PDA

View Full Version : Bác sĩ



Nhã Uyên
03-03-2024, 04:22 AM
Vừa mới biết "bác" trong "bác sĩ' không có liên quan gì đến cô, dì, chú, bác . Còn có nghĩa khác là "đánh bạc". Vậy nói vui thì, tại một khía cạnh nào đó những tay cờ bạc giỏi cũng có thể gọi là "bác sĩ." Tiếng Việt quả phong phú!

Triển
03-03-2024, 05:16 AM
Chắc là nghề tay trái ngoài nghề đại phu.
Hồi xưa cụ Hồ Biểu Chánh viết văn miền Nam
gọi những bác học ngày xưa là bác vật. Người
Nam kỳ nói như vậy. Bác vật là Đánh vật theo
Nụ cũng hổng có sai. :)

Nhã Uyên
03-03-2024, 07:48 PM
Đọc post trên của anh 5, giờ NU cảm thấy chán chường rồi. :peaceful:

À,“ Bác vật là đánh vật” có hơi hướng nói lái khiến NU chợt nhớ tới các kiểu nói lái của người Việt.

Có câu nói lái kinh điển mà NU nghe từ bé là “quýt xơ măng mống xe, ót măng xít mơ” hay “quýt xơ măng mống xe xới lụm ớt măng” ớt hiểm gì đó, giờ quên nghĩa rồi, chỉ nhớ lờ mờ là “quăng xơ mít mé sông, ăn mót xơ mít thì phải?

Thùy Linh
03-03-2024, 08:15 PM
:)
Beo muội đọc chơi bài này, tỷ cũng đọc và nghe hầu hết tiểu thuyết của nhà văn tiên phong miền Nam Hồ Biểu Chánh,
có nghe "bác vật" chỉ hiểu là "kỹ sư" mà chưa bao giờ thắc mắc, nghĩ là cổ ngữ, Hán-Việt ?.

https://saigonthapcam.wordpress.com/2020/04/04/luu-van-lang-1880-1969-bac-vat-dau-tien-o-dong-duong/

Có bác vật viện = viện bảo tàng
https://hvdic.thivien.net/hv/b%C3%A1c%20v%E1%BA%ADt%20vi%E1%BB%87n

góp vui với muội muội những chữ nói lái tỷ biết qua
on me năng, ăng rê - ăn me non, ê răng
chà đồ nhôm -chôm đồ nhà
cầu gia đạo - cạo gia đầu
chả sợ gì - chỉ sợ già
chả sợ chi -chỉ sợ cha...
hay sợ ông - hông sợ ai

Nhã Uyên
03-03-2024, 09:25 PM
Dạ, Uyên cám ơn Linh tỷ đưa link nha. :tim: Uyên ngưỡng mộ nhà văn văn Hồ Biểu Chánh và có đọc qua một số tác phẩm của ông. Tiểu thuyết của ông mang tính nhân văn, giáo dục con người rất cao, lúc nào và bao giờ cũng kết thức có hậu. Có điều thú vị là nhân vật nữ trong truyện của ông rất “nhạy” có con. Chỉ sau một lần là có … bầu liền hà! :z14: Cô nào như cô nấy, truyện nào cũng như truyện nào…

Ok, trở lại “bác sĩ”, “bác vật”. Uyên được giải thích “bác sĩ” vốn là một từ Hán Việt mà trong đó, “bác” có nghĩa là “rộng, thông suốt (như trong “bác ái” – tình thương rộng lớn, “bác học’ – học thức sâu rộng). Còn “sĩ” ở đây là tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng, như trong dũng sĩ, tráng sĩ, thi sĩ. “Bác sĩ” (và "bác vật") như thế có thể hiểu thuần là “con người (có học thức) rộng lớn, đáng nể trọng”.

Tìm hiểu thêm thì thực tế, “bác sĩ” xưa kia thường được dùng để cho người có kiến thức uyên thâm, hoặc những chức quan cao cấp, tương đương với tiến sĩ ngày nay. Rồi chữ này được đổi sang dùng để chỉ người thầy thuốc hẳn là do ảnh hưởng của Tây phương. “Bác sĩ” trong tiếp Pháp là “docteur” và trong tiếng Anh là “doctor”. Chữ này ban đầu dùng để chỉ giáo viên, rồi chỉ học vị tiến sĩ. Hẳn vì giới y khoa có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng nhiều hơn các giới khác nên người ta đã lấy luôn chữ “doctor/docteur” để gọi nhưng người thuộc giới này, như một cách để tôn vinh kiến thức sâu rộng của họ. Người Việt theo đó cũng chuyển “bác sĩ” từ “trí thức học cao” sang “thầy thuốc”.

008
03-03-2024, 09:35 PM
...“bác” có nghĩa là “rộng, thông suốt (như trong “bác ái” – tình thương rộng lớn, “bác học’ – học thức sâu rộng). ...
Vì thế nên người ta mới gọi cái NỤ là "uyên bác"!:z67:

005
03-04-2024, 04:05 AM
“Bác sĩ” trong tiếp Pháp là “docteur” và trong tiếng Anh là “doctor”. Chữ này ban đầu dùng để chỉ giáo viên, rồi chỉ học vị tiến sĩ. Hẳn vì giới y khoa có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng nhiều hơn các giới khác nên người ta đã lấy luôn chữ “doctor/docteur” để gọi nhưng người thuộc giới này, như một cách để tôn vinh kiến thức sâu rộng của họ. Người Việt theo đó cũng chuyển “bác sĩ” từ “trí thức học cao” sang “thầy thuốc”.


Theo mình biết thì chữ docteur của Pháp khi dùng để gọi bác sĩ (médecin) là một học hàm (dân chúng tự gọi do quen miệng). Chứ chữ "docteur" thực sự là học vị tiến sĩ (tấn sĩ).

Lúc Pháp áp chế Đông Dương, trong đó có Việt Nam, chữ "ông đốc" hay "quan đốc tờ" cũng theo "dân chúng" mà vào. Thực ra gọi bác sĩ với chữ "docteur" là sai. Nếu bác sĩ nào sau khi học ra bác sĩ mà không làm thêm tiến sĩ, thì sẽ sửa mình ngay nếu mình gọi họ là Docteur. Những người ở Pháp chỉnh giùm 5 điều này xem đúng không.

Bên Đức học xong y khoa ra bác sĩ, chỉ được gọi là Arzt (tiếng Pháp là médecin), còn muốn có học vị tiến sĩ (Doktor hoặc docteur của tiếng Pháp) thì phải làm luận án và quy trình tiến sĩ. Sau khi có học vị tiến sĩ, trước cái tên mình mới được phép gắn thêm hai chữ "Dr.".

Thùy Linh
03-05-2024, 08:11 AM
Dạ, Uyên cám ơn Linh tỷ đưa link nha. :tim: Uyên ngưỡng mộ nhà văn văn Hồ Biểu Chánh và có đọc qua một số tác phẩm của ông. Tiểu thuyết của ông mang tính nhân văn, giáo dục con người rất cao, lúc nào và bao giờ cũng kết thức có hậu. Có điều thú vị là nhân vật nữ trong truyện của ông rất “nhạy” có con. Chỉ sau một lần là có … bầu liền hà! :z14: Cô nào như cô nấy, truyện nào cũng như truyện nào…

Ok, trở lại “bác sĩ”, “bác vật”. Uyên được giải thích “bác sĩ” vốn là một từ Hán Việt mà trong đó, “bác” có nghĩa là “rộng, thông suốt (như trong “bác ái” – tình thương rộng lớn, “bác học’ – học thức sâu rộng). Còn “sĩ” ở đây là tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng, như trong dũng sĩ, tráng sĩ, thi sĩ. “Bác sĩ” (và "bác vật") như thế có thể hiểu thuần là “con người (có học thức) rộng lớn, đáng nể trọng”.

Tìm hiểu thêm thì thực tế, “bác sĩ” xưa kia thường được dùng để cho người có kiến thức uyên thâm, hoặc những chức quan cao cấp, tương đương với tiến sĩ ngày nay. Rồi chữ này được đổi sang dùng để chỉ người thầy thuốc hẳn là do ảnh hưởng của Tây phương. “Bác sĩ” trong tiếp Pháp là “docteur” và trong tiếng Anh là “doctor”. Chữ này ban đầu dùng để chỉ giáo viên, rồi chỉ học vị tiến sĩ. Hẳn vì giới y khoa có cơ hội tiếp xúc với cộng đồng nhiều hơn các giới khác nên người ta đã lấy luôn chữ “doctor/docteur” để gọi nhưng người thuộc giới này, như một cách để tôn vinh kiến thức sâu rộng của họ. Người Việt theo đó cũng chuyển “bác sĩ” từ “trí thức học cao” sang “thầy thuốc”.

Cảm ơn Beo hiền muội, uh muội nói tỷ mới nhớ lại à há nhân vật nữ của cụ HBC cũng có vậy, hahaha mà nếu không có vậy chắc không có chuyện gạo nấu thành cơm hay bị tuyệt tự trả quả sau này há muội .
bác đây là uyên bác .

Danh vị Dr. như Ngũ hiệp sĩ nói, ở đây có người muốn ép TL gọi họ Dr. là TL gặp một người Pakistani học cao học IT, và khi viết email he luôn ký tên Dr. ..... Patoli,
cứ dịp nào đều dí chữ Dr. bắt gọi him như vậy, TL không gọi he tức lắm !

Nhã Uyên
03-09-2024, 06:50 AM
Theo mình biết thì chữ docteur của Pháp khi dùng để gọi bác sĩ (médecin) là một học hàm (dân chúng tự gọi do quen miệng). Chứ chữ "docteur" thực sự là học vị tiến sĩ (tấn sĩ).

Lúc Pháp áp chế Đông Dương, trong đó có Việt Nam, chữ "ông đốc" hay "quan đốc tờ" cũng theo "dân chúng" mà vào. Thực ra gọi bác sĩ với chữ "docteur" là sai. Nếu bác sĩ nào sau khi học ra bác sĩ mà không làm thêm tiến sĩ, thì sẽ sửa mình ngay nếu mình gọi họ là Docteur. Những người ở Pháp chỉnh giùm 5 điều này xem đúng không.

Bên Đức học xong y khoa ra bác sĩ, chỉ được gọi là Arzt (tiếng Pháp là médecin), còn muốn có học vị tiến sĩ (Doktor hoặc docteur của tiếng Pháp) thì phải làm luận án và quy trình tiến sĩ. Sau khi có học vị tiến sĩ, trước cái tên mình mới được phép gắn thêm hai chữ "Dr.".


Cám ơn anh 5 đã nói rõ. Bên Mỹ cũng thế, bằng tiến sĩ (PhD) là bằng cấp mà một người có được sau khi có bằng thạc sĩ. Bằng tiến sĩ cho phép một người sử dụng chức danh bác sĩ và đấy là những bác sĩ “gốc”. Bởi bản thân thuật ngữ bác sĩ có nguồn gốc từ tiếng Latin “docere” có nghĩa là dạy. Ban đầu, bằng tiến sĩ được trao cho những người đạt được trình độ học vấn cao nhất trong một môn học cụ thể. Bằng Doctor of Medicine/Bác sĩ Y khoa (MD) ở Mỹ, Bộ Giáo dục Hoa Kỳ đã liệt kê là trình độ học vấn thạc sĩ chứ không phải tiến sĩ. Nguyên nhân chính là do chương trình thiếu công bố luận văn gốc đòi hỏi người thực hiện phải đột phá trong một chuyên đề cụ thể. Rồi sau đó bác sĩ mới bắt đầu sử dụng chức danh bác sĩ, bất kể họ có bằng tiến sĩ hay không. Tóm lại thì chức danh bác sĩ là là trình độ học vấn của một người chứ không phải một nghề nghiệp.



Cảm ơn Beo hiền muội, uh muội nói tỷ mới nhớ lại à há nhân vật nữ của cụ HBC cũng có vậy, hahaha mà nếu không có vậy chắc không có chuyện gạo nấu thành cơm hay bị tuyệt tự trả quả sau này há muội .


Tiểu thuyết đầu tiên Uyên đọc của nhà văn HBC là Ngọn Cỏ Gió Đùa. Khi đọc truyện đó Uyên cứ thắc mắc, ủa, sao truyện này đọc “quen quen”. Sau mới biết nhà văn HBC phóng tác NCGĐ theo truyện Những Kẻ Khốn Cùng (Les Misérables) của Victor Hugo. Uyên còn nhớ khúc anh Lê Văn Đó vào chùa ăn xin rồi sau đó ăn cắp bộ chén ngọc của Hòa thượng mà lẻn đi. Giữa đường bị bắt giải về chùa cho Hòa thượng nhận mặt trước khi giải lên huyện để quan trên trừng trị nhưng Hòa thượng nhìn thấy bộ chén của mình lại nói mình đã cho LVĐ bộ chén ấy chứ không phải là đồ ăn trộm. Tưởng LVĐ sẽ cải hối, ai ngờ trên cuộc hành trình về quê làm ăn, Đó lại đi cướp giật nồi cơm của vợ chồng người ăn mày già. Bó tay.