PDA

View Full Version : hỏi chữ



Pages : [1] 2

visabelle
12-22-2011, 12:44 PM
chữ "Thị" này thì thường lót cho tên con gái.

nhưng chữ "thị" này khi đứng một mình nghĩa là gì?
và sao lại là "cà thị", "thị trưởng" hay "thị phi"?
thị phi thuờng hay thấy trong báo hay tin tức nhưng nghĩa là gì?

ốc
12-22-2011, 01:22 PM
Chữ "thị" đứng một mình nghĩa là quả thị.

"Thị trưởng" là quả thị trưởng thành. "Thị phi" là quả thị đem xào mỡ.

gun_ho
12-22-2011, 01:25 PM
Cô Gió nhờ ai chuyện gì đều kèm theo câu "Em xin đội ơn", nhờ vậy nên người ta giả nhời rất đàng hoàng :))

ốc
12-22-2011, 01:38 PM
Người ta thích kiểu giả nhời như thế mà anh gun_ho. (Ở mục bên kia chị visabelle bảo là em móc phê.)

nvhn
12-22-2011, 01:43 PM
Chữ "thị" đứng một mình nghĩa là quả thị.

"Thị trưởng" là quả thị trưởng thành. "Thị phi" là quả thị đem xào mỡ.

^:)^^:)^^:)^:)):)):))

gun_ho
12-22-2011, 01:48 PM
Người ta thích kiểu giả nhời như thế mà anh gun_ho. (Ở mục bên kia chị visabelle bảo là em móc phê.)

Thế thì còn gì để nói nữa :))

gun_ho
12-22-2011, 02:48 PM
chữ "Thị" này thì thường lót cho tên con gái.

nhưng chữ "thị" này khi đứng một mình nghĩa là gì?
và sao lại là "cà thị", "thị trưởng" hay "thị phi"?
thị phi thuờng hay thấy trong báo hay tin tức nhưng nghĩa là gì?

Hello Visa

Chữ Thị đứng một mình thì Visa phải tìm ý của toàn câu mới hiểu được .

Thị chữ lót trong tên con gái là chữ ngày xưa để chỉ phái nữ, ngôi thứ ba số ít. Thí dụ như Thị Mầu, Thị Kính , Y thị .

Ngoài ra chữ Thị còn có nhiều nghĩa khác như "đúng, phải" trong Thị Phi chẳng hạn.

Thị phi nghĩa đen là đúng sai, dính vào chuyện thị phi là dính líu đến rắc rối, phải làm sáng tỏ mình đúng hay sai, phải hay quấy .....

Thị còn có nghĩa là cái chợ, là thành phố như trong chữ Thị trường, thị trưởng
thị còn là sự nhìn , trông thấy như thị giác, thị sát mặt trận vân vân...

muavalam
12-22-2011, 04:17 PM
chữ "Thị" này thì thường lót cho tên con gái.

nhưng chữ "thị" này khi đứng một mình nghĩa là gì?
và sao lại là cà thị, "thị trưởng" hay "thị phi"?
thị phi thuờng hay thấy trong báo hay tin tức nhưng nghĩa là gì?


chữ thị thường lót cho tên con gái cho nên
chữ thị đứng một mình nghĩa là con gái chưa chồng
cà thị là đụng chạm với một con gái, như anh Ốc vừa mắc phải 
thị trưởng là con gái trưởng ( lớn nhất trong nhà)
thị phi là con gái biết phi thân bay lên ngọn cây
còn một chữ nữa Visa cưng
kì thị là con gái đang tắm

nvhn
12-22-2011, 04:43 PM
chữ thị thường lót cho tên con gái cho nên
chữ thị đứng một mình nghĩa là con gái chưa chồng
cà thị là đụng chạm với một con gái, như anh Ốc vừa mắc phải 
thị trưởng là con gái trưởng ( lớn nhất trong nhà)
thị phi là con gái biết phi thân bay lên ngọn cây
còn một chữ nữa Visa cưng
kì thị là con gái đang tắm


=))=))=))^:)^^:)^^:)^

gun_ho
12-22-2011, 06:41 PM
Sao BDH lại không chuyển mục này qua Tiếu Lâm ha ?

hoài vọng
12-22-2011, 07:41 PM
Theo tôi , muavalam rất xứng đáng nhận huy chương vàng của giải , xin BĐH lên trao giải

PhPhuongVy
12-22-2011, 07:52 PM
Chào Gun Ho, Visabelle, MưavàLam, Ốc, anh Hoài Vọng và các bạn.

Cảm ơn Gun Ho đặt câu hỏi rất hay và BĐH đã hội ý ngay. Chủ đề này còn quá mới, chưa hết một trang. Câu trả lời của Gun Ho rất chính xác, BĐH nghĩ nên để chủ đề Hỏi Chữ của Visabelle ở đây để Visabelle vào tìm đọc và cùng các anh chị em khác thảo luận qua nhiều trang thú vị khác nữa. Các bạn có khôi hài một chút cho vui có lẽ cũng biết giới hạn của mục Ngôn Ngữ.

BĐH cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm, yêu quý và đóng góp vào các cuộc thảo luận về chữ Việt, những bạn đã đặt câu hỏi cũng như đã trả lời trong mục Ngôn Ngữ. Các bạn quan tâm bao nhiêu thì BĐH cũng trân trọng bấy nhiêu.

visabelle
12-23-2011, 12:38 AM
cho visa xin để topic này ở đây nha.
ai giải thích đàng hoàng thì visa được học thêm điều đúng.
ai giải thích bằng joke thì visa được học thêm cách tấu hài.
ai giải thích bằng sarcasm thì visa được học chiêu...móc.
giải thích bằng từ gốc độ nào, visa cũng muốn nghe hết.
(và hy vọng khi thực hành, visa biết dùng những cách đó đúng nơi đúng chốn và với đúng người.)
yet all about how amazing and creatively different the human minds are on a matter.

ốc và mưa, hey, 2 "thị" dám chơi...chữ với em nó à? ối zời ơi, lầm to rồi đấy nhá! em nó tưởng vậy nhưng không phải vậy nhá. hiểu chửa? ấy ấy ấy, em nó mới ..."ngộ" ra một điều nhá: đọc ngược hay ráp nick hai người lại thành ..."ưa mốc" á. *whistle*


Hello Visa

Chữ Thị đứng một mình thì Visa phải tìm ý của toàn câu mới hiểu được .

Thị chữ lót trong tên con gái là chữ ngày xưa để chỉ phái nữ, ngôi thứ ba số ít. Thí dụ như Thị Mầu, Thị Kính , Y thị .

Ngoài ra chữ Thị còn có nhiều nghĩa khác như "đúng, phải" trong Thị Phi chẳng hạn.

Thị phi nghĩa đen là đúng sai, dính vào chuyện thị phi là dính líu đến rắc rối, phải làm sáng tỏ mình đúng hay sai, phải hay quấy .....

Thị còn có nghĩa là cái chợ, là thành phố như trong chữ Thị trường, thị trưởng
thị còn là sự nhìn , trông thấy như thị giác, thị sát mặt trận vân vân...

Visa thấy chữ "thị" trong đơn giản nhưng hơi bị phức tạp thật . :D
Visa ít đọc truyện nên không biết "thị" cũng là ngôi thứ 3.
Và có nghe người ta ví người..."xấu xí" là "Thị Nợ".
Rùi visa nghĩ sao khổ cho cô ấy quá. Xấu xí lại còn mang ...nợ nữa.
Nhưng ai ngờ đến hôm nay visa mới google và đọc tí về "Thị Nợ".
Ah, chẳng phải là "Thị Nợ" mà là ..."Thị Nở".
Và trong câu truyện dưới có dùng "thị" là ngôi thứ 3.
Một cái gì mới mẻ được biết trước khi hết năm.
Thank you, gunho!

***

Nếu chữ xưa ngôi thứ 3 cho phái nữ là "thị", cho phái nam là gì?


p.s.
Thank you all for taking time to explain simple, silly questions of mine here and there.
May you all have a warm, wonderful holiday season with your loved ones.
Btw, visabelle dịch ra là...Kiều Diễm Thị Nợ nghe cũng hơi bị hay nhỉ!?! :P
Cheers!


---------
http://evan.vnexpress.net/news/doi-song-van-nghe/chuyen-lang-van/2006/07/3b9ad147/anhto.jpg
Đêm trăng làng Vũ Đại. Tranh : Mai Long


Nguyên mẫu của nhân vật Thị Nở

-Trần Văn Đô-

Hồi ấy, ở làng Đại Hoàng có cô Trần Thị Nở, con ông Phó Kính - ông này làm nghề đóng cối xay nên gọi là phó. Thị Nở xấu xí, tính dở hơi, rất hay cười nên ông mới đặt tên là Trần Thị Nở.

Câu chuyện về nguyên mẫu nhân vật Thị Nở được ông Trần Khang Hộ, người làng Đại Hoàng, xã Hòa Hậu, Lý Nhân, Hà Nam, bạn học thuở nhỏ của nhà văn Nam Cao, con cụ Ký Lân - thsgy dạy của nhà văn Nam Cao và một số cụ cao niên khác kể lại.

Thị Nở chỉ biết làm việc vặt trong nhà và nhặt cỏ vườn. Thị Nở thường làm bạn với cái chép cùn (có nơi gọi là cái dầm). Tính thị dở hơi, rất vô tâm, sờ vào việc gì được một lúc là lăn ra ngủ, bất kể là đâu, từ chân đống rạ, gốc chuối đến bờ ao…

Có lần bà ngoại nhà văn Nam Cao (bà Vân) sai thị đi kín nước về ngâm sợi, mãi không thấy thị về, cho người đi tìm, thì ra thị đang ngủ ở gốc chuối. Người làng ai cũng cười cái tật xấu ấy của thị. Người ta kể cái “tài gia chánh” của thị như sau: Ông bố chồng của thị (ông Quản Dung) thường xuyên rày la thị về tội để cơm sống, cơm khê. Những khi ấy, Thị Nở vênh mặt lên cãi lại bố chồng: “Sống đâu mà sống, chỉ hơi sường sượng thôi mà!”.

Tuy thị xấu và dở hơi như vậy nhưng thị vẫn có chồng. Chồng thị là anh Đào. Anh này cùng cảnh làm thuê như Thị Nở. Nhà nghèo lắm, phải mua chức trùm. Thị Nở có ý vênh vang ra phết. Anh chồng thì nai lưng ra làm để giả nợ. Ăn ở với nhau được một thời gian thì thị sinh cho Đào một đứa con trai đặt tên là Trần Bá Xuyên. Năm 14, 15 tuổi gì đó, Xuyên vào Sài Gòn theo người làng đi tìm chú là ông Ba Lễ, rồi mất ở Sài Gòn lúc còn trẻ.

Khi đã có gia đình rồi, Thị Nở vẫn còn làm thuê cho bà ngoại Nam Cao. Nhà văn Nam Cao gọi Thị Nở là dì.

Chuyện Thị Nở ở làng Đại Hoàng là có thật. Nhưng với tài hư cấu của nhà văn, ông đã cho ra đời một Thị Nở có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam.

Nhờ có Thị Nở mà “Chí Phèo” mới nổi tiếng, mới sống mãi trong lòng người đọc. Cũng nhờ có Thị Nở và Chí Phèo mà tên tuổi nhà văn Nam Cao đã tỏa sáng trên bầu trời văn học Việt Nam.

gun_ho
12-23-2011, 05:01 AM
Chào Gun Ho, Visabelle, MưavàLam, Ốc, anh Hoài Vọng và các bạn.

Cảm ơn Gun Ho đặt câu hỏi rất hay và BĐH đã hội ý ngay. Chủ đề này còn quá mới, chưa hết một trang. Câu trả lời của Gun Ho rất chính xác, BĐH nghĩ nên để chủ đề Hỏi Chữ của Visabelle ở đây để Visabelle vào tìm đọc và cùng các anh chị em khác thảo luận qua nhiều trang thú vị khác nữa. Các bạn có khôi hài một chút cho vui có lẽ cũng biết giới hạn của mục Ngôn Ngữ.

BĐH cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm, yêu quý và đóng góp vào các cuộc thảo luận về chữ Việt, những bạn đã đặt câu hỏi cũng như đã trả lời trong mục Ngôn Ngữ. Các bạn quan tâm bao nhiêu thì BĐH cũng trân trọng bấy nhiêu.


Chào chị Vy

Những câu đùa lộn chỗ là điều bình thường chẳng có gì lạ, có khi còn đưa làn gió mát mẻ vào cho mạch bài nữa. Câu hỏi của em là để móc anh P, người đã cười ha hả hai lần hưởng ứng, thế thôi.

Ai nhìn thấy ở em một cụ Nguyễn văn Vĩnh thì cũng chẳng sao.



Chào Visa

Tìm ra bài viết kia hay quá ha, dịch chữ visabelle như vậy thì hơi bị độc.

Chúc visa Giáng Sinh vui vẻ .

tabalo
12-23-2011, 07:52 AM
Chào Gun Ho, Visabelle, MưavàLam, Ốc, anh Hoài Vọng và các bạn.

Cảm ơn Gun Ho đặt câu hỏi rất hay và BĐH đã hội ý ngay. Chủ đề này còn quá mới, chưa hết một trang. Câu trả lời của Gun Ho rất chính xác, BĐH nghĩ nên để chủ đề Hỏi Chữ của Visabelle ở đây để Visabelle vào tìm đọc và cùng các anh chị em khác thảo luận qua nhiều trang thú vị khác nữa. Các bạn có khôi hài một chút cho vui có lẽ cũng biết giới hạn của mục Ngôn Ngữ.

BĐH cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm, yêu quý và đóng góp vào các cuộc thảo luận về chữ Việt, những bạn đã đặt câu hỏi cũng như đã trả lời trong mục Ngôn Ngữ. Các bạn quan tâm bao nhiêu thì BĐH cũng trân trọng bấy nhiêu.

Chị viết kiểu này coi như Tabalo bị cấm cửa rồi !

PhPhuongVy
12-23-2011, 08:57 AM
Chào Tabalo. Giải thích thêm cho chị hiểu chút nhé. Cảm ơn Tabalo.

PhPhuongVy
12-23-2011, 10:39 AM
Chào Visabelle, Gun Ho và các bạn Phố Rùm. Theo tác giả Nguyễn Long Thao trong một bài viết đăng ở VietCatholic News, người Hoa trong thời Chu, Thương, Hạ dùng chữ THỊ trong tên đàn ông và chữ TÍNH trong tên đàn bà, có nghĩa là họ tộc và họ. Về sau, để chỉ người đàn bà (dâu) của họ nhà nào thì họ viết là (Vương) Thị Phu Nhân, sau đó nữa, cho gọn hơn là (Vương) Thị, như Cù Thị. Người Việt dùng chữ THỊ theo cách khác, để chỉ về người nữ, như Bà Triệu (Triệu Thị Trinh). Đầu thế kỷ 20, nhà thơ hoàng tộc nhà Nguyễn, cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng đặt chữ THỊ vào tên hiệu của mình, Ưng Bình của giòng nhà Thúc Giạ.

gun_ho
12-23-2011, 11:11 AM
Vậy theo chị , chữ Thị trong Thúc Giạ Thị và chữ Thị trong Thị Nở có giống nhau hay không ?

Cấu trúc chữ Thị Nở là Hán+Việt hay Việt+Việt ?

PhPhuongVy
12-23-2011, 12:56 PM
Theo chị, chữ Thị trong Thúc Giạ Thị và chữ Thị trong Trần Thị Nở, tên thật của người thật mà Nam Cao đã lấy cảm hứng để tạo nên nhân vật Thị Nở, giống nhau, là chữ chi (họ) của Hán tự. Chữ Thị trong Thị Nở của tác phẩm Chí Phèo là chữ Việt, cô Nở, o Nở, chị Nở, không giống chữ Thị của Thúc Giạ Thị.

Cấu trúc của Thị Nở, vì vậy, theo chị, là Việt + Việt.

Bây giờ Gun Ho cho chị đố lại cho vui, đố Phố Rùm nữa, nghĩa của hai chữ thị sau đây:

1) cầu thị

1) thị hiện

Đố chưa xong là chị phải chạy biến, chưa biết chừng nào về.

gun_ho
12-23-2011, 01:10 PM
Thôi thì lật tự điển Hán Việt ra cho lẹ nghe chị.

Nghĩa 1 : là, đúng. (thị phi)

Nghĩa 2 : thị xã, cái chợ.

Nghĩa 3 : họ (Cù thị )

Nghĩa 4 : trông cậy, nhờ cậy (thị uy ?)

Nghĩa 5 : nhìn kỹ (thị sát, hiển thị)

Nghĩa 6 : cây hồng quả hồng cây thị

Nghĩa 7 : tỏ rõ, mách bảo.

Nghĩa 8 : thân cận, gần gũi (thị tỳ, thị vệ)

Nghĩa 9 : đậu thị (hỏng hiểu là gì)

Nghĩa 10 : ham thích (thị hiếu, cầu thị ?)

Nghĩa 11 : đúng, phải, xét rõ (thị thực)

Nghĩa 12 : nguyên tố Ce

Thị Nở : tiếng Việt nên hỏng có trong từ điển Hán Việt

ốc
12-23-2011, 03:35 PM
"Thị uy" là nghĩa số 7.
"Thị tỳ" là nghĩa số 4.
"Cầu thị" chắc là nghĩa số 7, chữ này Tàu rặt.
"Đậu thị" là đậu hũ.
"Thị hiện" em đoán là cách đọc khác của "thị kiến" (trông thấy bằng mắt).

PhPhuongVy
12-23-2011, 06:42 PM
Thế nào cũng có người biết mà, PV chưa công bố kết quả vội. Xin mời quý bạn Phố Rùm.

gun_ho
12-23-2011, 06:59 PM
à, ý chị cầu thị là cua gái hả ? còn thị hiện thì mình dzọt ?

nhunguyen
12-23-2011, 10:01 PM
Theo chị, chữ Thị trong Thúc Giạ Thị và chữ Thị trong Trần Thị Nở, tên thật của người thật mà Nam Cao đã lấy cảm hứng để tạo nên nhân vật Thị Nở, giống nhau, là chữ chi (họ) của Hán tự. Chữ Thị trong Thị Nở của tác phẩm Chí Phèo là chữ Việt, cô Nở, o Nở, chị Nở, không giống chữ Thị của Thúc Giạ Thị.

Cấu trúc của Thị Nở, vì vậy, theo chị, là Việt + Việt.

Bây giờ Gun Ho cho chị đố lại cho vui, đố Phố Rùm nữa, nghĩa của hai chữ thị sau đây:

1) cầu thị

1) thị hiện

Đố chưa xong là chị phải chạy biến, chưa biết chừng nào về.



Em không dám đố , mà hỏi nghĩa 2 chữ : thị dục ?

Chúc vui đến các bạn Đặc Trưng !

Triển
12-23-2011, 11:08 PM
Em không dám đố , mà hỏi nghĩa 2 chữ : thị dục ?
Chúc vui đến các bạn Đặc Trưng !
Muốn thấy.

Triển
12-23-2011, 11:13 PM
"Thị hiện" em đoán là cách đọc khác của "thị kiến" (trông thấy bằng mắt).
Không biết còn nghĩa nào cầu kỳ hoặc bị biến đổi gì không, chứ chữ "thị hiện" trong Phật pháp là hiện ra cho thấy thế thôi.

hoanghac
12-24-2011, 03:07 AM
Còn nữa

Thị nhân : người đã chứng kiến một sự kiện nào quan trọng . Thí dụ các thị nhân của Mễ Du (Medjugorje ) .

Chữ thị trong chữ lót không viết hoa .

Nguyễn thị Nở

hay là Công Tằng Tôn Nữ Bành thị Tét Lét

PhPhuongVy
12-25-2011, 10:33 PM
Anh Hoàng Hạc nói đúng, nhưng đó là chuyện ngày xưa rồi. Trong Phố Rùm các chị viết tên mình chữ "thị" được viết hoa cả đấy ạ (và cách này vẫn đúng).

PhPhuongVy
12-25-2011, 10:53 PM
Không biết còn nghĩa nào cầu kỳ hoặc bị biến đổi gì không, chứ chữ "thị hiện" trong Phật pháp là hiện ra cho thấy thế thôi.

Cầu thị là ham học hỏi để hiểu biết tường tận về một môn nào, đề tài nào. Đây là chữ ít dùng nên vẫn còn nhiều tranh luận.

Chào anh Triển. Thị hiện, đúng như anh Triển nói, dùng trong Phật học, là "đem cái vô hình lồng vào cái hữu hình. Là cụ thể hóa các ý niệm trừu tượng. Là đem những gì ở lĩnh vực khả tri gắn liền với hiện tượng khả giác", theo tác giả Lữ Hồ, viết trong trang mạng:

http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/phat-dan-va-vu-lan/266-y-ngha-th-hin-ca-pht-n.html
(http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/phat-dan-va-vu-lan/266-y-ngha-th-hin-ca-pht-n.html)
Chào Gun Ho. Chị cũng dùng tự điển mà Gun Ho dùng để giải nghĩa chữ "thị" đó.

Triển
12-25-2011, 11:20 PM
Không biết còn nghĩa nào cầu kỳ hoặc bị biến đổi gì không, chứ chữ "thị hiện" trong Phật pháp là hiện ra cho thấy thế thôi.

Chào anh Triển. Thị hiện, đúng như anh Triển nói, dùng trong Phật học, là "đem cái vô hình lồng vào cái hữu hình. Là cụ thể hóa các ý niệm trừu tượng. Là đem những gì ở lĩnh vực khả tri gắn liền với hiện tượng khả giác", theo tác giả Lữ Hồ, viết trong trang mạng:

http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/phat-dan-va-vu-lan/266-y-ngha-th-hin-ca-pht-n.html
(http://daitangkinhvietnam.org/van-hoc-va-nghe-thuat/phat-dan-va-vu-lan/266-y-ngha-th-hin-ca-pht-n.html)


Chị Phương Vy,
chị gợi lên sự hiếu kỳ của "chúng sinh" với 4 khái niệm mới: cái gì là vô hình, cái gì là hữu hình, khả tri là gì, khả giác là thế nào ?
Và chúng sinh thắc mắc rằng: chẳng phải các pháp đều vô tướng sao ? hihihihi j/k

Hàn Sinh
12-26-2011, 09:46 AM
Visa thấy chữ "thị" trong đơn giản nhưng hơi bị phức tạp thật . :D
......
***

Nếu chữ xưa ngôi thứ 3 cho phái nữ là "thị", cho phái nam là gì?

Chào Visa,

Trong tiếng Hán (chữ Nho), chữ "thị" được viết năm cách khác nhau. Mà mỗi cách viết đó, có ít là bốn nghĩa, nhiều là trên chục nghĩa khác nhau. Do đó, chữ "thị" hiện có hơn 30 nghĩa khác nhau, tùy theo cách viết cũng như tùy theo ý của câu và đoạn văn chứa đựng nó. Trong Hán tự, tiếng Việt, và bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng đồng âm dị nghĩa. Riêng Hán tự, có thêm trường hợp cùng phát âm như nhau, nhưng chữ viết khác nhau nên nghĩa bắt buộc cũng phải khác!

Không chỉ ngày xưa, mà ngày nay người ta vẫn dùng ngôi thứ ba cho nữ giới là thị:
Thị Nở, thị Mai, thị Mận, thị Đào ... ghép với tên riêng (first names) hoặc
Dương thị, Trương thị, Vương Thị, Võ thị... ghép với tên họ
Chữ thị, không chỉ dùng riêng cho nữ giới trong ngôi thứ ba, mà còn được dùng cho nam giới trong ngôi thứ ba cũng cùng một nghĩa. Chỉ khác nhau cách dùng chút xíu:

Khi dùng cho nam giới, người ta ghép với đầy đủ họ tên như Phục Hy thị, Hữu Hổ thị, Thần Nông thị, Khổng Khâu thị, Hạng Võ thị,...

Thật ra trong những trường hợp như thế, nghĩa tương đương của chữ "thị" nên dịch là "đó, đấy, nọ...". Thí dụ, cô Mai đó, Hạng Võ kia, Phục Hy nọ ...

Trong truyện kể, nhóm chữ "nhật thị nguyệt thị tuế thị nhân thị... " sẽ được dịch là "ngày ấy, tháng nọ, năm đó, (có một) người kia ..."

Hàn Sinh.

PhPhuongVy
12-26-2011, 09:53 AM
Cảm ơn anh Hàn Sinh, thêm được những nghĩa khác, những cách dùng của chữ thị. PV biết thế nào anh cũng ghé vào đây mà.

Hàn Sinh
12-26-2011, 10:03 AM
Em không dám đố , mà hỏi nghĩa 2 chữ : thị dục ?

Chúc vui đến các bạn Đặc Trưng !Chào nhunguyen,

"Thị dục", cũng như "thị hiện" là các chữ dùng trong nhà (kinh) Phật. Những chữ này không có trong từ điển Hán Việt dù được viết bằng chữ Nho. Đây là sáng tác của các cao tăng VN khi dịch kinh sách từ tiếng Phạn sang Hán Văn.

Thị dục, nghĩa là sự ham muốn. Tâm thị dục tức là lòng tham (của một con người).

Thị hiện, là những sự xuất hiện trong phép nhiệm mầu. Thí dụ, việc Phật đản sinh (tương đương với Chúa giáng sanh) cứu khổ chung' sinh là một thị hiện.

Truyện kể rằng, ghe vượt biên ngoài biển Đông trong những năm 80's hết nhiên liệu, lương thực lênh đênh trên biển ... Trong cơn thất vọng của thuyền nhân, họ nhìn thấy đám mây kết hình Phật Bà cùng hào quang trên trời ... Vài tiếng đồng hồ sau, được tàu buôn ngoại quốc cứu vớt...
Phật tử nói rằng, Phật Bà Nam Hải thị hiện cứu vớt chúng sinh.

Hán ngữ thông thường, có chữ "hiển linh" gần như tương đương với chữ "thị hiện" dùng trong kinh Phật.

Hàn Sinh.

thuykhanh
12-26-2011, 10:10 AM
Hàn Sinh,

Cảm ơn em giải thich, chị học được nhiều lắm.

Hàn Sinh
12-26-2011, 10:17 AM
Cảm ơn anh Hàn Sinh, thêm được những nghĩa khác, những cách dùng của chữ thị. PV biết thế nào anh cũng ghé vào đây mà.Chào chị PhPhuongVy,

Thân chúc chị cùng cả phố, một mùa Lễ - Tết an lành và hạnh phúc.
Thật ra, các ngữ vựng Hán-Việt, hoặc tiếng Việt hay bất kỳ trong ngôn ngữ nào; việc biết nghĩa của mỗi chữ đó, vẫn là chưa đủ. Nó đòi hỏi phải biết cách dùng mỗi chữ đó, trong từng hoàn cảnh khác nhau để được gọi là sâu sắc.

Tuy nhiên chữ "cầu thị", chỉ có một nghĩa chính xác là "mong được chỉ dẫn, mách bảo". Vấn đề là trong khi dịch thuật, tùy theo người dịch tìm cách làm cho câu văn được uyển chuyển, thoát ý, mà không bị hiểu sai nghĩa ban đầu của câu văn đó!

Liên quan đến chữ thị, HS đố nghĩa và cách dùng của chữ "thị phi" (hai nghĩa khác nhau), và chữ "trọng thị" (cũng có hai nghĩa khác nhau rất xa). Mong chị và ai đó trong phố tìm được chúng như một game chơi trong thời khắc count down.

Hàn Sinh.

Triển
12-26-2011, 08:36 PM
Chào nhunguyen,

"Thị dục", cũng như "thị hiện" là các chữ dùng trong nhà (kinh) Phật. Những chữ này không có trong từ điển Hán Việt dù được viết bằng chữ Nho. Đây là sáng tác của các cao tăng VN khi dịch kinh sách từ tiếng Phạn sang Hán Văn.

Thị dục, nghĩa là sự ham muốn. Tâm thị dục tức là lòng tham (của một con người).

Thị hiện, là những sự xuất hiện trong phép nhiệm mầu. Thí dụ, việc Phật đản sinh (tương đương với Chúa giáng sanh) cứu khổ chung' sinh là một thị hiện.

Truyện kể rằng, ghe vượt biên ngoài biển Đông trong những năm 80's hết nhiên liệu, lương thực lênh đênh trên biển ... Trong cơn thất vọng của thuyền nhân, họ nhìn thấy đám mây kết hình Phật Bà cùng hào quang trên trời ... Vài tiếng đồng hồ sau, được tàu buôn ngoại quốc cứu vớt...
Phật tử nói rằng, Phật Bà Nam Hải thị hiện cứu vớt chúng sinh.

Hán ngữ thông thường, có chữ "hiển linh" gần như tương đương với chữ "thị hiện" dùng trong kinh Phật.

Hàn Sinh.

Thị dục với nghĩa ham muốn còn thấy trong ngôn ngữ sách triết nữa đó anh Hàn Sinh. Nguyễn Hiến Lê có dịch sách của Dale Carnegie tức là quyển Đắc Nhân Tâm; và có dùng thành ngữ quen thuộc "thị dục huyễn ngã" (Arouse in the other person an eager want). Nhiều Phật tử uyên bác cũng nhận lầm thành ngữ này có xuất xứ từ ngôn ngữ Phật pháp. Lý do là thành ngữ thị dục huyễn ngã vừa vặn ý nghĩa vào căn bản Phật học khi giáo huấn về thuyết Vô ngã. Tuy nhiên trong Phật học người ta dạy Phật tử cố gắng học tập loại bỏ cái tôi huyễn hoặc thì trong Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie là một công cụ để lấy lòng người khác vì cái tôi huyễn hoặc này ai ai cũng muốn được ve vuốt. Khi Nguyễn Hiến Lê dịch tiếp quyển Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang), tác giả đã sử dụng tiếp thành ngữ "thị dục" khi Lâm Ngữ Đường trích dẫn lời dạy của Khổng Tử. Cho nên thị dục, tức sự "ham muốn nhìn thấy" (theo tôi), được dùng trong ngôn ngữ triết học bình thường cũng không sai lạc. Nhiều người vẫn có sự so sánh và định nghĩa Phật giáo là triết học.

Dẫu sao câu viết bên trên chỉ chứng minh rằng Nguyễn Hiến Lê dịch sách tiếng Anh, hoặc tiếng Hoa ra tiếng Việt dùng chữ này, nhưng tôi không rõ ràng xuất xứ của thành ngữ này Nguyễn Hiến Lê từ đâu mà có, hoặc là trong quyển Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường thật sự có khái niệm "thị dục" viết bằng Hoa ngữ hay không. Và dĩ nhiên không chỉ Nguyễn Hiến Lê mà dịch giả các sách triết khác cũng dịch và dùng thành ngữ "thị dục". Tôi chỉ nêu hai quyển trên bởi vì hai quyển này tôi có ở nhà mà thôi.

Cuối năm vui vẻ. http://www.smiliemania.de/smilie132/00007056.gif

nhunguyen
12-27-2011, 06:35 AM
Chào chị PhPhuongVy,

Thân chúc chị cùng cả phố, một mùa Lễ - Tết an lành và hạnh phúc.
Thật ra, các ngữ vựng Hán-Việt, hoặc tiếng Việt hay bất kỳ trong ngôn ngữ nào; việc biết nghĩa của mỗi chữ đó, vẫn là chưa đủ. Nó đòi hỏi phải biết cách dùng mỗi chữ đó, trong từng hoàn cảnh khác nhau để được gọi là sâu sắc.

Tuy nhiên chữ "cầu thị", chỉ có một nghĩa chính xác là "mong được chỉ dẫn, mách bảo". Vấn đề là trong khi dịch thuật, tùy theo người dịch tìm cách làm cho câu văn được uyển chuyển, thoát ý, mà không bị hiểu sai nghĩa ban đầu của câu văn đó!

Liên quan đến chữ thị, HS đố nghĩa và cách dùng của chữ "thị phi" (hai nghĩa khác nhau), và chữ "trọng thị" (cũng có hai nghĩa khác nhau rất xa). Mong chị và ai đó trong phố tìm được chúng như một game chơi trong thời khắc count down.

Hàn Sinh.




Cám ơn anh Triển và anh Hàn Sinh !

Nn mơ hồ hiểu chữ thị dục theo triết thuyết Phật gia là : bắt mắt mà động tâm ham muốn hay tạo lòng khát ái .
Thí dụ : nhìn vệ nữ mà động lòng …, nhìn cảnh mà sinh tình .


Nn đoán :

Thị phi : là đúng sai – được và không được - xác định và phủ định.
Tu tâm dưỡng tánh thì nên xa lánh thị phi.

Trọng thị : là hết lòng quí trọng ( mang ý nương tựa vào – sở cậy ) .

Là danh gia vọng tộc .

Thị cố ?

Thị giả ?



Năm tàn tìm chữ Thị …
Chúc các anh chị nhiều Thị bất Phi !

PhPhuongVy
12-27-2011, 08:14 AM
Cảm ơn các anh chị em. Nhờ câu hỏi của Visabelle mà PV học được nhiều chữ thị quá. Thêm vào đây là thị vệ, thị hiếu và còn nữa.

Hàn Sinh
12-27-2011, 10:22 AM
Thị dục với nghĩa ham muốn còn thấy trong ngôn ngữ sách triết nữa đó anh Hàn Sinh. Nguyễn Hiến Lê có dịch sách của Dale Carnegie tức là quyển Đắc Nhân Tâm; và có dùng thành ngữ quen thuộc "thị dục huyễn ngã" (Arouse in the other person an eager want). Nhiều Phật tử uyên bác cũng nhận lầm thành ngữ này có xuất xứ từ ngôn ngữ Phật pháp. Lý do là thành ngữ thị dục huyễn ngã vừa vặn ý nghĩa vào căn bản Phật học khi giáo huấn về thuyết Vô ngã. Tuy nhiên trong Phật học người ta dạy Phật tử cố gắng học tập loại bỏ cái tôi huyễn hoặc thì trong Đắc Nhân Tâm của Dale Carnegie là một công cụ để lấy lòng người khác vì cái tôi huyễn hoặc này ai ai cũng muốn được ve vuốt. Khi Nguyễn Hiến Lê dịch tiếp quyển Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường (Lin Yutang), tác giả đã sử dụng tiếp thành ngữ "thị dục" khi Lâm Ngữ Đường trích dẫn lời dạy của Khổng Tử. Cho nên thị dục, tức sự "ham muốn nhìn thấy" (theo tôi), được dùng trong ngôn ngữ triết học bình thường cũng không sai lạc. Nhiều người vẫn có sự so sánh và định nghĩa Phật giáo là triết học.

Dẫu sao câu viết bên trên chỉ chứng minh rằng Nguyễn Hiến Lê dịch sách tiếng Anh, hoặc tiếng Hoa ra tiếng Việt dùng chữ này, nhưng tôi không rõ ràng xuất xứ của thành ngữ này Nguyễn Hiến Lê từ đâu mà có, hoặc là trong quyển Sống Đẹp của Lâm Ngữ Đường thật sự có khái niệm "thị dục" viết bằng Hoa ngữ hay không. Và dĩ nhiên không chỉ Nguyễn Hiến Lê mà dịch giả các sách triết khác cũng dịch và dùng thành ngữ "thị dục". Tôi chỉ nêu hai quyển trên bởi vì hai quyển này tôi có ở nhà mà thôi.

Cuối năm vui vẻ. http://www.smiliemania.de/smilie132/00007056.gifAnh Triển,

Ngô Tất Tố, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, là những học giả và dịch giả có nền tảng Hán văn thâm sâu. Họ dùng nhiều ngữ vựng Hán-Việt thông thường và các chữ có nguồn gốc từ Phật học là điều rất dễ hiểu. Cao tăng Phật giáo VN xưa và nay cũng dùng chữ Nho để đọc kinh Phật hoặc dịch thành Quốc ngữ sau này. Phật giáo cũng đã du nhập vào nước ta rất sớm từ thế kỷ thứ ba tức là trước cả thời của Thiền sư Huệ Năng.

Nhà Phật không hề cấm cản các dịch giả triết học phương Tây sau này dùng chữ của họ, anh ạ!
Vì thế anh có tìm thấy "thị dục huyễn ngã" trong sách dịch của Nguyễn Hiến Lê, Vũ Minh Thiều, Hà Mai Anh ... cũng là điều không có gì khó hiểu.

Như đã giải thích, "thị dục" chỉ có nghĩa ngắn gọn là "tham". Do đó, "thị dục huyễn ngã" không hề là thành ngữ như anh nói. Nó chỉ là danh từ kép và được dùng diễn tả cho một trong nhiều cái tham của con người (theo kinh Phật).

Trong các cái tham đó, thị dục sắc là tham lam về sắc dục. Thị dục tài, là tham lam về tiền bạc ...
Nghĩa của chúng chỉ đơn giản vậy thôi mà chẳng dính dáng chi đến "cái nhìn", đâu anh ạ!
Biết nghĩa của một chữ vẫn là chưa đủ cho đến khi chúng ta biết cách dùng nó trong câu cú phù hợp với văn phạm nữa chứ!
Ngoài ra, nếu các chữ này là ngữ vựng Hán Việt thực sự, và chúng có xuất xứ do người Tàu đã hoặc đang dùng; chúng ta có thể tìm thấy được trong các từ điển của Thiều Chửu và Đào Duy Anh rồi, anh ạ!

Có lẽ, cũng như nhiều người khác trong chúng ta: anh đang liên tưởng đến "cái nhìn" khi gặp chữ "thị". Nhưng điều đó không phải, chữ thị này có nghĩa khác hoàn toàn. Nó liên quan đến hai chữ "thị phi" và "trọng thị" mà tôi xin được giải thích trong dịp sau này... Nếu chưa ai tìm được đầy đủ và đúng các nghĩa của hai chữ đã nêu.

Chúc anh vui,

Triển
12-27-2011, 10:31 AM
Nn mơ hồ hiểu chữ thị dục theo triết thuyết Phật gia là : bắt mắt mà động tâm ham muốn hay tạo lòng khát ái .
Thí dụ : nhìn vệ nữ mà động lòng …, nhìn cảnh mà sinh tình .


chữ "dục" ở đây là ham muốn thôi anh NN. Ví như "sắc dục" chẳng hạn là ham mê sắc đẹp, là một trong lục dục (6 sự ham muốn, đam mê)




Thị cố ?
Hai chữ này có nằm trong kinh Bát Nhã: "Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức".
Xem kinh dịch nghĩa, các quý vị hòa thượng dịch rằng "cho nên trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức"
Nhưng mà cũng có người dịch lại, cũng không có chữ "cho nên". Rốt cuộc tôi cũng không biết "thị cố" là chi. Tuy nhiên kinh Bát Nhã có bộ
tiếng Hán. Thấy anh Hàn Sinh am hiểu tiếng Hán, tôi sao lại bằng hình ảnh để chắc chắn là chữ không bị sai khi bấm gửi chuyển hóa unicode,
anh NN vả anh Hàn Sinh xem bên dưới:

(Bản dịch của ngài Huyền Trang - theo trang http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%A1t-nh%C3%A3-ba-la-m%E1%BA%ADt-%C4%91a_t%C3%A2m_kinh )

http://i44.tinypic.com/6ohhkx.png




Thị giả ?
Không biết còn nghĩa nào khác không. Chữ "thị giả" là tên gọi các thầy, chú tiểu đi theo làm phụ tá cho hòa thượng. Chữ này thì đến chùa hay nghe. Trong kinh cũng có thấy.

Triển
12-27-2011, 10:45 AM
Anh Triển,
Nhà Phật không hề cấm cản các dịch giả triết học phương Tây sau này dùng chữ của họ, anh ạ!

Anh Hàn Sinh, dịch giả người Việt dịch tác phẩm của người ta từ ngoại ngữ ra tiếng Việt,
chứ người Tây phương nào dùng chữ nhà Phật mà anh Hàn Sinh phải diễn giải đạo lý nhà
Phật cho hay không cho. Tôi viết mà anh đọc không hiểu sao ? Tôi có viết lại câu tiếng
Anh đó. :)

PhPhuongVy
12-27-2011, 11:18 AM
Anh Triển,

Ngô Tất Tố, Thu Giang Nguyễn Duy Cần, Nguyễn Hiến Lê, là những học giả và dịch giả có nền tảng Hán văn thâm sâu. Họ dùng nhiều ngữ vựng Hán-Việt thông thường và các chữ có nguồn gốc từ Phật học là điều rất dễ hiểu. Cao tăng Phật giáo VN xưa và nay cũng dùng chữ Nho để đọc kinh Phật hoặc dịch thành Quốc ngữ sau này. Phật giáo cũng đã du nhập vào nước ta rất sớm từ thế kỷ thứ ba tức là trước cả thời của Thiền sư Huệ Năng.

Nhà Phật không hề cấm cản các dịch giả triết học phương Tây sau này dùng chữ của họ, anh ạ!
Vì thế anh có tìm thấy "thị dục huyễn ngã" trong sách dịch của Nguyễn Hiến Lê, Vũ Minh Thiều, Hà Mai Anh ... cũng là điều không có gì khó hiểu.
Theo PV đọc thì nghĩ là anh Hàn Sinh muốn nói các dịch giả từng dịch triết học phương Tây sau này dùng chữ của họ, chứ không phải là muốn nói các dịch giả người phương Tây. Không biết nghĩ như vậy có đúng ý anh Hàn Sinh không ạ?

Hàn Sinh
12-27-2011, 05:08 PM
Theo PV đọc thì nghĩ là anh Hàn Sinh muốn nói các dịch giả từng dịch triết học phương Tây sau này dùng chữ của họ, chứ không phải là muốn nói các dịch giả người phương Tây. Không biết nghĩ như vậy có đúng ý anh Hàn Sinh không ạ?Chị PhPhuongVy,

Cảm ơn chị đã đọc rất kỹ và diễn dịch lại đúng ý của người viết. Các dịch giả HS muốn nói đến là các tên tuổi trong nước đã được đề cập đến như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Minh Thiều, Nguyễn Thanh Cần ...

Sơ xuất của anh Triển có thể là sự lầm lẫn giữa các chữ dịch giả người VN và các tác giả ngoại quốc như Lâm Ngữ Đường ...

Nhờ đó, HS được "khen oan" thêm tiếng là, đã không hiểu anh ấy đã nói gì!=))

Hàn Sinh.

Hàn Sinh
12-27-2011, 06:01 PM
Hai chữ này có nằm trong kinh Bát Nhã: "Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức".
Xem kinh dịch nghĩa, các quý vị hòa thượng dịch rằng "cho nên trong Không, không có sắc, không thọ, không tưởng, không hành, không thức"
Nhưng mà cũng có người dịch lại, cũng không có chữ "cho nên". Rốt cuộc tôi cũng không biết "thị cố" là chi. Thị cố, đãn thị, khước thị, tức thị, hoàn thị,... là các liên từ dùng trong Hán văn. Vì thế, các cao tăng đã dịch "thị cố = cho nên, vì vậy, do đó ..." là chính xác quá rồi!
Các chữ liên từ này, phải hiểu nghĩa và biết cách dùng như một từ kép thì mới dịch được. Nếu chỉ dò theo từng chữ thì không thể nào ra được.

Thí dụ: "đãn thị" được dịch là "mặc dù, tuy nhiên,..."
"khước thị", và "tức thị" thì được dịch là "chính là", "như thế"...

Các chữ này chỉ mò và tra theo từng chữ độc âm, thì không cách nào kiếm ra được ...

Các chữ "thị" trên đây đều viết giống nhau và thuộc bộ (có chữ) "viết" tức là lời nói, giống như lời trích trong đoạn kinh sách.

Chữ "thị" trong "Thị giả", có chữ "mục" nghĩa là con mắt. Đó là một lối viết khác của chữ "thị", so với chữ "thị" trong "thị cố".

Giả là người. Còn thị là bắt chước, theo sau. Vì thế, "thị giả" là người học việc (trong nhà Phật). Ý nói các người phụ giúp Hòa thượng trụ trì trong chùa.

Triển
12-27-2011, 08:32 PM
anh Hàn Sinh làm ơn thì làm ơn cho trót nhé, như tôi đã chụp hôm qua, phiền anh xem lại chữ thị cố trong bản văn bên dưới là chữ Hán nào, xin anh cứ vạch đỏ giúp lên tấm ảnh giùm anh nhé.


http://i44.tinypic.com/6ohhkx.png

Triển
12-27-2011, 08:35 PM
Chị PhPhuongVy,

Cảm ơn chị đã đọc rất kỹ và diễn dịch lại đúng ý của người viết. Các dịch giả HS muốn nói đến là các tên tuổi trong nước đã được đề cập đến như Ngô Tất Tố, Nguyễn Hiến Lê, Vũ Minh Thiều, Nguyễn Thanh Cần ...

Sơ xuất của anh Triển có thể là sự lầm lẫn giữa các chữ dịch giả người VN và các tác giả ngoại quốc như Lâm Ngữ Đường ...

Nhờ đó, HS được "khen oan" thêm tiếng là, đã không hiểu anh ấy đã nói gì!=))

Hàn Sinh.

Trời ơi, chị PV phải "diễn dịch" lại câu viết của anh, nghĩa là câu viết của anh bị tối nghĩa. Thế anh còn mỉa mai rồi bò lăn ra cười cái nhà anh này.

catvan
12-27-2011, 09:16 PM
是 故 空 中

thị cố không trung

tui biết độc nhất một chữ trung.:)

Hàn Sinh
12-27-2011, 09:22 PM
Trời ơi, chị PV phải "diễn dịch" lại câu viết của anh, nghĩa là câu viết của anh bị tối nghĩa. Thế anh còn mỉa mai rồi bò lăn ra cười cái nhà anh này.Anh Triển,

Khổ thân tôi phải giải thích thêm cho anh:

Một bài viết thông thường, thì chị PV cũng như bao người khác chỉ cần đọc thoáng qua là nắm được ý chính. Tuy nhiên, khi có người ngộ nhận (vô tình hoặc cố ý) thì người diễn giải cần phải đọc kỹ thêm ít ra một lượt nữa để chắc chắn rằng mình đã không hề hiểu sai bài viết nguyên thủy.

Tôi đã dùng chữ "rất", vì biết chắc chắn rằng chị PV đã đọc và diễn giải rất cẩn thận:

Sau khi đã giải thích rõ cho anh, chị ấy còn hỏi ngược lại tôi rằng chị ấy đã giải thích đúng điều tôi muốn nói hay không?

Hy vọng rằng sắp tới đây, khi đọc một viết bài nào đó anh sẽ không bỏ qua các chi tiết bổ ích tương tự để gây thêm nhầm lẫn sau này ...

Hàn Sinh.

Triển
12-27-2011, 09:27 PM
Anh Triển,

Hy vọng rằng sắp tới đây, khi đọc một viết bài nào đó anh sẽ không bỏ qua các chi tiết bổ ích tương tự để gây thêm nhầm lẫn sau này ...

Hàn Sinh.

Lại phải tiếp tục mỉa mai vào câu viết để làm gì chẳng biết. [-(

Triển
12-27-2011, 09:32 PM
是 故 空 中

thị cố không trung

tui biết độc nhất một chữ trung.:)

Dựa vào suy nghĩ logic thì ba chữ đầu là "thị cố không" phải không Cát Vân ?
(nói đùa chứ tôi tra trong tự điển hôm qua xong rồi - thị cố = thì cho nên :))))

Hàn Sinh
12-27-2011, 09:34 PM
anh Hàn Sinh làm ơn thì làm ơn cho trót nhé, như tôi đã chụp hôm qua, phiền anh xem lại chữ thị cố trong bản văn bên dưới là chữ Hán nào, xin anh cứ vạch đỏ giúp lên tấm ảnh giùm anh nhéĐịnh trả lời anh, thì CV đã làm xong một cách chính xác rồi: trong đoạn text bằng Hán văn, nó nằm ở cuối dòng thứ hai bên tay phải.

Ngoài ra, các chữ "tức thị" trong kinh; nên dịch thành "chính là" để nghĩa được nhấn mạnh như tinh thần của lời giáo huấn trong kinh:

"Không tức thị sắc" nên được dịch là "Không chính là sắc" để được vừa đúng với nghĩa của chữ "tức thị" vừa đúng với tinh thần trong lời pháp kinh!

catvan
12-27-2011, 09:37 PM
Dựa vào suy nghĩ logic thì ba chữ đầu là "thị cố không" phải không Cát Vân ?
(nói đùa chứ tôi tra trong tự điển hôm qua xong rồi - thị cố = thì cho nên :))))

V bị bí thường xuyên liên tục nên hay lục coi Cao Đài tự điển á anh Triển :))

catvan
12-27-2011, 09:50 PM
Định trả lời anh, thì CV đã làm xong một cách chính xác rồi: trong đoạn text bằng Hán văn, nó nằm ở cuối dòng thứ hai bên tay phải.

Ngoài ra, các chữ "tức thị" trong kinh; nên dịch thành "chính là" để nghĩa được nhấn mạnh như tinh thần của lời giáo huấn trong kinh:

"Không tức thị sắc" nên được dịch là "Không chính là sắc" để được vừa đúng với nghĩa của chữ "tức thị" vừa đúng với tinh thần trong lời pháp kinh!

CV giỏi hông HS? CV ráng dò có mỗi chữ trung thôi, hình như những chữ thị trong bài Bát Nhã đều giống nhau há HS?

Hàn Sinh
12-28-2011, 05:38 AM
Hàn Sinh,

Cảm ơn em giải thich, chị học được nhiều lắm.Chị Thụy Khanh,

Em xin lỗi vì missed post này của chị . Gõ ra và được chị đọc đã là hân hạnh cho em lắm rồi . Đôi khi chia sẻ những gì biết được cho nhau cũng là cái thú vui nhàn nhã ... Cho đến khi có kẻ không biết điều nhảy vào phá đám thì nản lắm, chị ơi!
Vì thế, đến lúc nào nản quá, em phải ngưng mà không gõ nữa ... chỉ mong chị thông cảm cho em nhé!

Hàn Sinh.

gun_ho
01-01-2012, 01:11 AM
À, các chị nhơn nhớn trong này có nhớ thời kỳ mà chữ thị trong tên con gái bị chính chủ nhân ghét (vì nghe quê mùa !!!) và có người loại bỏ, người thì đổi thành "thụy".

Và bây giờ, các cô che chẻ có còn lót chữ thị cho con gái mình hay hết rồi ?

visabelle
01-02-2012, 06:30 AM
wow...phức tạp. hơi bị phức tạp thiệt. :P
thank you hết mọi người đã cho biết thêm nhiều về chữ "thị".
and happy new year!


À, các chị nhơn nhớn trong này có nhớ thời kỳ mà chữ thị trong tên con gái bị chính chủ nhân ghét (vì nghe quê mùa !!!) và có người loại bỏ, người thì đổi thành "thụy".
Và bây giờ, các cô che chẻ có còn lót chữ thị cho con gái mình hay hết rồi ?

vậy bài hát "khúc thụy du" viết chính xác là "khúc ...thị du"? :D
ah, sau này có con cái thì chắc đặc nickname cho tụi nó là "thị cà, thị mưa, thị gió" được á

gun_ho
01-02-2012, 06:55 AM
vậy bài hát "khúc thụy du" viết chính xác là "khúc ...thị du"? :D
ah, sau này có con cái thì chắc đặc nickname cho tụi nó là "thị cà, thị mưa, thị gió" được á


Chắc dậy quá.

Hồi đó có phong trào đổi thị ra thụy cho đỡ "wê mùa". Nên thấy em nào có chữ Thụy là nghi nghi liền.

Chưa nói là Ngô thụy Miên bị nghi là Ngô thị Miên nữa đó chứ, sau này dòm thấy bản mặt mới biết là hỏng phải.

Chính vì ý nghĩ "thị" là quê mùa nên có lẽ chữ lót này sẽ từ từ sẽ tuyệt chủng. (@trộm&thiến)

Hải Âu
01-02-2012, 07:26 PM
Chào các anh chị trong nhà Hỏi Chữ.
Anh gun_ho,
Dạ có đó anh, không phải là hồi đó mà mới đây thôi, ông anh bà con của HA có con gái, ổng đặt tên là Nguyễn Thụy Thùy Trân. Ổng lấy lý do tên Nguyễn Thị Thùy Trân thì tầm thường quá nên thay bằng chữ Thụy. Cả nhà phản đối vì đọc uốn lưỡi nghe trặt trẹo quá mà ổng vẫn bình chân như vại, vẫn làm giấy khai sinh tên đó.

ốc
01-02-2012, 08:12 PM
Người Việt bắt đầu hình thành tập tục đặt tên khoảng thế kỷ thứ 10 giở lại, những cái tên Chử Đồng Tử, Đinh Bộ Lĩnh, Triệu Quang Phục, vân vân, đều là biệt hiệu rất hiếm người có. Những thế kỷ sau đó thì cũng chỉ có đàn ông con giai con nhà khá giả, gia đình nho học mới được đặt tên. Tất cả các tên người đều có thể là tên của đàn ông (Hoa, Ngọc, Vân, Liên, Hương,...).

Từ khi xã hội thấy tội nghiệp đàn bà, cho họ được học hành để mở mang đầu óc thì mới có nhu cầu đặt tên cho con gái, và từ ấy cũng có tục lệ đệm thêm chữ "thị" để giúp thầy giáo biết đấy là con gái mà châm chước cho. (Đàn bà lấy chồng rồi thì cũng ít dùng tên của mình thời con gái.)

angie
01-02-2012, 09:32 PM
Chữ "thị" trong tên con gái đôi khi cũng lợi hại, nhất là những người có tên không rõ rệt. Có năm nào lớp đi tập quân sự, có 2 cô tên Hồng Phúc với Phương Minh thiếu chữ "thị" bị thầy lạ gọi ra vác súng lê la dưới đất.

gun_ho
01-03-2012, 04:47 AM
Chữ "thị" trong tên con gái đôi khi cũng lợi hại, nhất là những người có tên không rõ rệt. Có năm nào lớp đi tập quân sự, có 2 cô tên Hồng Phúc với Phương Minh thiếu chữ "thị" bị thầy lạ gọi ra vác súng lê la dưới đất.

Quá đúng, bởi vậy bà con Việt Nam ta không nên loại bỏ chữ thị trong tên con gái, vì đó là nữ tính, là truyền thống, là cách phân định giữa cái tên của nam hay nữ mà.

Nhớ lại ngày còn đi học, mấy cô trong lớp hình như đến 95% có chữ Thị đứng sau họ, không biết bây giờ còn bao nhiêu phần trăm nữa?

ốc
01-03-2012, 05:07 AM
Bây giờ người ta thích đặt tên con cái theo các những nhân vật và diễn viên trong phim Tàu, không còn dùng chữ thị.

Nhiều giòng họ "Vũ Đình" hay "Ngô Đình" còn cố giữ chữ "đình" đôi khi không thể ngờ là tên con gái.

gun_ho
01-03-2012, 05:48 AM
Họ có hai chữ thì đành phải thêm cái chữ thứ ba nào đó anh ạ. Chữ Lệ cho Ngô Đình nghe cũng hay hay chứ anh.

Có họ thì lại thêm chữ Diệu cho con gái, nghe cứ như là Ni Cô.

ốc
01-03-2012, 07:12 AM
Chữ "Lệ" ấy nghĩa là đẹp, nhưng cũng còn nhiều nghĩa khác rất xấu và các cụ thường kiêng chữ ấy.

gun_ho
01-03-2012, 08:05 AM
Như là Lệ Quỷ hả anh Ốc ?

Be Nam
01-06-2012, 04:31 AM
Người Việt bắt đầu hình thành tập tục đặt tên khoảng thế kỷ thứ 10 giở lại, những cái tên Chử Đồng Tử, Đinh Bộ Lĩnh, Triệu Quang Phục, vân vân, đều là biệt hiệu rất hiếm người có. Những thế kỷ sau đó thì cũng chỉ có đàn ông con giai con nhà khá giả, gia đình nho học mới được đặt tên. Tất cả các tên người đều có thể là tên của đàn ông (Hoa, Ngọc, Vân, Liên, Hương,...).

Từ khi xã hội thấy tội nghiệp đàn bà, cho họ được học hành để mở mang đầu óc thì mới có nhu cầu đặt tên cho con gái, và từ ấy cũng có tục lệ đệm thêm chữ "thị" để giúp thầy giáo biết đấy là con gái mà châm chước cho. (Đàn bà lấy chồng rồi thì cũng ít dùng tên của mình thời con gái.)

Triệu Quang Phục sống vào thế kỷ thứ 6. Chử Đồng Tử sống từ thời Hùng Vương thứ 3, có lẽ trước đó cả nghìn năm. Cả hai nhân vật này nỗi tiếng nên bây giờ còn lưu truyền. Người cùng thời chắc chắn cũng phải có tên, có điều không được truyền tụng hay ghi nhớ đến bây giờ thôi.

Trưng Trắc và Trưng Nhị (không có thị) sống vào thế kỷ thứ 1. Hồ Xuân Hương sống vào thế kỷ thứ 18-19 cũng không có chữ thị. Sau hai Bà Trưng, chắc còn nhiều phụ nữ khác không có tên lót thị, cũng như nam giới, những người nỗi tiếng có tên lót là văn cũng ít nên giả thuyết cho rằng phải có chữ lót văn cho nam và thị cho nữ, có lẽ chỉ xảy ra sau này thì đúng hơn.

gun_ho
01-06-2012, 07:49 AM
Ấy ! Anh lại bỏ sót bà Triệu thị Trinh rồi.

Theo lời chị Vy thì tên Triệu thị Trinh có nghĩa là cô Trinh, làm dâu nhà họ Triệu.

Mà ngày ấy chẳng nghe nói chuyện Bà Triệu có chồng con gì sốt cả. :D

ốc
01-06-2012, 08:03 AM
Chử Đồng tử nghĩa là thằng bé ở bãi biển. Quang phục có nghĩa là nổi dậy, làm kháng chiến. Trinh là con gái chưa chồng con. Tất cả đều là biệt hiệu vì không có tên gọi.

Hồ Xuân Hương thì cũng không phải tên thật, Xuân Hương là tên hiệu của bà ấy.

Trưng Trắc Trưng Nhị cũng không phải là tên thực. Không có họ Trưng. Muốn tìm hiểu thì có thể kiếm thêm trên mạng về cách giải thích tên của hai bà tướng đánh giặc này. Thi Sách cũng không phải là tên thực.

Lê Chân chắc cũng là biệt hiệu (tại vì bà ấy khi bước đi thì cứ lê lê cái chân).

gun_ho
01-06-2012, 08:07 AM
Tôi nghĩ ngày ấy trong tiếng Việt chắc là người ta hay gọi "Ê", "Con kia", "Bà này" hả anh?

Không biết là đến bao giờ mới đổi thành "Em ơi" nhỉ?

ốc
01-06-2012, 08:37 AM
Chắc là gọi "Cô mình ơi... bà cụ ơi... anh giai làng ơi... tướng công ơi..." Người dưng thì gọi nhau mày với tao, tớ với đàng ấy, thân thì thành ra bác với tôi, cậu với mình, trịnh trọng thì dùng chức vụ hay nghề nghiệp... Những cách gọi khác như cu, tí, tẹo, cả, hai, ba, út, vân vân cũng là bằng chứng ngày xưa không đặt tên.

Đây là lý do tại sao tiếng Việt cần nhiều chữ để chỉ quan hệ gia đình, xã hội, vì không dùng tên. (Rồi đến khi bắt đầu có tên thì cũng còn giấu nhẹm chứ chả dám dùng, trừ lúc cúng cơm.)

PhPhuongVy
01-06-2012, 08:39 AM
Chào Visabelle, Gun Ho và các bạn Phố Rùm. Theo tác giả Nguyễn Long Thao trong một bài viết đăng ở VietCatholic News, người Hoa trong thời Chu, Thương, Hạ dùng chữ THỊ trong tên đàn ông và chữ TÍNH trong tên đàn bà, có nghĩa là họ tộc và họ. Về sau, để chỉ người đàn bà (dâu) của họ nhà nào thì họ viết là (Vương) Thị Phu Nhân, sau đó nữa, cho gọn hơn là (Vương) Thị, như Cù Thị. Người Việt dùng chữ THỊ theo cách khác, để chỉ về người nữ, như Bà Triệu (Triệu Thị Trinh). Đầu thế kỷ 20, nhà thơ hoàng tộc nhà Nguyễn, cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị cũng đặt chữ THỊ vào tên hiệu của mình, Ưng Bình của giòng nhà Thúc Giạ.

gun_ho
01-06-2012, 09:56 AM
Cái đấy là tại chị viết hai ba ý vào một chùm , chẳng có xuống hàng phân chia gì cả nên em hiểu nhầm chị ạ :)

PhPhuongVy
01-06-2012, 10:09 AM
Không sao, chị phải đăng lại để thanh minh thanh nga tí tẹo thôi. Đúng là chị viết hai ba ý một chùm (trong nhiều bài chứ không phải chỉ có một bài này đâu). Chị sẽ để ý cho lần sau. Cảm ơn Gun Ho.

gun_ho
01-06-2012, 10:29 AM
Chắc là gọi "Cô mình ơi... bà cụ ơi... anh giai làng ơi... tướng công ơi..." Người dưng thì gọi nhau mày với tao, tớ với đàng ấy, thân thì thành ra bác với tôi, cậu với mình, trịnh trọng thì dùng chức vụ hay nghề nghiệp... Những cách gọi khác như cu, tí, tẹo, cả, hai, ba, út, vân vân cũng là bằng chứng ngày xưa không đặt tên.

Đây là lý do tại sao tiếng Việt cần nhiều chữ để chỉ quan hệ gia đình, xã hội, vì không dùng tên. (Rồi đến khi bắt đầu có tên thì cũng còn giấu nhẹm chứ chả dám dùng, trừ lúc cúng cơm.)

Tôi nghĩ chắc có tên mà là tên xấu xí, ma chê quỷ hờn.

Đọc bài nói về tên các vua khởi nghiệp nhà Trần thấy có ghi như sau

Các nhà lãnh đạo thuộc những thế hệ đầu tiên thường mang tên các loài cá, do nguồn gốc xuất thân chài lưới của họ Trần. Tổ họ Trần vốn tên là Chép, được dịch sang tiếng Hán là 鯉, phiên âm là "Lý", nghĩa là cá chép (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_chép). Con ông là Trần Thừa vốn có tên là Dưa (cá dưa). Hai con trai Trần Thừa vốn có tên là Leo (cá leo (http://vi.wikipedia.org/wiki/Cá_leo)), được phiên theo chữ Hán là Liễu (cha của Trần Quốc Tuấn (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trần_Quốc_Tuấn)), người con thứ hai có tên là Lành Canh (cá lành canh), phiên sang chữ Cảnh (vua Thái Tông). Trần Thị Dung cũng vốn có tên là Ngừ (cá ngừ (http://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cá_ngừ&action=edit&redlink=1)), khi làm hoàng hậu của Lý Huệ Tông mới đổi gọi là Dung. Về sau dân địa phương lập đền thờ bà vẫn gọi là "Bà chúa Ngừ".

Còn những tên đẹp đẽ có lẽ sau này do phú quý sinh lễ nghĩa mới thòi ra Huyền Trân chứ ta ?

Hàn Sinh
01-06-2012, 12:21 PM
Theo sử gia Phạm văn Sơn, Thi Sách có tên thật là Đặng Thi Sách, các tùy tướng của ông là Đô Dương, Lê Đình Lượng, Phùng Thị Chính,...
Theo ngọc phả gia đình ông, thì ông họ Dương tức là Dương Thi Sách (tên thường gọi là Huyền), em trai ông là Dương Thi Toàn.
Các tướng lĩnh của Hai Bà Trưng, ngoài Lê Chân là tên tuổi mà nhiều người đã biết; còn có Lê Thị Hoa, Vương Thị Tiên, Đàm Ngọc Nga, Thiều Hoa, Lê Ngọc Trinh, Trần Năng, Trần Năng Chính,
Hai Bà Trưng vốn là người Mường. Mẹ của Hai Bà tên là Man Thiện.

Bà Triệu tên thật là Triệu Thị Trinh, có anh tên là Triệu Quốc Đạt.

Vua Lý Nam Đế, tên thật là Lý Bôn (hay còn gọi là Lý Bí), các tùy tướng của Lý Nam Đế là Phạm Tu và Triệu Túc.
Triệu Túc đẻ ra Triệu Quang Phục (tên thật). Sau này, Triệu Quang Phục xưng là kháng chiến đóng tại đầm Dạ Trạch nên xưng là Dạ Trạch Vương rồi sau đó xưng vua là Triệu Việt Vương.

Vua Mai Hắc Đế tên thật là Mai Thúc Loan, nổi loạn chống lại nhà Tùy trong thời kỳ Bắc Thuộc.
Phùng Hưng cũng là tên thật của Bố Cái Đại Vương.

Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ, Dương Diên Nghệ, và Kiều Công Tiễn đều là các tên tuổi thật của những tiền nhân đã lãnh đạo chống lại Bắc Thuộc trước thời Nhà Đinh (Tiên Hoàng).

Trước thời nhà Đinh, còn có Ngô Quyền và thập nhị sứ quân trong đó cơ man là các tên thật người thật như Ngô Xương Xí, Ngô Xương Ngập, Dương Tam Kha, Ngô Lịnh Công, Ngô Xương Văn, Đỗ Cảnh Thạc, Đỗ Giang, Trần Lãm, Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Nguyễn Siêu, Nguyễn Khoan, Kiều Công Tiễn, Phạm Bạch Hổ, Ngô Nhật Khánh, Lý Khuê, Nguyễn Thủ Tiệp ...


Vua Đinh Tiên Hoàng có tên thật là Đinh Bộ Lĩnh. Đinh Bộ Lĩnh là con trai của Đinh Công Trứ. Các con của Đinh Bộ Lĩnh có tên là Đinh Liễn, Đinh Toàn, và Đinh Hạng Lang.
Sau khi thống nhất loạn thập nhị sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh xưng là Vạn Thắng Vương rồi xưng tiếp làm hoàng đế để chứng tỏ sự độc lập và ngang hàng với kẻ thù phương Bắc. Làm hoàng đế, ông xưng hiệu là Đinh Tiên Hoàng.

Công thần giúp sức cho vua Đinh Tiên Hoàng gồm có Đinh Điền (chú của vua), Đinh Liễn (con trai), Phạm Hạp, Lê Hoàn, và Nguyễn Bặc ...
Lê Hoàn sau soán ngôi vua xưng là Lê Đại Hành...

Hơn hai chục năm trước, nhân dịp dịch ngọc phả bằng Hán văn của gia tộc nhà Nguyễn Gia Long; tôi khám phá ra một điều: Nguyễn Bặc chính là cao tổ phụ của dòng họ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng, truyền đến Gia Long và con cháu sau này!

Con cháu nhà Nguyễn Gia Long nếu có sinh hoạt trong ĐT, chắc chắn có thể xác nhận về quan hệ tộc phả đã nêu!

ốc
01-06-2012, 03:46 PM
Đinh Bộ Lĩnh (丁部領) thì còn có truyền thuyết không có cha, mẹ bị thuồng luồng hay rái cá hiếp nên ra sinh ông này lội nước rất giỏi... Đinh có nghĩa là người đàn ông; Bộ Lĩnh có nghĩa là lãnh đạo. Cứ giở từ điển Hán Việt ra thì rõ.

Một số lãnh tụ kháng chiến có thể là quan hay tướng Trung Hoa chống lại triều đình phong kiến đương thời rồi chạy sang Việt nam. Một số người Việt khi có chức quyền thì có khuynh hướng làm ra vẻ, và đó là đặt tên theo kiểu người Hoa (để ý những "họ" được dùng đều là "họ" của Tàu).

Nói chung là em không tin những cái "tên" thời xưa, nhiều phần là do sau này gán cho. Có lần đi dạo trên mạng em còn thấy bài viết của ai liệt ra đủ tên cúng cơm của 18 vua Hùng! Sử chính thống phần nhiều chỉ chép từ thời Triệu Đà.

visabelle
01-06-2012, 07:22 PM
wow...visa thích cái topic về tên này quá.
mấy ngày qua có coi lại mấy tên anh chị trong nhà.
mấy chị trong nhà thì được ba mẹ đặc middle name là "thị" nhưng riêng cho visa được đặt là ..."nữ". coi như là special một tí. :P
có nghe đến chữ hay tên "Hứa Thị Phu Nhân", "Đinh Bộ Lĩnh" mà có biết gì đâu.

sẵn đây cho visa hỏi thêm chút:

1. về giòng họ Đỗ. tại sao con cháu trong giòng họ Đỗ không được lấy nhau làm vợ chồng?
bạn của visa bị gia đình cấm không cho cưới người cùng họ Đỗ.
visa hỏi cô bạn thì câu trả lời là ...vì "không được lấy người cùng họ". như không!
hay đây chỉ là lối suy nghĩ của từng gia đình thôi?

2. về cách xưng hô. visa thấy cái chữ "nhà tôi" (hay "my house") nghe hay hay làm sao. tại sao chữ này ít dùng vậy? và nếu có dùng thì dùng cho nói chứ đâu phải viết đúng ko?
còn về "nhất lang", "nhị lang" . cách xưng hô này là của hồi xưa? và dùng với đàn anh thôi đúng ko?

Triển
01-06-2012, 07:45 PM
Đinh Bộ Lĩnh (丁部領) thì còn có truyền thuyết không có cha, mẹ bị thuồng luồng hay rái cá hiếp nên ra sinh ông này lội nước rất giỏi... Đinh có nghĩa là người đàn ông; Bộ Lĩnh có nghĩa là lãnh đạo. Cứ giở từ điển Hán Việt ra thì rõ.

http://i42.tinypic.com/25ft4s8.png

Con trai nhận phim bộ.
Con trai ngành cổ áo
...
=))

Hàn Sinh
01-06-2012, 08:27 PM
http://i42.tinypic.com/25ft4s8.png

Con trai nhận phim bộ.
Con trai ngành cổ áo
...
=))Anh Triển,

Đinh là họ Đinh, người xưa thường có cách đặt tên kép cho con cái dựa vào kinh sách hoặc thi phú.

Chữ "Lĩnh" trong tên vua Đinh nghĩa là "sự lĩnh hội, hiểu biết". Chữ "Bộ" tùy theo vị trí của chữ ghép và nghĩa của chữ đi cùng với nó mà có nghĩa là "toàn phần" (Giáo Dục Bộ, Quốc Phòng Bộ, Chính Trị Bộ... ) hay chỉ là một "bộ phận" mà thôi!

Do đó, chữ Bộ Lĩnh chỉ có nghĩa là "người thao lược, hoặc là biết nhiều, tinh thông nhiều điều ..."
Anh không thể tìm được chữ "Bộ Lĩnh" trong bất kỳ cuốn từ điển Hán Việt nào cả (trừ những cuốn sách tra cứu về tên danh nhân lịch sử). Vì nó chỉ là chữ mà ông thân sinh ra nhà vua (Đinh Công Trứ) đã ghép lại để đặt tên cho con mình, thế thôi!

Hàn Sinh.
Hàn Sinh.

Triển
01-06-2012, 08:41 PM
Anh Triển,

Đinh là họ Đinh, người xưa thường có cách đặt tên kép cho con cái dựa vào kinh sách hoặc thi phú.

Chữ "Lĩnh" trong tên vua Đinh nghĩa là "sự lĩnh hội, hiểu biết". Chữ "Bộ" tùy theo vị trí của chữ ghép và nghĩa của chữ đi cùng với nó mà có nghĩa là "toàn phần" (Giáo Dục Bộ, Quốc Phòng Bộ, Chính Trị Bộ... ) hay chỉ là một "bộ phận" mà thôi!

Do đó, chữ Bộ Lĩnh chỉ có nghĩa là "người thao lược, hoặc là biết nhiều, tinh thông nhiều điều ..."
Anh không thể tìm được chữ "Bộ Lĩnh" trong bất kỳ cuốn từ điển Hán Việt nào cả (trừ những cuốn sách tra cứu về tên danh nhân lịch sử). Vì nó chỉ là chữ mà ông thân sinh ra nhà vua (Đinh Công Trứ) đã ghép lại để đặt tên cho con mình, thế thôi!

Hàn Sinh.
Hàn Sinh.

@anh Hàn Sinh, tôi nghe Ốc bảo đi tra tự điển xem nên tôi cũng đi tra thử xem. Tra xong từng chữ như trong ảnh chụp đó, và tra luôn một cặp 部領 như Ốc bảo. hahahaha

@Ốc, tuy nhiên con trai khác đàn ông nhé Ốc. Đàn ông có nhiều âm khí rồi nên mới "vượng", có thành công mới lãnh đạo, mới thao lược được. :))))) j/k

Hàn Sinh
01-06-2012, 09:06 PM
wow...visa thích cái topic về tên này quá.
mấy ngày qua có coi lại mấy tên anh chị trong nhà.
mấy chị trong nhà thì được ba mẹ đặc middle name là "thị" nhưng riêng cho visa được đặt là ..."nữ". coi như là special một tí. :P
có nghe đến chữ hay tên "Hứa Thị Phu Nhân", "Đinh Bộ Lĩnh" mà có biết gì đâu.

sẵn đây cho visa hỏi thêm chút:

1. về giòng họ Đỗ. tại sao con cháu trong giòng họ Đỗ không được lấy nhau làm vợ chồng?
bạn của visa bị gia đình cấm không cho cưới người cùng họ Đỗ.
visa hỏi cô bạn thì câu trả lời là ...vì "không được lấy người cùng họ". như không!
hay đây chỉ là lối suy nghĩ của từng gia đình thôi?

2. về cách xưng hô. visa thấy cái chữ "nhà tôi" (hay "my house") nghe hay hay làm sao. tại sao chữ này ít dùng vậy? và nếu có dùng thì dùng cho nói chứ đâu phải viết đúng ko?
còn về "nhất lang", "nhị lang" . cách xưng hô này là của hồi xưa? và dùng với đàn anh thôi đúng ko?Visa,

Người Tàu khi xưa nếu gọi chồng là "Hứa Gia Thị" VÀ nếu, ông họ Hứa đó là quan chức hoặc quyền thế, thì người ta mới gọi người vợ là "Hứa Thị Phu Nhân".
Nếu chỉ gọi người chồng là "Hứa Lão Gia", thì chỉ gọi vợ là "Hứa Phu Nhân" hoặc "Hứa thị" mà thôi! Hai trường hợp này không Mixed được với nhau.
Vương An Thạch được làm Tể Tướng (thủ tướng), thì người ngoài sẽ/đã gọi bà phu nhân của ông ấy là Vương Phu Nhân chứ không gọi là Vương Thị Phu Nhân!

Bài viết của Nguyễn Long Thao không chính xác vì chữ "Thị" trong "Ưng Bình Thúc Giạ Thị" có nghĩa là "nhà Nho" của gia đình Thúc Giạ. Cách dùng này thường thấy khi người ta gọi Khổng Gia Thị, Lão Gia Thị, Trang Châu Tử Gia Thị,... là những nhà tư tưởng của Trung Hoa thời Chiến Quốc và Đường Tống sau này.
Tự gắn cho mình chữ "Thị" sau danh xưng của mình phải là người hoặc là bản lãnh về học vấn của mình lắm thì cụ Ưng Bình mới dám làm vậy, nếu không muốn bị chê cười là cuồng ngạo.

Hai câu hỏi của Visa, HS xin trả lời như sau:

1/ Ít nhất, có hai người trong ĐT biết HS họ Đỗ. Chuyện con cháu TRONG GIÕNG HỌ không được lấy nhau là điều áp dụng chung cho mọi dòng họ, chẳng riêng gì họ Đỗ, Visa à!
Tuy nhiên, hiểu như thế nào là TRONG GIÒNG HỌ thì tùy người diễn giải mà thôi... Thông thường, con cháu cùng một ông tổ cho dù năm bảy đời cũng không được lấy nhau vì sợ lý do "cận huyết" sẽ sinh ra con cháu không lành mạnh.
Trường hợp bạn của Visa hình như là quá đáng: vì cùng họ Đỗ, nhưng giữa họ Đỗ gốc Sơn Tây có khác với Điện Bàn Quảng Nam. Họ Đỗ của Đỗ Thành Nhân cũng đã khác rồi!

Liên quan đến họ Đỗ, có chuyện này đáng nói: HS có đứa bạn thân từ thời trung học nói rằng trong gia đình nó cấm con cái lấy người họ Đỗ. Hỏi ra, nó là con cháu vua Đinh Tiên Hoàng bị Đỗ Thích ám sát chết cùng con trai là Đinh Liễn. Thật ra, Đỗ Thích không phải là người VN mà là người Hán. Tuy nhiên, vì lời ghi trong gia phả của họ nên con cháu phải noi theo!

2/ Chữ "nhất lang", "nhị lang" có nghĩa là người con trai đầu lòng, con trai thứ hai (của một người nào đó). Thông thường các chữ này được dùng như ngôi thứ ba nên không nhất thiết có nghĩa là đàn anh. Đôi khi chúng được dùng cho ngay cả vai vế của các cháu trong cách xưng hô của người Tàu. Người Việt không dùng các chữ này vì khách sáo do có đủ ngữ vựng của chúng ta một cách rõ ràng rồi!
Chữ "nhà tôi", đã được dùng nhiều trong các gia đình người Bắc di cư 1954. Sau này, do sự hòa đồng với xã hội miền Nam, dần dần bị biến mất trong một số gia đình. Tuy nhiên, chữ này không hoàn toàn mất hẳn mà vẫn thấy còn tồn tại trong một số các gia đình ... còn dùng nó!

Hy vọng, HS trả lời được những thắc mắc của Visa.

Hàn Sinh.

ốc
01-06-2012, 09:22 PM
http://hanviet.org/

Đinh:


(Danh) Trai tráng thành niên, đàn ông. ◎Như: tráng đinh 壯 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%A3%AF)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81), nam đinh 男 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%94%B7)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81).
(Danh) Người, đầu người, nhân khẩu. ◎Như: tô đinh 租 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%A7%9F)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81) thuế đánh theo số đầu người.
(Danh) Kẻ làm lụng, người giúp việc, bộc dịch. ◎Như: bào đinh 庖 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%BA%96)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81) người nấu bếp, viên đinh 園 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%9C%92)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81) người làm vườn, gia đinh 家 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%AE%B6)丁 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%81) người giúp việc trong nhà.

Bộ:


(Danh) Bộ đội, quân đội. ◇Hậu Hán Thư 後 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%BE%8C)漢 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%BC%A2)書 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%9B%B8): Nhất nhật chi gian, chư bộ diệc diệt hĩ 一 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%80)日 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%97%A5)之 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B9%8B)閒 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%96%92), 諸 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%AB%B8)部 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%83%A8)亦 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BA%A6)滅 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%BB%85)矣 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%9F%A3) (Quang Vũ đế kỉ thượng 光 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%85%89)武 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%AD%A6)帝 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%B8%9D)紀 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%B4%80)上 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%B8%8A)) Trong vòng một ngày, các quân đều bị tiêu diệt.
(Động) Cầm đầu, thống suất. ◇Sử Kí 史 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%8F%B2)記 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%A8%98): Hán Vương bộ ngũ chư hầu binh, phàm ngũ thập lục vạn nhân, đông phạt Sở 漢 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%BC%A2)王 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%8E%8B)部 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%83%A8)五 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BA%94)諸 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%AB%B8)侯 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BE%AF)兵 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%85%B5), 凡 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%87%A1)五 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BA%94)十 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%8D%81)六 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E5%85%AD)萬 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%90%AC)人 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BA%BA), 東 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%9D%B1)伐 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E4%BC%90)楚 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%A5%9A) (Hạng Vũ bổn kỉ 項 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%A0%85)羽 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%BE%BD)本 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E6%9C%AC)紀 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%B4%80)) Hán Vương cầm đầu quân năm nước, gồm năm mươi sáu vạn người, tiến sang đông đánh Sở.

Lĩnh:


(Động) Đốc suất hết thảy. ◎Như: suất lĩnh 率 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%8E%87)領 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E9%A0%98) thống suất.

Hàn Sinh
01-06-2012, 09:44 PM
@anh Hàn Sinh, tôi nghe Ốc bảo đi tra tự điển xem nên tôi cũng đi tra thử xem. Tra xong từng chữ như trong ảnh chụp đó, và tra luôn một cặp 部領 như Ốc bảo. hahahaha

@Ốc, tuy nhiên con trai khác đàn ông nhé Ốc. Đàn ông có nhiều âm khí rồi nên mới "vượng", có thành công mới lãnh đạo, mới thao lược được. :))))) j/kai kêu anh tin ? hahahaha!=))
Anh có tra bằng http://hanviet.org/ , tìm đỏ mắt cũng không tìm thấy nghĩa của chữ "lĩnh" là "đại diện, thay mặt" như trong chữ "lĩnh sự" đâu anh à!=))=))=))=))=))

PhPhuongVy
01-06-2012, 10:07 PM
1. [领] lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 2. [岭] lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 3. [嶺] lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 4. [領] lĩnh, lãnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 5. [占領] chiếm lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 6. [本領] bản lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 7. [率領] suất lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 8. [綱領] cương lĩnh (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 9. [領導] lĩnh đạo (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 10. [領教] lĩnh giáo (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 11. [領略] lĩnh lược (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 12. [領袖] lĩnh tụ (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 13. [領餉] lĩnh hướng (http://hanviet.org/hv_trachu.php) 14. [兼領] kiêm lĩnh

Nguồn: (http://hanviet.org/hv_trachu.php) http://hanviet.org

ốc
01-06-2012, 10:14 PM
Chị Vy,

Ngày xưa cũng có người dốt như thế, nghe đài nói "Ngô Tổng Thống" thì tưởng là tên cúng cơm của ông đó là "Thống." =)) (tự mình nói rồi tự mình cười cho giống mốt thời nay)

Hàn Sinh
01-06-2012, 10:27 PM
Trong http://hanviet.org (http://hanviet.org/), tìm đỏ mắt cũng không ra được nghĩa "đại diện, thay mặt" của chữ "lĩnh sự" (領事) này! =))=))=))

Hàn Sinh
01-06-2012, 10:32 PM
Anh Triển mần ơn tra giùm tôi xem chữ "Bộ Lĩnh" là cái chức gì hả anh, đừng để tôi cười đau bụng suốt đêm nay ... Đội ơn anh rất nhiều!:)):)):)):)):)):))

Triển
01-06-2012, 10:54 PM
Anh Triển mần ơn tra giùm tôi xem chữ "Bộ Lĩnh" là cái chức gì hả anh, đừng để tôi cười đau bụng suốt đêm nay ... Đội ơn anh rất nhiều!:)):)):)):)):)):))
Cái chữ "đội ơn" này là loại chua như giấm của cô Gió. Anh mà hỏi tôi kiểu này, tôi không tra giùm đâu. Anh phải hỏi Ốc thôi.
Tuy nhiên bên trên tôi có chụp ảnh lúc tra rồi đó, chữ Bộ Lĩnh tra không có. Còn từng chữ Đinh, Bộ, Lĩnh tra riêng cũng có ở trang trước rồi đó.


TB:
Quay lại gắn lại tấm ảnh trang trước chụp lúc tra cho anh xem lại - bên dưới có đó: Bộ Lĩnh - kết quả không tìm được chữ nào.
Nhưng mà tôi nói anh nghe nhé, không tìm thấy trong tự điển không có nghĩa là không có. Tôi nghe những người tài giỏi nói thế
nên tôi nhắc anh thôi.

http://i42.tinypic.com/25ft4s8.png

Hàn Sinh
01-07-2012, 06:14 AM
Cái chữ "đội ơn" này là loại chua như giấm của cô Gió. Anh mà hỏi tôi kiểu này, tôi không tra giùm đâu. Anh phải hỏi Ốc thôi.
Tuy nhiên bên trên tôi có chụp ảnh lúc tra rồi đó, chữ Bộ Lĩnh tra không có. Còn từng chữ Đinh, Bộ, Lĩnh tra riêng cũng có ở trang trước rồi đó.


TB:
Quay lại gắn lại tấm ảnh trang trước chụp lúc tra cho anh xem lại - bên dưới có đó: Bộ Lĩnh - kết quả không tìm được chữ nào.
Nhưng mà tôi nói anh nghe nhé, không tìm thấy trong tự điển không có nghĩa là không có. Tôi nghe những người tài giỏi nói thế
nên tôi nhắc anh thôi.

http://i42.tinypic.com/25ft4s8.pngAnh không thích được đội, thì thôi cảm ơn anh vậy ...
À, thế là theo những người tài giỏi đó thì ông bà chúng ta xưa mọi rợ không có được cái tên để gọi mà chỉ gọi nhau bằng chức tước cả thôi ...:)):)):))
Nghĩ đến những cái chức nào là Thị Mẹt, Thị Tũn, Thị Hĩm,... Văn Đực, Văn Tí, Văn Tèo, Văn Cu... của các cụ ngày xưa tôi vẫn cứ mãi lăn ra cười anh à: ở đâu ra cái suy nghĩ tài giỏi như thế anh nhỉ ?=))=))=))=))=))=))

Angie
01-07-2012, 06:29 AM
Người Tàu khi xưa nếu gọi chồng là "Hứa Gia Thị" VÀ nếu, ông họ Hứa đó là quan chức hoặc quyền thế, thì người ta mới gọi người vợ là "Hứa Thị Phu Nhân".
Nếu chỉ gọi người chồng là "Hứa Lão Gia", thì chỉ gọi vợ là "Hứa Phu Nhân" hoặc "Hứa thị" mà thôi! Hai trường hợp này không Mixed được với nhau.
Vương An Thạch được làm Tể Tướng (thủ tướng), thì người ngoài sẽ/đã gọi bà phu nhân của ông ấy là Vương Phu Nhân chứ không gọi là Vương Thị Phu Nhân!
Thế Lưu Bị có Cam Phu nhân với My phu nhân. Trong Tam Quốc chí đâu có bà phu nhân nào lấy họ chồng đâu.

gun_ho
01-07-2012, 07:06 AM
Thế Lưu Bị có Cam Phu nhân với My phu nhân. Trong Tam Quốc chí đâu có bà phu nhân nào lấy họ chồng đâu.

Tại ổng có bốn bà nên kêu là Lưu phu nhân hết sẽ thành lộn xộn quá.

Đố Angie biết tại sao thịt cú mèo ăn ngon tuyệt hong ? (tính té ra cười mà may quá, còn đứng được)

Angie
01-07-2012, 07:13 AM
Tại vì đến tết công gô mới ăn.

Angie
01-07-2012, 07:59 AM
Tháng mười, năm Kiến An thứ mười hai, vào tiết Ðông, mẹ ruột của Tôn Quyền là Ngô Thái phu nhân lâm bệnh nặng, liền đòi Châu Du và Trương Chiêu về nói:
- Ta vốn người đất Ngô, cha mẹ mất sớm, nên theo em trai là Ngô Cảnh sang ở Việt Trung. Sau về làm dâu họ Tôn, sinh được bốn trai. Con trưởng là Sách, lúc mang thai ta nằm mơ thấy nuốt mặt trăng vào bụng. Con thứ hai là Quyền, lúc hoài thai lại thấy nuốt mặt trời vào bụng. Bốc sư đã nói rằng mộng thấy "nhật nguyệt nhập hoài" ắt sinh quý tử... Không may Sách mất sớm, đem cơ nghiệp Giang Ðông giao phó cho Quyền. Vậy nếu ta có thác đi, hai tướng phải gắng hết sức phò tá Quyền giữ gìn sự nghiệp của cha anh để lại.
Ngô phu nhân vợ Tôn Kiên, Tôn phu nhân con bà là vợ Lưu Bị, không có tên cúng cơm thì phải.

gun_ho
01-07-2012, 08:14 AM
Ngô phu nhân vợ Tôn Kiên, Tôn phu nhân con bà là vợ Lưu Bị, không có tên cúng cơm thì phải.

Trong nét thấy có nói là

Bà là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Tôn Kiên (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Ki%C3%AAn), và là em gái của Tôn Sách (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_S%C3%A1ch) và Tôn Quyền (http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_Quy%E1%BB%81n) - những người tạo dựng cơ nghiệp nước Đông Ngô - liên minh với Thục Hán trong một thời gian dài.
Tôn phu nhân còn được biết đến với tên Tôn Nhân trong Tam Quốc diễn nghĩa (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tam_Qu%E1%BB%91c_di%E1%BB%85n_ngh%C4%A9a) và Tôn Thượng Hương ( (chữ Hán (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n) giản thể (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_v%C4%83n_gi%E1%BA%A3n_th%E1%BB%83): 孙尚香, chính thể (http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%AF_H%C3%A1n_ph%E1%BB%93n_th%E1%BB%83): 孫尚香, latin hóa (http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%ADnh_%C3%A2m): Sūn Shàngxiāng)) trong hí kịch Trung Quốc (http://vi.wikipedia.org/wiki/Trung_Qu%E1%BB%91c).

Khi nghe tin mẹ bịnh, bả ẳm Lưu Thiện về quê thì bị Triệu tử Long đoạt ấu chúa, bả về Đông Ngô ở miết cho tới khi nghe tin Lưu Bị thua trận thì nhảy xuống sông tự tử.

ốc
01-07-2012, 09:34 AM
Nhiều người thường lầm sự hư cấu trong những truyện, kịch được sáng tác sau này rồi tin đấy là tên tuổi của những nhân vật lịch sử.

Chị Điêu Thuyền là một ví dụ, mệnh danh là Trung Hoa Tứ đại Mỹ nhân nhưng chắc là không có thực (không đáng ngạc nhiên vì các anh Tàu nói phét rất tài tình). Ít nhất thì đó cũng không phải là tên thực của người ta. Điêu thuyền (貂蟬) chỉ là một chức phận của phi tần trong cung đình thời nhà Hán. ("Thuyền" có nghĩa là đẹp - giống như "thuyền quyên"). Chả biết La quán Trung viết bằng tiếng Hán thế nào nhưng khi dịch sang tiếng Việt thì nó thành ra tên riêng của một chị mỹ nhân lộng lẫy diễm lệ đẹp buốt con tim...

Hàn Sinh
01-07-2012, 10:42 AM
Thì ra, những người tài giỏi đến thế nên chả biết chữ Điêu Thuyền (貂蟬) rõ ràng có chữ Điêu (貂) là họ (last name) của người ta trong đó. Chữ Điêu này nếu không biết, cứ vào đây sẽ rõ: http://hanviet.org/ (nếu ít ra còn biết đọc tiếng Việt)



(Danh) Một loài chuột to như con rái cá, đuôi to lông rậm dài hơn một tấc, sắc vàng và đen, sinh ở xứ rét, da nó làm áo mặc rất ấm, nên rất quý báu. § Ghi chú: Lối phục sức nhà Hán, mũ của quan Thị-trung thường-thị đều cắm đuôi con điêu, đúc con ve vàng đeo vào cho đẹp, vì thế gọi các kẻ quyền quý là nhị điêu 珥 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%8F%A5)貂 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%B2%82), hoạn quan gọi là điêu đang 貂 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%B2%82)璫 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E7%92%AB).
(Danh) Họ Điêu. ◎Như: Điêu Thuyền 貂 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%B2%82)蟬 (http://hanviet.org/hv_timchu.php?unichar=%E8%9F%AC).



thì ra, tài giỏi ở đây có nghĩa là tài khoác lác mà thôi! :)):)):)):)):)):))

Cho thêm một tên họ đầy đủ của người (phụ nữ) 貂氏清 đọc là "Điêu Chi Thanh" hay là "Điêu Thị Thanh" theo âm đọc tiếng Việt để mà mò !:)):)):))

ốc
01-07-2012, 11:51 AM
Ừ cứ giải thích như thế thì ông Hoàng Đế là có họ Hoàng.

Cho thêm cái link để mà mò http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90i%C3%AAu_Thuy%E1%BB%81n

Thì ra "đồ nghèo" là viết vắn tắt, hiểu đầy đủ thì nó là "đồ nghèo kiến thức.".

Hàn Sinh
01-07-2012, 12:35 PM
Đứa nào nói Hoàng Đế có họ Hoàng ?
Đứa nào nói Điêu Thuyền là chức phận của phi tần mà không có bằng chứng ?
Đứa nào nói Ngô TT tên là Thống nhỉ ?

Vậy, đứa nào mới là nghèo kiến thức ở đây, hở giời ?:)):)):)):)):))
Thôi đủ rồi, chẳng thèm nói chuyện với nó nữa; không khéo mang tiếng bắt nạt trẻ con ... dốt nát !=))=))

Angie
01-07-2012, 01:34 PM
http://en.wikipedia.org/wiki/Sable_Cicada
Vừa vô thư viện lật quyển romance of the three Kingdoms
Điêu thuyền là Sable Cicada, Chồn-Ve sầu.

PhPhuongVy
01-07-2012, 02:39 PM
Cảm ơn Angie và HX, biển học mênh mông, biết đâu là bến bờ, càng học PV càng thấy mình học chưa đủ.

ốc
01-07-2012, 02:58 PM
Đấy, chứng nào tật nấy, lại hờn mát bỏ đi.

visabelle
01-07-2012, 05:34 PM
@ hansinh: hansinh họ "Đỗ"? woah...nói đãi mà trúng tùm lum. cô bạn visa thì bị gia đình không cho quen anh chàng họ Đỗ kia và she nói đó là "điều mà cả giòng họ Đỗ phải tuân theo." Visa nói thế còn họ Nguyễn, Trần thì sao thì cổ trả lời là vì những giòng họ rất nhiều còn giòng họ Đỗ thì quá ít. btw, thank you đã trả lời 2 câu hỏi của visa.


Đố Angie biết tại sao thịt cú mèo ăn ngon tuyệt hong ?

thịt con này ăn được? O.o



Tại vì đến tết công gô mới ăn.
@ angie, nói thiệt nha...có rất rất nhiều câu sis viết visa chỉ đọc được nhưng chẳng hiểu mà phải nghĩ lâu thiệt lâu mới ...hiểu chút chút.
visa nhớ mang máng và tưởng có thể ở đó có chiến tranh nhiều quá nên không biết ngày tháng rồi ít celebrate tết của họ.
ai ngờ...google thì ra như sau: :D

http://vi.wikipedia.org/wiki/C%E1%BB%99ng_h%C3%B2a_D%C3%A2n_ch%E1%BB%A7_Congo

"Văn hóa,Giáo dục

Giáo dục: Hệ thống giáo dục chưa phát triển, cơ sở vật chất nghèo nàn và rất thiếu cán bộ, tỷ lệ học sinh đến trường thấp. Tỷ lệ biết chữ rất thấp. - Nước Congo có 1 văn hóa đặc trưng là ở nước họ 50 năm mới có 1 lần được ăn tết cái tết này kéo dài khoảng 3 tháng nên người ta thường có thành ngữ " chờ đến tết congo "

Angie
01-07-2012, 05:37 PM
Trời, ngừ ta đoán mò, nói xạo mà cũng có ngừ ngâm kíu.

PhPhuongVy
01-07-2012, 06:02 PM
Visabelle thật là dễ thương. Cho chị ôm một cái.

visabelle
01-09-2012, 01:01 AM
*hug*...visa cũng sẽ có "red envelope" từ chị Phuongvy chứ? :P

goctroiparis
01-09-2012, 01:10 AM
red envelope không cà được mà Visabelle :)

Góc

Angie
01-09-2012, 11:19 AM
http://the-scholars.com/viewforum.php?f=5
Đi search sable-cicada ra cái phố Tam Quốc tiếng Anh.

gun_ho
01-09-2012, 11:47 AM
http://the-scholars.com/viewforum.php?f=5
Đi search sable-cicada ra cái phố Tam Quốc tiếng Anh.

Mạ ơi !!! coi không hiểu ai là ai hết.

Cao Cao là Tào Tháo hả ?

Angie
01-09-2012, 12:00 PM
Phải rồi.
http://threekingdoms.com/ mục lục tiếng Anh
http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n1n4nnn1n31n343tq83a3q3 m3237nvn Tiếng Việt.
Tui tưởng kho ĐT cũng có mà hình như bị xóa mất rồi.

gun_ho
01-09-2012, 12:16 PM
Đọc Tam Quốc thì tui chọn bản dịch của Nguyễn An Cư, nhà xuất bản Tín Đức Thư Xã là hay nhất, các bản dịch của Phan kế Bính hay Tử Vi Lang không bằng, bản của Mộng bình Sơn là xàm nhất.

Nghe nói sau 75 có một bản dịch của Hà Nội mà chưa đọc thử. Bản trong vnthuquan là ai dịch ?

Angie
01-09-2012, 12:34 PM
Chắc chắn không phải của Tử Vi Lang: Ba hào kiệt vườn đào kết nghĩa, một chiến công yêu tặc tan tành.

Angie
01-09-2012, 04:53 PM
Sơ sơ coi ai với ai dựa theo cái mục lục: Coi cái bên Three Kingdoms nhức đầu quá.

Cai Yang: Thái Dương
Cao Cao: Tào Tháo
Cao Pi: Tào Phi
Cao Ren: Tào Nhơn
Cao Shuang. Tào Sảng
Cao Xiu Tào Hưu.
Cao Zhi Tào Thực
Cao Zhen Tào Chơn
Chen Liu: Trần Lưu
Deng Ai Ðặng Ngãi
Ding Feng Ðinh Phụng
Ding Yuan: Ðinh Nguyên
Dong Chen: Ðổng Thừa
Dong Zhuo: Ðổng Trác
Du Yu Ðổ Dự
Gao Pei: Cao Dương
Gan Ning: Cam Ninh
Gongsun Zan: Công Tôn Toản
Guan Lu: Quản Lộ
Guan Yu: Quan Vũ
Guo Jia: Quách Gia
Guo Si: Quách Dĩ
Han Sui: Hứa Chữ
He Jin: Hà Tiến
Hua Tuo Hoa Ðà
Huang Gai: Hoàng Cái
Huang Zhong: Hoàng Trung
Jia Xu: Giả Hủ
Jiang Gan: Tương Cán
Jiang Wei Khương Duy
Kan Ze: Hám Trạch
Kong Rong: Khổng Dung
Li Jue: Lý Thôi
Li Su: Lý Túc
Liu Bei: Lưu Bị
Liu Biao: Lưu Biểu
Liu Feng Lưu Phong
Liu Shan: Lưu Thiện
Lu Bu: Lữ Bố
Lu Ji Lục Tích
Lu Meng: Lữ Mông
Lu Su: Lỗ Túc
Lu Xun Lục Tốn
Ma Chao: Mã Siêu
Ma Dai Mã Ðại
Ma Su Mã Tắc
Ma Teng: Mã Ðằng
Meng Huo Mạnh Hoạch
Mi Heng: Nễ Hành
Pang De Bàng Ðức
Pang Tong: Bàng Thống
Qin Mi Tần Bật
Shan Fu: Ðơn Phước
Sima Hui: Tư Mã Huy
Sima Zhao. Tư Mã Chiêu
Sima Yi Tư Mã Ý
Sun Chen Tôn Lâm
Sun Ce: Tôn Sách
Sun Quan: Tôn Quyền
Sun Jian: Tôn Kiên
Sun Jun: Tôn Tuấn
Taishi Ci: Thái Sử Từ
Tao Qian: Cung Tổ
Wang Shuang Vương Song
Wang Yun: Vương Doãn
Wen Yang Văn Anh
Wei Yan: Ngụy Diên
Xiahou Dun: Hạ Hầu Ðôn
Xu Chu: Hứa Chữ
Xu Huang: Từ Quáng
Xu Shu: Từ Thứ
Xu Sheng Từ Thạnh
Xun You: Hứa Nhu
Xuzhou: Xa Trụ
Xu Huang Từ Quáng
Yu Ji: Vu Kiết
Yang Fu Dương Phụ
Yang Xiu: Dương Tu
Yan Yan: Nghiên Nhan
Yu Quan Vu Thuyên
Yuan Shao: Viên Thiệu
Yuan Shang: Viên Thượng
Yuan Shu: Viên Thuật
Zhang Zhao Trương Chiêu
Zhang Fei: Trương Phi
Zhang He Trương Hấp
Zhang Liao: Trương Liêu
Zhang Ren: Trương Nhiệm
Zhang Song: Trương Tòng
Zhang Wen Trương Ôn
Zhao Zilong: Zhao Yun Triệu Tử Long
Zhong Hui Chung Hộ
Zhou Fang Châu Phương
Zhou Yu: Chu Du
Zhuge Jin Gia Cát Cẩn
Zhuge Dan Gia Cát Ðản
Zhuge Liang: Gia Cát Lượng
Zuo Ci: Tả Từ

gun_ho
01-09-2012, 05:53 PM
Chắc là chịu thua quá.

Hôm nay ngồi coi bản dịch của Phan kế Bính, cụ Bùi Kỷ hiệu đính.

Nay mà chuyển qua coi bản tiếng Anh ....mấy cái tên này phải nhớ lại ai là ai ...chắc chệt.

===========================================

Bản này của Phan kế Bính, có đứa bỏ công ngồi vẻ hình minh họa coi rất vui

http://creations.vn/tamquoc/0/1/Tiec-vuon-dao--anh-hung-ket-nghia-Chem-Khan-Vang--hao-kiet-lap-cong-.html

Angie
01-09-2012, 09:29 PM
Bộ truyện tranh đó mua bên Hồng Kông có đó. Ông chú mua một bộ tam quốc hồi ổng vượt biên qua bển trong khi thằng em tui muốn ổng mua bộ "Võ Tòng đả hổ" cho nó mà không có.

gun_ho
01-09-2012, 09:45 PM
http://hoangclub.top1.vn/Funny/108-LuongSonBac/--Hapi.Vn_LuongSonBac015.jpg

Hình Võ Tòng đả hổ nè.

http://www.suikoden.com/graphies/images/grp024p12.jpg

Phan kim Liên.


Còn đây là toàn bộ hình trong Thủy Hử.

http://diendanbongda.com.vn/16155-bo-tranh-thuy-hu-truyen.html


Coi hình cũng hay hay.

(do nhiều người vẻ nên nét vẻ thấy khác nhau)

Angie
01-10-2012, 08:04 AM
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifChu Yuan (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog8.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifGolden Lotus (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog7.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifMonkey King (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog1.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifPeony Pavilion (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog5.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifRed Chamber (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog4.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifScholars (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog10.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifStrange Stories (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog9.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifThree Kingdoms (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog2.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifWater Margin (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog3.php)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifWestern Chamber (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog6.php)

gun_ho
01-10-2012, 11:05 AM
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifChu Yuan (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog8.php) Khuất Nguyên
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifGolden Lotus (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog7.php) Kim Bình Mai
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifMonkey King (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog1.php) Hầu Vương (Tây du ký)
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifPeony Pavilion (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog5.php) Mẫu đơn đình
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifRed Chamber (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog4.php) Hồng lâu Mộng
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifScholars (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog10.php) Nho lâm ngoại sử
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifStrange Stories (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog9.php) Liêu Trai chí dị
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifThree Kingdoms (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog2.php) Tam Quốc Chí
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifWater Margin (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog3.php) Thủy Hử
http://www.china-on-site.com/images/bullet_b.gifWestern Chamber (http://www.china-on-site.com/pages/comic/comiccatalog6.php) Tây sương ký

RaginCajun
08-25-2012, 05:23 AM
Mượn chỗ hỏi chữ này, các bác cho tớ hỏi chữ "Luật Gia" có nghĩa gì? Từ bé tới lớn chỉ nghe "luật sư" thôi. Cám ơn các bác trước.

Triển
08-25-2012, 07:52 AM
Luật gia là khái niệm chung những người học luật ra, là jurist đó, còn luật sư là nghề thầy cãi (lawyer). Bên Mỹ không biết, bên Đức thì jurist đều là cử nhân luật hết, nghĩa là không có tay mơ. Luật sư là jurist ra trường hành "nghề cãi". Những nghề không phải luật sư nhưng cũng phải học luật như chánh án, thẩm phán (Judge), công chứng viên (Notary) ....etc
Luật gia bên Việt Nam là những người làm việc liên quan với luật cũng như jurist bên này, nhưng dường như không nhất thiết có bằng cấp cử nhân luật ;), và những luật sư nếu làm việc cho công tố viện thì cũng vừa gọi là luật sư vừa gọi là luật gia.

RaginCajun
08-25-2012, 09:13 AM
Cám ơn bác TC đã giải thích cặn kẽ. Lý do tớ hỏi là vì thấy người ta giới thiệu, ví dụ như, Luật Gia Nguyễn Văn A. Cái title thấy lạ. Người VN mình lại hay chuộng title. Thấy ai ra sinh hoạt cộng đồng đều có cái title gì đó trước cái tên, có người title còn dài hơn tên vì kiêm đủ thứ. Vậy là cái title Luật Gia này cũng có lâu rồi, chắc là tớ chưa nghe qua.

hoanghac
08-26-2012, 07:12 AM
Chào anh Triển , anh Tôm

Ở Mỹ có nhiều người đăng quảng cáo trên đài radio hay báo Việt là : Nguyễn văn Xoài , Phụ Tá Luật Sư . Chuyên lo các dịch vụ Đưa đám , Tai Nạn Xe Cộ v.v...

Chắc mấy vị này có bằng cấp cao lắm .

Triển
08-26-2012, 10:18 AM
hì hì anh Hoàng Hạc, anh có chuyện buồn bực hay có vấn đề gì không, mà viết ra lời nhận xét hơi rối loạn. Kê tủ đứng cũng không phải, mà nghi vấn cũng chẳng đúng vậy kìa. Như anh viết lại thì người ta ghi là phụ tá Luật sư kia mà, "không nói thách" cũng chẳng phải "phường trộm cướp" mà, sao lại bị vấn nạn phải chứng minh trí thức với anh Hoàng Hạc nhỉ? ;) j/k

hoanghac
08-27-2012, 03:36 PM
Chaò anh Triển và các bạn

Dạo này tôi thường nghe chữ : Ông già neo đơn . Vậy Neo Đơn khác với Cô đơn chỗ nào ? Cám ơn .

RaginCajun
08-27-2012, 04:42 PM
Chaò anh Triển và các bạn

Dạo này tôi thường nghe chữ : Ông già neo đơn . Vậy Neo Đơn khác với Cô đơn chỗ nào ? Cám ơn . Ông già neo đơn chắc là ông già đi làm neo ở một tiệm ế khách.

Triển
08-27-2012, 10:43 PM
Chaò anh Triển và các bạn
Dạo này tôi thường nghe chữ : Ông già neo đơn . Vậy Neo Đơn khác với Cô đơn chỗ nào ? Cám ơn .

Neo là "ít" trong tự điển Đào Văn Tập, và nghĩa khác nữa trong tự điển Tiến Đức là "ngặt". Tôi thật sự không biết là ngày trước đã có chữ neo-đơn chưa. Nhưng "neo người" thì có bình thường. Chữ này tôi vẫn dùng.
(muốn chứng minh thì anh ngồi vái cho tôi siêng scan từ tự điển Đào Văn Tập ra cho anh xem)

Nếu dùng chữ neo theo nghĩa "ngặt" như trong tự điển Tiến Đức của hội Khai Trí, thì có thể hiểu chữ "neo-đơn" là vừa đơn chiếc vừa rất kẹt. (Kẹt cứng tài chánh ? Kẹt cứng không có người thân chung quanh giúp đỡ ? )
(còn nghĩa này chứng minh thì vào đây tự xem: http://www.vietnamtudien.org/vntd-kttd/TDKTTD_NIU.pdf )

Chữ "cô", chỉ có nghĩa là một mình. Cô-đơn là 'tout seul'. Nhưng anh Hoàng Hạc cô đơn thì không nhất thiết là anh cần sự giúp đỡ, anh không có "kẹt" (chuyện này anh biết chứ tôi không biết, nhưng tôi đoán như rứa cho thẳng thớm ;))). Cho nên tôi nghĩ rằng nếu như chữ ghép "neo-đơn" trước 75 chưa có (tôi cũng không nghe thấy) thì sau 75 họ đặt ra chữ này để diễn tả tình trạng một người vừa đơn chiếc vừa cần sự giúp đỡ, đang trong một thế kẹt, thế bí.

Còn nếu hài hước một tí, thì anh đến chỗ quan quyền, hành chính, nộp đơn rồi bị hành là chính, không xét cái đơn của anh, để qua một bên thì anh xài chữ neo-đơn cũng được. Cái đơn của anh bị giữ lại, giam lại. Nhưng mà rứa thì chữ "neo-đơn" này là động từ. :)


Tóm lại:

* Ông già neo đơn là anh Tôm (đi làm neo ở một tiệm ế khách, bị nghèo)

* Ông già cô đơn là anh Cà (nghe đồn rùm là sắp hết cô đơn rồi)


Anh Hoàng Hạc thấy tình cảnh hai anh này có khác nhau không? ;)

RaginCajun
08-28-2012, 04:05 AM
Tóm lại:

* Ông già neo đơn là anh Tôm (đi làm neo ở một tiệm ế khách, bị nghèo)

* Ông già cô đơn là anh Cà (nghe đồn rùm là sắp hết cô đơn rồi)


Anh Hoàng Hạc thấy tình cảnh hai anh này có khác nhau không? ;)

* Ông già neo đơn là anh Triển (hay đi neo ông Cà, thỉnh thoảng buồn buồn neo tớ):P

Triển
08-28-2012, 09:33 AM
kiều nữ neo đơn....

http://img.costumecraze.com/images/vendors/disguise/11415B-Womens-Sassy-Captain-Hook-Costume-large.jpg

hoanghac
09-02-2012, 04:10 AM
Chào các bạn

Cám ơn anh Triển cho coi hình Kiều nữ Neo Đơn . Bây giờ Cò già hay nghe truyện đọc theo dạng MP3 trong các bài suy nghiệm của LM Long hay vài ACE khác đọc . Thỉnh thoảng phải NGHE dăm ba chữ lạ lẫm , mà từ bé đến giờ mới được nghe . Thí dụ :

... đừng nghĩ mình có CÔNG LÊNH gì đối với Thiên Chúa .

hoặc là

--- hãy tỏ ra mình là người THẲNG THỚM .

Công lênh chắc là CÔNG TRẠNG hay CÔNG LAO .

THẲNG THỚM chắc có nghĩa là THẲNG THẮNG .

Mong các bạn góp ý , tiếng Việt dạo này thay đôi nhiều .

Triển
09-02-2012, 05:20 AM
Chào các bạn

Cám ơn anh Triển cho coi hình Kiều nữ Neo Đơn . Bây giờ Cò già hay nghe truyện đọc theo dạng MP3 trong các bài suy nghiệm của LM Long hay vài ACE khác đọc . Thỉnh thoảng phải NGHE dăm ba chữ lạ lẫm , mà từ bé đến giờ mới được nghe . Thí dụ :

... đừng nghĩ mình có CÔNG LÊNH gì đối với Thiên Chúa .

hoặc là

--- hãy tỏ ra mình là người THẲNG THỚM .

Công lênh chắc là CÔNG TRẠNG hay CÔNG LAO .

THẲNG THỚM chắc có nghĩa là THẲNG THẮNG .

Mong các bạn góp ý , tiếng Việt dạo này thay đôi nhiều .

Công lênh hay cong xuống tôi không biết anh ơi, nghe có vẻ như chữ chuyên môn gì đó bên đạo Chúa.


Còn chữ "thẳng thớm" để chỉ tính chất một thứ đồ vật không "cong queo". Đôi khi người ta đá giò lái anh ở cái tay, cái chân, mà anh cầm mãi quyển tự điển từ bé để suy diễn chỗ cái đầu, lọt ra chữ "thẳng thắn" thì nghe lạ là phải ;)

(Tuy nhiên theo tôi biết có chữ "thẳng thắn", chỉ tính cách một con người cương trực, chứ không phải "thẳng thắng". Chữ "thẳng thắng" tôi đoán chắc là như anh đang chạy xe đường thẳng rồi đạp thắng cho xe dừng lại, nên thẳng thắng, không ôm cua thắng chăng? hihihi j/k)

Lòng Như Gió
09-02-2012, 06:17 AM
Em cám ơn anh Triển lần này chỉ trả lời 50% câu hỏi, vì vậy chừa phần cho em tiếp tục vào “đứng nghiêm trên bục”.

Mỗi khi muốn biết một chữ nào đấy “mới” hay “cũ”, em bèn lôi tự điển “cũ” ra tra. Trong Việt Nam Tự điển (Hội Khai Trí Tiến Đức) – tức là tự điển không mới, chữ “công lênh” đã có mặt rồi. Nó được giải nghĩa là giống nghĩa chữ “công”, nghĩa là “sự khó-nhọc, hiệu-quả của một việc gì” (em trích dẫn nguyên văn, trích nguyên cả cách viết có dấu gạch nối như thời xưa). Hồi bé, em có nghe một bài ca dao thế này:

“Ơn trời mưa nắng phải thì,
Nơi thì bừa cạn, nơi thì cày sâu.
Công lênh chẳng quản bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng
Ai ơi, đừng bỏ ruộng hoang,
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.”

Kết luận: chữ “công lênh” không mới. Em còn trộm nghĩ rằng, sở dĩ sau này người ta thấy nó lạ vì nó là chữ cũ, người thời nay ít dùng đến nó.

hoanghac
09-03-2012, 02:26 AM
Cám ơn anh Triển , chị Gió .

Anh Triển nói THẲNG THẮN là đúng đó . Mắt mũi tui dạo này lèm kèm .

Chị Gió ơi !

Khi tôi vào các trang mạng đánh chữ Công lênh , nó cho biết là từ cũ , xưa rồi .

Và dạo này đọc chữ NỘI DUNG trong các trang báo Tuoi Tre , Viet express hay dùng . Thí dụ : Nội dung bóng chuyền Nam . Chúng ta đã có chữ Môn , Môn cầu lông , môn bóng đá . Bây giờ thêm thắt cái chữ Nội dung , xem ra ngứa cả mắt .

Thí dụ như :

"Đã có 6 đội chiến thắng và tất nhiên là 6 đội thất bại sau lượt trận đầu tiên của cả hai nội dung bóng chuyền nam và nữ ở Olympic London 2012. "

Lòng Như Gió
09-03-2012, 04:39 AM
Và dạo này đọc chữ NỘI DUNG trong các trang báo Tuoi Tre , Viet express hay dùng . Thí dụ : Nội dung bóng chuyền Nam . Chúng ta đã có chữ Môn , Môn cầu lông , môn bóng đá . Bây giờ thêm thắt cái chữ Nội dung , xem ra ngứa cả mắt .



Vâng, bác hoanghac cứ thong thả đọc báo. Em tin rằng còn rất nhiều chữ khác cũng khiến bác ngứa mắt.

Vì vậy, em thấy trước kia ở phố cũ có một mạch bài rất hay do anh thanglon mở ra, là “Chửi chữ”. Vào đó, các bác có thể kể tội những chữ nào đã làm mình ngứa mắt. Nó có thể bao gồm những chữ mình thấy lạ, thấy ghét, thấy thừa (vì đã có chữ khác sẵn rồi sao không chịu dùng mà còn đi xài thêm chữ lạ), vân vân… Nay, nếu bác mở một quán “Chửi chữ” như thế, có khi em cũng thích vào ủng hộ.

ốc
09-03-2012, 08:48 AM
Chữ "nội dung" thì mới thấy dùng khoảng mươi hay mười lăm năm giở lại đây, trước kia thì em thấy họ dùng "thể loại" để chỉ những phân loại về hình thức và giới tính hay sức nặng và cự ly khác nhau trong một môn thể thao. Thí dụ môn bơi thì có hình thức bơi và cự ly khác nhau, môn "cầu lông" thì cũng chia ra các loại tranh tài của nam và nữ, cá nhân và cặp đôi (nam với nam, nữ với nữ, và nam với nữ)...

Em cũng thích chửi chữ vì nó vui và ít khi bị chửi lại. Tuy nhiên sau này em thấy nhàm rồi nên em quay sang nghịch chữ, chữ nào muốn chửi em đem nó ra nghịch, dùng lung tung, dùng sai nghĩa, dùng chán chê. Vừa lành mạnh, vừa có văn hoá, và đôi khi còn được khen là cách dùng chữ mới lạ.

Nội dung của ngày hôm nay nghỉ làm là dậy trễ, không cần thay áo quần tử tế (nội dung của ta như thế nào thì cứ phơi hết cả ra), vào bếp làm quà sáng (nội dung gồm có trứng chiên và cơm nguội), sau đó vào nét xem tình hình thiên hạ, đọc sơ các tựa bài thôi chứ không đọc nội dung, và sau đó thì đi vệ sinh để giải quyết cái nội dung trong ruột...

catvan
09-03-2012, 09:09 AM
#134 quả là có nội dung phong phú!

hoài vọng
09-06-2012, 09:02 PM
#134 quả là có nội dung phong phú!
....và nội y cũng rất ư là ....vĩ mô !

NangThuyTinh
09-07-2012, 08:54 PM
"vĩ mô" là gì ah bác Hoài Vọng ;;), sao nhiều chữ mới ra đời quá "học" không xuể ...hihi .

Anh Chị nào giải thích giùm Nắng chữ này được hong ? :) Cách đây một tháng, nói chuyện với một bác ngoài đời, bác bảo : "tụi công an bên đó bây giờ là một dạng kiêu binh", cho Nắng hỏi "kiêu binh" là gì vậy ?;;) Nếu dùng chữ côn đồ hay lính đánh thuê thì Nắng hiểu, còn "kiêu binh" thì ....binh hoài hong ra ...hihi .

khờ khạo
09-07-2012, 09:17 PM
Vĩ mô và vi mô thì chị có thể đọc ở đây

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080815000752AA08PSw

Còn chữ "kiêu binh" đã có từ thời Vua Lê, Chúa Trịnh, chị đọc lại sử Việt sẽ thấy chữ này

hoanghac
09-08-2012, 04:15 AM
Chào các bạn

Tư Duy , một chữ mới sau này (có lẽ vậy ) . Mới đầu tôi nghĩ đó là tư tưởng của riêng mình . Ðến khi vào Wiki mới biết nó là Thought , chữ này xưa là Tư tưởng , sự suy nghĩ, sự ngẫm nghĩ, sự nghĩ ngợi, sự trầm tư . Theo các bạn chữ nào hay hơn cả .

Thought : Tư Duy hay Tư tưởng

khờ khạo
09-08-2012, 05:03 AM
Chào các bạn

Tư Duy , một chữ mới sau này (có lẽ vậy ) . Mới đầu tôi nghĩ đó là tư tưởng của riêng mình . Ðến khi vào Wiki mới biết nó là Thought , chữ này xưa là Tư tưởng , sự suy nghĩ, sự ngẫm nghĩ, sự nghĩ ngợi, sự trầm tư . Theo các bạn chữ nào hay hơn cả .

Thought : Tư Duy hay Tư tưởng

Em nghĩ là bác bị lộn xộn tân cổ giao duyên, chứ theo em biết chữ Tư Duy có từ xưa lắm.

Nếu bác đi đạo bên Phật Giáo sẽ thấy trong Bát chánh đạo có "Chánh Tư Duy" và chữ này em học ngày còn trung học lận. Nói về ý nghĩa thì Tư duy và Tư tưởng hoàn toàn khác nhau, chẳng thể đánh đồng được.

NangThuyTinh
09-08-2012, 05:42 AM
Vĩ mô và vi mô thì chị có thể đọc ở đây

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20080815000752AA08PSw

Còn chữ "kiêu binh" đã có từ thời Vua Lê, Chúa Trịnh, chị đọc lại sử Việt sẽ thấy chữ này

Cám ơn anh Khờ Khạo nha :) .

Lòng Như Gió
09-08-2012, 08:43 AM
Chào các bạn

Tư Duy , một chữ mới sau này (có lẽ vậy ) . Mới đầu tôi nghĩ đó là tư tưởng của riêng mình . Ðến khi vào Wiki mới biết nó là Thought , chữ này xưa là Tư tưởng , sự suy nghĩ, sự ngẫm nghĩ, sự nghĩ ngợi, sự trầm tư . Theo các bạn chữ nào hay hơn cả .



Thấy câu hỏi này vui, em xin trả lời.

Theo em, cả hai chữ đều hay, không đứa nào kém đứa nào. “Tư tưởng” là ý nghĩ, hoặc hệ thống quan điểm về cái gì đó. “Tư duy” là hoạt động suy nghĩ, bao gồm nhận thức, so sánh, phân tích, tổng hợp, vân vân…

Em lấy ví dụ thế này. Khi một người cho rằng chữ cũ ắt là hay ho, trong khi chữ mới nghe ngứa tai và khó hiểu, thì “tư tưởng” của người ấy là ghét chữ mới. Khi một người so sánh xem chữ cũ và chữ mới đằng nào hay hơn, ấy là người ấy đang có hoạt động “tư duy” để sẽ đi đến kết luận.

Khi hai chữ mang hai ý nghĩa khác nhau, mà “tư tưởng” của mình là phải có “tư duy” để chọn một trong hai chữ, em trộm nghĩ rằng tư tưởng ấy là không đúng và tư duy như thế là phí công.

Ngay cả khi hai chữ có ý nghĩa giống nhau, mà bảo chọn một trong hai, em thấy còn khó nữa. Ví dụ, được hỏi rằng “lạ lùng” và “lạ lẫm” chữ nào hay hơn, em chịu. Người ta còn phải tùy vào ngữ điệu của câu, sắc thái tình cảm, thậm chí cách gieo vần (dù có thể đang viết văn xuôi), mà cân nhắc nên chọn chữ “lạ lùng” hay “lạ lẫm” nhét vào để nghe cho được chứ.

Triển
09-08-2012, 10:38 AM
“tư tưởng” của người ấy là ghét chữ mới.
Trời, tiếng Việt gì "lạ lùng" quá :))
Sao cô Gió không dùng: Người ấy có thành kiến với chữ mới. ;)



Tư tưởng và tư duy trên ngữ pháp và lý thuyết không so sánh được. 'Tư tưởng' là tiếng danh từ, 'tư duy' vốn dĩ là động từ.


Tư tưởng có hai nghĩa:

*-- nghĩa thứ nhất là 'sự suy nghĩ cá nhân',
ví dụ: tập trung tư tưởng.
Do đó nếu tập trung suy nghĩ là sẽ phải có nhận thức. Nếu không có nhận thức không thể gọi là suy nghĩ.


*-- nghĩa thứ nhì là 'quan niệm cá nhân về một sự việc'. (Bên trên cô Gió chỉ đúng một nửa),
ví dụ: các chính trị gia đảng hô hào phải học tập gương tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế thì tư tưởng HCM là gì ? Ví dụ như một quan niệm về nhân sinh của Hồ Chí Minh rất nổi tiếng: "không có gì quý hơn độc lập trừ tự do, trừ hạnh phúc". Nếu Hồ Chí Minh không tập trung tư tưởng (nghĩa 1) để suy nghĩ về triết lý sống của con người Việt Nam, sẽ không đưa ra quan điểm quý giá này, đưa ra tư tưởng lớn này (nghĩa 2).

hoanghac
09-08-2012, 11:36 AM
"không có gì quý hơn độc lập trừ tự do, trừ hạnh phúc"

Cái hàng chũ này mà đem về VN mà treo , chắc hẵn là ...

Triển
09-08-2012, 12:10 PM
"không có gì quý hơn độc lập trừ tự do, trừ hạnh phúc"

Cái hàng chũ này mà đem về VN mà treo , chắc hẵn là ...

Gì mà chắc hẳn rồi ba chấm, anh làm như tôi đặt ra tư tưởng lớn này vậy. Xin lỗi anh à, giấy trắng mực đen này.
Ly hôn rồi thì độc lập, nhưng chưa chắc là tự do mà cũng không hẳn là hạnh phúc. Học tập đi anh ơi.

http://docs.4share.vn/Resources/Images/1/2852.png

Vịnh Nghi
09-08-2012, 02:16 PM
cho Nắng hỏi "kiêu binh" là gì vậy ?;;)


Còn chữ "kiêu binh" đã có từ thời Vua Lê, Chúa Trịnh, chị đọc lại sử Việt sẽ thấy chữ này

Tái chào anh Khờ Khạo,

Hỏi anh có 1 chữ, anh lại 'bắt' giở sử Việt ra đọc để tìm và hiểu nó. Đến từng tuổi này, nói làm việc quần quật thì ai cũng...hăm hở, chớ mà phải giở lại sách sử để đọc và tìm hiểu 1 chữ (để chơi) thì cũng có...hơi éo le ha. Khó khăn chi dữ vậy anh? Huống hồ, rõ ràng đây là nơi "hỏi chữ," chớ có phải là nơi hỏi tìm gốc gác, xuất xứ, quá trình lịch sử của chữ đâu?! Phải mà anh dễ dãi 1 tí, cho biết nghĩa của chữ mà người ta hỏi, rồi sau đó thêm cái....bonus, (coi như anh có ý "giúp đỡ," nhắc nhở người ta tìm về sử Việt cũng được) rằng "chị có thể tìm đọc để hiểu rõ hơn....." thì hay biết mấy! Họ chẳng sẽ mến tài, mộ đức của anh biết mấy! Và biết đâu, dù có bận rộn cách mấy, cũng ráng giở lại những trang sử Việt mà đọc, dù là đọc chỉ để....chẳng làm gì?!

khờ khạo
09-08-2012, 04:57 PM
Chào chị Vịnh Nghi.

Em chỉ muốn giới thiệu lại một đoạn sử Việt, trong đó có chữ "kiêu binh" cho những ai đi xa nhà lâu quá mà quên mất tiếng Việt, nay có dịp ôn lại sử nước ta. Chẳng là một phát hai chim sao ?
Còn chuyện mến tài, mộ đức, em chả dám đương, xin nhường lại cho chị nhé.

Lòng Như Gió
09-08-2012, 07:40 PM
Trời, tiếng Việt gì "lạ lùng" quá :))
Sao cô Gió không dùng: Người ấy có thành kiến với chữ mới. ;)



Dạ, hoàn toàn có thể dùng chữ “thành kiến” chứ anh Triển. Nhưng ở đây, em đang so sánh “tư tưởng” và “tư duy”, anh không thấy em để cái sự “lạ lùng” ấy vào trong ngoặc kép hay sao? Mục đích của em là so sánh "tư tưởng" và "tư duy", chứ chẳng phải là bê hết cả tự điển ra, bao nhiêu nghĩa đem liệt kê hết ra cho thêm dông dài và rối mắt, để tranh phần "đúng một nửa" với "đúng 100%" với ai cả.

Đậu
09-10-2012, 07:33 AM
Cho em hỏi là từ "tư duy" có đồng nghĩa với "động não" không cơ? Em xin đội ơn nhiều lắm.

ốc
09-10-2012, 08:44 AM
Dạ không. Anh chịu khó đọc lại Việt sử nhé.

Đậu
09-10-2012, 10:09 AM
Dạ không. Anh chịu khó đọc lại Việt sử nhé.

Đọc lại từ thời kỳ nào vậy, anh Ốc?

phiulinh
09-10-2012, 10:11 AM
:ghost:

ốc
09-10-2012, 10:47 AM
Đọc lại từ thời kỳ nào vậy, anh Ốc?

Em ghẹo anh Đậu thôi, nhưng có nhẽ đọc lại từ thời kỳ Hai Bà giở về sau cũng tốt.

Tư duy thì trường kỳ và bền bĩ, còn động não là cơn địa chấn của tư duy, khi có khi không, lúc nào cần lắm mới đột phá một phát. Tiếng Anh là "brainstorm" còn tiếng Pháp là "tempête dans la tête." Thế mới kinh.

hoanghac
09-10-2012, 04:41 PM
Tư duy là phạm trù triết học dùng để chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của người ta sửa đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực với nó.

Động não hay Tập kích não (tiếng Anh: brainstorming) là một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng tập trung trên vấn đề, từ đó, rút ra rất nhiều đáp án căn bản cho nó.

Thí dụ :
Năm sáu ông đang nhậu nhẹt be bét , bèn động não tìm cách chống chế để các bà vợ không phang ghế vào đầu .

Tư tưởng là hệ thống các mục đích và quan niệm giúp điều chỉnh mục tiêu, dự tính và hành động của con người. Một tư tưởng có thể hiểu như một tầm nhìn bao quát, như cách thức để xem xét sự vật, thường gặp trong một vài trường phái triết học xã hội.

Thí du:

Tư tưởng HCM to như xe bò .

(Theo wikipedia )

Đậu
09-10-2012, 04:42 PM
Em ghẹo anh Đậu thôi, nhưng có nhẽ đọc lại từ thời kỳ Hai Bà giở về sau cũng tốt.

Tư duy thì trường kỳ và bền bĩ, còn động não là cơn địa chấn của tư duy, khi có khi không, lúc nào cần lắm mới đột phá một phát. Tiếng Anh là "brainstorm" còn tiếng Pháp là "tempête dans la tête." Thế mới kinh.

Báo cáo anh Ốc: tình hình chung là em đã nắm bắt lơi nội dung dị biệt giữa nội dung tư duy và nội dung động não. Nói nào ngay, thì mức phức tạp cũng vừa tầm. Để em làm một thí dụ gọi là bản thâu hoạch sơ bộ.

“Tình dục thì trường kỳ và bền bĩ, còn động cỡn là cơn địa chấn của tình dục, khi có khi không, lúc nào cần lắm mới đột phá một phát. Tiếng Anh là "hot" còn tiếng Pháp là … “ Em không biết tiếng Pháp nhưng xin đoán là phải có cái từ gì “têtê” sau rốt. Cho nó kinh.

Bữa hổm em học lóm được từ “nội dung” có nội dung là “thể loại” trong phạm trù thể thao. Hôm nay nhòm bản chép máy của nội dung tờ “đơn xin ly hôn” thì lại thấy từ này. Nhưng em đoán là “nội dung” trong nội dung “đơn xin ly hôn” có nội dung là “nguyên nhân” hay “lý do” gì đó. Chứ mang nội dung “thể loại” thì khi đứng chung với từ “ly hôn” thành ra “thể loại ly hôn” thì nghe kỳ thấy mồ.

Nom ra từ “nội dung” thuộc nhóm đa năng, đa diện. Không biết em tư duy đột phá như thế có đúng không?

ốc
09-10-2012, 07:34 PM
“Tình dục thì trường kỳ và bền bĩ, còn động cỡn là cơn địa chấn của tình dục, khi có khi không, lúc nào cần lắm mới đột phá một phát. Tiếng Anh là "hot" còn tiếng Pháp là … “ Em không biết tiếng Pháp nhưng xin đoán là phải có cái từ gì “têtê” sau rốt. Cho nó kinh.



Em nhớ dạo ấy sang Pháp thì nghe các chị bên ấy hay dùng chữ Pháp là "ôh la la, mông đi áp" chả biết có sát nghĩa với chữ tiếng Anh không.

Triển
09-10-2012, 08:59 PM
Không biết em tư duy đột phá như thế có đúng không?
Không đúng lắm vì nội dung này có hình thái. Không thể xem đây là động não, phải gọi là động Thái.

hoanghac
09-14-2012, 03:00 AM
Tu xo'a

hoanghac
09-14-2012, 03:01 AM
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Cưỡng chế ngôn ngữ

Ở Việt Nam, mấy năm gần đây, có một chữ khá thịnh hành và thường gây xôn xao dư luận: “cưỡng chế đất đai”. Nhưng việc cưỡng chế ấy không phải chỉ giới hạn ở chuyện đất đai. Từ lâu, chính quyền đã có một hình thức khác: cưỡng chế ngôn ngữ.
Hình thức cưỡng chế ấy có nhiều biểu hiện.

Thứ nhất, nhà cầm quyền cộng sản sử dụng ngôn ngữ như những nhãn hiệu để phạm trù hóa kẻ thù. Ngày xưa, thời kháng chiến chống Pháp, đó là những chữ “thực dân”, “Việt gian”, “địa chủ”, “cường hào” và “tư sản”; sau, thời chiến tranh Nam Bắc, đó là những chữ “đế quốc”, “chủ nghĩa thực dân mới”, “Mỹ ngụy”, “bù nhìn”, “tay sai”, “ác ôn”, “phản quốc” và “phản động”; sau năm 1975, “chủ nghĩa bá quyền”, “chủ nghĩa bành trướng”, “tư sản mại bản”, “tàn dư của chủ nghĩa thực dân” và “phản động”; gần đây, thêm hai khái niệm mới: “diễn tiến hòa bình” và “âm mưu của các thế lực thù địch quốc tế”. Đi đôi với các từ ngữ ấy ấy là vô số các ẩn dụ nhằm phi nhân hóa kẻ thù: “sài lang”, “lang sói”, “ác thú”, “quỷ dữ”, v.v.

Những nhãn hiệu ấy có ba chức năng chính: một, để chụp mũ bất cứ người nào đi ngược lại chủ trương của họ; hai, để phi nhân hóa kẻ thù: kẻ thù tồn tại không phải như những con người mà là như những khái niệm, do đó, việc tiêu diệt kẻ thù không còn nằm trong phạm trù đạo đức thông thường nữa; và ba, để dựng lên những con ngáo ộp hầu một mặt, dù dọa dân chúng; mặt khác, biện minh cho những chính sách cứng rắn, thậm chí, có tính chất khủng bố của họ. Chức năng thứ ba là thuộc tính của mọi chế độ độc tài: Họ luôn luôn cần kẻ thù, cần văn hóa chiến tranh. Nếu không có kẻ thù thì họ thêu dệt ra kẻ thù. Bóng ma của kẻ thù là một cách để vừa tập trung quyền lực vừa đánh lạc hướng dư luận. Đối diện với cái bóng ma đầy đe dọa ấy, dân chúng nói chung dễ dàng gác bỏ mọi sự hoài nghi hay ý hướng phản kháng.

Thứ hai, đặc biệt suốt cả hai cuộc chiến tranh, 1946-54 và 1954-75, là quân sự hóa các hoạt động ngôn ngữ trong đời thường. Văn học nghệ thuật biến thành hoặc “chiến trường” hoặc “mặt trận” hoặc “trận tuyến”; tác phẩm là “vũ khí”; viết lách là “tiến công”; “nhà thơ cũng phải biết xung phong”; “viết bài thơ trên báng súng”; “vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy / bên những dũng sĩ diệt xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi”; giới cầm bút biến thành “đội ngũ”, hình thành nên cái gọi là “đội quân văn nghệ” hay “lực lượng sáng tác”, ở đó mọi người đều là những “chiến sĩ cầm bút” và đều tuân theo một “cương lĩnh chiến đấu” và cùng nhau “hiệp đồng chiến đấu”. Thơ trào phúng được xem là một “binh chủng đặc biệt” trong khi các bài ký sự hôi hổi sức nóng của đời sống thực được xem là một “mũi xung kích” hoặc “mũi nhọn tiến công” của nền văn học mới. Một nhà thơ hay một nhà văn trung thành với một vùng sáng tác nào đó thì được gọi là “bám trụ”; đi tiên phong trong một lãnh vực nào đó thì biến thành “ngọn cờ”; tập trung vào việc đả kích địch thì được ví với việc “nổ súng”; thường xuyên phê phán địch thì được biểu dương là “nắm thắt lưng địch mà đánh”. Trong thơ, có những “bài thơ rực lửa chiến đấu”; trong âm nhạc, có “tiếng hát át tiếng bom”.

Vượt ra ngoài phạm vi văn học, ở các lãnh vực khác, cũng thế. Một đám đông, dù chẳng liên quan gì đến quân sự, cũng được gọi là “đội quân”: “đội quân thất nghiệp”. Làm quang đất đai thì gọi là “giải phóng mặt bằng”. Một chương trình có nhiều người tham gia và được nhà nước cổ vũ thì được gọi là “chiến dịch” (ví dụ: “chiến dịch làm sạch đường phố”). Ngày mở đầu của những chiến dịch như vậy thường được gọi là “ra quân” (“Hà Nội ra quân chống ùn tắc giao thông”). Trấn giữ một địa điểm nào đó để làm nhiệm vụ, cho dù chỉ là nhiệm vụ phòng chống lũ lụt, cũng được gọi là “đóng chốt” hay “trực chiến” (“Chính quyền, các cơ quan chủ quản đã cử người đóng chốt, trực chiến tại những địa điểm nhiều nguy cơ lũ tràn về”) (1). Cách thức ăn uống đặc biệt cho một loại người nào đó trở thành “chế độ” ăn uống. Tự mình dằn vặt suy nghĩ để đi đến một quyết định quan trọng nào đó thì được gọi là “đấu tranh tư tưởng”. Tố Hữu có hai câu thơ tả một cánh đồng hợp tác xã ở miền Bắc: “Hãy xem! Đồng ruộng cũng chỉnh tề thế trận / Lúa đứng thẳng hàng quyết tâm năm tấn.” Một nhà thơ nào đó, hình như là Trinh Đường, có câu thơ tả tình yêu: “Tình yêu anh, em ạ, cũng lên nòng.”

Thứ ba là hành chính hóa ngôn ngữ. Ở xã hội nào cũng có lớp từ vựng hành chính riêng. Xưa, có các từ sớ, tấu, chiếu, chỉ, bẩm, báo, trình, với những “quan”, những “cụ”, những “thầy” các loại. Xã hội ngày nay cũng vậy. Cũng có “cán bộ”, có “đồng chí”, có “báo cáo”, có “phương án giải quyết”, có “đăng ký” và “quản lý”, v.v. Chỉ có vấn đề là, khác với các nơi và thời khác, dưới chế độ cộng sản, lớp từ hành chính ấy cứ tràn ra đời sống hàng ngày. Ở mọi nơi. Kể cả những nơi quan hệ giữa người và người không có chút hành chính gì cả.

Cũng có khi đó là chủ trương chung của nhà cầm quyền: Để xây dựng một xã hội mới với những con người mới, và đặc biệt, những quan hệ mới, người ta cổ vũ việc sử dụng lớp từ hành chính trong mọi trường hợp. Bạn bè là “đồng chí” của nhau. Những người “đồng chí” ấy không chuyện trò với nhau: Họ “trao đổi” hoặc “báo cáo” cho nhau, rồi “tự phê” và “phê bình” nhau. Sau những “báo cáo” và những “phê bình” ấy, người ta không cần hiểu rõ: Người ta chỉ cần “quán triệt”. Nếu một người còn hoang mang, người khác sẽ tiếp tục giúp “đả thông tư tưởng”. Con trai và con gái không gặp nhau: họ “phát hiện” ra nhau; họ không yêu nhau: họ có “quan hệ tình cảm” với nhau; họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ “đăng ký kết hôn”. Ngày xưa, chỉ có các nhà tư tưởng mới “tư duy” (Tôi tư duy vậy tôi hiện hữu, “Cogito ergo sum”, Descartes), bây giờ, trong quần chúng, ai cũng “tư duy” nên mặt mày ai cũng “khẩn trương” và cũng đầy “bức xúc”, nhất là khi gặp một “sự cố” gì đó mà người ta chưa có “phương án giải quyết”.

Việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy làm xóa mờ ranh giới giữa cái riêng và cái chung, tính chất cá nhân và tính chất tập thể, kích thước xã hội và kích thước chính trị trong đời sống con người. Từ cái nhìn bên ngoài, chúng ta dễ thấy việc hành chính hóa ngôn ngữ ấy là một sự hài hước, thậm chí, lố bịch, do đó, nó trở thành đề tài của các truyện cười nhạo báng chế độ, kiểu nói chuyện với bố mẹ hay anh em bạn bè mà dùng chữ “báo cáo”; xin kết hôn mà dùng những chữ to tát như “đăng ký” hay “quản lý đời em”; hối thúc một người nào đó mà dùng chữ “hãy khẩn trương lên”… Tuy nhiên, từ cái nhìn trong cuộc, với việc phổ cập của lớp từ vựng hành chính trong đời sống hàng ngày như vậy, nhà cầm quyền đã thành công trong việc nhồi sọ quần chúng, biến mọi người thành một thứ công cụ như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất: người ta không còn sự riêng tư và sự độc đáo nữa.

Thứ tư là tạo nên những từ mới hoặc áp đặt lên các từ cũ một nội dung mới hoàn toàn trái ngược hẳn với hiện thực vốn có. Ví dụ cho loại này nhiều vô cùng: thay cho chữ “trại tù”, họ gọi là “trại học tập” hay “trung tâm phục hồi nhân phẩm”; thay cho chữ “nhồi sọ”, họ gọi là “cải tạo tư tưởng”; thay vì gọi thẳng là tịch thu đất đai của địa chủ, họ dùng chữ “cải cách ruộng đất”; thay vì gọi thẳng tịch thu tài sản của người giàu, họ gọi là “đánh tư sản”; thay cho chữ “làm quan”, họ tự xưng là “đầy tớ nhân dân”; thay cho chữ “độc tài”, họ lại gọi là “làm chủ tập thể”; cán bộ đồi trụy, thay vì nói đồi trụy, họ dùng chữ “hủ hóa”; đối với hiện tượng tham nhũng hay thoái hóa của đảng viên, thay vì dùng chữ “nhiều”, họ dùng chữ “không ít” hoặc “một bộ phận”; thay vì thừa nhận thất bại trước các thử thách, họ dùng cách nói “từng bước khắc phục”; thay vì “bắt lính”, họ gọi là “đi nghĩa vụ quân sự”; thay vì nói đánh chiếm Campuchia, họ nói họ đang làm “nghĩa vụ quốc tế”; thay vì nói “bế tắc”, họ dùng chữ “hạn chế tất yếu”; những gì họ thích thì họ gọi là “bản chất” và “khách quan”; những gì không thích thì họ gọi là “hiện tượng” và “chủ quan”.

Gọi như thế, người ta bất chấp cả sự thật. Chủ nghĩa cộng sản đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới và những mặt trái của nó đã được vạch trần và đã trở thành hiển nhiên với mọi người, họ vẫn tiếp tục gọi nó là “tiến bộ”, là “đỉnh cao”, là “ưu việt” và là “quy luật phát triển” của lịch sử. Không có tự do bầu cử và cũng không có bất cứ một cuộc trưng cầu dân ý nào, người ta vẫn khăng khăng nhân danh “ý nguyện của toàn dân” để duy trì sự độc quyền lãnh đạo của mình. Suy nghĩ cũ mèm mà vẫn cứ ba hoa là “đổi mới tư duy”. Gần đây, họ gọi các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội và Sài Gòn là các cuộc “tụ tập tự phát” của quần chúng; tàu Trung Quốc đâm nát tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam ngoài Biển Đông được gọi là “tàu lạ”; những vấn đề nhà cầm quyền không muốn nghe thì gọi là “nhạy cảm”, v.v.

Có thể nói, với những cách dùng từ hoặc định nghĩa từ ngang ngược như vậy, người ta tiến hành một cách quy mô, kiên trì và có hệ thống một cuộc cưỡng chế trong lãnh vực ngôn ngữ. Hậu quả là nó làm thay đổi hẳn ý nghĩa của rất nhiều từ quen thuộc hoặc làm cho chúng trở thành rỗng tuếch, không còn mang một ý nghĩa gì cả. Những chữ như “cách mạng”, “giải phóng”, “công bằng”, “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, “tiến bộ”, “phát triển”, “đỉnh cao trí tuệ”, “làm chủ tập thể”, “quần chúng”, “nhân dân”, thậm chí, cả chữ “yêu nước”… đều nằm trong trường hợp như thế. Ngay cả những chữ đơn giản như “đúng” và “sai”, “thật” và “giả”, “tiến bộ” và “lạc hậu”, “tốt” và “xấu”… cũng không còn nguyên nghĩa của chúng nữa. Trong các cặp đối lập ấy, khái niệm thứ nhất bao giờ cũng được sử dụng cho đảng, hoặc rộng hơn chút, cho “phe ta”; còn khái niệm sau bao giờ cũng thuộc về phe địch. Không có ngoại lệ. Đã là địch thì phải sai, phải giả, phải xấu và phải lạc hậu. “Ta” thì, ngược lại.

Trong cuốn phim tài liệu Chuyện tử tế, Trần Văn Thủy đi hỏi ý nghĩa hai chữ “tử tế” và “vĩ đại”, hầu như ai cũng lúng túng. Bây giờ thử hỏi những người Việt Nam bình thường những từ như “tình hữu nghị” hay “láng giềng tốt” trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc thực sự có nghĩa là gì, hẳn ai cũng thấy hoang mang. Khi những người yêu nước, vì công phẫn trước những thái độ uy hiếp ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc xuống đường biểu tình, bị chính quyền, cũng nhân danh lòng yêu nước, trấn áp, đánh đập, bắt bớ, sỉ nhục và bị xem như một “thế lực thù địch”, người ta không còn thấy đâu là ranh giới giữa yêu nước và bán nước nữa. Bài thơ “Lẫn lộn lung tung” của Bùi Giáng, làm trước năm 1975, có giá trị như một sự tiên tri:

Tôi gọi Mỹ Tho là Mỹ Thỏ
Mỹ Thọ muôn đời là Lục Tỉnh hôm nay
Tôi gọi Sóc Trăng là Sóc Trắng
Gọi người sương phụ gái thơ ngây.

***
Chú thích:

1. Ví dụ này và ví dụ trên được dẫn lại từ bài “Dấu vết chiến tranh trong tiếng Việt” của Nguyễn Đức Dân trên báo Sài Gòn Tiếp Thị ngày 2.9.2012

Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc l

Lòng Như Gió
09-14-2012, 08:15 AM
họ không làm đám cưới với nhau, họ chỉ “đăng ký kết hôn”.

Em thấy phần nhiều họ làm cả đám cưới lẫn đăng ký kết hôn đấy chứ!

Nếu cái bác tác giả này vì mải mê moi móc quá nhiều điều ra để chửi, mà lỡ quên mất sự khác nhau giữa “làm đám cưới” với “đăng ký kết hôn”, thì em xin giúp bác nhớ ra sự khác nhau ấy.

“Làm đám cưới” là làm buổi lễ và/hoặc buổi tiệc nhằm ghi dấu và/hoặc loan báo rằng hai người từ nay là vợ chồng. Đám cưới mang một hoặc nhiều trong số những ý nghĩa sau: làm lễ (trước tổ tiên hoặc Chúa, với họ hàng hai bên...), họp mặt người thân để chung vui chúc mừng các kiểu, lưu lại kỷ niệm, kiếm một số vốn từ tiền mừng đám cưới, vân vân...

“Đăng ký kết hôn” là việc hai người dẫn nhau ra chính quyền địa phương, làm các thủ tục về mặt giấy tờ, để ghi nhận rằng hai người từ nay là vợ chồng hợp pháp. Tờ giấy ghi nhận điều đó thường được gọi là hôn thú, hoặc ngày xưa bố mẹ em gọi là giá thú. Đây là thủ tục hành chính, vì vậy em trộm nghĩ dùng ngôn ngữ hành chính là quá đúng.

Như vậy, “làm đám cưới” thiên về ý nghĩa văn hóa, gia đình, xã hội; trong khi “đăng ký kết hôn” mang ý nghĩa pháp lý.

ốc
09-14-2012, 01:01 PM
Thời nay họ cũng chả cần "đăng ký kết hôn" nữa mà chỉ "mở hồ sơ" thôi.

RaginCajun
09-14-2012, 01:12 PM
Thời nay họ cũng chả cần "đăng ký kết hôn" nữa mà chỉ "mở hồ sơ" thôi.Hình như là "xét hồ sơ" luôn đấy bác ạ.

Triển
09-14-2012, 08:57 PM
Như vậy, “làm đám cưới” thiên về ý nghĩa văn hóa, gia đình, xã hội; trong khi “đăng ký kết hôn” mang ý nghĩa pháp lý.

Tác giả Nguyễn Hưng Quốc có lý trong bài viết của ông ấy ở đoạn này, là sau 75 tiếng Việt bị "hành chính hóa" từ ngữ nhiều, nên nghe lố bịch. Đi đăng ký kết hôn, đơn giản là đi "làm giấy hôn thú". Đi đăng ký sống, chết thì ngày xưa là làm giấy khai sinh, hay đi làm giấy khai tử. Cũng may mắn là ngày nay người ta không thay đổi thành đăng ký sống hay đăng ký chết.

Triển
09-14-2012, 08:58 PM
Hình như là "xét hồ sơ" luôn đấy bác ạ.

Làm cam kết sống chung.

Lòng Như Gió
09-14-2012, 11:47 PM
Thời nay họ cũng chả cần "đăng ký kết hôn" nữa mà chỉ "mở hồ sơ" thôi.

Nhân nhắc chuyện “mở hồ sơ”, “kết hôn”, “cưới”… các kiểu, em nhớ đến những đoạn văn mà mình thích như sau:

...

Đôi khi tôi thầm hỏi tôi có muốn cưới Anne luôn không nhưng tôi không làm thế bởi xã hội "đề nghị" tôi nên chọn một trang nam nhi để làm người bạn đời. Tôi không muốn nói về cái chuyện gay marriage kia đâu, nhưng tôi thích trong suốt cuộc đời còn lại của tôi, tôi sẽ luôn có cái tình bạn hữu thật thân thương mà tôi đang có với Anne, nên tôi nghĩ nên có một buổi lễ gì đấy với mâm trầu mâm cau, thuốc rê hay rượu đế và một chút tax breaks.

Thực ra, nếu hôn nhân có nghĩa như đã định, thì, theo tôi, tôi sẽ cưới Q. (dĩ nhiên Q. cưới tôi thì mùa thu NY hơn) và Karen và Anne và Mẹ và những chú sóc hay nhảy nhót, đuổi nhau từ nhánh cây này sang nhánh cây kia vào buổi sáng ngoài kitchen balcony căn hộ nhà tôi.

Có thể tôi cưới vài quyển sách tôi yêu thích và chiếc khăn choàng cổ có thêu những chấm hoa tử đinh hương mầu tím và Venice. Thêm nồi phở gà thơm dìu dịu mùi gừng của Mẹ, và tôi sẽ cưới những buổi tối mùa thu trời se sẽ lạnh, ngồi trong sân vườn sau căn hộ, dưới những giàn dây thường xuân, họp hành và ăn uống "nhậu nhẹt" với bạn bè. Carlos và anh Dũng luôn hăng say bàn chuyện thời sự quốc tế và giữa họ, tất cả những vấn đề nóng bỏng và nan giải của thế giới sẽ được xác định và mổ xẻ và phân tích (tuy chẳng bao giờ được giải quyết).

Nên tôi thấy hơi kỳ lạ khi nghĩ lại , chỉ có mỗi một, thay vì tất cả mối tình quan trọng được tôn vinh, nhất là, trước hết, khi người ấy không chịu lấy mình.


Tác giả: Nhã Uyên
Nguồn: một con phố rêu phong nào đó của Đặc Trưng

Theo em thấy, nếu việc đem sức mạnh của chính quyền để đuổi người dân ra khỏi mảnh đất họ đang sống được gọi là “cưỡng chế đất”, thì việc đem sức mạnh của “chính nghĩa” để kết tội “chữ lạ”, để vạch ra giới hạn đúng – sai, hay – dở theo tiêu chuẩn từ ngày xưa quen thuộc với mình, rằng chữ này phải mang nghĩa này và không được mang nghĩa khác, rằng muốn diễn tả nghĩa này thì phải dùng chữ này và không được dùng chữ khác... đó cũng là một kiểu “cưỡng chế ngôn ngữ”. Và em cũng trộm nghĩ rằng “cưỡng chế ngôn ngữ” kiểu ấy là một cách làm cho người ta “như được đúc ra từ một cái khuôn duy nhất” (xin mượn cách nói của tác giả Nguyễn Hưng Quốc).

Em lại trộm nghĩ, những người ở trong “cái khuôn” sẽ rất khó nghĩ ra được những ý văn “lạ lẫm” và duyên dáng như đoản văn về “cưới” của Nhã Uyên (trích dẫn trên đây).

hoanghac
09-15-2012, 01:35 AM
Blog / Nguyễn Hưng Quốc
Hiện tượng phản-ngôn ngữ ở Việt Nam

Trên báo chí trong nước, thỉnh thoảng có một số người còn nhiều tâm huyết lên tiếng báo động về tình trạng khủng hoảng của tiếng Việt. Bằng chứng họ nêu lên thường là những cách viết tắt, cố tình sai chính tả hoặc pha nhiều tiếng nước ngoài của giới trẻ trên facebook hay các blog. Nhưng dường như chưa ai thấy điều này: sự khủng hoảng trong tiếng Việt chủ yếu nằm trong lãnh vực chính trị và xuất phát từ giới cầm quyền. Nó nằm ngay trong các nghị quyết của đảng, các bài diễn văn của giới lãnh đạo và, cụ thể nhất, trên trang báo Nhân Dân hay Tạp chí Cộng sản, rồi từ đó, lan đi khắp nơi, trên các cơ quan truyền thông cũng như ở miệng của các cán bộ và đảng viên các cấp.

Không phải người ta không thấy những sự khủng hoảng ấy. Thấy nên phản ứng. Có ba loại phản ứng chính.

Thứ nhất, không tin những gì chính quyền nói. Một trong những câu nói được nhắc nhở nhiều nhất của ông Nguyễn Văn Thiệu, nguyên Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa, là: “Đừng nghe những gì cộng sản nói”. Xin lưu ý: câu nói ấy chỉ thực sự gây tiếng vang và được phổ biến rộng rãi chủ yếu sau năm 1975, lúc ông Thiệu đã trở thành con người của quá khứ.

Thứ hai, chính những người cộng sản, ngay cả cộng sản cao cấp, cũng thấy thẹn thùng khi sử dụng loại ngôn ngữ họ sáng chế và từng ra sức áp đặt lên xã hội. Có thể nêu lên hai ví dụ. Một là với chữ “đồng chí”. Trước, đó là cách xưng hô chính thức và phổ cập. Sau, nó chỉ hiện hữu trong các cuộc hội nghị. Nói chuyện với nhau, hầu như không ai gọi nhau là “đồng chí” nữa. Nghe chữ “đồng chí” là sợ: nó báo hiệu một màn đấu đá hoặc một tai họa (1). Ngay ở Trung Quốc, chính quyền cũng khuyên dân chúng hạn chế dùng chữ “đồng chí” trên các phương tiện giao thông công cộng (2). Hai là chữ “cộng sản”.

Với nhiều người, kể cả đảng viên, cứ nghe người khác gọi mình là “cộng sản”, họ có cảm giác như nghe một lời chửi mắng. Chứ không có chút tự hào trong đó cả. Nhớ, đã khá lâu, trong một cuộc gặp gỡ ở Úc, một người là đảng viên khá cao cấp, hiện đang làm việc trong ngành truyền thông ở Việt Nam, nhắc đến cuốn Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản (1991 & 1996) của tôi, rồi hỏi: “Sao anh không đặt nhan đề là ‘Văn học dưới chế độ xã hội chủ nghĩa’ nhỉ?” Tôi ngạc nhiên hỏi lại: “Thế có khác gì nhau không?” Anh ấy đáp: “Khác chứ. Chữ ‘xã hội chủ nghĩa’ nghe thanh lịch hơn; còn chữ ‘chế độ cộng sản’ nghe ghê quá, cứ như một lời kết án.” Tôi lại hỏi: “Anh là đảng viên mà cũng có ấn tượng vậy sao?” Anh ấy đáp, thật thà: “Đó là ấn tượng chung của toàn xã hội mà. Tên đảng thì không ai dám đổi, nhưng trong đời sống hàng ngày, nghe mấy chữ ấy, mình cũng thấy ngài ngại.”

Thứ ba, phản ứng lại sự lũng đoạn ngôn ngữ của chính quyền dưới hình thức phản-ngôn ngữ (anti-language) qua những cách nói hoàn toàn bất chấp nguyên tắc ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp thông thường.

Hiện tượng phản-ngôn ngữ, vốn xuất hiện và phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở miền Bắc, trong vài thập niên trở lại đây, có nhiều hình thức khác nhau.

Nhớ, lần đầu tiên tôi về Việt Nam là vào cuối năm 1996. Lần ấy, tôi ở Việt Nam đến bốn tuần. Một trong những ấn tượng sâu đậm nhất còn lại trong tôi là những thay đổi trong tiếng Việt. Có nhiều từ mới và nhiều cách nói mới tôi chỉ mới nghe lần đầu. Ví dụ, trà Lipton được gọi là “trà giật giật”; cái robinet loại mới, có cần nhấc lên nhấc xuống (thay vì vặn theo chiều kim đồng hồ) trong bồn rửa mặt được gọi là “cái gật gù”; ăn cơm vỉa hè được gọi là “cơm bụi”; khuôn mặt trầm ngâm được mô tả là “rất tâm trạng”; hoàn cảnh khó khăn được xem là “rất hoàn cảnh”; thịt beefsteak được gọi là “bò né”. Sau này, đọc báo trong nước, tôi gặp vô số các từ mới khác, như: “đại gia”, “thiếu gia” (3), “chân dài”, “chảnh” (kênh kiệu) (4), “bèo” (rẻ mạt), “khủng” (lớn); “tám” (tán gẫu); “buôn dưa lê” (lê la, nhiều chuyện), “chém gió” (tán chuyện), “gà tóc nâu” (bạn gái), “xe ôm” (bạn trai), “máu khô” (tiền bạc), “con nghẽo” (xe máy), v.v.
Trong các từ mới ấy, có từ hay có từ dở, tuy nhiên, tất cả đều bình thường. Ngôn ngữ lúc nào cũng gắn liền với cuộc sống. Cuộc sống thay đổi, ngôn ngữ thay đổi theo. Những sản phẩm mới, hiện tượng mới và tâm thức mới dẫn đến sự ra đời của các từ mới. Ở đâu cũng vậy. Tất cả các từ điển lớn trên thế giới đều có thói quen cập nhật các từ mới hàng năm. Có năm số từ mới ấy lên đến cả hàng ngàn. Việt Nam không phải và không thể là một ngoại lệ. Đối diện với những từ mới ấy, có hai điều nên tránh: một, xem đó là những từ ngớ ngẩn rồi phủ nhận tuốt luốt; và hai, xem đó là từ…Việt Cộng và tìm cách chối bỏ chúng.

Tuy nhiên, điều tôi chú ý nhất không phải là sự xuất hiện của các từ mới hay các tiếng lóng mới ấy. Mà là những cách nói mới, rất lạ tai, thậm chí, quái gở, phổ biến khắp nơi, ngay cả trong giới trí thức và văn nghệ sĩ tiếng tăm, đặc biệt ở Hà Nội.
Có thể tóm gọn các cách nói mới ấy vào bốn điểm.

Thứ nhất, hiện tượng dùng nguyên cả một cụm từ hoặc một từ ghép hoặc một tên riêng của một người, một địa phương hoặc một nước để chỉ lấy ra một từ tố trong đó. Ví dụ, thay vì nói “lâu”, người ta nói “Hà Văn Lâu” (hay “Hồng Lâu Mộng”); thay vì nói “đông” (đúc), người ta nói “Hà Đông”; thay vì nói “xa”, người ta nói “Natasha” (chỉ lấy âm cuối, “Sha”, phát âm theo giọng miền Bắc là “xa”); thay vì nói “xinh” (xắn), người ta nói “nhà vệ sinh” (âm /s/ bị biến thành /x/); thay vì nói “tiện”, người ta nói “đê tiện”; thay vì nói “cạn” (ly), người ta nói “Bắc Cạn”; thay vì nói “can” (ngăn), người ta nói “Lương Văn Can”; và thay vì nói “chia” (tiền), người ta nói “Campuchia”. Cuối cùng, người ta có một mẩu đối thoại lạ lùng như sau:

“Đi gì mà Hà Văn Lâu thế?''
''Ừ, tại đường Hà Đông quá!''
''Từ đấy đến đây có Natasa không?''
“Không. À, mà hôm nay em trông hơi nhà vệ sinh đấy nhé!”
“Khéo nịnh! Tí nữa, đi về, có đê tiện, mua giùm em tờ báo nhé!”
“Ừ, mà thôi, bây giờ nhậu đi!”
“Ừ, Bắc Cạn đi, các bạn ơi!''
“Thôi, tôi Lương Văn Can đấy!”
''Này, hết bao nhiêu đấy, để còn Campuchia?''

Thứ hai, hiện tượng dùng chữ “vô tư”. Lúc ở Hà Nội, một trong những từ tôi nghe nhiều nhất là từ “vô tư”. Nó được dùng một cách lạm phát. Cái gì cũng “vô tư”. Bạn bè, gồm toàn các giáo sư và nhà văn nổi tiếng ở Hà Nội, rủ tôi vào quán thịt cầy. Thấy tôi thoáng chút ngần ngại, họ liền nói: “Cứ vô tư đi mà! Thịt cầy ở đây ngon lắm!” Sau khi uống vài ly rượu, cảm thấy hơi chếnh choáng, tôi xin phép ngưng, họ lại nói: “Không sao đâu, cứ vô tư uống thêm vài ly nữa cho vui. Rượu này ngâm thuốc, bổ lắm!” Cuối tiệc, tôi giành trả tiền, họ lại nói: “Không, bọn tôi đãi, anh cứ vô tư đi!” Cứ thế, trong suốt bữa tiệc hai ba tiếng đồng hồ, tôi nghe không dưới vài chục lần từ “vô tư”. Chữ “vô tư” ấy phổ biến đến độ lọt cả vào trong thơ Nguyễn Duy:

Mình vô tư với ta đi
Vô tư nhau chả cần chi nhiều lời
Vô tư thế chấp đời người
Trắng tay còn chút coi trời bằng vung
Luật chơi cấm kị nửa chừng
Vô tư đặt cọc tận cùng chiếu manh
Liền em vô tư liền anh
Không ngây không dại không đành phải không.

Thứ ba, hiện tượng dùng các phụ từ “hơi bị”. Bình thường, trong tiếng Việt, “bị”, đối lập với “được”, chỉ những gì có ý nghĩa tiêu cực và ngoài ý muốn. Bất cứ người Việt Nam nào cũng biết sự khác biệt giữa hai cách nói “Tôi được thưởng” và “Tôi bị phạt”. Vậy mà, ở Việt Nam, ít nhất từ giữa thập niên 1990 đến nay, ở đâu, người ta cũng nghe kiểu nói “Cô ấy hơi bị hấp dẫn”, “Ông ấy hơi bị giỏi”, “chiếc xe ấy hơi bị sang”, “nhà ấy hơi bị giàu”, hay “bức tranh ấy hơi bị đẹp”, v.v.
Cuối cùng là hiện tượng các thành ngữ mới đã được Thành Phong sưu tập và minh họa trong cuốn Sát thủ đầu mưng mủ (sau đó bị tịch thu, năm 2011), bao gồm những câu kiểu:

ăn chơi sợ gì mưa rơi
buồn như con chuồn chuồn
chán như con gián
chảnh như con cá cảnh
chuyện nhỏ như con thỏ
bực như con mực
cực như con chó mực
đau khổ như con hổ
đen như con mèo hen
đói như con chó sói
đơn giản như đan rổ
dốt như con tốt
đuối như trái chuối
ghét như con bọ chét
già như quả cà
hồn nhiên như cô tiên
im như con chim
lạnh lùng con thạch sùng
ngất ngây con gà tây
ngốc như con ốc
phê như con tê tê
sành điệu củ kiệu
tê tái con gà mái
thô bỉ như con khỉ
tự nhiên như cô tiên
tinh vi sờ ti con lợn
xinh như con tinh tinh

Tất cả những hiện tượng trên đều có một số đặc điểm chung. Thứ nhất, có lẽ chúng xuất phát từ Hà Nội, sau đó, lan truyền ra cả nước, kể cả Sài Gòn. Thứ hai, chúng phổ biến không phải chỉ trong giới trẻ mà còn cả trong giới trí thức lớn tuổi, kể cả giới học giả, giáo sư đại học và văn nghệ sĩ nổi tiếng. Thứ ba, tất cả những cách nói ấy đều ngược ngạo, thậm chí, vô nghĩa. Chả có ai có thể giải thích được những kiểu nói như “buồn như con chuồn chuồn” hay “chán như con gián” hay “im như con chim”, “xinh như con tinh tinh”… trừ một điều duy nhất: chúng có vần vè với nhau. Vậy thôi.

Trong lịch sử tiếng Việt, thỉnh thoảng lại xuất hiện những hiện tượng mới, đặc biệt trong khẩu ngữ, nhiều nhất là trong tiếng lóng. Tuy nhiên, có lẽ chưa bao giờ lại có những hiện tượng nói năng ngược ngạo và vô nghĩa như hiện nay. Ở miền Nam trước năm 1975, người ta làm quen với những kiểu nói như “lính mà em”, “tiền lính tính liền”, “sức mấy mà buồn”, “bỏ đi Tám”, “OK Salem”, “mút mùa Lệ Thủy”, “thơm như múi mít”, “bắt bò lạc”, “một câu xanh rờn”, v.v. Với hầu hết những kiểu nói như thế, người ta có thể hiểu được. Còn bây giờ? Không ai có thể giải thích được. Chúng ngược ngạo đến mức quái đản. Và chúng vô nghĩa đến mức phi lý.

Vậy tại sao chúng lại ra đời, hơn nữa, phổ biến rộng rãi trong xã hội, ngay trong giới có học thuộc loại cao nhất nước?
Dĩ nhiên không phải vì người ta không biết. Biết, chắc chắn là biết; nhưng người ta vẫn chọn những cách nói ấy. Đó là một chọn lựa có ý thức chứ không phải một thói quen vô tình. Sự chọn lựa ấy chỉ có thể được giải thích bằng một cách: người ta muốn nói khác. Khác với cái gì? Với những quy ước ngôn ngữ đang thống trị trong xã hội và thời đại của họ. Khi những cái khác ấy được thực hiện một cách bất chấp luận lý và quy luật, chúng trở thành một thách thức, một sự chối bỏ, hay đúng hơn, một sự phản kháng. Bình thường, không ai phản kháng ngôn ngữ. Bởi ai cũng phải sử dụng ngôn ngữ. Người ta chỉ phản kháng tính chất giả dối, khuôn sáo, cũ kỹ, chật chội trong ngôn ngữ hoặc đằng sau ngôn ngữ: văn hóa, chính trị và xã hội. Bởi vậy, tôi mới xem những cách nói ngược ngạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay như một thứ phản-ngôn ngữ: nó là một phần của thứ đối-văn hóa (counter-culture), xuất phát từ động cơ muốn thoát khỏi, thậm chí, chống lại những giá trị, những quy phạm và những chuẩn mực mà người ta không còn tin tưởng và cũng không muốn chấp nhận nữa.

Nói cách khác, nếu việc sử dụng ngôn ngữ trong bộ máy tuyên truyền của đảng và nhà nước Việt Nam mang đầy tính chính trị thì hiện tượng phản-ngôn ngữ đang phổ biến tại Việt Nam hiện nay cũng có tính chính trị. Thứ chính trị trên dựa trên sự áp chế, độc tài và giả dối; thứ chính trị dưới là một sự phản kháng lại thứ chính trị trên nhưng lại dựa trên một thứ chủ nghĩa hư vô đầy tuyệt vọng.

***
Chú thích:

Có thể thấy điều này qua một ví dụ khá tiêu biểu: Bài thơ “Cho một nhà văn nằm xuống” viết nhân cái chết của nhà văn Nguyên Hồng của Trần Mạnh Hảo (1982) bị phê phán kịch liệt. Võ Văn Kiệt, lúc ấy là Bí thư thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, cho gọi Trần Mạnh Hảo đến gặp. Trần Mạnh Hảo rất sợ. Thế nhưng cảm giác sợ hãi ấy tiêu tan ngay khi ông nghe câu nói đầu tiên của Võ Văn Kiệt: “Hảo à! Đù má… Mày làm cái gì mà dữ vậy?” Trần Mạnh Hảo giải thích: “Anh phải hiểu rằng tính cách người Nam Bộ là thế. Sống với nhau trong cơ quan hay lúc sinh hoạt thường hay dùng câu ĐM kèm theo. Thân tình mới có câu ĐM. Còn đã gọi nhau bằng đồng chí là ‘có chuyện’. Nghe được lời mắng của anh Sáu (Võ Văn Kiệt) lại có kèm ĐM, tôi biết ngay là ‘thoát’.” Chuyện này được thuật lại trong bài “Much Ado About Nothing” của Phạm Xuân Nguyên trên Talawas.
http://www.reuters.com/article/2010/05/31/us-china-comrade-idUSTRE64U0WP20100531
Cả hai từ “đại gia” và “thiếu gia” đều là những từ cũ, ngày xưa; bây giờ được dùng lại.
Gần đây, chữ “chảnh” còn được nói dưới hình thức tiếng Anh bồi là “lemon question” (chanh + hỏi); cũng như chữ “vô tư” còn được nói là “no four” (không = vô + bốn = tư). Giống như trước 1975, người ta từng nói “no star where” – không sao đâu.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

hoanghac
09-15-2012, 01:42 AM
Thưa các bạn

Bây giờ thời thế đã thay đổi khá nhiều . Như thời xa xưa trước 75 người dân trong chế độ CS làm gì dám tiêu xài trong việc làm đám cưới , nên thường trong các cơ quan , các anh chị thường đăng ký kết hôn rồi về nhà tha hồ hồ hỡi , mở hồ sơ . Có chăng thì trong cơ quan , tiệc cưới chỉ là vài cái bánh vài chén chè đạm bạc vô tư .

Tôi nhận thấy chị Gió nhận xét về cách dùng chữ bên nước ngoài rất đúng . Dùng chữ Anh chữ Mỹ xen lẫn trong lối nói chuyện hàng ngày . Cái đài radio 890 AM ở vùng tôi , các ông các bà xướng ngôn viên tuổi cũng đã xế chiều rồi . Mỗi buổi sáng 7 giờ mấy ông mấy bà đó mở đầu chương trình tin tức bằng những đoản văn tiếng Việt pha trôn tiếng Mỹ lộn xộn cả lên . Tôi nghe xong còn bực cả người . Nhiều chữ có thể dùng bằng tiếng Việt được mà . Trình độ Anh văn mấy ông mấy bả chắc cao hơn con Linda nhà tôi học lớp 9 một chút . Có lẽ nói chuyện với người Mỹ hoài , chắc quên hết tiếng Việt rồi .

Thí dụ : Trong trang mạng Saigonradio 890

Mùa tựu trường đã trở về cho hầu hết tất cả học sinh, tại Hoa Kỳ. Các em học sinh trung học, tiểu học hay mẫu giáo được cha mẹ đem đi shopping sắm sửa những bộ quần áo, giầy dép, sách vở, bút mực thứ gì cũng mớị Phần đông các trường có đều có một quy tắc để học sinh có thể bận những bộ áo quần không đi ra ngoài quy luật của trường, còn sách vở, bút giấy nhiều trường cũng có ra những cái list có tên hiệu, số, mọi thứ có tính cách tiêu chuẩn để việc giáo dục được tốt đẹp hơn. Thức ăn, nước uống phải hạp vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ. Gia đình nào nghèo, được trường học cấp cho phiếu ăn trưa free tại truờng. Những nhà nào ở xa trường hơn mức ấn định, thì có xe bus đến đóng tận trước cửa để tới trường được an toàn.

Xin quí vị trong nước vô tư khắc phục sư giao lưu này .

Lòng Như Gió
09-15-2012, 03:51 AM
Tôi nhận thấy chị Gió nhận xét về cách dùng chữ bên nước ngoài rất đúng . Dùng chữ Anh chữ Mỹ xen lẫn trong lối nói chuyện hàng ngày .

Em cảm ơn bác hoanghac bỗng nhiên nhận xét rằng em nhận xét “rất đúng”, nhưng lời bác khiến em bối rối, vì em không nhớ mình đã nhận xét “rất đúng” về cách dùng chữ “ba rọi” bên nước ngoài khi nào.

Nếu nhớ không lầm, em chưa bao giờ phản đối “ba rọi” cả. Thậm chí văn “ba rọi” nhưng ý tưởng mới lạ và duyên dáng, em vẫn rất thích. Cái mà em không thích là cách người ta khư khư bám vào “cái khuôn”, chê bai những gì ở ngoài “cái khuôn” ấy, khổ nỗi lâu lâu lại chê lầm một “chữ lạ” vì quên mất rằng thật ra nó cũng là chữ trong “cái khuôn” của mình…

ốc
09-15-2012, 08:44 PM
Chuyện xen tiếng nước ngoài thì chắc là đã có thời Hai Bà, hoặc trước đó nữa cơ. Ngày xưa ta xen tiếng Tàu "chi hồ giả dã" sau đó thì xen tiếng Tây "moa toa luý." Có chữ nghĩa mà không đem ra loè nhau thì để làm mắm à?


Bởi vậy, tôi mới xem những cách nói ngược ngạo phổ biến tại Việt Nam hiện nay như một thứ phản-ngôn ngữ: nó là một phần của thứ đối-văn hóa (counter-culture), xuất phát từ động cơ muốn thoát khỏi, thậm chí, chống lại những giá trị, những quy phạm và những chuẩn mực mà người ta không còn tin tưởng và cũng không muốn chấp nhận nữa.

Tại sao lại gọi là "phản ngôn ngữ" trong khi chữ "counter-culture" thì dịch bằng chữ "đối văn hoá" (thay vì "phản văn hoá")? Chữ "phản" rõ ràng có ý miệt thị và bài bác hơn chữ "đối." Chả nhẽ cái gì khác khuôn mẫu quen thuộc của mình thì nó là "phản"? Nếu bản chất của ngôn ngữ là không ngừng đổi mới thì cái cái cũ ngày xưa mới chính là "phản ngôn ngữ" chứ nhỉ?

Triển
09-15-2012, 10:48 PM
Thưa các bạn

Bây giờ thời thế đã thay đổi khá nhiều . Như thời xa xưa trước 75 người dân trong chế độ CS làm gì dám tiêu xài trong việc làm đám cưới , nên thường trong các cơ quan , các anh chị thường đăng ký kết hôn rồi về nhà tha hồ hồ hỡi , mở hồ sơ . Có chăng thì trong cơ quan , tiệc cưới chỉ là vài cái bánh vài chén chè đạm bạc vô tư .

Tôi nhận thấy chị Gió nhận xét về cách dùng chữ bên nước ngoài rất đúng . Dùng chữ Anh chữ Mỹ xen lẫn trong lối nói chuyện hàng ngày . Cái đài radio 890 AM ở vùng tôi , các ông các bà xướng ngôn viên tuổi cũng đã xế chiều rồi . Mỗi buổi sáng 7 giờ mấy ông mấy bà đó mở đầu chương trình tin tức bằng những đoản văn tiếng Việt pha trôn tiếng Mỹ lộn xộn cả lên . Tôi nghe xong còn bực cả người . Nhiều chữ có thể dùng bằng tiếng Việt được mà . Trình độ Anh văn mấy ông mấy bả chắc cao hơn con Linda nhà tôi học lớp 9 một chút . Có lẽ nói chuyện với người Mỹ hoài , chắc quên hết tiếng Việt rồi .

Thí dụ : Trong trang mạng Saigonradio 890

Mùa tựu trường đã trở về cho hầu hết tất cả học sinh, tại Hoa Kỳ. Các em học sinh trung học, tiểu học hay mẫu giáo được cha mẹ đem đi shopping sắm sửa những bộ quần áo, giầy dép, sách vở, bút mực thứ gì cũng mớị Phần đông các trường có đều có một quy tắc để học sinh có thể bận những bộ áo quần không đi ra ngoài quy luật của trường, còn sách vở, bút giấy nhiều trường cũng có ra những cái list có tên hiệu, số, mọi thứ có tính cách tiêu chuẩn để việc giáo dục được tốt đẹp hơn. Thức ăn, nước uống phải hạp vệ sinh, dinh dưỡng đầy đủ. Gia đình nào nghèo, được trường học cấp cho phiếu ăn trưa free tại truờng. Những nhà nào ở xa trường hơn mức ấn định, thì có xe bus đến đóng tận trước cửa để tới trường được an toàn.

Xin quí vị trong nước vô tư khắc phục sư giao lưu này .

Chữ này không thể "vô tư khắc phục": "bus".
Xúi bậy ! Đọc "xe buýt" nghe quen quen, không lẽ sửa lại là "xe bít bùng". ;)

auchau
09-24-2012, 12:16 PM
Chào cả nhà, hôm nay mới đọc được chữ lạ quá đêm vô hỏi.
"Viện kiểm sát nhân dân". "Kiểm soát" thì nghe hiểu được, còn "kiểm sát" nghĩa là gì? Chữ sát này không đồng nghĩa với chữ sát của "sát sanh" chứ? Hay là sát vách cũng không chừng?

khờ khạo
09-24-2012, 12:41 PM
em nghĩ sát là xem kỹ, như chữ sát trong "quan sát"

hoanghac
09-25-2012, 03:01 AM
Cái này khiêng từ otofun:

"Kiểm sát cũng là từ ghép xuất thân Tung của, ghép từ Kiểm (檢) là kiểm tra với Sát (察) là xem xét kỹ. Cả cụm kiểm sát (檢察) thì nhà cháu tra ra mấy chú Tây balô dịch ra là Examine - (tại ra tiếng Việt ló dài quá ợ ). Còn Cảnh sát (警察) thì từ chữ Cảnh (警) - nghĩa là đề phòng, phòng ngừa đi với chữ Sát như trên.

Còn Kiểm soát thì khác tị. Nó ở tiếng Tung của là chữ Khống (控) - chỉ hành động điều khiển, khống chế; nếu là để chỉ cơ chế thì nhà cháu thấy ló thêm Chế (制) - nghĩa là điều khiển, hệ thống vào Có nghĩa đây là một từ Việt đa âm tiết ."

Triển
09-25-2012, 09:07 AM
Chào cả nhà, hôm nay mới đọc được chữ lạ quá đêm vô hỏi.
"Viện kiểm sát nhân dân". "Kiểm soát" thì nghe hiểu được, còn "kiểm sát" nghĩa là gì? Chữ sát này không đồng nghĩa với chữ sát của "sát sanh" chứ? Hay là sát vách cũng không chừng?

Kiểm soát là kiểm tra kỹ, chứ không có canh chừng, theo dõi.
Kiểm sát là kiểm tra và giám sát, kiểm tra và xem xét theo dõi, nghĩa là kiểm tra và canh chừng, theo dõi buộc đương sự phải làm hoặc thi hành điều gì đó. Tiếng anh chắc phải dịch là supervise.

* soát là xem kỹ càng.
* sát là xem xét, theo dõi.

auchau
09-25-2012, 11:12 AM
Mẻc xi anh 5, anh HH, anh KK :)

Rong Rêu
09-25-2012, 11:31 AM
Quý vị ơi cho em hỏi ké chút. Có phải chữ vô lại và vô loại đều đúng phải không? Mình cứ thắc mắc hoài, tại sao lại là "lại". Người tốt bụng nào (not you Chú 3Ếch) đâu đó biết giải thích dùng nha.

Camel
09-25-2012, 03:23 PM
Quý vị ơi cho em hỏi ké chút. Có phải chữ vô lại và vô loại đều đúng phải không? Mình cứ thắc mắc hoài, tại sao lại là "lại". Người tốt bụng nào (not you Chú 3Ếch) đâu đó biết giải thích dùng nha.

Chắc ... đúng đó Rêu !

Vì dân Việt hay bị leo lưỡi , đôi khi phát âm trại đi , như bác Gun hay nói anh Cà chẳng bao giờ phân ra được chữ S và X vậy đó :)

khờ khạo
09-25-2012, 05:37 PM
em thì nghĩ khác, chữ vô lại thì "lại" có nghĩa là trông cậy, bọn vô lại là bọn du côn, không thể trông cậy được.

Còn vô loại nghĩa là không được xếp vào loại nào sất, sĩ nông công thương binh chẳng phải loại nào. Chữ "xướng ca vô loại" mà thay thế bằng "xướng ca vô lại" thì sai lắm, lắm .....

Rong Rêu
09-25-2012, 11:06 PM
hehehehe "xướng ca vô lại":)), bác Khạo giải thích có lý chứ ai như "cái ông kia" "đã nói vô lại mới đúng ...mà muốn loại thì loại, tiếng Việt nó vậy mà cứ thắc mắc gì lung tung". Mình xờiiiiiiiiiiiiii một cái, dỏm!!! Biết vào đây hỏi là chắc ăn hơn mà.

Lúc đầu mình cũng nghĩ giống anh Cà, chắc bị trại nhưng cũng trại tùy câu chứ nếu mình đang chế biếng gì đó chẳng lẻ nói như vầy "lại này hỏng có hợp với lại này" LOL Nghe sao thấu.


Cảm ơn 2 ngừoi tốt bụng !

RaginCajun
09-26-2012, 06:54 AM
Thế thì phải rối rắm thêm tí nhá. Vậy chữ "quan lại" và cả đống chữ "lại" trong thời phong kiến thì sao? Có cùng nghĩa là "trông cậy" không?

[ Chữ "xướng ca vô loại" mà thay thế bằng "xướng ca vô lại" thì sai lắm, lắm ..... ] Lý sự cùn tí, thấy cũng ok bác ạ. Tớ thấy đám ca sĩ cũng khó tin lắm :P

visabelle
02-15-2013, 11:17 AM
hai chữ sau khác nhau như thế nào vậy?
hôm kia visa nghe trên radio câu "áo dài cổ truyền" ...nghe nó là lạ sao đó.
thường thường người ta nói là áo dài truyền thống đúng ko?

_cổ truyền
_truyền thống


chúc mừng năm mới đến tất cả!

ốc
02-15-2013, 12:23 PM
Có khi người ta cũng nói "áo dài cổ thuyền" nữa.

Lòng Như Gió
02-15-2013, 10:55 PM
hai chữ sau khác nhau như thế nào vậy?
hôm kia visa nghe trên radio câu "áo dài cổ truyền" ...nghe nó là lạ sao đó.
thường thường người ta nói là áo dài truyền thống đúng ko?

_cổ truyền
_truyền thống





“Cổ truyền” là tính từ, có nghĩa là từ xưa truyền lại.

“Truyền thống” là danh từ, nghĩa là gì chắc người hỏi chữ đã hiểu rõ rồi.

Mình trộm nghĩ, nhiều khi người ta dùng “áo dài cổ truyền” hay “áo dài truyền thống” với nghĩa như nhau, chứ chẳng để ý lắm đến sự khác nhau giữa chúng. Tùy ngữ cảnh, chúng có thể mang một trong hai nghĩa sau: một là áo dài như một trang phục truyền thống (đặc trưng của Việt Nam); hai là áo dài loại theo đúng truyền thống xưa (nghĩa là không cắt ngắn tay theo kiểu lai “sườn xám” của Ba Tàu, tay không phùng phiếc gì cả, không khoét sâu thành cổ thuyền hay các loại cổ khác, vân vân…)

ốc
02-16-2013, 07:58 PM
Em xin nói sâu vào đề tài một tí tẹo tèo teo. Rằng thì là cái áo dài quý báu của chúng ta thực ra chả có gì là "truyền thống" hay "cổ truyền" cả, vì xuất xứ của nó rất là hiện đại và cấu trúc của có ứng dụng nhiều kỹ thuật Tây phương (ví dụ như cái lót cổ áo bằng nhựa và cái hàng khuy bấm bằng kim loại).

Nếu tính luôn cả chiếc quần xoè mặc chung với áo dài (vì rất ít ai mặc độc mỗi cái áo dài) thì lại càng không phải là "truyền thống" hay "cổ truyền" vì đến thời Minh mạng đàn bà bên ta vẫn chưa có cái "truyền thống" mặc cái quần:

Tháng chín có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy người ta hãi hùng.
Không đi thì chợ không đông
Đi thì phải lột quần chồng sao đang.

Cho nên bảo là áo dài đặc biệt của người Việt nam, hay là áo dài phổ biến ở Việt nam thì nó hợp nhẽ hơn là những chữ "truyền thống" hay "cổ truyền."

Triển
02-16-2013, 08:27 PM
Tôi nghĩ là cổ áo dùng vải keo để lót, chứ chắc không phải lót mảnh nhựa vào đâu Ốc à. Minh Mạng tính ra cũng gần hai thế kỷ Ốc còn không cho là truyền thống, chứ cách mạng ta mới có nửa thế kỷ thôi là đã có truyền thống cách mạng rồi cơ. Khái niệm "Áo dài truyền thống" là vì cái nét văn hóa về y phục này truyền sang nhiều đời thôi, chứ sao lại không được dùng. Chiếc áo truyền sang đến đời nào, mà thiết kế có bị ảnh hưởng phá cách, thêm thắt gì đi nữa thì cũng không phải là phát minh mới mà là thay đổi cái cũ cho thấy mới. Cho nên vẫn là truyền thống thôi, sao lại không? Tôi nghĩ đặc trưng, phổ biến chỉ nói về tính chất khác biệt và mức độ xử dụng chứ đâu có nói về gốc gác, hoặc sự lưu truyền.

ốc
02-16-2013, 09:17 PM
Vải keo thì cũng là bắt chước thợ may Tây thôi.

Thế bao nhiêu năm thì anh Triển cho là "truyền thống"? Anh nói thử xem để em tìm thí dụ những cái "truyền thống" theo thời gian anh đưa ra.

Triển
02-16-2013, 09:29 PM
Ốc hiểu truyền thống thì phải giữ nguyên. Nhưng khó có được cái gì lưu truyền nhiều đời mà nguyên vẹn được. Còn truyền thống theo tôi nghĩ là không có giới hạn thời gian. Cái gì được lưu truyền từ quá khứ thì được gọi là truyền thống. Như cái chuyện người đàn ông Huế trong gia đình thường quyết định và áp đặt mọi mặt. Đây cũng là một nét truyền thống gia đình ở miền Trung. Nếu hỏi thời gian tự bao giờ thì làm sao mà biết được.

TL4
02-17-2013, 07:18 AM
“Cổ truyền” là tính từ, có nghĩa là từ xưa truyền lại.

“Truyền thống” là danh từ, nghĩa là gì chắc người hỏi chữ đã hiểu rõ rồi.

Mình trộm nghĩ, nhiều khi người ta dùng “áo dài cổ truyền” hay “áo dài truyền thống” với nghĩa như nhau, chứ chẳng để ý lắm đến sự khác nhau giữa chúng. Tùy ngữ cảnh, chúng có thể mang một trong hai nghĩa sau: một là áo dài như một trang phục truyền thống (đặc trưng của Việt Nam); hai là áo dài loại theo đúng truyền thống xưa (nghĩa là không cắt ngắn tay theo kiểu lai “sườn xám” của Ba Tàu, tay không phùng phiếc gì cả, không khoét sâu thành cổ thuyền hay các loại cổ khác, vân vân…)
Xin chào các ACE, cho em hỏi ké tí

Hôm rồi, em nghe chị hàng xóm "rít" "có mặc cái quần đùi vào ngay không thì bảo". Chị ấy quát chồng hay con thì em không biết, điều em muốn biết là tại sao gọi là quần đùi hay quần tà lỏn và quần là đùi là quần truyền thống của nước nào? Có lẽ gọi là quần đùi vì nó chỉ dài tới đùi, hay vì mấy cô mặc để khoe vế?

TL4
02-17-2013, 07:53 AM
:-|
Ốc hiểu truyền thống thì phải giữ nguyên. Nhưng khó có được cái gì lưu truyền nhiều đời mà nguyên vẹn được. Còn truyền thống theo tôi nghĩ là không có giới hạn thời gian. Cái gì được lưu truyền từ quá khứ thì được gọi là truyền thống. Như cái chuyện người đàn ông Huế trong gia đình thường quyết định và áp đặt mọi mặt. Đây cũng là một nét truyền thống gia đình ở miền Trung. Nếu hỏi thời gian tự bao giờ thì làm sao mà biết được.
Kính chào Anh triển,

Năm vẫn còn mới, xin chúc Anh triển mạnh khỏe, phổi nở hát càng hay. Cãi nhau là một truyền thống ở "phố nhì nhằng". Vì mấy Anh chị ấy cãi nhau ở "phố nhì nhằng" từ quá khứ đến hiện tại. Em hiểu thế có đúng không Anh ?

Triển
02-17-2013, 09:42 AM
:-|
Kính chào Anh triển,

Năm vẫn còn mới, xin chúc Anh triển mạnh khỏe, phổi nở hát càng hay. Cãi nhau là một truyền thống ở "phố nhì nhằng". Vì mấy Anh chị ấy cãi nhau ở "phố nhì nhằng" từ quá khứ đến hiện tại. Em hiểu thế có đúng không Anh ?

Dạ kính chào cô Ti Eo Bốn,

Dạ không ạ, cãi là cổ truyền chứ không phải truyền thống ạ. Cổ là phần có thanh quản truyền hơi từ bụng lên đầu đấy cô Ti. Không nói được thì không cãi được cô ơi.

Chúc cô Ti Eo năm nay bỏ bốn lên mười luôn nhá. Vạn sự may mắn.

ốc
02-17-2013, 09:45 AM
điều em muốn biết là tại sao gọi là quần đùi hay quần tà lỏn và quần là đùi là quần truyền thống của nước nào? Có lẽ gọi là quần đùi vì nó chỉ dài tới đùi, hay vì mấy cô mặc để khoe vế?

Em áp dụng cách nghiên cứu truyền thống tức là Gúc gồ thì tìm ra kết quả như sau:

- Quần đùi là quần truyền thống (cũ) của nước Pháp, gọi là quần đùi vì nó chỉ dài đến đầu gối, đủ che hết đùi. Chữ "tà lỏn" cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp: pantalon.

Theo bằng chứng hiển nhiên từ tấm ảnh bên dưới, quần đùi là để mấy ông Tây theo truyền thống (cũ) khoe bí tất. Ngày xưa chưa có dao cạo cho phụ nữ nên các bà đầm chả ai dám khoe đùi. Về sau này châu Âu phát hiện ra châu Mỹ, lập ra nước Bra xin thì từ bấy giờ mới có phương pháp làm lông tử tế cho quý bà, gọi đúng tên thương hiệu là Brazilian Waxing. Từ lúc ấy mới có truyền thống (mới) khoe đùi.

http://angelasancartier.net/wp-content/uploads/Eighteenth-century-suit.jpg

TL4
02-17-2013, 10:42 AM
Dạ kính chào cô Ti Eo Bốn,

Dạ không ạ, cãi là cổ truyền chứ không phải truyền thống ạ. Cổ là phần có thanh quản truyền hơi từ bụng lên đầu đấy cô Ti. Không nói được thì không cãi được cô ơi.

Chúc cô Ti Eo năm nay bỏ bốn lên mười luôn nhá. Vạn sự may mắn.

Dạ cám ơn Anh triển, năm mới vui vẻ.

Thế khi cái phần "cổ truyền"" theo như Anh nói, người ta có thường áp dụng khi kkaraoke không? Nhất là khi hát những bài có tánh " bức xúc" cao?:)

Triển
02-17-2013, 10:50 AM
Dạ cám ơn Anh triển, năm mới vui vẻ.
Thế khi cái phần "cổ truyền"" theo như Anh nói, người ta có thường áp dụng khi kkaraoke không? Nhất là khi hát những bài có tánh " bức xúc" cao?:)
Dạ, khi hát thì át tiếng cãi ạ. Cãi quá văng nước vào bánh không thể dùng được nữa ạ. Bánh ăn để dằn bụng rồi hát, hát cần hơi từ bụng. Nên gọi là bụng truyền đấy cô Ti Eo. Cô thích thì hôm nào cô mang ổ bánh "bứt" xúc của cô đến đây cô dùng xong, rồi tôi hướng dẫn cho cách hát bụng truyền nhé. ;)

TL4
02-17-2013, 10:52 AM
Em áp dụng cách nghiên cứu truyền thống tức là Gúc gồ thì tìm ra kết quả như sau:

- Quần đùi là quần truyền thống (cũ) của nước Pháp, gọi là quần đùi vì nó chỉ dài đến đầu gối, đủ che hết đùi. Chữ "tà lỏn" cũng có nguồn gốc từ tiếng Pháp: pantalon.

Theo bằng chứng hiển nhiên từ tấm ảnh bên dưới, quần đùi là để mấy ông Tây theo truyền thống (cũ) khoe bí tất. Ngày xưa chưa có dao cạo cho phụ nữ nên các bà đầm chả ai dám khoe đùi. Về sau này châu Âu phát hiện ra châu Mỹ, lập ra nước Bra xin thì từ bấy giờ mới có phương pháp làm lông tử tế cho quý bà, gọi đúng tên thương hiệu là Brazilian Waxing. Từ lúc ấy mới có truyền thống (mới) khoe đùi.

http://angelasancartier.net/wp-content/uploads/Eighteenth-century-suit.jpg

Dạ, cám ơn Anh ốc

Anh ốc thiêt nhanh hơn thỏ, việc chi cũng rành. Tiện cho em hỏi thêm Banh ta lông là cái chi chi?là trái Banh te nít đã cũ? Còn câu hăng như vịt, lịt địt như...thì người ta nên dùng lúc nào?

TL4
02-17-2013, 11:02 AM
Ủa bánh trái gì đây?chỉ hỏi cho vui, khỏe Anh nhé.

ốc
02-17-2013, 01:40 PM
Dạ, cám ơn Anh ốc

Anh ốc thiêt nhanh hơn thỏ, việc chi cũng rành. Tiện cho em hỏi thêm Banh ta lông là cái chi chi?là trái Banh te nít đã cũ? Còn câu hăng như vịt, lịt địt như...thì người ta nên dùng lúc nào?
Chả dấu gì chị Tê Lờ (phát âm theo truyền thống Tây) nhà em có mấy bồ chữ, hễ có ai nhờ thì em lôi ra lục tìm, nếu chẳng may chữ ấy nằm trong cái bồ nhà em chưa có thì em đành phải đoán mò. Phương pháp đoán mò là một truyền thống lâu đời của nhân loại bây giờ chả ai còn thực hành, cứ gặp chữ khó hiểu thì mở mồm ra hỏi ngay cho nó tiện chả chịu động não để cho nó thành đậu hũ.

"Banh ta lông" là banh xứ bên ta, nó có lông. Còn "banh te nít" là banh của xứ bên Tây, em e là không thể cùng một thứ. Banh ta lông em có vài quả đương dùng, mà nom mãi chẳng thấy giống banh te nít cũ (nhỏ hơn một tẹo). Chị muốn xem ảnh không?

TL4
02-17-2013, 04:26 PM
Chả dấu gì chị Tê Lờ (phát âm theo truyền thống Tây) nhà em có mấy bồ chữ, hễ có ai nhờ thì em lôi ra lục tìm, nếu chẳng may chữ ấy nằm trong cái bồ nhà em chưa có thì em đành phải đoán mò. Phương pháp đoán mò là một truyền thống lâu đời của nhân loại bây giờ chả ai còn thực hành, cứ gặp chữ khó hiểu thì mở mồm ra hỏi ngay cho nó tiện chả chịu động não để cho nó thành đậu hũ.

"Banh ta lông" là banh xứ bên ta, nó có lông. Còn "banh te nít" là banh của xứ bên Tây, em e là không thể cùng một thứ. Banh ta lông em có vài quả đương dùng, mà nom mãi chẳng thấy giống banh te nít cũ (nhỏ hơn một tẹo). Chị muốn xem ảnh không?

Dạ cám ơn Anh ốc,

Thì em nghĩ phố ta văn chương, nho nhã, thân thiện thì hỏi tí...Anh thật hào phóng.:)
Các ACE khác từ nay kheo khéo một tí, nhỡ Anh ốc lại la cho

Triển
02-17-2013, 08:27 PM
Ủa bánh trái gì đây?chỉ hỏi cho vui, khỏe Anh nhé.
thì cô Ti Eo đang hát mà phải bứt rồi xúc thì chỉ có thể liên hệ với bánh có nhiều sữa ôi mà thôi. Tôi cũng chúc cô vui khỏe không bị vãi thông minh nhá.




Thì em nghĩ phố ta văn chương, nho nhã, thân thiện thì hỏi tí.
Hỏi tí thì cô phải vào khu bếp hỏi Mua hay xin cũng được. Nghe nói vịt chưa già lắm nên mỗi tháng còn có cả tiết. Còn hỏi banh ta lông thì cô Ti Eo có thể hỏi anh Ốc được. Cô hỏi lung tung theo truyền thống cũ bị anh Ốc lên lớp là phải. Theo truyền thống mới, để vãi thông minh, tôi nghe có mụ đểu ở miệt dưới bày toa thuốc ăn óc lợn, thì "cái gọi là" chất xám, chất nâu gì đó tăng vài gờ ram, thông minh vãi ra ngoài luôn đấy, không cần động hay đậy chi cả. Đấy là truyền thống mới đấy. Còn theo truyền thống cũ của anh Ốc thì cô phải "tư duy", suy nghĩ.

Chỉ bàn cho vui, mới hay cũ cô tùy nghi áp dụng, khỏe cô nhớ.

RaginCajun
02-18-2013, 05:24 AM
Phương pháp đoán mò là một truyền thống lâu đời của nhân loại bây giờ chả ai còn thực hành, cứ gặp chữ khó hiểu thì mở mồm ra hỏi ngay cho nó tiện chả chịu động não để cho nó thành đậu hũ.

"Banh ta lông" là banh xứ bên ta, nó có lông. Còn "banh te nít" là banh của xứ bên Tây, em e là không thể cùng một thứ. Banh ta lông em có vài quả đương dùng, mà nom mãi chẳng thấy giống banh te nít cũ (nhỏ hơn một tẹo). Chị muốn xem ảnh không?Phương pháp đoán mò là một step trong nghiên cứu khoa học đấy chứ bác. Các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn phải xài bác ạ.

Nói tới chữ "banh-ta-lông", ngày xưa tớ có nghe người ta xài chữ này để diễn tả cái cảnh nổ tan (banh) xác. Trong bàn nhậu có anh này nói "... ngồi gần thằng đó nó nổ banh ta lông..." Tớ thì đoán banh ta lông chắc là nói thằng đó nó nổ đến độ banh luôn cái quần tà-lỏn. Gì chứ, nổ đến độ mất quần thì chẳng còn gì để nói (lè lưỡi).

TL4
02-18-2013, 06:58 AM
Phương pháp đoán mò là một step trong nghiên cứu khoa học đấy chứ bác. Các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn phải xài bác ạ.

Nói tới chữ "banh-ta-lông", ngày xưa tớ có nghe người ta xài chữ này để diễn tả cái cảnh nổ tan (banh) xác. Trong bàn nhậu có anh này nói "... ngồi gần thằng đó nó nổ banh ta lông..." Tớ thì đoán banh ta lông chắc là nói thằng đó nó nổ đến độ banh luôn cái quần tà-lỏn. Gì chứ, nổ đến độ mất quần thì chẳng còn gì để nói (lè lưỡi).

Năm xưa, có Anh gốc dân chài, sống lởn vởn bên rìa vịnh Bắc bộ hình như cũng nói na ná như thế. Anh ấy nói nổ Banh at lông, rách tà lỏn, lòi cả con tôm rụng 1 càng bó bột. Ai bảo người dân chài cục mịch, không biết ví von?thi vị chán!

Camel
02-18-2013, 08:33 AM
Năm xưa, có Anh gốc dân chài, sống lởn vởn bên rìa vịnh Bắc bộ hình như cũng nói na ná như thế. Anh ấy nói nổ Banh at lông, rách tà lỏn, lòi cả con tôm rụng 1 càng bó bột. Ai bảo người dân chài cục mịch, không biết ví von?thi vị chán!

Chà nhức đầu thiệt chứ ! Hồi còn nhỏ mình lại cứ ngỡ talon theo tiếng Tây là cái ruột xe (xe đạp, xe máy dầu, xe bìm bịp, xe hơi) và nổ banh ta lông là nổ tanh banh đấy chứ , một thời dân trong xóm sửa chữ thành nổ banh càng và chữ banh ta lông ít còn nghe thấy .

ốc
02-18-2013, 09:06 AM
Hồi còn nhỏ mình lại cứ ngỡ talon theo tiếng Tây là cái ruột xe

Anh Cà nghĩ như thế thì chả trách ở trong bếp bên kia người ta bảo anh "nhầm nhiều thứ."

Đậu
02-18-2013, 11:22 AM
Chà nhức đầu thiệt chứ ! Hồi còn nhỏ mình lại cứ ngỡ talon theo tiếng Tây là cái ruột xe (xe đạp, xe máy dầu, xe bìm bịp, xe hơi) .

talon là chợ của dân Ta. Còn cholon là chợ của dân Tầu

Triển
02-18-2013, 08:12 PM
Phương pháp đoán mò là một step trong nghiên cứu khoa học đấy chứ bác. Các nhà nghiên cứu ngày nay vẫn phải xài bác ạ.

Nói tới chữ "banh-ta-lông", ngày xưa tớ có nghe người ta xài chữ này để diễn tả cái cảnh nổ tan (banh) xác. Trong bàn nhậu có anh này nói "... ngồi gần thằng đó nó nổ banh ta lông..." Tớ thì đoán banh ta lông chắc là nói thằng đó nó nổ đến độ banh luôn cái quần tà-lỏn. Gì chứ, nổ đến độ mất quần thì chẳng còn gì để nói (lè lưỡi).

Năm xưa, có Anh gốc dân chài, sống lởn vởn bên rìa vịnh Bắc bộ hình như cũng nói na ná như thế. Anh ấy nói nổ Banh at lông, rách tà lỏn, lòi cả con tôm rụng 1 càng bó bột. Ai bảo người dân chài cục mịch, không biết ví von?thi vị chán!
anh dân chài bên rìa vịnh Bắc bộ mà gặp dân đi thực tế cầu tre là hết nổ. Nghe rằng chị em ta sống ở vành đai ao cá tra nên rà soát mỗi ngày, diễn đạt thành thạo vụ việc banh ta lông ghê lắm. Có thể đưa vào hạ sách, cẩm nang của Cầu Lâm Viện.

ốc
02-18-2013, 08:13 PM
talon là chợ của dân Ta. Còn cholon là chợ của dân Tầu

Thế thì em hiểu tại sao người ta bảo "nổ banh nhà lồng" (nhalon?), chắc chắn là đồng nghĩa với "nổ banh talon."

Triển
02-18-2013, 08:18 PM
talon là chợ của dân Ta. Còn cholon là chợ của dân Tầu
Thế thì em hiểu tại sao người ta bảo "nổ banh nhà lồng" (nhalon?), chắc chắn là đồng nghĩa với "nổ banh talon."
Đoán chừng là truyền thống cũ. Chứ truyền thống mới đã có dao cạo, chắc hẳn là có nhiều khác biệt.

Đậu
02-19-2013, 11:16 AM
Ở cấp độ thấp và nhẹ, có nhẽ, là "banh sa lông"(salon); Chỉ người đánh rắm to tiếng.

Camel
02-19-2013, 12:18 PM
Anh Cà nghĩ như thế thì chả trách ở trong bếp bên kia người ta bảo anh "nhầm nhiều thứ."

Anh Ốc nói đúng , mình ra sao thì người ta nghĩ về mình làm vậy ... chả thế mà Mỹ lúc nào nó cũng xin feedback đấy thôi :D

ntđl
02-19-2013, 12:48 PM
Tui xin phép dơ tay góp ý.
Đây là tui nói về xe đạp thôi, chớ xe khác thì hổng biết ha, phải thành khẩn khai báo dzậy.


http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBRwTt0gNiln7yeVjBrSOe1Pg026ZDw 8J2Zz38snfiIvseRg_zXQ (http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTBRwTt0gNiln7yeVjBrSOe1Pg026ZDw 8J2Zz38snfiIvseRg_zXQ) http://t3.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcRpGrNlj3oIXsJB240vjsnqcx1kQR00Z Sn1rtI-eTvuodQLSVwTBrXWT6Q2

Dà... talon hổng phải cái ruột xe, mà thuộc về vỏ xe, khúc người ta nhét vào niềng của bánh xe ha.

Bánh xe đạp có cái niềng, trên cái niềng nọ là một hệ thống que kim loại kêu bằng căm xe.
Căm xe trơn láng có hai đầu, đầu trên gù lên như cái kim gút, được nhét vào lỗ căm trên đùm xe (hổng chắc tên có phải là đùm không nữa lận) đầu dưới có khấc trôn ốc, được nhét vào và giữ lại bằng một con vít sát vào niềng.

Căm xe toả đều ra như nan quạt, mục đích giữ cho bánh xe tròn và ổn định (stable), hổng xiêng xọ móp méo.
Khi bánh xe "gập ghềnh khúc khủy" trong fuộc (fourque), người ta tháo nó ra, đật vào cái phuộc kê chỏng ngược rồi lui cui mần màn "rút căm". Xem như thế thì "rút căm" xe đạp chính là tạo balance cho cái bánh xe hổng khác.

Người rút căm ngồi sau cái phuộc rút căm, quay bánh xe đạp và ngó chừng, chỗ nào nghiêng quá thì dùng một vật kim loại tròn, có răng, đưa vào vặn cây căm, cây căm nọ xoay tròn lún sâu vào niềng có con vít giữ lợi. Mục đích lên căm là để tạo một lực đều trên tất cả đám căm nọ, có thế xe lăn bánh mới êm.

Bánh xe ngoài đùm căm và niềng thì còn có vỏ, trong đó có phần talon. Vỏ xe lũng như máng xối, và cái máng xối nọ có talon hai bên để nhét bánh vào niềng. Ruột xe là cái bong bong cao xu nhồi vào giữa niềng và vỏ, được bơm phồng lên để giàm sức cọ xát với mặt đường lam xe lăn bánh trơn tru.

Khi bánh xe cán đinh rồi xì thì cái ruột xe xì ha, người ta chỉ cần rút đinh, lôi ruột xe ra vá, thế là xong. Vỏ xe như vậy khá bền so với ruột. Vỏ xe cũ, lâu đời, ta-lông mòn dần.
Ta lông mòn còn có cơ ép liễu nài hoa bắt nó mần dziệc tiếp... Nhưng vỏ đã banh ta-lông là coi như xong, hổng sửa gì đặng dzáo nữa. Banh ta lông hàm nghĩa cái ta lông dập hay đứt ra, có nhét vào niềng cũng hổng dính nữa, khi ấy bắt buộc phải thay vỏ mới.

Banh ta lông như thế hàm ý sự việc đã hết còn có thể cứu vãn nổi.
Chơi tới banh ta lông là một cuộc chơi om xòm, sau đó sẽ là khoảng trống minh mông vào thế chỗ - dài hạn trường kỳ hổng chừng.


À... chuyện xe máy đạp là do tía truyền dạy ha.
Hồi đó nhà nghèo, tía kiêm luôn thợ sửa xe cho đám con, từ "lên căm, rút căm" cho tới vá ruột chặt xích (vì cũ nên lỏng và sút hoài khỏi đĩa), thay bố thắng. Mùa hè rảnh rang tía còn tháo xe ra để chùi dầu và châm mỡ mới vào bạc đạn... v.v.

Xưởng sửa xe là cái khoảng sân xi măng nhỏ sau hè, mùa nóng bốc hơi tới đổ mồ hôi luôn. Tía mang cái la-dô transitor mở cổ nhạc 3 miền nghe lấy hứng, có quí nữ ngồi bên cạnh mần nghề thợ vịn. Lâu lâu hai tía con được má mang nước giải lao, đá chanh cho con và trà xanh cho tía...

Sau này ra ngoại quốc, quí nữ đụng trúng thằng nam kỳ rặc. Thằng này chữ nghĩa thường khi huê dạng đầy hình tượng sắc màu. Một bữa nó xài term "chơi tới banh ta lông luôn" và con vợ nửa ba rọi nửa nạc dăm của nó hiểu ngay tắp lự !

Xin hết.

TB : Cà Mên ơi... congratulations... Lấy vợ và có con đều là đại hỉ. Khui xâm banh liền cho bà con phố uống góp vui cái coi.

TL4
02-19-2013, 04:54 PM
talon là chợ của dân Ta. Còn cholon là chợ của dân Tầu

"tưởng rằng đã quên" ai dè Anh Đậu cứ muốn ...Khai. Tí nửa rảnh em sẽ phúc đáp. Mong anh khỏe.

TL4
02-19-2013, 04:55 PM
Ở cấp độ thấp và nhẹ, có nhẽ, là "banh sa lông"(salon); Chỉ người đánh rắm to tiếng.

Nhất là khi ... ra toàn mùi đậu.

ốc
02-19-2013, 08:42 PM
Ơ chị ntdl bảo thế thì chả nhẽ anh Đậu giải thích sai. Về sau còn biết tin ai bây giờ?

tabalo
02-19-2013, 08:47 PM
Khi bánh xe cán đinh rồi xì thì cái ruột xe xì ha, người ta chỉ cần rút đinh, lôi ruột xe ra vá, thế là xong. Vỏ xe như vậy khá bền so với ruột. Vỏ xe cũ, lâu đời, ta-lông mòn dần.
Ta lông mòn còn có cơ ép liễu nài hoa bắt nó mần dziệc tiếp... Nhưng vỏ đã banh ta-lông là coi như xong, hổng sửa gì đặng dzáo nữa. Banh ta lông hàm nghĩa cái ta lông dập hay đứt ra, có nhét vào niềng cũng hổng dính nữa, khi ấy bắt buộc phải thay vỏ mới.

Banh ta lông như thế hàm ý sự việc đã hết còn có thể cứu vãn nổi.
Chơi tới banh ta lông là một cuộc chơi om xòm, sau đó sẽ là khoảng trống minh mông vào thế chỗ - dài hạn trường kỳ hổng chừng.

.
Thời tui làm nghề sửa xe người ta gọi talon là cái "triên" (vành trong ) nó là 2 cọng thép 2 bên mép vỏ xe để giử vỏ xe nằm êm ấm trong niềng như chị ntdl mô tả. Nổ banh talon là nổ lòi ruột, vỏ bung ra khỏi niềng xe.
Ngày nay nổ banh talon ít xài cho xe cộ mà xài cho người nhiều hơn.

Triển
02-19-2013, 09:21 PM
Cọng thép là tringle. Talon là lớp vỏ trong chứa cọng thép.


http://www.laberezina.com/technique/pneus/pneu.gif

http://www.association-exergie.org/IMG/png/structure_pneu.png



Nổ banh ta lông dành nói về bánh xe.
Nổ văng xác dành nói về người.

Rồi, vãng tuồng! ;)

TL4
02-19-2013, 09:41 PM
Cọng thép là tringle. Talon là lớp vỏ trong chứa cọng thép.


http://www.laberezina.com/technique/pneus/pneu.gif

http://www.association-exergie.org/IMG/png/structure_pneu.png






Rồi, vãng tuồng! ;)

Dạ Anh Triển,

Vãng tuồng, nhà ai người nấy về, đậu nhà ai người nấy nấu, sa lông nhà ai người nấy cưỡi. :)

Năm mới chúc ACE vui vẻ, làm ăn nếu không giàu, thì cũng đừng "tệ như vợ thằng thằng đậu". Pea ce to all.

Triển
02-19-2013, 10:05 PM
Dạ Anh Triển,

Vãng tuồng, nhà ai người nấy về, đậu nhà ai người nấy nấu, sa lông nhà ai người nấy cưỡi. :)

Năm mới chúc ACE vui vẻ, làm ăn nếu không giàu, thì cũng đừng "tệ như vợ thằng thằng đậu". Pea ce to all.

Dạ vâng, rước cô Teo Bốn ạ. Không nổ banh ta lông ở sa lông thì về cầu lâm viện nổ văng xác cũng được ạ. Chúc cô năm mới nổ đẹp như pháo hồng. Peace to cô! :)

RaginCajun
02-20-2013, 05:14 AM
Năm mới chúc ACE vui vẻ, làm ăn nếu không giàu, thì cũng đừng "tệ như vợ thằng thằng đậu". Pea ce to all.(hình quỳ xuống) vái câu cuối :P

Đậu
02-20-2013, 05:47 AM
Ơ chị ntdl bảo thế thì chả nhẽ anh Đậu giải thích sai. Về sau còn biết tin ai bây giờ?

Chị ntdl nói theo sách Tây, còn em dựa vào dân gian truyền khẩu; Một phương tiện truyền thông cổ truyền có truyền thống lâu đời.

ốc
02-20-2013, 07:13 AM
À thế mới ra nhẽ. Em vẫn tin vào các phương tiện truyền thông cổ truyền hơn sách Tây, nghe Tây nói chuyện đôi khi em muốn nổ banh ba lông (balon) - tức muốn vỡ đầu ấy.

ntđl
02-20-2013, 09:34 AM
Hello toàn thể bà con.
Haha...
Máy tui tắt ngúm vì bình ắc qui hết điện, thấy bà con dư dả hăng hái dzầy thành ganh tị quá chời !
Dà, tui mới... "phát hiện" (nhìn ra) mình là tây đui... chữ tác uýnh chữ tộ.

Thì bữa qua làm bảnh viết chữ phuộc rồi tỉnh bơ chua tiếng tây fourque. Chừng ngó tự điển hổng thấy có chữ này, té ra nó là fourche. Fourche là thứ bự, nhỏ hơn kêu bằng fourchette, má kêu là phóng sét, tức cái nĩa đâm thức ăn.

Thành khẩn khai báo dzậy để mơi mốt bà con nghe tui nói tiếng tây nhớ đừng tin liền mà nên cẩn thận dò sách vở trước cho ăn chắc.
Riêng cái ta lông thì bảo đảm đúng, bị nghe tía nói hoài... Trời thần ơi, cái vỏ mòn tới talon luôn rồi, để tía thay cho anh hai con cái vỏ mới...

Hồi thay vỏ tiện thể tía balance luôn bằng cách lên căm, xong mới dùng một sợi cao su cái kiểu dây thung dày thiệt bự màu đen (hổng rõ còn màu chi khác màu đen hông nữa lận) bọc phần trong cái niềng để đám căm dừng lấn ra dâm trúng cái ruột. Tra ruột xe vào vỏ, rồi tra vỏ vào niềng, luôn luôn bắt đầu bằng cái van trước. Van là phần để kê bơm vào và bơm hơi vào ruột. Y hình còn có chữ khác để chỉ cái van này mà tui nhớ chưa ra.
Tra vỏ vào niềng dể dàng nhưng càng về sau càng khó, bị cái ta lông cứng, càng gần cuối càng phải nặng tay để ta lông vào gọn hết trong niềng. Thỉnh thoảng tía buộc lòng phải dùng cái ... cái chi tui quên tên rồi... đậng bẩy cho nó bật vào trong.
Hồi kéo vỏ ra đặng lôi ruột thử vì nghi có lủng lỗ thì cũng phải bẩy cách này heng. Chưa kể là vá ruột xong còn phải check cái van vì thưởng khi ruột hổng lủng nhưng xì vì van hở. Vá van khó hơn vá ruột thường, tía cắt miếng và theo hình tròn, kế đó khoét lỗ nhỏ thiệt nhỏ rồi mới kéo van đật trở lợi chỗ cũ. Lắm khi ruột còn tốt nguyên mà khúc van trục trặc chi đó hổng vá đậng, buộc lòng phải vứt ruột đi. Cái ruột nọ thường khi được tía giữ lợi để cắt ra vá vào những ruột bể khác.

Nhớ hồi đó quí nhứt là ruột và vỏ Michelin của tây, sau này mình cũng có làm vỏ ruột nhưng hổng thể tốt bằng, kêu là vỏ ruột nội hóa. Hàng nội hóa (hay lô can) và hàng ngoại quốc hay ngoại hóa, nguyên chữ ha chớ hổng dzắn tắt như bây giờ. Dzắn tắt hẳn là để tiết kiệm năng lượng, dzậy cũng tốt và cũng nên.


TB :
Kép tui mới phôn dzìa, cưới hắc hắc trong điện thoại. Chả nói sao em chuyện nào cũng dài cũng dai ra được dzậy, bữa nào em nói ít lợi anh mua dzé số dám trúng độc đấc hổng chừng...

Nhớ có lần... quí nữ trấn an tía, rằng... mơi mốt có con, con cũng sửa xe vá xe cho tụi nó y chang. Tía mới biểu con gái cưng, rồi chồng con đâu mà để con phải làm vậy. Quí nữ mới ngẩn người suy nghĩ, rồi biểu chắc nó hổng biết đâu tía à, bị ba nó hổng giỏi bằng tía.

Nói chuyện xe đạp là vì... cuối tuần vừa rồi, tui đi yard sale thấy có chiếc xe máy đờn bà tốt quá xá tốt, phiền cái cập vỏ xẹp lép. Chủ vựa đòi 75 bucks, tui trả 25 bucks bị nó rủa xả quá trời (tại túi tui có nhiêu đó thôi ha) Qua bữa sau, sáng chúa nhựt vào sở đón chồng ra gác, hồi đi ngang tui phải chả dô. Dô một chập chả bưng xe ra, nói mua với giá 40. Dieu soit loué. Rồi hai đứa hổng biết cách nào chở dìa bị xe hơi của tui là xe nhỏ (yaris) mà để trong cốp sau xe thì thiếu dây cột.
Sau cùng... kéo nó vào băng ghế sau, cái guidon lòi ra hổng fit, phải để kiếng xe mở. Chời ơi chời... nhiệt độ khi ấy -12 độ C, lạnh teo luôn.

Tui cho kép cái xe đạp cũ chạy hổm rày - Kép tui có cái xe thứ chiến, bị thằng con chiếm mất - Xe nớ mua ở flea market 30 bucks đâu đó cũng gần 25 năm rồi, vẫn tốt nguyên chỉ phiền cái hơi bự (và rỉ sét tùm lum rồi sau từng ấy năm) chừng ngồi lên yên chống chơn hổng tới đất. Lóng rày tui cẩn thận sợ té xe. Cái xe này chắc xài tới chết (để biên miếng giấy cho kép hưởng gia tài luôn thể)

TB cái nữa..
Dà mới nhớ ra thành chạy vô khai báo liền, cái van xe y hình có tên là cái vòi thì phải. Nhớ mỗi lần vá ruột thì tía bơm ruột cho căng rồi nhúng vô thau nước dòm chừng, khúc mô hơi xì ra làm nước xủi bọt, tía mới làm dấu chỗ đó, đi giáp một vòng cho hết đậng vá cho đủ. Tới khúc cái vòi này thì tía dòm chừng kỹ hơn, kéo bẻ cái vòi tới lui qua lợi cho chắc ăn.

Đậu
02-20-2013, 05:08 PM
Nhất là khi ... ra toàn mùi đậu.

Chị TL4 giỏi quá sức. Chắc là có trải nghiệm rồi, phải hông?

Đậu
02-20-2013, 05:09 PM
TB cái nữa..
Dà mới nhớ ra thành chạy vô khai báo liền, cái van xe y hình có tên là cái vòi thì phải.

Không phải. Gọi là cái đầu van mới đúng trọn phần.

ốc
02-20-2013, 06:15 PM
Nếu nói theo Tàu thì bảo là "phiệt môn," còn theo các chú bộ đội là "kim truyền hơi."

Triển
02-21-2013, 12:53 AM
Có giai đoạn các người sửa xe đạp đầu đường nói sai thành: sắp bú. À không, xú bắp.

Trò Tê
03-24-2013, 08:38 PM
Có giai đoạn các người sửa xe đạp đầu đường nói sai thành: sắp bú. À không, xú bắp.
Chào Anh Triển ! Tê không biết là có người kêu cái "van" bơm ruột bánh xe đạp là cái "xú bắp" ; nhưng có nghe thành-ngữ "xả xú-báp" với nghĩa là cho xì hơi, làm xẹp xuống, giảm căng-thẳng, bớt áp-lực . Hình như cái "xú-báp" (soupape de décharge, pressure release valve) nó lớn hơn cái vòi bơm ruột bánh xe nhiều, thường có gắn trên các bình nấu hơi nước "xúp-de" (chaudière à vapeur) . Gần đây có cơ-quan nào đó của hội các nước trước kia có dùng tiếng Pháp OIF ngoài HN, họ đang làm một cuộc nghiên-cứu để tìm dấu -tích tiếng Pháp trong đời sống người Việt, như những tiếng : van, xú-báp, xúp-de, banh, ta-lông, ... Các Vị có nghĩ rằng trong tiếng nói miền Bắc có nhiều những tiếng gốc Pháp hơn là trong tiếng miền Nam ngày nay không ?

Triển
03-24-2013, 10:42 PM
Tôi thấy anh bỏ qua đoạn miền Trung là sai lầm đó. Tôi thấy nhiều người bạn gốc Trung của tôi cũng dùng chữ Tây nhiều. Tuy nhiên tôi nghĩ phải ngồi viết ra các chữ Pháp ngữ rồi xem vùng đất nào nói nhiều hơn. Ví dụ cù-dìa (thìa, muỗng), phốc-xét (cái nĩa), áo măng-tô, bánh ga-tô...v.v.v thì thấy người Bắc lẫn người Trung nói, người Nam không thấy dùng. Còn gạc-măng-rê, rô-bi-nê, súp, gác-dan, lơ xe, rờ-xẹc, phú-lít, rờ-moọc, cà-vạc, sơ-mi, măng-sết, bi-đông, ma-ki-dê, phi-dê, sơ-ri, bôm, xi-nê, đầm, qua, toa, lũy....thì thấy người Nam cũng có nói nhiều. Kể tiếng Tây được Việt hóa chắc nói đến mồng mười cũng chưa hết.

Triển
03-24-2013, 11:11 PM
..... tăng-xông, nẹc-dơ, ông đốc, căng-xê, xì-căn-đăng, Ăng-lê, tà-lọt, công-tra, ni-lông, nê-ông, tông, mini, mi-nhon, đề mốt đê, mù-tạt, gạc-đờ-co, ban-công, đi-văng, xi-nhê, xi-nhan, phô-mai, phó-mác, tắc-xi, sẹc-via, ra giường, hô-ten (chữ khách sạn này nghe nói chứ tôi chưa thấy viết), phông-tên, ô-tô, ca-nô, đề-ma-rơ, rờ-tua, de, bông-rông, táp-lô, xăng, xi-măng, đủ đô, quá đát, bo-rô, đậu ve, binh-đinh (chữ này của Anh, nhưng không biết đi qua Mỹ, hay qua ngõ Tây vào Việt Nam), ca-rô, cà-rốt, bô trai, áo vét, lu-mi-nơ, ma-lanh, xa-lông, xú-chiên, coọc-xê, tạp-dề

Trò Tê
03-24-2013, 11:59 PM
Trời Đất ! Anh Triển ngồi kể những tiếng gốc Tây đời xưa thì đến mồng mười chưa hết là đúng rồi ! Rất nhiều tiếng Anh kể ra đời nay đâu còn dùng trong đời sống hàng ngày nữa ! Đâu còn ai nói đốc-tờ ! Có chăng là trong chuyện đùa thôi . Chẳng còn mấy ai nói : toa, moa, lủy, phú-lít, phi-dê, gạc-đờ-co, sẹc-via ...

Triển
03-25-2013, 11:12 PM
Trời Đất ! Anh Triển ngồi kể những tiếng gốc Tây đời xưa thì đến mồng mười chưa hết là đúng rồi ! Rất nhiều tiếng Anh kể ra đời nay đâu còn dùng trong đời sống hàng ngày nữa ! Đâu còn ai nói đốc-tờ ! Có chăng là trong chuyện đùa thôi . Chẳng còn mấy ai nói : toa, moa, lủy, phú-lít, phi-dê, gạc-đờ-co, sẹc-via ...

Thời nói chữ "ông đốc", đâu còn sống được bao nhiêu người nữa anh. Phi-dê thì mẹ vợ tôi còn nói đó anh. :))

Triển
03-25-2013, 11:12 PM
phẹc-mơ-tuya, xích-lô, cà-phê, da-ua, cái tách, đèn măng-sông, tuộc-nơ-vít, mỏ lết, cờ-lê, con vít, bù-loong, pin, sên, ghi-đông, phuộc, phanh, van, pê-đan, ba-ga, ga-ra, pa-nô, băng-rôn, cái ve, cu-rơ, cu-li, ê-kíp ...

visabelle
04-05-2013, 04:28 AM
"người đàn bà đá cá lăn dưa"

anh ragincajun nói đến cái câu này trong "Tập dịch".
vì sợ bị lộn chỗ nên đem qua đây hỏi cho khỏi bị...búa. :p

mời bà con ly *café sữa hột gà* rùi giải thích cho visa nghe ké với.

CV
04-05-2013, 05:18 AM
"...Ngày xưa ở ngoài chợ mấy bà bán cá hay bày cá trong những khay lớn, hay rổ rá nia thúng gì đó ngay dưới đất. Cá thì có con còn quẫy đùng đùng và có con nằm ngay đơ thẳng… đuôi. Con nào con nấy đều trơn tuồn tuột. Bà bán cá chỉ cần quay đi quay lại vồn vã mời chào vài tiếng là đã có vài con quẫy văng ra ngoài trôi tuột đi thật xa khiến lắm khi phải đi tìm đi kiếm. Vì thế mà đám “đá cá” (thường là 2 tên) mới vờ vịt đến xem cá, xem mú rồi rình rình chỉ cần ‘sút” một cước nhè nhẹ thôi là con cá cứ thế mà tuồn tuột bắn đi “ngàn dặm”. Tên thứ nhì chỉ cần từ tốn đến “ẵm” con cá đó đi ngon ơ. Có khi phải đến chợ chiều rồi thì bà hàng cá mới phát giác bị mất cá.

Tương tự như vậy, vào những ngày trước Tết thì hàng bán dưa bày hàng chồng chất như núi ở ngay dưới đất. Thỉnh thoảng dưa đổ lăn long lóc tứ tán. Đám “lăn dưa” này cử ra một tên đến hàng dưa xà xuống ngồi xổm (hay còn gọi là ngồi chồm hổm) vờ xem dưa, lựa dưa. Rình khi đông đúc không ai để ý, hắn chồm lên vờ lựa những quả dưa trên cao còn một tay thì lăn quả dưa khác luồn bên dưới cái thế ngồi chồm hổm đó để tên phía sau đỡ nhẹ đem đi.

Đấy là những gì tôi hiểu về “đá cá lăn dưa”, tức là để chỉ đám lưu manh ăn lường ăn gạt. Mà dân lưu manh với đám du côn, hung dữ thì cũng chỉ là “cá mè một lứa” thôi. Chúng có sợ gì ai mà không gân cổ cãi tay đôi với mấy bà bán cá bán dưa nếu bị phát giác, vì chính tên “tiên phong” có cầm gì trong tay hắn đâu! Hắn cứ xòe hai bàn tay trắng ra mà to mồm thách thức khám người hắn đi..."

nguồn (http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20071017062140AA6FgtS)

ốc
04-05-2013, 08:35 AM
Cũng có thể là nói về thú vui đá cá (fish fight) và lăn dưa (melon rolling game, similar to egg rolling at Easter).

visabelle
06-14-2013, 01:59 PM
ohhh...thì ra là thế.

cho visa hỏi là chữ "phồn hoa" nghĩa là gì ?

RaginCajun
06-14-2013, 02:55 PM
ohhh...thì ra là thế.

cho visa hỏi là chữ "phồn hoa" nghĩa là gì ?Phồn chắc là từ chữ "full". Là chỗ nhiều hoa, ý là chỗ có cuộc sống tốt đẹp.

Triển
06-14-2013, 07:41 PM
Phồn chắc là từ chữ "full". Là chỗ nhiều hoa, ý là chỗ có cuộc sống tốt đẹp.
Chỗ có nhiều hoa là công viên, ra công viên mà sống nghĩa là vô gia cư, dân đầu đường xó chợ mà sống tốt đẹp gì chẳng biết. ;)

ốc
06-16-2013, 11:58 AM
Phồn chắc là từ chữ "full". Là chỗ nhiều hoa, ý là chỗ có cuộc sống tốt đẹp.

Thế còn chỗ nhiều lá thì gọi là gì hở anh Tôm?

passenger
06-16-2013, 12:45 PM
Phà Ka.

hoanghac
06-20-2013, 02:48 AM
"Thế còn chỗ nhiều lá thì gọi là gì hở anh Tôm? "

Đa lá

hoanghac
06-20-2013, 03:32 AM
繁 phồn, bàn
fán, pó, pán

(Tính) Nhiều, đông. ◎Như: phồn diễn 繁衍 nhung nhúc, đầy đàn. ◇Tuân Tử 荀子: Cao thành thâm trì, bất túc dĩ vi cố; nghiêm lệnh phồn hình, bất túc dĩ vi uy 高城深池, 不足以為固; 嚴令繁刑, 不足以為威 (Nghị binh 議兵) Thành cao hào sâu, không đủ lấy làm vững; mệnh lệnh nghiêm khắc hình phạt nhiều, không đủ lấy làm uy.
(Tính) Phức tạp, phiền toái. ◎Như: phồn tạp 繁雜 phiền toái, phồn trọng 繁重 nặng nề.
(Tính) Rậm rạp, giàu có, mậu thịnh, hưng thịnh. ◎Như: chi diệp phồn thịnh 枝葉繁盛 cành lá um tùm, phồn vinh 繁榮 giàu có, thịnh vượng.
(Danh) Họ Phồn.
Một âm là bàn. (Danh) Dây thắng đái ngựa.

(tra từ Han Viet Tu Dien)


Phồn Hoa có lẽ nghĩa là phồn thịnh , thịnh vượng (prosperity)

RaginCajun
06-20-2013, 04:34 AM
Thế còn chỗ nhiều lá thì gọi là gì hở anh Tôm?Là Phồn......

Khi nào phăng ra được sẽ điền vào chỗ trống.

hoài vọng
06-30-2013, 03:37 AM
Là Phồn......

Khi nào phăng ra được sẽ điền vào chỗ trống. Anh Cò cho hỏi chữ phồn thực , thỉnh thoảng đài TV Việt Nam dùng chữ văn minh phồn thực ?

Triển
06-30-2013, 04:14 AM
Có người tài trên mạng nói phồn thực là đẻ nhiều.

hoanghac
07-02-2013, 03:58 AM
Anh HV

Tra trên mạng thì Phồn nghĩa là nhiều , Thực là nảy nở thêm hoa thêm lá . Bây giờ chữ này dùng trong Văn chương phồn thực hay Tín ngưỡng phồn thực . Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam được thể hiện ở hai dạng: thờ cơ quan sinh dục của cả nam lẫn nữ và thờ hành vi giao phối, khác biệt với một số nền văn hóa khác như Ấn Độ chẳng hạn, chỉ thờ sinh thực khí của nam mà thôi. Nói chung phồn thực na ná như cách thức chỉ vê hành dục (sex ) .

visabelle
08-02-2013, 02:53 PM
bà chằn là ai vậy?
tại sao người ta lại nói "dữ như bà chằn"?

nói đến bà chằn thì nhớ đến bà ...đanh.
tại sao lại nói "vắng như chùa bà đanh"?

Triển
08-02-2013, 10:26 PM
Người ta hay nói "chằn ăn trăn quấn" có thể diễn giải con chằn là con rắn thật lớn.
Trong các truyện cổ tích VN lại có chữ chằn tinh, nghĩa là con rắn to thành tinh
luôn, có nhiều pháp thuật siêu đẳng.

Suy ra bà chằn, chắc là một người phụ nữ làm nghề bói toán.

--Lý luận theo tam đoạn luận:

1. Con chằn có nhiều pháp thuật
2. Một phụ nữ bị gọi là chằn
Suy ra bà đó làm nghề thầy bói. :))


Dân 'gian' có bài vè này nữa:

Bà chằn lửa
Sửa cầu tiêu
Ba giờ chiều
Đứt dây thiều
Lọt cầu tiêu

-- Chúng ta lại tiếp tục dùng phong pháp tam đoạn luận để lý luận rằng:

1. Bà chằn lửa là chuyên gia sửa ống cống
2. Có chị kia là kỹ sư công chánh
Suy ra, chị kia là bà chằn lửa.


:)

TL4
08-03-2013, 12:04 PM
bà chằn là ai vậy?




Bà chằn khác với Bà Belle:-"

Co may
08-03-2013, 10:21 PM
Theo ký ức suy nghĩ tuổi thơ...thì bà chằn ...tương đương với Monsters.

visabelle
08-05-2013, 03:24 PM
vậy nói chung chung, bà chằn là thuộc loại thứ ...dữ .

Triển
08-05-2013, 10:14 PM
Theo ký ức suy nghĩ tuổi thơ...thì bà chằn ...tương đương với Monsters.

Bà chằn chắc cũng xem xem mẹ mìn.

ốc
08-06-2013, 08:51 AM
Em xin phát biểu ý kiến riêng tư thầm kín của em là chữ "Chằn" mà chị visabelle đương hỏi là có xuất xứ và nguồn gốc từ chữ "Giant" trong tiếng Anh, hay chữ "Géant" trong tiếng Tây. "Chằn" là người hoặc thú vật to nhớn, hung tợn. Đây là kiến thức thặng dư của em, xin chia sẻ để các anh chị tuỳ nghi sử dụng.