PDA

View Full Version : Kinh tế CHXHCNVN



Lotus
11-13-2011, 12:57 PM
Các chỉ sô´kinh tê´

Vietnam's economic indicators

Fri Aug 26, 2011 4:40pm IST

HANOI, Aug 26 (Reuters) - Vietnam's economic indicators

2011 2010 2009

OVERSEAS REMITTANCES, in billions of dollars
8.45 8.0 6.24

Nguyên bài trong :

http://in.reuters.com/article/2011/08/26/vietnam-economy-indicators-idINL4E7JQ1Y120110826

Ghi thêm lơì dịch :

TRADE DEFICIT : Thâm hụt thương mại

OVERSEAS REMITTANCES : Kiêù hôí

FOREIGN CURRENCY RESERVES : Dự trữ ngoại hôí

FOREIGN DEBT : Nợ nươc´ ngoài



Kiều hối về Việt Nam khoảng $8 tỉ năm 2011


Wednesday, November 02, 2011 6:31:12 PM

...

Theo VNExpress, số ngoại tệ của người Việt ở hải ngoại gửi về nước ước lượng khoảng 8.5 tỉ đô trong năm 2011, nhiều hơn năm rồi 500 triệu đô. Số tiền này gần bằng một phần tư ngân sách chế độ CSVN.

Phúc trình của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam được VNExpress trích dẫn cho biết “kiều hối” gửi về Việt Nam trong năm nay trung bình khoảng 2.5 tỉ đô mỗi quý. Số “kiều hối” trong ba tháng đệ nhị tam cá nguyệt có giảm một ít nhưng cũng không dưới 2 tỉ đô....

Chính quyền Hà Nội cho rằng khoản “kiều hối” tăng liên tiếp những năm gần đây được coi là nguồn bổ túc quan trọng giúp cân bằng cán cân mậu dịch và bù đắp khoản dự trữ ngoại hối của Việt Nam bị thiếu hụt.

Cũng theo Ngân Hàng Thế Giới thì người Việt ở hải ngoại bắt đầu gửi “kiều hối” về Việt Nam từ năm 1991 và “kiều hối” riêng năm này đạt khoảng 35 triệu đô. Số tiền này tăng dần hàng năm.

Số “kiều hối” của năm 1992 tăng gần gấp 4 lần của năm 1991, lên tới 136.6 triệu đô. Chỉ có năm 2009, số kiều hối sụt mạnh sau những con số gia tăng dần đều theo kiểu “năm sau cao hơn năm trước,” còn khoảng 6.2 tỉ đô, sụt 12.8% so với năm 2008.

Theo một nguồn tin khác từ các viên chức lãnh sự Việt Nam tại Hoa Kỳ thì kiều hối là một “nguồn lực quý giá, mang về số ngoại tệ mạnh cho Việt Nam mà không một nguồn nào sánh nổi về sự hữu hiệu.”

Các cán bộ này cho rằng ngoại tệ thu được từ các ngành xuất cảng hàng hóa còn tốn hao chi phí vận chuyển, chịu thuế, quảng cáo... còn kiều hối thì không mất phí tổn nào cả....

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=139441&z=2




Thứ hai 17 Tháng Mười 2011


Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại


Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP. Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, thì nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:

“Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này thì cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đã cần rất nhiều vốn và chính vì thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.

Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề gì. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.

Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lãi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lãi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó thì thật là gay go. Không xem xét kỹ thì khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.

Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công....

Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ròi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:

“Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lãnh thì là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ý đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, thì có thể là nợ công còn cao hơn nữa.

Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.”

Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:

“ Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải tìm cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.

Không còn cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, thì lúc đó mới có thể góp ý để có một chính sách phù hợp hơn.

Rất tiếc là người ta có thông báo đã cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực thì chưa rõ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách thì tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.

Tình hình khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình, với tình hình lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, thì đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, thì lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.

Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết thì tôi không nhớ rõ).

Việc phân cấp phải rõ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của mình, phục vụ cho lợi ích riêng.

Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái gì, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại.”... Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111017-no-cong-cua-viet-nam-tang-nhanh-mot-cach-dang-ngai

Thứ Ba, 18 tháng 10 2011

VN nâng số liệu về thâm hụt thương mại trong tháng 9 lên 1,5 tỷ đôla

Việt Nam đã điều chỉnh lại số liệu về cán cân thương mại trong tháng 9 với khoản thâm hụt thương mại ở mức 1,5 tỷ đôla theo như số liệu mới được Tổng Cục Hải quan công bố cuối ngày hôm qua.

Hồi tháng trước, Tổng Cục Thống kê Việt Nam ước tính mức thâm hụt thương mại trong tháng 9 chỉ vào khoảng 1 tỷ đôla.

Hãng tin tài chính Dow Jones cho hay xuất khẩu trong tháng 9 đã được điều chỉnh xuống còn 7,94 tỷ đôla so với con số 8,30 tỷ đôla trước đó, trong khi nhập khẩu được điều chỉnh lên thành 9,44 tỷ đôla so với con số 9,30 tỷ đôla.

Xuất khẩu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 9 đã tăng 34,9% so với năm ngoái, đạt 69,73 tỷ đôla, trong khi nhập khẩu tăng 27,7% lên 77,32 tỷ đôla.

Với số liệu mới này, tổng mức thâm hụt thương mại của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2011 ở mức 7,59 tỷ đôla.


http://www.voanews.com/vietnamese/news/business/vietnam-trade-deficit-10-16-2011-132047028.html


Thứ ba 25 Tháng Mười 2011

Vỡ nợ dây chuyền từ tín dụng đen ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục

Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội mà cả ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh … Đặc biệt là tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ người vay bỏ trốn với số nợ hàng trăm tỉ. Còn tại Sài Gòn, cách đây khoảng hai tuần cũng rúng động về vụ một phụ nữ và đồng bọn lừa đảo số tiền được cho là lên đến 2.800 tỉ đồng, trong đó có doanh nghiệp bị mất đến hàng trăm tỉ !

Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường được gọi là "tín dụng đen", rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.

Trong tình hình nền kinh tế đang chững lại, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc, ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều người đã phải xoay sở vay bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Không chỉ các cá nhân, những người buôn bán nhỏ, mà thậm chí các ngân hàng nhỏ thiếu vốn có khi cũng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất đến 40%/năm cho các khoản vay kỳ hạn một tháng.

Nhưng không chỉ những người cần tiền chi xài, kinh doanh, người đầu tư mạo hiểm chẳng may bị thua lỗ phải xoay món vay khác để trả, mà còn có những người khi vay đã có mục đích lừa đảo ngay từ đầu.

Các chuyên gia nước ngoài vẫn lo ngại là nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo báo chí Việt Nam, thì đến cuối tháng 8/2011, dư nợ cho vay của các ngân hàng là 2.389 ngàn tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 76 ngàn tỉ, và tỉ lệ nợ xấu tăng liên tục từ đầu năm đến nay. Dù tổng nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nợ có nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đến trên 49%. Vì vậy, thời điểm cuối năm nay, khi nhu cầu về vốn tăng lên thì hệ thống ngân hàng thương mại có thể vấp phải vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch, cách đây không lâu, đã nhận định, các ngân hàng Việt Nam - có mức độ tín nhiệm thấp trong khu vực - cần phải tăng vốn. Trong bối cảnh đó, nếu còn tiếp tục xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ, nền kinh tế có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111025-vo-no-day-chuyen-do-tin-dung-den-o-viet-nam-se-con-tiep-tuc-0


.

Lotus
11-13-2011, 01:11 PM
Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ


http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/111%20THAO%20GENERIC%20VINASHIN%20BOAT%20VIETNAM%2 0SHIP.jpg

Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)


Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty con tại Việt Nam vừa bị công ty tài chính Elliott của Hà Lan, một trong số các chủ nợ của Vinashin khởi kiện tại tòa án Luân Đôn. Đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đô la Mỹ mà Vinashin vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, trong đó khoản trả lần đầu 60 triệu đô la đã đáo hạn hồi tháng 12 nhưng Vinashin chưa thể thanh toán.

Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin hiện mắc nợ khoảng 4 tỷ đô la. Nhiều khoản nợ của tập đoàn đã đến hạn trả nợ, hiện tại chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp khắc phục hậu quả mà trước mắt là giãn nợ và tiếp đó là tiến hành tái cơ cấu tập đoàn.

Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :

Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.

Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.

Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.

Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.

Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.

Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111109-tap-doan-viet-nam-vinashin-bi-ha-lan-khoi-kien-doi-no



Hệ thống ngân hàng VN có tính rủi ro cao nhất.

S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất).


TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group '10' from Group '9'

Wed Nov 9, 2011 6:02am EST

On Nov. 9, 2011, Standard & Poor's Ratings Services revised its Banking Industry Country Risk Assessment (BICRA) on Vietnam to group '10' from group '9'. It has also revised the economic risk score to '10' from '9'. In addition, it has assigned an industry risk score of '8'.

...They range from group '1', (the lowest risk) to group '10' (the highest risk). ...Our economic risk score of '10' for Vietnam reflects "very high risk" assessments on economic resilience and economic imbalances, and an "extremely high" credit risk in the economy....

Nguyên bài trong :

http://www.reuters.com/article/2011/11/09/idUSWLA880420111109

Lotus
11-17-2011, 02:39 PM
Báo Wallstreet, ân´ bản trong German, ngày 14.11.2011 :


Nhiêù nỗ lực trong vô vọng

Thật là một sự thất vọng khi mà nói chuyện cổ phiếu Việt Nam.

Cổ phiêú Việt Nam tụt xuống dần

Các bảng chỉ số FTSE trong EUR của Việt Nam thâý đáng sợ. Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam không đơm hoa kết trái. Trong khi môi trường kinh tế chung quanh ở Châu Á thì thịnh vượng ...


FTSE Vietnam EUR Index in EUR, 01.01.06 – 14.11.11

http://img.wallstreet-online.de/news/171/00/83


http://www.wallstreet-online.de/nachricht/3715697-muehe-umsonst

Triển
11-17-2011, 08:20 PM
giãn nợ, tái cơ cấu.
Chiêu này "Ngụy hơn năm xị". Bọn phương Tây là dân "tư bản không phụ sản", chuyên cho vay lãi nặng. Giật nợ của chúng "hơi khó" nhé. Hay là khai phá sản rồi chạy sang ôm mông "thiên triều" lạnh như tiền trơ như đá cẩm thạch, có cơ hội thế chân thêm vài các thác Bản Giốc nữa (chỗ này có vị đăng đắng :)))). Chứ hốt bên đây "giãn" sang bên kia câu giờ cũng rứa. Petro VN chỉ mới ký khai thác thăm dò dầu khí thôi, biết khi nào mới có lợi.

ốc
11-17-2011, 08:37 PM
Dạo ấy Lúa nước ta vừa được gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (Đúp lờ Vê Tê Ô) thì ai cũng nhẩy lên câng cẩng tưởng là béo bở lắm.

Lotus
11-18-2011, 07:38 AM
Giới vận tải đường biển đang bàn về việc những thùng vận tải có gắn máy lạnh (refrigerated containers) tự dưng bị nổ tung. Các vụ nổ đã làm thiệt mạng hai ngươì tại Việt Nam và một tại Brazil. Các thùng vận tải này được cho là đều bắt đầu hoặc từng cập cảng Việt Nam trước khi có sự cố.

Theo điều tra ban đầu thì có thể là hợp chất làm lạnh đã bị đánh tráo với loại có chất lượng không đúng tiêu chuẩn, dẫn đến dễ bị nổ khi tiếp xúc với dầu hoặc không khí.

Những tổ chức công đoàn bốc dỡ tại một số bến cảng miền Tây Hoa Kỳ như Seattle, Tacoma, Oakland... đã từ chối bốc dỡ những chiếc tàu nào có chứa những thùng này. Hãng vận tải đường biển APL cũng đã tuyên bố tạm dưng việc bảo trì các thùng vận tải tại Việt Nam và đưa việc sửa chữa sang những nước khác.
The longshoreman are refusing to move any containers at certain terminals because they say refrigerated containers that were improperly serviced in Vietnam have already exploded in Vietnam, China, and Brazil. Some of those containers have been found in Oakland and other West Coast ports.

http://www.globalpost.com/dispatches/globalpost-blogs/the-rice-bowl/exploding-containers-vietnam

http://abclocal.go.com/kgo/story?section=news/local/east_bay&id=8413677

As a precaution, APL said it has suspended reefer maintenance work in Vietnam. It will send boxes to other locations for repairs. It has taken out of service all 103 boxes that underwent refrigeration system repairs in Vietnam during 2011.

http://logisticsweek.com/ocean/2011/11/apl-declares-refrigerated-container-fleet-safe/

ốc
11-18-2011, 07:58 AM
Có nhẽ tại Việt kiều rủ nhau về nước đông quá nên nhu cầu cần máy lạnh đã kịch trần, dẫn đến tình trạng phải cung ứng vật liệu một cách sáng tạo và táo bạo chăng?

Lotus
11-18-2011, 08:09 AM
Không. Các bản thông tin trong post trên liên quan các thùng hàng containers vận chuyển hàng đông lạnh từ CHXHCNVN hay là đã ghé cảng CHXHCNVN và dễ nổ tung.

Lotus
11-18-2011, 08:22 AM
Vietnam has a return rate of just 5% compared to Thailand’s whopping 50%.

http://www.economist.com/blogs/asiaview/2010/10/vietnams_tourism_promotion

Lotus
11-22-2011, 04:37 AM
Thứ Sáu, 18 tháng 11 2011

Việt Nam hô hào tăng cường thương mại biên giới với Trung Quốc

Việt Nam hô hào cho việc tăng cường hoạt động thương mại biên giới với Trung Quốc.

Theo tin của Tân Hoa Xã, Thứ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Cẩm Tú đã kêu gọi như vậy hôm thứ 6 tại một cuộc hội nghị qui tụ các đại diện của 7 tỉnh miền bắc giáp với Trung Quốc.


http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-urges-further-promotion-of-border-trade-with-china--11-18-11-134113923.html

10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc hơn 11 tỷ USD .

Riêng trong tháng 10, chi 2,133 tỷ USD nhập khẩu hàng từ Trung Quốc (tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái) -> nhập siêu từ Trung Quốc trong tháng 10 đạt gần 1,147 tỷ USD.

Tính chung 10 tháng, nhập siêu từ Trung Quốc là 11,015 tỷ USD, tăng khoảng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái và bằng 134% tổng giá trị nhập siêu cả nước trong 10 tháng đầu năm 2011.

Vietnam's trade deficit with China touches over $11b in Jan-Oct
18-NOV-2011
... Vietnam spent $2.133 billion on imports of goods from China in October, rising 22 percent on year....

Thus, in October, Vietnam's trade deficit from China was nearly $1.147 billion, rising 3.4 percent on year....

Therefore, Vietnam's trade gap from China in Jan-October was $11.015 billion, up 4.5 percent from the same period last year and equaling to 134 percent of the country's total trade deficit in Jan-October

http://www.intellasia.net/news/articles/economy/111347778.shtml

Lotus
11-22-2011, 04:42 AM
Lũ lụt ở Thái Lan không mang lại cơ hội cho ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam

Trong hai năm qua, trong khi rất nhiều nhà sản xuất ô tô trên thế giới phải đối mặt với khó khăn và đã phải cơ cấu lại hoạt động của họ, Thái Lan vẫn có thể thu hút hàng tỷ đô la đa giá trị của đầu tư nước ngoài đổ vào các dự án xe. Các chuyên gia nói rằng Việt Nam vẫn không thể cạnh tranh với Thái Lan về sự linh hoạt và sức hấp dẫn của các chính sách áp dụng cho sản xuất...

Floods in Thailand do not bring opportunities to Vietnam’s auto industry

...In the last two years, while a lot of automobile manufacturers in the world faced difficulties and had to restructure their operation, Thailand still could attract multi billions dollars worth of foreign investment which poured into the projects to making clean and green vehicles.
The expert said that Vietnam still cannot compete with Thailand in terms of the flexibility and the attractiveness of the policies applied to foreign manufacturers. ...

http://vietnambusiness.asia/floods-in-thailand-do-not-bring-opportunities-to-vietnam%E2%80%99s-auto-industry/

Lotus
11-22-2011, 04:55 AM
Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn


Tổng Bí thư VN muốn thúc đẩy quan hệ thương mại với tỉnh Quảng Đông

...Theo báo chí Việt Nam, Tổng Bí thư Việt Nam cũng hứa rằng Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Trung Quốc, trong đó có các doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư, làm ăn tại Việt Nam..

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnamese-party-chief-visits-southern-china-urges-closer-trade-ties-10-14-11-131856708.html


Nhập siêu với Trung Quốc ngày càng lớn

Thứ tư, 25 Tháng 5 2011

Con số nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc đã lên đến 4 tỉ đô la Mỹ trong bốn tháng đầu năm nay...

Với những bước đi như thế từ Trung Quốc, việc Việt Nam bị chìm trong “cái hố” nhập siêu là điều khó tránh. Vì vậy, dự báo nhập siêu từ Trung Quốc trong năm nay sẽ tăng khoảng hơn 20% so với năm trước, tức tăng thêm hơn 2 tỉ đô la nữa (năm 2010 nhập siêu với Trung Quốc 12,7 tỉ đô la).

http://nhipcauviet.vn/xuat-nhap-khau/tin-khac/39236-nhap-sieu-voi-trung-quoc-ngay-cang-lon
http://www.uni-bros.com/vn/news.php/nhap_sieu_voi_trung_quoc_ngay_cang_lon/id=8860/cid=4


Các nước ASEAN khác thì xuất siêu, bán nhiêù hàng qua Trung Quốc :

Ba quốc gia ASEAN gồm Malaysia, Thái Lan và Philippines đã nỗ lực vươn lên để thay thế các quốc gia ngoài châu Á trong nhóm 10 thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất vào Trung Quốc những năm gần đây.

Trong đó, Malaysia sớm thâm nhập thị trường Trung Quốc từ đầu thập kỷ 1990 với kim ngạch xuất khẩu 852 triệu Đô la Mỹ và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này (thập kỷ 1990 tăng bình quân 20,46%/năm, trong khi xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung chỉ tăng 12,80%/năm), cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2008 đã đạt 34,644 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 17,36% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của Malaysia.

Tương tự, Thái Lan tuy cũng thâm nhập thị trường Trung Quốc sớm và liên tục đẩy mạnh xuất khẩu nhưng với xuất phát điểm chỉ là 386 triệu Đô la Mỹ, cho nên quy mô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Thái Lan chỉ đứng thứ ba với 23,245 tỉ Đô la Mỹ, chiếm 13,07% trong tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

Khác với hai quốc gia nói trên, từ xuất phát điểm chỉ là 90 triệu Đô la Mỹ năm 1990, gần hai thập kỷ vừa qua Philippines đã dồn mọi sức lực để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc. Nếu như nhịp độ tăng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong thập kỷ 1990 chỉ mới cao gấp đôi so với nhịp độ tăng xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung (33,98%/năm so với 16,65%/năm), thì tám năm gần đây các tỷ lệ này là 39%/năm và 3,6%/năm. Điều này giúp kim ngạch xuất khẩu của Philippines chỉ riêng sang thị trường Trung Quốc đã đạt 23,363 tỉ Đô la Mỹ, chiếm tới 47,66% tổng kim ngạch xuất khẩu ra thị trường thế giới của quốc gia này.

http://vneconomy.vn/20100831110514327P19C9931/kinh-nghiem-giam-nhap-sieu-tu-hang-xom.htm

Lotus
01-21-2012, 06:46 PM
Nợ công của Việt Nam tăng nhanh một cách đáng ngại


Theo các số liệu do Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại ( Bộ Tài chính ) công bố vào đầu tháng 7/2011, nợ công của Việt Nam- bao gồm vay của nước ngoài lẫn trong nước- năm 2010 là 56,7% tổng sản phẩm nội điạ GDP và theo dự kiến, năm nay sẽ tăng lên thành 58,7% GDP.

Đối với chính phủ Hà Nội, nợ công Việt Nam hiện vẫn ở trong mức an toàn, bởi vì chưa vượt qua mức 60% GDP, vốn được một số nhà kinh tế xem là mức giới hạn an toàn.

Vào đầu tháng 8/2011, hãng định mức tín nhiệm Fitch đã loan báo giữ nguyên mức tín nhiệm nợ công dài hạn của Việt Nam ở hạng B+, nhưng cảnh báo là mức hạng này có thể hạ xuống nếu chính phủ Việt Nam không tiếp tục kiên quyết thắt chặt chính sách tiền tệ, kềm chế lạm phát và tái lập sự tín nhiệm vào tiền đồng. Nhất là theo hãng Fitch, những vấn đề trong hệ thống ngân hàng của Việt Nam cũng là một nguồn rủi ro so với mức hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam.

Hiện giờ, tuy nợ công của Việt Nam đúng là vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát, nhưng nhìn lại những năm gần đây, món nợ công này đã tăng nhanh một cách đáng ngại, khoảng 25% tính từ năm 2007 đến cuối năm 2011, tức là trung bình tăng 5% mỗi năm. ( Số liệu Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: nợ công 2007:33,8% GDP, 2008: 36,2% GDP, 2009: 41,9%, 2010: 56,7% GDP và 2011 dự báo 58,7% GDP ). Nợ công tăng nhanh trong bối cảnh mà ngân sách của Việt Nam luôn bị thâm hụt, buộc chính phủ phải vay nợ thêm, cho nên nợ nần sẽ chồng chất, lãi mẹ đẻ lãi con.

Ấy là chưa kể, do Việt Nam nay được xếp vào nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình, cho nên điều kiện vay nợ nước ngoài kể từ nay khó khăn hơn, tức là chính phủ phải vay với lãi suất cao hơn, chứ không còn được hưởng những lãi suất ưu đãi như trước đây.

Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia đã lên tiếng khuyến cáo chính phủ về nguy cơ nợ công vượt khỏi tầm kiểm soát. Trả lời phỏng vấn tờ Thanh Niên đầu tháng 10 vừa qua, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright, giải thích rằng nguyên nhân khiến tỷ lệ nợ công ngày càng tăng là do “tỷ lệ đầu tư của VN trong những năm qua trung bình từ 40-42% GDP, trong đó khu vực công chiếm khoảng 45%. Tỷ lệ đầu tư lớn, tăng liên tục nhiều năm trong khi ngân sách luôn ở tình trạng thâm hụt “báo động đỏ” (trên 5% GDP) khiến chính phủ phải đi vay nợ. “

Về phần tiến sĩ Nguyễn Quang A, trả lời phỏng vấn RFI Việt ngữ từ Hà Nội, thì nhấn mạnh rằng, tốc độ tăng nhanh của nợ công Việt Nam là dấu hiệu đáng ngại:

“Tôi nghĩ là nợ công của Việt Nam trong thời gian qua tăng rất là nhanh. Đấy là một dấu hiệu đáng lo ngại. Tất nhiên là một nước đang phát triển như thế này thì cần đi vay nợ để đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Nhưng rất tiếc là ở Việt Nam, vấn đề là đầu tư không hiệu quả và tăng trưởng phụ thuộc quá nhiều vào vốn. Cho nên, giữ được một mức tăng trưởng tương đối như những năm vừa qua, Việt Nam đã cần rất nhiều vốn và chính vì thế nợ công tăng nhiều. Chi ngân sách cũng tăng lên nhiều.

Nếu xét về cơ cấu cho đến bây giờ, khả năng trả nợ của Việt Nam, với những khoản vay dài hạn như thế, chưa có vấn đề gì. Nhưng nếu cứ để tiếp tục như thế này và đầu tư vẫn kém hiệu quả, trong tương lai Việt Nam sẽ gặp nhiều vấn đề.

Bản thân khái niệm thế nào là an toàn cũng cần phải được xem xét kỹ lưỡng. Nói rằng nợ công dưới 60% GDP là an toàn, thì tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì tỷ lệ nợ công có thể thấp hơn mức đó mà không có khả năng trả nợ, tức là có khả năng vỡ nợ, thì như thế là không an toàn. Còn cho dù nó có lên tới 80% GDP mà có khả năng trả nợ thì cũng không sao. Tức là phải xét khả năng trả nợ, bởi vì những khoản vay là có thời hạn. Nếu đó là thời hạn ngắn, lãi suất cao và mỗi năm phải trả nợ lãi và một phần vốn, mà nguồn thu lại không đủ để trả các khoản đó thì thật là gay go. Không xem xét kỹ thì khó có thể đánh giá thế nào là an toàn, thế nào là không an toàn.

Với tình trạng nợ công gia tăng nhanh như vậy, đó là một lời cảnh báo rất nghiêm túc đối với chính phủ là phải hết sức thận trọng với nợ công. Trong bối cảnh mà Hy Lạp, rồi Ý bị hạ mức tín nhiệm và nợ của chính phủ các nước trong Liên Hiệp Châu Âu đang lan sang hệ thống ngân hàng, chính phủ Việt Nam càng cần phải lưu ý."

Trong bài phỏng vấn với Thanh Niên, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh lưu ý rằng nợ công của Việt Nam chỉ là nợ của chính phủ, trong khi theo thông lệ quốc tế, nợ công phải bao gồm cả nợ của doanh nghiệp Nhà nước ( DNNN ), nhất là ở Việt Nam nợ của DNNN có quy mô xấp xỉ với nợ của chính phủ, nên càng không được loại nó ra khỏi nợ công.

Nhưng theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, cần phải phân biệt rạch ròi giữa nợ của chính phủ với nợ của các doanh nghiệp:

“Theo quan điểm riêng của tôi, doanh nghiệp là doanh nghiệp, bất luận nó thuộc sở hữu nào. Vay mà không trả được, đó là chuyện của kinh doanh với nhau. Doanh nghiệp đó có thể là phải phá sản, phải bị bán đi, hoặc làm cách nào đó để trả nợ. Tất nhiên, những khoản vay của các doanh nghiệp Nhà nước mà được Bộ Tài chính bảo lãnh thì là thuộc nghĩa vụ của chính phủ. Nói chung, đều cần phải lưu ý đến cả hai khoản này. Nếu giải quyết theo như đề nghị của các tổ chức quốc tế, tức là tính cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, thì có thể là nợ công còn cao hơn nữa.

Nếu tính các khoản vay của ngân hàng Việt Nam và của ngoại quốc thì con số có thể lên rất cao. Còn nếu tính toàn bộ nợ của chính phủ trung ương, các chính quyền địa phương, những khoản do Nhà nước bảo lãnh, những khoản của các doanh nghiệp quốc doanh, thì tỷ lệ không còn là năm mươi mấy phần trăm GDP nữa."

Theo tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, nợ công của Việt Nam hiện có nhiều rủi ro: “ Rủi ro lớn nhất xuất phát từ việc chi tiêu và đầu tư công kém hiệu quả. Rủi ro thứ hai là một bộ phận rất lớn nợ công của các DNNN chưa được đưa vào trong các thống kê về nợ công. Khi không đo lường được và không hiểu hết “tảng băng chìm” này, thì cũng không thể quản lý rủi ro mà nó có thể gây ra. Rủi ro thứ ba là nợ công tăng quá nhanh, trong khi thâm hụt ngân sách luôn ở mức rất cao. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công, đó là nợ ngày hôm nay phải được trang trải bằng thặng dư ngân sách ngày mai.”

Đối với tiến sĩ Trần Quang A, để giảm được nợ công thì trước hết phải nâng cao hiệu quả của các dự án đầu tư công:

“ Phải rất cẩn trọng với đầu tư công và phải tìm cách nâng cao hiệu quả của nó lên. Có những khoản chắc chắn là Nhà nước phải đầu tư, nhưng có những khoản có thể để cho tư nhân làm được, nên để cho tư nhân nào.

Không còn cách nào khác là phải rất minh bạch trong các khoản đầu tư, trong các khoản vay mượn, thường xuyên cung cấp thông tin, thì lúc đó mới có thể góp ý để có một chính sách phù hợp hơn.

Rất tiếc là người ta có thông báo đã cắt giảm được 10 ngàn tỷ đầu tư công. Đấy là con số thống kê hay con số thực thì chưa rõ. Nhưng thực tế là đầu tư công, đầu tư về ngân sách năm nay tăng khoảng sáu bảy chục ngàn tỷ đồng. Trong khi thu ngân sách thì tăng hơn năm ngoái 80 ngàn tỷ.

Tình hình khó khăn của nền kinh tế, của các doanh nghiệp, của các hộ gia đình, với tình hình lạm phát như thế này, mà nguồn thu vẫn tăng lên đến như vậy, thì đấy không phải là một thành tích, mà là một điều rất dở. Đáng lẽ phải giảm nguồn thu đó đi, đồng thời giảm thâm hụt ngân sách và giảm nguồn chi tiêu, thì lúc đó người ta buộc phải giảm chi tiêu công.

Ở Việt Nam còn có một vấn đề nữa, mà có lẽ cũng gần giống như ở Trung Quốc, tức là chi tiêu công có phần của chính phủ trung ương và phần của các chính phủ địa phương. Có lẽ phải xem xét lại việc phân cấp như thế nào để làm sao có thể kiểm soát được, chứ nếu không, 61 tỉnh thành mà đều nợ tùm lum thì rất là nguy hiểm. Tỷ lệ nợ của các chính quyền địa phương thường là cao hơn trung ương ( con số chi tiết thì tôi không nhớ rõ).

Việc phân cấp phải rõ ràng những phần nào là của địa phương và những phần nào là của trung ương. Hiện nay, rất nhiều dự án đều do địa phương làm chủ đầu tư, nhưng một số dự án đó lẽ ra phải là do chính phủ trung ương làm chủ, để có thể điều phối cả một vùng, một khu vực nào đấy. Không thể để cho mỗi địa phương làm theo kiểu của mình, phục vụ cho lợi ích riêng.

Đó là những căn bệnh đã xảy ra rất nhiều ở Việt Nam. Tỉnh nào cũng có cảng, tỉnh nào cũng muốn xây sân bay, trong khi chỉ cách nhau chưa tới 100 cây số! Làm như thế thì thật vô cùng lãng phí. Tôi nghĩ việc phân cấp như thế là đúng rồi. Nhưng phân cấp cái gì, phân cấp như thế nào, đó là vấn đề lớn cần phải xem xét lại.”... Ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh : “ Ở Việt Nam đang có vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, đó là nạn tham nhũng và rút ruột các công trình đầu tư từ nợ công”. Chuyên gia kinh tế này cho biết, theo báo cáo của Quốc hội, công trình nào cũng bị rút ruột 5, 10, 20%, thậm chí đến 30% !

Mặt khác, ông Bùi Kiến Thành lưu ý là báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp cho thấy là 30% doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ phá sản và 50% doanh nghiệp gặp khó khăn. Ông đặt câu hỏi: “ Nếu tình hình kinh tế đình đốn như thế này thì lấy đâu ra nguồn thu để trả nợ công?”

Trong khi đó nhiều tập đoàn Nhà nước lại đang trong tình trạng báo động về nợ. Tờ Dân Trí, số ra tháng 9 vừa qua, có trích dẫn dự thảo báo cáo của Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương về tình hình 8 tháng đầu năm 2011 của các tập đoàn, tổng công ty, ngân hàng thuộc khối này. Kết quả cho thấy là chỉ trong 8 tháng đầu năm, nhiều đơn vị đã lỗ tới hàng nghìn tỷ đồng như Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN, Vinashin, Petrolimex… Đứng đầu là EVN nợ gần 11,7 nghìn tỷ đồng.

Theo Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương, một trong những nguyên nhân của tình trạng nợ nần này là một số doanh nghiệp đang thiếu vốn cho đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh chính, nhưng lại đầu tư vào lĩnh vực nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Như vậy, trước mắt để giảm bớt tốc độ tăng của nợ công, một mặt Việt Nam phải cắt giảm đầu tư công và mặt khác phải cải thiện hiệu quả của các dự án đầu tư công, cũng như chỉnh đốn lại cung cách làm ăn của các doanh nghiệp Nhà nước.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111017-no-cong-cua-viet-nam-tang-nhanh-mot-cach-dang-ngai

Lotus
01-21-2012, 06:48 PM
Vì sao chính phủ CHXHCNVN cần bang giao và hợp tác vơí Ấn Độ :

Việt Nam là một trong những quốc gia có thâm hụt tài khóa cao nhất ở Đông Nam Á với khoản nợ công không ngừng tăng lên...

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=264239


Theo ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quĩ Tiền Tệ Quốc tế tại Hà Nội, nếu so sánh với các nước trong khu vực châu Á, lượng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam thấp hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan.

Vietnam’s foreign-exchange reserves measured in relation to import coverage are lower than those of China, India, Indonesia, Malaysia, the Philippines, South Korea, Taiwan or Thailand, according to Benedict Bingham, the International Monetary Fund’s senior resident representative in Hanoi.

http://www.bloomberg.co.jp/apps/news?pid=90970900&sid=arWFyR6WRJ1o
http://www.intellasia.net/news/articles/finance/111289395.shtml

Kinh tế gia kỳ cựu Lê Đăng Doanh nhận xét: "Dự trữ ngoại tệ thấp như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm vì chỉ còn tương đương khoảng 5-6 tuần nhập khẩu, trong khi mức tối thiểu phải có là 12 tuần theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF".

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110209_viet_forex_reserve.shtml
http://in.reuters.com/article/2011/02/09/vietnam-economy-reserves-idINSGE71801X20110209


Dự trữ ngoại hối đạt 2 tháng nhập khẩu

Từ đầu năm, NHNN hầu như không bán ngoại tệ. ...

dự trữ ngoại hối hiện bằng khoảng 8,5-9 tuần nhập khẩu, tức 2 tháng.

http://dddn.com.vn/20110807080039402cat166/du-tru-ngoai-hoi-dat-2-thang-nhap-khau.htm

Chuyên gia kinh tế cao cấp của Credit Agricole tại Hồng Kông cho biết, mức tăng trưởng dự trữ ngoại hối trong 2011 của Ấn Độ, Indonesia, Hàn Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Đài Loan và Thái Lan đạt 67 tỷ USD.

India, Indonesia, Taiwan, Korea, Malaysia, the Philippines, Singapore and Thailand probably purchased $36 billion of foreign currencies in April alone, as their reserves surged by a record $67 billion, according to a May 17 report by Credit Agricole SA.

http://www.bloomberg.com/news/2011-05-22/won-less-volatile-for-pimco-as-easy-trade-lures-hsbc-to-yuan.htmlhttp://www.businessweek.com/news/2011-05-23/won-less-volatile-for-pimco-as-easy-trade-lures-hsbc.html

Ấn Độ sẽ tăng cường cung cấp vốn ODA cho Việt Nam

Bộ trưởng Tài chính 2 nước Việt - Ấn đã có buổi tiếp xúc nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang....Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ khẳng định Chính phủ nước này sẽ tăng cường cung cấp ODA cho Việt Nam, ngoài khoản 100 triệu USD vốn ODA đã được công bố tại cuộc Hội đàm giữa Thủ tướng Ấn Độ và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Bên cạnh đó, Ấn Độ sẽ tích cực xem xét cung cấp thêm tín dụng cho Việt Nam...

http://vnexpress.net/gl/kinh-doanh/2011/10/an-do-se-tang-cuong-cung-cap-von-oda-cho-viet-nam/

Lotus
01-21-2012, 06:53 PM
Vỡ nợ dây chuyền từ tín dụng đen ở Việt Nam sẽ còn tiếp tục

Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.
Trong thời gian gần đây, báo chí Việt Nam liên tục đăng tải nhiều vụ vỡ nợ ở Việt Nam, mà con số của mỗi vụ lên đến nhiều trăm tỉ, thậm chí hàng ngàn tỉ đồng. Không chỉ riêng ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội mà cả ở các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Bình, Hà Tĩnh … Đặc biệt là tại Hà Nội liên tiếp xảy ra các vụ người vay bỏ trốn với số nợ hàng trăm tỉ. Còn tại Sài Gòn, cách đây khoảng hai tuần cũng rúng động về vụ một phụ nữ và đồng bọn lừa đảo số tiền được cho là lên đến 2.800 tỉ đồng, trong đó có doanh nghiệp bị mất đến hàng trăm tỉ !

Thật ra việc vay mượn với lãi suất cao ở bên ngoài hệ thống ngân hàng, thường được gọi là "tín dụng đen", rồi không trả được và bỏ trốn, là chuyện vẫn thường xảy ra, và không chỉ ở Việt Nam. Nhưng vỡ nợ hàng loạt như gần đây thì không còn là hiện tượng cá biệt, mà hết sức đáng lo ngại.

Trong tình hình nền kinh tế đang chững lại, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán xuống dốc, ngân hàng siết chặt tín dụng, nhiều người đã phải xoay sở vay bên ngoài bằng bất cứ giá nào. Không chỉ các cá nhân, những người buôn bán nhỏ, mà thậm chí các ngân hàng nhỏ thiếu vốn có khi cũng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất đến 40%/năm cho các khoản vay kỳ hạn một tháng.

Nhưng không chỉ những người cần tiền chi xài, kinh doanh, người đầu tư mạo hiểm chẳng may bị thua lỗ phải xoay món vay khác để trả, mà còn có những người khi vay đã có mục đích lừa đảo ngay từ đầu.

Các chuyên gia nước ngoài vẫn lo ngại là nợ xấu của Việt Nam có thể cao hơn con số chính thức. Theo báo chí Việt Nam, thì đến cuối tháng 8/2011, dư nợ cho vay của các ngân hàng là 2.389 ngàn tỉ đồng, trong đó nợ xấu chiếm 76 ngàn tỉ, và tỉ lệ nợ xấu tăng liên tục từ đầu năm đến nay. Dù tổng nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn, nhưng nợ có nguy cơ mất vốn luôn chiếm tỉ trọng cao nhất, đến trên 49%. Vì vậy, thời điểm cuối năm nay, khi nhu cầu về vốn tăng lên thì hệ thống ngân hàng thương mại có thể vấp phải vấn đề thanh khoản, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ. Cơ quan thẩm định tài chính Fitch, cách đây không lâu, đã nhận định, các ngân hàng Việt Nam - có mức độ tín nhiệm thấp trong khu vực - cần phải tăng vốn. Trong bối cảnh đó, nếu còn tiếp tục xảy ra hàng loạt các vụ vỡ nợ, nền kinh tế có thể sẽ gặp không ít khó khăn, đặc biệt vào dịp cuối năm...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111025-vo-no-day-chuyen-do-tin-dung-den-o-viet-nam-se-con-tiep-tuc-0

Lotus
01-21-2012, 06:55 PM
S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất).

Hệ thống ngân hàng VN có tính rủi ro cao nhất.



TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group '10' from Group '9'

On Nov. 9, 2011, Standard & Poor's Ratings Services revised its Banking Industry Country Risk Assessment (BICRA) on Vietnam to group '10' from group '9'. It has also revised the economic risk score to '10' from '9'. In addition, it has assigned an industry risk score of '8'.

We have reviewed the banking sector of Vietnam under our updated BICRA methodology. The BICRA groups summarize our view of the risks that a bank operating within a particular country and banking industry faces relative to those in other banking industries. They range from group '1', (the lowest risk) to group '10' (the highest risk)...Our economic risk score of '10' for Vietnam reflects "very high risk" assessments on economic resilience and economic imbalances, and an "extremely high" credit risk in the economy....


http://www.reuters.com/article/2011/11/09/idUSWLA880420111109

Lotus
01-21-2012, 06:59 PM
Tập đoàn Việt Nam Vinashin bị Hà Lan khởi kiện đòi nợ[

http://www.viet.rfi.fr/sites/viet.filesrfi/imagecache/rfi_43_large/sites/images.rfi.fr/files/aef_image/111%20THAO%20GENERIC%20VINASHIN%20BOAT%20VIETNAM%2 0SHIP.jpg
Nợ của Vinashin lên tới 4,4 tỷ đô la, tương đương 4,5% GDP (DR)


Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin cùng hơn 20 tổng công ty con tại Việt Nam vừa bị công ty tài chính Elliott của Hà Lan, một trong số các chủ nợ của Vinashin khởi kiện tại tòa án Luân Đôn. Đơn kiện liên quan tới khoản 600 triệu đô la Mỹ mà Vinashin vay các chủ nợ nước ngoài qua trái phiếu, trong đó khoản trả lần đầu 60 triệu đô la đã đáo hạn hồi tháng 12 nhưng Vinashin chưa thể thanh toán.

Tập đoàn tàu thủy Việt Nam Vinashin hiện mắc nợ khoảng 4 tỷ đô la. Nhiều khoản nợ của tập đoàn đã đến hạn trả nợ, hiện tại chính phủ đang cố gắng tìm giải pháp khắc phục hậu quả mà trước mắt là giãn nợ và tiếp đó là tiến hành tái cơ cấu tập đoàn.

Việc công ty Elliott đưa Vinashin và các công ty con ra tòa án ở nước ngoài phân xử nợ nần có thể trở thành tiền lệ đề các chủ nợ khác của Vinashin làm theo. Những vụ kiện như vậy có thể sẽ làm ảnh hưởng tới kế hoạch tái cơ cấu nhằm vực dậy một tập đoàn nhà nước đã gần như phá sản. Từ Luân Đôn thông tín viên Lê Hải tóm lược lại sự việc :

Cuối cùng tập đoàn tài chính Elliott của Hà Lan đã quyết định đưa vụ việc ra tòa án Anh quốc và đánh động dư luận quốc tế. Hiện tại, theo nguyên tắc thì tòa không thể thông báo gì nhều hơn là chuyện xác nhận đã nhận đơn và thông báo số hồ sơ, mà trong trường hợp này là 11-1296. Vụ việc được nộp lên tòa cao (High Court) của nước Anh, và được phân việc cho một trong ba cơ quan của tòa này tên là Queen's Bench, nơi có trách nhiệm phân xử các tranh chấp quốc tế trong đó có công ước La-Hay về thương mại và dân sự.

Về mặt nguyên tắc thì bên đơn là công ty ở Hà Lan và bị đơn là công ty ở Việt Nam có thể dàn xếp tại tòa hay trọng tài kinh tế ở một trong hai nước đó. Tuy nhiên đa số các hợp đồng kinh tế tại Việt Nam đều lấy mẫu nội dung có một điều khoản qui định là trong điều kiện tranh chấp thì sẽ sử dụng văn bản tiếng Anh và theo các qui định quốc tế, cho nên bên đơn có thể đã dùng quyền lợi đó để nộp hồ sơ ra tòa án nước Anh.

Vụ việc này chắc chắn có lợi thế cho Elliott vì họ có chi nhánh ở Anh và thủ tục kiện tụng ở đây không phải là điều lạ lẫm, trong khi phía Việt Nam và đặc biệt là chính phủ Việt Nam hầu như không có kinh nghiệm về định chế tài phán kinh tế ở Anh hay của Anh đối với các tranh chấp quốc tế. Trước mắt là các công ty Việt Nam sẽ phải tốn nhiều tiền cho hệ thống luật sư và chi phí tòa án tại Luân Đôn, mà mức giá khởi đầu có thể là vài chục ngàn USD, lên đến vài trăm ngàn USD cho một vụ trung bình, tính ra là một khoản tiền vô cùng lớn tại Việt Nam, nơi những người dân nghèo đóng thuế vào ngân sách không chỉ để cho các tập đoàn như Vinashin vỡ nợ, mà cả chi phí trả nợ như trong vụ việc này nữa. Việc tòa Thượng thẩm của Anh nhận hồ sơ này sẽ mở đường cho nhiều công ty khác trên thế giới cân nhắc đến phương án này khi đòi nợ Việt Nam.

Riêng tổng số nợ của Vinashin đã lên đến gần 4 tỷ USD. Tin từ tòa cho biết vụ kiện do tập đoàn luật quôc tế Bingham McCutchen [4] đảm trách, và giới thạo tin nói rằng ban đầu Elliott rủ các chủ nợ khác cùng kiện nhưng sau lại không cho các chủ nợ khác cùng đứng tên bên đơn, có thể là sợ nếu số tiền lên cao quá thì lại càng khó đòi. Theo qui định phân nhánh Queen's Bench của tòa Thượng thẩm ở Anh phân xử các vụ tranh chấp tiền bạc có trị giá từ 15.000 bảng Anh trở lên. Giới thạo tin trên trang Debwire nói các chủ nợ khác của Vinashin nay quay sang nghiên cứu trường hợp nếu Elliott đòi được số tiền nợ 600 triệu USD Mỹ hoặc một phần số tiền đó thì họ có thể khởi kiện luôn ở tòa này để yêu cầu Elliott chia bớt một ít tiền đòi được hay không. Nếu như vậy thì vụ án Vinashi ở London sẽ còn tiếp tục kéo dài.

Trước mắt, nội dung hồ sơ chưa được các bên công bố. Tòa giữ kín, tập đoàn Elliott chưa bình luận, và 22 công ty Việt Nam bị kiện mà đứng đầu là Vinashin và trên đó là chính phủ Việt Nam chưa tỏ thái độ gì. Thế nhưng Elliott có vẻ như đã đi trước một bước và có lợi thế cả trên báo chí quốc tế lẫn báo chí tiếng Việt ở London. Gần 1 tháng trước họ đã có tin trên tờ nhật báo tài chính thuộc loại lớn nhất thế giới là tờ Financial Times, với nội dung chi tiết do hãng tin chuyên về nợ là Debwire.com cung cấp. Nay tiếp tục là bản tin tiếng Việt của đài BBC vào ngày hôm qua, nhưng thông tin hầu hết là lược lại từ bài báo vừa kể trên Financial Times.

Khu vực tòa Thượng thẩm ở Luân Đôn cũng là nơi chuyên xử các vụ việc nổi tiếng và luôn tập trung nhiều báo chí quốc tế, cho nên câu chuyện này ít nhiều sẽ được các phóng viên từ đủ mọi nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Món nợ 600 triệu USD của Vinashin không phải là số tiền lớn đối với ngân sách và quĩ kinh doanh của chính phủ Việt Nam, nhưng kể cả nếu vụ việc được dàn xếp ngoài tòa thì trước mắt tiếng xấu về các tập đoàn nhà nước tại Việt Nam và bê bối trong quản lý doanh nghiệp nhà nước đã sang đến Luân Đôn, một trong những trung tâm tài chính lớn của toàn châu Âu và thế giới.

Có vẻ như Hà Nội muốn đi theo hướng này vì bài báo từ tháng trước trên tờ Financial Times nói rằng họ nhận được tin về ý định kiện tụng của Elliott từ các nguồn tin ở ngay tại Hà Nội. Nhận định của giới chuyên gia tài chính cũng cho rằng quyết định khởi kiện của Elliott sẽ làm tiêu tan kế hoạch tái cơ cấu để giãn nợ của chính phủ Việt Nam mà thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đưa ra gần đây.


http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111109-tap-doan-viet-nam-vinashin-bi-ha-lan-khoi-kien-doi-no

Lotus
01-21-2012, 07:02 PM
Việt Nam mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc

Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam EuroCham cảnh báo: Việt Nam đang mất sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư ngoại quốc do các biện pháp hạn chế thương mại, luật lệ chồng chéo và kinh tế mất ổn định.

Trong bản báo cáo thường niên về thương mại và đầu tư tại Việt Nam, được công bố ngày hôm nay, chủ tịch EuroCham, ông Alain Cany, nhận định : “Lòng tin của các nhà đầu tư châu Âu đối với Việt Nam bị giảm”. Theo ông, cách nay 5 năm, Việt Nam là một trong những nước ưu tiên đối với các nhà đầu tư ngoại quốc, nhưng giờ đây, họ quan tâm đến các quốc gia khác hơn, như Indonesia, nơi có một thị trường rộng lớn và có sức hấp dẫn hơn. Do vậy, theo chủ tịch EuroCham, “Việt Nam đang ở vào chân tường”.

Bản báo cáo dày 284 trang đánh giá rằng Việt Nam đã có một số tiến bộ nhưng lại liên tục đưa ra những biện pháp ngăn cản thương mại phát triển. Ví dụ, hồi tháng Sáu vừa qua, chính phủ đưa ra một quy định mới, theo đó, các đồ uống có cồn, mỹ phẩm và điện thoại di động chỉ được phép nhập khẩu qua 3 cảng biển.EuroCham đưa ra một số khuyến nghị, kêu gọi Việt Nam tăng cường tôn trọng luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, đẩy mạnh chống tham nhũng.

Theo giới quan sát, từ nhiều tháng qua, Việt Nam phải tập trung mọi nỗ lực để kiểm soát lạm phát hiện đang ở mức rất cao và giữ giá đồng tiền quốc gia. Bên cạnh những mất cân đối này, chính quyền đang phải đối phó với tình trạng mất lòng tin của các tác nhân kinh tế, đặc biệt là giới doanh nhân ngoại quốc.

Việt Nam hy vọng đạt mức tăng trưởng 6% trong năm nay và phấn đấu có mức tăng trưởng từ 6% đến 6,5% trong năm tới.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20111201-viet-nam-mat-suc-hap-dan-doi-voi-cac-nha-dau-tu-ngoai-quoc


Theo bảng xếp hạng của Chỉ số quyền sở hữu quốc tế (International Property Rights Index) thì Việt Nam đứng thứ 81 (trên 129 nước được khảo sát), tệ hơn nhiều nước Đông Á khác như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia , Thái Lan .

The International Property Rights Index (IPRI) is an international comparative study that measures the significance of both physical and intellectual property rights and their protection for economic well-being.

http://www.internationalpropertyrightsindex.org/vietnam-c128

http://www.internationalpropertyrightsindex.org/

Lotus
01-21-2012, 07:04 PM
Quỹ đầu tư Elliott Associates kiện Việt Nam ra Tòa

Sau khi Elliott đang khởi kiện tập đoàn nhà nước công ty Vinashin trong Vương quốc Anh, thì nay khởi kiện ở toà án New York vì Vinashin đã không trả được món nợ cho vay hợp vốn 600 triệu USD .

Những chủ nợ khác là Credit Suise Thụy Sĩ, Dublin-based Depfa Bank PLC (Irland), Malayan Banking Bhd.,...

Sau khi không trả được các khoản cho vay trong tháng 12 năm 2010, Vinashin đã đề nghị được trả 35 cent trên mỗi đồng đô la cho những sở hữu trái phiếu. Elliott đang khởi kiện để đòi lại ngang bằng với giá trị đầu tư của mình.


DECEMBER 12, 2011

U.S. Hedge Fund Sues Vietnam's Vinashin

U.S. hedge fund Elliott Advisers LP is suing Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin in the U.K. High Court, according to a filing seen by The Wall Street Journal.

Vinashin defaulted on a $600 million syndicated loan last December, when the first repayment of $60 million was due. Other investors in the loan, which was arranged by Credit Suisse AG in 2007, include Dublin-based Depfa Bank PLC and Malayan Banking Bhd., as well as Credit Suisse...


Wall Street Journal

http://online.wsj.com/article/SB10001424052970203518404577093730137615996.html


* December 12, 2011, 8:44 AM ET

Hedge Fund Elliott Associates Takes Vietnam to Court

New York hedge fund Elliott Associates LP is challenging another sovereign in court. This time it’s Vietnam’s state-owned shipbuilder Vinashin.

Elliott is suing troubled Vinashin in the U.K. for defaulting on a US$600 million syndicated loan that originally had the Vietnamese government’s backing. After defaulting on the loan in December 2010, Vinashin offered repayment of 35 cents on the dollar to bondholders, according to a person familiar with the matter. Elliott is suing for nothing less than par value of its investment....

http://blogs.wsj.com/deals/2011/12/12/hedge-fund-elliott-associates-takes-vietnam-to-court/

Lotus
01-21-2012, 07:06 PM
Trước đây CHXHCNVN đã từng mượn mà không trả được nợ :

Vietnam is one of only two communist countries--the Democratic People's Republic of Korea (North Korea) is the other- -to default on its international debts....

http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-14688.html

Bắt thang lên hỏi ông trời, lâý tiền cho Đảng mâý đơì lâý lui ....

Lotus
01-21-2012, 07:07 PM
Lạm phát tại CHXHCN Việt Nam cao nhất Á Châu

Vietnam’s inflation remains the highest in a basket of 17 Asia-Pacific economies tracked by Bloomberg, compounding risks to economic growth from a trade deficit and a faltering global recovery.

http://www.bloomberg.com/news/2011-11-24/vietnam-inflation-slows-central-bank-signals-rate-cut-scope-1-.html


Lạm phát của CHXHCN Việt Nam giảm một chút, tuy nhiên lạm phát VN còn cao trong năm 2012 , cao nhất trong vùng Á Châu.

Inflation In Vietnam To Remain High In 2012: WB

The inflation rate will still be in the double-digits, keeping it among the highest in the Pacific - East Asia region, a recent report by the World Bank has said...
"Vietnam's inflation is the highest in the region," Deepak Mishra, Lead Economist of the World Bank in Vietnam, said in a statement

http://www.intelasia.net/news/articles/economy/111348584.shtml

Lotus
01-21-2012, 07:09 PM
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng chậm lại, lạm phát tăng vọt

Bản tin hôm thứ 6 (23-12-2011) của hãng thông tấn Reuters trích dẫn các số liệu của chính phủ Việt Nam cho thấy tỉ lệ lạm phát năm nay lên tới 18,53%, cao gấp đôi tỉ lệ 9,19% của năm 2010.

Trong khi đó tăng trưởng GDP năm nay ở vào khoảng 5,9%, thấp hơn đáng kể so với con số 6,78 của năm ngoái. Tuy nhiên, phúc trình của chính phủ nói rằng tỉ lệ vừa kể là tương đối cao trong bối cảnh có nhiều nỗ lực để kiềm chế lạm phát.

Phái viên Reuters trích lời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong năm 2012 là kiềm chế lạm phát, với chỉ tiêu là đưa tỉ lệ lạm phát năm tới giảm xuống còn khoảng 9% và tỉ lệ tăng trưởng GDP là 6%.

Theo tin của Tân Hoa Xã, thị trường chứng khoán Việt Nam hôm nay sụt giá mạnh vì những mối lo ngại về lạm phát. Bản tin cho biết chỉ số chứng khoán chính của Việt Nam là VN-Index giảm 4,16%, xuống còn 356,21 điểm, là mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2009.

Tân Hoa Xã trích lời các nhà mua bán chứng khoán nói rằng việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tuyên bố tiếp tục chính sách siết chặt tiền tệ trong năm tới là một tin xấu cho thị trường chứng khoán vào thời điểm này.


http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnams-economy-slows-in-2011-inflation-soars-12-23-11-136135013.html

Lotus
01-21-2012, 07:09 PM
60% doanh nghiệp nước ngoài ở VN báo cáo lỗ trong năm 2011

Trong năm qua, cứ 10 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam thì có 6 cơ sở báo cáo thua lỗ . Hãng thông tấn DPA ngày 11/1 trích thuật từ bà Tống Thị Minh, Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cho biết cuộc khảo sát được thực hiện trên 1700 công ty tại 17 tỉnh thành toàn quốc.

60 per cent of foreign companies in Vietnam report losses in 2011

Sixty per cent of foreign-invested enterprises in Vietnam reported losses last year ...

http://article.wn.com/view/2012/01/11/60_per_cent_of_foreign_companies_in_Vietnam_report _losses_in/

Lotus
01-21-2012, 07:10 PM
Trước đây CHXHCNVN đã từng mượn mà không trả được nợ :

Vietnam is one of only two communist countries--the Democratic People's Republic of Korea (North Korea) is the other- -to default on its international debts....

http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-14688.html

Bắt thang lên hỏi ông trời, lâý tiền cho Đảng mâý đơì lâý lui ....

Vinashin bác bỏ đơn kiện của chủ nợ

Cập nhật: 17:01 GMT - thứ sáu, 20 tháng 1, 2012

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam phản hồi lại đơn kiện họ không trả nợ đáo hạn rằng đơn khiếu kiện của chủ nợ nước ngoài này là “vô giá trị”.

Hãng Bloomberg ngày 20/01/2012 đưa tin trong phản hồi chính thức gửi tới tòa ở London, Anh Quốc, Vinashin nói rằng chỉ có bên thu xếp chính cho hợp đồng vay (chủ nợ chính) là Credit Suisse AG, văn phòng Singapore mới có thể siết nợ theo chỉ đạo của đa số chủ nợ.

Các bài liên quan

Vinashin không trả nợ lần thứ ba (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/01/120118_vinashin_update.shtml)

Vụ kiện Vinashin ra tòa ở London (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2011/12/111213_elliott_vinashin_lawsuits.shtml)

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2012/01/20/120120171834_vinashin_304x171_bbcvietnamese.com.jp g
Bộ hồ sơ kiện và phản hồi tới tòa tại Anh được công bố công khai theo Đạo luật Tự do Thông tin.


Phản hồi do luật sư David Allen, thuộc hãng luật Mayer Brown International LLP, đại diện cho Vinashin và 21 bị đơn, nộp cho tòa vào ngày 9/01/2012, bốn ngày trước hạn chót mà án lệnh của tòa đưa ra cho bên bị.

Bloomberg cho hay phản hồi nói chủ nợ Elliott Vin (Hà Lan) NV mua lại khoản cho Vinashin vay từ Bank of America N.A và đã không thông báo đúng đắn cho Credit Suisse về việc này như hợp đồng cho vay yêu cầu và rằng Elliott phải chứng minh được họ là chủ nợ hợp lệ.

Vinashin nhận khoản vay 600 triệu đôla vào năm 2007 và không trả nợ đáo hạn lần đầu vào tháng 12 năm 2010 và thêm hai lần nữa, đưa hợp đồng vay này vào tình thế vỡ nợ, theo Moody’s.

Trong phản hồi gửi tòa, mà BBC có được bản sao, luật sư đại diện cho bên bị - Vinashin và 21 công ty Việt Nam - thừa nhận một số điểm liên quan tới hợp đồng vay này nhưng bác bỏ từng và tất cả cáo buộc bên nguyên đưa ra.

Phản hồi này cũng nói rằng hợp đồng vay được khống chế bởi luật Anh nhưng cũng có điều khoản trong hợp đồng này nói rằng các tòa tại Anh không phải là nơi duy nhất có quyền phán xét trong bất kỳ tranh chấp nào trong hợp đồng này.

'Tiền lệ xấu'


Giới quan sát cũng đang theo dõi đồn đoán về khả năng Vinashin có thể nộp đơn xin được bảo hộ theo luật phá sản mặc dù Bấm Bộ Chính Trị Việt Nam hồi năm 2010 khẳng định điều họ gọi là "cương quyết không để Vinashin vỡ nợ và sụp đổ".

Hợp đồng vay đề ngày 24/05/2007 mà Vinashin ký với các chủ nợ nước ngoài không được chính phủ Việt Nam bảo lãnh mặc dù chính phủ có viết một thư ủng hộ để Vinashin đi vay.

Được biết Vinashin từng đề xuất sẽ thanh toán 35 xu cho mỗi đôla đi vay cho các chủ nợ nước ngoài và 20 xu cho mỗi đôla vay từ chủ nợ trong nước, một đề nghị mà giới phân tích xem là việc "nói đùa".

Trong bài viết ngày 20/01/2012 đăng trên Tạp chí Cấp vốn Quốc tế, phân tích gia chính của tạp chí này Jonathan Rogers khuyến cáo rằng "Nếu Việt Nam hy vọng còn quay lại thị trường vốn nước ngoài thì Việt Nam phải làm mọi cách để tránh tiền lệ xấu này bởi có thể sẽ chẳng còn vay được ở nơi nào nữa".

"Nếu Việt Nam hy vọng còn quay lại thị trường vốn nước ngoài thì Việt Nam phải làm mọi cách để tránh tiền lệ xấu này"

Jonathan Rogers, International Financing Review

http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article

Ông Rogers cũng cảnh báo khả năng đối diện trách nhiệm liên đới của Vinalines và PetroVietnam, nơi tiếp quản các đơn vị kinh doanh từng thuộc về Vinashin (do nỗ lực tái cơ cấu lại tập đoàn này) vì các tổng công ty/công ty con trực thuộc Vinashin (một số hiện cũng đã bị kiện) là những bên bảo lãnh nghĩa vụ trả nợ cho khoản vay 600 triệu đôla của Vinashin theo hợp đồng ban đầu.

Vào ngày 01/11/2011, Elliott đã gửi đơn kiện ra Tòa Thương mại, Chi nhánh Queen’s Bench thuộc Tòa Thượng thẩm.

Đơn kiện liệt kê bên bị thứ nhất là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và 21 bị đơn còn lại là các công ty được thành lập và đăng ký hoạt động tại Việt Nam.

Hàng loạt tổng công ty công nghiệp tàu thủy thuộc diện công ty con của Vinashin như Bạch Đằng, Nam Triệu, Phà Rừng, Hạ Long, Dung Quất, Nha Trang ... đều có tên trong đơn kiện.

Trong khi Vinashin là bên đi vay thì bên nguyên mô tả toàn bộ 21 bị đơn còn lại là các bên có liên hệ tới hợp đồng vay và là những bên bảo lãnh các nghĩa vụ trả nợ của Bị đơn Thứ Nhất, tức là Vinashin.


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/01/120120_vinashin_response.shtml

http://www.ifre.com/vietnam-may-end-up-paying-for-vinashins-default%C2%A0/20045129.article

tranlan
01-21-2012, 08:23 PM
Vinashin bác bỏ đơn kiện của chủ nợ

Hãng Bấm Bloomberg ngày 20/01/2012


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/01/120120_vinashin_response.shtml

Mới đọc cứ ngỡ là Bloomberg nay quay ra trồng nấm chứ! Bậy bạ thiết!

Lotus
01-22-2012, 11:32 AM
Tiền đồng bị coi là kém hấp dẫn nhất châu Á mặc dù Ngân hàng Nhà nước có động thái dùng nguồn dự trữ ngoại hối để giữ giá

http://www.datviet.com/baodatviet/permalink/31931.html

http://blogs.reuters.com/john-ruwitch/


Việt Nam đồng đứng thứ 2 trong top các đồng tiền tồi tệ nhất thế giới.


10 Worst Currencies of the World

http://www.promotionalcodes.org.uk/14231/10-worst-currencies-of-the-world/#b

The 5 Worst Currencies in the World

http://americanmonetaryassociation.org/blog/the-5-worst-currencies-in-the-world/

World's Worthless Currency List

http://dondwest.hubpages.com/hub/Worthless-Fiat-Currency

Lotus
01-22-2012, 11:34 AM
Thứ Tư, 18 tháng 1 2012

VN nằm trong số các nước có mức tăng lương thấp nhất trên thế giới

Theo khảo sát của hai công ty tuyển dụng MyHiringClub.com và NriJobPortal.com có trụ sở tại Ấn Độ, Việt Nam bị xếp vào nhóm 10 quốc gia chót bảng về viễn ảnh tăng lương ảm đạm trong năm 2012 này...

Nguồn: Pinas.net, Business World Online

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-salary-01-18-2012-137562038.html

Lotus
02-04-2012, 06:08 AM
Trung Quốc thông qua ngươì cộng sản VN biến hàng Trung Quốc thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi:

Gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN .



Tháp điện gió Việt Nam xuất qua Mỹ bị vạ lây vì dính đến Trung Quốc

Thứ năm 19/01/2012, sau khi xem xét khiếu nại của các nhà sản xuất Mỹ, bộ Thương mạiHoa Kỳ đã loan báo quyết định mở điều tra về các loại tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, bị tố cáo là đã bán phá giá vào Mỹ. Theo một số nhà quan sát, cuộc điều tra chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nhưng doanh nghiệp Việt Nam bị họa lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho Trung Quốc tuồn hàng vào thị trường Hoa Kỳ.
...

Trong vụ kiện bán phá giá bắt đầu khai diễn, việc các công ty Trung Quốc bị Mỹ tấn công không khiến ai ngạc nhiên, nhưng sự có mặt của doanh nghiệp Việt Nam trong số bị điều tra khá bất ngờ, vì cho đến nay, Việt Nam được biết đến nhiều hơn trong tính cách là nước nhập hơn là nước xuất thiết bị điện gió.

Để tìm hiểu rõ hơn về vụ kiện bán phá giá khá lạ thường này, RFI đã đặt câu hỏi cho kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, một người thường xuyên theo dõi các vấn đề thương mại Mỹ - Việt...

- Năm nay, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử nên chính quyền phải chứng tỏ là mình bảo vệ quyền lợi người dân ...

RFI: Thính giả của chúng ta có thể không mấy ngạc nhiên khi là một trận đánh về mậu dịch giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng vì sao Việt Nam cũng có mặt trong trận này?

Nguyễn Xuân Nghĩa: - Vì vậy tôi mới gọi đó là "chuyện phải gió"!

- Việt Nam không là đại gia về công nghiệp phong năng hay điện gió mà cũng chả có sản lượng đáng kể - và trong 10 nhà sản xuất lớn nhất thế giới thì có bốn doanh nghiệp Trung Quốc. Theo như tôi biết thì Việt Nam chỉ có hai nhà sản xuất. Một ở Bà Rịa – Vũng Tầu thì kết hợp với doanh nghiệp Nam Hàn. Doanh nghiệp kia ở huyện Kim Thành tỉnh Hải Dương với số vốn kinh doanh chỉ có 50 triệu đô la thì do thông tin từ phía Trung Quốc mà mình được biết là mua thiết bị của Trung Quốc. Đấy chính là doanh nghiệp bị phía Mỹ khiếu nại là bán phá giá!

- Tôi e là Việt Nam bị vạ lây vì mua đồ rẻ của Trung Quốc rối dán nhãn Việt Nam mà bán qua Mỹ và khi phía Hoa Kỳ muốn xử trí với Trung Quốc vì những lý do bên trong nước Mỹ thì Việt Nam ở giữa bị trúng gió... Chuyện này thật ra không lạ vì Hoa Kỳ và cả Âu châu biết rằng Việt Nam cũng là hành lang tuồn hàng Trung Quốc vào các thị trường Âu-Mỹ.

- Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Quốc lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120130-thap-dien-gio-viet-nam-xuat-qua-my-bi-va-lay-vi-dinh-liu-den-trung-quoc

Lotus
02-04-2012, 06:34 AM
Không những hàng Trung Quốc được đưa dươí nhản hiệu hàng VN qua cái ải chông´ bán phá giá mà Mỹ áp dụng cho Trung Quốc , mà phiá khác, nhiêù hàng Trung Quốc được chuyên chở sang miền Băc´ Việt Nam, thông qua Đông Âu vào các nhà hàng và cửa tiệm của ngươì Việt thân cộng ở Đức và Đông Âu. Họ phân phát hàng lậu thuê´ cho Trung Quốc và chuyển nhiêù tiền về CHXHCNVN và Trung Quốc, làm lợi cho Trung Quốc.

----------------------------------------------------------------------------------------------------

Phòng công tố Vac-sa-va (Ba Lan) đưa ra con số thiệt hại hàng tỉ Złoty (Zua-ty), điều đó cũng có nghĩa mức thiệt hại có thể tới cả tỉ đô- la vì một đồng đô- la Mỹ chỉ đổi được chừng 2,7 Zua-ty Ba Lan.
Bà Hanna Gorajska-Majewska, công tố viên Tòa phúc thẩm Vac-sa-va nói với báo chí rằng, phần lớn những hàng hóa này được nhập khẩu từ châu Á vào Đức và Ba Lan trên cơ sở những vận đơn khống, vận đơn giả ...

Thất thoát của ngân sách nhà nước Ba Lan với những containers hàng nhập khẩu từ Á châu (chủ yếu từ Trung Quốc và Việt Nam) là vô cùng lớn. Cuộc điều tra cũng khám phá ra, việc gian lận thuế xảy ra trên tất cả các loại hàng hóa từ giầy dép, quần áo, vải vóc cho tới các mặt hàng điện dân dụng (AGD)...

Cơ quan điều tra cũng cho biết, có những đường dây chuyển tiền lậu về Việt Nam và Trung Quốc với số lượng rất lớn.


Poles crack Asia-Europe fraud, laundering gang

(AFP)

Polish prosecutors said Monday 30 people in several countries had been detained on suspicion of customs fraud and laundering millions of euros in an operation spanning Asia and eastern Europe.
The gang imported textiles and household electronics mostly from China and Vietnam using fake documents in which the declared value of the goods was considerably reduced, Hanna Gorajska-Majeska, Warsaw prosecutors’ spokeswoman said.
The cash made on unpaid customs duties was then laundered in tax havens and transferred back to China and Vietnam, police spokesman Robert Nawrot said, specifying losses of “billions of zlotys” (1 billion zloty = 278 million euros, 336 million dollars).
Five people including two Vietnamese nationals were detained in Poland along with 23 suspects “in other countries,” he said, adding that the gang was masterminded by a Vietnamese national who was detained in Ukraine....

http://article.wn.com/view/2011/09/05/Poles_crack_AsiaEurope_fraud_laundering_gang/

http://www.khaleejtimes.com/DisplayArticle08.asp?xfile=data/international/2011/September/international_September237.xml&section=international


The European Union is losing billions of euros (dollars) on goods imported from Asia because of porous borders and illegal trade by companies from nations such as China and Vietnam[/B], officials said Friday...

The EU nations are losing billions of euros (dollars) when goods from Asia are being imported and sold by organized criminal groups in violation of customs and tax regulations, he said...

Maj. Robert Nawrot of the Internal Security Agency said that one group under investigation in Poland managed to illegally funnel dlrs 430 million (euro320 million) to Asia in a matter of 12 months.

Each day, he said, thousands of containers of goods are brought to EU ports where their customs value is declared at 10 percent of the real value. Obliged by the regulations to check only some 5 percent of imported goods, customs officers have no way of verifying the true value of most of the goods.

The goods are then sold without tax being paid on them and the income is swiftly transferred abroad, Nawrot said. Tax officials have little chance of imposing taxes because such Chinese and Vietnamese importing companies are often short-lived and their owners leave Poland before any transactions are made.

http://www.boston.com/news/world/europe/articles/2011/11/25/officials_eu_must_stop_illegal_trade_from_asia/

Có thể dùng Google dịch : http://translate.google.com/?hl=de&ie=ISO-8859-1&oe=ISO-8859-1&tab=wT

Lotus
02-15-2012, 04:11 AM
Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt: Cấp chứng nhận xuất xứ lỏng lẻo

Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi.



http://images1.tuoitre.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=535550
Trụ sở Công ty TNHH công nghiệp SPC Tianhua VN (100% vốn Trung Quốc) tại Đồng Nai - đơn vị vừa bị phát hiện nhập hàng Trung Quốc về sau đó dán mác VN vào -

Đối với các thị trường ưu đãi thuế quan, doanh nghiệp xuất hàng bắt buộc phải có C/O mới được hưởng sự ưu đãi đó. Trong khi đó, theo các doanh nghiệp, dù hàng đã lọt cửa hải quan nhưng khâu C/O làm chặt, doanh nghiệp gian lận vẫn không thể đưa hàng vào nước nhập khẩu, hoặc không được hưởng ưu đãi thuế.

Chỉ kiểm tra trên... giấy

Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, hiện nay thủ tục cấp C/O khá đơn giản. Tại TP.HCM, doanh nghiệp có thể xin cấp C/O tại hai nơi là Phòng Quản lý xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) tại TP.HCM và Phòng Thương mại và công nghiệp VN. Anh Nguyễn Văn Hưng, nhân viên xuất nhập khẩu một doanh nghiệp đồ gỗ ở TP.HCM, cho biết đã chuyên trách nhiệm vụ xin cấp C/O gần một năm nay. Trong suốt thời gian qua, cơ quan cấp C/O chỉ kiểm tra trên giấy tờ mà chưa một lần kiểm tra thực tế ở doanh nghiệp...

Chỉ cần bảng kê nguyên liệu khớp với số lượng hàng hóa xuất khẩu, số lượng nguyên liệu thì hồ sơ được coi hợp lệ và doanh nghiệp được cấp C/O để tận hưởng các ưu đãi thuế quan đang được áp dụng ở thị trường xuất khẩu với hàng hóa VN.

Tương tự, theo ông Lê Minh Phúc, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Tâm, sau khi có vận đơn của lô hàng xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ làm hồ sơ gửi đến Phòng Thương mại và công nghiệp VN hoặc Phòng Quản lý xuất nhập khẩu để được cấp C/O cho lô hàng xuất khẩu. Dựa vào bảng kê nguyên liệu mà cơ quan chức năng có đồng ý cấp C/O cho doanh nghiệp hay không...

Dễ dàng gian lận

Ông Võ Quốc Thắng, phó chủ tịch Hiệp hội Gốm sứ xây dựng VN (VIBCA), cho biết không phải hiện mới có tình trạng gạch nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ) vào VN. Phổ biến nhất là hình thức gạch nhập từ TQ dưới dạng bán thành phẩm (chưa đóng gói bao bì, chưa mài bóng...) được khai báo dưới tên gọi “nguyên liệu sản xuất”.

Khi vào VN, gạch này sẽ được mài sơ thêm và đóng gói bao bì đàng hoàng, sau đó xin cấp C/O tại VN để xuất tiếp đi nước khác. Ông Thắng cho rằng nếu nhìn vào quy trình để cấp C/O như hiện nay, việc giám sát và quản lý số lượng C/O đã cấp ra từ cơ quan chức năng có vẻ như chưa được chặt chẽ. Theo các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu, với quy trình kiểm tra và cấp C/O dựa theo khai báo của doanh nghiệp, hiện tượng gian lận dễ dàng xảy ra.... có thể lợi dụng để biến hàng TQ thành hàng xuất xứ VN rồi xuất khẩu hưởng ưu đãi là ở khâu cấp C/O. Khâu này lỏng lẻo mới để “lọt lưới” cho các lô hàng gian lận.

http://www.dunghangviet.vn/hv/bao-ve-khach-hang/hang-gia-hang-nhai/2011/12/hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-cap-chung-nhan-xuat-xu-long-leo.html



Việt Nam là một trong những nước rất dễ bị kiện tại Mỹ vì chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, đồng thời bị tình nghi làm bình phong, cho Trung Quốc mượn danh nghĩa để đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ.


http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120212-my-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-tru-dien-gio-va-mac-ao-thep-nhap-tu-viet-nam

ốc
02-15-2012, 06:58 AM
Vậy là hàng Việt nam có uy tín hơn hàng Tầu nữa cơ. Cái mánh này có thể cũng được dùng ở nhiều nước khác mà có dân Tàu làm ăn, như Đài Loan, Singapore, Thái, Phi... bây giờ em thấy nhãn đề Made in USA nhưng tên giống Tàu thì em cũng ngài ngại.

gun_ho
02-15-2012, 07:35 AM
Món khác tôi không rành chứ về làm đàn thì các bác Strad ở Mỹ cứ mua hàng này về

http://www.ebay.com/itm/4-4-Nice-white-violin-body-Strad-model-1715-XA-/220954811579?pt=LH_DefaultDomain_0&hash=item3371eedcbb#ht_500wt_1287


bo lại chút và đánh véc ni, dán nhãn bán vài nghìn đô. Made in USA đuỳnh huỳnh.

ốc
02-15-2012, 07:47 AM
Hôm nọ xem phim thời sự thấy họ kể các lão pạn từ Tàu đem cả công ty may sang Ý. Cũng là những nhân công và máy móc ấy nhưng quần áo sản xuất ra được mang nhãn Made in Italy, vừa bán giá cao vừa đắt hàng.

Lotus
02-15-2012, 08:27 AM
Cho dù có công khai làm ăn bên Mỹ thì cũng phải đóng thuê´ cho nươc´ Mỹ.

Cái mà ngươì ta nói đây là buôn lậu cho đên´ gian lận lách thuê´ Mỹ và Tây Phương, làm lợi cho Trung Quôc´.

Hàng dán nhãn CHXHCNVN vì viên lý do là dân nghèo quá, cho nên được hưởng thuê´ nhẹ hơn là hàng Trung Quôc´ và không bị nhiêù rào cản thuê´quan.

Mà cán bộ Đảng để gian lận như vậy thì hại nền kinh tê´ CHXHCNVN thôi. Suôt´ đơì tụt hậu không phát triển nỗi .

Lotus
02-15-2012, 08:40 AM
...Cái mánh này có thể cũng được dùng ở nhiều nước khác mà có dân Tàu làm ăn, như Đài Loan, Singapore, Thái, Phi... Các nươc´ khác có tự do báo chí nhiêù hơn và theo mô hình khác. Ngươì Hoa làm ăn ở đó, nhưng rõ ràng là họ không thể tác động lên sự độc lập của các quôc´gia kia .

Đảng nào mà không hài lòng dân thì lần tơí nhân dân bâù đảng khác. Còn CHXHCNVN thì khác.

ốc
02-15-2012, 10:37 AM
Ừ thì cứ bầu đảng khác, nhưng mà không cấm vận Trung quốc thì hàng hoá sẽ vẫn tuồn sang để dán nhãn hiệu mới. Chế độ nào thì cũng có nhiều người tham, chấp nhận làm đủ thứ chuyện lừa lọc.

Lotus
02-15-2012, 11:20 AM
...Chế độ nào thì cũng có nhiều người tham, chấp nhận làm đủ thứ chuyện lừa lọc. Nguyên tăc´ của chê´ độ một đảng là dung túng cho tham nhũng để giữ lòng trung thành vơí chê´ độ. Thiêú tự do báo chí. Tiêu cực dễ dàng nảy sinh và phát huy.

Trong khi đa đảng là dựa trên cạnh tranh và thi đua.

Đảng nào làm kém thì đảng đó phải xuông´. Dân bâù đảng khác. Bởi vậy trong vùng Đông Á, các quôc´gia khác đêù có kinh tê´khả quan hơn CHXHCNVN, xét về quôc´phòng và bảo vệ ngư dân và công dân, bảo vệ môi trường thì các quôc´gia Đông Á khác cũng hơn CHXHCNVN.

------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Government By Corruption

Corruption is universally viewed as a scourge. It stifles commerce, perverts governments and breeds social injustice. The most common cause of corruption is believed to be a combination of discretion and accountability. Governments with enormous discretionary power and low accountability are more corrupt than those with less discretion and more accountability. This observation has led us to seek institutional reforms that would grant governments less discretionary power, while making them more accountable to the people.

So far, so good. But in our quest to rid the world of corruption, we often forget one elemental truth--corruption may be a scourge for the ordinary people, but it is a vital governing tool for authoritarian regimes.

Of course, corruption exists in democracies as well, but such corruption, petty in both nature and sum, is fundamentally different from the massive looting by autocrats in dictatorships. That is why the least corrupt countries, with a few exceptions, all happen to be democracies, and the most corrupt countries are overwhelmingly autocracies. In Transparency International's Corruption Perception Index 2008, which covered 180 societies, 90% of the 60 least corrupt societies in the world are democracies...In contrast, about 60% of the 60 most corrupt countries are autocracies, including Russia, Iran, Venezuela, Belarus, Syria, Sudan and Burma. Nearly all the 30 most corrupt countries are dictatorships.... That corruption is more prevalent in autocracies is no mere coincidence. While democracies derive their legitimacy and popular support through competitive elections and the rule of law, autocracies depend on the support of a small group of political and social elites, the military, the bureaucracy and the secret police. Because these elites and constituencies do not have any core values other than self-serving instincts, their loyalty and support are fickle and must be secured by constant bribes in the form of special privileges. They not only have ostensibly legal perks such as free world-class health care, lavish official residence, and expensive junkets, but also make huge illicit profits by rigging government contracts and looting public wealth in shady privatization deals.

To the extent that corruption has been internalized into the practice of governing in autocratic regimes, the state's control of the economy becomes indispensable. Without such control, the autocratic regime loses its capacity to deliver the bribes to its key constituencies. So it is easy to understand why autocracies love to keep the economy in the firm grip of the state. Even in autocracies that appear to be reforming their economies, such as China and Vietnam, the ruling Communist parties have maintained the state's monopoly in the most important sectors, such as banking, financial services, natural resources, telecom, energy and transportation. Dictated by the regime survival imperative, such state intervention simply perpetuates corruption.

Corruption serves another crucial political purpose for autocracies because it can be used as an easy excuse to discipline followers and get rid of rivals. Because corruption under authoritarian rule is so pervasive, and the boundaries between what is legal and what is not are hopelessly blurred, authoritarian rulers have enormous discretion in deciding whom to prosecute and whom to protect. As a result, second-tier regime loyalists are forever at the mercy of the top-level leaders, who from time to time decide to make an example of a few "rotten apples" to show who is the real boss. In China, this practice is called "killing a chicken to warn the monkeys."

On occasion, however, even a monkey--or a big-shot politician--needs to be slaughtered. So when the Chinese Communist Party leadership sentenced the former party boss of Shanghai to jail last year on corruption charges, most Beijing watchers knew that his real offense was not corruption, but political disloyalty and arrogance.

Now we have a deeper appreciation of the saying, allegedly attributed to a former top Chinese leader, that "corruption will kill the party; fighting corruption will kill it, too." What he meant was, really, a one-party regime could not rule without corruption.

Forbes

http://www.forbes.com/2009/01/22/corruption-government-dictatorship-biz-corruption09-cx_mp_0122pei.html

Tất nhiên, tham nhũng có tồn tại trong các nền dân chủ , nhưng về cơ bản là ít, khác với tham nhũng và cướp bóc lớn bởi chế độ độc tài. Đó là lý do tại sao các quốc gia ít tham nhũng, với một vài ngoại lệ, tất cả là các nền dân chủ, và các nước tham nhũng nhất là các chế độ độc tài. ...

Tham nhũng phổ biến trong chế độ độc tài không phải là ngẫu nhiên. Trong khi các nền dân chủ được tính hợp pháp và hỗ trợ phổ biến thông qua các cuộc bầu cử cạnh tranh và pháp quyền, chế độ độc tài phụ thuộc vào sự hỗ trợ của một nhóm nhỏ của giới đặc quyền, quân sự, quan liêu và công an chìm.

----------------------------------------------------------------------------------------------------


TS Nguyễn Hưng Quốc


... Ngày xưa, trên danh nghĩa, các vua chúa nắm quyền tuyệt đối. Nhưng họ vẫn biết khôn khéo chia quyền và chia lợi cho cả một tầng lớp đông đảo với những đặc quyền và đặc lợi nhất định: đó là giai cấp quý tộc. Chính cái giai cấp ấy đứng ra nhận lãnh trách nhiệm bảo đảm và bảo vệ sự toàn trị của vua chúa. Bảo vệ và bảo đảm không phải chỉ bằng vũ lực mà còn cả văn hóa: họ xây dựng cả những lý thuyết dựa trên thần quyền để nhồi sọ dân chúng.

Các chế độ độc tài sau này cũng vậy. Bao giờ chung quanh những tên độc tài cũng có một lực lượng đông đảo những kẻ cúc cung bảo vệ: những kẻ ấy cũng được chia chác cả quyền lẫn lợi.

Ví dụ, nhìn vào Việt Nam hiện nay, chúng ta cũng có thể thấy rõ việc chia chác quyền lực và quyền lợi như vậy. Những nhân vật chóp bu trong hệ thống đảng và nhà nước hiện nay không phải là những kẻ duy nhất được hưởng mọi ưu đãi về quyền lực và quyền lợi. Họ khôn khéo chia quyền và lợi cho nhiều người khác để những kẻ đó trở thành những kẻ bảo vệ họ. Hậu quả là ở Việt Nam hệ thống quyền và lợi được phân cấp thành nhiều tầng...

Mỗi tầng có những đặc quyền và đặc lợi riêng không những cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình và bạn bè của họ. Lý do khiến giới lãnh đạo cao cấp, từ Phạm Văn Đồng ngày trước đến Nguyễn Tấn Dũng hiện nay, không thể cách chức các cán bộ dưới quyền, như những gì họ từng thú nhận, không phải vì họ bất lực mà chỉ vì họ muốn bảo vệ cái hệ thống chia chác quyền và lợi vốn có tác dụng bảo vệ quyền và lợi của chính họ. Để mua sự trung thành của các cán bộ cấp dưới, họ không có chọn lựa nào khác ngoài việc ngoảnh mặt làm ngơ trước những sự bất tài, bất lực và tham nhũng của những người ấy.

http://www.voanews.com/vietnamese/blogs/quoc/nghich-ly-cua-che-do-doc-tai-09-26-2011-130582183.html

Lotus
02-17-2012, 02:02 PM
CHXHCNVN thành chỗ để tiêu thụ hàng Trung Quốc và làm bình phong cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN .

Lotus
02-17-2012, 02:03 PM
Nhập siêu từ Trung Quốc 2011 đạt gần 13,5 tỷ USD

Như vậy, năm qua nhập siêu từ Trung Quốc đạt 12,47 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2010.

So với mức nhập siêu của Việt Nam với tất cả nền kinh tế thế giới (9,8 tỷ USD), nhập siêu từ Trung Quốc gấp gần 1,4 lần. Năm 2010, tỷ lệ này là 1,3 lần.

Vietnam's trade deficit from China at nearly $13.5b in 2011

As reported by the general Department of Vietnam Customs, Vietnam's export turnover to China in 2011 reached $11.12 billion, up 52 percent on year.

Meanwhile, the country's import spending from China was $24.59 billion in 2011, up 23 percent on year.

Thus, Vietnam's trade deficit from China in 2011 was $12.47 billion, rising 6 percent year-on-year.

In comparison with Vietnam's trade deficit to all economies in the world ($9.8 billion), the country's trade deficit from China was higher 1.4 times and the ratio was 1.3 times in 2010.

http://www.intellasia.net/news/articles/economy/111354516.shtml

Cầu mới qua biên giới Việt Trung

TQ đã chuẩn thuận kế hoạch xây một cây cầu mới bắt qua con sông biên giới với VN, nhằm tăng tiến hoạt động thương mại biên giới giữa 2 nước.

Cây cầu dài 618 mét do Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia đệ trình kế hoạch đã được Hội đồng Nhà nước TQ thông qua.

Một bản công bố của chính quyền TP Đông Hưng thuộc vùng tự trị Choang ở Quảng Tây cho biết như vậy.

New bridge to connect China, Vietnam

(Xinhua)
08:51, February 17, 2012

NANNING, Feb. 16 (Xinhua) -- China has approved a new bridge to be built across its border river with Vietnam, a move to further boost the border trade of the two countries, local authorities said Thursday.

The project application about the 618-meter-long bridge submitted by the National Development and Reform Commission has been approved by the State Council, said a written statement released by the Dongxing city government in south Guangxi Zhuang autonomous region.

http://english.peopledaily.com.cn/90883/7731911.html

Related Reading

China, Vietnam agree to further cooperation (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7730771.html)
Senior official expects stronger China-Vietnam ties (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7728866.html)
Chinese, Vietnamese FM hold talks (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7726999.html)
Vietnamese ambassador mulls further strengthening bilateral ties amid soaring co-op (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7707214.html)
China, Vietnam vow to enhance parliamentary ties (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7697644.html)
China, Vietnam pledge closer law-enforcement cooperation (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7697599.html)
Senior Vietnamese official to visit China (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7695188.html)
Chinese, Vietnamese leaders call on youth to develop friendship, promote cooperation (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7685490.html)
Chinese VP outlines priorities in China-Vietnam cooperation (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7685488.html)
Chinese vice president meets Vietnam National Assembly chairman (http://english.peopledaily.com.cn/90883/7684476.html)

Lotus
02-27-2012, 06:54 AM
Lạm phát tại CHXHCN Việt Nam cao nhất Á Châu

Vietnam’s inflation remains the highest in a basket of 17 Asia-Pacific economies tracked by Bloomberg, compounding risks to economic growth from a trade deficit ...

http://www.bloomberg.com/news/2011-11-24/vietnam-inflation-slows-central-bank-signals-rate-cut-scope-1-.html


Lạm phát của CHXHCN Việt Nam giảm một chút, tuy nhiên lạm phát VN còn cao trong năm 2012 , cao nhất trong vùng Á Châu.

Inflation In Vietnam To Remain High In 2012: WB

The inflation rate will still be in the double-digits, keeping it among the highest in the Pacific - East Asia region, a recent report by the World Bank has said...
"Vietnam's inflation is the highest in the region," Deepak Mishra, Lead Economist of the World Bank in Vietnam, said in a statement

http://www.intelasia.net/news/articles/economy/111348584.shtml


Thứ Sáu, 24 tháng 2 2012


Lạm phát tại Việt Nam trong tháng 2 tăng vọt

Việt Nam báo cáo lạm phát trong tháng này ở tỷ lệ 16,44% ...

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/vietnam-says-feb-inflatioin-at-1644-2-24-12--140290863.html


Monthly inflation hits six-month high in Vietnam

Hanoi - Vietnam's consumer price index rose 1.37 per cent month-on-month in February, the biggest jump in six months . Rising prices are one of the main economic concerns in Vietnam...

http://article.wn.com/view/2012/02/24/Monthly_inflation_hits_sixmonth_high_in_Vietnam/


Chính phủ CHXHCNVN tiếp tục đề mục tiêu giữ mức lạm phát ở tỷ lệ 1 con số trong năm nay tuy nhiên Ernst & Young dự tính là chính phủ CHXHCNVN sẽ không đạt được mục tiêu đã nêu .

Vietnam may not achieve GDP growth and inflation targets: Ernst & Young

According to forecasts of Ernst & Young, in 2012, Vietnam's inflation will be higher than target and economic growth will be lower than plan again.

http://www.intelasia.net/news/articles/economy/111355051.shtml

Lotus
05-11-2012, 05:25 AM
Chính phủ CHXHCNVN dự định xuất khẩu 90000 lao động trong 2012


Vietnam plans to send 90,000 workers abroad in 2012

The Department of Overseas Labour said 88,289 workers were sent to 40 countries and territories last year, mostly to the traditional markets like South Korea, Taiwan and Malaysia.

New opportunities are opening this year in Japan and Libya.

Nguyen Ngoc Quynh, director of the department, said following a trip of Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung to Japan, an agreement has been reached to hire nurses and orderlies from Vietnam, creating an opportunity for Vietnamese expat workers to earn higher salaries in highly respected fields of work.

In other news, a Vietnamese official last week confirmed the country's second human death from bird flu in less than a month ... The virus rarely infects humans and usually only those who come in direct contact with dead poultry, but experts fear it will mutate into a new form that passes easily from person to person.

The World Health Organization says that as of Jan. 24, there have been 344 human deaths from 583 confirmed bird flu cases around the world since 2003. About 60 of those deaths occurred in Vietnam.


http://www.ishnglobal.com/index.php?option=com_content&view=article&id=39:vietnam-plans-to-send-90000-workers-abroad-in-2012&catid=37:happening-today


Sau 37 năm đơì ta có Đảng, dân ta được xuât´ khẩu qua làm lao nô bên các nươc´ lân bang trong vùng Đông Á như Hàn, Đài, Malaysia, phụ nữ có cơ hội lâý chồng Hàn, Đài, Malaysia.

Ngoài ra có Nhật và Lybia nhận lao động VN .

Trong một thông tin khác, thì cho biêt´ là 344 ngươì chêt´ vì cúm gà. Trên thê´giơí có gần 200 quôc´gia, mà riêng mình CHXHCNVN không thôi đã chiêm´ phần 60 ngươì chêt´ trong sô´ 344 ngươì. Có lẽ vì các bệnh viện CHXHCNVN quá tải, dân nghèo không tiền chửa bệnh, cho nên sô´ ngươì chêt´ chính thưc´ mà nhiêù như vậy, còn con sô´không chính thưc´ thì không rõ.

Lotus
07-11-2012, 04:44 AM
Sau làn sóng sân golf nay thì ... casino :


Người dân hưởng gì từ những dự án casino?


2012-02-27

Luật pháp Việt Nam cấm tất cả những hình thức cờ bạc nhưng những công ty có “máu mặt” trong nghiệp vụ cờ bạc trên thế giới đang có khuynh hướng đổ dồn vào Việt Nam.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/casino-benefit-in-vn-dn-02272012102217.html/000_Hkg4640379-305.jpg
Casino Crown điều hành bởi Silver Shores International Resort ở Đà Nẵng, ngày 15 tháng 2 năm 2011.


Luật pháp hiện hành của Việt Nam cấm tất cả những hình thức cờ bạc và đánh bạc. Nhưng kể từ cuối năm 2006 đến nay, dự án xin thành lập những khu phức hợp nghĩ dưỡng, giải trí kết hợp casino của những công ty có “máu mặt” trong nghiệp vụ cờ bạc trên thế giới đang có khuynh hướng đổ dồn vào Việt Nam.Thông tín viên Định Nguyên tìm hiểu và trình bày vấn đề này như sau:

Casino Đồ Sơn, Hải Phòng; Lợi Lai, Móng Cái tính đến nay hoạt động đã được 18 năm. Trong khuôn khổ thí điểm để thu hút khách du lịch nước ngoài. Du khách thì không tăng và nguồn thu từ hai sòng bạc này cũng không lớn. Lý do chính là người Việt không được phép vào đây đánh bạc cộng thêm lượng du khách đến đây chơi bài cũng không nhiều.

Gần đây những dự án về khu nghĩ dưỡng kết hợp với casino lại nổi lên rầm rộ. Từ Las Vegas Sands muốn thương thảo đầu tư hai khu nghĩ dưỡng kết hợp casino với mức đầu tư lên đến 6 tỷ USD tại Hà Nội và Thành phố HCM, đến Quảng Ninh đồng ý cho tập đoàn Genting của Malaysia nghiên cứu đầu tư khu vui chơi giải trí, bao gồm casino, tại Vân Đồn với vốn đầu tư trên 4 tỷ USD. Trong khi đó casino Hồ Tràm, Vũng Tàu đã được khởi công vào năm 2008. Đó là chưa kể Thủ tướng đã chấp thuận cho Kiên Giang thành lập khu casino tại Phú Quốc, dự kiến sẽ mời gọi đấu thầu mà điều kiện là chủ đầu tư phải là nhà hoạt động trong lĩnh vực sòng bạc và đủ năng lực tài chính với cam kết tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD. Nếu kê đủ thì danh sách xin đầu tư vào ngành cờ bạc còn dài hơn nữa.

Như vậy Việt Nam đang là “điểm hẹn” hấp dẫn để đầu tư trong lãnh vực casino. Nhưng nguồn cơn tạo nên “điểm hẹn hấp dẫn” thì chưa thấy được. Hiện nay luật pháp Việt Nam cấm tất cả những loại hình cờ bạc. Những casino được phép hoạt động lâu nay chỉ cho phép người nước ngoài chơi, người trong nước không được phép vào đó do vậy hoạt động của những nơi này không mấy hiệu quả. Lai Châu, khách chủ yếu đến từ Trung Quốc, tuy nhiên chính quyền Trung Quốc đang dùng những biện pháp ngăn cấm người dân họ qua Việt Nam đánh bạc, nên lượng khách còn lại không đáng kể. Đồ Sơn cũng cùng chung số phận.

Giáo sư TS Nguyễn Mại, nguyên phó chủ nhiệm Ủy Ban Nhà Nhà Nước về hợp tác và đầu tư cho biết, chính ông cũng không rõ vì đâu như vậy,nếu căn cứ vào những hoạt động không hiệu quả của những casino hiện có:

“Tôi cũng không hiểu. Vì Việt Nam hiện nay cũng đang có mấy cái casino. Miền Bắc có 2 cái: một cái ở Lợi Lai, Móng Cái; một cái ở Đồ Sơn Hải Phòng. Ở Đồ Sơn và Lợi Lai đã hoạt động 17, 18 năm nay rồi. Quy mô của nó cũng chỉ nhỏ như vậy thôi không phát triển được. Riêng casino Lợi Lai khi người Trung Quốc sang chơi, thì Trung Quốc cũng phá nên người Trung Quốc sang chơi cũng giảm không thu được nhiều lợi nhuận lắm. Bây giờ có 3 dự án có đến gần 10 tỷ đô, một của Malaysia ở Quảng Ninh, hai cái khác của Mỹ. Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu? Nếu mà người Việt Nam chơi thì hiện nay chính phủ không cho, còn người nước ngoài chơi thì đấy có hai cái ví dụ như vậy. Tôi không hiểu người ta căn cứ vào đâu để đưa ra những dự án khổng lồ như vậy.”
Ảnh hưởng xã hội

Mặt khác, tính đến cuối năm 2009, với trên dưới 80 dự án sân golf đã “ăn” mất 8.000 hecta đất nông nghiệp, những dự án casino sẽ tiếp tục làm cho biểu đồ trái chiều, dự án ăn chơi tăng, đất nông nghiệp giảm, mở rộng biên độ. Đây là một nghịch lý nguy hiểm khi Việt Nam với 70% dân số sống bằng nông nghiệp. Người dân mất đất, để phục vụ cho giới thượng lưu, sẽ nối dài thêm đoàn dân oan khiếu kiện vốn gây nhức nhối công luận lâu nay.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/casino-benefit-in-vn-dn-02272012102217.html/000_APH2002092207487-200.jpg
Casino Đồ Sơn, cách khoảng 130 km về phía đông của Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2002.


Cũng giống như trước đây, thời đầu tư sân golf, hiện nay các địa phương ra sức tô hồng cho những dự án casino. Trong đó dễ nhìn thấy 2 điều: cứu cánh cho ngành du lịch và tạo công ăn việc làm cho dân địa phương. Câu nói của Jackson Chang, chủ tịch cơ quan phụ trách đầu tư nước ngoài của Macau, được xem như bửu bối để vận động cho casino: “Một trong những yếu tố khiến tỷ lệ khách nước ngoài đến Việt Nam chưa cao là do thiếu casino, trong khi lãnh vực này có thể mang về nguồn ngoại tệ rất lớn cho Việt Nam”. Lượng kiều hối thu được từ du lịch, đặc biệt là du lịch casino, rất hấp dẫn nhưng đích đến cuối cùng của nó có phải là người dân hay không thì chưa có câu trả lời cụ thể. Nhưng cuộc sống mưu sinh của người dân “hy sinh đất” cho các dự án ăn chơi này thì như chỉ mành treo chuông. Chuyện đã thấy rõ qua các dự án sân golf.

Nhìn ra chung quanh, cũng có rất nhiều quốc gia thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài mà không có casino: Thái Lan, Hồng Kông. Ngay Trung Quốc cũng không có casino. Macau là một ngoại lệ khi nó mang sòng bạc lớn nhất từ thời thuộc địa Bồ Đào Nha trở về với Trung Quốc.

Khan hiếm vốn đầu tư có phải là nguyên nhân chính bùng nổ dự án casino? Nhưng giữa vốn đầu tư và hậu quả xấu đối với xã hội là điều cần phải xem xét cẩn trọng. Giáo sư TS Nguyễn Mại cho biết:

“Nước nào cũng phải có một sự lựa chọn. Cho nên chúng tôi cho rằng sự lựa chọn khôn ngoan nhất của chính phủ là nên lựa chọn những ngành mà đất nước đang cần. Người ta rất coi trọng tác động của casino đối với xã hội. Còn thu ngân sách thông qua casino thì lớn nhưng với điều kiện là anh phải kiểm soát được lượng khách quốc tế vào, lượng khách trong nước vào. Cho nên mở của cho người Việt Nam vào chơi casino thì cần phải thận trọng bởi vì tác động về mặt xã hội rất là lớn. Hiện nay tệ nạn đánh bạc, chọi gà, cá độ bóng đá rất nhiều gây ra rất nhiều hậu quả mà không lường được. Còn mỗi năm như vậy thì Việt Nam cũng thu hút từ 15 đến 20 tỷ đô la vốn đăng ký.”

Về mục tiêu thu hút vốn đầu tư và du khách thì rõ ràng bất cập. Còn tác động đến con người, đến xã hội thì như thế nào trong khi vấn đề luân lý, đạo đức, công bình xã hội đã được công luận cảnh báo là đang ở mức báo động đỏ.

Trao đổi với Giáo sư Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, trưởng bộ môn Văn Hóa Học, Đại Học Quốc Gia thành phố HCM, về tác động của casino đối với xã hội giáo sư cho biết:

“Dân ta có câu “cờ bạc là bác thằng bần.” Cái hình thức đó đối với những người mở ra nó thì có thể có lợi nhưng mà một số rất đông là bị phá sản. Dẫn đến gia đình tan vỡ, tù tội và giết chóc nhau v..v. Cái nguy hiểm của casino nó chẳng khác gì thuốc phiện, chẳng khác gì ma túy cả. Cái ý kiến cho rằng vì không có casino nên chúng ta mất một lượng khách du lịch lớn. Theo tôi cách nói như thế là một cách nói ngụy biện. Vì người ta đến Việt Nam không phải mục tiêu chính là để đánh bạc, vì để đánh bạc người ta đến nhiều nơi tốt hơn ta rất nhiều. Người ta đến Việt Nam trước hết là vì những cái mà người ta không tìm thấy đâu hết, như vịnh Hạ Long hay là những di sản văn hóa của Việt Nam chẳng hạn. Ý kiến tóm lại của tôi là tôi không tán thành cái chuyện phát triển quá nhiều, quá nhanh cái dịch vụ casino này.”

Vốn nước ngoài đầu tư là một xuất phát điểm của bất cứ quốc gia nào muốn phát triển. Loại hình vốn casino có thể làm nên thịnh vượng về kinh tế nhưng không thể tạo nên những tình cảm tốt đẹp cho con người và sự thuần nhã cho xã hội, thì đó có phải là sự chọn lựa tối ưu của nhà cầm quyền Việt Nam hôm nay?



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=Gkt_Q5q0hb0


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/casino-benefit-in-vn-dn-02272012102217.html

Lotus
07-11-2012, 04:46 AM
Thứ Ba, 06 tháng 3 2012

Lượng gạo xuất khẩu trong 3 tháng đầu năm của VN có thể giảm 44.4%

Lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong ba tháng đầu năm nay có thể giảm hơn 44% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn khoảng 1 triệu tấn.

Theo tường thuật của hãng thông tấn Reuters, Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Phạm Văn Bảy nói rằng đây là tình trạng đáng báo động vì trong quí 1 của năm ngoái Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn.

Hoạt động xuất khẩu chậm lại, trong lúc chỉ còn 2 tuần là tiến vào thời kỳ cao điểm thu hoạch của vụ lúa đông xuân, có thể dẫn tới tình trạng giá lúa gạo trong nước sút giảm.

Ông Phạm Văn Bảy cho biết năm nay thị trường nhập khẩu ít, có thị trường chưa có kế hoạch nhập khẩu, trong khi sản xuất lúa trong nước tiếp tục gặp khó khăn.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/business/vietnam-rice-exports-03-06-2012-141569643.html

Lotus
07-11-2012, 04:53 AM
Sản lượng cà phê Việt Nam giảm mạnh hơn dự báo

Hiệp hội Cà phê - Ca cao VN ngày 28.2 cho biết, vụ 2011 - 2012 đã thu hoạch xong, sản lượng thấp hơn so với dự kiến trước khi vào vụ.

Lượng hàng còn trong kho của vụ trước chuyển sang làm sản lượng thực của vụ này còn thấp hơn vụ trước nhiều. Thực tế xuất khẩu từ tháng 10.2011 đến tháng 1.2012 đã giảm 28% về lượng.

... dự báo sản lượng niên vụ cà phê 2012-2013 của VN sẽ giảm khoảng 15 - 20%.

http://www.baomoi.com/Home/KinhTe/danviet.vn/San-luong-ca-phe-Viet-Nam-giam-manh-hon-du-bao/7974639.epi

Ở Tây Nguyên đang khai thác bô xít, cho nên lượng cà phê sẽ giảm nhiêù.

Sau này, nươc´ nguồn vùng Tây Nguyên chăc´ chăn´ sẽ ô nhiễm nặng như bên Trung Quôc´ .

Lotus
07-11-2012, 04:58 AM
Thứ Sáu, 23 tháng 3 2012


WB cho Việt Nam vay 660 triệu đô la phát triển cơ sở hạ tầng và nông nghiệp

Thông cáo báo chí của Ngân hàng Thế Giới, World Bank, cho hay ngân hàng vừa chấp thuận ba khoản vay trị giá 660 triệu đô la giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng, lĩnh vực năng lượng, và bảo tồn rừng.

Các khoản vay này đều hỗ trợ cho Chiến lược Đối tác Quốc gia mới của Ngân hàng World Bank dành cho Việt Nam trong giai đoạn 2011-2016.

Ngân hàng Thế giới cho biết từ năm 1993 tới nay đã cung cấp cho Việt Nam các khoản tín dụng, vốn vay, và viện trợ không hoàn lại tổng cộng gần 15 tỷ Mỹ kim giúp tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo.

Cuối năm ngoái, các nhà tài trợ quốc tế cam kết dành 7,4 tỷ đô la vốn hỗ trợ phát triển chính thức cho Việt Nam trong năm nay, tức giảm 6,5% so với các khoản cam kết của năm trước.


Nguồn: WB Press Release, Reuters


http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/world-bank-to-lend-660-mln-to-vietnam-3-23-12-143972726.html

Lotus
07-11-2012, 05:01 AM
Nợ dây chuyền

Hàng loạt doanh nghiệp co cụm, phá sản


Thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, thiếu vốn, áp lực nợ và lãi suất ngân hàng cao đã khiến nhiều doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực như: thủy sản, vật liệu xây dựng, đồ gỗ... khốn đốn, nhiều nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng, ngắc ngoải...

Nợ đang trở thành một chuỗi dây chuyền trong ngành chế biến và nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là mặt hàng cá tra. Doanh nghiệp nợ dân, dân nợ doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi...

Chuỗi dây chuyền này có nguy cơ đổ vỡ bất kỳ lúc nào.


http://img-wap.socbay.vn/data/ad2/39/1783f5cd53a619a074b95042680.jpg
Nhà máy chế biến cá tra Đại Tây Dương, Cụm công nghiệp Thốt Nốt (Cần Thơ) đã ngưng hoạt động từ năm 2011 đến nay ...


Bên hai cái ao vừa bỏ trống, ông Hồ Văn Nghĩa (Thới An, An Thuận) kể tháng 7-2011 ông bán 260 tấn cá với giá 23.500 đồng/kg cho Công ty xuất nhập khẩu Việt Ngư (TP Long Xuyên, An Giang) trị giá hơn 6 tỉ đồng. Hợp đồng thanh toán dứt điểm trong 30 ngày, nhưng sau đó doanh nghiệp cứ lần lữa mãi, đến cuối năm rồi chỉ trả được 1,6 tỉ đồng buộc ông khởi kiện ra tòa. Ngày 7-2-2012 bên thi hành án đã có quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng tới nay vẫn chưa thể nào lấy được 4,7 tỉ đồng còn lại.

“Nợ ngân hàng quá hạn, nợ mua thức ăn tổng cộng hơn 3 tỉ đồng, chỉ còn nước bán đất, bán nhà trả nợ. Hàng chục hộ ở các tỉnh bị doanh nghiệp này neo tiền bán cá như vậy” - ông Nghĩa bức xúc.

Tại Công ty XNK Việt Ngư, những ngày giữa tháng 3 này không còn cảnh công nhân vào ca, tan ca như trước. Trong tuần thỉnh thoảng mới có vài công nhân vào làm. Một số công nhân cho biết nhà máy đã cho phần lớn người lao động nghỉ việc, ngày nào công ty mua được cá mới kêu vài chục người vô làm công nhật, theo kiểu làm ngày nào trả tiền ngày đó.

“Nguyên liệu không có thường xuyên nên thỉnh thoảng mới kêu làm, mà thường chỉ nửa buổi” - một công nhân nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một cán bộ của công ty thừa nhận trước kia nhà máy sử dụng 600 lao động, hiện nay chỉ còn chừng 100 người. Ngày nào mua được cá cũng chỉ chừng 30 tấn và công ty thuê 30 -40 công nhân đến làm công nhật. “Không chỉ chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp khác đều như vậy. Tình hình khó khăn chung của ngành chế biến xuất khẩu cá tra hiện nay mà” - ông phân trần.

An Giang có 17 doanh nghiệp với 21 nhà máy chế biến xuất khẩu cá tra, hiện nhiều nhà máy đều giảm bớt công nhân, một số nhà máy hầu như... án binh bất động. Tại cụm công nghiệp Mỹ Quý, các bến cảng không còn cảnh ghe tàu neo đậu lên cá tấp nập như trước. Hằng ngày công nhân thường tan ca sớm, những tốp nam nữ tụ lại đánh bài và lai rai ở quán cóc sát vách nhà máy suốt buổi.

Chị Phạm Thị Cẩm Hà, Công ty Ntaco, cho hay từ sau tết tới nay nhà máy chỉ hoạt động cầm chừng. “Tuần qua vô làm hai buổi rồi nghỉ luôn tới giờ, chưa biết chừng nào mới làm lại. Tháng 3 này chỉ làm được chục ngày, nhiều hôm vào làm 4-5 giờ, thu nhập chỉ còn chừng ngoài triệu đồng, làm sao đủ sống đây!” - Hà than thở.

Anh Trần Văn Tuấn, một tổ phó sản xuất của Công ty Ntaco, cho biết trước kia đơn vị này sử dụng 600 lao động, hiện còn chừng 300 người. Tuy vậy gần đây việc làm của công nhân vẫn không ổn định. “Thu nhập giảm sút không đủ đắp đổi nên công nhân các công ty đang có xu hướng bỏ việc hẳn. Nhiều người vừa về quê gặt lúa mướn” - chỉ dãy phòng trọ vắng tanh, anh Tuấn nói.

Anh Trần Công Công, tổ trưởng tổ phi lê ở Công ty TNHH An Xuyên, cho biết từ tết tới giờ nhà máy không làm cá tra mà chỉ làm cá rô phi. Cả nhà máy giờ chỉ còn ngoài 100 công nhân, riêng tổ của anh còn chưa tới 30 người và đều là lao động công nhật.

Tại Cần Thơ, tình cảnh của nhiều doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu cũng tương tự. Trên địa bàn quận Thốt Nốt có gần chục nhà máy, sử dụng hơn 6.000 lao động, nhưng giờ đây những dãy nhà trọ đều vắng hoe. “Cứ phải nghỉ việc liên tục, thu nhập không đủ sống, phần lớn công nhân đã bỏ về quê, đi nơi khác tìm việc” - một bà chủ nhà trọ ở Thốt Nốt cho hay.

Chị Nguyễn Thị Thanh, ở Khu công nghiệp Trà Nóc, kể trước đây là công nhân của Công ty An Khang, sau khi doanh nghiệp bị vỡ nợ chị cùng bạn bè xin chuyển qua làm ở vài công ty khác nhưng các đơn vị này cũng chỉ hoạt động cầm chừng. “Thiếu cá chế biến nhà máy phải nghỉ liên tục, hôm nào có đi làm cũng không hết ca. Thu nhập của tụi tôi hưởng theo sản phẩm, không có cá làm nên lương không đủ sống” - chị Thanh nói.

80% giảm công suất

Ông Dương Ngọc Minh - tổng giám đốc Công ty CP Hùng Vương, phó chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) - cho biết hiện đến 80% doanh nghiệp cá tra giảm công suất chế biến, trong đó nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.

Riêng Cần Thơ, công suất của 12 nhà máy chế biến cá tra tối thiểu là 1.200 tấn/ngày nhưng hiện sản xuất chưa được 300 tấn/ngày. Cùng với sự đóng cửa của các nhà máy chế biến cá thì các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản cũng đóng cửa hàng loạt.

“Hiện có đến 70% nhà máy chế biến thức ăn cho cá gặp khó khăn, trong đó trên 40% là đóng cửa” - ông Minh nói...


http://news.socbay.com/ky_1_no_day_chuyen-643534044-51118080.html

Lotus
07-11-2012, 05:05 AM
Nhật Bản và Hàn Quốc hỗ trợ nhiêù cho chê´ độ ở CHXHCNVN cũng chẳng qua là vì khoáng sản thiên nhiên / đất hiếm rare earth, mà Nhật và Hàn cần cho các sản phẩm công nghệ .

Japan turns to Vietnam to mine rare earth minerals vital to electronics

http://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/asia/japan/8080321/Japan-turns-to-Vietnam-to-mine-rare-earth-minerals-vital-to-electronics.html

Thứ Sáu, 30 tháng 3 2012

Nhật Bản sẽ cho Việt Nam vay 1,6 tỉ đôla

Việt Nam sẽ nhận các khoản cho vay trị giá tổng cộng 1,6 tỉ đô la từ Nhật Bản để thực hiện 8 dự án nhằm phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ.

Bản tin của hãng thông tấn Reuters trích lời các giới chức Bộ Tài chánh Việt Nam cho biết các hợp đồng cho vay, được ký kết hôm thứ Sáu giữa Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản và Bộ Tài chánh Việt Nam, nâng số cam kết hỗ trợ tài chánh của Nhật Bản cho Việt Nam lên tới khoảng 21 tỉ đô la, tính từ năm 1992 tới nay.

Bộ Tài chánh ở Hà Nội cũng cho hay Nhật Bản giờ đây là nhà tài trợ quốc tế lớn nhất của Việt Nam.

Thông cáo của Bộ Tài chánh nói rằng 8 chương trình và dự án sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật gồm có: Chương trình tín dụng giảm nghèo, Dự án phát triển thành phố công nghệ và khoa hoc5 Hoà Lạc, Dự án Nhà ga hành khách quốc tế T2 ở phi trường Nội Bài, Dự án xây dựng đường sắt đô thị ở Sài Gòn, Dự án xây dựng quốc lộ 3 mới và mạng lưới đường bộ khu vực đoạn Hà Nội-Thái Nguyên, Dự án cải thiện môi nước Nam Bình Dương, Dự án phục hồi rừng phòng hộ đầu nguồn, và dự án phát triển bệnh viện tỉnh, vùng giai đoạn 2.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/vietnam/japan-to-lend-vietnam-16-bln-3-30-12-145180935.html


Japan this fiscal year will provide Vietnam with a loan of 270 billion yen

Japanese government will provide Vietnam with about 136 billion yen in loans to help Vietnam to build high-tech industrial park and rail infrastructure, so far, the Japanese financial degree will provide Vietnam with a loan of 270 billion yen, the amount of Japanese aid to Vietnam to new highs.

According to Japanese media reported 329, Vietnam at the same time the introduction of Japan’s capital is also actively introducing its technology. ¥ 44.3 billion in aid for subway construction in Ho Chi Minh City, Vietnam, Japan, Vietnam will be carried out railway technology, is currently the selection of Japanese companies acquire the relevant technology. Hanoi’s Noi Bai International Airport Terminal construction project contracted to the Japanese company, is expected to completed in 2015.

http://www.finance-ol.com/2012/04/japan-this-fiscal-year-will-provide-vietnam-with-a-loan-of-270-billion-yen/

Lotus
07-11-2012, 05:14 AM
Khai thác đất hiếm và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nặng nề

Do việc Trung Quốc, nước cung ứng đến 97% đất hiếm trên thế giới, giảm bớt xuất khẩu loại khoáng sản này, nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản, buộc phải tìm những nguồn cung cấp khác và đây là cơ hội để Việt Nam khai thác tài nguyên này. Nhưng khai thác đất hiếm cũng chứa đựng rất nhiều nguy cơ về môi trường, như bài học của Trung Quốc.

Đất hiếm chứa 17 nguyên tố hiếm có hàm lượng thấp trong vỏ Trái Đất. Đất hiếm được sử dụng trong việc chế tạo rất nhiều sản phẩm như micro, loa, tai nghe, các thiết bị âm nhạc, ổ cứng máy tính, trong cáp quang viễn thông, công nghệ màn hình LED, công nghệ in tiền, công nghệ bán dẫn, siêu dẫn, v.v. . .

Trả lời phỏng vấn RFI từ Hà Nội, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà khoa học đã từng làm việc trong ngành điạ chất ở Việt Nam trong 34 năm trước khi nghỉ hưu, và đã từng là người phát hiện khả năng chứa uran ở vùng than Nông Sơn, cho biết thêm về đất hiếm :

“Các nguyên tố đất hiếm và các kim loại đất hiếm là tập hợp của 17 nguyên tố hóa học thuộc bảng tuần hoàn Mendeleev, có tên gọi là scandi, yttri và mười bốn trong mười lăm của nhóm Lantan. Trong đó, yttri xuất phát từ tên làng Yterby, Thụy Điển, nơi quặng này được phát hiện đầu tiên; còn scandi là từ bán đảo Scandinavia.

Do các tính năng vật lý và hóa học đặc biệt, suốt bốn thập kỷ qua, các nguyên liệu đất hiếm đã trở thành đối tượng nghiên cứu, phát minh tạo ra rất nhiều ứng dụng kỹ thuật từ macro đến micro và nano cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau: xúc tác hóa học trong ngành lọc dầu, kiểm tra ô nhiễm trong ngành xe hơi, gốm lót cho các động cơ phản lực, nam châm vĩnh cửu cho các ứng dụng từ tính… Có nhóm cho kỹ nghệ huỳnh quang, đặc biệt là cho các màn hình tinh thể lỏng. Có nhóm cho kỹ thuật nam châm vĩnh cửu trong các thiết bị điện, điện tử, phương tiện nghe nhìn, các máy vi tính và các loại dĩa multi-gigabyte hiện nay. Có nhóm để sản xuất moment từ cực mạnh sử dụng trong kỹ thuật làm lạnh từ tính. Trong tương lai, nó sẽ còn cần cho sản xuất các thùng chứa và ống dẫn hydrogen nhiên liệu khi thế giới cạn kiệt dầu mỏ.”

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình đã từng tuyên bố rằng : “ Trung Đông có dầu hỏa, thì Trung Quốc có đất hiếm”. Sở dĩ Trung Quốc hiện nay trở thành nguồn cung ứng đến 97% đất hiếm cho thế giới, đó là vì nhiều nước khác thấy rằng khai thác khoáng sản này tốn kém, mà lại gây nhiều tác hại cho môi trường, theo lời ông Nguyễn Thanh Giang:

“ Thực ra việc khai thác công nghiệp các quặng đất hiếm không khởi nguyên từ Trung Quốc. Từ những năm 1950, người ta đã khai thác monazit sa khoáng trên các bãi biển; nhưng khoáng vật phosphat đất hiếm này chứa nhiều thorium có tính phóng xạ, nên từ năm 1965 chuyển sang khai thác carbonat đất hiếm bastnasit tại các mạch đá vùng núi Pass, bang Colorado, Mỹ.

Về sau, phần do các phí tổn khai thác đất hiếm quá cao, phần e ngại các tác hại đối với môi trường, các nước phương Tây, mà cụ thể là Mỹ, đã đình chỉ sản xuất đất hiếm để dựa vào nguồn cung ứng dồi dào và giá rẻ đến từ Trung Quốc. Sự ỷ lại đó đã tạo điều kiện cho Trung Quốc mặc nhiên độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm. Cho đến năm 2009, họ đã nắm tới 97% lượng đất hiếm xuất khẩu trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, thực ra trữ lượng đất hiếm Trung Quốc chỉ chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới. Nhiều mỏ đất hiếm lớn đang được triển khai ở Úc, Canada và ở Mỹ. Nhiều nơi khác cũng có các mỏ có trữ lượng lớn như ở Nga, Ấn Độ, Brazil hay Mông Cổ. Ngày 3/1 vừa rồi, tạp chí trực tuyến Money Morning của Mỹ đưa tin một công ty khai khoáng của nước này đã phát hiện mỏ kim loại đất hiếm được cho là lớn nhất thế giới.

Cho nên Junji Nomura, người chịu trách nhiệm nghiên cứu và phát triển của hãng Panasonic nói. "Đất hiếm sẽ là một vấn đề lớn trong hai năm, nhưng trong bốn năm, vấn đề ấy sẽ qua đi.”

Việt Nam cũng là một trong những quốc gia được đánh giá là có trữ lượng đất hiếm cao. Cho nên, một số nước như Nhật Bản đang quay sang Việt Nam để tìm nguồn cung ứng bổ sung.

Nhân chuyến viếng thăm Việt Nam vào tháng 10 năm ngoái của thủ tướng Naoto Kan, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo Việt Nam chọn Nhật Bản là đối tác hợp tác lâu dài trong điều tra, thăm dò, khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.

Theo tin AFP, hai công ty của Nhật là Toyota Tsusho và Sojitz đang hợp tác với Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) để chuẩn bị khai thác các mỏ đất hiếm tại đây. Dự án sẽ bắt đầu ngay sau khi các nhà lãnh đạo hai bên thỏa thuận xong các điều khoản liên quan.

Một công ty khác là Sumitomo cũng đang thực hiện một cuộc khảo sát tại một mỏ đất hiếm ở tỉnh Yên Bái, Việt Nam. Công ty này hy vọng Nhật Bản sẽ được nhận những lô đất hiếm đầu tiên vào năm 2013.

Các dự án của Sumitomo và Toyota Tsusho-Sojitz dự kiến khai thác ít nhất 7.000 tấn đất hiếm mỗi năm, tương đương với 20% nhu cầu của Nhật Bản. Vốn đầu tư ban đầu dành cho hai dự án này vào khoảng 200 triệu đôla.

Còn theo tờ nhật báo The Australian, số ra ngày 4/1 vừa qua, Hàn Quốc cũng sẽ lao vào tìm kiếm đất hiếm ở bốn quốc gia gồm Việt Nam, Úc, Kyrgyzstan và Nam Phi trong năm nay.

Thật ra, hiện người ta vẫn chưa biết được đích xác trữ lượng đất hiếm của Việt Nam là bao nhiêu. Về điểm này, ông Nguyễn Thanh Giang cho biết :

“Ở Việt Nam, những công trình khảo sát sơ bộ và tìm kiếm khóang sản cho biết trữ lượng đất hiếm dự đoán khoảng 10 triệu tấn, gồm đầy đủ các nhóm trong 17 nguyên tố. Trữ lượng xác định qua thăm dò thì mới được khoảng một triệu tấn. Mỏ Đông Pao tới nay được xem là lớn nhất với trên 30 thân quặng lớn nhỏ, nằm trên địa phận xã Bản Hon, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.”

Mặt khác, một vấn đề khác được đặt ra, đó là khai thác đất hiếm sẽ mang lại những mối lợi gì cho kinh tế Việt Nam? Theo ông Nguyễn Thanh Giang :

« Giá bán các kim loại đất hiếm khá cao và ngày càng tăng. Năm 2003, giá mỗi kg kim loại lanthanium là 25 USD và cerium là 30 USD. Đất hiếm được chế biến sâu thành sản phẩm hàng hoá có giá thương mại rất cao. Năm 2008 Europium tinh khiết 99,99% giá khoảng 221.000 USD/kg, Terbium 145.000 USD/kg ...

Thập kỷ 70 thế kỷ trước, Tiệp Khắc, Ba Lan đã từng khai thác đất hiếm ở Việt Nam. Sau cơn chấn động đất hiếm do Trung Quốc gây ra, Nhật Bản, Hàn Quốc đã đàm phán để xúc tiến kế hoạch thăm dò, khai thác đất hiếm ở Việt Nam với chính phủ ta. Nhu cầu đất hiếm của Nhật khoảng 7 đến 10 nghìn tấn/năm.

Nước ta có cả hai dạng mỏ đất hiếm gồm các mạch đá kiểu Mountain Pass trong nền đá cổ ở Sơn La, Lai Châu, Yên Bái và trong các dải cát đen ven biển miền Trung.

Việc khai thác đất hiếm ở Việt Nam không gây vấn đề gay cấn như đối với khai thác bauxite, nhất là đối với việc khai thác các mạch quặng trong nền đá cổ vì diện tích các mỏ khai thác sẽ không rộng lớn như đối với bauxite. Vả chăng, vấn đề gay cấn cơ bản đối với khai thác bauxite lại nằm ở chỗ : Sao lại đưa Trung Quốc vào Tây Nguyên !

Không nên kỳ vọng nhiều vào việc đóng góp của đất hiếm vào nền kinh tế Việt Nam, nhưng đấy cũng không phải là nguồn lợi quá nhỏ. Vả chăng ý nghĩa của nó còn nằm ở một vài lĩnh vực khác nữa. »

Hiện giờ Việt Nam vẫn còn thiếu công nghệ chế biến hiện đại, mà cũng chưa có đủ vốn đề đầu tư một cách quy mô, cho nên chỉ có thể hợp tác khai thác với các nước có công nghệ tiên tiến, để dần dần tiếp thu công nghệ cần thiết cho việc phát triển ngành công nghiệp đất hiếm.

Khai thác, chế biến đất hiếm có nguy cơ gây ô nhiễm lớn hơn nhiều so với các loại khoáng sản khác như than đá, dầu mỏ vì chế biến đất hiếm phải dùng nhiều hóa chất ảnh hưởng đến môi trường. Ngoài ra, trong quặng đất hiếm có khoáng chất mang tính phóng xạ với cường độ cao hơn các loại khoáng sản khác. Tức là khai thác, chế biến đất hiếm chứa đựng hai nguy cơ ô nhiễm : ô nhiễm của hóa chất và ô nhiễm phóng xạ từ đất hiếm. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải bảo vệ sức khỏe của công nhân khai thác, sức khoẻ của người dân trong khu vực mỏ và hoàn nguyên môi trường sau khai thác.

Ngay cả Trung Quốc nay cũng chuẩn bị ban hành những quy định mới để chống nạn ô nhiễm môi trường do khai thác đất hiếm. Theo tờ China Daily, số ra vào đầu tháng Giêng, các công ty khai thác đất hiếm của Trung Quốc sẽ được lệnh là trong thời hạn từ 2 đến 3 năm phải tuân thủ các chuẩn mực mới về ô nhiễm môi trường. Cụ thể theo những quy định sẽ được ban hành sau ngày Tết Nguyên Đán 3/2, nước thải được sử dụng trong khai thác đất hiếm không được chứa quá 15 mg azote ammoniacal/lít so với 25 mg như hiện nay. Các chất phóng xạ và phosphore cũng không được vượt quá những mức quy định.

Việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm thật ra cũng chính là nhằm tập trung các nhà sản xuất lại, để kiểm soát tốt hơn các chất thải gây ô nhiễm, như vậy, những nhà sản xuất nhỏ gây nhiễm nhất sẽ phải đóng cửa. Hàng trăm nhà máy nhỏ sản xuất đất hiếm ở thành phố Baotou, vùng Nội Mông, Trung Quốc, cho tới nay vẫn đổ các chất thải này xuống Hoàng Hà một cách vô tội vạ, bởi vì chưa có những quy định chặt chẽ về việc này.

Một báo cáo vào năm 2005 đã báo động là việc khai thác đất hiếm ở Baotou đã khiến con sông này bị ô nhiễm phóng xạ. Báo cáo viết : « Tại Baotou, nơi mà gần 150 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của Hoàng Hà, toàn bộ cá đều chết. Nhiều người độ tuổi 30 làm việc gần các mỏ đất hiếm đã chết vì ung thư, rất có thể là do nhiễm phóng xạ ».

Những gì đã xảy ra qua vụ Vedan gây ô nhiễm sông Thị Vải đã cho chúng ta thấy là ở Việt Nam, nguy cơ ô nhiễm thường không được ngăn chận trưóc, đợi đến khi xảy ra rồi mới xử lý, thì lúc đó tác hại đã lan rộng rồi....

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20110124-khai-thac-dat-hiem-va-nhung-nguy-co-ve-moi-truong



Khai thác đất hiếm bên Trung Quốc

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/26/khaithac3.jpg
Nước thải độc hại đổ ra Hoàng Hà...

...và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

http://www.khoahoc.com.vn/photos/image/012011/26/khaithac4.jpg

Một báo cáo vào năm 2005 viết: “Tại Baotou, nơi gần 150 triệu người sống phụ thuộc vào nguồn cung cấp nước của Hoàng Hà, toàn bộ cá đều chết. Nhiều người độ tuổi 30 làm việc gần các mỏ đất hiếm đã chết vì ung thư, rất có thể là do nhiễm phóng xạ”.

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/moi-truong/tham-hoa/31340_Khai-thac-dat-hiem-va-nguy-co-gay-o-nhiem.aspx


Đất hiếm chứa nhiều nguyên tố phóng xạ

TS Lưu Đức Hải, trưởng khoa Môi trường, ĐH Tự nhiên Hà Nội cho biết, việc khai thác đất hiếm ở nước ta đối mặt với nguy cơ phát tán chất phóng xạ với hàm lượng cao, nên khi khai thác nếu không có biện pháp xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

“Nhiều nước trên thế giới đã dừng khai thác đất hiếm ngoài lý do không cạnh tranh được về mặt giá cả với Trung Quốc còn bởi vì ô nhiễm môi trường”, ông Hải nói.

Các nhà khoa học Việt Nam cảnh báo, Trung Quốc đang phải trả giá đắt vì đất hiếm hủy hoại môi trường. Thực tế, người dân tại thành phố công nghiệp Nội Mông của đất nước này đang bị ô nhiễm nặng nề, do ảnh hưởng chất độc hại từ mỏ khai thác đất hiếm cách hơn 160km được tích trữ cho quá trình gia công.

Nhất là ở tỉnh Tây Giang, quá trình chiết xuất đất hiếm còn nguy hiểm hơn. Người dân nơi đây không thể trồng lúa, cây quả không đơm hoa kết trái, cá chết nổi trắng sông, đến cỏ cũng lụi tàn.


http://m.tamnhin.net/news-5951.html

Đất hiếm rất quan trọng trong sản xuất công nghệ cao như ổ đĩa máy tính, điện thoại di động và các loại phụ tùng cho loại xe hơi “lai điện” (hybrid), có mặt trong các loại quốc phòng hiện đại như hệ thống radar quân sự hay điều khiển tên lửa. Hiện hiệu quả của các loại xe tăng chiến đấu chính của nhiều siêu cường, điển hình là Mỹ, phụ thuộc vào một kim loại chỉ Trung Quốc mới có.

Năm 1992, Đặng Tiểu Bình tuyên bố: “Trung Đông có dầu hỏa, Trung Quốc chúng tôi có đất hiếm”. Đất hiếm gồm 17 khoáng chất chiến lược sử dụng trong các ngành công nghiệp trọng điểm. Do đó, cũng như dầu hỏa, đất hiếm có thể trở thành vũ khí như cuộc khẩu chiến Trung-Nhật xảy ra vài tháng gần đây đã chứng minh.

Hàng hiếm do Trung Quốc độc quyền giá

Trước những năm 1980, Mỹ là nước sản xuất đất hiếm số một thế giới. Sau đó, trọng tâm dịch chuyển sang Trung Quốc. Đất hiếm Trung Quốc càng có giá hơn khi công ty duy nhất còn khai thác đất hiếm ở Mỹ là Công ty Molycorp đóng cửa năm 2002.

Mỹ và Úc tuy sở hữu lần lượt 15% và 5% tài nguyên đất hiếm nhưng đã ngừng khai thác vì hai lý do: Ô nhiễm môi trường và cạnh tranh không lại với giá bán đất hiếm Trung Quốc. Như thế, Trung Quốc sở hữu 1/3 tài nguyên đất hiếm nhưng năm 2009 sản xuất đến 97% sản lượng tiêu thụ đất hiếm toàn cầu.

Tổng Giám đốc Matthieu Courtecuisse và chuyên viên tư vấn Quentin Derumaux của Công ty SIA Conseil (trụ sở chính ở Pháp) nhận định: Trung Quốc nhận thức rõ vai trò chiến lược của đất hiếm và đã chơi ván bài hai mặt.

Một thời gian dài Trung Quốc bán đất hiếm với giá rẻ và đã đánh sập ngành sản xuất đất hiếm của các nước khác. Nguyên nhân giá đất hiếm Trung Quốc rẻ hơn vì chi phí sản xuất thấp và những ràng buộc về ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc không cao.

Từ năm 2006, Trung Quốc bắt đầu siết hầu bao lại trong bối cảnh các nước đã lệ thuộc vào đất hiếm Trung Quốc. Quota xuất khẩu đất hiếm giảm từ 5% đến 10% mỗi năm với lý do nguồn dự trữ đất hiếm có thể cạn kiệt.

Tháng 7 mới rồi, Trung Quốc lại gia tăng sức ép khi quyết định giảm quota xuất khẩu 72% trong nửa cuối năm 2010. Giữa tháng 10, Trung Quốc tuyên bố dự kiến sẽ giảm quota trong năm tới khoảng 30%. Sản lượng xuất khẩu 60.000 tấn đất hiếm Trung Quốc năm 2004 giảm chỉ còn phân nửa trong năm 2010. Giá đất hiếm theo đó tăng lên vùn vụt. Ví dụ như giá dysprosium từ 150 USD/kg đã tăng lên 400 USD hồi năm ngoái.

Các cường quốc tìm dự án mới, trong đó có Việt Nam

Nhật tiêu thụ 1/5 nhu cầu đất hiếm thế giới và dự báo nguồn dự trữ đất hiếm của Nhật sẽ cạn kiệt vào tháng 3-2011. Tuy nhiên, cuối tháng 9, các công ty Nhật ghi nhận nguồn xuất khẩu đất hiếm từ Trung Quốc bắt đầu teo tóp dần.

Báo New York Times (Mỹ) đưa tin, từ cuối tháng 10, đến lượt đất hiếm xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ có thể sẽ bị hạn chế vì Trung Quốc muốn trả đũa Mỹ đã điều tra Trung Quốc trợ cấp trái phép cho ngành công nghiệp xanh.

Hồi tháng 6, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã lập danh sách 14 loại đất hiếm mà nguồn cung cấp mang tính chất sống còn cho ngành công nghiệp châu Âu, ở châu Âu không có mỏ khai thác nào và có nguy cơ sẽ thiếu.

Thái độ của Trung Quốc đối với đất hiếm đã làm nhiều nước phải tìm đường xoay xở. Nhật đã đưa ra một chương trình quốc gia nhằm khơi nguồn cung cấp đất hiếm và nghiên cứu tìm kiếm nguyên liệu thay thế đất hiếm.

Dự kiến năm 2011, Nhật sẽ chi ngân sách 1,25 tỉ USD (tương đương tổng giá trị đất hiếm sản xuất trong một năm) để cung cấp đất hiếm ngoài nguồn Trung Quốc. Nhật và Việt Nam cũng sẽ hợp tác khai thác đất hiếm...

Mỹ bắt đầu tổ chức khai thác lại các mỏ đất hiếm ở Mỹ. Dự kiến Công ty Molycorp sẽ khai thác mỏ ở California trở lại vào năm 2011 với sản lượng 20.000 tấn quặng mỗi năm. Lầu Năm Góc đã tiến hành nghiên cứu để hạn chế sự phụ thuộc của quân đội Mỹ đối với đất hiếm.

Đức (nhập khẩu mỗi năm từ 3.000 đến 5.000 tấn đất hiếm) đưa ra hàng loạt biện pháp sẽ tìm nguồn cung cấp đất hiếm từ Mông Cổ, Namibia và Mỹ.

Ở Úc, Công ty Lynas sẽ khai thác mỏ Mount Weld vào năm tới với sản lượng hằng năm dự kiến 20.000 tấn. Ở Nam Phi, Tập đoàn Mỏ Great Western Minerals của Canada cũng bắt đầu khai thác mỏ Steenkampskraal từ năm tới với sản lượng 5.000 tấn/năm. Nhiều dự án khai thác khác cũng đã khởi động tại Canada.

http://namcham.net.vn/dat-hiem-hiem-vi-o-nhiem-va-khai-thac-gia-re.html


http://www.apchemco.com/data/dathiem.jpg

Việt Nam được đánh giá là nước có trữ lượng đất hiếm lớn, song chưa có con số chính xác. Kết quả nghiên cứu, tìm kiếm từ năm 1958 đến nay của PGS Hợp đã phát hiện được nhiều điểm tụ khoáng đất hiếm ở Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai) và Yên Phú (Yên Bái). Ngoài 5 tụ khoáng gốc trên, dọc bờ biển miền Trung cũng có quặng monazit, xenotim kèm ilmenit trong sa khoáng. Theo dự báo, Việt Nam có tài nguyên đất hiếm trên 17 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn...

Hằng năm, Việt Nam mới chỉ khai thác nhỏ, cỡ vài chục tấn quặng bastnaesit ở Đông Pao và vài ngàn tấn quặng monazit hàm lượng 35%-45% R203 ở sa khoáng ven biển miền Trung để bán theo đường tiểu ngạch. Do sử dụng không nhiều nên đến nay Việt Nam vẫn đang dừng ở mức “vừa khảo sát vừa thăm dò” loại khoáng sản này.

Cũng theo tính toán của giới khoa học, giá thị trường hiện là 800 USD/tấn đất hiếm, song đây được đánh giá là con số không đáng kể, nếu tách riêng các nguyên tố có trong đất hiếm để bán, giá sẽ tăng lên nhiều lần, khoảng 1 triệu USD/tấn nguyên tố. Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật của Việt Nam đến nay chưa thể thực hiện được. Cũng khó có khả năng Nhật Bản sẽ hỗ trợ Việt Nam xây dựng nhà máy tinh chế đất hiếm bởi chi phí đầu tư quá lớn, trong khi Nhật đã có nhà máy tại nước họ...

Nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ

Các nhà khoa học cũng cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác đất hiếm. Đặc biệt là nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ do trong đất hiếm có chứa nguyên tố phóng xạ.

PGS. TS Nguyễn Xuân Cự - ĐH KHTN, ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết, đất hiếm là loại đất có chứa các nguyên tố kim loại rất độc hại, trong đó có nguyên tố phóng xạ. Ở quy mô khai thác lớn, nếu không đảm bảo về công nghệ và quản lý không tốt sẽ có nguy cơ phát tán chất phóng xạ vào trong đất, nước, không khí, và gây hại trực tiếp tới sức khỏe người khai thác. Do nhu cầu thế giới không cao, việc khai thác đất hiếm càng cần phải được nghiên cứu thấu đáo vì nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Đất hiếm được dùng rất rộng rãi, nhất là trong các ngành công nghệ cao, như: công nghệ thực phẩm, y tế, đánh bóng thủy tinh, sứ gốm, máy tính, màn hình tivi màu, chiếu sáng, ô tô thân thiện môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hóa dầu, tên lửa, ra đa, công nghiệp hạt nhân…

Theo phân tích của giới khoa học, Mỹ là nước đầu tiên khai thác đất hiếm. Tuy nhiên, sau khi Trung Quốc gia nhập thị trường này, Mỹ lập tức dừng khai thác, thay vào đó nước này mua của Trung Quốc nhằm tránh gây ô nhiễm trên đất nước mình. Một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc có ý định dừng khai thác đất hiếm cũng được cho là do ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Tại Nậm Xe, nơi được xác định là có trữ lượng đất hiếm lớn, các nhà khoa học Việt Nam cũng tìm thấy vùng không an toàn phóng xạ. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Văn Tự và cộng sự thuộc Liên đoàn địa chất xạ hiếm cho thấy hàm lượng urani, thozi... trong đất và nước tại Nậm Xe cao.

Bất cứ khoáng sản nào khi khai thác lên cũng có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Do đó, cần hết sức cân nhắc giữa lợi ích kinh tế vốn không lớn và khả năng gây ô nhiễm môi trường khi khai thác đất hiếm .

http://www.khoahoc.com.vn/doisong/ung-dung/30143_Co-dat-hiem-van-kho-giau.aspx
http://www.apchemco.com/?view=detailnews&id=92



Rare Earth Mining Pollution :

http://www.infobarrel.com/Rare_Earth_Mining_Pollution

Pollution the big barrier to freer trade in rare earths

Mon Mar 19, 2012

http://www.reuters.com/article/2012/03/19/us-china-rareearth-idUSBRE82I08I20120319

Có thể dùng Google dịch :

http://translate.google.com/?hl=de&ie=ISO-8859-1&oe=ISO-8859-1&tab=wT

Lotus
07-11-2012, 05:17 AM
Tham nhũng gây nên sự đói nghèo ở các nước giàu khoáng sản

Những con số trên cảnh báo rằng quốc gia sở hữu nhiều tài nguyên khoáng sản không hẳn đã là một quốc gia thịnh vượng. Sự giàu có về khoáng sản không hoàn toàn giúp cho một đất nước ít nghèo hơn và có phúc lợi tốt cho mọi công dân.

“Hiện tượng này đã được giải thích là “lời nguyền của khoáng sản” hay nói đúng hơn là “nghịch lý của sự trù phú”. Tham nhũng là yếu tố cơ bản lý giải cho nghịch lý này” - đại sứ Herstrom chốt lại.

Hậu quả nhãn tiền của tham nhũng, tiêu cực, theo đại sứ Thụy Điển, có thể thấy trong lĩnh vực quản lý, khai thác than. Tỷ lệ thất thoát cao khiến một nước mạnh về than như Việt Nam sẽ phải nhập than vào năm 2012 cho tiêu thụ trong nước.

http://www.tin247.com/tham_nhung_gay_nen_su_doi_ngheo_o_cac_nuoc_giau_kh oang_san-1-21769882.html

Lotus
07-11-2012, 05:32 AM
S&P xếp hạng từ "nhóm 1" (rủi ro thấp nhất) đến "nhóm 10" (rủi ro cao nhất).

Hệ thống ngân hàng VN có tính rủi ro cao nhất.

TEXT-S&P: BICRA on Vietnam revised to Group '10' from Group '9'

... The BICRA groups summarize our view of the risks that a bank operating within a particular country and banking industry faces relative to those in other banking industries. They range from group '1', (the lowest risk) to group '10' (the highest risk)...
Our economic risk score of '10' for Vietnam reflects "very high risk" assessments on economic resilience and economic imbalances, and an "extremely high" credit risk in the economy.

Vietnam has a low-income economy, developing financial system, and evolving policy framework. These weaknesses increase the vulnerability of the economy to severe shocks. Healthy growth prospects, reinforced by the government's persistent efforts in economic restructuring, partly offset these weaknesses

We believe there is a very high risk of economic imbalances, given the rapid credit growth in the past several years. Strong growth in real housing prices also contributes to the risk of a sharp drop in prices.

Our "extremely high risk" assessment of credit risk in the economy is based on high private sector credit, low income levels, and rudimentary underwriting standards. In our view, the legal system has inefficiencies, which could lead to low recoveries and delays in settlement of foreclosures.

Our industry risk score of '8' for Vietnam reflects an "extremely high risk" assessment of the institutional framework, a "very high risk" assessment of the competitive dynamics, and an "intermediate risk" assessment of system-wide funding...

http://www.reuters.com/article/2011/11/09/idUSWLA880420111109

http://www.standardandpoors.com/ratings/articles/en/us/?articleType=HTML&assetID=1245323898302


Nợ xấu: Vấn đề lớn của Ngân hàng Việt Nam

Tỷ lệ tín dụng trên GDP của Việt Nam là 125% - cao nhất trong khu vực. Tỷ lệ nợ xấu công bố chính thức khá thấp, nhưng con số thật cao hơn thế nhiều.

http://smecapital.com.vn/content/no-xau-van-de-lon-cua-ngan-hang-viet-nam


GDP - Sự dối trá tuyệt vời

Lâu nay trong các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế chúng ta hay dùng các chỉ số như GDP, tốc độ tăng GDP, GDP bình quân đầu người…để đo tốc độ phát triển. Theo dõi báo chí, chúng tôi thấy đa số các tỉnh đều công bố những con số chóng mặt : Tăng trưởng GDP của các địa phương 5 năm qua đều tăng từ 11 đến 13%, có tỉnh đến 15%, có nhiều huyện thị còn đạt tốc độ tới 17%. Ngày 1-4-2012 vừa qua, kỷ niệm ngày giải phóng, ông chủ tịch tỉnh Ninh Thuận đã nói rằng : "Ninh Thuận sẽ đạt tốc độ tăng trưởng GDP từ nay đến năm 2020 từ 17 đến 20%”. Nghe mà sớn tóc gáy. Nghĩa là 64 tỉnh thành nước ta đều có tốc độ tăng GDP khủng khiếp, thế giới chưa từng có ! Nghe những con số này ,các nhà tuyên truyền thì phấn khích, còn các nhà kinh tế lại rất mỉm cười bảo:” Dối tra. GDP đâu ra mà lắm thế !”. Một câu hỏi xoáy lòng người : 64 tỉnh thành tăng trưởng GDP rất cao, tại sao GDP cả nước lại tăng ít hơn ? Từ 15 năm nay, GDP nước ta chưa bao giờ vượt ngưỡng 8,5% . Năm 2005, GDP nước ta đạt 8,4%, một trong những nước cao nhất thế giới. Năm 2008 , do thiên tai, biến động kinh tế, ảnh hưởng khủng hoảng tài chính Mỹ, dự kiến GDP cả nước chỉ khoảng 7 %. Năm 2011 : 5,6 %, Quý I- 2012: tăng dưới 5%…GDP cả nước tăng thấp, chỉ bằng một phần ba, một nửa tốc độ tăng GDP của nhiều tỉnh ! Vậy con số nào là thật ? Con số nào là giả ?

Vậy GDP là gì ? Theo Từ điển kinh tế do Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh (1994), thì “GDP là tổng sản phẩm quốc nội, là tổng trị giá tiền tệ của tất cả các sản phẩm cuối cùng và dịch vụ phát sinh trong một nền kinh tế trong một năm” . Theo định nghĩa trên , thì GDP cả nước sẽ bằng GDP 64 tỉnh thành cộng với GDP khu vực kinh tế trung ương . Nhất định GDP khu vực kinh tế trung ương ( các tập đoàn, TCT ) bao giờ cũng tăng cao hơn các địa phương vì có ưu thế về vốn, thiết bị, thị trường. Theo cách tính đó thì GDP bình quân của nước ta 5 năm qua phải tăng từ 12- 15% mỗi năm trở lên, chứ không phải phấn đấu cật lực mới được 7- 8,4% ! Cho nên cách tính GDP của các địa phương đang là vấn đề nghi vấn : Một là tự kê khống lên để lòe dân, để biến báo “thành tích nhiệm kỳ”? Đó là bệnh chạy theo thành tích,”màu cờ sắc áo” đã đến kỳ di căn. Đó là sự dối trá tuyệt vời.

Nếu theo tốc độ tăng GDP của các tỉnh nêu : 15- 17% /năm thì chỉ trong 10 năm, nông thôn nước ta đã giàu có hơn nông thôn nước Nhật, Nước Mỹ lắm lắm . Nhưng sự thật thì hoàn toàn trái lại . Bộ mặt nông thôn, đô thị, cuộc sống nhân dân chẳng biến đổi bao nhiêu so với 10 năm trước ? Mỗi năm tỉnh Thanh Hóa có hàng ngàn hộ đói. Các tỉnh duyên hải miền Trung cuộc sống của người dân không khác gì cách đây 20 năm. Vẫn nhà tranh vách đất, tháng nào cũng hàng ngàn hộ đứt bữa.... Nhiều con đường ở một số thành phố cấp I, cấp II vẫn ổ voi, ổ gà lởm chởm, mưa xuống là ngập lụt. Giá điện, giá xăng, giá nước sinh hoạt tăng liên tục làm người dân khốn đốn. Thịt độc, rau độc, thuốc giả, gạo giả… làm người dân vừa ăn vừa nơm nớp sợ

Nguyên nhân tình trạng GDP một đường, cuộc sống một nẻo là do trong “tổng sản phẩm quốc nội” gọi là GDP ấy đó có rất nhiều thứ có trên thực tế , nhưng hiệu quả thì không . Ví dụ các dự án xây dựng kéo dài, các quy hoạch Khu đô thị đã xây cơ sở hạ tầng, nhưng không kêu gọi được đầu tư; rồi các dự án đầu tư hàng trăm ngàn tỷ đồng như cảng nước sâu, sân bay…không phát huy hiệu quả kinh tế . Đã có sân bay Nha Trang, Cam Ranh cách đó năm ba chục cây số, lại đầu tư xây dựng sân bay “quốc tế” Phú Yên ! Rồi cảng nước sâu Chân Mây Thừa Thiên Huế, đầu tư hàng ngàn tỉ đồng, xây xong để đấy, mỗi năm chỉ có vài chuyến tàu chở than đá, chở khách du lịch, hay xây chợ mấy năm rồi mà không có vào người mua bán ; Đường quốc lộ, tỉnh lộ vừa tốn hàng trăm tỷ đồng xây dựng, nâng cấp, qua một mùa mưa lại hư hỏng ,lại đầu tư sửa chữa cũng hơn chừng ấy tiền ; thậm chí kinh phí đầu tư để sữa chữa công trình mới thi công xong đã hư hỏng.v.v… Rồi bao nhiêu nhà máy bao bì xi măng, nhà máy gạch men sứ, nhà máy đường, ximăng lò đứng, lò quay, nhà máy tinh bột sắn, khu du lịch…“trời ơi đất hỡi”, thua lỗ triền miên, huyện nào, tihnr nào cũng có khu công nghiệp.v.v..và .v.v… Tất cả vốn đầu tư không hiệu quả ấy đều được tính hết vào GDP . Ngoài ra, nạn “chạy dự án”, tăng đầu tư bất cứ giá nào nhiều năm nay đã trở thành một “mốt” làm ăn thời thượng của nhiều quan chức. Càng đầu tư nhiều tỷ lệ phần trăm ăn chia bên A, bên B, bên C … càng nhiều ! Bệnh thành tích nặng nề cũng thúc đẩy đầu tư bất cứ giá nào. Càng đầu tư nhiều thì GDP tỉnh càng cao, càng có thành tích , lãnh đạo lại giàu có thêm, dại gì không làm !.

Như vậy, tăng GDP mấy năm trở lại đây là nhờ tăng đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án không có hiệu quả đủ các lĩnh vực, chứ chất lượng cuộc sống của người dân thì không được tăng tương ứng. Càng đầu tư nhiều thì GDP càng cao và tốc độ tăng GDP cũng càng cao, và GDP bình quân đầu người càng tăng, địa phương càng được đánh giá “phát triển cao”. Nhưng GDP đó không phản ảnh được chất lượng phát triển.

Chất lượng phát triển của một địa phương thể hiện ở các chỉ tiêu sau đây : Thặng dư, lợi nhuận bổ sung vốn để tái đầu tư , sản phẩm mới và sức cạnh tranh , khả năng phát triển thị trường trong và ngoài nước, thu nhập thực tế của nhân dân thành thị nông thôn tạo nên sức mua của xã hội, đặc biệt là môi trường trong sạch. Bây giờ tỉnh nào nếu kiểm tra cũng phát hiện ra những vụ “Vê Đan” gây ô nhiễm rất trầm trọng môi trường sinh sống của người dân. Các xí nghiệp công nghiệp, các bệnh viên lớn nhỏ đều thải trực tiếp nước thải ra sông , ao hồ, ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Ở miền Trung hiện nay phần lớn các tỉnh công nghiệp quy mô nhỏ, chắp vá, công nghệ lạc hậu, sản phẩm chất lượng thấp, không có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, dẫn đến nhiều doanh nghiệp thua lỗ kéo dài .

Tỷ trọng lao động nông -lâm-ngư nghiệp vẫn chiếm trên 70%, lao động thất nghiệp ở nông thôn còn nhiều. Chỉ số GDP bình quân đầu người cả nước được công bố là 650 – 1000 USD/ người/năm , nhưng thực tế thì đa phần hộ dân nông thôn 6 miệng ăn mỗi năm làm ra hạt lúa củ khoai, con cá chưa đầy ba bốn triệu đồng , nghĩa là bình quân mỗi tháng 100- 150 ngàn đồng/ nhân khẩu! ...

http://danlambaovn.blogspot.de/2012/04/gdp-su-doi-tra-tuyet-voi.html#more

Lotus
07-11-2012, 06:52 AM
Gia tăng lượng tiền VN lưu hành .

Vậy là chính phủ CHXHCNVN đã in thêm tiền ra để chi tiêu .

Vietnam: Geldmenge steigt im 1. Halbjahr

In Vietnam ist die Geldmenge im ersten Halbjahr gestiegen. Schätzungen der Regierung in Hanoi zufolge stieg die Geldmenge im Juni um 6,84 Prozent im Vergleich zum Ende des Jahres 2011 an. Dies teilte die vietnamesische Regierung am Vortag mit, ohne jedoch Zahlen zu nennen.

http://www.boerse-go.de/nachricht/Vietnam-Geldmenge-steigt-im-Halbjahr,a2868533,b19.html

http://de.finance.yahoo.com/nachrichten/vietnam-geldmenge-steigt-1-halbjahr-092501939.html

Vietnam: Money Supply Growth

The money supply growth in Vietnam shown below is the annual percent increase in M2, also known as 'broad money' or 'money plus quasi money'. The M2 measure includes the money in circulaiton as well as bank deposits such as checking, time, and savings accounts. Over long periods of time, a few years and longer, rapid growth in M2 results in higher inflation.
...

The table shows the average annual growth of money supply in Vietnam and other countries. The averages serve better for comparison across countries. Data from one particular year could produce misleading comparisons as the numbers change over time.


Country Value
Vietnam 29.68


The graph gives a visual representation of the information included in the table. Graphs reveal differences more directly than raw numbers. Position your mouse on the bars to see the numbers for Vietnam and the other countries ...

http://www.theglobaleconomy.com/Vietnam/indicator-FM.LBL.MQMY.ZG/


So sánh vơí các quôc´gia khác thì chính phủ CHXHCNVN in thêm nhiêù tiền giâý .

Coi trong thread :

In tiền và lạm phát ở Việt Nam

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1761-In-ti%E1%BB%81n-v%C3%A0-l%E1%BA%A1m-ph%C3%A1t-%E1%BB%9F-Vi%E1%BB%87t-Nam

Lotus
07-11-2012, 01:39 PM
Doanh nghiệp nước ngoài 'đang rời VN'

Cập nhật: 10:38 GMT - thứ hai, 9 tháng 4, 2012

Lạm phát đang giáng vào doanh nghiệp nước ngoài và công nhân làm việc tại đây

Tạp chí kinh doanh Forbes của Mỹ mới có bài đánh giá về thực trạng kém hấp dẫn của Việt Nam trong con mắt của giới đầu tư nước ngoài.

Bài viết mở đầu bằng câu chuyện về một doanh nhân Đài Loan mở nhà máy chế biến gỗ tại ngoại ô TP HCM từ năm 2003.

Với lao động rẻ và địa điểm gần với khách hàng của mình, ông David Lin nghĩ Việt Nam hẳn là thị trường tốt, đặc biệt trong bối cảnh từng có doanh thu khoảng 6 triệu đôla hàng năm trước đây.

Nhưng nay ông Lin đang lên kế hoạch chuyển sang các nước châu Á khác bởi chi phí sản xuất tăng và thực trạng đình công đòi tăng lương khiến hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng.

Việt Nam từng được giới đầu tư nước ngoài coi là sự lựa chọn thay thế cho Trung Quốc do chi phí sản xuất tại Trung Quốc tăng.

Tuy nhiên lạm phát tại Việt Nam, thuộc hàng cao nhất châu Á, là một trong các trở ngại lớn.

Cam kết đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm từ 19,9 tỷ đôla (2010) xuống 14,7 tỷ đôla (2011) mặc dù Bộ Kế hoạch Đầu tư nói lượng giải ngân thực tế lại tăng 35% lên mức 11 tỷ đôla vào năm ngoái.

"Họ đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hơn là thực trạng tham nhũng, nổ bong bóng tài chính và bất động sản, quyết định đầu tư kém cỏi của các doanh nghiệp nhà nước và quản l‎ý vĩ mô yếu kém của chính phủ."

Jonathan Pincus, Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright (Tp HCM)

Tuy nhiên tạp chí Forbes nói hiện nay số doanh nghiệp nước ngoài rời Việt Nam nhiều hơn số công ty tới đây làm ăn.

Ngoài lạm phát và đình công (987 cuộc năm 2011 so với 541 cuộc năm 2007), doanh nghiệp nước ngoài còn nói tới điều kiện đường xá kém tại các khu công nghiệp gây khó khăn cho vận tải hàng hóa và tình trạng cắt điện.
...

'Rời dần'

Việt Nam đang trả giá khi dồn vốn cho doanh nghiệp nhà nước đầu tư tràn lan vào bất động sản.

Trong khi đó ông Leo Chiu, nhà tư vấn thuộc Hội đồng Phòng Thương Mại Đài Loan (với 3.000 hội viên) nói sẽ không có làn sóng rút khỏi Việt Nam hàng loạt nhưng các công ty sẽ chủ động rời đây dần dần.

Trong khi đó giới chức Việt Nam lại tảng lờ về độ nghiêm trọng của các vấn đề nội tại của kinh tế.

“Họ đổ lỗi cho khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 hơn là thực trạng tham nhũng, nổ bong bóng tài chính và bất động sản, quyết định đầu tư kém cỏi của các doanh nghiệp nhà nước và quản l‎ý vĩ mô yếu kém của chính phủ”, ông Jonathan Pincus, hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại TP HCM được dẫn lời nhận xét.

Tuy nhiên bài của Forbes cho hay trong khi một số công ty cắt giảm đầu tư tại Việt Nam vào năm ngoái thì các nhà sản xuất của Hong Kong lại chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Các công ty Nhật duy trì mức đầu tư không đổi và đang tìm kiếm đặt cơ sở sản xuất sau thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật cũng như việc hàng trăm nhà máy bị ảnh hưởng do lũ lụt tại Thái Lan vào năm ngoái.

Hiện Nhật cam kết số vốn đầu tư lớn thứ hai tại Việt Nam (2,44 tỷ đôla), chỉ đứng sau Hong Kong.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/04/120409_forbes_vn.shtml

Vietnam Loses Its Luster

Forbes Asia Magazine dated April 09, 2012

http://www.forbes.com/global/2012/0409/companies-people-vietnam-david-lin-ho-chi-minh-labor-losing-luster.html

Lotus
07-11-2012, 01:40 PM
Nợ của Hoàng Anh Gia Lai là đáng báo động

Chủ nhật, 6/5/2012

Trong khi tập đoàn HAGL tuyên bố, số nợ trên 15 nghìn tỷ đồng là bình thường thì một số chuyên gia kinh tế lại rằng: con số đó là rất đáng báo động và khả năng trả nợ của Hoành Anh Gia Lai là thấp?

Theo báo cáo của Tổng cục thuế, do tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã chấp nhận phạt nộp chậm để chiếm dụng tiền thuế làm vốn kinh doanh. Trong số các doanh nghiệp nộp chậm, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) có tờ trình và được Cục thuế Gia Lai chấp nhận gia hạn thêm thời gian nộp thuế.

Hiện tại, theo báo cáo tài chính cuối năm 2011, Tập đoàn HAGL đang có hệ số tổng nợ phải trả là 15.493 tỷ đồng, bằng 63% tổng tài sản, trong đó các khoản nợ phải chịu lãi suất là 11.622 tỷ đồng, bao gồm các khoản vay ngân hàng, trái phiếu thông thường và trái phiếu chuyển đổi.

Đại diện của HAGL, ông Võ Trường Sơn, Phó TGĐ phụ trách tài chính cho rằng: Các khoản nợ này không có gì đáng ngại. Con số nợ 15.493 tỷ đồng, theo ông Sơn là rất bình thường khi tài sản của công ty lên tới 25.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trước vấn đề này, các chuyên gia kinh tế lại có những nhận xét, cái nhìn khác.

Là chuyên gia kinh tế hàng đầu của CSVN, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, TS Lê Đăng Doanh nhận định: Trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, số nợ hiện tại của tập đoàn HAGL là quá lớn, rất đáng báo động và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Theo TS Lê Đăng Doanh, tỷ lệ nợ 63% trong tổng tài sản của HAGL cao hơn mức trung bình so với các tiêu chuẩn của quốc tế. Mỗi doanh nghiệp phải có một hệ số vốn thực và vốn vay trong giới hạn an toàn. Nếu tài chính ổn định mà vẫn đọng nợ, chậm nợ thì có thể HAGL đang có một phi vụ kinh doanh nào đó.

Ai cũng biết, “đại gia” Hoàng Anh Gia Lai có một hệ thống đồ sộ gồm nhiều công ty con, trong đó có cả công ty lĩnh vực xây dựng, bất động sản.

Năm 2011 là năm Hoàng Anh Gia Lai bị ứ đọng vốn vào nhiều dự án. Danh sách vay vốn ngân hàng của Hoàng Anh Gia Lai cũng khá dài, trong đó phải kể đến Ngân hàng BIDV, Vietcombank, Sacombank, Agribank, ACB, Vietinbank. Trong số này ngân hàng BIDV đã cho HAGL vay khoản tiền khá lớn so với các ngân hàng khác.

Theo thống kê, BIDV là "chủ nợ" lớn nhất của HAG với giá trị các koản vay là 2.640 tỷ, gồm 410 tỷ vay ngắn hạn và 2.230 tỷ vay dài hạn. Trong năm 2011, HAGL phải trả 464 tỷ chi phí lãi vay, trong quý I/2012, số lãi phải trả là 200 tỷ đồng.

TS Doanh cho rằng: khả năng hoàn trả của HAGL là rất thấp. Với số nợ quá lớn như vậy, dễ gây rủi ro cho HAGL và các Ngân hàng, Doanh nghiệp cho vay...

TS Doanh lấy dẫn chứng: vừa qua thông tin về rất nhiều công ty, tập đoàn nổi lên vì chơi sang, xe hơi, nhà cao cấp, rầm rộ nhất là những đám cưới siêu sang, bạc tỷ. Và hậu quả cuối cùng, rất nhiều trong số đó bị vỡ nợ và phải nhờ đến sự can thiệp, giúp đỡ của Chính phủ...


http://landtoday.net/vn/doanhnghiep/37701/ts-le-dang-doanh-no-cua-hoang-anh-gia-lai-la-dang-bao-dong.aspx

Lotus
07-11-2012, 01:41 PM
Doanh nghiệp thủy sản VN 'đang khốn đốn'

Cập nhật: 14:36 GMT - thứ ba, 15 tháng 5, 2012


Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định ngành thủy sản tiếp tục gặp khó khăn trong năm 2012 trong lúc nhiều doanh nghiệp phá sản.

Trả lời BBC ngày 15/05, ông Trần Thiện Hải nói tới hệ lụy của thực trạng nuôi và chế biến thủy sản tự phát quá nhanh khiến nhiều doanh nghiệp khó khăn và thậm chí phải phá sản.

“Việc tiếp tục siết chặt tín dụng và lãi suất cao đã và đang gây thêm khó khăn cho doanh nghiệp, vốn phải đương đầu với thực trạng thiếu nguồn nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng và thị trường xuất khẩu [Hoa Kỳ và châu Âu] suy giảm”.

Tuy nhiên, với trách nhiệm ở góc độ của hiệp hội, ông Hải nói “VASEP cũng khó có thể làm gì giúp được doanh nghiệp mà chỉ có thể phản ánh để chính phủ thấy được tình hình ra sao và có thể giúp đỡ doanh nghiệp hơn”

Vào đầu năm nay Chủ tịch VASEP cảnh báo điều ông gọi là “Ngành thủy sản đang ngày càng ít hấp dẫn, năng lực cạnh tranh giảm sút nhiều và khoảng 20% doanh nghiệp thủy sản sẽ đóng cửa trong năm nay”.

Trong khi đó báo Dân Việt đưa tin hơn 30 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản tại Tp HCM hiện mắc nợ hàng trăm tỷ đồng và không có khả năng thanh toán.

Được biết tình trạng này cũng xảy ra với nhiều doanh nghiệp tại Cần Thơ, nơi theo thống kê, trung bình các nhà máy chế biến thủy sản tại đây hầu hết hiện chỉ hoạt động với khoảng một phần ba công suất.

Báo này cho biết tình trạng doanh nghiệp hoặc ở tình trạng “thoi thóp” hoặc phải giải thể xảy ra tại một loạt các tỉnh tại Đồng Bằng Sông Cửu Long như An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

Ông Lê Chí Bình, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang được dẫn lời nói “Hiện có tới 70% doanh nghiệp thủy sản có nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng”.

Được biết Công ty cổ phần Thủy sản Bình An (Bianfishco) vốn nợ ngân hàng và người nuôi cá hàng ngàn tỷ đồng hiện đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chế biến đã giảm rất nhiều.

Báo VietnamNet cho hay hiện Bianfishco nợ ngân hàng và nợ tiền cá của nông dân khoảng 900 tỷ đồng, trong đó nợ tiền cá của dân là khoảng 200 tỷ đồng.

Ngoài các doanh nghiệp nhỏ, thiếu kinh nghiệm và vốn, được biết nhiều công ty lớn được mô tả thuộc hàng “đại gia thủy sản” cũng đang mắc nợ đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, và có khả năng bị vỡ nợ bất cứ lúc nào.

Một số nhận định rằng đa phần các doanh nghiệp thủy sản đã vay nhiều rồi, nên không thể tiếp tục vay nữa nhưng cũng có một số ‎người đặt câu hỏi doanh nghiệp thiếu vốn đã sử dụng bao nhiêu phần trăm đồng vốn cho thủy sản...

Trường hợp đáng chú ý

Công ty An Khang: Vỡ nợ trên 300 tỷ VND

Công ty XNK Thiên Mã 236 tỷ VND nợ xấu.

An Giang: 21 nhà máy “thoi thóp”

Đồng Tháp: 160 doanh nghiệp “đóng cửa”

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/05/120515_vn_seafood_challenges.shtml

Lotus
07-11-2012, 01:43 PM
Sông nươc´ Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm môi trường nặng nề. Quản lý bê bôí , xả thải nhiêù hoá chât´ bưà bãi ra sông hồ,...

Các nươc´ trên thê´giơí từ Mỹ, Âu Châu cho đên´ Nga, Nhật, Trung Quôc´ đêù có cảnh báo nhiêù lần trươc´ thủy sản CHXHCNVN .

Coi trong thread :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?1469-%C4%90%E1%BB%93-%C4%83n-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m&goto=newpost

Lotus
07-11-2012, 01:49 PM
Property Rights Index - Vietnam Compared to Continent

Vietnam: Property rights index

A subcomponent of the Index of Economic Freedom, the property rights index measures the degree to which a countrys laws protect private property rights, and the degree to which its government enforces those laws.

Higher scores are more desirable, i.e. property rights are better protected. Scores are from 0 to 100. The score of Vietnam is 15 .

The index also assesses the likelihood that private property will be expropriated and analyzes the independence of the judiciary, the existence of corruption within the judiciary, and the ability of individuals and businesses to enforce contracts.
The Global Property Guide considers protection of property rights as a significant factor affecting the desirability of a residential real estate investment.

Source: The Heritage Foundation and the Wall Street Journal

http://www.globalpropertyguide.com/Asia/Vietnam/property-rights-index

http://www.heritage.org/research/features/index/

New Clash Over Land Eviction

Villagers are beaten while being evicted from their homes to make way for an industrial park.

http://www.rfa.org/english/news/vietnam/land-dispute-05112012150534.html/vu-ban-2x-305.jpg
A photo from a citizen journalist shows the clashes between police and villagers in Nam Dinh province, May 10, 2012.

Police in northern Vietnam’s Nam Dinh province have beaten and arrested villagers resisting the eviction of their homes to make way for an industrial park, witnesses said, in the latest dispute over land expropriation in the one-party communist state...

Land expropriation has been linked to several high-profile incidents of unrest in recent years in communist Vietnam, where all land belongs to the state ...

http://www.rfa.org/english/news/vietnam/land-dispute-05112012150534.html


Chery to build CKD plant in Vietnam

Chinese homegrown automaker Chery Auto plans to set up a completely-knocked-down (CKD) plant in northern Vietnam, thus boosting the number of its overseas plants to 17, said a company source.

Vietnam's annual automobile sales currently stay at about 120,000 units and the annual sales figure is expected to reach 200,000 units in 2015 along with the country's expanding economy, said Chery.

Currently a good number of transnational automakers including Toyota, Ford, Daewoo, and Suzuki have set up assembly plants in Vietnam.

According to Chery spokesman Jin Yibo, the company's products to date have been exported to more than 80 countries and regions. During the period from 2001 to 2011, the average annual export growth of the Anhui-based automaker reached as high as 163 percent, maintaining its status as a leading auto exporter in China.

http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn/data/ttth/2012/15-05-2012_0.9935157128354319.html
http://www.congthuong.hochiminhcity.gov.vn/en_US/web/english/trade-news/-/ext/articleview/article/231368/16135



Tư Bản Đỏ TQ Bóc Lột Thợ VN: 5.000 Thợ Nghệ An Đình Công

(05/22/2012)

NGHỆ AN -- Tư bản đỏ từ Trung Quốc vào Việt Nam mở công ty vốn 100% chuyên sản xuất gấu bông, ngay tại quê hương ông Hồ nhưng trả lương quá thấp, làm nhiều giờ căng thẳng... Do vậy, 5 ngàn công nhân đã đình công.

Báo Tầm Nhìn và VietnamNet đã đăng tin này.

Bản tin báo Tầm Nhìn ghi nhận rằng váo sáng Thư´ Hai 21/5/2012, hàng ngàn công nhân đang làm việc tại công ty TNHH Matrix - Khu công nghiệp Bắc Vinh (xã Nghi Kim, Tp Vinh, Nghệ An) đã đình công đòi quyền lợi.

Công nhân đã hô khẩu hiệu ''tăng lương, giảm giờ làm''...

Báo này cũng nói, đến giờ làm việc theo quy định nhưng hàng ngàn công nhân đã đồng loạt đứng ngoài đường, không vào phân xưởng làm việc.

Khoảng 5 ngàn công nhân đứng ngoài đường, tập trung tại cổng ra vào Công ty Matrix.

Theo những công nhân ở đây cho hay, họ tổ chức đình công là do lương quá thấp, thời gian làm việc nhiều gây căng thẳng, khiến họ phải chịu nhiều áp lực. Trong khi đó, Công ty chưa đáp ứng đầy đủ các chế độ chính đáng cho người lao động.

Một công nhân làm việc tại xưởng sơn B1 (công đoạn sơn màu các loại thú đồ chơi) cho hay: “Tui đi làm rất đầy đủ, chuyên cần nhưng chẳng được hưởng tiền chuyên cần. Trong khi đó một ngày làm việc 10 tiếng. Công ty còn ép tăng sản phẩm”.

Tầm Nhìn cũng ghi lời một chị khác: “Tui luôn đóng quỹ Công đoàn đầy đủ, nhưng khi nghỉ sinh chẳng được nhận tiền, hỏi thì chẳng biết hỏi ai”.

Công ty TNHH Matrix là công ty 100% vốn nước ngoài do một người Trung Quốc làm chủ, chuyên sản xuất gấu bông xuất khẩu.

Trong khi đó, VietnamNet ghi rằng, theo phản ánh của một số công nhân, khi vào mùa hè, công nhân không được mang nước theo để uống, ai mang vào thì sẽ bi phạt. Công nhân muốn uống nước thì phải ra ngoài trong khi chỉ cần nghỉ tay 5 phút là không đạt sản lượng và sẽ bị trừ lương.

Phía công ty cũng tiến hành phạt những công nhân nghỉ việc, nếu nghỉ 1 ngày thì sẽ bị trừ vào lương từ 170.000 đồng đến 200.000 đồng.

Bản tin ghi thêm, “Một số công nhân nói rằng, họ sẽ tiếp tục đình công nếu phía công ty không điều chỉnh lại chế độ làm việc và tăng lương cho họ.”

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-192343_15-2/

Vietnam’s ethnic festival sells…Chinese goods ?

Opened on April 19, the Vietnam Ethnic Groups Cultural Festival promises to be a good chance to promote the cultures of 13 ethnic groups from eight cities and provinces in the north, centre and south of Vietnam. Yet, many of the event’s shortcomings have greatly disappointed the visitors.

Held at the Vietnamese Ethnic Groups Culture and Tourism Village in Dong Mo tourist area, 40km from Hanoi, the 9-day festival has stunned visitors by displaying Chinese goods next to the traditional products and handicrafts of the ethnic minority groups.

http://blog.vietnam-aujourdhui.info/post/2012/04/21/Vietnam%E2%80%99s-ethnic-festival-sells%E2%80%A6Chinese-goods

Incentives pave way for Chinese goods to Vietnam

Chinese goods are penetrating into Vietnam in an increasingly professional and well-prepared way thanks to substantial support from the Chinese government's policy of developing their export markets.

"The Chinese government has been implementing a series of policies to support their home enterprises to ship their products to neighbouring countries, among them Vietnam ...

http://blog.vietnam-aujourdhui.info/post/2012/04/10/Incentives-pave-way-for-Chinese-goods-to-Vietnam

Lotus
07-11-2012, 02:00 PM
Thứ năm 31 Tháng Năm 2012

Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam nợ nần chồng chất và làm ăn thua lỗ


Ngày 30/05/2012, bộ Tài chính công bố thống kê về hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam. Theo đó, với mức nợ là 450 000 tỷ đồng và thua lỗ trên 216 000 tỷ, nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả. Bộ Tài chính đề nghị giám sát tài chính và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.

Thống kê cung cấp thông tin về mức nợ của doanh nghiệp nhà nước cho biết : tính đến tháng 9/2011 các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam hiện còn nợ ngân hàng 415.347 tỷ đồng. Trong số đó, 12 tập đoàn kinh tế của nhà nước nợ 218.738 tỷ đồng, tương đương với 8,76% tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước. Đứng đầu trong số các tập đoàn vay nợ nhiều nhất gồm có tập đoàn tập đoàn Dầu khí Petro Vietnam (với 72.300 tỷ đồng), tập đoàn Điện lực (với 62.800 tỷ đồng) và tập đoàn Công nghiệp Than và khoáng sản TKV (với 20.500 tỷ đồng).

Một điều đáng lo ngại khác là tại Việt Nam hiện có tới gần 1/3 các tập đoàn và tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả cao gấp 3 lần so với vốn sở hữu. Vẫn theo báo cáo của bộ Tài chính, tình hình tài chính tại nhiều tập đoàn, tổng công ty chưa đảm bảo và các doanh nghiệp nhà nước phải đối phó với nguy cơ rủi ro cao, mức lỗ bình quân của các tập đoàn, tổng công ty cao hơn gấp 12 lần so với các doanh nghiệp không trực thuộc nhà nước.

Ngày 29/05/2012, phó cục truởng cục Tài chính – Doanh nghiệp, ông Đặng Quyết Tiến trong một cuộc trả lời phỏng vấn cho biết là các doanh nghiệp nhà nước sẽ phải cáo bạch tài chính. Vì thế bộ Tài chính vừa trình Chính phủ dự thảo quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước.

Hãng tin Bloomberg nhắc lại, tính thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp nhà nước Việt Nam đã khiến hai cơ quan thẩm định về mức độ rủi ro là Standard & Poor's và Moody’s hạ điểm tín nhiệm đối với đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2011, Standard & Poor's hạ 3 bậc điểm tín nhiệm so với thời điểm là tháng 12/2012 và hiện chỉ còn là điểm BB-. Trong lúc Moody’s mạnh tay hơn khi cho rằng mức độ an toàn của đầu tư vào Việt Nam hiện chỉ còn là điểm B1.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120531-doanh-nghiep-nha-nuoc-viet-nam-no-nan-chong-chat-va-lam-an-thua-lo


Quốc Doanh Nợ Ngân Hàng 20 Tỷ Đôla, Tính Tới 9/2011

(05/30/2012)

Những số nợ khổng lồ từ các công ty quốc doanh tập trung nhiều nhất là các tập đoàn thuộc những ngành dầu khí, điện lực, than-khoáng sản, và hàng hải.

Bản tin từ thông tấn TTVN cho biết, “12 tập đoàn kinh tế Nhà Nước nợ ngân hàng hơn 218 nghìn tỷ đồng.” Con số này là tương đương 10,5 tỷ USD.

Bản tin TTVN cho biết cụ thể các chi tiết về những tập đoàn nợ nhiều nhất.

Bốn tập đoàn nợ lớn nhất là:

PetroVietnam nợ 72.300 tỷ, tương đương 3,5 tỷ USD.

EVN nợ 62.800 tỷ, tương đương 3,01 tỷ USD.

Vinacomin nợ 20.500 tỷ, tương đương 984 triệu USD.

Vinashin nợ 19.600 tỷ, tương đương 941 triệu USD.

Những con số trên là từ phúc trình ghi trong “đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của Bộ Tài chính trình bày tại Phiên họp thường kỳ chính phủ tháng 4, tính đến tháng 9/2011, dư nợ vay ngân hàng của DNNN lớn là 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% tổng dư nợ cả nước.”

Con số 415.347 tỷ đồng là tương đương 20 tỷ USD.

.. Tổng số lỗ lũy kế của các tổng công ty, tập đoàn đến ngày 31/12/2011 là 26.110 tỷ đồng.”

Con số thua lỗ 26.110 tỷ đồng là tương đương 1,26 tỷ USD.

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-192713_15-2/


Thu hút vốn FDI tiếp tục giảm mạnh

South Korea FDI in Vietnam declines sharply

South Korea’s foreign direct investment (FDI) into Vietnam in Jan-May drops by 51% year-on-year, show the figures of the Foreign Investment Agency (FIA) under the Ministry of Planning and Investment...

http://article.wn.com/view/2012/06/07/South_Korea_FDI_in_Vietnam_declines_sharply/

Korea FDI to Vietnam drops 51pct y-o-y

Thursday, 07/06/2012 12:08 PM

Korea’s foreign direct Investments (FDI) to Vietnam in the first five months of the year fell 51% over the same period in 2011, the Saigon Times reported.

Specifically, the country drew $255 million in foreign direct investment (FDI) from Korea between January and May, down from $522.89 billion attracted in the same period in 2011, according to the Foreign Investment Agency under the Ministry of Planning and Investment (MoPI).

http://www.vietbiz24.com/Articles/1011/29972/investment/korea-fdi-to-vietnam-drops-51pct-y-o-y.aspx

Vietnam is missing out on FDI boom

21 May 2012

Vietnam is losing out on foreign direct investment to rival countries, despite global inflows expected to rebound next year.

The Ministry of Planning and Investment’s (MPI) Foreign Investment Agency data shows that foreign direct investment (FDI) commitments to Vietnam in 2012’s first four months declined 31.5 per cent and FDI disbursement dropped 0.3 per cent from a year earlier, a stark contrast to global trends ...

Meanwhile, FDI in Indonesia rose by a massive 30 per cent to $5.7 billion in the first quarter compared to the same period in 2011, the highest ever recorded for any quarter in Indonesia’s history, according to the Indonesia’s Investment Coordinating Board.

At the same time, FDI rose 91 per cent in Thailand, confirming the continued strong confidence of foreign investors in this country, according to Board of Investment of Thailand...

Hong Sun, general secretary of Korea Chamber of Business in Vietnam, said Vietnam’s investment climate had become “worse and worse” since 2008 because of the economic turmoil and regular changes in government policies.

“The government is tightening conditions for investments in Vietnam and increasing taxes, land fees, while slowly handling obstacles including poor transport infrastructure systems, power outages and a lack of skilled labourers,” said Sun...

http://www.vietnam-consult.de/economy/25896-vietnam-is-missing-out-on-fdi-boom


Cải cách ngân hàng Việt Nam gặp khó khăn

Nhiều ngân hàng có quá nhiêù khoản nợ xấu và quản trị kém trên toàn hệ thống, các nhà kinh tế cảnh báo ...

Vietnam banking reform in trouble: experts

10 June 2012

HO CHI MINH CITY: Vietnam's drive to restructure its troubled banking sector is being derailed by powerful interest groups as the political will needed to force through painful reforms falters, experts say.

After a decade of rapid, chaotic bank liberalisation, Vietnam has ended up with too many domestic banks (42) -- many of which are overloaded with toxic debt -- and poor governance across the system, economists warn...

Read more in :

http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific_business/view/1206720/1/.html

http://gulfnews.com/business/economy/vietnam-banking-reform-in-trouble-1.1035141

http://www.finanzen100.de/nachrichten/artikel/vietnam-banking-reform-in-trouble_H964003767_2-1-3367211581969962055/

http://www.allvoices.com/news/12352550-vietnam-banking-reform-in-trouble-experts


Khoản nợ to

Vietnamese Shipping Line Struggling Under Debt

Published: June 27, 2012

Today, it represents all that has gone wrong since then: a bloated behemoth with 18,000 workers, a fleet of unprofitable ships and 43.1 trillion dong, or $2.1 billion, in debt ...

Vinalines and other debt-ridden state companies are turning into a big test of the government’s graft-fighting credentials and of whether Communist-run Vietnam is more likely to reclaim its status as a star among emerging markets or sink deeper into an economic malaise.

“These companies have operated in secrecy for too long, but that must come to an end,” said Jonathan Pincus, dean of the Fulbright Economics Teaching Program in Ho Chi Minh City and a former Vietnam economic specialist at the United Nations.

Such companies add to a catalog of problems that have overshadowed Vietnam’s promise: bureaucracy, creaky infrastructure, a debilitating trade deficit and, until recently, spiraling inflation and a stumbling currency.

State firms have come under growing scrutiny since the government revealed June 12 that debt at Vietnam National Shipping Lines, the formal name of Vinalines, was 43.1 trillion dong at the end of 2011, more than four times its equity of 9.41 trillion dong.

Economists have urged the government to reduce the role of big state groups and give more help to small and medium-size firms, but they have been disappointed. Instead of closing or selling Vinalines and Vinashin, both are being restructured ...


http://www.nytimes.com/2012/06/28/business/global/vietnamese-shipping-line-struggling-under-debt.html?_r=1&ref=vietnam

Banks in Vietnam had weaker 2011 results, face rising debts-c.bank

HANOI, June 20 | Wed Jun 20, 2012 9:57am IST

(Reuters) - Banks in Vietnam had weaker financial performance in 2011 than the year before and their bad debts recently have been "rising continuously," the central bank said in a report on Wednesday.

The State Bank of Vietnam said the country's banks last year had slower profit growth as well as reduced rates of return on equity and return on assets.

The government adopted tight fiscal and monetary policies in 2011 to help control inflation, which affected the performance of banks and businesses, with many enterprises facing bankruptcy, the central bank said.

The report comes at a time of concern about some Vietnamese banks, given the tight policies and slowed economic growth. The government has started restructuring the financial system and seeking to get some banks to merge, but analysts say its steps have been behind schedule.

Half of all lenders recorded lower profit last year and 10 percent of them faced losses, the central bank report said without naming any banks or giving figures for the their earnings results.

The report said that overall profit growth of banks slowed in 2011 to 15.1 percent, but it didn't give any comparable figure for 2010.

The return on equity (ROE) of Vietnam's banking system was 11.86 percent last year compared with 14.56 percent in 2010, and the 2011 return on assets (ROA) dropped to 1.09 percent from 1.29 percent the previous year, according to the report said.

Banks in Southeast Asia have their ROE of 14-15 percent, it said.

WORRY ON BAD DEBTS

The central bank report didn't comment on the outlook for banks in 2012. But it expressed concern about bad debts.

"The absolute value and bad debt ratio of banks have been rising continuously, especially in the last months of 2011 and early in 2012," the report said, citing bank inspectors.

Bad debts in Vietnam hit $5.18 billion, or 4.14 percent of total loans as of April, up from 3.06 percent in 2011, due to economic difficulties faced by businesses, state-run media on Tuesday cited a central bank report as saying.

Earlier this month, governor Nguyen Van Binh told the National Assembly the system's bad debt had risen to 10 percent of loans from 6 percent earlier, but he gave no specific timeframe.

Last year, Vietnam's economic growth slowed to 5.89 percent from 6.78 percent in 2010.

Vietnam's economic growth is forecast to slow to an annual pace of 4.31 percent in the first half of this year, Deputy Prime Minister Nguyen Xuan Phuc said last Friday.

Nearly 50 banks operate in Vietnam, including three fully state-owned lenders, 39 partly private banks and five fully foreign-owned banks.

The banking system also has 54 foreign bank branches, four joint venture banks, 17 financial firms, 12 financial leasing companies and nearly 1,100 credit funds, central bank data show.

http://in.reuters.com/article/2012/06/20/vietnam-economy-banks-idINL3E8HK1ZT20120620

Thursday June 21, 2012

Weaker 2011 results for banks in Vietnam

http://biz.thestar.com.my/news/story.asp?file=/2012/6/21/business/11518955&sec=business

Lotus
07-11-2012, 02:04 PM
CHXHCNVN lạm phát cao nhất trong vùng Đông Á

Inflation Rates, List by Country
This page has a list of countries ranked by Inflation Rates. The most well known indicator of inflation is the Consumer Price Index (CPI) which measures the average price of consumer goods and services purchased by households. In sum, Inflation is the rate at which the general level of prices is rising. High rates of inflation are often associated with fast growing economies where the demand for goods and services is higher that the country’s productive capacity...

http://www.tradingeconomics.com/charts/inflation-rate-southeast-asia-countries.png

http://www.tradingeconomics.com/inflation-rates-list-by-country?c=southeast+asia

13 June 2012

Vietnamese not feeling effects of slowing inflation

Ordinary Vietnamese consumers say they haven't noticed the inflation rate slowing

It took Tran Thi Bich Thuy 15 minutes to decide what to buy at the market in Hanoi for dinner.

Mrs Thuy admits she's heard of easing inflation 'on the radio', but in reality neither she nor other housewives have witnessed any drop in prices.

"I was considering whether to buy meat or fish for the main course," Mrs Thuy says, laughing at her own indecisiveness.

"Everything is so expensive, so finally I decided on a kilogram of pork at 105,000 dong ($5; £3.20)."

According to government statistics, consumer prices have been easing with inflation. In May, the rate was 8.3%, the lowest figure since August 2010.

Last week, the subsiding inflation prompted ratings agency Standard & Poor's to change its outlook for Vietnam from negative to stable.

"The outlook revision reflects our assessment of a reduction in the risks to macroeconomic and financial stability in Vietnam," reads a statement from S&P.

But the policies that ease inflation also hurt growth ....


http://www.bbc.co.uk/news/business-18421489


5 đô la môt ký thịt heo ngoài chợ như vậy là đăt´, mà không bảo đảm an toàn thực phẩm .

Lotus
02-16-2013, 05:21 AM
.Báo Wallstreet, ân´ bản trong German :

Các bảng chỉ số FTSE trong EUR của Việt Nam thâý đáng sợ. Câu chuyện tăng trưởng của Việt Nam không đơm hoa kết trái. Trong khi môi trường kinh tế chung quanh ở Châu Á thì thịnh vượng ...


FTSE Vietnam EUR Index in EUR

http://img.wallstreet-online.de/news/171/00/83

http://www.wallstreet-online.de/nachricht/3715697-muehe-umsonst

Như chúng ta thâý, chỉ số cổ phiêú CHXHCN Việt Nam tụt xuống dần từ cách đây 6 năm (từ năm 2007), nêú có lên lại một chút thì cũng tụt lại và khuynh hương´ là tụt dài hạn .




http://images.finanzen.net/mediacenter/unsortiert/311012f.gif


http://images.finanzen.net/mediacenter/unsortiert/311012f.gif


Đường phiá trên trong hình 2 là chỉ sô´ cổ phiêú các quôc´gia khác trên thê´giơí all world index, kể cả Phi Châu.

Đường xanh phiá dươí là Ho Chi Minh Index

Lotus
02-16-2013, 05:22 AM
Chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm


Tương lai nền kinh tế Việt Nam 2013 vẫn còn mờ mịt vì nợ xấu, hàng tồn kho và thị trường bất động sản đóng băng chưa kể những yếu tố khác. Chuyên gia nói gì về vấn đề này.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html/thong-doc-ngan-hang-nha-nuoc-viet-nam-ong-nguyen-van-binh

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ông Nguyễn Văn Bình


Tải xuống - download (http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html/12192012-no-ligh-at-n-tunl.mp3)

Khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng

Trong cuộc phỏng vấn thực hiện tối 18/12, chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội tỏ ra lo ngại về sự bế tắc của nền kinh tế Việt Nam năm 2013, giữa bối cảnh hàng chục ngàn doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động và vấn đề vốn cho cộng đồng doanh nghiệp vẫn bế tắc. Ông Thành nhấn mạnh là, Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam bây giờ không chỉ là vấn đề bất động sản, hay nợ xấu, nợ khó đòi mà là cả chính sách tiền tệ không phù hợp. Ông nói:

“Tôi thấy có thể nhanh chóng giải quyết một số vấn đề nếu Ngân hàng Trung ương sẵn sàng điều tiết lưu lượng tiền tệ cho nền kinh tế phát triển, tổ chức làm sao cho doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất hợp lý như tôi đã kiến nghị từ trước đến nay thì có thể bắt đầu từ ngày mai tình hình sẽ đổi thay. Đó là những việc phải làm nhưng quí vị đã không làm.

Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam bây giờ không chỉ là vấn đề bất động sản, hay nợ xấu, nợ khó đòi mà là cả chính sách tiền tệ không phù hợp.

Ô.Bùi Kiến Thành

Nếu bây giờ con người đang thiếu máu mà không được tiếp máu để cho chết thì làm sao phát triển được. Ruộng thì đương khô bảo tưới nước vào cứu lúa mà không tưới thì lúa chết làm sao có thể có gạo mà ăn. Tại sao mọi việc rõ ràng như thế mà quí vị không làm, nếu mình ngồi đây mà không biết điều chỉnh những chính sách sai lầm thì không thể nào Việt Nam có thể phát triển được. Vì vậy phải nhìn thẳng vào sự thế, chúng ta đã làm điều gì đúng điều gì sai tại sao, mà điều chỉnh. Nếu không nền kinh tế Việt Nam không có cơ nào tránh khỏi cuộc khủng hoảng có lẽ rất trầm trọng.”

2 tuần trước khi kết thúc năm 2012, ngày 18/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại TP.HCM là nợ xấu hiện nay khoảng 400.000 tỷ đồng, các ngân hàng tự tái cơ cấu khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo lời người đứng đầu chính phủ, trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu còn lại, lãnh vực bất động sản chiếm 70% tương đương 140.000 tỷ đồng.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định rằng thống kê ở Việt Nam không xác thực, kế toán không trung thực, trong khi các ngân hàng lại che dấu. Theo lời vị chuyên gia, qui định của Việt Nam rất rõ nếu nợ xấu tới 90 ngày thì ngân hàng phải xác lập dự phòng 5%; Nếu trễ hạn trả nợ 160 ngày thì phải trích lập dự phòng 20%; còn nếu nợ trễ hạn 360 ngày lập dự phòng là 50%; còn nhóm thứ 5 với khả năng mất nợ hoàn toàn thì phải lập dự phòng 100% khoản vay ấy. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên đã không khai, nghĩa là ngân hàng không trung thực với nhân dân, không trung thực với nền kinh tế và dấu những nợ xấu đi, để rồi khai ra những lợi nhuận hết sức lớn.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html/cong-trinh-xay-dung-nua-chung-bo-do/image

Công trình xây dựng nằm ụ vì hết vốn .

Ông Bùi Kiến Thành cho rằng thông tin về nợ xấu không biết thế nào mà nói, ngày 18/12 Thủ tướng tiết lộ là 400.000 nghìn tỷ, hai tháng trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết là 200.000 nghìn tỷ và Chủ tịch Quốc hội thì nói là dư nợ bất động sản nói chung lên tới 1 triệu tỷ. Chuyên gia Bùi Kiến Thành tiếp lời:

“Nếu mà đã có nợ xấu thì phải được giải quyết, nhưng giải quyết bằng cách nào thì tôi đã nói ngân hàng tạo ra nợ xấu, thì ngân hàng có trách nhiệm hàng đầu phải giải quyết cái nợ xấu đó. Chứ đừng có đùn cái đó qua chính phủ, đừng đùn cái đó cho nhân dân nó không hợp lý.

Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý

Ông Bùi Kiến Thành

...Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý.” Ông Bùi Kiến Thành

Tự ngân hàng phải tìm giải pháp nếu không có giải pháp riêng thì phải họp nhau lại tìm giải pháp. Lúc đó nếu cần chính phủ tạo điều kiện thì sẽ xem xét, chứ còn bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý.”

Bong bóng bất động sản sẽ vỡ

Theo GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, bong bóng bất động sản sẽ vỡ là điều khó tránh. Nguyên do trong nhiều năm trị giá bất động sản bị thổi lên quá cao, các chủ đầu tư dự án lại chỉ có hai ba phần vốn bẩy tám phần đi vay ngân hàng. Hơn nữa chính các ngân hàng cũng tự đầu tư vào bất động sản chứ không chỉ đơn thuần cho người có dự án vay vốn. GSTS Vũ Văn Hóa nói:

“ Dư nợ ngân hàng lãi mẹ đẻ lãi con vì thế mỗi một ngày mở mắt ra các chủ dự án có thể mất một tỷ vài ba tỷ là chuyện bình thường, nó chồng lấn lên nhau như vậy hàng 5-7 năm trở lại đây không tiêu thụ được thì nó là hiện tượng đáng báo động trong nền kinh tế rồi.”

Ngày 18/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo tại TP.HCM là cuối tháng này chính phủ sẽ ra nghị quyết riêng giúp phá băng thị trường bất động sản.

Trước đó Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính VAFI nói rằng giá bất động sản hiện đã giảm từ 30% tới 60% và đưa ra giải pháp mà các chuyên gia nói là đầy ảo tưởng và bất khả thi. Theo đó VAFI đề nghị chính phủ cấp bù lãi suất vay vốn cho người mua nhà để có thể tiêu thụ 120.000 căn hộ chung cư. Ngoài ra các địa phương có thể mua 10.000 căn hộ để xây dựng quĩ nhà tái định cư giá rẻ. Bên cạnh đó Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước và Quĩ sắp xếp đổi mới doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của mình mua 15.000 căn hộ.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html

Lotus
02-16-2013, 05:25 AM
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN nước cấp giấy phép

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Thủ tướng ký ban hành ... Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định ...

http://vn.news.yahoo.com/nha-nuoc-doc-quyen-san-xuat-vang-mieng.html

Giá vàng ở VN cao hơn giá vàng thế giới

RFA-02-01-2013

Giá vàng thương hiệu quốc gia SJC sáng nay được niêm yết ở Saigon lên tới 46 triệu 640 ngàn một lượng giá bán ra. Như vậy giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới khoảng 4,5 triệu đồng 1 lượng.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/gold-pric-rise-up-01022013091424.html/vang-thuong-hieu-quoc-gia-sjc

Vàng thương hiệu quốc gia SJC


Giá vàng ở Việt Nam như thế đã tăng 300.000 một lượng so với giá ngày 31/12/2012. Việc tăng giá ảnh hưởng giá thế giới nhưng sự chênh lệch giá quá lớn được các chuyên giá cho rằng là hệ quả của việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về vàng miếng và áp đặt thương hiệu quốc gia duy nhất là SJC.

Với chính sách mới hơn 8 ngàn cửa hàng mua bán vàng bị đóng cửa và chỉ còn khoảng 2.000 điểm giao dịch vàng miếng hoạt động hợp pháp, trực thuộc những Ngân hàng và Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/gold-pric-rise-up-01022013091424.html


Thông qua việc Nhà nước cộng sản độc quyền sản xuất vàng miếng, đảng cộng sản và các công ty bà con cán bộ đảng cộng sản sẽ thu hút tiền của nhân dân và ngày càng thêm giàu to.

Lotus
02-16-2013, 05:27 AM
Kinh tế Việt Nam khó ra khỏi khủng hoảng

Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay có bài : « Việt Nam khó thoát khỏi khủng hoảng ». Tờ báo ghi nhận, năm 2012, tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt Nam là ở mức thấp nhất kể từ năm 1999. Năm 2013 cũng không sáng sủa hơn. Theo một số chuyên gia, tương lai của nền kinh tế, có nhiều thế mạnh này, cần phải dựa trên một chiến lược dài hạn, chứ không phải một chiến thuật « được đến đâu, hay đến đấy ». Les Echos mở đầu bài viết với nhận định, so với các nước láng giềng, Việt Nam khó hơn nhiều trong việc đưa nền kinh tế trở lại với nhịp độ tăng trưởng của thập niên vừa qua...Cùng lúc đó, đầu tư nước ngoài cũng giảm xuống 14% (12,7 tỷ đô la).

Một chuyên gia tóm lại tình hình hiện nay như sau : « Các ngân hàng không cho vay nữa, các doanh nghiệp không đầu tư, các gia đình không tiêu thụ và không còn mua nhà nữa ». Một nguyên nhân của tình trạng này là nạn lạm phát, với đỉnh cao là 23% vào tháng 8/2011, trước khi giảm xuống còn 7,8% vào tháng 11/2012, theo các thống kê của chính quyền.

Kể từ tháng 9/2012, một công ty thẩm định tài chính đã hạ điểm tín nhiệm của Việt Nam, do tình trạng nợ xấu phổ biến...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130108-kinh-te-viet-nam-kho-ra-khoi-khung-hoang


Phát hiện quá nhiều sai phạm tại Ngân Hàng Phát Triển VN

RFA-10-01-2013

Kết quả thanh tra quí 4, 2012 cho thấy nợ xấu của Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam VDB tính đến ngày cuối 2012 là 22 tỷ 664 triệu đồng, chiếm 12,57% tổng dư nợ.

Trong số nợ xấu này có 3.790 tỷ đồng cho Vinashin vay. Đó là công bố của thanh tra chính phủ trong cuộc họp báo hôm nay, nói rằng kiểm tra hồ sơ cho vay đã phát hiện nhiều sai phạm như cho vay không đúng đối tượng, sử dụng tiền vốn vay sai mục đích, thẩm định cho vay vốn không chính xác, vi phạm về tài sản, giải ngân vân vân…

Thanh Tra chính phủ còn cho hay đã có 38 khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích với số tiền lên tới 7.339 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 35 dự án mới để đóng tàu biển và tàu sông có tổng dư nợ trên hai ngàn tỷ và có khả năng mất trắng.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vnbak-dev-wron-do-01102013092236.html

Lotus
02-16-2013, 05:28 AM
VIỆT NAM CÓ NGUY CƠ LẠM PHÁT 2 CON SỐ TRONG NĂM 2013

Tin Hà Nội - Hầu hết các chuyên gia kinh tế tham dự một cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội hôm qua đều cảnh cáo rằng tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2013 sẽ là hai con số. Phúc trình chính của cuộc hội thảo mang tựa đề Rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách năm 2013, cho rằng tỉ lệ lạm phát của Việt Nam trong năm nay ít nhất là 10%, cao hơn năm rồi. Trước đó, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị phải kềm chế lạm phát dưới mức 6%. Theo một chuyên viên Trung Tâm Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách của trường Đại Học Kinh Tế, thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đó là con số không dễ gì đạt được. Phúc trình của nhóm này còn tiên đoán rằng không có nhiều triển vọng kinh tế trong năm nay tại Việt Nam.

Còn nếu có những dấu hiệu cải thiện vào 6 tháng cuối năm thì cũng không đáng kể. Một chuyên viên kinh tế khác tham dự cuộc hội thảo này cho rằng tình hình Việt Nam trong năm 2013 sẽ rất khó khăn vì không còn động lực mở rộng sản xuất, nên các hãng xưởng chỉ hoạt động cầm cự. Vì vậy nền sản xuất trong nước không phát triển nổi. Theo nhóm chuyên viên này, các công ty ở trong nước sẽ phải vượt qua nhiều sức ép để tồn tại. Rất nhiều tình hình kinh tế được phác họa là không sáng sủa được các chuyên viên kinh tế tham dự cuộc hội thảo này vạch ra, chẳng hạn như cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng theo chiều hướng bất lợi; hối suất sẽ tăng cao, tổng sản phẩm quốc nội GDP sẽ tiếp tục thấp, và thấp nhất trong vòng 12 năm qua.

http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-69615_15-2/viet-nam-co-nguy-co-lam-phat-2-con-so-trong-nam-2013.html


Việt Nam có nguy cơ lạm phát 2 con số trong năm 2013

Hầu hết các chuyên gia kinh tế tham dự một cuộc hội thảo diễn ra tại Hà Nội hôm 30 tháng 1 đều cảnh cáo rằng tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam trong năm 2013 sẽ là hai con số ...

Phúc trình của nhóm VEPR còn tiên đoán rằng “không có nhiều triển vọng kinh tế trong năm nay tại Việt Nam.” Còn nếu có những dấu hiệu “cải thiện” vào 6 tháng cuối năm thì cũng không đáng kể.

Ông Bùi Trinh, một chuyên viên kinh tế khác tham dự cuộc hội thảo này cho rằng tình hình Việt Nam trong năm 2013 sẽ “rất khó khăn.” Ông này nói: “Vì không còn động lực mở rộng sản xuất, nên các hãng xưởng chỉ hoạt động cầm cự. Vì vậy, nền sản xuất trong nước không phát triển nổi.”

Theo nhóm chuyên viên VEPR, các công ty ở trong nước sẽ phải “vượt qua nhiều sức ép để tồn tại.”

Rất nhiều tình hình kinh tế được phác họa là không sáng sủa được các chuyên viên kinh tế tham dự cuộc hội thảo này vạch ra, chẳng hạn như cán cân thương mại tiếp tục mất cân bằng theo chiều hướng bất lợi; hối suất sẽ tăng cao...

Cũng theo ông Bùi Trinh, tổng sản phẩm quốc nội - GDP sẽ tiếp tục thấp, và thấp nhất trong vòng 12 năm qua.

Theo dư luận, tiên đoán của các chuyên viên kinh tế từ cuộc hội thảo nói trên cho thấy, định hướng kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng cho năm 2013 hầu như phá sản hoàn toàn...

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161252&zoneid=2#.UQ2gHfInnqU

Lotus
02-16-2013, 05:33 AM
Việt Nam phải bảo lãnh cho Vinashin món nợ $600 triệu

Tập đoàn tài chính Credit Suisse Group AG nhiều phần sẽ chấp nhận một kế hoạch tái cấu trúc lại món nợ khó đòi $600 triệu mà “quả đấm thép” Vinashin ỳ ra từ hai năm trước với sự hậu thuẫn cam kết của nhà cầm quyền Hà Nội.

Hãng tin tài chính Bloomberg cho hay như vậy theo các nguồn tin riêng hôm Thứ Ba về một kế hoạch nhằm giải quyết món nợ mà Vinashin vay của hơn hai chục nhà tài trợ do Credit Suisse làm đại diện.

Credit Suisse đã gửi thư cho các chủ nợ của món nợ nói trên, cho biết họ chấp thuận đề nghị của phía Vinashin và đề nghị họ cũng nên chấp nhận, theo một nhân vật không được nguồn tin nêu danh tính.

Theo kế hoạch tái cấu trúc món nợ, số tín dụng $600 triệu mà Vinashin vay năm 2007 cộng với tiền lời chưa trả sẽ được bảo đảm bởi trái phiếu do Bộ Tài Chính CSVN phát hành.

Tháng 12, 2010, Vinashin đã không có tiền để trả kỳ trả nợ đầu tiên $60 triệu. Dịp này, bùng lên những tin tức cho thấy “quả đấm thép” này có tài sản rất ít trong khi nợ ngang dọc trong ngoài nước lên hơn $4 tỉ không có gì để trả. Ðến lương của hàng ngàn công nhân tại nhiều nhà máy cũng bị ỳ ra không trả.

Chủ tịch tổng giám đốc Vinashin là Phạm Thanh Bình, cùng một số ông lớn khác trong tập đoàn hồi năm ngoái đã bị kết án “cố ý làm trái gây thiệt hại nghiêm trọng.” Từ đó, người ta mới được biết những tội lỗi tày trời của kẻ cầm đầu tập đoàn kỹ nghệ từng được coi là mũi nhọn để đưa Việt Nam trở thành một nước kỹ nghệ tiên tiến trên thế giới.

Cho đến đầu năm 2010 người ta vẫn thấy Vinashin “báo lãi.” Ðiều này cho thấy quan chức quốc doanh nhà nước CSVN chuyên môn dối trá tình hình kinh doanh thực tế.

Hãng tin Bloomberg gọi điện thoại cho ông Trương Văn Tuyển yêu cầu ông bình luận về tin nói trên nhưng không thấy trả lời. Phát ngôn viên cho Credit Suisse ở Hongkong là Josephine Lee cũng từ chối trả lời.

Sau khi món tín dụng $600 triệu được cho vay, chủ nợ đã thay đổi một số vì được các công ty kinh doanh tài chính mua qua bán lại. Khoảng phân nửa tín dụng do một số công ty nhỏ ở Á Châu làm chủ.

Theo bản tin Boomberg, tập đoàn Vinashin đề nghị chuyển món nợ hiện nay thành món nợ đáo hạn 12 năm, lãi suất 1% sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với vốn cũ và khoảng $22 triệu tiền lời chưa trả.

Chi phí pháp lý có thể lên đến $2.5 triệu có thể phải trả khi bắt đầu tái cấu trúc món nợ. Món nợ hoàn toàn được Bộ Tài Chính CSVN bảo lãnh.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=161516&zoneid=1#.UOXqNfInnqU

An entity of Vietnam’s finance ministry will issue the securities, and the government department will fully guarantee the debt, the person said.

http://www.bloomberg.com/news/2013-02-05/credit-suisse-to-accept-vinashin-s-plan-to-restructure-its-debt.html


Vỡ Nợ và Lừa Đảo

... Nếu buôn bán chân thật mà thua lỗ, thì gọi là vỡ nợ. Nếu gian, thì gọi là lừa đảo.

Than ôi, đã có những vụ lớn hơn rất là nhiều, mà rồi cũng êm thôi.

Vinashin, Vinalines... đều là các trường hợp xài tiền dân và làm mất tới hàng chục tỷ đôla. Nên gọi đó là vỡ nợ hay lừa đảo? Hay là rút ruột tài sản quốc doanh?

Khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng quyết định chẻ nhỏ Vinashin và phần thì sáp nhập với Vinalines, phần thì cho tách rời ra... để xóa hết sổ sách kế toán Vinashin, để rồi chẳng ai dò ra chỗ nào là vỡ nợ, chỗ nào là lừa đảo nữa... Thì lằn ranh vỡ nợ, lừa đảo làm gì dò ra nữa.

http://vietbao.com/D_1-2_2-349_4-203659_15-2/

Lotus
02-16-2013, 05:35 AM
Banks' Bad Debts Weigh on Vietnam

http://online.wsj.com/article/SB10001424052702303410404577466332995406806.html#

Bad-Debt Fears Rise in Vietnam

http://online.wsj.com/article/SB10000872396390444443504577603021036611902.html#
February 13, 2013, 5:24 PM

Banking in Vietnam Loses Appeal

Vietnam could use foreign investors’ help fixing a banking system that is hobbling its economy, but slowing growth, bad loans and a lack of transparency make for a challenging sales pitch...

http://blogs.wsj.com/deals/2013/02/13/banking-in-vietnam-grows-less-appealing/

Ngân hàng VN 'muốn bán nhưng bị ế'

Việt Nam có thể sử dụng các nhà đầu tư nước ngoài để khắc phục hệ thống ngân hàng yếu kém đang làm cản trở kinh tế, nhưng tăng trưởng chậm, nợ xấu và thiếu minh bạch khiến nỗ lực thu hút giới đầu tư không dễ dàng ...

Chính phủ hiện sở hữu đa số -và trong một số trường hợp, 100% - tất cả năm ngân hàng có vốn nhà nước ...

Một yếu tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và thực hành kế toán còn yếu, không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/02/130214_vietnam_banks_foreign_investors.shtml

Lotus
02-16-2013, 05:41 AM
Kinh Tế VN Đang Đuối Từ Từ, Xuất Khẩu Gạo, 125.000 Dân Đói; Tới 40 quỹ ngoài ngân sách nhận cả trăm nghìn tỷ đồng, xài bí ẩn, khỏi đếm

HANOI -- Nền kinh tế Việt đang suy yếu từ từ, theo lời các chuyên gia trong một cuộc hội thảo ở Hà Nội, được báo Đất Việt ghi lại.

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ cho biết trong năm 2012, cả nước có trên 125.000 người thiếu ăn.

Tình hình thiếu ăn khôi haà ở chỗ VN là nước xuất cảng gạo nhứt nhì thế giới. Và càng bi hài thêm, khi báo Tiền Phong nói rằng VN hiện có 40 quỹ được cấp tiền hàng năm hàng trăm tỷ đồng nhưng không hề có sổ sách chi xài gì cả -- nghĩa là, xài gì thì xài, không ai kiểm tra...

Báo Đất Việt nêu viễn ảnh bi thảm là triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012, trong khi lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013...

Các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1 đã nói rằng ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn.

Bản tin ghi nhận rằng, khi nhìn ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

Tuy nhiên, độc chiêu của kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cứ đập phá rồi xây cũng tốt.

Báo Đất Việt kể:

“...điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả, ông Trinh nhấn mạnh.”

Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ ghi theo Tổng cục Thống kê cho thấy số liệu tình hình kinh tế - xã hội tháng 1/2013. Theo đó, cả nước có 30.900 hộ thiếu đói, tương ứng với 125.400 người thiếu đói, giảm 53% so với cùng kỳ năm trước.

Một bài viết trên báo Dân Trí của nhà bình luận Lê Chân Nhân nêu vấn đề rằng: “Quốc gia xuất khẩu gạo, sao để trẻ thiếu ăn?”

Bài báo quy trách nhiệm cho các quan chức lãnh đạo:

“Một câu hỏi thật nhức nhối, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo nhất nhì thế giới, nhưng còn có nhiều nơi dân mình không có gạo để ăn, tội nghiệp nhất là trẻ em. Chúng ta không thiếu gạo, vậy thì chúng ta thiếu gì? Câu trả lời sòng phẳng và chính xác nhất là thiếu trách nhiệm...

Thấy dân khổ mà vẫn vô tâm, biết trẻ em đói phải ăn ngô, ăn khoai thay gạo mà vẫn nhắm mắt quay lưng, chỉ lo cho thân mình thì không xứng đáng làm lãnh đạo, điều hành quản lý một địa phương. Buồn thay, không ít quan chức chỉ biết thu vén cho bản thân, gia đình. Ngày tết quà cáp đầy nhà, thực phẩm thừa mứa, nhưng không hề chạnh lòng hay trắc ẩn đối với người nghèo, nói chi đến trách nhiệm. Cái đáng sợ là sự thiếu trách nhiệm, nhưng nguy hiểm nhất đó là con người thiếu lòng trắc ẩn, mà cái thiếu đó lại rơi vào người làm quan mới kinh khủng.”

Và đặc biệt, báo Tiền Phong nói rằng có nhiều quỹ xài tiền rất bí ẩn tại VN.

Bản tin tựa đề “Quỹ Nhà nước trăm tỷ: Bí ẩn chi tiêu” ghi lời “PGS. TS Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kế toán - Kiểm toán Việt Nam đề cập nhiều quỹ nhà nước được đầu tư hàng trăm tỷ mỗi năm nhưng không biết chi tiêu thế nào.

Theo ông Đặng Văn Thanh, điểm đáng chú ý hiện nay là chúng ta có Luật Ngân sách Nhà nước nhưng ngân sách ngày càng nhỏ đi trong tổng số quỹ tài chính của Nhà nước, song lại chưa có luật điều chỉnh. Bên cạnh ngân sách Nhà nước có tới 40 quỹ ngoài ngân sách. Có những quỹ tới hàng chục nghìn, thậm chí cả trăm nghìn tỷ nhưng chi tiêu ra sao, hình thành thế nào thì không ai biết.

“Tôi làm đại biểu Quốc hội 5 năm, kiến nghị mấy lần nhưng chưa một quỹ nào báo cáo công khai trước Quốc hội về tiền chi tiêu thế nào. Quanh đi quẩn lại là kết quả xóa đói giảm nghèo… Hôm trước, ngồi ở Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nghe một loạt quỹ của Bộ Y tế thấy nhiều vấn đề lắm. Có những quỹ được đầu tư hàng chục năm nay như Quỹ Nâng cao chất lượng dân số Việt Nam nhưng tiền tiêu thế nào, sàng lọc, bồi bổ con người thế nào, chống bệnh hiểm nghèo thế nào không rõ”- Ông Thanh nói...”

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-203415_15-2/

Lotus
02-16-2013, 02:08 PM
Tương lai nền kinh tế Việt Nam 2013 vẫn còn mờ mịt vì nợ xấu, hàng tồn kho và thị trường bất động sản đóng băng chưa kể những yếu tố khác.

Khó tránh khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng

Trong cuộc phỏng vấn thực hiện tối 18/12, chuyên gia kinh tế tài chánh Bùi Kiến Thành từ Hà Nội tỏ ra lo ngại về sự bế tắc của nền kinh tế Việt Nam năm 2013, giữa bối cảnh hàng chục ngàn doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động và vấn đề vốn cho cộng đồng doanh nghiệp vẫn bế tắc. Ông Thành nhấn mạnh là, Ảnh hưởng nền kinh tế Việt Nam bây giờ không chỉ là vấn đề bất động sản, hay nợ xấu, nợ khó đòi mà là cả chính sách tiền tệ không phù hợp...

2 tuần trước khi kết thúc năm 2012, ngày 18/12 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu tại TP.HCM là nợ xấu hiện nay khoảng 400.000 tỷ đồng, các ngân hàng tự tái cơ cấu khoảng 200.000 tỷ đồng. Theo lời người đứng đầu chính phủ, trong số 200.000 tỷ đồng nợ xấu còn lại, lãnh vực bất động sản chiếm 70% tương đương 140.000 tỷ đồng.

Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định rằng thống kê ở Việt Nam không xác thực, kế toán không trung thực, trong khi các ngân hàng lại che dấu. Theo lời vị chuyên gia, qui định của Việt Nam rất rõ nếu nợ xấu tới 90 ngày thì ngân hàng phải xác lập dự phòng 5%; Nếu trễ hạn trả nợ 160 ngày thì phải trích lập dự phòng 20%; còn nếu nợ trễ hạn 360 ngày lập dự phòng là 50%; còn nhóm thứ 5 với khả năng mất nợ hoàn toàn thì phải lập dự phòng 100% khoản vay ấy. Ngân hàng không muốn trích lập dự phòng nên đã không khai, nghĩa là ngân hàng không trung thực với nhân dân, không trung thực với nền kinh tế và dấu những nợ xấu đi, để rồi khai ra những lợi nhuận hết sức lớn.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html/cong-trinh-xay-dung-nua-chung-bo-do/image

Công trình xây dựng nằm ụ vì hết vốn .

Ông Bùi Kiến Thành cho rằng thông tin về nợ xấu không biết thế nào mà nói, ngày 18/12 Thủ tướng tiết lộ là 400.000 nghìn tỷ, hai tháng trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết là 200.000 nghìn tỷ và Chủ tịch Quốc hội thì nói là dư nợ bất động sản nói chung lên tới 1 triệu tỷ. Chuyên gia Bùi Kiến Thành tiếp lời:

“Nếu mà đã có nợ xấu thì phải được giải quyết, nhưng giải quyết bằng cách nào thì tôi đã nói ngân hàng tạo ra nợ xấu, thì ngân hàng có trách nhiệm hàng đầu phải giải quyết cái nợ xấu đó. Chứ đừng có đùn cái đó qua chính phủ, đừng đùn cái đó cho nhân dân nó không hợp lý.

Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý

Ông Bùi Kiến Thành

...Bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý.” Ông Bùi Kiến Thành

Tự ngân hàng phải tìm giải pháp nếu không có giải pháp riêng thì phải họp nhau lại tìm giải pháp. Lúc đó nếu cần chính phủ tạo điều kiện thì sẽ xem xét, chứ còn bây giờ nói tôi làm bao nhiêu nợ xấu, tôi cho vay bao nhiêu nợ xấu cho người thân người quen đủ thứ kiểu, tôi cho vay bất động sản thành ra nợ xấu và bây giờ bắt nhân dân phải gánh vác hết thì không hợp lý.”

Bong bóng bất động sản sẽ vỡ

Theo GSTS Vũ Văn Hóa, phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, bong bóng bất động sản sẽ vỡ là điều khó tránh...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/no-ligh-at-n-tunl-12192012074139.html

Lotus
02-16-2013, 02:12 PM
’Nền kinh tế Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ’

February 3, 2013

(ĐVO) – Triển vọng kinh tế năm 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012. Lạm phát cao có thể trở lại vào năm 2013 khiến mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra trở nên mong manh. Chính sách điều hành kinh tế sẽ phụ thuộc nhiều vào các biện pháp hành chính hơn là thị trường.

Đây là một trong những nhận định của các chuyên gia kinh tế về triển vọng kinh tế năm 2013 tại hội thảo: “Những rủi ro kinh tế vĩ mô và tầm nhìn chính sách 2013” do Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách, Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức sáng 30/1... Thâm hụt ngân sách tăng nhanh buộc Chính phủ phải tăng cường vay mượn thông qua trái phiếu bất chấp lãi suất cao và đẩy thêm gánh nặng về phí và thuế sang cho người dân.

Theo chuyên gia Bùi Trinh, thời gian qua các nhà tư vấn kinh tế về các chính sách của Nhà nước tập trung vào vấn đề tiền tệ nhằm ngăn cản sự gia tăng của giá cả mà bỏ qua các yếu tố khác.

Ngay cả vấn đề lạm phát thì cũng chỉ giải quyết phần ngọn. Nguyên nhân sâu xa của lạm phát lại là do việc sản xuất và đầu tư thiếu hiệu quả và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) giảm mạnh. Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng GDP khoảng 22% trong giai đoạn 2000-2005 thì đến 2006-2011 là dưới 10%. Bên cạnh đó nếu tính toán từ hệ số giá trị gia tăng trên giá trị sản xuất từ giai đoạn năm 2000 đến nay, tỉ lệ này ngày càng nhỏ đi.

“Năm 2000 sản xuất ra 10 đồng sẽ tạo ra trên 4 đồng giá trị gia tăng, đến giai đoạn hiện nay sản xuất 19 đồng chỉ tạo ra chưa đến 3 đồng giá trị gia tăng. Như vậy một lượng tiền lớn bỏ ra để sản xuất nhưng lại tạo ra một lượng hàng hóa ít hơn sẽ làm phá vỡ quan hệ tiền – hàng và góp phần làm tăng chi phí của hàng hóa sản xuất trong nước”, ông Bùi Trinh nói.

Nhìn ở nhiều góc độ của nền kinh tế, chuyên gia Bùi Trinh cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 không có điểm nào sáng.

Nghiên cứu của chuyên gia Bùi Trinh và Ths Nguyễn Viết Phong cũng chỉ ra kịch bản tăng trưởng GDP cho năm 2013 có thể đạt được từ 4% đến 5% trong điều kiện tăng trưởng về các yếu tố tổng cầu vẫn được đảm bảo và hiệu quả đầu tư không thay đổi so với năm 2012.

Tuy nhiên, điểm mà các chuyên gia nhấn mạnh là khi đầu tư công của nửa cuối năm 2012 vào (đập phá, xây dựng trụ sở mới của các cơ quan nhà nước, mua sắm xe cộ, đào và lát lại vỉa hè lòng đường…) có thể làm trực tiếp tăng GDP của năm đó, “nhưng cách thực hiện vốn đầu tư kiểu này không hề lan tỏa cho các năm sau. Đầu tư công như vậy là không hiệu quả’, ông Trinh nhấn mạnh.

Khi nền sản xuất bị giảm tốc độ tăng trưởng, các khoản thu ngân sách gặp khó khăn dẫn tới bội chi ngân sách, nợ nần tăng thêm. Nếu đầu tư của khu vực tư nhân cũng gặp khó do tín dụng gần như không tăng sẽ không chỉ gây nên nguy cơ suy giảm kinh tế mà biện pháp khắc phục suy giảm bằng cho vay ồ ạt trong điều kiện giá năng lượng, giá dịch vụ trong nước tăng mạnh và giá cả thế giới cũng tăng sẽ tạo vòng xoáy phức tạp hơn về nguy cơ lạm phát mới.
Thêm vào đó, hiện nay cả người tiêu dùng và nhà đầu tư đều khá thận trọng trong chi tiêu dẫn tới khả năng mở rộng sản xuất rất khó. Như vậy có thể thấy nền kinh tế hiện đang thực sự khó khăn ở cả phía cung lẫn cầu.

TS Nguyễn Đức Thành, Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng, kinh tế 2013 không có nhiều đột biến so với năm 2012 do chưa có cuộc cải cách nào lớn thực sự được thực hiện ngoại trừ sự khởi động mạnh mẽ của ngành tài chính ngân hàng.

“Lạm phát cao trong năm 2013 có thể trở lại khiến mục tiêu lạm phát dưới 6% của Chính phủ đặt ra vào cuối năm 2012 trở nên mong manh. Nhiều khả năng Chính phủ không đạt được mục tiêu này. Dự báo của chúng tôi cho rằng làm phát 2013 có thể hướng tới mức 10%”, TS Thành nhận định.

TS Lưu Bích Hồ thì cho rằng, triển vọng kinh tế năm 2013 duy nhất có một điểm sáng là nông nghiệp, nông dân và nông thôn. “Chỉ có nông nghiệp là tạo ra giá trị thật, hạt gạo, hạt thóc và xuất khẩu thật. Hai lần khủng hoảng kinh tế đều do nông nghiệp ‘cứu’. Do vậy không nên nhìn vào con số xuất siêu, thặng dư vì đó chỉ là con số ảo”, TS Bích Hồ khẳng định.

Lợi ích nhóm làm xói mòn uy tín

Theo TS Nguyễn Đức Thành, năm 2012 ngành ngân hàng có những khủng hoảng nhỏ và đỉnh cao là một số lãnh đạo ngân hàng bị bắt và nhiều tin đồn lan truyền. Điều này làm cho lần đầu tiên trong lịch sử hệ thống ngân hàng thương mại với nhau cho vay qua đêm phải có cầm cố thế chấp.

Năm 2012 cũng là năm nhiều ngân hàng không đòi được tiền đã cho vay. Lưu lượng giao dịch ngân hàng giảm dần và lãi suất liên ngân hàng cũng giảm.

“Các chính sách đổ xô vào những cú sốc lớn – như bất động sản – trong khi nền kinh tế của Việt Nam đang yếu đi một cách từ từ thì không ai để ý. Hiện tượng phá sản ngành thủy sản (cá tra, cá ba sa) chính là một ví dụ điển hình cho các tín hiệu về chỉ số vĩ mô, giá không được lưu ý”, TS Thành nói.

Việc điều hành giá thời gian qua như sự can thiệp vào thị trường vàng và dự thảo Nghị định về thanh toán bằng tiền mặt trong đó, các giao dịch mua bán bất động sản, ô tô, xe máy… sẽ phải thực hiện qua tài khoản, theo TS Thành tư tưởng chính sách rất hay và đúng.

“Một nền kinh tế kinh tế vàng không vào quỹ lưu thông và tiền chạy qua tài khoản là rất đúng, nhưng cách làm theo kiểu gò vào như hiện nay thì bản thân tôi và nhiều chuyên gia kinh tế ngờ rằng đó chỉ là cách cứu các ngân hàng trong điều kiện hoàn cảnh khó khăn. Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”, TS Thành lo ngại.

Description: Theo TS Thành Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”
Theo TS Thành: “Nếu mục tiêu chính sách hay mà công cụ thực hiện áp đặt phục vụ lợi ích nhóm sẽ làm cho chính sách rất khó khả thi và làm sói mòn uy tín của Chính phủ”

Những gợi ý

Giới chuyên môn đưa ra nhiều gợi ý chính sách năm 2013. Theo đó cần phục hồi đà tăng trưởng kinh tế bằng cách nỗ lực giảm lãi suất cho vay ra và tiếp tục cung ứng tín dụng ổn định kinh tế, giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng xuất khẩu, đẩy mạnh bán hàng, giảm tồn kho, tạo thêm việc làm và khuyến khích đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh dài hạn.

TS Lưu Bích Hồ cho rằng, Chính phủ phải tập trung số 1 vào tái cơ cấu chứ không phải là lạm phát. Cần phải chấn chỉnh lại sự điều hành và nhìn bài học về sự không đồng bộ, sử dụng quá nhiều biện pháp hành chính. Tím ra nguyên nhân nói mà không làm được, hoặc nói nhiều làm ít, làm không hiệu quả.

TS Thành gợi ý, Chính phủ thực hiện các giải pháp giúp doanh nghiệp tái cơ cấu nợ để tiếp tục được cấp vốn nếu có dự án kinh doanh hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng tiêu thụ hoặc đơn hàng xuất khẩu.

Phục hồi thị trường bất động sản bằng biện pháp giữ lãi suất cho vay mua nhà trong khoảng 10-12%/năm, kỳ hạn 15-20 năm và có thể điều chỉnh theo lạm phát được kỳ vọng có thể làm một động lực mạnh để tăng lực cầu các căn hộ tại phân khúc bình dân.

Xử lý nợ xấu bằng cách thành lập công ty mua bán nợ tập trung hoặc trực tiếp bơm vốn cho hệ thống ngân hàng tự xử lý hoặc phối hợp cả hai biện pháp trên. Ngoài ra, xử lý nợ xấu cũng sẽ gắn với việc sắp xếp dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém đang là nhân tố gây bất ổn thanh khoản của hệ thống.

Bích Ngọc

http://www.gocnhinalan.com/bai-cua-khach/nn-kinh-vit-nam-ang-yu-mt-cch.html

Lotus
02-16-2013, 02:13 PM
Các Chuyên Gia Kinh Tế Cùng Đưa Ra Nhận Định Bi Quan: Kinh Tế VN Sẽ Thê Thảm Hơn, Năm 2013 Còn Chết Nhiều Hơn, Lợi ích nhóm đang chi phối chính sách đầu tư của nhà nước...

HANOI -- Kinh tế Việt Nam trong năm 2013 sẽ còn thê thảm hơn so với năm 2012, theo nhận định của PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam khi trả lời phỏng vấn của Tiền Phong.

GS Thiên đưa ra lời tiên đoán đầu năm cho trọn năm 2013: “...doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”

Trong khi đó, thông tấn TTXVN vẽ ra chân trời maù hồng: GDP đầu người Việt Nam có thể tới 3.000 USD vào năm 2020...

Trong khi đó, thông tấn VEF viết theo tn từ báo Đầu Tư, ghi nhận lời ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, nói: “...dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.” Đặc biệt ông Tuấn nói các nhóm lợi ích đang chi phối chính sách kinh tế VN.

Báo Tiền Phong qua bài tựa đề “Cơ hội nói thật và làm thật,” có vẻ như ám chỉ rằng trước giờ nhà nước chỉ “nói dối và làm gian lận.”

Báo naỳ ghi lời PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam về kinh tế năm 2013.

Ông Thiên nói:

“Giờ là lúc có triển vọng nhất do tình hình kinh tế cũng đã xuống gần đến đáy rồi. Theo quy luật rồi cũng phải đi lên, miễn là chúng ta đừng để “ngất” quá lâu ở đáy. Chính phủ đang tập trung giải tỏa nhưng chưa biết thế nào. Tái cơ cấu là phải làm triệt để...

Năm 2011 tôi đã nói đấy là năm còn khó hơn năm 2008, thời điểm khủng hoảng tác động đến Việt Nam. Còn cụ thể hơn thì nó còn khó hơn cả so với năm 1986, thời điểm thực hiện Đổi Mới.

Nhiều người phản ứng làm gì đến mức so sánh dữ dội thế. Tôi bảo lạm phát giờ 20%, thấp hơn mức lạm phát tới 700% năm 1986 nhưng nay tình hình khó khăn rất khác so với trước đây.

Thứ nhất, lạm phát hiện nay là lạm phát thị trường trong bối cảnh mở cửa hội nhập. Có những biến số mà Việt Nam không thể kiểm soát được. Cái nữa là nay sướng quen rồi. Mô hình tăng trưởng dựa vào vốn quen rồi. Giờ bỏ vốn ra là chết.

Năm 2012, tôi cũng mang tiếng bi quan khi nói tình hình sẽ khó hơn cả năm 2011. Thực tế ai cũng thấy tình hình khó khăn thật, đến mức Chính phủ phải nhận khuyết điểm. Cái khó này cũng buộc người ta phải nhìn ra những vấn đề đang phải đối mặt.

Còn 2013, thì lại tiếp tục khó hơn nữa. Với tình hình vốn như thế này thì doanh nghiệp còn chết nhiều nữa. Kéo theo vấn đề thu nhập giảm sút, mất công ăn việc làm. Đó là chưa kể vấn đề lòng tin suy giảm.”

...Cơ hội lớn nhất hiện nay là nói thật và làm thật, vì có muốn che giấu cũng không được. Tất cả bệnh tật đã lộ ra rồi. Vấn đề còn lại là xử lý từng căn bệnh ra sao, cái nào trước, cái nào sau. Tuy nhiên, đến nay chưa có con số nợ xấu chính xác của toàn quốc gia. Nợ xấu của ngân hàng theo báo cáo mới nhất là 400.000 tỷ đồng.”

Con số 400.000 tỷ đồng VN này là gần 20 tỷ đôla.

Trong khi đó, thông tấn TTXVN ghi nhận về Đề án nâng cao xếp hạng tín nhiệm quốc gia thì chính phủ VN hy vọng sẽ có “GDP đầu người Việt Nam 3.000 USD vào năm 2020...”

Tuy nhiên, nói thì năm nào cũng nói y hệt như nhau về “Công khai, minh bạch giá các hàng hóa, dịch vụ, đi đôi với các giải pháp hỗ trợ hợp lý cho sản xuất gặp khó khăn và thực hiệc chính sách an sinh xã hội trong từng giai đoạn...” Năm nào cũng lặp laị như thế. Nhưng làm thì tiền bạc sứt mẽ, trôi tuột như ra biển, ra sông...

Đặc biệt VEF ghi theo báo Đầu Tư đã có bản tin tựa đề “Nhà nước rút lui để đột phá,” trong đó ghi nhận lời “ông Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lí cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt giai đoạn 1985 - 1994, cảm thấy tiếc nuối khi nói về những điểm đột phá của nền kinh tế Việt Nam...

Hiện tại, nền kinh tế Việt Nam cũng được cho là "tới hạn" và buộc phải thay đổi. Tuy nhiên, theo ông Tuấn, so với những khó khăn mà nền kinh tế Việt Nam đã trải qua, dường như tình hình đang khó hơn rất nhiều, nhất là khi lợi ích đang chi phối khá nhiều các quyết định chính sách.

Song, nếu lại đi chậm, vụt mất cơ hội tái cơ cấu trong năm 2013-2014 để sẵn sàng bước vào năm 2015 hội nhập đầy đủ, thì kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức sống còn hơn.”

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-204010_15-2/

Lotus
02-17-2013, 07:11 PM
Vietnam economic crisis takes heavy toll on society

Posted: 13 February 2013 2128 hrs


HANOI: From growing numbers of people with depression to families bankrupted by stock market investments, many are suffering in Vietnam's slow-burn economic crisis -- and blame the communist regime for their woes....

Nguyên bài trong :

http://www.channelnewsasia.com/stories/afp_asiapacific/view/1254045/1/.html

Lotus
02-18-2013, 04:49 AM
Nông thôn-Thành thị cách biệt quá lớn

2013-02-15

Theo Ngân hàng Thế giới, thống kê năm 2011 cho thấy thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam là 1.407 USD/năm trong khi của Malaysia 9.977 USD, Thái Lan là 4.972, Indonesia 3.495 USD và Philippines 2.370 USD. Sự tụt hậu của Việt Nam so với khu vực nói chung là đáng xấu hổ, vì đất nước đã hoàn toàn thống nhất từ gần 40 năm qua.

Trong bối cảnh như vậy, ở Việt Nam lại đang có một khoảng cách rất lớn về đời sống giữa người giàu và người nghèo, cũng như giữa nông thôn và thành thị. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, nếu như khoảng cách thu nhập trung bình giữa người giàu và người nghèo ở Việt Nam là 8,9 lần trong năm 2008 thì đến năm 2011 mức này là 9,2 lần. Sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và thành thị là điều hiển nhiên và có thể thấy ngay lập tức. Các số liệu chính thức cho thấy ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đất phì nhiêu nơi cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu 7,7 triệu tấn gạo trong năm 2012, nhưng hộ nông dân trồng lúa chỉ có diện tích trung bình khoảng 0,6 héc-ta. Dựa trên giá lúa bảo đảm nông dân có lãi 30%, thì thu nhập bình quân của nông dân theo đầu người chỉ vào khoảng 316.000 đ/tháng. Tức là nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung dư tiêu chuẩn nghèo hiện hành được qui định 400.000 đ/tháng/người.

Thiệt thòi vẫn là người nông dân

Ông Ba, một người trồng lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết gia đình ông tích tụ 10 héc-ta ruộng nên cuộc sống tương đối đỡ vất vả. Nhưng ông cho biết đại đa số những người quanh ông đều canh tác dưới 1 héc-ta. Ông nói:

“Tôi mong làm sao chênh lệch giữa giàu với nghèo được giảm bớt đi. Thực tế bây giờ, người giàu không lao động cực nhọc như người nông dân nhưng rất giàu, rất nhiều người giàu nhưng đại đa số nông toàn là rất nghèo, tôi thấy ở Việt Nam không có công bằng xã hội. Vừa rồi tôi có dịp đi qua Malaysia, nước người ta người nghèo vẫn có xe hơi, trong khi đó ở nông thôn Việt Nam nếu mà làm tới năm, bảy trăm công ruộng cũng không dám mơ có cái xe con để đi lại. Sự chênh lệch cho thấy người nông dân thiệt thòi nhiều quá.” ...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gap-is-too-deep-02152013061631.html

Lotus
02-19-2013, 08:10 PM
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN nước cấp giấy phép

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Thủ tướng ký ban hành ... Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định ...

http://vn.news.yahoo.com/nha-nuoc-doc-quyen-san-xuat-vang-mieng.html

Giá vàng ở VN cao hơn giá vàng thế giới

RFA-02-01-2013

Giá vàng thương hiệu quốc gia SJC sáng nay được niêm yết ở Saigon lên tới 46 triệu 640 ngàn một lượng giá bán ra. Như vậy giá vàng trong nước vẫn cao hơn giá thế giới khoảng 4,5 triệu đồng 1 lượng.


http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/gold-pric-rise-up-01022013091424.html/vang-thuong-hieu-quoc-gia-sjc

Vàng thương hiệu quốc gia SJC


Giá vàng ở Việt Nam như thế đã tăng 300.000 một lượng so với giá ngày 31/12/2012. Việc tăng giá ảnh hưởng giá thế giới nhưng sự chênh lệch giá quá lớn được các chuyên giá cho rằng là hệ quả của việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền về vàng miếng và áp đặt thương hiệu quốc gia duy nhất là SJC.

Với chính sách mới hơn 8 ngàn cửa hàng mua bán vàng bị đóng cửa và chỉ còn khoảng 2.000 điểm giao dịch vàng miếng hoạt động hợp pháp, trực thuộc những Ngân hàng và Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp phép.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/gold-pric-rise-up-01022013091424.html


Thông qua việc Nhà nước cộng sản độc quyền sản xuất vàng miếng, đảng cộng sản và các công ty bà con cán bộ đảng cộng sản sẽ thu hút tiền của nhân dân và ngày càng thêm giàu to.
VÀNG TRONG NƯỚC LẠI VƯỢT VÀNG THẾ GIỚI 4.9 TRIỆU ĐỒNG MỘT LƯỢNG

(02/19/2013 03:20 PM)

Tin Saigon - Sau những ngày nghỉ Tết, giá vàng miếng trong nước phục hồi tăng khá mạnh, lên mức 45.5 triệu đồng một lượng sau khi sụt tới 600,000 đồng một lượng hôm qua. Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới lại lên tới 4.9 triệu đồng một lượng. Sáng nay giá vàng SJC tại Hà Nội qua niêm yết giao dịch của Tập đoàn Doji ở mức giá 45.4 triệu đồng một lượng mua vào, 45.5 triệu đồng một lượng bán ra đối với giao dịch lẻ, và 45.42 triệu đồng đến 45.49 triệu đồng một lượng đối với giao dịch buôn.


http://sbtn.net/images/upload/2013_feb_19/osb1__13_-large-content.jpg


So với chốt phiên giao dịch chiều qua, giá vàng SJC tại đây tăng 220,000 đồng một lượng. Cũng tại thị trường Hà Nội, giá vàng SJC được Công ty Đầu tư Vàng Phú Quý niêm yết giao dịch ở mức 45.42 triệu đồng một lượng, bán ra 45.55 triệu đồng một lượng, tăng mỗi chiều 220,000 đồng một lượng và 23000 đồng một lượng. Tại Saigon, giá vàng SJC lên mức 45.25 triệu đến 45.55 triệu đồng một lượng, tăng mỗi chiều 250,000 đồng một lượng. Với các mức điều chỉnh trên, giá vàng miếng trong nước hiện cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 4.9 triệu đồng một lượng.

http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-70191_15-2/vang-trong-nuoc-lai-vuot-vang-the-gioi-4-9-trieu-dong-mot-luong.html

Lotus
02-28-2013, 01:53 PM
Đầu tư nước ngoài vào VN giảm mạnh

Cập nhật: 20:53 GMT - thứ ba, 26 tháng 2, 2013

FDI tháng Hai năm 2013 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái và chủ yếu tập trung vào công nghiệp chế biến

Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào Việt Nam sau hai tháng đầu năm giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

( Bài liên quan :

Tại sao giới đầu tư chán Việt Nam?

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/08/120802_vn_less_investment.shtml)

Theo số liệu mới nhất của Tổng Cục thống kê, FDI hai tháng đầu năm 2013 chỉ ở mức 630 triệu đôla, giảm hơn 60% so với năm 2012.

FDI đăng ký của 99 dự án được cấp phép cũng chỉ đạt 532 triệu đôla giảm gần 44% cùng kỳ năm ngoái.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/02/130226_fdi_vietnam_decrease.shtml


Vốn FDI giảm nhiều trong khi lạm phát tăng

Trong số này, gần 911 triệu đô la dành cho những dự án mới cấp phép – tức giảm 45% so với năm ngoái, và 320 triệu đô la dành cho những dự án mở rộng – tức giảm 48% so với năm qua....

Trong khi đó mức tham hụt mậu dịch VN trong hai tháng đầu năm nay dự đoán lên tới 628 triệu đô la, tương đương 4,1% trị giá xuất khẩu và thấp hơn nhiều so với mức thâm hụt cùng kỳ năm ngoái là 2 tỷ đô la, Bộ kế hoạch và Đầu tư VN cho biết như vậy.

Trong tháng Hai này, mức doanh thu từ xuất khẩu của VN dự đoán đạt đến 8,2 tỷ đô la, tăng hơn 15% so với tháng trước...

Trong khi đó VN chi tiêu gần 16 tỷ đô la cho hàng nhập khẩu trong 2 tháng đầu năm, tức tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-fdi-attract-down-first-2-months-02262013131610.html

Lotus
02-28-2013, 02:22 PM
VN đội sổ quốc tế về công khai ngân sách


http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/02/22/130222115819_vietnam_obi_budget_index_ibp_464x261_ ibp.jpg

Những nước cuối bảng theo xếp hạng của OBI trên 100 quốc gia

Việt Nam đứng dưới mức tối thiểu về chỉ số công khai ngân sách (OBI), theo báo cáo mới nhất của tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Bấm Internationalbudget.org.

Mức điểm tối thiểu đưa ra là 21 – 40 và Việt Nam đạt 19 trên 100 điểm tối đa, cho giai đoạn từ năm 2010 - 2012.

Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo chi tiêu ngân sách cho công dân.

Phần đánh giá tiến bộ của chính phủ trong việc nỗ lực công khai ngân sách cho thấy, từ năm 2010 tới 2012, Việt Nam tăng được thêm 5 điểm, nhưng vẫn bị xếp vào hàng “không đủ”.

Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.

“Điểm số này cho thấy chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin ít ỏi tới công dân về ngân sách quốc gia và các hoạt động tài chính trong mỗi năm.

“Điều này khiến cho người dân khó tin vào cách quản lý ngân sách chung của nhà nước.”

Báo cáo về chỉ số công khai ngân sách của IBP

Các nước trong khu vực đứng sau Việt Nam có Campuchia được 15 điểm, và Trung Quốc gần chót bảng với 11 điểm.

Đối tác Ngân sách Quốc tế đưa ra năm điểm gợi ý cho Việt Nam nhằm “cải thiện điểm số” OBI, mà lời khuyên đầu tiên là công bố rộng rãi kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ, thay vì chỉ thông báo trong nội bộ.

IBP lấy ví dụ, báo cáo tương tự của 79 quốc gia khác trong đó có các nước láng giềng như Đông Timor, Thái Lan, có thể tìm đọc được trên trang web của IB.

Việt Nam đã có báo cáo tài chính trong năm, song cần chi tiết và cụ thể hơn, cần nêu rõ tất cả các khoản chi tiêu, so sánh với cùng giai đoạn năm trước, và đặc biệt là phải công bố thông tin về các khoản nợ của nhà nước.

Báo cáo kiểm toán của Việt Nam đã được công bố, song cần trình bày toàn bộ chi phí của chính phủ trong phần ngân sách 6 tháng cuối năm, và kiểm rõ những khoản ngân sách hỗ trợ.

Ngoài ra, báo cáo kiểm toán cũng phải được đưa ra rộng rãi trước dân chúng để có thể theo dõi các hoạt động của những người đứng đầu chính phủ và góp ý cho cơ quan kiểm toán.

Báo cáo OBI về Việt Nam dài bốn trang, với các số liệu, phân tích, so sánh, kết luận và giải pháp để giúp quốc gia này “cải thiện” các hoạt động công khai ngân sách, đồng thời cũng đưa ra đường dẫn tới các phần hướng dẫn và báo cáo tài chính của các quốc gia trong khu vực và thế giới.

Theo IBP, khảo sát ở Việt Nam được thực hiện trong vòng 18 tháng từ tháng 07/2011 tới tháng 12/2012, với sự tham gia của xấp xỉ 400 chuyên gia và cũng đã được gửi tới chính phủ Việt Nam để tham khảo.

IBP là tổ chức chuyên theo dõi ngân sách các quốc gia, với mục tiêu “đảm bảo ngân sách chính phủ đáp ứng được nhu cầu của lớp người dân có thu nhập thấp và nghèo trong xã hội, và theo đó, khiến cho hệ thống ngân sách được minh bạch và đáng tin cậy hơn cho dân chúng”.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_cong_khai_ngan_sach_viet_nam.shtml

http://www.sbtn.net/D_1-2_2-67_4-70379_15-2/vn-doi-so-quoc-te-ve-cong-khai-ngan-sach.html

Lotus
03-10-2013, 01:54 PM
Index of Economic Freedom

What is economic freedom?

Economic freedom is the fundamental right of every human to control his or her own labor and property. In an economically free society, individuals are free to work, produce, consume, and invest in any way they please, with that freedom both protected by the state and unconstrained by the state. In economically free societies, governments allow labor, capital and goods to move freely, and refrain from coercion or constraint of liberty beyond the extent necessary to protect and maintain liberty itself.

http://www.heritage.org/index/

Việt Nam 'thiếu tự do kinh tế'

Chỉ số tự do kinh tế, một nghiên cứu thường niên của báo Wall Street Journal và Quỹ Heritage, đã ra báo cáo mới nhất. Việt Nam năm nay xếp thứ 140 trên tổng số 177 quốc gia.

Điểm tự do kinh tế của Việt Nam năm 2013 là 51, đưa nước này xếp hạng thứ 140 trên tổng số 177 nước trong bản xếp hạng của Heritage.

Đây là mức thấp hơn so với chỉ số trung bình 59,6 của thế giới, mức trung bình 57,4 của khu vực và thua xa mức 84,5 của một nền kinh tế được cho là tự do.

Trong năm 19 liên tiếp, Hong Kong đứng hạng nhất, theo sau là Singapore, Úc và New Zealand. Hoa Kỳ xếp hạng 10 còn Trung Quốc đứng thứ 136.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/01/130110_vietnam_economic_freedom_ranking.shtml

http://www.heritage.org/index/ranking

Lotus
03-10-2013, 03:13 PM
VN Lạm Phát Cơ Bản Tăng 12,6%, Nợ Xấu Tăng, Sức Mua Giảm

HANOI -- Kinh tế Việt Nam đầy bi quan: trong tháng 2-2013, lạm phát cơ bản (loại trừ một số mặt hàng dễ thay đổi giá như lương thực và năng lượng) là 12,6% cao hơn so cùng kỳ năm ngoáí, và lạm phát tổng quá tăng 7%.

Ủy ban Kinh Tế Quốc Hội báo nguy rằng kinh tế VN có thể rơi lại vào vòng luẩn quẩn, theo báo Tiền Phong.

Trong khi đó, báo Sài Gòn Tiếp Thị ghi rằng ngân hàng quốc tế HSBC báo động rằng VN cơ nguy lạm phát trở lại.

Thông tấn chuyên ngành kinh doanh CafeF đặc biệt ghi nhận rằng TS. Trần Du Lịch đã nêu lên rằng kinh tế VN đối diện 4 thách thức lớn sau 5 năm liên tục khủng hoảng vì “các quả đấm thép” phung phí tiền...

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-205062_15-2/

Lotus
03-10-2013, 03:15 PM
VN: 2 tháng đầu 2013, có 8,600 công ty dẹp tiệm

HÀ NỘI (NV) - Mới hai tháng đầu năm, đã có hơn 8,600 công ty xí nghiệp “ngừng hoạt động” tại Việt Nam. Một tình trạng xác nhận “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” đầu Ngô mình Sở tại Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng.

Với tình trạng khó khăn hiện nay, lãi suất cao như liều thuốc độc đối với doanh nghiệp.

Ông Vũ Ðức Ðam, bộ trưởng Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ CSVN đã thông báo như trên trong cuộc họp báo hàng tháng tổ chức buổi chiều ngày 28 tháng 2, 2013.

Bản tin báo điện tử VNMedia thuật lời ông Vũ Ðức Ðam là “tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.”

Nhà cầm quyền CSVN đang đối diện với một hệ thống ngân hàng tràn ngập nợ xấu, hệ thống kinh tài quốc doanh vay đầu tư bừa bãi rồi không trả nổi nợ. Trong khi đó, một số ngành sản xuất thì hàng tồn kho lớn nhưng bán không được.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương hồi đầu tháng 1 về hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2012 cho thấy “khó khăn vẫn luôn tiềm ẩn, nhất là lượng tồn kho cao ở các ngành công nghiệp thuộc lĩnh vực cơ kim khí, mà thép là một trong những ví dụ nổi bật,” bản tin VOV ngày 3 tháng 1, 2013. Các công ty đầu tư địa ốc đang “chết lâm sàng” là những thí dụ khác.

Nay, hai tháng sau, với số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động rất cao chỉ trong 2 tháng, những chỉ thị lệnh lạt của nhà cầm quyền trung ương với các “giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu, v.v...” có vẻ như chỉ có hô hò mà không có biện pháp cụ thể.

Hồi năm ngoái, ngày 4 tháng 3, 2012, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) và Ngân Hàng Thế Giới (WB), đưa ra bản phúc trình cho biết trong năm 2011 đã có 79,014 doanh nghiệp giải thể. Tuy nhiên, “con số thực tế có lẽ lớn hơn nhiều.”

Trong bản tin của báo Doanh Nhân tường thuật dịp này dựa theo dữ liệu của Tổng Cục Thuế Hà Nội, trong số hơn 600,000 doanh nghiệp đã được cấp giấy phép hoạt động thì, “chỉ có hơn 400,000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế .” Nói khác, con số hơn 79,000 “doanh nghiệp giải thể” do VCCI và WB đưa ra chỉ là “những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận.” Còn lại hơn 120,000 doanh nghiệp “có thể cũng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động...” mà không khai báo.

Cuối tháng 7 năm 2012, báo Người Lao Ðộng cho biết 90% các xí nghiệp kinh doanh xây dựng nhà ở Việt Nam “chết lâm sàng.” Khoảng hơn 70,000 đơn vị gia cư từ biệt thự đến chung cư xây dở dang rồi bị bỏ hoang cho rêu phủ, cỏ mọc.

Theo báo Dân Trí ngày 12 tháng 12, 2012, có hơn 55,000 xí nghiệp đã giải thể tại Việt Nam năm 2012 nhưng cũng không ai biết con số này bao nhiêu phần chính xác. Ðó là con số do ông Bùi Anh Tuấn, cục phó Cục Quản Lý Ðăng Ký Kinh Doanh thuộc Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư CSVN cho biết tại Diễn Ðàn Ðầu Tư và Phát Triển Doanh Nghiệp Việt Nam diễn ra ngày 11 tháng 12, 2012 do Tạp chí Kinh Tế và Dự Báo tổ chức.

Ngày 27 tháng 2, 2013, báo VietNamNet kể một số đại gia quốc doanh kinh doanh bất động sản đang phải “bán nhà trả nợ,” chẳng hạn như đại gia quốc doanh Vinaconex (công ty 'sân sau' của của Thành Ủy Hà Nội).


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162467&zoneid=2#.UTh4N4y9KSM

Lotus
03-10-2013, 03:20 PM
Nhiều thủy thủ Việt Nam bị bỏ rơi ở ngoại quốc


HÀ NỘI (NV) - Công ty mẹ, công ty con đều ngắc ngoải, thủy thủ đoàn của nhiều chiếc tàu vận tải biển của đại gia quốc doanh Vinalines, gần như bị bỏ rơi khắp nơi, từ tàu nằm ụ trong nước đến bị cầm giữ tại nhiều cảng nước ngoài.
Ngày Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng cho hay như vậy. Vừa không có tiền lương đã hơn một năm, tàu bị nước ngoài cầm giữ, lại hư hỏng và không có nhiên liệu, thực phẩm, từ khoảng tháng 10, 2012 đến nay, đã có nhiều bài viết báo động về tình trạng bi thảm của những người này. Thậm chí họ phải ăn những gói mì gói cũ mốc, ăn cháo cầm hơi. Nấu nướng tạm bợ là đốt củi ngay trên bong tàu, trong khi các tàu trị giá hàng triệu đô la này ngày một mục nát, rỉ sét.

Trong số những con tàu được đề cập, người ta thấy tàu vận tải biển New Horizon đang nằm ụ ở trên vùng biển Karachi (Pakistan), tàu New Phoenix (tại cảng Ðại Liên, Trung Quốc), Sea Eagle (tại một xưởng sửa chữa tàu ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu Hoa Sen (tại xưởng chữa tài ở thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu New Energy (đậu trên sông Xoài Rạp, trong nước) là một số trong những cái tượng trưng cho tình trạng thê thảm của tình trạng vận tải biển của Việt Nam, nói đúng ra là của đại gia quốc doanh Vinalines.

Một số những con tàu đang “đắp chiếu” bất đắc dĩ đó là những tàu của “quả đấm thép” Vinashin chuyển sang bắt Vinalines ôm từ tháng 11, 2010 khi Vinashin gần sập tiệm, buộc phải cưa ba để chia bớt gánh nợ và gánh nặng.

Thời điểm đó, ông Dương Chí Dũng (khi còn là chủ tịch HÐQT của Vinalines, trước khi chạy về làm cục trưởng Cục Hàng Hải rồi bỏ trốn, đang bị bắt giam chờ ra tòa) cho biết đã “thu xếp 500 tỉ đồng để sửa chữa tàu, trả lương người lao động và xử lý các tranh chấp, đưa các tàu bị nước ngoài bắt giữ về nước.”

Với sự đầu tư như vậy, từ đầu năm 2011, các tàu nhận từ Vinashin đã được Vinalines đưa tin chính thức là đã “khôi phục hoạt động.”

Nhưng trong bản tin ngày 21 tháng 2, 2013 trên tờ Lao Ðộng, “Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng Hải Việt Nam gửi Bộ GTVT, trong số 12 tàu neo đậu, hoặc bị tạm giữ lâu ngày ở nước ngoài, có tới 7 tàu của Vinashinlines và đều là những tàu trọng tải lớn.”
Ngày 19 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng thuật lại cuộc điện đàm với ông Trần Sỹ Ðông, thuyền trưởng tàu New Horizon đang trên biển khu vực tỉnh Karachi của Pakistan, được cho biết, “tại khu vực cách cầu cảng Karachi 10 hải lý - nơi tàu đang thả neo - tình hình thời tiết hiện tương đối ổn định, song trong vòng 1 tuần nữa khi gió mùa Tây Nam phát triển mạnh, dự kiến có gió xoáy, gây nguy hiểm cho tàu. Ngoài ra, đây là khu vực bất ổn vì có chiến tranh, tàu ngầm, tàu chiến đi lại liên tục, các phe phái nã đạn xối xả cả trên bờ và dưới nước nên anh em thuyền viên rất muốn di chuyển tàu đến chỗ khác an toàn hơn.”

Theo nguồn tin, tàu này đã bị Kakistan giữ từ tháng 11, 2012 nhưng tòa Ðại Sứ CSVN đã điều đình bảo đảm trả nợ về sau nên được phép chạy về nước nhưng tàu lại không có nhiêu liệu còn thủy thủ đoàn thì không có thực phẩm.

Theo tin báo Lao Ðộng, “Nếu đến ngày 20 tháng 2, 2013 tàu không nhận được nhiên liệu và lương thực, thực phẩm thì thuyền trưởng và 19 anh em thuyền viên buộc phải tìm mọi cách rời tàu để giữ an toàn tính mạng.” Hiện vẫn chưa có tin gì thêm.

Ðược biết, tàu New Horizon đi từ Quảng Ninh ngày 10 tháng 7, 2012 đến Donghae (Hàn Quốc) - Vladivostock (Nga) - Akita (Nhật Bản) - Manila (Philippines) đến Karachi (Pakistan) ngày 9 tháng 11, 2012 rồi nằm tại cảng này cho đến nay.

Ngày 8 tháng 11, 2012, báo Lao Ðộng mô tả các thuyền viên của tàu Sea Eagle là “sống dật dờ trên con tàu chờ chết” neo ở tỉnh Triết Giang (TQ). Lâu ngày không vận hành “toàn bộ hệ thống hải hành trên buồng lái không còn hoạt động được, máy chính và nhiều bộ phận quan trọng khác của buồng máy đã bị tháo rời và đang nằm chờ chết tại nhà máy sửa chữa tàu LongShan.” Thủy thủ đoàn gần như bị bỏ rơi.

Còn tàu Hoa Sen cũng nằm ụ ở nhà máy sửa chữa tàu Xinya, thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang (TQ) đã từ tháng 11, 2011. Thuyền viên bị nợ lương hơn một năm. Họ gửi đơn cầu cứu phổ biến trên báo Lao Ðộng ngày 7 tháng 11, 2012 có đoạn mô tả “một số thuyền viên bị mắc bệnh ngoài da, đường ruột... phải cố cắn răng chịu đựng, vì toàn bộ thuốc men trên tàu đều quá hạn và không còn kể từ khi tàu dừng hoạt động. Thuyền viên có đi bệnh viện cũng không thể, vì tàu nằm cách xa bờ 2 hải lý, phải phụ thuộc vào đò của nhà máy Xinya.”

Ông Nguyễn Thanh Hải, thuyền phó của Hoa Sen kể: “Ban ngày thuyền viên phải xuống tầng 1 của tàu xách nước ngọt lên tầng 7 để sinh hoạt vì tàu không còn nhiên liệu để chạy máy bơm. Buổi tối thuyền viên sống trong tối tăm và sợ hãi, vì tàu có thể bị tàu khác đâm va bất cứ lúc nào do không có điện để thắp đèn neo. Thuyền viên đi ngủ cùng chiếc áo phao để ngay bên cạnh giường... Hiện tại, thuyền viên trên tàu đang rất hoảng loạn về tinh thần. Chúng tôi đã gửi đơn xin về, nhưng công ty không đáp ứng vì nói hiện tại kinh tế của công ty đang gặp khó khăn. Một số thuyền viên đã liên lạc về gia đình gửi tiền sang để thuyền viên tự bỏ chi phí về nước, nhưng công ty cũng không đồng ý. Toàn bộ hộ chiếu của thuyền viên đều bị đại lý hàng hải của công ty giữ.”


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162168&zoneid=1#.UThvV4y9KSM

Lotus
03-10-2013, 03:29 PM
Trong giai đoạn cuối của chế độ cộng sản Đông Âu trước kia, môi trường thì ô nhiễm nặng nề, kinh tế tệ hại.

CHXHCNVN đang trong giai đoạn tương tợ.

Môi trường Việt Nam, coi các bài trong thread :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?789-%C3%94-nhi%E1%BB%85m-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nguy-c%C6%A1-cho-c%C3%A1-v%C3%A0-ng%C6%B0%C6%A1%C3%AC

Lotus
03-11-2013, 05:03 AM
Bắt Dân Gánh Nợ?

Bạn thân,
Chỉ vì tính sai một lá bài trên chiếu bạc, người ta có thể sẽ trắng tay, rỗng túi dễ dàng.

Thế gian gọi như thế, cờ bạc là bác thằng Bần. Đơn giản, vì cờ bạc là đợi chờ may rủi, là hy vọng mưa rơi ngày nắng hạn, là kiểu ôm cây đợi thỏ, là kiểu ra ngoài các tính toán của kỹ thuật khoa học.

Đánh bạc là chuyện đã thấy rồi: những quả đấm thép như Vinashin, Vinalines đều lỗ thê thảm, đều đốt tiền biểu diễn lấy tiếng...

Tại sao gọi “những quả đấm thép” là đánh bạc? Đơn giản, chưa cần bàn kiểu kinh doanh mua tàu cũ, mua taù nằm ụ, mua tàu rỉ sét về để bơm giá, chia nhau bỏ túi... Chỉ cần nói rằng, đưa những đại doanh nghiệp cho các quan chức không từng ngụp lặn trong kinh doanh cũng là kiểu đánh bài liều: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đã vào sòng bài, đánh bạc kiểu, nặn lá bài kiểu Bầu Kiên, kiểu Dương Chí Dũng để hy vọng lòi ra lá bài Hyundai, Samsung, Daewoo...

Đánh bạc như thế là đốt tiền của dân. Nếu là tiền riêng của cô Phượng, hẳn là ông Dũng không dám đánh bạc như thế...

Trường hợp bôxit Tây Nguyên cũng là điển hình....

“Trước thực tế dự án bôxit Tây nguyên đang có nguy cơ càng sản xuất càng lỗ, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng ban bôxit - nhôm Tổng công ty Khoáng sản VN, cho biết với tổng mức đầu tư khoảng 900 triệu USD....

Ông Ban nói:

- ...Ngay thời đó, chúng tôi đã cảnh báo khả năng lỗ. Tiếc rằng nhà máy vẫn được xây và đến nay tình hình đúng như cảnh báo...

Tôi nghĩ chuyện bị lỗ không chỉ do nguyên nhân khách quan, chậm tiến độ hai năm khiến tăng 30% chi phí tổng đầu tư dự án, riêng tiền lãi vay hai nhà máy cũng đã tăng cả trăm triệu USD. Việc chậm tiến độ, tăng chi phí cũng là nguyên nhân khiến tăng giá thành, giảm hiệu quả dự án. Lỗ còn do dùng công nghệ Trung Quốc nên tỉ lệ thu hồi alumin trên quặng chỉ khoảng 85%, các hãng tiên tiến có thể đạt 87%. Thứ nữa, tiêu hao năng lượng cho một đơn vị sản phẩm của dự án cũng cao hơn so với chỉ tiêu của các hãng tiên tiến...”

Có phải đơn giản vì xài kỹ thuật Trung Quốc? Hay vì cố ý cãi lời nhân sĩ trí thức, nên trời phạt cho? Hay là, có biết sẽ lỗ, nhưng cần có dự án để chia bớt tiền vào túi?

Thế giới kinh doanh, dư tiền, hốt bộn tiền, lại chia tiền cho dân. Riêng VN lại bắt dân gánh nợ....

http://vietbao.com/D_1-2_2-349_4-205206_15-2/

'Triển khai dự án bauxite là cần thiết'

Cập nhật: 06:40 GMT - thứ hai, 11 tháng 3, 2013

Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng vẫn khẳng định triển khai các dự án bauxite Tây Nguyên là 'hết sức cần thiết" trong khi có kêu gọi đình chỉ các dự án này.
Ông bộ trưởng đã có phát biểu trên chương trình Dân hỏi, Bộ trưởng Trả lời của Truyền hình Nhà nước Việt Nam hôm Chủ nhật 10/3....

Trong khi đó, đang có ngày càng nhiều tiếng nói kêu gọi ngừng hai dự án bauxite mà một số chuyên gia cho là không hiệu quả về kinh tế và gây tác hại cho môi trường.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh nói: “Chấp nhận loại bỏ dự án bauxite ra khỏi Tây Nguyên là việc cần làm và càng sớm càng tốt".
Tiến sỹ Kinh tế Nguyễn Thành Sơn được báo Pháp luật TPHCM dẫn lời nói: "Hiệu quả kinh tế của dự án bauxite rất thấp, hiệu quả sử dụng tài nguyên không cao".
"Nguy cơ thua lỗ tài chính nặng nề ở các dự án này đang hiện hữu và sẽ là gánh nặng lớn cho ngân sách quốc gia về sau này."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130311_bauxite_minister.shtml

Lotus
03-11-2013, 05:34 AM
Trong giai đoạn cuối của chế độ cộng sản Đông Âu trước kia, môi trường thì ô nhiễm nặng nề, kinh tế tệ hại.

CHXHCNVN đang trong giai đoạn tương tợ.

Môi trường Việt Nam, coi các bài trong thread :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?789-%C3%94-nhi%E1%BB%85m-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-nguy-c%C6%A1-cho-c%C3%A1-v%C3%A0-ng%C6%B0%C6%A1%C3%AC


Một học giả Hoa Kỳ gốc Trung Quốc Pei Minxin vừa nhận định trên báo The Diplomat (Nhà ngoại giao) rằng trong thế kỷ XX, chế độ độc đảng ở Liên Xô kéo dài nhất là được 73 năm (1917 – 1990), khó có nước độc đảng nào có thể thọ lâu hơn. Chế độ độc đảng ở Việt Nam đã được 68 năm (1945 – 2013), ở Trung Quốc được 64 năm ( 1949 – 2013), nghĩa là đều gần tới giới hạn cuối cùng...

http://www.voatiengviet.com/content/biet-du-la-khon/1612081.html

Lotus
03-12-2013, 01:27 PM
Việt Nam thừa nhận ‘có rủi ro lớn,’ vẫn khai thác bauxite


HÀ NỘI (NV) - Tuy nhìn nhận dự án khai thác bauxite ở Tân Rai, Lâm Ðồng có “rủi ro lớn” nhưng nhà cầm quyền Việt Nam vẫn không có dấu hiệu muốn dừng lại dù nhận được rất nhiều lời phê phán và can gián của dư luận.


Trong cuộc họp báo hôm Thứ Hai 4 tháng 3 năm 2013, ông Nguyễn Mạnh Quân, vụ trưởng Vụ Công Nghiệp Nặng của Bộ Công Thương CSVN, đã “lần đầu tiên cung cấp những thông số mới đánh giá tính hiệu quả của các nhà máy alumina tại Tây Nguyên vào tháng 12 năm 2012”.

Dịp này, theo tin báo Tuổi Trẻ, ông Quân “công nhận hiện tại nhà máy không hiệu quả” nhưng để giảm lỗ vốn cho dự án, ông lại đồng ý theo đề nghị của “chủ đầu tư” (tức Tập Ðoàn Than Khoáng Sản Việt Nam - TKV) là đẩy cái gánh đó bắt nông dân trồng cà phê chịu và cắt thuế.

Những con số được ông Nguyễn Mạnh Quân nêu ra tại cuộc họp báo khác với những gì một số chuyên viên phản biện trình bày chứng tỏ các quan chức của chế độ che đậy và giấu giếm sự thật...

Kế hoạch khai thác bauxite tại Việt Nam đã bị giới chuyên viên trong nước kêu gọi không nên thực hiện vì nhìn thấy trước rất nhiều vấn đề sẽ dẫn tới nhiều hậu quả vô cùng nghiêm trọng từ hiệu quả kinh tế (lỗ vốn) đến tổn hại môi trường.

Nhưng sau khi hàng ngàn người đã ký kiến nghị kêu gọi dự án nên dừng lại, Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN đã cả quyết đây là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước” và nhất định tiến tới.

Những năm trước, nhà cầm quyền Việt Nam đã đồng ý bồi thường cho các nhà trồng cà phê mỗi mẫu từ 800 triệu đến 1 tỉ đồng một ha cà phê, nay ông Nguyễn Mạnh Quân nói rằng “Vinacomin (tức TKV) đang đề xuất với chính phủ chỉ đền bù cho hoa màu thiệt hại và thời gian khôi phục khoảng 2-3 năm với số tiền 250 triệu đồng mỗi ha”.

Ngày 26 tháng 2 năm 2013, báo Tuổi Trẻ phỏng vấn ông Phạm Quang Tú, viện phó Viện Tư Vấn Phát Triển (CODE) là người từng trực tiếp khảo sát tổ hợp bauxite-nhôm Tân Rai, Lâm Ðồng.

Trong cuộc phỏng vấn này ông Tú cho rằng “Cứ làm theo kiểu ‘đâm lao phải theo lao’ có thể chúng ta sẽ càng lún sâu vào những khó khăn. Nhất là khi tất cả những tính toán về kinh tế chưa tính hết thiệt hại về môi trường và xã hội.”.

Ngày Thứ Bảy 2 tháng 3 năm 2013 báo Kiến Thức thuật lại lời ông Phạm Quang Tú báo động “một loạt lỗi” tại dự án bauxite Tân Rai hiện đang bị “chủ đầu tư” che đậy...

Trên nguyên tắc, “bùn thải quặng đuôi” được đưa vào bể lắng để một thời gian sau bùn lắng xuống, phần nước phía trên sẽ được tuần hoàn, tái sử dụng để tuyển quặng.

Tuy nhiên “Tại thời điểm nhóm nhà khoa học của CODE đi khảo sát thì thấy hiện tượng bùn thải quặng đuôi không lắng. Trong bể chứa vẫn là hỗn hợp bùn và nước. Ðiều này rất đáng lo ngại bởi nếu không thu hồi được nước sẽ phải cần thêm một lượng nước rất lớn nữa để phục vụ tuyển quặng, nguồn nước này sẽ lấy ở đâu, nhất là vào mùa khô? Ngoài ra, việc không tách được nước ra khỏi bùn, sẽ khiến một lượng hỗn hợp nước cộng bùn sẽ đổ ra bãi thải. Chỉ trong một thời gian ngắn, hỗn hợp này sẽ đầy ứ và tràn ra ngoài do vượt quá công suất vốn chỉ được thiết kế để chứa riêng bùn.”

Thứ ba, “chủ đầu tư” cam kết “hoàn thổ” sau hai ba năm để trả đất cho nông dân canh tác trở lại. “Tại thời điểm đoàn khảo sát, quặng đã đưa vào tuyển rửa mà khâu hoàn thổ và phục hồi môi trường chưa có động thái gì. Như vậy, những quan ngại của các nhà khoa học trước đây về khả năng xói mòn đất đai là rất hiện hữu”, ông Tú được báo Kiến Thức thuật lại. Ðược biết mỗi năm nhà máy Tân Rai sẽ lấy trên dưới 100 ha đất để lọc lấy quặng bauxite tùy theo chất lượng quặng.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162605&zoneid=1#.UT-JsYy9KSM

Lotus
03-14-2013, 02:22 AM
Vì nợ nần, chính phủ CHXHCN Việt Nam kêu cưú thê´giơí


Germany :

Vietnam ruft nach Schuldenorgie um internationale Hilfe

Vietnam sucht angesichts seines massiven Problems mit faulen Krediten Hilfe von außen. Das Land werde den Internationalen Währungsfonds, die Weltbank und die Asiatische Entwicklungsbank um Unterstützung beim Umgang mit den Schulden ...

http://www.wallstreetjournal.de/article/SB10001424127887323751104578146642369579234.html


Các Ngân Hàng VN Mất 5 Tỉ Đô, Vinashin Xin Giãn Nợ 12 Năm; Kinh Tế Phải Trả Lãi Cho Ngân Hàng Gần 20 Tỷ USD, Tương Đương 1/6 GDP


HANOI -- Báo Người Lao Động hôm Thứ Ba 12-3-2013 cho biết... ngân hàng đã “bốc hơi” trong tháng 1 năm nay gần 5 tỷ đôla. Bản tin viết:

“Tháng 1-2013, vốn tự có của toàn hệ thống ngân hàng đã giảm trên 50% so với tổng lợi nhuận của năm 2012 là 28.000 tỉ đồng...

Tổng tài sản giảm hơn 101.000 tỉ đồng

Theo số liệu của NH Nhà nước, tổng tài sản của các tổ chức tín dụng đã giảm hơn 101.000 tỉ đồng trong tháng đầu năm 2013, tương đương 2,01%, xuống còn dưới 5 triệu tỉ đồng. Trong đó, tổng tài sản của các NH thương mại Nhà nước giảm 83.746 tỉ đồng, tổng tài sản của nhóm các NH thương mại cổ phần giảm gần 31.200 tỉ đồng. Tuy nhiên, tổng tài sản của nhóm NH liên doanh, nước ngoài đã tăng thêm gần 12.700 tỉ đồng; nhóm công ty tài chính, cho thuê và các quỹ tín dụng khác tăng tổng cộng hơn 340 tỉ đồng.”

Con số tổng tài sản giảm 101.000 tỷ đồng là tương đương 4,82 tỷ đôla. Nghĩa là trị giá bốc hơi 4,82 tỷ đôla.

Trong khi đó, những quả đấm thép một thời được đề cao như Vinasin, Vinalines bây giờ đã trở thành những núi nợ xấu.

Thế là phải điều đình để xin hoãn nợ hay giảm nợ.

Báo VnEconomy hôm Thuư Tư cho biết, riêng khoản nợ 600 triệu đôla của Vinashin bây giờ đã có “51% chủ nợ quốc tế đồng ý gia hạn cho Vinashin.”

Nhóm chủ nợ của khoản này là, hơn 20 ngân hàng, trong đó phần lớn được cho là các ngân hàng thương mại. Ngân hàng Credit Suisse của Thụy Sỹ là tổ chức đứng ra dàn xếp và môi giới khoản vay này.

Báo VnEconomy viết:

“Khoản nợ quốc tế 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu do Chính phủ Việt Nam bảo lãnh với kỳ hạn 12 năm. Phần đông chủ nợ nắm giữ số nợ này đã nhất trí với đề xuất tái cơ cấu nợ mới nhất mà Vinashin đưa ra.”

Vậy còn số chủ nợ chưa đồng ý thì sao? Câu trả lời là, theo VnEconomy:

“Số chủ nợ chưa nhất trí sẽ có thêm thời gian để thay đổi quyết định về đề xuất tái cơ cấu nợ. Hạn chót để họ đưa ra câu trả lời đã được gia hạn tới ngày 20/3.”

Vậy, còn các khoản nợ khác, bên ngoài khoản nợ 600 triệu USD này thì sao? Hiện nay chưa có câu trả lời cụ thể.

Đó là thu xếp của Vinashin với các chợ nợ quốc tế, tức các ngân hàng quốc tế.

Còn chủ nợ là các công ty quốc doanh VN thì có phải là dễ xóa nợ? Nghĩa là, khi xóa nợ, là lấy tiền công quỹ nhà nước để gánh chịu nợ xấu của các “quả đấm thép”? Nghĩa là, tham nhũng xong, rút ruột công trình xong là tương lai được xóa nợ?

Thực tế chưa có quyết định nào cụ thể.

Nhưng bản tin VnExpress cho biết 2 đại công ty VN chủ nợ của Vinashin, Vinalines đang xin xóa khoản nợ xấu 2.800 tỷ đồng mà Vinashin, Vinalines đang gánh chịu.

Hai chủ nợ naỳ là: Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng Phương Tây (Western Bank).

Khoản dư nợ mà Vinashin và Vinalines đang gánh chịu nợ xấu, theo VnExpress: Dư nợ gốc của Vinashin là hơn 1.000 tỷ trong khi của Vinalines gần 1.750 tỷ đồng.

Bản tin cho biết:

“Dư nợ gốc của Vinashin là hơn 1.000 tỷ trong khi của Vinalines gần 1.750 tỷ đồng. PVFC xin miễn tính khoản nợ của hai "quả đấm thép" này vào nợ xấu của ngân hàng mới sau khi hợp nhất với Western Bank.”

Con số nợ xấu 2,800 tỷ đồng, tương đương 134 triệu đôla, đang xin xóa ra khỏi sổ nợ xấu là: với Vinashin là khoản cho vay từ năm 2009, và Vinalines là khoản cho vay từ năm 2011.

Bản tin VnExpress cho biết, PVFC và Western Bank đã chính thức đề cập việc hợp nhất và trở thành một ngân hàng có vốn điều lệ 9.000 tỷ đồng, tổng tài sản ước khoảng hơn 105.641 tỷ đồng, do vậy theo thủ tục “ngân hàng mới sẽ phải tiếp nhận, thực thi và chịu trách nhiệm về tất cả các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính do các bên đã xác lập trước đó. Do vậy, khoản nợ xấu của Vinashinh lẫn Vinalines sẽ trở thành gánh nặng chung của ngân hàng mới sau hợp nhất. Tuy nhiên, một trong những đề nghị được hai bên đưa ra trong quá trình hợp nhất là xin những "đặc cách" liên quan đến các khoản nợ xấu hơn 2.800 tỷ đồng của hai tập đoàn Nhà nước này.”

Trong khi đó, báo Tiền Phong cho biết tình hình nợ xấu sẽ có khả năng “mất trắng hàng trăm nghìn tỷ.”

Bản tin báo này ghi theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới – Phát triển doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, tổng số lỗ phát sinh của tập đoàn, trong đo1ó cho biết “khó giải quyết nhất đến nay vẫn là câu chuyện đổ vỡ của Vinashin kéo theo khoản nợ, theo ước tính của các chuyên gia, phải cần tới 100.000 tỷ đồng để trả lương, đóng bảo hiểm, trả các khoản nợ đã vay trước đó. Các khoản nợ xấu của Vinashin đã tác động xấu trực tiếp đến sức khỏe của một số ngân hàng. Với mức nợ xấu bị đẩy lên đến 16,06%, trong đó 3.000 tỷ đồng cho Vinashin vay coi như mất vốn, Ngân hàng Nhà Hà Nội (Habubank) là một trong những đơn vị đầu tiên phải trả giá bằng việc phải sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB).”

Con số 3.000 tỷ đồng coi như mất là tương đương 143,3 triệu đôla Mỹ.

Bản tin cũng kể về nợ xấu ngành xi măng đang đè nặng lên vai ngân hàng.

Điểm đặc biệt trong tình hình nợ là: lãi suất quá cao.

Thông tấn Gafin ghi theo báo Thanh Niên, trích lời TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận xét, “...với tổng dư nợ tín dụng hiện nay là 2,7 triệu tỷ đồng, lãi suất cho vay 15%/năm thì doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng gần 20 tỷ USD, tương đương 1/6 GDP, TS Trần Du Lịch phân tích.”

Trả lãi đã lên tới 1/6 GDP thì hiển nhiên, biết bao giờ mới có lợi tức.

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-205358_5-15_6-1_17-18111_14-2_15-2/

Lotus
03-16-2013, 03:54 AM
Thất nghiệp nhiều, vẫn tuyển lao động ngoại

Friday, March 15, 2013 6:04:07 PM

Phúc trình của Sở Giáo Dục tỉnh Thanh Hóa công bố sáng ngày 14 tháng 3 cho biết, gần 25,000 sinh viên cư dân Thanh Hóa tốt nghiệp các trường trung cấp, đại học không tìm được việc làm....
Chẳng riêng tỉnh này, nhiều địa phương khác cũng lâm vào tình trạng bi thảm tương tự. Trước đó, ngày 11 tháng 3, hội nghị về việc làm diễn ra tại thành phố Cần Thơ, do Bộ Lao Ðộng-Xã hội Cộng Sản Việt Nam tổ chức, đã phác họa bức tranh u ám của nền kinh tế hiện nay, đặc biệt trong lĩnh vực dạy nghề.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/163138-VN-kysuTQ-031513-TP.400.jpg

Kỹ sư Trung Quốc làm việc tại nhà máy điện Cẩm Phả, miền Bắc Việt Nam. (Hình: Báo Tiền Phong)

Trong khi thanh niên Việt Nam không tìm ra việc làm, Bộ Lao Ðộng-Xã Hội Cộng Sản Việt Nam thú nhận, hiện có hàng vạn người ngoại quốc, đa số là người Trung Quốc đang làm việc và làm chui tại các xí nghiệp, nhà máy khắp Việt Nam.

Một phúc trình khác của Cục Việc Làm thuộc Bộ Lao Ðộng-Xã Hội cho biết, tính đến cuối năm 2010, người ta đếm được khoảng 57,000 người ngoại quốc đang làm việc tại Việt Nam. Trong số này, chưa đến 47% có giấy phép chính thức của chính quyền địa phương....

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=163138&zoneid=2#.UURMYYy9KSM

Lotus
03-16-2013, 11:58 AM
http://www.youtube.com/watch?v=o-Tzi_Ze1WI

http://m.youtube.com/user/sbtndc

Lotus
03-18-2013, 01:29 PM
Roger Mitton - Vòng xoáy đi xuống ở Việt Nam

Những ngày này, Việt Nam trở nên một quốc gia ảm đạm. Gần như tất cả các báo cáo về quốc gia này, trên mọi lĩnh vực như kinh tế, tham nhũng, đàn áp bất đồng chính kiến, hay giá bia rượu, đều cực kỳ ảm đạm...

Vietnam’s downward spiral

By Roger Mitton

Vietnam is a sad country these days. Almost every report about the place, whether it concerns the economy, corruption, political repression or the price of beer, is profoundly depressing...

http://www.phnompenhpost.com/2013030461721/Regional-Insider/vietnam-s-downward-spiral.html

Bản dịch qua tiếng Việt trong :

http://ngoclinhvugia.wordpress.com/2013/03/18/vong-xoay-di-xuong-o-viet-nam-roger-mitton-phnompenh-post/

Lotus
03-21-2013, 03:50 AM
Bài viết với tựa đề "Banking in Vietnam Loses Appeal" đăng trên Wall Street Journal ra ngày 13/2 nêu yếu tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và kế toán kém .

Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng CHXHCNVN .

Banking in Vietnam Loses Appeal

Vietnam could use foreign investors’ help fixing a banking system that is hobbling its economy, but slowing growth, bad loans and a lack of transparency make for a challenging sales pitch...

Making matters worse, because of a lack of transparency and weak accounting practices, no one is sure how many bad loans are in the system. State Bank of Vietnam, the country’s central bank, said in November that the ratio of bad debt to total loans was 8.82% as of the end of September, up from 6% at the end of 2011. But Moody’s Investors Service said in a report in October that nonperforming loans totaled at least 10% of outstanding loans late last year, and could be much higher. Fitch Ratings Co. analysts last year put the figure as high as 15%....

http://blogs.wsj.com/deals/2013/02/13/banking-in-vietnam-grows-less-appealing/

Báo cáo láo thành quen...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/unemployed-rate-in-vn-tl-03222013215824.html

Lotus
03-23-2013, 07:02 AM
Khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam : nhiều tham nhũng, bê bối, kém hiệu quả,...

2013

Vietnam's state sector a 'cancer' in economy

AFP

HANOI (AFP) - Opaque, corrupt, inefficient -- Vietnam's state-run companies are used to criticism, but now they stand accused of creating a systemic economic crisis which the communist regime cannot fix....

SOEs have racked up some $61 billion of debt which represents more than half of total public debt in Vietnam...
The crisis of public debts is an economic drama that has lasted five years already and is linked to the authority of the Communist Party ...

Nguyên bài coi trong :

http://au.news.yahoo.com/thewest/business/a/-/world/16026194/vietnams-state-sector-a-cancer-in-economy/

Lotus
03-23-2013, 02:38 PM
Bài viết với tựa đề "Banking in Vietnam Loses Appeal" đăng trên Wall Street Journal ra ngày 13/2 nêu yếu tố khiến làm cho vấn đề tồi tệ hơn là thực trạng thiếu minh bạch và kế toán kém .

Không ai biết chắc chắn có bao nhiêu khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng CHXHCNVN .

Banking in Vietnam Loses Appeal

http://blogs.wsj.com/deals/2013/02/13/banking-in-vietnam-grows-less-appealing/

Nợ xấu

Trong lĩnh vực kinh tế, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam tiếp tục là gánh nặng của nền kinh tế quốc dân.
Mặc dù chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng trì đọng này, nhưng dường như cho đến nay vẫn chưa mang lại kết quả như mong đợi.

Theo các chuyên gia quốc tế cũng như trong nước thì vấn nạn nợ xấu đã ăn sâu hàng chục năm vào các hoạt động tài chính – ngân hàng tại Việt Nam, nên không thể dễ dàng thoát ra trong một sớm một chiều...

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-101-03232013123714.html

Lotus
03-25-2013, 05:46 AM
Khu vực kinh tế nhà nước của Việt Nam : nhiều tham nhũng, bê bối, kém hiệu quả,...

2013

Vietnam's state sector a 'cancer' in economy

AFP

HANOI (AFP) - Opaque, corrupt, inefficient -- Vietnam's state-run companies are used to criticism, but now they stand accused of creating a systemic economic crisis which the communist regime cannot fix....

SOEs have racked up some $61 billion of debt which represents more than half of total public debt in Vietnam...
The crisis of public debts is an economic drama that has lasted five years already and is linked to the authority of the Communist Party ...

Nguyên bài coi trong :

http://au.news.yahoo.com/thewest/business/a/-/world/16026194/vietnams-state-sector-a-cancer-in-economy/Tổng nợ phải trả của các doanh nghiệp nhà nước ở thời điểm này là 61 tỷ đôla.

ốc
03-25-2013, 07:44 AM
Mấy hôm nay báo nước ngoài cứ đăng bài viết về các nhà tỉ phú tiền đô của Việt nam. Chủ nợ của Việt nam mà đọc xong chắc sẽ ngốt của. Chả biết Việt nam có sắp thành Cyprus không? Mọi người chuẩn bị đi rút tiền tiết kiệm về cất trên nóc bếp cho nó chắc ăn.

http://www.guardian.co.uk/world/2013/mar/24/war-babies-billionaires-vietnam-women

http://www.forbes.com/sites/michaelnoer/2013/03/04/vietnams-first-billionaire-and-the-triumph-of-capitalism/

Lotus
03-25-2013, 08:31 AM
Vingroup is one of the few listed companies without a communist heritage

http://www.forbes.com/sites/michaelnoer/2013/03/04/vietnams-first-billionaire-and-the-triumph-of-capitalism/Đa số nhà giàu CHXHCNVN có liên quan hậu thuẩn cộng sản, nhưng không nói ra đó thôi.

Ông Phạm Nhật Vượng, con một sĩ quan đảng viên, được đưa đi du học bên Đông Âu, sau về CHXHCNVN cộng tác cùng các con cựu đồng chí của cha ông ta :

Ông Phạm Nhật Vượng, chủ tịch tập đoàn Vincom ở Việt Nam...Theo các con số của Bloomberg đưa ra, tập đoàn của ông Phạm Nhật Vượng đang làm chủ một số diện tích đất rất lớn lên đến 10,200 ha đều là những khu “đất vàng” ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Ðà Nẵng, Nha Trang....
bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có những mối quan hệ làm ăn mật thiết với chủ tập đoàn Vincom ...

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162661&zoneid=1#.UTdtloy9KSM

Liên quan kinh doanh nhiều bất động sản CHXHCNVN thì hay có cưởng chế đất của dân oan VN .

Các quốc gia độc tài xếp hạng đứng chót cuôí bảng về sự thực hiện luật pháp bảo vệ tài sản và sở hữu của ngươì dân.

Chỉ số này cũng đánh giá khả năng sở hữu của ngươì dân có thể bị tịch thu hay cưởng chê´, và phân tích sự độc lập của hệ thống luật pháp, sự tồn tại của tham nhũng trong hệ thống luật pháp ...

Điểm của Việt Nam là 15 trên 100 điểm (Điểm kém có nghĩa là không bảo vệ tôt´ tài sản và sở hữu của ngươì dân).

Property Rights Index - Vietnam Compared to Continent

Vietnam: Property rights index

A subcomponent of the Index of Economic Freedom, the property rights index measures the degree to which a countrys laws protect private property rights, and the degree to which its government enforces those laws.

Higher scores are more desirable, i.e. property rights are better protected. Scores are from 0 to 100. The score of Vietnam is 15 ..

The index also assesses the likelihood that private property will be expropriated and analyzes the independence of the judiciary, the existence of corruption within the judiciary, and the ability of individuals and businesses to enforce contracts.

The Global Property Guide considers protection of property rights as a significant factor affecting the desirability of a residential real estate investment.

Source: The Heritage Foundation and the Wall Street Journal

http://www.heritage.org/research/features/index/

http://www.globalpropertyguide.com/Asia/Vietnam/property-rights-index

Lotus
03-25-2013, 08:44 AM
Ông Phạm Nhật Vượng đứng tên thì tài sản bất chính nhiều tỷ đô la của các nhà độc tài khó thể bị tịch thu sau này, dù bà Nguyễn Thanh Phượng, con gái Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, có những mối quan hệ làm ăn mật thiết với chủ tập đoàn Vincom :


Thụy Sĩ thông qua luật tịch thu tài sản bất chính của các nhà độc tài

Hạ Viện của Thụy Sĩ hôm thứ Hai phê chuẩn luật để tạo thuận lợi cho việc tịch thu các tài sản bất chính của các nhà độc tài ký thác tại các ngân hàng Thụy Sĩ.

Hãng tin SDA của nước này nói rằng luật đã được Hạ Viện biểu quyết với 114 phiếu thuận và 49 phiếu chống. Thượng Viện đã biểu quyết thuận trước đây trong năm.

Mục đích của luật là không cho tài sản loại này rơi vào tay những người phạm pháp. Trước đây có nhiều trường hợp các ngân hàng Thụy Sĩ buộc phải trả lại tài sản cho thân nhân của các nhà độc tài thay vì trả cho quốc gia mà nhà độc tài đã đánh cắp.

Chiếu luật mới, chính phủ Thụy Sĩ có thể giữ lại số tài sản này trong vòng 10 năm, trước khi tiến hành các thủ tục tịch thu.

Luật mới cũng qui định tài sản trả lại cho quốc gia gốc phải được sử dụng để cải tiến cuộc sống người dân quốc gia đó, củng cố hệ thống pháp luật, và chống tội phạm.

Theo trông đợi, Haiti là nước sẽ được hưởng lợi từ luật này. Gần 6 triệu đôla của nhà độc tài Jean-Claude "Baby Doc" Duvalier tại ngân hàng Thụy Sĩ đã bị chận lại kể từ khi ông này bị lật đổ vào năm 1986.

http://www.voatiengviet.com/content/switzerland-dictators-09-13-10-102819304/881037.html

Lotus
03-25-2013, 10:13 AM
'Quý tử' nhà thủ tướng vào Trung Ương Đoàn

Con trai út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Minh Triết vừa được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS HCM nhiệm kỳ 2012-2017.

Buổi bỏ phiếu bầu chọn được diễn ra hôm 13/12, với sự tham dự của 999 đại biểu Đoàn TNCS trên cả nước.

Tổng cộng 174 ứng cử viên có tên trong danh sách bầu cử để chọn ra 151 người vào vị trí Ủy viên Ban chấp hành TƯ Đoàn. 174 người có tên trong danh sách bầu cử đều đã được sắp xếp và cất nhắc từ trước, việc bỏ phiếu chỉ mang tính hình thức. ...

Thạc sĩ Nguyễn Minh Triết sinh năm 1990 (Wikileaks), là con trai thứ ba trong gia đình TT Nguyễn Tấn Dũng. Nguyễn Minh Triết du học tại Anh vào năm 2004, tức là khi 14 tuổi!? Về việc Thủ tướng lấy đâu ra tiền cho con du học thì đến nay vẫn còn là điều bí ẩn, tương tự như chuyện TT có thể qua mặt chính sách 'sinh đẻ có kế hoạch' rất ngặt nghèo dành cho cán bộ, Đảng viên...

Hai người con khác của TT Nguyễn Tấn Dũng là Nguyễn Thanh Nghị đang giữ chức thứ trưởng Bộ Xây Dựng, và con gái là cô Nguyễn Thanh Phượng nắm giữ Ngân hàng Bản Việt.

Đại hội Đoàn toàn quốc lần X hôm 12/12/2012 khai mạc hôm 12/12/2012, đây là Đại hội lớn nhất của Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, một tổ chức ngoại vi của Đảng Cộng Sản với hơn 7 triệu Đoàn viên.

Ông Nguyễn Tấn Dũng xuất hiện tại phiên khai mạc và dự kiến sẽ xuất hiện tiếp vào ngày mai, 14/12 trong buổi đối thoại với đại biểu thanh niên tham dự đại hội.

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/12/quy-tu-nha-thu-tuong-vao-trung-uong-oan.html

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121213_doan_thanhnien_daihoi.shtml
'Quý tử' nhà thủ tướng vào Trung Ương Đoàn thì Thủ tướng bày thêm dự án để ăn chia :

Trích báo Nhà nước CHXHCNVN :

Thủ tướng chỉ đạo TW Đoàn xây MXH thanh niên bằng 200 triệu USD*

Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sáng nay (24/3), tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhằm đánh giá kết quả công tác đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và công tác thanh niên trong năm vừa qua và 3 tháng đầu năm nay....
Toàn Đoàn vừa tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 với nhiều hình thức qua Internet, hội nghị, diễn đàn, sinh hoạt chi đoàn… đã tạo ra đợt sinh hoạt chính trị để định hướng tư tưởng, uốn nắn những nhận thức, hành vi sai lệch do thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, non yếu về bản lĩnh chính trị của một bộ phận nhỏ thanh niên.
...Thủ tướng đánh giá cao, biểu dương kết quả hoạt động của các cấp Đoàn, nhất là trong làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động thanh niên...
Thủ tướng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai xây dựng mạng xã hội Thanh niên với kinh phí khoảng 200 triệu USD.
Cũng tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng lãnh đạo một số Bộ, ngành Trung ương đã nêu ý kiến đối với các kiến nghị, đề xuất của Trung ương Đoàn liên quan đến ... Đề án “Quy hoạch các khu di tích lịch sử của Đoàn, Đội và thanh niên; kinh phí mua báo Đoàn, Hội, Đội cho học sinh, sinh viên ...

http://techdaily.vn/tin-tuc/thu-tuong-chi-dao-tw-doan-xay-mxh-thanh-nien-bang-200-trieu-usd/

Dĩ nhiên không chỉ con của TT Nguyễn Tấn Dũng ăn lợi trong vụ chi 200 triệu đô la xây dựng thêm hệ thống tuyên giáo nhồi sọ, ngu dân để trị, mà con cháu các cán bộ đảng cộng sản khác cũng có ăn chia .

Tuy nhiên nó sẽ không giúp cho kinh tế Việt Nam về lâu dài .

ốc
03-25-2013, 10:14 AM
Vingroup is one of the few listed companies without a communist heritage...

Đa số nhà giàu CHXHCNVN có liên quan hậu thuẩn cộng sản, nhưng không nói ra đó thôi.


Ừ, đôi khi đọc báo đa chiều thấy nhiều nhà báo họ ngây thơ lắm, em muốn đá cho một cái vào ống quyển. Bài báo của táp chí Phọoc bét là do một chị nhà báo Việt nam viết từ trong nước cho nên có thể không được minh bạch lắm.

Lotus
03-30-2013, 08:46 AM
Cập nhật: 14:40 GMT - thứ năm, 28 tháng 3, 2013

... Như vậy, mức giá mới 24.580 nghìn đồng/lít xăng hiện là mức cao nhất từ trước đến nay.
Mức cao nhất trước đó là 23.800 nghìn đồng/lít hồi 20/4 năm ngoái. Trong năm 2012, giá xăng đã tăng tổng cộng 6 lần.
Quyết định mới được thông qua của Bộ Tài chính và Bộ Công thương cũng cho biết sẽ khôi phục lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp 300 đồng/lít, kg, đồng thời, ngừng sử dụng quỹ bình ổn giá đối với các chủng loại xăng, dầu.
Chỉ mới vài ngày trước đó, các doanh nghiệp xăng dầu vẫn lãi lớn vì liên Bộ Tài chính - Công thương vẫn cho xả quỹ bình ổn 2.000 đồng/lít xăng và 800 đồng/lít dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thành phẩm trên thế giới những ngày qua giảm 5-7%...

Đó là chưa kể đến những yếu tố khác như chi phí y tế của các bệnh viện của một số tỉnh cũng muốn tăng lên.
Tất cả những yếu tố đó có thể làm lạm phát tăng trở lại.....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/03/130328_petrol_price_record_high.shtml

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/03/xang-bat-ngo-tang-gia-ky-luc-len-24580.html#.UVR9wMu9KSM
Giá xăng tại Việt Nam đắt ngang với Mỹ

Friday, March 29, 2013 12:37:36 PM


VIỆT NAM (NV) - Giá xăng tại Việt Nam được đẩy lên thêm trên 6.1% kể từ ngày 28 Tháng Ba, 2013, theo thông báo của Bộ Tài Chính.

Giá xăng tăng đột ngột, dân chúng ở Việt Nam cuống cuồng lo cơn bão giá mới.

Với bảng giá mới này, giá xăng sẽ là 24,550 đồng/lít, tức khoảng 98,200 đồng Việt Nam, tương đương 4.90 đôla một gallon, ngang với giá xăng tại Mỹ.

Báo Tuổi Trẻ dẫn thông báo nói trên cho rằng bất chấp giá dầu thế giới giảm chút ít, giá xăng ở Việt Nam cần phải tăng để bù đắp khoản thâm hụt của quỹ “bình ổn” của các công ty kinh doanh xăng dầu...
Trong khi đó theo báo mạng VNExpress, giá xăng tăng thêm 1,430 đồng, tương đương 7 cent một lít là mức cao kỷ lục ở Việt Nam từ trước đến nay. Thông báo tăng giá xăng được công bố cuối giờ ngày 27 Tháng Ba cũng cho phép tăng giá dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut đồng loạt...

Ðông đảo dân chúng Việt Nam đang hồi hộp lo lắng về tình trạng vật giá leo thang, lại leo thang ngay sau khi tăng giá xăng dầu chính thức tăng vọt.

Một nam sinh viên tên Nguyễn Long buồn rầu tâm sự: “Chúng tôi sẽ sống những ngày tháng sau đó thế nào đây, nếu rau, trứng, bánh mì, cơm vỉa hè, mì gói... lại tăng giá?”

Nhiều người còn bày tỏ thái độ thất vọng. Có người quả quyết: “Phải mua xe đạp để đi lại, chứ không còn biết tính cách nào để tiết giảm chi tiêu, trước nạn tăng giá xăng.”

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=163853&zoneid=2#.UVcEb8u9KSN

Lotus
03-30-2013, 09:09 AM
Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng

Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, theo đó nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng.

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được NHNN nước cấp giấy phép

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP do Thủ tướng ký ban hành ... Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước là cơ quan thay mặt Chính phủ thống nhất quản lý các hoạt động kinh doanh vàng theo quy định ...

http://vn.news.yahoo.com/nha-nuoc-doc-quyen-san-xuat-vang-mieng.html

Ngân hàng nhà nước bị tố đẩy giá vàng lên

Mở phiên đấu thầu để tung bán 26,000 lượng vàng lá, - lần đầu tiên tại Việt Nam, sáng ngày 29 tháng 3, để gọi là “bình ổn thị trường vàng,” Ngân hàng nhà nước CSVN bị tố là thủ phạm đẩy giá vàng lên cao hơn giá thị trường...

Trong khi đó theo một số chuyên viên kinh tế, giá “sàn” mà Ngân hàng nhà nước đưa ra tại phiên đấu thầu nói trên, cao hơn giá thế giới ...Báo Tuổi Trẻ dẫn lời ông Vũ Đình Ánh, chuyên viên kinh tế cho rằng, qua phiên đấu giá nói trên, Ngân hàng nhà nước không hề thực hiện mục đích kéo giá vàng xuống bằng giá vàng thế giới hiện nay, như đã từng hô hào. Báo Tuổi Trẻ cũng nói rằng phần lớn công ty kinh doanh vàng tham dự phiên đấu thầu cũng hụt hẫng, vì không ngờ giá “sàn” của Ngân hàng nhà nước cộng sản Việt Nam đưa ra cao quá, nhiều hơn 150 đô/lượng so với giá thị trường thế giới...

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=163910&zoneid=2#.UVcKHMu9KSM

Lotus
03-31-2013, 12:06 PM
VN Tăng Giá Xăng, Điện, Thép, Kinh Tế Suy Yếu Tới Báo Nguy; Sức Mua Của Dân Suy Sạn, Kiệt Quệ, Làm Các Doanh Nghiệp Yếu Hơn

Kinh tế Việt Nam đang tới mức báo nguy.

Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn (TBKTSG) có bản tin nêu ngay ở tựa đề “Nền kinh tế đang rất yếu!” -- ghi theo lời một cơ quan quốc gia.

Trong khi đó, trang chuyên về kinh doanh VEF báo nguy về tình hình “Giá xăng dầu tăng mạnh khiến cho sức ép tăng giá các mặt hàng khác. Người dân và DN lại tiếp tục tìm đủ cách để cắt giảm, tiết kiệm để đối phó.”

Bản tin TBKTSG nói rằng, nền kinh tế vẫn đang rất yếu, trong khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ vẫn chưa phát huy tác dụng, theo báo cáo công bố hôm Thứ Sáu 29-3, của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia.

Bản tin viết:

“Về tiêu dùng, doanh số bán lẻ hàng hóa dịch vụ tiêu dùng tăng 4,5%, so với mức 5% của quý 1/2012; khối lượng hàng hóa vận chuyển tăng 4,9%, so với mức 10,3% của quý 1/2012.

Về đầu tư, đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước giảm 4,9% so với cùng kỳ, trong khi vốn tín dụng chỉ tăng 0,03% và số doanh nghiệp đăng kí thành lập mới giảm 6,8% so cùng kì năm trước...

Ủy ban dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2013 sẽ đạt khoảng 5,3%. Tuy nhiên, kinh tế vẫn đang đối mặt nhiều khó khăn: sức sản xuất của doanh nghiệp còn yếu, lạm phát năm 2013 dự báo sẽ ở mức 6-7%, Ủy ban cho rằng, tình hình trên tạo dư địa cho việc giảm lãi suất huy động xuống 7%, lãi suất cho vay xuống 10%.”

Trong khi đó, VEF ghi lời ông Nguyễn Văn Thanh, Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, từ đầu năm 2013 giá cước vận tải đã tăng 1 lần do các DN phải nộp phí bảo trì đường bộ. Nay xăng dầu tăng giá khó tránh khỏi giá cước vận tải tăng.

Bản tin cũng ghi lời Ông Phạm Chí Cường, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, cán thép tiêu thụ dầu FO là chủ yếu, nên mỗi khi điều chỉnh giá dầu, đầu vào sẽ tăng mạnh.

Hiệp hội Thép tính toán, để sản xuất ra một tấn thép, doanh nghiệp mất khoảng 40 kg dầu FO. Vậy với mỗi mức tăng 807/kg dầu, chi phí đội lên khoảng 30.000 đồng/tấn. Mỗi năm ngành thép sản xuất khoảng 5,5 triệu tấn. Với mức tăng 30.000 đồng tăng thêm/ tấn, ngành thép sẽ bị tăng chi phí sản xuất lên tới 165 tỷ đồng.

Con số giá thành tăng thêm 165 tỷ đồng là tương đương 7,9 triệu USD.

Thực tế ngành thép sẽ lỗ nặng, vì “Trong bối cảnh thép phế, phôi thép phải nhập khẩu nhiều thì việc xăng dầu tăng thì chi phí vận tải từ cảng về các nhà máy cũng phải tăng. Tiếp đó là vận chuyển thép thành phẩm đến các địa điểm tiêu thụ cũng tăng, trong khi giá thép bán ra không thể tăng bởi tiêu thụ chậm thì ngành thép sẽ lỗ nặng.”

Trong khi đó, VEF nói rằng điện cũng phải tăng giá.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết điện mùa khô đang thiếu và dự tính sẽ phải dùng dầu FO để phát điện khoảng 1,57 tỷ Kwh. Khi giá dầu chưa tăng, EVN đã tính sẽ lỗ khoảng 6.000-7.000 tỷ đồng và bóng gió về việc tăng giá điện để bù lỗ. Nay mỗi kg dầu lại tăng thêm 807 đồng thì thua lỗ càng cao và điện khó tránh khỏi tăng giá.

Và hễ “Điện tăng giá sẽ tác động mạnh đến đầu vào của tất cả các ngành sản xuất làm cho chi phí đầu vào tăng khiến giá cả tăng. Đây chính là điều mà nhiều người lo lắng nhất.”

Sức mua của dân hiện nay cũng đã suy yếu rồi.

VEF ghi lời Ông Vũ Vinh Phú cho biết, ba tháng đầu năm sức mua quá yếu, mức lưu chuyển hàng hóa chỉ tăng 1% mà bình thường vào thời điểm cùng kỳ những năm trước phải tăng từ 8 - 10%.

Ông Phú nói:

"Kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn đình lạm. Người dân đều dồn tiền vào mua sữa cho con, đổ xăng xe, các mặt hàng thiết yếu sẽ bị được người dân cắt giảm dần đi để cân bằng cuộc sống. Theo đó sức mua kiệt quệ sẽ càng dồn doanh nghiệp vào thế khó chồng khó".

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-206184_15-2/

Lotus
04-01-2013, 03:35 PM
Tăng giá xăng: Sự tồn vong của chế độ!

coi trong :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thienlam-2-03292013-03292013163748.html

Khi giá xăng bất chấp nhân dân

... Thực chất vấn đề của Petrolimex và mối liên đới Petrolimex - Bộ Công thương là như thế nào?

Làm sao người dân có thể tin rằng Petrolimex, trong khi công bố con số lỗ trong năm 2008 đến 10.700 tỷ đồng, thì trong bản cáo bạch của đơn vị này (được công bố vào tháng 7/2011 nhằm phục vụ cho hoạt động cổ phần hóa) lại nêu ra số lãi 913 tỷ đồng cũng trong năm 2008?

Đúng như quyết tâm của Thứ trưởng công thương Nguyễn Cẩm Tú về phương châm “từng bước tăng giá, như thế bớt phải hội thảo”, giá xăng dầu đã được mặc định vào tháng 3/2013 mà không cần đến bất cứ cuộc hội thảo hay trao đổi nào với giới chuyên gia và người dân...


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/thienlam-1-03292013-03292013161856.html

Lotus
04-01-2013, 03:36 PM
Mức Thu Ngân Sách VN Giảm, Ngành Gỗ, Xe Gắn Máy Bi Đát; Dân Việt Nhập Lậu Sang Trung Quốc Kiếm Việc, Bị Bắt Cả Ngàn Người


HANOI -- Kinh tế bi thảm trong năm 2013 là điệp khúc buồn cứ nghe hoài.

Bản tin nhà nước TTXVN cho biết mức thu ngân sách trong quý I của năm 2013 đã giảm 2,6% so cùng kỳ của năm 2012.

Trong khi đó, kiếm tiền tại quê nhà khó hơn, hàng ngàn dân Việt đã nhập lậu Trung Quốc để tìm việc, và bị bắt cũng nhiều ngàn người, theo tin của RFI từ Paris.

Mặt khác, báo SGGP cho biết nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ miền Trung lao đao và lớp chạy cầm chừng, lớp đóng cửa...

Và thông tấn VEF cho biết nhiều doanh nghiệp xe máy lo chết dần chết mòn... Hàng chục ngàn công nhân ngành sản xuất xe gắn máy cơ nguy mất việc.

Có vẻ như bi thảm khắp mười phương kinh tế Việt.

Bản tin TTXVN cho biết rằng, theo Bộ Tài chính, tổng thu ngân sách Nhà nước quý I ước đạt 167.710 tỷ đồng (bằng 20,6% dự toán) giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2012.

Bản tin nói:

“Theo đó, thu nội địa đạt 114.040 tỷ đồng, đạt thấp cả về tiến độ thực hiện dự toán và mức tăng trưởng so với cùng kỳ một số năm gần đây, nhiều khoản thu quan trọng đạt thấp so với yêu cầu đề ra.“

Khó khăn về mức thu ngân sách được TTXVN mô tả là:

“Kết quả thu chi ngân sách nhà nước quý I cho thấy tình hình rất khó khăn, tiến độ thu ngân sách ở cả lĩnh vực thu nội địa và thu về xuất khẩu đều đạt rất thấp so với yêu cầu dự toán (yêu cầu dự toán phải tăng 20% so với thực hiện năm 2012, thực tế số thu quý I từ hai lĩnh vực này đều giảm so với cùng kỳ 2012).”

Trong khi đó, bản tin RFI hôm Thứ Sáu ghi rằng, theo báo South China Morning Post tại Hồng Kông hôm 29/03/2013, “ngày càng có nhiều người Việt Nam qua miền Nam Trung Quốc lao động trái phép và bị bắt giữ.“

Trích dẫn số liệu mới nhất của chính quyền địa phương tỉnh Quảng Tây miền Nam Trung Quốc, giáp giới với Việt Nam, tờ báo này cho biết là nếu trong năm 2010, họ bắt giữ được khoảng 2.000 người nhập cư bất hợp pháp đến từ Việt Nam, thì qua năm 2011, con số này tăng lên gần 3.000 người, và chỉ trong nửa đầu năm 2012, số người Việt Nam bị bắt đã lên đến 2.600 người.

Bản tin cũng ghi rằng, giải thích về tình trạng ngày càng có nhiều người Việt Nam nhập cư trái phép vào Trung Quốc để tìm việc làm, tờ South China Morning Post cho rằng, đó là vì tiền lương tại các nhà máy Trung Quốc cao hơn là tại Việt Nam.

Mặt khác, báo SGGP cho biết các nhà máy chế biến gỗ miền Trung đang thê thảm:

“Diện tích rừng ngày càng thu hẹp, các loại cây nguyên liệu có trồng tái tạo cũng mất 5 - 7 năm mới cho thu hoạch, trong khi các nhà máy chế biến liên tục được cấp phép, xây dựng. Hệ quả tất yếu là thiếu nguyên liệu chế biến, nhà máy chạy cầm chừng, đóng cửa; doanh nghiệp tranh giành mua nguyên liệu, xí phần cả những cây non, kém chất lượng nên bị khách hàng ép giá. Hai địa phương đang nằm trong tình trạng báo động đỏ này là Quảng Ngãi và Bình Định.”

Thông tấn chuyên về kinh doanh VEF hôm Thứ Sáu 29-3-2013 đã cho biết các doanh nghiệp xe máy lo chết dần chết mòn...

Vì chính phủ sẽ hạn chế sản lượng xe gắn máy, trong khi các doanh nghiệp cũng không đẩy mạnh xuất khẩu xe máy nổi.

VEF ghi:

“Xuất khẩu không thể cứu được các doanh nghiệp, khi xe máy trong nước bị hạn chế sử dụng trong thời gian tới.

Theo Bản Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 vừa được điều chỉnh, sẽ sử dụng các biện pháp hành chính, kinh tế, kỹ thuật để khống chế số lượng xe máy trên cả nước, dự kiến đến năm 2020 có khoảng 36 triệu xe máy. Trong khi đó, theo số liệu của Bộ Giao thông vận tải, tính đến hết tháng 7/2012, số xe máy đăng ký lưu hành là 35.240.162 chiếc. Như vậy, có thể nói từ 2013 đến 2020, xe máy sẽ bị hạn chế mạnh...

Nếu xe máy bị hạn chế trong thời gian tới thì những nhà máy mới đầu tư có nguy cơ không bao giờ đi vào sản xuất, còn những nhà máy cũ cũng phải giảm công suất. Nhiều DN sản xuất phụ tùng cung cấp cho các DN này cũng sẽ gặp khó khăn theo. Nhiều DN đang sản xuất linh kiện xe máy khác cùng các DN làm nhiệm vụ bán hàng, vận tải... chắc chắn sẽ rất khó khăn khi số lượng xe máy bán ra giảm mạnh và hàng chục nghìn lao động có nguy cơ mất việc làm. Khi đó ngành công nghiệp xe máy sẽ chết dần, chết mòn?”


http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-206217_15-2/

Lotus
04-03-2013, 09:10 AM
http://www.24h.com.vn/upload/3-2012/images/2012-09-04/1346728445-thue-phi1.jpg


http://www.24h.com.vn/upload/3-2012/images/2012-09-04/1346728445-thue-phi2.jpg


http://images1.tuoitre.vn/Tianyon/Cache/Image/24/587024.jpg

http://vn.news.yahoo.com/ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n-n%E1%BA%B7ng-g%C3%A1nh-thu%E1%BA%BF-ph%C3%AD-cao-ch%C3%B3t-031448770--finance.html



...người dân phải đóng thuế cao hơn cả các nước phát triển hơn trong khu vực như Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc.

Tỷ lệ thuế so với GDP của Việt Nam cũng cao bậc nhất khu vực, với tỷ lệ 26,3%; so với mức 17,3% của Trung Quốc, 15,5% của Thái Lan, Malaysia và dưới 13% của Philipines và Indonesia và có xu hướng tăng từ năm 2010 cho đến nay....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2012/09/120907_vn_poverty.shtml

Gánh nặng thuế phí ở Việt Nam cao nhất khu vực

Ngoài việc chịu "thuế lạm phát" hàng năm ở mức hai con số, những chính sách bảo hộ và thuế chồng lên thuế đang khiến mỗi người dân Việt Nam gánh chịu tỉ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần so với các nước khác trong khu vực.

http://m.tinmoi.vn/ganh-nang-thue-phi-o-viet-nam-cao-nhat-khu-vuc-011030236.html

ốc
04-03-2013, 12:39 PM
Tỷ lệ thuế so với GDP của Việt Nam cũng cao bậc nhất khu vực, với tỷ lệ 26,3%; so với mức 17,3% của Trung Quốc, 15,5% của Thái Lan, Malaysia và dưới 13% của Philipines và Indonesia và có xu hướng tăng từ năm 2010 cho đến nay....

Tỉ lệ thuế so GDP mà có cao thì cũng có khi là tự vì GDP quá thấp. Tại sao không nói về tỉ lệ thuế so với mức thu nhập trung bình trong nước?

Lotus
04-03-2013, 04:24 PM
Giật mình với thu nhập của người Việt Nam so với khu vực

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore. Thu nhập trung bình của người Việt Nam vẫn còn khoảng cách rất xa so với các nước trong ASEAN và Trung Quốc, dù đã được cải thiện nhiều do đổi mới và mở cửa cách đây hơn một phần tư thế kỷ.

Trong khi đó, cơ hội để Việt Nam đuổi kịp Trung Quốc và các nền kinh tế ASEAN sẽ vẫn là viễn cảnh xa vời, nếu thiếu đi những động lực cải cách hơn nữa. ...

Bên cạnh đó, so với các quốc gia ASEAN khác, dù thu nhập của người Việt Nam đã dần được thu hẹp trong 20 năm qua, khoảng cách vẫn còn rất lớn ở vào thời điểm hiện tại.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương và các đồng sự ở ĐH Kinh tế Quốc dân cho biết, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines, hay Indonesia, khoảng 1/5 của Thái Lan, 1/10 của Malaysia năm 1991.
.
Con số này đã vượt qua mức 3/4, 1/3 và 1/5 của các nước trên sau gần 20 năm.

Tóm lại, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2010 đạt 1.061 USD tính theo tỷ giá hối đoái, và 2.948 USD theo PPP.

Tiến sĩ Phạm Hồng Chương nhận xét: “Đây là những chỉ số còn thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á và thế giới”. ...

Thu nhập của người Việt Nam bị bỏ lại quá xa bởi các nước trong khu vực không phải là vấn đề mới.

Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/giat-minh-voi-thu-nhap-cua-nguoi-viet.html#.UVy1pcsaySO

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vietnam-income-lags-far-behind-regional-average-04032012142301.html

In addition, though the income gap between Vietnamese people compared with other Asean people was narrowed in the period of 1991 to 2010, but the gap remains high at this time. PPP-based income per capita of Vietnam was less than one half of Philippines’ or Indonesia’s, one fifth of Thailand’s, one tenth of Malaysia in 1991. The ratio surpassed three forth, one third and one fifth respectively after almost 20 years.

Even, the life quality of the Vietnamese has been going down and might be placed far behind many countries. According to World Bank’s Vietnam Development report 2009,
Vietnam’s income per capita went back 51 years compared with Indonesia, 95 years against Thailand and 158 years against Singapore.

These are really the worrying figures when the country’s inflation is rising continuously and people have to suffer other expenses for corruption, low quality of administrative and public service system.

Vietnam’s low income is not new but factually there are a lot of difficulties in the whole country. But, many inadequacies also have been shown that there is a big difference between Vietnam’s price, income and life quality and the world’s.

http://www.intelasia.net/average-income-of-the-vietnamese-remain-low-compared-with-asean-192385

Lotus
04-04-2013, 02:00 PM
Những nhà đầu tư ngoại quốc ngày càng mất niềm tin vào thị trường CHXHCNVN vì mức độ cải cách chậm chạp và tình trạng tham nhũng ngày càng cao.

Barun Roy
April 3, 2013 Last Updated at 21:50 IST

Vietnam's lost charm

Foreign investors are losing faith in their sought-after destination on the back of slow reforms and rising corruption

http://www.business-standard.com/article/opinion/vietnam-s-lost-charm-113040300462_1.html

Lotus
04-05-2013, 06:19 AM
Bị Nam Hàn từ chối, lao động Việt mất cơ hội và tiền


VIỆT NAM (NV).- Đã đổ tiền bạc, sức lực học tiếng Hàn từ hai năm nay, 12,000 thanh niên Việt hầu như tiếp tục "dậm chân tại chỗ."

Phúc trình của cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn quốc tại Việt Nam cho biết, năm 2013, nước này tiếp tục tuyển mộ lao động ngoại quốc sang làm việc.

Đáng tiếc là trong số 60,000 công nhân được cấp visa đi "xuất khẩu lao động," không có mặt một người Việt nào.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/164194-VN-baylua-040413-TP-400.JPG
Túc trực, chờ đợi mỏi mòn trước văn phòng tuyển dụng lao động, hàng ngàn người tìm việc xứ Hàn vẫn về tay không.

Tất cả đều là người Cambodia, nay trở thành nước có số lao động được Nam Hàn tiếp nhận đông đảo nhất.
Báo Tiền Phong trích dẫn phúc trình trên cho hay, nguyên nhân dẫn tới hậu quả trên được phía Nam Hàn tiết lộ, là vì thợ Việt Nam bỏ trốn nhiều quá. Trong năm 2013, tỉ lệ này chiếm tới 50% tổng số lao động được tuyển mộ đến xứ Hàn.

Cũng theo báo Tiền Phong, hồi năm 2011, số thợ Việt được Nam Hàn tuyển mộ và cấp visa sang làm việc lên đến 12,500 người.

Con số này khiến nhiều thanh niên Việt Nam còn lại kể cả gia đình họ vui mừng hy vọng một cơ hội được đi "xuất khẩu lao động." Với họ, được sang Nam Hàn làm việc là cơ hội đổi đời. Vì vậy, ít nhất 12,000 người đã tích cực "văn ôn võ luyện," chăm chỉ đi học và thi đậu, đã được cấp giấy chứng nhận hoàn tất khoá học tiếng Hàn từ cuối năm 2012.

Một người cha có con sang làm việc tại Nam Hàn nói rằng ông đã tốn gần 5,000 đô, gồm tiền học, và nhiều khoản chi khác. Có người cho biết, còn tốn tới 12,000 đô.

Chưa ai tiết lộ rằng các khoản chi phí của một thanh niên, trong số 12,000 người trong "danh sách nằm chờ" là bao nhiêu. Chỉ biết rằng tin không được phía Nam Hàn tuyển mộ khiến hàng chục ngàn người thất vọng.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164194&zoneid=2#.UV7B2csaySM

Do không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn, Việt Nam không được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013.

“Do chúng ta chưa cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn nên Hàn Quốc không cấp chỉ tiêu hồ sơ tuyển mới lao động Việt Nam theo hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài năm 2013 theo chương trình cấp phép lao động EPS”. Ông Lương Đức Long, Phó Giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước, vừa cho biết như vậy. Đây là điều đáng buồn cho xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam.

Hàng chục ngàn lao động mất cơ hội

Theo công bố mới đây của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc, hạn ngạch tuyển dụng lao động nước ngoài trong năm 2013 của nước này là 62.000 người, tăng 8% so với năm 2012. Trong đó, 52.000 lao động được tuyển mới theo chương trình EPS; số còn lại dành cho những lao động được tái ký hợp đồng hoặc hoàn thành hợp đồng về nước đúng hạn của chương trình này.

Đáng lưu ý là mặc dù tăng tuyển mới lao động nước ngoài nhưng năm nay, Hàn Quốc quyết định tiếp tục loại Việt Nam khỏi danh sách các nước được phân bổ chỉ tiêu hồ sơ. Điều đó có nghĩa không có lao động Việt Nam nào được tuyển mới. Quyết định này không chỉ khiến hàng chục ngàn người mất cơ hội dự kiểm tra tiếng Hàn mà còn khiến hơn 10.000 lao động đã có hồ sơ dự tuyển từ 2 năm qua không được chủ sử dụng lao động Hàn Quốc lựa chọn, ký hợp đồng.

Nỗ lực vô ích

Từ năm 2011, cơ quan thẩm quyền Hàn Quốc đã khuyến cáo: Nếu Việt Nam không cải thiện được tình hình lao động bỏ trốn, nguy cơ bị dừng hợp tác lao động theo chương trình EPS là khó tránh khỏi. Đến tháng 8-2012, không chỉ không cải thiện được tình hình mà tỉ lệ lao động hết hạn hợp đồng không chịu về nước tiếp tục tăng cao (trên 50%). Chính vì điều này mà Hàn Quốc không ký lại thỏa thuận hợp tác lao động, chính thức dừng tuyển mới lao động Việt Nam.

Trước khi phân bổ hạn ngạch tuyển dụng năm 2013, phía Hàn Quốc yêu cầu Việt Nam phải giảm tỉ lệ bỏ trốn xuống dưới 40% mới xem xét việc ký lại thỏa thuận hợp tác lao động. Thế nhưng, ông Lương Đức Long thừa nhận: “Dù rất nỗ lực, triển khai hàng loạt biện pháp nhưng chúng ta không ngăn chặn được lao động bỏ trốn ở lại Hàn Quốc, dẫn đến phía bạn chưa đồng ý nối lại hợp tác lao động”.

Theo ông Lương Đức Long, kết quả giải quyết lao động bỏ trốn được phía Hàn Quốc tính toán theo từng quý và ở hầu hết các quý, tỉ lệ lao động bỏ trốn vẫn ở mức trên 50%. Chẳng hạn ở quý II-2012, trong số khoảng 2.000 lao động hết hạn hợp đồng vẫn có trên 1.200 lao động không về nước. Đến quý III-2012, khoảng 1.500/2.500 lao động hết hạn hợp đồng tiếp tục bỏ trốn...

Với quyết định trên, đề án “Ngăn chặn lao động bỏ trốn và chuyển nơi làm việc của người lao động tại Hàn Quốc” do Bộ LĐ-TB-XH triển khai từ đầu năm 2012 đến nay cùng với các biện pháp tuyên truyền, vận động gia đình thuyết phục con em về nước do cơ quan chức năng triển khai cũng đã trở thành... công cốc khi người lao động sang Hàn vẫn cứ trốn ở lại.

http://m.tinmoi.vn/han-quoc-cam-cua-lao-dong-viet-nam-1198603.html


“Nhất bảng” cư trú bất hợp pháp

Tình trạng người lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó nghiêm trọng nhất phải kể đến Hàn Quốc. Đến thời điểm này số lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp trở nên "nhất bảng” trong tất cả các nước có lao động đang làm việc tại Hàn Quốc.

Để khắc phục tình trạng cạn nguồn nhân lực trong nước, từ nhiều năm nay Hàn Quốc thực hiện chính sách tiếp nhận lao động đến từ 15 quốc gia, trong đó các nước vùng Đông Nam Á chiếm tỉ lệ nhiều nhất. Hiện thời Việt Nam có hơn 22 000 lao động đang làm việc tại Hàn Quốc, trở thành một trong những quốc gia đứng ở tốp đầu xuất khẩu lao động sang quốc gia này. Công việc khá ổn định, thu nhập tương đối cao, đó là những lợi thế nổi bật của Hàn Quốc và trở thành sức hấp dẫn với số đông lao động Việt Nam tìm đến thị trường này. Nhiều gia đình và không ít địa phương khá lên kể từ khi có người lao động xuất khẩu sang Hàn Quốc. Một thị trường tiềm năng như vậy, nhiều người đang xếp hàng chờ đến lượt được xuất khẩu sang Hàn Quốc làm việc. Hy vọng chính đáng ấy đã bị dập tay khi phía Hàn Quốc vừa chính thức công bố đóng cửa không tiếp nhận lao động có xuất xứ từ Việt Nam.

Nhu cầu sử dụng lao động của Hàn Quốc không giảm mà còn tăng. Dự kiến 2013, Hàn Quốc tiếp tục nhận thêm khoảng 62.000 lao động đến từ các nước. Cung của Việt Nam khá dồi dào. Cầu từ phía Hàn Quốc không ngừng tăng lên. Lẽ ra, nếu mọi việc đều tốt đẹp, cung – cầu lao động sẽ được giải quyết thông qua việc xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Hàn Quốc. Song cung – cầu lao động giữa 2 nước đã rơi vào tình trạng bế tắc, nguyên nhân thuộc về phía… quân ta, người lao động Việt Nam tự gây ra. Khi biết số liệu này chắc là nhiều người bàng hoàng sửng sốt: số lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc chiếm tỉ lệ hơn 50%. Tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp đang diễn ra ở nhiều nơi, không riêng gì Hàn Quốc nhưng tỉ lệ hơn 50% quả là "xưa nay hiếm”.

Hàn Quốc đã từng áp dụng nhiều "phương thuốc” ngăn chặn tình trạng lao động cư trú bất hợp pháp, kể cả biện pháp kinh tế và hành chính. Với lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp, phía Hàn Quốc thật sự… bó tay, buộc phải dùng đến biện pháp cứng rắn, đóng cửa không tiếp nhận lao động đến từ Việt Nam. Đây là giải pháp tình thế, nằm ngoài mong muốn của đối tác. Chừng nào lao động Việt Nam cư trú bất hợp pháp không chịu về nước, chừng đó kênh xuất khẩu lao động sang thị trường này vẫn bị đóng cửa. Bao giờ ách tắc cung - cầu lao động giữa Việt Nam với Hàn Quốc được tháo gỡ, việc đó hoàn toàn phụ thuộc phía chúng ta.

http://www.baomoi.com/Nhat-bang-cu-tru-bat-hop-phap/47/9530833.epi

Lotus
04-05-2013, 07:54 AM
Con Thủ tướng vào Trung ương Đoàn

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/12/121213_doan_thanhnien_daihoi.shtml

'Quý tử' nhà thủ tướng vào Trung Ương Đoàn thì Thủ tướng bày thêm trò để ăn chia :

Trích báo Nhà nước CHXHCNVN :

Thủ tướng chỉ đạo TW Đoàn xây MXH thanh niên bằng 200 triệu USD*

Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sáng nay (24/3), tại Trụ sở
Thủ tướng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai xây dựng mạng xã hội Thanh niên với kinh phí khoảng 200 triệu USD...

http://techdaily.vn/tin-tuc/thu-tuong-chi-dao-tw-doan-xay-mxh-thanh-nien-bang-200-trieu-usd/

Bộ chính trị đảng CSVN: Nhà máy đốt tiền

http://4.bp.blogspot.com/-QzEmDso2Ca0/UVvJ6YpbSLI/AAAAAAAAKFg/TItOaYd_RRo/s1600/nguyenphutrong-ttsang-nguyentandung-matNa-danlambao.jpg

Minh Dân (Danlambao) - Khi chuẩn bị đốt tiền, ông Thủ Tướng nào cũng tuyên bố một câu có chân lý nhất trong các câu tuyên bố: “Đã được Bộ Chính Trị thông qua”!

Bài báo này không dám minh chứng tất cả các đề án, dự án, quy hoạch… của nhà nước CHXHCNVN sợ làm mất thời giờ quý báu của người đọc, nhân đọc được trên báo chuyện thủ tướng Dũng phát lệnh đốt tiền bằng dự án mạng xã hội thanh niên mà số tiền quy ra thóc là 200 triệu usd, “Đã được Bộ Chính Trị thông qua”!

Vậy là người đại biểu nhân dân chỉ biết nghe và nhìn, nhân dân không có lấy một suất vé dự, đúng nguyên tắc thôi, vì số tiền được đốt phải trên 10.000 tỷ mới phải thông qua QH, việc xé lẻ một quy hoạch ra thành nhiều dự án (module) lẻ là quá hợp tình hợp lý chăng? Dích zắc ở chỗ Thủ tướng phải là đại biểu Quốc hội nhưng cũng là cùng mâm với Bộ Chính Trị?!!

Tổng mức đầu tư của Bauxite là cỡ 250.000 tỷ đồng (năm 2007) quy hoạch tới năm 2029, giờ này sơ bộ tổng kết đốt hết bao nhiêu cũng chưa ai biết được ngoài Bộ chính trị.

Khi một đề án, dự án, quy hoạch…“Đã được Bộ Chính Trị thông qua”, có nghĩa là ai cũng không hiểu chỉ có 4 người được hiểu, sau này sai trái tội lỗi thì gánh nặng này đã được chia tư rồi, khỏe!

Cả một đất nước sụt sùi nhìn cảnh chảy máu của cải, thôi thì quy ra USD nghe cho nó đỡ xót, dân ta nghèo khó có thói quen ưa quy ra thóc (bữa nhậu của quan hết vài tấn thóc còn thiếu).

Đề án 112 (Quyết định 112 ngày 25/7/2001) “Đề án Tin học hóa hành chính nhà nước” mức dự án 3.800 tỷ, chưa thưc hiện xong thì sâu đã ăn hết khá nhiều, phó chủ nhiệm văn phòng chính phủ cũng là một con sâu bị khởi tố.

Tháng 4/2007 Thủ tướng Dũng chỉ đạo ngưng đề án.

Theo thằng dân @ tôi thì Bộ Chính Trị nên nói gì với bá tánh đi chứ, “người đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” đúng chăng hay là “người đại biểu đẻ ra quái thai không thèm thừa nhận”

Tôi là Nguyễn minh Dân, khu vực Đồng bằng sông Hồng,công dân của nước gọi là CHXHCN Việt Nam dám đánh cược với Bộ chính trị về cái đề án mạng xã hội đoàn viên thanh niên không chửa mà sắp đẻ rằng:

- Thất bại còn thảm hại hơn Bauxite, 112 tin học hóa…
- Sâu hại bầy đàn lần này còn nhiều gấp bốn lần đề án 112
- Quốc hội sẽ lên tiếng.
- Tính không minh bạch, tính tương tác tiện nghi người dùng, tính xâm phạm riêng tư công dân của mạng xã hội này là không có gì đảm bảo.

Xin bà con thông cảm, vì tôi không rành về điều lệ đảng CSVN, bạn đọc và các đảng viên đảng cs lượng thứ.


http://danlambaovn.blogspot.com/2013/04/bo-chinh-tri-ang-csvn-nha-may-ot-tien.html#more

Lotus
04-10-2013, 07:15 AM
Số liệu thống kê VN 'thiếu thuyết phục'

Cập nhật: 09:15 GMT - thứ ba, 9 tháng 4, 2013

Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói số liệu thống kê của VN thể hiện sự bất hợp lý, không phản ánh thực tế dẫn tới khó có chính sách tốt..

Trả lời BBC Việt Ngữ, ông cho biết việc các chuyên gia có lý khi đặt dấu hỏi về các số liệu thống kê về GDP của Việt Nam
Theo ông, công thức tính GDP phải dựa trên những con số nhất định, như con số về lao động, người lao động, năng suất lao động, thế nhưng tỉ lệ tăng ở các con số này lại không khớp với tỉ lệ tăng GDP ở Việt Nam.
Việc Tổng cục Thống kế, trước đây là một cơ quan độc lập, nay trở thành một phần , có thể dẫn đến tình trạng các con số mâu thuấn, thể hiện những bất hợp lý, ông Nguyễn Quang A nói.
"Cục Thống kê đáng lẽ phải là một cơ quan độc lập nhưng rất đáng tiếc là trong những năm gần đây đã trở thành một bộ phận của Bộ Kế hoạch Đầu tư vì thế rất có thể nghi ngờ tính độc lập của tính toán nay," theo ông Nguyễn Quang A
"Cách tính của Việt Nam là về phía cung, mà lẽ ra phải được kiểm tra chéo bằng cách tính phía tổng cầu nữa," ông nói thêm.
Tình trạng các con số báo cáo, đưa ra không có kiểm tra chéo, thiếu chính xác có lẽ đã kéo dài nhiều năm nay và chính điều đó sẽ ảnh hưởng tới việc hoạch định và đề ra các chính sách kinh tế đúng đắn và phù hợp.
Và theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, "nếu vẫn còn độc quyền, còn một chế độ toàn trị, độc quyền ở tất cả mọi thứ kể cả thông tin thì những căn bệnh như thế sẽ không bao giờ có thể chữa khỏi được."


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/04/130408_nguyenquanga_on_vietnam_gdp_stats.shtml


Nghe mp3 :

http://wsodprogrf.bbc.co.uk/vietnamese/dps/2013/04/nguyenquanga_gdp_stats_130408_nguyenquanga_on_viet nam_gdp_stats_au_bb.mp3

Lotus
04-10-2013, 07:24 AM
Chỉ số GDP của Việt Nam bị tính sai?

Cập nhật: 12:37 GMT - thứ ba, 9 tháng 4, 2013

Một nhà quan sát trong nước nói với BBC, nghi ngờ của các chuyên gia kinh tế đối với con số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mà tổng cục thống kê đưa ra là có cơ sở.

Trong Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân hôm 08/04, tổng cục thống kê cho biết số GDP quý I năm 2013 của Việt Nam là 4,98%, còn một số chuyên gia cho rằng tăng trưởng tín dụng gần như không có mà vốn chảy vào doanh nghiệp lại gấp nhiều lần thì "GDP không thể tăng."

Trả lời phỏng vấn của BBC về vấn đề trên, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một phân tích gia, nói:
“Con số mà cục thống kê đưa ra như thế, những chuyên gia đặt dấu hỏi cũng có lý vì người ta toàn là những người rất là kỹ về cách tính GDP như thế nào.”
“GDP mà tăng thì phụ thuộc vào vấn đề là tăng cái gì, theo lý thuyết rất cổ điển là phải tăng về vốn, phải tăng về năng suất lao động, số lượng lao động.”
Ông nhận xét, những tỷ lệ tăng đó không khớp với tỷ lệ tăng GDP, “Bản thân con số theo công thức đầy mâu thuẫn.”
"Tăng trưởng tín dụng quý I chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, chẳng lẽ Việt Nam không cần cung ứng tín dụng vẫn có thể tăng trưởng."
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh nói trong Diễn đàn Kinh tế Mùa Xuân
Truyền thông trong nước cũng dẫn lời chuyên gia kinh tế Bùi Trinh trong diễn đàn, rằng dư nợ tín dụng tháng 3 không đáng kể, nhưng đầu tư của khu vực ngoài nhà nước lại tăng tới 11%, vậy “doanh nghiệp lấy vốn ở đâu trong khi phần lớn doanh nghiệp đều lệ thuộc vào vốn ngân hàng”.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh cho rằng, tăng trưởng tín dụng quý I chưa tới 1% mà tăng trưởng GDP vẫn gần 5% là điều khó hiểu, “Chẳng lẽ Việt Nam không cần cung ứng tín dụng vẫn có thể tăng trưởng,” tờ báo mạng VNExpress dẫn lời ông nói.
Theo Tiến sỹ Quang A, có hai, ba cách tính GDP, “cách tính của Việt Nam người ta gọi là cách tính về phía cung và cách đấy lẽ ra phải nên có kiểm tra chéo bằng cách tính bằng tổng cầu nữa”.
Và lý do của con số không chính xác, theo ông Quang A, là “Tất cả số liệu GDP chỉ xuất phát từ một nơi là tổng cục thống kê, nhưng mỗi một tỉnh có cách tính riêng.
"Và cách tính riêng này của mỗi tỉnh cũng đã bị đem ra mổ xẻ rất là lâu rồi, vì tỉnh nào cũng đều tăng cao hơn mức của cả nước, thậm chí cao hơn rất nhiều.

Ảnh hưởng của việc sai số liệu có thể dẫn tới những chính sách hoạch định sai lầm ở mức chính phủ hoặc các nhà hoạch định chính sách, theo ông Quang A.
Trích ý kiến của chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, việc dựa trên những con số “ảo tưởng” khiến các quyết định can thiệp thường đưa ra rất muộn, không phản ánh tính cấp bách của thực tiễn, mà ví dụ điển hình là Vinashin.
Còn Giáo sư, tiến sỹ Trần Đình Thiên đánh giá trong diễn đàn, cho rằng dựa vào con số "không chuẩn" để xử lý vấn đề luôn luôn "chứa đựng rủi ro và nguy cơ rất lớn" cho quá trình phục hồi.

‘Tô son trát phấn con số'

Tiến sỹ Quang A cho rằng, thống kê sai là một cái vòng luẩn quẩn, do nó không được đánh giá đúng nên người làm thống kê ngày càng mai một“.

“Khi người càng mai một, trình độ mai một thì những số liệu đấy lại càng kém chính xác hơn, kết quả có thể lại sai lệch hơn và nó lại dẫn đến những chính sách tồi hơn, và nó lại khuyến khích người ta phải tô son trát phấn để cho số liệu cho nó đẹp.”

“Vòng luẩn quẩn cứ thế là một mối nguy hiểm cho đất nước.”

"Chừng nào mà còn có cái chế độ độc quyền, hay là cái chế độ toàn trị hết tất cả mọi thứ kể cả thông tin, thì những căn bệnh như thế không bao giờ có thể chữa khỏi được cả."

Tiến sỹ Nguyễn Quang A

Theo ông Quang A, có một số cách khắc phục tình trạng này, trong đó quan trọng nhất là cơ quan về thống kê phải hoàn toàn độc lập với các bộ phận của cơ quan hành pháp, không bị tác động bởi những vấn đề chính trị hàng ngày.
Hơn thế nữa, bản thân những cách tính toán cũng cần phải phổ cập lại cho bản thân họ.

Và điều thứ ba, là cần có các tổ chức độc lập khác nữa để kiểm tra chéo nhằm phát hiện những chỗ không nhất quán trong số liệu để đàm luận.

“Chỉ có trong những lúc tranh luận như thế thì cái phương pháp nó mới được cải thiện hơn, trình độ của người tính toán cũng được cải thiện hơn,” ông nói.
Đương kim Chủ tịch hội Liên hiệp Doanh nghiệp Việt Nam – Hungary cho rằng, chừng nào mà các nhà hoạch định chính sách "chưa thấy có nhu cầu" phải có những số liệu chính xác thì ngành thống kê khó lòng được coi trọng.

Ông nói: “Chừng nào mà còn có cái chế độ độc quyền, hay là cái chế độ toàn trị hết tất cả mọi thứ kể cả thông tin, thì những căn bệnh như thế không bao giờ có thể chữa khỏi được cả.”
Ông Quang A từng là viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, đồng sáng lập với tám nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội có tên tuổi khác tại Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130409_nguyen_quang_a_noi_ve_gdp_vietnam.shtml

Lotus
04-10-2013, 07:28 AM
Vốn đầu tư trực tiếp giảm

Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam Tuần Qua ghi nhận một số thông tin không mấy sáng sủa cho nền kinh tế Việt Nam.

Trong lúc Nhà nước vẫn chưa tìm ra một giải pháp hữu hiệu để vực dậy thị trường bất động sản, các số liệu thống kê mới nhất cho thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam đã bị sút giảm đáng kể.

Viện quản lý kinh tế trung ương thuộc bộ Kế hoạch và đầu tư hôm 3 tháng 4 cho biết, 5 năm sau ngày gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới WTO, lĩnh vực đầu tư tại Việt nam đang lộ nhiều yếu kém.

Các yếu kém đó là: đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giảm, các dự án sử dụng nhiều đất đai, tài nguyên và gây ô nhiễm, ít có dự án đầu tư vào các vùng khó khăn. Các dự án đầu tư công có hiệu quả thấp, gây thất thoát, chậm tiến độ thực hiện...


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-show-103-04062013140414.html

Lotus
04-10-2013, 10:49 AM
Gần 80% công chức Việt Nam 'thu nhập ngoài lương'

VIỆT NAM (NV) - Gần 80% công chức Việt Nam đang sống bằng các khoản “lợi tức phụ,” con số đủ để xác định tính chất tham nhũng quá mức trầm trọng tại quốc gia này.

Phần lớn thu nhập của công chức ở Việt Nam không phải là tiền lương. (Hình: Internet)
Trong khi đó, các biện pháp ngăn chận và đẩy lùi nạn tham nhũng khả dĩ được tung ra bấy lâu đều rất “hời hợt,” nói cách khác là không khả thi. Đây cũng là nhận định của ông Jairo Acuna Alfaro, 'cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chánh và chống tham nhũng.'
Theo báo Người Lao động, các dẫn chứng nói rằng xấp xỉ 80% công chức Việt Nam hiện nay không sống bằng lương, dựa theo kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức Thanh tra của nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Thế giới thực hiện. Cuộc khảo sát này được thực hiện trong năm qua, thông qua việc phỏng vấn 2,000 cán bộ, công chức nhà nước ở mười tỉnh của Việt Nam.
Tám mươi phần trăm số người được hỏi cho biết, cơ cấu “gói tiền thu nhập ngoài lương” đó bao gồm: tiền khoán (65%), tiền được bồi dưỡng tại các cuộc họp (55%), tiền huê hồng được chia, tiền được biếu từ các “quỹ đen” của các đơn vị kinh doanh...
Kết quả cuộc khảo sát này cũng cho thấy, đa số công chức, cán bộ “có lợi tức ngoài lương” nói trên đều là những người có chức vụ chủ yếu trong bộ máy nhà nước, hoặc có thẩm quyền trong một lĩnh vực nào đó.
Kết quả của cuộc khảo sát này có vẻ “chân thật” hơn so với con số thu thập được từ một cuộc khảo sát do trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội thực hiện khoảng 7 năm về trước. Lần đó, số cán bộ, công chức tham dự cuộc khảo sát chỉ nhìn nhận rằng gần 54% lợi tức mà họ thu được thuộc “các hoạt động khác,” tức không phải từ công việc đang làm.

Báo Người Lao động dẫn lời một cán bộ cao cấp về tiền lương của Việt Nam nói rằng các khoản “được chia” từ các công trình, dự án, quỹ riêng; tiền được tặng, được biếu thường rất lớn và không thể kiểm soát được. Cũng vì các khoản tiền nói trên được “chung, chi” bằng tiền mặt, việc kiểm soát thu nhập lại càng xa tầm với của “các tổ chức có thẩm quyền.”
Còn theo ông Ngô Mạnh Hùng, Phó cục trưởng Cục Chống tham nhũng Việt Nam, tất cả các quy định cấm công chức, cán bộ nhận “quà cáp, biếu xén” của nhà nước Việt Nam hầu như không khả thi.
Mới đây, theo ông Jairo Acuna Alfaro, 'cố vấn chính sách của Liên Hiệp Quốc về cải cách hành chánh và chống tham nhũng,' thì việc kê khai tài sản, một trong những biện pháp ngăn ngừa tham nhũng, tại Việt Nam vẫn còn rất hời hợt.
Báo Người Lao Động dẫn lời ông Jairo Acuna Alfaro cho rằng, những ai nói việc sử dụng tiền mặt đã “làm khó” việc kê khai tài sản một cách trung thực là ngụy biện.
Ông nói: “Việc sử dụng tiền mặt chỉ gây khó khăn, chứ không cản trở việc kê khai tài sản. Bản chất của tham nhũng ở mọi nơi đều giống nhau: đó là sự lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân. Một viên chức sống xa hoa phải giải thích nguồn gốc các tài sản mà mình có được. Nếu không, ông ta phải được coi là tội phạm.”

Cuối cùng, theo ông Jairo Acuna Alfaro, không thể chấp nhận tính chất tự giác của người kê khai tài sản. Ông này nói rằng, Việt Nam cần có một bộ máy giám sát ở bên ngoài bộ máy nhà nước, với đầy đủ quyền lực để có thể mở các cuộc điều tra và truy tố những kẻ nghi tham nhũng một cách độc lập.

Có thể chính vì nạn tham nhũng đã ăn sâu tận gốc rể bộ máy nhà nước, nên Việt Nam khó có được một tổ chức giám sát để ngăn chận, theo kiểu phác họa của ông Jairo Acuna Alfaro nêu trên.

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164444&zoneid=2#.UWWk18saySM

ốc
04-10-2013, 11:24 AM
Số liệu thống kê VN 'thiếu thuyết phục'
Em đọc xong một loạt các bài chị Tút vác về thì tự hỏi thế chả biết các con số trong đấy có bị tính sai không?

Lotus
04-11-2013, 12:20 AM
Thông tin đa chiều từ nhiều nguồn để đối chứng .

Đừng ráng thanh minh nữa.

Mô hình chế độ cộng sản là thứ đã được đa số các nước trên thế giới cho vào thùng rác của lịch sử rồi vì tạo quá nhiều tham nhũng bòn rút và tiêu cực .

ốc
04-11-2013, 07:40 AM
Em thắc mắc thôi. Chị đem báo Việt cộng về tuyên truyền rồi lại bảo "số liệu thống kê thiếu thuyết phục (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?617-Kinh-tế-CHXHCNVN&p=85593&viewfull=1#post85593)" và "bị tính sai (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?617-Kinh-tế-CHXHCNVN&p=85596&viewfull=1#post85596)" (em xin nêu link tử tế) thì người đọc phải đặt câu hỏi chứ.

Lotus
04-11-2013, 11:20 AM
Bài đó trích báo VN liên quan dự án phung phí 200 triệu đô la mà Trung ương đảng cộng sản định trích ngân sách quốc gia cho mạng lưới của đoàn thanh niên cộng sản . Nói có chứng cớ, không thôi lại có Việt cộng con nào lẽo mép chối cãi .




Tình trạng nghèo đói ở Việt Nam gia tăng



http://www.youtube.com/watch?v=qUGVLa6SBWo

ốc
04-11-2013, 11:48 AM
Vậy 200 triệu đô ấy tính có đúng không hở chị Tút? Em hỏi kỹ càng nhỡ mai mốt có con Việt cộng nào lẽo mép chối cãi.

Lotus
04-11-2013, 12:30 PM
Ngoài những món nợ chính thưc´, chính phủ CHXHCNVN mang những món nợ không chính thưc´, để cho dân Việt phải gánh trả, mà không công bô´rõ ràng ra hêt´.

Chính phủ CHXHCNVN cũng còn nợ Nga và đã thương lượng trả bằng gạo và cà phê, đưa tơí tình trạng mâý trăm ngàn dân Việt đói và thiêú gạo ăn . Món nợ này còn trả đên´ trên mươì mâý năm nữa, cho tới năm 2024 .Còn chưa tính nợ mới vay thêm sau này .

---------------------------------------------------------------------------

Vietnam and Russia agreed last September to cut the Soviet-era debt, previously estimated at $11bn, by 85% and to allow for repayment of the rest over 23 years.

"The problem of Vietnamese debt to Russia is completely solved."
Victor Khristenko
Russian Deputy Prime Minister

He said that the two countries were discussing using the payments for three purposes - reinvestment in Vietnam, training Vietnamese specialists in Russia or covering the debt with goods.

"Concerning the goods, they are supplies of rice and coffee to Russia and third countries," he said.

http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/1195414.stm

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo mà hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm ....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2007/11/071117_vietfarmers_hunger.shtml

Cả nước có gần 350.000 người bị thiếu đói

http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2009/05/3BA0E907/

Báo VN không hề cho biêt´ lý do hàng năm vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào đói vì chính phủ CHXHCNVN đã thương lượng trả nợ bằng gạo và cà phê cho Nga

-----------------–--------

....
trong năm 2012, cả nước có trên 125.000 người thiếu ăn.

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-203415_15-2/

http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-69678/phong-su-tu-viet-nam-se-co-125-000-thieu-an-tram-trong-trong-mua-tet-nay.html

Lotus
04-12-2013, 05:41 AM
Chính phủ CHXHCNVN lúc nào cũng nói là nợ còn an toàn. Nhưng mà họ không nêu chuyện đã thương lượng trả nợ cho Nga bằng gạo và hàng trăm ngàn dân Việt bị thiếu đói mỗi năm vì thê´.

Nợ của chính phủ CHXHCNVN khác vơí nợ các nươc´dân chủ.

Ngân hàng quôc´gia ở các nươc´dân chủ như Đưc´, Mỹ,... đa sô´là độc lập từ chính phủ, nợ chính phủ có thể cao, tuy nhiên ngân hàng quôc´gia có thể dư nhiêù tiền và vàng để bù lại.

Còn ngân hàng Nhà nước ở CHXHCNVN thì lệ thuộc vào chính phủ và đêù cùng một đảng quản lý.

Nợ của chính phủ ở CHXHCNVN cũng là nợ của ngân hàng Nhà nước.

Trong khi nợ của chính phủ Đưc´, Mỹ,... thì không là nợ của ngân hàng quốc gia.

Ngoaì ra ở CHXHCNVN đêù do một đảng quản lý cho nên con sô´ không lâý gì làm bảo đảm là chính xác và không được sửa.

ốc
04-12-2013, 12:00 PM
Nhà nước nợ đìa thang thang như thế kia thì thảo nào chả đào đâu ra tiền mà mua trực thăng chữa cháy cho nhân dân.

Lotus
04-19-2013, 05:22 AM
Vào tháng Giêng năm 1985, IMF đã đình chỉ tín dụng khi CHXHCN Việt Nam không đáp ứng được một lịch trình trả nợ. Các cuộc đàm phán để xin gia hạn nợ này một lần nữa thất bại trong năm 1987, làm cho CHXHCN Việt Nam không đủ điều kiện để được tài trợ ....

In January 1985, the IMF suspended further credit when Vietnam failed to meet a repayment schedule on the amount owed to the fund. Talks to reschedule this obligation again failed in 1987, making Vietnam ineligible for fresh funding...

http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-14688.html


Thơì điểm thập niên 90, sau khi các chính phủ cộng sản Đông Âu sụp đổ, viện trợ từ khôí Comecon (liên minh các quôc´gia cộng sản Đông Âu) ngưng, thì Việt Nam đã có cơ hội để thay đổi chế độ.

Nhưng vì kiêù hôí do Việt kiêù gởi về ngày càng tăng rôì thì các nươc´ khác thâý Việt Nam có xoá đói giảm nghèo, muôn´ vào làm ăn, cũng cho thêm viện trợ để lâý cảm tình.

Ngoài ra nhờ có kiêù hôí góp phần trả nợ, cho nên các nươc´trên thê´giơí chịu cho vay thêm :

http://dudoankinhte.files.wordpress.com/2012/03/thong-ke-so-lieu-kieu-hoi.jpg

Việt Nam nằm trong top các nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới

Theo World Bank

http://siteresources.worldbank.org/INTLAC/Resources/Factbook2011-Ebook.pdf

Nghiên cứu khác cũng chỉ rõ ra rằng lượng tiền kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Mỹ

http://ideas.repec.org/p/pra/mprapa/24945.html



http://cms.stox.vn/medialib/images/KieuhoiVN.JPG


Trong 6 tháng đầu năm 2012, dự trữ ngoại hối đã tăng lên trên 10 tỷ USD (năm 2011 đạt 9 tỷ USD), tương đương 10 tuần nhập khẩu...

Ngoài ra, điều khiến dư luận lạc quan về khả năng trả nợ của Việt Nam là nguồn kiều hối đổ về Việt Nam hàng năm. Kiều hối không chỉ là nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần đáng kể trong việc trả nợ nước ngoài, bổ sung một nguồn ngoại tệ ổn định cho Việt Nam trong bối cảnh các nguồn vốn như ODA, FDI, FII ngày càng khó. Ước tính trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2011, lượng kiều hối đã tăng lên 8 lần (từ mức 1,2 tỉ USD lên 9 tỷ USD) Năm 2010, với con số 8,26 tỷ USD, Việt Nam xếp hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển về nhận kiều hối. Năm 2011, kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD, bù đắp được 92% cán cân thương mại. Trong năm 2012, dù kiều hối được dự báo sẽ giảm mạnh do kinh tế toàn cầu khó khăn, song chắc chắn đây vẫn là nguồn lực đáng kể góp phần trả nợ nước ngoài....

http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Tai-chinh/Ky-vong-tu-chien-luoc-no-cong-va-no-nuoc-ngoai/10166.tctc

Lotus
04-19-2013, 05:37 AM
...

Nợ trả góp chia cho mấy chục năm, cho nên nếu đang trả nợ đúng hạn thì vẫn có thể vay thêm được :

Đầu tư 190 tỷ USD xây dựng Hà Nội giàu đẹp, hiện đại

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, để đạt được những mục tiêu lớn đặt ra, nguồn vốn đầu tư toàn xã hội là khoảng 180 - 190 tỷ USD .

Theo bản quy hoạch Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt ngày 6/7, tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2015 dự kiến 1.400 - 1.500 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 69 - 70 tỷ USD), thời kỳ 2016 - 2020 khoảng 2.500 - 2.600 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 110 - 120 tỷ USD)....

http://www.baomoi.com/Home/DauTu-QuyHoach/dantri.com.vn/Dau-tu-190-ty-USD-xay-dung-Ha-Noi-giau-dep-hien-dai/6584658.epi

Lotus
04-19-2013, 06:40 AM
Trích báo Nhà nước CHXHCNVN :

Thủ tướng chỉ đạo TW Đoàn xây MXH thanh niên bằng 200 triệu USD*

Thực hiện Quy chế phối hợp giữa Chính phủ với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, sáng nay (24/3), tại Trụ sở
Thủ tướng yêu cầu Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông sớm triển khai xây dựng mạng xã hội Thanh niên với kinh phí khoảng 200 triệu USD...

http://techdaily.vn/tin-tuc/thu-tuong-chi-dao-tw-doan-xay-mxh-thanh-nien-bang-200-trieu-usd/

... Quả là một sự lãng phí lạ lùng. Trong khi tình hình kinh tế nước nhà hết sức khó khăn, nợ công (71 tỷ USD), nợ của các doanh nghiệp nhà nước (gần 6O tỷ USD), nợ xấu ngân hàng báo động, bất động sản đóng băng, xăng dầu và vật giá leo thang, nhà nước đi vay khoản mới để trả nợ cũ...

Hai trăm triệu đô là số tiền khổng lồ, rất cho nhiều mục đích xã hội khác, ví dụ như làm cầu cho trẻ em đi học để không phải đi bằng giây, có chút thịt cho bữa ăn của học sinh miền núi, thêm giường cho các bệnh viện đầy ắp người phải nằm la liệt ở dưới nền nhà, hay chương trình trợ giúp khó khăn cho một lực lượng rất đến sự cứu trợ: Hơn 5.2 triệu người tàn tật, chiếm 6.63% dân số trên cả nước... Ðây là những việc làm thiết thực của đoàn thanh niên đối với xã hội. Không cần vẽ vời thêm bất cứ một trang mạng xã hội nào riêng chỉ để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của chế độ.
Chỉ vì ý đồ lôi kéo bạn đọc vào những chuyện dối trá, bịp bợm, thì rồi kế hoạch sẽ rơi rớt vào những toan tính vô bổ, những mánh mung “rút ruột” mờ ám và sẽ chìm nghỉm vào sự thất bại hoàn toàn của cả dự án....

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164798&zoneid=97#.UXFHqMsaySM

ốc
04-19-2013, 12:57 PM
... Quả là một sự lãng phí lạ lùng. Trong khi tình hình kinh tế nước nhà hết sức khó khăn, nợ công (71 tỷ USD), nợ của các doanh nghiệp nhà nước (gần 6O tỷ USD), nợ xấu ngân hàng báo động, bất động sản đóng băng, xăng dầu và vật giá leo thang, nhà nước đi vay khoản mới để trả nợ cũ...

Hai trăm triệu đô là số tiền khổng lồ, rất cho nhiều mục đích xã hội khác, ví dụ như làm cầu cho trẻ em đi học để không phải đi bằng giây, có chút thịt cho bữa ăn của học sinh miền núi, thêm giường cho các bệnh viện đầy ắp người phải nằm la liệt ở dưới nền nhà, hay chương trình trợ giúp khó khăn cho một lực lượng rất đến sự cứu trợ: Hơn 5.2 triệu người tàn tật, chiếm 6.63% dân số trên cả nước... Ðây là những việc làm thiết thực của đoàn thanh niên đối với xã hội. Không cần vẽ vời thêm bất cứ một trang mạng xã hội nào riêng chỉ để phục vụ cho mục đích tuyên truyền của chế độ.
Chỉ vì ý đồ lôi kéo bạn đọc vào những chuyện dối trá, bịp bợm, thì rồi kế hoạch sẽ rơi rớt vào những toan tính vô bổ, những mánh mung “rút ruột” mờ ám và sẽ chìm nghỉm vào sự thất bại hoàn toàn của cả dự án....

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=164798&zoneid=97#.UXFHqMsaySM

Trong đoàn thanh niên chắc chắn có nhiều bà con cán bộ lắm chị Tút ơi. Hay là chị Tút thử tìm cách tham gia trang mạng xã hội của họ để chia sẻ thông tin đa chiều mà giúp người ta mở rộng tầm nhìn?

Lotus
04-20-2013, 11:29 PM
Thôi đi chị Tút ơi, đường quang không đi cứ đâm quàng vào bụi rậm, tự dưng mò vào những chỗ có các bác BK 75 để xem báo Nhân Dân thì nhất định phải là cảm tình viên của đảng rồi...

Xúi người ta vào rồi chụp mũ .

Lotus
04-20-2013, 11:42 PM
Trong khi chính phủ CHXHCNVN thi hành nghị quyết 36 thu hút kiều hối và kêu gọi Việt Kiêù đâù tư về nươc´ thì bà con cán bộ Đảng ta lại đem tài sản ra nươc´ ngoài.

Những năm sau này, chính phủ CHXHCNVN cho phép các tập đoàn và các công ty lơn´ của CHXHCNVN đâù tư nhiêù qua các nươc´ Campuchia, Lào, Nga, Venezuela, Haiti, vài quôc´ gia châu Mỹ Latinh, các quôc´gia Phi Châu . Trong trường hợp thay đổi chê´ độ, thì nhân dân sẽ khó mà đòi lại. Ngoài ra, cũng khó bị phong tỏa tài sản :


Đầu tư trên 24,5 tỷ đô la ra nước ngoài

Vietnamese firms invest over $24.5b in foreign countries as of July-end

Till the end of July 2011, Vietnamese enterprises have registered to invest in over 600 projects with a total pledged capital of over $24.5 billion in foreign countries .

Of which, the investment capital of Vietnamese investors exceeded $10.7 billion and chartered capital of Vietnamese investors also reached approximately $10 billion.
They mainly invested in mining sector with about $17 billion, of which, Vietnamese investors poured over $4.3 billion and chartered capital of over $3.7 billion.
Ranking in the second position is production and distribution sector of electricity, gas, water and air-conditioner with over $2.1 billion dong but investment capital of Vietnamese investors accounted for nearly $1.9 billion and chartered capital of nearly $1.7 billion.
Sectors of agriculture, forestry and fisheries also have many overseas investment projects with a total registered capital of over $1.4 billion, including over $1.33 billion of Vietnamese investors' investment capital.

Laos, Cambodia, Venezuela and Russia are four leading destinations for investment flow from Vietnam with registered capital of exceeding $1 billion. Of which, Venezuela attracted the biggest volume of investment capital with over $12.4 billion.

http://www.intellasia.net/vietnamese-firms-invest-over-24-5b-in-foreign-countries-as-of-july-end-171593

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỉ đô la trong quý một

08.04.2013

Theo tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong quí một năm nay Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài một số vốn là 2,65 tỉ đô la. Các lĩnh vực hàng đầu trong các dự án đầu tư ra nước ngoài này lần lượt là khai mỏ, dịch vụ lưu trú, thông tin và truyền thông. Trong đó các dự án ở Liên Bang Nga có số vốn lớn nhất kế đó là Lào và Miến Điện.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư nhiều nhất ở Lào, Campuchia, Liên bang Nga và Venezuela.

Tổng cộng Việt nam có 742 dự án đầu tư trên 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/vn-invest-2bln65-usd-abroad-04082013211047.html

Lotus
04-23-2013, 11:44 AM
Trong khi chính phủ CHXHCNVN thi hành nghị quyết 36 thu hút kiều hối và kêu gọi Việt Kiêù đâù tư về nươc´ thì bà con cán bộ Đảng ta lại đem tài sản ra nươc´ ngoài.

Những năm sau này, chính phủ CHXHCNVN cho phép các tập đoàn Nhà nước, các công ty liên doan, công ty của bà con cán bộ Đảng đâù tư nhiêù qua các nươc´ Campuchia, Lào, Nga, Venezuela, Haiti, vài quôc´ gia châu Mỹ Latinh, các quôc´gia Phi Châu . Trong trường hợp thay đổi chê´ độ, thì nhân dân sẽ khó mà đòi lại. Ngoài ra, cũng khó bị phong tỏa tài sản :


Đầu tư trên 24,5 tỷ đô la ra nước ngoài

Vietnamese firms invest over $24.5b in foreign countries as of July-end

Till the end of July 2011, Vietnamese enterprises have registered to invest in over 600 projects with a total pledged capital of over $24.5 billion in foreign countries .

Of which, the investment capital of Vietnamese investors exceeded $10.7 billion and chartered capital of Vietnamese investors also reached approximately $10 billion.
They mainly invested in mining sector with about $17 billion, of which, Vietnamese investors poured over $4.3 billion and chartered capital of over $3.7 billion.
Ranking in the second position is production and distribution sector of electricity, gas, water and air-conditioner with over $2.1 billion dong but investment capital of Vietnamese investors accounted for nearly $1.9 billion and chartered capital of nearly $1.7 billion.
Sectors of agriculture, forestry and fisheries also have many overseas investment projects with a total registered capital of over $1.4 billion, including over $1.33 billion of Vietnamese investors' investment capital.

Laos, Cambodia, Venezuela and Russia are four leading destinations for investment flow from Vietnam with registered capital of exceeding $1 billion. Of which, Venezuela attracted the biggest volume of investment capital with over $12.4 billion.

http://www.intellasia.net/vietnamese-firms-invest-over-24-5b-in-foreign-countries-as-of-july-end-171593

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỉ đô la trong quý một

08.04.2013

Theo tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong quí một năm nay Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài một số vốn là 2,65 tỉ đô la. Các lĩnh vực hàng đầu trong các dự án đầu tư ra nước ngoài này lần lượt là khai mỏ, dịch vụ lưu trú, thông tin và truyền thông. Trong đó các dự án ở Liên Bang Nga có số vốn lớn nhất kế đó là Lào và Miến Điện.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư nhiều nhất ở Lào, Campuchia, Liên bang Nga và Venezuela.

Tổng cộng Việt nam có 742 dự án đầu tư trên 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/vn-invest-2bln65-usd-abroad-04082013211047.html

Đảng cộng sản Đông Đưc´ ngày xưa cũng cho tẩu tán chuyển tiền ra ngoài .

--------------------------------------------------------------------------------

Hai mươi năm sau khi thay đổi chê´ độ ở Đông Đưc´, nươc´ Cộng hòa Liên bang Đưc´ (nươc´ Đưc´dân chủ) kiện được ngân hàng Austria . Toà án Thụy Sĩ buộc ngân hàng Austria phải trả lại 240 triệu Euro do đảng cộng sản SED đã qua các công ty rửa tiền tẩu tán ra nhà bank nươc´ ngoài .

Schweizer Urteil

Bank Austria muss SED-Millionen herausgeben
Zwei Jahrzehnte nach dem Zusammenbruch der DDR könnte Deutschland demnächst bis zu 240. Mio. Euro aus dem Vermögen der früheren Staatspartei erhalten. Die Unicredit-Tochter soll das Geld veruntreut haben


http://www.ftd.de/politik/deutschland/:schweizer-urteil-bank-austria-muss-sed-millionen-herausgeben/50093996.html

http://www.n24.de/news/newsitem_5955568.htm

Lotus
04-23-2013, 11:47 AM
Dự báo xám tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân


Nghe mp3 :

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gray-forecast-in-spring-eco-forum-nn-04122013093959.html/namnguyen04122013.mp3/inline.html



http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gray-forecast-in-spring-eco-forum-nn-04122013093959.html/9999-305.jpg/image


Suy thoái toàn diện

Cần đột phá gì để đổi chiều nền kinh tế, trong bối cảnh “đất nước đang rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện từ kinh tế, xã hội, văn hóa, đạo đức, giáo dục, y tế đến niềm tin, kỷ luật, kỷ cương, pháp luật.” Chúng tôi xin mạn phép lồng ghép câu hỏi của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và ý kiến trong tham luận của TS Lê Đăng Doanh tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân 2013. Đây là diễn đàn thường niên do Ủy ban Kinh tế Quốc hội phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Nha Trang từ 5-6/4/2013.

Báo chí trong nước nhiều tờ đã đăng lại loạt bài tường thuật về Diễn đàn Kinh tế mùa xuân được ghi nhận khá công phu của Thời báo Kinh tế Việt Nam (VnEconomy). Hơn 30 bài tham luận của các chuyên gia đã phân tích “Triển vọng kinh tế Việt Nam 2013 và nhìn lại một năm tái cơ cấu nền kinh tế”. Nhưng điều bất ngờ lớn, các ý kiến dù có khác nhau nhưng nhiều chuyên gia thiên về quan điểm là cần làm lại đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế. Ý kiến gây chấn động này xuất phát từ nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm, ông cũng là một Ủy viên của Ủy ban Kinh tế Quốc hội.

Tại sao phải làm vậy, vì các chuyên gia cho rằng sau một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường”. Theo đó, tiến trình tái cơ cấu kinh tế chịu một lực cản quá lớn là các nhóm lợi ích từ thao túng chính sách tài chính, ngân hàng cho đến vấn đề thu hồi đất và bong bóng bất động sản. Các chuyên gia còn cho rằng vấn nạn lớn nhất của nền kinh tế Việt Nam là tình trạng số liệu ảo dẫn đến những quyết định sai lầm.

Một số nhóm lợi ích nào đó có thể được hưởng lợi rất nhiều, trong khi những ngươi khác lại chịu hệ quả của tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô hoặc lạm phát lên cao.
-Phạm Chi Lan
VnEconomy mô tả phiên họp ngày 6/4 tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân ở Nha Trang: “Tham gia thảo luận khi không khí tranh luận đang nóng rực, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan khẳng định lực cản rất lớn của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chính là sự bùng lên của các nhóm lợi ích.” Bà Chi Lan cho rằng, đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế mất những 5 năm bàn thảo, điều mà đại biểu Trần Du Lịch trước đó gọi là sự lãng phí thời gian. Nữ chuyên gia nhận định, trong quãng thời gian dài này nhiều vấn đề của nền kinh tế đã nghiêm trọng hơn rất nhiều. Theo đó không chỉ việc mấy trăm nghìn doanh nghiệp chết mà cả cộng đồng doanh nghiệp đã suy yếu. Doanh nghiệp Nhà nước chao đảo, đầu tư ngoài ngành tràn lan sau 4 năm cuối cùng lại quay về với ngành nghề cốt lõi. Bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh, chính là trong thời gian bỏ lỡ cơ hội tái cơ cấu đó, các nhóm lợi ích đã trở nên mạnh mẽ, không phải chỉ ở riêng khu vực doanh nghiệp nhà nước mà khu vực nào cũng có và là lực cản rất lớn cho tái cơ cấu.

Trong dịp trả lời chúng tôi bà Phạm Chi Lan, nữ chuyên gia từng là thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ đã nhận định:

“Trong quá trình phát triển có nhiều việc không kiểm soát được tốt. Nhất là trong mấy năm gần đây khi nền kinh tế phát triển quá nóng cũng không kiểm soát được tốt. Vì vậy làm cho một số nhóm lợi ích nào đó có thể được hưởng lợi rất nhiều, trong khi những ngươi khác lại chịu hệ quả của tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô hoặc lạm phát lên cao và làm cho vật giá leo thang và đời sống của họ khó khăn hơn. Đây cũng là một trong những điều quan trọng nhất mà chúng tôi cũng đang nỗ lực, để làm sao đóng góp cho Việt Nam có thể thay đổi theo hướng công bằng hơn trong phát triển.”

Tham luận của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan được VnEconomy trích thuật, theo đó năng lực thể chế bị bào mòn và mất mát lớn hơn nữa là sự hao tổn niềm tin. Đó là niềm tin giữa xã hội với nhà nước, giữa con người với con người, làm cho công cuộc tái cơ cấu khó thành công.

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/gray-forecast-in-spring-eco-forum-nn-04122013093959.html/1-1-250.jpg/image
Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 tại Nha Trang hôm 6/4/2013. Photo courtesy of VnEconomy.


Nợ xấu đáng sợ và đáng ngờ

Một vấn đề thứ nhì mà các diễn giả nêu ra trong Diễn đàn Kinh tế mùa xuân là tình trạng nợ xấu tại Việt Nam đáng sợ và đáng ngờ. VnEconomy trích lời TS Trịnh Quang Anh thuộc Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam cho rằng, tổng nợ xấu ngân hàng được ước tính sẽ vọt tới tầm nửa triệu tỷ đồng, nếu cộng cả những khoản nợ xấu tiềm tàng, gồm nợ khoanh, nợ được cơ cấu lại của Vinashin, Vinalines… Chuyên gia này đã sử dụng những con số vừa nêu như một minh chứng mạnh để giải thích tại sao tín dụng cho nền kinh tế rơi vào đình trệ, thanh khoản hệ thống ngân hàng bất ổn và nền kinh tế chìm sâu hơn trong suy thoái.

Các chuyên gia tham dự diễn đàn đã bày tỏ sự nghi ngờ về tính trung thực của việc nợ xấu giảm mạnh theo công bố gần đây nhất của Ngân hàng Nhà nước.

Về vấn đề này chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phát biểu với chúng tôi:

“Nợ xấu của các ngân hàng hiện nay liên quan rất nhiều đến nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà nước đối với Ngân hàng. Theo thông tin thì 70% nợ của các ngân hàng thương mại là nợ của các doanh nghiệp Nhà nước; số nợ của các Doanh nghiệp Nhà nước đối với ngân hàng thương mại cũng tăng lên. Cụ thể theo cuộc họp của Thủ tướng với các doanh nghiệp lớn của Nhà nước vào hồi đầu năm nay thì con số đó là hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương với 60 tỷ USD rồi.”

Theo báo chí tường thuật Diễn đàn Kinh tế mùa xuân, TS Tô Ánh Dương thuộc Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng, nhiều khoản nợ xấu đã được làm đẹp bằng những khoản vay mới để trả nợ cũ quá hạn và nhờ tăng trưởng tín dụng ảo cuối năm thì tỷ lệ nợ xấu giảm 2% trong 60 ngày đầu năm nay chỉ là giảm số liệu không phải là bản chất. Còn TS Tô Ngọc Hưng, Giám đốc Học viện Ngân hàng được Thời báo Kinh tế Việt Nam trích lời thì cho rằng cần xem xét lại việc nợ xấu được công bố đã giảm rất nhanh.

Cùng về vấn đề này, trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành hiện làm việc ở Hà Nội nhận định:

Thực sự không ai hiểu được cả, từ đâu mà nó (nợ xấu) có phép lạ gì mà giảm xuống trong khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản tràn lan như thế.
-Bùi Kiến Thành

“Nợ xấu nợ khó đòi ở Việt Nam chưa thực sự rõ ràng minh bạch là bao nhiêu, khi mà Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ra Quốc hội nói là 8% xong rồi ít lâu thì nói là 10%, cách đây mấy tuần lễ lại nói là bây giờ rút xuống còn 6% tức đã giảm 2%. Thực sự không ai hiểu được cả, từ đâu mà nó có phép lạ gì mà giảm xuống trong khi nền kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, doanh nghiệp phá sản tràn lan như thế. Tất cả những chuyện đó cần có sự nghiên cứu nghiêm túc và có lẽ Nhà nước cần thực sự có cố gắng hơn nữa để làm rõ.”

TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế được biết đến nhiều cả trong nước lẫn ngoại quốc được VnEconomy, VietnamNet, Tin tức Việt Nam Cafef và nhiều báo điện tử khác trích phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế mùa xuân cho rằng, số liệu thống kê “ảo” dẫn đến những quyết định sai lầm. TS Lê Đăng Doanh đặt câu hỏi, trong hai năm 2011-2012 ở Việt Nam có khoảng 100.000 doanh nghiệp đóng cửa, cao hơn hẳn các nắm trước nhưng tỷ lệ thất nghiệp công bố chỉ 2,2%, thấp nhất trong nhiều năm. Theo TS Doanh quí 1/2013 có thêm 15.000 công ty phá sản, nhưng tỷ lệ thất nghiệp lại vẫn thấp, thực tế những người lao động này đã đi đâu, trong khi số doanh nghiệp thành lập mới không đáng kể.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đình Thiên được báo chí trích lời, đưa ra ví dụ về số lượng việc làm mới được tạo ra mỗi năm dù năm khó khăn hay thuận lợi đều đại thể như nhau. Theo lời ông, cách làm mang tính hình thức đã làm mất niềm vào hệ thống thông tin và thống kê phát triển, đồng thời gây ra những ảo tưởng thành tích lúc nào cũng tốt đẹp của nền kinh tế.

TS Lê Đăng Doanh nhấn mạnh, việc dựa trên những con số mà ông gọi là “ảo tưởng” nên các quyết định can thiệp thường đưa ra rất muộn, không phản ánh tính cấp bách của thực tiễn.

Trong tư liệu của chúng tôi chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từng nhận định.

“Thực sự con số thống kê nhiều khi đưa ra cũng làm chúng tôi bối rối, không biết tin cậy vào con số nào.”

Các nhà báo đặc biệt là Thời báo Kinh tế Việt Nam dĩ nhiên không thể tường trình hết cả 30 tham luận được trình bày tại Diễn Đàn Kinh tế mùa xuân 2013, nhưng những ý kiến phản ánh tình hình thực tế đều đã được trình bày. Nếu các giải pháp được hình thành từ những số liệu ảo thì hậu quả thật khó lường, có lẽ đây là điểm cơ bản nhất cho toàn bộ vấn đề tái cơ cấu.

Dù nhiều chuyên gia ủng hộ ý kiến của ông Cao Sĩ Kiêm là nên làm lại Đề án Tổng thể Tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng phần chắc là Chính phủ không bận tâm tới việc này. Bản thân bà Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho rằng, nên thực hiện đề án đã có, làm tới đâu sửa tới đó, hơn là loay hoay làm cái mới.

Chúng tôi nhớ lại cách nói của Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long khi ông nhận định là Ngân hàng Nhà nước đang quản lý thị trường vàng theo cách “thủng đâu vá đó”.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/gray-forecast-in-spring-eco-forum-nn-04122013093959.html

Lotus
04-23-2013, 11:52 AM
VN: Hãng Sụp Tiệm Tăng 26%, 15.200 Hãng Đóng Cửa Quý 1; Thạc sĩ, Cử nhân cũng thất nghiệp; thợ chưa có lương từ tháng 8-2012

(04/12/2013)


HANOI -- Kinh tế VN bi thảm...

Báo Tuổi Trẻ ghi nhận hơn 15.200 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động trong ba tháng đầu năm. Như thế là tăng 26,1% so với cùng quý năm 2012.

Bản tin này viết:

“Trong 3 tháng này, cả nước có 13.011 doanh nghiệp ngừng hoạt động. Số doanh nghiệp dừng hoạt động trong quý 1-2013 thực tế đã tăng 26,1% so với cùng kỳ quý 1-2012.

Như vậy, nếu tính tổng số doanh nghiệp giải thể và dừng hoạt động trong quý vừa qua đã lên tới trên 15.200 doanh nghiệp.”

Trong khi đó, báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp (DĐDN) nói rằng các bản báo cáo che giấu nhiều sự thật.

Báo này nói:

“Khoảng 140.000 DN được cho là mất tích, chết hoặc không hoạt động nhưng vẫn tồn tại trên danh nghĩa. Điều này có thể thấy, tình trạng hậu kiểm đối với các DN sau đăng kí kinh doanh (ĐKKD) vẫn còn nhiều kẽ hở.

Theo kết quả rà soát của Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2012 có gần 93.000 DN không thể xác minh được (trong đó, 60.454 DN được xác định là đã bỏ trốn hoặc mất tích). Tuy nhiên, con số này đã tăng lên khá nhanh trong mấy tháng đầu năm 2013.”

Tình hình bi thảm tới mức thất nghiệp quá nhiều.

Báo Người Lao Động kể:

“Thạc sĩ toán học đi bán sim điện thoại, tốt nghiệp quản trị kinh doanh làm ôsin, cử nhân sư phạm chạy bàn quán cà phê… Nguồn nhân lực trình độ cao đang bị lãng phí và bán rẻ khắp nơi...

Thanh Hóa là một cái nôi hiếu học của cả nước nhưng vừa qua, con số gần 25.000 sinh viên ra trường thất nghiệp khiến nhiều người giật mình. Tình trạng này cũng đang phổ biến tại Nghệ An, Đà Nẵng, An Giang, Đồng Tháp, Quảng Nam...”

Báo NLĐ kể về chị Đỗ Thị Trang tốt nghiệp loại khá ngành báo chí tại Hà Nội nhưng, ra trường đã 3 năm, Trang vẫn loay hoay kiếm việc... và đành về quê bán hàng tạp hóa giúp mẹ vì không trụ nổi ở thủ đô.”

Chị Lê Thị Huyền tốt nghiệp Học viện Ngân hàng loại khá nhưng lại đang làm thu ngân cho một quầy tạp hóa để kiếm tiền nuôi sống bản thân và... chờ thời.

Hay chị Trần Thị Hoa tốt nghiệp loại khá Trường ĐH Luật TPSG, xin việc hoài không được, hiện “đang làm thêm cho một cơ sở chế biến thủy sản, mỗi ngày được 70.000 đồng, đủ trang trải cuộc sống trong lúc chờ việc đúng chuyên ngành.”

Bằng Thạc sĩ cũng thế. Báo Người Lao Động kể về anh Lê Huy V., một thạc sĩ thất nghiệp, từng được cử đi thi Olympic Toán quốc gia và đoạt giải khuyến khích... Thạc sĩ V. phải mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ làm gia sư đến bán sim điện thoại... bây giờ “xin được vào dạy hợp đồng ngắn hạn cho một trường cấp 3 ở một huyện miền núi với mức thù lao ít ỏi, không có bảo hiểm, trợ cấp và điều quan trọng nhất là chẳng thấy tương lai.”

Báo Lao Động kể chuyện bi thảm khác:

“Công nhân Nhà máy cồn Đại Tân (Cty CP Đồng Xanh, tại xã Đại Tân, huyện Đại Lộc) vừa gửi đơn đến Báo Lao Động phản ánh: Đến nay, Cty này vẫn chưa trả nợ lương từ tháng 8.2012 cho 300 công nhân.”

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-206729_5-15_6-1_17-18223_14-2_15-2/

Lotus
04-23-2013, 11:54 AM
Nông dân mơ được trợ cấp như Thái Lan

Dự kiến năm 2013 Việt Nam sẽ tiếp tục xuất khẩu từ 7 tới 8 triệu tấn gạo, trong khi nông dân trồng lúa không bảo đảm cuộc sống và mơ ước chính sách trợ cấp nông nghiệp như nhiều nước trong khu vực.

Quá chú trọng thứ hạng
Không ít giới chức chính phủ tự hào về sự kiện Việt Nam từ chỗ thiếu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo xếp thứ nhì thế giới. Thế nhưng Tiến sĩ Đặng Kim Sơn Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn lại không ít lần khuyến nghị, không nên quá chú trọng đến vị trí thứ hạng và khối lượng gạo xuất khẩu. Điều mong muốn là bảo đảm đời sống cho người trồng lúa song song với việc bảo đảm an ninh lương thực, tạo được nguồn ngoại tệ tốt. Trả lời chúng tôi TS Đặng Kim Sơn nhận định:

“Nếu coi việc sản xuất lúa cũng như sản xuất các cây trồng khác là một ngành nghề kinh tế có lợi, để đảm bảo tăng thu nhập cho người dân thì cần đa dạng hóa cây trồng và để cho thị trường quyết định xem nên trồng cây gì nuôi con gì là yêu cầu cần thiết. Ruộng lúa khi cần có thể chuyển sang đa canh, chuyển sang trồng các rau màu khác hoặc là phối hợp nuôi trồng thủy sản. Lấy mục tiêu chính là tăng thu nhập cho người nông dân, chứ không là chuyện phải dứt khoát duy trì một sản lượng lớn lúa gạo để xuất khẩu, để đặt mục tiêu này, mục tiêu kia. Chúng tôi nghĩ là càng ngày mọi người càng hiểu rõ và nhất trí hơn với quan điểm như vậy.”

Mơ ước ông Nhà nước thay đổi chính sách như Thái Lan mua lúa trữ với giá cao cho nông dân.
Nông dân ĐBSCL
Việt Nam đã gia tăng sản lượng lúa gạo một cách mau chóng, đặc biệt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa xuất khẩu chủ yếu của cả nước. Ở các tỉnh miền tây, hàng triệu gia đình nông dân tham gia sản xuất đã mang lại lượng lúa gạo kỷ lục đóng góp phần lớn vào khối lượng xuất khẩu trên dưới 7 triệu tấn gạo mỗi năm. Tuy vậy thu nhập trung bình của nông dân làm lúa chỉ vào khoảng 315.000đ/ người mỗi tháng. Nguyên do là vì diện tích canh tác quá nhỏ dưới 1ha, trợ cấp nông nghiệp không đến tay nông dân, cũng như việc phân chia lợi tức không hợp lý từ đồng ruộng tới thương lái, nhà máy xay xát và nhà xuất khẩu.

GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Tân Tạo Long An từng nói với chúng tôi là phải sáng suốt trong chính sách phát triển lúa gạo.
“Họ không thấy cách làm giàu nào khác ngoài cây lúa…Nhưng tôi bảo đảm làm lúa là không thể nào làm giàu được, trừ khi bây giờ Việt Nam dám nâng cao giá lúa như Thái Lan, hoặc cao hơn nữa…chứ còn cứ giữ giá lúa thấp lè tè như thế này thì người nông dân luôn luôn chịu lỗ luôn luôn thiệt thòi, còn những người buôn bán lúa gạo, thuốc trừ sâu phân bón là những người làm giàu.”

Lợi tức không theo kịp vật giá


Sau vụ đông xuân vụ lúa lớn nhất trong ba vụ quanh năm, một người trồng lúa đồng bằng sông Cửu Long than phiền về mức lợi tức không theo kịp vật giá:

“Chi phí các thứ đều cao, sinh hoạt gia đình hàng ngày…tất cả đều nhắm vô lúa hết. Nếu được lời 30% thì nông dân đã quá khổ mà năm nay mấy người thất thoát chắc gì được 30%. Nói hỗ trợ nông dân có thấy ai được gì, chỉ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng họ mua gạo theo kiểu đã rồi chẳng được gì. Mơ ước ông Nhà nước thay đổi chính sách như Thái Lan mua lúa trữ với giá cao cho nông dân.”

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/nong-thon-ngay-nay/Mekong-Delta-to-organize-specialized-farming-NNguyen-05032010143124.html/nongdanthu-hoach-lua-AFP-250.jpg/image

Chúng tôi chuyển câu hỏi này đến TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn và được ông trả lời:

“Chính sách trợ cấp cho nông dân không phải chỉ riêng Thái Lan đang làm một cách mạnh mẽ, hiện nay Indonesia và Philippines cũng đang thực hiện khá mạnh. Đối các nước phát triển như Nhật Bản hay Hàn Quốc họ làm rất quyết liệt. Điều quan trọng là không phải Việt Nam e ngại gì, các khoản cấm của WTO còn rất xa chúng ta mới trợ cấp hết mức độ mà giới hạn cho phép. Việc quan trọng chính là ngân sách nhà nước không có, có thể nói trong số các nước sản xuất lúa hiện nay Việt Nam thuộc loại nước nghèo nhất của các nước xuất khẩu gạo. Thực sự mà nói ngân sách nhà nước không thể có để làm theo kiểu công bố giá sàn rồi mở kho mua đúng giá sàn như thế. Với sự trợ cấp như thế khả năng hỗ trợ nhà nước về sản xuất lúa gạo chắc chắn là không đủ. Điều quan trọng chính là vì năng lực nhà nước trợ cấp không chỉ riêng cây lúa mà tất cả các cây trồng khác ở Việt Nam, hay cho nông nghiệp nói chung là còn rất yếu.”

Để đảm bảo tăng thu nhập cho người dân thì cần đa dạng hóa cây trồng và để cho thị trường quyết định xem nên trồng cây gì nuôi con gì là yêu cầu cần thiết.
TS Đặng Kim Sơn
Trên thực tế Việt Nam cũng thực hiện một số trợ cấp nông nghiệp đối với người trồng lúa nhưng nguồn kinh phí đã ít lại không hiệu quả. Các chuyên gia nhiều lần phân tích tại các buổi hội thảo. Thi thoảng cũng có lúc mỗi héc-ta trồng lúa được trợ cấp 500.000đ, hoặc trợ cấp lãi suất vay vốn mua nông cơ nhưng lại ràng buộc mua máy nội địa, trong khi mặt hàng này của Việt Nam sản xuất rất tồi. Chính sách tạm trữ gạo mỗi khi thu hoạch rộ cũng vậy, doanh nghiệp được trợ cấp phần lãi suất vay vốn 8%-9% để thực hiện tạm trữ, nhưng doanh nghiệp không mua lúa trực tiếp của nông dân mà chỉ mua gạo qua trung gian thương nhân. Đường đi lòng vòng làm thay đổi giá thị trường với phần thiệt thòi lớn nhất thuộc về nông dân.

Trong tư liệu của chúng tôi, một số chuyên gia trong đó có TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long từng cho rằng lúa gạo ở Việt Nam mang tính chính trị nhiều hơn là kinh tế. Nhưng theo chúng tôi hiểu, ý nghĩa chính trị ở đây khác với Thái Lan vì Thái Lan tài trợ giá gạo cho nông dân để họ ủng hộ qua lá phiếu. Trong khi ở Việt Nam, nếu vì lý do gì lúa gạo tăng quá mức, chính phủ sẽ can thiệp bằng cách ngưng xuất khẩu chẳng hạn, để kéo giá xuống ưu tiên ổn định An sinh xã hội.

Vậy thì có nên trồng lúa nhiều để xuất khẩu 7-8 triệu tấn gạo mỗi năm trong khi phải nhập khẩu cũng đến vài tỷ USD mặt hàng bắp, khô dầu đậu nành, bột cá …để chế biến thức ăn chăn nuôi. Đây vẫn là một vấn đề còn để ngỏ.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/not-dream-subsidy-mechanism-4-rice-nn-04172013104217.html

Lotus
04-24-2013, 12:34 AM
Hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” cho hàng hóa nguồn gốc Trung Quốc để xuất khẩu đi nước khác nhằm tận dụng những ưu đãi thuế quan mà một số thị trường xuất khẩu đang áp dụng cho VN cho thấy khâu cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) hiện khá lỏng lẻo và bị lợi dụng để trục lợi.

http://www.dunghangviet.vn/hv/bao-ve-khach-hang/hang-gia-hang-nhai/2011/12/hang-trung-quoc-doi-lot-hang-viet-cap-chung-nhan-xuat-xu-long-leo.html

Nhìn từ Hoa Kỳ thì tôi thiển nghĩ rằng nước Mỹ có thiện cảm và thật ra muốn nâng đỡ kinh tế Việt Nam, trong khi vẫn phải canh chừng Trung Quốc về nhiều mặt. Nhưng khi doanh nghiệp và cả nhà nước Việt Nam lại muốn giúp Trung Quốc lọt cửa ải của Mỹ để chinh phục thị trường Hoa Kỳ thì ở đây người ta phải xét lại...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120130-thap-dien-gio-viet-nam-xuat-qua-my-bi-va-lay-vi-dinh-liu-den-trung-quoc

Việt Nam là một trong những nước rất dễ bị kiện tại Mỹ vì chưa được công nhận là quốc gia có nền kinh tế thị trường, đồng thời bị tình nghi làm bình phong, cho Trung Quốc mượn danh nghĩa để đưa hàng vào thị trường Hoa Kỳ...

http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120212-my-dieu-tra-chong-ban-pha-gia-tru-dien-gio-va-mac-ao-thep-nhap-tu-viet-nam
2013

HÃNG TRUNG CỘNG VÀO VIỆT NAM, ĐỔI NHÃN BÁN SANG MỸ LẬU THUẾ BỊ LỘ

(04/23/2013 03:32 PM)

http://sbtn.net/images/upload/2013_apr_23/isb1__3_-large-content-thumbnail.jpg


Công ty Trung Cộng vào Việt Nam, đổi nhãn hiệu sản phẩm để bán vào Mỹ miễn thuế nhưng bị khám phá. Bản tin cho biết đại diện bộ An ninh Nội địa Mỹ đã loan báo tin tòa án Mỹ đang thụ lý hồ sơ công ty SPC Tian Hua Việt Nam giả mạo xuất xứ Việt Nam để xuất cảng hàng vào Mỹ trốn thuế. Vào tháng 11 năm 2011, phía Việt Nam cho biết đã bắt quả tang công nhân công ty SPC Tianhua Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn Trung Cộng, đang thay thế các nhãn mác Made in China bằng nhãn mác ghi Made in Viet Nam trên lô hàng hợp chất xử lý nước dự định xuất cảng sang Mỹ. Bản tin cho biết lô hàng này là chất acid xuất xứ từ Trung Cộng, nhưng Tianhua Việt Nam đã thay nhãn trở thành bột Chlorinate 89% dùng trong việc lọc nước và dán nhãn made in Việt Nam.

Lô hàng xuất cảng này bao gồm 100 kiện hàng tương đương 100 tấn, đóng trong 5 container loại 20 feet, có giá trị xuất cảng là 210,000 đô-la. Cuộc điều tra cho thấy là công ty này đã nhiều lần làm việc này với tổng cộng hơn 100 lần xuất cảng sang Mỹ. Hoa Kỳ đã phát giác ra việc này và thông báo với phía Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ có quyết định xử phạt vi phạm hành chính với công ty Tianhua với một số tiền nhỏ và đình chỉ xuất cảng lô hàng mà không có một biện pháp nào nặng nề hơn, vì sợ đụng chạm đến quan thày Bắc Kinh.

http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-72626_15-2/hang-trung-cong-vao-viet-nam-doi-nhan-ban-sang-my-lau-thue-bi-lo.html

Lotus
04-27-2013, 11:29 AM
Nợ Công 106% GDP, VN Báo Cáo Chỉ ½; Ba Năm Nữa, Sẽ Trả Nợ Hết Nổi: Làm Hoài Chỉ Đủ Trả Tiền Lãi; VN Lệ Thuộc Thêm Chủ Nợ TQ...


Báo Tuổi Trẻ hôm 26-4-2013 tường thuật về một buổi hội thảo khoa học, cho thấy:

- Liên hiệp Quốc nói rằng nợ công VN là 128,9 tỉ USD (tức là 106% GDP), nhưng Việt Nam chỉ báo cáo là 66,8 tỉ USD (tức là 55% GDP).

- Có viễn ảnh Việt Nam sẽ lệ thuộc thêm vào quốc tế (Trung Quốc...) vì nợ nhiều tới không trả nổi: ThS Đinh Mai Long - Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước - nói rằng vài ba năm nữa tăng thu chỉ đủ bù trả nợ... Nghĩa là suôt đời trả không hết nợ.

- Báo Tuổi Trẻ cũng ghi lời TS Nguyễn Trọng Hậu cho thấy viễn ảnh cơ nguy nợ tư của các đaị gia sẽ bị phù phép cho thành nợ công -- đặc biệt là đaị gia ngành bất động sản.

- PGS.TS Nguyễn An Hà - Viện Nghiên cứu châu Âu - nói rằng nếu Việt Nam chơi kiểu xù nợ như thời Vinashin thì thiệt hại sẽ bị đát nữa, vì quốc tế sẽ hạ thấp điểm tín nhiệm và lãi suất sẽ tăng.

Bản tin báo Tuổi Trẻ tựa đề “Nợ công: cần minh bạch, rõ ràng” cho biết:

“Cần có những giải pháp xử lý trước khi quá muộn. Đó là khuyến cáo của nhiều chuyên gia tại hội thảo khoa học “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với VN” do Viện hàn lâm Khoa học VN tổ chức ngày 25-4.
Các đại biểu cũng đề nghị để khỏi bị động trong việc xử lý, VN cần theo thông lệ quốc tế trong cách tính nợ công.

Thế giới nói 128,9 tỉ USD, VN tính 66,8 tỉ USD

Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức.

TS Lưu Bích Hồ, nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Kế hoạch - đầu tư), cũng đồng tình và chỉ ra rằng năm 2011, ước tính theo quốc tế thì nợ công của VN là 128,9 tỉ USD, tương đương 106% GDP. Nhưng con số mà Bộ Tài chính công bố chỉ 66,8 tỉ USD và bằng 55% GDP.

Các nhà khoa học cũng đồng tình với nhận định của TS Hồ khi cho rằng cái khó nhất nói về thực trạng nợ công của VN là thiếu số liệu và không đủ tin cậy. Thời gian cập nhật nợ công của các nước là hằng quý, còn ở VN Bộ Tài chính mới chỉ công bố đến năm 2010 và ước tính đến năm 2011 thôi.

Bày tỏ quan điểm cá nhân, ThS Đinh Mai Long - Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước - nêu trong 10 năm trở lại đây, nợ công tại VN tăng nhanh một cách đáng lo ngại và có cơ cấu kém bền vững, bị tác động mạnh của những cú sốc từ nền kinh tế thế giới, đặc biệt là các cú sốc tỉ giá. Cơ cấu đồng tiền vay nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là các đồng tiền chủ chốt như JPY chiếm khoảng 39%, bằng SDR khoảng 27%, bằng USD khoảng 22%, bằng EUR khoảng 9%. Đối với vay nước ngoài của doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước - DNNN) được Chính phủ bảo lãnh) chủ yếu tập trung vào USD (chiếm từ 70-80%). Kể từ đầu năm 2010 đến cuối tháng 6-2011, ba đồng tiền chủ chốt gồm EUR, USD và JPY trong giỏ nợ nước ngoài của VN đã lên giá lần lượt khoảng 12%, 13% và 26% so với VND. Điều này cho thấy gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.

Mặt khác, ông Long cũng lưu ý là vay nợ từ Trung Quốc gia tăng nhanh trong mấy năm gần đây - khoảng 1,2 tỉ USD. Ngoài ra, tốc độ gia tăng nợ công khoảng 15%/năm đang dần “bắt kịp” tốc độ tăng thu ngân sách khoảng 17-21%, có nghĩa là vài ba năm nữa nguồn tăng thu chỉ đủ để bù trả nợ - ông Long nhấn mạnh.

Bỏ qua nợ của DNNN

Nợ công của VN vì sao lại chỉ bằng một nửa so với cách tính của thế giới? TS Nguyễn Trọng Hậu cho rằng thế giới có tiêu chí nợ công chung, họ có năm thành tố thì VN chỉ có ba. Có hai yếu tố chưa được tính vào nợ công của VN đó là nợ của DNNN và khoản Nhà nước vay của quỹ hưu trí. Ông Hậu cho rằng với cách tính nợ công của VN thì thực tế những khoản nợ nước ngoài cả tỉ USD như của Vinashin không được tính vào nợ công trong khi các nước, doanh nghiệp nào có vốn nhà nước dù chỉ một vài phần trăm, khi vay nước ngoài cũng phải tính vào. Một khoản nữa VN chưa tính vào nợ công là khoản tiền Nhà nước vay của quỹ hưu trí (nếu có), vì về thực chất đây cũng là nợ của dân.

Cũng theo ông Hậu, kinh nghiệm hiện nay cần cảnh giác là rất nhiều khoản nợ tư cũng có thể biến thành nợ công. Như hiện nay có rất nhiều “đại gia” bất động sản có thể vay nợ nước ngoài. Đây không phải nợ công nhưng khi các “đại gia” phát triển đến quy mô rất lớn mà nếu để các doanh nghiệp này đổ vỡ có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy cho nền kinh tế. Trong nhiều trường hợp, các “đại gia” không trả được nợ, Nhà nước sẽ phải đứng ra cứu. Như thế cũng tạo nguy cơ rất lớn khiến phình nợ công rất nhanh.

Còn ông Long thì cho rằng trên thực tế, dù được hay không được Chính phủ bảo lãnh nhưng nếu những DNNN không thể thanh toán một phần hoặc toàn bộ thì Chính phủ với vai trò chủ sở hữu vẫn phải gánh nợ cho các DNNN này...”

Đặc biệt, PGS.TS Nguyễn An Hà - Viện Nghiên cứu châu Âu - cho rằng “VN phải theo luật chơi quốc tế. Bởi theo ông Hà, các khoản vay đến hạn thì nước ngoài họ xiết nợ theo luật quốc tế. VN sẽ khó lờ đi được bởi ông Hà ví dụ trường hợp Vinashin, khi phải trả lãi, ban lãnh đạo mới của Vinashin lờ đi, nhưng chỉ cần các tổ chức xếp hạng đưa định mức tín nhiệm của VN xuống một bậc, thành B- lãi suất cho các khoản vay đến VN tăng, thiệt hại có thể lớn hơn nhiều.”

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-207416_5-15_6-1_17-18271_14-2_15-2/

Lotus
04-27-2013, 06:14 PM
Việt Nam đối mặt với khủng hoảng nợ nước ngoài

Friday, April 26, 2013 6:06:33 PM*

HÀ NỘI (NV) - Cách nay hai tuần, Bộ Tài chính của chính quyền CSVN loan báo, tính đến hết năm 2011, Việt Nam đang nợ nước ngoài (nợ công) 66,8 tỉ USD. Khoản nợ này tương đương 55% GDP và nằm trong ngưỡng an toàn.

Thế nhưng tại hội thảo về chủ đề “Khủng hoảng nợ công ở Liên minh châu Âu và những vấn đề gợi mở đối với Việt Nam”, mới diễn ra hôm 25 tháng 4 thì các chuyên gia kinh tế cho rằng, nợ công của Việt Nam đã lên đến 128 tỉ USD, tương đương 106% GDP của năm 2011.

Có nhiều dấu hiệu cho thấy, chính quyền CSVN đã tìm mọi cách để che giấu nợ công. Trong khi thế giới có tiêu chí chung về cách tính nợ công với năm thành tố thì khi tính nợ công, Việt Nam loại đi hai thành tố, đó là nợ của doanh nghiệp nhà nước và khoản nhà nước vay từ quỹ hưu trí. Thành ra nợ công mà chính quyền CSVN loan báo chỉ bằng một nửa so với khoản nợ thực.

Một tiến sĩ kinh tế tên là Nguyễn Trọng Hậu, giảng viên của một đại học ở Ba Lan, còn lưu ý rằng, rất nhiều khoản nợ tư cũng có thể biến thành nợ công. Vào lúc này, có rất nhiều “đại gia” bất động sản vay nợ nước ngoài. Tuy đây không phải nợ công nhưng khi sự nghiệp của các “đại gia” lớn đến mức mà nếu nó đổ vỡ, sự đổ vỡ đó có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy nguy hại cho nền kinh tế thì Nhà nước sẽ phải đứng ra cứu và vì vậy, nợ công có thể “phình” lên rất nhanh.

Một chuyên viên kinh tế đang làm việc tại Vụ Tổng hợp thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, tên là Đinh Mai Long, xác nhận, trong 10 năm qua, nợ công của Việt Nam tăng đáng lo ngại và cơ cấu kém bền vững, bị tác động mạnh từ những cú sốc kinh tế thế giới, đặc biệt là các cú sốc tỉ giá. Gánh nặng nợ nước ngoài tính theo nội tệ đang tăng với tốc độ chóng mặt và gây sức ép đối với thâm hụt ngân sách và chính sách tiền tệ.
Ông Long còn tiết lộ thêm là trong vài năm gần đây, các khoản vay từ Trung Quốc đã tăng đến 1,2 tỉ USD. Ngoài ra, tốc độ tăng nợ công ở mức 15%/năm sắp bằng tốc độ tăng từ thu ngân sách (khoảng 17%-21%), điều đó có nghĩa là vài ba năm tới nguồn tăng từ thu ngân sách sẽ chỉ đủ để bù vào chuyện trả nợ.

Giới chuyên gia kinh tế tỏ ra đặc biệt lo ngại khi nợ công rất cao, tăng rất nhanh nhưng hiệu quả của việc sử dụng các khoản nợ này lại rất thấp. Ông Nguyễn An Hà, làm việc tại Viện Nghiên cứu châu Âu, cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang có một số đặc điểm giống với các quốc gia châu Âu có tỉ lệ nợ cao như: Hi Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý khi lâm vào khủng hoảng nợ công. Đó là tăng trưởng GDP giảm sau khủng hoảng tài chính toàn cầu từ năm 2007 đến nay, lạm phát luôn có xu hướng tăng mạnh, … Do vậy, cần phải có giải pháp hợp lý trước khi quá muộn.

Giới chuyên gia kinh tế cùng cho rằng, khó khăn lớn nhất khi đề cập đến thực trạng nợ công của Việt Nam là thiếu số liệu và số liệu không đủ tin cậy. Trong khi các quốc gia cập nhật nợ công theo qúy thì Việt Nam mới chỉ công bố nợ công đến năm 2010 và ước tính nợ công của năm 2011. Theo họ, khi tính toán nợ công, nếu Việt Nam không theo các thông lệ quốc tế trong tính toán nợ công, không minh bạch, rõ ràng thì rất dễ gặp nguy hiểm.

http://anhbasam04.files.wordpress.com/2013/04/36.png
Bảng so sánh nợ công do chính quyền CSVN công bố với nợ thực, tính toán theo thông lệ quốc tế.

Đáng lưu ý là dù nợ công tăng vọt trong vài năm qua nhưng đầu tư công dành cho nông nghiệp, giáo dục, y tế, trợ cấp xã hội vốn đã rất ít lại liên tục giảm. Tại một hội thảo nhằm đánh giá về hiệu quả đầu tư công, diễn ra cùng ngày với hội thảo về nợ công, các chuyên gia kinh tế cho biết, đầu tư công vào nông nghiệp, dù chỉ chiếm 6,5% tổng vốn đầu tư trong giai đoạn từ 2006-2010, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 5,6%.

Tương tự, đầu tư công cho giáo dục, trước đây dù chỉ chiếm 3,1% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 2,9%. Đầu tư công cho y tế và trợ cấp xã hội, dù chỉ chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư, sang năm 2011 đã giảm xuống chỉ còn 4%.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165464&zoneid=1#.UXx0fMsaySN

Lotus
05-01-2013, 08:01 AM
Kinh tế bi đát, nguy cơ khủng hoảng gia tăng


Quốc Hội Việt Nam sẽ họp trong tháng này và hiện trạng cũng như tương lai của nền kinh tế, chắc chắn sẽ trở thành chủ đề chính.

Tuy đã có 300 ngàn trong số 700 ngàn doanh nghiệp ở Việt Nam phá sản nhưng nhiều chuyên viên kinh tế vẫn khẳng định, số doanh nghiệp ngưng hoạt động sẽ tiếp tục tăng.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/165634-nv_010513_kinhtebidat-400.jpg
Một góc khu đô thị Văn Phú, Hà Ðông. Khu đô thị này chiếm 94 héc ta vốn là ruộng thu hồi từ nông dân. Sau khi đầu tư 2000 tỉ, khu đô thị này bị bỏ hoang vì kinh tế suy thoái...

Trong báo cáo mới nhất, công bố hồi hạ tuần tháng trước, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam cho biết, có tới 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị thua lỗ. Những chỉ số giúp lượng định tính hiệu quả của các doanh nghiệp như: chỉ số thanh toán hiện tại, chỉ số thanh toán nhanh, khả năng trả lãi vay ngân hàng,... đều tụt giảm đáng ngại. Các thống kê cho thấy chỉ có chỉ số nợ là tăng vọt.

Mới đây, khi trao đổi với báo điện tử VNExpress về kinh tế Việt Nam năm 2013, ông Huỳnh Bửu Sơn - một chuyên viên kinh tế, nhận định, sẽ còn nhiều doanh nghiệp biến mất.

Ông Sơn cho rằng, doanh nghiệp Việt Nam chết hàng loạt vì không còn khả năng trả nợ. Chi phí quá cao, không thể cạnh tranh, lượng hàng tồn kho lớn và kéo dài khiến nhiều doanh nghiệp kiệt sức.

Khi được đề nghị phân tích sâu hơn về nguyên nhân, ông Sơn nhận xét, các chính sách vĩ mô không hề hỗ trợ cho doanh nghiệp. So với nhiều quốc gia trong khu vực, thuế suất của Việt Nam rất cao. Trong khi nguồn thu từ thuế của nhiều quốc gia trong khu vực chỉ chừng 17% GDP thì ở Việt Nam tỷ lệ này lên tới 27% GDP. Lãi suất ngân hàng của Việt Nam hiện cao nhất khu vực, chưa kể nhiều yếu tố không tên khác khiến chi phí tăng vọt.

Ông Sơn tin rằng, thực trạng đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong tương lai. Ông cảnh báo, lạm phát không đáng sợ bằng sản xuất đình trệ. Nếu vẫn cố gắng kiềm chế lạm phát bằng cách xiết tín dụng, tăng lãi suất ngân hàng, sản xuất sẽ chết.

Nhìn chung, càng ngày càng nhiều chuyên viên kinh tế tỏ ra bi quan về tương lai của nền kinh tế Việt Nam.

Tại Diễn đàn Kinh Tế Mùa Xuân, tổ chức ở Nha Trang hồi đầu tháng trước, tất cả các chuyên viên kinh tế cùng cho rằng, kinh tế Việt Nam đang xấu đi trên tất cả các phương diện. Ông Bùi Tất Thắng, làm việc tại Viện Chiến Lược Phát Triển, nhận xét, khó khăn lớn nhất là niềm tin vào tương lai của nền kinh tế suy giảm. Hệ quả là giới đầu tư rút vốn, người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, tổng cầu và tổng cung không có cơ hội cải thiện.

Trước nữa vào Tháng Ba, Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN nhận định, kinh tế Việt Nam hiện ở trong một vòng luẩn quẩn: Tăng trưởng suy giảm làm tăng nợ xấu, nợ xấu tăng làm tắc dòng tín dụng nuôi nền kinh tế và vì vậy tăng trưởng tiếp tục suy giảm!

Bàn về tăng trưởng suy giảm, bà Phạm Chi Lan - một chuyên gia kinh tế, bảo rằng, đó là hệ quả khi nguồn lực quốc gia chỉ đổ vào các tập đoàn, tổng công ty, còn các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận được nguồn lực này, nên teo dần rồi chết, trong khi tư nhân lại là khu vực kinh tế năng động và hiệu quả nhất.

Thật ra, hậu quả từ sự phân biệt đối xử trong phân bổ nguồn lực quốc gia giữa những tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước và một số tập đoàn tư nhân chuyên khai thác quan hệ để tìm lợi thế kinh doanh, với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn đã từng được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo từ lâu.

Dựa trên những phân tích và cảnh báo này, hồi giữa năm 2008, Quốc Hội CSVN từng nêu ra yêu cầu tái cơ cấu kinh tế, theo đó, chính phủ CSVN phải sớm điều chỉnh cơ cấu của các doanh nghiệp Nhà nước, hệ thống ngân hàng-tài chính, đầu tư công. Tuy nhiên mãi đến tháng 2 năm nay, sau khi đã có gần một nửa doanh nghiệp trên toàn Việt Nam chết tức tưởi, ông Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng CSVN mới phê duyệt đề án tổng thể về tái cơ cấu.

Tại Diễn đàn Kinh Tế Mùa Xuân, ông Nguyễn Văn Giàu, chủ tịch Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN, gọi kết quả của nỗ lực tái cơ cấu là “khiêm tốn, chưa đạt được nhưng tiến bộ mà thực tiễn mong đợi.” Còn ông Trần Ðình Thiên, viện trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam thì nói huỵch toẹt, “nguy cơ khủng hoảng đang gia tăng nhanh”!


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165634&zoneid=1#.UYDCMssaySM

Lotus
05-06-2013, 06:50 AM
Theo theo báo cáo mới nhất trong tháng 2/2013 của tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Internationalbudget.org, Việt Nam đội sổ trong vùng Đông Nam Á về chỉ số công khai ngân sách (OBI).
Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo chi tiêu ngân sách cho công dân.
Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130318_ban_noi_chinh_xu_ly_vu_an.shtml

Lotus
05-07-2013, 06:07 AM
Vào tháng Giêng năm 1985, IMF đã đình chỉ tín dụng khi CHXHCN Việt Nam không đáp ứng được một lịch trình trả nợ. Các cuộc đàm phán để xin gia hạn nợ này một lần nữa thất bại trong năm 1987, làm cho CHXHCN Việt Nam không đủ điều kiện để được tài trợ ....

In January 1985, the IMF suspended further credit when Vietnam failed to meet a repayment schedule on the amount owed to the fund. Talks to reschedule this obligation again failed in 1987, making Vietnam ineligible for fresh funding...

http://www.country-data.com/cgi-bin/query/r-14688.html


Thơì điểm thập niên 90, sau khi các chính phủ cộng sản Đông Âu sụp đổ, viện trợ từ khôí Comecon (liên minh các quôc´gia cộng sản Đông Âu) ngưng, thì Việt Nam đã có cơ hội để thay đổi chế độ.

Nhưng vì kiêù hôí do Việt kiêù gởi về ngày càng tăng rôì thì các nươc´ khác thâý Việt Nam có xoá đói giảm nghèo, muôn´ vào làm ăn, cũng cho thêm viện trợ để lâý cảm tình.

Ngoài ra nhờ có kiêù hôí góp phần trả nợ, cho nên các nươc´trên thê´giơí chịu cho vay thêm :

http://dudoankinhte.files.wordpress.com/2012/03/thong-ke-so-lieu-kieu-hoi.jpg

Việt Nam nằm trong top các nước nhận tiền kiều hối nhiều nhất thế giới

Theo World Bank

http://siteresources.worldbank.org/INTLAC/Resources/Factbook2011-Ebook.pdf

Nghiên cứu khác cũng chỉ rõ ra rằng lượng tiền kiều hối về Việt Nam chủ yếu xuất phát từ Mỹ

http://ideas.repec.org/p/pra/mprapa/24945.html



http://cms.stox.vn/medialib/images/KieuhoiVN.JPG

Trong 6 tháng đầu năm 2012, dự trữ ngoại hối đã tăng lên trên 10 tỷ USD (năm 2011 đạt 9 tỷ USD), tương đương 10 tuần nhập khẩu...

Ngoài ra, điều khiến dư luận lạc quan về khả năng trả nợ của Việt Nam là nguồn kiều hối đổ về Việt Nam hàng năm. Kiều hối không chỉ là nguồn lực quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần đáng kể trong việc trả nợ nước ngoài, bổ sung một nguồn ngoại tệ ổn định cho Việt Nam trong bối cảnh các nguồn vốn như ODA, FDI, FII ngày càng khó. Ước tính trong giai đoạn từ năm 1999 đến 2011, lượng kiều hối đã tăng lên 8 lần (từ mức 1,2 tỉ USD lên 9 tỷ USD) Năm 2010, với con số 8,26 tỷ USD, Việt Nam xếp hạng 9 trong số các quốc gia đang phát triển về nhận kiều hối. Năm 2011, kiều hối Việt Nam đạt mức kỷ lục 9 tỷ USD, bù đắp được 92% cán cân thương mại. Trong năm 2012, dù kiều hối được dự báo sẽ giảm mạnh do kinh tế toàn cầu khó khăn, song chắc chắn đây vẫn là nguồn lực đáng kể góp phần trả nợ nước ngoài....

http://www.tapchitaichinh.vn/Thi-truong-Tai-chinh/Ky-vong-tu-chien-luoc-no-cong-va-no-nuoc-ngoai/10166.tctcNgân hàng Thế giới cho hay trong giai đoạn mới, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới, Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) dành cho Việt Nam là khoảng 2,8 tỉ SDR, tương đương 4,2 tỉ đô la.

Đây là lượng vốn IDA được phân bổ lớn nhất cho Việt Nam từ trước đến nay. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có thể tiếp cận nguồn vốn của Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (IBRD), dự kiến khoảng 770 triệu đô la đến giữa năm 2014 với lãi suất thấp...

Từ khi quay lại Việt Nam năm 1993, Ngân hàng Thế giới đã cung cấp gần 14 tỉ đô la các khoản tín dụng, vốn vay và viện trợ để giúp Việt Nam phát triển kinh tế và chống lại đói nghèo.

http://www.voatiengviet.com/content/article/1146022.html

7 nước đầu bảng là các nước đa đảng và dân chủ chiếm 80.68% đóng góp cho World-Bank (Ngân Hàng Quốc tế).

United States $1516104972.00 * 21.30%
Germany $1038476932.30 * 14.59%
United Kingdom $877779451.84 * 12.33%
France $795444667.10 * 11.18%
Canada $591663681.93 * 8.31%
Japan $582069758.71 * 8.18%
Norway $340617217.57 * 4.79%


https://finances.worldbank.org/Financial-Intermediary-Funds/Biggest-donors-by-countries-2010/r2cs-ptjn

Lotus
05-07-2013, 06:18 AM
Vậy mà học sinh VN vẫn được dạy từ tiểu học tới đại học nào là tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Marx Lenin, CNXH, tư bản giãy chết, nhờ ơn Bác dù Bác không biết kinh tế lẫn khoa học, vv...

Trong khi đó không nhờ tiền từ các nước dân chủ và đa đảng thì các bạn cháu ngoan Bác Hồ không có cầu đường, có y tế, xe cộ, có tiền nhập các máy móc lọc nước, dây điện tới nông thôn... cơ sở hạ tầng ...

Đảng cộng sản dạy học sinh là nhờ ơn Đảng dân Việt mới có ngày hôm nay. Không có tiền từ các nước dân chủ và đa đảng thì cạp ảnh ông Hồ mà ăn cho đỡ đói rồi.

Lotus
05-10-2013, 01:23 PM
Thứ ba 07 Tháng Năm 2013


Việt Nam chậm cải cách, IMF hạ dự báo tăng trưởng


Theo bản tin Bloomberg hôm nay 07/05/2013, việc cải tổ chậm chạp của các ngân hàng Việt Nam là yếu tố góp phần vào quyết định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hồi tuần rồi, hạ dự báo tỉ lệ tăng trưởng của Việt Nam...

Đây là mức hạ nhiều nhất trong các nước Đông Nam Á sau Singapore. Tăng trưởng năm nay của Việt Nam kém các nước khác trong khu vực như Indonesia, Miến Điện và Thái Lan. Thâm hụt thương mại của Việt Nam trong tháng Tư lên đến 1 tỉ đô la, cao hơn dự kiến...

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130507-imf-ha-du-bao-tang-truong-cua-viet-nam-do-cham-cai-cach

Lotus
05-10-2013, 01:25 PM
ADB đưa 4 tổng công ty Việt Nam vào sổ đen


http://www.ttdq.de/sites/default/files/images/Ng%C3%A2n%20h%C3%A0ng%20ABC.jpg

Ngân hàng Phát triển Á châu vừa chính thức thông báo quyết định cho nhà nước Việt Nam đối với các tập đoàn kinh tế và tổng công ty quốc doanh:

Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomi),

Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện Việt Nam (Vietnam Multimedia Corporation),

Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)

Cả 4 tập đoàn này đã bị đưa cùng lúc vào danh sách những chủ thể kinh tế không được vay vốn và nhận trợ giúp kỹ thuật từ Ngân hàng Phát triển Á châu nữa.

Ngân hàng Phát triển Á châu, tức Asia Development Bank hay ADB, là một định chế tài chính đa phương nhằm cung cấp các khoản tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật để giúp cho các nước trong vùng thực hiện các kế hoạch xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. ADB được thành lập vào năm 1966, đặt trụ sở trung ương tại Manila, Philippines. Trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản là quốc gia bỏ tiền nhiều nhất cho ngân quỹ hoạt động của ngân hàng này; nên theo truyền thống, chủ tịch ADB thường là một người Nhật. Mỗi năm, ADB đều phải tổ chức đại hội để báo cáo hoạt động trong năm với đại diện của các quốc gia cổ đông và sau đó quyết định chương trình hoạt động cho năm tới. Ngân sách trợ giúp cho từng nước sẽ được gia tăng hay bị cắt giảm tùy theo tình hình thực tế và kết quả thẩm định từ nhiều góc độ của các chuyên gia ngân hàng ADB. Thường thì những kết quả khảo sát và đề nghị của cơ quan điều hành ADB có giá trị chuyên môn cao và dễ dàng được các nước thành viên thông qua. Năm nay, Đại hội lần thứ 46 của ADB đã được tổ chức tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ vào ngày 04/05/2013.

Trở lại việc 4 tổng công ty bị ADB cấm cửa cùng lúc. Đây là một thông điệp rất mạnh của họ trước tình trạng hứa hẹn liên tục của nhà nước Việt Nam, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng, nhưng hầu như không có bước cải tiến nào được tiến hành ngoài các thủ thuật chia nhỏ số lỗ lã và giấu vào một số công ty quốc doanh khác.

Tổng công ty được công chúng biết tới nhiều nhất là Vinalines. Gần đây nhất, vào ngày 27/03/2013, tại hội nghị tái cơ cấu tổng công ty Vinalines, ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Giao thông Vận tải, thú nhận đã rất chậm trễ trong kế hoạch tái cơ cấu khiến cho tổng công ty này bị lỗ thêm 2.439 tỉ đồng (tương đương với 116,5 triệu mỹ kim), và riêng trong năm 2013 này dự kiến sẽ lỗ thêm 2.100 tỉ đồng nữa. Các tổng công ty khác cũng đang trong tình trạng tương tự, nghĩa là không nhúc nhích trong lúc các khoản nợ khổng lồ trước đây cứ tích tụ tiền lãi và vật liệu, máy móc, công xưởng tiếp tục mục rữa.

Để mua thêm thời gian cho chỉ riêng 4 công ty nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chỉ thị cho nhà nước nộp đơn xin Ngân hàng Phát triển Á châu cho vay thêm 630 triệu mỹ kim. Lời thỉnh cầu này đã bị ADB nhanh chóng từ khước với các lý do: trong 3 năm qua các đơn vị kinh doanh này đã không báo cáo đầy đủ về tài chính; có quá nhiều điểm rất mập mờ, không thể kiểm chứng; và nhà nước Việt Nam chỉ hứa nhiều lần rằng sẽ tái cơ cấu các tổng công ty này nhưng không đưa ra một kế hoạch cụ thể nào.

Điều càng làm các chuyên gia thẩm định kinh tế tại ADB nghi ngờ thiện chí cải tiến của chính phủ ông Nguyễn Tấn Dũng là những tin tức như Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomi) được nhà nước Việt Nam trao huân chương lao động vì "Vinacomi đã vươn lên mạnh mẽ làm chủ về công nghệ sản xuất, tổ chức tốt các phong trào thi đua, chăm lo đời sống cho người lao động...". Nhà nước Việt Nam còn xác nhận: "không một đơn vị nào của Vinacomi làm ăn thua lỗ".

Loại tin tức tuyên dương này dù chỉ nhắm đến quần chúng Việt Nam để che đậy tình trạng tồi tệ của các tổng công ty, nhưng chúng vẫn được các chuyên gia kinh tế trong vùng Á Châu xem như chứng cớ về tính cố tình không minh bạch và không nghiêm túc trong nỗ lực chỉnh sửa của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và nội các của ông.

Giới chuyên gia kinh tế độc lập tại Việt Nam cũng không dễ bị bịt mắt. Cụ thể như kinh tế gia hàng đầu, ông Lê Đăng Doanh đã nhận định: "Đúng là nền kinh tế (VN) cần tái cấu trúc sâu xa, nhưng hầu như chẳng có gì được thi hành. Năm nào cũng hứa hẹn sẽ tốt đẹp hơn, nhưng người dân chẳng thấy gì."
Trong khi đó, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nhật, ông Aso, nhân chuyến công du Ấn Độ đã đến tham dự đại hội thường niên của Ngân hàng Phát triển Á châu. Tại đây ông Aso đã phát biểu rằng trong tình hình kinh tế hiện nay số ngân khoản mà Nhật Bản đóng góp cho Ngân hàng Phát triển Á châu không phải là vô hạn, nên đề nghị ADB phải làm sao sử dụng ngân quỹ hiện có sao cho thật hợp lý để khỏi phí phạm; và cần phải rà xét lại chính sách cho vay để tránh những khoản nợ xấu.

Đây là lời cảnh báo không mấy sáng sủa cho toàn khối tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước Việt Nam.


http://www.thongtinducquoc.de/node/532

Lotus
05-10-2013, 01:27 PM
Chính sách ‘tam nông’ của Việt Nam đang phá sản

Tuesday, May 07, 2013 4:39:56 PM

HÀ NỘI (NV) - Có nhiều dấu hiệu cho thấy chính sách “tam nông” (đầu tư để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn), được chính quyền CSVN đề ra từ năm 2008 đang trên đà phá sản.



http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/165989-nv_080513_nongnghiep-400.jpg

Cùng với nông sản mất giá, thủy sản mất thị trường, tình trạng hạn hán nghiêm trọng chưa từng có tạo ra mất mùa, khiến tình trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam thêm bi đát.

Nông nghiệp Việt Nam càng ngày càng èo uột, nông dân đói khổ, nông thôn bất ổn vì đủ loại vấn nạn kinh tế-xã hội. Các loại nông sản, lâm sản, thủy sản liên tục mất giá, mất mùa.

Cách nay khoảng hai tháng, chính quyền CSVN công bố một báo cáo liên quan đến tình hình kinh tế của quý 1 năm nay. Theo đó, mức tăng trưởng của riêng mảng nông- lâm nghiệp và thủy sản chỉ đạt 2.2%. Mức tăng trưởng này được xem là thấp chưa từng thấy. Ðiểm đáng chú ý là giá trị xuất cảng của thủy sản trong quý 1 năm 2013, giảm 2.3%, cà phê giảm 1.5%, gạo giảm 1.4%.

Trong hai tháng qua, những ưu thế của nông nghiệp Việt Nam như: gạo, cá tra, cà phê tiếp tục có vấn đề. Gạo liên tục mất giá, cá tra mất thị trường, cà phê mất mùa vì hạn hán nặng nề. Thực trạng này bị nhiều chuyên gia kinh tế xem là tất nhiên khi nông nghiệp không được đối xử công bằng, nông dân là đối tượng gần như chẳng được hưởng gì từ các thành quả phát triển kinh tế, xã hội.

Vài năm qua, bên cạnh những cảnh báo về sự thiên lệch trong đối xử với nông nghiệp-nông dân và nông thôn, do đặc điểm của Việt Nam, nhiều đại biểu của Quốc hội CSVN yêu cầu phải xem nông nghiệp như một thứ “trụ đỡ” của kinh tế-xã hội Việt Nam song gần như các cảnh báo, đề nghị không được quan tâm.

Mới đây, khi cùng Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN xem xét báo cáo của chính phủ CSVN về tình hình kinh tế-xã hội trong Tháng Tư năm 2013, bà Mai Thị Ánh Tuyết - đại diện cho nông dân An Giang, tiếp tục cảnh báo, “nông nghiệp đang có vấn đề, đáng báo động.”

Bà Tuyết cho biết, nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có An Giang, đã và đang điêu đứng khi xuất cảng gạo và cá tra gần như tê liệt suốt từ năm 2012 tới nay. Theo bà Tuyết “nông dân kêu than rất dữ” và nguyên nhân chính là cả chính sách lẫn cơ chế không có hiệu quả.

Trả lời chất vấn từ phía Quốc Hội, một thứ trưởng của Bộ Công Thương, tên là Hồ Thị Kim Thoa, phân trần, chỉ có thể tăng giá trị xuất khẩu nông sản khi có sự tích cực của nhiều bộ, ngành.

Một bộ không thể làm được điều đó.

Tính đến cuối Tháng Tư vừa qua, giá trị xuất khẩu nông sản (chủ yếu là gạo và cao su) tiếp tục giảm thêm 4%, giá trị xuất khẩu thủy sản tiếp tục giảm thêm 3%. Mặt khác, do giá gạo xuất khẩu giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái thành ra lượng gạo xuất khẩu của quý 1 năm 2013 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng kim ngạch thu về thấp hơn nhiều.

Sắp tới thì sao? Một đại diện của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn dự đoán, tình hình sẽ còn tệ hơn hiện nay vì hạn hán ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Trung sẽ kéo dài đến cuối Tháng Tám. Vì dịch bệnh trên cây trồng, trên gia súc, gia cầm vẫn phức tạp. Vì thị trường tiêu thụ nông, lâm, thủy sản sẽ tiếp tục gặp đủ thứ khó khăn.

Chính phủ CSVN vừa cam kết sẽ ưu tiên cho các dự án nông nghiệp và nông thôn vay tiền nhưng một đại biểu Quốc Hội, đại diện cho dân Lạng Sơn, bảo rằng, ông ta chẳng thấy phấn khích. Ông ta kể, Chi nhánh Lạng Sơn của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vừa chuyển trả cho trung ương 1.000 tỉ bởi không ai muốn vay để đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn nữa.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=165989&zoneid=2#.UYreS8saySP

Lotus
05-11-2013, 09:44 AM
Đảng quá muộn nếu chờ tới 2016

Đảng Cộng sản Việt Nam cần tranh thủ thời điểm ngay hiện nay để thay đổi mà không nên chờ đợi tới hết nhiệm kỳ Trung ương Đảng hiện nay để cải tổ và thay đổi nhân sự vì khi đó đã là quá muộn.

Giáo sư Hùng cho rằng Đảng đợi đến năm 2016 mới thay đổi sẽ là quá muộn
Đó là nhận xét của Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng từ Đại học George Madison, Hoa Kỳ hôm 05/5/2013, khi quan sát các diễn biến hiện nay của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 đang nhóm họp tại Hà Nội.
Theo Giáo sư Hùng, việc Đảng điều động một số cán bộ như ông Nguyễn Bá Thanh ra chính quyền trung ương để làm công tác nội chính và chống tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo và nhà nước là một tín hiệu mới.
Nhưng nếu ông Thanh không vào được Bộ Chính trị để trở thành một Ủy viên Bộ này trong lúc dẫn dắt Ban Nội chính Trung ương thì quyền lực của ông Thanh sẽ không mạnh và thay đổi nhân sự cũng như cải tổ bộ máy của Đảng tỏ ra không có gì đáng kể.
"Họ đã đưa ông Nguyễn Bá Thanh về làm Nội chính rồi, vấn đề đặt ra là họ có đưa ông Thanh vào Bộ Chính trị hay không. Nếu không thì thấy quyền của ông Nguyễn Bá Thanh cũng kém và việc đánh tham nhũng hay sự sắp xếp thay đổi nhân sự không có gì ghê gớm cả," ông nói với BBC.

'Đổ vỡ bất lường'

Nhà quan sát cũng cảnh báo việc thiếu đoàn kết, nhất trí trong các vị trí lãnh đạo quốc gia có thể trở thành một điểm yếu, bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với quốc gia láng giềng Trung Quốc, nước mà theo ông luôn có mục tiêu duy trì Đảng Cộng sản Việt Nam trong tình trạng như hiện nay.
Giáo sư Hùng cũng phân tích các thay đổi trong chính sách đối nội và đối ngoại trên bình diện quốc tế và khu vực của Mỹ và Trung Quốc và qua đó phán đoán các tác động, giới hạn tác động tới đổi mới, cải tổ từ hai cường quốc gia này với Đảng Cộng sản Việt Nam và quốc gia gần 90 triệu dân.
Đặc biệt ông cho rằng mô hình quyền lực của Đảng Cộng sản không còn có chỗ đứng trong lịch sử và sẽ bị đào thải khi chuyển sang thể chế dân chủ văn minh của nhân loại như một trào lưu quốc tế lâu nay.
Tuy nhiên, việc Đảng có hy sinh hay không quyền lợi của mình vì lợi ích của dân tộc lại tùy thuộc nhận thức của Đảng, nhất là trước khả năng Việt Nam có những cuộc bột phát, bùng nổ dẫn tới cách mạng xã hội, đổ vỡ không thể lường trước, do Đảng thiếu vắng một lộ trình chuyển giao quyền lực.
Ở phần đầu cuộc trao đổi với Quốc Phương của BBC, Giáo sư Hùng phân tích các kịch bản và phương án về nhân sự cấp cao mà Hội nghị Trung ương 7 đang làm việc có thể phải tính tới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/05/130505_prof_nguyenmanhhung.shtml


... Giáo sư Pei tin chắc rằng nền dân chủ đa đảng sẽ đến trong thời gian không xa. Ông tính rằng trong thế kỷ XX, một chế độ độc đoán sống lâu nhất là 73 năm ở Liên Xô (1917 - 1990) ...

http://www.voatiengviet.com/content/nen-dan-chu-hoa-truoc-trung-quoc/1610402.html

Đậu
05-11-2013, 12:32 PM
Đảng quá muộn nếu chờ tới 2016

Đảng Cộng sản Việt Nam cần tranh thủ thời điểm ngay hiện nay để thay đổi mà không nên chờ đợi tới hết nhiệm kỳ Trung ương Đảng hiện nay để cải tổ và thay đổi nhân sự vì khi đó đã là quá muộn.

... Tuy nhiên, việc Đảng có hy sinh hay không quyền lợi của mình vì lợi ích của dân tộc lại tùy thuộc nhận thức của Đảng, nhất là trước khả năng Việt Nam có những cuộc bột phát, bùng nổ dẫn tới cách mạng xã hội, đổ vỡ không thể lường trước, do Đảng thiếu vắng một lộ trình chuyển giao quyền lực.


Nhời cảnh báo về năm 2017, năm vc cáo chung, nom ra có vẻ phổ cập quá. Tuy là chưa biết động lực chánh dẫn đến sự sụp đỗ này nhưng việc kêu gọi sự hy sanh của đảng cs vì lợi ích dân tộc thì em nghĩ là sẽ không xẩy ra. Bấy giờ, ta phải mần răng? Bạo động thì đi ngược chánh sách của VT. Mà thiếu VT thì không có ai ra thông cáo báo chí đặng thế giới biết chuyện mà ra tay tiếp ứng kịp thời? Rức đầu chứ chả chơi?

Lotus
05-12-2013, 04:16 AM
Nhời cảnh báo về năm 2017, năm vc cáo chung, nom ra có vẻ phổ cập quá. Tuy là chưa biết động lực chánh dẫn đến sự sụp đỗ này nhưng việc kêu gọi sự hy sanh của đảng cs vì lợi ích dân tộc thì em nghĩ là sẽ không xẩy ra. Bấy giờ, ta phải mần răng? Bạo động thì đi ngược chánh sách của VT...
Các tổ chức của người Việt hải ngoại sau năm 2001 phải thay đổi đường lối tranh đấu để có thể giữ trụ sở ở Mỹ .

Nhưng nếu ai không trong các tổ chức đó thì khác .


Mỗi người chọn con đường và phương cách mà họ có thể làm . Ai muốn bạo động hay là sử dụng vũ khí thì tự mình đứng ra thành lập tổ chức để thực thi ý định của mình ...

Tranh đấu bất bạo động như Mahatma Gandhi, Nelson Mandela, các nhà dân chủ Đông Âu như Lech Walesa, Vaclav Havel, Andrej Sacharow, ... là con đường được thế giới ủng hộ .

Lotus
05-12-2013, 04:29 AM
Đất nông nghiệp giảm nhanh: Lỗi của quy hoạch

http://www.diaoconline.vn/tin-tuc/chinh-sach-quy-hoach-c16/dat-nong-nghiep-giam-nhanh-loi-cua-quy-hoach-i22424

Diện tích đất trồng lúa giảm nhanh

Với đà này, TS. Nguyễn Văn Ngãi (ĐH Nông lâm TP.HCM) cho rằng, đến năm 2020 sản lượng lúa của Việt Nam chỉ còn cho nhu cầu tiêu thụ trong nước, chứ không có khả năng xuất khẩu.

TS. Đỗ Kim Chung (ĐH Nông nghiệp Hà Nội) phân tích, an ninh lương thực không chỉ bó hẹp ở những nông sản có chứa tinh bột (chủ yếu là lúa gạo) mà còn gồm cả lương thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người.

Theo TS. Chung, một trong những vấn đề đảm bảo an ninh lương thực trong nước là chúng ta phải nghĩ đến quy hoạch đất cho sản xuất nông nghiệp trước khi nghĩ đến đất cho khu công nghiệp và đô thị. Mỗi năm Việt Nam dành 70.000 ha đất nông nghiệp cho xây dựng khu công nghiệp và đô thị.

“Việc đất canh tác giảm dần trong khi năng suất tăng có hạn dẫn đến khả năng thiếu hụt lương thực trong thời gian không xa.”, TS. Chung cảnh báo.

http://www.baomoi.com/Dien-tich-dat-trong-lua-giam-nhanh/148/2783022.epi


VN Sẽ Cạn Quỹ Hưu Từ 2020, Suy Tính Tăng Tuổi Về Hưu

Việt Nam cạn kiệt quỹ lương hưu vào năm 2020 ? Đó là lời cảnh báo từ cơ quan ILO, và cho biết quỹ hưu VN sẽ thâm thủng kể từ 2020.

Báo Pháp Luật Việt Nam nêu vấn đề này để cho biết nhà nước có thể sẽ phải tăng tuổi hưu...

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-203578_15-2/

Lotus
05-13-2013, 04:22 AM
Nông dân Việt Nam: Sau cơ cực là bần cùng

Chìm trong đủ loại nợ (vay chi tiêu hàng ngày, vay để mua: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu…) nhưng lúa vẫn mất giá, đã vậy lại tiếp tục ế ẩm, nông dân càng ngày càng bần cùng...

Vấn đề là chính quyền CSVN và VFA có thật sự quan tâm đến nông dân hay không. Thực tế chỉ ra rằng, câu trả lời gần như luôn luôn là… không! Thu nhập trung bình của nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long – nơi cung cấp gần như toàn bộ lượng gạo xuất khẩu (vốn là một trong những nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của Việt Nam), vẫn chỉ ở mức 535,000 đồng/người/tháng (khoảng 25 USD/người/tháng).

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=166215&zoneid=2#.UZDKTssaySM

Lotus
05-14-2013, 08:48 AM
PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: TÌNH TRẠNG THẤT NGHIỆP CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên Việt Nam cao gấp 3 lần ở người trưởng thành. Gần một nửa số người thất nghiệp trong năm 2012 ở độ tuổi từ 15 đến 24. Bên cạnh đó, còn một tỷ lệ lớn đến mức đáng lo thanh niên đang làm những công việc có năng suất thấp, thu nhập kém, điều kiện lao động không đảm bảo và không được bảo hiểm như công việc tự tạo hoặc giúp việc cho gia đình mình. Theo Chuyên gia về Việc làm Thanh niên của Châu Á-Thái Bình Dương, viết tắt là ILO , ông Matthieu Cognac, thì trong việc giải quyết vấn nạn này, Việt Nam cần đặc biệt chú ý tới thanh niên ở khu vực nông thôn.

Bộ Giáo dục và đào tạo CSVN được khuyến cáo rằng phải đưa giáo trình giáo dục kinh doanh của ILO vào chương trình học phổ thông khi sửa đổi chương trình học từ năm 2015. “Giáo dục Kinh doanh” là một chương trình đào tạo cho giảng viên và giáo viên nhằm đưa kiến thức phát triển doanh nghiệp đến với thanh thiếu niên. Chương trình này đã được áp dụng ở 50 quốc gia trên thế giới. Cũng theo cảnh báo của ILO, tỷ lệ thất nghiệp trẻ toàn cầu sẽ ở mức gần 13% trong năm 2013 – tương ứng với 73 triệu thanh niên. Tỷ lệ này gần bằng đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng kinh tế và sẽ không giảm trước năm 2018. Suy giảm kinh tế ở Việt Nam đang gây nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với tầng lớp thanh niên, đặc biệt khi những người mới gia nhập vào thị trường lao động, càng làm gia tăng thêm nhóm những người thất nghiệp. Theo nghiên cứu của ILO, nguyên nhân dẫn tới tình trạng tỷ lệ thất nghiệp ở tầng lớp thanh niên tăng cao có bắt nguồn từ việc kiểm soát nền kinh tế kém cỏi của chính quyền. Báo cáo chỉ rõ nơi sinh sống của gần 90% các thanh niên, thanh niên lại sẽ là đối tượng dễ bị tác động nhất của tình trạng không có việc làm và nghèo đói.

http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-73311_15-2/phong-su-tu-viet-nam-tinh-trang-that-nghiep-cua-thanh-nien-viet-nam.html

Lotus
05-14-2013, 09:08 AM
Ngôi sao của Việt Nam sắp tắt

Nạn ăn hối lộ đã tăng tỷ lệ nghịch với tình hình kinh tế.

Trong Chỉ số về tình trạng tham nhũng năm 2012 do tổ chức Minh bạch Quốc tế đưa ra, Việt Nam tụt xuống vị trí 123 trên tổng số 176 nước, so với vị trí 112 hồi năm 2011, tệ hơn cả Sierra Leone ...

Vietnam´s star is dimming

Graft has risen in inverse proportion to the economy’s standing. In Transparency International’s 2012 Corruption Perceptions Index, Vietnam fell to 123rd place out of 176 nations from 112th place in 2011, a worse standing than Sierra Leone ...

http://www.bloomberg.com/news/2013-05-09/vietnam-s-star-is-dimming.html

Lotus
05-14-2013, 11:41 PM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=ehO69QI9ysE

Lotus
05-15-2013, 02:46 AM
08.05.2013




http://www.youtube.com/watch?v=fMcZS3pniR4


http://www.youtube.com/user/RadioChanTroiMoi?feature=watch

Lotus
05-15-2013, 02:55 AM
14.05.2013


Phó chủ tịch nhà nước CSVN: Diễn biến ngày càng xấu

Tuesday, May 14, 2013 5:23:53 PM

HÀ NỘI (NV) - Tham dự cuộc họp định kỳ do Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội CSVN tổ chức, bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch Nhà nước CSVN xác nhận: Diễn biến kinh tế càng ngày càng xấu!

Các biểu hiện khiến bà Doan xác nhận diễn biến kinh tế càng ngày càng xấu là: tín dụng đóng băng, sản xuất đình đốn, doanh nghiệp thua lỗ và phá sản, công nhân thất nghiệp.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/166334-nv_150513_suythoai-400.jpg

Thanh niên đến dự một hội chợ về việc làm. Thanh niên hiện chiếm 50% số người thất nghiệp tại Việt Nam. Nguyên nhân của thực trạng này là những sai lầm trong điều hành kinh tế vĩ mô, khiến hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp khác phải thu hẹp hoạt động.

Trong cuộc họp định kỳ diễn ra vào ngày 14 Tháng Năm, Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội CSVN nhận định kinh tế Việt Nam đang suy thoái.

Theo ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN, kinh tế Việt Nam đang bộc lộ những hạn chế đáng ngại do phụ thuộc vào vốn đầu tư, không nỗ lực cải thiện năng suất lao động, thiếu quan tâm tới việc sử dụng các nguồn lực lao động chất lượng cao và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất.

Nhân vật từng là cựu thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước CSVN, dùng các số liệu cho thấy sự tăng trưởng đã chựng lại suốt từ năm 2011 đến nay, để chứng minh, tiềm lực kinh tế của Việt Nam đang giảm.

Phía Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN khẳng định, sự suy thoái thể hiện qua tổng cầu và nguồn thu ngân sách sụt giảm mạnh, hang tồn kho, nợ xấu, thị trường bất động sản đóng băng, khả năng hấp thụ vốn của khu vực sản xuất càng ngày càng kém.

Tuy Việt Nam đã có kế hoạch tái cơ cấu và thay đổi mô hình tăng trưởng nhưng việc thực hiện chưa có kết quả rõ rang. Chính sách kích thích tăng trưởng bị hạn chế bởi tình trạng thâm hụt ngân sách. Trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo, chế biến, lượng hang tồn kho vẫn rất cao và làm cho sản xuất trở thành thiếu an toàn.

Bàn về vai trò và hoạt động của Ngân Hàng Nhà Nước - từng liên tục bị công luận chỉ trích - ông Giàu cho biết, đa số thành viên Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN nhận xét, chủ trương kiểm soát tín dụng với lãi suất cao của Ngân Hàng Nhà Nước đã khiến nhiều doanh nghiệp ngừng sản xuất, giải thể, phá sản. Ủy Ban Kinh Tế của Quốc Hội CSVN khuyến cáo, “không thể kéo dài tình trạng này hơn nữa.”

Bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch Nhà nước CSVN, cho rằng: Nếu lần họp tới, Quốc Hội không có giải pháp hữu hiệu để cứu nền kinh tế thì khó khăn sẽ ở mức độ rất trầm trọng.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=166334&zoneid=1#.UZNXYe3wDIU

Lotus
05-16-2013, 05:25 AM
http://www.youtube.com/watch?v=G1zsNmNXo9g

Lotus
05-16-2013, 05:26 AM
Kinh tế VN 'khủng hoảng trầm trọng'

http://wscdn.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2013/05/15/130515101324_1_304x171_mof.jpg

Các thống kê đưa ra trong buổi họp ngày 14/5 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng ...

Phá sản hàng loạt

"Nếu không có những cải cách triệt để để giải quyết nợ xấu khu vực ngân hàng thì những chính sách tiền tệ sẽ không thể làm tăng nhu cầu tín dụng nội địa"

HSBC

Theo thống kê của Ủy ban Kinh tế, trong quý một, đã có 15,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt đông và giải thể. Tăng 14,6% so với quý một năm 2012.

Thống kê của ủy ban này hồi tháng Tư cũng cho thấy trong thời điểm 2 năm từ 2011 đến hết 2012 đã có hơn 100 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động và giải thể.

Trong khi đó, số doanh nghiệp thành lập mới là 15,7 nghìn doanh nghiệp, giảm 6,8% về số lượng. Lượng vốn cũng thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, theo thống kê của Ủy ban Kinh tế.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Xuân Cường, phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương thì cho biết có đến 65% các doanh nghiệp báo lỗ và khả năng phục hồi kinh tế là rất "khó khăn"...

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/05/130515_vn_economy_crisis.shtml


Kinh Tế VN 2013: Bi Quan

Kinh tế VN đang hiển lộ dấu hiệu suy giảm, theo bản tin từ báo VnEconomic.

Bản tin ghi rằng, sau một thời gian dài kiểm soát tín dụng với lãi suất cao, nhiều doanh nghiệp đã ngừng sản xuất, giải thể, phá sản, một bộ phận lớn doanh nghiệp đang nỗ lực vượt qua thời điểm khó khăn, nhưng không thể kéo dài tình trạng này hơn nữa.

VnEconomy nói: “Đây là nhận định của đa số ý kiến thành viên Ủy ban Kinh tế khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, tình hình triển khai năm 2013.”

Điều dị thường là, trong khi bản “báo cáo của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày nêu rõ, trong 4 tháng đầu năm 2013 kinh tế vĩ mô bước đầu đã đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng cao hơn cùng kỳ năm trước, lạm phát được kiềm chế, giá cả, thị trường khá ổn định. Lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm, góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tỷ giá và thị trường ngoại hối diễn biến tương đối ổn định. thanh khoản các ngân hàng thương mại cải thiện đáng kể, dự trữ ngoại tệ của Nhà nước tăng cao; thị trường vàng từng bước đi vào hoạt động ổn định...” nhưng Chủ Nhiệm Ủy Ban Kinh Tế Nguyễn Văn Giàu lại báo nguy là, “Tăng trưởng kinh tế sẽ rất khó khăn trong năm nay với những dấu hiệu chỉ báo tình trạng suy giảm đang rõ nét hơn.” ...

Thê thảm nữa là, theo báo này: tồn kho nhiều, sản xuất nông nghiệp tăng chậm so với cùng kỳ năm 2012, tổng vốn đầu tư khi trừ yếu tố tăng giá đã bị giảm, vốn quốc tế FDI không tăng, và “Một số ý kiến tại Ủy ban cho rằng giải phóng hàng hóa tồn kho, xử lý thị trường bất động sản, xử lý nợ xấu còn quá chậm và kết quả chưa rõ ràng. Trong khi đó tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chưa có những chuyển biến cụ thể.”

Có nghĩa là, kinh tế năm 2013 đầy bi quan.

http://www.vietbao.com/D_1-2_2-70_4-208212_15-2/

Lotus
05-16-2013, 11:11 AM
Nhiều thủy thủ Việt Nam bị bỏ rơi ở ngoại quốc

Công ty mẹ, công ty con đều ngắc ngoải, thủy thủ đoàn của nhiều chiếc tàu vận tải biển của đại gia quốc doanh Vinalines, gần như bị bỏ rơi khắp nơi, từ tàu nằm ụ trong nước đến bị cầm giữ tại nhiều cảng nước ngoài.
Ngày Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng cho hay như vậy. Vừa không có tiền lương đã hơn một năm, tàu bị nước ngoài cầm giữ, lại hư hỏng và không có nhiên liệu, thực phẩm, từ khoảng tháng 10, 2012 đến nay, đã có nhiều bài viết báo động về tình trạng bi thảm của những người này. Thậm chí họ phải ăn những gói mì gói cũ mốc, ăn cháo cầm hơi. Nấu nướng tạm bợ là đốt củi ngay trên bong tàu, trong khi các tàu trị giá hàng triệu đô la này ngày một mục nát, rỉ sét.

Trong số những con tàu được đề cập, người ta thấy tàu vận tải biển New Horizon đang nằm ụ ở trên vùng biển Karachi (Pakistan), tàu New Phoenix (tại cảng Ðại Liên, Trung Quốc), Sea Eagle (tại một xưởng sửa chữa tàu ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu Hoa Sen (tại xưởng chữa tài ở thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang, Trung Quốc), tàu New Energy (đậu trên sông Xoài Rạp, trong nước) là một số trong những cái tượng trưng cho tình trạng thê thảm của tình trạng vận tải biển của Việt Nam, nói đúng ra là của đại gia quốc doanh Vinalines.

Một số những con tàu đang “đắp chiếu” bất đắc dĩ đó là những tàu của “quả đấm thép” Vinashin chuyển sang bắt Vinalines ôm từ tháng 11, 2010 khi Vinashin gần sập tiệm, buộc phải cưa ba để chia bớt gánh nợ và gánh nặng.

Thời điểm đó, ông Dương Chí Dũng (khi còn là chủ tịch HÐQT của Vinalines, trước khi chạy về làm cục trưởng Cục Hàng Hải rồi bỏ trốn, đang bị bắt giam chờ ra tòa) cho biết đã “thu xếp 500 tỉ đồng để sửa chữa tàu, trả lương người lao động và xử lý các tranh chấp, đưa các tàu bị nước ngoài bắt giữ về nước.”

Với sự đầu tư như vậy, từ đầu năm 2011, các tàu nhận từ Vinashin đã được Vinalines đưa tin chính thức là đã “khôi phục hoạt động.”

Nhưng trong bản tin ngày 21 tháng 2, 2013 trên tờ Lao Ðộng, “Theo báo cáo mới nhất của Cục Hàng Hải Việt Nam gửi Bộ GTVT, trong số 12 tàu neo đậu, hoặc bị tạm giữ lâu ngày ở nước ngoài, có tới 7 tàu của Vinashinlines và đều là những tàu trọng tải lớn.”
Ngày 19 tháng 2, 2013, báo Lao Ðộng thuật lại cuộc điện đàm với ông Trần Sỹ Ðông, thuyền trưởng tàu New Horizon đang trên biển khu vực tỉnh Karachi của Pakistan, được cho biết, “tại khu vực cách cầu cảng Karachi 10 hải lý - nơi tàu đang thả neo - tình hình thời tiết hiện tương đối ổn định, song trong vòng 1 tuần nữa khi gió mùa Tây Nam phát triển mạnh, dự kiến có gió xoáy, gây nguy hiểm cho tàu. Ngoài ra, đây là khu vực bất ổn vì có chiến tranh, tàu ngầm, tàu chiến đi lại liên tục, các phe phái nã đạn xối xả cả trên bờ và dưới nước nên anh em thuyền viên rất muốn di chuyển tàu đến chỗ khác an toàn hơn.”

Theo nguồn tin, tàu này đã bị Kakistan giữ từ tháng 11, 2012 nhưng tòa Ðại Sứ CSVN đã điều đình bảo đảm trả nợ về sau nên được phép chạy về nước nhưng tàu lại không có nhiêu liệu còn thủy thủ đoàn thì không có thực phẩm.

Theo tin báo Lao Ðộng, “Nếu đến ngày 20 tháng 2, 2013 tàu không nhận được nhiên liệu và lương thực, thực phẩm thì thuyền trưởng và 19 anh em thuyền viên buộc phải tìm mọi cách rời tàu để giữ an toàn tính mạng.” Hiện vẫn chưa có tin gì thêm.

Ðược biết, tàu New Horizon đi từ Quảng Ninh ngày 10 tháng 7, 2012 đến Donghae (Hàn Quốc) - Vladivostock (Nga) - Akita (Nhật Bản) - Manila (Philippines) đến Karachi (Pakistan) ngày 9 tháng 11, 2012 rồi nằm tại cảng này cho đến nay.

Ngày 8 tháng 11, 2012, báo Lao Ðộng mô tả các thuyền viên của tàu Sea Eagle là “sống dật dờ trên con tàu chờ chết” neo ở tỉnh Triết Giang (TQ). Lâu ngày không vận hành “toàn bộ hệ thống hải hành trên buồng lái không còn hoạt động được, máy chính và nhiều bộ phận quan trọng khác của buồng máy đã bị tháo rời và đang nằm chờ chết tại nhà máy sửa chữa tàu LongShan.” Thủy thủ đoàn gần như bị bỏ rơi.

Còn tàu Hoa Sen cũng nằm ụ ở nhà máy sửa chữa tàu Xinya, thành phố Chu San, tỉnh Triết Giang (TQ) đã từ tháng 11, 2011. Thuyền viên bị nợ lương hơn một năm. Họ gửi đơn cầu cứu phổ biến trên báo Lao Ðộng ngày 7 tháng 11, 2012 có đoạn mô tả “một số thuyền viên bị mắc bệnh ngoài da, đường ruột... phải cố cắn răng chịu đựng, vì toàn bộ thuốc men trên tàu đều quá hạn và không còn kể từ khi tàu dừng hoạt động. Thuyền viên có đi bệnh viện cũng không thể, vì tàu nằm cách xa bờ 2 hải lý, phải phụ thuộc vào đò của nhà máy Xinya.”

Ông Nguyễn Thanh Hải, thuyền phó của Hoa Sen kể: “Ban ngày thuyền viên phải xuống tầng 1 của tàu xách nước ngọt lên tầng 7 để sinh hoạt vì tàu không còn nhiên liệu để chạy máy bơm. Buổi tối thuyền viên sống trong tối tăm và sợ hãi, vì tàu có thể bị tàu khác đâm va bất cứ lúc nào do không có điện để thắp đèn neo. Thuyền viên đi ngủ cùng chiếc áo phao để ngay bên cạnh giường... Hiện tại, thuyền viên trên tàu đang rất hoảng loạn về tinh thần. Chúng tôi đã gửi đơn xin về, nhưng công ty không đáp ứng vì nói hiện tại kinh tế của công ty đang gặp khó khăn. Một số thuyền viên đã liên lạc về gia đình gửi tiền sang để thuyền viên tự bỏ chi phí về nước, nhưng công ty cũng không đồng ý. Toàn bộ hộ chiếu của thuyền viên đều bị đại lý hàng hải của công ty giữ.”


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162168&zoneid=1#.UThvV4y9KSM

15.05.2013


http://www.youtube.com/watch?v=ZjpuxTX65a4

Lotus
05-18-2013, 01:02 PM
VIỆT NAM ĐI VỀ ĐÂU: VIỆT NAM TRÊN ĐÀ PHÁ SẢN


15/5/2013



http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=52jVt6MA9Uw


http://sbtn.net/D_1-2_2-127_4-73464_15-2/viet-nam-di-ve-dau-viet-nam-tren-da-pha-san-15-5-2013.html

Lotus
05-20-2013, 04:36 PM
http://www.youtube.com/watch?v=WUSzIh9A_dE

Lotus
05-25-2013, 06:49 AM
Báo động đỏ về suy giảm kinh tế

Một nhóm đại biểu Quốc hội cảnh báo tình trạng suy giảm kinh tế đang ở mức báo động và kiến nghị sớm thành lập một Uỷ ban Quốc gia để đối phó. GSTS Trần Hoàng Ngân, đại biểu thành viên Ủy ban kinh tế Quốc hội đã nói với báo chí như vậy, ngay sau phiên khai mạc kỳ họp thứ 5 của Quốc hội vào sáng 20/5 tại Thủ đô Việt Nam.

Cứu doanh nghiệp phải song hành cứu nông thôn

Đề xuất vừa nêu đã như tô đậm thêm nhận định của Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan trước đó một tuần:“Tình hình kinh tế gay go lắm rồi.”

Mạng tin Dân Trí Online trích phát biểu của đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, tình hình suy giảm kinh tế hiện nay là vô cùng lo ngại khi doanh nghiệp phá sản và ngừng hoạt động đã trở thành “đại dịch”....


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cod-red-on-econ-05242013064704.html

Lotus
05-25-2013, 06:50 AM
PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: NỀN KINH TẾ RẠN NỨC, SỨC DÂN ĐÃ CẠN KIỆT

Kinh tế ngày càng khó khăn khiến dân chúng thắt chặt túi tiền. Nhiều chuyên gia lo ngại việc thắt chặt chi tiêu của người dân sẽ khiến kinh tế ngày càng khó khăn hơn. Trên thị trường cả nước cho thấy giá nhiều loại hàng hóa đã giảm mạnh nhưng vẫn ế ẩm, doanh nghiệp không tiêu thụ được sản phẩm, hàng tồn kho tăng. Lời than vãn của dân chúng xuất hiện khắp nơi. Chị Phương, một người bán quần áo nói rằng buôn bán chậm và lỗ khiến bữa ăn gia đình của chị không còn thường xuyên mua thịt bò, heo, gà… để ăn cho đủ chất đạm như trước mà luôn cân nhắc rất lâu mỗi phiên chợ buổi sáng. Chị Phương nói: Không những cắt giảm chi tiêu, ngay bữa cơm cũng chủ yếu là rau, đậu, trứng.

Mỗi bữa chỉ gói trong 30.000-40.000 đồng. Khi người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, các tiểu thương lại phải chịu cảnh chợ vắng đìu hiu, buôn bán ế ẩm. Hơn 9g sáng 21-5, chị Biên, một người buôn bán thịt heo tại chợ Lạc Quang (Q.12, Saigon) đã dọn hàng chuẩn bị tan chợ sớm vì vắng khách. Tương tự, mới hơn 3g chiều nhưng các sạp thịt gà, heo tại chợ Phạm Văn Hai (Q.Tân Bình, Saigon) trống trơn không một bóng người. Bà Thùy, tiểu thương bán thịt gà, cho biết giờ này làm gì còn ai mua nữa, họ dọn hàng từ trưa rồi về nghỉ sớm cả rồi. Bà Thu, chủ một sạp trái cây tại chợ đầu mối Thủ Đức, cho biết phải đến 10g sáng mới xổ hết 8 tấn xoài keo, trong khi mọi năm nhập về 15-16 tấn nhưng bán hết ngay trong đêm.

Bà Thu than: Chợ ế ẩm lắm! Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, tình trạng hiện nay của kinh tế Việt Nam cho thấy sức mua của đa số người tiêu dùng đang cạn kiệt. Khi sức mua yếu, chắc chắn việc giải quyết hàng tồn kho của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn hơn. Thậm chí nó đẩy hàng tồn kho tiếp tục tăng lên. Mọi thứ đang bị đẩy đến một bờ vực khó khăn ở những nấc cuối cùng. Chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu tiết lộ cho biết các báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế Quốc hội trình bày tại Quốc hội đã cấp báo nhiều vấn đề, quan trọng nhất là sự sụp đổ hàng loạt các công ty kinh doanh trong nước hiện nay.

Hiện nay, bề nổi của nền kinh tế Việt Nam không nói hết được việc các công trong nước đang nợ chồng chéo lẫn nhau đến những con số kinh hoàng. Theo tờ trình của Bộ Tài chính, tính đến cuối năm 2011, tổng nợ phải thu của 91 tập đoàn, tổng công ty gần 300.000 tỉ đồng, tổng nợ phải trả gần 1.300.000 tỉ đồng. Chính vì điều đó, ở Việt Nam hiện nay đã xuất hiện một loại công ty mua bán nợ, tương tự nhưng kiểu xã hội đen là trả trước giùm, nhưng lấy lại với lãi cao, hoặc buộc công ty phục vụ cho mình theo hợp đồng gán nợ khác... v,v. Nói chung nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang rơi vào những nấc cuối cùng của một cuộc khủng hoảng


http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-73826_15-2/phong-su-tu-viet-nam-nen-kinh-te-ran-nuc-suc-dan-da-can-kiet.html

Lotus
05-27-2013, 05:30 PM
http://www.youtube.com/watch?v=oyi9vcCORWg

Lotus
05-30-2013, 10:41 AM
IMF: VN Đang Bi Đát,

VN: IMF Khen VN Khá;

Bản tin Ngân Hàng Nhà Nước VN cố ý dịch sai, bóp méo bản phúc trình “IMF Concludes 2013”


HANOI (VB) -- Trong khi bản phúc trình của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF khuyến cáo Việt Nam về viễn ảnh phải khẩn cấp cải tổ kinh tế vì ngày càngx uống dốc, thì bản tin của Thông Tấn TTXVN lại dịch ngược lại, từ chỗ IMF cảnh báo viễn ảnh bi quan đã nói rằng IMF đã “đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam.”

Ai đã dịch ngược nghĩa như thế? Theo nhà văn Nguyễn Vạn Phú, TTXVN chỉ dựa vào bản dịch của Ngân Hàng Nhà Nước VN (NHNN), nghĩa là, chính NHNN đã giấu bản văn chính của IMF và đã diễn lại bằng Việt ngữ một tin rất là tô hồng.

Đặc biệt, bản văn IMF không nói gì về kinh doanh vàng tại VN, thì NHNN lại nói rằng KMF ca ngợi NHNN Việt Nam đã có chính sách vàng tốt đẹp.

Bởi vậy, đừng tin những gì Ngân Hàng Nhà Nước VN nói, mà hãy nhìn kỹ...

Bản tin TTXVN trích như sau:

“IMF đánh giá tích cực về kinh tế vĩ mô của Việt Nam

\Cuối tháng 4/2013, Đoàn tham vấn kinh tế vĩ mô thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tiến hành chuyến công tác tại Việt Nam.

Sau khi kết thúc chuyến công tác, IMF đã có những đánh giá khá tích cực về một số diễn biến kinh tế vĩ mô và điều hành chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong thời gian vừa qua.

Cụ thể là kinh tế vĩ mô đã có dấu hiệu đang hồi phục từ mức đáy, chủ yếu nhờ xuất khẩu mạnh mẽ. Lạm phát đã giảm từ mức hai con số xuống khoảng 7% (so với cùng kỳ) vào tháng 3/2013.

Thông cáo báo chí của IMF cũng khẳng định thị trường tài chính đã bình ổn trở lại, nhờ nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước trong việc cung cấp thanh khoản và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ, yếu kém...

...IMF rất ủng hộ việc các cơ quan chức năng Việt Nam đã bắt đầu các cải cách cấu trúc quan trọng trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước.

Trong lần phỏng vấn gần đây với VTV1 (Đài Truyền hình Việt Nam), Trưởng Đoàn cán bộ IMF, ông Alfred Schipke cũng đã khẳng định trong hơn một năm qua, chính sách kinh tế của Việt Nam đã khá thành công trong việc tái lập sự ổn định kinh tế vĩ mô. Điều này được thể hiện qua việc lạm phát giảm mạnh, mà nhờ đó củng cố niềm tin vào đồng nội tệ...

...Đoàn công tác tháng 4/2013 của IMF cũng đã có đánh giá về thị trường vàng và công tác điều hành thị trường vàng tại Việt Nam. IMF cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp trên nhiều khía cạnh khác nhau để quản lý thị trường vàng, bao gồm việc loại bỏ vai trò trung gian tiền tệ của vàng để qua đó có thể điều hành chính sách tiền tệ tốt hơn qua tiền VND, giảm bớt biến động trong khu vực tài chính do tình trạng đầu cơ vàng.

Các biện pháp gần đây của Ngân hàng Nhà nước là bước đi quan trọng đầu tiên để tăng cường quản lý thị trường vàng (cấm ngân hàng thương mại cho vay dựa trên tài sản thế chấp bằng vàng) nhằm mục tiêu giảm bớt áp lực trên thị trường ngoại hối và rủi ro cho hệ thống ngân hàng như rủi ro về tín dụng, kỳ hạn, đồng tiền, thanh khoản.

IMF cho rằng nỗ lực của Chính phủ trong việc dừng việc các ngân hàng huy động vàng để cho vay và các hoạt động đầu cơ khác đã có hiệu quả.

Đoàn IMF ủng hộ các biện pháp cấm ngân hàng nhận tiền gửi bằng vàng là vì lợi ích của ổn định tài chính và không thấy trường hợp nào cần rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện.” (hết trích)

Nhà văn Nguyễn Vạn Phú viết trên Facebook ngày 29-5-2013:

“Chắc nhiều người cũng như tôi, muốn biết các tổ chức tài chính thế giới nghĩ gì về các quản lý vàng, đặc biệt là cách bán đấu giá vàng của NHNN Việt Nam. Cho nó khách quan...

...Đáng chú ý là trong tuần trước, tự nhiên nhiều báo đăng tin về đánh giá của IMF về tình hình kinh tế Việt Nam cũng như cách điều hành chính sách của NHNN. Điều lạ đầu tiên là đoàn IMF đến Việt Nam làm việc theo khuôn khổ tham vấn thường niên từ hồi cuối tháng 4 nay đến cuối tháng 5 tự nhiên nhiều báo mới đăng lên. Điều lạ thứ nhì là ở cuối tin có đưa nhận định của IMF về các quản lý thị trường vàng của NHNN theo hướng IMF tỏ vẻ đồng tình với các biện pháp đã đưa ra và không thấy có lý do gì rút lại các biện pháp quản lý hành chính đã được thực hiện.

Lạ là bởi vì tôi vào trang web của IMF, lấy cái press release được IMF phát ra ngay sau chuyến đi và không thấy một chữ nào về vàng cả (IMF Concludes 2013 Article IV Consultation Mission to Vietnam). Rồi trong cái báo cáo kết luận dài hơn đến 9 trang cũng không thấy nói gì về vàng cả. Hừm, biết đâu IMF nói với báo chí mà mình không biết nhưng tìm hiểu thêm thì hóa ra các báo lấy gần như nguyên văn từ một bản tin của NHNN! Các báo lấy tin từ một nguồn mà nguồn đó nói về phát biểu của một nguồn khác, lại không kiểm chứng coi có nói vậy không. Thiệt tình!”(hết trích)

Phóng viên Việt Báo đã vào đọc bản Anh văn đề ngày 26-4-2013 của IMF nêu trên, cũng thấy hoàn toàn không nói gì về vàng.

Thứ nữa, bản văn IMF cảnh cáo “VN phải tăng tốc cải tổ khu vực ngân hàng và các công ty quốc doanh để giảm cơ nguy hư vỡ và để hồi phục VN tới một con đường có sức tăng bền vững, hợp lý và cao hơn.”

Đặc biệt, IMF nói:

“... nhu cầu nội địa suy yếu đã đè lên sức tăng GDP thực và sức tăng này đã chậm lại còn 5.5% trong năm 2012 (tứ 6.25% trong năm 2011.”

Nghĩa là, năm 2012 thê thảm so với 2011. Và năm 2013 cần khẩn cấp cải tổ, nếu không là xuông cấp nữa.

Nhưng bản dịch của Ngân Hàng Nhà nước đã tô hồng, làm cho mọi chuyện lạc quan hơn. Vì nghĩ rằng không ai đọc đươc tiếng Anh? Thưc tế, Ngân Hàng Nhà Nước tin là họ viết chỉ cần cho Bộ Chính Trị đọc, và cơ quan này thì không đọc nổi tiếng Anh của IMF?


http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-208859_15-2/

Lotus
06-03-2013, 03:14 AM
http://www.youtube.com/watch?v=oyi9vcCORWg

Lĩnh vực kinh tế

Trong lĩnh vực kinh tế, tuần này giới chuyên gia trong nước lại một lần nữa lên tiếng cảnh báo trước tình trạng nợ công ngày càng tăng cao.



http://www.rfa.org/vietnamese/ReadersOpinions/state-bank-what-behind-interest-12072011165444.html/ngan-hang-nha-nuoc-305.jpg/image

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

Mặc dù chính phủ Việt Nam công bố mức nợ công ở trong ngưỡng an toàn và dự kiến đề nghị Quốc hội nâng mức trần nợ để phát hành thêm trái phiếu, báo chí lại cho rằng nợ công đang bị che dấu và ở trong mức rất đáng lo ngại.

Trả lời Nam Nguyên của Đài Á Châu Tự Do về vấn đề này, TS Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Kinh tế thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định:

“Nâng mức trần nợ công thì chắc sớm muộn gì cũng phải nâng thôi bởi vì hiện nay kinh tế hết sức khó khăn mà thâm hụt ngân sách vẫn chưa có khả năng để cân đối lại được. Tôi nghĩ chắc chắn trong tương lai phải nâng…Còn về chuyện tốt hay không tốt thì rõ ràng là nước mình đang phát triển, thu nhập còn thấp trên đầu người mà tỷ lệ nợ đã cao như vậy rồi. Thật hết sức bất lợi cho tương lai phát triển của Việt Nam.”

Cũng về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành từ Hà Nội cảnh báo những hậu quả nguy hiểm của tình trạng che dấu và thiếu công khai minh bạch về mức nợ của quốc gia.
“Rất nguy hiểm nếu Việt Nam đứng trước tình trạng mất khả năng thanh toán, Việt Nam sẽ ra sao đây… nếu không giải quyết được nợ công thì sẽ rất khó khăn trong kinh tế từ chỗ tạo công ăn việc làm cho đến phát triển doanh nghiệp….Rất nguy hiểm, cho nên vấn đề là phải nghiêm túc trong những con số đưa ra để thực sự đối mặt với những thực tế cần giải quyết.”

Theo báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội mới phổ biến thì cứ 100 đồng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) làm ra có tới 95 đồng là đi vay. Trong khi đó Chính phủ vẫn cho rằng nợ công chưa tới mức 55% và muốn nâng trần nợ công lên để có thể vay thêm nợ.

Theo các đại biểu Quốc hội và chuyên gia thì đã đến lúc “Việt Nam không thể mãi giấu giếm căn bệnh nợ công” nữa, mà thà đối diện sự thực để có giải pháp kịp thời hơn là che dấu và cuối cùng gánh chịu hậu quả tồi tệ.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-weekly-review-06012013-06012013135402.html

Lotus
06-03-2013, 05:11 AM
Hàng Trung Quốc kém chất lượng tràn ngập Việt Nam



http://www.youtube.com/watch?v=Mog0QF4ru24&list=UUSfL291fDipxp_mbKX5ZZ2w&index=8

Lotus
06-03-2013, 05:11 AM
http://www.youtube.com/watch?v=YTL6PjZ2BzY

Lotus
06-03-2013, 05:12 AM
Đời sống khó khăn của công nhân tại TPHCM


http://www.youtube.com/watch?v=YszTCsW70qQ

Lotus
06-03-2013, 05:13 AM
Vietnam's state sector a 'cancer' in economy

31-Jan-2013

HANOI (AFP) - Opaque, corrupt, inefficient -- Vietnam's state-run companies are used to criticism, but now they stand accused of creating a systemic economic crisis which the communist regime cannot fix....

http://www.google.com/hostednews/afp/article/ALeqM5jh7XZUg447beooylKYg4xmKQ96rQ?docId=CNG.32e35 eb62b341030a827a8922465b67c.231

thứ hai, 22 tháng 4, 2013

... Những vấn đề tham nhũng, tham lam và tiêu cực là rất lớn, không thể nào nhìn được trên đất nước này từ làng xóm từ xã cho tới trung ương, chỗ nào cũng có tiêu cực, chỗ nào cũng có khó khăn....

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/04/130422_vn_business_solutions.shtml
Nợ Công 106% GDP, VN Báo Cáo Chỉ ½;

Ba Năm Nữa, Sẽ Trả Nợ Hết Nổi:

Làm Hoài Chỉ Đủ Trả Tiền Lãi; VN Lệ Thuộc Thêm Chủ Nợ TQ...


Báo Tuổi Trẻ hôm 26-4-2013 tường thuật về một buổi hội thảo khoa học, cho thấy:

- Liên hiệp Quốc nói rằng nợ công VN là 128,9 tỉ USD (tức là 106% GDP), nhưng Việt Nam chỉ báo cáo là 66,8 tỉ USD (tức là 55% GDP).

- Có viễn ảnh Việt Nam sẽ lệ thuộc thêm vào quốc tế (Trung Quốc...) vì nợ nhiều tới không trả nổi: ThS Đinh Mai Long - Vụ Tổng hợp, Văn phòng Chủ tịch nước - nói rằng vài ba năm nữa tăng thu chỉ đủ bù trả nợ... Nghĩa là suôt đời trả không hết nợ...



Thế giới nói 128,9 tỉ USD, VN tính 66,8 tỉ USD

Dẫn tính toán của chuyên gia Liên Hiệp Quốc, trao đổi với Tuổi Trẻ bên lề hội thảo, TS Nguyễn Trọng Hậu, Đại học Almamer, Ba Lan, cho biết nếu theo chuẩn quốc tế thì nợ công VN lên đến khoảng 128 tỉ USD, bằng khoảng 106% GDP năm 2011 - gần gấp đôi mức VN công bố chính thức....

http://vietbao.com/D_1-2_2-70_4-207416_5-15_6-1_17-18271_14-2_15-2/


02.06.2013


http://www.youtube.com/watch?v=iS9oU-9nyxs

Lotus
06-12-2013, 11:36 AM
http://www.youtube.com/watch?v=902koM_GAF0

Lotus
06-14-2013, 06:56 AM
VN đội sổ quốc tế về công khai ngân sách

Việt Nam đứng dưới mức tối thiểu về chỉ số công khai ngân sách (OBI), theo báo cáo mới nhất của tổ chức mang tên Đối tác Ngân sách Quốc tế (IBP) đăng trên trang Bấm Internationalbudget.org.


Mức điểm tối thiểu đưa ra là 21 – 40 và Việt Nam đạt 19 trên 100 điểm tối đa, cho giai đoạn từ năm 2010 - 2012.

Trong số các tiêu chí chính mà OBI dùng để đánh giá, ba hạng mục khiến Việt Nam mất điểm là kế hoạch chi tiêu ngân sách của chính phủ chỉ được công bố nội bộ, và không đưa ra báo cáo tài chính giữa năm và báo cáo chi tiêu ngân sách cho công dân ...

Báo cáo phân tích, trong số 100 nước thực hiện khảo sát ngân sách, Việt Nam đứng ở vị trí cực kỳ thấp, kể cả so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines và cả Đông Timor.

“Điểm số này cho thấy chính phủ Việt Nam cung cấp thông tin ít ỏi tới công dân về ngân sách quốc gia và các hoạt động tài chính trong mỗi năm.

“Điều này khiến cho người dân khó tin vào cách quản lý ngân sách chung của nhà nước.” ...



http://4.bp.blogspot.com/-mgiMu9Hk-B8/USgKUVaV5CI/AAAAAAABKzY/4A6j3NBRdfE/s1600/OpenBudgetIndex2012.jpg


http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/02/130222_cong_khai_ngan_sach_viet_nam.shtml

http://danlambaovn.blogspot.com/2013/02/vn-oi-so-quoc-te-ve-cong-khai-ngan-sach.html#.Ubsex-3wDIV





http://www.youtube.com/watch?v=DEZ1bsWjC84

Lotus
06-15-2013, 09:24 AM
http://www.youtube.com/watch?v=ZsNXENrs5Gg

Lotus
06-15-2013, 09:26 AM
http://www.youtube.com/watch?NR=1&feature=endscreen&v=IQLfsPpnesQ

Lotus
06-16-2013, 02:01 PM
http://www.youtube.com/watch?v=JsgPYhnqENE

Lotus
06-16-2013, 02:02 PM
http://www.youtube.com/watch?v=IZeXLBvur_c

Lotus
06-16-2013, 09:03 PM
http://www.youtube.com/watch?v=Z_3h4dJsZns

Lotus
06-18-2013, 06:29 PM
http://www.youtube.com/watch?v=7K0-dg-trkU

Lotus
06-19-2013, 01:36 PM
Các món nợ tại Việt Nam, Trung Quốc


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rent-seeking-economics-nxn-vh-06192013114420.html/06192013-ddkt-nxn.mp3/download.html


Bản phúc trình về "Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu" vừa được Ngân hàng Thế giới công bố hôm 13 Tháng Sáu có chi tiết gây chú ý là khoản nợ quá cao của tư nhân tại Việt Nam và cao nhất là tại Trung Quốc. Chỉ vài ngày sau, hàng loạt tin tức quốc tế lại nói đến rủi ro của một vụ sụp đổ ngân hàng tại Trung Quốc chưa từng thấy trong lịch sử. Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa giải thích rằng đấy là một hậu quả của hiện tượng ông gọi là "tầm tô".

Trái bóng tín dụng TQ

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới về Viễn ảnh Kinh tế Toàn cầu có gây chú ý đến một hiện tượng đáng ngại là mức nợ quá cao của tư nhân tại một số quốc gia đang phát triển. Thuộc loại cao nhất thì có Việt Nam nay đã mắc nợ đến 110% Tổng sản lượng, còn Trung Quốc thì lên tới 160%. Ngay sau đó, nguồn tin tài chính quốc tế nói đến trái bóng tín dụng của Trung Quốc có thể vỡ và gây ra một vụ khủng hoảng ngân hàng lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử thế giới. Ông nghĩ sao về tin này?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta vừa chứng kiến một vụ khủng hoảng tài chính bùng nổ năm năm trước tại các nước công nghiệp hóa Âu-Mỹ vì nạn vay tiền quá nhiều nên đến hồi trả nợ và hậu quả là nạn suy trầm kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn suy trầm, nhiều quốc gia cố gắng kích thích kinh tế qua biện pháp tăng chi và bơm tín dụng với lãi suất rẻ và lại gây ra nạn bong bóng đầu cơ khi người ta vay tiền quá dễ mà bất kể đến rủi ro về sau.

Riêng tại Việt Nam và Trung Quốc là hai nước ngụy danh xã hội chủ nghĩa mà thực chất là có nền chính trị độc tài và chính sách kinh tế lý tài thì người ta còn gặp một hiện tượng kinh tế chính trị học gọi là "tầm tô", là đi tìm lợi nhuận bất chính nhờ thế lực chính trị. Hiện tượng ấy gây thêm rủi ro tài chính và kinh tế vì những kẻ tầm tô có thế lực đã trở thành nhóm lợi ích có thể cản trở mọi giải pháp ứng phó. Rốt cục thì ta có "thảm kịch Hamlet" là mọi người cùng chết!

Vũ Hoàng: Cuối tháng trước, trên một nhật báo Việt ngữ tại California ông viết về hai hình thái kinh doanh của hai nhân vật vào đầu và cuối thời Chiến Quốc bên Tầu, để giải thích hiện tượng "tầm tô". Bây giờ ông nhắc đến bi kịch Hamlet của Shakespeare để bảo là ai cũng chết! Ông hay trình bày đề tài kinh tế khô khan theo lối ví von, nhưng thưa ông, tầm tô là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Người ta gọi kinh tế học là khoa học u ám và nói về chuyện u ám với thuật ngữ chuyên môn khó hiểu thì thính giả của chúng ta càng dễ nản chí nên tôi cố trình bày chuyện khô khan bằng hình tượng phổ biến, may ra kích thích được sự theo dõi của mọi người.

Đầu thời Chiến Quốc, Phạm Lãi là nhân vật ai cũng có thể biết. Sau khi giúp Việt Vương Câu Tiễn diệt xong nước Ngô thì ông từ giã chính trị đi kinh doanh rất thành công ở xứ khác để thành nhà tư tưởng của phái "kế hoạch gia" tức là kinh tế. Vào cuối thời Chiến Quốc thì Lã Bất Vi nổi tiếng về kinh doanh chính trị, nôm na là nghề buôn vua, và có thể là bố đẻ của Tần Thủy Hoàng Đế nhưng rồi bị bạo Tần giết chết vì tội chuyên quyền. Tôi lấy hai hình tượng khá quen thuộc đó để nói về hai hình thái kinh doanh. Thứ nhất là tạo ra của cải và nhờ đó làm giàu, theo kiểu Phạm Lãi hay Đào Chu Công, là một tên khác của ông ta. Thứ hai là kiếm lời mà chẳng tạo ra của cải là kiểu của Lã Bất Vi, chỉ vì nhờ tạo cái thế chính trị.

Kinh tế học gọi lối kinh doanh nhờ gây dựng thế lực là "đi tìm tô" hay "tầm tô". "Tô" chỉ có nghĩa là tiền thuê, mà được hiểu rộng là lợi nhuận nhờ làm chủ một phương tiện sản xuất. Trong trường hợp ở đây, phương tiện sản xuất đó cũng chẳng là của mình, mà có thể sang đoạt nhờ cái quyền độc tài chính trị để trở thành độc quyền kinh doanh!


http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/rent-seeking-economics-nxn-vh-06192013114420.html/035_pau822622_10-250.jpg/image
Trụ sở chính của Ngân hàng nhân dân Trung Quốc (PBOC) tại Bắc Kinh hôm 12/5/2013. AFP photo


Kinh doanh tầm tô

Vũ Hoàng: Chúng tôi hiểu ra ẩn dụ của ông khi nhớ đến một phương tiện sản xuất là đất đai và chuyện cướp đất như Ô Khảm tại Trung Quốc, Văn Giang hay Tiên Lãng ở Việt Nam. Trở lại thói "tầm tô" như ông nói thì trên lý thuyết, kinh tế học định nghĩa thế nào về việc kinh doanh như vậy?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Lề lối kinh doanh thông thường và phổ biến là tạo ra của cải trước đó chưa có nhờ một sáng kiến khai thác tài nguyên, sản phẩm hay một cơ hội sản xuất mới, rồi chia của cải đó cho mình và cho người theo một tỷ lệ có giá trị lâu dài. Hình thái kinh doanh đó góp phần cho phát triển xã hội và quốc gia. Ngược lại, tìm cách tác động vào môi trường chính trị, luật lệ hay xã hội để kiếm lời mà chẳng đóng góp gì cho sản xuất là loại kinh doanh tầm tô.

Hiện tượng đó thật ra xuất hiện ở mọi nơi nhưng dễ phát triển trong xã hội chuyên chính là nơi mà quyền lực chính trị không bị giới hạn nên dễ bị lũng đoạn từ bên trong. Tại các nước dân chủ với luật lệ rõ ràng bình đẳng trước sự phán xét của công luận, những ai muốn mua chuộc chính trường để kiếm lời thường khó làm ăn và dễ vào tù. Chỉ trong các nước độc tài, chuyện tầm tô mới dễ phát đạt. Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.

Vũ Hoàng: Thưa ông, ngày xưa khi hai xứ này còn theo đường lối tập trung quản lý bằng kế hoạch của nhà nước thì hiện tượng tầm tô có xảy ra không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng cái thói cậy thể để kiếm tiền thì nơi nào cũng có cả. Nhưng trong các nước cộng sản u mê thì tài sản chẳng có là bao và còn bị hủy hoại nên khi cả nước còn ở vào hoàn cảnh mà các cụ ta gọi là "ăn mắm mút giòi" thì chỉ có một thiểu số ra vào cửa hàng mậu dịch Tôn Đản của lãnh đạo còn có thể chấm mút chút đỉnh chứ chưa có thể phát triển ra lề lối kinh doanh phổ biến. Đặc lợi của lãnh tụ hay tay chân thật ra chẳng thầm vào đâu nếu so với mức sống của giới trung lưu tại các nước tự do, nhờ vậy mà họ càng dễ tuyên truyền về nếp sống an bần lạc đạo, về đạo đức cách mạng linh tinh. Riêng tại Việt Nam, sự thể nó còn éo le hơn.


Một xứ độc tài như Việt Nam hay Trung Quốc mà theo kinh tế thị trưởng hay kinh tế tư bản giả hiệu thì đấy là chủ nghĩa tư bản thân tộc ăn bám vào hệ thống tư bản nhà nước và các tập đoàn quốc doanh và mở ra cơ hội tầm tô.


-Nguyễn-Xuân Nghĩa”

Vũ Hoàng: Nó éo le ở chỗ nào thưa ông?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tầng lớp lãnh đạo thời trước kêu gọi cả nước cùng hy sinh vì lý tưởng ái quốc là tinh thần độc lập. Nhờ vậy họ lừa được quần chúng u mê và họ còn coi sự lầm than khắc khổ là một đức tính, so với sự thịnh vượng của miền Nam mà họ gọi là "phồn vinh giả tạo".

Sau khi chiến thắng và có toàn quyền áp dụng lý luận cộng sản về xây dựng xã hội chủ nghĩa thì họ làm quốc gia phá sản và kinh tế khủng hoảng nên mới phải đổi mới, tức là du nhập lý luận tư bản và áp dụng kinh tế thị trường. Nhưng gian ý của chế độ là chỉ chấp nhận tự do kinh tế có chọn lọc và vẫn giữ độc quyền chính trị nên nay mới rơi vào cái bẫy tầm tô một cách phổ biến. Chuyện éo le là họ không thể vận dụng tinh thần độc lập và ái quốc như xưa. Vì nói đến ái quốc hay độc lập là cả nước nghĩ đến mối nguy Trung Quốc tức là điều bị tuyệt đối cấm kỵ.

Lãnh đạo Hà Nội thời nay từ bỏ tinh thần đạo đức cách mạng của thế hệ trước mà vẫn nắm chặt ách độc tài đi cùng quyền quản lý đất đai, kiểm soát thông tin, với hệ thống đàn áp toả rộng. Họ tạo ra môi trường bất thường là nơi mà các phần tử gọi là khôn ngoan của xã hội đều tránh nói đến chính trị mà làm giàu nhờ tác động vào một hệ thống chính trị không ai có quyền phán xét. Đó là những kẻ tầm tô, hợp tác với chế độ để kiếm ăn và là thành phần hữu cơ của bộ máy quyền lực từ Thủ tướng trở xuống. Và họ đang làm chính sách kinh tế quốc dân cho quyền lợi riêng.

Việt Nam học được gì?


Vũ Hoàng: Thưa ông, hình như trường hợp của Trung Quốc cũng như vậy, có phải không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Trung Quốc là nơi xuất phát khá nhiều gương xấu cho Việt Nam!

Lãnh đạo của họ cũng khoác áo đạo đức mà con cháu đều nắm giữ vị trí then chốt về kinh tế và kinh doanh và dùng vị trí ấy lũng đoạn thượng tầng. Hậu quả là tình trạng mà kinh tế học gọi là "ỷ thế làm liều", nôm na là bất kể đến rủi ro vì tin là có thể làm lệch phép nước cho tư lợi.

Nhờ cái thế chính trị quá lớn như vậy, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú. Nhưng thảm kịch ở đây khiến mọi người cùng chết là quảng đại quần chúng ở dưới khó kinh doanh hay cạnh tranh trong cảnh bất cân xứng như vậy. Cho nên, muốn thoát nghèo khốn thì phải chạy theo ảo vọng một vốn bốn lời và cũng lại cầm cố tài sản đi vay tiền đánh bạc bên các đại gia. Họ đi vay lãi rất cao vì tin rằng kiếm lời còn cao hơn nữa nên đang bị rủi ro rất nặng khi cả kiến trúc bất thường này sụp đô. Vì vậy, các trung tâm thông tin và thẩm định của quốc tế mới nói đến nguy cơ khủng hoảng tài chính tại Trung Quốc.

Vũ Hoàng: Một cách ngắn gọn vì thời lượng có hạn của chương trình, xin đề nghị ông trình bày cho thính giả của chúng ta biết rằng quốc tế nói ra những gì về những nguy cơ đó.

Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tập đoàn Fitch chuyên về thẩm định rủi ro tài chính vừa báo động là từ năm năm qua, khối tín dụng tại Trung Quốc đã tăng từ chín ngàn lên 23 ngàn tỷ đô la, là mức cực lớn nếu so với con số lạc quan nhất về sản lượng kinh tế của xứ này là khoảng tám ngàn tỷ.



Nhờ cái thế chính trị quá lớn, những kẻ tầm tô tại Việt Nam và Trung Quốc đều làm giàu rất nhanh, được dư luận quốc tế ngơi ca là đại gia, là tỷ phú.


-Nguyễn-Xuân Nghĩa”



Nói đến tín dụng là nói đến vay tiền mà có vay thì phải có trả. Mối nguy là do hệ thống tài chính và ngân hàng mờ ảo của họ, nhiều khoản tài trợ lại nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng, thiếu sổ sách rõ ràng và trút vào hình thái kinh doanh đầy rủi ro của nào là tư nhân, nào là công ty đầu tư của các địa phương hay các quỹ quản lý tài sản, nôm na là quỹ đầu cơ. Vì ỷ thế làm liều, người ta đã vay tiền đầu cơ và chất lên một núi nợ cao gấp đôi sản lượng kinh tế quốc dân. Khi núi nợ sụp đổ mà chắc chắn là phải sụp, chúng ta sẽ thấy sự phá sản dây chuyền còn kinh hoàng hơn những gì đã xảy ra tại Hoa Kỳ năm năm về trước. Một chỉ dấu tiên báo là hôm Thứ Sáu 14 vừa qua, Bộ Tài chính Trung Quốc thất bại khi bán công khố phiếu dưới chỉ tiêu về số lượng và với phân lời cao hơn. Nghĩa là các thị trường tài chính đã bắt đầy hoài nghi về Trung Quốc.

Tại Việt Nam thì đã đành là tình hình kinh tế cũng chẳng sáng sủa hơn mà tranh chấp chính trị giữa các thế lực "tầm tô" đang làm chính quyền bị tê liệt. Ngày xưa, người ta cứ nói đến tinh thần "tầm sư học đạo", ngày nay, chính quyền mới nêu gương về cái đạo ăn cắp bằng lối tầm tô và nay mới bó tay chờ cơn khủng hoảng.

Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/rent-seeking-economics-nxn-vh-06192013114420.html

Lotus
06-28-2013, 04:24 AM
http://www.youtube.com/watch?feature=player_profilepage&v=s1MAN9JURGA

Lotus
06-28-2013, 04:26 AM
http://www.youtube.com/watch?v=dfy-7Id1Nuc

Lotus
06-28-2013, 04:54 AM
http://www.youtube.com/watch?v=9SrUQ_z2nRo

Lotus
06-28-2013, 05:00 AM
Chính phủ CHXHCNVN hay noi theo Trung Quốc , cho nên CHXHCNVN có không ít các khu " phô´ ma" .




Những thành phố hoang của Trung Quốc - Hậu quả của bong bóng bất động sản



http://www.youtube.com/watch?v=LEAYelctviA

Lotus
06-28-2013, 05:14 AM
http://www.youtube.com/watch?v=0tRSb4mM1r4

Lotus
07-02-2013, 02:32 PM
30.06.2013


https://www.youtube.com/watch?v=oQxKA-rI4AU

Lotus
07-02-2013, 02:33 PM
01.07.2013


https://www.youtube.com/watch?v=zsmVolexaUc

Lotus
07-03-2013, 06:37 AM
Nguy cơ ngập tràn hàng thải loại từ Trung Quốc

Theo các chuyên gia, không chỉ làm dấy lên mối lo về chất lượng, hàng nhập từ Trung Quốc còn có thể biến Việt Nam thành "bãi phế thải" công nghệ của nước này.

...TS Nguyễn Minh Phong cho hay. Ông nói rằng nhập siêu quá lớn sẽ ảnh hưởng đến cán cân thương mại, làm chúng ta tốn nhiều ngoại tệ hơn để nhập khẩu hàng hóa từ nước bạn. Từ đó làm giảm cơ hội việc làm trong nước.

Tuy nhiên, không chỉ nhập khẩu nguyên phụ liệu đầu vào phục vụ sản xuất mà nhiều mặt hàng tiêu dùng, hàng gia dụng, rau củ quả, trái cây... từ Trung Quốc cũng ồ ạt tràn vào Việt Nam. Trong khi đó, chúng ta có đủ khả năng sản xuất, cung ứng các loại hàng hóa này. Chỉ tính riêng tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn trái cây được nhập về Việt Nam, nhưng không bị ràng buộc về chất lượng bởi đây là hoạt động biên mậu giữa tư thương hai nước...

http://l.yimg.com/bt/api/res/1.2/oAF4aoDt_1KidX5iCfc9YQ--/YXBwaWQ9eW5ld3M7cT04NTt3PTQyMA--/http://media.zenfs.com/vi-VN/News/vne/Nguy_c__ng_p_tr_n_h_ng-f63c8aa664b6c456547ea7a675389ba8


Cùng quan điểm, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng sự phụ thuộc nhất định vào thị trường Trung Quốc đang tạo ra hai mối nguy cho Việt Nam. Đó là hàng hóa thực phẩm, ăn uống, trái cây giá rẻ tràn vào nhưng lại không được kiểm soát tốt về chất lượng. "Nguy hiểm hơn, Trung Quốc đang có chiến lược "đẩy" hàng ngàn thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu sang các nước, trong đó có Việt Nam. Nếu không cẩn trọng, chúng ta sẽ thành "bãi phế thải" công nghệ của họ", ông Phong cảnh báo.


http://vn.news.yahoo.com/nguy-c%C6%A1-ng%E1%BA%ADp-tr%C3%A0n-h%C3%A0ng-th%E1%BA%A3i-lo%E1%BA%A1i-t%E1%BB%AB-020800257--finance.html

2013

Việt Nam nhập siêu gần $9 tỉ hàng Trung Quốc

Theo phúc trình của Bộ Công Thương Cộng Sản Việt Nam công bố hôm 1 tháng 7, Việt Nam nhập siêu hàng chục tỉ đô trong năm tháng đầu năm nay.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/168743-VN-hoaqua-070213-TN-400.jpg
Trái cây Trung Quốc về chợ Long Biên, Hà Nội nườm nượp mỗi ngày.


Dẫn đầu danh sách các “chủ hàng” của Việt Nam là Trung Quốc, với trị giá tổng số hàng hóa nhập cảng lên tới 8.9 tỉ đô...


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=168743&zoneid=2#.UdQgG-3wDIU

Lotus
07-09-2013, 01:34 PM
https://www.youtube.com/watch?v=sRpWCKfa_6s

Lotus
07-11-2013, 04:49 PM
http://www.youtube.com/watch?v=h8oGlaBp3Mw

Lotus
07-13-2013, 02:49 PM
https://www.youtube.com/watch?v=UgD9F90KuTk

Lotus
07-13-2013, 02:56 PM
Những năm sau này, chính phủ CHXHCNVN cho phép các tập đoàn và các công ty lơn´ của CHXHCNVN đâù tư nhiêù qua các nươc´ khác . Trong trường hợp thay đổi chê´ độ, thì nhân dân sẽ khó mà đòi lại tiền tham nhũng :


Vietnam pumps cash into San Francisco Region

The deals are part of a concerted effort by Vietnamese government leaders and business people to focus overseas investment ...

http://www.bizjournals.com/sanfrancisco/stories/2009/11/09/story1.html?page=all


Đầu tư trên 24,5 tỷ đô la ra nước ngoài

Vietnamese firms invest over $24.5b in foreign countries as of July-end

Till the end of July 2011, Vietnamese enterprises have registered to invest in over 600 projects with a total pledged capital of over $24.5 billion in foreign countries .

Of which, the investment capital of Vietnamese investors exceeded $10.7 billion and chartered capital of Vietnamese investors also reached approximately $10 billion.
They mainly invested in mining sector with about $17 billion, of which, Vietnamese investors poured over $4.3 billion and chartered capital of over $3.7 billion.
Ranking in the second position is production and distribution sector of electricity, gas, water and air-conditioner with over $2.1 billion dong but investment capital of Vietnamese investors accounted for nearly $1.9 billion and chartered capital of nearly $1.7 billion.
Sectors of agriculture, forestry and fisheries also have many overseas investment projects with a total registered capital of over $1.4 billion, including over $1.33 billion of Vietnamese investors' investment capital.

Laos, Cambodia, Venezuela and Russia are four leading destinations for investment flow from Vietnam with registered capital of exceeding $1 billion. Of which, Venezuela attracted the biggest volume of investment capital with over $12.4 billion.

http://www.intellasia.net/vietnamese-firms-invest-over-24-5b-in-foreign-countries-as-of-july-end-171593


Việt Nam đầu tư ra nước ngoài 2,65 tỉ đô la trong quý một

08.04.2013

Theo tin từ Bộ kế hoạch và đầu tư thì trong quí một năm nay Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài một số vốn là 2,65 tỉ đô la. Các lĩnh vực hàng đầu trong các dự án đầu tư ra nước ngoài này lần lượt là khai mỏ, dịch vụ lưu trú, thông tin và truyền thông. Trong đó các dự án ở Liên Bang Nga có số vốn lớn nhất kế đó là Lào và Miến Điện.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam bỏ vốn đầu tư nhiều nhất ở Lào, Campuchia, Liên bang Nga và Venezuela.

Tổng cộng Việt nam có 742 dự án đầu tư trên 59 quốc gia và vùng lãnh thổ.

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnam/xa-hoi/vn-invest-2bln65-usd-abroad-04082013211047.html


PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TẠI VIỆT NAM: CÓ DẤU HIỆU GIỚI TƯ BẢN ĐỎ TRONG NƯỚC THÁO CHẠY VỚI TÀI SẢN

Tin từ giới ngân hàng và đầu tư quốc tế cho biết suốt mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận một luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Số tiền này nhiều và liên tục, không rõ nguồn gốc đến mức các lãnh tụ phe đối lập Úc còn giật mình đòi nhà cầm m quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước.

Báo chí chính thống và các nhà quản lý thì chỉ dám mon men phân tích chỉ số, niềm tin. Một sự thật hiển hiện nhưng khó nói đó là đã xuất hiện làn sóng nhà giàu, đại gia tư bản đỏ cuốn gói và tháo chạy, bằng cách này hay cách khác mang lượng tiền vốn khổng lồ ra nước ngoài, khiến kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ. Kinh tế Việt Nam đầy những lời ca ngợi tô hồng không thực tế. Hiện tại người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa cho bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi để lấy lại chút vốn.

Một đại gia khác, Quốc Cường Gia Lai, cũng vừa bị khởi kiện ra tòa xung quanh một dự án ở Đà Nẵng là một điển hình cho tình trạng giới tư bản đỏ đang rơi vào giai đoạn kiệt quệ. Đó là chuyện có một vài người có máu mặt trong nước. Danh sách thật sự đang ngày càng dài, và càng lúc càng thê thảm hơn. Không chỉ ở Úc và Canada, ngay tại Hoa Kỳ, giới tư bản đỏ, cán bộ quan chức Cộng sản Việt Nam đang tìm cách đặt một chân vào, tìm một chỗ đáp an toàn cho mình. Rất nhiều người trong số đó miệng thì luôn hô to các khẩu hiệu và thề sống chết với Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng quay ra thì gom góp tiền bạc, đưa con cái đi trước, mua nhà và tìm gặp các luật sư để hỏi han cách thức định cư ở quốc gia mà suốt đời họ lên tiếng chửi rủa và tìm cách tiêu diệt.

Báo chi trong nước luôn kêu ca rằng nền kinh tế Việt Nam đang thiếu vốn để sản xuất, nhưng thực chất hiện nay giới tư bản đỏ đang đua nhau bán cổ phiếu, ngưng đầu tư, gom tiền tươi để chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy thầm lặng khỏi thiên đường Cộng sản. Trở lại với tình trạng các quốc gia tự do báo động nguồn tiền bí ẩn từ Việt Nam chảy ra ồ ạt mấy tháng nay, người ta dự đoán con số có thể lên đến hàng tỷ Mỹ kim. Có thể không ít trong số đó chính là tài nguyên quốc gia, mồ hôi nước mắt của đồng bào trong nước bị rút rỉa suốt mấy mươi năm nay.


http://sbtn.net/D_1-2_2-95_4-75459_15-2/phong-su-dac-biet-tai-viet-nam-co-dau-hieu-gioi-tu-ban-do-trong-nuoc-thao-chay-voi-tai-san.html

Lotus
07-13-2013, 03:04 PM
http://www.youtube.com/watch?v=VAa4u2_-MME

Lotus
07-15-2013, 02:44 PM
http://www.youtube.com/watch?v=dgz52MBN7nE


15.07.2013

Lotus
07-17-2013, 01:53 PM
VIỆT NAM VẪN CHỈ CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG MIỆNG

TIN HÀ NỘI.- Các vụ án tham nhũng chưa tương xứng với tình hình là nhận định của nhiều người trong buổi hội thảo về thực trạng và các giải pháp chống tham nhũng, do Thanh tra Chính phủ CSVN tổ chức. Trong hội thảo vừa kể hồi tuần qua, tất cả mọi người đồng ý rằng, tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở tất cả các cấp, các ngành với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm dân chúng mất lòng tin vào chính quyền. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ Cộng sản Việt Nam, thừa nhận, chủ trương, chính sách, việc áp dụng quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng chưa sát thực tiễn, thiếu hiệu quả.

Số vụ án tham nhũng được phát hiện, xử lý còn thấp, chưa tương xứng với tình hình. Tuy phát giác nhiều vi phạm về kinh tế nhưng thanh tra, kiểm toán còn lúng túng khi xác định hành vi tham nhũng nên xử lý hình sự ít. Việc xét xử các bị cáo tham nhũng chưa nghiêm, hình phạt nhẹ, số bị cáo được hưởng án treo chiếm đến 45%. Chưa kể, số trường hợp bị can phạm các tội tham nhũng được đình chỉ điều tra hoặc miễn trách nhiệm hình sự lên tới gần 30%.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Việt Nam minh họa thêm về chuyện Việt Nam vẫn đang chống tham nhũng bằng miệng: Năm 2012, số lượng bị can trong các vụ án tham nhũng được Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ra quyết định đình chỉ điều tra cao gấp ba lần so với các địa phương. Trong khi đó, kết quả cuộc khảo sát mới nhất về quan điểm và trải nghiệm của dân chúng đối với tình trạng tham nhũng, do Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) vừa thực hiện tại Việt Nam, cho thấy, 55% dân chúng tin rằng, tham nhũng tại Việt Nam chỉ tăng chứ không giảm. Cũng theo kết quả từ cuộc khảo sát này, sự bi quan của dân chúng Việt Nam về thực trạng tham nhũng, đang đứng hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á.


http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-75716_5-10_6-1_17-15640_14-2_15-2/viet-nam-van-chi-chong-tham-nhung-bang-mieng.html


TỔ CHỨC MINH BẠCH QUỐC TẾ: THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM ĐANG GIA TĂNG


http://sbtn.net/images/upload/2013_jul_9/sb5-large-content.jpg


Tin tổng hợp - Theo kết quả cuộc khảo sát lớn nhất thế giới năm 2013 về quan điểm và trải nghiệm của người dân đối với tình trạng tham nhũng do Tổ chức Minh bạch Quốc tế thực hiện, 55% người dân Việt Nam cảm nhận tình trạng tham nhũng tăng lên trong 2 năm qua, tức là cao hơn so với mức trung bình 48% ở khu vực Đông Nam Á. Chỉ có 18% số người được hỏi cho rằng tham nhũng đã giảm và 27% cho rằng mức độ tham nhũng không đổi. Ngoài ra theo cuộc khảo sát có tên gọi Phong vũ biểu Tham nhũng toàn cầu lần thứ 8, lòng tin của người dân vào các nỗ lực chống tham nhũng của nhà nước cũng giảm sút đáng kể. Trong cuộc khảo sát tương tự năm 2010 tại 5 thành phố lớn của Việt Nam, chỉ có 35% người dân cho rằng nỗ lực chống tham nhũng của chính phủ không hiệu quả, nhưng con số này đã tăng lên 60% trong năm 2013.

Trong số 13 ngành được khảo sát, cảnh sát, y tế và đất đai được cho là bị ảnh hưởng nhất bởi tình trạng tham nhũng, và cũng là những ngành có mức độ xảy ra tham nhũng nhiều nhất theo trải nghiệm của người dân. Cuộc khảo sát của Tổ chức Minh bạch Quốc tế cũng chỉ ra rằng người dân muốn nhà nước trong thời gian tới phải xử phạt mạnh mẽ hơn nữa các đối tượng tham nhũng, tăng cường tính liêm chính của đội ngũ cán bộ, công chức, đồng thời bảo vệ tốt hơn nạn nhân, nhân chứng và những người tố cáo tham nhũng. Dù bi quan về tình trạng tham nhũng, người dân Việt Nam giờ tự tin hơn về vai trò của họ trong cuộc chiến chống tham nhũng.


http://sbtn.net/D_1-2_2-70_4-75605_5-10_6-3_17-15640_14-2_15-2/to-chuc-minh-bach-quoc-te-tham-nhung-o-viet-nam-dang-gia-tang.html




http://www.youtube.com/watch?v=ySVh-QPUlE4

Lotus
07-17-2013, 01:54 PM
http://www.youtube.com/watch?v=t9DUuA1vYps

Lotus
07-29-2013, 08:46 AM
Nợ của quốc doanh Việt Nam tương đương 70% vốn


Sunday, July 28, 2013 12:58:35 PM

HÀ NỘI 28-7 (NV) - Các doanh nghiệp nhà nước ở Viêt Nam đang tồn tại nhờ vốn vay và nhờ chiếm dụng vốn. Đó là kết luận từ cơ quan Kiểm toán của nhà cầm quyền CSVN.




http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/170102-VN-Petrolimex.400.jpg

Người dân vây kín một trạm xăng của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) trước giờ xăng lên giá. Năm 2011, tập đoàn này lỗ 1,671 tỉ đồng nhưng sẽ nó vẫn sống khỏe vì Việt Nam vẫn cương quyết thực hiện “nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN”.


Kết quả kiểm toán năm 2012 cho thấy, nợ phải trả của 271 doanh nghiệp thuộc 27 tập đoàn, tổng công ty nhà nước tương đương 70% tổng số vốn. Thậm chí nợ phải trả của một số doanh nghiệp nhà nước như: Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4, Tổng công ty Xây dựng Việt Nam,… hiện tương đượng 90% vốn.

Cơ quan Kiểm toán của chính quyền Việt Nam còn cho biết, số nợ quá hạn ở một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện rất cao. Chẳng hạn, số nợ quá hạn của Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam lên tới 1.400 tỷ đồng, hoặc số nợ quá hạn của Tổng công ty Cà phê Việt Nam lên tới 150 tỷ đồng.

Phía kiểm toán còn chứng minh là việc vay và sử dụng vốn vay ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước vẫn không hiệu quả nên khó có khả năng trả nợ.

Năm 2012, hiệu quả hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục sút giảm đáng kể. Nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước tiếp tục thua lỗ trầm trọng: Petrolimex lỗ 1.671 tỉ đồng, Cienco 8 lỗ 138 tỉ đồng, Vinaincon lỗ 20 tỉ đồng, Mipeco lỗ 17,1 tỉ đồng, Tổng công ty Thành An lỗ 1,68 tỉ đồng,…

Chưa kể vì ứng trước tiền mua hàng với số lượng lớn nhưng không áp dụng các hình thức bảo lãnh, bảo đảm cho tiền ứng trước, nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang đứng trước nguy cơ mất một lượng vốn lớn. Chẳng hạn, ở Vinafood 1, một số công ty đã ứng trước 90% giá trị hợp đồng nhưng khách hàng chưa hoặc không giao hàng. Tại Vinafood 2, dù không có quy chế ứng vốn nhưng lại ứng trước từ 80%-90% giá trị hợp đồng cho khách hàng.

Nhìn chung, kết quả kiểm toán các tập đoàn, tổng công ty của nhà nước năm 2012 chỉ khác kết quả kiểm toán năm 2011 ở chỗ: Số doanh nghiệp thua lỗ nhiều hơn, mức độ thua lỗ trầm trọng hơn.

Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của Nhà nước CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.

Tháng 4 vừa qua, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam loan báo, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam đã giảm từ 700.000 xuống còn chừng 400.000 và 42% số doanh nghiệp đang tồn tại bị thua lỗ.

Kinh tế Việt Nam đang tiếp tục suy thoái nghiêm trọng, việc hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn,…

Theo các chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống Đảng, hệ thống chính quyền, nguyên nhân chính là do chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,…

Bất kể điều đó, trình bày trước Quốc hội Việt Nam, Ủy ban soạn thảo Hiến pháp đề nghị giữ nguyên tính chất nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” vì “định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế sẽ tạo tiền đề cho việc khắc phục những hậu quả, khiếm khuyết của kinh tế thị trường cũng như những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế”!


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=170102&zoneid=432#.UfZP7u3wDIV

Lotus
08-07-2013, 02:50 PM
Nhiều thủy thủ Việt Nam bị bỏ rơi ở ngoại quốc

HÀ NỘI (NV) - Công ty mẹ, công ty con đều ngắc ngoải, thủy thủ đoàn của nhiều chiếc tàu vận tải biển của đại gia quốc doanh Vinalines, gần như bị bỏ rơi khắp nơi, từ tàu nằm ụ trong nước đến bị cầm giữ tại nhiều cảng nước ngoài. ....


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162168&zoneid=1#.UecOWe3wDIV

17.07.2013


http://www.youtube.com/watch?v=LYQMN9RD7-w

Lotus
08-07-2013, 02:52 PM
http://www.youtube.com/watch?v=iZwCLCKKBxU


04.08.2013

Lotus
08-07-2013, 02:53 PM
http://www.youtube.com/watch?v=MHz2IWv05Tg

Lotus
08-16-2013, 01:49 AM
http://www.youtube.com/watch?v=3g-SVKHZkuY

Lotus
08-16-2013, 03:59 AM
http://www.youtube.com/watch?v=nbW_ZvEteqw

Kinh tế khó khăn, dân Việt uống bia nhiều hơn


Nền kinh tế đang có nhiều khó khăn với hàng ngàn công ty xí nghiệp phải đóng cửa mỗi tháng, nhưng riêng ngành sản xuất bia rượu của Việt Nam lại tăng trưởng rất mạnh.

Đây là một dấu hiệu không có gì lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam khi người dân nói chung và dân không có việc làm nói riêng bỏ tiền và thời giờ vào việc uống rượu uống bia.

Hàng năm, hãng rượu bia quốc doanh Hà Nội (Habeco) đều tổ chức một ngày “Hội bia Hà Nội” với hàng người tham dự được cho uống bia miễn phí mà báo chí ở Việt Nam mô tả là “Người dân hào hứng tham gia .

Theo báo cáo của Nguyễn Văn Việt, chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước Giải Khát Việt Nam thì ngành này tăng trưởng được 20% trong 6 tháng đầu năm nay, báo Dân Trí tường thuật hôm Thứ Hai 14/8/2013.

Chỉ số tăng trưởng của ngành này, 6 tháng đầu năm, được nêu ra trong báo cáo là 10.5% trong khi tất cả các ngành công nghiệp chế biến gộp chung chỉ tăng trưởng được có 5.7%.

Sản xuất toàn ngành bia ở Việt Nam giai đoạn vừa kể là 1,373 triệu lít, tăng 10.7% so với năm ngoái. Riêng hãng bia quốc doanh Sài Gòn (Sabeco) cho ra thị trường hơn triệu lít, tăng 8.8% trong khi hãng bia Hà Nội (Habeco) sản xuất gần 300 triệu lít, tăng 13.7%. Hai công ty quốc doanh Sabeco và Habeco cùng hai công ty ngoại quốc sản xuất tại Việt Nam, Heineken và Carlsberg chiếm đa số thị phần bia rượu tại Việt Nam.

Theo các con số thống kê của Bộ Tài Chính CSVN nêu ra hồi giữa Tháng Bảy, 6 tháng đầu năm 2013, có khoảng 25,000 công ty xí nghiệp đóng cửa, tức trung bình có 4,166 hãng xưởng dẹp tiệm vì không bán được hàng hay không còn vốn để sản xuất. Những công ty xí nghiệp này đóng cửa thì nhà nước thất thu thuế, nhân công thất nghiệp có thể cả triệu người. Nhưng các công ty sản xuất bia rượu tại Việt Nam vẫn tăng trưởng đều đều mỗi năm khoảng hơn 10% mà báo Dân Trí nói rằng “đóng góp trên 20,000 tỉ đồng cho ngân sách nhà nước”.

Ngày 7/5/2013, Bộ Công Thương CSVN đưa ra con số thống kê cho thấy năm 2012, dân Việt Nam đã tiêu thụ gần 3 tỉ lít bia, quy thành tiền thì cũng khoảng 3 tỉ đô la. Việt Nam là nước tiêu thụ bia rượu hàng thứ 25 trên thế giới, vùng Á Châu thì đứng hàng thứ 3 nhưng nếu nói riêng ở khu vực Đông Nam Á thì thường đứng nhất dù Việt Nam là một nước nghèo khó.

Trong những năm qua, mỗi năm công ty bia Hà Nội đều tổ chức một ngày “Hội Bia Hà Nội”, cho hàng ngàn người uống bia miễn phí tại rất nhiều tỉnh thị cả nước mà báo chí ở Việt Nam mô tả người dân “hào hứng tham gia”.

Thống kê về tai nạn giao thông ở Việt Nam có năm cho biết hơn 70% các tai nạn xe cộ là do người chạy xe gắn máy. Trong đó, phần không nhỏ người gặp nạn có tỉ lệ cồn trong người rất cao. Người nghèo thiếu tiền ăn nhưng vẫn chi tiền vào bia rượu ...


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=171170&zoneid=1#.Ug3rCu3wDIU



Tỷ lệ bị tai nạn giao thông của CHXHCNVN là một trong những tỷ lệ cao nhất Á Châu .


the traffic accident rate is one of the highest in Asia ...

beyondbrics from Financial Times

http://blogs.ft.com/beyond-brics/2011/10/19/vietnam-comrades-face-golf-ban/#axzz1bRae9qzo

Lotus
08-16-2013, 05:10 AM
Phó Chủ tịch UBND Đà Nẵng nói có mại dâm mới thu hút du khách


Ông Nguyễn Xuân Anh phát biểu tại hội nghị. Hình: Infonet

http://www.tivituansan.com.au/Uploads/EditorImage/06082013/208662328.jpg


Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh vừa gây tranh cãi khi phát biểu rằng "hình như phải có dịch vụ mại dâm thì khách du lịch mới tới"...

"Còn làm sao mà, tôi nói ma tuý, mại dâm cũng như nhau, không bao giờ có thể dẹp yên được, mà làm sao cho nó gọn gàng!"...


Ông Nguyễn Xuân Anh được bổ nhiệm vào vị trí phó chủ tịch thành phố cách đây một năm. Năm nay 36 tuổi, ông Nguyễn Xuân Anh là con trai cả của ông Nguyễn Văn Chi, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TW Đảng, ủy viên Bộ Chính trị khóa X.


Hồi đầu tháng, trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm với lãnh đạo Đà Nẵng, ông là một trong hai người có số phiếu tín nhiệm cao dưới 50%.

Theo BBC

http://www.tivituansan.com.au/Details.asp?nID=4372&scID=SCA060817091628C


Sau khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, nay cộng sản tính khai thác thêm "tài nguyên thiên nhiên" là gái . Hèn chi mà cho các cô hoa hậu, người mẫu VN, cô gái con lai Lý Nhã Kỳ qua liên hoan phim Cannes mua vé vào chào hàng, dù CHXHCNVN không có phim hay sản phẩm nào mang theo :



http://www.tivituansan.com.au/Uploads/EditorImage/20052013/20520319.jpg

Từ trái qua: Trúc Diễm, Lý Nhã Kỳ, Maya và Vân Trang là các người đẹp Việt đến với Liên hoan phim Cannes năm nay

Theo VnExpress

http://www.tivituansan.com.au/Details.asp?nID=4136&scID=SCA080709232457C


Xuất khẩu phụ nữ mang thêm nhiêù kiêù hôí , cho nên sau này, cộng sản phái bà Hà Kiều Anh (Hà Kiêù Anh là cháu ngoại ông Vương Quốc Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng) lên đường sang Mỹ bày nhiêù trò thi hoa hậu người Việt bên California, Mỹ, nhân lý do này luôn phái các cô người mẫu bên VN qua chào hàng trong các vùng có nhiêù người Việt bên Mỹ :

Hà Kiều Anh tới Mỹ đảm nhận cương vị người dẫn chương trình cuộc thi :

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/ha-kieu-anh-lam-mc-hoa-hau-phu-nhan-nguoi-viet-the-gioi-2279939.html

Hà Kiều Anh là con của Vương Kiều Oanh, cháu ngoại ông Vương Quốc Mỹ, nguyên thứ trưởng Bộ Xây dựng, cháu nội ông Hà Văn Lâu, nguyên đại sứ Việt Nam ...

http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=407346

Lotus
08-16-2013, 05:23 AM
Hệ lụy : CHXHCNVN có nhiêù tham nhũng, mua bán giấy tờ , mà nêú coi "khai thác tài nguyên thiên nhiên " buôn gái và mại dâm là chính thì HIV / AIDS và các dịch bệnh khác ngày càng tràn lan . Đạo đức xã hội ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.




Việt Nam: Lây truyền HIV qua đường tình dục gia tăng



Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, tỷ lệ lây truyền HIV qua đường tình dục đang ở mức cao và là nguyên nhân chính làm lây nhiễm HIV ở Việt Nam.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị triển khai công tác y tế dự phòng năm 2013 do Bộ Y tế tổ chức ngày 27/3.

Được biết, trong năm 2012, cả nước đã phát hiện trên 14.100 trường hợp nhiễm HIV và có hơn 2.100 người tử vong. Riêng trong năm 2012 đã ghi nhận thêm 109 phường, xã mới phát hiện có người nhiễm căn bệnh này. Đặc biệt, trong số người nhiễm HIV được phát hiện vào năm 2012, có đến 45,5% số người nhiễm do lây truyền qua đường tình dục.

http://www.thuocbietduoc.com.vn/tin-tuc-18481-2-17/viet-nam-lay-truyen-hiv-qua-duong-tinh-duc-gia-tang.aspx


Sex-worker brides bring HIV across the border

http://www.china.org.cn/china/2011-12/02/content_24057753.htm

http://news.xinhuanet.com/english2010/indepth/2011-12/02/c_131283308.htm

Lotus
08-16-2013, 05:37 AM
Khách tới không vì bán dâm không thôi mà tới , mà là vì:


* Sản phẩm văn hóa‎ trí tuệ làm ra ngày nay


* Môi trường khả quan


* Bảo tồn thiên nhiên


* Bảo tồn những di tích lịch sử


...



( ví dụ

Di tích lịch sử :

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?3036-Peru-Di-tích-lịch-sử)


Sản phẩm văn hóa‎ trí tuệ làm ra ngày nay :

https://dtphorum.com/pr4/forum.php

....

Lotus
08-16-2013, 05:48 AM
http://www.youtube.com/watch?v=kdzYKYJlNzQ

Tháng 8 / 2013

Lotus
08-16-2013, 06:02 AM
... Đây là một dấu hiệu không có gì lành mạnh của nền kinh tế Việt Nam khi người dân nói chung và dân không có việc làm nói riêng bỏ tiền và thời giờ vào việc uống rượu uống bia....


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=171170&zoneid=1#.Ug3rCu3wDIU



http://www.youtube.com/watch?v=GoNwYtCOu1Y



Việt Nam mở cửa cá độ túc cầu, đua ngựa, đua chó

Wednesday, August 14, 2013 4:35:26 PM


Trong cuộc họp diễn ra tại Hà Nội sáng ngày 14 tháng 8, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã chấp thuận cho sớm ban hành nghị định ấn định khuôn khổ hoạt động của loại cờ bạc "thời thượng" này.

Báo Tiền Phong trích dự thảo trên cho biết, khoản tiền đặt "cược" tối thiểu là 10,000 đồng, tương đương 50 cent mỗi lần, và tối đa là 1 triệu đồng, tương đương 50 đôla mỗi ngày. Theo dự thảo này, chỉ có một công ty nhà nước được cấp phép tổ chức cá độ túc cầu quốc tế, với số vốn ban đầu là 500 tỉ đồng, tương đương 25 triệu đôla.

Đồng thời với việc "bật đèn xanh," cho phép tổ chức cá độ túc cầu, đua ngựa, đua chó trong nước, một số đại biểu Quốc hội Việt Nam cho rằng, cần nâng cao khoản tiền tối thiểu cá độ để… thu hút đông đảo người chơi. Có ông còn nói rằng, cần cho phép nhiều công ty tổ chức cá độ, thay vì chỉ để một công ty độc quyền.

Theo phúc trình của Bộ Tài chính, riêng năm 2010, chính quyền Việt Nam thu được 21.6 tỉ đồng, tương đương 1.1 triệu đô từ việc cho phép kinh doanh đua ngựa. Năm 2012, số tiền nộp thuế của công ty tổ chức đua chó là 2.3 tỉ đồng, tương đương 100,000 đô.

Cũng theo báo Tiền Phong, Quốc hội cũng đã thảo luận về việc cho phép người Việt Nam đánh bạc tại các casino nội địa, để gọi là "tránh chảy máu ngoại tệ."

Trước đó hàng chục năm, nhà nước Việt Nam cho phép tổ chức các cuộc "đua ngựa truyền thống" tại tỉnh Lào Cai, cũng như tổ chức đua chó tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, việc cá độ qua các loại hoạt động này, cũng như cá độ túc cầu không được nhìn nhận vì chính quyền Việt Nam cho đó là cờ bạc.

Dư luận cho rằng, với việc cho phép công ty nhà nước đứng ra tổ chức cá độ các loại, đặc biệt là túc cầu quốc tế, nạn cờ bạc sẽ nở rộ khắp nơi ở Việt Nam. Người ta còn chắc rằng, sẽ có thêm nhiều người tán gia bại sản và thêm nhiều gia đình tan vỡ một khi cá độ "đủ kiểu" được phép công khai tại Việt Nam.


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=171189&zoneid=1#.Ug3qT-3wDIU

Lotus
08-16-2013, 06:25 AM
... khắp nơi, nhất là Sài Gòn, nhiều sòng bài xì dách, sập xám, phé hay các-tê bảy lá cứ mọc lên trong các phố chợ, hẻm sâu...

Năm nay tiền đổ ra đánh bạc rất nhiều, nhà nước luôn miệng nói số tiền mới in đó không phải do lạm phát! Tràn ngập giấy 500 ngàn, 200 ngàn, 100 ngàn, 50 ngàn. Coi lại thì xuất xứ là do tiền của các em, các má có con lấy chồng Việt kiều hoặc chồng Mỹ da đen, chồng Hàn Quốc hay Hong Kong ...

Ðám phụ nữ có tiền nước ngoài gửi về, đánh cố mạng không cần biết thua bao nhiêu mồ hôi nước mắt của con cái, nhất là các chị em mặt mày đỏ um son phấn mồ hôi trán mồ hôi ngực chảy ra dưới trời đêm bốc hỏa nóng rực. Các cô nàng trẻ thì luôn được cung phụng và cưng chiều. Các anh chồng Việt kiều và ngoại kiều kè kè theo sát một bên như sợ lãng ra bị ai ẵm mất, bấm bụng bỏ tiền ra cho bồ bịch hoang phí ...

Sòng bài càng lúc càng đông người già trẻ bé lớn sát phạt nhau, cũng có ẩu đả, khích bác rồi mau chóng ngưng vì còn dành thời gian quý báu đánh bạc. Cô Út luôn miệng can tránh sự đụng chạm lớn. Bây giờ gần như là các bà chị chứa, các em có chồng ngoại ngồi chen nhau làm cái. Tay con ít tiền đứng ngoài đánh ké. Họ đánh như mê, quên hết tất cả ....


http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=162284&zoneid=1#.US6eXzcnnqU



Trong khi thi hành chính sách ngu dân : Hạn chế giáo dục và hạn chế thông tin , kể cả việc tạo nên các rào cản để mọi người khó tiếp cận với giáo dục (tăng nhiêù học phí), thì chính phủ cộng sản mong thu hút thêm kiêù hôí thông qua buôn gái, rượu bia, cờ bạc, cá độ "đủ kiểu, ... khi kiêù bào chi thêm cho bà con bên CHXHCNVN cho các khoảng này .


Tác dụng và hậu quả của chính sách ngu dân: Dễ cai trị.

Tuy nhiên :

Dân trí cao là yếu tố quyết định để nước mạnh.

Làm yếu khả năng cạnh tranh của dân tộc. Dân ngu thì nước yếu .