PDA

View Full Version : Văn hóa ăn



Triển
03-06-2018, 05:15 AM
Người Việt mình hay nói: "miếng ăn là miếng tồi tàn", ý nói không nên tranh ăn. Người ta ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn. Tuy nhiên sự việc dấy lên từ giữa tháng 2 năm nay ở một nhà tế bần thành phố Essen khiến cả quốc gia này xoay ngang bàn luận về "miếng ăn". Văn hóa ẩm thực trở thành chính trị. Chính trị hòa lẫn trong văn hóa khó lòng tách ra được.
Ông giám đốc chỗ phát chẩn thực phẩm cho người nghèo nảy sinh ý tưởng không phát thực phẩm cho người ngoại quốc nữa vì lý do số lượng hạn chế, số người đến càng nhiều. Mỗi tuần họ phải phát thức ăn cho khoảng 6 ngàn người. Người ngoại quốc ở đây đa phần chính là những người tị nạn không có quốc tịch Đức, không có thẻ căn cước.

Sau đó một tuần, một chỗ phát chẩn khác ở thủ đô Đức Berlin chỉ trích chỗ đồng sự ở thành phố Essen (Bingo, Essen tiếng Đức nghĩa là Ăn) là người kỳ thị chủng tộc. Yeap, ở đây vấn đề không xoay quanh việc "tranh ăn" mà vấn đề xoay quanh việc không phát thức ăn cho người không phải người Đức. Và cứ vậy chính trị gia vào cuộc. Hôm nay có đến 30 tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự, hỗ trợ và giúp đỡ người sa cơ, người nghèo khó hội thảo ở Berlin về sự việc "chỉ phát thực phẩm cho người Đức" vừa qua. Kết luận là hành động đó là kỳ thị chủng tộc. Câu hỏi được đặt ra sau cùng lại là: Vì sao ở một quốc gia giàu có lại có thể xuất hiện quá nhiều người phải đến xin thực phẩm? Vấn đề chắc chắn chính là tiền trợ cấp không đủ sống. Viết tới đây tui chợt nhớ đến đoạn phim thời sự của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phỏng vấn một cơ sở phát chẩn y hệt của người Việt cho mọi người ở Mỹ. Cũng có người đồng hương của chúng ta phải cơ cực và bất đồng với chánh phủ nếu trợ cấp cứ cắt mãi (chính sách của Trump - cắt bên này, đắp bên kia).

Rốt cuộc, ẩm thực là văn hóa, truyền thống lá lành đùm lá tả tơi cũng là văn hóa. Nhưng khi gặp trở ngại thì hóa ra mọi thứ đều mang màu sắc chính trị đến dễ sợ.

Nguyên văn bài báo tường trình vụ tạm thời không phát thực phẩm cho người ngoại quốc:



Small German food bank in Essen thrust into national racism spotlight

A food bank that provides groceries to about 6,000 people decided to stop issuing membership cards to foreigners. Now it's at the center of a heated national debate, and even Chancellor Merkel has an opinion.

http://www.dw.com/image/42757542_303.jpg
A small NGO in the western German city of Essen has become a flashpoint for the ongoing national debate over xenophobia, migration and poverty. The controversy surrounding the local food bank, or "Tafel," has become so heated that even Chancellor Angela Merkel weighed in on Tuesday — slamming the decision some say is the result of her government's policies.

In December, the food bank, which gives leftover food from supermarkets and restaurants to about 6,000 needy people a week, decided to stop issuing new membership cards to people who weren't German citizens.

When local media caught wind of the move last week, it prompted a national outcry, with many of the organization's critics accusing it of focusing on country of origin instead of the level of need. A French single mother told DW that she had been turned away at the door.

http://www.dw.com/image/42726511_401.jpg
The Essen Tafel is one of 930 non-governmental food banks around Germany, around 75 percent of its members are foreigners

National uproar

Manager Jörg Sartor said at a press conference last Thursday that he "didn't understand all the excitement." He said that his decision was based on reports of "pushing and shoving," that frightened off the elderly and stretched the food bank's resources. He stressed that the Tafel was not xenophobic, and that the restriction was only temporary.

Sartor hoped that would be that — but over the weekend, six of the food bank's delivery vans and one of its entrances were graffitied with the phrase "F*** Nazis." The manager dismissed the vandalism as "kid stuff," but said he was also worried it would make his volunteers too scared to come to their shifts.

Soon federal lawmakers began to offer their own views of the situation. Left Party leader Sahra Wagenknecht blamed the government for forcing small nonprofits to bear the costs of its poor planning during the refugee crisis.

In an interview with Deutschlandfunk radio, Wagenknecht asked why "in a country as rich as Germany are we arguing about who gets leftover groceries?"

Expert: Government cutbacks to blame

When Chancellor Merkel was asked about the food bank hubbub by broadcaster RTL on Tuesday, she said it "wasn't good" for the Tafel to hand out membership cards based on citizenship, but said that the situation highlighted "the pressure that [nonprofits] are facing."

But it is government policy that is responsible for this pressure, poverty expert Dr. Christoph Butterwege told DW.

"The main thing here is the successive cutbacks of the social welfare system," said Butterwegge. "We're seeing the results of that here."

When asked if it was possible to understand the food bank's decision without immediately being smeared as a "Nazi," Butterwege said "well, the whole thing does have hints of racism. Nationality cannot be a selection criterion for food aid."

However, Butterwegge added, making sure no one goes hungry in Germany is "actually the government's responsibility."

Butterwegge's point was bolstered by a new study published on Tuesday that said the unemployed in Germany were more at risk of sinking below the poverty line that any other EU country.

At a meeting of the food bank's leadership on Tuesday, they decided to keep the rule for now. However, they said that within the next two weeks they will hold a roundtable with lawmakers and community leaders in order to gather suggestions for other ways to handle the problems the Tafel is facing.

Additional reporting by Carla Bleiker and Marko Langer

(* nguồn: http://www.dw.com/en/small-german-food-bank-in-essen-thrust-into-national-racism-spotlight/a-42763358 )

RaginCajun
03-06-2018, 05:36 AM
Câu hỏi được đặt ra sau cùng lại là: Vì sao ở một quốc gia giàu có lại có thể xuất hiện quá nhiều người phải đến xin thực phẩm? Vấn đề chắc chắn chính là tiền trợ cấp không đủ sống. Viết tới đây tui chợt nhớ đến đoạn phim thời sự của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phỏng vấn một cơ sở phát chẩn y hệt của người Việt cho mọi người ở Mỹ. Cũng có người đồng hương của chúng ta phải cơ cực và bất đồng với chánh phủ nếu trợ cấp cứ cắt mãi (chính sách của Trump - cắt bên này, đắp bên kia).

Thế chữ "chắc chắn" thành "có thể" được không? Tiếp đó, phim thời sự về việc phát chẩn cho người Việt thì lý do quá rõ ràng. Trợ cấp cho người Việt thì không thể nào đủ được vì chỗ nào cho free là họ vẫn đến xin. Nếu có thể xin càng nhiều càng tốt đem về nhà bỏ tủ lạnh ăn dần. Ăn không hết thì vất đi. Cái cảm giác xin đồ chùa nó sung sướng, nhất là đồ chùa mình xin được nhiều nữa. Đúng là "miếng ăn là miếng tồi tàn".

Triển
03-06-2018, 05:51 AM
Tui không dám chụp mũ người sa cơ, quơ đũa cả nắm được. Tui nghĩ không ai có tiền bạc mà vẫn đi xin được. Ngay cả người Việt. Thiệt đó. Tui quy trách nhiệm cho chánh phủ, cho nhà nước. Gia đình mình là cái nhà thu nhỏ của xã hội. Thầy Tôm thử nghĩ xem, nếu trong gia đình mình con cái mình xin ăn hoặc trộm cướp, cái lỗi đầu tiên phải nghĩ đến là thằng cha không đủ trách nhiệm, không cung ứng đủ. Liệu đứa trẻ có thiếu tiền vì nghiện ma tuý hay gì khác thì tính sau. Nhưng ông cha phải được đem ra vành móng ngựa mà tra trước đã.

Trong trường hợp trên, bà Mơ cồ không thể chỉ biết chỉ trích rồi thôi. Dù là tổ chức dân sự, không thuộc chính phủ. Nhưng xã hội tiêu điều, thì nhà nước phải có trách nhiệm. Theo tui biết, người lãnh trợ cấp xã hội ở đây đã thấp rồi, mà người tị nạn lại còn ít hơn vài chục. Đến trại tế bần chỉ xin thực phẩm thôi mà, có bán buôn gian lận chi được đâu, sao lại còn phân biệt?




Mời bà con xem lại đi, tôi thấy những người này phát biểu thành thật. Người không sợ chính sách thay đổi vì tin vào pháp luật nhân đạo, nhưng cũng có người sợ luật pháp cắt giảm mãi. Thật ra chung quy cũng chỉ tại họ không đủ sống thôi. Xem đi, đã luống tuổi rồi ai mà kêu gào đóng kịch gì nữa ở miếng ăn cơ chứ?


https://www.youtube.com/watch?v=ohqcjfjLkGs

RaginCajun
03-06-2018, 06:15 AM
Tui không dám chụp mũ người sa cơ, quơ đũa cả nắm được. Tui nghĩ không ai có tiền bạc mà vẫn đi xin được. Ngay cả người Việt. Thiệt đó. Tui quy trách nhiệm cho chánh phủ, cho nhà nước. Gia đình mình là cái nhà thu nhỏ của xã hội. Thầy Tôm thử nghĩ xem, nếu trong gia đình mình con cái mình xin ăn hoặc trộm cướp, cái lỗi đầu tiên phải nghĩ đến là thằng cha không đủ trách nhiệm, không cung ứng đủ. Liệu đứa trẻ có thiếu tiền vì nghiện ma tuý hay gì khác thì tính sau. Nhưng ông cha phải được đem ra vành móng ngựa mà tra trước đã.

Trong trường hợp trên, bà Mơ cồ không thể chỉ biết chỉ trích rồi thôi. Dù là tổ chức dân sự, không thuộc chính phủ. Nhưng xã hội tiêu điều, thì nhà nước phải có trách nhiệm. Theo tui biết, người lãnh trợ cấp xã hội ở đây đã thấp rồi, mà người tị nạn lại còn ít hơn vài chục. Đến trại tế bần chỉ xin thực phẩm thôi mà, có bán buôn gian lận chi được đâu, sao lại còn phân biệt?
OK. Tớ đồng ý với bác. Khi nhận người ta vào nước mình thì phải lo cho người ta, nếu không được như công dân bản xứ thì cũng phải đủ sống. Bên Mỹ, mấy chỗ phát đồ ăn không cần giấy tờ gì cả. Cứ xếp hàng tới phiên là lãnh thôi. Triệu phú ra xếp hàng xin ăn họ cũng phát mà. Vấn đề là lương tâm mình có cho phép mình đi dành ăn với những người xấu số không thôi :p. Tớ thật sự là dị ứng với mấy cái phim có cảnh người VN bên Mỹ này ăn xin rồi than vãn lung tung. Tớ chắc chắn tiền trợ cấp để ăn không thể thiếu được bên xứ Mỹ này, trừ khi người đó vừa ăn vừa vất.

Triển
03-06-2018, 06:32 AM
Tớ chắc chắn tiền trợ cấp để ăn không thể thiếu được bên xứ Mỹ này, trừ khi người đó vừa ăn vừa vất.

Thì thầy nói vậy tui tin vậy thôi chớ ai biết được. Nhưng tui cũng kể một chuyện này về việc một số người Đức tư tưởng cực hữu soi mói người tị nạn mọi người nghe: "Xem đi, chúng nó đứa nào cũng cầm cái điện thoại. Sướng quá."

Tui nói như vầy. Chúng ta phải thay đổi cách nhìn theo thời đại. Chúng ta đang ở Đức (hoặc ở Mỹ) và đang sống ở thế kỷ này. Ví dụ cái điện thoại cầm tay cho thấy đầu óc những người cực hữu kia còn nằm đâu ở thế kỷ trước. Sống ngày nay cái điện thoại là một vật thể thuộc về standard rồi (nói theo thầy Thi là người minimalist cũng phải có). Nhu cầu đã thay đổi theo thời đại rồi mà.

RaginCajun
03-06-2018, 06:51 AM
Chỗ tớ cũng có BPSOS. Họ hay tổ chức mấy cái sinh hoạt này. Dù sao thì cũng tạo được việc làm cho nhân viên BPSOS, kế đó cũng tạo được niềm vui cho mọi người khi được lãnh đồ free. Thú thật, tớ cũng có lãnh đồ ăn từ BPSOS rồi vì tới cuối ngày mà đồ ăn dư quá, họ năn nỉ mỗi người làm ơn lấy một ít để khỏi phải chờ về. Họ đem phát ở những nơi công cộng như chùa, nhà thờ. Khi phát thì có quay phim chụp hình :p

Bên này có ObamaPhone, free, nên chuyện điện thoại là bình thường.

Nhã Uyên
03-06-2018, 07:34 AM
Bên này có ObamaPhone, free, nên chuyện điện thoại là bình thường.

Phải hội đủ điều kiện, anh Tơm nhưng như tất tả các chương trình trợ cấp, nó đã bị lạm dụng, giờ thì đang nằm chờ Hạ Viện bàn thảo lại.

Gọi là Obama phone nhưng nó chẳng phải từ chương trình hành chánh nào của Ông Ba. Nó đã có hơn một thập niên rồi, phát xuất một phần từ Telecommunications Acts. Cái thuế USF trên phone bill của mình là trả cho cái thằng này.

Phát đồ ăn không cần giấy tờ thì ở nhà thờ, soup kitchen. Mà đồ ăn ở đấy không phải là đồ ai cũng ăn được , nhưng có cái ăn được, ngoài trừ những ai thích đồ gò mê hí hí như thầy Thi. Có khi còn gây béo phì. Muốn lĩnh đồ như trong bài viết thì hầu hết phải có giấy tờ... mỗi nơi mỗi khác, nhà cháu đã từng volunteer ở các nơi ấy nên nói đại khái.

Triển
03-06-2018, 08:08 AM
Chỗ tớ cũng có BPSOS. Họ hay tổ chức mấy cái sinh hoạt này. Dù sao thì cũng tạo được việc làm cho nhân viên BPSOS, kế đó cũng tạo được niềm vui cho mọi người khi được lãnh đồ free. Thú thật, tớ cũng có lãnh đồ ăn từ BPSOS rồi vì tới cuối ngày mà đồ ăn dư quá, họ năn nỉ mỗi người làm ơn lấy một ít để khỏi phải chờ về. Họ đem phát ở những nơi công cộng như chùa, nhà thờ. Khi phát thì có quay phim chụp hình :p

Bên này có ObamaPhone, free, nên chuyện điện thoại là bình thường.

Nói chuyện cái điện thoại là để cho thấy người ta soi mói xuống tận đáy. Thực ra chỉ nên phát tiền, có tiền người ta muốn mua gì thì mua. Rất may mắn cho người lãnh trợ cấp xã hội ở đây là không có vụ phiếu ăn như Hà Nội trước 1975. Thời tem phiếu, bao cấp, cái gì cũng phát.
Ở đây trợ cấp xã hội phát tiền, khi nào thiếu ăn thì có những chỗ tế bần như bên trên phát thực phẩm, bà con nghèo khó cũng là lại chỗ đó xin về nhà nấu. Còn phát chẩn luôn thức ăn nấu sẵn là cho người vô gia cư, cả cái nồi cũng không có thì lấy gì nấu.

Xem ra thầy Tôm quá có thành kiến với người nghèo, nhìn đâu cũng thấy người ta gian lận. Mình có tiền mà, thí làm phước đi. Chứ cho ra mà so đo quá thấy đồng tiền mình bành ky như cái bánh xe bò. hihihihi

RaginCajun
03-06-2018, 09:04 AM
Xem ra thầy Tôm quá có thành kiến với người nghèo, nhìn đâu cũng thấy người ta gian lận. Mình có tiền mà, thí làm phước đi. Chứ cho ra mà so đo quá thấy đồng tiền mình bành ky như cái bánh xe bò. hihihihi
Nói bậy bạ. Tớ thành kiến với đám có tiền mà giả nghèo giành ăn với người nghèo á.

Thi
03-06-2018, 09:18 AM
Phải hội đủ điều kiện, anh Tơm nhưng như tất tả các chương trình trợ cấp, nó đã bị lạm dụng, giờ thì đang nằm chờ Hạ Viện bàn thảo lại.

Gọi là Obama phone nhưng nó chẳng phải từ chương trình hành chánh nào của Ông Ba. Nó đã có hơn một thập niên rồi, phát xuất một phần từ Telecommunications Acts. Cái thuế USF trên phone bill của mình là trả cho cái thằng này.

Phát đồ ăn không cần giấy tờ thì ở nhà thờ, soup kitchen. Mà đồ ăn ở đấy không phải là đồ ai cũng ăn được , nhưng có cái ăn được, ngoài trừ những ai thích đồ gò mê hí hí như thầy Thi. Có khi còn gây béo phì. Muốn lĩnh đồ như trong bài viết thì hầu hết phải có giấy tờ... mỗi nơi mỗi khác, nhà cháu đã từng volunteer ở các nơi ấy nên nói đại khái.

Nhà thờ chỗ em cũng thế, trong tuần thì đi lấy các thực phẩm ế từ các siêu thị quanh vùng về để cuối tuần nấu cho người nghèo ăn. Ngày xưa, những ngày trong mùa giáng sinh thì dễ xin được thực phẩm tốt, ngon còn dư từ các công ty có party, bây giờ thì hết rồi. Nhóm em tận dụng khả năng và kiến thức của mình để chế biến các thực phẩm ế, tạp nhạp đó thành những món ăn “gò mê” ngon và bổ, và phục vụ tận tình, chu đáo. Khách quý đa phần là những người già, và một ít gia đình rất nghèo. Bữa ăn cuối tuần này thuần túy về cả hai mặt dinh dưỡng, và tình người - ít ra thì mọi người có một bữa ăn thật vui vẻ, ngon. nhất. phố. :)

Thi
03-06-2018, 09:30 AM
Nói bậy bạ. Tớ thành kiến với đám có tiền mà giả nghèo giành ăn với người nghèo á.

Em cũng có thành kiến giống như anh Tôm vậy. Vì cái thiểu số người lạm dụng đó, mà bao nhiêu người rất cần giúp đỡ bị vạ lây, bị quơ đũa cả nắm.

Triển
03-06-2018, 09:37 AM
Nói bậy bạ. Tớ thành kiến với đám có tiền mà giả nghèo giành ăn với người nghèo á.

Giàu mà phải giả nghèo đi xin? Tui chưa từng thấy ai đần độn như vậy. Mình giàu mà phải cực thân vậy để làm gì? Cái định nghĩa giàu của thầy Tôm tui có nghi ngờ. Mỗi tháng vừa đủ ăn gọi là nhà giàu hả thầy? Hay là nhu cầu đời sống sinh hoạt của thầy Tôm thấp tới mắt cá? Nói ngược đời quá.:)

Triển
03-06-2018, 09:39 AM
Em cũng có thành kiến giống như anh Tôm vậy. Vì cái thiểu số người lạm dụng đó, mà bao nhiêu người rất cần giúp đỡ bị vạ lây, bị quơ đũa cả nắm.

Lại thêm người nữa. Giàu mà giả nghèo đi ăn xin. Rất ngược đời. :)

Thi
03-06-2018, 09:45 AM
Lại thêm người nữa. Giàu mà giả nghèo đi ăn xin. Rất ngược đời. :)

Bên Mỹ có những người đi làm lấy tiền mặt, rồi còn làm giấy tờ (giả) ly dị, để khai gian, hưởng mọi trợ cấp xã hội, v.v.v...

Triển
03-06-2018, 09:50 AM
Bên Mỹ có những người đi làm lấy tiền mặt, rồi còn làm giấy tờ (giả) ly dị, để khai gian, hưởng mọi trợ cấp xã hội, v.v.v...

Khoan nha. Đi làm có tiền rồi đi xin ăn? Người đó bị khùng hả? Chúng ta đang nói đến chuyện phát thực phẩm.

RaginCajun
03-06-2018, 10:00 AM
Giàu mà phải giả nghèo đi xin? Tui chưa từng thấy ai đần độn như vậy. Mình giàu mà phải cực thân vậy để làm gì? Cái định nghĩa giàu của thầy Tôm tui có nghi ngờ. Mỗi tháng vừa đủ ăn gọi là nhà giàu hả thầy? Hay là nhu cầu đời sống sinh hoạt của thầy Tôm thấp tới mắt cá? Nói ngược đời quá.:)

Bác Năm ngây thơ thiệt hay giả bộ ngây thơ? Bác chưa từng thấy nhưng tớ thì thấy rồi, còn đần độn hơn như thế nữa đó. Giàu hay nghèo là theo cảm nhận của từng cá nhân. Bỏ qua hai chữ "giàu, nghèo" đi nha. Vừa đủ ăn thì có nên đi xin thêm không? Khổ nỗi, có người có đời sống sinh hoạt cao tận mây xanh nên cỡ nào họ cũng cảm thấy cần xin thêm. Nói cảm thấy nghèo là sai, đúng là họ có cái thú xin đồ chùa. Nhìn người ta lãnh đồ mà mình không lãnh nó cảm thấy hụt hẫng khó chịu lắm. Dù xin về không đụng tới nhưng vẫn xin.

Triển
03-06-2018, 10:02 AM
Bác Năm ngây thơ thiệt hay giả bộ ngây thơ? Bác chưa từng thấy nhưng tớ thì thấy rồi, còn đần độn hơn như thế nữa đó. Giàu hay nghèo là theo cảm nhận của từng cá nhân. Bỏ qua hai chữ "giàu, nghèo" đi nha. Vừa đủ ăn thì có nên đi xin thêm không? Khổ nỗi, có người có đời sống sinh hoạt cao tận mây xanh nên cỡ nào họ cũng cảm thấy cần xin thêm. Nói cảm thấy nghèo là sai, đúng là họ có cái thú xin đồ chùa. Nhìn người ta lãnh đồ mà mình không lãnh nó cảm thấy hụt hẫng khó chịu lắm. Dù xin về không đụng tới nhưng vẫn xin.

Tui thì có cảm giác là thầy Tôm suy bụng ta ra bụng người. Cứ mỗi lần nói đề tài này là thầy tôm khoe mình đã làm như vậy. Nên thầy Tôm nghĩ ai cũng làm như vậy chăng? Thầy tôm gán cho người ta chuyện có tiền rồi đi giành ăn với người nghèo. Như thế nào gọi là có tiền? Trong suốt mạch này từ đầu là nói đến chuyện phát thực phẩm. Thầy tôm cứ mãi công kích cho rằng những người đến lấy thực phẩm là không trong sạch, đã có muốn xin thêm.
Người đi nhận thực phẩm là người tận cùng xã hội rồi thầy ơi. Tui chưa thấy ai nghi ngờ những người này kiểu thầy cả. Đi xin thức ăn mà cũng bị nghi ngờ thì quá đáng thiệt. Mấy người phát hảo tâm thì thầy đốn cho người ta quay phim, quảng cáo. Tui thấy tâm thầy Tôm mờ hơn tờ tiền trong ví của thầy quá rồi đó. Nghĩ xấu cho thiên hạ hoài.

Thi
03-06-2018, 10:06 AM
Khoan nha. Đi làm có tiền rồi đi xin ăn? Người đó bị khùng hả? Chúng ta đang nói đến chuyện phát thực phẩm.

Chuyện ở xứ em nó không có trắng đen rõ ràng như vậy đâu. Trợ cấp xã hội bao gồm cả foodstamp, phiếu lãnh thực phẩm v.v.v… chỗ em ở đa số là người bản xứ chứ không phải di dân. Họ gian lận tinh vi lắm. Nói chuyện này đến lúc “trâu bò về chuồng” rồi thì vẫn chưa xong.

Triển
03-06-2018, 10:14 AM
Chuyện ở xứ em nó không có trắng đen rõ ràng như vậy đâu. Trợ cấp xã hội bao gồm cả foodstamp, phiếu lãnh thực phẩm v.v.v… chỗ em ở đa số là người bản xứ chứ không phải di dân. Họ gian lận tinh vi lắm. Nói chuyện này đến lúc “trâu bò về chuồng” rồi thì vẫn chưa xong.

Nhưng mà dù có thế nào đi nữa nó vẫn không hợp lý. Đã bảo mình có tiền còn ra xin ăn là thế nào? Lại còn nói giành với những người nghèo hơn nữa là vu khống. Thực tâm tui muốn các quí vị trong clip của VOA quay phim có thể biện minh cho chính mình. Tôi thấy bất nhẫn cho họ. Đã nghèo mà cũng không được sống yên. Lại bị ghép tội một cách dễ dàng bởi lý do là thành kiến.




https://www.youtube.com/watch?v=ohqcjfjLkGs

RaginCajun
03-06-2018, 10:58 AM
Tui thì có cảm giác là thầy Tôm suy bụng ta ra bụng người. Cứ mỗi lần nói đề tài này là thầy tôm khoe mình đã làm như vậy. Nên thầy Tôm nghĩ ai cũng làm như vậy chăng? Thầy tôm gán cho người ta chuyện có tiền rồi đi giành ăn với người nghèo. Như thế nào gọi là có tiền? Trong suốt mạch này từ đầu là nói đến chuyện phát thực phẩm. Thầy tôm cứ mãi công kích cho rằng những người đến lấy thực phẩm là không trong sạch, đã có muốn xin thêm.
Người đi nhận thực phẩm là người tận cùng xã hội rồi thầy ơi. Tui chưa thấy ai nghi ngờ những người này kiểu thầy cả. Đi xin thức ăn mà cũng bị nghi ngờ thì quá đáng thiệt. Mấy người phát hảo tâm thì thầy đốn cho người ta quay phim, quảng cáo. Tui thấy tâm thầy Tôm mờ hơn tờ tiền trong ví của thầy quá rồi đó. Nghĩ xấu cho thiên hạ hoài.

Tớ chưa từng nói mấy người trong cái clip đó. Tớ chỉ nói những người tớ đã thấy qua. Tớ biết bác thế nào cũng gán cho tớ câu "suy bụng ta ra bụng người" để có thể bảo vệ tính nhân từ của bác. Nhắc lại tớ không nói tất cả, chỉ nói những trường hợp tớ thấy và biết qua. Đơn giản, một gia đình chủ tiệm tạp hoá, không nói giàu nghèo ở đây, vẫn đi xếp hàng xin những thứ cho free. Thức ăn được thì ăn. Đồ hộp, nước uống hay những thứ không hư thì có thể bỏ vào tiệm bán lại được. Tớ chỉ nghĩ xấu cho những ai tớ thấy là xấu chứ không có chữ "thiên hạ" trong đó.

Triển
03-07-2018, 12:10 AM
Trợ cấp cho người Việt thì không thể nào đủ được vì chỗ nào cho free là họ vẫn đến xin. Nếu có thể xin càng nhiều càng tốt đem về nhà bỏ tủ lạnh ăn dần. Ăn không hết thì vất đi. Cái cảm giác xin đồ chùa nó sung sướng, nhất là đồ chùa mình xin được nhiều nữa. Đúng là "miếng ăn là miếng tồi tàn".

Chỗ này nói nghe như "quơ đũa cả nắm" - Trợ cấp cho "người Việt"!
Ngay bài đầu tiên. Vẫn còn chối à? Coi bộ thua cả chị người đẹp! ;)

Triển
03-07-2018, 12:12 AM
Họ đem phát ở những nơi công cộng như chùa, nhà thờ. Khi phát thì có quay phim chụp hình :p

Chụp mũ? :)

Nhã Uyên
03-07-2018, 05:39 AM
Thức ăn được thì ăn. Đồ hộp, nước uống hay những thứ không hư thì có thể bỏ vào tiệm bán lại được.

Họ bán có người mua nên mới làm vậy.

Trước đây báo chí có nói đến các người già bán lại đồ quyên tặng ở các chợ nông dân. Họ nói là bán lại để có thêm chút tiền tiêu sống.

Triển
03-07-2018, 08:53 PM
Trường Mỹ phát hành tem phiếu để cứu đói sinh viên


09:18 30/11/2017

Nếu đơn đăng ký được chấp nhận, mỗi tháng, sinh viên sẽ nhận tem phiếu thực phẩm trị giá 192 USD.

Tại một bar cà phê phổ biến dành cho sinh viên ở Đại học California tại Berkeley (UC Berkeley), một cốc cà phê ủ lạnh với Nitro có giá 5 USD, trong khi một cốc mocha lớn giá 4,5 USD. Cùng tòa nhà, tại một nơi bán thực phẩm khác ở tầng dưới, hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động. Ở đây, lương thực được cung cấp miễn phí.

https://znews-photo-td.zadn.vn/w660/Uploaded/neg_rtlzofn/2017_11_29/zing_svdoi.jpg
Nếu được phát tem phiếu, hàng tháng, sinh viên có thể dùng để đổi lấy số đồ ăn trị giá 192 USD. Ảnh: Getty.


"Tôi không có nhiều tiền", Christopher, sinh viên năm 3 của UC Berkeley, nhún vai khi đang nhồi táo, hộp ngũ cốc Puffin cùng lon đậu và ngô ngọt vào ba lô. Theo quy định, sinh viên được phép lấy 5 loại thực phẩm miễn phí.

Christopher cho biết anh phụ thuộc vào đồ ăn miễn phí của cửa hàng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp. Tuần trước, ai đó đã rạch lốp xe của anh. Hiện tại, nam sinh này cần 110 USD để thay cái mới. Christopher buộc phải lựa chọn giữa bánh xe và thức ăn.

Trong những trường hợp như vậy, sinh viên thường bỏ qua chế độ dinh dưỡng.

Khó khăn về tài chính, nhiều sinh viên Mỹ rơi vào cảnh thiếu ăn

Christopher là một trong hàng nghìn sinh viên ở UC Berkeley sống dựa vào sự giúp đỡ của Food Pantry. Chỉ trong tháng 9, nơi đây đã tặng đồ ăn cho 1.549 người.

Trong bối cảnh gặp thiếu thốn, nhiều sinh viên đã đăng ký để nhận tem phiếu thực phẩm, hay còn gọi là CalFresh. Nếu thành công, mỗi tháng, họ sẽ nhận trợ cấp thực phẩm trị giá 192 USD tại các cửa hàng.

Michael Altfest, phát ngôn viên của Alameda County Community Food Bank, cho biết hơn 500 sinh viên tại UC Berkeley đã đăng ký nhận tem phiếu kể từ tháng 1, tăng 389 đơn so với năm 2016 và 459 đơn so với năm 2015.

Tuy nhiên, không phải tất cả đơn đăng ký đều được thông qua. Năm nay, tỷ lệ chấp nhận là 73%, tăng lên từ con số 62% của năm 2015.

Theo San Francisco Chronicle, năm ngoái, hàng tháng, đại diện của Food Bank đến để giúp đỡ sinh viên. Tuy nhiên, hiện tại, mật độ là hàng tuần.

Một cuộc khảo sát của Đại học California với 9.000 sinh viên tại tất cả 10 khu học xá cho thấy năm 2015, gần 1/5 sinh viên, tương đương 19%, không đủ ăn vì “nguồn lực hạn chế”. 23% thường ăn thực phẩm kém chất lượng.

Tình trạng đói của sinh viên không chỉ dừng lại ở các khu học xá của Đại học California. Nhận thức được rằng một số sinh viên có thu nhập thấp bị mắc kẹt trong trường suốt kỳ nghỉ, lần đầu tiên, Đại học Stanford quyết định mở cửa phòng ăn trong suốt kỳ nghỉ xuân từ học kỳ tới.

Những sinh viên thuộc khối cao đẳng cộng đồng đứng trước thách thức giá nhà cao bởi những trường học 2 năm thường không cung cấp chỗ ở cho sinh viên. Do đó, hôm 9/11, các ủy viên của City College of San Francisco đã bỏ phiếu thành lập chương trình giúp đỡ học sinh có có hoàn cảnh khó khăn.

Tem phiếu thực phẩm cứu đói sinh viên

Năm 2016, Hiệu trưởng Đại học California Janet Napolitano đã chi 302.000 USD cho 10 học xá trong 2 năm để mở rộng các cửa hàng thực phẩm và giúp sinh viên đăng ký nhận tem phiếu nhiều hơn thông qua CalFresh.

Mùa xuân năm ngoái, tại UC Berkeley, Esteben Vasquez, 21 tuổi, trở thành một trong những sinh viên may mắn nhận trợ cấp.

"Năm học thứ 2 là khó khăn nhất. Tôi rời khỏi ký túc xá và không còn kế hoạch ăn uống nữa. Khi ấy, tôi cảm thấy bất lực như đang đi vào không gian tối tăm. Theo nghĩa nào đó, tôi trở nên chán nản", anh nói.

Đôi lúc, chán nản với hoàn cảnh, Vasquez nghĩ mình sẽ bỏ cuộc. Thậm chí, anh so sánh bản thân với những sinh viên khác sinh ra trong gia đình có điều kiện hơn.

"Thật may mắn khi tôi có thể đi vào một cửa hàng tạp hóa và mua những món đồ cần thiết", anh nói.



(* nguồn: https://news.zing.vn/truong-my-phat-hanh-tem-phieu-de-cuu-doi-sinh-vien-post799902.html )

Triển
03-07-2018, 08:57 PM
Họ nói là bán lại để có thêm chút tiền tiêu sống.



Christopher cho biết anh phụ thuộc vào đồ ăn miễn phí của cửa hàng, đặc biệt là trong những trường hợp khẩn cấp. Tuần trước, ai đó đã rạch lốp xe của anh. Hiện tại, nam sinh này cần 110 USD để thay cái mới. Christopher buộc phải lựa chọn giữa bánh xe và thức ăn.

Trong những trường hợp như vậy, sinh viên thường bỏ qua chế độ dinh dưỡng.


Tùy hoàn cảnh mà quyền biến.

ốc
03-07-2018, 10:56 PM
Mấy người này cũng chỉ là ăn mót thôi, chả nên trách. Các ông trong chính phủ mới là ăn tham, ăn bẩn, ăn hoang phí. Đi hú hí với vợ cũng lấy tiền công quỹ mà tiêu, giận dỗi với chồng cũng lấy máy bay chính phủ mà đi lánh mặt, mua bàn ghế trong văn phòng cũng mua loại sang nhất, đắt tiền nhất, hoặc là chính phủ phải bồi thường cho người bị các vị dân cử quấy rầy, bắt nạt, chọc phá...

Thí dụ: ông này phải hứa từ rày chỉ được đi máy bay hạng tiết kiệm (economy class/đẳng cắp kinh tế) vì bị phát hiện đã lãng phí chi tiêu vì mua vé hạng nhất, ở khách sạn hạng sang...

After uproar, EPA’s Pruitt says he plans to fly coach: ‘There’s a change coming’
https://www.washingtonpost.com/news/energy-environment/wp/2018/03/01/after-uproar-epas-pruitt-says-he-plans-to-fly-coach-theres-a-change-coming/


Pruitt has faced a public backlash and inquiries from Congress in recent weeks, after The Washington Post detailed dozens of first-class flights (https://www.washingtonpost.com/national/health-science/first-class-travel-distinguishes-scott-pruitts-epa-tenure/2018/02/11/5bb89afc-0b7d-11e8-8b0d-891602206fb7_story.html?utm_term=.9ceeb4c30086) Pruitt had taken through last summer, as well as his penchant for staying at luxury hotels.

Triển
03-07-2018, 11:26 PM
Thí dụ: ông này phải hứa từ rày chỉ được đi máy bay hạng tiết kiệm (economy class/đẳng cắp kinh tế) vì bị phát hiện đã lãng phí chi tiêu vì mua vé hạng nhất, ở khách sạn hạng sang...



Yeap, they should be "served with their class". :)

Nhã Uyên
03-08-2018, 04:10 AM
Cậu này may mắn còn có xe. Thời sinh viên NU nhớ phải bấm bụng để đủ tiền mua sách, dù là sách đã dùng rồi và đôi khi cũng phải chọn giữa sách và cơm. Và không biết nếu có chương trình Food Pantry như trên, NU đã đến đấy bởi cái gì chứ mặc cảm, tự ti cần phải bỏ thì NU đầy ặp dù có khi nửa đêm không ngủ nghe ngoài trời đổ mưa …quên, học bài, đói bụng, phải lấy món ăn cứu đói huyền thoại của sinh viên là mì gói ra xì nạt (bởi không có ấm đun nước siêu tốc). Giờ thấy mì là bị ám ảnh.


Những chương trình trợ cấp xã hội như trên là những chính sách quan trọng của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ cho những thường trú nhân, công dân Mỹ có thu nhập thấp, cho cuộc sống bớt khó khăn hơn. Mặt tốt của các chương trình là điều hiển nhiên nhưng những cái tốt thường hay bị “dìm hàng”, và cái xấu thì nổi bật qua những chuyện như thu nhập thấp mà ăn tôm hùm, ở nhà cao, lái mẹc xi đét bởi luật nó thế. Người ta hay lý luận, ai hưởng được thì hưởng, ai lách được thì lách. Chưa nói tới việc câu kết với bác sĩ, giả bệnh, giả tâm thần để lãnh SSI ( mà cuối tuần ngồi xe bus để ăn thua đủ với sòng bài). Kiều hành xử luốn lách để lạm dụng những chương trình trợ cấp xã hội xảy ra ở nhiều sắc dân, không riêng gì một số người Việt nhưng NU nghĩ thành phần ấy không cao lắm nhưng chính từ khía cạnh này, nó làm con người hèn hạ, gian xảo và gậy ấn tượng xấu với người bản xứ, vốn đã không ưa gì “cái đám khác màu da nhập cư”, thật mà nói.

Nhã Uyên
03-08-2018, 04:20 AM
À, NU có câu hỏi ngoài lề. Dạo này có nhiều nghi dấn về gốc gác mem bờ quá vậy bác ốc và thầy 5 Triển có phải là cú sinh một ổ không? NU nghĩ là không bởi thầy 5 Triển thích chạy còn bác ốc thì bò nhưng để ý bác và thầy có tỷ số xuất hiện trên sân khấu ĐT cùng lúc cao hơn bầu trời nên hỏi thế thôi.

Triển
03-08-2018, 04:29 AM
Cậu này may mắn còn có xe. Thời sinh viên NU nhớ phải bấm bụng để đủ tiền mua sách, dù là sách đã dùng rồi và đôi khi cũng phải chọn giữa sách và cơm. Và không biết nếu có chương trình Food Pantry như trên, NU đã đến đấy bởi cái gì chứ mặc cảm, tự ti cần phải bỏ thì NU đầy ặp dù có khi nửa đêm không ngủ nghe ngoài trời đổ mưa …quên, học bài, đói bụng, phải lấy món ăn cứu đói huyền thoại của sinh viên là mì gói ra xì nạt (bởi không có ấm đun nước siêu tốc). Giờ thấy mì là bị ám ảnh.


Thì hồi xưa bên này mình cũng chạy xe đạp chết bà chứ làm gì có xe, rồi còn chưa nói đến việc trả bảo hiểm đổ xăng chạy rồi còn tiền bảo trì xe, rồi bên tui còn có vụ kiểm xe 2 năm một lần nữa. Xe không qua nổi đợt kiểm tra thì không có con dấu lưu hành khỏi chạy luôn.
Tuy nhiên mỗi thời nó khác. Nhu cầu cũng khác. Khi có nhu cầu nhiều quá rồi thiếu hụt thì tự nhiên mới có cung ứng. Chứ cũng đâu có chánh phủ nào khơi khơi bỏ tiền ra làm phước vụ tem phiếu cho vui. Về cá nhân thì trải qua hoàn cảnh tệ sẽ dễ hoàn thiện con người. :)




Những chương trình trợ cấp xã hội như trên là những chính sách quan trọng của chính phủ Mỹ nhằm hỗ trợ cho những thường trú nhân, công dân Mỹ có thu nhập thấp, cho cuộc sống bớt khó khăn hơn. Mặt tốt của các chương trình là điều hiển nhiên nhưng những cái tốt thường hay bị “dìm hàng”, và cái xấu thì nổi bật qua những chuyện như thu nhập thấp mà ăn tôm hùm, ở nhà cao, lái mẹc xi đét bởi luật nó thế. Người ta hay lý luận, ai hưởng được thì hưởng, ai lách được thì lách. Chưa nói tới việc câu kết với bác sĩ, giả bệnh, giả tâm thần để lãnh SSI ( mà cuối tuần ngồi xe bus để ăn thua đủ với sòng bài). Kiều hành xử luốn lách để lạm dụng những chương trình trợ cấp xã hội xảy ra ở nhiều sắc dân, không riêng gì một số người Việt nhưng NU nghĩ thành phần ấy không cao lắm nhưng chính từ khía cạnh này, nó làm con người hèn hạ, gian xảo và gậy ấn tượng xấu với người bản xứ, vốn đã không ưa gì “cái đám khác màu da nhập cư”, thật mà nói.

ya thì bất cứ chương trình phúc lợi nào, những cái gì miễn phí cũng sẽ dễ dàng bị lạm dụng. Tuy nhiên người xấu kẻ tốt. Và mình nên nghĩ đến khía cạnh tốt của các chương trình này. Một thành phần nhỏ có gian lận đi nữa cũng là chiếm thiểu số thôi. Và cũng không có giới hạn ở loại người nào như NU nói.
Nói đến cắt giảm, là khi nào nhu cầu giảm xuống. Nghĩa là số lượng người cần các chương trình hỗ trợ này giảm xuống thì mới cắt giảm ngân sách. Số người không giảm xuống mà cắt giảm ngân sách thì là không đúng rồi.




https://i.imgur.com/5vqkfrZ.png

Triển
03-08-2018, 04:30 AM
https://i.imgur.com/TOjLs7j.png
https://i.imgur.com/nep3IbZ.png

Triển
03-08-2018, 04:32 AM
https://i.imgur.com/bjoVMEp.png
https://i.imgur.com/NHFKGxZ.png
https://i.imgur.com/5C8zm2k.png


(* nguồn: https://www.palawhelp.org/resource/food-stampsnap-benefits?lang=VI ) - Ờ thì tui cũng biết, mỗi tiểu bang chính sách mỗi khác.

Triển
03-08-2018, 04:35 AM
À, NU có câu hỏi ngoài lề. Dạo này có nhiều nghi dấn về gốc gác mem bờ quá vậy bác ốc và thầy 5 Triển có phải là cú sinh một ổ không? NU nghĩ là không bởi thầy 5 Triển thích chạy còn bác ốc thì bò nhưng để ý bác và thầy có tỷ số xuất hiện trên sân khấu ĐT cùng lúc cao hơn bầu trời nên hỏi thế thôi.

Có thể là cơ dìn nhưng thiệt tình tui không dám bắt quàng ông kia làm họ đâu. Vì thầy Ốc đâu có sang gì mấy nhận bà con chi cho bị chúng oánh. Thầy Ốc bất quá uống "gụ" nhiều hơn tui, ăn cá nhiều hơn tui, lại giỏi tiếng Hán(g) và hay than thở hồi ký nữa.

Nhã Uyên
03-08-2018, 05:04 AM
Nói vậy chứ bác ấy viết hồi ký hay! Bắt lăng quăng với bác ấy điểm này hay hơn với quang lê.

Cám ơn anh Triển đã minh bạch tên tuổi.

Triển
03-08-2018, 08:07 AM
Nói vậy chứ bác ấy viết hồi ký hay! Bắt lăng quăng với bác ấy điểm này hay hơn với quang lê.

Quang Lê là một ca sĩ nhạc sến mà không sang. Chưa nói đến ngoại hình quá nhiều thịt mà thiếu cơ bắp. :z76:

ốc
03-09-2018, 12:02 AM
Có thể là cơ dìn nhưng thiệt tình tui không dám bắt quàng ông kia làm họ đâu. Vì thầy Ốc đâu có sang gì mấy nhận bà con chi cho bị chúng oánh.

Không phải dễ bị chúng oánh đâu, Phố Rùm chắc là khu phố văn hoá nên ít có oánh nhau, chỉ có cách chửi Trâm nhà người ta thì hoạ may có vài độ.

Em mà là cơ dìn của anh Triển chắc chị Thuỵ khanh mệt. She should thank me.

Triển
03-09-2018, 01:09 AM
Em mà là cơ dìn của anh Triển chắc chị Thuỵ khanh mệt. She should thank me.

theo mợ Phù là thuộc hàng vu khống (có dấu sắc để đúng chỗ) nha!

Nhã Uyên
03-09-2018, 04:31 AM
Quang Lê là một ca sĩ nhạc sến mà không sang. Chưa nói đến ngoại hình quá nhiều thịt mà thiếu cơ bắp. :z76:

Ông kẹ quá! Vừa sến vừa sang vừa ngoại hình đẹp đây :z67::


https://youtu.be/3N-8xuIULy4?t=155

Triển
03-09-2018, 05:19 AM
Nhứt luôn :z67:. Tính luôn cái đoạn giữa cho hay nhan sắc bị huỷ hoại khi hút thuốc lá nữa.
Tóc tai rụng sạch,
mắt cận cấp tính,
phổi rách nát nhưng tiếng hát vưỡn còn phê.

Ừa, cho điểm A, còn A cộng để dành đó.

passenger
03-09-2018, 05:19 AM
theo mợ Phù là thuộc hàng vu khống (có dấu sắc để đúng chỗ) nha!

Mợ phù nào mà dzám vu khống ông kẹ thì có nhẽ mợ phù đó không còn muốn sống.
Vu vạ!:z6:

Triển
03-09-2018, 05:27 AM
Mợ phù nào mà dzám vu khống ông kẹ thì có nhẽ mợ phù đó không còn muốn sống.
Vu vạ!:z6:

Bi nhân kế? :45:

Hôm nay sắp dọn hàng về cuối tuần nên không dùng AR 15 nữa.

Mỹ Hằng
03-09-2018, 06:35 AM
À, NU có câu hỏi ngoài lề. Dạo này có nhiều nghi dấn về gốc gác mem bờ quá vậy bác ốc và thầy 5 Triển có phải là cú sinh một ổ không? NU nghĩ là không bởi thầy 5 Triển thích chạy còn bác ốc thì bò nhưng để ý bác và thầy có tỷ số xuất hiện trên sân khấu ĐT cùng lúc cao hơn bầu trời nên hỏi thế thôi.

Cái vụ này Mỹ Hằng tui có ngu ngu nhà quê cỡ nào cũng không bao giờ lẫn lộn giữa hai anh bác đẹp trai: Ốc & Triển hết nghen là tại vì:


Anh bác đẹp trai Ốc được chị N Đ tài hoa nhất đời Đặc Trưng bảo kê bằng câu nói này:


Ốc nói gì cũng phải đó Ốc.


Còn anh bác đẹp trai Triển chưa có ai bảo kê hết trơn hết trọi.

Mỹ Hằng muốn hỏi anh bác Triển có cần người bảo kê không. Cái này tui hỏi thật lòng luôn. Tui đi vòng vòng trong Phố tui nhắm có cô em Sông Thương “xinh đẹp mặn mà” (mượn chữ của cô em ahihi). Anh bác chịu thì cười với tui một cái, tui chạy qua bển tui năn nỉ cô em St. Tính vậy nha anh bác. Tui đợi tin vui của anh bác. Vụ này thì tui ngàn năm vẫn đợi. Thật lòng luôn.

Triển
03-09-2018, 07:21 AM
Nói gì cũng phải gọi là ba phải chứ bảo kê hay bảo hiểm gì thím. Đưa có cái thí dụ ra là thấy trật lất rồi. Thiệt tình.

Mỹ Hằng
03-09-2018, 07:34 AM
Nói gì cũng phải gọi là ba phải chứ bảo kê hay bảo hiểm gì thím. Đưa có cái thí dụ ra là thấy trật lất rồi. Thiệt tình.

Anh bác đẹp trai Triển kêu tui thím tui phái á, nhưng để tui đưa mấy cái ví dụ khác coi anh bác giải thích sao, chớ tui ngu ngu quá chừng quá đổi không hiểu nổi, anh bác Ốc lại có thể nói với đàn bà con gái như gì mà bà thím tui phải ngậm đắng nuốt cay vô lòng không dám giận luôn chớ đừng nói cãi. Anh bác Ốc kêu tui đủ thứ tên, trong khi tui kêu anh bác đó có một tên à. "Thái Giám"

(Tui là Mỹ Hằng Đẹp Gái, chị N Đ và cô em Phiu Linh kêu là Thâm Thuý Hằng, chớ không phải chị Hai Bánh Ít tài hoa lỗi lạc nhe bà con cô bác. Xin đừng vu khống cho tôi. Please.)


Tự Điển Ốcford page 115


Thank you, My Hang (có dấu xắt).


Hai chị em đi hành nghề mà gọi là "du xưn" nghe bảnh choẹ nhỉ? còn chồng của má mì thì sao không gọi là ma cô cho nó dễ hiểu?

Sống làm vợ khắp người ta
Đến khi lên nét gọi ma cô: chồng
(Thơ Nguyễn Ru nữa)


Trường hợp bị má mì dắt đi mời mọc cho đàn ông quốc tế thì có thể gọi là nạn nhân buôn người.

Ngô Đồng
03-09-2018, 07:39 AM
Còn anh bác đẹp trai Triển chưa có ai bảo kê hết trơn hết trọi.

Mỹ Hằng chị ơi, anh bác đẹp trai Năm Triển được cả phố bảo kê lận, còn anh Ốc nói gì ra mà không phải chứ, kiểu người Bắc kỳ cục, quý ông bà hay "bẩu" nhau như thế khi nói chuyện, giống như người Nam nói "thiệt hông đó !", người Trung "dẩy ha" Mỹ thì " Really!" - Mễ De verdad - Trung Hoa "真Zhēn.
Chị Mỹ Hằng bảo kê cho nd nha, đừng dùng cụm từ: "N Đ tài hoa nhất đời Đặc Trưng". n đ không đáng xách dép, cho các chị trong nhà Đặc Trưng của mình đâu đó. Chị bán câu đó bao nhiêu n đ cũng xin mua để giấu kín nó vào trong ngăn tủ cao nhất trong bếp, chị nhé!

Mỹ Hằng
03-09-2018, 07:52 AM
Mỹ Hằng chị ơi, anh bác đẹp trai Năm Triển được cả phố bảo kê lận, còn anh Ốc nói gì ra mà không phải chứ

Chị N Đ à, chị không thích tui kêu chị tài hoa lỗi lạc thì tui đành phải nghe lời chị mà kêu thầm trong bụng chứ tui không nói ra cả phố đều biết điều này mà. Hữu xạ tự nhiên hương. Tui nói thật lòng luôn. Còn vụ anh bác Ốc, bác kêu tui đủ thứ mà tui cũng không dám cãi một lời. Bạn thân tui tên Đông Nghi mà bác Ốc cũng vô nói như gì nà:


Có dấu ngã mới ngại.


Nói đến tui, em gái tui bên VN qua thăm, đến bạn thân tui thì bác ấy đều nói như vậy hết. Tui nói thiệt với chị N Đ. Nếu không nể mặt chị, chả chửi tui đến đâu tui chửi đến đó. Tui là dân nhà quê mà, tay lấm chân bùn mà. Ba cái con ốc vớ va vớ vẩn đó. Tui chả sợ gì sất.

V.I.Lãng
03-09-2018, 08:00 AM
Xin thưa ,

Ngày 8 tháng 3 vừa mới qua . Nam nữ bình quyền ... chửi . Cho nên ai chửi mình thì mình cứ chửi lại tuốt tuồn tuột cho vui Phố Phường

===

Xin thưa tiếp ,

Vụ bảo kê anh Triển, nếu Anh Tôm đọc được ảnh sẽ nhảy dựng lên như luộc phải nước sôi cho mà coi .

===

Xin thưa quý quan khách hãy quay về tốp pịch Văn Hoá .... Ăn

Còn Văn Hoá ... Chuởi xin lập mục khác ạ


p.s:
người đăng message này chưa có thời gian lần về 4 trang trước xem thử Văn Hoá Ăn ra sao ? Khi nào quỡn , sẽ quay trở lại đọc sau


https://www.youtube.com/watch?v=opr85UxMNIw

Mỹ Hằng
03-09-2018, 08:22 AM
Xin thưa ,

Ngày 8 tháng 3 vừa mới qua . Nam nữ bình quyền ... chửi . Cho nên ai chửi mình thì mình cứ chửi lại tuốt tuồn tuột cho vui Phố Phường

===




Ủa chơi kỳ vậy, Angel của cô em "ngáo ộp" ahihi" này không phải dân chống Cộng Sản sâu sắc lắm sao cô em V.I.Lãng, Ngày 8 tháng 3 bên Mỹ đâu có ăn mừng gì đâu cà lạ hé. Bức tóc móc mắt còn chưa hiểu Angel này rớt từ hành tinh nào xuống. Càng nói càng tức cái cô em ahihi ngáo ộp mà. Vậy mà cấm Mỹ Hằng đẹp gái tui không cho kêu "ngáo ộp" là sao, kỳ này phải kêu cô em đẹp gái Tám Ếch mới chịu hay sao. Thở dài haiiiiiiiiizzzzzzzzz

V.I.Lãng
03-09-2018, 08:32 AM
Ủa chơi kỳ vậy, Angel của cô em "ngáo ộp" ahihi" này không phải dân chống Cộng Sản sâu sắc lắm sao cô em V.I.Lãng, Ngày 8 tháng 3 bên Mỹ đâu có ăn mừng gì đâu cà lạ hé. Bức tóc móc mắt còn chưa hiểu Angel này rớt từ hành tinh nào xuống. Càng nói càng tức cái cô em ahihi ngáo ộp mà. Vậy mà cấm Mỹ Hằng đẹp gái tui không cho kêu "ngáo ộp" là sao, kỳ này phải kêu cô em đẹp gái Tám Ếch mới chịu hay sao. Thở dài haiiiiiiiiizzzzzzzzz


Hello Mỹ Hằng ,

Tui đã nói chỗ này là Văn Hoá Ăn .

Nếu muốn chửi thì lập thread khác để chửi cho đã . OK .

Nhưng Mỹ Hằng đã vào đây nói thêm, thì tui xin phá lệ vậy .



Ngày 8 tháng 3 bên Mỹ đâu có ăn mừng gì đâu cà lạ hé


Vậy là Mỹ Hằng không biết hả . United Nations mừng ngày 8 tháng 3 hôm qua cho phụ nữ í mà .

https://farm5.staticflickr.com/4773/26839406678_d6088a9cff_b.jpg

Việt Nam cũng ăn mừng 8/3 , thì có ăn nhậu gì với chống cộng hay chống trừ . Làm ơn nha Mỹ Hằng

Mỹ Hằng muốn gây chuyện thì mở topic mới tui vô tiếp ứng .

Hãy để chuyện Ăn cho yên, chớ không vừa ăn vừa chưởi sẽ ói ra cả đám ấy

Cảm ơn

ốc
03-09-2018, 08:41 AM
Anh bác đẹp trai Triển kêu tui thím tui phái á, nhưng để tui đưa mấy cái ví dụ khác coi anh bác giải thích sao, chớ tui ngu ngu quá chừng quá đổi không hiểu nổi, anh bác Ốc lại có thể nói với đàn bà con gái như gì mà bà thím tui phải ngậm đắng nuốt cay vô lòng không dám giận luôn chớ đừng nói cãi. Anh bác Ốc kêu tui đủ thứ tên, trong khi tui kêu anh bác đó có một tên à. "Thái Giám"

YOU DID (có dấu nặn) A LOT MORE. Đọc lại từ chỗ này:

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?6222-%C4%82n-U%E1%BB%91ng-G%C3%AC-%C4%90%C3%A2y!!!/page28
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?5077-T%E1%BB%AB-%C4%91i%E1%BB%83n-%E1%BB%90cford-Dictionary/page115

Hãy nhớ nhời dặn của chị Nghi ở bên kia:


Ngon lành chính là ở chỗ dám chơi dám chịu.
https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?6329-Xin-vui-l%C3%B2ng-vi%E1%BA%BFt-%C4%91%C3%BAng-ti%E1%BA%BFng-Vi%E1%BB%87t&p=223032&viewfull=1#post223032

Đừng giả vờ than thở để mách lẻo. Hổng có ngon lành chi ráo.

Nhã Uyên
03-09-2018, 09:47 AM
Cái vụ này Mỹ Hằng tui có ngu ngu nhà quê cỡ nào cũng không bao giờ lẫn lộn giữa hai anh bác đẹp trai: Ốc & Triển hết nghen

Chắc là NU bị lây từ chị Mỹ Hằng đẹp gái (icon búa). Just kidding. NU còn nghĩ có người miệng hùm nhưng tâm tốt. Chính là chị Mỹ Hằng. :z57:

Triển
03-09-2018, 09:53 AM
Tui là Mỹ Hằng Đẹp Gái

Năm Triển được cả phố bảo kê lận

Vụ bảo kê anh Triển, nếu Anh Tôm đọc được ảnh sẽ nhảy dựng lên như luộc phải nước sôi cho mà coi .

Kính thưa Gái Đẹp, kính thưa chị Bắp, kính thưa Lãng,

5 Triển đi đứng thẳng thớm, lưỡng y nhứt quỡn, độc bộ độc hành trong giang hồ không phe không phái (à có phái chớ, nhưng chỉ có một phái đó là phái dzợ). Đã được mợ Phù thăng chức lên ông kẹ còn cần ai care nữa.

Vậy đi nha. Thôi đi tập tạ cái.

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2017/photo1514356119015-1514356119016.jpg

Nhã Uyên
03-09-2018, 09:57 AM
Chạy riết thành như vầy hả, anh Năm?

Triển
03-09-2018, 10:01 AM
Ăn tiền chỗ có cơ bắp mà.:)
(Văn hóa ăn đó thấy chưa)

Mỹ Hằng
03-09-2018, 10:26 AM
Chắc là NU bị lây từ chị Mỹ Hằng đẹp gái (icon búa). Just kidding. NU còn nghĩ có người miệng hùm nhưng tâm tốt. Chính là chị Mỹ Hằng. :z57:

Cô em đẹp gái Nhã Uyên, tặng chị Mỹ Hằng đẹp gái cái búa là chị vui rồi á. Coi như huề cái vụ chị MH kêu em (the mama nhe cô em). Từ đây mình hoà hợp vui vẻ với nhau nhe cô em.
Cảm ơn cô em Nhã Uyên (Nhã = Nhã Nhặn, Uyên = Uyên Bác) đã nhìn thấy rõ ruột gan của chị Mỹ Hằng. Chúc cô em đẹp gái uyên bác nhã nhặn luôn mạnh giỏi. <3

Anh bác đẹp trai Triển, tui biết anh bác đâu cần ai bảo kê. Tui tưởng anh bác còn độc thân tui định làm mai mối nối dây tơ hồng mà anh bác không chịu thì tui buồn lắm lận. Khi nào đổi ý cho tui hay nghen. Online có bảo kê nói chuyện qua lại cũng vui mà anh bác. Anh bác mạnh giỏi.

Nhã Uyên
03-09-2018, 10:33 AM
NU phải chạy vắt giò vào đây để cải chính: búa là NU tặng cho em NU ngu ngu chớ nào phải cho chị đẹp gái ngu ngu! :z11: Bởi NU cả gan nhận là lây cái ngu ngu nhà quê từ chị đẹp gái.

Hoà bình ... quê thương thắm tươi đẹp gái

V.I.Lãng
03-09-2018, 11:00 AM
kính thưa Lãng,
...


Dear Anh 5 Triển ,

Anh đừng kính thưa lãng mà lãng giảm thọ . :1:

Cho mượn bàn ăn của Anh , lãng trả lời chị Lucy chút xíu . Thank you Anh .

===

Dear Chị Lucy ,

Hai trận bão tuyết back to back , làm em's back broken luôn, đó là em đang ... :1:

Gửi Chị cùng quán ăn vài tấm hình xem cho vui


Đợt bão thứ nhất

https://farm5.staticflickr.com/4791/25841527227_ba2a952681_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4781/26841590398_1df51cf7d0_z.jpg

Bị cúp điện liên miên
https://farm5.staticflickr.com/4741/38813015400_51a670b28d_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4662/39912309684_64008119ce_z.jpg

đợt bão thứ hai . cây hoa magnolia của em đã gãy tan , còn vườn cây trái sau nhà thì khỏi kể luôn, trông nó mà em đứt ruột
https://farm5.staticflickr.com/4774/39817539155_509e115ae8_z.jpg

https://farm5.staticflickr.com/4784/25841921377_3db0a5129c_z.jpg

Tuyết rơi trong vòng 3 tiếng (9g - 12 g) mà cái xúc tuyết đã lút bảng rồi . Tuyết rơi suốt ngày suốt đêm qua hôm sau , chị đoán tuyết cao bao nhiêu :1:
https://farm5.staticflickr.com/4783/39817539595_7977b76c81_z.jpg


Xúc tuyết vô , đói bụng quá trời, mà tuyết còn đổ ầm ầm, em làm bánh xèo ăn cho ấm bụng. Loại khuôn gang này làm bánh xèo ngon lắm , Rỗ mặt và giòn nữa vì nó nóng. Em thấy người ta làm bánh xèo bằng cái chảo , thấy cũng ớn , đã vậy trong khi bánh chín nửa chừng còn cho dầu thêm vô nữa , nhiều dầu quá hổng tốt đâu



em pha bột gạo làm bánh xèo (mua bì bột gao 70 xu, chớ hông phải người ta pha sẵn ) . Trong bột có pha tí hẹ xắt nhỏ , và cho chút xíu bột nghệ cho vàng bánh
https://farm5.staticflickr.com/4777/40670034402_a07476649a_z.jpg

Bánh xèo không cốt dừa, chỉ là bột gao pha nước, thêm ít rau , vậy là đủ .
https://farm5.staticflickr.com/4793/39817539305_99e152b916_z.jpg

Xong , vớt ra dĩa , báng giòn rụm rụm , cuộn với rau cải , chấm mắm ngọt cay cay . Yum yum :1:
https://farm5.staticflickr.com/4792/40670034222_aea86e6672_z.jpg

Sa'ng nay di la`m tuye^'t va^~n co`n roi+ . Giờ đang chuẩn bị đón đợt bão tuyết thứ 3 .

passenger
03-10-2018, 07:28 AM
Đã được mợ Phù thăng chức lên ông kẹ còn cần ai care nữa.

Vậy đi nha. Thôi đi tập tạ cái.

http://sohanews.sohacdn.com/thumb_w/660/2017/photo1514356119015-1514356119016.jpg


Lại vu oan giá họa cho cái mợ phù ngớ nga ngớ ngẩn khỏe tin người kia...

Bộ tưởng làm ông kẹ dzễ lắm ư - thứ gì cũng phải gồng mình nếm qua / thử qua / trải qua dzồi mới có đầy đủ kinh nghiệm để đem đi dzọa (warning?) người cho người biết hic-hic hãi hùng mà né* chứ, phải không cơ? Sói đầu đấy chứ chẳng đùa!(cứ nhìn hình thì dzõ ạ).

Anyway, cái mợ phù ấm a ấm ớ kia xin được gửi nhời nhắn nhủ đến tất cả nnđb/đo của đời ĐT, rằng-thì-là:

"Ông kẹ ni là ông kẹ tốt (not a bad one), có lòng hảo tâm muốn giúp người người nơi nơi sống vui / sống khỏe cho tới khi your time is up. Please don't ever misunderstand his mission-class* in life & pleazze do carefor whatever he'd tell you out of his grace & kindness for your own sake. Vả chăng, ổng còn hát rất ư là dzu dzương đấy. Musique is always the best magical remedy for the heart & the soul, có phải?"

Hết ạ!:z13:

Ngô Đồng
03-10-2018, 08:30 AM
Anh Năm Triển kính thưa làm ai cũng giật cả mình ha V.I.Lang

Nhìn tuyết xong nhìn sang đĩa bánh xèo ấm áp làm sao đâu V ạ.
Đồng ý 200 % với Ả Phù

Ông kẹ ni là ông kẹ tốt (not a bad one), có lòng hảo tâm muốn giúp người người nơi nơi sống vui / sống khỏe cho tới khi your time is up. Please don't ever misunderstand his mission-class* in life & pleazze do care for whatever he'd tell you out of his grace & kindness for your own sake. Vả chăng, ổng còn hát rất ư là dzu dzương đấy. Musique is always the best magical remedy for the heart & the soul, có phải?"

Triển
03-11-2018, 06:24 AM
ổng còn rất ư là dzu dzương đấy.

Nghe có chữ dương lại sợ. Đây hàng thiệt không nha, không có nhập cảng miếng nào.


PS: cô Lãng, thui đang thuyết phục bà xã đổ bánh xèo cho ăn. Coi hình cô post làm tui ngậm nước miếng một họng rồi.

passenger
03-11-2018, 07:29 AM
Nghe có chữ dương lại sợ. Đây hàng thiệt không nha, không có nhập cảng miếng nào.



Chỉ biết dzu dzương hát thôi ạ, không biết dzu dzương dương đâu ạ.
Còn hàng thiệt hay hàng nhập cảng thì có nhẽ chỉ mỗi mình madame của ông kẹ mới biết được thôi ạ, chẳng ai dzám biết đâu ạ.

Chúc xèo chủ nhật xì xèo ngon!:z57:

Ngô Đồng
03-11-2018, 07:36 AM
Chỉ biết dzu dzương hát thôi ạ, không biết dzu dzương dương đâu ạ.
Còn hàng thiệt hay hàng nhập cảng thì có nhẽ chỉ mỗi mình madame của ông kẹ mới biết được thôi ạ, chẳng ai dzám biết đâu ạ.

Chúc xèo chủ nhật xì xèo ngon!:z57:

Ui sao hôm nay không có bài thơ dzu dương về chuyện dương dương để Mr. Kẹ tặng riêng Madame Kẹ, may ra cả phố được hưởng món xì xèo Ả yêu ơi!

Triển
03-11-2018, 07:41 AM
không được duyệt vụ ì xèo. Không lẽ chụp cái chảo trống nên thôi.
Mời nhị vị nương nương thời đỡ cái này cho vui miệng.

https://i.imgur.com/B6Ez1Sc.jpg

thuykhanh
03-11-2018, 08:37 AM
bcn mời:

https://i.imgur.com/2pRIKiD.png





https://i.imgur.com/ca9EHMw.png

Triển
04-02-2018, 12:09 PM
Bữa ăn cho người ‘homeless’ của Quán Chay Từ Thiện

Thiện Lê/Người Việt
April 1, 2018

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0683.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Người vô gia cư lấy thức ăn tại nhà tạm Courtyard Homeless Shelter. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


SANTA ANA, California (NV) – Quán Chay Từ Thiện trên đường Bolsa, gần tượng Đức Thánh Trần, bận bịu mỗi Thứ Tư, Năm và Chủ Nhật hằng tuần để phát thức ăn cho hàng trăm người vô gia cư ở Santa Ana.

Chương trình phát thức ăn cho người vô gia cư này có tên là “Hand to Hand” nghĩa là “Tay Nối Tay.” Trưa ngày Thứ Năm 29 Tháng Ba, nhật báo Người Việt đã có mặt tại Quán Chay Từ Thiện để theo chân các thành viên trong nhóm tìm hiểu thêm về chương trình và các thức làm việc của họ.

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0654.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Các thành viên của “Hand to Hand” chất thức ăn lên xe. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


Đại diện của chương trình “Hand to Hand,” xin được giấu tên, cho phóng viên Người Việt biết: “Lý do chúng tôi có chương trình này là vì ở Mỹ không có quán ăn từ thiện. Một phần nữa là chúng tôi muốn đại diện cho cộng đồng Việt Nam ở Orange County trả ơn lại cho nước Mỹ vì đã cưu mang trong những ngày khó khăn. Chúng tôi kết hợp với Orange County và dùng châm ngôn đoàn kết để hoạt động.”

Bà cho biết chương trình này đã được 5 năm, bắt đầu từ ngày 29 Tháng Ba, 2013. Vì vậy, ngày Thứ Năm này là kỷ niệm 5 năm chương trình được thành lập.

Về công tác chuẩn bị thức ăn để đi phát cho người vô gia cư, người đại diện của chương trình từ thiện cho biết các nhân viên phải tốn một ngày để đi chợ và chuẩn bị vật liệu. Nấu nướng thì tốn thêm một ngày. Việc chuẩn bị tốn ít nhất là hai ngày và có ít nhất từ 7 đến 10 người làm.

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0670.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Sư Cô Thích Nữ Hoa Liên và các thành viên của “Hand to Hand” bày thức ăn chuẩn bị phát cho người vô gia cư tại nhà tạm. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


Từ sáng, các nhân viên của quán chay và những thành viên của hội từ thiện ai cũng bận túi bụi để chuẩn bị thức ăn, từ các món ăn chay đến bánh trái và thức uống, rồi chất lên xe để chở đến nhà tạm trú Courtyard Homeless Shelter ở Santa Ana, ngay trung tâm thành phố. Không chỉ có nhiều thiện nguyện viên người Việt, còn có vài người bản xứ và người Mễ Tây Cơ đến để giúp chở thức ăn và giúp hội làm việc tại nhà tạm.

Trên đường đi đến nhà tạm, đại diện của chương trình “Hand to Hand” chia sẻ một số khó khăn mà hội gặp phải. Bà cho biết hội có người, có lòng nhưng thiếu tay nghề và nếu muốn hoạt động phát thức ăn như vậy cần phải có giấy phép nhà hàng, phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Ngoài ra, phải là một tổ chức không lợi nhuận, dùng tình nguyện viên làm thì mới không phạm luật lao động.


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0693.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Các thành viên của “Hand to Hand” vui mừng sau khi phát hết thức ăn cho những người vô gia cư ở nhà tạm. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


Chỉ ít phút sau 11 giờ sáng, đoàn xe khởi hành, chở rất nhiều thức ăn đến nhà tạm trú. Khoảng 20 thành viên của hội bỏ ra khoảng nửa tiếng để bày biện rồi các nhân viên của nhà tạm kêu người vô gia cư xếp hàng để nhận thức ăn. Ai cũng vui mừng vì có được một bữa ăn đàng hoàng. Hộp thức ăn của người nào cũng đầy ắp, nhiều người còn phải nhờ các thành viên của hội từ thiện cầm thức ăn phụ. Người nào cũng ngấu nghiến ăn phần cơm của mình, gương mặt họ đầy hạnh phúc. Một số người ăn xong rồi xếp hàng lấy thêm.

Ông Douglas Nguyễn, người điều hành chương trình từ thiện, cho rằng tuy hội đã chuẩn bị khoảng 400 đến 500 phần ăn nhưng sợ là vẫn không đủ vì đông người quá.

Người vô gia cư nào cũng vừa lấy thức ăn vừa cám ơn hội từ thiện rối rít, vì đã cho họ một bữa ăn đàng hoàng. Ông John, một người vô gia cư đã hơn 5 năm, cho biết: “Tôi rất biết ơn hội từ thiện này vì tuần nào vào Thứ Năm và Chủ Nhật họ cũng đem thức ăn đến cho chúng tôi, ở vào cảnh vô gia cư như thế này mà có bữa ăn đàng hoàng cứ như là tìm được vàng.”

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0710.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Sau khi phát hết thức ăn tại nhà tạm, hội từ thiện đến trước tòa thị chính Santa Ana để phát thức ăn tiếp cho người vô gia cư ở đây. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


Phóng viên của Người Việt định chụp một số hình ảnh người vô gia cư lấy thức ăn, nhưng các nhân viên của nhà tạm không cho phép.

Đến khoảng 1 giờ chiều thì thức ăn đã gần hết, người vô gia cư nào cũng no nê. Các thành viên của hội chia thức ăn dư thành từng phần rồi cầm đến trước thư viện Santa Ana để phát cho những người vô gia cư đang sống trong trại ở tòa thị chính của thành phố này. Tuy các phần ăn không còn nhiều, nhưng bánh ngọt và nước trái cây thì lại dư dả.

Sau khi gặp chút trục trặc về giấy phép với cảnh sát, một cảnh sát viên bỏ qua cho lần này để hội phát hết bánh và thức uống cho những cư dân “homeless” ở tòa thị chính. Đến khoảng 2 giờ chiều thì hết thức ăn.


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/03/DSC_0708.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Tuy chỉ còn bánh ngọt và thức uống, người vô gia cư cũng vui mừng nhận. (Hình: Thiện Lê/Người Việt)


Sau khi trở về Quán Chay Từ Thiện, phóng viên Người Việt được gặp Sư Cô Thích Nữ Hoa Liên, người phụ trách bếp núc của chương trình “Hand to Hand.” Sư cô cho biết rằng mình đã xuất gia hơn 23 năm và lòng lúc nào cũng hướng về từ thiện. Sư cô bắt đầu phát đồ ăn chay cho người nghèo và người vô gia cư ở trước Phước Lộc Thọ hồi năm 2010, rồi phát thức ăn trước Quán Chay Từ Thiện. Sau đó, sư cô và quán chay hợp tác với nhau để làm chương trình từ thiện này.

Đại diện của quán chay có cho biết thêm một số chi tiết về quán chay: “Ngoài đi phát thức ăn ở nhà tạm, quán chay còn cho người vô gia cư ăn miễn phí mỗi ngày, từ lúc mở cửa 8 giờ sáng đến 7 giờ tối đóng cửa.”

Bà cho biết tuy chương trình từ thiện đã được 5 năm, nhưng vẫn còn ít người trong cộng đồng biết đến và bà hy vọng mọi người sẽ đến ủng hộ chương trình này nhiều hơn. Địa chỉ của Quán Chay Từ Thiện: 9098 Bolsa Ave, Westminster, CA 92683, điện thoại: (714) 548-2660, (714) 727-8018. (Thiện Lê)

(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/bua-cho-nguoi-homeless-cua-quan-chay-tu-thien/ )

Triển
04-03-2018, 04:45 AM
Người Việt mình hay nói: "miếng ăn là miếng tồi tàn", ý nói không nên tranh ăn. Người ta ăn để mà sống, chứ không phải sống để mà ăn. Tuy nhiên sự việc dấy lên từ giữa tháng 2 năm nay ở một nhà tế bần thành phố Essen khiến cả quốc gia này xoay ngang bàn luận về "miếng ăn". Văn hóa ẩm thực trở thành chính trị. Chính trị hòa lẫn trong văn hóa khó lòng tách ra được.
Ông giám đốc chỗ phát chẩn thực phẩm cho người nghèo nảy sinh ý tưởng không phát thực phẩm cho người ngoại quốc nữa vì lý do số lượng hạn chế, số người đến càng nhiều. Mỗi tuần họ phải phát thức ăn cho khoảng 6 ngàn người. Người ngoại quốc ở đây đa phần chính là những người tị nạn không có quốc tịch Đức, không có thẻ căn cước.

Sau đó một tuần, một chỗ phát chẩn khác ở thủ đô Đức Berlin chỉ trích chỗ đồng sự ở thành phố Essen (Bingo, Essen tiếng Đức nghĩa là Ăn) là người kỳ thị chủng tộc. Yeap, ở đây vấn đề không xoay quanh việc "tranh ăn" mà vấn đề xoay quanh việc không phát thức ăn cho người không phải người Đức. Và cứ vậy chính trị gia vào cuộc. Hôm nay có đến 30 tổ chức phi chính phủ, tổ chức dân sự, hỗ trợ và giúp đỡ người sa cơ, người nghèo khó hội thảo ở Berlin về sự việc "chỉ phát thực phẩm cho người Đức" vừa qua. Kết luận là hành động đó là kỳ thị chủng tộc. Câu hỏi được đặt ra sau cùng lại là: Vì sao ở một quốc gia giàu có lại có thể xuất hiện quá nhiều người phải đến xin thực phẩm? Vấn đề chắc chắn chính là tiền trợ cấp không đủ sống. Viết tới đây tui chợt nhớ đến đoạn phim thời sự của đài Tiếng Nói Hoa Kỳ phỏng vấn một cơ sở phát chẩn y hệt của người Việt cho mọi người ở Mỹ. Cũng có người đồng hương của chúng ta phải cơ cực và bất đồng với chánh phủ nếu trợ cấp cứ cắt mãi (chính sách của Trump - cắt bên này, đắp bên kia).

Rốt cuộc, ẩm thực là văn hóa, truyền thống lá lành đùm lá tả tơi cũng là văn hóa. Nhưng khi gặp trở ngại thì hóa ra mọi thứ đều mang màu sắc chính trị đến dễ sợ.

Nguyên văn bài báo tường trình vụ tạm thời không phát thực phẩm cho người ngoại quốc:



Small German food bank in Essen thrust into national racism spotlight

A food bank that provides groceries to about 6,000 people decided to stop issuing membership cards to foreigners. Now it's at the center of a heated national debate, and even Chancellor Merkel has an opinion.

http://www.dw.com/image/42757542_303.jpg
A small NGO in the western German city of Essen has become a flashpoint for the ongoing national debate over xenophobia, migration and poverty. The controversy surrounding the local food bank, or "Tafel," has become so heated that even Chancellor Angela Merkel weighed in on Tuesday — slamming the decision some say is the result of her government's policies.

In December, the food bank, which gives leftover food from supermarkets and restaurants to about 6,000 needy people a week, decided to stop issuing new membership cards to people who weren't German citizens.

When local media caught wind of the move last week, it prompted a national outcry, with many of the organization's critics accusing it of focusing on country of origin instead of the level of need. A French single mother told DW that she had been turned away at the door.

http://www.dw.com/image/42726511_401.jpg
The Essen Tafel is one of 930 non-governmental food banks around Germany, around 75 percent of its members are foreigners

National uproar

Manager Jörg Sartor said at a press conference last Thursday that he "didn't understand all the excitement." He said that his decision was based on reports of "pushing and shoving," that frightened off the elderly and stretched the food bank's resources. He stressed that the Tafel was not xenophobic, and that the restriction was only temporary.

Sartor hoped that would be that — but over the weekend, six of the food bank's delivery vans and one of its entrances were graffitied with the phrase "F*** Nazis." The manager dismissed the vandalism as "kid stuff," but said he was also worried it would make his volunteers too scared to come to their shifts.

Soon federal lawmakers began to offer their own views of the situation. Left Party leader Sahra Wagenknecht blamed the government for forcing small nonprofits to bear the costs of its poor planning during the refugee crisis.

In an interview with Deutschlandfunk radio, Wagenknecht asked why "in a country as rich as Germany are we arguing about who gets leftover groceries?"

Expert: Government cutbacks to blame

When Chancellor Merkel was asked about the food bank hubbub by broadcaster RTL on Tuesday, she said it "wasn't good" for the Tafel to hand out membership cards based on citizenship, but said that the situation highlighted "the pressure that [nonprofits] are facing."

But it is government policy that is responsible for this pressure, poverty expert Dr. Christoph Butterwege told DW.

"The main thing here is the successive cutbacks of the social welfare system," said Butterwegge. "We're seeing the results of that here."

When asked if it was possible to understand the food bank's decision without immediately being smeared as a "Nazi," Butterwege said "well, the whole thing does have hints of racism. Nationality cannot be a selection criterion for food aid."

However, Butterwegge added, making sure no one goes hungry in Germany is "actually the government's responsibility."

Butterwegge's point was bolstered by a new study published on Tuesday that said the unemployed in Germany were more at risk of sinking below the poverty line that any other EU country.

At a meeting of the food bank's leadership on Tuesday, they decided to keep the rule for now. However, they said that within the next two weeks they will hold a roundtable with lawmakers and community leaders in order to gather suggestions for other ways to handle the problems the Tafel is facing.

Additional reporting by Carla Bleiker and Marko Langer

(* nguồn: http://www.dw.com/en/small-german-food-bank-in-essen-thrust-into-national-racism-spotlight/a-42763358 )













Nhà tế bần tại thành phố Essen đã thu nhận lại người ngoại quốc không phân biệt xuất thân, có căn cước Đức hay không. Ai cũng được phát thực phẩm cứu tế. Một tin vui được xác nhận cho người nghèo địa phương này.

https://i.imgur.com/CLJsGAP.png

(more) (https://www.thelocal.de/20180312/food-charity-in-essen-reverses-decision-to-ban-new-migrant-clients)

Triển
04-18-2018, 10:07 PM
#TrùThần

Tui thấy Trù Thần Du Lan nên mở một lớp gia chánh miễn phí trên YouTube made in Thụy Điển đi. Về mức độ tận tâm, sự nhiệt tình thì Trù Thần Du Lan cũng y hệt 3 vị trong bài bên dưới.

Các vị quạt bự gia chánh lén lén nhìn quanh quất không có ai vô trích dẫn ý tưởng này viết chữ "chịu!" (like) một cái đi. :-)))))






Những phụ nữ Việt dạy nấu ăn từ Mỹ, Đức, Anh

Ngọc Lan/Người Việt

April 13, 2018


https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Vanh-Khuyen_2.jpg?resize=696%2C652&ssl=1
Facebook hướng dẫn nấu ăn của Vành Khuyên (Hình chụp từ Facebook)

WESTMINSTER, California (NV) – Ở thế kỷ 21, vấn đề nữ công gia chánh không còn được xem như một trong bốn tiêu chuẩn “bắt buộc” mà người phụ nữ phải có (công, dung, ngôn, hạnh.) Nhưng, theo “xu hướng thời đại,” phụ nữ ngày nay, nhất là những người trẻ, lại thích tự nguyện vào bếp để trổ tài, bằng cách làm theo vô vàn những video clip dạy nấu ăn, làm bánh tung đầy trên các mạng xã hội, trước là để tự mình và gia đình bạn bè thưởng thức, sau là để… chụp hình, đăng lên Facebook hay Instagram “khoe.”

Trong số này, những ai đã từng “lọ mọ” vào Google để tìm cách thức làm món này món kia, có lẽ ít nhiều đều biết đến các món ăn do các nick name Vành Khuyên, Liên Ròm và Beth Phạm hướng dẫn.

Ba người, mỗi người ở một quốc gia khác nhau, không ai xuất thân từ trường lớp nấu ăn chuyên nghiệp, nhưng lại đều có cùng một đam mê chuyện bếp núc, và chia sẻ được kinh nghiệm làm bếp của mình đến với nhiều người, qua Youtube, Facebook và blog.

Con đường trở thành… “bà thầy” dạy nấu ăn trên mạng

Chưa một ai trong số Vành Khuyên, Beth Phạm, và Liên Ròm lại nghĩ có lúc mình sẽ trở thành “thầy dạy nấu ăn” được nhiều người biết đến.

Nếu video đầu tiên của Vành Khuyên, một phụ nữ đang sống tại Đức, được thực hiện là để giúp cho Liên Ròm, người đang sống tại Anh, biết cách làm phở tráng tay là như thế nào, thì video đầu tiên mà Beth Phạm, hiện sống ở Pennsylvani, mày mò thực hiện cũng cốt ý cho bà con khắp nơi, từ Việt Nam qua đến nước ngoài biết cách làm những món mà Beth từng làm cho họ ăn và khen ngon. Liên Ròm cũng lần hồi trở thành “sư phụ” sau thời gian tham gia vào trang Webtretho để “bàn tán” chuyện chăm sóc con cái.


https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Beth-Pham_01.jpg?resize=682%2C420&ssl=1
Trang Youtube hướng dẫn nấu ăn bằng tiếng Anh và tiếng Việt của Beth Phạm, hiện sống ở Pennsylvania, Hoa Kỳ (Hình chụp lại từ màn hình)

Vành Khuyên kể qua điện thoại bằng giọng miền Nam hiền lành, “Mình theo chồng qua Đức từ năm 2005. Do chồng có việc làm khá tốt nên mình chỉ ở nhà nội trợ, rồi bày ra làm món này món khác cho gia đình ăn.”

“Còn chuyện mình quay clip nấu ăn thì bắt đầu từ chị Liên Ròm. Mình quen chị qua trang Webtretho, mình chỉ cho chị Liên Ròm cách làm phở tráng tay nhưng chỉ làm hoài không được nên kêu quay video cho chỉ coi,” cô gái lấy nickname là tên của chú chim “màu nhiệm” trong truyện cổ tích Tấm Cám, nhớ lại.

Thế là sau clip “bánh phở tráng tay,” Vành Khuyên tiếp tục với video bún, bánh canh.

Beth Phạm, sang Mỹ theo chồng từ năm 1998, thì nhớ lại, “Năm 2016 em về Việt Nam chơi và làm những món như heo quay, thịt xá xíu… cho gia đình ăn. Ai cũng khen ngon, nói em chỉ họ làm. Em chỉ nhưng họ làm không được, thế là em nghĩ đến chuyện quay video bỏ lên Youtube cho họ xem thì họ sẽ làm được.”

“Rồi em lại có suy nghĩ là mình làm các video nấu ăn, nhất là các món Việt Nam, để dành lại cho con em, cháu em. Mà phần lớn những đứa trẻ ở đây lại không giỏi tiếng Việt, thế nên từ đầu làm video, em sử dụng tiếng Anh luôn, dù em nói tiếng Anh cũng không giỏi gì lắm,” người phụ nữ có gương mặt đôn hậu nói một cách khiêm tốn.

Dùng tiếng Anh để hướng dẫn làm các món ăn, nhưng bên dưới mỗi Youtube, Beth đều có phần hướng dẫn bằng tiếng Việt.


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Lien-Rom_01.jpg?resize=696%2C470&ssl=1
Blog chia sẻ từ chuyện nấu ăn, chăm sóc nhà cửa, con cái của Liên Ròm, người hiện đang sống ở Anh. (Hình chụp lại từ màn hình)

Với chị Liên Ròm thì hơi khác một chút. Như chị nói, “Thế mạnh của mình không phải là video clip mà là blog, và Facebook.”

Cũng là một phụ nữ “tòng phu” theo chồng sanh Anh từ năm 2000, “thời gian đầu rất buồn nên mình gia nhập vào trang Webtretho, một trang web nuôi dạy con cái lớn nhất Việt Nam và từ từ kết bạn muôn phương, và sau đó qua blog, qua Facebook và ngày càng có nhiều bạn hơn. Cũng từ đây mà mình có nhiều bài viết chia sẻ từ chuyện nấu ăn, chăm sóc sức khỏe, đến nuôi dạy con,” Liên Ròm cho biết.

Làm vì đam mê, không vì kiếm tiền

Đó là tâm tình chung của ba người phụ nữ dành nhiều thời gian và tâm sức cho công việc gần như “thiện nguyện” này.

Có một điều phải nói ngay rằng, ngoài những người sử dụng các trang mạng xã hội để thu thập thông tin, giải trí, chuyện trò tán gẫu với bạn bè, thì nhiều người dùng mạng xã hội, thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm về một vấn đề gì đó, là nhằm để thúc đẩy công việc kinh doanh của riêng họ, như mua bán hay giới thiệu sản phẩm… Thế nhưng, với Beth Phạm, Vành Khuyên, và Liên Ròm thì hầu như tất cả đều làm vì… thích làm, không vì mục đích thương mại.


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Vanh-Khuyen_1.jpg?resize=696%2C415&ssl=1
Video hướng dẫn làm chả giò nổi tiếng của Vành Khuyên, hiện đang sống ở Đức (Hình chụp qua màn hình máy tính)

“Thỉnh thoảng Youtube có trả tiền, nhưng tiền để mua cho con một đồ chơi vài chục Euro thì được, chứ nói là kiếm thu nhập thì không thể,” Vành Khuyên cho biết. Còn với Beth Phạm thì “em có chồng nuôi rồi nên không có nghĩ đến chuyện kiếm tiền từ Youtube, họ có trả nhưng rất là tượng trưng, em không quan tâm chuyện đó.”

Làm không vì tiền, nhưng xem qua mỗi Youtube mà Vành Khuyên, Beth Phạm, hay blog mà Liên Ròm thực hiện, có lẽ ai cũng phải công nhận rằng họ đã làm bằng tất cả sự tận tâm, chỉ dẫn kỹ lưỡng, tỉ mỉ, để ai cũng có thể thực hiện món ăn đó một cách dễ dàng.

Một điều đặc biệt nữa là ngoài Beth Phạm là “hiện hình” khi hướng dẫn nấu ăn, còn lại Vành Khuyên và Liên Ròm chỉ xuất hiện có… hai bàn tay qua màn ảnh.

Nếu vào Google gõ chữ “Vành Khuyên nấu ăn” bạn sẽ thấy hiện ra ngay không biết bao nhiêu là món ăn được thực hiện bởi người phụ nữ này. Trong đó phải nhắc đến món chả giò.

Đến thời điểm này, Youtube “Chả Giò – Bí quyết làm Chả Giò Bánh Tráng Việt Nam” của Vành Khuyên có hơn 2.6 triệu lượt người xem.

Ngoài ra, bạn còn có thể xem Vành Khuyên trổ tài trong các clip hướng dẫn làm “Bánh Xèo – Bí quyết pha Bột đổ Bánh Xèo giòn” cũng trên 1.2 triệu lượt người xem, hay nhiều món khác như cách nấu xôi cấp tốc, cách ướp thịt bò thịt heo nướng, lẩu vịt, tôm rang muối, cách pha bột đổ bánh bèo, bánh ướt tôm cháy…

Độc đáo nhất ở Vành Khuyên chính là hướng dẫn “chế” ra chiếc nồi để làm bánh phở, bánh cuốn, bảo đảm không đụng hàng!

Còn Beth Pham thì được hơn 1.6 triệu lượt người quan tâm với youtube “How to make EASY and Crispy Roasted Pork Belly – Thịt Heo Quay.” Ngoài những món ăn thuần Việt của bếp nhà Beth như cách làm bánh tét nhân chuối, bánh cam, bánh bò nướng, vịt quay, gà quay, chả lụa, bánh mì Việt Nam, bánh đúc mặn, chạo tôm,… Beth Phạm còn có khá nhiều món ăn của các nước khác, như sườn đúc lò, miến trộn Hàn Quốc, khô bò, pate gan gà,…

Liên Ròm thì trong thời gian qua được nhiều người tìm đến với những chỉ dẫn cặn kẽ về cách làm bún, bánh canh, phở, nui, miến… bằng máy Philips

Liên Ròm, người đang làm việc trong một bệnh viện, tâm sự, “Những ngày đầu tiên ‘chơi mạng’ Ròm viết công thức bằng hình, chỉ thỉnh thoảng mới quay những video clip tập trung vào ý chính của video cần quay chứ không quay hết một bài nấu ăn từ A-Z.”

“Gần đây vì muốn mọi người hiểu rõ hơn về cách làm bún, phở, mì… bằng máy Philips nên Ròm mới quay video nhiều hơn để mọi người có thể làm bún an toàn tại nhà và cũng muốn mọi người hiểu hơn về máy, về bột, về các nguyên liệu được sử dụng,” chị nói bằng cách xưng tên “Ròm” khá ngộ nghĩnh.

Vào Google, bạn có thể gõ chữ “Liên Ròm” để tìm hiểu thêm về các blog mà người phụ nữ này gầy dựng liên quan đến chuyện nấu nướng, chăm sóc nhà cửa.

Như vào lienrom.blogspot.com chẳng hạn, mọi người có thể tìm thấy cách hướng dẫn sử dụng hay mua các dụng cụ làm bếp, cách dùng Air Fryer, oven, máy Philips pasta, và nhiều “menu” gồm các món gà, món heo, món ngọt, món Noel, món phụ, món chay,… được sắp xếp trình bày rất khoa học.


https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Lien-Rom_02.jpg?resize=696%2C774&ssl=1
Facebook chia sẻ kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ nhà bếp của Liên Ròm (Hình chụp lại từ màn hình máy tính)

‘Nghe ai nấu được thành công là cảm thấy rất vui’

Nói về những clip của mình, chị Liên Ròm cho rằng, “Khi quay video thì Ròm đưa thẳng lên facebook để các anh chị em coi và share về Facebook của mình. Nên thú thật Ròm ít khi nào quan tâm video nào được coi nhiều hay coi ít, view nhiều hay ít, hoặc được bao nhiêu ‘like’ lắm. Điều Ròm bận tâm đó là bao nhiêu người làm được đồ ăn an toàn tại nhà từ những bài viết của Ròm, từ những video của Ròm thôi.”

“Ngoài ra Ròm chỉ có một facebook và mục đích của Ròm là giúp đỡ cho các bạn cần học cách làm chả lụa cũng như làm bún, phở. Ròm trả lời tất cả các câu hỏi cũng như tin nhắn để giúp đỡ cho mọi người chứ không viết nhiều nơi,” chị nói thêm.

Là người có hơn 200 video clip hướng dẫn nấu ăn, Vành Khuyên chia sẻ, “Lúc đầu mình không làm nhiều, nhưng từ sau khi má mất, mình rơi vào khủng hoảng. Khi đó, có nhiều người vào xem các clip nấu ăn của mình, họ chuyện trò, an ủi, và những câu chuyện xoay quanh nấu ăn khiến mình nguôi ngoai nỗi buồn.”

“Lúc đó mình cũng hơi mũm mĩm, nhưng làm clip hoài cực quá ốm luôn,” Vành Khuyên cười nói.

Tất cả video của mình, “Vành Khuyên đều tự quay, tự edit lại cho gọn gàng, không dài quá nhưng cũng phải đủ cho mọi người hiểu để làm,” chị cho biết.

Theo Vành Khuyên, thực ra để có được một video cho mọi người xem, trước đó cô cũng đã phải thử đi thử lại rất nhiều lần cách làm của mình, “không biết bao nhiêu lần phải ăn những món làm thất bại trước khi tìm ra được công thức thích hợp nhất.” Ví dụ như món bánh canh, “lúc đầu không biết làm, qua nhà được người chị em bạn dâu chỉ làm nhưng không theo liều lượng, chỉ làm theo kinh nghiệm, rồi mình về mày mò qua công thức, liều lượng để chia sẻ lại với mọi người.” Với món chả giò được nhiều người biết của Vành Khuyên cũng thế, cô cũng trải qua không biết bao nhiêu lần cuốn thử với nhiều loại bánh tráng, cách làm sao để giữ cho chả giòn được giòn lâu…


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Beth-Pham_02.jpg?resize=696%2C464&ssl=1
Beth Phạm bên chồng con, những fan hâm mộ số 1 của Beth trong chuyện hướng dẫn nấu ăn trên mạng (Hình: Beth Phạm cung cấp)

Vành Khuyên tâm sự, “Khi làm cảm thấy vui, thấy mình có ích, thấy mình có giá trị hơn khi được mọi người xúm lại hỏi thêm kinh nghiệm. Khơi dậy được niềm vui thích nấu ăn cho các gia đình là mình cảm thấy hạnh phúc rồi.”

Cô kể thêm, “Hôm trước mình hướng dẫn làm bánh cuốn. Sau đó có một người ở Việt Nam nhắn tin cho biết nhờ cách hướng dẫn của mình mà cổ mở được một quán bánh cuốn thịt nướng, nói khi nào mình về Việt Nam gia đình cổ sẽ hậu tạ. Mình không cần hậu tạ, chỉ nghe vậy là vui lắm rồi.”

Với Beth Phạm, người hiện có trên cả trăm video hướng dẫn nấu ăn trên Youtube cũng cho rằng, “Số người làm thành công khiến mình vui hơn là số lượng người coi.”

Trước đây, Beth chủ trương làm video bằng tiếng Anh để các em sinh ra ở Mỹ có thể xem được. Nhưng, như Beth nói, “Nhiều người gửi email nói, thôi cô đã giúp thì giúp cho trót, làm thêm clip bằng tiếng Việt thì tôi mới hiểu.’ thế nên từ Mùa Xuân 2017 thì mỗi món ăn em đều làm thành hai clip, một bằng tiếng Việt, một bằng tiếng Anh.”

Với Beth, thời gian nấu nướng không lâu, nhưng phải tốn thời gian nhiều ở việc chuẩn bị, rồi quay rồi ‘edit.’ Chưa kể, có lúc quay thấy không đẹp thì lại phải làm lại để quay lại.

Giống như Vành Khuyên và Liên Ròm, Beth Phạm cũng có niềm vui thật trong sáng khi biết được mọi người xem và làm thành công được một món nào đó từ sự hướng dẫn của mình.

“Niềm vui khi ‘post’ video lên là mình khuyến khích được người ta coi xong chỉ muốn nhảy vô bếp làm liền,” Beth nói bằng giọng hào hứng.

Beth tâm sự, “Tâm nguyện của em khi thực hiện những video nấu ăn này còn là để lại cho các con, cháu mình. Em muốn tụi nó hiểu thức ăn Việt Nam rất ngon nếu như có công thức đúng, chính xác.”

Tâm nguyện của Beth cũng là của Vành Khuyên, của Liên Ròm, những người phụ nữ sống tại những quốc gia khác nhau, nhưng vẫn mang trong lòng một tâm hồn thuần Việt thể hiện qua những món ăn xuất hiện trong các bữa cơm gia đình, và họ muốn những món ăn Việt Nam đó sẽ mãi được duy trì ở thế hệ sau nơi đất khách. (Ngọc Lan)


(* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nhung-phu-nu-viet-day-nau-tu-duc-anh/ )

ốc
04-18-2018, 10:56 PM
Em thường hay xem chị Xuân Hồng trên YouTube (nhưng chỉ xem thôi chứ nghe thì hơi mệt).

Triển
04-19-2018, 12:23 AM
Sao vậy, cổ đâu có nói giọng Quảng Nôm?

hoanghac
04-19-2018, 03:39 AM
Tôi cũng là một fan hâm mộ của chị Liên Ròm , Vành Khuyên , Bếp Nhà Như , Gia Dụng Bếp và bà Maria Nguyễn . Tôi chỉ biết luộc trứng thôi , nhưng vì bx tôi hay táy nấu ăn , nay bày ra bún xào , phở , bánh ướt gì đó nên mua một cái máy Philips về làm bún tươi , mì tươi .

Nhưng có cái vần nạn là cái khuôn bánh phở của Philips , lỗ khá to 1.3 X 2.5 mm . Khi ra bánh phở đem trụn nước sôi , bánh phở to bản trông giống sợi mì Quảng .

Vừa qua có cô em về VN mua được 2 khuôn , bánh phở 0.6 mm X 1.6 mm và bánh hỏi . Cho vô máy Philips thì máy bị đứng , không thèm chạy . Tôi nghĩ vì là lỗ quá nhỏ nên máy không đẩy ra nổi hay là máy Philips quá yếu . Trên nét các bà đó show làm bún làm bánh phở trông hấp dẫn quá .

ACE nào có ý kiến hay xin giúp . Cám ơn .

Nhã Uyên
04-19-2018, 03:57 AM
Sao vậy, cổ đâu có nói giọng Quảng Nôm?

NU nghĩ ý anh ốc nói chị Xuân Hồng nói giọng ... hời dai (dài hơi).
Show của chị ấy dài 30 phút nên chị phải “câu giờ” chút chút :-) Ngoài ra thì chị ấy chỉ dẫn tận tình, cặn kẽ.

Và nhờ các cô, các chị này (và các đầu bếp trên phố rùm) mà NU biết nấu vài món cho gia đình măm măm.

Nhã Uyên
04-19-2018, 04:00 AM
O o ps! Xin mang câu hỏi của bác hoanghac sang trang.


Tôi cũng là một fan hâm mộ của chị Liên Ròm , Vành Khuyên , Bếp Nhà Như , Gia Dụng Bếp và bà Maria Nguyễn . Tôi chỉ biết luộc trứng thôi , nhưng vì bx tôi hay táy nấu ăn , nay bày ra bún xào , phở , bánh ướt gì đó nên mua một cái máy Philips về làm bún tươi , mì tươi .

Nhưng có cái vần nạn là cái khuôn bánh phở của Philips , lỗ khá to 1.3 X 2.5 mm . Khi ra bánh phở đem trụn nước sôi , bánh phở to bản trông giống sợi mì Quảng .

Vừa qua có cô em về VN mua được 2 khuôn , bánh phở 0.6 mm X 1.6 mm và bánh hỏi . Cho vô máy Philips thì máy bị đứng , không thèm chạy . Tôi nghĩ vì là lỗ quá nhỏ nên máy không đẩy ra nổi hay là máy Philips quá yếu . Trên nét các bà đó show làm bún làm bánh phở trông hấp dẫn quá .

ACE nào có ý kiến hay xin giúp . Cám ơn .

ốc
04-19-2018, 06:04 AM
Khi ra bánh phở đem trụn nước sôi , bánh phở to bản trông giống sợi mì Quảng .

Bánh phở to bản mới là đúng điệu phở Bắc chứ bác Hoàng hạc. Em nhớ thời xưa bánh phở người ta cắt bằng tay cho nên to bản, cũng hệt như món bánh đa cua. Bánh phở nhỏ đem trụng nước sôi nếu không nhanh tay là mềm nhũn. Có nhẽ em phải mách cho tiệm phở gần nhà em mua cái máy Phi líp như thế mà làm bánh phở.

Nói đến trụng bánh phở thì lại nghĩ ra nguồn gốc của nó.

- trụng: từ chữ TRÙNG (沖) trong tiếng Hán Việt, nghĩa là dội nước sôi, hay pha thêm nước sôi

(còn tiếp)

Triển
04-19-2018, 09:48 PM
O o ps! Xin mang câu hỏi của bác hoanghac sang trang.



Tôi cũng là một fan hâm mộ của chị Liên Ròm , Vành Khuyên , Bếp Nhà Như , Gia Dụng Bếp và bà Maria Nguyễn . Tôi chỉ biết luộc trứng thôi , nhưng vì bx tôi hay táy nấu ăn , nay bày ra bún xào , phở , bánh ướt gì đó nên mua một cái máy Philips về làm bún tươi , mì tươi .

Nhưng có cái vần nạn là cái khuôn bánh phở của Philips , lỗ khá to 1.3 X 2.5 mm . Khi ra bánh phở đem trụn nước sôi , bánh phở to bản trông giống sợi mì Quảng .

Vừa qua có cô em về VN mua được 2 khuôn , bánh phở 0.6 mm X 1.6 mm và bánh hỏi . Cho vô máy Philips thì máy bị đứng , không thèm chạy . Tôi nghĩ vì là lỗ quá nhỏ nên máy không đẩy ra nổi hay là máy Philips quá yếu . Trên nét các bà đó show làm bún làm bánh phở trông hấp dẫn quá .

ACE nào có ý kiến hay xin giúp . Cám ơn .









tui hỏi bà chị tui bằng WhatsApp chụp lại anh coi, tự vì bà chị tui cũng có máy Philips: (Aufsatz là khuôn, Form là khuôn, Bis jetzt là cho đến nay. Xin lỗi phải dịch ra vì bà chị tui viết tiếng Việt mà chêm tiếng Đức)



https://i.imgur.com/0eMNw4Z.jpg

Triển
04-19-2018, 09:55 PM
Sau đó ông anh cũng trả lời có cái máy y chang. Nhưng cọng nhỏ mà ổng nói là cọng mì quảng của anh đó. Nghĩa là phải mua khuôn khác là "điều kiện cần", còn cách pha bột sao để ép cho ra (ví dụ nhảo hơn bình thường) là "điều kiện đủ". Tui viết theo kiểu khảo sát hàm số vậy anh về nói lại với chị để giải bài toán bánh phở được rồi đó. :)



https://i.imgur.com/lWnJ9fI.jpg

dulan
04-20-2018, 04:20 AM
...

Xin chào cả nhà,
Xin chào anh Hoàng Hạc,
Dulan có mẫu này làm bánh hủ tíu, làm bằng công thức này rất ngon, anh HH nói chị HH làm thử nha! (của Kim viết lại từ blog nào đó, rồi cho dulan, nên từ đó dulan làm bún và hủ tíu đều bằng công thức này, không cần phụ gia gì hết).
Thỉnh thoảng dulan làm bánh phở dai hơn nên thay một phần bột gạo bằng bột năng.



https://i.imgur.com/S0ABXLh.jpg?2


...



Thân mến và chúc vui,
Dulan


...






https://dtphorum.com/pr4/images/styles/Code/misc/quote_icon.png Originally Posted by Kim


200g bột gạo
30g bột năng
1 chút muối
150 ml nước nóng (khoảng 80 C)

1/Trộn đều bột, muối, cho vào máy
2/Đổ nước từ từ trong lúc máy trộn bột
3/Khi máy ép ra sợi bún, cho vào nồi nước đang sôi luộc vài phút, vớt ra xả nước lạnh.



...

dulan
04-20-2018, 08:04 AM
#TrùThần

Tui thấy Trù Thần Du Lan nên mở một lớp gia chánh miễn phí trên YouTube...






...



Xin chào cả nhà,

Xin cám ơn N5 và cả nhà bằng Turmeric milk nha!
https://i.imgur.com/X42VBgm.jpg?2



(làm video hổng nổi, cực quá N5 ưi!)


...


Thân mến và chúc vui,
Dulan


...

hoanghac
04-20-2018, 02:01 PM
https://3.bp.blogspot.com/-vhRepw61ibM/WtpUgp7bqTI/AAAAAAAAByE/WY__K8sl3gsb-UnNMdyZVFeoU_3RxrJ1wCLcBGAs/s320/KhuonBanhPhoNho.jpg

Chào cả nhà

Cám ơn các anh chị cho ý kiến . Xin lỗi vì hình chụp ngược . Bây giờ tôi đang dùng 1 loại cưa mỏng Scroll Saw Blade để cho lỗ dài ra khoảng 2.5 mm hoặc 3 mm .
Hi vọng sẽ nhào bột lỏng hơn . Khuôn origin thì ra bánh phở OK .

Triển
04-20-2018, 09:34 PM
...
(làm video hổng nổi, cực quá N5 ưi!)
...
Thân mến và chúc vui,
Dulan
...




Yeap, làm mấy vụ này không phải chỉ có sự đam mê thôi mà phải có thời gian nữa. :z14:

Triển
04-20-2018, 09:36 PM
https://i.imgur.com/vAP1nxU.jpg?1

Chào cả nhà

Cám ơn các anh chị cho ý kiến . Xin lỗi vì hình chụp ngược . Bây giờ tôi đang dùng 1 loại cưa mỏng Scroll Saw Blade để cho lỗ dài ra khoảng 2.5 mm hoặc 3 mm .
Hi vọng sẽ nhào bột lỏng hơn . Khuôn origin thì ra bánh phở OK .

Đây tui quay hình giùm anh rồi nè. :)
Ya, chắc là bột nhảo ra chút là ép ô cơ. Nhưng vậy là lúc luộc chắc phải khéo léo
để sợi không bị đứt ngang.
Thầy Hạc cũng cưng vợ dữ. Cưa từng lỗ. :z67:

dulan
04-21-2018, 02:13 AM
...


Xin chào cả nhà,

...


Hôm trước nghe chuyện cua nên dulan làm món ăn thanh thanh nhỏ nhỏ này góp phần vào Văn Hóa Ăn nha N5 và cả nhà!


Nạc cua tươi hay cua hộp:
https://i.imgur.com/pnEXOT4.jpg?2













Thịt cua thêm chút thính bánh mì, muối, tiêu, bột ngọt, dầu mè, hành ngò, trộn đều:
https://i.imgur.com/lwlkb44.jpg?2















Vo từng viên cua:
https://i.imgur.com/c8I4vKX.jpg?2















Lăn bột mì, trứng, hạt dẽ, hoặc mè trộn với thính bánh mì, chiên giòn.
Thêm lát cá hồi lạnh xông khói, cọng ngò rí làm duyên.
Cua viên chiên xù và cá hồi lạnh thơm giòn, ngon lắm:
https://i.imgur.com/kJ4saMK.jpg?2













Cua viên chiên xù và cá hồi lạnh (hoặc không có cũng được) có thể dùng làm món khai vị cho các bữa tiệc như sinh nhật, họp mặt cuối tuần, cưới hỏi v.v..., đều ngon và đẹp. (hôm kia làm mì rau chân vịt, thấy gốc rau màu hồng dễ thương nên trang trí một cách tự nhiên vậy mà)
Xin mời cua viên chiên xù:
https://i.imgur.com/yIFzoqL.jpg?2










...










Thân mến và chúc vui cuối tuần,
Dulan




...

hoanghac
04-21-2018, 02:59 AM
Chào anh Trien và Dulan

Dulan khéo tay quá .

Cám ơn anh Triển đã giúp hình quay lại đúng vị trí của nó . Nếu đúng như khuôn origin , nó 24 lỗ 1,6 mm x 3,2 mm . Thì diện tích tổng cộng là :

3.2 X 1.6 X 24 = 122, 88 mm2

Còn cái khuôn VN sau khi cạo sửa là 36 lỗ , mỗi cái 2,5 mm X 0,6 mm .

2.5 X 0.6 X 36 = 54 mm2

Nếu hôm nay BX tôi ép bánh phở không ra , chắc phải nhờ công ty Philips sản xuất ra máy khác có công suất gấp hai mới có bánh phở ăn được .

TB : Cái máy Phi này bột khô một chút cũng không được , ướt quá 1 chút cũng không chịu .

ntđl
04-21-2018, 07:03 AM
*

... Thầy Hạc cũng cưng vợ dữ. Cưa từng lỗ....

Thày năm nói nghe như thiệt.
Thày cò cưng gì vợ, ổng cưng cái bao tử ổng thì có.

Chừ đớp hít hổng còn được bao vì khẩu vị nú đã đông cứng, thành nghe nấu nướng cầu kỳ công phu quá xá dòm hết hồn luôn.
Lóng rày nú trường chay đúng nghĩa, mỗi bữa ăn xí cơm với rất nhiều đậu hũ.

Gằn sở có cái lò đậu hũ của các chú, làm bỏ mối khắp nơi. Mỗi thứ năm và thứ bảy, họ bán cho người tới mua lẻ, nhưng người mua phải mang hộp theo đậng đựng. Đậu hũ mới vớt từ thùng nấu ra còn bốc khói nóng hổi. Từ đậu cứng tới đậu mềm nhiều loại. Họ còn có cả đậu hũ un khói (ăn vô thấy mùi khói heng) và sữa đậu nành đủ mùi vị.

Thỉnh thoảng sáng thư bảy rảnh, tướng công ôm thùng đi hành lạc, tức đi mua đậu hũ.
Mà cái miệng tướng công chua chát ở nhà, nhưng ra ngoải lại mát lại ngọt, làm thím xẩm sanh lòng thương cảm đứng mày râu có lẽ, nàng lấy cái túi nylon to đùng vét hết đám đậu hũ râu ria đã cắt ra - đậu hủ trong khuôn to đùng, được cắt ra thành từng miếng, và cáic đáu mép bìa kêu bằng râu ria, sau khi xén ra sẽ được gom lợi làm đậu hũ hun khói - dụ tướng công bán rả lấy thảo với giá tượng trừng 1-2 bucks.
Ổng vác dzìa, thảy lên cân thường khi 3-4 ký là ít.

Mẹ bề trên của ổng lớp kho lớp nấu canh, lớp xào lớp muối, lơp nhồi xả ớt nhồi gừng... làm xong ăn mình ên, cha nội kia đớp vài miếng là tháo lui. Lóng rày tướng công đi mua đậu hủ, rồi ôm túi đậu hũ phước sương mang thẳng vào chùa cho mấy bà công quả dọn món.
Kết cuộc... sơ ngô đang từ từ trở thành ni cô Diệu-Đậu. Đây rồi sẽ kiếm chùa sư nữ gần gần vào tu, đậng thỉnh thoảng cha ngô tới dâng thánh lễ mia-sa giúp vui cho đừng quên đức chúa trời.
Nam mô a di đà ... amen.

Hai bé gái nhà o Lan nay bao lớn rồi ?
Good day hàng phố ôi
<3

dulan
04-21-2018, 10:34 AM
...

Xin chào và cám ơn ni cô Diệu Đậu, cám ơn anh Hoàng Hạc, chào N5 và cả nhà bằng những cánh hoa đầu tiên trong sân của năm 2018:
https://i.imgur.com/Ng03eSQ.jpg?2







...

Dạ nghe nhắc nên chạy vô cám ơn chị Lú Xì (2 đứa hết cao rùi nha chị, trong khoảng 160 cm tới 170 cm, nhưng cao hơn mẹ nó, hihi...)

Nghe chị nói đậu hủ nên dán bài đậu vô cho nhanh rùi đi sauna, vì mới dọn sân xong.

Chị Ngô ơi, làm đậu hủ dễ lắm, dulan làm một lúc ra được mấy món nè, đâu cần đi xếp hàng đâu!





Dulan làm tàu hủ ky, đậu hủ khuôn, đậu hủ nước đường, sữa đậu nành.



1 kg đậu nành

5 lít nước lạnh

Đậu nành ngâm khoảng 6 tiếng, xay nhuyễn, lọc nhiều lần cho hết xác.

Nấu lửa trung bình, vừa nấu vừa khuấy nhẹ kẻo dính đáy nồi:
https://i.imgur.com/tIBIacM.jpg










Khi sữa đậu nành sôi, hớt bọt bỏ đi.


Với 5 lít sữa đậu nành nấu chín này thì dulan chia làm hai phần:


Làm đậu hủ khuôn và đậu hủ nước đường.

Pha 2 muỗng canh giấm với chút muối cho vào 1 cái nồi, chế 2,5 lít sữa đậu nành vào nồi, đậy nắp khoảng nửa tiếng.


...





Múc ra chén, thêm nước đường thẻ nấu với gừng, thêm nước cốt dừa.
Đậu hủ nước đường:
https://i.imgur.com/uQxOLAn.jpg







...






Đậu hủ khuôn.
Dulan dùng nồi trên của nồi hấp hơi, trải khăn mùng lên, cho đậu hủ vào, gói lại, đặt lên nồi dưới của nồi hấp hơi cho nước chảy xuống, lấy 1 nồi nước dằn lên, để khoảng 4 tiếng:
https://i.imgur.com/l3stAzE.jpg












...



Nửa nồi sữa đậu nành còn lại, để lửa thấp 1 phần 4, chút xíu quay lại thấy màng sữa đậu nành đông lại:
https://i.imgur.com/FwoUy1I.jpg











Vớt khéo léo để lên giấy nướng bánh mì:
https://i.imgur.com/ZbAi2Y8.jpg










Khoảng 4 miếng là 1 vĩ, thì đem sấy bằng lò, ký hiệu quạt quay, 50 độ C:
https://i.imgur.com/OYHTrwQ.jpg











Sấy 3 vĩ cùng lúc cho nhanh, thỉnh thoảng thay đổi vị trí trên dưới của vĩ, và trở bánh khi thấy 1 mặt đã khô.
Tàu hủ ky: (tàu hủ ky làm chả chay ngon lắm, dulan từng làm rồi)
https://i.imgur.com/CYOVXtS.jpg










...





Sau 4 tiếng ép, có đậu hủ khuôn:
https://i.imgur.com/0vjUUzu.jpg











Đậu hủ khuôn có thể làm nhiều món như nấu canh cà, hẹ, hấp tương... v...v...
Đậu hủ khuôn cắt ra chiên, xào với bún, làm với nhiều món chay mặn...
https://i.imgur.com/IFFLK7s.jpg








...




Sữa đậu nành thêm chút đường, uống nóng hay lạnh, thơm ngon bổ khỏe:https://i.imgur.com/jD52wJg.jpg





...






Thân mến và chúc vui,
Dulan




...


Thôi, chạy đi sauna...


...

Triển
04-21-2018, 10:08 PM
*

... Thầy Hạc cũng cưng vợ dữ. Cưa từng lỗ....

Thày năm nói nghe như thiệt.
Thày cò cưng gì vợ, ổng cưng cái bao tử ổng thì có.

Thì một công hai chiệng mừ. :)




*Lóng rày tướng công đi mua đậu hủ, rồi ôm túi đậu hũ phước sương mang thẳng vào chùa cho mấy bà công quả dọn món.

Thi sĩ Nguyễn Bánh có viết vầy:


Cô muốn bàn tay ôm hũ nhẹ
Đừng làm ẩm thực thím chưa quen
Tay ông in vết lên đậu hũ
Chẳng có cô nào được phủi lên.


Ôi thế nà ghen quá mất dzồi. :z14:

Triển
04-21-2018, 10:11 PM
...


Nghe chị nói đậu hủ nên dán bài đậu vô cho nhanh rùi đi sauna, vì mới dọn sân xong.



Hình như trong bếp trù thần không thiếu món gì. :):)

ntđl
04-23-2018, 11:57 AM
*
ừa thày năm.
Chả ôm một bịch rìa đậu hủ to đùng 3-4 ký lô, mà giá có 2-3 bucks thôi. Chùa hổng có mống nào đủ khả năng dụ dỗ em xẩm ráo trọi. Còn đậu hủ hun khói giá tới 8 bucks ký lô lận. Đậu hủ khói hổng ai khoái ăn.
Rồi chùa nhờ mua dùm thì mình đi mua, cái công còn gấp mấy lần giá tiền đậu hủ chủa trả lợi. Nên rồi.... a hèm ... mấy bà dọn bữa cho chùa bèn trả bằng mấy đòn chả lụa chay, nghĩa là chả lụa làm bằng tàu hủ ki. Mới ăn thấy ngon, chừ ăn miết thấy ớn rồi. Và chuyện tướng công đi mua đậu hũ cho chùa tới nay vẫn còn đang tiếp diễn !

Thày năm nói tui đang ghen, mà hổng chịu nói ghen với ai, với thím xẩm bán đậu hủ (mỏ hô mắt hí, tiếng anh cà giụt cà lăm, nhưng tình yêu dành cho tướng công thì minh mông, y chang bịch rìa đậu hủ - bị má của thím do tướng công kê toa cắt thuốc một dạo - hay ghen mấy bà công quả trong chùa ?

Báo cho thày biết, tui vừa nhận vào trại bịnh một ông chủ garage sửa xe, có bà vợ nấu cơm VN bỏ mối. Trời thần ơi, tưởng tượng cái coi... đây rồi cứ tới lễ tết là tui có thức ăn VN đớp xình bụng luôn, còn tướng thì một năm hai bận thay bánh xe đông hè miễn phí, hổng kể mang xe check up free heng

Cái ni tây nó kêu bằng... collusion. Hourra... hourra...
Khai ra thày năm có ghen cũng đành, bị tui vốn ... có sao kể vậy thày năm ôi.
:z5:

hoanghac
04-23-2018, 12:53 PM
https://i.imgur.com/qftlVLj.jpg

Chào các bạn

Sau khi khoan lỗ hay đục lỗ hay dùi lỗ , BX tôi pha bột hơi lỏng 1 chút và mẻ bánh phở như vầy .

Triển
04-23-2018, 09:49 PM
Chào các bạn

Sau khi khoan lỗ hay đục lỗ hay dùi lỗ , BX tôi pha bột hơi lỏng 1 chút và mẻ bánh phở như vầy .

Chúc mừng thầy Cò. Vậy là tuần này dùng phở thay cơm rồi.:z67:










hay ghen mấy bà công quả trong chùa ?

Chính xác luôn. Vì Mông xừ Ngô phát thinh làm công quả thường xuyên. :)

thuykhanh
04-26-2018, 05:57 AM
Chào quí anh chị, em, bạn :103:

Có người nói các món sau là một sự phối hợp hài hòa giữa hai nền Văn hóa ẩm thực Bắc Nam:


https://i.imgur.com/Rp8j8Gv.png

Triển
04-26-2018, 07:18 AM
Không biết chơi vầy có hài hòa không, nhưng rõ ràng là món phở ăn với cháo quẩy là nhạc trưởng tàu cầm đũa quơ trước ban nhạc ta. Nghe nói chiêu này chỉ có ở Hà-Nội:

http://media.dulich24.com.vn/3ce92624-5a4e-4515-a777-2fa6622b2172-51.jpg

HXhuongkhuya
04-26-2018, 07:32 AM
Chào quí anh chị, em, bạn :103:

Có người nói các món sau là một sự phối hợp hài hòa giữa hai nền Văn hóa ẩm thực Bắc Nam:



https://i.imgur.com/Rp8j8Gv.png





@ Chị Khanh : Người miền Nam cũng thích dùng chung hai thứ xôi vò và cơm rượu như thế .
Nhìn ngon lắm chị Khanh . H đã dùng hết rồi . ( wink ) .Ý của H là H đã dùng hết dĩa xôi vò cơm
rượu chị gửi qua đố H rồi . :4:

@ Anh Triển , đúng là ở Hà Nội dùng với phở và các món ăn có nước súp như miến lươn , miến cua ...v.v.. Mà mình phải gọi quán mới mang ra cho thực khách .

thuykhanh
04-26-2018, 08:06 AM
Không biết chơi vầy có hài hòa không, nhưng rõ ràng là món phở ăn với cháo quẩy là nhạc trưởng tàu cầm đũa quơ trước ban nhạc ta. Nghe nói chiêu này chỉ có ở Hà-Nội:


Dạ, không phải là hài hòa Bắc Nam.
Nếu anh thay dĩa cháo quẩy bằng dĩa giá thì mình hoan nghênh nhưng xin bớt bánh phở lại.

tk có tô phở nấu hôm kia, có đuôi bò, filet mignon, bánh phở, hành tây, hành ta và ít cọng giá.
Anh cho mượn dĩa chanh nữa, tk không biết ăn cay.




https://i.imgur.com/YUt8WeO.png





Hương ơi, tk còn xôi vò cơm rượu để em và anh Triển mời khách nè:



https://i.imgur.com/WhraV8B.png

Triển
04-26-2018, 09:21 PM
Cám ơn chị TK. Chị TK viết tay trái hả?

thuykhanh
04-27-2018, 06:02 AM
Cám ơn chị TK. Chị TK viết tay trái hả?

Dạ không, tk cầm đũa tay trái và viết tay phải :1:
Lần này sơ ý, có hình cho người cầm đũa tay phải nè anh:



https://i.imgur.com/5ibEqfY.png

ntđl
04-27-2018, 07:58 AM
*

Hồi đó Nú thuận tay trái, chừng viết tay trái bị tía uýnh sưng tay luôn heng.
Chừ thì tía hổng còn để kiềm kẹp nhưng có thử viết tay trái mà hổng ra.
Chừng lấy chồng, mỗi lần ra tiệm luôn luôn phải ngồi bên trái tướng công đậng khỏi đụng đũa. Anh em nguyên một bày chỉ có 1 đứa tay trái cũng khổ !

Nói cho thày năm biết. Bữa hổm kể chuyện collusion. Sáng nay bà vợ ông garagiste mang cho 2 hộp đồ ăn, dám 2 người ăn xình bụng chưa hết. Thày năm có ghen ăn với nú thì la lên rồi gởi fed-Ex ship luôn qua bển cho thày ăn ké.

Chị TK.
Mới ở Phylly về nè, qua bển ăn giỗ thím tư, rồi tụi nhỏ mần món the so-called peking duck.
Chúng ra tiệm mua vịt quay quảng d8ông thường, về xẻ ra bỏ dĩa. Rồi chẻ hành lá (đầu và lá) cuốn với tí xà lách và đồ chưa ngâm dấm, chấm với hoi-sin.
Hoi-sin chúng pha lợi với mỡ hành phi, thêm nước cho bớt mận. Còn bánh cuốn thì dùng corrn tortillas. Tướng công thích nhưng Nú chê, vì hổng biết ăn vịt cũng hổng ăn hoi-sin sauce. Lóng rày thanh ni cô diệu đâu nên kiêng ăn thịt.
Dzây thày năm thích thì dọn món ni rồi cho nghe ý kiến heng.



https://www.youtube.com/watch? v=vsxWhbybX-A

Triển
04-27-2018, 08:16 AM
*
Dzây thày năm thích thì dọn món ni rồi cho nghe ý kiến heng.


tay đó cắt vịt không đúng. Cắt kiểu đó là vịt quay thất kinh chứ hẩm phải Bắc Kinh. Da gì cắt đại đại không giống ai.
Cắt vầy mới đúng nè ma đàm, miếng da rời, hình vuông á: :)



https://www.youtube.com/watch?v=8V8kSbau91I

thuykhanh
04-27-2018, 10:01 AM
Chào chị Lú,

Dạ, tật viết tay phải, cầm đũa tay trái của mình là bẩm sinh đó chị.
Năm nhỏ lên 4, ông già dạy con gái chữ quốc ngữ ở nhà; sau mấy tháng hè, biết đọc và viết rồi cho đi trường. Nếu mình viết tay trái, chắc cũng bị đánh sưng tay chứ không thoát đâu.

Hihihi, mỗi lần chị với anh Triển nói chuyện với nhau là mình cười rinh rích; hôm trước còn có thầy hạc và các bạn bên mục ngôn ngữ nữa!

Cảm ơn đã cho phố và mình những phút giây thoải mái và hiểu biết thêm (Thank you for a good time).:z57::z57:

Triển
04-27-2018, 10:31 PM
2 chị ơi, ngày xưa Việt Nam mình chậm tiến, không có những nghiên cứu khoa học trong suốt thời gian vì chiến tranh. Cha mẹ ông bà thực ra chỉ muốn tốt cho con cháu sợ bị thua thiệt nên mới ép vụ thuận tay trái thôi. Bây giờ đã hết rồi. Một đứa cháu bên vợ tui vẫn còn vì cô em đó ngốc nghếch, cậu em đó thì sợ vợ, rốt cuộc đứa trẻ bị khẽ tay oan uổng ở thế kỷ ..... 21. Thiệt tình.

thuykhanh
05-01-2018, 06:58 AM
Xin lỗi anh Triển, Chị Lú và các anh, chị, em, bạn. Hai ngày trước, có chút việc phải làm nên vô trễ.
Dịp nào thuận tiện sẽ xin kể về chuyện này, cũng là một kinh nghiệm ngồ ngộ.

Trường hợp của mình, mấy người bạn làm cùng nhà thương gọi là Ambidextrous anh à.
Kỳ lắm! Hình như hai bán cầu não có chia nhiệm vụ với nhau hay sao ấy:

_Viết, thêu may, đan ... là tay phải.
_ Cầm đũa, thái thịt ... thuộc phần tay trái. Lạng quạng cầm dao tay phải rồi ráng xắt thịt cho mỏng là... xắt vào tay.:4:

Triển
05-01-2018, 07:45 AM
Ambidextrous

Chị vô nhà thương mới biết chớ tui biết ở ngoài lãnh vực khác lâu rồi. Lãnh vực đá banh nè, lãnh vực phinh chưởng nè: Thiếm Hừa Y Mông nè, Tiểu Long Nữ nè, Châu Bá Thông nè, Hoàng Dung cũng có luôn, họ có khả năng đó đó. Còn cầu thủ cưng của mợ Dung, anh Rô cũng có khả năng này luôn, sút banh được cả hai chân. Các tay đàn dương cầm hay ho là đều có khả năng này. :z14: Bây giờ có thêm chị nữa.

Nhưng số người có khả năng đồng đều này ít hơn số người thuận một bên. Vụ này cũng thiệt luôn đó chị TK. :)

hoài vọng
05-02-2018, 08:06 PM
Tôi cũng đã tập hai tay hai súng , rút cục không dám vì sợ phe ta bắn phe mình :z51:

thuykhanh
05-03-2018, 08:28 AM
:z14: Bây giờ có thêm chị nữa.



Anh Triển chọc quê bcn ha!

tk có một người em trai cũng cầm đũa tay trái, dạy Toán lớp 12 và viết bảng bằng cả 2 tay.
Trở lại Văn hóa Ăn, mấy chục năm tk mới dùng lại món này dù rằng ở VN đã được ăn chừng hai lần. Có lẽ anh không nghĩ ra món gì đâu:



https://i.imgur.com/Z8QDyXq.png








Tôi cũng đã tập hai tay hai súng , rút cục không dám vì sợ phe ta bắn phe mình :z51:


Chào anh Hoài, anh không dám là phải, nguy hiểm quá mà!

Triển
05-03-2018, 08:45 AM
Trở lại Văn hóa Ăn, mấy chục năm tk mới dùng lại món này dù rằng ở VN đã được ăn chừng hai lần. Có lẽ anh không nghĩ ra món gì đâu:



https://i.imgur.com/Z8QDyXq.png




Dạ, rước chị. Chị cho dĩa bánh ướt với cái bánh tôm trông cứng ngắc ai dám ăn. Rước chị thời luôn đi. Miếng chả lụa còn thử thách hàng tiền đạo nữa, không buồn cắt ra cho vừa.







Tôi cũng đã tập hai tay hai súng , rút cục không dám vì sợ phe ta bắn phe mình

Dạ, Lính Đai Ca thọt tay ra vô không rút lộn súng đã là may mắn rồi. Chuyện bắn là thành siêu sao luân!

Thach Thao
05-03-2018, 09:51 AM
Dạ, rước chị. Chị cho dĩa bánh ướt với cái bánh tôm trông cứng ngắc ai dám ăn. Rước chị thời luôn đi. Miếng chả lụa còn thử thách hàng tiền đạo nữa, không buồn cắt ra cho vừa.


Anh Triển ui, bánh cóng ngó cứng dị đó chớ ăn dòn xộp a. Yum yum.
Thảo thích bánh cóng béo bùi có đậu xanh còn vỏ nấu chín pha chung
trong bột gạo. Ahihi anh Triển khó tánh à nheng, :z45:
dzọtttttttttttttttttty lẹ.

Triển
05-03-2018, 11:34 AM
anh Triển khó tánh à nheng, :z45:

Đâu có. Ở Sàì Gòn tiệm nước nào cũng để dĩa bánh này trên bàn cứng ngắc hà. Thiệt mà.

Triển
05-03-2018, 11:53 AM
Tiệm nước này chắc hôm đó gặp tui đi ngang nên dẹp hết mấy dĩa bánh tôm cứng đơ, chớ bình thường có. :z14:


https://2.bp.blogspot.com/-DQO9Ytsn06Q/U9sxY_jrtwI/AAAAAAAAI-c/0dk-u5ZTq40/s1600/7.jpg

Thach Thao
05-03-2018, 12:12 PM
Đâu có. Ở Sàì Gòn tiệm nước nào cũng để dĩa bánh này trên bàn cứng ngắc hà. Thiệt mà.
Ahihi anh Triển dzô tiệm nước mần chi? Tiệm bán nước:z45: mần gì có bánh
cóng ngon. Anh Triển có thích ăn bánh khọt hôn?

Platinum
05-03-2018, 05:14 PM
Tiệm nước này chắc hôm đó gặp tui đi ngang nên dẹp hết mấy dĩa bánh tôm cứng đơ, chớ bình thường có. :z14:


https://2.bp.blogspot.com/-DQO9Ytsn06Q/U9sxY_jrtwI/AAAAAAAAI-c/0dk-u5ZTq40/s1600/7.jpg

A5, cái bảng quảng cáo chữ nghĩa bình dân thấy thương ha? Tiếng Việt mình ngày xưa trong sáng và bình dị vậy . Chớ như bây giờ thì sẻ quảng cáo như ri:

"Nuoc ngọt con cọp siêu ngon, đầy đẳng cấp
Cà phê sạch - Điểm tâm chất lượng - Giải khát thiên nhiên không pha hoá chất
Nước ngọt con cọp có mùi gì P quên rồi, chỉ nhớ xá xị con nai

Chi TK vẫn khoẻ ạ? Thấy chị ra vô đây thường xuyên em mừng .

Triển
05-03-2018, 06:28 PM
Ahihi anh Triển dzô tiệm nước mần chi? Tiệm bán nước:z45: mần gì có bánh
cóng ngon. Anh Triển có thích ăn bánh khọt hôn?

Tiệm nước bán nước ngọt chớ không có bán đất, bán nước biển. Trong tiệm nước có bán điểm tâm đó TT. Nhưng mà TT nói đúng rồi, vô tiệm nước để uống nước chứ không phải để ăn bánh tôm cứng ngắc. Bánh khọt ăn chơi cho vui cũng thú vị lắm, nhưng gần nửa thế kỷ rồi tụi tui không có ăn nó nữa vì nhà không có khuôn đất để làm.




A5, cái bảng quảng cáo chữ nghĩa bình dân thấy thương ha? Tiếng Việt mình ngày xưa trong sáng và bình dị vậy . Chớ như bây giờ thì sẻ quảng cáo như ri:

"Nuoc ngọt con cọp siêu ngon, đầy đẳng cấp
Cà phê sạch - Điểm tâm chất lượng - Giải khát thiên nhiên không pha hoá chất
Nước ngọt con cọp có mùi gì P quên rồi, chỉ nhớ xá xị con nai

Yeap Platinum, dân Sài-Gòn nói tiếng Sài-Gòn :). Còn bây giờ dân Sài-Gòn nói tiếng Hà Lội, tiếng cao cấp. Nước ngọt con cọp cũng giống nước ngọt Phương Toàn Platinum ơi. Mùi xá-xị á.

thuykhanh
05-03-2018, 07:29 PM
https://i.imgur.com/Z8QDyXq.png






Dạ, rước chị. Chị cho dĩa bánh ướt với cái bánh tôm trông cứng ngắc ai dám ăn. Rước chị thời luôn đi. Miếng chả lụa còn thử thách hàng tiền đạo nữa, không buồn cắt ra cho vừa.

Thưa anh, tui ăn rồi, cảm ơn anh nhường.

Đây là bánh cống và bánh ướt tôi được ăn 2 lần hồi còn là sinh viên, ở sân trước đền thờ cụ Phan Châu Trinh (Dakao) nên còn có tên là bánh ướt Tây Hồ. Anh cho hỏi chữ "thời" có nguồn gốc ở đâu vậy.

Dạ, đi với bạn chứ không đi một mình. Khách ở đây có vẻ nhẹ nhàng, kín đáo chứ không xô bồ như những nơi khác.
Bánh cống được cắt theo chiều dọc làm tư, dễ ăn chứ không cứng, dòn ngoài nhưng xốp và mềm bên trong.
Chả chiên, cắt không dày như chả lụa nên gắp cắn được.

Tôi ăn trưa ở nhà hàng Nam Phương (Philly), thấy thực đơn có món bánh ướt mới nên gọi thêm mang về để dùng thử bữa chiều.
Cảm ơn anh đã mau chóng trả lời:z57:





https://i.imgur.com/leOX2Ap.png





@ Thạch Thảo và Platinum

Chị chào và cảm ơn hai em. Mình nói chuyện sau nha.:z57::z57:










https://i.imgur.com/dzhdkTG.png

Triển
05-03-2018, 09:20 PM
Thưa anh, tui ăn rồi, cảm ơn anh nhường.

Đây là bánh cống và bánh ướt tôi được ăn 2 lần hồi còn là sinh viên, ở sân trước đền thờ cụ Phan Châu Trinh (Dakao) nên còn có tên là bánh ướt Tây Hồ. Anh cho hỏi chữ "thời" có nguồn gốc ở đâu vậy.









Ủa sao tui cũng tới Dakao ăn bánh cuốn mà không gặp chị vậy chị TK. Phải rồi chắc tại tui ăn bánh cuốn Tây Hồ, còn chị ăn bánh ướt Tây Hồ nên hai tiệm khác nhau ha. Bây giờ gặp lại nơi đây thôi chào xả dao, ủa lộn xã giao nha. :z40: :z13:

Dạ, rước chị nghe: người Trung nói thời là ăn.

Thach Thao
05-03-2018, 09:22 PM
Tiệm nước bán nước ngọt chớ không có bán đất, bán nước biển. Trong tiệm nước có bán điểm tâm đó TT. Nhưng mà TT nói đúng rồi, vô tiệm nước để uống nước chứ không phải để ăn bánh tôm cứng ngắc. Bánh khọt ăn chơi cho vui cũng thú vị lắm, nhưng gần nửa thế kỷ rồi tụi tui không có ăn nó nữa vì nhà không có khuôn đất để làm.



:z55:Yup! Bánh khọt ăn chơi TT thích hơn bánh xèo lun đó.
Hôm hổm TT được ăn bánh căn hổng có miếng tôm nào ráo,
ăn cung dzui lắm.
Há lô cô Khanh, cô Lucy, chị Plat, chị Phia...

Thach Thao
05-03-2018, 09:30 PM
Bây giờ gặp lại nơi đây thôi chào xả dao, ủa lộn xã giao nha. :z40: :z13:


AHihi ‘xả dao’ là chit toi a. LOL:z45: :4:
Cô ui cô dễ thương quá hà,
anh Triển ảnh trêu cô miết Cỏ từ quạo đổi thành cừ gụng găng rùi. Ahihi.
:z56:

Triển
05-03-2018, 09:32 PM
Hôm hổm TT được ăn bánh căn hổng có miếng tôm nào ráo,
ăn cung dzui lắm.


Bánh căn trăng trắng nhìn không quen. Nhưng mà nghe nói bánh căn chấm đủ thứ. Có lần tụi tui được mời ra Nha Trang, nhà người quen bên vợ gần Xóm Bóng. Họ mời ăn bánh căn mà chấm mắm nêm. Lạ miệng quá cũng ráng khen nhưng ... không thật lòng. Chắc quen goût bánh xèo rồi, hoặc bánh khọt cũng vàng mà chấm nước mắm mần.

Thach Thao
05-03-2018, 09:49 PM
Bánh căn trăng trắng nhìn không quen. Nhưng mà nghe nói bánh căn chấm đủ thứ. Có lần tụi tui được mời ra Nha Trang, nhà người quen bên vợ gần Xóm Bóng. Họ mời ăn bánh căn mà chấm mắm nêm. Lạ miệng quá cũng ráng khen nhưng ... không thật lòng. Chắc quen goût bánh xèo rồi, hoặc bánh khọt cũng vàng mà chấm nước mắm mần.


Bánh căn của ngừ trung làm a anh Triển.
Hình như có chút cơm nguội dzô cho dẻo nữa.
yup TT dùng nước chấm chua ngọt kiểu ngừ nam
nào giờ quen rùi, TT hổng bít ăn mắm cáy của ngừ
bắc, hổng khen sợ họ bùn mà khen thì hổng đúng
cái bụng nên TT ăn món khác ahihi. Mắm cáy nuốt
hổng dzô, ngộ lắm lun.

Thach Thao
05-03-2018, 09:58 PM
@ Thạch Thảo và Platinum

Chị chào và cảm ơn hai em. Mình nói chuyện sau nha.:z57::z57:




https://i.imgur.com/leOX2Ap.png





https://i.imgur.com/dzhdkTG.png



Cô ui cô hai chén chè bình dân cho Cỏ 1 chén chị Plat 1 chén hén.
Cỏ hảo ngọt lắm lận.
Nhờ cô mang chén chè hôm nọ mời anh Triển ‘thời’ giùm Cỏ nheng cô.
Cô dzô phố thường nheng cô. :z58:

thuykhanh
05-05-2018, 09:25 AM
Đổi món khác vậy:


https://i.imgur.com/2ctfKrW.png


https://i.imgur.com/srS1vjr.png


@ Thạch Thảo:

Mình dùng chè hạt sen-nhãn nhục để trị bịnh khó ngủ thay vì dùng thuốc.
Buổi tối, ăn món này rồi đánh răng, súc miệng; vào giường và mở nhạc, nghe Con Thuyền Không Bến là ngủ say như em bé.

passenger
05-05-2018, 01:22 PM
https://i.imgur.com/2ctfKrW.png




bcn úi ui...
cái món ni ăn dzô là đêm sẽ bàng hoàng thổn thức khỏi ngủ luôn đó, dẫu 10 chén chè hạt sen nhãn nhục cũng chẳng kíu được đâu đó!
(sò huyết là queen bee, thị hến này là lady butterfly đó, hãi nhắm cơ!):z13:

ntđl
05-05-2018, 01:23 PM
*

À... bánh cuốn tây hồ.
Hồi đó tới đây đớp thường trực. Và "mối tình chân" của tui cũng diễn ra nơi đây.

Thời tui y hình tiệm mới khai trương hổng lâu, trong cái sân đền thờ được bày biện những bàn ghế thấp cho thực khách ngồi ăn.
Gánh bánh cuốn do một bà ngồi đổ, rồi bỏ dĩa bưng ra cho thực khách thời.
Chắc là hạp phong thổ hay được cụ tây hồ độ nên đát như tôm tươi.
Rồi một nồi tráng thành hai ba nồi, rồi 2 bàn tám chế thành năm bàn 20 ghế, v.v và v.v.
Bánh cuốn tây hồ hổng theo gu bắc kỳ, mà lai bạo khẩu vị, nên rồi có giá trụng, rau quế, và còn thêm bánh cóng bánh tôm
- bánh cuốn original ngoài bắc thiếu hẳn vụ này -.

Tui đi ăn ở đền tây hồ, đạp lên luôn lên chơn người khác. Rồi bi cái thằng đực rựa đưa đào đi ăn hàng lườm nguýt thị uy, giựt le với đào của nó.
Thằng ni vốn là người lối xóm hồi nhỏ, tui cứ mong được nó dòm xuống ngó ra mình (bị nó cao hơn tui ba cái đầu lận) nhưng thằng nọ tuyền ngó lên thôi.

Ba chục năm sau... gập lợi nó bên đây, tui hỏi vậy chớ con đào bị tui đạp lên chơn nay đâu dzồi, nó nói hổng biết, sau màn đi ăn bánh cuốn, con nọ thấy nó hung với con nít nên lấy cớ nghỉ chơi luôn ! Nó trách vì tui mà nó bị đào bỏ.
Rồi nó làm chi hở, thưa nó làm dưới quyền tui, muốn gập phải xin phép rồi chờ.
Chừ thì tui... ngó ngang thành cũng ít thấy.
Nó vẫn yên trí tui còn hầm nó chuyện đạp chơn đạp cẳng dạo nọ.
Tướng công nghe chuyện thở dài, nói phải chi hồi đó thằng nọ ngó xuống thì đời tướng công đâu mà tan nát đau thương như dzầy !

Mà tây hồ dạo nớ hổng có bánh ướt, chỉ tuyền bánh cuốn thôi.
Chắc VC vô, gia đình đã dời tiệm chăng, rồi có thêm món bánh ướt ?
Ngó dĩa bánh ướt của chị TK thấy lạ lẫm quá trời !
Vặy chị TK ăn ở sân đền Tây Hồ hay ăn trong tiệm.

Nhà tướng công ở Đa kao, nghe nói đám dào của ổng được ổng đãi ăn bánh cuốn mệt xỉu,
nhưng khi nớ nguyệt lão còn mắc bận chưa kịp se tơ, thành hai đứa có thể đã... cùng xì xụp (húp nước mắm) mà cùng hổng thấy (nhau chăng ? )

*

thuykhanh
05-05-2018, 07:10 PM
bcn úi ui...
cái món ni ăn dzô là đêm sẽ bàng hoàng thổn thức khỏi ngủ luôn đó, dẫu 10 chén chè hạt sen nhãn nhục cũng chẳng kíu được đâu đó!
(sò huyết là queen bee, thị hến này là lady butterfly đó, hãi nhắm cơ!):z13:

Thật tình bcn không hiểu! Đó là bữa trưa theo kiểu buffet ở nhà hàng La Croix trong Rittenhouse Square( Philly) cách nay gần một tháng.
Mình ăn có hai con à, còn lại là thử những khác như roast beef, trứng cá (caviar), sushi, tôm, các loại rau, trái cây, bánh...
Ngồi cùng phòng, phía bàn bên kia, có một gia đình người Á châu khác cũng khá đông, họ nói tiếng Anh nên bcn không biết đích xác là người nước nào.
Cảm ơn Psr cho hay, lần sau bcn không ăn hến nữa nha!:z57::z58::4:




https://i.imgur.com/JELYayQ.png









https://i.imgur.com/O3scF6a.png









https://i.imgur.com/JCvAuMd.png









https://i.imgur.com/1fVo8HC.png






https://i.imgur.com/zn1vO8s.png

thuykhanh
05-05-2018, 08:02 PM
*

À... bánh cuốn tây hồ.
Hồi đó tới đây đớp thường trực. Và "mối tình chân" của tui cũng diễn ra nơi đây.

Thời tui y hình tiệm mới khai trương hổng lâu, trong cái sân đền thờ được bày biện những bàn ghế thấp cho thực khách ngồi ăn.
Gánh bánh cuốn do một bà ngồi đổ, rồi bỏ dĩa bưng ra cho thực khách thời.
Chắc là hạp phong thổ hay được cụ tây hồ độ nên đát như tôm tươi.
Rồi một nồi tráng thành hai ba nồi, rồi 2 bàn tám chế thành năm bàn 20 ghế, v.v và v.v.
Bánh cuốn tây hồ hổng theo gu bắc kỳ, mà lai bạo khẩu vị, nên rồi có giá trụng, rau quế, và còn thêm bánh cóng bánh tôm
- bánh cuốn original ngoài bắc thiếu hẳn vụ này -.

Tui đi ăn ở đền tây hồ, đạp lên luôn lên chơn người khác. Rồi bi cái thằng đực rựa đưa đào đi ăn hàng lườm nguýt thị uy, giựt le với đào của nó.
Thằng ni vốn là người lối xóm hồi nhỏ, tui cứ mong được nó dòm xuống ngó ra mình (bị nó cao hơn tui ba cái đầu lận) nhưng thằng nọ tuyền ngó lên thôi.

Ba chục năm sau... gập lợi nó bên đây, tui hỏi vậy chớ con đào bị tui đạp lên chơn nay đâu dzồi, nó nói hổng biết, sau màn đi ăn bánh cuốn, con nọ thấy nó hung với con nít nên lấy cớ nghỉ chơi luôn ! Nó trách vì tui mà nó bị đào bỏ.
Rồi nó làm chi hở, thưa nó làm dưới quyền tui, muốn gập phải xin phép rồi chờ.
Chừ thì tui... ngó ngang thành cũng ít thấy.
Nó vẫn yên trí tui còn hầm nó chuyện đạp chơn đạp cẳng dạo nọ.
Tướng công nghe chuyện thở dài, nói phải chi hồi đó thằng nọ ngó xuống thì đời tướng công đâu mà tan nát đau thương như dzầy !

Mà tây hồ dạo nớ hổng có bánh ướt, chỉ tuyền bánh cuốn thôi.
Chắc VC vô, gia đình đã dời tiệm chăng, rồi có thêm món bánh ướt ?
Ngó dĩa bánh ướt của chị TK thấy lạ lẫm quá trời !
Vặy chị TK ăn ở sân đền Tây Hồ hay ăn trong tiệm.

Nhà tướng công ở Đa kao, nghe nói đám dào của ổng được ổng đãi ăn bánh cuốn mệt xỉu,
nhưng khi nớ nguyệt lão còn mắc bận chưa kịp se tơ, thành hai đứa có thể đã... cùng xì xụp (húp nước mắm) mà cùng hổng thấy (nhau chăng ? )

*



Thưa chị,

Tây Hồ là một trong những bút hiệu của nhà cách mạng Phan Châu Trinh nên ngoài Bắc không có bánh cuốn theo nghĩa này được.
Dạ, chị với anh Triển nói đúng! Bánh cuốn Tây Hồ.

Mình ăn ở đó hai lần hồi học năm cuối đại học. Từ năm thứ ba, mình vừa học, vừa dạy ở trường Hưng Đạo, mỗi tuần hai buổi sáng (8 giờ).
Qua năm thứ năm, Cô Thu Oanh, GS dạy mình Vạn Vật năm đệ tam ở trường Trưng Vương, bịnh nhiều, phải nằm nhà thương Grall.
Cô nhờ mình dạy giùm một lớp Vạn Vật đệ tứ buổi chiều. Vừa phần môn mới, vừa phần dạy khác buổi , mình không có đủ thì giờ học bài,
đã đậu kỳ thi tốt nghiệp khoá II đó chị.

Về câu chị hỏi, ở VN, mình ăn bánh cuốn ở sân trước đền thờ Cụ Phan Châu Trinh (Dakao), hồi đó (1969-1970), chưa có nhiều bàn đâu. Đó là lần đầu tiên nhỏ biết bánh cống.

Tháng trước, nhân tiện đi chợ Hùng Vương, mình đã ăn bún bò ở Nam Phương (Philly), thấy thực đơn có món mới là Bánh ướt, mình tò mò gọi thêm để mang về nhà ăn thử, có bánh cống nữa. Muốn ăn bánh cuốn, mình làm ở nhà với nhân tôm thịt, hợp miệng hơn.
Cảm ơn chị chia sẻ, phục tài nhớ lâu của chị luôn! :z57::z58:

Triển
05-05-2018, 09:55 PM
*


Thằng ni vốn là người lối xóm hồi nhỏ, tui cứ mong được nó dòm xuống ngó ra mình (bị nó cao hơn tui ba cái đầu lận) nhưng thằng nọ tuyền ngó lên thôi.


Tướng công nghe chuyện thở dài, nói phải chi hồi đó thằng nọ ngó xuống thì đời tướng công đâu mà tan nát đau thương như dzầy !




Phản đối Ma đàm!
đại ca đó cao hơn nương nương 3 cái đầu mà biểu y giòm xuống, nương nương giòm lên thì thấy cái ... gì? Sao tui nghi nương nương phóng đại quá.

http://malen-malerei.de/sites/default/files/u1/mensch/proportion-mensch.png

(* cách vẽ thân thể con người theo đúng tỉ lệ: http://malen-malerei.de/proportionsregel-menschen-zeichnen)

Triển
05-05-2018, 10:04 PM
Dạ, chị với anh Triển nói đúng! Bánh cuốn Tây Hồ.



Thì đó. Tui nói thiệt mà thiên hạ cứ khoái vu khống là tui chọc giận chị. Cũng may chị nhận lỗi sai, hổng giống tổng thống.

ốc
05-06-2018, 07:35 AM
Thì đó. Tui nói thiệt mà thiên hạ cứ khoái vu khống là tui chọc giận chị. Cũng may chị nhận lỗi sai, hổng giống tổng thống.

Vậy đỡ tốn trăm ba chục ngàn.

Triển
05-08-2018, 12:53 AM
Vậy đỡ tốn trăm ba chục ngàn.

Ở đây có mấy chị vu khống. Nếu phải trả là phải lập quỹ cơ.

Triển
05-08-2018, 01:00 AM
Cá Anh Vũ - Loài cá huyền thoại

Những người đi bắt cá anh vũ không bao giờ dùng đến cần câu, bởi có câu cả ngày cũng không câu được. Cá anh vũ chỉ sống ở sâu trong các hang đá vì chúng ưa nhiệt độ lạnh. Ngư dân phải cầm theo lưới và tự mình lặn sâu xuống dưới nước.

http://muabanthuysan.vn/profiles/muabanthuysanvn/uploads/attach/thumbnail/1398054315_caanhv%C3%BA.jpg
Phần miệng có hình thù giống với mõm lợn khá đặc biệt của loài cá anh vũ

Loài cá huyền thoại

Nhiều người vẫn thường hay nghe kể về loài cá anh vũ, còn được gọi là loài cá tiến vua nổi tiếng mang đầy những màu sắc huyền thoại. Thế nhưng, không phải ai cũng từng có “duyên” để được nhìn thấy loài cá này để xem hình thù thế nào, dài ngắn, nặng nhẹ ra sao, chứ chưa kể đến việc được thưởng thức loài cá mà chỉ có vua chúa ngày xưa mới được dùng.

Trước đây, ngư dân ở Cao Bằng vẫn thường hay kéo nhau ra sông Gâm đoạn chảy qua thị trấn Pác Miều (Bảo Lâm) để tìm săn cá anh vũ. Bởi lẽ, nơi đây có hai con suối Nà Làng và suối Nam Quang cùng đổ vào sông Gâm, hai bên núi đá dựng đứng có nhiều hang hốc, nên cá anh vũ sinh sống rất nhiều.

Tuy nhiên, do quá quý, cá anh vũ trở thành mục tiêu săn bắt đến mức bị tận diệt. Chẳng phải riêng những tay săn cá lão luyện ở Bảo Lâm mà vô số người từ nơi khác cùng kéo về. Họ thành phường, thành đội ngày đêm bám lấy sông bắt cá. Đặc biệt dân từ Hà Giang, Việt Trì (Phú Thọ) lên sông Gâm, họ trang bị lưới và phương tiện tàu thuyền, đánh bắt hiện đại. Lưới được giăng kín dòng sông, sau đó họ dùng kích điện, cá to, cá nhỏ đều bị bắt hết, khiến loài cá anh vũ một thời là thứ “báu vật” trời ban bỗng dưng biến mất.

Dòng Bằng Giang vốn bắt nguồn từ vùng núi Nà Vài cao 600 m, chảy theo hướng tây bắc - đông nam qua biên giới Việt - Trung ở Thuỷ Khẩu, rồi nhập vào sông Tây Giang ở Long Châu. Đây là sông lớn thứ hai trong hệ thống sông Kỳ Cùng. Chiều dài của sông trên đất Việt Nam là 108 km.Tưởng chừng như cái cơ duyên được tận mắt nhìn thấy loài cá huyền thoại của tôi đành phải dang dở, nhưng may mắn thay, theo sự mách bảo của những tay săn cá, giờ muốn tìm cá anh vũ chỉ có đến dòng sông Bằng, tôi liền dùng con “ngựa sắt” đi thẳng một mạch đến nơi để đi tìm loài cá tiến vua.

Lang thang trên phía bờ sông hồi lâu, cuối cùng tôi cũng tìm được ông Phùng Văn Quảng, một ngư dân hiếm hoi trên dòng Bằng giang. Khi tôi hỏi ông Quảng về loài cá anh vũ quý giá hiện vẫn còn sinh sống tại dòng sông này, tưởng chừng ông sẽ thuộc vanh vách mà kể cho tôi nghe, nào ngờ lão ngư này lại tỏ ra ngây ngô như chưa hề biết. Đến khi tôi phải sử dụng đến công nghệ, dùng điện thoại cho ông Quảng xem một tấm hình ở trên mạng, ông Quảng mới cười khì khì mà bảo rằng: “Ở đây chúng tôi chẳng ai gọi là cá anh vũ đâu, toàn gọi là cá mõm lợn thôi”. Quả thực là khi ông Quảng nói tôi cũng chột dạ, bởi lẽ nhìn hình ảnh về loài cá huyền thoại thì đích thực có thấy phía mõm trông như mõm lợn.

Ông lão trong gia đình đã 3 đời truyền nhau cái nghề gắn với sông nước kể rằng: “Cá anh vũ sống theo bầy đàn , con cá trông giống như con cá trôi (dân câu hay gọi là trắm trôi Ấn Ðộ) lớn nhưng bộ vảy óng ánh, sặc sỡ. Cá anh vũ chỉ ăn rêu suối, sống ở nước xiết, nên thịt săn chắc, thơm ngon và tinh khiết vô cùng. Cũng do sống ở nước xiết, nên cá phải có cái miệng cực khoẻ để há ra, bám vào vách đá cho khỏi bị trôi đi, để cái miệng ấy hằng ngày hằng giờ cạo vào rêu đá, bóc rêu ra ăn. Lâu dần cái mõm cá hóa ra giống cái mõm lợn, vì vậy mà người dân hay gọi là cá mõm lợn cho nó xuôi tai. Cá anh vũ mỗi khi bắt được phải đem thả vào nước thật sạch và thay nước liên tục vì cá này rất dễ chết. Chỉ cần bắt lên bờ thả vào nước không sạch vài ba tiếng là chết ngay. Thời trước, mỗi khi bắt được cá mõm lợn lớn một chút, người dân thường phải đem tiến lên vua chúa, nếu cố tình giấu để ăn hoặc bán bị phát giác sẽ chịu tội nặng”.

Sinh nghề tử nghiệp

Một điều đặc biệt là những người đi bắt cá anh vũ không bao giờ dùng đến cần câu, bởi có câu cả ngày cũng không câu được. Ông Quảng nói, cá anh vũ chỉ sống ở sâu trong các hang đá vì chúng ưa nhiệt độ lạnh. Người đi bắt cá anh vũ phải cầm theo lưới và tự mình lặn sâu xuống dưới nước.

Một thợ lặn không những phải có sức khoẻ để đủ sức lặn sâu, mà còn phải có tài nghệ dùng lưới quây cá. Cách tốt nhất để đi săn cá anh vũ là phải có 3 người, cùng lặn xuống đáy sâu rồi mỗi người cầm một góc lưới để quây kín các hốc đá, rồi sau đó mới đánh động để cá chạy ra ngoài. Càng là những hôm trời lạnh thì khả năng bắt được cá anh vũ lại càng cao. Phải lặn xuống sâu, nhiệt độ nước lạnh nên những tay thợ săn đều phải cắn răng uống nước mắm nguyên chất mà lặn xuống, ngậm ống tiro, đeo kính lặn để lần mò. Không ít người, vì lặn sâu quá bị sức ép đến ứa máu tai máu mũi rồi chết mất xác dưới lòng sông chỉ vì loài cá huyền thoại. Vất vả như thế, vậy mà may mắn bắt được con cá, ai cũng chỉ biết hân hoan ngửa mặt nhìn trời, coi như trời cho. Một năm bám trụ trên dòng sông, chỉ cần mươi lần bắt được cá anh vũ cũng đã là một điều hạnh phúc lắm với mỗi ngư dân.

Cá anh vũ cũng rất kì lạ, có con cá dù sống lâu cũng chỉ to hơn cổ tay một chút, nhưng có con lại to đến gần 3kg, ông Quảng vẫn nhớ như in kỷ niệm khi ông còn nhỏ, vào đúng dịp sát tết, đám ngư dân trong làng đi đánh cá đã bắt được một con cá anh vũ loại “khủng”. Sau khi đám thanh niên mang đi cân tay tính được 2,6kg. Cả làng hôm đó đã mở tiệc ăn mừng, khi mổ bụng cá ra, ruột của cá anh vũ hẹp và mảnh nhưng lại rất dài, dễ đến vài chục mét. Có lẽ vì chỉ chuyên ăn rong, rêu mềm nên ruột cá anh vũ mới đặc biệt như vậy.

Quý hiếm là thế nên cái giá của loài cá anh vũ cũng không phải là nhỏ, người ta sẵn sàng bỏ ra tiền triệu để một lần được thưởng thức thứ của ngon vật lạ mà ngày xưa chỉ có vua chúa mới được ăn. Thông thường, chỉ riêng ở các quán nhậu ở huyện quanh khu vực sông Gâm, muốn thưởng thức 1kg cá anh vũ, khách cũng phải bỏ ra ít nhất là 1 triệu đồng. Những tay ngư dân thuộc dạng tinh khôn, sau khi bắt được cá anh vũ là lấy xe máy phóng cấp tốc xuống trung tâm thị xã Cao Bằng để bán cho những tay buôn chuyên mua cá anh vũ mang về xuôi bán cho các nhà hàng làm đặc sản.

Để thưởng thức loài cá huyền thoại, theo ông Quảng thì ngon nhất vẫn là món hấp cá,do cá anh vũ có tình hàn nên sau khi cá được rửa sạch rồi mổ sẽ được ướp với gừng, muối và mắm ngon, sau đó đặt cá lên trên một lớp lá gừng rồi đưa vào hấp chín. Đây là món được ưa chuộng nhất vì hấp cá sẽ giữ được nguyên trạng và thơm ngon hơn bất cứ các món chế biến khác.

Khi ăn thịt cá anh vũ, người ta thường ăn với khế xanh, chuối xanh và bánh tráng mỏng, các loại rau như tía tô, dấp cá, xương sông... đều là những vị thuốc bổ trợ cho thịt cá anh vũ. Ngoài ra còn có thể nấu giấm mẻ, nướng chả, và kho như kho tộ ăn với cơm. Nhiều người còn nói rằng, loài cái anh vũ còn chữa được một số bệnh về nhiệt và bồi bổ thận.

Trong lúc nguy cơ về sự tuyệt chủng của loài cá đã được cảnh báo và ghi trong sách đỏ thì mới đây, một tin vui vừa xuất hiện khi đã có kỹ sư ở Phú Thọ thực hiện việc nhân giống thành công loài cá huyền thoại này và đã mang thả lại vào môi trường tự nhiên để gây dựng lại nguồn gen cá quý hiếm. Hy vọng, trong một tương lai không xa, thứ “báu vật” sông nước tưởng chừng đã một đi không trở lại sẽ được sinh sôi nảy nở như đã từng có ở sông Gâm huyền thoại.


/* nguồn: http://muabanthuysan.vn/chi-tiet-tin/ca-anh-vu-loai-ca-huyen-thoai.html

Triển
05-11-2018, 01:01 AM
‘Ngân hàng thực phẩm’ miễn phí cho người cao niên từ 60 tuổi
May 10, 2018


https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Food-1.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Thùng thực phẩm của ngân hàng thực phẩm được tình nguyện viên giao lên xe cho cao niên. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Linh Nguyễn/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) – Ngân Hàng Thực Phẩm Orange County (Orange County Food Bank) thuộc Hội Community Action Partnership, một hội bất vụ lợi, được biết đến nhiều qua chương trình trợ giúp thực phẩm (CSFP) miễn phí cho người cao niên trong cộng đồng. Địa chỉ của ngân hàng thực phẩm là 11870 Monarch St. Garden Grove, CA 92841. Giờ mở cửa từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều, Thứ Hai đến Thứ Sáu. Điện thoại (714) 667-0717 để biết địa điểm.

“Điều kiện rất dễ dàng. Không bắt buộc là công dân Mỹ hay thường trú nhân. Luật mới không cần giấy tờ chứng minh thu nhập hay giấy chứng của ngân hàng. Chỉ cần từ 60 tuổi trở lên, đem theo căn cước có hình và xác nhận có thu nhập hàng tháng theo tiêu chuẩn hiện thời là $1,316 cho một người, hay $1,784 cho hai người trong gia đình là có thể được lãnh thực phẩm ngay.” bà Trudy Wilson, giám đốc chương trình thực phẩm nói với nhật báo Người Việt.


https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Food-2.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Nhân viên người Việt tiếp một vị cao niên tới làm giấy tờ trước khi lãnh thực phẩm. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Với gia đình ba người, tiêu chuẩn thu nhập hàng tháng là $2,252; bốn người là $2,720; năm người là $3,188; và cho sáu người là $3,656.

Theo bà Wilson, mỗi tháng một người hội đủ điều kiện sẽ được lãnh một thùng thực phẩm cân nặng khoảng 30-32 pounds, gồm khoảng mười loại, như hai hộp cốm (cereal), một hay hai hộp thịt, hai bình nước trái cây loại nửa ga lông, hai hộp sữa tươi, một túi gạo hay mì Ý, bốn hộp rau, hai hộp trái cây, một hũ bơ đậu phọng, một hộp pho mai 2 pounds, một gói sữa bột mỗi hai tháng.

Bà giải thích thủ tục giấy tờ chỉ tốn khoảng năm phút là xong.

Đặc biệt trong Tháng Năm, có hai ngày phát thực phẩm tại công viên Garden Grove Park (góc Westminster/Bushard) gần trung học Bolsa Grande. Đó là Thứ Sáu, 4 Tháng Năm, từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều; và Thứ Năm, 24 Tháng Năm, cũng từ 9 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Food-3.jpg?resize=696%2C572&ssl=1
Bảng giới hạn số tiền thu nhập khi tham gia. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

“Sau khi xuất trình thẻ căn cước và xác nhận thu nhập đúng tiêu chuẩn quy định, người tham gia được cấp ngay một phiếu cho tháng hiện tại, và một phiếu cho tháng sau. Kế đó, người cao niên chỉ cần lái xe tới trạm phát trên lối ra. Nhân viên sẽ giao thùng thực phẩm, hay rau quả, tùy trường hợp,” bà nói thêm.

Bà giám đốc cũng cho biết trong tháng trước, ngân hàng thực phẩm phát ra khoảng 24,000 thùng cho quý vị cao niên.

“Trong số đó, người gốc Á Châu khoảng 12,919 người. Người Việt chiếm khoảng 80% của số người gốc Á,” bà nói.

Bà Wilson giới thiệu một số nhân viên gốc Việt, như ông Đạo Vũ, quản lý chương trình; ông Phú Phan, nhân viên kỹ thuật điện toán (IT), và một số người khác, như ông Minh Bùi, Hải Hoàng, và cô Jennifer Nguyễn.

Theo ông Đạo, đa số nhân viên người Việt đều có thời gian phục vụ hội từ 15 đến 20 năm.

Về người nhận, trong mười người đến nhận thực phẩm, có khoảng năm, sáu người là người Việt.

https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/04/Food-4.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Khu chuẩn bị thực phẩm vào thùng. (Hình: Linh Nguyễn/Người Việt)

Ông Tony Nguyễn, 76 tuổi, cư dân Garden Grove, cho biết: “Tôi tham gia được vài năm. Tôi uống nước trái cây nhiều hơn là ăn rau đóng hộp.”

Bà Mai Nguyễn, 78 tuổi, cư dân Fountain Valley, chia sẻ: “Mỗi tháng tôi đều nhờ người quen chở đi lãnh. Gia đình tôi được hai thùng. Mấy đưa cháu ngoại của tôi rất thích hộp phô mai và bơ đậu phộng.”

Ông Hoa Trần, 75 tuổi, cư dân Garden Grove, tâm sự: “Tôi nhận thực phẩm hàng tháng. Có cũng giúp những người lãnh tiền già cố định như chúng tôi tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Những món nào chúng tôi ăn dư, bà xã tôi nấu chè đậu đỏ, làm cốm cho mấy đứa cháu.”

“Còn mấy hộp phô mai, tôi để dành khi về Việt Nam, làm quà cho bà con. Họ thích lắm. Dễ gì có được cả thỏi phô mai chính gốc mà ăn!,” ông nói thêm.

Theo lời bà Wilson, ngoài địa điểm trên, ngân hàng thực phẩm còn phát tại hơn 20 thành phố khác nhau, như Anaheim, Buena Park, Costa Mesa, Huntington Beach, Irvine, La Habra, Midway City, Orange, Placentia, San Clemente, Santa Ana, Seal Beach, Stanton… và Westminster.

Ngoài ra, bà Wilson cũng cho biết các hội bất vụ lợi cũng có thể đến mua thực phẩm và vật dụng với giá rẻ, để đem phát trong các chương trình phục vụ xã hội của các hội đoàn bất vụ lợi (501-c3).

Cô Allison Cuff thuộc đại học Orange Coast College cho biết trường này mới có chương trình giúp thực phẩm cho sinh viên: “Hôm nay chúng tôi đến để mua thực phẩm cho chương trình mới thành lập.”

Ngoài giờ mở cửa thường lệ, ngân hàng thực phẩm cũng mở cửa cho tình nguyện viên làm việc vào Thứ Bảy, từ 8 giờ 30 sáng đến 10 giờ 30 sáng, và từ 11 giờ sáng đến 1 giờ trưa. Hội luôn cần sự giúp đỡ của các tình nguyện viên để phục vụ nhu cầu rất lớn.

Mọi chi tiết về chương trình trợ giúp thực phẩm, xin liên lạc bà Trudy Wilson tại số điện thoại (714) 897-6670 ext 3610, hay email: twilson@capoc.org.

Trang web: www.capoc.org.

Hội Community Action Partnership of Orange County được thành lập từ năm 1964, mỗi năm phục vụ trên 950,000 người có thu nhập thấp dưới mức nghèo đói do liên bang quy định. (Linh Nguyễn)

–—————
Liên lạc tác giả: linhnguyen@nguoi-viet.com




/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/ngan-hang-thuc-pham-mien-phi-cho-nguoi-cao-nien-tu-60-tuoi/

thuykhanh
05-14-2018, 07:05 AM
Nhờ cô mang chén chè hôm nọ mời anh Triển ‘thời’ giùm Cỏ nheng cô.

Đây là chén chè Thạch Thảo nhờ mang vào mời anh Triển:




https://i.imgur.com/gswwcU4.png

Triển
05-14-2018, 10:00 AM
Dạ cám ơn chị nhiều nhưng mà xin rước chị thời. Tui thì không dám ăn. Nội dung thì không biết sao chớ hình thức nhìn thấy ngại quá. Nhìn cái thành miệng chén giống như là lọ nồi dính tám năm mấy chưa rửa vậy. hihihi j/k

thuykhanh
05-14-2018, 12:08 PM
Dạ cám ơn chị nhiều nhưng mà xin rước chị thời. Tui thì không dám ăn. Nội dung thì không biết sao chớ hình thức nhìn thấy ngại quá. Nhìn cái thành miệng chén giống như là lọ nồi dính tám năm mấy chưa rửa vậy. hihihi j/k




Đa sự! Người gì mà tinh mắt quá vậy!

Ăn chè chứ có phải ăn chén đâu. Chè đích thân Thạch Thảo nấu chứ có phải tui nấu đâu mà chê.
Anh đọc nguyên văn Thạch Thảo viết đây nè:

"Chè thơm vị hoa bưởi, béo bùi vị hột sen, nước dừa nấu với hột sen xay nhuyễn và sen nghuyên hạt, có cả dừa non nữa.
Cỏ mời dùng cho dễ ngủ đó nheng".




https://i.imgur.com/ls994sM.jpg?1

ốc
05-14-2018, 12:22 PM
Ông Hoa Trần, 75 tuổi, cư dân Garden Grove, tâm sự: “Tôi nhận thực phẩm hàng tháng. Có cũng giúp những người lãnh tiền già cố định như chúng tôi tiết kiệm ngân quỹ gia đình. Những món nào chúng tôi ăn dư, bà xã tôi nấu chè đậu đỏ, làm cốm cho mấy đứa cháu.”

“Còn mấy hộp phô mai, tôi để dành khi về Việt Nam, làm quà cho bà con. Họ thích lắm. Dễ gì có được cả thỏi phô mai chính gốc mà ăn!,” ông nói thêm.




Có tiền mua vé máy bay về Việt nam mà cũng đi lĩnh thức ăn cho người lô in căm.

Triển
05-14-2018, 09:28 PM
Đa sự! Người gì mà tinh mắt quá vậy!

Ăn chè chứ có phải ăn chén đâu.

Nhiễu sự! Trong văn hoá sống có văn hoá ăn đi kèm nè chị, rước chị đọc: Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.






Có tiền mua vé máy bay về Việt nam mà cũng đi lĩnh thức ăn cho người lô in căm.

Mấy hộp thức ăn này nếu cân đo thì cũng không lớn hơn cái bao tử mà đòi trói buộc tự do của người nhận sao thầy Ốc?

ốc
05-15-2018, 10:35 AM
Em nghĩ là những người đó chắc không cần mấy thùng thức ăn nhưng vẫn tham xin về, lại còn khoe là đem đi cho lại người khác. Chả biết bác đó một năm đi VIệt nam mấy lần mà để dành phô mai đem về làm quà. Phô mai chứ có phải là lương khô quân tiếp vụ đâu mà giữ được lâu? Cái vé đi về Việt nam cũng cả nghìn bạc là ít, lại còn tiền tiêu pha (tiền quà cáp cho bà con không tính vì đã có thỏi phô mai chính hiệu "dễ gì có được"). Nếu có tiền đi chơi thì chắc có thu nhập hàng tháng cao hơn "tiêu chuẩn hiện thời ... có thể được lãnh thực phẩm".

Bên kia em thấy chị Lú chê người Hai ti là "dân có của, thượng lưu, sang trọng quí phái..." mà cũng xin di dân, vì thấy họ diện láng cóong, xịt nước hoa thơm phức, kéo Sam xô nai, cầm iphone ipad, nên em cũng bắt chước.

thuykhanh
05-15-2018, 11:39 AM
Mì lạnh Bình Nhưỡng

Tác giả: Từ Thức




https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/05/Mi-Lanh-01.jpg?w=800&ssl=1

Món mì lạnh Bình Nhưỡng được phục vụ tại bữa tiệc của lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In. (Hình: Getty Images)



Hình ảnh lưu truyền nhiều nhất trên các mạng xã hội, sau cuộc gặp gỡ giữa lãnh tụ Bắc Hàn Kim Jong-Un và Tổng Thống Nam Hàn Moon Jae-In, không phải là cái bắt tay lịch sử, nhưng là tô mì lạnh. Đầu bếp của Kim đã nấu đặc sản Bắc Hàn, mì lạnh Bình Nhưỡng, Pyongyang Naengmyon, thết đãi phái đoàn Nam Hàn.

Sau bữa tiệc ở Bàn Môn Điếm, khu phi quân sự giữa hai nước, người ta xếp hàng dài, cả giờ, trước những tiệm ăn để được thưởng thức món mì lạnh, tại Nam Hàn, hay những thành phố trên thế giới có tiệm ăn Hàn, nhưng thất vọng vì không còn một ghế trống.
Với tôi, món mì lạnh Bình Nhưỡng gợi lại một kỷ niệm về chuyến đi Nam Hàn lần đầu, năm 1966 hay 67 gì đó, trong phái đoàn báo chí VN Cộng Hòa được chính phủ Nam Hàn mời. Tôi là người trẻ nhất trong đoàn, vừa là sinh viên Văn Khoa vừa viết báo. Những vị khác, đàn anh lớn hơn 10, 20 hay 30 tuổi như Trần Nhã ( chủ bút Saigon Post ), Hà Thượng Nhân, Phan Nghị…hầu hết đã qua đời.

Mỗi người có một cô hướng dẫn viên. Cô hướng dẫn viễn của tôi, cũng họ Kim ( photo, chụp tại Bàn Môn Điếm ), ngoài những cuộc thăm viếng trong chương trình chính thức, một hôm mời tới nhà ăn Pyongyang Naengmyon, vì bố mẹ cô là người gốc Bắc Hàn, cũng như gia đình tôi là Bắc Kỳ di cư.

Trời lạnh khủng khiếp, nhà không có lò sưởi, tôi chờ được ăn một tô mì nóng. Nhưng đó là một tô mì lạnh. Mì Bình Nhưỡng phải ăn thật lạnh. Nghe nói càng lạnh càng ngon. Nhà không có tủ lạnh, người ta xúc một chậu tuyết trong vườn, đặt tô mì ở giữa. Nước dùng nấu thịt , thả một gói mì sợi dài, càng dài càng tốt - mì dài tượng trưng cho sự trường thọ, mời khách mà sợi mì không đủ dài là một sự khiếm nhã -, trên để một miếng thịt bò hay thịt gà, với củ cải, kim chi, khoai lang thái sợi, hay vài khoanh trứng luộc. Phải là tay thiện nghệ mới hút hết sợi mì.

Tôi ăn, không thấy mùi vị gì, hay mùi vị kỳ kỳ, khó nuốt. Vừa ráng ăn, vừa nghĩ tới một tô phở tái , chín, nạm, gầu nóng hổi, khói bay nghi ngút.

Sau này, mỗi lần ghé Séoul hay Pusan ( Busan ), lại được đưa đi ăn mì Bình Nhưỡng. Mì lạnh đối với người gốc Bắc Hàn cũng như phở với người Việt. Nghĩ tới ăn là nghĩ tới mì lạnh. Vẫn không thấy ngon, mặc dù thiên hạ trầm trồ khen ngợi và tiệm ăn là tiệm có tiếng.

Có thể vì không hợp khẩu vị của mình. Cũng có thể vì cuộc gặp gỡ lần đầu với mì lạnh không để lại một kỷ niệm ấm cúng, đúng hơn, lạnh giá. Giống như cuộc gặp gỡ lần đầu với một người tình, nó để lại một dư vị rất lâu.
Kim rất dễ thương, hơn cả dễ thương, với một gã nhà báo sinh viên trẻ, lúc đó tóc tai như người thường, nhưng căn nhà quá lạnh với một người đến từ miền nhiệt đới, nắng chang chang quanh năm.



http://www.danchimviet.info/wp-content/uploads/2018/05/2018-05-08-0001-696x929.jpg

Bức ảnh tác giả chụp cùng cô hướng dẫn viên họ Kim tại Bàn Môn Điếm những năm 1966-1967.



Nhà không có lò sưởi, tủ lạnh, vừa ăn vừa run như người mắc chứng Parkinson, vừa thở ra khói. Dân địa phương mặc ba bốn lần áo. Đó là lần đầu tôi diện manteau, trùm khăn kín cổ ăn cơm khách.

Nam Hàn là một nước nghèo, chậm tiến. Nhà cửa ngoại ô lụp xụp. Ở phi trường, thấy người ta xếp hàng đón một người lính từ VN về phép . Lương lính đóng ở ngoại quốc gởi về có thể nuôi cả một gia đình đông người, ở một xứ không có kỹ nghệ, đa số lêu bêu chẳng có nghề ngỗng gì.
Thành phố xấu nhất thế giới, vô duyên nhất thế giới, theo tôi, là Manilla, Philippines. Ngoại ô Hán Thành lúc đó không hơn gì Manilla.

Sau này, mỗi lần tới, hết hồn thấy Nam Hàn thoát xác mau lẹ. Từ một nước nghèo, chậm tiến, thua miền Nam VN về mọi phương diện, từ kinh tế tới văn hóa, họ trở thành một cường quốc, bỏ cái anh VN bệ rạc xa lắc , xa lơ đằng sau.

Nam Hàn được xếp trong những nước nghèo nhất, có PIB thấp nhất trong những nước Phi và Á Châu những năm 60, bắt đầu vùng dậy từ những năm 80, ngày nay trở thành cường quốc kinh tế thứ 12 trên thế giới
Phe ta chỉ còn hơn họ ba chuyện, đó là:
1. Tô phở, so với mì lạnh ,
2.cái ngu dốt và
3. cái huênh hoang, khoác loác. Huênh hoang bởi vì ngu dốt.

Phở cũng dở chứng, với bánh phở ngâm hóa chất, xương bò hầm với thuốc rửa nhà cầu. Một ngày nào đó, trước một tô mì lạnh khó nuốt và một tô phở dễ chết, cũng đành phải nhắm mắt ăn mì lạnh.

Từ Thức

Triển
05-16-2018, 05:55 AM
Bên kia em thấy chị Lú chê người Hai ti là "dân có của, thượng lưu, sang trọng quí phái..." mà cũng xin di dân, vì thấy họ diện láng cóong, xịt nước hoa thơm phức, kéo Sam xô nai, cầm iphone ipad, nên em cũng bắt chước.

Cái nào của Lú hay thì bắt cái nào của Lú dở thì chước. Theo mình thì hành động nào thuộc về nhân đạo thì mình chỉ đi về con đường đó, đừng bẻ trái, rẽ phải. Cũng như y tá bác sĩ ra trận gặp tướng giặc giãy đành đạch sắp tiêu thì nhào vô cứu chớ hỏi thẻ căn cước, à không giòm quần áo họ phe bên nào làm chi. Công việc của mình là chữa bệnh mờ. Đi phát cơm cũng vậy, người ta nghèo mới đi xin, chứ ai thời nhà của ăn của để thừa mứa ra đó nhà năm ba cái mà đi xin bao giờ. Thành thử mình chỉ nên chú trọng việc có đủ thức ăn để phát không thôi chứ chú trọng việc khác mần chi. Ý thức hệ hay ý thức xệ của họ là của họ, mình phát thì mình cứ phát. Họ có tham đem về VN thì họ cũng cho người khác chớ cũng chưa phải đem bỏ rác, vậy là cái thức ăn đó cũng được xử dụng vào bao tử. Không có uổng.

Thach Thao
05-16-2018, 08:26 AM
Dạ cám ơn chị nhiều nhưng mà xin rước chị thời. Tui thì không dám ăn. Nội dung thì không biết sao chớ hình thức nhìn thấy ngại quá. Nhìn cái thành miệng chén giống như là lọ nồi dính tám năm mấy chưa rửa vậy. hihihi j/k




á ui mạnh miệng nheng anh Triểnnnnnnnnnn, :102:
Ahihi anh Triển hổng cừ ‘hihihi j/k’ là Tt giựn a. :111::102::102:
Beau lão anh Triển phá quá xá lun.
‘Đa sự’, ‘nhiễu sự’ là gì T hổng bít lun, bít chít liền.

ốc
05-16-2018, 02:03 PM
Theo mình thì hành động nào thuộc về nhân đạo thì mình chỉ đi về con đường đó, đừng bẻ trái, rẽ phải. Cũng như y tá bác sĩ ra trận gặp tướng giặc giãy đành đạch sắp tiêu thì nhào vô cứu chớ hỏi thẻ căn cước, à không giòm quần áo họ phe bên nào làm chi. Công việc của mình là chữa bệnh mờ. Đi phát cơm cũng vậy, người ta nghèo mới đi xin, chứ ai thời nhà của ăn của để thừa mứa ra đó nhà năm ba cái mà đi xin bao giờ. Thành thử mình chỉ nên chú trọng việc có đủ thức ăn để phát không thôi chứ chú trọng việc khác mần chi. Ý thức hệ hay ý thức xệ của họ là của họ, mình phát thì mình cứ phát. Họ có tham đem về VN thì họ cũng cho người khác chớ cũng chưa phải đem bỏ rác, vậy là cái thức ăn đó cũng được xử dụng vào bao tử. Không có uổng.

Em đồng ý ngay, nhưng người đi nhận cũng không nên công khai kể lể khoe khoang chuyện đem về Việt nam làm quà, vì thế nghĩa là họ thật sự không cần thiết. Bài báo viết bằng tiếng Việt nhưng vẫn có khi người Mỹ bảo thủ đọc được họ sẽ nghĩ là có sự lợi dụng, rồi đòi cắt giảm những thứ phúc lợi xã hội cho mọi người. Tục ngữ gọi là "nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư." The sin of sincerity,

Triển
05-16-2018, 09:40 PM
á ui mạnh miệng nheng anh Triểnnnnnnnnnn, :102:
Ahihi anh Triển hổng cừ ‘hihihi j/k’ là Tt giựn a. :111::102::102:
Beau lão anh Triển phá quá xá lun.
‘Đa sự’, ‘nhiễu sự’ là gì T hổng bít lun, bít chít liền.

Người mình có câu thành ngữ là một nụ cười bằng mười tô phở. Bây giờ tui cười là coi như đáp lễ cho cô Thảo 10 tổ phở rồi nha:

https://pbs.twimg.com/profile_images/608660949772279810/2wFhhxlH_400x400.jpg



Còn cái chuyện chị Thuỵ Khanh mắng tui đa sự nghĩa là lắm chuyện. Tui phúc đáp lại là nhiễu sự, nghĩa là rách việc. Ông bà mình có câu ăn miếng trả miếng. Từ đầu đến chân (viết chữ tới cũng ổn) tui đâu có ăn miếng nào vẫn trả sòng phẳng ... "rấp ben" luôn. Tính theo thời giá Mỹ Âu là sộp rồi đó ( > 250 ngàn). :)

Triển
05-16-2018, 09:51 PM
Em đồng ý ngay, nhưng người đi nhận cũng không nên công khai kể lể khoe khoang chuyện đem về Việt nam làm quà, vì thế nghĩa là họ thật sự không cần thiết. Bài báo viết bằng tiếng Việt nhưng vẫn có khi người Mỹ bảo thủ đọc được họ sẽ nghĩ là có sự lợi dụng, rồi đòi cắt giảm những thứ phúc lợi xã hội cho mọi người. Tục ngữ gọi là "nhanh nhẩu đoảng, thật thà hư." The sin of sincerity,

Chỉ có người bảo thủ mới nhanh nhẩu rồi thành đoảng thôi. Bởi vì một bên là từ thiện bên kia là nhân quyền. Từ thiện và nhân quyền không có liên quan với nhau. Không thể cứ nghĩ theo sách lược chánh trị của Việt Cộng mà toan tính lợi hại được. Việt cộng thì chuyên dùng thủ đoạn bóp bao tử. Cho mày ăn no thì khiển mày chạy Đông chạy Tây. Đi lại là nhân quyền. Muốn đi đâu cũng được. Lãnh có hũ mắm mà bị bịt miệng không dám nói mình đi du lịch Việt Nam thì cái món quà đó quá nguy hiểm. Hơn cả sắc lệnh tổng thống.
Có thế người nhận "khoe khoang" kia là người miền Nam. Ruột để ngoài da. Nói ăn không được, ăn không hết nên lấy để dành đem về VN cho con cháu họ ăn. Đó là họ bộc bạch hai sự thật. Về VN chơi và lấy của xin biếu kẻ khác. Vấn đề thu nhập họ thấp phải xin thực phẩm và vấn đề họ đi chơi nếu đem lên bàn cân đo vẫn còn lệch lạc về lý. Nếu họ cắc ca cắc củm dành được tiền vé máy bay để bay về VN chơi thì cũng không có gì gọi là quá đáng. Huống chi phô mai đem ra rồi thì cũng không ai hốt về. Ban phát mà tính toán chi li quá thì gọi là bủn xỉn.

Triển
05-18-2018, 11:20 PM
https://i.imgur.com/qftlVLj.jpg

Chào các bạn

Sau khi khoan lỗ hay đục lỗ hay dùi lỗ , BX tôi pha bột hơi lỏng 1 chút và mẻ bánh phở như vầy .



Lên báo Người Việt là thành phong trào rồi:

http://view.nguoi-viet.com/14597437/player (https://www.nguoi-viet.com/tv-nguoi-viet-bep-viet/cach-lam-bun-bang-may-philips-pasta/)

Triển
07-23-2018, 09:41 PM
Little Saigon: Thức ăn miễn phí đâu chỉ cho người nghèo

July 23, 2018


https://i1.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/07/FOCUS01.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Thứ Hai đến Thứ Năm, cứ trưa đến là có cơm miễn phí. (Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Đằng-Giao/Người Việt

WESTMINSTER, California (NV) – Để phục vụ trẻ em lẫn người lớn trong cộng đồng vào dịp Hè năm nay, cơ quan bất vụ lợi FOCUS Orange County tổ chức phát bữa trưa cho mọi người tại công viên Sigler Park, ngay phía sau Family Resource Center, 7200 Plaza St, Westminster, CA 92683.

Bốn ngày trong tuần, từ Thứ Hai đến Thứ Năm, những thiện nguyện viên này phát thức ăn từ 12 giờ 15 đến 1 giờ trưa.

Bà Gina Nunes, giám đốc Family Resource Center, nói: “Nhóm FOCUS Orange County đến đây phát thức ăn từ năm ngoái, cũng vào mùa Hè. Mỗi bữa trưa, họ phân phát cho khá đông người, thường là 100 phần. Có hôm đông người đến một lúc thì chúng tôi cho người trong văn phòng ra giúp họ cho kịp.”

Bà thêm: “Hôm nào còn dư thì họ để ngay trên bàn tại công viên cho ai muốn lấy thì lấy chứ họ không đem gì về cả.”

Hôm nay, Thứ Hai, 23 Tháng Bảy, chưa đến 12 giờ mà các thiện nguyện viên đã có mặt để chia thức ăn vào từng hộp. Thực đơn là ức gà ướp rau thơm và mì Ý.

Ngoài món chính, mỗi phần ăn còn có phô mai, xà lách tươi, trái cây tráng miệng và một chai nước. Thức ăn nằm gọn trong hộp, trừ chai nước. Thiện nguyện viên trao từng phần ăn cho cư dân kèm với một nụ cười thân thiện.

Ai đến cũng có phần. Không ai phải đưa giấy tờ gì cả.


https://i2.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/07/FOCUS02-1.jpg?resize=696%2C703&ssl=1
Ức gà với pasta thơm phức. Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Cô Ileena Ross, cư dân Westminster, gật gù nuốt thức ăn rồi nói: “Tôi thích đến đây lấy thức ăn vì họ coi ai cũng là bạn. Chỗ khác, nhiều người làm như họ ban bố cho mình làm tôi ăn không thấy ngon chút nào.”

Bà Dorothy F. Murray, cư dân Westminster, vừa ăn vừa nói: “Họ không chỉ cho riêng con nít mà bất cứ ai đến, họ cũng vui vẻ tiếp rước. Tôi ăn ở đây là lần thứ sáu rồi. Thức ăn vừa miệng và có vẻ như là ‘home-made’ nên tôi thích. Nói thật, tôi thừa tiền ra mua fast food, nhưng tôi rất thích thái độ thân thiện của họ.”
Các em vui vẻ lãnh phần ăn. Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Bà Murray cho biết bà sẽ đóng góp cho nhà thờ trước khi các thiện nguyện viên của FOCUS Orange County chấm dứt chương trình mùa Hè năm nay của họ. “Tôi đã hỏi trước rồi, 23 Tháng Tám là ngày cuối của họ. Hôm đó, tôi sẽ ký tặng nhà thờ một cái check,” bà hứa hẹn.

Em Sheila Fernando khen thức ăn ngon hơn ở nhà và em thích ra công viên ăn trưa vì thoáng mát hơn ở nhà nhiều. “Ăn xong, em sẽ cùng các bạn đến ‘Splash Pad’ ở đàng kia (cuối công viên),” em cười. “Hôm nay mẹ bạn Andria chở em đến đây ăn với hai bạn nữa.”

Đa số các trẻ em đến lấy thức ăn là những em sẽ đến chơi ở “Splash Pad” như Sheila. Nhiều em ăn không hết, bỏ hộp vào ba lô để sau khi chơi nước xong sẽ ăn tiếp.

Thỉnh thoảng cũng có người gốc Việt đến lãnh phần ăn. Họ đi thành nhóm vài người, có vẻ rụt rè. Có một bà, ở tuổi cao niên, đi một mình.

Bà Tammy Thắm Nguyễn, cư dân Westminster, âm thầm đến lấy hai phần ăn rồi ra công viên ngồi ăn.

Trước mặt bà là một hộp mở sẵn, hộp thứ nhì, bà cất trong túi xách để dưới chân.

“Bây giờ tôi ăn một hộp, hộp kia, chiều tối tôi ăn. Mùa Hè, mấy đứa con tôi đi chơi tới khuya mới về. Có mấy hộp này, tôi đỡ lách cách bếp núc. Họ làm lạt lắm, phải thêm muối ăn mới được,” bà khuyên. “Tuần rồi tôi có ra lấy thức ăn rồi. Kệ, mình không lấy, còn dư, họ bỏ cũng vậy.”

https://i0.wp.com/www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2018/07/FOCUS03.jpg?resize=696%2C522&ssl=1
Bữa picnic trưa đông vui. Hình: Đằng-Giao/Người Việt)

Ông James Frank, một người vô gia cư, cũng lấy hai hộp thức ăn. Ông giải thích: “Một hộp cho tôi, một hộp cho người bạn bị sưng chân, hôm nay phải nằm một chỗ.”

“Đây là lần thứ nhì tôi lấy thức ăn ở đây. Đồ ăn ngon. Hơi nhạt nhưng cũng được,” ông nhún vai.

Anh Dan Doherty, thiện nguyện viên, dừng phân chia thức ăn để nói: “Tất cả những món ăn do chúng tôi phân phát từ nay đến hết Hè đều do chúng tôi đi chợ mua về và tự nấu rồi đem đến đây.”

“Thường thì họ nấu tại nhà thờ St Luke’s Antiochian Orthodox, Garden Grove rồi đem đến đây. Nhưng thỉnh thoảng cũng có thức ăn nấu ở nhà thờ ở Costa Mesa, nhưng rất hiếm,” ông cẩn thận nói thêm.

Em Christina Ghaly, học sinh lớp 12 trường Los Alamitos, làm thiện nguyên viên, nói: “Em tình nguyện làm giúp nhà thờ đến khi em đi học lại. Làm ở đây rất vui vì mọi người đều là người tốt cả.”

Bà Denise Uriarte, giáo viên trường Anaheim Elementary, phân trần: “Tôi mới tình nguyện ở đây và chỉ làm đến ngày 8 Tháng Tám thôi vì tôi phải đi dạy. Tôi thích không khí thân thiện của FOCUS Orange County, như là một gia đình lớn vậy.”

Các thiện nguyện viên cùng cho biết sang năm, họ sẽ quay lại với công việc này.

Tại California, ngoài Orange County, cơ quan FOCUS còn có chi nhánh ở San Diego nữa.

Ngoài ra, FOCUS có tại Cleveland và Columbus ở Ohio, Twin Cities, Minnesota, Detroit ở Michigan, West Central và Pittsburgh ở Pennsylvania và St Louis ở Missouri.

Năm nay, nhóm FOUS Orange County có mặt tại Family Resource Center, Westminster từ 9 Tháng Bảy đến 23 Tháng Tám. (Đằng-Giao)


/* nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/little-saigon-thuc-mien-phi-dau-chi-cho-nguoi-ngheo/

Triển
12-22-2018, 10:02 PM
https://www.youtube.com/watch?v=EXNHXnXSsEU

Triển
08-24-2019, 10:28 PM
Nếu là tỉ phú tui sẽ mở nhiều nhà tế bần như vầy ngay tức thì :z51:
Chi phí mỗi năm chỉ có một triệu. Làm tỉ phú chi bao giờ mới hết tiền cho một nhà tế bần.
Cho nên phải mở nhều nhà tế bần.



https://www.youtube.com/watch?v=bMUiU-MNwpw

Triển
12-15-2020, 12:13 AM
Một miếng khi đói bằng gói khi no.




Hunger spikes, demand rises for US food banks

By Silvia Martelli
BBC News, Washington DC

9 hours ago

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/15D5F/production/_115993498_tv064413392.jpg

Food banks across the country are straining to meet rising demand during the pandemic, even in some of the country's wealthier regions.

Karla Candelario, 30, never thought she and her husband would have to rely on a food bank to feed their family.

Before the pandemic, the couple, who live in Loudoun, Virginia, were getting by with their combined salaries, Karla caring for the elderly and her husband working in construction.

But last June, Candelario lost her job. "That's when everything changed," she says.

The sudden loss of income and an unexpected and necessary $3,000 (£2,250) dental procedure that Candelario had to undergo put the family, which includes four children - an 11-year old, a nine-year-old, and four-year-old twins - under serious financial strain.

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/C11F/production/_115993494_4.jpg
Courtesy San Franscisco Marin Food Bank - Volunteers pack bags of food at the San Francisco-Marin Food Bank

They have recently been so "high in debt", Candelario says, that they have depended on Loudoun Hunger Relief, a food pantry in Leesburg, Virginia, to put food on the table.

The Candelarios are not alone in their unforeseen struggles.

More Americans are going hungry than at any point during the Covid-19 pandemic, according to data by the Census Bureau.

One in eight Americans reported they sometimes or often did not have enough food in November, according to a recent census survey.

Nearly 26 million adults - 12% of all adults - reported in that their household had food shortages in the past week, according to Household Pulse Survey data collected in November.

Overall, food insecurity has doubled since last year, reaching the highest level since 1998, when data about US household ability to get enough food was first collected.

Although hunger is not new in America, the pandemic has had a major impact. Food insecurity has become a widespread national issue sparing not even some of the wealthier regions.

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/84AE/production/_116066933_imagefromios-1.jpg
Courtesy Loudoun Hunger Relief - Loudoun Hunger Relief has seen a big spike in need

Since early November, not far from Trump National Golf Club in Virginia, in an area that used to have some of the lowest hunger rates in the country, Loudoun Hunger Relief fed between 750 and 1,100 households a week - a 225% average increase from its pre-pandemic weekly average.

"We saw folks who had just never needed to access this type of resource before," says executive director Jennifer Montgomery.

"It was obvious that they were very much one or two pay checks away from being in serious trouble."

The San Francisco-Marin Food Bank, which operates in some of the richest US counties - San Francisco and Marin - has been serving about 60,000 households, double its pre-Covid average, says its executive director, Paul Ash.

Before coronavirus, the elderly and the underemployed accounted for the majority of the food bank's clients, but there has been a recent influx of service workers who have been disproportionately hit by the pandemic, Ash says.

Economic conditions are the main causes behind hunger, says Diane Whitmore Schanzenbach, an economist and the director of Northwestern University's Institute for Policy Research.

Food insecurity rates spiked at the end of March, when pandemic lockdowns made the US economy stumble.

The situation slightly improved as businesses slowly reopened. Another help was the $2.2tn federal relief package, passed by Congress in late March, which included unemployment benefits, incentives for businesses to keep workers on the payroll, and support for food programmes.

But the economic conditions "have softened again," says Prof Schanzenbach, and benefits for millions of Americans are due to expire.

Unless Congress, which has been deadlocked on the issue since the summer, soon agrees on a new coronavirus stimulus package, some 12 million workers will see aid benefits, including certain jobless benefits, end on 31 December.

Families with children have been the most affected, for a variety of reasons.

As schools closed, many parents had to hire babysitters or decide whether one parent would stop working to stay home and care for the children - choices often resulting in less income, says Montgomery, from Loudoun Hunger Relief.

Children staying home also means higher utility bills and extra meals to prepare.

Millions of children get free or reduced-price meals at school, says Prof Schanzenbach, "and losing access to that really hurts" for families already on the brink.

Throughout the pandemic, food banks and pantries have provided millions of Americans with much needed food.

"They give us a lot," says Candelario. "Chicken, beef, vegetables, beans, eggs, cheese, bread, cereal, coffee, cream… I always hope to get chicken so that I can make arroz con pollo, my kids' favourite."

Loudoun Hunger Relief gives the family enough to make three healthy meals a day for as many as 14 days, she says.

She goes grocery shopping only when the food pantry cannot provide other miscellaneous items, like paper towels, shampoo and dish soap.

The food pantry packs everything in regular grocery bags to protect families' privacy and to remove as many barriers as possible to the service.

"We are cognisant that it's not easy to show up here and to ask for help," says Montgomery.

https://ichef.bbci.co.uk/news/976/cpsprodpb/10F3F/production/_115993496_5.jpg
Courtesy SF-Marin Food Bank - Cars lining up at the San Francisco-Marin Food Bank

Prior to the pandemic, families could drop by the food pantry at any time and choose between a variety of products, alongside the basics. Due to Covid-19, it now strictly operates on a curbside pickup model and requires advance appointments, made online or by phone.

The online appointment system was created because the influx of calls "was so high that we just couldn't get to the phone fast enough to take them all", says Montgomery.

The only requirement to receive food is to be a resident of the county and, so far, the pantry has managed to never turn a client away - but this might not be sustainable for much longer.

They are "very concerned" about what the new demand is going to be and whether they can continue to meet it, says its executive director.

With benefits about to expire and Christmas holidays around the corner, "which are always financially stressful", says Ash, it is very likely that more people will need help.

This makes it crucial for Congress to quickly pass another Covid-19 aid package, says Prof Schanzenbach, as food banks cannot keep operating at this rate, which is "impressive but certainly not sustainable".

"There's real urgency to get more relief at the hands of families," she says.

Candelario is about to start a part-time job at a gas station and hopes that this will help her family's finances get back on track.

But in the meantime, the family has no choice but to keep going to the food pantry, she says.

"We have to go in order to feed the kids. We do it for them."


/* src.: https://www.bbc.com/news/world-us-canada-55307722

ốc
12-15-2020, 12:26 AM
"We have to go in order to feed the kids. We do it for them."


Nghèo khó thì ai cũng có thể mắc vào, nhưng chịu đẻ tới 4 đứa con thì thuộc loại điếc không sợ túng.

#Khẩu (súng) trang

Triển
12-15-2020, 12:29 AM
Trời cho nhiêu hứng nhiêu mà.

(* tránh phá thai)

Triển
07-20-2021, 12:05 AM
Miếng ăn là miếng tồi tàn

Hơn 6 triệu học sinh California được ăn trưa miễn phí, lớn nhất nước Mỹ
July 19, 2021

SAN FRANCISCO, California (AP) – Khi trường học ở California mở cửa lại vào mùa Thu năm nay, tất cả 6.2 triệu học sinh tại các trường công lập tiểu bang sẽ được cho ăn bữa trưa miễn phí, bất kể lợi tức của gia đình ở mức nào.

Chương trình ăn trưa miễn phí này thực hiện được là nhờ có sự thặng dư ngân sách bất ngờ, và sẽ là lớn nhất trên toàn nước Mỹ.

https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2021/07/TS-Lunch01-071921.jpg
Nhân viên nhà trường chuẩn bị phần ăn trưa cho học sinh. (Hình minh họa: George Frey/AFP via Getty Images)

Các giới chức nhà trường, các nhà lập pháp, các tổ chức chống đói nghèo, và giới phụ huynh bày tỏ sự hoan nghênh, coi đây là bước tiên phong nhằm không để học sinh sợ xấu hổ vì nhận phần ăn miễn phí, và cũng để giúp cho các học sinh gia đình nghèo, không đủ ăn.

Bà Erin Primer, giám đốc dịch vụ thực phẩm tại học khu San Luis Coastal Unified School, ở vùng Trung California, nói rằng: “Đây là một sự kiện lịch sử, thay đổi đời sống nhiều người.”

Một số thành phố lớn ở Mỹ, gồm cả New York, Boston và Chicago, hiện đã cung cấp bữa ăn trưa miễn phí cho tất cả học sinh. Nhưng cho tới gần đây, việc tiểu bang cung cấp chương trình ăn trưa cho mọi học sinh vẫn bị coi là quá tốn kém và không thực tế.

California là tiểu bang đầu tiên có chương trình này và tiểu bang Maine ngay sau đó cũng loan báo một kế hoạch tương tự.

Bà Primer nói: “Chúng ta đã tạo ra được sự bình đẳng trong vấn đề bữa ăn trưa tại trường.”

Việc gia tăng ngân sách cũng sẽ giúp bà cung cấp thêm những món ăn ngon miệng hơn, phẩm chất cao hơn, như bánh mì mới hơn, rau tươi hơn cùng là phó mát (cheese) từ các nhà sản xuất địa phương.

Theo luật liên bang hiện hành, một gia đình bốn người phải có mức lợi tức dưới $34,000 mỗi năm mới được cho ăn trưa miễn phí tại trường, và phải dưới $48,000 mới được giảm bớt tiền ăn.

Mức độ này thay đổi hàng năm, nhưng tùy thuộc vào các chỉ tiêu về nghèo của chính quyền liên bang, vốn không kể tới vật giá đắt đỏ và thuế cao ở các tiểu bang như California.

Thượng Nghị Sĩ Brian Dahle, thuộc đảng Cộng Hòa, đại diện một khu vực vùng nông thôn, nói ông hỗ trợ kế hoạch này vì đây là cách để giúp cho các gia đình gặp khó khăn do vật giá đắt đỏ ở California. Ông cho hay từng thấy các trẻ em phải lấy thêm hoặc lấy phần ăn thừa của các bạn khác tại trường con ông đi học.

“Đối với nhiều đứa trẻ thì đây là bữa ăn tối của chúng, và chúng để dành mang về hoặc lấy từ dĩa của các bạn khác không ăn hết,” cũng theo lời ông Dahle. (V.Giang) [kn]


/* src.: https://www.nguoi-viet.com/hoa-ky/california-mo-chuong-trinh-hoc-sinh-an-trua-mien-phi-lon-nhat-nuoc-my/