Kiên Bùi
03-14-2019, 05:44 PM
Bài viết dưới đây về vị 'pháp vương' Gyalwang Drukpa được lấy từ trang nguyenphunepal.blogspot.com. Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả và quý bạn đọc nên thận trọng vì những thông tin trong bài chưa được kiểm tra lại.
-------------
https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52708488_256728421924117_7543897059405856768_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGxNu4oTmtsPBCyhJoCsBFw6cspMMfs20XJ4knKk Q21UWTCkc6QO2zAr52zLUTfac3XGh2qAbeqJF3lqjrg0EpfRHN WwfwH403mugsOLo1aNQ&_nc_oc=AQm6JzU07foJhIGrMSZRgquP_sEx_yPzgl2HZhs1_2f LpSMe4wqF_gHxaAmuzWE3Jvs&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=4794adc7933394d8f9e50c3a38ac0950&oe=5D2027F8
Thưa các bạn, Sau khi loạt bài của Nguyễn Phú Nepal vạch trần chân tướng thật của nhân vật Gyalwang Drukpa 12, người được những kẻ cuồng tín tung hô là "pháp vương", "bậc toàn tri tôn quý", "bậc bảo hộ vùng Hymalaya"... đã được nhiều người tìm đọc và chia sẻ rộng rãi, giáo phái Drukpa đã ..., "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 phải kết thúc sớm chuyến đi kỳ này đến Việt Nam (lịch trước kia dự trù đến 03/11), phải ra đi âm thầm lặng lẽ, không kèn không trống vào ngày 20/10/2015 trở về India, trái ngược với cảnh cờ giong trống mở của kẻ chiến thắng bước đến vùng đất đã được bọn đệ tử mở toang cửa đón tiếp vào những ngày đúng một tháng trước đó.
Đây là thắng lợi bước đầu của công cuộc vạch trần một âm mưu thâm độc do ... dày công sắp đặt nhằm nô lệ nước Việt về mặt tôn giáo. Thắng lợi này chủ yếu nhờ vào tinh thần phản kháng đối với tất cả những gì liên quan đến ... bành trướng, bá quyền luôn tuôn chảy trong mạch máu của mỗi người dân Việt. Nguyễn Phú Nepal Blog và các thân hữu chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm rung lên hồi chuông báo động. Thắng lợi này tuy vậy chưa phải là thắng lợi cuối cùng vì ... chưa bao giờ từ bỏ dã tâm nô lệ dân tộc Việt về mọi mặt. Chắc chắn chúng và bọn Việt gian sẽ đưa ra tiếp những chiêu thức mới để áp đặt tôn giáo Drukpa lên sự tín ngưỡng của nước Việt bằng mọi giá. Chúng ta phải luôn cảnh giác để có thể nhận chân ra từng âm mưu đó, công bố rộng rãi để cảnh tỉnh mọi người.
Đến thời điểm này, sau khi các vị giáo phẩm Phật giáo uy tín của Giáo hội PGVN đã lên tiếng về hiện tượng sùng bái "pháp vương" cho thấy rằng đây là một lệch lạc cần chấn chỉnh, thì chúng tôi xin dùng bài tổng kết này để tạm khép lại loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không chần chừ mà không công bố bất kỳ thông tin nào mà chúng tôi có được liên quan đến nhân vật này trong tương lai.
Trân trọng,
Nguyễn Phú
__________
SƠ KẾT VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
1/Tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là sai trái
Như chúng tôi đã phân tích trong loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12, cũng như các giáo phẩm cao cấp của GHPGVN đã khẳng định, tôn hiệu Pháp Vương chỉ dành cho Đức Phật, cũng như tôn hiệu "Bậc Toàn tri tôn quý". Không có bất cứ một tu sĩ nào còn sống hay đã chết, dù giáo phẩm cao đến mức nào trong bất cứ truyền thống hay dòng tu nào lại
được phép tự xưng hay được tôn xưng bằng các tôn hiệu này!
Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, chưa có thành quả gì nổi bật về mặt đạo hạnh, tu tập, công đức; và chỉ là người đứng đầu dòng Drukpa là một dòng rất nhỏ của phái Kagyu (một trong bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng). Xét về cấp bậc, Gyalwang Drukpa 12 phải xếp dưới Ngài Karmapa - người được Phật giáo Tây Tạng hiện tại xem như nhân vật số hai sau Ngài Dalai Lama- đến mấy bậc. Cho nên nếu xét về mặt tôn kính, hành vi tự xưng hay tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là một hành vị mạo phạm đến oai nghiêm Đức Phật, là ác nghiệp sẽ mang lại sự tổn thất phước đức của người tự xưng lẫn người tôn xưng, lẫn những người vì nhẹ dạ mà a dua theo hành vi sai trái này.
Đã có tiếng nói từ nhóm nội gian nối giáo cho giáo phái Drukpa tác oai tác quái ở Việt Nam rằng: Gyalwang Drukpa không biết tiếng Việt, chưa bao giờ tự xưng là "pháp vương", đây chỉ là "lỗi của thằng đánh máy" khi dịch sang tiếng Việt. Xin trả lời thẳng thắn rằng: Gyalwang Drukpa 12 đã đến Việt Nam 7 lần trong 5 năm, không phải là lần đầu tiên, và giáo phái Drukpa đã sử dụng tôn hiệu đó ngay từ lần đầu tiên Gyalwang Drukpa 12 đến Việt Nam, giáo phái Drukpa Việt Nam đã rất phát triển với hàng trăm ngàn tín đồ, có cả trang web riêng; như thế không thể nói Gyalwang Drukpa 12 không biết gì về việc làm của thuộc hạ mình. Suốt 5 năm qua họ đã mặc nhiên tôn vinh nhân vật này như thế cho đến khi chúng tôi lên tiếng thì mới chống cãi yếu ớt, đổ vấy trách nhiệm lên đầu người phiên dịch. Vả chăng sự bào chữa này là mâu thuẫn khi họ đã hào hứng khoe rằng sự hoành tráng của các buổi đón tiếp, hành lễ của Gyalwang Drukpa 12 tại Việt Nam đều được tổ chức chặt chẽ, chu đáo; thậm chí xấc xược đề nghị Phật giáo Việt Nam hãy học hỏi công tác tổ chức, vận động quần chúng của họ.
Cho dù thế nào đi nữa thì người đứng đầu một tổ chức phải chịu trách nhiệm tối cao về những sai trái của tổ chức của mình, của những việc làm của các thuộc hạ của mình.
Gyalwang Drukpa 12 không thể thoái thác trách nhiệm trong việc tiếm xưng tôn hiệu "Pháp Vương" của Đức Phật!
Thêm một vấn đề không nhỏ là giáo phái Drukpa luôn miệng tuyên truyền rằng Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Về mặt cứ liệu, không có bất kỳ một tài liệu nào trên thế giới hay Tây Tạng xác nhận rằng các Gyalwang từ đời đầu đến đời thứ 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Tất cả các chi phái, truyền thống của Phật giáo Tây Tạng từ nhiều trăm năm nay đều thống nhất ở một điểm rằng: chỉ có các Ngài Dalai Lama là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát! Ngoài ra, không có bất kỳ một hoá thân nào khác của Quan Thế Âm trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Việc bịa đặt không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh rằng Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát là một tuyệt chiêu của giáo phái Drukpa đánh vào lòng tôn sùng của đại đa số người Việt vào "Phật Bà" Quan Thế Âm. Việc rêu rao Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát chính là một trò lừa đảo lòng tin của Phật tử Việt Nam không hơn không kém.
Theo tư liệu của chính giáo phái Drukpa ở Tây Tạng, nguồn cội của Drukpa xuất phát từ Ngài Vajradhara - Kim Cương Tổng trì chứ không phải Avalokiteshvara - Quan Thế Âm.
VAJRADHARA theo truyền thống Tây Tạng
2/Về lối sống cá nhân xa hoa của Gyalwang Drukpa 12
Người sáng lập ra đạo Phật là hoàng tử Siddhartha đã từ bỏ cung vàng điện ngọc; và sau khi đã thành Phật, Ngài đã sống một cuộc đời thanh bạch cho đến phút cuối cùng. Tôn chỉ của Phật giáo là giản dị, "bản lai diện mục", tu tập - hành thiền để đốn ngộ tìm kiếm sự giải thoát và giúp đỡ người khác cùng giải thoát.
Tất nhiên, chúng tôi không phải là những người đi ngược lại với sự phát triển xã hội. Chúng tôi không phản đối việc sử dụng những tiến bộ văn minh của xã hội cho việc hoằng pháp. Chúng tôi không yêu cầu các tăng sĩ phải khất thực hằng ngày, tài sản chỉ có vài bộ y cũ rách, đi chân trần... như Đức Phật khi xưa. Chúng tôi không yêu cầu các tăng sĩ phải sống khổ hạnh, đói rách. Nhưng đã là một người xuất gia, một nhà sư, một vị giáo phẩm cao cấp hay cao hơn nữa là thủ lãnh một giáo phái Phật giáo thì phải nêu cao sự gương mẫu trong việc thi hành theo các lời dạy của Đức Phật, sống cuộc sống vật chất khiêm nhu, giản dị. Ngài Dalai Lama là một thí dụ sinh động nhất cho trường hợp này.
Chúng tôi không chấp nhận các tăng sĩ thu vén vật chất cho bản thân mình, mà việc hưởng thụ này nhằm phục vụ cho khoái lạc cá nhân, không liên quan gì đến việc hoằng pháp.
Chúng tôi không chấp nhận một tăng sĩ hưởng thụ lối sống xa hoa trong khi luôn mồm kêu gọi mọi người sống giản dị!
Lễ mừng sinh nhật do chính Gyalwang Drukpa 12 tự tổ chức cho mình vào năm 2012 tại tu viện ở Kathmandu-Nepal
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ hân hoan giơ cao một ly rượu Champagne đắt tiền trong một bữa tiệc mặn ở một hotel 5 sao mời gọi mọi người nộp tiền cho mình?
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ đeo cái đồng hồ hơn 300.000USD (7 tỷ đồng)?
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ tổ chức sinh nhật của mình với đủ trò xa hoa với cái bánh kem đường kính cả mét giống như người đời hay một nhân vật hào nhoáng của làng giải trí?
Không thể nguỵ biện rằng đó là do tín đồ cung tiến , "pháp vương " chỉ thụ hưởng. Nếu "pháp vương" không có lòng hưởng thụ thì chả ai cung tiến những thứ xa hoa như thế! Nếu "pháp vương" thật sự là người có đạo hạnh thì đã chỉ thị cho các tín đồ không được tiêu xài xa hoa tốn kém cho bản thân mình. Và chả ai lại đi nhận một cái đồng hồ đắt hơn bất cứ cái đồng hồ nào mà Tổng Thống Putin đã từng đeo trước công chúng. Một bậc đạo sư thực sự sống không hưởng thụ thì tín đồ không bao giờ cung tiến thứ lễ vật xa hoa của hạng phàm trần đó mà thay vào đó sẽ cúng dường tiền bạc hay của cải dùng cho công việc hoằng pháp hay từ thiện. Tất nhiên, trong trường hợp "pháp vương" bỏ tiền túi ra mua thì đắt hơn thế cũng có; câu hỏi chỉ là một bậc đạo sư tôn giáo lấy đâu ra tiền để sắm cái đồng hồ mắc hơn đồng hồ của tay chơi Putin?
3/Về những chiêu trò dối trá của Gyalwang Drukpa 12
Chúng tôi không chấp nhận sự dối trá của Gyalwang Drukpa 12 và đồng bọn trong việc mang một tượng Phật vừa mua ở chợ bên Nepal đến Việt Nam và tuyên bố đó là một tượng Phật bảo vật 2000 năm tuổi.
Trong chuyến đến Việt Nam vào tháng 09/2015 này, Gyalwang Drukpa 12 có mang theo nhiều tượng Phật Nepal để đặt vào bảo tháp Tây Thiên của giáo phái Drukpa tại Tam Đảo Vĩnh Phúc, đồng thời dùng làm quà tặng các chùa khắp mọi nơi ông ta đặt chân đến. Chắc chắn rằng các tượng đồng đó đều còn mới, chưa đến 1 năm tuổi, được mua tại Kathmandu và được Cục Khảo Cổ Nepal cho phép xuất khẩu. Như vậy , việc tuyên bố "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 mang một bảo vật là bức tượng đồng 2000 năm tuổi đến đặt tại bảo tháp Tây Thiên là một việc lừa đảo, xúc phạm tình cảm của Phật tử Việt Nam, hơn thế nữa lại còn xúc phạm đến tín ngưỡng của người Việt.
Người Việt Nam không vì bức tượng đó là một bức tượng 2000 năm tuổi mà bái lạy tung hô vạn tuế.
Người Việt Nam cũng không vì bức tượng đó mới có 1 năm tuổi mà kém phần tôn trọng, kính tin.
Vì đó là hình tượng của Phật, Người được tất cả Phật tử tôn xưng là Đức Từ Phụ, Người chỉ ra con đường cho chúng sinh giải thoát, Người là ông tổ của Đạo Phật.
Người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên chắc chắn sẽ không phỉ báng, dè bỉu cho dù đó là một bức tượng mới hoàn thành ngày hôm qua, hay không được tạo tác bằng vật liệu quý hiếm.
Hơn thế nữa, người tu hành và là một bậc đạo sư thì không được phép nói láo! Không được phép vì lý do thu góp lòng tin của tín đồ và người không hiểu biết mà có thể phét lác xằng bậy nhằm trục lợi cho bản thân. Huống chi đây là một bức tượng Phật.
Một bức tượng Phật có giá trị quan trọng dùng để trấn yểm đại bảo tháp đầu tiên của giáo phái Drukpa mà "pháp vương" và giáo phái này dám dối láo cùng công chúng thì thử hỏi có việc gì họ không dám làm?
Tượng Phật mới tinh của Nepal bị Gyalwang Drukpa 12 nói láo thành tượng Phật 2000 năm tuổi
Chúng tôi yêu cầu Gyalwang Drukpa 12 và giáo phái Drukpa nghiêm túc đính chính thông tin này, và phải công bố rõ ràng lại tuổi thật của bức tượng là bao nhiêu.
Nếu yêu cầu này không được quý vị đáp ứng thì điều đó chỉ càng chứng tỏ bản chất thật của giáo phái Drukpa và Gyalwang Drukpa 12 khi đến truyền đạo tại Việt Nam.
Dối trá trắng trợn!
4/Về các danh hiệu, thành tích quốc tế của Gyalwang Drukpa 12
Chúng tôi xin khẳng định Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, đứng đầu giáo phái Drukpa tại Leh, India. Giáo phái Drukpa này thuộc về dòng Drukpa Bắc Truyền chỉ có chưa đến 5 tu viện trong hệ thống điều khiển của Gyalwang Drukpa 12. Bao gồm tu viện chính của Gyalwang Drukpa 12 tại Darjeeling-India, nữ tu viện Drukpa tại ngoại ô Kathmandu-Nepal, trường học và tu viện tại Ladakh- India.
Về Drukpa tại Bhutan là Drukpa Nam Truyền đã tách khỏi dòng Drukpa Bắc truyền của các Gyalwang Drukpa từ năm 1592. Hiện tại Drukpa Bhutan nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền Bhutan, Vua Bhutan lo ngại cho quyền lực của mình đã xoá sổ sự cai trị của các Zhapdrung (thủ lĩnh Drukpa Bhutan) từ năm 1885 và liên tục cho ám sát các Zhapdrung tái sinh. Zhapdrung hiện tại đã bị vua Bhutan giam lỏng, không cho học hành. Ngay cả Drukpa tại Ladakh cũng là dòng Nam Truyền liên quan đến Bhutan chứ không nằm trong hệ thống Drukpa Bắc Truyền.
Cái gọi là "hàng ngàn tu viện" ở khắp Himalaya là một sự dối trá trắng trợn.
Về danh hiệu "Green Guru" trong chương trình Green Hero của đài truyền hình thương mại tư nhân NDTV tại India: danh hiệu này do NDTV tự đặt ra để tặng cho Gyalwang Drukpa 12 giống như đối với tất cả mọi nhân vật đăng ký tham gia chương trình (mỗi nhân vật tuỳ theo lĩnh vực hoạt động sẽ được đặt một danh hiệu riêng). "Thành tích" để Gyalwang Drukpa 12 được nhận danh hiệu là thuộc về lĩnh vực "môi trường" do đã xây dựng một trường học sử dụng năng lượng mặt trời ở Ladakh-India. Hoàn toàn không dính dáng gì đến hoạt động tâm linh, tôn giáo.
Cũng như thế với danh hiệu 'The guardian of Himalaya" mà giáo phái Drukpa và bọn Việt gian cố tình dịch sai thành "Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya". Đây là một kỷ niệm chương do một tổ chức phi chính phủ không tên tuổi "Waterkeeper Alliance" (Liên minh bảo vệ nguồn nước) tặng cho Gyalwang Drukpa 12 về thành tích "NHẶT RÁC" trong khi dẫn các ni cô đi trekking, thiền hành trên các con đường mòn ở Himalaya thuộc India. Người gác-dan này chỉ làm công việc dọn vệ sinh cho núi Himalaya chớ không phải Bậc Bảo Hộ hay liên quan gì đến tôn giáo ở đây cả!
Ngay từ bài đầu của loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 trên blog này, chúng tôi đã khẳng định rằng ông này chỉ là một tu sĩ chưa có thành tích gì nổi bật cả về mặt đạo hạnh hay hoằng pháp trên bình diện quốc tế. Gyalwang Drukpa 12 chưa từng bao giờ được mời tham dự, hay chủ trì bất kỳ đại hội tôn giáo hay Phật giáo thế giới. Về sự nổi tiếng thế giới thì còn thua xa những tu sĩ người Việt như Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ... và chắc chắn rằng không thể nào so sánh với Ngài Dalai Lama hay Karmapa trong phạm vi Phật giáo Tây Tạng.
Truy nguyên nguồn gốc, chúng ta có thể thấy rằng Gyalwang Drukpa 12 vốn trước đây chỉ là một kẻ vô danh ở vùng Darjeeling-India. Tuy từ bé đã được các nhà sư xem như là một "tulku" (tái sinh của một nhà sư nào đó thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng) nhưng Jigme Pema Wangchen (tên thật của "pháp vương") không có gì nổi bật so với các tu sĩ khác suốt thời niên thiếu. Nên biết cho rằng , theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, có hàng ngàn tulku được các nhà sư xác nhận chứ không phải ít. Một tulku sau khi được xác nhận từ thời niên thiếu thì không nghiễm nhiên trở thành một đạo sư. Sự tái sinh chỉ là một điều kiện đầu tiên và cần thiết để các vị này có thể tu tập nhanh chóng hơn người bình thường. Muốn trở thành một đạo sư theo truyền thống Tây Tạng (bất kể chi phái nào) đều phải đạt được cấp độ GESHE, có thể nói nôm na là học vị cao nhất của Phật học Tây Tạng, mà phải mất tối thiểu 23 năm mới hoàn thành được học vị này. Jigme Pema Wangchen tu tập không có gì nổi trội so với tất cả những lama bình thường không phải là tulku, (một điều bất thường đối với một Tulku). Và dĩ nhiên ông ta cũng chưa bao giờ đạt được học vị Geshe của Phật giáo Tây Tạng, cho nên về mặt đạo hạnh hay công sức tu tập đều rất mỏng. Đây là nguyên nhân chính yếu khiến cho Jigme Pema Wangchen - Gyalwang Drukpa 12 không được các giáo phái Phật giáo Tây Tạng tôn trọng cũng như mời gọi tham dự các hội nghị Phật giáo quốc tế.
5/ Về mối quan hệ giữa "pháp vương Gyalwang Drukpa 12 với ...
Chuyến đi đến Nangchen mới đây trong tháng 09/2015 ngay trước khi đến Việt Nam của Gyalwang Drukpa 12 đã tố cáo sự liên hệ mật thiết giữa Gyalwang Drukpa 12 với nhà cầm quyền ....
...
Thế nhưng chính miệng Gyalwang Drukpa , thủ lãnh một giáo phái có nguồn gốc ở Tây Tạng, trong khi đang thăm viếng Nangchen-Tây Tạng đã phát biểu rất vô trách nhiệm rằng :"Hiển nhiên là tôi cảm thấy một vài chỗ ở Tibet thì có chút ít khó khăn và vài chỗ có đời sống tốt. Có thể nói như thế." ("Obviously I feel some part of Tibet has a little bit of difficulty and some has a good life, so to speak.")
...
Bước tiến đầu tiên ra vũ đài Quốc Tế của Gyalwang Drukpa 12 chính là nhờ ... hổ trợ cho ông ta thành lập tổ chức "Live to Love" tại Hongkong. Đây là nơi tiếp nhận tất cả các nguồn tài chính to lớn nấp dưới chiêu bài donation cho từ thiện và bảo vệ môi trường mà không ít trong số đó đến từ các nguồn không ai chứng minh được nguồn gốc từ bên trong China. Nguồn tiền hợp pháp này giúp sức cho Gyalwang Drukpa 12 thực hiện được những chiến dịch markerting- PR hoành tráng để đánh bóng tên tuổi cá nhân trên trường quốc tế nhằm đến những mục tiêu lâu dài ở Tây Tạng thời kỳ hậu Dalai Lama. Với nguồn lực tài chính vô hạn này, không trách sao Gyalwang Drukpa 12 lại có thể sống cuộc sống xa hoa đúng nghĩa đế vương.
(Gyalwang Drukpa 12 trong ngày chính thức ra mắt "Live To Love" ở Hong kong năm 2007)
----------
Tóm lại: hiện tượng "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 là một sai lầm cần phải chấn chỉnh kịp thời tránh sa vào âm mưu nô lệ hoá người Việt về mặt Phật giáo ....
Kế hoạch tấn phong Gyalwang Drukpa 12 thành người lãnh đạo tinh thần của Tibet thời kỳ hậu Dalai Lama là có thật và đã tiến hành nhiều bước. Việt Nam là một trong các nước cờ bí hiểm của kế hoạch kinh thiên động địa ấy. (Thông tin này chúng tôi sẽ công bố khi cần thiết).
Hỡi các Phật tử, hãy tỉnh thức!
Hãy đến với đạo Phật bằng sự hiểu biết chứ không phải cuồng tín ngu muội!
Đức Phật đã dạy "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!"
(Bài viết đã được biên tập lại, bài đầy đủ có tại địa chỉ: https://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html?fbclid=IwAR0aA11wPqU7kEotWsUo4UvpRhM 6UXeONJSDpXhkPTGvHC7e1MEqxSvbjCQ)
-------------
https://scontent.fhan4-1.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/52708488_256728421924117_7543897059405856768_n.jpg ?_nc_cat=108&_nc_eui2=AeGxNu4oTmtsPBCyhJoCsBFw6cspMMfs20XJ4knKk Q21UWTCkc6QO2zAr52zLUTfac3XGh2qAbeqJF3lqjrg0EpfRHN WwfwH403mugsOLo1aNQ&_nc_oc=AQm6JzU07foJhIGrMSZRgquP_sEx_yPzgl2HZhs1_2f LpSMe4wqF_gHxaAmuzWE3Jvs&_nc_ht=scontent.fhan4-1.fna&oh=4794adc7933394d8f9e50c3a38ac0950&oe=5D2027F8
Thưa các bạn, Sau khi loạt bài của Nguyễn Phú Nepal vạch trần chân tướng thật của nhân vật Gyalwang Drukpa 12, người được những kẻ cuồng tín tung hô là "pháp vương", "bậc toàn tri tôn quý", "bậc bảo hộ vùng Hymalaya"... đã được nhiều người tìm đọc và chia sẻ rộng rãi, giáo phái Drukpa đã ..., "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 phải kết thúc sớm chuyến đi kỳ này đến Việt Nam (lịch trước kia dự trù đến 03/11), phải ra đi âm thầm lặng lẽ, không kèn không trống vào ngày 20/10/2015 trở về India, trái ngược với cảnh cờ giong trống mở của kẻ chiến thắng bước đến vùng đất đã được bọn đệ tử mở toang cửa đón tiếp vào những ngày đúng một tháng trước đó.
Đây là thắng lợi bước đầu của công cuộc vạch trần một âm mưu thâm độc do ... dày công sắp đặt nhằm nô lệ nước Việt về mặt tôn giáo. Thắng lợi này chủ yếu nhờ vào tinh thần phản kháng đối với tất cả những gì liên quan đến ... bành trướng, bá quyền luôn tuôn chảy trong mạch máu của mỗi người dân Việt. Nguyễn Phú Nepal Blog và các thân hữu chỉ đóng góp một tiếng nói nhỏ bé nhằm rung lên hồi chuông báo động. Thắng lợi này tuy vậy chưa phải là thắng lợi cuối cùng vì ... chưa bao giờ từ bỏ dã tâm nô lệ dân tộc Việt về mọi mặt. Chắc chắn chúng và bọn Việt gian sẽ đưa ra tiếp những chiêu thức mới để áp đặt tôn giáo Drukpa lên sự tín ngưỡng của nước Việt bằng mọi giá. Chúng ta phải luôn cảnh giác để có thể nhận chân ra từng âm mưu đó, công bố rộng rãi để cảnh tỉnh mọi người.
Đến thời điểm này, sau khi các vị giáo phẩm Phật giáo uy tín của Giáo hội PGVN đã lên tiếng về hiện tượng sùng bái "pháp vương" cho thấy rằng đây là một lệch lạc cần chấn chỉnh, thì chúng tôi xin dùng bài tổng kết này để tạm khép lại loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12. Chắc chắn rằng chúng tôi sẽ không chần chừ mà không công bố bất kỳ thông tin nào mà chúng tôi có được liên quan đến nhân vật này trong tương lai.
Trân trọng,
Nguyễn Phú
__________
SƠ KẾT VỀ "PHÁP VƯƠNG" GYALWANG DRUKPA 12
1/Tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là sai trái
Như chúng tôi đã phân tích trong loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12, cũng như các giáo phẩm cao cấp của GHPGVN đã khẳng định, tôn hiệu Pháp Vương chỉ dành cho Đức Phật, cũng như tôn hiệu "Bậc Toàn tri tôn quý". Không có bất cứ một tu sĩ nào còn sống hay đã chết, dù giáo phẩm cao đến mức nào trong bất cứ truyền thống hay dòng tu nào lại
được phép tự xưng hay được tôn xưng bằng các tôn hiệu này!
Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, chưa có thành quả gì nổi bật về mặt đạo hạnh, tu tập, công đức; và chỉ là người đứng đầu dòng Drukpa là một dòng rất nhỏ của phái Kagyu (một trong bốn phái chính của Phật giáo Tây Tạng). Xét về cấp bậc, Gyalwang Drukpa 12 phải xếp dưới Ngài Karmapa - người được Phật giáo Tây Tạng hiện tại xem như nhân vật số hai sau Ngài Dalai Lama- đến mấy bậc. Cho nên nếu xét về mặt tôn kính, hành vi tự xưng hay tôn xưng Gyalwang Drukpa 12 thành "Pháp Vương" là một hành vị mạo phạm đến oai nghiêm Đức Phật, là ác nghiệp sẽ mang lại sự tổn thất phước đức của người tự xưng lẫn người tôn xưng, lẫn những người vì nhẹ dạ mà a dua theo hành vi sai trái này.
Đã có tiếng nói từ nhóm nội gian nối giáo cho giáo phái Drukpa tác oai tác quái ở Việt Nam rằng: Gyalwang Drukpa không biết tiếng Việt, chưa bao giờ tự xưng là "pháp vương", đây chỉ là "lỗi của thằng đánh máy" khi dịch sang tiếng Việt. Xin trả lời thẳng thắn rằng: Gyalwang Drukpa 12 đã đến Việt Nam 7 lần trong 5 năm, không phải là lần đầu tiên, và giáo phái Drukpa đã sử dụng tôn hiệu đó ngay từ lần đầu tiên Gyalwang Drukpa 12 đến Việt Nam, giáo phái Drukpa Việt Nam đã rất phát triển với hàng trăm ngàn tín đồ, có cả trang web riêng; như thế không thể nói Gyalwang Drukpa 12 không biết gì về việc làm của thuộc hạ mình. Suốt 5 năm qua họ đã mặc nhiên tôn vinh nhân vật này như thế cho đến khi chúng tôi lên tiếng thì mới chống cãi yếu ớt, đổ vấy trách nhiệm lên đầu người phiên dịch. Vả chăng sự bào chữa này là mâu thuẫn khi họ đã hào hứng khoe rằng sự hoành tráng của các buổi đón tiếp, hành lễ của Gyalwang Drukpa 12 tại Việt Nam đều được tổ chức chặt chẽ, chu đáo; thậm chí xấc xược đề nghị Phật giáo Việt Nam hãy học hỏi công tác tổ chức, vận động quần chúng của họ.
Cho dù thế nào đi nữa thì người đứng đầu một tổ chức phải chịu trách nhiệm tối cao về những sai trái của tổ chức của mình, của những việc làm của các thuộc hạ của mình.
Gyalwang Drukpa 12 không thể thoái thác trách nhiệm trong việc tiếm xưng tôn hiệu "Pháp Vương" của Đức Phật!
Thêm một vấn đề không nhỏ là giáo phái Drukpa luôn miệng tuyên truyền rằng Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Về mặt cứ liệu, không có bất kỳ một tài liệu nào trên thế giới hay Tây Tạng xác nhận rằng các Gyalwang từ đời đầu đến đời thứ 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Tất cả các chi phái, truyền thống của Phật giáo Tây Tạng từ nhiều trăm năm nay đều thống nhất ở một điểm rằng: chỉ có các Ngài Dalai Lama là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát! Ngoài ra, không có bất kỳ một hoá thân nào khác của Quan Thế Âm trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng. Việc bịa đặt không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh rằng Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát là một tuyệt chiêu của giáo phái Drukpa đánh vào lòng tôn sùng của đại đa số người Việt vào "Phật Bà" Quan Thế Âm. Việc rêu rao Gyalwang Drukpa 12 là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ Tát chính là một trò lừa đảo lòng tin của Phật tử Việt Nam không hơn không kém.
Theo tư liệu của chính giáo phái Drukpa ở Tây Tạng, nguồn cội của Drukpa xuất phát từ Ngài Vajradhara - Kim Cương Tổng trì chứ không phải Avalokiteshvara - Quan Thế Âm.
VAJRADHARA theo truyền thống Tây Tạng
2/Về lối sống cá nhân xa hoa của Gyalwang Drukpa 12
Người sáng lập ra đạo Phật là hoàng tử Siddhartha đã từ bỏ cung vàng điện ngọc; và sau khi đã thành Phật, Ngài đã sống một cuộc đời thanh bạch cho đến phút cuối cùng. Tôn chỉ của Phật giáo là giản dị, "bản lai diện mục", tu tập - hành thiền để đốn ngộ tìm kiếm sự giải thoát và giúp đỡ người khác cùng giải thoát.
Tất nhiên, chúng tôi không phải là những người đi ngược lại với sự phát triển xã hội. Chúng tôi không phản đối việc sử dụng những tiến bộ văn minh của xã hội cho việc hoằng pháp. Chúng tôi không yêu cầu các tăng sĩ phải khất thực hằng ngày, tài sản chỉ có vài bộ y cũ rách, đi chân trần... như Đức Phật khi xưa. Chúng tôi không yêu cầu các tăng sĩ phải sống khổ hạnh, đói rách. Nhưng đã là một người xuất gia, một nhà sư, một vị giáo phẩm cao cấp hay cao hơn nữa là thủ lãnh một giáo phái Phật giáo thì phải nêu cao sự gương mẫu trong việc thi hành theo các lời dạy của Đức Phật, sống cuộc sống vật chất khiêm nhu, giản dị. Ngài Dalai Lama là một thí dụ sinh động nhất cho trường hợp này.
Chúng tôi không chấp nhận các tăng sĩ thu vén vật chất cho bản thân mình, mà việc hưởng thụ này nhằm phục vụ cho khoái lạc cá nhân, không liên quan gì đến việc hoằng pháp.
Chúng tôi không chấp nhận một tăng sĩ hưởng thụ lối sống xa hoa trong khi luôn mồm kêu gọi mọi người sống giản dị!
Lễ mừng sinh nhật do chính Gyalwang Drukpa 12 tự tổ chức cho mình vào năm 2012 tại tu viện ở Kathmandu-Nepal
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ hân hoan giơ cao một ly rượu Champagne đắt tiền trong một bữa tiệc mặn ở một hotel 5 sao mời gọi mọi người nộp tiền cho mình?
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ đeo cái đồng hồ hơn 300.000USD (7 tỷ đồng)?
Làm sao có thể chấp nhận một tăng sĩ tổ chức sinh nhật của mình với đủ trò xa hoa với cái bánh kem đường kính cả mét giống như người đời hay một nhân vật hào nhoáng của làng giải trí?
Không thể nguỵ biện rằng đó là do tín đồ cung tiến , "pháp vương " chỉ thụ hưởng. Nếu "pháp vương" không có lòng hưởng thụ thì chả ai cung tiến những thứ xa hoa như thế! Nếu "pháp vương" thật sự là người có đạo hạnh thì đã chỉ thị cho các tín đồ không được tiêu xài xa hoa tốn kém cho bản thân mình. Và chả ai lại đi nhận một cái đồng hồ đắt hơn bất cứ cái đồng hồ nào mà Tổng Thống Putin đã từng đeo trước công chúng. Một bậc đạo sư thực sự sống không hưởng thụ thì tín đồ không bao giờ cung tiến thứ lễ vật xa hoa của hạng phàm trần đó mà thay vào đó sẽ cúng dường tiền bạc hay của cải dùng cho công việc hoằng pháp hay từ thiện. Tất nhiên, trong trường hợp "pháp vương" bỏ tiền túi ra mua thì đắt hơn thế cũng có; câu hỏi chỉ là một bậc đạo sư tôn giáo lấy đâu ra tiền để sắm cái đồng hồ mắc hơn đồng hồ của tay chơi Putin?
3/Về những chiêu trò dối trá của Gyalwang Drukpa 12
Chúng tôi không chấp nhận sự dối trá của Gyalwang Drukpa 12 và đồng bọn trong việc mang một tượng Phật vừa mua ở chợ bên Nepal đến Việt Nam và tuyên bố đó là một tượng Phật bảo vật 2000 năm tuổi.
Trong chuyến đến Việt Nam vào tháng 09/2015 này, Gyalwang Drukpa 12 có mang theo nhiều tượng Phật Nepal để đặt vào bảo tháp Tây Thiên của giáo phái Drukpa tại Tam Đảo Vĩnh Phúc, đồng thời dùng làm quà tặng các chùa khắp mọi nơi ông ta đặt chân đến. Chắc chắn rằng các tượng đồng đó đều còn mới, chưa đến 1 năm tuổi, được mua tại Kathmandu và được Cục Khảo Cổ Nepal cho phép xuất khẩu. Như vậy , việc tuyên bố "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 mang một bảo vật là bức tượng đồng 2000 năm tuổi đến đặt tại bảo tháp Tây Thiên là một việc lừa đảo, xúc phạm tình cảm của Phật tử Việt Nam, hơn thế nữa lại còn xúc phạm đến tín ngưỡng của người Việt.
Người Việt Nam không vì bức tượng đó là một bức tượng 2000 năm tuổi mà bái lạy tung hô vạn tuế.
Người Việt Nam cũng không vì bức tượng đó mới có 1 năm tuổi mà kém phần tôn trọng, kính tin.
Vì đó là hình tượng của Phật, Người được tất cả Phật tử tôn xưng là Đức Từ Phụ, Người chỉ ra con đường cho chúng sinh giải thoát, Người là ông tổ của Đạo Phật.
Người Việt Nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, nên chắc chắn sẽ không phỉ báng, dè bỉu cho dù đó là một bức tượng mới hoàn thành ngày hôm qua, hay không được tạo tác bằng vật liệu quý hiếm.
Hơn thế nữa, người tu hành và là một bậc đạo sư thì không được phép nói láo! Không được phép vì lý do thu góp lòng tin của tín đồ và người không hiểu biết mà có thể phét lác xằng bậy nhằm trục lợi cho bản thân. Huống chi đây là một bức tượng Phật.
Một bức tượng Phật có giá trị quan trọng dùng để trấn yểm đại bảo tháp đầu tiên của giáo phái Drukpa mà "pháp vương" và giáo phái này dám dối láo cùng công chúng thì thử hỏi có việc gì họ không dám làm?
Tượng Phật mới tinh của Nepal bị Gyalwang Drukpa 12 nói láo thành tượng Phật 2000 năm tuổi
Chúng tôi yêu cầu Gyalwang Drukpa 12 và giáo phái Drukpa nghiêm túc đính chính thông tin này, và phải công bố rõ ràng lại tuổi thật của bức tượng là bao nhiêu.
Nếu yêu cầu này không được quý vị đáp ứng thì điều đó chỉ càng chứng tỏ bản chất thật của giáo phái Drukpa và Gyalwang Drukpa 12 khi đến truyền đạo tại Việt Nam.
Dối trá trắng trợn!
4/Về các danh hiệu, thành tích quốc tế của Gyalwang Drukpa 12
Chúng tôi xin khẳng định Gyalwang Drukpa 12 chỉ là một tu sĩ tầm trung, đứng đầu giáo phái Drukpa tại Leh, India. Giáo phái Drukpa này thuộc về dòng Drukpa Bắc Truyền chỉ có chưa đến 5 tu viện trong hệ thống điều khiển của Gyalwang Drukpa 12. Bao gồm tu viện chính của Gyalwang Drukpa 12 tại Darjeeling-India, nữ tu viện Drukpa tại ngoại ô Kathmandu-Nepal, trường học và tu viện tại Ladakh- India.
Về Drukpa tại Bhutan là Drukpa Nam Truyền đã tách khỏi dòng Drukpa Bắc truyền của các Gyalwang Drukpa từ năm 1592. Hiện tại Drukpa Bhutan nằm dưới sự lãnh đạo của chính quyền Bhutan, Vua Bhutan lo ngại cho quyền lực của mình đã xoá sổ sự cai trị của các Zhapdrung (thủ lĩnh Drukpa Bhutan) từ năm 1885 và liên tục cho ám sát các Zhapdrung tái sinh. Zhapdrung hiện tại đã bị vua Bhutan giam lỏng, không cho học hành. Ngay cả Drukpa tại Ladakh cũng là dòng Nam Truyền liên quan đến Bhutan chứ không nằm trong hệ thống Drukpa Bắc Truyền.
Cái gọi là "hàng ngàn tu viện" ở khắp Himalaya là một sự dối trá trắng trợn.
Về danh hiệu "Green Guru" trong chương trình Green Hero của đài truyền hình thương mại tư nhân NDTV tại India: danh hiệu này do NDTV tự đặt ra để tặng cho Gyalwang Drukpa 12 giống như đối với tất cả mọi nhân vật đăng ký tham gia chương trình (mỗi nhân vật tuỳ theo lĩnh vực hoạt động sẽ được đặt một danh hiệu riêng). "Thành tích" để Gyalwang Drukpa 12 được nhận danh hiệu là thuộc về lĩnh vực "môi trường" do đã xây dựng một trường học sử dụng năng lượng mặt trời ở Ladakh-India. Hoàn toàn không dính dáng gì đến hoạt động tâm linh, tôn giáo.
Cũng như thế với danh hiệu 'The guardian of Himalaya" mà giáo phái Drukpa và bọn Việt gian cố tình dịch sai thành "Bậc Bảo Hộ của vùng Himalaya". Đây là một kỷ niệm chương do một tổ chức phi chính phủ không tên tuổi "Waterkeeper Alliance" (Liên minh bảo vệ nguồn nước) tặng cho Gyalwang Drukpa 12 về thành tích "NHẶT RÁC" trong khi dẫn các ni cô đi trekking, thiền hành trên các con đường mòn ở Himalaya thuộc India. Người gác-dan này chỉ làm công việc dọn vệ sinh cho núi Himalaya chớ không phải Bậc Bảo Hộ hay liên quan gì đến tôn giáo ở đây cả!
Ngay từ bài đầu của loạt bài về "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 trên blog này, chúng tôi đã khẳng định rằng ông này chỉ là một tu sĩ chưa có thành tích gì nổi bật cả về mặt đạo hạnh hay hoằng pháp trên bình diện quốc tế. Gyalwang Drukpa 12 chưa từng bao giờ được mời tham dự, hay chủ trì bất kỳ đại hội tôn giáo hay Phật giáo thế giới. Về sự nổi tiếng thế giới thì còn thua xa những tu sĩ người Việt như Thích Nhất Hạnh, Thích Quảng Độ... và chắc chắn rằng không thể nào so sánh với Ngài Dalai Lama hay Karmapa trong phạm vi Phật giáo Tây Tạng.
Truy nguyên nguồn gốc, chúng ta có thể thấy rằng Gyalwang Drukpa 12 vốn trước đây chỉ là một kẻ vô danh ở vùng Darjeeling-India. Tuy từ bé đã được các nhà sư xem như là một "tulku" (tái sinh của một nhà sư nào đó thuộc truyền thống Phật giáo Tây Tạng) nhưng Jigme Pema Wangchen (tên thật của "pháp vương") không có gì nổi bật so với các tu sĩ khác suốt thời niên thiếu. Nên biết cho rằng , theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, có hàng ngàn tulku được các nhà sư xác nhận chứ không phải ít. Một tulku sau khi được xác nhận từ thời niên thiếu thì không nghiễm nhiên trở thành một đạo sư. Sự tái sinh chỉ là một điều kiện đầu tiên và cần thiết để các vị này có thể tu tập nhanh chóng hơn người bình thường. Muốn trở thành một đạo sư theo truyền thống Tây Tạng (bất kể chi phái nào) đều phải đạt được cấp độ GESHE, có thể nói nôm na là học vị cao nhất của Phật học Tây Tạng, mà phải mất tối thiểu 23 năm mới hoàn thành được học vị này. Jigme Pema Wangchen tu tập không có gì nổi trội so với tất cả những lama bình thường không phải là tulku, (một điều bất thường đối với một Tulku). Và dĩ nhiên ông ta cũng chưa bao giờ đạt được học vị Geshe của Phật giáo Tây Tạng, cho nên về mặt đạo hạnh hay công sức tu tập đều rất mỏng. Đây là nguyên nhân chính yếu khiến cho Jigme Pema Wangchen - Gyalwang Drukpa 12 không được các giáo phái Phật giáo Tây Tạng tôn trọng cũng như mời gọi tham dự các hội nghị Phật giáo quốc tế.
5/ Về mối quan hệ giữa "pháp vương Gyalwang Drukpa 12 với ...
Chuyến đi đến Nangchen mới đây trong tháng 09/2015 ngay trước khi đến Việt Nam của Gyalwang Drukpa 12 đã tố cáo sự liên hệ mật thiết giữa Gyalwang Drukpa 12 với nhà cầm quyền ....
...
Thế nhưng chính miệng Gyalwang Drukpa , thủ lãnh một giáo phái có nguồn gốc ở Tây Tạng, trong khi đang thăm viếng Nangchen-Tây Tạng đã phát biểu rất vô trách nhiệm rằng :"Hiển nhiên là tôi cảm thấy một vài chỗ ở Tibet thì có chút ít khó khăn và vài chỗ có đời sống tốt. Có thể nói như thế." ("Obviously I feel some part of Tibet has a little bit of difficulty and some has a good life, so to speak.")
...
Bước tiến đầu tiên ra vũ đài Quốc Tế của Gyalwang Drukpa 12 chính là nhờ ... hổ trợ cho ông ta thành lập tổ chức "Live to Love" tại Hongkong. Đây là nơi tiếp nhận tất cả các nguồn tài chính to lớn nấp dưới chiêu bài donation cho từ thiện và bảo vệ môi trường mà không ít trong số đó đến từ các nguồn không ai chứng minh được nguồn gốc từ bên trong China. Nguồn tiền hợp pháp này giúp sức cho Gyalwang Drukpa 12 thực hiện được những chiến dịch markerting- PR hoành tráng để đánh bóng tên tuổi cá nhân trên trường quốc tế nhằm đến những mục tiêu lâu dài ở Tây Tạng thời kỳ hậu Dalai Lama. Với nguồn lực tài chính vô hạn này, không trách sao Gyalwang Drukpa 12 lại có thể sống cuộc sống xa hoa đúng nghĩa đế vương.
(Gyalwang Drukpa 12 trong ngày chính thức ra mắt "Live To Love" ở Hong kong năm 2007)
----------
Tóm lại: hiện tượng "pháp vương" Gyalwang Drukpa 12 là một sai lầm cần phải chấn chỉnh kịp thời tránh sa vào âm mưu nô lệ hoá người Việt về mặt Phật giáo ....
Kế hoạch tấn phong Gyalwang Drukpa 12 thành người lãnh đạo tinh thần của Tibet thời kỳ hậu Dalai Lama là có thật và đã tiến hành nhiều bước. Việt Nam là một trong các nước cờ bí hiểm của kế hoạch kinh thiên động địa ấy. (Thông tin này chúng tôi sẽ công bố khi cần thiết).
Hỡi các Phật tử, hãy tỉnh thức!
Hãy đến với đạo Phật bằng sự hiểu biết chứ không phải cuồng tín ngu muội!
Đức Phật đã dạy "Hãy tự thắp đuốc lên mà đi!"
(Bài viết đã được biên tập lại, bài đầy đủ có tại địa chỉ: https://nguyenphunepal.blogspot.com/2015/10/so-ket-ve-nhan-vat-phap-vuong-gyalwang.html?fbclid=IwAR0aA11wPqU7kEotWsUo4UvpRhM 6UXeONJSDpXhkPTGvHC7e1MEqxSvbjCQ)