PDA

View Full Version : Suy nghĩ 1 chấm 5



005
02-25-2024, 12:19 AM
https://www.youtube.com/watch?v=k8tosjcC-IE

Nhã Uyên
02-25-2024, 04:31 AM
Chương trình hữu ích, giá trị cao. Thích cách nói chuyện của anh Sean Lê và Giáo sư Quyên Di. Thanks anh 005 đã mang lên.Tuy nhiên, NU, như anh Sean Lê, hơi ngạc nhiên khi GS nói từ vựng “thông tin” là động từ, thay vì danh từ. Lâu nay, NU quen dùng “thông tin” theo nghĩa danh từ, ít khi theo nghĩa động từ, mặc dù NU hiểu thông tin còn là động từ. Có ai như NU không?

Thùy Linh
02-25-2024, 05:34 AM
:)
Beo muội khoẻ hôn, có tỷ cũng dùng "thông tin" danh từ thôi .

hư tâm
02-25-2024, 12:44 PM
Cũng như mọi người, ht cũng chỉ biết chữ "thông tin" là danh từ. Sẵn dịp muốn nói điều này: ở trong nước, họ dùng lẫn lộn hai chữ "thông tin" và "tin tức". Chẳng hạn: theo thông tin của tờ New York Times thì tổng thống Biden sẽ tái ứng cử chức tổng thống năm 2024.

008
02-25-2024, 04:32 PM
Thời tui còn đi học ở Sài Thành thì chỉ dùng “thông tin” là động từ, mãi sau này tui mới thấy xài như danh từ. Hồi tui mới đọc thấy “thông tin” bị xài như danh từ (chẳng hạn như “đi tìm kiếm thông tin của người nào đó”) là tui… choáng váng xây xẩm mặt mày cũng hệt như khi nhìn thấy “lái xe” bị dùng làm danh từ thay cho “tài xế” vậy (thuê 3 lái xe cho công ty)!

Bây giờ tương đối quen mắt quen tai rồi nên không còn choáng váng nữa nhưng mỗi khi gặp hay nghe xài “thông tin” kiểu danh từ như trên là tui vẫn cứ … nhăn nhăn cái mặt dù không nói gì cả chứ không tỉnh queo cười cười được như thầy Quyên Di! Còn khi thấy “gia trưởng” bị xài thành tĩnh từ theo nghĩa “độc đoán, độc tài, kẻ cả, hống hách, ra oai, khó khăn, nghiêm khắc, hà khắc, khắc nghiệt,…” thì tui cũng bức cái xúc xích (bực dọc) không kém!

Thông tin = thông tín = thông tấn (động từ) = loan tin, đưa tin, báo tin.
Thông tín viên = người đưa tin (phóng viên)
Bộ thông tin = Cơ quan loan tin;
Bộ thông tin và chiêu hồi = Cơ quan loan tin và gọi về (kêu gọi cán binh cộng sản bỏ đường tà mà quay về nẻo chính)

Ngày trước có một thời VNCH đổi tên gọi Bộ Trưởng thành Tổng Trưởng và ông Tôn Thất Thiện khi giữ chức Bộ Trưởng Bộ Thông Tin thì trở thành Tổng Trưởng Thông Tin Tôn Thất Thiện*. Từ đó mà mỗi khi chơi trò nói câu nào toàn vần T thì thế nào cũng có “Tổng Trưởng Thông Tin Tôn Thất Thiện” trong đó, nhất là khi viết tắt là “TTTTTTT”.
__________
*Cách đây mấy chục năm tui có gặp ông Tôn Thất Thiện một lần ở Montreal. Tui mới xem lại trên net thấy họ ghi ông qua đời năm 2014 ở Ottawa.

008
02-25-2024, 04:33 PM
https://i.ibb.co/mzNMHNz/Screenshot-2024-02-25-152514.jpghttps://i.ibb.co/XSN38Pn/TT.jpg

hư tâm
02-25-2024, 05:30 PM
Có thét mét với anh 008, chữ thông tin được dùng như danh từ nếu không lầm là do dịch từ chữ information, nếu không dùng chữ thông tin như danh từ, vậy chúng ta dùng chữ gì để dịch chữ information? ht có suy nghĩ thế này, có thể gọi là đi ngược chiều, hay unpopular opinion, là theo thời gian thì sự phân biệt danh từ, động từ, tính từ... bị xóa đi, dùng qua lại là việc có thể chấp nhận và thực tế tiếng Anh cũng đã và đang có tình trạng như vậy. Xin đơn cử(*): hồi xưa tiếng Anh phân biệt invite/ invitation; reveal/ revelation... mà giờ đây họ dùng một dạng duy nhất : invite, reveal khi với dạng danh từ và khi với dạng động từ tùy theo văn mạch mà người nghe, người đọc sẽ tự hiểu thuộc dạng nào. Mấy chữ bây giờ họ dùng như bảo vệ, lái xe... nghe chói tai nhưng ht nghĩ cũng có thể thông qua. Chúng ta đôi khi cũng có nói những câu tương tự như :"Chị ấy là người rất tâm lý". Chữ "tâm lý" rõ ràng là danh từ nhưng đã bị chuyển qua tính từ, chúng ta nghe, dùng riết cũng thấy bình thường. Túm lại cái point ht muốn nói là ngôn ngữ chuyển động, chúng ta không thể giữ cho nó đứng cố định một chỗ, giả như mấy ông Phạm Quỳnh, Khái Hưng... đội mồ sống lại ở khoảng năm 1970 thì cũng thấy cái tiếng Việt có những cái kỳ cục, kỳ khôi, kỳ quặc, tuy nhiên không phải thay đổi mới nào của tiếng Việt thì ht cũng hoan nghinh nhiệt liệt và "hồ hởi" đón chào, thí dụ như liên hệ thay vì liên lạc, góa phụ thay vì quả phụ, thập kỷ thay cho thập niên, diễu hành thay vì diễn hành, kỳ công thay vì công phu... Nói đến đây, sực nhớ một chữ "cực" phổ biến cả trong nước cũng như hải ngoại nhưng dùng sai so với trước kia, đó là hai chữ "tản mạn". Thí dụ: tản mạn về bánh mứt, tản mạn về tình yêu, tản mạn về hoa xuân... Dùng phổ biến đến nỗi hầu như không còn mấy ai nhận ra sai, và nếu có ai bảo là sai thì cũng ngớ ra. Thật ra chữ "tản mạn" chỉ là trạng từ bổ túc cho động từ, chẳng hạn : viết tản mạn, suy nghĩ tản mạn... nhưng bây giờ thì mọi người kể cả có cái ông học giả nghiêng cú tiếng Dziệc nọ cũng dùng chữ tản mạn với tính cách động từ như nói trên, mới đầu ht thấy cũng nhăn nhăn như khỉ ăn ớt nhưng dần dần quen và chấp nhận thực tế.

(*) Đơn cử. Chữ này rất nhiều người dùng không đúng, nói thẳng ra kể cả các bậc giáo sư, học giả... Đơn nghĩa là một, điều này ai cũng biết, thế nhưng rất nhiều người sau khi viết chữ "đơn cử" là họ liệt kê ra nhiều thứ, nhiều người... như vậy là đâu còn "đơn cử" nữa mà là "đa cử" rồi!

P.S. Câu nêu trên "Chị ấy rất tâm lý", chúng ta có thể hiểu, nhưng còn câu theo kiểu thời nay bên bên hay dùng :"Anh ta/ cô ta rất tâm trạng" thì thú thiệt không hiểu câu đó noái chi chi.

008
02-25-2024, 09:43 PM
Có thét mét với anh 008, chữ thông tin được dùng như danh từ nếu không lầm là do dịch từ chữ information, nếu không dùng chữ thông tin như danh từ, vậy chúng ta dùng chữ gì để dịch chữ information? ht có suy nghĩ thế này, có thể gọi là đi ngược chiều, hay unpopular opinion, là theo thời gian thì sự phân biệt danh từ, động từ, tính từ... bị xóa đi, dùng qua lại là việc có thể chấp nhận và thực tế tiếng Anh cũng đã và đang có tình trạng như vậy. Xin đơn cử(*): hồi xưa tiếng Anh phân biệt invite/ invitation; reveal/ revelation... mà giờ đây họ dùng một dạng duy nhất : invite, reveal khi với dạng danh từ và khi với dạng động từ tùy theo văn mạch mà người nghe, người đọc sẽ tự hiểu thuộc dạng nào. Mấy chữ bây giờ họ dùng như bảo vệ, lái xe... nghe chói tai nhưng ht nghĩ cũng có thể thông qua. Chúng ta đôi khi cũng có nói những câu tương tự như :"Chị ấy là người rất tâm lý". Chữ "tâm lý" rõ ràng là danh từ nhưng đã bị chuyển qua tính từ, chúng ta nghe, dùng riết cũng thấy bình thường. Túm lại cái point ht muốn nói là ngôn ngữ chuyển động, chúng ta không thể giữ cho nó đứng cố định một chỗ, giả như mấy ông Phạm Quỳnh, Khái Hưng... đội mồ sống lại ở khoảng năm 1970 thì cũng thấy cái tiếng Việt có những cái kỳ cục, kỳ khôi, kỳ quặc, tuy nhiên không phải thay đổi mới nào của tiếng Việt thì ht cũng hoan nghinh nhiệt liệt và "hồ hởi" đón chào, thí dụ như liên hệ thay vì liên lạc, góa phụ thay vì quả phụ, thập kỷ thay cho thập niên, diễu hành thay vì diễn hành, kỳ công thay vì công phu... Nói đến đây, sực nhớ một chữ "cực" phổ biến cả trong nước cũng như hải ngoại nhưng dùng sai so với trước kia, đó là hai chữ "tản mạn". Thí dụ: tản mạn về bánh mứt, tản mạn về tình yêu, tản mạn về hoa xuân... Dùng phổ biến đến nỗi hầu như không còn mấy ai nhận ra sai, và nếu có ai bảo là sai thì cũng ngớ ra. Thật ra chữ "tản mạn" chỉ là trạng từ bổ túc cho động từ, chẳng hạn : viết tản mạn, suy nghĩ tản mạn... nhưng bây giờ thì mọi người kể cả có cái ông học giả nghiêng cú tiếng Dziệc nọ cũng dùng chữ tản mạn với tính cách động từ như nói trên, mới đầu ht thấy cũng nhăn nhăn như khỉ ăn ớt nhưng dần dần quen và chấp nhận thực tế.

(*) Đơn cử. Chữ này rất nhiều người dùng không đúng, nói thẳng ra kể cả các bậc giáo sư, học giả... Đơn nghĩa là một, điều này ai cũng biết, thế nhưng rất nhiều người sau khi viết chữ "đơn cử" là họ liệt kê ra nhiều thứ, nhiều người... như vậy là đâu còn "đơn cử" nữa mà là "đa cử" rồi!

P.S. Câu nêu trên "Chị ấy rất tâm lý", chúng ta có thể hiểu, nhưng còn câu theo kiểu thời nay bên bên hay dùng :"Anh ta/ cô ta rất tâm trạng" thì thú thiệt không hiểu câu đó noái chi chi.
Hếlô anh/chị HT (hông hiểu sao tui lại có cái inkling anh là chị). Anh nói nghe thuận lỗ tai đa nhưng riêng phần “dần dần quen và chấp nhận thực tế” thì tui không rõ ý anh cho lắm. Sau khi đã quen và chấp nhận thực tế rồi thì ta có nên chấp nhận thành đúng luôn không? Gì chứ chuyện “dần dần quen và chấp nhận thực tế” thì dù không kê súng vào đầu tui thì tui cũng phải chấp nhận thôi! Tui đã quen rồi và biết đó là thực tế từ lâu rồi, nhưng khi có dịp “hống” vài câu hoặc có ai thắc mắc thắc mậy gì đó tui đều... hồ hởi nói ra những gì tui nghĩ là sai và những gì tui nghĩ là đúng!

Tui không hề có ý khư khư đè ngôn ngữ xuống nằm ì một chỗ và cũng không thể bắt buộc người khác phải dùng chữ như thế nào hay nằng nặc cho chữ tui dùng mới là đúng nhưng anh đã có théc méc thì tui xin giải đáp.

Tui cũng vẫn chấp nhận chữ mới miễn là cách cấu tạo chữ mới có căn bản hợp lý và chính xác (nếu còn hay nữa thì quý hóa quá!). Có rất nhiều ý niệm xã hội ta ngày trước không có cho nên không có chữ hoặc tên gọi trong tiếng Việt. Tiếng nước nào cũng phải biến hóa và tiến hóa để thích nghi với các ý niệm mới hoặc các tiến bộ về mọi lãnh vực từ xã hội đến môi trường, kỹ thuật, khoa học v.v. do đó chuyện đặt, chế, ghép, chữ mới là chuyện đương nhiên. Trong công việc của tui trước kia, nhiều khi chính tui phải “sáng chế” chữ mới, dù là tiếng Anh hay tiếng Việt. Tóm lại là tui biết gì, biết như thế nào thì tui cứ trình bày ra hết, còn ai ưng ý thì tha hồ mượn mà dùng, không ưng ý hoặc không quen thì cứ dùng chữ khác theo ý họ. Cũng như ông Quên Đi, í nhầm, ông Quyên Di chứ, có nói “ta chỉ có thể giữ những gì ta nghĩ là đúng cho gia đình ta” và các gia đình khác cũng chỉ làm được đến thế là cùng.

Tui nghĩ những người thuộc thế hệ trước có lợi thế hơn chút so với các thế hệ sau là đã trải qua một thời chữ nghĩa trước kia cho nên có thêm chút vốn liếng để cân đong đo đếm so sánh với những chữ thời nay mà chọn ra chữ họ nghĩ là đúng, chính xác, và hay hơn để dùng. Các thế hệ sau này không hề biết đến hoặc biết rất ít những chữ thời đó nên không có gì để so sánh mà chọn lọc và chỉ biết những chữ bị dùng sai, chế bậy, hoặc dịch (hạch) nghĩa đen từng chữ từ tiếng Mỹ, tiếng Tàu ra rồi cứ nghĩ những chữ đó là tiếng Việt “chỉnh”, “chuẩn”, và… “tốt”! Do đó, riêng phần tui khi có dịp là tui viết luôn tờ sớ để giải thích hoặc nêu ra những chữ đó cho các em có thêm food for thought. (chưa nghĩ ra kịp tiếng Việt nên nói như thế nào cái ý niệm food for thought này).

Đó là chung chung như vậy vì chuyện này không thể bàn luận trong một vài trang ở đây mà đủ cho được. Sau đây tui sẽ lần lượt address những điểm anh nêu ra ở trên. (Đấy, một lần nữa tiếng Anh nó có động từ address này khỏe re mà nhất thời tui vẫn chưa nghĩ ra được phải gọi là gì trong tiếng Việt) và tui cũng chỉ nói được về những cách tui xoay sở và những chữ tui dùng trong số nhiều cách khác và nhiều chữ khác.


(*) Đơn cử. Chữ này rất nhiều người dùng không đúng, nói thẳng ra kể cả các bậc giáo sư, học giả... Đơn nghĩa là một, điều này ai cũng biết, thế nhưng rất nhiều người sau khi viết chữ "đơn cử" là họ liệt kê ra nhiều thứ, nhiều người... như vậy là đâu còn "đơn cử" nữa mà là "đa cử" rồi!Tui xin bàn chuyện “đơn cử” này trước vì ngắn gọn nhất.
Dà đúng vậy, nhưng không phải vì họ cứ bày hàng ra một đống dù chỉ xin “đơn cử” mà ta phải chấp nhận gọi như vậy là đúng. Bậc giáo sư học giả hay học dối học thật gì mà dùng sai thì ta vẫn phải nói là họ dùng sai. Nếu ta đã biết là sai thì càng không nên “hòa đồng” dùng theo họ và ngàn ngàn triệu triệu người khác mà lại càng phải khư khư giữ lại cách dùng đúng, chẳng phải là cố làm chuyện “đội đá vá trời” gì, mà giữ lại cho chính ta, gia đình ta là đủ rồi (lời khuyên của thầy Quyên Di).


chữ thông tin được dùng như danh từ nếu không lầm là do dịch từ chữ information, nếu không dùng chữ thông tin như danh từ, vậy chúng ta dùng chữ gì để dịch chữ information? Dà, tui cũng nghĩ thế, là họ dịch danh từ information thành “thông tin” rồi cứ thế mà xài tưới xượi xà bần! Tui xin trả lời câu hỏi của anh bằng cách nêu ra một vài trường hợp information là danh từ và tùy theo nghĩa của information trong mỗi câu mà tui dịch ra như thế nào chứ không có một chữ chung cho tất cả mọi trường hợp:
1) For more information: muốn biết thêm chi tiết (trong trường hợp này information = details)
2) Don’t disclose personal information: đừng tiết lộ dữ kiện cá nhân (trong trường hợp này information = data = facts)
3) The information shall list all the offenses charged: Cáo trạng phải nêu rõ tất cả những tội danh đang bị truy tố (trong trường hợp này information = accusation = complaint , và gần = indictment).
4) Do you have any information about his whereabouts?: Ông có tin tức gì về hành tung của hắn không?

Có khi cũng cùng một danh từ information trong 4 trường hợp trên nhưng dùng trong những câu khác tui có thể lại dịch khác, tùy theo câu mới đó như thế nào và trong bối cảnh gì.

(mai ăn tiếp khỏi trả tiền)

005
02-25-2024, 09:54 PM
https://i.ibb.co/mzNMHNz/Screenshot-2024-02-25-152514.jpghttps://i.ibb.co/XSN38Pn/TT.jpg




Thông-tin là động từ. Theo như từ điển Nguyễn văn Đức ngày xửa ngày xưa có mẹ bán dưa ở trang 1590 trên mạng nè, có luôn câu ví dụ theo sau "gởi tin tức":


https://i.imgur.com/oaHROAe.png


Ngoài ra tui còn có quyển từ điển Việt-Pháp của Đào Văn Tập do nhà sách Vĩnh Bảo phát hành năm 1950 ở Sài-Gòn cũng viết "thông tin" - "dịch ra" - là "informer". Nghĩa là động từ tiếng Pháp có nghĩa là truyền tin tức, chuyển tin tức, đưa tin tức. (động từ 1000 phần trăm :) )

Tuy nhiên dân miền Trung và miền Nam ít dùng chữ "thông tin" theo nghĩa "gửi tin" mà dùng động từ "báo tin", "đưa tin". Cho nên chữ "thông tin" bị mai một. Sau này các ông các bà dựng lên thành danh từ rồi người sử dụng cứ quen dần không còn để ý nữa.

005
02-25-2024, 10:03 PM
Chương trình hữu ích, giá trị cao. Thích cách nói chuyện của anh Sean Lê và Giáo sư Quyên Di. Thanks anh 005 đã mang lên.Tuy nhiên, NU, như anh Sean Lê, hơi ngạc nhiên khi GS nói từ vựng “thông tin” là động từ, thay vì danh từ. Lâu nay, NU quen dùng “thông tin” theo nghĩa danh từ, ít khi theo nghĩa động từ, mặc dù NU hiểu thông tin còn là động từ. Có ai như NU không?


yeap, 5 thấy hay hay nên đăng lên chơi. Chữ "thông tin" ngày nay ở VN dùng là danh từ. Dùng sai riết rồi quen dần như ông Quyên Di nêu lý do, rồi chấp nhận luôn.

Đúng ra gọi là "thông tín", "thông tấn". Tiếng Hán-Việt. Thông tín viên là người đưa tin tức. Thông tấn xã là nơi loan tin tức.

Tái bấm: nhân trong cái clip phỏng vấn có nói chữ liên hệ <=> liên lạc.
Ngày xưa giữa thầy cô và phụ huynh học sinh có cái sổ làm vật "thông tin" gọi là "thông tín bạ". Sau 1975, thì người ta gọi là "sổ liên lạc". Cũng ô cơ! :)
Cũng may là lúc đó chưa có mốt dùng chữ "liên hệ". Nếu không cái "thông tín bạ" trở thành "sổ liên hệ" thì tiêu rồi. :z14:

Platinum
02-26-2024, 05:36 PM
Dà, đề tài này hay lắm, Plat em cũng xin mạo muội vô bàn loạn để học hỏi thêm.
Như chữ 'ấn tượng' được xài rộng rãi như tính từ, mà là positive. Chữ này thiệt ra là danh từ có phải? Ấn tượng tốt hoặc ấn tượng xấu. Nhung em này được xài như vầy "Giọng ca của cô ấy rất ấn tượng', và mình nên hiểu là giong cô ấy hát hay.
P cũng hieu và xài chữ 'thông tin' như động từ.

Còn một cái nữa, giới trẻ bây giờ viết sai chính tả một cách nghiêm trọng. Chẳng lẽ chính tả không còn là một môn bắt buộc ở bậc tiển học học hay sao kìa!

008
02-26-2024, 10:28 PM
Có thét mét với anh 008, chữ thông tin được dùng như danh từ nếu không lầm là do dịch từ chữ information, nếu không dùng chữ thông tin như danh từ, vậy chúng ta dùng chữ gì để dịch chữ information? ht có suy nghĩ thế này, có thể gọi là đi ngược chiều, hay unpopular opinion, là theo thời gian thì sự phân biệt danh từ, động từ, tính từ... bị xóa đi, dùng qua lại là việc có thể chấp nhận và thực tế tiếng Anh cũng đã và đang có tình trạng như vậy. Xin đơn cử(*): hồi xưa tiếng Anh phân biệt invite/ invitation; reveal/ revelation... mà giờ đây họ dùng một dạng duy nhất : invite, reveal khi với dạng danh từ và khi với dạng động từ tùy theo văn mạch mà người nghe, người đọc sẽ tự hiểu thuộc dạng nào. Mấy chữ bây giờ họ dùng như bảo vệ, lái xe... nghe chói tai nhưng ht nghĩ cũng có thể thông qua. Chúng ta đôi khi cũng có nói những câu tương tự như :"Chị ấy là người rất tâm lý". Chữ "tâm lý" rõ ràng là danh từ nhưng đã bị chuyển qua tính từ, chúng ta nghe, dùng riết cũng thấy bình thường. Túm lại cái point ht muốn nói là ngôn ngữ chuyển động, chúng ta không thể giữ cho nó đứng cố định một chỗ, giả như mấy ông Phạm Quỳnh, Khái Hưng... đội mồ sống lại ở khoảng năm 1970 thì cũng thấy cái tiếng Việt có những cái kỳ cục, kỳ khôi, kỳ quặc, tuy nhiên không phải thay đổi mới nào của tiếng Việt thì ht cũng hoan nghinh nhiệt liệt và "hồ hởi" đón chào, thí dụ như liên hệ thay vì liên lạc, góa phụ thay vì quả phụ, thập kỷ thay cho thập niên, diễu hành thay vì diễn hành, kỳ công thay vì công phu... Nói đến đây, sực nhớ một chữ "cực" phổ biến cả trong nước cũng như hải ngoại nhưng dùng sai so với trước kia, đó là hai chữ "tản mạn". Thí dụ: tản mạn về bánh mứt, tản mạn về tình yêu, tản mạn về hoa xuân... Dùng phổ biến đến nỗi hầu như không còn mấy ai nhận ra sai, và nếu có ai bảo là sai thì cũng ngớ ra. Thật ra chữ "tản mạn" chỉ là trạng từ bổ túc cho động từ, chẳng hạn : viết tản mạn, suy nghĩ tản mạn... nhưng bây giờ thì mọi người kể cả có cái ông học giả nghiêng cú tiếng Dziệc nọ cũng dùng chữ tản mạn với tính cách động từ như nói trên, mới đầu ht thấy cũng nhăn nhăn như khỉ ăn ớt nhưng dần dần quen và chấp nhận thực tế.

(*) Đơn cử. Chữ này rất nhiều người dùng không đúng, nói thẳng ra kể cả các bậc giáo sư, học giả... Đơn nghĩa là một, điều này ai cũng biết, thế nhưng rất nhiều người sau khi viết chữ "đơn cử" là họ liệt kê ra nhiều thứ, nhiều người... như vậy là đâu còn "đơn cử" nữa mà là "đa cử" rồi!

P.S. Câu nêu trên "Chị ấy rất tâm lý", chúng ta có thể hiểu, nhưng còn câu theo kiểu thời nay bên bên hay dùng :"Anh ta/ cô ta rất tâm trạng" thì thú thiệt không hiểu câu đó noái chi chi.

Xin tiếp tục bàn thêm với ý anh HT ở trên:


ht có suy nghĩ thế này, có thể gọi là đi ngược chiều, hay unpopular opinion, là theo thời gian thì sự phân biệt danh từ, động từ, tính từ... bị xóa đi, dùng qua lại là việc có thể chấp nhận và thực tế tiếng Anh cũng đã và đang có tình trạng như vậy.Nếu vậy thì mình xài theo tiếng… Anh mất rồi! Mỗi ngôn ngữ đều có cấu trúc, cách dùng, nghĩa đen ý bóng hay idiosyncrasies của riêng nó. Nếu không thì giống nhau hết và xưa ta cũng từng thấy xuất hiện tiếng quốc tế Esperanto, là một cách kết hợp hằm bà lằng một mớ tiếng của Tây Âu và Bắc Mỹ vừa dễ học mà còn dẹp bỏ được những cái riêng tư, đặc thù, đặc trưng, đặc… sệt của mỗi nền văn hóa văn học cá biệt nữa. Nhưng xem ra tiếng này cũng đang mai một dần và càng ngày số người biết hoặc học tiếng quốc tế này càng thu bé tí teo lại. Do, theo tui, tiếng Anh là tiếng Anh, tiếng Pháp là tiếng Pháp, tiếng Tàu, tiếng Việt hay tiếng nào khác bao giờ cũng khác nhau vì các nền văn hóa, văn học, văn minh, văn chương, xã hội, lịch sử, … của mỗi xứ đều khác nhau. Đó cũng là lý do khi ta bám theo từng chữ và câu cú của một ngoại ngữ nào đó để viết tiếng Việt thì sẽ thấy xốn con mắt ngứa lỗ tai vậy. Cho dù thấy miết, nghe riết rồi cũng quen mắt quen tai thật nhưng nếu vì quen mắt quen tai mà cứ thế để mặc cho gió cuốn mưa trôi thì đến ngày ta cũng đánh mất luôn nền văn hóa, văn học, văn chương, văn… vẻ của tiếng nước ta. May mà truyện Kiều chưa mất nên vẫn còn chút hy vọng le lói tiếng Việt chưa mất. Nhưng một ngày nào đó mà thấy truyện Kiều in là:

Trăm năm trong cõi người ta
Từ tài từ mệnh khéo là ghét nhau…

hay

Từ trinh đáng giá nghìn vàng,
Đuốc hoa chẳng thẹn với chàng mai xưa

Thì tui biết là đã mất tiếng Việt rồi!
Tóm lại, tui vẫn vùng vẫy(*) cho đến cùng dù chỉ là một con lăng quăng trong lòng sông Cửu Long vì ít ra thì gia đình lăng quăng của tui vẫn cố giữ tiếng Việt… ít lai căng nhất là được rồi! Tui chỉ hy vọng còn nhiều người, nhiều gia đình khác cũng thế.


hồi xưa tiếng Anh phân biệt invite/ invitation; reveal/ revelation... mà giờ đây họ dùng một dạng duy nhất : invite, reveal khi với dạng danh từ và khi với dạng động từ tùy theo văn mạch mà người nghe, người đọc sẽ tự hiểu thuộc dạng nào.Dà chiện này tui hông đồng ý! Họ không dùng một dạng duy nhất là invite với reveal mà họ dùng hết những dạng đó, nhưng mỗi dạng còn tùy theo hoàn cảnh, câu truyện và nhắm vào “đối tượng” hay “mục tiêu” nào.


Mấy chữ bây giờ họ dùng như bảo vệ, lái xe... nghe chói tai nhưng ht nghĩ cũng có thể thông qua. Chúng ta đôi khi cũng có nói những câu tương tự như :"Chị ấy là người rất tâm lý". Chữ "tâm lý" rõ ràng là danh từ nhưng đã bị chuyển qua tính từ, chúng ta nghe, dùng riết cũng thấy bình thường. Dạ tui vẫn nghe chói tai như thường, hổng quen chút nào. Tui vẫn nhăn mặt khi nghe “chị ấy rất tâm lý” chứ không thành bình thường được. Nếu đổi chút thành “Chị ấy rất sành tâm lý” thì tui mới thấy bình thường mà thở phào nhẹ nhõm.


giả như mấy ông Phạm Quỳnh, Khái Hưng... đội mồ sống lại ở khoảng năm 1970 thì cũng thấy cái tiếng Việt có những cái kỳ cục, kỳ khôi, kỳ quặc, Dà, cũng còn tùy theo bối cảnh sử dụng nhưng chắc chắn là sẽ có những trường hợp như vậy. Nhưng mấy ổng không bắt buộc phải chấp nhận những cái kỳ quặc kỳ khôi đó mà mấy ổng vẫn có thể tự nhiên sửa lại cho hết kỳ quặc theo ý mấy ổng thôi. Người khác nhìn thấy những cách mấy ổng xài mà tự quyết định mình thích cách nào thì xài cánh đó.


tuy nhiên không phải thay đổi mới nào của tiếng Việt thì ht cũng hoan nghinh nhiệt liệt và "hồ hởi" đón chào, thí dụ như liên hệ thay vì liên lạc, góa phụ thay vì quả phụ, thập kỷ thay cho thập niên, diễu hành thay vì diễn hành, kỳ công thay vì công phu.Vậy là cũng như ý tui ở trên. Cái nào chấp nhận được hay không chấp nhận được đều toàn quyền ta cả. Anh ht cũng nhăn mặt về những cái anh không chấp nhận đấy thôi! Lấy mấy chữ anh dùng làm thí dụ thì tui cũng đồng ý với anh là “thập kỷ” thay “thập niên” là sai và “liên hệ” thay “liên lạc” là sai nhưng tui lại chấp nhận cả “góa phụ” lẫn “quả phụ”, “diễu hành” lẫn “diễn hành” (diễu” có từ xưa rồi), nhưng tui dùng mỗi chữ tùy theo môi trường, tùy theo giới, tầng lớp khán thính giả nào. Riêng “kỳ công” và “công phu” tui đang thắc mắc tại sao anh không chấp nhận vì hai chữ này đều có cả nhưng khác nghĩa nhau.


Nói đến đây, sực nhớ một chữ "cực" phổ biến cả trong nước cũng như hải ngoại nhưng dùng sai so với trước kia, đó là hai chữ "tản mạn". Thí dụ: tản mạn về bánh mứt, tản mạn về tình yêu, tản mạn về hoa xuân... Dùng phổ biến đến nỗi hầu như không còn mấy ai nhận ra sai, và nếu có ai bảo là sai thì cũng ngớ ra. Thật ra chữ "tản mạn" chỉ là trạng từ bổ túc cho động từ, chẳng hạn : viết tản mạn, suy nghĩ tản mạn... nhưng bây giờ thì mọi người kể cả có cái ông học giả nghiêng cú tiếng Dziệc nọ cũng dùng chữ tản mạn với tính cách động từ như nói trên, mới đầu ht thấy cũng nhăn nhăn như khỉ ăn ớt nhưng dần dần quen và chấp nhận thực tế.Dà, tui chấp nhận cái trường hợp “tản mạn” làm động từ này nếu dùng trong đầu đề hay trong cái “tít” (titre, title) theo cách rút gọn vì lý do cần ngắn gọn hoặc nhấn mạnh và… cà giựt cho gồ. Trong thân bài nếu dùng “tản mạn” làm động từ trong một câu nào đó thì có thể tui vẫn không chấp nhận.
Thấy anh có dùng chữ “phổ biến” ở trên nên tui xin nói luôn về chữ này. Tui chỉ chấp nhận “phổ biến” là động từ chứ không chấp nhận dùng “phổ biến” như tĩnh từ, trạng từ. Ví dụ:
1) Xin quý vị đừng phổ biến tin này (động từ)
2) Chúng ta cần phổ biến rộng rãi tin này (động từ)

Nếu muốn dùng làm tĩnh từ, trạng từ thì tui dùng những chữ như “phổ thông”, “thông dụng”, "thịnh hành"... chẳng hạn chứ tui không dùng “phổ biến”.


:"Anh ta/ cô ta rất tâm trạng" thì thú thiệt không hiểu câu đó noái chi chi. Dà, tui nghĩ họ muốn nói “anh ta/cô ta rất buồn”. Tui thấy kiểu dùng “tâm trạng” này là nhiều khi tui kềm hổng nổi mà buộc miệng ra luôn “dăng dẻ dăng chương quá há!”

Tới đây xin hết, trừ phi có ai thấy tui quên chỗ nào.

008
02-26-2024, 10:39 PM
Dà, đề tài này hay lắm, Plat em cũng xin mạo muội vô bàn loạn để học hỏi thêm.
Như chữ 'ấn tượng' được xài rộng rãi như tính từ, mà là positive. Chữ này thiệt ra là danh từ có phải? Ấn tượng tốt hoặc ấn tượng xấu. Nhung em này được xài như vầy "Giọng ca của cô ấy rất ấn tượng', và mình nên hiểu là giong cô ấy hát hay.
P cũng hieu và xài chữ 'thông tin' như động từ.

Còn một cái nữa, giới trẻ bây giờ viết sai chính tả một cách nghiêm trọng. Chẳng lẽ chính tả không còn là một môn bắt buộc ở bậc tiển học học hay sao kìa!

Vụ "Giọng ca của cô ấy rất ấn tượng" tui đoán là do người ta dịch... hạch mà ra. Một gia đình nhà impress, impression, impressed, impressive, impressively gì gì đó là đều trở thành động từ, danh từ, tĩnh từ, trạng từ "ấn tượng" trong tiếng Việt hết nên mới ra nông nỗi này! Người đọc, người nghe riết thành quen cứ nghĩ đó là tiếng.... vịt nên cứ thề mà lây nhau còn hơn lây COVID nữa. Mai mối dám thấy câu "Hôm đó ảnh ấn tượng em lắm nên em cũng rất ấn tượng" thì tui chỉ biết bỏ xứ mà đi (í quên, tui đã bỏ xứ đi rồi còn gì nữa!)
Vìết sai chính tả không phải riêng gì giới trẻ đâu. Ngày xưa ngày nay hay già trẻ lớn bé gì cũng vẫn viết sai chính tả lổn ngổn đầy đường lên hết. Lý do là vì nói sao viết vậy mặc dù nhìn mặt chữ mòn tròng mắt cũng không nhớ mặt chữ mà cứ vẫn "nói sao viết vậy"!!!

Nhã Uyên
03-02-2024, 07:02 PM
yeap, 5 thấy hay hay nên đăng lên chơi. Chữ "thông tin" ngày nay ở VN dùng là danh từ. Dùng sai riết rồi quen dần như ông Quyên Di nêu lý do, rồi chấp nhận luôn.

Đúng ra gọi là "thông tín", "thông tấn". Tiếng Hán-Việt. Thông tín viên là người đưa tin tức. Thông tấn xã là nơi loan tin tức.

Tái bấm: nhân trong cái clip phỏng vấn có nói chữ liên hệ <=> liên lạc.
Ngày xưa giữa thầy cô và phụ huynh học sinh có cái sổ làm vật "thông tin" gọi là "thông tín bạ". Sau 1975, thì người ta gọi là "sổ liên lạc". Cũng ô cơ! :)
Cũng may là lúc đó chưa có mốt dùng chữ "liên hệ". Nếu không cái "thông tín bạ" trở thành "sổ liên hệ" thì tiêu rồi. :z14:





Ngôn ngữ thay đổi liên tục, có khi tốt hơn, có khi xấu hơn. Cũng có lúc mình cố tình sử dụng vài chữ/từ * sai chỗ để hàm ý diễu cợt hoặc với bạn bè thân quen, trong câu chuyện phiếm. Tuy nhiên, nếu thói quen sử dụng dùng sai nghĩa một chữ rồi cứ dùng lập đi lập lại và mặc nhiên cho là đúng, thì điều này cầm xem xét lại, ví dụ “mốt” dùng chữ “liên hệ” sau này như anh 5 nói đó. Uyên đã từng có tội dùng sai chữ “liên hệ”, nghĩ rằng nó đồng nghĩa với “liên lạc”. May quá Uyên được người nhà “khai sáng” , giải thích rằng chữ “liên hệ” dùng trong nước là sự lắp nghép hai chữ “liên lạc” và “quan hệ” lại và gán cho nó ý nghĩa là “tiếp xúc, trao đổi để đặt và giữ quan hệ với nhau”, chứ xét về nghĩa gốc thì hai chữ này có sự khác biệt rõ ràng. Còn nhiều, nhiều chữ nữa … như có hôm nghe bài hát “Chán Nản” của NS Văn Phụng, mở đầu với câu “Đã có những lúc chán chường. Chán cho đời sao buốn quá…”
Uyên hiểu chữ “chán chường” theo nghĩa ngày nay là “chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì đã thất vọng nhiều” , nào ngờ nó vốn còn có nghĩa là “rõ ràng, tường tận”. Một lần nữa, Uyên được khai sáng, khai sáng.

* chữ/từ thanks thầy 008 nhắc Uyên mới nhớ mình hay dùng từ và chữ lẫn lộn vàng thau. Theo Uyên hiểu:

Từ là chữ; nhóm chữ - trong truyền thống tiếng Viết không dùng riêng lẻ mà chỉ dùng trong những chữ kép
Chữ là chữ; chữ cái

008
03-02-2024, 07:34 PM
Ngôn ngữ thay đổi liên tục, có khi tốt hơn, có khi xấu hơn. Cũng có lúc mình cố tình sử dụng vài chữ/từ * sai chỗ để hàm ý diễu cợt hoặc với bạn bè thân quen, trong câu chuyện phiếm. Tuy nhiên, nếu thói quen sử dụng dùng sai nghĩa một chữ rồi cứ dùng lập đi lập lại và mặc nhiên cho là đúng, thì điều này cầm xem xét lại, ví dụ “mốt” dùng chữ “liên hệ” sau này như anh 5 nói đó. Uyên đã từng có tội dùng sai chữ “liên hệ”, nghĩ rằng nó đồng nghĩa với “liên lạc”. May quá Uyên được người nhà “khai sáng” , giải thích rằng chữ “liên hệ” dùng trong nước là sự lắp nghép hai chữ “liên lạc” và “quan hệ” lại và gán cho nó ý nghĩa là “tiếp xúc, trao đổi để đặt và giữ quan hệ với nhau”, chứ xét về nghĩa gốc thì hai chữ này có sự khác biệt rõ ràng. Còn nhiều, nhiều chữ nữa … như có hôm nghe bài hát “Chán Nản” của NS Văn Phụng, mở đầu với câu “Đã có những lúc chán chường. Chán cho đời sao buốn quá…”
Uyên hiểu chữ “chán chường” theo nghĩa ngày nay là “chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì đã thất vọng nhiều” , nào ngờ nó vốn còn có nghĩa là “rõ ràng, tường tận”. Một lần nữa, Uyên được khai sáng, khai sáng.

* chữ/từ thanks thầy 008 nhắc Uyên mới nhớ mình hay dùng từ và chữ lẫn lộn vàng thau. Theo Uyên hiểu:

Từ là chữ; nhóm chữ - trong truyền thống tiếng Viết không dùng riêng lẻ mà chỉ dùng trong những chữ kép
Chữ là chữ; chữ cái
- Ngay sọ dừa! "Từ" là Hán Việt và không dùng riêng lẻ trong tiếng Việt mà chỉ dùng trong chữ kép. Ví dụ: từ ngữ, danh từ, động từ, từ nguyên, từ điển, từ vựng, .... (ngày xưa viết mấy chữ kép Hán Việt này có gạch nối nên rõ ràng lắm.
- "Chữ cái" còn gọi là "mẫu tự" nếu không muốn dùng "chữ".
- Nghĩa "rõ ràng, tường tận" chắc còn rất ít người xài nếu không nằm trong context thật cụ thể. Một nghĩa nữa của "chán chường" cũng cùng lò với "rõ ràng, tường tận" mà ra là "chán chê", "nhiều quá rồi nên không còn gì là không biết, không rõ nữa", hay đã "thỏa thuê quá độ" thì vẫn còn thông dụng.

Uyên hiểu chữ “chán chường” theo nghĩa ngày nay là “chán lắm, không còn thiết gì nữa, vì đã thất vọng nhiều” , ...Hiểu nghĩa này cũng không sai, duy có lý do tại sao lại "chán lắm, không còn thiết gì nữa" thì không đúng. "Chán chường" đây không phải vì đã thất vọng nhiều mà là vì không thấy còn hứng thú gì nữa, đã trải qua tận tường lắm rồi, biết hết rồi.

Nhã Uyên
03-02-2024, 07:52 PM
-
- Nghĩa "rõ ràng, tường tận" chắc còn rất ít người xài nếu không nằm trong context thật cụ thể. Một nghĩa nữa của "chán chường" cũng cùng lò với "rõ ràng, tường tận" mà ra là "chán chê", "nhiều quá rồi nên không còn gì là không biết, không rõ nữa", hay đã "thỏa thuê quá độ" thì vẫn còn thông dụng.
Hiểu nghĩa này cũng không sai, duy có lý do tại sao lại "chán lắm, không còn thiết gì nữa" thì không đúng. "Chán chường" đây không phải vì đã thất vọng nhiều mà là vì không thấy còn hứng thú gì nữa, đã trải qua tận tường lắm rồi, biết hết rồi.


À, như câu: “Đã giải thích chán chường mà nó vẫn u mê!”

Cập nhật luôn. Hay quá. Đọc để hiểu và thêm yêu tiếng Việt.