PDA

View Full Version : Tôi mới chích thuốc ngừa Covid 19



SP500 SPY
02-07-2021, 01:27 PM
Lời 1 Bác Sĩ ở San Jose Tôi mới chích thuốc ngừa Covid 19


Thưa các anh chị,



Sáng hôm nay, tôi vừa chích ngừa Covid19 với thuốc của Moderna.
Moderna cũng như Pfizer cần phải chích 2 mũi, cách nhau từ 21 ngày tới 28 ngày.
Tôi chích Moderna nên phải đợi đủ 28 ngày mới chích mũi thứ #2.

Pfizer thì phải lưu giữ trong các container rất , rất lạnh còn Moderna thì giữ trong Freezer loại mình có trong nhà trong thời gian ngắn thì cũng được.
Pfizer được cộng đồng Âu Châu mua thuốc để chích ngừa , nhưng vì khó khăn chuyên chở từ Hoa Kỳ, nên Pfizer đã đặt 1 hãng thuốc bên Đức Bio N Tech sản xuất under license vaccine này.
BioN-Tech không đủ năng lực sản xuất như Pfizer đã hứa nên chích ngừa bên Âu Châu bị chậm trễ.
Đọc tin trên Internet thì biết 2 vaccines này có cho immunity/ Miễn nhiễm vào khoảng 65% sau mũi vaccine #1 và vào khoảng 95% sau mũi thứ 2.( cần phải đợi 2-3 tuần sau mũi thứ 2 mới an tâm).

Tôi có gặp 1 chuyên viên của CDC sáng hôm nay khi chích mũi #2, tôi hỏi ông ta về các con số 65% và 95% này.
Ông ta cho biết bây giờ người ta nhận thấy vào khoảng 80% mọi người sau chích mũi #1 thì đã có immunity rồi ( chứ không phải 65% như trước nữa).

Đây là trường hợp của tôi.
Tôi yêu cầu ông ta cắt nghĩa thêm, thì ông ta cho biết, sau mũi #1, 80% sẽ hoàn toàn miễn nhiêm chống lại covid19, ít nhất trong 12 tháng tới, có thể kiến hiệu 2-3 năm chứ không phải chỉ 1 năm mà thôi.
Số 20% còn lại thì cũng đã tăng cường đề kháng chống lại Covid 19 rồi, tuy nhiên chưa tới mức mà các chuyên viên CDC hài lòng.

Nói cách khác, nếu bị lây bệnh, thì bệnh sẽ không trầm trọng như nếu chưa trích.
Ông chuyên viên CDC cũng nói cho biết, cho tới ngày hôm nay, 2/3/2021, thì không có 1 người nào đã chích ngừa – với Moderna hay Pfizer- mà chết vì Covid19 hay phải nhập viện vì Covid 19 cả.
Tôi về nhà tham khảo các tài liệu về Covid 19 thì thấy lời ông ta nói với tôi đúng: so far nobody who has taken any of these vaccines have died or been hospitalized due to COVID19.
Các bạn hữu tôi đã chích ngùa mũi #2 thì ai cũng nói phản ứng mạnh hơn mũi #1.
Con gái, con rể tôi thì bị nóng, lạnh, nhức mỏi trong người, nhức đầu nhiều.
BS Trương Minh Cường – cùng lớp tôi – cho biết là mệt và thèm ăn rất nhiều.
Trong ngày chích ngừa, anh BS Cường ăn 11 bữa ăn, đây là 1 sự kiện chưa bao giờ anh Cường có trong đời anh, trên 80 tuổi rồi.
Nhưng ăn xong thì ngủ, và sau 24 tiếng thì thấy khỏe như bình thường.

Chuyên viên CDC có cho tôi biết là Moderna và Pfizer Vaccines có công hiệu với Covid19 variant UK và Brazil.
Không công hiệu đầy đủ với Variant South Africa, nhưng ông ta cũng cho biết thêm là với technology sản xuất Vaccines của Moderna và Pfizer thì người ta có thể bổ túc, sửa đổi, hoàn mỹ Vaccines trong vòng 48 tiếng đồng hồ là hoàn tất.
Ông ta nghĩ mũi vaccine tôi nhận được hôm nay cũng đã được sửa đổi rồi.
Vài giòng bàn thêm để 1 số anh chị không theo dõi vụ này hiểu biết thêm.

Hôm qua anh BS / Khoa Trưởng Vũ Quí Đài có điện thoại và dăn dò tôi: chích xong ít nhất sau 1 tháng mới yên tâm, và mình phải đợi cái Herd Immunity cần thiết, chỉ có khi 80% toàn thể dân chúng chích ngừa thì mới thật là yên tâm.
Rất thân mến,

BS Nguyen Thuong Vu



************************************************** ****************************
https://dl-mail.ymail.com/ws/download/mailboxes/@.id==VjN-Df33FNCURKXqWW7mvJDlqxzavhdn_lhaSthemxVetQejIxXoa-AzQo5FvbMqQCuGgCQdIETuVYu2J6TL65SfhQ/messages/@.id==AANkhpVIK8iHYCAFcw0PwFDlltQ/content/parts/@.id==2.5/raw?appid=YMailNorrin&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c74-9f000101bb00&token=zitEzqOML3j84e6ealFTT5U7-km5qEQF52lp7AcCuBZF5X_lS3h44yzFTF9Dd7LaAipa7LWcrxu fl4ZyhjApAojj-6eC5jG5FPVF5mDD2xfC182D_c3gkoKai7XNiWpp


NỖI BUỒN COVID

Tôi lặng người đi, Covid 19 đã đến sát bên nhà. Con quái vật vô hình đã giết chết người bạn già hàng xóm của tôi. Bà Sophia đã ra đi vĩnh viễn, không còn ra sau sân để cười với tôi mỗi sáng. Không còn đem tặng mấy trái khổ qua thiếu nước đắng nghét chân tình. Hàng rào chắc sẽ không sửa được.
Tiền dành dụm để sửa hàng rào biết đâu sẽ lo tang lễ cho bà Sophia.

Tôi ra sân đứng trên cao nhìn qua vườn bà Sophia và nói lời vĩnh biệt. Ở nước Mỹ đám ma trong nhà lặng lẽ như không có gì xảy ra. Vì bà chết vì dịch cúm nên tang lễ giới hạn người, con bà cũng không cho biết nơi làm đám.

Covid 19 là nỗi hoảng sợ của mọi người. Tháng 3, 4, 5 khi dịch phát tán tại Mỹ tôi chỉ nghe tin người bệnh, người chết ở đâu đâu. Nhưng vào đợt này, những người bị lây nhiễm có nhiều bà con quen biết. Bác Chín thân như ruột thịt đã vào bệnh viện. Con cái bị nhiễm bệnh và lây cho bà. 94 tuổi bà cấp cứu vì Covid 19. Ai có thể tin bà còn sống. Thế nhưng hai tuần sau bà về nhà với máy trợ thở và đến nay bình phục hoàn toàn. Do lây nhiễm trong gia đình, hiện tại cháu kêu bà bằng nội vẫn nằm trong tình trạng nguy kịch. Vợ con cháu đều nhiễm Covid 19.

Mỗi ngày tôi đều nhận những tin buồn. Một người bạn thử positive và đang chống chọi với dịch ở Los. Cháu và con trai một người học trò cũng vừa vượt qua đang trong tình trạng phục hồi. Cháu tôi cũng đang bị cách ly 15 ngày vì đã gặp mặt một người bạn dính Covid mà không hay. Dường như dịch bệnh ở rất gần bên ta, chỉ thiếu cẩn trọng một chút thôi là sẽ bị lây nhiễm.

Qua 11 tháng vật lộn với con Covid, đội ngũ y tế và người dân có kinh nghiệm hơn để bảo vệ mình. Biết vào bệnh viện là chuyện chẳng đặng đừng nên nhiều người tự điều trị tại nhà. Cách ly, ăn uống bồi dưỡng, uống thuốc đúng giờ, xông hơi và tự kiểm tra lượng Oxygen của mình. Gia đình và chính bản thân họ vượt qua trong sự lạc quan.

Bây giờ người nhiễm dịch bệnh đông đến nỗi xe cứu thương nhận lệnh có quyền từ chối những ca cấp cứu không thể cứu được. Bởi vì bệnh viện đã không còn chỗ nằm, xe cứu thương đôi khi phải sắp hàng dài chờ đợi chuyển bệnh nhân vào.
Thuốc chủng ngừa đã có mặt và đã tiến hành chích cho những làm việc trong ngành y. Kế tiếp là những người già nằm trong nhà dưỡng lão. Bây giờ đến lượt chúng tôi. Những người già từ 65 tuổi trở lên.

Lúc đầu tôi cứ nghĩ mình đến pharmacy như chích ngừa cúm. Nhưng không phải, có website riêng cho mỗi quận hạt và phải vào trong đó lấy hẹn. Chuyện lấy hẹn cũng không phải dễ dàng. Bởi vì số người vào quá đông. Mỗi ngày tôi vào đó mấy lần nhưng những địa điểm được chỉ định đều hiện lên chữ full đỏ chói.

Đã có tin vui giữa giờ tuyệt vọng. Một số bạn bè tôi đã được chích đợt một. Tức là đem virus cúm Tàu vào người mình. Mặc dù nó yếu nhưng cơ thể mình cũng sẽ có những phản ứng khác lạ nhưng không nguy hiểm. Thể trạng mỗi người mỗi khác nên sự phản ứng cũng khác nhau. Một người nha sĩ quen biết sau khi chích ngừa bị đi tiêu chảy và cứ buồn nôn. Em trai tôi và vợ bị hành khá nhiều, cả người đau nhức mệt mỏi. Nhưng hai bác ba má vợ em trai tôi cùng chích một ngày với em vẫn bình thường, chỗ chích hơi đau, người hơi khó chịu như những lần chích ngừa cúm định kỳ.

Cám ơn chính phủ đã ưu tiên cho chích sớm cho những người già trong viện dưỡng lão và chúng tôi. Nhưng... tôi lại rưng rưng nước mắt để nhớ về một nữ ca sĩ đã vừa nằm xuống vì Covid 19. Nữ ca sĩ Lệ Thu. Người ca sĩ có giọng hát trầm, hơi khàn nhưng quyến rũ vô cùng. Khi Lệ Thu hát ở những nốt cao, độ ngân rung mãnh liệt như sự uất nghẹn đưa lên tận cùng xoáy vào lòng người nghe nhạc. Trong gần 60 năm ca hát, Lệ Thu đã được mọi người coi như là một ca sĩ huyền thoại. Lệ Thu mất ngày thứ sáu 05/01/2020 tại Miền nam Cali thọ 78 tuổi.

Tôi cứ nghĩ đến gần một tháng trường Lệ Thu nằm trong bệnh viện chiến đấu với con Coronavirus mà thương quá là thương. Đâu rồi giọng hát Lệ Thu cất lên giữa bao ngàn khán giả. Đâu rồi hình ảnh Lệ Thu quý phái sang trọng trên sân khấu rực rỡ ánh đèn. Đâu rồi nụ cười từ tốn của một ca sĩ nổi tiếng nhưng rất hòa ái.

Mùa Thu đẹp tuyệt vời của chúng ta đã đi xa để đông về ngự trị. Lệ Thu cũng bỏ gia đình, khán giả và sân khấu để đi vào hư vô. Hàng cây nghĩa trang sẽ buồn hiu trút lá. Vĩnh Biệt Lệ Thu người ca sĩ tôi yêu mến và hâm mộ. Cám ơn người ca sĩ đã để lại cho đời giọng hát tuyệt vời để tôi rưng rưng nhớ về quê hương, tình yêu và một thời lận đận.


NƯỚC MẮT MÙA THU luống NGẬM NGÙI
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ khôn nguôi
HƯƠNG XƯA đành phụ THUYỀN VIỄN XỨ
TÌNH LỠ nên THU HÁT CHO NGƯỜI.

TÌNH KHÚC CHIỀU MƯA nhớ THU CA
MÁI TÓC DẠ HƯƠNG luống nhạt nhòa
XIN CÒN GỌI TÊN NHAU lần cuối
HẠ TRẮNG buồn HẢI NGOẠI THƯƠNG CA

BÀI TÌNH CA MÙA ĐÔNG hôm nay
Có GIỌT MƯA THU ướt vai gầy
TÌM EM chốn NGÀN THU ÁO TÍM
CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG đã nhẹ bay

Hôm nay nhìn NHỮNG MÙA THU ĐI
MÙA THU CHO EM ướt hoen mi
MẮT LỆ CHO NGƯỜI TÌNH lần cuối
LỆ THU đành vĩnh biệt Cali

Nguyện linh hồn Lệ Thu được an nghỉ nơi cõi vĩnh hằng.

Nguyễn thị Thêm

************************************


KHÔNG HẲN BỆNH ĐÂU ĐAU ĐÓ!


Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng



https://ecp.yusercontent.com/mail?url=https%3A%2F%2F1.bp.blogspot.com%2F-3-BzGvcG-5E%2FYBGWhjQsIOI%2FAAAAAAAAuGE%2FnpIZbMS8vcoCPPeIh bH1oSs_2rTgOoDaQCLcBGAsYHQ%2Fs0%2Fimages%252B%2525 281%252529.jpg&t=1612732111&ymreqid=bc232f9b-c8bf-0a0f-1c74-9f000301bb00&sig=Zb9i_PYYSslENIAn28qDnw--~D (https://1.bp.blogspot.com/-3-BzGvcG-5E/YBGWhjQsIOI/AAAAAAAAuGE/npIZbMS8vcoCPPeIhbH1oSs_2rTgOoDaQCLcBGAsYHQ/s259/images%2B%25281%2529.jpg)
Có hai điều rõ rệt. Trước hết, có rất nhiều bệnh nhân đã và đang gõ cửa thầy thuốc vì đau vùng khớp vai. Đa số đang là nạn nhân của tình trạng cứng khớp vai dẫn đến giới hạn vận động, nhất là vào buổi sáng sớm, khi vừa thức dậy.

Kế đến, phần lớn trong số họ đã và đang được điều trị với thầy thuốc chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình vì lý do rất đơn giản, vì vai có khớp vai, đau vai không đau khớp còn đau vào đâu?

Không sai về mặt lý luận nhưng điểm đáng nói là không ít bệnh nhân tuy theo thầy nhiều tuần nhiều tháng nhưng không thuyên giảm bao nhiêu mặc dầu trên toa thuốc thường khi toàn là thuốc giảm đau hàng hiệu.

Bệnh nhân tuy uống thuốc đầy đủ, nhiều khi đến độ loét dạ dày vì phản ứng phụ của thuốc!, nhưng hiệu quả trên khớp lại chẳng được bao nhiêu, nếu không muốn nói là tiền mất tật mang rồi mích lòng thầy thuốc.

Lý do lại không dễ hiểu dù là đã được phanh phui dưới lăng kính y học. Các nhà nghiên cứu về bệnh tiểu đường đã nhiều lần báo cáo về dấu hiệu đau vai, nói chính xác hơn, đau vùng khớp vai của người bệnh tiểu đường. Chuyên gia về bệnh tiểu đường đã chứng minh qua nhiều công trình nghiên cứu với dữ liệu đáng tin cậy là:

• Vùng vai trở nên nhạy cảm rõ rệt ở người tăng đường huyết với dấu hiệu đau, tê cứng, giới hạn vận động… khiến thầy thuốc có thể bị đánh lừa vì tưởng bệnh xương khớp. Người đau vai quá thường dù không hề vận động nặng nên tầm soát bệnh tiểu đường thay vì mang định kiến đau vai là đau khớp. Ngược lại, thầy thuốc nên kiểm soát đường huyết của tất cả bệnh nhân đến thầy vì đau vai, thay vì cho ngay thuốc khớp do định kiến.

• Triệu chứng đau vai ở người đã bị bệnh tiểu đường rõ ràng tỷ lệ thuận với lượng đường trong máu. Người bệnh nếu quan sát kỹ cảm giác đau vai thậm chí có thể phát hiện lúc nào lượng đường trong máu tăng cao cho dù không dùng máy đo đường huyết.
Bệnh nhân nhờ đó có thể thay đổi chế độ dinh dưỡng, chẳng hạn giảm lượng tinh bột trong khẩu phần khi ghi nhận dấu hiệu đau vai bộc phát.

• Tần suất của cơn đau vai phản ánh hiệu quả của thuốc hạ đường huyết. Cơn đau xuất hiện càng thường, đường huyết càng không ổn định. Thầy thuốc có thể dựa vào đó để điều chỉnh phác đồ điều trị. Hỏi kỹ người bệnh về dấu hiệu đau vai là một trong các tiêu chí lâm sàng để đánh giá diễn biến của bệnh. Nói cách khác, giảm cơn đau vai, cải thiện khả năng vận động của cánh tay (giơ cao, vói ra sau) là dấu hiệu cho thấy hiệu quả của liệu pháp.

Điều đáng tiếc là nhiều bệnh nhân đau vai dai dẳng vẫn chưa được tầm soát bệnh tiểu đường! Đáng nói hơn nữa là không ít bệnh nhân, mặc dầu không có dấu hiệu bệnh lý trên hình chụp xương vai, vẫn được điều trị như viêm khớp, cho dù không có dấu hiệu cải thiện sau thời gian dài dùng thuốc trị viêm khớp, giảm đau! Quả thật đáng tiếc cho người bệnh nếu thầy thuốc điều trị trên tinh thần đau đâu chắc bệnh đó, đau đâu chỉ cần chữa đó.

Cơ thể vì không thể nói tiếng người nên thường khi phải báo động một cách gián tiếp. Đau vai trong bệnh tiểu đường là một dẫn chứng.

BS Lương Lễ Hoàng

___________________________


Phạm Nguyên Quý (https://vnexpress.net/tac-gia/pham-nguyen-quy-1356.html) Bác sĩ


Dược tính trong tâm

Thứ tư, 3/2/2021, 06:22 (GMT+7)

Tôi từng khóc thầm vì bài học mà bệnh nhân của tôi đã vô tình dạy bác sĩ.

Tôi vẫn nhớ như in lần khám với bà, bệnh nhân 70 tuổi không may mắc ung thư tụy di căn phổi. Bà có nhiều dịch tích trong ngực, còn gọi là tràn dịch màng phổi, và cần chăm sóc giảm nhẹ.
Bốn tháng trước, bà còn bị thêm di căn da - thành ngực, liên quan tới thủ thuật đặt ống thông để giảm dịch ngực ở một bệnh viện khác. Vì đau ở thành ngực, bà cũng đã được xạ trị vào khối u.
Cơn đau được khống chế một thời gian, khi bị đau lại, bà được giới thiệu tới bệnh viện của tôi bởi gần nhà.

Chúng tôi nói chuyện thăm hỏi ban đầu khá vui vẻ, nhưng khi tôi sờ vào cục u trên da để thăm khám, bà đột nhiên bật khóc. Tôi hơi hoảng, liền hỏi ngay tại sao.

"Bàn tay bác sĩ ấm làm tôi dễ chịu quá", bà nói. Bà thật tình kể tiếp một chuyện bất ngờ hơn.
Đi khám ở các bệnh viện bốn tháng qua, bà không được ai chạm tới chỗ đau đó. Ở đâu, người ta cũng chỉ hỏi bệnh, kê đơn thuốc giảm đau, xem hình chụp CT rồi chỉ cho bà cục u trên màn hình máy tính.

Tôi vừa nghe chuyện vừa nghĩ tới cách giải thích để bênh vực cho những đồng nghiệp bận rộn của mình. Rằng khối u đã quá rõ ràng trên hình ảnh nên bác sĩ nghĩ rằng không cần phải chạm tới, hay bác sĩ bận rộn quá không thể chờ người bệnh kéo áo lên xem. Việc chạm vào cục u thường không thay đổi "chiến lược điều trị", và có thể bác sĩ cũng đã không có thời gian nghĩ tới cảm xúc của bệnh nhân.

May thay, bà không khóc vì giận bác sĩ mà vì cơn đau dai dẳng tự nhiên mất đi không ngờ. Bà không biết rằng tôi cũng đã khóc thầm sau khi gặp bà, từ bài học mà bà đã vô tình dạy cho bác sĩ. Tôi khóc vì hóa ra bàn tay vụng về của mình lại có thể ý nghĩa đến vậy với một ai đó.
Mấy tháng sau, một bệnh nhân khác nói với tôi rằng cô cũng cảm thấy dễ chịu khi được bác sĩ thăm khám. Tôi thầm cảm ơn cô vì đã giúp các bác sĩ trẻ như tôi thêm động lực.
Bệnh nhân vừa là người thầy của bác sĩ, vừa làm nghề thầy thuốc trở nên ý nghĩa.

Hầu hết bệnh nhân thật ra kỳ vọng khá lớn vào việc được bác sĩ thăm khám trực tiếp. Hầu hết họ vẫn nghĩ rằng bác sĩ phải sờ - nhìn - gõ - nghe hoặc ít nhất "sờ vào người" thì mới gọi là "đi khám". Cho dù các chỉ số như huyết áp, nhịp tim đã có y tá lấy bằng máy hoặc đo tự động, nhiều bệnh nhân ở Nhật nói với tôi rằng họ vẫn muốn được bác sĩ bắt mạch "truyền thống" dù chỉ vài giây.

Trong bối cảnh phòng khám bận rộn, nhu cầu "kinh điển" này có thể khó thực hiện, nhưng tôi luôn tự nhắc mình để không làm bệnh nhân buồn lòng.

Lần khác, tôi có duyên gặp một bệnh nhân bị khó thở vì ung thư phổi kèm tràn dịch màng phổi. Các bác sĩ trước đó đã nói với bà rằng khó thở vì "phổi đã ngập nước". Sau khi gõ và nghe tiếng phổi của bà, tôi cười, nói với bà rằng dịch chỉ chiếm 1/3 ngực và 2/3 còn lại "vẫn chạy tốt". Bà bớt khó thở ngay chiều hôm đó.

Thật khó tin, một bệnh nhân vẫn than khó thở với thuốc an thần, morphine liều tối ưu lại khỏe hơn chỉ nhờ một câu nói. Khó tin hơn, bà cũng đã là người nhận dự đoán "có lẽ chỉ còn sống tầm sáu tháng", nhưng rốt cuộc sống lâu gấp bốn lần.
"Chính bác sĩ còn chưa biết chuyện gì sẽ xảy ra với họ vào ngày mai, sao có thể dự đoán chính xác thời gian sống của bà?", bệnh nhân cười phá lên gật gù khi tôi nói tiếu lâm như vậy.

Bằng việc vực dậy niềm tin, tinh thần của bà đã cải thiện rõ rệt. Với một số biện pháp khác như thay đổi tư thế nằm, ngồi cho dễ chịu hơn, dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ để bà tập trung vào hiện thực và tiếp tục sở thích đan len, chúng tôi đã giúp bà đã sống thêm một thời gian ý nghĩa.

Nói chuyện với bệnh nhân, nhất là người mắc ung thư giai đoạn cuối, là cả một nghệ thuật.
Nhiều người hỏi rằng như vậy có gọi là nói dối bệnh nhân hay không?

Khi ly nước chỉ còn 1/3, tuyên bố "mất hết 2/3 rồi" hay "vẫn còn 1/3 đấy" không thay đổi sự thật phũ phàng, nhưng có thể thay đổi nhận thức về cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân không chỉ đau khổ vì sự thật, mà còn đau khổ vì cách diễn giải sự thật đó. Đôi khi, đau khổ là do chính người bệnh hoặc người thân tự ám thị, tự liên tưởng mà bác sĩ phải là người nhận ra và giải quyết những khúc mắc thầm kín đó.

Một bác sĩ đàn anh nói với tôi rằng điều này đã được viết trong Kinh Dược sư từ mấy nghìn năm trước.
Người thầy thuốc cần uốn lưỡi bảy lần khi nói chuyện, với tâm thanh tịnh cầu nguyện sự tốt lành cho bệnh nhân. Nghe thật mơ hồ, nhưng những điều Đức Phật dạy không phải không có lý.
Nhiều bệnh nhân ở Việt Nam nói với tôi rằng, cũng là loại thuốc đó nhưng khi gặp được bác sĩ ân cần quan tâm, giao tiếp bằng thân, khẩu, ý tốt đẹp thì họ thường tự tin hơn vào kết quả điều trị.
Đức Bồ tát Phổ Hiền từng nói với đồ đệ rằng:
"hãy vào rừng, tìm những loại cỏ cây không phải là thuốc mang về đây cho ta",
ngụ ý rằng cái gì cũng là thuốc mà cũng không phải là thuốc.
Tất cả phụ thuộc cách dùng và hiệu quả còn phụ thuộc vào "dược tính" trong tâm mỗi người.
Ai cũng có khả năng trở thành Phật dược, chính là bởi dược tính trong tâm mình.

Tôi viết những dòng này khi thế giới đang hoang mang vì dịch bệnh. Trong thời buổi vật chất được ưu ái, thông tin lan tràn trên mạng, nhiều bệnh nhân dễ bị lung lạc bởi các "bài thuốc" hay "điều trị tiên tiến" qua Youtube, Facebook, Google hoặc nghĩ rằng phải chụp chiếu bằng máy móc hiện đại mới yên tâm. Lời nói của bác sĩ nhiều khi không được xem trọng.
Tuy nhiên, tôi vẫn tin rằng sẽ có lúc người ta nhận ra, không gì thay thế được giá trị của "dược tính" trong mỗi người thầy thuốc.
"Tiền bạc, danh vọng có thể là mục tiêu mà nhiều người hướng đến trong thời gian ngắn, nhưng nuôi dưỡng được dược tính mới là yếu tố giúp bình an lâu dài", thầy tôi, một người Nhật, nói với chúng tôi như vậy.

Phạm Nguyên Quý

Triển
05-22-2021, 12:27 AM
Tui cũng mới chích ngừa covid-19. Liên Âu phải phân thuốc khắp nơi, không dồi dào như Hoa Kỳ. Tụi tui chích cùng một loại thuốc AstraZeneca , cùng một bác sĩ chỉ khác mũi kim và cách nhau 5 phút.

21 tiếng trôi qua, tình trạng tui và bà vợ một kiểu như nhau:

- 6 tiếng sau khi chích người ngầy ngật như nhuốm bịnh.
- 11 tiếng sau khi chích bắt đầu đau đớn khắp người, tụi này chỉ sốt nhẹ gần 38°C. Nhưng kiểu đau y hệt bị cảm cúm. Hơi có cảm giác nóng lạnh. Tui chích lúc 12 giờ trưa, nên sau 11 tiếng là lúc nửa đêm, không ngủ được. Cả hai bò dậy nốc mỗi người một viên paracetamol 500 là thuốc hạ sốt giảm đau mà thôi.
- 21 tiếng sau khi chích người đã bớt đau được 1/10 nhưng vẫn còn đau. Không thể "năng vận động" được, chỉ là tình trạng bún thiu ngồi tán dóc diễn đàn mà thôi. Hi vọng hôm nay sẽ khỏi.

Cái hẹn chích mũi thứ hai là cuối tháng 7. Vì vậy sớm nhất là tháng 8 tụi mình mới đi lòng vòng nghỉ hè được. Hi vọng đến lúc đó sổ chích digital chắc đã làm xong để nạp vô điện thoại tiện lợi hơn. Hiện tại chỉ có cái sổ chích bằng giấy của nhiều năm nay. Loại sổ này nghe nói trong mạng hắc đạo đang được "rao bán" có luôn đóng dấu ký tên của bác sĩ (giả) :-)

Bộ trưởng y tế Phổ Quốc đã cảnh cáo thiên hạ sẽ đối phó nặng với ai "chơi hàng giả".

Triển
05-22-2021, 08:50 PM
Sau 42 tiếng đã khỏe hẳn, không còn đau đớn như cảm cúm nữa.

Theo như vậy thì vợ chồng tui thuộc vô loại 60% chích thuốc
loại vector vacine có phản ứng cơ thể bình thường, nghĩa là
đau đớn 30 tiếng rồi thôi.

thuykhanh
05-27-2021, 07:27 AM
https://i.imgur.com/HIVf5c9.png?1

Dạ, cháu được chích ngừa Covid -19 ngày 14 tháng 5 năm 2021

Triển
05-28-2021, 09:16 PM
Hôm nọ sau 2 ngày tui đi bộ liên tiếp được mỗi ngày 11 cây số, tuy nhiên vận tốc đi chỉ đạt được 80% bình thường. Tim và phổi mình cảm giác như vậy. Không thể tăng vận tốc thêm lên. Ngày thứ tư sau khi chích thì hoàn toàn trở lại bình thường.

Trẻ con bên chị được chích. Trẻ con bên tui từ 7 tây tháng Sáu trở đi sẽ được chích để chuẩn bị cho tựu trường giữa tháng Chín. Chánh phủ công bố hôm qua, nhưng y sĩ và báo chí thì bi quan, bởi đào đâu ra thuốc nhiều như vậy để chích hàng loạt. Lại không có kiểu áp lực, việc chích choát vẫn là vấn đề tự nguyện, ép dầu ép mỡ chớ ai nỡ ép .... tiêm.

Bên tui làn sóng SARS-CoV-2 đã là lượt thứ 3 với tổng cộng gần 89 ngàn người tử vong. Quán ăn, tiệm nước, nhà hàng đã được phép mở cửa lại ở những nơi 100 ngàn người chỉ có 30 người bị nhiễm trùng. Nhưng muốn đi ăn phải có giấy thử nghiệm dù có chích hay không chích ngừa. Chưa bao giờ cái ăn nó hành cái thân đến như vậy. Cho nên chẳng ai đi ăn nữa, mà ăn theo kiểu mua đem vìa (tu gô, téc ờ quay) cũng chẳng ai thèm. Các cửa tiệm ngồi ngáp ruồi như chùa bà Đanh.

thuykhanh
05-29-2021, 07:52 PM
Mình nghĩ cháu 12 tuổi nên được chích thuốc chủng của Pfizer, 2 liều cách nhau 3 tuần,
nhẹ nhàng và không đau; hoặc đau rất ít.

Trường hợp của mình, tk cũng được chích thuốc trên, không bị đau, chẳng bỏ đi bộ ngày nào.



Dennis, người cắt cỏ cho nhà, bị thuốc hành vật vã sau liều thứ 2.
tk hỏi chích hiệu gì thì được biết là Moderna, hai liều cách nhau 4 tuần.

Đi bộ ngoài đường, mình vẫn mang mask nhưng để hờ dưới cằm,
chỉ kéo lên che mũi khi thấy có người đi tới.

Đi chợ thì phải mang mặt nạ liên tục vì có nhiều người không dùng nó, anh thầy à!

Triển
05-29-2021, 10:54 PM
Ở đây cũng sẽ cho đám trẻ ưu tiên chích Pfizer-BioNTech chứ không cho chích các loại thuốc vector như J&J, AstraZenecca. Sắp tới tháng 6 Đức sẽ ra thêm thuốc chích ngừa kiểu mRNA nữa của hãng CureVac ở miền Nam Đức. Có lẽ sẽ đỡ khan hiếm thuốc hơn.

Chuyện thuốc hành thì là theo cách mình hay nói như vậy. Thật ra đó là do cơ thể mình phản ứng khi tạo kháng thể chứ không có thuốc nào hành mình hết. Ví dụ như sốt là trạng thái phản ứng dể hiểu nhất, khi mình sốt là do não mình nâng nhiệt độ lên để chống virus, vi khuẩn, mầm bệnh ...v.v.v Rồi khi thân nhiệt tăng lên thì các cơ bắp co giật tạo thành trạng thái nóng lạnh. Đau cơ bắp và nhức mỏi khớp, nhức đầu đều là do cơ thể mình tự phản ứng. Không phải do vi trùng tạo ra, mà trong lúc "vận thành công lực" tạo kháng thể chống vi trùng thì sẽ có những trạng thái như vậy. Người mình hay nói bị thuốc chích hành là không chính xác. Ai yếu bóng vía sẽ không dám chích ngừa.

Còn việc đeo khẩu trang là chuyện phải làm ở những nơi bắt buộc, nên làm ở những nơi không bắt buộc khi có đông người. Đức là một quốc gia vô cùng có kỷ luật. Nhưng thỉnh thoảng vẫn có tình trạng những người cự tuyệt không đeo khẩu trang ở trên giao thông công cộng hoặc đi chợ. Rồi gây ra xô xác, chửi rủa. Có lẽ từ bây giờ trở đi, có hết dịch covid-19 rồi đến mùa cảm cúm không còn ai dám ỉ i nữa. Chắc là mọi người cũng sẽ bắt đầu có truyền thống đeo khẩu trang như vụ thuốc sát trùng. Tui còn nhớ vụ con SARS đầu tiên, tui còn nhắc chị Góc Trời Paris mua thuốc sát trùng loại nhỏ bỏ túi trong diễn đàn này. Sau đó tất cả các nơi công cộng đều có thuốc sát trùng trong phòng vệ sinh hoặc cửa ra vào cho đến hôm nay. Vụ đó cũng mấy năm rồi. Bây giờ thì thêm vụ khẩu trang nữa vì sợ lây qua đường hô hấp. Mai kia hết dịch chắc sẽ thành lẽ tự nhiên khi thỉnh thoảng có người đeo khẩu trang.

Triển
08-01-2021, 09:49 PM
Hôm cuối tháng 7 tụi tui chích mũi thứ 2 ngừa COVID-19. Phải chờ 2 tuần nữa thì thân thể mới được gọi là có kháng thể để chống lại vi trùng SARS-CoV-2. Mũi đầu chích AstraZenecca vì lúc đó hụt thuốc, thuốc BioNTech dành cho mấy "ca khó". Sau đó có 2, 3 khảo sát xem kháng thể của chích phối hợp, mũi đầu thuốc Astra mũi thứ nhì thuốc BioNTech thì kháng thể nhiều hơn gấp bội so với chích ròng một loại. Vậy là "Hội đồng chích" nhà nước Phổ ra khuyến cáo dân chúng chích phối hợp. May mắn là EU cũng chấm dứt hợp đồng với AstraZenecca, vì họ giao thuốc chậm trễ bê bối, lại có chuyện "đông máu cục". BioNTech được chính thức chích 100% ở khắp nơi.

Thế là tụi tui được chích BioNTech. Trong người tụi tui hiện tại tới 2 kiểu thuốc. May quá vẫn còn sống nhăn răng. Kinh nghiệm sống cho ai sợ chích choát đây nè. :)

Mũi thứ hai của BioNTech hoàn toàn chỉ tê tê chung quanh vùng chích ở cánh tay. Cơ thể không đau nhức, sốt nhẹ hay tỏ ra có phản ứng gì. Khiếp! Không chích thì ngại, chích xong cơ thể không phản ứng cũng ngại luôn. Ngại là không tạo thêm kháng thể để đương đầu với con Delta.

Các "chuyên gia áo trắng" lẫn chính trị gia áo đen lại "vào cuộc": có nên chích thêm mũi thứ ba hay không? Chuyên gia áo trắng vẫn còn ngờ vực số lượng kháng thể "chưa đủ đô" áp đảo con Delta sau 2 mũi, dù là chích phối hợp 2 loại thuốc. Chính trị gia áo đen, thì sợ thanh thế của đảng vì tháng 9 này Đức bầu cử, đưa ra quyết định nào có ảnh hưởng đến dân chúng lạng quạng mất ghế quốc hội. Sức khỏe dân chúng có lẽ chỉ chiếm 10% bận tâm của chính phủ. Tui nói với bà vợ, mình cứ tin tưởng vô khoa học. Nếu có mũi thứ ba, mình lại ghi danh đi chích, không cần biết đến cái giá phải trả (nghĩa đen). Nếu chính phủ không cho chích "miễn phí" như trước thì mình trả mỗi mũi 30 euro coi như là mua lấy sự an toàn trong mùa tới.

XXG
08-01-2021, 11:22 PM
__ Congrats, anh Triển và Chị!

Đây nè, Mr. Joe! Chàng "đẻn" này là một "tín đồ" (chân chính) của cái nhà thờ (Trâm Binh) nào đó ở Los, chuyên "bài trừ mê tín, chích ngừa" đấy.

Chích vào có chết, có bị "gắn superchip" hông thì mình chưa biết, nhưng (hình như, cái mà...) hổng chích thì "theo ổng" hơi lẹ đó nha.



https://youtu.be/Luh_pzWOfJw

Triển
08-02-2021, 09:21 PM
Đây nè, Mr. Joe! Chàng "đẻn" này là một "tín đồ" (chân chính) của cái nhà thờ (Trâm Binh) nào đó ở Los, chuyên "bài trừ mê tín, chích ngừa" đấy.

Chích vào có chết, có bị "gắn superchip" hông thì mình chưa biết, nhưng (hình như, cái mà...) hổng chích thì "theo ổng" hơi lẹ đó nha.






Vậy là tiêu rồi thầy Xô. Trong người mình có tới 2 cái chips
của 2 hãng khác nhau. Không biết cả 2 có "compatible" với nhau hâm? :)

Triển
09-01-2021, 10:02 AM
Bữa nay mới chở ông già đi chích mũi thứ ba. Lúc chích xong bác sĩ đưa 2 tấm vé mời coi hát. Tui nói cho ông già tui á. Tui thì ra giêng năm sau mới chích mũi thứ 3. Bác sĩ trung tâm chích ngừa nói, không, cho 2 tấm luôn đi coi chung cho vui. Về nhớ học lại cho bà con chòm xóm hay, lại chích thêm mũi thứ ba rồi đi coi hát.
Tui nói thôi, ông già tui vô rạp ổng ngáy rùm trời đất hết chớ coi gì. Bác sĩ nghe vậy đổi lại là tấm card dinner for two. Cuối tuần này dẫn ông già đi ăn tiệm miễn phí. Ôi cái thứ phát xít Đức này nó ác quá, đã chích chip vô người mình rồi còn bắt đi ăn tiệm cho dư mỡ dư cân. :)

Triển
09-01-2021, 09:38 PM
Nước có tiền, có thuốc thì lại không chịu chích,
nước ít tiền muốn chích thì lại không có thuốc.

Theo dữ liệu của New York Times: https://www.nytimes.com/interactive/2021/world/covid-vaccinations-tracker.html

https://i.imgur.com/aew8RhU.jpg
https://i.imgur.com/KffydID.jpg
https://i.imgur.com/zi1HqdE.jpg

Triển
09-01-2021, 09:39 PM
https://i.imgur.com/LoGM986.jpg
https://i.imgur.com/ucUYtAF.jpg
https://i.imgur.com/LRqvwV1.jpg

Triển
09-01-2021, 09:41 PM
https://i.imgur.com/Ng7bASR.jpg
https://i.imgur.com/SWPRzPI.jpg
https://i.imgur.com/ea1tEgE.jpg

Triển
09-01-2021, 09:41 PM
https://i.imgur.com/9zfOgXE.jpg
https://i.imgur.com/532aBNd.jpg
https://i.imgur.com/usSFjOg.jpg


/* nguồn: https://www.nytimes.com/interactive/2021/world/covid-vaccinations-tracker.html

thuykhanh
09-02-2021, 10:40 AM
Bữa nay mới chở ông già đi chích mũi thứ ba. Lúc chích xong bác sĩ đưa 2 tấm vé mời coi hát. Tui nói cho ông già tui á. Tui thì ra giêng năm sau mới chích mũi thứ 3. Bác sĩ trung tâm chích ngừa nói, không, cho 2 tấm luôn đi coi chung cho vui. Về nhớ học lại cho bà con chòm xóm hay, lại chích thêm mũi thứ ba rồi đi coi hát.
Tui nói thôi, ông già tui vô rạp ổng ngáy rùm trời đất hết chớ coi gì. Bác sĩ nghe vậy đổi lại là tấm card dinner for two. Cuối tuần này dẫn ông già đi ăn tiệm miễn phí. Ôi cái thứ phát xít Đức này nó ác quá, đã chích chip vô người mình rồi còn bắt đi ăn tiệm cho dư mỡ dư cân. :)






Chiều qua, dư âm của cơn bão Ida từ Louisiana đến làm ở đây cây cối vật vã
và cả vùng bị tắt điện đến nửa đêm.


Anh thầy là người may mắn, còn được chở cha đi chích ngừa. Mình thèm mà đâu có được.
Bác còn đi bộ mỗi ngày một cây số với người con rể đã nghỉ hưu không anh?

Nước Đức là nước văn minh, có lãnh đạo tốt và người dân trọng kỷ luật nên đời sống dễ chịu.
Cảm ơn anh chia sẻ :z57::z58:

Triển
09-02-2021, 09:55 PM
Chiều qua, dư âm của cơn bão Ida từ Louisiana đến làm ở đây cây cối vật vã
và cả vùng bị tắt điện đến nửa đêm.


Anh thầy là người may mắn, còn được chở cha đi chích ngừa. Mình thèm mà đâu có được.
Bác còn đi bộ mỗi ngày một cây số với người con rể đã nghỉ hưu không anh?

Nước Đức là nước văn minh, có lãnh đạo tốt và người dân trọng kỷ luật nên đời sống dễ chịu.
Cảm ơn anh chia sẻ :z57::z58:


Cám ơn chị hỏi thăm. Hai tuần nay tui rước ông già về nhà để anh chị đi chơi. Cũng tội nghiệp phải chăm sóc ông già suốt thì đi đâu cũng bất tiện không có không gian cho riêng họ. Sẵn coi sóc ông già, nên tui quyết định cho ông chích mũi thứ ba luôn để khi anh chị lên rước về thì ông đã hoàn tất việc chích ngừa. Làn sóng thứ tư đang hoành hành ở Đức. Người Đức có kỷ luật, nhưng cũng như một số cường quốc khác tự do, người dân không chịu chích thuốc 100%. Thuốc cứ đem bỏ hoài thấy tội cho các nước nghèo. Bây giờ hết xổ số đến cho vé coi hát, ăn tiệm v.v.v Cái kỷ luật kia có cũng như không. Các hãng xưởng đang lao xao đòi chánh phủ hãy ban hành "buộc" chích ngừa. Chứ kéo dài họ khó làm kinh tế. Tuy nhiên nhân quyền đã vô hiến pháp. Không thể ép ai chích ngừa. Ngoại trừ họ sửa luật "thời đặc biệt". Nghĩa là Trong giai đoạn có hoạn nạn cho số đông dân chúng thì sẽ phải áp dụng các luật pháp đặc biệt tạm thời. Tuy nhiên cái đó cũng khó làm được khi con số "nhập viện" thấp tỉ lệ tính theo con số người đang bị nhiễm. Hiện tại Đức có 133,589 đang bị bịnh covid-19. Nhưng chỉ có 1,169 bị nặng và nhập viện. Chuyên gia y khoa thì nói đó là hiệu quả của chích ngừa. Nhờ chích ngừa nên có bị nhiễm bịnh lại cũng lướt qua được không nặng. Tuy nhiên Đức cũng chỉ có 61% người dân đã chích trọn vẹn 2 mũi. Những người chỉ chích 1 mũi hoặc không chích sẽ bị nặng nếu bị nhiễm. Nếu con số nhập viện tăng, chính phủ sở tại sẽ thắt cổ người dân.
Bên Anh con số nhiễm bịnh sáng nay đọc báo thấy tăng gấp 26 lần so với cùng thời gian năm ngoái. Tuy nhiên họ vẫn mở cửa. Vì con số nhập viện thấp. Số người tử vong cũng không còn cao nữa. Số ca bệnh nặng phải nằm nhà thương bên Anh hiện tại ít hơn Đức tròm trèm 70 người. Và như vậy có thể Anh sẽ là kiểu mẫu cho các quốc gia Tây phương nom theo. Nghĩa là cứ chích cho nhiều vô rồi mở cửa trở lại hoàn toàn, xem covid-19 cũng như cảm cúm thông thường.

Trở lại câu hỏi của chị khi tui đi lạc đề. Vì ông già đang ở nhà tụi tui nên ông không bị dắt đi nhiều. Nhưng mỗi lần đi là có "phẩm lượng". Bà vợ tui dắt ông già đi bơi. Ông lớn tuổi lắm rồi, nên không bơi được nữa, mà chỉ đi quanh quẩn trong hồ nước ít, rồi thỉnh thoảng lại ra chỗ nước thổi từ dưới lên để ... tẩm quất. :-) Mỗi lần đi một giờ. Nên hóa ra còn nhiều hơn đi bộ. Mà còn tốt cho xương xẩu. Vì bà vợ có vé bơi năm nên dẫn ông già đi chung luôn. Còn tui thì chỉ dẫn ông đi bộ cuối tuần thôi. Nhưng tui không cho ông nghỉ. Đi từ từ nhưng đi liền mạch 1 cây số rưỡi. Tui có chiếc xe lăn đẩy theo. Nếu thấy tệ quá, thì mới cho ngồi xả hơi. Nhờ đi trong nước nên đầu gối ông già bớt đau, tuần đầu còn chật vật, tuần thứ nhì đã khác. Cơ bắp đùi đã hoạt động mạnh được, nên đi bộ coi hăng hái lên hơn tuần đầu. Tuy nhiên có lẽ không ở lâu. Chắc anh chị đi chơi về sẽ lên nhà tui rước về. Dù sao có con gái chăm sóc cũng chu đáo hơn con dâu ở cái vụ ăn uống. Và có người nghỉ hẳn ở nhà như ông anh rể thì dễ dành chăm sóc hơn tụi tui.

Giờ nói chuyện Mỹ. Ida hôm qua coi tin tức mưa như trút nước ở New York thấy ghê. Mà đó là đã vô giai đoạn "rút". Mấy hôm trước tin giờ cao điểm tv coi thấy cả triệu người Mỹ bị mất điện cũng mệt. Không biết các khu bệnh viện ra sao. Nhà chị ngoài vụ mất điện thì cũng an lành hết hả? Cuộc sống có bị gián đoạn khó khăn gì không chị?

thuykhanh
09-03-2021, 08:39 PM
Cám ơn chị hỏi thăm. Hai tuần nay tui rước ông già về nhà để anh chị đi chơi. Cũng tội nghiệp phải chăm sóc ông già suốt thì đi đâu cũng bất tiện không có không gian cho riêng họ. Sẵn coi sóc ông già, nên tui quyết định cho ông chích mũi thứ ba luôn để khi anh chị lên rước về thì ông đã hoàn tất việc chích ngừa. Làn sóng thứ tư đang hoành hành ở Đức. Người Đức có kỷ luật, nhưng cũng như một số cường quốc khác tự do, người dân không chịu chích thuốc 100%. Thuốc cứ đem bỏ hoài thấy tội cho các nước nghèo. Bây giờ hết xổ số đến cho vé coi hát, ăn tiệm v.v.v Cái kỷ luật kia có cũng như không. Các hãng xưởng đang lao xao đòi chánh phủ hãy ban hành "buộc" chích ngừa. Chứ kéo dài họ khó làm kinh tế. Tuy nhiên nhân quyền đã vô hiến pháp. Không thể ép ai chích ngừa. Ngoại trừ họ sửa luật "thời đặc biệt". Nghĩa là Trong giai đoạn có hoạn nạn cho số đông dân chúng thì sẽ phải áp dụng các luật pháp đặc biệt tạm thời. Tuy nhiên cái đó cũng khó làm được khi con số "nhập viện" thấp tỉ lệ tính theo con số người đang bị nhiễm. Hiện tại Đức có 133,589 đang bị bịnh covid-19. Nhưng chỉ có 1,169 bị nặng và nhập viện. Chuyên gia y khoa thì nói đó là hiệu quả của chích ngừa. Nhờ chích ngừa nên có bị nhiễm bịnh lại cũng lướt qua được không nặng. Tuy nhiên Đức cũng chỉ có 61% người dân đã chích trọn vẹn 2 mũi. Những người chỉ chích 1 mũi hoặc không chích sẽ bị nặng nếu bị nhiễm. Nếu con số nhập viện tăng, chính phủ sở tại sẽ thắt cổ người dân.
Bên Anh con số nhiễm bịnh sáng nay đọc báo thấy tăng gấp 26 lần so với cùng thời gian năm ngoái. Tuy nhiên họ vẫn mở cửa. Vì con số nhập viện thấp. Số người tử vong cũng không còn cao nữa. Số ca bệnh nặng phải nằm nhà thương bên Anh hiện tại ít hơn Đức tròm trèm 70 người. Và như vậy có thể Anh sẽ là kiểu mẫu cho các quốc gia Tây phương nom theo. Nghĩa là cứ chích cho nhiều vô rồi mở cửa trở lại hoàn toàn, xem covid-19 cũng như cảm cúm thông thường.

Trở lại câu hỏi của chị khi tui đi lạc đề. Vì ông già đang ở nhà tụi tui nên ông không bị dắt đi nhiều. Nhưng mỗi lần đi là có "phẩm lượng". Bà vợ tui dắt ông già đi bơi. Ông lớn tuổi lắm rồi, nên không bơi được nữa, mà chỉ đi quanh quẩn trong hồ nước ít, rồi thỉnh thoảng lại ra chỗ nước thổi từ dưới lên để ... tẩm quất. :-) Mỗi lần đi một giờ. Nên hóa ra còn nhiều hơn đi bộ. Mà còn tốt cho xương xẩu. Vì bà vợ có vé bơi năm nên dẫn ông già đi chung luôn. Còn tui thì chỉ dẫn ông đi bộ cuối tuần thôi. Nhưng tui không cho ông nghỉ. Đi từ từ nhưng đi liền mạch 1 cây số rưỡi. Tui có chiếc xe lăn đẩy theo. Nếu thấy tệ quá, thì mới cho ngồi xả hơi. Nhờ đi trong nước nên đầu gối ông già bớt đau, tuần đầu còn chật vật, tuần thứ nhì đã khác. Cơ bắp đùi đã hoạt động mạnh được, nên đi bộ coi hăng hái lên hơn tuần đầu. Tuy nhiên có lẽ không ở lâu. Chắc anh chị đi chơi về sẽ lên nhà tui rước về. Dù sao có con gái chăm sóc cũng chu đáo hơn con dâu ở cái vụ ăn uống. Và có người nghỉ hẳn ở nhà như ông anh rể thì dễ dành chăm sóc hơn tụi tui.

Giờ nói chuyện Mỹ. Ida hôm qua coi tin tức mưa như trút nước ở New York thấy ghê. Mà đó là đã vô giai đoạn "rút". Mấy hôm trước tin giờ cao điểm tv coi thấy cả triệu người Mỹ bị mất điện cũng mệt. Không biết các khu bệnh viện ra sao. Nhà chị ngoài vụ mất điện thì cũng an lành hết hả? Cuộc sống có bị gián đoạn khó khăn gì không chị?




Anh thầy kể chuyện mộc mạc mà hay quá đi, đọc mấy lần rồi mà vẫn còn muốn đọc thêm.

Bác là người có phước, được các con thay nhau chăm sóc tận tụy, còn tập đi trong nước nữa!

Dạ, theo tin từ báo Reading times, Pennsylvania tương đối may mắn so với 2 tiểu bang kế cận là
New York và New Jersey có nhiều người không qua khỏi.

Cảm ơn anh quan tâm, ngoài chuyện bị cúp điện, sinh hoạt hàng ngày ở đây bình thường, không
có khó khăn, sáng nay tk mới đi chợ mua thức ăn.

Triển
09-15-2021, 09:59 PM
Hôm kia đi đổ xăng ở một cây xăng gần nhà.
Tui có thói quen trả tiền bằng thẻ, nhưng đặc
biệt hôm kia tui trả bằng bạc nhỏ. Vì đổ xăng
rồi mà quên tưởng chưa đổ, lúc đổ xăng lại
ngó bâng quơ, cứ thọt ống đổ xăng vô cho nó
đổ tự động. Lúc trả tiền mới biết chỉ có mấy đồng.
Tui nói với cô gái thu ngân rằng tui còn bạc cắc.
Rồi mở bóp có mấy đồng trả. Thói quen của mình
là trao tận tay chứ không bỏ lên dĩa. Là phép lịch
sự tự nhiên mà thôi. Tuy nhiên thời cô vít, cô ba ba.
Ai cũng sợ lỡ đụng chạm, cô gái yêu cầu tui bỏ bạc
cắc lên dĩa thay vì cầm tay đưa cô. Tui chỉ cười
và làm theo yêu cầu.

Thật ra, nếu tui có bị bệnh truyền nhiễm, cô gái thu
ngân cũng bị lây như thường. Cổ cầm tiền thì đã
bị "dính chàm" từ vòng gởi xe rồi. :-)

thuykhanh
10-08-2021, 07:17 PM
tk đã nhận mũi chích ngừa Covid-19 thứ 3 trưa nay.

Khác với 2 lần trước, vai trái hiện bị sưng và đau ê ẩm;
tuy nhiên chưa đến mức phải dùng thuốc.

Triển
10-11-2021, 07:37 AM
tk đã nhận mũi chích ngừa Covid-19 thứ 3 trưa nay.

Khác với 2 lần trước, vai trái hiện bị sưng và đau ê ẩm;
tuy nhiên chưa đến mức phải dùng thuốc.



Ở nhà tui mà em nào nhức vai là tui đè ra cạo gió.
Người ta chích đầu cánh tay mà sao chị đau cái vai? :z52:





What is COVID arm?

COVID arm describes the redness and swelling, sometimes over a large area, that can affect the arm where the vaccine has been injected after receiving an mRNA vaccine. If these reactions occur around the injection site, in most cases it’s a week or so after the vaccination. They have been observed more frequently after vaccination with the Moderna vaccine. According to the latest findings, these reactions occur in around 8 in 1,000 people after the first dose of vaccine. They occur in around 2 out of 1,000 vaccinated people after the second dose.

If the reactions occur after the first dose of vaccine, there is no reason not to have the second dose. Neither does it mean that you will also experience the reaction with the second dose. It’s important to have the second vaccination. Only then are you as well protected as possible from the coronavirus. If you experience reactions after the first dose, it’s probably best to have the second dose of vaccine injected into your other arm.

Good to know:

According to the latest findings, these are temporary reactions connected with the body’s building its own immune defence. The reactions are unpleasant but harmless. They will disappear after a few days without treatment, and do not have any long-term consequences. Cooling the affected area may provide relief. If you have pronounced symptoms, talk to your doctor. They’ll be able to advise you on how get additional relief from the symptoms.

hoài vọng
10-11-2021, 06:21 PM
Anh Triển , người ta nói đau cái vai thì không phải là đau vai :) đúng vậy không , chị TK:) chúc mừng chị . tai qua nạn khỏi

thuykhanh
10-11-2021, 07:29 PM
Ở nhà tui mà em nào nhức vai là tui đè ra cạo gió.
Người ta chích đầu cánh tay mà sao chị đau cái vai?



tk xem kỹ lại rồi!

Đúng như anh thầy nói, họ chích thuốc chủng ngừa Covid ở cánh tay chứ không phải ở vai.
Nơi này vẫn còn tím nhưng đã bớt đau.



Cảm ơn anh đã mang bài What is COVID arm? của Federal Office of Public Health FOPH về diễn đàn
cho tk có dịp học thêm.:z57::z58:



Chào anh Hoài,

Cảm ơn anh ghé đọc, dạ phần cánh tay bị chích đã bớt đau và sưng.

Triển
10-11-2021, 09:15 PM
Anh Triển , người ta nói đau cái vai thì không phải là đau vai :) đúng vậy không , chị TK:) chúc mừng chị . tai qua nạn khỏi


Lính đại ca chỉ biên có một câu mà toát ra kinh nghiệm tràn đầy về nữ giới. :z14:



tk xem kỹ lại rồi!

Đúng như anh thầy nói, họ chích thuốc chủng ngừa Covid ở cánh tay chứ không phải ở vai.
Nơi này vẫn còn tím nhưng đã bớt đau.

Cảm ơn anh đã mang bài What is COVID arm? của Federal Office of Public Health FOPH về diễn đàn
cho tk có dịp học thêm.



dạ, nói đùa cho vui, chứ nhiều khi nó lan ra một vùng đau thì mình không định được vị trí chính xác nữa. Ngày xưa tui vẫn chích ngừa cảm cúm trong công ty đến năm 2007 thì hết chích, vì cũng thấy không cần thiết. Bây giờ thì chích lại. Tuần trước tui vô phòng mạch bác sĩ của công ty chích thêm một mũi ngừa cúm. Vì gần đây mỗi tháng tui lại đem ông già về nhà chăm nom thay phiên với gia đình bà chị. Mà mình bị cảm cúm thì khó lòng. Sợ lây sang ông.

thuykhanh
10-17-2021, 07:36 PM
dạ, nói đùa cho vui, chứ nhiều khi nó lan ra một vùng đau thì mình không định được vị trí chính xác nữa. Ngày xưa tui vẫn chích ngừa cảm cúm trong công ty đến năm 2007 thì hết chích, vì cũng thấy không cần thiết. Bây giờ thì chích lại. Tuần trước tui vô phòng mạch bác sĩ của công ty chích thêm một mũi ngừa cúm. Vì gần đây mỗi tháng tui lại đem ông già về nhà chăm nom thay phiên với gia đình bà chị. Mà mình bị cảm cúm thì khó lòng. Sợ lây sang ông.




Anh thầy và các anh chị thật là may mắn! Lớn ầm rồi mà còn được ở gần cha để thay phiên nhau chăm sóc.
Về phần mình, gia đình tk vượt biên khi ông ngoại các cháu còn đang ở trong trại tù cải tạo.

Thứ năm vừa rồi, nhân có hẹn định kỳ với BS gia đình, k đã được chích thuốc ngừa cảm cúm ở vai bên phải,
không đau.

Triển
10-17-2021, 09:42 PM
Mỗi người đều có duyên phần với người thân, gia đình, bạn bè.

Mươi mười năm nữa tui mua thêm cái nhà bên Thụy Sĩ ở.
Qua bên đó lúc nào thích đi bán muối thì 2 vợ chồng cùng
đi bán muối. Không để con cái phải chăm sóc gì hết. Chắc
gọi là duyên tự tạo.
Ông anh rể tui tuần trước cũng sợ chết, đi chích ngừa Shingles.
Bịnh này tui không biết tiếng Việt là gì. Giống như thủy đậu. Chích
con vi trùng bất hoạt vô trong người. Tui nói anh rể là tui đã từng bị
rồi. 3 tuần hành đau nhức, ngứa ngáy. Đi bác sĩ cho thuốc uống
bên trong, thoa bên ngoài là hết. Con vi trùng đó nó rút vô hạch thần
kinh tui rồi. Không cần chích thêm nữa.

Chị cứ chích vai hoài. Bác sĩ gia đình nào mà ngộ quá. :z13:

thuykhanh
10-18-2021, 05:55 PM
Cảm ơn anh thầy sửa cho, sẽ cố gắng không nói sai nữa.



Dạ, không phải BS mà cô y tá là người đã chích ngừa cảm cúm
vào cánh tay phải cho tk ở phòng mạch hôm thứ năm vừa rồi.

Triển
10-18-2021, 08:52 PM
Cảm ơn anh thầy sửa cho, sẽ cố gắng không nói sai nữa.



Dạ, không phải BS mà cô y tá là người đã chích ngừa cảm cúm
vào cánh tay phải cho tk ở phòng mạch hôm thứ năm vừa rồi.


Bên Đức y tá trong nhà thương, y tá trong
viện dưỡng lão (điều dưỡng viên) không
được phép chích thuốc dù họ có học. Vấn
đề không nằm ở việc chích mà nếu có xảy
ra vấn đề sau khi chích, y tá không đủ trình
độ phán đoán để phản ứng kịp thời. Trong dịp
dịch covid-19 này, hàng ngàn trung tâm chích
ngừa của mỗi tiểu bang đã mọc ra (giờ đã
đóng cửa), mỗi vị bác sĩ làm công cho nhà
nước mỗi ngày lãnh lương 1200 euro tới
1500 euro. Họ chỉ làm việc 10 ngày đã hơn
tụi tui làm một tháng. :z16:

Ờ bên Đức y tá cũng không thể tự lấy máu
bệnh nhân một mình. Nếu có làm, phải có
bác sĩ hiện diện.

thuykhanh
10-23-2021, 08:02 PM
Chào anh thầy và chào Phố,

Sau khi học xong Pharmacy ở Temple University và vượt qua kỳ thi sát hach tại Harrisburg,
tk trở thành RPh ( Registered Pharmacist) và xin vào làm việc ở Reading Hospital.

Trong thời gian dài làm việc chung với y tá ở các trại bịnh, lâu nhất là ở MICU
( Medical Intensive Care Unit) và SICU ( Surgical Intensive Care Unit), mình có dịp biết
thêm về những người săn sóc bịnh nhân ở đây.

Họ đều là RN ( Registered Nurse) nghĩa là đã tốt nghiệp ở Nursing Schools và thi đậu Board như tk vậy.

thuykhanh
10-24-2021, 06:50 PM
Mỗi người đều có duyên phần với người thân, gia đình, bạn bè.

Mươi mười năm nữa tui mua thêm cái nhà bên Thụy Sĩ ở.
Qua bên đó lúc nào thích đi bán muối thì 2 vợ chồng cùng
đi bán muối. Không để con cái phải chăm sóc gì hết. Chắc
gọi là duyên tự tạo.



Đi bán muối là đi đâu?
Sao có tiền mua thêm nhà ở bên Thụy sĩ mà phải đi bán muối,
bộ muối bên đó mắc lắm hở?

Triển
10-24-2021, 09:03 PM
Thường ở đời có tiền, người ta hay tiếc của
không chịu đi bán muối. Ở Châu Âu dường như
chỉ có Thụy Sĩ cho phép đi bán muối.

Ngoc Han
10-25-2021, 09:04 AM
Anh Năm chị Thuỵ Khanh và phố,
Ở Âu Châu những nước cho phép đi bán muối như : Thuỵ Điển 2010, HoàLan + Bỉ năm 2002, Luxembourg 2019; những nước khác thì cấm hoặc người bán muối phải viết đơn xin phép.:z51:

Triển
10-25-2021, 09:31 PM
anh Ngọc Hân,

chủ động bán muối thì có 6 nước Hoà Lan, Bỉ, Lục Xâm Bảo, Gia Nã Đại, Peru và Comlombia. Còn thụ động trợ bán muối thì có vài nước có Thụy Sĩ, Thụy Điển, Áo, Đức. Tất cả những quốc gia còn lại thì chủ động hay bị động đều cấm tuốt. Ôi, cả cái quyền bán muối cũng không có. Con người sinh ra đã không được chọn lựa, tới khi muốn ra đi cũng là điều khó khăn.

Triển
10-25-2021, 09:40 PM
Nhân nói chuyện bán muối và trách nhiệm tập thể. Mấy hôm nay báo chí Đức ồn ào
phê bình anh trung vệ số một hiện tại của đội tuyển quốc gia Đức trẻ măng đang đá
cho Bayern Munich, đó là anh Kimmich. Anh này từ đầu đại dịch covid-19 đã họp với
anh Goretzka, anh trung vệ số 2 cũng của Bayern Munich và 4 cầu thủ khác nữa lập
quỹ tiền hỗ trợ các nước nghèo gặp khó khăn qua đại dịch. Hai anh trung vệ nói trên
mỗi anh bỏ ra một triệu euro và kêu gọi các cầu thủ giàu có quyên góp. Đùng một
cái báo chí khui ra, anh trung vệ Kimmich chưa có chích ngừa. Tèng teng. Trong khi
khán giả muốn vô coi ảnh đá phải qua chặn chích ngừa hoặc đã khỏi bệnh. Còn ảnh
đá dưới sân thì không có chích phát nào.
Ảnh nêu lý do là các cuộc khảo sát chưa đủ sâu rộng thuyết phục anh ta vụ chích ngừa
nên cá nhân anh ta quyết định không chích.
Cái vụ quỹ quyên góp "we kick the covid" và việc anh ta không chịu chích ngừa tạo ra
làn sóng chỉ trích và bàn loạn mâu thuẫn.

Nếu đem so sánh, nếu anh ta không chích, anh ta là mối họa cho tập thể, nhưng lại có
sự bảo vệ của luật pháp: nhân quyền. Trong khi người ta không muốn sống nữa, chỉ
muốn đi bán muối, không đụng chạm và hại ai, thì không có sự bảo vệ của pháp luật.

Ủa sao kỳ? :-(

thuykhanh
11-17-2021, 09:58 AM
https://i.imgur.com/wP1ot8p.png?6