PDA

View Full Version : The Vietnam War



Nhã Uyên
08-30-2017, 06:51 AM
http://www.pbs.org/ (http://www.pbs.org/video/pbs-previews-the-vietnam-war-ac4vcp/)kenburns/the-vietnam-war/home/ (http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/home/)

Chú Tiểu
09-07-2017, 06:25 PM
http://www.pbs.org/ (http://www.pbs.org/video/pbs-previews-the-vietnam-war-ac4vcp/)kenburns/the-vietnam-war/home/ (http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/home/)
Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược Phim The Vietnam War.


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng

https://dl-mail.ymail.com/ws/download/mailboxes/@.id==VjJ-jvGX9RbgIs8aiF4cYdfxa7NtIFgOhIT3EU6GDWHfkzlz-G3tF3rAxmqgPjfOrAomGl2LEeEb8L4Fd0GBJs5fOA/messages/@.id==ACmq1QoAAD4tWa_3cQwpSC9bJ1k/content/parts/@.id==2/raw?appid=YahooMailNeo&ymreqid=a0700df3-18fd-fc30-0137-e50055010000&token=zitEzqOML3j84e6ealFTT5U7-km5qEQF52lp7AcCuBYlVc9zextKG6spJrpQ-N9eeDltLjzdWJkH5A8X6quJVzD6jl-xeGSC_9joN5ABx80zo518we-cgmfUm53rqcmk

- Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.


Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.


https://lh3.googleusercontent.com/LqtHZa48cgPMyuLt3JTUNcNkXNhGabTmVMAZWvuKrt1TK8duyW 9jYiDlN4B7s-9t5SzBA4wJftUKtrxaeCwLl-6i2o9X2O0FrIoPPQEKoJ2uD3z0JyCx1KwuPM9yvlgRJ0V2LPIV yoO11SD17w


Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?


Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba (3) điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá, (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.


A. Mục Tiêu Tham Chiến


1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KIỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.


2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc", nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.


3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.


B. Những Tổn Thất Của Các Bên


1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.


2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người... Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.


3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.


C. Ai Thắng? Ai Thua?


1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.


2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.


3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.


Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.


Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời "bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi".


Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền củ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản củ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vần chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v..., nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết?, trong trận Tết Mậu Thân người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v..., Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v..., trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.


Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.


Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969 nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật "Truy tầm, tiêu diệt" mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.


Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kiềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.


Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách "phủi tay" của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ "truyền thuyết" Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.


Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.


Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.


Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.


Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng

Nhã Uyên
09-08-2017, 05:08 AM
Cám ơn Chú Tiểu đã cho đọc bài viết của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng.

NU sẽ xem bộ phim này của Burns và Novick mặc dù câu mở đầu "...the war “was begun in good faith, by decent people” của bộ phim đã mang tính chất chính tri rõ ràng.

Thế nhưng có khi NU vẫn thích những thứ không tốt cho mình. NU vẫn có thể nhai nó nhưng NU không phải nuốt trọn hết tất cả. NU vẫn có thể appreciate một tiết mục sáng tạo, một cuộc tranh luận, một vấn đề khó mà không đòi hỏi nó phải làm theo ý muốn của mình.

NU hy vọng sẽ học hỏi được một cái gì đó … tốt hay xấu sau khi xem qua bộ phim. Nếu muốn trìnhh bày quan điểm của mình với bộ phim, NU sẽ lên tiếng trực tiếp với PBS.

Và NU hy vọng các anh, chị, em nếu có xem qua phim và có ý kiến cũng nên lên tiếng trực tiếp với PBS hoặc với nhà làm phim.

ốc
09-08-2017, 11:57 AM
1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kiểm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.

Thật ra Trung cộng cũng là một phe thắng cuộc mà bác Sẵng đã quên bẵng. Vì có tài đứng sau lưng thúc mông Việt cộng cố đánh mà Trung cộng dần dần giở nên một thế lực mới, được Nixon (thuộc đảng Cộng hoà vĩ đại của Mỹ) giúp đỡ cho thay chân Đài loan vào ngồi chễm chệ trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, từ đấy bành trướng thế lực trên cả thế giới về kinh tế và chính trị.

Đa số chúng ta quen nhìn mỗi cuộc chiến theo khía cạnh lịch sử, và trong một không gian hai chiều. Thật ra, có nhiều cuộc chiến không thể giải thích bằng những yếu tố lịch sử, càng về sau này người ta đánh nhau vì nó là một hình thức làm kinh tế thị trường, vì nó là một kỹ nghệ, và thuần tuý vì nó đem lại lợi nhuận về mặt kinh doanh. War is a business. Vì thế có nhiều người không tham gia chiến tranh nhưng rốt cuộc vẫn thắng, hoặc chịu thua thiệt. Chiến thắng ở chiến trường không còn quan trọng bằng chiến thắng ở thị trường, ở thương trường.

Tương tự, ngày nay người ta làm phim hay làm báo chí cũng như là một kỹ nghệ, phải tính toán được thua theo đồng tiền chứ không phải vì thông tin. Nếu người làm phim kết tội công ty này nọ trong phim thì họ có thể bị kiện cáo, hoặc sau này làm ăn sẽ khó khăn cho cá nhân. Hãng truyền hình cũng không thể chấp nhận những điều buộc tội như thế vì họ cũng sẽ bị liên đới, hoặc sẽ bị cúp tiền trợ cấp từ các hãng lớn, các nhà tư bản có nhiều phần đầu tư trong các công ty nặc danh.

Trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, tuy nhiên cũng trâu bò cũng có thể gảy sừng, lủng ruột. Chỉ có những người reo hò và cá độ ở bên ngoài là kiếm lợi và còn được một bữa thịt trâu bò no nê.

hoài vọng
09-09-2017, 08:12 PM
Và NU hy vọng các anh, chị, em nếu có xem qua phim và có ý kiến cũng nên lên tiếng trực tiếp với PBS hoặc với nhà làm phim.
Tôi mong các anh , chị , em xem xong cũng cần cho biết ý kiến ở nơi đây để cùng bàn luận ...Rất mong ...

hoài vọng
09-14-2017, 08:18 PM
Hôm nay đài VOA giới thiệu Vietnam War , xin bàn luận một chút về J.Kerry , một kẻ Phản Chiến cuộc Chiến Tranh Việt Nam khi Việt Nam bắt đầu đưa quân đến Khe Sanh 1971 có nguồn tin nói Kerry đã cho võ nguyên giáp cái phóng đồ hành quân Lam Sơn 719 nên khi các Tiểu Đoàn Dù vừa xuống bãi đáp là bị pháo rất chính xác .

Nhã Uyên
09-15-2017, 05:10 AM
NU chào và cám ơn bác Hoài Vọng đã cho thông tin này. NU chưa đọc /nghe qua nguồn tin này nhưng có nghe/đọc qua rằng chính Võ Nguyên Giáp đã từng nói chính phong trào chống chiến tranh ở Hoa Kỳ (trong đó John Kerry là một trong những nhà tổ chức và vận động chính) đã cho Bắc Việt niềm khích lệ để tiếp tục chiến đầu…

Bác Hoài Vọng có thể cho NU và các ace nguồn của thông tin này?

hoài vọng
09-15-2017, 08:03 PM
NU và các bạn vào trang Hội Quán Phi Dũng tìm chủ đề : John Kerry was a war hero , but for which side ( bài viết của ông vinhtruong )
Sau này nhớ lại trận Hạ Lào mà Th/T Bùi Đức Lạc TDT/TD2PB Dù cho rằng Sư Đoàn Dù không thua vì đã đạt được mục tiêu phá hủy hậu cần của địch .

ốc
09-15-2017, 10:57 PM
Đối với cuộc chiến ở Việt nam, người Mỹ phản chiến khác người Việt phản chiến. Chả thà người ta chịu đi lính rồi đến khi giải ngũ kêu gọi đình chiến vẫn đáng quý trọng hơn những người trốn quân dịch như Bush, như Trump rồi đến khi làm tổng thống thì lại hăm doạ chiến tranh với các nước nghèo, yếu.

Những tin đồn xấu về John Kerry chỉ thấy xuất hiện sau khi ông ta nổi tiếng vì một lần ra tranh cử tổng thống Mỹ. Em nghĩ một sĩ quan cấp thấp (Trung Uý - Lù té nần) như Kerry thì không có khả năng liên lạc với Võ Nguyện Giáp mà "cho" tin quân sự cơ mật. Bác Hoài Vọng đi lính bao nhiêu năm, nếu bác muốn liên lạc với Võ Nguyên Giáp thì bác sẽ làm thế nào?

hoài vọng
09-16-2017, 12:32 AM
Anh ốc , anh đọc bài viết tôi đưa ở trên thì anh biết tại sao Kerry đưa tài liệu cho việt cộng như thế nào ? Xin được miễn trả lời câu hỏi của anh .

ốc
09-16-2017, 03:42 AM
Em tìm và đã đọc rồi, cả bài tiếng Anh và "Bản dịch Việt ngữ do chính tác giả" nhưng vẫn không thấy nói về cách Kerry đưa tài liệu cho Giáp. Tựa bài nêu đich danh Kerry nhưng cả bài chỉ nhắc đến chữ Kerry có một lần:


Due to cooperation between the South Vietnamese and the Americans all the written plans had to be translated and the translators was largely WIB'' antiwar-activist [counterespionage] as Lt John-F-Kerry via triple-cross mediator Pham-Xuan-An, and few Vietnamese double- cross translator-sympathies to General Giap

Cứ nói khơi khơi như thế, em đoán là Kerry và Giáp friend với nhau trên Facebook thời đó, và Kerry thì gửi tài liệu mật qua email.


Để tóm lược cuộc hành quân Lam Sơn 719 tàn khốc là do chủ mưu của trục ma-quỷ (KGB/CIA) áp lực hai bên nam bắc phải khuấy động cuộc chiến hủy diệt để họ nhân cơ hội xả rác vũ khí lỗi thời và thay vào đó thí nghiệm các loại vũ khí mới.


Bài viết nhắc đến cuộc hành quân Lam Sơn 719, tức là đầu năm 1971. Kerry đã giải ngũ từ đầu năm 1970 và tham gia phong trào chống chiến tranh ngay sau đó, tức là không còn ở chiến trường Việt nam hay là làm việc tại Ngũ giác đài.


Thật ra đặc lịnh hành quân và phóng đồ đều nằm trong tay của Kerry một cách công khai tại Pentagon, vì Kerry là một sĩ quan thành viên sừng sỏ trong Phòng Hành Quân Chiến Cuộc (Command & Control) tại đây, đôi khi còn rộng quyền hơn cả tướng Alexander Haig dù Kerry chỉ là trung-úy nhưng là 1 trong 15 Con MA Yale/Bonesman, cho nên những công điện, văn thư mật Kerry đều cho tướng Giáp biết trước để đào hầm chuẩn bị cho QLVNCH vào bẫy.

Đây là kiểu bài viết bốc phét, nói về những thứ "siêu chính phủ", "permanent government 1920", theo hình thức conspiracy, cần phịa ra xí. Những vu cáo trong bài viết còn nhai lại những câu chuyện người ta bịa ra chỉ để chống phá Kerry trong cuộc tranh cử tổng thống năm 2004, một chuyện cố hữu bên lề những kỳ bầu cữ ở Mỹ.

Triển
09-16-2017, 04:01 AM
Wiki nói Kerry "rời đi" Việt Nam từ tháng Tư năm 1969, và kết thúc hoạt động quân đội cuối năm 70. Nhưng sang năm 1971 thì ra đình đám trước hạ viện buộc tội quân đội Mỹ là tội phạm chiến tranh có hệ thống. Nhưng sau đó thì thú nhận là nói dóc.

Nhã Uyên
09-16-2017, 06:01 AM
NU và các bạn vào trang Hội Quán Phi Dũng tìm chủ đề : John Kerry was a war hero , but for which side ( bài viết của ông vinhtruong )
Sau này nhớ lại trận Hạ Lào mà Th/T Bùi Đức Lạc TDT/TD2PB Dù cho rằng Sư Đoàn Dù không thua vì đã đạt được mục tiêu phá hủy hậu cần của địch .

Ông Vinh Truong quả có những bài viết khá chi tiết về cuộc chiến và NU học hỏi được nhiều điều khi đọc qua. Cám ơn bác Hoài Vọng đã đưa nguồn.

Nhã Uyên
09-16-2017, 06:08 AM
Em tìm và đã đọc rồi, cả bài tiếng Anh và "Bản dịch Việt ngữ do chính tác giả" nhưng vẫn không thấy nói về cách Kerry đưa tài liệu cho Giáp. Tựa bài nêu đich danh Kerry nhưng cả bài chỉ nhắc đến chữ Kerry có một lần:



Còn ở một, hai chỗ nữa anh ốc. Đây:


Thật ra đặc lịnh hành quân và phóng đồ đều nằm trong tay của Kerry một cách công khai tại Pentagon, vì Kerry là một sĩ quan thành viên sừng sỏ trong Phòng Hành Quân Chiến Cuộc (Command & Control) tại đây, đôi khi còn rộng quyền hơn cả tướng Alexander Haig dù Kerry chỉ là trung-úy nhưng là 1 trong 15 Con MA Yale/Bonesman, cho nên những công điện, văn thư mật Kerry đều cho tướng Giáp biết trước để đào hầm chuẩn bị cho QLVNCH vào bẫy. Thế nên tam trùng Phạm Xuân Ẩn thì được Hà Nội cho nhiều huy chương hoạt động hiệu quả trong lòng địch, còn tướng Giáp thì cho rằng nhờ có Ẩn mà Giáp tưởng chừng như đang ngồi chễm-chệ ngay tại Pentagon để điều động tướng quân. Tướng Giáp rất tự hào là công cụ của Mỹ về "nướng quân" nên khi thiết lập bang giao 1995, hai cựu BTQP Mc Namara và Donald Rumsfeld qua vỗ đầu khen "Did good job!"


NU có lướt nhanh qua quyển The Vietnam War: The New Legion Vol. 1 (mà bài trên đã trích dẫn) của tác giả Vinh Truong, song có reviewer bảo là có nhiều đoạn trong sách tác giả đã copy/paste từ quyển SOG: The Secret Wars of American's Commandos in Vietnam của tác giả John L. Plaster. :crushed:

Nhã Uyên
09-16-2017, 06:16 AM
Wiki nói Kerry "rời đi" Việt Nam từ tháng Tư năm 1969, và kết thúc hoạt động quân đội cuối năm 70. Nhưng sang năm 1971 thì ra đình đám trước hạ viện buộc tội quân đội Mỹ là tội phạm chiến tranh có hệ thống. Nhưng sau đó thì thú nhận là nói dóc.


NU có lướt qua hồi ký của John Kerry về sự tham gia của ông trong chiến tranh Việt Nam và hiểu tí xíu về lý do phản chiến của ông. Hiểu biết của NU về chiến tranh Vietnam có giới hạn, và NU không hiểu tại sao sau khi giải ngũ, Kerry không chịu “im miệng” như ông trốn nghĩa vụ quân sự G. W. Bush mà lại ầm ĩ tham gia Vietnam Veterans Against War (Hội Cựu Chiến binh Mỹ Chống Chiến Tranh Việt Nam), nhất là trong sự kiện “Cuộc Điều tra Chiến sĩ Mùa Đông” (Winter Soldiers Investigation) do những người phản chiến nổi tiếng như Jane Fonda và lý thuyết gia Mark Lane (ông này quê quán ở NYC) tổ chức. Trong cuộc điều tra này có những người mình phải tự hiểu là các cựu chiến binh Việt Nam và họ kể lại những tôi phạm chiến tranh như đốt làng, hãm hiếp tập thể phụ nữ, dùng tù nhân để làm mục tiêu bắn. Sự kiện thứ hai là khi Kerry cùng các cựu chiến binh kéo nhau đến Quốc hội rồi sang Nhà Trắng rồi ném huy chương của họ qua hàng rào trước Nhà Trắng (tuy các huy chương Kerry ném không phải là của riêng ông, mà là của người khác). Khi đồng đội của mình còn nằm trong vòng khói lửa mà mình lại tham gia vào những sự việc như thế, bác trai của NU nói với NU, là chính mình đã “đâm sau lưng chiến sĩ”. NU cùng một ý nghi với bác NU.

ốc
09-16-2017, 07:06 AM
Còn ở một, hai chỗ nữa anh ốc. Đây:


Thật ra đặc lịnh hành quân và phóng đồ đều nằm trong tay của Kerry một cách công khai tại Pentagon, vì Kerry là một sĩ quan thành viên sừng sỏ trong Phòng Hành Quân Chiến Cuộc (Command & Control) tại đây, đôi khi còn rộng quyền hơn cả tướng Alexander Haig dù Kerry chỉ là trung-úy nhưng là 1 trong 15 Con MA Yale/Bonesman, cho nên những công điện, văn thư mật Kerry đều cho tướng Giáp biết trước để đào hầm chuẩn bị cho QLVNCH vào bẫy. Thế nên tam trùng Phạm Xuân Ẩn thì được Hà Nội cho nhiều huy chương hoạt động hiệu quả trong lòng địch, còn tướng Giáp thì cho rằng nhờ có Ẩn mà Giáp tưởng chừng như đang ngồi chễm-chệ ngay tại Pentagon để điều động tướng quân. Tướng Giáp rất tự hào là công cụ của Mỹ về "nướng quân" nên khi thiết lập bang giao 1995, hai cựu BTQP Mc Namara và Donald Rumsfeld qua vỗ đầu khen "Did good job!"

Cái đoạn ấy là từ bản tiếng Việt do chính tác giả bảo là tự dịch từ bài viết bằng tiếng Anh đăng ở ngay bên trên. Bản tiếng Anh chỉ có nhắc đến Kerry một lần, phần dịch sang tiếng Việt không tính là trong cùng một bài.

ốc
09-16-2017, 07:56 AM
Khi đồng đội của mình còn nằm trong vòng khói lửa mà mình lại tham gia vào những sự việc như thế, bác trai của NU nói với NU, là chính mình đã “đâm sau lưng chiến sĩ”. NU cùng một ý nghi với bác NU.

Trong một xã hôi tự do và có tự do ngôn luận thì đấy là quyền của mỗi người.

Nếu cái điều tác giả Vinh Truong trình bày trong bài nói về Kerry là chiến tranh Việt nam do "siêu chính phủ" "chủ mưu của trục ma-quỷ (KGB/CIA) áp lực hai bên nam bắc phải khuấy động cuộc chiến hủy diệt để họ nhân cơ hội xả rác vũ khí lỗi thời và thay vào đó thí nghiệm các loại vũ khí mới" thì Kerry càng nên chống lại chiến tranh, để tránh đau thương cho những chiến sĩ đang và sẽ tiếp tục tham chiến vì âm mưu của siêu chính phủ.

Đồng thời, nếu bảo rằng trân chiến ở Hạ Lào chỉ là một âm mưu ghê gớm của siêu chính phủ thì đâu có cần đến Kerry làm trong Ngũ giác đài để chuyền tài liệu cho Giáp. Tác giả phải lôi hai ông kẹ KGB và CIA ra để chứng tỏ thế lực của siêu chính phủ thì lại càng thêm khôi hài vì tính chất ấu trĩ của một điều bịa đặt hoang đường. Entry level conspiracy theorist.

Nhã Uyên
09-17-2017, 08:58 AM
Cái đoạn ấy là từ bản tiếng Việt do chính tác giả bảo là tự dịch từ bài viết bằng tiếng Anh đăng ở ngay bên trên. Bản tiếng Anh chỉ có nhắc đến Kerry một lần, phần dịch sang tiếng Việt không tính là trong cùng một bài.

Được rồi, không tính phần dịch sang tiếng Việt nhưng cả tiếng Anh hay tiếng Việt và ngay trong sách của ông Vinh Truong, đều không cho biết bằng cách nào Kerry đã đưa cho Giáp phóng đồ và tài liệu và đó là ý chính và là điều mà tác giả đã nói mà không thể chứng minh. NU bổ sung cho anh ốc đấy. Khi đọc qua tin, NU rất ngạc nhiên vì nếu quả như thế thì là tội phản quốc mà tại sao không nghe nói gì, nhất là trong thời kỳ Kerry ra tranh cử tổng thống Mỹ, khi mà quá khứ và hiện tại của ứng cử viên được đào xới, điều tra, và phơi bày trước công chúng.

Nhã Uyên
09-17-2017, 09:03 AM
Trong một xã hôi tự do và có tự do ngôn luận thì đấy là quyền của mỗi người.



But you know too well quyền tự do ngôn luận không phải không có giới hạn.



Nếu cái điều tác giả Vinh Truong trình bày trong bài nói về Kerry là chiến tranh Việt nam do "siêu chính phủ" "chủ mưu của trục ma-quỷ (KGB/CIA) áp lực hai bên nam bắc phải khuấy động cuộc chiến hủy diệt để họ nhân cơ hội xả rác vũ khí lỗi thời và thay vào đó thí nghiệm các loại vũ khí mới" thì Kerry càng nên chống lại chiến tranh, để tránh đau thương cho những chiến sĩ đang và sẽ tiếp tục tham chiến vì âm mưu của siêu chính phủ.

NU không có vấn đề với Kerry phản đối chiến tranh Việt Nam vì cuộc chiến ấy có rất nhiều điều để phản đối. Vấn đề của NU nằm ở chỗ ông từng làm phát ngôn viên cho một nhóm cựu chiến binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam chống lại chiến tranh Việt Nam khi họ hồi hương. Những gì Kerry nói về các quân nhân Mỹ và tướng lãnh Mỹ nói chung, đã ảnh hưởng lớn với dư luận Mỹ về cuộc chiến tranh Việt Nam thời đó và góp tạo phân chia giữa người Mỹ và các cựu chiến binh Mỹ khi họ hồi hương và phân chia giữa Mỹ và quân đội của họ cho đến ngày nay. Mặc dù những gì Kerry nói không hoàn toài sai nhưng chính ông, sau này đã nhận rằng đó là những lời “quá đáng”.

ốc
09-17-2017, 04:47 PM
Chị Uyên, tục ngữ Việt nam có câu: một lần mất mười lần ngờ, cái thói tiểu nhân nó là một lần thua trận muôn lần oán nhau. Dẫu sao những người Mỹ như Kerry cũng đã bỏ mồ hôi nước mắt, nhiều người Mỹ khác thì bỏ cả thịt xương cho cuộc chiến vì một dân tộc mà họ có thể chưa bao giờ biết đến. Bây giờ có những người Việt trơn mồm hờn trách quân đội đồng minh, mạ lỵ những người lính từng ra trận với mình, đưa ra những lời cáo buộc vô căn vô cứ thì có khác gì đâm sau lưng chiến sĩ? Bận sau ai thèm giúp nhau?

Tiên trách kỷ hậu trách nhân, tại sao người Việt nam không tự trách mình dại dột để bị đánh lừa, hay bất tài để không giữ được nước mà phải đổ thừa cho người khác? Có phải chính những người Việt đã tiếp tay cho kẻ thù hơn ai hết.

Ngày xưa Thục Phán đã làm gì khi biết "kẻ ngồi sau ngựa là giặc đấy"? Có oán trách thần Kim Quy thải cho vũ khí lỗi thời cho nên thua trận? hay có đổ thừa cho các thế lực ma-quỷ? Càng nói thì càng thấy... thán phục... Thục Phán.

Triển
09-18-2017, 07:43 AM
#PhinhBộPhinhBộ"



Mấy hôm nay cái mạch này ồn ào quá mà mình chạy vô coi "ứ" được. Bị chận IP quốc gia. Chắc Huê Kỳ ghét người EU. :))))))))

Ngày mai bên này đài hợp tác văn hóa ARTE Pháp Đức sẽ chiếu .... 9 tập! hehehehehe "Phinh bộ phinh bộ" đây, bà con Pháp Đức mại vô mại vô!

*** Nguồn: ARTE.de

https://i.imgur.com/63Kwker.jpg

gtmt
09-18-2017, 12:04 PM
vào đây xem. phim có phụ đề việt ngữ
http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/watch/

Triển
09-18-2017, 09:24 PM
vào đây xem. phim có phụ đề việt ngữ
http://www.pbs.org/kenburns/the-vietnam-war/watch/




Mấy hôm nay cái mạch này ồn ào quá mà mình chạy vô coi "ứ" được. Bị chận IP quốc gia. Chắc Huê Kỳ ghét người EU. :))))))))






https://i.imgur.com/ZaLPpFf.jpg

dulan
09-18-2017, 09:28 PM
https://i.imgur.com/ZaLPpFf.jpg

Dulan lên Youtube coi được đó N5!
...

Triển
09-18-2017, 09:30 PM
Dulan lên Youtube coi được đó N5!
...

Tối nay ngồi coi trước truyền hình ở nhà là đã rồi Du Lan, đài hợp tác văn hóa ARTE Đức - Pháp chiếu. :z67: Tuy nhiên phải san sẻ với đá banh Bundesliga hơi khó chịu trong bụng, chắc thâu lại coi sau.

hoài vọng
09-18-2017, 11:38 PM
Anh Triển nhớ nghiền ngẫm khi bộ phim phỏng vấn Bảo Ninh ....thợ viết csvn ...

Triển
09-19-2017, 12:45 AM
Yeap, tôi có đọc sơ tiểu sử ông này khi Nỗi Buồn Chiến Tranh nổi đình đám ở Việt Nam. Ai cũng có cơ hội được nói, một lần hoặc nhiều lần trong đời. Tính luôn ông này. Không có ai có thể đánh giá ông ta trung thực ngoài lương tâm của y. Như ông ngoại trưởng Đức hiện tại cha mẹ ly dị từ tấm bé. Ông không liên lạc với cha ông cũng phần vì cha ông là một người cực đoan theo quan niệm Đức Quốc Xã. Đến cuối đời cha ông, ông làm hòa và cho cha con có cơ hội nói chuyện với nhau. Sau khi cha ông mất, ông nói, cha ông là một người không biết cái thiện vì đã lỡ lỗi lầm bước vào cái ác. Và lẩn quẩn trong đó đến khi chết vẫn không thoát ra được.

Liệu Bảo Ninh có giống ông cha của ngoại trưởng Đức hiện tại hay không thì phải chờ người thân ông ấy trả lời ở thế kỷ sau. :)

Nhã Uyên
09-19-2017, 04:56 AM
Cám ơn gtmt và anh Triển đã cho links.
NU đã coi qua episode 1 và 2.
Có thể tóm lược mỗi episode như sau:

Episode 1 : Pháp xấu
Episode 2 : Diệm xấu

NU đoán Episode 3 : Bombing Is bad?

Đậu
09-19-2017, 09:40 AM
Ông Bảo Ninh, người được phỏng vấn, đã nói rằng: "Chiến tranh không có thắng thua." Riêng tôi thì nghĩ khác. Trong chiến tranh phải có kẻ thắng người thua. Và ai cũng muốn dành phần thắng về phe mình. Nói giả dụ, nếu không có thắng thua thì người ta chiến đấu vì cái gì? Nếu không có cứu cánh thì chả ai cần đến phương tiện? Thì như làm vậy, trong trận chiến tại Việt nam, phải có kẻ thắng người thua!

Đối với cán binh Việt cộng, chiến thắng là chiếm được Miền nam Việt nam. Và là bước đầu tiên để áp đặt chế độ Cộng sản lên tòan cõi Việt nam. Đối với Quân dân cán chính Việt nam Cộng hòa, chiến thắng là đẩy lui các cuộc tấn công của cộng quân, giử vững phần đất còn lại khỏi rơi vào tay Cộng sản. Còn đối với Mỹ, chiến thắng là ngăn được làn sóng Cộng sản nhuộm đỏ Châu á.

Chiến tranh Việt nam đã kết thúc gần nữa thế kỷ, thế mà Việt cộng chả ai buồn nhắc đến. Theo ông Bảo Ninh thì ngay cả đến cán binh Việt cộng lâu đời, những người tham chiến ngày ấy, cũng không thiết nói về cuộc chiến đã qua. Có nhẽ, họ đã nhìn thấy những gì xẩy ra trên tòan nước Việt nam trong một thời gian khá lâu, sau khi giành được chiến thắng quân sự, đã không đúng như những gì họ được học tập và tuyên truyền ròng rã suốt trong thời gian chiến tranh? Họ nhận ra, tất cả các nổ lực và hy sinh của họ đã đặt không đúng chỗ? Bao nhiêu xương máu cho cuộc chiến để giành lấy chiến thắng, liệu có đáng không? Có nhẽ, không ít người trong phe họ mang mặc cảm bị người khác lợi dụng, bị kẻ khác xúi giục?

gtmt
09-19-2017, 01:33 PM
g. coi xong tập 3, đang nửa tập 4
thêm với NU
pháp xấu, diệm xấu, kỳ xấu, chính quyền miền nam tham nhũng, đàn áp, thiếu dũng khí, bất tài, chỉ biết tranh giành bắn chém nhau, là gánh nặng cho mỹ. còn hồ có tài có đức, võ & lê là 2 đại tướng mưu lược, chiến sĩ miền bắc can đảm, kiên trì, đáng thương, đáng nể

hôm qua hỏi ông già coi phim chiến tranh vn chưa, bị ổng chửi phim lấy tài liệu cộng sản hehe



Cám ơn gtmt và anh Triển đã cho links.
NU đã coi qua episode 1 và 2.
Có thể tóm lược mỗi episode như sau:

Episode 1 : Pháp xấu
Episode 2 : Diệm xấu

NU đoán Episode 3 : Bombing Is bad?

dulan
09-19-2017, 02:12 PM
...


Coi mà tức cành hông luôn á gtmt.
Buồn vì bao năm qua người ta tốn không biết bao nhiêu giấy mực để nói đến cái chết của 2 ông Diệm & Nhu, hai ông đầu hàng rồi mà còn giết tàn nhẫn quá, hic...


...

RaginCajun
09-19-2017, 02:29 PM
Fake News

ốc
09-19-2017, 07:00 PM
Em không xem vì đã đoán được kết cục của cuộc chiến.

Triển
09-19-2017, 08:59 PM
Ông Bảo Ninh, người được phỏng vấn, đã nói rằng: "Chiến tranh không có thắng thua." Riêng tôi thì nghĩ khác. Trong chiến tranh phải có kẻ thắng người thua. Và ai cũng muốn dành phần thắng về phe mình. Nói giả dụ, nếu không có thắng thua thì người ta chiến đấu vì cái gì? Nếu không có cứu cánh thì chả ai cần đến phương tiện? Thì như làm vậy, trong trận chiến tại Việt nam, phải có kẻ thắng người thua!

Đối với cán binh Việt cộng, chiến thắng là chiếm được Miền nam Việt nam. Và là bước đầu tiên để áp đặt chế độ Cộng sản lên tòan cõi Việt nam. Đối với Quân dân cán chính Việt nam Cộng hòa, chiến thắng là đẩy lui các cuộc tấn công của cộng quân, giử vững phần đất còn lại khỏi rơi vào tay Cộng sản. Còn đối với Mỹ, chiến thắng là ngăn được làn sóng Cộng sản nhuộm đỏ Châu á.

Chiến tranh Việt nam đã kết thúc gần nữa thế kỷ, thế mà Việt cộng chả ai buồn nhắc đến. Theo ông Bảo Ninh thì ngay cả đến cán binh Việt cộng lâu đời, những người tham chiến ngày ấy, cũng không thiết nói về cuộc chiến đã qua. Có nhẽ, họ đã nhìn thấy những gì xẩy ra trên tòan nước Việt nam trong một thời gian khá lâu, sau khi giành được chiến thắng quân sự, đã không đúng như những gì họ được học tập và tuyên truyền ròng rã suốt trong thời gian chiến tranh? Họ nhận ra, tất cả các nổ lực và hy sinh của họ đã đặt không đúng chỗ? Bao nhiêu xương máu cho cuộc chiến để giành lấy chiến thắng, liệu có đáng không? Có nhẽ, không ít người trong phe họ mang mặc cảm bị người khác lợi dụng, bị kẻ khác xúi giục?

Chà, có cọp dê vụ Bên Thắng Cuộc hông đó. j/k :z67:

Triển
09-19-2017, 09:00 PM
Fake News

Trời, mạch chiến tranh Việt Nam chớ phải chuồng chim đâu nà.:z13:

Triển
09-19-2017, 09:01 PM
Em không xem vì đã đoán được kết cục của cuộc chiến.

Vậy cuộc chiến đã kết thúc chưa?

ốc
09-19-2017, 10:40 PM
Phim giả tưởng mà. Cái vụ này giống những bài bình luận bóng đá, khi biết ai thắng rồi thì nhà báo sẽ viết những bài phân tích sâu sắc dựa trên kết quả của trân đấu. Phe nào được thì tất nhiên là phe đó giỏi hơn, có cố gắng hơn, chơi đẹp hơn...

Tuy nhiên em hy vọng phim này sẽ làm nhiều người Việt suy ngẫm. Mình cũng biết thấy khó chịu khi người ta chê phe mình phải không.

Triển
09-20-2017, 07:33 AM
Phim giả tưởng mà. Cái vụ này giống những bài bình luận bóng đá, khi biết ai thắng rồi thì nhà báo sẽ viết những bài phân tích sâu sắc dựa trên kết quả của trân đấu. Phe nào được thì tất nhiên là phe đó giỏi hơn, có cố gắng hơn, chơi đẹp hơn...

Tuy nhiên em hy vọng phim này sẽ làm nhiều người Việt suy ngẫm. Mình cũng biết thấy khó chịu khi người ta chê phe mình phải không.

Tui đã coi phân nửa tập đầu tiên. Nghe các lời nhận thức cuộc chiến của Bảo Ninh, Dương Vân Mai, Nguyên Ngọc, Lâm Quang Thi, Bùi Diễm .v.v.v.v Tui thấy không có gì ầm ĩ. Đối với một phim tài liệu về chiến tranh thì có được sự phỏng vấn của nhiều bên nghe mới hay. Phải coi hết tất cả các tập mới biết được phim thiên tả, thiên hữu, tuyên truyền v.v.v.v hay không. Chưa hết tập 1 tui chưa thấy phim này có mục đích tuyên truyền.

Về phần họ Hồ, đoạn đó chỉ rập khuôn những gì họ có được tài liệu qua nhà cầm quyền VN. Không có gì lạ. Tuy nhiên có đoạn nói Võ Nguyên Giáp thanh trừng các tổ chức kháng chiên chống Pháp, dân thường, người theo đạo Chúa .v.v.v không chịu về phe Việt Minh là cái đau mà bên Việt Nam sẽ không chiếu được. Nhiều lắm lời thoại, rải rác có các chỉ trích như cải cách ruộng đất giết chết nhiều nhân mạng, chôn sống, Việt Minh cũng tàn bạo như thực dân Pháp họ săn lùng tất cả những người có liên quan đến người Pháp mà giết bỏ theo phương châm thà giết lầm hơn bỏ sót v.v.v. Quý vị coi lại đi. Phải coi cái phim này với cái tâm phẳng lặng mới may ra coi và nhớ chi tiết trong phim hết đươc.

Triển
09-21-2017, 04:44 AM
Từ cuối tập 2 sang tập 3 đầu phim nói về giai đoạn thoái triều của thực dân Pháp. Phim lặp đi lặp lại nhiều là ông Diệm là người ghét thực dân Pháp và chống cộng triệt để. Chuyện ông độc tài, gia đình trị và thiên vị đạo chúa là chuyện có thật ai cũng biết. Chuyện Mỹ thuận để dẹp ông vì ông tinh thần quốc gia quá cao không chịu nghe lời Mỹ ai cũng biết rồi. Tuy nhiên phim cũng nhắc lại là cố vấn cao cấp của Kenedy Rufus Phillips, rồi Robert McNamara, Maxwell Taylor, rồi phó tổng thống Lyndon Johnson, giám đốc CIA đều không muốn dẹp hai anh em ông Diệm. Vì họ sợ rằng không có ai khác lên thay thế được hai anh em họ giúp người Mỹ ngăn nạn CS lan tràn Đông Nam Á (theo thuyết Domino), còn thực tâm giúp miền Nam VN có một chế độ dân chủ là chuyện khó tưởng khó tin ở thời chiến. Việc ông Diệm dẹp cướp Bình Xuyên và các nhóm nổi loạn được Pháp hậu thuẫn cũng chứng tỏ phần nào tài cán của ông Diệm. Ông này độc tài, nhưng vào thời buổi nhiễu nhương đó mà không cứng rắn và chuyên quyền e là gục sớm rồi.

Việc ông giết lầm hơn bỏ sót cũng là chiến thuật chẳng đặng đừng của Mỹ. Chiến thuật này lúc Việt Minh ngoài Bắc chống thực dân Pháp cũng từng giết người y hệt như vậy còn thậm chí chôn sống luôn (tập 1, phút 30). Người Mỹ cũng thú nhận sai vì không lấy được lòng tin và khối óc của dân chúng Việt Nam thời đó mà. Không thể đổ lỗi hết cho sự cứng rắn của Diệm. Còn bà mụ Ngô Đình Nhu thì khỏi nói rồi tai tiếng nhiều hơn nổi tiếng. Tuy nhiên đằng sau mọi sự nổi loạn của tu sĩ Phật Giáo Ấn Quang cũng hết 90% có sự giật dây của mặt trận giải phóng miền Nam mà Lê Duẫn đã âm thầm khai mở trong rừng rú có phải không? :)

Có đoạn bình luận nói là Hồ Chí Minh chỉ đuổi hết người Pháp ra khỏi miền Bắc, còn Ngô Đình Diệm mới chính là người đuổi hết thực dân Pháp ra khỏi Việt Nam. :)

thuykhanh
09-21-2017, 07:56 AM
**


Phim The Vietnam War do PBS sản xuất sắp trình chiếu nói gì?


Ts.Nguyễn Ngọc Sẵng





https://i.imgur.com/PeBygsi.png









Lời phản biện tại buổi trình chiếu sơ lược phim The Vietnam War


Tôi may mắn được đại diện đài truyền hình PBS và Thư Viện địa phương mời vào Ban Điều Hành Thảo Luận (discussing panel) về phim The Vietnam War do hai nhà làm phim Ken Burns và Lynn Novick bỏ ra mười năm thu thập tài liệu để làm ra cuốn phim 18 tập nầy. Phim sẽ được trình chiếu vào ngày 17 tháng 9 năm 2017 trên Đài Truyền Hình PBS của Mỹ.


Trước lượng khán giả khoảng hơn 200 người, toàn là người Mỹ (trừ cô phụ tá tôi là một bác sĩ trẻ, Quyên Huỳnh). Tôi rất áy náy, nhưng quyết định nhận lời vì nghĩ rằng đây là cơ hội để nói lên quan điểm của Người Lính Việt Nam Cộng Hoà về Chiến Tranh Việt Nam. Tôi lên đường vì ý niệm đó dù biết sẽ không dễ dàng, nhất là ngôn ngữ.


Sau phần trình chiếu, họ hỏi mỗi người trong Ban Điều Hành Thảo Luận một câu. Trong phim có một cựu chiến binh Bắc Việt, tên Bảo Ninh được phỏng vấn, và ông nói rằng trong cuộc chiến tranh Việt Nam KHÔNG có người thắng (no vinners). Người điều khiển chương trình hỏi tôi nghĩ gì về ý kiến nầy?


Trước khi trả lời, tôi trình bày nhận định rằng muốn biết ai thắng, ai thua phải biết ít nhất ba điều căn bản: (1) mục tiêu tham chiến của các bên, (2) Sự tổn thất mà họ trả giá. (3) và đánh giá trên tổng thể do cuộc chiến gây ra.

A. Mục Tiêu Tham Chiến


1. Mỹ tham gia cuộc chiến vì muốn KỀM CHẾ Trung Cộng, theo tài liệu Pantagon Papers, một nghiên cứu chính thức của Bộ Quốc Phòng Mỹ về sự tham dự của Mỹ tại Việt Nam từ 1945 đến 1967 do ông Daniel Ellsberg thực hiện và được công khai trên tờ The New York Times năm 1971, chủ yếu không nhằm bảo vệ sự độc lập của Miền Nam. Bảo vệ Miền Nam là chiến thuật trong chiến lược ngăn chận Tàu. Tài liệu nầy dài khoảng 4000 trang và được liệt kê là Tối Mật và được giải mã ngày 4 tháng 5 năm 2011 tại thư viện của Tổng Thống Richard Nixon tại California.
2. Mục tiêu của Bắc Việt là Giải Phóng Miền Nam bằng vũ lực để Làm Bàn Đạp cho cuộc bành trướng của cộng sản quốc tế xuống vùng Đông Nam Á. Việc nầy do Hồ Chí Minh thực hiện với sứ mạng là người lãnh đạo cộng sản Đông Dương từ năm 1932. Và điều nầy hoàn toàn phù hợp với lời tuyên bố của Tổng Bí Thư Lê Duẩn “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Sô, Trung Quốc”, nếu câu nói nầy đúng sự thật. Đây là sứ mạng của những người lãnh đạo cộng sản Việt Nam.
3. Mục tiêu của những nhà lãnh đạo Miền Nam là bảo vệ độc lập, chủ quyền Miền Nam chống lại sự xâm lăng của cộng sản Miền Bắc với sự viện trợ tối đa của Nga, Tàu và khối cộng sản Đông Âu, kể cả Cuba. Nhưng vì thế yếu họ chấp nhận và yêu cầu Mỹ và khối tư bản viện trợ để họ bảo vệ lãnh thổ, và dân chúng theo họ.

B. Những Tổn Thất Của Các Bên


1. Phía Mỹ có 58.307 binh sĩ tử trận, chi tiêu 168 tỷ Mỹ kim (có tài liệu nói 1020 tỷ), 303.604 binh sĩ bị thương, 1948 binh sĩ mất tích và lúc cao điểm của chiến tranh có 543.000 binh sĩ tham chiến. Khi chiến binh Mỹ từ chiến trường Việt Nam về bị dân chúng khinh thị, không đón tiếp trọng thể như những binh sĩ tham gia trong những cuộc chiến ngoại biên khác. Và vết thương chiến tranh chưa hoàn toàn hàn gắn được.
2. Phía Bắc Việt có 950.765 binh sĩ tử trận, gần 600.000 bị thương, số mất tích không có con số rõ ràng, ước tính khoảng 300 ngàn người… Trong chiến cuộc, Miền Bắc được xếp vào hạng 1 trong 5 quốc gia nghèo nhất thế giới. Và cuộc chiến do Miền Bắc gây ra làm thiệt mạng 2 triệu thường dân.
3. Phía Việt Nam Cộng Hoà có 275 ngàn chiến sĩ thiệt mạng, khoảng 1.170.000 người bị thương, không có con số mất tích được liệt kê và ngày 30 tháng 4 năm 1975 họ đầu hàng vô điều kiện.

C. Ai Thắng? Ai Thua?


1. Từ những phân tích trên, tôi trình bày quan điểm riêng rằng Mỹ đã đạt được mục tiêu Kềm Chế Trung Cộng, vậy Mỹ là người THẮNG.
2. Cũng từ phân tách nầy, tôi trình bày cho thính giả rằng Bắc Việt hy sinh gần 1 triệu binh sĩ, gần 6 trăm ngàn người thương tật, 300 ngàn người mất tích, làm 2 triệu thường dân bị chết oan và biến đất nước thành 1 trong 5 nước nghèo nhất thế giới, vậy Bắc Việt là người THUA vì phải trả giá quá đắt mà Trung Cộng vẫn không nhuộm đỏ được vùng Đông Nam Á. Họ THUA vì không đạt được mục tiêu.
3. Việt Nam Cộng Hoà đầu hàng vô điều kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 là người THUA. Theo bài phỏng vấn của Tướng Frederick C. Weyand ngày 12 tháng 6 năm 2006 thì cuộc chiến bị thua không phải do quân đội kém cỏi mà do những người lãnh đạo chính trị ở Washington. Họ thắng trên chiến trường, nhưng thua vì sự bội ước của đồng minh. Nhưng theo thiển nghĩ thì sau khi Hoa Kỳ đã hoàn thành mục tiêu kiềm chế Trung Cộng, họ rút lui bằng sự trả giá của nhiều bên, trong đó có cả binh sĩ của họ.
Kết luận sau cùng của tôi với cử toạ là cả hai phía người Việt đều là kẻ thua, nhất là dân tộc Việt Nam là người thua trong cuộc chiến tranh ủy nhiệm của người cộng sản do Hồ Chí Minh, người cộng sản quốc tế, thực hiện sứ mạng trên sự đau xót vô vàn của dân tộc, làm kiệt quệ đất nước và tạo vết thương lịch sử dù 42 năm rồi vẫn chưa lành và không biết có cơ hội nào để lành vết thương dân tộc nầy.
Một cử toạ hỏi tôi về hậu quả tâm lý hiện tại của cuộc chiến, tôi chỉ đơn giản trả lời “bên thắng cuộc vẫn coi bên thua cuộc là kẻ thù cho dù chiến tranh đã chấn dứt 42 năm rồi”.


Cuốn phim vẫn trình bày những sự kiện mang tính cách tuyên truyền cũ rích dù họ bỏ ra 10 năm sưu tập tài liệu, phỏng vấn một số người trong và ngoài nước. Vẫn trưng tấm hình Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn tên Việt Cộng Bảy Lốp trên đường phố Sài Gòn, vẫn bản cũ kết tội tên Trung úy William Calley sát hại 128 thường dân, vẫn chuyện thả bom napalm vào một số làng mạc gây thương tích cho thường dân v.v…, nhưng tôi nói thẳng với họ rằng Việt Cộng pháo kích vào trường tiểu học Cai Lậy ngày 9 tháng 3 năm 1974 làm thiệt mạng gần 200 em học sinh tiểu học sao đoàn làm phim không biết? Trong trận Tết Mậu Thân, người cộng sản sát hại gần 6 ngàn đồng bào vô tội tại Huế, sự kiện chấn động cả thế giới mà đài truyền hình PBS không hay? Phim vẫn cho rằng công ty hoá chất Dow Chemical sản xuất bom Napalm để dội vào làng giết hại dân lành, tôi thẳng thắn nói với họ rằng bom Napalm không chế tạo để giết dân lành và vụ cô Kim Phúc là một trong những nhầm lẫn trong chiến trường như Mỹ đã từng nhầm lẫn ném bom trúng tòa đại sứ Trung Cộng tại Kosovo 1999, thỉnh thoảng ném bom nhầm tại Iraq, Afghanistan, Syria v.v…, Thậm chí họ còn ném bom nhầm vào những đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, bắn nhầm binh sĩ Hoa Kỳ v.v…, trong chiến tranh không thế nào tránh nhầm lẫn được. Thế mà bọn truyền thông dòng chính vẫn cố tình vu khống một cách lố bịch, không chút liêm sỉ những sai lầm mà ai cũng có thể nhận thấy. Thảo nào Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump miệt thị họ không oan chút nào.
Sau buổi hội thảo, một sử gia Mỹ tên Bill Laurie gặp tôi và ông nói Bảy Lốp là tên khủng bố đã sát hại 6 người thân của viên chức VNCH, nên bắn Lốp là không vi phạm công ước Geneve.
Có thể đáng lẽ người Mỹ đã rút quân trước 1969, nếu người tư lệnh chiến trường Việt Nam của họ có chiến thuật đúng đắn, khác với chiến thuật “Truy tầm, tiêu diệt” mà Tướng Westmoreland, người được báo chí gọi là vị Tướng bại trận tại Việt Nam (The General Who Lost Vietnam) áp dụng trong nhiều năm. Những nhà bình luận quân sự chỉ trích chiến thuật dùng lực lượng hùng hậu để truy lùng giặc của Westmoreland là không đúng. Chiến thuật nầy chỉ có kết quả khi đối phương chấp nhận đương đầu, nhưng quân Bắc Việt vào thời điểm đó, họ tránh né trong những cuộc hành quân lớn, họ rút sâu vào rừng hoặc vượt qua biên giới Cao Miên, Lào để bảo toàn lực lượng.
Nếu họ sử dụng những vị Tướng tài như Tướng Harold K. Johnson, Frederick C. Weyand, v,v,. thì có lẽ người lính Mỹ đã hồi hương sớm, ít thiệt hại sau khi đã hoàn thành mục đích Kềm Chế Trung Cộng. Và mức độ thiệt hại mà quân đội hai phía Việt Nam sẽ ít hơn, nhất là con số thiệt hại nhân mạng dân lành sẽ thấp hơn, mức độ nghèo nàn, đói rách, lạc hậu của người dân Việt Nam sẽ ít hơn, và trên hết, hận thù không dai dẳng như ngày hôm nay.
Vấn đề viện trợ quân sự cho Miền Nam cũng góp phần trong chánh sách “phủi tay” của Hoa Kỳ. Từ con số 2.8 tỉ năm 1973, còn 1 tỉ năm 1974 và 300 Triệu cho năm 1975. Và cuối cùng, tháng 12 năm 1974 quốc hội Hoa Kỳ quyết định cắt hết viện trợ quân sự, chỉ 55 ngày sau là Việt Nam Cộng Hoà sụp đổ. Không có quân đội nào đánh giặc mà không có vũ khí, hoặc viện trợ vũ khí, chỉ trừ “truyền thuyết” Quân Giải Phóng với tay không bắt được máy bay Mỹ.
Không ai kéo lịch sử lùi lại được. Người gây ra cuộc chiến vì nhiệm vụ quốc tế cộng sản phải thành khẩn thú nhận trách nhiệm lịch sử. Không chấp nhận hôm nay, trong tương lai lịch sử cũng sẽ ghi lại bởi chính con cháu chúng ta, họ đọc lịch sử từ hai phía, họ đọc lịch sử thế giới, họ sẽ viết lại sự thật mà thế hệ cha ông họ đã trải qua. Đó là chính sử chứ không phải tài liệu tuyên truyền, xuyên tạc, bóp méo sự thật mà người cộng sản dùng bạo lực để bóp méo và gọi là lịch sử.
Họ phải thành tâm Hoà Giải Hoà Hợp với những nạn nhân của họ, với đồng bào trong nước để xây dựng lại sức mạnh dân tộc để chống lại giặc Tàu. Làm chậm trễ sẽ mất nước và tội của họ sẽ chồng chất thêm với đất nước và dân tộc.
Đây là bộ phim phản ảnh một phía, trình bày phân nửa sự thật, không xứng đáng bỏ thời giờ xem. Điều nầy tôi đã viết trên Yahoo, nhưng 15 phút sau bị gỡ xuống. Hy vọng Burns và Novick sẽ đọc và nhìn lại vấn đề, nếu họ muốn trình bày một số khía cạnh thật về chiến tranh Việt Nam./.

TS.Nguyễn Ngọc Sẵng (theo NBVH)









(http://dannews.info/2017/09/21/phim-the-vietnam-war-do-pbs-san-xuat-sap-trinh-chieu-noi-gi/)

gtmt
09-21-2017, 04:55 PM
đang coi tập 5

mình thắc mắc mấy trận chiến không thấy quân vnch đâu, chỉ 1-2 lần gì đó viện binh giải vây cho quân mỹ

hoài vọng
09-21-2017, 07:03 PM
Tui đã coi phân nửa tập đầu tiên. Nghe các lời nhận thức cuộc chiến của Bảo Ninh, Dương Vân Mai, Nguyên Ngọc, Lâm Quang Thi, Bùi Diễm .v.v.v.v Tui thấy không có gì ầm ĩ. Đối với một phim tài liệu về chiến tranh thì có được sự phỏng vấn của nhiều bên nghe mới hay. Phải coi hết tất cả các tập mới biết được phim thiên tả, thiên hữu, tuyên truyền v.v.v.v hay không.Tôi mới xem tập 1 và 2 thì thấy không như mong đợi , những người thuộc " bên thua cuộc " chưa có sự trung thực
Tướng Lâm Q Thi , người đã bỏ mặc một Lữ Đoàn TQLC ở cửa Thuận An ( Ông Cao Xuân Huy đã viết trong cuốn Tháng Ba Gẫy Súng )
Có 2 ông Trung Tá cùng bị vây hãm ở Vùng I ...Tr/T Phạm Văn Đính đầu hàng việt cộng và Tr/T Trần Ngọc Huế bị bắt làm tù binh ( xin tìm trong Google bài Anh Hùng và kẻ Bội Phản )

Triển
09-21-2017, 09:51 PM
**


Phim The Vietnam War do PBS sản xuất sắp trình chiếu nói gì?


Ts.Nguyễn Ngọc Sẵng


Chị ơi, bỏ Nguyễn Ngọc Sẵng ra. Chị xem phim và nghĩ gì mới vui. Nguyễn Ngọc Sẵng không thể nghĩ giùm chị mãi. :)





Tôi mới xem tập 1 và 2 thì thấy không như mong đợi , những người thuộc " bên thua cuộc " chưa có sự trung thực
Tướng Lâm Q Thi , người đã bỏ mặc một Lữ Đoàn TQLC ở cửa Thuận An ( Ông Cao Xuân Huy đã viết trong cuốn Tháng Ba Gẫy Súng )
Có 2 ông Trung Tá cùng bị vây hãm ở Vùng I ...Tr/T Phạm Văn Đính đầu hàng việt cộng và Tr/T Trần Ngọc Huế bị bắt làm tù binh ( xin tìm trong Google bài Anh Hùng và kẻ Bội Phản )

Anh ơi, ông Lâm Quang Thi đã nói gì trong tập 1 và 2 vậy?







đang coi tập 5

mình thắc mắc mấy trận chiến không thấy quân vnch đâu, chỉ 1-2 lần gì đó viện binh giải vây cho quân mỹ

Cô ơi, mấy trận chiến tên gì vậy?

hoài vọng
09-22-2017, 12:18 AM
Anh Triển , ông ấy nói là dân chúng và ông ta rất sợ và ghét quân đội Pháp

Triển
09-22-2017, 01:29 AM
Lính Đại Ca,



ông này ....



Trần Ngọc Toàn
(cựu tiểu đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến - theo https://anhdao.org/a504/nua-doi-chinh-chien-tran-ngoc-toan)

Nói thế này ....



"....Người Pháp kiểm soát mọi thứ. tài nguyên của nước tôi. Nhưng cái chính là họ tước đoạt sự độc lập và tự do của chúng tôi.
Lúc nhỏ đi học tôi đã thấm nhuần chủ nghĩa dân tộc. rồi tôi luôn luôn xem người Pháp là kẻ thù....."

https://i.imgur.com/ZPv7rEB.png





Còn ông này .....



Lâm Quang Thi
(trung tướng quân đội VNCH)

Nói thế này ....



"Họ coi người Việt Nam như là các người thấp kém hơn.
Nhưng mà ở Việt Nam mình là hoàn toàn không có égalité, không có bình đẳng. Chúng tôi rất là ghét Pháp cái đó."

https://i.imgur.com/L3fmsGi.png

Triển
09-22-2017, 01:31 AM
Chiếu theo lời người thân trong nhà tôi, ví dụ Mẹ tôi, thì ý của ông Lâm Quang Thi nói đâu có sai. Pháp tàn ác và khinh dễ người Việt thời đó đúng chứ!

Nhã Uyên
09-22-2017, 04:30 AM
Cám ơn anh Triển tóm lược phim. It’s very helpful.

NU cày tới ¾ tập 3. NU coi kỹ và không bỏ sót một mm phim nào và còn rinh luôn quyển tài liệu phụ kiên bộ phim: The Vietnam War: An Intimate History của Geoffrey C Ward và Ken Burns về đọc. Quyển này nặng gần hai ký, cầm mỏi tay nhưng chi tiết hơn phim. Edward Lansdale, Bảy Viễn và các tôn giáo Hòa Hảo, Cao Đài được nói thêm trong sách cùng với những chi tiết về cái điện tín năm 1955 của Bộ Ngoại Mỹ ra lệnh lật đổ chính nguyền Ngô Đình Diệm – trước khi Mỹ đổi ý và thành lập chính quyền miền nam với ông Diệm. Sách cũng cho thêm chi tiết ớn ác về những cuộc đàm thoại giữa Nixon và Kissinger - kéo dài cuộc chiến Vietnam để được thằng cử và giữ thể diện.


Ông Trần Ngọc Toàn cho mình thấy QLVNCH không hiếm hoi những anh hùng.

Triển
09-22-2017, 06:07 AM
Ông Trần Ngọc Toàn cho mình thấy QLVNCH không hiếm hoi những anh hùng.


https://i.imgur.com/nfeCDU3.png



Trung úy Philip Brady, quê ở Port Washington, tiểu bang New York, đến Sài-Gòn vài ngày sau khi Lyndon Johnson đắc cử, ông nằm trong đợt cố vấn mới sang hỗ trợ quân đội miền Nam Việt Nam.
Trung úy Brady có nhiệm vụ trợ lý cho đại úy Frank Eller, cố vấn cao cấp tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam, một đơn vị tinh nhuệ, biệt danh là kình ngư.

Philip Brady:

- Họ bảo chúng tôi sang hướng dẫn, huấn luyện, và giúp đỡ "mấy cậu nhóc" cách đánh trận. Nhưng thật ra họ biết rõ cách đánh trận. Chúng tôi chỉ là phụ trợ mà thôi. Chỉ điều phối những hỏa lực mà họ không có - pháo kích và không kích Mỹ.

Brady cố gắng hòa đồng với binh sĩ Việt Nam.


Trần Ngọc Toàn:

- Phil Brady là trợ lý cố vấn cao cấp. Tôi nói: "Ông đâu phải cố vấn của tôi. Ông là người đến giúp tôi thôi". Tôi cũng nói "Ông bự con quá. Tránh xa tôi tí. Vì nếu ông đứng gần tôi lính bắn tỉa Việt Cộng bắn ông, nếu bắn trượt là trúng tôi ".


(------------- PHÚT 38:43 -----------------)


Brady, Toàn và tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến miền Nam Việt Nam đóng gần căn cứ không quân ở Biên Hòa để dự bị chờ lệnh điều động ra trận. Lúc đó có tin đồn nhiều đơn vị lớn của địch đang di chuyển trong vùng. Kế hoạch đánh nhanh thắng lớn của Lê Duẫn đang tiến hành.

Mục tiêu của Tòng (cán bộ chính trị) và đồng đội là ấp chiến lược làng Bình Giã, nơi khoảng 6 ngàn người Công Giáo di cư chống cộng sinh sống. Kế hoạch của họ là chiếm làng và tiêu diệt quân Sài Gòn đến tái chiếm. Để bảo đảm thắng lợi họ đã tập trung hàng tấn vũ khí hạng nặng trong đêm tối gồm súng cối, súng máy, súng b40 có thể bắn cháy xe tăng. Cộng sàn chưa từng tiến hành tấn công qui mô lớn đến mức này. Mờ sáng ngày 28/12 xung kích Việt Cộng dễ dàng áp đảo dân vệ trong làng và chiếm được Bình Giã.

Khi 2 đại đội Biệt động quan thiện chiến của miền Nam Việt được trực thăng thả xuống ngày hôm sau họ lọt vào ổ phục kích và bị đánh tan tác. Sáng ngày 30 Philip Brady, Trần Ngọc Toàn và tiểu đoàn 4 Thủy Quân Lục Chiến được đưa lên thay thế tăng cường cho Biệt động quân. Địch quân rút lui về phía Đông của làng.

Tòng (cán bộ chính trị):
- Chiều lối chừng 5 giờ, có một chiếc máy bay, bay trên đầu chúng tôi, ngay chỉ huy sở của trung đoàn á. Thì đồng chí trung đoàn trưởng của chúng tôi nói bắn rơi được hông. Chắc rơi. Thì một phút sau cái máy bay bị bắn cháy.

Brady:
- Tôi thấy đạn trong vườn bắn ra, làm rơi trực thăng. Chúng tôi được lệnh vào thu nhặt xác.

Tòng (cán bộ):
- Tôi lợi chỗ cái máy bay rơi. Thì tôi thấy 4 cái người Mỹ chết. Lúc đó cũng chưa hiểu cái quan trọng tính mạng của các cố vấn Mỹ

Trần Ngọc Toàn (tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4):
- Sĩ quan chỉ huy ở Sài Gòn lệnh cho tiểu đoàn tôi vào để lấy xác tất cả 4 quân nhân Hoa Kỳ.

Brady:
- Đại đội dẫn đầu đến được vị trí các tử thi. Nhưng rồi bị đánh thiệt hại nặng.

12 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam trong đơn vị của Toàn bị thiệt mạng. Khi cố đến gần chiếc trực thăng rơi. Đồng đội cuộn xác vào các tấm tăng và đặt họ cạnh xác lính Mỹ. Một trực thăng Mỹ hạ xuống trảng trống. Phi hành đoàn Mỹ nhảy ra giữa hỏa lực địch nhặt 4 xác người Mỹ mang lên trực thăng bay đi.

Toàn:
- Chúng tôi bảo họ "ê, chở xác lính tôi đi nữa chứ". Nhưng họ không chịu nhặt xác lính chúng tôi.

Suốt 3 giờ, Toàn và đồng đội trụ lại với các thi thể. Chờ trực thăng đến đưa ra khỏi trận địa.

Brady:
- Lúc đó tôi mới thấy bồn chồn một là trời bắt đầu tối, hai là chúng tôi ở ngoài tầm yểm trợ pháo binh. Chúng tôi phải thoát ra khỏi nơi đó.

Toàn:
- Chúng ta phải thoát ra khỏi nơi này vì quân địch đang tiến vào. Chúng tôi không có nhiều thời gian.

Brady:
- Tôi đến gặp thiếu tá Nho. Tôi bảo: "thiếu tá phải rút ngay" . Thiếu tá Nho nói: "Đừng quên tôi là thiếu tá còn ông là Trung úy.". Rồi quay gót bỏ đi. 10 phút sau trận chiến bùng nổ. Phía địch bắt đầu nã cối.

Toàn:
- Họ pháo kích vào vị trí chúng tôi. Lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam họ bắn pháo chuẩn bị trước khi tấn công.

Cuối cùng thì đợt nã pháo cũng ngừng. Lập tức kèn hiệu xung trận trỗi lên và quân địch hết lớp này đến lớp khác tràn về phía lực lượng ít ỏi của Nam Việt.

Brady:
- Giống như mình bật tiếng súng làm nhạc nền. Và ngồi nghe giống hệt như vậy. Đột nhiên mọi thứ bùng nổ ra. Chúng tôi gọi số trực thăng còn lại bắn vào giữa vị trí mình để cản đà tiến của địch. Nhưng không nổi.

Toàn:
- Chúng tôi bị bao vây. Còn địch thì cứ tràn tới. Tôi bị trúng đàn, viên đầu tiên trúng ngay vào đây. Viên thứ hai thì trúng ở đây. Viên AK-47 xuyên qua bên này làm ra một lỗ to như vầy. Nhưng tôi vẫn tiếp tục đánh. Tôi không hề thấy đau đớn gì. Làm gì có thời gian nghĩ tới chuyện đó.

Brady:
- Lúc đó chúng tôi chỉ cố thoát ra. 26 người mở đường máu đánh ra. Chỉ 11 người thoát được.


Đêm hôm đó lính Việt Cộng luồn trong rừng mang lính bị thương của họ đi và bắn chết tất cả lính Việt Nam Cộng Hòa còn sống mà họ tìm thấy.


Toàn:
- tôi giả chết. Lính Việt Cộng đi ngang qua đá vào người tôi một cái và bắn tôi thêm phát nữa vào ngay chỗ này. Và đột nhiên tôi cảm thấy là mình còn sống. Không sao rồi. Rồi tiếp tục giả chết. Rồi họ rút đi.


Ôm súng trong tay Toàn bắt đầu bò về Bình Giã. 3 ngày sau người ta mới tìm thấy ông.


Toàn:
- Một lính dù đến đón bảo tôi: "Kinh khủng quá, cha này bốc mùi thối như chuột chết". Tôi nhìn thấy giòi bọ và kiến bám quanh vết thương. Lúc đó tôi mới cảm giác đau. Vì trước đó 3 ngày tôi chỉ cố sống còn mà thôi.

Khi trận đánh kết thúc, 5 lính Mỹ thiệt mạng tại Bình Giã. Việt cộng bỏ lại 32 xác. 200 lính Nam Việt bị thiệt mạng. 200 lính khác bị thương.

gtmt
09-22-2017, 07:54 AM
Cô ơi, mấy trận chiến tên gì vậy?

bác triển, tui đang nói về cách bộ phim trình bày, không nói về lịch sử

gtmt
09-22-2017, 08:04 AM
Missing from Ken Burns’ ‘Vietnam’: The patriotism and pride of those who fought (http://nypost.com/2017/09/19/missing-from-ken-burns-vietnam-the-patriotism-and-pride-of-those-who-fought/)


To understand Ken Burns’ 18-hour Vietnam documentary (http://nypost.com/2017/09/14/vietnam-reveals-the-folly-of-a-war-that-scarred-america/), listen to the music. The haunting score tells you: This will be a tale of misery. And indeed, Burns and his co-author Geoffrey C. Ward conclude their script by writing, “The Vietnam War was a tragedy, immeasurable and irredeemable. But meaning can be found in the individual stories . . .”

The film is meticulous in the veracity of the hundreds of factoids that were selected. Everything depicted on the American side actually happened. But that the chosen facts are accurate doesn’t mean the film gets everything right. Indeed, the brave American veterans are portrayed with a keen sense of regret and embarrassment about the war, a distortion that must not go unanswered. And the film implies an unearned moral equivalence between antiwar protesters and those who fought.

Burns’ theme is clear: A resolute North Vietnam was predestined to defeat a delusional America that heedlessly sacrificed its soldiers. The film follows a chronological progression, beginning in the ’40s. Right from the start, harrowing combat footage from the ’60s is inserted to remind the audience that a blinkered America is doomed to repeat the mistakes of the French colonialists. The main focus of the documentary is the period of fierce fighting from late 1965 to 1972.

Against a gripping assortment of close-up photos and combat video, dozens of American and Vietnamese voices offer snippets of personal insights about history, geopolitics, families, ideologies, politics, battles, casualties and, above all, frustrations.

Most of the interviewees talk in the lugubrious tones of the defeated. We all know the story ends badly. But when it’s over, we aren’t told why we lost. The music is more memorable than the pictures, and the pictures are more compelling than the narration. We are deluged by sights and sounds but not enlightened as to cause and effect.

An American lieutenant who fought there in 1965 is quoted at the end of the film saying, “We have learned a lesson . . . that we just can’t impose our will on others.” While that summarizes the documentary, the opposite is true. Wars are fought to impose your will upon the enemy. If you don’t intend to win, don’t fight.

Our civilian and military leaders were grossly irresponsible. At the height of the war in 1968, Secretary of Defense Clark Clifford is quoted as telling President Lyndon Johnson, “We’re not out to win the war. We’re out to win the peace.”

Our senior leadership granted the enemy ground sanctuaries in Cambodia, Laos and North Vietnam and bombing was severely restricted.
The North Vietnamese were superb light infantry. The film points out that we grunts called the DMZ (Demilitarized Zone) the Dead Marine Zone because we were pounded from North Vietnam and forbidden to attack. The real lesson: Never fight on the enemy’s terms.

The documentary includes a modicum of footage about the South Vietnamese military. The South Vietnamese soldiers I fought alongside were brave and determined. Yet in 1973, sick of the war, Congress forbade any further bombing in Southeast Asia. Military aid to South Vietnam was slashed, while Soviet-built tanks and Chinese-made artillery poured into North Vietnam.


The film casts the antiwar movement in a moderately favorable light. Air Force pilot Merrill McPeak is quoted as saying, “the antiwar movement itself, the whole movement towards racial equality, the environment, the role of women . . . produced the America we have today, and we are better for it.”
Are the protesters the real heroes here? What about the valiant US soldiers, 75 percent of whom were volunteers?

This documentary succeeds in vividly evoking sadness and frustration. But that is not all there was to the story. “The Vietnam War” strives for a moral equivalence where there is none. The veterans seem sad and detached for their experience, yet 90 percent of Vietnam War veterans are proud to have served. So there’s a large gap between what we see and the attitude of the vast majority of veterans.

Their sense of pride — so vital for national unity — is absent from the documentary. And that’s a glaring omission.

Bing West served in Marine infantry in Vietnam. He is the author of “The Village,” which has been on the Marine Commandant’s reading list for 45 years.

http://nypost.com/2017/09/19/missing-from-ken-burns-vietnam-the-patriotism-and-pride-of-those-who-fought/

Đậu
09-22-2017, 09:09 AM
Tôi coi hết cuốn thứ ba và rồi bỏ ngang vì cách giải trình và các tình huống trong phim cho thấy cuộc chiến ở Việt nam là của người Mỹ, do Mỹ chủ động từ A đến Zét. Còn vai trò của Việt nam cộng hòa rất mờ nhạt.

Thì như làm vậy, cuốn phim này chỉ làm sáng tỏ cái mục đích của phía Việt cộng: "GIải phóng miền Nam khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ".

gtmt
09-22-2017, 09:36 AM
nhận xét của bác đậu chính xoác như cảm giác của g.. tuy nhiên, g. vẫn ráng coi cho hết hehe

ốc
09-22-2017, 02:21 PM
Tôi coi hết cuốn thứ ba và rồi bỏ ngang vì cách giải trình và các tình huống trong phim cho thấy cuộc chiến ở Việt nam là của người Mỹ, do Mỹ chủ động từ A đến Zét. Còn vai trò của Việt nam cộng hòa rất mờ nhạt.

Thì như làm vậy, cuốn phim này chỉ làm sáng tỏ cái mục đích của phía Việt cộng: "GIải phóng miền Nam khỏi ách xâm lược của Đế quốc Mỹ".

Thì phim do người Mỹ làm với mục đích chiếu cho người Mỹ xem. Dân xứ khác xem ké là chuyện phụ.

Người dân Mỹ chỉ quan tâm vì sao Mỹ can thiệp vào Việt nam chứ không cần biết vì sao Việt nam có chiến tranh.

Văn
09-23-2017, 08:38 AM
Thì phim do người Mỹ làm với mục đích chiếu cho người Mỹ xem. Dân xứ khác xem ké là chuyện phụ.

Người dân Mỹ chỉ quan tâm vì sao Mỹ can thiệp vào Việt nam chứ không cần biết vì sao Việt nam có chiến tranh.

Đúng vậy!

Nhã Uyên
09-23-2017, 09:36 AM
Xong tập 3, không biêt mình có thể coi tiếp được không. So sad!

"Making a mistake, people can do that. But covering up mistakes? Then you're killing people for your own ego. And that makes me mad." - Karl Marlantes, Marine.

tạm dịch:

"Ai cũng có thể làm sai. Nhưng che dấu những sai lầm là giết người cho cái tôi của chính mình. Điều đó khiến tôi tức giận.” - Karl Marlantes, Thủy quân lục chiến.

Nhã Uyên
09-24-2017, 07:19 AM
Qua ba tập, mình thấy nội dung cũng tương tựa như những bộ phim đã nói về chiến tranh Việt Nam trước. Chiến tranh Việt Nam là một bi kịch khủng khiếp, vô nghĩa.

Người Mỹ làm phim thì cái nhìn vẫn là của họ, điều mình chấp nhận. Mình không bắt buộc phim làm theo ý mình. Sở dĩ mình chú tâm coi bộ phim vì Ken Burns là một nhà làm phim có uy tín và mình tò mò coi phim để có thêm một cái nhìn cận cảnh về cuộc chiến của cha, ông mình.

Bô phim có tính khách quan, tuy thiếu sót rất nhiều (sách đi kèm bộ phim chi tiết hơn), nhưng cố gắng cho mình cái nhìn đa chiều. Phim nhìn lịch sử VN từ dưới lên, qua lăng kính của những người tham gia trong cuộc chiến. Ba phe tham gia phe nào coi phim này cũng thấy có những điểm không vừa lòng tuy nhiên mình để ý phần lớn phỏng vấn trong phim là cán bộ và lính cs miền Bắc. Qua ba tập đầu, mình để ý phim chỉ trích sai lầm của chính quyền Mỹ, đề cao quân BV, coi thường lãnh đạo VNCH. Ngoài một, hai người thì vai trò lính VNCH lu mờ, gần như không có. Mình cũng đề cao cảnh giác điều này: tài liệu trong phim là do bà co-producer Lynn Novicks về VN cùng với phái đoàn làm phim ở VN tìm kiếm.

Ngô Đồng
09-24-2017, 07:54 AM
Nhã Uyên ơi, chị xem thoáng qua và thôi không xem nữa - chiến tranh bản chất của nó đã là sai lầm từ nguyên thủy, chỉ gây đau thương và chết chóc. Mà nguyên thủy trong thiên nhiên từ cây cối cỏ hoa, muôn loài muôn vật là chống chọi lẫn nhau để trường tồn.

Nên Nhã Uyên ơi chị hèn nhát không lục lọi lại quá khứ nữa, cho nó nhạt nhòa trong dĩ vãng kẻo không lòng mình lại nguyền rủa vu vơ bên trọng bên khinh.

Trong lòng bất cứ ai cũng có một nỗi dày vò mất mát từ chiến tranh dù thắng hay thua.

gtmt
09-24-2017, 08:57 AM
chỗ phóng viên nhà báo mỹ chụp lại tấm hình cảnh sát vnch bắn 1 người lính vc - g. quên là ở tập nào, nhưng đợi mãi mấy tập sau cũng khg thấy nói về câu chuyện đằng sau. chỉ thấy người mỹ phẫn nộ; 1 lính mỹ được phỏng vấn đã nói khi nhìn cảnh đó, ổng đã tự hỏi "are we fighting on the wrong side?"

thế hệ sau này - sinh ra, lớn lên ở mỹ - nếu tìm hiểu vì sao cha mẹ, ông bà chúng phải bỏ nước ra đi qua bộ phim này thì sao nhỉ?




Qua ba tập, mình thấy nội dung cũng tương tựa như những bộ phim đã nói về chiến tranh Việt Nam trước. Chiến tranh Việt Nam là một bi kịch khủng khiếp, vô nghĩa.

Người Mỹ làm phim thì cái nhìn vẫn là của họ, điều mình chấp nhận. Mình không bắt buộc phim làm theo ý mình. Sở dĩ mình chú tâm coi bộ phim vì Ken Burns là một nhà làm phim có uy tín và mình tò mò coi phim để có thêm một cái nhìn cận cảnh về cuộc chiến của cha, ông mình.

Bô phim có tính khách quan, tuy thiếu sót rất nhiều (sách đi kèm bộ phim chi tiết hơn), nhưng cố gắng cho mình cái nhìn đa chiều. Phim nhìn lịch sử VN từ dưới lên, qua lăng kính của những người tham gia trong cuộc chiến. Ba phe tham gia phe nào coi phim này cũng thấy có những điểm không vừa lòng tuy nhiên mình để ý phần lớn phỏng vấn trong phim là cán bộ và lính cs miền Bắc. Qua ba tập đầu, mình để ý phim chỉ trích sai lầm của chính quyền Mỹ, đề cao quân BV, coi thường lãnh đạo VNCH. Ngoài một, hai người thì vai trò lính VNCH lu mờ, gần như không có. Mình cũng đề cao cảnh giác điều này: tài liệu trong phim là do bà co-producer Lynn Novicks về VN cùng với phái đoàn làm phim ở VN tìm kiếm.

gun_ho
09-24-2017, 09:57 AM
thế hệ sau này - sinh ra, lớn lên ở mỹ - nếu tìm hiểu vì sao cha mẹ, ông bà chúng phải bỏ nước ra đi qua bộ phim này thì sao nhỉ?

thì cho chúng nó coi cảnh vc chôn sống người ta tết Mậu Thân.

Triển
09-25-2017, 09:00 PM
thế hệ sau này - sinh ra, lớn lên ở mỹ - nếu tìm hiểu vì sao cha mẹ, ông bà chúng phải bỏ nước ra đi qua bộ phim này thì sao nhỉ?

Phim là để xem chơi nhưng khó lòng có kiến thức qua phim ảnh mà không có sự hỗ trợ của cha mẹ và ông bà. Vấn đề chỉ nằm ở chỗ cha mẹ ông bà có chịu bỏ thời gian giải thích tường tận khi được con cháu hỏi hay là không mà thôi.
Tôi không biết chương trình sử ký giáo khoa ở Mỹ dạy những gì. Nhưng chương trình sử ký ở Đức có dạy chiến tranh Đông Dương (chương trình lớp 12), chiến tranh Việt Nam và chiến tranh Đại Hàn. Viết không nhiều nhưng viết rất rõ. Chỉ dựa theo sách giáo khoa, một đứa trẻ có năng lực bình thường đã có thể hiểu. Nếu hỏi thêm cha mẹ thì chắc chắn hiểu được chiến tranh Việt Nam và lý do vì sao cha mẹ không đồng ý với chính kiến hiện tại và vào thời điểm 1975 khi bỏ nước ra đi.

Tôi nghĩ không có vấn đề gì khi nương vào sách giáo khoa sử ký trong trường mà chỉ bảo cho thế hệ trẻ sẽ có sự khách quan cần thiết.

Nhã Uyên
09-26-2017, 03:30 AM
Hoàn toàn đồng ý với anh Triển về sự hỗ trở của ông bà, cha mẹ giúp con, cháu hiểu về chiến tranh Vietnam.

Bởi có khi xem qua một hình ảnh, một quang cảnh mình chỉ thấy một khoảnh khắc của thời gian, có thể trước hoặc sau một khoảnh khắc vui, buồn, tốt, xấu nào đó mà thôi. Không phải là toàn bộ của câu chuyện.


Thêm bài viết vể The Vietnam War của Burns và Novick, của TS Nguyễn Tiến Hưng, cựu Tổng trưởng Kế hoạch VNCH 1973-1975


...Dù đã có một chiến lược tiếp cận rất hay và đầy tính cách con người, bộ phim có nhiều khuyết điểm.
Sau đây là những thí dụ:
Hai nhà đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick nói là "không phán xét" nhưng thực ra là có phán xét một cách thầm kín. Thí dụ như đoạn phim Mỹ chiến đấu trong những năm 1966-1967 được lồng vào đoạn phim hình ảnh trong cuộc chiến khốc liệt của Pháp trong thập niên 40-50...

mời đọc:
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-41387069

dulan
09-26-2017, 07:22 AM
...


Cám ơn NU nhé!

...

Trong tập một, thậm chí ngay cả 1 phút nói đến cuộc đảo chánh 1960 của Nguyễn Chánh Thi cũng không hề được nhắc đến, dù sao cũng là một tiếng chuông cảnh tỉnh đến với chế độ Ngô Đình trị, phần đó cũng nằm trong đề tài chiến tranh VN, ai đứng đằng sau cuộc đảo chánh này...

...

Văn
09-26-2017, 08:06 AM
Về sự trung thực của bộ phim:

Ví dụ TT Ngô Đình Diệm làm được 7 việc tốt cho đất nước, nhưng cũng gây ra 3 việc xấu.

Người làm phim chỉ đưa vào phim 3 việc xấu thôi, không đả động gì đến việc tốt nào cả.

Hỏi, vậy có trung thực hay không?

"Một nửa sự thật không phải là sự thật"

Nhã Uyên
09-28-2017, 04:32 AM
Trưa qua cùng bạn ghé special-screening về Vietnam War với hai đạo diễn Ken Burns and Lynn Novick.

Ken Burns cúp cua - did not show up. Sau buổi nói chuyện chúng tôi hỏi Lynn, nếu chị chỉ có thể trình bày một câu chuyện hoặc một quan điểm thôi, thì chị sẽ chọn câu chuyện/quan điểm nào. Chị nói câu hỏi ấy “quá mức lương” của chị - beyond her pay grade.

Là vậy - trình bày nhiều quan điểm khác nhau dễ dàng hơn phải trình bày chỉ một về lý do tại sao Hoa Kỳ đã tham gia chiến tranh Việt nam. Mất 10 năm để làm phim and they went the easy way…

ốc
09-28-2017, 12:20 PM
Họ đã chọn lựa làm một bộ phim tài liệu thì có nhẽ là họ bắt buộc phải trình bày nhiều quan điểm khác nhau, vì đó danh nghĩa và tính chất của thể loại phim tài liệu. Documentary mà chỉ nói theo một quan điểm thì sẽ bị người ta chỉ trích là phim tuyên truyền, hay là phim chính trị. It's the easy way because it's widely accepted.

Tuy nhiên đạo diễn vẫn có thể dàn xếp để quan điểm riêng của mình nổi bật hơn trong nhiều quan điểm đối nghịch trong phim. Ngay cả đài bịp Fox News mà còn thích tự nhận là "Fair and Balanced."

PhPhuongVy
09-28-2017, 03:45 PM
Chào các bạn. Có lẽ một số trong chúng ta kỳ vọng hơi nhiều khi xem bộ phim này. Dù dài bao nhiêu tập, trình bày bao nhiêu dữ kiện, số liệu và quan điểm, không bộ phim nào có thể phản ảnh đầy đủ và trung thực nguồn gốc, bộ mặt và hậu quả của một cuộc chiến tranh, nhất là cuộc chiến tranh đã kéo dài nhiều niên kỷ và có sự tham dự của nhiều hơn hai phe đối nghịch. Đó là chưa kể đến tham vọng của người làm phim thì quá lớn mà hiểu biết của họ thì có thể có giới hạn và phiến diện. Tôi chưa bắt đầu xem phim này cũng vì các lẽ ấy, nhưng sẽ xem để thu lượm thêm những điều mình chưa biết và suy nghĩ về những điều mình chưa hề nghĩ tới.

Còn để hiểu cuộc chiến tranh Việt Nam, tôi bắt đầu suy nghĩ về chiến tranh, chỉ là chiến tranh. Như Ngô Đồng đã viết bên trang trước, tôi đồng ý chiến tranh là lẽ đương nhiên của giòng sống, nhưng con người cũng muốn hiểu, cần hiểu lịch sử đã sang trang như thế nào, hiểu những điều trước đây chưa được tiết lộ, để biết tổ tiên, cha ông là ai, mình là ai, và học lấy bài học xương máu, mong tránh được vết xe gẫy, trong tương lai, cho minh và con cháu. Tôi sẽ xem toàn bộ bộ phim này, những phim khác nữa, sẽ đọc những tài liệu, sách sử tay tôi với tới, lắng nghe và chắp lại những miếng vá, như đã ghi chép những điều thế hệ bà nội và cha chú kể lại về thời cha ông chống Pháp và thời cộng sản đấu tố, thời di cư, di tản...Hy vọng tôi sẽ hiểu được cuộc chiến tranh Việt Nam.

Bây giờ thì chỉ lạm bàn ngắn gọn.

Chiến tranh bắt đầu khi có một người huy động được một đám đông theo mình đem vũ khí đi đánh lấy những tài sản chẳng thuộc về mình. Theo tôi, cuộc chiến tranh này bắt đầu khi người Pháp và người Tây Ban Nha nổ súng và đổ bộ vào lãnh thổ của Đại Nam (Đà Nẵng) năm 1858, theo chính sách chiếm đất nước khác để làm thuộc địa của Napoleon Đệ Tam.

Sau đó quân Pháp tiếp tục đánh chiếm thành Gia Định, rồi sáu tỉnh của miền Nam. Sau miền Nam, quân Pháp đánh chiếm luôn miền Bắc để lấy đường giao thông từ sáu tỉnh Nam qua Vân Nam, Trung. Hoa. Miền Trung không bị chiếm đất, triều đình nhà Nguyễn đóng đô ở Huế. Vua Tự Đức bắt đầu ký những hoà ước bất bình đẳng nhường đất và quyền cai trị của Đại Nam cho Pháp từ năm 1862. Hoà ước cuối cùng ký vào năm 1884 (hoà ước Giáp Thân hay hoà ước Patenôtre), dưới triều vua Kiến Phúc.

Từ năm 1884 đến tháng 9 năm 1945, Việt Nam (đổi tên từ Đại Nam) bị Pháp đô hộ, trở thành một phần của Đông Dương (Indochina), trong đó gồm có Cam Bốt, Lào, Việt Nam và Quảng Châu Loan (Quảng Châu Loan là đất của Trung Hoa, nhưng về hành chánh thuộc quyền Thống Sứ Bắc Kỳ Việt Nam). Trong khoảng thời gian bị đô hộ này, toàn dân Việt Nam - từ dân cho đến vua quan - thay phiên nhau nổi lên chống Pháp và đánh Pháp. Ba vị vua của Việt Nam là Hàm Nghi, Thành Thái. và Duy Tân bị Pháp bắt và lưu đầy biệt xứ.

Từ tháng 9 năm 1940, người Nhật có mặt ở Việt Nam. Nước Nhật vào cuối thế kỷ 19 cũng chỉ giỏi bắt nạt Triều Tiên, Đài Loan và Mãn Châu, và cũng đã từng ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Tây Phương. Nhờ Minh Trị Thiên Hoàng lên ngôi, áp dụng chính sách canh tân và khôn ngoan ngoại giao, Nhật dần dần nới lỏng được các áp chế của Tây Phương. Nhờ học hỏi được rất nhiều từ hải quân của Anh (khi tàu Anh cặp bến Nhật), Nhật đã nhanh chóng lập được một lực lượng hải quân hùng mạnh cho mình. Đến cuối thế kỷ 19, Nhật chỉ còn căng thẳng với Nga do các mâu thuẫn về ảnh hưởng chính trị của hai nước ở Triều Tiên và Trung Hoa. Nhưng năm 1905 Nhật đánh thắng Nga và đánh thức cả thế giới. Năm 1937 Nhật chiếm Bắc Kinh, rồi Nam Kinh, lập chính chủ bù nhìn Mãn Châu do vua Phổ Nghi làm quốc trưởng. Năm 1938 Nhật thảm sát Nam Kinh, chiếm Thượng Hải, Quảng Đông và các tỉnh phía nam, vẫn giao tranh với quân của Tưởng Giới Thạch (Quốc Dân Đảng) và quân của Mao Trạch Đông (Cộng Sản).

Năm 1917, Nga Hoàng bị lật đổ. Cộng Sản Nga lập Liên Bang Xô Viết.

Năm 1936, Nhật ký với Đức "Hiệp Ước Chống Quốc tế Cộng Sản".

Năm 1939, thế chiến thứ hai bùng nổ, với Đức bắt đầu tấn công và chiếm đóng một số các nước Âu Châu. Hoa Kỳ lúc này đứng ngoài, nhưng đang ra mặt viện trợ cho Trung Hoa chống Nhật qua ngả Miến Điện và Đông Dương. Hoa Kỳ tuyên bố không công nhận chính phủ thân Nhật của Trung Hoa. Trung Hoa lúc này cũng chưa tham gia Thế Chiến Thứ Hai.

Năm 1940, Nhật tiến vào Việt Nam, chiếm Lạng Sơn. Pháp đang ở thế yếu trong thế chiến thứ hai nên chịu lép, ký hiệp ước cho phép Nhật chiếm đóng các căn cứ quân sự ở Việt Nam, trong đó có Sài Gòn. và Cam Ranh. Nhật cứ thế tiến về phía nam, xâm nhập các nước thuộc Đông Dương. Hoa Kỳ phản ứng bằng cách phong toả tài sản của người Nhật ở Hoa Kỳ.

Tháng 12 năm 1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng của Hoa Kỳ và mở đầu cuộc chiến tranh Thái Bình Dương để làm bá chủ Á Châu (như quốc hội Nhật đã thông qua). Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật, cắt quan hệ với Đức. Ngay sau đó có hơn 20 nước nữa tham gia chống Nhật, tất nhiên là có Trung Hoa.

Nhật thắng lớn và tiếp tục thắng lớn ở Thái Bình Dương. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chánh Pháp ở Việt Nam. Nhật tuyên bố xoá bỏ các hoà ước Pháp đã ký với Việt Nam trong quá khứ, trả lại độc lập cho Việt Nam và sau đó lập chính phủ Trần Trọng Kim, do vua Bảo Đại chuẩn y.

Từ tháng 10 năm 1944 đến tháng 5 năm 1945 xảy ra nạn đói ước tính đã giết khoảng hai triệu người tại Bắc Việt. Nạn đói này xảy ra vì nhiều nguyên nhân nhưng rõ ràng nhất vẫn là do Nhật và Pháp áp chế người Việt phải tập trung sản xuất để phục vụ nhu cầu của chiến tranh hơn là nhu cầu của đời sống thường ngày.

Ngày 6 tháng 8 năm 1945, Hoa Kỳ thả trái bom nguyên tử thứ nhất ở Hiroshima, ngày 9 một lần nữa ở Nagasaki. Ngày 15 tháng 8 Nhật Hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng. Dĩ nhiên người Pháp không dễ dầu gì buông bỏ Đông Dương, nên mon men trở lại Việt Nam.

Với Đức đầu hàng ngày 29 tháng 4 và Nhật đầu hàng ngày 15 tháng 8 năm 1945, Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt.

Trên thế giới, lúc này có hai khối đối đầu là cộng sản và tự do. Cuộc thế chiến vừa chấm dứt để lại hai phe là những nước thắng trận và những nước bại trận. Nga và Trung Hoa là hai nước cộng sản và cũng là hai trong những nước đồng minh thắng trận. Trong chiến tranh, hai nước đồng minh này sát cánh bên những nước đồng minh khác. Sau chiến tranh, chắc gì ai tin ai trong việc đi giải giới nhưng quân bại trận.

Ai sẽ đi giải giới quân Nhật ở Việt Nam? Hoa Kỳ? Anh? Trung Hoa? Pháp? Pháp sẽ trả lại độc lập cho Việt Nam? Người chiến thắng sẽ trả lại độc lập của Việt Nam cho ai, cho chính phủ nào đây? Hoàng gia, nhà Nguyễn, nghĩa là vua Bảo Đại? Hay trả cho dân, nghĩa là những người đã thực sự hy sinh máu xương chiến đấu hay đã từng ngồi tù chống Pháp? Nhiều đảng phái quá! Sau này lại lòi ra những chính phủ tự nhận là đã bí mật thành lập trước khi Nhật đầu hàng, nghĩa là có thân trạng chính trị đàng hoàng!

Trên đây tôi vừa mới nói cuộc chiến tranh Việt Nam, theo tôi, bắt đầu từ khi người Pháp và Tây Ban Nha nổ phát súng đầu tiên để chiếm Đà Nẵng năm 1858. Có lẽ tôi phải nghĩ lại...Có thể nào cuộc chiến tranh này bắt đầu khi nhiều phe quá tự nhận là mình có con đường đúng nhất để chèo lái con thuyền Việt Nam trong cơn bão táp?

Tạm ngưng và sẽ còn viết tiếp.

Cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc đoạn tiền đề này trước khi tôi bắt đầu xem và góp ý kiến về cuốn phim The Vietnam War. Hy vọng những sưu tập vắn tắt này phác thảo sơ qua bối cảnh lịch sử của cuộc chiến tranh.

ốc
09-29-2017, 08:21 AM
Trong Thế chiến 2, Pháp đầu hàng Đức năm 1940, mà Đức liên minh với Nhật cho nên toàn quyền Đông dương (theo chính phủ Vichy bị lệ thuộc Đức) phải chấp nhận cho Nhật vào đóng quân ở Việt nam, và Nhật cũng không có cớ để gây chiến với Pháp ở Đông nam Á. Đến khi Mỹ giải phóng Pháp năm 1944 thì Pháp và Nhật mới giở thành đối địch, lúc đó Nhật mới đá Pháp ra.

Nhật cũng chẳng hiền lành gì nhưng giả dụ Nhật đánh Pháp ngay từ khi bắt đầu Thế chiến 2 (như Nhật đã đánh Anh ở Hồng Kông, Singapore, Miến điện) thì tình hình chính trị sau cuộc đại chiến có thể khác.

Triển
09-29-2017, 08:55 PM
Ít ai biết Nhật và Đức Quốc Xã có ký một hiệp ước chống cộng sản năm 1936 nữa. :z14:

PhPhuongVy
09-29-2017, 08:56 PM
Cảm ơn Ốc đã bổ túc chi tiết quan trọng về quan hệ Pháp - Nhật trong thời điểm 1940. :z67:

PhPhuongVy
09-29-2017, 09:33 PM
Chào anh Triển. Ít người để ý hiệp ước này vì thật sự thì cũng khó biết Nhật ký với Đức Hiệp Ước Chống Quốc Tế Cộng Sản là để chống cộng sản hay chỉ cần chống Nga là đủ. Nhật ký hiệp ước này nhằm mục đích hù hoạ cán bộ và ngầm ngăn cản Nga giúp Trung Hoa chống Nhật. Trông cậy vào sự yên tâm này, Nhật tiến về phía nam chiếm các nước có dầu hoả, cao su và đường giao thông để Nhật có nguyên liệu dùng cho chiến tranh và để vận chuyển công cụ chiến tranh dễ dàng.

PhPhuongVy
09-29-2017, 09:38 PM
Hôm nay tôi phải dọn văn phòng, ngày chót, về hưu, nên mệt quá. Mai sẽ viết tiếp chuyện chiến tranh Việt Nam, thời điểm 1945 và những năm sau đó.

Triển
09-29-2017, 09:58 PM
Chào anh Triển. Ít người để ý hiệp ước này vì thật sự thì cũng khó biết Nhật ký với Đức Hiệp Ước Chống Quốc Tế Cộng Sản là để chống cộng sản hay chỉ cần chống Nga là đủ. Nhật ký hiệp ước này nhằm mục đích hù hoạ cán bộ và ngầm ngăn cản Nga giúp Trung Hoa chống Nhật. Trông cậy vào sự yên tâm này, Nhật tiến về phía nam chiếm các nước có dầu hoả, cao su và đường giao thông để Nhật có nguyên liệu dùng cho chiến tranh và để vận chuyển công cụ chiến tranh dễ dàng.

Các hiệp ước thời điểm này dù ở phe nào đều là các toan tính có lợi cho riêng mình chị ơi. Không có quốc gia nào có thực tâm về ý thức hệ cả. Vào thời điểm đó, Đức quốc xã chỉ muốn tìm một chút danh chánh ngôn thuận để bày binh bố trận chỗ khác. Nhật chỉ dọn đường bớt bị liên minh Nga Trung Quốc uy hiếp.

Nhã Uyên
09-30-2017, 06:44 AM
NU xin cám ơn chị PhPhuongVy sẽ viết về chiến tranh Việt Nam. Trước kia NU theo dõi các loạt bài chị viết về Nữ Hoàng Seon Deok và Đột kích Trại tù Sơn Tây đã rất ngưỡng mộ cách viết rõ ràng thu hút cũng như cách làm việc nghiêm chỉnh có đầu đuôi của chị. Còn thấy cách làm việc nghiêm chỉnh, sự tận tình này trong Kim và Sợi. NU hiểu viết, làm việc như vậy không phải dễ và có thể chị PhPhuongVy phải bỏ ra một khoảng thời gian quý báu trong ngày và NU cám ơn chị PhPhuongVy nhiều, nhiều lắm. Nghe tin chị PhPhuongVy về hưu NU xin chúc mừng. Người ta nói về hưu có nghĩa mình thôi không làm cho người khác và bắt đầu sống cho chính mình. So enjoy it, chị!

HXhuongkhuya
09-30-2017, 11:17 AM
Chào Nhã Uyên , các anh chị , các bạn .

HX nghe hai clips phỏng vấn sáng nay . Clip phỏng vấn Cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc , clip phỏng vấn ông Ngô Kỷ về The Vietnam War :




https://www.youtube.com/watch?time_continue=1596&v=wshyXByZfmU


https://www.youtube.com/watch?v=bwDMuo1QbL8

PhPhuongVy
09-30-2017, 08:54 PM
Ghi lại những diễn biến lịch sử Việt Nam của những năm 1945 đến 1954 là việc rất khó. Cái khó thứ nhất là từ đó đến nay đã gần trăm năm, nhân chứng sống đã kẻ còn người mất. Cái khó thứ hai là từ đó đến nay chưa tới trăm năm, những lời chứng được ghi chép lại dẫu có trung thực vẫn không chắc là tạm đầy đủ và không phiến diện. Cái khó thứ ba là lịch sử luôn dính liền với chính trị, khiến người ta khi bàn đến phải đành thiên vị, hay phải sợ…phạm huý, hay vì muốn lấy lòng tất cả mọi người nên phải đành nói…ngọng.

Vì vậy, tôi viết ra đây với sự hiểu biết giới hạn của mình và mong các bạn khi đọc nhớ cộng thêm sự hiểu biết riêng của chính các bạn.

Viết tiếp…
Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt. Tình hình quốc tế, chiến thắng là phe Đồng Minh với hai đàn anh lớn là Hoa Kỳ và Nga, cũng là hai đàn anh của hai khối Tự Do và Cộng Sản. Tình hình quốc nội, chính quyền sau cùng mới thành lập là chính phủ Trần Trọng Kim, do vua Bảo Đại chuẩn y, nhưng nguồn gốc là do Nhật quyết định, mà Nhật là kẻ chiến bại. Về quân sự thì quân đội Việt Nam không thể nào có mặt dưới thời Pháp thuộc hay thời Nhật chiếm đóng, có chăng là chỉ có mấy trăm ngự lâm quân của hoàng gia. Kinh tế thì dân vừa mới trải qua nạn đói Ất Dậu 1945, còn vua như Bảo Đại tuy sống xa hoa nhưng thực chất ngân khố mở ra chỉ trống rỗng. Về mặt đấu tranh, chiến đấu chống Pháp thì có rất nhiều lực lượng. Trong những đảng phái này, bị Pháp xử tử và bắt vào tù ra khám nhiều nhất là đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt và Việt Minh.

Vê việc giải giới, trách nhiệm tước vũ khí và giải tán quân Nhật đang đóng ở phía nam của vĩ tuyến 16 được Đồng Minh giao cho Anh. Là đồng minh, khi vào Việt Nam giải giới Nhật, Anh cho 200 người Pháp lén vào theo. Con số 200 người tuy nhỏ, nhưng vẫn là những hạt nhân đủ để bày binh bố trận khi kết hợp với khoảng 20 ngàn quân Pháp còn lại ở các nước khác của Đông Dương.

Từ vĩ tuyến 16 trở ra phía bắc, Trung Hoa đảm trách việc giải giới Nhật, với 20 ngàn quân do Tưởng Giới Thạch gửi sang. Nên nhớ, Tưởng Giới Thạch thuộc Trung Hoa Quốc Dân Đảng (vừa chống ngoại xâm Nhật vừa chống cộng sản), và Trung Hoa Quốc Dân Đảng là huynh đệ với Việt Nam Quốc Dân Đảng (người Việt rất yêu mà Việt Minh thì rất ngán).

Nhưng trước khi quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch sang và ngay sau ngày 15 tháng 8 năm 1945 khi Nhật đầu hàng, Việt Minh đã chuẩn bị chiến lược, chiến thuật để giựt lấy thế đại diện cho nước Việt Nam, từ chính phủ Trần Trọng Kim.

PhPhuongVy
10-01-2017, 10:17 PM
Việt Minh họp đảng ở đình Tân Trào ngày 16 và 17 tháng 8 và gắn tên cho buổi họp này là hội nghị toàn quốc. Việt Minh đồng thời kêu gọi Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cùng nhau đoàn kết với Việt Minh để chống Nhật nhưng cướp hết công của họ và còn bán đứng họ cho Pháp sau này. Việt Minh kêu gọi dân chúng đi biểu tình thật đông đảo ở Hà Nội ngày 19 tháng 8 và bố trí cho đảng viên của Việt Minh bất ngờ giương cờ đỏ sao vàng lên để lập công và ngay sau đó thành lập chính phủ cách mạng lâm thời. Vì việc này, khi cộng sản Việt Nam gọi biến cố này là cuộc Cách Mạng Tháng Tám thì phe quốc gia gọi nó là vụ cộng sản cướp chính quyền. Việt Minh dùng vũ lực ép vua Bảo Đại thoái vị ngày 25 tháng 8. Tuy vậy, Pháp (phe Đồng Minh chiến thắng của Thế Chiến Thứ Hai) không công nhận chính phủ lâm thời của Việt Minh mà chỉ công nhận chính quyền của vua Bảo Đại. Hồ Chí Minh lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2 tháng 9 năm 1945. Trong thời kỳ này, Việt Minh ve vãn Hoa Kỳ (đàn anh phe Đồng Minh chiến thắng) nhưng chẳng ăn thua gì, Hoa Kỳ vẫn viện trợ, tiếp tế cho Pháp để Pháp có thế mạnh ở Đông Dương. Ngày 11 tháng 11 năm 1945, Việt Minh tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản Việt Nam nhưng chỉ để đánh lừa mọi người, trong thực tế, đảng CS tạm rút về hoạt động trong bóng tối.

Đối với quân đội của Tưởng Giới Thạch, Việt Minh đem vàng thu được từ Tuần Lễ Vàng ra hối lộ để mua chuộc Trung Hoa và ngay sau đó Việt Minh ký hiệp ước với Pháp để Pháp thay thế Trung Hoa trong việc giải giới quân đội Nhật. Thế là Pháp đang buồn ngủ, gặp được chiếu manh.

PhPhuongVy
10-01-2017, 10:26 PM
Tạm ngừng nha các bạn. Tôi phải đi xếp hành lý, ngày mai lên đường qua Hán Thành, Nam Hàn, bốn ngày. Sau đó tôi qua Tokyo, Osaka và Kobe tám ngày để…giải giới quân đội Nhật (xạo). Ngồi chờ ở phi trường, tôi sẽ dùng Word để viết tiếp rồi khi nào trên đường có Wi-Fi sẽ dán vào ĐT.

Cảm ơn Nhã Uyên đã tin tưởng chị và chúc mừng chị về hưu (free at last).

PhPhuongVy
10-04-2017, 03:34 PM
Việc giải giới quân Nhật không đơn giản và không thể là việc một sớm một chiều. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả binh lính Nhật đều ngoan ngoãn bỏ súng xuống, lập tức tìm đường về nước ngày hôm sau. Nhật vẫn còn nhiều thứ không dễ gì bỏ lại tại Việt Nam, ví dụ lớn nhất là Ngân Hàng Đông Dương, ngân hàng do thương nhân của Pháp mở, trụ sở ở Pháp nhưng có hai chi nhánh tại Việt Nam ở Sài Gòn và Hải Phòng. Dễ dầu gì Nhật rút quân về Nhật. Về rồi làm sao và lấy cớ gì trở lại, nên còn nước thì Nhật còn tát.

Việt Minh lấy cớ quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thach là quân ốm đói, qua giải giới Nhật thì ít mà sách nhiễu dân Việt Nam thì nhiều. Nhưng chạy quân Tưởng Giới Thach để rước quân Pháp vào nước một cách chính thức là một việc mà Việt Minh phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, không thể mược cớ gì để đổ thừa cho tình thế.

Tháng 6 năm 1946 Trung Hoa rút quân khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho quân Pháp chính thức trở lại Việt Nam.

Trong thời kỳ này, ngoài Bắc có các lực lượng võ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt và các đảng phái nhỏ hơn, đã có nhiều thành tích chống ngoại xâm. Trong Nam, lực lượng Bình Xuyên, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và các lực lượng khác cũng đủ mạnh và sẵn sàng hy sinh để hiệp lực chống ngoại xâm. Riêng giữa người cộng sản, ngoài Việt Minh là những người theo Lenin, gọi là Cộng Sản Đệ Tam, còn có những người theo phe Trosky, gọi là Cộng Sản Đệ Tứ. Nhưng có lẽ Việt Minh không thành thật chủ trương ngồi chung bàn để cùng hội nghị, để cùng diên hồng với lực lượng nào hết. Việt Minh (chỉ) tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, để những người yêu nước muốn tham gia chống Pháp có thể theo Việt Minh mà không cần phải theo đảng phái hay tôn giáo nào.

Thời kỳ 1945 - 1954 là thời kỳ người Việt vẫn tiếp tục quyết liệt chống Pháp. Triều đình nhà Nguyễn vẫn còn vua Bảo Đại, nhưng uy thế của vua Bảo Đại đã sa sút. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (hậu duệ của Hoàng Tử Cảnh, con vua Gia Long) được sự hổ trợ của Phong Trào Đông Du và của người Nhật đang sống lưu vong ở Nhật. Tuy nhiên, Nhật nào có thật lòng với Việt Nam. Nhật lẳng lặng bỏ quên Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, lập chính phủ Trần Trọng Kim. Khi Pháp mạnh thế hơn Nhật, muốn đưa vua Duy Tân về thay thế vua Bảo Đại, thì Ngài bị tử nạn máy bay.

Thời kỳ 1945 - 1954 chứng kiến nhiều hiệp định sơ bộ Việt Minh ký với Pháp, nhiều hội nghị thương lượng tự do và độc lập cho Việt Nam với sự tham dự của các đảng phái khác nhau, nhiều cuộc vận động chính trị của các đoàn thể và cá nhân để Việt Nam có thể được trả lại độc lập và tự do trong hoà bình. Nhưng thời kỳ này là một thời kỳ nhá nhem, hỗn loạn, thời kỳ quân hồi vô lệnh, ném đá dấu tay, thủ tiêu, ám sát, cướp công...

Đối với cuộc cờ thế giới, sự căng thẳng và mâu thuẫn chính đang nằm giữa hai thế lực là cộng sản hay tự do.

dulan
10-07-2017, 08:36 PM
...


Xin gửi đến cả nhà vài tấm hình của VIETNAM CONFLICT MAP (dulan vừa tìm thấy trong sách báo cũ của ông Nội hai sóc để lại):


1)
https://i.imgur.com/MLBSUwT.jpg?2















2)
https://i.imgur.com/YTRvj2d.jpg?2















3)
https://i.imgur.com/6ssT7mG.jpg?2















4)
https://i.imgur.com/781CjYY.jpg?2















5)
https://i.imgur.com/nv45BH0.jpg?2















6)
https://i.imgur.com/H0uuNuF.jpg?2















7)
https://i.imgur.com/uXy4dre.jpg?2















8)
https://i.imgur.com/dwMSvis.jpg?2















9)
https://i.imgur.com/VP7eVLF.jpg?2















10)
https://i.imgur.com/zAUDS87.jpg?2















11)
https://i.imgur.com/IRlXE73.jpg?2















12)
https://i.imgur.com/iSOd15N.jpg?2















13)
https://i.imgur.com/DOYFAcu.jpg?2















14)
https://i.imgur.com/TXN7CEF.jpg?2















15)
https://i.imgur.com/nvh2lqG.jpg?2





















...






Lính Đại Ca và các huynh xem hình chắc nhớ một thời áo trận ha!




...

hoài vọng
10-07-2017, 11:36 PM
Cám ơn ông Nội của Sóc còn lưu giữ kỷ vật :)

dulan
10-08-2017, 08:57 AM
Cám ơn ông Nội của Sóc còn lưu giữ kỷ vật :)


Dạ, còn nhiều lắm, nhưng khó lục tìm trong kho sách báo cũ của ông Nội hai sóc.

Ông Cố Nội của hai sóc là một thương thuyền, lần đầu tiên thương thuyền của ông đến USA khoảng thập niên 1930 khi ông chưa cưới vợ (có hình trong album), nhìn hình trắng đen đó thấy hay lắm.

...



Theo yêu cầu, dulan thêm hình 16: (chụp gần FACTS ABOUT NORTH VIETNAM cho dễ thấy)













...




Xin gửi đến cả nhà vài tấm hình của VIETNAM CONFLICT MAP (dulan vừa tìm thấy trong sách báo cũ của ông Nội hai sóc để lại):


1)
https://i.imgur.com/MLBSUwT.jpg?2















2)
https://i.imgur.com/YTRvj2d.jpg?2















3)
https://i.imgur.com/6ssT7mG.jpg?2















4)
https://i.imgur.com/781CjYY.jpg?2















5)
https://i.imgur.com/nv45BH0.jpg?2















6)
https://i.imgur.com/H0uuNuF.jpg?2















7)
https://i.imgur.com/uXy4dre.jpg?2















8)
https://i.imgur.com/dwMSvis.jpg?2















9)
https://i.imgur.com/VP7eVLF.jpg?2















10)
https://i.imgur.com/zAUDS87.jpg?2















11)
https://i.imgur.com/IRlXE73.jpg?2















12)
https://i.imgur.com/iSOd15N.jpg?2















13)
https://i.imgur.com/DOYFAcu.jpg?2















14)
https://i.imgur.com/TXN7CEF.jpg?2















15)
https://i.imgur.com/nvh2lqG.jpg?2













16)
https://i.imgur.com/l3EWUzm.jpg?1





...

PhPhuongVy
10-12-2017, 09:30 AM
Việc giải giới quân Nhật không đơn giản và không thể là việc một sớm một chiều. Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả binh lính Nhật đều ngoan ngoãn bỏ súng xuống, lập tức tìm đường về nước ngày hôm sau. Nhật vẫn còn nhiều thứ không dễ gì bỏ lại tại Việt Nam, ví dụ lớn nhất là Ngân Hàng Đông Dương, ngân hàng do thương nhân của Pháp mở, trụ sở ở Pháp nhưng có hai chi nhánh tại Việt Nam ở Sài Gòn và Hải Phòng. Dễ dầu gì Nhật rút quân về Nhật. Về rồi làm sao và lấy cớ gì trở lại, nên còn nước thì Nhật còn tát.

Việt Minh lấy cớ quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thach là quân ốm đói, qua giải giới Nhật thì ít mà sách nhiễu dân Việt Nam thì nhiều. Nhưng chạy quân Tưởng Giới Thach để rước quân Pháp vào nước một cách chính thức là một việc mà Việt Minh phải chịu trách nhiệm trước lịch sử, không thể mược cớ gì để đổ thừa cho tình thế.

Tháng 6 năm 1946 Trung Hoa rút quân khỏi Việt Nam, nhường chỗ cho quân Pháp chính thức trở lại Việt Nam.

Trong thời kỳ này, ngoài Bắc có các lực lượng võ trang của Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt và các đảng phái nhỏ hơn, đã có nhiều thành tích chống ngoại xâm. Trong Nam, lực lượng Bình Xuyên, Phật Giáo Hoà Hảo, Cao Đài và các lực lượng khác cũng đủ mạnh và sẵn sàng hy sinh để hiệp lực chống ngoại xâm. Riêng giữa người cộng sản, ngoài Việt Minh là những người theo Lenin, gọi là Cộng Sản Đệ Tam, còn có những người theo phe Trosky, gọi là Cộng Sản Đệ Tứ. Nhưng có lẽ Việt Minh không thành thật chủ trương ngồi chung bàn để cùng hội nghị, để cùng diên hồng với lực lượng nào hết. Việt Minh (chỉ) tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản vào ngày 11 tháng 11 năm 1945, để những người yêu nước muốn tham gia chống Pháp có thể theo Việt Minh mà không cần phải theo đảng phái hay tôn giáo nào.

Thời kỳ 1945 - 1954 là thời kỳ người Việt vẫn tiếp tục quyết liệt chống Pháp. Triều đình nhà Nguyễn vẫn còn vua Bảo Đại, nhưng uy thế của vua Bảo Đại đã sa sút. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để (hậu duệ của Hoàng Tử Cảnh, con vua Gia Long) được sự hổ trợ của Phong Trào Đông Du và của người Nhật đang sống lưu vong ở Nhật. Tuy nhiên, Nhật nào có thật lòng với Việt Nam. Nhật lẳng lặng bỏ quên Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, lập chính phủ Trần Trọng Kim. Khi Pháp mạnh thế hơn Nhật, muốn đưa vua Duy Tân về thay thế vua Bảo Đại, thì Ngài bị tử nạn máy bay.

Thời kỳ 1945 - 1954 chứng kiến nhiều hiệp định sơ bộ Việt Minh ký với Pháp, nhiều hội nghị thương lượng tự do và độc lập cho Việt Nam với sự tham dự của các đảng phái khác nhau, nhiều cuộc vận động chính trị của các đoàn thể và cá nhân để Việt Nam có thể được trả lại độc lập và tự do trong hoà bình. Nhưng thời kỳ này là một thời kỳ nhá nhem, hỗn loạn, thời kỳ quân hồi vô lệnh, ném đá dấu tay, thủ tiêu, ám sát, cướp công...

Đối với cuộc cờ thế giới, sự căng thẳng và mâu thuẫn chính đang nằm giữa hai thế lực là cộng sản hay tự do.

Tháng 6 năm 1946 quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam. Nhưng tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông thắng cuộc vạn lý trường chinh, Tưởng Giới Thạch chỉ còn giữ được Đài Loan. Phần đất mênh mông còn lại của Trung Hoa lục địa bị cộng sản nhuộm đỏ năm 1949. Năm 1950 Việt Minh bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô.

Tháng 6 năm 1946 quân Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch rút khỏi Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, Pháp nổ súng ở Hải Phòng, mở ra một trận chiến mới. Lúc này ai mà chẳng muốn chống Pháp, nhiều người, cả Nam lẫn Bắc, lên đường theo Việt Minh chống Pháp cũng là điều dễ hiểu.

Năm 1950 Việt Minh bắt đầu nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô để chống Pháp.

Quan hệ giữa Pháp và Việt Minh lúc này là một quan hệ oái oăm. Trong khi các nước tự do khác không công nhận Việt Minh thì Pháp đi ký hiệp ước với Việt Minh, vì không ký với Việt Minh thì ai cho Pháp chính thức trở lại Việt Nam. Nhưng Việt Minh ký hiệp ước với Pháp, chọn cho Pháp vào giải giới Nhật, đuổi quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng đi, để Việt Minh dễ thanh toán Việt Nam Quốc Dân Đảng, chưa được bao lâu thì lại phải đánh đuổi Pháp để vừa lòng đàn anh Nga-Hoa.

Hoa Kỳ, đồng minh của Pháp, muốn chống cộng, nhưng cũng không muốn Pháp lấy Việt Nam làm thuộc địa.

Vua Bảo Đại vẫn còn là Quốc Trưởng của Việt Nam, chỉ không có quân mà thôi.

hoài vọng
10-28-2017, 09:03 PM
Căn cứ Hòa Mỹ ( Phong Điền ) ngày ngưng bắn
Trong Trung Tâm Hành Quân xôn xao vì TQLC và Thiết Giáp thiệt hại nặng khi tái chiếm căn cứ Hải Quân Cửa Việt phải rút về Hòa Mỹ
BTL/Sư Đoàn TQLC ra lệnh CD/Thiết Giáp và một tiểu đoàn TQLC phải chiếm lại căn cứ Cửa Việt trước giờ ngừng bắn ...Bên Thiết Giáp lấy lý do lệnh ban xuống gấp gáp không chuẩn bị kịp , khi đến mục tiêu thì trời tối sẽ bị nhiều tổn thất ...v...v
Lệnh đưa xuống : phải thì hành
Khi vượt qua khoảng 10 km , đi vòng qua bãi biển ( cho an toàn trong khi TQLC chưa theo kịp ) các xe tăng dàn hàng ngang cách mục tiêu 100m chờ yểm trợ lương thực , đạn dược và pháo binh bắn hủy diệt
Chờ đợi...chờ đợi...không liên lạc được ...không tiếp tế được
Người lính Kỵ Binh nghĩ đến bị cấp trên bỏ rơi ...nghĩ đến vợ con khi... sống sót trở về



(theo dõi qua tần số Thiết Giáp )

PhPhuongVy
10-29-2017, 02:13 PM
Căn cứ Hòa Mỹ ( Phong Điền ) ngày ngưng bắn
Trong Trung Tâm Hành Quân xôn xao vì TQLC và Thiết Giáp thiệt hại nặng khi tái chiếm căn cứ Hải Quân Cửa Việt phải rút về Hòa Mỹ
BTL/Sư Đoàn TQLC ra lệnh CD/Thiết Giáp và một tiểu đoàn TQLC phải chiếm lại căn cứ Cửa Việt trước giờ ngừng bắn ...Bên Thiết Giáp lấy lý do lệnh ban xuống gấp gáp không chuẩn bị kịp , khi đến mục tiêu thì trời tối sẽ bị nhiều tổn thất ...v...v
Lệnh đưa xuống : phải thì hành
Khi vượt qua khoảng 10 km , đi vòng qua bãi biển ( cho an toàn trong khi TQLC chưa theo kịp ) các xe tăng dàn hàng ngang cách mục tiêu 100m chờ yểm trợ lương thực , đạn dược và pháo binh bắn hủy diệt
Chờ đợi...chờ đợi...không liên lạc được ...không tiếp tế được
Người lính Kỵ Binh nghĩ đến bị cấp trên bỏ rơi ...nghĩ đến vợ con khi... sống sót trở về



(theo dõi qua tần số Thiết Giáp )Chào anh Hoài Vọng. Mời anh đọc tiếp bài này, do TQLC Phạm Văn Tiền viết. Anh của PV cũng là TQLC và có tham dự trận đánh chiếm Cửa Việt, như đã viết ở trong bài.

https://thienhasu.com/2011/05/28/cuộc-hanh-quan-cửa-việt-1973/

PhPhuongVy
10-30-2017, 11:40 AM
Viết tiếp.

Ngược giòng lịch sử, vua Bảo Đại sau khi thoái vị dưới áp lực của Việt Minh, để Việt Minh lập Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ở miền Bắc ngày 2 tháng 9 năm 1945, trở thành Công Dân Vĩnh Thuỵ (tên huý của ông) và ngay trong tháng 9 này được/bị Việt Minh mời làm Cố Vấn Tối Cao. Sau đó ông được bầu làm Đại Biểu Quốc Hội khoá đầu tiên của chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Nhân một dịp đi theo phái đoàn Việt Nam sang viếng Trung Hoa tại Trùng Khánh tháng 3 năm 1946 (chừng nửa năm sau tháng 9 năm 1945), vua Bảo Đại quyết định không về nước, từ chức Cố Vân Tối Cao và bắt đầu bôn ba hoạt động ở hải ngoại, đàm phán với Pháp và liên lạc với Hoa Kỳ (đàn anh đồng minh của Pháp), để vận động độc lập cho một quốc gia Việt Nam.

Điều này có nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà sau khi thành lập vẫn chỉ là một chính phủ chưa được công nhận là chính phủ của một nước Việt Nam. Việt Minh chỉ kiểm soát được một phần của miền Bắc. Ngay tại miền Bắc, những năm đầu sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh và Trung Hoa qua Việt Nam giải giới quân Nhật, Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt đã kiểm soát một số vùng giáp biên giới Trung Hoa như Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, trước khi họ bị Việt Minh bán đứng cho Pháp (chỉ điểm cho Pháp bắt) khi Việt Minh ký hiệp ước cho Pháp trở lại Việt Nam thay Trung Hoa Tưởng Giới Thạch giải giới quân Nhật. Một số nhân vật cao cấp của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt cũng đã được mời tham gia chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà của Việt Minh, nhưng đây chỉ là một trong những chiến lược, chiến thuật của Việt Minh. Đảng viên của Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt dần dần bị vào bẫy của Việt Minh, những người chưa bị Pháp hoặc Việt Minh bắt giết đã phải trốn sang Trung Hoa để tiếp tuc hoạt động. Đó là thời kỳ 1946, 1947 và 1948. Đến cuối năm1949 thì Trung Hoa, trừ Đài Loan, lọt hẳn vào tay Mao Trạch Đông, Trung Cộng. Và như đã nói trong trang trước, Việt Minh bắt đầu công khai nhận viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô đầu năm 1950.

Nhưng loại trừ được các đảng phái võ trang chống Pháp không có nghĩa là Việt Minh đã kiểm soát được miền Bắc. Pháp cũng chiếm đóng và kiểm soát được một số vùng trọng yếu như Phát Diệm, Hải Phòng. Việt Minh kêu gọi kháng chiến chống Pháp và lập nhiều chiến khu (trong đó có chiến khu Việt Bắc).

Khi chiếm đóng Việt Nam và sau đó đặt Việt Nam (cùng với Lào và Cam Bốt) vào khối Đông Dương (Indochina), Pháp đã chia Việt Nam ra làm Bắc Kỳ (cai trị bởi Thống Sứ), Trung Kỳ (Khâm Sứ) và Nam Kỳ (Công Sứ). Sau khi Việt Minh tuyên bố thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ngày 2 tháng 9 năm 1945, thì cuối tháng 5 năm 1946 Pháp vận động một số người Việt có quốc tịch Pháp ở miền Nam thành lập Nam Kỳ Quốc, gọi là tự trị Nam Kỳ, nhưng thực chất là do Pháp kiểm soát. Các phong trào chống Pháp tại miền Nam vì thế lại càng hoạt động mạnh hơn, trong đó có Hoà Hảo, Cao Đài, Bình Xuyên, Đại Việt, Việt Minh.

Thời gian giữa 1946 và 1947, tình hình chính trị của nước Pháp cũng có chỗ thay đổi. Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp có nhiều ảnh hưởng với chính phủ và Thủ Tướng của nước Pháp, một trong 5 nước phê chuẩn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng quyền bình đẳng giũa các quốc gia, không kể lớn hay nhỏ (phê chuẩn tháng 10 năm 1945).

PhPhuongVy
10-31-2017, 04:41 AM
Thời gian giữa 1946 và 1947, tình hình chính trị của nước Pháp cũng có chỗ thay đổi. Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản Pháp có nhiều ảnh hưởng với chính phủ và Thủ Tướng của nước Pháp, một trong 5 nước phê chuẩn Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, tôn trọng quyền bình đẳng giũa các quốc gia, không kể là lớn hay nhỏ (phê chuẩn tháng 10 năm 1945). Tình thế này rất thuận lợi cho vua Bảo Đại đang vận động độc lập và thống nhất cho Việt Nam. Các lực lượng không cộng sản như Hoà. Hảo, Cao Đài, Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đại Việt tuyên bố làm hậu thuẫn cho vua Bảo Đại đàm phán với Pháp.

Đàm phán nghĩa là bàn luận về việc tương nhượng quyền lợi, chứ nước Pháp nào chịu nhả không Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Nước Pháp và người Pháp tất nhiên không thể nào một sớm một chiều mà có thể thu dọn quyền lợi tài chánh của họ ở một nước thuộc địa (đồn điền cao su ở Nam Kỳ là một thí dụ, chi nhánh Ngân Hàng Đông Dương ở Sài Gòn Hải Phòng là thí dụ thứ hai). Mà muốn bảo vệ quyền lợi tài chánh thì phải có binh lực trong nước và kiểm soát ngoại giao ở ngoài nước.

Cuộc đàm phán đầu tiên đưa đến nghi định thư của Thoả Ước Vịnh Hạ Long ngày 6 tháng 12. năm 1947. Theo đó, Pháp thừa nhận độc lập của Việt Nam nhưng Việt Nam sẽ nằm trong Liên Hiệp Pháp, với định nghĩa về nền độc lập không được mấy rõ ràng. Điều này gây bất mãn cho những lực lượng và nhân vật ủng hộ Bảo Đại (trong đó có ông Ngô Đình Diệm). Vua Bảo Đại chấm dứt đàm phán, không chịu về nước và đòi Thoả Ước Vịnh Hạ Long phải được bổ sung.

Vua Bảo Đại và Pháp đàm phán ở Vịnh Hạ Long một lần nữa vào tháng 6 năm 1948. Tháng 1 năm 1949 vua Bảo Đại và Pháp ký Thoả Ước Vịnh Hạ Long, không khá hơn lần trước là mấy, trong đó Pháp công nhận nền độc lập của Việt Nam trong khuôn khổ Liên Hiệp Pháp, giới hạn Việt Nam về quản trị tài chánh, ngoại giao và quân sự. Thoả Ước này lại bị chỉ trích. Vua Bảo Đại không chịu về nước để thành lập chính phủ. Vua Bảo Đại chính thức đòi hỏi Pháp phải huỷ bỏ chế độ thuộc địa ở Nam Kỳ, trả Nam Kỳ lại cho Việt. Nam và bảo đảm nền độc lập của Việt Nam.

Pháp chấp nhận những yêu cầu này. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, vua Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol ký Hiệp Định Élyssée, thành lập quốc gia Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp.

PhPhuongVy
10-31-2017, 02:35 PM
Hiệp Định Élyssée quy định quốc gia Việt Nam có cơ quan ngoại giao riêng, có tài chánh và quân đội riêng, đó là quyền lợi của Việt Nam; nhưng quốc gia Việt Nam vẫn nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, đó là quyền lợi của Pháp. Sự tròng tréo này là lẽ đương nhiên, vì nếu Việt Nam đã mạnh đủ để đòi có đầy đủ tất cả thì đã chẳng cần đàm phán với Pháp.

Ngày 24 tháng 4 năm 1949, vua Bảo Đại về nước, tạm giữ danh là Hoàng Đế. Ngày 20 tháng 6 năm 1949, Nam Kỳ Quốc tự giải tán. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính Phủ Lâm Thời của Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Vua Bảo Đại lên nắm quyền và được gọi là Quốc Trưởng.

Như vậy là vào giữa năm 1949, miền Bắc có chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà với Hồ Chí Minh làm Chủ Tịch. Miền Trung và miền Nam có chính phủ Quốc Gia Việt Nam với Bảo Đại làm Quốc Trưởng. Hai chính phủ này không chính phủ nào công nhận chính phủ nào.

Sau đó, đến năm 1950, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà được Trung Cộng, Liên Xô, các nước cộng sản (và không nước nào khác) công nhận.

Trong thời gian đó, Quốc Gia Việt Nam được 35 quốc gia công nhận và trở thành một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, lần lượt tham gia các tổ chức quốc tế như ILO (Tổ Chức Lao Động Quốc Tế), FAO (Tổ Chức Lương Nông Quốc Tế) và UNESCO (Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hoá của Liên Hiệp Quốc),

PhPhuongVy
11-12-2017, 05:42 PM
Quốc Gia Việt Nam đã có rồi, nhưng quân đội ra sao? Quân đội nào cũng cần có binh lính, cấp chỉ huy, vũ khí, trường huấn luyện, Bộ Tư Lệnh và Tổng Tư Lệnh.

Hiệp định đã ký kết quy định rằng Quốc Gia Việt Nam sẽ có quân đội riêng. Đầu tiên, trong giai đoạn chuyển tiếp, cuối năm 1950, hai bên Việt và Pháp thoả thuận cho Quốc Gia Việt Nam lập quân đội dưới quyền chỉ huy của quân đội Pháp đóng tại Việt Nam. Ngay sau đó, hai bên lại ký kết thoả thuận cho người Việt, kể cả người dân tộc thiểu số, thuộc quân đội Pháp đóng tại Việt Nam chuyển sang cho Quốc Gia Việt Nam, đặt dưới quyền chỉ huy của Quốc Gia Việt Nam. Mục đích chung là để cùng chống Việt Minh, nghĩa là chống cộng sản, mối đe doạ mới của các lực lượng chính trị, các chính thể quốc gia và nền hoà bình của thế giới, theo quan điểm của các nước không cộng sản. Hoa Kỳ là phe ủng hộ giải pháp này, ủng hộ bằng cách viện trợ tài chính, cố vấn và quân sự cho Pháp để Pháp có thể đánh lại Việt Minh. Hoa Kỳ cũng ủng hộ quân đội Quốc Gia Việt Nam bằng cách áp lực với Pháp khi Phâp dè dặt, lưỡng lự, chậm trễ hay không thật tình (vẫn còn mang tư tưởng thực dân) trong các cuộc chuyển nhượng binh quyền cho Quốc Gia Việt Nam.

Dù Pháp muốn hay không, trong thời gian này, vũ khí của quân đội Quốc Gia Việt Nam được gia tăng từ vũ khí cho bộ binh với cấp độ hạng nhẹ đến pháo binh, thiết giáp và không quân. Các cấp chỉ huy từ hạ sĩ quan cho đến sĩ quân lần lượt được chuyển giao và đào tạo từ các trường huấn luyện quân sự như Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định và Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, chưa kể đến ba trường huấn luyện quân sự cấp địa phương ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội (chừng vài trăm sinh viên sĩ quan mỗi trường).

Quốc Trưởng Bảo Đại kiêm nhiệm quyền Tổng Tư Lệnh. Tham Mưu Trưởng đầu tiên là Đại tá Chánh Văn Phòng của Quốc Trưởng được thăng cấp thành Thiếu Tướng, rồi Trung Tướng Nguyễn Văn Hinh, rồi đến Thiếu Tướng Nguyễn Văn Vỹ. Cả hai ông đều xuất thân từ quân đội Liên Hiệp Pháp.

Quân đội Liên Hiệp Pháp được chỉ huy bởi Tướng Marcel Carpentier (1949 – 1950), không mấy thuận theo chính sách Hoa Kỳ ủng hộ quân đội Quốc Gia Việt Nam. Tướng Carpentier sau đó được thay thế bởi Tướng Jean de Lattre de Tassigny (1950 -1951), ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ về việc chuyển giao quyền chỉ huy quân đội cho Quốc Gia Việt Nam. Viên tướng này được thay thế bới Tướng Henri Navarre.

Quân đội Liên Hiệp Pháp vẫn tiếp tục xây dựng các căn cứ quân sự từ Móng Cái đến Hải Phòng và Vĩnh Yên, để chống lại Việt Minh (Việt Minh chính thức nhận được viện trợ quân sự của Trung Cộng và Liên Xô từ năm 1950).

thuykhanh
11-12-2017, 07:31 PM
Năm 1951, trên báo Paris Match, cha tk có đọc tin Bernard de Lattre de Tassigny, con trai Tướng Jean de Lattre
de Tassigny tử trận gần Nam-định, điều này ảnh hưởng nặng nề đến sức khoẻ của người cha nên ông xin về Pháp.

Theo cha tk kể thì Tướng de Lattre de Tassingy là một vị tướng rất giỏi của Pháp.

Cảm ơn PV tiếp tục viết về chiến tranh Việt-Nam, chị học được nhiều lắm.

PhPhuongVy
11-12-2017, 08:02 PM
Cảm ơn chị Thuỵ Khanh đã ghé đọc và để lại những lời khích lệ.

PhPhuongVy
11-12-2017, 11:16 PM
Trở lại vấn đề chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Như đã viết trong một bài trước, tháng 11 năm 1946, Pháp nổ súng khởi động một cuộc chiến mới với Việt Minh, bắt đầu từ Hải Phòng. Pháp thắng thế, chiếm được vùng đồng bằng và các thành phố lớn ở miền Bắc. Toàn bộ chính phủ và Trung Ương Đảng của Việt Minh bỏ Hà Nội, lần lượt rút về an toàn ở chiến khu Việt Bắc (Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng và một số vùng phụ cận), kết thúc với Trung Đoàn Thủ Đô (thành lập bữa trước thì bữa sau) rút khỏi Hà Nội đêm 17 tháng 2 năm 1947. Việt Minh chia quân đóng rải rác nhiều nơi ở chiến khu Việt Bắc, sống lẫn trong dân chúng, tổ chức dân quân và đánh Pháp theo lối chiến tranh du kích. Pháp chiếm được Hà Nội và sau đó nhiều lần đem quân tấn công, nhưng đến cuối năm 1947, tháng 12, thì Pháp rút khỏi Việt Bắc.

Việt Minh củng cố lực lượng quân sự. Đến năm 1950, sau khi Trung Cộng chiếm được lục địa Trung Hoa, Việt Minh nhận được viện trợ của Trung Cộng và Liên Xô. Thế mạnh này cho phép Việt Minh tổ chức lại hành chánh tại những vùng Việt Minh kiểm soát, bắt đầu bằng chính sách Cải Cách Ruộng Đất, bắt chước Trung Cộng, nhằm áp dụng đường lối xã hội chủ nghĩa của Karl Marx và Lenine vào năm 1953. Chính sâch Cải Cách Ruộng Đất được thực hiện bằng phong trào đấu tố để lấy tài sản của giai cấp địa chủ ở nông thôn và giai cấp tư sản ở thành thị. Để cổ động việc đấu tố, Việt Minh khuyến khích con cái “thoát ly” gia đình, tố cáo cả cha mẹ để chứng minh đầu óc cách mạng vô sản, vô thần và vô gia đình. Chính sách này đã giết hại hàng trăm ngàn người vô tội và đến năm 1956 chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã phải chính thức nhìn nhận đó là một chính sách sai lầm và cần được sửa sai.

PhPhuongVy
11-14-2017, 10:14 PM
Sau khi rút khỏi Việt Bắc, Pháp bắt đầu thương lượng các thoả ước với vua Bảo Đại, hai bên thành lập chính phủ Quốc Gia Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp và quân đội Quốc Gia Việt Nam (như đã viết trong một bài trước).

Thời gian này cũng là lúc học thuyết Domino chủ trương bới Tổng Thống Hoa Kỳ Harry S. Truman (và tiếp tục được áp dụng bởi các tổng thống Dwight D. Eisenhower, John F. Kennedy và các tổng thống kế nhiệm) đang được hoan nghênh khắp nơi để ngăn chận làn sóng đỏ. Học thuyết Domino dịch nôm na là Ảnh Hưởng Dây Chuyền, hễ một quân cờ domino ngã xuống thì nó sẽ làm ngã theo quân cờ đang đứng bên cạnh nó, và cứ thế các quân cờ domino thi nhau ngã cho đến hết. Hoa Kỳ tin rằng hễ một nước rơi vào tay cộng sản thì những nước láng giềng sẽ có nguy cơ bị nhuộm đỏ tiếp theo. Hoa Kỳ sẵn sàng và đã rộng rãi chi viện quân sự cho Pháp để chống lại Việt Minh, để Việt Nam không bị nhuộm đỏ, kéo theo Lào và Cao Miên. Nhưng đồng thời, Hoa Kỳ cũng không muốn Pháp tiếp tục đóng quân ở Đông Dương, thuộc địa cũ của Pháp. Vì vậy, Hoa Kỳ thúc giục Pháp phải tạo một thắng lợi quân sự lớn để có thể nắm được ưu thế trên một bàn hội nghị hoà bình quốc tế, giải quyết vấn đề Đông Dương. Bản thân nước Pháp cũng muốn tạo một chiến thắng quân sự để có thể rút khỏi Đông Dương trong danh dự.

Mùa thu năm 1950, Tướng Marcel Carpentier quyết định rút quân khỏi vùng Hoà Bình, bản doanh của dân tộc Mường, là những người chẳng theo Pháp mà cũng chẳng yểm trợ Việt Minh. Tháng 11 năm 1951, Tướng Jean de Lattre de Tassigny thay đổi chiến lươc, quyết chiếm lại, nhằm thu phục lực lượng của người Mường và đồng thời cắt đứt đường tiếp tế từ Thanh Hoá lên Việt Bắc. Đang đà thắng thế ở Hoà Bình, Tướng De Lattre bất ngờ phải về Pháp để trị bệnh. Quân Pháp vì thế không còn muốn chiếm Hoà Bình và rút lui êm thắm. Việt Minh lại tiếp tục kiểm soát Hoà Bình từ tháng 2 năm 1952.

Tám tháng sau, Việt Minh chiếm được Nghĩa Lộ, Lai Châu và một phần của Sơn La từ tay quân Pháp.

Để tránh hậu hoạ, Pháp quyết định xây dựng căn cứ Nà Sản ở Sơn La. Nà Sản là một thung lũng nhỏ, diện tích chừng 2 cây số vuông, bao bọc bởi 24 ngọn đồi nhỏ. Pháp xây dựng một sân bay nhỏ để chuyên chở tiếp liệu. Những ngọn đồi chung quanh có thể dùng để phòng thủ, đối phó với các cuộc tấn công từ bên ngoài vào. Ngày 23 tháng 11 năm 1952, Việt Minh đem lực lượng đến tấn công, nhưng sau hai tuần lễ chiến đấu đẫm máu, Việt Minh phải rút lui vào ngày 4 tháng 12, để lại Nà Sản hơn 1500 tử sĩ và gần 2000 thương binh. Tuy nhiên, Pháp không giữ Nà Sản lâu. Cũng như kinh nghiệm Hoà Bình, Pháp quyết định rút lui êm thắm. Tháng 8 năm 1953, Pháp lẳng lặng thu quân khỏi căn cứ, theo một kế hoạch hữu hiệu, không tốn một giọt máu nào, trong khi Việt Minh vẫn bao vây, canh chừng động tĩnh của quân Pháp ở bên trong Nà Sản.

Nước Lào, nằm phía tây của Việt Nam, bên kia dãy Trường Sơn, lúc bấy giờ, tuy đã tuyên bố độc lập và có hiến pháp riêng từ năm 1947, nhưng tình hình vẫn bị coi là bất ổn định vì đất nước vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự chiếm đóng của người Pháp mà chính trị nội bộ lại ảnh hưởng bới ba hoàng thân với ba lập trường khác nhau. Hoàng thân Souvanna Phouma và hoàng thân Boun Oum là con của các phó vương, sinh bới hai bà mẹ vốn là công chúa hay giòng dõi hoàng gia. Hoàng thân Souphanouvong cũng là con của một phó vương (Souphanouvong cùng cha với Souvanna Phouma), nhưng mẹ xuất thân từ thường dân. Cả ba hoàng thân đều học trường Pháp, nhưng không hiểu vì lý do gì, hoàng thân Souphanouvong có nhiều tư tưởng cấp tiến hơn và sống dấn thân hơn. Hoàng thân Souphanouvong có thời gian sống ở Hà Nội, làm việc ở Nha Trang và cưới vợ Việt Nam (Nguyễn Thị Kỳ Nam, con gái chủ khách sạn Bon Air, trước nhà ga Nha Trang).

Hoàng thân Boun Oum chủ trương chính phủ thuộc vương quyền. Hoàng thân Souphanouvong tham gia đảng Cộng Sản, ủng hộ Hồ Chí Minh và kể từ năm 1950 lãnh đạo lực lượng vũ trang Pathet Lào. Hoàng thân Souvanna Phouma giữ thế trung lập.

Cuối tháng 3 và đầu tháng 4 năm 1953, Pathet Lào hợp tác với Việt Minh, đánh thắng quân Pháp và kiểm soát được Sầm Nứa, của ngõ vào Cánh Đồng Chum và thủ đô Vạn Tượng của Lào, đi từ hướng tây bắc của Việt Nam. Sầm Nứa cũng là nơi sinh sống của dân tộc Mèo, một số người Mèo làm biệt kích cho Pháp trong cuộc chiến tranh Việt Pháp. Sầm Nứa từ đó trở thành căn cứ địa vững chắc của Pathet Lào, giúp Pathet Lào và Việt Minh hoạt động mạnh dọc theo hai bên dãy Trường Sơn.

Pháp và Hoa Kỳ muốn bảo vệ Lào chống lại áp lực của Pathet Lào và Việt Minh, nên quay lại vùng tây bắc của Việt Nam. Tướng Henri Narrave, chỉ huy quân đội Liên Hiệp Pháp, mở ra chiền dịch Navarre.

PhPhuongVy
11-15-2017, 08:57 PM
Tướng Henrri Navarre là một vị tướng có nhiều kinh nghiệm chiến trường nhờ đã tham gia hai cuộc thế chiến. Ông được giao nhiệm vụ chỉ huy quân đội Liên Hiệp Pháp ở Đông Dương vào lúc quân Pháp, chỉ huy bởi đại tá Jean Gilles, vừa thắng lớn ở Nà Sản, đánh bại quân Việt Minh chỉ huy bới Tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tá Jean Gilles sau chiến thắng này được thăng lên cấp tướng, rất tự hào về chiến lược chiến thuật đã thành công của mình ở Nà Sản, gọi là chiến lược chiến thuật Hedgehog, dịch nôm na ra tiếng Việt là chiến lược chiến thuật Chuột Nhím. Chuột Nhím là chữ tượng hình của người phương Tây khi họ muốn so sánh sự khôn ngoan của người biết và chọn một điều đích đáng hơn là người biết mười nhưng chỉ là chuyện lẻ tẻ (khôn như cáo). Tướng Navarre chấp nhận chiến lược chiến thuật này, nghĩa là chọn một chiến trường lớn, dụ địch lọt vào tròng trong khi mình đã tổ chức để nắm chắc phần thắng, thắng một trận để đời, hơn là cứ tập kích lẻ tẻ mà chiến tranh Đông Dương vẫn kéo dài, không thể kết thúc được. Navarre tin tưởng Pháp đã thắng ở Nà Sản thì cứ áp dụng công thức đó, nhân lên thành đại sự, thì sẽ có thắng lớn.

Bất chấp những lời can ngăn của các tướng tá thuộc cấp, Tướng Navarre chọn Điện Biên Phủ, một thung lũng lòng chảo cách biên giới Lào 8 km và cách Hà Nội 300 km, có sông Nậm Rốm uốn khúc chảy qua. Vùng Điện Biên Phủ để lập căn cứ này rộng khoảng 5 km, trải dài khoảng 15 km, nghĩa là có diện tích khoảng 75 cây số vuông, rộng hơn gấp 35 lần diện tích Nà Sản (khác xa). Cũng giống Lai Châu và Sơn La, sinh sống nơi đây đa số là người Thái, rồi đến người H’mong và các dân tộc khác, sản xuất được nhiều lúa gạo. Ở Điện Biên Phủ, trước đây quân Nhật đã xây dựng một đường bay ở Mường Thanh để chuyên chở vũ khí và tiếp liệu trong thời kỳ Nhật chiếm đóng. Tướng Navarre tin tưởng vào khả năng của không quân, không vận, pháo binh, hoả lực, quân số của Pháp và viện trợ của Hoa Kỳ. Tướng Navarre tin rằng Việt Minh chỉ giỏi đánh du kích, không có vũ khí hạng nặng để phòng không, Điện Biên Phủ nằm giữa rừng già hẻo lánh, Việt Minh muốn vận chuyển vũ khí và lương thực để đánh lớn hay tiếp tục cuộc chiến là chuyện không dễ.

Đầu tháng 11 năm 1953, Tướng Jean Gilles mở một cuộc hành quân dọn đường trước ở Điện Biên Phủ. Sáng ngày 20 tháng 11 năm 1953, quân Pháp bắt đầu nhảy dù xuống, trong vòng ba ngày đã được 9000 binh sĩ liên quân. Trọng trách chỉ huy được giao cho đại tá kỵ binh Christian de Castries, người được thăng cấp lên Thiếu Tướng ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ chẳng bao lâu sau. Pháp bắt đầu xây dựng căn cứ quân sự Điện Biên Phủ, kể cả mở thêm một sân bay thứ hai ở Hồng Cúm.

Những giao tranh nhỏ trong vùng đã xảy khi quân Pháp mở các cuộc tuần hành. Trinh sát của Việt Minh bắt đầu hoạt động. Tình hình căng thẳng từ tháng 1 năm 1954. Tướng Navarre ý thức được rằng địa lý chiến lược của Điện Biên Phủ không giống địa lý chiến lược của Nà Sản. Lập một căn cứ quân sự chiến lược chỉ có thể tiếp tế bằng đường hàng không chẳng thể nào là một lợi thế cho Pháp. Một số tài liệu cho rằng Tướng Navarre đã có lần dè dặt, muốn rút lui kế hoạch nhưng không thể bảo đảm an toàn cho một cuộc rút lui. Một số tài liệu cho rằng Tướng Võ Nguyên Giáp lưỡng lự giữa quyết định tấn công vào tháng 1 năm 1954 hay hoãn lại để chuẩn bị kỹ càng hơn. Tướng Võ Nguyên Giáp đã học được bài học ở Nà Sản và quyết định chờ đến khi kế hoạch của Việt Minh đã sẵn sàng.

Trước khi mở cuộc tấn công chính thức vào sáng ngày 13 tháng 3 năm 1954, Tướng Võ Nguyên Giáp đã có hơn 3 tháng để chuẩn bị để đánh Pháp bằng những đòn bất ngờ. Về vũ khí, nhờ Trung Cộng và Liên Xô viện trợ, Việt Minh trang bị đầy đủ súng đạn, nhất là súng cơ giới cao xạ có khả năng bắn hạ máy bay, và phương tiện truyền tin. Việt Minh huy động dân công tháo ráp các súng cao xạ được viện trợ trong khi chuyển vận theo đường thuỷ và đường núi. Việt Minh xây hầm bọc gỗ kiên cố để những cỗ pháo tránh bom và đục núi để dấu và nguỵ trang súng cao xạ. Ngoài ra Việt Minh còn dùng gỗ sơn đen làm súng cao xạ giả để đánh lạc hướng địch. Về lương thực, Việt Minh dùng xe đạp để thồ gạo đem đến chỗ nuôi quân. Về quân số, Việt Minh có khoảng 50000 quân và tận dụng chiến thuật biển người (so với 14000 quân Pháp). Để tiếp cận địch, Việt Minh đào đường hầm để có thể xuất hiện bất ngờ. Trước ngày 13 tháng 3 năm 1954, Việt Minh chỉ đánh nghi binh để đủ thì giờ và che đậy cho việc chuẩn bị cho trận tấn công thật sự. Những điều này đã vượt quá xa dự kiến của chiến dịch Navarre.

Ngày 13 tháng 3 năm 1954, Việt Minh từ trên cao bất ngờ pháo dữ dội vào các hầm trú quân của Pháp, yểm trợ cho bộ binh tiến vào theo thế biển người. Việt Minh lần lượt chiếm các ngọn đồi và nhanh chóng khống chế máy bay Pháp không lên xuống được ở hai đường bay Mường Thanh và Hồng Cúm. Thương binh Pháp không được tải thương, thiếu chỗ nằm, tinh thần binh sĩ Pháp sa sút. Lương thực và tiếp viện thả dù xuống cho quân Pháp một phần rơi vào đất Việt Minh đã chiếm được, một phần không dễ thu nhặt vì hoả lực liên tục của Việt Minh.

Sau 55 ngày bao vây Điện Biên Phủ và biển người tử chiến, Việt Minh cắm được cờ trên các cứ điểm trọng yếu của Pháp. Đường không vận bị cắt đứt, không giải quyết được tình trạng thương binh, tử sĩ, vệ sinh và nước uống, Pháp mệt mỏi kéo cờ trắng đầu hàng ngày 7 tháng 5 năm 1954, một ngày trước khi Hội Nghị Genève về hoà bình cho Đông Dương khai mạc.

HaiViet
11-16-2017, 06:35 AM
-Chị PhuongVy thuộc lịch sử quá, những tài liệu này đã đọc qua nhưng không nhớ từng chi tiết như chị. Chắc hồi xưa chị là giáo sư sử địa hả?

https://s33.postimg.org/ja6hejlb3/thanks3.jpg (https://postimages.org/)

PhPhuongVy
11-16-2017, 10:49 AM
Chào chị Thuỵ Khanh, anh Hải Việt, Nhã Uyên và các bạn. Cảm ơn anh Hải Việt. Thế hệ chúng ta đã học Việt sử cận đại trong trường và sống qua thời chiến nên những chi tiết PV kể lại không có gì xa lạ. PV chỉ đang cố gắng sắp xếp lại đầu đuôi để giúp các bạn trẻ hiểu thêm về những mắt xích đã đưa lịch sử sang trang. PV thích sử địa, nên tự nhiên cứ nhớ những con số, như chiều cao của ngọn núi Fansipan cao nhất nước Việt Nam trong dãy Hoàng Liên Sơn (học từ lớp nhất), như năm Hai Bà Trưng tuẫn tiết, năm Ngô Quyền xưng vương, năm vua Gia Long thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế, vân vân. Nhưng ngày và tháng thì khi viết PV phải kiểm chứng lại trí nhớ có giới hạn của mình, nhiều khi viết nháp xong rồi nhưng cứ phải kiểm chứng nên viết bài hơi mất thì giờ.

Hồi nhỏ PV may mắn học sử địa với thầy cô giỏi nên cũng mơ ước lớn lên làm cô giáo dạy sử địa, nhưng mơ ước cũng chỉ là ước mơ. PV không phải là cô giáo dạy sử địa. Nói rằng PV vẫn còn mê sử địa và còn tốn tiền mua sách sử địa để đọc thì đúng nhất, nhờ thầy cô. Như PV đã có lần kể, thầy dạy sử địa của PV dạy giỏi đến nỗi năm 1981, lần đầu tiên PV đi xe lửa ra Bắc, qua Thanh Hoá, khi nghe người bên cạnh nói xe lửa đang qua vùng Đông Quan, PV nhìn ra lau lách bên ngoài và nghe được tiếng gươm giáo chạm nhau như quân của người anh hùng áo vải đất Lam Sơn đang đánh đuổi quân Minh.

HXhuongkhuya
11-16-2017, 12:26 PM
Cám ơn chị Vy chị khó viết lại các giai đoạn lịch sử , H theo đọc từng phần thật thích nhưng chưa đọc hết nên chưa để dấu tay mà để dành sẽ đọc tiếp những phần sau khi có nhiều thời gian hơn .

Hôm nay được ôn lại sử sách với chị Vy trong post trên mà trong lòng run run cảm xúc , bởi đỉnh núi Fansipan cao ngất đỉnh đầu phía Bắc , nơi H đã đến và những nấc ruộng bậc thang Mù Căng Chải đep như tranh trong sách vở đã bị trận lũ vừa rồi gây nhiều thiệt hại . :z51:

Đọc những địa danh lịch sử , các vị anh hùng , vua chúa , chị Vy nhắc đến , lòng cứ rộn ràng khi nghĩ đến những trận đánh hào hùng của tiền nhân khi có dịp đi ngang các địa danh ấy , càng không khỏi mủi lòng ngẫm những vị tướng tài phải chịu nỗi oan mà chết rồi vẫn bị quật mồ .

Nhắc tới vua Gia Long không thể quên người hùng áo vải Lam Sơn , vua Quang Trung , H còn nhớ câu vè dân gian :
" con vua lại lấy hai vua làm chồng " , :) H hay nói lộn như thế , thực ra là câu này " con vua lại lấy hai chồng làm vua " để nói về vợ của vua Gia Long , công chúa Ngọc Bình , em gái của công chúa Ngọc Hân ( vợ của vua Quang Trung ) . Có ai ngờ Nguyễn Huệ và vua Gia Long lại là anh em cột chèo chị Vy nhỉ .

Ước mơ làm cô giáo ... Khi xưa H cũng mơ được đứng trên bục giảng chỉ vì ái mộ thầy cô dạy môn văn , sử địa .
Cám ơn chị Vy , Uyên và các anh chị đã chia sẻ trong đây .

Nhã Uyên
11-19-2017, 07:34 AM
Cảm ơn anh Hải Việt. Thế hệ chúng ta đã học Việt sử cận đại trong trường và sống qua thời chiến nên những chi tiết PV kể lại không có gì xa lạ. PV chỉ đang cố gắng sắp xếp lại đầu đuôi để giúp các bạn trẻ hiểu thêm về những mắt xích đã đưa lịch sử sang trang.

Viết một bài sơ lược hay rất khó. Phải có sự hiểu biết và viết làm sao cho ngắn gọn mà đầy đủ thông tin và có thể truyền đạt sự hiểu biết ấy đến người đọc. Cám ơn chị PhPhuongVy giúp NU hiểu thêm về lịch sử Việt Nam. "Yoda best!"

PhPhuongVy
11-28-2017, 02:04 AM
Theo tài liệu của chính phủ Pháp, trong trận Điện Biên Phủ, Pháp đã chịu nhiều tổn thất về nhân mạng, với 2000 tử sĩ, 4400 thương binh, 1600 người mất tích. Khi Pháp buông súng đầu hàng, Việt Minh bắt được 10300 tù binh, gồm cả 4400 người bị thương vừa kể. Trong số 10300 tù binh này, chỉ có 3300 người được trao trả cho Pháp. Số còn lại đã chết vì thương tích, vì thiếu thuốc men và điều trị, chết trên đường đến trại tù, hoặc vì bị đói khát, bị hành hạ hay bị hành quyết. Phía Việt Minh có khoảng 8000 tử thương và 15000 bị thương.

PhPhuongVy
11-28-2017, 02:15 AM
Hiện diện tại Hội Nghị Genève (Thụy Sĩ) về hoà bình cho Đông Dương có Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Cộng, Quốc Gia Việt Nam, Việt Minh (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà), Cam Bốt và Lào. Hội nghị bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1954 và kết thúc hai tháng rưỡi sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 1954, với 3 hiệp ước về quân sự được ký kết để chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương, 6 bản tuyên bố riêng của các quốc gia và 1 bản tuyên cáo chung (Final Declaration of the Geneva Conference) không có chữ ký nào.

Cam Bốt và Lào mỗi bên ký riêng với các phe tham dự một hiệp định về hoà bình cho đất nước của họ.

Riêng về hoà bình cho Việt Nam, Hiệp Định Genève 1954 bao gồm các điều khoản chính sau đây:

- Hiệp Định Genève 1954 tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

- Vĩ tuyến 17, nơi sông Bến Hải chảy qua, phân định đường chia ngang vùng phi quân sự của Việt Nam, mỗi bên cách 5 km tính từ vĩ tuyến 17. Đường phân chia này không nhằm vĩnh viễn chia cắt biên giới chính trị hay hành chánh chính thức của hai miền Nam và Bắc ở Việt Nam.

- Quân đội Liên Hiệp Pháp và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đồng ý ngừng bắn và trao trả tù binh. Trong vòng 300 ngày, quân đội Liên Hiệp Pháp phải rút hết quân về phía Nam của vĩ tuyến 17 và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải rút hết quân về phía Bắc của vĩ tuyến 17. Hai bên không bên nào được tăng cường lực lượng quân sự của mình hoặc liên minh quân sự với các lực lượng quân sự khác.

- Trong vòng 300 ngày ngừng bắn này, dân chúng được quyền tự do đi lại.

Bên cạnh Hiệp Định Genève, Bản Tuyên Cáo Chung (không nước nào ký) đề nghị rằng Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (từ đây gọi tắt là Uỷ Hội Quốc Tế) được thành lập, gồm có đại diện của hai nước Gia Nã Đại và Ba Lan, chủ toạ bới đại diện của Ấn Độ.

Hiệp Định Genève 1954 về hoà bình tại Việt Nam được ký kết bởi Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Quốc Gia Việt Nam từ chối không ký bản hiệp định này. Hoa Kỳ cũng không ký, nhưng ra một bản tuyên cáo xác nhận Hoa Kỳ tôn trọng các điều khoản đình chiến giữa Liên Hiệp Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và ủng hộ một cuộc tổng tuyển cử tự do, hai năm sau, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, như đã được đề nghị trong Bản Tuyên Cáo Chung (trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tán thành việc tổng tuyển cử nhưng không công nhận thẩm quyền kiểm soát tổng tuyển cử của Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến).

https://peacemaker.un.org/sites/peacemaker.un.org/files/KH-LA-VN_540720_GenevaAgreements.pdf

Hiệp Định Genève vừa ký xong, đầu tháng 8 năm 1954, người di cư từ miền Bắc vào Nam bắt đầu tràn dâng như sóng. Thống kê của Uỷ Hội Quốc Tế ghi nhận có khoảng 900 ngàn người đã di cư từ bắc vào Nam, sau hiệp định. Họ là những người theo Thiên Chúa giáo, những gia đình bị liệt vào giai cấp địa chủ, bị quy vào hàng trung nông, những nhà buôn, những người có đủ tự do để di cư từ những vùng do Pháp kiểm soát, hay do quân đội Quốc Gia Việt Nam kiểm soát (như Bùi Chu, Phát Diệm), hay những người trốn thoát được Việt Minh từ những vùng xôi đậu hay những vùng do Việt Minh kiểm soát. Những người di cư vào Nam cũng là những người đã từng góp phần trong việc ủng hộ Việt Minh nhưng cũng không thể thoát nổi cuộc “đấu tranh giai cấp” do chủ nghĩa cộng sản sinh ra. Ngoài 900 ngàn người di cư do Uỷ Hội Quốc Tế chính thức ghi nhận, người di cư nhờ trốn thoát khỏi sự kiểm soát của Việt Minh và không qua sự giúp đỡ của Uỷ Hội Quốc Tế cũng lên đến một con số đáng kể, nói chung là tổng số người di cư vào Nam phải có đến hàng triệu. Họ di cư bằng tàu hải quân Hoa Kỳ, tàu biển của Anh, Pháp, Đài Loan, Ba Lan, bằng cầu không vận nối phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) với các phi trường Gia Lâm, Bạch Mai (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức và giúp đỡ bởi các chính phủ Úc, Ý, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Tây Đức, Nam Hàn và các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services, Church World Services, Mennonite Central Committee, CARE và Thanh Thương Hội Quốc Tế. Số người di cư đông quá đông, Cao Uỷ Pháp phải xin Việt Minh gia hạn thêm ba tháng, từ 19 tháng 5 đến 19 tháng 8 năm 1955.

Từ miền Nam, những người đã từng theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp và những người có cảm tình với Việt Minh cũng bắt đầu tập kết hay đem gia đình tập kết ra Bắc. Họ băng Trường Sơn hay đi tàu biển cung cấp bới các chính phủ Anh, Pháp và Ba Lan. Tổng số người tập kết từ Nam ra Bắc có thể lên đến gần 100 ngàn người.

Về phía Liên Hiệp Pháp, sau khi rút lui xong từ các tỉnh miền châu thổ sông Hồng, ngày 9 tháng 10 năm 1954, quân Pháp từ Thành Hà Nội hạ cờ Pháp xuống, tuần tự băng qua cầu Long Biên để lên tàu qua Hải Phòng, tập trung chờ ngày rời Việt Nam về nước.

Hôm sau, ngày 10 tháng 10 năm 1954, Việt Minh trở về Hà Nội sau gần 8 năm rút lui về Việt Bắc và gọi Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Ở miền Nam, ngày 20 tháng 5 năm 1955, quân Pháp bắt đầu rời Sài Gòn và kết thúc việc rút quân khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1956.

Triển
11-28-2017, 04:40 AM
Theo tài liệu của chính phủ Pháp, trong trận Điện Biên Phủ, Pháp đã chịu nhiều tổn thất về nhân mạng, với 2000 tử sĩ, 4400 thương binh, 1600 người mất tích. Khi Pháp buông súng đầu hàng, Việt Minh bắt được 10300 tù binh, gồm cả 4400 người bị thương vừa kể.



Trong số 10300 tù binh này, chỉ có 3300 người được trao trả cho Pháp. Số còn lại đã chết vì thương tích, vì thiếu thuốc men và điều trị, chết trên đường đến trại tù, hoặc vì bị đói khát, bị hành hạ hay bị hành quyết. Phía Việt Minh có khoảng 8000 tử thương và 15000 bị thương.

Theo tờ báo Đức (https://www.welt.de/geschichte/article127710149/Dien-Bien-Phu-die-letzte-Schlacht-der-Waffen-SS.html) thì có 3290 tù binh sống sót được trao trả sau 120 ngày thua trận. Còn 7573 tử thi để lại Điện Biên Phủ. Vị chi là 10963 người. Tuy nhiên một điều ít ai biết đến được tờ báo Đức này và các tờ báo Pháp sau này nhắc tới là có đến 45% lính đánh thuê trong đoàn lính viễn chinh Pháp là lính của Wehrmacht! Nghĩa là lính của quân đội Đức Quốc Xã. Sau khi bị bắt làm tù binh sau đệ nhị thế chiến đã gia nhập đoàn lính viễn chinh Pháp sang tận VN. Số lính này được cho là sợ chiến dịch Entnazifizierung (Anh: Denazification) nghĩa là tẩy trừ chủ nghĩa Đức Quốc Xã, sau đệ nhị thế chiến được liên minh 4 bên áp dụng lên nước Đức sau khi thua trận từ tháng 7 năm 1945). Trong số 3200 lính dù trong trận Điện Biên Phủ có đến 1600 người là lính SS, lính Đức Quốc Xã.

Có trang báo Pháp này (http://www.liberation.fr/planete/2014/03/05/indochine-la-legion-des-inconnus-de-la-wehrmacht_984735) cũng viết về số lính SS nói trên.

PhPhuongVy
11-28-2017, 01:13 PM
Cảm ơn anh Triển, việc tù binh Đức sau Thế Chiến II bị Pháp bắt làm lính viễn chinh ở Đông Dương và tham chiến ở Điện Biên Phủ với số quân khá lớn như thế quả là có thật, chỉ có điều ít người biết đến. Có tài liệu ghi lại rằng khoảng 900 lính viễn chinh Pháp gốc Đức tham gia trận Điện Biên Phủ, lo quân tiếp vụ, họ biết chút ít tiếng Pháp, đủ để nhận mệnh lệnh, đa số báo cáo trực tiếp với cấp trên đồng chủng với họ, nói tiếng Đức.

Hình như một số binh sĩ này về sau than phiền rằng nước Pháp đối xử với họ không công bằng, không tử tế như đã đối xử với những cựu chiến binh gốc Pháp.

Ở Mỹ có một quyển sách, hiện vẫn còn bán khá chạy, xuất bản lần đầu tiên năm 1971, viết về lính viễn chinh gốc Đức trong quân đội Liên Hiệp Pháp có tựa là Devil's Guard (tác giả là George R. Elford). Devil's Guard vẫn còn là đề tài tranh luận để trả lời câu hỏi đó là chuyện thật hay chỉ là tiểu thuyết.

ốc
11-28-2017, 07:50 PM
Cho nên em tin chắc là trong tiếng Việt cũng có vài chữ gốc Đức.

PhPhuongVy
11-28-2017, 07:55 PM
Ja.


:z57:

Triển
11-29-2017, 11:23 PM
Cảm ơn anh Triển, việc tù binh Đức sau Thế Chiến II bị Pháp bắt làm lính viễn chinh ở Đông Dương và tham chiến ở Điện Biên Phủ với số quân khá lớn như thế quả là có thật, chỉ có điều ít người biết đến. Có tài liệu ghi lại rằng khoảng 900 lính viễn chinh Pháp gốc Đức tham gia trận Điện Biên Phủ, lo quân tiếp vụ, họ biết chút ít tiếng Pháp, đủ để nhận mệnh lệnh, đa số báo cáo trực tiếp với cấp trên đồng chủng với họ, nói tiếng Đức.

Hình như một số binh sĩ này về sau than phiền rằng nước Pháp đối xử với họ không công bằng, không tử tế như đã đối xử với những cựu chiến binh gốc Pháp.

Ở Mỹ có một quyển sách, hiện vẫn còn bán khá chạy, xuất bản lần đầu tiên năm 1971, viết về lính viễn chinh gốc Đức trong quân đội Liên Hiệp Pháp có tựa là Devil's Guard (tác giả là George R. Elford). Devil's Guard vẫn còn là đề tài tranh luận để trả lời câu hỏi đó là chuyện thật hay chỉ là tiểu thuyết.

Có dịp tôi cũng sẽ mua sách đọc. Sách Đức viết về những người lính đánh thuê gốc Đức cũng nhiều. Người Đức xưa không hài lòng về việc dân tộc họ từng có người làm lính đánh thuê cho Pháp. Không chỉ vì ở trong tình trạng tù binh mà có sự vận động của chính phủ Pháp hẳn hòi. Trong tờ báo viết tháng 1 năm 1949 của Spiegel (http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-44435212.html) có ghi, đội quân lính Lê dương (Légion) có lính đánh thuê người Đức thành lập từ năm 1830.

_____________

PS:

* Sách Pháp - L'ennemi utile : 1946-1954, des vétérans de la Wehrmacht et de la Waffen-SS dans les rangs de la Légion étrangère en Indochine

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51kZ3Fsfu3L._SX335_BO1,204,203,200_.jpg


* Sách Đức - INDOCHINA. Der lange Weg nach Dien Bien Phu (Đông Dương - Đoạn đường dài đến Điện Biên Phủ (sách hồi ký mới nhất 2017, tác giả là lính dù Đức trong đội lính Lê dương đánh thuê cho Pháp sống sót trong trận ĐBP)

https://images-eu.ssl-images-amazon.com/images/I/5126HAIzp4L.jpg

Triển
11-29-2017, 11:26 PM
Cho nên em tin chắc là trong tiếng Việt cũng có vài chữ gốc Đức.



Ja.
:z57:


Chữ "Ja" phát âm là "da". Tiếng Việt là "dạ". Tự điển Ốc phọọc làm sao thiếu được.

dulan
12-01-2017, 10:00 AM
Có dịp tôi cũng sẽ mua sách đọc. Sách Đức viết về những người lính đánh thuê gốc Đức cũng nhiều. Người Đức xưa không hài lòng về việc dân tộc họ từng có người làm lính đánh thuê cho Pháp. Không chỉ vì ở trong tình trạng tù binh mà có sự vận động của chính phủ Pháp hẳn hòi. Trong tờ báo viết tháng 1 năm 1949 của Spiegel (http://www.spiegel.de/spiegel/print/d-44435212.html) có ghi, đội quân lính Lê dương (Légion) có lính đánh thuê người Đức thành lập từ năm 1830.

_____________

PS:

* Sách Pháp - L'ennemi utile : 1946-1954, des vétérans de la Wehrmacht et de la Waffen-SS dans les rangs de la Légion étrangère en Indochine

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51kZ3Fsfu3L._SX335_BO1,204,203,200_.jpg


* Sách Đức - INDOCHINA. Der lange Weg nach Dien Bien Phu (Đông Dương - Đoạn đường dài đến Điện Biên Phủ (sách hồi ký mới nhất 2017, tác giả là lính dù Đức trong đội lính Lê dương đánh thuê cho Pháp sống sót trong trận ĐBP)

https://images-eu.ssl-images-amazon.com/images/I/5126HAIzp4L.jpg





...


Xin chào cả nhà,

N5 ưi, có thấy sách tiếng Anh không và bán ở đâu, chỉ dulan với, cám ơn N5 trước nha!


...


Thân mến và chúc vui,
Dulan




...

Triển
12-01-2017, 11:07 AM
...


Xin chào cả nhà,

N5 ưi, có thấy sách tiếng Anh không và bán ở đâu, chỉ dulan với, cám ơn N5 trước nha!


...


Thân mến và chúc vui,
Dulan




...



ở amazon có nè Trù Thần, tuy nhiên không biết họ có gởi qua Thụy Điển không:

Devil's Guard: The Real Story

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51ic6AqK9ML.jpg (https://www.amazon.com/Devils-Guard-Story-Eric-Meyer/dp/1906512450/ref=pd_bxgy_14_img_2?_encoding=UTF8&psc=1&refRID=FJFV9EY5B4H826FRFZJ1)

dulan
12-01-2017, 11:28 AM
ở amazon có nè Trù Thần, tuy nhiên không biết họ có gởi qua Thụy Điển không:

Devil's Guard: The Real Story

https://images-na.ssl-images-amazon.com/images/I/51ic6AqK9ML.jpg (https://www.amazon.com/Devils-Guard-Story-Eric-Meyer/dp/1906512450/ref=pd_bxgy_14_img_2?_encoding=UTF8&psc=1&refRID=FJFV9EY5B4H826FRFZJ1)


...

Dạ, cám ơn N5, dulan hay mua bên amazon của uk, mới coi thấy giá 9,99 bảng Anh.

Cám ơn N5 nhiều nghen!
Dulan

...

Triển
12-01-2017, 12:20 PM
...

Dạ, cám ơn N5, dulan hay mua bên amazon của uk, mới coi thấy giá 9,99 bảng Anh.

Cám ơn N5 nhiều nghen!
Dulan

...

:z67::z67::z67:

dulan
12-01-2017, 01:38 PM
Hiện diện tại Hội Nghị Genève (Thụy Sĩ) về hoà bình cho Đông Dương có Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, Trung Cộng, Quốc Gia Việt Nam, Việt Minh (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà), Cam Bốt và Lào. Hội nghị bắt đầu ngày 8 tháng 5 năm 1954 và kết thúc hai tháng rưỡi sau đó, ngày 20 tháng 7 năm 1954, với 3 hiệp ước về quân sự được ký kết để chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương, 6 bản tuyên bố riêng của các quốc gia và 1 bản tuyên cáo chung (Final Declaration of the Geneva Conference) không có chữ ký nào.

Cam Bốt và Lào mỗi bên ký riêng với các phe tham dự một hiệp định về hoà bình cho đất nước của họ.

Riêng về hoà bình cho Việt Nam, Hiệp Định Genève 1954 bao gồm các điều khoản chính sau đây:

- Hiệp Định Genève 1954 tôn trọng độc lập, tự do và chủ quyền quốc gia của Việt Nam.

- Vĩ tuyến 17, nơi sông Bến Hải chảy qua, phân định đường chia ngang vùng phi quân sự của Việt Nam, mỗi bên cách 5 km tính từ vĩ tuyến 17. Đường phân chia này không nhằm vĩnh viễn chia cắt biên giới chính trị hay hành chánh chính thức của hai miền Nam và Bắc ở Việt Nam.

- Quân đội Liên Hiệp Pháp và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đồng ý ngừng bắn và trao trả tù binh. Trong vòng 300 ngày, quân đội Liên Hiệp Pháp phải rút hết quân về phía Nam của vĩ tuyến 17 và quân đội Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà phải rút hết quân về phía Bắc của vĩ tuyến 17. Hai bên không bên nào được tăng cường lực lượng quân sự của mình hoặc liên minh quân sự với các lực lượng quân sự khác.

- Trong vòng 300 ngày ngừng bắn này, dân chúng được quyền tự do đi lại.

Bên cạnh Hiệp Định Genève, Bản Tuyên Cáo Chung (không nước nào ký) đề nghị rằng Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến (từ đây gọi tắt là Uỷ Hội Quốc Tế) được thành lập, gồm có đại diện của hai nước Gia Nã Đại và Ba Lan, chủ toạ bới đại diện của Ấn Độ.

Hiệp Định Genève 1954 về hoà bình tại Việt Nam được ký kết bởi Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà. Quốc Gia Việt Nam từ chối không ký bản hiệp định này. Hoa Kỳ cũng không ký, nhưng ra một bản tuyên cáo xác nhận Hoa Kỳ tôn trọng các điều khoản đình chiến giữa Liên Hiệp Pháp và Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà và ủng hộ một cuộc tổng tuyển cử tự do, hai năm sau, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, như đã được đề nghị trong Bản Tuyên Cáo Chung (trong khi Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà tán thành việc tổng tuyển cử nhưng không công nhận thẩm quyền kiểm soát tổng tuyển cử của Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến).

https://peacemaker.un.org/sites/peacemaker.un.org/files/KH-LA-VN_540720_GenevaAgreements.pdf

Hiệp Định Genève vừa ký xong, đầu tháng 8 năm 1954, người di cư từ miền Bắc vào Nam bắt đầu tràn dâng như sóng. Thống kê của Uỷ Hội Quốc Tế ghi nhận có khoảng 900 ngàn người đã di cư từ bắc vào Nam, sau hiệp định. Họ là những người theo Thiên Chúa giáo, những gia đình bị liệt vào giai cấp địa chủ, bị quy vào hàng trung nông, những nhà buôn, những người có đủ tự do để di cư từ những vùng do Pháp kiểm soát, hay do quân đội Quốc Gia Việt Nam kiểm soát (như Bùi Chu, Phát Diệm), hay những người trốn thoát được Việt Minh từ những vùng xôi đậu hay những vùng do Việt Minh kiểm soát. Những người di cư vào Nam cũng là những người đã từng góp phần trong việc ủng hộ Việt Minh nhưng cũng không thể thoát nổi cuộc “đấu tranh giai cấp” do chủ nghĩa cộng sản sinh ra. Ngoài 900 ngàn người di cư do Uỷ Hội Quốc Tế chính thức ghi nhận, người di cư nhờ trốn thoát khỏi sự kiểm soát của Việt Minh và không qua sự giúp đỡ của Uỷ Hội Quốc Tế cũng lên đến một con số đáng kể, nói chung là tổng số người di cư vào Nam phải có đến hàng triệu. Họ di cư bằng tàu hải quân Hoa Kỳ, tàu biển của Anh, Pháp, Đài Loan, Ba Lan, bằng cầu không vận nối phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn) với các phi trường Gia Lâm, Bạch Mai (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) tổ chức và giúp đỡ bởi các chính phủ Úc, Ý, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Tây Đức, Nam Hàn và các tổ chức quốc tế như UNICEF, Hồng Thập Tự, Catholic Relief Services, Church World Services, Mennonite Central Committee, CARE và Thanh Thương Hội Quốc Tế. Số người di cư đông quá đông, Cao Uỷ Pháp phải xin Việt Minh gia hạn thêm ba tháng, từ 19 tháng 5 đến 19 tháng 8 năm 1955.

Từ miền Nam, những người đã từng theo Việt Minh kháng chiến chống Pháp và những người có cảm tình với Việt Minh cũng bắt đầu tập kết hay đem gia đình tập kết ra Bắc. Họ băng Trường Sơn hay đi tàu biển cung cấp bới các chính phủ Anh, Pháp và Ba Lan. Tổng số người tập kết từ Nam ra Bắc có thể lên đến gần 100 ngàn người.

Về phía Liên Hiệp Pháp, sau khi rút lui xong từ các tỉnh miền châu thổ sông Hồng, ngày 9 tháng 10 năm 1954, quân Pháp từ Thành Hà Nội hạ cờ Pháp xuống, tuần tự băng qua cầu Long Biên để lên tàu qua Hải Phòng, tập trung chờ ngày rời Việt Nam về nước.

Hôm sau, ngày 10 tháng 10 năm 1954, Việt Minh trở về Hà Nội sau gần 8 năm rút lui về Việt Bắc và gọi Hà Nội là thủ đô của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.

Ở miền Nam, ngày 20 tháng 5 năm 1955, quân Pháp bắt đầu rời Sài Gòn và kết thúc việc rút quân khỏi Việt Nam vào ngày 28 tháng 4 năm 1956.


...


Dulan quote bài của chị PVy ngày 28/11/2017 để đọc lại, chờ sang trang chị PVy viết tiếp.
Xin cám ơn chị PVy và N5 đã giới thiệu sách.
Dulan
...

hoài vọng
12-03-2017, 08:31 PM
Xin trích lại :

Câu hỏi thứ hai được trả lời bằng bản báo cáo viết bằng máu và nước mắt của người đại đội trưởng 51 nhẩy dù cùng với những chiến binh mũ đỏ hy sinh trong bức tường thành oan trái, một ngày trước khi thay quân. Cựu Sinh viên sỹ quan khóa 21 võ bị Ðà Lạt Trương đăng Sỹ mới từ Bình Long anh dũng đi ra đã mang trọng trách dựng lá cờ cho Trị Thiên vùng dậy. Sứ mạng bất thành sau khi bị thương nhẹ lại về đánh trận Barbara tại Trường Sơn. Lần này bị thương nặng về nằm bệnh viện Ðỗ Vinh, nhận lon thiếu tá. Trong khi đó, định mệnh đưa đẩy, đại úy Giang văn Nhân, cựu sinh viên Ðà Lạt khóa 22, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến thay thế khóa đàn anh, đem quân vào dứt điểm Cổ Thành. Lá cờ chiến thắng tung bay trong tay TQLC vào tháng 9-72 đã rũ bỏ kỷ niệm đau thương của cuộc lui binh tháng tư-72.


Nếu như không giao lại cho TQLC lấy lại Cổ Thành thì ND có còn đủ sức chiến đấu nữa không ?TD5ND và nhất là TD6ND vừa giải tỏa xong áp lực địch tại An Lộc chưa phục hồi lại đã phải bốc ra Vùng 1 để cùng TQLC lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Mỹ Chánh .
TD11ND mới bị thiệt hại nặng ở mặt trận Charlie đã phải nhờ các Tiểu Đoàn bổ sung các Hạ Sĩ Quan dầy dạn " trám " vào các vị trí thiết yếu của Tiểu Đoàn mới tiếp tục tiến về được Cổ Thành
Khi TQLC nhận sứ mệnh bàn giao cũng trả giá gần 2000 xác lính
Những xác lính ND - TQLC - BDQ - Biệt Cách 81 ND - ĐPQ -Nghĩa Quân và Bộ Binh dọc đường tái chiếm Quảng Trị có còn ai thắp cho nén hương không ?

ốc
12-04-2017, 02:51 PM
Chữ "Ja" phát âm là "da". Tiếng Việt là "dạ". Tự điển Ốc phọọc làm sao thiếu được.

Tình cờ em tìm ra được chữ Đức gốc Việt này:

- Kürbis (Kürbiß): từ chữ QUẢ BÍ trong tiếng Việt, nghĩa là quả bí đao (bí đào, bí đỏ)
https://de.wiktionary.org/wiki/K%C3%BCrbis

(còn tiếp)

Triển
12-04-2017, 09:12 PM
Tình cờ em tìm ra được chữ Đức gốc Việt này:

- Kürbis (Kürbiß): từ chữ QUẢ BÍ trong tiếng Việt, nghĩa là quả bí đao (bí đào, bí đỏ)
https://de.wiktionary.org/wiki/K%C3%BCrbis

(còn tiếp)

Kürbiß đã bị "cải cách" thành "Kürbis" mười mấy năm rồi. Cho nên bí đao không còn nữa. Chỉ là bí đỏ thôi.

dulan
12-06-2017, 11:28 AM
Xin trích lại :

Câu hỏi thứ hai được trả lời bằng bản báo cáo viết bằng máu và nước mắt của người đại đội trưởng 51 nhẩy dù cùng với những chiến binh mũ đỏ hy sinh trong bức tường thành oan trái, một ngày trước khi thay quân. Cựu Sinh viên sỹ quan khóa 21 võ bị Ðà Lạt Trương đăng Sỹ mới từ Bình Long anh dũng đi ra đã mang trọng trách dựng lá cờ cho Trị Thiên vùng dậy. Sứ mạng bất thành sau khi bị thương nhẹ lại về đánh trận Barbara tại Trường Sơn. Lần này bị thương nặng về nằm bệnh viện Ðỗ Vinh, nhận lon thiếu tá. Trong khi đó, định mệnh đưa đẩy, đại úy Giang văn Nhân, cựu sinh viên Ðà Lạt khóa 22, đại đội trưởng đại đội 2, tiểu đoàn 3 Thủy quân lục chiến thay thế khóa đàn anh, đem quân vào dứt điểm Cổ Thành. Lá cờ chiến thắng tung bay trong tay TQLC vào tháng 9-72 đã rũ bỏ kỷ niệm đau thương của cuộc lui binh tháng tư-72.


Nếu như không giao lại cho TQLC lấy lại Cổ Thành thì ND có còn đủ sức chiến đấu nữa không ?TD5ND và nhất là TD6ND vừa giải tỏa xong áp lực địch tại An Lộc chưa phục hồi lại đã phải bốc ra Vùng 1 để cùng TQLC lập tuyến phòng thủ bên bờ sông Mỹ Chánh .
TD11ND mới bị thiệt hại nặng ở mặt trận Charlie đã phải nhờ các Tiểu Đoàn bổ sung các Hạ Sĩ Quan dầy dạn " trám " vào các vị trí thiết yếu của Tiểu Đoàn mới tiếp tục tiến về được Cổ Thành
Khi TQLC nhận sứ mệnh bàn giao cũng trả giá gần 2000 xác lính
Những xác lính ND - TQLC - BDQ - Biệt Cách 81 ND - ĐPQ -Nghĩa Quân và Bộ Binh dọc đường tái chiếm Quảng Trị có còn ai thắp cho nén hương không ?



...



Nhà báo và mặt trận An Lộc (1)

Posted on December 6, 2017 (https://dongsongcu.wordpress.com/2017/12/06/nha-bao-va-mat-tran-an-loc-1/) by dongsongcu (https://dongsongcu.wordpress.com/author/dongsongcu/)

Nam Nguyên
https://tusachonline.files.wordpress.com/2015/01/13.jpg?w=802&h=550 (https://tusachonline.files.wordpress.com/2015/01/13.jpg)



Lịch sử đã sang trang vào ngày 30/4/1975, nhưng những dấu ấn của chiến tranh khó phai mờ. Mùa hè 1972 chiến cuộc diễn biến ác liệt, quân Cộng sản Bắc Việt công khai vượt vĩ tuyến 17 mở các mặt trận lớn, đưa xe tăng, pháo binh và phòng không hiện đại tiến công lấn chiếm lãnh thổ VNCH. Ở phía Nam, địch quân từ Campuchia tràn sang mở mặt trận Bình Long, cuộc vây hãm thị xã An Lộc gần ba tháng là một chiến trường thách đố đối với các nhà báo. Nam Nguyên, lúc đó là đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia kể lại câu chuyện của mình.
Chiến trường thách đố

Báo chí gọi đây là chiến trường thách đố vì lần đầu tiên trong chiến tranh Việt Nam, 40.000 quân cộng sản phong tỏa hoàn toàn một thành phố của Nam Việt Nam cả trên bộ cũng như trên không. Đường bộ vào An Lộc theo QL 13 bị cắt, địch quân tạo lưới lửa phòng không và pháo kích không ngừng, trực thăng không thể đổ quân vì không có một bãi đáp nào đủ an toàn. Tiếp tế đạn dược và lương thực toàn thả dù với hơn phân nửa lọt vào vùng địch. Đối với các phóng viên vào An Lộc đã khó mà khi vào được rồi thì lại không có đường ra.
Nhật báo Sóng Thần ở Saigon vào năm 1972 có số phát hành kỷ lục, tờ báo vào thời gian này chú trọng tin tức phóng sự chiến trường và đầy ắp hình ảnh. Chúng tôi ngoài công việc chính ở Đài Phát thanh Saigon còn cộng tác với nhật báo này. Ông Uyên Thao lúc đó là Tổng thư ký báo Sóng Thần, từ Virginia ông phát biểu:
Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích – Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.
-Ông Uyên Thao
“Trận An Lộc, phóng viên tại mặt trận đó của chúng tôi là anh Nguyễn Mạnh Tiến đưa về cho chúng tôi khá nhiều tài liệu hình ảnh như các xe tăng của cộng quân bị bắn phá, những hình ảnh đổ nát của mình. Cái đặc biệt nhất là hình ảnh nghĩa trang của biệt cách trong vùng đó với câu thơ ghi khắc ‘An Lộc địa sử lưu chiến tích – Biệt cách dù vị quốc vong thân.’ Chúng tôi đã là người đầu tiên phổ biến trong làng báo lúc đó.”
An Lộc tỉnh lỵ của Bình Long là cửa ngõ phía Tây Bắc và chỉ cách Thủ đô VNCH khoảng 60 km. Từ Saigon đi Thủ Dầu Một rồi theo Quốc Lộ 13 sẽ đến An Lộc. Đầu tháng 4/1972 sau khi chiếm được quận Lộc Ninh, đại quân cộng sản tiến về bao vây thị xã An Lộc. Tại Hội đàm Paris, Bà Nguyễn Thị Bình lúc đó tuyên bố trong vòng 10 ngày An Lộc sẽ là Thủ đô của Mặt trận Giải phóng, điều này đã không xảy ra. Những trận đánh ác liệt với quân số áp đảo có xe tăng và pháo binh yểm trợ với 7 trận tấn công quyết thắng, nhưng Bắc quân vẫn không chiếm được An Lộc.
An Lộc là câu chuyện của cuộc vây hãm, 40.000 quân cộng sản với xe tăng pháo binh đã vùi dập một thị xã diện tích 4 km2. Lực lượng VNCH tử thủ An Lộc gồm 6.350 quân, chủ lực là Sư Đoàn 5 BB với tướng Tư lệnh mặt trận Lê Văn Hưng, cùng Liên Đoàn 3 Biệt Động Quân, hai tiểu đoàn của SĐ 18 và Địa Phương Quân Tiểu Khu Bình Long. Ở ngày phong tỏa thứ 10, phía VNCH tăng viện cho An Lộc Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù và Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù. Các đơn vị này được trực thăng vận ngay trong vòng vây và vào được An Lộc.



...




Trong chiến dịch An Lộc VNCH đã tung lực lượng giải vây 20.000 quân để khai thông QL13 phá vòng vây An Lộc, nhưng cũng phải hơn 2 tháng lực lượng này mới bắt tay được với các đơn vị bên trong An Lộc. Yểm trợ quan trọng cho quân tử thủ An Lộc phải kể tới hàng ngàn phi xuất các loại của của không lực Việt Nam Cộng Hòa và Không lực Hoa Kỳ, trong đó có cả pháo đài bay B52. Xin nhắc lại trong giai đoạn này Hoa Kỳ đang rút quân khỏi Việt Nam, trận An Lộc quân bộ chiến của đồng minh không tham gia.
Sau nhiều tuần lễ hướng về An Lộc bằng đường bộ, trực thăng vận không thành công, kể cả chuyện máy bay bị trúng đạn phải đáp khẩn cấp trong vùng địch. Ngày 13/6/1972 chúng tôi đã thực hiện được mục đích của mình là vào An Lộc và từ đó gởi về bản tường trình tại chỗ với cuộc phỏng vấn tướng tử thủ Lê Văn Hưng. Sau đây là hồi ức của chúng tôi về chuyến đi này.
Số người lên trực thăng gồm Đại úy Nguyễn Văn Quý sĩ quan báo chí SĐ5 BB và nhóm báo chí gồm chúng tôi Nguyễn Mạnh Tiến Vô Tuyến Việt Nam, Dương Phục Đài Tiếng nói Quân Đội, Anh Thuần báo Tiền Tuyến, Tam Phong Slao Quắn SĐ5 và Gérard Hebert phóng viên tự do (Free lance) người Canada lúc đó có hợp đồng với UPI. Ít lâu sau chuyến vào An Lộc, ngày 22/7/1972 nhà báo 54 tuổi này đã tử thương ở mặt trận Quảng Trị. Sau này chúng tôi được biết những thước phim được đổi bằng sinh mệnh của người quay, đã được trình chiếu trên Truyền Hình Canada theo cách không có dẫn giải, các đạo diễn đã chọn hình thức phim không lời vì những hình ảnh khủng khiếp của địa ngục An Lộc Bình Long, của đại lộ kinh hoàng Quảng Trị Thừa Thiên đã nói thay bất cứ lời thoại nào cho phim.
Đoàn trực thăng 5 chiếc chở binh sĩ tiểu đoàn 2/31 SĐ 21 BB tăng viện cho mặt trận An Lộc đáp vội xuống Xa Cam lúc 11g sáng ngày 13/6/1972. Trực thăng chưa chạm đất đã nghe những tiếng xé gió, những tiếng nổ đinh tai nháng lửa, như thường lệ địch quân pháo kích mỗi khi trực thăng xuất hiện.
Địch quân chào 5 chiếc trực thăng và nhóm nhà báo chừng 15 trái đạn. Tất cả chúng tôi mạnh ai nấy chạy túa vào hai bên rừng cao su và lao mình xuống những hố đạn cũ gần nhất.
Dứt tiếng pháo, chúng tôi chạy theo hai ven rừng cao su, phía trước là các toán quân vừa được trực thăng vận tới. Khi kiểm điểm nhân số thiếu Dương Phục và Slao Quắn, một lát sau hai người bắt kịp chúng tôi. Nhưng Dương Phục nói, trong khi chạy pháo kích văng mất chiếc túi đeo, sức ép của tiếng nổ và từ cánh quạt trực thăng đã làm những đồ vật trong túi bay như bươm bướm. Duơng Phục đã bị mất hết các vật dụng, ngoại trừ tìm được cái máy cassette đã trở thành vô dụng. Đó cũng là lý do tại sao ngày hôm đó bài tường trình từ An Lộc của chúng tôi được phát cùng lúc trên Hệ thống Truyền thanh Quốc gia và Đài Tiếng Nói Quân Đội.
An Lộc trong tầm mắt, nhiều xác T54 nằm rải rác, 1 chiếc xe be vàng chói đầy vết đạn pháo kích nằm vắt ngang con dốc. Đây là khúc quanh tử thần vì chỉ riêng tại nơi này hơn 200 thương binh và những người được phép di tản đã chết trên đường đón trực thăng ở bãi đáp.
Không một nhà nào còn nguyên vẹn

Leo hết con dốc tử thần là bắt đầu vào An Lộc, đồng hồ chỉ 11g 20, chúng tôi đã chạy trong 20 phút từ bãi đáp Xa Cam vào An Lộc. Càng vào sâu cảnh điêu tàn càng hiện rõ, trên con đường chúng tôi đi, không một thước vuông đất nào không ghi lại những vết tích của chiến tranh. An Lộc không một nhà nào còn nguyên vẹn, những mái nhà sụp đổ, thân tường nghiêng ngả lỗ chỗ vết miểng, những cột đèn siêu vẹo, dây điện đứt lung tung và điểm thể hiện duy nhất cho sự kiện An Lộc không chiến đấu cô đơn chính là những cánh dù tiếp tế phủ đầy mặt lộ.

An Lộc chẳng còn gì, nhưng tất cả những vết tích điêu tàn đổ nát chính là biểu hiện vững chắc nhất, cho tinh thần chiến đấu và sức chịu đựng tột cùng của tất cả những ai đã góp công giữ vững thành phố này vào năm đó.
Chúng tôi được hướng dẫn gặp tướng Lê Văn Hưng, tư lệnh SĐ5BB kiêm tư lệnh mặt trận An Lộc trong hầm chỉ huy của ông. Ông tướng dáng vẻ xanh xao và có nụ cười hiền từ, tất cả bộ tham mưu của ông đều mặc áo thun hoặc ở trần. Vào buổi chiều, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng người hùng tử thủ An Lộc đã lên mặt đất để trả lời phỏng vấn của chúng tôi. Những lời ông nói được thu vào máy cassette của tôi, tướng Hưng không nói về mình, chỉ đặc biệt đề cao tinh thần chiến đấu của tất cả các chiến sĩ thuộc mọi quân binh chủng đã giữ vững An Lộc và tình cảnh bi đát của mấy chục ngàn đồng bào kẹt giữa vùng lửa đạn Bình Long.
Tôi xin tướng Hưng cho dùng Hot Line Bộ Tổng Tham Mưu để chuyển bản tường trình có ghi âm lời ông về Đài Phát Thanh Saigon. Người trực tiếp nhận và phát bản tường trình này là ông Lê Phú Nhuận, lúc đó là Trưởng phòng Phóng viên. Từ Houston Texas ông Lê Phú Nhuận phát biểu:
Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi.
-Ông Lê Phú Nhuận
“Sau khi bản tường trình đặc biệt phỏng vấn tướng Lê Văn Hưng ngay tại mặt trận của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến được phát đi trên hệ thống truyền thanh toàn quốc, thì hầu như tất cả mọi nơi đều hứng khởi. Phủ Tổng thống và đặc biệt lúc đó ông Hoàng Đức Nhã đã ra lệnh cho Hệ thống Truyền hình và Điện ảnh Quốc gia là phải vào ngay An Lộc và có trực thăng riêng để vào An Lộc làm phóng sự. Chính vì nhờ có chuyến bay đặc biệt đó mà Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến mới có thể đi ra khỏi An Lộc được.”
Chiều 13/6/1972, chúng tôi đi trong buổi hoàng hôn điêu tàn của An Lộc và bắt gặp ở khu phố chợ những dãy mộ mới vun đắp, một vài thánh giá đóng tạm bằng ván thùng, những cành hoa dại trên các ngôi mộ và đặc biệt trên một tấm bảng có câu thơ viết bằng sơn trắng “An Lộc địa Sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”.
Ông Lê Đắc Lực cựu đại úy thuộc Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù hiện định cư ở Houston Texas nhớ lại:
“Trong 68 ngày chúng tôi ở trong đó chiến đấu thì hơn 300 quân nhân của chúng tôi bị thương và 88 chiến sĩ đã nằm xuống tại chiến trường An Lộc. Chúng tôi vừa chiến đấu vừa đi thu những xác chết đồng đội của chúng tôi theo lệnh của Trung tá Phan Văn Huấn là không bỏ anh em nào cả, dưới làn mưa đạn chúng tôi đã chôn đồng đội bên hông chợ nhỏ của An Lộc… Cô Pha là một cô giáo dạy ở An Lộc, cô bị pháo kích bị thương nơi bắp chân, Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù đã đưa cô về trạm xá và chữa trị cho cô, chúng tôi đã làm nạng gỗ để cho cô sử dụng. Từ trong ngôi nhà gọi là Tân Huệ Xương cô nhìn ra thấy bọn tôi cặm cụi đào hố chôn xác đồng đội dưới làn mưa đạn, cảm động cô mới viết ra câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân.”
Hai câu thơ “An Lộc địa sử lưu chiến tích, Biệt Cách Dù vị quốc vong thân”mà tác giả là người con gái Bình Long có cái tên mộc mạc giản dị đã đi vào huyền thoại.
Tại toàn bộ mặt trận Bình Long phía VNCH có 8.000 thương vong, riêng tại Thị xã An Lộc là 2.300 binh sĩ. Theo nguồn tin Hoa Kỳ, tổn thất về phía lực lượng cộng sản Bắc Việt gồm có 27 xe tăng bị bắn hạ ngay trong thị xã An Lộc, 10.000 binh sĩ chết 15.000 bị thương, tổn thất nhân mạng lớn là vì bị bom B52. Tuy vậy, phía cộng sản chỉ nhìn nhận 2.000 bộ đội chết và 5.000 người bị thương. Tổn thất của thường dân vào khoảng hơn 10.000 thương vong.
Kỳ tới, Nam Nguyên sẽ tường thuật chuyến viếng thăm An Lộc ngày 7/7/1972 của Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu; cũng như một số chi tiết khác ở mặt trận An Lộc, mời quí vị đón theo dõi.

Nam Nguyên – Nhà báo và mặt trận An Lộc (1) (https://vantuyen.net/2015/01/01/nam-nguyen-nha-bao-va-mat-tran-an-loc-1/)

hoài vọng
12-08-2017, 08:23 PM
Khi TD6ND thiệt hại nặng ở An Lộc đã phải rút ra chờ bổ sung quân số ( cũng có những người lính cũ trong các đơn vị khác )
Chiều tối ,Tiểu Đoàn Trưởng ban lệnh xung phong binh lính dùng lựu đạn và lưỡi lê chạy vượt qua khu vực địch quân để bắt tay với Sư Đoàn 5 BB ....chiến thuật này làm địch quân bất ngờ ...

PhPhuongVy
12-11-2017, 10:17 AM
Chào anh Hoài Vọng. PV xin thắp nén hương.

Hy vọng sẽ có một ngày PV về lại Mỹ Chánh, có lẽ sẽ phải nhờ anh Hoài Vọng dẫn đường. PV chỉ còn nhớ cầu Mỹ Chánh.

PhPhuongVy
12-11-2017, 10:20 AM
Trở lại ngày 1 tháng 7 năm 1949, khi Vua Bảo Đại trở thành Quốc Trưởng của Quốc Gia Việt Nam. Trong khi chờ đợi nội các chính phủ mới được thành lập, nguyên Thủ Tướng của Nam Kỳ Quốc là Nguyễn Văn Xuân tạm thời đảm nhận chức vụ Thủ Tướng Lâm Thời. Sau đó, từ tháng 5 năm 1950 đến cuối tháng 6 năm 1954, Quốc Gia Việt Nam có bốn Thủ Tướng lần lượt kế tục: Thủ Tướng Nguyễn Phan Long, Thủ Tướng Trần Văn Hữu, Thủ Tướng Nguyễn Văn Tâm và Thủ Tướng Bửu Lộc.

Cuối tháng 6 năm 1954, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm được Quốc Trưởng Bảo Đại bổ nhiệm (thay Thủ Tướng Bửu Lộc) sau khi Việt Minh thắng ở Điện Biên Phủ và trước khi Hiệp Định Genève được ký kết.

Thủ Tướng Ngô Đình Diệm xuất thân từ một gia đình Nho giáo, cha là Thượng Thư triều đình Huế, từ quan khi Vua Thành Thái bị Pháp bắt và lưu đày. Gia đình họ Ngô Đình đã nhiều đời theo Thiên Chúa Giáo. Cha và anh em ông lãnh hội Tây học, nhưng chống thực dân Pháp. Đến đời Ngô Đình Diệm, anh em ông chống cả Việt Minh.

Ông Ngô Đình Diệm thuở nhỏ học trường Quốc Học (Huế), rồi vào trường Hậu Bổ, nơi đào tạo viên chức hành chánh, ở Hà Nội. Tốt nghiệp trường Hậu Bổ, ông làm việc cho Thư Viện Hoàng Gia một thời gian ngắn rồi được bổ làm Tri Huyện Quảng Điền, Thừa Thiên. Từ đó, ông được thăng dần lên làm Tri Phủ, Phụ Đạo, Tuần Vũ ở các địa phương, rồi Thượng Thư Bộ Lại của triều đình. Ông được tiếng là cần mẫn, liêm chính, cương quyết và độc lập, đã hai lần từ quan vì không chấp nhận áp lực của người Pháp và không thể làm việc dưới quyền hành giới hạn của Vua Bảo Đại.

Năm 1933, ở tuổi 32, ông từ chức Thượng Thư Bộ Lại, bắt đầu hoạt động chính trị chống Pháp và ủng hộ Việt Nam Phục Quốc Hội, chủ trương đưa Kỳ Ngoại Hầu Cường Để về Việt Nam thiết lập một nền quân chủ lập hiến. Tháng 8 năm 1950, ông cùng ânh là Giám Mục Ngô Đình Thục sang Nhật gặp Kỳ Ngoại Hầu Cường Để. Kỳ Ngoại Hầu Cường Để khuyên ông không nên trông cậy vào Nhật hoặc chờ đợi Pháp mà nên tìm hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Năm 1952, ông sang Hoa Kỳ, thường trú ngụ ở các chủng viện Thiên Chúa Giáo. Nhờ sự giới thiệu của Hồng Y Francis Spellman, ông có dịp tiếp xúc với một số nhân vật trong Quốc Hội và chính phủ Hoa Kỳ như Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy, Dân Biểu Walter H. Judd và Dân Biểu Michael Mansfield. Ông tham gia diễn thuyết ở các trường đại học về chấu Á, Việt Nam và hiểm hoạ cộng sản. Sau đó theo lời mời của một số nhân vật chống cộng lưu vong ở Pháp, ông sang Pháp và Bỉ để vận động chính trị cho Việt Nam.

Quốc Trưởng Bảo Đại gặp ông Ngô Đình Diệm một vài lần ở Pháp để thăm dò việc tham chính của ông Ngô Đình Diệm. Đầu năm 1954, khi tình hình Điện Biên Phủ bắt đầu căng thẳng, ông Ngô Đình Diệm đang ở Hoa Kỳ, vẫn từ chối không chịu về nước thành lập nội các mới vì không tin tưởng vào người Pháp. Sau khi Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ, Quốc Trưởng Bảo Đại lại khẩn khoản mời ông Ngô Đình Diệm về nước làm Thủ Tướng. Ngày 16 tháng 6 năm 1954, ông Ngô Đình Diệm gặp Quốc Trưởng Bảo Đại tại Pháp và nhận lời, sau khi Quốc Trưởng Bảo Đại hứa cho Thủ Tướng có toàn quyền về chính trị về quân sự.

Từ Hoa Kỳ, ông Ngô Đình Diệm về nước và ngày 7 tháng 7 năm 1954, ông thành lập nội các mới. Cũng trong tháng này, Hiệp Định Genève 1954 được ký kết tại Thuỵ Sĩ.

hoài vọng
12-12-2017, 12:19 AM
Chào anh Hoài Vọng. PV xin thắp nén hương.

Hy vọng sẽ có một ngày PV về lại Mỹ Chánh, có lẽ sẽ phải nhờ anh Hoài Vọng dẫn đường. PV chỉ còn nhớ cầu Mỹ Chánh.
Khi đến Đại Lộ Kinh Hoàng , chị có sợ ma không ?...:z51:

Triển
12-12-2017, 01:39 AM
Khi đến Đại Lộ Kinh Hoàng , chị có sợ ma không ?...:z51:

Đến công viên "Lê Thị Riêng" và công viên "Lê Văn Tám" Lính Đại Ca có sợ ma không?

PS: Cho người ít sợ ma: hai công viên trên từng là Nghĩa địa Đô Thành và nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi. :z41:

thuykhanh
12-12-2017, 12:36 PM
tk chào cả nhà,

Trong điêu tàn, đổ nát của chiến tranh, người lính VNCH đang cầu nguyện.


https://i.imgur.com/j0MzBTn.png

[ Nguồn hình: sưu tầm]

ốc
12-12-2017, 01:02 PM
Theo tờ báo Đức (https://www.welt.de/geschichte/article127710149/Dien-Bien-Phu-die-letzte-Schlacht-der-Waffen-SS.html) thì có 3290 tù binh sống sót được trao trả sau 120 ngày thua trận. Còn 7573 tử thi để lại Điện Biên Phủ. Vị chi là 10963 người. Tuy nhiên một điều ít ai biết đến được tờ báo Đức này và các tờ báo Pháp sau này nhắc tới là có đến 45% lính đánh thuê trong đoàn lính viễn chinh Pháp là lính của Wehrmacht! Nghĩa là lính của quân đội Đức Quốc Xã. Sau khi bị bắt làm tù binh sau đệ nhị thế chiến đã gia nhập đoàn lính viễn chinh Pháp sang tận VN. Số lính này được cho là sợ chiến dịch Entnazifizierung (Anh: Denazification) nghĩa là tẩy trừ chủ nghĩa Đức Quốc Xã, sau đệ nhị thế chiến được liên minh 4 bên áp dụng lên nước Đức sau khi thua trận từ tháng 7 năm 1945). Trong số 3200 lính dù trong trận Điện Biên Phủ có đến 1600 người là lính SS, lính Đức Quốc Xã.

Có trang báo Pháp này (http://www.liberation.fr/planete/2014/03/05/indochine-la-legion-des-inconnus-de-la-wehrmacht_984735) cũng viết về số lính SS nói trên.

Hôm nay thì thấy BBC tiếng Mít đăng một bài về chuyện này:

Lính Đức ở Điện Biên
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42287072

và một bài khác ra ngày 1 tháng 12 vừa rồi,

Quân Anh ở Việt Nam
http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-41400643

hoài vọng
12-12-2017, 06:41 PM
Đến công viên "Lê Thị Riêng" và công viên "Lê Văn Tám" Lính Đại Ca có sợ ma không?

PS: Cho người ít sợ ma: hai công viên trên từng là Nghĩa địa Đô Thành và nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi. :z41:

Hai cái công viên này chỉ toàn là ...ma nữ không à ...

Triển
12-12-2017, 11:40 PM
Hôm nay thì thấy BBC tiếng Mít đăng một bài về chuyện này:

Lính Đức ở Điện Biên
http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42287072


Ừa, người Đức có mặt khắp nơi không thua gì Mông Cổ.

Triển
12-12-2017, 11:41 PM
Hai cái công viên này chỉ toàn là ...ma nữ không à ...

Vậy là Lính Đại Ca không có sợ nữa.

hoài vọng
01-11-2018, 02:51 AM
Nhân sắp đến ngày mất của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ( 22/1 )nhớ những ngày hành quân Cổ Thành...cứ khoảng một tuần , trực thăng Tư Lệnh đáp xuống , nhiều khi máy truyền tin mới báo đã nghe tiếng ....phành phạch cánh quạt , chỉ có sĩ quan trực ban 3 chạy ra bãi đáp , Tư Lệnh đi nhanh đến TOC nói với truyền tin : cho tôi nói chuyện với Tiểu Đoàn ...khi liên lạc được , tôi quay ra nói : Dạ , thưa Trung Tướng có Thiếu Tá TDT ....sau khi truyền lệnh xong , Tư Lệnh tiếp tục bay thị sát...bao giờ cũng luôn luôn chào lại dù là binh nhì , binh nhất khi bước ra TOC ( khác hẳn với Tướng Ngô Du )
Sau này, nghe lời trăn trối cho hỏa táng và đem về rải trên đèo Hải Vân...có lẽ muốn chia xẻ ngậm ngùi với Lữ Đoàn TQLC
đã bị bỏ rơi làm bia cho địch tàn sát ở cửa biển Thuận An .

dulan
01-11-2018, 05:23 AM
Nhân sắp đến ngày mất của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ( 22/1 )nhớ những ngày hành quân Cổ Thành...cứ khoảng một tuần , trực thăng Tư Lệnh đáp xuống , nhiều khi máy truyền tin mới báo đã nghe tiếng ....phành phạch cánh quạt , chỉ có sĩ quan trực ban 3 chạy ra bãi đáp , Tư Lệnh đi nhanh đến TOC nói với truyền tin : cho tôi nói chuyện với Tiểu Đoàn ...khi liên lạc được , tôi quay ra nói : Dạ , thưa Trung Tướng có Thiếu Tá TDT ....sau khi truyền lệnh xong , Tư Lệnh tiếp tục bay thị sát...bao giờ cũng luôn luôn chào lại dù là binh nhì , binh nhất khi bước ra TOC ( khác hẳn với Tướng Ngô Du )
Sau này, nghe lời trăn trối cho hỏa táng và đem về rải trên đèo Hải Vân...có lẽ muốn chia xẻ ngậm ngùi với Lữ Đoàn TQLC
đã bị bỏ rơi làm bia cho địch tàn sát ở cửa biển Thuận An .


...


https://i.imgur.com/jIwYZSP.jpg





Xin cảm ơn Lính Đại Ca đã nhắc một vị Tướng đáng kính phục!

Dulan có đọc bài "Danh tướng Ngô Quang Tưởng và tôi" của Pháo Thủ Bảo Tuấn viết trong "dongsongcu", trong bài có nhắc chuyện ông không chịu đảo chánh vị tổng thống...


...

hoài vọng
01-12-2018, 01:22 AM
Hình như Tướng Ngô Quang Trưởng là ông tướng gầy nhất ...
Sau này xem trên net thấy Tướng TL/SDND Lê Quang Lưỡng cũng muốn xin Tướng Trưởng cho Dù về đảo chánh ông Thiệu nhưng Tướng Trưởng lắc đầu

thuyền nhân
01-18-2018, 08:27 PM
Tướng Ngô Quang Trưởng được nhắc tới với sự kính phục trong buổi nói chuyện này .


https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=-KIaW0ZNhOI<a style="color: rgb(17, 85, 204);" href="https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&amp;v=-KIaW0ZNhOI" target="_blank" data-saferedirecturl="https://www.google.com/url?hl=en&amp;q=https://www.youtube.com/watch?time_continue%3D1%26v%3D-KIaW0ZNhOI&amp;source=gmail&amp;ust=1516422062499000&amp;usg=A FQjCNH6893wsok46un-ilPKmo69GfGiOg">
https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&amp;v=-KIaW0ZNhOI (https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=-KIaW0ZNhOI)


2018-01-18 1:11 GMT-05:00 Voice VietnameseAmericans <voicevietnameseamericans26@gmail.com>:
Xin kính chuyển . Xin vui lòng xem và chuyển rộng rãi .


Trong buổi nói chuyện này Tiến Sĩ Stephen Young và tác giả Max Boot đã nêu ra một số điều chính xác về chiến tranh Việt Nam, ca ngơi sự chiến đấu của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, và tinh thần quốc gia của người Việt chân chính .
TS Young cũng nêu rõ vai trò quan trọng của miền Nam Việt Nam trong việc bảo vệ thế giới tự do và khu vực Đông Nam Á, Á Châu Thái Bình Dương khỏi sự xâm lăng của Trung Cộng . Cả hai nêu rõ chính Kissinger đã làm mất Việt Nam qua Hiệp Định Paris, và ảnh hưởng tai hại của điều này với Hoa Kỳ cùng cả thế giới hôm nay .


https://www.brookings.edu/events/revisiting-lessons-of-the-vietnam-war/

dulan
01-30-2018, 10:31 PM
...

Nửa thế kỷ: 30/01/1968 - 30/01/2018

:( :( :(

...

Triển
03-17-2018, 05:34 PM
Cựu quân nhân Mỹ sẽ làm phim phản bác xuyên tạc trong ‘The Vietnam War’

Linh Nguyễn/Người Việt

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DP-Phan-bac-phim-The-Vietnam-War_1.jpg?resize=636%2C420&ssl=1
Nhóm làm phim nhìn lại tấm hình Chợ Bến Thành trước năm 1975. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


GARDEN GROVE, California (NV) – Một nhóm làm phim đến khách sạn Ramada Inn, Garden Grove, vào sáng Thứ Sáu, 16 Tháng Ba, họp báo với ý định kêu gọi chuẩn bị gây quỹ thực hiện hai cuộn phim tài liệu mang tính cách giáo dục về sự thật của chiến tranh Việt Nam.

Mục đích của nhóm là cho thế hệ trẻ thấy các luận điệu xuyên tạc lịch sử trong phim “The Vietnam War” của hai đạo diễn Ken Burns và Lynn Novick, gần đây được chiếu trên truyền hình PBS, gây phẫn nộ cho khán giả vốn là những người tị nạn Mỹ gốc Việt.

Dự án làm phim là nỗ lực chung của ba tổ chức. Đó là nhóm cựu chiến binh Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam với tên gọi là VVFH (Vietnam Veterans for Factual History); Trung Tâm Văn Hóa và Định Cư Người Tị Nạn hay dưới tên “Việt Museum IRCC” (The Immigrant Resettlement & Cultural Center), San Jose, gọi tắt là IRCC; và đài truyền hình SBTN.

Hiện diện tại buổi họp báo gồm có ông Fred Koster, từng là đạo diễn phim “Ride the Thunder” năm 2015; ông James McLeroy, cựu quân nhân Mỹ thuộc Lực Lượng Đặc Biệt từng tham chiến tại Việt Nam năm 1967-1968, đại diện VVFH; và Tiến Sĩ Thục Nhi Nguyễn, một tình nguyện viên, và là một nhà nghiên cứu về ảnh hưởng nghề nghiệp trên sức khỏe phụ nữ Việt Nam ngành nail.

Cả hai ông Koster và McLeRoy từ Arizona đến, và cô Thục Nhi từ Cupertino, California.

“Sau khi xem loạt phim ‘The Vietnam War,’ chúng tôi nhận thấy cuốn phim không nói lên được sự thực về phía các cựu quân cán chính VNCH, nên muốn cùng nhau sản xuất hai cuộn phim video, mỗi cuộn dài 45 phút, để so sánh và chứng minh sự thật xảy ra trong lịch sử của cuộc chiến Việt Nam. Chúng tôi sẽ phân phát miễn phí trong các trường học trên toàn nước Mỹ, và công chúng,” đạo diễn Fred Koster nói.

“Cả hai phim sẽ được thực hiện gồm tài liệu giảng dạy với các phương pháp học tập soạn sẵn cho lớp học; các cuộc trưng bày trực tuyến; các hoạt động đa phương tiện, thảo luận trong lớp, câu đố và bài trắc nghiệm về sự thật lịch sử cuộc chiến,” đạo diễn nói thêm.

Ông McLeRoy nhấn mạnh cuộn phim mới sẽ phản biện và chứng minh từng điều sai và thiên vị Cộng Sản trong phim “The Vietnam War,” qua cái nhìn của những người lính Mỹ và lính VNCH từng sống chết, thực sự chiến đấu trong chiến tranh, trong khi Ken Burns và Lynn Novick chưa từng đi lính, chỉ thực hiện phim sau chiến tranh.

“Chúng tôi, VVFH, gồm những người trong nhóm giáo dục người Mỹ, với nhiều thành tích tham gia các ngành trong quân đội Mỹ, chủ trương nói lên lịch sử cuộc chiến Việt Nam một cách trung thực, và giáo dục cho thế hệ sau về sự thật của lich sử,” ông nói.

Cô Thục Nhi, tiến sĩ tốt nghiệp Boston College, cho biết: “Tôi muốn tình nguyện đóng góp khả năng của mình cho dự án, vì tôi tin tưởng nơi ảnh hưởng giáo dục của hai cuộn phim để nói lên sự thật của lịch sử đối với thế hệ tương lai. Mong họ cảm thông được sự hy sinh của thế hệ cha ông, vì tôi là con trong gia đình HO, đến Mỹ năm 1993, hiện ở Cupertino, California.”

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DP-Phan-bac-phim-The-Vietnam-War_2.jpg?resize=680%2C420&ssl=1
Từ trái, Tiến Sĩ Thục Nhi Nguyễn, ông James NcLeroy, và ông Fred Koster tại khách sạn Ramada Inn, Garden Grove. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)


Nhóm làm phim quan tâm đến việc gây quỹ để thực hiện phim có tính giáo dục này, và ước mong được nhận những ý kiến bàn thảo, đóng góp của cộng đồng người Mỹ gốc Việt, về tinh thần cũng như về tài chánh.

“Thí dụ có thể là một website bức tường ‘Virtual Wall’ ghi danh tánh và hàng chữ ngắn của những mạnh thường quân lên đó, với số tiền cho tối thiểu là bao nhiêu,” ông Koster nói.

Theo dự trù, nhóm làm phim cho biết dự án sẽ cần khoảng $100,000. Từ nay đến cuối Tháng Năm cần $40,000 để bắt tay vào việc.

Sau cuộc họp báo, nhóm làm phim đến đài SBTN để nhờ quảng bá dự án trên truyền hình, và mong cơ sở này sẽ giúp gây quỹ, như đài đã từng giúp cho Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh trong những thập niên qua. Nơi đây họ cũng sẽ gặp gỡ cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc, giám đốc điều hành của Viện Bảo Tàng Việt Museum IRCC, từ San Jose đến.

Để đóng góp ý kiến, xin vào website www.irccsanjose.org, hoặc email: ircc@irccsanjose.org.

Mọi chi phiếu đóng góp, xin đề: VVFH. Memo: Vietnam War Video. Và gởi về đài SBTN, địa chỉ: 10517 Garden Grove Blvd., Garden Grove, CA 92843.

Ngoài ra, để đóng góp, và tìm hiểu thêm về dự án này, độc giả cũng có thể vào: https://www.gofundme.com/vn-war-videos-teaching-aid

Thông cáo báo chí của ban tổ chức cũng cho biết “dự án dự trù gửi thư phản đối Bank of America về việc đã cung cấp hàng triệu đô la để hỗ trợ cuốn phim của Burns/ Novick dù họ chỉ trình bày một phía với phân nửa sự thật về chiến tranh Việt Nam.”

“Chúng tôi đòi hỏi Bank of America phải công bằng để ủng hộ và tạo cơ hội để chúng tôi trả lời lại bộ phim và ghi nhận sự thiên vị và thiếu sót của Burns/ Novick,” cũng theo bản thông cáo.

Để ký, và tìm hiểu thêm về thư phản đối, xin vào: http://change/2H3BFDz

Mọi đóng góp sẽ dành hoàn toàn cho các dự án, hoặc nếu dư, sẽ dùng cho các dự án tương lai khi có nhu cầu, chứ không vào ngân quỹ hay trả lương cho một tổ chức nào. VVFH là một dự án của RADIX Foundation, tổ chức bất vụ lợi 501(c)3. (Linh Nguyễn)

Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com


(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cuu-quan-nhan-my-se-lam-phim-phan-bac-xuyen-tac-trong-the-vietnam-war/ )

hoài vọng
03-17-2018, 09:25 PM
Hy vọng khi bộ phim hoàn tất các thương binh VNCH sẽ bớt tủi thân .

Nhã Uyên
04-23-2018, 04:29 AM
We must welcome the future, remembering that soon it will be the past; and we must respect the past, remembering that it was once all that was humanly possible.

- George Santayana


https://youtu.be/-9mM7RUl8lY?t=2

Nhã Uyên
04-23-2018, 04:37 AM
Nhân bản


https://youtu.be/-N8ZWEu1r64?t=39

HXhuongkhuya
05-06-2018, 06:40 AM
https://www.youtube.com/watch?v=U9oh2IjGkvc

hoài vọng
05-19-2018, 02:57 AM
Mời đọc bút ký một cây viết Nhảy Dù nói đến lòng đạo đức của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo ( Người ở lại Charlie khi làm Tiểu Đoàn Phó/TD9ND ) , tác giả cũng đề cập cái xấu xa của sếp lớn mà nếu đọc Phan Nhật Nam , Đoàn Phương Hải , Nguyên Vũ ...v...v...chỉ thấy hào quang sáng rực binh chủng Nhảy Dù
Bút ký Khoảng Tối Nhìn Lên của Tr/Úy Đào Đức Bảo gói gọn trong Đại Đội 93 của TD9 ND

khoangtoinhinlen.blogspot.com

dulan
05-20-2018, 01:22 PM
Mời đọc bút ký một cây viết Nhảy Dù nói đến lòng đạo đức của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo ( Người ở lại Charlie khi làm Tiểu Đoàn Phó/TD9ND ) , tác giả cũng đề cập cái xấu xa của sếp lớn mà nếu đọc Phan Nhật Nam , Đoàn Phương Hải , Nguyên Vũ ...v...v...chỉ thấy hào quang sáng rực binh chủng Nhảy Dù
Bút ký Khoảng Tối Nhìn Lên của Tr/Úy Đào Đức Bảo gói gọn trong Đại Đội 93 của TD9 ND

khoangtoinhinlen.blogspot.com

...


Xin chào cả nhà,

Xin cám ơn Lính Đại Ca giới thiệu Khoảng Tối Nhìn Lên của Trung Úy Đào Đức Bảo, chiều chúa nhật này dulan đã đọc hết chương năm.

...



Cám ơn huynh Hoài Vọng bằng ly nước nha:
https://i.imgur.com/PzSjkJ1.jpg?2





Dulan không có tượng Thiên Thần Mũ Đỏ nên mượn tạm thiên thần trắng, để bên ly nước đá chanh pha bằng si rô tử đinh hương vừa mới nấu xong, ngồi dưới gốc cây tử đinh hương đọc mà cảm động, cay mắt quá huynh Hoài Vọng ơi!


...






Thân mến và chúc vui,
Dulan


...

hoài vọng
05-21-2018, 01:01 AM
...



... để bên ly nước đá chanh pha bằng si rô tử đinh hương vừa mới nấu xong, ngồi dưới gốc cây tử đinh hương đọc mà cảm động, cay mắt quá huynh Hoài Vọng ơi!


... Chua xót nhất là Tr/T Nguyễn Đình Bảo luôn luôn nhắc nhở , dặn dò cấp dưới phải đem xác binh lính về cho gia đình ...vậy mà ...cuối cùng Ông nằm lại Charlie cùng với binh lính .
Du Lan đọc Chương : MÂY XÂY THÀNH những suy nghĩ , điềm báo trước cái chết của Đ/U Phước Thịnh , trong khi đó tôi không " thấy " như lần ở Hạ Lào anh em quây quần ngồi uống cà phê ...ít phút sau , một người Không Quân trúng đạn . tôi dìu vào hầm và cay đắng nhất người Không Quân đó không nghĩ mình chết ( chỉ một vết thương trúng đùi ) hay khi ở vùng Lưỡi Câu đang nói chuyện " tào lao " một hỏa tiễn rơi xuống , người bạn trúng một miểng nhỏ ở thái dương ...mê man ...trực thăng chuyển về Sài Gòn ba , bốn tiếng sau thì chết . Bây giờ đọc lại Tr/Úy Đào Đức Bảo nói đến địa danh lính Dù bị mắc lưỡi câu thật là : cá cắn câu...biết đâu mà gỡ :z51:

HaiViet
05-21-2018, 08:22 AM
Mời đọc bút ký một cây viết Nhảy Dù nói đến lòng đạo đức của Trung Tá Nguyễn Đình Bảo ( Người ở lại Charlie khi làm Tiểu Đoàn Phó/TD9ND ) , tác giả cũng đề cập cái xấu xa của sếp lớn mà nếu đọc Phan Nhật Nam , Đoàn Phương Hải , Nguyên Vũ ...v...v...chỉ thấy hào quang sáng rực binh chủng Nhảy Dù
Bút ký Khoảng Tối Nhìn Lên của Tr/Úy Đào Đức Bảo gói gọn trong Đại Đội 93 của TD9 ND

khoangtoinhinlen.blogspot.com


Đời người lính tác chiến ở tận cùng gian khổ, hy sinh xương máu để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc còn phải chịu đựng những bất công trong xã hội.
Chết chóc nhiều quá mà các anh và đồng đội vẫn phải bước chân vào tử địa để bảo vệ từng địa danh, dành giật từng tấc đất nơi chiến trường khốc liệt,
những viên đạn thù bất ngờ vật ngã những người lính nơi tuyến đầu mà ai ai cũng mong có một đời sống an lành bình dị bên gia đình

Vợ con người lính rồi sẽ ra sao?
Đọc càng thêm cảm phục sự dấn thân của những người chiến sĩ vô danh
Cám ơn anh hoài vọng


https://s9.postimg.cc/4bd0gyyhb/Nguoi_Linh_Mien_Nam.jpg (https://postimages.org/)

hoài vọng
05-21-2018, 07:37 PM
Cám ơn anh Hai Viet đã đọc ...đã cảm nhận ...đã thấy mồ hôi , máu của lính Dù ...nhưng mà có một điều , mỗi khi gặp lính khác binh chủng , tụi tôi thường " ba hoa , ba xạo " lắm ..như khi.nói về khổ thì Dù khổ nhất ( làm như lính BDQ , TQLC , BB...v..v...v) không khổ vậy ? Nói về sướng thì lính Dù cũng sướng nhất , nào là ba , bốn tháng là về Sài Gòn nghỉ ngơi để bổ sung , để dưỡng quân chứ đâu dám nói xác chết lính Dù chất lên GMC chở đến phi trường Phú Bài cũng chẳng nhiều hơn TQLC , BDQ ...v...v...