Thầy tì-kheo Thích Thiện Trang phân tích tu tập của thầy Thích Minh Tuệ
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nam mô A Mi Đà Phật,
Kính chào toàn thể quý vị đồng tu,
Ờ thì trong thời gian qua chúng ta biết là có Ngài Minh Tuệ đúng không ạ? Ngài Minh Tuệ thị hiện cho chúng ta thấy, một người có thể tu, có thể thành tựu ngay trong đời này.
Quí vị thấy rằng ngài Minh Tuệ học pháp sau nhiều đồng tu. Ở đây chúng ta so sánh với chính Thiện Trang. Thiện Trang biết Phật pháp từ năm 27 tuổi. Nghĩa là Thiện Trang có thời gian tu học lâu hơn. Và Thiện Trang cũng đi xuất gia sớm hơn thầy Minh Tuệ. Cho nên là nếu mà xét có hai cái mảng về thời gian là mình hơn.
Nhưng mà quí vị thấy rõ ràng mình đi trước nhưng mà về sau rồi. Còn Ngài Minh Tuệ, là Ngài đi sau mà về trước rồi. Chưa cần nói là không biết Ngài chứng cái quả gì quả gì hết, tại vì mình là hàng phàm phu, mình không có đủ biết được.
Trong bài giảng hôm bữa đó, Thiện Trang có chia sẻ, thì chỉ có là dùng cái trên ngũ-hạ-phần-kiết-sử (1) để đánh giá đến cái tam quả vị A-na-hàm (2) thôi, đánh giá theo cái phàm phu thôi. Tại vì mình học trình độ giống như mình học mới đến lớp 5, lớp 6, làm sao mình đánh giá được người học trung học phổ thông cấp ba, học đại học được. Cho nên là không biết được chắc chắn, là Ngài ở cảnh giới cao hơn mình nhiều. Đó là điều chắc chắn. Và Ngài thị hiện cho chúng ta thấy rằng Ngài tu như thế nào, Ngài tu bằng phương pháp rất đơn giản, cứ tu theo đúng lời Phật dạy. Ngài chỉ học đúng kinh của Phật dạy, là kinh Nikaya và kinh A-Hàm. Và Phật dạy gì làm nấy, là chuyên nhứt, không xen tạp.
Và như vậy chúng ta thấy vài năm là có cái sự thành tựu. Thành tựu thế nào thì chúng ta cũng không có biết rõ, nhưng mà chúng ta có thể nhìn vào, quí vị cứ coi cái lúc mà Ngài Minh Tuệ lần đầu tiên (trong) cái video mà hình như ngài mới đi 2 tháng á, lúc đó Ngài đắp cái y vàng đúng không ạ? Đó, mà người ta cho tiền Ngài á, quí vị thấy, lúc đó Ngài cảm thấy thế nào? Rất là bối rối đúng không? Không được phạm giới, không được nhận tiền, Ngài rất là (bối rối). Có nghĩa là hồi đó Ngài vẫn chưa được tự tại. Ngài cũng giống như mình thôi. Đúng không ạ?
Quí vị thấy càng về sau (Ngài) càng tự tại hơn. Thiện Trang nghĩ, cái thành tựu đầu tiên (của Ngài) có lẽ cách đây chừng khoảng 3, 4 năm trước, là khi mà bắt đầu có phỏng vấn, cái phỏng vấn của chú Nhân Gà Vlog ở trên núi Sạn á. Thì thấy từ đó có sự đổi khác. Và thế là càng về sau này càng khác. Quí vị để ý lúc mà thầy đi vào địa phận Nghệ An, Thanh Hóa gì đó, là bắt đầu thay đổi một cái trạng thái khác nữa. Từ cái dáng đi, từ cặp mắt, cho đến mọi thứ là khác thường. Mọi hành động đều khác hết. Đó là vì một người thị hiện cho chúng ta thấy. Chúng ta nói là làm gương cho chúng ta thấy đi, nói cho đơn giản, làm gương cho chúng ta thấy, giáo pháp của Phật hoàn toàn có thể sống và áp dụng được, nếu ai tuân theo đúng lời Phật dạy. Tức là đúng (theo) Phật dạy sao làm đấy. Không có thêm, không có gì hết. Mình cứ tu đúng như vậy thôi là tự nhiên mình sẽ có kết quả. Cho nên Thiện Trang để mà đánh giá, Thiện Trang nghĩ là Ngài có chứng cái quả, ít nhất là quả vị thứ 3, là quả A-na-hàm. Và hiện tại là Ngài có thể đạt được, đắc quả A-la-hán. Đó là nhận định của phàm phu mình thôi, không biết, mình đâu phải là thánh nhân đâu, mình đâu có ấn chứng được
Nhưng quí vị thấy, nhìn từ những cái cử chỉ, những cái hành động, những lời nói v.v. càng ngày Ngài càng tự tại. Và nhìn trên cái gương mặt, hôm qua đúng hôn, có cái video cái đạp gai đó quý vị, khi mà giẫm gai, nhổ những cái gai ra, Ngài như là bình thường, đi như là không có chuyện gì. Quí vị thấy lạ không ạ? Cái gai đâm vô mình nó nhức chân lắm chớ, vậy mà khi mà nhổ ra rồi, rất là nhanh chóng bước đi, không có thấy (Ngài) có cảm giác đau đớn, không có cảm giác gì hết. Đó là gì? Đó là tuyệt vời đó, giống như là phá thân-kiến rồi đó quí vị. Tức là không còn cái thân kiến nữa, cho nên không có cảm giác đau. Quí vị biết không, ở đây có một số đồng tu chia sẻ, có đồng tu đi theo, đi theo đoàn, đi theo Ngài nói là, quan sát cái bữa ăn của Ngài, Ngài ăn rất là ít, Ngài chỉ lấy một miếng cơm thôi, với ít miếng đậu phộng, miền Bắc gọi là lạc, rồi một ít rau nữa thôi, Ngài không lấy những cái món gì cao sang hết, chỉ có chút xíu thôi, mà Ngài ăn rất ít. Và ăn rất chậm. Khoảng 45 phút. Như vậy quí vị thấy ăn rất là chậm. Ăn có chút xíu vậy thôi, thể lực đâu mà khỏe vậy? Đi hết ngày này qua ngày nọ.
Quí vị thấy, đâu có đơn giản đâu. Người như vậy thực hiện, nếu mà chúng ta ở đây, Thiện Trang muốn chia sẻ cho quí vị để mình học, học cái hạnh của Ngài. Tại sao Ngài thế nào quí vị? Thiện Trang nói, nếu mà Ngài xuất phát ở cái điểm cao quá, Ngài xuống trần, Ngài với cái điểm cao quá, mình khó học, đúng không ạ? Nhưng đàng này, Ngài Minh Tuệ xuống trần với thị hiện, đến đời này, mình nói đến đời này, (Ngài) cũng giống mình thôi. Quí vị coi đúng không ạ, quí vị coi có cái đoạn phỏng vấn, hỏi kể về cuộc đời của thầy, Có những người cũng kề đó, quí vị thấy là Ngài cũng đi làm ở ngoài đời, Ngài cũng bị gia đình hối thúc cưới vợ. Ngài cũng không phải là không có ý định cưới vợ. Hồi đó cũng muốn cưới vợ đó, cũng đi quen cô này, quen cô kia, nhưng mà không hiểu sao, tất cả đều dang dở. Dang dở rồi, cho nên nó không có đến nữa, cho nên đến tới năm 35 tuổi rồi, lúc đó mới thấy cuộc đời, đầu tiên là thấy có những người bạn lập gia đình cũng khổ. (Còn) mình thì tình yêu dang dở, cũng khổ. Cho nên từ đó mới coi thử có cách nào (không). Cho nên mới tìm tới Phật pháp. Học Phật pháp, và từ đó hành đúng theo lời Phật dạy.
Quí vị thấy nể không ạ? Tại vì sao? Ở đây, Thiện Trang cũng chia sẻ, Thiện Trang nghĩ là cái người nào mà đến nhân gian này, hoặc là để đắc quả đúng không, hoặc là có nhiệm vụ cho chúng sanh. Cho nên Phật, Bồ-Tát, cản hết mấy cái đường (tình) duyên rồi, ngăn cản hết. Chứ không phải không có đúng không. Người đời bị cái nghiệp lực nó trói buộc sẽ dính vào đường tình duyên đúng không? Nhưng mà những như vậy (Ngài Minh Tuệ) họ thoát ra được. Họ thoát ra bởi vì có cái sự gia trì, thật ra có cái nguyện lực của đời trước, khiến cho (tình duyên) không thành tựu. Đó là điều đặc biệt. Thiện Trang nghĩ đó là điều đặc biệt. Tại sao? Nếu mà ngày xưa, Ngài xuất gia từ nhỏ đến lớn, Ngài không có một cái gì hết, thì như vậy Ngài cao hơn mình đúng không? Đàng này không, Ngài cũng ở trong trần, Ngài cũng nhiễm trần như vậy. Nhưng mà sao Ngài tu có mấy năm trời mà Ngài thay đổi hoàn toàn. Đó là gì? Phiền não; đó không phải là vấn đề lớn. Vấn đề lớn là, chúng ta có chịu tu hay không đúng không ạ? Mình thật sự tu, là mình sẽ đoạn được phiền não.
Hồi xưa Ngài cũng mê, thì bây giờ mình cũng mê đúng không? Mình cũng mê giống Ngài. Nhưng mà tại sao Ngài bước đi có vài năm, mà sao Ngài có thể bước lên một bước đỉnh cao như vậy? Chúng ta không cần nói Ngài chứng quả, chỉ cần thấy bây giờ cái sức ảnh hưởng của Ngài, cái sự nhiếp phục (3) của Ngài. Đi đến đâu không chỉ những người trong Phật giáo, mà cả những tôn giáo bạn đúng không ạ? Những người từ những đâu khắp mọi miền thế giới cũng kính ngưỡng. Đó là gì? (Là) cái đức hạnh tuyệt vời, mà không phải cái đức hạnh đâu quí vị. Mình nói như hôm bữa Thiện Trang phân tích, đó là cái từ trường an lạc. Không có dễ gì, mình coi thôi, mỗi ngày mình lên mạng mình coi thôi mà mình thấy nó cũng nhẹ nhàng.
Từ khi coi Ngài thôi, Thiện Trang thấy những cái video xưa thì cái sức nhiếp phục nó không có lớn. Nhưng mà coi những cái video gần đây, nó an lạc, nó tự tại, mà mình tu cũng dễ nữa quí vị, nó giống như gia trì, cảm thấy nó nhẹ nhàng ơi là nhẹ nhàng. Mình tu cũng bớt phiền não, ngủ cũng ít bớt, không biết tại sao quí vị, vậy mà cũng tỉnh táo đó quí vị. Không biết tại sao rất là lạ luôn. Cho nên đấy là gì? Đó là từ trường. Thiện Trang nghĩ chỉ có từ trường của người đã đắc quả mới được như vậy. Mà quả vị này không phải quả vị nhỏ. Tại vì. Nếu mà sơ quả tu-đà-hoàn (4) đó quí vị, người ta chỉ có cái gọi là kiến-đế, tức là đoạn được 3 loại kiết-sử-phiền-não gồm thân-kiến, giới cấm thủ và nghi. Thì cái công phu họ chưa có định (5). Thì chưa có cái định, nó cũng không khác gì người thường bao nhiêu. Quí vị nên nhớ nhe, cái định thiền chỉ của họ chưa được định sơ thiền (6) nữa mà. Thậm chí chưa được vị đáo định (7)
(Còn tiếp: đang nghe, chép ra và phụ chú)
___________________________
Chú giải:
(1) ngũ-hạ-phần-kiết-sử: Olambhàgiyàsam-yoyanà -- thân kiến, nghi, giới cấm thủ, tham dục và sân
(2) tam quả vị A-na-hàm: còn gọi Bất lai, là quả vị đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử (Thân kiến, Nghi, Giới cấm thủ, Dục và Sân). Bậc Tam quả không bị tái sanh vào cõi Dục, thường sanh vào cõi Sắc hoặc Vô sắc, từ đó tu hành và chứng đạt quả tối thượng.
(3) nhiếp phục: thu phục
(4) sơ quả tu-đà-hoàn: Sotāpatti - còn gọi Nhập lưu hay Thất lai. Hành giả phát huy tuệ giác thiền quán quét sạch ba kiết sử Thân kiến, Nghi và Giới cấm thủ ngay hiện đời này.
(5) định: là một khả năng tập trung tâm ý trên một đối tượng duy nhất và không gián đoạn, một trạng thái nhất tâm.
(6) sơ thiền: mức thứ nhất của tu thiền. Thiền có 4 cấp bậc; Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền
(7) vị đáo định: chưa được định.
(tiếp theo)
Từ khi coi Ngài thôi, Thiện Trang thấy những cái video xưa thì cái sức nhiếp phục nó không có lớn. Nhưng mà coi những cái video gần đây, nó an lạc, nó tự tại, mà mình tu cũng dễ nữa quí vị, nó giống như gia trì, cảm thấy nó nhẹ nhàng ơi là nhẹ nhàng. Mình tu cũng bớt phiền não, ngủ cũng ít bớt, không biết tại sao quí vị, vậy mà cũng tỉnh táo đó quí vị. Không biết tại sao rất là lạ luôn. Cho nên đấy là gì? Đó là từ trường.
Thiện Trang nghĩ chỉ có từ trường của người đã đắc-quả mới được như vậy. Mà quả vị này không phải quả vị nhỏ. Tại vì. Nếu mà sơ quả tu-đà-hoàn (4) đó quí vị, người ta chỉ có cái gọi là kiến-đế, tức là đoạn được 3 loại kiết-sử-phiền-não gồm thân-kiến, giới cấm thủ và nghi. Thì cái công phu họ chưa có định (5). Thì chưa có cái định, nó cũng không khác gì người thường bao nhiêu. Quí vị nên nhớ nhe, cái định thiền chỉ của họ chưa được định sơ thiền (6) nữa mà. Thậm chí chưa được vị-đáo-định (7), có khi chưa đến vị-đáo-định nữa. Nhưng, cái đó là đắc-quả (8). Như vậy cái người mà có cái lực mạnh như vậy, chứng tỏ phải là người đắc-quả cao. Không phải đắc quả thấp đúng không ạ? Đặc biệt là chỗ đấy.
Rồi ở đây là gì? Hồi xưa Thiện Trang nói trong đời mình Thiện Trang thấy sư Giác Khang là số một rồi. Hồi Thiện Trang biết sư Giác Khang là Thiện Trang nói, ở Việt Nam á, hiện thân đời hiện đại, sư Giác Khang là số một về khổ hạnh tu rồi, giữ giới rồi. Nhưng mà không ngờ mình còn may mắn hơn nữa. Có một người còn hơn sư Giác Khang nữa về khổ hạnh, về giữ giới. Quí vị nghĩ coi, 13 hạnh đầu đà mình nghĩ là thôi cất vô sách vở đi, cất vô trong kinh điển đi. Tại vì thời này là thế kỷ nào rồi? Cái thời này làm sao mà tu được 13 cái hạnh đầu đà của Ngài Ma-ha-ca-diếp được? Vậy mà sao? Vậy mà Ngài Minh Tuệ làm được. Mà không chỉ có Ngài làm được, mà bây giờ Ngài dẫn bao nhiêu người làm theo.
Quí vị thấy không ạ? Cái này là một người quá đặc biệt. Cho nên đặc biệt như vậy để chứng tỏ là giáo pháp của Đức Thế-Tôn, tức là Đức Phật Thích-Ca-Mâu-Ni để lại, không-bao-giờ lạc-hậu. Chỉ có người không chịu thực-hành, cho nên không có cái quả. Đúng không ạ? Mình nếu thật chịu khó thực-hành, mình sẽ có cái quả.
Cho nên từ đó, Thiện Trang mới nghĩ lại, vậy là mình phải xem lại, xưa nay mình tu như thế nào. Sao mình tu, mình tu cũng tạm tạm đi, nhưng mà rõ ràng là mình không có bằng Ngài. So với Ngài, giống như trên trời dưới đất. Ngài tuốt trên trời, mình ở dưới đất á. Tại vì sao? Không thể nào người tu có mấy năm trời hà. Còn mình tu mười lăm năm rồi. Mười lăm năm trời rồi mà ăn thua gì đâu đúng không? Chưa! (Tu) Chưa được.
Ở đây Thiện Trang chia sẻ tâm đắc, những cái điểm mà chúng ta nên học. Điểm thứ nhất về giữ giới Ăn. Nói chung là trì cái giới Ăn. Đây là Thiện Trang so sánh cho quí vị coi sự phát tâm nè. Thiện Trang trước khi đi xuất gia tập ăn ngày hai bữa, tức là bỏ cái ăn buổi chiều. Gọi là trì giới Không-Ăn-Phi-Thời. Bởi vì Thiện Trang biết trong giới xuất gia hồi đó có học trong giới Sa-Di (9) rồi. Biết có cái giới là Không-Ăn-Phi-Thời, nên Thiện Trang tập gần như một tháng trời. Bỏ từ ăn một tô cơm tối, ăn xuống còn hai chén, rồi một chén, nửa chén cơm. Rồi dần dần kiếm cái gì ăn, uống ít sữa, uống cái gì đó. Dần dần nhịn luôn. Đó!
Còn Ngài quí vị thấy nè, Ngài Minh Tuệ khi mà biết xong đó là Ngài cũng ở nhà thực hành trước đúng không? Thực-hành thế nào quí vị biết không? Ngài thực-hành là ăn một bữa luôn. Ăn một bữa luôn nha, ăn một bữa ngay từ đầu luôn. Chứ không phải là (tập) từ từ, từ trên xuống dưới ăn một ngày 3 bữa, (rồi) 2 bữa, (rồi) 1 bữa. (Mà) rốt ráo 1 bữa. Cho nên người của Thầy lúc đó là Ngài 48 kí, giảm 9 kí, còn lại 39 kí. Quí vị nghĩ sao? Cái người mà giảm 9, 10 kí nó hốc (hác) như thế nào đúng không ạ? Nó xanh xao thế nào giống như thây ma luôn đúng không? Mà Ngài ấy nói lúc đó là gì? Bụng đói, đau bụng luôn, ôm bụng đi, ôm bụng phải gọi là nén bụng lại cho nó đỡ đau. Rồi người ăn nó thiếu như vậy cho nên thở hơi ra, hơi hôi thối lắm. Người ta nghe người ta cũng khó chịu. Tu giống như vậy á, quí vị nghĩ không. Cho nên hồi đó Thiện Trang kêu, ủa sao Ngài cũng 48 kí bằng Thiện Trang hồi đó. Hồi đó Thiện Trang trước khi đi (tu), Thiện Trang cũng 48 kí. Nhịn cho ốm lại. Sau này đi xuất gia trì cái giới Không-Ăn-Phi-Thời á, Thiện Trang ốm xuống hơn tại vì mình ăn uống mình thua. Nhưng mà Ngài làm được như vậy quí vị nghĩ thấy không.
Còn cái hạnh. Cái hạnh là gì? Khi mà ăn như vậy, (có) mấy người giữ được như vậy? Mình ăn không nổi đâu. Tự (bỗng) nhiên mình giữ (giới) ăn một ngày một bữa, đó là cái ý chí siêu cường luôn. Giờ về cái giới Uống, Uống nước, ta biết là sau giờ Ngọ, đối với Đức Phật, người ta chế, người ta cho uống cái nước tương, đó là các loại nước trái cây, không có xác vẫn uống được. Còn Ngài thì không, không có giữ cái giới đó mà giữ cao hơn. Là sau giờ Ngọ, tức là sau buổi trưa đó, sau giữa trưa, thì Ngài chỉ uống nước trắng thôi, tức là nước lọc. Tức là bây giờ người ta cúng nước Aqua Vina đó đúng không. Nước khoáng á. Thấy Việt Nam mình toàn cúng cái nước đó. Toàn uống nước đó thôi. Và hơn cái chỗ nữa là, Ngài trì giới. Đức Phật trong giới Ti-Kheo cho phép tích trữ những cái thuốc, những cái thức ăn gọi là được 7 ngày. Có thuốc gọi là 7 ngày, có thuốc gọi là trọn đời thì có thể giữ luôn. Nhưng mà Ngài thì không, Ngài chỉ trì đi khất thực nước uống đồ v.v. giữ trong ngày thôi, hết trong đó là xả hết. Tức là giữ ở mức độ cao hơn luôn. Chứ không phải đơn giản đâu quí vị. Thiện Trang coi đó, Thiện Trang rất là phục. Bởi vì nước Đức Phật bảo đâu có cần giữ vậy đâu, mà Ngài, thôi, bữa nay đủ uống rồi, xả, không có giữ nước nữa. Chú Nhân Gà Vlog lên cúng nước đó, Thầy nói chớ không, bây giờ không cần (nước) bây giờ đem cúng mấy thầy kia đi. Cho nên trì giới rất là đặc biệt. Giữ giới cỡ đó chỉ cần nhân-giới-sanh-tịnh. Nhân-định-khai-huệ. Ai mà làm đúng theo lời Phật dạy đều có thành tựu.
Bây giờ Thầy làm rồi, nên chúng ta có cái tấm gương để mà nương. Để gì? Từ những giáo nghĩa kinh điển chỉ trên sách vở đó, nhưng mà nhờ ngày (làm) ấy, chúng ta mới thấy được đúng không ạ? Chứ nếu mình không có (Thầy), mình đâu có cái tấm gương đâu mà học. Xưa nay toàn phương tiện không hà. Toàn là phương tiện, (rồi) người ta kêu là thời này là thời nào này nọ nên phương tiện, phương tiện đi. Bây giờ thì sao? Không cần phương tiện đâu. Ngay cả cái hạnh, quí vị thấy 13 hạnh đầu đà á, thật ra cái hạnh khó nhất là cái hạnh nào quí vị biết không ạ? Những cái hạnh bình thường, ví dụ như Y-Phấn-Tảo (10) cũng dễ thôi đâu có gì đâu, từ từ mình làm mình lượm (vải) cũng may được y-phấn-tảo thôi. Đúng hông? Rồi, thì cái hạnh đi v.v.v, nói chung cũng đơn giản, nhưng cái hạnh khó nhất là cái hạnh ngủ ngồi đó. Không nằm đó, hoàn toàn không nằm, quí vị thử đi, quí vị tập đi rồi quí vị biết. Nó khó vô cùng. Quí vị ngồi một ngày, hai ngày hổng sao, chứ quí vị ngồi mấy ngày người nó rả rời nó mệt luôn á. Đuối lắm, Thiện Trang thử rồi, không dễ đâu. Một ngày thôi là hôm sau người mình nó đơ đơ rồi. Tức là cái công phu, định lực không đơn giản. Nhưng mà tại vì Ngài có nói là cố tập. Tại vì cái đó nếu khi mình chưa tới mà mình tập á, nó bệnh. Cho nên nghe vậy, cũng không dám liều tập thử thời gian dài. Quí vị thấy là không đơn giản.
Từ khi coi Ngài Minh Tuệ, Thiện Trang đổi lại. Bây giờ quí vị để ý cái chỗ làm việc của Thiện Trang hay cái chỗ ngồi bây giờ á, Thiện Trang không có dùng cái ghế có cái (chỗ) tựa đằng sau nữa. Bây giờ để cái miếng gỗ để ngồi xếp bằng thôi. Bây giờ là ngồi xếp bằng, có thể có bồ-đoàn (11) tại vì ngồi xếp bằng. Và từ khi Thiện Trang ngồi xếp bằng á, Thiện Trang thấy nó khác. Đúng là thật sự. Cho nên tại sao Ngài có thể ngồi kiết-già (12) miết cả ngày thì công phu định lực tự nhiên nó sâu thôi. Đó, mình đừng nên có nói là chấp-tướng (13) không có đâu. Quí vị cứ chấp tướng đi, tự nhiên nó sẽ thành tựu. Ở đây Thiện Trang ngồi không thể được (tư thế) kiết-già như Ngài. Thiện Trang chỉ có thể ngồi kiết-già một hồi nó đau, thì bỏ ra ngồi bán-già. Thường thì Thiện Trang đổi kiết-già rồi bán-già, bán-già rồi kiết-già. Chứ không thể ngồi miết được như vậy. Cho nên là những cái hạnh đó, mình không làm được. So với Ngài mình thua quá xa rồi. Đó!
Đây là chúng ta phân tích, để chúng ta học hỏi. Quí vị hãy nên học được những điều này. Tại vì sao? Cái người tu hành là gì? Mình phải biết mình sai ở đâu, làm cho được điều gì, để mình sửa chỗ đó đúng không ạ? Thì mình cứ sửa dần dần là tự nhiên thành tựu. Bởi vì tu là gì? Tu là sửa mà. Đúng không ạ? Sửa những cái điểm yếu, sửa những cái điểm mình chưa làm được. Xưa nay bởi vì mình không có cái tấm gương. Bây giờ mình có cái tấm gương rồi. Ngài giống như cái tấm gương. Hằng ngày mình cứ soi Ngài. Mình soi, mình soi đi, tự nhiên mình sẽ chịu đựng được, mình tự luyện được. Ngài làm được thì mình cũng làm được. Mình không làm được 100%, mình cũng làm được ba mươi, bốn mươi chứ, năm mươi (phần trăm) chứ đúng hông? Mình có thể làm được chớ.
Đó, quí vị coi tùy mỗi người mỗi nhân duyên, Thiện Trang cũng khuyên rằng mọi người nên học, nên làm. Và Ngài luyện (tập) được cái gì? Khen cũng được, chê cũng được. Có tới đảnh lễ Ngài hay không, không có vấn đề gì hết. Còn người chưa tự tại là bắt đầu sợ cái này sợ cái kia đúng không? Sợ là, ôi đảnh lễ tui tổn phước biết hôn? Sợ! cái ngã (14) vẫn chưa bỏ cho nên mới sợ. Còn cái người vô-ngã (15) rồi là người đó không có sợ gì hết á. Thoải mái. Ai muốn làm gì làm. Không có liên quan tới mình. Khen cũng được, chê cũng được, sao cũng được. Đó! Đó là những điều mà chúng ta nên học hỏi. Những điều đơn giản nhất mà chúng ta có thể học hỏi được.
Tại vì sao? Ở đây, Thiện Trang có xin chia sẻ thêm một chút nữa vì có ngài Minh Tuệ xuất hiện, cho nên Thiện Trang cũng xin phép quí vị là trong thời gian sắp tới, Thiện Trang giảm giảng xuống. Để làm chi? Để Thiện Trang có thời gian hành, hành thiền, tức là niệm Phật, tu định nhiều hơn.
Thiện Trang cũng muốn nói chia sẻ, nếu mà mình học cái pháp, mà mình không có thực-hành đủ, mình không thực sự buông xuống thì mình chỉ là người gọi là, có chỉ cái ngộ. Bên ngôn ngữ đại thừa gọi là ngộ. Nếu trong kinh A-Hàm là kinh của Nikaya, thì gọi là chỉ có tuệ-giải-thoát chứ chưa có được, phải có gì? Phải giải thoát được kiết-sử (16) ràng buộc. Đó, thì có hai cái giải thoát thì mới được. Chứ cái một cái ngộ, là tuệ-giải-thoát, là chưa được. Vì sao? Vì chỉ có khi nào mình chứng quả, mình sẽ giúp được chúng sanh nhiều hơn.
Nên coi kinh. Coi kinh thì bắt đầu coi căn bản. Nếu mà giỏi á, chứ mà không giỏi coi vô cũng như đám rừng thôi. Phải coi từ kinh nền tảng, như kinh A-Hàm, ví dụ như kinh Nikaya. Rồi phải coi lên kinh đại thừa. Tại sao? Vì những kinh đó giúp mình có pháp hành. Nếu quí vị bay lên kinh cao quá thì pháp hành quí vị sẽ thiếu. Cho nên là do trước đó mình không học tiểu thừa, mình chỉ học đại thừa thôi là mình chạy đâu mất tiêu hà. Rồi khi đó mình uổng công, cuộc đời mình học một hồi nó không có đi về đâu hết.
Cho nên, mình muốn thành tựu, quí vị nghĩ bây giờ quí vị có niềm tin thành tựu không? Có đúng không? Sau khi thấy Ngài Minh Tuệ rồi mình có cái niềm tin. Tại vì Ngài cũng làm được, mình cũng học được chớ. Mình cũng làm được chớ. Mình không đắc được tứ quả A-la-hán thì mình cũng gì? Đắc được sở tu-đà-hoàn được chớ. Còn không mình đắc vô cái vị trí gọi là gì? "Nhẫn" đúng không?
Trong tứ gia hạnh vị gồm có "noãn, đảnh, nhẫn, thế đệ nhất vị" (17). Đó! Mình cũng có thể đạt được tứ gia hạnh vị được. Quan trọng là gì? Mình phải thật tu. Ngài Minh Tuệ, Ngài tu thật ra là Ngài tu tứ-niệm-xứ (18) luôn à. Quán 4 thứ, quán thân, thọ, tâm, pháp.
Thân là gì? Quán thân trên thân. Ở bên Đại thừa thường hay nói là "quán thân vô thường". Quán "thân bất tịnh". Như là quán thân trên thân, quán thân như thân đúng không? Quán ngoại thân, quán nội thân nữa v.v. Thì thực tế là mình phải quán được. Thế nào là quán thân? Thì quí vị thấy Ngài Minh Tuệ, Ngài làm được. Quí vị thấy là Ngài quán cái thân đó là giả tạm, không cần thiết. Phá cái thân-kiến.
Rồi gì? Quán thọ. Thọ thì chúng ta chỉ hiểu là những cái cảm nhận, cảm thọ đó. Ví dụ như chúng ta cảm thấy nóng, lạnh, chúng ta cảm thấy buồn, bực. Nhiều khi mình phải cảm biết được ngay để mình điều tiết, điều chỉnh. Để làm gì? (Để) Tâm không sân hận. Quí vị thấy Ngài Minh Tuệ lúc nào cũng hoan hỉ. Lúc nào cũng vui vẻ. Chưa thấy Ngài nổi cáu lên bao giờ. Đúng không? Đó rõ ràng hồi xưa mình học mình nghe ví như tịnh độ hòa thượng Hải Hiền, Ngài có cái khả năng đó. Nhưng mà mình không có thấy. Còn bây giờ mình thấy người trực tiếp luôn. Mình thấy người trực tiếp luôn, công phu cao đúng không? Chứ như cỡ Thiện Trang, Thiện Trang cũng còn nhiều khi khó chịu đúng không? Đấy là gì? Đấy là công phu mình chưa tới. Đó là gì, quán thọ đó quí vị, rồi phải cảm thọ.
Rồi, Tâm. Mình phải quán tâm. Đây là cái mấu chốt tu hành là quán tâm. Cho nên mình chỉ cần giữ được tâm thôi. Nhiếp được tâm thôi.
Rồi, quán Pháp. Thì quán 4 thứ đó, thân trên thân, quán thọ trên thọ, quán pháp trên pháp, quán tâm trên tâm. Hoặc là đôi khi nói là như-tâm-như-tâm v.v.. Thì những cái quán đó nói chung là nói hơi khó tu đối với mọi người. Nếu chúng ta là người tu tịnh độ, mình niệm Phật, dùng câu niệm Phật để quán hết tất cả.
Nhưng mà sao bao nhiêu người niệm Phật không có công phu? Quí vị biết tại sao không? Tại sao bao nhiêu người cũng niệm Phật dữ lắm mà sao không có công phu được như vậy? Tại vì cái giữ giới quí vị không làm được. Cái quan trọng nhất, tất cả Phật pháp đều dựa trên ba nền tảng. Nền tảng là gì? Giới - Định và Huệ (19). Người hiện nay tu không có lo ở chỗ "giới". Cho nên nó giống như cái nấc thang đầu tiên. Nó thiếu rồi. Hôm bữa Thiện Trang có chia sẻ trong kinh A-Hàm đúng không? Nếu mà người bị suy giới, yếu giới, giới sút kém, thì không thể nào được. Giống như gì? Muốn leo lên ngôi nhà, của gì? (leo lên) đỉnh cao của "Định - Huệ" mà "Giới luật"; không có cái cầu thang giới - luật đó thì không được.
Cho nên vấn đề hiện nay ở chỗ, là chúng ta thiếu ở nền tảng giới luật. Cho nên Ngài Minh Tuệ, có thể nói là Phật Bồ-Tát cho một người thị hiện, hoặc là Ngài thị hiện, hoặc là Ngài làm cho mình thấy, là, chỉ cần làm (giữ) giới tốt được thì tự nhiên Định và Huệ nó sẽ thành tựu. Quí vị thấy không ạ? Chúng ta khinh thường giới luật. Đa số chúng ta khinh thường giới luật. Cho nên Thiện Trang khuyên quí vị, quí vị hãy nghe lại cái phần giới luật. Hãy làm là đơn giản thôi, giới của người cư sĩ hãy làm đúng giới của người cư sĩ, quí vị cứ thọ ngũ giới, bát quan trai giới (20), trì cho nghiêm vô. Một thời gian thôi là quí vị tu nó khác ngay. Quí vị, bảo đảm luôn, Thiện Trang thấy rồi. Thiện Trang chỉ cần giữ giới nghiêm hơn. Giống như đợt này Thiện Trang coi lại 250 giới của Tì-Kheo. Mình còn 30 giới chưa giữ được. Để Thiện Trang cố gắng coi giới nào giữ được ráng giữ thêm.
Hồi xưa mình thấy có những cái giới rất là đơn giản mình nghĩ ôi không quan trọng lắm nhưng bây giờ trì luôn. Ví dụ như giới Nhứt-Tọa-Thực, một cái giới nhẹ thôi. Ngồi xuống ăn chỉ có một lần thôi. Quí vị thấy không Ngài Minh Tuệ đó, Ngài trì một cái giới nhứt-tọa-thực á cho nên lúc mà Ngài đang ăn, người ta tới người ta đuổi, Ngài xin người ta cho ngồi thêm chút ăn chứ đứng dậy là không được ăn nữa. Đó Ngài ăn chút, Ngài ăn chậm chậm mà, lát sau người ta đuổi nữa, đuổi nữa lại cũng xin người ta thêm chút nữa. Rồi một hồi người ta đuổi nữa.
Có những cái thử thách như vậy đó quí vị. Không đơn giản đâu. Trì giới nhứt-tọa-thực thôi, cho nên là mình ở trong chùa trong thất dễ trì mà. Cứ đồ ăn sắp sẵn vô đó trên bàn rồi ngồi đó ăn, không có đi lấy cái này lấy cái kia. Người cư sĩ nếu có thể, quí vị cũng tập trì. Vì sao? Cách trì giới cứ giữ hết đi. Như vậy có người nói rằng Ngài Minh Tuệ làm như vậy là lạm danh tì-kheo có đúng không quí vị? Có người nói như vậy, chúng ta suy xét lại. Thứ nhất Thiện Trang xin nhắc lại. Thứ nhất về phương diện Ngài không xưng Ngài là tì-kheo, quí vị có thấy bao giờ ngài nói ngài là tì-kheo đâu. Ngài không xưng mà. Ngày xưa Ngài xưng sư. Sư là chỉ có thầy thôi, không có tì-kheo. Bao giờ mình xưng là tì-kheo cơ. Mà bây giờ Ngài cũng không có xưng Ngài là tì-keo mà. Vì sao mà gán cho Ngài cái tội đó được? Không có, không có tội đó. Thứ hai nếu mình xét về, cái này là cái cảm nhận của Thiện Trang thôi, có thể Ngài đắc được giới tì-kheo, bởi vì Ngài rơi vào trường hợp phá kiết sử. Tức là Ngài có thể đắc quả A-la-Hán. Nhưng mà cái này mông lung quá, mình không có biết được đúng không? Mình không có chứng được bởi vì đâu có ai xác nhận được. Mình phàm phu, bây giờ mình nói ra cũng đâu có ai tin. Đúng không? Cái kiểu vậy. Cho nên cái điều này không có được ba cái điều đó thì có khả năng, thì nghe nói có khả năng thôi. Tại vì Thiện An không thể nói cảm tính theo người mình được. Nhận định của Thiện Trang là có khả năng, Ngài đắc được Tì-Kheo thật chân thật, tì-kheo thật luôn đó là phá kiết-sử mà đạt được tì-kheo.
Nếu vậy, đó là Ngài nhưng mà quí vị nên nhớ ở đây, thế thì cái vấn đề là hiện tại những người đi theo thầy như vậy có bị vấn đề gì không? Tất cả những người đi theo trừ những người xuất gia ra, họ có giới, các nhà đã có giới rồi, không nói. Thì những người còn lại, chỉ đi học thôi, quí vị thấy không? Tập học thôi mà. Tập học thì tui có quyền học, bắt giữ giới đàng hoàng. Bắt giữ giới, thì giữ Giới nó sanh ra Định. Thì học thôi mà. Mình đâu có xưng mình tì-kheo đâu. Mình đâu có xưng mình tì-kheo, mình cũng đâu có xưng mình sa-di đâu. Cứ tập học, giữ như vậy, tu đến lúc nào đó nó sẽ đạt được thánh quả, tự nhiên đắc giới thôi. Quí vị hiểu không ạ?
Đó là cái hợp pháp. Cho nên có khả năng chính Ngài là hợp pháp, còn như Thiện Trang đây mới là không hợp pháp tì-kheo nè. Vì sao? Thiện Trang đây là đã đăng đàn thọ giới thụ túc, họ giới đàng hoàng, tam sư thất chứng. Nhưng chưa chắc là cái giới đàn Thiện Trang đã đắc từ bản thể tì-kheo. Tại vì sao? Điều kiện để đắc bản thể tì kheo là có 3 điều:
Một là giới sư thanh tịnh. Hai, đạo tràng trang nghiêm. Ba, giới tử chí thành.
Cũng vậy, người đi thực tập cho vô làm bác sĩ, cho vô hoài hoài, cuối cùng cũng thực tập được đúng không? Cũng làm trợ lý y tá bác sĩ, làm được hết. Ý Thiện Trang nói gì? Quan trọng là cái thực-hành á. Quí vị hiểu không ạ? Cái quan trọng là cái thực-tập thực-hành đó. Chứ không phải là cái bằng. Cái bằng nó không quan trọng. Tất nhiên cái bằng cộng cái thực-hành là quá tuyệt vời, nên danh chính ngôn thuận. Nhưng nếu như mình không có khả năng, mình chỉ là gì, mình chỉ có cái bằng thôi, thì vô nghĩa.
Đó, Thiện Trang nói tình trạng giống như Thiện Trang đó. Thiện Trang chưa trì được 250 giới. Bây giờ gần trì gần hết rồi, cũng gần gần, còn mấy cái giới nữa thôi. Xét lại còn mấy giới nữa thôi. Hồi xưa cứ buông lung mà tại vì mình cứ nghĩ "ôi quanh mình ai cũng vậy mà". Chỉ có giữ được cái giới Không-Ăn-Phi-Thời Thiện Trang giữ từ lúc chưa đi xuất gia nhưng lâu lâu mình cũng khai duyên. Nhưng mà thôi không khai nữa nha. Như cái giới không ăn chung với cư sĩ. Thì mình lâu lâu cũng khai duyên há. Nhưng bữa nay không khai nữa nha, mình ăn riêng.
Quí vị thấy không, cái vị hôm bữa đó đi mấy ngày cầm cái điện thoại, Ngài Minh Tuệ đâu có cho ăn chung đâu thấy không? Đâu có cho ăn chung đâu. Đi về ăn riêng. Tại vì không được, giữ 8 giới là cư sĩ không được ăn chung. Cho nên tự nhiên là thành tựu. Thiện Trang phân tích vậy là hết tranh cãi nha. Chớ không cứ ăn rồi gán ghép, (thầy) tự xưng là tì-kheo rồi, tội nặng v.v.v đủ thứ cả. Hổng phải như vậy, Ngài Minh Tuệ và đoàn những thầy, mình nói thầy thì mình tôn trọng mình coi thầy đi, tự vì thầy cũng đâu có gì đâu, mình đâu có gọi là tì-kheo đâu. Thầy muốn gọi thì mình tôn trọng mình gọi thầy thôi.
Đó, và những thầy đi theo Ngài Minh Tuệ là đúng. Đúng pháp. Bởi vì toàn là những người tập học. Tập tu. Tập tu hạnh tì-kheo. Tập tu hạnh người xuất gia. Tập tu hạnh đầu đà.
Cho nên, tập một hồi thì sao? Tập một hồi đến lúc nào đó, cái tập đó nó sẽ nhuần nhuyễn, nó sẽ thành thật. Thành thật thì thành ra tay nghề thật.
Khi quí vị mới vô đi học đúng không, quí vị học nghề một thời gian quí vị giỏi quá tự nhiên người ta cấp, kêu quí vị đi làm hà. Khỏi cần bằng đúng không? Rồi thậm chí lúc đó quí vị làm giỏi quá người ta sẽ gì? Người ta sẽ trao bằng cho quí vị luôn. Ở nước ngoài có mà, thiếu gì cái đó đúng không? Hoặc là mấy cái người phát minh ra cái gì đó v.v.v hồi cái người ta tới người ta trao bằng tiến sĩ cho luôn chứ gì nữa.
Đấy! Vấn đề đó để mình nói cái hợp pháp. Chứ không rồi suốt ngày cứ ăn rồi soi mói bắt Ngài. Ngài có xưng tì-kheo đâu và Ngài đang tập mà.
Đó, Thiện Trang phân tích. Đấy bởi vì mình học giới luật mình phải nói như vậy, mình phải phân tích như vậy, nếu không là mọi người hiểu lầm. Tại vì cư sĩ thì không biết, nhưng Thiện Trang là người xuất gia Thiện Trang có bao nhiêu năm học với giới luật. Từ khi xuất gia đến giờ Thiện Trang dành thời gian học biết giới luật rất nhiều chứ không phải ít đâu. Chỉ có trì không được thôi (cười), chứ còn học thì được rồi (cười).
Học thì khỏi nói quí vị, Thiện Trang học giáo luật thấy là trì chưa được tốt thôi. Không phải nói tất cả giới trọng mình trì được, những cái giới nhỏ nếu mà mình khinh thường, mình có cái tâm hơi khinh thường, mình chưa có trì được, nhưng mà sau khi thấy Ngài Minh Tuệ xuất hiện, rồi, tuyệt vời quá. Ngài làm được thì tại sao Ngài không làm.
Đó, cho nên có người bảo Thiện Trang thế nào? Thiện Trang nói Thiện Trang may quá, Thiện Trang không có đệ tử chi hết, hông có chùa. Xin nói quí vị đồng tu trên mạng là Thiện Trang không có chùa, không có đệ tử gì hết, cho nên Thiện Trang tự tại, Thiện Trang thích, Thiện Trang tu. Không thích thì thôi.
Đó. Và cho nên là Thiện Trang khỏe, không có bị vướng vào những cái việc không cần thiết. Thiện Trang ra khỏi chùa lâu rồi. Thiện Trang cũng ở thất từ lâu rồi, từ năm 2018 là Thiện Trang đã ở thất rồi. Thiện Trang không có biết ở trong chùa thế nào, Thiện Trang cũng ít vô chùa lắm, cho nên là không có biết tình hình chùa và tiền thế nào. Nhưng mà Thiện Trang khuyên quí vị rằng ở nơi nào cũng có người chân tu. Quí vị đừng có quơ đũa cả nắm rồi quí vị mang tội. Tức là ở trong một cái chùa nào đó sẽ có những người chân tu.
A Mi Đà Phật
Dạ kính chào toàn thể quí vị
(Minh Phước chép lại và chú thích)
_________________________________
Chú thích:
(8) đắc quả: chứng quả, đạt được kết quả.
(9) giới Sa-Di:
Không sát sinh
Không trộm cắp
Không dâm dục
Không nói dối
Không uống rượu
Không mang vòng hoa thơm
Không ca hát, nhảy múa
Không ngồi nằm trên đồ đạc sang trọng
Không ăn sau giờ ngọ
Không giữ vàng bạc, bảo vật.
(10) Y-phấn-tảo: y áo được may bằng cách nhặt vải cũ rồi ráp lại thành y áo.
(11) bồ-đoàn: miếng lót để ngồi.
(12) ngồi kiết-già: ngồi xếp bằng, cả hai mặt bàn chân gác lên bắp đùi của nhau.
(13) chấp-tướng: các tướng sai lầm mà chúng sanh chấp chặt lấy, cho là có thật. (Ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng)
(14) ngã: ego, cái tôi, chấp chặt vào thân mình
(15) vô-ngã: không chấp vào thân mình nữa
(16) kiết-sử: saṃyojana - những phiền não trong nội tâm ý thức của con người, sinh ra những chướng ngại khiến cho con người sa vào vòng luân hồi không thể giải thoát.
(17) Tứ hạnh vị:
֎Noãn vị: Noãn là cái trứng. Người tu hành khi vừa giác ngộ, giữ gìn sự giác ngộ này giống con gà giữ cái trứng. Giác ngộ ban đầu như là cái phôi, không giữ gìn đúng phép sẽ bị hư hoại.
֎Nhẫn vị: Muốn cái trứng này thành hình, phải dùng sức nhẫn để gia bị. Nhẫn có hai thứ là: Nhu thuận nhẫn và Âm hưởng nhẫn. Hai nhẫn này chính là thiền và định, giúp cái phôi kia thành tựu.
֎Đảnh vị: Đảnh là cái đỉnh, như đỉnh núi. Người tu hành đưa sự giác ngộ đến chỗ cao nhất trong đời sống, làm thành cao trào tu tập. Đỉnh cao này giúp hành giả dùng trí tuệ tự thoát ra khỏi ràng buộc của "Đỉnh núi Tu Di" ba cõi.
Nếu không giác ngộ thật sự và giác ngộ này không được đưa lên tột đỉnh, trở thành cao trào, hành giả không thể tự thoát khỏi đỉnh núi để đến với hư không... Giống như một người đứng trên đỉnh núi, cho dù thân đã ở trong hư không, nhưng da bàn chân vẫn còn dính trên đỉnh núi, không thể tự vượt thoát được.
֎Thế Đệ Nhất vị: Thành tựu này là thế gian đệ nhất. Đây là cảnh giới cao tột đối với thế gian, thuộc về vô vi, thế gian không thể suy lường mà biết được, nên gọi là Thế đệ nhất. Đến đây, coi như quả trứng đã nở ra con gà con khoẻ mạnh, với đời sống mới, con gà con sẽ trưởng thành theo thời gian...
(18) Tứ-Niệm-Xứ:
smṛtyupasthāna - là sự thiết lập, xây dựng chánh niệm tỉnh giác hay chánh niệm hiện tiền, hoặc cũng có thể hiểu là các nền tảng của chánh niệm. Phương pháp này nhằm giúp cho hành giả đạt đến sự giác ngộ viên mãn và tâm tỉnh thức.
Quán (thiền xem xét) thân - thọ - tâm - pháp, để chế ngự tham ưu ở đời (xem https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%A9_ni%E1%BB%87m_x%E1%BB%A9)
(19) Giới - Định - Huệ:
Giới nghĩa là quy luật giúp mình đề phòng phạm tội. Khi chưa phạm tội, mình cần tu Ðạo, bí quyết tu đạo là ở định lực. Có định lực thì sinh trí huệ, từ đó mới có thể liễu đạo thành Phật. Nên Giới, Ðịnh, Huệ là điều kiện tất yếu mà người tu Ðạo phải có. Không trì giới thì có thể tạo tội nghiệp, thiếu định lực thì tu Ðạo không thành, không trí huệ thì ngu si vô trí.
Tôi khuyên các vị hãy lấy “Giới Ðịnh Huệ” ba chữ này khắc sâu vào lòng, thường đem ra tự cảnh tỉnh. Tôi tin rằng đối với việc tu, chúng giúp ích mình lắm.
(Hòa Thượng Tuyên Hóa)
Powered by vBulletin® Version 4.2.5 Copyright © 2024 vBulletin Solutions Inc. All rights reserved.