PDA

View Full Version : Du địa



Triển
10-04-2018, 12:35 AM
Không hiểu luôn. "du địa" là cái gì ta? (https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?4792-Tr%C3%A2m&p=232592&viewfull=1#post232592) :z16:


https://i.imgur.com/2JoJP1c.png

Nhã Uyên
10-04-2018, 03:24 AM
chắc bỏ quên lưỡi câu trong chữ du - dư địa

Triển
10-04-2018, 08:55 PM
chắc bỏ quên lưỡi câu trong chữ du - dư địa

Xin hỏi cô Nụ tiếp là "dư địa" là gì? :z51:

(* Dư thừa tiền bạc? Khẩm địa?)

phiulinh
10-04-2018, 10:39 PM
Ặc ặc... Mọt giấy Triển Anh mà cũng biết chữ khẩm địa giang hồ nữa ta.
"địa mà du", chắc 'cha' này muốn nói liquidation.

Triển
10-04-2018, 10:52 PM
Ặc ặc... Mọt giấy Triển Anh mà cũng biết chữ khẩm địa giang hồ nữa ta.

"Ta khờ khạo lắm ngu ngơ lắm
Chỉ biết điêu thôi, chẳng biết gì" :z51:

(ý thơ Xuân Rệu)

Nhã Uyên
10-05-2018, 04:41 AM
Theo học giả An Chi:

Danh ngữ “dư địa”, chữ Hán là [餘地], đã được Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-Tịnh Paulus Của giảng là “đất dư”. Mathews’Chinese English Dictionary dịch là: 1. spare ground (đất thừa, đất trống); 2. an allowance (sự chiếu cô, sự dung thứ); 3. a loophole (kẽ hở; lối thoát). Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh giảng là “chỗ đất thừa - khoan dung”. Từ điển Hán Việt do Trần Văn Chánh biên soạn (Nxb TPHCM, 1999) dịch là “chỗ nới, phần linh động”. Từ điển Hán - Việt do Phan Văn Các chủ biên (NXB Tổng hợp TP HCM, 2008) dịch là “khoảng trống - chỗ để xoay xở - chỗ chừa lại - chỗ nới - phần linh động”.
Gút lại, “dư địa” [餘地] có nghĩa gốc là đất trống, đất thừa và nghĩa bóng là chỗ để xoay xở. Nhưng ta còn có hai tiếng “dư địa” [輿地] khác, với chữ “dư” viết là [輿]. Chữ “dư” này có hai nghĩa quen thuộc là: 1. “xe”, như “kiên dư” (xe vai) tức cái kiệu, “thừa dư” là đi [= ngổi trên] xe; 2. “đất”, như “dư địa” là đất đai, “phương dư” là vùng đất rông lớn; “dư dịa chí” [輿地誌] (ở ta thường gọi là “địa dư chí”, ngày nay thường gọi tắt là “địa chí”), là sách ghi chép tổng hợp về địa lý, lịch sử, phong tục, sản vật, nhân vật, v.v… của một địa phương. Vào nửa đầu của thế kỷ XX, ta vẫn còn gọi môn địa lý là “địa dư”.

Và gần đây, từ “dư địa” NU thấy họ lạm dụng dùng tràn lan, nhất là trong các bài viết về kinh tế tài chính và NU hiểu ý họ muốn nói đến khả năng, một hạn mức hiện hữu.


Hình như khẳm địa, hẩm phải khẩm địa thì mới nhiều địa, nhiều tiền quá mức cần thiết đó thi sĩ Xuân Rệu.

Đậu
10-05-2018, 05:14 AM
"du đại "? Có nhẽ muốn nói lái bậc hai.
Khẳm địa? Đúng gồi. Còn có chữ "bắt địa" nữa.

Triển
10-05-2018, 11:03 PM
Hình như khẳm địa, hẩm phải khẩm địa thì mới nhiều địa, nhiều tiền quá mức cần thiết đó thi sĩ Xuân Rệu.


Khẳm địa? Đúng gồi. Còn có chữ "bắt địa" nữa.

Xin nhất trí trên mặt bằng ngữ pháp này. :z67:

Triển
10-05-2018, 11:06 PM
Có nhẽ muốn nói lái bậc hai.

Nhiều bậc thế nhỉ.