PDA

View Full Version : Ngày giỗ tổ tiên nên cúng chay hay cúng mặn



gtmt
12-22-2017, 11:26 AM
Tổ chức ngày giỗ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một nét đẹp truyền thống trong văn hóa của dân tộc ta. Nhưng tổ chức ngày giỗ thế nào theo đúng tinh thần của đạo Phật thì chắc hẳn những người phật tử nói riêng và mọi người nói chung có lẽ vẫn còn đôi chỗ chưa thấu tỏ về phong tục tốt đẹp này.

Trước hết, chúng ta cần thấu hiểu ý nghĩa của phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp đặc sắc trong văn hóa ứng xử của người Việt ta. Phong tục này không chỉ thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ mai sau. Đây được xem là ngày tưởng niệm, ngày nhớ tưởng đến người đã khuất, trước hết là nói lên lòng thành kính tưởng nhớ, sau là nhắc nhở con cháu nên tiếp nối mỹ tục biết ơn đối với các bậc sinh thành.

Có thể nhận thấy tình trạng chung hiện nay tại những đám giỗ là tụ tập bạn bè hay người thân rồi cùng nhau tổ chức ăn uống linh đình và đặc biệt là sát sinh rất nhiều để phục vụ cho nhu cầu ăn uống ấy. Điều này nên hay chăng?
Theo thế gian thì việc này âu cũng là chuyện thường. Nhưng đối với những người Phật tử, được học và lĩnh hội những giáo lý tốt đẹp mà đức Phật truyền trao thì chúng ta nên phân biệt những việc nên làm và không nên, để những giá trị tốt đẹp trong kinh điển và lời dạy của đức Thế Tôn sẽ được tiếp tục lưu truyền theo đúng nguyên bản giá trị của nó.
Việc cúng giỗ có ảnh hưởng khá lớn đến vong linh của người đã khuất. Vào ngày này mà chúng ta lại làm tiệc linh đình, giết hại chúng sinh để thiết đãi sẽ tạo thêm tội cho vong linh ấy. Trong tội sát sinh, kinh Phật có nói, tự mình giết, vì mình mà con vật bị chết, thấy người ta giết mà mình vui mừng, đều có liên quan đến tội này. Chọn những ngày giỗ kỵ mà sát sinh hại vật thì vong linh ấy cũng liên can chịu tội.
Nếu người chết còn bị kẹt vào chỗ nào đó chưa được đầu thai, thì mỗi lần con cháu giết hại sanh vật để cúng tế, thì họ bị thêm tội. Vì nghiệp mà đang chịu trả nghiệp, nay bị con cháu gởi thêm nghiệp nữa, nghiệp sau chồng nghiệp trước, biết chừng nào trả cho xong. Thật tội nghiệp cho họ!

Nếu con cháu biết được đạo lý này thì nên làm lành làm thiện, những ngày cúng giỗ đều tổ chức niệm Phật tụng kinh, phóng sinh lợi vật để hồi hướng công đức. Ơn nghĩa này đối với họ lớn lao và quý hóa biết chừng nào!

Nhưng xin lưu ý, cúng giỗ chay nhưng xin hãy chay tịnh ngay từ trong tâm thức của chính mình, từ chính tấm lòng biết ơn của những người con, người cháu đối với tổ tiên, chứ không chỉ là trên hình thức. Đơn cử như việc “giỗ chay nhưng đãi mặn”, tiếng là giỗ chay nhưng chỉ với vài ba món để trên ban thờ, so với tràn ngập thịt cá trong bàn tiệc thì mấy món chay kia chỉ là hình thức giả tạm. Làm sao che lấp được rượu, thịt ê hề hay tiếng than khóc của những chúng sinh bị giết hại vô tội kia… Hình thức trống rỗng, tâm ý không thành, liệu có giải quyết được vấn đề gì?

Vậy thì chúng ta, những người con của Phật, hãy “tự thắp đuốc lên mà đi”, dùng chính sự giác ngộ của bản thân để quán chiếu và hành động mọi việc theo đúng giáo lý và lời dạy của đức Phật.
Vào những ngày giỗ kỵ tổ tiên, ông bà hay bố mẹ, người thân của mình nên làm chay thanh tịnh mới tốt. Tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho vong linh, cầu xin vong linh sớm siêu sanh, giải thoát, giác ngộ. Nên tiết giảm các hình thức ăn nhậu say sưa và tuyệt đối đừng sát hại sinh vật. Đừng nên lợi dụng ngày chết của ông bà, cha mẹ, mà giết hại sinh vật làm đám tiệc linh đình để trả ơn nghĩa thế gian. Nếu sơ ý, vừa tội nghiệp cho ông bà, vừa kết thêm nghiệp chướng cho chính mình. Nhân quả này không dễ gì có thể trả được.

Nhân ngày giỗ kỵ này, con cháu nên ăn chay, phóng sanh, làm các việc thiện lành để hồi hướng công đức, cầu cho vong linh được tiêu nghiệp tăng phước. Chỉ cần nhang đèn, hoa quả với vài món tinh khiết để tỏ lòng thành kính. Nếu không có điều kiện, thì chén nước lạnh tinh khiết với hoa quả, một nén hương thành tâm là đủ để thiết lễ tưởng niệm rồi. Cần chi đến hình thức linh đình mà bị khó khăn.
“Con ơi, mẹ chẳng cần chi
Mong con ứng xử trong khi mẹ còn

Giờ đây tuổi đã xế chiều
Chỉ mong con nhớ những điều Phật răn

Ngày giỗ cũng chẳng cần chi
Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi
Mẹ đây phước mỏng tội dày
Sát Sinh ngày giỗ tội mẹ nặng thêm
Nên chăng con hãy cúng chay
Tiệc mời chay tịnh giỗ mẹ thêm an


Nhân quả phải giữ lấy lời
Dù là cao quý, hèn đời con ơi!
Cuộc đời thiện ác thế thôi
Nhờ có nhân quả, mẹ thời an vui”

Kim Tâm (http://www.daophatngaynay.com/vn/author/admin/)
http://www.daophatngaynay.com/vn/van-hoc/tuy-but/22042-ngay-gio-to-tien-nen-cung-chay-hay-cung-man.html

ốc
12-22-2017, 09:00 PM
Đúng rồi, cúng giỗ gì thì cũng là làm cho người sống chứ người chết đâu có ăn nhậu gì. Em thường hay cúng chai rượu mặc dù bố em không thích uống rượu,

- giỗ: từ chữ TỔ (祖) nghĩa là ông bà, tổ tiên

Mời xem người Hàn làm cỗ giỗ tổ.


https://www.youtube.com/watch?v=dz98vTFuIgU

Triển
12-22-2017, 10:56 PM
Đúng rồi, cúng giỗ gì thì cũng là làm cho người sống chứ người chết đâu có ăn nhậu gì. Em thường hay cúng chai rượu mặc dù bố em không thích uống rượu,


Cúng tiền là hay nhất. Không sát tử mà cũng chẳng có sát sanh. Người âm túng quá có thể tháo ra đốt mà dùng. Người dương coi như là bỏ ống heo. Bên nào cũng xài tốt.

http://congly.com.vn/data/news/2013/2/26/40/phatjpg1361889041.jpg

ốc
12-23-2017, 05:11 AM
Có nhẽ cúng sách báo chữ nghĩa cho ông bà mình xem giải trí lành mạnh cũng tốt. Nếu cúng thức ăn có thể sẽ làm ông bà mình bị mập, lúc ấy lại phải cúng thêm các thứ máy móc tập thể dục.

- cúng: từ chữ CUNG (供) nghĩa là dâng cúng, thờ phụng

(còn tiếp)