PDA

View Full Version : Tâm Tình Nghệ Sĩ - Ngọn Nến Hoàng Cung



HXhuongkhuya
05-10-2019, 05:51 AM
Bà Từ Cung trong bộ phim Ngọn Nến Hoàng Cung:

https://www.youtube.com/watch?v=AgV3r-yKZhs



Thời gian trước, các anh chị và tôi hay gửi cho nhau những link nhạc hay, những bộ phim mới. Tôi không có nhiều thời gian nên ít coi phim, nếu coi chỉ coi một khúc... như nếm thử một món ăn.

Ngọn Nến Hoàng Cung, tôi coi một vài cuốn đầu bởi phim đó có Nghệ Sĩ Hồng Vân trong vai Bà Từ Cung, mẹ của Vua Bảo Đại, có Hoàng Hậu Nam Phương, có Ngọc Diệp, Thứ Phi của Vua Bảo Đại. Cả ba nhân vật nữ đều đóng trọn vai. Tôi thích vai diễn của Bà Từ Cung.



Hôm nay tình cờ coi tâm tình với Nghệ Sĩ Hồng Vân do Jimmy đảm trách, bỗng nhớ Bà Từ Cung oai nghi trong Ngọn Nến Hoàng Cung, nhớ đến một Nghệ Sĩ nhan sắc, có tài.

HX mở trang này để mang về những chia sẻ những đóng góp và tâm tình của các Nghệ Sĩ. Các anh chị các bạn có thể chia sẻ về Nghệ Sĩ nào mình quý.




https://www.youtube.com/watch?v=AgV3r-yKZhs


Khúc Ca Phạm Thái
(Nguyễn Đình Toàn)

Ta tráng sĩ hề, lòng không mềm bằng kiếm,Ta anh hùng hề, sự nghiệp có đầy đôi mắt Trương Quỳnh Như.Chí nhỏ lòng kiêu, đổ thừa vận rủi,Tài sơ sức mỏi, trách với thời cơ.
Lòng chua cay uống mãi rượu giang hồ,Nâng chén lửa đốt tàn dần năm tháng.Hồn đau thương những đêm trường bốc cháy,Ngựa ngông cuồng khua gót nhớ quan san.
Trời mưa buồn hay nhỏ lệ nhân gian,Men ứa lạnh trên đầu tay giá buốt.Chợp năm canh gà chừ tóc hồ điểm bạc,Thù nhà chưa trả chừ nợ nước vai mang.
Thẹn mặt làm ngơ chừ tủi thân hồ hải,Gục đầu lên gươm chừ, máu đổ chứa chan.Ta là sao tinh đẩu,Cao vút trời cô đơn.
Sáng không đủ soi đường cho người chừ, đêm chưa đành tắt,Một mình ta với lòng ta chừ, bão táp khôn nguôi.Biển động bốn phương chừ, sóng đau gào thét,Giấc mơ thù hận chừ, máu đỏ tay người.
Cơn say dở khóc dở cười,Thành nghiêng núi lở, đất trời là đâu.Chuông rung đã lọt tiếng cầu,Em ơi tỉnh dậy nghe sầu vào thơ.
Ta yêu nàng ư?Ta giết nàng ư?Ta thương nàng ư?Ta khóc rồi ư?
Môi nàng thơm chừ hồn ta ngây ngất,Mắt nàng là đèn hoa soi đêm tối hồn ta.Gót hương trầm dáng kiều thơm dịu ngọt,Xiêm y nồng nàn ngón nhỏ búp tiên nga.
Nàng là thơ ta là ruợu mê hoa,Trời nâng giấc ban ơn dày xuân mới.Ta nhớ nàng điên cuồng lên tiếng gọi,Quỳnh Như ơi, ai đội mộ nàng lên.
Thơ nàng buồn thành những chiếc gai êm,Mọc lên giữa linh hồn ta sầu tủi.Mây ngũ sắc kết lên lầu ngóng đợi,Sao Ngân Hà mở hội đón em đi,
Thuyền trăng đây ta xin chở em về,Trong lưng chén long lanh chừ, đau lạnh môi tê…Ta ôm nàng trong đôi tay sưng húp,Ta cắn xiêm nàng vỡ nát chén si mê.
Quỳnh Như ơi,Hồn ta đây mời em về ngự trị,Rồi thơ thần, ta giáng bút cho nhau.Rồi trải thơ làm gấm nệm tân hôn,
Ta sẽ cưới nhau dưới muôn ngàn tinh tú…Xin đừng bạn bè,Xin đừng chí cả…Ta sắp gặp nàng,Ta sắp gặp nàng đây.
Gió đã mách, nàng đang về trên đài kiêu khai nụ,Ta nghe bước chân nàng vừa thoắt nở thành hoa.Rượu còn đầy vò, trăng còn sáng trên thơ,Xin đừng để ngai hồn ta trống vắng.
Này Tiêu Sơn chuông chùa sao nín lặng,Hãy chiêu hồn cho đội mộ nàng lên.Nàng chết rồi ư?
Ta khóc rồi ư?Em ơi tám hướng sông hồ,
Mười năm ngang dọc, bây giờ là đây.Sự đời chừ đã trắng tay,Ngủ vùi một giấc, cho đầy gối tham.Ta say hay ta tỉnh?
Nàng buồn hay nàng vui?
Ngọc châu pha vỡ tiếng cười,Lược gương xin chải ngậm ngùi cho nhau.Môi nàng là mật đắng,
Tóc nàng là bão đau.
Mắt nàng thành mộ tối,Hồn ta là đêm thâu.
Áo bào hiên ngang hề bụi đường mốc thếch,Chuông kinh cầu nguyện hề, lời đầy tên nàng.Trời rộng thênh thang hề chim thiêng rã cánh,Canh khuya mòn mỏi hề đối bóng sầu tương.
Tinh đẩu lu mờ hề thơ run hồn thép,Ngựa ghê đá sắc hề xa lắc biên cươngRát mặt anh hùng hề nàng là gió mát,Xin tạ tình nàng hề lệ đau một hàng.
Heo may đã nổi lá vàng,Buồn xưa chừng cũng động ngàn bay xa.Mộ nàng bao cỏ úa,Lòng ta bấy xót xa.
Rưng rưng chén nhỏ trào tâm sự,Ta thương nàng hay ta thương ta?

HXhuongkhuya
05-10-2019, 05:59 AM
https://www.youtube.com/watch?v=WE5hH_mkLdk

HXhuongkhuya
05-17-2019, 11:55 PM
Người Yêu Của Lính


https://www.youtube.com/watch?v=6cj4jx7zPbo

Khoa1221
06-07-2019, 01:28 AM
https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FnNOGCre.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=ZIeZzBcbvwr8rB9ltZl9SQ--~C
Ban Tuổi Xanh




Riêng thân mẫu cô là một kịch sĩ lừng danh, hoạt động từ khi còn rất trẻ trong các đoàn văn nghệ hậu phương vào những năm 40, cùng thời với Thế Lữ của nhóm “Tự Lực Văn Đoàn” và cũng là ông họ của Mai Hương. Mặc dù thân mẫu Mai Hương là một kịch sĩ, nhưng chị lại không chịu ảnh hưởng của ngành này mà lại chịu nhiều ảnh hưởng từ các cô chú về lãnh vực ca hát.




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FWYvgUTn.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=pXmWi4CSGH0aH9JRGvrQgw--~C




Các cô chú của Mai Hương chính là những tên tuổi lớn của nền tân nhạc Việt Nam như Hoài Trung, Hoài Bắc, Thái Thanh, Thái Hằng. Chính nhờ vậy, Mai Hương đã tỏ ra có năng khiếu rất sớm để bước đến với ca nhạc từ khi còn trẻ. Từ năm 1953, cô đã dự thi cuộc tuyển lựa ca sĩ của đài phát thanh Pháp Á. Mai Hương từng chia sẻ trên đài RFA:

“Năm 1952, 53 gì đó, tôi mới 11, 12 tuổi thôi, ở Hà Nội vào Sài Gòn. Tôi lúc đó được cô ruột là cô Thái Thanh khuyến khích ghi tên vào chương trình thi tuyển lựa tài tử dưới thời ông giám đốc đài phát thanh Pháp Á chương trình Tiếng Việt là ông Hoàng Cao Tăng, hát bài Chú Cuội của Phạm Duy. Vào đến chung kết mà qua 4 thời kỳ như vậy là cũng không phải dễ. Qua thời kỳ thi tuyển, tôi trúng tuyển ngay. Tuần tự như vậy vào chung kết, cô Thái Thanh tập cho bài Xuân và Tuổi Trẻ của nhạc sĩ La Hối, lời Thế Lữ. Tất cả mọi người ngồi ban giám khảo nói rằng một con bé 12 tuổi hát bài ấy là quá khó, thế là chấm đậu luôn.”




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FpAJrrTx.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=mVzDhcOvkEpMUOVMAMdD.g--~C





Tuy có khiếu về nhạc nhưng Mai Hương trước đó không hề nghĩ là mình sẽ trở thành một ca sĩ. Đối với cô, việc trở thành một giọng ca tên tuổi sau này hoàn toàn đến từ những sự đưa đẩy không nằm trong dự định. Tuy nhiên lý do chính là Mai Hương đã được những nhạc sĩ trưởng ban văn nghệ của các đài phát thanh để ý từ khi còn hát trong chương trình thiếu nhi, rồi sau đó mời cô cộng tác với các “ban nhạc người lớn”.





https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FS8amNSC.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=STKbG.Bkaz_ZiAvYgm41FA--~C
Ca sĩ Mai Hương và em gái – ca sĩ Bạch Tuyết




Song song với thời gian cộng tác với các chương trình thiếu nhi, Mai Hương theo học trường Quốc Gia Âm Nhạc được khoảng 3 năm, dưới sự hướng dẫn của những giáo sư tên tuổi. Cô học violon với thầy Nhiên, ký âm pháp với thầy Nguyễn Cầu, đàn tranh với thầy Nguyễn Hữu Ba và hợp xướng với thầy Hải Linh. Vì bận thi tú tài 1 nên cô phải bỏ dở dang việc học nhạc. Tuy nhiên cô đã có được một căn bản khá vững vàng nên khi cộng tác với những chương trình tân nhạc lớn, Mai Hương không gặp phải một khó khăn nào.





https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FeDiVC8a.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=6jYKMxXyPkAY76Zgl1LppQ--~C
Ca sĩ Mai Hương trong ngày cưới





Vào năm 1961, khi được 19 tuổi, Mai Hương lập gia đình nên đã không tiếp tục theo học trường Nguyễn Bá Tòng. Chồng cô khi đó là công chức tùng sự tại Nha Hàng Không Dân Sự. Mai Hương cho biết chỉ quen biết người chồng tương lai 3 tháng trước khi tổ chức lễ thành hôn tại nhà hàng Đồng Khánh vào tháng 9 năm 1961.Hai người tuy là hàng xóm trong cùng một con hẻm trên đường Bùi thị Xuân, nhưng chưa hề nói truyện với nhau bao giờ. Mai Hương cho biết cuộc hôn nhân của cô đều đến từ sự xếp đặt của gia đình mà không phải đến từ tình yêu thật sự.






___


https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?6842-Ca-S%C4%A9-Mai-H%C6%B0%C6%A1ng


Ca sĩ Mai Hương – Viên ngọc quý của tân nhạc Việt Nam


https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fnhacxua.vn%2Fwp-content%2Fuploads%2F2019%2F04%2Fmaihuong-750x430.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=_IdhwMrQxwEyxZ3hLzTFxg--~C




Cho đến bây giờ, mặc dù trải qua nhiều năm tháng cùng với những thay đổi về hoàn cảnh xã hội và thời cuộc, Mai Hương vẫn luôn giữ cho mình một chỗ đứng cao trong âm nhạc Việt Nam.Tiếng hát phảng phất nét sang cả với một âm vực đặc biệt của Mai Hương hình như chỉ thích hợp với những sáng tác phẩm giá trị, từng một thời lôi cuốn được rất nhiều khán thính giả của các chương trình phát thanh và truyền hình tại Việt Nam trước năm 75. Tiếng hát đó cho đến nay vẫn luôn là một tiếng hát được nhắc nhở đến với nhiều cảm phục trên phương diện tài nghệ, với nhiều cảm tình dựa trên khả năng dẫn dắt người nghe về kỷ niệm của những ngày xa xưa.




https://www.youtube.com/watch?v=1KwNzTOPR74
♫ Brahms – Celebre Valse – Mối Tình Xa Xưa – Mai Hương ♫


https://www.youtube.com/watch?time_continue=24159&v=v3e8q6cEy7Q

♫ Mai Hương Và Các Bài Hát Hay Nhất Tuyển Tập (9 tiếng)♫

Chưa thấy ca sĩ nào ở thế hệ 2 của mình có thể thay thế được giọng hát này (người post bài).






https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fmedia.giphy.com%2Fmedia%2FG QbAyoxyDzWQE%2Fgiphy.gif&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=aEZ7pyV8B7PEoN6.FDtp6Q--~C




Mai Hương chào đời tại Đà Nẵng, mặc dù gia đình chị gốc Hà Nội. Thân phụ cô – ông Phạm Đình Sỹ – là một viên chức thuộc ngành quan thuế nên thường hoán chuyển nhiều nơi, đó là lý do chị được sinh ra ở miền Trung. Một thời gian sau, cả gia đình chuyển ra Huế, rồi trở lên miền thượng du Bắc Việt trong thời kỳ kháng chiến. Mãi cho đến năm 1951, toàn thể gia đình chị mới trở về Hà Nội và chỉ một năm sau lại chuyển vào Sài Gòn, hai năm trước khi làn sóng di cư bắt đầu.



https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FPkZtOyx.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=VmRQN02JQm6_4xqHed7eDA--~C



Mai Hương sinh trưởng trong một đại gia đình nghệ sĩ. Song thân chị là Phạm Đình Sỹ và Kiều Hạnh, hai tên tuổi lớn trong giới sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Thân phụ cô là anh cả của những thành viên trong ban hợp ca Thăng Long, sau khi về hưu đã phụ giúp mẹ cô thực hiện những chương trình văn nghệ dành cho nhi đồng trên các đài phát thanh và truyền hình (Ban Tuổi Xanh).

Khoa1221
06-07-2019, 11:31 PM
Ca Sĩ Mai Hương (Tiếp theo...)

Nhưng sau gần 60 năm chung sống, Mai Hương đã hoàn toàn tìm được hạnh phúc trọn vẹn bên chồng và 4 người con, gồm 1 trai và 3 gái. Không có ai trong số 4 người con của cô đi theo con đường của mẹ, họ cũng không có căn bản nhạc lý, ngoài hai người con gái có giọng hát tương đối tốt.

Có thể do sự cách biệt giữa hai thế hệ cùng môi trường xã hội, những người con của Mai Hương cũng tỏ ra không thích hợp với loại nhạc do cô trình bày, nhưng bù lại, chồng cô là người luôn khuyến khích Mai Hương trên con đường nghệ thuật.

Trong khi đó, những ca khúc được trình bày bởi tiếng hát Mai Hương đã là những ca khúc có khả năng làm say mê những khán thính giả lớn tuổi như chính cô nhận xét: “Khán thính giả của tôi đại đa số là người lớn tuổi. Đó là điều dĩ nhiên vì giọng hát của mình là giọng hát cũ, bài hát mình cũng là bài hát cũ thì đương nhiên đối tượng của mình cũng phải là lớp khán giả đó, lớn tuổi và yêu loại nhạc tiền chiến”.




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FkzmepRP.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=3BfDMTUVMVr0HfSNI.2qvA--~C


Đặc biệt, dù Mai Hương là một giọng ca nổi tiếng, nhưng khi còn ở Việt Nam cô ít khi xuất hiện trước khán giả. Tên tuổi cô được biết đến nhiều đều từ các chương trình phát thanh và truyền hình. Ngoài đài phát thanh Pháp Á và Đài Phát Thanh Sài Gòn, Mai Hương còn hát trên những đài Quân Đội và Tiếng Nói Tự Do cùng đài Truyền Hình Việt Nam. Có thể nói Mai Hương đã cộng tác với hầu hết những chương trình ca nhạc nổi tiếng vào thời đó với các trưởng ban như Nghiêm Phú Phi, Nguyễn Quí Lãm, Võ Đức Tuyết, Y Vân, Hoàng Trọng, Vũ Thành… chưa kể cô còn đảm nhiệm cả phần đọc truyện và xướng ngôn viên.

Mai Hương trình diễn trên sân khấu lần đầu tiên trong vở kịch thơ “Tấm Gương Nhi Nữ” cùng với các cô chú Thái Thanh, Khánh Ngọc, Hoài Trung và Hoài Bắc. Khi còn trong lứa tuổi nhi đồng vào năm 1954-1955, Mai Hương đã hát một mình lần đầu tiên trước khán giả nhạc phẩm “Hận Ly Hương” của Hoa Ngọc Long.

Riêng trong lĩnh vực vũ trường, Mai Hương mới chỉ ký giao kèo duy nhất dài 6 tháng với vũ trường Tự Do vào năm 1970 – sau khi sanh người con gái thứ 3 tên Mai Khanh – qua lời mời của ca sĩ Khánh Ly, lúc đó phụ trách chương trình cho vũ trường này. Đêm cuối cùng trước khi mãn hạn giao kèo, vũ trường Tự Do bị nổ vì nạn khủng bô’, trong khi cô đang trình bày nhạc phẩm Love Story. Cô cho biết là sau đó không bao giờ dám bước lên phòng trà hoặc vũ trường nữa.




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FU9DTTU0.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=PizDu6a_apyCMP6NIeo41g--~CMai Hương cùng 2 người chú ruột: Hoài Trung và Hoài Bắc



Mai Hương cùng chồng và 4 con rời Việt Nam vào ngày 22 tháng 4 năm 1975. Sau một tuần ở đảo Guam, cả gia đình sang thẳng Nam California, tạm trú tại trại Pendleton một thời gian ngắn trước khi bắt đầu một cuộc sống mới trên xứ người. Chỉ một năm sau, Mai Hương đã được mời đi trình diễn. Buổi trình diễn đầu tiên của cô trước khán giả Việt Nam tại hải ngoại diễn ra ở thành phố New Orleans.




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FTeMqU8j.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=3Z678FGJ8W1K9tyPrpFZZw--~C



Cũng trong năm 1976, cô đã được mời hát tại thành phố Seattle với những nhạc phẩm như “Giòng Sông Xanh” và “Giấc Mơ Hồi Hương”… và đã được khán giả đón nhận rất nhiệt tình, nhất là với “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành là một nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi của cô. (còn nữa và hết)

HXhuongkhuya
06-08-2019, 07:24 AM
Nghe và coi:Nương Chiều - Mai Hương.
"Chiều Ơi..."



https://www.youtube.com/watch?v=1bNybHjVX_c

Khoa1221
06-08-2019, 07:46 AM
Nghe và coi:Nương Chiều - Mai Hương.
"Chiều Ơi..."






Tác phẫm Nương Chiều , làm anh , ngay lúc này, nhớ Việt Nam lắm đó Hương :z57:



http://farm8.staticflickr.com/7325/16195111150_7d3c99d69b_o.jpg
Ban Tiếng Thời Gian với Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương và Quỳnh Giao.

Khoa1221
06-08-2019, 11:20 PM
Mai Hương... Tiếp theo và hết.


Cũng trong năm 1976, cô đã được mời hát tại thành phố Seattle với những nhạc phẩm như “Giòng Sông Xanh” và “Giấc Mơ Hồi Hương”… và đã được khán giả đón nhận rất nhiệt tình, nhất là với “Giấc Mơ Hồi Hương” của Vũ Thành là một nhạc phẩm đã gắn liền với tên tuổi của cô.






https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2F6AmsURs.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=KfafI0TTLSCukjWTCGE3tw--~C








Vào năm 1980, băng nhạc đầu tiên của Mai Hương được phát hành tại hải ngoại mang tựa đề “Giấc Mơ Hồi Hương” do Trung Tâm Trường Hải thực hiện, một thời gian sau thì băng nhạc này được trung tâm Tú Quỳnh đưa vào CD, cho đến nay vẫn được nhiều người đặt mua. Tổng cộng đã có tất cả trên 10 CD với tiếng hát của Mai Hương đã được phát hành, trong số đó có CD “Tìm Nhau Bốn Mùa” được cô hát chung với Kim Tước và Quỳnh Giao, là 2 người bạn thân từng hát chung với nhau trên rất nhiều chương trình phát thanh và truyền hình tại Sài Gòn.









https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FzFcz4AL.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=KdcinOWxYLiu5pKEHlA7VA--~C






Ngoài ra CD mang tựa đề “Tìm Nhau Bốn Mùa” này còn có sự cộng tác đặc biệt của nam ca sĩ Duy Trác. Đa số những nhạc phẩm Mai Hương trình bầy trong những CD này là những nhạc phẩm tiền chiến, rất thích hợp với tiếng hát của cô vì “tôi cảm thấy cái giọng của tôi thích hợp với nhạc tiền chiến, tôi lại yêu thích nhạc tiền chiến và các nhạc sĩ tiền chiến thành ra mình cảm thấy hợp thì mình hay hát”.








https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FU997mBf.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=NmkDUdXmUihTc1f1F0nw_Q--~C
Ca sĩ Mai Hương trong lần đầu được gặp nhạc sĩ Văn Cao






Ngoài nhạc tiền chiến gắn bó với tiếng hát mình, Mai Hương còn có khả năng trình bầy được nhiều loại nhạc khác, nhất là trong thời gian cô cộng tác với những đài phát thanh ở Sài Gòn. Vì vậy Mai Hương đã từng hát trong những chương trình dạ vũ qua đủ mọi thể điệu. Tuy nhiên cô đưa ra nhận xét: “muốn thưởng thức hoặc muốn nghe lời hát hay, ý nhạc đẹp thì nên nghe khi không có khiêu vũ thì người ta mới chú tâm nghe được cái hay, cái đẹp của bài hát đó. Còn nếu vào phòng trà hay dancing thì người ta mải để ý nhảy nhót, hay truyện trò, uống nước
nọ kia, nên đâu có biết bài hát đó ra làm sao”.







https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FYCUBUqa.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=vGbxdDqliR2TR94VFgSVeg--~C





Cuộc sống êm đềm của Mai Hương cứ thế trôi qua trong những ngày hạnh phúc bên cạnh người bạn trăm năm trên vùng đồi Rowland Heights thơ mộng, là nơi cô tìm được sự thanh thảnh cho tâm hồn với những sinh hoạt bình thường của một ngày trong cuộc sống của một người phụ nữ đảm đang. Sau gần 60 năm sống hạnh phúc bên nhau, cặp vợ chồng Mai Hương – Trương Dục có thể được coi là một trong những cặp vợ chồng nghệ sĩ sống bền bỉ với nhau nhất. Điều đó đáng để cho Mai Hương tự hào về niềm hạnh phúc của mình.







https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FVtKn2U4.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=h5ISHghkj7MygymSO.TwlA--~C

Đại gia đình ca sĩ Mai Hương





Bây giờ ở trên đất Mỹ xa xôi, mỗi khi hồi tưởng về Việt Nam, Mai Hương không tránh được những bồi hồi khi nhớ về những ngày cô cho là đẹp nhất, là thời gian tiếng hát cô cùng những nghệ sĩ đồng lứa tuổi cũng như những nghệ sĩ thuộc lớp trước đã tạo cho nền tân nhạc Việt Nam được một thời kỳ vàng son qua làn sóng điện.

Theo Tivi Tuần San

HXhuongkhuya
06-09-2019, 05:21 AM
http://farm8.staticflickr.com/7325/16195111150_7d3c99d69b_o.jpg
Ban Tiếng Thời Gian với Thái Thanh, Hà Thanh, Mai Hương và Quỳnh Giao.

Cô Hà Thanh và cô Quỳnh Giao đã khuất non Đoài. Bây gờ chỉ còn cô Mai Hương là còn minh mẫn.





https://www.youtube.com/watch?v=jPs-QbSt8cs

HXhuongkhuya
06-20-2019, 02:36 AM
Trả Lại Em Yêu...


https://www.youtube.com/watch?v=1TBqgDCJXRk

Jimmy còn có cơ hội phỏng vấn giọng ca huyền thoại Thái Thanh không nhỉ.

HaiViet
10-11-2019, 01:32 AM
-Cám ơn Hương Xưa đã cho coi video về nhà văn nhà thơ Du Tử Lê, không biết rồi có ai đưa chàng ra biển không?


khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
Tác giả: Du Tử Lê
(https://poem.tkaraoke.com/10032/Du_Tu_Le/)
Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đời lưu vong không cả một ngôi mồ
vùi đất lạ thịt xương e khó rã
hồn không đi sao trở lại quê nhà

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi
bên kia biển là quê hương tôi đó
rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và nhớ đừng vội vuốt mắt cho tôi
cho tôi hướng vọng quê tôi lần cuối
biết đâu chừng xác tôi chẳng đến nơi

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
đừng ngập ngừng vì ái ngại cho tôi
những năm trước bao người ngon miệng cá
thì sá gì thêm một xác cong queo

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
cho tôi về gặp lại các con tôi
cho tôi về nhìn thấy lệ chúng rơi
từ những mắt đã buồn hơn bóng tối

Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển
và trên đường hãy nhớ hát quốc ca
ôi lâu quá không còn ai hát nữa
(bài hát giờ cũng như một hồn ma)

Khi tôi chết nỗi buồn kia cũng hết
đời lưu vong tận tuyệt với linh hồn.

HXhuongkhuya
10-12-2019, 12:11 AM
https://www.youtube.com/watch?v=u1BhCL6bqVo







-Cám ơn Hương Xưa đã cho coi video về nhà văn nhà thơ Du Tử Lê, ...






Phương Thư và Nhà Văn Đỗ Vẫn Trọn nói chuyện nghe ngậm ngùi, êm đềm như một chuyến đi thảnh thơi của Thi Sĩ Du Tử Lê. Cám anh Hải Việt.



Jimmy với Thi Sĩ Du Tử Lê lần cuối:



https://www.youtube.com/watch?v=5pHr__pzwKg

Triển
10-12-2019, 07:46 AM
Người Yêu Của Lính


https://www.youtube.com/watch?v=6cj4jx7zPbo



Hay quá :z67:! Thần tượng của tui á. :)

HXhuongkhuya
02-24-2020, 04:55 AM
Hay quá :z67:! Thần tượng của tui á. :)



Người Yêu Của Lính có duyên lắm.
Nghe Jimmy phỏng vấn Ngọc Minh, thêm quý thần tượng của anh Triển. (tặng hoa)
Ngọc Minh có nhắc tới Khánh Ly trong cuộc phỏng vấn.

Thay link:

Hôm nay tình cờ nghe lại một bài hát xưa, từ lời ca tới hình ảnh, (coi và nghe) hoà âm,
do Khánh Ly cùng Lệ Thu hát và bè rất tuyệt.


Chúc anh Triển, ACE ngày thứ hai nhẹ nhàng, an tịnh.



____________

Tạm cất những links nhạc về Ca Sĩ Phi Nhung:

NhoMePhiNhung:

https://youtu.be/iIdsrcMDnEU


Trường Sang cùng mọi người tiếp nối "Hành Trình Thắp Sáng Yêu Thương" của mạ Phi Nhung:

https://youtu.be/LckDfvToNtU

https://www.youtube.com/watch?v=LckDfvToNtU

HXhuongkhuya
03-18-2020, 09:52 AM
Lòng ta như Gò Mối, đang chờ phút đầu thai ...

Đó là một câu trong bài hát Đường Chiều Lá Rụng của cố NS Phạm Duy. Cô Thái Thanh hát, tôi nghe rợn tóc gáy, rất sợ mỗi khi nghe Cô hát và chẳng bao giờ nghe trọn bài. Nhớ loáng thoáng rằng bài này được sáng tác lúc NS Phạm Duy hối hận về mối tình sai trái của mình (?) Nghe sợ lắm, có lẽ bởi lúc đó tôi chưa đủ lớn để hiểu những khúc mắc của người lớn, những hứng thú vụng trộm để hối hận triền miên. Còn nhiều bài hát khác Cô hát tôi rất sợ mỗi khi Bố mở băng, nghe cô hát, tôi chỉ muốn trùm mền trốn. Giọng Cô... chua quá.

Rồi lớn dần với năm tháng, thấm thẩu gu âm nhạc của Bố và anh trai, ngày tôi biết nghe và thưởng thức tiếng hát của Cô là lúc tôi biết phân biệt bài nào do ca sĩ nào hát không hay như Cô Thái Thanh. Cứ thế tôi cân đo, so sánh. Nhiều bài hát Cô hát trước đó, các Ca Sĩ sau này cover lại chẳng ai ngang tầm. Tôi đồng ý như O Xanh, nhiều thế hệ sau cũng chưa chắc có một Thái Thanh thứ 2. Người thực hiện những bài hát gần giống Cô Thái Thanh (gần giống thôi nha) là Ca Sĩ Ngọc Hạ, tôi vẫn chưa tìm thấy ai hát HAY như Cô. Trang Tâm Tình Nghệ Sĩ, có lần tôi tự hỏi, Jimmy có cơ hội làm một cuộc phỏng vấn với giọng ca Huyền Thoại Thái Thanh nữa không?





Jimmy còn có cơ hội phỏng vấn giọng ca huyền thoại Thái Thanh không nhỉ?





https://www.youtube.com/watch?v=DUezLUgUCmo




https://i.postimg.cc/bvTTnznR/IMG-0728.png (https://postimages.org/)




Hôm qua anh trai gửi tin Cô đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 86. Tôi không ngạc nhiên, không buồn, mà tiếc, tiếc một Huyền Thoại Âm Nhạc, một tài năng Thiên Phú. Cô được sinh ra và thừa hưởng tất cả những tinh hoa nghệ thuật trong một gia đình Nghệ Sĩ đúng nghĩa, vốn liếng kiến thức âm nhạc của Cô được định hướng và hình thành theo bề dày lịch sử và thời gian cùng những thăng trầm vận mệnh đất nước.

Là chứng nhân cho những cuộc di tản, từ bỏ nơi chôn nhau rắt rốn, tìm đến vùng trời tự do. Cô thực hiện ước mơ, hoàn thành sứ mạng giọng ca Thiên phú qua nhiều thập niên, phục vụ nghệ thuật bằng giọng hát vượt thời gian của mình. Ít ai biết những ngày cuối đời, Cô đã sống trong Nursing Home cho tới lúc ra đi. Các con của cô rất thương yêu Mẹ cũng không thể giữ Mẹ ở nhà chăm sóc mãi khi không đủ phương tiện y khoa.

Nhớ không nhầm ngoài cơn bạo bịnh, Cô Thái Thanh còn mắc chứng bịnh Alzheimer (spell), không nói chuyện bình thường vì ảnh hưởng gì đó liên quan tới thanh quản (dây thanh đới) của Cô. Trí nhớ cũng hao mòn, lu mờ dần, nhưng lạ lùng thay mỗi lần con gái rượu Ý Lan vào thăm, hát nhắc 1 câu, như sống lại từ trong tiềm thức, Cô nhớ lời và hát như chưa từng bị chứng lãng quên (theo lời kể của chị Ý Lan, con gái Cô Thái Thanh).

Đường Chiều Lá Rụng, tôi đã nghe, thấm thía sự hoang mang, nỗi bất an cùng sự hối hận dày vò tột cùng bằng những biến chuyển cung điệu với nhiều dấu hóa bất thường của NSPD qua giọng hát Thái Thanh. Đường Chiều Lá Rụng khó hát, khó nghe, khó hiểu, tới bây giờ tôi vẫn chưa thấy Ca Sĩ nào dám hát lại bài này ngoài Cô Thái Thanh (?). Hôm qua anh tôi gửi tin Cô Thái Thanh đã ra đi, tôi thở phào mừng vì biết Cô đã được giải thoát. Hãy nghỉ yên, (RIP). Huyền Thoại Thái Thanh còn mãi với thời gian và trong lòng người ái mộ.

Xin chia buồn cùng hai chị Ý Lan, Quỳnh Hương cùng tang quyến.

Nhã Uyên
03-18-2020, 02:36 PM
Lòng ta như Gò Mối, đang chờ phút đầu thai ...

Đó là một câu trong bài hát Đường Chiều Lá Rụng của cố NS Phạm Duy. Cô Thái Thanh hát, tôi nghe rợn tóc gáy, rất sợ mỗi khi nghe Cô hát và chẳng bao giờ nghe trọn bài. Nhớ loáng thoáng rằng bài này được sáng tác lúc NS Phạm Duy hối hận về mối tình sai trái của mình (?) Nghe sợ lắm, có lẽ bởi lúc đó tôi chưa đủ lớn để hiểu những khúc mắc của người lớn, những hứng thú vụng trộm để hối hận triền miên. Còn nhiều bài hát khác Cô hát tôi rất sợ mỗi khi Bố mở băng, nghe cô hát, tôi chỉ muốn trùm mền trốn. Giọng Cô... chua quá.

Rồi lớn dần với năm tháng, thấm thẩu gu âm nhạc của Bố và anh trai, ngày tôi biết nghe và thưởng thức tiếng hát của Cô là lúc tôi biết phân biệt bài nào do ca sĩ nào hát không hay như Cô Thái Thanh. Cứ thế tôi cân đo, so sánh. Nhiều bài hát Cô hát trước đó, các Ca Sĩ sau này cover lại chẳng ai ngang tầm. Tôi đồng ý như O Xanh, nhiều thế hệ sau cũng chưa chắc có một Thái Thanh thứ 2. Người thực hiện những bài hát gần giống Cô Thái Thanh (gần giống thôi nha) là Ca Sĩ Ngọc Hạ, tôi vẫn chưa tìm thấy ai hát HAY như Cô. Trang Tâm Tình Nghệ Sĩ, có lần tôi tự hỏi, Jimmy có cơ hội làm một cuộc phỏng vấn với giọng ca Huyền Thoại Thái Thanh nữa không?







https://www.youtube.com/watch?v=DUezLUgUCmo




https://i.postimg.cc/bvTTnznR/IMG-0728.png (https://postimages.org/)




Hôm qua anh trai gửi tin Cô đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 86. Tôi không ngạc nhiên, không buồn, mà tiếc, tiếc một Huyền Thoại Âm Nhạc, một tài năng Thiên Phú. Cô được sinh ra và thừa hưởng tất cả những tinh hoa nghệ thuật trong một gia đình Nghệ Sĩ đúng nghĩa, vốn liếng kiến thức âm nhạc của Cô được định hướng và hình thành theo bề dày lịch sử và thời gian cùng những thăng trầm vận mệnh đất nước.

Là chứng nhân cho những cuộc di tản, từ bỏ nơi chôn nhau rắt rốn, tìm đến vùng trời tự do. Cô thực hiện ước mơ, hoàn thành sứ mạng giọng ca Thiên phú qua nhiều thập niên, phục vụ nghệ thuật bằng giọng hát vượt thời gian của mình. Ít ai biết những ngày cuối đời, Cô đã sống trong Nursing Home cho tới lúc ra đi. Các con của cô rất thương yêu Mẹ cũng không thể giữ Mẹ ở nhà chăm sóc mãi khi không đủ phương tiện y khoa.

Nhớ không nhầm ngoài cơn bạo bịnh, Cô Thái Thanh còn mắc chứng bịnh Alzheimer (spell), không nói chuyện bình thường vì ảnh hưởng gì đó liên quan tới thanh quản (dây thanh đới) của Cô. Trí nhớ cũng hao mòn, lu mờ dần, nhưng lạ lùng thay mỗi lần con gái rượu Ý Lan vào thăm, hát nhắc 1 câu, như sống lại từ trong tiềm thức, Cô nhớ lời và hát như chưa từng bị chứng lãng quên (theo lời kể của chị Ý Lan, con gái Cô Thái Thanh).

Đường Chiều Lá Rụng, tôi đã nghe, thấm thía sự hoang mang, nỗi bất an cùng sự hối hận dày vò tột cùng bằng những biến chuyển cung điệu với nhiều dấu hóa bất thường của NSPD qua giọng hát Thái Thanh. Đường Chiều Lá Rụng khó hát, khó nghe, khó hiểu, tới bây giờ tôi vẫn chưa thấy Ca Sĩ nào dám hát lại bài này ngoài Cô Thái Thanh (?). Hôm qua anh tôi gửi tin Cô Thái Thanh đã ra đi, tôi thở phào mừng vì biết Cô đã được giải thoát. Hãy nghỉ yên, (RIP). Huyền Thoại Thái Thanh còn mãi với thời gian và trong lòng người ái mộ.

Xin chia buồn cùng hai chị Ý Lan, Quỳnh Hương cùng tang quyến.





Xin để lại like bởi không có nút like. :z57:

cuocsi
03-23-2020, 04:00 AM
Lòng ta như Gò Mối, đang chờ phút đầu thai ...

Đó là một câu trong bài hát Đường Chiều Lá Rụng của cố NS Phạm Duy. Cô Thái Thanh hát, tôi nghe rợn tóc gáy, rất sợ mỗi khi nghe Cô hát và chẳng bao giờ nghe trọn bài. Nhớ loáng thoáng rằng bài này được sáng tác lúc NS Phạm Duy hối hận về mối tình sai trái của mình (?) Nghe sợ lắm, có lẽ bởi lúc đó tôi chưa đủ lớn để hiểu những khúc mắc của người lớn, những hứng thú vụng trộm để hối hận triền miên. Còn nhiều bài hát khác Cô hát tôi rất sợ mỗi khi Bố mở băng, nghe cô hát, tôi chỉ muốn trùm mền trốn. Giọng Cô... chua quá.

Rồi lớn dần với năm tháng, thấm thẩu gu âm nhạc của Bố và anh trai, ngày tôi biết nghe và thưởng thức tiếng hát của Cô là lúc tôi biết phân biệt bài nào do ca sĩ nào hát không hay như Cô Thái Thanh. Cứ thế tôi cân đo, so sánh. Nhiều bài hát Cô hát trước đó, các Ca Sĩ sau này cover lại chẳng ai ngang tầm. Tôi đồng ý như O Xanh, nhiều thế hệ sau cũng chưa chắc có một Thái Thanh thứ 2. Người thực hiện những bài hát gần giống Cô Thái Thanh (gần giống thôi nha) là Ca Sĩ Ngọc Hạ, tôi vẫn chưa tìm thấy ai hát HAY như Cô. Trang Tâm Tình Nghệ Sĩ, có lần tôi tự hỏi, Jimmy có cơ hội làm một cuộc phỏng vấn với giọng ca Huyền Thoại Thái Thanh nữa không?







https://www.youtube.com/watch?v=DUezLUgUCmo




https://i.postimg.cc/bvTTnznR/IMG-0728.png (https://postimages.org/)




Hôm qua anh trai gửi tin Cô đã vĩnh viễn ra đi ở tuổi 86. Tôi không ngạc nhiên, không buồn, mà tiếc, tiếc một Huyền Thoại Âm Nhạc, một tài năng Thiên Phú. Cô được sinh ra và thừa hưởng tất cả những tinh hoa nghệ thuật trong một gia đình Nghệ Sĩ đúng nghĩa, vốn liếng kiến thức âm nhạc của Cô được định hướng và hình thành theo bề dày lịch sử và thời gian cùng những thăng trầm vận mệnh đất nước.

Là chứng nhân cho những cuộc di tản, từ bỏ nơi chôn nhau rắt rốn, tìm đến vùng trời tự do. Cô thực hiện ước mơ, hoàn thành sứ mạng giọng ca Thiên phú qua nhiều thập niên, phục vụ nghệ thuật bằng giọng hát vượt thời gian của mình. Ít ai biết những ngày cuối đời, Cô đã sống trong Nursing Home cho tới lúc ra đi. Các con của cô rất thương yêu Mẹ cũng không thể giữ Mẹ ở nhà chăm sóc mãi khi không đủ phương tiện y khoa.

Nhớ không nhầm ngoài cơn bạo bịnh, Cô Thái Thanh còn mắc chứng bịnh Alzheimer (spell), không nói chuyện bình thường vì ảnh hưởng gì đó liên quan tới thanh quản (dây thanh đới) của Cô. Trí nhớ cũng hao mòn, lu mờ dần, nhưng lạ lùng thay mỗi lần con gái rượu Ý Lan vào thăm, hát nhắc 1 câu, như sống lại từ trong tiềm thức, Cô nhớ lời và hát như chưa từng bị chứng lãng quên (theo lời kể của chị Ý Lan, con gái Cô Thái Thanh).

Đường Chiều Lá Rụng, tôi đã nghe, thấm thía sự hoang mang, nỗi bất an cùng sự hối hận dày vò tột cùng bằng những biến chuyển cung điệu với nhiều dấu hóa bất thường của NSPD qua giọng hát Thái Thanh. Đường Chiều Lá Rụng khó hát, khó nghe, khó hiểu, tới bây giờ tôi vẫn chưa thấy Ca Sĩ nào dám hát lại bài này ngoài Cô Thái Thanh (?). Hôm qua anh tôi gửi tin Cô Thái Thanh đã ra đi, tôi thở phào mừng vì biết Cô đã được giải thoát. Hãy nghỉ yên, (RIP). Huyền Thoại Thái Thanh còn mãi với thời gian và trong lòng người ái mộ.

Xin chia buồn cùng hai chị Ý Lan, Quỳnh Hương cùng tang quyến.







Đường Chiều Lá Rụng , Cựu Nữ sinh Marie Curie hát:

https://www.youtube.com/watch?v=qOpSQya4LKQ&feature=emb_logo

Chào Nhã Uyên . :z57: .

Khoa1221
03-24-2020, 07:44 AM
Thái Thanh 1934-2020


https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2020/03/90356999_895424797574269_7550384371283263488_n-640x905.jpg

Thái Thanh qua nét vẽ của họa sĩ Tim Phạm





“Thái Thanh, tiếng hát đã khai tâm cho thế hệ tôi tình dân tộc”

Trong những món quà mà tạo hoá đã ban tặng riêng cho người Việt, thật không thể không nghĩ đến tiếng hát Thái Thanh. Gần một thế kỷ của đời nghệ sĩ, Thái Thanh có lẽ là người duy nhất xứng danh diva trong âm nhạc Việt Nam. Tiếng hát của bà không những là những bài học về thưởng thức tinh tế cho nhiều thế hệ, mà còn là lời khai tâm cho tình dân tộc, đủ sức âm vang đến tận mai sau.

Dịu dàng và kín đáo thu hút như trang sách hay còn phía trước, bức ảnh mừng thọ bà năm 80 tuổi bật lên vẻ đẹp như một điều không có thật. Đẹp như ngàn bài hát mà bà đã ghi âm lại, đủ vẽ nên một chương lịch sử âm nhạc của quê hương qua bao cuộc nổi trôi, qua bao phận người Việt với yêu thương và khốn khó. Nhưng nghe và cảm nhận được tiếng hát Thái Thanh không dễ dàng, cũng tương tự như để sống là một người Việt đủ nghĩa chưa bao giờ là chuyện đơn giản.

Ngay cả trong giới sinh viên Nhạc viện, thậm chí là sinh viên thanh nhạc, cũng không phải ai cũng tiếp nhận được tiếng hát Thái Thanh. Để thưởng thức nhanh, những người học nhạc chúng tôi thường chia nhau giọng hát của những người thuộc hàng con cháu của bà như Thái Hiền, Duy Quang, Khánh Hà hoặc Ý Lan… chứ không thể bước ngay vào thánh đường âm nhạc của bà. Giọng hát của Thái Thanh kiêu hãnh như vậy đó. Hoặc để người tìm tới và chiêm ngưỡng, hoặc là cứ bước qua vô tình chứ không thể nhận mình tiếng hát giải trí đơn giản.

Nhiều lần ở Mỹ, tôi tìm cách xin gặp bà để trò chuyện cho một bài viết, cũng nhằm vào ngày kỷ niệm 80 năm đại thọ, nhưng đều chưa đủ duyên để diện kiến, vì bà đang trong thời gian chữa căn bệnh alzheimer, lúc thì làm hao mòn sức khoẻ, lúc thì nhớ nhớ quên quên những vui buồn đã qua trong một đời người. Trong một thế kỷ phai tàn cùng ký ức đẹp nhất mà người Việt từng có, nụ cười của bà còn xuất hiện với khán giả là điều trân quý.

Thái Thanh là một trong những ca sĩ kín đáo và làm thất vọng không ít giới báo chí săn tìm tin tức giật gân, vì ngoài ngợi ca tiếng hát, người ta không thể biết viết gì thêm. Thế nhưng đời của bà đã trãi qua không ít thăng trầm. Vì sự hâm mộ mà nhà văn Mai Thảo đã tạc nên tên gọi lừng danh cho bà, là một “tiếng hát vượt thời gian”. Nhưng cũng vì lời yêu dấu đó mà chồng bà, diễn viên điện ảnh Lê Quỳnh đã không dằn được buồn giận mà xảy đến chuyện bà phải chia tay chồng sau 10 năm chung sống, có với nhau 5 người con, 3 gái và 2 trai.

Duyên nghiệp của bà Phạm Thị Băng Thanh, tên thật của ca sĩ Thái Thanh, với nghiệp ca hát như được ơn trên sắp đặt. Từ năm 13 tuổi, khi vừa vỡ giọng theo tuổi học thanh nhạc, bà đã hát nhuần nhuyễn các thể loại dân ca Bắc Bộ, trình diễn ở nhiều nơi như một người ca hát nghiệp dư nhưng đủ sức làm sửng sốt những ai nghe được. Thật khó mà tưởng tượng được một cô gái nhỏ xuống tàu vào Nam sau hiệp định Genève 1954, lại bí mật mang theo mình một kho tàng dân nhạc vĩ đại trong máu, trong hơi thở rồi viết thành lịch sử qua từng câu hát.

Sau 1975, nhiều ca sĩ được đào tạo theo trường phái thanh nhạc của Bulgaria và Liên Xô cũ hay nói rằng ca sĩ Thái Thanh trình diễn nhiều kỹ thuật, nhưng sự thật là người ca sĩ này chưa bao giờ qua bất kỳ trường lớp nào, kể cả ở Việt Nam. Những gì bà biết được là thiên phú và bản năng hoà hợp những làn điệu của tổ tiên, cộng vào một chút hiểu biết mà bà tự mua sách âm nhạc của người Pháp để học hỏi. Những thanh âm cao vút như opera cộng với lối luyến láy, nhả chữ độc đáo của bà trở thành bộ sách giáo khoa tự nhiên cho thanh nhạc Việt Nam hiện đại, thậm chí mở ra một trường phái riêng của bà và cho âm nhạc Việt.

“Ai lướt đi ngoài sương gió…”, tìm được người có thể diễn tả được chữ “lướt” đi ai oán như một hồn ma, lướt đi mong manh vô định… như tiếng hát Thái Thanh trong Buồn Tàn Thu của Văn Cao có lẽ không dễ trong thế kỷ này. Hoặc lời hát làm thắt tim người trong Phượng Yêu của Phạm Duy, có thể chỉ còn là nuối tiếc trong nửa thế kỷ về sau. Thái Thanh chỉ có một, và tâm tình như Thái Thanh cũng chỉ có một.

“Nếu ta nghiêng mình lệch đi một tí, bình diện với thời gian thay đổi, thì cô Thái Thanh đã ở bên kia tự bao giờ rồi, ví dụ năm ngàn năm về trước hoặc năm ngàn năm về sau”, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nói về bà như vậy. Đây có lẽ là một nhận xét đủ để thấy tiếng hát của bà trở thành nhiệm ý phi không gian trong cảm nhận của con người, ngoại trừ những kẻ ganh tị, hoặc kẻ không đủ sức để dung nhận giọng ca Thái Thanh trong âm nhạc Việt Nam.

Thái Thanh không làm chính trị, không tuyên xưng, nhưng luôn có một thái độ rất rõ, một cách đáng trân trọng, so với nhiều người coi mình là một nhân vật chính trị. Năm 1975, khi không kịp di tản và kẹt lại Sài Gòn. Có những ngày bà dọn ghế bàn, bán cà phê cóc vỉa hè để sinh sống. Chính quyền miền Bắc nhiều lần nhờ các nhạc sĩ nằm vùng từng quen biết cũng như các quan chức văn hoá đến kêu gọi bà tham gia hát các bài hát tuyên truyền cho chính quyền Cộng sản, nhưng bà nhất quyết thoái thác. Chính vì vậy, mà bà bị cấm trình diễn, cấm xuất hiện trên báo chí, truyền hình, phát thanh… trong suốt 10 năm liền.

Năm 1985 Thái Thanh rời Việt Nam, định cư ở Hoa Kỳ, bà nối lại sự nghiệp trình diễn cho đến năm 2002 thì tuyên bố chính thức từ giã sân khấu, tương ứng với cột mốc 55 năm của một đời nghệ sĩ trình diễn. Mặc dù thỉnh thoảng bà cũng xuất hiện theo yêu cầu của khán giả nhưng không nhiều, và mỗi lần như vậy đều làm khán phòng nín lặng. Ca sĩ Tuấn Anh, người lừng danh với bài hát Trái Tim Ngục Tù của nhạc sĩ Đức Huy, cũng lừng danh vì luôn khắt khe trong mọi nhận xét về âm nhạc, đã từng phải thốt lên rằng “ngay khi bà cất tiếng giới thiệu, đó đã là một bài hát”.

Cũng như bao người Việt Nam khác. Tôi lớn lên với hình ảnh Việt Nam ngổn ngang các ý thức Quốc – Cộng. Hận thù và thương đau không đủ vẽ nên trong tôi hình ảnh một Việt Nam mến thương để sống, để nói vì. Nhưng trong run rủi, tôi nghe được Thái Thanh, khi bà hát về thân phận từ Trịnh Công Sơn hay bao la và vĩ đại từ Phạm Duy. Tiếng hát của bà vang vọng trong chia ly, mất mát, mà cũng quyện quanh trong hạnh phúc, sum vầy. Tiếng hát của bà là phần không nhỏ, dạy cho tôi biết yêu đất nước này, dù cùng quẩn trong khổ đau hay hạnh phúc trong giả tạo lăng trì.

Thỉnh thoảng, tôi cũng cũng giả định rằng liệu một nghệ sĩ xuất sắc như bà để có thể sống thật trong từng bài hát hay không, hay chỉ nức nở giả tạo như những bài hát tôi vẫn nghe mỗi ngày trên truyền hình, trên băng đĩa hiện tại? Nhưng khi nghe được chuyện bà vất vả thu hàng chục lần bài hát Bà Mẹ Gio Linh chỉ vì cứ ngừng vì khóc giữa bài, tôi hiểu được rằng tiếng hát của Thái Thanh không hát chỉ cho hôm nay, mà hát cho hôm qua và cả mai sau.

Bà Mẹ Gio Linh của nhạc sĩ Phạm Duy là một trong những ca khúc mà Thái Thanh trình bày xuất sắc nhất, nhưng bà cũng ít khi trình bày bài hát này nhất vì quá đau thương khi phải gánh những hình ảnh khốn khổ của quê hương một thời đến với công chúng.

“Tôi yêu tiếng nước tôi, từ khi mới ra đời”… Nhạc sĩ Phạm Duy và tiếng hát Thái Thanh in trong trí nhớ tôi hơn ngàn bài học hay sáo ngữ tuyên truyền. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến đất nước mình nhiều từ khi mẹ cho ra đời đến khi cắp sách đến trường, nhưng lời hát đó dìu tôi vào ý thức hệ dân tộc máu đỏ da vàng. Nếu không có nó, biết đâu có thể hôm nay tôi có thể là một tên khủng bố của chủ nghĩa thánh chiến toàn cầu hoặc là một tín đồ cộng sản quốc tế không quê hương.

Tôi chỉ có thể viết những lời vặt như vậy, nhân dịp mừng thọ 80 tuổi của người nữ danh ca này, như một lời cảm tạ một người nghệ sĩ đã thầm lặng cho tôi – và rất nhiều người như mình – những điều làm tôi thương mình là người Việt, thương giống nòi mình là người Việt. Đời người nghe thì rất gần ở đó nhưng là rất xa, tiếng hát hôm nay, mai có thể kỷ vật. Mến yêu một nghệ sĩ, không gì hơn ngồi lại để ngắm những gì họ đã góp nhặt cho đời. Và để nói một lời cảm tạ khi người còn có thể nghe thấy.

———————

Thái Thanh sinh ngày 5 tháng 8 năm 1934 tại Hà Nội, là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát từ thuở thiếu niên, cùng với Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung, Phạm Duy, Khánh Ngọc (vợ nhạc sĩ Phạm Đình Chương) lập nên ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng, thành danh từ thập niên 1950.

Tên tuổi Thái Thanh trở nên lẫy lừng từ đó cho đến những ngày cuối của miền Nam Việt Nam. Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh cũng như truyền hình. Sau 1985, dù chỉ hát và phát hành băng đĩa ở Mỹ, bà vẫn là giọng ca có vị trí hàng đầu, mệnh danh là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam. Tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.


Nguồn: https://saigonnhonews.com/muon-mau/van-hoa-van-nghe/ta-on-tieng-hat-khai-tam/

HXhuongkhuya
03-24-2020, 05:15 PM
Xin để lại like bởi không có nút like. :z57:

Chào Uyên, anh Cuốc, anh Khoa. :z57::z57::z57:



https://www.youtube.com/watch?v=x9g0KJSvwFo&feature=emb_logo

HXhuongkhuya
10-01-2020, 05:57 AM
https://i.postimg.cc/XqH72vZx/IMG-1166.jpg (https://postimages.org/)
Mùa Thu Lá Bay


https://www.youtube.com/watch?time_continue=1&v=17Y6uh9W5v8&feature=emb_lo go
Tâm tình nghệ sĩ: Kim Anh với Jimmy Show



https://i.postimg.cc/q7sJPwhN/IMG-1161-1.jpg (https://postimages.org/)

HXhuongkhuya
10-26-2020, 06:55 AM
Bước Chân Dĩ Vãng


https://www.youtube.com/watch?v=oWQ9c7F4S_Q&feature=emb_logo

https://www.youtube.com/watch?v=oWQ9c7F4S_Q&feature=emb_logo

HXhuongkhuya
12-15-2020, 02:40 PM
Mai Hương... Tiếp theo và hết.




https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2F6AmsURs.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=KfafI0TTLSCukjWTCGE3tw--~C










https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FYCUBUqa.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=vGbxdDqliR2TR94VFgSVeg--~C






https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2Fi.imgur.com%2FVtKn2U4.jpg&t=1559576520&ymreqid=c6c6741d-9f83-3757-1ce2-b6000701e700&sig=h5ISHghkj7MygymSO.TwlA--~C

Đại gia đình ca sĩ Mai Hương







Nếu Một Mai Em Có Qua Đời...
In Loving Memory Of Mai Hương


https://www.youtube.com/watch?v=a6tezaLfFBU&list=RDa6tezaLfFBU&start_radio =1&t=1845

HXhuongkhuya
12-19-2020, 07:21 PM
Anh Ở Đâu....

Em Ở Đâu


Màn đêm đã buông dần


Đèn hiu hắt cô quạnh


Nhớ em, anh muốn thét lên


Trong đêm dài



Nằm nhớ những kỷ niệm


Gặp nhau phút ban đầu


Mắt em, ôi đôi mắt ấy!


Anh về nhớ nhung



Em ở đâu giờ này, em ở đâu?


Trong lòng anh từng ngày vẫn nhớ thương em


Em ở đâu? Ngồi buồn nhìn ánh sao đêm


Trên đường khuya một mình lặng bước trong mưa



Em ở đâu giờ này, em ở đâu?


Ôi nụ hôn nồng nàn ngày ấy trao nhau


Nhưng giờ đây một mình phòng vắng đơn côi


Đêm từng đêm gọi thầm gọi mãi tên em



Em ở đâu giờ này, em ở đâu?


Anh ngồi đây từng dòng nhạc viết đến em


Phương trời xa tình này sẽ mãi không phai


Trao về em một người mà anh trót yêu



Anh đã yêu


Anh sẽ mãi yêu em

Tác giả: ChíTài


R.I.P





https://www.youtube.com/watch?v=6GALS0LtoSY&feature=emb_logo

Ngoc Han
12-20-2020, 10:03 AM
https://www.youtube.com/watch?v=e-Ar0WJ38JY&ab_channel=DONGGIAOOfficial

Thêm bài thơ của Du Tử lê,

Như Xa miền Yên Vui
ôi nhỏ có buồn như ta không
nhớ nhung về với nắng sân trường
hàng cây đứng chịu cho đêm xuống
xa người như xa một con sông

ôi nhỏ cũng buồn như ta thôi
đời đi từng bước bước chôn vùi
đời đi như nước không về nữa
xa người như xa miền yên vui

ôi nhỏ có buồn như ta không
bên kia giấc mộng bên kia lòng
có ai tay vẫy ai trông lại
xa người như xa thú đau thương

ôi nhỏ có buồn như ta không
tình điên mê đã bước lên đường
yêu ai ta lún đời oan nghiệt
xa người như xa biển bao dung

hỡi nhỏ buồn như một con sâu
buồn như chiếc lá buồn mưa mau
buồn như cái kiến buồn như bướm
bướm ốm o và em ốm o

ôi nhỏ có buồn như ta không
tuổi thơ nhang khói đã hoang tàn
hồn ta như miếu cô quạnh lắm
xa người như xa cả quê hương !

1974

Như Xa Miền Yên Vui - Thơ: Du Tử Lê

HXhuongkhuya
12-20-2020, 07:02 PM
Tang Lễ đầy đủ của Nghệ Sĩ Chí Tài


https://www.youtube.com/watch?v=CDLQEAgOTmA


Anh Hân. sáng hôm Thảo báo tin Chí Tài qua đời, ngỡ ngàng quá vì lúc sau này anh ấy siêng năng tập thể dục, ăn uống kiêng cử, hình ảnh của
Chí Tài trên sân khấu đẹp và trẻ hơn. Ra đi ở tuổi không phải trẻ lắm, cũng qua được ngưỡng cửa"60 năm cuộc đời", để lại sự thương tiếc trong lòng
biết bao người. Tang lễ được cử hành long trọng, số người tham dự đông không ngờ. Nhìn chị chị Phương Loan khóc bên linh cữu chồng, tội quá.

Nhiều người yêu mến Chí Tài qua các vai hài, riêng H thích Chí Tài trong vai trò nhạc trưởng. Chí tài có ngón đàn độc đáo.
Nhỏ Ơi, H cũng thích bài đó. Anh Hân coi clip có phát lại bài hát này trong tang lễ.

HXhuongkhuya
12-27-2020, 07:32 PM
Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Lam Phương (1937-2020):




https://www.youtube.com/watch?v=eqSYx-tJgVQ


Chuyến Đò Vĩ Tuyến được sáng tác khi NS Lam Phương mới 17 tuổi.

Nhạc Sĩ Lam Phương lúc cuối đời gặp nhiều khó khăn về đi đứng nhưng người ta vẫn thấy
ông luôn nở cười hiền hậu. Lam Phương, một đời cống hiến cho âm nhạc đã vĩnh viễn ra đi.

Thành kính chia buồn cùng tang quyến cố Nhạc Sĩ Lam Phương.

HXhuongkhuya
01-29-2021, 01:59 PM
Trực Tiếp Chương TrìnhTang Lễ Của Danh Ca Lệ Thu:



https://www.youtube.com/watch?v=Jwh5cekBMYM&feature=emb_logo

Thành kính phân ưu cùng tang quyến và fans ái mộ!
RIP!




Hoài Cảm không đối thủ:
https://www.youtube.com/watch?v=CyL_Uf9-4OE

HaiViet
02-28-2021, 08:10 PM
Nhà thơ Kim Tuấn | TÁC GIẢ & TÁC PHẨM

Nhà thơ Kim Tuấn là một tên tuổi quen thuộc trong làng nhạc trước 1975, vì thơ của ông đã được phổ thành những bài nhạc nổi tiếng là
Anh Cho Em Mùa Xuân, Những Bước Chân Âm Thầm… (trước năm 1975) và Khi Xa Sài Gòn, Khi Tôi Về… (sau năm 1975).

Thơ của ông Gồm 3 mảng chính: Thiên Nhiên – Chiến Tranh – Tình Yêu. Thơ của thi sĩ Kim Tuấn được in trên nhiều báo, tạp chí trước và sau 1975.
Ngoài ra ông còn được nhà thơ Du Tử Lê gọi là “chiếc cầu nối huy hoắc giữa thơ ca và âm nhạc trước 1975” với nhiều bài thơ phổ nhạc đặc sắc.



https://www.youtube.com/watch?v=dFJUrCq11-s&list=PLu4zcWA5VP437-Z6WtE3VGgBVaR-3yn98&index=1

HaiViet
03-02-2021, 07:36 PM
Nhạc Sĩ Dương Thiệu Tước | Tác Giả & Tác Phẩm



SBTNOfficial (https://www.youtube.com/channel/UCDCbpSKPfAki8RKGT_DKDqw)
Chương trình Tác Giả & Tác Phẩm tuần nay Jimmy xin mời quý vị cùng tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của một tài năng âm nhạc lớn của Việt Nam và hoàn cảnh sáng tác nhiều ca khúc giá trị của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước Những tác phẩm như Bến Xuân Xanh, Hội Hoa Đăng, Ngàn Thông Bên Suối v.v... nắm bắt và thể hiện những niềm vui, vẻ đẹp của thiên nhiên và hội hè bằng những nét nhạc trong sáng, hào hứng.

Thế nhưng điều quan trọng Dương Thiệu Tước vẫn là người đã lưu giữ những “tiếng xưa” lại cho chúng ta. Tình cảm của ông trang nhã, ngôn từ của ông đẹp một cách cổ kính, và nhạc của ông cao sang. Sự nghiệp sáng tác của ông là một di sản quý báu mà những thế hệ kế tiếp ông phải biết nâng niu quý trọng. Di sản đó đã làm giàu có cho tâm hồn chúng ta, và do đó cũng đóng góp rất nhiều cho nền văn hóa Việt Nam.




https://youtu.be/14E_zCoScbg

HaiViet
03-18-2021, 06:29 PM
https://www.youtube.com/watch?v=CaNjePGaJCk&list=PLu4zcWA5VP437-Z6WtE3VGgBVaR-3yn98&index=3


SBTN - Để TƯỞNG NIỆM và TRI ÂN cố nhạc sĩ HOÀNG TRỌNG nhân ngày giỗ 21 năm của ông (16-07-1998 -16-07-2019 ), chương trình
Tác Giả &Tác Phẩm tuần này chúng tôi xin mời quý vị cùng tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sĩ Hoàng Trọng với một thời Tiếng Tơ Đồng.

HXhuongkhuya
03-20-2021, 04:07 PM
Đôi Bạn


Họ là đôi bạn ngoài đời, thân nhau đến đỗi toàn xưng hô "mày tao".Trên sân khấu họ là bạn diễn ăn ý, nhìn họ hát với nhau một cách thoải mái khiến người nghe cũng thoải mái theo. Không ngờ Lệ Thu đã ra đi. RIP!




https://www.youtube.com/watch?v=oUqCP9rtDHM

HXhuongkhuya
03-25-2021, 02:24 PM
Sự bay bổng hoà quyện với ậm nhạc của đôi bạn trong Tiếng Sáo Thiên Thai.

https://www.youtube.com/watch?v=yQnOn_X0aPg




https://www.youtube.com/watch?v=6WjgHsYpBaw


...Từ những ngày Thái Bình Dương dậy sóng
Quê hương mình khô quặn máu thù chung
Nàng không mơ buổi chiều phơi áo lụa
Mơ Trường Sơn vời vợi bóng anh hùng
Từ buổi ấy nghe tim mình thổn thức
Nàng yêu người dâng trọn khối tình chung
Không áo cưới mà âm thầm chinh phụ
Không chờ mong mà ước nguyện muôn trùng
Rồi từ đó tóc thề cao ước nguyện...


(Album thơ Tuệ Sỹ - Diễn ngâm Diệu Bình)

HXhuongkhuya
05-11-2021, 10:50 AM
Trang Thanh Lan & Quang Bình:


https://www.youtube.com/watch?v=qpxAUURS22c

HXhuongkhuya
05-14-2021, 11:40 AM
https://www.youtube.com/watch?v=poHwrx0gU24

Không thấy Jimmy nhắc bộ phim Chiếc Bóng Bên Đường cũng có Kiều Chinh tham gia.
Nhạc nền phim Chiếc Bóng Bên Đường, cố ca sĩ Lệ Thu hát:

https://www.youtube.com/watch?v=ct7MpJawkRc

HXhuongkhuya
07-03-2021, 11:13 AM
Chuyện Tình Kim Loan & SĨ Phú


https://www.youtube.com/watch?v=OGf3TQyK7vo
Hồng Nhan Một Thời:

Hồng Nhan Một Thời:

https://www.youtube.com/watch?v=B7t9Eet4nHg
Chị đã đánh mất chính mình và âm nhạc hơn 20 năm. Lân đầu trở lại "sân khấu đường phố" , chị như tìm lại chính mình, say xưa trong âm nhạc. Mong rằng hình ảnh này sẽ mang lại sự ngạc nhiên lẫn vui mừng cho những ai đã từng biết, từng quan tâm đến chị.__Hồng nhan đa truân__

___

Tin mới:

Mẹ của ca sĩ Kim Ngân lần đầu xuất hiện và chính thức lên tiếng trên Jimmy Show:

https://www.youtube.com/watch?v=FTLVuMcHOE4 (https://www.youtube.com/watch?v=FTLVuMcHOE4)


Em gái của cs Kim Ngân lần đầu xuất hiện tâm sự về chị gái :

(1)
https://www.youtube.com/watch?v=J28TxqA_piA (https://www.youtube.com/watch?v=J28TxqA_piA)


(2)
https://www.youtube.com/watch?v=oGPV80F0IK4 (https://www.youtube.com/watch?v=oGPV80F0IK4)


Thấy sự bất bình chẳng thể ngồi yên:

https://www.youtube.com/watch?v=hiZSxbL8Pxg&feature=emb_logo (https://www.youtube.com/watch?v=hiZSxbL8Pxg&feature=emb_logo)


Nhạc Sĩ Trung Nghĩa lên tiếng:

https://www.youtube.com/watch?v=pIqGVITVAAU (https://www.youtube.com/watch?v=pIqGVITVAAU)

HaiViet
08-28-2021, 08:18 AM
Tiễn biệt nữ danh ca Châu Hà


https://gdb.voanews.com/D1D7DEF4-F3DF-460D-95E9-A439F63F8937_w1023_r1_s.png




Danh ca Châu Hà, vợ của cố nhạc sĩ Văn Phụng, qua đời lúc 3 giờ chiều, ngày 15 tháng 8 năm 2021 tại tiểu bang Virginia, Mỹ, hưởng thọ 86 tuổi.

Ca sĩ Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm. Bà lấy nghệ danh Châu Hà khi trở thành ca sĩ lúc vào Sài Gòn năm 1955 hát trên đài Phát thanh Quốc gia Việt Nam do anh nuôi là ông Đoàn Văn Cừu làm Tổng giám đốc. Bà lấy nghệ danh vì không muốn bố mẹ biết bà đi hát.

Bà sinh năm 1935 trong một gia đình giàu có tại Hải Phòng, bố là một thương gia và mẹ là người Nam, gốc Mỹ Tho. Gia đình bà, bên nội và bên ngoại đều yêu thích âm nhạc. Bà từng kể với VOA rằng bố bà thích đi nghe cô đầu, mẹ bà ở nhà đánh đàn piano, và các dì, cậu bên ngoại đều ca vọng cổ rất mùi. Bà mê âm nhạc từ bé và được cho học piano với một ông thầy rất giỏi, rất nghiêm nên bà đàn rất khá. Từ nhỏ, bà đã mê giọng ca tiếng hát của các ca sĩ như Tino Rossi người Pháp, các ca sĩ Mỹ như Perry Como, Nat King Cole, Patti Page... qua máy nghe đĩa thời đó. Bà thuộc nằm lòng những bài hát do những ca sĩ này trình bày, từ cách ngắt câu, cách ngân nga và cả cách lấy hơi của họ.

Khi vào Sài Gòn, bà tìm cách học thêm về thanh nhạc và tìm được một cô giáo người Pháp. Khi đóng tiền xong, cô giáo yêu cầu bà hát thử một bài. Dứt bản nhạc, cô giáo trả lại tiền học và nói rằng bà đã là một ca sĩ nhà nghề rồi, không cần học thêm nữa. Trong một cuộc trao đổi với VOA trước đây, khi nhắc lại chuyện này, bà nói “Hát là cả một nghệ thuật rất khó, nếu Trời không cho, không làm được.”

Ca sĩ Phương Hồng Quế nhận xét về giọng ca của Châu Hà:

“Chất giọng của cô rất tươi, trong sáng, nhẹ nhàng, tươi vui thánh thoát, kỹ thuật cũng hay lắm, giọng hát giống như người cô ngoài đời lúc nào cũng cười, dí dỏm lắm. Hai ông bà vui lắm nên trẻ trung hoài. Cô hát hai bài ‘Tiếng hát với cung đàn’ cũng như ‘Suối tóc’ của ông hay lắm. Hồi nhỏ em ái mộ cô hai bài này lắm.”
Bài ‘Suối tóc’ là kết quả của một sự tình cờ hay là một cơ duyên. Bà Châu Hà từng chia sẻ với VOA rằng khi nhạc sĩ Văn Phụng đến thăm bố ông, là người thuê nhà của gia đình bà, lúc đó bà đang đàn ở trên lầu. Nghe tiếng đàn thánh thoát, ông tò mò lên lầu thì thấy bà Châu Hà đang ngồi đàn với mái tóc buông dài. Ông xin phép đàn lại bài bà Châu Hà vừa đàn và đàn luôn một mạch bài ông mới sáng tác theo cảm hứng của mái tóc dài và sau đó đặt tên là ‘Suối tóc’.

Nhạc sĩ Từ Công Phụng nhận xét tiếng hát của bà Châu Hà có những nét Tây phương. Ông thích nhất bài ‘Suối tóc’ của Văn Phụng và bài ‘Tiếng Thời Gian’ của nhạc sĩ Lâm Tuyền do bà Châu Hà trình bày.
Nếu bài ‘Suối tóc’ là khởi đầu một cuộc tình, thì bài ‘Tiếng hát và cây đàn’ tượng trưng cho sự gắn bó của Văn Phụng với Châu Hà từ năm 1963, năm hai người thành hôn, cho đến khi ông qua đời vào năm 1999. Trên mộ bia của ông Văn Phụng, bà Châu Hà đã cho khắc bài ‘Tiếng hát và cây đàn’.
Ngoài việc đơn ca trên đài phát thanh hay truyền hình trước năm 1975, bà Châu Hà cùng với hai ca sĩ Kim Tước và Mộc Lan đã lập ban tam ca ‘Kim Mộc Châu’ nổi tiếng một thời với các giọng ca quyện vào nhau được thính giả ái mộ.

Ca sĩ Thanh Thúy ngậm ngùi khi được tin bà Châu Hà qua đời:
“Chị có tư cách đáng cho đàn em khâm phục. Chị hiền lành. Tôi nhớ chị nhiều nhất là nụ cười. Nụ cười chị hiền hòa dễ thương. Chị ít ra mặt với công chúng. Chị hát rất hay, giọng rất đặc biệt. Trình độ nhạc lý của chị rất cao.”

Ca sĩ Phương Hồng Quế tiếc nuối trước sự ra đi của danh ca Châu Hà:
"Nghe cô mất em cũng buồn lắm vì cô cháu mấy chục năm trong nghề gặp nhau. Cô chú vui tính. Em cũng tiếc, tài năng của cô và tính cách của cô dễ thương.”
Ca sĩ Châu Hà và nhạc sĩ Văn Phụng, theo nhận xét của ca sĩ Thanh Thúy, là cặp vợ chồng sống ẩn dật.

Hai ông bà vẫn đều đặn đi thờ phượng Chúa tại Hội Thánh Tin lành Việt Nam ở Dunn Loring, tiểu bang Virginia, cách thủ đô Washington không xa. Từ khi ông mất, bà chuyển sang Hội Thánh Episcopal ở thành phố Annandale gần đó, có lẽ vì không muốn ‘thấy cảnh cũ nhớ người xưa’, bởi vì có một thời gian khoảng 7 năm sau khi nhạc sĩ Văn Phụng mất, ca sĩ Châu Hà bị trầm cảm nặng khi nghe nhạc của chồng, phải vào bệnh viện chữa trị.

Hà Vũ





https://www.youtube.com/watch?v=24Xbw-nj0KY

HXhuongkhuya
09-21-2021, 07:45 AM
Gió Đêm

Nhắc tới Nhạc Sĩ Tuấn Khanh, tôi liên tưởng tới Hoa Soan Bên Thềm Cũ, Chiếc Lá Cuối Cùng, Nhạt Nhoà... nhưng lại không hề biết Gió Đêm. Mới vừa nghe đã thích rồi (phút thứ 38:00), thì ra đó là một sáng tác mới của NS Tuấn Khanh, ở tuổi gấn đất xa trời cảm xúc trong ông vẫn đầy. Nhìn ông chống gậy bước từng bước về phía sau sân khấu, giọng hát của Ý Lan vang lên trong trong tĩnh lặng, không nhạc đệm, bỗng khiến tôi liên tưởng tới hoàng hôn gần tắt...



https://www.youtube.com/watch?v=YVeJmRu2J2c&t=1s



Hôm qua người anh KQ vừa gửi hình ảnh mới chụp trong quán Hoa Soan Bên Thềm Cũ của NS Tuấn Khanh. HK cũng đã từng ghé qua quán này ăn phở chỉ vì mến mộ ông. Clip này được nghe 3 ca sĩ hát, bài nào cũng thật hay. Được nghe họ tâm tình như rót vào tai, bài hát nào cũng hay, cũng say mê lòng người, tôi lưu lại youtube này ở đây nhờ ĐT cất giùm.


:)https://i.postimg.cc/4NLSMNgy/IMG-9459.jpg (https://postimages.org/)




https://i.postimg.cc/ZR6r8jTp/IMG-9460.jpg (https://postimages.org/)




https://i.postimg.cc/P5Zrr7KW/IMG-9461.jpg (https://postimages.org/)
Photo: HN

HXhuongkhuya
10-12-2021, 03:54 PM
https://i.postimg.cc/Hk3HkcJJ/xe-ngua.jpg (https://postimages.org/)

Đùng đùng gió giục mây vần
Một xe trong cõi hồng trần như bay
(Nguyễn Du)





https://www.youtube.com/watch?v=quEW0CY_9x8

HXhuongkhuya
11-15-2021, 09:33 AM
Lễ Chung Thất...


https://www.youtube.com/watch?v=EbJhzJLBqIg&t=1s


*Ngọc Sơn phút thứ 53 (Lòng Mẹ, sáng tác Ngọc Sơn). :z51:

"Đừng vội qua sông Hai ơi đừng vội qua sông..."

__

*Các con nuôi của PN hát ở phút thứ 1:45 (1hr 45 mins)
(Phi Như là bé mặc bộ tang màu trắng, thắt bính.)

*Quỳnh Trang, Tuyến Nhung, Thiêng Ngân 3 con gái nuôi phút thứ:

_____



Livestream phỏng vấn Sư Vô Thích Nữ Minh Viên. Có những điều chưa ai biết về Phi Nhung và tâm huyết của PN.
( Nể phục PN quá, cô ấy đã mở tài khoàn riêng cho từng đứa con nuôi trước đó rồi. Cám ơn KT gửi link.)

https://www.youtube.com/watch?v=yAo2Sf2MZ1Q


Phóng sinh trong 49 ngày của PN (Link B gửi) mình chưa có giờ coi, tạm cất vào đây :
https://www.youtube.com/watch?v=xniiywKiGs4

Khoa1221
12-08-2021, 12:00 PM
Em Ơi Hà Nội Phố

Nhạc sĩ Phú Quang qua đời ở tuổi...
12/8/21


https://media.doisongphapluat.com/media/tran-thi-bich-thao/2021/12/08/nhac-si-phu-quang-va-nhung-sang-tac-gay-thuong-nho-ve-ha-noi1.jpg




Nhiều khán giả nhận xét âm nhạc của nhạc sĩ Phú Quang gắn với Hà Nội, trở thành một “đặc sản” với hàng loạt ca khúc nổi tiếng như: Em ơi Hà Nội phố, Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ...

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, con gái nhạc sĩ Phú Quang cho biết ông qua đời vào 8h45 phút ngày 8/12 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội). Nhạc sĩ mất ở tuổi 72 sau thời gian điều trị bệnh.

"Sự ra đi của cha là mất mát đối với gia đình. Chúng tôi đang lo hậu sự cho cha. Khi nào có thông tin về tang lễ, gia đình sẽ chia sẻ sau", con gái của nhạc sĩ Phú Quang chia sẻ.

Nhạc sĩ Phú Quang sinh năm 1949, quê ở xã Trạng Bùng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp hệ Trung cấp kèn cor, năm 1967-1978, nhạc sĩ Phú Quang công tác tại Nhà hát Giao hưởng - Hợp xướng - Nhạc Vũ Kịch. Năm 1987, ông học tại Nhạc viện Hà Nội ngành Chỉ huy dàn nhạc. Năm 1982, sau khi tốt nghiệp, nhạc sĩ công tác tại Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam. Năm 1986, ông công tác ở Phòng Ca Múa Nhạc Sở Văn hóa - Sài Gòn .

Nhạc sĩ Phú Quang đã sáng tác nhiều ca khúc về Hà Nội như: Thương Lắm Tóc Dài Ơi , Em ơi Hà Nội phố (thơ Phan Vũ), Im lặng đêm Hà Nội, Chiều phủ Tây Hồ, Lãng đãng chiều đông Hà Nội, Đâu phải bởi mùa thu (phỏng thơ Giáng Vân), Nỗi nhớ mùa đông (thơ Thảo Phương), Trong miền ký ức, Điều giản dị...

Phú Quang là một trong những nhạc sĩ của dòng nhạc trữ tình có nhiều “duyên nợ” với Hà Nội. Những ca khúc của ông là nỗi niềm, là sự day dứt, là tình yêu khôn nguôi với mảnh đất của tinh hoa văn hóa Việt Nam.

Vì tình yêu đặc biệt với thủ đô nên những sáng tác về Hà Nội của ông luôn để lại nhiều dấu ấn trong lòng người. Nhạc của Phú Quang mang một màu sắc riêng, một tình yêu riêng mà không “đụng hàng” bất cứ ca khúc nào. Chính vì lẽ đó mà nhạc của ông trở thành “đặc sản” của người yêu nhạc, người yêu Hà Nội.




https://www.youtube.com/watch?v=FTYOG71XaKY

HXhuongkhuya
12-16-2021, 04:00 PM
Chờ Giáng Sinh Nghe Tâm Tình Người Yêu Của Lính:



https://www.youtube.com/watch?v=01Q8-vjl4_s

____


https://www.youtube.com/watch?v=01Q8-vjl4_s&t=295s (https://www.youtube.com/watch?v=01Q8-vjl4_s&t=295s)




Thái Châu, mình thích giọng hát này từ ngày xưa, tới giờ vẫn thích. Anh vẫn là một (trong số những) ca sĩ có giọng hát mình ái mộ. Link nhạc nhận từ email, post ở đây chia sẻ cùng Phố trong lúc chờ đón Giáng Sinh. (Mình mới chỉ nghe được bài đầu do Thái Châu hát, Hương Lan hát bài nhạc Huế, một ca sĩ mới của TTTN mà mình quên tên)

HXhuongkhuya
12-22-2021, 03:05 PM
Cuộc Tình Buồn Dưới Mưa Và Bài Thánh Ca Buồn Khắc Khoải 40 Năm





http://m.f9.img.vnecdn.net/2014/12/24/nguyen-vu-1-8875-1419394790.jpg

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ năm 1968. Ảnh tư liệu của nhạc sĩ






https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=r0siUHk-CFE&feature=emb_logo



https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=r0siUHk-CFE&feature=emb_logo



Gần nửa thế kỷ trôi qua, giai điệu Bài Thánh ca đó còn nhớ không em của nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn không ngừng ngân vang, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê.

Kỷ niệm cuộc tình dưới mưa

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ tên thật là Nguyễn Tuấn Khanh, sinh năm 1944 tại Hà Nội nhưng suốt thời thơ ấu ông sống ở Đà Lạt. Những năm tháng tuổi thơ sống ở thành phố sương mù đã tác động nhiều đến bước đường nghệ thuật của ông trong đó có “Bài thánh ca buồn”.
Không chỉ sáng tác nhạc, Nguyễn Vũ còn hát rất hay.

Từ nhỏ, ông đã chơi được nhiều nhạc cụ như guitar, harmonica, piano…và hát cho Ban thiếu nhi của Đài Phát thanh Đà Lạt. Năm 12 tuổi (1956), cậu bé Tuấn Khanh đã đoạt giải Nhất đơn ca thiếu nhi do Đài Phát thanh Đà Lạt tổ chức. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ và nhạc sĩ Đức Huy là anh em con cô, con cậu. Khi còn nhỏ Nguyễn Vũ và Đức Huy cùng sinh hoạt “sói con” (hướng đạo sinh) với nhau. Nguyễn Vũ thường qua nhà Đức Huy hướng dẫn cho Đức Huy chơi đàn thuở Đức Huy 14-15 tuổi.

Năm 1965, Nguyễn Vũ có tác phẩm đầu tay là ca khúc “Loài chim biển”. Hai năm sau, tên tuổi nhạc sĩ mới được giới yêu nhạc biết đến nhiều qua loạt ca khúc có chữ “cuối”: “Lời cuối cho nhau”, “Nhìn nhau lần cuối” và “Bài cuối cho người tình”. Rồi sau đó, ấn tượng nhất là “Bài thánh ca buồn”.

Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết: “Tôi không nghĩ ca khúc này lại được nhiều khán giả yêu mến đến thế. Khi viết ca khúc ấy, đơn giản tôi đang hoài niệm quãng thời gian trai trẻ của mình.

Cái thời mà tôi chỉ dám ngắm nhìn người tôi mến, không dám mở lời làm quen…”

“Thuở tôi là một cậu bé 14 tuổi ngày đi lễ ở nhà thờ Con gà (TP.Đà Lạt), sở dĩ tôi “chịu khó” đi lễ bởi vì phát hiện ra một cô gái rất xinh và ngoan đạo mỗi ngày vẫn đi ngang qua ngõ nhà tôi để đến nhà thờ. Trái tim vụng dại của thằng con trai mới lớn đập loạn nhịp trước bóng hình thiếu nữ tóc bồng bềnh trong gió cao nguyên. Ngày qua ngày, suốt hơn ba tháng trời, tôi âm thầm, lầm lũi làm “cái đuôi” của cô ấy. Kẻ trước người sau, mỗi bận đi lễ về phải đi bộ hơn 3km đường đèo nhưng một lời bẻ đôi tôi không dám thốt. Lòng thành của tôi chỉ được hưởng một ân huệ cỏn con: Tôi được biết cô ấy tên Th., lớn hơn tôi 2 tuổi…”.

Thế rồi một buổi chiều gần lễ Giáng sinh, tan lễ thì trời đổ mưa to, cô ấy nép vào một mái hiên trú mưa, tôi cũng…trú tạm bên cạnh, hai người đứng cách nhau độ một gang tay.. Lẫn trong tiếng mưa vang lên giai điệu quen thuộc của bản thánh ca “Đêm thánh vô cùng” (Silent Night) vẳng ra từ ngôi nhà gần đấy:

“Đêm Thánh vô cùng/ Giây phút tưng bừng/ Đất với trời, se chữ đồng…”. Cô ấy đưa tay hứng những giọt nước mưa và khe khẽ hát theo.
Tôi lặng người. Giọng hát cô ấy buồn da diết. Tự dưng tôi cảm thấy run, khẽ đưa tay vuốt nhẹ những hạt mưa bụi li ti bám bên ngoài chiếc áo của cô ấy. Cô ấy bất chợt quay sang tôi nhoẻn miệng cười: “Cảm ơn nghen!”.

Mưa tạnh, “người trong mộng” đã khuất dạng tự bao giờ mà thằng con trai 14 tuổi vẫn còn đứng ngẩn ngơ vì “Người đi một nửa hồn tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”.

Ba ngày sau, gia đình tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống. Tâm trạng tôi lúc đó y như người vừa đánh mất một vật quý giá. Từ đó, mỗi khi chợt nghe bài “Đêm thánh vô cùng” lòng tôi lại tái tê với ánh mắt, nụ cười hồn nhiên, thánh thiện tựa thiên thần của “người ấy”.

Ôm hình bóng ấy cho đến mãi 14 năm sau, tình cờ nghe lại “Đêm thánh vô cùng” từ chiếc máy đĩa, bỗng dưng cảm xúc từ một mối tình thánh thiện, hồn nhiên như trẻ thơ – tưởng như đã vùi sâu dưới lớp bụi trần thời gian – chợt ùa về trong ký ức, thôi thúc tôi và “Bài thánh ca buồn” ra đời.

Chuyện tình buồn nhưng không bi lụy

Nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” được nhạc sĩ Nguyễn Vũ sáng tác trong hai tiếng vào một ngày tháng 10.1972 và được hãng đĩa Sơn Ca mua độc quyền, nam ca sĩ Thái Châu là người đầu tiên thể hiện và ngay sau đó, nó trở thành ca khúc “hot” nhất trong mùa Giáng sinh năm đó.

Cho đến nay có rất nhiều ca sĩ hát bài này nhưng ca sĩ Elvis Phương đã là người mặc định cho ca khúc một vị trí hoàn hảo, thổi vào đó dạt dào những cảm xúc từ khung trời kỷ niệm một chút gì tiếc nuối. Xa vắng, kết hợp xử lý giọng hát ở không gian cao, rộng, khoan thai, phát âm ca từ rõ ràng, lắng đọng, để rồi đẩy ca khúc lên. Biết bao nhiêu thế hệ người nghe, ca khúc vẫn không nhàm chán: “Cùng nhau quỳ dưới tượng Chúa cao sang/ Xin cho đôi mình suốt đời có nhau/ Vang trong đêm lành bài ca Thiên Chúa/ Khẽ hát theo câu: “Đêm thánh vô cùng”/ Ôi giọng hát em mênh mang buồn”.

“Bài thánh ca buồn” là một trong những ca khúc pop-ballad được nhiều người Việt ưa chuộng vào mỗi dịp Giáng sinh. Nó là ca khúc đã vượt qua sự thử thách của thời gian để trở thành hiện tượng văn hóa, chứa đựng nhiều giá trị nghệ thuật, nhân văn, thẩm mỹ, lịch sử khiến cho tác phẩm vì thế được cả những người Thiên Chúa giáo, lẫn những người ngoại đạo đều yêu thích.

Một câu chuyện tình lãng mạn nhưng tinh tế và chân thật của một mùa Noel kỷ niệm, hơi phảng phất buồn nhưng không bị lụy. Hơn 40 năm kể từ khi ca khúc “Bài thánh ca buồn” ra đời, đến nay nó vẫn được nhiều người nghe, thích và tiếp tục hát, thậm chí đang có xu hướng trẻ hóa dần.

Sự nghiệp âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không lớn lao như nhiều nhạc sĩ khác nhưng “Bài thánh ca buồn” đã trở thành một trong những bản nhạc được yêu thích, nhất là trong các album nhạc giáng sinh.

“Bài thánh ca đó còn nhớ không em/ Noel năm nào chúng mình có nhau/ Long lanh sao trời đẹp thêm môi mắt/ Áo trắng em bay như cánh thiên thần/ Giọt môi hôn dưới tháp chuông ngân”.

Gần nửa thế kỷ trôi qua, cứ vào dịp lễ Giáng sinh, giai điệu bản tình ca “Bài thánh ca buồn” của nhạc sĩ Nguyễn Vũ, vẫn không ngừng ngân vang trong những đêm lành, len lỏi vào tâm thức từ người dân đô thị đến những vùng quê… Hơn 40 năm, “Bài thánh ca buồn” vẫn luôn được người nghe yêu thích. Thế là quá đủ đối với một nhạc sĩ.


Đăng lại bài post của anh Khoa trên một diễn đàn khác. *HX dùng hình ảnh của Thái Châu thay vì Kyo York.

HaiViet
12-29-2021, 08:50 AM
Giáo sư âm nhạc Trần Quang Hải qua đời


PhápGiáo sư, tiến sĩ Trần Quang Hải - chồng danh ca Bạch Yến, con nhà nghiên cứu Trần Văn Khê - mất rạng sáng 29/12 vì ung thư máu.
Kiến trúc sư Trần Quang Minh - ở TP HCM, em trai ông Trần Quang Hải - nói được gia đình ở Pháp báo tin buồn sáng nay. Ông Quang Minh cho biết: "Anh trai tôi lúc tối đi ngủ, và ngủ luôn không dậy nữa".

Nhà báo Thế Thanh - đại diện quỹ học bổng Trần Văn Khê (https://vnexpress.net/giai-tri/ky-niem-99-nam-ngay-sinh-giao-su-tran-van-khe-4130277.html) - cho biết những năm gần đây, Trần Quang Hải âm thầm điều trị bệnh. Ông phát hiện bị ung thư máu năm 2017 và tích cực điều trị. Năm 2019, bệnh ông từng trở nặng, phải vào viện cấp cứu. Bác sĩ còn chẩn đoán ông bị sưng phổi, suy thận, tiểu đường.
Trước đó, ngày 23/12, giáo sư Trần Quang Hải còn gửi đến ban tổ chức Quỹ học bổng Trần Văn Khê tại TP HCM một video ông nói về tâm nguyện lập quỹ học bổng của cha mình. Bà Thế Thanh nói: "Dù ở xa, theo dõi qua các bài viết, tôi biết ông vẫn ấp ủ nhiều tâm nguyện với âm nhạc truyền thống dân tộc. Ông có thể được xem là truyền nhân của giáo sư Trần Văn Khê".



https://ivcdn.vnecdn.net/giaitri/images/web/2021/12/29/giao-su-tran-quang-hai-ke-nghiep-cha-1640747871.jpg?w=750&h=450&q=100&dpr=1&fit=crop&s=YoimddbZ_GKdOv7nbNFCvw


Giáo sư Trần Quang Hải thừa hưởng tình yêu với âm nhạc dân tộc từ cha - ông Trần Văn Khê. Video: VTC10


Tiến sĩ Mai Mỹ Duyên - môn sinh của giáo sư Trần Văn Khê - bàng hoàng khi hay tin buồn. Bà Mỹ Duyên nói: "Tôi được biết anh Trần Quang Hải qua đời khi đang đọc bản thảo quyển sách của cha anh. Tôi thấy như ai đang bóp trái tim mình. Cảm giác này đã có và đau nhiều hơn lần trước đây tôi đến bệnh viện Gia Định thăm bác Khê những ngày cuối đời. Dù tôi chỉ có ba lần gặp anh nhưng ấn tượng về một giáo sư uyên bác mà bình dị, thân thiện và tràn đầy nhiệt huyết... Nó trở thành kỷ niệm đẹp đẽ đi cùng tôi trên hành trình hoạt động âm nhạc cho đến bây giờ...".


Trần Quang Hải sinh năm 1944 tại TP HCM, là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ. Bố ông là Giáo sư, Tiến sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Trần Văn Khê. Chịu ảnh hưởng gia đình, ông sớm theo đuổi âm nhạc, tốt nghiệp khoa violin trường Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn, sau đó tiếp tục sang Pháp học nâng cao về nhạc cụ này. Ở Pháp, ông chuyển hướng nghiên cứu các loại nhạc cụ dân tộc, sau đó lấy bằng tiến sĩ. Ông từng làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người (Musée de l’Homme) ở Paris.



https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/12/29/Remini20211229090301398-JPG-3066-1640743636.jpg


Giáo sư, Tiến sĩ Trần Quang Hải. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải


Nhạc sĩ có nhiều nghiên cứu về hát đồng song thanh, phát triển kỹ thuật gõ muỗng, biểu diễn đàn môi. Ông gắn bó với muỗng, được đặt danh hiệu "vua muỗng" sau khi chiến thắng một cuộc thi gõ trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge (Anh) năm 1967. Ông từng biểu diễn gõ muỗng trong hơn 1.000 chương trình. Năm 2012, ông được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục Người trình diễn đàn môi tại nhiều quốc gia nhất thế giới.
Nối nghiệp cha, ông dành tâm huyết cho tình yêu âm nhạc dân tộc. Năm 2017, ông trao tặng sách, băng đĩa tư liệu nghiên cứu âm nhạc của mình cho Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam. Năm 2019, ông xuất bản hai quyển sách gồm 50 năm nghiên cứu nhạc truyền thống Việt Nam và Hát đồng song thanh tại Mỹ.
Ông kết hôn với danh ca Bạch Yến ở Pháp năm 1978. Cùng vợ, ông thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới. Ông bà chung sống 43 năm, không có con chung. Ông có một con gái riêng tên Minh Tâm, cũng từng học nhạc.
Năm 2009, khi về nước biểu diễn, Bạch Yến cho biết (https://vnexpress.net/danh-ca-bach-yen-nghe-hat-hu-nhieu-hon-nen-1905158.html) bà vốn ảnh hưởng văn hóa phương Tây nhưng đam mê nhạc dân tộc nhờ tác động từ chồng. Những năm cuối đời, vợ luôn đồng hành Trần Quang Hải chống lại bệnh tật. Dịp kỷ niệm 40 năm ngày cưới năm 2018, ông từng viết thơ tặng vợ:

"Bốn mươi năm hạnh phúc bên nhau
Kỷ niệm hôm nay lắm ngọt ngào
Chồng vợ ngày ngày chung cuộc sống
Tình yêu gìn giữ suốt đời sau!".



https://vcdn-giaitri.vnecdn.net/2021/12/29/ba-ch-ye-n-va-cho-ng-1287-1640743636.jpg

Ông Trần Quang Hải bên vợ - danh ca Bạch Yến. Ảnh: Facebook Trần Quang Hải

HaiViet
01-06-2022, 12:46 PM
-Music Box #48 | Thanh Lan, Thanh Hà, Quang Lê |
Tình Ca Phạm Mạnh Cương - Thương Hoài Ngàn Năm




https://youtu.be/qnUDTUksSRg

HXhuongkhuya
01-17-2022, 12:15 PM
Nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương đã gần 90* tuổi mà trông ông còn khoẻ mạnh. Vốn là Giáo Sư Triết, ông nói chuyện từ tốn, giải thích về những bóng hồng trong sáng tác của ông thật là dễ thương.

Trời ban cho các Nhạc Sĩ, Thi Sĩ tâm hồn nhạy cảm lãng mạn hơn người thường để họ có nguồn cảm hứng sáng tác, vì thế những bóng hồng trong thơ nhạc của họ có khi lại không liên quan gì tới đời thật cả.

Giã Từ Cố Đô, tâm tình của NS về một bóng hồng xuất hiện cho sáng tác này (phút thứ 27), khi ông từ giã Kinh Thành Huế ra Hà Nội học, hình ảnh của tà áo trắng, tóc thề, nón bài thơ đi vào hồn NS để có cảm xúc cho sáng tác của ông rất hay qua giọng hát Quang Lê.

Năm nay NS Phạm Mạnh Cương đã gần 90 tuổi, nhìn lại những năm gần đây, các NS nổi tiếng lần lượt ra đi, có những khi phải tới lúc họ không còn thì những tác phẩm của họ mới được ưu ái, được trân trọng. Cám ơn anh hải Việt mang về Phố một clip hay.




https://www.youtube.com/watch?v=0bmF1GQiL5A


____


https://www.youtube.com/watch?v=t6XvoolY8XY (https://www.youtube.com/watch?v=t6XvoolY8XY)

Khánh Ly: Sinh Nhật Ca (Trần Dạ Từ)/ Album Nụ Cười Trăm Năm)

HXhuongkhuya
02-08-2022, 06:08 AM
Nỗi Lòng


https://www.youtube.com/watch?v=egx4LEph538


Bích Chiêu, "huyền thoại Nỗi Lòng" ra đi ở tuổi 80.

Nghe lại chương trình cũ tưởng nhớ gia đình nghệ sĩ Lữ Liên-Bạch Yến với những người con ca sĩ thành danh:
Tuấn Ngọc, Khánh Hà, Lưu Bích, Ban Tam Ca Thuý Hà Tú, Lan Anh.


Phần 2:

https://www.youtube.com/watch?v=JW4TJrsufdg

HaiViet
02-16-2022, 12:16 PM
Quang Lê về quê Huế ăn Tết - Toàn cảnh Huế Mộng Mơ chào xuân Nhâm Dần 2022



https://youtu.be/YhyIpmb388o

HXhuongkhuya
02-16-2022, 03:53 PM
Vị Cung Nữ Cuối Cùng Của Triều Nguyễn Qua Đời ở tuổi 102



https://www.youtube.com/watch?v=8MPYQhvaOrU

Long Ngâm: Tu Là Cõi Phúc (coi ở phút thứ 48:20)
"
Trăm năm trước thì ta chưa có, trăm năm sau có cũng như không...
Trời là sắc sắc không không
Trăm năm chỉ có tấm lòng từ bi ...
(55:00)



Khoảng 4 năm trước tôi coi một bộ phim tài liệu về 2 vị cung nữ cuối cùng thời Vương Triều Nguyễn vẫn còn sống.
Dù lưng cong, dáng khòm mà tâm trí của các cụ không hao mòn, làm chứng nhân cho lịch sử thời Vua Chúa.

Hôm qua tình cờ coi youtube về sự ra đi của Cung Nữ cuối cùng do Hoàng Tộc nhà Nguyễn thực hiện.
Cụ mất tới nay cũng đã giáp năm mà bây giờ tôi mới biết. Kính mong Cụ yên nghỉ.


*Cung Nữ cuối cùng:
https://www.youtube.com/watch?v=GwonyuZy6Bc

HXhuongkhuya
02-25-2022, 02:47 PM
Tâm Sự Thanh Lan Với Kỷ Niệm Cùng Tuấn Ngọc:


https://www.youtube.com/watch?v=7EUNgnJNWzg

Tiếp theo post số 46 ở trên, mình nghĩ nghe Thanh Lan tâm tình về danh ca Tuấn Ngọc cũng có lý.
Mời ACE Phố.

HXhuongkhuya
02-25-2022, 02:50 PM
Cuối Tuần nghe Trăm Năm Nhớ Hoàng Cầm, tác giả Lá Diêu Bông.



https://www.youtube.com/watch?v=CS9lFNRhz6g

HXhuongkhuya
03-15-2022, 09:54 AM
Dàn Nhạc Ukraine Trình Tấu Quốc Ca VNCH/ Jimmy phỏng vấn Giáo sư NS Lê Văn Khoa:


https://www.youtube.com/watch?v=57_AFRz4tas&t=1s

HXhuongkhuya
03-16-2022, 08:07 AM
Bước Chân Dĩ Vãng - Tài Tử Trần Quang


https://www.youtube.com/watch?v=-U8Fxf7zjCw

HXhuongkhuya
04-08-2022, 06:54 AM
Ngọc Đan Thanh - Theo Mệnh Nước Nổi Trôi



https://www.youtube.com/watch?v=Tv6KonT0Fec





Nghệ Sĩ Khả Ái Ngọc Đan Thanh Xuống Tóc Quy Y Pháp Danh Ni Cô Tâm Duyên:


https://www.youtube.com/watch?v=AV3RxbSSnpk
(Nhấn vào link để coi)

HXhuongkhuya
04-14-2022, 03:26 PM
Những Bài Hát Tháng Về Tư Đen 30/4/1975 - 30/4/2022


https://www.youtube.com/watch?v=dSAAK4HwHEs
(Phút thứ 33: Teresa xinh đẹp hát rất hay.)

HXhuongkhuya
04-17-2022, 06:31 AM
Lạy Mẹ Con Đi



https://www.youtube.com/watch?v=awSRUu-NerU

Chia buồn cùng Ca Sĩ Như Quỳnh vì sự ra đi của em trai Tường Khuê, Ca Sĩ / Thiết Kế Thời Trang.

RIP!

cuocsi
04-17-2022, 06:50 PM
Thân chào HXhuongkhuya,
Chào trang viên, quán lướt.
Cám ơN HXhuongkhuya đã chia sẻ lời buồn qua sự ra đi của Tường Khuê, ca sĩ và là nhà thiết kế đã có nhiều đóng góp cho CĐVN hải ngoại từ bao nhiêu năm qua.
Một trong những đóng góp ấn tượng nhất với Cuốc là nhạc phẩm “MƯỜI SÁU TRĂNG TRÒN” do ASIA phát hành (ASIA 61), xin mang về chia sẻ với mọi người như một lời tưởng niệm, một nén hương lòng cho người nằm xuống.
Xin Chân thành chia buồn cùng Ca sĩ Như Quỳnh cùng tang quyến.
Cám ơn HXhuongkhuya.




https://youtu.be/13MkZNdAmYg

….

HXhuongkhuya
04-18-2022, 07:52 AM
Tình Đầu



https://www.youtube.com/watch?v=SdUajj35lQo



Cám ơn anh Cuốc đã ghé quán nghe nhạc và giới thiệu ca khúc hay, HK cũng thíchTường Khuê, Tường Nguyên hát bài này. Ngày anh Cuốc, anh Hân nhập ngũ còn trẻ tuổi hơn cả lúc Tường Khuê lúc hát bài này nhỉ.

Tình Đầu là sáng tác của NS Lê Văn Chánh, thân phụ của Tường Khuê, mãi bây giờ HK mới biết và nghe. Mang vào đây để anh Cuốc, anh chị em Phố thưởng thức một chuyện tình có thật trong sáng tác của ông, qua tiếng hát Tường Khuê và giọng đọc của hai chị em Như Quỳnh và Tường Khuê.

ACE biết thông tin về Tường Duy, em ruột của Như Quỳnh và Tường Khuê, xin chia sẻ thêm. Xưa nay HK chỉ biết Tường Nguyên là em nuôi của ca sĩ Như Quỳnh. Chúc ACE Phố ngày thứ 2 vui vẻ!!!

HXhuongkhuya
04-19-2022, 09:15 AM
Phi Nhung và Tường Khuê cùng ra đi ở tuổi 51...

Tưởng nhớ hai Ca Sĩ hiền lành trong giới Văn Nghệ Sĩ nghe bài hát Ru Lại Câu Hò:

(Tường Khuê, Phi Nhung, Tường Nguyên)



https://www.youtube.com/watch?v=u44fY9NhDZs

Khoa1221
08-19-2022, 11:38 AM
Tình trạng sức khoẻ của Ca Sĩ Quang Bình, con trai của cố Nghệ Sỉ Hùng Cường ra sao:



https://www.youtube.com/watch?v=1LgZ6reilaA




Thuý Nga - Tình Nghệ Sĩ!

"Sức khoẻ của cs Quang Bình ra sao? Cảm ơn MTQ đã yêu thương và ủng hộ."

https://www.youtube.com/watch?v=xS6XELopMwA

HaiViet
11-25-2022, 07:31 PM
Dàn Nhạc Ukraine Trình Tấu Quốc Ca VNCH/ Jimmy phỏng vấn Giáo sư NS Lê Văn Khoa:


https://www.youtube.com/watch?v=57_AFRz4tas&t=1s



Dàn Nhạc Ukraine Trình Tấu Quốc Ca VNCH/ Jimmy phỏng vấn Giáo sư NS Lê Văn Khoa:

Cám ơn Hương Xưa

HaiViet
11-25-2022, 07:41 PM
Vua Việt làm gì khi không thiết triều


Sinh hoạt cung đình của vua chúa Việt luôn chứa nhiều bí ẩn.
Một ngày thường của vua, ngài sẽ làm những gì? Có khác với chúng dân hay không?



https://znews-photo.zingcdn.me/w1920/Uploaded/jotnhg/2022_11_25/z3909523927552_9be9fd4ca459be459c5679288617a8c4.jp g







Đại lễ ngày mùng 1 Tết ở Thế Miếu, Đại Nội Huế. Tranh: TL.







Nhà vua thường thức giấc vào cuối giờ dần, khoảng bốn rưỡi sáng, để còn kịp chỉnh trang cho buổi đăng triều, nếu không phải lên triều, ngài có thể dậy muộn hơn một canh giờ. Một thái giám bưng cho ngài một chén trà thuốc súc miệng, nhấp thử trước một ngụm, sau mới dâng lên hoàng đế, rồi ngài nhổ ngụm nước vào ống nhổ bạc miệng rộng.

Ngài vén quần ngồi vào chiếc ghế vệ sinh, dưới có đặt một chậu sành. Hoàng cung phong kiến từ thời Hán từng có một ông vua bị ám sát ngay trong nhà xí, nên nó không bao giờ được xây nữa. Vua, hoàng hậu và cung nữ đều đại tiểu tiện bằng chậu. Riêng chậu của vua được ngự y giữ lại để nghiên cứu sức khỏe của ngài ngự qua phân. Xong xuôi, thái giám dùng khăn mềm lau sạch, rồi thấm một chút mật ong vào hậu môn của ngài.

Vua khoan thai đi một bài quyền dưỡng sinh trên phương đình của ngự uyển, cũng tại đó, thái hậu đã chuẩn bị bữa sáng đạm bạc, gồm một ấm trà sâm, một đĩa bánh nhỏ bằng bột gạo trứng và mật ong do đích tay bà làm, một bát miến gà. Tất cả món ăn đều được thái hậu kiểm tra và cho người nếm thử. Hai thị nữ sẽ lau người cho ngài bằng nước ấm, thay quần áo trong, rồi khoác bên ngoài áo trong một bộ hoàng bào màu trắng, thêu rồng vàng, nếu ngài không lên triều.

Vua được chải tóc vấn thành búi giữa đỉnh đầu rồi lồng vào đó một mũ miện vàng khít với nhục kháo (búi tóc), xỏ giày đen bằng nhung. Ngài đến ngự thư phòng bắt đầu duyệt tấu sớ.

Trên án thư một dàn bút lông các cỡ đã được rửa sạch sẽ, một nghiên mực đen đã được mài đầy và sánh, một nghiên son thắm cũng đầy như vậy, vài ba cái chặn giấy bằng đá ngọc Tuyền châu, một cuốn sổ giấy vàng ghi lịch trình công việc, và hai chồng công văn từ khắp nơi gửi đến, cái bằng thẻ tre kết sách, cái là sách gấp bìa lụa, cái viết thành quyển trên lụa và giấy cuộn tròn. Sau hai canh giờ phê bút, ngài ngự thay áo và thưởng thức một ấm trà sen dưỡng tâm.

Quá ngọ chút đỉnh, ngài ra phòng ngoài dùng bữa trưa với ba mươi món, ngài dừng lại đó mươi phút, không đụng tay vào món nào, rồi ban hết cho quần thần thị vệ, và lui về phòng riêng dùng một bữa trưa khác lại do đích thân thái hậu chuẩn bị, đôi khi chỉ là niêu cơm nhỏ, niêu cá kho tộ, và chút rau luộc.

Ngự y sẽ xoa nhẹ lưng cho ngài, dâng một xuyến trà bát bảo, ngài ngủ trưa chừng nửa canh giờ. Hai tên cung nữ quỳ gần đầu long sàng, hai tên khác dùng quạt lông phẩy nhẹ dưới chân, hai tên nữa đứng xa hơn cũng quạt nhẹ vào tạo một luồng khí mát quanh giường, bốn tên thị vệ tay không, mình trần lực lưỡng đứng bốn góc phòng.







https://znews-photo.zingcdn.me/w1920/Uploaded/jotnhg/2022_11_25/Screenshot_2.jpg








Ấn ngọc "Đại Nam thụ thiên vĩnh mệnh truyền quốc tỷ". Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.






Trên long sàng, ngài gối đầu trên một gối gỗ sơn son cổ hơi cao, dưới là đệm gấm, bụng phủ chăn lụa mềm, xung quanh buông màn the trắng ngà dệt lồng cảnh Thần kinh thập nhị cảnh (Mười hai phong cảnh đẹp đất đế đô).
Thức giấc trưa, ngài dùng một bát yến hấp đường phèn, xuống thư phòng viết vài bức thư pháp, điểm nhỡn cho một bức họa được vẽ đã nhiều hôm, rồi gặp gỡ vài quan lục bộ đại thần, chiều muộn ngài luyện Thái cực kiếm cùng võ sư, tắm rửa, rồi ra hồ Tịnh tâm ngắm hoa sen.

Sau bữa tối, ngài thay quần áo, duyệt công văn tới cuối giờ hợi. Bốn tên cung nữ khỏa thân nằm trước trong chăn để hơi ấm đầy long sàng. Ngài cùng với một ái phi mới tuyển [...] long vân khánh hội.

HaiViet
03-11-2023, 03:54 PM
TRUYỆN NGẮN LỊCH Sử : " CHÚ TIỂU CHÙA CỔ PHÁP "
Ngô Viết Trọng


Mộtbuổi chiều, khi sư Khánh Vân đang dạo bước ngắm hoa ở sân sau thì chợt nghe tiếng người ồn ào đâu phía trước. Chú tiểu Công Sơn từ ngoài đi vàolật đật lại gần sư thưa:
- Bạch thầy, không biết ai đã đem mộtđứa bé trai bỏ trước cửa chùa. Nó đang khóc dữ quá. Cũng có một số thôndân đang đứng quanh đấy bàn tán xôn xao, xin thầy ra xemthử.
- Mô Phật, để đó thầy ra xem sao!
Sư thong thả đi trước, tiểu Công Sơn cũng nối gót theo sau. Những người dân đang đứngquanh đứa trẻ thấy sư đi ra thì đều hướng về sư chắp tay xá và nói như đồng loạt:
- Nam mô A Di Đà Phật!
- Mô Phật, chào các đàn việt!
Một người đàn bà thưa:
- Bạch thầy, không biết con ai đem bỏ đây, nó khóc quá mà ai bồng nó cũng không chịu. Chúng con đều thử cả rồi nhưng không thể nào làm nó nín. Tội nghiệp thằng nhỏ trông kháu quá!
Đứa trẻ được đặt nằm ngửa trên một tấm vải thô màu nâu, đang quơ tay quơ chân khóc dữdội. Sư Khánh Vân tiến lại gần đứa trẻ, đứng nhìn nó. Đứa trẻ bỗng im bặt chăm hẳm nhìn lại sư rồi vươn tay lên như đòi bồng. Mọi người có vẻ ngạc nhiên lắm. Sư quay lại hỏi:
- Thế các đàn việt có ai biết đây là con ai và người nào mang nó lại bỏ đây không?
Một người đàn ông thưa:
- Bạch thầy, con đang gánh củi ngang qua đây thì thấy một người đàn bà từ nơi này đi ra có vẻ hấp tấp lắm. Ban đầu con không để ý làm gì nhưng sau đó con nghe tiếng trẻ khóc, con ngạc nhiên nhìn lại thì thấy đứa trẻnày, khi ấy người đàn bà đã khuất dạng mất rồi. Con lại gần thì đứa trẻcàng khóc thét lên, con phải dội ra. Kế đó những người này kéo lại, thấyđứa nhỏ dễ thương ai cũng muốn bồng nhưng hễ ai đưa tay đến là thằng nhỏ lại hét lên. Không ngờ bây giờ thấy thầy nó lại im thin thít và đòi bồng như vậy, kể cũng là một sự lạ. Con nghĩ có thể đứa trẻ này có duyênvới chùa.
Nhà sư ngồi xuống cạnh đứa trẻ, nó mỉm cười vói tay lên nhưng nhà sư không bồng, nói với mọi người:
- Bây giờ các đàn việt hãy giúp thầy dò tìm người nào đã đem con bỏ lạinơi này. Tìm ra, thầy sẽ có cách nói chuyện và tìm giải pháp giúp thân nhân đứa trẻ. Thầy nghĩ người nào đó chắc có một nỗi khổ tâm. Trong khi chờ đợi tìm ra tông tích đứa bé, thầy nhờ một đàn việt nào đó đem đứa bévề săn sóc, chùa có thể phụ cấp cho về mặt vật chất.Thầy xem tướng đứa trẻ này không phải tầm thường đâu. Nào, nó nín khóc rồi, đàn việt nào lại bồng nó về đi!
Một người đàn bà tiến lại:
- Thầy để con lo việc này cho!
Nhưng khi người đàn bà đưa tay toan bế đứa trẻ thì nó giẫy nẩy và khóc thét lên. Người đàn bà cố gắng mấy lần nhưng vô hiệu.
- Thôi, con xin chịu!
Mấy người khác đều thay nhau thử bồng nhưng đứa trẻ nhất quyết không chịu và cứ một mực đòi sư Khánh Vân. Sư Khánh Vân gọi chú tiểu Công Sơn lại bế thử thì người ta lại ngạc nhiên thấy đứa nhỏ nín khóc và chịu chobồng. Mọi người đều cười :
- Thôi, quảlà thằng nhỏ có duyên với Phật rồi!
Sư Khánh Vân lấy làm lạ bèn khiến tiểu Công Sơn bồng đứa nhỏ vào chùa. Khi được tiểu Công Sơn bồng đi vào cổng thì thằng bé nhoẻn miệng cười có vẻ thích chí. Sư KhánhVân thấy vậy cũng cười, quay lại nói với mọi người :
- Mô Phật, bây giờ tạm thời cứ yên yên như vậy đã. Nhưng thầy nhờ các đàn việt phải tìm gấp tông tích thân nhân đứa trẻ cho thầy nhé!
- Bạch thầy, chúng con sẽ cố gắng.
*
Từ khi chú bé được đem vào chùa, tiểu Công Sơn phải bận rộn hơn một chút. Tuy thế, để bù lại, cáikhông khí trong chùa lại khởi sắc vui vẻ hơn. Chú bé không mấy khi khóc, không làm nũng. Những khi sư Khánh Vân và tiểu Công Sơn bận kinh kệ hoặc công việc, chú bé một mình đùa nghịch vui vẻ với mấy món đồ chơichứ không làm phiền ai hết. Quá lắm, chú chỉ bò quanh trong phạm vi được tiểu Công Sơn “khoanh vùng”. Sư Khánh Vân, tiểu Công Sơn và những khách đến lễ chùa đều cảm thấy vui vẻ khi đùa chơi với chú bé. Chú tỏ rarất thông minh, bắt chước tiếng nói khá nhanh và biết nghe lời dạy bảo.Không như những đứa trẻ khác, chú không ăn uống ẩu, không chơi dơ. Khi cần đi cầu đi tiểu chú cũng kêu và chờ người lớn giúp đỡ chứ không bao giờ làm bậy. Vào chùa được mươi ngày thì chú biết ngồi. Sau đó không lâuchú được tập đứng, tập đivà chỉ ba tháng sau là chú có thể đi lui tới khắp chùa.
Sự có mặt của chú nhỏ trong chùa không làm trở ngại việc tu học bao nhiêu mà lại tăng thêm sự vui vẻ nên sư cũng như tiểu Công Sơn không còn nôn nóngtrong việc tìm tông tích thân nhân đứa bé nữa. Bốn tháng trôi qua, vẫn không thêm được một tin gì khác về gia đình chú nhỏ, sư Khánh Vân đành cười:
"Con ai đem bỏ chùa này,
Nam mô A Di Đà Phật, con thầy, thầy nuôi!"
Bấy giờ sư Khánh Vân mới tính đến việc chọn một cái tên cho chú nhỏ. Không biết con ai làm sao biết họ gì? Sư suy nghĩ rồi quyết định cho chúnhỏ lấy họ Lý, họ của sư. Sư lại đặt tên cho chú nhỏ là Công Uẩn. Ở trongchùa bên cạnh sư, tất nhiên Công Uẩn cũng trở thành chú tiểu.
Khi bắt đầu dạy chữ nghĩa, sư Khánh Vân vô cùng ngạc nhiên về sự thông hiểu mau chóng và nhớ dai của Công Uẩn. Giảng đâu hiểu đó, đọc đâu nhớ đó, chẳng bao lâu Công Uẩn có thể đối đáp văn sách ngang ngửa với tiểu Công Sơn. Riêng về thơ phú thì Công Uẩn vượt hẳn cả tiểu Công Sơn. Trongthơ của Công Uẩn thường toát ra một thứ khẩu khí kỳ dị. Như một hôm Công Uẩn phạm lỗi, bị sư phạt trói nằm giữa bệ đặt tượng Phật suốt đêm, Công Uẩn đã đọc ra hai câu "Đêm khuya chân mỏi không dám ruổi. Chỉ sợ sơn hà xã tắc nghiêng". Sư Khánh Vân nghe vậy vừa mừng vừa sợ. Hằng ngàysư càng chuyên tâm dạy dỗ cho Công Uẩnhơn.
*
Hôm ấy có một vị sưphương xa vân du đến viếng chùa Cổ Pháp. Vị sư trông dáng dấp oai nghi thông tuệ, đó là sư Vạn Hạnh. Sau khi cùng khách lễ Phật rồi dẫn khách viếng quanh chùa một vòng, sư Khánh Vân mời sư Vạn Hạnh vào nhà khách uống trà.
- Này sư huynh, không hiểu sao bần tăng thấy cảnh sắcnơi đây có vẻ khác thường lắm! Trong chùa có gì lạ chăng? - sư Vạn Hạnhhỏi.
- Sư huynh thấy có sự lạ sao? Chùa này lâu nay vẫn thế có gì khác đâu!
- Dám hỏi, sư huynh được mấy đệtử?
- Chẳng dám giấu sư huynh, bần tăng chỉ có hai đệ tử, đệ tử lớn Công Sơn là người vừa dâng nước đó. Đệ tử nhỏ Công Uẩn hiện đi lấy củi chưa về.
- Thế lâu nay sư huynh có theo dõi chuyện thời thế đến không? Theo bần tăng nhận xét, rồi đây đạo có thể gặp khó khăn đấy.
- Sư huynh hay vân du khắp chốn nên rõ tình hình. Bần tăng cứ ru rú mộtchỗ thế này chẳng biết gì cũng lấy làm thẹn. Có gì xin sư huynh rộng lượng chỉ bảo cho biết.
- Không dám, tuy nhiên bần tăng cũng không ngại ngùng đưa ra những nhận xét thô thiển của mình xem có hợp ý sư huynh không. Quả tình bần tăng có vân du nhiều nơi thật, nhưng đến nơi nào thấy cảnhsắc già lam cũng tiêu điều, bần tăng lấy làm lo lắm. Không ngờ khi đếnđây thì thấy cảnh sắc lại khác hẳn, thật đáng mừng. Nếu quả sắp tới đâycó pháp nạn thì chính nơi này là chỗ cứu đạo đây.
- Sư huynh nói thế chứ bần tăng và tiện đệ tử đức mỏng tài cạn mà trông gì!
Tuy nói thế nhưng sư Khánh Vân lại vui nghĩ tới người học trò nhỏ của mình. Bấy lâu nay sư đã có nhận xét so sánh giữa hai đệ tử của mình, thực là một trời một vực. Cũng lúc ấy, tiểu Công Uẩn vácmột bó củi đi vào. Sư Vạn Hạnh nhìn thấy tiểu Công Uẩn thì giựt mình. Tiểu Công Sơn liền ra ngoài báo cho Công Uẩn biết chùa đang có khách.
- Đệ tử Công Uẩn xin ra mắt sư bá vàsư phụ.
Sắc mặt sư Vạn Hạnh sáng hẳn lên. Sư gật đầu cười với Công Uẩn rồi nhìn sư Khánh Vân :
- Mừng cho sư huynh có một đệ tử xứng đáng.
Sau khi chào khách, tiểu Công Uẩn đi lo công việc. Sư Khánh Vân khi ấy cũng tươi nét mặt nói với sư Vạn Hạnh :
- Sư huynh chắc biết xem tướng! Sư huynh thấy tiện đệ tử thế nào?
Sư Vạn Hạnh gật gật cái đầu :
- Quí lắm! quí lắm! Về học vấn Công Uẩn đã đạt tới mức nào rồi?
Sư Khánh Vân bèn đem tông tích, đạo hạnh cùng học vấn của Công Uẩn kể hết cho sư Vạn Hạnh nghe.
Suy nghĩ mộtlúc, sư Vạn Hạnh nói :
- Sư huynh có thể nào cho bần tăng mượn Công Uẩn một thời gian được không?
- Để làm gì?
- Thú thật với sư huynh, bần tăng có một đệ tử võ nghệ siêu phàm, bần tăng muốn cho Công Uẩn được truyền thụ cái võ nghệ đó. Đồng thời, bần tăng cũng muốn có một thời gian ngắn gần gũi với Công Uẩn để chỉ dạy choy một ít kiến thức về thuật kinh bang tế thế.
- Đâu cần thiết phải vậy? Thật sự Công Uẩn cũng đã được bần tăng truyền một chút võ nghệđủ giữ thân rồi. Một kẻ đã muốn rời vòng tục lụy còn ôm cái thuật kinh bang tế thế vào người đâu có hay. Bần tăng muốn tiện đệ tử chăm lo kinh sách đểsớm đạt đạo mà giác ngộ đại chúng thoát cảnh trầm luân trong bể khổ là toại nguyện rồi.
- Như vậy là sư huynh chưa hiểu ý bần tăng. Thú thật với sư huynh, bần tăng vốn cũng có học chút đỉnh về việc xét đoán thời thế, xem tướng người. Nếu bần tăng không nhìn sai, rồi đây đạoPhật có thể vướng vào vòng nước lửa, đất nước ta có thể rơi vào tròng nô lệ. Chúng ta rất cần một người có khả năng cứu nước giúp đời, mà người đó, dưới mắt bần tăng, có thể là Công Uẩn.
- Xin lỗi sư huynh, lý của sư huynh bần tăng thấy còn mơ hồ. Lôi kéo một người có khảnăng đi tới bến giác trở lại vòng tử sinh, bần tăng thật áy náy lắm. Thôi thì xin sư huynh tha cho tiệntử.

- Đạo có thể bao trùm vũ trụ nhưng người theo đạo không nên tách rời với sự an nguy của tổ quốc. Bần tăng sở dĩ phơi cả lòng mình ra mà thỉnh cầu sư huynh, chính là vì nước mà cũng vì đạo nữa. Nếu như nước bị tàn phá, dân chịu gông ách nô lệ, sư huynh có thể thoải mái ngồi tìm chân lý giải thoát được không? Những kẻ vô thần, dị giáo họ có thể để sư huynh yên ổn ngồi tu không? Việc đời luôn luôn biến cải, nếu mình cứ nhất nhất đi theo một nguyên tắc e rằng lạc hậu đến phải ân hận mất. Giả sử đạo Phật có giới cấm sát sinh, nhưng nếu vùng mình ở có một con cọp cứ luôn làm hại người, mình có thể vì giới cấm mà cứ để cho con cọp giết người mãi hay không? Sư huynh cho rằng Công Uẩn cókhả năng đi tới bến giác, thì tới bến giác cũng chỉ có mục đích cứu độ chúng sinh chứ gì? Đồng ý là khi đã đạt đạo, cái khả năng cứu độ, giải thoát sẽ nhiệm mầu hơn nhiều, nhưng chẳng lẽ cứ hướng tới đó mà lơ cái việc cứu vớt những kẻ trầm luân ngay bên cạnh mình, cho như thế là bị níu kéo, bị trở ngại? Bậc nhân giả ở trong chốn ba quân hay giữa trường đời đen bạc nhưng vẫn giữ đuợc tâm ý tự tại, tùy hoàn cảnh mà phuơng tiện độ sinh cũng là một cách tu vậy. Không lý việc diệt gian trừ tà để cứu chúng sinh thoát cảnh trầm luân binh lửa cũng là tội? Giờ đây, vua Đại Hành đã già mà chưa lập Thái tử, con trai ngài thì quá đông, rõ rànglà mầm loạn chứa sẵn rồi. Các đại thần trong triều thì mỗi người riêng mộtbụng. Chắc chắn sẽ có cảnh huynh đệ tương tàn xảy ra. Nước Tàu tham lamthì khi nào cũng rình rập cơ hội để thôn tính nước Đại Cồ Việt ta. Nếu sư huynh cho Công Uẩn đi với bần tăng mà sau này lời dự đoán của bần tăng không đúng, tất nhiên Công Uẩn sẽ trở về với sư huynh thôi. Còn nếusư huynh không chịu nghe bần tăng mà sự việc ấy quả xảy ra thì e công đức của sư huynh sứt mẻ nặng. Xin sư huynh suy nghĩ kỹ.
Sư Khánh Vân trầm ngâm suy nghĩ. Sư biết người học trò của mình khác thuờngđấy. Nhưng sư làm sao dám nghĩ rằng chú tiểu đó lại có khả năng làm thay đổi vận nước? Sư Vạn Hạnh hy vọng có quá đáng không? Sư cũng có nghe phong phanh về những sự tác oai tác quái của một số quan lại địa phương dựa vàosự che chở của một số đại thần đang gây thế lực trong triều. Những dự đoán của sư Vạn Hạnh nghiệm ra cũng có lý lắm. Cuối cùng sư Khánh Vân buông xuôi:
- Sư huynh đã nói cạn lời như vậy bần tăng đâu dám ngăn cản. Tuy nhiên, nên để cho chính Công Uẩn tự quyết định vẫn hay hơn.
Sau đó, tiểu Công Uẩn đã theo sư Vạn Hạnh về chùa Lục Tổ.
*
Mấy năm sau, Lý Công Uẩn vào Hoa Lư làm quan. Nhờ tài năng xuất chúng, đức độ siêu quần, không bao lâu uy tín ông lan rộng trong dân chúng cũngnhư ở triều đình. Chưa tới 30 tuổiông đã được phong chức Tả Thân Vệ Điện Tiền Chỉ Huy Sứ. Cũng thời gian này, nhà Tiền Lê đang ở trên đà tuột dốc kinh khủng. Vua Lê Đ ại Hành tuổi già bệnh hoạn liên miên cho nên suy tính rất lầm lẫn. Mùa xuân năm Giáp Thìn (1004) ngài mới lập con thứ ba là Long Việt lên làm Thái tử trong khi mộng lớn đã căng đầy trong đầu óc các hoàng tử khác.
Tháng 3 năm Ất Tỵ, vua Đại Hành qua đời. Thế là ba vị hoàng tử Ngân Tích (con cả), Long Kính, Long Đĩnh nổi loạn đánh nhau luôn 8 tháng ròngLong Việt mới chính thức lên ngôi được. Ngân Tích bỏ trốn rồi bị giết, Long Kính, Long Đĩnh đầu hàng. Nhưng chỉ ba ngày sau, Long Đĩnh lại thuêngười lẻn vào cung ám sát được vua Long Việt.
Long Đĩnh cướpngôi xưng là Khai Thiên Ứng Vận Thánh Văn, Tắc Thiên Sùng Đạo Đại ThắngMinh Quang Hiếu Hoàng Đế. Vụ ám sát vua Long Việt xảy ra làm các quan lớn nhỏ của triều đình kinh hoảng bỏ chạy tứ tán. Chỉ còn lại viên quan Thân Vệ Lý Công Uẩn ở lại ôm thây vị vua xấu số mà khóc. Hành động trungthành và can đảm này của Công Uẩn đã chinh phục được sự nể nang của Long Đĩnh. Nhưng Long Đĩnh lên ngôi lại liền bị các hoàng tử Long Ngân, Long Kính nổi dậy đánh tơi bời. Phải hơn một năm sau Long Đĩnh mới dẹp yên được loạn lạc.
Long Đĩnh có lẽ là ông vua tàn bạo nhất hoànvũ. Bình thường ông ưa lấy chuyện giết chóc làm trò vui. Nhiều lần ông thân xuống nhà bếp tự tay thọc huyết bò heo gà vịt rồi trao cho nhà bếp.Ông bắttử tù quấn rơm vào mình, tẩm dầu rồi đốt cho nóng chạy trước khi chết. Ông bắt tù leo lên cây rồi sai đốn cây cho ngã. Ông sai trói tù dưới chân cầu để chờ nước lên xem tù chết ngộp như thế nào. Nghe ở Ninh Giangcó nhiều rắn độc, ông sai trói tù bên mạn thuyền rồi cho bơi qua bơi lại để cho rắn cắn. Có khi ông cho để mía trên đầu nhà sư mà róc vỏ rồi giả vờ trật tay cho dao bổ xuống đầu làm cho chảy máu, trong số đó có nhà sư Quách Ngang, nhà sư có tiếng đương thời.
Năm Nhâm Thân,ông đánh dẹp giặc Mán, bắt được một tù trưởng đem về đánh đập hành hạ. Tên này chịu không thấu kêu tên tục vua Đại Hành mà chửi. Thế mà Long Đĩnh sung sướng cười ha hả vì lâu nay Long Đĩnh vẫn hờn giận vua cha đã cốý không truyền ngôi cho mình.
Long Đĩnh lại hoang dâm vô độ nên mắc bệnh không ngồi dậy được. Lúc thiết triều ông thường phải nằm nghiêng nên người thời bấy giờ vẫn quen gọi là Ngọa Triều. Thế mà ông vẫn tìm niềm vui bằng cách sai mấy tên hề nhại tiếng những viên quan tấutrình công việc làm chốn triều đình không còn thể thống gì hết.
Trong tình trạng triều đình như thế, sư Vạn Hạnh bèn ráo riết bí mật vận động sắp đặt tạo ra một cuộc chính biến để cứu vớt lê dân. Dân chúngđồn ầm lên về chuyện có một cây gạo lớn ở làng Diên Hồng bị sét đánh gẫy, trên thân cây bị tróc vỏ thấy có mấy chữ "Hòa đao mộc lạc, thập báttử thành". Chữ hòa, chữ đao, chữ mộc hợp lạithành chữ Lê, chữ thập, chữ bát, chữ tử hợp lại thành chữ Lý. Câu chữ Hán trên chiết tự và giải nghĩa thành "Lê rụng, Lý thành". Không bao lâukhắp quân đội lẫn dân chúng đều nghe lời "truyền sấm" đó....
Giữa lúc đó thì vua Ngọa Triều bỗng mắc bệnh nặng rồi qua đời. Người con mới 4 tuổi của ông được ông di chiếu truyền ngôi.
Thấy cơ hội đó, một viên quan có thế lực trong triều là Đào Cam Mộc bèn đến gặp Lý Công Uẩn và bàn:
- Hồi trước đức vua tối tăm bạc ác nên lòng trời chán ghét, con ngài thì bé nhỏ quá làm sao kham nổi việc nước trong buổi đa nạn này? Dân chúng trông chờ chân chúa như khát nước mong mưa. Thân Vệ nên theo gươngThang, Võ để cho dânnhờ. Trước đây họ Lê lấy nước củ a h ọ Đinh được coi là chính đáng thì nay nếu Thân Vệ làm việc này cũng vậy, trên hợp ý trời dưới thuận lòng dân chứ khư khư giữ cái tiết mọn làm gì?
Lý Công Uẩn trả lời:
- Ông muốn đem cái họa giết ba họ đến cho tôi sao? Tôi không dám nghe đâu!
Đào Cam Mộc trở về. Nhưng hôm sau ông lại đến gặp Công Uẩn, nói:
- Lời sấm đã nói rõ họ Lý sẽ dấy lên, đổi họa ra phúc cho đất nước, Thân Vệ còn ngần ngại gì nữa?
Lần này thì Công Uẩn xiêu lòng:
- Ý ông và sư Vạn Hạnh giống nhau, nhưng làm sao cho trong ấm ngoài êm?
-Dân đang đói khổ, Thân Vệ là người công bình, khoan thứ vỗ về ai không nghe?
Được sự bằng lòng của Công Uẩn, Đào Cam Mộc chủ động triệu tập các quan, lợi dụng lòng căm ghét củ a h ọ đối với vua Ngọa Triều, ông thuyếtphục họ tôn Công U ẩn lên ngôi Hoàng Đế. Cuộc chính biến đã xảy ra không đổ một giọt máu.
*
Chú tiểu Công Uẩn của chùa Cổ Pháp bấy giờ đã trở thành vua Lý Thái Tổ. Ngài là vị vua khai sáng ra triều Lý, một triều đại tiếng tăm lừng lẫy về những chiến công phá Tống bình Chiêm, khiến các lân bang lớn nhỏ đềuphải kiêng nể.
Sau khi lên ngôi, Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long. Về nông nghiệp, ngài cho đắp đê Cơ Xá để tránh thủy tai hàng năm làm thiệt hại mùa màng. Về văn học, ngài cho lập Văn miếu để tôn sùng Nho học và mở khoa thi Tam giáo (Phật, Lão và Nho giáo).
Vốn xuất thân từ cử a thi ền, Lý Thái tổ đặc biệt trọng đãi và khuyến khích Phật giáo. Ngài phong sư Vạn Hạnh là Quốc Sư và cho sưu tầm Tam Tạng kinh điển để truyền bá đạo Phật. Ngài cũng cho xuất tiền kho để xây8 ngôi chùa ở phủ Thiên Đức (châu Cổ Pháp cũ, quê hương ngài). Tại thành Thăng Long, ngài cho lập chùa Thiên Ngự, chùa Vạn Tuế và cung TháiThanh. Bên ngoài thành Thăng Long thì ngài cho xây các chùa Thắng Nghiêm,Thiên Vương, Cẩm Y, Long Hưng, Thánh Thổ, Thiên Đức và Thiên Quang. Ngoài ra, những chùa đổ nát ở các đị a h ạt khác đều được ngài cho tu sửa.
Việc cải tổ lớn laonhất của vua Lý Thái Tổ nhờ ảnh hưởng của Phật giáo là bãi bỏ được hìnhluật đặt vạc dầu và nuôi cọp beo để trừng trị tội phạm như dưới hai triều Đinh, Lê. Bản sắc từ bi của Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách trị dân của cả triều Lý. Như vua Lý Thái Tôn tha tội không giết Nùng Trí Cao, người đã nổi loạn, vì ông ta là người còn lại duy nhất của một dòng họ. Như vua Lý Thánh Tôn không giết vua ChiêmThành là Chế Củ. Cũng chính vua Thánh Tôn, vào một mùa đông cực lạnh, đã ra lệnh phát áo chăn cho tù phạm và cho xét giảm tội và tha bớt. Không có một vị vua Lý nào hiếu sát hay hoang dâm quá độ.
Có thể nói nhà Lý là triều đại có chính sách cai trị dân khoan hồng độ lượng nhất trong lịch sử mà không một triều đại nào khác theo kịp.
Ngô Viết Trọng

HaiViet
04-01-2023, 01:09 PM
Mỹ Dung và “ Ngàn giọt lệ rơi”

March 28, 2023


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-3.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-3.jpg)


Tác giả: Giao Chỉ (https://na01.safelinks.protection.outlook.com/?url=http%3A%2F%2Fwww.danchimviet.info%2Farchives% 2Fauthor%2Fgiaochiqng23pdekdwu8a4bhf6pf7hjdrdfrj8r lzj&data=05%7C01%7C%7Ca907f75605f94701bbef08db2fef07a6 %7C84df9e7fe9f640afb435aaaaaaaaaaaa%7C1%7C0%7C6381 56475922759802%7CUnknown%7CTWFpbGZsb3d8eyJWIjoiMC4 wLjAwMDAiLCJQIjoiV2luMzIiLCJBTiI6Ik1haWwiLCJXVCI6M n0%3D%7C3000%7C%7C%7C&sdata=UHMaT%2Fm1Wmpon0yNiVcjMxHSBUlzW8NrcBFTWWo7kp c%3D&reserved=0), San Jose.

Nhận được tin buồn Nhà văn Đặng Mỹ Dung vừa từ trần lúc 7 giờ chiều ngày 23 tháng 3 năm 2023
tại Thành phố Atlanta, Tiểu bang Georgia, Hoa Kỳ.
Bài này định gửi các bạn vào cuối tháng 4 năm 2023. Nhưng nay phổ biến sớm để khóc thương cho My Dung, cô điệp viên số 1 của Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa

Lời nói đầu:

Ða số hồi ký của các nhân vật lịch sử Việt Nam thường viết về thời gian trước tháng tư 75, và thiếu vắng tác phẩm của phụ nữ. Nhưng bút ký về cuộc đời bà Mỹ Dung đã viết về một giai đoạn chính từ sau tháng tư 75. Phải chờ giải mật năm 1995 tức là 20 năm sau tác phẩm bằng Anh ngữ “A Thousand Tears Falling..” mới được xuất bản.
Ngay khi tác phẩm ra đời, báo chí và các nhà điểm sách Hoa Kỳ đã không tiếc lời khen ngợi. Nhiều độc giả Việt Nam cũng đã mua và đọc nguyên tác Anh Ngữ. Nhưng đa số vẫn còn mong có cơ hội đọc bản Việt ngữ của một câu chuyện thực hết sức bi thương và hấp dẫn.

Vào lúc 1 giờ chiều ngày chủ nhật 16 tháng 5-2010. bộ sách lịch sử cả Anh và Việt ngữ sẽ ra mắt San Jose. IRCC/Viet Museum/Dân Sinh Media tổ chức tại hội trường của quận hạt Santa Clara số 90 W. Hedding, San Jose. Như vậy là chúng ta phải chờ đợi 20 năm để đọc bản Anh ngữ. Rồi chờ thêm 15 năm mới có bản tiếng Việt. Sau này không biết bao giờ câu chuyện này sẽ được dựng thành phim. Trong khi chờ đợi, xin vui lòng dành cho chúng tôi cơ hội giãi bày về việc thảo luận cho Ngàn Giọt Lệ Rơi trên con đường đi lên màn ảnh,… sau này.

Ngàn Giọt Lệ Rơi

Sau 30 năm chiến tranh Việt Nam đã có nhiều hoàn cảnh éo le trong đời sống. Cuộc binh đao giữa hai miền Nam Bắc, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đưa đến cảnh gia đình chia cắt. Câu chuyện được ghi lại lần này là một nhà chia đôi ngả. Cha và con trai theo miền Bắc. Mẹ và 5 con theo miền Nam. Câu chuyện thật và đầy đủ tình tiết để dựng nên một cuốn phim làm di sản cho đời sau. Phim ảnh Hoa Kỳ thường hay phỏng theo các cuốn tiểu thuyết hoặc ký sự dựa theo chuyện có thật đã xảy ra. Nếu người Việt chúng ta làm một cuốn phim tại hải ngoại để có thị trường phải là phim nói Anh ngữ, có các vai Mỹ Việt, tình tiết éo le, hấp dẫn, pha chút màu sắc điệp viên với các giây phút lo sợ kịch tính. Ðồng thời có những lúc vai chính phải ray rứt nội tâm. Màn ảnh chiếu gần, diễn tả bằng nét mặt.
Bìa cuốn sách ” Ngàn Giọt Lệ Rơi”


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-2-1.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-2-1.jpg)

Sự lựa chọn giữa lý tưởng và bổn phận của các vai chính làm cho chuyện phim đóng mở, lôi cuốn khán giả. Nội dung cần có cơ hội để lấy ngoại cảnh từ Việt Nam, Nhật Bản, Hạ Uy Di, Hoa kỳ và Âu châu. Vai chính đi từ những phân cảnh của gia đình Việt Nam trong chiến tranh đến các buổi tiếp tân của ngoại giao đoàn tại các quốc gia Tây phương. Từ các phòng ăn tráng lệ tại các câu lạc bộ sĩ quan Hoa Kỳ cho đến các chiến khu ở rừng già Nam Bộ. Từ văn phòng của bộ ngoại giao chính phủ cộng sản Việt Nam đến cơ sở tình báo của hải quân trong Ngũ Giác Ðài. Một chuyện phim như thế mà phỏng theo một câu chuyện hồi ký có thực thì vô cùng lý thú. Có thể tìm thấy không?

Trên thực tế chuyện này đã xảy ra.
Chúng ta có thể tìm được câu chuyện tình tiết như vậy với nội dung bao gồm cuộc chiến Quốc Cộng giữa Việt Nam với Việt Nam. Giữa Việt Nam với Hoa Kỳ. Câu chuyện gián điệp thực sự xảy ra đã được kể trong cuốn hồi ký của một phụ nữ.

Người đàn bà viết cuốn sách này tên là Ðặng Mỹ Dung và cuốn sách có tựa đề là Ngàn Giọt Lệ Rơi. Nguyên tác Anh ngữ là A Thousand Tears Falling. Bà Yung Krall sáng tác theo thể tự truyện dựa vào cuộc đời của cha mẹ rồi đến chính cuộc đời của tác giả. Tất cả mọi danh tính đều giữ nguyên như là một sử liệu.
Dựa theo tác phẩm Anh ngữ, chúng tôi viết bản phác họa cho một cuốn phim tương lai của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại.

Ðây là phim truyện về một người chủ gia đình theo kháng chiến rồi đi tập kết 54 trở thành nhân viên cao cấp trong chính phủ cộng sản. Người vợ ở lại miền Nam trong vùng quốc gia rồi di tản qua Hoa Kỳ. Bà đã từ chối không về sống với chồng ở Việt Nam. Sau khi đất nước thống nhất, con cái mỗi người theo một ngả. Tiếp theo cuộc chiến Quốc Cộng bàn giao cho thế hệ thứ hai. Tác giả là con gái trong gia đình đã thành hôn với một sĩ quan hải quân Mỹ. Trong hoàn cảnh éo le, cô gái đã trở thành gián điệp nhị trùng. Một bên là cha ruột, một bên là chồng. Ðứng giữa hai phe thù nghịch nhưng tác giả thực sự làm việc cho phía Hoa Kỳ. Ðã góp phần phá vỡ âm mưu của Hà Nội lúc đó đang tìm cách cài người vào bộ ngoại giao tại Hoa Thịnh Ðốn.

Chuyện thật đã xảy ra tại Mỹ vào cuối thập niên 70. Trong chiến tranh Việt Nam, phe quốc gia và đồng minh Hoa Kỳ thường bị phía cộng sản cài người nằm thật sâu vào các cơ quan của ta, nhưng phe ta chưa hề có được những đòn gián điệp đáng kể lừa được đối phương. Câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi là một biệt lệ đặc biệt cần được biết đến, cần được nhắc lại và cần được đóng thành phim.
Cảm kích với nội dung của tác phẩm, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị sau đây là câu chuyện về một cuốn phim tương lai, nhân dịp 35 năm sau kể từ tháng 4-1975.

Phác họa chuyện phim “Ngàn giọt lệ rơi”

“A thousand Tears Falling” bắt đầu từ ngoại cảnh tại Nhật Bản. Thời gian lúc đó là tháng 6-1975, không gian là tại phòng tiếp tân của đại khách sạn Nhật Bản tại Ðông Kinh. Tại đây, một hội nghị quốc tế giữa các nước Ðông Nam Á đang diễn ra. Ông Ðặng Văn Minh là trưởng phái đoàn của nước cộng sản Việt Nam vừa chiến thắng Sài Gòn 2 tháng trước, đến dự hội nghị với niềm tự hào và được sự lưu ý của báo chí thế giới. Tuy nhiên, cũng vào chiều hôm đó tại Ðông Kinh, người cán bộ cao cấp của phe cộng sản gặp lại con gái sau 23 năm xa cách. Từ hình ảnh trong đại sảnh của khách sạn quốc tế tại Tokyo, phía trước treo cờ các nước dự hội nghị, có cờ đỏ sao vàng. Hình ảnh vị trưởng phái đoàn rạng rỡ tươi cười mở đầu cuốn phim để tiếp đến hình ảnh hồi tưởng thời kỳ trong chiến khu với cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.
Ông Minh sinh năm 1909 tại Vĩnh Long, đi theo Kháng Chiến và trở thành nhân viên cao cấp của Mặt Trận. Năm 1954, ông dẫn con trai lớn 17 tuổi là Ðặng Văn Khôi ra Bắc. Vợ ông Minh là bà Trần Thị Phàm và 5 con nhỏ ở lại miền Nam. Khi chia tay hẹn 2 năm trở lại nhưng thật sự phải hơn 20 năm sau người cộng sản mới vào được Sài Gòn thì lúc đó đã biết bao nhiêu vật đổi sao dời. Người con trưởng theo bố ra Bắc đã trở thành sĩ quan của quân đội nhân dân được gửi đi Nga học về hỏa tiễn phòng không năm 1968. Ðến năm 1975, ông Minh trong khi vẫn một lòng trung thành với chế độ và trở nên cán bộ cao cấp ngành ngoại giao thì người con trưởng Ðặng Văn Khôi có thái độ chống chiến tranh nên đã bị sa thải khỏi quân đội miền Bắc.

Tại miền Nam, người con trai thứ của ông bà là Ðặng Hải Vân, lúc ông tập kết chỉ có 5 tuổi sau này đã trở thành phi công của Không Quân Việt nam Cộng Hòa. Nhưng không may Hải Vân đã bị thiệt mạng trong một phi vụ bay huấn luyện tại Hoa Kỳ lúc 21 tuổi. Chị Ðặng Mỹ Dung là con thứ tư của ông bà đã thành hôn với đại úy phi công của Hải Quân Hoa Kỳ tại Sài Gòn và năm 75 gia đình chị đang sống tại Hawaii. Cuộc sống thơ mộng và bình yên của ông Krall và bà Mỹ Dung hoàn toàn thay đổi từ tháng 4-1975.

Cũng vào tháng 4-1975, lúc đó cha của bà Dung là ông Minh đang làm đại sứ cộng sản Hà Nội tại Nga Sô, mẹ của bà và đứa em út thì kẹt ở Sài Gòn. Với bao năm xa cách, với quan niệm về cuộc sống khác biệt, bà Phàm vợ ông Minh không hề có ý muốn ở lại Sài Gòn để chờ đoàn tụ với chồng. Ðặng Mỹ Dung từ Hạ Uy Di liền yêu cầu thiếu tá Krall tìm cách về Sài Gòn đón gia đình bà mẹ qua Mỹ. Khi ông Krall qua Sài Gòn đã lâu mà chưa có tin tức gì, tại Hawaii, bà Ðặng Mỹ Dung lo sợ đã nói chuyện trực tiếp qua điện thoại cầu cứu với đề đốc Gaylor, tổng tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương tại Trân Châu Cảng. Lời nói chỉ vắn tắt báo cáo chuyện chồng bà về Sài Gòn để lo cứu gia đình sao chưa thấy qua, nhưng bà nói thêm một tin tức động trời, bà là con gái của đại sứ cộng sản Việt Nam tại Mạc Tư Khoa.


https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-1-2.jpg (https://www.baocalitoday.com/wp-content/uploads/2023/03/unnamed-1-2.jpg)

Đặng Mỹ Dung
Lập tức guồng máy quân báo của Hải Quân Hoa Kỳ chuyển động và cả FBI lẫn CIA nhập cuộc. Hệ thống tình báo Mỹ ghi nhận ngay đây là một đầu mối vô cùng quan trọng mà tại sao lâu nay không ai biết. Ngay cả lúc hồ sơ thành hôn của vị sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ cũng không ai lưu ý đến mối liên hệ huyết tộc của cô dâu nước Mỹ có đầu mối Hà Nội. Họ cứ tưởng đây chỉ là cô gái thuần túy Sài Gòn.
Tiếp theo khi chuyến bay chở mẹ và em gái út của Ðặng Mỹ Dung ra khỏi Việt Nam do CIA Sài Gòn trực tiếp sắp đặt thì một khế ước bất thành văn đã bắt đầu. Mỹ Dung nợ khối tình báo Mỹ một yêu cầu. Cuộc đời điệp viên khởi sự. Khi bà Minh đã yên ổn tại Hoa Kỳ thì hơn 60 ngày sau Mỹ Dung dắt con nhỏ qua Nhật Bản thăm thân phụ đã hơn 20 năm xa cách. Guồng máy tình báo của thế giới tự do mở chiến dịch để Con Chim Xanh với Ngàn Giọt Lệ lên đường công tác.

Sơ lược chuyện phim

Bây giờ xin mời khán giả trở lại Ðông Kinh của tháng 6-1976. Cánh cửa phòng họp riêng của đại sảnh Tokyo hé mở, một cán bộ ngoại giao của Hà Nội bước vào trình với thủ trưởng Ðặng Quang Minh:

“Thưa đồng chí thủ trưởng, bà Việt kiều ở Mỹ và đứa con lai đã có hẹn xin vào gặp.”
Ông Minh vẫn còn đang ngồi xem hồ sơ hội nghị, nói mà không nhìn lên:

“Ðây là đại diện Hội Việt Kiều Yêu Nước đến để động viên và mừng đất nước thống nhất. Ðồng chí mời vào đi.”
Ðặng Lệ Dung bước vào cùng con gái nhỏ nép một bên.

Hơn 20 năm qua, lúc thân phụ ra đi, cô là đứa bé con. Giờ đây, đứa cháu ngoại lai Mỹ xinh đẹp mắt mở to nhìn người đàn ông xa lạ mà e ngại. Cuộc gặp gỡ riêng tư nhưng hết sức khách sáo. Cả cha con đều phải đóng kịch dù rằng trong lòng như lửa đốt. Trước khi chia tay, ông Minh nói nhỏ với con gái là sẽ thu xếp để gặp lại người vợ cũ là bà Phàm hiện đã di tản qua Hoa Kỳ.

Sau cuộc gặp gỡ lần đầu tiên vào tháng 6-1975, cuộc đấu tranh chiến tranh chính trị, tình báo và ngoại giao giữa hai cha con bắt đầu. Một bên là Việt Nam cộng sản đã thống nhất và một bên là guồng máy tình báo Hoa Kỳ. Cả hai bên đều tìm cách mua chuộc lẫn nhau. Cuốn phim Ngàn Giọt Lệ Rơi thực sự sẽ có cả hàng trăm phân cảnh hết sức độc đáo để dàn dựng.

Chiến tranh tình báo

Thủ trưởng Ðặng Quang Minh về báo cáo lên bộ chính trị và được Lê Duẩn đồng ý cho phép qua Paris gặp lại vợ con. Ông dự trù sẽ thuyết phục để đưa vợ con trở về Hà Nội dưới hình thức chiến thắng ngoại giao sau khi tuyên bố là gia đình ông ở Sài Gòn đã bị Hoa Kỳ áp đảo bắt phải di tản. Hà Nội chắc chắn một lần nữa sẽ đạt được một thành tích đánh bại Hoa Kỳ trên diễn đàn dư luận quốc tế. Phía Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Ðốn đã cho phép CIA giúp đỡ hai mẹ con bà Minh qua Pháp để bắt nhịp cầu làm việc trực tiếp với tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Paris. Tình báo Mỹ chấp nhận nhập cuộc.

Tuy nhiên, cuộc đấu tranh chính trị giữa cộng sản và Hoa Kỳ đã trở thành một mối xung đột và mâu thuẫn trong nội bộ gia đình họ Ðặng, vượt ra khỏi tầm tay của những thế lực đằng sau từ cả hai bên. Ông Minh hết lòng thuyết phục bà vợ tao khang trở về với một đất nước nay đã thanh bình, độc lập, thống nhất và hoàn toàn chiến thắng. Ông thề thốt lấy cả cuộc đời ra để bảo đảm cho sự an toàn của bà và người con út cùng đi với bà. Nhưng bà Minh vẫn còn dè đặt và sau cùng quyết định ở lại Hoa Kỳ. Một quyết định sáng suốt mà sau này bà vẫn cho là hết sức may mắn.

Trong thời gian đó, phe cộng sản hết lòng chiều chuộng móc nối Ðặng Mỹ Dung với hy vọng cô sẽ thuyết phục bà mẹ. Và hơn nữa, dù bà Minh chưa muốn về Hà Nội nhưng Mỹ Dung với ảnh hưởng sẵn có trong quân đội Mỹ, có thể dễ dàng trở thành một nguồn tin đáng giá và tốt nhất là cô chuyển hộ các tài liệu trên đường hàng không từ Hoa Thịnh Ðốn qua Paris. Con Chim Xanh của Ngàn Giọt Lệ Rơi luôn luôn sẵn sàng hợp tác như là một người cảm tình với phe chiến thắng mà thân phụ của cô cũng góp phần.

Dần dân Mỹ Dung gián tiếp trở thành một phụ nữ Việt Nam yêu nước kết hôn với người Mỹ những vẫn hồn nhiên đóng góp công tác cho chính phủ Hà Nội và các tổ chức thân Cộng. Cũng vào thời điểm đó, sinh viên thân cộng Trương Ðình Hùng là con của luật sư Trương Ðình Dzu đang hoạt động cho tình báo cộng sản. Hùng du học Mỹ trước 1975 và tiếp tục ở lại Hoa Kỳ móc nối lấy tin tức từ bộ ngoại giao. Hùng rất tin tưởng ở sự thân hữu chặt chẽ của Mỹ Dung với Hà Nội và tòa đại sứ cộng sản Việt Nam tại Pháp.

Ronald Humphrey là nhân viên cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được phép đọc tài liệu tối mật. Lúc còn ở Việt Nam, Humphrey lấy cháu gái Võ Thị Ðịnh, một nữ cán bộ quân sự của Giải Phóng Miền Nam. Hà Nội đưa điều kiện nếu Ronald muốn cho phép đem vợ qua Mỹ phải lấy hồ sơ mật của bộ ngoại giao Mỹ trao cho Trương Ðình Hùng. Hùng nhờ Ðặng Mỹ Dung chuyển tài liệu cho cộng sản qua tòa đại sứ Việt Nam tại Paris. Tài liệu Humphrey đưa ra qua tay Hùng đến Mỹ Dung thì CIA đổi thành tài liệu giả để chuyển qua Pháp.

Khi chính phủ Hoa Kỳ quyết định truy tố Trương Ðình Hùng và Humphrey thì cần có Mỹ Dung ra làm nhân chứng. Nếu như thế là cuộc đời gián điệp sẽ chấm dứt và đồng thời bà Dung phải chấp nhận mọi rủi ro thách đố về sau. Ðây là một quyết định khó khăn đối với một phụ nữ. Lần đưa mẹ ra khỏi Việt Nam, Mỹ Dung đã phải trả giá bằng cách bước vào con đường chông gai của nữ điệp viên. Lần này lại thêm một thử thách mới.

Sau cùng Mỹ Dung yêu cầu chính phủ Mỹ phải cam kết đưa cha và anh bà được vào Mỹ, trước khi phiên tòa bắt đầu. Việc này sẽ được thu xếp trước khi vụ gián điệp tại bộ ngoại giao được chuyển qua tòa án. Hồ sơ cam kết mật đưa lên tổng thống Carter xin chấp thuận. Guồng máy tình báo Hoa Kỳ lại mở chiến dịch mới.

Bà Mỹ Dung viết thư cho Lê Duẩn, tổng bí thư của dảng Cộng sản Việt Nam và Nguyễn Duy Trinh bộ trưởng ngoại giao Hà Nội xin cho cha là Ðăng Quang Minh qua London gặp gia đình vợ con vì bà Minh bị bệnh nan y có thể chết. Giáng Sinh năm 1977, Hà Nội chấp thuận cho ông Minh xuất ngoại. Trong hai tuần lễ sống bên cha, cả hai chị em bà Mỹ Dung thuyết phục ông Minh đi Mỹ nhưng không thành công. Cuộc tranh luận, phân giải trong gia tộc với nghĩa phu thê, và tình cha con của một gia đình Quốc Cộng đã kéo dài suốt mùa Giáng Sinh tại thủ đô sương mù London năm 1977. Ông Minh đã dành cả cuộc đời đi theo con đường của ông, đêm nằm trằn trọc cùng phòng với đứa cháu ngoại thân yêu.

Bà Minh suốt thời gian nghe con gái và chồng tranh luận mệt nhoài nên đã nói những lời sau cùng trước khi chia tay đôi ngả. Bà yêu cầu chồng và các con chấm dứt tranh luận, cãi cọ qua lại về chính trị, về chủ thuyết, và tương lai. Hãy ngồi với nhau lần cuối trong tình huyết tộc rồi đường ai nấy đi. Cuộc chia tay của hai phe đấu tranh chiến tranh chính trị trong một gia đình bây giờ chỉ còn toàn nước mắt của “Ngàn giọt lệ rơi.”

Sau cuộc họp mặt Giáng Sinh lịch sử 1977 của gia đình họ Ðặng, Hoa Kỳ quyết định đưa vụ án ra ánh sáng. Chính phủ Mỹ truy tố Trương Ðình Hùng và Ronald Humphrey mỗi người bị tù 15 năm. Cả hệ thống ngoại giao của cộng sản Hà Nội bị lung lay, rung động từ đại sứ Ðinh Bá Thi tại Liên Hiệp Quốc cho đến đại sứ Ðặng Văn Sung tại Paris.

Câu chuyện gián điệp nữ Ðặng Mỹ Dung được viết lại thành ký sự bằng Anh ngữ nhưng CIA đã yêu cầu bỏ đi gần 200 trang trước khi in. Về sau ông Ðặng Quang Minh sống độc thân tại Hà Nội, thỉnh thoảng đi thăm mộ con trai là thiếu úy Ðặng Hải Vân của KQVNCH tại miền Nam. Ông mất năm 1986, hưởng thọ được 77 tuổi. Ðặng Văn Khôi, người con trai lớn theo ông tập kết ra Bắc có đến chào cha trước khi vượt biên, đoàn tụ với mẹ và các em ở miền Ðông Hoa Kỳ. Từ một sĩ quan của đơn vị phòng không quân đội nhân dân đã du học bên Nga, nay ông trở thành người tỵ nạn tại Hoa Kỳ. Ông sống độc thân, cho đến khi bà mẹ mất, rồi ông cũng qua đời mấy năm sau. Dù theo cha đi tập kết 1954, đi học bên Nga, sĩ quan của đơn vị phòng không tên lửa, nhưng ông không chịu vô đảng. Sau cùng ông chết theo mẹ trên miền đất tự do.
Bà Minh sống với vợ chồng con gái là Ðặng Mỹ Dung. Khi được tin chồng chết, bà không muốn về chịu tang dưới nghi lễ của đảng cộng sản. Một lòng kiên quyết, bà muốn để cho chồng đi trọn con đường ông lựa chọn. Ông chết trong lòng đất quê hương, nơi có mộ phần con trai út của ông là sĩ quan miền Nam. Bà Minh qua đời khi nước Mỹ bước vào thế kỷ thứ 21. Có thể ngày nay ông bà đã cùng những người con trai phục vụ cho hai miền đất nước đang đoàn tụ ở một nơi không còn khác biệt về ý thức hệ.

Cuốn sách A Thousand Tears Falling hiện được một số giáo sư Hoa Kỳ dùng để dạy cho các trường Trung Học. Tác phẩm Ngàn Giọt Lệ Rơi đến tay độc giả Bắc California cùng với chương trình 35 năm nhìn lại tại San Jose vào tháng 5-2010.

Còn cuốn phim A Thousand Tears Falling của Giao Chỉ thì đang dự thảo. Cũng mới chỉ là một ý kiến mà thôi. Chỉ sợ rằng để lâu quá thời gian sẽ làm cho nước mắt đã khô hết cả mất rồi. Nhưng dù lâu hay mau, câu chuyện Ngàn Giọt Lệ Rơi sẽ rất xứng đáng để quay thành phim. Và hàng triệu giọt nước mắt sẽ chan hòa rạp hát. Vì vậy chúng tôi xin kể lại chuyện này nhân dịp tháng 4-2010, ba mươi lăm năm sau.

Bài này viết 23 năm trước, định gửi lại vào tháng 4 năm nay.
Nhưng Giao Chỉ nghe tin My Dung đã đi xa rồi.
Những giọt lệ xưa còn được bao nhiêu.
Chỉ còn một tháng tư 48 năm sau sắp đến, không chờ được hay sao.
Giao Chi San Jose. giaochi12@gmail.com (408) 316 8393

HaiViet
07-13-2023, 07:00 PM
https://youtu.be/jFFRqw6MMZA

VŨ THÀNH AN - TÁC GIẢ & TÁC PHẨM

HXhuongkhuya
08-04-2023, 08:30 PM
Tưởng Nhớ Trung Tá Ôn Văn Tài ( Phu Quân Danh Ca Thanh Thuý):



https://youtu.be/drTbjh5y2Fw


​Màu Thời Gian: Kiều Chinh & Ôn Văn Tài

https://youtu.be/juP1rpRMWgY

HXhuongkhuya
08-24-2023, 12:07 PM
Nhớ Về Ban Thăng Long Hải Ngoại



https://youtu.be/-ZUWxIJS0VI?si=4WXIU7MHfXVqQztC

HaiViet
09-21-2023, 10:30 AM
https://youtu.be/FcPozDrTJZA?si=y2DOTJSQjfemyrX3

TIẾNG HẠC VÀNG 2023 - Đêm Chung Kết - Final - Phần 1

HaiViet
09-22-2023, 11:04 AM
https://youtu.be/KDw1CqBLgB4?si=GG46B986YtGe7qOm

TIẾNG HẠC VÀNG 2023 - Đêm Chung Kết - Final - Phần 2

HXhuongkhuya
09-24-2023, 09:08 AM
Thật thế sao?
Nhạc sĩ Quốc Dũng, phu quân của ca sĩ Bảo Yến đã ra đi.

https://i.postimg.cc/Dz0HSP3g/IMG-0309.jpg (https://postimages.org/)

Rest In Peace!
Phân ưu cùng tang quyến!


Những tình khúc hay của NS Quốc Dũng:

https://youtu.be/bla7_FxfJ6k?si=_38BgiW2y_491klq




Mạnh Quỳnh sau 2 năm ngày giỗ của Phi Nhung

https://youtu.be/cO9_Yk1Va5M?si=RV3GshO0lfpVxKTm

HXhuongkhuya
09-29-2023, 06:36 AM
https://i.postimg.cc/NFVgxMkj/IMG-0543.jpg (https://postimages.org/)

Nhạc sĩ Y Vũ, (em ruột của NS Y Vân) và Phi Nhung ra đi cùng một ngày cách nhau 2 năm (9/28)
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến và những người mến mộ.
Mong ông được yên nghỉ!


Hoài Niệm Tịnh Bình Ca tưởng nhớ ca sĩ Phi Nhung, một người Mẹ cao cả.


https://youtu.be/bvIKX5YBoP4?si=uQh2ddrdozyQt--m

HXhuongkhuya
10-13-2023, 07:27 AM
https://i.postimg.cc/dVD5wrjG/IMG-1054.jpg (https://postimages.org/)
https://youtu.be/bla7_FxfJ6k?si= (https://youtu.be/bla7_FxfJ6k?si=_38BgiW2y_491klq)





https://youtu.be/HxjHwitZRmw?si=V_FQJg-ypEyOuA3g

Tưởng Nhớ Nhạc Sĩ Quốc Dũng, nhận email link nhạc Người Kể Chuyện Tình.

HXhuongkhuya
11-15-2023, 04:47 PM
Phương Tâm Và Saigon Rock ‘n’ Roll



https://youtu.be/FMlgmgJ3a60?si=4EsTrMHL_qXfNCBc

cuocsi
11-29-2023, 04:59 AM
Áo Mơ Phai
( Nguyễn Đình Toàn 1936 - 2023 }

https://youtu.be/g-J3nKDjhdQ

Ngoc Han
11-29-2023, 09:57 PM
https://www.youtube.com/watch?v=Oo_lRckk8Jk&ab_channel=Nh%C6%B0T%E1%BB%91N guy%E1%BB%85n

HXhuongkhuya
12-05-2023, 08:24 AM
https://www.youtube.com/watch?v=6WjgHsYpBaw


Cám ơn hai anh Cuốc Sĩ, Ngọc Hân đã mang bài phỏng vẫn Nhà Văn/ Nhạc Sĩ /Thi Sĩ Nguyễn Đình Toàn vào Phố. Thơ của Ông qua Khúc Ca Phạm Thái với tiếng nhạc vĩ cầm rèo rắt. Thế hệ trước với những tinh hoa nghệ thuật lần lượt ra đi, để lạ trong lòng người ái mộ nỗi ngậm ngùi, tiếc thương.

Gần đây nghe hai tin hai vị Nghệ Sĩ lão thành Diệp Lang và Thành Được cũng đã ra đi, bận quá không đủ thời gian mang bài viết vào.
Mới đây vị chân tu Thích Tuệ Sỹ cũng ra đi, để lại cho đời một di sản văn học những áng bình dị, gần gũi mà đầy triết lý. Đọc thơ
ông mấy ai nghĩ đó thơ, là tiếng lòng của một của một vị Thiền Sư.

Mời hai anh và Phố nghe Album Thơ Tuệ Sỹ qua giọng ngâm mang âm hưởng miền Trung của Diệu Bình. Nghe thơ của Thiền Sư Tuệ Sỹ vào lúc đêm khuya tĩnh mịnh thật thấm thía. Giọng ngâm của Diệu Bình sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ ngon, đẹp và mộng mị. Mời hai anh Cuốc Sĩ, Ngọc Hân và ACE Phố thưởng thức.

Ngoc Han
12-05-2023, 11:49 AM
Tưởng nhớ nghệ sĩ Thành Được qua bài Cali. Chiều Khóc Bạn, Nghệ Sĩ Thành Được và Phượng Liên.


https://www.youtube.com/watch?v=5hZ9MT1mo_k&ab_channel=T%C3%A0it%E1%BB%ADS %C3%80ITH%C3%80NH

HXhuongkhuya
12-10-2023, 06:51 AM



https://i.postimg.cc/gctZy5xB/IMG-3743.jpg (https://postimages.org/)




Ngày trước Nghệ Sĩ Thành Được khóc tiễn bạn (Hùng Cường & Hữu Phước) thì bây giờ khán thính giả khóc thương ông. Lần về VN vừa rồi H thường đi ngang qua Nhà Hát Cải Lương Trần Hữu Trang chụp lại tấm hình này, anh Hân, anh Cuốc, anh Hải Việt và các anh chị bạn vẫn còn nhớ.




https://youtu.be/dd-wDnsnn4g





Mời anh Hân, anh Cuốc, anh Hải Việt, ACEB nghe lại một vở kịch xưa, rất mộc mạc cảnh trí nhưng phong phú về nội dung và lối diễn đạt, từng lấy nhiều nước mắt của khán thính giả. Nghệ Sĩ Diệp Lang và Thành Được nay đã thành người Thiên Cổ. Đố anh Hân ngoài NS Bạch Tuyết còn có những NS tên tuổi nào tham gia vở kịch Đời Cô Lựu, ai còn ai mất?



https://i.postimg.cc/ncsQ3k7V/IMG-3741.jpg (https://postimages.org/)
Hình: HXHK 7/23