Triển
09-14-2019, 11:42 PM
Tiền bối nghề nghiệp là có thiệt, nhưng tổ đãi thì hẩm biết à! :z13:
Đây không phải là khoa học huyền bí mà là nghệ thuật huyền bí. :)
"
Ông bà Phạm Đông Hải, quê gốc Rạch Giá, cư dân Westminster, cho biết:
Tôi nghĩ có lẽ chỉ có người Việt mình là có giỗ tổ nhiều nghề nhất,
như tổ nghề may, nghề mộc, nghề dệt, nghề kim hoàn, nghề đúc
đồng, nghề gốm sứ,… đặc biệt là ngành nghệ thuật ca hát, ở các
nước Âu Mỹ thì không thấy ông tổ này."
Nghệ sĩ hải ngoại giỗ tổ sân khấu tại Little Saigon
Văn Lan/Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-1-768x445.jpg
Lễ cung nghinh kiệu tổ lên sân khấu trong Lễ Giỗ Tổ Nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Trong ngày Giổ Tổ Nghiệp Ngành Sân Khấu, các nghệ sĩ tiền bối lên dâng hương cúng tổ, tiếp nối sau đó là các nghệ sĩ trẻ, và những người đến dự có tâm hồn yêu nghệ thuật cũng lên sân khấu, tâm thành cầu theo ý nguyện của mình.
Lễ Giỗ Tổ Nghiệp Ngành Sân Khấu năm 2019 được tổ chức tại hí viện Saigon Perfoming Arts Center, Fountain Valley, vào tối Thứ Ba, 10 Tháng Chín. Dẫn đầu là nghệ sĩ Bảo Quốc, tiếp theo là nghệ sĩ Chí Tài, theo sau là đại diện ban tổ chức lễ giỗ, nghệ sĩ Việt Hương, Hương Thủy, Hoài Tâm, và các nghệ sĩ tiếp nối.
Cùng với giới nghệ sĩ ca nhạc, còn có cả những MC, giới người mẫu, nhạc công, những người phục vụ sân khấu, ban nhạc Hoàng Nghĩa và cổ nhạc Văn Hoàng cũng lên cúng tổ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-2.jpg
Nghệ sĩ Bảo Quốc (trái) tri ân tổ nghiệp và cảm ơn khán giả trong Lễ Giỗ Tổ Nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nghệ sĩ Bảo Quốc đại diện nói lời tri ân và cảm tạ khán giả: “Tất cả anh chị em làm nghệ thuật đều nhờ tổ nghiệp mới đứng được trên sân khấu trình diễn và được lòng yêu thương của khán giả dành cho, tất cả đều là nhờ ơn tổ nghiệp. Dù không biết tổ nghiệp là ai, nhưng quan điểm của anh chị em chúng tôi đều nghĩ rằng tổ nghiệp chính là những người đi trước, chẳng hạn như cải lương chúng tôi có cô Bảy Phùng Há, bác Năm Châu, bác Ba Vân,… cùng các vị tiền hiền và hậu hiền, và các ngành khác cũng có tổ.”
Nghệ sĩ Việt Hương nói: “Đầu tiên là do Hoài Tâm và Việt Hương cúng tổ ở nhà rất chu đáo, từ cái sàn bông hoa phải đi mua, cho đến tấm vải điều phủ trên tượng tổ. Sau được trung tâm Thúy Nga và đài VietFace TV tài trợ sân khấu, đặc biệt năm nay có các chị Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Hạ Vy, Hoài Phương. Sau này nhiều người biết, năm nay có nghệ sĩ Việt Anh tài trợ màn hình LED và âm thanh ánh sáng. Mỗi năm có thêm nhiều người biết đến, các anh chị em nghệ sĩ cùng đồng hành với Hoài Tâm, lo tất cả trong việc cúng tổ. Năm nay là đúng 10 năm Việt Hương và Hoài Tâm tổ chức Lễ Giổ Tổ Nghiệp.”
“Ngày giỗ tổ như một dịp nhớ ơn người đi trước đã truyền nghề cho giới biểu diễn, nhất là khán giả, người đã nuôi chúng em có được ngày hôm nay,” nghệ sĩ Việt Hương xúc động thưa cùng khán giả.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-3.jpg
Nghệ sĩ Việt Hương (phải) và nghệ sĩ Hương Thủy cảm tạ khán giả. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ca sĩ Hương Lan mở đầu phần văn nghệ dâng cúng tổ với bài “Dạ Cổ Hoài Lang” sáng tác cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Nghệ sĩ Hồng Nga, dù tuổi cao vẫn đến thắp nén hương thành tâm cúng tổ, chia sẻ: “Đúng là tổ kêu tôi đến đây, ngay ngày cúng tổ, và tôi xin ca bài tân cổ giao duyên ‘Kiếp Cầm Ca’ do soạn giả Viễn Châu viết tặng cho tôi. Nay ông đã qua đời nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bài này phần tân nhạc là của nhạc sĩ Huỳnh Anh.”
“Ca bài này trước là xin tổ chứng nhận cho lòng thành lúc nào cũng hướng về tổ, lúc nào tổ cũng ở trên đầu. Nhất là xin tổ cho con đi hát cho tới ngày nhắm mắt!” nghệ sĩ Hồng Nga khấn nguyện trước khi hát.
Diễn viên Đức Tiến tâm sự: “Là một nghệ sĩ trẻ, em nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt cho anh chị em nghệ sĩ được quây quần bên nhau, cùng tỏ lòng biết ơn người đi trước, nhất là với tổ nghiệp. Những người đi trước đã cho những người đi sau được tiếp tục những cơ hội mang nghệ thuật cống hiến cho đời. Họ là những người đang giúp đỡ mình, nhất là những người đang làm nghệ thuật tại Mỹ với nhiều khó khăn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-4.jpg
Nghệ sĩ hải ngoại dâng hương cúng tổ nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Để tri ơn tổ nghiệp, chính bản thân người nghệ sĩ phải siêng năng hết mình trong công việc, dù ở bất cứ đâu cũng phải làm việc nhiệt tình, chân thành thì mới được tổ đãi, được bạn bè, đồng nghiệp, và ông bà bầu sô, nhất là được khán giả yêu thương,” anh chia sẻ.
Ngày giổ tổ bên cạnh việc cầu mong cho bản thân được suôn sẻ thuận lợi trong công việc, còn là dịp để người nghệ sĩ báo đáp công ơn những thế hệ nghệ sĩ đi trước đã dìu dắt mình.
Ca sĩ trẻ Ian McKamey, hát nhạc Mỹ, sau chuyển qua hát nhạc Việt, với một chút bolero, nhạc tình và nhất là dòng nhạc thính phòng, chia sẻ cảm xúc: “Ngày giỗ tổ là một ngày vui của người nghệ sĩ được gặp nhiều anh chị em đồng nghiệp với đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn.’ Chúng em luôn nhớ đến điều này. Đây là ngày này nhớ đến tổ với tất cả lòng thành, cầu xin gặp nhiều thuận lợi trong nghề, được khán giả thương mến.”
Ông bà Phạm Đông Hải, quê gốc Rạch Giá, cư dân Westminster, cho biết: “Chúng tôi năm nào cũng dự Lễ Giỗ Tổ Nghiệp, đây là một phong tục tốt đẹp của người Việt, luôn nhớ đến tổ nghề của mình. Tôi nghĩ có lẽ chỉ có người Việt mình là có giỗ tổ nhiều nghề nhất, như tổ nghề may, nghề mộc, nghề dệt, nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề gốm sứ,… đặc biệt là ngành nghệ thuật ca hát, ở các nước Âu Mỹ thì không thấy ông tổ này.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-5.jpg
Ban Cổ Nhạc Tình Quê dâng cúng tổ nghiệp màn trình diễn “Duyên Nghiệp Cầm Ca.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Đây là phong tục tốt đẹp, đáng được duy trì, nhất là ở hải ngoại để cho các em nhỏ sau này biết và hiểu được nền văn hóa nước nhà. Hồi nãy nghệ sĩ Hồng Nga hát cúng tổ thấy cảm động quá chừng! Không thể ngờ cổ lớn tuổi rồi, hơn nửa thế kỷ trên sân khấu mà giọng ca còn ngọt ngào truyền cảm lắm! Cũng cầu xin tổ phò hộ cổ được mạnh giỏi! Mấy em trẻ hát cũng hay lắm,” ông nói tiếp.
“Tôi nhớ hồi còn nhỏ, cũng có cúng tổ trong đình làng, lúc đó chưa có rạp hát, làm lớn lắm, người đi cúng ngoài những nghệ sĩ trong đoàn hát, còn có dân chúng tới coi. Tình làng nghĩa xóm phụ nhau mỗi người một tay nấu nướng cúng tổ, sau lễ được mời ăn uống vui vẻ giống y chang như ở Mỹ trong ngày hôm nay, và người đi cúng ai cũng xin lên hát, mọi người vổ tay rần trời. Bọn tôi con nít hồi đó đâu biết cúng tổ là gì, chỉ đứng kế bên rờ rẫm mấy bộ đồ hát của đào kép thấy mà mê! Hôm nay đến dự lễ cúng tổ, được nghe hát quá hay, nhớ về những phong tục đẹp ngày xưa. Xin cảm ơn ban tổ chức, và cầu cho mọi người luôn được mạnh giỏi,” ông hào hứng nói.
Lễ Giỗ Tổ Nghiệp là ngày trọng đại của giới nghệ sĩ, cùng nhau nhắc nhớ luôn tỏ lòng tôn kính và tri ân đến tổ nghiệp, cùng các vị tiền nhân có công sáng lập, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và chỉ dạy cho các thế hệ tiếp nối, để phát triển ngôi nhà nghệ thuật sân khấu của dân tộc.
Ngày này cũng là dịp để các nghệ sĩ sắm sửa lễ vật, dâng hương với lòng thành kính tri ân tổ nghiệp, tưởng nhớ công lao của những người đi trước, nguyện cầu cho bản thân ca hay diễn giỏi, cho sân khấu mãi sáng đèn để tiếp tục phục vụ khán giả. (Văn Lan)
/* src.: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nghe-si-hai-ngoai-gio-to-san-khau-tai-little-saigon/
Đây không phải là khoa học huyền bí mà là nghệ thuật huyền bí. :)
"
Ông bà Phạm Đông Hải, quê gốc Rạch Giá, cư dân Westminster, cho biết:
Tôi nghĩ có lẽ chỉ có người Việt mình là có giỗ tổ nhiều nghề nhất,
như tổ nghề may, nghề mộc, nghề dệt, nghề kim hoàn, nghề đúc
đồng, nghề gốm sứ,… đặc biệt là ngành nghệ thuật ca hát, ở các
nước Âu Mỹ thì không thấy ông tổ này."
Nghệ sĩ hải ngoại giỗ tổ sân khấu tại Little Saigon
Văn Lan/Người Việt
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-1-768x445.jpg
Lễ cung nghinh kiệu tổ lên sân khấu trong Lễ Giỗ Tổ Nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
FOUNTAIN VALLEY, California (NV) – Trong ngày Giổ Tổ Nghiệp Ngành Sân Khấu, các nghệ sĩ tiền bối lên dâng hương cúng tổ, tiếp nối sau đó là các nghệ sĩ trẻ, và những người đến dự có tâm hồn yêu nghệ thuật cũng lên sân khấu, tâm thành cầu theo ý nguyện của mình.
Lễ Giỗ Tổ Nghiệp Ngành Sân Khấu năm 2019 được tổ chức tại hí viện Saigon Perfoming Arts Center, Fountain Valley, vào tối Thứ Ba, 10 Tháng Chín. Dẫn đầu là nghệ sĩ Bảo Quốc, tiếp theo là nghệ sĩ Chí Tài, theo sau là đại diện ban tổ chức lễ giỗ, nghệ sĩ Việt Hương, Hương Thủy, Hoài Tâm, và các nghệ sĩ tiếp nối.
Cùng với giới nghệ sĩ ca nhạc, còn có cả những MC, giới người mẫu, nhạc công, những người phục vụ sân khấu, ban nhạc Hoàng Nghĩa và cổ nhạc Văn Hoàng cũng lên cúng tổ.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-2.jpg
Nghệ sĩ Bảo Quốc (trái) tri ân tổ nghiệp và cảm ơn khán giả trong Lễ Giỗ Tổ Nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Nghệ sĩ Bảo Quốc đại diện nói lời tri ân và cảm tạ khán giả: “Tất cả anh chị em làm nghệ thuật đều nhờ tổ nghiệp mới đứng được trên sân khấu trình diễn và được lòng yêu thương của khán giả dành cho, tất cả đều là nhờ ơn tổ nghiệp. Dù không biết tổ nghiệp là ai, nhưng quan điểm của anh chị em chúng tôi đều nghĩ rằng tổ nghiệp chính là những người đi trước, chẳng hạn như cải lương chúng tôi có cô Bảy Phùng Há, bác Năm Châu, bác Ba Vân,… cùng các vị tiền hiền và hậu hiền, và các ngành khác cũng có tổ.”
Nghệ sĩ Việt Hương nói: “Đầu tiên là do Hoài Tâm và Việt Hương cúng tổ ở nhà rất chu đáo, từ cái sàn bông hoa phải đi mua, cho đến tấm vải điều phủ trên tượng tổ. Sau được trung tâm Thúy Nga và đài VietFace TV tài trợ sân khấu, đặc biệt năm nay có các chị Hương Thủy, Mai Thiên Vân, Hạ Vy, Hoài Phương. Sau này nhiều người biết, năm nay có nghệ sĩ Việt Anh tài trợ màn hình LED và âm thanh ánh sáng. Mỗi năm có thêm nhiều người biết đến, các anh chị em nghệ sĩ cùng đồng hành với Hoài Tâm, lo tất cả trong việc cúng tổ. Năm nay là đúng 10 năm Việt Hương và Hoài Tâm tổ chức Lễ Giổ Tổ Nghiệp.”
“Ngày giỗ tổ như một dịp nhớ ơn người đi trước đã truyền nghề cho giới biểu diễn, nhất là khán giả, người đã nuôi chúng em có được ngày hôm nay,” nghệ sĩ Việt Hương xúc động thưa cùng khán giả.
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-3.jpg
Nghệ sĩ Việt Hương (phải) và nghệ sĩ Hương Thủy cảm tạ khán giả. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
Ca sĩ Hương Lan mở đầu phần văn nghệ dâng cúng tổ với bài “Dạ Cổ Hoài Lang” sáng tác cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
Nghệ sĩ Hồng Nga, dù tuổi cao vẫn đến thắp nén hương thành tâm cúng tổ, chia sẻ: “Đúng là tổ kêu tôi đến đây, ngay ngày cúng tổ, và tôi xin ca bài tân cổ giao duyên ‘Kiếp Cầm Ca’ do soạn giả Viễn Châu viết tặng cho tôi. Nay ông đã qua đời nhưng lúc nào tôi cũng nhớ đến ông. Bài này phần tân nhạc là của nhạc sĩ Huỳnh Anh.”
“Ca bài này trước là xin tổ chứng nhận cho lòng thành lúc nào cũng hướng về tổ, lúc nào tổ cũng ở trên đầu. Nhất là xin tổ cho con đi hát cho tới ngày nhắm mắt!” nghệ sĩ Hồng Nga khấn nguyện trước khi hát.
Diễn viên Đức Tiến tâm sự: “Là một nghệ sĩ trẻ, em nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt cho anh chị em nghệ sĩ được quây quần bên nhau, cùng tỏ lòng biết ơn người đi trước, nhất là với tổ nghiệp. Những người đi trước đã cho những người đi sau được tiếp tục những cơ hội mang nghệ thuật cống hiến cho đời. Họ là những người đang giúp đỡ mình, nhất là những người đang làm nghệ thuật tại Mỹ với nhiều khó khăn.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-4.jpg
Nghệ sĩ hải ngoại dâng hương cúng tổ nghiệp. (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Để tri ơn tổ nghiệp, chính bản thân người nghệ sĩ phải siêng năng hết mình trong công việc, dù ở bất cứ đâu cũng phải làm việc nhiệt tình, chân thành thì mới được tổ đãi, được bạn bè, đồng nghiệp, và ông bà bầu sô, nhất là được khán giả yêu thương,” anh chia sẻ.
Ngày giổ tổ bên cạnh việc cầu mong cho bản thân được suôn sẻ thuận lợi trong công việc, còn là dịp để người nghệ sĩ báo đáp công ơn những thế hệ nghệ sĩ đi trước đã dìu dắt mình.
Ca sĩ trẻ Ian McKamey, hát nhạc Mỹ, sau chuyển qua hát nhạc Việt, với một chút bolero, nhạc tình và nhất là dòng nhạc thính phòng, chia sẻ cảm xúc: “Ngày giỗ tổ là một ngày vui của người nghệ sĩ được gặp nhiều anh chị em đồng nghiệp với đạo lý ‘Uống nước nhớ nguồn.’ Chúng em luôn nhớ đến điều này. Đây là ngày này nhớ đến tổ với tất cả lòng thành, cầu xin gặp nhiều thuận lợi trong nghề, được khán giả thương mến.”
Ông bà Phạm Đông Hải, quê gốc Rạch Giá, cư dân Westminster, cho biết: “Chúng tôi năm nào cũng dự Lễ Giỗ Tổ Nghiệp, đây là một phong tục tốt đẹp của người Việt, luôn nhớ đến tổ nghề của mình. Tôi nghĩ có lẽ chỉ có người Việt mình là có giỗ tổ nhiều nghề nhất, như tổ nghề may, nghề mộc, nghề dệt, nghề kim hoàn, nghề đúc đồng, nghề gốm sứ,… đặc biệt là ngành nghệ thuật ca hát, ở các nước Âu Mỹ thì không thấy ông tổ này.”
https://www.nguoi-viet.com/wp-content/uploads/2019/09/DP-Gio-to-san-khau-Little-Saigon-5.jpg
Ban Cổ Nhạc Tình Quê dâng cúng tổ nghiệp màn trình diễn “Duyên Nghiệp Cầm Ca.” (Hình: Văn Lan/Người Việt)
“Đây là phong tục tốt đẹp, đáng được duy trì, nhất là ở hải ngoại để cho các em nhỏ sau này biết và hiểu được nền văn hóa nước nhà. Hồi nãy nghệ sĩ Hồng Nga hát cúng tổ thấy cảm động quá chừng! Không thể ngờ cổ lớn tuổi rồi, hơn nửa thế kỷ trên sân khấu mà giọng ca còn ngọt ngào truyền cảm lắm! Cũng cầu xin tổ phò hộ cổ được mạnh giỏi! Mấy em trẻ hát cũng hay lắm,” ông nói tiếp.
“Tôi nhớ hồi còn nhỏ, cũng có cúng tổ trong đình làng, lúc đó chưa có rạp hát, làm lớn lắm, người đi cúng ngoài những nghệ sĩ trong đoàn hát, còn có dân chúng tới coi. Tình làng nghĩa xóm phụ nhau mỗi người một tay nấu nướng cúng tổ, sau lễ được mời ăn uống vui vẻ giống y chang như ở Mỹ trong ngày hôm nay, và người đi cúng ai cũng xin lên hát, mọi người vổ tay rần trời. Bọn tôi con nít hồi đó đâu biết cúng tổ là gì, chỉ đứng kế bên rờ rẫm mấy bộ đồ hát của đào kép thấy mà mê! Hôm nay đến dự lễ cúng tổ, được nghe hát quá hay, nhớ về những phong tục đẹp ngày xưa. Xin cảm ơn ban tổ chức, và cầu cho mọi người luôn được mạnh giỏi,” ông hào hứng nói.
Lễ Giỗ Tổ Nghiệp là ngày trọng đại của giới nghệ sĩ, cùng nhau nhắc nhớ luôn tỏ lòng tôn kính và tri ân đến tổ nghiệp, cùng các vị tiền nhân có công sáng lập, các bậc tiền bối đã có công xây dựng và chỉ dạy cho các thế hệ tiếp nối, để phát triển ngôi nhà nghệ thuật sân khấu của dân tộc.
Ngày này cũng là dịp để các nghệ sĩ sắm sửa lễ vật, dâng hương với lòng thành kính tri ân tổ nghiệp, tưởng nhớ công lao của những người đi trước, nguyện cầu cho bản thân ca hay diễn giỏi, cho sân khấu mãi sáng đèn để tiếp tục phục vụ khán giả. (Văn Lan)
/* src.: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/nghe-si-hai-ngoai-gio-to-san-khau-tai-little-saigon/