PDA

View Full Version : Thịt kho: Vietnamese Braised Pork with Eggs



Triển
06-20-2023, 09:57 PM
Tui đồng ý với tác giả khi gọi món này bỏ chữ "tàu" ra. Đành rằng có thể món thịt kho chém bự này là "hàng khủng" rinh từ tàu về hoặc hốt của người tàu tị nạn tại Việt Nam thuở xưa (như hủ tiếu), nhưng tất cả đều bị đánh đổ hết bởi hương vị .... nước mém! Người tàu làm gì có nước mắm mà ăn, họ cũng không ăn nước mắm. Thịt kho (tàu) kiểu Việt Nam là sau rốt chơi một ít nước mắm vào, mở lửa bự, rồi tắt bếp.

Tuy nhiên, là dân Sài-Gòn tui phản đối công thức này ở bước áp chót (step 6) :), đoạn chơi trứng luộc đem đi chiên. Tinh túy của vụ chiên trứng luộc chỉ để làm dậy mùi thơm, tạo thêm hương vị cho nồi thịt kho, nhưng cái trứng đó đã hư mother nó ba phần tư. Cái da trứng bên ngoài vì chiên nó trở thành dai nhách. Ăn vào không khéo lại rớt hàm răng giả. Trong khi nguyên lý của thịt kho cắt bự là kho gần.... rục! Nghĩa là thịt kho ngon đúng "tiêu chuẩn" là phải thật mềm, chỉ cần đụng đũa vô là nó chỉ còn giữ được trạng thái ban đầu đến khi đưa vào miệng, thịt chạm vào cái răng là phải đầu hàng tan ra thành từng sớ. Gần như không cần cắn.



Thit Kho: Vietnamese Braised Pork with Eggs

https://ychef.files.bbci.co.uk/1600x900/p0ft1jdk.webp

By Rachel Phua

21st June 2023

This soulful dish of pork and boiled eggs simmered in a rich, sweet-savoury coconut caramel sauce, is a symbol of home for chef Jerry Mai.

Ask Vietnamese-Australian chef Jerry Mai to describe Vietnamese food, and she is momentarily lost for words. It's hard to describe the complex flavours and aromas behind the cuisine, but one of her favourite dishes is, she said, pretty simple.

It is thit kho, or braised pork with eggs. The dish, in which pork meat — usually pork belly — is stewed with boiled eggs in a coconut caramel sauce, has been a mainstay since her childhood.

"As a child, I remember eating it with a hot bowl of rice and I'd be the happiest child in the world," she said. "So simple; lots and lots of flavour."

To make the dish, Mai marinates blanched pork belly in a mix of sugar, garlic, spring onions and fish sauce. She adds more sugar and caramelises the marinade the following day, then the pork and coconut water are added and left to simmer until the meat is tender. Lastly, she boils the eggs, deep-fries them, and tops the stew with the eggs – a twist on the traditional way of stewing the hard-boiled eggs together with the meat.

Mai's mum now uses pork shoulder or pork loin because they are healthier and less fatty cuts, Mai said. But the chef stands by using pork belly, because other pork cuts dry out after the thit kho is cooked for a long time and the dish is reheated over several days. "My brothers and our partners have complained bitterly about this, but we still have not won this battle for the last few years. So, we'll continue to fight the good fight," Mai joked about her family's thit kho meals.

Using coconut water adds a little bit of sweetness and richness to the stew, Mai said, but water can be used if you don't have coconut water on hand. "Don't tell my mother," she said with a laugh.

Thit kho is a symbol of familial ties for Mai. Her family were refugees who left Vietnam for a Thai refugee camp before moving to Brisbane, Australia. In Brisbane, both her parents were factory workers so she barely got to see them. Seeing thit kho on the stove meant she knew they were home, and they would get to have a meal together as a family. The dish is also eaten during Tet, the Vietnamese Lunar New Year – a time when families gather for the holiday – and used as an altar offering to ancestors.

Today, Mai cooks thit kho for her wife and their two young boys when they have family meals too. "There's food on the table, we sit down, and we talk about their weekend," said Mai, who runs the restaurants Pho Nom, which has two outlets in central Melbourne, and Bia Hoi in Glen Waverley, a Melbourne suburb. "It's really bringing the family together."

https://ychef.files.bbci.co.uk/1024x1280/p0ft1l1x.webp
Jerry Mai recently published her second cookbook, Vietnam: Morning to Midnight (Credit: Jana Langhorst)


The recipe is in Mai's second cookbook, Vietnam: Morning to Midnight, which came out this past February. She decided to write a second cookbook because she felt there were more Vietnamese dishes to highlight that she didn't write about in her first book, Street Food: Vietnam.

Her recipes, she said, are also simple on purpose. "A lot of times people look at complex recipes… and they never open the book again," she said. "But [with] simple recipes, [it uses] a lot of pantry stuff [that] cross over – the dry products, fish sauce, noodles, that kind of stuff. So, you can cook it once, and then try it in another recipe."

Mai describes Vietnamese food as fresh and fragrant, where herbs and salads often accompany dishes. Her favourite part of the cuisine is the meats, which are often grilled over charcoal, making the meat even more aromatic. And Vietnam is jam-packed with different tastes and textures because it's meant to "fuel everyday people with really good flavours".

Mai hopes more people will cook, eat and appreciate Vietnamese food. While most people know that the cuisine exists, many still think of it as cheap food. "When people start making something, they get a better idea about the value of what is being done and what is being made," she said. Mai hopes her approachable recipes will be the first step in valuing the art of Vietnamese food.

https://ychef.files.bbci.co.uk/1024x1280/p0ft1lp8.webp
Chef Jerry Mai's Vietnamese braised pork with egg is best served with rice (Credit: Chris Middleton)



Thit Kho: Vietnamese Braised Pork with Egg recipe

By Jerry Mai
Serves 4-6


Ingredients


1kg (2lb 3oz) pork belly, cut into 3cm (1 ¼ in) cubes
2 spring onions (scallions), white part only, lightly bruised
2 garlic cloves, crushed
200ml (7oz) fish sauce, plus extra if needed
150g (5 ½ oz) caster (superfine) sugar, plus extra if needed
vegetable oil, for frying and deep-frying
juice of 2 young coconuts (you can substitute 800ml to 1 litre of coconut water or water; just use enough cover the meat
4 eggs
spring onions (scallions), thinly sliced, for garnish
pinch of ground white pepper, for serving
steamed jasmine rice, for serving






Method

Step 1
Bring a large saucepan of water to the boil, add the pork belly and blanch for 10-15 minutes. Drain the pork and rinse under cold running water. Set aside.

Step 2
In a large bowl, combine the spring onions, garlic, 2 tbsp of the fish sauce and 1 tbsp of the sugar and stir until the sugar has dissolved. Add the pork and set aside in the fridge to marinate for at least 4 hours or preferably overnight.

Step 3
Place 2 tbsp of oil and the remaining sugar in a large saucepan over medium heat. Stir continuously for 4-6 minutes until the sugar caramelises and turns golden brown. Add the pork belly with its marinade and quickly stir through the caramel.

Step 4
Add the remaining fish sauce and give everything a good stir. Add the coconut juice and pour in enough cold water to just cover the pork. Simmer over low heat, uncovered for 1 to 1 ½ hours, until the meat is tender. Season to taste with more fish sauce and sugar, if necessary.

Step 5
Meanwhile, to cook the eggs, bring a saucepan of water to a boil and gently lower in the eggs. Cook for 6 ½ minutes, so that the centres are still soft. Using a slotted spoon, remove the eggs from the pan and plunge into iced water. Peel and set aside.

Step 6
Heat 1 litre (4 cups) of oil in a large saucepan over medium-high heat to 180C/350F on a kitchen thermometer. Carefully lower the eggs into the oil and deep-fry for 2-3 minutes until golden. Using a slotted spoon, remove the eggs and drain on a paper towel-lined plate.

Step 7
To serve, divide the pork belly and cooking liquid among serving bowls. Cut the eggs in half and add to the bowls. Garnish with the spring onions and a pinch of white pepper. Serve with steamed rice.


/* source: https://www.bbc.com/travel/article/20230621-thit-kho-vietnamese-braised-pork-with-eggs

Ngoc Han
06-20-2023, 10:47 PM
Anh Năm vào link thịt kho "Tô Đông Pha ", nghe nói nhà hàng Tàu bên Mỹ có món này, có người đã thử qua và khen ngon...:)

https://www.google.com/search?q=th%E1%BB%8Bt+kho+t%C3%B4+%C4%91%C3%B4ng+p ha&tbm=isch&sa=X&ved=2ahUKEwi8yOT-0NP_AhUqVqQEHZf6APYQ0pQJegQIDRAB&biw=1280&bih=625&dpr=1.5

Thùy Linh
06-20-2023, 11:07 PM
:)
Ngũ Nguyên nhung, bà Jerry Mai cư ngụ Melbourne, bà có nhà hàng Việt .

Nhìn cái hình thấy hông ngon, mỡ trắng toát, da còn lông heo tua tủa . Khi thịt rệu mỡ sẽ trong .

Thịt kho Tàu được nhà thơ/học giả nổi tiếng Trung Quốc Tô Thức (Tô Đông Pha) sáng chế ra, họ gọi thịt kho Tô Đông Pha/ thịt kho Đông Pha .
Khi đến Hàng Châu, TL có ăn rồi .
- ướp thịt ba rọi với gừng, tỏi, rượu Thiệu Hưng, dùng hắc xì dầu kho rệu sệt laị, miếng thịt ăn cũng mềm, mỡ tan trong miệng, ngon mà khác vị, không có kho trứng .

Thịt kho VN dùng nước mắm, nước dừa kho loãng ra, màu vàng trong, vị khác hơn .

Cái hình sau đúng là màu của thịt kho Đông Pha, khi đậm hơn nữa, TL đã thấy .
Nãy giờ gõ không thấy Hân ca ca đã đến trước :)

https://1.bp.blogspot.com/-LcaaYq7G4o8/Wq7NFIFrpII/AAAAAAACUwY/PVly3lgnQckUhSIO1rNLlhmhVmkD4qcNQCLcBGAs/s1600/image002.png


https://cdn.alongwalk.info/vn/wp-content/uploads/2022/05/31032806/image-thit-kho-dong-pha-mon-an-huyen-thoai-cua-trung-quoc-165391728647854.jpg

ốc
06-21-2023, 07:43 AM
Thịt kho thì mấy nước Á Đông ai cũng có. Chuyện kho thịt với xì dầu chắc người ta cũng biết từ lâu hông cần chờ Tô đông pha chế ra. Nhật Hàn Phi Thái có tên riêng luôn. Thái lan kêu là Moo palo, Phi líp pin kêu là Adobo, Đại hàn kêu là gochujang pork, Nhật kêu là Kakuni, Nam dương kêu là Babi kechap. Ai hông ăn thịt heo thì thay bằng cá hay đậu hũ chiên cũng rứa.

- kho: từ chữ KHỐ nghĩa là cất đi dự trữ

(còn tiếp)

Triển
06-21-2023, 09:19 AM
anh Hân và sát thủ bông hường, 5 là hàng cao thủ kho thịt đó. Nếu có cái áp ghi lại là nó chúc mừng mình tưng bừng rồi. 5 kho theo kiểu 5 Tây Pha. Tô Đông Pha là xưa rồi Diễm. Kiểu 5-Tây-Pha là 5 kho thịt bỏ nước 7Up pha nước dừa Alnatura (hiệu này chắc chỉ có siêu thị Đức mới có). Trứng 5 kho là vừa đủ mềm ăn lòng trắng không sựt sựt, thơm dịu mùi tỏi và nước mắm. Không chơi nước tương, xì-dầu nhe thầy Ốc Ba Huyền, luôn có thắng đường lấy màu kho đàng hoàng.

Tuy nhiên 3 năm gần đây đã không còn ăn thịt kho tàu nữa. Mà chuyển sang tàu hũ kho tộ nấm hương chèn đậu bắp Thổ Nhĩ Kỳ và bắp tí hon thần lực. Bài thịt kho bên trên 5 dán lên vì thấy BBC phỏng vấn thím đó đọc vui vui nên chia sẻ mọi người đọc chơi.

hư tâm
06-21-2023, 12:21 PM
Chào tất cả,
Chữ tàu ở đây viết thường chứ không viết hoa, cho nên không có nghĩa là nước/ người Tàu. Chữ tàu đây có nghĩ là nước lợ, không hẳn mặn cũng không hẳn ngọt theo tiếng miền Nam. Thí dụ có mấy địa danh trong Nam như sông Lòng Tàu. Nếu bỏ chữ tàu đi vì tự ái dân tộc, còn hai chữ "thịt kho" thì lại chung chung quá, vì có bao nhiêu kiểu cách kho. Dân Bắc, Trung cũng dĩ nhiên kho thịt thiếu gì nhưng khác kiểu trong Nam là không có nước dừa. Cá kho kiểu Nam cũng khác ngoài Trung, Bắc cho nên nếu nói chung chung "Vietnamese braised catfish" thì ai biết kiểu gì. Thành thử chữ dịch ra tiếng Anh lẽ ra phải thêm hai chữ "Southern style".

Nhìn quả trứng của ông chef Jerry Mai, bị móp méo thấy mất thẩm mỹ, và không ngon. Thịt thì thấy màu nâu nhưng lẽ ra nên có ít nhất một miếng có phần da nằm lên trên cho người ta thấy. Rồi không biết anh ta có dọn kèm theo dưa giá hay không? Nếu thiếu dưa giá thì khác nào burger thiếu fries. Đọc lại thì biết anh ta đem chiên trứng trước khi kho, hèn gì nhìn bên ngoài có vết rám. Không biết kiểu này do anh ta tự chế ra hay là đã có người nào làm trước rồi, khi ở VN, hoặc do chính gia đình làm? Chiên rồi khi có lẽ làm lòng trắng hơi dai? Chưa nếm thử cho nên chưa dám khẳng định. Lòng đỏ thì thấy chưa chín hẳn, cái này cũng khác kiểu truyền thống. Nhiều người như dân Nhật họ khoái ăn trứng mà lòng đỏ còn tái như vậy, thậm chí họ còn ăn trứng sống.

ốc
06-21-2023, 03:49 PM
Đá kho Tàu: Tô đông pha tái sanh

Chinese culinary craze of stir-fried stones
https://www.theguardian.com/world/2023/jun/21/chinese-culinary-craze-of-stir-fried-stones-rocks-the-internet


Videos of chefs making stir-fried rocks are the latest trend on Chinese social media. Some show chefs frying up pebbles with garlic and chilli at busy night markets, while others depict bucolic scenes of villagers cooking freshly fished stones on a riverbank.

However it is made, the dish, known as suodiu (suck and discard) is having a resurgence, at least in videos of people pranking unsuspecting friends. While some online chefs insist that it’s a delicious dish, other videos show unsuspecting diners spitting out the stones in horror.

One video with nearly 800,000 views shows a chef offering up a portion of suodiu for 16 yuan (£1.74), which some said was expensive considering that the ingredients can be reused.

- suodiu: sách đâu (嗦丟) nghĩa là mút đã rồi nhổ ra

Có đá đổ vạ cho cơm.
(Tục ngữ)

Thùy Linh
06-21-2023, 06:10 PM
Chào tất cả,
Chữ tàu ở đây viết thường chứ không viết hoa, cho nên không có nghĩa là nước/ người Tàu. Chữ tàu đây có nghĩ là nước lợ, không hẳn mặn cũng không hẳn ngọt theo tiếng miền Nam. Thí dụ có mấy địa danh trong Nam như sông Lòng Tàu. Nếu bỏ chữ tàu đi vì tự ái dân tộc, còn hai chữ "thịt kho" thì lại chung chung quá, vì có bao nhiêu kiểu cách kho. Dân Bắc, Trung cũng dĩ nhiên kho thịt thiếu gì nhưng khác kiểu trong Nam là không có nước dừa. Cá kho kiểu Nam cũng khác ngoài Trung, Bắc cho nên nếu nói chung chung "Vietnamese braised catfish" thì ai biết kiểu gì. Thành thử chữ dịch ra tiếng Anh lẽ ra phải thêm hai chữ "Southern style".

Nhìn quả trứng của ông chef Jerry Mai, bị móp méo thấy mất thẩm mỹ, và không ngon. Thịt thì thấy màu nâu nhưng lẽ ra nên có ít nhất một miếng có phần da nằm lên trên cho người ta thấy. Rồi không biết anh ta có dọn kèm theo dưa giá hay không? Nếu thiếu dưa giá thì khác nào burger thiếu fries. Đọc lại thì biết anh ta đem chiên trứng trước khi kho, hèn gì nhìn bên ngoài có vết rám. Không biết kiểu này do anh ta tự chế ra hay là đã có người nào làm trước rồi, khi ở VN, hoặc do chính gia đình làm? Chiên rồi khi có lẽ làm lòng trắng hơi dai? Chưa nếm thử cho nên chưa dám khẳng định. Lòng đỏ thì thấy chưa chín hẳn, cái này cũng khác kiểu truyền thống. Nhiều người như dân Nhật họ khoái ăn trứng mà lòng đỏ còn tái như vậy, thậm chí họ còn ăn trứng sống.

Hư Tâm công tử, mình tưởng chữ "tàu" là do ngừ Tàu mang sang rồi mỗi nơi thêm thắt, thay đổi ..., hông phải ha .
Mai thấy ngầu nghì tóc dựng mà là fi-meo á.

Chắc "phăng" rồi, luộc trứng "lòng đào" (lòng đỏ còn dẻo chưa cứng ) rồi chiên và cho vô nồi kho sau nên mới vậy, dai rồi dẻo ? thử mới biết ...

Nồi thịt kho Tết của ngoại mình nhớ đến ra mùng mấy Tết còn, hâm mỗi ngày, cái trứng dẻ lại, thấm vị vào trong lòng trắng, lòng đỏ bùi như ăn ngon hơn á .
Nên mình cũng thích kho cho trứng thấm nước mắm, nước dừa .

Có người gốc Mỹ Tho ướp thịt tỏi, hành, ớt đồ nêm trước rồi kho, cái vụ ướp ớt là đáo gia tuỳ vị chắc.

Cùng là cá kho, mình ăn cá kho của bạn gốc Cam Ranh cũng khác xa cá kho của người ở Long Xuyên .

Thùy Linh
06-21-2023, 06:27 PM
Thịt kho thì mấy nước Á Đông ai cũng có. Chuyện kho thịt với xì dầu chắc người ta cũng biết từ lâu hông cần chờ Tô đông pha chế ra. Nhật Hàn Phi Thái có tên riêng luôn. Thái lan kêu là Moo palo, Phi líp pin kêu là Adobo, Đại hàn kêu là gochujang pork, Nhật kêu là Kakuni, Nam dương kêu là Babi kechap. Ai hông ăn thịt heo thì thay bằng cá hay đậu hũ chiên cũng rứa.

- kho: từ chữ KHỐ nghĩa là cất đi dự trữ

(còn tiếp)

Nước nào cũng có món thịt kho giông giống, mình không rõ, đọc thấy nói Moo palo, do người Quảng Đông, Triều Châu đem vào Thái Lan vào thế kỷ 19.

Mình nghĩ cũng có thể do người Việt đem vào? giả thuyết ...
Hồi mình ở Thái 1 tháng đươc ra chợ Thái một lần, có gặp người Việt buôn bán ngoài chợ mà không nói được tiếng Việt, chỉ nói chút tiếng Anh là ông bà là người Việt .
Có làng cho họ sống đời này qua đời khác mà chính phủ Thái không cấp giấy tờ chính thức công dân Thái cho họ, đại khái vậy .

Người VN chạy qua Thái từ thế kỷ 18, chạy theo Vua Gia Long, vua thì về, dân phải ở lại, thời kỳ đàn áp Thiên Chúa giáo, chạy vì thế chiến, ...
....

ốc
06-21-2023, 08:22 PM
Không chơi nước tương, xì-dầu nhe thầy Ốc Ba Huyền, luôn có thắng đường lấy màu kho đàng hoàng.

Kho nước mắm hôi nhà lắm. Hàng xóm cũng phải hửi theo.

Hồi ở Sài gòn má hay kho thịt heo nước hàng như vậy nhưng cắt dừa hoặc măng kho chung, không có trứng.

Triển
06-22-2023, 09:46 AM
Chào tất cả,
Chữ tàu ở đây viết thường chứ không viết hoa, cho nên không có nghĩa là nước/ người Tàu. Chữ tàu đây có nghĩ là nước lợ, không hẳn mặn cũng không hẳn ngọt theo tiếng miền Nam. Thí dụ có mấy địa danh trong Nam như sông Lòng Tàu. Nếu bỏ chữ tàu đi vì tự ái dân tộc, còn hai chữ "thịt kho" thì lại chung chung quá, vì có bao nhiêu kiểu cách kho. Dân Bắc, Trung cũng dĩ nhiên kho thịt thiếu gì nhưng khác kiểu trong Nam là không có nước dừa. Cá kho kiểu Nam cũng khác ngoài Trung, Bắc cho nên nếu nói chung chung "Vietnamese braised catfish" thì ai biết kiểu gì. Thành thử chữ dịch ra tiếng Anh lẽ ra phải thêm hai chữ "Southern style".


Mình không biết chữ "tàu" là lờ lợ nhe. Mới nghe lần đầu thật đó. Tuy nhiên không sao, nếu là vậy thì là vậy. Thịt kho kiểu Nam kỳ mà không có chữ "tàu" đúng là không biết thịt cắt bự. Vì thịt kho tộ cũng là một món đặc sản của dân Nam kỳ. Nhưng thịt cắt nhỏ, không chém năm phân như thịt kho tàu. Thịt kho tộ cũng không có kho mặn đâu. Dân Nam kỳ khoái ăn ngọt. Cho nên vị nêm luôn luôn hơi ngọt. Món thịt kho tàu cuốn bánh tráng thì giảm bớt một ít muối vì bánh tráng mặn, chứ nếu kho thịt kho tàu mà ăn với cơm trắng thì cũng nêm nếm vừa ăn đậm đà, chứ không có nêm lạt đâu, và không ăn với dưa giá mà ăn với dưa cải.

Nói chung ngoài Bắc chém to kho mặn, thì trong Nam chỉ có mỗi món thịt kho tàu là cắt bự và kho ngọt. Món mặn duy nhất dân Nam kỳ làm là món thịt xào mặn. Mà nói mặn là mặn vậy thôi chứ cũng lại nêm ngọt ngọt. Dân Nam kỳ hảo ngọt.




Nhìn quả trứng của ông chef Jerry Mai, bị móp méo thấy mất thẩm mỹ, và không ngon. Thịt thì thấy màu nâu nhưng lẽ ra nên có ít nhất một miếng có phần da nằm lên trên cho người ta thấy. Rồi không biết anh ta có dọn kèm theo dưa giá hay không? Nếu thiếu dưa giá thì khác nào burger thiếu fries. Đọc lại thì biết anh ta đem chiên trứng trước khi kho, hèn gì nhìn bên ngoài có vết rám. Không biết kiểu này do anh ta tự chế ra hay là đã có người nào làm trước rồi, khi ở VN, hoặc do chính gia đình làm? Chiên rồi khi có lẽ làm lòng trắng hơi dai? Chưa nếm thử cho nên chưa dám khẳng định. Lòng đỏ thì thấy chưa chín hẳn, cái này cũng khác kiểu truyền thống. Nhiều người như dân Nhật họ khoái ăn trứng mà lòng đỏ còn tái như vậy, thậm chí họ còn ăn trứng sống.


Chắc "phăng" rồi, luộc trứng "lòng đào" (lòng đỏ còn dẻo chưa cứng ) rồi chiên và cho vô nồi kho sau nên mới vậy, dai rồi dẻo ? thử mới biết ...

Gọi là hồng đào chứ không phải lòng đào nữ sát thủ. Tuy nhiên trứng kho thịt mà để hồng đào là không "dẻ" được, cắt ra cuốn bánh tráng cũng khỏi thấy mùa Xuân vì nó chảy ra nước thịt hết. Mình nghĩ là bà đầu bếp ở xứ Meo bần này phịa ra vậy thôi coi cho phá cách một tí. Chứ trứng để hồng đào thấy không ham.



Kho nước mắm hôi nhà lắm. Hàng xóm cũng phải hửi theo.
Đừng bỏ nhiều, chỉ bỏ chút xíu lúc ướp ban đầu và chiên cho săn thịt rồi kho, chừng chín rồi sắp lấy ra mới nêm thêm nước mắm, vặn lửa lớn rồi bắc xuống. Y hệt như làm thịt xào mặn vậy. Hàng xóm mà nghe mùi thơm chỉ có nước đem tô qua xin vì thèm thôi chứ không có on đơ gì đâu.

Triển
06-22-2023, 10:53 AM
Đá kho Tàu: Tô đông pha tái sanh

Chinese culinary craze of stir-fried stones
https://i.guim.co.uk/img/media/46aecacc839376f17090402117ff3a56d1962352/0_0_1214_728/master/1214.jpg?width=620&quality=85&dpr=1&s=none

Có đá đổ vạ cho cơm.
(Tục ngữ)


Món đá xào lăn này chắc chôm từ món ốc xào dừa của Việt Nam á. Ốc xào dừa cũng đâu có gì ăn, hút chụt chụt rồi quăng cái phẹt vậy thôi.


https://www.youtube.com/watch?v=PB679ChFVa8

ốc
06-22-2023, 06:13 PM
Món đá xào lăn này chắc chôm từ món ốc xào dừa của Việt Nam á. Ốc xào dừa cũng đâu có gì ăn, hút chụt chụt rồi quăng cái phẹt vậy thôi.



Ừa trái dừa để kho thịt còn hơn.

“Lòng tàu” là cái lòng máng đó. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

- tàu: từ chữ TÀO (槽)

(còn tiếp)

Thùy Linh
06-22-2023, 06:55 PM
:)
Chào Ngũ đại sư ca, Hư Tâm công tử, Ốc tiên sinh
Món có đá, bắt chước Trạng Quỳnh .

Miền Tây sông nước có món tôm càng kho tàu , là tôm càng có màu xanh, đầu pự, có gạch ăn ngon nhớ đời.

Quê ngoại hồi xưa tôm, cá tràn đồng, có nhiều dưới sông, rạch, mương, ao, đìa .
Sau mùa lúa, tát mương, đìa cá, tôm rất là nhiều, cá lóc, cá trê, cá dầy sống đem "rộng" (nghe nói không biết chữ viết) trong lu .
Làm cá phơi khô, làm mắm ăn dần, cá nhỏ làm nước mắm, tôm, tép cả chục ký chia nhau ăn liền.

Bắt tôm về nhà, con nít thích thì đốt lửa nướng tôm :z67: ăn ngon, thơm, thịt dai, ngọt hết sẩy con cào cào .

Nhớ bà ngoại TL chọn những con tôm càng lớn nhiều gạch, thịt dai, tươi sống, lột vỏ, lấy gạch ra để riêng, ướp chút muối, kho nước mắm đồng, nước dừa tươi rồi sau cùng mới trộn gạch tôm áo đều vô có màu cam tự nhiên nhìn rất bắt mắt, thèm nuốt nước mín ...
Thịt tôm áo lớp gạch tôm, gia vị ăn với cơm nóng nấu gạo mới giống lúa Rạ Vàng thơm, ngon, béo không tả được .

Nhà ngoại nấu cơm hay chắt nuớc cơm rồi mới ghế cơm, nước cơm chắt từ gạo mới hơi đặc đặc húp nửa chén khi còn ấm beo béo ngon lém :z67:

tôm càng, photo thuysanvietnam

https://thuysanvietnam.com.vn/wp-content/uploads/2023/01/Tom-cang-xanh.jpg


Tôm kho tàu này màu giống giống, tôm kho tàu của ngoại cứ để trong ơ đất nung , đem lên bàn ăn .
photo thuysan

https://i.ytimg.com/vi/7seI6IP6Sxc/maxresdefault.jpg

Tôm càng nướng than

https://i.ytimg.com/vi/mSJm4Nt6YR0/hqdefault.jpg

Triển
06-22-2023, 10:10 PM
:)
Chào Ngũ đại sư ca, Hư Tâm công tử, Ốc tiên sinh
Món có đá, bắt chước Trạng Quỳnh .

Miền Tây sông nước có món tôm càng kho tàu ,



Nữ sát thủ bông hường nhắc món tôm kho tàu mình mới nhớ, bên này cũng có cái con mạng thủy này. Tuy nhiên khác với tôm có thịt, con này cũng kiểu con ba khía của miệt Cà Mau, không có cái gì để ăn mà người ta cũng khoái. So sánh với cục đá đâu có khác gì. :)

https://tellermitte.de/wp-content/uploads/2021/02/60842-Flusskrebs-5.jpg

Thùy Linh
06-22-2023, 10:56 PM
:)
Ngũ soái ca, nó giống con tôm nước ngọt yabby của Úc TL đi bắt lúc trước, càng lớn như càng cua, cái đầu to sọ không có gạch gì, mình thịt có chút à mà ăn ngon.

Đem về lấy càng ngoe tươi đem ngâm làm ...ba khía, còn mình tôm luộc lên, thịt ngâm giấm ngon á .

TL bắt nó nè

http://i28.photobucket.com/albums/c202/ThuyLinh_/Uc%20Chau/DSC08342.jpg


https://hosting.photobucket.com/albums/c202/ThuyLinh_/Animals/.highres/DSC00333-Copy.jpg


http://i28.photobucket.com/albums/c202/ThuyLinh_/Uc%20Chau/DSC08392.jpg

hư tâm
06-23-2023, 12:01 PM
Thật ra, cái ý kiến về chữ "tàu" mà ht nói ở trên là của ông nhà dzăng Bình Nguyên Lộc. Tuy chỉ là một giả thuyết nhưng ht đồng tình với quan điểm này vì các lý do: thứ nhất, như ai cũng thấy là người Tàu kho với xì dầu, thứ hai là họ không có hột dzịt (qua hải ngoại vì dân bản xứ hổng hảo trứng dzịt nên chúng ta đành thay bằng hột gà), thứ ba là họ không có nước dừa.

Trích bài báo trên tờ Giai phẩm Xuân Người Việt 2020.

https://i.postimg.cc/3wpBkzy8/IMG-20230623-100953-3.jpg (https://postimages.org/)

https://i.postimg.cc/VNLKVK5m/IMG-20230623-101224-3.jpg (https://postimages.org/)

ốc
06-23-2023, 03:18 PM
Dân Bắc kỳ cũng gọi là thịt kho Tàu từ trước khi vô Nam, làm sao họ biết xài tiếng miền Tây của bác Lộc?

Thiệt ra thời xưa đó, nước mắm cũng không dễ kiếm nếu không ở gần vùng biển. Má kể Hà nội cũng phải do người ta đi buôn đem từ Hải phòng hay Thanh hoá bằng xe lửa không đủ bán. Hà nội có băm mấy phố phường mà hông có một phố hàng nước mắm nào cả. Xì dầu thì có ruộng trồng đậu nành là làm được tại chỗ. Mấy ông sư trong chùa làng chuyên môn tự làm xì dầu.

Sau này vô trong Nam dễ kiếm nước mắm, nước dừa thì mới bắt đầu kho thịt như vậy, món gì cũng thay đổi theo thời, theo nơi y như phở bây giờ có dầu cháo quẩy.

Nhập gia tuỳ tục, thịt kho tuỳ hứng.
(Tục ngữ)

hư tâm
06-23-2023, 04:33 PM
Nếu người Bắc cũng đã có thịt kho tàu trước di cư 54, vậy thì chữ tàu chỉ còn có nghĩa là người Tàu. Mà có điều hơi lạ là, nếu dân Tàu (đa số là Quảng Đông, Phúc Kiến) đưa qua VN, trước tiên là ở miền Bắc, họ không ăn thịt kho tàu mà ăn những món khác như vịt quay, xá xíu, heo quay, cơm chiên Dương Châu, mì xào giòn, hoành thánh, bánh bao, mì vịt tiềm thuốc Bắc v.v.

Thùy Linh
06-23-2023, 07:27 PM
:)
Ngũ nguyên soái, Hư Tâm công tử, Ốc tiên sinh

Ngoài Bắc chắc hồi xa xưa là người Tàu đem qua nhiều món ăn kể thêm theo sau Hư Tâm ...
sủi cảo, há cảo, hủ tiếu, phá lấu, dim sum, bào ngư xào nấm Đông cô, đậu hũ Tứ Xuyên, ngan quay Quảng Đông, cháo tiều, cá hấp gừng hành xì dầu, lẩu Tứ Xuyên, lẩu khô Hồ Nam, lẩu Quảng Đông, sườn heo chua ngọt, gà nướng Cái bang, mì Trường Thọ, bún Vân Nam, .v..v..., thì món thịt kho Tô Đông Pha cũng có thể bò sang miền Bắc trước vì địa hình biên giới 2 nước ?

Hơn 1000 năm trước ông Tô lấy công thức món thịt kho Huy Tông ở Từ Châu, thêm vô, bớt ra đem cho người Hoa ăn mà thành món thịt kho nổi tiếng TQ.

Đồ ngọt của người Hoa ở VN : bánh pia', bánh thuẩn, sâm bổ lượng, cà phê kho, bánh tổ, kẹo hồ lô, tàu phớ, ....
Chè Hoa ( chè bo bo trứng cút, chè đu đủ quy linh, củ năng, hột gà, chè đau hũ hạnh nhân, chè hột gà trà, ...),

Triển
06-23-2023, 08:32 PM
:)
gà nướng Cái bang



Khoan khoan, cái vụ này là món của Kim Dung nha. Lạng quạng ổng hiện lên chưởng cho một phát à. :z13:

Triển
06-23-2023, 08:37 PM
theo nơi y như phở bây giờ có dầu cháo quẩy.


Cái này là ăn chắc mặc Tàu. Còn trong cuộn băng cassette Làng Việt Nam ở Phi Luật Tân người Việt không còn cơ hội đi định cư nữa, người ta ở đó luôn. Có người cũng buôn bán, mở quán phở. Thế là thực khách ban đầu là những người Phi ít tiền, nhưng cần ăn chắc mặc bền, nên tiệm phở Việt nơi đó kèm thêm ổ bánh mì nữa, thành luôn một cái gu mới, vừa chấm vừa ăn. Sau này có là "Phở Phi" thì cũng gốc tị nạn nha.

Triển
06-23-2023, 08:40 PM
Thật ra, cái ý kiến về chữ "tàu" mà ht nói ở trên là của ông nhà dzăng Bình Nguyên Lộc.


Có ông giáo sư Trần văn Khê gì đó giang hồ đồn trên mạng, cũng hùa theo. Nhưng thì tàu nào cũng là tàu, học giả học thiệt gì cũng hông có sao. Mỗi một giai thoại là một niềm vui làm thành chuyện cổ tích cho ẩm thực quê nhà.

HXhuongkhuya
06-24-2023, 06:07 AM
Chào quán nhà hàng xóm, chào chủ quán cùng khách trong quán.

Món ăn này nhà HK chỉ gọi là Thịt Kho Trứng.
Thịt Kho Tàu ngày xưa nhà làm như vậy, theo hướng dẫn của người Hoa, thân với gia đình: Thịt ba rọi loại ngon, heo sữa là ngon nhất, xắt to bản và dài tuỳ ý thích. Gia vị ướp thịt qua đêm gồm có Ngũ Vị Hương, muối, Tiêu, Tỏi, Hành Hương (tuỳ ý gia giảm), nhưng bắt buộc phải có Chao, Chanh Muối, Tàu Xì (một loại đậu đen làm tương muối chăng?) và một loại Cải Thảo phơi khô của người Hoa. Đặc biệt miếng thịt ba chỉ, phần da được phết một lớp Mật Ong rồi chiên giòn, sau đó mới kho riu riu qua đêm, thịt mềm rục nhưng không nát, nước xâm xấp, mỡ tươm nhiều. Món này thường dùng với xôi. Ngày bé được ăn món này thì thích lắm, bây giờ thấy không dám ăn.

HK đi ngang góp thêm ít chữ. Nếu có ai viết về món Thịt Kho Tàu này trong đây rồi, bỏ qua phần của HK. Chúc Quán vui, Phố vui!

hư tâm
06-24-2023, 12:12 PM
:)
Ngũ nguyên soái, Hư Tâm công tử, Ốc tiên sinh

Ngoài Bắc chắc hồi xa xưa là người Tàu đem qua nhiều món ăn kể thêm theo sau Hư Tâm ...
sủi cảo, há cảo, hủ tiếu, phá lấu, dim sum, bào ngư xào nấm Đông cô, đậu hũ Tứ Xuyên, ngan quay Quảng Đông, cháo tiều, cá hấp gừng hành xì dầu, lẩu Tứ Xuyên, lẩu khô Hồ Nam, lẩu Quảng Đông, sườn heo chua ngọt, gà nướng Cái bang, mì Trường Thọ, bún Vân Nam, .v..v..., thì món thịt kho Tô Đông Pha cũng có thể bò sang miền Bắc trước vì địa hình biên giới 2 nước ?

Hơn 1000 năm trước ông Tô lấy công thức món thịt kho Huy Tông ở Từ Châu, thêm vô, bớt ra đem cho người Hoa ăn mà thành món thịt kho nổi tiếng TQ.

Đồ ngọt của người Hoa ở VN : bánh pia', bánh thuẩn, sâm bổ lượng, cà phê kho, bánh tổ, kẹo hồ lô, tàu phớ, ....
Chè Hoa (chè bo bo trứng cút, chè đu đủ quy linh, củ năng, hột gà, chè đau hũ hạnh nhân, chè hột gà trà, ...),



Thùy Linh,
Công nhận Thùy Linh thuộc nhiều món ăn Tàu, chắc mê đồ Tàu lắm phải không? j/k Có thêm một thuyết lý giải chữ "tàu" : hồi xưa dân đánh cá kho thịt mang lên tàu để ăn cơm khi lênh đênh trên biển.

Tóm lại thì ý nghĩa của chữ "tàu" vẫn tối thui như đêm 30, cho dù nó có xuất xứ từ bên Tàu thì món này đã là một món ăn thuần túy Việt. Cái này thì chắc ăn như bắp rồi, không còn bàn cãi, hồ nghi gì nữa.

dulan
06-24-2023, 01:12 PM
Chào quán nhà hàng xóm, chào chủ quán cùng khách trong quán.

Món ăn này nhà HK chỉ gọi là Thịt Kho Trứng.
Thịt Kho Tàu ngày xưa nhà làm như vậy, theo hướng dẫn của người Hoa, thân với gia đình: Thịt ba rọi loại ngon, heo sữa là ngon nhất, xắt to bản và dài tuỳ ý thích. Gia vị ướp thịt qua đêm gồm có Ngũ Vị Hương, muối, Tiêu, Tỏi, Hành Hương (tuỳ ý gia giảm), nhưng bắt buộc phải có Chao, Chanh Muối, Tàu Xì (một loại đậu đen làm tương muối chăng?) và một loại Cải Thảo phơi khô của người Hoa. Đặc biệt miếng thịt ba chỉ, phần da được phết một lớp Mật Ong rồi chiên giòn, sau đó mới kho riu riu qua đêm, thịt mềm rục nhưng không nát, nước xâm xấp, mỡ tươm nhiều. Món này thường dùng với xôi. Ngày bé được ăn món này thì thích lắm, bây giờ thấy không dám ăn.

HK đi ngang góp thêm ít chữ. Nếu có ai viết về món Thịt Kho Tàu này trong đây rồi, bỏ qua phần của HK. Chúc Quán vui, Phố vui!



...

:z57::z57::z57:

Xin chào "Thịt- kho..." và quan khách trong nhà N5 nhé!

HX, dulan biết và từng làm món thịt kho như HX viết ở trên, nhưng cách kho này nhiều gia vị, ít người kho theo kiểu này đó HX!
À, tớ có một ít cá, để tớ đem vào bếp, cậu chỉ tớ kho kiểu của cậu nha :)

...


Hạ chí nắng ấm uống sinh tố nha cả nhà:
https://i.postimg.cc/85pGw1JL/IMG_20230619_175358.jpg (https://postimages.org/)



...

Thân mến và chúc vui ngày Hạ chí :z57:
Dulan
...

ốc
06-24-2023, 02:00 PM
Có thêm một thuyết lý giải chữ "tàu" : hồi xưa dân đánh cá kho thịt mang lên tàu để ăn cơm khi kênh trên trên biển.

Cũng có lý. Hồi đó đi vượt biên nhớ má có kêu xách theo lon thịt kho Tàu để ăn trên tàu.

Vậy thì phở Tàu bay chắc cũng có ý nghĩa đó.

Bỏ thêm giờ nghiên cứu ở viện Google lại thấy một cách giải thích khác: người Tàu gọi thịt kho Tàu là… Tàu yu bak.

Xong vô Youtube tìm ra cách kho Tàu yu bak của chị Năm (Mrs. 5).


https://www.youtube.com/watch?v=h3S7Rz6dD0s&t=3s

tà áo xanh
06-24-2023, 02:16 PM
Chào tất cả nha,

Đúng rồi, đặt 1 tụ chung với Ốc.
Gõ xong chưa mang vô.

Tên món này tự mình suy ra thôi (đúng sai hên xui), từ cách phát âm người Việt (người miền Nam) gọi Xì Dầu (Nước Tương) là "Tàu Vị Yểu". Mình còn hay nghe gọi nước tương đen là Tàu Xì.

Món này, theo mình, từ nguồn gốc bên Tàu (Chinese), Phúc Kiến. Có lẽ theo chân người Triều Châu di cư vào miền Nam Việt Nam từ xa xưa, mốc thời gian nào mình chưa chắc chắn. Tên gốc tiếng Phúc Kiến là "Tau you bak" 豆油肉 (nghĩa là Thịt Kho Nước Tương).

Sau đó, hòa nhập với người Việt nên có lẽ ban đầu gọi là Thịt Kho Tàu Vị Yểu, lâu ngày gọi tắt cho gọn là Thịt Kho Tàu.

Thịt Kho Tàu hiện hữu ở vùng Nam Bộ trước tiên. Món này nguyên thủy ở Phúc Kiến đã dùng trứng vịt.

Khi được Việt hóa thì người miền Nam biến tấu kho thêm với nước dừa, nước mắm v.v..., cũng như lược bớt mấy gia vị đậm mùi đặc trưng của người Tàu trở thành thuần túy một món Việt.

Món này có khi kho với thịt heo quay và trứng chiên, có lẽ theo phong cách người Quảng Đông. Để bữa nào "xợt" rồi nghiền ngẫm sao hén.

hư tâm
06-24-2023, 02:46 PM
Đúng là nhờ nhiều cái đầu hợp lại mới dần soi sáng vấn đề này, nhất là nhờ ốc và O Xanh.
Chữ tau yu bak, đọc theo âm Hán Việt là "đậu du nhục", thịt kho đậu tương. Từ chữ ban đầu "đậu" dần dà bị đọc trệch ra là "tàu". Rồi bị rút gọn, bỏ chữ "du", "tương", cuối cùng Việt hóa thành ba chữ "thịt kho tàu". ht thích nồi thịt kho tàu, trứng vịt còn có thêm măng.

Edit. Về vấn đề đọc trệch chữ "đậu" ra "tàu" thì hợp lý đối với người Nam, vì một bằng cớ là họ đọc chữ "đậu hủ" là "tàu hủ". Người Bắc thì vẫn phát âm/ viết chữ "đậu" như trong chữ "đậu phụ". Vậy tại sao người Bắc cũng gọi là "thịt kho tàu" ? Có thể do họ học từ người Nam ? Trước 1954 vài chục năm đã có một số người Bắc vô trong Nam làm việc, sinh sống như ông thi sĩ nổi tiếng sành ăn uống Tản Đà (về Bắc, ông này khen món củ kiệu chua người Nam là ngon bá chấy). Rồi khi họ về Bắc, họ nấu món này và giữ nguyên tên theo cách phát âm của dân Nam ?

Thùy Linh
06-24-2023, 05:33 PM
Thùy Linh,
Công nhận Thùy Linh thuộc nhiều món ăn Tàu, chắc mê đồ Tàu lắm phải không? j/k Có thêm một thuyết lý giải chữ "tàu" : hồi xưa dân đánh cá kho thịt mang lên tàu để ăn cơm khi lênh đênh trên biển.

Tóm lại thì ý nghĩa của chữ "tàu" vẫn tối thui như đêm 30, cho dù nó có xuất xứ từ bên Tàu thì món này đã là một món ăn thuần túy Việt. Cái này thì chắc ăn như bắp rồi, không còn bàn cãi, hồ nghi gì nữa.

hahaha cũng không hẳn, kể Hư Tâm công tử nghe

Hồi ở VN nhà gia đình mình bước ra trước sân là chợ, từ nhỏ mình biết ăn hàng nhẵn mặt với người trong chợ
Người Hoa cư ngụ buôn bán làm ăn trong chợ cũng nhiều .
Nhà sát bên tay trái người Việt gốc Hoa, bên phải cách 5,6 căn là ông Tiều ốm, ông Tàu mập (ai cũng gọi vậy vì không biết tên)
Nhà ông Tiều ốm gốc Triều Châu bán chạp phô, bày bố thiếu ánh sáng nhìn tối om, ăn mặc lè phè mà dọn cơm ăn ngon lắm, nhiều món.
Ông Tàu mập gốc Quảng Đông nhà sáng sủa, khang trang buôn bán đồ đạc, vải thì ăn ít món, bữa ăn nào cũng uống canh.

Nói chung nhà mặt tiền ai cũng buôn bán, làm nhà hàng Tàu, chưa kể ngoài chợ có rất nhiều sạp buôn bán đủ thứ hết, chiều họ dẹp hàng về nhà thì người khác dọn hàng ăn vặt buổi tối ra, đủ thứ món.
Người qua kẻ lại gánh hàng rong, rao bán bánh đội trên đầu bán suốt ngày.
Ba mình rảnh cũng thường đổi món cho đi ăn món Tàu lạ miệng.

Mình đi Trung Quốc 2 lần đến nhiều nơi Nam Ninh, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Quảng Châu, Thâm Quyến, Lạc Dương, Hàm Dương, Tây An.
Đi khác tỉnh ăn khác món, đặc sản, ngoài ăn sáng buffet, một bữa ăn trưa, chiều bày ra có 8-9 món lận, dĩ nhiên có những món của tỉnh khác họ cũng cho ăn như tàu hũ, lẩu Tứ Xuyên, lẩu Hồ Nam, v...v... chỗ mình chưa đến .
Tối mình còn kêu taxi đi ra ngoài phố ăn hàng nữa:z45:.

Ăn đồ ăn Tàu vài hôm ngán lắm Hư Tâm à, rau cải họ xào sệt sệt dầu với bột corn flour, ngán quá mình nói HDV bảo họ luộc cho mình ăn nước tương.

Hơn 10 năm trước mình có bắt đầu "Du lịch Trung Quốc" rồi bỏ ngang vì bận và ngại là "quảng cáo" đâu ai ưa TQ. Thật ra dân chúng TQ bị tẩy não lâu đời chứ họ sống dưới chế độ CS cũng khổ lắm.
Trong đây nè, ôi coi lại mới nhớ có tỷ tỷ RCQ z57:

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2078-Du-L%E1%BB%8Bch-Trung-Qu%E1%BB%91c-Th%C3%B9y-Linh

Triển
06-24-2023, 08:55 PM
Khi được Việt hóa thì người miền Nam biến tấu kho thêm với nước dừa, nước mắm v.v..., cũng như lược bớt mấy gia vị đậm mùi đặc trưng của người Tàu trở thành thuần túy một món Việt.


Món hủ tiếu giữ nguyên vị nước tương cho tới ngày hôm nay. Cho nên mình không đồng ý giá thuyết "tàu" ....lai (phải hỏi qua xẩm Nú nữa). Không bấm lai. :)

Bánh canh, phở, bún mọc, bún riêu, bún thang .....v.v.v tất cả những món nước của người Việt đều dùng nước mắm để nêm. Nhưng hủ tiếu vẫn giữ nguyên bản chất và cách nấu ở các vật liệu chủ lực. Không tin mọi người có thể tra tại viện Gu gồ của thầy Ốc.

Khoan khoan 3: nấu theo nguyên liệu của người Hoa, nồi thịt kho sẽ toàn là mùi ngũ vị hương, dầu hào, dầu ..... mè và 8 lít nước tương của thầy Ốc. Cho nên theo mình nha, thay đổi "từ gốc" thì cái ngọn cũng chẳng còn. Vì vậy món thịt kho này đề nghị toàn cõi Việt Nam gạch giùm chữ "tàu" ra cho nó "ta"!

Thịt kho ta! Chịu hông, chịu thì đề nghị cho mấy lai đi. kakaka

Tái bấm: Trù thần mà làm cá kho đem vô đây thì cũng sẽ được duyệt thành phẩm, và "xét nghiệm" hoàn cảnh xuất xứ. Nếu không xong sẽ đưa khổ chủ lên "ghế nóng" để trắc nghiệm.:z13:

Triển
06-24-2023, 09:21 PM
Cũng có lý. Hồi đó đi vượt biên nhớ má có kêu xách theo lon thịt kho Tàu để ăn trên tàu.

Vậy thì phở Tàu bay chắc cũng có ý nghĩa đó.




Hm, hồi xưa quân lực Việt Nam Cộng Hòa xài nhiều "đầm già" lắm mà chưa thấy có món gì. Không biết dân truyền tin Lính Đại Ca có ăn chè trên đầm già bao giờ chưa?

Triển
06-24-2023, 09:23 PM
B52

https://www.foodtempel.de/wp-content/uploads/2023/03/Starker-B-52-Shot-Cocktail-mit-Kaffeelikoer-Sahnelikoer-und-Triple-Sec.jpg.webp

Thùy Linh
06-25-2023, 07:20 AM
Cho nên theo mình nha, thay đổi "từ gốc" thì cái ngọn cũng chẳng còn. Vì vậy món thịt kho này đề nghị toàn cõi Việt Nam gạch giùm chữ "tàu" ra cho nó "ta"!

Thịt kho ta! Chịu hông, chịu thì đề nghị cho mấy lai đi. kakaka


Nghe ông, bà cha mẹ trong gia đình TL không gọi thịt kho tàu, chỉ gọi quê mùa là " thịt kho nước dừa " .:)
mà tôm kho gạch thì gọi ...tôm kho tàu .

hư tâm
06-26-2023, 12:08 PM
hahaha cũng không hẳn, kể Hư Tâm công tử nghe

Hồi ở VN nhà gia đình mình ở bước ra trước sân là chợ, từ nhỏ mình biết ăn hàng người trong chợ nhẵn mặt.
Người Hoa cư ngụ buôn bán làm ăn cũng nhiều .
Nhà sát bên tay trái người Việt gốc Hoa, bên phải cách 5,6 căn là ông Tiều ốm, ông Tàu mập (ai cũng gọi vậy vì không biết tên)
Nhà ông Tiều ốm gốc Triều Châu bán chạp phô, bày bố thiếu ánh sáng nhìn tối om, ăn mặc lè phè mà dọn cơm ăn ngon lắm, nhiều món.
Ông Tàu mập gốc Quảng Đông nhà sáng sủa, khang trang buôn bán đồ đạc, vải thì ăn ít món, bữa ăn nào cũng uống canh.

Nói chung nhà mặt tiền ai cũng buôn bán, làm nhà hàng Tàu, chưa kể ngoài chợ có rất nhiều sạp buôn bán đủ thứ hết, chiều họ dẹp hàng về nhà thì người khác dọn hàng ăn vặt buổi tối ra, đủ thứ món.
Người qua kẻ lại gánh hàng rong, rao bán bánh đội trên đầu bán suốt ngày.
Ba mình rảnh cũng thường đổi món cho đi ăn món Tàu lạ miệng.

Mình đi Trung Quốc 2 lần đến nhiều nơi Nam Ninh, Quảng Đông, Bắc Kinh, Thượng Hải, Nam Kinh, Tô Châu, Hàng Châu, Thẩm Quyến, Lạc Dương, Hàm Dương, Tây An.
Đi khác tỉnh ăn khác món, đặc sản, ngoài ăn sáng buffet, một bữa ăn trưa, chiều bày ra có 8-9 món lận, dĩ nhiên có những món của tỉnh khác họ cũng cho ăn như tàu hũ, lẩu Tứ Xuyên, lẩu Hồ Nam, v...v... chỗ mình chưa đến .
Tối mình còn kêu taxi đi ra ngoài phố ăn hàng nữa:z45:.

Ăn đồ ăn Tàu vài hôm ngán lắm Hư Tâm à, rau cải họ xào sệt sệt dầu với bột corn flour, ngán quá mình nói HDV bảo họ luộc cho mình ăn nước tương.

Hơn 10 năm trước mình có bắt đầu "Du lịch Trung Quốc" rồi bỏ ngang vì bận và ngại là "quảng cáo" đâu ai ưa TQ. Thật ra dân chúng TQ bị tẩy não lâu đời chứ họ sống dưới chế độ CS cũng khổ lắm.
Trong đây nè, ôi coi lại mới nhớ có tỷ tỷ RCQ z57:

https://dtphorum.com/pr4/showthread.php?2078-Du-L%E1%BB%8Bch-Trung-Qu%E1%BB%91c-Th%C3%B9y-Linh


Thùy Linh,
Thùy Linh được ăn đồ ăn Tàu nhiều hèn chi nhớ nhiều. Có lần ht nghe có người kia khuyên những ai đi "tham quan" TQ nên thủ một mớ mì gói để ăn vì lý do đồ ăn Tàu, hay cụ thể là đò ăn TQ ngán lắm như "trải nghiệm" của TL. Hình như đồ ăn Tàu ở ngoài TQ đỡ ngán hơn thì phải, vì đầu bếp họ phải gia giảm vấn đề dầu mỡ cho hợp khẩu vị dân bản xứ (Mỹ, Pháp, Canada, Úc ...) Trong các đồ ăn Tàu thì ht thích nhất đồ ăn Tứ Xuyên vì nó rất cay.

Góp ý nhỏ với TL về chữ Thẩm Quyến. Hồi trước ht cũng đọc là Thẩm Quyến vì sách báo ở đâu cũng ghi như vậy, nhưng gần đây tra tự điển thì mới biết ai đó đã phiên âm sai. Mấy năm nay báo chí bên VN cũng đã sửa lại là Thâm Quyến.

Theo Wikipedia : Thâm Quyến (Shenzhen, tiếng Trung: 深圳)
深 thâm (Từ điển Hán Việt. http://vdict.co/index.php?dict=hans_viet&word=%E6%B7%B1)

tà áo xanh
06-26-2023, 01:45 PM
Món hủ tiếu giữ nguyên vị nước tương cho tới ngày hôm nay. Cho nên mình không đồng ý giá thuyết "tàu" ....lai (phải hỏi qua xẩm Nú nữa). Không bấm lai. :)

Bánh canh, phở, bún mọc, bún riêu, bún thang .....v.v.v tất cả những món nước của người Việt đều dùng nước mắm để nêm. Nhưng hủ tiếu vẫn giữ nguyên bản chất và cách nấu ở các vật liệu chủ lực. Không tin mọi người có thể tra tại viện Gu gồ của thầy Ốc.

Khoan khoan 3: nấu theo nguyên liệu của người Hoa, nồi thịt kho sẽ toàn là mùi ngũ vị hương, dầu hào, dầu ..... mè và 8 lít nước tương của thầy Ốc. Cho nên theo mình nha, thay đổi "từ gốc" thì cái ngọn cũng chẳng còn. Vì vậy món thịt kho này đề nghị toàn cõi Việt Nam gạch giùm chữ "tàu" ra cho nó "ta"!

Thịt kho ta! Chịu hông, chịu thì đề nghị cho mấy lai đi. kakaka

Tái bấm: Trù thần mà làm cá kho đem vô đây thì cũng sẽ được duyệt thành phẩm, và "xét nghiệm" hoàn cảnh xuất xứ. Nếu không xong sẽ đưa khổ chủ lên "ghế nóng" để trắc nghiệm.:z13:


Đã nói đúng sai hên xui, mà có vẻ đúng nhiều hơn nha, hơi lai chút nhưng lai đại đi (cười). Tổ hợp trứng vịt và thịt mỡ thì có vẻ như là nhãn hiệu cầu chứng của người... Tàu.

Món hủ tiếu theo phần lớn các biến thể của người Việt vẫn có dùng nước mắm đó a5. Vị nước tương nhẹ hiều thôi. Phiên bản hủ tiếu nhà tà áo xanh có nước mắm và cả nước tương, củ cải trắng, cải xà-bấu (không thể thiếu), tôm khô... ái chà, nhằc thèm.

Thịt kho tàu thì cũng phần lớn thêm nước mắm, lượng nhỏ nước tương, cân bằng, nhưng cách miền Nam không cho Ngũ Vị Hương đâu, ngoại trừ nấu theo kiểu người Hoa. Mình chỉ cho thêm một hai cánh hoa hồi và hột ngò. Có người chỉ không cho nước mắm, chỉ nêm muối thôi.

Hư Tâm nhắc Tàu Hủ, Đậu Hủ hay lắm. Tàu hủ ki nữa nè. Thế thì sao gọi Bún Tàu, có ai biết không.

Chúc tất cả vui.

HXhuongkhuya
06-26-2023, 01:51 PM
. Thế thì sao gọi Bún Tàu, có ai biết không.



OLG (TAX) cho mình quá giang 1 câu, tại sao trà trồng ở Việt Nam mà lại gọi là Trà Tàu?
Ai có câu trả lời xin cho biết.

Thùy Linh
06-26-2023, 06:14 PM
Thùy Linh,
Thùy Linh được ăn đồ ăn Tàu nhiều hèn chi nhớ nhiều. Có lần ht nghe có người kia khuyên những ai đi "tham quan" TQ nên thủ một mớ mì gói để ăn vì lý do đồ ăn Tàu, hay cụ thể là đò ăn TQ ngán lắm như "trải nghiệm" của TL. Hình như đồ ăn Tàu ở ngoài TQ đỡ ngán hơn thì phải, vì đầu bếp họ phải gia giảm vấn đề dầu mỡ cho hợp khẩu vị dân bản xứ (Mỹ, Pháp, Canada, Úc ...) Trong các đồ ăn Tàu thì ht thích nhất đồ ăn Tứ Xuyên vì nó rất cay.

Góp ý nhỏ với TL về chữ Thẩm Quyến. Hồi trước ht cũng đọc là Thẩm Quyến vì sách báo ở đâu cũng ghi như vậy, nhưng gần đây tra tự điển thì mới biết ai đó đã phiên âm sai. Mấy năm nay báo chí bên VN cũng đã sửa lại là Thâm Quyến.

Theo Wikipedia : Thâm Quyến (Shenzhen, tiếng Trung: 深圳)
深 thâm (Từ điển Hán Việt. http://vdict.co/index.php?dict=hans_viet&word=%E6%B7%B1)

Hư Tâm công tử,
Quên kể là thời đi học, tối Thứ Bảy, Chủ Nhật mình đi làm thêm, pha rượu, nước uống trong bar của một nhà hàng Tàu rặt (Mã Lai gốc Hoa) mấy năm.
Trước khi bắt đầu làm, tất cả nhân viên cùng ngồi ăn với chủ, đầu bếp, phụ bếp đều là người Tàu, họ muốn nấu món gì nấu.
Hai vợ chồng tử tế lắm, ăn nói đàng hoàng, lịch sự, không lớn tiếng bao giờ, mình có làm sai biết cũng không nói gì, ví dụ mình hay pha nước sai bị bồi bưng trả lại quầy bar.
Họ sang Úc du học, ra trường kế toán và registered nurse mà chê không hành nghề, mở nhà hàng Tàu làm ăn phát đạt hơn.
Mình mặc đồng phục áo xường xám gấm đỏ như bồi bàn nữ, thực khách đại đa số người Úc.
Lúc điện thoại reo mình rảnh sẽ trả lời khách cần đặt đồ ăn đem đi, nên trong thực đơn có món gì mình biết hết, khách hàng hỏi món đó ra sao mình trả lời vanh vách...
Thực đơn tuyển lựa những món Tàu từ các tỉnh bên TQ .
Lắm khi khách đặt đồ mà không đến lấy, nhà bếp làm sai món thì chủ cho đem về nhà, ăn riết mình ngán quá.
Chưa kể hồi đó người đầu bếp chính thích mình, khi làm món ngon như tôm hùm/điệp xào gừng hành cho khách thì làm dư rồi đưa tới bar cho mình ghim ăn :z45:.

Đồ ăn Tàu tuỳ món tuỳ nơi, đồ ăn Bắc Kinh đa số dầu mỡ, đồ chiên, ngán ngược, như vịt quay Bắc Kinh, ăn một-hai lần thấy ngon, lần ba thì không ăn nổi nữa á .
Trung Quốc rộng lớn lắm, thí dụ ở Tây An tỉnh Thiểm Tây nổi tiếng nhiều loại mì, mì lạnh, mì nóng, mì trứng, mì rau ngon, nhẹ nhàng, dễ ăn .

A vậy à, hồi đó họ đưa giấy tờ viết Thẩm Quyến như vậy, bây giờ họ biết sai dù chỉ một dấu hỏi, chỉnh sửa cho đúng lại rất tốt :z67:, mình ít đọc bên VN, để mình chỉnh posts trong du lịch TQ, cảm ơn Hư Tâm nha .

dulan
06-26-2023, 08:01 PM
B52

https://www.foodtempel.de/wp-content/uploads/2023/03/Starker-B-52-Shot-Cocktail-mit-Kaffeelikoer-Sahnelikoer-und-Triple-Sec.jpg.webp





...



Chời, đông người vậy và N5 đem ít quá, ai uống ai nhịn ta ơi! dulan thêm nha:



Galliano Hot Shot:
https://i.imgur.com/X92LxKO.jpg







B 52:
https://i.imgur.com/D9F78x6.jpg







Baileys:
https://i.imgur.com/IyueEzg.jpg








Campari:
https://i.imgur.com/V1wspOo.jpg







Sangria Espagnole:
https://i.imgur.com/pLW2q2e.jpg






Martini au lait:
https://i.imgur.com/EKJbzfs.jpg







Espresso mint chocolate:
https://i.imgur.com/cmMZeiV.jpg






Coffee with caramel & whisky:
https://i.imgur.com/tvcc6Lr.jpg







Altos Tequila:
https://i.imgur.com/s0pp8OL.jpg







Winter drink (Úc đang là mùa đông mà):
https://i.imgur.com/08EYg5N.jpg



...



Khoan khoan 3: nấu theo nguyên liệu của người Hoa, nồi thịt kho sẽ toàn là mùi ngũ vị hương, dầu hào, dầu ..... mè và 8 lít nước tương của thầy Ốc. Cho nên theo mình nha, thay đổi "từ gốc" thì cái ngọn cũng chẳng còn. Vì vậy món thịt kho này đề nghị toàn cõi Việt Nam gạch giùm chữ "tàu" ra cho nó "ta"!

Thịt kho ta! Chịu hông, chịu thì đề nghị cho mấy lai đi. kakaka

...




Thấy Lục Vân Tiên uống 3 ly B52, haha..., nên dulan biết N5 nói dùng chữ "TA" chơi cho vui, chứ nghìn năm bị nô lệ...,
và ảnh hưởng văn hóa Indochina, thì một tỉ câu hỏi tiếp theo của Xanh và HX làm sao trả lời cho hết ha N5!

...

Dulan vẫy tay chào cả nhà nhé :z57:

...

Ngoc Han
06-27-2023, 08:01 AM
Thuỳ Linh và phố "Tàu"....

"Đồ ăn Tàu tuỳ món tuỳ nơi, đồ ăn Bắc Kinh đa số dầu mỡ, đồ chiên, ngán ngược, như vịt quay Bắc Kinh, ăn một-hai lần thấy ngon, lần ba thì không ăn nổi nữa á "
Nhớ lại lúc lang thang ở xứ Wales (Pays de Galles) có thử món vịt quay Bắc Kinh (nhà hàng Tàu) Có một cô mặc xường xám chỉ cách làm, cầm dao, cắt từng miếng thịt vịt bỏ vào bánh tráng Tàu:) cuốn lại với hành lá cắt dài, dưa leo cắt dài, carotte cắt dài + nước chấm (không có da) nhà hàng này có tên là Noble House, (định kêu một tô mì vịt tiềm, thấy bạn bè người Anh thích món này nên đành nhắm mắt...thử , chả có gì đặc biệt) muốn tới nơi này phải gọi điện thoại dành chổ trước mấy ngày

Du Lan, mấy ly cocktail thấy ngon quá, nhớ có một lần muà đông, vào nhà hàng Mễ, chủ quán mời mỗi người một ly Tequila với ớt cho ấm (mèn ơi cháy lưỡi luôn).

hư tâm
06-27-2023, 12:16 PM
Thắc mắc của Tà áo xanh và HuongKhuya.
- Tại sao có tên bún tàu? ht đoán có thể cũng cùng một lý do như món thịt kho ?
- Tại mần răng trà trồng ở VN lại gọi là trà tàu? Thú thiệt hôm nay ht mới biết có vụ này: trà trồng ở VN mà có tên trà tàu. Lúc trước, ht chỉ nghe trà trồng ở VN thì gọi tên địa phương như trà/chè Thái Nguyên, trà B'lao (Bảo Lộc), trà Huế... Vậy việc trà trồng ở VN lkaji gọi là trà tàu chắc mới có gần đây. ht cũng lại suy đoán thế này: trà được trải qua các "công đoạn" chế biến như ủ, rang, sấy, cách tạo hình dạng lá trà khô ... theo phong cách, kỹ thuật truyền thống của người Tàu chi nên mới gọi là trà tàu. Cũng tương tự như một nhà hàng bán sushi, sashimi, tempura, udon, ramen... ở Sài Gòn thì vẫn coi là thức ăn Nhật, nhà hàng Nhật, dù cả chủ quán, lẫn đầu bếp cho tới nhân viên, và cả nguyên liệu như tôm cá, rượu sake ... toàn là ma dê in Việt Nam. Mình đoán bừa vậy thôi, hy vọng sẽ có những ý kiến khác hay hơn. À nói tới sake mới chợt nhớ có lần xách về một chai sake bự 1.5 lít, về nhà coi kỹ mới biết nó made in California! Mọi thứ đều ở Cali: nước, gạo và cơ sở sản xuất, thế mà vẫn đóng nhãn là sake, rượu Nhật Bản.

Thùy Linh
06-27-2023, 06:10 PM
Thuỳ Linh và phố "Tàu"....


Nhớ lại lúc lang thang ở xứ Wales (Pays de Galles) có thử món vịt quay Bắc Kinh (nhà hàng Tàu) Có một cô mặc xường xám chỉ cách làm, cầm dao, cắt từng miếng thịt vịt bỏ vào bánh tráng Tàu:) cuốn lại với hành lá cắt dài, dưa leo cắt dài, carotte cắt dài + nước chấm (không có da) nhà hàng này có tên là Noble House, (định kêu một tô mì vịt tiềm, thấy bạn bè người Anh thích món này nên đành nhắm mắt...thử , chả có gì đặc biệt) muốn tới nơi này phải gọi điện thoại dành chổ trước mấy ngày


Hân ca ca, hồi muội làm trong nhà hàng Tàu cũng mặc xường xám, khách Úc nghĩ muội người ...Hoa, hay hỏi "Nỉ hào", muội cười "quò hỉn hào, xie xie nì " .
Muội đi đâu cũng hay gặp người Hoa, ở trại tỵ nạn cũng ở sát bên gia đình người Hoa ở Cam Bốt chạy nạn, chỉ cách nhau bởi một ....cái màn. :)

Tản mạn chuyện vịt quay .
Đúng vậy, món vịt quay Bắc Kinh, muội ăn tại BK, họ lạng thịt ra sẵn có da, còn không da vì khách Wales không dám ăn da, chê mỡ ? vịt quay không ăn da dòn thì phí cái phần ngon của dồ quay.
Vịt quay cuốn với loại bánh tráng nhỏ, dầy, mềm cùng cọng hành chẻ và dưa leo, chấm nước chấm riêng hơi sệt có vị dầu hào, xì dầu, giấm và những vị khác .

Nghe là món vịt quay này, người Bắc Kinh, Hàng Châu, Nam Kinh, Tây An ai cũng "giành" hồi xa xưa là có xuất xứ từ chỗ họ, trải qua thời gian, thì "thống nhất" tên gọi vịt quay BK.

Họ kể vầy nè, đúng giống vịt nào quay ngon, là loại vịt nuôi ở Bắc Kinh có cánh, chân ngắn, lưng dài, ức rộng, thịt của chúng thường có những lớp mỡ trắng giữa các thớ thịt.
Vịt nuôi thả vườn và cho ăn đậu nành nghiền nát thành sữa trong 30 ngày. Mỗi ngày vịt được cho ăn theo công thức đó năm lần trong vòng hai tuần lễ trước khi làm thịt, thịt vịt mới thơm và ít mỡ, có gan lớn và bộ lòng rất ngon.
Lứa vịt ngon nhất là vịt tới lứa vào mùa thu, mùa của những đồng lúa chín vàng, nước sạch trong veo, không khí mát.

So sánh ăn gà chạy bộ mà chạy trong môi trường nào, ăn thức ăn gì, ngũ cốc và côn trùng thiên nhiên sạch hay không, với gà công nghệ trong chuồng chỉ đủ chỗ đứng san sátr nhau, suốt đời mổ ăn đồ pha chế bột béo thổi cho nhanh lớn .

Dĩ nhiên ngày nay nhà hàng làm vịt nuôi công nghệ hàng loạt và vịt chúng ta mua trong siêu thị cũng vậy thôi làm gì có như họ miêu tả.

Vịt quay Bắc Kinh xơi tại Bắc Kinh 2 nhà hàng khác nhau, da tới lớp mỡ mới tới thịt, ai hông thích ăn béo đâu ! khen ngon là cái chắc :z45: thỉnh thoảng ăn lạ miệng thây ngon:z67:
Ở BK, bữa nào cũng thấy một bàn đồ ăn nhiều vậy, tàu hủ Tứ Xuyên, tôm ram, cá chiên, thịt xào cải, canh sườn heo, trứng tráng, ngán muốn ...tửng luôn, TL ăn ...chay !
Được là đặt trước nên có cơm trắng ăn, BK thôi, chỗ khác tuỳ .
nhờ nhà hàng luộc cho TL 1 dĩa rau lớn chấm nước tương, chớ đừng xào, nấu gì hết, họ nấu canh cũng để bột lền lền ăn rất ngán, TL hông thích .

Chủ, khách an vui nhé .

https://hosting.photobucket.com/albums/c202/ThuyLinh_/Thuy%20Linh/.highres/DSC01138Large.jpg


http://i28.photobucket.com/albums/c202/ThuyLinh_/Viet%20Nam/Trung%20Quoc/DSC00012.jpg

Triển
06-27-2023, 09:49 PM
Thế thì sao gọi Bún Tàu, có ai biết không.

Chúc tất cả vui.


Mình đoán mò vì trước khi có bún tàu (bún của người tàu) là đã có bún ta rồi, bún làm bằng bột gạo. Bún tàu trong vắt làm từ tinh bột bắp, đậu xanh hay gì nữa đó. Không biết bún tàu và miến có ra "cùng thời" không, nhưng miến vàng hơn và làm từ củ dong.

Theo Wiki của Tàu (https://zh.wikipedia.org/wiki/%E7%B2%89%E4%B8%9D), bún tàu được chế ra từ Sơn Đông (dưới vĩ tuyến Nam Hàn một tí), nhưng đến 1916, bún tàu mới được xuất cảng qua hải cảng Long Khẩu ra Á Châu. Có lẽ đó khi nó chui vào Việt Nam, là đã có bún từ phia rồi. Cho nên nó được gọi là bún tàu, kết luận này là của 5 Triển chứ viện Gu gồ không có nói. Nhiều người tài ba trên mạng còn viết nhiều về sợi bún như bài đăng trang SOI (http://soi.today/?p=186407) của tác giả Đặng Thái. Có lẽ từ khi Obama viếng Việt Nam mà người ta "soi" xét thiệt kỹ để có cái gì đó để làm niềm tự hào cho quốc gia.

Triển
06-27-2023, 09:55 PM
OLG (TAX) cho mình quá giang 1 câu, tại sao trà trồng ở Việt Nam mà lại gọi là Trà Tàu?
Ai có câu trả lời xin cho biết.


Có lẽ cũng là do xuất xứ. Tàu có nhiều loại trà danh tiếng Long Tỉnh và Hồng Trà (các loại khác cứ viết vô cửa nhà của viện Gu gồ hẳn nhận được câu trả lời. Vì lẽ đó người ta gom chung gọi là trà tàu, có cách trồng, phơi, và chế tạo kiểu khác trà Việt Nam. Vụ này thì phải hỏi chị Bắp. Nghe giang hồ đồn xưa kia chị Bắp ở Bảo Lộc. Vụ kết luận này cũng là của 5 Triển chứ viện Gu gồ không có thấy suy diễn như rứa.

Triển
06-27-2023, 10:17 PM
...



Chời, đông người vậy và N5 đem ít quá, ai uống ai nhịn ta ơi! dulan thêm nha:



Galliano Hot Shot:
https://i.imgur.com/X92LxKO.jpg


[/B][COLOR=#800080][SIZE=4][FONT=arial]
[I]Thấy Lục Vân Tiên uống 3 ly B52, haha..., nên dulan biết N5 nói dùng chữ "TA" chơi cho vui, chứ nghìn năm bị nô lệ...,
và ảnh hưởng văn hóa Indochina, thì một tỉ câu hỏi tiếp theo của Xanh và HX làm sao trả lời cho hết ha N5!

...

Dulan vẫy tay chào cả nhà nhé :z57:

...






B52 của trù thần không có "cửa" để đốt, tràn lên miệng ly thì gót gụ vào đâu được. Đã trả lời rồi đó. Cái gì mình biết thì là biết, cái gì không biết thì là đoán. Nếu đoán thì ghi là ừ tui nghĩ vậy chớ không có hốt của người làm của mình. Thà tự mình làm ra một giai thoại phải hay hơn hâm? :)

Môt ngàn năm bị tàu đô hộ nhiều khi họ hốt văn hoá của người Việt mà họ cho chỉ cho là một quận của họ, mang về xào nấu lại rồi dán nhãn Chai na cũng không chừng. Việc này sẽ không bao giờ chứng minh được vì cả những sách vở sử ký nhiều khi tưởng cũng bị họ đốt hết khi kéo quân đi. Nhưng nếu không có ý tưởng phản kháng, buông xui theo lời ca của ông Trịnh Công Sơn ngàn năm thế này, trăm năm thế kia, thì mình sẽ mất đi nhiều tinh túy văn hóa của chính mình.

Minh chứng là món "bánh mì thịt".

Báo chí lớn nhỏ trong ngoài nước và cả báo ngoại quốc đều viết về "bánh mì thịt" Việt Nam. Sau khi người Pháp rút quân về, họ đã để lại cho thầy thợ người Việt một món mà tiếng lóng Việt Nam bây giờ gọi là "hời". Baguette! Bingo. Khi mình chôm công thức này mình sửa lại cái tên là bánh làm từ bột mì, bánh mì. Chữ Baguette gửi lại cho họ mang về Pháp. Sau đó trét bơ vào, bơ cũng là sản phẩm ngoại tộc, không phải của người Việt. Nội dung còn lại trong cái vỏ đượm hương vị thơm tho ngoại tộc đó là cả một nỗi niềm của "ta". Thịt nguội là thứ thịt chế biến hoàn toàn của ta, ý tưởng từ Jambon chỉ là ý tưởng, nhiều người sính ngoại hay nói thịt nguội từ Jambon. Nhưng cái thứ gọi là dâm bông đó đã cưỡng hiếp đi kỳ công của người Việt, một Lý Thông hôi hám từ trong nách. Thịt nguội ướp hương vị chủ lực từ tỏi và tiêu. Là hai thứ tìm đỏ con mắt trong Jambon không có. Khi người ta phết thêm màu và biến chế thêm mùi ngũ vị hương vào tô đỏ đỏ cái da và bên trong thịt từ muối diêm thì lại có người sính ngoại dán thêm cái nhãn tàu ... lao.

Thật vậy, tuy là chôm chỉa nhiều thứ của ngoại bang, trên thực tế "bánh mì thịt" vẫn là một nét đặc trưng văn hoá ẩm thực của người Việt.

hư tâm
06-28-2023, 12:17 PM
Thật vậy, tuy là chôm chỉa nhiều thứ của ngoại bang, trên thực tế "bánh mì thịt" vẫn là một nét đặc trưng văn hoá ẩm thực của người Việt.


Nhớ hồi nhỏ đọc sách của Tự Lục văn đoàn, mấy ông nhà văn Khái Hưng, Nhất Linh... gọi bánh mì là "bánh Tây". Trải qua thêm vài thập niên tới nay, chữ "Tây" đã biến mất, để chỉ còn là "bánh mì". Và nó được coi là một món quốc hồn quốc túy VN cho dù gốc Tây. Dân ngoại quốc bây giờ ghi là "banh mi" (có nhiều chỗ còn ghi rõ ràng: "bánh mì") chứ không còn ghi là "Vietnamese baguette".

Triển
06-28-2023, 12:42 PM
Nhớ hồi nhỏ đọc sách của Tự Lục văn đoàn, mấy ông nhà văn Khái Hưng, Nhất Linh... gọi bánh mì là "bánh Tây". Trải qua thêm vài thập niên tới nay, chữ "Tây" đã biến mất, để chỉ còn là "bánh mì". Và nó được coi là một món quốc hồn quốc túy VN cho dù gốc Tây. Dân ngoại quốc bây giờ ghi là "banh mi" (có nhiều chỗ còn ghi rõ ràng: "bánh mì") chứ không còn ghi là "Vietnamese baguette".


Mình là độc giả trung thành của Hồ Biểu Chánh, ông viết ở chương 10 tiểu thuyết Vì Nghĩa Vì Tình năm 1929, trước khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn thành lập, như sau:


"Thằng Hồi suy nghĩ một hồi rồi nói rằng:

- Mầy không ăn, thôi tao cũng không ăn.

- Mầy ăn đi mà.

- Không. Để bữa nào mầy với chị Châu ăn rồi tao sẽ ăn, chớ ăn một mình không ngon.

- Mầy không ăn đây đói bụng mầy chết.

- Để tao mua một ổ bánh mì về tao với mầy ăn. Mầy ở đây chờ tao nghe hôn.

- Tao đi với mầy chớ ở đây làm gì?

- Mầy đi đây má mầy đánh nữa đa.

- Đánh thì đánh chớ.

Hai đứa nó dắt nhau đi lại chợ. Thằng Hồi đưa cắc bạc mua một ổ bánh mì năm xu. Thằng Quì giành trả tiền, nó không cho và nói rằng: "Mầy cất cắc bạc của mầy đi, để tối mai mầy với chị Châu ăn mì. Tao mua năm xu còn lại năm xu cũng đủ ăn một tô mì, lo gì. Mà mai đây mình lượm banh mỗi đứa chắc có một cắc nữa, sướng quá"."


Trong nhiều truyện trước đó nữa của ông cũng có bánh mì. Có thể người Bắc Kỳ gọi là bánh tây, người Nam Kỳ gọi là bánh mì. Cho nên trong quyển tự điển của tui phát hành năm 1950 đã viết bánh mì là bánh tây, và bánh tây là bánh mì. Và về sau không còn ai gọi là bánh Tây nữa.

Cũng như dân Bắc Kỳ hay gọi là bánh Ga-tô, nhưng dân Nam kỳ thì gọi là bánh bông lan.

Triển
06-28-2023, 12:58 PM
Có nữa đây, tui nhớ không sai mà, truyện này Hồ Biểu Chánh viết 6 năm trước truyện Vì Nghĩa Vì Tình. Đó là truyện Cay Đắng Mùi Đời, viết năm 1923, trang 26:


https://i.imgur.com/27Bavzv.jpg


Vậy là Hồ Biểu Chánh dùng chữ bánh mì 11 năm trước khi nhóm Tự Lực Văn Đoàn ngoài Bắc thành lập.

tà áo xanh
06-28-2023, 01:18 PM
OLG (TAX) cho mình quá giang 1 câu, tại sao trà trồng ở Việt Nam mà lại gọi là Trà Tàu?
Ai có câu trả lời xin cho biết.

Thêm "Mực Tàu" mỗi năm hoa Đào nở Ông Đồ viết chữ thư pháp nữa OLG.

Phải thừa nhận điều Dulan nói, lịch sử 1000 năm bị đô hộ và ảnh hưởng văn hóa Đông Dương đã để lại nhiều dấu ấn.


Giải thích Bún Tàu, Trà Tàu của a5 rất hợp lý. Cảm ơn thiếu gia công tử Hư Tâm nữa nha.

Hơi buồn rằng càng "khai quật" chữ Bún thì càng thấy Bún Ta của mình cũng từ nước ngoải vô. Nghĩa là nguồn gốc bún cũng Tàu, mà Tàu từ sớm trước khi có Bún Tàu.

TUY NHIÊN, Bánh Mì Thịt, Phở, Bánh Xèo và rất nhiều món Việt là những niềm tự hào của Dân Tộc, vẫn là bản sắc của người Việt. Người thân trong nhà sẽ khai trương bán Bánh Mì và Phở ghi thẳng bằng tiếng Việt không cần song ngữ thêm tiếng Anh. Hôm nọ đứng ở căn phố, vài người Úc ghé nhìn vào hỏi han, mình trả lời sẽ có Bánh Mì và Phở, hỏi họ biết không, họ ồ lên biết chứ, rất mừng khu vực họ ở có tiệm Bánh Mì. Bánh Mì và Cà phê Việt Nam hình như thành phố mình ở đánh đâu thắng đó.

Chúc tất cả vui.

Platinum
06-28-2023, 06:04 PM
Oh Tax, Vậy khi nào có cơ hội đến Canberra P sẽ ghé ủng hộ nha. Lúc nào khai trương nhớ dán tên lên đây nha Tax.

Quán thịt kho đông vui quá .. P Chào cả quán

tà áo xanh
06-29-2023, 03:35 PM
Oh Tax, Vậy khi nào có cơ hội đến Canberra P sẽ ghé ủng hộ nha. Lúc nào khai trương nhớ dán tên lên đây nha Tax.

Quán thịt kho đông vui quá .. P Chào cả quán

Cảm ơn O Plat :z57:
Cũng còn tùy thuộc vào giấy tờ đang tiến triển P ạ. Vị trí chỗ này ở phía nam Canberra, 1/2 giờ lái xe từ trung tâm cũng khá bất tiện cho khách du lịch. Bảng hiệu lấy khuê danh O Mum của Xanh đặt, dùng chữ O luôn, như là "O ...... " điền tên Mum không dấu vô, 2 chữ, cũng dễ phát âm cho người bản xứ. Nếu khai trương để Xanh xem "expose" hihi hé lộ chi tiết trên public chừng nào nhe.

Chúc Plat và tất cả luôn an lành.

HXhuongkhuya
06-29-2023, 07:12 PM
Thắc mắc của Tà áo xanh và HuongKhuya.
- Tại sao có tên bún tàu? ht đoán có thể cũng cùng một lý do như món thịt kho ?
- Tại mần răng trà trồng ở VN lại gọi là trà tàu? Thú thiệt hôm nay ht mới biết có vụ này: trà trồng ở VN mà có tên trà tàu. Lúc trước, ht chỉ nghe trà trồng ở VN thì gọi tên địa phương như trà/chè Thái Nguyên, trà B'lao (Bảo Lộc), trà Huế... Vậy việc trà trồng ở VN lkaji gọi là trà tàu chắc mới có gần đây. ht cũng lại suy đoán thế này: trà được trải qua các "công đoạn" chế biến như ủ, rang, sấy, cách tạo hình dạng lá trà khô ... theo phong cách, kỹ thuật truyền thống của người Tàu chi nên mới gọi là trà tàu. Cũng tương tự như một nhà hàng bán sushi, sashimi, tempura, udon, ramen... ở Sài Gòn thì vẫn coi là thức ăn Nhật, nhà hàng Nhật, dù cả chủ quán, lẫn đầu bếp cho tới nhân viên, và cả nguyên liệu như tôm cá, rượu sake ... toàn là ma dê in Việt Nam. Mình đoán bừa vậy thôi, hy vọng sẽ có những ý kiến khác hay hơn. À nói tới sake mới chợt nhớ có lần xách về một chai sake bự 1.5 lít, về nhà coi kỹ mới biết nó made in California! Mọi thứ đều ở Cali: nước, gạo và cơ sở sản xuất, thế mà vẫn đóng nhãn là sake, rượu Nhật Bản.




Có lẽ cũng là do xuất xứ. Tàu có nhiều loại trà danh tiếng Long Tỉnh và Hồng Trà (các loại khác cứ viết vô cửa nhà của viện Gu gồ hẳn nhận được câu trả lời. Vì lẽ đó người ta gom chung gọi là trà tàu, có cách trồng, phơi, và chế tạo kiểu khác trà Việt Nam. Vụ này thì phải hỏi chị Bắp. Nghe giang hồ đồn xưa kia chị Bắp ở Bảo Lộc. Vụ kết luận này cũng là của 5 Triển chứ viện Gu gồ không có thấy suy diễn như rứa.


Theo chân O Xanh vào quán thịt kho, đọc và cám ơn anh hư tâm, anh Triển đã viết, cũng có lý lắm. :z57::z57: