt tượng lên trên. Cúc Võ giải thích, trong tín ngưỡng của anh, không được phép đặt tượng Phật trực tiếp lên mặt đất. Anh cũng bắt đầu quét dọn và bày biện khu vực xung quanh. Tượng được sơn mới và phủ bên ngoài một chiếc áo choàng màu vàng.

Mỗi lần thay đổi điều gì đó với khu thờ Phật, gia đình họ Võ lại gửi tặng cho Dan những đĩa trái cây hoặc món ăn ngon khiến anh rất vui.
Kể từ khi bức tượng xuất hiện đến khi xây xong đền, tỷ lệ tội phạm trong khu phố đã giảm mạnh. Từ năm 2012 đến 2014, các vụ báo cáo vì bị cướp từ 14 xuống còn 3, các vụ tấn công nghiêm trọng từ 5 giảm xuống không còn vụ nào. Các vụ trộm cũng giảm một nửa còn tệ nạn ma túy, mại dâm không còn.




Dan cho biết, anh cảm thấy điều này rất tuyệt. Mọi người hàng ngày đến đây thắp hương. Có những người không tới thờ cúng mà chỉ dắt chó đi dạo, đi tập thể dục... cũng qua đây và dừng lại tán gẫu, trò chuyện.
Ngôi đền này nổi tiếng đến mức được báo chí và truyền thông Mỹ đưa tin. Nhiều người cho rằng, đó chính là sự màu nhiệm của Đức Phật mang lại. Với những người không theo đạo, họ cũng cho rằng đây là một sự thay đổi tích cực và thú vị.

Anh Minh

Triển
07-24-2019, 03:41 PM
Chùa ta, chùa Nhật

Qua những tiết lộ về chùa Ba Vàng, người ta thấy khuôn mặt ghẻ lở của Phật Giáo quốc doanh. Từ đó, nhiều người có cái nhìn tiêu cực về Phật Giáo. Đúng ra, đó không phải là Phật Giáo, cũng không phải là Phật giáo VN. Đó là Phật giáo quốc doanh, chỉ có ở những nước Cộng Sản . Không phải ở đâu người ta cũng ‘’hành đạo’’ một cách côn đồ, đểu cáng kiểu Thích Thanh Quyết, Thích Trúc Thái Minh.






Mấy cái chùa Việt Nam vĩ đại và mắc mỏ mọc lên như nấm
như chùa ba vàng bốn vàng gì đó người ta đồn là chỗ rửa tiền của
tụi ma quỷ cán bộ, chánh quyền, đầu trâu mặt ngựa ...v.v.v!


https://www.youtube.com/watch?v=_tSEVjJ7g10

chieclavotinh
08-24-2019, 10:19 PM
Cám ơn bác bổ túc. Bác nào thích tiếng Anh (thiền sư Eido dịch từ Nhật ngữ)
https://www.thedailyzen.org/2015/05/20/bassuis-one-mind/



* dịch giả: Vy Khanh

(https://www.thedailyzen.org/2015/05/20/bassuis-one-mind/)https://plumvillage.org/galleries/?aid1=1598401263581190
ĐƯỜNG VỀ MAI THÔN
Tịnh Thủy

Nhân chuyến du lịch Âu Châu, chúng tôi đến thăm Làng Mai, một trung tâm Phật Giáo, gần thành phố Bordeaux nước Pháp, do một vị Thượng tọa xuất thân từ chùa Từ Hiếu, Thừa Thiên-Huế, Việt Nam thành lập.

Nhóm chúng tôi, đến Paris vào buổi sáng ngày đầu tháng năm, từ phi trường Los Angeles. Vì nhằm đúng ngày nghỉ lễ Lao Động Quốc Tế, và vào dịp cao điểm của cuộc vận động bầu cử Tổng thống Pháp, nên Paris có nhiều biến động chính trị, nhiều hội họp và biểu tình, do đó tình trạng kẹt xe nhiều hơn những ngày thường. Trời Paris đầu tháng năm vẫn còn hơi lạnh với những cơn mưa chợt đến và chợt đi.

Sau một ngày và một đêm nghỉ ngơi, chúng tôi, với sự giúp đỡ của một người bạn tại Paris, thuê chiếc xe Opel với giá khoảng 1.000 USD một tháng, lái thẳng xuống miền Nam nước Pháp, trực chỉ thành phố Bordeaux, cho kịp dự những ngày cuối của lễ hội mừng Làng Mai hai mươi tuổi.

Được biết, nhân dịp kỷ niệm đạo tràng Mai Thôn đầy hai mươi tuổi, Làng Mai tổ chức một khóa tu đặc biệt dành cho người Việt khắp Âu Châu về tham dự, bắt đầu từ 7 giờ sáng 27 tháng 4 đến 13 giờ ngày mồng 4 tháng 5 2002. Chúng tôi không ghi danh tham dự trước, vì chỉ có ý định tham quan hai ngày, để biết các sinh hoạt của một cộng đồng Phật giáo ở Âu Châu, đã được báo chí Pháp ca ngợi.

Làng Mai nằm ở hướng Đông thành phố Bordeaux, cách Paris khoảng 600 cây số về hướng Nam. Chúng tôi theo bản đồ nước Pháp, lái xe đến thành phố Bordeaux rồi đi Libourne, một thị trấn nhỏ gần Bordeaux vào buổi chiều. Từ đây dùng hương lộ D 670 rồi D 936 đến Sainte Foy La Grande, cửa ngõ vào Làng Mai. Mặc dầu có bản đồ chỉ dẫn in từ Website Làng Mai, nhưng chúng tôi vẫn bị lạc sau khi đã đến Sainte Foy La Grande.

Làng Mai có tên cũ là Làng Hồng được Hòa Thượng Nhất Hạnh thành lập vào năm 1982. Làng gồm có ba nông trại: nông trại mua đầu tiên ở làng Loubès-Bernac thuộc tỉnh Lot & Garonne, nông trại thứ hai ở làng Thénac thuộc tỉnh Dordogne và nông trại thứ ba ở làng Dieulivol thuộc tỉnh Gironde.

Ngày nay Làng Mai được Hòa Thượng Nhất Hạnh tổ chức thành bẩy nhóm nhà, hay còn gọi là bảy “Xóm”, nằm rải rác trên ba ngôi làng nói trên, gồm có: Xóm Thượng, Xóm Trung và Xóm Đoài ở Thenac; Xóm Hạ ở Loubès-Bernac; Xóm Mới, Xóm Mới Đầu Thôn, Xóm Mới Lưng Đồi ở Dieulivol. Khi thành lập trung tâm Phật Giáo này vào năm 1982, Hòa Thượng Nhất Hạnh đặt tên là Làng Hồng để tưởng nhớ “Làng Hồng” ở Việt Nam. Hồng ở đây là một loại cây ăn trái, tiếng Mỹ tên là persimon. Đến năm 1983, nhân khi đứng trên đỉnh đồi thầy thấy, có lẽ bằng trí tưởng, hoa mai trắng nở cả đồi, nên Hòa Thượng đổi tên “Làng Hồng” thành “Làng Mai” (Plum Village), hay còn gọi là “Đạo Tràng Mai Thôn”.

Hiện nay mỗi xóm có một ngôi chùa, như Xóm Thượng có chùa Pháp Vân, Hòa Thượng đặt tên chữ là “Thệ Nhật Sơn Pháp Vân Tự” dành cho tăng sinh. Xóm Hạ có chùa Cam Lộ, tên chữ là “Mai Hoa Thôn Cam Lộ Tự” dành cho ni sinh. Xóm Mới có chùa Từ Nghiêm, tên chữ là “Thiên Ý Thôn Từ Nghiêm Tự” cũng dành cho ni sinh.

Thật hơi khó diễn tả để cho độc giả chưa từng đến Làng Mai mà chỉ biết về Làng Mai qua báo chí, qua sự truyền khẩu, và đã có sẵn dấu ấn đẹp về một ngôi làng quê Việt Nam trong tiềm thức. Khi đến đây, ý nghĩ đầu tiên của chúng tôi là Làng Mai không giống như như báo chí diễn tả. Chùa không có mái cong, không có cổng tam quan, như chùa Thiên Trù, chùa Tây Phương ở miền Bắc Việt Nam hay chùa Đức Viên hoặc chùa Huệ Quang ở bang California, Hoa Kỳ. Thực tế, Làng Mai là những xóm nhà nằm rải rác, tọa lạc trên ba ngôi làng, thuộc ba tỉnh khác nhau và cách xa nhau bằng những cánh đồng nho và nhà cửa của dân chúng địa phương. Từ Xóm Thượng xuống Xóm Hạ đi bộ mất hơn một giờ. Còn từ Xóm Hạ muốn đến Xóm Mới, đi bộ phải mất nhiều tiếng đồng hồ, nếu nhẩn nha đi, phải mất hơn nửa ngày đường. Tuy thế, cảnh trí từng xóm nhà thuộc Làng Mai có những nét đẹp riêng, rất gần gũi với thiên nhiên và quê hương, với những bụi trúc vàng, lũy tre xanh, những ao sen, ao súng nho nhỏ, cùng với vườn mận và những con đường thiền hành quanh co....Có lẽ đây là những nét đặc thù riêng của Làng Mai, một quê hương Việt Nam ngự trị trong miền đất tạm dung.

Đối với những du khách như chúng tôi, đến Làng Mai chỉ để thăm viếng, cho nên cái biết hay cái nhìn của chúng tôi có thể khác với cái biết cái nhìn của những người đến tu hay những người có những liên hệ mật thiết với thầy, với bạn, với tăng chúng thường trú tại đây. Quả đúng như vậy, chính Hòa Thượng Nhất Hạnh nói “...cái nhìn của Hòa Thượng Thích Minh Cảnh từ Việt Nam qua ở đây hai tuần, không bằng cái thấy của Thượng Tọa Thích Nguyên Chơn...”, (hay sư cô Thích Nữ Đàm Nguyện cũng từ Việt Nam qua ở đây). Hai vị này được thầy tấn phong chức Giáo Thọ, rồi tháp tùng với tăng đoàn Làng Mai đi Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới.

Sau hơn một tiếng đồng hồ lái xe đi lạc từ Sainte Foy La Grande đến làng Dieulivol, chúng tôi mới đến được Chùa Từ Nghiêm thuộc Xóm Mới. Sư cô tri khách người Tây Phương nói tiếng Anh lưu loát, đã sắp xếp để chúng tôi gặp sư cô Chơn Không.

Trong lúc chờ đợi sư cô Chơn Không tiếp tại trai đường của Chùa Từ Nghiêm, chúng tôi có dịp quan sát trong và ngoài trai đường. Phía trên lò sưởi, nơi chính giữa trai đường, là bức hình Phật và Chúa Jesus đứng bên nhau. Chung quanh tường được trang hoàng bằng những chữ viết tay, như là “Ngày Em Hai Mươi Tuổi”, “Ngày Ấy Bên Nhau”, “Trong Ấm Ngoài Êm”, “Hai Sương Một Nắng”....

Vì gặp lúc đang tổ chức thiền trà, nên chúng tôi phải chờ hơi lâu mới được gặp sư cô. Qua khung cửa kính, chúng tôi thấy dáng sư cô đi từ thiền đường về trai đường, vẫn thong thả như bao giờ. Gặp chúng tôi, sư cô vui vẻ tiếp chuyện, với giọng nói của người miền Nam chậm rãi và nhỏ nhẹ. Chúng tôi giới thiệu từng người trong nhóm, ngỏ lời thăm hỏi sức khỏe sư cô và trao một thùng quà 50 CD nhạc Phật Giáo của ca sĩ Hà Thanh ở Boston gửi tặng Làng Mai. Sư Cô hỏi thăm chúng tôi đến ở bao lâu và bảo sư cô tri khách thu xếp nơi ăn và chỗ ở. Sư cô nói cho chúng tôi nghe về khoá tu và những sinh hoạt của Làng Mai. Sư cô giảng về hiện pháp lạc trú và thiền chánh niệm. Sư cô nói rằng: “... chúng ta không cần đi đâu hết, không cần đợi tới sau khi chết rồi mới đi vào thế giới Cực Lạc, an trú trong hiện tại với tâm có niệm và có định thì chúng ta có được tất cả những gì mầu nhiệm ở cõi Cực Lạc....” Một người bạn trẻ trong nhóm chúng tôi trình bày với sư cô về Kinh Quán Vô Lượng Thọ và hỏi ý sư cô về một cõi Cực Lạc mà đức Thích Ca đã đề cập đến trong kinh này, và được sư cô cười trả lời: “đến đây để nghe pháp hay thuyết pháp”.

Một người khác thưa với sư cô, nếu muốn xin xuất gia, gia nhập Làng Mai, sau khi nghỉ hưu có được không. Sư cô cho biết là được, nhưng với điều kiện là phải xả bỏ hết tài sản, không được gửi tiền hay sang tên tài sản của mình cho con cháu hay người thân vì kinh nghiệm cho hay, nếu không làm như vậy, vẫn còn trở ngại trên đường xuất gia. Tuy nhiên, có một điều chúng tôi ghi nhận là đa số quý tăng ni sinh tu ở đây đều là giới trẻ, thường là đã tốt nghiệp đại học, có một số vị đã tốt nghiệp cao học (thạc sĩ) và tiến sĩ, và thường nói giỏi hai ngôn ngữ. Anh K., người đã hỏi câu trên, cho chúng tôi biết, hồi còn ở Việt Nam, vào những năm đầu thập niên 60, anh đang là sinh viên, có đến gặp thầy Nhất Hạnh tại Chùa Ấn Quang, để xin xuất gia, nhưng thầy khuyên nên học xong đại học rồi đến gặp thầy. Bây giờ anh đã lục tuần, có vợ con và vẫn chưa đủù duyên xuất gia. Anh K. cũng cho chúng tôi biết thêm, thầy Giác Thanh, đã được anh giúp vượt biên qua Hoa Kỳ rồi sau này qua Pháp, gặp Hòa Thượng Nhất Hạnh. Nay Thượng Tọa Giác Thanh không còn nữa.

Sau khi dùng cơm chiều xong, chúng tôi được tham dự khoá lễ buổi tối lúc 20 giờ tại thiền đường Chùa Từ Nghiêm.

Qua hôm sau, thứ Bảy ngày 4-5-02, chúng tôi tham dự với tính cách quan sát khoá lễ truyền Tam Quy Ngũ Giới, được tổ chức vào lúc 5 giờ 30 sáng, dưới sự chủ lễ của Hòa Thượng Nhất Hạnh. Buổi lễ quy y không có đông người tham dự.

Thiền đường Từ Nghiêm rộng và thoáng, được thiết trí rất nhiều cửa sổ, nhìn ra ngoài thiên nhiên, sức chứa có thể lên tới 1.000 người, trang trí rất đơn sơ nhưng không kém vẻ trang nghiêm. Chính giữa là bàn thờ Phật với tôn tượng đức bổn sư mạ vàng cao khoảng hai mươi lăm centimeters và một bình hoa lan. Bên cạnh là bàn thờ tổ Khương Tăng Hội, sơ tổ thiền tông Việt Nam. Tất cả bồ đoàn và tọa cụ đều một mầu tím. Thiền sinh ngồi trên tọa cụ đặt thành từng hàng trên sàn thiền đường. Sau lễ truyền tam quy ngũ giới thì chúng tôi dùng điểm tâm vào lúc 7 giờ.

Đến 9 giờ sáng, tất cả tăng ni và cư sĩ tại bảy xóm, đều vân tập về thiền đường Từ Nghiêm tham dự lễ bế mạc. Chúng tôi ước chừng hôm nay có khoảng trên 250 người tham dự. Khi buổi lễ bắt đầu, Hòa Thượng Nhất Hạnh bước vào từ cánh cửa bên hông thiền đường, theo sau là một ni cô thị giả giúp thầy cởi bỏ áo khoác ngoài và phụ đắp y cho Hòa Thượng. Dáng Hòa Thượng nhẹ nhàng khoan thai hướng về chiếc bục gỗ và ngồi xuống trong tư thế kiết già. Hòa Thượng bắt đầu giảng dạy bằng giọng nói miền Trung thật nhẹ, nhẹ đến nỗi chúng tôi phải cố gắng lắng nghe mới nghe được. Thỉnh thoảng Hòa Thượng nâng chén trà bằng cả hai bàn tay và uống chậm rãi từng ngụm....

Chủ đề của buổi thuyết pháp hôm nay là “Con người chết sẽ đi về đâu?”. Mở đầu Hòa Thượng giảng về thuyết “ẩn tàng và biểu hiện”, về 18 giới và 10 cõi... Hòa Thượng giảng: “Chết chỉ là ý niệm và Niết Bàn là sự thật vượt thoát khỏi bát bất, tức vượt thoát tám ý niệm: có và không, tới và đi, sinh và diệt, một và khác. Kiến tánh là thấy được tự tánh của mình, thấy được bản chất của sự vật, không có cũng không không, không sinh cũng không diệt, không một cũng không khác, không tới cũng không đi....” Hòa Thượng đưa thí dụ “hãy nhìn vào từng đợt sóng biển, sóng là sinh tử, nước là Niết Bàn. Nếu sóng nhận biết mình là nước, thì sẽ vượt thoát khỏi sinh tử và thấy Niết Bàn hiện tiền, không còn sợ sinh tử. Chúng ta đang là Niết bàn. Chúng ta đang an trú trong Niết Bàn, không cần phải tìm kiếm Niết bàn đâu xa, cũng không phải đợi tới vài chục năm nữa chúng ta mới chết. Ta đang sanh, đang trú và đang diệt trong từng sát na, trong giây phút hiện tại....”

“...Niết Bàn không phải là một thực thể riêng biệt. Niết Bàn không thể nào tìm thấy ở ngoài cõi sinh tử, vậy nó ở đâu? Câu trả lời rõ ràng là: nó phải được tìm ngay trong thế giới sanh diệt, trong giây phút hiện tại. Cái không sanh diệt phải tìm ngay trong cái sanh diệt. Tìm Niết Bàn nơi đâu? Tìm ngay nơi những hiện tượng vô thường của thế gian...”

Hòa Thượng giảng tiếp: “... Những đám mây trên trời từ đâu đến và bay về đâu? Mây đã lên đường và chúng ta cũng đã lên đường. Một phần mây đã thành mưa, thành tuyết, đã đi luân hồi và trở thành một phần của bông hồng. Bản chất của mây là bất diệt . Chúng ta cũng vậy, đã lên đường chứ không đợi chết mới đi. Vì thế, chúng ta cần phải chuyển hóa những cái xấu, chuyển hoá những giận ghét, phiền muộn, tham đắm thành hoa trái (tươi đẹp) để đi luân hồi. Đức Thế Tôn của chúng ta cũng đi luân hồi, nhưng đi luân hồi với trí tuệ và từ bi. Chúng ta phải nhìn sự vật qua hai dạng chủng tử và hiện hành hay hai trạng thái “ẩn tàng và biểu hiện”. Nhìn hoa lá thấy mây trời... Chúng ta vì chấp tướng nên mới sầu khổ, nên hãy nhìn sự vật bằng con mắt vô tướng...”

Sau bài thuyết giảng về con người chết sẽ đi về đâu của Hòa Thượng, thì tăng đoàn Làng Mai đồng ca bài “Nam Mô Bồ Tát Quán Thế Âm” để tạ ơn Phật và chư tổ đã gia hộ cho khóa tu được thành công viên mãn.

Được biết, Thiền Chánh Niệm là phép thực tập căn bản ở Làng Mai, và chánh niệm có nghĩa là an trú trong hiện tại, thấy được cái gì đang xảy ra trong hiện tại. Pháp môn thực hành hiện nay tại Làng Mai là phối hợp pháp môn Thiền Tịnh, được thầy diễn giải trong sách Thiết Lập Tịnh Độ.

Hiện nay, Làng Mai có khoảng gần 100 vị xuất gia thường trú và Hòa Thượng Nhất Hạnh đã sáng tạo ra “chương trình bốn năm đào tạo người xuất gia và thường sau 5 năm sẽ trở thành GiáoThọ”, tức làm thầy dạy. Hiện có 70 vị giáo thọ xuất gia và 30 vị giáo thọ tại gia, đi khắp nơi giảng dạy. Bên cạnh đó, Làng Mai còn có một dòng, gọi là dòng Tiếp Hiện gồm khoảng 700 người và ở khắp nơi trên thế giới. Những vị này có thể là tu sĩ và cư sĩ, họ tuân thủ 14 giới. Với cư sĩ tiếp hiện, những vị này là cầu nối giữa tăng đoàn xuất gia và Phật tử tại gia.

Có thể nói Đạo Tràng Mai Thôn tức Làng Mai hiện nay là một tu viện Phật Giáo Việt Nam ngoài Việt Nam, có đông người xuất gia nhất. Và người có công nhất, ngoài Hòa Thượng Nhất Hạnh là sư cô Chơn Không, mà một người trong nhóm chúng tôi cho rằng, sư cô là một nhà administrator giỏi. Ngoài ra, phải kể đến Thượng Tọa Giác Thanh, một vị sư mà mọi người đều quý mến, là chất liệu xúc tác không thể thiếu trong mọi tiến trình xây dựng và vun trồng.

Hòa Thượng Nhất Hạnh còn tiến xa hơn nữa, là đang có “khuynh hướng toàn cầu hóa, pháp môn chánh niệm, không mang mầu sắc tôn giáo”, Hòa Thượng đã và đang mang những lời dạy của Phật vào nhà thờ, vào trại tù và nhà thương. Hòa Thượng đang vượt ra khỏi ranh giới tôn giáo. Đây là điểm rất đặc biệt của một tổ chức Phật giáo đương đại, các đệ tử xuất gia cũng như tại gia của thầy, được dạy là “phải vượt khỏi cái hạn hẹp “tôn giáo” của đạo Phật, để tới một cái trí tuệ không màu sắc tôn giáo mà phụng sự đời”. Chiều hướng của Hòa Thượng Nhất Hạnh là hòa đồng các tôn giáo với nhau. Phật với Chúa Jesus là anh em, cùng dắt tay nhau đi thiền hành. Một bằng chứng cụ thể là Năm Giới Cấm của Phật tử tại gia, được Hòa Thượng viết lại với thể văn trong sáng, phù hợp với thời đại và đặt tên lại là Năm Chánh Niệm. Một quyển sách hòa đồng “Living Buddha Living Christ” cùng một bức hình vẽ Phật và Chúa Jesus đứng bên nhau, được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng người Tây Phương. Ngoài ra còn 14 giới tiếp hiện cũng do Hòa Thượng sáng tạo, dành cho dòng Tiếp hiện. Khi mới đề ra 14 giới tiếp hiện này Hòa Thượng Nhất Hạnh đã bị chống đối rất nhiều và không thể áp dụng tại Việt Nam được, vì có một giới liên hệ đến sự “cho ra đời những sinh mạng mới”. Nay Hòa Thượng đã cho sửa đổi giới này để tu sĩ hay cư sĩ nhập dòng đều thọ được. Hiện tại, dòng Tiếp Hiện đang được tiếp nhận ở phương Tây một cách chậm rãi, cũng như Hòa Thượng và Làng Mai, sau ba mươi năm hiện diện trên đất Pháp, người dân Pháp mới lặng lẽ đón nhận.

Hòa Thượng Nhất Hạnh, theo báo chí Pháp cho biết là một trong những nhà tu Phật giáo nổi tiếng hiện nay trên thế giới. Dáng người nhỏ, bước đi chậm rãi nhưng đã bước những bước thật chắc và đã gieo trồng hạt giống Phật tại nhiều nơi. Chính sách của hòa thượng đang vượt thoát khuôn khổ tôn giáo của đạo Phật. Điều này, có lẽ phải mất nhiều thập niên mới thấy được kết quả hướng đi mới này.

Trời đã xế trưa, trước khi từ giã Xóm Mới, chúng tôi dạo quanh chùa Từ Nghiêm, ghé thăm quán sách, chụp hình và quay phim lưu niệm. Chúng tôi gặp lại anh Cao Thái, anh ruột sư cô Chơn Không, một ca sĩ mà chúng tôi biết từ Việt Nam, có sáng tác nhiều bài thơ thiền. Anh đọc cho chúng tôi nghe một số bài, trong đó có bài thơ “Con Cá”(*). Chúng tôi xin ghi lại đây như là một kỷ niệm với anh trong dịp viếng Làng Mai. Sau đo, sư chú Pháp Từ, một tăng sinh đến đây tu học từ Việt Nam, đã hướng dẫn chúng tôi tham quan Chùa Cam Lộ, vườn mận và gác chuông, thuộc Xóm Hạ. Cuối cùng chúng tôi đến thăm Xóm Thượng, thiền đường Chuyển Hóa và dùng cơm chay tại trai đường Chùa Pháp Vân.

Chúng tôi giã từ Xóm Thượng, giã từ Làng Mai và sư chú Pháp Từ trong niềm lưu luyến, trong nắng chiều vàng nhạt trên những lũy tre xanh. Con đường quê quanh co, không biết dẫn chúng tôi về đâu chiều nay?

Tịnh Thủy

(*) CON CÁ
Tôi là con cá dưới sông
Có cha, có mẹ, có chồng có con
Trông con trông mỏi trông mòn
Trông khi họp mặt coi còn đủ không
Ngày ngày dong ruổi chạy rong
Kiếm ăn đây đó đỡ lòng mới thôi
Bữa kia nghe tiếng con tôi
Mẹ ơi con đã mắc mồi rôì me
Lạy Trời lạy Phật chở che
Cho cha cho mẹ cho bè con thơ
Thành người tôi sẽ ước mơ
Kiếp sau sẽ chẳng bao giờ đi câu.
(Cao Thái)

(https://www.thedailyzen.org/2015/05/20/bassuis-one-mind/)

chieclavotinh
10-26-2019, 10:30 PM
Đi Sao Cho Hết Một Đêm Hoang Vu
Phúc Quỳnh

Ngày xửa ngày xưa - ở tuổi ngũ tuần, đối với tôi thì những chuyện gì đã xảy ra trên một năm đều có thể được xếp vào folder quá khứ “ngày xửa ngày xưa” - tôi có đọc tác phẩm “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của Phạm Công Thiện.

Tính cho đến tháng Tư 2013 này, ông mất đã hơn một năm, để lại nhiều sách, bài viết thuộc hạng “cao siêu” vượt quá đỉnh đầu lưa thưa tóc bạc của tôi. Như nhiều người mà tôi từng có dịp nói chuyện, tôi chẳng hiểu ông Phạm Công Thiện viết gì trong những tác phẩm siêu phàm đó. Nói là siêu phàm vì đằng sau những câu văn, lời viết cho dù khó hiểu của ông Thiện, tôi vẫn linh cảm những ý niệm đầy thi tính, đạo vị của ông ở một cõi khác, xa lắc xa lơ cõi ta bà này. Nãy giờ viết lòng vòng như vậy vì tôi có ý mượn tựa “Đi Cho Hết Một Đêm Hoang Vu Trên Mặt Đất” của ông cho bài viết ngắn, rất ngắn này.

“Đêm Hoang Vu” của tôi không có gì là siêu phàm, siêu nhiên, siêu thực hay bất cứ cái gì có thể gọi là “siêu” như của ông Thiện, một người được xem là một nhà thơ, nhà văn, nhà triết mà tôi được hân hạnh gọi là “Anh” trong những lần gặp gỡ những bậc đàn anh trong giới viết lách ở chốn Bolsa thời thập niên 1980. “Đêm Hoang Vu” của tôi là những đêm đi bộ của hai vợ chồng chúng tôi. Đã hơn 1 năm nay, tức là từ “thời xửa, thời xưa,” chúng tôi đi bộ mỗi đêm từ nhà đến một ngôi chùa ở đầu đường trong cùng một khu phố, xong quay về. Ngoại trừ những đêm mưa lớn hoặc xa nhà, chúng tôi “đi đêm” như vậy ngày này qua ngày khác, mùa hè qua mùa đông.

Nhà của chúng tôi “tọa lạc” gần góc đường Magnolia và Hazard, tức là ngay trong khu phố Little Saigon. Nơi đây chắc chắn không là chốn hoang vu, hoang dã khỉ ho cò gáy (hoang mang thì may ra vì nơi đây thường xảy ra lắm chuyện sôi nổi, đấu đá lung tung khiến người ta không biết đâu mà lường, mà hoang đàng thì đương nhiên không đúng, chưa đúng). Chúng tôi có phước, tôi tin vậy, vì được sống gần một ngôi chùa, một nhà thờ trong khoảng cách đi bộ chừng 15 phút. Có lẽ nhờ ở gần những nơi tâm linh như thế, lúc nào cũng thấy Phật, thấy Thánh Giá, chúng tôi luôn được gợi nhắc về một cuộc sống với giá trị đặt bên trên vật chất, được che chở trước những làn hung khí mà lúc nào cũng lăm le, đe dọa cuốn trôi tâm hồn vào những chốn sa đọa, ngục tối.
Cũng trong vòng 15 phút đi bộ từ nhà, tôi có thể đi một hướng khác đến một quán cà phê nơi mà hầu như lúc nào (ban ngày) cũng có các “em” tiếp viên trên đôi mươi mặc đồ ngủ rất tươi mát. Một phần vì đã đứng tuổi, một phần vì không hợp với mùi cũng như khói thuốc lá, không chịu nổi những mẩu chuyện tào lao bên ly cà phê của mấy “anh” tóc bạc ngồi quán, nên tôi chưa đến quán cà phê đó bao giờ.

Trở lại với chuyện “đêm hoang vu,” tôi không nhớ rõ vợ chồng bắt đầu đi bộ mỗi đêm đến chùa từ lúc nào. Chỉ biết có một đêm chúng tôi muốn đi bộ để vừa tập thể dục, vừa ghé chùa để được thấy Phật. Lẽ đương nhiên ở đâu cũng có Phật, nhưng đến chùa dễ thấy Phật hơn. Bạn hãy tin tôi đi, đừng kiếm cớ để tránh đi chùa. Tuy không bị “khổ sai” quá đáng như những người bị nhốt trong tù cộng sản, hai đứa chúng tôi cũng “lao động” quần quật từ ngày này sang ngày khác vì chuyện cơm áo, rất hiếm khi có dịp rảnh để cùng nhau đi chùa tụng kinh. Đứa nào có thời giờ thì đứa đó tự lo đọc sách, nghe băng để hiểu thêm về đạo. Trong lãnh vực “tự tu” này thì tôi thua xa vợ. Không chỉ đã bắt đầu chạy trước tôi khá xa, nàng còn thông minh hơn, có trí nhớ khá, đọc đâu nhớ đó. Tôi thuộc dạng cảm nhận đạo nhiều hơn là hiểu đạo, đọc sách hôm trước quên hôm sau, nghe băng giảng năm ngoái năm nay quên tuốt luốt, nghe lại tưởng mới nghe lần đầu, tụng kinh mà thường khi không biết mình tụng cái gì cho dù miệng cũng ê a không thua các bác lớn tuổi. Chẳng hiểu mô tê vậy mà tôi cứ thích đi chùa, lễ Phật.

Với những lý do như vậy, những đêm khuya đi chùa là dịp cho chúng tôi cùng bước chung trên con đường đạo. Đó là dịp cho vợ chồng chia sẻ, giải tỏa những khổ đau, phiền não đè nặng trĩu xuống đôi vai suốt từ sáng sớm đến tối khuya. Công việc ở sở lúc nào cũng căng thẳng, phải đối phó với chủ với đồng nghiệp. Chuyện gia đình luôn có kẻ bệnh, người đau, đứa phá của, đứa báo đời. Đó cũng là thời gian chúng tôi trao đổi một thứ hạnh phúc của vợ chồng già. Hai đứa thường đàm đạo, nêu những thắc mắc, trao đổi, có khi gân cổ cãi cọ về chuyện đạo. Bạn có thể tưởng tượng một cặp vợ chồng ốm ròm, mặc áo ấm ba, bốn lớp, đầu đội nón len, quàng khăn che kín cổ, đi co ro trong cơn lạnh giữa mùa đông mà miệng lại hăng tiết luận bàn chuyện đạo, máu trong người nóng lên như đang thi đấu đô vật sumo.

“Anh thấy tu theo nguyên thủy mới đúng. Phật tu sao thì mình tu y chang vậy, thêm thắt chi cho rườm rà, phát triển kinh điển tùm lum tùm la, dễ trật đường rầy, chẳng bao giờ giác ngộ, giác nghiếc gì hết trơn.”

“Nghĩ vậy chưa chắc đúng à nhen. Phật nói có tám vạn bốn ngàn pháp môn tu. Có phát triển mới tạo nhiều cơ duyên cho thêm chúng sanh được tu. Tùy căn cơ mà mình chọn con đường cho thích hợp mà cuối cùng vẫn tới cùng một đích, cho dù gọi đó là vô ngã hay chân không cũng vậy.”

Ai đúng ai sai có lẽ không quan trọng trên con đường đi bộ từ nhà đến chùa của chúng tôi. Hiểu rằng trong muôn vạn kiếp luân hồi, được đi cùng con đường trong cùng một khoảng khắc quả là một hạnh phúc lớn, một phép mầu, huống hồ được đi nhiều đêm như vậy trong hơn một năm trời.

Thường thì chúng tôi bắt đầu đi bộ sau 9 giờ tối, có khi nửa đêm tùy công việc của mỗi đứa. Cuộc đi bộ dài chừng nửa tiếng. Từ nhà nằm trên đường Jennrich, chúng tôi quẹo ở ngã ba đường đến chùa Giác Lý ở góc Titus - Hazard. Đúng ra đây là tịnh xá chứ không phải chùa. Sân trước tịnh xá không đóng cửa, người ngoài có thể bước vào bất cứ lúc nào, nửa đêm hay giữa trưa. Trước các tượng theo thứ tự Quán Âm, Địa Tạng Vương, Phật Thích Ca và Phật Di Lặc, chúng tôi cung kính lễ lạy. Tôi không biết vợ khấn nguyện như thế nào, riêng tôi, mỗi lần thấy Phật hoặc Bồ Tát, ở tịnh xá này hay ở bất cứ nơi nào khác, tôi luôn tự nhắc mình hãy sống với lòng từ bi, nhẫn nhục, sống cho tha nhân, hãy quên mình, quên cái ngã luôn trỗi dậy để thống trị mọi ý nghĩ, việc làm trong ngày.

Sau khi ghé tịnh xá, lộ trình đi chùa đêm theo hướng kim đồng hồ của chúng tôi tiếp tục qua công viên Westminster. Dạo này thành phố cắt giảm ngân sách nên công viên bị tắt đèn điện vào ban đêm, khiến nơi đây không được sáng như lúc trước. Giữa công viên vắng vẻ, có những đêm chúng tôi vừa đi vừa nghe âm vang pháo bông bừng nổ trên công viên Disneyland từ xa vọng lại, đâu đó sau 9 giờ 30 tối. Có đêm giao thừa, chúng tôi nghe vang rền tiếng pháo đì đẹt của đồng hương đón mừng năm mới sau nửa đêm. Màu sắc và âm thanh của pháo, cho dù rực rỡ, huy hoàng trên không trung hay rộn ràng, hân hoan trước cửa nhà, chúng đều gợi nhắc những niềm hạnh phúc ngắn hạn của kiếp người.

Và cũng có nhiều đêm dưới ánh sáng mông lung hắt từ xe chạy ở góc đường, công viên chìm trong không trung hoàn toàn tĩnh mịch, trầm lắng, chỉ có bóng hai đứa tôi di chuyển đều đặn băng qua một quãng đường đi lại hằng đêm mà tưởng chừng như vô tận, đi hoài không hết. Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh. Đi từng đêm mà không mong cầu sẽ đến đích, chỉ nguyện được đi trọn với nhau chung một kiếp người. (PQ)

Triển
11-02-2019, 05:07 PM
Đi Sao Cho Hết Một Đêm Hoang Vu
Phúc Quỳnh

Đi từng đêm mà không mong cầu sẽ đến đích, chỉ nguyện được đi trọn với nhau chung một kiếp người. (PQ)

Thấy chưa cái giá trị của năng vận động còn vào văn học luôn mà. Tuy nhiên sư huynh này đêm nào cũng đi mà không cầu đến đích cũng lạ thiệt ta. :)

chieclavotinh
12-14-2019, 08:35 PM
Thấy chưa cái giá trị của năng vận động còn vào văn học luôn mà. Tuy nhiên sư huynh này đêm nào cũng đi mà không cầu đến đích cũng lạ thiệt ta. :)

Walking meditation!

https://vietbao.com/p112a277442/2/nhung-nang-luc-ky-la-cua-hanh-gia-mat-tong-

Những Năng Lực Kỳ Lạ Của Hành Giả Mật Tông !
Phương Chính Nguyễn Quang Đạt

Trước khi đi vào đề tài này, chắc hẳn đa số trong quí độc giả đã từng xem qua quyển “ Hành Trình Về Phương Đông” của của tác giả Baird T. Spalding nguyên tác English do Nguyên Phong chuyển ngữ ? Trong chương 6: “Những Sự Kiện Huyền Bí “có đề cập đến một phái đoàn học giả Anh quốc trong một chuyến đi nghiên cứu những sự kiện huyền bí, để ghi nhận theo tính chất và phương pháp khoa học những điều mục kích thực tại hiện tiền với ngũ quan: tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi, vị giác nếm qua và xúc chạm với đối tượng khảo sát tại nước Ấn Độ…Họ có đến tìm gặp pháp sư Vishudha. Pháp sư này đã đem đến cho những học giả Anh quốc từ sự ngạc nhiên này đến biết bao điều kinh ngạc, thán phục kinh qua phương pháp khoa học cổ truyền ”Thái Dương Học” của giống dân Atlantic ngày xưa! Pháp Sư Vishudha chỉ với một kính lúp đưa lên thu lấy ánh sáng mặt trời, ông có thể tạo ra các mùi hương trong không khí như hương: hoa lài, hoa kim hương (tulip)… và ngay cả những mùi vị hóa chất, những mùi acid trong phòng thí nghiệm, tạo ra và làm biến mất ổ bánh mì từ trong không khí và nhiều thứ khác…! Đó là chuyện thời xa xưa tưởng đâu không bao giờ có thể chứng nghiệm được những hiện tượng tương tự như vậy trong thế kỷ khoa học tân tiến như hiện nay. Như chúng ta đã biết, trong thân thể con người chứa đựng các nguyên tố vật chất mà trong nguyên lý Đông Phương “gọi” chỉ danh là Ngũ Hành: Kim, Mộc, Thủy, Thổ, Hỏa. Dựa vào đó một vị Pháp Sư tài giỏi hay một một Hành Giả Mật Tông (Vajrayana – Phật Giáo Kim Cang Thừa, Tiên Gia Việt Tộc, Bửu Sơn Kỳ Hương, Thất Sơn Đạo Gia, Bửu Hoà Tiên Đạo, …) với khả năng tu luyện cao thâm có thể làm hoán đổi, xáo trộn sự vận hành của các nguyên tố trong cơ thể qua những hình thức và trạng thái như: thư ếm, bùa ngãi làm mê hoặc hại người trục lợi của giới tà phái, hoặc tạo hiện tượng bằng cách tách ly một phần nguyên tố vật chất ra ngoài cơ thể để khảo sát, chứng nghiệm…

Do nhân duyên, tôi (người viết) đã có cơ hội tiếp xúc với một hành giả Mật Tông trong thời gian gần đây, và đã chính mắt chứng nghiệm những hiện tượng rất lạ lùng và quá hiện thực không thể ngờ đến! Xin chia xẻ với quí độc giả qua câu chuyện dưới đây:

Vào sáng thứ Bảy ngày 03 tháng 02 năm 2018 được sư huynh Trịnh Khải Hoàng (một hành giả trong giới Mật Tông xưa kia) tạo duyên trường cho tôi tới nhà của anh ở vùng Westminster – California, để gặp một trong những người bạn đồng môn thâm giao cùng thời, cùng Thầy, Tổ với anh gần nửa thế kỷ qua hiện đang có mặt tại nhà … Tôi liền lái xe đưa vợ tới nhà anh Hoàng và hạnh ngộ với sư huynh NLV, rồi từ đây được biết Anh vốn là sĩ quan Cảnh Sát Mỹ đã nghĩ hưu và thường lui tới Nam California thăm bạn bè thân tình, và lần này vì sự yêu cầu của một gia đình đang gặp nạn tai, cần anh giúp cứu giải cho được bình an (rất tiếc không được nêu danh tánh theo sự yêu cầu) ! Khi gặp vợ chồng tôi, anh NLV hoà nhã, thân thiện và ân cần hỏi:

- Hai em có điều gì muốn hỏi hoặc cần anh giúp gì không?

Tôi nói:

- Dạ thưa không có, em và vợ em chỉ đến gặp cho biết mặt vì nghe sư huynh Hoàng kể rất nhiều về anh! Thực tình tôi cũng chưa biết mình định hỏi han những gì? Nhưng sư huynh Trịnh Khải Hoàng đã tiếp lời: “Tôi nghĩ V… quan sát xem có thể cần thiết giúp cho 2 đứa em này được điều gì không?”

Anh NLV đưa mắt nhìn quan sát vợ chồng tôi xong, anh cho biết vợ tôi có nhiều chất sắt trong người, nên lưu ý nếu không sẽ sinh bệnh về sau… Kế đến anh nói sẽ lấy ra một số chất sắt (iron) vốn từ những thực phẩm, nguồn nước, môi trường sinh sống bị ảnh hưởng, thâm nhập và tích tụ trong thân thể của vợ tôi quá nhiều năm … và chúng tôi sẽ nhận thấy ngay liền kết quả trước mắt.

Tôi có hơi tò mò ngạc nhiên và muốn xem anh sử dụng phương cách nào để lấy những chất sắt trong thân thể của vợ tôi ra ngoài hiện thực? Anh dùng 2 bàn tay, một dùng đầu ngón tay cái định vị và bấm ấn huyệt rồi kéo vuốt dọc từ cánh tay đến cổ tay, còn bàn tay kia thì nắm chặc những đầu ngón tay, và cuối cùng thì anh ấn mạnh ngón cái vào huyệt lao cung giữa lòng bàn tay của vợ tôi. Sau đó anh đổi qua cánh tay khác cũng làm y như vậy. Sau khi bấm huyệt dọc theo đường Thủ Âm Kinh (dọc theo bên trong cánh tay) xong…thời gian độ vài giây thì vợ tôi quay sang nói với tôi hình như có mùi hôi hôi tanh tanh của sắt thép bị rỉ sét phát ra từ trong lòng bàn tay!. Quả thật như vậy vì chính tôi cũng đã bắt đầu ngửi được mùi của sắt thép hay đồng thiết hoen rỉ trong không khí! Sau đó anh lấy chai nước lã rót một chút nước trong lòng bàn tay của vợ tôi, chỉ trong ít phút thì nước trong trẻo đang bắt đầu đổi sang màu xám đen và có mùi hôi tanh của sắt thép rỉ sét. Anh nói cho vào một chút nước trà sẽ thấy phản ứng hoá học tăng nhanh thêm vì trà vốn kỵ sắt thép bởi tính chất hoá học! Thật quá kỳ lạ phải không quí vị? Xin xem hình dưới đây:

Qua những câu chuyện khảo luận và quan sát sự việc cho tới thân mật… Sau đó anh hỏi tôi muốn hỏi điều gì không thì nhân dịp này cứ thân tình tìm hiểu, vì thường anh rất bận rộn đi xuyên bang và over sea, khi có thời gian rảnh rỗi thì làm thuốc trị bệnh giúp từ thiện, nên ít khi có ở nhà ? Tôi nói với anh là tôi muốn biết vị Linh Sư (vị Thầy trong thế giới tâm linh vô hình) đang hướng dẫn tôi là ai? Anh lặng yên quan sát tôi một lúc rồi nói rằng vị Thầy đó cho biết chưa đến lúc, khi đến thời cơ tự sẽ được biết (chắc còn phải lo tu học thêm dài dài, bỏ hết chuyện thế sự ngoài đời để được bình tâm chăng?).

Anh nói thêm chỉ có thể giúp cho tôi biết được vị Thầy đang hướng dẫn tôi có phải thuộc chánh phái và tôi có duyên theo học hay không? Vì không chuẩn bị giấy vàng tinh sạch và bút mực đỏ thường được thấy theo tiêu chuẩn, qui luật để viết chữ linh ngữ (chữ linh ngữ là loại từ ngữ, ký hiệu của cõi trời Sắc Giới), nên anh xé đại một tờ giấy trong tập note book thường và dùng bút đỏ thường không có gì đặc biệt để “vẻ” lên vài chữ chú nguyện bởi năng lực của Tâm.

Sau đó anh xếp tờ giấy nhỏ lại để trong lòng bàn tay, chấp hai tay khấn niệm một lúc rồi trao cho tôi và bảo tôi thành tâm khấn niệm theo lời hướng dẫn của anh...và xin nếu như đúng y vị Linh Sư đã và đang dạy tôi là một Chân Minh Sư thì cho tờ giấy này tan biến trong nước lã, còn bằng như ngược lại thì mảnh giấy nầy vẫn y như nguyên trạng trong ly nước. Khi đã khấn nguyện xong, anh bảo tôi bỏ tờ giấy vào trong ly nước và dùng chính bàn tay của mình bịt kín miệng ly ngay lập tức và đếm từ 1 đến 10 thì mở ra…. Thật kỳ diệu thay, trong ly nước chỉ còn bột giấy và mầu đỏ của mực đang hoà tan và loang dần. Sau khi dùng muổng khuấy qua lại vài lần thì chỉ còn một ly nước màu đỏ ! Viết tới đây sẽ có người đa nghi về tờ giấy (xin miễn bàn tiếp vì chính như cá nhân tôi cũng đã quan sát rất kỹ). Xin xem hình:

Tôi có quay video clips bằng cell phone 2 hiện tượng trình bày như trên để làm tài liệu tham khảo cho các sư huynh đệ sau này. Tôi nói với anh đây là đầu tiên tôi chứng nghiệm hai hiện tượng quá hiện thực…! Anh nói cho biết còn nhiều thứ loại kiến văn khác nữa mà người sống trong thế gian vật chất này khó có thể nghĩ bàn, vì vốn hiểu biết và học thuật của chúng ta còn bị giới hạn nhiều, khác chiều không gian Dimensions, thân thể vật chất và tầng số rung động giác quan của chúng ta rất thô kệch, giới hạn mà Vũ Trụ thì vô tận, chúng ta chấp ngã và ngông ngu thường lấy cái trí tri giới hạn và qui ước cố “nhốt” chân đế vô tận vào ảo kiến mà sinh ra biết bao nhiêu di hoạ không lường! Sau đó anh có hướng dẫn tôi một vài phương pháp để có thể tu tập về sau nếu như muốn bước đi trên đường học Đạo. Thế giới Mật Tông thật có quá nhiều điều lạ phải không quí vị? Tôi chỉ thâu nhận kiến thức trong sự e dè và thận trọng! Có duyên thì sẽ được biết rất nhiều, không phải muốn tìm gặp là được.

Xin cám ơn sự hướng dẫn và giúp đở tận tình của 2 sư huynh NLV và Trịnh Khải Hoàng, nhất là được sự góp ý của sư huynh Hoàng đề tài liệu này có thêm đầy đủ chi tiết hơn.

Thưa quí độc giả, một hành giả Mật Tông chân chính khi thực hiện những khả năng đặc biệt này, dĩ nhiên không phải để khoe khoang mà điều có những mục đích riêng của nó trên con đường hành Đạo. Rất tiếc không thể trình bày chi tiết hơn nữa trên vấn đề này.

Để kết thúc câu chuyện, người viết xin trích một đoạn văn trong quyển sách “Hành Trình Về Phương Đông” để quí độc giả tự suy xét thêm về mục đích của những sự kiện tâm linh: “…Các ông đã thấy, tôi đã lạm dụng các định luật huyền bí giúp tôi thực hiện ý muốn. Tôi vừa đốt cháy đồ vật mà tôi tạo nên. Làm như thế tôi đã lạm dụng một điều luật bất di bất dịch của thiên nhiên. Nếu tôi tiếp tục làm thế thì không những món đồ bị đốt cháy, mà chính kẻ sáng tạo là tôi cũng chịu chung số phận. Các ông đã ngửi mùi hương và việc tôi làm chậu hoa hồi sinh, cũng như chùm nho xuất hiện…. Tôi có thể sử dụng quyền năng này khi làm một việc có ích cho nhân loại, hoặc với một lòng bác ái thanh cao vì đó là hợp với luật vũ trụ, hợp với thiên ý. Trái lại, chỉ với một ý định xấu xa như khoe trương bản ngã, tôi sẽ đi lệch đường và chịu trách nhiệm về việc làm của mình nghĩa là sẽ gặp ngay sự phản tác dụng về hành động của mình. Tôi đốt cháy một vật thì tôi cũng có thể cháy thành than tức khắc. Nếu con người phụng sự thượng đế, hành động đúng theo thiên ý, hợp luật trời thì y đã bước chân vào cõi trời rộng mở còn ngược lại thì y đang bước vào cánh cửa của địa ngục rồi đó…

Vishudha nhìn thẳng vào mặt mọi người:

- Này các ông, những nhà thông thái, thế đã thỏa mãn các mong ước, hiếu kỳ của các ông chưa? Nếu các ông còn mê man trong các cuộc khảo cứu, ghi nhận các hiện tượng lạ lùng mà khoa học chưa giải thích được thì khắp thành phố này, có hàng trăm đạo sĩ, pháp sư có thể làm những chuyện đó. Điều đáng tiếc rằng rất ít người hiểu biết về cái hậu quả họ sẽ phải gánh chịu. Các ông muốn ghi nhận những phép thuật thần thông để làm gì? Phải chăng các ông sẽ công bố cho mọi người Âu Mỹ biết hay sao? Như thế có ích lợi gì? Liệu đã có mấy ai tin tưởng rằng những điều các ông nói không phải là một sự tưởng tượng? Có thể họ sẽ lên án các ông là đằng khác. Có bao giờ các ông nghĩ rằng mình đang làm một chuyện vô ích hay không? Có lẽ các ông sẽ làm những phúc trình về các hiện tượng lạ lùng nhưng rồi sẽ đi đến đâu? Cuộc đời đâu phải chỉ quan sát ghi nhận rồi làm những thống kê, có phải không? Này các nhà thông thái, các ông đã khám phá thế nào là mục đích cuộc đời chưa? Nếu các ông chưa tự hỏi mục đích cuộc đời mình để làm gì thì ghi nhận, nghiên cứu có ích lợi gì đâu? Khi chưa tìm được giải đáp cho chính mình thì các phúc trình, thống kể cũng vô ích thôi, có phải như thế không?”

Thật quá hay phải không quí độc giả? Đời sống con người không phải chết là hết và không phải chỉ có một thế giới mà chúng ta đang sống?

Chứng nghiệm rồi, hiểu được rồi thì chúng ta sẽ làm gì cho cuộc sống tâm linh?

chieclavotinh
01-11-2020, 09:09 PM
TÁCH TRÀ BUỔI SÁNG VÀ NHỮNG MẬT NGÔN TÌNH CỜ
Huệ Trân

Mỗi tuần, tôi có một ngày để làm hai việc tuyệt vời. Đó là, thứ nhất: làm thinh, thứ hai: không làm gì cả!

Hôm nay đang là phút giây tuyệt vời đó.

Sau những ngày lạnh bất thường, nắng sáng nay rất đẹp, vàng óng và ấm áp. Cây cỏ hoa lá rộ lên niềm vui. Mọi cánh cửa mở rộng để nắng ghé vào, mang hương thơm của đất trời chuyển hóa. Không mùi hương nhân tạo nào so sánh được với hương gió núi mây ngàn. Ít nhất, chủ quan tôi như thế.

Một ngày đẹp như vầy, được tự tại với hai việc: làm thinh và không làm gì cả, thì có tuyệt vời không!

Chậm rãi pha một bình trà.

Hốt nhiên, tôi thích thú với ý tưởng khởi lên rõ rệt “Tôi không đang PHẢI LÀM cái việc pha trà, mà là ĐANG HƯỞNG sự pha trà”.

A! Bấy lâu nay, hàng ngày ta làm đủ thứ việc, lẫn lộn giữa những cái “phải làm” và những cái “đang hưởng” mà mấy khi nhận rõ như thế. Cũng hành động đó, cũng công việc đó, nhưng làm bằng trạng thái “hưởng”, tất hạnh phúc gấp bội hơn là “phải”.

Vậy, cánh cửa niềm vui là ở đây chăng? Đâu là chìa khóa chuyển hóa “phải’ thành “hưởng” để ta tra vào ổ khóa của cánh cửa này?

Trà sen bạn cho đã lâu, nhưng được ủ kỹ nên hương vẫn còn ngát. Sen mọc dưới ao bùn mà lại mơ màng tới bốn câu kệ Làng Mai:

Trà trên đỉnh núi Tản
Nước giữa lòng sông Đà
Thiền vị chỉ một ngụm
Tịnh Độ đã sinh qua.

Trước đây, mỗi khi nghe hai tiếng “Tịnh Độ” là tôi chỉ có thể nghĩ đến cõi Tây Phương Tịnh Độ của Đức Phật A Di Đà. Sau này, nhờ dần dần được học thêm, tôi mới biết, tùy căn cơ chúng sanh, Đức Phật đã chỉ bày tới bốn thế giới Tịnh Độ tiêu biểu, chứ không chỉ một.

Còn nhớ, khi biết điều này, tôi vô cùng hứng khởi, như kẻ đang dọ dẫm, được dắt từ cái hữu hạn tới cái mênh mông vô hạn.

Mỗi thế giới Phật cũng đã mênh mông, nhưng từ một, tới vô cùng mênh mông, quả là bội phần hạnh phúc, như cánh cửa bất ngờ mở tung, mới biết ánh sáng ban mai ngoài kia chan hòa, rực rỡ!

Khi Đức Phật tới thành Xá Vệ thuyết giảng kinh A Di Đà dưới hình thức “vô vấn tự thuyết”, nghĩa là không ai hỏi mà tự giảng. Nguyên do, vì khi đó, vua Ba Tư Nặc quá yêu kính Đức Phật và Tăng đoàn nên đã ban một sắc luật hy hữu: “Nếu là người xuất gia thì dù phạm tội gì cũng không bị trừng phạt”. Do khe hở quá lớn của sắc luật đó, mà nhiều thành phần bất lương đã len lỏi vào Tăng đoàn để lợi dụng làm nhiều điều bất thiện. Họ đã quy tụ tới sáu nhóm ác tăng mà dân chúng thời đó gọi là Lục Quần Tỳ Kheo!

Những vị chân tu không thể chung sống trong môi trường bất tịnh, nên cùng nhau xin với Đức Phật để được rời đi nơi khác. Đức Phật bèn khuyến tấn họ nên nhiếp tâm niệm Phật thì dù hoàn cảnh xung quanh thế nào, cũng chiêu cảm được mười phương Chư Phật.

Và thế giới Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà được Đức Phật Thích Ca giới thiệu trước thính chúng, như sự khẳng định hứa khả đối với những ai có tín tâm bất hoại.

Đó là dấu mốc đầu tiên để hành giả pháp môn Tịnh Độ nương vào thế giới này như một Điểm Tới lý tưởng, khi thân tứ đại tan rã nơi cõi ta-bà.

Nhưng thế giới Phật không ngừng ở đó.

Khi sự sinh hoạt của Tăng đoàn tạm yên ổn, thành phần ác tăng, kẻ được chuyển hóa, kẻ bị lộ diện không nơi ẩn núp, đành tự rời đi, thì Đức Phật đã tạo điều kiện để tăng chúng phát khởi Bồ Đề Tâm.

Và Pháp Hội Yêm La thành hình ở thành Ca Tỳ La Vệ.

Nơi đây, hình ảnh Thế giới Tịnh Độ không phải chỉ là Tây Phương Cực Lạc, với ao thất bảo, với chim thuyết pháp, mà thính chúng trong Pháp Hội Yêm La không chỉ thụ động thính pháp. Tinh thần của Pháp Hội là thính chúng vừa được chứng kiến, vừa đóng góp vào sự nhiệm mầu của tương quan giữa cá nhân và tập thể. Pháp hội, với số lượng đông đảo hàng nhiều chục ngàn vị, đủ cả Phạm Thiên, Bồ Tát, Tỳ Kheo, nhưng tất cả đều nhận được lời Phật dạy, theo căn cơ và sở đắc riêng của mình nên tâm mỗi vị đều trở nên thanh tịnh. Mỗi tâm thanh tịnh đó đã tương quan với nhau, thành Thế Giới Phật Thanh Tịnh.

Ở cõi Tịnh Độ này, sự quán tâm là chính.

Ở cõi Tịnh Độ Tây Phương, lấy câu trì danh hiệu Phật A Di Đà làm chuẩn.

Nhưng rốt ráo, quán tâm và trì danh hiệu Phật để làm gì? Có phải để đạt được đoạn trừ phiền não, tiến tới giải thoát nghiệp chướng, ra khỏi vòng sinh tử luân hồi?

Cũng thế, theo căn cơ chúng sanh, Đức Phật dẫn dần tới cõi Tịnh Độ ở Kinh Hoa Nghiêm với tư tưởng đại thừa “Trùng trùng duyên khởi” và Kinh Pháp Hoa với lời hứa khả “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật”.

Như thế, mọi điểm đi (hình thức) có khác, mà mọi điểm tới (kết quả) thì như nhau. Suy ra, hành giả chọn pháp môn nào, hướng về Thế Giới Tịnh Độ nào, cũng khởi từ tâm mình. Tu Thiền mà đạt tâm thảnh thơi thì cũng như tu Tịnh mà đạt tâm an lạc.

Người tu thiền chạm vào công án “Người niệm Phật là ai?” có khác người tu Tịnh, kiên trì với từng chuỗi hạt “Nhất tâm bất loạn”?

Một con chim bay ngang bờ hiên, cất tiếng gọi bạn, chợt đưa tôi về với tách trà, về với hai việc của ngày tuyệt vời là: Làm thinh và không làm gì cả!

Nếu nhìn qua lăng kính tích môn, tôi đang làm thinh và không làm gì cả. Cái thân tứ đại vẫn đang ngồi yên, không nói và không làm.

Nhưng nhìn qua lăng kính bản môn, nghĩa là nhìn sâu vào những bước đi của tâm linh, thì dường như tôi đang nói nhiều và làm nhiều.

Khi tâm khởi lên hình ảnh những Thế Giới Tịnh Độ thì bỗng nhiên cái công án nổi tiếng “Niệm Phật thị thùy?” (Người niệm Phật là ai?) cũng đồng thời hiện ra. Công án này được coi là cây cầu nối liền giữa Thiền và Tịnh, mà một lần Sư Ông Làng Mai đã gợi ý, là người tu Tịnh mà giải được công án này thì sẽ trở thành thiền- sư.

Không thấy ghi lại ở đâu, có hành giả tu Tịnh nào đã giải công án này, nhưng con đường tìm học, tự nó, không hề tự dựng nên rào cản nào. Hành giả mọi pháp môn, mọi căn cơ, trong lúc nâng tách trà, nhấp một ngụm, đều có thể bâng khuâng tự hỏi “Người niệm Phật là ai?”

Người học Phật, đều biết trên Lý, rằng vạn hữu, gồm mọi người, mọi loài, đều biến diệt, đổi thay từng sát na. Lớn như hòn núi, đứng đó khi ta chưa sanh, còn đó khi ta chết đi, tưởng như nó vô sanh bất diệt. Nhưng sự thực nào phải thế! Sự biến chuyển, hao mòn của núi chỉ là quá chậm, quá nhỏ đối với kích thước của nó, khiến ta không thấy mà thôi. Rồi phải tới lúc, nó không là rặng núi, mà chỉ là ngọn đồi, tang hải hóa nương dâu, huống chi thân người mong manh! Cái gì biến hoại, cái đó là Vô Thường.

Trái với núi, những biến diệt trên thân người có thể thấy thật gần, thật rõ. Tóc mới xanh, nay đã bạc, đẹp đẽ bao lâu, mà nay xấu xí, mới vừa khỏe mạnh, nay sao ốm o …. Phàm những gì đổi thay, thành hoại, cái đó là vô thường. Thân ta đã vô thường, còn chấp cái Ngã nào là ta không?

Có một giai thoại khi hành giả về tham thiền, hỏi thiền sư Duy Khoang:

-Thưa thiền sư, đạo ở đâu?

Thiền sư buông gọn hai tiếng:

-Trước mắt!

Hành giả chau mày:

-Con không thấy.

Thiền sư tội nghiệp:

-Vì ngươi đang bận nghĩ tới Ta và Người.

Hành giả hào hứng, như câu giải đáp sắp tới đích:

-Thiền sư thấy không?

-Nếu ta cũng đang bận nghĩ về Ta và Người thì ta không thấy.

Kiên nhẫn tới đây, hành giả tin rằng câu giải đáp phải ngay sau câu hỏi kế tiếp. Bèn hỏi:

-Nếu không còn bận nghĩ gì về Ta và Người thì thiền sư có thấy không?

Thiền sư cười lớn:

-A ha! Khi tâm đã rỗng rang, không bận nghĩ gì về Ta và Người thì làm gì còn ai hỏi, để mà trả lời đạo ở đâu, thấy hay không thấy!

Tách trà suýt rơi khỏi tầm tay khi giai thoại này bất ngờ tung một móc xích vào công án oái oăm :”Người niệm Phật là ai?”

Khải bạch Như Lai,

Trong Bát Nhã Bát Thiên Tụng, có đoạn: “Tâm Như Lai không trụ bất kỳ ở đâu. Không trụ trên các pháp hữu vi, không trụ trên các pháp vô vi. Do đó, không hề rời khỏi sở trụ.”

Thiện tai! Thiện tai!

Vậy thì, Sở Trụ này ở đâu? Phải chăng Sở Trụ này chỉ do Thức, khởi lên từ Vô Thức? Nó vốn Như Thị. Nó vốn Như Thế. Nó được gọi là Sở Trụ mà lại chẳng phải là Điểm Trụ; vì nếu là Điểm Trụ, nó sẽ là đối tượng chướng ngại, ngăn đường đến cảnh Phật! “Ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm” Hãy để cho tâm tự tại khởi lên, can chi phải cố định nó ở nơi nào!

Đến đây thì, người niệm Phật là ai?

May quá, phút trước đỡ kịp tách trà; chứ không, phút này lấy gì thấm giọng mà hào sảng ngâm lên hai câu bất hủ của Thiền sư Chân Nguyên:

Vì Người đưa một nét,
Đầu núi ánh dương hồng.

Nào hay, sức mạnh ngút ngàn vô song của nội lực trí tuệ tiềm ẩn trong mỗi tâm-sanh mới dũng mãnh nhường nào!

Bình trà buổi sáng của kẻ phàm phu chưa cạn, đã thấy thấp thoáng bóng Ngài Trúc Lâm trên non Yên Tử, đang thong dong đãi khách một Thiền Trăng:

“Bình xưa dốc nguyệt, trời khuya nấu trà!”

(Tào-Khê tịnh thất một ngày tĩnh lặng)

chieclavotinh
03-14-2020, 09:58 PM
Tiếng chuông triêu mộ
Võ Hồng

Trong thơ văn Phật giáo có hai câu thơ quen thuộc:

Thấy nguyệt tròn thì kể tháng
Nhìn hoa nở mới hay xuân.

Các bạn trẻ hôm nay có thể nghĩ rằng đó chỉ là văn chương, là nói quá, thậm chí là nói không thật. Không phải vậy đâu. Thời nay của các bạn, gần như nhà nào cũng có tờ lịch treo tường, có xấp lịch gở từng ngày một. Hồi xưa thì không. Năm mươi năm trước, ở mỗi làng chỉ có chừng hai nhà mua được cuốn lịch Tàu, ghi ngày tháng âm lịch. Cuốn lịch phổ biến trong dân gian là phiên chợ. Như ở vùng tôi, chợ Hôm họp mồng 1, mồng 6, 11, 16, 21, 26. Tiếp tới chợ Giã: mồng 2, mồng 7, 12, 17, 22, 27. Rồi chợ Ðèo: mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28. Chợ Thành: mồng 4, mồng 9, 14, 19, 24, 29. Chợ Sen: mồng 5, mồng 10, 15, 20, 25, 30 hay tháng thiếu thì 29.

Với nhà Chùa thì ngày rằm được báo hiệu bằng mặt trăng. Tăng Ni nhìn trăng mà biết tháng, nhìn hoa mà biết mùa, vì các Chùa chiền đều nằm xa xóm làng, nằm ở chân núi hay lưng chừng núi, nằm ở cánh đồng heo hút xa xôi: Chùa Ðồng Mạ, chùa Ðồng Tròn, chùa Ðồng Tranh, chùa Bảo Sơn, chùa Ðá Trắng. Có cây xanh bao phủ xung quanh, có hồ sen, có chậu hoa, luống hoa trong sân, trong vườn. Hoa quí phải nở theo mùa như cúc, như mai..., hoa bình dân nở quanh năm như cây bông điệp, thân mạnh như cây keo, cây táo, mỗi khi có cúng kỵ bà con trong xóm lên chùa xin vài nhánh. Nhà quê không có lệ mua hoa cắm bình. Không dư tiền. Không ai dám nghĩ đến việc mua hoa, nên không có người bán hoa. Nhà chùa càng thêm gần gũi thân thiết với người nghèo. Chùa nằm ở chân núi thì người đi đường ghé chân nghỉ mệt, người lỡ bộ đường có thể ghé nghỉ qua đêm. Nhà chùa nằm ở cánh đồng thì anh đi cày, chị đi cấy, trẻ chăn bò ghé xin nước uống, mượn chỗ nằm nghỉ lưng ở hiên sau, ở chái liêu. Cửa tam quan suốt ngày không đóng. Thánh đường nhiều tôn giáo thường đi theo sát tập thể quần chúng, nhằm hoàn thành công tác mục vụ. Chùa chiền Phật giáo thì không. Như cố ý lánh xa, như gắng tìm một thâm sơn, xích gần lại với thiên nhiên, núi rừng, nên khi người tìm đến thì đồng thời cũng là dịp người gắn với thiên nhiên. Cùng với tiếng chuông và tiếng tụng niệm, màu xanh của cây lá, sự tĩnh mịch của đá của đất, sự bao dung của khoảng rộng trời cao cùng góp phần giải khổ, cùng nhẹ thổi niềm an vui, niềm hy vọng, niềm tin.

Bà con nông thôn gần gũi với chùa, thương kính ông Phật, không phải vì hiểu biết giáo lý Phật giáo. Những tiếng Tam quy, ngũ giới, Thập nhị nhân duyên... đa số không biết, không hiểu, mà chỉ biết nhìn theo các Thầy mà làm lành lánh dữ, cố gắng theo gương các Thầy mà bớt phạm sát sinh. Triết lý vốn sáng mà lạnh. Rất hay để nói, rất êm để nghe, mà phàm nói hay thì thường ít làm. Thì hãy cứ vui hồn nhiên như người đàn bà kia, tin rằng lễ Phật xong, đem tiền phát cho những người nghèo ngồi đợi xin ở bậc thềm trước chùa là lúc chết sẽ được Phật dắt về Tây phương Cực lạc.

Trong thời gian làm nghề dạy học, tôi có dạy ở một trường trung học Bồ đề, được dạy cho các Tăng Ni. Lúc vãn niên, mỗi khi có vị Tăng Ni nào đến thăm là tôi dạy đứa cháu ngoại vốn rất cứng đầu nghịch phá phải đứng nghiêm thủ lễ, chắp tay cúi đầu mà "A Di Ðà Phật". Nó tuân lời, không miễn cưỡng. Tôi đã hiểu đúng tâm lý màu áo lam áo nâu, trang nghiêm thanh đạm, giọng nói khoan hòa, cử chỉ từ tốn... đã chinh phục nó. Phần tôi, mỗi lần có Ðại đức hay Ni cô tới thăm, khi ra về tôi xin phép được đưa tiễn đến tận cổng, ra lề đường rồi chắp tay cúi đầu xá nhiều cái. Vì Ðại đức, Ni cô thường là học trò cũ, tôi phải giải thích:

Tôi muốn biểu lộ sự tôn kính đối với một vị tu hành khổ hạnh. Cho dầu vị ấy trẻ. Tôi biết nhiều người đang nhìn chúng ta, và xã hội chung quanh thì đang ùn ùn nhiều tệ nạn, thói hư tật xấu.

Ðạo Phật hiện diện trầm lặng trong ta. Câu chuyện năm người mù sờ voi, tôi đọc hồi học tiểu học, trong cuốn sách tập đọc viết bằng tiếng Pháp, sau này mới biết đó là truyện cổ Phật giáo. Truyện người đàn bà có con chết, khóc lóc van lạy xin Ðức Phật cứu sống con. Phật dạy: "Hãy lấy tro bếp nơi nhà nào không có người chết, đem về đây ta sẽ cứu cho". Truyện Mục Kiền Liên, ở một kiếp nào đó là một người mê vợ đẹp. Vợ thuê người dắt mẹ Mục Kiền Liên đem bỏ trên núi cho chết đói, nhưng bà cụ dẫu mù mắt cũng lần về được. Lần này vợ sai chính Mục Kiền Liên dẫn mẹ lên núi và bắt phải đánh cho chết. Nào ngờ Mục Kiền Liên vừa đập một gậy thì mẹ kêu lên: "Con ơi, chạy lẹ đi! Kẻo cướp nó đánh chết!".

Ðạo Phật hiện diện êm đềm quanh ta. Trong một thời gian dài, cứ chặng năm giờ sáng là nằm trong giường tôi nghe tiếng gõ mõ tụng kinh của ông láng giềng phía sau nhà. Bốn giờ sáng, bà con khu Hồng Bàng - Xóm Mới nghe tiếng chuông của chùa Linh Thứu. Bà con xóm Mã Vòng - Phường Củi nghe tiếng chuông chùa Long Sơn. Bà con Ðồng Nai nghe tiếng chuông Phật Học Viện. Những bà con phải sống xa quê hương, ngoài nỗi nhớ cô bác họ hàng, ngôi nhà tổ tiên, khu vườn cây lá, ắt có lúc chợt nhớ những hương thơm của hoa bưởi hoa cau, tiếng con trâu, con nghé ọ kêu mẹ, tiếng mái chèo khua nước trên sông, tiếng gà gáy vang lại từ thôn xóm xa..., và tiếng chuông chùa.

Những năm sau này tôi có nhận dạy ở lớp chuyên khoa của Viện cao đẳng Phật Học miền trung. Ði từ nhà đến Phật Học Viện, tôi thẩn thờ đếm bước một mình trên con đường đất đỏ uốn lượn ở đầu núi. Những bụi cây mọc theo ven lối đi, không hàng lối, mạnh ai nấy mọc.. Những bụi cây âm thầm. Những doi đá nằm lấn ra, những khe suối khoét lõm vào. Tiếng chim nói chuyện với nhau chi chích trong các bụi rậm, ở trước mặt, ở bên phải, bên trái. Mùi thơm của lá, của hoa thoang thoảng. Vừa giã từ thành phố trong năm phút, mắt tôi, tai tôi đã được nghỉ ngơi trong khung cảnh hoang sơ này.

Mỗi tuần một lần như vậy, tôi được gần gũi với thiên nhiên, và tâm hồn tôi bỗng được buông xả, nhẹ nhàng. Lắm lúc tôi quên mất hiện tại mà trở về hồi nào không hay, cái tâm trạng của một đứa nhỏ mười tuổi, mười hai tuổi, say mê màu xanh của lá, màu trắng màu vàng của hoa và mùi thơm ngai ngái của nhựa cây.

Con đường càng gần đến Phật Học Viện càng thêm âm u râm mát. Những cây cao lặng yên tỏa bóng hiền lành. Tôi leo lên con dốc nhỏ, bước qua cái cổng gỗ. Nơi đây bắt đầu giang sơn của các bụi hoa và những thân cây có danh tính. Những cây quỳnh lá xanh óng ả. Những giò phong lan đong đưa trên cành cao. Bụi trúc lá nhảy lăn tăn theo cơn gió dưới đồng thổi lên. Những chậu hoa tỉ muội, hoa đơm đỏ thắm từng chùm.

Tôi không phải là người văn cảnh, không phải là khách nhàn du, dưới tay tôi là một cặp sách. Tôi sắp có hai giờ dạy, buổi học bắt đầu bằng ba hồi niệm Phật, và chấm dứt bằng bốn câu kệ:

Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Mỗi lần chắp tay lắng nghe các Tăng Ni niệm bốn câu kệ, lòng tôi xúc động rộn ràng. Có hôm cơ hồ muốn rơi nước mắt khi nghe tụng tới câu PHIỀN NÃO VÔ TẬN THỆ NGUYỆN ÐOẠN. Tôi muốn cất tiếng kêu lên: "Ðức Phật ơi, hãy giúp giùm cắt đứt mọi phiền não bủa vây tâm hồn con. con đang cô đơn biết bao".

Tôi không là Phật tử. Không biết tụng kinh. Nhưng tôi lại dễ xao xuyến dạt dào mỗi lần nghe tiếng kinh tiếng mõ. Những lúc đó tôi tự nhiên trút bỏ mọi ảo vọng ở đời mà cuối nhìn xuống thân phận yếu đuối nhỏ mọn của mình. Chỉ một hơi thở thôi, cuộc đời chỉ có nghĩa là một hơi thở mà thôi, rất nhẹ và rất mong manh. Chỉ cần hơi thở ngừng lại nửa phút là giũ bỏ tất cả.

Như vậy, những buổi chiều thứ sáu đối với tôi có một giá trị tinh thần không nhỏ. Và con đường sỏi đá lượn quanh co trên đầu núi là một loại con đường hành hương dẫn tôi đi vào cái khung cảnh thanh khiết, nơi đó tôi gạn lọc các ô nhiễm kết tập trong suốt một tuần lễ, từ cái thành phố sống đầy bụi bặm dưới kia.


.

chieclavotinh
04-18-2020, 09:57 PM
https://vietbao.com/images/file/VUUcm5Uw1QgBAAk3/thien-tong-qua-bo-kia.jpg

Đọc "Thiền Tông Qua Bờ Kia" của Nguyên Giác Phan Tấn Hải
BÍCH NGA

Ông Nguyên Giác Phan Tấn Hải sinh ngày 22 tháng Hai, 1952 tại Sài Gòn. Hiện là chủ bút của tờ Việt Báo ở Nam California và trang tin vietbao.com. Ông đang cư ngụ tại Westminster, Quận Cam. Ông từng cộng tác với nhiều báo như Tập San Nghiên Cứu Triết Học (Đại học Văn Khoa, Sài Gòn), Tự Thức, Văn, Văn Học, Hợp Lưu, Tạp chí Thơ, Việt Báo, Tạp chí Giao Điểm, Giác Ngộ và nhiều báo khác. Ông từng góp bài trong một số tuyển tập Văn học nhiều tác giả.

Ông xuất bản cả thảy chín cuốn sách về Phật Giáo và Thiền. "Thiền Tông Qua Bờ Kia" là cuốn sách thứ mười. Sách dày 345 trang, ấn loát rất mỹ thuật theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, do Ananda Viet Foundation xuất bản và Amazon phát hành.

Trong lời thưa, tác giả viết rằng, "Tác phẩm được viết trong hạnh phúc vô cùng tận, và tác giả muốn chia sẻ hạnh phúc với độc giả trong nỗ lực đọc lại lời Đức Phật dạy."

Trong phần giới thiệu, cư sĩ Tâm Diệu thuộc Thư Viện Hoa Sen, cho biết, "Thiền Tông Qua Bờ Kia là một tuyển tập về các pháp hành Phật giáo với nhiều điểm giống nhau rất cơ bản giữa các trường phái, bộ phái, qua đó tác giả khảo sát về các phương pháp tu tập trong Phật Giáo, từ đơn giản đến phức tạp. Đơn giản như pháp thiền hơi thở đến phức tạp như pháp thiền trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời khi Đức Phật còn tại thế, nhưng phần lớn các pháp thiền thuộc dòng Thiền truyền thừa được lưu truyền từ các tổ sư."

Cư sĩ Tâm Diệu nhận xét, "Trước khi đi vào các pháp môn tu tập phức tạp, tác giả dành nửa đầu cuốn sách để nói về sự lan tỏa pháp thiền chánh niệm, từ núi rừng về thành thị, từ Á sang Âu, sang Mỹ; từ chùa, viện len vào trường học, nhà giam, đến công sở, quốc hội và chính quyền lẫn quân đội… Hiện nay tại Bắc Mỹ và Châu Âu, Thiền Phật Giáo được các nhà giáo dục và khoa học lược bỏ phần giáo lý để còn lại pháp Chánh Niệm nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác, giới tính và tôn giáo."

Tuy nhiên, theo cư sĩ Tâm Diệu, tác giả cũng không quên nhấn mạnh đến Giới, bước đi đầu tiên trong ba môn học của nhà Phật: Giới, Định và Huệ. Nhất định là phải giữ giới trước. Nếu không có giới chẳng thể tu thiền được cũng như không có huệ được. Giới sinh Định và Định sinh Huệ. Tác giả cho rằng việc giữ giới là quan trọng nhất. Giữ giới là ưu tiên hàng đầu, không những cho hàng xuất gia mà còn cả hàng Phật tử tại gia nữa. Giới còn thì Đạo Phật còn. Thực hành thiền Chánh Niệm hay bất cứ pháp hành thiền nào một cách miên mật tức là giữ giới (thiền giới).

Để khẳng định như thế, tác giả Nguyên Giác Phan Tấn Hải hỏi rằng, "Suốt 2,000 năm hầu như không tu thiền Vipassana, tại sao Phật giáo vẫn gắn bó với rất nhiều dân tộc? Hiển nhiên, đó là do chư tăng nghiêm túc giữ giới, học kinh. Hãy hình dung, nếu quý Thầy phá giới, Phật giáo có thể biến mất chỉ trong vòng vài thập niên. Nhưng khi quý thầy giữ giới và tụng đọc kinh điển, Phật giáo vẫn trường tồn suốt hai thiên niên kỷ trong khi thiền tập "bị bỏ lơ và bị bỏ quên." (Bài thứ 12)

Vậy pháp Chánh Niệm hiện nay đang thực hành phổ thông tại các trường học ở Úc, Hoa Kỳ, Canada và Anh như thế nào? Cô giáo Jen Leslie hướng dẫn 21 em trong một lớp tập thiền đơn giản (áp dụng từ lớp tiền-mẫu-giáo cho hết lớp 5). Cô nói, "Các em hãy chú tâm vào hơi thở, hơi vào và hơi ra nơi mũi. Nếu muốn, có thể nhắm mắt. Ghi nhận lồng ngực phồng lên và xẹp xuống với từng hơi thở vào và ra."

Ngoài thiền Chánh Niệm đi vào các trường học, Thiền tập cũng đang được huấn luyện trong quân đội Hoa Kỳ, nhưng, theo tác giả họ chỉ áp dụng một phần nhỏ pháp thiền Phật giáo là "giữ tâm tỉnh thức không phán đoán." Là khi đi thì biết là đi, khi ngồi thì biết là ngồi, khi niệm khởi thì biết là niệm khởi, khi niệm diệt thì biết là niệm diệt… chỉ quan sát chuyển biến ở thân thọ tâm pháp, mà không cần phán đoán đúng hay sai. Chánh niệm là chỉ biết mà không có sự phân biệt.

Bắt đầu từ bài thứ 14, tác giả đưa người đọc đi tìm pháp hành. Pháp hành phổ biến hiện nay ngoài pháp hành chánh niệm như đã trình bày ở trên còn có pháp "ở đây và bây giờ" mà người đọc thường biết đến là "Hiện Pháp Lạc Trú." Đức Phật dạy rằng: "Quá khứ không truy tìm. Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận. Tương lai lại chưa đến, Chỉ có pháp hiện tại. Tuệ quán chính ở đây."

Câu hỏi được tác giả đặt ra là: "Có phải pháp hiện tại mà Đức Phật nói đến là bây giờ và ở đây? Có thực rằng chánh niệm là để tâm vào 'bây giờ' được không? Khi mà thực tướng cái 'bây giờ' là ảo tưởng, và cái 'ở đây' thực ra là mơ hồ, vì không chỉ rõ ở đâu trên thân và tâm, vì chúng ta chỉ có thể để tâm vào cái 'ở thân' hay 'ở tâm,' hay chỉ có thể để tâm vào cảm thọ (niệm thọ) hay vào hơi thở (một phần của niệm thân)."

Tuy nhiên, tác giả cũng cho biết đoạn kinh này hay những đoạn kinh tương tự khác đều có nghĩa là "buông bỏ cả ba thời." Hãy giữ tâm vô sở trụ, đừng dính mắc tâm vào quá khứ, hiện tại hay tương lai. Chính Đức Phật đã dạy như thế trong Kinh Pháp Cú kệ 348 và Kinh Kim Cương.

Từ "Hiện Pháp Lạc Trú" với ý nghĩa buông bỏ, tác giả đưa người đọc về với pháp tu không có gì để nắm giữ, một pháp tu khá phức tạp. Nói là pháp tu nhưng thực ra theo Thiền Tông, là không có một pháp tu nào hết. Cốt yếu chỉ là giữ tâm vô sở trụ. Không trụ vào bất kỳ nơi đâu, không trụ vào bất kỳ pháp nào, xa lìa tất cả những dính mắc. Chỉ cần buông bỏ hết thân và tâm.

"Thiền Tông Qua Bờ Kia" cho độc giả biết pháp "Ưng Vô Sở Trụ" trong kinh Kim Cương có mặt từ thời kỳ bình minh của Phật Giáo qua kinh Atthakavagga và kinh Parayanavagga tức kinh "Con đường đến bờ bên kia." Hai kinh này được tìm thấy trong hệ Pali, Kinh Tiểu Bộ và được các nhà học Phật xếp vào thời kỳ Phật Giáo Sơ Thời (Early Buddhism). Có một điều đặc biệt là các kinh này không mở đầu với câu "Như thị ngã văn" và thường là những kinh ngắn gọn, trực tiếp, không nói gì về Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Tứ Thiền, Thất Giác Chi.

Có thể nào độc giả ứng dụng pháp tu này trong đời thường?

Tác giả cho biết rất dễ dàng. "Đức Phật dạy rằng hãy luôn tỉnh giác, hãy nhìn thế giới là rỗng rang không thực tướng, và hãy ưng vô sở trụ. Cốt tủy là như thế. Bây giờ, bạn hãy lắng nghe dịu dàng từng hơi thở của bạn, tuổi thọ chúng ta đang ngắn dần từng hơi thở đó. Bạn hãy lắng nghe dịu dàng từng hơi thở xem, hãy cảm nhận vô thường đang ngấm vào ngay nơi hơi thở đó… Ngay khi bạn tu như thế, tức khắc là an lạc."

Cư sĩ Tâm Diệu kết luận rằng, "Điều chúng tôi cảm thấy thích thú là cuốn sách này trình bày rõ ràng nhiều điểm giống nhau rất cơ bản giữa tất cả các trường phái và tông phái Phật giáo. Chúng tôi xin chúc mừng Cư sĩ Nguyên Giác về tác phẩm này với công trình khảo sát và dịch thuật rất cẩn trọng của ông. Chúng tôi cũng ước mong độc giả sẽ tìm được lời hướng dẫn - và nguồn cảm hứng để chọn cho mình một pháp hành. Vì chỉ có pháp hành mới giúp cho hành giả chúng ta an trú tâm và an tịnh nội tâm."

Các tác phẩm đã xuất bản:

- Vài Chú Giải Về Thiền Đốn Ngộ - 1990
- Thiền Tập - Biên dịch
- Ba Thiền Sư - Tác giả: John Stevens, Nguyên Giác dịch Việt
- Chú Giải Về Phowa - Tác giả: Chagdud Khadro, Nguyên Giác dịch Việt
- Lời Dạy Tâm Yếu Về Đại Thủ Ấn
- Cậu Bé Và Hoa Mai - Tập truyện ngắn
- Ở Một Nơi Gọi Là Việt Nam - Tập thơ
- Thiếu Nữ Trong Ngôi Nhà Bệnh - Tập truyện ngắn
- Teachings From Ancient Vietnamese Zen Masters
- Teachings and Poetry of the Vietnamese Zen Master Tue Trung Thuong Sy (1230-1291) (Song ngữ)
- Tran Nhan Tong (1258 - 1308): The King Who Founded A Zen School (Đức Vua Sáng Tỏ Một Dòng Thiền) Song ngữ
- The Zen Teachings of Master Duy Luc (Song ngữ)
- Thiền Tập Trong Đời Thường

chieclavotinh
05-23-2020, 08:41 PM
BỒ ĐỀ ĐẠO TRÀNG, NHỮNG KỶ NIỆM KHÓ QUÊN
Phùng Annie Kim

Năm 2008, trong chuyến về Việt Nam ngày mùng 4 Tết, gia đình tôi tổ chức du lịch thăm Tứ Động Tâm tại Ấn Độ. Sư cô chùa A-Di Đà tại Mỹ nhờ tôi mang chút quà sang cho sư em là Thầy Chiếu Tuệ tại Bồ Đề Đạo Tràng. Tại đây, nơi bệ thờ Bồ Tát Quan Thế Âm, chúng tôi đã gặp lại người du tăng đang tu học ở Ấn Độ nay có pháp hiệu là Thích Tánh Tuệ. Sau nhiều năm không gặp, Thầy vẫn trẻ, vui vẻ, tươi cười trong chiếc y vàng, chào đón hai người khách hành hương thân tình năm xưa.

Cái duyên đến xứ Phật không dừng tại đó. Năm 2016 tôi đi với Chị NC về miền Nam Ấn thăm các tu viện lớn của Tây Tạng, dự lễ đăng quang của Ngài Tukku, dự sinh nhật của Đức Đạt Lai Lạt Ma, dự các buổi giảng pháp của các Ngài tu viện trưởng. Năm nay 2019, sau chuyến đi Bhutan một tuần lễ với Thầy, tôi lại có duyên theo Thầy và đoàn hành hương khỏang 50 người tiếp tục đến Bồ Đề Đạo Tràng tu tập và thăm vài thánh tích.

Trong kinh Phật có viết rằng ai đó trong đời may mắn một lần đến xứ Phật, có công phu tu tập và hành trì giới luật, có niềm tin thanh tịnh, khi rời khỏi thân xác này sẽ đến những cảnh giới tốt đẹp hơn thay vì phải đọa lạc vào tam đồ ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Lần này đến Bồ Đề Đạo Tràng là cơ hội để tôi tu tập và thực hành những gì mình thọ nhận từ các bài Pháp, để nhìn lại mình ở lứa tuổi “thất thập cổ lai hy” đã buông bỏ những gì, chuẩn bị tư lương là những gì cho một chuyến đi xa. Trên hết, tôi trở về Bồ Đề Đạo Tràng như người con đi xa nhớ về một quê hương tâm linh cội nguồn mà mình đã lãng quên.

Các tôn giáo trên thế giới đều có các thánh địa và các thánh tích ghi lại cuộc đời hay hành trạng của vị giáo chủ như đạo Thiên Chúa có Jesusalem, Lourdes, Rome, đạo Hồi có Mecca, Đạo Phật có Bồ Đề Đạo Tràng. Là một thánh tích có ý nghĩa lịch sử, nơi đây chứng kiến sự giác ngộ của một con người có thật, một vị hoàng tử bỏ ngai vàng đi tu và trở thành một vị Phật. “Budha”, Phật hay Bụt có nghĩa là người giác ngộ.

Tại phi trường, Ama, hướng dẫn viên du lịch Ấn Độ gắn bó với Thầy trong nhiều chuyến hành hương “Theo Dấu Như Lai” trước đây, anh cùng với hai sư cô Huệ Lạc và An Phụng ra đón đoàn với vòng hoa vạn thọ quàng vào cổ từng người. Đoàn chúng tôi lên xe về khách sạn, lãnh chìa khóa về phòng nghỉ ngơi, sau đó ăn trưa. Từ khách sạn đến Bồ Đề Đạo tràng đi bộ chỉ mất 10 phút, đi xe lam chỉ mất 50 rupee cho một cuốc xe bốn người. Chương trình chiều nay sẽ có họp mặt và tu tập đầu tiên tại tháp Đại Giác lúc 5 giờ.

Về lại xứ Phật nơi đức Phật sinh ra, tu hành, giác ngộ và hoằng pháp, lòng tự hỏi phải chăng đây là đại nguyện phổ độ chúng sinh của Ngài vì Ngài sinh ra nơi đất nước đông dân hạng nhì thế giới có cảnh nghèo thâm căn cố đế, nơi có sự phân chia giai cấp rõ rệt, có sự phân biệt nam nữ mà khi còn sinh tiền khi đi hoằng Pháp, Ngài đã làm một cuộc “cách mạng” muốn thay đổi trật tự xã hội, tạo sự bình đẳng cho giai cấp bần cùng và những người hạ tiện bị xã hội coi rẻ như thu nhận người thợ hớt tóc U-Ba-Ly vào tăng đoàn, độ cho vũ nữ Ambapali đắc quả A-La-Hán, độ cho bà lão nghèo có vài xu mua dầu cúng Phật, thành lập ni đoàn tỳ kheo đầu tiên của bà Kiều Đàm Di...

Trở về thăm lại Bồ Đề Đạo Tràng, thánh tích có nhiều thay đổi làm cho lòng người buồn, vui lẫn lộn xen lẫn chút bâng khuâng. Vui vì thấy người đông, nhà cửa xây dựng nhiều, hàng quán buôn bán sầm uất, xe lam và xe kéo ồn ào, tấp nập, người lên kẻ xuống không lúc nào ngớt. Bâng khuâng khi nhìn lại “cảnh cũ người xưa”. Đội quân bán dạo từ khắp nơi ùa ra, kẻ mua người bán, kẻ chào mời, người trả giá các mặt hàng như hoa cúng Phật, các hình tượng Phật, các lá bồ đề ép khô, các vòng, chuỗi... Nền kinh tế của quận Gaya lấy nguồn lợi từ các khách du lịch đến Bồ Đề Đạo Tràng xem ra có vẻ khấm khá nhưng nhìn chung trên nét mặt những người bán dạo này đầy nét mệt mỏi và ưu tư.

Tôi hoa mắt trong thế giới mua bán ta bà và ngôn ngữ Ấn Độ khi thấy chiếc xe kéo chở đầy các tượng Phật, những người bán dạo lam lũ vây quanh, xòe ra trước mặt tôi các hình ảnh, tôn tượng đủ loại Phật lớn, Phật nhỏ, Phật đứng, Phật ngồi. Thế mà Ngài vẫn yên lặng nhìn chúng sanh với nụ cười từ bi. Ngài bao dung với những bàn tay vung vẩy mời chào. Có lẽ Ngài đã thấu hiểu nỗi khổ cực của kiếp người đang phải vật lộn để mưu sinh.

Thật là nghịch lý trong khi chúng tôi phải bỏ ra hàng ngàn đô-la đến đây để đảnh lễ Phật, tìm an lạc và sự giải thoát trong sự tu tập và hành trì theo giáo pháp của Phật thì chúng sanh nơi đây sinh ra tại xứ Phật nhưng không biết gì về giáo lý của Ngài, xem Phật như một vị thần thứ chín trong hàng trăm các vị thần khác. Họ chưa đủ thiện duyên và phước báu để được nghe và hiểu thấu được bài giảng đầu tiên tại xứ Phật là một chữ “khổ” mà nhiều đời nhiều kiếp họ phải chịu đựng. Họ không biết hơn 2600 năm trước, hình tượng vị giáo chủ họ đang cầm rao bán trên tay đã mất năm tuần lễ đi bộ từ Bồ Đề Đạo Tràng đến vườn Lộc Uyển giảng bài Pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế. Vị giáo chủ này đã nêu lên một chân lý về khổ, nguyên nhân của khổ, sự diệt khổ và con đường diệt khổ. Âu cũng là định nghiệp của cá nhân, xã hội và đất nước Ấn Độ khi giáo pháp của Đức Thế Tôn đã bị ngoại đạo tiêu diệt ở xứ sở này.

Trước mắt tôi là một đội quân đi xin để kiếm ăn. Họ là những người nghèo, đói, xơ xác đến tận cùng của xã hội nghèo, không hơn gì cái nghèo đói trơ xương của người dân Phi Châu. Đó là những người tàn tật mất tay hoặc mất chân hoặc không còn tay chân. Trên mặt đường đầy cát bụi và rác rưởi, họ bò, lăn, lê, lết hoặc bám trên những miếng gỗ. Tay chân họ đen đủi, da dẻ trầy xước, sưng đỏ, chảy máu hoặc mốc đến trắng xát nhưng miệng vẫn không ngớt nài nỉ, van xin vài đồng rupee.

Họ là những đứa trẻ trai gái đủ mọi lứa tuổi, quần áo sờn rách, gầy ốm, nhếch nhác, bẩn thỉu, tóc rối như rơm, hai tay gãi đầu liên tục. Đứa nào đứa nấy da ngăm đen, khuôn mặt ngây thơ, đôi mắt sáng, to, hai hàng mi dài cong vút. Chúng nhanh như chớp vừa thấy khách hành hương là chạy ùa theo và chìa tay lẽo đẽo xin tiền. Chúng kiên nhẫn theo đến tận nơi khi nào khách động lòng thương hoặc muốn yên thân đành phải móc tiền ra cho. Nếu lỡ cho rồi thì khách phải đi nhanh kẻo một đội quân “nhí” khác sẽ dí theo đến tận xe lam hay trên đường về.

Đó là những bà mẹ mang thai đi xin ăn, bụng to, ngồi ngửa tay, đôi mắt tha thiết hướng về khách qua lại, miệng niệm A-Di-Đà-Phật vì biết khách hành hương là những người Việt Nam. Chung quanh bà là những đứa con lăng xăng chạy theo đám người lớn xin tiền, may mắn có được đồng rupee nào, chúng hí hửng chạy về xà vào bên mẹ, khoe tiền rồi chạy đi xin tiếp.Tôi tự hỏi đứa bé nghèo khổ từ trong bụng mẹ sắp ra đời kia khi lớn lên tương lai rồi sẽ ra sao? Nó sẽ tiếp tục cái nghề cùng mạt này của gia đình từ bao nhiêu thế hệ. Sự phân chia giai cấp có từ thời đức Phật đã làm cho giai cấp nghèo khổ bần cùng của xã hội Ấn Độ sẽ không bao giờ có cơ hội đổi đời và thăng tiến cũng như quyền lợi của giai cấp cao sang quyền quý lãnh đạo sẽ không bao giờ chấp nhận sự thay đổi này.

Hàng ngày, mỗi buổi sáng tôi thường vén màn nhìn xuống sân khách sạn để thấy cảnh một gia đình chùm nhúm nhau đi xin ăn. Ông bố ngồi trên chiếc nạng gỗ ở vệ đường, thỉnh thoảng lết vào đưa cho đứa con gái khi thì miếng bánh, khi thì trái chuối. Bà mẹ trẻ gầy guộc, lam lũ, có đứa con còn bú trên tay. Bà đặt đứa bé nằm ngửa, đứa bé giẫy giụa trên chiếc xe đẩy bằng gỗ. Con chị ngồi bên góc trái chơi với đứa em. Thằng anh trai dáng người nhỏ xíu, hai chân có tật, miệng ú ớ, nằm cong vòng cạnh hai đứa nhỏ. Bà mẹ đẩy ba anh em co cụm trong chiếc xe gỗ, dừng lại trước cổng khách sạn và ngồi đúng vào cái chỗ có bóng mát để xin tiền. Bà đang niệm A-Di- Đà- Phật mỗi khi có khách hành hương ra vào.

Kinh nghiệm của Thầy và những người đi trước đã dặn kỹ rồi nhưng lòng từ bi vẫn lấn át lý trí. Khách hành hương lần đầu tiên đến Ấn Độ thấy cảnh khổ phát lòng thương bố thí cho những người ăn xin đông như thế không tránh khỏi bị phiền nhiễu. Bố thí chưa thấy phước báu đâu đã thấy lòng mình dấy lên cái tâm sân bực bội. Bố thí mà lòng không thấy thanh thản, nhẹ nhàng vì hối hận khi cho người này trong khi người kia đáng thương hơn. Bố thí mà tâm sợ hãi khi thấy họ tranh giành, cãi lộn, đánh nhau vì mấy đồng rupee. Bố thí mà cái tâm tính toán kẻ cho nhiều người cho ít. Bố thí mà lòng nặng trĩu vì bàn tay nhỏ bé của mình không che lấp được nỗi khổ trùm khắp nơi thánh địa này. Thầy chỉ cho cách bố thí tốt nhất là nhờ Ama gọi những người ăn xin tụ tập trật tự trước sân khách sạn vào giờ nhất định rồi cho tiền một lần, đồng đều, cùng một lúc. Họ hoan hỉ. Chỉ cần 150 rupee tức khoảng hơn 2 đô-la là ngày đó họ không bị đói.

Có đi để thấy phước báu của mình có được ngày hôm nay không do một ai ban phát cả mà là chính mình tạo tác. Luật nhân quả từ vô lượng kiếp của đạo Phật giải thích tất cả sự khác biệt giữa con người với con người tại sao có người sinh ra tại đất nước giàu như nước Mỹ, có kẻ sinh vào xứ nghèo như làng Bihar? Tại sao có người giàu như tỷ phú, có người không có ăn phải lê lết đi xin từng rupee sống qua ngày? Tại sao có kẻ đẹp người xấu, kẻ sang người hèn, kẻ giàu người nghèo, kẻ khỏe mạnh người bệnh tật, kẻ thông minh người ngu dốt ...? Bao nhiêu câu hỏi tại sao đạo Phật lý giải bằng một chữ “nghiệp”.

Ngày xưa khi đi qua đèo Ngang nhớ về cố đô Thăng Long một thời hưng thịnh của các triều đại phong kiến, bà huyện Thanh Quan cảm tác về sự đổi thay “...Lối xưa xe ngựa hồn thu thảo”nay chỉ còn là “Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” thì trái lại tại Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đây “nền cũ”, đền đá của ngôi tháp vẫn “trơ gan cùng tuế nguyệt” và các đoàn hành hương vẫn đến chiêm bái mặc dù trời đã về chiều.

Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya) nằm bên bờ sông Ni Liên Thuyền trong ngôi làng nhỏ, chung quanh là rừng nơi đó có khu rừng đức Phật đã tu 6 năm khổ hạnh nay là thánh tích Khổ Hạnh Lâm. Về Bồ Đề Đạo Tràng để tưởng niệm hình ảnh Đức Thế Tôn được thờ tại Tháp Đại Giác ( Mahabodhi Temple). Đây là ngôi tháp được vua A Dục xây vào khoảng 250 năm sau khi Phật nhập Niết Bàn. Tháp hình vuông, có chiều dài bốn bên mỗi bên dài khoảng 15 mét, đầu tháp hình nhọn, kiến trúc trang nhã, xây bằng gạch đá xanh, cao 55 mét bao bọc chung quanh là 4 tháp nhỏ. Tháp không lớn lắm, trên tháp thờ xá lợi Phật, dưới là ngôi chánh điện thờ tượng Phật Thích Ca Mâu Ni khoác y vàng. Có một vị sư quen với công việc trông coi ngôi chánh điện, đón nhận và thay những chiếc y và hoa của các đoàn hành hương đến đảnh lễ và cúng dường. Bên ngoài tháp, chung quanh là một khuôn viên rộng gần 5 mẫu thờ các hình tượng Phật, Bồ Tát và các vị thần khắc trong các hốc đá được dát bằng vàng. Nhìn chung quanh tháp có các cột, cổng chính, các cửa sổ được chạm trổ hình hoa văn, khảm xà cừ và các loại đá quý. Các dãy hành lang chạy dài, nơi đó các đoàn hành hương đi kinh hành, các vị sư ngồi Thiền, tụng niệm hay cầu nguyện.

Đứng bên giòng sông Ni Liên Thuyền, chung quanh là các Phật tử, Thầy có dịp nói về địa điểm địa lý này phù hợp với các sự kiện lịch sử trong kinh điển. Nơi đây chứng kiến một sự kiện quan trọng đó là con đường đi của nhà tu khất thực Tất Đạt Đa, sau khi từ bỏ lối sống khổ hạnh tại Khổ Hạnh Lâm, Ngài thọ nhận bát cháo sữa cúng dường của nàng Sujata gần đó, Ngài đến tắm gội tại bờ sông Ni Liên Thuyền ( Neranjara) trong thành phố Gaya, Ngài tiếp tục đi đến Bồ Đề Đạo Tràng ngồi thiền 49 ngày đêm dưới bóng cây Bồ Đề và giác ngộ như lời đại nguyện.

Về Bồ Đề Đạo Tràng, nhìn về phía Đông cách ngôi tháp khoảng 5 mét là cây Bồ Đề lịch sử, hậu duệ đời thứ năm của cây Bồ Đề nguyên thủy được vua A Dục trồng vào năm 260 BC. Trải qua bao biến cố thăng trầm, bị tàn phá, tiêu diệt, hủy hoại vì thiên tai, chiến tranh và lòng tham ác của con người, năm 1881, cây Bồ Đề này được một nhà khảo cổ người Anh Alexandre Cunningham dùng hạt giống trồng lại. Tiếp tục mầm sống của cây Bồ Đề tổ tiên, ngày nay cây vẫn đâm chồi nẩy lộc, phát triển tàn lá sum suê. Hình ảnh 2600 năm trước, cây Bồ Đề đã từng che bóng mát cho Phật ngồi thiền và thành đạo. Cho đến bây giờ, cây Bồ Đề mãi mãi là niềm tin bất thối chuyển của các tín đồ Phật giáo, ở đâu có cây Bồ Đề là có Phật. Cây Bồ Đề còn là biểu tượng sức sống của đạo Phật tuy không còn phát triển tại xứ Ấn Độ nhưng cành lá của nó đã lan tỏa, vươn rộng sang các phương trời Âu Mỹ.

Dưới cội Bồ Đề là một di tích lịch sử tên gọi là Kim Cang Tòa bằng đồng, mạ vàng, dài khoảng 3 mét, rộng hơn 1 mét, khắc các hoa văn trang trí mỹ thuật. Đây chính là nơi đức Phật đã ngồi Thiền và thành đạo cách đây 2600 năm.

Bồ Đề Đạo Tràng còn là một chứng tích được các nhà khảo cổ xác nhận và trong kinh điển có ghi đó là chiếc hồ Mucalinda nơi đó có hình ảnh rắn thần Mucalinda dùng đầu to che đức Phật trong một đêm mưa gió, sấm sét, Ngài đã ngồi thiền bất động và an nhiên suốt bảy ngày vào tuần lễ thứ sáu.

Qua cổng an ninh khám người và túi xách, chúng tôi theo con đường dẫn vào bên trong tháp, tập trung tại phòng tiếp tân, bỏ giày dép bên ngoài, mặc áo tràng, sắp thành một dãy dài, tâm ý thanh tịnh, vừa đi vừa niệm Phật. Từng bước chánh niệm theo tiếng tụng niệm của Thầy và các sư cô, chúng tôi vào nơi chánh điện đảnh lễ Phật rồi đi kinh hành ba vòng quanh Tháp.

Ai đến Bồ Đề Đạo Tràng đều được nghe một loại âm thanh đặc biệt, chan hoà, lan tỏa trong không khí tu tập, vang lên từ những lời kinh tụng bằng những ngôn ngữ khác nhau. Đó là tiếng tụng niệm ê a hay tiếng cầu nguyện thầm thì của nhà sư và khách hành hương. Đó là âm điệu trầm bổng vang lên từ các các đoàn hành hương Thái, Miến, Trung Quốc, Nhật Bản, Sri- Lanka, Tây Tạng,Việt Nam... Họ đến đây được nghe những lời kinh dù ngôn ngữ khác nhau nhưng nguồn gốc đều từ tiếng Pali và Sankrit là ngôn ngữ cổ thời đức Phật. Chúng tôi được nhìn thấy hình ảnh đẹp của những sắc y vàng hay nâu đỏ của các sư, các vị Hòa Thượng, Đại Đức không phân biệt Phật giáo Nam truyền hay Bắc truyền; Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Phát Triển; Tịnh Độ Tông, Thiền Tông hay Mật Tông, các vị đều là trưởng tử của Như Lai, đang đi theo con đường hoằng pháp của người Cha tâm linh, gieo rắc các hạt giống Phật pháp cho những người con Phật.

Thầy và các sư cô đã dọn sẵn một không gian khá rộng bên hông tháp để chúng tôi tụng kinh và ngồi Thiền. Chương trình sáng sớm ngày mai đoàn sẽ đến Bồ Đề Đạo Tràng làm lễ dâng y tại chánh điện, dâng hoa cúng Phật, đi kinh hành và tụng kinh. Chương trình kế tiếp cho những ngày còn lại là đi thăm các thánh tích, dự lễ xuất gia gieo duyên, lễ cúng dường trai tăng, thăm các chùa quanh đây, làm từ thiện tại một làng nghèo. Mỗi chiều lúc 5 giờ là thời khóa tu tập đều đặn tại Bồ Đề Đạo Tràng trước khi về khách sạn ăn cơm tối.

Xe bus từ Bồ Đề Đạo Tràng đi qua làng Kiriyarma, vượt qua nhiều cánh rừng và những con đường làng, dọc theo hai bên đường là những mái nhà tranh lợp bằng rơm rạ, những người ăn xin đi lang thang và những người nông dân gầy gò, dầm mưa dãi nắng trên những cánh đồng lúa. Xe đậu ở khu đất trống có lối đi dẫn lên núi Dhunheswara. Năm 2005, Hội Phật Giáo Lào tài trợ kinh phí xây con đường lên núi bằng xi măng, nhờ vậy các đoàn hành hương sau này đến thăm thánh tích Khổ Hạnh Lâm đỡ vất vả phải leo trên những đoạn đường dốc, gồ ghề sỏi đá. Bây giờ có thêm dịch vụ chuyên chở bằng xe ôm vừa nhanh vừa tiện, chỉ mất khoảng vài chục rupee.

Chúng tôi đến Khổ Hạnh Lâm trên đồi Dungeswari thấy cờ phướn đủ màu, qua vài khoảng sân rộng là đến hang Prabodhi nơi đức Phật ngồi Thiền trong 6 năm khổ hạnh.

Đúng như lời kể trong kinh, nhà điêu khắc nào đã khéo tạc hình tượng đức Phật bằng đồng, màu vàng, nét mặt khắc khổ và những lóng xương nhô lên trên thân thể gầy ốm. Ngài ngồi trong tư thế thiền định trên bệ thờ trải khăn vàng trong hang đá tối tăm leo lét vài ngọn đèn mờ ảo và vài vòng hoa vạn thọ.

Đọc lại Kinh Trung Bộ, đức Phật kể chuyện thời trai trẻ của Ngài “... Khi ta còn trẻ, là nam tử tóc còn đen nhánh đang giữa tuổi xuân xanh, Ta cắt bỏ râu tóc mặc dù cha mẹ Ta phản đối việc này với mặt đầy nước mắt.Ta vẫn khoác áo cà sa xuất gia từ bỏ gia đình...”

Khi tu khổ hạnh, Phật đã kể về nỗi sợ hãi khi một mình trong rừng vào ban đêm “...Một con công làm gãy cành cây hay một cơn gió xào xạc giữa đám lá Ta cũng kinh hoàng hốt hoảng...”.

Ngài kể về hình hài của mình “... Vì ăn quá ít cơ thể Ta trở nên gầy yếu..., tay chân như lóng tre..., xương sống cốt tủy lồi ra giống chuỗi hạt..., xương sườn long rõ như rui cột của ngôi nhà đổ nát.., đồng tử nằm sâu trong hố mắt..., da đầu khô héo như trái mướp.., da bụng đụng nhằm xương sườn..., đi đại tiện ngã úp xuống đất..., đám lông mục rụng trong tay...”

Nhiều Phật tử đến đây đã không cầm được nước mắt khi thấy từ môt vị hoàng tử, Ngài bỏ tất cả để đi tu tìm đường giải thoát, mang hình hài của một nhà tu khổ hạnh. Bằng kinh nghiệm bản thân, Ngài đã dũng cảm chọn con đường trung đạo để rồi với trí tuệ và công phu tu tập, Ngài đã chứng được đạo quả vô thượng và thốt lên “Ta đã được giải thoát. Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành. Các việc cần làm đã làm xong, Ta không còn trở lại đời này nữa.” .

Đối chiếu với bản đồ và kinh điển ghi lại, xe chúng tôi vượt qua cầu Falgu về hướng Nam cách sông Ni Liên Thuyền khoảng 2 cây số là một ngôi tháp khá lớn có tấm biển xanh ghi rõ nơi đây nàng Sujata đã dâng bát cháo sữa cho Phật. Đây cũng là nền nhà cũ của nàng Sujata. Tháp có đường kính khoảng 10 mét, chiều cao khoảng 4 mét được xây vào thế kỷ thứ 18, lúc đầu chỉ là một tháp nhỏ, được cộng đồng Phật tử Ấn xây lại lớn hơn. Đền thờ của nàng Sujata là một khoảng sân rộng có tượng Phật Thích Ca, bên cạnh là tượng nàng Sujata quỳ dâng bát cháo sữa. Lòng thương người tu khổ hạnh bị gục ngã trong rừng già và lòng thành kính dâng vật thực cúng dường với tâm thanh tịnh, nàng Sujata đã thác lên cung trời Đao Lợi hưởng phú quý.

Trong chuyến đi này chúng tôi được chứng kiến buổi lễ phát nguyện xuất gia gieo duyên đoản kỳ của 4 chị và 1 anh trong đoàn. Ngoài ra còn khoảng 20 anh chị khác xin được Thầy nhấp kéo và đắp y màu nâu. Buổi lễ được Thầy và các sư cô tổ chức trang nghiêm và cảm động. Sau khi làm lễ sái tịnh, tụng kinh, nhắc lại tam quy và ngũ giới, những mái tóc đã rơi xuống. Có chị đã khóc vì hạnh nguyện đã thành. Có chị rưng rưng nước mắt:

“Sáng nay cạo sạch mái tóc
Mở thêm rộng lớn con đường
Nguyện đoạn vô biên phiền não
Một tâm mà động mười phương”

Thầy giải thích về bốn chữ “xuất gia gieo duyên”. “Xuất gia là lìa gia đình thế tục để sống đời sống của người tu. “Gieo duyên” vì còn vướng bận gia đình, chưa thực hiện hoàn toàn đời sống xuất gia. Đây là cơ hội để các Phật tử tìm về nơi thanh tịnh, làm quen với đời sống tu sĩ, trau giồi Phật pháp, nhờ “duyên” đã được “gieo” từ trước mà sau này nếu đủ thiện duyên sẽ trở thành tu sĩ. Sau buổi lễ, các sư cô giúp các Phật tử cách đắp y. Cùng Thầy và các sư cô, chúng tôi đi kinh hành quanh tháp với chiếc y mới và chụp hình kỷ niệm. Sau buổi tối tụng kinh thường lệ, chúng tôi được Thầy thông báo sáng mai sẽ có một buổi lễ cúng dường tịnh tài và vật thực cho hơn 250 vị tăng ni tại Bồ Đề Đạo Tràng.

Từ sáng sớm, các sư cô đã chuẩn bị bàn thờ Phật, hoa trang trí, trái cây cúng Phật, chiếu trải, nước uống, các phong bì, các túi quà tặng. Chúng tôi đến cùng lúc với các sư khoảng 250 vị đã được Thầy mời từ các chùa Miến, Thái, Lào, Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam gần Bồ Đề Đạo Tràng. Sau khi các vị tề tựu ngồi đông đủ trên chiếu, các Thầy, các sư cô và Phật tử Việt Nam lễ Phật, tụng kinh, Thầy ngỏ lời cảm ơn các sư. Các Sư đọc tụng những thời kinh chúc phúc bằng tiếng Pali. Các anh chị Phật tử trong đoàn trân trọng cầm những phong bì và những phần quà cúng dường đến trao tận tay các vị. Ý nghĩa của buổi lễ cúng dường cũng như bố thí là pháp tu của các Phật tử nhằm gieo trồng công đức hộ pháp và phước báu cho người cúng dường. Buổi lễ chấm dứt, lộc trái cây cúng Phật được phân phát cho mọi người, ai cũng hoan hỉ vì được góp phần tạo chút phước lành hộ trì Phật Pháp tại xứ Phật.

Buổi chiều, chúng tôi cùng nhau gọi xe lam đi thăm và cúng dường một vài ngôi chùa Thái, Tây Tạng,Việt Nam gần đó. Tại Bồ Đề Đạo Tràng có hai ngôi chùa Việt Nam lớn là chùa Viên Giác do Thầy Hạnh Tấn trụ trì và Việt Nam Phật Quốc Tự do Thầy Huyền Diệu trụ trì. Trong một không gian chu vi khoảng hơn năm cây số, hơn một chục ngôi chùa của các nước tụ hội rải rác về đây, mỗi chùa đều có một sắc thái riêng biệt mang đậm nét quê hương của họ trong lối kiến trúc, các tượng Phật, cách hành lễ, sinh hoạt và hình ảnh các tu sĩ. Trong cái nôi chung là tại xứ Phật, mỗi nước mang cái hồn thiêng riêng của đất nước mình thể hiện qua hình ảnh ngôi chùa, tạo thành một quần thể thiêng liêng tiêu biểu cho sức sống của đạo Phật trên thế giới. Đây cũng là một địa điểm du lịch cho những ai một lần đến Bồ Đề Đạo Tràng đều ghé qua.

Buổi sinh hoạt cuối cùng của đoàn chúng tôi là làm từ thiện tại một ngôi làng nghèo Ấn Độ cách xa Bồ Đề Đạo Tràng khoảng 15 cây số. Được sự chuẩn bị từ trước, Ama và những người dân địa phương đã phát thẻ lãnh quà cho dân làng, chuẩn bị các vật dụng như mền, vải sari, gạo, bột, muối, dầu ăn, bánh ngọt và tiền lẻ để phân phát cho họ.

Chúng tôi đến nơi đã thấy những chiếc xe cam nhông chở các thùng quà đậu sẵn và dân địa phương đã sắp hàng từ lúc nào. Trong cái nắng và cái nóng gay gắt vào buổi trưa, với sự kiểm soát của các thanh niên trong làng, người nào có thẻ cầm trong tay mới được vào khu lãnh quà. Thầy đứng trên bục cao dặn dò và chỉ dẫn các Phật tử người đứng bên trong chuyển quà cho người đứng ngoài và thay phiên nhau mỗi người phát một món theo thứ tự. Giá trị của những món quà khoảng 15 đô-la.

Trước đây chúng tôi chỉ được xem các buổi lễ phát chẩn cho người nghèo Ấn Độ trên trang mạng của Thầy. Đây là lần đầu tiên chúng tôi trực tiếp cầm những món quà trao vào tay họ. Nhìn những nụ cười méo mó nở trên nét mặt nhăn nheo của những người già lụm khụm ôm những gói quà, những ánh mắt sáng trên khuôn mặt đẹp của các cô thôn nữ, những nụ cười thơ ngây, vô tư và vui mừng của các trẻ em Ấn Độ chạy theo bố mẹ, chúng tôi hoan hỉ từ giã ngôi làng nghèo và ước gì có khả năng nhiều hơn nữa để quà tặng thêm phần nặng ký và nụ cười của họ thêm tươi hơn.

Ngày cuối cùng tại Bồ Đề Đạo Tràng chúng tôi tự do đi mua sắm. Các cửa hàng bán quần áo, khăn quàng, túi xách dọc theo con đường đi vào lúc nào cũng đông khách hành hương. Trước giờ ra phi trường, Thầy có một buổi họp mặt để nghe những lời chia sẻ cảm nghĩ của các Phật tử trong tuần lễ tu tập tại đây. Mọi người đều bày tỏ sự an lạc khi :

“ Con đã về đây với Thế Tôn
Buồn vui xen lẫn ở trong hồn
Như từ lâu lắm chưa hề gặp
Biết nói làm sao với ý ngôn...?”(1)

Một tuần lễ thăm thắng cảnh chùa, tháp và các tu viện tại “ Bhutan, xứ sở của hạnh phúc” và tuần kế tiếp tu tập tại Bồ Đề Đạo Tràng, mặc dù chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa” nhưng chúng tôi đều cảm nhận niềm hạnh phúc khi đến đất nước Bhutan nơi Phật giáo là quốc giáo và người Bhutan sống và hành trì theo giới luật của đạo Phật. Bhutan, đất nước của thiên nhiên xanh đẹp, môi trường trong sạch, nếp sống hiền hòa và yên bình, người dân an lạc và hạnh phúc.Có một năng lượng tích cực, thiêng liêng và lành thiện tỏa ra từ sự bảo hộ của chư Phật, Bồ Tát tại xứ sở này, mang cho người khách hành hương một tâm thái thanh thản và bình an.

Ấn Độ, nơi vị giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sinh ra cách đây 2600 năm, nơi đạo Phật có một thời vàng son nhưng giờ đây chỉ còn là những thánh tích. Đến Bồ Đề Đạo Tràng để thấm nhuần luật vô thường của vạn pháp, về giáo lý Tứ Diệu Đế, về luật nhân quả và phát khởi lòng từ bi đến muôn loài chúng sinh bất hạnh. Đến Bồ Đề Đạo Tràng để về nhà tiếp tục tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát và giác ngộ theo Phật.

Cảm ơn Thầy và các sư cô đã tạo điều kiện cho đoàn hành hương có cơ hội trở về “quê của tâm linh niềm an lạc” (2) để “tắm đời mình trong ánh dương” (3) của chư Phật.


Chú Thích (1) (2) (3) bài thơ “Dấu Chân Từ Phụ” của nhà thơ Như Nhiên.

chieclavotinh
08-09-2020, 03:08 AM
Không Cửa Để Vào, Không Lời Để Nói
Nguyên Giác

Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm. Chủ yếu nơi đây dựa vào kinh điển, và người viết không phải là tiếng nói thẩm quyền nào. Tất cả những gì viết nơi đây đều rất dễ hiểu; độc giả có thể ngưng ở bất kỳ dòng nào để thử nghiệm tự nhìn lại tâm. Với các bất toàn tất nhiên sẽ có, xin thành kính sám hối trước Tam Bảo.

Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si). Nói không cửa, vì cổ đức nói rằng bất kỳ cửa nào cũng đều là phóng chiếu của ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), trong khi nhiều lời Đức Phật dạy là khuyến tấn tức khắc lìa ngũ uẩn, rời ba cõi, vượt sáu đường. Thiền Tông còn gọi là pháp môn giải thoát bất tư nghì, bởi vì xa lìa tất cả nghi ngợi và tức thân thành Phật, không trải qua thời gian. Thêm nữa, Thiền Tông, tức là Thiền Trúc Lâm, thực ra là pháp thiền Đức Phật dạy trong những năm đầu thuyết pháp.

Trước tiên xin kể một kỷ niệm với vài người bạn, và cũng để bổ túc thêm vì lời nói lúc đó chưa đầy đủ. Mới vài tháng trước, có ba vị thiện tri thức tới gặp, mời người viết ra quán cà phê ở Garden Grove hàn huyên, hỏi chuyện về Thiền Tông. Cả ba vị đều uyên bác, có học vị cao, nổi tiếng trong giới hoạt động nhân quyền, và có giao tình với người viết nhiều thập niên. Hai vị từ đầu Bắc California tới. Người thứ ba là một bác sĩ tâm lý, đang dạy thiền mindfulness cho một số bệnh nhân trong một số bệnh viện ở Quận Cam, được người viết xem như đứa em nhỏ từ các năm 1983-84, khi cô này sinh hoạt trong Liên Đoàn Hướng Đạo Hồn Việt ở đảo Galang, Indonesia.

Bác sĩ X. hỏi: Như vậy, Thiền là gì?

Người viết trả lời: Trong tình thân mới nói, rằng hỏi nhầm người rồi nhé. Vì câu trả lời ai cũng có thể tìm trên mạng, và nhiều người sẽ nói rằng đó bao gồm Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tỉnh Thức, Thiền Tứ Niệm Xứ và vân vân. Câu hỏi nơi đây nên là, ý Tổ sư từ Ấn Độ tới là gì…

Cô X. hỏi: Ý Tổ sư từ Ấn Độ tới là gì…

Người viết nói: Tôi không tài năng gì để trả lời, nơi đây chỉ xin mượn lời Đức Phật và chư Tổ. Đây là pháp không cửa để vào, không lời để nói. Bây giờ, xin mời ba bạn làm giùm tôi trong ba mươi giây đồng hồ, rồi tôi sẽ giải thích. Hãy tự nhìn vào tâm, mắt để tự nhiên hơi khép, đừng nhắm mắt, trong quán có tiếng động thì mặc kệ, ngồi thẳng lưng và hai bàn chân áp sát mặt đất, thở rất dịu dàng, hãy tự nhìn tâm và không nghĩ gì hết, không nghĩ lành/dữ, vui/buồn, không nghĩ chuyện hôm qua, ngày mai cũng không nghĩ gì tới bây giờ. Bởi vì hễ nghĩ ngợi là luôn luôn có thời gian và không gian hiện ra, vì cái được nghĩ tới luôn luôn ở khung thời gian/không gian nào đó, lẳng lặng nhìn tâm và không nghĩ gì. Hãy để toàn thân tâm mình tự nhiên, buông lỏng và buông xả hết. Thế đấy, đó là cách ngồi của Thiền Tào Động, Nhật Bản gọi là Soto Zen, tóm gọn mấy chữ là buông bỏ thân tâm, hay thân tâm phóng hạ. Bây giờ thì, ba bạn thấy đấy: ngay trong ba mươi giây vừa rồi, các bạn thấy không có tâm tham, thấy không có tâm sân, và trong cái thấy tỉnh thức như thế là không có tâm si. Theo Kinh Phật (Kinh AN 6.47, Kinh Upāyikā 2.078), như thế là Niết Bàn tức khắc, tại đây và ngay bây giờ, vượt thời gian. (1)

Trong Thiền sử, ngài Huệ Khả từng tới gặp ngài Bồ Đề Đạt Ma và nói, xin an tâm cho con. Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói, đưa tâm ngươi đây, ta sẽ an cho. Ngài Huệ Khả tự nhìn lại tâm, nói không thấy tâm đâu hết. Ngài Bồ Đề Đạt Ma nói, ta an tâm người rồi đó. Chính ngay khi ngài Huệ Khả thấy không có tâm, tức là thấy tâm rỗng rang không vướng chút sắc thọ tưởng nào hết, lúc đó là Niết bàn, còn gọi là ngộ được bản tâm lìa ba cõi (tức là, thấy tâm không vướng cõi dục, không vướng cõi sắc, không vướng cõi vô sắc).

Chuyện tương tự là trong Pháp Bảo Đàn Kinh, kể chuyện ngài Minh Thượng Tọa hỏi pháp, ngài Huệ Năng bảo rằng ông đã vì pháp mà hỏi, thì hãy dẹp các duyên, chớ sanh một niệm, ta sẽ vì ông mà nói rõ trong giây lát. Ngài Huệ Năng nói tiếp: Không nghĩ thiện không nghĩ ác, ngay lúc đó cái gì là bản lai diện mục của Minh thượng tọa?

Chính ngay nơi đó, còn gọi là tâm không chỗ an trú (vô sở trụ). Không có nghĩa là không có tâm, nhưng chỉ có nghĩa là ngay lúc đó thức không có chỗ bám vào, dù là cái được thấy hay cái được nghe, tất cả hiện tướng trong và ngoài (sáu nội xứ, sáu ngoại xứ) chỉ như nước rơi trên lá sen, cũng như ảnh chim bay hiện rồi biến trong gương tâm và không lưu ảnh. Ngay đó là Niết bàn.

Cũng có thể giải thích về hai trường hợp hỏi pháp của ngài Huệ Khả và Minh Thượng Tọa bằng Kinh SN 12.38, bản dịch HT Thích Minh Châu trích:

“Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.” (2)

Đoạn vừa trích dẫn cũng có nghĩa là giữ tâm không dính vào bất kỳ loại thức ăn nào trong cõi này.

Kinh SN 12.64 dạy rằng lìa tham đối với thức ăn cõi này, tức là thức sẽ không chỗ an trú và tăng trưởng, đó là giải thoát:

"...các Tỷ-kheo, nếu đối với (đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực) thức thực, không có tham, không có hỷ, không có ái, thời không có thức an trú. Chỗ nào không có thức an trú, chỗ ấy không có danh sắc sanh. Chỗ nào không có danh sắc sanh, chỗ ấy không có các hành tăng trưởng. Chỗ nào không có các hành tăng trưởng, chỗ ấy không có hữu tái sanh trong tương lai. Chỗ nào không có hữu tái sanh trong tương lai, chỗ ấy không có sanh, già chết trong tương lai." (3)

Đức Phật gọi các trường hợp như thế là Niết bàn tại đây và bây giờ (here and now), vượt thời gian (timeless). Một phút như thế là một phút giải thoát, và giữ tâm đó liên tục gọi là Tổ Sư Thiền, không qua bất kỳ phương tiện nào khác,

Trong các trường hợp giải thoát tức khắc, thường biết nhiều nhất là trường hợp của ngài Bahiya (khi được dạy là thấy chỉ nên là thấy và nghe chỉ nên là nghe…) và trường hợp chàng thanh niên Uggasena đứng nơi đầu gậy cao làm xiếc tức khắc thành A la hán khi Đức Phật dạy rằng hãy buông bỏ cả quá khứ, vị lai và hiện tại…

Chúng ta có thể thử nhìn tâm mình như ngài Bahiya và ngài Uggasena, và sẽ thấy rằng lúc đó y hệt là tâm không, tâm rỗng rang, tâm không vướng vào bất kỳ khái niệm nào về lành/dữ, thiện/ác, đúng/sai, có/không…

Nhưng, chính vì như thế mới khó truyền dạy, vì ly nhất thiết pháp, vì pháp thiền này không có cửa để vào, không có đường để đi, vì bất kỳ cửa hay đường nào đều phải dựa vào sắc-thanh-hương-vị-xúc-pháp nơi cõi này.

Người viết nói với ba người bạn rằng, bây giờ mình nói về chuyện thường bị nhầm lẫn nhất: đốt sách, hay chớ đọc sách. Ngày xưa mình cũng được ông thầy dặn là chớ đọc nữa, nhưng không có nghĩa đơn giản như thế. Chỉ nên có nghĩa rằng hãy nhìn mặt trăng, chớ nên nhìn ngón tay, vì chữ nghĩa đều là ngón tay.

Thêm nữa, Thiền Tông có câu rằng “ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt” cũng là một lời dạy tột cùng. Ngôn là lời nói ra miệng, ngữ là lời nói trong đầu, bạn cứ thử xem, tự nhìn lại tâm mình, khi lời và chữ dứt bặt cả trong và ngoài, chính khi đó sẽ thấy tâm rỗng rang, và khi tâm hành (cetana, intention) biến mất – tức là chớ muốn, chớ cầu, chớ tìm và chớ xua đẩy gì, ngay khi đó là tâm lìa tham sân si, và Đức Phật gọi đó là Niết bàn ở đây và bây giờ, chứng thực được, và vượt thời gian. Cũng là pháp không niệm gì hết.

Bởi vì pháp thiền này không dùng lời nói, cho nên rất khó truyền dạy. Đó cũng là lý do, truyền thuyết nói rằng Đức Phật lặng lẽ cầm bông hoa đưa lên, chỉ có ngài Ca Diếp mỉm cười vì hiểu được. Xin phép suy đoán, rằng chính ngay khi đó, Đức Phật cho biết rằng cái thấy hoa đó chính là Niết bàn ở đây và bây giờ (nhưng lúc đó hễ sư nào khởi lên bất kỳ tâm hành nào, hay xem cái thấy như thức thực đều sẽ hỏng). Mở miệng đều sai, vì cảnh đã qua rồi, và vì lời nói chỉ là ngón tay [chữ nghĩa] chỉ mặt trăng [cái thấy].

Trong cái thấy nghe của Niết bàn ở đây và bây giờ đó, hoàn toàn biến mất tất cả khái niệm về dơ/sạch, đó là khi pháp thân (thân của pháp) hiển lộ qua thấy nghe hay biết.

Trong Thiền sử Việt Nam, ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ có bài kệ: “Bản lai vô cấu tịnh, cấu tịnh tổng hư danh, pháp thân vô quái ngại, hà trọc phục hà thanh?” là chỉ thẳng vào cái thấy tâm rỗng rang như thế, có thể dịch là: “Từ xưa tới giờ vốn là không dơ với sạch. Dơ với sạch đều chỉ là tên suông thôi. Pháp thân vốn không hề giới hạn nào, sao có chuyện dơ với sạch được?”

Tương tự, trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ Duyên Thứ Bảy, ghi lời dạy của ngài Huệ Năng, qua bản dịch của Thiền sư Duy Lực, trích:

“Sư nói: Thật đúng như Huyền Sách nói. Ngươi hễ tâm như hư không, chẳng chấp vào không, ứng dụng vô ngại, động tịnh vô tâm (chẳng tác ý), thánh phàm đều quên, năng sở đều diệt, tánh tướng như như, thì không lúc nào chẳng phải định vậy.” (4)

Tới đây xin kể chuyện một người bạn thân. Bạn này là một trí thức rất mực uyên bác, một hôm viết một bài dài phân tích về Tam Thân Phật, giải thích rất dài và rồi hỏi ý người viết. Người viết vốn không phải là học giả, cho nên không dám cho ý kiến chi tiết, chỉ trả lời bạn này, có hiệu đính lại như sau:

“Tui là Nguyên Giác, xin tự thú rằng tui không biết gì về Tam Thân Phật, bởi vì dó là chuyện của các luận sư và pháp sư. Tui học Thiền từ hai vị Thiền Sư không ưa lý luận, và không nhiều lời. Bản thân tui do vậy, chỉ quen bận tâm với chuyện thấy trước mắt và nghe bên tai, không hề quan tâm chuyện cao siêu của các luận sư (mà, các luận sư thường không đồng ý nhau). Nếu có ai chỉ ngón tay lên, mà tui thấy mặt trăng, thì tui nói là thấy mặt trăng. Nếu tui không thấy mặt trăng, cũng không dám nói là có một mặt trăng hay ba bốn mặt trăng, chỉ dám nói là tui không thấy mặt trăng nhưng không dám chắc là có hay không, và nếu có là mấy mặt trăng. Do vậy, nhiều khi được hỏi Phật Tánh ở đâu, trong khi các luận sư viết tràng giang đại hải, các thiền sư chỉ đưa tay ra chỉ gốc cây trước sân... Ngoài cái ngó đó ra, tui đoán rằng người của nhà Thiền không dám nói gì về Tam Thân. Nếu có ai nói về Tam Thân Phật, hẳn không phải chuyện nhà Thiền. Nhưng đọc về Tam Thân Phật là vui rồi. Tui nghĩ, Tứ Thân có thể vui hơn. Vì binh bài xập xám cần tới 4 tụ. Thân ái.”

Nói ngắn gọn, rằng tui không biết. Và tui sống với “tâm không biết” – chỗ này, nên ghi rằng, muốn đọc thêm Thiền Tông bằng tiếng Anh hiện nay, có thể tìm trên Google qua các từ khóa như “don’t know mind” hay “The Zen of not knowing”… Chính cái tỉnh thức nhìn vào tâm không biết đó cũng là một cách vào. Bất kỳ ai cũng thử nghiệm được, khi nhìn vào tâm không biết thì là đang tỉnh thức với tâm ly tham sân si…

Còn chuyện có cần tu Tứ Thiền hay không… Tới đây, xin kể chuyện khác. Một vị trí thức nổi tiếng trong giới học Phật, mới đây nói với người viết rằng để giải thoát sẽ cần tu Tứ Thiền và tới tận cùng là Diệt Thọ Tưởng Định. Người viết lúc đó nói là chỉ cần sơ thiền, rồi từ đây quán vô thường là đủ. Bây giờ xin ghi chi tiết vài ý (sau khi về nhà dò lại kinh điển). Đức Phật nói có trường hợp tuệ giải thoát, không cần tu định sâu. Người tu được cả định huệ được Đức Phật gọi là giải thoát cả hai đường (freed both ways), còn gọi là bậc câu phần giải thoát.

Đức Phật dạy trong Kinh MN 70 rằng có 7 hạng người, trong đó bậc cao nhất là A la hán giải thoát qua cả hai đường định huệ; bậc thứ nhì là tuệ giải thoát, tức các vị A la hán chưa đắc định nhưng trí tuệ đã đoạn trừ lậu hoặc.

Kinh MN 70 viết, trich bản dịch của HT Thích Minh Châu:

"...này các Tỷ-kheo, thế nào là bậc tuệ giải thoát? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người, sau khi thân không chứng đắc các tịch tịnh giải thoát, vượt khỏi các sắc pháp và vô sắc pháp, và sau khi đã thấy với trí tuệ, các lậu hoặc của vị này được đoạn trừ hoàn toàn. Vị này như vậy được gọi là bậc tuệ giải thoát."

Bản Anh văn của Bhikkhu Sujato:

"And what person is freed by wisdom? It’s a person who does not have direct meditative experience of the peaceful liberations that are formless, transcending form. Nevertheless, having seen with wisdom, their defilements have come to an end. This person is called freed by wisdom."

Để thấy nghĩa này rất cụ thể, không mơ hồ, rằng không đắc định vẫn giải thoát bằng huệ, xin xem đối chiếu bản Việt và ba bản Anh văn ở (5).

Kinh MN 64, bản dịch HT Thích Minh Châu viết rằng Đức Phật dạy chỉ cần vào sơ thiền, rồi chuyển sang quán vô thường là đủ:

"...này Ānanda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ. Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: “Đây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn”. Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc." (6)

Đọc kinh sẽ thấy có một số trường hợp tuệ giải thoát, trở thành A la hán khi [hình như] chưa vào sơ thiền, nhưng ít nhất phải là cận định (access concentration). Trường hợp nổi bật là thuyết pháp cũng chứng quả A la hán, đó là ngài Khemaka sau khi giải nghĩa cho các vị sư khác về “không có cái tôi nào” trong ngũ uẩn. Dứt lời, Khemaka đắc quả A la hán. Và 60 vị sư nghe pháp xong, lúc đó cũng đắc quả A la hán. Nghĩa là, tuệ xả ly của chư tăng rất mạnh, bứt một lần là xong. Tức là, thuyết pháp và nghe pháp đều có thể đắc quả A la hán. Đó là Kinh SN 22.89 - Khemaka Sutta. (7)

Trường hợp đó không lạ, vì Đức Phật ít nhất trong 2 bản kinh cũng từng nói là có năm giải thoát xứ, có thể đắc quả A la hán trong khi: đang nghe pháp, thuyết pháp, đọc tụng pháp, suy tư quán sát pháp, thọ trì pháp. (8)

Như vậy, lời dạy trong Thiền Tông là như thế nào? Khi đọc Kinh Pháp Bảo Đàn và nhiều sách về Thiền Tông, kể cả về Thiền Trúc Lâm của Việt Nam, sẽ nhận ra một số phương pháp chư tổ dạy, và kỳ lạ là đều là lời Đức Phật dạy trong Kinh Nhật Tụng Sơ Thời, tức là nhóm các kinh chư tăng tụng hàng ngày khi Đức Phật còn sinh tiền. (9)

Độc giả sẽ nhận ra tâm trong trạng thái tỉnh thức lìa tham, sân, si là khi:

-- Tâm vô sở trụ, không dính mắc, không chấp thủ, dù là dính vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp.
-- Tâm buông bỏ những gì ở quá khứ, chớ mơ tưởng về tương lai, và không tơ vương gì với hiện tại.
-- Tâm để cái được thấy nghe hay biết chỉ là cái được thấy nghe hay biết, và sống với các pháp như thị.
-- Tâm đón nhận vô thường trôi chảy, nơi đó là rỗng rang, không lời, không gì để thêm, không gì để bớt.
-- Tâm không nghĩ ngợi tư lường, xa lìa cả bờ này và bờ kia, xa lìa cả thiện và ác.
-- Tâm lắng nghe cái tịch lặng, nơi ngôn ngữ đạo đoạn, tâm hành xứ diệt – lời nói dứt bặt, tâm bất động như núi.
-- Tâm thấy tất cả các pháp đều là như huyễn, đều là rỗng rang không tự tánh.

Và theo Kinh Phật, các tâm đó chính là tức khắc Niết bàn.

Tới đây, câu hỏi là, sẽ rất khó để tâm vô sở trụ… như thế, có thể dùng phương tiện nào không?

Có thể dùng công án hay thoại đầu. Bởi vì khi dùng phương tiện này, đó là sử dụng tới “tâm không biết”… Không phải công án vô nghĩa. Tất cả nghĩa đó đều chỉ vào bản tâm, vào thấy, nghe, chạm xúc, hay biết… Khi nhận ra bản tâm vốn là không, sau đó mắt, tai… sẽ không còn bị níu kéo nữa. Các pháp tới mình, sẽ biến mất y hệt như nước trên lá sen.

Nơi đây, người viết đề nghị sử dụng phương pháp thở, sẽ thích nghi với rất nhiều người. Đức Phật dạy pháp thở 16 chặng. Tuy nhiên, chúng ta có thể tập pháp thở 2 chặng, cùng lúc là giữ tâm buông xả. Không cần ngồi thiền, luôn luôn nhớ khi đi đứng nằm ngồi, giữ cảm thọ về hơi thở dịu dàng, hơi thở tự nhiên chạm nơi dưới chóp mũi. Trong khi hơi thở vào, nghĩ tới chữ “buông”; khi hơi thở ra, nghĩ tới chữ “xả”… Cứ như thế ngày đêm không để rời hơi thở buông xả này, rồi sẽ nhận ra đó là hơi thở của tỉnh thức lìa tham sân si. Chỉ cần thử tập 5 phút là thấy ngay hiệu năng liền.

Có phương tiện khác: Niệm Phật. Thiền sư Thạch Liêm trong khi hoằng pháp Thiền Tào Động ở thế kỷ 17 đã viết bản văn Tự Tính Di Đà Thuyết (Nói về Phật A Di Đà của tự tính) để dạy mẹ của chúa Nguyễn Phúc Chu là Tống Thị pháp Niệm Phật Trì Danh. Bản dịch của Thầy Nhất Hạnh trích như sau:

“…Trong các con đường tắt để tu hành, không con đường nào bằng niệm Phật. Niệm Phật cốt ở chỗ dứt bỏ được duyên lự, chỉ nhớ tới sáu chữ, tâm không tán loạn, niệm phải tinh thành, sáng niệm, chiều niệm, niệm cho đến chỗ bất niệm, niệm cho đến chỗ vô niệm, niệm niệm không ngừng, niệm cho thành một khối đạo hợp thể đồng, cùng cao với trời, cùng dày với đất, cùng sáng với nhật nguyệt tinh tú; với sông núi, cây cỏ, nhân, vật, quỷ thần, cùng chung kiếp vận họa phúc, sang hèn, nam nữ, xa gần, qua lại, đó ăn mệt ngủ, hỷ nộ ái lạc... Khi đã cùng vạn vật nhất thể thì nguồn suối Di Đà không còn là của riêng của ai nữa mà sẽ được tự tâm ý bất loạn của tự mình chảy ra... Điều cốt yếu là thấy sắc không nhiễm, nghe thanh không đắm, hai tướng động và tĩnh dứt bặt không sinh. Khắp cõi hư không đều là Tịnh độ duy tâm, tận cùng pháp giới đều là Di Đà tự tính.” (10)

Như thế, các Thiền sư vẫn dạy Niệm Phật. Tất cả các phương tiện đều khả dụng, khi “thấy sắc không nhiễm, nghe thanh không đắm…”

Trân trọng kính chúc tất cả các độc giả quan tâm về Thiền Tông sẽ dò được lối vào, và sẽ nhận ra rằng dân tộc Việt Nam đang thừa hưởng một di sản rất quý giá từ Thiền Trúc Lâm.

Bài này được viết trong tuần lễ tưởng niệm bổn sư của người viết là Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu viên tịch đã 3 năm.

GHI CHÚ:

(1) Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali
https://thuvienhoasen.org/a31712/hue-kha-cau-phap-doc-tu-tang-pali
(2) Kinh SN 12.38: https://suttacentral.net/sn12.38/vi/minh_chau
(3) Kinh SN 12.64: https://suttacentral.net/sn12.64/vi/minh_chau
(4) Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm Cơ Duyên: https://thuvienhoasen.org/a687/pham-co-duyen-thu-bay
(5) Kinh MN 70, bản Việt: https://suttacentral.net/mn70/vi/minh_chau
Bản Sujato: https://suttacentral.net/mn70/en/sujato
Bản Bodhi: https://suttacentral.net/mn70/en/bodhi
Bản Horner: https://suttacentral.net/mn70/en/horner
(6) Kinh MN 64: https://suttacentral.net/mn64/vi/minh_chau
(7) Kinh Khemaka: https://suttacentral.net/sn22.89/en/sujato
(8) Kinh DN 33: https://suttacentral.net/dn33/vi/minh_chau
Kinh AN 5.26: https://suttacentral.net/an5.26/vi/minh_chau
(9) Kinh Nhật Tụng Sơ Thời: https://thuvienhoasen.org/a30590/kinh-nhat-tung-so-thoi
(10) Việt Nam Phật Giáo Sử Luận Tập II: https://thuvienhoasen.org/p58a8438/chuong-xxiii-thien-phai-tao-dong-toi-viet-nam

chieclavotinh
10-04-2020, 02:05 AM
Thiền viện Tánh Không
18525 Frantz Road – Perris, CA 95270
www.tanhkhong.org (http://www.tanhkhong.org/)

Từ Pháp Qua Mỹ Tu Thiền
Phạm Hoàng Chương

Tôi có vài người bạn học thời nhỏ tuổi khá thân sống ở Pháp. Du học từ những thập niên 50 và 60, Trí, Tân và Quý lấy vợ đầm, có sự nghiệp vững vàng sống ở Paris. Thái qua Pháp năm 1977 cũng ở Paris, nhưng từ ngày về hưu thì lui về miền Nam. Tân làm bác sĩ research 35 năm nay, Quý làm trưởng ngành ngoại giao trong Bộ giáo dục Pháp. Người nào cũng có con cái bác sĩ, kỹ sư, doanh nhân, giáo sư đại học ngon lành… Bích Ngọc mấy tháng trước qua Pháp chơi, được Tân, Quý và Thái ra đón, đưa đi ăn nhà hàng. Ngọc nói, “ông nào cũng có 2 nhà hết, cái ở Paris, cái ở dưới biển, hay trên núi”.

Đầu tháng 10, Tân emailed cho hay Quý sắp qua Cali tu thiền ở Perris như năm ngoái. Tôi biết chuyện Quý và cựu đại tá Trần văn Tự thân nhau và cùng tu ở Perris nhưng chưa bao giờ đến đó. Tôi nhờ Quý mua dùm vài cuốn tiểu thuyết Pháp và DVDs mang qua tôi gửi tiền lại. Quý là con ông Hồ đình Chánh, cựu tỉnh trưởng Ninh thuận nổi tiếng ngày xưa, lớn hơn tôi một hai tuổì đó, không học chung lớp, nên không thân, nhưng tôi biết rõ chị em Quý và ngôi nhà gia đình Quý ở trước 75, kế bên căn phố tôi ở ngày xưa. Tôi email cho Quý số cell phone để gọi khi tới Riverside, Quý sốt sắng mua các thứ tôi dặn và ân cần cho biết ngày tới Mỹ.

Sớm chủ nhật 9/10, cell phone tôi reo, có ai ở area code 909 gọi, nhưng tiếng nói lào xào, số phone lạ, không biết là ai. Gần trưa, lại nghe một số phone khác gọi, lần này nói nghe rõ ràng, té ra là Quý, đã tới thiền đường ở Perris, thuộc Riverside County, tu được 2 ngày rồi. Quý mượn phone bạn đồng tu gọi, cho tôi địa chỉ thiền đường để lái xe lên nhận quà.

-Ủa, mới qua mà đã nhập học rồi sao? Thiền đường tên gì, có gần Lake Perris không?

-Tên là Tánh Không, cách chỗ ông ở chừng 20 miles thôi, chỗ này là đồi núi sa mạc hoang vu không hà… Ghi địa chỉ nè..

- Có gặp ông Tự chưa? Ban ngày lên thăm được không?

-Ông Tự về Houston “nhập thất” rồi. Không phải muốn thăm lúc nào là thăm đâu, đây như cái “couvent”. Có thời khóa tu đàng hoàng. Bốn giờ rưỡi giờ sáng dậy, học và thực tập thiền cả ngày, tới 6 giờ chiều mới xong, sau 6 giờ họ mới mở cổng cho vô thăm, vậy ông chỉ có thể tới sau 6 giờ thôi.

Chủ nhật còn mệt vì tối thứ bảy coi dạ vũ ballet Vết Lăn Trầm ở Rose Center về khuya mất ngủ, nên tôi để chiều thứ hai mới lái xe ra freeway 91 W, tìm tới chỗ Quý. theo directions check trên Internet, exit vô Van Buren lái ngoằn ngoèo lên núi. Năm ngoái nghe đồng hương Phan rang kể chuyện Quý từ Pháp sang đây tu thiền mấy tuần với cựu đại tá Tự, (nay là hòa thượng) nghe nói tu viện đó đâu gần hồ Perris, nhưng không biết dích xác ở đâu. Tôi lấy làm lạ, già yếu sắp chết thì ai cũng lo tu hành, không có gì lạ, nhưng sao không ở bên Pháp tu theo thày Nhất Hạnh mà lại bay qua tuốt bên này, quen ông Tự và ở lại tu cả tháng. Riverside có nhiều chùa và tu viện Việt Nam, tất cả đều tọa lạc hai bên bờ freeway 91, trên các đồi núi hoang vu khô cằn xa thị xã, nhưng tôi ít khi tìm thăm, vì quan niệm Phật tại Tâm, không cần phải đi đâu xa mới thấy Phật. Lần này tò mò muốn gặp Quý coi thay đổi sau 50 năm ra sao, thiền viện ra sao, muốn biết lí do tại sao từ Pháp mà phải lặn lội sang Mỹ tu, nên tôi náo nức đi coi cho biết.

Cũng như chùa Lộc Uyển ở Escondido, Thiền viện Tánh Không do Thầy Thích Thông Triệt tạo lập, nằm trên đồi núi khô khan, nhưng nhìn qua 2 cổng sắt kiên cố, thấy bên trong có nhiều cây cối, chủ yếu là cây ăn quả do bàn tay người trồng lên xanh mát. Thấy một người đàn bà mặc áo tràng xám tình cờ đi ra, bèn nhờ gọi thăm Quý ở Pháp qua. Chị vô kêu anh bạn đồng tu ra bấm nút mở cổng cho mình lái xe vô đậu. Đang rề rề tìm chỗ đậu thì thấy một anh chàng mặc áo tràng xám bước ra nhìn xe mình chăm chăm, biết ngay là Quý, cũng dáng dấp thon nhỏ đó ngày nào thời trung học. Cười bắt tay, hai đứa kéo nhau ngồi xuống dưới bóng cây, hàn huyên hỏi đáp lia lịa…

-Tui nhân nghỉ break time, cúp cua lẻn ra gặp ông, chứ lẽ ra 6 giờ mới tan học.

Tôi chăm chú ngắm Quý. Da mặt Quý hơi sậm màu, lông mày thưa, khuôn mặt hiền từ, nụ cười đẹp, ánh mắt hiền hòa như của người tu lâu năm, lấy làm lạ sao Phật pháp thay đổi sắc diện phong thái con người nhanh quá. Nói chuyện với Quý, thấy ngay anh chàng như không còn mảy may tham sân si, hờn giận, chấp nhứt gì nữa trong tâm, đứng gần mà cảm thấy an bình, thoải mái như gần một đại đức giản dị, đạm bạc, không phải nói chuyện với chủ tịch ngành ngoại giao Bộ giáo dục Pháp như mình biết, mà chỉ là một anh bạn rất ư là hiền, thật thà và vui vẻ, như thân nhau sống chung từ bao năm nay.

Hai đứa nhắc chuyện xưa, các người quen dân Phan rang, người này nguời kia, chị em Trúc Hường thân nhau ở Saigon, cô Năm Vinh nấu cháo cho ăn lúc Quý mới bị qua Mỹ bị bệnh ở New York, Boubi con kỹ sư Thành bạn thời nhỏ, anh Ngô văn Luôn cháu rễ ông Thiệu, chị Oanh, Long con bà Hoán, ông Ngạc, bà Khuê, Hổ ở Cầu nước đá, thời kỳ học Duy tân trên mình một lớp, nhưng chỉ học một năm đệ lục rồi lên Dalat thành mình không biết Quý mà Quý cũng không biết mình.

-Ông đi du học một lượt với Trí, Tân hồi 58, 59 hả, sao tôi không nghe ai nói về ông cả.

-Đâu có, tôi học xong Cử nhân Luật ở Saigon, qua 67 mới đi Mỹ học.. rồi từ Mỹ mới qua Tây.

-Ông già có tiền lo cho đi như Trí, Tân? Năm đó tôi mới ra đi dạy ở Sóc trăng.

-Không, Mỹ cho học bổng, tôi điểm cao được chọn. Ở New York học được vài năm rồi qua Tây học tiếp lên thạc sĩ, làm trong Bộ giáo dục Pháp mấy chục năm, mới về hưu ba năm nay.

-Sao ông giỏi quá vậy? Làm chức gì trong Bộ Giáo dục?

-Làm trưởng Phòng ngoại giao của Bộ…hay dẫn phái đoàn đi thăm các nước. Mấy năm trước dẫn phái đoàn về Việt Nam, có ghé thăm căn nhà xưa ở Cầu nước đá..

-Trời, oai vậy đó…Sao ai qua đó thấy cũng thành công hết vậy? Tân, Trí, Thái, Phát…Nghe nói ông lấy vợ đầm, có 2 con trai, có đứa nào làm bác sĩ như con Tân không?

-Một thằng giáo sư đaị học, thằng kia kinh doanh điện thoại. Tụi nó ở riêng hết, làm ăn thành công, còn khá hơn bác sĩ nữa. Hồi trước tôi và con tôi hay kình chống, cãi nhau. Từ ngày tôi dự khóa tu ở Mỹ về, nó nói tôi thay đổi khác đi, không còn cố chấp, hung hăng nữa…cái gì cũng cười xuề xòa, dễ tánh, khiến nó ngạc nhiên và bắt đầu kính trọng, tìm hiểu về đạo Phật.

-Ở đây khóa tu chừng nào mới kết thúc?

-Tới 20 tây xong, rồi phải lên San Jose, đi Houston. Kỳ này đi 1 tháng thôi, ở lâu quá tội nghiệp bà xã buồn, ở nhà thui thủi bên đó có một mình.

-Bã còn đi làm chứ?

-Còn.

-Còn thì tốt rồi, làm việc bận rộn thì giờ đâu mà nhớ nhung.

Nói tới đó thì thấy 2 vợ chồng từ xa đi lại, như khách mới tới thăm tu viện, hai bên chào hỏi nhau. Thấy Quý mặc áo tràng xám, chị vợ hỏi:

-Ở đây có bao nhiêu người dự tu khóa này anh?

-Dạ khoảng sáu bảy chục người. Đa số sống Riverside, hay San Diego, ở gần đây, tối ngủ lại.

-“Anh này từ Pháp qua”, tôi giới thiệu Quý.

-Vậy sao? Tụi tôi nghe nói chỗ này có thiền viện, nên lên coi thử, lái xe suýt chút nữa lọt hố. Muốn tham dự khóa tu, phải làm sao anh?

-Dễ lắm, xin với thày một tiếng. Công việc phân công, ai nấu bếp, tưới cây, quét dọn, đều lên danh sách thời khoá biểu mỗi ngày. Chỗ ngủ có sẵn, rất đơn sơ, mỗi ngày đóng 15$ tiền cơm nước thôi, ai muốn đề xướng xây dựng sửa sang trồng trọt gì thì tự động làm. Đều là nguời hiểu giáo lý Phật cả, tâm bố thí rộng rãi, cái “ngã chấp” teo lại, nên sống hòa thuận với nhau không có vấn đề gì.

Quý bỏ vô trong hình như lấy quà mang ra cho tôi, còn tôi tò mò muốn đi thăm toàn thể cơ ngơi, nên cùng hai ông bà khách lần theo con đường trải sỏi giữa hai hàng cây xanh, ung dung ngắm cảnh, đi coi các nơi. Rõ ràng công sức người tu đã bỏ ra ở đây rất nhiều, biến một chốn khô cằn hoang vu thành vườn tược cây trái xanh mát xum xuê làm ta có cảm tưởng đang du ngoạn trong các vườn cây ở Lái thiêu, Mỹ tho… Ba đứa tôi trầm trồ thấy những chùm táo Tàu lòng thòng, trái cam trái bưởi đu đưa hai bên đường lào xào tiếng sỏi dưới chân, nhiều bụi thanh long đang leo giàn, có trái chín hồng. Lác đác những tượng Quan Âm trắng lộ thiên đứng bên hồ nước, mấy bụi trúc xanh um tùm, các tảng đá to trắng phau. Những con đường có hàng cây liễu rủ lá xuống gần chạm đất để thiền sinh thoải mái tâm hồn, thong thả kinh hành sau những giờ ngồi thiền định tâm chú mục.

Tu viện này không có chùa xây cất kiên cố, mái đỏ, đuôi rồng to lớn như chùa Lộc Uyển ở Escondido, chỉ có năm ba căn nhà nhỏ thấp như thiền thất của các người tu ở thường trực, còn toàn là những trại lều vải dã chiến lớn nhỏ đủ cỡ, kê đầy giường chiếc (single bed) có phủ mền, chứa từ sáu bảy đến vài chục giường để ngủ ban đêm. Trời Đông sắp đến, màn vải phất phơ phong phanh kiểu này chắc là lạnh lắm. Tôi vào nhà bếp coi, mái vách sơ sài cất bằng vật liệu nhẹ, có 3 tủ lạnh lớn, bếp núc, bàn ăn la liệt, thức ăn rau cỏ vương vãi. Phòng khách kê những sofas bằng da đã cũ hai bên lối đi, có chỗ da sờn rách vá bằng tape băng keo, cho người ngồi chơi hay ăn uống. Hình như ở đây, chuyên tu học cho tâm an lạc mới là việc chính, còn việc nấu nướng, ẩm thực, ngủ nghê phục vụ cho tấm thân tứ đại vô thường không cần thiết. Lớp học che màn kín, tôi tới gần rón rén ghé mắt nhìn vào thấy năm mười thiền sinh ngồi ghế chăm chú đọc sách, có kẻ viết notes, không thấy thày giảng ở đâu. Tôi quay trở ra tiếp tục thám hiểm trang viên vườn tược. Không khí trong trẻo, cây cối cảnh vật xinh xắn ngăn nắp, tâm hồn cảm thấy sảng khoái vô cùng. Tôi bỗng thầm nghĩ:

-Một ngày nào đó, có lẽ mình cũng xin lên tu hành ở chỗ này, một tháng, nửa năm, ăn uống chay tịnh, ở lều thô sơ, ngồi thiền nghe pháp, thong thả kinh hành giữa cảnh vườn thiền an tịnh như vầy, giao hết nhà cửa cho con cái quản lý.

Loanh quanh một lát, thấy Quý xuất hiện từ xa với mấy cuốn sách và DVDs.

-Tôi mua mấy cái này ông dặn. Phim này nói về cải cách xã hội công xưởng ở Pháp, phim này chuyện Fernandel, cái này đời sống học sinh nội trú… Tặng ông đó.

-Thôi, thôi, để tôi gửi tiền lại…

-Không…quà cho ông mà. Anh em mấy chục năm nay bây giờ mới gặp, tôi rất là vui… Không đáng gì đâu.

-Tôi chưa bao giờ tới Pháp, chỉ có đi Thụy Sĩ ở 2 tuần năm 2003, qua Ý chơi, có 2 cô em sống ở Thụy sĩ.

-Sang năm đi đi, tôi ra phi trường đón về nhà tôi ở.

-Nghe bà Ngọc nói mấy ông, ông nào cũng làm chủ 2 cái nhà, cái trên núi, cái dưới biển. Mấy ông đi Pháp ông nào cũng thiệt giỏi, nghe nói đời sống Pháp đắt đỏ lắm mà sao mấy ông tài vậy? Tôi dạy francais mà lại qua Mỹ sống, còn ông đi Mỹ mà lại bay qua Pháp sống. Ông thành công lớn ở Pháp. Tôi lúc trẻ vướng vòng lính tráng tù tội, 40 tuổi mới qua Mỹ lập lại cuộc đời bằng hai bàn tay trắng, mãi 25 năm, bây giờ mới trả off được cái nhà..

Quý cười hiền lành:

-Mỗi người đều có một biệt nghiệp riêng, đưa đẩy theo giòng đời biến chuyển... Thành công giàu có cao sang xuông xẻ chưa hẳn là điều tốt. Vất vả như ông chưa hẳn là điều đáng buồn. Nghịch cảnh rèn luyện con người, làm ông sớm hiểu cuộc đời vô thường. Chưa chắc tôi đã may mắn hơn ông, vì ông hiểu đạo sớm hơn tôi.

Tôi biết Quý thành thật khi nói câu đó, tỏ ra con người rất hiểu biết, đưa cái thắc mắc trong đầu từ lâu ra hỏi:

-Sao bên Pháp có làng Mai, thày Nhất Hạnh, có thày chùa Khánh Anh, nhiều thày giỏi lu bù mà ông không gia nhập tu thiền, lại chạy qua tuốt bên Mỹ làm đệ tử ông thày bên này, năm nào cũng tốn tiền bay qua đây nhập thất?

Quý cười hiền:

-Ừ, lạ lắm, như có nhân duyên sao đó. Hồi nhỏ tới giờ không hề biết đạo Phật là thế nào, mấy năm trước ở Pháp tôi đã từng nghe ngài Đạt Lai Lạt Ma giảng, thày Nhất Hạnh giảng... mà cũng không thấy “interessé” chút nào. Bụt nhà không thiêng. Vậy mà tự nhiên khi thày Thông Triệt qua Pháp, nói năm ba câu, tôi lại tự nhiên ưa thích, xin làm đệ tử. Mới đầu gặp tôi, ổng đã kêu tôi bằng “con”. “Chào con, sao con buồn vậy?” Tôi tức giận lắm. Ổng là ai mà dám kêu mình bằng con? Mình đang là chức sắc cao cấp trong Bộ giáo dục, mà ổng mới gặp đã kêu bằng con, xưng Thầy, biểu ai mà không tự ái. Mà công nhận tôi lúc đó có chuyện buồn thiệt. Hình như ổng đọc thấu qua tim tôi.

-Thì khi con người buồn, sắc buồn lộ ra ở mặt, ai mà chẳng biết, cần gì phải là thày tướng số hay hòa thượng mới biết.

-Không phải đâu, người tu cao họ có cái nhãn thức, linh thức, biết được tâm người phàm nghĩ gì.

-“Ý ông nói thày tu cao, chứng được ‘Tha tâm thông’” tôi cười. “Hồi xưa, ở Phan rang có ông sư Lộc tu thiền ngoài Đài sơn, mấy bà Sáu an, cô Tư thắm, bạn má tôi, cứ thần thánh hóa ổng, mới tới ngoài cửa khuôn viên ổng chưa vào, mà đã kháo nhau ổng ngồi trong đó biết mình sắp vô rồi đó. Thật là cuồng tín.

-Tôi vẫn nghĩ ổng thấu suốt được ý nghĩ và trình độ của đệ tử.

-À, mà ông tu thiền ở đây theo lối ngồi kiết già, tập trung tư tưởng vào một đề tài công án, hay quán về một đề mục, hay để tâm trí rỗng rang không vướng mắc..?

-Để tâm trí rỗng rang….

-Như vậy tốt…

-Chỉ mong tu sao cho tâm được an lạc, chứ không mong được mục đích tối hậu là thành Phật.

-Trời đất, tu thì phải tu cho được giải thoát, cho được thành Phật..chứ tu chỉ được cái tâm “an vui” thôi thì dễ ợt. Ông có thấy tôi trẻ hơn tuổi không? Ai cũng nói vậy. Vì tôi không lo nghĩ, phiền muộn, ham muốn gì nữa. Tui được tâm rỗng rang, an vui rồi nè. Vô ngã. Vô thường..

-Thì từ ngày theo Thày mới nghe, mới biết mấy chữ Vô ngã, vô thường đó, trước kia chưa hề biết. Đâu có biết “sắc thanh hương vị xúc pháp” là gì….6 căn, 6 trần, 6 thức là gì.. đâu có biết. Tướng không, Tánh không là gì.. Chưa hề đọc qua cuốn kinh, chưa hề nghe qua cuốn băng giảng pháp, mặc dù họ gửi cho lu bù. Đùng một cái…

-Khi nhân duyên tới thì gặp thày, gặp pháp. Ông cũng có căn cơ đó, dân Tây văn minh khoa học thực nghiệm, chức vụ cao sang…mà dễ dàng ngộ đạo như ông thật hiếm có. Trong khi Tân, Trí, Thái, Phát …vẫn còn tàn tàn an hưởng giàu sang phú quí chưa biết tu. Đúng là khi Nhân chín muồi thì Quả tự nhiên trổ. Tôi căn cơ sớm hơn. Lúc nhỏ sanh trong đại gia đình Phật giáo, ông bác làm Hội trưởng Phật học Nam kỳ, tối tối người lớn bắt lên lầu ngồi quỳ chung với người lớn tụng kinh lạy Phật, thích thú say mê đọc sách tiền thân Phật Thích ca lu bù. Sáu tuổi đã tự ý lấy sáp đèn cầy nắn tượng Phật, hái hoa cúng, để vô tháp lạy, không ai bày cả. Lớn lên, cha chết năm 20 tuổi, gặp cơ đàn “Phật ông” Hàn mặc Tử xuống giúp cho mấy mẹ con côi cút, khuyên làm phước giải bớt nghiệp chướng, rồi do đọc Kinh Lăng nghiêm năm 23 tuổi mà ngộ đạo, biết được Vọng tâm và Chơn tâm. Tiếng chuông khi còn khi mất mà TÁNH nghe lúc nào cũng có, không mất. Cảnh vật khi tối khi sáng mà TÁNH thấy lúc nào cũng có không thay đổi. Phải lìa vọng tâm, hằng sống với Chơn tâm, ý thức từng giây phút mọi biến chuyển trong Tâm. Sống với chơn tâm thì mình là Phật, rất là đơn giản.

-Nói thì dễ… nhưng làm rất khó. Ngay trong đám người già lên tu ở đây, mà hôm qua còn có người tự nhiên tức giận, nổi sân la lối om sòm, còn thua người phàm không tu nữa.

-Thì tu phải chịu khó dụng công phu. Không thấy có ta, có người, có việc …thì mọi hờn giận đều rơi rớt biến mất hết. Đừng chấp nhứt gì, đừng khẳng dịnh cái gì đúng tuyệt đối, đừng để bụng cái gì lâu, đừng ham muốn cái gì nữa.. Tất cả mọi sự trên đời dều là giả dối, hư vọng, do mắt thấy tai nghe mũi ngửi tay rờ mà cảm biết. Chết sống sanh diệt thay đổi liền liền, có gì là thật. Sống theo hạnh Tri Túc, biết đủ, cho là đủ, thì là dủ. Phải hiểu những chuyện gây cho mình phiền não là do Vọng tâm gây ra. Lìa Vọng tâm thì thành Phật. Giữ tâm trí rỗng rang thì thành Phật. Tu rất dễ: Tâm bình thường tức là Đạo. Để tôi cho ông mấy cái CD thày Thanh Từ giảng Kinh Kim Cang. Chỉ cần nghe nó nhiều lần là nhập tâm, tâm trí sẽ rỗng rang thanh thoát…như hư không.

-Thì thày Thông Triệt này là đệ tử thày Thanh Từ đó.

-Vậy sao? Thì ông theo đúng đường rồi đó. Mình muốn gặp chào ổng được không?

Quý ngần ngại nhìn vào trong trướng:

-Ông ngoài 80 rồi, giảng xong là rút lui vô phòng, ít muốn gặp ai.

Lúc đó, có mấy thiền sinh cầm tô cơm ra ngoài đứng ăn, có người đi ra xe lấy đồ, có người lên, kẻ xuống, đi qua, đi lại. Gặp ai, Quý cũng vui vẻ giới thiệu tôi :

-Đây là bạn cũ hồi nhỏ tôi, đây là bác sĩ X, ở San Diego lên tu.

-Đây là anh Y (chỉ một ông già khập khiễng yếu chân) trước làm Sở Welfare, mới về hưu.

Quay lại tôi, Quý giải thích:

-Hầu như ai cũng ở lại đây ăn ngủ tu 3 tuần liền, tu vậy mới có effet. Ngày lên, tối về với vợ con gia đình, không có hiệu quả tốt. Trong đời mình cũng nên có những khoảng thời gian biệt lập đáng nhớ như vầy để trau dồi tâm linh, xa đời sống gia đình hàng ngày, gây duyên lành cho kiếp sau. Hiện tại tôi vẫn chưa vui, vì có dự dịnh lớn để làm mà chưa thực hiện được.

-Dự định làm giúp cho xã hội hay cho cá nhân ?

-Cho xã hội.

-Thôi, buông bỏ hết đi..Quý à.. Làm cho xã hội thì được phước hữu vi vì tạo nhân lành, phải sinh ra lại để hưởng lại quả báo lành, vinh thân phì gia, vợ đẹp con khôn, danh cao chức lớn tiền nhiều…đâu có giúp ích gì cho đường tu.

-Ông nói đúng, tôi về hưu rồi mà vẫn bận rộn suốt ngày, chỗ này gọi phone hỏi, chỗ kia nhờ làm cái này, cái nọ…Công danh sự nghiệp lớn, tài sản nhiều, kiến thức rộng, nên phải gánh vác nhiều thứ…cũng trở ngại cho đường tu, tôi biết chứ.. Biết phải buông bỏ, mới rỗng rang tâm trí được.

-Buông bỏ. Đúng. Giải trừ kiến thức, bỏ mặc chuyện đời lăng xăng… cộng thêm một trang viên tiêu sơ êm đềm tịch mịch như vầy mới là môi trường tốt cho tâm linh dễ dàng tiến hóa.

Thấy tới giờ ăn của thiền sinh, trời cũng đã chạng vạng, sợ lái xe về không thấy rõ bảng tên đường, cảnh vật nhập nhòe dễ bị lạc đường, tôi xin cáo từ, hẹn sẽ lên thăm một lần nữa.

-Hôm nào có ngày nghỉ không tu, cho tôi hay, tôi chở về nhà chơi, chở đi Santa Ana thăm bà con..

-Không được đâu, 21 tây lên máy bay lên San Jose rồi. Nếu tới, nhớ sau 6 giờ chiều. Khi nào muốn qua Pháp chơi, cho tôi hay…

Quý chúm chím cười nắm tay tôi đưa ra xe. Nụ cười hiền, đầy thiện cảm. Tôi choàng vai ôm bạn, lách vô xe ngồi. Quý nói với theo:

-Emai nói tụi nó.. Tân, Trí, Thái.. email cho tôi. Tôi bị “ísolé” ở đây rồi, vùng này đồi núi hoang vu, cell phone gọi, rất ít khi bắt sóng được.

Tôi vùn vụt lái xe lên đồi, xuống đồi về nhà Riverside, hai bên thỉnh thoảng có mấy lâu đài đồ sộ sừng sững giữa rừng đất cát hoang vu cằn cỗi. Chạy lạc 10 phút một đoạn đường cua bên trái thay vì quẹo phải, phải quay ngược lại, dọc đường lăm lăm ngó chừng bảng tên đường thường xuyên, sợ lạc, sau cùng về lại góc Van Buren và freeway trước khi trời sụp tối. Nói chuyện hàn huyên có ba tiếng đồng hồ với Quý ở tu viện êm ả rộng rãi xanh mát trên đồi Perris mà về nhà tâm hồn thoải mái nhẹ nhàng khoan khoái. Quý xuất hiện như một hình ảnh đẹp về tình bạn tốt và phong thái thoát tục của người đang giác ngộ. Từ một nơi chốn thanh tịnh, tịch mịch, khoảng khoát, hoang vu, dành cho những người muốn thoát vòng sinh tử mà thế gian tạm gọi là thiền đường “Tánh Không”.

Triển
10-09-2020, 10:46 PM
NÊN HOÀN TỤC

lẽ ra tôi không nên phê bình kẻ tu hành, bởi vì họ đã chọn một hướng đi cho riêng mình. Thế giới đạo đức là cõi thanh tịnh của họ. Apropos "thanh tịnh". Lục căn thanh tịnh thì không vướng bận vào khổ đế. Chẳng phải "Ái biệt ly khổ" là một trong tám thứ khổ mà Phật pháp đã khai thị cho chúng sanh hay sao. Ông thầy tu này đang làm gì với bài hát này cơ chứ? Ông hát cho ông, hát cho người, hát vì đạo hay hát vì cái gì. Không phủ nhận là ông thầy chùa có cách diễn đạt, giọng hát và kỹ thuật thanh nhạc hay đó. Nhưng theo mình, thầy nên hoàn tục. Phật giáo hay ở một điểm là không bắt ai phải tu cả. Đạo tiếng thuần Việt chính là con đường dẫn dắt chúng ta đi mà thôi, nhưng không bắt buộc ai phải đi con đường đó. Nhưng đã lên xa lộ rồi thì không nên "lái xe leo lề" nữa.



https://www.youtube.com/watch?v=u7umh3dkqCg


/* chú thích: mới nghe nữ hiệp Hừa Y Mông hát bài này (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?7214-G%C3%B3c-Kh%E1%BA%BF-v%E1%BB%9Bi-nh%E1%BB%AFng-t%C3%ACnh-kh%C3%BAc&p=262158&viewfull=1#post262158), nên đi tìm nghe thử bài này phiên bản chánh giai điệu ra làm sao thì bắt gặp ông thầy chùa này. :)

chieclavotinh
11-15-2020, 01:03 AM
Cựu Đại Tá Trần Văn Tự: Từ tỉnh trưởng Ninh Thuận đến ‘người xuất gia tu hành’
Quốc Dũng


SACRAMENTO, California (NV) – Chọn con đường tu khi tuổi đời đã chất chồng. “Năm 73 tuổi tôi trở thành ông tăng, tới nay thì tôi tu được 18 năm rồi,” Tỳ Kheo Thích Không Chiếu nhớ lại quãng thời gian xuất gia tu hành.

Ít ai biết rằng, ông chính là cựu Đại Tá Trần Văn Tự, tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận trước năm 1975, và là trưởng nam nhà ái quốc Trần Văn Thạch – người được chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tuyên dương và đặt tên cho một con đường nằm bên hông chợ Tân Định, Sài Gòn.

Tiếp phóng viên nhật báo Người Việt tại khu chúng cư Greenfair Towers II, trên đường Fairgrounds, góc với đường Broadway, ở thành phố Sacramento, miền Bắc California, nhà sư Thích Không Chiếu say sưa nói về dòng thiền Tánh Không, mà vị thiền chủ đã chủ trương thực hành thiền theo lời dạy của Đức Phật Thích Ca trong kinh, với bốn phương tiện Quán, Chỉ, Định, Huệ.

Theo Tỳ Kheo Thích Không Chiếu, dòng thiền này vừa giúp thiền sinh điều chỉnh được bệnh tâm thể của mình, hài hòa thân tâm, hài hòa với mọi người từ gia đình đến cộng đồng, xã hội; vừa hướng dẫn cho thiền sinh tỉnh ngộ, chuyển đổi nhận thức, phát huy từ từ trí huệ tâm linh.

“Cách thiền của dòng thiền Tánh Không do Hòa Thượng Thích Thông Triệt sáng lập vào ngày 4 Tháng Giêng, 1995. Thầy xuất gia với Hòa Thượng Thích Thanh Từ một thời gian tại Việt Nam theo dòng thiền Trúc Lâm. Sau năm 1975, thầy bị Cộng Sản đưa đi tù ‘cải tạo’ suốt 14 năm. Trong hoàn cảnh khó khăn này, thầy vẫn tu tập theo pháp thiền do sư phụ truyền dạy, nhưng cuối cùng, thầy khám phá một pháp thiền mới dễ tu, dễ thực hành và mau có kết quả là thiền Tánh Không ngày nay, có sự liên hệ giữa thiền và khoa học não bộ,” ông cho biết.

Đi tu để tâm thong thả

Nói về cơ duyên đi tu, ông kể: “Tôi hồi trước là sĩ quan quân đội thua trận, đi trình diện, rồi Cộng Sản kêu đi ‘học tập’ một tháng. Một tháng mà kéo dài tới 12 năm 3 tháng. Vào tù, có mấy người lén đem kinh Phật vô, rồi họ đến chỗ chúng tôi hỏi người nào rảnh thì sao ra nhiều bản, để có bị tịch thu cái này thì còn cái khác. Lúc đó tôi rảnh nên lãnh kinh sao ra. Chép tới chép lui từ từ tôi thấm.”

Ông đi tù “cải tạo” từ cuối Tháng Năm, 1975, ngay sau ngày mất nước, và được thả ra vào cuối Tháng Tám, 1987. “Sau khi ra tù, mấy năm sau đó tôi lang thang ở miền Nam. Đến cuối Tháng Hai, 1992, tôi sang Mỹ theo chương trình tị nạn H.O.,” ông nhớ lại.

Ông bảo, ông “lang thang ở miền Nam” là bởi vì khi ra tù thì gia đình ông chỉ còn một người con ở lại Việt Nam; vợ ông cùng sáu người con khác thì ở Canada.

“Gia cảnh tôi cũng hơi lộn xộn chút. Người phối ngẫu cũ của tôi vượt biên, chừng phỏng vấn vào Mỹ thì không biết vì lý do gì mà Mỹ từ chối. Bà ấy mới qua Canada với các con. Khi qua Mỹ, những năm 1993, 1994 tôi dời lên ở Buffalo, New York, để chạy qua chạy lại gần với Canada, gần với các con của mình. Hồi lúc ở tù tôi bị suyễn quá, tôi sợ lạnh, nên không qua Canada ở,” ông kể.

“Tôi sang Mỹ khi đã 65 tuổi. Ngày tôi ra tù, gặp lại gia đình, thì thấy không giống như ngày xưa nữa. Tôi đi vắng mặt 12 năm, con cái tôi lớn hết ráo rồi, tôi đâu còn như ông bố ngày xưa để dạy dỗ con nữa, tôi lạc hậu, không biết gì hết. Nhớ lại thời gian trong tù chép kinh, tôi nhớ lời Phật dạy, và thấy trong người khỏe hơn, nên nghĩ đến chuyện xin gia đình cho xuất gia. Chính vì vậy, khi ở Buffalo, tôi có nói với mấy đứa nhỏ, mà chúng nó chưa đồng ý đâu. Mãi cho đến cuối năm 1999 thì tôi mới được con cái chấp nhận cho đi tu, và đầu năm 2000 tôi trở thành ông tăng,” ông kể tiếp.

“Nhiều lý do để tôi đi tu lắm, nhưng lý do quan trọng nhất là tôi nhận thấy cuộc sống thế gian này vô thường lắm, nên đi tu để tâm thong thả, không bị khổ sở về cuộc đời. Chứ nếu cứ ngồi nghĩ lại chuyện cũ, chuyện xưa thì khổ sở lắm. Mình mất nước, rồi đi tù, trở ra, cũng không còn cái cũ. Vô thường lắm, nên lo tu cho rồi,” ông nói.

Khi sang Mỹ, ông gặp lại Hòa Thượng Thích Thông Triệt, người ở chung trong tù với ông. “Lúc đó tôi biết thầy Thông Triệt có mở lớp thiền trên Portland, Oregon, nên cuối năm 1999 tôi xin theo thầy xuất gia,” ông cho biết.

Ông kể, nhờ chép kinh trong thời gian ở tù nên ông bước vào con đường tu nhanh chóng, và “thầy chỉ cần hệ thống hóa các pháp lại là tôi lĩnh hội được ngay. Thực hành thiền là một cách huấn luyện cho tâm từ động trở nên yên lặng, giúp cho cuộc sống của người thực hành trở nên thanh thản, thân tâm hài hòa và hài hòa với môi trường chung quanh.”

“Thí dụ, khi còn ở tù, hằng đêm cán bộ quản giáo tập họp chúng tôi ra trước sân, trời lạnh cũng như trời nóng, phải ngồi một tiếng đồng hồ để bị chửi bới, nào là tay sai, nào lính đánh thuê, nào là ăn gan uống máu… Người ta có thể kêu ngay tên mình, chỉ ngay trước mặt, chửi mình nữa. Mục đích là để mình tức quá, khó ngủ thôi. Nhưng tôi học được bài học của Phật rồi, tôi nói thầm, anh chửi là chuyện của anh, tôi nghe là chuyện của tôi. Từ đó tiếng chửi bới của họ không làm khổ tôi nữa. Đạo Phật lạ ở chỗ đó,” ông nói thêm.

Đi tu để sám hối vì ‘không giữ được miền Nam’

Ông hào hứng kể chuyện tu tập bao nhiêu thì ông lại dè dặt mỗi khi nhắc đến chuyện cũ bấy nhiêu. Bởi lẽ, chuyện đời ông là một chuỗi ngày dài như sợi dây liên kết. Do đó, câu chuyện của ông cứ đứt quãng mỗi khi ông nhắc chuyện xưa.

“Bây giờ tôi tu rồi, tôi không muốn đổ thừa ai, chê trách ai. Tôi cho đó là cái nghiệp, cái duyên của mình thôi. Chuyện cũ mình moi ra, phê phán, không được đâu, khó lắm. Chuyện cũ cứ để nó vậy thôi. Nhưng nó cũng có lợi lắm, nó giúp cho mình sáng ra, đừng để lầm vết xe cũ nữa. Nếu mình học được bài học cũ thì mình khôn hơn hồi trước,” ông ngập ngừng nói.

“Hồi xưa mình nghĩ mình đi lính, rồi nhờ Mỹ giúp đỡ nên mình chống sự xâm chiếm của miền Bắc, bảo vệ miền Nam. Rốt cuộc cái đùng phá tiêu hết. Anh Mỹ lo chạy. Thành ra cái mộng của mình tiêu tùng, đổ vỡ hết. Hồi xưa mình có lý tưởng nhưng tiêu rồi. Nên đi tu để mình sám hối, để mình bớt khổ thôi,” ông trầm tư nói.

Ông tâm sự: “Khi đi tu tôi mới thấy khác. Khác là vì khi cái tâm mình nghĩ khác thì sự việc sẽ khác. Lúc trước tôi nghĩ thế này, Mỹ bỏ mình, mình bị phản bội, mình tức mình khổ. Rồi tôi nghĩ, mấy ông tướng lĩnh bỏ chạy, mình khổ. Nếu cứ nghĩ như vậy hoài thì mình tức mình khổ thôi. Tôi thấy thế này, mình yếu thì mình phải làm con cờ cho người ta. Muốn không làm con cờ thì mình phải mạnh lên, phải tự lực thôi. Bây giờ nước nào cũng vậy, dựa vào người ta là bị người ta xài xể. Người ta buông mình cái rụp thì chới với ngay. Thành ra mình thành con cờ. Tôi đi tu để không làm con cờ nữa.”

“Con cờ” trên bàn cờ quốc tế mà ông nói chính là Hiệp Định Paris 1973 do bốn bên tham chiến gồm Hoa Kỳ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng Hòa ký kết tại Paris ngày 27 Tháng Giêng, 1973. Về mặt công khai thì đàm phán có bốn bên, nhưng việc đàm phán để đạt được nội dung hiệp định lại chủ yếu là các phiên họp kín giữa hai đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Hoa Kỳ quyết định. Trong quá trình đàm phán, Hoa Kỳ gần như phớt lờ ý kiến của đoàn Việt Nam Cộng Hòa và tự sắp đặt mọi chuyện trong các cuộc họp kín với Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Ông nói: “Tôi có mấy người bạn là đại tá không quân, họ nói lãnh nhiệm vụ thả bom trên đường mòn. Mỹ chỉ định phải thả những cây cầu. Nhưng thật sự Cộng Sản vô họ tìm chỗ nước cạn rồi sắp đá đi. Còn cầu chỉ là giả tạo thôi, nó ngầm để cao xạ, nếu mình chúi đầu xuống thả bom mấy cây cầu thì bị cao xạ tỉa. Đó là cái mồi để dụ máy bay. Thành ra mấy ông đại tá không quân nói không dại gì đi đánh mấy cái cầu, mà đi đánh mấy đoàn xe. Nhưng hễ đi đánh mấy đoàn xe thì về bị rầy. Tôi tự hỏi, tại sao lạ vậy? Thì hóa ra họ ký kết ngầm làm sao mình đâu có biết, họ liên lạc với nhau bằng ngoại giao hay bằng gì mình không biết, mà mình cứ đánh trật chứ không đánh trúng. Mỹ và miền Bắc ký kết. Miền Nam cuối cùng mới kẹt. Mình là con cờ. Mình không có quyền gì hết. Nếu Mỹ không buông thì miền Nam không bao giờ thua. Người ra giúp mình, nếu là chủ thì mình không bị thí. Còn người ta là chủ, thì mình không thể nói năng gì được với người ta, thành ra mình thua là phải rồi.”

Hỏi ông, có phải miền Nam chủ quan khi có Mỹ hỗ trợ phía sau? Ông nhận định: “Tôi nghĩ rằng thế này, miền Nam quá là tự do, quá là rộng rãi, quá là dân chủ… cho nên không ai nói ai nghe. Mà không thấy thực tế chủ nghĩa Cộng Sản như thế nào. Mình đã một lần cắt đứt rồi, khi cả triệu người từ miền Bắc di cư vô vào năm 1954 rồi, mà cũng chưa thấm được chủ nghĩa Cộng Sản nữa. Miền Nam không có đồng lòng, không có quyết tâm. Mình cứ mất quyền chủ động của mình là vậy.”

“Mình có sáu năm bình yên mà, từ năm 1954 đến 1960 lận. Mình cứ thản nhiên bình yên, mình không biết Cộng Sản cấy người, không biết Cộng Sản nằm vùng, không biết gì hết về Cộng Sản… Và mình mất sáu năm bình yên!” ông suy tư nói.

Kể về thời gian làm tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận, ông cho hay: “Tôi ở Ninh Thuận được sáu năm, từ năm 1969 đến 1975 thì ‘sập tiệm.’ Sáu năm đó ở Phan Rang tương đối yên, tốt.”

Để có được chức vụ này, ông cho biết: “Nó cũng có lý do, không phải tự nhiên. Bố tôi là giáo sư Pháp Văn ở các trường tư thục tại Sài Gòn. Trong số những học trò của bố tôi có ông Nguyễn Văn Kiểu, tức anh ruột Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu; và ông Năm Tôn, anh rể ông Thiệu. Một lần tình cờ tôi than phiền với ông Kiểu là tình hình an ninh của mấy tỉnh chung quanh Sài Gòn không tốt. Ban đêm thì du kích cũng xuất hiện dài dài. Ông Kiểu hỏi tôi, ‘Ông nói tình hình như vậy mà ông có làm được không?’ Tôi nói cho tôi thử. Thế là ông ấy điều tôi ra Ninh Thuận thử.”

Ông cho biết, ông xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt khóa 5, sau đó đi tác chiến ở các tiểu đoàn Sơn Cước miền Ban Mê Thuột. Có thời gian dài ông ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Sau đảo chánh lật đổ ông Ngô Đình Diệm thì ông về Bộ Tổng Tham Mưu, rồi ra Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23.

Ông được cử theo học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp tại Trường Đại Học Quân Sự Đà Lạt. Ra trường ông được về Sư Đoàn 18 ở Xuân Lộc, Long Khánh. Năm 1969 ông nhận chức tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng Ninh Thuận.

Trong một bài viết về cựu Đại Tá Trần Văn Tự, ông Huy Vân – một người đồng đội của ông ở Ninh Thuận – viết: “Nói đến tỉnh Ninh Thuận là phải nhắc đến ông Đại Tá Trần Văn Tự, vị đầu tỉnh có tiếng thanh liêm chính trực, kế hoạch chống Cộng Sản xâm nhập ấp hữu hiệu. Ông phục vụ tại tỉnh Ninh Thuận kế hoạch chống Cộng Sản hơn cả các vị tiền nhiệm. Mỗi lần địch xâm nhập hầu như bỏ lại xác tại trận. Tiếng tăm ông cũng vang một thời. Ông phạt tôi cũng nhiều lần và chính ông cũng đỡ tôi dậy. Vì lẽ, ông làm việc xét qua nhãn quan của người có kinh nghiệm lịch lãm, một cấp chỉ huy có tinh thần quốc gia dân tộc, mọi việc ông tự quyết đoán và ít khi ông nghe theo thành phần nịnh bợ. Ninh Thuận bỏ ngỏ không phải do ông hành động, chính do kế hoạch trung ương lệnh.”

“Phải nói Đại Tá Tự là người chống Cộng quyết liệt, vì lẽ theo tinh thần thân sinh ông là cụ Trần Văn Thạch cũng là người có tên tuổi đi vào lịch sử. Sau 13 năm trong ngục tù Cộng Sản – đôi khi gặp lại ông rất ôn tồn, vui vẻ nhận lấy thương đau bi thảm của đất nước! Phục vụ dưới thời ông là điều vinh dự cho riêng cá nhân tôi; sự thưởng phạt rất công minh, không phe phái lăng nhăng. Tuy nhiên có lúc ông cũng bị mang tai tiếng… Chắc chắn là không ai vẹn toàn trong lúc thi hành nhiệm vụ. Giờ đây ông cũng an cư thiền tịnh lo việc tu hành, cầu xin ơn trên trời Phật độ cho ông thêm nhiều sức khỏe tu luyện sớm đạt được công quả,” trích bài viết “Tản mạn qua 16 năm sống trên đất Mỹ” vào ngày 23 Tháng Tám, 2008, của ông Huy Vân.

91 tuổi vẫn lái xe ngược xuôi Bắc Nam

Ông trải lòng: “Tôi là thầy chùa gốc lính. Thành ra tôi bị kẹt khi nói chuyện chính trị, nói chuyện tình hình. Bình thường ông tăng không nói chuyện đó. Thật ra, mình nói cũng không phải để oán hận, để buồn khổ gì hết. Nói để kể vì sự tình nó như vậy thôi.”

Sinh năm 1927 tại Pháp, ông sống ở Sài Gòn, rồi ngược xuôi Cần Thơ-Sài Gòn. Vì thời cuộc, gia đình riêng của ông cũng ly tán sau biến cố 1975.

“Trước năm 1975, tôi có cho hai đứa con lớn đi du học. Sau đó chúng ở Canada với mẹ, nhưng rồi mỗi đứa cũng tứ xứ. Bây giờ thì con gái đầu lòng ở Pháp, ba đứa con ở Canada, hai đứa ở Mỹ (California, Arizona), và một đứa ở Việt Nam,” ông kể.

“Tuy vậy, bảy đứa con không phải đều thành đạt, bởi vì có hai đứa phải vất vả kiếm sống. Không phải nó dở, mà nó không thích làm công chức, không thích làm có lương, nó muốn sống tự lập vậy thôi. Hồi xưa tôi cứ lo con mình nó nghịch nhau, gây gổ nhau, nhưng thật ra tụi nó thương yêu nhau lắm, vẫn thường xuyên liên lạc với nhau, đứa này thất nghiệp có đứa kia giúp. Con tôi có mấy đứa cũng học thiền nữa, tự học thôi chứ tôi không bắt,” ông kể thêm.

Giờ đây, ở một mình trong căn apartments (được ‘housing’) ông tự đi chợ, tự nấu ăn, tự giặt đồ, tự làm hết mọi thứ. “Tôi qua đây đúng 65 tuổi nên được nhận tiền già. Hồi trước có $400, $500, nay lên $900 rồi. Cứ mỗi tháng nhận tiền sinh sống. Đi chợ búa có xe, ở nhà có bếp nấu. Còn quần áo thay vì đem xuống máy giặt nhưng mặc ít nên dơ cái nào thì tôi giặt cái đó rồi phơi,” ông nói.

“Tôi tu nhưng không có chùa. Chỗ nào cần thì đến giảng, chỉ cho họ cách tu, cũng như đem kinh nghiệm của mình trao đổi với họ thôi. Mỗi lần đi giảng, nếu đạo tràng đưa ít thì lấy, còn nhiều thì tôi chia bớt cho đạo tràng vì tôi không có xài nhiều làm chi, chỉ giữ đủ xài thôi, hoặc là có chỗ này chỗ kia xây dựng thì tôi cúng dường,” ông nói tiếp.

“Tôi ăn chay, với người ta giúp đỡ này kia thành ra ít tốn kém lắm. Nhiều khi đi sửa xe, mấy ông thợ cũng sửa giùm nữa. Cái gì đáng họ mới lấy tiền, họ cũng không tính tiền công nữa. Rồi tôi cũng ngại, không muốn lợi dụng lòng tốt người ta, nên tôi kiếm chỗ nào thợ không biết mình mà họ tử tế thì sửa. Còn mấy ông thợ sửa giùm thì tôi ‘chạy.’ Người ta tốn tiền mướn xưởng, mướn thợ, mà để người ta sửa giùm hoài ngại lắm,” ông thổ lộ.

Một ngày của Tỳ Kheo Thích Không Chiếu bắt đầu lúc 5 giờ sáng tọa thiền đến 6 giờ. Sau đó có một tiếng thể dục, tắm rửa. Đến 7-8 giờ thì ăn sáng, nấu cơm. Đi bộ khoảng một tiếng sau đó. Từ 10-11 giờ tọa thiền. Ông ăn cơm trưa khoảng 12 giờ, và ngủ nghỉ đến 2 giờ trưa. Bắt đầu 2-3 giờ chiều thì tọa thiền. Sau đó dành một tiếng đi bộ, đến 4-5 giờ chiều soạn bài giảng. Khoảng 6 giờ 30 phút ăn chiều, sau đó tọa thiền đến 8 giờ 30 phút tối. Từ sau 9 giờ tối ông đi ngủ.

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng hằng ngày ông vẫn cùng chiếc xe cà tàng rong ruổi khắp nơi. Ông phụ trách đạo tràng ở Sacramento và San Jose. Ở Sacramento thì chỉ cách nhà khoảng 15 phút, nhưng mỗi lần đi giảng ở San Jose, ông phải mất khoảng hai tiếng. “Đi riết nó quen, sáng đi, chiều chạy về,” ông nói.

Vậy nhưng, ông còn chạy từ Sacramento xuống Santa Ana, Nam California, để giảng cho những nơi muốn nghe ông hướng dẫn.

“Hồi xưa tôi đi nổi, chứ giờ già rồi, hơn 90 tuổi rồi, tôi phải chia làm hai đoạn. Tôi tới Fresno ngủ nhờ nhà quen ở đó rồi hôm sau đi tiếp. Mỗi khúc như vậy đi khoảng 5-6 tiếng, còn nếu đi ‘một lèo’ thì cũng được, nhưng mệt lắm. Mệt thì mất sức lắm, cả tuần lễ mới lấy lại sức được. Bây giờ già yếu rồi, thành ra không dám liều như hồi xưa. Liệu sức thôi. Ăn cũng vậy, tôi ăn vừa đủ no thôi, không ăn no nữa,” ông chia sẻ.

Nói về sự hướng dẫn trực tiếp của thiền sư, đạo hữu Thông Văn Phạm Ẩn, 69 tuổi, cho biết: “Xuyên qua sự hướng dẫn của thầy Thích Không Chiếu, thầy giúp ích chúng tôi rất nhiều qua bài giảng của thầy, từ lúc thầy ở trong tù sau đó thầy đi ra ngoài làm tỳ kheo. Sự giúp đỡ của thầy khiến chúng tôi có mãnh tiến hơn trên con đường tu tập Phật pháp, cũng như trau dồi tâm linh cho từng cá nhân thiền sinh.”

Đạo hữu Nguyễn Thị Nguyệt, 68 tuổi, chia sẻ: “Thầy Thích Không Chiếu là một chân tu, cuộc sống thầy rất đạm bạc, thầy không màng có chùa, không muốn những cái gì cho riêng thầy. Pháp của thầy đi vào thực tế, đi vào đời sống, rất cần thiết, nên các thiền sinh khi nghe pháp của thầy rất lợi lạc.”

Đạo hữu Tâm Sơn Nguyễn Văn Đàng, 62 tuổi, cho hay: “Lần đầu tiên tôi đến dòng thiền Tánh Không là năm 2014. Trong bốn năm qua, khi tiếp xúc với thầy theo thời gian, tôi cảm nhận được sự quý trọng của mình đối với thầy càng ngày càng tăng dần. Đối với những pháp của thiền Tánh Không mà tôi được học, được tiếp cận thì nó có nhiều cái lợi lạc trong cuộc sống của tôi, trong cơ thể, tâm hồn, nhận thức, suy nghĩ, quan điểm sống, thái độ sống, cách cư xử hằng ngày của mình trong gia đình và xã hội có những thay đổi theo chiều hướng tích cực, tốt hơn cho bản thân mình. Thầy dạy rất thực tế, nêu thí dụ thực tế, chứ không phải cao sâu, huyền bí gì cả, nên mọi người rất muốn nghe thầy giảng. Dù người nào đó có bận công việc gì đó cũng cố gắng sắp xếp để tới nghe thầy giảng.”

Đạo hữu Minh Phạm, 40 tuổi, từ Đức sang thăm gia đình cũng đến học thiền với Tỳ Kheo Thích Không Chiếu. Anh nói: “Trước đây tôi có thực hành thiền theo dòng thiền của Thiền Sư Nhất Hạnh, cũng được bốn năm thì mẹ tôi giới thiệu dòng thiền Tánh Không này. Công việc của tôi là software engineer (kỹ sư nhu liệu), nên áp dụng thiền đỡ bị stress rất nhiều. Tôi thấy dòng thiền này thích hợp bởi vì đơn giản, khoa học, không bị một sự ràng buộc nào hết, và tôi gặt hái được nhiều lợi lạc. Tôi học từ Tháng Mười Một, 2017, đến nay được bảy tháng. Mỗi tuần đều được giáo thọ ở đây hướng dẫn học qua điện thoại bằng cách gọi qua ứng dụng Viber.”

Đạo hữu Uyển Như Nguyễn Thị Yến, 67 tuổi, giáo sư dạy Việt Ngữ tại trường đại học cộng đồng Cosumnes River College (CRC), đến với thiền Tánh Không từ năm 2007, nói: “Tôi gặp được thiền Tánh Không như một món quà vô giá, đến nay đã 11 năm rồi. Năm 2007 chỉ là một nhóm nhỏ thường sinh hoạt thiền tập với nhau. Đến năm 2011 nhóm nhỏ này trở thành đạo tràng. Năm 2013 được chính phủ California công nhận là một tổ chức vô vụ lợi. Đạo tràng Sacramento có một thuận lợi rất lớn là có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Không Chiếu. Thầy là một trong các vị giáo thọ có bài dạy rất gần gũi, đi vào đời sống rất cụ thể.”

Và cứ thế, đều đặn mỗi tuần, ông đến sinh hoạt thiền tập vào mỗi Chủ Nhật cùng đạo tràng Sacramento, thuê tại địa điểm của Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Sacramento. (Quốc Dũng)

Triển
11-15-2020, 10:38 AM
Đọc thấy ông thầy này hay quá. :z67:

chieclavotinh
01-03-2021, 01:15 AM
Đọc thấy ông thầy này hay quá. :z67:


A di đà Phật!

ĐỒ THỊ DẪN GIẢI THIỀN
Thông Triệt

Kính dâng Thầy

Bậc ân sư đã chiếu soi ánh sáng Bát Nhã trong tâm
thức đen tối của con, với lòng biết ơn sâu sắc.
Oregon, 1-2-1996
Thông Triệt

LỜI CHỨNG MINH

“Tập Đồ Thị do Thông Triệt biên soạn, dẫn giải các pháp Thiền do tôi dạy, ghi trong cuốn Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ Hai Mươi là thuộc về luận. Mà luận thì phải luôn luôn thích hợp vói tư tưởng hay nhận thức của thời đại. Thời đại của chúng ta là thời đại khoa học thực nghiệm, cho nên ngôn từ và hình ảnh mà Thông Triệt tạm dùng để đối chiếu hay giải thích các pháp do tôi giảng dạy cũng phải thích hợp vơi trào lưu tiến hóa cùa thời đại, để thành phần trí thức dễ tiếp thu hơn. Đó là điều hợp lý.”

(Trích lờí Chứng Minh của Thiền sư Thích Thanh Từ, tại thất riêng của Ngài ở Thiền Viện Thường Chiếu vào ngày 24-11-1992, với sự hiện diện của quý vị Thượng Tọa Phước Hảo, Nhật Quang, Thiện Phát, Thiện Trung, Trí Chơn, và quý vị Đại Đức Thông Luận, Thông Mạnh, Thông Tạng, Thông Không, Thông Huệ.)

LỜI GIAO CẢM

Thiền ?

Thiền !

Một tiếng này thôi cũng đủ “nổ con mắt”, “xé tai thiên hạ” bốn phương, đốì với những ai muốn đi tìm nó ! Vì thiên hạ hải hồ cứ ngỡ rằng Thiền là một cái gì đó, một pháp gì hoặc là một biểu tượng gì gì đó... v.v... Từ đấy trăm ngàn luận giải cuồng loạn, đầy trời; tối mặt, tối mày, hết phương cứu chữa. Đâu biết rằng: một chữ THIỀN này cũng là giả lập, giải bày để người chưa thấy đường đi, có kim chỉ nam hướng dẫn.

Hoàng Long đại sĩ nói: “Đã qua được cổng thì cứ vẫy tay mà đi. Còn hỏi lăng xăng, nọ kia, tức là cuồng giải mê cung!”

Pháp đệ tôi là Thông Triệt hôm nay lại nổi hứng, lập ra một trận cuồng giải mê đồ, khiến thiên hạ sẽ một phen đảo điên, tối mặt, tối mày không ít Tuy nhiên, chính nhờ “gã phong điên” này “làm càn” mấy phác họa Đồ Thị cuồng loạn kia mà đã hơn một lần giúp được một số người an tâm, đi lần được vào chốn thâm sâu của “cõi lòng bí ẩn” mà từ lâu nay chưa có ai bật tung cánh cửa bí mật của “cõi lòng an lạc”.

Tôi tạm ghi mấy lời này, giới thiệu cùng anh chị em bạn lứa trong bốn biển, mong mấy khai duyên này giúp đưa kẻ anh hùng khi cùng lộ có kim chỉ nam rẻ hướng.

Kính ghi,

Gởi về Sư Huynh Đắc Pháp

Để gợi lại lời đề nghị của Sư Huynh, để nhớ lời ước nguyện của tiểu đệ, mãi hai mươi năm sau mới hoàn thành:
1974: Luận án Thiền.
1994: Đồ Thị Dẫn Giải Thiền.
“Người nhắc dễ quên, người cố tâm làm dễ nhớ.”
Thông Triệt

LỜI CẢM TẠ

Soạn thảo từ đầu năm 1992, hôm nay quyển Đồ Thị Dẫn Giải Thiền mới đủ duyên ra mắt bạn đọc. Trước hết, chúng tôi chân thành cám ơn Quí vị tác giả các sách và băng hình ghi trong mục tham khảo, đặc biệt về não bộ và những chức năng cùa từng định khu trong não bộ. Vì qua công trình nghiên cứu của Quí vị, giúp chúng tôi có nhiều tư liệu hợp thời khả dĩ dùng làm cơ sở để chứng minh và đối chiếu Thiền Phật giáo là một khoa học như những môn khoa học khác trên thế gian, mà Thiền Sư Thích Thanh Từ đã nóí: “Thiền là một khoa học thuộc về tâm linh.”

Kế đến, chúng tôi thành thật cám ơn 1 số thiền sinh ở Bà Riạ-Vũng Tàu, thiền sinh Huệ Dung, Huệ Văn ở Úc và Đại Đức Thích Thông Luận (Thiền Viện Thường Chiếu) đã giúp điều kiện để chúng tôi hoàn thành bản thảo đầu tiên, trình lên Hòa Thượng Viện Chủ vào ngày 10 tháng 10 năm 1992, tại thất của Ngài ở Vũng Tàu, Việt Nam.

Đặc biệt, chúng tôi chân thành cám ơn Thượng Tọa Đắc Giác, Trụ Trì Thiền Viện Thường Chiếu đã góp nhiều ý kiến xây dựng và đã khích lệ chúng tôi rất nhiều trong viêc soạn quyển Đồ Thi Dẩn Giải này. Chúng tôi xem Sư Huynh Đắc Giác như là người ĐỠ ĐẦU - nói theo nghĩa “trình luận án” - việc biên soạn quyển Đồ Thị Dẫn Giải. Chúng tôi cũng không quên cám ơn Sư Huynh Đắc Pháp - trước 1975 là Quản Viện Thiền Viện Linh Quang ở Vũng Tàu - đã đề xuất chúng tôi đúc kết pháp Thiền của Thầy Viện Chủ thành LUẬN ÁN THIỀN. Chính nhờ sự gợi ý này, chúng tôi đã mống tâm viết luận án Thiền từ 20 năm về trước, khi chúng tôi đương dự lớp Thiền tại Linh Quang và Chân Không từ 1974-1975. Nay cơ duyên hội đủ, thay vì trình bày dưới dạng luận án, chúng tôi trình bày dưới hình thức “kiến giải bằng Đồ thị”. Tuy không được hiểu nhiều trên mặt lý thuyết Thiền, vì chúng tôi không đủ duyên may theo học Thiền trong nhiều năm với H.T. Viện Chủ, trái lại có đủ điều kiện thực hành các pháp căn bản do Ngài chỉ dạy, nên nhận ra được những giá trị quí báu pháp của Ngài. Nhờ vậy, một gợi ý của 20 năm về trước hôm nay mới hình thành cụ thể quyển Đồ Thị Dẫn Giải Thiền.

Sau cùng, chúng tôi trân trọng cám ơn đại Sư Huynh Phước Hảo, trưởng chúng tăng, ni các Thiền Viện thuộc hệ thống dòng Thiền Chân Không - Thường Chiếu, vốn là Quản Viện Tu Viện Chân Không đầu tiên. Trong những bước đầu tập tễnh đi vào con đường Thiền vào năm 1973-1974, Sư Huynh đã tận tình hướng dẫn khi chúng tôi còn là 1 cư sĩ chưa biết gì về Thiền Tông.

Nhân đây, chúng tôi cũng cám ơn Cô Từ Chiếu và Chánh Giác đã có nhiều khích lệ và giúp đỡ chúng tôi sớm hoàn thành quyển Đồ Thị Dẫn Giải Thiền; Phật tử Phổ Hành phụ trách kỹ thuật trình bày, sửa chữa bản đánh máy và cùng Ni Cô Diệu Đáo (Tịnh Thất Hồng Ân, Nam Cali) tìm nhà in và lo việc ấn hành; thiền sinh Từ bi Hiếu và Ngọc Giao phụ trách dò sửa chính tả, Tuệ Tâm Hải phụ trách in đồ hình và Không Tính phụ trách ghi đồ hình trên dĩa điện toán; Cô Linh Chi góp nhiều công trong việc đánh máy bài. Đặc biệt, chúng tôi cám ơn Thượng Tọa Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chân Không ở Hawaii, đã giúp tư liệu Phật giáo trong tủ sách Tu Viện để chúng tôi tham khảo.

Tuy nhiên, duyên đủ đến đúng lúc là có sự góp phần công đức ấn hành của Phật tử xa gần ở Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Úc và Việt Nam nên quyển sách này sớm được ra mắt bạn đọc trong tông môn.

Xin hồi hướng công đức hoằng pháp và hộ pháp của Quí vị lên ngôi Tam Bảo. Nguyện cầu hồng ân chư Phật mười phương từ bi gia hộ Quí vị.

Oregon 12-1995,
Thông Triệt

XIN CHỈ GIÁO

Gửi về Chư Huvnh Đệ Thiền sinh Khóa I và Khóa II

Thấm thoát đã 20 năm qua, nhớ ngày nào Huynh Đệ cùng chung mái trường Chân Không và Linh Quang, nay mỗi người một phương: kẻ còn, người mất, bể dâu nào có khác ! Và cuộc đời cũng đã làm sạm đi mái tóc của lứa tuổi hoa niên, trung niên ! (Riêng Thông Triệt đến nay cũng hơn lục tuần, sắp làm cổ lai hi) Nhưng kẻ còn lại thì không bỏ cuộc, quyết tâm đi đến cùng để giải quyết bài toán trầm luân của giòng sinh mệnh vô tận ! Đối với Thông Triệt, công ơn giáo dưỡng của Sư Phụ thật quá to lớn: 14 năm lao lý cay nghiệt trước đây (1975-1989), Thông Triệt đã thực sự vượt qua mọi khổ ách nhờ từng đêm, từng ngày cố tìm ra đáp số hài toán trầm luân ! Đấy là nhờ ứng dụng từng mô thức pháp ngữ “cách mạng” của Thầy, và cũng đã nhờ Thầy trang bị chí xung Thiên ngay trước khi nhập môn. Pháp khí dũng mãnh, tinh tấn đó không phải tự nhiên mà có ! Do đó, ngày trở về gặp mặt lại Chư Huynh Đệ, Thông Triệt không phải là kẻ thân tàn ma dại. Nay muốn giềng mối tông môn tiếp tục còn lưu chuyển, Thông Triệt mạn phép Chư Huynh Đệ ghi lại tinh ba hương vị pháp Thiền của Sư Phụ để những mầm non trong hàng đệ tử Chư Huynh Đệ chia sẻ chút ít kinh nghiệm và phấn khởi hạ thủ công phu.

20 năm trước đây, Đại Sư Huynh Đắc Pháp có đề xuất ý kiến là Thông Triệt nên tổng kết pháp Thiền của Thầy thành tập Luận Án Thiền. Thông Triệt có hứa hoàn tất nhiệm vụ này. Nay duyên đã đủ, ý kiến của 20 năm trước kia bây giờ trở thành sự thật. Tuy nhiên, không phải Luận Án vói tính cách đúc kết, ghi nhận lời Thầy dạy mà là Luận Giải với tính cách chứng minh, đối chiếu pháp Thiền của Thầy với khoa học hiện đại, và với lời Phật cùng Chư Tổ Ấn Hoa; đồng thời được trình bày dưới dạng Đồ Thị. Có lẽ đây là điều khác biệt nhất trong luận giải Thiền Phật giáo ỏ phương Đông.

Thông Triệt nghĩ rằng chúng ta đang ở vào thời đại mới, biên cương văn hóa Đông - Tây cần được kết hợp, dung hội hơn là đóng cứa, tự cô lập và mang mặc cảm tự tôn như những thế hệ trước, để chúng ta kịp thời đi vào ngưỡng cửa thế kỷ 21. Thiền học phương Đông sẽ phụng sự nhân sinh hữu hiệu hơn, tích cực hơn khi chúng ta biết mượn ánh sáng khoa học Tây phương để soi rọi vào những kinh nghiệm tâm linh của Đông phương.

Qua sự trưởng thành trong pháp bảo của Sư Phụ, từ năm 1989, Thông Triệt có trình lên Sư Phụ là sau này nếu có điều kiện, Thông Triệt sẽ mượn những sự khám phá của khoa học để chứng minh và đối chiếu pháp Thiền cùa Thầy. Cho thấy rằng dưới ánh sáng khoa học, Thiền học phương Đông chẳng có gì huyền bí, khó hiểu hay siêu hình. Pháp Thiền do Thầy dựng lập quả thật là một khoa học tâm linh rất cần được chứng minh và khai triển dưới dạng khoa học, để mục tiêu phụng sự nhân sinh tích cực hơn. Mãi đến đầu năm 1992, Thông Triệt mới bắt tay vào việc dưới sự đỡ đầu của Sư Huynh Nhật Quang. Thông Triệt đã kết hợp 2 nền văn hóa Đông và Tây phương để chứng minh và đối chiếu mô thức Thiền pháp cùa Sư Phụ. Thông Triệt đã hệ thống pháp Thiền của Sư Phụ thành một trình tự dụng công: từ dễ đến khỏ; từ có pháp đến không một pháp; từ tiệm tu đến đốn tu; từ tục đế Bát Nhã đến chân đế Bát Nhã. Huynh Đệ có xem qua, thấy chỗ nào chưa ổn, chưa đúng hay chứng minh chưa hoàn hảo, xin vui lòng chỉ giáo.

Thông Triệt không đủ duyên may như Chư Huynh Đệ được nương bóng Thầy trong 20 năm mà chỉ vỏn vẹn có hơn 1 năm 3 tháng ( từ 4-74 đến 7-75) và sau khi ra tù cũng không đủ duyên sống gần Sư Phụ, Vì vậy mức độ lãnh hội pháp Thiền của Sư Phụ, Thông Triệt nghĩ mình chỉ được trong chừng mực nào đó. Nhưng sở dĩ Thông Triệt bạo gan, dám múa rìu qua mắt thợ vì thấy rằng trong Thiền không có nguyên tắc học lâu năm mà có nguyên tắc miên mật ứng dụng lời dạy của vị Thầy để đưa đến ngộ đạo, sáng đạo.

Thầy đã đưa ra nhiều “bài toán hóc búa” để chúng ta tự giải, tự tìm ra đáp số. Hoặc Thầy đưa ra nghệ thuật dạy “CON LÀM NGHỀ ĂN TRỘM.” Thông Triệt nghĩ rằng mình đã tìm ra được nhiều cách giải các bài toán Thiền của Thầy và cũng đã biết cách “chui ra khởi rương cửa Lão Phú Hộ”, nên không ngại ghi lại những kinh nghiệm sống động của mình qua sự thực hành pháp Thiền cùa Sư Phụ để hướng dẫn lại người sơ cơ.

Đầu năm 1992, Thông Triệt xin Thầy cho phép luận giải Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỳ Hai Mươi. Thầy cho phép. Thế là Thông Triệt bắt tay ngay với sự giúp đỡ của Sư Huynh Nhật Quang.

Ở đây, Thông Triệt giảng rộng nghĩa và hướng dẫn cách thực hành những bài pháp cơ bản của Thầy cho các Thiền sinh sơ cơ. Thông Triệt tập chú vào việc hưóng dẫn họ làm sao đạt được BIẾT VỌNG, KHÔNG THEO hay đạt được TÁNH GIÁC, HẰNG SỐNG VỚI TÁNH GIÁC, TÂM KHỒNG, hoặc TRÚT SẠCH KHÁI NIỆM v.v... Trước đây Thông Triệt đã từng mò mẫm trong nhiều năm, bây giờ Thông Triệt không để họ phải đi trong đường hầm tâm tối như Thông Triệt đã từng đi. Thông Triệt muốn chia sẻ chút ít kinh nghiệm với Thiền sinh sơ cơ.

Tuy nhiên, trong chủ quan, chắc chắn Thông Triệt khó tránh khỏi nhiều sơ sót hay giải trật hoặc giải chưa thấu đáo. Nhưng có điều làm Thông Triệt vững tin nhất là từ năm 1990-1992, Thông Triệt đã thử nghiệm phương thức kết hợp Khoa học với pháp Thiền của Sư Phụ để dạy nhiều cư sĩ tại Vũng Tàu-Bàrịa, kết quả có nhiều vị thành tựu làm chủ vọng tưởng một cách khả quan. Cho đến sau này, khi sang Mỹ, Thông Triệt cũng đã thử nghiệm trên 20 vị với phương thức kết hợp Khoa học và Thiền, kết quả nhiều người đạt được mức quả khả quan trên 3 mặt: thân, tâm và trí tuệ tâm linh.

Vì vậy để cho kinh nghiệm mình được hoàn hão hơn, rất mong khi quyển sách này đến tay Chư Huynh Đệ, Thông Triệt sẽ nhận được những lời chỉ giáo chân tình với những kinh nghiêm quí báu cùa Chư Huynh Đệ. Thông Triệt hy vọng sẽ được học hỏi thêm để khi tái bản, sẽ tu chỉnh những điểm sai sót làm cho quyển sách tăng thêm giá trị.

Đây là quyển LUẬN GIẢI có tính cách trình bày sở học và kinh nghiệm của người học với vị Thầy của mình, nên Thông Triệt chỉ phổ biến trong nội bộ, có tính cách trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Rất mong được sự chỉ giáo của Chư Huynh Đệ trên tinh thần xây dựng và phụng sự nhân sinh theo Bồ Tát Đạo.

Oregon, năm 1995
Thông Triệt

LỜI TỰA CHO CÁC BẠN TÂN THIỀN SINH

CHỦ ĐÍCH soạn quyển Đồ Thị này, chúng tôi nhắm vào các bạn Thiền sinh mới - không chuyên môn về Thiền Phật giáo, có trình độ văn hóa cơ bản (tương đương Trung học cấp 2) - muốn thực hành pháp Thiền do Thiền Sư Thích Thanh Từ giảng dạy tại V.N., nhưng không đủ điều kiện thưa hỏi Ngài hoặc thưa hỏi quí vị Trụ Trì tại các Thiền viện ở V.N. Vì lẽ chúng tôi tự đặt mình vào tâm trạng chưa biết Thiền của các bạn, để nội dung dẫn giải sao cho phù hợp với trình độ không chuyên môn và kiến thức học vấn của các bạn, ngõ hầu hướng dẫn các bạn biết cách thực hành tuần tự các pháp do Ngài chỉ dạy, ghi trong quyển Thiền Tông Việt Nam Cuối Thế Kỷ Hai Mươi.

Với kinh nghiệm gần 20 nãm thực hành, chúng tôi thấy rằng nếu vị nào còn đứng núi này, trông núi nọ, còn ngờ vực pháp Thiền của Ngài, không có chí xung thiên “quyết tử”, sẽ không bao giờ nếm đươc hương vị pháp Thiền của Ngài. Trong những năm dài lao lý (từ th. 7, 1975 đến th. 2, 1989), hơn 6 năm sống trong biệt giam, kiên giam tại 3 trại tù ở Việt Nam, chúng tôi đã “đù duyên nhập thất dài hạn bất đắc dĩ”, ngày đêm nỗ lực thực hành các pháp do Ngài chỉ dạy : từ tục đế Bát Nhã đến chân đế Bát Nhã ; từ điển tích hành trạng chư Tổ Thiền đến pháp hành của chư Tổ ; từ kinh điển Đại thừa đến Luận của chư Tổ, cuối cùng đưa đến thân tâm chúng tôi an lạc, khỏe mạnh, tiêu trừ hết bệnh tâm thể mà chúng tôi không ngờ được, dù chúng tôi sống trong 4 bức tường, thiếu thốn mọi tiện nghi cần thiết như ánh nắng mặt trời và thuốc men điều trị. Chúng tôi không còn thấy vướng mắc mọi thứ tâm đời; không thấy mình đương sống trong sự khốn khó tù tội, và cũng không thấy mình đương trả quả ác mà mình đã gieo từ kiếp trước như chúng tôi đã từng lý luận như thế suốt 6 năm tù (1975-1981) cay nghiệt.

Thật là 1 sự kiện lạ lùng mà trong thời gian này (1982) chúng tôi chưa khám phá ra được lý do cụ thể, chỉ biết rằng mình đã thể nhập được Chánh pháp Như Lai qua những lời giảng của Ngài trong Bát Nhã Tâm Kinh, trong Kinh Duy Ma Cật và trong Kinh Lăng Nghiêm - đặc biệt nhất là Bát Nhã Tâm Kinh. Và chúng tôi đã tự nhận ra rằng trong cơn hoạn nạn này mình đã thừa hưởng những giá trị pháp bảo của Ngài. Từ đó chúng tôi mới thấm thía ý nghĩa “độ nhứt thiết khổ ách” của Bát Nhã Tâm Kinh !

Tuy chúng tôi không được may mắn như những Huynh Đệ khác được gần Thầy nghe Kinh, nghe Luận trong nhiều năm mà chỉ học vỏn vẹn được 1 năm 3 tháng (từ tháng 4-74 đến tháng 7-75), nhưng ngược lại được sự thuận lợi hơn là có đủ điều kiện “nhập thất chuyên tu dài hạn” để nghiền ngẫm và thực hành các lời giảng giải của Ngài khi chúng tôi theo học dưới mái trường Chân Không và Linh Quang Thiền Viện. Đối với chúng tôi, chính những lời giảng giải của Ngài — từ điển tích đến hành trạng chư Tổ và từ kinh điển Phát triển đến luận của chư Tổ — đã khai mở tâm thức chúng tôi khi chúng tôi rơi vào bế tắc cùng cực ; đã đưa chúng tôi đến một chân trời rộng lớn của pháp học Đại Thừa, qua cách nhìn xuyên suốt chân đế Bát Nhã. Và bây giờ chúng tôi sẵn sàng chìa sẻ những đặc tính quí báu đó cùng các bạn tân Thiền sinh.

LẤY MÌNH SUY RA NGƯỜI

1.- Trước đây có nhiều vị than phiền, pháp Tri Vọng hay Biết Vọng, Không Theo quá khó. Những vị này đã thực hành trong nhiều năm, qua nhiều phương thức quán tưởng (vọng là giả, không thật; dùng trí nhìn thẳng vào nó, mắng nó, xem nó là ma, là giặc, v.v„.) mà vẫn không làm sao diệt được vọng hay dừng được vọng. Rồi đâm ra hoài nghi, không biết đến kiếp nào mới đạt được không theo vọng ! Những vị ấy lý luận rằng, còn sống thì còn suy nghĩ, còn tính toán công việc (kể cà Phật sự như giảng dạy giáo lý cũng đều là hình thái khởi ra vọng, vì phải lo soạn bài, viết bài và đứng ra thuyết giảng). Và nếu chết đi, đâu phải ngang đó hết vọng? Bởi vì ta lại tái sinh, như vậy vọng cũng tiếp tục khởi khi ta có một thể chất khác trong kiếp sống khác. Thế thì biết đến bao giờ mới diệt được vọng? Rồi những vị này lại bi quan, cho rằng pháp Biết Vọng, Không Theo luôn luôn đưa người thực hành trong tư thế đối đãi: có vọng, có ta. Hễ vọng khởi, ta cứ bảo nó “không thật”; “đừng theo”! Nhưng làm sao “đừng theo” ? Làm sao bảo nó “không thật” ? Vì những ý nghĩ kia do mình khởi ra chớ nào do ai khởi ? Và vọng này chưa dứt lại đến vọng kia khởi ra như một cuộn phim dài bất tận ! Giống như cách mèo rình chuột để bắt. Hễ một “chuột vọng” thò ra, “mèo” nhảy đến chụp, nhưng chụp mãi mà vẫn không bắt hết “chuột vọng”. Như thế là “vọng có thật, chứ nào không thật!”

Nghe qua những than thở trên, chúng tôi rất thông cảm với những vị này, biết rằng những vị đó đã hiểu sai ý nghĩa biết vọng, không theo nên cứ luôn luôn trong tư thế thụ động và đối đãi: có vọng, có ta và quên điểm then chốt mà H.T. Viện Chủ chỉ dạy là khi nào trị nó không được thì nên tìm nguồn cội nó để biết thực chất nó là gì, nó khởi ra từ đâu, tại sao khởi và làm thế nào để đừng khởi. Đồng thời Ngài cũng đề cao nguyên tắc sáng đạo, khích lệ môn nhân tự tìm ra phương hướng làm chủ vọng tưởng. Nếu ta than khó, tức đầu hàng nghịch cảnh và không làm sao sáng đạo được.

19 năm về trước, (từ tháng 7, 1975 đến tháng 2, 1982) chúng tôi cũng hiểu sai như vậy. Ngày đêm cứ dồn hết nỗ lực dụng công tiêu diệt vọng tưởng. Hơn sáu năm, chúng tôi áp dụng nhiều phương thức, nhưng không làm sao tiêu diệt được: niệm niệm cứ liên tục khởi ra. Rồi trong cơn khủng hoảng tâm lý trầm trọng, sự chán chường lên cao độ, bất thần chúng tôi nhận ra được Lý Không của Thiền, liền theo đó chúng tôi biết mình đã sai lầm trong suốt 6 năm qua. Vì vọng tưởng là những ý nghĩ của mình làm sao mình tiêu diệt được chúng ? Chỉ có mình làm chủ chúng, không cho chúng khởi ra một cách tự do nữa thôi ! Như vậy, tuy mình còn sống mà vẫn không khởi nghĩ một niệm gì trong sinh hoạt hằng ngày của mình, nếu mình muốn. Ăn, uống, đi, đứng, nằm, ngồi mình vẫn hiện hữu, vẫn biết mà không một niệm khởi ra ! Muốn thế, phải đạt được trạng thái: Ý bặt, lời không, óc rỗng rang ! Đây là phương thức thực hành nhắm thành tựu pháp Biết Vọng, Không Theo.

Sau khi nhận ra cách giải này, chúng tôi cũng liền nhận ra cốt tủy các thuật ngữ Thiền mà H.T. Viện Chủ dùng để ám chỉ vọng tưởng, như Ngài nói vọng tưởng là “MA”, là “GIẶC”, là “TÊN TRỘM”, là “CON KHỈ KÊU CHÉO CHÉO”, là “CON TRÂU ĐEN”, thực sự chỉ là ẩn dụ, như Đức Phật ngày xưa cũng dùng nhiều ẩn dụ để giáo hóa thính chúng. Đồng thời chúng tôi cũng nhận rõ luôn rằng đây là Ngài dạy “mình phải chiến thắng mình” và đây là trận chiến mâu thuẫn giữa phàm ngã và chân ngã hay giữa ta và ta. Bởi vì trong thân ta nào có tên trộm, tên giặc hay con ma, con khỉ, con trâu gì ! Vọng tưởng kia chính do ta khởi ra chớ nào phải do ai khởi ? Bây giờ muốn cho vọng tưởng không khởi ra thì mình đừng khởi ! Muốn đừng khởi thì phải đạt được ý bặt, lời không ! Suốt 6 năm dài đăng đẵng, liên tục chiến đấu giằng co với vọng tưởng, chúng tôi đã “thua trận dài dài “ vì cứ cho rằng “vọng tưởng là một thứ khác, còn mình là một thứ khác !” Nếu không có sự kiên tâm, trường tâm và “chí xung thiên” hấp thu từ lời dạy của H.T. Viện Chủ từ năm 1973, chắc chắn chúng tôi đã bỏ cuộc dụng công, và sẽ chết rục trong tù. Cho nên, chúng tôi thấy trong việc chiến đấu với vọng tưởng, trước hết chúng ta phải kiên trì, chớ chán nản: phải kiên tâm và trường tâm và có chí xung thiên. Kế đó phải biết hang ổ, sào huyệt của bọn giặc ma vọng tưởng mới mong chiến thắng đươc chúng ! Nếu không biết gốc nguồn vọng tưởng, chúng ta sẽ bị chúng quấy nhiễu triền miên. Khi chúng tôi thật sự làm chủ đươc vọng tưởng, mới nhận ra đây là bài học vô cùng quí báu. Đó là H.T. Viện Chủ dạy chúng ta chiến thắng tự ngã, có nghĩa mình tự chiến thắng mình : chiến thắng những thứ ma: ma phiền não, ma ngã mạn, ma dục vọng, ma khát ái, ma quyền lợi, ma địa vị, ma tham danh, ma sân hận, ma si mê, ma ghen tị, ma đố kỵ, ma thù hận, ma gièm pha, ma chấp trước (gồm 3 loại ma ngã chấp, pháp chấp, kiến chấp) v.v... vốn xuất phát từ nơi tự ngã hay ngã giả này. Đây là đạo binh MA VÔ MINH VỌNG TƯỞNG hay 6 thứ giặc có tài thiên biến vạn hóa, ẩn nấp dưới nhiều hình thức trong nội tâm chúng ta để tự mình gây nhiễu hại thân/tâm mình mà H.T. Viện Chủ đã biết trước rằng với “bọn giặc ma” này học trò của Ngài sẽ không bao giờ chiến thắng được chúng nếu chúng ta sử dụng ý thức trí năng (intellectual consciousness) đê tiêu diệt chúng. Vì ý thửc trí năng là trí hữu sư, luôn luôn vướng mắc vào hai bên, nên Ngài đã sớm trang bị cho chúng ta thanh kiếm báu: kiếm Bát Nhã với chiêu thức vô tâm hay vô niệm hay vô ngôn hoặc bặt đưòng ngôn ngữ để tiêu diệt giặc ma vọng tưởng. Đây là “đường gươm tuyệt vời”. Chỉ có đường gươm này mới thực hiện được mục tiêu hàng phục giặc ma ! Mãi đến 6 năm sau, trong cơn khốn khổ cùng cực chúng tôi mới nhận ra. Và chúng tôi đã sử dụng bằng chiêu thức “vô hóa tất cả vọng tưởng”, làm cho tất cả vọng tưởng đều trở thành “không” hay “trống không”, như chúng tôi đã nhận ra nguyên tắc này. Và để cụ thể hóa lý KHÔNG kia, chúng tôi thực hành bằng cách “không khởi nói từ trong não”. Cuối cùng, không còn một thứ vọng nào xuất hiện trong não chúng tôi một cách tự do nữa. Chỉ khi nào chúng tôi muốn khởi nghĩ điều gì, mới có niệm khởi ra, còn không muốn khởi, chỉ có 1 dòng biết không lời hiện hữu ; chớ không phải những ý nghĩ kia tự khởi ra rồi “lôi tâm” chúng tôi “chạy theo chúng có cờ” như trước nữa. Đến đây chúng tôi mới có kinh nghiệm sự hàng phục vọng tâm này (như kinh Kim Cang nói) quả là một cuộc chiến giữa ta và tự ngã của ta hay mình chiến đấu với những mâu thuẫn nội tại từ trong tâm mình để đi đến triệt tiêu những chấp trước của Lý Trí mà H.T. Viện Chủ dùng pháp BIẾT VỌNG, KHÔNG THEO giúp chúng ta thực hành vừa để tâm chúng ta thoát ra khỏi chấp trước hai bên, vừa khai phóng tâm linh chúng ta không còn bị phàm tình thế gian mê hoặc.

Khi thật sự làm chủ vọng 1 cách vững chắc, lúc bấy giờ chúng tôi mới vỡ lẽ, tại sao H.T. Viện Chủ nói vọng tưởng kia thật sự không thật và không phải là mình ? Đó là do Ngài đứng trên lãnh vực tánh giác để chỉ sự khởi vọng của chúng ta — những kẻ phàm phu còn mang nhiều chấp trước; ngã chấp, kiến chấp, pháp chấp. Vì chức năng tánh giác là biết không lời, trong niệm biết đó không có sự hiện hữu tự ngã và vọng tưởng nên Ngài dạy chúng ta rằng vọng tưởng kia không thật, nó không phải do ta là chủ thể; và cái ta này chính là chân ngã. (Chớ nếu Ngài đứng trên lãnh vực của Ý Thức Phân Biệt và Ý Căn (suy nghĩ, tính toán) như chúng ta thường sử dụng năng lực này trong cuộc sống hằng ngày, Ngài cũng có cái nhìn như chúng ta.)

Nguyên do là lúc bấy giờ chúng tôi có niệm biết thường trực mà trong não không khởi ra lời nói thầm. Chỉ khi nào chúng tôi muốn khởi nói thì mới có lời phát ra từ trong não. Đến đây chúng tôi mới phát hiện: sở dĩ có ý niệm ngã (ta/mình/tôi/chúng ta) xuất hiện là do có sự suy nghĩ và ý thức phân biệt xuất hiện. Bây giờ chúng tôi “tắt” sự suy nghĩ và ý thức phân biệt bằng cách không nói một lời gì trong não thì trong não không khởi ra niệm gì hết. Do đó chẳng có danh xưng gì về Ngã (ta hay mình) xuất hiện trong đầu chúng tôi. Trái lại chỉ có 1 dòng biết không lời hiện hữu. Bấy giờ chúng tôi mới có kinh nghiệm về ý nghĩa vọng tâm/chân tâm, phàm ngã/chân ngã và tự tánh do H.T. Viện Chủ giảng dạy từ trong kinh Lăng Nghiêm: Khi chúng tôi suy nghĩ, tưởng nhớ, phân biệt, so sánh đó là vọng tâm, và phàm ngã là chủ thể của vọng tâm, Khi chúng tôi chỉ có một dòng biết không lời hiện hữu, đó là cái biết của chân tâm hay của tánh giác, và chủ thể của sự biết lặng lẽ này chính là chân ngã hay tự tánh. Từ đó chúng tôi liền nhận ra ý nghĩa Vô Ngã trong đạo Phật mà Đức Phật đã giảng dạy trong kinh Vô Ngã Tướng cho 5 người bạn cũ, sau khi Ngài thành đạo. Chúng tôi liền tiến xa thêm chút nữa, tìm hiểu chân ngã là gì? Chân ngã cũng chỉ là 1 thứ danh xưng do các nhà Phật giáo Đại Thừa tạm dùng để chỉ một thực thể cố hữu đương chủ động trong toàn bộ thân/tâm và tâm linh con người mà Thiền tông tạm đặt tên là bản lai diện mục/ông chủ hay tự tánh. Một khi đã nhận ra được điều này, gọi là kiến tánh. Tức là tự tánh tự nhận ra nó, Vì trong xác thân tứ đại này không có cái ngã mà chỉ có 5 uẩn kết hợp lại ! Đây là lời công bố của Đức Phật.

Sau khi đối chiếu lại Kinh điển hệ Nguyên Thủy và thuật ngữ Thiền tông, chúng tôi mừng quá, biết rằng mình đã thật sự thành tựu pháp BIẾT VỌNG, KHỔNG THEO, phù hợp theo lời dạy của H.T. Viện Chủ: 1 là làm chủ niệm khởi, 2 là biết rõ rằng trong CHÂN NGÃ có Tánh Giác, trong PHÀM NGÃ có vọng tâm/vọng tưởng. Từ đó chúng tôi đi đến kết luận:

1). Khi H.T. Viện Chủ nói vọng tưởng không thật, tâm không thật là vì Ngài đứng trên quan điểm của vị Thiền sư Kiến Đạo: nhận rõ chân tâm, vọng tâm, phàm ngã, chân ngã bằng tuệ trí, và sở hữu Tánh Giác. Đặc tính của tánh giác là BIẾT KHÔNG LỜI. Khi Tánh Giác có mặt thì Ý Thức Phân Biệt và Suy Nghĩ, Tính Toán không có mặt.

2). Còn khi chúng ta suy nghĩ lăng xăng, tính toán trăm ngàn thứ việc, chúng ta thấy TÂM này là thật, cái TA này là thật, vì chúng ta là kẻ phàm phu vốn sở hữu Ý Thức Phân Biệt và Tư Duy Nhị Nguyên. Nên khi Ý Thức Phân Biệt và Tư Duy Nhị Nguyên có mặt thì vọng tâm và phàm ngã có mặt. Bởi vì: - Ai suy nghĩ ? - Tôi! - Ai phân biệt ? - Tôi!

Sau đó chúng tôi nhận định: “biết vọng, không theo” là cửa ải vô cùng quan trọng của dòng Thiền Chơn Không - Thường Chiếu. Ai qua được cửa này sẽ đạt được trạng thái tâm linh sáng rở, hiểu rõ ràng ý nghĩa sâu sắc chữ KHÔNG trong Thiền, và xem như đã lọt qua cửa Tổ số 1 (vì H.T. Viện Chủ là vị Tổ khai sáng dòng Thiền Chân Không - Thường Chiếu, và Ngài bày ra 3 pháp cơ bản. Biết vọng, không theo là pháp số 1.). Còn qua không được thì nội tâm người đó vẫn dẫy đầy chấp trước, dính mắc : luôn luôn sống trong phiền não, khổ đau, sân hận, lo âu, sợ hải, chán nản, cuồng tín, cực đoan, ganh tị, mê chấp. Vì người ấy miệng tuy nói vọng tưởng là giả, nhưng trong lòng thấy tất cả vọng (falsehood) đều thật: của cải thật, danh lợi thật, quyền lợi thật, địa vị thật, người thật, tâm thật, chuyện thị phi thật... Cuối cùng, người ấy không thoát ra khỏi những phiền não, khổ đau, và gây phiền hà cho mọi người chung quanh, cho cộng đồng mà mình đương hiện hữu, và sau rốt là phải rơi vào nghiệp báo để trả quả do tâm chấp trước mình tạo nên. Còn qua được cửa này, người ấy không còn mang ba lô tục đế Bát Nhã một bên vai như lúc mới tu, trái lại mang ba lô chân đế Bất Nhã để đì vào cửa KHÔNG tối hậu. (Lúc bấy giờ mới xứng danh là đệ tử của H.T. Viện Chủ ! )

Để tiến đến lọt qua cửa Tổ BIẾT VỌNG KHÔNG THEO, trong CHƯƠNG III, chúng tôi khai triển thành 5 pháp. Các bạn có thể chọn 1 trong 5 để ứng dụng.

2.- 19 năm về trước, chúng tôi rất khổ sở về những thuật ngữ Phật giáo và Thiền. Hầu hết những thuật ngữ này được phiên dịch từ chữ Trung Hoa, rồi chữ Trung Hoa lại dịch âm thay vì dịch nghĩa từ chữ Pàli hay Sanskrit, khiến khi vớ phải những thuật ngữ đó, chúng tôi bí. Rồi đăm ra nghĩ rằng Thiền quá cao siêu, bằng trí phàm phu mình không thể nào hiểu được Thiền nói gì, dạy gì ! Do đó, bây giờ soạn Đồ Thị, gặp bất cứ từ nào lạ tai — mà chính chúng tôi đã có kinh nghiệm về sự lạ tai này — chúng tôi liền cố gắng giải thích rõ ràng. Chúng tôi nghĩ rằng thuật ngữ mà không giải thích rõ, sẽ gây nhiều trở ngại trong sự dụng công vì chúng ta hiểu lầm ý nghĩa thuật ngữ đó, chớ không phảì thuật ngữ đó cao hay thấp, Chẳng hạn, chúng tôi đã rất ngỡ ngàng về các thuật ngữ tánh, tự tánh, kiến tánh, pháp tánh, phật tánh, chân không/diệu hữu, tập khí/lậu hoặc... Cho nên, bây giờ gặp những từ mà trong kiến thức qui ước thế gian, chúng ta chưa từng thấy, nghe., chúng tôi cố gắng chú thích một cách tương đối nào đó để trợ duyên việc tu học cùa các bạn sơ cơ. Hy vọng giúp các bạn không thắc mắc về những thuật ngữ đó và không mang mặc cảm Thiền quá cao siêu, dành riêng cho căn cơ bậc thượng, (do mình không hiểu các Thiền sư họ nói gì) rồi thối chí, đồng thời tránh tình trạng hiểu sai đưa đến dụng công sai ! Trong trường hợp gặp những thuật ngữ cần phải giải thích dài dòng mới mang lại sự sáng tỏ ý nghĩa, chúng tôi cố gắng vận dụng sự hiểu biết có giới hạn của mình để phơi trần thuật ngữ đó ra. Thí dụ như các thuật ngữ: Kiến Tánh, Công án, Bát nhã, Bồ Tát Đạo, Ngộ Đạo v.v...

3.- Thiền là một nghệ thuật công khai chớ không phải một bí thuật, với kiến thức văn hóa cơ bản, tất cả chúng ta đều thực hành được nếu chúng ta được dẫn giải rõ ràng phương pháp dụng công và thuật ngữ Thiền. Giống như khi làm bánh hay nấu ăn, người thợ làm bánh hay đầu bếp trước hết phải biết rõ thực chất và tác dụng các thứ bột, đậu, đường và các thứ gia vị khác, sau đó họ phải biết kỹ thuật nấu nướng. Nếu không biết rõ, chắc chắn họ sẽ bị xem là người thợ dở hay người đầu bếp nấu ăn quá kém. BÁNH THlỀN sẽ ngon thật sự nếu chúng ta thực sự biết rõ thuật ngữ và tác dụng thuật ngữ đó, cùng kỹ thuật dụng công của nó để khi ứng dụng, chúng ta không bị rơi vào những lầm lẫn đáng tiếc (uổng phí một đời tu !). Thí dụ, khi H.T. Viện Chủ mô tả con khỉ ở trong lồng ngủ, không kêu “chéo chéo” thì tánh giác hiện ra, chúng ta biết đây là Ngài dùng ẩn dụ để chỉ trạng thái yên lặng từ nội tâm. Đó là trạng thái con khỉ ngủ hay con khỉ không kêu “chéo chéo”. Thế nào là yên lặng từ nội tâm ? Đó là không có sự nói thầm từ trong não khởi ra ! Bởi vì nếu trong não còn nói thầm, tức tâm còn động dù đó là trạng thái động cao thượng, không mang ỷ nghĩa tà vạy. Và như thế là con khỉ vẫn còn thức, còn kêu “chéo chéo” ! Còn tánh giác kia chính là cái biết không lời của chân ngã hay của tự tánh. Nếu chúng ta thực sự làm chủ được sự nói thầm trong não thì con khỉ hết kêu “chéo chéo”. Nếu nó không kêu, tức nó ngủ ! Vậy sự ngủ này của con khỉ, H.T. Viện Chủ ám chỉ vọng tưởng không còn khởi ra theo quán tính thâm căn cô đê của nó. Mà muốn vọng tưởng không còn khởi ra theo quán tính vọng động của nó, chúng ta phải làm chủ vùng nói trong não. Khi rơi vào trạng thái cắt đứt đường ngôn ngữ này, mọi tư duy, biện luận sẽ không còn khởi ra theo quán tính vô minh (cũ) của nó. Chúng ta vẫn biết rõ ràng tất cả môi trường chung quanh mà tâm thức vẫn không động (như bầu trời xanh, không một vết mây lơ lửng !). Đây là trạng thái biết lặng lẽ của TÁNH GIÁC ! Thật quá rõ ràng ! Nhưng vì căn cơ không mẫn tiệp, chúng ta không nhận ra chỗ thâm sâu, ảo nghĩa này của H.T. Viện Chủ, nên xem thường ẩn dụ ý nghĩa “con khỉ ngủ”. Rồi ngược lại cứ xoáy trọng tâm vào việc phân tích ý nghĩa “con khỉ ngủ”, “con khỉ không kêu chéo chéo” là thế này, là thế khác. Cuối cùng gán ý nghĩa “con khỉ ngủ” là “không tâm phân biệt”, “không kẹt hai bên”, nhưng không biết làm sao để cho tâm mình thực sự không phân biệt, không kẹt hai bên (chỉ biết nói “không phân biệt”, “không kẹt hai bên” ngoàì miệng mà trong lòng dẫy đầy sự phân biệt phải/trái, tốt/xấu, khen/chê; không nghiêng bên này cũng nghiêng bên kia; không nghĩ thiện cũng nghĩ ác). Đâu biết rằng chỉ cần “vong ngôn, tuyệt lự “ thì tất cả sắn bìm biện luận hai bên đều đứt hết ! (Đó mới thật sự là ý nghĩa “con khỉ ngủ.”)

Trong tất cả ngành khoa học, sự định nghĩa thuật ngữ được xem là sự kiện cần thiết hợp lý cho môn học hay sự phát minh, sự sáng tạo của nhà khoa học. Do đó, trong truyền thống khoa học, các nhà khoa học thường sử dụng kỹ thuật “mổ xẻ định nghĩa” (operational definition) khi họ bắt đầu đưa một từ mới nào đó vào phần chuyên môn hay tác phẩm chuyên môn của họ. Có như thế, người học (sinh viên) hay độc giả mới hiểu họ muốn nói gì về thuật ngữ kia trong tác phẩm hay trong sự giảng dạy của họ liên hệ đến phần nào đó trong nội dung bài giảng của họ. Họ không làm cho người nghe, người học bài giảng của họ phải mờ mịt (confuse) về điều họ nói hay lời họ giảng. Thầy chúng ta từng nói: “Thiền là một môn khoa học thuộc tâm linh” (Spiritual science). Vậy thì tất cả thuật ngữ của Thiền, chúng ta cần minh định, bời vì nó cũng là một khoa học như những môn khoa học khác trên thế gian. Nó cũng bao gồm các sắc thái học và thực hành, và cũng không mang màu sắc tư duy trừu tượng, không cầu tha lực — dù nó xuất phát từ tôn giáo, nhưng không mang màu sắc tín ngưỡng riêng biệt của tôn giáo. Tuy nhiên, nét đặc thù của nó là phục vụ nhân sinh trên bình diện tâm lình (Spirituality) thực tiễn — một bình diện khác hơn khoa hoc thực nghiệm (Experimental science) ngoài đời vì nó đòi hỏi 3 mức độ chứng nghiệm (the experience of experience): lý chứng (theorical experience), thân chứng (bodily experience) và tâm chứng (spiritual experience). Nó khai triển toàn vẹn tuệ trí (insight) và trí huệ thù thắng (transcendental wisdom), khác hơn khoa học thế gian là chỉ khai triển trí năng (intellect) và trí thông minh (intelligence).

Nó phát triển tâm linh bằng phương thức TRỐNG KHÔNG (Sùnyatà=Emptiness) trong tâm thức. Nó hoàn toàn khác với khoa học thực nghiệm, vì khoa học thực nghiệm sử dụng trí năng để khảo sát và thử nghiệm những đối tượng cụ thể trong phòng thí nghiệm. Nó không có phòng thí nghiệm, không có dụng cụ và các thiết bị khoa học để thử nghiệm. Hành trang cứu cánh của Thiền gia chỉ là sự trống không toàn vẹn. Trống Không là chủ đề tối hậu của chặng đường cuối cùng mà người hành Thiền muốn tiến đến sự giải thoát tối hậu phải đi đến nơi, Và để thể hiện phương án này, H.T. Viện Chủ đưa ra mô thức trút sạch khái niệm hoặc cửa không hay tâm không. Đây là vùng trời của không một pháp mà H.T. Viện Chủ thường đề cập: “Thiền tông không một pháp!”

Mỗi bước dụng công hay mỗi lời dạy của Thầy, chúng ta cần nắm rõ nội dung của nó một cách cụ thể để tránh những ngộ nhận đáng tiếc mà ta khó có thể tránh khỏi khi mình xa Thầy, xa bạn. Nếu hiểu sai hay hiểu 1 cách mơ hồ, sự dụng công của ta sẽ sai lệch, đưa đến bế tắc hay phản ứng ngược lại. Chẳng hạn, khi Thầy nói: “Thiền tông không một pháp”, nếu không giải thích rõ, chắc chắn các bạn sẽ hoang mang, khi biết rằng trên thực tế Thầy dạy rất nhiều pháp: từ pháp Hít Thở đến pháp Quán chiếu, từ Bát Nhã qui ước (tục đế) đến Bát Nhã cứu cánh (chân đế). Chính vì thế, tất cả pháp Ẩn Dụ, pháp Thực Hành, pháp Không Pháp... do Ngài chỉ dạy, chúng tôi đều dẫn giải rõ ràng: Khi nào Ngài đóng vai lương y, tùy bệnh cho thuốc; khi nào Ngài dạy tiệm tu, dạy đốn tu (đi Đường Chim), khi nào Ngài nói theo nghĩa Công Án, như Buông Xả Vọng Niệm, Lau Chùi Vọng Tưởng...

chieclavotinh
01-10-2021, 01:14 AM
4.- Đối với Thiền, nếu chưa thật sự sống với nó, chưa nếm được mùi vị của nó mà muốn định nghĩa về nó, chẳng khác nào bạn vẽ rắn thêm chân, giống như câu chuyện ngụ ngôn trong cổ tích Hy lạp về 5 NGƯỜI MÙ RỜ VOI. Mỗi người mù mô tả con voi mỗi cách, chỉ có người mắt sáng mới diễn tả đúng hình dáng con voi thật ra sao. Vì thế, sự giải thích thuật ngữ Thiền không thể dựa trên nghĩa qui ước là đủ mà phải cộng với kinh nghiệm dụng công và những biến động bên trong thân, tâm, não bộ và tâm linh của người đã trải qua mới diễn tả đúng thực chất thuật ngữ Thiền. Thiếu chứng nghiệm vững chãi, thiếu tinh thần khoa học, sự giải thích thuật ngữ Thiền sẽ không lột hết ý nghĩa của nó. Trái lại đôi khi bị xem như méo mó (mê tín, dị đoan) hay thiếu tinh thần trách nhiệm làm cho người học đã rối lại càng rối thêm. Thí dụ, trong tiến trình bắt đầu dừng được vọng tưởng, cơ thể thiền gia thường rơi vào trạng thái tác động sinh học (bioaction) từ thô đến tế, tạo ra ly tâm máu, hoạt hóa tế bào thần kinh não, hoạt hoá dây thần kinh, và hoạt hóa cơ bắp (do sự tác động của tế bào hình tháp - pyramidal cell ở vùng ý chí vận động của vỏ não tạo ra).

Nếu không được giải thích rõ theo quan điểm ỵ khoa vật lý hiện đại, cộng với sự kinh nghiệm rìêng của chúng tôi, các bạn sẽ đánh giá sai những trạng thái hoạt hóa kia khi các bạn bắt đầu dừng được vọng tưởng (vào Định); rồi tưởng tượng sự hoạt hóa đó qua nhiều hình thái : 1) như có con gì bò khắp da mặt, da đầu; 2) cho sự hoạt hóa kia là ma nhập, quỉ nhập hay giống như những người lên đồng, lên bóng; 3) nghĩ rằng mình đương “tiếp điển Thượng đế” rồi tạo ra những ấn tượng nhảm nhí, đưa đến mê tín ; 4) hoặc khoe với bạn bè rằng mình “chứng được cảnh giới này, chứng được cảnh giới kia” khi mình cảm nhận những hiện tượng lạ xuất hiện bên trong cơ thể (có ảo giác như thân được nhắc bổng lên; thân lao chao như ngồi trên thuyền; thấy những chùm ánh sáng từ xa dọi lại...); 5) hoặc tưởng tượng như có “Phật đến xoa đầu” v.v...

Thật sự đây là những ảo giác do tế bào não tạo ra qua tác dụng “dừng được vọng tưởng” trong giai đoạn đầu. Sở dĩ gọi những trạng thái trên là ảo giác, vì khi mở mắt ra, ta không nhìn thấy các hiện tương lạ kia [chớ không phải ta đương mê hay không biết gì]. Như vậy, nếu ngay trong trạng thái dừng vọng tưởng này, ta không biết gì về môi trường xung quanh, đó là sai. Ngược lại, tuy ta biết rõ ràng môi trường xung quanh mà mống tâm ước muốn có những hiện tượng lạ xảy ra, tế bào não liền sáng tạo những hiện tượng lạ theo ý nghĩ của ta. Như thế, sự dụng công này cũng sai luôn. Thay vì dừng vọng tưởng, ta lại sáng tạo những vọng tưởng khác. (Tuy nhiên, điều này cho thấy, tế bào não có nhiều năng lực đặc biệt, nếu ta biết khai thác đúng năng lực của chúng, năng lực đó sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho ta, phù hợp theo chánh pháp ; còn nếu khai thác sai, đưa đến sự dụng công sai và trái với chánh pháp.)

5.- Các bạn cần biết: quán tính tế bào não là động thường trực (24/24 giờ) do những năng lực nghiệp thức gồm tập khí/lậu hoặc (vốn được huân tập dữ kiện từ 6 căn tiếp thu từ 6 trần). Khi động, chúng phát ra xung lực dưới dạng điện tử, làm khơi dậy những loạt “sóng thức” trong các định khu vỏ não — liên hệ đến ngủ dục và những trạng thái tâm lý khác nhau như trầm lặng, buồn, vui, chán nản, sầu khổ... — tạo ra những sắc thái Tâm (vọng tâm), biểu lộ trên gương mặt, ánh mắt. Bây giờ bỗng dưng sự truyền thông theo thói quen cũ của chúng bị cắt đứt, thế là chúng phản ứng bằng cách tạo ra tác động sinh học (cũng gọi là tác dụng sinh học) (bioaction). Tác dụng này được biểu hiện dưới 2 dạng: Một là dạng của người mang những thứ bệnh ghiền hay mê say các thứ dục lạc. Khi họ thiếu những thứ như rượu, thuốc lá, cần sa, ma túy..., tế bào não của họ sẽ “quậy lên” bằng cách hành hạ xác thân họ như vặn mình, co quắp tay chân, ngáp, nôn ọe, chảy nước dãi, bứt tóc, bứt tai, thở dốc, mắt đỏ, khắp thân mình như bị trăm ngàn mũi kim chích vào, tay chân run rẩy, quờ quạng, uốn éo v.v... Ta không thể nói những trạng thái hoạt hóa nói trên do ma nhập, quỉ nhập mà phải thấy rằng do phản ứng của tế bào não tạo ra, trong đó vai trò chính là tế bào hình tháp (pyramidal cells) đóng trên vùng ý chí vận động (Voluntary motor areas) của 2 bán cầu não. Vì các chất nghiện đóng trên toàn bộ tế bào thần kinh liên hệ đến ngũ quan đương đồng loạt đòi hỏi những thứ mà nó đã bị tiêm nhiễm (huân tập) từ lâu, nhưng bây giờ chúng không được đáp ứng nên chúng phản ứng buộc vọng tâm phải cung cấp ngay tức khắc các thứ mà chúng đương thèm khát, sức phản ứng này được dồn hết đến tế bào hình tháp, vì tế bào này liên hệ đến toàn bộ cơ quan của Thân, làm cho Thân bị hoạt hóa (vặn mình, uốn éo...). Khi Thân hoạt hóa, Tâm (vọng tâm) phải cảm nhận sự đau đớn, giày vò, mệt mỏi cùa Thân. Do đó, nếu không muốn Thân bị đau đớn, oằn oại, thèm khát, Tâm (vọng tâm) phải tìm đủ mọi cách để thỏa mãn sự lên cơn ghiền hay sự đòi hỏi của tế bào não.

Hai là, đối với người tu Thiền, tác dụng sinh học của tế bào não không đưa đến đòi hỏi những thứ nghiện như người nghiện thuốc lá, cần sa, ma túy, rượu, trà, cà phê vì người tu Thiền không vướng mắc những thứ đó. Trái lại họ có những thứ nghiện khác. Trong đó, sự nghiện quan trọng nhất là “nghiện nói”. Đây là chứng bịnh nghiện kinh niên của con người thuộc mọi giai tầng xã hội, kể cả tu sĩ chuyên tu Thiền. Họ nói thường trực : thiện ác, phải quấy gì cũng nói (nói 24giờ/24giờ), dù cho giới luật có cấm không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi (chuyện không nói có, chuyện có nói không), không nói ly gián hòa hợp tăng, nhưng vì vô minh che lấp nên họ pha hết : tha hồ nói. Tăng nói theo luận điệu tăng, cư sĩ nói theo luận điệu cư sĩ. Và nội dung nói không ngoài phạm vi chấp trước hai bên do ba độc tham/sân/si thúc đẩy và ngũ dục đòi hỏi. Bây giờ qua quá trình tu học và thực hành dưới sự chỉ dạy của H.T. Viện Chủ, họ nỗ lực dụng công và bắt đầu dừng được vọng tưởng (tức là bắt đầu dừng được niệm nói thầm trong não). Vùng giải mã ngôn ngữ (nơi phát ra vọng tưởng), không còn giải mã tất cả tín hiệu do các vùng khác gởi đến. Thế là đồng loạt tế bào não ở những vùng khác bắt đầu “quậy lên” (vì chúng không được thỏa mãn những thói quen “động niệm” (nói) triền miên của chúng), Thí dụ, từ vùng ký ức dài hạn chuyên gởi những hình ảnh thâm căn cố đế đã được cất giữ từ thời ấu thơ đến hiện nay, vẫn tiếp tuc gợn lên những ký ức gởi về vùng Ý căn; vùng ý thức phân biệt vẫn tiếp tục gợn lên những ý niệm hai bên : đúng/sai, phải/trái, thiện/ác, tốt/xấu, đố kỵ/gièm pha, v.v... Khi tế bào não các vùng này gởi dữ kiện đến vùng giải mã ngôn ngữ (vùng Broca) để thúc đẩy tế bào ở vùng này giải mã tất cả tín hiệu kìa ra thành lời (nói) (biểu lộ các sắc thái của vọng tâm do ba độc tham, sân, si tác động), nhưng vì vùng giải mã ngôn ngữ đã bị ý chí chế ngự (do vùng ý căn truyền xung lực đến) nên nó không giải mã tất cả tín hiệu kia, khiến dòng tín hiệu bị bế tắc (giống như dòng nước đương chảy bị bít chặn lại). Thế là chúng đồng loạt phản ứng bằng cách tạo ra tác dụng sinh học từ trong chúng (như sự phản ứng tế bào não của những người nghiện các thứ rượu, cần sa, ma túy...). Nhưng thay vì hoạt hóa mạnh như những người lên cơn ghiền, chúng tác động nhẹ vào dây thần kinh đầu, mặt, cổ [thuộc hệ đối giao cảm thần kinh (Parasympathetic system)] mà người hành thiền cảm nhận được. Tuy họ không bị vặn mình, uốn éo, bứt tóc, bứt tai, xùi bọt mồm, bọt mép, mắt láo liêng, ngáp dài, ngáp vắn, quơ tay, múa chân, đấm ngực, đấm hông, bứt rứt, khó chịu... như những người nghiện cần sa, ma túy và những thứ nghiện khác... ; trái lại, họ cảm nhận sự hoạt hóa dây thần kinh ; ly tâm máu; hơi ấm lan dần từ đầu mặt đến thân mình, tay chân; nặng 2 tay, 2 chân và đầu ngực v.v... Đặc biệt nhất trong tiến trình hoạt hóa này, tập khí ngũ dục vốn được huân tập từ trên màng tế bào não và từ trong nghiệp thức của vị đó dần dần bị đào thải ra khỏi tế bào não và trong nghiệp thức. Nhờ vậy, nội tâm vị ấy mới được chuyển hóa một cách tự nhiên mà không thông qua giáo điều luân lý. Từ tâm lăng xăng giao động, ưa thấy lỗi người, quên lỗi mình… tâm vị ấy trở nên thuần thục, rộng lượng và thông cảm với mọi người.

Riêng về mặt sức khỏe, từ các khớp thần kinh (synapses) tiết ra hàng trăm chất nước hóa học khác nhau, với những tác dụng đặc biệt như giúp làm tâm cảm thấy sự an ổn, có chất acetylcholine (làm chậm lại nhịp tim) và hưng phấn, hỷ lạc có chất dopamine. Đây là 2 chất cơ bản giúp thân tâm được an lạc. Riêng chất noripinepherine, làm cho tinh thần được sảng khoái, tỉnh táo, chống lại hôn trầm, dã dượi.

Còn người lên cơn ghiền như rượu, cần sa, trái lại cảm thấy những sự mệt mỏi, bứt rứt khó chịu, đau đớn... của thân xác. Tế bào não của họ chẳng những không tiết ra dopamine, trái lại tiết ra những độc tố, gây tác hại đến chức năng tế bào não, làm con người họ trở nên bất bình thường và có nhiều hành động sai trái không thể lường được. Ngoài ra, tế bào não của họ cũng chết dần, làm họ mất năng lực ký ức. Trong lúc đó, trạng thái tác động sình học của người dừng được vọng tưởng, tạo ra trạng thái hoạt hóa máu, làm cho máu ly tâm để điều chỉnh huyết áp và làm tiêu các chất béo lắng từ trong máu, trị được máu mỡ; ngăn ngừa được tai biến mạch máu não và những mầm bệnh từ trong máu.

Đặc biệt nhất, khi vọng tưởng không khởi ra, Khu Dưới Đồi (Hypothalamus) liền tự hoạt hóa, tiết ra nước hóa học truyền vào tuyến Yên, và các tuyến trong hệ thống tuyến Nội Tiết và hệ thần kinh Tự Quản, làm những nơi đây tiết ra chất hóa học, giúp cơ thể điều chỉnh bệnh nội tạng, như huyết áp cao, tiểu đường, loét bao tử (vốn do vọng tâm gây ra).

Thầy từng dạy : “Bước đầu tuy tầm thường, song không kém phần quan trọng. Nếu bước đầu đi sai, những bưóc sau khó đúng được... Người có trách nhiệm hưóng dẫn không thể xem thường kẻ mới học; cần phải xây dựng có một căn bản vững chắc, đi đúng đường hướng Phật dạy.”

Chính vì vậy, để đi đúng theo đường hướng Phật dạy, chúng tôi rất thận trọng trong việc giải thích thuật ngữ Thiền và những trạng thái tác dụng sinh học bên trong cơ thể thiền gia qua các tiến trình dừng vọng tưởng từ thô đến tế.

Ngoài ra còn một trường hợp khác, cũng khá đặc biệt, xảy ra đối với vài người vừa mới dừng được vọng tưởng : không khởi nói từ trong não (tức là vị đó làm chủ được vùng giải mã khái niệm). Đây là trường hợp đám rối dây thần kinh cổ (plexus cervicalis) và dây thần kinh cột sống bị hoạt hóa (gồm dây thần kinh VII và IX, liên hệ đến tụyến nước bọt và tuyến giáp; dây thần kinh III, liên hệ đến mí mắt và con ngươi; dây thần kinh X liên hệ đến nội tạng: tim, phổi, thanh quản, gan, lá lách, bao tử, thận, ruột). Khi bị hoạt hóa như thế, cổ người này tự động quây qua, quây lại. Ngay khi đó, hệ bạch huyết vùng cổ liền bị tác động làm tiết ra bạch huyết bào, giúp người này có sức đề kháng : chống lại những thứ bệnh viêm, vì bạch huyết bào tạo ra kháng thể. Đồng thời Tuyến Giáp (Thyroid gland) và Phó Giáp (Parathyroid Gland) ở cổ cũng bị tác động để tiết ra nội tiết tố (hormone), giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuyến Giáp sẽ tiết ra Thyroxine có chứa 4 nguyên tử iodine, ảnh hưởng đến mỗi tế bào cơ thể, làm cho ta cảm thấy khỏe mạnh, hăng sức và cơ thể phát ra hơi ấm, duy trì áp suất máu được bình thường) và Triiodothyronine (chứa 3 nguyên tử iodine, ảnh hưởng đến năng lực và nhiệt năng cơ thể). Riêng Tuyến Phó Giáp khi bị tác động, tiết ra nội tiết tố Parathyroid hormone giúp quân bình chất vôi trong máu, tăng chất ion vôi (ionic calcium), giúp xương cứng cáp, ngừa được bệnh bướu cổ, tránh được sạn thận. Còn nếu tác động đến hệ thần kinh lưng (cột sống), làm người này lắc lư sống lưng, hoặc ngả tới, ngả lui. Tuy nhiên, khác hơn người lên đồng, lên bóng, trong lúc bị hoạt hóa như thế, người này vẫn tỉnh táo, biết rõ ràng động tác quây và lắc lư sống lưng, chớ không mê hay không biết gì như người lên đồng, lên bóng. Đồng thời sau khi xả Thiền, người này cảm thấy sảng khoái, tĩnh táo vì các chất acetycholine và norepinephrine được tiết ra, giúp tăng cường sức khỏe nội tạng, chớ không mệt mỏi như người lên đồng, lên bóng.

Chú ý: - Đối với vài người vừa mới dừng được vọng tưởng, trạng thái quây cổ hay quây sống lưng chỉ xảy ra 3 hoặc 4 lần thì chấm dứt, dù sau này ta muốn quây trở lạì, cũng không được, chứ không phải trạng thái quây kéo dài mãi. Tuy nhiên, để tránh tinh trạng bị hiểu lầm, khi rơi vào trạng thái quây này, vị đó nên kềm giữ thân mình cho thẳng đứng (không cho quây). Ngoài ra, nếu kềm không được, ta có thể phá trạng thái này bằng 1 trong 2 cách:

1) Xả Thiền, đi kinh hành trong vòng 5 phút, sau đó tiếp tục tọa Thiền. Nếu còn quây nữa, ta xả, tiếp tục kinh hành.

2) Nếu trạng thái quây vẫn còn, trước khi tọa Thiền và sau khi xả Thiền, ta áp dụng thở nội lực theo phương pháp Khí Công. Tác dụng lối thở này giúp ta gia tăng lượng dưỡng khí cho tế bào não và tăng cường điện tích dương cho não bộ. Bằng cách thứ hai, ta sẽ phá trạng thái quây hữu hiệu hơn cách đi kinh hành.

Hướng nhắm của chúng tôi là giúp các bạn sơ cơ có trình độ văn hóa cơ bản, có tinh thần khoa học, có óc thực tiễn, và suy luận hợp lý, biết rõ rằng trong Thiền Phật giáo không có hiện tượng thần bí, siêu hình hay ma quái ẩn tàng trong đó. Tất cả những sắc thái biểu hiện bên trong cơ thể người hành Thiền về tâm lý, sinh lý và những tiến trình tâm thức đều do sự hoạt hóa của tế bào não thông qua tiến trình động hay tịnh của Ý căn tạo ra. Khoa học gọi trạng thái đó là tác dụng sinh học.

Sống trong thời đại lý giải, dựa trên quan điểm thực nghiệm của khoa học, chúng tôi thấy cần thích nghi hóa sự giảng giải phương pháp tu Thiền của phương Đông, để người có kiến thức khoa học, nhưng chưa biết gì về Thiền, hiểu rõ ràng hơn về những biến động bên trong cơ thể, khi chúng ta rơi vào trạng thái dừng vọng tường. Chúng ta không nên hiểu một cách chung chung, đại khái, mù mờ, thiếu cơ sở khoa học vì như vậy dễ đưa đến tin nhảm nhí cho rằng ma nhập, quỉ nhập hay tiếp điển Thượng đế hoặc lên đồng, lên bóng khi những hiện tượng lạ xảy ra trên thân tâm, não bộ và tâm linh chúng ta.

Chúng ta không nên có thành kiến với khoa học, trái lại cần kết hợp với khoa học để hiểu rõ những vấn đề tâm linh trong Thiền một cách cụ thể hơn, ngõ hầu hoàn chỉnh ngành Thiền học phương Đông trước ngưỡng cửa thế kỷ 21. Các bạn sẽ gặp phần này trong Chương Hai và Chương Ba.

TRỢ HUẤN CỤ

Để hưóng dẫn rõ ràng từng bưóc dụng công, chúng tôi bố trí các pháp Thiền của H.T. Viện Chủ thành nhiều ĐỒ THỊ. Khi xem những dẫn giải trong ĐỒ THỊ, các bạn sẽ thấy rõ lời dạy của H.T. Viện Chủ cũng như tác dụng cụ thể các pháp đó như thế nào trong thân, tâm, não bộ, và tâm linh các bạn. Có nghĩa nếu thực hành đến nơi đến chốn, các bạn sẽ có kinh nghiệm như thế nào về những trạng thái biến động bên trong cơ thể các bạn đối với pháp do H.T. Viện Chủ chỉ dạy mà các bạn lựa chọn để thực hành. Chúng tôi xem sự thiết lập ĐỒ THỊ như là trợ huấn cụ trong học đường. Thí dụ, khi H.T. Viện Chủ nói vọng tưởng khởi ra từ pháp trần, chúng tôi sẽ mượn sự chứng minh của khoa học, trưng dẫn hình ảnh cùng những cơ chế khởi phát vọng tưởng nằm trong não bộ bằng cách thiết lập đồ thị mô tả pháp trần đó. Các bạn vừa biết rõ ý nghĩa những sắc thái pháp trần, vừa thấy rõ vị trí khởi phát pháp trần từ trong não bộ chúng ta. Khi đã nắm rõ cơ chế pháp trần, các bạn sẽ dễ dàng biết cách làm chủ chúng, Khi đã thật sự làm chủ chúng, chính các bạn làm chủ niệm khởi, lúc bấy giờ các bạn sẽ thực sự thành tựu pháp biết vọng, không theo một cách hoàn hảo. Vì làm chủ niệm khởi từ vùng pháp trần là điều khó khăn vô cùng, ngoài tầm kiểm soát của ý căn. Bởi vì những loại niệm khởi này, không phải do ta muốn khởi mà chính do quán tính động thâm căn cố đế của tế bào não từ các vùng ký ức dài hạn, ngắn hạn khởi ra. Chúng thường xuyên gây nhiễu loạn ta mỗi khi ta tọa Thiền, muốn tìm được phút giây yên lặng nội tâm. Ngoài ra các bạn cũng sẽ biết rõ vì sao H.T. Viện Chủ nói vọng tưởng không thật và những nghĩ tưởng kia thật sự không phải là mình nghĩ ! Bởi vì “MÌNH” trong trường hợp này chỉ là ý niệm của ngã giả (tạm lập để định danh chủ thể nghĩ tưởng, khi chúng ta chưa thông suốt quan điểm VÔ NGÃ do Đức Phật tuyên dạy về pháp VÔ NGÃ TƯỚNG, và khi chúng ta chưa thực sự kiến tánh). Vậy, khi chưa giác ngộ (vẫn còn là phàm phu) đương nhiên chúng ta phải mang bệnh chấp ngã : thấy mình thật, người thật; mình là số 1, mình là trung tâm vũ trụ; mình buồn, vui, giận hờn, ghen ghét, thù hận; mình nghĩ tưởng, mình đắm say dục lạc thế gian. Đó là cách nhìn phàm tục tất nhiên và rất thường tình của chúng sanh trong thiên hạ.

Đến khi chúng ta thật sự kiến tánh (có nghĩa giác ngộ), quan điểm nhị nguyên đâu còn sanh khởi trong nhận thức chúng ta. Trái lại, thế vào đó là sự hiện hữu của tánh giác hay sự hiện hữu của dòng biết bất nhị trong chân tâm chúng ta. Nơi đó đâu còn có ý niệm NGÃ/TA/ MÌNH xuất hiện nữa. Dù ta có muốn phủ định ngã chấp, cũng không thể phủ định được bởi vì trong trạng thái này đường ngôn ngữ đã bị cắt đứt mà người xưa quen gọi là “ngôn ngữ đạo đoạn” hay “cắt đứt sắn bìm” thì Ý Thức Phân Biệt và Tư Duy Nhị Biên không thể nào có mặt trong trường hợp này. Lúc bấy giờ chúng ta mói nhận ra những lời dạy của H.T. Viện Chủ rất đúng sự thật: cái suy nghĩ kia không phải là mình! Và ý niệm “mình” ở đây chỉ là giả lập danh xưng mà trong bước đầu, Ngài cảnh tỉnh chúng ta bằng cách đả phá bệnh chấp ngã vốn là một thứ bệnh thâm căn cố đế của chúng sanh từ trước thời Đức Phật hàng ngàn năm và cho đến hiện nay.

Nếu ngay nơi đây, chúng ta tiến hành dụng công, đạt được sự chủ động niệm khởì, bằng cách “bặt hết tất cả đường suy nghĩ” mà vẫn biết rõ ràng môi trường chung quanh, chúng ta sẽ phát hiện chân tâm và kiến tánh. Đồng thời hiểu rõ luôn tại sao H.T. Viện Chủ nói: “Chơn tâm là chỗ bặt suy nghĩ.” và “Càng suy nghĩ càng xa chơn lý. Thiền tông xưa nay trao truyền chỉ một chơn tâm.” Còn ngay nơi đây, chúng ta chưa nhận ra cốt lõi của “bặt suy nghĩ” (không biết thực chất bặt suy nghĩ là gì và không biết cách làm sao để đạt được bặt suy nghĩ), sẽ tiếp tục dụng công cho đến khi nào đạt được “bặt suy nghĩ”, ta sẽ nhận ra ý nghĩa chơn tâm là gì, và tại sao Thiền tông xưa nay chỉ trao truyền một chơn tâm ? Và chủ thể của chân tâm là gì ?

Cùng lúc đó, để cụ thể hóa pháp ngữ Thiền của H.T. Viện Chủ, chúng tôi tạm mượn sự khám phá của khoa học để đối chiếu pháp ngữ của Ngài, ngõ hầu giúp các bạn sơ cơ dễ nhận ra lời dạy bằng ẩn dụ của Ngài hơn. Thay vì xưa kia Ngài dùng ẩn dụ con trâu, ma, giặc, tên trộm, con khỉ thức để chỉ vọng tưởng, vọng tâm hay tâm sanh diệt, chúng tôi tạm trưng dẫn cơ chế Khu Dưới Đồi (Hypothalamus) bên trong giữa não để đối chiếu và chứng minh lời dạy bằng ẩn dụ của Ngài. Cho thấy bằng kiến thức trực giác, sự thấy của Ngài rất phù hợp với sự khám phá của khoa học khi Ngài mô tả những sắc thái của vọng tâm qua hình ảnh con trâu đen, con khỉ kêu chéo chéo, còn khoa học thì chỉ thẳng và đưa ra hình ảnh cụ thể về cơ chế và những chức năng của khu Dưới Đồi.

Ước mơ của chúng tôi là muốn mượn sự khám phá của khoa học về những cơ chế hoạt động bên trong não bộ con người để chứng minh thuật ngữ Phật pháp hay đối chiếu pháp Thiền của T.S. Thanh Từ; cho thấy rằng 2 nền khoa học ĐÔNG và TÂY cần bổ sung cho nhau để mục tiêu phụng sự nhân sinh hữu hiệu hơn, tích cực hơn. Đông phương tuy đi trưóc Tây phương, nhưng Đông phương nói được, làm được mà chỉ không được. Còn Tây phương chỉ được, nói được mà làm không được.

Với tinh thần khoa học và óc tiến bộ, chúng ta không nên cố chấp, bít cửa sự nhận thức cổ thời của Đông phương để “đóng khung tháp ngà kiến chấp”. Chúng ta cần “phóng mình ra cửa sổ” để thấy bầu trời Phật pháp bao la, rộng lớn, hơn là làm mọt sách kinh điển. Hơn nữa, qua tri kiến trực giác, H.T. Viện Chủ từng công bố: “Chủng ta sống trong thời đại khoa học, cần phải truyền bá Phật giáo thích ứng với chơn lý, gần với sự thật. Bản chất Phật giáo đã là chơn lý, là sự thật. Chúng ta đừng làm méo mó khiến kẻ bàng quan hiểu lầm Phật giáo.”

Hoặc Ngài cũng nói: “Thời đại chúng ta là thời đại khoa học thực nghiệm, ngôn từ của chúng ta cũng phải thích hợp với thời đại.”

Và Ngài cũng đã xác định: “Thiền là một khoa học thuộc về tâm linh.” Tri kiến trực giác này là một thực tại khách quan, rất phù hợp với luận lý khoa học. Nó cũng biểu hiện tinh thần khai phóng của một Thiền sư phương Đông muốn đạp tung cánh cửa “bế quan, tỏa cảng” truyền thống của Đông phương. (Hiện nay các nhà khoa học về thần kinh, về phân tâm hoc, về tâm lý học cũng như các nhà chữa bệnh bằng tâm lý học của thế giới Tây phương đều công nhận truyền thống chữa bệnh tâm thể đã có từ ngàn xưa trong kỹ thuât Thiền phương Đông. Và thế giới Tây phương đã bắt đầu mở ra những chương trình tìm hiểu những vấn đề “tại sao” trong Thiền học phương Đông.)

Dựa vào quan điểm trực giác nói trên của H.T. Viện Chủ, chúng tôi muốn mượn sự khám phá của khoa học Tây phương để đối chiếu và chứng minh những kinh nghiệm trong tiến trình dựng pháp Thiền của Ngài, cho thấy rằng lời diễn đạt của Ngài về Thiền pháp không phải là những dự đoán vô căn cứ mà là những chứng nghiệm của Ngài. Đồng thời nó cũng biểu lộ tư tưởng thiết tha với khoa học Tây phương, không giam giữ mình trong tháp ngà kiến chấp.

Với tinh thần mở rộng, chúng tôi thấy mình cần vượt qua quan điểm “đóng cửa” lỗi thời có truyền thống của Đông phương để đưa ra ánh sáng những tính chất thực tiễn và thiết thực pháp Thiền của T.S. Thanh Từ trong thế giới Thiền học Tây phương.

Thoạt đầu, các bạn sẽ ngỡ ngàng vì không quen lối kiến giải kỳ lạ của chúng tôi về pháp Thiền của Ngài khi thấy chúng tôi đối chiếu lời dạy và lời diễn đạt của Ngài qua những cơ chế, chức năng và cấu trúc não bộ cùng những chất nước hóa học trong mạng lưới tế bào thần kinh và trong hệ thống tuyến Nội tiết có tác dụng gây bệnh và chữa bệnh con người khi chúng ta bất an tâm hay đạt được Định v.v... Nhưng sau đó các bạn sẽ giải tỏa những mối nghi trong tâm khảm vì biết rằng Phật pháp không xa thế gian pháp. Thí dụ, khi Ngài nói: “Vọng tưởng là cáì động của tánh giác”, Là người sơ cơ, chắc chắn sẽ có nhiều vị khởi lên những mối nghi: “Tại sao vọng tưởng là cái động của tánh giác ?” “Vọng tưởng là gì, khởi ra từ đâu, cơ chế của vọng tưởng như thế nào?” “Tánh giác là gì, ở đâu ?” “Tại sao nó động lại tạo ra vọng tưởng ?” Hoặc khi Ngài nói: “Ngồi Thiền đúng pháp sẽ đem lại cho thân chúng ta sự điều hòa khỏe mạnh, da dẻ tươi tốt, ít sanh bệnh hoạn.” Là người sơ cơ, có tình thần khoa học, chắc chắn chúng ta muốn hiểu rõ những ẩn số trong bí quyết ngồi Thiền mà Ngài đã mô tả.

Tác dụng Đồ Thị sẽ giúp các bạn giải tỏa những mối nghi kể trên. Đó là chúng tôi muốn làm sáng tỏ pháp Thiền của H.T. Viện Chủ trong bây giờ và trong mai sau. Nhưng trọng tâm, chúng tôi muốn giúp các bạn sơ cơ có kiến thức khoa học — chưa quen thuật ngữ Thiền — tiếp thu lời dạy của H.T. Viện Chủ dễ dàng hơn và đầy đủ niềm tin hơn, Các bạn sẽ không thắc mắc về những ẩn dụ con khỉ, con ma, con trâu, tên trộm khi H.T. Viện Chủ dùng để chỉ vọng tưởng, vọng tâm, vì chúng ta biết rằng ẩn dụ này tương xứng với chức năng của Khu Dưới Đồi. Mặt khác, chúng ta còn biết rõ thêm những chức năng đặc biệt khác của Khu Dưới Đồi khi nó không tiếp thu những “sóng nghĩ tưởng” từ ý căn, ta sẽ rơi vào Định và trạng thái Định này sẽ tạo ra tác dụng sinh học. Từ Khu Dưới Đồi sẽ tác động dây chuyền đến các tuyến nội tiết... giúp cho thân được khỏe mạnh, tâm (vọng tâm) được chuyển hóa và đặc biệt nhất là nó chữa được những thứ bệnh tâm thể. Từ đó chúng ta mới biết rõ những vấn đề then chốt của Định liên hệ đến các thành phần trong cấu trúc não bộ, và biết rõ tại sao tu Thiền mà chữa được nhiều thứ bệnh do tâm bất an của mình gây ra. Chúng ta không còn mù mờ về Thiền học phương Đông với những tác dụng sinh học bên trong cơ thể chúng ta. Để rồi sau này, nếu có điều kiện hướng dẫn lại người Tây phương, chúng ta sẽ chỉ thẳng những vị ấy mà không làm cho họ lúng túng, hoài nghi về những lý luận ẩn dụ bình dân của Đông phương. Hoặc chúng ta sẽ giải thích được những tác dụng sinh học bên trong não bộ và cơ thể con người khi người ấy rơi vào những tiến trình Định, giúp cơ thể chữa trị bệnh tâm thể. Vì với người Tây phương, họ vốn có sẵn trình độ văn hóa cơ bản, có truyền thống khoa học khác hơn người Đông phương nên họ không xa lạ về những thuật ngữ khoa học liên hệ đến các chức năng của não bộ, thân, tâm và tâm linh, khi chúng ta đối chiếu pháp ngữ của H.T. Viện Chủ qua những chức năng não bộ.

Ngoài ra, chúng tôi còn tiến xa thêm một chút là chỉ rõ phương hướng thực hành để các bạn biết cách làm sao cho tánh giác không động mà vẫn thường biết rõ ràng ! Chính vì thế, với các bạn tân Thiền sinh có tinh thần khoa học, chúng tôi xem Đồ Thị như trợ huấn cụ, có tác dụng giúp các bạn hiểu rõ pháp Thiền của H.T. Viện Chủ và biết cách thực hành đến nơi rốt ráo. Lâu nay chúng ta học Phật pháp chỉ biết Phật pháp bằng cách hình dung hay tưởng tượng hoặc tự ngầm hiểu chớ không không biết một cách cụ thể những sắc thái của tâm thức và không biết những tiến trình hình thành tâm thức của chúng ta ra sao trong não bộ con người. Chúng ta cứ nghĩ rằng: 1) não là vật chất, tâm là tinh thần, do đó dứt khoát tâm không ở trong não; 2) khi con người chết, não không thể ra khỏi xác thân để đi vào lục đạo, chỉ có tâm đi vào lục đạo vì tâm không hình tướng.

Trong lúc đó chúng ta quên bẵng những sắc thái biểu hiện tình cảm con người qua cử chỉ tay chân, ánh mắt, nụ cười, sắc mặt, âm thanh và chữ viết đều do chức năng của não nương theo lệnh của tâm để phát ra hành động từ thân/khẩu/ý như suy nghĩ, nói năng, đi đứng. Chúng ta cũng không hề nghĩ ra rằng não là nơi mà tâm đã gá nương trong đó để điều động 3 nghiệp: thân/khẩu ý vốn do chức năng của não phụ trách bởi vi nếu không có tâm, làm sao não triển khai được thân/khẩu/ý ? Tuy nhiên, chúng ta cũng không còn tin như trước đây chúng ta hằng tin theo truyền thống rằng tâm ở trong trái tim như người Hy Lạp và Trung Hoa cổ thời đã tin, đã nghĩ như vậy, vì hiện nay khoa học đã có cách thay tim mà tâm của người bị thay vẫn không thay đổi. Điều này chứng minh rằng suy nghĩ của người xưa rằng Trái Tim là Tâm, hoàn toàn sai. Trái lại chúng ta cũng không dám khẳng định tâm ở ngoài thân vì Đức Phật đã từng mô tả sắc, thọ, tưởng, hành, thức đều ở trong xác thân này, Mà thọ, tưởng, hành, thức là gì ? Có phải là những tiến trình biểu hiện hay hình thành những trạng thái của tâm hay không ? Và trong kinh Rohitassa, mở đầu bài pháp nói về Tứ Diệu Đế, Đức Phật cũng đã khẳng định tri giác và tư tưởng không ở ngoài tấm thân dài một trượng này ! Mà tri giác và tư tưởng là gì ? Có phải là 2 sắc thái của tâm không ? Như vậy, nếu cho rằng tâm ở ngoài thân thì vô tình chúng ta quan niệm trái với giáo huấn của Đức Phật. Nhưng chúng ta cũng không tin hẳn rằng tâm ờ trong thân vì chúng ta đã bị hun đúc tư tưởng cổ thời cho rằng thân là vật chất, có hình tướng, còn tâm là tinh thần, không hình tướng. Từ đó, chúng ta tự tạo sự bế tắc cho chúng ta: không biết tâm thực sự ở đâu. Chúng ta không hề nghĩ như các nhà khoa học từ thế kỷ 18 và hiện nay đã khẳng định tâm con người biểu hiện dưới dạng điện tử (Lugi Galvani [1737- 1798], nhà sinh lý học người Ý đã khám phá ra điện thú vật đầu tiên.). Giống như năng lực điện được biểu hiện qua ánh sáng đèn điện và những sự truyền thông khác nhau bằng năng lực điện tử như Fax, điện thoại và vô tuyến điều khiển các vệ tinh... Từ đó chúng ta thấy Phật pháp, thấy Thiền quá cao siêu, ngoài tầm hiểu biết chúng ta, chỉ vì chúng ta không chấp nhận năng lực điện tử mà chúng ta vốn sở hữu trong xác thân tứ đại của chúng ta. Vô tình chúng ta biểu lộ khuynh hướng siêu hình, duy tâm cực đoan mà chúng ta không hay.

Chúng tôi tuy không may mắn được học nhiều với H.T. Viện Chủ, trái lại đã may mắn đủ duyên để nghiền ngẫm và ứng dụng pháp cùa Ngài nên nếm được hương vị pháp bảo đó, và rút ra được những bài học quí báu. Chúng tôi thấy cần chia sẻ hương vị pháp bảo đó cùng các bạn sơ cơ bằng cách luận giải pháp Thiền của Ngài dưới dạng khoa học, trưng bày ra hết những tính chất kỳ đặc pháp bảo đó, giúp các bạn sơ cơ có tinh thần khoa học, có óc thực tiễn, nắm rõ các pháp của Ngài để vừa thu ngắn thời gian dụng công vừa đi thẳng vào nội tâm như Tổ Đạt Ma đã nói: “Trực chỉ nhơn tâm” mà không phí sức mò mẫm (vô ích) như chúng tôi đã từng đi trong đường hầm tăm tối của 19 năm trước đây !

Hơn nữa, thời đại chúng ta là thời đại khoa học, ngôn từ của chúng ta cần phải thích hợp với thời đại (như H.T. Viện Chủ từng dạy chúng ta như thế). Vì thế, trên việc viết luận, chúng tôi đã dựa vào 3 nguyên tắc cơ bản có truyền thống trong Phật giáo: Hiện Lượng, Tỷ Lượng và Thánh Ngôn Lượng.

Sử dụng khoa học hay nhận thức thời đại để chứng minh giáo pháp trên một phạm vi nào đó, là Hiện Lượng. Vận dụng sự biện chứng, so sánh, đối chiếu để giải thích hay chứng minh giáo pháp là Tỷ Lượng. Và tất cả những sự chứng minh, đối chiếu nói trên phải không xa rời kinh điển, không mâu thuẫn với lời Phật và Tổ dạy, đó là Thánh ngôn lượng.

Tuy nhiên, sự nhiệt tâm này có lẽ sẽ không tránh khỏi những “kết án” của những vị còn mang nặng “kiến chấp bảo thủ”, do thiếu kiến thức khoa học, cho rằng luận giải của chúng tôi là tà đạo, vì khác với những luận giải từ trước đến nay trong Thiền Phật giáo. Giống như cách đây hơn 350 năm, Galileo Galilei (1564-1642), nhà vật lý học, thiên văn học, triết học và phát minh người Ý, đã từng bảo vệ sự chứng minh của mình rằng Mặt Trời là một trung tâm bất động, không chạy vòng quanh Quả Đất, mà Quả Đất Xoay Quanh Mặt Trời, Quả Đất Không Phải Là Trung Tâm Vũ Trụ qua tác phẩm Dialogue on the Two Chief World Systems, xuất bản vào năm 1632 tại Florence. Kết quả ông đã bị Tòa Thánh La Mã kết án quản thúc tại gia ở Arcetri vào tháng 12 năm 1633 cho đến khi ông mù mắt và chết vào 8/1/1642, mà ông vẫn không chịu rút lại lời công bố trái ngược với Tòa Thánh La Mã ; chỉ vì chân lý là chân lý !... Thà chết chớ không nói sai sự thật!

SỰ LIÊN QUAN MẬT THlỂT GIỮA
NÃO BỘ, TÂM, THÂN, VÀ TÂM LINH

1. Thân người là quí.- Với sự khám phá của khoa học hiện đại, chứng minh rằng Tim không phải là cơ chế hoạt động của Tâm như người Hy Lạp và người Trung Hoa cổ thời đã tin và nghĩ như vậy, mà não bộ với trên 17 tỷ tế bào não (neurons) mới thực sự là cơ chế hoạt động của Tâm (vọng tâm). Tâm đã “gá nương” não để biểu hiện những sắc thái từ đần độn đến siêu phàm (từ phàm đến thánh). Không có não, dứt khoát các sắc thái tâm không được biểu hiện qua hành động, ngôn ngữ, cử chỉ, ánh mắt, sắc mặt mang những tính chất từ mầu nhiệm, cao cả, thanh tịnh, tự tại, từ bi đến bình dân, mộc mạc, hung bạo, bần tiện, lăng xăng, rối rấm...

Những đặc tính giác ngộ hay vô minh của chúng sanh cũng từ những cơ chế của não mà tâm gá nương trong đó. Tâm không thể tự giác ngộ nếu không có những chức năng của não. Bởi vì nếu tâm thực sự tự nó đạt được giác ngộ thì Đức Phật đâu cần tái sanh trong nhiều kiếp, mang thân người để tu ? Nhưng não cũng không thể tự giác ngộ nếu không có chức năng của tâm biết khai thác tiềm năng của não ! Vì vậy, tiềm năng giác ngộ tuy vốn có sẵn trong mỗi chúng sanh, nhưng nếu không có cơ chế não bộ thì tiềm năng kia không thể biểu lộ ra được. Ngược lại dù tiềm năng giác ngộ đó xem như có sẵn trong cơ chế não, nhưng nếu tâm không biết cách khai thác, tiềm năng đó cũng đành mai một. Vì thế, tâm cần có não và não cũng cần tâm mới phát huy được những mức độ giác ngộ từ trong sự tương quan giữa 2 cơ chế não và tâm. Ta không thể lấy não, bỏ tâm, cũng không thể chỉ chú trọng đến tâm quên não. Chính vì thế, được sanh làm thân người mới thật quí báu, vì có mang thân người mới có bộ não người. Nếu không có bộ não người làm sao ta có khả năng dụng công tiến đến giác ngộ tối hậu, phát huy được tâm linh ?

Con chó tuy có phật tánh (vì nó là 1 chúng sinh), nhưng chó chỉ có tâm chó, hạnh chó, não chó chớ không có tâm người, não người, hành động như người, nên phật tánh không thể triển khai trong xác thân chó của nó, Tuy nhiên, dù có não người, tâm người, hành động người, nếu tâm chất chứa đầy gian ác, hung bạo như lang sói, ngu si quá mức như trâu bò, ta cũng không thể phát huy được tiềm năng giác ngộ. Ngược lại, nếu có đầy đủ tâm từ, tâm bi, tâm hỷ, tâm xả mà thiếu miên mật dụng công hay dụng công không đúng phương pháp, cuối cùng ta cũng không làm sao phát huy được phật tánh, và thoát ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.

Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhatta) cũng nhờ mang thân người và với tri giác cùng tư tưởng ở trong chính xác thân này, Ngài mới dụng công đến mức giác ngộ và giải thoát tối hậu, trở thành vị Phật (Buddha). Chính trong kinh Rohitassa, Đức Phật (trả lời câu hỏi của vị Phạm Thiên tên Rohitassa về sự chấm dứt sự hiện hữu của thế gian. Ở đây, danh từ “thế gian” được Đức Phật áp dụng chỉ cho sự KHỔ.) đã khẳng định rằng nguồn gốc của đau khổ, sự chấm dứt đau khổ và con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ, không ngoài xác thân dài một trượng này. Ngài nói: “Trong chính xác thân dài một trượng này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian” Và Đức Phật cũng nói: “Chính tâm dẫn dắt thế gian, chính tâm lôi kéo thế gian. Và tất cả mọi người đều làm chủ tâm.”

Các vị đại đệ tử của Đức Phật cùng chư Tổ cũng nhờ mang thân người mà triển khai hết giáo nghĩa Phật pháp, thông qua sự chứng ngộ của mình. Điều này cho thấy giác ngộ là một tiến trình được hình thành dựa trên những nấc thang giá trị của sự dụng công, chớ không phải giác ngộ là một mô thức được đóng khung sẵn trong não bộ hay trong tâm con người, rồi bây giờ ta cứ lấy ra như lấy món đồ trong ngăn kéo ! Do đó, phật tánh tuy có sẵn trong mỗi chúng sanh, nhưng không phải bất kỳ chúng sanh nào cũng bật tung được “phật tánh” từ trong tâm hay từ trong não của chính mình. Vì vậy, tiềm năng giác ngộ (phật tánh) thật sự là một tiến trình được hình thành qua quá trình dụng công (khổ công tu và hành) của Thiền gia. Nếu không nỗ lực dụng công và dụng công không đúng phương hướng, ta cũng không làm sao bật tung được phật tánh từ trong tâm hay não của mình.

Cũng như Einstein (1879-1955) không thể nào trở thành nhà bác học về Vật lý nếu ông không được Hermann Minkowski hướng dẫn tại Viện Kỹ Thuật ở Zurich, Thụy Sĩ từ năm 1898. Nhưng trái lại, dù là thầy dạy Einstein, nhưng Hermann Minkowski chỉ là ông thầy dạy toán chớ không thể trở thành nhà bác học khám phá ra những định luật mới về vật lý như Einstein vì tiến trình phát triển tâm và não của Einstein có cơ hội phát triển tối đa hơn thầy của ông.

Cũng vậy, đạo sĩ Gotama cũng từng có 2 vị thầy dạy đạo, nhưng bằng phương thức cùa 2 vị đó, không giúp Ngài đến chỗ sáng đạo cùng tột, trở thành vị Phật lịch sử. Ngài phải tìm phương hướng riêng để đi đến mục tiêu tối hậu. Vì thế, không nên chủ quan cho rằng tất cả chúng sanh đều có phật tánh rồi ngồi đó chờ cho phật tánh xuất hiện như chờ sung rụng ! Phải có thân người, tâm người, não người, hành động trong tình trạng bình thường và biết cách dụng công, phật tánh (tiềm năng giác ngộ) kia mới hiển lộ được.

Cho nên chỉ có thân người mới thật sự quí. Vì có thân người, ta mới đủ điều kiện nương theo Phật pháp để dụng công, tiến đến giác ngộ, phát triển được tâm linh, đạt được giải thoát ngay trong đời này. Chớ không phải có thân người để đắm say dục lạc thế gian, tranh giành những mục tiêu hão huyền, tạo ra muôn điều phiền não, khổ đau cho mình, cho người; suốt ngày cứ rơi trong phải/trái, (=thị phi), ngồi lê đôi mách, nói hành, nói tỏi kẻ khác; làm cho 3 nghiệp (thân, khẩu, ý) luôn luôn rơi trong thiện/ác, chánh/tà, phải/trái. Như thế làm sao nghiêm trì giới luật ? Vì còn phải/trái là còn 2 bên, còn thiên lệch, còn nhận định méo mó theo tình cảm. Làm sao dừng được tâm lãng xăng ? Vì ta luôn luôn động niệm để bênh vực một quan điểm mà ta cho rằng đúng để hạ một quan điểm khác mà ta cho rằng sai. Làm sao phát triển được tâm linh, tiến đến giải thoát ? Vì tâm ta luôn luôn loạn động, chạy theo ngoại cảnh, không lúc nào dừng lại để rơi vào trạng thái Định.

Do đó, tái sinh mang thân người là điều vô cùng quí báu, vì chúng ta có cơ hội tu học, có cơ hội tọa thiền, rồi thông qua sức định kiên cố — mà chúng ta sẽ đạt được — để đào thải tập khí, tiến đến giải phóng tâm linh, phát huy phật tánh.

2. Não là dụng cụ và cũng là cơ chế giác ngộ của Tâm.- Trong thế giới loài người, nếu não không còn nguyên vẹn, tâm chẳng biểu lộ được những sắc thái bình thường và siêu nhiên của nó. Tâm dù muốn bình thường; nhưng não không bình thường, bị hư hỏng nơi nào đó, tâm cũng bị ảnh hưởng theo. Chính vì vậy, khi não bị tổn thương, tâm cũng bị thương tổn theo vì não tạo ra sự khuyết tật cho thân do đó tâm cũng bị khuyết tật theo. Không phải tay, chân, đầu, mặt, miệng, mắt của thân muốn méo, lệch, co quắp, chống gậy, ngồi xe lăn mà chỉ vì dây thân kinh não bị đứt hay bị tổn thương nên tâm cũng đành chung số phận khuyết tật như thân. Tâm tuy biết những cử chỉ quái dị của mình, nhưng tâm không làm sao điều phục được thân để đừng có cử chỉ quái dị. Đôi lúc não tổn thương quá nặng đưa đến thân tê liệt, bại xụi hay hôn mê, tâm cũng không làm sao bừng sáng, năng động, giác ngộ, trái lại đành chung số phận với thân. Cho nên, không thể nói tâm không hình tướng rồi tâm không khổ đau, không ngu muội do não gây ra vì tâm ở ngoài não. Đây là điều quá sai lầm ! Nếu tâm ở ngoài não, vậy tâm ở đâu ? Trong trái tim chăng ? Trong đôi mắt chăng ? Trong 2 cánh tay chăng ? Trong miệng chăng ? Và nếu tâm ở ngoài não tại sao tâm không tự giác ngộ khi não bị tổn thương? Đây là điều mà người trí cần xét lại.

Tuy nhiên, cũng không thể một bề chú trọng đến não mà quên tâm. Trái lại phải thấy rằng, não thực sự là dụng cụ của tâm vì não vốn sở hữu nhiều trung tâm với những năng lực bẩm sinh siêu phàm, kỳ diệu mà tâm “khai thác” được. Khi não không còn nguyên vẹn, làm sao tâm phát triển những tính chất sáng tạo kỳ đặc của nó ? Làm sao tâm biểu hiện những sắc thái trùm khắp của nó ? Đến đây, tâm dù biết mình vốn sở hữu phật tánh, nhưng cũng đành để cho phật tánh kia nằm im đâu đó, Cũng vậy, ta không thể bảo một người mang bệnh tâm thần phải sống trong trạng thái bình thường như mọi người bình thường, dù người đó vẫn có tâm, có thân như ta. Vì vậy, khi não còn nguyên vẹn, ta cần biết rằng não là dụng cụ và cũng là cơ chế giác ngộ của tâm. Tâm phải sáng suốt bảo quản não cho thật tốt. Nếu não bị hư hỏng vì những hậu quả đam mê của tâm qua rượu chè, hút xách, sắc dục, tâm sẽ không khai thác được những tiềm năng kỳ đặc và siêu phàm của nó, trái lại tâm cũng bị què quặt, khờ khạo và tạo ra nhiều tội ác, khổ đau cho thân.

3. Não là ngôi nhà tạm trú và cũng là nơi để Tâm tiến đến giải thoát.- Ta không thể chủ quan cho rằng tâm đóng vai trò quan trọng trong mọi lãnh vực mà quên đến vai trò của não giúp tâm hoàn tất hạnh nguyện của mình. Bởi vì không có não, tâm sẽ ở đâu ? Tâm làm được gì ? Tâm làm sao phát huy tài năng mình ? Tâm làm sao tu học để tiến đến giải thoát ? phát triển tâm linh ?... Tâm sẽ hoàn toàn bất lực, nếu tâm không có não làm nơi nương tựa vừa để tu học vừa phát triển thiên tài và vừa tiến đến giải thoát. Thật sư, não tuy chỉ bằng một nắm tay, nặng không quá 1,400 grams (đối với người lớn), nhưng não có hơn 17 tỷ “chúng sanh”, đó là neurons (tế bào não). Chức năng của những chúng sanh này rất vi diệu. Một khi tâm biết khai thác tiềm năng siêu phàm của chúng thì không có công trình nào mà tâm không thực hiện được. Đức Phật và các đấng Giáo chủ của các tôn giáo lớn trên thế giới đã để lại lời dạy quí báu được ghi trong các loại kinh điển, hiện còn lưu lại hậu thế đều do sức phát biểu của tâm linh những vị đó thông qua những cơ chế của não. Các công trình vĩ đại như đi ra ngoài không gian, lên mặt trăng, xuống đáy biển, khảo sát các hành tinh khác, vẽ họa hệ thống thái dương hệ, xây dựng các kỳ quan thế giới cũng đều do não của các nhà thông thái, các nhà bác học lập ra. Những thần thông kỳ diệu, những sự hiểu biết hay nhìn thấy vượt qua thời gian và không gian (Extra-sensory perception=ESP) mà người xưa quen gọi là “tâm trùm khắp”, những khả năng đọc được tư tưởng người khác cũng không ngoài chức năng não bộ. Nhưng, não bộ tự nó chỉ là một khối vật chất, tuy những năng lực siêu phàm được triển khai từ nơi nó, trái lại nếu không có tâm ở trong đó, biết cách vận dụng những hợp lực (resultant forces) của nó, não kia cũng không làm sao tự nó phát triển được những thiên tài, biểu lộ những mức độ “nhìn thấy” trước thời gian và vượt qua không gian. Do đó, não là ngôi nhà tạm trú của tâm và cũng là nơi để tâm phát triển tâm linh đến mức tối đa. Tuy nhiên, nếu tâm không được giáo hóa, không được tiếp thu pháp bảo, không biết cách thực hành Thiền Định, tâm cũng có khả năng làm cho ngôi “nhà tạm trú” bị hư hỏng, đổ nát. Đó là lúc tâm đắm say dục lạc thế gian, mê mờ trong danh lợi; say sưa trong rượu chè; nghiện ngập trong hút xách; đắm chìm trong hoan lạc... Suốt ngày tâm cứ huân tập những thói hư tật xấu cho não (không còn nghiêm trì giới luật), một ngày nào đó, não sẽ hư hỏng, thân cũng bệ rạc : mất hết năng lực trí nhớ; không còn sáng suốt, bén nhạy, linh hoạt; đưa đến si mê, cuồng loạn, mất hết tư cách cùa người chuyên tu Thiền.

Vì vậy, với tinh thần khoa học, trong việc dụng công tu Thiền ta cần có cách nhìn mới, biết rõ rằng não là ngôi “nhà tạm trú” của tâm, là nơi mà tâm có thể khai thác và phát huy tiềm năng giác ngộ và giải thoát. Nếu cứ một bề cho rằng não là vật chất, có hình tướng, còn tâm không phải là vật chất, không có hình tướng nên tâm không ở trong não, ta sẽ không làm sao khai thác được “bộ máy giác ngộ” của não. Cuối cùng, nếu mang danh nghĩa tu Thiền, ta cũng chỉ là “kẻ đếm bò”, tuy đếm được nhiều bò, nhưng là bò của người khác.

chieclavotinh
01-17-2021, 01:58 AM
4. Ảnh hưởng tương tác giữa Não, Tâm và Thân.- Khi não bị hư hỏng tại một định khu nào, tâm và thân liền bị ảnh hưởng theo, như trường hợp những người bị tai biến mạch máu não đưa đến liệt nửa chi cơ thể, tâm liền mất sức linh hoạt, bén nhạy, bình thường ; đôi lúc trở nên ngây thơ, đần độn. Hoặc khi não căng thẳng, do tâm suy tính quá nhiều làm cho não hoạt động quá sức, đưa đến thân mệt mỏi, dã dượi và tâm mất vẻ bình thường : dễ giận, dễ chán, dễ có những hành động ngu si, xuẩn động. Khi tâm yên lặng, não được thư giản, thân liền thoải mái, khỏe mạnh. Khi tâm định, não liền bị hoạt hóa, giúp cho thân khỏe mạnh, hồng hào, trong sáng, da dẽ và trí tuệ phát triển. Khi tâm không được thu nhiếp: cứ chạy đông, chạy tây, bày mưu tính kế, phá hại lẫn nhau đưa đến thân đau ốm, da mặt xám xịt, trí tuệ đần độn, vô minh dày đặc, mất vẻ bình thường của người tu Thiền (tu sĩ hoặc cư sĩ). Khi tâm lo âu, sợ hải, chán nản đưa đến não bị rối loạn, thân bệ rạc. Và nếu tâm rối loạn cùng cực, xúc cảm tột độ, thần kinh não liền tác động đến Khu Dưới Đồi (Hypothalamus), rồi từ Dưới Đồi tác động đến hệ thống tuyến Nội tiết làm hệ thống này tiết ra nội tiết tố có tác dụng gây bệnh cho ngũ tạng. Nào loét bao tử, nào tiểu đường, nào rối loạn nhịp tim, co thắt động mạch vành tim, huyết áp cao... Toàn bộ những trạng thái đau ốm này sẽ truyền hết lên não bộ. Nơi đây, tâm sẽ cảm nhận những trạng thái đau đớn cùa thân. Đây gọi là hồi đáp (feedback): Từ sự chấp trước (ngã chấp, kiến chấp, pháp chấp) của tâm, tạo ra bệnh cho thân, cuối cùng tâm lãnh hậu quả đau đớn và lo âu ! Đây là những ảnh hưởng tương tác giữa Não, Tâm và Thân.

5. Não là Căn của Tâm.- Khi toàn bộ tế bào não thực sự chết, dòng tâm thức con người liền thoát ra khỏi cơ chế não để có mặt trong một cơ chế não bộ khác hay trong một thế giới khác của chúng sanh khác không có não. Do đó, với con người, ta có thể xem não là căn của tâm hay căn của tư tưởng. Bởi vì không có não làm sao tâm biểu lộ được những sắc thái tâm lý hay mức giác ngộ của nó qua thân, khẩu, ý ? Ai biết được tâm có tự tại, có an định hay không khi một trong 8 ngọn gió thế gian thổi đến nó ? Nếu chỉ một “ngọn gió thị phi” nhẹ thổi đến mà tam bành, lục tặc nổi lên, thân và khẩu phát ra bừa bãi: quơ tay, múa chân, la, hét ỏm tỏi, gậy gộc xuống đường; tuyên ngôn, tuyên cáo phổ biến khắp nơi, thì ta đo lường được mức độ sân của tâm như thế nào. Bởi vì xung lực não sở dĩ được phát ra là do tâm cho dữ kiện. Nếu tâm cho dữ kiện sân, não bộ sẽ phát ra sân, tức thì miệng sẽ phát biểu theo miệng, thân sẽ bộc lộ cử chỉ theo thân: nào tay, nào chân, nào sắc mặt đồng loạt nói lên trạng thái sân đó như thế nào. Cũng vậy, nếu tâm cho dữ kiện ôn hòa, não sẽ phát ra lời lẽ ôn hòa, từ tốn, cử chỉ nhẹ nhàng, khoan thai, sắc mặt vui tươi. Do đó, khi biển tâm hoàn toàn yên lặng trước bất cứ ngọn gió nào của thế gian, đây chính là lúc sóng thức của não hoàn toàn yên lặng, không động; ba nghiệp tham, sân, si sẽ không có điều kiện khởi ra để huân tập vào tế bào não; từ đó, độc tố từ màng khớp thần kinh cũng không tiết ra, làm cho thân không bị mắc bệnh tâm thể. Vì vậy ta có thể xem não là CĂN của TÂM hay căn của tư tưởng. Không có não, dứt khoát thế giới loài người không thể hiện hữu với những công trình vĩ đại như hiện nay trên quả đất. Không có não, sự giác ngộ cũng không thể có, vì tâm gá nương vào đâu để dụng công, đạt được giác ngộ ? Do đó những tư tưởng vĩ đại của các bậc thánh nhân cũng không làm sao truyền lại cho hậu thế ở cõi ta bà này.

6. Tâm là chủ nhưng lệ thuộc vào não và thân.- Với tinh thần khoa học, với óc thực tiễn, chúng ta không thể nào chỉ biết có tâm mà quên đến chức năng của não và vai trò của thân. Chính vì thế, khi thiết lập ĐỒ THỊ, chúng tôi đã trưng dẫn những cơ chế và chức năng của não, những vai trò của não liên hệ đến thân qua hệ thống Tuyến Nội tiết và thần kinh Tự quản. Cho thấy rằng, tâm không có não thì tâm ấy không phải là tâm của chúng sanh thuộc thế giới hữu hình. Và thân không có não lành mạnh, thân cũng không hoạt động được bình thường, đưa đến tâm cũng không bình thường. Vì vậy, tâm không thể ở ngoài não, tâm cũng không thể ở trong trái tim mà tâm thực sự ở trong não. Tuy não là vật chất, tâm là tinh thần; não có hình tướng, tâm không hình tướng, nhưng không phải vì thế mà tâm không truyền đạt được những mức độ cảm nghĩ, tình cảm, tư tưởng của nó. Trái lại, tâm biểu lộ những sắc thái của nó dưới dạng điện tử trong cơ chế não, rồi từ cơ chế não, sắc thái của tâm được cụ thể hóa qua tay chân, đầu mặt, ánh mắt, nụ cười và ngôn ngữ (lời nói và chữ viết). Não tuy nhỏ bé, trái lại chứa những năng lực phi thường, vĩ đại. Nhưng nếu không có tâm gá vào, não cũng trở thành vô dụng. Vì thế, tâm vẫn là chủ của não và thân. Tuy nhiên, dù là chủ nhưng tâm vẫn lệ thưộc vào não và vào thân vì tâm bị “nhốt” trong cơ chế não. Do đó, mỗi khi não bị bệnh, thân khuyết tật, tâm cũng bị bệnh và khuyết tật như thân và não. Thân đau đớn, tâm cũng đau đớn. Thân đói, lạnh, tâm cũng đói lạnh. Thân bị tù tội, giam cầm, tâm cũng bị ảnh hưởng theo thân về những cảnh tù tội, giam cầm. Tâm không thể thoát ra khỏi thân để tránh những liên lụy với thân. Tâm chỉ có thể thoát ra khỏi thân, khi mạng căn của thân chấm dứt, hoặc khi tâm quyết định quyên sinh. Chứ nếu thân còn sống, tâm vẫn bị “nhốt” trong thân. Và khi tập khí/lậu hoặc còn dẫy đầy trong toàn bộ cơ chế tế bào não, tâm không thể nào giúp cho thân được lành mạnh, bình thường vì tâm bị sức đam mê (bệnh ghiền) của tế bào não ràng buộc, thúc ép, bắt buộc tâm phải phác họa chương trình, kế hoạch để thỏa mản những đòi hỏi của tế bào não. Từ đó nghiệp thiện hoặc ác lại trổ sanh đưa đến những hậu quả tốt hoặc xấu cho thân trên 2 mặt: khỏe mạnh/bệnh tật và tiếng tốt/tiếng xấu. Khi thân không khỏe mạnh, (vọng) tâm cũng yếu đuối, bệ rạc, từ đó chân tâm không thể nào phát triển được tiềm năng giác ngộ; giải thoát cũng không làm sao xuất hiện được trong thân đau ốm của Thiền gia. Do đó, tập khí /lậu hoặc chính là nhân tố luân hồi, sinh tử. Chỉ có tâm định kiên cố mới giải đáp được bài toán giải phóng tâm linh !

Trên đây là những điều cơ bản liên quan giữa 4 cơ chế Thân, Tâm, Não bộ và Tâm linh, chúng tôi phác họa đại cương để quí vị sơ cơ có chút khái niệm rõ ràng, ngõ hầu dễ dàng tiếp thu luận giải của chúng tôi về pháp Thiền của H.T. Viện Chủ trong các Đồ Thị.

KẾT HỢP ĐÔNG VÀ TÂY

1.- Ba nguyên tắc cổ thời có truyền thống tu tập trong Thiền Phật giáo phương Đông gồm Điều Tâm, Điều Tức và Điều Thân là những kỹ thuật rèn luyện tâm linh rất khoa học. Chúng không thể tách rời nhau được. Thông qua những tiến trình Định, thân, tâm và hơi thở đã tương tác lẫn nhau, tạo ra những phản ứng sinh học bên trong cơ thể và toàn bộ tế bào não (neurons). Từ những phản ứng của tế bào não, tác động đến Khu Dưới Đồi (trung tâm tâm tư, tình cảm), đến tuyến Yên, đến hệ thống tuyến Nội tiết và hệ thống Thần kinh Tự quản, các tuyến đó liền tiết ra các chất nước hóa học giúp cơ thể quân bình, khỏe mạnh, ngăn ngừa hay chữa trị ốm đau bệnh tật và phát triển trí vô sư. Từ Đức Phật Thích Ca đến chư Tổ Thiền Tông đều áp dụng kỹ thuật “3 Điều” nói trên. Ngày nay, dưới sự chỉ dạy của H.T. Viện Chủ, chúng ta cũng đi theo con đường đó. Trong hướng đi mới, chúng tôi muốn mượn sự chứng minh của khoa học Tây phương để làm sáng tỏ kỹ thuật cơ bản Thiền học Đông phương là Điều Thân, Điều Tức và Điều Tâm mà H.T. Viện Chủ đã dung hợp tài tình 3 hệ Thiền Nguyên Thủy, Đại Thừa và Thiền Tông để dạy chúng ta. Thí dụ, tại sao khi áp dung những phương thức thở đếm (sổ tức), chúng ta quân bình được nhịp tim ? Lắng động được tâm tư, tình cảm ? Mắt xích nào trong cơ chế hô hấp đã tạo nên ? Và tại sao khi rơi vào trạng thái vô niệm là quá trình thiếu dưỡng khí mà cơ thể thiền gia hồng hào ? Cũng như tại sao H.T. Viện Chủ dạy chúng ta tọa Thiền đúng pháp và nhấn mạnh: “Tọa Thiền có nhiều lợi ích”, trong lúc đó Lục Tổ Huệ Năng và Ngài Nam Nhạc Hoài Nhượng có vẻ như không chú trọng đến việc tọa Thiền ? Vậy thì sự khác biệt đó như thế nào ? Có phải H.T. Viện Chủ chú trọng đến Định không ? Và có phải Định là nền tảng của giải trừ tập khí, phát triển tâm linh, ngăn ngừa hay chữa trị bệnh tâm thể không ?

2.- Nhiều vấn đề Tại sao ? Cái gì ? Ở đâu ? Thế nào? Aì ? Khi nào ? được đặt ra trong quyển Đồ Thị Dẫn Giải. Chúng tôi cố gắng hết sức mình, kết hợp kiến thức ĐÔNG và TÂY để giúp các bạn giải những mối nghi trong Thiền, ngõ hầu biết rõ cách thực hành pháp Thiền do H.T. Viện Chủ thiết lập mà không phí phạm thời gian mò mẫm như chúng tôi. Thật ra, đây là chúng tôi chia sẻ những sự giải nghi của chúng tôi với các bạn sơ cơ có tinh thần cấp tiến, tôn trọng chân lý (Bởi vì nếu không có tinh thần cấp tiến, không tôn trọng chân lý, các bạn sẽ bài bác ngay lối kiến giải kỳ lạ của chúng tôi khi thấy chúng tôi đối chiếu pháp Thiền của H.T. Viện Chủ với khoa học.). Từ những năm 1980, chúng tôi đã bắt đầu giải những mối nghi cho chính mình. Đó là tìm ra được nguồn cội của vô minh vọng tưởng: Biết rõ hình ảnh thâm căn cố đế của vọng tưởng khởi ra từ đâu ? Tại sao nó khởi, trong lúc ta không muốn khởi mà hình ảnh đó vẫn tự động bật ra từ trong nhãn thức chúng ta ? Muốn chấm dứt những hình ảnh đó thì phải làm sao ? v.v... 9 năm sau, năm 1989, chúng tôi có trình lên Thầy tập KIẾN GIẢI về tiến trình tu tập trong gần 14 năm (1975- 1989), trong đó chúng tôi phát nguyện : sau này đủ duyên, sẽ khoa học hóa tất cả pháp Thiền của Thầy mà chúng tôi đã tiếp thu và thực hành miên mật trong gần 14 năm. Bởi vì với sự hiểu biết thô thiển, chúng tôi nhận thấy chẳng có vấn đề gì huyền bí, khó tin trong Thiền Phật giáo. Nếu thực hành đúng theo sự chỉ dạy của Thầy 1 cách nghiêm túc, chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt về trí tuệ, về ký ức và cơ thể khỏe mạnh, chữa được nhiều bệnh tâm thể, tâm tư yên ổn trong bất kỳ nghịch cảnh éo le, cay đắng nào. Chúng ta chẳng những không chạy theo vọng tưởng mà còn chinh phục lại chúng, đưa đến thân tâm an lạc, hồn nhiên trong cuộc sống hiện thực và còn tiến lên những vùng trời bao la của KHÔNG MỘT PHÁP !

3.- Trong gần 2 năm liên tiếp (1993-1994), chúng tôi đã bỏ nhiều thì giờ sưu khảo thêm tư liệu khoa học tại trường Đại Học Y Khoa Washington ở Seattle, gồm những lãnh vực: thần kinh, não bộ, tâm lý học, phân tâm học với chủ đích mượn sự khám phá của khoa học về hoạt động của những tiến trình tâm và tiến trình ý thức trong cơ chế não bộ, và tất cả những chức năng khác trong cấu trúc cơ thể để đối chiếu lại những tiến trình dụng công của chúng tôi thông qua pháp Thiền của H.T. Viện Chủ. Ngày nay mục tiêu đã viên mãn, chúng tôi tu chỉnh bản thảo cũ (được soạn tại V.N. từ năm 1992) để tiếp cận hóa đối chiếu pháp Thiền của Ngài với khoa học ngõ hầu chứng minh tính chất thực tiễn, hiện đại của mô hình Thiền tông VN. Trước là cống hiến các bạn sơ cơ có tinh thần khoa học, hâm mộ pháp Thiền của Ngài, sau là giới thiệu Thiền học VN vào thế giói Tây phương và cuối cùng là nhắm vào giới trẻ VN, vốn được tiếp thu 2 nền văn hóa Đông Tây trên đất người, biết rằng đây là pháp bảo. Nếu muốn tự chuyển hóa nội tâm, sống an lạc, vui tươi, khỏe mạnh, trí tuệ sáng suốt tất cả chúng ta có thể thực hành mà không sợ bị tẩu hỏa nhập ma, hay khùng điên (như trước đây trên 2 thập kỷ, nhiều người tại VN đã xấu miệng, muốn bài bác phong trào Thiền đang lên bằng cách gán “tu Thiền, coi chừng điên !” để mọi người ghê sợ, không dám theo học với H.T. Viện Chủ.).

4.- Trên phạm vi tâm linh học, Đông phương và Tây phương không thể tách rời nhau được, cả 2 nền khoa học cần bổ sung nhau để mang lại lợi ích thiết thực cho nhân sinh nhiều hơn nữa: Đông phương nói được, làm được, hình dung được, nhưng chỉ không được (vì thiếu thiết bị khoa học như các nhà khoa học Tây phương.) Tây phương chỉ được, nói được, thấy được, sờ mó được mà làm không được (vì không biết cách dụng công như Đông phương và không đặt nặng trọng tâm vào việc khai thác tiềm năng của tâm linh như Đông phương.).

Chung qui chỉ vì nền văn hóa và cơ chế phát triển xã hội giữa Đông và Tây khác nhau từ cơ bản. Văn minh Đông phương phát xuất từ RỪNG NÚI qua sự trầm ngâm suy niệm và hướng vào nội tâm, không đặt nặng trọng tâm trên phạm vi vật chất như Tây phương. Văn minh Tây phương phát xuất từ ĐÔ THỊ và trong phòng thí nghiệm với những thiết bị tối tân, có khả năng nhìn thấy những vật cực nhỏ qua kính hiển vi điện tử, nhưng không đặt nặng trọng tâm vào sức mạnh quán tưởng của tâm. Đông phương nặng về thực hành tâm linh, tin tưởng sức mạnh của tâm. Tây phương nặng về nghiên cứu và khám phá những hoạt động và năng lực siêu phàm của tâm. Đông phương nặng về tư duy trừu tượng, suy luận siêu hình, thích biểu tượng hóa, nhân cách hóa tất cả hình thái sanh diệt hay hoạt động tâm bằng thú vật, như tâm viên, ý mã; con khỉ kêu chéo chéo; con khỉ ngủ; con trâu đen; con trâu trắng. Tây phương nặng về thí nghiệm, cụ thể hóa những tư duy, những suy luận, những trạng thái xúc cảm của tâm bằng những thiết bị máy móc để cân, đo, đong, đếm, sờ mó, và ghi hình. Đông phương mổ xẻ tâm, ý thức, tư duy không phải bằng con dao của nhà phẫu thuật mà bằng trực giác và bằng sự tưởng tượng phong phú qua hệ thống suy luận dựa trên kinh nghiệm bản thân và kinh nghiệm ngoại giới trong khung cảnh yên tĩnh nơi thâm sơn cùng cốc, núi non hiểm trở. Trong lúc đó, từ trong phòng thí nghiệm với những thiết bị khoa học tối tân, Tây phương đã mổ xẻ tâm, ý thức, tư duy chẳng những bằng phân tâm phân học hay bằng con dao của nhà phẫu thuật mà còn bằng những kỹ thuật tối tân của khoa học hiện đại như kính hiển vi điện tử (nhìn thấy những vật nhỏ hơn 1 ly từ 300 lần đến 5.000 lần ); chụp hình được các hạt điện tử của một dòng tâm khi con người mống khởi lên 1 ý nghĩ; đo và phân loại được lộ trình của ý nghĩ, hay sóng não (brain waves) bằng máv điện não đồ (Electroencephalogram. Viết tắt: EEG). Và gần đây nhứt, vào thập kỷ 90, bằng hệ thống máy vi tính (computer), kết hợp với quang tuyến X, các nhà não học Tây phương có khả năng nhìn thấy tức thời hoạt động của tâm thức (mind and consciousness) hay niệm (thoughts) con người khởi ra như thế nào, trên màn ảnh máy điện toán. Họ gọi phương pháp này là PET (Viết tắt từ chữ: Positron emission tomography).

Tóm lại, trên phạm vi tâm linh học, Đông phương đã đi trưóc Tây phương hơn 20 thế kỷ; ngược lại trên phạm vi khoa học thực nghiệm hay y khoa vật lý, Tây phương là bậc thầy Đông phương, với truyền thống chữa bệnh tâm thể (psychosomatic diseases) bằng phương pháp quán tưởng hay Thiền Định (Meditative Concentration), cho đến nay Tây phương vẫn còn lẽo đẽo đi sau Đông phương, và bắt đầu nghiên cứu, khảo sát để học tập kinh nghiệm kỳ diệu nhưng thật ra rất đơn giản của Đông phương.

Trên cơ sở nhận định này, chúng tôi thấy cần tổng hợp những nghiên cứu, những khám phá của Tây phương để thiết lập một nhận định thống nhất, rồi vận dụng khái niệm tổng hợp này để đối chiếu pháp Thiền cùa T. S. Thích Thanh Từ, ngõ hầu chứng minh được quan điểm và hệ thống lý luận của Ngài, vừa cho thấy cả 2 nền khoa học Đông, Tây cần bổ sung cho nhau để mục tiêu phục vụ nhân sinh hữu hiệu hơn. Thiền Định sẽ chẳng còn gì bí ẩn đối với Tây phương và những tiến trình chữa bệnh tâm thể, phát triển chất xám, chuyển hóa nội tâm, loại trừ tập khí (lậu hoặc) chẳng còn gì mơ hồ, khó hiểu đối với Đông phương.

VÀI LỜI KHUYÊN

1. Tránh bệnh Thiền lý.- Qua nhiều lần tiếp xúc với vài bạn Thiền sinh, chúng tôi nhận thấy có một số bạn tuy có tinh thần ham tu nhưng thiếu quyết tâm thực hành, lại còn ưa tán rộng những nghĩa lý liên hệ đến thành ngữ hay thuật ngữ Thiền và lấy đó làm chỗ sở đắc. Những vị này quên rằng sinh mạng Thiền ở chỗ thân chứng, tâm chứng chớ không phải lý chứng. Càng cứ nói nhiều về lý thiền càng không đến được mức cuối cùng của Thiền. Vì sao ? Vì Thiền đòi hỏi thực hành chớ không đòi hỏi nói lý suốt ngày mà tâm mình vẫn luôn luôn xao động, rối loạn vì chuyện thị phi, phải trái và thân mình thường xuyên đau ốm, bệnh tật. Thành ngữ Thiền có 2 loại từ dành riêng cho những vị thích biện luận Thiền, thích nói lý Thiền là Thiền đầu môi hay Thiền bắn bổng.

Nếu bạn thực hành Thiền mà chẳng có kinh nghiệm gì trên toàn bộ cơ thể bạn bao gồm thần sắc hân hoan, sáng rỡ, nước da trong sáng, sự chuyển hóa nội tâm, sự phát triển trí vô sư và sự ngăn ngừa ốm đau, bệnh tật do thời tiết gây nên, bạn sẽ rơi vào bệnh Thiền lý: Nói lý Thiền thao thao bất tuyệt, nhưng trông vào thần sắc thì xám xịt, tiều tụy, bệnh hoạn, khi gió thế gian thổi đến, cây Thiền của bạn sẽ lung laỵ hay trốc gốc ngay. Tâm phàm phu của bạn sẽ trổi dậy như sóng biển dập dồn. Bao nhiêu luật nghi do Phật chế ra, ta đều vi phạm và nhiều thứ bệnh tâm thể sẽ xuất hiện bên trong nội tạng bạn. Chính vì vậy trong Thiền có những châm ngôn để làm sực tỉnh những nhà Thiền lý:

Nói Nhiều về Thức Ăn Không Làm Cho Ta No Bụng,
Bánh Vẽ Không No Bụng Đói,

Tâm lăng xăng là bà con vượn khỉ,
Tâm mưu mẹo là con cháu tinh hồ.

Đôi mắt sáng ngời là con cháu Đạt Ma,
Mê muội chánh tà là nhà Thiền dỏm.

Do đó, khi hạ quyết tâm tu Thiền, bạn cần tránh bệnh Thiền bắn bỗng, Thiền đầu môi mà nên dồn nỗ lực vào việc thực hành.

2. Lý Thiền rất cần thiết trong giai đoạn sơ cơ.- Một điểm nữa, chúng tôi cần nhắc nhở các bạn sơ cơ. Khi mới bắt đầu học Thiền, chúng ta cần lý giải của Thiền để có kiến thức Thiền học. Đây là giai đoạn chúng ta nương theo bản đồ pháp ngữ của H.T. Viện Chủ để biết đường đi. Giai đoạn này rất cần thiết cho bất kỳ ai muốn mở cuộc hành trình trên xác thân mình để đi vào nội tâm. Vì vậy, khi mới bắt đầu tu, Lý Thiền được so sánh như bản đồ mà người lữ hành phải có sẵn trong tay để theo sự chỉ dẫn ghi trong bản đồ, ngõ hầu bước đi mà không sợ lạc lối. Lý Thiền cũng được so sánh như la bàn mà người thuyền trưởng dùng nó để định hướng con tầu của mình lướt trên bể cả. Không có la bàn, thuyền trưởng sẽ không biết lái con tàu của mình đi về đâu. Cũng vậy, không có vốn pháp học, chúng ta sẽ chẳng thông suốt được lý giải của Thiền. Sánh với người điều phục “con trâu điên nội tâm”, lý Thiền là những cách, những kỹ thuật chỉ cho chúng ta cách chăn hay chế ngự “con trâu nội tâm” với mục đích làm cho nó trở nên thuần phục. Cho nên trong giai đoạn đầu, chúng ta cần lý Thiền để biết cách “đánh trâu nội tâm”, để biết kỹ thuật nhiếp phục nó, làm cho nó trở nên thuần, làm cho nó biết cách kéo xe, biết nghe những tiếng “dí, thá” hay quẹo trái, quẹo phải khi chúng ta muốn chiếc “xe trâu” tiến về hướng nào. Cho nên, lý thiền đối với người sơ cơ tương đương với giai đoạn “đánh trâu” để với chủ đích huấn luyện con trâu ngỗ nghịch thành con trâu thuần thục. Sánh với nội tâm chúng ta, “đánh trâu” tương ứng với thời kỳ “hàng phục vọng tâm”, “chế ngự vọng tưởng”, “làm chủ vọng tưởng” hoặc “nhiếp phục vô minh” hay “thu thúc lục căn” hoặc “đóng cửa 6 căn”. Cho đến khi con trâu trở nên thuần, biết phân biệt những tiếng “dí, thá”, đây chính là lúc chúng ta chuyển đổi được nhận thức phàm tục mà chúng ta vốn đã bị tiêm nhiễm từ muôn kiếp đến kiếp hiện tại để không còn bị mê hoặc trong dòng thác của phàm tình thế gian. Khi chúng ta có nhận thức mới: không bám chặt vào những quan điểm nhị nguyên, không dính mắc vào những kiến chấp, pháp chấp; biết phân biệt thiện ác, phải trái, nhân quả, nghiệp báo. Tâm chúng ta từ mê loạn, chấp trước trở nên bình thản, bình thường hay an bình, an lạc. Đây không phải chúng ta “lấy đá đè cỏ” hay bi quan, yếm thế mà chính chúng ta hoàn hảo “nghệ thuật chăn trâu nội tâm”, biến con trâu loạn động thành con trâu thuần lương; biến tâm ích kỷ, chấp trước, ưa thấy lỗi người, quên lỗi mình trở thành thanh thản, hồn nhiên, tự tại và hội nhập dễ dàng trong bất kỳ môi trường sống nào. Chúng ta không còn thấy mình khó tính, thích cô đơn, sợ giao tiếp và mang mặc cảm tự tôn hay tự ti. Đến đây, chúng ta xem như đã vượt qua được 1/4 con đường Thiền. Với đời sống của người cư sĩ, hay tu sĩ sơ cơ, sự vượt qua được chặng đường như thế, xem như là quá lý tưởng ! Nếu chúng ta chấp nhận bình thường tâm là mục tiêu lý tưởng thì việc dụng công đến đây xem như đủ. Còn nếu muốn tiến lên những bước cao hơn nữa, bắt buộc chúng ta phải trang bị lại chiếc xe trâu để mở cuộc hành trình thứ hai, xa hơn tuyến đường đi trước. Tuy nhiên, trên tuyến đường thứ hai này, chúng ta sẽ gặp những kỳ hoa, dị thảo vì đây là tuyến đường đưa chúng ta về đến ngôi nhà giải thoát! Do đó, đây là tuyến đường chúng ta cần trâu để kéo xe vì con trâu của chúng ta đã được huấn luyện thuần thục. Quán tính cũ chạy đông, chạy tây của nó nay đã không còn, mà nó có quán tính mới: quán tính trầm lặng và “biết tuân lời chủ”.

Như vậy, khi mới bắt đầu tu, người sơ cơ cần nỗ lực điều phục tâm mình như cách đánh trâu, chăn trâu trong ngôn ngữ ẩn dụ cổ điển Thiền tông Trung Quốc. Muốn thể hiện sự điều phục này, chúng ta cần ứng dụng lý thiền của H.T. Viện Chủ. Một khi con trâu nội tâm đã thuần, đấy chính là lúc chúng ta đạt được bình thường tâm. Trong 4 oai nghi, ta đều biểu lộ sự biết lặng lẽ: Ý có mà lời không. Lời không này chính là không một lời nói từ trong não chớ không phải ngậm câm nơi miệng mà trong lòng dẫy đầy chuyện thị phi. Nơi đây mọi hành động do Ý khởi ra đều không có lời nói từ trong não phát kèm theo hành động đó. Khi đi (kể cả Thiền hành), đứng, ta đều có khởi ý đi, đứng, nhưng sự nói thầm từ trong não hoàn toàn không phát ra. Do đó, những trạng thái đi, đứng, nằm, ngồi (ngồi theo cách bình thường, chớ không phải ngồi Thiền) này, tâm thức ta đều ở trong Định, sở dĩ gọi là Định, vì lúc bấy giờ niệm nói thầm từ trong não không khởi phát, nhưng ta hằng biết hết môi trường chung quanh, nên vọng tưởng không có mặt mà tánh giác có mặt. Bao nhiêu thứ tâm đời, tâm đạo, tâm phàm, tâm thánh đều không hiện hữu. Đấy là trạng thái tâm không hay tâm trống không, hoặc là tâm không động. Do tâm không động mà thân động nên gọi là Định trong động. Và Định này không lệ thuộc vào tư thế ngồi nghiêm túc nhưng lại thực hiện trong 4 oai nghi, nên gọi là Định trong 4 oai nghi. Trong Định này không có chỗ khởi đầu cũng không có chỗ kết thúc nên gọi là Định không xuất, không nhập. Khi muốn Định, dù đang trong lúc đi, ta liền “tắt” vùng gìài mã khái niệm từ trong não, nơi đây liền không phát ra tín hiệu nói, khiến vùng nói từ trong não không thể điều khiển cơ chế nói gồm 2 môi, miệng, họng, thanh quản, thanh âm, nên không có sự nói phát ra từ nơi miệng, khiến vọng tâm không khởi dậy mà chỉ có tánh giác hiện hữu. Đấy gọi là Định trong lúc đi: miệng tuy không nói mà ý cũng không phát ra những suy nghĩ. Đây mới thật sự là vong ngôn, tuyệt lự : lời mất mà suy nghĩ cũng mất theo. Cùng lúc đó, niệm biết liền hiện tiền mà biển tâm hoàn toàn lặng lẽ, chỉ vì “sóng ngầm từ các trung tâm pháp trần không còn tự do gợn lên ký ức và gió lục trần cũng không tác động được mặt nước của biển tâm” nên mọi phàm tình không có chỗ chen vào. Tuy nhiên, không vì thế mà tâm mất vẻ bình thường : vẫn đối duyên xúc cảnh, vẫn làm đủ mọi công việc như rửa chén, lặt rau, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, lái xe, gánh nước, cuốc đất, may vá, hút bụi, đánh răng, súc miệng mà vọng tâm không có mặt, trái lại có mặt chân tâm. Chân tâm chính là tánh giác. Đặc tính tánh giác là biết không lời. Như vậy Bình thường tâm của Mã Tổ chính là trạng thái biết của tánh giác. Nơi đây đường ngôn ngữ bị cắt đứt mà không thấy có sự dụng công cắt đứt, chỉ cần “nhá lên” ý không nói thì bức tranh không lời hiện ra. Đến đây, nếu chấp nhận BÌNH THƯỜNG TÂM là mục tiêu cứu cánh, ngang đây quí vị không cần tiến thêm nữa. Hằng ngày quí vị cứ củng cố trạng thái biết không lời, biết thủ tục cho đến khi nhuần nhuyễn, con trâu nội tâm của quí vị sẽ hoàn toàn yên lặng, tức là vọng tưởng không còn tự do khởi ra; lúc bấy giờ quí vị sẽ thông suốt ý nghĩa Định không xuất, không nhập và câu nói “Tâm bình không cần trì giới, hạnh thẳng nào cần dụng công tham thiền” của Lục Tổ Huệ Năng và Bình Thường Tâm Thị Đạo của Mã Tổ.

3.- Tâm Định cần hơn Tâm Bình.- Tuy nhiên, nếu thấy cần tiến sâu thêm vào rừng Thiền Chơn Không -Thường Chiếu, quí vị có thể mở thêm cuộc hành trình thứ hai. Trong cuộc hành trình này, chúng tá cần đi xe trâu hay cỡi trâu để VỀ NHÀ: ngôi nhà giải thoát.

Về ý nghĩa XE TRÂU ở đây, chính là thiền gia dùng xác thân này để tọa Thiền và chìm sâu trong ĐỊNH. Đây là bước thứ hai Tâm cần đến Thân. Tại sao ? Bởi vì Định phải được kết hợp 2 mặt: Tâm yên lặng, Thân khỏe mạnh. Con trâu tượng trưng cho phàm tâm/ vọng tâm. Xe trâu tượng trứng cho xác thân tứ đại. Cả 2 đều liên quan mật thiết trong tiến trình Định. Nếu con trâu nội tâm còn loạn động, cứ chạy đông, chạy tây, xe trâu không thể nào lăn bánh bình thường được. Nó sẽ lôi xe trâu chạy báng vào cây cốị, nhiều khi lọt hầm hố làm hư hại đến xe hay tan nát xe. Như vậy, dù thân có ngồi từ giờ này sang giờ khác cũng không thấy thoải mái với tâm vọng động; trái lại mệt mỏi, bứt rứt, khó chịu vì vọng tưởng cứ triền miên tuôn khởi như sóng biển. Do đó, sự thuần hóa con trâu nội tâm là điều cần thiết trước mắt đối với người mới tập sự tu Thiền. Khi vọng tâm đã bị hàng phục rồi, chân tâm (Tánh Giác) sẽ có mặt. Lúc bấy giờ xe trâu mới thật sự cần được chú ý đến. Tức là chúng ta cần ngồi thiền để điều chỉnh THÂN : từ thân đau ốm, bệnh tật trở thành khỏe mạnh; từ thân ngồi tê, đau, nhức, ngứa sẽ hết tê, đau, nhức, ngứa. Và lúc bấy giờ ta sẽ có kinh nghiệm tại sao thân và tâm, tâm và thân liên hệ mật thiết với nhau, và hiểu tại sao tu Thiền đòi hỏi phải đạt được Định bằng tư thế ngồi. Bởi vì khi tâm loạn động, thân cũng chẳng yên ổn được. Khi thân đau ốm (nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm, nhức chân, nhức cẳng...) tâm cũng không yên lặng được. Thân và tâm phải hài hòa cùng nhau. Tuy nhiên, vai trò then chốt tạo ra sự hài hòa giữa thân và tâm, đối với Thiền, cơ bản vẫn do TÂM. Thân dù béo tốt, phương phi mà Tâm rối bời, loạn động, trước sau gì cũng đưa đến sự bệ rạc, tàn tạ cho Thân. Nhưng tâm dù có chuyển đổi nhận thức (nhận ra ý nghĩa vô thường, huyễn hóa của vạn pháp) mà thân cứ đau ốm cũng gây trở ngại cho tâm vì không tọa Thiền lâu được. Cho nên, Tâm là nhạc trưởng điều hành ban nhạc cuộc đời cùa Thân. Nếu Tâm điều hành dở, ban nhạc sẽ hòa tấu loạn xạ. Lúc bấy giờ nhạc trưởng sẽ bị thính giả chê bai. Sự loạn xạ kia chính là trạng thái bất an của thân, chủ yếu là sự đau ốm, bệnh tật, tàn tạ, suy nhược. (Làm tâm gặp chướng ngại dụng công.)

Chưa ngồi được 10 phút mà đau hông, tức ngực, nhức đầu, sổ mủi... Ngược lại, xe trâu dù có tốt (thân khỏe mạnh) mà con trâu cứ ngỗ nghịch (ưa nổi chứng, chạy đông, chạy tây: tâm loạn động) cũng chẳng kéo được xe về đến nơi qui định một cách an toàn. Nhưng khi trâu đã thuần mà không cho nó kéo xe thì làm sao đưa ÔNG CHỦ (già) về đến nhà được ? ( Vì Ông Chủ không còn trẻ để cỡi trâu). Do đó, khi trâu đã thuần, ta phải cho nó kéo xe để đưa Ông Chủ về nhà. Đây là ngôi nhà giải thoát. Có nghĩa sau thời gian miên mật dụng công, Thiền gia đạt được trạng thái tâm linh giác ngộ (the state of Spiritual Enlightenment). Tâm vị ấy không còn dính mắc 2 cực đoan chấp trước. Nếu còn dính mắc một trong hai cực đoan, tức là tâm còn kẹt hai bên. Còn hai bên tức là còn phiền não. Còn phiền não tức tập khí/lậu hoặc còn bám chặt trong các cơ chế thân/tâm/não bộ và tâm linh. Khi tập khí còn, tức vị ấy chưa được Định vững chắc, hay tuy có Định mà không sâu nên không thải trừ được tập khí thâm căn cố đế vốn đã bám chặt trong cơ chế thân tâm, não bộ và tâm linh vị ấy. Do đó, trạng thái bình thường tâm mà vị ấy vừa mới đạt được chưa chắc là bình thường trọn ngày, thỉnh thoảng cũng có thể trúng một hai ngọn gió trong số 8 gió thế gian. Thế là bức màn vô minh lại hạ xuống: Hỉ, nộ, ái, ố, bi, lạc, oán lại nổi lên. Những thứ mà lâu nay ta cho là giả, bây giờ hiện nguyên hình là thật hết: Tâm thật, người thật, của cải thế gian thật, danh lợi thật, địa vị thật, lời khen thật, lời chê thật… Thế là một chuỗi vọng tâm lại khởi ra : ngôn ngữ tuôn ra bừa bãi để tố khổ kẻ khác, lên án kẻ khác. Vô tình ta lại rơi vào ác nghiệp. Chính vì thế, trên tuyến đường về nhà này, Thiền gia phải giam mình trong một thất nhỏ, cắt đứt nhân duyên thế gian để liên tục tọa Thiền nhập Định, ngõ hầu đào thải tập khí/lậu hoặc, Bởi vì mức độ bình thường tâm mà ta vừa mới đạt được, con trâu nội tâm của ta chưa chắc bình thường trọn vẹn trong bất kỳ môi trường nào. Chúng ta vẫn còn ưa thích lời ngon, tiếng ngọt; lời khen ngợi, tâng bốc; vẫn còn thấy xấu, thấy tốt; thấy phải, thấy trái nơi người khác, hoặc nổi sân lên khi ai chạm đến quyền lợi, danh dự, địa vị của mình. Rồi chúng ta vô tình rơi vào 3 nghiệp ác qua thân/khẩu/ý. Vì sao? Vì tập khí, lậu hoặc (tham/sân/si/mạn/nghi/ác kiến) chưa đào thải hết trong mạng lưới tế bào não chúng ta trong thời gian ngắn ngủi vài 3 tháng hoặc 1 năm. Do đó, con trâu nội tâm kia chắc chắn sẽ có ngày nổi điên, sút dây, chạy băng vào xóm làng quậy phá, nhiễu loạn, vì bản chất vọng động và ngu si vốn là bản tính cơ bản của con trâu !

Riêng phần chúng ta không thể ngồi chăn nó trường kỳ trong 24g/24g. Cho nên, để củng cố trạng thái bình thường tâm cho thật vững chắc, ta cần phải vô sự với thế gian để tọa Thiền nhập Định ngõ hầu thải trừ tập khí, điều chỉnh thân tâm bằng những phương thức “tâm không” hay “trút sạch khái niệm”.

Hiểu rõ như thế, chúng ta mới không lầm lẫn những phương cách đánh trâu, chăn trâu trong lịch sử cổ thời Thiền tông Trung Quốc. Chớ không phải suốt ngày cứ lo đánh trâu, chân trâu mà quên xe trâu. Vì vậy, trong việc tu Thiền, chúng ta không thể chỉ chú trọng đến TÂM mà quên đến THÂN. Thân và Tâm đều liên hệ mật thiết. Cho nên điều thân không phải chỉ nhắm đến tư thế tọa Thiền là đủ mà phải tạo ra tác động sinh học từ bên trong thân, bao gồm khí/huyết, cơ bắp, tế bào thần kinh, dây thần kinh để cho thân được khỏe mạnh, không còn bệ rạc, tiều tụy do bệnh tật vốn đã gây nên từ trước trong thân. Muốn thế, ta phải kết hợp với điều tâm để vào Định. Chính Tâm định mới giúp cho thân chuyển biến (từ đau ốm đến khỏe mạnh hoặc ngăn ngừa bệnh tật). Khi thân chuyển biến, đặc biệt từ trong cấu trúc não bộ, TÂM mới được thăng hoa, vì TÂM bị “nhốt” trong cơ chế não bộ của Thân nên vẫn bị ảnh hưởng đến thân. Sự thăng hoa của tâm, không phải là những tính chất thần thông mà chính là những tính chất của vô sư trí, bao gồm các sắc thái: trí tuệ trực giác (intuitive knowledge), tuệ trí (insight), trí huệ (wisdom) và trí huệ thù thắng (transcendental wisdom).

Chính vì thế, để tạo điều kiện cho môn đệ có phương tiện về Đến Nhà, trong giai đoạn II và III, H.T. Viện Chủ bày ra những pháp: Kiến Tánh, Đạt Được Tánh Giác, Hằng Sống Với Tánh Giác, Hằng Sống Với Ông Chủ, Vô Niệm, Vô Trụ..., Tâm Không, Trút Sạch Khái Niệm để chúng ta nương theo đó dụng công. Đây là giai đoạn trâu kéo xe. Cho nên trong 2 giai đoạn này, rõ ràng H.T. Viện Chủ bộc lộ khuynh hướng xây dựng Định. Bởi vì ở 2 giai đoạn này, H.T. Viện Chủ đặt trọng tâm đến thoát ly sinh tử hay giải thoát. Mà giải thoát không thể đặt trên cơ sở chuyển đổi nhận thức : biết rõ thực tướng vạn pháp là vô thường, huyễn hóa, không thật tướng (nương theo tục đế Bát Nhã), tráì lại phải được đặt trên cơ sở thể nhập Chánh pháp để đào thải tập khí/lậu hoặc (nương theo chân đế Bát Nhã). Muốn đào thải tập khí/lậu hoặc, nguyên tắc bắt buộc là thân phải được chuyển biến. Vì tập khí/lậu hoặc phần lớn đóng trên THÂN, gồm hằng trăm tỷ tế bào thần kinh não, tế bào cơ bắp, tế bào máu. Vì thế, khi TÂM đã thực sự định mà thiếu ngồi, ta cũng không tạo ra tác động sinh học trên thân. Từ cơ sở đó, sức định của tâm cũng không thể nào kiên cố được vì TÂM còn liên hệ đến THÂN. Một khi thân đau ốm, tê liệt, khuyết tật (handicap), tất nhiên tâm cũng đau ốm, tê liệt, ngớ ngẩn như thân vì tâm bị “nhốt” trong cơ chế não bộ của thân, Ta không thể bảo người khuyết tật “đừng có cử chỉ quờ quạng”, “đừng xùi bọt mồm, bọt mép,” “đừng đi cà niểng”, “đừng méo miệng”, “đừng ngồi xe lăn” v.v... Cho nên, muốn điều chỉnh bệnh tật của Thân, ta phải cần sức Định của Tâm. Muốn Tâm được thăng hoa, Thân phải được thường xuyên hoạt hóa, khỏe mạnh. Muốn Thân thường xuyên hoạt hóa từ thô đến tế, Tâm phải được sức Định kiên cố. Muốn có sức Định kiên cố, ta phải ứng dụng các pháp do H.T. Viện Chủ hướng dẫn bằng sự tọa Thiền. Toàn bộ những mắt xích này, không thể nào thiếu trong sợì dây Thiền của dòng Thiền Chân Không -Thường Chiếu.

Tóm lại, trong cuộc hành trình thứ hai : “điều khiển trâu, kéo chiếc xe trâu, đưa Ông Chủ về nhà”, chúng ta không còn “đánh trâu” mà cũng không “đánh xe”. Trái lại củng cố “xe trâu”. Xe trâu này chính là toàn bộ thân xác chúng ta, trong đó bao gồm nhiều cơ chế, đặc biệt là những cơ chế bên trong não bộ và nội tạng. Còn con trâu kia chính là nội tâm thuần thục, (chân tâm=tánh giác) của chúng ta, và người điều khiển trâu, lái chiếc xe trâu chính là TỰ TÁNH (chúng ta). Do đó, đến giai đoạn này, TỰ TÁNH đã đứng lên giành quyền làm chủ, ngã giả không còn có mặt, tất nhiên vọng tâm cũng không xuất hiện nên “chúng ta” cần tọa Thiền để dùng sức Định của Tâm (chơn tâm) tạo ra phản ứng sinh học đồng bộ trong các cơ chế Thân, Tâm (vọng tâm), Não bộ (tế bào não) ngõ hầu đào thải tập khí/lậu hoặc vốn đã huân tập từ những kiếp quá khứ đến kiếp hiện tại ra khỏi các cơ chế của Thân, Tâm (vọng tâm) tiến đến giải thoát chân tâm.

Mà “Tập Khí” là gì ? Đó là những thứ quán tính cũ (former habit) mà trong văn hệ Sanskrit thuộc Phật giáo Phát Triển (Đại Thừa) gọi là “Vàsanà”. Chúng là những ấn tượng hay lòng khát khao, ham muốn ghi lại trong tâm chúng ta từ những nghiệp thiện, nghiệp ác và những mối đau khổ hay sung sướng, bao gồm 3 nhóm: 1) Những ấn tượng của bất cứ hành động và kinh nghiệm quá khứ ghi lại một cách vô ý thức trong tâm chúng ta. 2) Những thứ kiến thức quá khứ được cất giữ trong các trung tâm ký ức ngắn hạn và dài hạn và những trung tâm khác (thuộc hệ thống viền não — The limbic system). 3) Những tri giác quá khứ mà trong hiện tại chúng ta hồi tưởng lại được.

Tất cả 3 nhóm tập khí nói trên, tương tác lẫn nhau, tạo thành vọng tưởng, khởi ra liên tục trong biển tâm chúng ta, đưa đến phiền não, vui buồn, hạnh phúc/khổ đau, ta thán triền miên. Cuối cùng đưa chúng ta rơi vào vòng luân hồi sinh tử. Còn “Lậu Hoặc” là thuật ngữ thuộc văn hệ Pàli (Phật giáo Nguyên Thủy), gọi là “Àsava”, tương đương với các từ tiếng Anh là addiction (sự say mê/ghiền, nghiện), defilement (sự nhiễm ô), infatuation (sự mê đắm), bao gồm 3 nhóm: Dục lậu (Say mê dục lạc thế gian); Hữu lậu (Tâm mống khởi ước muốn hiện hữu ở một cảnh giới khác, hay tái sinh trở lại kiếp người; Tâm mang những nguyện vọng hoài bão hướng đến tương lai); Vô minh lậu (Sự ngu si, mê muội, lầm lẫn, không biết phân biệt thiện ác, phải trái, thị phi). Đôi khi đức Phật cũng đề cập đến Kiến lậu (Quan điểm nhị nguyên mà con người đã bị tiêm nhiễm hay hun đúc qua bối cảnh xã hội hay các truyền thống gia đình, cộng đồng, tôn giáo, và truyền thống dân tộc. Tất cả những truyền thống đó tạo thành những thứ chấp trứớc, khó thay đổi trong tư tưởng chúng ta, như pháp chấp, kiến chấp và ngã chấp. Những kẻ bảo thủ là những con người mang nhiều kiến chấp. Những kẻ độc tài, xem mình là tối thượng là những con người mang bệnh ngã chấp. Những kẻ ưa chê bai pháp hành của người khác, và đề cao pháp của mình là số một là con người mang bệnh pháp chấp. Tất cả 4 nhóm lậu hoặc kể trên tạo thành nghiệp đạo, thúc đẩy chúng ta có những hành động, cử chỉ, nói năng thiện hoặc ác, tốt hoặc xấu đưa đến vui hay khổ, an lạc hay phiền não cho ta hoặc cho người. Và cuối cùng tất cả hành động đó huân tập trong nghiệp thức chúng ta, tạo ra nhân tố luân hồi sinh tử.

Mục tiêu tối hậu của Thiền là đưa chúng ta đến con đường giải thoát. Đây là sự giải thoát tâm ra khỏi những chấp trước, những dính mắc vào những gì thuộc phạm vi thế tục. Sự giải thoát này được đặt trên cơ sở đào thải tập khí/lậu hoặc, chớ không đặt trên cơ sở chuyển đổi nhận thức. Vì chuyển đổi nhận thức chỉ là sự thay đổi cách nhìn về cuộc đời, về mình, về vạn pháp có tính cách rập khuôn hay qui ước, chớ không phải tận diệt được những gốc rễ, những mầm mống si mê, chấp trước vốn đã ăn sâu trong tiềm thức chúng ta. Do đó, đến một lúc nào đó, nếu hội đủ nhân duyên, những mầm mống vi tế tập khí/lậu hoặc sẽ bật ra, làm cho chúng ta phát biểu những lời nói ác, tạo ra hành động ác, gây đau khổ cho người (mà chúng ta ngỡ rằng mình làm việc thiện). Và như thế, chúng ta không sao thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử để trả quả ác trong một kiếp nào đó!

Vì vậy, muốn tiến đến giải thoát, chúng ta phải đào thải tập khí/lậu hoặc bằng cách thông qua những tiến trình Định. Đây là con đường duy nhất.

Muốn có Định, Tâm phải thuần thục, vọng tưởng không còn tự do khởi theo quán tính cũ. Sau đó ta phải tăng cường giờ tọa Thiền để sức Định của Tâm tạo ra tác dụng sinh học trong toàn bộ cơ chế Thân và Não bộ. Khi đó Thân mới được hoạt hóa đồng bộ do sự tác động của mạng lưới tế bào thần kinh não. Chính quá trình hoạt hóa đồng bộ này là lúc tập khí/lậu hoặc bị đào thải một cách tự nhiên ra khỏi cấu trúc tế bào thần kinh não, và trong cơ chế nghiệp thức.

Vì vậy, tu Thiền mà không nếm được mùi vị Định, giống như xe hơi chỉ có 3 bánh. Xe 3 bánh chẳng những không đưa chúng ta đến nơi tối hậu mà còn gây ra nguy hiểm cho ta trên đoạn đường đi về ngôi nhà “giải thoát”. Chính vì vậy, sau khi đạt được trạng thái bình thường tâm, chúng ta cần tiến hành những pháp mới trong 2 giai đoạn II và III để có kinh nghiệm về những tiến trình Định. Trong đó, pháp quan trọng nhất là “trút sạch khái niệm”. Đây chính là pháp giải tất cả những pháp tối hậu của 3 hệ thống Phật giáo: Từ Vô Vi Pháp trong hệ thống Nguyên Thủy, đến Nhất Tướng Pháp Ấn KHÔNG trong chân lý cứu cánh của Bát Nhã hay Pháp “Trống Không của Trống Không” trong Trung Quán của Ngài Long Thọ thuộc hệ Phát Triển, và pháp Tâm Không trong hệ Thiền tông. Nếu thực hành nghiêm túc, toàn bộ những pháp trong giai đoạn II và III đều có khả năng giúp chúng ta vào Định. Mỗi pháp đều tạo ra 1 mức độ Định đặc biệt. Và trong những mức Định đó đều giúp THÂN và những cơ chế trong THÂN loại trừ tập khí/lậu hoặc (vốn là nhân tố luân hồi sinh tử) đưa đến thân chứng (bodily experience), tâm chứng (spiritual experience) và phát triển trí vô sư.

Đức Phật thành đạo thông qua những tiến trình Định. Định là nền tảng của Thiền Phật giáo gồm chung 3 hệ. (Nguyên Thủy, Đại Thừa và Thiền Tông). Thiếu Định không thể đi đến trong sạch hóa nghiệp thức, không thể chuyển hóa nội tâm, không thể giúp cơ thể khỏe mạnh, tiêu trừ bệnh tâm thể và không thể phát triển trí tuệ tâm linh. Thiếu Định xem như không thực hành đến nơi rốt ráo tối hậu của Thiền. Đây là sự khác biệt của Thiền Phật giáo với các tông phái khác trong đạo Phật. “Tâm bình” tuy rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của người cư sĩ, nhưng không phải là cứu cánh của giải thoát. Cho nên, đến một mức cao hơn ta phải đạt được tâm định kiên cố. Đây là giai đoạn tối hậu, thiền gia không thể không cần “xe Định” để đi, sau khi đã điều phục được con “trâu điên” nội tâm, làm chân tâm hiển lộ. Đây là lúc không còn “đánh trâu” nữa mà chính là lúc cần có chiếc xe tốt, chắc chắn để trâu kéo xe đưa ta về đến nhà “GIẢI THOÁT”. “Đánh trâu” chỉ có giá trị đối với người sơ cơ, vì cần điều phục tâm. Khi vọng tâm đã bị triệt tiêu, chân tâm ló dạng rồi thì người chuyên tu cần giải thoát hơn là an bình trong 4 oai nghi !

Vì vậy muốn đi đến cứu cánh giải thoát hay đến giai đoạn tối hậu của Thiền, ta không thể nào bỏ lỡ những bước tối hậu của giai đoạn II và III để vào những tiến trình Định cao hơn, ngõ hầu đào thải tập khí/lậu hoặc và phát triển tâm linh.

Kết luận

Tự bản thân Giáo lý và Thiền không làm sao tạo ra được những công năng kỳ diệu trên thân tâm, não bộ và tâm linh chúng ta. Điều này có nghĩa Giáo lý và Thiền chẳng tự nhiên chuyển hóa nội tâm chúng ta, chẳng giúp chúng ta ngăn ngừa được ốm đau, bệnh tật, phát triển trí tuệ tâm linh; và xa hơn nữa, chẳng giúp chúng ta thành tựu viên mãn giải thoát tích cực. Cũng vậy, giác ngộ và giải thoát không phải từ bên ngoài đến, từ một vị thánh thần, Bồ Tát hay Đức Phật hoặc một vị Thiền sư xuất chúng nào ban cho chúng ta mà phải do chính chúng ta thể nhập Giáo lý thông qua sự thực hành Thiền Định. Không thực hành Thiền hay thực hành mà không đạt được Định, ta chỉ là nhà Thiền lý.

Đức Phật từng nói về một ẩn dụ của một người muốn qua sông để đến bờ bên kia, người đó phải vào rừng hạ cây, mé sạch hết nhánh cây, chặt hết ngọn và gốc của cây. Rồi dùng dụng cụ khoét trống hết ruột thân cây, làm thành chiếc bè, với 1 bánh lái để định hướng chiếc bè. Sau đó làm thêm mái chèo hay cây sào. Cuối cùng từ nơi sức lực của mình, người đó với những cách thức, phương pháp chèo chống, tự đưa mình sang bờ bên kia mà không nhờ sức hỗ trợ của một ai, (Nhánh cây tương trưng cho những tri kiến thế gian; ngọn và gốc cây tượng trưng cho những mối quan hệ thế gian; ruột thân cây tượng trưng cho những vọng tưởng hay sự trống không của tâm; bánh lái tượng trứng cho phương pháp; mái chèo hay cây sào tượng trưng cho sức tự lực kiên trì.) Cũng vậy, muốn về đến nhà, muốn “rũ áo phong sương để làm con ông trưởng giả”, chúng ta phải học và hiểu thấu đáo pháp Thiền của H.T. Viện Chủ, rồi tích cực kiên trì thực hành. Chúng ta sẽ hiên ngang đi về nhà mà không e ngại những cám dỗ, những quyến rũ trên đoạn đường đi cô đơn của chúng ta. Thầy đã từ bi, vạch sẵn con đường, chỉ hướng cho chúng ta đi.

Vậy, chúng ta hãy quẩy gánh hành trang, lên đường theo hưóng chỉ của Thầy. Dù đường quá dài, quá xa và nhiều chông gai, hầm hố, hùm beo, rắn độc, ma đăng già xuất hiện khắp nơi, nhưng nếu chúng ta chùn chân, không cương quyết phấn đấu tiến lên, chúng ta sẽ phụ rãy công ơn giáo dưỡng của Ngài, và kết quả sẽ mãi mãi đi lang thang.

Xin mượn lời dạy của H.T. Viện Chủ để sách tấn:

“Đạo là để hành, để tu chớ không phải để hiểu, để nhớ suông. Nếu hỏi đạo để hiểu, để nhớ, chỉ là việc đùa cợt vô ích.”

Mong quyển Đồ Thị này trợ duyên đầy đủ các bạn tân Thiền sinh vốn hâm mộ pháp Thiền của Hòa Thượng Viện Chủ, có kim chỉ nam hướng dẫn cách thực hành cụ thể, mỗi khi các bạn cần đến.

Seattle, ngày 15 tháng 6 năm 1994
Thông Triệt

Triển
01-17-2021, 04:29 AM
Vì vậy, tu Thiền mà không nếm được mùi vị Định, giống như xe hơi chỉ có 3 bánh. Xe 3 bánh chẳng những không đưa chúng ta đến nơi tối hậu mà còn gây ra nguy hiểm cho ta trên đoạn đường đi về ngôi nhà “giải thoát”.

Seattle, ngày 15 tháng 6 năm 1994
Thông Triệt




Đời mới chạy tốt lắm. 3 bánh chớ ủi tuyết
như chơi luôn mà.
Thầy viết năm 1994 chắc chưa có chiếc này: :)


https://www.youtube.com/watch?v=DjCT1zalILI

chieclavotinh
04-04-2021, 03:57 AM
ĐỪNG XA NHAU NỮA
Trần Trung Đạo

Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.

Tôi sinh hoạt đa dạng và trong nhiều lãnh vực, nhưng trong suốt đời mình cho đến ngày giỗ anh hôm nay, Gia Đình Phật Tử là tổ chức duy nhất mà tôi phát nguyện trung thành theo lý tưởng. Ngoại trừ các sinh hoạt bình thường trong cộng đồng nơi tôi đang sống, tôi chưa tham gia bất cứ một tổ chức không những chính trị mà cả văn hóa, xã hội với tầm vóc quốc gia nào.

Nhân dịp Đại Lễ Phật Thành Đạo năm 1962, cha tôi dắt tôi đến chùa Ba Phong, làng Mã Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam để xin cho tôi được tham gia đội Đồng Niên của GĐPT Ba Phong.

Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của tôi là Huynh Trưởng Tâm Thanh Lê Thanh Hải. Trưởng Lê Thanh Hải rời đoàn để về sinh hoạt trong Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam và năm 1963 được Hòa Thượng Thích Long Trí làm lễ thế phát xuất gia ở chùa Viên Giác, Hội An cũng với pháp hiệu Tâm Thanh. Cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh, Giảng Sư Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và Cố Vấn Giáo Hạnh của GĐPTVN là một trong những kỳ duyên của Phật Giáo Việt Nam.

Tôi bước theo duyên nghiệp vô cùng nghiệt ngã của mình nhưng sau đó cũng về Viên Giác. Dưới bóng đa già và ánh trăng trong sân chùa Viên Giác, cố Hòa Thượng Tâm Thanh, Hòa Thượng Thích Như Điển, nhiều tăng sĩ và học sinh mồ côi như tôi đã lớn lên trong nhiều thời điểm khác nhau.

Cách đây hơn 20 năm, một lần Hòa Thượng Thích Trí Chơn viếng thăm chùa Lục Hòa ở Boston, trong một buổi lễ, Trưởng Tâm Chí Trương Xuân Bảo khuyến khích tôi phát nguyện làm huynh trưởng GĐPT để giúp gầy dựng GĐPT sau những đổi thay của thời tỵ nạn. Tôi vẫn nhớ lời anh khuyên, hệ thống Gia Đình Phật Tử cần những huynh trưởng có điều kiện học hành cả trong nước lẫn nước ngoài để hướng dẫn các em sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại.

Tôi không dám nhận lời vì biết mình không thể gánh vác thêm trọng trách. Tôi quá nhiều việc phải làm. Ngày đó tôi muốn viết nhiều về những vấn đề mà đất nước đang đương đầu và các thế hệ trẻ cần được biết. Cánh cửa “đổi mới” dù hẹp cũng đã mở ra, trách nhiệm của những người cầm bút là phải soi rọi ánh sáng vào.

Tuy nhiên khi lễ bắt đầu, Trưởng Tâm Chí vẫn xướng danh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo. Tôi ngượng ngùng đứng lên để nói vài lời. Đứng trước Tam Bảo uy nghiêm, với ánh mắt của HT Trí Chơn đang nhìn về phía tôi, Trưởng Tâm Chí và đồng bào Phật Tử đang chờ câu trả lời, tôi không biết làm thế nào để nói lời từ chối. Hôm đó, tôi phát nguyện làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Một Huynh Trưởng trong GĐPT Viên Lạc tặng tôi chiếc áo đoàn. Từ đó đến nay, duyên nghiệp cuốn tôi theo nhiều ngả nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ tôi là Huynh Trưởng GĐPT và chỉ một tổ chức tôi có trách nhiệm với sự thịnh suy là Gia Đình Phật Tử.

Trong những năm ở chùa Viên Giác, không trực tiếp tham gia sinh hoạt đoàn nữa nhưng ngủ bên cạnh văn phòng Ban Hướng Dẫn Tỉnh và sư phụ chúng tôi là Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội nên tôi có dịp gần gũi với hầu hết các Trưởng GĐPT Quảng Nam cũng như từ trung ương đến thăm.

Hình ảnh Huynh Trưởng Tâm Đạt Nguyễn Văn Bạo, Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh Quảng Nam trên chiếc Mobylette ghé chùa thường xuyên vẫn còn rất rõ trong trí nhớ tôi. Anh tạ thế năm 1992 và được truy phong cấp Dũng.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Tổng Thư Ký BHDTƯ GĐPTVN làm việc tại Đà Nẵng và hay vào Hội An. Mỗi khi về chùa anh mặc đồ quân nhân, đeo lon Trung Tá nhưng trước khi đảnh lễ chư tôn đức, anh vào phòng tôi thay đồ.

Sau 30 tháng 4, 1975, chúng tôi như hai chiếc lá bị cuốn đi trong dòng đời đầy oan nghiệt nhưng vẫn không quên nguồn cội.

Anh em gặp lại nhau. Có một chút tủi buồn và cay đắng vì không phải trong sân chùa hay trong ngày họp trại mà tại một bịnh viện ở San Diego, nước Mỹ. Thằng bé chùa Viên Giác bây giờ đã lớn. Bao mùa thu đi qua. Không ai nhận ra nhau nhưng anh nhớ từng chi tiết nhỏ trong những lần anh ghé Hội An.

Anh Tâm Huệ, dù rất yếu đuối mong manh, không khóc và tôi cũng không. Không giọt nước mắt vui mừng nhỏ xuống cho ngày gặp lại hay nhỏ xuống cho lần vĩnh viễn chia tay sắp sửa diễn ra. Chụp chung nhau một bức hình với nụ cười rất thật. Ánh sáng Hòa Tin Vui được thắp lên từ thuở đồng niên trong tâm hồn chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn sau gần một đời người.

Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu qua đời ngày 23 tháng 3 năm 2009.

Bài thơ Tiễn Biệt Huynh Trưởng GĐPTVN Tâm Huệ Cao Chánh Hựu

Chiếc mũ vẫn còn đây
Anh đã về cõi khác
Dây Thân Ái chiều nay
Sao chẳng còn ai hát

Chiếc còi vẫn nằm im
Trên bàn xưa trống trải
Khi giọt máu từ tim
Vừa ra đi, đi mãi

Anh sống một cuộc đời
Âm thầm như ngọn núi
Ôm ấp nỗi niềm riêng
Nghe đau mà không nói

Giọt nước mắt mùa xuân
Nhỏ trên từng phiến đá
Như hạt bụi thời gian
Phai theo màu chiếc lá

Đoàn các em hôm nay
Còn rất nhiều khốn khó
Nhìn chiếc áo màu Lam
Thấy tình anh trong đó

Anh sẽ là mũi tên
Trên quãng đường còn lại
Để mai mốt các em
Biết lối về đất trại

Anh sẽ là mật thư
Giấu trong vườn Sen Trắng
Chỉ vỏn vẹn một câu
Tình thương rồi sẽ thắng

Anh sẽ là tiếng còi
Thổi lên lời hy vọng
Để em biết ngày mai
Trời không còn biển động

Anh sẽ là bài ca
Giữa đêm dài hiu hắt
Để em biết hôm qua
Đau thương và nước mắt

Anh sẽ là củi khô
Đốt lên từng ngọn lửa
Sưởi ấm mãi Tình Lam
Và đừng xa nhau nữa.

Nhớ nhé anh chị em, xin đừng xa nhau nữa !

Triển
04-04-2021, 09:34 AM
Đừng Tranh Cãi Vô Ích


https://www.youtube.com/watch?v=8sIwBfaKVKo

chieclavotinh
05-16-2021, 03:12 AM
VÀI CHÚ GIẢI VỀ THIỀN ĐỐN NGỘ
Nguyên Giác Phan Tấn Hải

Bài này để chú giải bài thơ "Ảnh Trầm Hàn Thủy" của Thiền Sư Hương Hải, thuộc Thiền Phái Trúc Lâm, trong một pháp thoại với vua Lê Dụ Tông. Riêng cũng để trả lời cho câu hỏi của một người bạn cách nay nhiều năm, mà lúc đó chưa thể nói hết ý, vì thứ nhất là khó giải bày những hình ảnh Thiền cho người bạn Thiên Chúa giáo, thứ nhì là câu hỏi đó do trước là một hiếu kỳ văn học, sau là một tò mò về Thiền, chứ không để tâm về chỗ thực tham thực ngộ, dù vậy nay cũng có lời để cảm ơn tri ngộ. Nếu có lời nào trong bài này hợp ý Tổ thì đó là nhờ ơn sâu day dỗ của Thiền Sư Trạm Nhiên Tịch Chiếu, chùa Tây Tạng (Bình Dương, Việt Nam); nếu có lời nào chưa phải, xin trọn lòng sám hối trước ba đời chư Phật.

Bấy giờ Thiền Sư Hương Hải đã 78 tuổi, được vua Lê Dụ Tông mời vào nội điện lập đàn cầu tự vì hiếm con. Vua hỏi Sư:

- Trẫm nghe Lão Sư học rộng nhớ nhiều, vậy xin Lão Sư thuyết pháp cho Trẫm nghe để Trẫm được liễu ngộ.

Sư đáp:

- Xin bệ hạ chí tâm nghe cho thật hiểu 4 câu kệ này:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan
Thẩm sát tư duy tử tế khan
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.

Thượng Tọa Thanh Từ dịch là:

Hằng ngày quán lại chính nơi mình
Xét nét kỹ càng chớ dễ khinh
Trong mộng tìm chi người tri thức
Mặt Thầy sẽ thấy trên mặt mình.

Qua cách đặt câu hỏi của một người nào đó, chúng ta có thể xét định được tầm nhìn, tầm hiểu của người hỏi. Ở đây ta thấy vua Lê tìm Sư là do ý định cầu tự tìm con trai, chứ khởi tâm không có ý định cầu pháp giải thoát. Người xưa muốn hiểu đạo phải trèo núi vượt sông, tìm đủ thiện tri thức, không tiếc thân mệnh mình, chứ có đâu quan liêu thoải mái như ông vua này. Ta thấy ngay động cơ tìm nhau đã là chưa ổn rồi. Nhưng vì lòng từ bi, Thiền Sư cũng mượn phương tiện thiện xảo, giở trò phù thủy lập đàn cầu tự, để tìm cơ hội hóa đạo.

Vua nói: "...Lão Sư học rộng nhớ nhiều..." Thế là hỏng, không có câu nào phỉ báng một Thiền Sư hay ho đến như vậy. Nói câu này với một Giảng Sư, Pháp Sư hay Luận Sư thì thật là tuyệt diệu, không lời khen ngợi nào hơn. Nhưng tai hại thay, người trước mặt lại là một Thiền Sư, thật là hỏng bét. Nhắm ngay một người chủ trương bất lập văn tự mà không chịu hỏi chỗ không lời mà nói, không tâm mà nắm, không ý mà truyền, lại khen rằng sao đầu Thầy nhồi nhét lắm chữ thế... Không gì nhảm hơn. Ngay câu đầu mở miệng, vua đã hiện tướng chồn hoang rồi, biết tới kiếp nào mới thành sư tử.

Kế tiếp, vua nói "... để Trẫm liễu ngộ." Vậy là cũng có hùng tâm lắm, can đảm lắm, dám đòi ngộ ngay sau một bài pháp. Nhưng căn bản đã sai rồi, nếu bài pháp này do chỗ "học rộng nhớ nhiều" thì không thể nào có một Thiền Sư đứng trước mặt như vậy và cũng không thể nào vua liễu ngộ sau một lời được. Một bài pháp thích đáng phải là do chỗ không có gì để học và cũng không có gì để nhớ.

Đối với mỗi căn cơ, các Thiền Sư sẽ có những cách dạy khác nhau. Ngay cả đối với hàng căn cơ cực cao, các Sư cũng phải chuẩn bị mọi chuyện thuần thục rồi mới nói chuyện tới. Ở đây, ta thấy Sư Hương Hải đã dùng nhiều lời cho thích hợp với ông vua hỏng kiểu này.

Ý của Sư qua 4 câu đó là, mỗi giây phút trong đời, vua phải quán sát, nghe ngóng tâm mình. Mình đang ở trong một giấc mộng lớn (ý là cuộc đời như huyễn này) này đâu cần phải tìm chi thiện tri thức (cũng là người mộng trong giấc mộng này thôi). Cứ quán sát tự tâm như vậy hoài tới một lúc sẽ thấy được khuôn mặt của Thầy (ý là mặt Phật) trên khuôn mặt của mình. Rõ ràng ở đây chẳng có gì là bí hiểm cả, cũng chẳng có đánh đập la hét gì cho có Thiền vị cả. Câu chuyện chỉ là cứ việc theo dõi các niệm trong tâm liên tục như vậy, tới một lúc sẽ thấy mặt Thầy (hay mặt Phật, Tánh Phật hay Tâm Phật) trên mặt mình (hay tự tâm).

Từ phản văn tự kỷ cho tới thẩm sát tư duy vẫn chưa đúng là Thiền Đốn Ngộ. Hay nói đúng hơn, đó mới chỉ là Như Lai Thiền chứ chưa thực là Tổ Sư Thiền. Trước khi phân biệt hai thứ Thiền này, chúng ta nên nói thêm về cách trả lời của các Thiền Sư. Giáo pháp của đức Phật được ví như ngón tay chỉ mặt trăng. Các Thiền Sư thường không ưa nói về ngón tay mà thường chặt phăng ngón tay để nói thẳng tới mặt trăng. Bởi vì cái con đường có giá trị nhất phải là cái con đường không có đường, cánh cửa vào nhà Tổ trực tiếp nhất phải là cửa không cửa. Có gì đâu phải loanh quanh đi tìm đường lên Niết Bàn hay cửa vào nhà Tổ, trong khi chỉ cần chớp mắt cho rụng tí bụi đã thấy ngay ta vẫn hằng ngồi yên trong Thanh Tịnh Pháp Thân. Mà vốn thật có chi gọi là bụi đâu mà phải chớp mắt nhướng mày hay là lau sạch đài gương.

Hai cách gọi Như Lai Thiền và Tổ Sư Thiền thường ít được dùng vì thật sự cả hai đều từ một gốc mà ra. Nhưng sự phân biệt chỉ là để nhấn mạnh hơn một nghĩa khác biệt. Như Lai Thiền là những pháp môn Thiền do từ lời dạy của đức Phật. Tổ Sư Thiền là pháp môn Thiền không do từ lời dạy mà do từ cử chỉ của Phật khi cầm đóa hoa đưa lên và mỉm cười. Bấy giờ chỉ duy có ngài Ca Diếp hiểu được và nhận truyền thừa. Các Tổ truyền đăng pháp nay qua nhiều đời, tới khi gặp những cơ may của đời sau mới phát triển rộng ở các nước Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản... Tổ Sư Thiền còn nhiều tên gọi khác để chỉ như là Đốn Ngộ Thiền, Trực Chỉ Thiền, Phật Tâm Tông, Tâm Tông... Quan niệm của Như Lai Thiền là phải huân tập từ từ (tiệm) đầy đủ giới, định, huệ mới thành Phật được. Quan niệm của Tổ Sư Thiền là đốn, là ngay tức khắc, là một nhảy liền vào đất Như Lai như cách nói của Thiền Sư Huyền Giác trong Chứng Đạo Ca:

Đốn giác liễu Như Lai Thiền.
(Nếu đốn ngộ được thì là hoàn thành hết cả Như Lai Thiền)

Bởi vì Trong Tự Tánh đã sẵn đủ giới, định, huệ. Vả lại, giới, định, huệ do sự tu tập làm sao bằng được giới, định, huệ của Thanh Tịnh Pháp Thân. Vấn đề chỉ còn là làm sao nhảy được vào đất Như Lai. Cách tốt nhất vẫn là tìm cho được một vị thầy có bản sắc của Tông môn.

Bốn câu kệ trên của Sư Hương Hải vẫn còn dựa vào Như Lai Thiền. Những gì là phản văn với thường quan với thẩm sát tư duy chưa có gì là trực chỉ hết. Đây vẫn còn là ngón tay chứ chưa là mặt trăng, vẫn là con đường có đường và cánh cửa có cửa. Sư có thương vua Lê cũng không thể nói khác hơn được vì ông vua này mới mở miệng đã bốc mùi chồn hoang rồi, chưa được chuẩn bị để húc đầu vào vách bạc tường sắt. Ngay cả câu cuối, nói sẽ thấy mặt Phật trên mặt mình cũng chỉ mới là Như Lai Thiền. Cái chữ tương lai đầu câu bốn đã làm hỏng cả những kiểu nói của Huệ Năng, Huyền Giác... Làm sao nhảy được vào đất Như Lai với cặp nạng của phản văn với thẩm sát nhỉ. Đây là chỗ không một tâm có thể nắm bắt được thì lấy tâm nào là tâm tương lai để thấy được tâm Phật trong tâm mình. Cốt yếu của Tổ Sư Thiền còn ở chỗ này: Còn thấy được tâm Phật trong tâm mình vẫn chưa là thực ngộ.

Vua Lê Dụ Tông vẫn còn ngơ ngơ ngác ngác. Cái này là đương nhiên, có đánh thêm ba mươi gậy vẫn còn là hỏng kiểu. Vua lại hỏi thêm:

- Thế nào là ý của Phật?

Sư đáp:

Nhạn quá trường không
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm.

Thượng Tọa Thanh Từ dịch nghĩa:

Nhạn bay trên không
Bóng chìm đáy nước
Nhạn không có ý để dấu
Nước không có tâm lưu bóng.

Một lần nữa, chúng ta phải lắc đầu đến nản vì ông vua này. Lần đầu phải gọi là chồn hoang, lần này không biết gọi là gì cho đáng. Đứng trước mặt một người dạy Tổ Sư Thiền mà hỏi ý của Phật là nhảm nhí không gì bằng. Muốn biết ý Phật cứ việc lật kinh điển ra đọc là đủ. Phật đã nói hết cả, đâu có giấu gì đâu. Duy có điều không nói được là không nói được mới đáng hỏi chứ. Câu đáng lý ra phải hỏi là "Ý của Tổ Sư là gì?" vẫn được các Thiền sinh thắc mắc từ đời này qua đời nọ. Để cho có vẻ chính quy sách vở hơn thì là như hà thị Tổ Sư Tây lai ý, ý của Tổ Sư (Bồ Đề Đạt Ma) từ phương Tây tới là gì. Đầu thai ba mươi kiếp nữa biết Lê Dụ Tông có thấm nỗi trận đòn này chưa, khổ quá, hỏng không gì bằng, chỉ mệt cho người đời sau phải lôi pháp thoại này ra chú giải.

Sau khi nghe bài thơ của Sư, vua khen ngợi:

- Lão Sư thông suốt thay.

Khổ quá, hiểu không nổi, hỏi không xuôi, mà lại khen như thầy người ta ấy, như thể vừa cố tâm bắt bí học trò. Nào có biết đâu Lão Sư vừa mới bắt bí đến cả mấy chục đời sau. Nắm được diệu nghĩa của mấy câu này cũng đủ để đi hiên ngang giữa dòng đời bất tuyệt mà không dính một tí bụi vào thân.

Chúng ta có thể thấy thứ tự câu chuyện như vầy. Đầu tiên vua khen Sư học rộng nhớ nhiều rồi xin nghe một bài pháp để được liễu ngộ. Sư tặng cho bốn câu chỉ pháp Như Lai Thiền. Bốn câu này dễ hiểu quá, Trời ơi, vua tưởng bở thừa thắng xông lên, hỏi thêm một câu trật chìa nữa. Sư vẫn rất mực từ bi, phơi mở tận cõi lòng, tặng thêm bốn câu chỉ pháp Tổ Sư Thiền. Tới đây vua mới choáng váng mặt mày, biết là khó ăn, mới khen một lời, ý là để xin thôi.

Ta thấy bài này để chỉ pháp cho hàng thượng căn, chỉ ngay cảnh giới của chư Phật. Ở đây Sư đã rất mực từ bi, vua hỏi ý của Phật, Sư chỉ ngay cảnh giới chư Phật, nào có khó tính như các Sư khác. Đúng ra nhằm một câu hỏi trật cách Tông môn như vậy, câu trả lời đáng là bảo vua về lật kinh điển mà tìm ý của Phật. Hiểu được ý của Phật chưa chắc đã hiểu được lời của các Thiền Sư. Nhưng hiểu được lời của các Thiền Sư chắc chắn hiểu được ý Phật.

Cánh chim nhạn bay trên không. Ảnh của chim hiện trong nước. Ảnh chỉ hiện đúng được khi sóng (niệm) lặng. Chim nhạn (hay vật, hay cảnh, hay là pháp) không có ý lưu dấu (đây là chỗ mây rồi sẽ bay qua đi, sóng rồi sẽ lặng xuống, bụi vốn không thật là bụi, niệm vốn thật vô tự tánh).

Nước (hay là Tánh của Tâm, đây là chỗ Thức đã chuyển thành Trí) cũng không có tâm (đây là tâm vô tâm, hay tâm của kẻ giác ngộ, gọi khác là tâm đã không còn một hiện tượng) lưu bóng chim nhạn (đây là chỗ cảnh tự trụ cảnh, niệm cứ việc khởi, bụi cứ việc bay, nhưng gương Trí đã sáng, sự thật là vốn hằng sáng, thì lấy đâu là nơi cho niệm lưu, cho bụi bám). Sư đã rất mực từ bi, bài toán này không thích hợp cho ông vua đa tình hiếm con này.

Đây là cảnh giới của vô tâm, nhưng Hồ đến thì hiện Hồ, Hán đến thì hiện Hán (như cách gọi của Sư Lâm Tế).

Cánh chim nhạn (hay là cảnh, hay pháp) thấy được là không (pháp vốn tự tánh) rồi, và nước (khi bặt sóng, hay tâm vô tâm, hay Tánh của Tâm, hay tánh vô tự tánh của tâm) đương nhiên hiện ảnh (nhạn đến thì hiện nhạn) mà không hề khởi tâm (tâm đã không thì lấy gì để khởi), mà cũng không có tâm lưu ảnh (thấy được tánh của pháp là vô tự tánh, tánh của niệm là vô tự tánh, vào nơi vô niệm mà niệm vẫn hằng sinh, hay ở nơi niệm mà vẫn hằng vô niệm - tâm của kẻ giác ngộ - thì lấy tâm nào để mà lưu ảnh).

Nhưng lấy đâu làm viên gạch dộng cửa để vào nhà Tổ đây, lấy gì làm trớn để một nhảy liền vào đất Như Lai, đứng thẳng ở cảnh giới này? Đối với hàng thượng căn, mọi chuyện thầy đã chuẩn bị thuần thục, thì bốn câu này là đủ. Ngoài ra thì hoàn toàn không có viên gạch nào dộng cửa trong bốn câu này cả, không một phương tiện thiện xảo nào để vin lấy mà đi cả. Cánh cửa đã mở rộng tới hư không thì biết đâu là cửa để mà vào, quan ải đã quét sạch (trong 4 câu này) tận hư không thì làm sao người Thiền sinh biết chỗ mà một đao qua ải?

Một khi đã thấy pháp (hay cảnh, hay nhạn) vốn vô tự tánh (không ý lưu bóng) và nước (tâm) vốn vô tự tánh (nên không tâm lưu ảnh) thì đã vượt qua cả cảnh giới tâm cảnh nhất như (cảnh giới thứ ba của Tứ Liệu Giản, pháp không và tâm không). Đây là cảnh giới thứ tư của Tứ Liệu Giản, tâm tự trụ tâm, cảnh tự trụ cảnh; pháp và tâm đã không (vô) tự tánh được rồi lại tới đây (trong 4 câu này) ngay đến cái không (vô) đó cũng không dựng lập lên thì lấy đâu mà không với có nữa. Bấy giờ là cảnh giới niệm khởi mặc niệm mà tâm vẫn hằng vô niệm, lấy gì mà dựng lập Niết Bàn với sinh tử, thiên đường hay địa ngục.

Nói trở lại, tâm đã không và pháp đã không thì hiện tướng tâm cảnh nhất như, chỉ còn một cái thấy biết mình người không cách nhau tới một sợi tóc, thấy tính bình đẳng của vạn pháp (phạm trù thứ ba nhắc trên). Nhưng trong bốn câu này, cái đa (mình người, tâm pháp, nước và nhạn) đương nhiên đã không dựng lập (vốn không ý không tâm thì lấy gì mà dựng với lập), mà ngay đến cái nhất (mình người, tâm pháp vô phân biệt) cũng không hề có (cái vô phân biệt cũng không hề dựng lập) thì lấy gì mà gọi nhất như với như nhất nữa. Nói trở lại lần nữa cho rõ hơn, không thấy cái đa thù (phân biệt) thì thấy cái nhất như (tính bình đẳng hay tâm vô phân biệt), nhưng ở đây (bốn câu của Sư Hương Hải) trong cảnh giới này ngay đến cái như ấy còn không dựng lập thì còn chỗ đâu mà đa với nhất, mà gọi là phân biệt hay vô phân biệt. Nói cho đúng thuật ngữ nhà chùa là, ở chỗ này, lấy gì để mà đoạt với bất đoạt.

Trong bốn cảnh giới thấy tánh vô tự tánh của Tứ Liệu Giản, Thiền Sư Hương Hải lại lấy ngay cảnh giới thứ tư chỉ cho vua Lê Dụ Tông thì làm sao ông vua đa tình hiếm con này liễu ngộ được. Khổ quá, ai bảo đòi biết ý Phật làm chi. Cái tướng đa thù đã không còn mà ngay đến cái tướng nhất như cũng không thấy nữa, ngay đến cũng không thấy các đẳng đâu để hiện tướng bình nữa thì lấy đâu cửa mà vào. Còn như nếu vua trở lại bốn câu Như Lai Thiền (Phản văn...) để tìm cửa vào thì tới kiếp nào mới thành sư tử. Như vậy, vấn đề của vua Lê cũng như của chúng ta hôm nay là phải đi tìm chìa khóa (hay viên gạch dộng cửa) để vào nhà Tổ.

Theo quan niệm của chư Tổ là nói nhiều về viên gạch dộng cửa thực sự không có lợi cho người muốn thực tham thực ngộ. Riêng bốn câu thơ Ảnh Trầm Hàn Thủy cũng đã quá đủ rồi, đi lối bặt đường chim không phải là đã à. Còn muốn chi tiết hơn, đó là vấn đề của các dòng Lâm Tế, Tào Động, Tây Tạng...

Nếu bài này có chút gì sai hay ngã mạn với vua Lê, xin trọn lòng sám hối. Nếu có chút gì công đức, xin biến cùng tận pháp giới đưa tất cả chúng sinh đồng thành Phật đạo.

chieclavotinh
06-27-2021, 03:10 AM
https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/91h765-GjYL.jpg

Năm Ngày Ở Tu Viện Mộc Lan
Hoàng Hưng

Namo Avalokiteshvara… Không lần nào nghe bài tụng hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát của tăng thân Làng Mai mà tôi không rớm lệ. Cả vũ trụ bao la tình bi mẫn. Và sao cứ hiện về hình ảnh lần nghe đầu tiên, các sư em và thiền sinh tu viện Bát Nhã năm nào ngồi xếp bằng tụng ca tên Mẹ trước bầy người hung hãn đợi lệnh xông vào. Gương mặt họ sáng lên một ánh sáng lạ kỳ, còn mình thì cứ chảy nước mắt…

Gần mười năm rồi. Tối nay cũng lại bài tụng ấy mở đầu khóa tu “Tâm an, thế giới an” 5 ngày ở Tu viện Mộc Lan (Magnolia Monastery), bang Mississipi Hoa Kỳ. Lại gặp những gương mặt thuở ấy, nay đã rắn rỏi trong cương vị điều hành hay giáo thọ của một Trung tâm Thiền xa quê hương vạn dặm: Sư cô Hỷ Nghiêm, Sư cô Khải Nghiêm, các thầy Pháp Hội, Pháp Sĩ, Pháp Tịnh…

Vẫn cứ bất ngờ, như đã từng bất ngờ ở Làng Mai bên Pháp năm nào, trước sức thu hút của một sư em Việt nhỏ xíu trẻ măng, với một giọng Mỹ đầy truyền cảm, dẫn dắt gần 200 thiền sinh người nước ngoài từ các bang Hoa Kỳ, cả từ nước khác nhân qua Hoa Kỳ thăm con gặp khóa tu cũng tới dự, với sự dí dỏm khiến những ông Tây bà đầm mái đầu bạc phơ chốc chốc lại cười vui như con trẻ.

Phải, đã là nếp sống của Làng Mai ở bất cứ đâu: đến với Làng, học hay tu, thiền hành hay rửa bát, đều là tiếng cười, đều là thực tập “pháp môn hạnh phúc”.

Thiền đường lớn, quá lộng lẫy trong sự giản dị tối đa của gỗ thông vàng ươm, có sức chứa trên 1000 người. Những công trình xây dựng ở đây đều do cư sĩ người Mỹ được gọi tên thân yêu là Uncle Rick chỉ huy, với bàn tay lao động của sư cô, sư thầy, Phật tử. Thật khó mà tưởng tượng cảnh các cô ngồi trong chiếc thùng được cần cẩu đưa lên cao để tự tay đóng những tấm ván gỗ thông vào trần nhà, như lời kể của anh Lê Văn Trạch ở Memphis, thân phụ của hai sư cô trẻ. Những tiểu phẩm xinh xắn rất Việt Nam như những cây đèn hoa sen, những bài thơ, lời dạy, nét bút mềm như liễu của Thầy khắc trên đá do một sư cô tạo tác. Những hàng mộc lan, tường vi, liễu, trúc, những vườn hồng, cúc, ao sen… do bàn tay tăng thân tạo dựng. Sau hơn 10 năm, 118 acres (gần 40 ha) đất đồi, nguyên là trang trại nuôi bò, do ba gia đình Phật tử người Việt gốc An Bằng (Huế) mua để cúng dường Sư Ông Làng Mai, đã thành một trung tâm thiền tập lớn, tiện nghi và ấm cúng. Dẫn tôi đi thăm quanh khu đồi Tu viện, anh Hồ Thanh Bình, nguyên là huynh trưởng gia đình Phật tử vượt biên sang đây, một thành viên của nhóm thiện nguyện đầu tiên tạo nên cơ sở Mộc Lan, không muốn nói đến số tiền bạc gom góp từ những tháng ngày vất vả kiếm sống trên quê người. Anh kể: “Sau ngày “Đi bộ vì hòa bình” (Peace Walk) năm 2003 ở Memphis có Sư Ông qua dẫn dắt, nhóm đã phát tâm tìm mua đất cúng dường. Năm 2005, Sư Ông cùng tăng thân Làng Mai qua nhận đất, nhưng Sư Ông dạy: ‘Cứ tu tập đi, rồi mọi việc tốt lành sẽ tới’. Anh em vâng lời Thầy, tu tập thành tâm, và từ từ xây cất. Phải đến sau pháp nạn Bát Nhã, tháng 03/2010 có 6 sư cô từ Làng Mai Pháp đến, Làng Mai mới chính thức có chúng xuất sĩ thường trú để bắt đầu hình thành Tu viện Mộc Lan, bảo lãnh quý sư thầy, sư cô từ tu viện Bát Nhã sang tiếp tục tu học.

Tiếp nhận thiền sinh người việt tới dự khóa tu là Sư cô Khải Nghiêm. Sư cô qua Mộc Lan từ 2015. Nguyên là một cô giáo ở Cam Ranh, cô đã lặng lẽ từ chối vào Đảng Cộng Sản để xuất gia. Sau khi cô bị buộc phải rời Bát Nhã về lại chùa ở quê, an ninh tới tận chùa chất vấn: - Cô đi tu là trốn tránh trách nhiệm xã hội, sao cô không tiếp tục làm một cô giáo để cống hiến? Cô trả lời: - Tôi đi tu trước hết để bản thân mình trở thành một con người tốt. Một con người tốt sẽ truyền cái hạnh tốt cho những người khác. Những người ấy lại truyền cái hạnh tốt ra khắp xã hội. Đó chính là đóng góp của những người xuất gia như tôi”.

Nhắc lại những kỷ niệm đau buồn, cô không sao quên được cái lúc đặt chân xuống sân bay Charles de Gaulle khi phải rời Việt Nam, nỗi tủi thân thắt lòng đứa con đang đầy hy vọng đóng góp cho quê hương mà bị thẳng thừng từ chối.

Cô tâm sự: “Sang đây, lại gặp một vùng quê nghèo của nước Mỹ, rất đông con cháu của người nô lệ da đen xưa. Tu viện đã mở cửa đón các cháu sinh hoạt những ngày cuối tuần, đã chia sẻ thực phẩm cho những gia đình nghèo. Nhìn các cháu mà lòng con không nguôi nghĩ về Việt Nam”. Nỗi niềm của cô Khải Nghiêm phần nào được an ủi vì số Phật tử gốc Việt từ khắp nước Mỹ bắt đầu quy tụ về, mỗi năm một đông. Khóa tu 2017 này có 80 người.

Ngày khai mạc khóa tu năm nay (11/10) lại trùng vào Sinh nhật (mà tăng thân gọi là ngày “tiếp nối”) lần thứ 91 của Sư Ông. Sư cô Hỷ Nghiêm vừa từ Trung tâm Làng Mai Quốc tế Thái Lan trở về, báo tin vui là sức khỏe Sư Ông đã tăng tiến nhiều. Cô chia sẻ tấm ảnh chụp Sư Ông ngồi tiếp đại chúng mừng sinh nhật, và truyền lá thư “Ngày tiếp nối của Thầy”, với lời nhắn nhủ đầu tiên: “Con xin buông bỏ hết những bực mình giận ghét người nầy, chê trách những lỗi lầm của người kia. Con xin quay về thủ hộ ý, từ bi và buông nhẹ những đau buồn trách móc”. Nghe, bỗng tự hỏi: Mình có giận ai không nhỉ? Có đấy. Đang giận một người. Phải tìm cách hóa giải. Lạ thật, ở tuổi gần đất xa trời, sức bảo thủ lớn quá chứ, ở nhà vợ con có trách cứ sự gì là lập tức xù lông nhím: - Đến tuổi này chỉ có thế thôi. Đợi kiếp sau sửa nhé! Thế mà sao những lần dự khóa tu của Làng Mai, mình cứ luôn giật mình “tự kiểm” khi có một lời nhắc nhở chung, dù chỉ từ một sư em tuổi con mình? Có lẽ đó cũng là bí quyết thành công của Làng Mai. Chẳng truyền dạy điều gì cao siêu, chỉ nhắc ta tập sống vui, tập lắng nghe, tập buông bỏ, tập trở về chính mình, và quan trọng nhất… tập thở! “Thở vào tâm tĩnh lặng/ Thở ra miệng mỉm cười”. Dễ nhỉ, mà sao khó! Đúng như Sư thầy Pháp Hội nói trong buổi pháp thoại: “Chỉ cần nhắc lại những lời rất quen thuộc của Thầy, nhưng với niềm tin vững vàng, là đã có sức mạnh”.

Buổi sáng, Sư cô Hoa Nghiêm kết thúc bài pháp thoại “Tâm yên” bằng một món quà. Đó là bài hát mà cô phổ thơ của Sư Ông: “Lòng không bận về”. Cô nhờ thầy Pháp Tịnh ca. Một khúc thiền ca hay hiếm có! Giọng hát hay quá! Và nhạc chở được ý thơ, một trong số ít bài thơ thiền hiện đại mà tôi tâm đắc.

Xin chép lại bài thơ ở đây:

Ngồi đây lắng tiếng chim bay
Ba ngàn thế giới không đầy tấc gang
Phương tây vừa khuất quạ vàng
Phương đông thỏ ngọc đã ngang đỉnh đồi

Trước sau có một mình tôi
Nghe như có tiếng đất trời gọi nhau
Xuất thiền lặng lẽ giây lâu
Lá lay cánh liếp bên lầu sáng trăng
Sông xưa giờ đã thuận dòng
Gió đi khắp chốn lòng không bận về

Cùng một cảm xúc vũ trụ của bậc hành giả, nhưng Không Lộ thiền sư mười thế kỷ trước muốn hét lên một tiếng lạnh cả thái hư “nhất khiếu trường thanh hàn thái hư”, còn Nhất Hạnh thiền sư hôm nay lại lặng lẽ nghe tiếng đất trời gọi nhau; người trước gửi chí vào câu thất ngôn tứ tuyệt chữ Hán, người nay trải lòng qua nhịp lục bát Việt dịu mềm.

Buổi chiều lại có duyên tình cờ dự pháp đàm tại cốc giành cho Thầy những khi về đây.

Tấm đá lớn chỉ lối vào, khắc 4 câu thơ:

Về đi lữ khách đường xa lắm
Cát bụi sầu thương vướng đã nhiều
Thanh thản ngủ trong lòng đạo cả
Cho hồn thơ ấu được nâng niu

Một nếp nhà đơn sơ bên sườn đồi còn nguyên rừng cây. Một chiếc bàn lớn nguyên gốc gỗ sồi mà Thầy bảo Thầy đếm từng vân gỗ biết nó đã được 105 tuổi, và vẫn luôn áp bàn tay lên mặt để được tiếp sức từ Mẹ Thiên nhiên. Thầy bảo sư cô Hỷ Nghiêm đặt tên là “Cốc chịu chơi”. Tại sao có tên ấy? Xem hồi sau sẽ rõ.

Năm ngày đêm trôi qua rất nhanh, với những sinh hoạt mà tôi cũng đã quen ở Làng Mai bên Pháp, ở Viện Phật giáo ứng dụng bên Đức: ngồi thiền buổi sớm và buổi tối, thiền hành, pháp thoại, pháp đàm, thiền làm bếp, cả thiền buông thư (ngủ trưa trong lời dẫn và giọng ca của một nhà sư, sướng thật!)…

Tất cả đều dung dị, nhẹ nhàng. Nhưng buổi chót là nghi thức thật trang nghiêm, xúc động, lần đầu tiên tôi tham dự: nghi thức truyền 14 giới Tiếp hiện (Inter-being). Thật ấn tượng cảnh gần 20 người Mỹ, nam và nữ, có người phải chống gậy, nghiêm cẩn trong trang phục nâu sồng chùa Việt truyền thống, thành kính đọc những lời nguyện rất “hôm nay” mà Sư Ông soạn: “Ý thức được những khổ đau do sự cưỡng bức người khác vâng theo cái thấy của mình, con nguyện không ép buộc bất cứ một ai, kể cả trẻ em, đi theo quan điểm của mình, bằng bất cứ cách nào: uy quyền, mua chuộc, dọa nạt, tuyên truyền và giáo dục nhồi sọ. Con nguyện tôn trọng sự khác biệt của kẻ khác và quyền tự do nhận thức của họ. Tuy nhiên con biết con phải sử dụng những phương tiện đối thoại từ bi và ái ngữ để giúp người khác cởi bỏ cuồng tín và cố chấp”, v.v. (chỉ ví dụ Giới thứ Tư, rất gần gũi nghề văn nghề báo của bản thân!)

Bà Bobbie Perkins, vừa nhận pháp danh Tiếp hiện là “Chân Truyền Tâm” (True Transmission of Mind), cho biết: bà biết đến Thầy là từ khi đọc cuốn sách “Miracle of Mindfulness” (Phép lạ của Chánh niệm) vào năm 1976. Những người chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo ở Dallas (Texas) dần dà tập họp nhau, lập ra Trung tâm Thiền Dallas (Dallas Meditation Center) mà bà làm giám đốc. Sau khi dự hai khóa tu 2011 và 2013 ở Tu viện Mộc Lan, bà ngày càng tin theo pháp môn Làng Mai, rồi hôm nay trở thành thành viên gia đình Tiếp hiện.

Chuyện kể của một Sư cô

Ghi lại chuyện kể của Sư cô Hỷ Nghiêm, người được Thầy cử sang xây dựng Tu viện Mộc Lan từ những ngày đầu.

Ngay từ chuyến đầu tiên từ Mỹ sang dự khóa tu mùa đông 5 tuần tại Làng Mai bên Pháp năm 1995, cô gái trẻ đã cảm nhận: Đây đúng là nơi mình sẽ đến! Ngay lập tức cô bị thu hút vào một tập thể sống bình dị, vui vẻ yêu thương trong cảnh nghèo như ở một làng quê Việt. Những dòng thơ trào lên trong lòng cô: “… Ôi tuyệt diệu tình thương vô ngã/ Đến với tôi tất cả niềm tin”.

Thực tình trước đó, cô đã có vài lần thổ lộ ước nguyện xuất gia, nhưng lần nào cũng gặp phản ứng bất lợi từ ba mẹ. Cha cô tha thiết: “Cha đã trải qua bao cực khổ, tù đầy, qua đây chỉ gắng sức mong cho con học hành nên người, sao con nỡ bỏ cha mẹ mà đi!” Nhưng khi cô từ Làng Mai trở về, mẹ cô đọc được điều gì trên gương mặt và ánh mắt con, đã thốt lên: “Thôi chuyến này thì nó xuất gia thật rồi, không cản được nó đâu!”

Tháng 6 năm 1996 cô quay lại Làng Mai, xuống tóc.

“Cái duyên với Làng Mai thật ra đã khởi từ lâu”, Sư cô chia sẻ. Năm 1993, khi cô ra phi trường bay qua Mỹ cùng cả nhà, một sư thầy thân quý đã cho cô một tập sách in lậu, với tựa đề “Con đường chuyển hoá” không có tên tác giả, và gần một năm sau có một thầy khác dặn: ‘Muốn hiểu sâu về Đạo thì cứ đọc CĐCH’. Cô hơi gợn thắc mắc: CĐCH là cái gì? Nhưng không kịp hỏi. Mặc dù những ngày tháng bận rộn làm quen với cuộc sống mới, cô vẫn thao thức câu hỏi CĐCH là gì. Mãi đến một ngày gặp cuốn sách tiếng Anh của Thầy Thích Nhất Hạnh “Transformation & Healing”, cô mới Ồ, thì ra trong tay mình bao lâu đã có cuốn tiếng Việt, CĐCH tức là “Con đường chuyển hóa”.

“Chú có biết cái duyên ấy còn tiếp tục đến bây giờ? Chú đợi một chút, Hỷ Nghiêm cho chú xem cái này”. Sư cô đi về “cốc”, lát sau mang ra cho tôi một tập vở dày, ngoài bìa có dòng chữ nhỏ “Bản thảo CON ĐƯỜNG CHUYỂN HÓA…”, bên trong là những trang dày đặc chữ màu xanh, nhiều chỗ sửa chữa, ghi chú…”. Tháng 10/ 2016 vừa rồi về Việt Nam, Hỷ Nghiêm đã được tặng bản thảo hơn 40 năm trước của Thầy”.

“Con đường chuyển hóa” đã là bảo bối giúp sư cô trẻ tuổi vượt qua bao thử thách trên đường tu tập và truyền đạo mười mấy năm qua.

Năm 2001, sư cô được Thầy cử vào nhóm 10 đệ tử lần đầu tiên trở về nước, trong đó có các sư thầy sư cô Tây phương. Thầy nói: “Các con là những hoa trái tốt đẹp mà Thầy chọn dâng lên bàn thờ Tiên Tổ”. Câu nói ấy đã là ánh lửa cho cô trong nhiều lần trở về, dò dẫm trong đêm tối, chuẩn bị cho Thầy về với quê mẹ, rồi cùng các sư chị sư em xây dựng nên Tu viện Bát Nhã lừng danh, cho đến ngày bị xua đuổi.

“Thực lòng sau sự cố đau lòng ấy, Hỷ Nghiêm chỉ muốn được ở lại Làng Mai ‘thanh thản ngủ trong lòng đạo cả, cho hồn thơ ấu được nâng niu’. Nhưng chẳng bao lâu, Sư Ông lại cử qua Mộc Lan để đón nhận các chị em từ Bát Nhã”.

Không quên được ngày đầu tiên đặt chân lên vùng đồi heo hút miền Trung Nam nước Mỹ, thỉnh thoảng văng vẳng câu nói của một sư thầy người Mỹ không giấu được sự lo âu nói với Hỷ Nghiêm trước khi về Mộc Lan: “Tại sao mình lại đặt Tu viện ở một vùng mà sự bảo thủ, kỳ thị chủng tộc, tình trạng bạo lực, sexual abuse [lạm dụng tình dục] vào loại nhất, và cũng nghèo vào hạng nhất nước Mỹ?”

“Hỷ Nghiêm im lặng giây lâu, rồi nhìn vào sư thầy, nói: ‘Chính vì thế mà chúng ta có mặt’. Nhưng quả thực, ngay từ giây phút bước lên khu đất này, Hỷ Nghiêm như nghe thấy tiếng thì thầm: Tổ tiên đất đai ở đây đã sắp đặt cho mình chỗ này. Cảm nhận ấy càng rõ khi ngày đầu tiên ra chợ, những cư dân người da đen quay lại nhìn và hỏi: Cô từ đâu đến, trang phục của cô là theo tôn giáo nào? Hỷ Nghiêm chắp tay xá họ, trả lời với nụ cười trên môi: Tôi là người Việt sống trên đất Mỹ, tôn giáo của tôi là Đạo Bụt Dấn Thân [engaged Buddhism], thì họ cười thân thiện”. Quả nhiên, Tu viện Mộc Lan được sự đón nhận, mở lòng của cư dân và chính quyền địa phương trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.

Năm 2011, khóa tu lớn đầu tiên ở Mộc Lan, phải mướn một chiếc lều lớn cho khoảng 1000 thiền sinh về dự. Xong khoá tu, Sư Ông dẫn Hỷ Nghiêm đi chọn chỗ xây thiền đường và gác chuông. Thầy bảo: “Con, mọi chuyện Chư Bụt Tổ đã sắp đặt hết, mình không thể cưỡng lại sự sắp đặt của Tổ Tiên”. Đến năm 2013, khi dựng nếp nhà cho Sư Ông ở, Thầy cười bảo: “Đặt tên là ‘Cốc chịu chơi’. Con có hiểu ‘chịu chơi’ nghĩa là sao không? Chịu chơi nghĩa là khi có khó khăn thì không bỏ cuộc, cứ vững vàng đi tới”. Nước mắt sư cô trẻ tuôn trào. Cô tâm sự: “Thầy đã hiểu hết những khó khăn của đệ tử. Thầy là Thầy nhưng cũng là Người tri kỷ. Cũng như khi đặt pháp danh cho con là Hỷ Nghiêm, Thầy đã muốn con vượt lên bản tính hay lo âu của mình. Thú thật là thời gian đầu lắm lúc Hỷ Nghiêm cũng chùng bước trước những trọng trách lớn lao, muốn… xách va li chạy trốn. Nhưng ngay sau đó thì xác định dứt khoát: chỉ khi nào Mộc Lan thật yên ổn, và thấy lòng mình thật yên ổn thì mới rời chốn này”.

Năm 2013, sau khi thiền đường lớn và tháp chuông xây xong, Sư Ông tiên đoán: “Mộc Lan sẽ là trung tâm quan trọng của Làng Mai ở Tây bán cầu”.

Sau 7 năm, Tu viện Mộc Lan đã định hình với những khóa tu thường kỳ 2 năm một khóa lớn, trại hè mỗi năm cho thanh thiếu niên gia đình Phật tử gốc Việt, với những tăng thân rải rác từ Atlanta, Alabama, Arkansas, New Orleans, Dallas, Houston… Một số trường học quanh vùng như Ole Miss University, Southern Mississipi University, Warren Easton High School thường đưa học sinh sinh viên tới thực tập thiền.

15/10 chia tay khóa tu “Tâm an thế giới an” cho thiền sinh, các Sư thầy Sư cô Mộc Lan lại bắt tay chuẩn bị đón một trăm mấy chục xuất sĩ từ các Trung tâm Làng Mai trên đất Mỹ tập trung về tu tập.

Riêng tôi, ngày chia tay Mộc Lan cũng là ngày kết thêm nhiều bạn mới, mà thú vị sao lại là bạn Thơ. Tối qua, trong buổi liên hoan chia tay [Be-in] tôi có đóng góp hai bài thơ viết về Thầy (Bậc Thầy – The Master) và về trải nghiệm tu tập ở Làng Mai (Mười cảnh thiền bất chợt – Ten Zen Scenes caught then and there). Cô thiền sinh rất trẻ Thanh Nhàn giúp tôi đọc bản tiếng Anh. Khá nhiều người Mỹ gặp tôi, cảm ơn, chia sẻ về Thơ. Jim Tillman, thành viên tổ chức Thich Nhat Hanh Foundation cười cười nhắc câu thơ: “Cuckoo, cuckoo…/the practitioner/ wakens” và bình “Yes, it’s zen!”. Vợ chồng Nguyễn Đạt, ông thầy vẫn dạy khí công mỗi sáng cho khóa tu, nhờ thơ mà nhận ra tôi là tác giả những bài viết về Bát Nhã năm nào. Anh Lê Văn Trạch, người đã tham gia tổ chức sự kiện đi bộ vì hòa bình ở Memphis, là cái duyên khởi phát để thành Mộc Lan, tâm đắc với “Bậc Thầy: Thầy vào như hơi gió, Tăng đoàn rạng rỡ tuệ quang…”; anh tình nguyện chở vợ chồng tôi về Memphis, đi thăm nơi Mục sư Luther King bị tên phân biệt chủng tộc ám sát năm 1966. Mục sư chính là người đã kết bạn với chàng tu sĩ trẻ Thích Nhất Hạnh thuở nào qua Mỹ vận động hòa bình. Ồ, tất cả cứ móc với nhau như một cái duyên tiền định.

Cái duyên lành đưa đẩy để hôm nay, văn hóa Việt được truyền bá ra thế giới từ những trung tâm Làng Mai như Mộc Lan ở Mỹ.

Tu viện Mộc Lan 11-15/10/2017

H.H.

chieclavotinh
08-15-2021, 03:27 AM
Philip Kapleau (P. K.) là phóng viên toà án thời Đệ II thế chiến. Ông tham dự các phiên toà xử tội phạm chiến tranh ở Đức và Nhật. Trở lại Nhật năm 1953, ông tu tập ở đó theo cả 2 phái Tào Động và Lâm Tế trong 13 năm, giác ngộ và được thầy là thiền sư Hakuun Yasutani (Bạch Vân) ấn chứng. Trở về Mỹ ông thành lập thiền viện Rochester Zen Center ở New York. The Three Pillars of Zen: Teaching, Practice, and Enlightenment là tác phẩm đầu tiên viết về Zen của người Tây Phương.

Bản dịch Ba Trụ Thiền: Giáo Lý – Tu Tập – Giác Ngộ của Đỗ Đình Đồng. Trong ấn bản đầu tiên (1985), “Mu” được dịch là “Vô”. Theo đề nghị của thiền sư, trong lần hiệu đính sau này (2011), “Mu” được để nguyên.

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/91FEAw8-G-L.jpg
(https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/91FEAw8-G-L.jpg)

GIÁC NGỘ - Các Kinh Nghiệm

Ông P. K., Cựu Doanh Nhân Mỹ, 46 tuổi (trích nhật ký)

Nữu Ước 01-04-1953
Bụng đau nhức suốt tuần, bác sĩ bảo các ung nhọt trở nên tệ hại hơn...Dị ứng cũng nổi lên... Không thuốc không ngủ được. Thật khốn khổ, ước gì có can đảm chấm dứt tất cả.

20-04-1953
Hôm nay nghe diễn thuyết của S. về Thiền như thường lệ, chỉ có chút ít ý nghĩa. Tại sao mình lại cứ tiếp tục đi nghe những buổi diễn thuyết này? Có bao giờ mình có thể ngộ (satori) khi lắng nghe những giải thích triết học về Trí Bát-nhã (Prajna) và Bi tâm (Karuna), tại sao A không phải là A, và tất cả những thứ còn lại? Ngộ là cái quái gì? Ngay cả sau bốn quyển sách và hàng tá các bài diễn thuyết của S., vẫn không biết gì hết. Mình phải ngu ngốc lắm. Nhưng mình biết điều này. Triết lý Thiền không loại bỏ được đau đớn hay bất an hay cảm giác “không có gì hết” khả ố của mình.

Chỉ tuần vừa qua, một bạn thân phàn nàn: “Lúc nào mày cũng phun toàn triết lý Thiền mà mày không bình tĩnh và thận trọng hơn chút nào từ lúc mày nghiên cứu đến giờ. Nó không làm mày kiêu căng hay khiêm tốn hơn chút nào cả.”

01-06-1953
Nói chuyện với K. về Thiền và Nhật bản đến 2 giờ sáng’... Giống như S., anh ta cũng là người Nhật và đã tu tập Thiền, nhưng nói chung hai người hơi khác nhau. Trước khi gặp K., mình cứ tưởng những người giác ngộ đều giống như S., bây giờ mình thấy ngộ không quá đơn giản, nó có vẻ có nhiều khía cạnh và mức độ. Tại sao mình lại cứ bám theo ngộ?...

Truy kích K. liên tiếp suốt đêm: “Nếu tôi đến Nhật để tu Thiền, anh có thể bảo đảm rằng tôi có thể tìm thấy ý nghĩa nào trong cuộc sống không? Tôi sẽ loại bỏ được tất cả ung nhọt, dị ứng và mất ngủ không? Hai năm tôi đã theo dự những bài diễn thuyết ở Nữu Ước đã không làm giảm được chút nào sự thất bại liên tục, nếu tôi tin các bạn của tôi, cũng không giảm thiểu được sụ lừa dối của trí thức.”

K. cứ lặp lại: “Thiền không phải là triết lý, nó là một lối sống lành mạnh!... Nếu anh thực sự muốn đến Nhật để học Phật giáo và không chỉ nói về nó, thì toàn bộ cuộc sống của anh sẽ thay đổi. Nó sẽ không dễ, nhưng anh có thể tin điều này: một khi anh đã bước chân vào Con Đường của Phật, với chân thành và nhiệt tâm, chư Bồ-tát sẽ hiện ra khắp nơi để giúp anh. Nhưng anh phải có dũng khí và lòng tin, phải quyết tâm nhận ra sức mạnh giải thoát của Phật tánh dù cho phải đau khổ và hy sinh đến đâu.”

Điểm này truyền cho mình sự dũng cảm mà mình cần.

03-09-1953
Bỏ việc kinh doanh, bán đồ đạc trong nhà và xe hơi. Bạn bè đồng thanh phê phán: “Mày có điên mới ném cả chục ngàn một năm để mua bánh trên trời!” Có thể, hoặc có thể bọn họ điên cũng nên, chồng chất của cải, ung nhọt, và bịnh tim. Mình ngờ vài người trong bọn họ còn ganh tị với mình nữa là khác. Nếu không cần, mình đâu có làm thế này, mình chủ động làm như thế mà, nhưng mình cũng hơi sợ, hy vọng nó đúng với cuộc đời ở tuổi bốn mươi. Đã mua vé đi Nhật.

06-10-1953
Bộ mặt và khí sắc của Nhật bản đã thay đổi biết bao trong bảy năm qua! Những khuôn mặt đổ nát và tuyệt vọng một cách ma quái đã thực sự biến mất. Cũng khá là lần trở lại như một kẻ tìm cầu thay vì như một tên mang mền với cuộc xâm chiếm. Thực ra, cái gì đưa mình trở lại đây? Có phải là sự cao quí của người dân Nhật, sự nhẫn nhục chịu đựng những đau khổ không thể nói được đã làm mình kinh ngạc? Có phải là niềm im lặng phi thế gian của chùa Viên Giác (Engaku-ji) và sự bình an sâu xa xuất hiện bên trong mà bất cứ khi nào mình dạo bước qua các khu vườn hay những hàng cây trắc bá khổng lồ của chùa?

01-11-1953
Giờ đây đã sống ở Kyoto ngót một tháng. P., giáo sư người Mỹ đã gặp tại trong những buổi diễn thuyết của S. ở Nữu Ước, đang dạy lịch sử triết học tại một đại học Nhật bản.. .Anh ta và mình đã viếng năm sáu Thiền sư và những người có thẩm quyền…, nói, nói, nói. Một vài Thiền nhân này nói dông dài và tò mò về một lời dạy ba hoa về việc tâm truyền tâm và sự khả ố của tư niệm. Giáo sư M., khi nhắc đến điều này, nói: “Bắt đầu ông lợi dụng ý niệm để loại bỏ ý niệm.” Đây giống như chữa lửa bằng dầu. Lại cảm thấy bất an... Cả ngày hôm qua đi dạo quanh các tiệm bán những cửa hàng bán đồ hiếm có để mua sản phẩm mỹ nghệ. Có phải mình trở lại Nhật bản chỉ vì vậy không?

02-11-1953
Hôm nay có thư của Lão sư Trung Xuyên (Nakagawa-roshi), trụ trì chùa Long Trạch (Ryutaku-ji), đến trả lời chấp nhận, P. và mình có thể ở lại đó hai ngày. Một chuyến du hành như thế có thể có kết quả ư? S. và các giáo sư Thiền ở Kyoto không đúng sao? “Các Thiền viện đều quá cổ hủ và hách dịch đối với những người hiện đại có đầu óc trí thức.” Dẫu sao nói chuyện với một lão sư bằng tiếng Anh cũng là một kinh nghiệm tiểu thuyết và không chừng lại hóa ra một ngày nghỉ ngơi thích thú. Vợ P. chất đầy lên P. và mình những tấm chăn dày và một lô thức ăn Mỹ. Người bạn Nhật của vợ P. bảo các chùa Thiền lạnh và khắc nghiệt lắm đấy. Ở trong chùa rồi biết làm sao?

03-11-1953
Đến chùa vào lúc xẩm tối. Trên tàu lửa sáu tiếng rưỡi đồng hồ, P. và mình bận rộn chuẩn bị những câu hỏi để trắc nghiệm sự hiểu biết triết học của vị lão sư về Thiền. “Nếu ông ấy am hiểu thông minh về Thiền,” chúng tôi quyết định. “và không phải là một kẻ cuồng tín, chúng tôi sẽ ở lại trọn hai ngày, nếu không chúng tôi sẽ từ giã vào ngày mai...”

Lão sư Trung Xuyên (Nakagawa-roshi) tiếp chúng tôi trong một căn phòng giản dị, đơn sơ. Trông ông còn trẻ lắm, không giống như ông Tổ sư đầy râu ria trong trí tưởng tượng của chúng tôi. rất nhiệt tình và khiêm tốn, tự tay ông pha cho chúng tôi trà xanh nóng đã đánh sẵn, thơm ngon và xoa dịu, và còn nói chuyện khôi hài với chúng tôi bằng tiếng Anh hay đến độ đáng ngạc nhiên.

“Đi xe lửa lần đầu tiên chắc mệt mỏi, các ông có thích nằm nghỉ không?.” “Dạ không, chúng tôi chỉ hơi mệt chút thôi, nhưng nếu thầy không chấp, chúng tôi đã chuẩn bị một số câu hỏi về Thiền, chúng tôi muốn hỏi thầy.”

“Nếu các ông không cần nghỉ ngơi, người phục vụ sẽ đưa các ông vào chánh điện, ở đó các ông có thể ngồi thiền cho đến khi tôi sắp xếp xong vài việc cần thiết, sau đó chúng ta sẽ nói chuyện, nếu các ông thích.”

“Nhưng trong đời chúng tôi chưa bao giờ thiền định cả. Chúng tôi chưa biết ngồi xếp chân như thế nào.” “Các ông có thể ngồi bất cứ cách nào tùy ý nhưng không nên nói chuyện. Ông tăng phục vụ sẽ cung cấp tọa cụ và chỉ chỗ cho các ông ngồi, ông ấy sẽ gọi các ông khi nào tôi có thể gặp lại các ông được.”

Ngồi - không, vặn vẹo - không nói suốt hai giờ khốn khổ trong chánh điện u tối bên cạnh P. ... không thể tập trung được, ý nghĩ rượt đuổi nhau như một bầy khỉ. Đau dữ dội ở chân, lưng, và cổ. Tuyệt vọng, muốn bỏ cuộc, nhưng nếu bỏ cuộc trước P., anh ta sẽ không bao giờ ngừng châm chọc mình, và vị lão sư ấy sẽ không có quan niệm tốt về nghị lực của người Mỹ. Cuối cùng, ông tăng phục vụ đến và thì thầm một cách ái ngại: “Bây giờ các ông có thể gặp lão sư được rồi đấy.”

Nhìn đông hồ: 9 giờ 30.

Đi cà nhắc vào phòng lão sư, được ông đón chào bằng cái mỉm cười bí mật và một tô cơm lớn với dưa chua. Ông chăm chú nhìn chúng tôi trong khi chúng tôi nuốt lấy nuốt để thức ăn, rồi tử tế hỏi: “Bây giờ các ông muốn biết gì về Thiền?”. Quá kiệt sức đến nỗi chúng tôi chỉ có thể trả lời một cách yếu ớt: “Không muốn gì hết.” “Thế thì bây giờ các ông nên đi ngủ là hơn, bởi vì chúng ta sẽ thức dậy lúc 3 giờ rưỡi sáng. Chúc mộng đẹp.”

04-11-1953
“Dậy! Dậy đi! Đã 3 giờ 45 rồi! Các ông không nghe chuông, thanh la, không nghe trống và tụng kinh ư?...Làm ơn gấp gấp cho.”

Ôi là một cảnh tượng kỳ lạ của pháp thuật phù thủy và sùng bái ngẫu tượng điêu luyện, những nhà sư đầu cạo trọc, áo dài thâm ngồi bất động tụng thần chú hòa nhịp với cái trống gỗ lớn, phát ra âm thanh của một thế giới khác, trong khi vị lão sư, giống như một lão thầy thuốc có tà thuật mặc áo quan tòa lịch sử nào đó, đang diễn các trò ma thuật và thỉnh thoảng lại lạy trước một bàn thờ lởm chởm những ngẫu tượng và hình ảnh. Đây là Thiền của Đan Hà (Tanka)(19), người đã ném tượng Phật vào lửa ư? Đây là Thiền của Lâm Tế (Rinzai), người đã hét: “ Gặp Phật giết Phật” ư?(20) Các giáo sư và S. cuối cùng đã đúng.

Sau bữa ăn sáng, lão sư đưa chúng tôi đi tham quan một vòng tự viện, nằm trên một vùng đồi chạy vòng theo hình móng ngựa trong niềm im lặng rung động của khu rừng thông, bách hương và trúc, được chăm sóc cẩn thận và điểm xuyết bằng một ao sen tuyệt vời - một cảnh Bồng lai thực sự của Nhật bản. Và ôi là cảnh núi Phú sĩ (Fuji), người canh giữ hùng vĩ bầu trời! Nếu ông ta không làm hỏng tất cả bằng cách cố ý bảo chúng tôi cúi đầu làm lễ trước những bức tượng trong các căn phòng.

Ôi linh hồn tiên tri của tôi! Ông ấy đưa chúng tôi vào căn phòng của người sáng lập, ông ấy thắp nhang và sốt sắng quì lạy trước pho tượng Bạch Ân (Hakuin) kỳ dị. “Các ông cũng có thể thắp nhang và tỏ lòng kính trọng đối với Bạch Ân.” P. nhìn tôi và tôi nhìn P.. Rồi P. châm ngòi nổ: “Các Thiền sư Trung hoa ngày xưa đã đốt cháy, khạc nhổ vào tượng Phật, tại sao thầy lại cúi đầu trước những thứ ấy?”

Lão sư nhìn chúng tôi trầm trọng nhưng không giận. “Nếu các ông thích khạc nhổ, cứ khạc nhổ, tôi thích cúi đầu làm lễ hơn.” Chúng tôi không khạc nhổ cũng không cúi đầu.(21)

06-11-1953
Hôm nay P. từ giã để đi Kyoto và lão sư mời tôi ở lại. Vì tất cả sự cuồng tín và tâm hồn phi triết học của ông, ông là người nồng hậu và tiết độ nên tôi thích ông. Mặc dù không tự mê muội một cách vô ích, thức dậy lúc 3 giờ 30 sáng, trong không khí lạnh lẽo, sống đạm bạc với gạo là chủ yếu và ngồi xếp chân trầm tư mặc tưởng cũng là thô kệch. Tôi có thể làm được như thế không? Tôi có muốn không?... Dù sao tôi cũng vui lòng vì tôi đã được ông mời ở lại và tôi đã nhận lời.

08-11-1953
Lão sư bảo tôi có thể thiền định một mình trong phòng của người sáng lập thay vì ở thiền đường lạnh lẽo. Tôi có thể ngồi hay quì gối theo kiểu người Nhật hay dùng ghế và mặc nhiều áo quần tùy ý nếu bị lạnh. Mặc dù không có ý niệm về thiền định như thế nào. Khi tôi nói với lão sư điều này, ông kín đáo khuyên: “Hãy đặt tâm ở đáy bụng, ở đó có một ông Phật mù, hãy làm cho ông ấy thấy!...” Thiền định chỉ có thế thôi ư? Hay ông lão sư này cẩn thận cho mình “đền tội”?... Hôm nay quan sát kỹ bộ mặt Bạch Ân, thấy nó ít kỳ dị hơn, còn có vẻ hơi hấp dẫn nữa là khác.

10-11-1953
Mỗi buổi sang đều leo lên ngọn đồi phía sau chánh điện để nhìn quang cảnh rộng rãi của núi Phú-sĩ. Hôm nay bỏ thiền định vì bị nhức đầu. Núi Phú-sĩ có vẻ u ám và vô sinh khí...

Hôm nay, sau hai giờ thiền định tốt, nó lại to lớn và bay lượn. Một khám phá đáng chú ý: “Tôi có sức sống và chết vượt hẳn núi Phú sĩ. ”

23-11-1953
Hôm nay trong lúc uống trà với lão sư trong phòng ông, bỗng nhiên ông hỏi: “Sao, ông có thích dự tuần nhiếp tâm Lạp bát (Rohatsu: mồng tám tháng chạp) ở chùa của Lão sư Đại Vân không? Trong tuần nhiếp tâm ấy, kỷ luật đặc biệt nghiêm túc, nhưng ông ấy là một lão sư nổi tiếng, một bậc thầy cho ông tốt hơn tôi nhiều.” “Nếu thầy nghĩ như thế thì hẳn rồi, tại sao lại không?” “Nhưng bổn sư của tôi(22), người mà ông đã gặp hôm kia, thì phản đối việc này, ông ta không tán thành các phương pháp dẫn ngộ của Lão sư Đại Vân. Ông ta cho rằng một thiền sinh sẽ từ từ chín muồi, rồi giống như trái từ trên cây rụng xuống khi đã chín muồi, tự nhiên đến giác ngộ. Hãy để tôi suy nghĩ thêm đã.”

25-11-1953
Sáng nay đến viếng chùa có hai vị khách đáng chú ý, một là một vị sư gọi là Bạch Vân (Hakuun), người kia là một cư sĩ tên là Yamada, môn sinh của vị sư, nói là anh ta đã tu Thiền tám năm. Muốn hỏi anh ta đã ngộ chưa, nhưng quyết định rằng việc ấy có thể gây bối rối.

Hỏi Lão sư Bạch Vân xem ông ấy có nghĩ mình có thể đạt ngộ (satori) trong vòng một tuần nhiếp tâm không?...” “Ông có thể đạt ngộ chỉ trong một ngày nhiếp tâm thôi, nếu ông thực có quyết tâm và buông bỏ tất cả tư niệm.”

27-11-1953
“Sao, việc thiền định của ông đến đâu rồi?” hôm nay lão sư bỗng nhiên hỏi tôi. “Ông Phật trong bụng tôi vẫn mù vô hy vọng.” “Sự thật ông ấy có mù đâu, ông ấy chỉ có vẻ như vậy thôi, bởi vì ông ấy ngủ khỏe lắm. Này, ông có muốn thử công án Mu không?” “Vâng, nếu thầy nghĩ thế tôi sẽ thử, nhưng tôi phải làm gì nào?” “Tôi nghĩ ông đã biết bối cảnh của nó.” “Vâng.” “Thế thì chỉ cần tập trung vào lời đáp của Triệu Châu cho đến khi nào ông trực nhận ra ý nghĩa của nó.” “Thế thì tôi sẽ giác ngộ ư?” “Phải, nếu cái hiểu của ông không chỉ có tánh cách lý thuyết.” “Nhưng tôi tập trung cách nào?” “Hãy đặt tâm ông ở hara (vùng bụng) và chỉ tập trung vào Mu thôi.”

28-11-1953
Sáng nay lão sư gọi tôi vào phòng ông và ra dấu bảo tôi theo ông đến trước cái bàn thờ nhỏ ở phía sau. “Ông có thấy bức thư tôi đặt nơi bàn tay đức Quan Âm không? Ông trở thành có duyên với người viết bức thư này. Chúng ta hãy tỏ lòng biết ơn đức Quan Âm.” Tôi chắp tay không suy nghĩ, hỏi nhanh: Bức thư ấy nói gì? Thầy bảo có duyên có nghĩa là gì?...” Lão sư bề ngoài trang nghiêm nhưng bên trong sống động, chỉ nói: “Hãy đến phòng tôi, tôi sẽ giải thích.”

Với vẻ dễ mến thường lệ, ông quì gối theo kiểu người Nhật, đặt chiếc ấm lên lò than để pha trà, rồi tuyên bố một cách cương quyết: “Tôi quyết định đưa ông đến dự tuần nhiếp tâm Lạp bát ở chùa Phát Tâm. Bức thư này đã quyết định cho tôi.” “Hãy cho tôi biết tất cả sự vụ như thế nào.” “Ông có nhớ ông Yamada, người đàn ông đã đến đây ngày hôm kia với Lão sư Bạch Vân không? Thư từ ông ấy đến đấy. Ông ấy đã có kinh nghiệm ngộ thâm sâu ngay sau khi ông ta từ giã vào ngày hôm ấy và đã kể lại việc ấy trong bức thư này.” [Xem kinh nghiệm số 1].

“Thầy bảo ông ấy đã ngộ rồi ư? Làm ơn dịch nó hộ tôi ngay bây giờ đi!” “Không còn thì giờ nữa. Chùa Phát Tâm cách đây xa lắm, tận trên bờ biển Nhật bản và chúng ta phải sẵn sàng để mai đi, tôi sẽ dịch nó cho ông trên xe lửa.”

29-11-1953
Khi chuyến xe lửa hạng ba tiến tới trong đêm, lão sư từ từ, cẩn thận dịch bức thư của Yamada.

“.Ôi một kinh nghiệm linh hoạt, kích động biết bao và ông ta không phải là một tăng nhân mà là một cư sĩ!” “Thầy có tin rằng tôi có thể đạt ngộ trong tuần nhiếp tâm này không?” “Dĩ nhiên. miễn là ông hoàn toàn quên mình.” “Nhưng ngộ là cái gì nào? Tôi muốn nói.” “Thôi!” Lão sư vung bàn tay lên, thoáng mỉm cười bí mật. “Khi nào ông ngộ, ông sẽ biết, bây giờ xin làm ơn đừng hỏi nữa, chúng ta hãy tọa thiền và rồi cố gắng ngủ đi một tí trước khi đến chùa Phát Tâm.”

30-11-1953
Đến chùa Phát Tâm lúc trời đã chiều, đói và kiệt sức. Bầu trời màu chì, không khí nặng và ẩm ướt.Nhưng Lão sư Đại Vân (Daiun-roshi) nhiệt tình và nồng hậu, đưa cả hai tay ra chào tôi. Sau đó ông giới thiệu tôi với vị lão sư phụ tá và bốn vị tăng đầu chúng. Mặt dù ít nói, họ sáng ngời ngọn lửa nội tâm mãnh liệt.

Lão sư [Trung Xuyên] và tôi rút vào một căn phòng nhỏ mà chúng tôi chia nhau. “Tốt hơn ông nên nghỉ một chút trước khi cuộc chiến đấu bắt đầu.” “Chiến đấu?...” “Phải, chiến đấu với cái chết bằng sức mạnh vô minh của ông. Tôi sẽ gọi ông khi nào mọi người tập hợp ở chánh điện để nghe huấn thị sau cùng của Lão sư Đại Vân, khoảng một tiếng đồng hồ.”

Tựa như các chú tôm hùm trong ngày hội kín, Lão sư Đại Vân, lão sư phụ tá, bốn vị tăng đầu chúng trong những chiếc áo gấm thêu màu điều và những chiếc mũ lễ hình cánh cung, ngồi trên những chiếc tọa cụ bọc lụa trong khi bốn ông tăng trẻ mỗi người một chiếc khay sơn mài màu đen đựng những cái tách màu vàng ánh, đứng yên ở đàng kia sẵn sàng phục vụ. Xen vào giữa những hàng người đối diện nhau, ngang qua căn phòng khoảng năm chục người thường, trông đầy cương nghị đang quì gối mặc những chiếc áo dài màu thâm cổ truyền. Mắt họ dán xuống nền nhà phía trước họ, và không một ai, trừ tôi, động tia mắt nhìn Lão sư Đại Vân khi ông nói ...

Tại sao mọi người rất căng thẳng và cương nghị đến thế? Tại sao tất cả bọn họ trông như đã hóa thép để chịu sự thử tội khủng khiếp nào đó? Lão sư đã bảo đây sẽ là một cuộc chiến đấu, nhưng chắc chắn ấy chỉ là hình ảnh ví von của lời nói - người ta chiến đấu với tâm mình như thế nào? Thiền không phải là vô vi, không gắng sức ư? Phật tánh bao trùm tất cả không phải là sở hữu chung của chúng ta ư?

Tại sao phải gắng sức để đạt những gì mà chúng ta đã có sẵn? Phải hỏi Lão sư Đại Vân điều này ngay cơ hội đầu tiên mình có được.

Trở về phòng, Lão sư tóm tắt huấn thị của Lão sư Đại Vân.

1. Quí vị không nên nói chuyện hay tắm hay cạo râu tóc hay bỏ chỗ ở, trong suốt tuần.
2. Quí vị chỉ nên tập trung vào sự thực hành của mình và không xao lãng vì bất cứ lý do gì.
3. Quí vị dù là người mới bắt đầu hay là tay cựu thủ cũng đều có cơ hội đạt ngộ trong suốt tuần nhiếp tâm này.

Và lão sư thêm một cách ngắn gọn như châm ngôn: “Nhưng ông phải làm việc khó nhọc, khó nhọc kinh khủng. ”

01-12-1953
Mưa không ngớt, thiền đường lạnh và ẩm ướt một cách khó chịu. Mặc quần lót dài phủ mắt cá, áo sơ mi len, hai chiếc áo ấm, chiếc áo choàng bằng len, hai đôi bít tất len nhưng không hết run. Tiếng gầm thét của người godo còn làm phân tâm hơn là cây kích trượng vung múa, đau nhức ở chân và lưng. ... Ý nghĩ phóng chạy điên cuồng. Thay đổi lia lịa từ agura (23) sang seiza [túc tọa] đến hanka , điều chỉnh ba cái tọa cụ theo mọi cách có thể nghĩ ra, nhưng không thoát khỏi đau.

Vào độc tham lần đầu tiên, Lão sư Đại Vân vẽ một vòng tròn với một chấm ở giữa: “Cái chấm này là ông, và vòng tròn này là vũ trụ; thật ra ông bao hàm cả vũ trụ, nhưng vì ông tự thấy mình như cái chấm này, một mảnh nhỏ bé biệt lập, nên ông không kinh nghiệm vũ trụ này không thể tách rời với mình. Ông phải phá vỡ sự tự nhốt tù mình, phải quên triết học và mọi thứ khác, phải đặt tâm ở hara và chỉ hít thở Mu. Tâm của vũ trụ là cái hốc bụng của ông!...”

“Mu là thanh kiếm khiến ông có thể cắt đứt hết mọi tư niệm tận trong vùng cội nguồn của tư tưởng và tình cảm. Nhưng Mu không phải chỉ là phương tiện để đạt ngộ mà nó chính là ngộ. Tự chứng ngộ không phải là việc tiến từng bước mà là kết quả của một cái nhảy vọt. Trừ phi tâm ông thanh tịnh thì ông không thể thực hiện cái nhảy vọt này.”.

“Thầy muốn nói gì qua chữ ‘thanh tịnh’?”

“Trống rỗng không một tư niệm nào hết.”

“Nhưng tại sao cần phải chiến đấu để giác ngộ nếu chúng ta có sẵn Phật tánh đã giác ngộ?”

“Ông có thể chỉ cho tôi xem cái tánh đã giác ngộ của ông không?”

“À không, tôi không thể chỉ ra được nhưng kinh bảo chúng ta vốn có cái tánh ấy phải không?”

“Kinh không phải là kinh nghiệm của ông, đó là kinh nghiệm của Phật Thích-ca Mâu-ni. Nếu ông nhận ra Phật Tâm mình thì chính ông là Phật.”

[B]02-12-1953
Lúc độc tham vào năm giờ sáng, nói với Lão sư Đại Vân chân đau nhức quá: “Tôi không thể tiếp tục được.”. “Ông muốn dùng ghế không?” ông nhìn tôi khẩn trương.

“Không, tôi sẽ không bao giờ dùng ghế dù cho chân tôi có rụng mất!”. “Tốt, với tinh thần ấy, ông sắp ngộ rồi!”

Tiếng vụt khủng khiếp của kích trượng ngay lúc sự tập trung của tôi bắt đầu đông đặc lại và tôi rời ra.dịch vật cái tên godo ấy! “Thẳng lưng lên, ngồi cho vững nó, tập trung sức vào đan điền!”. hắn hét vang. Nhưng chỉ có quỉ chứ tôi làm sao đưa sức vào đan điền được? Khi tôi rán sức thì lưng tôi như bị dao đâm. Phải hỏi lão sư Đại Vân về cái vụ này mới được.

Suốt một thời ngồi, tư tưởng của tôi đã kết lại nơi các bức tranh của Mục Khê(24) mà tôi đã thấy trưng bày ở chùa Đại Đức (Daitoku-ji) trong tháng vừa qua. Cái con hạc ấy cứ như quỉ ám, toàn bộ bí mật của kiếp người nằm trong đôi mắt nó. Nó đang tự tạo, nó đang hiện ra từ vô hình đến hữu hình. Tôi phải đảo ngược quá trình ấy, lại lặn vào vô hình, vô thời gian, tôi phải chết để được tái sinh. Vâng, đó là ý nghĩa của Mu.

Keng! Keng! Chuông độc tham. Lão sư Đại Vân kiên nhẫn lắng nghe, rồi gầm lên: “Đừng nghĩ đến con hạc của Mục Khê, đừng nghĩ đến vô hình hay hữu hình hay bất cứ cái gì khác. Chỉ nghĩ đến Mu thôi. Đó là cái mà ông cần phải ở đây!”

03-12-1953
Chân đau không chịu nổi. Tại sao mình không bỏ? Chỉ có ngu mới ngồi với chân đau ghê gớm này và nhận những cái quất vô nghĩa của kích trượng, cộng thêm sự la hét không lành mạnh của gã godo, ấy chỉ là lấy đau đớn làm khoái lạc thuần túy và đơn giản. Tại sao mình bỏ chùa Long Trạch, tại sao mình đã từng bỏ Hoa kỳ?. Nhưng bây giờ lại không thể bỏ được… mình sẽ làm gì?... mình phải đạt ngộ, mình phải...

Mu là cái quái gì? Nó có thể là cái gì? Dĩ nhiên nó là lời cầu nguyện tuyệt đối của cái ta cầu nguyện chính nó. Khi còn là sinh viên, mình đã thường muốn cầu nguyện biết bao nhưng dường như luôn luôn không tập trung, và ngay cả ngu xuẩn thế nào ấy về sự cầu nguyện đức chúa Trời ban cho sức mạnh để đương đầu với những nguy nan mà Ngài toàn trí toàn năng đã cho hiện ra ở vị trí đầu tiên.

Nước mắt trào lên, hạnh phúc thay cầu nguyện chỉ vì cầu nguyện thôi!... Những giọt nước mắt này có nghĩa là gì? Chúng là dấu hiệu không có sự trợ giúp, sự ngầm chấp nhận rằng lý trí, bản ngã của của mình đã đi đến giới hạn năng lực của nó. Vâng, nước mắt là phúc lành của tự nhiên, nó cố gắng gột rửa sự nhơ nhớp của bản ngã và làm dịu bớt những nét bề ngoài khắc nghiệt của nhân cách chúng ta đã trở nên khô cằn căng thẳng vì tin tưởng vị kỷ rằng lý trí không thể khuất phục được.

Ôi! Những nội kiến kỳ diệu! Mình cảm thấy chúng rất tốt. Tôi biết mình đã tiến bộ. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ngộ ập đến tôi đêm nay.

Bộp! Bộp! “Thôi mơ mộng đi! Chỉ Mu thôi!” Người godo gầm lên, đánh tôi một trận.

Độc tham!... “Hãy tống khứ những ý nghĩ ấy đi! Ngộ không phải tiến bộ hay thoái bộ gì hết, tôi đã không nói với ông nó là cái nhảy vọt ư? Ông phải làm như thế này chỉ và chỉ như thế này thôi! Hãy đặt tâm ở đáy bụng và hít thở Mu. Thế có rõ ràng không?” Tại sao bỗng nhiên ông quá nghiêm khắc như thế? Ngay mấy con chim ưng trên bức rèm phía sau ông cũng tỏ vẻ giận tôi.

04-12-1953
Chúa ơi! Phật ơi! Một cái ghế đang đứng ở chỗ tôi! Tôi rất biết ơn! Lão sư [Trung Xuyên] đến và thì thầm: “Lão sư Đại Vân ra lệnh ông tăng đầu chúng cho ông cái ghế vì cảm thấy ông sẽ không bao giờ đạt ngộ với cái lưng cong và liên tục thay đổi tư thế. Bây giờ không còn chướng ngại nào nữa, vì thế hãy tập trung vào Mu bằng tất cả tâm ông.” Sự tập trung căng lên nhanh chóng, tư niệm đột nhiên biến mất. Ôi một cảm giác kỳ diệu cái trống không bồng bềnh này!...

Bỗng nhiên mặt trời tuôn chảy vào cái cửa sổ phía trước tôi. Mưa đã ngừng! Trời trở nên ấm hơn! Cuối cùng các thần đã ở bên tôi. Bây giờ tôi không thể để sẩy ngộ nữa. Mu! Mu! Mu!... Lão sư nghiêng qua nhưng chỉ thì thầm: “ Ông mệt lả và làm phiền người khác, hãy cố gắng thở im lặng.”. Nhưng tôi không thể ngừng được. Tim tôi đập cuồng loạn. Tôi run lẩy bẩy từ đầu đến chân, nước mắt chảy xuống không thể kiềm chế được. Người godo đánh tôi, nhưng tôi không cảm thấy gì hết. Ông ta đánh người bên cạnh và tôi bỗng nghĩ: “Tại sao ông ta lại hèn hạ đến thế, ông ta đả thương người ấy.”. Lại nước mắt nữa. Người godo quay trở lại và thỉnh thoảng cú tôi, hét lên: “Hãy làm cho tâm ông trống rỗng mọi tư niệm, trở nên giống như một em bé. Chỉ Mu, Mu thôi ngay tại đáy lòng ông!” Bịch! Bịch! Bịch!

Đột nhiên tôi mất sự kiểm soát thân, song vẫn còn ý thức, và sụ ra một đống. Người godo và lão sư vực tôi lên, khiêng tôi vào phòng và đặt tôi lên giường. Tôi vẫn mệt lả và run rẩy. Lão sư nhìn mặt tôi, lo lắng hỏi: “Ông có cảm thấy đỡ không? Ông cần bác sĩ không?” “Không, tôi đỡ rồi, tôi đoán thế.”. “Trước kia ông có bao giờ thế này không?” “Không, chưa bao giờ.”. “Tôi mừng cho ông.”. “Tại sao, tôi ngộ rồi ư?”... “Không, tôi mừng cho ông, chỉ thế thôi.”. Lão sư mang cho tôi bình trà, tôi uống năm tách.

Ngay khi ông ta vừa bỏ đi, tôi đột nhiên cảm thấy chân tay mình bị một sức mạnh nắm chặt và bị khóa lại trong một cái bàn kẹp to tướng đang bắt đầu khép lại từ từ.Những cơn co giật tra tấn giống như những tia điện phóng qua người, tôi vặn vẹo mình mẩy vì đau đớn. Tôi cảm thấy dường như tôi đang chuộc tội cho chính mình và tất cả loài người.Tôi đang chết hay đang trở nên giác ngộ. Mồ hôi tuôn ra từ mọi lỗ chân lông và tôi phải thay đồ lót hai lần.

Cuối cùng, tôi rơi vào giấc ngủ say.

Thức dậy thấy cơm, canh và đậu hũ kế bên tấm nệm tôi nằm ngủ. Ăn ngấu nghiến, mặc quần áo, vào thiền đường. Trong đời, tôi chưa bao giờ cảm thấy nhẹ nhàng, mở rộng và trong suốt như thế, hoàn toàn sạch sẽ và không tì vết như thế. Trong lúc kinh hành, không phải bước đi mà bập bềnh như cái nút chai điên điển trên mặt nước. Không thể chống lại việc nhìn ra cây cối bông hoa, linh hoạt, sáng ngời và hòa nhịp với cuộc sống!... Làn gió rì rào thổi qua cây lá là khúc nhạc đáng yêu nhất đời!... Khói nhang thơm tho dịu ngọt làm sao!...

Sau đó, lúc độc tham Lão sư Đại Vân nói: “Sự run rẩy đến với ông, bởi vì ông đang bắt đầu vứt bỏ các mê hoặc của mình, ấy là dấu hiệu tốt. Nhưng chớ dừng lại để tự mừng mình mà hãy tập trung vào Mu kịch liệt hơn nữa.”

05-12-1953
Vẫn sáng ngời. Giờ đây ngộ sẽ ập đến mình bất cứ lúc nào, tôi biết thế, tôi cảm thấy điều ấy đến tận xương tủy. Các bạn Thiền của tôi ở Hoa kỳ sẽ không ganh tỵ khi tôi viết tôi đã ngộ ư?... Đừng nghĩ đến ngộ, đồ ngu! Chỉ nghĩ đến Mu thôi! Vâng. Mu! Mu! Mu!... Đồ dịch vật, tôi mất nó rồi! Sự kích động vì ngộ của tôi đã bóp cò cho hàng trăm tư niệm. Nó để lại cho tôi thất vọng. Vô ích, ngộ ở bên kia tôi.

06-12-1953
Sáng nay thân mệt nhưng tâm sắc bén và trong sáng. Mu vang động trong vườn chùa suốt đêm không ngủ. Lạnh, khốn khổ. Thức mãi chỉ vì lúc độc tham Lão sư Đại Vân khiển trách: “Ông sẽ không bao giờ đạt ngộ được trừ phi ông phát triển sức mạnh và quyết tâm tọa thiền suốt đêm. Một vài người ngồi đêm nào cũng thức để tọa thiền.”

Khoảng nửa đêm, tự quì lạy trước tượng Phật ở chánh điện và cầu nguyện một cách tuyệt vọng: “Chúa ơi! Phật ơi! Xin ban cho con ngộ và con sẽ khiêm cung, ngay cả tự nguyện cúi đầu trức các Ngài nữa.” Nhưng không có gì xảy ra, không có ngộ nào cả. Bây giờ tôi thấy Con Chồn Già đang lừa phỉnh tôi, có lẽ đang dụ tôi buông lơi sự trói buộc vào giấc ngủ.

Sự la hét và đánh đập của người godo và các trợ thủ của ông càng lúc càng trở nên dữ dội hơn. Sự ồn ào, huyên náo của ba đêm cuối cùng không thể tin được. Tất cả cái nhóm hơn năm mươi người đều rống: “Mu” liên tục suốt nửa tiếng đồng hồ cuối cùng trong khi các vị tăng đầu chúng trách họ, hét: “Hãy nói Mu từ đan điền, không phải từ phổi!” Và tiếp sau là tiếng rống “Mu-u-u...” vang dội qua đêm trong nghĩa trang và vùng đồi như tiếng kêu của súc vật đang chuẩn bị sẵn sàng cho lò sát sinh. Tôi cá là nó làm cho toàn thể vùng quê thức mãi...Sự đánh đập ấy không làm cho tôi linh hoạt chút nào. Người godo đã phải cú tôi suốt mười lăm phút, nhưng chỉ tạo ra cái lưng đau và những ý nghĩ chua chát. Tại sao mình không tóm lấy cây gậy và tặng hắn một liều thuốc của hắn? Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu tôi làm thế?...

Lúc độc tham nói với Lão sư Đại Vân: “Phiền ở chỗ là tôi không thể quên mình, tôi luôn ý thức về tôi như là chủ thể đối lập với Mu là khách thể. Tôi tập trung vào Mu và khi nào tôi bám được vào nó là tôi nghĩ: “Tốt, bây giờ mi đã được nó rồi, đừng để mất nó!” Rồi tôi tự nhủ: “Không, mi không nên nghĩ ‘Tốt,’ mi chỉ nghĩ Mu thôi!” Vì thế tôi siết chặt hai bàn tay, dằn xuống với mọi gân cốt, và bỗng nhiên có cái gì đó lách cách, tôi biết là tôi đã đạt đến một tầng mức tâm thức sâu hơn, bởi vì tôi không còn biết trong hay ngoài, trước hay sau, phấn khởi tôi nghĩ: “Bây giờ mình đang tiến đến gần ngộ, mọi tư niệm biến mất, ngộ sẽ ập đế mình bất cứ lúc nào. Nhưng rồi tôi lại nhận ra tôi không thể tiến gần ngộ chừng nào tôi còn nghĩ đến ngộ. Vì thế tôi chán nản, sự nắm giữ Mu lơi ra và Mu lại vuột mất.”

Rồi còn vấn đề nay nữa. Thầy bảo tôi làm cho tâm trơ trụi, không còn ý niệm chấp trước nào như tâm đứa trẻ thơ không có ý chí tự kỷ hay bản ngã. Nhưng làm sao tôi có thể giải thoát được bản ngã khi người godo đánh tôi dữ dội và giục tôi càng lúc càng mạnh hơn và tiến tới Mu nhanh hơn? Sự gắng sức đầy mục đích như thế, về phần tôi, ấy không phải là biểu hiện của bản ngã ư? Thay vì tống khứ nó đi, tôi lại bênh vực nó.”

“Tâm bản ngã và tâm Thanh Tịnh là hai mặt của một thực tại. Đừng nghĩ đây là bản ngã, kia không phải là bản ngã. Chỉ tập trung vào Mu thôi. Đây là cách nhận ra Tâm Thanh Tịnh. Giống như một người sắp chết vì đói, y không nghĩ mình đang đói, mình phải ăn. Hoàn toàn mất hút trong cơn đói như thế, y ăn bất cứ thứ gì y tìm được, không suy nghĩ. Nếu tự ý thức, ông suy nghĩ ông muốn ngộ, tôi phải ngộ, ông sẽ không bao giờ ngộ cả. Nhưng khi nào tận đáy lòng ông có khát vọng sâu xa muốn nhận ra Tự Tánh, ngộ sẽ đến. Ông sẽ hoàn toàn thấm nhập được Mu nếu ông tập trung nơi đan điền. Mu phải chiếm trọn vẹn tâm ông, vang động ở đan điền ông. Đừng cố đoán trước ngộ, nó đến một cách bất ngờ. Khi tâm ông trống rỗng mọi tư niệm và hình ảnh, bất cứ cái gì cũng có thể làm nó ngộ được: tiếng người nói, tiếng chim kêu. Nhưng ông phải có lòng tin mạnh hơn. Ông phải tin ông có khả năng đạt Tự chứng ngộ và ông hãy tin những gì tôi đang nói là thực và sẽ đưa ông đến cái mà ông đang tìm.”

Độc tham với Lão Sư tử luôn luôn là một kích động lớn. Vì thế, một lần nữa tôi lại nhập vào Mu, năng lực kiệt quệ nhanh chóng, và con đê tư niệm chứ không phải ngộ ập đến, tôi bị chận lại. Nếu cực nhọc sấn tới tôi sẽ sớm bị mệt, thân và tâm tàn lụi. Nhưng không lăn vào thì người godo sẽ đánh, lôi tôi ra khỏi chỗ và tống cổ tôi vào độc tham. Khi tôi xuất hiện trước Lão sư Đại Vân, ông ấy hỏi: “Tại sao ông đến đây khi ông không thể chỉ Mu cho tôi?” hoặc trách tôi không hết lòng. Họ đang cố gắng đẩy tư niệm ra khỏi tâm tôi hay đẩy tôi ra khỏi tâm tôi? Họ đang thận trọng tạo ra một chứng thần kinh loạn giả tạo, tại sao tôi không bỏ đi?

Rắc! Beng! Cả thiền đường rung chuyển, cái gì thế?... Tôi không sao, chỉ quay đầu lại xem. Lão Sư tử vừa bẻ gãy cây gậy dài nhất trong thiền đường, ngang phía sau chiếc rương thánh tích của Bồ-tát Văn Thù. “Các ông đều lười biếng cả!” Ông hét lên: “Bên trong các ông đều có khả năng nắm bắt được kinh nghiệm quí giá nhất thế gian, song các ông lại ngồi mơ mộng. Hãy tỉnh mộng đi và lao mình vào cuộc chiến đấu, nếu không ngộ sẽ lẩn tránh các ông mãi mãi.” Ôi là sức mạnh tinh thần, ôi là năng lực trong tấm thân 84 tuổi, mảnh khảnh, cao một mét năm mươi lăm.

07-12-1953
Quá kiệt lực khi ngồi chung với những người khác đêm qua, sức khỏe vừa mới bình phục mặc dù tiếng “Mu-u- u” của họ khàn khàn suốt đêm khiến tôi thức mãi. Lão sư bảo ngày cuối cùng có tính cách sinh tử và không được yếu kém, nhưng tinh thần sống chết của tôi đã ra đi, cuộc chạy đua đã qua và tôi là một kẻ cũng có chạy.

Nhìn buồn bã và ganh tỵ khi ba “người thắng cuộc” đi quanh thiền đường, cúi đầu trước Lão sư Đại Vân, Lão sư phụ tá và các vị tăng đầu chúng để tỏ lòng tôn kính và biết ơn. Một trong những người may mắn ấy là người ngồi kế bên tôi. Anh ta bị đánh nhiều lần và khóc sướt mướt suốt cả ngày hôm qua và hôm nay. Rõ ràng anh ta đã khóc vì vui thực sự trong khi tôi lại tưởng anh ta khóc vì đau đớn.

08-12-1953
Cùng với Lão sư Trung Xuyên uống trà với Lão sư Đại Vân sau tuần nhiếp tâm. Phong thái khó chịu trong lúc nhiếp tâm của ông không còn nữa, ông hiền từ và sáng ngời như mặt trời.Sau cuộc chuyện trò vui vẻ, ông mời tôi ở lại dự buổi lễ chính thức tưởng niệm sự Giác Ngộ của đức Phật vào chiều hôm ấy.

Nhìn không dứt khi Lão sư Đại Vân, Lão sư phụ tá, mười vị tăng trưởng lão mặc lễ phục thỉnh thoảng quì lạy trước tượng Phật, tụng kinh, tung những quyển kinh lên không, đánh trống, rung chuông, đánh chiêng và đi vòng quanh chánh điện theo một loạt các nghi thức tôn vinh Phật Thích-ca Mâu-ni và tán dương sự Giác Ngộ bất tử của Ngài... Những nghi thức này sáng ngời Chân lý sống động mà tất cả những tăng nhân này đã kinh nghiệm ở một mức độ nào đó. Vâng, qua những nghi thức này, họ tái khẳng định cái mắt xích của họ với truyền thống Phật giáo vĩ đại, làm nó phong phú và để nó làm họ phong phú, như thế họ có thể nối dài sợi xích vào tương lai. Ước gì mình được bao gồm trong truyền thống ấy, tôi có thể luyện mình thành mắt xích nối kết với Phật giáo và các phương tiện phi thường của nó để làm cho tâm người giác ngộ. Giờ đây tôi biết tại sao tôi chóng nhàm chán các lễ chế của các giáo đường và giáo hội ở Hoa kỳ. Các linh mục, các giáo sĩ đạo Do thái, và các mục sư không có được sự kinh nghiệm thân mật với Thượng đế mà họ rao giảng rất trôi chảy, đây là lý do tại sao các bài giảng và nghi lễ của họ nhàm chán và vô sinh khí.

09-01-1954
Trở lại Kyoto, mệt mỏi, tê cóng và đau nhức nhưng bên trong thì sống lại.

20-01-1954
Tốt là trở lại chùa Long Trạch. Ở Kyoto. P. và tôi chỉ nói chuyện Thiền với nhau và với các giáo sư, ở đây tôi thực hành Thiền. Dù có đau đớn nhưng thực hành Thiền làm tôi trẻ lại.. .Tâm tôi là một đầm lầy ứ đọng những quan niệm, lý thuyết, ấn tượng, hình ảnh. Tôi đọc và suy nghĩ quá nhiều, kinh nghiệm không một cảm giác. Tôi lấy lại sự tươi mát của tính nhạy cảm đã tàn tạ, đối mặt với chính mình một cách trung thực, trần truồng và đây là điều tôi có thể làm được tốt nhất qua tọa thiền ở tự viện.

08-04-1954
Tuần nhiếp tâm thứ nhì của tôi ở chùa Phát Tâm đã qua. Lão sư Đại Vân bảo ông sẽ nhận tôi làm môn đệ nếu tôi ở lại như một cư sĩ ở chùa ông. “Nếu ông có thể chịu đựng đời sống chùa chiền và đạt ngộ, ông sẽ là chủ nhân của đời ông thay vì làm nô lệ của nó.”

01-10-1956
Đúng ba năm hai tháng đã trôi qua kể từ lần đầu tiên tôi đến chùa Phát Tâm, bao nhiêu nước chảy dưới cầu hay nên nói bao nhiêu cầu trôi trên nước bất động. Cùng chịu cực với tăng nhân trong mùa hè nóng bức, và run rẩy với họ trong tuyết giá khất thực (25), chặt cây, trồng lúa, chăm sóc vườn, làm sạch nhà ngoài và làm việc nhà bếp với họ. Tôi đã chia xẻ với họ những giây phút hào hùng, dâng hiến, đã dự vào những âm mưu nhỏ bé của họ.

Ngồi, ngồi, ngồi hết tuần nhiếp này đến tuần nhiếp tâm khác với đau đớn, rồi còn tọa thiền nữa, hết sáng này đến sáng khác, hết đêm này đến đêm khác, và từ tối đến sáng. Những nội kiến sáng ngời và những thị kiến quyến rũ đã diễn hành qua tâm tôi, nhưng sự chiếu sáng đích thực là ngộ vẫn lẩn tránh tôi. Tangen-san, người bạn thông minh, vị tăng dẫn dắt kiêm thông dịch của tôi long trọng bảo đảm với tôi rằng chỉ có toàn tâm tọa thiền mỗi ngày là đem lại phần thưởng to lớn trong tịch tĩnh, trong sáng và thanh tịnh hơn là đạt kiến tánh nhanh chóng mà không được tọa thiền thêm nữa nuôi dưỡng. Đây có phải là phần thưởng an ủi hay là một nghịch lý khác của Thiền mà cần phải có kinh nghiệm ngộ cá nhân mới hiểu được?... Anh ta cả quyết rằng tôi đã đạt được nghị lực và thanh tịnh, mặc dù tôi thấy rất ít bằng chứng.

Mọi chứng dị ứng của tôi đã biến mất, thỉnh thoảng chỉ còn những cơn đau bao tử, tôi ngủ ngon. Những nỗi sợ hãi đen tối trước kia thường ám ảnh tôi, những mộng tưởng và hy vọng mà tôi thường hằng ấp ủ, tất cả đã tàn lụi, cho tôi nhẹ nhàng hơn, và cảm giác rõ ràng hơn về cái thực. Nhưng tôi vẫn còn là con chó đói bên thùng mỡ đang sôi là ngộ [satori]: Tôi không thể nếm được mà cũng không thể bỏ đi.

15-11-1956
Có đáng chiến đấu hay không với cái lạnh và những món ăn ít oi qua một mùa đông dài nữa để chờ đợi, chờ đợi, chờ đợi? Một số bạn hữu, những tăng nhân trang nghiêm lớn tuổi hơn sẽ sớm từ giã để về chùa riêng của họ. Tôi phải tìm một bậc thầy mà tôi có thể cảm thông một cách dễ dàng hơn bên ngoài bầu không khí căng thẳng của tự viện. Những trực giác như thế đã một lần cho tôi biết cần phải ở lại chùa Phát Tâm, giờ đây cũng báo cho tôi biết đã đến lúc phải từ giã.

23-11-1956
Hôm nay rời chùa Phát Tâm mang theo đủ thứ quà tặng và lời khuyên làm tôi mất một thời gian khá lâu. Những lời từ giã ấm lòng làm tiêu tan bất cứ cái lạnh buốt nào còn rơi rớt lại của những mùa đông Obama băng giá ấy.

25-11-1956
Lão sư Trung Xuyên dắt tôi đến Lão sư Bạch Vân. “Ông ấy sẽ là một ông thầy tốt cho ông, ông ấy thuộc dòng Lão sư Đại Vân, môn sinh thì chủ yếu là cư sĩ, ông không cần ở lại trong chùa mà có thể ở Kamakura và theo dự các tuần nhiếp tâm của ông ấy ở khu vực Tokyo.”

03-12-1956
Dự khóa nhiếp tâm đầu tiên ở ngôi chùa trên núi của Lão sư Bạch Vân. Một địa điểm tọa thiền lý tưởng, xây tổ cao trên vùng đồi cách xa thành phố ồn ào. Một nhóm ít ỏi tám người tham dự, có lẽ vì khóa nhiếp tâm này chỉ có ba ngày và khó mà đạt. Bầu không khí thật đầm ấm tự nhiên. Lão sư cùng ăn với chúng tôi theo kiểu gia đình và thật là một phong cách hấp dẫn: vị godo là một sư cô 68 tuổi, người nấu ăn và chỉ huy tụng kinh là một sư cô 65 tuổi. Họ chia nhau quản lý toàn bộ khóa nhiếp tâm. Mỗi người ngồi và hành động giống như một vị Phật từ bi và trí tuệ.

Ôi nhẹ nhàng biết bao, không phải bị cây kích trượng dã man thúc đẩy hoặc bị lão sư dùng ngôn ngữ quần cho trong lúc độc tham, việc làm tay chân sau bữa ăn sáng đang kích thích và lần tắm vào buổi chiều thanh thản vô cùng. Hoàn toàn thoải mái với Lão sư Bạch Vân. Phong cách của ông hiền từ nhưng hiểu biết sâu sắc, dễ cười và hay cười.

Lúc độc tham, ông bảo: “Muốn giác ngộ, ông phải có lòng tin sâu xa, ông phải tin một cách thâm sâu những gì Phật và Tổ tuyên bố từ kinh nghiệm đầu tiên của các Ngài là thực, nghĩa là mọi sự vật, kể cả chúng ta, vốn là Phật tánh; tựa như cái vòng tròn không thể thêm hay bớt, Tự Tánh này không thiếu cái gì hết, nó đầy đủ, hoàn toàn.

Bây giờ, nếu chúng ta có Phật tánh không tỳ vết này thì tại sao chúng ta lại không biết nó? Nếu mọi sự vật trong thể tánh là trí tuệ và thanh tịnh, tại sao lại có nhiều vô minh và đau khổ ở thế gian?

Đây là cái khối nghi phải được giải trừ. Nếu ông chỉ tin sâu xa rằng Phật không mê hoặc cũng không lừa dối khi Ngài khẳng định rằng tất cả chúng ta vốn toàn hảo và tự đủ thì ông có thể dò tìm tâm mình một cách không mệt mỏi lời giải đáp cho nghịch lý này.”.

“Có điều làm tôi bối rối không dứt: ‘Tại sao tôi không đạt được kiến tánh sau ba năm nỗ lực gãy lưng trong khi đó có những người khác lao lực không bao lâu cũng không khó nhọc lại đạt được? Tôi biết một vài người đạt kiến tánh ngay từ buổi nhiếp tâm đầu tiên mà rất ít hay không có tọa thiền gì cả. ’”

“Có một vài người tâm họ thanh tịnh đến độ họ có thể đạt được chân ngộ mà không có tọa thiền gì cả. Tổ sư thứ sáu, Huệ Năng, là một người như thế. Tổ đã ngộ ngay từ lần đầu tiên nghe tụng kinh Kim Cang và Lão sư Đại Vân có kể lại trường hợp của một thiếu nữ, môn sinh của ông ấy, đã đạt kiến tánh trong lúc nghe các bài giảng nhập môn ngay khi ông ấy vẽ một vòng tròn và tuyên bố vũ trụ là Một, không thể phân ly. Nhưng đại đa số phải tọa thiền không mệt mỏi mới thắng được ngộ.”

“Bây giờ đừng lo lắng gì về ngộ, vì lo lắng như thế có thể trở thành chướng ngại thực sự. Khi bước vào thế giới của kiến tánh, ông mang theo - có thể nói ví như vậy - thành quả của tất cả những nỗ lực của mình và điều ấy sẽ quyết định phẩm chất của nó, do đó sự kiến tánh của ông do tọa thiền đem lại sẽ sâu rộng hơn.Trong đa số các trường hợp, kiến tánh đạt được nhanh chóng thường nông cạn.. .Hãy nhiệt tâm tọa thiền và Tự chứng ngộ sẽ tự chăm sóc nó.”

Một lần khác ông dạy: “Phật giáo Thiền đặt căn bản trên giáo lý vô thượng của Phật Thích-ca Mâu-ni. Ở Ân độ chính nơi sinh của đức Phật, thực tế Thiền không còn hiện hữu nữa, và như chúng ta đã biết nó cũng đã tắt hẳn ở Trung quốc, nơi nó được Bồ-đề Đạt-ma mang từ Ân độ đến. Chỉ ở Nhật bản là nó vẫn còn sống, mặc dù nó đang trên đà từ từ xuống dốc. Ngày nay, có lẽ không có đến mười bậc chân sư trên toàn nước Nhật. Giáo lý có một không hai này không nên để mất hẳn, nó phải được truyền sang phương Tây. Những tâm hồn lớn ở Hoa kỳ và châu Âu đã quan tâm đến Phật giáo vì không những nó kêu gọi trái tim mà nó còn kêu gọi cả khối óc nữa. Phật giáo là một tôn giáo hợp lý nổi bật.”

“Thiền mà ông biết bằng kinh nghiệm riêng của ông không phải dễ, nhưng những phần thưởng nó đem lại tương xứng với những khó khăn ấy. Hãy nhớ Bồ-đề Đạt-ma đã phải trải qua hết khó nhọc này đến khó nhọc khác, và cả Vinh Tây lẫn Đạo Nguyên, những người mang Thiền từ Trung quốc về Nhật bản, cũng đã vượt qua vô số chướng ngại. Mọi sự vật có giá trị đều có giá cao. Định mệnh của ông là mang Thiền về phương Tây. Đừng lùi bước hay bỏ cuộc dù đau đớn hay khó nhọc.”

27-07-1958
Mùng một tháng tám là ngày khai đại chiến của tôi, khởi đầu tuần nhiếp tâm mùa hạ lần thứ hai mươi của tôi với Lão sư Bạch Vân. Tháng này ngồi hai khóa nhiếp tâm, một tại chùa Lão sư Bạch Vân và một tại chùa Long Trạch, ngoài ra còn ngày đêm tọa thiền ở phòng riêng, chuẩn bị cho cái Đẩy Lớn này. Tâm tôi có sự rõ ràng và sắc bén hiếm có. Tôi phải, tôi sẽ chọc thủng.Lần đầu tiên tôi tin mình có thể.

01-08-1958
Nhiếp tâm đang tiến tới! Sự tập trung của tôi nhanh chóng lên cao mạnh mẽ. Nhập vào Mu, chỉ nghĩ Mu, thở Mu.

03-08-1958
Hai ngày đầu qua nhanh, bình thường.

04-08-1958
Hôm nay đạt đến độ nóng bốc khói trắng. Các vị trưởng tràng thỉnh thoảng đánh tôi. Cây gậy đầy sức mạnh của họ vung lên không còn là sự quấy rầy nữa mà là sự thúc giục. Chạy đua với từng tiếng chuông độc tham để là người đầu tiên gặp lão sư. Khó mà thấy đau ở chân. Quá hăng hái đối mặt với lão sư đến nỗi đã một hai lần xông vào phòng độc tham không chờ báo hiệu. Khi ông bảo tôi chỉ Mu, tức khắc tôi cầm lấy chiếc quạt của ông phe phẩy quạt mình, nhặt lấy cái chuông tay của ông rung lên rồi bỏ đi.

Đến lúc độc tham lần kế, Lão sư lại hỏi về Mu. Lập túc tôi giơ tay lên như sắp tát ông. Sự thực không có ý định đánh ông, nhưng lão sư không nắm được cơ hội, né tránh. Ôi sống động làm sao những cử động không suy nghĩ trước này, trong sáng và tự do..

Lão sư linh hoạt cảnh cáo: “Bây giờ ông đang đối mặt với cửa ải cuối cùng và kiên cố nhất giữa ông và Tự chứng ngộ. Đây là lúc người ta cảm thấy, nói theo một bậc sư ngày xưa, mình như con muỗi tấn công con trâu sắt. Nhưng ông phải đục khoét, đục khoét không mệt mỏi... Dù gì đi nữa, cũng đừng để mất Mu. Hãy tọa thiền suốt đêm nếu cảm thấy mình có thể mất Mu trong giấc ngủ.”

“Mu âm vang” lặng lẽ trong vườn chùa cho đến khi đồng hồ điểm một giờ. Đứng lên tập thể dục cho chân bớt cứng đơ và đau, đi cà nhắc đến hàng rào kế bên. Bỗng nhiên tôi nhận ra hàng rào và tôi là một cái Mu bằng gỗ và thịt vô hình. Dĩ nhiên!... Nhờ vậy mà năng lực vô biên. Tiếp tục đẩy tới cho đến khi có tiếng chuông bốn giờ sáng.

05-08-1958
Không có ý định nói với lão sư về nội kiến của mình, nhưng ngay khi vừa đến trước ông, ông liền hỏi: “Chuyện gì đã xảy ra tối hôm qua?” Trong khi tôi nói, đôi mắt sắc bén của ông chiếu quang tuyến X từng chút một nơi người tôi, rồi ông từ từ hạch hỏi: “Ông thấy Mu ở đâu? Ông thấy Mu thế nào? Mu bao nhiêu tuổi? Mu có màu gì? Mu có âm thanh gì? Mu cân nặng bao nhiêu?...”

Một vài câu đáp của tôi đến một cách nhanh chóng, một vài câu ngập ngừng, một vài lần lão sư mỉm cười, nhưng hầu hết ông im lặng lắng nghe.

Rồi ông bảo: “Có một vài lão sư có thể ấn chứng cho một cái nếm ở chót lưỡi như thế là kiến tánh, nhưng ---” “Tôi sẽ không chấp nhận sự ấn chứng cho một kinh nghiệm nửa xu như thế dù cho thầy có muốn ban cho. Có phải công phu khó nhọc như núi của tôi trong năm năm nay chỉ đem lại con chuột nhắt này? Tôi sẽ tiếp tục!”

“Tốt, tôi kính trọng tinh thần của ông.”

Lao mình vào Mu chín tiếng đồng hồ nữa với sự thấm nhập trọn vẹn đến độ tôi hoàn toàn biến mất. Tôi không ăn sáng, Mu ăn. Tôi không ăn trưa, Mu ăn. Một vài lần ý nghĩ về ngộ bắt đầu ngóc dậy, nhưng Mu lập tức chém ngay.

Thỉnh thoảng các vị trưởng tràng đánh tôi, la lên: “Chiến thắng là của ông, nếu ông không để mất Mu!”

Độc tham chiều! Như con chim ưng, lão sư quan sát tôi rất kỹ khi tôi vừa bước vào phòng tiến về phía ông, quì lạy và ngồi trước ông với tâm cảnh trực và phấn khởi.

“Vũ trụ là Một,” ông bắt đầu, mỗi tiếng ông nói phóng vào tâm tôi như một viên đạn. “Mặt trăng Chân lý.” thình lình Lão sư, căn phòng, mọi sự vật biến mất trong một dòng ánh sáng chói ngời và tôi thấy mình tắm trong trong niềm hân hoan dịu ngọt, không thể nói được.

Trong vĩnh cửu thoáng hiện; tôi độc hữu.Rồi lão sư bơi vào trong thị kiến. Mắt chúng tôi gặp nhau, chảy vào nhau, rồi chúng tôi phá ra cười...

“Tôi có nó. Tôi biết! Không có gì, tuyệt đối không có gì! Tôi là mọi vật và mọi vật không là gì hết!” tôi kêu lên với chính mình hơn là với lão sư và đứng dậy bước ra.

Lúc độc tham tối, lão sư lại đưa ra một số câu hỏi cũ và thêm vài câu mới: “Ông sinh ở đâu? Nếu phải chết bây giờ, ông sẽ làm gì?...” Lần này những câu trả lời của tôi rõ ràng làm ông hài lòng vì ông thường mỉm cười, nhưng tôi không chú ý vì bây giờ tôi đã biết.”

“Mặc dù sự kiến tánh của ông đã rõ ràng - lão sư giảng giải - ông có thể phát triển nó sâu rộng đến vô cùng.”

“Có nhiều mức độ kiến tánh. Hãy lấy thí dụ hai người cùng nhìn một con bò, một người đứng ở đằng xa và một người đứng gần bên. Người đứng xa nói: “Tôi biết nó là con bò, nhưng tôi không biết nó màu gì.” Người đứng gần nói một cách rành mạch: “Tôi biết nó là con bò nâu.”

“Do đó, việc ông tiến tới các công án sẽ khác nhau,” lão sư nói và giảng giải cách tu tập sắp tới cho tôi.

Trở lại chánh điện. Khi tôi lén trở về chỗ ngồi, Bà lão Yamaguchi, vị godo bán-thời-gian của chúng tôi, rón rén tới bên tôi với đôi mắt sáng ngời, thì thầm: “Kỳ diệu lắm, phải không? Tôi rất sung sướng vì ông!” Tôi bắt đầu tọa thiền trở lại, cười, khóc và thì thầm với chính mình: “Xưa nay nó vẫn ngay trước mình, song mình phải mất năm năm mới thấy nó.”

Một câu nói mà Tangen-san đã có lần trích dẫn giờ đây vang lên bên tai tôi: “Đôi khi người ta có thể tìm thấy nước trong cái hang khô rốc nhất.”

09-08-1958
Cảm thấy tự do như con cá đang bơi trong đại dương nước trong mát sau khi bị dính chặt trong thùng keo. Và rất biết ơn.

Biết ơn mọi sự đã xảy đến với tôi, biết ơn mọi người đã khuyến khích và chịu đựng tôi bất chấp nhân cách ấu trĩ và tính bướng bỉnh của tôi.

Nhưng hơn hết là biết ơn hình hài con người của tôi, vì nhờ ưu thế là con người mà biết được Niềm Vui này, không giống như những loài khác.


(19) Đan Hà (Tanka - 824), một Thiền sư đời nhà Đường, là môn đệ của Mã Tổ, câu chuyện bất ngờ về việc sư chẻ tượng Phật bằng gỗ dùng làm củi để sưởi ấm khi trời tuyết lạnh đã được trích dẫn rộng rãi và thường bị hiểu lầm.
(20) Làm cho hết ý niệm về Phật như là đối lập với phàm nhân, tự loại bỏ ý tưởng cho rằng Phật là Thượng đế hay siêu nhân, phá sạch ngã mạn vi tế phát xuất từ kiến tánh và đưa người ta đến chỗ nghĩ rằng: “Giờ đây ta là Phật.” Đây gọi là giết Phật.
(21) “Hãy súc miệng ngay khi vừa nói chữ Phật,” là một câu nói khác của Thiền cũng bị hiểu lầm rất nhiều. Nó phát xuất từ trường hợp thứ 30 của Vô Môn Quan, trong lời bình của Vô Môn: “Người thật hiểu sẽ súc miệng ba ngày khi thốt ra tiếng Phật.” Điều này không liên hệ gì đến con người của Phật Thích-ca Mâu-ni mà chỉ liên hệ đến Phật tánh hay Phật tâm. Mọi sự vật tự nó đầy đủ và toàn hảo. Cây gậy là cây gậy, cái xẻng là cái xẻng, cứ dùng cái xẻng tức khắc bạn sẽ biết cái tính xúc của nó theo lối trực tiếp và cơ bản. Nhưng bảo nó là Phật hay Phật tâm, và bạn không cần “làm mất phẩm giá của nó,” tức là bạn thêm vào tiếng “xẻng” một ý niệm nữa.
(22) Lão sư Gempo Yamamoto, lúc ấy đã về hưu.
(23) Agura: từ tiếng Nhật, chỉ tư thế ngồi xếp chân không chặt [ngồi xếp bằng], không phải bán già hay kiết già. Seiza: túc tọa, tư thế ngồi cổ truyền Nhật bản, lưng thẳng và mông đặt trên hai gót chân. Hanka: từ tiếng Nhật chỉ tư thế bán già.
(24) Mục Khê (Nh. Mokkei, H. Mu-chi) là một Thiền tăng họa sĩ vĩ đại Trung quốc sống vào thế kỷ thứ 10. Đa số các họa phẩm cửa ông ở Nhật bản là bảo vật quốc gia.
(25) Takuhatsu, từ tiếng Nhật, tức thác bát: bưng bát xin ăn. Một hình thức tọa thiền di động.

chieclavotinh
10-24-2021, 02:40 AM
https://vietbao.com/images/file/Bd4i0T4V2AgBAM0U/the-way-of-zen-in-viet-nam-book-cover.jpg

Đọc The Way of Zen in Vietnam (Thiền Tông Việt Nam) của Nguyên Giác
Thiện Quả Đào Văn Bình

Đây là cuốn sách viết bằng song ngữ Anh-Việt của cư sĩ Nguyên Giác. Sách dày 319 trang vừa được Ananda Viet Foundation (Nam California) xuất bản. Cư sĩ Nguyên Giác tu học với một số thiền sư tiền bối nổi tiếng trước 1975 như Thích Tịch Chiếu, Thích Thường Chiếu, Thích Thiền Tâm và Thích Tài Quang.

Cư sĩ Nguyên Giác say mê Thiền, nghiên cứu về Thiền, viết về Thiền và sống chết với Thiền. Ông đã xuất bản tám cuốn sách về Thiền. Nay ở tuổi 68, ông viết cuốn này vì sợ rồi đây sức khỏe suy yếu, không còn khả năng viết nữa. Tuy nhiên ước mơ lớn vẫn là để cho các nhà nghiên cứu ngoại quốc muốn tìm hiểu về Phật Giáo Việt Nam, nhất là Thiền, có tài liệu tham khảo vì hiện nay Anh Ngữ là ngôn ngữ phổ biến khắp thế giới.

Nếu chúng ta chỉ viết bằng tiếng Việt thì chỉ có người Việt Nam đọc mà thôi. Thậm chí giới trẻ hải ngoại ở tuổi bốn mươi, năm mươi (sinh năm 1975 và sau đó) đều không đọc được tiếng Việt. Ngay con gái tôi sinh năm 1973, nói tiếng Việt rất rành, nhưng khi khi muốn nhắn gì bằng chữ qua điện thoại hoặc viết thư thì phải viết bằng tiếng Anh. Sách Phật cũng phải cho cháu sách tiếng Anh. Sự thực nó tức cười như vậy đó. Trong một gia đình mà phải sử dụng hai ngôn ngữ. Đó là lý do tại sao chúng ta có cả mấy trăm ngôi chùa ở hải ngoại nhưng không thu nạp được Phật tử Hoa Kỳ chỉ vì các tăng/ni không có khả năng viết sách hoặc thuyết pháp bằng tiếng Anh.

Một trong những luận điểm mà tôi rất tán đồng trong cuốn sách này khi cư sĩ Tâm Diệu viết trong phần giới thiệu, “Thiền tông Việt Nam chiếm một vai trò trọng yếu trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam nói riêng và trong lịch sử nước nhà nói chung, là một sự thật mà ai nấy đều công nhận. Nhưng hỏi vì sao nó được địa vị như thế thì có người nói tư tưởng Thiền tông Việt Nam thoát thai từ tư tưởng Thiền tông Trung Hoa, nhưng khi qua Việt Nam, Thiền tông Việt Nam hòa đồng với văn hóa Việt và đồng hành cùng dân tộc việt, tạo nên một sắc thái riêng rất Việt Nam. Thế nhưng theo nghiên cứu của GS. Lê Mạnh Thát, Phật Giáo được truyền vào Việt Nam vào thế kỷ thứ hai và thứ ba từ Ấn Độ rất sớm, trước cả Trung Hoa với các thiền sư Mâu Tử và Khương Tăng Hội. Mãi cho đến thế kỷ thứ sáu Thiền tông Trung Hoa mới được truyền sang Việt Nam với thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi.”

Quả thật vậy. Những câu nói như “cửa Thiền”, “Thiền môn”, “mùi vị Thiền” trong dân gian, lưu truyền trong văn chương cho thấy Thiền đã đi vào đời sống tâm linh của các nhà tu hành đã đành, mà cả các bậc sĩ phu của dân tộc nữa. Dưới thời Đinh-Lê, Lý, Trần và Hậu Lê các vị tu hành đều được gọi là Thiền Sư.

Tác giả chia sách này ra làm 10 phần. Mỗi phần đưa ra một số Thiền sư tiêu biểu và một số nét đặc thù của vị Thiền sư này. Dưới các bài kệ tụng, tác giả đều có lời chú giải, trích dẫn kinh điển Nam-Bắc truyền và lời bình chú của chư tổ Trung Hoa liên hệ đến sinh mệnh của Thiền, nhưng khiêm tốn nói rằng đó chỉ là “ghi nhận”. Để có đầy đủ tài liệu tham khảo, tác giả đã bày tỏ lòng cám ơn tới các vị như Thiền Sư Thích Thanh Từ, GS. Lê Mạnh Thát, nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn, tỳ kheo Nguyễn Thế Đăng (huynh đệ với tác giả). Hầu hết các bài kệ đều trích dẫn từ sách của HT. Thích Thanh Từ.

Phần I:

Tác giả nói về Tuệ Trung Thượng Sĩ (1230-1291), Trần Nhân Tông ((1258-1308), Khương Tăng Hội (???-280), Tì-Ni-Đa-Lưu-Chi (???-594), Vô Ngôn Thông (???-826), Ni Sư Diệu Nhân (1041-1113), Vạn Hạnh (938 - 1018), Viên Chiếu ((999-1090) và Định Hương (???-1051).

Vì mỗi Thiền sư đều để lại một số bài kệ tụng bày tỏ sự chứng ngộ của mình cho nên do giới hạn của bài viết tôi không thể hài ra tất cả mà chỉ trích dẫn một số kệ tụng nổi tiếng và cũng để xem khả năng dịch thuật Anh Ngữ của tác giả:

Advising People To Enter The Way
(Khuyên Đạo Vào Đời của Tuệ Trung Thượng Sĩ)
Then spring now autumn, the four seasons revolve.
Then young now old, you see the hair turn white.
Then wealth and nobility, now a long dream.
Years and months go by, carrying ten thousand pecks of sorrow.
In the path of suffering, the wheel of rebirth rolls endlessly.
In the river of passion, we swim like bubbles forming and popping.
Now coming to the right place to learn the Way,
why don’t you touch your nose?
See that this is your very good chance of a million lifetimes.

Và bài kệ nổi tiếng của Trần Nhân Tông và cũng là tiêu biểu cho Thiền Phái Trúc Lâm

The Treasure
(Kho Báu)
Living in the world, happy with the Way, you should let all things take their course.
When hungry, just eat; when tired, just sleep.
The treasure is in your house; don’t search anymore.
Face the scenes, and have no thoughts; then you don’t need to ask for Zen.
(Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền)

Rise And Decline
(Thịnh Suy của Vạn Hạnh)
The human body is like a lightning flash, appearing then disappearing.
All trees bloom in the spring, then decay in the autumn.
Live accordingly with this rise and decline, and have no fear.
The rise and decline – just like a drop of dew on a blade of grass.
(Thịnh suy như lộ thảo đầu phô)

Phần II

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Đạo Hạnh (???-1115), Thuần Chân (???-1101), Huệ Sinh (??? – 1063), Ngộ Ấn (1019- 1088), Mãn Giác (1052-1096), Ỷ Lan (1073-1117), Giới Không (Khoảng Thế Kỷ XII), Đạo Huệ (??? – 1172) và Bảo Giám (???-1173)

Sau đây tôi xin trích ra một vài bài kệ tụng nổi tiếng.

Existance and Nonexistence
(Hữu-Không của Đạo Hạnh)
Existence – there you see all things existing.
Nonexistence – there you see all things vanishing.
Existence and nonexistence are just like the underwater moon.
Cling to neither existence nor nonexistence.
(Hữu không như thủy nguyệt. Vật trước hữu không không).

Trong bước đường tu hành, khi nào hành giả không trụ vào Có (hữu) mà cũng không trụ vào Không (không có) thì đắc quả. Thấy một sự kiện mà mình nói “Có đó” hoặc “Có gì đâu?” thì rớt ngay vào vô minh và sinh tử luân hồi. Theo Viên Giác, muôn vật (vạn pháp) đua nhau xuất hiện, loạn sinh ra rồi loạn diệt mất do vô minh và do duyên khởi, do đó không thể nói Có và cũng không thể nói Không. Khi không chấp Có, không chấp Không thì tâm an trụ hay định, đó là chỗ chứng đắc của Thiền sư.

The Spring
(Mùa Xuân của Mãn Giác)
When spring goes, all flowers die.
When spring comes, all flowers smile.
In front of the eyes, all things flow endlessly.
Old age comes already over my head.
Don’t say that with the spring gone, all flowers fall.
Last night, in the front yard, a branch of mai.
(Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận. Tiền đình tạc dạ nhất chi mai).

Bài thơ này được các nhà bình luận cho rằng cái thi vị của Thiền ở chỗ chẳng có gì đáng tiếc hay đáng buồn. Vạn sự rong ruổi qua đi, chẳng có cái gì diệt mất, hãy nhìn nó như thế và hãy vui.

Wisdom
(Trí Tuệ của Bảo Giám)
To learn the way of Buddha, you must have zeal;
to become a Buddha, you need wisdom.
To shoot a target with an arrow from more than a hundred steps away, you must be strong;
to hit the mark, you need more than strength.

Lời dạy đáng ghi nhớ của Thiền sư ở đây là,”Muốn thành Phật phải dùng trí tuệ”. Xa lìa trí tuệ thì đừng mong thành Phật.

Phần III

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Bổn Tịnh (1100 – 1176), Khương Tăng Hội (???-280), Thiền Sư Trí (Khoảng thế kỷ thứ X hay XI), Tịnh Lực (1112 – 1175), Hương Hải (1628 – 1715), Quảng Trí (Khoảng thế kỷ XVIII) và Khương Tăng Hội (???-280).

Sau đây tôi xin trích ra một vài bài kệ tụng nổi tiếng.

Breathing
(Thở của Khương Tăng Hội)
Breathing in, you feel you are breathing in;
breathing out, you feel you are breathing out.
Breathing in, you know you are breathing in;
breathing out, you know you are breathing out.
While you breathe, you feel; then, you know.

Thở
Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu,
hơi thở ra, hơi thở vào tự biết.
Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết.
Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn.
Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh.
(Bản dịch TT. Trí Siêu Lê Mạnh Thát).

Trong phần Ghi Nhận, tác giả nói rằng, “Pháp thiền niệm hơi thở giúp tịnh tâm dễ dàng; nó cũng là một phần của thiền quán niệm.”

Watchfull
(Thẩm Sát của Hương Hải)
Watch yourself every day, constantly.
Watch yourself, be mindful, be alert.
In this dream world, don’t search for a Dharma counselor;
Watch yourself, and see the Buddha’s face on your face.

Đã từ lâu, có lẽ từ 1980, tôi rất thích thú với bốn câu kệ này:

Phản văn tự kỷ mỗi thường quan.
Thẩm sát tư duy tử tế khan.
Mạc giáo mộng trung tầm tri thức.
Tương lai diện thượng đổ sư nhan.

Đừng mơ mộng rồi chạy lung tung để tìm Phật. Hãy trực chỉ nhân tâm mà suy nghĩ rồi sẽ thấy ông thầy (ông Phật) hiện ra ngay trên đầu mình.

Bạn Đạo (Dharma Friend)

Ai nói rằng tu hành không cần bạn đạo, không cần tăng/ni đoàn và có thể tu một mình xin hãy đọc kệ tụng của Thiền sư Quảng Trí (khoảng thế kỷ XVIII).

Vì vậy tu hành cần có bạn, mới phân biệt rõ ràng sạch và dơ.
Một là bạn bè ở chốn rừng núi an nhàn thì có thể giúp làm ngưng cái tâm nóng nảy.
Hai là bạn nghiêm trì giới luật thì có thể làm phai nhạt ngũ dục.
Ba là bạn có trí tuệ rộng lớn mới có thể giúp ra khỏi bến mê.
Bốn là học hành uyên bác mới có thể giải quyết những điều khó khăn nghi ngại.
Năm là bạn trầm tĩnh, mặc nhiên mới giúp thanh thản, tiến thủ được.
Sáu là hạng khiêm tốn, nhẫn nhục thì giúp tiêu trừ ngã mạn.
Bảy là hạng bạn lòng thẳng, nói ngay mới có thể ức chế được các lỗi lầm.
Tám là bạn đồng dũng mãnh, tinh tấn, mới giúp thành được đạo quả.
Chín là hạng xem thường của cải, thích bố thí mới giúp phá được tính keo kiệt, bỏn xẻn.
Mười là bạn nhân từ che chở cho muôn vật mới giúp đuổi trừ được sự chấp ta chấp người.
(Bản dịch Cư sĩ Trần Đình Sơn)

Present (Hiện tại, ngay bây giờ) của Khương Tăng Hội)

Kệ tụng này được GS. Lê Mạnh Thát phiên dịch và tác giả đã chú giải như sau,” Có ba thời-quá khứ, hiện tại và tương lai; tuy nhiên, thời gian không hiện hữu với người chứng đắc Niết bàn, bước qua khỏi vòng sinh và tử. Thời gian hiện hữu cho người bơi trong dòng sông của tham, sân, si. Thời gian không hiện hữu cho người nhìn thấy không có một tự ngã nào trong bất kỳ hiện tượng nào, người ngày và đêm nhận ra rằng họ chỉ là một tập hợp rỗng đang trôi chảy bao gồm sắc thân, cảm thọ, tưởng, hành và thức. Buông bỏ mọi thứ trong quá khứ, hiện tại và vị lai, bạn sẽ thấy toàn thân và tâm chỉ là rỗng không vô tự tánh, và thời gian sẽ biến mất.

Not Two Things (Không Hai Pháp) của Thiền sư Cứu Chỉ (Khoảng thế kỷ XI)

Khi bắt đầu tu tập, bắt đầu nhập môn thì thấy có phiền não-bồ đề, thấy có Phật-chúng sinh, đúng-sai, phải-trái, thấy có sinh-diệt, thấy có trước-sau, pháp và phi pháp…Nhưng khi chứng đắc rồi thì tất cả chỉ là Một (bất nhị).

Phần IV

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Trí Huyền (Thế kỷ XII), Thông Biện (???-1134), Khuông Việt (933 - 1011), Chân Không (1045-1100) và Bảo Giác (khoảng thế kỷ XII),

Sau đây là một kệ tụng của Thiền sư Khuông Việt:

Fire
There is the fire in the wood.
The fire is there, then the fire is born.
If you say the wood has no fire,
how could you make fire by friction?

Trong cây sẵn có lửa,
Có lửa, lửa lại sanh.
Nếu bảo cây không lửa,
Cọ xát làm sao sanh?

Theo tác giả, “Trí tuệ nhận ra Tánh Không trong tất cả các pháp được gọi là Phật Tánh hay còn gọi là lửa trong gỗ, như các Thiền sư thường gọi.”

Phần V

Trong phần này tác giả nói tới Thiền sư Giác Hải (Thế kỷ 11-12), Minh Trí (???-1196), Nguyện Học (???-1174), Quảng Nghiêm (1121-1190), Thường Chiếu (???-1203), Y Sơn (??? - 1213), Khánh Hỷ (1066-1142), Hiện Quang (???-1221), Huyền Quang (1254-1334) và Thông Vinh (Thế kỷ 19),

Trong phần này tôi xin trích dẫn một bài kệ thật ghê gớm của Thiền Sư Quảng Nghiêm:

After arising from the cessation state, you can discuss the cessation.
After attaining the unborn state, you can speak about the unborn.
Being a human being, you should have a firm resolve as high as the sky;
Don’t step on the old footprints of the Buddha.

Lìa tịch mới bàn câu tịch diệt,
Được vô sanh, sau nói vô sanh.
Làm trai có chí xông trời thẳm,
Chớ giẫm Như Lai vết đã qua.

Bài kệ này Thiền sư muốn nói rằng mình làm trai ý chí nghiêng trời đất thì phải tu thành Phật chứ tại sao lại cứ đi theo Phật, thờ Phật mãi? Có lẽ Thiền sư đã thành Phật rồi cho nên mới dám nói như thế này.

Phần VI

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726), Thông Thiền (???-1228), Như Trừng Lân Giác (1696- 1733), Tường Quang (1741-1830), Thạch Liêm (khoảng thế kỷ 17), Phổ Tịnh (khoảng thế kỷ 19), Tịnh Không (???-1170) và Đạo Huệ (khoảng 1190),

Trong phần này tôi xin trích dẫn một bài kệ của Thiền Sư Tường Quang lượng giá việc tu hành.

The Highest
The highest person practices the unconditioned dharmas.
The second-ranked person cultivates both merit and wisdom.
The third-ranked person does good and avoids evil.
The fourth-ranked person is a superior scholar of the Three Baskets of Buddhist Scriptures.

Người bậc nhất tu pháp vô vi
Người bậc nhì phước tuệ đầy đủ
Người bậc ba làm thiện chừa ác
Người bậc tư tam tạng tinh thông

Theo như Thiền sư thì thông hiểu kinh điển, thuyết giảng, phát hành cả trăm băng đĩa nhưng vẫn chỉ là “hạng tư” còn thua cả người tu phước làm lành lánh dữ.

Phần VII

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tín Học (???-1190), Trần Thái Tông (1218 - 1277), Hải Quýnh (1728 - 1811), Đại Xả (1120 - 1180) và Tông Diễn (1640 - 1711).

Tôi xin trích dẫn một vài kệ tụng của các Thiền sư:

Not For Profit
(Không Vì Lợi của Thiền sư Tín Học)
To make a profit leads to implanting a desire.
To have a desire leads to craving a profit.
A bodhisattva doesn’t do anything for profit or for desire.
Not for profit and not for desire, the bodhisattvas act.

Có lợi ắt có nhiễm, có nhiễm ắt có lợi;
có lợi có nhiễm Bồ-tát chẳng làm;
không lợi không nhiễm, Bồ-tát mới làm.

Khi tâm mình bị nhiễm ô thì mình làm việc vì lợi kể cả làm việc thiện. Khi tâm mình trong trắng thì làm việc vô vị lợi.

Còn về Trấn Thái Tông, tác giả trích dẫn sách sử kể rằng trong khi đọc tới dòng chữ "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" từ Kinh Kim Cương, Trần Thái Tông hốt nhiên hiểu về Thiền Đạo. Về sau, Trần Thái Tông dùng công án Thiền để dạy môn đệ. Sách "Khóa Hư Lục" của ngài có một chương, trong đó liệt kê 43 công án với chú giải riêng (niêm và tụng) để hướng dẫn Thiền sinh về cách học, thực tập và đốn nhập vào cửa không cửa (Vô Môn Quan).

Nothing Attainable
(Vô Sở Đắc của Thiền sư Hải Quýnh)
All things are formless,
unborn, undying.
Thus, there is nothing attainable.
Thus, truly the Buddha spoke.

Các pháp không tướng
Chẳng sanh chẳng diệt
Bởi không chỗ được (đắc)
Là thật Phật nói.

Bài kệ này nói đúng lời dạy trong Bát Nhã Tâm Kinh “Vô trí diệc vô đắc”.

Về Thiền sư Tông Diễn, theo tài liệu của Thiền Viện Thường Chiếu, “Vào năm 1678, Vua Lê Hy Tông vì không hiểu Đạo Phật đã cho đày tất cả tăng ni vào rừng núi. Sư rất đau lòng, quyết tâm về kinh đô thuyết phục vua. Sau bao gian khổ và mưu trí tuyệt vời, Thiền sư đã gặp được vua và dâng lên hòn ngọc quý. Hòn ngọc quý này là tờ biểu tấu giấu trong chiếc hộp kín. Sau khi đọc xong tờ biểu, vua chợt hiểu về Đạo Phật rồi phán, “Đạo Phật là viên ngọc quí, chẳng lẽ trong nước chúng ta không dùng, Tăng Ni hay khuyên người làm thiện, tại sao lại vất bỏ đi? Người đem Phật pháp khai hóa dân chúng cũng là phương pháp tốt giúp cho triều đình trị dân.”

Sau đó vua liền mời Sư ở lại chùa Báo Thiên để bàn luận đạo lý. Thượng hoàng nghe tiếng sai Trung Sứ đến nói với vua thỉnh Sư vào cung diễn giảng kinh pháp. Vua cũng đến dự nghe thấu hiểu đạo lý, liền ban cho Sư được quyền ra vào nội cung để tuyên dương chánh pháp, đồng thời ra lệnh thu hồi lệnh trước, để Tăng Ni tự ý trở về chùa mình ở đâu tùy duyên giáo hóa. Đề bày tỏ sự hối hận của mình vua cho tạc bức tượng bằng gỗ Phật ngồi trên lưng vua hiện còn trưng bày tại Chùa Hòe Nhai.

Thiền sư Tông Diễn đúng là vị thánh tăng hy hữu, có một không hai. Ngài chính là Tự Tại Vương Bồ Tát hóa thân.

Phần VIII

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Tịnh Giới (??? - 1207), Pháp Loa (1284 - 1330), Tính Tuyền (1674- 1744), Thanh Đàm (Thế kỷ 19), Nguyện Học (???-1174), Đại Xả (1120 - 1180), Trường Nguyên (1110 - 1165) và Thủy Nguyệt (1637 - 1704).

Sau đây là một bài kệ của Thiền sư Tính Tuyền:

Dharma Heir
One who understands that the Great Way has no words,
will enter the gate of non-duality,
and complete the countless teachings.
Who will be that future dharma heir?

Đạo cả không lời
Vào cửa chẳng hai
Pháp môn vô lượng
Ai là kẻ sau.
(Bản dịch của HT. Thích Thanh Từ)

Khi bạn không còn gì để nói nữa, khi tâm bạn trống không giống như tác giả luận bàn, “Bạn biết bầu trời mênh mông bao trùm cả hai trạng thái Có và Không Có. Và bạn biết bầu trời đó, vốn là cái Không mênh mông, vẫn bất động bất kể mây hiện và tan. Bầu trời luôn luôn ở trạng thái bất nhị. Bầu trời biểu tượng cho tâm bạn, và các đám mây biểu tượng các trạng thái ý thức.” thì bạn chính là kẻ nối pháp, tiếp dòng sinh mệnh của Thiền.

Phần IX

Trong phần này tác giả nói về Thiền sư Huyền Quang (1254 - 1334), Liễu Quán (??? - 1743), Y Sơn (???- 1213), Viên Học (1073 - 1136) và Nguyên Thiều.

Dưới đây là một kệ tụng của Thiền Sư Huyền Quang:

Mountain Temple
(Chùa Núi/Sơn Tự)
The night is calm, and an autumn wind breezes by the veranda.
The mountain temple leans quietly on tree shadows.
Zen is done, and the mind becomes the oneness.
The crickets chirp; for whom is the sound?

Gió thu đêm vắng thổi hiên ngoài
Chùa núi im lìm gối cỏ may
Đã được thành thiền tâm một khối
Rè rè tiếng dế gọi kêu ai?

Qua bài kệ này chúng ta thấy đời sống của sư như một ông Tiên hay Bồ Tát ẩn tu.

Rồi một bài kệ của Thiền sư Nguyên Thiều:

The Serene Mirror
(Gương Lặng Lẽ)
Serene, serene – that mirror has no shades.
Luminous, luminous – that diamond has no features.
Clearly, clearly – it is something, and it is not anything.
Tranquil, tranquil – it is emptiness, and it is not emptiness.

Lặng lẽ gương không bóng
Rỡ rỡ châu chẳng hình
Rõ ràng vật phi vật
Vắng vẻ không chẳng không.

Bài kệ này làm hiển lộ lý Sắc-Không. Gương có hình mà chẳng có hình. Hạt minh châu chiếu muôn vẻ nhưng có chứa gì đâu?

Phần X

Trong phần này tác giả nói về:

Zen (Thiền)
Bodhi (Bồ Đề) của Thiền sư Pháp Loa
The Great Way (Đại Đạo) của Thiền sư Pháp Loa
Song Of The Buddha Mind (Phật Tâm Ca) của Tuệ Trung Thượng Sĩ
Living Amid Dust And Enjoying The Way (Cư Trần Lạc Đạo) của Trần Nhân Tông.

Thay Lời Kết:

Thiền làm cho Phật giáo sống động, cho thấy Phật Giáo là gì qua hình ảnh của các Thiền sư, khác biệt với những tôn giáo khác chỉ trụ vào cầu nguyện và nghi thức cúng tế. Thiền Việt Nam là linh hồn, là hình ảnh thực của Phật Giáo Việt Nam ít nhất 16 thế kỷ qua. Thiền vượt lên trên ngôn từ, kinh điển nhưng không có kinh điển nào qua Thiền. Thiền gom tất cả kinh điển vào mình nhưng không hề nói một câu, một chữ trong kinh.

Thú thực, tìm hiểu về Thiền lúc tôi nào cũng cảm thấy thong dong, thích thú. Hầu hết các tôn giáo đều bị trói buộc trong tín điều, lễ nghi, cung kính và nhiểu khi sợ hãi. Thế nhưng lạc vào Thiền chúng ta thấy có chút thi vị, thích thú, không câu nệ, giản dị. Khi nói về Thiền tôi luôn luôn kính trọng các Thiền sư, nhất là chư Tổ.

Đây là cuốn sách vô cùng quý báu mà tác giả đã bỏ bao công sức nghiên cứu, tổng hợp, bình chú rồi phiên dịch qua Anh Ngữ không ngoài mục đích để giới thiệu dòng Thiền Việt Nam, qua đó thế giới có thể biết về Phật Giáo Việt Nam thay vì họ chỉ biết đến Phật Giáo Trung Hoa, Tây Tạng, Nhật Bản, Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện…Nghe nói tác giả đã gửi biếu 35 cuốn sách tới các nhà chuyên môn điểm sách Hoa Kỳ với hy vọng họ sẽ đọc và giới thiệu tới độc giả hoặc các đại học. Xin quý thiện tri thức tiếp tay phổ biến cuốn sách này.

Quý vị có thể đọc sách tại Thư Viện Hoa Sen hay đặt mua tại Amazon hoặc liên lạc với tác giả qua địa chỉ điện thư: nguyengiac@gmail.com . Xin trân trọng giới thiệu.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát,

Thiện Quả Đào Văn Bình

Triển
12-09-2021, 09:23 PM
Khiếm khuyết duy nhất trong vấn đề vệ sinh thời nay ở cái khẩu trang.
Quý Phật tử làm công quả ở chùa đeo "thủ trang", nhưng khẩu trang
thì không đeo. Khi nấu ăn, đứng trước các món ăn, nói chuyện phun phèo
phèo vào đồ ăn thấy hơi ngại.

Ban trị sự các chùa nên lưu ý, đừng khiến chùa chiền bỗng nhiên trở thành .... ổ dịch,
thì việc hoằng dương đạo pháp, Phật sự mới có được "sự lợi lạc".


https://www.youtube.com/watch?v=MzfXxYrxBt4

tonka
12-10-2021, 08:39 AM
Hy vọng chùa loại bỏ các món ăn có trứng. Một năm kia khi tôi tới chùa trong một chuyến hành hương, chùa nấu một nồi trứng kho tàu cho khách thập phương ăn. Hỏi vì sao lại ăn trứng. Câu trả lời đơn giản...trứng công nghiệp mà...các thầy cũng ăn trứng mà :z51:
Nhu cầu ăn uống đã làm mờ cái lý do vì sao không nên ăn trứng.

Triển
12-10-2021, 06:50 PM
Họ lý luận là trứng nuôi theo kiểu công nghiệp thì không có trống.
Trên lý thuyết là họ đúng. Nhưng Hành - Hẹ - Tỏi - Nén cũng không
có trống nhưng họ không ăn. Sự ăn chay có cái gì đó mất đi ý nghĩa.
Tui cũng có nghe ông Pháp Hòa, một vị sư khá có tiếng tăm ở Canada
do ổng giảng pháp dễ hiểu và gần gũi, cũng giải thích như vậy và thòng
thêm câu là các vị sư tu theo Nam Tông, Phật giáo nguyên thỉ hay còn
gọi là phái khất thực được cho gì ăn nấy, không ăn chay.

Trên lý thuyết, ông này cũng đúng khi ông so sánh với giáo phái Nam Tông.
Thôi thì chị cũng đừng bận tâm quá nhiều, cởi bỏ khúc mắc này đi để tu
tập tinh tấn. Đạo Phật cũng hay ở chỗ là chỉ đường cho mọi người đi,
nhưng sự lựa chọn tu tập là do ở mình. Muốn tu ra sao cũng là do mình.

Ngô Đồng
12-11-2021, 06:29 AM
Tonka ơi! Giữ Sức khỏe nha - Thân Mến

Co may
12-25-2021, 11:00 PM
Khiếm khuyết duy nhất trong vấn đề vệ sinh thời nay ở cái khẩu trang.
Quý Phật tử làm công quả ở chùa đeo "thủ trang", nhưng khẩu trang
thì không đeo. Khi nấu ăn, đứng trước các món ăn, nói chuyện phun phèo
phèo vào đồ ăn thấy hơi ngại.

Ban trị sự các chùa nên lưu ý, đừng khiến chùa chiền bỗng nhiên trở thành .... ổ dịch,
thì việc hoằng dương đạo pháp, Phật sự mới có được "sự lợi lạc".


https://www.youtube.com/watch?v=MzfXxYrxBt4



Cỏ cũng nghĩ quý Phật tử nên đeo khẩu trang.

chieclavotinh
01-09-2022, 01:03 AM
“Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng
Được, mất, bại, thành bỗng chốc hóa hư không”

Chuông mõ bỏ buông

Vào cổng chùa nghe tiếng chuông, nhắc mình buông
Lên chánh điện nghe tiếng mõ, nhắc mình bỏ
Nghe tiếng chuông, nhắc mình buông
Nghe tiếng mõ, nhắc mình bỏ
Chuông mõ, bỏ buông
Chuông mõ, bỏ buông

Nhìn cuộc đời như khói sương, nhắc mình buông
Nhìn cuộc đời đôi dép cỏ, nhắc mình bỏ
Như khói sương, nhắc mình buông
Đôi dép cỏ, nhắc mình bỏ
Chuông mõ, bỏ buông
Chuông mõ, bỏ buông

https://www.youtube.com/watch?v=2CrjxQnaNNA
(https://www.youtube.com/watch?v=2CrjxQnaNNA)
(st)

Triển
01-11-2022, 10:14 PM
Cỏ cũng nghĩ quý Phật tử nên đeo khẩu trang.

và....đeo bao tay. :)

Triển
01-11-2022, 10:16 PM
“Ngoảnh nhìn lại cuộc đời như giấc mộng
Được, mất, bại, thành bỗng chốc hóa hư không”

Chuông mõ bỏ buông

Vào cổng chùa nghe tiếng chuông, nhắc mình buông
Lên chánh điện nghe tiếng mõ, nhắc mình bỏ
Nghe tiếng chuông, nhắc mình buông
Nghe tiếng mõ, nhắc mình bỏ
Chuông mõ, bỏ buông
Chuông mõ, bỏ buông

Nhìn cuộc đời như khói sương, nhắc mình buông
Nhìn cuộc đời đôi dép cỏ, nhắc mình bỏ
Như khói sương, nhắc mình buông
Đôi dép cỏ, nhắc mình bỏ
Chuông mõ, bỏ buông
Chuông mõ, bỏ buông

https://www.youtube.com/watch?v=2CrjxQnaNNA
(https://www.youtube.com/watch?v=2CrjxQnaNNA)
(st)



Gặp người đẹp nhắc mình ... "dẹp"? ( :đùa: )

PS: Biết gòi, sắc tức thị không.:z39:

Co may
02-10-2022, 10:14 PM
và....đeo bao tay. :)

:z67:

chieclavotinh
02-27-2022, 02:14 AM
PS: Biết gòi, sắc tức thị không.:z39:


:-)

Buông cái tôi cái ngã, bỏ cái tham cái sân.

Tâm Sự Với Bạn Hiền Sắp Xuất Gia Đi Tu
Trần Kiêm Đoàn

Thân kính gởi anh Trần Duy Phô

Cùng các đạo hữu và thân hữu.

Tôi vừa hoan hỷ, vừa xúc động khi nhận được thư thông báo về đại nguyện xuất gia của anh Trần Duy Phô.

Hoan hỷ là vì sinh ra kiếp làm người đã khó; lại được nhìn thấy ánh sáng Phật pháp lại càng khó hơn. Một bước cuối đời là được xuất gia Phật đạo để tìm con đường giải thoát là một hồng ân mà trong cuộc sống của một xã hội vừa thực dụng vừa năng động như Hoa Kỳ thì mộng ước xuất gia đi tu, trong anh em chúng ta, mấy người có được.

Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi vẫn cảm thấy một nguồn xúc động miên man rất khó bàn, khó nói. Từ trong sâu thẳm của lòng mình, chắc chắn tôi cũng như hầu hết các đạo hữu và các bạn, là hết lòng tán thán và khuyến khích chí hướng cao đẹp của một người có tâm tu như anh Phô. Vậy mà khi đối mặt với thực tế đời thường, như nhìn khung cảnh gia đình đầm ấm của anh Phô, chúng tôi lại thấy cảm xúc của mình chùng lại. Chị Phô cũng đang bước lên hàng cao niên và hai cháu con anh Phô đang còn là sinh viên đại học, liệu nỗ lực chạy đuổi với vô thường bằng chí nguyện xuất gia của anh Phô có tạo ra một “ngả rẽ” nào nghiêm trọng cho gia đình không và câu hỏi lan ra xa dần với bao nhiêu sự “cộng hưởng ước định” về mặt từ thiện, đạo tràng, cộng đồng, xã hội mà anh Phô đang là một thành viên năng nỗ.

Trước hết, với sự cho phép của anh Phô, tôi xin được ghi lại nguyên văn: “Thư Xin Phép Xuất Gia” của anh đã gởi cho các bậc tôn túc, trưởng thượng, đạo hữu và bằng hữu và quyến thuộc như sau:

Sacramento, ngày 3 tháng 10 năm 2017

Kính thưa Anh Chị Trưởng và Anh Lộc,

(Đồng kính gởi Chú Tộc Trưởng Trần Duy Cặn),

Còn 4 tháng nữa là em đến tuổi "thất thập cổ lai hy". Những điều gì có thể làm được cho gia đình, cho gia tộc, đem lại niềm vui cho đời, giúp người bớt khổ, em đã làm hết sức mình. Giờ đây đã đến lúc em nên dành nhiều thì giờ hơn cho việc tu tập bản thân, kẻo khi cơn "vô thường" ập đến lại không biết rơi vào đường nào. Sự kiện một người Mỹ dùng súng bắn giết 58 người và gây thương tích cho trên 400 người đang tham dự Lễ Hội Hòa Nhạc tại thành phố hoa lệ Las Vegas, tiểu bang Nevada, Hoa Kỳ, tối Chủ Nhật vừa qua là một minh chứng cụ thể cho luật vô thường!

Theo gương sáng của Thầy Thích Minh Thủ, đồng thời được sự đồng thuận của hiền nội Ngô Thị Hạnh và các cháu Trần Duy Quang, Trần Thị Khánh Hiền, em kính xin phép Anh Chị Trưởng, Anh Lộc, cùng Chú Hà, Thầy Minh Thủ, O Huế, O Nhớ và đại gia đình hoan hỷ cho em được xuất gia vào ngày 17/10/2017 sắp đến. Em sẽ nhập chúng xuất gia tu học tại Niệm Phật Đường Fremont, thành phố Fremont, cách nhà 2 giờ lái xe. Hòa Thượng Trụ Trì là Tiến Sĩ Phật Học, Giáo Sư ngôn ngữ Pali, hiện nay là Trưởng Ban Giáo Dục GHPGVNTN Hải Ngoại tại Hoa Kỳ.

Em tin tưởng rằng với căn bản tu học và làm việc thiện hơn nửa thế kỷ của mình, cộng với sự giáo huấn của Chư Tôn Thiền Đức, em có thể tiến bước vững chắc trên con đường Giác Ngộ Giải Thoát và giúp đỡ chúng sanh.

Kính chúc Anh Chị Trưởng, Anh Lộc, Chú Hà, Thầy Minh Thủ, O Huế, O Nhớ, các cháu và đại gia đình Thân Tâm Thường An Lạc.

Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát

Thân kính,

Trần Duy Phô

Là một phật tử cùng thế hệ với anh Phô, bản thân tôi đã đến chùa với mẹ từ lúc năm tuổi và từ đó cho đến độ tuổi 70 như bây giờ, tôi vẫn được duyên may gần trọn đời nương náu trong suối nguồn đạo Phật.

Càng được tiếp cận để suy tư và thực hành nguyên lý đạo Phật, tôi càng trực nhận được một sức mạnh vô hình vô ảnh nhưng đầy thuyết phục và sâu lắng tự nguồn tâm cảm rằng: Thế giới hiện tượng này phù du này chẳng có gì tồn tại miên viễn mà tất cả chỉ là phương tiện tạm thời để sống, để chết và để đi tìm một chỗ dựa tâm linh, như đi tu chẳng hạn. Tìm ra bến bờ cuối cùng của người hành trì đạo Phật là tới được sự vắng bặt mọi hình tướng phân biệt. Bến Giác sau cùng của người tu Phật là đạt tới tự tánh rỗng lặng uyên nguyên: Không ta, không người, không tan, không trụ trong tinh thần trí tuệ Bát Nhã.

Mình và anh Phô biết nhau từ thời Bác Siêu, anh Rạng ở Huế. Đạo Phật của anh em mình là một đạo Phật không Tông môn, Bộ phái - một đạo Phật dung hóa kinh luận và tương tác hài hòa với vô vàn khe suối và sông biển an hòa của đạo Phật. Hơn nửa thế kỷ qua, đạo Phật chính là một cuộc đời lạc quan, lương thiện và thấm đậm tình người. Mình đã ứng dụng Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo và Mười Hai Nhân Duyên - tinh hoa của đạo Phật - qua lời dạy của quý Ôn; không lý thuyết cao xa, không triết lý đại ngàn khiên cưỡng. Hạnh phúc biết bao khi đi quanh những xóm nghèo, trút những hũ gạo tình thương từ thiện, đổ vào hai cái bị lát của bác Siêu gắn trên chiếc xe đạp giàn cũ kỹ muôn thuở của bác và chắp tay niệm “A Di Đà Phật” với một niềm tin son sắt là chiều nay, sớm mai hay mốt nọ sẽ có những bà mẹ nghèo được ăn thêm chén cơm trắng mà mớm sữa cho con.

Lịch sử đất nước thăng trầm kéo theo lịch sử khi lở, khi bồi của Huế.

Rồi anh em mình xa Huế và có duyên gặp nhau ở Hoa Kỳ, thành phố Sacramento. Mình quý anh Phô bởi anh đã đi qua những chặng đường gian lao và cay đắng nhất của một người đàn ông Việt Nam điển hình trong thế hệ chiến tranh Việt Nam. Anh đã bày tỏ lòng yêu nước thương dân bằng những công tác từ thiện với nhóm từ thiện “BÁC SIÊU” góp gạo giúp người nghèo đỡ đói trong bao nhiêu năm. Anh cũng đã lên đường gia nhập quân đội khi thế cuộc đang cần và đã trở thành một sỹ quan của quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Anh đến Mỹ theo diện “H.O” trong một lứa tuổi đã tương đối muộn màng về mọi phương diện. Nhưng anh đã cố gắng vươn lên: vươn lên trên đường đời và vươn lên trong đường đạo.

Trên đường đời, giữa một xã hội Phương Tây hoàn toàn xa lạ về văn hóa ngôn ngữ và mọi phương diện đời sống như Hoa Kỳ, anh đã chiến đấu với trở ngại to lớn thách thức tất cả những người di dân là ngôn ngữ, học tập và xây dựng đời sống kinh tế cho bản thân và gia đình từ hai bàn tay trắng. Anh đã đi học lại từ đầu và lần lượt tốt nghiệp Cử nhân, Cao học (Thạc sĩ) Xã hội. Mình có được niềm vui tinh thần là “Mentor” và Field Instructor cho anh về cả hai cấp học Cử nhân (Bachelor) và Thạc sĩ (Master of Social Works – MSW) tại đại học California State University of Sacramento (CSUS). Sau khi tốt nghiệp đại học, anh đã làm việc với Sacramento County thuộc hệ thống DHHS của chính phủ Hoa Kỳ cho đến ngày về hưu.

Trên đường đạo, anh vẫn giữ được vai trò của một Phật tử thuần thành. Song song với những sinh hoạt thường xuyên đi chùa, lễ Phật, anh đã dấn thân làm người đầu tàu đứng ra tổ chức nhóm Phật học Lộc Uyển giúp cho những người âm thầm học Phật có cơ duyên để tu học. Anh cũng hoạt động trong Ban Hộ Niệm để đem lễ nghi truyền thống của Phật giáo đến với đại chúng và đạo hữu đang cần. Về phương diện lễ nghi Phật giáo phát triển, anh Phô được biết đến như là một cư sĩ ăn chay trường chủ lễ với năng lực tán tụng kinh chú nhuần nhuyễn vào hàng tu sĩ có tài năng.

Nhưng công hạnh nổi bật nhất của anh là việc thành lập Hội Từ Bi Quán Thế Âm (HTBQTA). Trong suốt 20 năm qua, Hội đã thường xuyên và nhất quán qua những chương trình hoạt động từ thiện giúp trẻ em khuyết tật, cô nhi, người nghèo khổ, tàn phế... ở quê hương khốn khó và các nạn nhân bất hạnh ở quê người. Càng ngày trong những năm về sau này, Hội TBQTA đã gây được một ảnh hưởng đậm nét trong cộng đồng người Việt ở khắp nơi. Do đó, sự ủng hộ của quần chúng càng tăng và hiệu quả cứu khổ, xoa dịu những vết thương trần gian của Hội càng được phát huy tốt đẹp và rộng rãi.

Trình bày một vài nét tiêu biểu về anh Trần Duy Phô, tôi không có chủ ý tô điểm cá nhân mà chỉ mong tập trung hướng nhìn về con đường xuất gia hành Đạo mà anh sắp sửa lên đường.

Nếu xuất gia là đến ở chùa và chỉ giới hạn trong hình tướng xuống tóc, ăn chay, lễ Phật, thiển tịnh công phu, ly dục, không sở đắc, tự độ và độ tha... thì anh Phô đã có được hạnh lành của người tu sĩ Phật giáo chân chính từ mấy chục năm qua.

Với hàng cư sĩ Phật giáo thuần thành, nhất là đối với những người lớn tuổi, hầu hết ai cũng ít nhiều có ý hướng muốn đi tu khi nhìn lại tuổi đời đã xế chiều và các trách nhiệm căn bản đối với gia đình xã hội, bản thân đã hoàn thành. Nhưng đó mới chỉ là sự “phủi tay” về mặt pháp lý và phương tiện thế gian. Nhưng có những trách nhiệm và dính mắc “xuất thế gian” vô hình vô ảnh nhưng bởi “nghiệp không rời một ly, không di một mảy” cho nên được buông tay thuận nghiệp mà đi tu thì quả thật là một Phước Báu ở cõi Ta Bà này.

Như ngài Mục Kiền Liên, một đại đệ tử đệ nhất thần thông của Đức Phật, trước phút diệt độ vẫn bị bọn cướp thảm sát như một sự trả nghiệp cho lỗi lầm nghe vợ bỏ cha mẹ chết đói giữa rừng trong tiền kiếp rất xa xưa. Nghĩa là không ai thoát nghiệp, kể cả hàng Thánh tăng, Bồ tát.

Khi xuất gia về nương mình cửa Phật, xuất sĩ vẫn thường có những “nợ nần” không tính trước như trường hợp sư Minh Chiếu thời nhà Đường. Ngài xuất gia năm 65 tuổi khi đã kết hôn từ thời tuổi trẻ. Ngài đã viết lại trong Minh Chiếu Thiền Hạnh về những trải nghiệm buổi đầu xuất gia là hằng ngày, cứ bắt đầu tĩnh tâm tọa thiền là hình ảnh người vợ già yếu hiện ra với câu nói đại khái rằng:

“Ngày còn trẻ cưới nhau, ông hứa sẽ sống trăm năm đầu bạc với tôi chứ ông có hứa với Phật là nửa chừng sẽ đi tu cho đắc đạo riêng mình đâu. Vậy sao khi phu thê tuổi già sức cùng lực tận, ông bỏ tôi mà đi tu đành đoạn vậy?!”

Sau ba lần vào chùa và trở lại nhà, mỗi lần mất cả vài ba năm mỗi khi người vợ già và gia đình gặp cơn tai biến, sư Minh Chiếu phải về lại với đời thường. Suốt mười lăm năm tâm bồ đề kiên cố không rời, nghĩa tào khang không phụ, cho đến khi bà cụ qua đời ở tuổi 80, Sư mới an tâm vào chùa tu trì miên mật cho đến ngày viên tịch. Người đương thời ca ngợi nhà sư Minh Chiếu là người thánh thiện, bán thế xuất gia nhưng tình và nghĩa; đời và đạo vẹn đôi bề nên tôn xưng ông là Chân sư Từ Đạo Hạnh.

Sư viên tịch năm 93 tuổi. Ngài đã để lại nhiều bài kệ phảng phất “Gia huấn- chứng đạo ca”, đượm nhuần tình đạo, tình đời.

Xin tạm dịch đơn cử đôi câu:

Tâm ẩn chốn thiền môn
Thân giữa đời náo động
Thân tâm đều vắng bóng
Tự tính sẽ quay về

Tự Tính đó là duy ngã độc tôn, là Phật Tính, là Phật sẽ thành, là Niết Bàn tại thế, là Trung Đạo, là rỗng lặng... nghìn năm mây bay.

Đơn cử vài dẫn chứng của người xưa xuất gia đi tu phải đối diện và “quyền biến” uyển chuyển như thế nào trước những chướng duyên ngăn trở trên đường đời và đường đạo để anh tham khảo mà vững bước đi tới; dẫu sớm hay muộn thì hạnh nguyện cũng sẽ viên thành.

Anh Trần Duy Phô ơi!

Bạn và mình là những gã con trai Huế “thất thập hiện tiền đa”. Đa thọ, đa nhân nhưng chúng ta vẫn thiếu. Thiếu cái tinh thần Trung Đạo buông xả tuyệt vời của những hành giả đã bước đi nghìn năm an nhiên giữa thiên hà vắng lặng.

Hôm nay đúng đêm Trung Thu Rằm tháng Tám Ất Hợi, nhằm ngày 5-10-2017. Tôi đếm trên từng đốt ngón tay và nghĩ đến chỉ còn 12 ngày nữa thì anh Phô đã... LÊN ĐƯỜNG!

Xuất gia là một bước đầy bứt phá từ phàm qua thánh. Sau ngày 17-10-2017 khi gặp anh hay viết về anh như hôm nay, tôi phải “Thưa Thầy” xưng “Con” cho phải đạo... trưởng tử Như Lai. Hơn hai nghìn rưỡi năm trước, 1250 vị Tỳ Kheo trong tăng đoàn nguyên thủy của đức Phật xuất thân là những bằng hữu và đồ chúng của các vị đại đệ tử của đức Phật. Đọc lại kinh điển và giáo sử để thấy được thế giới xuất gia thời ấy thánh thiện vô cùng nhưng cũng không ít hệ lụy dính mắc với những vấn đề nhân sinh của gia đình, xã hội và đẳng cấp. Bởi vậy đức Phật từ bi đã quy định giới luật xuất gia và hoàn tục cho các vị tỳ kheo được lập đi, lập lại đến bảy lần. Nhắc lại chi tiết nầy để nói đến tinh thần tự do và khai phóng của đạo Phật; đồng thời, nhấn mạnh về chí nguyện xuất gia không phải là một sự dứt bỏ tuyệt đối với cuộc đời hiện thực mà thể hiện ý chí chọn lựa một phương tiện, một con đường phù hợp với căn cơ và bản nguyện của từng cá thể chúng sanh. Đạo Phật là đạo xuất thế “Đạt Ma sư tổ cửu niên diện bích”, nhưng cũng vừa nhập thế “Bồ tát thỏng tay vào chợ để cứu khổ cuộc đời”. Niết Bàn tịch tĩnh không ở đâu xa mà hiện hữu ngay giữa cuộc đời này.

Là một người bạn cùng quê xứ Huế, cùng nếm trải những bước thăng trầm của quê hương và Đạo pháp, cùng xây dựng lại đời sống mới ở quê người và cùng hỗ trợ nhau trong học tập, trong công việc mưu sinh và hoạt động xã hội với anh Duy Phô tôi càng cảm thấy mình có niềm thâm tín để tâm sự với anh trong giây phút này.

Điều tâm sự trước tiên là anh Phô xuất gia trong một hoàn cảnh và thời điểm đặc biệt. Đây là giai đoạn chuyển mình của Phật giáo Việt Nam ở phương Tây và áp lực phải đương đầu với sự thử thách trong nhiều lãnh vực có tính đại chúng toàn cầu. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và truyền thông đại chúng toàn cầu đã đặt vấn đề trực tiếp với mội tổ chức tôn giáo trên toàn thế giới là: Phải chuyển mình, thay đổi, hiện đại hóa một cách có hệ thống qua các hình thức mang tính phong trào rộng khắp như Chấn Hưng, Chấn Chỉnh hay dừng lại, bảo thủ để bị lạc hậu và thoái trào.

Đã xa rồi những mái chùa rêu phong và hình ảnh ngài bổn sư là danh tăng tĩnh lặng và vững chải như sông núi. Cũng không còn công hạnh xuất gia là con đường một chiều tịch nhiên phá ngã mà không phải đương đầu với những nhu cầu cấp thiết của thời đại chung quanh mình. Cũng không còn một thế giới vật lý và tâm lý bình an cho các bậc hành giả, khất sĩ, ẩn sĩ chỉ nhất tâm trên con đường giới - định - tuệ tu trì miên mật.

Anh Nguyên Thành Trần Duy Phô,

Xin được quý mến gọi tên anh cùng với pháp danh trước khi anh vào nhà Như Lai, mang họ Như Lai và được ban pháp hiệu Như Lai để tu học bước vào hàng trưởng tử Như Lai. Từ cư sĩ giữ 5 giới, anh sẽ bước vào ngưỡng cửa cũa người xuất gia thọ 10 giới Sa Di (từ 7 đến 13 tuổi gọi là “Sa Di đuổi quạ”… Khu Ô Sa Di. 14 – 19 tuổi là Sa Di ứng pháp, 20 tuổi trở lên gọi là Sa Di danh tự). Sa Di Thất Thập Danh Tự như anh thường rất hiếm, nhưng giới luật nghiêm minh, giang sơn nào có quy lệ nấy mong anh đi tròn hạnh nguyện của mình. Tuy nhiên, giữa Vô Thường vẫn có quy luật “xem Vô Thường là Thường” nên đạo Phật mới còn tồn tại và phát triển như ngày nay. Chính những nhóm tôn giáo “nguồn cội” lâu đời ở Ấn Độ như Bà La Môn, Ấn Độ Giáo, Silkh, Du Già Khổ Hạnh… đã quyết liệt đẩy Phật giáo ra khỏi quê hương hình thành ra nó. Nhưng trong đời sống tâm linh, lực đẩy, tính bạo động thường là biểu thị của sự bất lực và yếu đuối. Cụ thể là những tôn giáo “mạnh” đó đã tự chứng minh sự yếu đuối vả thủ cựu tự thân của mình khi suốt mấy nghìn năm mà vẫn không truyền ra khỏi biên giới đầy ngăn ngại của đất Ấn.

Rồi đây, trong đại giáo đoàn Tăng - Ni Phật giáo Việt Nam sẽ có sự hiện diện khiêm tốn của anh. Truyền thống cứu cánh tu hành là để thành Phật. Đó là một đại nguyện thiêng liêng của các bậc xuất gia cầu Phật đạo. Theo trải nghiệm của những bậc tu hành tôn túc, xuất gia là một cuộc hành trình cô đơn đầy gian khó nên các vị tổ sư không ngần ngại khuyến tu rằng: “Xuất gia như ngưu mao, đắc đạo như thố giác.” Nghĩa là người xuất gia đông như hằng hà sa số lông trên mình trâu mà kẻ đắc đạo hiếm hoi hay vắng bóng như sừng con thỏ.

Lời khuyến tu mà đồng thời cũng là khuyến cáo đó, chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ khi Anh xuất gia trong khung cảnh mà thế giới Ta Bà này được xem như là thời kỳ Mạt Pháp. Theo tiến trình phát riển tự nhiên của thành, trụ, hoại, diệt thì chúng ta đang ở thời điểm tiếp cận của Hội Long Hoa cung nghinh một Đức Phật mới ra đời mở ra thời kỳ Thịnh Pháp. Nhưng muốn tới thời kỳ Thịnh Pháp thì phải trải qua thời kỳ Loạn Pháp. Biểu tượng vô minh, rối đạo của thời kỳ loạn pháp này là cửa Thiền bất tịnh bởi hiện tượng sở đắc vật chất được tôn sùng, lạm phát hình tướng, đem phương tiện làm cứu cánh. Hệ lụy kéo theo là tình trạng “Tăng Già phân hóa, Tứ Chúng phân tranh” thay cho lý tưởng Tăng Già hòa hợp, Tứ Chúng đồng tu.

Dẫu rằng, trong một số tình huống “bất khả tư nghì”, các tông môn, bộ phái bị phân hóa; tăng già thiếu hòa hợp, tứ chúng thiếu duyên lành đồng tu. Nhưng con thuyền Phật giáo chuyên chở tinh hoa lời dạy của đức Phật vẫn không hề suy suyển mới chính là nơi nương tựa của Phật tử thuần thành xuất gia cũng như tại gia. Bởi vậy, người xuất gia hôm nay cần thiết phải là một tu sĩ để hành đạo, một hiệp sĩ để hộ đạo và một ẩn sĩ để hoằng đạo biết động không cầu, thấy vọng không theo.

Dấu hiệu điển hình cho thời kỳ loạn pháp là người nói đạo nhiều hơn là người hành đạo. Người nói những triết lý cao xa uyên áo mà hành động ồn ào vọng động đông hơn là người khiêm cung hay âm thầm tu trì với tâm bồ đề kiên cố. Đây quả là thời kỳ mà chư tổ ví von là “hoa sen trong biển lửa”. Nên xuất gia đi tu trong thời này là sẽ gặp nhiều nghịch duyên và chướng ngại nhất. Thiền sư Ngộ Ấn ví von: “Lò lửa hoa sen nở thật xinh” (Liên phát lô trung thấp vị càn). Hoa sen nở tươi được trong lò lửa thì người hội đủ nhân duyên để phát huy Bi-Trí-Dũng sao lại không thể tu hành thanh tịnh giữa bụi trần thời Mạt Pháp!

Trải mấy nghìn năm thịnh suy, Phật giáo tồn tại và phát huy là nhờ những hạt minh châu sáng ngời trong biển lửa. Nếu có một lời chúc tụng bạn hiền Trần Duy Phô trên bước đường xuất gia là cầu nguyện và cầu chúc anh mãi vững tiến trên đường đạo, đừng bao giờ quên tinh thần Bi – Trí – Dũng mà anh em mình đã nguyện thực hành từ thời còn sinh hoạt với Gia Đình Phật Tử. Bên cạnh Từ Bi và Trí Tuệ đưa anh lên tầm cao thì sự Dũng Mãnh giúp anh đứng vững, an trú trong chánh niệm và tinh tấn trong pháp hạnh.

Tìm lại người xưa qua sách sử, mỗi vị xuất gia đều có một hoàn cảnh, một tâm nguyện và một điều kiện thuận hay nghịch – thường được xem là thuận duyên hay chướng duyên – riêng. Nhưng xuất gia là một hạnh nguyện dấn thân đầy hùng lực của người quyết chí dứt khoát tự giúp mình hóa thân từ người bình thường sang hàng thánh thiện. Bậc tu hành là người đầy can đảm, dám dứt bỏ tất cả, để tìm đến “ông Phật sẽ thành” trong chính mình: Bỏ hình tướng để tìm cái không tướng; bỏ dục vọng ham muốn để tìm cái rỗng lặng an nhiên tự tại. Vua A Xà Thế, A Dục Vương là biểu tượng cho kẻ “buông dao thành Phật” vì đã trải qua nhiều đại kiếp là phàm tăng, chân tăng, thánh tăng. Cho nên xuất gia, tu hành chỉ mới là biểu hiện hình tướng của kiếp hiện tiền trên con đường tử sinh vạn dặm giác ngộ thành Phật. Khi chưa giác ngộ thì mỗi kiếp tu đều có thể là Duyên Tu hay Nghiệp Tu để thanh thỏa cho hết kho tàng phú quý hay nợ nần huân tập từ nhiều kiếp, nhiều đời trước khi nhiếp tâm tu thành chánh quả.

Anh Trần Duy Phô ơi! Mình tin tưởng là anh đang bước tới Duyên Tu. Mình còn nhớ trong vở kịch thơ Đêm Xuất Gia của Nguyên Hạnh có câu mà mình thích:

Xuất gia đâu phải là ra đi hay trở lại
Mà đi là về tự tại giữa nhân duyên

Bỏ lại sau lưng thế giới bụi trần với lo toan, phiền muộn, thỏa hiệp, phân tranh. Quên đi những ân oán, cưu mang, yêu ghét, so bì nghiệt ngã. Khép lại những cánh cửa vọng tưởng, mơ hồ, vỡ bờ, trăn trở. Không ngại ngần hay run rẩy bước lên lối về “đường xưa mây trắng” mà đi.

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử viết: “Thiên lý chi hành, thủy ư túc hạ” - Cuộc hành trình ra đi ngàn dặm bắt đầu từ bước chân thứ nhất. Con đường tu hành cũng bắt đầu từ cái nhìn vỡ oà chân lý để cất bước lên đường không ngăn ngại.

Và, từ bước chân khởi điểm ra đi… thì gắng đi cho tới cõi Chân Nguyên, bạn hiền thân quý nhé.

Triển
03-12-2022, 02:21 AM
1954, 1975, 2022. Số phần người Việt lưu vong, chạy hoài ....

(Về Việt Nam miễn phí nhưng > 60)



https://www.youtube.com/watch?v=9DKFaTP084g

chieclavotinh
05-08-2022, 02:27 AM
Journey in Search of The Way là tự truyện của Satomi Myōdō (1896-1978). Bà kể lại hành trình đi tìm Đạo của mình, mà như bà nói “I journeyed because I desired to find the Way of Truth, the Way which could put an end to all suffering.” Hakuun Yasutani, người thầy không tìm mà gặp của bà - “Duyên may mình gặp một người” - cũng là thầy của Philip Kapleau, tác giả The Three Pillars of Zen (#84).

Bản dịch Anh ngữ của Sallie King, Professor of Philosophy and Religion at James Madison University, Virginia. Bản dịch Việt ngữ Hoa Trôi Trên Sóng Nước của Nguyên Phong.

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/61I1+J3i1+S.jpg


Hoa Trôi Trên Sóng Nước

CHƯƠNG 8

Thỉnh thoảng tôi có đến thăm Hayakawa. Mỗi khi gặp nhau chúng tôi thường hỏi: ”Chị đã tìm được vị thầy nào chưa?” Trong một khóa tu tại chùa Chuoji, tôi có nghe vài người nhắc đến tên thiền sư Suga Sama tại tỉnh Chitose và nói rằng đó là một vị thầy cự phách. Tôi bèn kể cho Hayakawa nghe, bà có vẻ thích lắm nhưng vốn cẩn thận, bà bảo tôi:” Chị hãy để tôi đến đó trước xem thế nào. Lời đồn đãi nhiều khi không đúng sự thật đâu. Nếu quả là một vị chân tu đạo hạnh, chúng ta sẽ cùng đến đó cầu đạo”. Hôm sau Hayakawa thu xếp đi Chitose ngay. Khi trở về, bà đến tìm tôi và nói vắn tắt: ”Vị thầy đó rất giỏi, tôi đã xin phép gặp ngài vào tuần sau, chúng ta sẽ cùng đi với nhau”. Tôi biết Hayakawa là người cẩn thận, có nhận xét thâm trầm. Một khi bà đã nói vậy chắc chắn thiền sư Suga Sama phải là một người đặc biệt hiếm có.

Chitoji là một ngôi chùa khá lớn, chánh điện trần thiết giản dị nhưng nghiêm trang. Thiền sư Suga Sama dáng người cao lớn, trông có vẻ lạnh lùng khắc khổ hơn những vị tăng mà tôi đã gặp. Vừa nghe Hayakawa giới thiệu, ông đã nói ngay: ”Tôi nghe nói bà nghiên cứu rất nhiều về Phật học?” Tôi ngượng ngập vì kiến thức hạn hẹp của mình nên chỉ ấp úng nói vài câu lấy lệ nhưng thiền sư Suga Sama đã nói: ”Học nhiều mà không biết áp dụng chỉ là một mớ kiến thức suông, không ích lợi gì cho việc giải thoát hết”. Mặc dù đó chỉ là một câu nói bình thường nhưng không hiểu sao tôi cảm thấy nó có một sức mạnh vô cùng. Dường như ông đã đánh trúng vào tâm lý đang hoang mang của tôi nên tôi không thể chịu được nữa, bao nhiều nghi ngờ bất mãn trong lòng tôi trào ra như suối. Bỏ qua các dè dặt thường lệ, tôi kể lại việc theo học với giáo sư Shibata như thế nào và những khó khăn tôi gặp phải sau khi ông này qua đời. Thiền sư Suga Sama im lặng nghe tôi nói rồi đặt câu hỏi:

- Bà đã tọa thiền bao giờ chưa?

- Thưa có. Con đã từng tọa thiền tại chùa Chuoji và đã tham dự khóa nhiếp tâm tại Zuiganji với thiền sư Joten.

- Thiền sư Joten dạy những gì?

- Con được dạy phải tham công án Vô.

- Bà đã kinh nghiệm được gì khi tham công án đó?

Đây là lần đầu tiên có người hỏi tôi về những kinh nghiệm khi tu thiền, tôi bèn kể lại công phu tu tập suốt mấy năm và nói rõ về kinh nghiệm lạ kỳ mà tôi đã trải qua khi còn ở trên núi Hokkaido. Tôi cũng kể thêm việc xin đặc tham và sự im lặng, không trả lời một cách bí hiểm của thiền sư Joten. Thiền sư Suga Sama lập tức nói ngay:

- Thiền sư Joten đã từ bi chỉ dẫn như thế mà bà vẫn không hiểu ư? Nếu không có sự im lặng sấm sét đó thì giờ này bà đâu được như thế này.

Câu nói bất ngờ của thiền sư Suga Sama làm tôi giật mình và chớm lên hy vọng. Phải chăng hoàn cảnh của tôi không đến nỗi bi đát như tôi nghĩ? Thiền sư Suga Sama nói tiếp:

- Bà hãy lập tức đến tu viện Mitaka tại Tokyo xin nhập thất tu trong thời gian một năm. Tôi sẽ viết thư giới thiệu. Bà phải đi ngay, không nên chần chờ gì nữa.

Lời nói của thiền sư Suga Sama như có một sức mạnh kỳ lạ, vừa nghe xong tôi đã quyết định đi Tokyo nhập thất tu thiền ngay. Có lẽ cũng cảm nhận được điều đó nên ông mỉm cười có vẻ hài lòng. Lần đầu tiên tôi thấy một nụ cười trên khuôn mặt khắc khổ của ông. Thiền sư Suga Sama chỉ tay ra chính điện:

- Bà hãy vào đó lạy Phật và đừng quên cám ơn lòng từ bi của thiền sư Joten. Tôi sẽ thỉnh chuông cho bà.

Chúng tôi bước vào chính điện làm lễ. Thiền sư Suga Sama đích thân thỉnh ba hồi chuông. Sau khi lễ Phật xong, ông chỉ vào một bức tranh bằng giấy treo trên vách bị thủng mấy lỗ, ôn tồn nói:

- Nhờ công phu tu tập, bà đã chọc thủng được bức màn vô minh, ít ra cũng thủng được hai lỗ nhỏ như bức tranh kia, dù chưa hoàn toàn, dù vẫn còn nông cạn nhưng ngộ vẫn là ngộ.

Lời nói của ông như luồng ánh sáng chiếu thẳng vào tâm thức đen tối, đầy hoang mang của tôi. Lạ lùng thay, tôi cảm nhận được một sức mạnh kỳ lạ phi thường từ ông rót qua tôi. Chưa bao giờ tôi cảm thấy thoải mái sung sướng như lúc đó. Hình như tôi vừa tìm lại được một cái gì quý báu nhất đời. Câu trả lời mà tôi tìm kiếm bao lâu bỗng dưng được giải đáp một cách ngắn gọn và bất ngờ. Trước đây tại chùa Chuoji, tôi đã kể về kinh nghiệm này cho hai vị tăng nghe. Một người cười lớn và nói rằng tôi đã “mê ngủ”, người kia nói rằng đó chỉ là một “cảm hứng nhất thời” mà thôi. Có lẽ vì thế, tôi không bao giờ muốn nói đến cái kinh nghiệm kia nữa. Thiền sư Suga Sama nói:

- Bà nên biết kỷ luật nhập thất tại Ni viện Mitaka rất nghiêm khắc nhưng đã khổ công tu hành trong suốt mấy năm, tôi nghĩ bà có thể chịu đựng được. Bà hãy đi ngay trước khi thân thể của bà không chịu đựng nổi những kỷ luật gay gắt này.

Hayakawa vẫn im lặng từ trước đến nay nhưng đến lúc đó thì bà vội vã can thiệp:

- Thưa thầy, chị bạn tôi đã già yếu lắm rồi, tu nhập thất với những kỷ luật khắt khe tôi sợ bạn tôi chịu không nổi. Tại sao thầy không thâu nhận và hướng dẫn cho chị ấy ngay tại đây có hơn không?

- Ta rất bận, không thể thâu nhận đệ tử trong lúc này.

- Nếu thế thì cứ để chị ấy ở lại đây, khi nào rảnh rỗi thầy chỉ dẫn cho chị ấy cũng được.

- Không được. Bà phải lên đường ngay trước khi nghiệp lực đời trước của bà làm giảm đi lòng nhiệt thành cầu đạo. Bà nên biết đây là cơ hội cuối cùng.

Tôi cương quyết nói ngay:

- Xin cám ơn lòng từ bi chỉ dẫn của thầy, con xin đi ngay.

Quay qua Hayakawa, tôi khẩn khoản:

- Xin cám ơn lòng tốt của chị nhưng ý tôi đã quyết rồi.

Hayakawa rưng rưng nước mắt nhìn tôi nhưng tôi biết chị đang mừng cho tôi.

Tôi trở về Toyohiro-cho thu xếp hành trang để lên đường ngay. Tôi cho đi tất cả mọi vật sở hữu, chỉ giữ lại ba chiếc áo. Trước khi lên đường, tôi trở về làng cũ để thăm mộ song thân. Được tin tôi sẽ xuất gia nhập thất trong một tu viện tại Tokyo, gia đình tôi phản đối kịch liệt. Đứa con rể nói: ”Mẹ đã lớn tuổi rồi, không thể mạo hiểm như thế được. Không ai ở tuổi đó mà xuất gia tu hành nữa. Tu như vậy thì được lợi ích gì? Bây giờ mẹ đã có cháu, đã trở thành bà ngoại rồi mà sao không hành động như người đã có tuổi?” Đứa con gái vốn ít nói cũng can ngăn: ”Mẹ già rồi, đã chịu đựng cực nhọc cả đời rồi, bây giờ là lúc mẹ nên ở nhà tĩnh dưỡng cho con cháu báo hiếu”. Tôi cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của đứa con mà tôi không hề nuôi nấng chăm sóc. Hai cháu ngoại cũng chạy đến ôm chầm lấy tôi, không muốn để cho tôi ra đi. Trước tình cảm gia đình, tôi cũng mủi lòng nhưng lại nghĩ: ” Đời người nhanh như bóng câu qua cửa, ta chưa tìm được con đường giải thoát thì một phút chưa đại ngộ là một phút phí phạm. Ta không thể lưu luyến nơi đây được”. Chiều hôm đó chúng tôi mang hương hoa phẩm vật ra lễ trước mộ song thân của tôi. Đứng trước hai nấm mộ, tôi đã khóc hết nước mắt. Tôi biết mình là một đứa con bất hiếu, một người mẹ không ra gì, một bà ngoại chẳng bao giờ biết đến các cháu nhưng làm sao được khi tâm tôi không hề yên ổn, lúc nào cũng bị dằn vặt bởi khổ đau.

Sau cùng tôi gạt nước mắt khuyên hai con: ”Thời gian rất quý, một phút giây ngắn ngủi cũng là một chút mạng sống rồi cho nên mẹ không thể lãng phí thời gian được. Mẹ không muốn chờ đến ngày mai khi chân tay đã mỏi, mắt mờ, tai điếc không tu hành được nữa. Có lẽ vì kiếp trước mẹ không chịu tu hành nên kiếp này mới gặp khó khăn trở ngại như vậy, nhưng nay mẹ đã gặp được cơ hội thì phải bắt lấy ngay. Cả đời mẹ chỉ chờ đến cơ hội này. Nếu các con thương mẹ, hiểu mẹ thì hãy vui vẻ để cho mẹ ra đi”.

Trước khi rời khỏi làng, một người bạn cũ rất giỏi về khoa tử vi bói toán đã đến gặp tôi, cảnh cáo: ”Số chị năm nay gặp nhiều tai họa lớn, có thể thiệt mạng. Chị hãy đợi đến năm sau đi cũng không muộn”. Tôi cương quyết trả lời: ”Cám ơn bạn đã khuyên nhưng tôi đã chờ cơ hội này từ bao nhiêu năm nay rồi. Một phút chờ đợi là một phút khổ đau, xin hãy cho tôi ra đi một cách thoải mái”. Một cô đồng (Miko) khi xưa đã học hỏi về Thần Đạo với tôi cũng khuyên: ”Tôi được chư thần cho biết chuyến đi này của chị dữ nhiều lành ít, chị hãy xét lại”. Tôi trả lời: ”Tôi không còn bao nhiêu thời giờ nữa mà cơ hội chỉ đến một lần thôi. Xin hãy để cho tôi nắm bắt lấy cơ hội cuối cùng này. Dù chết tôi cũng cam lòng”.

Tôi rời Hokkaido vào ngày 2 tháng 6 năm 1955. Khi đó tôi vừa được 59 tuổi.

Ngồi trên xe lửa đi Tokyo, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về quyết định xin xuất gia của mình. Đây là một vấn đề mà tôi và Hayakawa đã bàn cãi rất nhiều lần trước đó. Theo tôi, muốn tiến bộ trên con đường tu, người ta phải từ bỏ gia đình để vào chùa, giữ gìn giới luật, xả thân tu hành để cầu giải thoát. Hayakawa lại cho rằng việc xuất gia không cần thiết vì một người tu tại gia vẫn có thể giải thoát được. Tôi cho rằng nếu không có một nhóm người cùng nhau khuyến tu, hỗ trợ tinh thần trong một môi trường thuận tiện, người tu một mình dễ bị lung lạc, cám dỗ, khó tiến bộ, và có thể lầm lạc vào các con đường tà. Kinh nghiệm bản thân tự mình cầu đạo suốt mấy chục năm nay đã dạy tôi như thế. Hayakawa cho rằng người ta không thể tìm đến một môi trường thuận tiện, cùng một số người xa lìa thế gian để tĩnh tu mà phải biết tu trong mọi hoàn cảnh. Bà chủ trương người ta không thể lìa bỏ xã hội vì mọi chúng sinh đều có liên hệ mật thiết với nhau, không thể tách rời ra được, do đó theo bà con đường đứng đắn nhất là phải đem đạo vào đời, không lìa xa thế gian mà phải tìm giải thoát ngay trong thế gian này. Chúng tôi đã bàn cãi nhiều lần về việc này, có lần chúng tôi đã phải hỏi giáo sư Shibata nhưng ông này chỉ cười và nói rằng không có con đường nào là tuyệt đối, mỗi cá nhân có một nghiệp quả riêng biệt, và mỗi người phải tự tìm lấy cho mình một con đường thích hợp. Nghe vậy, tôi nhất quyết chọn con đường xuất gia. Theo tôi nếu không thành công trong kiếp sống này, ít ra tôi đã gieo trồng một hạt giống tu hành, nhờ thế những kiếp sau tôi có thể tiếp tục con đường tu học cho đến khi giải thoát được.

Tôi đến Tokyo vào một ngày hè, trời nóng như thiêu đốt. Chuyến hành trình dài làm tôi vô cùng mệt mỏi, chỉ mong được nghỉ ngơi và tắm rửa cho mát. Từ nhà ga xe lửa, tôi phải đi bộ dưới cái nắng như nung nấu đó một lúc mới đến tu viện Mikata. Đây là một ni viện nổi tiếng về kỷ luật và cách sống kham khổ, đạm bạc. Không như các tu viện khác sống bằng sự yểm trợ của Phật tử, các ni sư tại đây đã sống tự túc bằng cách trồng trọt rau trái, đan rổ, dệt chiếu theo đúng tinh thần cần lao của tổ Bách Trượng khi xưa. Điều không ngờ là tôi đến Mikata nhằm vào mùa an cư kiết hạ, trước cửa tu viện có gắn một yết thị yêu cầu mọi người đừng làm rộn các ni sư trong thời gian tu tập này. Tôi ngần ngại đứng trước cánh cửa bằng gỗ dầy không biết có nên vào hay không. Sau cùng tôi tự nhủ dù sao đã mất công đến đây, không lẽ lại quay về nên tôi mạnh dạn đẩy cửa bước vào. Qua mảnh sân nhỏ trồng rất nhiều hoa, tôi đi đến nhà bếp và gặp một ni sư già đang nấu ăn. Tôi xuất trình lá thư giới thiệu của thiền sư Suga-sama và giải thích lý do cuộc viếng thăm của mình. Bà ni sư già mời tôi dùng trà và nói:

- Tôi biết bà đã trải qua một hành trình dài từ Hokkaido đến đây nhưng bà không thể gặp ni sư trưởng được. Trong mùa an cư, chúng tôi không tiếp xúc với người ngoài, hơn nữa lúc này ni trưởng đang tọa thiền, không thể làm rộn ngài được.

- Như vậy ni trưởng tọa thiền trong bao lâu?

- Có khi một ngày, có khi lâu hơn thế.

- Liệu tôi có thể chờ đợi đến khi ni trưởng hoàn tất thời khóa thiền được không?

- Không được, lúc khác bà hãy trở lại.

Tôi cố gắng năn nỉ bà này cho phép tôi tạm trú tại đây ít hôm nhưng bà lễ phép từ chối:

- Tôi chỉ là người làm bếp, không thể quyết định gì được. Kỷ luật tu viện rất nghiêm, không ai được phép tá túc nơi đây nếu không có lệnh của vị ni trưởng. Ngay như thiền sư Suga-sama có đích thân đến đây cũng phải xin phép trước chứ không thể đường đột mà đến như vậy được, xin bà hiểu cho.

Một lần nữa tôi cảm thấy niềm hy vọng đang chan chứa bỗng tắt ngúm. Tại sao mỗi lần tôi sắp đạt được điều gì lại có những trở ngại như vậy? Phải chăng đây là một thử thách? Tôi nghiến răng quyết định dù gặp khó khăn thế nào cũng nhất định không bỏ cuộc. Tôi cố gắng năn nỉ:

- Thưa bà, tôi chẳng quen ai ở Tokyo cả. Tôi đến đây chỉ với mục đích duy nhất là được xuất gia đầu Phật và nhập thất tu thiền.

Bà ni già tỏ vẻ thương hại, sau một lúc suy nghĩ bà nói:

- Thôi được rồi, nếu bà đã nói thế thì tôi sẽ thưa lại với ni trưởng sau khi bà hoàn tất công phu thiền quán. Nếu ni trưởng bằng lòng tiếp bà thì mời bà trở lại sau vậy.

- Nhưng tôi không quen ai ở Tokyo cả, xin bà cho tôi tạm trú qua đêm nay.

- Không được. Nếu không có phép, tôi không thể cho bà tạm trú tại đây. Không lẽ bà không quen biết một người nào ở đây hay sao?

Ngay lúc đó, tôi chợt nhớ đến một vị tăng tên Minamikawa, xuất thân từ Tokyo, thường hay đến giảng dạy các khóa thiền tại chùa Chuoji.

- Tôi có quen một vị tăng tên là Minamikawa.

- Tưởng ai chứ Đại đức Minamikawa thì chúng tôi biết. Vị này tu tại chùa Taiheiji, cách đây không xa. Bà có thể đến đó xin tá túc qua đêm được.

Biết không thể năn nỉ gì thêm, tôi đành xách khăn gói theo lời chỉ dẫn của ni sư kia tìm đến Taiheiji. Một lần nữa tôi phải đi bộ dưới cái nắng gay gắt của mùa hè suốt mấy giờ liền mới đến được Taiheiji. Khi đến đây thì quần áo tôi ướt đẫm mồ hôi, tôi phải cố gắng lắm mới trình bày được hoàn cảnh của mình. Một lần nữa, tôi lại thất vọng. Vị tri khách tại đây cho biết Đại đức Minamikawa đã đi hoằng pháp tại chùa Ryukyu phải mấy tuần lễ nữa mới về. Tôi lặng người không biết phải nói gì. Dĩ nhiên tôi có thể tìm một xó nào đó ngủ tạm qua đêm nhưng trải qua chuyến hành trình dài, tôi thấy trong người vô cùng mệt mỏi, cần một mái nhà che chở. Tôi đang ngập ngừng lúng túng thì một vị sư già ở đâu bước vào. Vị tri khách tăng liền giới thiệu tôi với vị này:

- Đây là vị trụ trì chùa Taiheiji, Thiền sư Yasutani.

Đó là một ông lão có khuôn mặt gầy ốm, hai gò má rất cao và đầy những vết nhăn. Ông im lặng nghe vị tri khách tăng trình bày hoàn cảnh của tôi rồi ôn tồn nói ngay:

- Tội nghiệp quá! Bà đi từ xa đến đây chắc mệt mỏi lắm rồi, bà hãy tạm trú tại đây qua đêm nay đã. Để tôi thu xếp phòng riêng cho bà.

Tôi mừng rỡ đến chảy nước mắt và không biết phải nói gì hơn ngoài mấy câu cám ơn tầm thường. Không như những vị trụ trì khác có thể sai người dọn phòng cho tôi, Thiền sư Yasutani đích thân đưa tôi đến tận phòng riêng. Ông còn thân hành mang cho tôi một tấm nệm ngủ nữa. Tôi cảm động trước cử chỉ thân ái, giản dị của vị sư già này. Hôm sau tôi trở lại Mikata nhưng người ta cho biết ni trưởng vẫn còn tọa thiền chưa xong nên tôi đành trở về Taiheiji kể lại mọi sự cho Thiền sư Yasutani. Ông này ôn tồn nói:

- Bà cứ tự nhiên tạm trú tại đây thêm ít hôm nữa cho đến khi nào ni trưởng tu viện Mikata hoàn tất thời khóa công phu. Từ nay bà khỏi mất công qua lại bên đó nữa, để tôi cho người nhắn với họ rằng bà hiện tạm trú tại đây, khi nào ni trưởng có thể tiếp bà thì bà hãy qua đó gặp họ sau.

Tôi hết sức cảm động trước thịnh tình của Thiền sư Yasutani. Trong thời gian tạm trú tại đây, tôi ra sức làm công quả, quét dọn lau chùi quanh chùa cẩn thận để báo đáp tấm lòng tử tế của các sư sãi nơi đây.

Vài hôm sau, một ni sư từ Mikata đến gặp tôi vào cho biết ni trưởng đã hoàn tất thời khóa thiền và sẵn sàng tiếp tôi. Tôi mừng rỡ theo vị nay trở lại Mikata. Vị ni trưởng là một người lớn tuổi, mặt đầy những vết nhăn và đặc biệt có một cặp mắt rất sáng. Bà nói:

- Tôi đã đọc kỹ lá thư giới thiệu của Thiền sư Suga-sama và đã suy nghĩ kỹ về trường hợp của bà. Theo ý tôi thì có lẽ giải pháp tốt nhất là bà hãy tìm một nơi nào đó tại Tokyo rồi hàng tuần đến đây tu học.

Tôi thất vọng kêu lớn:

- Thưa ni sư, con đến đây với mục đích xin xuất gia tu học. Việc sống với một gia đình nào đó rồi hàng ngày đến chùa tu học không phải là điều con muốn.

- Như vậy ý bà muốn xin được xuất gia?

- Thưa đúng như vậy. Hoàn cảnh của con không cho phép con tu hành một cách nửa chừng được nữa. Xin ni trưởng cho phép con được xuất gia thọ giới và nhập thất…

Vị ni trưởng nhìn tôi một lúc rồi nhẹ nhàng:

- Nhưng ít ra phải có một người nào đó bảo đàm cho bà kia chứ.

- Bảo đảm gì nữa, con tự bảo đảm cho mình là được rồi.

- Nhưng nếu bà đau yếu hay bệnh tật thì sao?

- Không sao đâu, con khỏe lắm, chẳng bao giờ đau yếu cả.

- Nhưng ốm đau đâu phải điều người ta có thể tránh được.

- Xin ni truởng đừng quá quan tâm, đến khi đó hẵng hay.

- Không được, nếu bà đau ốm sẽ làm phiền những người chung quanh. Ai sẽ săn sóc lo lắng cho sức khỏe của bà đây?

- Thưa ni truởng, con biết thế nhưng xin ni trưởng mở lòng từ bi.

- Chúng tôi rất tiếc, ni viện tại đây có luật chỉ nhận những người từ hai mươi đến ba mươi tuổi thôi. Bà đã vượt quá số tuổi ấn định rồi.

Tôi có cảm tưởng như bị sét đánh ngang tai. Có thể như vậy hay sao? Có lý nào người ta lại không nhận tôi? Tôi cố gắng nói nhưng cổ họng cứ nghẹn lại không sao nói được. Vị ni trưởng tiếp tục:

- Kỷ luật tại đây rất gắt gao, các ni sư tại đây đều sống tự túc bằng cách làm việc lao động. Họ đan rổ, dệt chiếu, trồng trọt cây trái, do đó sức khỏe là điều rất quan trọng. Tu viện này chỉ nhận những người còn trẻ mà thôi.

- Nhưng… nhưng không lẽ nào không đổi luật được sao?

- Không được. Chúng tôi không thể vi phạm luật lệ đã đặt ra được.

- Thưa ni trưởng, nếu bà không cho phép con xuất gia thì ít ra cũng cho phép con được sống tại đây.

- Không được. Bà chỉ có thể đến đây trong những thời khóa tu tập mà thôi.

- Như thế thì ít quá, con muốn xin nhập thất.

- Không được. Việc nhập thất chỉ dành cho những người đã được chọn lựa cẩn thận, những người đã dày công tu hành trong nhiều năm tại đây. Phần bà là người mới, lại chưa xuất gia thọ giới, ta không thể cho phép bà nhập thất được.

- Nhưng ni sư không cho phép con xuất gia thì làm sao con có thể nhập thất?

- Chúng tôi rất tiếc nhưng hiện nay tuổi bà đã cao, sức khỏe của bà đã suy giảm nhiều nên chúng tôi không thể thâu nhận bà được.

Tôi trở về Taiheiji với một tâm trạng buồn chán thất vọng hơn bao giờ hết. Một lần nữa tôi lại thất bại trong việc tìm lối thoát cho mình. Có lẽ nghiệp của tôi quá nặng, mỗi lần muốn tu là một lần gặp trở ngại. Con đường đạo vẫn còn là một cái gì xa vời, không thể đạt được và tôi trở lại tâm trạng bơ vơ lạc lõng như hôm nào. Thiền sư Yasutani yên lặng nghe tôi trình bày rồi ôn tồn hỏi:

- Bây giờ bà định làm gì?

- Thưa thầy, có lẽ tôi đành phải trở lại Hokkaido vậy.

Lúc đó tôi chỉ có ý nghĩ duy nhất là trở về Hokkaido tìm đến Thiền sư Suga-sama xin thụ giáo mà thôi. Tôi biết Thiền sư Suga-sama rất bận và không có ý định thâu nhận đệ tử nhưng tôi không còn giải pháp nào khác. Ông là cái phao duy nhất mà tôi có thể bám víu được trong lúc này mà thôi. Thiền sư Yasutani quan sát tôi một lúc rồi nhẹ nhàng nói:

- Nhưng bà đã mất bao công phu đến đây để xin xuất gia.

Tôi nghẹn ngào như muốn khóc:

- Thưa vâng, nhưng con không may mắn…

Thiền sư Yasutani nhìn tôi một lúc rồi thong thả nói:

- Cửa chùa lúc nào cũng rộng mở, nếu bà đã nhất quyết thì ta có thể thu xếp cho bà xuất gia tu học tại đây được.

Tôi rất cảm động trước câu nói của Thiền sư Yasutani nhưng lúc đó vì đầu óc vẫn còn xúc động bởi những chuyện vừa xảy ra nên tôi không thể quyết định ngay. Tôi xin ông hãy cho tôi vài hôm để suy nghĩ đã. Thật ra lý do chính làm tôi bối rối vì lúc trước tôi đã hứa với Thiền sư Suga-sama sẽ xin tu nhập thất tại Mikata, nếu không được thu nhận ít ra tôi cũng phải báo tin cho ông này biết rồi xin ông chỉ dẫn cho. Thiền sư Yasutani ôn tồn:

- Được lắm, bà cứ thong thả suy nghĩ. Nếu muốn thọ giới xuất gia tại đây, ta có thể thu xếp cho bà được. Còn như bà muốn trở về Hokkaido cũng không sao.

Tôi tiếp tục sống tại Taiheiji trong vài hôm cho qua cơn xúc động. Ngày nào tôi cũng lên chánh điện cầu nguyện, sám hối và cầu mong chư Phật hướng dẫn cho tôi. Cuối tuần đó sau khóa lễ phổ thông, có một buổi thuyết pháp của Thiền sư Yasutani. Ông đã nói:

- Sau khi chứng ngộ dưới cội bồ đề, đức Phật Thích Ca đã thốt lên: “ Thật kỳ diệu thay, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh nhưng vì bị vô minh che lấp nên họ không nhận ra điều ấy”. Lời tuyên bố đầu tiên của đức Phật chính là tinh yếu của toàn bộ giáo lý của ngài. Đúng như thế, mọi chúng sinh, dù nam hay nữ, dù thông minh hay khờ dại, dù đẹp đẽ hay xấu xa, dù khỏe mạnh hay yếu đau cũng đều có Phật tánh như nhau. Trải qua bao nhiêu kiếp sống luân hồi, tâm thức của chúng sinh đã bị những lớp vỏ cứng của vô minh bao phủ nên họ không thể nhận thức được cái Phật tánh toàn vẹn, trong sạch, hoàn hảo kia nữa. Muốn giải thoát ta phải quay về với cái Phật tánh đó để thấy rõ rằng lâu nay chúng ta đã để cho vô minh lôi cuốn mà không hề hay biết.

Phương pháp hữu hiệu nhất để trở về với cái Phật tánh thanh tịnh đó là tọa thiền. Lịch sử Phật giáo đã chứng minh một cách hùng hồn rằng từ đức Phật đến các đệ tử của ngài, đều giác ngộ từ công phu tọa thiền. Tâm của Phật và tâm của chúng sinh thật ra không hề khác nhau. Cái tâm này có thể ví như mặt nước hồ, tâm của Phật thì như mặt nước yên tĩnh, trên đó mặt trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn. Trong khi tâm của chúng sinh thì giống như mặt nước đang bị các làn sống vô minh quấy động, không thể phản chiếu gì được. Mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng, do đó vấn đề chính của sự tu tập là làm sao để tâm của mình có thể phản chiếu rõ ràng mặt trăng chân lý mà thôi.

Bây giờ quí vị nên tự hỏi cái gì đã làm khuấy động tâm của quí vị? Phải chăng đó là các tư tưởng? Trong việc tu tập, việc đầu tiên quí vị phải làm là bặt các tư tưởng lúc nào cũng dấy lên này. Đây là điều không dễ vì trải qua bao nhiêu kiếp sống một cách vô ý thức, vọng niệm đã thành một thói quen không dễ gì mà bỏ ngay được. Quí vị nên nhớ, tất cả mọi tư tưởng, dù thanh cao hay xấu xa, đều có khởi đầu và có chấm dứt. Vì có sinh nên có diệt nhưng vì nó cứ tiếp tục nổi lên nên quí vị tưởng rằng nó thường hằng, đó là sai lầm đầu tiên. Nếu những tư tưởng này tiếp tục khuấy động tâm của quí vị, quí vị sẽ không thể phân biệt cái thật với cái hư được. Con người đã đánh giá cao các tư tưởng trừu tượng, các phân biệt của lý trí, của lý luận, nhưng tất cả những cái này đều là sản phẩm của tư tưởng, mà đã là sản phẩm của tư tưởng vốn vô thường, có sinh có diệt thì gốc rễ của nó đã nằm ở chốn vô minh rồi. Tư tưởng chính là tâm bệnh của con người. Nó chính là nguồn gốc của sự mê hoặc và quí vị cần phải phân biệt thật rõ vai trò của tư tưởng, lý trí vốn có tính cách nhất thời với các khái niệm cố định.

Thiền định là phương pháp làm ngưng lại và dứt đi những tư tưởng này. Một khi các làn sóng tư tưởng khuấy động đó dứt tuyệt thì quí vị sẽ nhận thấy rằng mặt trăng chân lý lúc nào cũng chiếu sáng. Giây phút nhận ra điều này là kiến tánh, tức là ngộ, là hiểu rõ được bản thể chân thật của tự tánh. Khác với những ý niệm lý luận hay triết học vốn xuất phát từ tư tưởng, nghĩa là có khởi đầu và có chấm dứt, và có thể thay đổi theo thời gian. Sự chứng ngộ chân lý khi các làn sóng tư tưởng chấm dứt này không thay đổi hay có thể mất đi được. Nó sẽ ở mãi mãi với quí vị, và từ đó quí vị có thể sống một cách thoải mái, bình an trong cái tâm trạng đầy phúc lạc, thanh thản đó…

Sau buổi thuyết pháp, tôi tìm gặp Thiền sư Ysautani để trình bày hoàn cảnh của mính. Cho đến lúc đó tôi mới kể cho ông nghe về công phu tu học của tôi cũng như các kinh nghiệm tâm linh mà tôi đạt được:

- Thưa thầy, lúc nãy thầy nói rằng một khi đã kiến tánh thì cái kinh nghiệm đó sẽ không mất đi.

- Đúng như thế.

- Nhưng trường hợp chứng ngộ của con lại khác. Thiền sư Suga-sama nói rằng con đã chọc thủng được bức màn vô minh, dù chỉ được một hai lỗ rất nhỏ.

- Nếu bà có thể sống mãi trong tâm trạng đó thì đó là kiến tánh, còn nó đến trong một phút nhất thời rồi lại mất đi thì đó chỉ là một thứ mà ta gọi là Ma cảnh (Makyo), không có gì đáng nói cả. Đừng nên để ý đến nó và cũng đừng quan trọng hóa nó lên.

Tôi giật mình, mồ hôi toát ra đầy áo. Chưa bao giờ tôi thấy trong người lại chấn động mãnh liệt như vậy. Sau một lúc định thần, tôi lên tiếng:

- Xin thầy từ bi chỉ dẫn thêm cho con về Ma cảnh.

Thiền sư Yasutani mỉm cười:

- Ma cảnh là những hiện tượng không có thật, những cảm giác hư huyễn, những ảo tưởng mà người tu thiền thường gặp phải trong giai đoạn nào đó. Ma cảnh là những vọng tưởng đến và đi theo thời gian nhưng nó sẽ trở thành “chướng” khi người tu, vì thiếu sự chỉ dẫn, để nó quyến rũ và tưởng rằng nó là thật. Ma cảnh thường xuất hiện tùy theo nhân cách, tính khí của người tu. Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật đã giảng rõ về năm mươi hai loài Ma cảnh khác nhau, nếu muốn bà nên nghiên cứu kinh này. Trong các tuần lễ nhiếp tâm, thường thường học trò của tôi bắt đầu kinh nghiệm về ma cảnh vào ngày thứ ba hay thứ tư. Sau khi siêng năng tu tập để kiềm chế tư tưởng, đến một lúc nào đó Ma cảnh sẽ xuất hiện và điều này rất thông thường, không có gì lạ đâu. Có người nhìn thấy các hiện tượng lạ lùng, có người nghe được những lời nói hay mách bảo, xui khiến, có người còn ngửi được các mùi hương hay có thể sờ mó được một vật gì kỳ lạ. Có khi họ thấy thân thể họ nhẹ bổng lên như bay, có khi họ cảm thấy như rơi vào một hố thẳm không đáy, có khi họ bật ra các câu nói kỳ lạ mà không thể kiếm soát được. Đôi khi những câu nói tưởng như vô tình này lại trở nên linh nghiệm như những lời tiên tri. Nhưng dù thế nào chăng nữa, nó vẫn là Ma cảnh, vẫn là những chướng ngại, vẫn xuất phát từ các tư tưởng nghĩa là gốc rễ của nó nằm trong vô minh.

Trong trường hợp của bà, đó là một ma cảnh về thị giác, bà đã kinh nghiệm được những điều kỳ lạ, nhìn thấy những quang cảnh với màu sắc lạ lùng, có thể nó xuất phát từ trong tiềm thức do những hình ảnh ký ức ghi nhận được khi bà tu theo Thần đạo. Ảo ảnh về thị giác là điều thường xảy ra nhiều nhất vì mắt là giác quan gắn liền với tư tưởng và người ta sử dụng giác quan này nhiều hơn cả. Một cái nệm ghế bỗng biến thành một con quái vật. Một vết nứt trên tường biến thành con rắn. Nhiều đệ tử của tôi đã thấy hình ảnh ma quỷ nhe nanh múa vuốt hoặc thấy các đức Phật hiện ra với hằng hà sa số đệ tử đi quanh ngài. Điều quan trọng nhất phải ý thức đó là Ma cảnh, đừng để nó quyến rũ, lôi cuốn mà cứ để tự nhiên vì nó đến thì nó sẽ đi. Đừng để tâm vọng động, cứ tiếp tục công phu thiền tập, không sợ hãi, không vui mừng, vì vui hay sợ, lo hay mừng đều là những cảm giác làm khuấy động tâm thức của người tu. Như tôi đã nói, vấn đề quan trọng là làm bặt mọi tư tưởng, làm sao để tâm trống rỗng, yên tĩnh như mặt nước hồ thu thì ánh trăng của chân lý mới có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được. Bất cứ một cái gì làm cản trở điều này đều là những chướng ngại do đó điều quan trọng nhất là phải biết tự chủ.

- Nhưng lý do nào đã làm cho ma cảnh xuất hiện?

- Ma cảnh là những trạng thái tâm thức xuất hiện một cách nhất thời trong khi khả năng tập trung của con người đã đạt đến một mức độ nào đó. Nếu hiểu theo một nghĩa khác thì công phu thực hành có tiến bộ, các lớp tư tưởng hời hợt trong tâm thức có bị chế ngự thì Ma cảnh mới xuất hiện. Nếu giải thích theo Duy Thức học thì khi các vọng niệm thuộc thức thứ sáu đã lắng đọng, các chủng tử tâm thức chứa đựng trong thức thứ bảy và thứ tám sẽ bị khích động và nổi lên, tạo ra các hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt. Ma cảnh là một sự trộn lẫn của cái thực và cái không thực, hư hư ảo ảo. Nó khác các giấc mộng thông thường vì nó xuất phát từ những chủng tử hết sức vi tế nằm rất sâu trong tâm thức con người. Một số người tu, thiếu sự chỉ dẫn của một vị thầy đã có kinh nghiệm về Ma cảnh, thường bị chúng quyến rũ và đi lạc vào ma đạo. Đừng bao giờ nghĩ rằng các hiện tượng mình kinh nghiệm được trong lúc này là thật. Thấy một cảnh giới chư thiên không có nghĩa là mình đã đạt được cảnh giới đó, đã trở thành một chư thiên. Thấy Phật hay Bồ tát không có nghĩa là mình đã nhập được vào các Pháp hội, nghe Phật thuyết pháp mà lầm lẫn. Một người tu tập phải biết coi đó là một giấc mộng, là hư, là vọng tưởng, là những chướng ngại làm cản trở công phu tu hành. Dù thấy bất cứ điều tốt lành gì cũng đừng phấn khởi, dù thấy điều gì xấu xa cũng đừng sợ hãi vì nếu trong tâm nảy sinh bất cứ một cảm giác gì, nó cũng khuấy động mặt nước hồ tâm, cản trở sự phản chiếu toàn vẹn của ánh trăng chân lý.

Khi tu tập đến mức thuần thục, các Ma cảnh còn xảy ra ghê gớm hơn nữa. Có khi người tu thấy vào cõi Phật, thấy được ban phúc, được truyền những mặc khải rồi tưởng mình đã chứng đắc này nọ. Tất cả những cái đó đều là Ma cảnh. Nếu bị quyến rũ, nếu để tâm vọng động thì kết quả chỉ là sự phung phí năng lực mà thôi. Nhưng nói một cách khác, khi bắt đầu thấy những Ma cảnh thì đó là dấu hiệu cho biết mình đã đến một mốc điểm quan trọng nào đó rồi, và nếu giữ tâm yên tĩnh, không bị xao động thì chắc chắn sẽ thành công, sẽ kiến tánh, sẽ giác ngộ. Bà không nhớ đức Phật cũng đã trải qua bao nhiêu thử thách, bao nhiêu khó khăn, trước khi thành đạo dưới gốc bồ đề hay sao? Người ta có thể cho rằng có những Thiên Ma hiện ra quấy quá, thử thách ngài nhưng cũng có thể đó là những Ma cảnh mà ngài kinh nghiệm trước khi đạt đến trạng thái giác ngộ. Dù thế nào chăng nữa, phải biết coi thường những hiện tượng này, cứ để nó đến rồi nó đi, không phản ứng, không chống đối, không vui cũng không buồn, không mừng cũng không lo, thản nhiên bất động trước mọi sự kiện, đó chính là điểm then chốt của người tu thiền.

Từ trước đến nay tôi đã nghe nhiều người giảng về thiền nhưng chưa bao giờ tôi thấy ai giải thích giản dị và rõ rệt như vậy. Hiển nhiên đây không phải là lý thuyết mà là kinh nghiệm thâm sâu của một bậc thầy đã từng trải. Tuy cố gắng ngồi yên nhưng thực ra toàn thân tôi đã chấn động mãnh liệt, bao thắc mắc nghi ngờ của tôi từ trước dường như đều được giải đáp cả. Thiền sư Yasutani thong thả giải thích thêm:

- Theo kinh nghiệm của tôi, Ma cảnh thường xảy ra khi sự điều hành của hơi thở và tâm thức chưa được hoàn chỉnh. Khi tâm và thân chưa hoàn toàn nhất như thì sự sai lệch này có thể tạo ra những hiện tượng kỳ lạ, do đó tư thế tọa thiền và việc điều hòa hơi thở rất cần thiết. Người ta không thể tu thiền một cách hấp tấp mà phải chú trọng đến cách ngồi (thiền tọa) cho thật đúng cách, thật thoải mái, và buông xả hoàn toàn.

Bà nên nhớ thân và tâm là một, bất cứ một sự căng thẳng nào của thân cũng ảnh hưởng đến tâm, và bất cứ một sự xung đột nào của tâm cũng ảnh hưởng đến thân. Việc ngồi thoáng nghe thấy giản dị nhưng thật ra quan trọng không kém việc điều hòa hơi thở. Phần lớn các vị thầy dạy thiền thường quá chú trọng đến việc đếm hơi thở hay tham công án mà xao lãng việc dạy học trò phải ngồi sao cho thật đúng cách. Phần đông các học trò cũng quá nôn nóng hấp tấp vào những công án lạ lùng, các quán tưởng cao xa trong khi chưa biết cách ngồi sao cho thoải mái. Có lẽ đó là lý do nhiều người tu thiền đã bỏ cuộc vì ngồi lâu, chân tay tê buốt đau đớn mà chẳng thấy kết quả gì khả quan. Tư thế trong lúc tọa thiền chính là một trong những căn bản quan trọng của công phu tu tập. Đừng tưởng chỉ ngồi xếp bằng, điều hòa hơi thở và tập trung tâm thức là được. Đừng tưởng chỉ tham công án hay quán tưởng vào các hình ảnh, màu sắc là đủ. Một người tu thiền phải biết ngồi một cách trang nghiêm, thành kính với lòng biết ơn sâu xa chư Phật và chư Tổ, những người đã làm cho Phật pháp biểu hiện. Một người tu thiền còn phải biết ơn tổ tiên, cha mẹ đã tạo ra thân thể, hình hài này nhờ đó người tu mới có thể kinh nghiệm được thực tánh của Pháp. Chính nhờ biết cách ngồi một cách trang nghiêm mà tâm thức sẽ trở nên thành kính, rồi từ đó cử chỉ hành động như đi, đứng, ăn, ngủ cũng ảnh hưởng theo mà có sự chuyển hóa. Nhờ công phu tu thiền mà tâm thức được thoải mái, các vọng tưởng dần dần lắng xuống, và tâm được thanh tịnh. Khi tâm và thân đã quân bình thì sự an lạc sẽ đến, và chỉ trong sự an lạc này người tu mới kinh nghiệm rõ rệt được từng hơi thở sống động, mầu nhiệm từng phút giây. Từ đó sự hô hấp, vốn có tính cách vô thức và thụ động, sẽ chuyển qua ý thức và tích cực, và toàn bộ diễn biến của sự sống sẽ biểu hiện ra một cách rõ ràng hơn bao giờ hết.

Tóm lại, việc ngồi cho đúng cách là căn bản chính yếu, cần thiết cho những người mới bước vào con đường thiền. Đừng cố gắng ngồi cứng ngắc như khúc gỗ, vừa không tự nhiên, vừa quá căng thẳng nhưng cũng đừng ngồi một cách cẩu thả, nặng nề, trì trệ như bị một vật gì đè nặng lên vai. Tư thế ngồi phải thật thoải mái, vững chãi do đó khi mới tập chỉ nên ngồi khoảng mười lăm phút cho quen thuộc, cho gân cốt co giãn tự nhiên theo tư thế, rồi dần dần tăng lên nửa giờ rồi một giờ. Dĩ nhiên thời gian tọa thiền lâu hay mau tùy lòng nhiệt thành và công phu hành trì nhưng khi người ta có thể ngồi khoảng từ nửa giờ đến một giờ mà thân thể không đau đớn, tê buốt thì cảm giác an lạc, thoải mái sẽ đến một cách tự nhiên.

- Thưa thầy, con có thể ngồi lâu không mỏi mệt nhưng sao vẫn không thấy có kết quả bao nhiêu?

- Phải chăng khi ngồi thiền bà đã cố gắng để đạt đến giác ngộ? Cái lòng mong cầu, ao ước đó chính là một chướng ngại đã phá đi trạng thái ung dung tự tại cần thiết. Sự mong cầu, dù mong cầu một sự bình an, giác ngộ, vẫn là một vọng niệm làm khuấy động mặt nước hồ tâm thì làm sao ánh trăng chân lý có thể phản chiếu một cách toàn vẹn được?

Một lần nữa tôi thấy toàn thân rung động mãnh liệt. Thiền sư Yasutani đã vạch trần những lỗi lầm mà tôi mắc phải. Tôi cố gắng biện bạch:

- Nhưng dù sao con cũng đã phát triển được về định lực (Joriki).

- Phát triển về định lực không phải là mục đích tối hậu của Phật giáo. Nó chỉ là một phương tiện, một trình độ mà người ta có thể đạt được khi sự tập trung lên đến mức nào đó. Có định mà thiếu tuệ thì làm sao có thể kiến tánh được.

Câu nói giản dị trên làm tôi giật nẩy người như bị điện giật. Nó là câu trả lời mà tôi vẫn tìm kiếm trong bao lâu nay. Thì ra thế! Tôi đã quá chú trọng đến công phu, đến phương pháp, đến cách điều hòa hơi thở, và hài lòng với những quyền năng của định lực mà quên lãng việc phát triển trí tuệ, cái điều kiện tiên quyết của người học Phật. Thiền sư Yasutani nói tiếp:

- Người có định lực có thể phát triển được những năng lực siêu nhiên hay thần thông nhưng dù đạt đến trạng thái tuyệt đỉnh, người ta vẫn không thể cắt đứt được sự kiềm chế của luân hồi sinh tử vì vẫn còn chịu sự chi phối của nghiệp lực. Người có định tuy làm chủ được thân tâm nhưng vẫn không thoát khỏi sự chi phối của khổ não vì chưa nhận ra được tự tánh của mình. Có định phải có tuệ đi kèm thì mới nhận ra tự tánh của mình được. Đó chính là điều mà Tổ Huệ Năng đã nói:” Nào ngờ bản tánh vốn tự đầy đủ, vốn tự thanh tịnh, vốn bất sinh diệt”. Nếu đã nhận ra tự tánh thì thực chất của cái kinh nghiệm đó sẽ không thể khác điều mà xưa kia chư Phật hay chư tổ đã chứng đắc.

Kiến tánh chính là sự phối hợp tự nhiên của định và tuệ. Định là sức mạnh và tuệ là chất xúc tác để mở con mắt Tâm. Thiếu trí tuệ, người ta chỉ có thể kinh nghiệm được những cái gì hời hợt, nông cạn, chợt đến chợt đi trong chốc lát và sau cùng chỉ là những kỷ niệm rời rạc, chẳng giúp ích gì mà còn là những chướng ngại nếu cứ mải bám víu vào đó.

Không còn nghi ngờ gì nữa! Thiền sư Yasutani quả thật là vị thầy mà tôi vẫn tìm kiếm từ bao lâu nay. Tự nhiên nước mắt tôi trào ra như suối nhưng lần này tôi đã khóc vì vui mừng. Tôi cung kính quỳ mọp xuống sàn đảnh lễ:

- Bạch thầy, xin thầy mở lòng từ bi thu nhận con làm đệ tử và hướng dẫn con trên đường tu học.

Thiền sư Yasutani chắp tay đáp lễ:

- Được lắm, ta sẽ thâu nhận con làm đệ tử.

CHƯƠNG 9

Trong đời sống vẫn có những sự kiện xảy ra thật bất ngờ, ngoài sự mong cầu, ao ước. Tôi đã mải miết tìm kiếm khắp nơi một cách mù quáng nhưng vẫn không tìm thấy điều tôi muốn. Quả thật tôi có mắt mà như mù, ngay khi đến Taiheiji, tiếp xúc với thiền sư Yasutani, tôi vẫn không nhận ra đó là vị thầy mà tôi muốn tìm từ bao lâu nay. Nếu thiền sư Yasutani không từ bi mở cho một con đường thì không biết hiện nay tôi sẽ như thế nào? Có thể tôi vẫn lang thang tìm kiếm cho đến những ngày cuối của cuộc đời. Tôi được thọ giới tỳ kheo và giao phó nhiệm vụ quét dọn, nấu nướng tại Taiheiji. Mỗi sáng tôi dậy rất sớm để tham dự các thời khóa thiền. Tôi thực hành theo lời chỉ dẫn của thiền sư Yasutani, luôn luôn cẩn thận, ngồi thật đúng cách, và gìn giữ cử chỉ thật trang nghiêm, thành kính trong mọi hành động. Trong lúc tọa thiền, nếu có điều gì thắc mắc tôi đều đem ra hỏi, nhờ thế tôi mới thấy việc tìm được một vị thầy có kinh nghiệm hướng dẫn quan trọng như thế nào. Đôi khi có những thắc mắc rất nhỏ, tưởng chừng không có gì đáng kể nhưng khi nhận được câu giải đáp, tôi mời thấy tầm quan trọng của nó.

Một hôm trong lúc tọa thiền, tôi cảm thấy trong người thoải mái, dễ chịu, dường như có một cái gì kỳ lạ đang biến chuyển trong tâm tôi. Tôi thấy mình như được nâng lên một bình diện nào đó, khắp người được bao phủ trong một niềm phúc lạc vô biên, tôi thấy mình như tan biến trong một biển tình thương rộng lớn. Tôi mừng rỡ tìm đến thiền sư Yasutani để kể cho ông nghe về kinh nghiệm này. Ông thản nhiên nói ngay:

- Điều này không có gì lạ, đa số học trò của ta cũng đều có những kinh nghiệm tương tự như vậy. Phần lớn con người thường quen suy nghĩ theo đuờng lối nhị nguyên, có chủ thể và đối tượng, nên thường bám víu vào bản ngã. Các cảm giác khoái lạc, hạnh phúc cũng đều xảy ra quanh cái bản ngã này. Lần này bà đã kinh nghiệm được một thứ tình cảm cao thượng hơn vì không còn tập trung vào bản ngã nên bà thấy sung sướng, thoải mái hơn các cảm giác khoái lạc của bản ngã. Tuy nhiên bà đừng nên bám víu lấy nó, chỉ nên coi đó là một việc đã xảy ra rồi và quên nó đi. Đừng để kinh nghiệm này trở nên một kỷ niệm rồi giữ mãi trong tâm mà thành chướng ngại.

Trong một buổi thiền tập khác, tôi bỗng dưng thấy chán nản và thất vọng một cách kỳ lạ. Tôi sợ mình sẽ không thể thành công được và cảm giác sợ hãi này cứ chi phối tôi trong suốt khóa thiền. Thiền sư Yasutani đã khuyên:

- Đó là một điều thường xảy ra. Một cái máy có thể hoạt động đều đặn không ngưng, nhưng một con người thì không như thế. Có lúc cơ thể mệt mỏi vì các hiện tượng tâm lý hay sinh lý, hoặc cả hai. Điều quan trọng là hãy vững tâm và đừng thất vọng. Bà phải tin chắc rằng mình sẽ thành công và sự quyết tâm này sẽ gây phấn khích và khôi phục lòng nhiệt thành của bà. Một khi bà nghĩ rằng mình không thể đạt được điều mình muốn hoặc tệ hơn nữa, bà cho rằng việc đó vượt khỏi khả năng của bà, thì bà không bao giờ nhận ra được chân tánh của mình.

Hôm sau, trong buổi giảng hàng ngày, thiền sư Yasutani đã nói:

- Có ba yếu tố hết sức quan trọng trong việc tu thiền, đó là Đại Tín Căn (Daishinkan) hay lòng tin nhiệt thành, một lòng tin đã cắm rễ rất sâu, không gì có thể lay chuyển được. Đây không phải là lòng tin mù quáng hay mê tín dị đoan nhưng là một lòng tin tưởng chắc chắn vào những điều đức Phật đã chỉ dạy. Phật giáo bắt đầu với sự giác ngộ của đức Phật, do đó niềm tin nhiệt thành của chúng ta là sự chứng ngộ của Phật và bản chất của sự chứng ngộ đó. Đức Phật nói: “Ta là Phật đã thành và các con là Phật sẽ thành” thì chắc chắn chúng ta sẽ thành Phật vì chúng ta vốn sẵn có khả năng đó. Nếu người nào không tin được điều này thì chắc chắn không thể tiến xa được. Yếu tố quan trọng thứ hai là Đại Nghi Đoàn (Daigidan) hay sự nghi ngờ mãnh liệt, một nỗi nghi khiến chúng ta cảm thấy áy náy, khó chịu không sao tìm được sự giải thích thỏa đáng. Đây không phải là một mối nghi ngờ tầm thường hay đơn giản nhưng là một mối nghi phát xuất từ cái lòng tin nhiệt thành kia. Nó là cái nghi rằng tại sao thế giới này lại đầy xung đột, mâu thuẫn và đau khổ khi lòng tin nhiệt thành cho rằng chính sự ngược lại như vậy mới đúng. Cái nỗi nghi mãnh liệt này hiện hữu tương xứng với cái lòng tin nhiệt thành kia, do đó mới nảy sinh yếu tố quan trọng thứ ba là Đại Phấn Chí (Daifunshi) hay sự quyết tâm dũng mãnh. Sự quyết tâm này phát xuất một cách tự nhiên từ sự nghi ngờ mãnh liệt kia. Để dẹp tan mối nghi ngờ đó, người ta dốc toàn lực ra để khám phá vì sao lại có sự nghịch lý như vậy, tại sao “bản tánh của chúng ta vốn tự trong sạch, đầy đủ và không sinh diệt” mà thế giới của chúng ta, vốn chỉ là những biểu hiện của nội tâm chúng ta, lại bất toàn, thiếu sót, đầy những khổ đau và luôn luôn thay đổi như vậy? Chính cái động năng cương quyết tìm câu trả lời này sẽ dẫn người ta đến Ngộ. Giải quyết được mối nghi này là phá vỡ được tất cả những mâu thuẫn nhị nguyên và đó chính là con đường mà các tổ thiền tông đã chỉ dạy “trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật”.

Sau khi sống tại Tokyo khoảng một tháng, tôi được thiền sư Yasutani cho tham dự khóa Nhiếp tâm (Sesshin) tại chùa Shinkoji. Cũng như khóa nhiếp tâm trước tại Zuiryuji với thiền sư Joten, mọi người bắt đầu bằng công án Vô. Trong buổi độc tham (Dokusan) với thiền sư Yasutani, tôi đã cố gắng trình bày kiến giải của mình nhưng lúc đó tôi vẫn còn chịu ảnh hưởng các kinh nghiệm quá khứ nên thiền sư Yasutani đã nói ngay:

- Đó là Ma cảnh chứ chẳng phải Phật pháp, hãy khởi sự lại từ đầu.

Tôi lui ra và nhủ thầm: “Lần này ta phải bắt đầu lại như người sơ tâm, chưa biết gì”. Tôi xếp bằng để tham công án nhưng một lần nữa, các thói quen quá khứ lại chi phối tôi. Chỉ trong thoáng giây tôi lại bước vào trạng thái trống rỗng, thụ động như khi còn thực hành các phương pháp của Thần đạo. Mặc dù cố gắng nhưng lần nào cũng thế, lúc thì tôi thấy mình lo chiến đấu để gạt bỏ các lý luận nổi lên một cách rối loạn, khi thì tôi lại rơi vào trong hư vô không sao làm chủ được mình. Trong suốt khóa Nhiếp Tâm, tôi đã không tiến bộ bao nhiêu.

Trong buổi nói chuyện trước khi chấm dứt khóa Nhiếp Tâm, thiền sư Yasutani đã nói: ”Tôi biết trong quí vị có một số người đã thất vọng vì nỗ lực mà không đạt ngộ nhưng quí vị nên biết sự nỗ lực không bao giờ lãng phí cả. Điều này có thể so sánh với việc bắn cung. Ai dám bảo 99 lần bắn hụt không liên quan gì đến lần thứ 100 bắn trúng hồng tâm? Điều quan trọng là quí vị phải biết áp dụng những điều đã học vào đời sống hàng ngày. Có nhiều người khi trở về nhà mới kiến tánh, có người vài tháng sau khóa nhiếp tâm đang ngồi trên xe lửa bỗng kiến tánh. Tóm lại, việc có đạt ngộ hay không trong khóa nhiếp tâm không quan trọng. Điều quan trọng là quí vị hãy tiếp tục tập trung vào công án, đừng làm phí phạm công phu này. Đừng đợi đến khóa nhiếp tâm sau mới tiếp tục tham công án mà hãy thực hành những gì có thể ngay trong đời sống hàng ngày. Người ta không thể đạt ngộ bằng cách tham dự khóa nhiếp tâm, hay nghe các thiền sư chỉ dạy, mà bằng chính nỗ lực cá nhân không ngừng nghỉ của mình”.

Sau khóa nhiếp tâm, tôi tìm đến thiền sư Yasutani:

- Thưa thầy, con cố gắng lại lại từ đầu nhưng cứ bị các thói quen cũ chi phối. Mỗi khi tập trung tư tưởng vào công án con lại thấy trong tâm nổi lên những lý luận này nọ khiến con phải cố gắng gạt bỏ nó. Dĩ nhiên con biết như vậy là sai nhưng không hiểu sao đầu óc con cứ mâu thuẫn như một bãi chiến trường.

- Đó là cái bệnh của trí thức. Bà có thói quen suy nghĩ và lý luận nhiều quá nên vẫn thấy giữa mình và thế gian bên ngoài là hai thực thể khác biệt. Sự vướng mắc lại trầm trọng hơn khi bà cố gắng gạt bỏ nó vì vẫn còn sự phân biệt giữa cái bản ngã và cái không phải bản ngã. Bà phải biết bản ngã vốn là huyễn, do sáu thức sinh ra và tứ đại hợp thành. Cái quan niệm về bản ngã thực ra đã ăn sâu vào tiềm thức cá nhân, từ kiếp này qua kiếp khác, không dễ gì có thể gạt bỏ ngay được. Nhờ sự tập trung vào Vô một cách nhất tâm mà bà sẽ dần dần loại bỏ được vọng niệm này, và khi xóa sạch được nó là kiến tánh.

- Nhưng con đã tham cứu công án Vô nhiều năm mà vẫn không sao giải được. Xin thầy từ bi ban cho con một công án khác.

- Bà đừng thất vọng và bỏ cuộc một cách dễ dàng như vậy. Xưa khi tổ Huệ Khai đã tham cứu công án này suốt sáu ăm trời mới giải được thì công phu của bà đã thấm vào đâu? Sau khi giác ngộ, tổ Huệ Khai soạn bộ Vô môn quan và đưa công án Vô lên hàng đầu trong tất cả các công án hẳn phải có lý do đặc biệt rồi. Dĩ nhiên tôi có thể trao cho bà công án Tiếng vỗ của một bàn tay hay Bộ mặt thật trước khi cha sinh mẹ đẻ là gì, nhưng hai công án này sẽ còn kích thích trí tưởng tượng của bà nhiều hơn nữa khiến bà cứ bận tâm suy luận, không đạt lợi ích nào cả. Tổ Huệ Khai đã nói: “Cố gắng giải Vô bằng lý luận thì có khác gì sờ tay vào một tấm vách bằng thép dày nung đỏ”. Theo tôi, với những người trí thức, thích suy nghĩ lý luận, công án Vô là phương pháp tốt nhất. Người trí thức sẽ tìm đủ mọi lý luận, biện giải để tìm ra cho được ý nghĩa của Vô. Dĩ nhiên họ sẽ tìm được một câu trả lời nào đó để mang ra trình bày nhưng chắc chắn vị thầy hướng dẫn sẽ gạt nó qua một bên và yêu cầu người đó phải tìm nữa. Họ sẽ tiếp tục trò chơi của lý luận này một hồi, lần nào cũng thế, cứ tìm ra câu trả lời nào là bị vị thầy hất hủi, quát mắng, gạt bỏ không thương tiếc. Bà không thấy sao? Phần lớn các cuộc độc tham trong khóa nhiếp tâm đâu mấy khi kéo dài quá một phút vì tất cả những gì có thể lý luận, suy nghĩ, hay tưởng tượng đều bị gạt bỏ. Chỉ sau những năm tháng khổ công mà chẳng đi đến đâu, khi mọi lý luận, biện giải đều kiệt quệ thì người ta mới tuyệt mọi ý niệm, và rồi trong sự tuyệt ý niệm đó, người ta hốt nhiên nhận ra Vô.

Thiền sư Yasutani nhìn tôi một lúc rồi thong thả giải thích:

- Bà cần hiểu rằng công án được thiết lập ra để làm bối rối những kẻ trí thức, những kẻ say mê chữ nghĩa, danh từ, lý luận, phân biệt. Mục đích của công án là giải phóng cái tâm ra khỏi trò chơi của ngôn ngữ hay cái bẫy của văn tự. Công án thường lấy những đề tài rất giản dị như cây cối, súc vật, sông núi để cho người ta dễ hiểu rồi khiêu khích lý trí đưa ra những giải đáp không thể có được. Nói một cách khác, công án vạch trần sự giới hạn của lý trí, của lý luận nhị nguyên và giúp người ta kinh nghiệm được chân lý không thể nghĩ bàn. Sự giải đáp công án chính là sự chuyển hóa của tâm, đưa nó từ trạng thái mê hoặc đến trạng thái thức tỉnh. Sự quyết tâm chiến đấu với công án chính là sự nỗ lực phá tan xiềng xích của vô minh để đạt đến giải thoát. Chỉ những người đã giải được công án mới có thể hiểu rằng mỗi công án đều có những ý nghĩa rất sâu xa, chỉ rõ bộ mặt thật của con người trước khi sinh ra chứ không giản dị đâu. Với những người khao khát giải thoát một cách nhiệt thành thì tham công án là phương pháp rất hữu hiệu nhưng với kẻ lười biếng, không khát khao bao nhiêu thì phương pháp này không ích lợi gì mấy.

- Như vậy con phải làm gì?

- Điều quan trọng là phải tập trung để thành một với Vô chứ đừng nghĩ đến ý nghĩa của nó. Sự tập trung phải liên tục và hết sức ý thức vì một ngập ngừng là hỏng công phu rồi. Tổ Tăng Xán đã nói: ”Đạo lớn vốn không khó, chỉ bình thường giản dị, nhưng nếu sai một ly, là đất trời xa cách”. Do đó, bà phải biết cảnh giác rồi nhờ công phu bền bỉ mà sẽ hòa nhập được vào Vô.

- Nhưng nếu tránh được việc bị các lý luận quấy rầy, con lại rơi vào một trạng thái trống rỗng lạ lùng, không thể kiểm soát được.

Thiền sư Yasutani gật đầu nói:

- Trường hợp của bà rất đặc biệt. Bà hết rơi vào cực đoan này lại mắc vào cực đoan khác. Bà gặp ba chướng ngại lớn: Bản tánh của bà ưa lý luận, suy nghĩ nhiều quá, bà lại có lòng tham cứ mong cầu đạt ngộ, và bà có thói quen trở nên mẫn cảm, thụ động do việc thực hành một phương pháp thiền ngoại đạo. Ba chướng ngại này đã cản trở công phu tu tập của bà nên dù cố gắng bà vẫn không đạt kết quả bao nhiêu, Đa số mọi người chỉ gặp khó khăn về một phương diện nào đó thôi nhưng trường hợp của bà lại khác.

Đây là lần đầu tiên tôi ý thức rõ rệt về những sai lầm tai hại do sự tu tập một cách tự do, phóng túng của mình. Nước mắt tôi trào ra, tôi thấy rõ lý do tại sao dù cố gắng mà tôi vẫn không tiến bộ bao nhiêu. Tôi khóc cho sự dại dột, bất cẩn của mình. Tôi tiếc cho thời gian mấy chục năm lang thang tìm đạo một cách vô ý thức. Tuy nhiên tôi cũng mừng vì một vị thầy đã phân tích rõ rệt được “bệnh trạng” của tôi như vậy ắt hẳn phải có “thuốc chữa”. Tôi quỳ mọp xuống sàn:

- Xin thầy từ bi chỉ dẫn cho con làm sao có thể khắc phục được những chướng ngại này.

Thiền sư Yasutani ung dung nói:

- Có một cách tọa thiền để thực hiện tự tánh, nó không phải là sự tập trung vào công án để đả phá những lý luận, cũng không phải đếm hơi thở để chống lại việc đầu óc trống rỗng. Phương pháp này đòi hỏi lòng quyết tâm, can đảm và hùng lực, đó là phương pháp “Chỉ quán đả tọa” (Shikan-taza) mà tổ Đạo Nguyên (Dogen), người sáng lập dòng thiền Tào Động Nhật Bản đã đem nó từ Trung Hoa về. Nền tảng của nó là việc ngồi với lòng tin dũng mãnh không lay chuyển, ngồi như Phật ngồi, ngồi với tâm vô cầu, vô niệm, để thể hiện cái tâm thức Bồ Đề tự nhiên sẵn có. Người ngồi thiền theo phương pháp này tin rằng một ngày nào đó chắc chắn họ sẽ đạt Ngộ (Satori) một cách tự nhiên. Đây chính là điều mà tổ Đạo Nguyên đã dạy: “Ngồi thiền đúng cách là thể hiện chân tánh không ô nhiễm của mình chứ không phải cố gắng để Ngộ”. Tuy nhiên bà cần nhớ kỹ rằng Ngộ vẫn là điều hết sức quan trọng, tôi đã nghe có người lý luận một cách sai lầm rằng Ngộ không phải là điều cần thiết. Nếu tu thiền mà không đạt Ngộ thì cái đó là thứ thiền gì chứ không phải thiền Phật giáo. Bà nên biết có nhiều phương pháp khác nhau, cố gắng đạt Ngộ qua việc tham công án, quán hơi thở hoặc đạt Ngộ qua cách ngồi với lòng tin rằng giây phút kiến tánh sẽ đến tự nhiên, Tổ Đạo Nguyên đã nói: ”Trong Chỉ Quán Đả Tọa không có phương tiện (thiền tọa) hay cứu cánh (giác ngộ) mà phương tiện và cứu cánh là một”. Đây là một phương pháp thực hành mà người tu chỉ tập trung vào việc ngồi mà thôi. Vì không có công án hay hơi thở trợ giúp nên người ta rất dễ xao lãng, do đó nói thì dễ nhưng thực hành lại rất khó. Đây không phải phương pháp cho người mới tập mà dành cho những người đã có công phu tu tập lâu dài, những người có thể ngồi lâu không mỏi mệt, có thể đếm hơi thở rõ ràng, không nhầm lẫn, vì nó đòi hỏi một sự tập trung cao độ. Vì trạng thái tập trung này không thể kéo dài duy trì lâu được nên một thời khóa chỉ nên kéo dài khoảng nửa giờ là nhiều. Tôi tin chắc rằng nếu ngồi đúng cách, bà sẽ toát mồ hôi đầm đìa, dù giữa mùa đông giá lạnh, vì sự tập trung sẽ sinh nhiệt. Tuy nhiên trên con đường đạo, không có một phương pháp cố định nào để áp dụng cho tất cả mọi người. Mỗi người tùy tâm trạng, hoàn cảnh và hạnh nguyện sẽ lựa chọn phương pháp nào thích hợp với mình nhất để tu tập. Theo kinh nghiệm của tôi, bà cần phải áp dụng cả ba phương pháp để đối trị với những chướng ngại của bà. Bà cần tham công án để phá vỡ những chướng ngại về trí thức, lý luận. Bà cần quán hơi thở để giữ đầu óc minh mẫn, luôn luôn chủ động chứ không để lọt vào trạng thái trống rỗng thụ động. Và sau cùng bà cần thực hành Chỉ Quán Đả Tọa để thể hiện Phật tánh sẵn có, tránh những mong cầu về Ngộ. Một khi đã ngồi một cách thành kính, không mong, không cầu gì nữa mà hoàn toàn để tâm thoải mái thanh tịnh thì dù bà có đạt ngộ hay chưa, tự tánh sẵn có cũng vẫn khai mở và thể hiện một cách tốt đẹp.

Từ đó tôi bắt đầu áp dụng phương pháp thiền sư Yasutani chỉ dạy vào thời khóa hàng ngày, bắt đầu bằng việc tham cứu công án, quán hơi thở và Chỉ Quán Đả Tọa. Dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Yasutani, tôi tập trung tư tưởng vào đan điền (hara) vì đó là nơi các năng lực tinh thần quy tụ, Một số người tin rằng óc là nơi trú ngụ của tư tưởng nên khi tọa thiền họ thường tập trung tất cả sức mạnh vào đầu, hoặc giữa trán để mở con mắt tâm. Thiền sư Yasutani không đồng ý và chủ trương phải bắt đầu từ đan điền (hara) để giữ quân bình cho cơ thể và thiết lập một trung khu ý thức tại đây. Ông cho rằng nếu tập trung tư tưởng lên óc thì dễ bị nhức đầu, căng thẳng thần kinh, tê liệt cảm giác, rồi sinh ra các biến chứng kỳ lạ như thụ động, mẫn cảm dễ bị các động lực khác sai khiến. Ông nói rằng sự tập trung sinh lực vào đan điền sẽ làm giảm đi các vọng niệm nảy sinh trong đầu vì máu trên óc sẽ được kéo xuống đan điền, xoa dịu bộ óc và hệ thần kinh, làm xả giãn các sự căng thẳng không tự nhiên. Khi tâm được giữ chặt ở đan điền, các vọng niệm ích kỷ vốn xuất phát từ trí óc hạn chế, phân biệt, sẽ được thay thế bằng các tư tưởng rộng rãi, bao dung khiến người ta kinh nghiệm được một cảm giác tự do, thoải mái tràn ngập khắp tâm và thân. Khi tập trung tư tưởng lên óc một cách quá độ, người ta thương vô tình cúi đầu ra phía trước khiến lưng không được thẳng. Một cái lưng cong sẽ kéo theo vô số tạp niệm nảy sinh do sự lưu chuyển không bình thường của khí. Những tạp niệm này sẽ ảnh hưởng lên hơi thở và làm cho nó trở nên nhanh chậm bất thường, tùy bản chất các tạp niệm. Sự rối loạn hơi thở sẽ phản ảnh ngược lên thần kinh tạo ra trạng thái căng thẳng không cần thiết. Nếu tập trung vào đan điền, người ta dễ ngồi thẳng lưng một cách thoải mái, nhờ thế mà cơ thể ngồi lâu, chân tay không bị tê cứng, đau buốt. Chính nhờ biết ngồi đúng cách mà các năng lực tinh thần bị lãng phí trước kia vào những lý luận thị phi, những toan tính ích kỷ, sẽ được sử dụng một cách hài hòa để gia tăng cường lực cho các bộ phận của cơ thể. Chính sự ngồi đúng cách và thở hít một cách ý thức này sẽ tái sắp đặt các năng lực của cơ thể, phân phối nó đi một cách đồng đều, làm ổn định tâm thần, tự tánh sẵn có được thể hiện và chuyển hóa nhân cách cũng như cá tính con người.

Tôi sống tại Taiheiji được khoảng một tháng thì chùa Raikoji gần đó có mở khóa nhiếp tâm (Sessin) và thiền sư Yasutani khuyến khích tôi nên đến đó tham dự. Khóa nhiếp tâm này được thiền sư Shibayama hướng dẫn. Ông dạy học trò phải tham công án “Cây cột phướn trước sân chùa” như sau: Đại đức A Nan đến hỏi Tổ Ca Diếp: ”Khi đức Thế Tôn phó chúc và truyền y bát cho sư huynh, ngài còn truyền pháp riêng gì nữa không?” Tổ Ca Diếp liền gọi: ”Này A Nan!” Đại đức A Nan trả lời: “Dạ” Tổ Ca Diếp liền nói: ”Cây cột phướn trước cổng chùa đổ”. Đại đức A Nan nghe đến đó giật mình liễu ngộ và được Tổ Ca Diếp ấn chứng và truyền chánh pháp nhãn tạng cho làm vị tổ thứ hai của Thiền Tông.

Tôi ngồi xếp bằng và khởi sự tham công án thì nhìn thấy những tấm chiếu trải trên thiền đường đều đã rách nát cả. Tôi cảm khái nghĩ thầm: ”Ngôi chùa này nghèo quá, ngay những tấm chiếu trải mà cũng để cũ nát như vậy. Ngày trước khi còn hành nghề cô đồng (Miko), có bao giờ ta để ngôi đền Thần Đạo có những tấm chiếu cũ nát như thế đâu! Có lẽ ta phải hành lại nghề này để kiếm tiền tu bổ cho ngôi chùa này mới được. Nghĩ cho cùng, hành nghề đồng cốt đâu có gì xấu…” Vừa lan man nghĩ đến đó thì tôi nhận thức được rằng mình đã thiếu tự chủ, để cho những tư tưởng không cần thiết dấy lên một cách vô ý thức. Ngay lúc đó tôi cũng hốt nhiên hiểu được ẩn nghĩa của công án “Cây cột phướn trước sân chùa đổ”. Chỉ một thoáng giây, mọi sự trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Chỉ một phút sơ ý, tâm người đã bị ngoại cảnh chi phối, vọng tưởng nổi lên không ngừng khiến người ta mất tự chủ. Từ chuyện nhỏ như tấm chiếu rách rồi đến việc tu theo Thần đạo, việc hành nghề đồng cốt… Ôi thôi! Chỉ một thoáng giây thiếu tự chủ mà vọng niệm đã nổi lên cuồn cuộn như vậy thì làm sao mặt nước hồ tâm có thể tĩnh lặng để mặt trăng chân lý biểu hiện rõ ràng được? Cho đến lúc đó tôi mới hiểu được rằng chân lý đâu phải một thứ để đem ra bàn luận, để suy tưởng, để quán xét mà phải trực nhận, kinh nghiệm nó trong từng phút giây. Khi bắt đầu suy gẫm đến nó là đã lạc đề rồi. Khi bắt đầu đặt câu hỏi là đã xa lìa nó rồi, và chỉ sai lệch đi một ly là đi xa cả vạn dậm. Đó chính là sự hiểu biết của tôi về công án “Cây cột phướn trước sân chùa đổ”. Phải rồi, phải làm bặt mọi tư tưởng, phải dứt tuyệt mọi suy gẫm, mọi tư niệm, phải hoàn toàn làm chủ cái Tâm của mình trong bất cứ hoàn cảnh nào, trong từng phút giây. Từ trước đến nay, việc tọa thiền của tôi không có kết quả bao nhiêu vì tôi chưa tự mình tìm ra được một mấu chốt nào để bám vào, nhưng đến nay tôi đã có một chìa khóa để hướng dẫn công phu tu tập. Từ đó mỗi khi một tư tưởng nào đó nảy sinh, tôi lại quán đến công án này để loại bỏ nó và tập trung nỗ lực vào đan điền.

Tôi tiếp tục tu tập thêm hai tháng nữa cho đến khóa nhiếp tâm sau được tổ chức vào cuối mùa hè năm đó. Lần này thiền sư Yasutani là người hướng dẫn nên chứng tôi trở lại tham công án Vô. Vào ngày thứ hai trong tuần lễ nhiếp tâm, tôi đang tập trung nỗ lực để giữ công án này trong tâm thì bất chợt có một sức mạnh kỳ lạ ở đâu đẩy tôi ngã bật ngửa ra phía sau. Tôi cố gắng ngồi dậy, chuẩn bị lại tư thế ngồi cho vững chắc và tập trung nỗ lực vào công án nhưng một lần nữa, tôi lại bị đẩy ngã bật ngửa ra phía sau. Tôi ngạc nhiên suy nghĩ: Có thể lúc trước mình ngủ gật rồi bị ngã, nhưng lần này rõ ràng mình đã tỉnh táo mà sao lại ngã lăn ra như vậy? Đang suy nghĩ thì thời khóa thiền cũng vừa chấm dứt, mọi người xả thiền để xoa nắn chân tay rồi xếp hàng để đi kinh hành. Tôi xoa nắn chân tay rất kỹ cho xả giãn rồi theo mọi người đi kinh hành quan thiền đường. Sau khi đi kinh hành, mọi người trở lại chỗ ngồi để tiếp tục tọa thiền. Lần này rút kinh nghiệm, tôi cẩn thận ngồi thật ngay ngắn, thở hít rất ý thức, và tập trung tư tưởng vào đan điền trước khi khởi sự tham công án. Vừa đề xướng công án trong tâm, tôi đã bị ngay một sức mạnh kỳ lạ ở đâu đẩy ngã bật ngửa ra phía sau, nhưng nhờ đề cao cảnh giác, tôi ý thức ngay được đó là một ngoại lực gây ra bởi các vong linh. (Nhờ hành nghề đồng cốt, tôi đã được dạy bảo rằng khi bị đẩy ngã ngửa ra phía sau thì nguyên nhân thường do các yếu tố bên ngoài như các vong linh; còn như ngã chúi ra phía trước thì nguyên nhân có thể do các yếu tố bên trong, do sự rối loạn của tâm thân hay bị bùa chú trù ếm ám hại). Tôi kết luận rằng có thể đây là những vong linh vất vưởng quanh chùa, những cô hồn không người thờ cúng, không nơi nương tựa đã quấy phá tôi. Tôi biết đây là một chuớng ngại mà tôi cần vượt qua. Dĩ nhiên một người đã từng là vị thầy của Thần Đạo như tôi hiển nhiên có cách đối phó nhưng không hiểu sao tôi lại thấy nảy lên trong lòng một ý nghĩ thương xót. Tôi thở mạnh một hơi cho tỉnh táo rồi chắp tay khấn thầm: ”Hỡi các vong linh, các loài ma quái hiện diện quanh đây. Tôi chỉ là một người cũng đang lầm đường lạc lối như quý vị và tôi không ao ước gì hơn là tu tập để giải thoát. Nếu tôi tìm được con đường giải thoát trong kiếp này thì tôi nguyện sẽ phát tâm hồi hướng công đức, xin giúp đỡ và hướng dẫn tất cả mọi loài chúng sinh cũng đều được giải thoát như tôi. Xin quý vị đừng quấy phá tôi nữa mà giúp cho tôi có thể tròn được đạo quả”. Sau khi phát nguyện xong, tôi quyết tâm ngồi thật ngay ngắn và tập trung mọi sức mạnh trong người để tọa thiền. Lạ lùng thay, từ đó tôi không bị đẩy ngã bật ngửa ra sau nữa, nhưng mỗi lân sơ ý, không kiểm soát hay thiếu công phu hành trì thì tôi lại bị đẩy ngã lăn ra như trước.

Suốt ngày hôm đó tôi rất mệt mỏi vì phải dụng công nhiều nhưng tôi cương quyết giữ công án trong tâm không ngưng nghỉ. Đến tối, khi đặt mình nằm xuống sàn, tôi vẫn tiếp tục tham công án Vô. Tôi thấy mỗi hơi thở đều là Vô, thở ra cũng là Vô, hít vào cũng là Vô, tất cả đều là Vô… cứ thế tôi hòa nhập vào trong Vô lúc nào không biết. Tôi ý thức rằng mỗi tiếng động cũng là Vô; tiếng chó sủa, mèo kêu cũng là Vô; tiếng gió thổi, tiếng lá cây rụng cũng là Vô; từ cánh cửa đến bức tường cũng đều là Vô, và bất chợt mọi sự trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. Cái kinh nghiệm lúc này thật không thể diễn tả vì ”chỉ ai uống nước mới biết được nóng lạnh”. Tôi bật cười sung sướng thốt lên ”Ôi cái ông già Triệu Châu này, ông đã làm khổ tôi biết mấy! Thì ra công án Vô chỉ có thế thôi…” Tôi toan ngồi bật dậy để đi tìm thiền sư Yasutani để xin Độc tham (Dokusan) nhưng không hiểu sao tôi thấy điều này không còn cần thiết nữa. Khi xưa tôi vẫn nghĩ nếu giải được công án này, chắc hẳn tôi phải sung sướng lắm, nhưng không hiểu sao lần này tôi lại thấy trong lòng hết sức yên tĩnh, chẳng vui mà cũng chẳng không vui. Trong lòng tôi hoàn toàn an tĩnh, thông suốt và tôi quyết định nằm xuống ngủ cho đẫy giấc. Chưa bao giờ tôi ngủ được một giấc dài thật thoải mái, nhẹ nhàng, thanh thản như lúc đó.

Hôm sau tôi tiếp tục tham dự thời khóa thiền tập như thường lệ cho đến khi được gọi vào độc tham với thiền sư Yasutani. Tôi quỳ xuống đảnh lễ và thong thả nói: ”Thầy ơi, con đã thấy được Vô!” Thiền sư Yasutani chăm chú nhìn tôi một lúc rồi ông bắt đầu đặt câu hỏi. Tôi tuần tự trả lời từng câu một cách rõ ràng, mạch lạc. Cuộc độc tham kéo dài hơn hai mươi phút và sau cùng ông xác nhận rằng tôi đã kiến tánh (Kensho). Ông mỉm cười hỏi:

- Thế nào, đêm qua bà ngủ ngon chứ?

- Thưa vâng, con đã ngủ được một giấc thoải mái. Người ta nói rằng khi kiến tánh, ai cũng vui mừng rộn ràng, vui đến nỗi không thể ngủ được. Tuy nhiên con chỉ thấy trong lòng bình an, thanh thản chứ không có gì khác lạ. Con cảm thấy như vừa nuốt trôi được một cái gì vướng mắc trong cổ họng từ bao lâu nay và từ đó mọi sự trở nên thông suốt. Nhãn quan của con dường như mở rộng và con tự hỏi: ”Phải chăng đó là Kiến tánh?” Khác hẳn với kinh nghiệm khi xưa với những hình ảnh lạ lùng, những màu sắc, âm thanh và một niềm vui tràn ngập khắp châu thân, lần này con chỉ thấy một sự an lạc thầm kín, nhẹ nhàng không thể diễn tả, con chỉ có một ý nghĩ duy nhất là ”nếu một kẻ già nua, quê mùa hủ lậu như con mà cũng có thể kiến tánh được thì chắc chắn trên thế gian này, không có ai không thể kiến tánh. Nếu đã muốn, chắc chắn ai cũng có thể tu hành để giải thoát được như vậy vì tất cả mọi chúng sinh đều có sẵn khả năng này”. Đó là ý nghĩ của con khi kinh nghiệm được sự an lạc ấy. Cho đến lúc này con mới hiểu rõ điều thầy đã dạy” Kiến tánh là kinh nghiệm mà mình có thể sống mãi trong đó, không bao giờ dứt tuyệt” và con cũng hiểu điều Tổ Huệ Khai nói với Tổ Bách Trượng: “Kho báu trong nhà dùng không bao giờ hết mà còn đi tìm ở đâu?” Bạch thầy, trong bao năm qua con đã khổ công đi tìm đạo giải thoát, con đã phạm hết lỗi lầm này đến lỗi lầm khác, cứ như kẻ đi trong đêm tối, sờ soạng không sao tìm được lối thoát. Hiện nay con thấy rõ lớp mây mù chung quanh đã tan, có thể thấy rõ mọi sự và con hiểu rằng tất cả mọi cố gắng của con từ trước đến nay không có gì vô ích, quả đúng như lời thầy đã dạy ”Ai dám bảo rằng 99 lần bắn hụt không liên quan gì đến lần thứ 100 bắn trúng hồng tâm?” Hiện nay tất cả mọi sự đều sáng tỏ, thông suốt và con hiểu được lời Tổ Tăng Xán đã dạy:” Đạo lớn chẳng gì khó, cốt đừng lựa chọn thôi, quý hồ không phân biệt, thì tự nhiên sáng ngời, sai lạc đi một ly, đất trời liền xa cách, chớ nghĩ chuyện ngược xuôi, thì hiện liền trước mắt”. Hơn lúc nào hết, con thấy rõ mình như đứa con đi hoang trở về nhà, như kẻ cùng tử trong kinh Pháp Hoa, có hạt châu quí trong túi áo mà không biết sử dụng. Con thấy rõ ơn thầy đã từ bi chỉ dạy, công ơn chư Phật, chư Bồ Tát, vì thương xót chúng sinh mà đã khai đường chỉ lối…

chieclavotinh
07-17-2022, 04:00 AM
Từ một bữa tiệc chay
Phúc Quỳnh

Đêm nay mới đi ăn tiệc về, tôi bỗng muốn ghi lại những cảm tưởng từng khởi lên ở bữa tiệc trước khi quên đi những ý tưởng đó như tôi từng làm trong muôn vàn sự việc đã xảy ra trong đời. Đi ăn tiệc thì có cái quái gì mà phải ghi lại, bộ lâu lắm mới được ăn tiệc sao mà muốn khoe bắt người khác phải nghe? Chắc bạn sẽ hỏi tôi như vậy.

Quả thực tôi không muốn hành hạ lỗ tai (hay đôi mắt thì đúng hơn) của bạn, nhưng đã mang nghiệp viết trong kiếp sống này, tôi không thể ngồi yên khi trong đầu tôi đang nổi lên một cơn bão với nhiều ý nghĩ múa may quay cuồng, y như một con vượn đang đu nhảy giữa những nhánh cây như lời Phật giảng về cái tâm bất kham. Tôi từng được các thầy chỉ dạy cách thiền định cho tâm được lắng xuống theo nhịp thở, nhưng mà tôi là đứa học trò dở nên giờ đây bạn phải nghe mấy ý nghĩ “vượn đu, khỉ nhảy” của tôi.

Bạn đoán đúng, lâu lắm tôi mới được đi ăn tiệc, một phần vì ít được mời (bởi kém giao thiệp, xí trai, ăn nói cù lần, thường lúng túng ở đám đông…), một phần vì chính tôi cũng tránh né khi được mời, nên cả năm tôi đi tiệc “lớn” nhiều lắm là một hoặc hai lần. Đời tôi có nhiều rắc rối do chính cái tâm đa sự gây ra, và việc ăn uống hiện nay cũng là một rối ren mới mà đôi lúc tôi cảm thấy phiền. Mong bạn từ bi, nghe tôi giãi bày thêm một chút về bữa tiệc tôi vừa dự vào đêm Chủ Nhật cuối cùng của tháng Bảy này.

Số là Hội Phật Học Đuốc Tuệ đã tổ chức tiệc gây quỹ kỷ niệm 10 năm thành lập. Vợ chồng chúng tôi quen thân với bác Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, hội trưởng hội Đuốc Tuệ, từ trước ngày nhóm của bác lập hội. Tánh tôi không thích dự tiệc, ngặt cái đích thân bác gọi mời nên tôi khó từ chối. Ngoài yếu tố đó, một trong các lý do thúc đẩy tôi nhận lời là tôi được cơ hội đóng góp để hội có thể tiếp tục mời các thầy đến Quận Cam giảng pháp, kể cả các danh tăng mà chúng tôi từng biết qua những dĩa CD. Có lẽ chưa có hội nào ở Quận Cam đã mời được nhiều tăng ni đến giảng như nhóm Đuốc Tuệ.

Trong một thập niên, Hội Đuốc Tuệ đã phân phát miễn phí hơn 300,000 dĩa CD. Một số dĩa được in ấn đẹp đã lọt vào tay tôi và rồi nằm luôn trên kệ lưu trữ tài liệu Phật giáo.

Cũng nhờ nghe những dĩa này mà lâu ngày chày tháng tôi bỏ hẳn ăn mặn để ăn chay trường, dần dần phát triển thêm tâm từ bi vốn có sẵn mà mình không biết. Nếu không tin thì bạn cứ ăn chay thử vài tuần, vài tháng thì sẽ thấy mình hiền hẳn ra, đi đâu cũng bớt gây lo sợ cho người khác với bộ mặt hung hăng, khó chịu. Nhiều người ăn mặn cũng có lòng bác ái, hiền lành. Riêng tôi, lòng từ đã dễ tăng trưởng hơn nhờ tránh ăn thịt, tôi đoán vậy. Biết tiệc gây quỹ chỉ có toàn các món chay, nên tôi mới chịu khó tắm rửa sạch sẽ, chải tóc gọn gàng, mặc áo vét và rủ vợ cùng đi cho vui.

Bữa tiệc diễn ra thoải mái, hoan hỉ cho cả mấy trăm quan khách. Hòa Thượng Quảng Thanh, Thượng Tọa Thông Hải đã có những lời tâm tình thân mật, khích tấn các đạo hữu. Nghe nói đâu hội đã thâu được hơn $10,000 đêm hôm ấy. So với các hội đoàn khác hoặc chùa từng tổ chức tiệc gây quỹ, số tiền đó có thể không là bao nhiêu, nhưng đối với Đuốc Tuệ, quả là một niềm khích lệ vừa lớn về tinh thần mà cũng vừa về tài chánh. Nhìn nét mặt hân hoan của các hội viên, tôi cũng mừng thầm, biết rằng năm sau thế nào hội cũng mời được ít nhứt dăm ba thầy đến giảng pháp.

Trở lại với chuyện ăn chay, tôi không cố ý quảng bá một phương pháp tiêu thụ vật thực mà tôi thấy có lợi ích trên hành trình quay về với chính mình, chỉ muốn chia sẻ với bạn về cảm tưởng thoải mái mà tôi đã có trong bữa tiệc đêm nay. Tôi thoải mái vì mọi người chung quanh cũng ăn chay, không riêng gì tôi. Chuyện đó nghe đơn giản mà không vậy đâu bạn ơi. Tôi đã trải qua bao phen lúng túng vì chuyện ăn của mình ở mấy bữa tiệc, nên sau này tôi thường né mỗi khi nghe lời nhắn hoặc thiệp mời dự tiệc.

Chẳng hạn như nhận được thiệp cưới con của mấy người bạn, chúng tôi chỉ hồi đáp là “không đi” nhưng cũng tặng tiền tương tự như “có đi.” Làm vậy tránh được những trở ngại ở bàn tiệc mặc dù biết rằng sau đó mấy người bạn không muốn nhìn cái bản mặt cà chớn của tôi. Tôi từng có kinh nghiệm dự tiệc cưới của một người bạn mà cũng là một nữ ca sĩ nổi tiếng, đang làm việc cho một đài truyền hình. Khi đến nhà hàng, tôi mới biết mình là người duy nhất ăn chay trong khoảng năm trăm người khách.

“Ăn chay hả? No problem,” chủ nhà hàng nói khi cô bạn ca sĩ chỉ ngón tay về phía tôi để nhắc nhở vị chủ cho tôi được “săn sóc chu đáo.”

Thế là vài phút sau, một tiếp viên mang đến bàn một dĩa xào với nhiều món rau, nấm, đậu hũ. Dĩa này bự gấp đôi mặt tôi, ăn ba ngày không hết, cộng thêm một tô cơm to như tô phở. Tôi chiến đấu với dĩa rau từ lúc mọi người ngồi cùng bàn ăn các món tráng miệng cho đến lúc tiệc sắp tàn với hầu hết mọi người đã ra sàn nhảy cà xập cà xình. Mỗi khi tiếp viên mang đến bàn một món mới như tôm hùm, cá hấp, vịt quay chẳng hạn, tôi lại nghe có người nói một cách ái ngại hướng về tôi trước khi họ gắp miếng ăn vào miệng, “Tội nghiệp ảnh ghê, ảnh ăn chay. Nãy giờ ăn toàn là rau.”

Thật ra tôi rất thích ăn rau, chỉ “tội nghiệp” là dĩa quá lớn, ăn hoài không hết một nửa phần. Làm sao tôi giải thích được là kẻ đáng tội nghiệp không phải là tôi?

Tại một bữa tiệc khác mới mấy tuần trước, tôi phải nói thật tới mấy lần là tôi vừa mới ăn ở một đám giỗ trước khi “chạy” qua tiệc kỷ niệm chu niên tờ tuần báo này, nên anh bạn chủ bút mới không gọi cho tôi một món chay mà tôi đoán cũng có thể to như dĩa rau tôi từng “đối mặt” ở tiệc cưới của cô bạn ca sĩ. Anh ta không muốn tôi ngồi uống nước lọc trong lúc mọi người ăn uống hả hê.

Không chỉ ngại ngùng ở tiệc “nhớn,” tôi cũng cảm thấy tội lỗi về việc ăn chay của mình ở tiệc nhỏ tổ chức tại nhà của người thân. Mấy tháng trước, một chị bạn khẩn khoản mời chúng tôi đến nhà ăn chay. Chị nấu các món mặn rất khéo, nhất là các món Bắc. Bữa đó chị trổ tài nấu món bún Huế, thêm mấy món gỏi, bánh, vân vân, mà tôi tưởng chỉ có chị với vợ chồng tôi ăn. Khi đến nhà chúng tôi mới biết chị mời đâu chừng gần mười người khác kể cả một anh Mỹ. Họ cũng phải ăn chay vì chị không nấu món mặn như trong mấy lần mở tiệc khác. Thấy mọi người ăn chay một cách miễn cưỡng, bỏ dỡ tô bún, vợ chồng tôi áy náy vô cùng.

Tôi từng cố gắng giải thích rằng một khi biết ăn chay thì bạn ăn món tầm thường nào cũng thấy ngon, như cơm với rau luộc chấm nước tương chẳng hạn, nhưng mà hầu như không ai tin, tưởng tôi khiêm tốn không muốn làm phiền họ. Hồi tháng Sáu vừa qua, một bạn văn từ Pháp đến sống luôn ở Los Angeles đã mời tôi đến ăn tiệc mừng tân hôn bán chính thức. Tôi không nói trước về việc ăn chay vì không muốn họ phải làm sẵn một món riêng biệt cho tôi. Đến gần giờ “nhậu,” tôi mới vào bếp xin một chút cơm, bánh mì hoặc rau sống, rau luộc gì cũng được. Nghe vậy, vợ của người bạn và một cô bạn bỗng phóng ra xe, chạy biến đâu mất, một hồi trở lại với một hộp đậu hũ thuộc hạng xịn. Họ cất công chạy đi mua món chay làm tôi cảm thấy mình làm phiền người khác suốt cả buổi.

Ở bàn tiệc bữa đó, giữa những lúc họ ăn các món hến, mực, cá nướng trên bếp hồng, nhâm nhi rượu vang ngoài sân giữa đêm hè mát lạnh, thỉnh thoảng tôi lại nghe có người nói, “Tội nghiệp ảnh ghê, ảnh ăn chay. Nãy giờ thấy gắp rau ăn với đậu hũ không hà.” Tôi thương họ vô cùng mà không biết nói sao. Tôi đã từng ăn, thưởng thức các món mặn như họ không biết bao nhiêu lần mà giờ đây cảm thấy như được giải thoát trên một hướng đi mới.

Nãy giờ viết dông dài cũng chỉ để tâm sự với bạn dăm ba điều mà tôi đã nghĩ đến ở bữa tiệc của Hội Đuốc Tuệ. Trong suốt mấy tiếng đồng hồ, các tiếp viên liên tục mang hết dĩa rau này đến dĩa rau khác đến bàn tiệc, mà sao tôi ăn không thấy chán hoặc ngán, chỉ thấy vui trong lòng vì biết rằng mình không lẻ loi trong chuyện ăn uống đêm nay.

Tôi cũng thiệt là dở, ai đời đi dự tiệc kỷ niệm 10 năm của một hội Phật học mà không nói gì về hội hoặc công việc đầy ý nghĩa của họ, mà lại tâm sự toàn chuyện riêng của mình. Thật tội nghiệp cho cái tâm còn vượn đu, khỉ múa quá chừng chừng này. (pq)

Triển
07-17-2022, 08:45 AM
A di đà Phật. Đạo hữu này giống tui quá.
Ti nhiêng tui không "xịn" như anh này ăn
chay trường, tui thuộc dạng còn đang tập
ăn chay, đã giảm hết 90% mặn rồi. Nên
mỗi khi bạn bè mời, là mình "very ngại".
Từ chối hoài thì mất bạn bè. Mà đi tới chỉ
xin ăn chay thì sợ phiền người ta.

GenieNguyen
09-03-2022, 11:15 PM
.

Phạm Thái , hề, trai chay
Quỳnh Nương, hề, sắc mặn ...

Rượu rót mà không cay
Uống hoài mà không say

Cơ đồ sao nghiêng ngả
Không say, mà sao lay ???

Biển Đông, hề, sóng dậy
Thuỷ Tinh đòi Mỵ Nương
Sơn Tinh còn say say

...

Loa Thành, ai tráo nỏ
Mỵ Nương, sầu ai hay ...


Máu ngàn năm vẫn đỏ
Huyết trai, này huyết trai ...


Hồ đỏ Ba Đình đó
Uất tràn uẩn khúc dân


Khi nào phá Ba Đình
Đập tan Hồ máu đó
Cho dân Việt an bình


Tiệc chay
Toàn Dân say
Ấm no hạnh phúc này ...


...


.

chieclavotinh
09-25-2022, 02:37 AM
... Từ chối hoài thì mất bạn bè. Mà đi tới chỉ
xin ăn chay thì sợ phiền người ta.


Mình biết có người ăn chay “đụng”. Ở nhà 100% chay. Ra ngoài, gặp trường hợp bất đắc dĩ (như ăn tiệc) thì đụng gì ăn nấy!

Sư Ông Đón Tiểu Về Chùa
Thích Tịnh Từ

Ngày bỏ nhà vào chùa, trên đường đón xe đò đi từ đường cái quan Làng Long Hưng, tỉnh Quảng Trị và chùa Báo Quốc Huế, tôi có cảm tưởng như mình đang trở lại nhà sau nhiều năm lưu lạc. Làm thế nào để được về lại ngôi nhà tâm linh mà có thể là nhiều kiếp xa xưa mình đã từng trú ngụ? Tôi chỉ một lòng niệm danh hiệu “Nam mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát”. Niệm như một bé thơ tưởng tới mẹ và đi tìm mẹ.

Trên đường đi từ nhà ra đường cái quan, ngang qua chiếc cầu tre lắt lẻo bị nước cuốn vì mưa bão. Tôi đã bị nước mang đi và nhận chìm giữa cơn lũ tháng mười. Trong lúc bị tai nạn, lòng tôi rất bình tĩnh và miệng liên hồi niệm danh hiệu mẹ hiền Quán Thế Âm. Không biết tôi đã bị nước cuốn trôi bao lâu, nhưng lúc gần xế chiều khi tỉnh dậy,tôi thấy mình đang nằm phơi nắng trên cồn cát trắng, cận đường cái quan. Không bao lâu có chiếc xe đò dừng lại “rước” tôi về chùa Báo Quốc Huế. Thay vì lấy tiền, ông tài xế đã cho tôi quá giang miễn phí.

Hôm đó là một ngày trời mưa tầm tã trên phố Huế. Tôi lội giữa cơn mưa từ đường cái vào chùa ướt như con chuột lột. Vừa vào đến hiên chùa Báo Quốc, có chú Sa di Tâm Hòa là người cùng quê với tôi ở làng Long Hưng, chú đưa tôi đến phòng Sư ông Viên Giác “ra mắt”. Sư ông là vị thầy trong chúng lớp lớn của chùa Báo Quốc. Bấy giờ Sư ông đi hành đạo, sáng lập và đang trụ trì ngôi chùa Giác Hải ở làng Xuân Tự, tỉnh Khánh Hòa, cách Nha Trang chừng sáu chục cây số. Vừa gặp sư ông là như một cái máy, tôi quỳ mọp xuống đảnh lễ người với tất cả nỗi vui mừng, sợ kính và xúc động khó tả. Sư ông không hỏi tôi tên là gì, con cái nhà ai, từ đâu tới, mà sư ông chỉ nhìn tôi với đôi mắt đầy thiện cảm và hoan hỷ, rồi chỉ hỏi tôi một câu ngắn gọn, “Con đi tu để làm gì?” Tôi liền ứng khẩu trả lời một cách dứt khoát, không do dự, không chậm trễ: “Thưa thầy, con đi tu để mai mốt làm giảng sư”. Giảng sư tức là vị thầy tu chuyên trách diễn giảng đạo lý theo tinh thần lời Phật dạy cho nhiều người nghe để phát tâm tu học, chuyển hóa mê lầm và đau khổ. Sau khi nghe tôi trả lời, sư ông gật đầu mấy cái, rồi dẫn tôi đi ra phía sau hàng hiên nhà bếp để cạo tóc. Tôi được sư ông chừa lại một cái vá tức là chòm tóc nhỏ trên đầu. Nếp áo quần học trò màu xanh dương của tôi được sư ông cho thay đổi bộ áo quần nhạt màu nâu của chú tiểu ở chùa. Lần đầu bận bộ quần áo rộng thùng thình, nhưng tôi có cảm giác như mình vừa cởi bỏ một vật gì nằng nặng trong tâm và trên cuộc đời. Cũng từ đó sư ông đặt cho tôi pháp danh Nguyên Nguyện. Khuya hôm sau, mới ba giờ sáng, hai thầy trò mang hành lý cuốc bộ ra nhà ga xe lửa, lên chuyến tàu sớm để vào Nha Trang, về chùa Giác Hải. Tôi đã về với căn nhà tâm linh và tôi đã gắn bó với thầy tôi, với huynh đệ, với Phật tử mọi giới, với Phật pháp suốt gần nửa thế kỷ qua.

Đợi đến ba năm sau hành điệu, giáo dưỡng cách sống của một nhà tu bởi tình thương của sư ông, tôi được thọ mười giới Sa di và được sư ông cho phép đến Phật Học Viện Phổ Đà, Đà Nẵng theo đại chúng tu học cả hai chương trình Phật học và văn hóa phổ thông. Đó là vào năm 1958. Trong bữa tiệc tiễn chân tôi nhập viện tu học, sư ông tâm sự cho đại chúng nghe về “sự tích” Đón Tiểu về Chùa:

“Chú Nguyên Nguyện đến chùa ta là do Bồ Tát Đức Quán Thế Ầm mách bảo, thúc dục thầy ra chùa Bảo Quốc, ở Huế để đón chú bé về chùa tu học. Chúng ta tin tưỏng, thầy trò chúng ta tin tưởng là tương lai chú bé nầy sẽ làm giảng sư, làm pháp sư nối chí thầy tổ, trao truyền chánh pháp, đi khắp đó đây, mở mang đạo Phật và lợi ích quần chúng. Sau khi nhập thất ba tháng, tụng trì và lễ bái mười bộ Kinh Pháp Hoa, mười bộ Kinh Hoa Nghiêm, mười bộ Kinh Bát Nhã và Kinh Niết Bàn, thầy định quy ẩn hai năm trên vùng núi Xuân Sơn để tịnh tâm. Nhưng một sáng trong cơn thiền định, thầy tiếp xúc với một ông lão tóc bạc như tiên, dắt trâu đi cày ruộng nói với thầy là “làm ruộng phải có người cày bừa giỏi lúa mới tốt, thóc mới đầy bồ.” Ông lão ấy dặn thầy là nên đi gấp ra chùa Bảo Quốc Huế, đón chú nhỏ về nuôi. “Chú nhỏ ấy có căn khí, tương lai cày bừa giỏi và có thề làm nên sự nghiệp trí tuệ của người xuất gia.” Ông lão tự xưng là học trò của Đức Quán Thế Ầm Nam Hải và nói là: ghé qua đây nhắn gởi thiền sư chỉ một việc, một việc rất quan hệ thầy tổ, tông môn của thiền sư. Nguyện quy ẩn của thiền sư là tốt, song phải tìm học trò có tâm huyết để truyền trao yếu chỉ, nhằm hiển dương chánh pháp sau nầy là điều tốt hơn. Có một bé trai 14 tuổi sẽ đến chùa Bảo Quốc tại Huế vào ngày.., tháng.., năm.., họ Nguyễn, tên là Đại Quang. Thiền sư hãy mau thân hành đến chùa Bảo Quốc để mang chú bé ấy về nuôi, chớ bỏ mất cơ hội”.

Kể đến đó, thầy tôi thong thả bước tới và ôm tôi vào lòng.

Thầy tôi đã nghe theo lời chỉ bảo của ông lão trong cơn thiền định, nên sáng hôm sau thầy tôi mua vé xe lửa ra chùa Bảo Quốc ở Huế dẫn tôi về chùa nuôi. Sau ba năm hầu sư ông, người cho tôi đi xa, tiếp tục việc tu học với các tăng thân khác qua hệ thống đào tạo nhân tài của giáo hội qua các Phật học viện trung phần. Trong buổi tiệc và sinh hoạt tiễn chân, sư ông có cho tôi bài kệ với tất cả tâm huyết của người. Chính nhờ bài kệ “phú pháp” của sư ông mà hạnh xuất gia và tâm bồ đề của tôi không thối chuyển. Bài kệ một câu năm chữ, gồm có 28 câu như sau:

“Con nên hằng ghi nhớ
Lời của thầy nhắc khuyên
Học phật chuyển tập khí
Ái dục và sân, si
Phát triển Giới, Định, Tuệ.
Hạnh Quán Âm cứu khổ
Bởi năng lực từ bi
Con chăm lòng thường niệm
Ngày đêm chớ lãng xao.
Thường niệm Đức Quán Âm
Như nhớ nghĩ mẹ hiền
Con thơ hằng nhớ mẹ
Mẹ trăm phần nhớ con.
Thầy trò mai xa cách
Thân nầy dù mất, còn
Không phải điều trọng yếu
Hãy giác ngộ chân tâm.
Tập sống cho thảnh thơi
Oai nghi hằng vững chãi
Phước huệ ngày càng tăng
Khế hiệp đạo chơn thường
Giúp mình cùng người khác
Thành tựu quả vô sanh
Thoát ly nẻo sinh tử.
Tình huynh đệ gắn bó
Nghĩa đồng môn chớ quên
Quê hương chờ con đó
Đạo pháp hằng trông mong...”

Triển
09-26-2022, 09:26 AM
Mình biết có người ăn chay “đụng”. Ở nhà 100% chay. Ra ngoài, gặp trường hợp bất đắc dĩ (như ăn tiệc) thì đụng gì ăn nấy!



Ăn thịt cũng như hút thuốc lá, nó là một loại ma túy Chiếc Lá biết hôn?
Như hút thuốc lá bỏ rồi thì không nên hút lại nữa. Ăn chay cũng vậy, bỏ ăn thịt
rồi thì không nên ăn lại nữa. :) Tuy nhiên bây giờ bạn bè mình ngày càng biết
mình ăn chay rồi, nên họ cũng ít mời. hihihihi.

Hôm hè, mình nổi hứng tính làm "BBQ"-chay. Tuy nhiên bà vợ cản, nói ai thời
mời thiên hạ lại nướng thịt chay bao giờ. Mà ăn thịt nướng lại uống bia uống rượu
rốt cuộc cử luôn. :)

chieclavotinh
11-20-2022, 01:23 AM
Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
www.kimson.org (http://www.kimson.org/)

Cái Tượng Ngọc Quán Thế Âm
Thích Tịnh Từ

Tôi qua Mỹ là do viện Đại Học Đông Phương và Thiền Sư Thiên Ân bảo trợ. Sự giới thiệu và cách làm thủ tục hồ sơ là nhờ một người bạn cùng tu đưa đường chỉ lối. Đó là thầy Khế Bổn, học trò đắc pháp với sư ông Mật Nguyện ở Huế. Thầy Khế Bổn qua Mỹ trước tôi hai năm. Sau khi đỗ văn bằng tiến sĩ chính trị học, Khế Bổn “hóa thân” làm cư sĩ, có biệt hiệu là Hồng Quang, chủ sáng lập nhóm Giao Điểm. Giao Điểm là cơ cấu phát xuất từ tâm hạnh Bồ Tát đạo của một số anh em cư sĩ trí thức Phật giáo dấn thân. Mặc dầu tôi chưa hề có một lời tán trợ, song tôi rất vui và hãnh diện về một số việc làm có lợi ích cho quê hương, đạo pháp của Giao Điểm. Trước khi Giao Điểm ra đời, tôi có nói với Hồng Quang: “Mỗi người nên lập mỗi hạnh khác nhau trong sứ mạng phục vụ và hoằng pháp.” Vì vậy, việc của tôi và Hồng Quang có khác trên hình thức, song mục đích chỉ có một: Giáo dục tuổi trẻ, lợi ích cho quê hương, dân tộc và hóa giải đau khổ, hận thù.”

Trước vài tuần đến Mỹ, Hồng Quang có viết thư cấp tốc cho tôi mấy chữ: “Thầy Tịnh Từ ơi! Đến Mỹ nên có quà biếu Thượng Tọa Thích Thiên Ấn. Nếu được, thầy Tịnh Từ đặt một tượng Đức Quán Thế Ảm bằng ngọc thạch, có giá trị. Mình nên cư xử cho đẹp và có hậu với Thượng Tọa Viện Trưởng để mai mốt mình có thề nhờ Viện Đại Học Đông Phương bảo trợ thêm quý thầy bên nhà qua Mỹ tu học, hoằng pháp. ” Gớm! tu mà cũng phải “hối lộ”. Trong thơ Hồng Quang cũng giới thiệu cho tôi một cô có tên là Loan bán vé máy bay ở Korean Airline với giá rẻ bằng cách mua vé một chiều. Có đi mà không hẹn ngày về. Nghĩa là khi làm thủ tục xuất cảnh ở bộ Nội Vụ và tòa lãnh sự Mỹ, cô Loan cho tôi mượn một vé máy bay khứ hồi “tạm” để trình và có bằng cớ là sau hai năm tôi sẽ trở về. Nhờ vậy, thay vì mua vé khứ hồi đi Mỹ với giá bảy trăm mỹ kim thì tôi chỉ mua nửa vé, giá chỉ có bốn trăm mỹ kim mà thôi. Như vậy tôi còn dư ba trăm mỹ kim để đặt một tượng Quán Thế Âm làm quà “ra mắt”. Với giá ba trăm mỹ kim thật khó mà mua cho được một Tượng Quán Âm bằng ngọc có giá trị. Tôi nhờ một vài người quen đi khảo giá vài nơi, chủ tiệm đòi giá thấp nhất là từ năm trăm đến một ngàn mỹ kim mới là ngọc thứ thiệt. Ngày đi Mỹ sắp cận kề rồi, tiền đào đâu cho đủ để mua tượng Quán Thế Âm bằng ngọc đây? câu hỏi cứ ám ảnh tôi nhiều ngày và ngay trong giấc ngủ.

Suốt bốn tháng trước khi đi Mỹ, cả ba huynh đệ chúng tôi là thầy Liêm Chính, thầy Thiện Tường và tôi lang thang nhiều ngày đến một số các chùa và các nhà Phật tử quen thân ở Sài Gòn, ở Lục Tỉnh để xin tiền mua vé máy bay cho tôi đi Mỹ. Tiền Việt Nam kiếm gần được hai bao bố, tôi cứ ngỡ là quá nhiều. Nhưng sau khi đem đếm và ra nhà băng đổi tiền đô la Mỹ, thì không đủ để mua một cái vé máy bay khứ hồi, nói chi là mang theo trên đường xuất ngoại. Bây giờ lại phải mua thêm cái tượng Quán Âm bằng ngọc nữa, tính sao đây ? Tôi thiệt bối rối !! Song chuyện nầy tôi giấu kín và chẳng dám tâm sự cùng ai.

Cùng đường, tôi định gọi cho Hồng Quang từ bên Mỹ để bàn lại chuyện mua quà. Trong khi đang suy nghĩ và do dự, tôi sực nhớ đến việc trì tụng chú Đại Bi để “nhờ cậy” Đức Quán Thế Âm “giải quyết” chuyện nầy. Sau ba đêm khai kinh, tụng mỗi lần 21 biến chú Đại Bi và tụng kinh Phổ Môn Phẩm 25 trong bộ kinh Pháp Hoa, tôi nhận được cảm nghiệm và sự linh ứng ngay sau đó.

Có một bà Phật tử ở Sài Gòn, vốn không hề quen biết tôi. có pháp danh là Nguyên Đức, thường đến chùa Quan Âm ở Phú Nhuận Gia Định để tụng kinh Pháp Hoa suốt nhiều năm nay. Phật tử Nguyên Đức với người con trai đi bằng xe honda đến Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm tìm tôi vào lúc khoảng 07 giờ sáng. Bà tỏ ý muốn tặng cho tôi một tượng Phật Quán Âm bằng ngọc bích, trị giá trên cả ngàn mỹ kim. Tôi quá đỗi ngạc nhiên và hỏi rõ lý do; bà kể rằng:

“Tối hôm qua, sau thời tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật thường lệ là con đi ngủ, lúc đó khoảng 12 giờ khuya. Trong giấc ngủ rất nhẹ nhàng và tỉnh trí, con thấy mình đi lên một ngọn núi cao để chiêm bái thánh tượng Đức Quán Thế Âm lộ thiên rất đẹp và có rất nhiều người cùng đi chiêm bái. Sau khi chiêm bái con thấy có trên vài trăm vị thầy tu bận áo vàng đi nhiễu quanh núi với tướng mạo, oai nghi rất trang nghiêm. Trong đó có một vị thầy rất trẻ, mặt trái xoan tợ con gái, tay cầm bình nước cam lồ. miệng cười tợ hoa, phân phối nước suối cho bà con đi chiêm bái giải khát. Khi đến lượt con, vị thầy ấy không cho nước mà lấy trong túi một tượng Quán Ẩm bằng ngọc trao cho con và dặn, “Nhờ bà tảng sáng ngày mai đem tượng ngọc nầy đến chùa Huệ Nghiêm ở Phú Lâm tìm gặp thầy Tịnh Từ và trao tận tay thầy ấy.” Khi tỉnh dậy, con thấy tượng Phật Quán Âm mà con vừa thỉnh trưa hôm qua ở một tiệm vàng tại khu chợ lớn, được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ở chùa Quảng Hương, Già Lam chú nguyện và con đã đeo trong cổ, bây giờ khi không nó nằm trên tay con cả tượng lẫn giây chuyền. Vì vậy mà con nghĩ là điềm mộng tốt, do đức Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ điểm, nên sáng nay con liền nhờ đứa con trai của con chở con đến đây tìm thầy Tịnh Từ và dâng cúng tượng nầy lên thầy để thầy tùy nghi dùng đến”.

Sau khi nghe Phật tử Nguyên Đức kể rành rẽ từng câu, tôi bèn đem sự tình đi Mỹ nói cho bà nghe và tôi cũng nói luôn về việc đang vận động tài chánh để thỉnh một tượng Quán Âm làm quà cho vị ân nhân bên Mỹ. Vì vậy, Phật tử Nguyên Đức càng tin tưởng sự gởi gắm của Bồ Tát Quán Thế Âm trong việc hộ trì cho tôi đi Mỹ. Thế là tôi mang ơn thêm một ân nhân nữa trước khi tôi rời Việt Nam du hóa Mỹ quốc. Gia đình Phật tử Nguyên Đức có mời tôi đến nhà ăn bữa cơm tiễn chân. Chồng Phật tử Nguyên Đức là đạo hữu Minh Nhân đã qua đời trước năm 1992, tôi có gởi thư và quà về phúng điếu. Bảy đứa con, bốn trai và ba gái của gia đình Phật tử Nguyên Đức đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc Châu và Gia Nã Đại. Tôi có viết 12 câu thơ tặng gia đình đạo hữu Nguyên Đức như sau:

Trì chú Đại Bi pháp nhiệm mầu
Pháp Hoa kinh tụng nghĩa thâm sâu
Tha thiết khẩn cầu liền cảm ứng
Trong cơn nghèo khó đặng ngọc châu.

Dù ở quê nhà sống tha phương
Nhờ Đức Quán Ấm chỉ dẫn đường
Hải đảo tự thân về nương náu
Lời Phật tổ dạy nguyện hoằng dương.

Nhớ ơn gia chủ tặng ngọc linh
Kính cẩn tri ân tỏ đạo tình
Hồi hướng công đức về tất cả
Đời đời chứng đạt quả vô sinh.

Triển
11-20-2022, 03:39 AM
Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
www.kimson.org (http://www.kimson.org/)

Cái Tượng Ngọc Quán Thế Âm
Thích Tịnh Từ

Tôi qua Mỹ là do viện Đại Học Đông Phương và Thiền Sư Thiên Ân bảo trợ. Sự giới thiệu và cách làm thủ tục hồ sơ là nhờ một người bạn cùng tu đưa đường chỉ lối. Đó là thầy Khế Bổn, học trò đắc pháp với sư ông Mật Nguyện ở Huế. Thầy Khế Bổn qua Mỹ trước tôi hai năm. Sau khi đỗ văn bằng tiến sĩ chính trị học, Khế Bổn “hóa thân” làm cư sĩ, có biệt hiệu là Hồng Quang, chủ sáng lập nhóm Giao Điểm. Giao Điểm là cơ cấu phát xuất từ tâm hạnh Bồ Tát đạo của một số anh em cư sĩ trí thức Phật giáo dấn thân. Mặc dầu tôi chưa hề có một lời tán trợ, song tôi rất vui và hãnh diện về một số việc làm có lợi ích cho quê hương, đạo pháp của Giao Điểm. Trước khi Giao Điểm ra đời, tôi có nói với Hồng Quang: “Mỗi người nên lập mỗi hạnh khác nhau trong sứ mạng phục vụ và hoằng pháp.” Vì vậy, việc của tôi và Hồng Quang có khác trên hình thức, song mục đích chỉ có một: Giáo dục tuổi trẻ, lợi ích cho quê hương, dân tộc và hóa giải đau khổ, hận thù.”

Trước vài tuần đến Mỹ, Hồng Quang có viết thư cấp tốc cho tôi mấy chữ: “Thầy Tịnh Từ ơi! Đến Mỹ nên có quà biếu Thượng Tọa Thích Thiên Ấn. Nếu được, thầy Tịnh Từ đặt một tượng Đức Quán Thế Ảm bằng ngọc thạch, có giá trị. Mình nên cư xử cho đẹp và có hậu với Thượng Tọa Viện Trưởng để mai mốt mình có thề nhờ Viện Đại Học Đông Phương bảo trợ thêm quý thầy bên nhà qua Mỹ tu học, hoằng pháp. ” Gớm! tu mà cũng phải “hối lộ”. Trong thơ Hồng Quang cũng giới thiệu cho tôi một cô có tên là Loan bán vé máy bay ở Korean Airline với giá rẻ bằng cách mua vé một chiều. Có đi mà không hẹn ngày về. Nghĩa là khi làm thủ tục xuất cảnh ở bộ Nội Vụ và tòa lãnh sự Mỹ, cô Loan cho tôi mượn một vé máy bay khứ hồi “tạm” để trình và có bằng cớ là sau hai năm tôi sẽ trở về. Nhờ vậy, thay vì mua vé khứ hồi đi Mỹ với giá bảy trăm mỹ kim thì tôi chỉ mua nửa vé, giá chỉ có bốn trăm mỹ kim mà thôi. Như vậy tôi còn dư ba trăm mỹ kim để đặt một tượng Quán Thế Âm làm quà “ra mắt”. Với giá ba trăm mỹ kim thật khó mà mua cho được một Tượng Quán Âm bằng ngọc có giá trị. Tôi nhờ một vài người quen đi khảo giá vài nơi, chủ tiệm đòi giá thấp nhất là từ năm trăm đến một ngàn mỹ kim mới là ngọc thứ thiệt. Ngày đi Mỹ sắp cận kề rồi, tiền đào đâu cho đủ để mua tượng Quán Thế Âm bằng ngọc đây? câu hỏi cứ ám ảnh tôi nhiều ngày và ngay trong giấc ngủ.

Suốt bốn tháng trước khi đi Mỹ, cả ba huynh đệ chúng tôi là thầy Liêm Chính, thầy Thiện Tường và tôi lang thang nhiều ngày đến một số các chùa và các nhà Phật tử quen thân ở Sài Gòn, ở Lục Tỉnh để xin tiền mua vé máy bay cho tôi đi Mỹ. Tiền Việt Nam kiếm gần được hai bao bố, tôi cứ ngỡ là quá nhiều. Nhưng sau khi đem đếm và ra nhà băng đổi tiền đô la Mỹ, thì không đủ để mua một cái vé máy bay khứ hồi, nói chi là mang theo trên đường xuất ngoại. Bây giờ lại phải mua thêm cái tượng Quán Âm bằng ngọc nữa, tính sao đây ? Tôi thiệt bối rối !! Song chuyện nầy tôi giấu kín và chẳng dám tâm sự cùng ai.

Cùng đường, tôi định gọi cho Hồng Quang từ bên Mỹ để bàn lại chuyện mua quà. Trong khi đang suy nghĩ và do dự, tôi sực nhớ đến việc trì tụng chú Đại Bi để “nhờ cậy” Đức Quán Thế Âm “giải quyết” chuyện nầy. Sau ba đêm khai kinh, tụng mỗi lần 21 biến chú Đại Bi và tụng kinh Phổ Môn Phẩm 25 trong bộ kinh Pháp Hoa, tôi nhận được cảm nghiệm và sự linh ứng ngay sau đó.

Có một bà Phật tử ở Sài Gòn, vốn không hề quen biết tôi. có pháp danh là Nguyên Đức, thường đến chùa Quan Âm ở Phú Nhuận Gia Định để tụng kinh Pháp Hoa suốt nhiều năm nay. Phật tử Nguyên Đức với người con trai đi bằng xe honda đến Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm tìm tôi vào lúc khoảng 07 giờ sáng. Bà tỏ ý muốn tặng cho tôi một tượng Phật Quán Âm bằng ngọc bích, trị giá trên cả ngàn mỹ kim. Tôi quá đỗi ngạc nhiên và hỏi rõ lý do; bà kể rằng:

“Tối hôm qua, sau thời tụng kinh, niệm Phật và lạy Phật thường lệ là con đi ngủ, lúc đó khoảng 12 giờ khuya. Trong giấc ngủ rất nhẹ nhàng và tỉnh trí, con thấy mình đi lên một ngọn núi cao để chiêm bái thánh tượng Đức Quán Thế Âm lộ thiên rất đẹp và có rất nhiều người cùng đi chiêm bái. Sau khi chiêm bái con thấy có trên vài trăm vị thầy tu bận áo vàng đi nhiễu quanh núi với tướng mạo, oai nghi rất trang nghiêm. Trong đó có một vị thầy rất trẻ, mặt trái xoan tợ con gái, tay cầm bình nước cam lồ. miệng cười tợ hoa, phân phối nước suối cho bà con đi chiêm bái giải khát. Khi đến lượt con, vị thầy ấy không cho nước mà lấy trong túi một tượng Quán Ẩm bằng ngọc trao cho con và dặn, “Nhờ bà tảng sáng ngày mai đem tượng ngọc nầy đến chùa Huệ Nghiêm ở Phú Lâm tìm gặp thầy Tịnh Từ và trao tận tay thầy ấy.” Khi tỉnh dậy, con thấy tượng Phật Quán Âm mà con vừa thỉnh trưa hôm qua ở một tiệm vàng tại khu chợ lớn, được Hòa Thượng Thích Trí Thủ ở chùa Quảng Hương, Già Lam chú nguyện và con đã đeo trong cổ, bây giờ khi không nó nằm trên tay con cả tượng lẫn giây chuyền. Vì vậy mà con nghĩ là điềm mộng tốt, do đức Bồ Tát Quán Thế Âm chỉ điểm, nên sáng nay con liền nhờ đứa con trai của con chở con đến đây tìm thầy Tịnh Từ và dâng cúng tượng nầy lên thầy để thầy tùy nghi dùng đến”.

Sau khi nghe Phật tử Nguyên Đức kể rành rẽ từng câu, tôi bèn đem sự tình đi Mỹ nói cho bà nghe và tôi cũng nói luôn về việc đang vận động tài chánh để thỉnh một tượng Quán Âm làm quà cho vị ân nhân bên Mỹ. Vì vậy, Phật tử Nguyên Đức càng tin tưởng sự gởi gắm của Bồ Tát Quán Thế Âm trong việc hộ trì cho tôi đi Mỹ. Thế là tôi mang ơn thêm một ân nhân nữa trước khi tôi rời Việt Nam du hóa Mỹ quốc. Gia đình Phật tử Nguyên Đức có mời tôi đến nhà ăn bữa cơm tiễn chân. Chồng Phật tử Nguyên Đức là đạo hữu Minh Nhân đã qua đời trước năm 1992, tôi có gởi thư và quà về phúng điếu. Bảy đứa con, bốn trai và ba gái của gia đình Phật tử Nguyên Đức đang sinh sống tại Hoa Kỳ, Úc Châu và Gia Nã Đại. Tôi có viết 12 câu thơ tặng gia đình đạo hữu Nguyên Đức như sau:

Trì chú Đại Bi pháp nhiệm mầu
Pháp Hoa kinh tụng nghĩa thâm sâu
Tha thiết khẩn cầu liền cảm ứng
Trong cơn nghèo khó đặng ngọc châu.

Dù ở quê nhà sống tha phương
Nhờ Đức Quán Ấm chỉ dẫn đường
Hải đảo tự thân về nương náu
Lời Phật tổ dạy nguyện hoằng dương.

Nhớ ơn gia chủ tặng ngọc linh
Kính cẩn tri ân tỏ đạo tình
Hồi hướng công đức về tất cả
Đời đời chứng đạt quả vô sinh.



Nhóm Giao Điểm là cánh tay nối dài của Việt cộng, phường trí thức giả mạo từ hơn hai mươi năm nay đến giờ vẫn chưa thay đổi. Người ta bảo già thì phải chết đi. Thế nhưng Bùi Hồng Quang và cả đám này sống dai nhách tới ngày hôm nay. Ăn cơm Huê Kỳ thờ ma cộng sản là đám này đó.

Mỗi ông đi tu học, hối lộ một tượng ngọc thạch. 10 ông đi tu học là ông thầy kia làm thương mãi được rồi. Đúng là một đám bôi bẩn Phật giáo.

chieclavotinh
02-05-2023, 02:18 AM
Mỗi ông đi tu học, hối lộ một tượng ngọc thạch. 10 ông đi tu học là ông thầy kia làm thương mãi được rồi. Đúng là một đám bôi bẩn Phật giáo.


Bác làm mình nhớ tới Tây Du Ký

“Tới trước điện Đại Hùng, Hành Giả kêu ầm ĩ:
- Thưa Như Lai, thầy trò chúng con chịu đựng trăm cay nghìn đắng từ phương Đông xa xôi tới đây, đội ơn được Như Lai bằng lòng trao kinh cho. Thế mà A Nan, Ca Diếp vòi tiền không xong, hùa nhau làm bậy, cố ý trao cho chúng con những quyển kinh không có chữ, chúng con mang về dùng được việc gì! Mong Như Lai xét cho!
Phật Tổ cười nói:
- Nhà ngươi cứ bình tĩnh. Việc hai người vòi lễ các ngươi ta đã biết rồi. Có điều kinh cũng không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được. Trước kia các Tỳ Kheo thánh tăng xuống núi cũng đem kinh này tụng hết một lượt cho nhà trưởng giả họ Triệu ở nước Xá Vệ, giúp cho nhà ấy người sống yên ổn, kẻ chết siêu thoát, thế mà chỉ lấy có ba đấu ba bơ vàng cốm của họ mang về thôi. Ta còn bảo họ bán kinh rẻ quá, con cháu đời sau lấy tiền đâu mà tiêu. Nhà ngươi tay không đến cầu, nên họ mới trao cho những quyển trắng tinh. Quyển trắng tinh là chân kinh không chữ, cũng là những kinh hay. Các ngươi là chúng sinh ở cõi Đông u mê ngu tối, lẽ ra chỉ nên trao cho những thứ đó thôi.
Đoạn lại gọi:
- A Nan, Ca Diếp, mau đem những chân kinh có chữ, mỗi bộ chọn vài quyển trao cho họ rồi về đây báo lại.
Hai vị tôn giả lại đưa thầy trò tới dưới lầu ngọc gác tía, nhưng vẫn vòi Đường Tăng phải có chút lễ vật. Tam Tạng chẳng có vật gì dâng, đành bảo Sa Tăng mang ra chiếc bát tộ vàng, hai tay dâng lên nói:
- Đệ tử xa xôi bần hàn, không chuẩn bị được thứ lễ vật gì. Chỉ có chiếc bát này đích tay vua Đường ban cho, bảo đệ tử giữ lấy dọc đường xin ăn. Nay xin kính dâng tỏ chút lòng thành, muốn xin tôn giả nhận cho. Chừng nào đệ tử về nước, tâu lên nhà vua, chắc chắn có hậu tạ. Chỉ mong tôn giả lấy chân kinh có chữ ban cho, kẻo lỡ mất lệnh vua sai và uổng công lặn lội xa xôi vất vả.
A Nan nhận lấy chiếc bát, tủm tỉm cười.”


Mạn Đàm Với ông Phó Tòa Lãnh Sự Mỹ
Thích Tịnh Từ

Nhờ “uy” ông Trần Đại Khâm, thẩm phán niên trưởng, em ruột của thầy tôi can thiệp, nên ông giám đốc và bộ nội vụ quốc gia mới chịu cấp giấy thông hành cho tôi đi Mỹ. Sau khi có Passport của bộ nội vụ rồi, các sinh viên xuất ngoại phải trực tiếp đến tòa lãnh sự Mỹ để phỏng vấn và xin cấp visa vào nước Mỹ. Tôi không tránh khỏi thông lệ.

Trước mấy hôm đến tòa lãnh sự Mỹ, tôi phải chạy đôn chạy đáo tìm các thầy giỏi tiếng Mỹ nhờ cậy làm người thông dịch, nhưng chẳng được vị nào hoan hỷ nhận lời. Thầy Minh Đạt là người nói và nghe tiếng Mỹ khá nhất trong số quý thầy ở Viện Cao Đẳng Phật Học Huệ Nghiêm. Tôi tha thiết mới thầy đi theo vào tòa lãnh sự Mỹ để “đỡ đòn” khi “bị” phỏng vấn, vì tiếng Mỹ của tôi chỉ học trong các sách Anh văn tự học và các cuốn từ điển của Đào Duy Anh, Trần Văn Điền. Thầy Minh Đạt một mực từ chối và bảo tôi rằng, “vốn liếng tiếng Mỹ của tôi cũng chẳng khá hơn thầy bao nhiêu, làm sao tôi đủ từ ngữ và nghe hiểu để đàm thoại với người Mỹ chính gốc ở trong tòa lãnh sự được...”.

Tôi cũng có hỏi một số bạn bè và các sinh viên đã từng xuất ngoại, du học bên Mỹ thì được biết, khi vào tòa lãnh sự Mỹ phỏng vấn để du học Hoa Kỳ, bắt buộc sinh viên phải có căn bản tiếng Mỹ và trực tiếp trả lời với người phỏng vấn trong tòa lãnh sự chứ không được mang theo người thông dịch. Khi rõ chuyện nầy, đầu tôi nóng lên như cơn sốt. Có lúc nhiệt độ bỗng tụt xuống làm tôi cảm thấy rét buốt và lạnh như băng giá. Vì lý do, là tôi biết rất rõ về khả năng nói, nghe tiếng Mỹ của tôi. Tiếng Mỹ của tôi lúc bấy giờ chỉ có thể sử dụng được cho người Việt không bao giờ học tiếng Mỹ mà thôi. Thế mà hồi tết Mậu Thân, tôi đã từng “gồng mình” làm “thông dịch viên” cho quý ôn khi lính Mỹ tràn vào thành phố Huế quần hùng với lính Bắc Việt.

Để tâm tư được yên ổn, tinh thần bớt căng thẳng và để sẵn sàng tiếp xúc cuộc phỏng vấn ở tòa lãnh sự ngoại quốc, tôi chỉ biết niệm danh hiệu đức Quán Thế Âm Bồ Tát một cách chơn thành và thiết tha. Thật “tội” cho đức Quán Âm, lúc nào “cần” mới kêu cầu và lúc nào “mẹ” cũng “phải lo” cứu khổ chúng sanh và nâng đỡ những đứa “con dại.” Tôi biết rất rõ là tôi không có đủ thời gian để học Anh văn cấp tốc cho buổi phỏng vấn cận kề nầy nữa. Bằng sự “tin cậy” nơi lòng thương và năng lực hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Âm mà sáng ngày mai tôi bước chân vào tòa lãnh sự Hoa Kỳ. Tôi tỏ ra rất tự tin, điềm đạm, và vui vẻ khác thường. Vì tôi nghĩ Bồ Tát sẽ “cứu độ” và “thông dịch” Anh ngữ cho tôi trong lúc nầy.

Hôm ấy, ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ gốc người Nhật, tiếp tôi rất nồng hậu ở phòng khách của ông. Sau khi đứng dậy chấp tay búp sen chào tôi, ông mời tôi ngồi xuống dùng bánh bích quy và uống nước ngọt. Ông chúc lành tôi sang Mỹ du học, rồi ông hỏi tôi về ý nghĩa và phương pháp tu thiền của đạo Phật. Ông nói chuyện với tôi rất lễ giáo như một Phật tử thuần thục. Trong giây phút đó, tôi cảm thấy trong tôi như đã từng sinh ra và lớn lên ở Mỹ.

Một cảm giác thật lạ lùng. Tôi cảm thấy tôi đang như một người Mỹ thật sự. Vì tôi nghe hiểu và nói tiếng Mỹ rất lưu loát, thông lợi, rành rẽ từng chữ, từng câu như người bản xứ. Tôi đã nói về ý nghĩa, lợi ích và cách tu tập thiền quán cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự nghe một cách rành mạch, thực tế và khá thú vị. Tôi đã đề cập đến nguồn thiền từ Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật bản, rồi các thiền phái Việt Nam. Tôi đã nói tới phương pháp thiền và tịnh độ phối hợp để trở thành nguyên tắc tu chứng trong truyền thống Phật giáo Việt Nam hiện nay. Tôi đề cập đến đạo thiền đang được du nhập tại Hoa Kỳ và các nước tây phương. Tôi cũng đã nêu lên 12 việc nên biết tới và thực tập cho những ai muốn hướng lòng tu theo pháp môn thiền định trong đạo Phật như sau:

• Tin tưởng vào khả năng giác ngộ của mình, làm chủ được thân, tâm và tự quyết định vận mệnh của chính mình. Không nô lệ một đấng quyền uy, không khuất phục bạo lực, mê lầm và tà kiến.

• Ý thức rằng con người, vũ trụ và vạn hữu có mặt từ các yếu tố nhân duyên sinh, không có một bản ngã và cá thể biệt lập, không có một đấng tối cao chi phối.

• Con người được hạnh phúc hay đau khổ, tiến hóa hay thụt lùi, sanh vào cõi cao hay thấp, giàu sang hay nghèo hèn, thân tướng đẹp hay xấu... đều là phản ảnh trung thực của nghiệp nhân và nghiệp quả. Làm lành được thiện báo, làm ác bị ác báo. Đó là định luật trung thực xưa nay.

• Đức Phật Thích Ca là vị thầy chứng nghiệm chân lý và giới thiệu phương pháp phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng bản chất yêu thương rộng lớn. Tin đức Phật như một người dẫn đường rành rẽ, đưa tới đích hạnh phúc, đoạn trừ mê lầm và nguyên nhân của mọi đau khổ.

• Giáo pháp và Tăng đoàn là điều kiện tốt để thể hiện nhiệm vụ khai mở tâm trí, dạy con người bỏ ác làm lành, hoàn thành nhân cách toàn thiện.

• Phương pháp thiền định, những giới răn là nguyên tắc trau dồi khả năng hiểu biết chơn chánh, đạt tới trí tuệ rốt ráo. Có trí tuệ rốt ráo rồi thì con người có tự chủ, có tự do và được giải thoát đau khổ, không bị nghiệp xấu sai sử, xa lìa sinh tử.

• Từ bỏ tâm sát hại và thù hận. Nuôi dưỡng lòng từ bi và hết lòng bảo hộ mạng sống người, sinh vật và cỏ cây.

• Từ bỏ hành động tham lam, trộm cướp. Phát tâm làm phước, giúp đỡ tinh thần đến vật chất cho những kẻ đau khổ, nghèo khó.

• Từ bỏ hành động tà dục, ngoại tình. Chung thủy và giữ tiết hạnh đạo vợ chồng để tạo dựng hạnh phúc cho gia đình và kẻ khác.

• Từ bỏ lòng gian dối, lừa đảo, lường gạt, xảo trá, chia rẽ, mạ lỵ, mắng chưởi, bêu xấu người. Nói năng khiêm hạ, ái ngữ, chân thật, yêu thương, mang phẩm chất xây dựng, hòa giải và kết hợp.

• Từ bỏ việc sử dụng rượu mạnh, ma túy, nha phiến, bài bạc và các trò giải trí thiếu lành mạnh như phim ảnh bạo động, khiêu dâm.

• Lúc nào, ở đâu và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hằng suy nghĩ, nói năng, hành động bằng chánh nghiệp, đem đến lợi ích và làm gương sáng cho mọi người, cho các thế hệ tương lai.

Sau bài “giảng thuyết” của tôi, ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ tỏ ra rất cảm tình đặc biệt đối với tôi và đạo thiền. Ông liền gọi cô thư ký của ông vào phòng cùng trò chuyện một lúc rồi ông bảo cô làm thủ tục cấp visa cho tôi một cách nhanh chóng. Sau khi cầm thẻ visa trong tay, bước chân ra khỏi tòa lãnh sự Mỹ thì khả năng nghe và nói tiếng Mỹ của tôi như đã biến mất.

Hai tuần lễ về miền trung thăm trước khi đi Mỹ, tôi tìm đến một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch đằng Đà Nẵng để trắc nghiệm tiếng Mỹ của mình, thì tôi mới biết là tiếng Mỹ của mình rất tệ, không đủ khả năng để “nói pháp” cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ nghe trong buổi phỏng vấn làm visa. Thế mà tôi đã làm được ngay trong thời điểm đó. Ai giúp tôi ? Ai hộ trì tôi nói tiếng Mỹ rất trôi chảy, lưu loát và sâu sắc trong lúc vào tòa lãnh sự Mỹ?

Phải chăng nhờ đức Phật Bà
Tầm thanh cứu khổ vị tha độ đời
Thế gian nỗi khổ đầy vơi
Nếu ai tin niệm sáng ngời tâm tư
Hữu cầu tất ứng bây chừ
Và mai đây nữa tiêu trừ tội căn
Dặn lòng sống được bao lâu
Học thương, học hiểu tin sâu phép mầu
Bao giờ còn nhớ niệm câu
Quán Ẩm Bồ Tát biển sầu nhẹ vơi
Bao giờ sóng dậy ngàn khơi
Quán Ầm có mặt dưới trời trầm luân.

Triển
02-08-2023, 08:49 PM
Tiếng Mỹ của tôi lúc bấy giờ chỉ có thể sử dụng được cho người Việt không bao giờ học tiếng Mỹ mà thôi. Thế mà hồi tết Mậu Thân, tôi đã từng “gồng mình” làm “thông dịch viên” cho quý ôn khi lính Mỹ tràn vào thành phố Huế quần hùng với lính Bắc Việt.



Nếu tui là phó lãnh sự, tôi sẽ chấm rớt ông thầy chùa này từ vòng gởi xe. Mậu Thân mà đứng gồng mình, trân mình gì đó làm thông dịch viên miễn phí cho lính Mỹ. Thì bây giờ chắc trẻ nhất cũng đã 72 tuổi. 72 tuổi còn tu học gì nữa. Ông chỉ cần vén màn u mê của ông lên để thấy Phật tánh của ông mà không cần chạy sang Mỹ rồi gian nan kể khổ.

Nhà thiền nói chẳng sai: Nhất niệm vô minh.

Ngô Đồng
02-09-2023, 06:08 AM
Thầy Tịnh Từ là Viện Trưởng Tu Viện Kim Sơn. Tu viện nằm trên đỉnh núi Madonna, bắc California.
www.kimson.org (http://www.kimson.org/)

Mình vừa theo anh chị Nguyễn Minh Châu đến từ Paris, đến thăm Thôn Yên: 3555 Dryden Ave, Gilroy, CA 95020 Gần nhà mà phải có người từ xa đến mới biết. Nghe nói cũng là một nhánh từ thầy sáng lập nên


1687

chieclavotinh
03-19-2023, 02:23 AM
Ông Lão Trong An Dưỡng Địa
Thích Tịnh Từ

An Dưỡng Địa là một khu nhà mồ ở Phú Lâm, gần bến xe đi về lục tỉnh. Trong khu An Dưỡng Địa có chùa Huệ Nghiêm, có Tháp Phổ Đồng. Tiền thân của chùa Huệ Nghiêm là Viện Phật Học Phổ Thông được thành lập đầu năm 1964, rồi chuyển qua Viện Cao Đẳng Phật Học Chuyên Khoa đầu năm 1971. Tôi và ba thầy Liêm Chính, Toàn Châu, Thiện Tường được Viện Trung Đẳng Chuyên Khoa Phật Học Liễu Quán ở Huế gởi vào đây học thêm 04 năm. Sau ba năm tu học theo chương trình của viện, tôi đi thêm đoạn đường dài là đến tu học, hoằng hóa tại Hoa Kỳ.

Ở An Dưỡng Địa tiếng đồn là có nhiều ma. Đêm đêm ra các nhà mồ ngồi ngắm trăng hay tham thiền một mình thì có thể gặp các cô gái tóc dài, đội nón lá xuất hiện ngồi khóc nỉ non trên các nấm mộ. Vì sự đồn đại có vẻ “dễ sợ” nầy mà trên 40 thầy giảng sư của viện cao đẳng thường "cấm túc” khi bóng đêm buông xuống. Riêng tôi thì rất lỳ, không hề sợ chuyện ma quái. Chuyện các cô gái bận áo trắng, xõa tóc dài, đội nón lá khóc nỉ non, trên các nấm mộ là chuyện rất lôi cuốn cái tâm hiếu kỳ của tôi.

Để coi việc ma là có thật hay hoang đường, một hôm vào mùa đông tối trời vào khoảng 11 giờ đêm, tôi bận áo ấm, đầu trùm mũ len, mình khoác áo mưa, trong từng bước một chậm rãi và thầm niệm bài thần chú Đại bi, đi đến các nấm mộ ở An Dưỡng Địa để quán sát hư thật. Khi đến khu nhà mồ thì tinh thần tôi bị rối loạn, răng đánh bò cạp, đôi chân bị cứng lại và không di chuyển được. Tôi có ý nghĩ là mình nên ngồi xuống với tư thế “kiết già phu tọa, bắt ấn hàng ma”. Nhưng không thể nào làm được, con người tôi lúc bấy giờ như một cây khô trồng giữa các nhà mồ sang trọng và giữa các nấm mộ nghèo, phủ đầy cỏ dại. Chuyện gì xảy ra ?

Trước mắt tôi, không phải là các thiếu nữ bận áo trắng phủ tóc dài và ngồi khóc nỉ non, mà trước mắt tôi là một đám trẻ con tàn tật, trần mình đang bò lết chung quanh các nấm mộ, các nhà mồ sang trọng để tìm kiếm thức ăn: nào là trái cây, bánh chuối, xôi chè và đôi khi có cả đầu heo quay, gà quay, vịt quay nữa. “Các trẻ con ấy là những người chết không siêu hóa, nên làm thân cô hồn, là các vong linh không nơi nương tựa, đói khổ. Và chúng cứ đợi khi mặt trời lặn, bóng đêm xuống thì kéo nhau đi kiếm ăn từ nhà mồ, cho tới nhà cầu, bếp núc, thùng rác, máng heo... có nhiều thức ăn dơ bẩn, sót lại”. Tôi nghĩ như vậy khi chứng kiến đám trẻ con mò mẫn tìm kiếm, tranh giành miếng ăn trên các nấm mộ và nhà mồ. Vì vậy mà tâm tôi bị xúc động và thân tôi hóa thành gỗ đá, đứng trơ trơ như trời trồng. Ngay lúc đó, dưới ánh trăng non vằng vặc, tôi thấy một ông lão đầu trắng xóa, râu dài, tay chống gậy xăm xăm đi tới nơi các trẻ con ra hiệu cho chúng ngồi xuống. Có khoảng mười mấy đứa con nít tàn tật đều răm rắp tuân theo “lệnh” của ông lão, ngồi xuống chung quanh các nấm mộ. Bây giờ ông lão lên tiếng dạy bảo chúng những lời rành mạch, đầy trìu mến:

“Nầy các cháu! Trước khi ăn thức ăn này các cháu phải biết đọc lời cầu nguyện đề bày tỏ lòng hiếu kính và biết ơn. Các cháu nên cùng nhau chấp tay đọc lời cầu nguyện với ta. Dạy xong, ông lão cất tiếng đọc và lũ con nít đọc theo:

“Kẻ chết oan không nơi nương tựa
Quanh quẩn chung quanh các nấm mồ
Lắng nghe câu niệm Phật siêu độ:
Nam Mô cứu khổ Quán Thế Âm
Nam Mô A Di Đà kim sắc
Nam Mô cứu khổ Quán Thế Ầm
Nam Mô A Di Đà kim sắc..."

Tiếng niệm đều đặn, liên tục, trầm hùng danh hiệu Bồ tát Quán Thế Âm, danh hiệu Đức Phật A Di Đà đầy mầu nhiệm dưới ánh trăng. Nghe tiếng cầu nguyện của ông lão và các em bé, khiến tôi ấm lòng, trầm tĩnh và buột miệng tôi cũng niệm theo câu niệm Phật rất chí thành. Bỗng một cơn gió mạnh thổi ngang qua, với từng tiếng rít dài, toàn thân tôi nghe lành lạnh, rồi phút chốc các hình ảnh trước mắt tôi tan biến. Tôi bàng hoàng và cảm được sự có mặt của sự sống trong cõi vô hình.

Cũng từ đó, hằng đêm, tôi thường đến các nấm mồ để nói pháp cho các vong thức, âm linh, cô hồn nghe. Có khi kiếm được tiền, tôi đã mua rất nhiều thức ăn, trái cây, bắp nổ, bông hoa và các loại kẹo bánh đem ban phát cho các cháu qua đời chưa siêu, còn vãng lai đêm đêm trên các nhà mồ nơi khu An Dưỡng Địa.

Trước khi đi Mỹ, tôi có ra nhà mồ An Dưỡng Địa để nói pháp và bố thí thức ăn cho các âm linh cô hồn lần cuối. Trong mắt tôi, chẳng thấy bóng dáng ông lão và các cháu nhỏ tàn tật nào cả. Nghĩa là tôi chỉ thấy một lần đêm đó mà thôi. Tôi ước ao được gặp họ lần nầy để từ giã, vì ngày mai khoảng 25 tiếng đồng hồ máy bay cất cánh là tôi có mặt tại Hoa Kỳ, không còn trên quê hương và không có cơ hội sinh hoạt đời sống tâm linh với những người quá cố tại An Dưỡng Địa nữa. Tôi ước và ngồi niệm Phật chờ đợi; chờ đến 01 giờ khuya mà chẳng thây bóng dáng em thơ nào cả. Tôi nghĩ là tất cả các cháu đã được đi đầu thai và siêu hóa ? Trên đường từ khu nhà mồ trở về phòng, tôi đã gặp ông lão. Ông bảo là ông gặp tôi lần nầy là để chúc tôi lên đường đi Mỹ. Ông xác chứng là các cháu nhỏ và nhiều âm linh, cô hồn đã nhờ nghe giáo pháp của tôi vài lần mà tỉnh ngộ và được vãng sanh về cõi tây phương. Trước khi ẩn hình, ông lão có dặn dò tôi mấy điều :

“Ngày mai đi xa là tốt
Quyết đi ngay chớ đợi chờ
Năm 42 tuổi lên núi
Ngược bến thuyền qua đến bờ.

Tôi vừa nhẩm đọc lại bốn câu trên hai lần để nhớ, ông lão trầm ngâm một hồi rồi nói tiếp:

Nhớ mang diệu ngữ trao truyền
Nhớ nuôi nhân sự nối liền tông môn
Nhớ thắp đèn buổi hoàng hôn
Nhớ xây tu viện bảo tồn chánh nhân.”

Tôi định hỏi vài điều về tương lai, nhưng ông lão biến mất. Cho đến bây giờ tôi vẫn hình dung một cách rõ ràng hình ảnh ông lão và lời dặn dò tâm huyết, dẫn đạo cho công phu tu tập, hoằng hóa của tôi trên xứ người. Với tôi, ông lão chắc chắn là hóa thân của Đức Quán Thế Âm Bồ tát. Đúng như lời ông lão nói, năm 42 tuổi là năm 1983, tôi có cơ duyên lên núi Madonna khẩn đất lập Tu Viện Kim Sơn.

Triển
04-01-2023, 10:39 PM
Ông Lão Trong An Dưỡng Địa
Thích Tịnh Từ


Ở An Dưỡng Địa tiếng đồn là có nhiều ma. Đêm đêm ra các nhà mồ ngồi ngắm trăng hay tham thiền một mình thì có thể gặp các cô gái tóc dài, đội nón lá xuất hiện ngồi khóc nỉ non trên các nấm mộ. Vì sự đồn đại có vẻ “dễ sợ” nầy mà trên 40 thầy giảng sư của viện cao đẳng thường "cấm túc” khi bóng đêm buông xuống. Riêng tôi thì rất lỳ, không hề sợ chuyện ma quái. Chuyện các cô gái bận áo trắng, xõa tóc dài, đội nón lá khóc nỉ non, trên các nấm mộ là chuyện rất lôi cuốn cái tâm hiếu kỳ của tôi.







Chẳng hạn... một ngụ ngôn:

Có một người rất sợ ma. Và không may là anh ta ngày
nào cũng phải đi qua nghĩa địa, tới rồi đi. Và đôi khi anh
ta về trễ, và trong đêm anh ta phải đi qua nghĩa địa. Nhà
anh ta ở đằng sau nghĩa địa, rất gần. Và anh ta lại sợ ma
đến độ cuộc sống anh ta là sự tra tấn thường xuyên. Anh
ta không thể nào ngủ được: đêm đêm anh ta bị ma quấy
nhiễu. Đôi khi chúng gõ cửa, đôi khi chúng đi trong nhà,
và anh ta có thể nghe thấy tiếng bước chân cùng tiếng thì
thào của chúng.

Đôi khi chúng tới rất gần anh ta và anh ta còn cảm
thấy cả hơi thở của chúng nữa. Anh ta thường xuyên
trong địa ngục.

Anh ta tới một pháp sư và thầy nói, “Chẳng có gì đâu.
Con đến gặp đúng người rồi.” Cũng hệt như tôi nói với
bạn vậy..... “Hãy lấy câu mật chú này và con không cần
phải lo nghĩ. Con chỉ cần đặt câu mật chú này vào một cái
hộp nhỏ và bao giờ cũng mang theo người. Con có thể
đeo nó quanh cổ.”

Nó giống hệt như tượng đeo trên cổ: nó là một câu
mật chú; hay nó giống như cái hộp thần thông mà tôi đã
trao cho các đệ tử sắp đi xa. Nó là cái hộp thần thông, nó
là câu mật chú.

Pháp sư nói, “Hãy giữ lấy câu mật chú này. Con cũng
chẳng cần phải tụng; nó công hiệu đến mức không cần
phải tụng. Con chỉ cần để nó trong hộp. Hãy giữ nó trong
mình và không con ma nào dám phá rối con.” Và điều đó
quả như vậy; hôm đó anh ta đi qua nghĩa địa cứ như là
anh ta đi dạo buổi sáng. Trước đây chưa bao giờ dễ dàng
được như vậy. Anh ta từng chạy thục mạng! Anh ta từng
gào hét lên, và anh ta phải hát to khi đi qua. Hôm đó anh
ta bước rất chậm rãi với cái hộp trong tay, và nó thực sự
có tác dụng! Không có ma. Anh ta còn đứng giữa nghĩa
địa nữa, chờ xem có ai tới không, mà chẳng có con ma
nào hiện ra cả. Tất cả hoàn toàn im lặng.

Thế rồi anh ta về nhà. Anh ta để cái hộp bên dưới gối.
Đêm đó chẳng ai gõ cửa, chẳng ai thì thào, chẳng ai đến
gần anh ta cả. Đấy là lần đầu tiên trong đời anh ta ngủ
ngon lành. Nó là câu mật chú vĩ đại. Nhưng anh ta trở nên
quá gắn bó với cái hộp. Anh ta không thể rời khỏi nó một
giây, cả ngày anh ta phải mang nó đi mọi nơi.

Người ta bắt đầu hỏi, “Sao anh cứ mang cái hộp này
mãi thế?”

Và anh ta nói, “Đây là bùa hộ mạng của tôi.”

Anh ta trở nên sợ đến mức nếu ngày nào đó cái hộp
này bị mất, “Mình sẽ gặp rắc rối lớn, và bọn ma kia sẽ
báo thù!” Khi ăn anh ta cũng mang. Khi đi vệ sinh anh ta
cũng mang theo. Khi ân ái với vợ anh ta cũng mang theo.
Anh ta sắp khùng rồi! Và bây giờ anh ta sợ quá nhiều:

nhỡ nó bị đánh cắp, nhỡ ai đó chơi xỏ, hay nhỡ anh ta để
quên đâu đó, hay nhỡ điều gì xảy ra cho cái hộp thì sao?
“Thế thì trong nhiều tháng bọn ma đang chờ dịp để gây
rắc rối cho mình! Chúng sẽ nhảy xổ vào mình từ mọi nơi,
và chúng sẽ giết mình!”

Một hôm pháp sư hỏi anh về mọi việc diễn ra thế nào.

Anh ta nói, “Mọi việc đều tốt. Tất cả hoàn toàn tốt,
nhưng bây giờ con đang bị tra tấn bởi nỗi sợ của chính
con. Con không thể ngủ được được nữa. Cả đêm con phải
trông chừng cái hộp. Nhiều lần con phải thức dạy để tìm
cái hộp. Và nếu đôi khi nó lăn đi chỗ khác và con không
thể tìm thấy nó... thì mới đáng sợ làm sao! Sợ chết được!”

Pháp sư nói, “Bây giờ ta sẽ cho con câu mật chú khác.
Hãy vứt cái hộp này đi.”

Thế là anh ta nói, “Vậy làm sao con chống lại ma
được?”

Thầy nói,

“Chúng không có thật. Cái hộp này chỉ là
trò đùa. Bọn ma đó không có thật; đó là lý do tại sao cái
hộp lại có tác dụng. Ma chỉ là sự tưởng tượng của con.
Nếu chúng có thực, chúng chẳng sợ gì cái hộp cả. Đấy chỉ
là ý tưởng của con, bọn ma đó là ý tưởng của con. Bây
giờ con đã có một ý tưởng tốt hơn bởi vì con đã có thầy.
Và thầy đã trao cho con cái hộp, câu chú thần thông. Bây
giờ hãy hiểu hơn ít nữa: ma không có thật, đó là lý do tại
sao cái hộp này lại được việc. Bây giờ không cần phải ám
ảnh bởi cái hộp nữa. Hãy vứt nó đi!”

Mật chú là một câu thần chú để giải trừ những cái
không có thực. Chẳng hạn, một câu mật chú sẽ giúp cho
bạn loại bỏ bản ngã. Bản ngã là con ma, chỉ là một ý
tưởng. Đó là lý do tại sao tôi nói với bạn rằng tôi ở đây là
để lấy đi những cái không thực sự gắn liền với bạn, và để
chỉ cho bạn những cái thực sự đã ở đó sẵn rồi. Tôi ở đây
là để trao cho bạn cái mà bạn đã có, và tôi phải lấy đi cái
mà bạn chưa hề có nhưng bạn cứ nghĩ rằng bạn có. Nỗi
khốn khổ của bạn, nỗi đau của bạn, tham vọng của bạn,
sự ghen tị của bạn, nỗi sợ của bạn, sự tham lam, căm
giận, gắn bó - tất cả đều là những con ma.

Câu mật chú chỉ là một diệu kế, một chiến lược để
giúp bạn loại bỏ các bóng ma của mình. Một khi bạn đã
loại bỏ những bóng ma đó, mật chú cũng phải bị loại bỏ
theo. Bạn không cần phải mang câu mật chú thêm nữa khi
mà bạn cảm thấy rằng ma đã biến mất. Và thế thì bạn sẽ
cười hô hố vì những ngớ ngẩn này: ma là giả và mật chú
cũng giả nốt - nhưng nó có ích.

/* trích từ chương "Vượt qua vượt qua" trong sách Bát Nhã Tâm Kinh
của thiền sư Osho:
https://hoavouu.com/images/file/xSA-R2Ax0QgQAMVW/bat-nha-tam-kinh-osho.pdf

008
04-02-2023, 08:36 PM
Nếu tui là phó lãnh sự, tôi sẽ chấm rớt ông thầy chùa này từ vòng gởi xe. Mậu Thân mà đứng gồng mình, trân mình gì đó làm thông dịch viên miễn phí cho lính Mỹ. Thì bây giờ chắc trẻ nhất cũng đã 72 tuổi. 72 tuổi còn tu học gì nữa. Ông chỉ cần vén màn u mê của ông lên để thấy Phật tánh của ông mà không cần chạy sang Mỹ rồi gian nan kể khổ.

Nhà thiền nói chẳng sai: Nhất niệm vô minh.

Bây giờ có thể là 72 tuổi nhưng hồi ông thầy xuất ngoại đâu phải 72! Ông thầy viết làm “thông dịch viên” trong ngoặc kép, tức là không phải ông đi làm nghề thông dịch viên chính thức hay là thông dịch viên quân đội mà ắt là chỉ túng thế làm… càn. Lúc đó ông thầy cũng có thể mới chỉ là một thiếu niên mười mấy tuổi nữa cũng không chừng! Nhưng bài viết trên rõ ràng cho thấy ông thầy xuất ngoại từ trước năm 1975 chứ không phải mới đây. Chẳng hạn như đoạn ông thầy viết:
Hai tuần lễ về miền trung thăm trước khi đi Mỹ, tôi tìm đến một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch đằng Đà Nẵng để trắc nghiệm tiếng Mỹ của mình, thì tôi mới biết là tiếng Mỹ của mình rất tệ, không đủ khả năng để “nói pháp” cho ông phó giám đốc tòa lãnh sự Mỹ nghe trong buổi phỏng vấn làm visa.
Thời mà có một vài người Mỹ ở câu lạc bộ sĩ quan quân đội tại bến Bạch Đằng Đà Nẵng thì phải là trước năm 1975 rồi! Như vậy lúc ông thầy đi Mỹ ắt là mới trong tuổi đôi mươi hoặc hơn chút đỉnh, dưới 30 là cái chắc!

008
04-02-2023, 08:44 PM
Chẳng hạn... một ngụ ngôn:

Có một người rất sợ ma. Và không may là anh ta ngày
nào cũng phải đi qua nghĩa địa, tới rồi đi. Và đôi khi anh
ta về trễ, và trong đêm anh ta phải đi qua nghĩa địa. Nhà
anh ta ở đằng sau nghĩa địa, rất gần. Và anh ta lại sợ ma
đến độ cuộc sống anh ta là sự tra tấn thường xuyên. Anh
ta không thể nào ngủ được: đêm đêm anh ta bị ma quấy
nhiễu. Đôi khi chúng gõ cửa, đôi khi chúng đi trong nhà,
và anh ta có thể nghe thấy tiếng bước chân cùng tiếng thì
thào của chúng.

Đôi khi chúng tới rất gần anh ta và anh ta còn cảm
thấy cả hơi thở của chúng nữa. Anh ta thường xuyên
trong địa ngục.

Anh ta tới một pháp sư và thầy nói, “Chẳng có gì đâu.
Con đến gặp đúng người rồi.” Cũng hệt như tôi nói với
bạn vậy..... “Hãy lấy câu mật chú này và con không cần
phải lo nghĩ. Con chỉ cần đặt câu mật chú này vào một cái
hộp nhỏ và bao giờ cũng mang theo người. Con có thể
đeo nó quanh cổ.”

Nó giống hệt như tượng đeo trên cổ: nó là một câu
mật chú; hay nó giống như cái hộp thần thông mà tôi đã
trao cho các đệ tử sắp đi xa. Nó là cái hộp thần thông, nó
là câu mật chú.

Pháp sư nói, “Hãy giữ lấy câu mật chú này. Con cũng
chẳng cần phải tụng; nó công hiệu đến mức không cần
phải tụng. Con chỉ cần để nó trong hộp. Hãy giữ nó trong
mình và không con ma nào dám phá rối con.” Và điều đó
quả như vậy; hôm đó anh ta đi qua nghĩa địa cứ như là
anh ta đi dạo buổi sáng. Trước đây chưa bao giờ dễ dàng
được như vậy. Anh ta từng chạy thục mạng! Anh ta từng
gào hét lên, và anh ta phải hát to khi đi qua. Hôm đó anh
ta bước rất chậm rãi với cái hộp trong tay, và nó thực sự
có tác dụng! Không có ma. Anh ta còn đứng giữa nghĩa
địa nữa, chờ xem có ai tới không, mà chẳng có con ma
nào hiện ra cả. Tất cả hoàn toàn im lặng.

Thế rồi anh ta về nhà. Anh ta để cái hộp bên dưới gối.
Đêm đó chẳng ai gõ cửa, chẳng ai thì thào, chẳng ai đến
gần anh ta cả. Đấy là lần đầu tiên trong đời anh ta ngủ
ngon lành. Nó là câu mật chú vĩ đại. Nhưng anh ta trở nên
quá gắn bó với cái hộp. Anh ta không thể rời khỏi nó một
giây, cả ngày anh ta phải mang nó đi mọi nơi.

Người ta bắt đầu hỏi, “Sao anh cứ mang cái hộp này
mãi thế?”

Và anh ta nói, “Đây là bùa hộ mạng của tôi.”

Anh ta trở nên sợ đến mức nếu ngày nào đó cái hộp
này bị mất, “Mình sẽ gặp rắc rối lớn, và bọn ma kia sẽ
báo thù!” Khi ăn anh ta cũng mang. Khi đi vệ sinh anh ta
cũng mang theo. Khi ân ái với vợ anh ta cũng mang theo.
Anh ta sắp khùng rồi! Và bây giờ anh ta sợ quá nhiều:

nhỡ nó bị đánh cắp, nhỡ ai đó chơi xỏ, hay nhỡ anh ta để
quên đâu đó, hay nhỡ điều gì xảy ra cho cái hộp thì sao?
“Thế thì trong nhiều tháng bọn ma đang chờ dịp để gây
rắc rối cho mình! Chúng sẽ nhảy xổ vào mình từ mọi nơi,
và chúng sẽ giết mình!”

Một hôm pháp sư hỏi anh về mọi việc diễn ra thế nào.

Anh ta nói, “Mọi việc đều tốt. Tất cả hoàn toàn tốt,
nhưng bây giờ con đang bị tra tấn bởi nỗi sợ của chính
con. Con không thể ngủ được được nữa. Cả đêm con phải
trông chừng cái hộp. Nhiều lần con phải thức dạy để tìm
cái hộp. Và nếu đôi khi nó lăn đi chỗ khác và con không
thể tìm thấy nó... thì mới đáng sợ làm sao! Sợ chết được!”

Pháp sư nói, “Bây giờ ta sẽ cho con câu mật chú khác.
Hãy vứt cái hộp này đi.”

Thế là anh ta nói, “Vậy làm sao con chống lại ma
được?”

Thầy nói,

“Chúng không có thật. Cái hộp này chỉ là
trò đùa. Bọn ma đó không có thật; đó là lý do tại sao cái
hộp lại có tác dụng. Ma chỉ là sự tưởng tượng của con.
Nếu chúng có thực, chúng chẳng sợ gì cái hộp cả. Đấy chỉ
là ý tưởng của con, bọn ma đó là ý tưởng của con. Bây
giờ con đã có một ý tưởng tốt hơn bởi vì con đã có thầy.
Và thầy đã trao cho con cái hộp, câu chú thần thông. Bây
giờ hãy hiểu hơn ít nữa: ma không có thật, đó là lý do tại
sao cái hộp này lại được việc. Bây giờ không cần phải ám
ảnh bởi cái hộp nữa. Hãy vứt nó đi!”

Mật chú là một câu thần chú để giải trừ những cái
không có thực. Chẳng hạn, một câu mật chú sẽ giúp cho
bạn loại bỏ bản ngã. Bản ngã là con ma, chỉ là một ý
tưởng. Đó là lý do tại sao tôi nói với bạn rằng tôi ở đây là
để lấy đi những cái không thực sự gắn liền với bạn, và để
chỉ cho bạn những cái thực sự đã ở đó sẵn rồi. Tôi ở đây
là để trao cho bạn cái mà bạn đã có, và tôi phải lấy đi cái
mà bạn chưa hề có nhưng bạn cứ nghĩ rằng bạn có. Nỗi
khốn khổ của bạn, nỗi đau của bạn, tham vọng của bạn,
sự ghen tị của bạn, nỗi sợ của bạn, sự tham lam, căm
giận, gắn bó - tất cả đều là những con ma.

Câu mật chú chỉ là một diệu kế, một chiến lược để
giúp bạn loại bỏ các bóng ma của mình. Một khi bạn đã
loại bỏ những bóng ma đó, mật chú cũng phải bị loại bỏ
theo. Bạn không cần phải mang câu mật chú thêm nữa khi
mà bạn cảm thấy rằng ma đã biến mất. Và thế thì bạn sẽ
cười hô hố vì những ngớ ngẩn này: ma là giả và mật chú
cũng giả nốt - nhưng nó có ích.

/* trích từ chương "Vượt qua vượt qua" trong sách Bát Nhã Tâm Kinh
của thiền sư Osho:
https://hoavouu.com/images/file/xSA-R2Ax0QgQAMVW/bat-nha-tam-kinh-osho.pdf



Quang cảnh nghĩa địa cũng làm cho người ta sợ nhiều hay ít! Cỡ nghĩa địa lớn như Mạc Đĩnh Chi (Đất Thánh Tây hồi đó, bây giờ thành công viên gì gì đó ở góc Hai Bà Trưng với Hiền Vương cũ) nhờ xây tường cao che hết nên không thấy gì chứ mấy cái nghĩa địa không có tường che nhìn vào thấy những nấm mồ u lên cũng … quíu quíu rờn rợn. Hồi nhỏ ở VN tui sợ đi ngang nghĩa địa lắm, mà bây giờ bảo tui đi một mình ngang qua nghĩa địa ở VN hay ở Á Châu chắc tui cũng nổi da gà da vịt như chơi! Vậy mà khi sang bên này có khi tui còn lái xe một mình ban đêm vào trong nghĩa địa khổng lồ trên núi để ngồi hóng gió mát rượi mà lại không sợ. Từ đó tui mới nghiệm ra rằng lý do tui hết sợ không phải là vì tui… “grow out of it” mà là vì bên này họ chôn chìm. Nghĩa địa trông cũng giống như bãi cỏ sân gôn. Muốn thấy có mồ mả thì phải đến gần từng ngôi mộ... í hổng phải, nói “ngôi mộ” vẫn gợi hình nấm mồ u lên cao, mà phải nói là mấy “phần mộ” thì mới nhìn thấy tấm bia nằm sát đất. Ở VN hay Á Châu nói chung chôn nổi thành từng nấm mồ u cao lên đầy nghĩa địa cứ nhìn thấy là rờn rợn liền!

Triển
04-02-2023, 10:35 PM
[SIZE=3]Hồi nhỏ ở VN tui sợ đi ngang nghĩa địa lắm, mà bây giờ bảo tui đi một mình ngang qua nghĩa địa ở VN hay ở Á Châu chắc tui cũng nổi da gà da vịt như chơi! Vậy mà khi sang bên này có khi tui còn lái xe một mình ban đêm vào trong nghĩa địa khổng lồ trên núi để ngồi hóng gió mát rượi mà lại không sợ. Từ đó tui mới nghiệm ra rằng lý do tui hết sợ không phải là vì tui… “grow out of it” mà là vì bên này họ chôn chìm. Nghĩa địa trông cũng giống như bãi cỏ sân gôn. Muốn thấy có mồ mả thì phải đến gần từng ngôi mộ... í hổng phải, nói “ngôi mộ” vẫn gợi hình nấm mồ u lên cao, mà phải nói là mấy “phần mộ” thì mới nhìn thấy tấm bia nằm sát đất. Ở VN hay Á Châu nói chung chôn nổi thành từng nấm mồ u cao lên đầy nghĩa địa cứ nhìn thấy là rờn rợn liền!


Bên này họ chôn không có "mặt bằng". Nhưng mà tấm bia dựng chần-dần (cho nữ sĩ bông hường thêm chữ này đó) làm sao mà không biết. Tui nghĩ thầy tám phải tìm thiền sư xin cái hộp có câu mật chú đi.

Hồi nhỏ sở dĩ trẻ con sợ ma, vì các chuyện đọc hoang đường, cổ tích toàn nói dóc ghê rợn. Truyện ác thấy bà: như mẹ con cám ăn đến hết hũ mới thấy xương con mình hiện ra. Người lớn Việt Nam tâm địa rất dã man.
Ban đêm ở nhà quây quần coi ti-vi, biểu (bảo) đi xuống nhà bếp tối thui còn không dám. Chứ nói gì đi ngang nghĩa địa biết đâu có mấy con ma thè lưỡi.:)
.

Thùy Linh
04-03-2023, 06:59 AM
Quang cảnh nghĩa địa cũng làm cho người ta sợ nhiều hay ít! Cỡ nghĩa địa lớn như Mạc Đĩnh Chi (Đất Thánh Tây hồi đó, bây giờ thành công viên gì gì đó ở góc Hai Bà Trưng với Hiền Vương cũ) nhờ xây tường cao che hết nên không thấy gì chứ mấy cái nghĩa địa không có tường che nhìn vào thấy những nấm mồ u lên cũng … quíu quíu rờn rợn. Hồi nhỏ ở VN tui sợ đi ngang nghĩa địa lắm, mà bây giờ bảo tui đi một mình ngang qua nghĩa địa ở VN hay ở Á Châu chắc tui cũng nổi da gà da vịt như chơi! Vậy mà khi sang bên này có khi tui còn lái xe một mình ban đêm vào trong nghĩa địa khổng lồ trên núi để ngồi hóng gió mát rượi mà lại không sợ. Từ đó tui mới nghiệm ra rằng lý do tui hết sợ không phải là vì tui… “grow out of it” mà là vì bên này họ chôn chìm. Nghĩa địa trông cũng giống như bãi cỏ sân gôn. Muốn thấy có mồ mả thì phải đến gần từng ngôi mộ... í hổng phải, nói “ngôi mộ” vẫn gợi hình nấm mồ u lên cao, mà phải nói là mấy “phần mộ” thì mới nhìn thấy tấm bia nằm sát đất. Ở VN hay Á Châu nói chung chôn nổi thành từng nấm mồ u cao lên đầy nghĩa địa cứ nhìn thấy là rờn rợn liền!

Hồi nhỏ đệ tử cũng sợ ma, sợ mả, sợ ông kẹ thấy ...my great grandfather luôn, run bần bật !
Thời đó, có khi tối ăn cơm xong, bà nội nói dắt đệ tử đi nhà bà Tư chơi, đêm trăng sáng còn đỡ, đêm 30 tối đen, phải đi qua khu vườn, mấy cái mả có nấm xi măng trắng, bia cao lắm, qua một khu nhà san sát, trên con đường có một bụi tre khổng lồ có mả lạn, một cây si cổ thụ có người treo cổ (cũng nghe mí anh, chị bà con nói với nhau),qua một cây cầu khỉ bắc qua con rạch có tay vịn,
một chi.sai vặt sẽ xách đèn đi trước, bà nội đi sau, hic đệ tử sẽ phóng lên đi giữa ...Có lần đệ tử mếu nói với chị xách đèn " em sợ ma quá hà !" chỉ dạy ngón tay cái bấm vô lòng bàn tay ma không nhát, đệ tử cứ mần y chang có đỡ sợ một phần nào, nhưng tranh tối tranh sáng nó gùng gợn lắm.

Ở VN người ta chôn người thân trong đất vườn nhà, đất ruộng, trước sân nhà, sau nhà ...
Bây giờ thấy mí nấm mồ đất vẫn sợ, nấm mộ xi măng, có khi xây nhà mát cho cái mồ nữa, sợ hết !

Từ nhỏ đệ tử đã nghĩ bụng sau này đệ tử lớn lên, già chít đi không chịu cho xây mả vậy đâu, hông muốn đứa con nít nào nhìn rồi sợ như đệ tử. :z55:

Bên Úc chôn chìm, trồng cỏ mà bia thì đa số dựng xiên.
Vài lần đệ tử thật không thích đi vô nghĩa trang đưa người xuống huyệt, đứng chung quanh cái huyệt là đứng trên người đã mất á, theo tin tưởng là không tôn trọng.

Còn chiện này nữa, đệ tử có hỏi qua ...
Chôn trong nghĩa trang có thời hạn như 50 năm, 99 năm, sau đó con, cháu nếu tiếp tục đóng tiền thì để yên, khg đóng họ gỡ cái bia đồng đưa cho và họ sẽ bán chỗ đất đó cho "người mới"
Họ sẽ đào "mả" lên, rồi đào xuống sâu hơn nữa chôn xuống lại, rồi ở trên sẽ chôn người khác .

Thùy Linh
04-03-2023, 07:18 AM
Bên này họ chôn không có "mặt bằng". Nhưng mà tấm bia dựng chần-dần (cho nữ sĩ bông hường thêm chữ này đó) làm sao mà không biết. Tui nghĩ thầy tám phải tìm thiền sư xin cái hộp có câu mật chú đi.

Hồi nhỏ sở dĩ trẻ con sợ ma, vì các chuyện đọc hoang đường, cổ tích toàn nói dóc ghê rợn. Truyện ác thấy bà: như mẹ con cám ăn đến hết hũ mới thấy xương con mình hiện ra. Người lớn Việt Nam tâm địa rất dã man.
Ban đêm ở nhà quây quần coi ti-vi, biểu (bảo) đi xuống nhà bếp tối thui còn không dám. Chứ nói gì đi ngang nghĩa địa biết đâu có mấy con ma thè lưỡi.:)
.

Ngũ đại nhân, chữ chần dần quen quá, đã có oánh một, hai lần ròi :z45:.

Phải á, hồi nhỏ Thuỳ đã lên chợ rồi mà tối hay ra trước sân xúm lại với đám con nít do thèng Thanh con tiệm vàng Thanh Thanh "cầm đầu" chơi u, chơi keng, nhảy dây, mệt, cùng ngồi trên một cái xạp (ban đêm người ta không có bán hàng)
Thanh kể chuyện nhiều loại ma, chỉ còn nhớ ma cà ròng chỉ có cái đầu, ruột lòng thòng, ban đêm bay đi liếm quần áo người ta phơi, hông hiểu sao sợ teo ruột mà lại muốn nghe kể,
về nhà tối đi tiểu cũng kêu ai đó đi cùng canh cửa, ngủ mơ thấy ma rung giường thức dậy sợ toát mồ hôi .

Triển
04-04-2023, 09:01 PM
Ngũ đại nhân, chữ chần dần quen quá, đã có oánh một, hai lần ròi :z45:.

Phải á, hồi nhỏ Thuỳ đã lên chợ rồi mà tối hay ra trước sân xúm lại với đám con nít do thèng Thanh con tiệm vàng Thanh Thanh "cầm đầu" chơi u, chơi keng, nhảy dây, mệt, cùng ngồi trên một cái xạp (ban đêm người ta không có bán hàng)
Thanh kể chuyện nhiều loại ma, chỉ còn nhớ ma cà ròng chỉ có cái đầu, ruột lòng thòng, ban đêm bay đi liếm quần áo người ta phơi, hông hiểu sao sợ teo ruột mà lại muốn nghe kể,
về nhà tối đi tiểu cũng kêu ai đó đi cùng canh cửa, ngủ mơ thấy ma rung giường thức dậy sợ toát mồ hôi .




Nữ sĩ bông hường sinh trưởng ở Chợ Lớn mà nghe chuyện ma vậy có biết chuyện "con mà nhà họ Hứa" không?

Thùy Linh
04-05-2023, 04:07 PM
Nữ sĩ bông hường sinh trưởng ở Chợ Lớn mà nghe chuyện ma vậy có biết chuyện "con mà nhà họ Hứa" không?

Dạ, Ngũ đại hiệp, chuyện "con ma nhà họ Hứa" mấy tháng trước Thuỳ đã nhắc trong "ngôn ngữ" rồi, biết rõ á .
Thuỳ được sinh ra ở Cần Thơ, tuy nhiên nghe/ biết " con ma nhà họ Hứa" qua bà nội, bà đi coi phim Bạch Tuyết, Thanh Tú đóng, sau này trong câu chuyện với bà Tư nghe nội kể phim hay ...
Phim dựng theo chuyện có thật, chắc có thêm tiêu hành tỏi cho thêm kịch tính, cô tiểu thư nhà giàu bị bệnh cùi nên gia đình làm đám ma giả, đưa quan tài vô nhà mồ cho sống đến khi nào chết.

Triển
04-07-2023, 05:31 AM
Trở lại đề tài "coi chùa" ..


https://www.youtube.com/watch?v=x473_srlNGM

Triển
04-10-2023, 10:55 PM
Dalai Lama: Khôn trăm năm dại một lần.

Đức Phật từng dạy rằng tu tập phải tu tập có trí huệ. Chỉ học Phật pháp và áp dụng Phật pháp. Chớ sùng bái tăng/ni chúng.

Câu ..

Quy y Phật
quy y Pháp
quy y Tăng

Chỉ nên hiểu theo thuyết tương đối (Albert Einstein). Nương nhờ trong Phật, nương nhờ trong pháp, nhưng khi nương nhờ trong tăng, trong ni thì phải luôn thận trọng. Sự hút giữa những khối lượng với nhau không những do sự uốn cong của thời gian và không gian mà còn có của sư gian tạo ra.



https://www.youtube.com/watch?v=V4NgLl5Zhko

ốc
04-11-2023, 11:35 AM
Bởi vậy người già nên biết mà về quy ẩn, nhất là người trong chánh phủ, người làm lãnh đạo. Càng già càng dỡ càng dại.

Triển
04-11-2023, 08:07 PM
Càng già càng dỡ càng dại.



"87 chưa chắc mình lành".

Thỉnh thoảng bị khùng ngắn hạn.

Triển
04-22-2023, 09:21 PM
Linh mục Công giáo VN 'tham gia bộ máy chính quyền' có phải là 'làm tôi hai chủ'?
17 tháng 4 2023


https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/D0F6/production/_129349435_gettyimages-1162789294.jpg
(Ảnh minh họa)

Việc dường như ngày càng có nhiều linh mục tham gia vào bộ máy của ĐCSVN gây ra những ý kiến trái chiều trong một bộ phận theo Công giáo ở Việt Nam.

Mới đây nhất, có ý kiến từ ông Võ Ngọc Ánh ở Hoa Kỳ trên diễn đàn BBC rằng Giáo hội Công giáo VN (GHCGVN) không cấm, hay 'mắt nhắm mắt mở' để một số linh mục tham gia Ủy ban Đoàn kết Tôn giáo (UBĐK - trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động của hội thánh.


Ông Ánh, trong bài 'Lễ Phục Sinh: Cây thánh giá mà Giáo hội Công giáo VN 'phải gánh vác'' (https://www.bbc.com/vietnamese/forum-65226015) viết rằng có nhiều người không biết gì về hoạt động của các linh mục ấy nhưng cứ vào chỉ trích, 'ném đá'.

Nhận định về điều này, Linh mục Anton Đặng Hữu Nam ở Giáo phận Vinh nói với BBC News Tiếng Việt hôm 12/4:

"Điều đầu tiên phải xác định rằng: Giáo luật cấm các giám mục tham gia vào đảng phái. Đến nay các sắc chỉ này của các giáo hoàng vẫn còn nguyên giá trị."

Linh mục Đặng Hữu Nam đưa ra hàng loạt dẫn chứng lịch sử, trong đó có thể kể đến một vài sự kiện:


Năm 1949: Đức Giáo Hoàng Piô XII ban hành Sắc Luật chống chủ thuyết Cộng Sản và tuyên bố áp đặt vạ tuyệt thông cho tất cả những người Công giáo. Tín hữu hợp tác với Cộng sản sẽ bị khai trừ khỏi giáo hội.
Năm 1960, các giám mục miền nam đã họp và ra một thư chung, tuyên bố: Muốn cho đạo công giáo được nguyên vẹn, người công giáo phải phủ nhận lý thuyết cộng sản và các áp dụng của nó đến tận cùng.
Tháng 11/1992, trong lễ tấn phong giám mục giáo phận vinh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN đã yêu cầu các giám mục báo cáo về tòa thánh các danh sách các linh mục tham gia UBĐK.



Linh mục Nam khẳng định việc tham gia UBĐK, hay việc kết nạp ĐCSVN là quyết định của cá nhân, là quyền con người. "Chúa đã không cấm thì giám mục cũng không thể cấm"
Vietnam, Catholic

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/C506/production/_129383405_gettyimages-1191478383.jpg
Nguồn hình ảnh, Godong

"Nhưng nếu đã nằm trong tổ chức, giáo hội nào thì phải tuân thủ luật lệ, nội quy của nơi đó."

"Với quyền hạn và bổn phận, giám mục của giáo phận phải giải quyết một cách rốt ráo các linh mục tham gia UBĐK.

"Nếu giám mục nào không làm, hay cổ súy, 'mắt nhắm mắt mở', cho linh mục tham gia, thì hoàn toàn sai, tắc trách," linh mục Nam nói với BBC.

Về ý kiến rằng linh mục tham gia UBĐK chẳng qua là để có mối quan hệ tốt với chính quyền nhằm phát triển hội thánh chứ 'chẳng được lợi lộc cá nhân gì'. Ông Nam nói:

"Thành công của giáo hội không phải là thuận tiện để hành đạo hay có thêm đất để làm nhà thờ mà là việc con người đi theo đấng Kitô - một Thiên Chúa đến làm chứng cho công lý và sự thật.

"Lịch sử đã chứng minh rằng càng bị bức hại, thì niềm tin của người công giáo vào Thiên Chúa càng mạnh mẽ.

"Cộng sản sẵn sàng dùng mục đích để biện minh cho phương tiện, còn nguyên tắc thần của công giáo là mục đích tốt không thể biện minh cho phương tiện xấu.

"Hơn nữa, mục đích ở đây chỉ là mục đích trần thế. Đó là sự mại thánh. Dùng những phương tiện trần thế để đạt được mục đích thánh thiêng."

Nhắc lại lịch sử cách đây 300 năm khi người công giáo khắp nơi bị bức hại, ông Nam nói ngày nay tuy không chém giết nhưng cộng sản có các phương kế bức hại đức tin tinh vi hơn nhằm biến tôn giáo thành công cụ, phục vụ lợi ích của nhà cầm quyền.

Ông Nam cũng phản bác lại quan điểm cho rằng UBĐK 'không thành công', không gây ảnh hưởng gì tới người công giáo, như nêu trong bài viết của ông Võ Ngọc Ánh.

So sánh với Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) từ lúc thành lập năm 1983 đến nay đã hoàn toàn bị 'quốc doanh hóa', nhiều sư trụ trì có 50 năm tuổi Đảng, linh mục Nam nói:

"Chả lẽ khi nào GHCGVN trở thành giáo hội quốc doanh, hay bị triệt tiêu hoàn toàn như ở Trung Quốc thì khi đó mới gọi là thành công?

"Nhà cầm quyền đưa các linh mục vào ủy ban này để nhòm ngó, kiểm soát giáo hội, dùng người của mình đánh mình, tại sao lại nói là nó không thành công?

"Một tôn giáo không còn đúng bản chất của nó mà chỉ còn là cái vỏ - một tôn giáo phục vụ nhà cầm quyền và đi ngược lại niềm tin của mình là một tôn giáo chết."

Theo linh mục Anton Đặng Hữu Nam, không phải tự nhiên GHPGVN quay sang phụng sự đạo pháp xã hội chủ nghĩa mà đã có sự cài cắm, gieo vãi mầm mống của cộng sản từ lâu.

"Các trụ trì đã được đào tạo, nhào nặn, đặt lên bởi nhà cầm quyền, đi theo tâm thế của nhà cầm quyền, cho đến khi đạt 2/3 để đi bỏ phiếu đại hội," linh mục Nam nói với BBC.

'Người công giáo không làm tôi hai chủ'

https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/11326/production/_129383407_gettyimages-1191478296.jpg
Vietnam, Catholic

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Trong khi đó, linh mục dòng Chúa Cứu Thế, Trương Hoàng Vũ, nói với BBC từ Sài Gòn rằng đúng là GHCGVN có sắc lệnh cấm các linh mục tham gia vào ĐCSVN.

Cũng giống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, linh mục Vũ nhấn mạnh rằng người công giáo "không thể vừa thờ Chúa Jesus vừa thờ ĐCSVN" như lời dạy trong Kinh Thánh "không ai làm tôi hai chủ".

Tuy nhiên, vài chục năm trở lại đây giáo hội không còn quá khắt khe về việc này. Thậm chí các tín hữu trong các hội thánh cũng không buồn tranh cãi hay để ý xem có ai tham gia vào UBĐK hay không.

Ông lý giải:

"Từ thời giáo hoàng Piô XII đã có 1 sắc lệnh nghiêm cấm rõ ràng rằng những tín hữu nào tham gia vào tổ chức của ĐCS là vi phạm, sẽ bị tách khỏi giáo hội, không còn là người công giáo nữa.

"Việc tham gia vào UBĐK hay là đảng viên ĐCSVN cũng là một thôi.

"Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.

"Riêng với UBĐK tôn giáo, nếu một tín hữu bình thường tham gia vào thì người ta nay cũng không bàn tán, quan tâm gì nhiều. Bởi vì UBĐK hiện không có ảnh hưởng gì đến đời sống đạo của các tín hữu hết. Họ không len lỏi vào để điều khiển, lèo lái đời sống đạo của tín hữu."

Theo linh mục Vũ, trong GHCGVN có đến 27 giáo phận thì hầu như giáo phận nào cũng có một vài linh mục nằm trong UBĐK. Việc này vẫn diễn ra đều đặn từ trước đến giờ.

Ông cũng cho hay rằng ông nghe nói chính quyền đã có yêu cầu các giáo phận phải có đủ quân số linh mục tham gia UBĐK. Chính vì thế mà để đảm bảo quân số ấy, một giám mục khi cai quản một giáo phận có quyền mời gọi, chỉ định một vài linh mục nào đó đăng ký tham gia UBĐK như một sự bắt buộc.

"Còn theo tôi được biết, cá nhân mỗi linh mục thì hiện chẳng ai muốn tham gia UBĐK vì nó đâu có tiếng tăm ảnh hưởng gì mà lại còn bị tín hữu phê phán, chỉ trích," linh mục Vũ nói.

Khác với linh mục Anton Đặng Hữu Nam, linh mục Vũ nói rằng ông không lo ngại việc cộng sản cài cắm người vào giáo hội là rất khó.

"Các dòng tu khác thì không biết thế nào, nhưng dòng chúa cứu thế như tôi thì rất khó.

"Linh mục dòng Chúa cứu thế được đào tạo từ rất sớm. Khi bắt đầu kết thúc học cấp ba, 18 tuổi là được gởi vào nhà dòng. Quy trình đào tạo rất dài, qua nhiều giai đoạn thử thách. Một thanh niên 18, vào nhà dòng hơn 10 năm trải qua ngần ấy chặng đường thanh lọc thì đúng là siêu nhân.

"Tôi có nghe nói một vài dòng tu cũng có người cài cắm vào nhưng rồi tự họ bị lộ ra, tự tú nhận vì quý trình thanh lọc rất khắt khe."

Tuy vậy, linh mục Trương Hoàng Vũ cũng cho rằng sự 'thỏa hiệp' có thể bắt đầu trong quá trình các linh mục làm việc, do bị chiêu dụ, bị khuất phục trước chính quyền, nhằm khiến công việc của họ được suôn sẻ hơn.

Ông Vũ đồng tình rằng dù vậy, phương tiện không thể biện minh cho mục đích và việc linh mục tham gia UBĐK là việc làm sai.

Tuy nhiên, ông cho rằng việc tham gia bộ máy chính quyền đã là 'nghịch lý trong nội tâm' của chính các linh mục và 'họ có trách nhiệm trả lời trước Thiên Chúa'.

Về khả năng sẽ ngày càng nhiều linh mục thỏa hiệp, tham gia và bộ máy ĐCSVN, linh mục Vũ nói 'đây là việc không thể nói trước được.' Tuy nhiên là một người có đức tin, ông nói ông tin rằng càng khó khăn càng bị bắt bớ thì giáo hội càng lớn mạnh, và "tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên Chúa".


/* nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-65262688

ốc
04-24-2023, 12:15 PM
"Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.

Chưa từng nghe tới giáo hoàng “Phi e rơ đệ nhị” trên cõi trần gian này bao giờ.

Người Công giáo bên Mỹ thờ Trâm từ sáu bảy năm nay đâu thấy giáo dân càm ràm miếng nào.

Chính trị gia hay đảng phái nào cũng biết lợi dụng tôn giáo để thu hút sự ủng hộ của giáo chúng cho chính sách phi tôn giáo và phi đạo đức của họ. Giáo dân thì sẳn có bịnh dễ tin nên cũng kệ để cho họ xỏ mũi dắt đi về miền đất hứa cuội.

ntđl
04-24-2023, 06:30 PM
*



Hello ốc.

Quote :
Tuy nhiên sau này, thời giáo hoàng Phi e rơ đệ nhị và Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể về đời sống đức tin của người công giáo, trong đó không còn quá khắt khe đối với những tín hữu tham gia vào ĐCSVN.

Đây là lời của một linh mục dòng chúa cứu thế V.N, cha Trương hoàng Vũ.
Y hình thời gian học trong chủng viện của dòng rédemptoristes dài 7-8 năm thì phải (?), nghĩa là sau dòng tên (jésuites) tí nẹo.
Một ông cha học từng ấy năm, rồi tuyên bố một câu ấm ớ "giáo hoàng Phi-e-rơ đệ nhị và hội đồng giám mục VN 1980" nghe lạ lùng tới chưng hửng luôn!

Suy nghĩ 1 chập hổng biết Phi-e-rơ đệ nhị là ai, nhưng ngó niên biểu 1980 thì đây là triều đại của đức John-Paul đệ nhị.
JP II là người đã góp phần giựt sập bức tường bá linh và việc sụp đổ chế độ XHCN - CS đông âu.
Thành ra... lời tuyên bố của linh mục rédemptoriste nọ chắc cốt để thử trí thông minh và óc tò mò của độc giả công giáo (ai còn hỏi) có lẽ !

Phi-e-rơ có thể là Pierre chăng, nghĩa là Phê-rô theo cách phiên âm sang việt ngữ ?
Phê-rô hành nghề chài lưới, sau bỏ nghề lưới cá theo đức Jésus đặng... lưới người.
Ông là 1 trong 12 môn đệ của đức Jésus và là Giáo hoàng tiên khởi của hội thánh... này con là đá, trên viên đá này cha xây giáo hội muôn đời hiển vinh...
Phê rô hiện giữ remote control cửa nhà trời.

Hay Phi-e-rơ là Phao-lồ, Paul tức Paulus ?
Trong danh sách giáo hoàng của giáo hội công giáo có tên đức Phao-lồ đệ nhị Paul 2nd.

Nhà thờ Dòng chúa cứu thế đường Kỳ-đồng hồi trước có linh mục Nguyễn ngọc Lan được/bị giáo dân nghi ngờ là linh mục quốc doanh, do thành tích chống mỹ cứu nước, và chống luôn cả Vatican.
Sau còn thấy thêm những linh mục thân cộng đồng lòng khác (Chân Tín, Trương Bá Cẩn, Phan khắc Từ... )
Sau tháng tư 75, đám nọ bị thất sủng vì chanh vắt xong, vỏ dục vô bãi rác.
Ở lại không xong, mà hổng được trọng dụng như đã kỳ vọng, họ bèn cởi áo dòng (về lấy vợ) !

Thành ra... nếu cha Trương hoàng Vũ nêu ra một cái tên giáo hoàng lạ lẫm để làm chứng màn "lý giải" chuyện tu sĩ công giáo vẫn có thể gia nhập đảng CS,
thì... giáo dân chúng ta cũng nên tìm để hiểu cho thông chiệng thinh không giáo hội công giáo đã có thêm tên đức Phi-e-rơ đệ nhị.

Tui tính nín nguyên tháng tư sóng gió, mần màn.... vác thánh giá theo chơn chúa.
Bộ hổng phải sao, chiên da nói mà chừ ngậm mỏ thì còn đau khổ nào hơn, hổng vác thánh giá thì là chi nữa.
Vậy mà rồi phải ló ra đồng ý tương lân với ốc cho đủ tình nghĩa... giao niu phố !

Tiện nói với 5 luôn.
Máy tui cũng bò năm ơi, thằng út biểu mẹ dục đi, con mua cho máy mới, mà tui nhứt định lắc. Tui vốn chung thủy ngập lòng.
Chưa kể... máy lẹ sóng phát càng nhiều, rồi tội càng tăng theo cấp số nhơn, ích lợi chi !
Lâu lâu tui mở CCleanner mần màn thanh lọc bọ, nhưng máy hết hơi rồi, thanh một chập vẫn bò y chang, ngày càng bò chậm hẳn lợi !
Chừng mô nó đứng yên thì ôm nó mang chôn luôn, năm ơi !

Xin hết.
:)

2023-04-27
Dà... báo cáo rằng chiệng giáo hoàng phi-e-rơ tui xin mang về quán nhà nói tiếp, bị nó rối rắm linh tinh chưa rốt ráo.
Nếu muốn nghe tiếp, xin bạn đọc qua Sổ tay Lan huệ đọc tiếp.
Mút-chồ gra-xi-as.

*

Triển
04-24-2023, 10:20 PM
Thấy Google trưng hình này gọi là "Phi-e-rơ". Cũng hơi đẹp trai. Không biết là đệ nhứt hay đệ nhị và có liên quan gì tới vụ giáo hoàng không. Chắc là hình AI.

https://assetsnffrgf-a.akamaihd.net/assets/m/1102013269/univ/art/1102013269_univ_lsr_lg.jpg

Triển
04-24-2023, 10:24 PM
*

Tiện nói với 5 luôn.
Máy tui cũng bò năm ơi, thằng út biểu mẹ dục đi, con mua cho máy mới, mà tui nhứt định lắc. Tui vốn chung thủy ngập lòng.
Chưa kể... máy lẹ sóng phát càng nhiều, rồi tội càng tăng theo cấp số nhơn, ích lợi chi !
Lâu lâu tui mở CCleanner mần màn thanh lọc bọ, nhưng máy hết hơi rồi, thanh một chập vẫn bò y chang, ngày càng bò chậm hẳn lợi !
Chừng mô nó đứng yên thì ôm nó mang chôn luôn, năm ơi !

Xin hết.
:)


Người già đi thì cái máy cũng biết già chứ. Ngoại trừ máy làm bằng chất phóng xạ. :)
Khi nào không xài được nữa thì gọi cậu út là được. :z67:

ốc
04-25-2023, 05:00 AM
Thấy Google trưng hình này gọi là "Phi-e-rơ". Cũng hơi đẹp trai. Không biết là đệ nhứt hay đệ nhị và có liên quan gì tới vụ giáo hoàng không. Chắc là hình AI.

https://assetsnffrgf-a.akamaihd.net/assets/m/1102013269/univ/art/1102013269_univ_lsr_lg.jpg



Đạo Công giáo tuy xuất xứ từ Do thái nhưng lại phát triển ở Âu châu trước tiên cho nên từ tên gọi cho tới hình ảnh của chúa, mẹ, tông đồ và các nhân vật trong Kinh thánh đều đã được Âu hoá cho hợp nhãn người da trắng.

Thời chúa Dê xu thì người Do thái chưa có pha trộn gien của Âu châu, họ ngó giống người Ai cập hay người Ba tư, Babylon tóc đen da xạm. Dân đánh cá như Phi e rơ thì phải gai góc bặm trợn giang hồ, cỡ như mấy tượng a tu la trong chùa Tàu.

Triển
04-26-2023, 09:57 PM
Phi-e-rơ này giống ca sĩ hát bài Casablanca.


https://www.youtube.com/watch?v=aRFhj9eOjks

tà áo xanh
05-09-2023, 03:12 PM
Video dài 6 phút, giới thiệu Tu Viện Vạn Hạnh đang được xây dựng. Đây là một ngôi Chùa Việt Nam ở thành phố mình đang ở, gần trung tâm. Mảnh đất rộng lớn được Chính phủ Úc tặng ba mươi mấy năm trước, Thầy Thích Quảng Ba đầu tiên xây một ngôi chùa nhỏ, sau này mới khởi xây ngôi chùa lớn trên phần đất còn lại, phía trước. Ngôi chùa nhỏ vẫn còn, là nơi Phật tử lui tới lễ Phật, học Phật gần 40 năm qua, trong đó có Mẹ hiền của mình. O Mum miệt mài mấy mươi năm công quả để giúp Chùa phát triển. Giờ O đã tuổi cao, yếu nhiều và lui về nghỉ. O rất được đặc biệt quý mến ở Chùa. Thầy Quảng Ba tuy là một tì kheo địa phương nhưng Thầy được biết đến rộng rãi.




https://www.youtube.com/watch?v=zOedY5dsJ2k

chieclavotinh
06-11-2023, 02:23 AM
https://m.media-amazon.com/images/I/81e+ejKNneL._AC_UF1000,1000_QL80_.jpg

If I Can, You Can
Geri Larkin / Stumbling Toward Enlightenment

So, here’s how I got started. For years I was a card-carrying nothing. I was just too busy living my life to even consider whether there was a God or which particular Goddess started my family line. Four high school years in an Australian boarding school for young women run by Catholic nuns taught me that the Pope and I would never agree on enough to make me a Catholic, although I loved the rituals and the nuns. They were the only calm people I ever met until I hit my thirties. In fact, the years I lived in New York City while I was in college taught me that the world is so hyper that I wondered whether the nuns had been real or an illusion.

My mother taught me that wisdom doesn’t need to come from religion, and my father taught me that my life’s work was to work hard, get rich, and marry a good-looking man. Since he was the stronger influence, I worked myself to the bone, made enough money to own a big brick house and drive a Saab, and married several really good-looking men in succession. (Can you see how the Pope and I never had a chance?)

My Zen teacher, Samu Sunim, says that people have to be miserable to discover Buddhism since it isn’t advertised on any billboards and Buddhists don’t go door to door selling magazines and enlightenment.

When I stumbled through the gate of the Zen Buddhist Temple for the first time I did not consider myself to be particularly miserable. It wasn’t like I had cancer or I had lost a child to drugs. But I did have an eye twitch. And it wouldn’t go away.

At the time, I was a highly paid management consultant working for an international firm, averaging seventy-hour work weeks in times of noncrisis, of which there weren’t many. As a strategy to market the firm, I had developed a series of entrepreneurial training programs, which I also ended up teaching myself since all my colleagues were completely busy with their own client work—when they weren’t trying to actually spend some quality time at home attempting to remember their kids’ names. As you can imagine, the eye twitch was incredibly distracting, a real nuisance. So I went to the eye doctor for a bandage that I could use to hold the twitch in place during seminars. Her response was to tell me that there was no such bandage, and that since the twitch was from stress, I could either (a) get rid of the stress, or (b) spend the rest of my life on Valium. I of course ignored her and took my eye twitch home, determined to ignore it. Which I was able to do until my other eye started twitching. Now, the problem with a double case of eye twitches is that the eyes don’t twitch in sync, so focus becomes a memory. Of course, I needed to be able to drive my car and I also wanted to continue to see the people I was talking to. Call me old-fashioned.

I went back to the doctor. Again, she told me to get rid of the stress in my life. She even suggested that a meditation course might help. Having no idea what I was getting into, I picked up the phone book, looked up meditation courses, called the only number listed, signed up, and went. The twitch was gone in three weeks. And I discovered a whole new world, the world of Buddhism, a world I had no idea existed. The biggest shock of all was that it presented a world view that was consistent with all of my deepest beliefs. I learned that Buddhism embraces life’s suffering as real, without denying its pain and heartaches. I learned that happiness is possible if we take responsibility for our own spiritual work and how we live each moment. I learned that we have faith in our own sincere hearts. (I can tell you now that your heart is sincere or you would not be reading this book.) I was relieved to hear early on that real spiritual work is hard work because we are responsible for our own progress. That made sense. It rang true.

I learned that the core tool of Buddhism is meditation, with its focus on the breath. We are taught to follow our breath, in and out, in and out, watching it leave us, watching it enter us. In the watching we are calmed, and are made ready for serious spiritual work. And while there are other tools—chanting, volunteering, prostrations (bowing to the floor)—it is meditation that forms the path we stumble on and the walking stick we can grasp when the going gets unbelievably rough. Meditation is what sneaks spiritual progress into our days, finally offering the taste of bliss that is at the bottom of all of our yearning.

Looking back, it amazes me that it took ten years of living in the same neighborhood to walk through the gate of the Ann Arbor Zen Buddhist Temple. During that time I was operating as a Unitarian, and there was, and still is, a part of me which was deeply wary of anything foreign to the culture I knew. That was the part that the eye twitch forced me to give up—the wary part. The curious part of me carried me through the gate. The curious part said out loud, “How hard could this be?”

How hard could this be? Following the meditation course, it took me a year of attending Sunday services to really find out. And it took a plunge into a retreat to formally start my stumbling on a spiritual path. Before that, outside of the miraculous healing of my eye twitch, my interest was purely intellectual, purely self congratulatory. I had tripped over a philosophy about living which proved that I knew what I had been talking about for some thirty-plus years. Retreats took me to a new level. My first was an overnight one. I loved it the way a kid loves swimming in a pond on a hot, sweaty summer day. I loved the quiet. When was the last time you were someplace that was really quiet? No television, no radio, no talking. The uninterrupted meditation sittings, each a half-hour long. The gentle words of encouragement by Reverend Sukha Linda Murray. The food: completely healthy and surprisingly tasty to someone who had never even heard of half the dishes before. Miso soup, kimchee, steamed kale. The walking in the garden and in the meditation room. Even the manual work, which is a core component of the Buddhist spiritual path, was a wonderful exercise in learning how to do something just to do it. Since it was such a positive— almost sweet—experience, I decided to take a bigger bite and signed up for a five-day intensive retreat in Toronto, Canada. All this and living the life of a manic, harried, superficially happy management consultant. What a combination!

During the telling of the good-old-days stories that will always be a part of the Zen community in Ann Arbor, I had heard tales of all night sittings, of chopping endless cords of wood to stay warm, of running barefoot in the snow, and even eating soup made solely of water, salt, and bean sprouts. I can remember packing for the worst before that first long retreat. Extra socks and extra layers of clothes. Ear plugs. Chocolate bars to stash in case that water, salt, and bean sprout soup ended up in front of me. A book in case it all got too scary. Midol, Tiger Balm, an extra pair of contact lenses in case one dried out from staring at the floor all day. Two kinds of scentless deodorant. An emergency address of a friend of a friend who lived nearby. I even left instructions with one relative to drive to Toronto to retrieve me if I wasn’t back by ten o’clock on the day after the retreat ended. Though I never needed any of the items except the Midol for the headache I got from caffeine withdrawal, it was comforting to know that they shared my little sleeping space.

Samu Sunim’s retreats always begin in the evening with words of encouragement and several sittings of meditation. A ten-minute break between sittings allows people to get some water, stretch a bit, and visit the bathroom. After every two sittings there is a walking (and occasionally jogging) meditation which lasts from fifteen to twenty minutes. This overall pattern starts at five-thirty every morning, following wake up and stretches, and continues until ten each evening. Following the last sitting of the day, participants are encouraged to continue their practice on their own—and most do, some through the night.

Each day provides time for manual work such as cleaning, stuffing meditation cushions, chopping wood, doing fix-up work on the temple grounds, or preparing meals. And there is at least one rest period each day. People who have never napped in their lives usually become rabid nappers by the second day’s rest period. I was stunned when I discovered that I, a grown woman who had not napped since age two, could conk out in a room complete with outside traffic noise and radios blaring from the building next door, every time a rest period was offered.

Looking back over the years since I started participating in retreats, I find that they have become a collective memory lodged somewhere between my heart and brain. I do, however, have a strong sense of the waves of emotion I seemed to swim through each time I went. Excitement is always the overriding feeling at first. I am excited to be taking time off from whatever livelihood is mine and am eager for uninterrupted, concentrated spiritual time. Simultaneously, a nervousness plays hide-and-seek with me. Will I feel caged? Is this all some silly fantasy? Will I miss chocolate and/or sex so much that I can’t think about anything else, blowing the whole retreat on a long line of obsessions? Will I get enough sleep? Will someone snore? Will I?

Day one is always a parade of catnaps. I can begin a retreat fully rested and still manage to sleep through most of the first day. And I always notice that I’m not alone. Our lives are taking a huge toll on us and, to a person, we are exhausted. Invariably, I find myself sitting on a cushion trying not to close my eyes, counting off minutes before the end of a meditation period, trying to hold on to my concentration, wondering what the heck ever possessed me to do this spiritual stuff in the first place, wondering if the Unitarians would have me back, eventually dozing. Then at last, at around eleven at night, sleep. Real, dreamless sleep.

Phase two of a retreat usually starts in the middle of the second day. I call it my whining-mind phase, and I have been known to whine about every single thing that I can remember happening in my life that I have been unhappy about. Work. Kids. Husbands. Siblings. Crime. Violence. About my knees hurting and overpopulation. About my teacher. (Why couldn’t he look just a little more like Richard Gere?) Whining about having to sit on the cushion and being furious that nobody ever warned me that this spiritual path stuff would be this hard. Wondering if I can take a lighter look at Catholicism. The whining can last a whole day, sometimes two if I happen to be stuck in a difficult relationship or work environment.

Here is the miracle of retreats for me, and the reason why I have remained on this path come hell or high water. Because eventually the whining always stops. I never know when it will stop. I just know that it does. Nor do I exactly understand why it does. I’ve somehow managed to realize that simply allowing the whining to just parade on through gives it the freedom to wind down ... and then stop. Then there is just me and my spiritual practice. And then, after awhile, there is just the practice. Clear, clear practice. Just breathing. Just sitting. Just being. Everything is practice. And my heart explodes with love and gratitude and the deepest wish that every single person on the planet could taste this delicious taste, knowing that happiness is possible, real happiness. And if I can do it, you can too.

When people ask me where to start on this road to happiness I always hesitate, because there are many different legitimate spiritual paths to enlightenment. Perhaps as many ways as there are people. I happen to think Zen Buddhism is terrific because it is a straightforward and efficient form of spiritual practice. At its core is meditation. Meditation is our shovel, our walking stick, and our mother. Meditation is the main tool that we eventually use, with every breath we take. It can take a variety of forms. It can center around paying attention to each moment of our day. This is usually called mindfulness meditation. Then there is sitting meditation where one follows one’s breath, often concentrating on a sound, or a question that just doesn’t seem to make sense such as, “What was your face before your mother was born?” This is perhaps the best known form of Buddhist meditation practice.

My teacher Samu Sunim instructs us that the very act of meditation is self-help because it is an expression of detachment and non-possession. When we sit in silence we come to accept ourselves just the way we are, and to be content with what we have:

Truth, salvation, and enlightenment are not separate from oneself. You are the very source of what is true and wise. Buddhists say that all beings are Buddhas. That means that nothing originally is wrong with any of us. You have to trust yourself. You have to believe in yourself as a living embodiment of love and wisdom.

The brilliance of meditation is that it is always available to each of us, wherever we are. With it you can always help yourself, no matter what happens to you and no matter how poorly you might feel about how you are living your life. No authority or power can override your own spiritual experience, your own spiritual awakening. And nothing can prevent you from helping yourself, unless you let yourself down. Over time you will realize that suffering really is optional. Once I had a sense of these truths I knew I was on my way. I knew I had a path to follow, and even if I stumbled a thousand times along the way this was the path for me, because I was the one driving it and not someone else. And I could test its validity through my own experience. Because, when I finally learned to let go of having to totally control everything around me and let my life unfold, I was stunned by the results. How could I have ever thought I could outsmart the universe? That eye twitch gave me what I needed to look around and do something about how I was living, what I was thinking, and ultimately what I believed. It led me back to trust and hope and belief.

Okay, I am getting maudlin here and perhaps somewhat biased by my own experience. In the interest of a more even-handed fairness to all you emerging stumblers, I decided to take an unscientific survey of people drinking tea at the end of one of our Sunday services in Michigan to give you a feel for their experiences. A few are Buddhists. Most aren’t. The question I asked was: How has meditation affected your life?

I have recorded their responses verbatim.

1. “I don’t give people the finger as much when they cut me off on the highway.”
2. “Me too.”
3. “I don’t tailgate as much.”
4. “Me too.” (Yes, this is the same person as number 2.)
5. “I’ve stopped trying to do so many things at the same time. I used to drive myself nuts….”
6. “I don’t yell at my kids as much.”
7. “I sexually fantasize all the time now.” (Draw your own conclusions. The man wears short shorts to church.)
8. “I’ve forgiven my father.”
9. “I’ve forgiven my mother.”
10. “I haven’t forgiven my father, but I think I understand why he’s like he is.”
11. “It hasn’t. This is my first time here.”
12. “It hasn’t. I keep falling asleep when I come here.”
13. “I feel calmer.”
14. “Me too.” (Number 2 again.)
15. “Yeah, I feel calmer.”
16. “What’s this survey for anyway?”

Stumblers all. Welcome to our parade.

Triển
06-11-2023, 03:35 AM
don’t go door to door selling magazines and enlightenment.

...

An emergency address of a friend of a friend who lived nearby. I even left instructions with one relative to drive to Toronto to retrieve me if I wasn’t back by ten o’clock on the day after the retreat ended.

...

About my teacher. (Why couldn’t he look just a little more like Richard Gere?)

....


7. “I sexually fantasize all the time now.” (Draw your own conclusions. The man wears short shorts to church.)





Bà này giễu có duyên. Đặc biệt câu "don’t go door to door selling magazines and enlightenment". :z14:

Cái đoạn hối hận tại sao mình phải dày vò mình y hệt một người bạn đồng nghiệp đi cua "fasting" về kể. 3 ngày đầu cô ấy muốn điên, sao tự nhiên hành hạ mình làm chi, phải trả tiền cho vụ hành xác nữa chứ. Sau 3 tuần thì ốm nhách nhưng vô cùng khỏe mạnh, tinh thần và thể xác tráng kiện như gái 18. Rồi đi quảng cáo cái cua đó tùm lum. :)

Triển
07-20-2023, 10:07 AM
Giáo Hội PGVN Thống Nhất tiếp tục hoằng pháp

https://gdb.voanews.com/01000000-0a00-0242-148d-08db8884b6b7_w1023_r1_s.jpg
Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. (Hình: Văn Công Tuấn)


Nhưng đằng sau bản tin ngắn gọn trên là một sự kiện rất đáng chú ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập năm 1964 ở Sài Gòn, vẫn đang tiếp tục hoạt động khắp thế giới, kể cả ở trong nước...

Tin tức từ nước Đức cho biết Hòa Thượng Thích Như Điển, phương trượng chùa Viên Giác tại Hannover, đã trao tặng 24 tập Thanh Văn Tạng cho Học viện Á Phi thuộc Đại học Hamburg. Báo chí tiếng Việt ở các nước khác coi đây chỉ là một “tin địa phương,” truyền thông chính thức ở trong nước không loan tin.

Nhưng đằng sau bản tin ngắn gọn trên là một sự kiện rất đáng chú ý: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thành lập năm 1964 ở Sài Gòn, vẫn đang tiếp tục hoạt động khắp thế giới, kể cả ở trong nước – mặc dù sau năm 1975 đã bị đảng Cộng sản cấm đoán, các tăng, ni bị bắt giam và đầy ải, nhiều người phải sống lưu vong ở nước ngoài!

https://gdb.voanews.com/01000000-c0a8-0242-7405-08db888438cd_w650_r0_s.jpg
Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Lâm Thời do chính Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, từng ở chùa Già Lam, Sài Gòn, chủ trì và lãnh đạo. Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ở San Diego, California, là hội Trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam (Việt Nam Tripitaka Foundation); Hòa Thượng Thích Như Điển ở Hannover, nước Đức, là Chánh Thư Ký của Hội Đồng. (Hình: Văn Công Tuấn)

Ấn loát và truyền bá 29 cuốn Thanh Văn Tạng trong Đại Tạng Kinh là tiếp tục một công trình bắt đầu từ năm 1973, khi Giáo Hội Thống Nhất thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng. Một nửa thế kỷ sau, công việc in ấn và phân phối kinh điển tiếp tục, với nỗ lực cộng tác của tăng ni và Phật tử ở nhiều quốc gia, từ Việt Nam qua Âu châu và nước Mỹ.

Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Kinh Điển Lâm Thời do chính Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, từng ở chùa Già Lam, Sài Gòn, chủ trì và lãnh đạo. Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu ở San Diego, California, là hội Trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam (Việt Nam Tripitaka Foundation); Hòa Thượng Thích Như Điển ở Hannover, nước Đức, là Chánh Thư Ký của Hội Đồng.

Đây là một công trình lịch sử, kể từ khi Phật Giáo được truyền vào nước ta, với những Phật tử như An Tiêm, Chử Đồng Tử còn được nhắc tên qua các truyền thuyết đời Hùng Vương. Sau khi bị quân ta đánh ba lần, vua nhà Nguyên đã gửi tặng một bản Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán khi Trần Nhân Tông vẫn xin giảng hòa và “xưng thần.” Bản kinh này chắc không đầy đủ như ấn bản do Thiên hoàng Đại Chánh (Taisho) cho thực hiện trong những năm 1924 đến 1934. Đầu thế kỷ 20 người Việt Nam không còn sử dụng chữ Hán, các kinh được dịch ra chữ quốc ngữ, như các bản dịch của Hòa Thượng Thích Trí Tịnh từ chữ Hán, và của Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ chữ Pali, được phổ biến rộng rãi. Hiện nay, các công trình phiên dịch trong một thế kỷ qua được góp lại và tăng bổ thêm, bắt đầu với bộ Thanh Văn Tạng bằng tiếng Việt.

Bộ Thanh Văn Tạng gồm 29 tập mới ấn hành đòi hỏi việc nghiên cứu và chú giải công phu. Vì Tam Tạng kinh điển đạo Phật đã được phiên dịch nhiều lần, qua nhiều ngôn ngữ, truyền tụng và tu tập trong gần 25 thế kỷ. Tam Tạng nghĩa là Ba Kho báu, ba bộ phận chính gồm Kinh, Luật và Luận. Một trăm ngày sau khi Phật lìa đời, 500 đệ tử trình độ giác ngộ cao nhất đã tập họp, nhắc lại các lời Phật đã nói (Kinh), các quy tắc hành sử (Luật). Người nhớ kinh nhiều nhất là Thầy Ananda (A Nan). Người thuộc các giới luật nhất là Thầy Upali (Ưu Bà Li), ông nhớ rõ cả những sự kiện xảy ra đưa tới việc thảo luận và quyết định các quy tắc sống chung.

Kinh ghi lại những lời do chính Đức Phật nói, tùy theo căn cơ, nhu cầu, trình độ của thính chúng trong mỗi lần tập hợp. Những người theo học Phật gọi là các hành giả, những người đến nghe để thực tập. Mỗi lần, Đức Thích Ca thường nói trọn vẹn về một đề tài; chú trọng đến việc tu tập, hành trì hơn là lý thuyết, dù đề cập tới những tuệ giác sâu xa.

Luật gồm những quy tắc hành trì, được đặt ra do kinh nghiệm trong cuộc sống tăng đoàn đầu tiên xuất gia theo Đức Phật. Mỗi lần có ai bị nghi ngờ là hành động không thích đáng, tăng đoàn lại thảo luận, đặt ra các quy tắc mới, những quy tắc đó là giới luật bảo vệ “uy nghi.” Phần thứ ba, Luận, gồm những bản tóm tắt, xếp đặt theo đề mục và giải thích những lời Phật dạy, do công trình các đệ tử của Phật và các luận sư trong nhiều đời sau.

Hiện nay các kho kinh tạng Phật Giáo thế giới được gìn giữ trong ba ngôn ngữ chính. Tạng chữ Pali của Phật Giáo Nam Truyền, còn gọi là Theravada hay Nguyên Thủy. Các nước Bắc Tông, cũng gọi là Đại Thừa, dùng bản dịch chữ Hán. Phật Giáo Tây Tạng và Mông Cổ có bản dịch chữ Kanjur hoặc Tenjur. Phần lớn các bản chữ Pali, đã được dịch sang tiếng Anh. Các bản chữ Hán trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh gồm 55 bộ, mỗi bộ hàng ngàn trang chữ Hán. Các truyền bản chữ Tây Tạng gồm hơn 300 bộ. Hầu hết các kinh bản trong ba kho ngôn ngữ đều giống nhau trong ý nghĩa chính.

Về nội dung, các kinh điển có thể phân chia thành ba kho tàng chính, tùy theo mục tiêu: Thanh Văn Tạng, Bồ Tát Tạng và Mật Tạng. Trong việc hành trì, Phật Giáo Nam Truyền ở Sri Lanka, Thái Lan, Miến Điện, Lào Campuchia, Việt Nam, chú trọng đến mục tiêu giác ngộ của hàng Thanh Văn, cao nhất là A La Hán. Phật Giáo Bắc Truyền ở Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản. Đài Loan, Hàn Quốc đề cao con đường tu tập của các vị Bồ Tát. Mật Tạng được thực tập nhiều nhất, dù không phải duy nhất, trong Phật Giáo Tây Tạng.

Ba bộ phái Phật Giáo thật ra không phân cách, không đối nghịch với nhau, như trong các tôn giáo khác. Ngay từ hai ngàn năm trước, trong các tự viện theo phái Theravada vẫn có những vị tu học các hạnh nguyện của Bồ Tát. Các vị sư người Trung Hoa như Huyền Trang (thế kỷ thứ 7), Nghĩa Tịnh (thế kỷ thứ 8), đều kể lại sự kiện này ở khắp nơi đã đi qua, trong lục địa Ấn Độ hay Afghanistan và Pakistan bây giờ. Dù có nhiều tông phái Phật Giáo, nhưng dù ở phương Nam hay phương Bắc, tất cả đều thọ trì các giới luật giống nhau. Cả ba dòng Phật Giáo trên đều đang phát triển tại các nước Âu châu, Mỹ châu. Hiện nay 53 phần trăm những người theo Phật giáo ở các nước Bắc Tông, 36% thuộc phái Theravada và 6% theo học Kim Cang Thừa, Tây Tạng.

Bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam mới ấn hành trong giai đoạn đầu phiên dịch Phần I là Thanh Văn Tạng, gồm 29 tập; trong đó có 16 tập thuộc Kinh tạng A-hàm, 6 tập thuộc Luật tạng, 5 tập Luận tạng, và hai kinh khác. Các học giả thực hiện Đại Tạng Kinh Việt Nam đã sử dụng bản chữ Hán làm gốc, đối chiếu với các bản chữ Phạn, chữ Pali và Tây Tạng để hiệu đính cho chính xác. Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ soạn thêm năm Tổng mục, tóm tắt nội dung, liệt kê mục lục và thư mục đối chiếu, so sánh các từ vựng Phạn-Hán, Pali-Việt-Hán.

Ngày 21 Tháng 5 năm 2023 Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, San Diego, hội trưởng Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã ra Thông Báo cho biết 1,000 bộ Thanh Văn Tạng đã được chuyển từ kho nhà in ở Thái Lan tới các địa điểm tại Hoa Kỳ 330 bộ, Âu châu 320 bộ, Úc châu 200 bộ, Canada 100 bộ. Ước tính chi phí ấn hành và vận chuyển một bộ 29 tập khởi đầu là $250 USD.

Ngày 3 tháng 6, Phương trượng Chùa Viên Giác, Hannover, Hòa Thượng Thích Như Điển, cùng khoảng 50 vị tăng ni và 400 Phật tử đã cung thỉnh Thanh Văn Tạng chuyển về đến chùa. Ngày 11 tháng Sáu, cùng một số tăng ni và cư sĩ đã họp mặt tại Viện Phật Học Ứng Dụng Châu Âu (EIAB) cùng vị Viện trưởng Chân Pháp Ấn đón nhận bộ Thanh Văn Tạng do Hòa Thượng Thích Như Điển gửi tặng. Ngày hôm sau, 10 bộ Thanh Văn Tạng được đưa tới Chùa Việt Nam ở Kanagawa, Nhật Bản; sau đó sẽ lần lượt cúng dường các chùa của người Việt và các trường Đại Học có chuyên khoa Phật học tại Nhật Bản. Các chùa ở Đài Loan cũng nhận được quà tặng Thanh Văn Tạng mới ấn hành để các Phật tử người Việt thêm cơ hội học hỏi.

Bản tin Hoằng Pháp ngày 12 tháng Bảy, 2023 cho biết bản Thanh Văn Tạng đã được chuyển tới Sri Lanka (Tích Lan), trao cho Thượng toạ M. Dhammajothi, Giáo Sư Tiến Sĩ, Viện trưởng Viện Cao học Phật học và Pali của trường Đại học Kelaniya (PGIPBS); sau đến lượt các học viện tương tự thuộc Đại học Peradeniya và Đại Học Phật Giáo và Pali (BPU).

Một tin tức đặc biệt nhất, theo bản tin Hoằng Pháp của Hội đồng Hoằng Pháp, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ngày 15 Tháng 5, các Đại đức Thích Chúc Hiếu và Thích Tâm Luân đã cung thỉnh Thanh Văn Tạng tại Văn phòng Hội Đồng Phiên Dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam, tại chùa Phật Ân, Long Thành, Đồng Nai. Ngoài ra, có người ở trong nước đã “in lậu” bộ Thanh Văn Tạng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất mà không xin phép! Theo thông báo ngày 21 Tháng 5 năm 2023 của Hòa Thượng Thích Nguyên Siêu, ấn bản lậu này chỉ có 28 cuốn, thay vì đủ 29 cuốn. Trên trang bìa trước và trang lót, người in trái phép đã xóa bỏ những hàng chữ “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất” và “Hội Đồng Hoằng Pháp.”

Trong buổi ra mắt bộ Thanh Văn Tạng mới ấn hành ở Quận Cam, miền Nam California, một Phật tử đã xin đóng góp cho các chi phí cho các công trình in ấn tiếp tục trong tương lai. Trong kế hoạch tương lai sẽ còn có khoảng 220 tập được phiên dịch trong vòng 10 năm tới, do Hội Việt Nam Tripitaka Foundation, California thực hiện.

Những tin tức trên đây, với đầy đủ hình ảnh kèm theo, cho thấy Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn hoạt động, ở khắp thế giới cũng như ở trong nước. Đối với người Việt Nam theo đạo Phật, đây là điều rất đáng phấn khởi.

Ngô Nhân Dụng

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/giao-hoi-pgvn-thong-nhat-tiep-tuc-hoang-phap/7187631.html

chieclavotinh
08-06-2023, 02:01 AM
My Zen teacher, Samu Sunim, says that people have to be miserable to discover Buddhism


Phiền Não Tức Bồ Đề

https://www.youtube.com/watch?v=W3I1rxihOpw

Triển
08-06-2023, 07:30 AM
Phiền Não Tức Bồ Đề

https://www.youtube.com/watch?v=W3I1rxihOpw



Không có phiền não và cũng không có bồ đề.

(theo Trung quán luận)

Triển
08-19-2023, 09:17 PM
ĂN CHAY và TRỨNG GÀ


Nhân nghe bài pháp của cố pháp sư Tịnh Không rồi không biết lúc nào lại lan man đến trang www.niemphat.vn. Có lẽ do pháp sư Tịnh Không tu theo phái Tịnh Độ, nghĩa là phái tu nhất niệm, chỉ có niệm Phật cầu giác ngộ.

Trên trang này lại thấy có đoạn này, đọc thấy tức cười. Đoạn văn trả lời về chuyện "Ăn chay và ăn trứng" như sau:


Hòa Thượng Tuyên Hóa là một bậc cao tăng thời cận đại (1918 – 1995) cũng đã có lời dạy: “Bạn cho rằng ăn chay thì ăn trứng cũng được? Cũng được! Chờ tới khi bạn đầu thai làm gà rồi khi đó bạn sẽ hiểu (phận làm gà) chính do ăn trứng gà mà ra”. Xin được trích đoạn câu trả lời của Hòa thượng Tuyên Hóa dạy, khi có đệ tử hỏi về việc này như sau:

Hỏi: Là đệ tử Phật thì có thể ăn trứng không?

Đáp: Nếu quý vị thèm muốn ăn những thứ dinh dưỡng đó, thì cần gì phải hỏi tôi?

Hỏi: Tại sao người ăn chay không được ăn trứng?

Đáp: Không có gà trống, gà mái cũng có thể ấp trứng nở ra gà con như thường. Ngày xưa người ta không hiểu điều này nên họ nói là, nếu trứng không có trống thì không thể nở ra gà con. Nhưng lối nói này cũng không có gì làm chứng cớ. Tại sao người ăn trứng lại lý luận như thế? Tức là vì họ muốn ăn trứng đó mà. Bất luận trứng có trống hay không có trống, nó đều có thể sanh ra gà con, chớ không phải không thể sanh đâu. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói “Noãn duy tưởng sanh,” tức trứng do tưởng mà sanh ra.

Phụ nữ cũng vậy, con gà mái cũng vậy, trứng mà không thụ tinh không thể nào thành mầm mống con gà con được. Cho nên câu "Nhưng lối này cũng không có gì làm chứng cớ" là sai. Thời nay mà trên những trang phổ biến Phật học mà đăng tải luận cứ như vậy là không thể chấp nhận.

Tuy nhiên hòa thượng Tuyên Hóa nói một câu có lý lẽ là "Nếu quý vị thèm muốn ăn những thứ dinh dưỡng đó, thì cần gì phải hỏi tôi?"

Bây giờ chúng ta thử nghe pháp sư Tịnh Không nói thế nào về việc này:



https://www.youtube.com/watch?v=MNJrjSRy0Ck



Trích đoạn tiểu sử cố pháp sư Tịnh Không:



Chin Kung AM (淨空; pinyin: Jìngkōng; 13 March 1927 – 26 July 2022)[1] was a Chinese Buddhist monk and scholar from the Mahayana tradition. He was the founder of the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation, an organization based on the teachings of Pure Land Buddhism. He was known for his teaching of Pure Land Buddhism and work in promoting inter-faith harmony in Australia and the Asia-Pacific region.

He was born in Lujiang County, Anhui, China as Hsu Yeh-hong (徐業鴻, Xú Yèhóng),[2] and received some classical Confucian education from a tutor in his hometown. At the age of ten, he moved with his family to Fujian where his father was posted as a chief secretary for the country government. When the Second Sino-Japanese War erupted, Hsu's father joined the National Revolutionary Army.[3] Due to the disruptions of war, which he described as 'unsettling and traumatic', he had to hike with other schoolchildren further inland to Guizhou province in the southwest to avoid battlefront areas.[3] He studied at the National Third Kuichou High School during the Second World War, and then at Nanking First Municipal High School following the war.[4] His formal secular education ended in 1947, when his father died, depriving the family of their only breadwinner.[3]

In 1949, after the communist victory in the Chinese Civil War,[3] he moved to Taiwan and spent thirteen years as a clerk at the Shihchien Institute, a training institution for military officers,[3] studying Buddhism and Philosophy in his spare time under the guidance of Professor Fang Tung-mei (方東美), Changkya Khutukhtu (章嘉呼圖克圖 a master in Mongolian Buddhism), and lay teacher Lee Ping-nan (李炳南). He entered the monastic life in 1959, and was ordained at Lintzi Temple at Yuanshan in Taipei, Taiwan. It was then that he received the dharma name of Chin Kung, meaning "pure emptiness".[4] He started studying under Lee Ping-nan in Taizhong in 1958 and trained under him for ten years.[5] At the time, there was an oversupply of monks in Taipei, due to an influx of refugees from mainland China, and there was not enough positions in temples for them. Furthermore, associates of Lee were viewed unfavourably by the establishment, as lay dharma teacher Lee was frowned upon for intruding into what was seen as the domain of ordained monks.[5]

/* nguồn: https://en.wikipedia.org/wiki/Chin_Kung

chieclavotinh
09-17-2023, 03:44 AM
“Paṭācārā, đừng phiền muộn. Ngươi đã đến với người có thể là nơi ẩn trú, nơi che chở, nơi nương tựa cho ngươi. Những điều ngươi kể đều đúng cả. Cho đến ngày nay, qua biết bao nhiêu vòng luân hồi, ngươi đã khóc vì mất con, mất người thân, nước mắt rơi nhiều hơn nước bốn biển.”

Gần Xa

Gần, xa nói về không gian. Dùng cho thời gian cũng được.

Lấy không gian chia cho thời gian, mình được cái gì?

Thời nhỏ ai cũng học đường dài = vận tốc * thời gian. Quảng đường càng ngắn thì thời gian đi càng ngắn. Và ngược lại. Quá đúng.

Every rule has exception. Sau này mình mới biết không phải luôn luôn như vậy.

Ngày nay, con người có thể thám hiểm vạn, vạn dặm xa. Từ lặn xuống hố sâu nhất ở Thái Bình Dương đến chinh phục ngọn núi cao nhất trên Hy Mã Lạp Sơn. Từ tìm ra hạt quark vô cùng nhỏ tới bay lên mặt trăng, gửi phi thuyền thám hiểm ra ngoài thái dương hệ, nhìn ra các dãi Ngân Hà vô cùng lớn xa triệu tỉ năm ánh sáng.

Chỉ một điều: không mấy ai chịu quay vào trong để tìm hiểu, thám hiểm cái cách mình có vài ly. “He who knows others is smart. He who knows himself is enlightened.” Tất cả đều đi ra, ra ngoài, tìm tòi bên ngoài. Bỏ cái bên trong, bỏ quên công trình huyền diệu nhất của tạo hóa: Thám hiểm cái rất gần (về không gian) mà lại rất xa (về thời gian).

Nói gần cũng đúng mà xa cũng được. Gần vì ngay trước (sau?) mắt mình. Không cần, không phải đi đâu hết. Không phải trèo đèo lội suối. Không cần nhiều tiền, dụng cụ tinh vi, tối tân, máy móc điện tử, tầu ngầm, tầu không gian… gì cả. Cũng không cần thông minh, thần đồng, bằng cấp (Lục tổ Huệ Năng không biết chữ). Mình chỉ quay vào trong nhìn lại chính mình (seeing the-self). Thế thôi.

Xa vì lâu lắm rồi, đã qua lủy, lủy kiếp luân hồi mà mình vẫn không tìm thấy mình, không thoát ra khỏi được cái khổ của sinh tử. Quành đi quành lại trong vô lượng kiếp, vô lượng nước mắt.

Con đường đã có. Đã có người đi. Và đến. Chỉ mình không chịu đi thôi. Lại bảo xa. Khi khổ đến, lại khóc.

Người trí thấy khổ khi khổ còn chưa đến (Thái tử Siddhartha bỏ cung điện đi khi ngài còn trong nhung lụa). Kẻ mê thấy hiện tại vui sướng là vui rồi, chẳng cần nghĩ xa. Ngày không thể nắng hoài. Mùa không thể xuân hoài. Cái giường đắt nhất thế gian là giường bệnh. Khi nước đến chân rồi làm sao nhảy kịp?

Xa hay gần do tâm, không do vật. Nhớ câu “đường đi khó, không khó…” không?

“Mạc đạo Tây phương cận
Tây phương thập vạn trình
Di Đà thùy tiếp dẫn
Vô tử diệc vô sanh

Mạc đạo Tây phương viễn
Tây phương tại mục tiền
Thủy lưu quy đại hải
Nguyệt lạc bất ly thiên”


(st)

chieclavotinh
11-12-2023, 01:25 AM
Cách Xưng Hô trong Phật Giáo Việt Nam
Thích Chân Tuệ

Trong khóa nghiên tu an cư mùa hạ năm 2005, tại Tổ đình Từ Quang Montréal, Canada, các thắc mắc sau đây được nêu lên trong phần tham luận:

1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2) Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3) Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4) Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?

Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:

1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”. Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.

2) Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh. Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà thôi. Người chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo, chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.

3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp). Trong nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá trình tu tập trong đạo không liên tục.

Bây giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ. Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ), hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).

Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia. Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có. Tuy nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311 giới.

Giới cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới (tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc tông, nam tông không có giới này. Ở đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.

Trong lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc) có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:

1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.

Còn đối với bên nữ (ni bộ):

4) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
5) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
6) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).

Đó là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền, và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo, trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.

Như trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức, thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy. Tuy vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng: Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng, chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không phải là sai.

Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).

Đến đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.

1) Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu) và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách). Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư, Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư chị, Sư em. Ngoài đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong đạo Phật.

2) Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy. Có những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy. Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.

3) Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn, bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia là Phật tử mà thôi. Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.

4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).

5) Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý. Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp, hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.

6) Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác. Việc truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.

7) Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp (pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy pháp, thầy cúng.

8) Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.

9) Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài, mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được gọi là Ðại Ðức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán vị giới sư là Đại Đức.

10) Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật. Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi tiết hơn.

Tóm lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên, không có nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái, hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.

Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị tại gia phát tâm tu tập, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.

Cách xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.

Trong đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh: giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.

Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.

Triển
11-12-2023, 03:19 AM
Tui rất ít đi chùa, vì chùa ở xa nhà quá, nhưng khi có dịp và gặp các vị tu sĩ, tôi xưng là tôi, gọi họ là thầy, thứ nhất là lâu lâu mới đi, đôi khi gặp các tu sĩ trẻ măng, đoán rằng từ Việt Nam sang tu học, không biết họ là sa di hay tì kheo v.v.v.v, kế đến, tất cả các vị tu sĩ đứng về phía tâm linh chắc chắn đều đáng bậc thầy. Nên tôi gọi thầy cho tiện.

Các vị tu sĩ trẻ cũng có nhiều người rất dễ thương, họ còn gọi tui bằng bác Minh Phước và xưng là con ngon ơ. Vui vẻ, hòa đồng. Tui thật ngưỡng mộ.

Triển
11-24-2023, 06:19 AM
Sau cùng tinh hoa của Phật giáo Việt Nam cũng không còn nữa.



Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị trưởng lão uyên bác, viên tịch ở tuổi 81

https://gdb.voanews.com/06400000-0aff-0242-3e1e-08da8cea584f_cx0_cy19_cw0_w1023_r1_s.jpg
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch sau hơn một năm trở thành lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất

Đại lão Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị trưởng lão nổi tiếng uyên bác, thông tuệ của Phật giáo Việt Nam đồng thời được xem là lãnh đạo tối cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, vừa viên tịch sau một thời gian lâm bệnh nặng.

Báo Giác Ngộ, tờ báo của Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã viên tịch vào lúc 16 giờ chiều ngày 24/11 năm 2023 tại chùa Phật Ấn, tỉnh Đồng Nai, nơi ông về cư ngụ trong những năm cuối đời.

Hòa thượng đã ngã bệnh kể từ đầu tháng 9 và đã được đưa vào Bệnh viện Quốc tế Mỹ ở Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh để điều trị.

Hồi tháng 9 năm ngoái, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đã công bố di chúc của Đức Đệ Ngũ Tăng thống – Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ - về việc tái lập Hội đồng Giáo phẩm Trung ương. Sau khi tái lập, cơ quan này đã suy cử ông làm Chánh Thư ký kiêm Xử lý Thường vụ Viện Tăng thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất – tổ chức không được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.

Kể từ đó, ông đã lãnh đạo và điều hành mọi công việc của Giáo hội, trong đó chủ yếu là chọn lọc và bổ sung thêm thành viên cho Hội đồng Phiên dịch Đại Tạng Kinh để tiếp tục công việc dịch kinh điển Đại thừa. Dưới sự lãnh đạo của ông, Hội đồng đã dịch và in xong 29 tập của bộ Thanh Văn Kinh, một phần của Đại Tạng Kinh, và đã cho công bố hồi đầu năm nay.

Sinh năm 1943 tại Paksé, Lào, có nguyên quán tại tỉnh Quảng Bình, Hòa thượng Tuệ Sỹ có con đường tu học trải từ Sài Gòn đến Huế và Nha Trang. Ông thọ giáo với những vị trưởng lão hàng đầu của Phật giáo Việt Nam như Thích Thiện Siêu và Thích Trí Thủ.

Ông được biết đến là một trong những vị cao tăng thông tuệ nhất của Phật giáo Việt Nam với những công trình nghiên cứu, khảo luận về Thiền học và Phật học. Cả cuộc đời ông chủ yếu tập trung vào các sự nghiệp nghiên cứu, giảng dạy và dịch kinh điển Phật giáo ra tiếng Việt.

Hòa thượng tốt nghiệp Viện Cao đẳng Phật học Sài Gòn và sau đó là Viện Đại học Vạn Hạnh khi mới 22 tuổi, và được Hòa thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh, đặc cách bổ nhiệm làm giáo sư khi mới 27 tuổi – giáo sư trẻ nhất vào lúc đó – và làm tổng thư ký tạp chí Tư Tưởng của Viện.

Bên cạnh là nhà nghiên cứu, nhà giáo, dịch giả, Hòa thượng Tuệ Sỹ còn là nhà thơ, nhà văn có nhiều tác phẩm đã xuất bản, trong đó nổi bật như ‘Triết học về tánh Không’, ‘Đại cương về thiền quán’, ‘Tổng quan về nghiệp’, ‘Thiền định Phật giáo’, ‘Huyền thoại Duy-ma-cật’, ‘Du-già Bồ-tát giới’, ‘Tô Đông Pha, Những phương trời viễn mộng’ và những tập thơ như ‘Giấc mơ Trường Sơn’, ‘Thiên lý độc hành’, ‘Hoàng cầm tình khúc’…

Các bộ kinh mà Hòa thượng đã dịch và được phổ biến rộng rãi đến các Phật tử trong đó chủ yếu tạng kinh A-hàm bao gồm các bộ Trường A-hàm, Trung A-hàm và Tạp A-hàm. Ông thông thạo tiếng Phạn, tiếng Tạng, tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức…

Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ từng bị chính quyền cộng sản bắt vào năm 1984 tại chùa Quảng Hương Già Lam ở Gò Vấp và bị kết án tử hình 4 năm sau đó về tội ‘Hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân’ cùng với Hòa thượng Thích Trí Siêu. Nhưng đến năm 1998, nhờ áp lực quốc tế, ông được thả.

Ông từng bất đồng với tôn sư của ông là Hòa thượng Thích Trí Thủ - người dẫn đầu công cuộc vận động thống nhất Phật giáo vào năm 1981và sau này trở thành Chủ tịch Hội đồng Trị sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Nhà nước thành lập.

Hòa thượng Thích Minh Tâm, viện chủ chùa Phật Ấn và là người gần gũi săn sóc Hòa thượng Tuệ Sỹ lúc cuối đời, từng kể với VOA rằng ông ‘luôn trăn trở về sinh hoạt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất vẫn còn nội ma ngoại chướng nhiều’.

/* nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/hoa-thuong-thich-tue-sy-vi-truong-lao-uyen-bac-vien-tich-o-tuoi-81/7368609.html

dulan
11-24-2023, 03:50 PM
Sau cùng tinh hoa của Phật giáo Việt Nam cũng không còn nữa.



Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị trưởng lão uyên bác, viên tịch ở tuổi 81

https://gdb.voanews.com/06400000-0aff-0242-3e1e-08da8cea584f_cx0_cy19_cw0_w1023_r1_s.jpg
Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ viên tịch sau hơn một năm trở thành lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất







...



KÍNH TIỄN HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ!

https://i.postimg.cc/jqQQnbYn/IMG-20231125-013602.jpg (https://postimages.org/)




...

Triển
01-01-2024, 01:07 AM
Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/12/Screenshot-2023-12-29-100317.jpg
Thích Trúc Thái Minh


Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.

Trong lời quảng bá về sự kiện này, ngày 23 Tháng Mười Hai, ông Thích Trúc Thái Minh viết trên Facebook cá nhân, nói là đã thỉnh được một sợi tóc của Đức Phật Thích Ca từ quyền sở hữu của chùa Parami và Bảo tàng Xá Lợi Phật Quốc tế Parami, thành phố Yangon, Myanmar do Thượng tọa Sayadaw U Wepulla làm trụ trì.

Ngày hội thúc giục đến xem “xá lợi tóc”, về mặt tạo thương hiệu, đúng là đã thành công mỹ mãn khi khiến hàng ngàn người ở miền Bắc tụ về, làm chật cả những con đường đi đến chùa Ba Vàng. Họ xếp hàng rồng rắn đi từng bước để được nhìn thấy một sợi tóc lơ lửng di chuyển. Thật như một phép lạ khi sợi tóc của Đức Phật lại uyển chuyển lay động. Trong các bức ảnh và video của phát trên các trang mạng, gương mặt nhiều cụ già vừa sợ hãi vừa sùng kính, tròn miệng nhìn sợi tóc đó.

Chỉ một ngày sau sự kiện chấn động ở chùa Ba Vàng – một ngày trước lễ Giáng sinh – thu hút không chỉ dân trong vùng, mà gần như toàn bộ người dân miền Bắc mộ tín, tin tức và hình ảnh đã lan nhanh tới miền Nam, đồng thời xuất hiện cùng những lời tố giác của không ít người, về sợi tóc huyền bí lơ lửng như vậy. Rất nhiều dẫn chứng cho thấy, vật thể đó, được gọi tên là “xá lợi”, được bán dẫy đầy trên shopee – một hệ thống mua bán trực tuyến rất quen thuộc trong nước, giá dao động từ 500 đến 900 ngàn đồng.

Nhiều người cũng chỉ ra, đây không là tóc, mà là một loại cỏ, tên thường gọi là pili (tên khoa học là heteropogon contortus). Ở một số làng quê Việt Nam, cỏ này hay gọi là cỏ Đồng Hồ. Rất lạ, cỏ này khô, khi gặp nước thì tự chuyển động. Cũng có người trình diễn trực tuyến “xá lợi tóc” mà họ có được, cùng sự mỉa mai.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/12/chiem-bai-edited-1703836259730.webp
Chùa càng to, sư sãi càng kiếm nhiều tiền, Phật giáo Việt Nam ngày càng suy sụp


Chùa Ba Vàng im lặng trước các phát hiện đời thường này, không trả lời gì về các câu hỏi của bất kỳ ai đặt ra, ở các trang liên quan đến chùa. Nhưng ngược lại thì rất nhiều đệ tử của ông ta xuất hiện ở mọi nơi để nguyền rủa về những kẻ “không hiểu biết”, rằng họ sẽ bị đọa đày xuống địa ngục. Họ “giảng” bằng những bài luận sâu sắc rằng đây là chuyện mà kẻ phàm phu không thể hiểu. Nhưng điều quan trọng nhất mà người ta nhìn thấy Phật giáo miền Bắc sau nhiều năm phát triển rối loạn là sự hỗn mang của mê tín nhân danh Phật giáo.

Hầu hết lời phản ứng và vạch trần đều xuất hiện từ những người Phật tử ở miền Nam. Một số vị thầy tu không kiềm chế được cũng viết đôi ba lời xa gần để chê cười câu chuyện trục lợi của chùa Ba Vàng.

Phải nói, từ câu chuyện này, mới thấy sự khác biệt rõ của nội hàm Phật giáo miền Bắc và miền Nam. Thật cảm phục trước sức mạnh bản thể của Phật giáo ở miền Nam, vốn trải rộng từ thế kỷ trước, đã tạo ra một tín ngưỡng nguyên khôi và sâu rộng ở mỗi con người, đủ để hàng triệu người theo Phật về sau, biết, tỉnh táo và ghê sợ trước câu chuyện hoang đường mang dấu ấn chùa Ba Vàng nói riêng, và cả phía Bắc nói chung.

Chỉ ở miền Bắc mới có những người mộ tín đến chùa và nhét tiền vào tay tượng Phật để thể hiện một tinh thần vay-trả: Tiền đặt xuống để đổi lấy ân phước ngày sau. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý hình thành từ năm 1981, có một loại ngôn từ phát triển rầm rộ thúc hối người đến chùa phải tận hiến cúng dường, thậm chí phải đóng góp tiền bạc, không được tiếc nuối, để chuộc lại những tội lỗi tiền kiếp, hiện kiếp của mình.

Thích Trúc Thái Minh, kẻ được coi như là một thủ lãnh trong việc tạo tiền của cho chùa Ba Vàng và là gương “điển hình học tập” của nhiều chùa nhà nước hiện nay, từng có phát ngôn khiến sững sờ nhiều người, rằng “nghèo khó càng phải nên cúng dường để có thể thoát nghèo”. Trong một video thuyết giảng, Thích Trúc Thái Minh còn nói rằng “tại sao lại bỏ tiền cúng dường, vì Phật dạy là phải cúng dường”.

Nói để biết, là trong cuộc trình diễn sợi tóc lơ lửng của chùa Ba Vàng trong mùa Giáng sinh ở Việt Nam, số người đến chiêm bái sự huyễn hoặc đó kèm theo việc cúng dường hiển nhiên đã làm cho chùa Ba Vàng bội thu trong mùa cuối năm này. Rất công phu cho chuyện marketing cọng cỏ lơ lửng, Thích Trúc Thái Minh còn làm cả một video hoằng pháp về chuyện “Phước báo cúng dường xá lợi Phật”. Rất giỏi thao túng tâm lý và tác động quần chúng u mê, Thích Trúc Thái Minh đã kinh doanh Phật giáo như một món hàng tín ngưỡng. Tiền thu được của chùa Ba Vàng từ tín đồ từng được báo Tuổi Trẻ ghi nhận là “một tháng thu hơn bốn tỷ đồng”.

Chuyện làm giàu ở các chùa không phải chỉ riêng ở chùa Ba Vàng mà gần như ở tất cả các chùa của nhà nước biết hưởng lợi thế của thời thu tiền tự do. Sốt ruột trước những số tiền không biết về đâu như vậy và làm giàu cho những người mặc áo vàng da trắng mặt trơn, Bộ Tài chính Việt Nam từng ra công văn số 11752/BTC-HCSN, buộc kiểm tra và báo cáo kết quả về công tác quản lý tiền công đức.

Suốt nhiều thập niên, nhà nước Việt Nam cố gắng dựng nên một “đạo Phật mới” trải rộng của thời đại cộng sản, với sự hỗ trợ của những kẻ lãnh đạo Phật giáo có khả năng thu hút công chúng. Điều này cũng có nghĩa, một khi “Giáo hội mới” phát triển thì cũng sẽ khiến người ta quên đi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội truyền thống có từ năm 1964 ở Việt Nam.

Nhưng đến ngày hôm nay, thì nhìn lại, mọi chuyện dường như đã vượt khỏi sự kiểm soát của những người suy tính về một Giáo hội Phật giáo mới. Những “thủ lĩnh áo vàng mới” đều là những kẻ không đủ đức độ cũng như học thuật, và một khi chạm tay vào danh và lợi, thì những thủ lĩnh đó chỉ còn kịp khoác chiếc áo và cất lời hô xung trận kiếm tiền. Nếu không “leo” lên hệ thống trực tuyến để nói những lời điên dại tấn công những tôn giáo khác nhằm chứng minh sự đắc lực của mình thì họ cũng truyền bá những điều quái dị u mê nhân danh Phật giáo, để làm mê hoặc tín đồ.

Những “thủ lĩnh áo vàng” ngày càng lộ nguyên hình là những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà thu hút đầu tư và tài chính từ hàng hàng lớp lớp những “thiện nam, tín nữ” mù dốt Phật pháp nhưng mê đắm “chùa to, Phật lạ”. Những “thủ lĩnh áo vàng” giỏi mở các gian hàng buôn bán Phật, độc quyền và thao túng, trong sự dõi theo bất lực của chính những kẻ dựng nên hình hài cho họ.


Tuấn Khanh
29 tháng 12, 2023

/* src.: https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/chuyen-gian-hang-ban-phat-o-chua-ba-vang/

005
01-10-2024, 09:16 AM
Chuyện gian hàng bán Phật ở chùa Ba Vàng

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/12/Screenshot-2023-12-29-100317.jpg
Thích Trúc Thái Minh


Chỉ trong vài ngày, đại sự kiện được gọi là chiêm bái xá lợi tóc ở chùa Ba Vàng do ông Thích Trúc Thái Minh tổ chức đã để lại muôn vàn suy nghĩ cho nhiều người về đạo Phật hôm nay.

Trong lời quảng bá về sự kiện này, ngày 23 Tháng Mười Hai, ông Thích Trúc Thái Minh viết trên Facebook cá nhân, nói là đã thỉnh được một sợi tóc của Đức Phật Thích Ca từ quyền sở hữu của chùa Parami và Bảo tàng Xá Lợi Phật Quốc tế Parami, thành phố Yangon, Myanmar do Thượng tọa Sayadaw U Wepulla làm trụ trì.

Ngày hội thúc giục đến xem “xá lợi tóc”, về mặt tạo thương hiệu, đúng là đã thành công mỹ mãn khi khiến hàng ngàn người ở miền Bắc tụ về, làm chật cả những con đường đi đến chùa Ba Vàng. Họ xếp hàng rồng rắn đi từng bước để được nhìn thấy một sợi tóc lơ lửng di chuyển. Thật như một phép lạ khi sợi tóc của Đức Phật lại uyển chuyển lay động. Trong các bức ảnh và video của phát trên các trang mạng, gương mặt nhiều cụ già vừa sợ hãi vừa sùng kính, tròn miệng nhìn sợi tóc đó.

Chỉ một ngày sau sự kiện chấn động ở chùa Ba Vàng – một ngày trước lễ Giáng sinh – thu hút không chỉ dân trong vùng, mà gần như toàn bộ người dân miền Bắc mộ tín, tin tức và hình ảnh đã lan nhanh tới miền Nam, đồng thời xuất hiện cùng những lời tố giác của không ít người, về sợi tóc huyền bí lơ lửng như vậy. Rất nhiều dẫn chứng cho thấy, vật thể đó, được gọi tên là “xá lợi”, được bán dẫy đầy trên shopee – một hệ thống mua bán trực tuyến rất quen thuộc trong nước, giá dao động từ 500 đến 900 ngàn đồng.

Nhiều người cũng chỉ ra, đây không là tóc, mà là một loại cỏ, tên thường gọi là pili (tên khoa học là heteropogon contortus). Ở một số làng quê Việt Nam, cỏ này hay gọi là cỏ Đồng Hồ. Rất lạ, cỏ này khô, khi gặp nước thì tự chuyển động. Cũng có người trình diễn trực tuyến “xá lợi tóc” mà họ có được, cùng sự mỉa mai.

https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2023/12/chiem-bai-edited-1703836259730.webp
Chùa càng to, sư sãi càng kiếm nhiều tiền, Phật giáo Việt Nam ngày càng suy sụp


Chùa Ba Vàng im lặng trước các phát hiện đời thường này, không trả lời gì về các câu hỏi của bất kỳ ai đặt ra, ở các trang liên quan đến chùa. Nhưng ngược lại thì rất nhiều đệ tử của ông ta xuất hiện ở mọi nơi để nguyền rủa về những kẻ “không hiểu biết”, rằng họ sẽ bị đọa đày xuống địa ngục. Họ “giảng” bằng những bài luận sâu sắc rằng đây là chuyện mà kẻ phàm phu không thể hiểu. Nhưng điều quan trọng nhất mà người ta nhìn thấy Phật giáo miền Bắc sau nhiều năm phát triển rối loạn là sự hỗn mang của mê tín nhân danh Phật giáo.

Hầu hết lời phản ứng và vạch trần đều xuất hiện từ những người Phật tử ở miền Nam. Một số vị thầy tu không kiềm chế được cũng viết đôi ba lời xa gần để chê cười câu chuyện trục lợi của chùa Ba Vàng.

Phải nói, từ câu chuyện này, mới thấy sự khác biệt rõ của nội hàm Phật giáo miền Bắc và miền Nam. Thật cảm phục trước sức mạnh bản thể của Phật giáo ở miền Nam, vốn trải rộng từ thế kỷ trước, đã tạo ra một tín ngưỡng nguyên khôi và sâu rộng ở mỗi con người, đủ để hàng triệu người theo Phật về sau, biết, tỉnh táo và ghê sợ trước câu chuyện hoang đường mang dấu ấn chùa Ba Vàng nói riêng, và cả phía Bắc nói chung.

Chỉ ở miền Bắc mới có những người mộ tín đến chùa và nhét tiền vào tay tượng Phật để thể hiện một tinh thần vay-trả: Tiền đặt xuống để đổi lấy ân phước ngày sau. Kể từ khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam do nhà nước quản lý hình thành từ năm 1981, có một loại ngôn từ phát triển rầm rộ thúc hối người đến chùa phải tận hiến cúng dường, thậm chí phải đóng góp tiền bạc, không được tiếc nuối, để chuộc lại những tội lỗi tiền kiếp, hiện kiếp của mình.

Thích Trúc Thái Minh, kẻ được coi như là một thủ lãnh trong việc tạo tiền của cho chùa Ba Vàng và là gương “điển hình học tập” của nhiều chùa nhà nước hiện nay, từng có phát ngôn khiến sững sờ nhiều người, rằng “nghèo khó càng phải nên cúng dường để có thể thoát nghèo”. Trong một video thuyết giảng, Thích Trúc Thái Minh còn nói rằng “tại sao lại bỏ tiền cúng dường, vì Phật dạy là phải cúng dường”.

Nói để biết, là trong cuộc trình diễn sợi tóc lơ lửng của chùa Ba Vàng trong mùa Giáng sinh ở Việt Nam, số người đến chiêm bái sự huyễn hoặc đó kèm theo việc cúng dường hiển nhiên đã làm cho chùa Ba Vàng bội thu trong mùa cuối năm này. Rất công phu cho chuyện marketing cọng cỏ lơ lửng, Thích Trúc Thái Minh còn làm cả một video hoằng pháp về chuyện “Phước báo cúng dường xá lợi Phật”. Rất giỏi thao túng tâm lý và tác động quần chúng u mê, Thích Trúc Thái Minh đã kinh doanh Phật giáo như một món hàng tín ngưỡng. Tiền thu được của chùa Ba Vàng từ tín đồ từng được báo Tuổi Trẻ ghi nhận là “một tháng thu hơn bốn tỷ đồng”.

Chuyện làm giàu ở các chùa không phải chỉ riêng ở chùa Ba Vàng mà gần như ở tất cả các chùa của nhà nước biết hưởng lợi thế của thời thu tiền tự do. Sốt ruột trước những số tiền không biết về đâu như vậy và làm giàu cho những người mặc áo vàng da trắng mặt trơn, Bộ Tài chính Việt Nam từng ra công văn số 11752/BTC-HCSN, buộc kiểm tra và báo cáo kết quả về công tác quản lý tiền công đức.

Suốt nhiều thập niên, nhà nước Việt Nam cố gắng dựng nên một “đạo Phật mới” trải rộng của thời đại cộng sản, với sự hỗ trợ của những kẻ lãnh đạo Phật giáo có khả năng thu hút công chúng. Điều này cũng có nghĩa, một khi “Giáo hội mới” phát triển thì cũng sẽ khiến người ta quên đi Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, một giáo hội truyền thống có từ năm 1964 ở Việt Nam.

Nhưng đến ngày hôm nay, thì nhìn lại, mọi chuyện dường như đã vượt khỏi sự kiểm soát của những người suy tính về một Giáo hội Phật giáo mới. Những “thủ lĩnh áo vàng mới” đều là những kẻ không đủ đức độ cũng như học thuật, và một khi chạm tay vào danh và lợi, thì những thủ lĩnh đó chỉ còn kịp khoác chiếc áo và cất lời hô xung trận kiếm tiền. Nếu không “leo” lên hệ thống trực tuyến để nói những lời điên dại tấn công những tôn giáo khác nhằm chứng minh sự đắc lực của mình thì họ cũng truyền bá những điều quái dị u mê nhân danh Phật giáo, để làm mê hoặc tín đồ.

Những “thủ lĩnh áo vàng” ngày càng lộ nguyên hình là những kẻ buôn thần bán thánh, những nhà thu hút đầu tư và tài chính từ hàng hàng lớp lớp những “thiện nam, tín nữ” mù dốt Phật pháp nhưng mê đắm “chùa to, Phật lạ”. Những “thủ lĩnh áo vàng” giỏi mở các gian hàng buôn bán Phật, độc quyền và thao túng, trong sự dõi theo bất lực của chính những kẻ dựng nên hình hài cho họ.


Tuấn Khanh
29 tháng 12, 2023

/* src.: https://saigonnhonews.com/thoi-su/viet-nam/chuyen-gian-hang-ban-phat-o-chua-ba-vang/



https://www.youtube.com/watch?v=TqFG6tW5YKA

chieclavotinh
01-28-2024, 12:46 AM
Chùa núi Big Bear
PHÚC QUỲNH

“Một khối khí lạnh sẽ tiến vào khu vực trong ngày hôm nay và thứ Hai, có gió thổi rất mạnh, mưa sẽ rơi ở vùng thấp và tuyết trên núi. Mưa sẽ đến từ lúc sớm trưa.”

Đọc xong mục tóm lược thời tiết trên báo Los Angeles Times để biết về tình trạng mưa gió trong ngày như thế nào, tôi chợt e ngại, không biết có nên xét lại chuyện lái xe lên núi San Bernardino vào sáng Chủ Nhật để thăm một tu viện mà chúng tôi chưa hề đặt chân đến bao giờ, không quen một ai ở trên đó, chỉ có một số điện thoại mà mấy tuần trước vợ tôi có gọi và được nghe một vị sư căn dặn, “Cô đừng lái xe lên đây một mình, phải có người đưa cô lên đây, đường lên núi vòng vèo, nguy hiểm lắm.” (Thầy đừng lo, vợ tôi lúc nào cũng có ông chồng “tình nguyện” làm tài xế lái xe đưa rước.)

Lần nói chuyện ấy xảy ra trong một ngày chớm thu, thời tiết còn ấm áp như mùa hè trên khắp Nam California, nên tôi còn lạc quan tếu, không mảy may quan tâm đến lời dặn dò của một vị tăng mà tôi chưa biết mặt, cũng không biết tu viện mới này có tên hay không. Vợ tôi từng nghe sư Tâm Hạnh giảng một lần ở Thiền Đường Mây Từ tại Westminster mùa hè qua, được biết sư đang tạo dựng một tu viện ở trên núi, nên rủ tôi “tình nguyện” lái xe đi cho biết. Không rủ tôi cũng đi. Núi rừng luôn có một sự thu hút, quyến rũ lạ kỳ, không thể giải thích đối với tôi, dù nơi chốn ấy có thể quá vắng vẻ, cô tịch, hoang sơ cho người vốn quen sống giữa chốn lao xao của đời thường.

Mấy ngày qua khí lạnh từ đông bắc Thái Bình Dương đã tràn đến khu phố Little Saigon, đẩy nhiệt độ vào ban đêm xuống mức lạnh như ở Canada. Vợ chồng chúng tôi có thể chịu lạnh trên đường đến chùa, nhưng nếu gặp bão tuyết, giông tố thì e không dám, không còn đủ ý chí liều mạng để lái xe trên những quãng đường chật hẹp, quanh co, trơn trượt đổ xuống dốc như thời trẻ. Sức khỏe và sự tinh nhạy của mấy chục năm trước nay đã không còn, chỉ có một chút quyết tâm muốn tầm đạo. Và có lẽ chính sự quyết tâm ấy đã thúc đẩy chúng tôi hãy mạnh mẽ khởi hành, hãy dứt khoát buông lại những tâm tình từng một thời níu kéo chúng tôi ở lại với lạc thú trần gian.

Thế nên tôi đành chịu lỗi với các bạn thân quen ngày hôm ấy, một ngày trong một cuối tuần có những cuộc hẹn lý thú mà lẽ ra vợ chồng tôi nên đến để chung vui: một buổi ra mắt thơ nhạc với sự góp mặt của một số nghệ sĩ danh tiếng, một chương trình hợp ca mà các bạn đã khổ công tập dượt suốt cả năm, một cuộc triển lãm tranh ảnh, một buổi qui tụ tiệc tùng ở một nhà hàng dưới phố Bolsa. Ấy là chưa kể những cuộc vui riêng tư khác mà tôi từng tìm đến mỗi cuối tuần: ra biển, dạo công viên, xem football. Úi chà! Nói đến thể thao thì lòng tôi còn “thổn thức” dữ lắm. Nhưng cũng đành đứt khoát để hết lại sau lưng. Tất cả những cuộc vui đó tôi đều đã nếm qua vô số lần, đã tận hưởng hết thảy những thế vị ngọt bùi đắng cay do những cảm xúc, ý tưởng mang đến, nhưng rồi chúng tôi thấy cuộc sống vẫn còn thiếu một chút gì đó, một chất vị mà hình như những cuộc vui ở đời không thể mang đến.

Cổ đức có câu “Quế hương bất viễn thư hương viễn / Thế vị vô như đạo vị trường.” Từ ngày đọc và hiểu được lời khuyên của một vị hiền triết thuở xưa được ghi lại trong một cuốn sách nào đó mà tôi đã góp nhặt được dọc theo con đường học đạo, tôi tự nhắc mình câu nói ấy hầu như mỗi ngày, để đừng quên tuốt luốt và rồi lầm đường trở lại những cuộc vui lạc thú của đời thường.

Có lẽ nhờ sự thôi thúc chan chứa đạo vị đó mà hai đứa chúng tôi đã ráng dậy sớm vào sáng Chủ Nhật hôm ấy, ngày 15 tháng 11, 2015. Đó cũng là ngày lễ Dâng Y, hay còn gọi là Kathina, được tổ chức ở các tu viện theo hệ phái Nguyên Thủy mà tôi được biết ở Quận Cam. Trong buổi lễ này, các Phật tử cúng dường y áo cho các tăng ni, theo đúng truyền thống đã có từ thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Bản đồ trên Google Maps cho thấy cuộc đi lên núi Big Bear sẽ dài hơn hai tiếng đồng hồ. Được biết lễ Dâng Y bắt đầu lúc 10 giờ 30, chúng tôi cố gắng rời nhà trước 8 giờ sáng. Phải “cố gắng” vì có một số thủ tục, chuyện lặt vặt cá nhân cần phải giải quyết trước khi lên đường. Vả lại đêm thứ Bảy tôi thường đi làm về khuya, nên việc thức sớm sáng Chủ Nhật là điều khó khăn, phải chiến đấu dữ dằn lắm với tên giặc lười thì mới có thể chui thoát ra khỏi lớp chăn mền đầy ấm áp.

Từ Westminster, chúng tôi lái xe lên xa lộ 22, qua 55 rồi nhập vào 91 đi miết theo hướng đông bắc, vượt qua Riverside đến Redlands trong vùng San Bernardino, rồi men theo mấy con đường khác để bắt đầu leo lên núi cao. Ở đâu đó trên đường 18 chạy sát bên sườn núi, giông tố tràn đến, phủ kín đất trời, gió thổi mạnh như giông bão, mây ào tới che kín không trung trước mắt làm chúng tôi e ngại, vừa lái chậm vừa cầu mong xe không trượt xuống sườn núi. May thay càng gần đến thị trấn Big Bear, mây xám tan dần, mặt trời ló dạng và chiếu những tia nắng ấm áp xuống không gian đang lạnh buốt trong những cơn gió thổi rơi những chiếc lá từ các nhánh cây đã xơ xác.

Tới ngã rẽ vào Big Bear Lake, một nơi vui chơi mùa đông cũng như mùa hè của người dân từ chốn đô thị Los Angeles và từ Quận Cam, tôi bồi hồi nhớ lại những dịp đưa các con đến đây mười mấy năm trước, để chơi tuyết hay để tạm rời xa khu phố Bolsa đi tìm những giây phút hạnh phúc cho gia đình. Nay các con đã có những cuộc vui riêng, rời xa cha mẹ như trong bao lần hợp tan trong muôn vạn kiếp. Trước khi đi tiếp tới Big Bear và ngôi chùa mà chúng tôi đoán chỉ còn cách xa chừng mười-lăm phút, hai vợ chồng mặc thêm áo ấm, đội nón len để có thể chịu được khí lạnh đang kéo đến ồ ạt theo cơn giông tố đã được báo trước.

Tìm ra đường Fourth dẫn lên một chóp đồi cao, chúng tôi nhận ra ngôi chùa có treo Phật kỳ ngũ sắc nằm lẫn trong một khu gia cư thưa thớt và hẻo lánh, gần cuối một con đường chưa được tráng nhựa. Miền Big Bear này nằm cao hơn mặt biển trên hai-ngàn thước, mà chùa lại ở một nơi còn cao hơn những nhà cửa ở chung quanh. Khác với dự đoán của chúng tôi rằng chùa Big Bear là nơi hoang sơ, chùa là một ngôi nhà tương đối khang trang, ấm cúng, nằm trên một mảnh đất đã được giải tỏa những tảng đá và san bằng mặt đất.

Vợ chồng từng thoáng ngại việc đến một ngôi chùa ở nơi vắng vẻ như Big Bear, sẽ không gặp một ai ngoài các sư. Ở chùa dưới Quận Cam thì dễ hòa nhập vào đám đông vào mỗi dịp lễ, còn ở đây quá xa, mà nếu chỉ có hai vợ chồng thì e không biết “đàm đạo” như thế nào với các sư.

May sao, ngay lúc quẹo xe vào cổng với cánh cửa sắt được kéo mở rộng, chúng tôi thấy một khuôn mặt quen quen. Cô ấy đang bận cúi đầu tránh gió lạnh, tay cầm điện thoại nói chuyện với ai đó với nét mặt khẩn trương. Vợ tôi nhận ra cô ấy là Trúc Mai, một đạo hữu rất hoạt bát sinh hoạt tại chùa Văn Thù ở Riverside. Trúc Mai từng dạo đàn guitar hát ca khúc “Gặp Mẹ Trong Mơ” trong buổi thuyết pháp của thầy Pháp Hòa tại Văn Thù đầu tháng Bảy vừa qua.

Đêm hôm ấy là lần đầu tiên chúng tôi được nghe một ca khúc chắc đã thịnh hành cả mấy năm, rồi thỉnh thoảng có nghe tại chùa khác nhân mùa lễ Vu Lan. Đến mấy tuần trước, chúng tôi tình cờ tìm trên YouTube và rồi nghe đi nghe lại bài hát từ miền hoang dã Mông Cổ với sự thích thú lạ kỳ. Sáng Chủ Nhật gặp cô gái từng hát ca khúc đầy tình cảm ấy ngay trước cổng chùa, vợ chồng không vội nói ra nhưng đều nghĩ đến một sự dẫn dắt nào đó từ cõi vô hình.

Thế rồi trong một sân chùa với những tảng đá lớn, chúng tôi ngạc nhiên không kém khi thấy cả mấy chục đạo hữu từ chùa Văn Thù cùng một khuôn mặt rất thân quen và “dễ thương.” Đó là thầy Quảng Phú, người thường nói hai chữ “dễ thương” trong những buổi giảng pháp. Thì ra thầy đã hướng dẫn các đạo hữu từ Văn Thù đến đây để làm lễ Dâng Y cho hai vị tăng sống trong tu viện. Nếu không có nhóm Văn Thù, vợ chồng chúng tôi đã là kẻ duy nhất “bơ vơ” đến chùa sáng hôm ấy.

Không khác các Phật tử của chùa, thầy Quảng Phú cũng mặc hai, ba lớp áo ấm để chống lạnh, bên ngoài khoác chiếc y vàng khi làm lễ, nên trông thầy tròn mập hẳn ra. Như ở chùa Văn Thù, thầy Quảng Phú luôn chăm sóc các Phật tử với vẻ lo lắng, tất bật của một người mẹ giữa một đám con mà có lúc họ đứng ngồi xớ rớ, không biết phải làm gì. Và cũng nhờ sự chu đáo của thầy, kể cả việc thầy phải cầm loa nói to cho các vị ở xa nghe rõ, mà buổi lễ diễn ra có trật tự mặc dù trời rất lạnh.

Lễ bắt đầu với nghi thức Nhiễu Phật, khi mà các đạo hữu xếp hàng đi quanh sân chùa ba vòng. Giữa núi trời rét lạnh, từng người đội một túi trong đựng những tấm y mới tinh để dâng cho các sư. Họ đi chậm rãi trong sân chùa khá rộng. Người được tôi chú ý nhất trong đoàn người diễn hành trước ngôi chùa là một vị tăng trẻ người Mỹ. Cao hơn một người Mỹ bình thường, anh càng quá cao so với một người Việt trung bình. Thế nên vị sư trẻ không chỉ nổi bật trong đám đông mặc áo lam chúng tôi với chiếc y vàng đậm, mà còn vượt trội với chiều cao quá khổ này. Tôi chú ý đến vị sư trẻ vì sự oai nghi và nét trầm lặng của thầy.

Sau lễ Nhiễu Phật, chúng tôi vui mừng được vào bên trong một chánh điện nhỏ, vừa đủ chỗ cho khoảng bốn chục người ngồi chen chúc bên nhau. Vì lăng xăng lo chụp vài tấm hình lưu niệm, tôi đứng ở phần đuôi của hàng người bước vào bên trong, và nhờ vậy được chào hỏi thầy Quảng Phú, khi thầy lo nhiệm vụ “lùa” mọi người vào bên trong và nhận ra tôi. Thầy cười, xoa vai tôi một cách thân mật, không hỏi nhưng lộ vẻ vui ở giây phút hội ngộ bất ngờ.

Vợ chồng chúng tôi từng ghé chùa Văn Thù đôi ba lần kể từ năm 2011 đến nay. Giữa những kỷ niệm vui đầy đạo vị với chùa Văn Thù mà tôi từng kể trong một bài viết khác trước đây, quí nhất là kinh nghiệm được ăn chay ở Văn Thù. Thầy Quảng Phú nấu ăn rất khéo. Mặc dù từng ăn chay lai rai trước đó, tôi chưa thật sự quyết tâm dứt bỏ ăn mặn cho đến khi được “nếm mùi” chay ở Văn Thù. Tuy chỉ mới thưởng thức được mấy món như mắm và rau, bún sáo măng, tôi nhận ra ăn chay ở chùa không chỉ ngon mà còn vui, một niềm vui trong tâm rất khó tả vì nó hàm chứa một tình thương rất bao la. Từ khi nếm được niềm vui vô bờ bến đó, tôi đã đoạn tuyệt với món mặn mà lòng không một chút hối tiếc.

Thế nên buổi gặp thầy Quảng Phú tình cờ ở ngôi chùa trên núi, lòng tôi vui không ngờ. Quả thật có sự dẫn dắt từ một chốn xa nhưng lại rất gần, như tình thương của một người mẹ được diễn tả trong bài hát Mông Cổ “Gặp Mẹ Trong Mơ” từng được nghe ở Văn Thù.

Cũng vì lao nhao đi chụp hình, tôi thấy một tấm bảng nhỏ trong garage và mới biết chùa núi Big Bear có tên chính thức là Tu Viện Đạo Tâm. Trong buỗi lễ diễn ra trong chánh điện, chúng tôi được nghe sư Tâm Hạnh nói một bài pháp với giọng vui, gần gũi về ý nghĩa của lễ Dâng Y từ thời Đức Phật. Tôi được biết sư Tâm Hạnh cùng quê Nha Trang với tôi, từng dạy ở trường Vạn Hạnh tại Việt Nam. Thầy có nét mặt hồng hào, thân hình khỏe mạnh, khá rắn chắc đối với một người đã trên sáu mươi tuổi. Buổi lễ còn có một vị ni từ nơi khác đến là Sa Di Ni Diệu Thanh. Nhưng riêng đối với tôi, người được chú ý nhất vẫn là vị sư trẻ tuổi.

Nhà sư Mỹ trông lạc loài giữa đám người Việt Nam mà có lúc họ nói chuyện rất huyên náo. Tôi đoán sư chỉ biết tiếng Việt rất sơ sài mặc dù sư Tâm Hạnh là sư phụ của thầy. Thỉnh thoảng sư Tâm Hạnh nói vài câu tiếng Anh, để nhắc vị sư trẻ làm một việc gì đó, như tụng kinh tiếng Pali chẳng hạn. Ngoài những lúc tụng kinh hay trả lời nho nhỏ với sư phụ, sư Tâm Đạo hầu như không nói một lời nào mặc dù thỉnh thoảng nở một nụ cười rất thánh thiện với một ai đó đang quan sát mình. Thầy luôn nhìn thẳng với đôi mắt to, xanh, sâu thẳm như muốn rọi chiếu vào từng cảnh vật đang hiện ra trước mắt.

Sau buổi lễ dài khoảng một tiếng và sau bữa ăn với các món (trứ danh) do chính chùa Văn Thù mang tới (gỏi, miến xào, súp măng), tôi tìm đến vị sư trẻ để trò chuyện, một phần vì không thấy ai thăm hỏi thầy, một phần vì tính tò mò, muốn biết cơ duyên nào đã đưa một người trẻ như thầy vào đường đạo. Vả lại, tôi cần phải tranh thủ thời gian vì biết chúng tôi chỉ còn ít thời giờ trước khi bão tuyết tới, mọi người cần “xuống núi” sớm để không bị kẹt lại trên Big Bear.

Thế là trong cuộc “phỏng vấn” ngắn trước khi chia tay, tôi được biết thầy có thế danh là Eric, quê ở Texas. Tôi từng gặp các thầy trẻ Việt Nam, nhưng một người Mỹ thì chưa bao giờ. Sự trầm lặng, đôi mắt sâu có lúc thoáng một chút ưu tư trên khuôn mặt hao hao nét Ấn Độ đã thu hút tôi đến gần sư Tâm Đạo. Trong suốt cuộc nói chuyện, vị sư trẻ không hỏi tôi một câu nào, chỉ từ tốn trả lời từng câu hỏi, như một người đang giữ chánh niệm và theo dõi từng lời nói, ý tưởng và hành động của mình.

Sư Eric kể cha mẹ thầy rất cởi mở nên họ không e ngại khi biết con muốn xuất gia để đi theo một ông sư Việt Nam có tên Mỹ là “Lee.” Sư Tâm Hạnh, tức thầy Lee, từng có một ngôi chùa ở Carrollton, Texas. Năm 16 tuổi, Eric sống trong vùng và ghé chùa để hỏi sư Lee về cách thiền. Sư Tâm Đạo, nay được 23 tuổi, kể rằng thầy đã tự tập thiền một mình được một thời gian, nên khi biết có một ngôi chùa gần nhà, thầy ghé để tìm hiểu thêm, và rồi vì một cơ duyên có lẽ từ đời trước, thầy quyết định xuất gia với Sư Tâm Hạnh.

Kể ra, hai thầy trò khác nhau không chỉ ở thể chất (thầy Eric gầy, cao, có cốt xương to của một người Mỹ thuộc hạng lớn). Trong khi Sư Tâm Hạnh hoạt bát, năng động, vui tính, nói nhiều, Sư Tâm Đạo lại rất trầm ngâm, suy tư, ít nói. Khi nghe tôi hỏi rằng ở tuổi 23, khi các bạn học năm xưa đang vui ở trường đại học, đang khởi đầu một sự nghiệp sáng lạn, hoặc đang có hạnh phúc gia đình, thì thầy có niềm vui gì? Vị sư trẻ nhanh tay chỉ cho tôi xem tầng cao nhất trong tủ sách nằm trong phòng tiếp khách cạnh chánh điện. Ở trên kệ cao đó, tôi thấy những bộ kinh Phật giáo được viết bằng tiếng Anh. Thầy mỉm cười rất hiền lành, nói rằng học kinh chính là niềm vui của thầy.

Sư Tâm Đạo cho biết thầy đi theo sư phụ Tâm Hạnh, nên nhờ đó đã đến nhiều nơi để học đạo, tiếp xúc với nhiều Phật tử, nên niềm vui của thầy là niềm vui của đạo. Trong một lần nghe sư Tâm Hạnh giảng ở Westminster, vợ tôi được biết sư Tâm Đạo rất thương thú vật, thương chúng như thương chính bản thân thầy. Sư Tâm Hạnh kể rằng khi mới đến tu viện trên núi Big Bear, có lúc sư cầm những viên đá nhỏ để ném mấy con sóc. Sư không cố tình ném trúng sóc, chỉ ném gần cho chúng bỏ đi. Vậy mà sư Tâm Đạo cũng đến ngăn tay sư phụ, nói rằng nếu sư phụ muốn ném đá mấy con sóc thì hãy ném con trước. Được gặp và nói chuyện với sư Tâm Đạo, tôi mới tin chắc vị sư trẻ này là người rất nhân từ, và cũng rất quả quyết với lòng nhân từ ấy.

Trước khi chia tay, tôi chụp hình lưu niệm với thầy Eric. Không chỉ cao hơn tôi từ vai lên đến đỉnh đầu, vị thầy trẻ này cũng “cao” hơn tôi trên đường tu. Tôi không dám nói là thầy đã tu từ kiếp trước, nhưng chắc chắn thầy đã biết đạo, đã sớm nhìn ra con đường mà mình phải đi trong một đời người rất hiếm quí này, không thể để cho nó uổng phí tan loãng giữa biển thế vị mê hồn.

Sư Tâm Hạnh cho biết những ai muốn đến đây tu thì sẽ có phòng trọ miễn phí, nhưng không được nấu ăn vì hai sư sẽ lo chuyện đó cho khách. Địa chỉ của Tu Viện Đạo Tâm (Mindful Way Buddhist Meditation Society) là 45564 Fourth Street, P. O. Box 2864, Big Bear City, CA 92314. Phone (909) 585-6785.

Rời Tu Viện Đạo Tâm, chúng tôi cũng hối hả lái xe như các đạo hữu từ chùa Văn Thù, vì trận bão tuyết đã bắt đầu tràn tới với gió và mây đen thổi đến từ hướng tây bắc. Lúc ấy là sau 1 giờ trưa. Không lâu, trên con đường xuống núi, tôi phải lái xe thật chậm, rà thắng nhiều lần vì tuyết trắng bắt đầu bám mặt đường. Giữa không gian trắng xóa, mịt mù không thấy xa hơn vài thước trước mắt, tôi nghe tiếng vợ niệm Phật chậm rãi và trầm tĩnh. Chính tôi cũng thấy sáng suốt, bình tĩnh lạ thường, biết rõ tay mình đang cầm bánh lái, mắt không rời lằn sơn vàng dẫn đường ở trước mắt, tim vẫn đập đều đặn cho dù mưa tuyết đang trút xuống tới tấp, mỗi lúc một nhiều.

Hơn nửa tiếng sau, xe xuống đến chân núi, bắt đầu hòa vào những dòng xe huyên náo. Nơi đây không có mưa, cũng chẳng có tuyết, chỉ có một bầu không gian dầy đặc những âm thanh ầm ĩ từ những chiếc xe phóng vun vút trên xa lộ hướng về thành phố. Lúc ấy chuyến đi chùa núi sắp kết thúc, nhưng tôi biết cuộc hành trình vẫn tiếp tục với từng hơi thở, từng lời niệm Phật, và từng buổi gặp gỡ đầy đạo vị trên con đường dài, rất dài. (pq)

chieclavotinh
03-10-2024, 03:08 AM
Minh Tâm là một bút hiệu khác của Nguyên Phong

Tìm Phật ở đâu?
MINH TÂM

Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng Hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được..

Nếu chữ Phật có nghĩa là đức Phật Thích Ca, một vị Phật lịch sử, thì câu trả lời sẽ là Phật ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm. Nhưng nếu Phật đã nhập Niết Bàn thì làm sao chúng ta tìm gặp Phật được nữa? Và tại sao kinh điển lại có câu "Phật biến nhất thiết xứ," nghĩa là Phật biến hiện ở tất cả mọi nơi? Để hiểu rõ danh từ Phật, ngoài cái nhìn lịch sử thông thường là đức Phật Thích Ca, chúng ta nên vươn tầm mắt vượt qua lịch sử mà nhìn vào chỗ sâu kín nhiệm mầu mà danh từ ngôn ngữ không đạt đến được, đó là lý cao siêu của chữ Phật

Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc mê, là người đã rũ sạch bụi trần, là vượt ra ngoài ba cõi, là hiểu biết đến chỗ vô cùng, vô tận, là Toàn Trí (Omniscient), là xuất hiện khắp nơi (Omnipresent), là giác ngộ giải thoát, là từ bi hỷ xả, là vô ngã lợi tha, là tình thương, là sự sống... Nếu những ai đạt đến những đức tính quý báu đó, thực hiện được những tinh thần cao cả đó thì được tôn xưng là Phật.

Theo giáo lý nhà Phật thì có rất nhiều Phật: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư... nhưng mỗi vị Phật giáo hóa một cõi có nhân duyên với ngài. Thí dụ như Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh ở cõi Ta Bà, Phật Dược Sư giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Đông, Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Tây. Mỗi tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một vị Phật giáo hóa, có chư Bồ Tát và Thiên Long Bát Bộ hộ trì. Nhưng chính kinh Phật lại nói rõ là Phật biến hiện khắp nơi, có vô số Phật đồng hiện diện ở các cõi, như vậy có mâu thuẫn không?

Nếu đứng về Sự mà nói thì mỗi cõi chỉ có một vị Phật giáo hóa, các Phật khác đều thị hiện làm Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, chúng sinh, sông núi, cây cỏ... để hộ trì vị Phật kia. Nhưng nếu đứng về Lý mà luận thì Phật ở khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có một vị Phật ẩn tàng, đó là Phật tánh, là Chân Tâm, vì vậy trong kinh có câu: "Tâm, Phật, chúng sinh, tam vô sai biệt."

Phật ở ngay trong chúng ta mà ít người biết tới. Theo quan niệm tín ngưỡng bình dân thì ở hai vai mỗi người lúc nào cũng có hai vị thần ghi chép những việc lành dữ của chúng sinh gây tạo; hoặc có nhiều vị Phật tử mỗi khi làm việc gì cũng nói là có đức Phật chứng minh, tin rằng đức Phật có nghìn mắt, nghìn tai, thấy và nghe tất cả mọi điều. Đó là những hình thức giản dị mà giới bình dân thường quan niệm, không ngờ lại đúng với ý nghĩa cao siêu của Phật giáo. Hai vị thần ghi chép hoặc Phật chứng minh, chính là tượng trưng cho Chân Tâm đã ghi nhận mọi hành động và tư tưởng lành dữ, chính là A Lại Da Thức đã huân tập chủng tử để rồi khi thời gian thuận tiện, đủ duyên cho hạt giống nẩy mầm, nhân quả hiển nhiên, công tội thưởng phạt rõ ràng.

Ngoài cái lý ẩn tàng sâu kín trong Tâm, chúng ta có thể tìm thấy Phật qua Chánh Pháp của Phật để lại, vì Pháp chính là Phật. Chánh Pháp mà còn thì Phật còn, nhưng nếu Chánh Pháp biến thành Tà Pháp, những ý nghĩa cao siêu của Phật bị diễn tả sai lạc, những lời dạy dỗ của Phật biến thành mê tín dị đoan thì bóng dáng Phật đã bị vô minh che kín mất rồi. Chính đức Thích Ca đã căn dặn các đệ tử: "Hãy tuân theo Chánh Pháp mà tu, hãy giữ gìn giới luật mà sống, thì Như Lai lúc nào cũng gần gụi. Nếu không theo Chánh Pháp, không giữ giới luật, thì có Như Lai bên cạnh cũng chẳng giúp được gì.”

Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị Cao Tăng tu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng Tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ quy ngưỡng; nhưng nếu là Kiêu Tăng phạm giới, không giữ lục hòa, thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị Kiêu Tăng chính là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm.

Chúng ta có thể tìm thấy Phật khắp nơi, chỗ nào có Tình Thương ngự trị, có Từ Bi Hỷ Xả hiện tiền, có chân lý hiện hữu, là có Phật ở ngay đó. Một người nào, bất cứ xuất gia hay tại gia, mà trong một khoảng thời gian phát tâm Bồ Đề, khai mở Chân Tâm, tu hành tinh tấn, thực hành Từ Bi Hỷ Xả, thì ngay trong phút giây đó, người ấy đã là Phật, vì Phật là Giác. Nhưng sau phút giây giác ngộ, người ấy trở lại sống tầm thường, ích kỷ thì Phật lại tiềm ẩn, để chờ cơ hội phát huy. Phật chỉ khác chúng sinh ở chỗ Phật vĩnh viễn giác ngộ, lúc nào cũng sáng, còn chúng sinh thì chỉ lòe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh.

Một hiền phụ hy sinh cơm áo, thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, chẳng ngại đói rét, nhọc mệt để lo cho các trẻ mồ côi, một lính cứu hỏa xông pha vào nhà cháy để cứu người bị kẹt, một thanh niên nhảy xuống sông cứu người chết đuối, một y tá quên mình chữa chạy cho bệnh nhân, một tù nhân cải tạo chịu đói để chia xẻ nắm cơm cho một người bạn đồng cảnh ngộ... tất cả những hành động đầy tình thương đó đều là những việc làm của Phật, của Bồ Tát, và trong giây phút mà Từ Bi Hỷ Xả ngự trị, quên mình (Vô Ngã) để cứu người (Lợi Tha), thì những vị đó chính là đức Phật Thích Ca, đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân. Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên sử dụng trí tuệ để quan sát những gì tiềm ẩn trong hoặc đằng sau những việc làm đó.

Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả chúng sinh, cầm thú, thảo mộc. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, lan rộng rì rào trong gió, róc rách trong tiếng suối reo, chim hót, hoa nở, trăng tròn. Sự sống đó chuyển mình trong vũ trụ cao xa cũng như trong thâm tâm sâu kín. Nếu lắng tai, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của sự sống đó, tiếng của Chân Tâm, của Lương Tâm, của Phật. Trong kinh Pháp Hoa có diễn tả tiếng tằng hắng, tiếng gẩy móng tay của Phật chấn động cả tam thiên, đại thiên thế giới, chính là tiếng của Chân Tâm, Phật Tánh vậy. Vì đã thông cảm với sự sống nhiệm mầu nên một vị Thiền sư, mỗi sáng ra thăm vườn lại vuốt ve những mầm lá xanh tươi và nói: "Một ngày kia, chúng cũng thành Phật."

Nếu chúng ta chấp nhận cái lý Phật là sự sống khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có Phật, thì chúng ta không còn dám sát sinh nữa, ai dám giết Phật? Đó là lý do căn bản của giới thứ nhất do đức Phật đặt ra: Giới sát, cấm giết hại chúng sinh. Phật tử đã không sát sinh mà còn phải lo phóng sinh, cứu mạng sống cho cầm thú, tôn trọng sinh mạng muôn loài, do đó nên ăn chay, không làm điều ác, chỉ làm việc lành, giữ thân tâm trong sạch. Vì Phật ở ngay trong Tâm, một vọng niệm xảy ra là Phật đã biết; nếu chúng ta chấp nhận Phật ở trong Tâm thì không bao giờ dám có tư tưởng sái quấy. Một khi tư tưởng sái quấy đã không có thì tất nhiên không còn hành động tội lỗi nữa. Đó là lợi ích hiển nhiên của cái lý nhiệm mầu: Phật ở khắp nơi.

Đạo Nho có câu: Thận Kỳ Độc, nghĩa là giữ gìn cẩn thận tư tưởng và hành vi, ngay khi chỉ có một mình. Vì sao? Đâu phải một mình, còn Trời Phật, Thánh Thần soi xét, đèn Trời chiếu rõ, không sao chối cãi được. Nho giáo cũng chủ trương đạo Hiếu, con cái phải hiếu với cha mẹ: Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế, vì hiếu với cha mẹ tức là phụng sự đức Phật, là phổ biến Tình Thương, Đạo Phật còn mở rộng Tình Thương từ cha mẹ, anh em đến mọi loài chúng sinh, nên kinh điển có câu: "Bố thí cho chúng sinh tức là cúng dường mười phương chư Phật."

Nếu đem cái lý Phật ở khắp nơi, trong chúng sinh nào, dù là hành khất hay cầm thú, cũng có Phật thì câu kinh này thành ra quá dễ hiểu. Bố thí tiền bạc, bố thí tình thương là bớt lòng ích kỷ, là diệt trừ chấp ngã, là lợi tha, là bình đẳng, là thương yêu giúp đỡ, đó chính là những việc làm, những đức tính mà đức Phật thường nhấn mạnh, đề cao. Do đó, bố thí đứng đầu Lục Độ. Mở rộng Tình Thương, khuếch Tiểu Ngã thành Đại Ngã, phá bỏ mọi ranh giới phân chia giai cấp, chủng tộc, quốc gia, không còn nhân ngã bỉ thử, không còn tranh chấp hận thù, chỉ có một thực tại đầy ánh sáng của Giác Ngộ. Đó là đức Phật ở khắp nơi.

Kính mong chư Phật tử hãy bỏ tư tưởng rằng Phật ở Ấn Độ, ở Chùa, Phật ở trong tượng, trong ảnh, trong kinh, mà hãy cố gắng tìm Phật hiện diện trong tất cả muôn loài chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có hạt giống Phật. Hãy làm cho hạt giống Phật nẩy mầm, đơm hoa, kết quả, đừng làm cho hạt giống đó bị vùi lấp, khô cằn. Nếu nơi nào còn những tội lỗi xấu xa thì hình ảnh của Phật còn bị vô minh che khuất, chỗ nào mà tình thương phát triển, chân lý hiện tiền thì chỗ đó vô minh bị diệt, đức Phật hiện ra, hào quang rực rỡ, an lạc tuyệt vời.